Ngày 08-11-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trung Thành Và Bình An
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:16 08/11/2016
Trung Thành Và Bình An

Suy niệm Chúa Nhật XXXIII - C

(Lc 21, 5 - 19)

Chu kỳ Năm Phụng vụ mở ra với ngày tháng dần trôi đang từ từ khép lại. Chúng ta đang ở Chúa Nhật áp chót của năm, cũng như Chúa Nhật cuối cùng của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Nhưng tâm điểm vẫn là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, chịu chết và sống lại, lên trời và sẽ trở lại trong vinh quang như lời Người đã phán. Sống đời kitô hữu là sống niềm tin và hy vọng vào Chúa, nhất là trung thành với Đức tin đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội, chúng ta sẽ được bình an trong ngày Chúa đến.

Chúa Nhật thứ XXXIII thường niên C làm chúng ta nhớ lại, khởi đầu Năm Phụng Vụ, Giáo Hội đã kêu gọi con cái mình chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Kitô đến lần thứ nhất mang ơn cứu độ là chính Người đến cho nhân loại. Chúa Nhật hôm nay, Giáo Hội lấy lại lời Chúa Giêsu báo trước về ngày giờ Chúa đến lần thứ hai, giúp chúng ta nghĩ về những thực tại mai hậu của con người là : sự chết, sự phán xét, thiên đàng và luyện ngục. Nhưng trước khi những việc ấy xảy ra thì sẽ có các tiên tri giả, nên lời Chúa mời gọi chúng ta cảnh giác và sống trong tỉnh thức cũng như hy vọng, nhất là bền đỗ đến cùng trong niềm tin cậy vào Chúa (x. Lc 21, 5 – 19).

Nghe đoạn Tin Mừng Luca (21, 5 – 19) hôm nay với những lời tiên báo của Chúa Giêsu như : Đền thờ Giêrusalem bị phá hủy, xuất hiện các tiên tri giả, các dân nước chống lại nhau, nạn ôn dịch xảy đến… Dĩ nhiên người ta hỏi Chúa: Khi nào thì điều ấy xảy ra? Ðâu là những dấu hiệu? Nhưng Chúa Giêsu chuyển sự chú ý của họ đối với những khía cạnh cụ thể bao giờ xảy ra, sẽ như thế nào, sang những vấn đề đích thực. Có hai vấn đề. Thứ nhất: là đừng để mình bị những tiên tri giả đánh lừa, và đừng để mình bị tê liệt vì sợ hãi. Thứ hai: sống thời gian chờ đợi như thời gian làm chứng và kiên trì. Và chúng ta đang ở trong thời gian chờ đợi Chúa đến.

Lời cảnh tỉnh xưa của Chúa Giêsu vẫn luôn có tính chất thời sự, kể cả đối với chúng ta là những người đang sống trong thế kỷ 21. Chúng ta cần phải phân định, đâu là tinh thần của Chúa và đâu là tinh thần của thần dữ. Ðúng vậy, ngày nay cũng có những cứu thế giả, toan tính thay thế Chúa Giêsu: thủ lãnh của thế gian này muốn thu hút về mình tâm trí của người khác, nhất là của những người trẻ. Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta: “Các con đừng đi theo chúng!”.

Trong thực tế, những gì mà Chúa Giêsu tiên báo liên quan đến ngày tận thế đã, đang và chắc chắn sẽ xảy ra. Chẳng hạn gần với thời của Người là Đền Thánh Giêrusalem đã bị phá tan bình địa vào năm 70 sau đó như Người tuyên bố. Các biến cố khác như chiến tranh, giặc giã, đói khát, động đất, chết chóc, nước này nổi lên chống đối nước kia... đang không ngừng ập đến trong nhân loại từ nơi này đến nơi khác dưới mọi hình thức, rõ ràng nhất là sự tận cùng đời người của mỗi chúng ta. Hằng ngày có không biết bao nhiêu nhân mạng tan biến đi thành tro bụi trên trái đất này. Như thế, điều Chúa Giêsu tiên báo về ngày tận thế không phải là sự dọa nạt, nhưng thức tỉnh chúng ta, hướng chúng ta về cuộc sống an bình, hạnh phúc trong sự đợi chờ của niềm tin và lòng cậy trông vững vàng vào sự quan phòng và quyền năng Thiên Chúa.

Chúa nhắc nhở rằng : “Dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất” (Lc 21,18). Chúng ta hoàn toàn ở trong tay Thiên Chúa! Những nghịch cảnh chúng ta gặp vì đức tin và vì lòng gắn bó với Tin Mừng là những cơ hội để làm chứng tá; những nghịch cảnh ấy không làm chúng ta xa Chúa, nhưng thúc đẩy chúng ta càng phó thác vào Chúa, sức mạnh của Thánh Linh và ơn thánh của Ngài.

Lời Chúa nói đây : “Các con cứ bền đỗ đến cùng, các con sẽ giữ được linh hồn các con” (Lc 21,19). Những lời trên của Chúa Giêsu chứa chan niềm hy vọng. Lời ấy như tiếng mời gọi chúng ta sống hy vọng và kiên nhẫn, chờ đợi những thành quả của ơn cứu độ, tín thác nơi ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và lịch sử: những thử thách và khó khăn là điều thuộc về một kế hoạch rộng lớn hơn; Chúa là chủ tể lịch sử, ngài hướng dẫn mọi sự đến chỗ viên mãn. Dầu có những xáo trộn và tai ương làm chao đảo thế giới, nhưng kế hoạch từ nhân và thương xót của Thiên Chúa sẽ viên mãn! Và đây là niềm hy vọng của chúng ta: tiến bước như thế trên con đường này, trong ý định của Thiên Chúa sẽ được hoàn thành. Ðó là niềm hy vọng của chúng ta.

Lạy Chúa, chúng con tin cậy vào Chúa, Lời Chúa là ngọn đèn soi cho chúng con bước, là Ánh Sáng chỉ đường cho chúng con đi, Lời ấy tồn tại mãi cho dù mọi sự qua đi.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Lễ cung hiến thánh đường Lateranô
Lm. Anthony Trung Thành
18:01 08/11/2016
Suy Niệm LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LATÊRANÔ

Ngày 9 tháng 11

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng lễ kính cung hiến thánh đường Latêranô. Qua một số tài liệu, chúng ta biết được rằng: Đây là thánh đường đầu tiên được xây dựng sau gần 300 năm Giáo Hội bị bách hại; được cung hiến ngày 9 tháng 01 năm 324 do Đức Giáo Hoàng Sylvester; mang tước hiệu là Vương Cung Thánh đường Chúa Cứu Thế vì được dâng kính cho Chúa Cứu Thế; sau này, vào thế kỷ thứ XII, vương cung thánh đường này được dâng kính thánh Gioan Baotixita và thánh Gioan Tông đồ; là nhà thờ chính tòa của Giáo Phận Rôma có ngai tòa Đức Giáo Hoàng, có giếng rửa tội lâu đời nhất của Rôma; là nhà thờ Mẹ và là Đầu của mọi nhà thờ trên thế giới. Qua dòng lịch sử, thánh đường Latêranô được tái thiết nhiều lần. Sau thời gian tái thiết lớn, Ngày 28 tháng 04 năm 1726, Thánh Đường Latêranô được Đức Thánh Cha Benêđitô XIII thánh hiến lại và đặt ngày 9 tháng 11 hằng năm là ngày lễ kỷ niệm cung hiến như hiện nay.

Bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với những người Do Thái rằng: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi. Nội trong ba ngày, Ta sẽ xây dựng lại”(Ga 2,19). Người Do thái không hiểu ý Đức Giêsu, họ nghĩ rằng Ngài nói tới đền thờ vật chất, nhưng “Đền Thờ Chúa Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người” (Ga 2,31). Đúng như lời Ngài tiên báo: sau ba năm cuộc đời công khai, Ngài đã bị bắt, bị giết chết trên thập giá và ngày thứ ba Ngài đã sống lại. Từ đó, trong các nhà thờ của Giáo Hội Công Giáo được xây dựng thường có: bàn thờ là nơi dâng lễ hằng ngày, vì “thánh lễ là Hy tế Chúa Giêsu nhờ tay Linh mục hợp cùng toàn thể dân Chúa mà dâng mình cho Đức Chúa Cha như xưa chính Người đã dâng mình trên thánh giá”; nhà tạm là nơi đặt để Mình Thánh Chúa; một số nhà thờ còn có nơi đặt Lời Chúa. Như vậy, mọi đền thờ chúng ta xây dựng đều để tôn thờ Thiên Chúa. Vì vậy, nếu nhà thờ bị tục hóa, tức là sử dụng vào các mục đích khác thì không còn là nhà thờ nữa. Chính vì thế, khi thấy những người Do thái buôn bán, đổi chác trong đền thờ, Đức Giêsu đã đánh đuổi họ ra khỏi đó và tuyên bố rằng: “Đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”(Ga 2,16).

Ngày xưa cũng như hôm nay, đền thờ hay nhà thờ luôn gắn liền với người kitô hữu. Bởi vì: Thứ nhất, những biến cố quan trọng trong cuộc đời người kitô hữu thường diễn ra tại nhà thờ. Khi mới sinh ra, chúng ta được cha mẹ bồng đến nhà thờ để lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Khi đến tuổi khôn, chúng ta được lãnh nhận các Bí tích: Giải tội, Mình Thánh Chúa, Bí tích Thêm Sức cũng tại nhà thờ. Dù lấy vợ lấy chồng hay đi tu thì việc cử hành Bí tích Hôn phối, Bí tích Truyền chức hay khấn dòng cũng thường diễn ra tại nhà thờ. Thứ hai, nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi Chúa Giêsu Thánh Thể ngày đêm ngự nơi nhà tạm. Vì vậy, nhà thờ là nơi người kitô hữu được gặp gỡ Chúa thường xuyên qua thánh lễ, chầu Thánh thể và cầu nguyện chung sáng tối với cộng đoàn và cầu nguyện riêng, nhất là khi cảm thấy mệt mỏi cần được Chúa bổ sức, như lời Chúa mời gọi: “Hỡi những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến đây ta sẽ vỗ về ủi an” (Mt 11,28).

Chính vì vậy, hầu hết người kitô hữu rất yêu mến nhà thờ: Không tiếc dâng cúng công của để xây dựng hay sửa chữa nhà thờ; khi cần thiết họ quyết tâm bảo vệ và gìn giữ nhà thờ bằng mọi giá; có thái độ trang nghiêm khi tới nhà thờ…

Đền thờ vật chất có vai trò rất quan trọng đối với người kitô hữu. Thế nhưng, có một đền thờ khác quan trọng hơn, đó chính là tâm hồn mỗi người chúng ta. Bởi vì, chính tâm hồn mỗi người chúng ta cũng là đền thờ của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói rằng: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1Cr 3, 16). Vì vậy, chúng ta phải tôn trọng thân xác chúng ta, xây dựng tâm hồn chúng ta xứng đáng bằng cách: xa tránh tội lỗi nhất là tội trọng; nếu lỡ may sa ngã phạm tội hãy cố gắng ăn năn thống hối và kịp thời lãnh nhận bí tích Giao hòa; ngoài ra, hãy làm nhiều việc lành phúc đức để trang hoàng đền thờ tâm hồn sạch đẹp.

Xin được kết thúc bài suy niệm bằng lời khuyên của Thánh Xê-da-ri-ô, giám mục Ác-lơ sau đây: “Bạn muốn thấy ngôi thánh đường sạch sẽ ư ? Bạn đừng làm cho linh hồn bạn ra ô uế vì những nhơ bẩn của tội lỗi. Nếu bạn muốn cho ngôi thánh đường rực sáng, thì Thiên Chúa cũng muốn bạn không được để cho linh hồn ra tối tăm, nhưng lời Chúa nói phải được thực hiện : ấy là ánh sáng của các việc lành chiếu sáng trong chúng ta, và như thế, Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời, được tôn vinh. Bạn muốn vào ngôi thánh đường kia như thế nào, thì Thiên Chúa cũng muốn vào trong linh hồn bạn như thế, theo lời Người đã hứa : Ta sẽ ngự giữa họ và sẽ đi đi lại lại giữa họ”(Trích bài đọc 2, kinh sách ngày 9/11).

Lạy Chúa, xin ban thêm điều kiện thuận lợi cho các kitô hữu những nơi đang gặp khó khăn trong việc xây dựng nhà thờ. Xin cho mỗi chúng con biết năng đến nhà thờ để gặp gỡ Chúa qua Lời Chúa và các Bí tích. Xin cho mỗi chúng con biết tôn trọng thân xác chúng con là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gặp gỡ các tham dự viên Đại Hội Thế Giới lần thứ ba của phong trào Bình Dân
Đặng Tự Do
00:43 08/11/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô tố giác sự chuyên chế của một hệ thống toàn cầu cai trị bởi “roi của sự sợ hãi, sự bất bình đẳng, và bạo lực”, trong bài nói chuyện hôm 05 tháng 11 tại Đại hội thế giới lần thứ ba của phong trào Bình Dân.

Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên hoạt động cho sự thay đổi cấu trúc. Ngài nói rằng một hệ thống bất công cần phải được loại bỏ. “Toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo Hội và những giáo huấn của các vị tiền nhiệm của tôi đều chống lại sự cai trị của thần tiền đang ngự trị và khủng bố nhân loại - thay vì phục vụ con người”.

Đức Thánh Cha chỉ trích một hệ thống kinh tế toàn cầu, trong đó, khi một ngân hàng lớn phải đối mặt với phá sản “ngay lập tức xuất hiện các khoản tín dụng khổng lồ để cứu nó”, nhưng chẳng có quỹ tín dụng nào sẵn sàng cho những người sống trong cảnh nghèo đói kinh niên. Ngài quan sát rằng trong khi người ta có sẵn số tiền hàng tỷ để giải cứu các ngân hàng đầu tư lớn, “nhưng trước sự phá sản của con người, không có đến một phần ngàn số tiền đó được sử dụng để cứu đói cho những anh chị em đau khổ của chúng ta.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hệ thống toàn cầu ngày nay được duy trì bởi sự sợ hãi. “Sự sợ hãi, cùng với sự thịnh vượng trong việc buôn bán vũ khí và cái chết, đang làm suy yếu chúng ta và khiến chúng ta mất ổn định, phá hủy khả năng tự vệ tâm lý và tinh thần của chúng ta, khiến chúng ta tê đi trước sự đau khổ của người khác, và cuối cùng nó làm cho chúng ta trở nên độc ác.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự sợ hãi dẫn đến việc hình thành các bức tường; trong khi tình yêu khuyến khích xây dựng những nhịp cầu.

Trong bài phát biểu của mình trước Đại hội thế giới lần thứ ba của phong trào Bình Dân, Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc họp trước đó, mà ngài đã phát hiểu hồi tháng Bảy. Ngài liệt kê ra các mục tiêu tổ chức này đã thông qua:

. .. Công việc xứng với phẩm giá cho những người bị loại ra khỏi thị trường công ăn việc làm; đất đai cho nông dân và người dân bản địa; nhà ở cho các gia đình vô gia cư; hội nhập đô thị cho các khu lao động; xóa bỏ phân biệt đối xử, loại trừ bạo lực đối với phụ nữ và các hình thức nô lệ mới; chấm dứt tất cả các cuộc chiến tranh, đặt dấu chấm hết cho các tội phạm có tổ chức và các hành vi áp chế; tự do ngôn luận và truyền thông dân chủ; khoa học và công nghệ để phục vụ con người. Chúng tôi cũng đã nghe nói về cách thế các bạn đang tham gia trong việc thực thi một dự án cho cuộc sống trong đó từ khước chủ nghĩa tiêu thụ và phục hồi tinh thần đoàn kết, tình yêu giữa chúng ta và tôn trọng thiên nhiên như các giá trị thiết yếu.

Đức Giáo Hoàng cảnh báo các tham dự viên rằng các phong trào Bình Dân đang đối mặt với hai nguy cơ: nguy cơ bị đóng khung và có nguy cơ bị băng hoại. Phong trào Bình Dân bị đóng khung khi những kẻ cầm quyền chấp nhận cho các phong trào này được tồn tại miễn là nó được giới hạn trong các “chính sách xã hội,” và đừng thách thức hệ thống chính trị và kinh tế hiện hành. Ngài khuyến khích các nhà hoạt động đưa ra những thách đố lớn hơn, ngay cả khi điều này dẫn đến thái độ bất khoan dung của những người cầm quyền. Để tránh nguy cơ thứ hai là băng hoại, Đức Thánh Cha nói, “không có phương thuốc nào tốt hơn là kiên vững trong lập trường của mình.”

Nguồn: Catholic World News: Pope denounces inequality, encourages work for dramatic political change
 
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Joseph Tobin làm Tổng Giám Mục Newark, New Jersey
Đặng Tự Do
01:03 08/11/2016
Hôm thứ Hai 7 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Joseph Tobin hiện đang là Tổng Giám Mục Indianapolis sáng làm Tổng Giám Mục Newark, New Jersey. Cũng nên nhắc lại rằng Đức Cha Joseph Tobin là một trong 3 vị Tổng Giám Mục Hoa Kỳ trong tổng số 17 vị được vinh thăng Hồng Y vào cuối tháng này.

Các quan sát viên cho rằng việc bổ nhiệm này là một động thái không thể nhầm lẫn của Đức Thánh Cha nhằm đóng dấu dấu ấn riêng của mình trên Giáo Hội tại Mỹ, khi đặt một trong các giám mục Hoa Kỳ được xem là có đường lối suy nghĩ đồng nhất với Đức Giáo Hoàng tại một Tòa Giám Mục quan yếu thuộc bờ biển phía Đông Hoa Kỳ.

Newark nằm ngay bên ngoài thành phố New York và chỉ 90 phút lái xe từ Philadelphia. Cả hai thành phố này theo truyền thống được xem là “Tòa của Hồng Y”. Trong khi tổng giáo phận Newark chưa bao giờ được lãnh đạo bởi một Hồng Y. Đức Hồng Y Theodore McCarrick là Tổng Giám mục của Newark từ 1986 đến 2000, nhưng ngài nhận mũ đỏ chỉ sau khi đã chuyển sang lãnh đạo Tổng Giáo Phận Washington, DC.

Đức Tổng Giám mục Tobin sẽ thay thế Tổng Giám Mục John Myers.

Nguồn: Catholic World News: Cardinal-elect Tobin named to head Newark archdiocese
 
Giáo Hội thầm lặng tại Trung Quốc gần tuyệt vọng với Tòa Thánh và quay ra làm liều
Đặng Tự Do
02:37 08/11/2016
Giáo Hội Công Giáo thầm lặng tại Trung Quốc gần như tuyệt vọng với chính sách của Tòa Thánh đối với Trung Quốc và đang quay ra làm liều. Đó là nhận định của Cha Bernardo Cervellera, giám đốc thông tấn xã AsiaNews, nguyên giám đốc thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và là người đã từng sống và dạy học tại Đại Chủng Viện Bắc Kinh trong nhiều năm.

Theo Cha Cervellera, những người Công Giáo thầm lặng, là những người đã bị sách nhiễu và khổ đau vì quyết tâm trung thành với Tòa Thánh, e sợ rằng Vatican sẽ hy sinh họ để đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh. Họ nhận xét rằng Vatican đã dàn xếp các cuộc họp và các cuộc trao đổi quan yếu với các đại diện của Giáo Hội “chính thức” do nhà nước ủng hộ, mà chưa có một hành động tương ứng nào như thế với các giáo sĩ thuộc Giáo Hội thầm lặng.

Xa hơn, Cha Cervellera lưu ý rằng, trong suốt 20 năm qua không có giám mục thầm lặng nào đã được bổ nhiệm cho Giáo Hội “hầm trú”; chỉ có các vị giám quản tông tòa được bổ nhiệm để coi sóc các giáo phận trống tòa. Nếu không có giám mục mới, Giáo Hội “hầm trú” phải đối mặt với sự diệt vong.

Theo những báo cáo được lưu hành rộng rãi, Tòa Thánh và nhà nước cộng sản Trung Quốc đang tiến gần đến một thỏa thuận trong đó Tòa Thánh sẽ chấp nhận các vị “giám mục” đã được “tấn phong” bởi bọn cầm quyền Trung Quốc mà không cần sự chuẩn y của Vatican. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ công nhận quyền của Tòa Thánh bổ nhiệm các giám mục mới. Tuy nhiên, những giám mục này sẽ được chọn từ một danh sách do Hội Công Giáo Yêu nước đưa ra. Theo Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng, nếu điều này xảy ra, bọn cầm quyền Trung Quốc có thể kiểm soát các bổ nhiệm giám mục và chỉ giới thiệu các ứng viên nào sẵn sàng công nhận uy quyền của chính phủ. Ngoài ra, những thỏa thuận này không đề cập đến tình trạng của các giám mục “thầm lặng” và các linh mục hiện đang chịu sự sách nhiễu của chính phủ, nhiều người đang bị bắt giữ.

Trong những tuần qua các phương tiện truyền thông từ Hương Cảng tường thuật một biến cố hết sức đau lòng là linh mục Đổng Quan Hoa (Dong Guanhua), thuộc Giáo Hội Công Giáo thầm lặng, đã được Đức Giám Mục hồi hưu Casimir Vương Mịch Lộc (Casimir Wang Milu) tấn phong giám mục trái phép vì lý do “tuyệt vọng đối với chính sách đối thoại với Nhà Nước Trung Quốc của Tòa Thánh về việc bổ nhiệm các giám mục”.

Cha Đổng Quan Hoa, sau khi được tấn phong Giám Mục, đã xúc tiến việc tấn phong Giám Mục cho một loạt các vị khác.

Sáng thứ Hai 7-11, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, ông Greg Burke, đã ra thông cáo về những vụ gọi là truyền chức Giám Mục tại Trung Quốc không có sự chuẩn y của Đức Thánh Cha:

“Trong những tuần lễ gần đây, liên tiếp có nhiều tin về một số vụ truyền chức Giám Mục, không có sự ủy nhiệm của Đức Thánh Cha cho các linh mục thuộc cộng đoàn hầm trú của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục. Tòa Thánh không cho phép một cuộc truyền chức nào, và cũng không được chính thức thông báo về những vụ như thế. Nếu những vụ truyền chức Giám Mục ấy thực sự xảy ra, thì sẽ là một vụ vi phạm trầm trọng giáo luật! Tòa Thánh cầu mong rằng những tin như thế là vô căn cứ. Trong trường hợp ngược lại, thì phải đợi những tin tức chắc chắn và có chứng cớ hẳn hoi trước khi thẩm định những vụ ấy một cách thích hợp. Tuy nhiên, Tòa Thánh tái khẳng định rằng không được phép tiến hành cuộc truyền chức Giám Mục nào mà không có sự ủy nhiệm cần thiết của Đức Giáo Hoàng, và cũng không được nại đến những xác tín cá nhân”.

Source: Catholic World News: ‘Underground’ Catholics near despair over prospect of Vatican-Beijing accord
 
Hậu bầu cử tổng thống, tín hữu Công giáo Hoa kỳ tạo hiệp nhất hay chia rẽ?
Hồng Thủy
10:21 08/11/2016
Arlington, Virginia - Các tín hữu Công Giáo Hoa kỳ phải tìm cách kiến tạo hiêp nhất và chữa lành những hỗn độn và chia rẽ sau cuộc bầu cử.

Trong Catholic Distance University Founder’s Award Dinner ở Arlington, Virginia, Hiệp sĩ Carl Anderson, chủ tịch hội hiệp sĩ Columbus đã nói: “Câu hỏi mà chúng ta cần hỏi chính mình là bằng cách nào các tín hữu Công Giáo Hoa kỳ, trong tương lai, có thể là nguồn hiệp nhất và hòa giải hay là chúng ta sẽ là nguyên nhân của chia rẽ và thù hận thêm. Câu trả lời sẽ dựa rất nhiều trên vấn đề là một người Công giao ở Hoa kỳ ngày nay có nghĩa là gì? Nói khác đi, điều gì là nền tảng của căn tính chúng ta như là tín hữu Công Giáo?”

Ông Anderson đề cập đến các email do WikiLeaks đưa ra. Một email nói đến ý tưởng của ông John Podesta, giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, tạo nên “mùa xuân Công Giáo” với sự nổi dậy của các tín hữu chống lại các Giám mục để yêu cầu thay đổi về giáo huấn luân lý. Một email của một người Công Giáo khác là John Halpin, gọi sự bảo thủ của các tín hữu Công Giáo là “con hoang của đức tin”, vv. Theo ông Anderson, những email này gây nên những vấn đề, trong đó có những ý kiến chê bai Công Giáo từ chính người Công Giáo.”

Ông Anderson nhận xét tiếp: “Giai đoạn này đưa ra thách thức nghiêm trọng cho các tín hữu Công Giáo, bất luận kết quả bầu cử ngày thứ 3 như thế nào, đất nước chúng ta sẽ vẫn bị chia rẽ sâu sắc và những chia rẽ này, ở một mức độ rất thực, cũng được phản ánh trong chính cộng đồng đức tin Công Giáo của chúng ta.”

Giải pháp của vấn đề này, theo ông Anderson, cần các tín hữu Công Giáo trung thành thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân của họ khi mà nhiều người chán nản và thất vọng. Ông nói: “Bây giờ là lúc, hơn chứ không phải ít đi, các giá trị Công Giáo trong tiến trình bầu cử của chúng ta. Bây giờ là lúc, hơn chứ không phải ít đi, các giá trị Công Giáo trong đất nước chúng ta.” Ông đề nghị 6 lãnh vực cụ thể mà Công Giáo Hoa kỳ có thể làm để phát triển và tăng cường đoàn kết.

Đầu tiên là “canh tân đời sống giáo xứ” như là một cộng đoàn Thánh Thể thật sự với sự yêu quý Thánh Thể hơn như nguồn mạch và tột đỉnh của sự hiệp nhát, bác ái và đời sống Kitô hữu. Kế đến là “canh tân việc truyền giảng Tin mừng của đời sống gia đình”, “chú trọng đến lời mời gọi mỗi gia đình Công Giáo trở thành một Giáo Hội địa phương, tương trợ với các gia đình khác, sẽ có thể là nguồn mạch của hiệp nhất, bác ái và hòa giải.” Thêm vào đó, các tín hữu Công Giáo cần gia tăng lòng sùng kính Mẹ Maria, quan thầy của Hoa kỳ, nhìn thấy nơi Mẹ mẫu gương của sự hiểu biết về trách nhiệm của chúng ta đối với người xung quanh ta và với thiện ích chung như là những công dân.” Chúng ta cũng cần có sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc và vấn đề luân lý mà chúng ta không thể thỏa hiệp như là một cộng đoàn đức tin. Một sự dấn than với nền văn hóa Công Giáo đích thực đào tạo con người toàn diện ở mọi cấp độ học đường cũng quan trọng đối với căn tính Công Giáo. Cuối cùng, ông Anderson kết luận là Giáo Hội tại hoa kỳ cần tôn trọng vai trò của Giám mục hơn, như nguồn hiệp nhất của Giáo Hội địa phương và sự trao đổi liên lạc giữa các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. (CAN 07/11/2011)
 
Top Stories
Chine: Tandis que Rome et Pékin négocient, un évêque va être ordonné pour le diocèse de Changzhi
Eglises d'Asie
10:19 08/11/2016
Alors que les médias de par le monde annoncent la conclusion possible et prochaine d’un accord entre le Saint-Siège et la Chine populaire, une ordination épiscopale va être menée pour le diocèse de Changzhi, dans la province du Shanxi, ce 10 novembre. Selon les informations disponibles, le futur évêque a été nommé par le pape et cette nomination a été acceptée par Pékin.

Situé au Shanxi, province du centre-nord de la Chine, Changzhi est un diocèse relativement riche en prêtres et en vocations. Il compte une quarantaine de prêtres et vingt-cinq séminaristes. Il est aussi connu car il fait partie des cinq diocèses pour lesquels les autorités chinoises imposèrent à l’Epiphanie 2000 l’ordination d’un évêque sans mandat pontifical, geste qui bloqua à l’époque une éventuelle normalisation des relations entre Rome et Pékin. Le 6 janvier 2000, c’était le P. Andrew Jin Daoyuan qui devenait évêque illégitime de Changzhi. Aujourd’hui, Mgr Jin Daoyuan est âgé de 87 ans, il a demandé sa réintégration dans la communion de l’Eglise il y a plusieurs années de cela – un pardon accordé par le pape – mais il est sans juridiction depuis sur le diocèse.

http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/2000-01-16-sans-consultation-prealable-avec-le-vatican-cinq/

Une nomination du pape approuvée par les autorités chinoises

C’est donc pour ce siège épiscopal qu’une ordination se prépare. Le futur évêque est le P. Peter Ding Lingbin, qui assume déjà depuis quelques années les fonctions d’administrateur apostolique de Changzhi. Selon les informations disponibles, le pape a donné son accord à son ordination épiscopale et Pékin, via ce qui tient lieu de Conférence des évêques « officiels », a également donné son assentiment à cette ordination.

Dans le contexte qui est celui de l’Eglise en Chine aujourd’hui, reste à voir dans quelles conditions se déroulera l’ordination, prévue ce 10 novembre. Selon nos informations, les autorités sur place veillent de très près à la cérémonie. Celle-ci devrait se dérouler dans la cathédrale du Sacré-Cœur de Changzhi. Un millier de personnes seulement seront autorisées à y assister, chacune devant être munie d’un carton d’invitation et d’une pièce d’identité pour pénétrer dans le lieu de culte. Les personnes invitées ont été prévenues qu’elles devaient venir sans leur téléphone portable et qu’il sera interdit de prendre des photos. Par ailleurs, à l’heure actuelle, le P. Peter Ding effectue la retraite précédant l’ordination auprès du vieil évêque, Mgr Jin Daoyuan. Une voiture de police est ostensiblement garée devant le presbytère.

Les évêques qui sont annoncés comme devant présider à l’ordination du P. Ding sont en communion avec Rome. Il ne semble donc pas que Pékin cherche – comme cela a pu se produire ces dernières années en d’autres lieux, pour d’autres ordinations épiscopales – à glisser parmi les évêques consécrateurs ou présents à la cérémonie un ou des évêques illégitimes – geste qui serait un camouflet infligé à Rome et une provocation inacceptable par les fidèles sur place. Selon nos informations, le P. Ding sera ordonné par Mgr Li Shan, évêque de Pékin, assisté de Mgr Meng Ningyou, évêque de Taiyuan, capitale du Shanxi, Mgr Wu Junwei, évêque de Yuncheng, toujours dans le Shanxi, Mgr Li Suguang, évêque de Nanchang (province du Jiangxi), originaire de Changzhi, et Mgr Zhang Huaixin (province du Henan) ; le vieil évêque Mgr Jin Daoyuan sera lui aussi présent autour de l’autel, il est annoncé parmi les co-consécrateurs.

Une ordination dont le déroulement sera suivi de très près

A ce stade de la préparation de la cérémonie d’ordination et selon les informations dont nous disposons, les autorités chinoises semblent agir de manière à ce que l’ordination de Mgr Ding Lingbin se déroule sans heurt. Il demeure toutefois à voir si la bulle de nomination du pape pourra être lue publiquement devant les fidèles réunis dans la cathédrale le 10 novembre, ou si lecture en sera donnée – comme cela s’est produit pour d’autres évêques récemment – de manière privée. Une lecture publique de la bulle attesterait visiblement du lien de l’Eglise locale avec Rome. Au contraire, la seule lecture publique de la lettre de nomination par la Conférence des évêques « officiels » serait une manière d’imposer la prééminence des instances nationales « officielles » de l’Eglise de Chine.

L’ordination de Mgr Ding pourrait ne pas être la seule à intervenir sous peu. Il semble en effet que l’ordination de Mgr Tang Yuange se prépare à Chengdu, au Sichuan, sans doute le 30 novembre prochain. Mgr Tang a reçu l’accord du pape pour devenir évêque. Mais deux autres ordinations seraient aussi en préparation, pour les diocèses de Heze (dans le Shandong) et de Xichang (dans le Sichuan), et les deux candidats pressentis n’ont pas reçus l’accord du pape.

Selon les analystes, si Pékin fait en sorte que seuls soient ordonnés les évêques qui ont reçu l’accord du pape, cela pourrait être le signe de la volonté de la Chine de poursuivre les négociations en vue d’un possible accord au sujet de la nomination des évêques. Dans le cas contraire, en cas d’ordinations d’évêques non reconnus par Rome ou au cas où des évêques illégitimes prennent part à des ordinations épiscopales, Pékin pourrait signifier son refus de conclure un accord avec Rome. Un autre « test » de la volonté de la Chine de parvenir à un accord se situera en décembre avec la réunion annoncée de la « 9ème Assemblée nationale des représentants catholiques », une instance qui réunit à la fois des évêques, des prêtres, des religieuses et des laïcs, et qui est présentée comme l’organe suprême de l’Eglise en Chine. Cette assemblée a déjà été dénoncée par le Saint-Siège – c’était en 2010 – comme étant « inacceptable » pour la communion de l’Eglise.

Enfin, le Saint-Siège a publiquement désavoué, lundi 7 novembre, des « ordinations épiscopales conférées sans mandat pontifical à des prêtres de la communauté non officielle de l’Eglise catholique en Chine continentale ». Le directeur de la salle de presse du Saint-Siège a précisé que Rome « n’a[vait] autorisé aucune [de ces] ordination[s], et n’était officiellement pas informé de tels événements ». Une telle prise de parole – rare à propos de la Chine – au sujet d’ordinations épiscopales menées sans l’accord du pape par un évêque « clandestin » dans le Hebei serait motivée par la volonté du Vatican de ne pas compromettre un éventuel accord avec Pékin. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 8 novembre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp và ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh viếng thăm vùng lũ Hà Tĩnh
Jos. Trọng Tấn
10:30 08/11/2016
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp và ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh viếng thăm vùng lũ Hà Tĩnh

Trong tình yêu thương, liên đới và sẻ chia với những mảnh đời đang phải gồng mình gánh chịu hậu quả nặng nề sau 2 cơn lũ liên tiếp trong suốt gần 1 tháng qua, chiều ngày 8/11/2016, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt – nguyên TGM, Tổng Gp. Hà Nội, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp - GM Gp. Vinh và Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – nguyên Giám mục Gp. Kontum đã đến viếng thăm, trao quà cứu trợ cho bà con vùng lũ tại giáo họ Phú Lễ thuộc giáo xứ Tân Hội và giáo xứ Thổ Hoàng (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tháp tùng quý Đức Cha còn có cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế; cha Bênađô Trần Xuân Thùy, quản lý TGM Xã Đoài.

Xem Hình

Đây là chuyến viếng thăm chan chứa tình hiền phụ với cuộc hội ngộ đầy bất ngờ của 3 vị Giám mục. Các ngài không hẹn với nhau trước, nhưng thật tình cờ, các ngài đều có chung tình yêu dành cho bà con vùng lũ lụt và cùng đến với họ nơi mảnh đất thượng nguồn giáo họ Phú Lễ (Gx. Tân Hội). Như Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt nói: “Không hẹn mà hò, anh em chúng tôi có mặt tại đây để cùng bày tỏ tình liên đới và yêu thương với anh chị em”.

Giáo họ Phú Lễ nói riêng và giáo xứ Tân Hội nói chung là vùng giáp ranh với đập thủy điện Hố Hô, vì thế đây là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ lụt vừa qua. Cha quản xứ Phêrô Dương Sĩ Nho cho biết: “Nơi đây là thượng nguồn và là trung tâm của những cơn lũ vừa qua. Với lưu lượng xả lũ rất lớn 1.800m3/s của đập thủy điện Hố Hô, toàn bộ khu vực này đều bị ngập sâu trong nước. Ngoài việc nhà cửa bị ngập; đồ dùng, gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi; thì bà con còn bị thiệt hại nặng nề nhất về cây Bưởi, cây ăn trái đặc sản của vùng này”.

Chia sẻ với bà con giáo họ Phú Lễ, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bày tỏ tình hiệp thông và liên đới với những nỗi mất mát của bà con vùng lũ. Ngài nói: “Hôm nay, anh em chúngtôi đến với bà con là do sự thôi thúc của tình yêu thương và liên đới. Chúng tôi luôn hướngvề miền Trung với tất cả những đau khổ mà anh chị em đang phải chịu. Cách riêng là những đau khổ do lũ lụt gây ra cho anh chị em, những cơn lũ do thiên tai thì ít nhưng do nhân tai thì nhiều. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa và cảm ơn đời vì giữa dòng nước lũ đó, vẫn còn có những dòng nước mát lành tràn đầy tình thương khắp nơi đổ về miền Trung”.

Chung những tâm tình trên, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh nhắn thủ thêm tới bà con: “Nỗi đau khổ của anh chị em cũng là nỗi đau khổ của chúng tôi. Chúng tôi luôn bên cạnh anh chị em. Cầu chúc anh chị em sớm ổn định lại cuộc sống”.

Đáp lời, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ chăn giáo phận Vinh đã cảm ơn những tâm tình và sự hiện diện của Đức TGM Giuse và Đức Cha Micae. Với cộng đoàn giáo họ Phú Lễ, ngài bày tỏ sự liên đới và yêu thương của giáo phận với bà con vùng lũ, đồng thời khích lệ động viên bà con sớm vượt qua những khó khăn này.

Trong chuyến viếng thăm này, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã trao tặng 200 phần quà cho bà con giáo họ Phú Lễ và anh chị em lương dân sống cùng địa bàn, mỗi phần quà là tiền mặt trị giá 700.000vnđ. Cũng trong chuyến đi, do trời mưa lớn, nước lũ dâng lên làm ngập đường giao thông, vì thế phái đoàn không thể đến viếng thăm giáo xứ Thổ Hoàng như dự định ban đầu. Thông qua cha Antôn Nguyễn Khánh Cương, Đức Cha Phaolô cũng đã gửi đến bà con giáo xứ Thổ Hoàng 310 phần quà, mỗi phần quà là tiền mặt trị giá 700.000đ. Tổng cộng, lần này, Đức Cha Phaolô đã trao tặng 357.000.000vnđ (ba trăm năm mươi bảy triệu đồng) cho bà con vùng lũ.
 
Lễ giỗ TT Ngô Đình Diệm tại Hòa Lan
Trầm Hương Thơ
23:02 08/11/2016
THÁNH LỄ GIỖ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM THỨ 53 TẠI HÒA LAN


Hôm nay Chúa Nhật 06 - 11 - 2016 tại Thánh Đường DE GENESTETSTRAAT 1 - 5144 S N WAALWIJK Hòa Lan nơi Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh làm quản xứ tổ chức ngày lễ giỗ và cầu nguyện cho cố Tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào Đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu cùng các Quân nhân Cán Chính.

Mới gần trưa mà đã có nhiều phái đoàn từ xa như Pháp, Đức Bỉ và các nơi ở Hòa Lan đến tham dự ngày Lễ Giỗ lần thứ 53 của Chí Sĩ Cố Tổng Thống.

13 giờ thánh lễ bắt đầu: Linh Mục quản xứ Phêrô Nguyễn Đức Minh mở lời chào mừng đến tấ cả các Quan Khách đến từ Pháp, Đức, Bỉ, Hòa Lan với sự hiện diện của Linh mục Gioan Nguyễn Văn Thông và đặc biệt là Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải đến tư Rôma.


Ngài cũng trang trọng giới thiệu về Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Khải là người mang tiếng nói cho sự thật từ trong nước ra đến hải ngoại và đi khắp Năm Châu. Cha mới vừa từ Mỹ về đến Rôma ngày hôm qua thì hôm lại không quản ngại đến đây để chia sẽ những sự thật về nhân quyền và những sự thật trong nước Việt Nam cho chúng ta.

Ngài cũng nói thật là cảm động vô cùng vì ngài và BTC. cũng không nghĩ là hôm nay mọi người đến đông như vậy. Vì hôm nay gần đây Đức Giám Mục có thánh lễ truyền chức Lm. cho một cha Việt Nam nên chắc chắn số người sẽ bị chia ra. Theo dự đoán là khoảng hơn một trăm người thôi, không ngời con số hôm nay lên đến hơn 2 trăm nên làm cho tinh thần BTC vui lắm! Như vậy chắc chắc rằng trong chúng ta đây luôn kính mến cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm vì ngày đã mất 53 năm rôi nhưng hình ảnh ngài vẫn trong trái tim ta, không những trong trái tim ta mà còn trái tim con cháu chúng ta nữa.

Sau 2 bài đọc và bài PHÚC ÂM: Lc 20, 27-38

"Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống".

Lm Phêrô nguyễn Văn Khải chia sẻ khá dài nhưng tôi xin tóm tắt lại như sau:

"Nỗi đau không chỉ ở đời
Gẫm trong cái chết vẫn còn nỗi đau"

vâng! đúng như thế. Chúng ta nhìn xem trên quê hương đất nước Việt Nam chúng ta bây giờ đấy chết cũng còn đau, mồ mã chẳng được yên, chết đâu có yên, vẫn bị đào bới, từ Nam chí Bắc biết bao nhiêu nghĩa trang bị đào bới, đập phá, di dời đế lấy đất bàn cho ngoại bang, để lấy đất cho các hãng xưởng ngoại quốc thuê và đảng cộng sản toa rập với họ để bóc lột nhân dân Việt Nam chúng ta. cho nên đất nước ta người sống đã khổ mà người chết cũng chẳng yên là sự thật nó như vậy.

Vì người cộng sản là vô thần, vì họ không tin có linh hồn nên chết là hết, như con vật thôi, bởi thế họ mới sống vô luôn, vô đạo đức, nên bây giờ xã hội Việt Nam mới sản sinh ra đầy những dồi trá và bạo lực. từ học đường cho đến xã hội.

Vô thần vô đạo vô luân
Vô gia, vô Quốc mùa xuân chẳng còn.

Đó là của con người sống theo lý thuyết quái thai cộng sản.

Còn chúng ta là con cái Thiên Chúa chúng ta sống theo lời Chúa dạy Chúng ta tin mình có linh hồn và xác, chúng ta làm những việc lành nhân từ của Đức Kitô, dù có bị cười chê bắt bớ với muôn ngàn áp bức thì chúng ta cũng vẫn bước qua cửa chết là cửa Sự Thật và có như thế chúng ta sẽ cùng chết cho sự thật và cũng sẽ cùng Phục Sinh lại với người trong vinh quang.

Ca đoàn tổng hợp Pháp Đức, Bỉ, Hòa Lan ráp vô là hát nhưng thật là tuyệt vời không chê vào đâu được. Những lời ca tiếng hát dâng lên Thiên Chúa thay tiếng kinh cầu của những ngày đầu tháng 11, tháng mà Giáo Hội dành đặc biết để cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.

Tám em thiếu nhi mặc áo dài khăn đóng đúng điệu dân tộc Việt Nam tiến dân của lễ lên Thiên Chúa thất qúa là dễ thương luôn, cám ơn cá cháu thiếu nhi thật nhiều.

Những lời nguyện giáo dân:

- Câu cho ĐGH. đầy ơn khôn ngoan và sức khỏe để dẫn dắt Giáo Hội vượt qua những sóng gió hiểm nguy, để đi đùng con đường công minh của Chúa dạy.

- Cầu cho linh hồn Gioan Baotixita Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Giacôbê Ngô Đình Nhu đã hy sinh cho Tổ Quốc và bị sát hại vào ngày này 02.11.1963 cách đây đúng 53 năm, và các quân nhân cán chính xin Thiên Chúa đón nhận vào hưởng ánh quang vinh của Ngài.

- Cầu cho tất cả những linh hồn đã hy sinh vì Tổ Quốc và Quê Hương, và tất cả những linh hồn tiền nhân được an nghỉ chốn ngàn thu của Ngài.

_ Cầu cho tất cả những người đang tranh đấu cho tự do và nhân quyền được luôn đầy ơn khôn ngoan, kiên cường trong mọi hoàn cảnh, và xin mỗi ngày có thêm nhiều người trẻ dấn thân đi trên con đường tranh đấu cho quê hưong đất nước sớm được tự do và hạnh phúc hơn.

Sau thánh lễ nghỉ 30 phút ăn uống do BTC khoản đãi và vào chương trình phần 2:

Theo sự hướng dẫn của BTC. tất cả cùng đứng lên để rước Hoàng Kỳ là Quốc Kỳ chính thức của Việt Nam từ ngàn xưa lên lễ đài. Lá cờ vàng ba sọc đỏ là linh hồn cuả Tổ quốc Viêt nam tự do, là biểu hiệu của dân chủ, nhân quyền và là linh hồn của Việt Tộc. Cả hội trường nghiêm trang hát bài Quốc ca VNCH. vô cùng cảm động trong bầu khí linh thêng. Tôi vô cùng cảm động và hãnh diện mỗi dịp đứng nghiêm trang dưới lá Hoàng Kỳ và hát bài Quốc Ca VNCH.


Tiếp theo nghi thức chào Quốc Kỳ là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân anh dũng đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và giang san Việt Nam, đã nằm xuống vì một lý tưởng cao qúy cho dân tộc.

Cho tất cả những người đã bỏ mình trong rừng sâu nước độc trong chốn lao tù cs., hay trên biển cả đại dương để đánh đổi lấy sự tự do, vì không thể cúi đầu chấp nhận sự kìm kẹp của một chế độ bất lương, độc tài và vô thần.

- Điều hợp viên kính mời 3 LM. tiến lên đặt vòng hoa để truy điệu và tưởng nhớ đặc biệt đến Chí Sỹ Ngô Đinh Diệm và Bào Đệ Ngô Đình Nhu đã "Vị Quốc Vong Thân" giữ gìn Tổ quốc và bảo vệ nhân dân Việt Nam chúng ta.

- Tiếp theo là 3 vị đại diện lên trước bàn thờ Tổ Quốc thắp hương khấn nguyện kính nhớ Chí Sỹ Ngô Tổng Thống và những vong linh anh hùng dân tộc tiền nhân phù trợ giữ gìn quê hương đất nước không bị mất vào tay giặc phương bắc, và mau được bình yên.

- Tiếp đến là mỗi người đốt lên một ngọn nến trân trọng đặt trước di ảnh Chí Sỹ Ngô Tổng Thống dân lời nguyện cho ngài và đồng thời cũng tạ ơn những công việc ngài đã làm cho Đất Nước Việt Nam. Song song với bài hát "Hãy Thắp Sáng Lên"

- Tiếp đến điều hợp viên mời ông Nguyễn Hữu Phước Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Hòa Lan lên phát biểu: Ông đã phát biểu ngắn gọn nhưng rất mạch lạc về Chí Sỹ Ngô Tổng Thống và cuối cùng ông cũng nhắc lại lời của Ngô Tổng Thống rằng:

“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo."
Điều đó đã và đang xảy ra cho Việt Nam hôm nay, nhưng chúng ta vẫn luôn phải có trách
nhiệm và niềm tin. Chúng ta phải tiếp bước của Ngô Tổng Thống đã căn dặn rằng:

"Nếu tôi tiến, hãy theo tôi, nếu tôi lùi hãy giết tôi. Nếu tôi chết các hãy theo gương tôi!”

Điếu hợp viên mới Ls. Trần Quốc Hiền. Cựu tù nhân lương tâm lên chia sẻ một chút tâm tình và cảm tưởng.

LS Trần Quốc Hiền 5 năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN theo điều 88 và tội gây rối trật tự công cộng”.

Ngoài ra, luật sư Hiền còn bị cáo buộc tham gia Khối 8406,

Trước khi bị bắt, LS Trần Quốc Hiền là giám đốc một công ty tư vấn luật ở Sài Gòn. LS Trần Quốc Hiền chưa bao giờ nhận tội và cũng không chấp nhận bản án. Hiện đang định cư ở Hoà Lan. Vì thời gian có hạn nên ông chỉ chia sẻ sơ những hoạt động của mình và bị bắt ra sao. Cám ơn BTC đã tổ chức thánh lễ và ngày giỗ Ngô Tổng Thống và mong rằng tình thần Ngô Tổng Thống sẽ ưược các bạn trẻ trong nước hiểu biết và phát huy để cứu nguy cho Dân Tộc và Đất Nước.

Điều hợp viên mời thuyết trình viên chính của ngày hôm nay lên là Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải hấi như ai cũng biết ngài rồi nên khỏi cần giới thiệu dài dòng làm chi, kính mời qúy vị cùng nghe, tất cả cùng vỗ tay chào ngài.

Kính thưa qúy vị: Từ xưa tới nay biết bao chiến sĩ anh hùng dân tộc đã lấy máu xương của mình để chiến đấu gìn giữ giang sơn, chống lại sự bành trướng của chủ thuyết cộng sản vô thần vốn rắp tâm nhuộm đỏ các nước trên thế giới.

Cộng sản Việt nam, sau khi thôn tính được miền Nam tự do, chúng đã lộ nguyên hình qua chính sách cai trị độc tài, đảng trị, „hèn với giặc, ác với dân“, bần cùng hoá nhân dân. Thay vì đem lại cơm no áo ấm cho đồng bào như chính sách „hữu sản hóa“, hoặc „Người Cày có Ruộng“, trái lại họ tước đoạt tài sản người dân qua chính sách đánh tư sản, vơ vét vàng bạc, đổi tiền, quy hoạch đất đai trong kế sách bịp bợm rằng: „Đất đai là sở hữu toàn dân“ để cướp sạch, tước đoạt quyền sống của toàn dân v.v. Đó là hai mặt trắng đen của chính nghĩa và tà quyền phi nhân toàn trị.

Tôi xin được so sánh đối chiếu sơ một chút 2 nhân vật lịch sử giữa ông Hồ Chí Minh và Ông Ngô Đình Diệm như sau:

Trước nhất nói về Ông Ngô Đình Diệm. Tôi là người sinh trưởng và sống ở miền Bắc, nhưng nhờ đọc sách về lịch sử nhiều và thấy như sau:

- Ông Ngô Đình Diệm là một bậc học thức uyên thâm xuất thân từ dòng dõi quan quyền và gia giáo đạo đức.

- Ông được đào tạo để làm quan và đã làm quan rất sớm khi mới 20 tuổi đã là Tri Huyện, năm 32 tuổi đã là một thượng thư Bộ Lại trẻ nhất, tương đương gần như một Thủ Tướng bây giờ.

- Ông yêu nước thương dân vì khi làm quan ông rất thành công mở mang chỉnh đốn những nơi nào ông được bổ nhiệm đến.

- Ông sống thanh đạm không có bồ bịch hay vợ con.
- Ông sống rất gương mẫu và đạo đức của một người tu trì.
- Ông rất có tinh thần tự cường dân tộc. v. v...

Nói chung sách vở của cộng sản chỉ giỏi vu cáo cho ông những cái xấu xa nhưng mà chẳng có cái bằng chứng nào cả. Không thể tìm ra được những gì nhơ bẩn trong đời Ông.

Còn ông Hồ Chí minh thì sao???

- Mặc dù chế độ cộng sản họ tự tôn ông lên hàng thần thánh, vĩ nhân, học thức, cứu nước v.v...

- Nhưng nay nó như là cái tượng tô vôi theo dòng thời gian đã bị trời mưa nắng gió giờ lòi ra những cái xấu loang lổ như:

- Đi đến đâu thì có vợ ở đấy, còn bồ thì vô số kể. (Sách tầu sách tây hình ảnh ghi đầy đủ
- Con rơi con rớt, giết vợ, giết bồ đủ thứ.
- Lừa đảo nhân dân bán nước cho ngoại bang có bằng chứng hằn hoi
- Chẳng có bằng cấp chỉ giỏi lừa đảo, viết tiếng việt thì chính tả sai lên sai xuống, bằng chứng còn rõ ràng.
- Bất hiếu với tổ tiên thờ tàu hơn thờ cha mẹ.

Tôi chỉ nói sơ sơ thế thôi chứ thông kê ra nữa thì chỉ thêm thừa và bẩn tai qúy vị.

Chương trình còn rất hay và hấp dẫn nhưng vì đã trễ nên Lm. Phêrô Nguyễn Đức Minh thay mặt BTC. cám ơn tất cả những bàn tay đóng góp cách này hay cách khác cho ngày hội luận và thánh lễ hôm nay được thành công tốt đẹp. Cám ơn tất cả đã hy sinh thời gian từ Pháp, Đức, Bỉ, khắp nơi ở Hòa Lan đã đến tham dự đông đảo, Cám ơn ca đoàn tổng hợp hôm nay đã hát những bài thánh ca qúa tuyệt vời!

Đặc biệt cám ơn tới cha Phêrô Nguyễn Văn Khải đã không quản ngại từ Rôma về tận Hòa Lan này để chia sẻ với chúng con những cái rất thật của tình hình Đất Nước và Quê Hương cũng như dâng thánh lễ đễ cầu cho tổ tiên hôm nay.

Hẹn năm sau sẽ gặp nhau ngày giỗ Chí Sỹ Ngô Tổng Thông tại Hòa Lan này.

Trầm Hương Thơ_08.11.2016
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông, Kỷ Niệm 500 Năm Phong Trào Cải Cách(9)
Vũ Văn An
04:03 08/11/2016
Chương V

Được kêu gọi kỷ niệm chung

Phép Rửa: Căn bản để đoàn kết và kỷ niệm chung

219. Giáo Hội là thân thể Chúa Kitô. Như chỉ có một Chúa Kitô thế nào, thì Người cũng chỉ có một thân thể như vậy. Qua phép rửa, con người được trở nên chi thể của thân thể này.

220. Công đồng Vatican II dạy rằng những người đã chịu phép rửa và tin vào Chúa Kitô nhưng không thuộc về Giáo Hội Công Giáo Rôma "đều đã được công chính hóa bởi đức tin trong Phép Rửa [và] là chi thể của thân thể Chúa Kitô và có quyền được gọi là Kitô hữu, và vì thế được con cái của Giáo Hội Công Giáo chấp nhận một cách chính xác như là anh em" (UR 1.3) (84). Các Kitô hữu Luthêrô cũng nói y như vậy về các đồng Kitô hữu Công Giáo của mình.

221. Vì người Công Giáo và người Luthêrô được liên kết với nhau trong thân thể Chúa Kitô như các chi thể của nó, nên quả là đúng về họ điều Thánh Phaolô đã nói trong thư 1 Côrintô 12:26: "Nếu một chi thể đau, mọi chi thể cùng đau với nhau; nếu một chi thể được vinh dự, mọi chi thể cùng vui với nhau". Điều gì ảnh hưởng đến một chi thể của thân thể cũng ảnh hưởng đến mọi chi thể khác. Vì lý do này, khi các Kitô hữu Luthêrô tưởng nhớ các biến cố dẫn đến sự hình thành đặc thù các Giáo Hội của họ, họ không muốn làm như vậy mà không có các Kitô hữu Công Giáo của họ. Cùng nhau tưởng nhớ buổi khởi đầu của Phong Trào Cải Cách là họ đang coi trọng Phép Rửa của họ.

222. Vì họ tin rằng họ thuộc về thân thể duy nhất của Chúa Kitô, nên người Luthêrô nhấn mạnh rằng Giáo Hội của họ không khởi nguồn từ Phong Trào Cải Cách hoặc chỉ mới hiện hữu cách nay 500 năm. Đúng hơn, họ xác tín rằng các Giáo Hội Luthêrô bắt nguồn từ biến cố Hiện Xuống và việc rao giảng của các tông đồ. Tuy nhiên, các Giáo Hội của họ nhận được hình thức đặc thù của họ nhờ giáo huấn và các nỗ lực của các nhà cải cách. Các nhà cải cách này không muốn lập ra một Giáo Hội mới, và theo cái hiểu của họ, họ đã không làm như vậy. Họ muốn cải cách Giáo Hội, và họ đã lo liệu làm như vậy trong phạm vi ảnh hưởng của họ, mặc dù với nhiều sai lạc và vấp váp.

Chuẩn bị cho việc kỷ niệm

223. Là chi thể của một thân thể, người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau tưởng nhớ các biến cố của Phong Trào Cải Cách từng dẫn tới thực tế khiến họ sau đó phải sống trong các cộng đồng chia rẽ cho dù họ vẫn thuộc về một thân thể duy nhất. Đó là một khả thể không thể có và là nguồn gốc gây đau đớn lớn lao. Vì họ thuộc về một thân thể duy nhất, nên đứng trước sự chi rẽ giữa họ với nhau, người Công Giáo và người Luthêrô đã cố gắng đấu tranh hướng tới tính Công Giáo trọn vẹn của Giáo Hội. Cuộc đấu tranh này có hai phương diện: nhìn nhận những gì có chung với nhau và nối kết chúng lại với nhau và nhìn nhận những gì chia rẽ nhau. Phương diện đầu là lý do để tỏ lòng biết ơn và hân hoan; phương diện thứ hai là lý do để đau đớn và than khóc.

224. Năm 2017, khi các Kitô hữu Luthêrô kỷ niệm buổi khởi đầu của Phong Trào Cải Cách, họ không qua đó cử hành sự chia rẽ của Giáo Hội phương Tây. Không ai có trách nhiệm thần học lại có thể cử hành sự chia rẽ của các Kitô hữu với nhau.

Niềm vui chung trong tin mừng

225. Người Luthêrô rất biết ơn tận đáy lòng vì những gì Luther và các nhà cải cách khác đã dọn sẵn cho họ: sự hiểu biết tin mừng của Chúa Giêsu Kitô và đức tin vào Người; cái nhìn sâu sắc vào mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, Đấng đã ban chính Người cho chúng ta chỉ vì lòng nhân hậu và là Đấng chỉ có thể được nhận lãnh bằng niềm tín thác trọn vẹn vào lời Thiên Chúa hứa hẹn; vào sự tự do và sự chắc chắn rằng tin mừng có tính sáng tạo; vào tình yêu xuất phát từ và được đánh thức bởi đức tin, và vào niềm hy vọng vào sự sống và sự chết mà đức tin mang theo với nó; và vào việc tiếp xúc sống động với Kinh Thánh, các sách giáo lý, và các thánh ca đem đức tin vào đời sống. Việc tưởng nhớ và cuộc kỷ niệm hiện nay sẽ đem thêm lý do để biết ơn vào danh sách này. Lòng biết ơn này là điều khiến các Kitô hữu Luthêrô muốn cử hành trong năm 2017.

226. Người Luthêrô cũng nhận rõ rằng những gì họ cảm tạ Thiên Chúa không phải là một ơn phúc họ có thể chỉ giành lấy cho riêng mình. Họ muốn chia sẻ ơn phúc này với mọi Kitô hữu khác. Vì lý do này, họ kính mời mọi Kitô hữu cùng cử hành với họ. Như chương trước đã cho thấy, người Công Giáo và người Luthêrô có quá nhiều niềm tin chung đến nỗi họ có thể - và trên thực tế nên – cùng nhau tạ ơn, đặc biệt vào ngày kỷ niệm phong trào Cải Cách.

227. Điều trên tiếp nối sự thúc đẩy mà Công đồng Vatican II từng phát biểu: "Người Công Giáo phải hân hoan thừa nhận và quý trọng các giá trị Kitô giáo thực sự trong di sản chung của chúng ta, những giá trị cần được tìm thấy nơi các anh em ly khai của chúng ta. Điều đúng và có ích cho phần rỗi của chúng ta là nhìn nhận kho tàng của Chúa Kitô và các công trình đạo đức trong cuộc sống của những người khác đang làm chứng cho Chúa Kitô, thậm chí đôi khi đến nỗi phải đổ máu họ ra. Vì Thiên Chúa luôn luôn tuyệt vời trong các công việc của Người và xứng đáng được mọi lời ca ngợi "(UR 1.4).

Lý do để hối tiếc và than khóc

228. Vì việc kỷ niệm trong năm 2017 mang lại việc biểu lộ niềm vui và lòng biết ơn, nên nó cũng phải dành chỗ để cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo cảm nghiệm niềm đau vì các thất bại và vi phạm, tội lệ và tội lỗi trong các con người và các biến cố đang được tưởng nhớ.

229. Nhân dịp này, người Luthêrô cũng sẽ tưởng nhớ những tuyên bố hằn học và hạ giá mà Martin Luther đã đưa ra chống lại người Do Thái. Họ xấu hổ vì những tuyên bố này và lấy làm ân hận sâu xa vì chúng. Người Luthêrô đã tiến đến chỗ nhận ra với một cảm thức hối tiếc sâu xa cuộc đàn áp các người chủ trương tái thánh tẩy (anabaptist) bởi các nhà cầm quyền Luthêrô và thực tế này là Martin Luther và Philip Melanchthon đã dùng thần học hỗ trợ cuộc bách hại này. Họ ân hận vì các cuộc tấn công bạo lực của Luther chống lại các nông dân trong cuộc Chiến Tranh Nông Dân. Ý thức các mặt tối của Luther và của Phong Trào Cải Cách đã khơi lên một thái độ phê phán và tự phê phán nơi các nhà thần học Luthêrô đối với Luther và Cuộc Cải Cách ở Wittenberg. Mặc dù họ đồng ý một phần các lời chỉ trích của Luther chống lại ngôi vị giáo hoàng, nhưng người Luthêrô ngày nay bác bỏ việc Luther đồng hóa Đức Giáo Hoàng với Kitô Giả (Antichrist).

Cầu nguyện cho sự hiệp nhất

230. Vì Chúa Giêsu Kitô trước khi qua đời đã cầu nguyện với Chúa Cha "để chúng có thể là một", điều rõ ràng là việc chia rẽ thân thể Chúa Kitô là trái ngược với ý muốn của Chúa. Nó cũng mâu thuẫn với lời khuyên minh nhiên của thánh tông đồ mà chúng ta nghe thấy trong thư Êphêsô 4: 3-6: "Anh em hãy thiết tha duy trì sự hợp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người". Sự chia rẽ thân thể Chúa Kitô là trái ngược với ý muốn của Thiên Chúa.

Đánh giá quá khứ

231. Khi người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau tưởng nhớ các cuộc tranh cãi thần học và các biến cố của thế kỷ thứ mười sáu theo viễn ảnh này, họ phải xem xét các hoàn cảnh của thế kỷ thứ mười sáu. Người Luthêrô và người Công Giáo không thể bị qui lỗi vì mọi sự đã xẩy ra vì một số biến cố trong thế kỷ thứ mười sáu nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Trong thế kỷ thứ mười sáu, các xác tín thần học và nền chính trị quyền lực thường xuyên được đan xen với nhau. Nhiều chính trị gia thường sử dụng các ý tưởng thần học chân chính để đạt được các mục đích của họ, trong khi nhiều nhà thần học cổ vũ các phán đoán thần học của họ bằng các phương tiện chính trị. Trong đấu trường phức tạp gồm nhiều nhân tố này, thật khó có thể gán trách nhiệm đối với các hệ quả của các hành động chuyên biệt cho các con người cá thể và gọi họ là các bên có tội.

232. Các cuộc chia rẽ trong thế kỷ mười sáu đã bắt nguồn từ các cách hiểu khác nhau về sự thật của đức tin Kitô giáo và đặc biệt trở nên tranh cãi vì sự cứu rỗi được xem là bị đe dọa. Cả ở hai phía, đều có những người có các xác tín thần học mà họ không thể nào từ bỏ. Người ta không nên đổ lỗi cho một ai đó đã theo lương tâm của họ khi lương tâm này được hình thành bởi Lời Chúa và đã đạt được các phán đoán của nó sau cuộc nghị thảo nghiêm túc với nhiều người khác.

233. Các nhà thần học đã trình bày ra sao các xác tín thần học của họ trong cuộc tranh đấu giành công luận lại là một chuyện khác. Trong thế kỷ mười sáu, người Công Giáo và người Luthêrô không những thường xuyên hiểu lầm mà còn phóng đại và biếm họa các đối thủ của họ, làm họ trở thành lố bịch. Họ nhiều lần vi phạm điều răn thứ tám, vốn ngăn cấm việc làm chứng gian hại người lân cận. Ngay cả khi đối thủ đôi khi có công bằng với nhau về phương diện tri thức, nhưng sự sẵn sàng của họ trong việc lắng nghe người khác và coi trọng các quan tâm của những người này vẫn chưa đủ. Những người chủ trương tranh cãi muốn bác bỏ và thắng các đối thủ của họ, nên thường cố tình làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột hơn là tìm kiếm các giải pháp bằng cách tìm kiếm những gì họ chủ trương chung với nhau. Các định kiến và hiểu lầm đóng một vai trò to lớn trong việc lên đặc điểm cho phía bên kia. Các chống đối nhau đã được xây dựng và truyền lại cho thế hệ kế tiếp. Ở đây cả hai phía đều có đủ lý do để hối tiếc và than khóc cách thức họ đã tiến hành các cuộc tranh luận của họ. Cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo đều có lỗi cần phải được công khai xưng thú trong cuộc tưởng nhớ các biến cố của 500 năm trước.

Các xưng thú tội lỗi của người Công Giáo chống lại sự hợp nhất

234. Trong thông điệp của mình gửi cho nghị viện hoàng gia ở Nuremberg ngày 25 Tháng 11 năm 1522, Đức Giáo Hoàng Hadrian VI đã phàn nàn về những lạm dụng và vi phạm, tội lỗi và sai sót mà giáo quyền đã vấp phạm xưa nay. Sau này, trong thế kỷ vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp thứ hai của Công đồng Vatican II, đã xin sự tha thứ của Thiên Chúa và của các "anh em" ly khai ở phương Đông. Cử chỉ này của Đức Giáo Hoàng đã tìm được lời phát biểu tại chính Công đồng, nhất là trong Sắc lệnh về Đại Kết (85) và trong Tuyên bố về mối Liên hệ của Giáo Hội với các Tôn giáo không phải là Kitô Giáo (Nostra Aetate) (86).

235. Tương tự như thế, trong bài giảng Mùa Chay "Ngày Tha thứ", Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng thừa nhận lỗi lầm và dâng lời cầu nguyện xin tha thứ như một phần của việc cử hành Năm Thánh 2000 (87). Ngài là người đầu tiên không chỉ đơn giản lặp lại sự hối tiếc của vị tiền nhiệm Phaolô VI và các nghị phụ công đồng liên quan tới các kỷ niệm đau đớn, nhưng thực sự còn làm một điều gì đó nữa về nó. Ngài cũng liên hệ lời xin tha thứ với chức vụ của Giám Mục Rôma. Trong thông điệp Ut Unum Sint, ngài đề cập đến chuyến viếng thăm của ngài tại Hội đồng Các Giáo Hội Thế giới ở Genève vào ngày 12 tháng 6 năm 1984, nơi ngài thừa nhận rằng "Xác tín Công Giáo cho rằng trong thừa tác vụ của giám mục Rôma, Giáo Hội, vì lòng trung thành với truyền thống tông đồ và đức tin của các Giáo Phụ, đã giữ gìn dấu hiệu hữu hình và là người bảo đảm cho sự đoàn kết, xác tín này đã tạo nên một sự khó khăn đối với hầu hết các Kitô hữu khác, những người có ký ức bị ghi dấu bởi nhiều hoài niệm đau đớn". Rồi ngài nói thêm: "vì mức độ chúng tôi phải chịu trách nhiệm đối với các hoài niệm này, tôi tham gia với vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI để cầu xin sự tha thứ"(88).

Các xưng thú tội lỗi của người Luthêrô chống lại sự hợp nhất

236. Tại đại hội lần thứ năm ở Evian năm 1970, để đáp lại bài thuyết trình gây xúc động sâu sắc của Đức Hồng Y Jan Willebrands, Liên Minh Luthêrô Thế Giới tuyên bố "rằng chúng tôi, các Kitô hữu và cộng đoàn Luthêrô, sẵn sàng thừa nhận rằng phán quyết của các nhà cải cách đối với Giáo Hội Công Giáo Rôma và nền thần học của nó không phải là hoàn toàn không có các bóp méo có tính bút chiến, mà một phần vẫn được duy trì mãi cho đến ngày nay. Chúng tôi thực sự hối lỗi vì hành vi phạm tội và sự hiểu lầm mà những yếu tố bút chiến này đã gây ra cho anh em Công Giáo Rôma của chúng tôi. Chúng tôi ghi nhớ với lòng biết ơn các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI với công đồng Vatican II, trong đó ngài truyền đạt lời cầu xin tha thứ của ngài vì bất cứ hành vi phạm tội nào gây ra bởi Giáo Hội Công Giáo Rôma. Nhân dịp chúng ta cùng với mọi Kitô hữu cầu xin sự tha thứ trong lời cầu nguyện mà Chúa chúng ta đã dạy chúng ta, chúng ta hãy cố gắng có được thứ ngôn ngữ rõ ràng, trung thực, và bác ái trong mọi cuộc trò chuyện của chúng ta"(89).

237. Người Luthêrô cũng thú nhận các lỗi lầm của mình đối với các truyền thống Kitô giáo khác. Tại đại hội thứ mười một ở Stuttgart năm 2010, Liên Minh Luthêrô Thế giới tuyên bố rằng người Luthêrô "tràn đầy cảm thức hối tiếc và đau đớn sâu xa đối với cuộc đàn áp người tái tẩy (anabaptist) của người Luthêrô và đặc biệt đối với thực tế này là các nhà cải cách Luthêrô về phương diện thần học, đã hỗ trợ cuộc khủng bố này. Do đó, Liên Minh Luthêrô Thế Giới... muốn công khai bày tỏ sự hối tiếc và nỗi buồn sâu xa của mình. Tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng trong Chúa Giêsu Kitô đã hòa giải thế giới với chính Người, chúng tôi cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa và của anh chị em Mennonite, vì những thiệt hại mà các bậc tiền bối của chúng tôi trong thế kỷ thứ mười sáu đã phạm với người tái tẩy, vì đã quên hoặc làm ngơ cuộc bách hại này trong các thế kỷ từ đó đến nay, và vì mọi cách mô tả không phù hợp, gây hiểu lầm và gây tổn thương về người tái tẩy và Mennonites của các tác giả Luthêrô, trong cả hai hình thức bình dân lẫn bác học, cho đến tận ngày nay"(90).

Kỳ sau: Chương VI: Năm Mệnh Lệnh Đại Kết
 
Ơn toàn xá hay đại xá là ơn gì?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
10:11 08/11/2016
ƠN TOÀN XÁ, HAY ĐẠI XÁ LÀ ƠN GÌ?

Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn (tháng 11), Xin Cha giải thích rõ về ơn toàn xá được hưởng để giúp các linh hồn còn đang được tinh luyện trong luyện tội.

Trả lời :

Nhưng trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi cần nói lại một lần nữa giáo lý của Giáo Hội về vấn đề tha tội và đền tội như sau:

1- Vấn đề tha tội và đền tội

Theo giáo lý của Giáo Hội, thì sau khi các tội đã được tha qua bí tích hoà giải, hối nhân phải làm một việc gọi là “đền tội (penance)” để sữa chữa những xáo trộn của tội đã được tha nhưng hậu quả còn để lại trong trong tâm hồn hối nhân. Vì thế, những hậu quả này cần được thanh tẩy cho sạch để được vào Thiên Đàng ( đối với các linh hồn còn trong Luyện tội) (x. SGLCG, số 1459).

Các linh hồn này đang cần sự giúp đỡ của những người còn sống làm việc lành cầu nguyện cho để được mau chóng vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Một việc lành có giá trị tha hình phạt hữu hạn ( temporal punishment) là ơn toàn xá mà Giáo Hội ban trong những dịp đặc biệt như Năm Thánh để các tín hữu còn sống lãnh nhận và nhường lại cho các linh hồn đang còn được thanh luyện trong nơi gọi là Luyện tội, hay Luyện ngục ( Purgatory).

Năm Thánh lòng thương xót Chúa được mở ra trong Giáo Hội từ ngày 8-12-2015

Và sẽ chấm dứt ngày 20 tháng 11 năm nay, tức là còn gần 3 tuần nữa để giáo dân làm các việc lành qui định trong đó có việc viếng một nhà thờ được giáo quyền địa phương chỉ định để được hưởng ơn toàn xá cho mình hay nhường lại cho các linh hồn trong luyện tội.

Các linh hồn thánh ở luyện tội là những người đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thánh thiện đủ để vào ngay Thiên Đàng sau khi chết nên cần “ tạm trú” ở nơi đây một thời gian dài ngắn tùy theo mức hoàn hảo đòi hỏi.

Các linh hồn này đã hết thời giờ làm việc lành rồi, nên chỉ còn nhờ cậy các Thánh trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho, cũng như trông chờ thân nhân còn sống cứu giúp bằng những việc lành như cầu nguyện, xin dâng Thánh Lễ hay lãnh ơn xá để giúp cho họ được mau gia nhập hàng ngũ các Thánh đang vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Tuy không còn thì giờ để làm việc lành cho mình nữa, nhưng các linh hồn ở luyện ngục có thể cầu xin đắc lực cho các tín hữu còn sống trên trần gian. Đó là nội dung tín điều các thánh thông công nói về sự hiệp thông giữa các Thánh trên Thiên Đàng, các linh hồn thánh trong Luyện tội và các tín hữu còn sống trên trần gian.

Các Thánh trên trời không cần ai giúp mình nữa vì đã thánh thiện đủ để đang được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Nhưng các Thánh có thề cứu giúp hữu hiệu cho các linh hồn còn trong Luyện tội và cho các tín hữu còn sống trên dương thế. Cứu giúp bằng lời nguyện giúp cầu thay trước Tòa Chúa cho các linh hồn và các tín hữu còn sống. Các linh hồn còn trong Luyện nguc không thể tự giúp mình được nữa, nên chỉ còn trông cậy vào các Thánh trên Trời và các tín hữu còn sống giúp họ bằng lời cầu nguyện và việc lành dành cho họ mà thôi.

Các tín hữu còn sống có lợi điểm là còn thì giờ để lập công đền tội cho mình , và cứu giúp các linh hồn thánh trong Luyện tội.

Như thế, chung qui chỉ vì tội mà con người phải xa tránh để sống đẹp lòng Chúa ngay ở đời này và được cứu rỗi để vào Nước Trời mai sau.

Nói đến tội, thì tội nào cũng có thể được tha qua bí tích hòa giải , trừ tội phạm đến Đức Chúa Thánh Thần, tức tội chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn thì không thể tha được như Chúa Giêsu đã nói rõ trong Phúc Âm Thánh Marc-cô (Mc.3: 28-29).

Được tha qua ơn phép giải tội (absolution), nhưng mọi tội trọng hay nhẹ đều để lại những hậu quả lớn nhỏ trong tâm hồn hối nhân cũng như trong tương quan với người khác, nên cần được sửa chữa sau khi xưng tội. Thí dụ, tội lỗi phép công bằng (ăn cắp tiền, tài sản của người khác, vu cáo làm thiệt hại danh dự, đời tư của ai ) đòi buộc hối nhân phải đền bù thiệt hại tương xứng về vật chất hay tinh thần cho người mình đã làm thiệt hại nhiều hay ít. Cụ thể, ăn cấp tiền bạc hay tài sản của ai thì không thể đọc năm ba kinh hay lần chuỗi 50 để đền tội được, mà phải hoàn trả cho người ta số tiền mình đã lấy vì phép công bằng giao hoán đòi buộc. Lại nữa, công khai mạ lỵ ai, thì cũng phải công khai nhận lỗi và xin lỗi cá nhân hay tập thể mình đã xúc phạm chứ không thể âm thầm đọc vài kinh đền tội là xong. Các tội khác như bỏ lễ ngày Chúa Nhật hoặc lễ trọng, giận hờn, nói tục , phạm tội lỗi điều răn thứ sáu, thứ chín, v.v thì có thể làm những việc đền tội cách kín đáo hơn do cha giải tội giao. Đó là tất cả ý nghĩa của việc “đền tội” đòi hối nhân phải thi hành sau khi đã thành thật xưng các tội nặng nhẹ mình lỡ phạm vì cố ý hay vì yếu đuối con người và được tha qua bí tích hòa giải.

Mục đích của việc đền tội này là để được tha hình phạt hữu hạn (temporal punishment) tức là để sửa chữa những hậu quả của tội đã để lại trong tâm hồn hối nhân như đã nói ở trên. Hình phạt này khác với hình phạt đời đời (eternal punishment) dành cho những ai chết khi đang mắc tội trọng (mortal sin) mà không kịp ăn năn hay không muốn ăn năn để xin Chúa thứ tha.( x. SGLCG,số 1033, 1472).Hoặc những ai đã chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn để làm những sự dữ như giết người, giết thai nhi, trộm cướp, dâm ô thác loạn mà không hề ăn năn cho đến khi chết.

Những người bị hình phạt đời đời thì không còn trông nhờ ai cứu giúp gì được nữa, vì đã vĩnh viễn xa lià Thiên Chúa là tình thương rồi.

Vả lại, cũng không có sự hiệp thông nào giữa hỏa ngục và các Thánh trên trời, các linh hồn trong Luyện tội và các tín hữu trên trần gian như Giáo Hội day ( X SGLGHCG số 1033-1037).Vì thế, các Thánh, các linh hồn và các tín hữu không thể giúp gì được nữa cho những ai đang xa lìa Chúa trong nơi goi là hỏa ngục.

Cũng cần phải nói thêm là Thiên Chúa không tiền định cho ai và cũng không muốn phạt ai xuống hỏa ngục vì Người là Cha đầy yêu thương, “Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” ( 1 Tm 2:4). Nhưng phải có hỏa ngục vì người ta đã tự ý chọn nơi này qua cách sống chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn để làm những sự dữ, sự tội mà không hề biết ăn năn sám hối để xin tha thứ. Con người có tự do chọn lựa và Thiên Chúa luôn tôn trọng cho con người xử dụng tự do đó để sống theo Chúa để được chúc phúc. hay theo thế gian và ma quỷ để bị luận phạt. Nghĩa là nếu chọn sống theo ma quỷ và thế gian thì phải chịu mọi hậu quả của chọn lựa này.

Ngược lại, với hình phạt hữu hạn, chúng ta có thể làm những việc lành để tự giúp mình sửa chữa những hậu quả của tội trong khi còn sống. Nếu không làm hoặc làm chưa đủ thì sau khi chết phải được thanh luyện trong nơi gọi là “Luyện tội” (Purgatory), tức là nơi thanh luyện cuối cùng để linh hồn được hoàn toàn thánh thiện hầu xứng đáng vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng..

Chính vì mục đích giúp các hối nhân còn sống hay các linh hồn đang chịu thanh luyện trong Luyện tội được khỏi hình phạt hữu hạn mà Giáo Hội ban một đặc ơn gọi là Ân xá.

2. Vậy Ân xá là gì ?

Ân xá (Indulgence) là ơn sủng mà Giáo Hội lấy ra từ kho tàng công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, công nghiệp của Đức Mẹ và các Thánh để xin Chúa tha các hình phạt hữu hạn (temporal punishment ) cho hối nhân còn sống hay cho các linh hồn trong Luyện tội.Nói khác đi, Ân xá giúp thanh tẩy những hậu quả của tội đã được tha.

Các tín hữu còn sống hay đã qua đời đều có thể lãnh nhận ân xá để được tha hình phạt hữu hạn mình còn thiếu sót chưa đền đủ sau biết bao tội nặng nhẹ đã được tha qua bí tích hoà giải.Như thế, ân xá cũng là ơn tha thứ của Thiên Chúa mà Giáo Hội, -với tư cách là Người Quản Lý kho tàng Ơn Cứu Chuộc nhờ công nghiệp của Chúa Kitô - lấy ra để phân phát cho con cái mình.

“Ân xá có thể là từng phần (partial) hay toàn phần (plenary) tức ơn toàn xá để tha từng phần hay toàn phần hình phạt hửu hạn mà ta đáng phải chịu vì hậu quả của tội lỗi. Tín hữu có thể lãnh ân xá cho mình hay nhường lại cho các người đã qua đời (Sđd, số 1471),nhưng không thể nhường cho người đang còn sống trên trần gian này

Giáo Hội ban ơn toàn xá đặc biệt trong Năm Thánh (Jubilee Year) như Năm Thánh lòng thương xót Chúa đang diễn ra trong toàn Giáo Hội, hoặc trong những dịp đặc biệt khác như kỷ niệm thành lập Giáo Phận, Nhà Dòng, Tu Hội, hành hương kính Đức Me, viếng nghĩa trang trong dịp lễ cầu cho các linh hồn v.v...

Thí dụ, Năm Thánh 2010 được Tòa Thánh cho phép mở ra tại quê nhà để mừng kỷ niệm 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập (1960-2010), đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam trong Giáo Hội hoàn vũ.

Muốn hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh , các tín hữu phải sốt sắng chuẩn bị tâm linh cách chu đáo, như cầu nguyện, hãm mình, làm việc bác ái, đặc biệt suy niệm mầu nhiệm và sứ mang của Giáo Hội trong trần thế. Đồng thời cũng phải thành tâm thống hối mọi tội lỗi và quyết tâm cải thiện đời sống trong ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô. Cần đi xưng tội để được hòa giải với Chúa và với Giáo Hội . Dĩ nhiên sau đó là phải tham dự Thánh Lễ và rước Mình Máu Chúa Kitô và làm những việc lành qui định như đọc kinh Tin Kinh, kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng, Kinh Sáng danh để cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Sau hết phải đến viếng (hành hương) một Thánh Đường được chỉ định là nơi hành hương trong Giáo Phận, thay vì phải sang Rôma để viếng Đền Thánh Phêrô, quá xa xôi , tốn phí.

Tóm lại, ơn toàn xá là đặc ân mà Giáo Hội lấy từ kho tàng thiêng liêng của Chúa để ban cho tín hữu còn sống hay đang chịu thanh luyện trong nơi Luyện tội để được sạch mọi vết nhơ của tội hầu đạt mức thánh thiện hoàn toàn để hưởng Thánh Nhan Chúa trong Nước Hằng Sống.

Nhưng xin giải thích rõ thêm là ân xá, dù là từng phần hay tòan phần (tức ơn toàn xá hay còn gọi là ơn đại xá) đều không có mục đích tha bất cứ tội nặng hay nhẹ nào mà chỉ chỉ có công dụng tha hình phạt hữu hạn như đã giải thích ở trên. Nghĩa là, khi ta biết mình đã phạm tội năng hay nhẹ nào thì trước hết phải xin Chúa tha thứ qua bí tích hòa giải tức là phải đi xưng tội chứ không thể ở trong tình trạng “ có tội ” đó mà lãnh ơn toàn xá để xin tha tha tội được.Tóm lại, ai muốn hưởng ơn toàn xá, thì buộc phải đi xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và đọc các kinh qui định cùng viếng nhà thờ như đã nói ở trên.

Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Bông Bụt
Joseph Ngọc Phạm
21:11 08/11/2016
HOA BÔNG BỤT
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Như chiếc lồng đèn
Một màu đỏ thắm
Xóm em nhiều lắm
Nhà ai cũng trồng
Dù hạ hay đông
Hoa thường vẫn nở
Đường làng rực rỡ
Bờ giậu thêm xinh ..
(Trích thơ của Nguyễn Lãm Thắng)