Phụng Vụ - Mục Vụ
Nghèo của nhưng giàu lòng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
01:55 06/11/2021
NGHÈO CỦA NHƯNG GIÀU LÒNG
Phúc Âm tuần này Chúa nói về 1 điều rất quan trọng, đó là tấm lòng. Không có tấm lòng thì những việc tưởng chừng vĩ đại cũng trở thành xấu xa. Ngược lại, khi có tấm lòng thì những việc tưởng chừng nhỏ bé lại trở thành vĩ đại. Chuyện bà góa nghèo dâng cúng tiền vào đền thờ minh chứng điều này.
1. Nghèo khó. Chúa Giêsu ngồi quan sát xem người ta bỏ tiền vào thùng dâng cúng Đền Thờ. Trong khi có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền, thì có một bà goá nghèo bỏ có hai đồng tiền kẽm. Bà đã thiếu thốn tiền bạc lại thiếu thốn cả tình cảm, góa mà. Bà nghèo thật đáng thương. Tuy nhiên, bà nghèo mà không hèn vì bà đã được Chúa khen hơn nhiều người khác.
2. Rộng lòng. Bà góa đúng là người dâng cúng kiểu “của ít lòng nhiều”. Chúa Giêsu đã khen bà là người công đức nhiều nhất. Nhiều không phải vì số lượng tiền bạc mà vì tấm lòng quảng đại của bà, bà đã dâng hiến “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân.” Bà dâng hiến hết sạch sành sanh, tất tần tật. Bà tuột cả ruột cả gan, bà dốc hết lòng dâng cho Chúa. Bà đúng là bà già vô giá.
Cuộc sống xã hội ngày hôm nay người ta thường đánh giá nhau qua vẻ bề ngoài mặc áo quần hàng hiệu, sở hữu đồ dùng đẳng cấp… Còn Chúa Giêsu lại đánh giá người ta qua tấm lòng quảng đại cho đi. Người đáng nể phục không phải là người sở hữu nhiều tiền của, mà là người cho đi nhiều.
Thiên Chúa là Đấng luôn quảng đại cho đi. Chúa quảng đại ban tặng Con Một Ngài cho nhân loại. Và rồi, Người Con ấy cũng quảng đại cho đi mọi sự, cho luôn cả chính mạng sống Ngài để cứu độ nhân loại, cho đi cả Mình Máu Ngài làm thần lương nuôi dưỡng nhân loại được sống đời đời. Chúng ta cũng được mời gọi noi gương Chúa sống quảng đại cho đi. Amen.
Phúc Âm tuần này Chúa nói về 1 điều rất quan trọng, đó là tấm lòng. Không có tấm lòng thì những việc tưởng chừng vĩ đại cũng trở thành xấu xa. Ngược lại, khi có tấm lòng thì những việc tưởng chừng nhỏ bé lại trở thành vĩ đại. Chuyện bà góa nghèo dâng cúng tiền vào đền thờ minh chứng điều này.
1. Nghèo khó. Chúa Giêsu ngồi quan sát xem người ta bỏ tiền vào thùng dâng cúng Đền Thờ. Trong khi có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền, thì có một bà goá nghèo bỏ có hai đồng tiền kẽm. Bà đã thiếu thốn tiền bạc lại thiếu thốn cả tình cảm, góa mà. Bà nghèo thật đáng thương. Tuy nhiên, bà nghèo mà không hèn vì bà đã được Chúa khen hơn nhiều người khác.
2. Rộng lòng. Bà góa đúng là người dâng cúng kiểu “của ít lòng nhiều”. Chúa Giêsu đã khen bà là người công đức nhiều nhất. Nhiều không phải vì số lượng tiền bạc mà vì tấm lòng quảng đại của bà, bà đã dâng hiến “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân.” Bà dâng hiến hết sạch sành sanh, tất tần tật. Bà tuột cả ruột cả gan, bà dốc hết lòng dâng cho Chúa. Bà đúng là bà già vô giá.
Cuộc sống xã hội ngày hôm nay người ta thường đánh giá nhau qua vẻ bề ngoài mặc áo quần hàng hiệu, sở hữu đồ dùng đẳng cấp… Còn Chúa Giêsu lại đánh giá người ta qua tấm lòng quảng đại cho đi. Người đáng nể phục không phải là người sở hữu nhiều tiền của, mà là người cho đi nhiều.
Thiên Chúa là Đấng luôn quảng đại cho đi. Chúa quảng đại ban tặng Con Một Ngài cho nhân loại. Và rồi, Người Con ấy cũng quảng đại cho đi mọi sự, cho luôn cả chính mạng sống Ngài để cứu độ nhân loại, cho đi cả Mình Máu Ngài làm thần lương nuôi dưỡng nhân loại được sống đời đời. Chúng ta cũng được mời gọi noi gương Chúa sống quảng đại cho đi. Amen.
Thiên Chúa biết lòng dạ các ông
Lm. Minh Anh
02:03 06/11/2021
HÌNH ẢNH SAI LỆCH VỀ BẢN THÂN
“Thiên Chúa biết lòng dạ các ông!”.
Thủ tướng Winston Churchill, một chính khách thường bị chỉ trích; nhưng theo ông, sẽ không là vấn đề nếu chỉ trích phát triển theo hướng tích cực. Ông đã đóng trên tường văn phòng những lời này, “Tôi làm hết sức mình những gì có thể, và tôi luôn như vậy. Nếu kết thúc của nó tốt đẹp, khiến tôi ổn, thì những lời chống đối tôi sẽ không là gì cả. Nếu tôi sai, thì dẫu mười thiên thần cho rằng, “Tôi đúng”, điều đó vẫn không tạo nên một sự khác biệt. Chúa biết mọi sự! - Abe Lincoln”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa biết mọi sự!”, đó là xác tín của Abe Lincoln; hôm nay, Luca cũng ghi lại một điều tương tự qua nhận định của Chúa Giêsu dành cho các biệt phái ở cuối trình thuật Tin Mừng, “Thiên Chúa biết lòng dạ các ông!”. Họ là những kẻ luôn tạo ra một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’, đang khi quên rằng, “Chúa biết mọi sự!”, một chân lý sống động cần được nhận thức một cách sâu sắc!
Trong cuộc sống, có những quan niệm sai lầm khi chúng ta nghĩ về một số người khác; ngược lại, cũng có những quan niệm không đúng khi một số người khác nghĩ về chúng ta! Kết luận của Chúa Giêsu hôm nay đi vào trọng tâm của khuynh hướng này nơi các biệt phái, vốn là những kẻ cố tình tạo ra một hình ảnh giả tạo về họ trước những người khác; đang khi họ ít quan tâm đến sự thật bên trong chính họ, một sự thật mà chỉ một mình Thiên Chúa biết.
Thiên Chúa biết lòng dạ các biệt phái, Ngài cũng biết rõ lòng dạ chúng ta! Chúng ta thường quá đề cao chính mình, đề cao cái tôi; từ đó, như các biệt phái, chúng ta tạo nên một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’. Hầu hết những đổ vỡ trong gia đình, trong cộng đoàn, trong các mối tương quan xã hội đều bắt nguồn từ đây. Vì thế, mấu chốt trong việc đào tạo một con người là giúp người đó nhận thức đúng đắn về chính mình. Vậy đâu là nhận thức đúng đắn chúng ta cần quan tâm? Chúng ta không cần quan tâm đến những gì mà Thiên Chúa không quan tâm! Hãy quan tâm đến những gì trong tâm trí Thiên Chúa. Ngài nghĩ gì về tôi, về linh hồn tôi, cuộc sống của tôi!
Qua thư Rôma hôm nay, Phaolô nhận thức sự yếu hèn của mình trước những anh chị em thuộc các giáo đoàn. Họ là những người đã dành cho ngài sự nâng đỡ, ủi an; họ cưu mang, cứu sống ngài trên bước đường rao giảng, “Họ đã liều mất đầu để cứu mạng tôi; không chỉ một mình tôi mang ơn họ, nhưng còn tất cả các giáo đoàn dân ngoại nữa”. Đó là những con người đã cộng tác với Phaolô trong việc đem Tin Mừng đến với dân ngoại; nhờ đó, Danh Thiên Chúa được nhận biết. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay đã diễn tả niềm hân hoan bên trong của vị tông đồ, “Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời!”.
Anh Chị em,
“Chúa biết mọi sự!”, Chúa dựng nên chúng ta giống hình ảnh Ngài; Ngài biết chúng ta từ đất mà ra, thuộc về đất và lòng luôn dính đất. Vì thế, với tiêu chuẩn của những sự dưới đất, chúng ta luôn tìm cho mình những gì là cao sang theo ‘thói đất’; không được như thế, chúng ta thường chắp vá, vay mượn… hầu có thể có một giá trị nào đó trước mặt người đời. Vì thế, chúng ta dễ dàng mặc lấy một cái nhìn sai lạc về bản thân; đang khi về phía Thiên Chúa, hình ảnh lý tưởng Ngài luôn mơ về chúng ta là mỗi ngày, mỗi người chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Con yêu dấu của Ngài. Và để giấc mơ của Ngài có thể trở thành hiện thực, Thiên Chúa đã ban Chúa Giêsu, Con của Ngài, Đấng chỉ cho chúng ta cách sống với tư cách những con trai, con gái của Thiên Chúa; bên cạnh đó, Ngài cũng ban Lời và Thần Khí cùng ân sủng, ngõ hầu biến đổi chúng ta nên như Con của Ngài. Chớ gì, nhờ ân sủng Chúa, mỗi người chúng ta ngày càng nên giống Chúa Giêsu hơn. Như thế, chỉ cần nên giống Chúa Giêsu, chúng ta không cần phải nguỵ tạo cho mình một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’ nào cả. Và hãy để phần còn lại cho Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con chỉ quan tâm đến việc Chúa nhìn thấy con thế nào; đừng bao giờ để con có một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’, xin biến đổi con Ngài càng nên giống Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thiên Chúa biết lòng dạ các ông!”.
Thủ tướng Winston Churchill, một chính khách thường bị chỉ trích; nhưng theo ông, sẽ không là vấn đề nếu chỉ trích phát triển theo hướng tích cực. Ông đã đóng trên tường văn phòng những lời này, “Tôi làm hết sức mình những gì có thể, và tôi luôn như vậy. Nếu kết thúc của nó tốt đẹp, khiến tôi ổn, thì những lời chống đối tôi sẽ không là gì cả. Nếu tôi sai, thì dẫu mười thiên thần cho rằng, “Tôi đúng”, điều đó vẫn không tạo nên một sự khác biệt. Chúa biết mọi sự! - Abe Lincoln”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa biết mọi sự!”, đó là xác tín của Abe Lincoln; hôm nay, Luca cũng ghi lại một điều tương tự qua nhận định của Chúa Giêsu dành cho các biệt phái ở cuối trình thuật Tin Mừng, “Thiên Chúa biết lòng dạ các ông!”. Họ là những kẻ luôn tạo ra một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’, đang khi quên rằng, “Chúa biết mọi sự!”, một chân lý sống động cần được nhận thức một cách sâu sắc!
Trong cuộc sống, có những quan niệm sai lầm khi chúng ta nghĩ về một số người khác; ngược lại, cũng có những quan niệm không đúng khi một số người khác nghĩ về chúng ta! Kết luận của Chúa Giêsu hôm nay đi vào trọng tâm của khuynh hướng này nơi các biệt phái, vốn là những kẻ cố tình tạo ra một hình ảnh giả tạo về họ trước những người khác; đang khi họ ít quan tâm đến sự thật bên trong chính họ, một sự thật mà chỉ một mình Thiên Chúa biết.
Thiên Chúa biết lòng dạ các biệt phái, Ngài cũng biết rõ lòng dạ chúng ta! Chúng ta thường quá đề cao chính mình, đề cao cái tôi; từ đó, như các biệt phái, chúng ta tạo nên một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’. Hầu hết những đổ vỡ trong gia đình, trong cộng đoàn, trong các mối tương quan xã hội đều bắt nguồn từ đây. Vì thế, mấu chốt trong việc đào tạo một con người là giúp người đó nhận thức đúng đắn về chính mình. Vậy đâu là nhận thức đúng đắn chúng ta cần quan tâm? Chúng ta không cần quan tâm đến những gì mà Thiên Chúa không quan tâm! Hãy quan tâm đến những gì trong tâm trí Thiên Chúa. Ngài nghĩ gì về tôi, về linh hồn tôi, cuộc sống của tôi!
Qua thư Rôma hôm nay, Phaolô nhận thức sự yếu hèn của mình trước những anh chị em thuộc các giáo đoàn. Họ là những người đã dành cho ngài sự nâng đỡ, ủi an; họ cưu mang, cứu sống ngài trên bước đường rao giảng, “Họ đã liều mất đầu để cứu mạng tôi; không chỉ một mình tôi mang ơn họ, nhưng còn tất cả các giáo đoàn dân ngoại nữa”. Đó là những con người đã cộng tác với Phaolô trong việc đem Tin Mừng đến với dân ngoại; nhờ đó, Danh Thiên Chúa được nhận biết. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay đã diễn tả niềm hân hoan bên trong của vị tông đồ, “Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con, xin chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời!”.
Anh Chị em,
“Chúa biết mọi sự!”, Chúa dựng nên chúng ta giống hình ảnh Ngài; Ngài biết chúng ta từ đất mà ra, thuộc về đất và lòng luôn dính đất. Vì thế, với tiêu chuẩn của những sự dưới đất, chúng ta luôn tìm cho mình những gì là cao sang theo ‘thói đất’; không được như thế, chúng ta thường chắp vá, vay mượn… hầu có thể có một giá trị nào đó trước mặt người đời. Vì thế, chúng ta dễ dàng mặc lấy một cái nhìn sai lạc về bản thân; đang khi về phía Thiên Chúa, hình ảnh lý tưởng Ngài luôn mơ về chúng ta là mỗi ngày, mỗi người chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Con yêu dấu của Ngài. Và để giấc mơ của Ngài có thể trở thành hiện thực, Thiên Chúa đã ban Chúa Giêsu, Con của Ngài, Đấng chỉ cho chúng ta cách sống với tư cách những con trai, con gái của Thiên Chúa; bên cạnh đó, Ngài cũng ban Lời và Thần Khí cùng ân sủng, ngõ hầu biến đổi chúng ta nên như Con của Ngài. Chớ gì, nhờ ân sủng Chúa, mỗi người chúng ta ngày càng nên giống Chúa Giêsu hơn. Như thế, chỉ cần nên giống Chúa Giêsu, chúng ta không cần phải nguỵ tạo cho mình một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’ nào cả. Và hãy để phần còn lại cho Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con chỉ quan tâm đến việc Chúa nhìn thấy con thế nào; đừng bao giờ để con có một ‘hình ảnh sai lệch về bản thân’, xin biến đổi con Ngài càng nên giống Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật 32 Mùa Quanh Năm 7/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
03:25 06/11/2021
BÀI ĐỌC I: 1 V 17, 10-16
“Bà goá lấy bột làm một cái bánh nhỏ, rồi mang đên cho ông Êlia”.
Bài trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, tiên tri Êlia chỗi dậy lên đường đi Sarephta. Khi ông đến trước cửa thành, ông thấy một quả phụ đang lượm củi; ông gọi bà và nói với bà rằng: “Xin đem cho tôi một ít nước trong bình để tôi uống”. Ðương lúc bà đi lấy nước, ông gọi lại mà nói: “Xin cũng mang cho tôi một miếng bánh”. Bà thưa: “Có Chúa là Thiên Chúa hằng sống chứng giám: Tôi không có sẵn bánh, tôi chỉ còn một nắm bột trong hũ với một ít dầu trong bình. Này đây tôi lượm vài que củi về nấu cho tôi và con trai tôi ăn, rồi chết thôi”. Êlia trả lời bà rằng: “Bà đừng lo, cứ đi và làm như bà đã nói. Nhưng, với chút bột ấy trước hết hãy làm cho tôi một cái bánh nhỏ, đem ra đây cho tôi, sau đó hãy làm cho bà và con trai bà. Vì Chúa là Thiên Chúa Israel truyền rằng: ‘Hũ bột sẽ không cạn và bình dầu sẽ không vơi đi cho đến ngày Chúa cho mưa xuống trên mặt đất'”. Bà đi làm theo lời ông Êlia; chính ông và bà cùng cả nhà đều đủ ăn; từ ngày đó hũ bột không cạn và bình dầu không vơi như lời Chúa đã dùng Êlia mà phán.
Ðó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa! (c. 1).
1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.
3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của người sẽ làm vua tự đời này sang đời khác.
BÀI ĐỌC II: Dt 9, 24-28
“Ðức Kitô chỉ tế lễ chính mình một lần để huỷ diệt nhiều tội lỗi”.
Bài trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Ðức Giêsu không tiến vào cung thánh do tay người phàm làm ra chỉ là hình bóng cung thánh thật, nhưng Người vào chính thiên đàng, để từ đây xuất hiện trước tôn nhan Thiên Chúa vì chúng ta. Người không còn hiến dâng chính mình nhiều lần, như vị thượng tế vào cung thánh mỗi năm một lần với máu không phải của mình. Chẳng vậy, từ tạo thiên lập địa, Người đã phải chết nhiều lần; nhưng từ nay cho đến tận thế, Người chỉ xuất hiện một lần tế lễ chính mình để huỷ diệt tội lỗi. Như đã quy định, người ta chỉ chết một lần thế nào, sau đó là phán xét, thì Ðức Kitô cũng hiến tế một lần như vậy, để xoá tội lỗi của nhiều người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, không phải để chuộc tội, nhưng để cứu độ những ai trông đợi Người.
Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA: Mt 24, 42a và 44
All. All. – Các con hãy tỉnh thức và sẵn sàng: vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến. – All.
PHÚC ÂM: Mc 12, 38-44
“Bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: “Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm ngặt hơn”. Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: “Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống mình”.
Ðó là lời Chúa.
Lời Kinh Nguyện Cầu - Nhớ Mẹ, Nhớ Cha
Giáo Hội Năm Châu
03:27 06/11/2021
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:23 06/11/2021
55. Hy sinh mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm đó chính là từ bỏ chính mình.
(Thánh Carolo)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:31 06/11/2021
2. NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU PHÁT THỆ
Có một người coi rượu như mạng sống, ngày ngày uống say bí tỉ, bạn bè bèn khuyên anh ta cai rượu.
Anh ta nói:
- “Đáng lẽ tôi phải cai rượu, bởi vì con tôi khi ra khỏi nhà thì tôi thường mong nó trở về, nên tạm thời dùng rượu rót sầu, con trai trở về thì tôi liền cai ngay”.
Mọi người hỏi:
- “Ông phải thề độc chúng tôi mới tin”.
Người nghiện rượu nói:
- “Nếu con tôi trở về mà tôi không cai rượu thì dìm tôi chết trong lu rượu, lấy ly rượu chận nghẹn cổ tôi cho chết, xô tôi té chết trong bể rượu, ném tôi vào trong biển rượu cho chết, phạt tôi vì bá tánh mà sinh ra trong rượu, chết làm con quỷ trong bã rượu, dưới suối rượu vĩnh viễn không trỗi dậy được”.
Mọi người hỏi:
- “Vậy thì con trai của anh đi đâu?”
Ông ta trả lời:
- “Đi ra ngoài Hạnh Hoa thôn mua rượu cho tôi rồi !”
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 2:
Từ bỏ thói quen phạm một tội nào đó không phải là dễ dàng, bởi vì một thói quen khi đã thấm vào trong xương tủy thì khó mà thay đổi, dù cho họ có thể thốt độc địa. Người nghiện rượu thề thốt quanh co nặng lời thì cũng quanh quẫn trong rượu mà thôi, chứ tâm của họ làm gì mà cai rượu được !
Không ai tin người nghiện rượu thề thốt, cũng chẳng ai tin người nghiện xì ke ma túy hứa cai nghiện, bởi vì con người ta thường không có tính kiên nhẫn và lắng nghe.
Người Ki-tô hữu có tâm hồn yêu thương, thông cảm và phục vụ thì tin tưởng vào lời hứa của người nghiện rượu, cũng như tin vào quyết tâm cai nghiện của người xì ke ma túy, bởi vì họ có một tâm hồn kiên nhẫn trong khi phục vụ, và nhìn thấy Chúa Giê-su đang ở trong những tâm hồn đang phấn đấu cam go giữ lời hứa ấy của người nghiện rượu, cũng như của người nghiện xì ke ma túy...
Đem lòng yêu thương và bao dung để tin tưởng, thì sẽ được đền bù xứng đáng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người coi rượu như mạng sống, ngày ngày uống say bí tỉ, bạn bè bèn khuyên anh ta cai rượu.
Anh ta nói:
- “Đáng lẽ tôi phải cai rượu, bởi vì con tôi khi ra khỏi nhà thì tôi thường mong nó trở về, nên tạm thời dùng rượu rót sầu, con trai trở về thì tôi liền cai ngay”.
Mọi người hỏi:
- “Ông phải thề độc chúng tôi mới tin”.
Người nghiện rượu nói:
- “Nếu con tôi trở về mà tôi không cai rượu thì dìm tôi chết trong lu rượu, lấy ly rượu chận nghẹn cổ tôi cho chết, xô tôi té chết trong bể rượu, ném tôi vào trong biển rượu cho chết, phạt tôi vì bá tánh mà sinh ra trong rượu, chết làm con quỷ trong bã rượu, dưới suối rượu vĩnh viễn không trỗi dậy được”.
Mọi người hỏi:
- “Vậy thì con trai của anh đi đâu?”
Ông ta trả lời:
- “Đi ra ngoài Hạnh Hoa thôn mua rượu cho tôi rồi !”
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 2:
Từ bỏ thói quen phạm một tội nào đó không phải là dễ dàng, bởi vì một thói quen khi đã thấm vào trong xương tủy thì khó mà thay đổi, dù cho họ có thể thốt độc địa. Người nghiện rượu thề thốt quanh co nặng lời thì cũng quanh quẫn trong rượu mà thôi, chứ tâm của họ làm gì mà cai rượu được !
Không ai tin người nghiện rượu thề thốt, cũng chẳng ai tin người nghiện xì ke ma túy hứa cai nghiện, bởi vì con người ta thường không có tính kiên nhẫn và lắng nghe.
Người Ki-tô hữu có tâm hồn yêu thương, thông cảm và phục vụ thì tin tưởng vào lời hứa của người nghiện rượu, cũng như tin vào quyết tâm cai nghiện của người xì ke ma túy, bởi vì họ có một tâm hồn kiên nhẫn trong khi phục vụ, và nhìn thấy Chúa Giê-su đang ở trong những tâm hồn đang phấn đấu cam go giữ lời hứa ấy của người nghiện rượu, cũng như của người nghiện xì ke ma túy...
Đem lòng yêu thương và bao dung để tin tưởng, thì sẽ được đền bù xứng đáng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 32 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 06/11/2021
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 12, 38-44
“Bà góa nghèo đã bỏ vào thừng nhiều hơn ai hết.”
Các bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay có hai bối cảnh rất nổi bật để cho chúng ta so sánh, hai bối cảnh này không phải tự nhiên mà chúng ta khám phá ra, nhưng là do Đức Đức Chúa Giê-su –Đấng luôn yêu thích sự khiêm tốn- chỉ ra cho chúng ta thấy, hai bối cảnh đó là: sự khoe khoang, kiêu ngạo xúng xính trong bộ áo sang trọng của các kinh sư, và sự nghèo khó nhưng quảng đại của người đàn bà goá.
Đức Chúa Giê-su rất không thích sự kiêu ngạo cho nên Ngài rất nhạy cảm nhận ra sự đối chọi giữa kiêu ngạo và khiêm tốn, giữa khoe khoang và kín đáo của các kinh sư và những người dân nghèo khó nhưng rất hảo tâm.
Qua mọi thời đại, cái kiêu ngạo luôn luôn bị người ta kết án, bởi chính kiêu ngạo thường làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa nơi con người và giữa con người với nhau. Kiêu ngạo khoe khoang xúng xính trong bộ áo thụng sang trọng của các kinh sư đã làm cho họ cách xa quần chúng, và lời giảng dạy của họ như gió thổi mây bay qua tâm hồn của người nghe, mà đa số là những người nghèo khó bần cùng trong xã hội. Họ giảng dạy như cái phèng la rỗng tuếch vang to, nhưng lại làm điếc tai người nghe vì những xa hoa và thói khoe khoang của họ, cho nên, Đức Chúa Giê-su đã dặn dò các môn đệ của mình: “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng...”, và cũng ngụ ý nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta: đừng có trở nên những người kiêu ngạo khoe khoang với những gì mình đang có với tha nhân.
Đức Chúa Giê-su rất yêu mến những người khiêm tốn cho nên Ngài đã nhận ra ngay tấm lòng hảo tâm của người đàn bà nghèo khó goá bụa, bởi vì bà đã đem hết gia tài của mình có bỏ vào hòm dâng cúng, hoặc chúng ta có thể nói, bà đã đem cả mạng sống của mình để làm công việc bác ái mà không khoe khoang.
Đức Chúa Giê-su không những đã cảm nghiệm được sự khiêm tốn chính là nền tảng để đón nhận mọi nguồn mạch ân sủng, nhưng Ngài còn sống triệt để sự khiêm tốn khi trở thành một con người nghèo khó hơn cả chúng ta, do đó, Ngài đã nói với các môn đệ: “Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn hết...”, giá trị của sự khiêm tốn là ở đó: dâng hết những gì mình có mà không khoe khoang, không đánh trống rung chuông báo cho mọi người biết công việc bác ái mình đã làm. Hạt lúa gieo xuống đất âm thầm đâm chồi nảy lộc không khoe khoang, không xúng xính, nhưng đã nuôi sống con người bằng những hạt lúa no tròn, đó là thành quả của sự huỷ mình ra không.
Các bạn thân mến,
Có nhiều giáo dân không thèm đi lễ nhà thờ của họ đạo, bởi vì họ không chịu được sự phách lối của mấy ông bà trong ban hành giáo; có một vài giáo dân bỏ tiền bỏ của ra cho hội từ thiện này, hội từ thiện nọ để được báo chí khen ngợi, nhưng chưa bao giờ mua một bó hoa tặng Đức Mẹ nghèo khó trong nhà thờ của mình...
Người đàn bà goá nghèo chỉ bỏ vào thùng hai đồng tiền kẽm, nhưng Đức Chúa Giê-su đã khen bà là người dâng cúng nhiều nhất, vì gia tài của bà chỉ có chừng ấy, nhưng cái thâm thuý nhất nơi hành động của người đàn bà goá nghèo chính là bà biết phó thác cuộc sống hôm nay và ngày mai của mình cho Thiên Chúa duy nhất của bà.
Thiên Chúa cũng sẽ khen ngợi chúng ta như thế, khi chúng ta biết vì tha nhân mà phó thác cuộc sống của mình trong tay Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 12, 38-44
“Bà góa nghèo đã bỏ vào thừng nhiều hơn ai hết.”
Các bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay có hai bối cảnh rất nổi bật để cho chúng ta so sánh, hai bối cảnh này không phải tự nhiên mà chúng ta khám phá ra, nhưng là do Đức Đức Chúa Giê-su –Đấng luôn yêu thích sự khiêm tốn- chỉ ra cho chúng ta thấy, hai bối cảnh đó là: sự khoe khoang, kiêu ngạo xúng xính trong bộ áo sang trọng của các kinh sư, và sự nghèo khó nhưng quảng đại của người đàn bà goá.
Đức Chúa Giê-su rất không thích sự kiêu ngạo cho nên Ngài rất nhạy cảm nhận ra sự đối chọi giữa kiêu ngạo và khiêm tốn, giữa khoe khoang và kín đáo của các kinh sư và những người dân nghèo khó nhưng rất hảo tâm.
Qua mọi thời đại, cái kiêu ngạo luôn luôn bị người ta kết án, bởi chính kiêu ngạo thường làm hỏng kế hoạch của Thiên Chúa nơi con người và giữa con người với nhau. Kiêu ngạo khoe khoang xúng xính trong bộ áo thụng sang trọng của các kinh sư đã làm cho họ cách xa quần chúng, và lời giảng dạy của họ như gió thổi mây bay qua tâm hồn của người nghe, mà đa số là những người nghèo khó bần cùng trong xã hội. Họ giảng dạy như cái phèng la rỗng tuếch vang to, nhưng lại làm điếc tai người nghe vì những xa hoa và thói khoe khoang của họ, cho nên, Đức Chúa Giê-su đã dặn dò các môn đệ của mình: “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng...”, và cũng ngụ ý nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta: đừng có trở nên những người kiêu ngạo khoe khoang với những gì mình đang có với tha nhân.
Đức Chúa Giê-su rất yêu mến những người khiêm tốn cho nên Ngài đã nhận ra ngay tấm lòng hảo tâm của người đàn bà nghèo khó goá bụa, bởi vì bà đã đem hết gia tài của mình có bỏ vào hòm dâng cúng, hoặc chúng ta có thể nói, bà đã đem cả mạng sống của mình để làm công việc bác ái mà không khoe khoang.
Đức Chúa Giê-su không những đã cảm nghiệm được sự khiêm tốn chính là nền tảng để đón nhận mọi nguồn mạch ân sủng, nhưng Ngài còn sống triệt để sự khiêm tốn khi trở thành một con người nghèo khó hơn cả chúng ta, do đó, Ngài đã nói với các môn đệ: “Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn hết...”, giá trị của sự khiêm tốn là ở đó: dâng hết những gì mình có mà không khoe khoang, không đánh trống rung chuông báo cho mọi người biết công việc bác ái mình đã làm. Hạt lúa gieo xuống đất âm thầm đâm chồi nảy lộc không khoe khoang, không xúng xính, nhưng đã nuôi sống con người bằng những hạt lúa no tròn, đó là thành quả của sự huỷ mình ra không.
Các bạn thân mến,
Có nhiều giáo dân không thèm đi lễ nhà thờ của họ đạo, bởi vì họ không chịu được sự phách lối của mấy ông bà trong ban hành giáo; có một vài giáo dân bỏ tiền bỏ của ra cho hội từ thiện này, hội từ thiện nọ để được báo chí khen ngợi, nhưng chưa bao giờ mua một bó hoa tặng Đức Mẹ nghèo khó trong nhà thờ của mình...
Người đàn bà goá nghèo chỉ bỏ vào thùng hai đồng tiền kẽm, nhưng Đức Chúa Giê-su đã khen bà là người dâng cúng nhiều nhất, vì gia tài của bà chỉ có chừng ấy, nhưng cái thâm thuý nhất nơi hành động của người đàn bà goá nghèo chính là bà biết phó thác cuộc sống hôm nay và ngày mai của mình cho Thiên Chúa duy nhất của bà.
Thiên Chúa cũng sẽ khen ngợi chúng ta như thế, khi chúng ta biết vì tha nhân mà phó thác cuộc sống của mình trong tay Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:27 06/11/2021
Lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô
(Ga 2,13-22)
Nói đến việc xây nhà thờ dường như Kitô hữu cách riêng khá nhạy cảm về nhiều chuyện. Đó đây qua mạng lưới thông tin người ta biết không ít chuyện tích cực lẫn chuyện tiêu cực liên quan đến việc xây dựng nhà thờ. Người ta phấn khởi vui mừng vì những nơi quê nghèo, xa xôi, vùng dân tộc thiểu số có được một cái nhà hay ít là một cái “gì đó” gọi là nhà để làm nơi thờ phượng, nơi sinh hoạt tôn giáo chung. Người ta cũng có thể thấy khó chịu khi chứng kiến các ngôi nhà thờ uy nghi lộng lẫy sừng sững giữa trời xanh, bên cạnh biết bao căn nhà thấp bé, liêu xiêu của đám đông dân chúng. Chưa kể đến chuyện xứ xứ tranh đua phá nhà thờ cũ để xây nhà thờ mới cho hoành tráng hơn xứ người. Ngoài ra còn phải kể đến chuyện “có xây thì có cất”, chuyện vốn bình thường ngoài xã hội đang lây nhiễm vào Hội Thánh nơi này nơi kia, dù có thể chỉ là thiểu số rất nhỏ.
Hôm nay ngày 09/11 Lễ Cung hiến Thánh Đường Latêranô, một Đại thánh đường được gọi là “mẹ các nhà thờ”. Đây là nhà thờ chính tòa của địa phận Rôma, nơi có ngai tòa của Đức Giáo Hoàng. “Lạy Cha, Cha đã chọn chúng con như những viên đá sống động để xây nên một ngôi đền thánh nơi Cha ngự muôn đời. Xin cho Giáo hội là dân Cha ngày càng thêm đông và dồi dào ân sủng để trở nên thành thánh Giêrusalem trên trời”. Giáo hội được thánh Công Đồng Vatican II trình bày bằng nhiều hình ảnh như “Dân Thiên Chúa; Hiền thê Chúa Kitô, Thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, Đền thờ Thiên Chúa, Thành Giêrusalem trên trời… (x.LG số 5-9)” Qua lời nguyện tổng lễ, xin cùng xét suy đôi điều về Hội Thánh như là Đền thờ của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng Giáo hội cho trích đọc trong thánh lễ kính việc cung hiến Thánh đường Latêranô tường thuật việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem (Ga 2,13-22). Sau khi phẫn nộ dùng dây thừng làm roi đánh đuổi người bán chiên bò ra khỏi đền thờ và lật tung bàn ghế những người đổi tiền thì Chúa Giêsu đã nói: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. Các Tin mừng Nhất Lãm lại ghi lời của Người có khác: “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguỵện của mọi dân tộc mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp” (x.Mt 21,23; Mc 11,17, Lc 20,46).
Xây nhà thờ theo nhãn quan Kitô giáo là xây dựng một cái nhà, dù lớn hay bé, hoành tráng hay đơn sơ để làm nơi thờ phượng Thiên Chúa cách công khai và chính thức. Và nhà thờ cũng là nơi đoàn dân Thiên Chúa sống tình liên đới hiệp thông với nhau. Tuy nhiên bài Tin Mừng hôm nay cho ta hay rằng cái nhà thờ vật chất ấy có thể biến thành “nơi buôn bán” hay là “hang trộm cướp” do bởi tấm lòng vụ lợi của tín hữu và cũng có thể của các Đấng bậc Tư tế, cách này, kiểu kia. Đến nhà thờ mà chỉ mong được cái này, được điều kia cho bản thân cho gia đình mà thôi thì chưa phải là sống đức thờ phượng. Đức thờ phượng mà ta phải có đối với Thiên Chúa là nhìn nhận mọi sự ta có, ta là, đều do bởi quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Sự nhìn nhận này được biểu hiện rõ nét bằng việc tạ ơn và sẵn sàng dâng lại cho Thiên Chúa những gì mình đang là, đang có để phụng sự Thiên Chúa, thực thi thánh ý Người, làm vinh danh Người.
Trong nhiều ngôn ngữ như La tinh, Anh, Pháp thì từ nhà thờ cũng là Giáo hội chỉ khác nhau chữ cái đầu viết thường hay viết hoa (ecclesia-Ecclesia, church-Church, église-Eglise). Chắc chắn khi thanh tầy đền thờ Giêrusalem thì điều Chúa Giêsu muốn đó là thanh tẩy tâm hồn, lối sống đạo của người Do Thái giáo thời bấy giờ mà nhất là những người đang có vai vị cao trong đạo. Để cho Giáo hội xứng là bí tích của Chúa Kitô, là nơi mà nhân loại dễ dàng đến với Thiên Chúa và để cho Giáo hội xứng là bí tích của sự hiệp nhất của nhân loại, là nơi mà mọi người dễ dàng sống tình huynh đệ trong tình Cha trên trời thì thiết tưởng rằng việc thanh tẩy luôn còn đó (x.LG số 1).
Điều gì làm cho Giáo hội có thể trở thành nơi buôn bán? Đã là buôn bán thì luôn nhắm đến lợi nhuận. Và chúng ta có thể thấy được điều này qua tinh thần vụ lợi trong kiểu cách sống đức tin. Với tín hữu giáo dân thì sự vụ lợi thường mang tính thánh thiêng đó là giữ đạo để được rỗi linh hồn cho riêng mình mà nhiều khi thiếu sự liên đới với phần rỗi của tha nhân. Với một số đấng bậc thì thì sự vụ lợi đôi khi có thể lan qua cả lãnh vực vật chất, của tiền như nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời Chúa Giêsu.
Điều gì làm cho Giáo hội có thể trở thành hang trộm cướp? Đã là trộm cướp thì có đó sự tranh giành cách bất công, phi pháp cái gì đó. Trong hàng tín hữu giáo dân thì đã từng có đó tình trạng phe phái tranh giành chức phận “làm trùm”, “làm chánh trương”. Còn với hàng giáo sĩ thì sao? Dù không phổ biến nhưng tình trạng “phủ nâng phủ”, “huyện nâng huyện”, “con ông cháu cố”, phe phái vùng miền vẫn tồn tại nơi này nơi kia. Theo cách nói của Đức ông Giuse Maria Nguyễn Thế Thoại: “Giáo hội đi trong nhân loại”, thì chuyện luồn lách, xu nịnh, quà cáp xem ra ít nhiều vẫn còn đó, nếu thực tâm thú nhận.
Phải thanh tẩy Giáo hội liên lĩ và nhiều khi cần có những người can đảm bày tỏ sự phẫn nộ công khai. Và điều như tất nhiên, người nhiệt thành vì nhà Chúa, vì Giáo hội đều phải gánh lấy sự bách hại như Thầy chí thánh Giêsu. Lich sử Giáo hội cho ta thấy hiện thực này. Cuộc đời các thánh, nhất là các thánh có công thanh tẩy, canh tân Giáo hội chẳng hạn như Đaminh, Phanxicô khó khăn, Tôma Aquinô, Têrêxa Avila, Gioan Thánh Giá… thường bị bách hại do bởi người trong nhà. Và gần đây, các thần học gia có công lớn góp phần cho Công Đồng Vaticanô II canh tân Giáo hội như Yves Congar, Marie-Dominique Chenu…cũng lao đao khốn khổ tư bề. Chuyện thật dễ hiểu: việc lớn thì sức nhiều, chuyện càng hệ trọng thì công khó càng cao.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Ga 2,13-22)
Nói đến việc xây nhà thờ dường như Kitô hữu cách riêng khá nhạy cảm về nhiều chuyện. Đó đây qua mạng lưới thông tin người ta biết không ít chuyện tích cực lẫn chuyện tiêu cực liên quan đến việc xây dựng nhà thờ. Người ta phấn khởi vui mừng vì những nơi quê nghèo, xa xôi, vùng dân tộc thiểu số có được một cái nhà hay ít là một cái “gì đó” gọi là nhà để làm nơi thờ phượng, nơi sinh hoạt tôn giáo chung. Người ta cũng có thể thấy khó chịu khi chứng kiến các ngôi nhà thờ uy nghi lộng lẫy sừng sững giữa trời xanh, bên cạnh biết bao căn nhà thấp bé, liêu xiêu của đám đông dân chúng. Chưa kể đến chuyện xứ xứ tranh đua phá nhà thờ cũ để xây nhà thờ mới cho hoành tráng hơn xứ người. Ngoài ra còn phải kể đến chuyện “có xây thì có cất”, chuyện vốn bình thường ngoài xã hội đang lây nhiễm vào Hội Thánh nơi này nơi kia, dù có thể chỉ là thiểu số rất nhỏ.
Hôm nay ngày 09/11 Lễ Cung hiến Thánh Đường Latêranô, một Đại thánh đường được gọi là “mẹ các nhà thờ”. Đây là nhà thờ chính tòa của địa phận Rôma, nơi có ngai tòa của Đức Giáo Hoàng. “Lạy Cha, Cha đã chọn chúng con như những viên đá sống động để xây nên một ngôi đền thánh nơi Cha ngự muôn đời. Xin cho Giáo hội là dân Cha ngày càng thêm đông và dồi dào ân sủng để trở nên thành thánh Giêrusalem trên trời”. Giáo hội được thánh Công Đồng Vatican II trình bày bằng nhiều hình ảnh như “Dân Thiên Chúa; Hiền thê Chúa Kitô, Thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, Đền thờ Thiên Chúa, Thành Giêrusalem trên trời… (x.LG số 5-9)” Qua lời nguyện tổng lễ, xin cùng xét suy đôi điều về Hội Thánh như là Đền thờ của Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng Giáo hội cho trích đọc trong thánh lễ kính việc cung hiến Thánh đường Latêranô tường thuật việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem (Ga 2,13-22). Sau khi phẫn nộ dùng dây thừng làm roi đánh đuổi người bán chiên bò ra khỏi đền thờ và lật tung bàn ghế những người đổi tiền thì Chúa Giêsu đã nói: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. Các Tin mừng Nhất Lãm lại ghi lời của Người có khác: “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguỵện của mọi dân tộc mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp” (x.Mt 21,23; Mc 11,17, Lc 20,46).
Xây nhà thờ theo nhãn quan Kitô giáo là xây dựng một cái nhà, dù lớn hay bé, hoành tráng hay đơn sơ để làm nơi thờ phượng Thiên Chúa cách công khai và chính thức. Và nhà thờ cũng là nơi đoàn dân Thiên Chúa sống tình liên đới hiệp thông với nhau. Tuy nhiên bài Tin Mừng hôm nay cho ta hay rằng cái nhà thờ vật chất ấy có thể biến thành “nơi buôn bán” hay là “hang trộm cướp” do bởi tấm lòng vụ lợi của tín hữu và cũng có thể của các Đấng bậc Tư tế, cách này, kiểu kia. Đến nhà thờ mà chỉ mong được cái này, được điều kia cho bản thân cho gia đình mà thôi thì chưa phải là sống đức thờ phượng. Đức thờ phượng mà ta phải có đối với Thiên Chúa là nhìn nhận mọi sự ta có, ta là, đều do bởi quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Sự nhìn nhận này được biểu hiện rõ nét bằng việc tạ ơn và sẵn sàng dâng lại cho Thiên Chúa những gì mình đang là, đang có để phụng sự Thiên Chúa, thực thi thánh ý Người, làm vinh danh Người.
Trong nhiều ngôn ngữ như La tinh, Anh, Pháp thì từ nhà thờ cũng là Giáo hội chỉ khác nhau chữ cái đầu viết thường hay viết hoa (ecclesia-Ecclesia, church-Church, église-Eglise). Chắc chắn khi thanh tầy đền thờ Giêrusalem thì điều Chúa Giêsu muốn đó là thanh tẩy tâm hồn, lối sống đạo của người Do Thái giáo thời bấy giờ mà nhất là những người đang có vai vị cao trong đạo. Để cho Giáo hội xứng là bí tích của Chúa Kitô, là nơi mà nhân loại dễ dàng đến với Thiên Chúa và để cho Giáo hội xứng là bí tích của sự hiệp nhất của nhân loại, là nơi mà mọi người dễ dàng sống tình huynh đệ trong tình Cha trên trời thì thiết tưởng rằng việc thanh tẩy luôn còn đó (x.LG số 1).
Điều gì làm cho Giáo hội có thể trở thành nơi buôn bán? Đã là buôn bán thì luôn nhắm đến lợi nhuận. Và chúng ta có thể thấy được điều này qua tinh thần vụ lợi trong kiểu cách sống đức tin. Với tín hữu giáo dân thì sự vụ lợi thường mang tính thánh thiêng đó là giữ đạo để được rỗi linh hồn cho riêng mình mà nhiều khi thiếu sự liên đới với phần rỗi của tha nhân. Với một số đấng bậc thì thì sự vụ lợi đôi khi có thể lan qua cả lãnh vực vật chất, của tiền như nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời Chúa Giêsu.
Điều gì làm cho Giáo hội có thể trở thành hang trộm cướp? Đã là trộm cướp thì có đó sự tranh giành cách bất công, phi pháp cái gì đó. Trong hàng tín hữu giáo dân thì đã từng có đó tình trạng phe phái tranh giành chức phận “làm trùm”, “làm chánh trương”. Còn với hàng giáo sĩ thì sao? Dù không phổ biến nhưng tình trạng “phủ nâng phủ”, “huyện nâng huyện”, “con ông cháu cố”, phe phái vùng miền vẫn tồn tại nơi này nơi kia. Theo cách nói của Đức ông Giuse Maria Nguyễn Thế Thoại: “Giáo hội đi trong nhân loại”, thì chuyện luồn lách, xu nịnh, quà cáp xem ra ít nhiều vẫn còn đó, nếu thực tâm thú nhận.
Phải thanh tẩy Giáo hội liên lĩ và nhiều khi cần có những người can đảm bày tỏ sự phẫn nộ công khai. Và điều như tất nhiên, người nhiệt thành vì nhà Chúa, vì Giáo hội đều phải gánh lấy sự bách hại như Thầy chí thánh Giêsu. Lich sử Giáo hội cho ta thấy hiện thực này. Cuộc đời các thánh, nhất là các thánh có công thanh tẩy, canh tân Giáo hội chẳng hạn như Đaminh, Phanxicô khó khăn, Tôma Aquinô, Têrêxa Avila, Gioan Thánh Giá… thường bị bách hại do bởi người trong nhà. Và gần đây, các thần học gia có công lớn góp phần cho Công Đồng Vaticanô II canh tân Giáo hội như Yves Congar, Marie-Dominique Chenu…cũng lao đao khốn khổ tư bề. Chuyện thật dễ hiểu: việc lớn thì sức nhiều, chuyện càng hệ trọng thì công khó càng cao.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Của Ít Lòng Nhiều
Lm. Giue Trương Đình Hiền
10:20 06/11/2021
Của Ít Lòng Nhiều
(CN 32 TN B 2021)
Kể từ Chúa Nhật I Mùa Vọng, dân Công Giáo chúng ta đã cử hành “Mầu nhiệm đức tin” với hơn 50 Chúa Nhật rồi. Thế nhưng, như thánh Tông đồ Giacôbê dạy: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17), cho nên, cuộc “hành trình Phụng vụ” càng gần đoạn cuối, sứ điệp Lời Chúa càng mở ra những gợi ý để dân Chúa xét mình, hồi tâm về việc thực hành sống đạo, về việc sống Lời Chúa, về việc “hiện thực hóa mầu nhiệm Chúa Kitô” ở giũa đời thường.
Thật vậy, nếu Chúa Nhật vừa qua (31 TN B), Lời Chúa gọi mời chúng ta “xét mình” về hai giới răn “Mến Chúa – Yêu Người”, thì Chúa Nhật hôm nay (32 TN B), Lời Chúa nhấn mạnh đến việc chia sẻ bác ái, thực hành việc “biết cho đi” bằng cõi lòng vị tha; như “tấm lòng lớn trong chút xíu bột của bà góa Sarepta thời Cựu ước” hay như “bàn tay rộng với đồng xu ten của bà góa nghèo” thời Chúa Giêsu.
Và đây đâu phải là điều mới lạ !
Thánh vịnh đáp ca mà chúng ta vừa hát với nhau đã khẳng định rằng: chia sẻ, cho đi… với tình yêu chính là bài học xuất phát từ Thiên Chúa, một “Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ…” (Tv 145,7-9).
Và trong chương trình cứu độ, việc chia sẻ, cho đi đã đạt tới đỉnh điểm khi “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến đổi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Và “Người Con Một” đó, một khi cất bước vào đời thực thi thánh ý Chúa Cha, đã đẩy việc chia sẻ, cho đi tới ý nghĩa trọn vẹn, tới biên giới cuối cùng khi “vác thập giá lên đồi Sọ và chịu chết để trơ nên Hy tế”; một sự cho đi, chia sẻ trọn vẹn để trở thành một danh hiệu mới đó là “tình yêu cao cả”, “tình yêu lớn”: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13).
Là con cái của Thiên Chúa, anh em với Đức Kitô, người Kitô hữu chỉ có thể giữ được căn tính của mình, phẩm giá tối hảo của mình, khi biết sống cho đi, chia sẻ trong tình bác ái yêu thương, trong vị tha quảng đại: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn sinh của Thầy đó là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Và lịch sử 2000 năm của Giáo Hội đã minh chứng hùng hồn cho điều khẳng định trên của Chúa Kitô. Thật vậy, các tôn giáo khác, các tổ chức khác có thể xây dựng những đền đài, những công trình đồ sộ hơn “Đền thờ Thánh Phêrô”, những tác phẩm thần học lừng danh hơn “Bộ Tổng luận thần học của Thánh Tôma”…, nhưng di sản độc đáo, dấu chỉ đặc trưng của Tin Mừng Kitô mà khó có tổ chức trần tục nào có được đó chính là những “tượng đài” bằng xương bằng thịt như Mẹ thánh Têrêsa Calcutta, như linh mục Maxilmilien Kolbe…, những con người đã sống hết mình cái chân lý sống động về sự cho đi, về chia sẻ bằng một tình yêu lớn !
Trong một xã hội, một thế giới đang nghèo nàn các giá trị về tình yêu sẻ chia bác ái, về lòng quảng đại, vị tha biết cho đi, sứ điệp “chút bột bà góa Sarepta” hay “đồng tiền kẻm của bà góa nghèo trong Tân ước” đã trở thành những viên ngọc lấp lánh, những bài học đầy thuyết phục và mang tính giáo dục tuyệt vời. Riêng đối với những người Kitô hữu, sứ điệp “Bà Góa” hôm nay lại là một lời cảnh báo, một nhắc nhở thật cần thiết để uốn nắn cuộc đời. Bởi vì, rất có thể, chúng ta đang ứng xử đức tin theo kiểu:
- Vài chục ngàn để làm từ thiện hay bỏ quả cho nhà thờ sao quá lớn (trong khi lại quá nhỏ để đi nhà hàng, để ăn nhậu, để đi shopping !)
- Một giờ để cầu nguyện hay dâng Thánh lễ sao quá lâu (trong khi lại quá mau để hát karaoke hay xem phim Hàn quốc nhiều tập…)
- Một đoạn Lời Chúa để đọc và suy niệm sao quá dài (trong khi có thể miệt mài chát chít không biết mệt trên facebook, trên điện thoại, hay để tán gẫu, để tám chuyện bậy bạ, để nói hành…)
- Bỏ một buổi để làm việc tông đồ, phục vụ giáo xứ sao mà không cách nào thu xếp được (nhưng chỉ cần một cuộc điện thoại rũ đi nhậu, hay một dịch vụ kiếm tiền thì tức tốc cỡ nào cũng giải quyết xong…)…
Trong thời đại dịch này, sứ điệp “bà góa” lại cần thiết biết bao; như câu chuyện “chiếc trâm cài tóc của góa phụ Lộc Nương” đã góp phần làm nên tiếng chuông trừ tà kỳ diệu, trong truyền thuyết của giáo lý Phật giáo. Vâng, thế giới muôn nơi muôn thuở luôn cần “chút xíu bột của bà góa Sarepta” hay “đồng xu ten của bà góa nghèo Tân ước”, những “chút xíu mang hương vị tình yêu sẻ chia”, để nhờ đó, Thiên Chúa thể hiện quyền năng qua những phép mầu tái tạo niềm tin nơi ngôn sứ Êlia (Bđ 1), hay qua “lễ tế đền tội mang hồng ân cứu độ của Vị Thượng Tế Kitô” (Bđ 2).
Chúng ta đừng quên, sở dĩ thế giới hôm nay vẫn còn nhiều đau thương đói khổ, bất công, lầm than…, không phải vì thế giới không có những đồng xu ten để cho đi, nhưng vì thế giới đang thiếu những tấm lòng bà góa đầy vị tha quảng đại ! Vâng, Thiên Chúa chỉ cần nơi chúng ta “của ít nhưng lòng nhiều” hiến dâng cho Ngài, còn “phép mầu” sẽ hiện thực làm sao Ngài sẽ lo liệu ! Amen.
Trương Đình Hiền
(CN 32 TN B 2021)
Kể từ Chúa Nhật I Mùa Vọng, dân Công Giáo chúng ta đã cử hành “Mầu nhiệm đức tin” với hơn 50 Chúa Nhật rồi. Thế nhưng, như thánh Tông đồ Giacôbê dạy: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17), cho nên, cuộc “hành trình Phụng vụ” càng gần đoạn cuối, sứ điệp Lời Chúa càng mở ra những gợi ý để dân Chúa xét mình, hồi tâm về việc thực hành sống đạo, về việc sống Lời Chúa, về việc “hiện thực hóa mầu nhiệm Chúa Kitô” ở giũa đời thường.
Thật vậy, nếu Chúa Nhật vừa qua (31 TN B), Lời Chúa gọi mời chúng ta “xét mình” về hai giới răn “Mến Chúa – Yêu Người”, thì Chúa Nhật hôm nay (32 TN B), Lời Chúa nhấn mạnh đến việc chia sẻ bác ái, thực hành việc “biết cho đi” bằng cõi lòng vị tha; như “tấm lòng lớn trong chút xíu bột của bà góa Sarepta thời Cựu ước” hay như “bàn tay rộng với đồng xu ten của bà góa nghèo” thời Chúa Giêsu.
Và đây đâu phải là điều mới lạ !
Thánh vịnh đáp ca mà chúng ta vừa hát với nhau đã khẳng định rằng: chia sẻ, cho đi… với tình yêu chính là bài học xuất phát từ Thiên Chúa, một “Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ…” (Tv 145,7-9).
Và trong chương trình cứu độ, việc chia sẻ, cho đi đã đạt tới đỉnh điểm khi “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến đổi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Và “Người Con Một” đó, một khi cất bước vào đời thực thi thánh ý Chúa Cha, đã đẩy việc chia sẻ, cho đi tới ý nghĩa trọn vẹn, tới biên giới cuối cùng khi “vác thập giá lên đồi Sọ và chịu chết để trơ nên Hy tế”; một sự cho đi, chia sẻ trọn vẹn để trở thành một danh hiệu mới đó là “tình yêu cao cả”, “tình yêu lớn”: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13).
Là con cái của Thiên Chúa, anh em với Đức Kitô, người Kitô hữu chỉ có thể giữ được căn tính của mình, phẩm giá tối hảo của mình, khi biết sống cho đi, chia sẻ trong tình bác ái yêu thương, trong vị tha quảng đại: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn sinh của Thầy đó là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Và lịch sử 2000 năm của Giáo Hội đã minh chứng hùng hồn cho điều khẳng định trên của Chúa Kitô. Thật vậy, các tôn giáo khác, các tổ chức khác có thể xây dựng những đền đài, những công trình đồ sộ hơn “Đền thờ Thánh Phêrô”, những tác phẩm thần học lừng danh hơn “Bộ Tổng luận thần học của Thánh Tôma”…, nhưng di sản độc đáo, dấu chỉ đặc trưng của Tin Mừng Kitô mà khó có tổ chức trần tục nào có được đó chính là những “tượng đài” bằng xương bằng thịt như Mẹ thánh Têrêsa Calcutta, như linh mục Maxilmilien Kolbe…, những con người đã sống hết mình cái chân lý sống động về sự cho đi, về chia sẻ bằng một tình yêu lớn !
Trong một xã hội, một thế giới đang nghèo nàn các giá trị về tình yêu sẻ chia bác ái, về lòng quảng đại, vị tha biết cho đi, sứ điệp “chút bột bà góa Sarepta” hay “đồng tiền kẻm của bà góa nghèo trong Tân ước” đã trở thành những viên ngọc lấp lánh, những bài học đầy thuyết phục và mang tính giáo dục tuyệt vời. Riêng đối với những người Kitô hữu, sứ điệp “Bà Góa” hôm nay lại là một lời cảnh báo, một nhắc nhở thật cần thiết để uốn nắn cuộc đời. Bởi vì, rất có thể, chúng ta đang ứng xử đức tin theo kiểu:
- Vài chục ngàn để làm từ thiện hay bỏ quả cho nhà thờ sao quá lớn (trong khi lại quá nhỏ để đi nhà hàng, để ăn nhậu, để đi shopping !)
- Một giờ để cầu nguyện hay dâng Thánh lễ sao quá lâu (trong khi lại quá mau để hát karaoke hay xem phim Hàn quốc nhiều tập…)
- Một đoạn Lời Chúa để đọc và suy niệm sao quá dài (trong khi có thể miệt mài chát chít không biết mệt trên facebook, trên điện thoại, hay để tán gẫu, để tám chuyện bậy bạ, để nói hành…)
- Bỏ một buổi để làm việc tông đồ, phục vụ giáo xứ sao mà không cách nào thu xếp được (nhưng chỉ cần một cuộc điện thoại rũ đi nhậu, hay một dịch vụ kiếm tiền thì tức tốc cỡ nào cũng giải quyết xong…)…
Trong thời đại dịch này, sứ điệp “bà góa” lại cần thiết biết bao; như câu chuyện “chiếc trâm cài tóc của góa phụ Lộc Nương” đã góp phần làm nên tiếng chuông trừ tà kỳ diệu, trong truyền thuyết của giáo lý Phật giáo. Vâng, thế giới muôn nơi muôn thuở luôn cần “chút xíu bột của bà góa Sarepta” hay “đồng xu ten của bà góa nghèo Tân ước”, những “chút xíu mang hương vị tình yêu sẻ chia”, để nhờ đó, Thiên Chúa thể hiện quyền năng qua những phép mầu tái tạo niềm tin nơi ngôn sứ Êlia (Bđ 1), hay qua “lễ tế đền tội mang hồng ân cứu độ của Vị Thượng Tế Kitô” (Bđ 2).
Chúng ta đừng quên, sở dĩ thế giới hôm nay vẫn còn nhiều đau thương đói khổ, bất công, lầm than…, không phải vì thế giới không có những đồng xu ten để cho đi, nhưng vì thế giới đang thiếu những tấm lòng bà góa đầy vị tha quảng đại ! Vâng, Thiên Chúa chỉ cần nơi chúng ta “của ít nhưng lòng nhiều” hiến dâng cho Ngài, còn “phép mầu” sẽ hiện thực làm sao Ngài sẽ lo liệu ! Amen.
Trương Đình Hiền
Cát Bụi Cuộc Đời
Linh mục Anphong Nguyễn Công Vinh
18:54 06/11/2021
Cát Bụi Cuộc Đời
Ra khỏi lòng mẹ trần truồng trơ trụi
Từ giã cuộc đời tay trắng buông xuôi!
Cuộc đời ta nằm gọn trong hai câu thơ nầy sao?
1.Khi ra khỏi lòng mẹ, mọi người đều bằng nhau, giống nhau: trần truồng trơ trụi. Chẳng có ai ngay khi sinh ra là đã có quần áo lụa là. Tất cả đều vô sản, không có giai cấp. Tiếng nói đầu tiên của em bé chào đời là tiếng khóc. Không biết có ai sinh ra mà cười không? Tiếng khóc về mặt sinh lý báo hiệu phổi đã hoạt động và có sự sống. Tiếng khóc cũng còn như tín hiệu báo rằng cuộc đời sẽ nhiều khổ lụy đó. Khổ lụy cuộc đời nhiều đến nỗi được gọi là thung lũng nước mắt (kinh Salve Regina) hoặc bể khổ (Nhà Phật). Tất nhiên là khổ nhiều hơn vui chứ nếu không có vui, không có chút hạnh phúc nào thì ai mà muốn sống! Kiếp nạn nầy là do bà Eva thích con rắn và thích ăn táo. Phụ nữ lôi thôi quá nhở!
2.Còn nữa, hai tay em bé nắm chặt lại. Tay nắm tượng trưng cho sự tự vệ đấu tranh, cho hận thù ganh ghét, đe dọa người khác. Chả thế mà tội hình sự đầu tiên trong lịch sử loài nguời là tội Ca-in ganh ghét, tấn công giết chết em ruột mình là A-ben, và bị Chúa xử án lưu đày chung thân (x.St 4,5-6.8.11-12). Vụ mưu sát nổi cộm là Giuse bị các anh âm mưu sát hại, nhưng cuối cùng thì thành tội buôn ngừơi, Giuse bị bán sang Ai Cập (x.St 37,12-36), và còn nhiều vụ về sau. Hai tay nắm chặt còn tượng trưng cho sự ích kỷ và chiếm hữu. Khuynh hướng bẩm sinh nơi con người là ích kỷ muốn thu gom tất cả cho mình, chiếm hữu cho mình mà không muốn mở tay ra chia sẻ, giúp đỡ cho ai khác. Khi lên hai ba tuổi, đứa bé đã vơ vào cho mình các thứ đồ chơi của nó, không cho bất cứ ai, cho dù đồ chơi đã cũ, không còn thích nữa.
3.Lớn lên và lớn lên, con người thu giữ thêm đủ mọi thứ và nhiều chừng nào có thể được, không bao giờ hài lòng và cho là đủ rồi. Các thứ họ sở hữu làm cho họ khác nhau: khuôn mặt khác nhau nhờ son phấn, thân xác bên ngoài khác nhau nhờ lụa là, càng nhiều lụa càng đẹp, càng sang! Tiền bạc làm cho họ khác nhau về nhà cửa, xe cộ, đồ dùng, thức ăn…Những thứ bên ngoài và tạm bợ nầy làm cho họ khác nhau về xã hội: người giàu, kẻ có quyền thế thành chủ sai khiến, kẻ nghèo trở thành osin, chịu sai khiến, chịu vâng phục để tồn tại. Các thứ con người sở hữu và lòng tham xúi dục con người ganh ghét nhau, cắn xé nhau, giết hại lẫn nhau. Hai tay đã nắm lại một mình khi sinh ra, bây giờ thì hùa bè với nhau nhiều bàn tay nắm lại. Người lương thiện thì đơn độc,cô thân cô thế.
4.Con người cứ thế sinh hoạt, thu góp, hưởng thụ cho đến một ngày nào đó họ cảm thấy sức lực dần cạn kiệt, bệnh tật chồng chất, phải gắng gượng với đau khổ, không còn ưa thích sự gì trên cõi đời nữa, trong lòng lo sợ về ngày mai giã từ. Rồi việc gì đến sẽ đến, chiếc lá cuối cùng trên cành cây mùa đông rơi xuống. Hai tay buông xuôi không còn nắm lại, người ta vuốt mắt để không còn thấy thế gian và những gì mình có. Lúc nầy cho dù mặt mũi có đánh phấn tô son, quần áo có mặc đẹp, có đeo vàng đeo bạc thì cũng chẳng có ich gì. Một thời gian ngắn sau đều nằm dưới lòng đất, rồi xương cốt trổ thành cát bui. Lúc nầy mọi người bằng nhau và giống nhau. Giữa những nắm tro cốt, chẳng phân biệt được nắm nào giàu, nắm nào nghèo, nắm nào là chủ, nắm nào là tớ. Tất cả bị cào bằng, vô giai cấp. Đời nầy chấm dứt.
5. Đời sau bắt đầu và có sự khác biệt. Sự khác biệt ở đây không còn là do những thứ mình sở hữu ngày trước, nhưng do nếp sống của mình trên trần thế: tin Chúa hay không tin; thực hành lời Chúa hay không thực hành; giữ lương tâm ngay thẳng hay gian dối, lừa đảo lươn lẹo; nhẹ nhàng trong sáng hay nặng nề dục vọng; buông bỏ thanh thoát hay tham lam thu giữ; rộng rãi bác ái với tha nhân hay keo kiệt bần tiện; chịu khó, chịu hi sinh, kỷ luật với mình hay dễ dài, an nhàn hưởng thụ; có công phúc trước mặt Chúa hay được thế gian thưởng công? Sự khác biệt đời sau là quyết định, nghĩa là không bao giờ thay đổi. Á-ra-ham nói với ông nhà giàu: giữa chúng tôi và ông có một vực thẳm mà hai bên không qua nhau được! (x.Lc 16,19-23).
Hiện tại làm nên tương lai. Vì thế muốn thay đổi sự khác biệt ở đời sau thì ngay bây giờ, trong cuộc đời nầy hãy: sám hối sửa đổi cách cư xử ác ôn của mình, từ bỏ dục vọng tội lỗi, hâm nóng lại đời sống đức tin, và thành khẩn đón nhận Chúa Kitô hằng sống, dùng tiền bạc để giúp người nghèo khó, bệnh tật. Liên kết với Chúa Kitô, bác ái, bố thí là phương thế khoả lấp muôn vàn tội lỗi. Đây là sự lựa chọn tự do mà mỗi người phải quyết định cho mình.
(Vinh An, tản mạn mùa Covid 21)
Ra khỏi lòng mẹ trần truồng trơ trụi
Từ giã cuộc đời tay trắng buông xuôi!
Cuộc đời ta nằm gọn trong hai câu thơ nầy sao?
1.Khi ra khỏi lòng mẹ, mọi người đều bằng nhau, giống nhau: trần truồng trơ trụi. Chẳng có ai ngay khi sinh ra là đã có quần áo lụa là. Tất cả đều vô sản, không có giai cấp. Tiếng nói đầu tiên của em bé chào đời là tiếng khóc. Không biết có ai sinh ra mà cười không? Tiếng khóc về mặt sinh lý báo hiệu phổi đã hoạt động và có sự sống. Tiếng khóc cũng còn như tín hiệu báo rằng cuộc đời sẽ nhiều khổ lụy đó. Khổ lụy cuộc đời nhiều đến nỗi được gọi là thung lũng nước mắt (kinh Salve Regina) hoặc bể khổ (Nhà Phật). Tất nhiên là khổ nhiều hơn vui chứ nếu không có vui, không có chút hạnh phúc nào thì ai mà muốn sống! Kiếp nạn nầy là do bà Eva thích con rắn và thích ăn táo. Phụ nữ lôi thôi quá nhở!
2.Còn nữa, hai tay em bé nắm chặt lại. Tay nắm tượng trưng cho sự tự vệ đấu tranh, cho hận thù ganh ghét, đe dọa người khác. Chả thế mà tội hình sự đầu tiên trong lịch sử loài nguời là tội Ca-in ganh ghét, tấn công giết chết em ruột mình là A-ben, và bị Chúa xử án lưu đày chung thân (x.St 4,5-6.8.11-12). Vụ mưu sát nổi cộm là Giuse bị các anh âm mưu sát hại, nhưng cuối cùng thì thành tội buôn ngừơi, Giuse bị bán sang Ai Cập (x.St 37,12-36), và còn nhiều vụ về sau. Hai tay nắm chặt còn tượng trưng cho sự ích kỷ và chiếm hữu. Khuynh hướng bẩm sinh nơi con người là ích kỷ muốn thu gom tất cả cho mình, chiếm hữu cho mình mà không muốn mở tay ra chia sẻ, giúp đỡ cho ai khác. Khi lên hai ba tuổi, đứa bé đã vơ vào cho mình các thứ đồ chơi của nó, không cho bất cứ ai, cho dù đồ chơi đã cũ, không còn thích nữa.
3.Lớn lên và lớn lên, con người thu giữ thêm đủ mọi thứ và nhiều chừng nào có thể được, không bao giờ hài lòng và cho là đủ rồi. Các thứ họ sở hữu làm cho họ khác nhau: khuôn mặt khác nhau nhờ son phấn, thân xác bên ngoài khác nhau nhờ lụa là, càng nhiều lụa càng đẹp, càng sang! Tiền bạc làm cho họ khác nhau về nhà cửa, xe cộ, đồ dùng, thức ăn…Những thứ bên ngoài và tạm bợ nầy làm cho họ khác nhau về xã hội: người giàu, kẻ có quyền thế thành chủ sai khiến, kẻ nghèo trở thành osin, chịu sai khiến, chịu vâng phục để tồn tại. Các thứ con người sở hữu và lòng tham xúi dục con người ganh ghét nhau, cắn xé nhau, giết hại lẫn nhau. Hai tay đã nắm lại một mình khi sinh ra, bây giờ thì hùa bè với nhau nhiều bàn tay nắm lại. Người lương thiện thì đơn độc,cô thân cô thế.
4.Con người cứ thế sinh hoạt, thu góp, hưởng thụ cho đến một ngày nào đó họ cảm thấy sức lực dần cạn kiệt, bệnh tật chồng chất, phải gắng gượng với đau khổ, không còn ưa thích sự gì trên cõi đời nữa, trong lòng lo sợ về ngày mai giã từ. Rồi việc gì đến sẽ đến, chiếc lá cuối cùng trên cành cây mùa đông rơi xuống. Hai tay buông xuôi không còn nắm lại, người ta vuốt mắt để không còn thấy thế gian và những gì mình có. Lúc nầy cho dù mặt mũi có đánh phấn tô son, quần áo có mặc đẹp, có đeo vàng đeo bạc thì cũng chẳng có ich gì. Một thời gian ngắn sau đều nằm dưới lòng đất, rồi xương cốt trổ thành cát bui. Lúc nầy mọi người bằng nhau và giống nhau. Giữa những nắm tro cốt, chẳng phân biệt được nắm nào giàu, nắm nào nghèo, nắm nào là chủ, nắm nào là tớ. Tất cả bị cào bằng, vô giai cấp. Đời nầy chấm dứt.
5. Đời sau bắt đầu và có sự khác biệt. Sự khác biệt ở đây không còn là do những thứ mình sở hữu ngày trước, nhưng do nếp sống của mình trên trần thế: tin Chúa hay không tin; thực hành lời Chúa hay không thực hành; giữ lương tâm ngay thẳng hay gian dối, lừa đảo lươn lẹo; nhẹ nhàng trong sáng hay nặng nề dục vọng; buông bỏ thanh thoát hay tham lam thu giữ; rộng rãi bác ái với tha nhân hay keo kiệt bần tiện; chịu khó, chịu hi sinh, kỷ luật với mình hay dễ dài, an nhàn hưởng thụ; có công phúc trước mặt Chúa hay được thế gian thưởng công? Sự khác biệt đời sau là quyết định, nghĩa là không bao giờ thay đổi. Á-ra-ham nói với ông nhà giàu: giữa chúng tôi và ông có một vực thẳm mà hai bên không qua nhau được! (x.Lc 16,19-23).
Hiện tại làm nên tương lai. Vì thế muốn thay đổi sự khác biệt ở đời sau thì ngay bây giờ, trong cuộc đời nầy hãy: sám hối sửa đổi cách cư xử ác ôn của mình, từ bỏ dục vọng tội lỗi, hâm nóng lại đời sống đức tin, và thành khẩn đón nhận Chúa Kitô hằng sống, dùng tiền bạc để giúp người nghèo khó, bệnh tật. Liên kết với Chúa Kitô, bác ái, bố thí là phương thế khoả lấp muôn vàn tội lỗi. Đây là sự lựa chọn tự do mà mỗi người phải quyết định cho mình.
(Vinh An, tản mạn mùa Covid 21)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính Thống Giáo cho rằng gọi Biden là người Công Giáo là khinh miệt Kitô Giáo
Đặng Tự Do
03:32 06/11/2021
Trong chương trình truyền hình hàng tuần “Giáo Hội và Thế Giới”, Đức Tổng Giám Mục Alfeyev Hilarion, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, đã được hỏi ý kiến về lý do tại sao chính quyền “của ông Công Giáo Biden” nhất quyết chống tới cùng “Đạo Luật nhịp tim” của tiểu bang Texas.
Phóng viên Gracheva Vladyka, hỏi: “Thưa Đức Tổng Giám Mục ở Hoa Kỳ, tiểu bang Texas, theo nghĩa đen của từ này hiện đang chống lại một kháng nghị của Bộ Tư pháp liên bang, yêu cầu bãi bỏ “luật nhịp tim” đã được thông qua ở tiểu bang này. Trong đó quy định rằng không được phá thai kể từ khi nghe thấy nhịp tim của thai nhi. Theo ý kiến của Đức Tổng Giám Mục, tại sao chính quyền của ông Công Giáo Biden nhất quyết bãi bỏ luật này của tiểu bang Texas?”
Đức Tổng Giám Mục Hilarion nói: Khi họ nói về ông Công Giáo Biden, tôi luôn muốn đặt câu hỏi: trên thực tế, đạo Công Giáo của Biden là đạo Công Giáo gì? Giáo Hội Công Giáo phản đối việc phá thai, và ông Biden là người ủng hộ việc này. Anh ta làm điều đó với tư cách là một người Công Giáo hay với tư cách là tổng thống của Hoa Kỳ? Anh ta làm việc này theo lệnh của lương tâm mình hay tiến hành nó theo nhu cầu của tình hình chính trị? Một người không thể tự gọi mình là người Công Giáo, đồng thời vi phạm và kêu gọi người khác vi phạm các chuẩn mực cơ bản của đạo đức Kitô. Gọi Biden là người Công Giáo, thậm chí có người còn gọi ông ta là người Công Giáo tốt thì thật sự là một sự khinh miệt đạo thánh Đức Chúa Trời.
Giáo Hội Công Giáo La Mã, cũng như Giáo Hội Chính thống, phản đối việc phá thai như vậy. Nếu ở một trong các tiểu bang của Mỹ vẫn còn luật bảo vệ quyền lợi của những đứa trẻ chưa chào đời, thì Giáo Hội Công Giáo, cũng như Chính thống giáo, phải hoan nghênh việc bảo tồn luật này. Nhưng chính quyền Mỹ hiện đang cố gắng buộc tất cả các tiểu bang phải theo một tiêu chuẩn, được hướng dẫn bởi các chuẩn mực cấp tiến. Theo các chuẩn mực cấp tiến cực đoan ấy, mạng sống của một thai nhi là vô giá trị và không cần được bảo vệ, điều quan trọng nhất là tôn trọng quyền của phụ nữ. Nói cách khác, người ta nói rằng người phụ nữ có quyền định đoạt thân thể của mình, cô ấy có quyền quyết định việc phá thai và không ai được can thiệp vào việc này của cô ấy. Tất cả luật pháp của các nước phương Tây đang đi theo chiều hướng này.
Giáo Hội Công Giáo ở phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ, Giáo hội Chính thống và nhiều người theo đạo Tin lành đứng lên bảo vệ thai nhi, cho rằng phá thai là giết người, và tất cả mọi người, kể cả những người chưa được sinh ra, đều có quyền cơ bản - là quyền được sống. Thật không may, điều này thường bị lãng quên bởi các nhà hoạt động nhân quyền hiện đại. Họ bảo vệ tất cả các quyền, ví dụ, quyền nhận con nuôi của một cặp đồng tính luyến ái, quyền của cha mẹ được phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho đứa con chưa thành niên của họ - tất cả những quyền này đều được coi là nhân quyền, thế nhưng quyền cơ bản của con người là quyền được sống của những đứa trẻ chưa chào đời lại bị từ chối.
Source:Sismografo
Ý dâng tượng Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh cho Người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
03:33 06/11/2021
Sự cống hiến này đánh dấu lần đầu tiên một thị trấn của Ý đã vinh danh Hoa Kỳ như vậy.
Thành phố Pietrelcina, quê hương của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, có một bức tượng mới của vị thánh bảo trợ của mình. Tác phẩm nghệ thuật ngoạn mục rất đáng chú ý theo đúng nghĩa của nó, nhưng thậm chí còn hơn thế nữa vì sự cống hiến mà nó mang lại. Đây là lần đầu tiên một thị trấn ở Ý dành riêng một quảng trường cho “người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Tổ chức Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh báo cáo rằng bức tượng được đặt một cách đặc biệt để tri ân vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc đời của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh. Bức tượng được lắp đặt vào ngày 23 tháng 9 năm 2021, nhân kỷ niệm 53 năm ngày mất của Cha Piô. Địa điểm này dự kiến sẽ là một điểm hành hương nổi tiếng vào năm 2022, khi thành phố Pietrelcina kỷ niệm 20 năm ngày Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh.
Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh chưa bao giờ đến thăm Mỹ. Tuy nhiên, ngài đã có một số liên hệ với các quân nhân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai và chính một số quân nhân này là những người đầu tiên quảng bá di sản của Cha Thánh Piô ở Hoa Kỳ. Cho dù chỉ có các tiếp xúc rất hạn chế, tân thế giới không kém phần quan trọng trong cuộc đời của thánh nhân.
Cha của Thánh Piô
Cha của Thánh Piô Năm Dấu Thánh, là ông Grazio Forgione, là một trong số khoảng 3.2 triệu người Ý đã mạo hiểm đến Tân Thế giới để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Theo một tiểu sử của vị thánh, Grazio đã thực hiện chuyến đi qua lại từ Mỹ đến Ý nhiều lần trong suốt vài năm để tài trợ cho việc học của Cha Thánh Piô.
Tại buổi lễ ra mắt bức tượng, Luciano Lamonarca, Người sáng lập và Chủ tịch của Tổ chức Cha Thánh Piô, lưu ý rằng nếu không có thu nhập mà ông Grazio kiếm được ở Mỹ thì có thể đã không có Cha Thánh Piô. Lamonarca nói:
“Bức tượng này được làm để ghi nhận và tri ân người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tạo cơ hội cho Grazio Forgione, cha của Cha Thánh Piô, được làm việc tại Mỹ, để ông có thể làm việc lương thiện, kiếm tiền và gửi về để Cha Thánh Piô có thể trở thành một linh mục. Nếu không có những nỗ lực và hy sinh của người cha này… có lẽ chúng ta sẽ không có Cha Thánh Piô”.
Tôi ôm lấy bạn
Bức tượng của Cha Thánh Piô, có tựa đề “I Embrace You”, nghĩa là “Tôi ôm lấy bạn”, được hình thành bởi nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới Timothy Schmalz. Nó có hình một cây thánh giá được đặt bên trên của vị thánh. Từ bàn tay bị thương của Chúa Kitô, máu chảy xuống qua lòng bàn tay của Thánh Piô, người có 5 dấu thánh, và tiếp tục chảy xuống để tạo ra một lớp bảo vệ xung quanh Hoa Kỳ.
Bức tượng có kích thước như người thật, nhưng 100 bản sao nhỏ hơn đã được tạo ra để làm quà tặng cho những người ủng hộ dự án. Một trong số này đã được dâng lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Cha của Đức Giáo Hoàng, ông Mario Jose Bergoglio, cũng là người Ý, đã nhập cư đến Á Căn Đình với mục đích tương tự. Đức Giáo Hoàng rất hài lòng khi bức tượng tôn vinh hàng triệu người cha vô danh người Ý, những người đã hy sinh tương tự vì sự tiến bộ của con cái họ.
Source:Aleteia
Đức Tổng Giám Mục Cordileone gắn lòng tôn kính Thánh Thể với sự tôn trọng sự sống
Đặng Tự Do
16:18 06/11/2021
Trong một suy tư mới, Đức Tổng Giám Mục San Francisco Salvatore J. Cordileone xác định một sợi dây chung liên kết giữa việc phá thai, tình trạng vô gia cư và nhu cầu cấp bách về sự phục hưng Thánh Thể giữa những người Công Giáo như một thách thức để nhìn xa hơn những vẻ bề ngoài và nhìn thấy “thực tại thiêng liêng sâu xa hơn”.
“Là những vấn đề chính trị, vô gia cư và phá thai được coi như những thứ riêng biệt. Nhưng với ý nghĩa bí tích Công Giáo, chúng ta có thể thấy rằng cho dù chúng ta đang nói về những người không được nuôi dưỡng hay chưa được sinh ra, thì vấn đề cơ bản đều giống nhau: Chúng ta có thể nhìn xa hơn vật chất đơn thuần đến thực tại tâm linh sâu xa hơn không?” Đức Tổng Giám Mục Cordileone đặt câu hỏi.
Ngài nói thêm: “Điều mà các giám mục Công Giáo và các nhà lãnh đạo khác của chúng ta phải tìm kiếm không chỉ là những từ ngữ trên một trang giấy, mà còn là sự phục hưng sâu sắc về Bí tích Thánh Thể, đòi hỏi sự phục hưng trong trí tưởng tượng về bí tích Công Giáo.”
Đức Tổng Giám Mục Cordileone công bố suy tư này cho CNA hôm thứ Sáu trước một Thánh lễ dành cho Người Vô gia cư mà ngài sẽ chủ trì vào ngày 6 tháng 11. Vào hôm tháng Hai, ngài tuyên bố ủng hộ sáng kiến ”Năm cho người vô gia cư” do Viện Thánh nhạc và thờ phượng Thiên Chúa Benedict XVI đưa ra. Sáng kiến này sẽ điều phối phụng vụ tại tổng giáo phận San Francisco năm nay. Đức Tổng Giám Mục đã từng cử hành các thánh lễ cho người vô gia cư vào năm 2018 và 2019.
Phản ánh của Đức Tổng Giám Mục cũng xuất hiện chỉ vài tuần trước cuộc họp khoág đại mùa thu của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, được tổ chức từ ngày 15 đến 18 tháng 11 tại Baltimore, trong đó việc xem xét một văn kiện mới về phục hưng Thánh Thể sẽ là một trong những nội dung chính trong chương trình nghị sự.
Source:Catholic News Agency
Người Công Giáo có nên nói chuyện với những người thân yêu đã khuất của họ không?
Đặng Tự Do
16:19 06/11/2021
Trong bộ phim “Coco” của Disney-Pixar, phát hành năm 2017, nhân vật chính, Miguel, vô tình đi qua vùng đất của người chết vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn trong khi cố gắng hòa giải tình yêu âm nhạc của mình với sự cấm đoán của gia đình.
Trong bộ phim “Coco”, Miguel tình cờ gặp các thành viên gia đình đã khuất của chính mình, và tìm hiểu lịch sử gia đình thực sự của anh ta. Miguel được cho biết rằng người chết chỉ có thể đến thăm những người thân yêu của họ vào ngày lễ đó nếu có ảnh của họ trên bàn thờ tổ tiên của gia đình.
Người Việt Nam ta không xa lạ với bàn thờ tổ tiên của gia đình, tiếng Anh gọi là “ofrenda”. Đó là một bàn thờ có ảnh của những người thân yêu, những đồ trang trí đầy màu sắc và những món ăn, thức uống yêu thích và những vật lưu niệm của người đã khuất. Tuy nhiên, bàn thờ tổ tiên là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người Tây phương.
Mặc dù trải nghiệm của Miguel là hư cấu, bộ phim “Coco” đã khích lệ nhiều người dựng các bàn thờ tổ tiên, là điều đáng khuyến khích, nhưng vấn đề còn đi xa hơn khi nhiều người tìm đến các nhà ngoại cảm để dùng đến thuật chiêu hồn.
Không có gì lạ khi những người thân yêu đau buồn trải qua điều mà các nhà tâm lý học gọi là “Giao tiếp sau khi chết”, trong đó tang quyến tin rằng họ nhìn thấy, nghe thấy giọng nói hoặc thậm chí ngửi thấy mùi của những người thân yêu đã khuất của họ.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những trải nghiệm này, đôi khi được gọi là “ảo giác về người mất”, có thể chữa lành và an ủi cho những người đau buồn.
Nhưng người Công Giáo nên thận trọng khi “giao tiếp” với người chết, hai nhà tâm lý học Công Giáo nói với CNA, và khuyên họ nên giao tiếp bằng lời cầu nguyện.
Dana Nygaard là một người Công Giáo và là một cố vấn tâm lý, tư vấn cho những người vừa mất người thân. Nygaard nói với CNA rằng nhiều người Công Giáo hiểu sai về những gì xảy ra với linh hồn sau khi chết, nên cô ấy khuyến cáo hãy thận trọng khi nói về ý nghĩa của việc nói chuyện với những người thân yêu đã khuất. Cô cho biết nhiều người Công Giáo đã gặp các nhà ngoại cảm để dùng các thuật chiêu hồn.
Theo Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, “tất cả các hình thức bói toán đều bị cấm” bao gồm cả việc “gọi hồn người chết”.
Tuy nhiên, Giáo hội khuyến khích người Công Giáo cầu nguyện cho người chết như một trong những việc làm của lòng thương xót về phần hồn.
Sách giáo lý Công Giáo nêu rõ:
“Ngay từ đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng nhớ những người đã chết và dâng những lời cầu thay nguyện giúp cho họ, trên hết là hy tế Thánh Thể, để nhờ đó, họ được thanh tẩy, có thể được hưởng kiến thánh nhan Chúa. Giáo hội cũng tuyên dương những việc bố thí, ân xá và các công việc đền tội được thực hiện thay cho những người đã chết”.
“Chúng ta đừng ngần ngại giúp đỡ những người đã chết và cầu nguyện cho họ.”
Source:Catholic News Agency
Thủ tướng cứng rắn của Ấn Độ mời Giáo hoàng đến thăm trong bối cảnh căng thẳng về tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
16:19 06/11/2021
Sau cuộc gặp kéo dài 75 phút với tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã chào mừng Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đến Vatican trong 55 phút. Đó là một thời gian rất lâu theo tiêu chuẩn của Vatican.
Hầu như không có thông tin nào được đưa ra bởi một trong hai bên liên quan đến nội dung các cuộc thảo luận của Đức Thánh Cha và ông Modi.
“Trong một cuộc trò chuyện ngắn, mối quan hệ thân tình giữa Tòa thánh và Ấn Độ đã được thảo luận,” một tuyên bố được văn phòng báo chí của Vatican đưa ra sau đó. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Phanxicô, Ông Modi đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh.
Bản thân Modi đã lên Twitter để nói với hơn 72 triệu người theo dõi của mình rằng ông đã có một “cuộc gặp rất ấm áp” với Đức Giáo Hoàng.
“Tôi đã có cơ hội thảo luận nhiều vấn đề với ông ấy và cũng mời ông ấy đến thăm Ấn Độ,” ông viết trong một thông điệp được minh họa bằng bốn bức tranh.
Ngày 16 tháng Năm 2014, lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan Narendra Modi của đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, lên làm thủ tướng. Từ đó cho đến nay, các Kitô hữu lãnh đủ các hình thức bách hại.
Các cuộc tấn công chống các tín hữu Kitô đã tăng lên kể từ khi BJP lên nắm quyền ở New Delhi vào năm 2014 và ngày càng nhiều. Các con số thống kê tiêu biểu cho thấy có 736 vụ tấn công chống lại Kitô hữu vào năm 2017, so với 348 vụ vào năm 2016.
Được sự khích lệ ngấm ngầm của BJP do thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo, nhiều làng ở miền đông Ấn Độ tiếp tục cấm sự hiện diện của các linh mục bất chấp một quyết định của tòa án ra lệnh ngưng ngay những cấm đoán vô lý này.
Ngay cả ở cấp trung ương, ngày 5 tháng 7 năm 2017, bộ trưởng Tư Pháp Ấn Prem Prakash Chaudhary, thành viên BJP, còn táo tợn đến mức đề nghị rằng các linh mục chỉ được phép giải tội cho nam giới, không được phép giải tội cho phụ nữ để tránh lạm dụng tính dục.
Năm 2019, trước cuộc bầu cử toàn quốc lần thứ 17, kéo dài từ 11 tháng Tư cho đến 23 tháng Năm vừa qua, các Kitô hữu đã mừng thầm vì sau 5 năm vác thánh giá mệt mỏi, chắc đã đến lúc chấm dứt một triều đại kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Chẳng may, vô cùng chẳng may, khi số phiếu bầu được đếm xong, ngày 23 tháng 5, 2019, cha John Dayal, nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn Độ và nhà hoạt động nhân quyền cho biết các Kitô hữu tại Ấn “tái mặt” nhận ra rằng Đảng BJP còn thắng đậm hơn kỳ bầu cử trước. Trong Quốc Hội gồm 542 ghế, BJP giành được 303 ghế. Đảng liên minh với nó là đảng Lok Sabha giành được 46 ghế khác. Với 349 ghế trong một Quốc Hội 542 ghế như thế, BJP dễ dàng thông qua bất cứ dự luật nào nhằm Ấn Giáo hoá quốc gia này.
Dân số Ấn Độ hiện nay là 1.3 tỷ. 80% dân theo Ấn giáo. 20% còn lại bao gồm Hồi giáo 14%, Kitô hữu 2.3%, Sikh 1.7% và 2% theo các tín ngưỡng khác, bao gồm Phật giáo, Jains và Zoroastrians.
Cả Kitô giáo và Hồi giáo đều bị coi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo coi là tôn giáo nước ngoài cần phải bị bài trừ.
Source:Crux
Giao phó những người thân yêu đã khuất của bạn cho những lời cầu nguyện của tu viện Thánh Têrêxa thành Avila
Đặng Tự Do
03:36 06/11/2021
Hôm 1 thánh 11, Lễ Các Thánh, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết ý cầu nguyện của quý vị và anh chị em sẽ được dâng lên tại tu viện Thánh Têrêxa thành Avila vào ngày 10 tháng 11 tới đây, nếu quý vị và anh chị em gởi ý cầu nguyện đến cho các nam nữ tu sĩ ở tu viện này theo một đường link sau đây: https://aleteia.org/2021/10/27/a-special-mass-for-your-loved-ones-submit-your-prayer-intentions/
Cộng đoàn Dòng Cát Minh, nơi Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã sống 30 năm, sẽ ghi nhớ ý hướng của quý độc giả trong thánh lễ được cử hành vào ngày 10 tháng Mười Một.
Không ai tốt hơn Đức Cha José María Gil Tamayo của Avila, một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực truyền thông, trong việc giúp chúng ta đánh giá cao dịch vụ mà những nam nữ tu sĩ chiêm niệm thực hiện cho Giáo hội và thế giới.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngài:
Aleteia: Thưa Đức Cha, đâu là ý nghĩa khi các nam nữ tu sĩ cống hiến cuộc đời mình để cầu nguyện cho Giáo hội và thế giới trong một xã hội hiếu động và siêu công nghệ của chúng ta?
Giám mục José María Gil Tamayo: Họ là lời nhắc nhở về sự hiện diện của Chúa trong thế giới tục hóa của chúng ta. Thật không may, chúng ta muốn đưa Chúa ra khỏi tầm nhìn của mình. Chúng ta muốn hạn chế các tín hữu trong bầu khí riêng tư hoặc trong 4 bức tường của nhà thờ. Sự hiện diện của những người chiêm niệm là một lời nhắc nhở về sự tối cao của Thiên Chúa: rằng Thiên Chúa là điều quan trọng nhất. Chúng ta cần những lời nhắc nhở này về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta cần minh chứng cho sự hiện diện này qua đời sống chiêm niệm, của các nam nữ tu sĩ. Không có Chúa, bạn không có gì cả. Bằng cách nhắc nhở chúng ta về chân lý này, những người chiêm niệm không chỉ trở thành một cách cất lên tiếng kêu thầm lặng với Thiên Chúa cho thế giới của chúng ta, cho con người, mà còn nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, tha thứ chúng ta, đã cứu chúng ta qua Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng ôm ấp chúng ta, và đưa chúng ta đến sự viên mãn.
Aleteia: Đức Cha có nghĩ rằng thế giới Công Giáo nhận thức được giá trị mà những người chiêm niệm mang lại khi họ thường xuyên cầu nguyện cho nhân loại không?
Giám mục José María Gil Tamayo: Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đánh mất một mức độ nhận thức nhất định về đời sống chiêm niệm, có lẽ vì tình trạng tục hóa nội bộ đã ảnh hưởng đến chính Giáo hội. Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chúng ta trở thành những người loan báo Tin Mừng với tinh thần tràn đầy. Nếu không có các nhà chiêm niệm, không có các tu viện, chúng ta sẽ không nhìn thấy sự viên mãn của Kitô giáo. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta phải minh chứng cho vai trò của các nam nữ tu sĩ trong cuộc sống thực. Rất quan trọng. Chúng ta phải là những người phát thanh trong giáo xứ, trong các hội đoàn, trong gia đình, trong trường học, về tiếng Chúa mời gọi: Chúa kêu gọi các linh hồn hiến thân cho đời sống chiêm niệm.
Aleteia: Với chiến dịch này, chúng ta mời mọi người chia sẻ ý định cầu nguyện của họ nhân dịp Ngày Các Đẳng Linh Hồn, năm nay được đánh dấu bởi đại dịch. Đức Cha có giao phó ý cầu nguyện của mình cho các tu viện không?
Giám mục José María Gil Tamayo: Có chứ, tôi rất cần điều đó. Trách nhiệm chính của Giám mục là cầu nguyện cho chức vụ của mình và cũng cho đời sống của cộng đồng Kitô hữu. Tôi thật may mắn, vì trong giáo phận của chúng tôi có 15 tu viện, trong đó có năm tu viện của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Tôi yêu cầu họ cầu nguyện để cầu thay cho rất nhiều nhu cầu mà chúng tôi có. Chúng tôi đã trải nghiệm điều đó một cách đặc biệt trong năm nay: cảm thấy sự giúp đỡ của họ, cảm thấy được mạnh mẽ, cảm thấy chúng tôi đang trong bàn tay của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” (Mt 7:7)
Hơn nữa, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng nơi nào có hai hoặc nhiều hơn đồng thanh cầu xin Thiên đàng, thì điều đó sẽ được ban cho chúng ta.
Lúc này, những sáng kiến có lợi cho người đã khuất là cần thiết. Sách Thánh nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không tin, thì việc cầu nguyện cho những người đã khuất của chúng ta đâm ra vô ích. Chúng ta không thể quên những người đã ra đi trước chúng ta. Đó là nghĩa vụ công bằng và bác ái. Chúng ta cầu xin cho họ được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa, đó là sự viên mãn mà chúng ta đang hướng tới một cách trọn vẹn trong sự phục sinh cuối cùng. Chúng ta cầu nguyện cho họ và đồng thời chúng ta cảm nhận được đòn đánh vào chúng ta của cái chết, sự trống trải, mất mát, đó là một dạng của tình cảm.
Điều này bây giờ đã được biến đổi không chỉ bằng cách làm đẹp các nghĩa trang, nhưng qua lời cầu nguyện và trên hết, qua sự hy sinh đổi mới của Chúa Kitô.
Aleteia: Những người cùng chiêm ngưỡng đã cống hiến mạng sống của họ cho chúng ta mà không đòi hỏi gì được đáp lại. Làm thế nào một người Công Giáo có thể cộng tác một cách tích cực và hữu hình với những tu viện này?
Giám mục José María Gil Tamayo: Vâng, tôi muốn nói rằng, ngay từ đầu, lời cầu nguyện phải có sự tương hỗ. Thực tế là có đời sống chiêm niệm, trong các tu viện, không loại trừ chúng ta khỏi quyền ưu tiên của việc cầu nguyện, bởi vì đó là sự tối thượng của Thiên Chúa. Cầu nguyện phải là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu dạy chúng ta lời cầu nguyện đẹp nhất, đó là Kinh Lạy Cha. Chúa nói với chúng ta rằng “Hãy cầu nguyện đừng nản lòng”. Đầu tiên với lời cầu nguyện: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ vì các tu viện chiêm niệm cần phải đổi mới ơn gọi rất nhiều. Điều này rất quan trọng. Các tu viện đang đóng cửa vì sự già đi của các thành viên. Những người trẻ là cần thiết.
Điều này xảy ra với chúng ta khi chúng ta sống như thể Chúa không tồn tại, khi Chúa bị loại trừ khỏi cuộc sống bình thường, khi chúng ta chỉ đặt mọi thứ vật chất làm mục tiêu đầu tiên, khi chúng ta quên lý do tồn tại và lý do đức tin, khi chúng ta đánh mất ý nghĩa cuộc sống của chúng ta.
Đó là lý do tại sao sự đóng góp của các gia đình là quan trọng; chúng là cần thiết cho việc giáo dục đời sống chiêm niệm như một chân trời. Đó là đóng góp tốt nhất.
Và sau đó là bố thí. Nó chắc chắn là quan trọng. Họ cần nó. “Ora et labra”, nghĩa là “cầu nguyện và lao động”, là nền tảng cho đời sống tu viện. Giúp họ là quan trọng.
Tóm lại: trên hết, chúng ta có thể đóng góp bằng lời cầu nguyện, với một nền văn hóa khuyến khích người khác theo tiếng gọi này của Thiên Chúa để dâng mình cho cầu nguyện, chiêm niệm, cho mầu nhiệm Thiên Chúa, chứng kiến sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, tình cảm mà chúng ta dành cho các tu viện cũng phải đi qua túi tiền của chúng ta.
Source:Aleteia
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne mừng bổn mạng lần Thứ 41.
Trần Văn Minh
18:46 06/11/2021
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy 6/11/2021. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Thánh lễ đồng tế đã được cử hành trọng thể, để cộng đoàn vui mừng bổn mạng cộng đoàn, sau khi chính phủ cho mở lockdown, phòng chống đại dịch Tầu Covid 19.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Tuyên úy Giuse Phạm Minh Ước chủ tế cùng với: Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng Trưởng ban điều hợp Tuyên úy Việt Nam TGP Melbourne, Linh mục Đa Minh Vũ Cao Quyền Giám tỉnh Dòng Tên Úc và Tân Tây Lan, và Linh mục Tuyên úy Phê Rô Phạm Văn Ái đồng tế. Ca đoàn Vô nhiễm phụ trách thánh ca để buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng. Ngoài các ban ngành đoàn thể và giáo dân trong cộng đoàn, còn có sự hiện diên đông đủ của Ban Điều hành Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne về dự.
Trong ngày lễ mừng bổn mạng cộng đoàn năm nay, còn có một lễ bế mạc Tượng Đức Mẹ Thánh Du, vì tình hình lockdown, cuộc Thánh Du của Tượng Đức Mẹ đã không thể thực hiện lễ bế mạc theo đúng chương trình của cộng đồng, nhân dịp chính phủ cho mở cửa sinh hoạt lại, cộng đoàn long trọng tổ chức lễ bế mạc và tiễn đưa Tượng Đức Mẹ về Cộng đồng.
Trời Melbourne theo dự báo đến 100/100 có mưa vào lúc chúng ta cử hành đại lễ ngoài trời. Trong tuần tam nhật mừng bổn mạng, mọi người đã hết lòng cùng quý cha tuyên úy cầu nguyện, xin Thánh Bổn mạng Vinh Sơn Liêm, cùng Đức Mẹ La Vang cùng thương đến cộng đoàn, vì đã hai năm nay, do tình hình dịch bệnh, cộng đoàn đã chưa tổ chức đại lễ hội hằng năm để mừng kính bổn mạng, đặc biệt, lễ hội mừng bổn mạng 40 năm cũng không tổ chức được!
Đúng 5 giờ, mặc cho mây gió vần vũ đe dọa, sau các kinh nguyện, trời lắc rắc mưa, từ mưa nhẹ đến nhiều hơn. Nhưng đoàn dâng hương do các cháu thiếu nhi Thánh Thể và phụ huynh vẫn bước ra sân dâng hương hoa lên ngai tòa Đức Mẹ và Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng cộng đoàn. Mặc dù sân đã ướt, mọi đoàn viên dâng hương hoa vẫn quỳ để thể hiện tình con thảo đối với Đức Mẹ và Thánh Vinh Sơn Liêm.
Đoàn dâng hương hoa của các cháu thiếu nhi vừa dứt là đoàn dâng hoa của Ngành Nữ Tông Đồ Thánh Tâm trang phục áo dài trắng, đầu đội khăn đóng cùng mầu bước ra sân, các chị đại diện cho cộng đoàn dâng hoa, dâng nến lên ngai tòa Đức Mẹ và ngai tòa Thánh Vinh Sơn Liêm được an vị tại hai bên lễ đài, dù trong mưa nhẹ mà các chị vẫn không nao núng, với đội hình thay đổi rất đẹp theo năm mầu hoa, kệ cho mưa, các chị đã thể hiện thật xuất sắc phần dâng hoa nến dâng lên Mẹ và Thánh Vinh Sơn Liêm.
Sau phần dâng hoa, cơn mưa nặng hạt đón đoàn đồng tế lên lễ đài, những chiếc dù được ban tổ chức và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể che cho quý cha trong phẩm phục đỏ lên lễ đài. Giáo dân trú trong nhà, hay dưới những căn nhà bạt dự trù để trú mưa, những hàng ghế ngoài trời không có ai ngồi được vì mưa ướt. Cũng may, Chúa thương tình cho cơn mưa cũng mau hết, và mọi nơi tạm khô ráo.
Cuối lễ, có các phần phát biểu của Linh Mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng chúc mừng bổn mạng cộng đoàn, và cha đã nhắc lại kỷ niệm mà cha đã được tham dự lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam. Lúc đó, bầu trời Roma mây đen kịt, nhưng nhờ lời các thánh cầu xin, trời đã không mưa. Cha cũng nói về Tượng Đức Mẹ La Vang năm nay thánh du, đã không thỏa được lòng mong đợi của nhiều cộng đoàn. Dù trong thời buổi khó khăn, chúng ta không thể đến với Me, nhưng Mẹ đến với chúng ta cũng không trọn vẹn.
Linh mục Đa Minh Vũ Cao Quyền, Giám Tỉnh Dòng Tên Úc và Tân Tây Lan cũng chúc mừng cộng đoàn nhân lễ bổn mạng, và ngài cũng có bài thơ tặng cộng đoàn. Ông Trần Ngọc Cẩn trưởng ban điều hành cộng đồng cũng lên chúc mừng cộng đoàn nhân dịp trọng đại này.
Đáp từ ông Cao Minh Đức trưởng ban mục vụ cộng đoàn đã lên cảm ơn quý cha, quý ban điều hành cộng đồng, quý ban ngành đoàn thể, từ đoàn thiếu nhi Thánh Thể, cho đến Ban ẩm thực đã cùng cộng tác để tổ chức lễ hội của cộng đoàn. Những cơn mưa hôm nay được ông coi là những cơn mưa hồng ân của Chúa ban cho cộng đoàn.
Do lệnh hạn chế của chính phủ để tránh lây lan dịch bệnh, cho nên số người về dự lễ hội có bị hạn chế. Do đó, buổi lễ được trực tuyến trên hai kênh của cộng đoàn, do Ban Truyền thông phụ trách.
Cuối cùng là tiệc mừng, nhưng do tình hình không cho phép tổ chức như những năm chưa có dịch, với những gian hàng bán thức ăn để mọi người vừa ăn, vừa thưởng thức văn nghệ. Năm nay, các phần ăn được đóng hộp và bỏ vào từng bao trao cho mỗi người có thể ăn tại chỗ hay mang về.
Đây là lễ hội mừng bổn mạng Thánh Vinh Sơn Liêm sau hai năm bị nạn dịch ngăn cản. Tuy chưa được như ý, nhưng mọi người đều vui mừng tạ ơn Chúa, qua lời cầu bầu của Thánh Bổn mạng và nhờ vào lòng thương của Đức Maria chuyển lời cầu nguyện lên Thiên Chúa đoái thương cho cộng đoàn được toại nguyện tổ chức ngày lễ hội lần thứ 41.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Tuyên úy Giuse Phạm Minh Ước chủ tế cùng với: Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng Trưởng ban điều hợp Tuyên úy Việt Nam TGP Melbourne, Linh mục Đa Minh Vũ Cao Quyền Giám tỉnh Dòng Tên Úc và Tân Tây Lan, và Linh mục Tuyên úy Phê Rô Phạm Văn Ái đồng tế. Ca đoàn Vô nhiễm phụ trách thánh ca để buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng. Ngoài các ban ngành đoàn thể và giáo dân trong cộng đoàn, còn có sự hiện diên đông đủ của Ban Điều hành Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne về dự.
Trong ngày lễ mừng bổn mạng cộng đoàn năm nay, còn có một lễ bế mạc Tượng Đức Mẹ Thánh Du, vì tình hình lockdown, cuộc Thánh Du của Tượng Đức Mẹ đã không thể thực hiện lễ bế mạc theo đúng chương trình của cộng đồng, nhân dịp chính phủ cho mở cửa sinh hoạt lại, cộng đoàn long trọng tổ chức lễ bế mạc và tiễn đưa Tượng Đức Mẹ về Cộng đồng.
Trời Melbourne theo dự báo đến 100/100 có mưa vào lúc chúng ta cử hành đại lễ ngoài trời. Trong tuần tam nhật mừng bổn mạng, mọi người đã hết lòng cùng quý cha tuyên úy cầu nguyện, xin Thánh Bổn mạng Vinh Sơn Liêm, cùng Đức Mẹ La Vang cùng thương đến cộng đoàn, vì đã hai năm nay, do tình hình dịch bệnh, cộng đoàn đã chưa tổ chức đại lễ hội hằng năm để mừng kính bổn mạng, đặc biệt, lễ hội mừng bổn mạng 40 năm cũng không tổ chức được!
Đúng 5 giờ, mặc cho mây gió vần vũ đe dọa, sau các kinh nguyện, trời lắc rắc mưa, từ mưa nhẹ đến nhiều hơn. Nhưng đoàn dâng hương do các cháu thiếu nhi Thánh Thể và phụ huynh vẫn bước ra sân dâng hương hoa lên ngai tòa Đức Mẹ và Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng cộng đoàn. Mặc dù sân đã ướt, mọi đoàn viên dâng hương hoa vẫn quỳ để thể hiện tình con thảo đối với Đức Mẹ và Thánh Vinh Sơn Liêm.
Đoàn dâng hương hoa của các cháu thiếu nhi vừa dứt là đoàn dâng hoa của Ngành Nữ Tông Đồ Thánh Tâm trang phục áo dài trắng, đầu đội khăn đóng cùng mầu bước ra sân, các chị đại diện cho cộng đoàn dâng hoa, dâng nến lên ngai tòa Đức Mẹ và ngai tòa Thánh Vinh Sơn Liêm được an vị tại hai bên lễ đài, dù trong mưa nhẹ mà các chị vẫn không nao núng, với đội hình thay đổi rất đẹp theo năm mầu hoa, kệ cho mưa, các chị đã thể hiện thật xuất sắc phần dâng hoa nến dâng lên Mẹ và Thánh Vinh Sơn Liêm.
Sau phần dâng hoa, cơn mưa nặng hạt đón đoàn đồng tế lên lễ đài, những chiếc dù được ban tổ chức và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể che cho quý cha trong phẩm phục đỏ lên lễ đài. Giáo dân trú trong nhà, hay dưới những căn nhà bạt dự trù để trú mưa, những hàng ghế ngoài trời không có ai ngồi được vì mưa ướt. Cũng may, Chúa thương tình cho cơn mưa cũng mau hết, và mọi nơi tạm khô ráo.
Cuối lễ, có các phần phát biểu của Linh Mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng chúc mừng bổn mạng cộng đoàn, và cha đã nhắc lại kỷ niệm mà cha đã được tham dự lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam. Lúc đó, bầu trời Roma mây đen kịt, nhưng nhờ lời các thánh cầu xin, trời đã không mưa. Cha cũng nói về Tượng Đức Mẹ La Vang năm nay thánh du, đã không thỏa được lòng mong đợi của nhiều cộng đoàn. Dù trong thời buổi khó khăn, chúng ta không thể đến với Me, nhưng Mẹ đến với chúng ta cũng không trọn vẹn.
Linh mục Đa Minh Vũ Cao Quyền, Giám Tỉnh Dòng Tên Úc và Tân Tây Lan cũng chúc mừng cộng đoàn nhân lễ bổn mạng, và ngài cũng có bài thơ tặng cộng đoàn. Ông Trần Ngọc Cẩn trưởng ban điều hành cộng đồng cũng lên chúc mừng cộng đoàn nhân dịp trọng đại này.
Đáp từ ông Cao Minh Đức trưởng ban mục vụ cộng đoàn đã lên cảm ơn quý cha, quý ban điều hành cộng đồng, quý ban ngành đoàn thể, từ đoàn thiếu nhi Thánh Thể, cho đến Ban ẩm thực đã cùng cộng tác để tổ chức lễ hội của cộng đoàn. Những cơn mưa hôm nay được ông coi là những cơn mưa hồng ân của Chúa ban cho cộng đoàn.
Do lệnh hạn chế của chính phủ để tránh lây lan dịch bệnh, cho nên số người về dự lễ hội có bị hạn chế. Do đó, buổi lễ được trực tuyến trên hai kênh của cộng đoàn, do Ban Truyền thông phụ trách.
Cuối cùng là tiệc mừng, nhưng do tình hình không cho phép tổ chức như những năm chưa có dịch, với những gian hàng bán thức ăn để mọi người vừa ăn, vừa thưởng thức văn nghệ. Năm nay, các phần ăn được đóng hộp và bỏ vào từng bao trao cho mỗi người có thể ăn tại chỗ hay mang về.
Đây là lễ hội mừng bổn mạng Thánh Vinh Sơn Liêm sau hai năm bị nạn dịch ngăn cản. Tuy chưa được như ý, nhưng mọi người đều vui mừng tạ ơn Chúa, qua lời cầu bầu của Thánh Bổn mạng và nhờ vào lòng thương của Đức Maria chuyển lời cầu nguyện lên Thiên Chúa đoái thương cho cộng đoàn được toại nguyện tổ chức ngày lễ hội lần thứ 41.
Tin Vui: Việt Nam có dòng mới tinh, vừa chào đời. Phỏng vấn sơ Tổng Phụ Trách Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất
Sr. Minh Du -Dòng Đa Minh Rosa Lima
06:11 06/11/2021
PHỎNG VẤN SƠ TỔNG PHỤ TRÁCH DÒNG Đức Mẹ HIỆP NHẤT- DÒNG VỪA ĐƯỢC KHAI SINH TẠI GP. BẮC NINH, VIỆT NAM NGÀY 01/11/2021
Sr. Minh Du -Dòng Đa Minh Rosa Lima
Kính thưa quý độc giả VietCatholic, chắc hẳn chúng ta còn nhớ vào tháng 5 năm 2021, khi dịch bệnh Coronavirus bắt đầu bùng mạnh tại các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Giang, miền Bắc Việt Nam, thì quý sơ hiệp hội Đức Mẹ Hiệp Nhất giáo phận Bắc Ninh đã mở cửa trường học đón các bệnh nhân F0, trường học biến thành nhà cách ly và các sơ trở thành những người phục vụ cơm nước, vệ sinh cũng như các sơ có tay nghề y phục vụ các bệnh nhân. Một số sơ khác thì lăn xả vào vùng dịch tiếp tế khẩu trang, thuốc men và thực phẩm.
Được Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc chấp thuận, ngày 01/11 năm 2021 vừa qua, Đức Cha Cosma, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, đã chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn và ký sắc lệnh chính thức thiết lập Hiệp Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất thành Hội Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất, sau gần 60 năm hình thành và phát triển.
VietCatholic được sơ Maria Lương Thị Hồng, Tổng phụ trách của Hội dòng dành cho cuộc phỏng vấn để tìm hiểu về Hội Dòng “mới sinh" nhưng lại có bề dày lịch sử tại Giáo phận Bắc Ninh, quê hương Quan Họ cổ kính vùng Kinh Bắc. Đây cũng là Hội dòng đầu tiên được sinh ra tại Giáo phận Bắc Ninh kể từ sau 1954 đến nay.
Lời đầu tiên, toàn ban VietCatholic cùng quý độc giả gửi đến Sơ Tổng Phụ Trách và toàn thể Hội Dòng lời chúc mừng trong biến cố trọng đại này của Hội Dòng cũng như Giáo Hội Việt Nam có thêm một Hội Dòng mới.
Thưa sơ, xin sơ giới thiệu đôi nét khái quát về lịch sử Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất.
Sơ Maria Lương Thị Hồng:
- Trước hết, con xin kính chào Cha Giám đốc, quí thành viên, cùng toàn thể quý độc giả của Vietcatholic cũng như gửi tới Ban Vietcatholic và quí độc giả những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.
- Kế đến, con xin chân thành cám ơn Ban Vietcatholic đã gửi đến Hội dòng chúng con những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp Hội dòng chúng con được thành lập cách chính thức theo Giáo luật.
Cũng như Ban Vietcatholic đã biết, Hội dòng chúng con được Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng sáng lập từ năm 1963, sau khi Ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Bắc Ninh. Tính đến nay là 58 năm được hình thành và phát triển. Đối với một số người thì cho đây là một hành trình dài vì thời gian đã quá nửa đời người, tuy nhiên trong chương trình của Chúa thì chúng con tin 58 năm là thời gian viên mãn, cần thiết để “phôi thai” cách hoàn thiện và cho ra đời một Hội dòng như hôm nay.
- Hội dòng được sinh ra trong bối cảnh sau biến cố 1954. Lúc đó, phần đông linh mục, tu sĩ và giáo dân từ Miền Bắc đã di cư vào Miền Nam. Giáo phận Bắc Ninh lúc đó chỉ còn một số ít linh mục lớn tuổi và một số thiếu nữ tình nguyện sống độc thân để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội. Số ít giáo dân còn lại thì tản mác khắp hơn tỉnh phía Bắc: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, một phần Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Yên, Phú Thọ.
- Năm 1963, sau khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo phận Bắc Ninh, Đức cha Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng đã quy tụ những thiếu nữ nói trên thành“Hội chị em Sống lý tưởng”, huấn luyện chị em về đời sống đức tin, lòng nhiệt thành truyền giáo và cho chị em tham gia vào công việc rao giảng đức tin trong Giáo phận
- Năm 1992, Ngài đổi tên “Hội chị em Sống lý tưởng” thành “Hội chị em Tận hiến”, và soạn thảo tập sách “Tận hiến:Ơn gọi và Quy chế” để hướng chị em đến đời sống dâng hiến qua việc thực thi ba lời khuyên Phúc Âm.
- Năm 1994, Vị Sáng lập đổi tên Hiệp hội từ “Hội chị em Tận hiến” sang “Đức Bà Hiệp Nhất” với ước muốn các chị em của Hiệp hội này dâng hiến cuộc đời cho chương trình của Thiên Chúa theo gương Mẹ Maria trong việc hiệp nhất với Thánh ý Thiên Chúa, và là trung gian hiệp nhất các môn đệ lại trong Giáo Hội sơ khai. Chị em được mời gọi sống gắn bó với Thiên Chúa bằng đời sống cầu nguyện, hiệp nhất với nhau trong cộng đoàn và trở nên tác nhân của sự hiệp nhất giữa nhân loại.
- Năm 2002, trong tư cách Giám Mục Bắc Ninh, Đức cha Giuse-Maria Nguyễn Quang Tuyến đã ban hành Sắc lệnh thành lập Hiệp hội Đức Mẹ Hiệp Nhất để hướng tới việc trở nên một Tu hội đời thuộc quyền Giáo phận Bắc Ninh.
- Năm 2016, sau khi xem xét lại toàn bộ tiến trình phát triển của Hiệp Hội qua các thời kỳ, Bộ Đời sống các tu hội đời sống thánh hiến và tu tu đoàn tông đồ nhận thấy Hiệp hội phát triển theo hướng như một Hội dòng hơn là Tu hội đời nên đã đề nghị Hiệp hội suy xét và nên chọn dạng thức tu của một Hội dòng thánh hiến hay một Tu đoàn tông đồ theo đúng Giáo luật.
- Trước gợi ý của Bộ Đời sống Thánh hiến, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã giúp cầu nguyện để phân định và cuối cùng đã quyết định chọn chuyển sang hình thức dòng tu thuộc quyền Giáo phận.
- Năm 2017 Ngài đã thiết lập Hiệp hội công Đức Mẹ Hiệp Nhất hướng tới việc thiết lập một Hội dòng thuộc quyền Giáo phận”
- Năm 2019, Đức Cha Cosma đã nộp hồ sơ lên Tòa Thánh để xin thiết lập Hiệp Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất thành Hội dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất.
- Ngày 26 tháng 7 năm 2021, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc qua văn thư số: 318/21 đã cho phép Đức Cha Cosma thiết lập Hiệp Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất thành Hội dòng thuộc quyền Giáo Phận.
- Ngày 1/11/2021, Đức Cha Cosma đã ký sắc lệnh thiết lập Hội dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất theo Giáo luật.
Con lướt sơ qua thì thấy trong 58 năm qua, Tu hội đã có đổi nhiều tên gọi, xin sơ chia sẻ với chúng con một chút được không ạ !?
Sơ Maria Lương Thị Hồng:
Việc Đấng Sáng Lập đã đổi tên Tu Hội từ “ Hội chị em sống Lý tưởng” sang “ Hội chị em Tận Hiến” và cuối cùng là “ Đức Mẹ Hiệp Nhất” cho thấy tiến trình phát triển của Hội dòng qua các giai đoạn rất rõ ràng cả về sứ vụ tông đồ và đời sống thánh hiến.
- Khởi đi từ “chị em sống lý tưởng”, nguyên cái tên cũng cho thấy ý nghĩa rất rộng. Hầu như các thành viên trong giai đoạn này đi theo một lý tưởng tốt đẹp, tự nguyện sống độc thân để được tự do phục vụ Giáo Hội. Chiều kích tu trì chưa rõ ràng.
- Năm 1992, đổi tên “Hội chị em Sống lý tưởng” thành “Hội chị em Tận hiến” Chúng ta lý tưởng đời tu bắt đầu được hình thành là sự tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, nhưng vẫn còn giới hạn khởi đi từ các cá nhân.
- Năm 1994, tiếp tục đổi tên sang “ Đức Mẹ Hiệp Nhất” Lúc này con đường tu trì đã được xác định một cách rõ ràng theo một linh đạo. Như Mẹ Maria: được Thiên Chúa ngỏ lời và Mẹ đã đáp tiếng “Xin Vâng” để thánh ý Chúa được thực hiện. Chị em được hiểu biết nguồn gốc ơn gọi đời tu đến từ Thiên Chúa và sự đáp trả từ phía con người.
Đi song song với các thời kỳ là việc mở rộng và đi sâu hơn vào các lãnh vực tông đồ của Hội dòng. Ví dụ thời đầu chị em chỉ tham gia vào các việc như giữ đất nhà thờ, phục vụ cơm nước, chiếu chăn cho giáo dân đi lễ, dạy kinh bổn…nhưng sau này các lãnh vực khác được mở ra như: Đào tạo giáo lý viên, chuyên môn y tế, Giáo dục hay các chương trình phát triển xã hội khác…
Hiện nay Hội Dòng có bao nhiêu thành viên và bao nhiêu cộng đoàn, phục vụ tại các giáo phận nào ạ, thưa sơ?
Hiện nay Hội dòng có 176 thành viên chính thức, trong đó có 130 chị em khấn trọng, 46 chị em khấn tạm. Gồm 23 cộng đoàn đang phục vụ và học tập tại: Bắc Ninh, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc đào tạo nhân sự diễn tiến thế nào, xin sơ chia sẻ cho chúng con ạ?
Sơ Maria Lương Thị Hồng:
Việc đào tạo nhân sự được xuyên suốt và có sự khác biệt theo từng giai đoạn trong lịch sử của hội dòng. Ví dụ từ khi hình thành đến năm 1994, chị em chỉ được Đức Giám Mục trực tiếp dạy dỗ, huấn luyện về đời sống đức tin và tông đồ. Kể từ 1994, Đức Giám Mục Giáo Phận đã mời một số tu sĩ ở các dòng đến, hoặc gửi chị em đi để được đào tạo về đời tu như dòng: Đa Minh nữ, dòng Thánh Phaolô và dòng Đức Bà Truyền Giáo. Sau này thì Đấng Sáng Lập đã xin Dòng Đức Bà Truyền Giáo đến ở trực tiếp hơn 10 năm để huấn luyện chuyên về đời tu. Các giai đoạn huấn luyện trong đời sống tu trì được hình thành. Kể từ năm 2002 đã bắt đầu có lớp nhà tập đầu tiên và kế tiếp cho đến hôm nay.
Từ năm 2007 đến nay, nhà dòng đã tự lập hoàn toàn trong vấn đề huấn luyện đời tu cho các lớp theo từng giai đoạn như các dòng khác: Khấn trọn, khấn tạm, nhà tập, thỉnh sinh, đệ tử.
Thưa sơ, công việc mục vụ của các sơ hiện nay là những công việc nào?
Sơ Maria Lương Thị Hồng:
Cũng như các dòng Đa Minh nữ và các dòng Mến Thánh Giá, Hội dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất cũng được hình thành để đáp ứng cho các nhu cầu mục vụ của Giáo Hội địa phương. Các cộng đoàn của Hội dòng thường gắn liền với các giáo xứ hầu hết là ở Bắc Ninh. Ở đâu thì chị em tham gia nhiệt tình vào các công việc mục vụ giáo xứ như: Dạy Giáo lý các cấp, dâng hoa cùng những việc khác liên quan đến giáo xứ. Cấp giáo phận, mỗi ban trong Giáo phận đều có các chị em cộng tác như: Ban Giáo Lý, ban Bác Ái Xã hội, Ban truyền thông, giới trẻ…
Ngoài ra, Hội dòng cũng có những mảng tông đồ riêng như: Chăm sóc trẻ khuyết tật, mồ côi, y tế, Giáo dục và Bác ái xã hội.
Xin sơ chia sẻ cho quý độc giả được am hiểu đôi nét về tu phục của quý sơ hiện nay.
Sơ Maria Lương Thị Hồng:
Nói đến tu phục là vấn đề luôn hấp dẫn mọi người. Ở vùng thuộc xứ Kinh Bắc, có chút đặc trưng về văn hóa vùng miền nên chiếc áo dòng của Hội dòng cũng mang đôi nét của chiếc áo quan họ như: Cổ hình chữ nhân và mầu tím chết để diễn tả tâm tình bên trong của người nữ tu đối với Thiên Chúa và đối với nhân loại.
- Chữ nhân: nghĩa bình thường là nhân nghĩa, sống có nghĩa có tình, nhân là thành người, là người trưởng thành biết mình, biết trên biết dưới…Theo nghĩa thần học chút thì con Thiên Chúa đã làm người, mang lấy bản tính con người để thông chia sự sống của Thiên Chúa và cứu độ nhân loại.
- Màu tím chết diễn tả cuộc đời dâng hiến: Tím là âm thầm, là hy sinh và là trung tín đến cùng nhưng cũng là niềm hy vọng.
- Người nữ tu Đức Mẹ Hiệp Nhất khi khoác chiếc áo dòng trên mình được mời gọi không ngừng hoàn thiện bản thân cho đến khi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô qua việc sống nhân bản và thực thi triệt để Ba Lời khuyên Tin Mừng để được tự do phụng sự Chúa và các linh hồn.
Để có được Hội Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất như ngày hôm nay, sơ nghĩ rằng lời tri ân của Hội Dòng sẽ được gửi đến những ai, thưa sơ?
Sơ Maria Lương Thị Hồng:
Trước hết và trên hết, Hội dòng xin được mượn lời của Đức Mẹ để hát lên lời kinh tạ ơn Thiên Chúa: Vì“ Phận nữ tỳ hèn mọn Người đã đoái thương nhìn tới”. Quản thật, Hội dòng xác định Hội dòng là kết quả của tình yêu Thiên Chúa.
Kế đến là Đấng Sáng Lập: Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng. Người đã qui tụ chị em, đã sinh ra Hội dòng trong Giáo Phận Bắc Ninh với đầy tràn tình yêu, Đức Cố Giám Mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến tiếp tục nuôi dưỡng bao bọc Hội dòng suốt thời gian đầu đầy tràn khó khăn thử thách, Hội dòng Đức Bà Truyền Giáo, trực tiếp là hai sơ Xavie Trần Thị Linh và sơ Gioana Nguyễn Thị Nhung và quý sơ đã đảm nhận huấn luyện mọi mặt trong đời sống tu trì trong xuốt hơn 10 năm để Hội dòng có được nếp sống tu trì như ngày hôm nay.
Tiếp đến là Tòa Thánh, Giáo Hội Mẹ đã chuẩn nhận thiện chí của chúng con trong ơn gọi Đức Mẹ Hiệp Nhất, cho phép chúng con được sinh ra và sống yêu thương trong lòng mẹ Giáo Hội.
Đến các Đức Giám Mục của Giáo phận trong các thời kỳ khác nhau. Nhất là Đức Cha Cosma Hoàn Văn Đạt SJ, Giám Mục đương kim của Giáo Phận Bắc Ninh. Ngài đã âm thầm đồng hành với Hội dòng từ khi còn chưa làm Giám mục cho đến nay trong đời sống thiêng liêng qua gặp gặp gỡ linh thao và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cuối cùng cho việc thiết lập Hội dòng.
Ngoài ra, Hội dòng còn nhận được sự trợ giúp đắc lực của Cha Giuse Phan Tấn thành, Op, Cha Michael Trương Thành Tùng SJ, Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung là những người trợ giúp đắc lực trong việc hoàn thiện cuốn Hiến chương, nội qui cùng các giấy tờ cần thiết cho đến khi được Tòa Thành chấp thuận.
Bên cạnh đó còn có các Thân nhân, ân nhân của chị em và Hội dòng bao gồm cả các cha già, các cha xứ và các giáo xứ nơi có cộng đoàn của hội dòng đã và đang góp phần giúp phát triển về cơ sở vật chất và đào tạo kiến thức chuyên môn cho chị em cho đến hôm nay.
Và một bộ phận không thể thiếu đó là các chị em tiên khởi, là những người đi tiên phong, đón nhận mọi hy sinh âm thầm để gây dựng Hội dòng để các thế hệ hôm nay được hưởng những thành quả tốt đẹp như hôm nay.
Một lần nữa, con xin thay mặt chị em trong Hội dòng cám ơn Ban Catholic đã tạo cơ hội để cho con được chia sẻ với độc giả về những ân huệ mà Hội dòng đã đón nhận từ Thiên Chúa và Hội Thánh nhân dịp Hội dòng được Thành lập.
Chúng ta cùng tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội Việt Nam đón hai niềm vui lớn dồn dập, hai niềm vui ấy cùng xảy ra tại Giáo phận Bắc Ninh. Đó là Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Giuse Đỗ Quang Khang làm Tân giám mục phó giáo phận Bắc Ninh và nâng hiệp hội lên thành Hội Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho Gp. Bắc Ninh, cho Đức cha Giuse và đặc biệt cho quý sơ Dòng Đức Mẹ Hiệp Nhất.
Văn Hóa
Sự nghiệp đồ sộ của Hans Urs von Balthasar, tiếp theo
Vũ Văn An
17:43 06/11/2021
Những năm cuối cùng với Adrienne
Sau khi rời khỏi Dòng, Balthasar thực sự sống trên đường phố. Trước hết, ngài phải tìm kiếm một nơi nào đó để sống, và điều này có nghĩa phải ở ngoài Basel, vì sự hiện diện của ngài tại đó không được vị giám mục hoan nghinh. Qua sự giúp đỡ tốt của bạn bè, ngài được cung cấp một căn hộ trống tại Zürichberg, số 11 Đường Im Schilf, từ đó ngài chuyển đến số 51 đường Titlistrasse. Về phía Giáo hội, Đức Giám Mục của giáo phận Chur, Christianus Caminada, đã cho phép ngài cử hành Thánh lễ. và phần nào sau đó, được giải tội, và một lần nữa có thể tổ chức tĩnh tâm. Tuy nhiên, chỉ vào ngày 2 tháng 2 năm 1956, theo sự thúc giục của một số bạn bè giáo dân của ngài ở Zurich nhân dịp sinh nhật lần thứ 50 của ngài, ngài đã được gia nhập giáo phận Chur. Với việc gia nhập này, cuối cùng ngài đã có thể trở về Basel và chấp nhận lòng hiếu khách của Giáo sư Kaegi tại số 4 đường Münsterplatz, nơi ngài vốn có một phòng riêng từ năm 1952.
Mối quan tâm thứ hai, không kém phần nặng nề là phương tiện tài chính. Để kiếm sống và cung cấp tài chính cho công ty xuất bản, công ty đã tiêu xài nhiều hơn là kiếm tiền, ngài đã thực hiện nhiều vòng thuyết trình ở Đức. Tháng 2 năm 1950, ngài đến Tübingen, Bonn, Bad Honnef, Maria Laach (nơi ngài khấn lại các lời khấn dòng của ngài với vị đan viện trưởng, vì ngài không hề muốn bỏ cam kết này), Andernach, Koblenz, NeuWied, Cologne, Essen, Munster, Paderborn, Stuttgart (31). Mùa đông tiếp theo là các giảng khóa ở Freiburg, Bonn, Walberberg, Cologne, Düsseldorf, Hannover, Hamburg, Kiel, Göttingen, Marburg, Heidelberg, Baden-Baden, và vào đầu mùa hè năm 1952, '' “trong cái nóng oi ả", tại các trường đại học khác nhau của Đức.
Không thú vị gì, nhưng nó đang thu hút rất nhiều người. Ở Freiburg phải có đến khoảng một nghìn người. Thực sự đang có sự trống vắng, và bất cứ ai có những lời thích đáng đều có những người nghe đang hết sức khao khát Chúa Kitô.
Cuốn Die Gottesfrage des heutigen Menschen [Vấn đề Thiên Chúa dành cho con người ngày nay] gây ấn tượng về nội dung của những giảng khóa này. Trong khi đó, các buổi tĩnh tâm liên tục được tổ chức; vào năm 1950, bốn khóa ở Dussnang, Kerns, Colmar và Mainz. Sau đó người ta nhấn mạnh đến các cuộc tĩnh tâm dành cho các nhà thần học, và từ năm 1958 trở đi, có các cuộc tĩnh tâm dành cho Cusanus-Werk (các sinh viên ưu tú), mỗi lần từ bốn mươi đến tám mươi người tĩnh tâm tham dự.
Một số ghế đại học đã được đề nghị cho ngài: ngay trước khi ngài rời khỏi Dòng, ngài đã được mời để kế nhiệm Cha Guardini ở Munich. Khi một lời mời phát xuất từ Tübingen, Bộ Chủng Viện và Đại học đã ra lệnh lệnh cấm ngài giảng dạy vì đã bỏ một dòng tu. Dù sao, ngài cũng đã từ chối mọi lời mời này. Ngài đã không được thong dong khỏi cam kết này để thực hiện một cam kết nọ mà không khiến ngài phải xa rời sứ mệnh của mình. Chiếc ghế duy nhất mà ngài có thể chấp nhận, tại khoa triết học ở Basel, thì lại không bao giờ được đề nghị cho ngài, mặc dù Karl Barth đã mời ngài đến với khoa thần học (Thệ Phản). Một mục trong nhật ký của ngài trong mùa xuân năm 1954, cho thấy không khí của thời kỳ này.
“Nhiều khách khứa. Thỉnh thoảng có Reinhold Schneider, C. J. Burckhardt, Guardini, Heuss. Tôi vẫn còn căn phòng của mình ở Zurich. Tôi không được nhập giáo phận nào. Nhiều khóa — tĩnh tâm hoặc tuần học hỏi thêm — sau lễ Phục sinh, lễ Thăng thiên, vào tháng sáu, cuối tháng bảy, đầu tháng tám, ở Tây Ban Nha, rồi ở Louvain. Tôi không gặp Adrienne cho đến ngày 17 tháng 8 ở Paris. Từ đó chúng tôi đi đến St. Quay. Sau kỳ nghỉ hè, nhiều khóa học và hội nghị hơn. Thành thử, Adrienne được thong dong một mình khá nhiều. Năm nay, bà ấy đã thực hiện cuộc phẫu thuật cuối cùng ở Eisengasse. Bà ấy quá ốm đau không thể thực hiện nó tại nhà được nữa” (32).
Điều trên nghe giống như một cuộc sống bị phân mảnh khủng khiếp. Tuy nhiên, trong những năm của tuổi trung niên này, Balthasar đã tìm được tâm điểm thực sự của riêng mình. Nó bắt đầu với hai cuốn sách nhỏ, mà khi xuất bản chúng đã gây ra khá nhiều chấn động, và thậm chí cho đến nay vẫn được coi là cột mốc quan trọng trong sự phát triển tư tưởng của ngài: Der Laie und der Ordensstand [Giáo dân và Dòng tu] năm 1948 và Die Schleifung der Bastionen [San bằng các pháo đài] năm 1952. Vào năm 50 tuổi, ngài đã hướng Kleiner Lageplan zu meinen Büchern [Bản đồ nhỏ Các Sách của Tôi] của ngài vào tâm điểm này, và sau đó nhiều năm, Rechenschaft [Trách nhiệm giải trình], năng nổ và quan tâm đến bản thân hơn, bắt đầu từ tâm điểm đó. Vấn đề là Giáo hội ở trong thế giới, không phải việc tỏa sáng sự thánh thiện của Giáo hội vào thế giới trần tục, nhưng là việc dậy men thế giới từ bên trong để làm cho vinh quang của Thiên Chúa hữu hình, luôn tỏa sáng trong thế giới này. Balthasar nói rằng trung tâm của Giáo Hội là nơi người ta thường nhìn thấy ngoại vi: tức sứ mệnh thế tục của Giáo Hội. Đó là lý do tại sao các tường thành phòng thủ phải được san bằng và những đại lộ rộng rãi được xây dựng từ đống đổ nát. Sứ mệnh của Giáo hội trong thế giới này phải được thực hiện bởi giáo dân, những người sống hoàn toàn trong thế gian. Nhưng, để có thể hoàn thành sứ mệnh đó, họ phải thực sự là ''muối"và là ''men". Họ phải sống ở tâm điểm của Kitô giáo, ở việc chịu nhục nhã vì Thập giá, ở việc cầu nguyện và từ bỏ mình. Ở đây Balthasar nhìn thấy vai trò của các viện thế tục, như được đề xuất vào năm 1947 bởi tông hiến Provida Mater [Đức Mẹ Lo Liệu], và như Cộng đồng Thánh Gioan cố gắng đem vào thực hành.
Mọi tranh luận của Balthasar đều xoay quanh tâm điểm đó. Chúng bắt đầu bằng các cuộc trao đổi vẫn còn khá hòa bình trong thời kỳ này về khái niệm tự nhiên và với Karl Rahner, về định nghĩa giáo dân. Sau đó, với một giọng điệu gay gắt hơn, có Friedlichen Fragen an das Opus Dei [Những Câu hỏi Thân thiện Đối với Opus Dei] (33) (Trong Schleifung der Bastionen [San bằng Pháo đài], ngài đã trưng dẫn Opus Dei như một thí dụ cho điều ngài muốn nói. Sau này, ngài nhẹ nhõm khi nghe nói hội này không còn tự coi mình như một viện thế tục nữa). Cuối cùng, có những cuộc tấn công gay gắt hơn về thời kỳ hậu công đồng, trong số này, Cordula [Dây thìa canh] được biết đến nhiều nhất. Cái hăng say (zelos) của nhà tranh luận này không chỉ là mặt trái của các dục lực (eros) thần học của ngài (hãy nghĩ Karl Barth có thể sẽ mỉa mai xiết bao!). Ngài cũng lo ngại rằng không nên từ bỏ hoặc che khuất mối liên kết không thể hủy tiêu giữa sứ mệnh của Kitô hữu trên thế giới và việc bắt chước Chúa Kitô bị đóng đinh — điều mà ngài gọi là "thử thách quyết định", nghĩa là làm chứng cho Chúa Kitô trong cuộc sống và đau khổ của mình.
Khi rời bỏ dòng tu của mình, Balthasar một lần nữa “ở trong đời”. Cuộc sống của ngài có tính thế tục của một Kitô hữu bình thường hơn là của một linh mục giáo phận. Ở đây, khi nhìn lại, có thể thấy rõ ý nghĩa sâu sắc hơn việc quyết định rời Dòng Tên, đối với sứ mệnh của ngài: phong cách sống và sứ mệnh trùng hợp với nhau nhiều hơn.
Đối với ngài, trọng tâm sứ mệnh của ngài nay rõi sáng cho công trình trước đây của ngài, kể cả công trình văn học.
Tất cả có thể là chuyện phiếm văn chương nếu nó không phục vụ cho một hoạt động giáo hội không tự lựa chọn hoặc tự bổ nhiệm. Đó là trọng tâm: mọi thứ khác, dù xẩy ra sớm hơn, đều được sắp xếp xung quanh nó (34).
Trong những năm mà chúng ta đang nói tới, ở trong đời, trước hết, có nghĩa là quan tâm đến việc con người trở lại với Chúa, như đã diễn tả trong Die Gottesfrage des heutigen Menschen [Vấn đề Thiên Chúa dành cho con người ngày nay]. Nhưng ở lại trung tâm Kitô giáo, trước hết, có nghĩa là cầu nguyện và chiêm niệm. "Hành động đó có ý nghĩa thâm nhập càng sâu, thì sự suy niệm càng phải đi trước và sau nó" (35). Đó là lý do tại sao nghĩa vụ chính của các thành viên của Schulungsgemeinschaft [Cộng đồng đào tạo] là phải dành “một ít thời gian vắn vỏi hàng ngày cho việc tĩnh tâm trước mặt Thiên Chúa, để suy niệm cầu nguyện”. Để giúp đỡ điều này, vào năm 1955, Balthasar bắt đầu một loạt ấn phẩm tại Johannesverlag có tên là Adoratio (Thờ Lạy). Chính ngài đã viết cuốn đầu tiên, Das betrachtende Gebet (Cầu nguyện Chiêm niệm). Điều đáng lưu ý, loạt sách này đã kết thúc sau bốn cuốn: không tìm được người cộng tác nào cho nó. Và vì vậy Balthasar liên tục thử các bộ sách mới: Lectio Spiritualis [Sách đọc Thiên liêng] (từ năm 1958), Beten Heute (Cầu nguyện Ngày nay] (từ năm 1972), Christliche Meister [Những bậc thầy Kitô giáo] (từ năm 1979). Ngay đầu năm 1948, cùng lúc với cuốn sách về các cộng đồng giáo dân, một tiểu luận đã ra đời sẽ xác định mãi hình ảnh của Balthasar trong nhiều năm tới: Theologie und Heiligkeit [Thần học và sự thánh thiện]. Sự tương phản viết trong đó giữa thần học “ngồi” và thần học “qùy” trở thành phương châm.
Vào thời điểm này, trong cuộc sống bản thân của ngài, Balthasar đã được đưa ngày càng sâu vào trung tâm của Kitô giáo, tức vào Thập giá. Đầu tiên là việc hợp tác với Adrienne, một điều, với thời gian, ngày càng đòi hỏi ngài nhiều hơn. Sau những bài bình luận Kinh thánh tuyệt vời phải ghi chép, có rất nhiều công việc thư ký tự nguyện được thực hiện. Vào đầu tháng 4 năm 1956, ngài báo cáo:
“Kể từ tháng Giêng, tôi đã sao chép một nghìn trang bản thảo: thư thứ nhất Côrintô, thư Côlôsê, và một cuốn sách về các bậc sống của Kitô hữu. Đối với tôi, tất cả đều xuất sắc theo cách riêng của chúng. Tôi cho rằng năm nay tôi sẽ phải tập trung vào công việc này nếu có bao giờ tôi có thể nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tôi cũng phải suy xét nhiều điều trước khi 'tôi có thể đưa ra ý kiến riêng và chuẩn bị xuất bản nó”.
Tuy nhiên, ngài nhanh chóng nghĩ rằng mình có thể làm được vào thời điểm đó, công việc chưa bao giờ kết thúc đối với ngài. Ngay đến những năm cuối đời, ngài đã phải hy sinh những kỳ nghỉ của mình để hoàn thành nhiều bản thảo hơn. Ở bên Adrienne ngày càng có nghĩa là phải chăm sóc một người phụ nữ bị bệnh nặng. Trong những bức thư của mình, ngài nói đi nói lại: “Bà Kaegi bị bệnh rất nặng”. Kể từ năm 1940, bà bị bệnh tim, và với thời gian trôi qua, càng ngày càng phải chịu đựng nhiều đau đớn hơn. Một vài lần bà đã phải (hoặc được phép) trải qua cơn hấp hối, và từ năm 1954, bà không thể rời khỏi nhà ở Münsterplatz nữa.
Nhưng chính sức khỏe của Balthasar cũng bị ảnh hưởng. Từ đầu tuổi năm mươi, ngài liên tục bị bệnh giữa các chuyến đi thuyết trình hoặc tĩnh tâm khác nhau. Vào mùa thu năm 1957 - Albert Béguin qua đời vào tháng 5 – một tình trạng kiệt sức đã khiến ông suy sụp trong sáu tháng. "Tôi thực sự nghĩ mình đã bị suy sụp, nhưng bây giờ có vẻ như đang trở lại bình thường. Được quảng cáo về việc này cũng tốt thôi”.
Vào đầu mùa hè năm 1958, ngài bị viêm tĩnh mạch trong vài tuần, và sáu tháng sau, căn bệnh đã đánh gục ngài hoàn toàn và đưa ngài đến gần cửa tử. Tê liệt tứ chi được chẩn đoán chính xác là triệu chứng của dạng bệnh bạch cầu. Nhiều tháng dưỡng bệnh ở Montana-Vermala đã phục hồi sức khỏe cho ngài, nhưng trong nhiều năm sau đó, ngài sẽ bị ảnh hưởng bởi hậu quả của căn bệnh đó. Hai tay của ngài hoạt động rất kém, đứng và đi lại rất khó khăn.
Nhưng ngài không bao giờ ngừng làm việc. Trong những năm bị bệnh, ngài đã hoàn thành bản dịch thơ trữ tình của Claudel, dịch Great Theatre of the World (Nhà hát lớn của thế giới) của Calderon để trình diễn ở Einsiedeln (mặc dù cuối cùng, một bản văn khác đã được sử dụng), và trên hết, ngài bắt đầu lên kế hoạch cho bộ ba tác phẩm của ngài, tập đầu tiên trong số này ra đời năm 1961. Cuối năm 1958, lần đầu tiên ngài viết:
“Tôi đang cố gắng đem thẩm mỹ và thần học giáp mặt nhau. Đây là nỗ lực đầu tiên của tôi đối với những đỉnh cao này. Một chủ đề tuyệt vời, nhưng những ngày này ai là người đủ sức thực hiện nó? Eros (dục lực) từ đâu đã đi vào thần học và chú giải về Diễm ca, vốn thuộc tâm điểm của thần học?”
Thế nhưng, dù chưa hết bệnh, ngài đã lại lại ngập đầu với những công việc phụ. Chúng ta đang ở cuối năm 1960, thời kỳ lên cơn sốt chuẩn bị Công đồng Vatican II. Nên, nhiều việc nhỏ bất cứ loại nào cũng chỉ được cam kết rời rạc. Truyền thanh, truyền hình. Vội vội vàng vàng, quá nhiều khuấy động, chưa hết chuyện này đã đến chuyện khác. Thà ở trong một Nhà Tế bần [charterhouse] còn hơn.
Lúc này, làm sao ngài rút về Nhà Tế bần cho được. Tuy nhiên, ngài không được mời dự Công đồng, và vì vậy, bên cạnh phòng bệnh của Adrienne, ngài có thể tiếp tục viết cuốn Thẩm mỹ của ngài mà không bị quấy rầy. Đặc biệt, tập thứ hai, với mười hai nghiên cứu riêng lẻ, đã mang lại cho ngài rất nhiều niềm vui, nhưng cũng rất nhiều việc phải làm. Mỗi phần đều phải được thực hiện cẩn thận, mặc dù ngài có thể tổng hợp một số theo kế hoạch trước đây vốn là các phần riêng biệt — các chương về Denys, Dante và Péguy. Các tập đầu tiên của bộ tổng luận thần học này đã mang lại cho ngài nhiều danh dự vào ngày sinh nhật thứ sáu mươi của ngài: Thập giá Vàng của Núi Athos, và các bằng tiến sĩ thần học danh dự từ các trường đại học của Edinburgh, Munster, và sau một thời gian trì hoãn, Fribourg.
Trước khi ngài có thể kết thúc cuốn Thẩm mỹ, năm 1967, với căn bệnh hiểm nghèo của Adrienne, đã tạo ra một gián đoạn thứ hai trong cuộc đời ngài. Trong ba năm, bà đã gần như mù hoàn toàn. Giờ đây, với căn bệnh ung thư ruột, cơn hấp hối hết sức chậm chạp, hết sức nặng nề bắt đầu - "chết với máy đếm giọt, trong chuyển động chậm chạp" (36) từ tháng 6 đến tháng 9. Bà mất vào đêm 17 tháng 9 năm 1967 - một mình, như nhà dìu dắt trên trời của bà, Thánh Inhaxiô.
Đối với Balthasar, một giai đoạn mới của cuộc đời đã bắt đầu. Ngài chuyển từ Münsterplatz đến số 42 đường Arnold Böcklinstrasse, - và từ nay trở đi đã có thể di chuyển tự do hơn. Vào lúc này, ngài đã có đầy đủ khả năng hoàn tất cuốn Erster Blick auf Adrienne von Speyr [Cái nhìn đầu tiên về Adrienne von Speyr] và chuẩn bị để in cuốn đầu tiên trong số các tác phẩm chưa được xuất bản. Các thành viên của Cộng đồng Thánh Gioan rất ngạc nhiên, có thể nói là sững sờ, trước số lượng phong phú các đặc sủng của vị sáng lập của họ, mà khi vị này còn sống, họ chưa hề có một ý niệm nào. Trong hai mươi năm cuối đời, Balthasar đã cống hiến hết mình để vận động cho sứ mệnh của Adrienne được Giáo hội công nhận. Việc in tư nhân các tác phẩm chưa xuất bản đã gây cho ngài tốn phí rất cao; theo ước tính đầu tiên, ngài đã tiêu ít nhất 300,000 Đức Mã (37). Đối với các danh dự thần học và sự sự tín nhiệm ngày càng tăng của Đức Giáo Hoàng, ngài đều chuyển cho Adrienne. Đó là cách hiểu của ngài đối với mũ Hồng Y và lý do tại sao, mặc dù miễn cưỡng, ngài đã chấp nhận nó. Trở lại năm 1965, ngài viết:
"Công việc của bà và của tôi không thể tách rời nhau về mặt tâm lý hay thần học. Chúng là hai nửa của một tổng thể, với một nền tảng duy nhất ở trung tâm" (38). Vì vậy, trước khi chuyển sang những năm cuối cùng của đời ngài, chúng ta ít nhất phải có một cái nhìn vắn vỏi về công việc chung này.
Kỳ tới: Sự Nghiệp Hans Urs von Blathasar
Bà Góa Nghèo Vĩ Đại
Sơn Ca Linh
21:10 06/11/2021
“Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu…”- Mc 12,42
Tù lâu con cứ nghĩ:
Mẹ là “Thiếu Nữ Sion” cành vàng lá ngọc,
Là “Trinh nữ” thuộc dòng thế phiệt trâm anh…
Mẹ là “Đóa sen” giữa chốn đầm lầy rác rưởi hôi tanh,
Mẹ là “Hiền Thê”,
Đang đón đợi “Phu Quân” với y trang diễm kiều rạng rỡ…
Nhưng hôm nay,
Sách Các Vua và Tin Mừng Maccô khắc họa,
Mẹ, bà góa nghèo chỉ còn chút xíu bột ở Sarepta,
Mẹ, bà góa khổ, chỉ có đồng xu ten, giữa đô hội xa hoa,
Nên con chợt nhận ra,
Mẹ, “Bà góa đông con”,
Mẹ, Hội Thánh của một đoàn con cù bơ cù bất…
Đã hai ngàn năm,
Mẹ, “Bà góa vọng phu”, thân cò tất bật,
“Ôm con đợi chồng” biền biệt cõi xa xăm ! (1)
Mồ hôi, nước mắt, khổ cực âm thầm,
Bách hại thương đau bao mùa gánh chịu…
Nhưng cho dẫu,
Nắng sớm mưa chiều nhọc nhằn đau yếu…
Bị loại trừ, kết án, bị bôi nhọ… có thừa !
Nhưng “sắc nước hương trời” Mẹ vẫn giữ như xưa,
Khung vải mới Mẹ dệt hoài để giữ niềm chung thủy ! (2)
Gia tài của Mẹ,
“Chút xíu bột” là “Lời vàng” tinh túy,
Là “Khúc thơ tình”, là “Kỷ vật” của Đấng “Phu Quân”,
Là mấy “Đồng xu ten”
Của đức khiêm nhu, của lòng trong sạch, đức khó khăn,
Để Mẹ, chẳng tiếc để cho, và sẵn sàng chia sẻ.
Mẹ đã dạy chúng con,
Nghèo nhưng luôn mang trái tim quảng đại,
Biết cho đi dù chỉ còn một chút bột, mấy đồng xu…
Gieo yêu thương, trong ghét ghen chia rẽ hận thù,
Đem tha thứ vào nơi lỗi lầm mạo phạm…
Mẹ Hội Thánh của con,
“Bà góa nghèo” như vầng trăng rực sáng,
Những đồng xu ten, chút xíu bột… rồi sẽ đơm hoa.
Bởi cái nhỏ nhen khi được đặt trong bàn tay Cha,
Dù “chút xíu” cũng sẽ trở thành “phép lạ”.
Mẹ Hội Thánh của con, “Bà Góa Nghèo vĩ đại” !
Sơn Ca Linh (7.11.2021)
(1). Từ khi “Chúa Về trời”, Hội Thánh bắt đầu cuộc lữ hành trong hy vọng.
(2). Huyền thoại Hy Lạp: Nàng Penelope dệt vải đợi chồng là Odysseus.
VietCatholic TV
Tin Vui: Một tu viện chiêm niệm Thánh Têrêxa Avila sẵn sàng cầu nguyện theo ý bạn xin. Chỉ dẫn ở đây
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:30 06/11/2021
1. Chính Thống Giáo cho rằng gọi Biden là người Công Giáo là khinh miệt Kitô Giáo
Trong chương trình truyền hình hàng tuần “Giáo Hội và Thế Giới”, Đức Tổng Giám Mục Alfeyev Hilarion, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, đã được hỏi ý kiến về lý do tại sao chính quyền “của ông Công Giáo Biden” nhất quyết chống tới cùng “Đạo Luật nhịp tim” của tiểu bang Texas.
Phóng viên Gracheva Vladyka, hỏi: “Thưa Đức Tổng Giám Mục ở Hoa Kỳ, tiểu bang Texas, theo nghĩa đen của từ này hiện đang chống lại một kháng nghị của Bộ Tư pháp liên bang, yêu cầu bãi bỏ “luật nhịp tim” đã được thông qua ở tiểu bang này. Trong đó quy định rằng không được phá thai kể từ khi nghe thấy nhịp tim của thai nhi. Theo ý kiến của Đức Tổng Giám Mục, tại sao chính quyền của ông Công Giáo Biden nhất quyết bãi bỏ luật này của tiểu bang Texas?”
Đức Tổng Giám Mục Hilarion nói: Khi họ nói về ông Công Giáo Biden, tôi luôn muốn đặt câu hỏi: trên thực tế, đạo Công Giáo của Biden là đạo Công Giáo gì? Giáo Hội Công Giáo phản đối việc phá thai, và ông Biden là người ủng hộ việc này. Anh ta làm điều đó với tư cách là một người Công Giáo hay với tư cách là tổng thống của Hoa Kỳ? Anh ta làm việc này theo lệnh của lương tâm mình hay tiến hành nó theo nhu cầu của tình hình chính trị? Một người không thể tự gọi mình là người Công Giáo, đồng thời vi phạm và kêu gọi người khác vi phạm các chuẩn mực cơ bản của đạo đức Kitô. Gọi Biden là người Công Giáo, thậm chí có người còn gọi ông ta là người Công Giáo tốt thì thật sự là một sự khinh miệt đạo thánh Đức Chúa Trời.
Giáo Hội Công Giáo La Mã, cũng như Giáo Hội Chính thống, phản đối việc phá thai như vậy. Nếu ở một trong các tiểu bang của Mỹ vẫn còn luật bảo vệ quyền lợi của những đứa trẻ chưa chào đời, thì Giáo Hội Công Giáo, cũng như Chính thống giáo, phải hoan nghênh việc bảo tồn luật này. Nhưng chính quyền Mỹ hiện đang cố gắng buộc tất cả các tiểu bang phải theo một tiêu chuẩn, được hướng dẫn bởi các chuẩn mực cấp tiến. Theo các chuẩn mực cấp tiến cực đoan ấy, mạng sống của một thai nhi là vô giá trị và không cần được bảo vệ, điều quan trọng nhất là tôn trọng quyền của phụ nữ. Nói cách khác, người ta nói rằng người phụ nữ có quyền định đoạt thân thể của mình, cô ấy có quyền quyết định việc phá thai và không ai được can thiệp vào việc này của cô ấy. Tất cả luật pháp của các nước phương Tây đang đi theo chiều hướng này.
Giáo Hội Công Giáo ở phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ, Giáo hội Chính thống và nhiều người theo đạo Tin lành đứng lên bảo vệ thai nhi, cho rằng phá thai là giết người, và tất cả mọi người, kể cả những người chưa được sinh ra, đều có quyền cơ bản - là quyền được sống. Thật không may, điều này thường bị lãng quên bởi các nhà hoạt động nhân quyền hiện đại. Họ bảo vệ tất cả các quyền, ví dụ, quyền nhận con nuôi của một cặp đồng tính luyến ái, quyền của cha mẹ được phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho đứa con chưa thành niên của họ - tất cả những quyền này đều được coi là nhân quyền, thế nhưng quyền cơ bản của con người là quyền được sống của những đứa trẻ chưa chào đời lại bị từ chối.
Source:Sismografo
2. Ý dâng tượng Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh cho “Người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”
Sự cống hiến này đánh dấu lần đầu tiên một thị trấn của Ý đã vinh danh Hoa Kỳ như vậy.
Thành phố Pietrelcina, quê hương của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, có một bức tượng mới của vị thánh bảo trợ của mình. Tác phẩm nghệ thuật ngoạn mục rất đáng chú ý theo đúng nghĩa của nó, nhưng thậm chí còn hơn thế nữa vì sự cống hiến mà nó mang lại. Đây là lần đầu tiên một thị trấn ở Ý dành riêng một quảng trường cho “người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Tổ chức Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh báo cáo rằng bức tượng được đặt một cách đặc biệt để tri ân vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc đời của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh. Bức tượng được lắp đặt vào ngày 23 tháng 9 năm 2021, nhân kỷ niệm 53 năm ngày mất của Cha Piô. Địa điểm này dự kiến sẽ là một điểm hành hương nổi tiếng vào năm 2022, khi thành phố Pietrelcina kỷ niệm 20 năm ngày Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh.
Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh chưa bao giờ đến thăm Mỹ. Tuy nhiên, ngài đã có một số liên hệ với các quân nhân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai và chính một số quân nhân này là những người đầu tiên quảng bá di sản của Cha Thánh Piô ở Hoa Kỳ. Cho dù chỉ có các tiếp xúc rất hạn chế, tân thế giới không kém phần quan trọng trong cuộc đời của thánh nhân.
Cha của Thánh Piô
Cha của Thánh Piô Năm Dấu Thánh, là ông Grazio Forgione, là một trong số khoảng 3.2 triệu người Ý đã mạo hiểm đến Tân Thế giới để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Theo một tiểu sử của vị thánh, Grazio đã thực hiện chuyến đi qua lại từ Mỹ đến Ý nhiều lần trong suốt vài năm để tài trợ cho việc học của Cha Thánh Piô.
Tại buổi lễ ra mắt bức tượng, Luciano Lamonarca, Người sáng lập và Chủ tịch của Tổ chức Cha Thánh Piô, lưu ý rằng nếu không có thu nhập mà ông Grazio kiếm được ở Mỹ thì có thể đã không có Cha Thánh Piô. Lamonarca nói:
“Bức tượng này được làm để ghi nhận và tri ân người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tạo cơ hội cho Grazio Forgione, cha của Cha Thánh Piô, được làm việc tại Mỹ, để ông có thể làm việc lương thiện, kiếm tiền và gửi về để Cha Thánh Piô có thể trở thành một linh mục. Nếu không có những nỗ lực và hy sinh của người cha này… có lẽ chúng ta sẽ không có Cha Thánh Piô”.
Tôi ôm lấy bạn
Bức tượng của Cha Thánh Piô, có tựa đề “I Embrace You”, nghĩa là “Tôi ôm lấy bạn”, được hình thành bởi nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới Timothy Schmalz. Nó có hình một cây thánh giá được đặt bên trên của vị thánh. Từ bàn tay bị thương của Chúa Kitô, máu chảy xuống qua lòng bàn tay của Thánh Piô, người có 5 dấu thánh, và tiếp tục chảy xuống để tạo ra một lớp bảo vệ xung quanh Hoa Kỳ.
Bức tượng có kích thước như người thật, nhưng 100 bản sao nhỏ hơn đã được tạo ra để làm quà tặng cho những người ủng hộ dự án. Một trong số này đã được dâng lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Cha của Đức Giáo Hoàng, ông Mario Jose Bergoglio, cũng là người Ý, đã nhập cư đến Á Căn Đình với mục đích tương tự. Đức Giáo Hoàng rất hài lòng khi bức tượng tôn vinh hàng triệu người cha vô danh người Ý, những người đã hy sinh tương tự vì sự tiến bộ của con cái họ.
Source:Aleteia
3. Giao phó những người thân yêu đã khuất của bạn cho những lời cầu nguyện của tu viện Thánh Têrêxa thành Avila
Hôm 1 thánh 11, Lễ Các Thánh, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết ý cầu nguyện của quý vị và anh chị em sẽ được dâng lên tại tu viện Thánh Têrêxa thành Avila vào ngày 10 tháng 11 tới đây, nếu quý vị và anh chị em gởi ý cầu nguyện đến cho các nam nữ tu sĩ ở tu viện này theo một đường link sau đây.
https://aleteia.org/2021/10/27/a-special-mass-for-your-loved-ones-submit-your-prayer-intentions/
Cộng đoàn Dòng Cát Minh, nơi Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã sống 30 năm, sẽ ghi nhớ ý hướng của quý độc giả trong thánh lễ được cử hành vào ngày 10 tháng Mười Một.
Không ai tốt hơn Đức Cha José María Gil Tamayo của Avila, một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực truyền thông, trong việc giúp chúng ta đánh giá cao dịch vụ mà những nam nữ tu sĩ chiêm niệm thực hiện cho Giáo hội và thế giới.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngài:
Aleteia: Thưa Đức Cha, đâu là ý nghĩa khi các nam nữ tu sĩ cống hiến cuộc đời mình để cầu nguyện cho Giáo hội và thế giới trong một xã hội hiếu động và siêu công nghệ của chúng ta?
Giám mục José María Gil Tamayo: Họ là lời nhắc nhở về sự hiện diện của Chúa trong thế giới tục hóa của chúng ta. Thật không may, chúng ta muốn đưa Chúa ra khỏi tầm nhìn của mình. Chúng ta muốn hạn chế các tín hữu trong bầu khí riêng tư hoặc trong 4 bức tường của nhà thờ. Sự hiện diện của những người chiêm niệm là một lời nhắc nhở về sự tối cao của Thiên Chúa: rằng Thiên Chúa là điều quan trọng nhất. Chúng ta cần những lời nhắc nhở này về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta cần minh chứng cho sự hiện diện này qua đời sống chiêm niệm, của các nam nữ tu sĩ. Không có Chúa, bạn không có gì cả. Bằng cách nhắc nhở chúng ta về chân lý này, những người chiêm niệm không chỉ trở thành một cách cất lên tiếng kêu thầm lặng với Thiên Chúa cho thế giới của chúng ta, cho con người, mà còn nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, tha thứ chúng ta, đã cứu chúng ta qua Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng ôm ấp chúng ta, và đưa chúng ta đến sự viên mãn.
Aleteia: Đức Cha có nghĩ rằng thế giới Công Giáo nhận thức được giá trị mà những người chiêm niệm mang lại khi họ thường xuyên cầu nguyện cho nhân loại không?
Giám mục José María Gil Tamayo: Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đánh mất một mức độ nhận thức nhất định về đời sống chiêm niệm, có lẽ vì tình trạng tục hóa nội bộ đã ảnh hưởng đến chính Giáo hội. Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chúng ta trở thành những người loan báo Tin Mừng với tinh thần tràn đầy. Nếu không có các nhà chiêm niệm, không có các tu viện, chúng ta sẽ không nhìn thấy sự viên mãn của Kitô giáo. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta phải minh chứng cho vai trò của các nam nữ tu sĩ trong cuộc sống thực. Rất quan trọng. Chúng ta phải là những người phát thanh trong giáo xứ, trong các hội đoàn, trong gia đình, trong trường học, về tiếng Chúa mời gọi: Chúa kêu gọi các linh hồn hiến thân cho đời sống chiêm niệm.
Aleteia: Với chiến dịch này, chúng ta mời mọi người chia sẻ ý định cầu nguyện của họ nhân dịp Ngày Các Đẳng Linh Hồn, năm nay được đánh dấu bởi đại dịch. Đức Cha có giao phó ý cầu nguyện của mình cho các tu viện không?
Giám mục José María Gil Tamayo: Có chứ, tôi rất cần điều đó. Trách nhiệm chính của Giám mục là cầu nguyện cho chức vụ của mình và cũng cho đời sống của cộng đồng Kitô hữu. Tôi thật may mắn, vì trong giáo phận của chúng tôi có 15 tu viện, trong đó có năm tu viện của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Tôi yêu cầu họ cầu nguyện để cầu thay cho rất nhiều nhu cầu mà chúng tôi có. Chúng tôi đã trải nghiệm điều đó một cách đặc biệt trong năm nay: cảm thấy sự giúp đỡ của họ, cảm thấy được mạnh mẽ, cảm thấy chúng tôi đang trong bàn tay của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” (Mt 7:7)
Hơn nữa, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng nơi nào có hai hoặc nhiều hơn đồng thanh cầu xin Thiên đàng, thì điều đó sẽ được ban cho chúng ta.
Lúc này, những sáng kiến có lợi cho người đã khuất là cần thiết. Sách Thánh nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không tin, thì việc cầu nguyện cho những người đã khuất của chúng ta đâm ra vô ích. Chúng ta không thể quên những người đã ra đi trước chúng ta. Đó là nghĩa vụ công bằng và bác ái. Chúng ta cầu xin cho họ được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa, đó là sự viên mãn mà chúng ta đang hướng tới một cách trọn vẹn trong sự phục sinh cuối cùng. Chúng ta cầu nguyện cho họ và đồng thời chúng ta cảm nhận được đòn đánh vào chúng ta của cái chết, sự trống trải, mất mát, đó là một dạng của tình cảm.
Điều này bây giờ đã được biến đổi không chỉ bằng cách làm đẹp các nghĩa trang, nhưng qua lời cầu nguyện và trên hết, qua sự hy sinh đổi mới của Chúa Kitô.
Aleteia: Những người cùng chiêm ngưỡng đã cống hiến mạng sống của họ cho chúng ta mà không đòi hỏi gì được đáp lại. Làm thế nào một người Công Giáo có thể cộng tác một cách tích cực và hữu hình với những tu viện này?
Giám mục José María Gil Tamayo: Vâng, tôi muốn nói rằng, ngay từ đầu, lời cầu nguyện phải có sự tương hỗ. Thực tế là có đời sống chiêm niệm, trong các tu viện, không loại trừ chúng ta khỏi quyền ưu tiên của việc cầu nguyện, bởi vì đó là sự tối thượng của Thiên Chúa. Cầu nguyện phải là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu dạy chúng ta lời cầu nguyện đẹp nhất, đó là Kinh Lạy Cha. Chúa nói với chúng ta rằng “Hãy cầu nguyện đừng nản lòng”. Đầu tiên với lời cầu nguyện: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ vì các tu viện chiêm niệm cần phải đổi mới ơn gọi rất nhiều. Điều này rất quan trọng. Các tu viện đang đóng cửa vì sự già đi của các thành viên. Những người trẻ là cần thiết.
Điều này xảy ra với chúng ta khi chúng ta sống như thể Chúa không tồn tại, khi Chúa bị loại trừ khỏi cuộc sống bình thường, khi chúng ta chỉ đặt mọi thứ vật chất làm mục tiêu đầu tiên, khi chúng ta quên lý do tồn tại và lý do đức tin, khi chúng ta đánh mất ý nghĩa cuộc sống của chúng ta.
Đó là lý do tại sao sự đóng góp của các gia đình là quan trọng; chúng là cần thiết cho việc giáo dục đời sống chiêm niệm như một chân trời. Đó là đóng góp tốt nhất.
Và sau đó là bố thí. Nó chắc chắn là quan trọng. Họ cần nó. “Ora et labra”, nghĩa là “cầu nguyện và lao động”, là nền tảng cho đời sống tu viện. Giúp họ là quan trọng.
Tóm lại: trên hết, chúng ta có thể đóng góp bằng lời cầu nguyện, với một nền văn hóa khuyến khích người khác theo tiếng gọi này của Thiên Chúa để dâng mình cho cầu nguyện, chiêm niệm, cho mầu nhiệm Thiên Chúa, chứng kiến sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
Tuy nhiên, tình cảm mà chúng ta dành cho các tu viện cũng phải đi qua túi tiền của chúng ta.
Source:Aleteia
Tâm lý gia: Người Công Giáo có nên nói chuyện với những người thân yêu đã khuất của họ không?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:16 06/11/2021
1. Đức Tổng Giám Mục Cordileone gắn lòng tôn kính Thánh Thể với sự tôn trọng sự sống
Trong một suy tư mới, Đức Tổng Giám Mục San Francisco Salvatore J. Cordileone xác định một sợi dây chung liên kết giữa việc phá thai, tình trạng vô gia cư và nhu cầu cấp bách về sự phục hưng Thánh Thể giữa những người Công Giáo như một thách thức để nhìn xa hơn những vẻ bề ngoài và nhìn thấy “thực tại thiêng liêng sâu xa hơn”.
“Là những vấn đề chính trị, vô gia cư và phá thai được coi như những thứ riêng biệt. Nhưng với ý nghĩa bí tích Công Giáo, chúng ta có thể thấy rằng cho dù chúng ta đang nói về những người không được nuôi dưỡng hay chưa được sinh ra, thì vấn đề cơ bản đều giống nhau: Chúng ta có thể nhìn xa hơn vật chất đơn thuần đến thực tại tâm linh sâu xa hơn không?” Đức Tổng Giám Mục Cordileone đặt câu hỏi.
Ngài nói thêm: “Điều mà các giám mục Công Giáo và các nhà lãnh đạo khác của chúng ta phải tìm kiếm không chỉ là những từ ngữ trên một trang giấy, mà còn là sự phục hưng sâu sắc về Bí tích Thánh Thể, đòi hỏi sự phục hưng trong trí tưởng tượng về bí tích Công Giáo.”
Đức Tổng Giám Mục Cordileone công bố suy tư này cho CNA hôm thứ Sáu trước một Thánh lễ dành cho Người Vô gia cư mà ngài sẽ chủ trì vào ngày 6 tháng 11. Vào hôm tháng Hai, ngài tuyên bố ủng hộ sáng kiến ”Năm cho người vô gia cư” do Viện Thánh nhạc và thờ phượng Thiên Chúa Benedict XVI đưa ra. Sáng kiến này sẽ điều phối phụng vụ tại tổng giáo phận San Francisco năm nay. Đức Tổng Giám Mục đã từng cử hành các thánh lễ cho người vô gia cư vào năm 2018 và 2019.
Phản ánh của Đức Tổng Giám Mục cũng xuất hiện chỉ vài tuần trước cuộc họp khoág đại mùa thu của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, được tổ chức từ ngày 15 đến 18 tháng 11 tại Baltimore, trong đó việc xem xét một văn kiện mới về phục hưng Thánh Thể sẽ là một trong những nội dung chính trong chương trình nghị sự.
Source:Catholic News Agency
2. Người Công Giáo có nên nói chuyện với những người thân yêu đã khuất của họ không?
Trong bộ phim “Coco” của Disney-Pixar, phát hành năm 2017, nhân vật chính, Miguel, vô tình đi qua vùng đất của người chết vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn trong khi cố gắng hòa giải tình yêu âm nhạc của mình với sự cấm đoán của gia đình.
Trong bộ phim “Coco”, Miguel tình cờ gặp các thành viên gia đình đã khuất của chính mình, và tìm hiểu lịch sử gia đình thực sự của anh ta. Miguel được cho biết rằng người chết chỉ có thể đến thăm những người thân yêu của họ vào ngày lễ đó nếu có ảnh của họ trên bàn thờ tổ tiên của gia đình.
Người Việt Nam ta không xa lạ với bàn thờ tổ tiên của gia đình, tiếng Anh gọi là “ofrenda”. Đó là một bàn thờ có ảnh của những người thân yêu, những đồ trang trí đầy màu sắc và những món ăn, thức uống yêu thích và những vật lưu niệm của người đã khuất. Tuy nhiên, bàn thờ tổ tiên là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người Tây phương.
Mặc dù trải nghiệm của Miguel là hư cấu, bộ phim “Coco” đã khích lệ nhiều người dựng các bàn thờ tổ tiên, là điều đáng khuyến khích, nhưng vấn đề còn đi xa hơn khi nhiều người tìm đến các nhà ngoại cảm để dùng đến thuật chiêu hồn.
Không có gì lạ khi những người thân yêu đau buồn trải qua điều mà các nhà tâm lý học gọi là “Giao tiếp sau khi chết”, trong đó tang quyến tin rằng họ nhìn thấy, nghe thấy giọng nói hoặc thậm chí ngửi thấy mùi của những người thân yêu đã khuất của họ.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những trải nghiệm này, đôi khi được gọi là “ảo giác về người mất”, có thể chữa lành và an ủi cho những người đau buồn.
Nhưng người Công Giáo nên thận trọng khi “giao tiếp” với người chết, hai nhà tâm lý học Công Giáo nói với CNA, và khuyên họ nên giao tiếp bằng lời cầu nguyện.
Dana Nygaard là một người Công Giáo và là một cố vấn tâm lý, tư vấn cho những người vừa mất người thân. Nygaard nói với CNA rằng nhiều người Công Giáo hiểu sai về những gì xảy ra với linh hồn sau khi chết, nên cô ấy khuyến cáo hãy thận trọng khi nói về ý nghĩa của việc nói chuyện với những người thân yêu đã khuất. Cô cho biết nhiều người Công Giáo đã gặp các nhà ngoại cảm để dùng các thuật chiêu hồn.
Theo Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, “tất cả các hình thức bói toán đều bị cấm” bao gồm cả việc “gọi hồn người chết”.
Tuy nhiên, Giáo hội khuyến khích người Công Giáo cầu nguyện cho người chết như một trong những việc làm của lòng thương xót về phần hồn.
Sách giáo lý Công Giáo nêu rõ:
“Ngay từ đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng nhớ những người đã chết và dâng những lời cầu thay nguyện giúp cho họ, trên hết là hy tế Thánh Thể, để nhờ đó, họ được thanh tẩy, có thể được hưởng kiến thánh nhan Chúa. Giáo hội cũng tuyên dương những việc bố thí, ân xá và các công việc đền tội được thực hiện thay cho những người đã chết”.
“Chúng ta đừng ngần ngại giúp đỡ những người đã chết và cầu nguyện cho họ.”
Source:Catholic News Agency
3. Thủ tướng cứng rắn của Ấn Độ mời Giáo hoàng đến thăm trong bối cảnh căng thẳng về tự do tôn giáo
Sau cuộc gặp kéo dài 75 phút với tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã chào mừng Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đến Vatican trong 55 phút. Đó là một thời gian rất lâu theo tiêu chuẩn của Vatican.
Hầu như không có thông tin nào được đưa ra bởi một trong hai bên liên quan đến nội dung các cuộc thảo luận của Đức Thánh Cha và ông Modi.
“Trong một cuộc trò chuyện ngắn, mối quan hệ thân tình giữa Tòa thánh và Ấn Độ đã được thảo luận,” một tuyên bố được văn phòng báo chí của Vatican đưa ra sau đó. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Phanxicô, Ông Modi đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh.
Bản thân Modi đã lên Twitter để nói với hơn 72 triệu người theo dõi của mình rằng ông đã có một “cuộc gặp rất ấm áp” với Đức Giáo Hoàng.
“Tôi đã có cơ hội thảo luận nhiều vấn đề với ông ấy và cũng mời ông ấy đến thăm Ấn Độ,” ông viết trong một thông điệp được minh họa bằng bốn bức tranh.
Ngày 16 tháng Năm 2014, lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan Narendra Modi của đảng Bharatiya Janata, gọi tắt là BJP, lên làm thủ tướng. Từ đó cho đến nay, các Kitô hữu lãnh đủ các hình thức bách hại.
Các cuộc tấn công chống các tín hữu Kitô đã tăng lên kể từ khi BJP lên nắm quyền ở New Delhi vào năm 2014 và ngày càng nhiều. Các con số thống kê tiêu biểu cho thấy có 736 vụ tấn công chống lại Kitô hữu vào năm 2017, so với 348 vụ vào năm 2016.
Được sự khích lệ ngấm ngầm của BJP do thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo, nhiều làng ở miền đông Ấn Độ tiếp tục cấm sự hiện diện của các linh mục bất chấp một quyết định của tòa án ra lệnh ngưng ngay những cấm đoán vô lý này.
Ngay cả ở cấp trung ương, ngày 5 tháng 7 năm 2017, bộ trưởng Tư Pháp Ấn Prem Prakash Chaudhary, thành viên BJP, còn táo tợn đến mức đề nghị rằng các linh mục chỉ được phép giải tội cho nam giới, không được phép giải tội cho phụ nữ để tránh lạm dụng tính dục.
Năm 2019, trước cuộc bầu cử toàn quốc lần thứ 17, kéo dài từ 11 tháng Tư cho đến 23 tháng Năm vừa qua, các Kitô hữu đã mừng thầm vì sau 5 năm vác thánh giá mệt mỏi, chắc đã đến lúc chấm dứt một triều đại kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Chẳng may, vô cùng chẳng may, khi số phiếu bầu được đếm xong, ngày 23 tháng 5, 2019, cha John Dayal, nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn Độ và nhà hoạt động nhân quyền cho biết các Kitô hữu tại Ấn “tái mặt” nhận ra rằng Đảng BJP còn thắng đậm hơn kỳ bầu cử trước. Trong Quốc Hội gồm 542 ghế, BJP giành được 303 ghế. Đảng liên minh với nó là đảng Lok Sabha giành được 46 ghế khác. Với 349 ghế trong một Quốc Hội 542 ghế như thế, BJP dễ dàng thông qua bất cứ dự luật nào nhằm Ấn Giáo hoá quốc gia này.
Dân số Ấn Độ hiện nay là 1.3 tỷ. 80% dân theo Ấn giáo. 20% còn lại bao gồm Hồi giáo 14%, Kitô hữu 2.3%, Sikh 1.7% và 2% theo các tín ngưỡng khác, bao gồm Phật giáo, Jains và Zoroastrians.
Cả Kitô giáo và Hồi giáo đều bị coi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo coi là tôn giáo nước ngoài cần phải bị bài trừ.
Source:Crux
Bị gài bẫy: Sau 4 lần download, linh mục Mỹ nổi tiếng đối diện 20 năm lao lý.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:24 06/11/2021
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vừa có bài tường trình nhan đề “FSSP priest faces new federal child pornography charges”, nghĩa là “Linh mục Huynh Đoàn Thánh Phêrô phải đối diện với cáo buộc mới của liên bang về nội dung khiêu dâm trẻ em”.
Trước hết, chúng tôi xin mở ngoặc để lưu ý với quý vị và anh chị em Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, là một hiệp hội các linh mục trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Xin phân biệt với Huynh Đoàn Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX, đang trong tình trạng không hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
Các nhà chức trách liên bang đã đệ trình thêm cáo buộc về nội dung khiêu dâm trẻ em đối với Cha James W. Jackson. Vị linh mục này đã bị bắt vào ngày 30 tháng 10 sau khi các nhà điều tra của tiểu bang Rhode Island cáo buộc đã tìm thấy hàng trăm hình ảnh khiêu dâm lộ liễu trên ổ cứng gắn thêm bên ngoài một computer trong văn phòng nhà xứ của ngài.
Cha Jackson, 66 tuổi, là thành viên của Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, là cha sở của Giáo xứ Đức Bà ở Providence và trước đây đã từng quản nhiệm một giáo xứ theo nghi thức Latinh Truyền thống ở Littleton, Colorado.
Hôm thứ Tư 3 tháng 11, Cha đã Jackson xuất hiện lần đầu tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Providence thông qua kênh truyền hình từ xa theo đơn khiếu nại hình sự của liên bang buộc tội ngài phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em, sở hữu và truy cập với mục đích nhìn ngắm các nội dung khiêu dâm trẻ em.
Cũng trong ngày thứ Tư, ngài được trả tự do mà không cần tiền bảo chứng tại ngoại hầu tra, nhưng phải đeo một thiết bị giám sát điện tử, và được phép trở về bang Kansas quê nhà của mình để sống với một người họ hàng trong khi chờ đợi các cáo buộc được xét xử.
Đài truyền hình Providence WPRI đưa tin rằng: Tại tòa án liên bang, Cha Jackson được cho là đang nhiễm coronavirus, và sẽ không trở lại Kansas cho đến khi bình phục. Ngài dự kiến sẽ bị kết tội liên quan đến các cáo buộc liên quan đến khiêu dâm trẻ em của tiểu bang vào ngày 15 tháng 11.
Theo các khung hình phạt hiện nay, tội phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em có thể bị trừng phạt đến 20 năm trong nhà tù liên bang, với thời hạn bắt buộc tối thiểu là 5 năm. Sở hữu và truy cập với mục đích nhìn ngắm nội dung khiêu dâm trẻ em có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.
Một nhà phân tích pháp y của Cảnh sát tiểu bang Rhode Island đã tìm thấy “hàng trăm file hình ảnh và video mô tả cảnh lạm dụng tình dục trẻ em” trong quá trình khám xét pháp y tại hiện trường, được chứa trong một ổ cứng hai terabyte được gắn bên ngoài computer nằm trong khu vực văn phòng liền kề với phòng ngủ của Cha Jackson, theo một tờ khai có tuyên thệ được nộp để ủng hộ các cáo buộc liên bang.
“Những file hình ảnh và video này mô tả những phụ nữ trước tuổi dậy thì, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, tham gia vào các hành vi tình dục”, bản tuyên thệ nêu rõ.
Bản tuyên thệ cho biết trát khám xét bắt nguồn từ cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang xác định một máy tính hoặc một thiết bị điện tử “chia sẻ file tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng chia sẻ file peer-to-peer, nghĩa là từ người này trực tiếp đến người khác”. Các nhà điều tra đã truy tìm dấu vết của thiết bị này, và từ đó lần đến nhà xứ của giáo xứ Đức Bà.
Bản tuyên thệ giải thích rằng: Mạng chia sẻ file peer-to-peer “được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ các hồ sơ điện tử giữa các thành viên tham gia trong nhóm qua Internet”.
“Để trở thành thành viên của mạng peer-to-peer, người dùng máy tính cài đặt một nhu liệu chia sẻ hồ sơ trên máy tính để tạo 'thư mục chia sẻ', trong đó có thể đặt bất kỳ hồ sơ điện tử muốn chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm”.
“Người dùng cũng được quyền sao chép bất kỳ hồ sơ điện tử nào từ các ‘thư mục chia sẻ’ của các thành viên khác trong nhóm. Một mạng peer-to-peer có thể bao gồm hàng nghìn máy tính được kết nối với nhau và các hồ sơ điện tử có sẵn trên mạng đều được lưu trữ trên máy tính của từng thành viên thay vì trên một máy chủ trung tâm”.
Cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang cho thấy một người đăng ký Internet được định vị địa lý tại nhà thờ Đức Bà đã chia sẻ tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng peer-to-peer bốn lần từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 17 tháng 10 năm nay.
Bản tuyên thệ cho biết Cha Jackson đã có mặt tại nhà xứ khi các nhà điều tra đến để thực hiện lệnh khám xét. Vị linh mục “đã được thực thi các quyền Miranda của mình và được yêu cầu nói chuyện với luật sư sau khi biết rằng các thám tử đã ở đó để điều tra các tội danh liên quan đến khiêu dâm trẻ em”. Xin mở ngoặc để giải thích các quyền Miranda. Tại Hoa Kỳ, ngay sau khi bị bắt, và trong hoàn cảnh sớm hết sức có thể, người bị bắt được quyền giữ im lặng và được quyền gọi luật sư để xin cố vấn. Các quyền giữ im lặng và xin cố vấn gọi là quyền Miranda.
Hôm 30 tháng 10, Cảnh sát tiểu bang Rhode Island cho biết Cha Jackson bị chính quyền tiểu bang buộc tội sở hữu nội dung khiêu dâm trẻ em, chuyển giao nội dung khiêu dâm trẻ em và nhìn ngắm nội dung khiêu dâm trẻ em bị cấm.
Tại Rhode Island, tội danh liên quan đến “nội dung khiêu dâm trẻ em” được định nghĩa là việc sản xuất, sở hữu, trưng bày hoặc phân phối “bất kỳ hình ảnh chân dung nào về trẻ vị thành niên chỉ mặc quần áo một phần, trong đó các hình ảnh mô tả được sử dụng cho mục đích cụ thể là thỏa mãn tình dục hoặc kích thích tình dục từ việc xem các mô tả trực quan”.
Cha Jackson đã không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào về những cáo buộc chống lại ngài. Sau khi biết được vụ bắt giữ Cha Jackson, Giáo phận Providence đã nhanh chóng loại chức vụ cha sở nhà thờ Đức Bà và hạn chế các thừa tác vụ công khai của ngài.
Tin tức về vụ bắt giữ Cha Jackson đã gây chấn động cộng đồng FSSP tương đối thân thiết với nhau.
Trước khi đến Providence ngày 1 tháng 8 vừa qua, Cha Jackson đã trải qua 15 năm hoạt động tông đồ trong Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô tại Nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmelô ở Littleton, Colorado. Cha Jackson là tác giả của cuốn “Nothing Superfluous” nghĩa là “Không có gì là thừa”. Đó là một cuốn sách về “ý nghĩa thần học phong phú đằng sau nghệ thuật, kiến trúc, lời nói và cử chỉ của Hình thức Ngoại Thường của Nghi thức Rôma, Nghi thức của Thánh Grêgoriô Cả.”
Dave Counts, một giáo dân của giáo xứ Đức Bà mô tả kinh nghiệm của mình là “bàng hoàng” khi nghe tin về vụ bắt giữ Cha Jackson.
Counts nói với CNA rằng anh ta đã nói chuyện với nhiều người biết rõ Cha Jackson hơn anh ta. Họ khẳng định rằng vị linh mục được nhiều người yêu chuộng này vô tội với các cáo buộc. Counts cũng nói rằng anh ta có bằng khoa học máy tính và hiểu máy tính có thể bị tấn công dễ dàng như thế nào để đưa ra bằng chứng buộc tội ai đó.
Mặt khác, anh nói thêm, các thông tin trong bản tuyên thệ là vô cùng đáng lo ngại.
“Và dù thế nào đi nữa, với tư cách là một người Công Giáo, tôi sẽ cầu nguyện cho Giáo Hội của chúng ta. Tôi sẽ cầu nguyện cho Cha Jackson, bởi vì dẫu sao thì điều đó thật kinh khủng, phải không?” anh Counts, 38 tuổi nói.
“Nếu ngài bị gài bẫy thì đó là điều kinh khủng nhất mà bạn có thể làm đối với một linh mục, thực sự. Đó là một vụ ám sát nhân cách triệt để đến mức ngay cả khi được trắng án, ngài có thể sẽ không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Còn nếu đó là sự thật, thì đó là một trong những điều kinh khủng nhất mà cha ấy có thể làm.”
Trong khi đó, những người ủng hộ Jackson đã thay mặt anh quyên góp hàng chục nghìn đô la.
Cơ quan truyền thông của người Công Giáo truyền thống có tên Restoring the Faith Media đã bắt đầu một cuộc gây quỹ trực tuyến “để giúp khám phá những gì thực sự đã xảy ra với Cha James Jackson.” Những nhận xét được đưa ra trong cuộc gây quỹ bao gồm những lời chứng cho lòng mộ đạo của Cha Jackson, cũng như những lời cầu nguyện cho ngài.
“Chúng tôi đã biết Cha Jackson trong NHIỀU năm và ngài là cố vấn tinh thần cho nhiều người trong chúng tôi. Một tội ác như thế này hoặc bất kỳ loại nào là không thể tưởng tượng được đối với vị linh mục và là người bạn thân yêu của chúng tôi,” một bình luận viết.
“Xin hãy cầu nguyện để tìm ra bằng chứng về sự vô tội, thanh minh và khôi phục danh tiếng xuất sắc của ngài,” một người ủng hộ khác viết.
Theo Restoring the Faith Media, ít nhất 50% số tiền huy động được sẽ dành cho “các chuyên gia pháp y về máy tính và các cuộc điều tra riêng”, và phần còn lại sẽ được dùng để bào chữa cho anh ta.
Tổ chức “TRUTH cho Cha James Jackson” gây quỹ đã quyên góp được hơn 50,000 đô la trong năm giờ đầu tiên sau khi ra mắt. Bốn khoản quyên góp lớn nhất, tổng trị giá 16,000 đô la, đều là từ các nhà tài trợ ẩn danh.
Một đợt gây quỹ trước đó trên nền tảng GoFundMe đã huy động được 60,000 đô la trước khi GoFundMe xóa nó khỏi trang web của mình. Theo email từ Restoring the Faith Media, GoFundMe không đưa ra lý do xóa chiến dịch.
Theo ý kiến của chúng tôi, sau khi tìm đọc cuốn “Nothing Superfluous”, Cha James W. Jackson hầu chắc là bị oan vì hai lẽ sau:
Thứ nhất: Một người có những suy tư sâu sắc như được thể hiện trong cuốn “Nothing Superfluous”, khó lòng lại phạm vào một tội lỗi nghiêm trọng như thế.
Thứ hai: Ngay sau khi ngài cài cái program peer-to-peer, người ta có thể gài bẫy ngài cách dễ dàng. Thông thường, các file hình ảnh và videos rất lớn, người ta thường có thói quen zip lại để tiện chuyển đi. Khi chúng ta download, có thể chúng ta không biết nội dung thực sự bên trong là gì. Ngay khi mình vừa download xong, nó chụp tới bắt là mình chết chắc.
Xin cầu nguyện cho ngài.
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Thánh Ca: Một Thoáng Mây Bay
Giáo Hội Năm Châu
14:54 06/11/2021