Ngày 08-11-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa nhật 32 TN B : Tình Góa
Lm, Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:07 08/11/2018
Tình Góa

Chúa Nhật 32 TN B : Tình Góa

Phải thú nhận rằng có hậu ý khi đặt tựa đề cho bài viết là “tình góa”. Dĩ nhiên ít nhiều cũng có ngụ ý “tiếp thị”. Đã là góa bụa mà còn tình tứ gì nữa! Đã nói đến tình thì ít ai nói đến cảnh góa bụa. Sự đời, người ta thường tránh những điều xúi quẩy. Thế nhưng nhiều hình ảnh người góa bụa lại được Thánh Kinh không chỉ tô hồng mà còn xác nhận là một trong những đối tượng được Thiên Chúa ưu ái và bảo vệ cách đặc biệt bằng những luật lệ cụ thể trong Cựu Ước (x.Xh 22,21; Ed 22,7). Đến thời Tân Ước, chính Chúa Giêsu cũng đã ưu ái bà góa thành Naim có đứa con trai duy nhất bị chết, nên dù không được khẩn xin, Người vẫn ra tay uy quyền cho cậu ta sống lại (x.Lc 7,11-17). Trong ba bài đọc Thánh Kinh của Chúa Nhật XXXII TN B thì bài đọc thứ nhất trích sách các Vua và bài Tin mừng tường thuật và ca tụng nghĩa cử cao đẹp của bà góa thành Xarépta và bà góa tại Giêrusalem. Cả hai đều là những bà góa nghèo nhưng sẵn sàng hiến dâng “phần nuôi sống” mình, cũng là chính sự sống của mình cho tha nhân và cho Thiên Chúa. Thầm hiểu ngụ ý của Hội Thánh khi cho trích đọc các bài Thánh Kinh trong Chúa Nhật này, chúng ta cùng xét suy đôi điều qua cái tâm, cái lòng và cuộc sống của người góa bụa.

1.Một mối tình thủy chung: Trước hết cần phân biệt người góa bụa với các bà mẹ đơn thân. Hẳn nhiên có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan hình thành tình trạng hay kiểu sống của những bà mẹ đơn thân. Chúng ta không thể tiên thiên “đánh giá - xếp hạng” cho tình trạng sống này vì hình như mỗi hoàn cảnh đều mỗi vẻ khác nhau với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế nhưng phải nhìn nhận rằng đây là tình trạng “không bình thường” theo lẽ tự nhiên mặc dù đã từng có khi, có nơi trở thành một phong trào, một kiểu cách chọn lựa của nhiều phụ nữ thời hiện đại. Trái lại tình cảnh của người góa bụa dù là đàn ông hay đàn bà là chuyện thường tình của kiếp nhân sinh. Đã thề non hẹn biển trong duyên vợ chồng thì luôn mong được song hành cho đến khi đầu bạc răng long. Mong thì vẫn mong, nhưng được chết cùng ngày là điều thật hy hữu. Chuyện tái giá hay đi bước nữa khi người phối ngẫu đã qua đời là chuyện chẳng có gì sai trái, dù phía nữ giới có thể bị dị nghị cách nào đó, đặc biệt trong nhiều xã hội trước đây vốn đề cao đạo “tam tòng – tứ đức”. Dù xưa hay nay thì người ta vẫn trân trọng những mẫu đời “thờ chồng, nuôi con” hoặc tín trung với người bạn quá cố mà nguyện làm cảnh gà trống nuôi con. Chúng ta đừng quên đây là một trong những tiêu chí để chọn người vào hàng Giám Quản hay bậc trợ tá của Giáo Hội thời sơ khai (x.1Tm 3,1-13).

Thủy chung với người bạn đời đang còn sống quả là một nỗ lực bền bỉ không chỉ trong tình yêu mà cả trong sự tiết chế. Chuyện “chả - nem” không riêng gì là chuyện của thời hôm nay mà đã có từ xưa, chỉ khác một điều là mức độ phổ biến, cho dù ai cũng thấy sự sai trái của nó và những hậu quả xấu xa mà nó di hại cho gia đình, cho con cái và cho cả xã hội. Chính vì thế, việc chung thủy với người bạn đời đã khuất càng được trân trọng gấp bội khi tự nguyện từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình vì yêu thương và muốn tín trung trọn vẹn với chỉ một người.

2.Một tình yêu trao hiến đến cùng: Các nhà tâm lý cũng như các nhà đạo đức vốn đồng thuận với nhau về khái niệm yêu thương là một quá trình trao ban và đón nhận nhau. Yêu thương cách đích thực là tự nguyện trao ban điều tốt, điều tốt nhất của mình cho người mình yêu cách vô điều kiện và không tính toán, đồng thời cũng sẵn sàng đón nhận người mình yêu với tất những gì người ấy “là và có” một cách quảng đại, không so đo. Người ta thấy rõ hai động thái này trong đời hôn nhân. Đức Bênêđíctô XVI đã gọi đó là Eros và Agapê, hai chiều kích của tình yêu này xem ra phản ánh Tình Yêu Thiên Chúa cách rõ nét nhất (TĐ Thiên Chúa là Tình Yêu số 2). Với thời gian, qua các hình thức “mại dâm thánh” cùng với sự ích kỷ hưởng thụ của con người theo sự cám dỗ thần dữ thì chiều kích Eros (đón nhận) đã bị biến dạng, tha hóa. Từ đó chiều kích trao hiến (Agapê) đóng vai trò chủ yếu trong việc biểu lộ tình yêu đích thực.

Với người góa bụa thì cái chiều kích đón nhận xem ra vẫn còn đó qua người con. Nhưng nó sẽ vơi dần theo thời gian khi đứa con đến lúc phải lìa cha mẹ mà luyến ái với người bạn đời (x.Mc 10,7). Cuộc đời của người góa bụa là một chuỗi trao ban, hiến dâng không ngơi nghỉ và ngày càng đến cùng. Chỉ còn chút bột và chút dầu để ăn bữa cuối cùng với đứa con, thế mà bà góa thành Xarépta đã không ngại ngần dâng trao cho ngôn sứ Êlia (x.1V 17,7-16). Chúa Giêsu đã ngợi khen lòng quảng đại của một bà góa tại đền thờ Giêrusalem khi đã không ngại ngần dâng cúng vào Đền Thờ “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân bà” (x.Mc 12,44; Lc 21,4).

3. Một tâm hồn nghèo khó thực sự: Lời tung hô tin mừng trong Chúa Nhật này, Giáo Hội cho trích câu tin mừng của thánh Matthêu: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Người góa bụa là một trong những người nghèo của Thiên Chúa, được Người ưu ái chăm sóc và bảo vệ. Xin đừng quên số người góa bụa trong các xã hội trước đây thì phụ nữ chiếm tuyệt đại đa số. Vì thế khi nói đến người góa bụa là người ta nghĩ ngay đến các bà góa. Một mình nuôi con mà bôn ba cuộc sống thì khó bì được với người ta vẹn đủa cả đôi, nhất là khi sinh kế thời bấy giờ dựa vào sức lao động của cơ bắp là chủ yếu. Do dó người ta không lạ gì khi hạn từ “góa” thường đi đôi với hạn từ “nghèo”. Những người góa bụa, cách riêng các phụ nữ góa chồng không chỉ nghèo về vật chất, của cải, bạc tiền mà họ còn nghèo khó cả về mặt tinh thần. Ngay cả trong thời kỳ gọi là hoàng kim của Giáo hội là thời Giáo hội sơ khai, khi mà những người trong tôn giáo mới này “không ai lấy sự gì làm của riêng, mọi sự đều là của chung” (x.Cv 2,44; 4,32) thế mà các bà góa vẫn đã từng bị đối xử thiếu công bằng, bị bỏ quên (x.Cv 6,1).

Hồng ân Nước Trời là một ân ban trọng đại và nhưng không của Thiên Chúa. Không một ai có thể tự mình chiếm hữu ân ban ấy dựa vào khả năng và công trạng của mình. Chúa Giêsu đã mặc nhiên nói đến chân lý này khi khẳng định rằng người giàu có khó vào Nước Trời, khó hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim. Những gì mà người giàu cho rằng có thể mua được bằng tiền bạc thì chắc chắn không phải là Nước Trời (x.Lc18,24-27). Một tâm hồn nghèo khó thực sự thì sẽ có được sự tự do với các thực tại đời này để rồi biết gắn bó mật thiết với Thiên Chúa trong niềm tin. Và họ đã biết mở lòng để đón nhận Nước Trời như là ân ban.

Qua một vài nghĩ suy về “tình góa”, không gì hơn, chỉ thầm mong số phận những người góa bụa được xã hội cũng như Giáo hội quan tâm chăm sóc bằng sự trân trọng như những người nghèo của Thiên Chúa, những con người rực sáng trong tình yêu thủy chung, tình yêu dâng hiến đến cùng. Có thể nói không sợ sai lầm rằng cuộc đời của nhiều người góa bụa là một dẫn chứng cụ thể, giúp chúng ta biết thế nào là yêu, thế nào là tin.

Lm, Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Pietro Parolin trả lời về vụ xương người được tìm thấy trong Tòa Khâm sứ tại Vatican
Thanh Quảng sdb
11:43 08/11/2018
Đức Hồng Y Pietro Parolin trả lời về vụ xương người được tìm thấy trong Tòa Khâm sứ tại Vatican

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Tổng trưởng Thánh vụ Ngoại giao của Tòa thánh Vatican trả lời các câu hỏi của báo giới về các xương người được tìm thấy trong Tòa khâm sứ Vatican Ở Roma Ý vào cuối tháng 10/2018 như sau:
“Tòa Thánh không có một kết nối nào trong quá trình được Emanuela Orlandi thực hiện, chúng tôi không rõ ai đã liên lạc với Orlandi trong vụ việc này”.
Các nhà báo đại diện cho hãng SIR (viết tắt bởi chữ Servizio Informazione Religiosa nghĩa là Dịch vụ Thông tin Tôn giáo, một tổ chức được Hội đồng Giám mục Ý hỗ trợ) theo dõi sự kiện này đã nêu câu hỏi vậy tại sao Tổng thư ký của Thánh vụ Ngoại giao Vatican đã liên lạc với chính quyền Ý ngay lập tức vậy?
Đức Hồng Y Parolin trả lời rằng điều này đã được "thực hiện một cách đơn thuần minh bạch, vì không có bất kỳ một lời cáo buộc nào mà Tòa Thánh che giấu. Mọi sự đang được thực hiện một cách công khai và minh bạch. Ủy ban điều tra vẫn còn đang đào bới để kiếm xem còn tìm thấy xương mà họ đã có không? Đây cũng chính là lệnh của Chính phủ Ý”.
 
Hai loại tu sĩ Dòng Tên
Vũ Văn An
16:02 08/11/2018
Ngay từ thập niên 1990, vị cựu linh hướng của Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, Cha Paul Deslierres S.J., người Gia Nã Đại, từng chua chát nhận định: này anh, Dòng Tên có đến hai thứ chứ không phải một. Nay, một linh mục khác, Cha Dwight Longenecker, từ Anh Giáo chuyển qua Công Giáo, cũng có cùng một nhận định như thế, dưới nhãn quan Hoa Kỳ trong bối cảnh Hoa Kỳ.



Theo cha, trong khi cố gắng truyền giáo và phúc tử đạo anh hùng xem ra là đặc điểm nổi bật của các tu sĩ Dòng Tên đầu hết, thì thế hệ thứ hai đã bước theo một hướng khác thế. Cha muốn nói đến thế hệ của Thánh Gioan Brébeuf, vị thánh có lễ kính trong tháng Mười vừa qua, và gương anh hùng của thế hệ truyền giáo đầu hết của Dòng Tên. Và đọc tiểu sử của vị thánh này do Nhà Xuất Bản Ignatius vừa ấn hành, ta không khỏi không đem so sánh thế hệ ấy với thế hệ các tu sĩ Dòng Tên hiện nay.

Thực ra không phải chỉ có Gioan Brébeuf, những ai quen thuộc với lịch sử Cách Mạng Thệ Phản Anh hẳn nhớ các tu sĩ Dòng Tên như Edmund Campion và Robert Southwell từng rời bỏ quê hương đi thụ huấn làm linh mục, rồi trở lại nhà nước cảnh sát trị của Elizabeth I để phục vụ đồng đạo của mình trong bí mật. Luôn luôn ở thế chạy trốn, dùng tên giả, cải trang, và ẩn nấp ở những hầm trú khéo léo được dựng lên, các tu sĩ trẻ Dòng Tên này là những chân dung tuyệt diệu của lòng can đảm. Cuối cùng bị tra tấn và tử đạo, họ là những con người mà quyết tâm và đức tin không hề có ranh giới.

Thế kỷ 16, họ được sánh kịp bởi các tu sĩ người Pháp, qua Tân Thế Giới để truyền giảng Tin Mừng cho những người man rợ. Đối với một xã hội được Walt Disney nuôi dưỡng bằng hình ảnh, ai cũng nghĩ các sắc dân thổ địa Mỹ là những người thợ săn và hái lượm hòa bình, chuyên sống nhờ trái hạt và thỉnh thoảng một vài con thỏ là cùng. Dù một số bộ lạc quả có hòa bình, nhưng nhiều bộ lạc không có như thế. Người Mohawk, Huron, và Iroquois của Tân Pháp Quốc là những sắc dân ưa chiến tranh. Bị giam hãm trong mê tín, tôn giáo của họ là những quang cảnh khủng khiếp của việc thờ qủi và những cuộc vui điên cuồng (orgies). Bị kích thích bởi sợ hãi và trả thù, họ tra tấn những người họ bắt được trong nhiều ngày bằng những cách không thể nào tả nổi, kết thúc bằng những thống khổ có tính nghi thức qua việc ăn thịt sống nạn nhân trong các nghi lễ ăn thịt người thô bạo nhất.

Đó là những người mà Thánh Gioan Brébeuf, Thánh Isaác Jogues, và các bạn của các ngài rời nước Pháp để truyền giảng Tin Mừng cho. Những gian khổ các ngài chịu đựng đã phần nào được hình ảnh hóa trong các cuốn phim như BlackrobeThe Mission. Lên đường mà không hề biết ngôn ngữ, và trong đầu lúc nào cũng có hình ảnh búa rìu đe dọa, các tu sĩ Dòng Tên chèo xuồng và khuân vác các chiếc canô với người thổ dân để tìm đường tới các khu định cư ở đầu nguồn của họ. Các ngài sống và ngủ nghỉ với người bản địa trong các điều kiện dơ dáy bẩn thỉu và đầy sâu bọ ký sinh. Thực phẩm rất hiếm, mùa đông Gia Nã Đại khắc nghiệt không thể tưởng tượng nổi, và những điều ô trọc, lang chạ, và man rợ vây quanh họ như một làn sương mù đầy ám khí trường cửu.

De Brébeuf cuối cùng tử vì đạo năm 1649 bởi người Iroquois sau khi chịu tra tấn dã man theo nghi thức. Isaác Jogues bị rút từng đốt ngón tay trước khi trốn thoát được về Pháp và, sau khi bình phục, đã trở lại Tân Pháp Quốc nơi ngài bị tử vì đạo trong tay các chiến binh Mohawk.

Cha Longnecker thuật lại tác phong anh hùng của các tu sĩ Dòng Tên trên đây như một điển hình của tinh thần này nơi các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên. Họ không những phục vụ giữa những gian khổ khủng khiếp, đôi khi phải hy sinh cả mạng sống mình, tại Gia Nã Đại và Anh Quốc, mà cả ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và Nam Mỹ. Trong khi cố gắng truyền giáo và phúc tử đạo anh hùng xem ra là đặc điểm nổi bật của các tu sĩ Dòng Tên đầu hết, thì thế hệ thứ hai đã bước theo một hướng khác thế.

Hậu bán thế kỷ 17, các tu sĩ Dòng Tên ở Âu Châu có tiếng là cấp tiến. Tương phản với phái Jansen có khuynh hướng Calvin, các tu sĩ Dòng Tên nổi tiếng về việc sẵn sàng làm bất cứ thỏa hiệp nào miễn là cần thiết cho việc thăng tiến đức tin. Đến nỗi trong cuốn Characters of the Reformation, Hilaire Belloc viết rằng: “Hiệu quả lớn lao của các tu sĩ Dòng Tên là phục hồi Âu Châu cho đức tin bằng cách thực hiện đủ thứ chiếu cố (allowance): cố gắng hiểu và dùng thiện cảm lôi cuốn những người có tinh thần thế gian và duy dục (sensuel) cũng như mọi người thờ ơ, nhưng đồng thời vẫn lưu ý tới sự cần thiết tuyệt đối phải trung thành với Giáo Hội. Bảo vệ sự hợp nhất của Giáo Hội trước hết, còn các điều khác sẽ nói đến sau: gìn giữ Giáo Hội đang trong nguy cơ bị tiêu diệt; chỉ sau đó, khi đã an nhàn, sau trận đánh, mới tranh luận các điều khác”. Tinh thần thỏa hiệp này khiến họ bị những người Công Giáo có đầu óc vụ tín điều hơn nhìn bằng con mắt nghi ngờ và, cùng với các mưu đồ chính trị, dẫn đến việc họ bị giải tán năm 1773 bởi Đức Clêmentê XIV.

Lịch sử trên cung cấp cho ta một bối cảnh nào đó đối với lớp tu sĩ Dòng Tên hiện nay. Trong một tiểu luận mới đây trên tờ báo vốn được coi là tiếng nói của Dòng Tên Hoa Kỳ, tập san America, vấn đề phong chức cho người đồng tính luyến ái đã được cổ động (1). Cục cưng của các phương tiện truyền thông là linh mục James Martin S.J. nổi tiếng trong cuộc tranh cãi đối với việc ngài cổ vũ một nghị trình phò những người vốn được gọi tắt là LGBT trong Giáo Hội Công Giáo. Được vị giáo hoàng Dòng Tên đề cử làm phát ngôn viên truyền thông, Cha Martin ủng hộ các nhóm phò đồng tính trong khi phớt lờ thừa tác vụ hỗ trợ chính thống tức Courage. Trong một tiểu luận dữ dội, Cha Paul Shaughnessy SJ đặt câu hỏi, “Are the Jesuits Catholic [Các Tu Sĩ Dòng Tên có là người Công Giáo hay không] ?”[2]

Cha Shaughnessy tóm lược cuốn Passionate Uncertainty của Peter McDonough và Eugene Bianchi:

“Quỹ đạo của sự suy giảm không khó tìm, và câu chuyện dòng Tên, dù gây ấn tượng hơn, chỉ khác chút đỉnh so với câu chuyện của các dòng tu cấp tiến khác trong các thập niên sau Công đồng Vatican thứ hai. Chủ nghĩa cấp tiến vốn được coi như cổ vũ cho lòng khoan dung và tôn trọng lẫn nhau trong các cộng đồng thế tục đa nguyên. Tuy nhiên, vì hoàn toàn tiêu cực trong nội dung và chỉ có tính thủ tục trong áp dụng, nó tỏ ra nguy hiểm chết người khi được nhập cảng vào một hiệp hội có định hướng như Dòng Tên, một Dòng Tu vừa độc hữu về tín lý vừa cứng ngắc về phẩm trật. Hầu như qua đêm, đoàn lục quân nhẹ của giáo hoàng trở thành một tiểu đoàn, trong đó, mỗi người tự quyết định cho mình trận đánh mình sẽ đánh. Kết quả là một cơn ác mộng về định chế: hồ đồ và hèn nhát ở thượng tầng; tuyệt vọng, giận dữ và vỡ mộng ở hàng ngũ. Các tu sĩ Dòng Tên Mỹ từ 8,400 thành viên năm 1965 xuống còn 3,500 ngày nay. Việc nhập nhà tập đã giảm từ mức cao nhất trong một năm là 409 xuống mức thấp 38 người. Tồi tệ hơn, số lượng linh mục nhảy tàu mỗi năm tương đương với số lượng người mới vào nhà tập; số tu sĩ Dòng Tên chết hàng năm cao gấp đôi cả hai số”.

Một trong những chủ trương chính của Dòng Tên hiện đại là nguyên tắc xác định ra chính chủ nghĩa duy hiện đại (modernism): Sử dụng các từ ngữ của Đạo Công Giáo chính thống trong khi diễn giải lại chúng để có bất cứ ý nghĩa nào bạn muốn. Ở lại trong Giáo Hội và chiến đấu ngay bên trong các hàng ngũ, và coi đây là một dấu hiệu "trung thành thực sự" hơn là bất đồng chính kiến hoặc nổi loạn. Cha Shaughnessy giải thích:

“Tính ‘bác bỏ khéo léo" này là phương châm của từ vựng (nomenklatura) mới của dòng Tên, và những người tự làm mình thành cấp trên trong thập niên 1970 hiểu rõ ràng rằng bạn có thể viết hoặc nói bất cứ điều gì bạn muốn, miễn là bạn tiếp tục mở được những đường rút lui về ngữ nghĩa (semantic) của mình. Vì vậy, nhà thần học người Đức Karl Rahner đã có thể khuyên nhủ các đồng tu sĩ Dòng Tên của mình: “Bạn phải trung thành với ngôi vị giáo hoàng về thần học và về thực hành, vì đó là một phần di sản của bạn đến một mức đặc biệt, nhưng vì hình thức hiện nay của ngôi vị giáo hoàng vẫn chịu, trong cả tương lai nữa, một quá trình thay đổi có tính lịch sử, nên nền thần học và giáo luật của bạn, trên hết, phải phục vụ ngôi vị giáo hoàng như nó sẽ là trong tương lai”. Các bạn có thấy động thái ấy không? Các tu sĩ Dòng Tên hiện tại của chúng ta hết thẩy đều trung thành với ngôi vị giáo hoàng, nhưng là với ngôi vị giáo hoàng tương lai – có lẽ của Giáo hoàng Chelsea XII,— và sự ủng hộ của họ đối với ngừa thai, quan hệ tình dục đồng tính và ly dị phát xuất từ sự khiêm cung vâng lời đối với vị giáo hoàng hay thay đổi để thuận lợi này”.

Phương thức linh hoạt đối với thẩm quyền và tín lý trên cũng mở rộng qua đạo đức tính dục. Các tác giả của Passionate Uncertaintyphác thảo sự mơ hồ hiện đại của các tu sĩ Dòng Tên đối với lời hứa sống độc thân của họ. Trong thời đại cách mạng tình dục, "độc thân" thực ra đòi hỏi điều gì? Một số cho rằng nó đơn giản chỉ có nghĩa là một người đàn ông không kết hôn – chứ không phải không hoạt động tình dục. Thật vậy, đối với những người đàn ông không bị lôi cuốn vào hôn nhân, cánh cửa vào tủ quần áo đột nhiên được mở ra. Cha Shaughnessy tường trình rằng:
“Gần một nửa tu sĩ Dòng dưới tuổi năm mươi di chuyển trên ranh giới giữa đồng tính được tuyên bố và đồng tính không được tuyên bố. Năm 1999, Dòng Tên Mỹ đã quyết định dành ưu tiên cho việc tuyển dụng người đồng tính (dưới chiêu bài "những người đàn ông thoải mái với tính dục của họ"), và phần lớn các nhà đào tạo (formatores) Dòng Tên người Mỹ đều đồng tính luyến ái. Có khá nhiều cố gắng che giấu nơi các bề trên ở điểm này: một số phủ nhận lời cáo buộc tuyển dụng người đồng tính, một số thừa nhận nó nhưng nhấn mạnh đây là một lợi ích, phần lớn có lẽ di chuyển từ lập trường này sang lập trường khác tùy thuộc vào thiện cảm của cử tọa và đòi hỏi của thời điểm. Nhìn chung, các bề trên đã thận trọng tiếp tay vào việc biến đổi nền văn hóa phụ đồng tính thành nền văn hóa chính trong các định chế dòng Tên. Trang mạng của tỉnh Dòng ở California miêu tả nhà tập của mình bằng các ngôn từ có tính phe phái (camp) thẳng thừng (một bức ảnh cho thấy hai tập sinh mang mặt nạ Mardi Gras [Thứ Ba Béo] được chú thích là "Pretty Boy and Jabba the Slut" [cậu trai đẹp đẽ và cô gái hư nhếch nhác]). Ở bờ biển bên kia, Tạp chí Boston đã nhìn nhận giáo xứ Dòng Tên ở trung tâm thành phố là “nơi tốt nhất để gặp một người bạn đời - đồng tính” trong các giải thưởng “Người Tốt Nhất của Boston”.

Người ta tự hỏi những người như Gioan de Brébeuf, Edmund Campion và Isaác Jogues sẽ làm gì với các anh em Dòng Tên của họ ngày nay. Nhưng có lẽ lớp dòng Tên hiện tại sẽ cho rằng họ đơn giản chỉ khẳng định thứ truyền thống khác của dòng Tên thế kỷ XVIII: đó là “thực hiện mọi thứ chiếu cố — cố gắng hiểu và dùng thiện cảm lôi cuốn những người có tinh thần thế gian và duy dục (sensuel) cũng như mọi người thờ ơ”.

Thực vậy, với ban lãnh đạo dòng Tên, điều trên dường như chính xác là giai điệu đang được thiết lập cho Giáo Hội Công Giáo đương thời. Nó là nẻo đường thỏa hiệp, cởi mở và đối thoại bất tận. Nó là nẻo đường thiện cảm nhằm thu hút người thế gian, sống bằng cảm giới, và thờ ơ, và dường như khó mà hòa giải được cách tiếp cận duy Dòng Tên này với cách trong đó các nhà truyền giáo đã kết hợp anh hùng tính phi thường với lòng dũng cảm siêu nhiên để rao giảng tin mừng cho mọi dân tộc, rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Chúa Thánh Thần.
______________________________________________________________________________________
Ghi chú:

[1] “No, homosexuality is not a risk factor for the sexual abuse of children,” America, October 22, 2018.
[2] “Are the Jesuits Catholic?“, The Weekly Standard, June 3, 2002.

Viết theo Dwight Longenecker: Two Kinds of Jesuits, The Imaginative Conservative, November 3, 2018
 
Thánh lễ tại Santa Marta 08/11/2018: Đưa ra chứng tá Kitô chứ đừng rù rì bỏ nhỏ
Đặng Tự Do
16:32 08/11/2018
Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại tội “rù rì”, là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và nhắc nhở chúng ta rằng luận lý của Tin Mừng trái ngược với luận lý của thế gian. Làm chứng, phàn nàn, đặt câu hỏi là ba từ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 8 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Lc 15: 1-19), bắt đầu bằng chứng tá của chính Chúa Giêsu: Ngài đã ăn uống với những người thu thuế và những người tội lỗi đến với Ngài và lắng nghe Ngài.

Chứng tá giúp cho Giáo hội phát triển

Từ đầu tiên, là “chứng tá” của Chúa Giêsu, mà theo Đức Thánh Cha “là một điều mới lạ vào thời điểm đó, bởi vì đi với những người tội lỗi làm cho ta ra ô uế, như chạm vào một người phong cùi vậy.” Vì lý do này, các thầy thông luật tránh xa họ. Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng việc làm chứng chưa bao giờ “là một điều dễ dàng, cho cả các chứng nhân – là những người thường phải trả giá cho chứng tá của mình bằng việc tử đạo – và cho cả những kẻ quyền thế.”

Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Đưa ra chứng tá là phá vỡ một thói quen, một lối sống ... Phá vỡ nó, thay đổi nó để hướng đến điều tốt hơn. Vì lý do này, Giáo Hội thăng tiến nhờ các chứng tá. Điều lôi cuốn [mọi người] là chứng tá. Chứ không phải là những lời nói, tuy cũng giúp [làm thăng tiến Giáo Hội], nhưng chứng tá là điều hấp dẫn, và là điều làm cho Giáo Hội phát triển. Đó là một điều mới mẻ, nhưng không hoàn toàn mới lạ, bởi vì lòng thương xót của Thiên Chúa đã có trong Cựu Ước. Tuy nhiên, các thầy thông luật này không bao giờ hiểu được ý nghĩa của từ ngữ: 'Ta muốn lòng nhân chứ không cần của lễ' Họ đã đọc về lòng thương xót, nhưng họ không hiểu nó là gì. Và Chúa Giêsu, qua cách hành động của Ngài, tuyên bố lòng thương xót này với chứng tá sống động của Ngài.

Đức Thánh Cha lặp lại rằng chứng tá “luôn luôn phá vỡ một thói quen,” và cũng “đặt anh chị em vào tình trạng hiểm nghèo.”

Thay vì giải quyết xung đột, họ rù rì bỏ nhỏ với nhau

Đức Thánh Cha nhận xét rằng chứng tá của Chúa Giêsu khiến mọi người thì thầm với nhau. Những người Pharisêu, các kinh sư và các thầy thông luật than phiền về Ngài. Họ rù rì với nhau rằng: “Người này đón tiếp những quân tội lỗi, và ăn uống với chúng.” Họ không nói, “Hãy xem, người này thật nhân lành vì ông ấy tìm cách hoán cải những người tội lỗi.” Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng đố kỵ thường là phản ứng đầu tiên của con người trước một việc thiện. Thái độ đó luôn bắt đầu bằng cách đưa ra những nhận xét tiêu cực “nhằm tiêu diệt một chứng nhân.” Tội rù rì bỏ nhỏ nói xấu người khác là một phần của cuộc sống hàng ngày, với các quy mô lớn nhỏ. Trong cuộc sống của chính chúng ta, chúng ta có thể thấy mình đang lẩm bẩm “bởi vì chúng ta không thích cái này, cái kia”; và thay vì đối thoại, hoặc “cố gắng giải quyết một tình huống xung đột, chúng ta bí mật rù rì bỏ nhỏ, luôn bằng một giọng thì thầm, bởi vì chúng ta không có can đảm để nói rõ ràng.”

Và điều đó xảy ra, ngay cả trong các xã hội nhỏ hơn, “trong các giáo xứ.” Đức Thánh Cha đặt thẳng câu hỏi “Trong giáo xứ anh chị em biết bao nhiêu lần người ta thì thầm với nhau?” Đức Thánh Cha chỉ ra rằng bất cứ khi nào “Tôi không thích điều này, hay tôi không thích người kia, rù rì bỏ nhỏ ngay lập tức nổ ra.”

Và trong các giáo phận? 'Xung đột giữa các giáo phận với nhau'... xung đột trong nội bộ giáo phận. Anh chị em biết rõ điều này. Và điều đó cũng xảy ra trên trường chính trị. Và đó là một điều xấu. Khi một chính phủ không trung thực, nó tìm cách làm bôi nhọ đối thủ của mình với những tin đồn thất thiệt. Luôn luôn có những chuyện phỉ báng, vu khống, luôn tìm kiếm điều gì đó [để chỉ trích]. Và anh chị em biết rõ các chính quyền độc tài, bởi vì anh chị em đã có kinh nghiệm. Điều gì tạo nên một chính phủ độc tài? Trước hết là kiểm soát các phương tiện truyền thông bằng một sắc luật, và từ đó, nó bắt đầu thì thầm, chê bai tất cả mọi người mà nó coi là một mối nguy hiểm cho chính phủ. Rù rì là cơm bữa của chúng ta, ở mọi cấp độ từ cá nhân đến gia đình, giáo xứ, giáo phận, và xã hội.

Câu hỏi của Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha nhận xét tiếp rằng: rù rì bỏ nhỏ là tìm cách “không nhìn vào thực tại, không cho phép mọi người suy nghĩ.” Chúa Giêsu biết điều này, nhưng Chúa là Đấng nhân lành, và “thay vì lên án họ đang lẩm bẩm với nhau”, Ngài đặt ra một câu hỏi. “Ngài sử dụng phương pháp mà họ sử dụng.” Họ đặt ra những câu hỏi với ý định xấu xa, để thử thách Chúa Giêsu, “làm cho Ngài sa bẫy”; chẳng hạn như họ hỏi Ngài về việc có nên nộp thuế cho Cêsarê hay không, có được rẫy bỏ vợ mình không. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hỏi họ: “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?” Đó là một điều bình thường những người chăn chiên vẫn làm như thế, còn họ thì tính toán “Tôi còn tới 99 con, mất một con thì đã sao?”

“Chúng ta cứ để kẻ này hư mất, và tính toán thiệt hơn thì chúng ta sẽ cứu được những người này.” Đây là luận lý của các thầy thông luật. “Người nào trong các ông?” Và lựa chọn của họ đối lập với lựa chọn của Chúa Giêsu. Vì lý do đó, họ không đến với những người tội lỗi, họ không đến với những người thu thuế, họ không đi bởi vì 'tốt hơn là đừng để dơ bẩn bản thân mình với những người đó, đừng dây với hủi. Chúng ta hãy tự cứu lấy mình.” Chúa Giêsu thật thông minh khi hỏi họ câu hỏi này: Ngài biết quỷ kế của họ, nhưng đặt họ vào một vị trí trái ngược với những gì là đúng. “Người nào trong các ông?” Và không một ai trong số họ nói, “Vâng, đúng là phải như thế”, nhưng tất cả họ đều nói, “Không, không, tôi sẽ không làm điều đó.” Và vì lý do này, họ không thể tha thứ, không thể thương xót, không thể đón nhận.

Luận lý của Tin Mừng trái ngược với tư duy của thế gian

Để kết luận, Đức Thánh Cha đã tóm tắt ba “từ” trọng điểm mà ngài đã xây dựng bài suy niệm của mình xung quanh ba từ ấy. Thứ nhất là “chứng tá”, đó là một lời mời gọi đầy thách thức nhưng làm cho Giáo Hội phát triển. Thứ hai là “rù rì”, nó giống như “người phòng ngự cho nội tâm của tôi khiến cho tôi dửng dưng trước các chứng tá”. Cuối cùng là câu hỏi của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha thêm vào một từ nữa là niềm vui, bàn tiệc, mà những thầy thông luật này không biết: “Tất cả những ai đi theo con đường của các thầy thông luật, không biết niềm vui của Tin Mừng”. Và Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ Tin Mừng của ngài với lời cầu nguyện sau: “Cầu xin Chúa cho chúng ta hiểu được luận lý này của Tin Mừng, là điều trái ngược với tư duy của thế gian.”


Source: Vatican News Pope at Mass: Bearing witness, complaining, asking questions
 
Bộ Ngoại Giao Pakistan nói Asia Bibi vẫn còn trong nước
Đặng Tự Do
17:31 08/11/2018
Tối thứ Tư 7 tháng 11, Asia Bibi đã được trả tự do và được đưa ra khỏi nhà tù phụ nữ ở Multan, phía Nam bang Punjab. Ngay trong đêm đó, cô được di chuyển bằng máy bay lên thủ đô Islamabad cư trú tại một địa điểm bí mật được bảo vệ chặt chẽ vì các thành phần Hồi giáo cực đoan biểu tình rầm rộ đòi treo cổ cô ngay lập tức.

Bộ trưởng Thông tin Fawad Chaudhry xác nhận vào hôm thứ Năm rằng Bibi vẫn còn ở Pakistan.

Trong ngày, những giáo sĩ Hồi giáo cực đoan đã hô hào treo cổ Bibi cùng với ba thẩm phán Tòa án tối cao đã tha bổng cô vào tuần trước.

Sau khi Tối Cao Pháp Viện tuyên bố tha bổng Asia Bibi, nhóm Hồi Giáo cực đoan Tehbai-e-Labbaik đã khiến đất nước rơi vào tình trạng tê liệt vì những người ủng hộ họ đã xuống đường phản đối việc tha bổng Bibi.

Hàng chục những người biểu tình đã bị bắt vì làm hư hại xe cộ và tài sản trong các cuộc biểu tình. Tài khoản ngân hàng của một số lãnh đạo nhóm Hồi Giáo cực đoan này được tin là đã bị khóa.

Các cuộc biểu tình có phần sút giảm sau khi chính phủ của Thủ tướng Imran Khan hứa rằng một tòa án sẽ tái xét phán quyết tha bổng Bibi và đưa Bibi vào danh sách cấm xuất cảnh.

Các nhà phê bình tại Pakistan đã lập tức cáo buộc Khan, là người vừa lên nắm quyền sau cuộc bầu cử mùa hè năm ngoái, đã cúi đầu nhượng bộ các thành phần Hồi Giáo cực đoan.

Việc trả tự do cho Bibi, việc bí mật chuyển cô đến Islamabad cho thấy có nhiều khả năng rằng “lời hứa” của Khan đối với những người Hồi giáo cực đoan có thể chỉ là một động thái để câu giờ.

Thật thế, khả năng Tối Cao Pháp Viện Pakistan tái xét lại vụ án là một điều khôi hài. Theo luật Pakistan, và có lẽ cũng là luật chung của các quốc gia trên thế giới, tòa án chỉ có thể tái xét một phán quyết đã được công bố nếu bên bị cáo kháng án, yêu cầu xét lại bản án.

Khả năng đưa Bibi vào danh sách cấm xuất cảnh cũng đã từng bị Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Shehryar Afridi bác bỏ vào hôm thứ Tư.

Ông nói “Trừ khi một người được tuyên bố có tội, không có cơ sở pháp lý nào để đưa vào danh sách cấm xuất cảnh”

“Trách nhiệm của nhà nước là phải bảo vệ mỗi người Pakistan, bất kể tín ngưỡng hay sắc tộc của người ấy. Không ai ở Pakistan có thể được cấp giấy phép muốn làm gì thì làm với cuộc sống hoặc tài sản của người khác và buộc nhà nước phải chấp nhận các đòi hỏi của họ.

Trong một lá thư, Chủ tịch Quốc hội Âu châu Antonio Tajani đã mời Bibi và gia đình cô đến châu Âu.

Các giáo sĩ Hồi Giáo Khadim Rizvi và Afzal Qadri là những kẻ tổ chức chính của các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc biểu tình ngồi ở phía trước toà nhà Quốc Hội Punjab ở Lahore đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Họ khinh mạn tòa án và hô hào treo cổ Bibi cùng với ba thẩm phán Tòa án tối cao đã tha bổng cô vào tuần trước.

Táo bạo hơn, Afzal Qadri còn yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Qamar Javed Bajwa, phải từ chức và kêu gọi các sĩ quan quân đội nổi dậy chống lại Tướng Qamar.

Họ sẽ phải bị trừng trị vì những tội danh nghiêm trọng này nếu như Pakistan còn muốn tiếp tục làm ăn với thế giới.

Câu chuyện của các giáo sĩ cực đoan này nhắc cho chúng ta nhớ những gì đã xảy ra tại Việt Nam sau cuộc đảo chính tổng thống Ngô Đình Diệm. Hãy nhấn vào đây để đọc lời kể của một nhân chứng là thiếu tá Liên Thành trong cuốn “Biến Động Miền Trung”.


Source: CBS News Pakistani Christian woman Asia Bibi may flee Pakistan amid Islamist threats after blasphemy acquittal
 
Chính quyền của tổng thống Trump mở rộng các trường hợp miễn trừ mua bảo hiểm tránh thai vì niềm tin tôn giáo
Đặng Tự Do
19:31 08/11/2018
Các Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, gọi tắt là HHS, Bộ Ngân Khố và Bộ Lao động đã ban hành hai quy tắc cập nhật liên quan đến việc bảo vệ quyền lương tâm cho các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc mua bảo hiểm tránh thai.

Theo các quy định mới, các tổ chức và cá nhân phản đối các quy định bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai gây nhiều tranh cãi dưới thời tổng thống Obama trên cơ sở niềm tin tôn giáo hay luân lý sẽ được miễn.

Theo một thông cáo báo chí từ HHS, các quy định mới “cung cấp việc miễn trừ trách nhiệm mua bảo hiểm tránh thai cho các thực thể và cá nhân phản đối các dịch vụ này trên cơ sở niềm tin tôn giáo”.

“Vì vậy,” thông cáo cho biết thêm, “các thực thể thực sự có niềm tin tôn giáo chống lại việc cung cấp các dịch vụ tránh thai (hoặc các dịch vụ mà họ coi là phá thai bằng thuốc) sẽ được miễn trách nhiệm này và không còn cần phải cung cấp bảo hiểm đó nữa.”

Các quy định mới cũng miễn trừ việc mua bảo hiểm tránh thai cho các tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân có “xác tín đạo đức” chống lại các dịch vụ này bất kể họ thuộc về một tôn giáo cụ thể nào hay không.


Source: Catholic News Agency Trump administration announces new conscience exemptions for contraceptive mandate
 
Các nghị định nhìn nhận các phép lạ và các nhân đức anh hùng ngày 8 tháng 11, 2018
Đặng Tự Do
20:53 08/11/2018
Hôm 7 tháng 11 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp phái đoàn của Bộ Tuyên Thánh do Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng, hướng dẫn. Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã truyền cho Bộ Tuyên Thánh ban hành các nghị định công nhận các nhân đức anh hùng và xác nhận là xứng hợp việc tôn kính đã có từ lâu của anh chị em giáo dân dành cho Tôi tớ Chúa Michele Giedrojć, là giáo dân của Dòng Thánh Augustinô; sinh tại Giedrojce, Lithuania vào khoảng năm 1420 và qua đời tại Krakow, Ba Lan vào ngày 4 tháng 5 năm 1485. Nói một cách khác là Đức Thánh Cha tuyên Chân Phước “tương đương” cho vị Tôi tớ Chúa Michele Giedrojć.

Cũng trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền cho Bộ Tuyên Thánh ban hành các nghị định liên quan đến:

- Phép lạ nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi tớ Chúa Edvige Carboni, giáo dân, sinh tại Pozzomaggiore, Ý, vào ngày 2 tháng 5 năm 1880 và qua đời tại Rôma ngày 17 tháng 2 năm 1952.

- Phép lạ nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi tớ Chúa Benedetta Bianchi Porro, giáo dân, sinh tại Dovadola, Ý, ngày 8 tháng 8 năm 1936 và qua đời ở Sirmione del Garda, Ý, ngày 23 tháng 1 năm 1964.

- Phúc tử đạo của vị Tôi tớ Chúa Angelo Cuartas Cristóbal và tám bạn tử đạo, là các chủng sinh tại Chủng viện Oviedo, đã bị giết trong lòng căm thù đức tin ở Oviedo, Tây Ban Nha, giữa năm 1934 và 1937.

- Phúc tử đạo của vị Tôi tớ Chúa Mariano Mullerat i Soldevila, là giáo dân và là một người cha, sinh tại Santa Coloma de Queralt, Tây Ban Nha ngày 24 tháng 3 năm 1897 và bị giết vì lòng thù ghét đức tin ở El Pla, gần Arbeca, Tây Ban Nha, ngày 13 tháng 8 năm 1936.

- Phúc tử đạo của vị Tôi tớ Chúa James Alfred Miller, là một sư huynh đã tuyên khấn của Dòng La San, sinh ra tại Stevens Point, Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 9 năm 1944, và bị giết vì lòng thù ghét đức tin ở Huehuetenango, Guatemala, ngày 13 tháng 2 năm 1982.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Giovanni Jacono, Tổng Giám Mục Mocisso. Trước đó, ngài là giám mục thành Caltanisetta. Ngài sinh tại Ragusa, Ý, ngày 14 tháng 3 năm 1873 và qua đời ngày 25 tháng 5 năm 1957.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Alfredo Maria Obviar, giám mục tiên khởi của Lucena và là người sáng lập Dòng Các Giáo Lý Viên Truyền Giáo của Thánh Têrêsa hài Đồng Giêsu; sinh ra ở Lipa, Phi Luật Tân, ngày 29 tháng 8 năm 1889 và qua đời ở Lucena, Phi Luật Tân, ngày 1 tháng 10 năm 1978.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Dio Giovanni Ciresola, linh mục triều, là đấng sáng lập Tu Hội các nữ tỳ khó nghèo của Máu Châu Báu – và Dòng Bác Ái Tiệc Ly; sinh tại Quaderni di Villafranca, Ý, ngày 30 tháng 5 năm 1902 và qua đời tại Quinto di Valpantena, ngày 13 tháng 4 năm 1987.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Luigi Bosio, linh mục triều; sinh ra tại Avesa, Ý, ngày 10 tháng 4 năm 1909 và qua đời tại Verona, ngày 27 tháng 1 năm 1994.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Luigi Maria Raineri; giáo sĩ đã tuyên khấn của Tu hội giáo sĩ Thánh Phaolô (hay còn gọi là Tu hội Bácnabê); sinh tại Turin, Ý, ngày 19 tháng 11 năm 1895 và qua đời tại Crespano, ngày 24 tháng 11 năm 1918.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Rafaela Cuộc Thương Khó (nhũ danh Rafaela Veintemilla Villacís, đấng sáng lập Dòng Nữ Tử Thánh Augustinô của Đấng Cứu chuộc Chí Thánh, sinh tại Quito, Ecuador, ngày 22 tháng 3 năm 1836 và qua đời tại Lima, vào ngày 25 tháng 11 năm 1918.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa María Antonia của Chúa Giêsu (nhũ danh María Antonia Pereira y Andrade); là nữ tu khấn trọn của Dòng Camêlô Nhiệm Nhặt; sinh tại El Penedo, Tây Ban Nha, ngày 17 tháng 10 năm 1700 và qua đời tại Santiago de Compostela, ngày 10 tháng 3 năm 1760.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Arcángela Badosa Cuatrecasas, là nữ tu khấn trọn của Dòng các Nữ tu của Đức Trinh Nữ Maria Núi Carmelô; sinh tại Sant Joan les Fonts, Tây Ban Nha, ngày 16 tháng 6 năm 1878 và qua đời tại Elda, ngày 27 tháng 11 năm 1918.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Maria Sầu Bi Bên Cạnh Sườn Chí Thánh Chúa (nhũ danh Maria Luciani), là nữ tu khấn trọn của Dòng Các Chị Em của Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu Kitô; sinh ra ở Montegranaro, Ý, ngày 2 tháng 5 năm 1990 và qua đời tại Teramo ngày 23 tháng 7 năm 1954.

- Các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Lodovico Coccapani, giáo dân Dòng Ba Phanxicô thế tục; sinh tại Calcinaia, Ý, ngày 23 tháng 6 năm 1849 và qua đời ngày 14 tháng 11 năm 1931.

Tưởng cũng nên biết là từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh.

Như vậy, qua 10 nghị định nhìn nhận các nhân đức anh hùng này, Giáo Hội có thêm 10 Bậc Đáng Kính.


Source: Holy See Press Office Promulgation of Decrees of the Congregation for the Causes of Saints, 08.11.2018
 
Câu chuyện bộ xương người tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Ý
Đặng Tự Do
23:10 08/11/2018
Ngày thứ Năm 8 tháng 11 vừa qua, đích thân Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ tọa một buổi họp báo về câu chuyện bộ xương người tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Ý. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu xa của Tòa Thánh sau một loạt các tin đồn rất bất lợi cho Giáo Hội.

Câu chuyện đã bắt đầu vào hôm thứ Hai 29 tháng 10 khi các công nhân ngành xây dựng phát hiện ra một bộ xương người trong khi trùng tu Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Ý. Biệt thự này thường được gọi là Villa Giorgina.

Lịch sử biệt thự Villa Giorgina

Tòa nhà này, nằm trong khu vực quận Pinciano, đã được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 20, chính xác là vào năm 1929. Toàn bộ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rộng đến 20,000m2. Tòa nhà chỉ chiếm một góc nhỏ trong toàn bộ diện tích mênh mông này.

Chủ nhân của ngôi biệt thự này là ông Isaia Levi, một người Do Thái, sinh trưởng tại thành phố Turinô, miền Bắc nước Ý. Ông là một kỹ nghệ gia và từng được bầu vào Thượng Viện Ý dưới thời Mussolini. Ông chỉ làm Thượng Nghị Sĩ được có 11 ngày từ 9 tháng 12, 1933 đến ngày 20 tháng 12 năm đó thì phải từ chức vì bị phát hiện là người Do Thái.

Trong thời kỳ Quốc Xã Đức chiếm đóng Rôma, ông được Tòa Thánh che chở. Cảm ơn này, ông đã cải đạo sang Công Giáo và năm 1949 đã tặng ngôi biệt thự này cho Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12. Mười năm sau đó, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã di chuyển Tòa Sứ Thần Tòa Thánh từ đường Nomentana, nay là Tòa Đại Sứ Libya, về biệt thự này.

Phát hiện bộ xương tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh

Các công nhân ngành xây dựng đã phát hiện ra một bộ xương người trong tầng hầm của ngôi nhà. Hiến binh Vatican lập tức được gọi đến hiện trường, và họ đã nhanh chóng báo cho các viên chức hữu quan của Tòa Thánh.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng biệt thự Villa Giorgina tuy nằm ngoài Vatican nhưng vẫn được hưởng quy chế “extra territorium” – nghĩa là coi như nằm ngoài lãnh thổ nước Ý. Do đó, toàn bộ câu chuyện này có thể được giải quyết hợp pháp bởi Vatican. Đây là một chi tiết các báo chí thế tục không có cảm tình với Giáo Hội không muốn đề cập đến.

Như đã nói ở trên toàn bộ câu chuyện này có thể được giải quyết hợp pháp bởi Vatican. Nhưng để cho mọi sự được minh bạch, các viên chức Tòa Thánh đã báo cho nhà chức trách Ý.

Chánh Công tố của Rôma, là ông Giuseppe Pignatone, đã ra lệnh cho các chuyên gia pháp y cảnh sát và một đội điều tra lưu động đến tại hiện trường. Tòa Thánh đã giao bộ xương người này cho chính quyền Ý. Những nỗ lực để xác định người chết là ai bằng cách so sánh sọ, răng và DNA đang được tiến hành.

Tuyên bố của Phòng Báo chí Tòa thánh ngày 30 tháng 10, 2018

Trong tiến trình trùng tu một căn phòng trong Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Ý, nằm ở Rôma, số 27 đường Po, một số mảnh xương người đã được tìm thấy.

Hiến binh Vatican lập tức được gọi đến hiện trường, và đã thông báo cho các cấp trên tại Tòa Thánh. Các vị này ngay lập tức thông báo cho các nhà chức trách hữu quan của Ý để mở các cuộc điều tra và yêu cầu những hợp tác cần thiết trong vấn đề này.

Hiện tại, Chánh Công tố của Roma, Tiến sĩ Giuseppe Pignatone, đã ra lệnh cho bộ phận pháp y và đội điều tra di động của bộ chỉ huy cảnh sát Rôma điều tra tuổi tác, giới tính và ngày tử vong.

Những lời đồn thổi

Bản báo cáo đầu tiên đến từ thông tấn xã ANSA của Ý. Báo cáo cho biết những mảnh xương người này đã được phát hiện vào chiều thứ Hai 29 tháng 10, và vẫn chưa chắc chắn rằng những mảnh xương người ấy thuộc về một người duy nhất hay nhiều người, và bao nhiêu tuổi. Báo cáo của ANSA cũng lưu ý rằng việc tìm thấy những mảnh xương người tương tự như thế tại Rôma đã xảy ra trong quá khứ; và nhắc nhở độc giả của họ rằng Quốc Xã Đức đã từng giết bao nhiêu người tại thành phố này.

Nhật báo La Repubblica của Ý có thể là tờ đầu tiên tung ra tin đồn theo đó người chết là một trong hai cô gái trẻ, là Emmanuela Orlandi và Mirella Gregori, đã biến mất cách đây ba mươi lăm năm trước.

Bạn có biết Eugenio Scalfari là ai không? Ông ta là một người vô thần, đồng sáng lập ra nhật báo La Repubblica và đã từng xuyên tạc những lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô vào hôm thứ Năm Tuần Thánh năm nay. Không cần điều tra pháp y, La Repubblica gán ngay lập tức những mảnh xương người này cho hai cô gái trẻ với dụng ý gì? Họ muốn nói rằng có ai đó ở Tòa Sứ Thần Tòa Thánh đã lạm dụng tính dục rồi “giết người diệt khẩu” luôn. Đấy là thủ đoạn của tờ La Repubblica, đang được nhiều phương tiện truyền thông thế tục tung hứng.

Trường hợp mất tích của Orlandi đã thu hút sự chú ý của người Ý và đặc biệt của người dân Rôma trong nhiều năm qua. Cô Orlandi sống bên trong Thành Vatican, nơi cha cô làm việc tại Viện Giáo Vụ - IOR - thường được gọi là “Ngân hàng Vatican”. Lâu lâu báo chí tại Rôma lại cho rằng có người nhìn thấy cô Orlandi ở chỗ này, chỗ kia, nhưng các tin tức ấy chưa bao giờ được xác minh.

Cả hai trường hợp biến mất của Emmanuela Orlandi và Mirella Gregori chưa bao giờ được giải quyết thỏa đáng.


Source: Catholic Herald Police launch homicide investigation after bones found at Vatican-owned property
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng kết buổi khám sức khoẻ ngày 21/10/2018 tại trường mầm non Thanh Lịch, q. 9
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
09:49 08/11/2018
Tổng kết buổi khám sức khoẻ ngày 21/10/2018 tại trường mầm non Thanh Lịch, q. 9, TP HCM

Kính gửi các anh chị trong Ban Y tế và tình nguyện viên

Quý Bác sĩ và các anh chị kính mến,

Ban Tổ chức xin gửi đến Quý Bác sĩ và các anh chị lời cảm ơn chân thành vì đã tham gia tích cực trong dịp khám sức khoẻ vừa qua. Sau đây là bảng tổng kết.

1. Thời gian: sáng Chúa Nhật, ngày 21/10/2018, từ 7g00 đến 11g30.

2. Địa điểm: Trường Mầm Non Thanh Lịch (Tu hội Bác Ái Cao Thái), số 39/7 Đường số 16, Khu phố Vĩnh Thuận, Phường Long Bình, Quận 9, TP.HCM.

3. Số người thụ hưởng: khoảng 850 người khuyết tật, mồ côi, nghèo khổ từ các trung tâm: Trung tâm Bảo trợ Người già Thiên n, Mạng lưới Tự lực Nắng Mai, các em của Trung tâm Khiếm thị Nhật Hồng, các em của Trung tâm Phát huy Bình Triệu, các người nghèo của quận 9 và quận Thủ Đức.

4. Số người tham gia: tham gia lần khám chữa bệnh này gồm có 34 bác sĩ từ các bệnh viện, 16 dược sĩ, 30 nha sĩ của Hội Răng Hàm Mặt TP.HCM, 12 bác sĩ và y sĩ đông y và 20 điều dưỡng và 30 tình nguyện viên, trong đó có 16 người hớt tóc và 2 nghệ sĩ xiếc-ảo thuật. Ngoài ra, một số tu sĩ của Tu hội Bác Ái Cao Thái giúp đỡ các khâu tổ chức, phân phối, hướng dẫn người khám trong chương trình này.

5. Số công việc thực hiện

Các bác sĩ, y sĩ đã làm việc rất tận tâm trong các khâu: tổng quát, tai mũi họng, siêu âm, điện tim, phụ khoa, cơ xương khớp.

- Các bác sĩ chuyên khoa mắt và điều dưỡng đã vất vả rất nhiều để đo thị lực và khám mắt cho tất cả các em và người bệnh.

- Các nha sĩ với 8 ghế nha đã làm việc liên tục để khám, chữa răng. Các em chữa răng còn được các bác sĩ tặng quà gồm kem đánh răng, bàn chải đánh răng.

- Các chị dược sĩ tham gia lần này khá đông nhưng phòng thuốc lại quá chật, nên vài chị phải ra làm việc bên ngoài. Cũng may có các chị lo phục vụ các công tác khác, nhất là giúp đỡ những bệnh nhân đặc biệt như nhiễm HIV.

- Khâu phát quà, hướng dẫn bệnh nhân, vệ sinh… do tu sĩ, các ân nhân của Tu hội Bác Ái Cao Thái phụ trách với sự cộng tác của hơn 50 anh chị của đoàn Caritas giáo xứ Cao Thái. Tất cả làm việc hết sức tích cực và hiệu quả. Bệnh nhân nào đến khám cũng có quà: quần áo, gạo, dầu ăn, bánh kẹo, dép… Các anh chị hớt tóc, dù lên tới 16 người, nhưng vẫn là khâu cuối cùng phải làm việc do các bệnh nhân cần hớt tóc.

Khi có 15 người bị nhiễm HIV đột ngột đến khám bệnh, chúng tôi cố gắng thu xếp để cho họ được khám mà không lây nhiễm cho người khác. Chúng tôi dự định trình diễn xiếc, ảo thuật để giúp vui cho các em và mọi người, nhưng chúng tôi xin hai nghệ sĩ không thực hiện màn trình diễn bởi vì có hơn 100 em khiếm thị ở trường Nhật Hồng. Nếu chúng ta diễn thì các em ấy sẽ bị xúc phạm vì không thể tham gia và làm cho các em đau khổ bởi tật nguyền của mình. Các nghệ sĩ đã vui vẻ chấp nhận lời đề nghị và cùng đồng cảm với các em. Tu hội cũng đã mời tất cả các người tham gia trong đoàn dùng cơm, khoảng 200 người, và tặng mỗi người một chiếc túi may bằng vải thổ cẩm rất đẹp và một hộp bột đậu do chính tu viện làm.

Ban Tổ chức xin chân thành cảm ơn Tu hội Bác Ái Cao Thái, tất cả các anh chị trong Ban Y tế, các tình nguyện viên và các nhà hảo tâm đã đóng góp công sức và tiền của cho công trình yêu thương này.

Chúng tôi chân thành cầu chúc mọi người luôn mạnh khoẻ, an vui và hạnh phúc.

Trân trọng,

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Trưởng Ban Tổ chức
 
Gia Đình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xứ Bình An Thượng Mừng Bổn Mạng
Phương Nga
11:07 08/11/2018
“ Các con hãy tích lỹ kho tàng trên trời nơi mà mối mọt không thể đục khoét được”(Lc 12,33)

Thánh Martino một vị Thánh vĩ đại về tấm gương khiêm nhường, hy sinh và nhân ái.Vì vậy,năm 1837 Đức Thánh Cha Gregorio đã phong ngài lên bậc Chân Phước và ngày 06-05-1962 Đúc Thánh Cha Gioan XXIII đã tuyên Thánh cho ngài với tên gọi là “Martino bác ái”.Hàng năm,Giáo hội mừng kính trọng thể vào ngày 03-11. Trên tinh thần ấy Ban Chăm sóc Bệnh nhân giáo xứ Bình An Thượng ( Quận 8) đã hân hoan tổ chứclễ bổn mạng vào lúc 8g ngày Thứ Bảy 03-11-2018 tại thánh đường giáo xứ và đây cũng là dịp họp mặt cho Đại diện các Ban CSBN của các gx trong Liên xứ Sài Gòn.

Xem Hình

Đến tham dự buổi lễ có Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng linh hướng của Liên xứ,Thày Giuse Vương Hoài Đức ( Giám tỉnh Nhà dòng) Thày Đaminh Trần Ngọc Nam (Giảng huấn) cùng đại diện Quý Thày Dòng Gioan Thiên Chúa,Cha Hạt trưởng cũng là Cha Chánh xứ Bình An Thượng Phanxico Xavie Nguyễn Xuân QuangBan điều hành Liên xứ cùng các hội viên đại diện các giáo xứ trong TG Sài Gòn,đặc biệt có anh chị em gx Đức Hòa Long An đến hiệp thông.Buổi lễ có các phần:

CẦU NGUYỆN :

Để chuẩn bị tâm hồn cho các Thành viên,Ban điều hành đã tổ chức một giờ chầu Thánh Thể để cầu nguyện cho các bệnh nhân đang đau đớn trên giường bệnh và xin Chúa chữa lành cho họ,các thành viên cũng được nghe Hạnh Thánh Martino thật cao cả và thánh thiện..

Phần cầu nguyện kết thúc,anh Nguyễn Văn Măng Trưởng ban CSBN xứ Bình An Thượng thay mặt tất cả thành viên chào mừng Cha Quản hạt Bình An,Cha Anton linh hướng,Quý Thày dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiê Chúa,Quý Hội đồng Mục vụ và các Đoàn thể,Ca đoàn ,Ban Tây nhạc đã hiện diện.Nhân dịp này Anh cũng báo cáo về công tác CSBN,những thuận lợi và khó khăn cùng tinh thần phục vụ của thành viên từ tháng 10 -2017 đến tháng10 -2018 cụ thể như: Giúp các bệnh nhân hối tử ra đi bình an,thăm và tặng quà các bệnh nhân ốm liệt ,tặng quà Tết và an ủi nhũng người già neo đơn,hỗ trợ tài chánh cho một số gia đình nghèo chôn cất thân nhân,tham gia sinh hoạt tĩnh tâm,học hỏi tại Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa, (Biên Hòa -Đồng Nai) tham gia các sinh hoạt trong Ban CSBN giáo xứ và chuyên cần cầu nguyện cho tất cả bệnh nhân còn sống và đã qua đời.

HỌC HỎI LINH ĐẠO :

Thày Đaminh Trần Ngọc Nam phụ trách giảng huấn cũng chia sẻ những kinh nghiệm về linh đạo mà các thành viên cần phải có là việc Nên Thánh.Cốt lõi của việc nên Thánh là chúng ta học hỏi xem các Thánh sống như thế nào thì chúng ta sống như vậy.Thánh Agustino nói”Tại sao người này,người nọ nên Thánh mà chúng ta không nên Thánh được ?” và ngài đã trở thành Thánh nhờ sự quyết tâm.

Còn Thánh Martino bổn mạng hôm nay là hiện thân của lòng Thương xót.Khi nói về ngài là nhắc tới vị Thánh da đen,người ta còn gọi là ông Thánh có “Tám lòng vàng”có người gọi là “Ông Thánh chổi vì ngài hăng say lao động và làm những công việc tầm thường nhất nhưng lại trở nên vĩ đại cũng như Mẹ Thánh Têresa Calcuta.Thánh Martino đã hiến toàn thân xác và tâm hồn ngài để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô và họa lại chân dung của Chúa bằng chính cuộc sống của mình.Ngài tuy sống âm thầm nhưng mang trái tim của Chúa và đã trở thành tấm gương sáng ngời từ đó mầm tình yêu vươn nhánh tỏa hương thơm ngát.Noi gương ngài các thành viên Ban CSBN cũng vậy,tuy phải thức trắng nhiều đêm nhưng thật hạnh phúc vì đã giúp cho bao nhiêu linh hồn ra đi bình an và nói lời giã biệt một cách vui vẻ thanh thản.Anh chị em chính là cánh tay nối dài của Cha xứ và Quý Cha phó.Có những bệnh nhân trước khi lìa đời đã gọi vợ con lại và yêu cầu hãy nhận thành viên CSBN từng chăm sóc cho mình là người ruột thịt.Chúa phán”Chỉ cần cứu được 1 linh hồn là chúng ta thấy hạnh phúc”

Tháng 11 là tháng Linh hồn.;vậy chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh hồn và chắc chắn các linh hồn sẽ cầu nguyện cho chúng ta nhất là những Ông bà đã phục vụ bệnh nhân và đặc biệt có người với thâm niên 40,50 năm bên giường bệnh nhân thì qua lời bầu cử của Thánh Martino cùng các Thánh Tử Đạo,chắc chắn Chúa sẽ ban nhiều ơn lành cho chúng ta.

THÁNH LỄ:

:Đúng 10g30 thánh lễ bắt đầu,trước đó mọi người xếp hai hàng từ nhà xứ với Thánh giá nến cao,Ban điều hành và các Thành viên CSBN Liên xứ,Quý khách cùng Lễ sinh rước Cha Anton Nguyễn Chân Hồng linh hướng trong lễ phục vàng lên bàn thánh .Ca đoàn Monica hát ca nhập lễ “Lạy Thánh Martino rất khiêm nhường ...” Cha Anton chủ sự cám ơn Cha Chánh xứ đã cho phép Gia đình CSBN Liên xứ quy tụ về để Cha dâng lễ truyền thống hôm nay để mừng kính Thánh Martino,hãy noi gương Thánh bổn mạng là luôn quan tâm và hy sinh gần gũi những người bất hạnh và cũng đang đầu tháng các Linh hồn,tất cả hiệp thông cầu nguyện cho các linh hồn và cầu nguyện cho các Thành viên CSBN..Theo bài Tin Mừng Thánh Luca( 12,32-34) Cha chia sẻ:

Thánh Martino có một lai lịch và một hoàn cảnh bất hạnh.Ngài đã lớn lên trong sự kỳ thị và ngài cũng sống âm thầm và làm những nghề bình thường như: Cắt tóc,điều dưỡng,y tá và khi đi tu ngài cũng vào một nhà dòng bị nợ nần đến nỗi ngài đề nghị”Xin bề trên hãy bán con đi để lấy tiền trả nợ..”Bài Tin mừng hôm nay Chúa phán” Hỡi các con bé nhỏ hãy bố thí và cất kho tàng trên trời nơi mối mọt không đục khoét được.”( Lc 12,33).”Hôm nay là tháng linh hồn chúng ta ra nghĩa trang va suy nghĩ về thân phận mình để nhận ra rằng “tất cả rồi sẽ qua đi ..” vì chắc chắn “Ai cũng phải chết”.Thời sự mới nhất là chuyến bay hãng hàng không Lion Air tại Indonesia đã rơi xuống biển à tất cả 189 hành khách và phi hành đoàn đã chết sau 13 phút cất cánh hay như tỉ phú Vi chai của Thái Lan cũng mới rớt máy bay và bỏ mạng cùng 2 tùy tùng của mình.Như vậy sự giàu có,địa vị,tiền tài,đẹp đẽ cũng sẽ chấm hết bất cứ giờ nào !Chuyện kể một người giàu có khi bị ra tòa,đã báo tin cho 3 người bạn cuối cùng chỉ có 1 người vào thăm:Người thứ 1 không đến đó là tiền bạc khi chúng ta chết là buông tay và đi theo ta chỉ còn lẳng hoa và cỗ quan tài.Người thứ 2 thì đến mà không vào đó là vợ con và người thân,họ tiễn chúng ta đến nghĩa trang rồi về và theo thời gian tình cảm sẽ nhạt phai.Người thứ 3 cùng vào phiên tòa với anh ta đó là các linh hồn bệnh nhân và người bất hạnh mà anh ta đã chăm sóc trước tòa Thiên Chúa.Hôm nay lễ Thánh Martino bổn mạng chúng ta được hội ngộ và Cha nhìn thấy những gương mặt rất thân thương và quen thuộc của Gia đình CSBN Liên xứ Sài Gòn là thành viên của Dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa.Với tuổi của nhiều anh chị em đáng ra phải nghỉ ngơi hoặc đi du lịch ..nhưng chúng ta đã làm tăng ca,thêm giờ là tham gia chăm sóc bệnh nhân ở nhiều hoàn cảnh và thể trạng.khác nhau và giúp người khô khan nguội lạnh hoán cải; sao cho họ nhắm mắt và về với Chúa trong bình an và sạch tội.

Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta lòng thương xót của Chúa qua lời cầu bầu của Thánh Martino để những ánh mắt,nụ cười,cử chỉ săn sóc của chúng ta giúp bệnh nhân giảm đau đớn và vui vẻ đón nhận thử thách.Ai rồi cũng sẽ phải chết và ước gì ngày Cánh chung chúng ta cũng gặp nhau như hôm nay và cùng được vào hưởng hạnh phúc viên mãn trên Nước Trời.

HUẤN TỪ CỦA BỀ TRÊN TỈNH DÒNG .

Trước khi ban phép lành Cha Anton giới thiệu Thầy Giuse Vương Hoài Đức Bề trên Tỉnh dòng có đôi lời”Hội dòng Trợ thế đã phát triển ở 55 quốc gia trên toàn thế giới nhưng Ơn gọi lại ít đi và khi Thày họp bên Rôma thì Bề trên Tổng quyền nêu lên sự lo lắng không biết sau này ai sẽ nối tiếp sứ vụ chăm sóc bệnh nhân? và vì vậy mà Hội dòng kêu gọi sự cộng tác của thành viên mới sẽ được đào tạo chuyên môn để duy trì công việc này và khi Thày giới thiệu với bề trên về con số thành viênở đây thì Bề trên rất ngạc nhiên vì quá đông.Với Tổng giáo phận Sài Gòn tuy không trực tiếp sinh hoạt, nhưng nghe Cha Anton kể lại tiền thân chỉ có 1 giáo xứ nhưng đã nhân rộng đến 60 giáo xứ rồi.Hôm nay Thày rất vui và nhân dịp lễ Thánh Martino chúc mừng Gia đình CSBN Liên xứ niềm vui không chỉ hôm nay mà sẽ kéo dài trong suốt cả cuộc đời”.Cha Anton thay mặt thành viên Liên xứ cảm tạ Bề trên đã đồng hành cùng anh chị em.Đây sẽ là động lực thúc đẩy cho hoạt động của Gia đình CSBN Liên xứ ngày càng tốt hơn.Tất cả cùng đọc một kinh Lạy Cha,một kinh Tin Kính để cầu nguyện cho các linh hồn và ra về trong niềm hy vọng chan chứa trong niềm tin yêu Chúa và Thánh Martino bổn mạng.

Phương Nga (Truyền Thông TGP Sài Gòn )

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nước Mỹ Đã Sang Trang-Việt Nam Lùi Ngàn Dặm
Phạm Trần
10:11 08/11/2018

Kết quả cuộc bầu lưỡng viện Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ ngày 06/11/2018, không chỉ đã phản ảnh cuộc trưng cầu ý dân đối với Tổng thống Donal Trump, sau 2 năm cầm quyền và 8 năm độc quyền kiểm soát ngành Lập pháp của đảng Cộng hòa mà cònchuẩn bị sóng gió cho ông Trump phải vượt qua trong cuộc tái tranh cử Tổng thống năm 2020.

Với thay đổi này, người dân Mỹ đã chuẩn bị cho tương lai, nhưng đối với đảng duy nhất cầm quyền Cộng sản ở Việt Nam thì việc Quốc hội trao quyền cai trị độc tài toàn diện cho Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch nước, trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ (2016-2021), thì người dân Việt đã bị đẩyvào con đường tụt hậu không lối thoát thêm ngàn dậm nữa.

Vậy sự tương phản giữa chuyện bầu cử của nước Mỹ và những việc đang xẩy ra ở Việt Nam đã nói lên điều gì khi ta so sánh hai sự kiện để rút ra bài học cho Việt Nam ?

Trước hết, đã có một số cử tri Mỹ gốc Việt muốn thấy đảng Cộng hòa tiếp tục thắng cử để kiểm soát lưỡng viện Quốc hội hầu giúp Tổng thống Trump có sức mạnh chế ngự Trung Cộng cả về kinh tế lẫn tình hình ở Biển Đông, ngõ hầu giúp Việt Nam thoát được đe dọa của Bắc Kinh trong dài hạn.

Rất tiếc, hy vọng chủ quan này đã thay đổi khi đảng Dân chủ chiếm lại đa số Hạ viện trong cuộc bầu cử ngày 06/11/2018 vừa qua, sau 8 năm bị đảng Cộng hòa khống chế.

Trước ngày bầu cử, phe Cộng hòa chiếm đa số 235 ghế, Dân chủ có 193 ghế trong tổng số 435 Dân biểu. Sau bầu cử, Dân Chủ chiếm ít nhất 223 ghế và Cộng Hòa có lối 201 ghế (tính đền trưa ngày 07/11/2018), với một số đơn vị phải kiểm phiếu lại.

Trong khi đó thì phe Cộng Hòa tiếp tục chiếm đa số tại Thượng viện với trên 51 ghế trên tổng số 100 Nghị sỹ. Trước ngày bầu cử, phe Dân chủ có 47 Nghị sỹ và 2 Nghị sỹ Độc lập vẫn thường bỏ phiều theo Dân chủ, tính chung là 49. Nhưng sau bầu cừ, phe Dân Chủ mất ít nhất 2 ghế, còn lại 45. Số ghế còn lại phải tái kiểm phiếu.

ĐIỀU TRA DONALD TRUMP

Nhưng mọi chuyện phải bắt đầu từ Hạ viện nên phe đa số có toàn quyền quyết định chương trình làm việc từ làm luật đến điều tra, tổ chức điều trần v.v…

Lấy kinh nghiệm khi phe Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện năm 2010, với số ghế 242 chống 193 Dân chủ, họ đã làm tệ liệt Tổng thống Dân chủ Barrack Obama cho đến ngày ông Obama mãn nhiệm năm 2016.

Vậy liệu lịch sử có tái diễn, sau ngày phe đa số Dân chủ “làm chủ” Hạ viện từ tháng 01/2019 ? Rất có thể, mặc dù các lãnh tụ Dân chủ, điển hình là bà Dân biểu Nancy Pelosi, cựu Chủ tịch Hạ viện khi Dân chủ chiếm đa số, và nay có nhiều hy vọng nắm lại chức này, ngỏ ý sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa trong tiến trình làm việc chung.

Tuy nhiên, hứa hẹn này không bảo đảm sẽ làm tiêu tan dự kiến phe Dân chủ Hạ viện sẽ mở khoảng 17 cuộc điều tra chống Tổng thống Trump trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống (2019 - 2020).

Một danh sách dài từ các vấn đề Di dân, Giáo dục, Bảo hiểm sức khỏe cho đến những vấn đề tài chính, thương nghiệp của gia đình Donald Trump, hồ sơ thuế cá nhân Tổng thống và nhất là liện hệ giữa ông Trump, các phụ tá và các con của ông trong cuộc điều tra có dính đến Nga trong hồ sơ Mạc Tư Khoa và cá nhân Tổng thống Vladimir Putin đã hành động khuấy phá cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với chủ đích giúp ông Trump thắng cử trước đồi thủ Dân chủ, Bà Hillary Clinton.

PHẢN ỨNG CỦA TRUMP

Trước thông tin phe Dân chủ Hạ viện sẽ điều tra mình, Tổng thống Trump đã nói trong cuộc họp báo chiều ngày 7/11/2018 rằng:”

“I hear about investigations – fatigue. They’ve been giving us this investigation fatigue. It’s been a long time. They’ve got nothing.” (Tạm dịch: Tôi đã nghe chuyện điều tra nhàn chán này từ lâu. Họ đã nói như thế mãi rồi, nhưng họ chả tìm thấy gì hết.”

Ông Trump nói tiếp:”They can play that game but we can play it better. It’s called the U.S. Senate.” (Tạm dịch” Họ có thể chơi trò này, nhưng tôi có trò hay hơn. Đó là Thượng nghị viện.”

Ông Trump muốn ám chỉ đến vai trò của Thượng viện khi đảng Cộng hòa nắm trong tay đa số hơn phe Dân chủ.

Về hồ sơ thuế cá nhân mà ông Trump từng từ chối phổ biến công khai từ khi ra tranh chức Tổng thống, một lần nữa ông nói sẽ xem xét chuyện công bố, nếu đã kiểm soát xong.

(“If I were finished with the audit, I would have an open mind to it.” )

THỦ TỤC HẠCH TỘI

Ngoài ra, cũng đã có một số không nhỏ Dân biểu Dân chủ đã đề xướng khả năng mở hồ sơ “hạch tội” (Impeachment) Tổng thống Trump về những việc mà họ cho là ông Trump đã vi phạm luật pháp khi hành động.

Tuy nhiên, nhiều lãnh tụ Quốc hội của Dân chủ, kể cả bà Pelosi đã tỏ ý không mấy mặn mà với ý kiến này. Bà nói với báo chí sáng 07/11/2018 rằng bà sẽ không tiến hành cuộc “hạch tội”, ngoại trừ bà nhận được ủng hộ đồng tình của một số Dân biểu Cộng hòa.

Thủ tục “hạch tội”, theo Điều 1 của Hiến pháp Mỹ diễn ra ở 2 cấp. Cấp thứ nhất thuộc quyền của Hạ viện chỉ cần “đa số tương đối” trong số các dân biểu hiện diện ( The House of Representatives must first pass, by a simple majority of those present and voting, articles of impeachment, which constitute the formal allegation or allegations. )

Sau đó, việc “xử tội” sẽ diễn ra ở cấp hai Thượng viện, nhưng phải có 2/3 Thượng nghị sỹ hiện diện bỏ phiếu thuận (the concurrence of two thirds of the members present" is required).

Trong trường hợp này, phải có 67 trên tổng số 100 Nghị sỹ là việc rất khó xẩy ra.

Như vậy, dù hãy còn qúa sớm để dự biết chuyện gì sẽ xẩy ra cho ông Trump trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, nhưng với việc lấy lại quyền đa số tại Hạ viện, phe Dân chủ có nhiều hơ hội làm khó dễ chương trình lập pháp và những kế hoạch khác của phe Cộng hòa cho đến cuộc bầu cử tới vào năm 2010, chắc chắn sẽ quyết liệt va gay go hơn khi ông Trump ra tái tranh cử nhiệm kỳ hai.

CHUYỆN VIỆT NAM

Từ tiến trình sang trang của nước Mỹ diễn ra theo đúng Hiến pháp và Luật pháp thì chuyện ông Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nắm trong tay trọn quyền, nhưng lại không bị cơ chế nào kiểm soát dựa theo Luật lệ thì sự chuyên quyền này chỉ là độc tài và độc trị đã xâm phạm nghiên trọng đến quyền làm chủ đất nước của nhân dân

Do đó, trách nhiệm của ông Trọng đối với mọi hành động cướp mất các quyền của dân ghi trong Điều 25 Hiến pháp, đều bị lên án.

Điều này viết nguyên văn:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Bắt đầu từ ngày 01/01/2019 khi Luật An ninh mạng, có mục đích xóa quyền tự do ngôn luận của công dâncó hiệu lực thì nhiều điều kiểm soát ngặt nghèo khác lại được ban hành, qua hình thức Nghị định được gọi là “Quy định chi tiết một số điều của Luật an ninh mạng”

Nghị định 6 Chương, 30 Điềuđã phổ biến để lấy ý kiến trong dân, được ông Trọng nhiệt liệt tán thành, không khác gì một thứ Luật khác chồng lên Luật An ninh mạng nhằm triệt tiêu quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của dân.

Nguyên văn các điều ghi trong Chương V quy định việc “lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam”, như sau:

1. Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học.

2. Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra, gồm: thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị.

3. Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.

Điều 25. Doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp trong và ngoài nước có đầy đủ các điều kiện sau đây phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam:

a) Là doanh nghiệp cung cấp một trong các dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sau đây: Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; Thương mại điện tử; Thanh toán trực tuyến; Trung gian thanh toán; Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; Mạng xã hội và truyền thông xã hội; Trò chơi điện tử trên mạng; Thư điện tử;

b) Có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý các loại dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này;

c) Để cho người sử dụng dịch vụ thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Luật An ninh mạng;

d) Vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 8, điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng.

2. Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này lưu trữ dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

3. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Thời gian lưu trữ dữ liệu

1. Nhật ký hệ thống theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật An ninh mạng phải lưu trữ trong thời hạn tối thiểu 12 tháng.

2. Thời gian lưu trữ dữ liệu được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này được lưu trữ theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ.

3. Thời gian lưu trữ dữ liệu được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 24 Nghị định này tối thiểu là 36 tháng.

CÓ NGHIỆP ĐOÀN TỰ DO HAY KHÔNG ?

Chuyện thứ hai sẽ diễn ra trong tương lai gần là âm mưu vô hiệu hóa quyền được lập Nghiệp đoàn lao động độc lập, bên ngoài Liên đoàn Lao động của nhà nước (LĐLĐVN) đang rục rịch bàn luận trong nội bộ Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo và các tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Các mánh khóe đang được trao đổinhằm kéo dài thời gianthay đổi Luật Lao động,Luật Công đoàn và Điều lệ của LĐLĐVN, để làm chậm việc Việt Nam phải thi hành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, CPTPP), thay cho TPP ( Trans-Pacific Partnership (TPP, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) .

Quốc hội Việt Nam dự trù sẽ chấp thuận CPTPP ngày 12/11/2018.

Về vấn đề này, theo lời Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói với Quốc hội hôm 5/11/2018 thì :”Hiệp định CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chủ yếu khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động đã nêu trong tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Việt Nam với tư cách là thành viên của ILO cũng như các thành viên của Hiệp định CPTPP có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi.

Ông Minh nói tiếp:”Trong các điều khoản này có điều khoản cho phép thành lập các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Quy định của ILO cũng khẳng định là tất cả các tổ chức của người lao động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại, phải hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương thức hoạt động đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Các tổ chức của người lao động không được có các hoạt động nào có khả năng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an ninh và không được hoạt động ngoài tôn chỉ mục đích và điều lệ đã được đăng ký và được cho phép. Theo kết quả rà soát của Chính phủ, để thực hiện cam kết về lao động trong Hiệp định CPTPP thì Việt Nam chỉ cần sửa Bộ luật Lao động.”

Nhưng bao giờ thì Việt Nam chịu sửa Luật Lao động ? Có tin Chính phủ sẽ trình Quốc hồi vào tháng 05/2019.

Tuy nhiên Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ở Việt Nam (ILO Việt Nam), Chang-Hee Lee, đã phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với Việt Nam.

Theo tài liệu của ILO Việt Nam thì ông Chang nói:”Vẫn còn đó một số điểm yếu trong pháp luật lao động và các thể chế liên quan đến quan hệ lao động. Đã có hơn 6.000 cuộc đình công kể từ giữa những năm 1990 và tất cả đều là đình công tự phát, không do công đoàn khởi xướng. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người lao động không cảm thấy quyền lợi và mối quan tâm của họ được giải quyết và quy trình xử lý vấn đề không hiệu quả. Tại Việt Nam, không hiếm trường hợp lãnh đạo công đoàn cơ sở lại là quản lý cấp cao của doanh nghiệp, điều không thể chấp nhận được tại hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới ngày nay. Quyền công đoàn là quyền của người lao động, và công đoàn là tổ chức của người lao động, không bị giới sử dụng lao động can thiệp.”

Quan sát của ông Chang cho thấy đảng CSVN và tổ chức Công đoàn của nhà nước (LĐLĐVN) chỉ bầy ra cho có hình thức. Cán bộ công đòaqn không những không bào vệ quyền lời của người lao động mà, trong nhiều trường hợp, đã về hùa với Chủ nhân để chống lại công nhân hoặc làm tay sai cho chủ nhân.

Ngoài Luật Lao động, Việt Nam còn phải sửa Luật Công đoàn khi phải chấp nhận sự ra đời của các Tổ chức lao động độc lập.

Bởi vì Điều 1 của Luật này viết nguyên văn:”Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Tất nhiên, tổ chức này nằm trong Mặt trận Tổ quốc và được chi tiền của Ngân sách. Năm 2014 tổ chức Công đoàn tay chân của đảng đã ăn mất 270 tỷ đồng tiến thuế của dân (báo Dân Trí, ngày 10/06/2016)

Với số tiền mồ hôi nước mắt của dân lớn như thế thì chắc chắn tổ chức tay sai của đảng sẽ đè bẹp các Tổ chức công đoàn tự do nếu được thành lập, hay có ai dám đứng ra tổ chức. Đấy là chưa kể liệu có được tự do thành lập trong các điều kiện dân chủ quy định trong các Công ước của tổ chức Lao động Quốc tề hay không ?

Một nút thắt quan trọng khác mà nhà nước Việt Nam phải mở, nếu thật sự họ muốn có các Công đoàn độc lập là khi phải cho phép ra đời các tổ chức này thì họ đồng thời cũng phải nghĩ đến việc ra Luật lập hội theo như đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013.

Nếu không, vai trò Chủ tịch nước của ông Nguyễn Phú Trọng không còn giá trị gì nữa, vì khi không tuân thủ Hiến pháp thì ông chỉ còn là con người giấy mà thôi, không sao có thể so sánh với quyết định sang trang của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 06/11/2018. -/-

Phạm Trần

(11/018)
 
Văn Hóa
Tiếng chuông cầu hồn
Đinh Văn Tiến Hùng
20:18 08/11/2018
Tiếng Chuông Cầu Hồn (*)

“Ai sống và tin vào Thày thì dù đã chểt cũng sẽ được sống,
ai sống và tin vào Thày sẽ không bao giờ phải chết “
( Gio. 11:26 )
Tháng 11 Cầu nguyên cho các Linh Hồn.


Nắng chiều lịm tắt sau đồi
Sương dâng lan toả chơi vơi ngập ngừng,
Hồi chuông nhỏ giọt rưng rưng,
Tiễn đưa ly biệt nghe chừng phiêu du.

Những ngày thơ ấu năm xưa,
Chuông nhà thờ đổ tôi chưa hiểu gì,
Tưởng rằng tạm biệt người đi,
Dù xa xôi mấy ngày kia cũng về.
Như thuyền rời bến sơn khê,
Chim thiên di vẫn nhớ quê thuở nào.
Như người viễn xứ nôn nao,
Tình quê chan chứa làm sao không buồn.
Bao lần tắt nắng chiều hôm,
Bao lần chuông nhỏ giọt buồn tiễn ai,
Bao lần viễn khách thở dài,
Song thân khuất bóng con trai muộn về.
Người em vĩnh biệt chiều quê,
Anh đang chinh chiến nặng thề nước non.
Chị ơi ! Kiếp sống mỏi mòn,
Khi chị nằm xuống em rời quê xưa.
Cuộc đòi trải mấy nắng mưa,
Xa quê biền biệt vẫn chưa trọn thề,
Nơi đây cách vạn sơn khê,
Không nghe chuông nhỏ lê thê giọt buồn.

Mỗi lần nhạt nắng chiều hôm,
Đâu đây văng vẳng tiếng buồn thở than,
Dù cho năm tháng phai tàn,
Không quên lời nguyện Chuông vang Cầu Hồn.

Đinh văn Tiến Hùng

(*) Ghi chú : - Nơi xứ đạo Việt Nam xưa kia, mỗi khi có ai qua đời, chuông nhà thờ vang lên báo hiệu để mọi người cầu nguyện tiễn biệt người quá cố.
Hoàn cảnh xã hội ngày nay nơi đất khách quê người, rất tiếc không còn duy trì được tập tục tốt đẹp này.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hải Đăng Bên Biển Khơi
Lê Trị
22:39 08/11/2018
HẢI ĐĂNG BÊN BIỂN KHƠI
Ảnh của Lê Trị
Làm kiếp đèn soi trơ nhật nguyệt.
Sớm hôm mưa bão sóng biển gào.
Buồn bên gành đá dài năm tháng.
Quạnh hiu hoang tẻ dáng hư hao
(Trích thơ của Nguyên Thạch)