Phụng Vụ - Mục Vụ
Cung hiến Thánh Đường Latêranô
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:11 08/11/2019
Mỗi thánh đường thường gợi nhớ và chất chứa bao bao kỷ niệm vui buồn của người Kitô hữu. Đời sống tín hữu gắn liền với thánh đường. Từ đó, họ lớn lên trong niềm tin và trào dâng niềm hy vọng giữa cuộc đời đầy thách đố.
Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo hội trước năm 311. Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Đức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma. Qua nhiều thế kỷ, năm Công Đồng chung và nhiều nghị hội địa phận đã nhóm họp tại Thánh Đường Latêranô. Chính vì thế, thánh đường Latêranô xứng đáng “Mẹ của các giáo đường khắp thế giới” .
Năm Đức Tin, tôi có đến Roma kính viếng Thánh Đường Latêranô.
1. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATERANO
Vào cuối thế kỷ thứ III, Đế quốc Roma theo chế độ “Tứ đầu chế” tức là có 4 vị tiểu hoàng đế trị vì: tại vùng Nocomedia có Hoàng đế Diocleziano, vùng Sirmium có Hoàng đến Galerio, vùng Milano có Hoàng đế Massimio và vùng Trevi có Hoàng đế Costanzo Chlore. Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Ngày nay chúng ta còn thấy Khải hoàn môn Constantinô ở cạnh đấu trường Côlôseum ghi nhớ việc ông khải hoàn tiến vào thành Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh “cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng”. Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫn của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế Massenzio
Năm 313, ông ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô đã ra lệnh xây Đền Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano. Đây là khu vực của gia tộc Laterano giàu có đã bị hoàng đế La mã là Nero (54- 68) tịch thu tài sản, sau khi ông ta đã giết người cuối cùng của gia tộc này là Plauzio Laterano bằng cách gán cho ông này tội mưu phản.
Hoàng đế Constantino ra lệnh san bằng doanh trại rộng lớn của đoàn quân cận vệ hoàng đế Massenzio để lấy đất xây Đền thờ Chúa Cứu Thế. Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo.
Theo các sử gia, sở dĩ Hoàng đế Constantino chọn khu vực ngoại ô này của thành Roma hồi đó để xây Đền thờ đầu tiên của Kitô giáo, cạnh tường thành Aurelia, là để khỏi đụng chạm đến sự nhạy cảm của nhiều người dân Roma hồi đó vẫn còn theo ngoại giáo.
Tương truyền kể lại rằng: Hoàng đế Constantino bị bệnh phong cùi. Đêm kia trong giấc mộng, ông được Thánh Phêrô và Phaolô hiện ra và hứa chữa khỏi nếu ông lãnh nhận bí tích Rửa tội. Hoàng đế ra lệnh tìm kiếm Đức Giáo Hoàng Silvestro1 (314- 335) và Ngài rửa tội cho hoàng đế năm 314 và chữa ông khỏi bệnh phong cùi. Để tỏ lòng biết ơn, hoàng đế ra lệnh xây cất Đền thờ này.
Năm 334, Đền thờ được Đức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến. Theo tương truyền có ảnh Chứa Cứu Thế “achiropita”, nghĩa là không do tay người phàm vẽ ra, xuất hiện cách lạ lùng trong lễ thánh hiến Đền thờ. Sau này, ảnh này được vẽ lại trên mặt tiền và được coi là phép lạ suốt thời Trung Cổ.
Đền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là “Mater et Caput”, là Mẹ và là Đầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới.
Đền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo. Thật vậy, sau chiếu chỉ tha đạo của hoàng đế Constantino, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin. Đền thờ này tượng trưng cho chính Giáo hội
Vì tầm quan trọng này, nên lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với lễ kính bậc hai vào ngày 9 tháng 11, quan trọng hơn cả lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Phaolô, cử hành với bậc lễ nhớ bậc ba vào ngày 18 tháng 11.
Đền thờ này lúc đầu được dâng kính Chúa Cứu Thế, sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) thì lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Đồ. Dân chúng ở Roma có lòng kính mến đặc biệt đối với thánh Gioan Tông Đồ, vì theo tương truyền (có nhiều sử liệu chứng minh, trong đó có cả Tertulliano), Thánh nhân đã thoát khỏi cuộc hành hình cách lạ lùng tại thành Roma: tại đây ngài bị dìm vào một chảo dầu đun sôi (cách cửa Latina vài mét, ngày nay có Đền thờ nhỏ kính thánh Gioan ở trong chảo dầu – mang tên San Giovanni in Oleo). Đức Giáo Hoàng Ilaro (461- 468) đã thoát khỏi cuộc bạo động của những người rối đạo, sau đó để ghi ơn, ngài đã cho xây một Nhà nguyện cạnh giếng rửa tội hiện nay ở Laterano, và quyết định dâng kính Đền thờ này cho thánh nhân. Cho nên Đền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô do Đức Giáo Hoàng Lucio đặt tên vào năm 1144.
Đền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Đền thờ. Đặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Đức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Đền thờ. Năm 1735 mặt tiền Đền thờ như ta thấy hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Đức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Đền thờ.
Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Đền thờ này cũng như tòa nhà bên cạnh đây là trung tâm của Giáo hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này.
Chính tại Đền thờ này, Đức Giáo Hoàng Innocentê III (1198- 1216) đã bãi chức hoàng đế Otto, và phê chuẩn luật dòng của Thánh Phanxico Assisi. Tại đây đã khởi xướng nhiều cuộc xuất quân của Thập tự chinh để tái chiếm Thánh địa khỏi tay người Hồi giáo. Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo hội được củ hành tại đây.
Vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tâm hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này. Sau đó, Đức Phaolô VI đã cho xây tại Vatican các khu bảo tàng viện mới để lưu giữ các kỷ vật trước kia để ở Laterano như Bảo tàng viện truyền giáo và nhân chủng học.
b.Kiến trúc
Mặt tiền Đền thờ có từ thế kỷ XVIII trông rất cân đối, và được coi là hùng vĩ uy nga nhất trong số các mặt tiền Đền thờ ở Roma. Kiến trúc sư Alessandro Galilei, người Florence đã thiết kế mặt tiền này vào năm 1735 theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clemente XII. Tất cả đều bằng cẩm thạch, và rất phù hợp với quảng trường phía trước. Bên trên nóc tiền đường ở giữa là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá, và Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Hai bên có 12 vị thánh Tiến sĩ Giáo hội La tinh và Đông phương, mỗi tượng cao 7 mét, tượng trưng sự hiệp nhất giáo lý của Hội Thánh Kitô. Tổng cộng là 15 tượng. Bốn Thánh tiến sĩ Giáo hội Đông phương là: Gregorio Nazianzeno, Basillio, Gioan Kim Khẩu, và Anatasio. Bốn thánh tiến sĩ Giáo hội Tây phương là Ambroxio, Augustino, Giêronimo và Hilario.
Mặt tiền có ghi hàng chữ: “Sacrosancta Lateranensis ecclesia omnium uthis et othis ecclesiarum mater et caput”. Mẹ và Đầu của tất cả nhà thờ ở Roma và trên thế giới.
Ở giữa mặt tiền Đền thờ, có ban công chính, các Giáo Hoàng thường ban phép lành cho dân chúng trong dịp Năm Thánh. Cũng tại đây Đức Hồng Y Gaspani, nhân danh Đức Piô XI ký hiệp định Laterano với Italia, thành lập Nhà nước Vatican năm 1929, tái lập sự độc lập pháp lý và lãnh thổ của Tòa Thánh. Từ lúc đó, Đức Giáo Hoàng mới long trọng nhận Đền thờ này là Nhà thờ Chính tòa của mình, với tư cách là Giám Mục Roma.
Trong hành lang ở tiền đường Đền thờ, ở phía tay trái, có tượng Hoàng đế Constantino
Các hình nổi trên xà cửa Đền thờ diễn tả những biến cố trong cuộc đời thánh Gioan Tẩy Giả.
Từ thời đầu tiên cho đến ngày nay chỉ còn lại sơ đồ 5 gian và Đền thờ dài 130 mét, gian chính rộng 16 mét, và dài 87 mét.
Trong gian chính của Đền thờ, có 30 cột bằng cẩm thạch màu vàng, ở hai bên có tượng 12 thánh Tông Đồ (cao khoảng 6 mét) do Đức Clemente IX (1700- 1721) cho tạc. Bên trên có hình nổi kể lại sự tích Cựu ước và Tân ước.
Trần Đền Thờ bằng gỗ thật huy hoàng do kiến trúc sư Pirri Ligorio khởi sự theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô IV (1559- 1565), ngài thuộc gia tộc Medici nên có huy hiệu của ngài. Công trình này được hoàn thành dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô V (1566- 1572). Gần tường lối vào là huy hiệu của Đức Piô VI (1775- 1799) là vị đã cho trùng tu trần đền thờ này.
Tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ là của 2 nghệ nhân Jacopo Torriti và Jacopo da Camerino, thực hiện từ 1288 đến 1294 với chủ đề tuyên dương Thánh Giá. Trên mây là Chúa Cứu Thế, có hình các thiên thần xung quanh. Giữa là Thánh giá có hình chim bồ câu đậu trên. Thánh giá ở trên ngọn đồi bao trùm Jêrusalem thiên quốc từ đó có 4 dòng sông chảy xuống là 4 Phúc Âm, giải khát cho cho các con nai và chiên tượng trưng cho dân Chúa. Bên trái có hình Đức Mẹ và Đức Giáo Hoàng Nicola IV đang quỳ, 2 thánh Phêrô và Phaolô. Bên phải có Thánh Gioan và Anrê. Có hai hình nhỏ là Thánh Phanxico Assisi ở bên trái và Thánh Antôn Padova ở bên phải được vẽ thêm vào theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Nicola IV, vì ngài thuộc dòng Phanxicô.
Toàn bộ bức tranh khảm đá này được tháo gỡ ra trong cuộc trùng tu hồi năm 1896, rồi được ghép trở lại, nhưng vì thế bị mất đi phần lớn giá trị nguyên bản.
Ở cánh ngang Đền thờ, gần cửa ra vào bên phải, có đàn phong cầm vĩ đại với 2 ngàn ống, đây là một trong những đàn phong cầm quan trọng nhất tại Italia, được 2 cột lớn bằng cẩm thạch màu vàng, trang trí bằng gỗ mạ vàng, chống đỡ. Do kiến trúc sư Luca Blasi thiết kế năm 1599.
Có nhiều phần mộ trong Đền thờ này, đặc biệt là của các Hồng Y Rasponi (1670), Casati (1287), Antoni del Portogallo… Các vị Giáo Hoàng Sergio IV (1012), Alexandro III.
Bàn thờ của Đức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Đền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Đức Giáo Hoàng được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).
Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên dưới có mộ Đức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em chính thống Đông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc khác nhau.
Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Đức Urbano V thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy. Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.
Ngày nay, Đền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Đức Giáo Hoàng làm Giám quản.
c. Giếng Rửa tội
Ở khu vực bên phải Đền thờ, sau Tòa giám quản có giếng rửa tội. Giếng này có từ thời hoàng đế Constantino (theo lưu truyền vị hoàng đế này đã được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội tại đây) và từ năm 432 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixto III (432- 440), giếng rửa tội có hình bát giác, sau đó trở thành kiểu mẫu cho các giếng rửa tội trong toàn thể thế giới Kitô giáo. Giếng này được trùng tu vào năm 1637 dưới thời Đức Giáo Hoàng Urbano VIII.
d. Tháp Bút
Đây là tháp bút cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Tháp bút này bằng đá hoa cương màu đỏ của Ai cập cổ từ thế kỷ XIV trước Công nguyên, và được đưa từ Thèbes bên Ai Cập (tại đền thờ thần Ammoni) về Roma hồi thế kỷ thứ 4, theo lệnh hoàng đế Constanzo 2 trên một con tàu đặc biệt để chở tháp này về Roma. Tháp được đặt tại Circo Massimo dưới chân dinh thự Palatino. Vậy là tháp này có độ tuổi 3.500 tuổi.
Năm 1588 Đức Giáo Hoàng Sixto V đã tái thiết và cho chở từ Circo Massimo về Latêranô và dựng trước Đền thờ. Trước mặt bệ tháp có ghi hàng chữ: “Constantino, người chiến thắng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Giá, đã được Thánh Silvestro rửa tội tại nơi này, ông đã truyền bá vinh quang của Thánh Giá”.
Tiện đây cũng xin ghi nhận Roma là thành phố cổ có nhiều tháp bút nhất thế giới, tổng cộng có chừng 13 tháp.
e. Khu vực cạnh Đền thờ
Gần Đền thờ có tường thành do Hoàng đế Aurelio xây vào thế kỷ thứ III và có cổng San Giovanni. Phía trước Đền thờ có đài kỷ niệm với tượng thánh Phanxico Assisi, nhắc lại sự tích vào năm 1210, thánh nhân cùng với các bạn đến Laterano để xin Đức Giáo Hoàng Innocentê III phê chuẩn luật dòng của mình.
2. ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC
Kỷ niệm ngày thánh hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, tức chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2,5; Dt 9,15; 12,24). Không thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào ngoài đền thờ này. Người Do thái đã phá hủy đền thờ này. Nhưng nội trong ba ngày Đức Giêsu đã xây dựng lại nhờ quyền lực Thánh linh để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng loại. Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như các thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô” (1Cr 3,11) Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống” (Ed 47,9). Nếu Đức Giêsu không chết và sống lại, nhân loại không thể đón nhận được nguồn mạch sự sống lớn lao như vậy.
Người được phúc đón nhận sự sống đó đầu tiên phải là tín hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô” (2 Cr 12,27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,16). Nếu thế, tất cả những gì diễn ra trong thân xác Đức Giêsu cũng sẽ tìm thấy nơi con người Kitô hữu. Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao khi biết Thiên Chúa cư ngự trong thân xác chúng ta. Tội lỗi đã phá hủy đền thờ này nhiều lần. Nhưng Thánh linh đã lấy ân sủng tái thiết và trang hoàng lộng lẫy cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Từ đó, con người có thể tìm lại niềm hy vọng và sự sống mới. Chúa Thánh linh không bao giờ mỏi mệt phục hồi “Đền Thờ của Thiên Chúa”. Cuối cùng Thánh linh sẽ phục sinh thân xác chúng ta cũng như đã phục sinh Đức Giêsu (x. 1 Cr 6,14).
Chính vì niêm tin lớn lao đó, Kitô hữu luôn tràn đầy niềm hy vọng giữa bao nhiêu thăng trầm cuộc đời hôm nay. Trái lại, chỉ những ai không tôn trọng Đền Thờ Thiên Chúa, mới đánh mất niềm hi vọng đó. Nhiều giá trị đảo lộn chỉ vì thân xác đã bị lạm dụng cho những mục tiêu văn hóa, chính trị, kinh tế …Con người đã trở thành công cụ phục vụ chế độ. Người ta sẵn sàng hy sinh con người. Nhưng nên nhớ “ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy là chính anh em” (1 Cr 3,17).
Hôm nay, trong khi tôn vinh Thánh đường Latêranô, thánh đường Mẹ ở Rôma, chúng ta tôn vinh chính thánh đường của giáo xứ chúng ta, nơi chúng ta họp nhau lại cầu nguyện nhân danh Chúa. Chính Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta khi chúng ta liên kết với Ngài trong tình yêu mến và liên kết với nhau trong tình huynh đệ để xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết xây dựng chính đền thờ tâm hồn mình và biết cùng nhau hiệp nhất xây dựng đền thờ Giáo hội.
Thiên Chúa Của Kẻ Sống
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:04 08/11/2019
Thiên Chúa Của Kẻ Sống
(Chúa Nhật XXXII TN C)
“Cuộc đời con người không phải là một hành trình đi từ chiếc nôi đến ngôi mộ mà là một quá trình đi từ hữu hạn đến vĩnh hằng”. Trên đây là câu nói của một bạn trẻ Công Giáo trong một dịp hội thảo về ý nghĩa của cuộc đời. Chắc hẳn để có được câu nói này thì các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ Việt Nam, những người dù đang gặp nhiều khó khăn khi hướng về tương lai, nhưng một cách nào đó vẫn có một khát khao cháy bỏng vươn lên và tồn tại.
Có cuộc sống đời sau hay không? Một nhóm người phái Sađốc đã đặt ra cho Chúa Giêsu một vấn nạn qua một câu chuyện tưởng chừng như bịa, nhưng không phải là không thể xảy ra. Đâu cần đến cả thảy bảy anh em trai cùng cưới một phụ nữ theo tập tục vốn đã thành luật của người Do Thái thời bấy giờ, ngay hôm nay vẫn có đó nhiều người tái hôn cách hợp pháp khi người phối ngẫu trước đã qua đời. Thế thì đến ngày sau giải quyết tình trạng hôn nhân của họ ra sao đây?
Xét về mặt luận lý thì chúng ta không thể phủ nhận một điều gì đó khi trí khôn chưa rõ hoặc hầu như khó mà hiểu biết thấu đáo. Chẳng hạn khi chưa hiểu rõ cấu trúc vận hành của một thiên thể nào đó hay một loại virus nào đó thì không thể tiên thiên khẳng định là chúng không hiện hữu. Một số người chủ trương rằng cái gì hợp lý hay hữu lý mới hiện hữu, thì chỉ có thể hiểu sự hữu lý theo khía cạnh nội tại của chính hữu thể chứ không phải theo lôgich của luận lý con người. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần chân nhận một thực tế này: Nhiều người phủ nhận một sự thật nào đó không phải vì chính sự thật ấy xem ra không hữu lý nhưng vì sự thật ấy đụng chạm đến lối sống của mình, và rất nhiều khi sự thật ấy một cách nào đó tố cáo lối sống chưa chính đáng và phải đạo của mình.
Nhóm Sađốc vốn là những người thuộc hàng tư tế chủ trương thỏa hiệp với chính quyền thời bấy giờ. Thời nào cũng thế, khi thỏa hiệp, thân thiện với chính quyền thì sẽ hưởng được nhiều danh vị, lợi lộc mà có khi là bất minh và bất chính. Một khi lòng đã dính bén với của tiền, danh vọng đời này thì ít có ai dám nghĩ đến ngày phải xa, phải mất chúng. Không tin vào sự sống lại, không tin vào sự sống ngày sau, thực ra nhiều khi chỉ là một cách biện bạch cho lối sống tham danh, hám lợi cách bất chính mà thôi. Nếu chết là hết, nếu không có đời sau thì cớ sao chúng ta không tìm mọi cách vơ vét của tiền, danh vị để hưởng thụ ở đời nầy?
Thế nhưng, những người chủ trương rằng không có đời sau thì dường như lòng họ vẫn mãi không yên. Ngay sự kiện họ cố tìm cách biện minh cũng đủ minh chứng cho sự thật này. Và đặc biệt những khi họ đối diện với sự dữ, nhất là với nấm mộ gần kề thì sự băn khoăn ấy càng mãnh liệt bội phần. Không, không một ai có thể dập tắt khát vọng sống mãi nơi lòng mình. Ngay cả những người tìm đến cái chết bằng sự tự vẫn thì cũng là một hình thái của khát vọng được sống tốt đẹp và vĩnh tồn mà không có lối thoát.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Một câu khẳng định rõ ràng về các hiện hữu, nhất là về sự hiện hữu của con người. Công cuộc của Đấng hằng sống phải là những gì mãi tồn tại. Dĩ nhiên hình thức tồn tại có thay đổi theo thời gian và theo quy luật Thiên Chúa đặt định. Ánh sáng đức tin qua Lời mạc khải cho chúng ta thấy sự chết chỉ là cánh cửa để bước qua một cõi sống khác mà chúng ta gọi là sự sống đời sau. Đã có sự sống đời sau thì hẳn có sự sống lại, không phải là lấy lại sự sống như ở đời này nhưng được biến đổi và theo một quy luật khác. Chúa Kitô dùng kiểu nói “như các Thiên Thần” để ám chỉ hình thái hiện hữu này. Khi đã tin có đời sau thì chắc hẳn phải tin có sự xét xử và thưởng phạt công minh.
Giữa cuộc sống, cách sống và niềm tin có mối tương quan hữu cơ và cách nào đó có thể gọi là tương quan biện chứng. Vì tôi tin chỉ có đời này mà thôi nên tôi phải tìm cách để tận hưởng các thiện hảo đời này bất chấp mọi phương thế, cho dù nhiều khi là bất chính. Trái lại khi quá dính bén với những thiện hảo đời này và sẵn sàng chiếm hữu chúng cách phi pháp thì tôi sẽ chủ trương rằng không có đời sau. Vì nếu có đời sau thì hệ lụy tất yếu đó là tôi phải trả lẽ về những gì tôi đã làm ở đời này.
Kitô hữu vẫn hằng tuyên xưng trong các thánh lễ Chúa Nhật và Lễ trọng:“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”(Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ) hay “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”(Kinh Tin kính Nicêa-Constantinôpôli). Giữa lời tuyên xưng đức tin và cuộc sống chúng ta đã có sự tương hợp thống nhất như thế nào? Cuộc đời các thánh, cách riêng các vị tử đạo là một lời tuyên xưng đức tin khả tín. Cả bảy anh em thời Macabêô và người mẹ đã anh dũng tuyên xưng đức tin về sự sống đời sau, khi chấp nhận trả giá bằng mạng sống của mình để trung thành với Thiên Chúa qua việc tuân giữ lề luật (x.2 Mcb 7). (Bài đọc thứ nhất).
Có thể nói rằng một dấu chỉ không thể thiếu của niềm tin về sự sống đời sau đó là can đảm đón nhận mọi gian khổ, sống tự do với những thiện hảo đời này, sẵn sàng từ bỏ chúng khi sự thật, công lý và tình yêu đòi hỏi.
Một cuộc sống mà ngôn hành bất nhất thì chắc chắn thiếu sự khả tín và dĩ nhiên là không đáng kính mà nhiều khi còn bị dè bĩu, không trước mặt thì cũng sau lưng. Phải thú nhận rằng đang tồn tại hiện tượng nghịch lý và nghịch thường trong xã hội chúng ta: Những người chủ trương “duy vật” thì sống rất duy ý chí và cả “duy tâm” trong nhiều hình thái mê tín lầm lạc, còn người tuyên xưng có linh hồn bất tử, thân xác sẽ sống lại, tuyên xưng có sự sống đời sau thì lại sợ khó, ngại khổ, không dám mạnh mẽ rao truyền chân lý, chưa can đảm bảo vệ công lý, chưa sẵn sàng từ bỏ chút danh vị hay quyền lợi để sống giới luật mới, giới luật yêu thương mà Chúa Kitô đã truyền (x.Ga 13,34-35).
Xin thử hỏi rằng chúng ta đã can đảm đón nhận mọi gian khổ để rao truyền chân lý, để bảo vệ công lý chưa? Xin thử hỏi rằng chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi, danh vị của mình để sống yêu thương phục vụ tha nhân, phục vụ người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh, bị áp bức, bị bỏ rơi… trong xã hội và trong Giáo Hội như thế nào? Thành thực trả lời những câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết mức độ của lòng tin chúng ta vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống như thế nào và sẽ biết niềm tin của chúng ta về sự sống ngày sau ra sao.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXXII TN C)
“Cuộc đời con người không phải là một hành trình đi từ chiếc nôi đến ngôi mộ mà là một quá trình đi từ hữu hạn đến vĩnh hằng”. Trên đây là câu nói của một bạn trẻ Công Giáo trong một dịp hội thảo về ý nghĩa của cuộc đời. Chắc hẳn để có được câu nói này thì các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ Việt Nam, những người dù đang gặp nhiều khó khăn khi hướng về tương lai, nhưng một cách nào đó vẫn có một khát khao cháy bỏng vươn lên và tồn tại.
Có cuộc sống đời sau hay không? Một nhóm người phái Sađốc đã đặt ra cho Chúa Giêsu một vấn nạn qua một câu chuyện tưởng chừng như bịa, nhưng không phải là không thể xảy ra. Đâu cần đến cả thảy bảy anh em trai cùng cưới một phụ nữ theo tập tục vốn đã thành luật của người Do Thái thời bấy giờ, ngay hôm nay vẫn có đó nhiều người tái hôn cách hợp pháp khi người phối ngẫu trước đã qua đời. Thế thì đến ngày sau giải quyết tình trạng hôn nhân của họ ra sao đây?
Xét về mặt luận lý thì chúng ta không thể phủ nhận một điều gì đó khi trí khôn chưa rõ hoặc hầu như khó mà hiểu biết thấu đáo. Chẳng hạn khi chưa hiểu rõ cấu trúc vận hành của một thiên thể nào đó hay một loại virus nào đó thì không thể tiên thiên khẳng định là chúng không hiện hữu. Một số người chủ trương rằng cái gì hợp lý hay hữu lý mới hiện hữu, thì chỉ có thể hiểu sự hữu lý theo khía cạnh nội tại của chính hữu thể chứ không phải theo lôgich của luận lý con người. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần chân nhận một thực tế này: Nhiều người phủ nhận một sự thật nào đó không phải vì chính sự thật ấy xem ra không hữu lý nhưng vì sự thật ấy đụng chạm đến lối sống của mình, và rất nhiều khi sự thật ấy một cách nào đó tố cáo lối sống chưa chính đáng và phải đạo của mình.
Nhóm Sađốc vốn là những người thuộc hàng tư tế chủ trương thỏa hiệp với chính quyền thời bấy giờ. Thời nào cũng thế, khi thỏa hiệp, thân thiện với chính quyền thì sẽ hưởng được nhiều danh vị, lợi lộc mà có khi là bất minh và bất chính. Một khi lòng đã dính bén với của tiền, danh vọng đời này thì ít có ai dám nghĩ đến ngày phải xa, phải mất chúng. Không tin vào sự sống lại, không tin vào sự sống ngày sau, thực ra nhiều khi chỉ là một cách biện bạch cho lối sống tham danh, hám lợi cách bất chính mà thôi. Nếu chết là hết, nếu không có đời sau thì cớ sao chúng ta không tìm mọi cách vơ vét của tiền, danh vị để hưởng thụ ở đời nầy?
Thế nhưng, những người chủ trương rằng không có đời sau thì dường như lòng họ vẫn mãi không yên. Ngay sự kiện họ cố tìm cách biện minh cũng đủ minh chứng cho sự thật này. Và đặc biệt những khi họ đối diện với sự dữ, nhất là với nấm mộ gần kề thì sự băn khoăn ấy càng mãnh liệt bội phần. Không, không một ai có thể dập tắt khát vọng sống mãi nơi lòng mình. Ngay cả những người tìm đến cái chết bằng sự tự vẫn thì cũng là một hình thái của khát vọng được sống tốt đẹp và vĩnh tồn mà không có lối thoát.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Một câu khẳng định rõ ràng về các hiện hữu, nhất là về sự hiện hữu của con người. Công cuộc của Đấng hằng sống phải là những gì mãi tồn tại. Dĩ nhiên hình thức tồn tại có thay đổi theo thời gian và theo quy luật Thiên Chúa đặt định. Ánh sáng đức tin qua Lời mạc khải cho chúng ta thấy sự chết chỉ là cánh cửa để bước qua một cõi sống khác mà chúng ta gọi là sự sống đời sau. Đã có sự sống đời sau thì hẳn có sự sống lại, không phải là lấy lại sự sống như ở đời này nhưng được biến đổi và theo một quy luật khác. Chúa Kitô dùng kiểu nói “như các Thiên Thần” để ám chỉ hình thái hiện hữu này. Khi đã tin có đời sau thì chắc hẳn phải tin có sự xét xử và thưởng phạt công minh.
Giữa cuộc sống, cách sống và niềm tin có mối tương quan hữu cơ và cách nào đó có thể gọi là tương quan biện chứng. Vì tôi tin chỉ có đời này mà thôi nên tôi phải tìm cách để tận hưởng các thiện hảo đời này bất chấp mọi phương thế, cho dù nhiều khi là bất chính. Trái lại khi quá dính bén với những thiện hảo đời này và sẵn sàng chiếm hữu chúng cách phi pháp thì tôi sẽ chủ trương rằng không có đời sau. Vì nếu có đời sau thì hệ lụy tất yếu đó là tôi phải trả lẽ về những gì tôi đã làm ở đời này.
Kitô hữu vẫn hằng tuyên xưng trong các thánh lễ Chúa Nhật và Lễ trọng:“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”(Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ) hay “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”(Kinh Tin kính Nicêa-Constantinôpôli). Giữa lời tuyên xưng đức tin và cuộc sống chúng ta đã có sự tương hợp thống nhất như thế nào? Cuộc đời các thánh, cách riêng các vị tử đạo là một lời tuyên xưng đức tin khả tín. Cả bảy anh em thời Macabêô và người mẹ đã anh dũng tuyên xưng đức tin về sự sống đời sau, khi chấp nhận trả giá bằng mạng sống của mình để trung thành với Thiên Chúa qua việc tuân giữ lề luật (x.2 Mcb 7). (Bài đọc thứ nhất).
Có thể nói rằng một dấu chỉ không thể thiếu của niềm tin về sự sống đời sau đó là can đảm đón nhận mọi gian khổ, sống tự do với những thiện hảo đời này, sẵn sàng từ bỏ chúng khi sự thật, công lý và tình yêu đòi hỏi.
Một cuộc sống mà ngôn hành bất nhất thì chắc chắn thiếu sự khả tín và dĩ nhiên là không đáng kính mà nhiều khi còn bị dè bĩu, không trước mặt thì cũng sau lưng. Phải thú nhận rằng đang tồn tại hiện tượng nghịch lý và nghịch thường trong xã hội chúng ta: Những người chủ trương “duy vật” thì sống rất duy ý chí và cả “duy tâm” trong nhiều hình thái mê tín lầm lạc, còn người tuyên xưng có linh hồn bất tử, thân xác sẽ sống lại, tuyên xưng có sự sống đời sau thì lại sợ khó, ngại khổ, không dám mạnh mẽ rao truyền chân lý, chưa can đảm bảo vệ công lý, chưa sẵn sàng từ bỏ chút danh vị hay quyền lợi để sống giới luật mới, giới luật yêu thương mà Chúa Kitô đã truyền (x.Ga 13,34-35).
Xin thử hỏi rằng chúng ta đã can đảm đón nhận mọi gian khổ để rao truyền chân lý, để bảo vệ công lý chưa? Xin thử hỏi rằng chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi, danh vị của mình để sống yêu thương phục vụ tha nhân, phục vụ người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh, bị áp bức, bị bỏ rơi… trong xã hội và trong Giáo Hội như thế nào? Thành thực trả lời những câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết mức độ của lòng tin chúng ta vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống như thế nào và sẽ biết niềm tin của chúng ta về sự sống ngày sau ra sao.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 08/11/2019
77. Ân điển thánh sủng của Thiên Chúa giống như ở trong kho báu, khi cửa kho báu khóa kín, nếu không có chìa khóa của đức khiêm tốn thì không thể mở để lấy kho báu ra.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 08/11/2019
57. NHẬN NỬA LỄ
Ngô Sinh mặc dù tuổi đã lớn, nhưng thích xu nịnh kẻ quyền thế. Một hôm đi dự tiệc rượu và ngẫu nhiên nhìn thấy một người mặc áo vải bố giống như người bình dân đang đi sau ông ta vào dự tiệc, Ngô Sinh miễn cưỡng gật đầu chào một cái, thần sắc rất ngạo mạn.
Qua một lúc sau, ông ta nhìn thấy chủ nhà đối đãi với người mặc áo vải bố bình dân ấy rất cung kính nhiệt tình, bèn ngấm ngầm thăm hỏi, có người nói với ông ta đó là đại nhân Trương Bá Khởi, người mà tên tuổi rất lừng lẫy.
Ngô Sinh muốn đi lên phía trên để lấy lòng Trương Bá Khởi, họ Trương cười nói:
- “Vừa mới nhận của ông có nửa lễ, chỉ đợi ông để lấy thêm nửa lễ nữa, cộng lại là đủ bộ và hoàn trả cho ông, vậy là không để ông phải khó nhọc nữa”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 57:
Cuộc sống có những điều nghịch lý nhưng lại hợp lý, nghịch lý là khi người khác nịnh quan lớn mà quan lớn thẳng thắn mĩa mai, bởi vì ít quan lớn nào không thích người khác tâng bốc nhịnh nọt mình, đó là hợp lý trong cái nghịch lý vậy.
Thời nay cũng có người lấy làm bực mình vì người hàng xóm nghèo nàn của mình cũng được mời dự tiệc ngồi bên cạnh mình; thời nay cũng có những người chỉ cúi đầu chào kẻ quyền quý giàu sang chứ không thèm đưa tay vẫy chào người bạn nghèo nối khố năm xưa của mình; lại có người thích lấy lòng cấp trên giữa đám đông bá quan văn võ để cho mọi người biết rằng mình quen biết lớn…
Con người ta thích làm vừa lòng người có quyền có thế, cho nên thường phát sinh ra những điều tiêu cực cho việc công cũng như cho cá nhân mình.
Nếu mỗi người Ki-tô hữu biết làm vừa lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ giới răn của Ngài, và đem lời Ngài thực hành trong cuộc sống thì bản thân sẽ đổi mới, gia đình sẽ hạnh phúc và người người biết quan tâm đến nhau hơn, bởi vì “vâng lời Thiên Chúa thì hơn vâng lời người ta”… (Cv 4, 19)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngô Sinh mặc dù tuổi đã lớn, nhưng thích xu nịnh kẻ quyền thế. Một hôm đi dự tiệc rượu và ngẫu nhiên nhìn thấy một người mặc áo vải bố giống như người bình dân đang đi sau ông ta vào dự tiệc, Ngô Sinh miễn cưỡng gật đầu chào một cái, thần sắc rất ngạo mạn.
Qua một lúc sau, ông ta nhìn thấy chủ nhà đối đãi với người mặc áo vải bố bình dân ấy rất cung kính nhiệt tình, bèn ngấm ngầm thăm hỏi, có người nói với ông ta đó là đại nhân Trương Bá Khởi, người mà tên tuổi rất lừng lẫy.
Ngô Sinh muốn đi lên phía trên để lấy lòng Trương Bá Khởi, họ Trương cười nói:
- “Vừa mới nhận của ông có nửa lễ, chỉ đợi ông để lấy thêm nửa lễ nữa, cộng lại là đủ bộ và hoàn trả cho ông, vậy là không để ông phải khó nhọc nữa”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 57:
Cuộc sống có những điều nghịch lý nhưng lại hợp lý, nghịch lý là khi người khác nịnh quan lớn mà quan lớn thẳng thắn mĩa mai, bởi vì ít quan lớn nào không thích người khác tâng bốc nhịnh nọt mình, đó là hợp lý trong cái nghịch lý vậy.
Thời nay cũng có người lấy làm bực mình vì người hàng xóm nghèo nàn của mình cũng được mời dự tiệc ngồi bên cạnh mình; thời nay cũng có những người chỉ cúi đầu chào kẻ quyền quý giàu sang chứ không thèm đưa tay vẫy chào người bạn nghèo nối khố năm xưa của mình; lại có người thích lấy lòng cấp trên giữa đám đông bá quan văn võ để cho mọi người biết rằng mình quen biết lớn…
Con người ta thích làm vừa lòng người có quyền có thế, cho nên thường phát sinh ra những điều tiêu cực cho việc công cũng như cho cá nhân mình.
Nếu mỗi người Ki-tô hữu biết làm vừa lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ giới răn của Ngài, và đem lời Ngài thực hành trong cuộc sống thì bản thân sẽ đổi mới, gia đình sẽ hạnh phúc và người người biết quan tâm đến nhau hơn, bởi vì “vâng lời Thiên Chúa thì hơn vâng lời người ta”… (Cv 4, 19)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 32 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 08/11/2019
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 20, 27-38
“Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta một điều là: Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Đó là một mạc khải vui mừng và hy vọng cho nhân loại và cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- tin vào sự sống đời sau.
Thiên Chúa là sự sống
Thiên Chúa của kẻ sống, cũng có nghĩa Ngài là chủ sự sống của mọi loài tạo vật, chính Ngài đã tạo dựng và đem sự sống vào trần gian với tất cả sự cao quý của nó. Từ một cõi hoang vu hỗn độn, Thiên Chúa đã làm cho trái đất trở nên tốt lành bởi những mầm sống của thảo mộc, của thú vật và của con người.
Những người thuộc nhóm Xa-đốc đã không tin có sự sống lại nên đã đến hỏi Đức Đức Chúa Giê-su (Lc 20, 27), và Ngài đã trả lời rất minh bạch cho họ nghe rồi Ngài kết luận: đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống.
Một cánh rừng xanh tươi tốt đẹp đang bị cày phá vì ích kỷ của con người, một bông hoa đang nở chưa đến lúc tàn thì bị con người thô bạo ngắt đi đem về thưởng thức một mình, một sự sống đang hình thành trong bụng mẹ đã bị chính mẹ và ba nó giết đi vì muốn sống ích kỷ hưởng thụ.v.v… cây cỏ cũng có sự sống của loài cây cỏ, thú vật cũng có sự sống của loài thú vật, con người cũng có sự sống của con người, tất cả sự sống này đều được Thiên Chúa ban cho, nhất là con người, để chia sẻ tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa đang thực hiện giữa loài người trong vũ trụ này.
Con người ta vì một lý do duy nhất là ích kỷ và hưởng thụ, nên đã phá rừng làm hại môi trường, và trong một ngày –trên thế giới- đã giết hàng trăm ngàn thai nhi đang còn trong bụng mẹ, con số này nhiều hơn cả chiến tranh hạt nhân bùng nổ…
Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, nên tất cả những gì được xuất phát từ văn hoá sự chết đều trở thành kẻ đối đầu với Thiên Chúa, văn hoá sự chết là hưởng thụ ích kỷ, là cổ võ phá thai, là sống vô luân và loan truyền cuộc sống này cho mọi người. Họ quên mất rằng Thiên Chúa là chủ sự sống và mỗi con người trên thế gian này đều có bổn phận góp tay với Ngài để bảo vệ sự sống, dù sự sống này đang tiến triển để hình thành con người hoặc chưa hình thành đang còn trong bụng mẹ nó…
Đức Chúa Giê-su, Đấng tái sinh con người
Sự chết đã nhập vào thế gian do tội lỗi, đó là lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và như thế chúng ta có thể khẳng định rằng, ma quỷ là những kẻ đã gieo rắc văn hoá sự chết vào trong thế gian với những đam mê ích kỷ và thích lối sống hưởng thụ.
Đức Chúa Giê-su –Đấng Thiên Chúa làm người- đã rõ ràng tuyên bố: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa…”(Lc 20, 34-36). Được sống đời sau là ai, đó là những người đã được Máu Con Chiên là Đức Chúa Giê-su rửa sạch, là những người tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng cừu độ, là những người biết trân trọng và biết loan truyền văn hoá sự sống của Thiên Chúa cho tha nhân, bởi vì Thiên Chúa thì làm cho sống còn ma quỷ thì làm cho chết, và ai thuộc về Đức Chúa Giê-su thì sẽ được sống đời đời, đó là chân lý và là nền tảng của văn hoá sự sống.
Anh chị em thân mến,
Có hôm qua, hôm nay và ngày mai;
có năm ngoái, năm nay và sang năm;
có quá khứ, hiện tại và tương lai;
thì đương nhiên cũng có đời trước, đời nay và đời sau.
Đời sau là sự sống lại với Thiên Chúa để sống đời đời, hoặc là để chết đời đời trong hoả ngục với ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 20, 27-38
“Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã mạc khải cho chúng ta một điều là: Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Đó là một mạc khải vui mừng và hy vọng cho nhân loại và cho chúng ta –những người Ki-tô hữu- tin vào sự sống đời sau.
Thiên Chúa là sự sống
Thiên Chúa của kẻ sống, cũng có nghĩa Ngài là chủ sự sống của mọi loài tạo vật, chính Ngài đã tạo dựng và đem sự sống vào trần gian với tất cả sự cao quý của nó. Từ một cõi hoang vu hỗn độn, Thiên Chúa đã làm cho trái đất trở nên tốt lành bởi những mầm sống của thảo mộc, của thú vật và của con người.
Những người thuộc nhóm Xa-đốc đã không tin có sự sống lại nên đã đến hỏi Đức Đức Chúa Giê-su (Lc 20, 27), và Ngài đã trả lời rất minh bạch cho họ nghe rồi Ngài kết luận: đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống.
Một cánh rừng xanh tươi tốt đẹp đang bị cày phá vì ích kỷ của con người, một bông hoa đang nở chưa đến lúc tàn thì bị con người thô bạo ngắt đi đem về thưởng thức một mình, một sự sống đang hình thành trong bụng mẹ đã bị chính mẹ và ba nó giết đi vì muốn sống ích kỷ hưởng thụ.v.v… cây cỏ cũng có sự sống của loài cây cỏ, thú vật cũng có sự sống của loài thú vật, con người cũng có sự sống của con người, tất cả sự sống này đều được Thiên Chúa ban cho, nhất là con người, để chia sẻ tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa đang thực hiện giữa loài người trong vũ trụ này.
Con người ta vì một lý do duy nhất là ích kỷ và hưởng thụ, nên đã phá rừng làm hại môi trường, và trong một ngày –trên thế giới- đã giết hàng trăm ngàn thai nhi đang còn trong bụng mẹ, con số này nhiều hơn cả chiến tranh hạt nhân bùng nổ…
Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, nên tất cả những gì được xuất phát từ văn hoá sự chết đều trở thành kẻ đối đầu với Thiên Chúa, văn hoá sự chết là hưởng thụ ích kỷ, là cổ võ phá thai, là sống vô luân và loan truyền cuộc sống này cho mọi người. Họ quên mất rằng Thiên Chúa là chủ sự sống và mỗi con người trên thế gian này đều có bổn phận góp tay với Ngài để bảo vệ sự sống, dù sự sống này đang tiến triển để hình thành con người hoặc chưa hình thành đang còn trong bụng mẹ nó…
Đức Chúa Giê-su, Đấng tái sinh con người
Sự chết đã nhập vào thế gian do tội lỗi, đó là lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và như thế chúng ta có thể khẳng định rằng, ma quỷ là những kẻ đã gieo rắc văn hoá sự chết vào trong thế gian với những đam mê ích kỷ và thích lối sống hưởng thụ.
Đức Chúa Giê-su –Đấng Thiên Chúa làm người- đã rõ ràng tuyên bố: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa…”(Lc 20, 34-36). Được sống đời sau là ai, đó là những người đã được Máu Con Chiên là Đức Chúa Giê-su rửa sạch, là những người tin vào Đức Chúa Giê-su là Đấng cừu độ, là những người biết trân trọng và biết loan truyền văn hoá sự sống của Thiên Chúa cho tha nhân, bởi vì Thiên Chúa thì làm cho sống còn ma quỷ thì làm cho chết, và ai thuộc về Đức Chúa Giê-su thì sẽ được sống đời đời, đó là chân lý và là nền tảng của văn hoá sự sống.
Anh chị em thân mến,
Có hôm qua, hôm nay và ngày mai;
có năm ngoái, năm nay và sang năm;
có quá khứ, hiện tại và tương lai;
thì đương nhiên cũng có đời trước, đời nay và đời sau.
Đời sau là sự sống lại với Thiên Chúa để sống đời đời, hoặc là để chết đời đời trong hoả ngục với ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sự sống đời đời nơi quê trời
Lm Nguyễn Xuân Trường
22:28 08/11/2019
Là con người, đa số đều có linh cảm: chết không phải là hết, mà là đi về với Tổ Tiên, về cõi Trời, về Nhà Chúa. Thế nên, người ta mới bảo: “Sinh kí tử quy”- Sống là gửi, thác mới là về.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một số người chủ trương: chết là hết giống như mấy ông Xađốc chủ trương trong Phúc Âm tuần này. Và mấy ông ấy đặt ra câu chuyện một phụ nữ có tới 7 đời chồng (Khiếp thế! Có bà than: Một chồng thôi mà nhiều lúc đã hết hơi rồi, đằng này lại tới những 7 ông thì không biết xoay sở thế nào!) và hỏi Chúa Giêsu: Thế thì đời sau, bà ta sẽ sống với ông nào? Phải chọn 1 ông chứ chả nhẽ sống cả với 7 ông thì suốt ngày đánh nhau thôi! Đồng thời, câu thắc mắc nó hàm ẩn một quan niệm Dương sao Âm vậy, đời sau như đời này nối dài.
Chúa Giêsu đã đưa ra câu trả lời khẳng định con người sẽ sống lại, nhưng sự sống đời sau khác hẳn đời này, không còn dựng vợ gả chồng nữa, người ta nên như thiên thần. Như con sâu chết đi hóa thành cánh bướm đẹp lung linh sắc màu. Đời bướm khác hẳn kiếp sâu.
Niềm tin vào sự sống đời đời đem cho con người niềm hy vọng vĩnh cửu. Niềm tin này giúp con người sống ở đời này cố gắng nói và làm tất cả những gì tốt lành như thánh Phaolô căn dặn trong Bài Đọc 2; hơn nữa, niềm tin này khiến con người sống can đảm đến độ thà chết chẳng thà phạm tội, nhất quyết vâng lời Vua vũ trụ hơn là vâng lời vua trần gian như câu truyện 7 anh em trong Bài Đọc 1. Như thế, niềm tin vào sự sống đời đời giúp con người sống tuyệt vời ngay nơi đời này. Amen.
--- Phụ thêm: Nghe đâu có chuyện đôi anh chị trong xứ đạo yêu nhau say đắm, vậy mà sau đó Chúa lại gọi chàng đi tu. Chàng đành phải nói lời chia tay, thế là nàng khóc nức nở, dỗ dành mãi không nín, cuối cùng chàng thề hẹn: Em à, mình đành hẹn kiếp sau em nhé. Nàng ánh lên tia hy vọng, ngừng khóc. Nhưng, nếu mà nghe bài Phúc Âm tuần này, nàng có lại khóc nữa hay không?!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi: Hãy cho các tù nhân cơ hội đổi đời và tái hòa nhập vào xã hội
Thanh Quảng sdb
21:24 08/11/2019
Đức Thánh Cha kêu gọi: Hãy cho các tù nhân cơ hội đổi đời và tái hòa nhập vào xã hội
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu (8/11/2019) đã tiếp kiến 50 tham dự viên của một Hội nghị Quốc tế Công Giáo về việc chăm sóc các nhà tù.
(Bài Robin Gomes – Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô hối thúc Hội nghị hãy thay đổi quan điểm và cải huấn các tù nhân, mà theo ĐTC nó cần phải được cống hiến cho các tù nhân những cơ hội để hoán cải, phát triển và tái hòa nhập.
ĐTC đưa ra những nhận định này cho các tham dự viên của cuộc Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Phát triển con người tù nhân và việc Mục vụ Công Giáo trong các trại tù”. Đại hội này được nhóm họp trong hai ngày 7 - 8 tháng 11 do Tòa thánh Vatican tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện.
Phát triển con người toàn diện
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay nhiều lần xã hội, thông qua các quyết định hợp pháp nhưng thiếu khoan dung, nhắm mục tiêu tìm kiếm lợi ích an ninh cho xã hội bằng cách bắt giữ những người phạm pháp chống lại pháp luật xã hội và cho đây là giải đáp ưu việt cho cuộc sống cộng đồng.
Đức Thánh Cha Phanxicô than thở rằng làm vậy chúng ta tốn phí nhiều tài nguyên của xã hội dành cho những người phạm pháp nhưng không đạt được sự phát triển toàn diện con người của họ và làm suy giảm các trường hợp phạm pháp khác!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thật là dễ dàng để luận phạt hơn là giáo dục, sáng tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi cả về không gian và thời gian ngăn ngừa những kẻ phạm tội và tạo cơ hội tăng triển bình đẳng cho mọi người mà không loại trừ bất cứ một ai!
Tái hòa nhập
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng những nhà tù thường không có chương trình giúp các tù nhân tái hòa nhập vào xã hội, ngược lại nó chỉ tạo cho các tù nhân sự chán chường và phản loạn. ĐTC nói tiến trình tái hòa nhập vào xã hội thực sự, bắt đầu bằng cung cấp những dịch vụ phát triển, giáo dục, lao động, chăm sóc sức khỏe, cũng như mở ra một không gian cộng đồng cho các tù nhân tham dự...
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi xã hội ngày nay cần khắc phục sự kỳ thị phân biệt kẻ phạm tội lầm lỡ! Thay vì cung cấp tình nâng đỡ và các nguồn lực cho họ sống một cuộc sống nhân bản hơn là tránh xa và tách ly người đó, hầu đem họ trở về với tình yêu Chúa trong cuộc sống thường ngày...
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu (8/11/2019) đã tiếp kiến 50 tham dự viên của một Hội nghị Quốc tế Công Giáo về việc chăm sóc các nhà tù.
(Bài Robin Gomes – Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô hối thúc Hội nghị hãy thay đổi quan điểm và cải huấn các tù nhân, mà theo ĐTC nó cần phải được cống hiến cho các tù nhân những cơ hội để hoán cải, phát triển và tái hòa nhập.
ĐTC đưa ra những nhận định này cho các tham dự viên của cuộc Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Phát triển con người tù nhân và việc Mục vụ Công Giáo trong các trại tù”. Đại hội này được nhóm họp trong hai ngày 7 - 8 tháng 11 do Tòa thánh Vatican tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện.
Phát triển con người toàn diện
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay nhiều lần xã hội, thông qua các quyết định hợp pháp nhưng thiếu khoan dung, nhắm mục tiêu tìm kiếm lợi ích an ninh cho xã hội bằng cách bắt giữ những người phạm pháp chống lại pháp luật xã hội và cho đây là giải đáp ưu việt cho cuộc sống cộng đồng.
Đức Thánh Cha Phanxicô than thở rằng làm vậy chúng ta tốn phí nhiều tài nguyên của xã hội dành cho những người phạm pháp nhưng không đạt được sự phát triển toàn diện con người của họ và làm suy giảm các trường hợp phạm pháp khác!
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thật là dễ dàng để luận phạt hơn là giáo dục, sáng tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi cả về không gian và thời gian ngăn ngừa những kẻ phạm tội và tạo cơ hội tăng triển bình đẳng cho mọi người mà không loại trừ bất cứ một ai!
Tái hòa nhập
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng những nhà tù thường không có chương trình giúp các tù nhân tái hòa nhập vào xã hội, ngược lại nó chỉ tạo cho các tù nhân sự chán chường và phản loạn. ĐTC nói tiến trình tái hòa nhập vào xã hội thực sự, bắt đầu bằng cung cấp những dịch vụ phát triển, giáo dục, lao động, chăm sóc sức khỏe, cũng như mở ra một không gian cộng đồng cho các tù nhân tham dự...
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi xã hội ngày nay cần khắc phục sự kỳ thị phân biệt kẻ phạm tội lầm lỡ! Thay vì cung cấp tình nâng đỡ và các nguồn lực cho họ sống một cuộc sống nhân bản hơn là tránh xa và tách ly người đó, hầu đem họ trở về với tình yêu Chúa trong cuộc sống thường ngày...
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc của người viết tiểu sử Đức Phanxicô
Đặng Tự Do
21:37 08/11/2019
Austen Ivereigh (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1966) là một nhà báo, tác giả, nhà bình luận và nhà vận động Công Giáo có trụ sở tại London. Ông từng là phó tổng biên tập của tờ The Tablet và sau đó là Giám đốc phụ trách công chúng sự vụ của Đức Hồng Y Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, lúc ngài còn là Tổng giám mục Westminster. Với tư cách này, ông thường xuyên xuất hiện trên các chương trình phát thanh và truyền hình để bình luận về những câu chuyện liên quan đến Giáo hội. Ông là thành viên trong Hiệp hội Lịch sử Giáo hội đương đại tại Campion Hall, Oxford.
Austen Ivereigh có những thành tích sáng chói trong việc bênh vực Giáo Hội trên các phương tiện truyền thông xã hội tại Anh, và là một trí thức Công Giáo được nhiều người kính trọng. Tuy nhiên, gần đây khi trở thành tác giả viết tiểu sử Đức Thánh Cha Phanxicô, ông phạm những sai lầm nghiêm trọng khi đề cao một huyền thoại cho rằng các Đức Giám Mục Hoa Kỳ có chủ trương chống lại Đức Thánh Cha. Có tác giả mỉa mai cho rằng ông muốn “giành độc quyền yêu mến Đức Giáo Hoàng”, khi chụp mũ những người khác, kể cả Hội Đồng Giám Mục Mỹ, tội chống Giáo Hoàng. Huyền thoại ấy được trào lưu bài Mỹ ở Âu Châu lăng xê tới mức trên cả hai chuyến bay từ Rôma đến Maputo ngày 4 tháng Chín, và từ Antananarivo trở về Rôma ngày 10 tháng Chín, đã có các phóng viên hỏi Đức Thánh Cha về khả năng ly giáo của Giáo Hội tại Hoa Kỳ!
Sau khi kết thúc Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành ra hai tuần lễ để đón tiếp các Giám Mục Mỹ về Rôma viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Ngay dịp này, hôm 5 tháng 11, Austen Ivereigh tung ra cuốn sách Wounded Shepherd – Mục tử bị thương, với nhiều vu cáo chống lại các Giám Mục Mỹ.
Chính vì thế, ngày 7 tháng 11, Ông James Rogers, Giám đốc Truyền thông của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã ra tuyên bố sau đây. Nguyên bản bằng Anh Ngữ có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Cuốn sách mới của Austen Ivereigh, Wounded Shepherd - Mục tử bị thương, tiếp tục một huyền thoại đáng tiếc và không chính xác rằng Đức Thánh Cha gặp phải sự chống đối trong hàng lãnh đạo và các nhân viên của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Cách riêng, tác giả chê bai vị Tổng Thư Ký và một cố vấn cho Ủy ban về các vấn đề Giáo luật khi cho rằng các ngài đã soạn thảo các tài liệu vào tháng 10 trong đó đã cố tình phớt lờ Rôma. Điều này là sai và gây hiểu nhầm.
Vào tháng 8, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo đã bắt đầu triệu tập các giám mục để tham khảo ý kiến về các biện pháp nhằm tăng cường các chương trình bảo vệ trẻ em đã có hiệu lực từ trước và đã được ban hành thông qua Hiến chương Dallas. Đến đầu tháng 9, những cuộc tham vấn đó đã được kết tinh thành một bản dự thảo được hình thành dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường trực và với sự cộng tác của Ủy ban Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi, Ủy ban về các vấn đề Giáo luật và Quản trị Giáo hội, và Ủy ban về Trẻ em và Bảo vệ Thanh thiếu niên, và được hỗ trợ bởi Ủy ban Tín lý và Văn phòng Tổng Cố vấn.
Theo dự trù, các đề xuất dừng lại ở nơi bắt đầu thuộc về thẩm quyền của Tòa Thánh. Ví dụ, giống như Hiến chương [Dallas] trước đó, ủy ban giáo dân dựa trên sự tham gia tự nguyện của các giám mục, tổng hợp các báo cáo lạm dụng có thể tin được để gửi trực tiếp đến Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ liên quan đến các quy định bắt buộc báo cáo của luật dân sự. Trong khi các cuộc trao đổi ý kiến không chính thức với Tòa Thánh diễn ra vào tháng 10, chúng tôi đã hình dung rằng Tòa Thánh sẽ có cơ hội xem xét và đưa ra các điều chỉnh đối với những dự thảo một khi những tài liệu này nhận được sự đóng góp ý kiến của toàn thể các giám mục Hoa Kỳ, [vào thời điểm đó] chúng tôi nhận định rằng những sửa đổi đáng kể vẫn chưa thể diễn ra.
Quyết định của Đức Hồng Y DiNardo trì hoãn việc bỏ phiếu về các đề xuất này vào tháng 11 năm 2018 là một dấu chỉ rõ ràng cho thấy ngài và anh em giám mục của ngài cộng tác và vâng phục Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố luật mới của Giáo hội phổ quát nhằm thiết lập một chương trình bảo vệ toàn cầu, Đức Hồng Y DiNardo đã ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp và nhanh chóng bảo đảm các đề xuất của Hội Đồng Giám Mục sẽ sẵn sàng để được bỏ phiếu vào tháng 6 năm nay và sẽ bổ sung cho chương trình của chính Đức Thánh Cha. Chương trình nghị sự tháng Sáu được đưa ra mà không có sự phản đối nào của Tòa Thánh. Vì những hành động quyết liệt của Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Giáo hội là nơi an toàn hơn cho trẻ em và người lớn trong các tình huống dễ bị tổn thương.
Source:USCCBUSCCB Statement on Wounded Shepherd, Recently-Published Book
Austen Ivereigh có những thành tích sáng chói trong việc bênh vực Giáo Hội trên các phương tiện truyền thông xã hội tại Anh, và là một trí thức Công Giáo được nhiều người kính trọng. Tuy nhiên, gần đây khi trở thành tác giả viết tiểu sử Đức Thánh Cha Phanxicô, ông phạm những sai lầm nghiêm trọng khi đề cao một huyền thoại cho rằng các Đức Giám Mục Hoa Kỳ có chủ trương chống lại Đức Thánh Cha. Có tác giả mỉa mai cho rằng ông muốn “giành độc quyền yêu mến Đức Giáo Hoàng”, khi chụp mũ những người khác, kể cả Hội Đồng Giám Mục Mỹ, tội chống Giáo Hoàng. Huyền thoại ấy được trào lưu bài Mỹ ở Âu Châu lăng xê tới mức trên cả hai chuyến bay từ Rôma đến Maputo ngày 4 tháng Chín, và từ Antananarivo trở về Rôma ngày 10 tháng Chín, đã có các phóng viên hỏi Đức Thánh Cha về khả năng ly giáo của Giáo Hội tại Hoa Kỳ!
Sau khi kết thúc Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành ra hai tuần lễ để đón tiếp các Giám Mục Mỹ về Rôma viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Ngay dịp này, hôm 5 tháng 11, Austen Ivereigh tung ra cuốn sách Wounded Shepherd – Mục tử bị thương, với nhiều vu cáo chống lại các Giám Mục Mỹ.
Chính vì thế, ngày 7 tháng 11, Ông James Rogers, Giám đốc Truyền thông của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã ra tuyên bố sau đây. Nguyên bản bằng Anh Ngữ có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Cuốn sách mới của Austen Ivereigh, Wounded Shepherd - Mục tử bị thương, tiếp tục một huyền thoại đáng tiếc và không chính xác rằng Đức Thánh Cha gặp phải sự chống đối trong hàng lãnh đạo và các nhân viên của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Cách riêng, tác giả chê bai vị Tổng Thư Ký và một cố vấn cho Ủy ban về các vấn đề Giáo luật khi cho rằng các ngài đã soạn thảo các tài liệu vào tháng 10 trong đó đã cố tình phớt lờ Rôma. Điều này là sai và gây hiểu nhầm.
Vào tháng 8, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo đã bắt đầu triệu tập các giám mục để tham khảo ý kiến về các biện pháp nhằm tăng cường các chương trình bảo vệ trẻ em đã có hiệu lực từ trước và đã được ban hành thông qua Hiến chương Dallas. Đến đầu tháng 9, những cuộc tham vấn đó đã được kết tinh thành một bản dự thảo được hình thành dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường trực và với sự cộng tác của Ủy ban Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi, Ủy ban về các vấn đề Giáo luật và Quản trị Giáo hội, và Ủy ban về Trẻ em và Bảo vệ Thanh thiếu niên, và được hỗ trợ bởi Ủy ban Tín lý và Văn phòng Tổng Cố vấn.
Theo dự trù, các đề xuất dừng lại ở nơi bắt đầu thuộc về thẩm quyền của Tòa Thánh. Ví dụ, giống như Hiến chương [Dallas] trước đó, ủy ban giáo dân dựa trên sự tham gia tự nguyện của các giám mục, tổng hợp các báo cáo lạm dụng có thể tin được để gửi trực tiếp đến Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ liên quan đến các quy định bắt buộc báo cáo của luật dân sự. Trong khi các cuộc trao đổi ý kiến không chính thức với Tòa Thánh diễn ra vào tháng 10, chúng tôi đã hình dung rằng Tòa Thánh sẽ có cơ hội xem xét và đưa ra các điều chỉnh đối với những dự thảo một khi những tài liệu này nhận được sự đóng góp ý kiến của toàn thể các giám mục Hoa Kỳ, [vào thời điểm đó] chúng tôi nhận định rằng những sửa đổi đáng kể vẫn chưa thể diễn ra.
Quyết định của Đức Hồng Y DiNardo trì hoãn việc bỏ phiếu về các đề xuất này vào tháng 11 năm 2018 là một dấu chỉ rõ ràng cho thấy ngài và anh em giám mục của ngài cộng tác và vâng phục Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố luật mới của Giáo hội phổ quát nhằm thiết lập một chương trình bảo vệ toàn cầu, Đức Hồng Y DiNardo đã ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp và nhanh chóng bảo đảm các đề xuất của Hội Đồng Giám Mục sẽ sẵn sàng để được bỏ phiếu vào tháng 6 năm nay và sẽ bổ sung cho chương trình của chính Đức Thánh Cha. Chương trình nghị sự tháng Sáu được đưa ra mà không có sự phản đối nào của Tòa Thánh. Vì những hành động quyết liệt của Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Giáo hội là nơi an toàn hơn cho trẻ em và người lớn trong các tình huống dễ bị tổn thương.
Source:USCCB
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chút cảm nhận trong chuyến về quê Mùa Các Đẳng 11.2019
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
10:01 08/11/2019
Đi Về Mà Nối Linh Thiêng
Đất thánh Trà Câu
Xứ đạo tui mang một cái tên nghe đọc lên là thích: TRÀ C U. Với từ và âm “Trà” mở đầu chắc không ít thì nhiều có liên quan đến một vương quốc Champa đã một thời vang bóng mà bây giờ vẫn còn vương vấn đâu đó qua một chuỗi các tên gọi: TRÀ KIỆU, TRÀ MI, TRÀ BỒNG, TRÀ C U, TRÀ KÊ…; còn từ và âm “Câu” lại vương vấn chất thơ: vừa là biểu tượng của một cụm từ được cấu trúc thành thơ, thành nhạc: câu thơ, câu hát, câu hò… “Câu thơ Thi xã con thuyền Nghệ An” (Cao Bá Quát), vừa là hình ảnh rất dân giả, rất đời thường của miền quê Việt nam, rất thường hiện diện trong thi ca, âm nhạc, hội hoạ: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” (Nguyễn Khuyến).
Xem Hình
Nhưng theo quan niệm “hơi mê tín một chút” của văn hoá Việt nam, hễ cứ “hồng nhan” thì không ít nhiều gì cũng “đa truân”. Xứ đạo “Trà Câu” tui cũng một cách nào đó, thuộc loại “khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên” (Chinh Phụ ngâm của Đặng Trần Côn). Bởi vì, vào mùa thu năm 1964 (8.1964), khi tui “xuất gia lên đường đi tu”, vào tiểu chủng viện Làng Sông, xứ đạo Trà Câu vẫn yên bình, trù phú. Nhà thờ mới với Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, trường Trung học Đăng Khoa cùng với các hạng mục Ký túc xá nam nữ…tất cả đã làm nên một “quần thể thị tứ sầm uất, đông vui” vào bậc nhất của vùng phía bắc quận Đức Phổ lúc bấy giờ. Đó là chưa kể, xóm đạo Trà Câu cũ nằm tại thôn Tập An Bắc, xã Phổ Văn, bao quanh ngôi nhà thờ mái tranh vách đất, nơi đã từng ghi dấu của bao nhiêu chứng nhân đức tin mà cuộc bách hại thời Văn Thân (1885) vẫn còn được các bậc tiền bối nhắc lại cho con cháu.
Nhưng rồi, những tháng năm mịt mù lửa đạn bùng lên và nối tiếp. Toàn bộ cơ sở của Trà Câu mới cũng như cũ bị xoá sạch sau những trận đánh ác liệt của hai bên Nam Bắc vào năm 1966 và liên tiếp những năm sau đó. Mục tử và đoàn chiên dắt díu nhau chạy giặc. Hết Đức Phổ, tới Quảng Ngãi rồi lần tới Cam Ranh, “Cây số Ba mươi”, Bình Tuy, Võ Đắc, “Căn cứ hai” thuộc Đồng Nai…Mãi cho tới năm 1975, khi im tiếng súng, xứ đạo chỉ còn lại một “đống hoang tàn”, với xác thân ngôi “nhà thờ mới” trơ xương tơi tả, đứng chơ vơ bên bờ mương “Cửa Khâu” giữa đám cỏ hoang vu, cho đến khi bị “nhà nước mới” đánh sập hoàn toàn để chiếm dụng và tạo lập một công trình mới phục vụ chế độ mới như hiện trạng hôm nay.
Người còn sống thì “tha phương cầu thực”, chỉ dăm sáu hộ trở về định cư trên mảnh đất của cha ông; những công trình phục vụ cho đức tin của người sống thì vĩnh viễn bị xoá sạch; nhưng lạ lùng thay, “quê hương và mái nhà của những người chết” thì vẫn tồn tại. Nghĩa trang Trà Câu mà giáo dân vẫn gọi bằng cái tên rất trân trọng “Đất Thánh” vẫn còn nguyên trên vùng đất cũ. Nhờ sự quan tâm chăm sóc của gia đình một giáo dân cố cựu và cũng là gia đình đặc trách “Hội Các Đẳng” của giáo xứ Trà Câu, cụ Giuse Nguyễn Thành Khánh (Cụ đã qua đời và được an táng tại nghĩa trang Trà Câu ngày 16.9.2015, hưởng thọ 100 tuổi), mà “Đất Thánh Trà Câu” đã được từng bước bảo vệ và trùng tu, tuy không to lớn, cao sang, nhưng cũng mang dáng vẻ trang nghiêm kính cẩn, rất xứng đáng là địa chỉ của “một cõi đi về”.
Về viếng nghĩa trang Trà Câu vào những ngày đầu tháng Các Đẳng thật ý nghĩa dường bao. Không những đó là việc đạo đức truyền thống được Giáo Hội quy định và khuyến khích, với ơn Đại Xá, một món quà không gì quý bằng dành tặng cho các tín hữu, những người thân và các linh hồn đang thuộc về “cộng đoàn Hội Thánh đang thanh luyện”, mà còn là một nghĩa cử của hiếu nghĩa, tri ân và tưởng niệm tiền nhân thật đậm đà, sâu sắc.
Tôi cảm nhận rất riêng là bên dưới và bên trong các ngôi mộ đang nằm im kia là những gương mặt rạng rỡ, những nụ cười mãn nguyện của của biết bao ông bà anh chị em tín hữu Trà Câu đang hân hoan hiệp thông với những người trên dương thế để cử hành “Tiệc Thánh của Chiên Con” và chuẩn bị lãnh nhận những tấm áo trắng tinh và cành lá thiên tuế để tiến vào quê trời.
Cửa biển Mỹ Á
Rồi buổi chiều sau Thánh lễ cầu nguyện và tưởng nhớ Các Đẳng Trà Câu, tôi dã lần theo con đường “Tư Ích” xuống tận bến “Đò Mốc”, băng qua sông Thoa giáp cấm Bàng An”, theo con đường nhựa Phổ Quang để về thăm lại cửa Mỹ Á, một trong những cửa biển xinh đẹp và quan trọng thuộc duyên hải Quảng Ngãi, và cũng là nơi chứng kiến của bao đau thương mất mát của bom đạn thời chiến và thiên tai bão tố giữa thời bình, nên đã từng mang hổn danh là “cửa biển tử thần”! Thật chả xứng hợp chút nào với tên “Mỹ Á”. Điều đáng nói là trên đoạn sông hợp lưu đổ ra cửa biển nầy có một khúc sông sâu gọi là “Vực Ô Rô” hay còn gọi là “Vực Đạo”, là nơi những người thuộc phong trào Văn Thân với chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” năm 1885, đã nhận chìm cho chết hàng trăm tín hữu Công Giáo Trà Câu. Thì ra, xác thân của những người thuộc về Chúa Kitô đã chấp nhận vùi thân dưới dòng sông để hoà theo dòng nước trôi ra biển lớn, như trở về với “lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào” (Lời bài hát “Lòng Mẹ” của cố nhạc sĩ Y Vân), trở về với Mẹ Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền”, một Hội Thánh mà không một thế lực nào của trần gian có thể huỷ diệt (Mt 16,18-19).
Đi lại con đường mà các chứng nhân tử đạo Trà Câu đã đi xưa để thêm một lần tri ân và cảm tạ và thầm nguyện rằng, ước mong trên những con đường này, một ngày không xa, lại thấp thoáng những bước chân hân hoan tiến về nhà Chúa, như những bước chân của các anh chị em tân tòng Phổ Thành, Phổ Xuân, Phổ Lợi…của những năm 1959, 1960…!
(Còn tiếp)
Trương Đình Hiền (Tháng Các Đẳng 2019)
Đất thánh Trà Câu
Xứ đạo tui mang một cái tên nghe đọc lên là thích: TRÀ C U. Với từ và âm “Trà” mở đầu chắc không ít thì nhiều có liên quan đến một vương quốc Champa đã một thời vang bóng mà bây giờ vẫn còn vương vấn đâu đó qua một chuỗi các tên gọi: TRÀ KIỆU, TRÀ MI, TRÀ BỒNG, TRÀ C U, TRÀ KÊ…; còn từ và âm “Câu” lại vương vấn chất thơ: vừa là biểu tượng của một cụm từ được cấu trúc thành thơ, thành nhạc: câu thơ, câu hát, câu hò… “Câu thơ Thi xã con thuyền Nghệ An” (Cao Bá Quát), vừa là hình ảnh rất dân giả, rất đời thường của miền quê Việt nam, rất thường hiện diện trong thi ca, âm nhạc, hội hoạ: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” (Nguyễn Khuyến).
Xem Hình
Nhưng theo quan niệm “hơi mê tín một chút” của văn hoá Việt nam, hễ cứ “hồng nhan” thì không ít nhiều gì cũng “đa truân”. Xứ đạo “Trà Câu” tui cũng một cách nào đó, thuộc loại “khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên” (Chinh Phụ ngâm của Đặng Trần Côn). Bởi vì, vào mùa thu năm 1964 (8.1964), khi tui “xuất gia lên đường đi tu”, vào tiểu chủng viện Làng Sông, xứ đạo Trà Câu vẫn yên bình, trù phú. Nhà thờ mới với Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, trường Trung học Đăng Khoa cùng với các hạng mục Ký túc xá nam nữ…tất cả đã làm nên một “quần thể thị tứ sầm uất, đông vui” vào bậc nhất của vùng phía bắc quận Đức Phổ lúc bấy giờ. Đó là chưa kể, xóm đạo Trà Câu cũ nằm tại thôn Tập An Bắc, xã Phổ Văn, bao quanh ngôi nhà thờ mái tranh vách đất, nơi đã từng ghi dấu của bao nhiêu chứng nhân đức tin mà cuộc bách hại thời Văn Thân (1885) vẫn còn được các bậc tiền bối nhắc lại cho con cháu.
Nhưng rồi, những tháng năm mịt mù lửa đạn bùng lên và nối tiếp. Toàn bộ cơ sở của Trà Câu mới cũng như cũ bị xoá sạch sau những trận đánh ác liệt của hai bên Nam Bắc vào năm 1966 và liên tiếp những năm sau đó. Mục tử và đoàn chiên dắt díu nhau chạy giặc. Hết Đức Phổ, tới Quảng Ngãi rồi lần tới Cam Ranh, “Cây số Ba mươi”, Bình Tuy, Võ Đắc, “Căn cứ hai” thuộc Đồng Nai…Mãi cho tới năm 1975, khi im tiếng súng, xứ đạo chỉ còn lại một “đống hoang tàn”, với xác thân ngôi “nhà thờ mới” trơ xương tơi tả, đứng chơ vơ bên bờ mương “Cửa Khâu” giữa đám cỏ hoang vu, cho đến khi bị “nhà nước mới” đánh sập hoàn toàn để chiếm dụng và tạo lập một công trình mới phục vụ chế độ mới như hiện trạng hôm nay.
Người còn sống thì “tha phương cầu thực”, chỉ dăm sáu hộ trở về định cư trên mảnh đất của cha ông; những công trình phục vụ cho đức tin của người sống thì vĩnh viễn bị xoá sạch; nhưng lạ lùng thay, “quê hương và mái nhà của những người chết” thì vẫn tồn tại. Nghĩa trang Trà Câu mà giáo dân vẫn gọi bằng cái tên rất trân trọng “Đất Thánh” vẫn còn nguyên trên vùng đất cũ. Nhờ sự quan tâm chăm sóc của gia đình một giáo dân cố cựu và cũng là gia đình đặc trách “Hội Các Đẳng” của giáo xứ Trà Câu, cụ Giuse Nguyễn Thành Khánh (Cụ đã qua đời và được an táng tại nghĩa trang Trà Câu ngày 16.9.2015, hưởng thọ 100 tuổi), mà “Đất Thánh Trà Câu” đã được từng bước bảo vệ và trùng tu, tuy không to lớn, cao sang, nhưng cũng mang dáng vẻ trang nghiêm kính cẩn, rất xứng đáng là địa chỉ của “một cõi đi về”.
Về viếng nghĩa trang Trà Câu vào những ngày đầu tháng Các Đẳng thật ý nghĩa dường bao. Không những đó là việc đạo đức truyền thống được Giáo Hội quy định và khuyến khích, với ơn Đại Xá, một món quà không gì quý bằng dành tặng cho các tín hữu, những người thân và các linh hồn đang thuộc về “cộng đoàn Hội Thánh đang thanh luyện”, mà còn là một nghĩa cử của hiếu nghĩa, tri ân và tưởng niệm tiền nhân thật đậm đà, sâu sắc.
Tôi cảm nhận rất riêng là bên dưới và bên trong các ngôi mộ đang nằm im kia là những gương mặt rạng rỡ, những nụ cười mãn nguyện của của biết bao ông bà anh chị em tín hữu Trà Câu đang hân hoan hiệp thông với những người trên dương thế để cử hành “Tiệc Thánh của Chiên Con” và chuẩn bị lãnh nhận những tấm áo trắng tinh và cành lá thiên tuế để tiến vào quê trời.
Cửa biển Mỹ Á
Rồi buổi chiều sau Thánh lễ cầu nguyện và tưởng nhớ Các Đẳng Trà Câu, tôi dã lần theo con đường “Tư Ích” xuống tận bến “Đò Mốc”, băng qua sông Thoa giáp cấm Bàng An”, theo con đường nhựa Phổ Quang để về thăm lại cửa Mỹ Á, một trong những cửa biển xinh đẹp và quan trọng thuộc duyên hải Quảng Ngãi, và cũng là nơi chứng kiến của bao đau thương mất mát của bom đạn thời chiến và thiên tai bão tố giữa thời bình, nên đã từng mang hổn danh là “cửa biển tử thần”! Thật chả xứng hợp chút nào với tên “Mỹ Á”. Điều đáng nói là trên đoạn sông hợp lưu đổ ra cửa biển nầy có một khúc sông sâu gọi là “Vực Ô Rô” hay còn gọi là “Vực Đạo”, là nơi những người thuộc phong trào Văn Thân với chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” năm 1885, đã nhận chìm cho chết hàng trăm tín hữu Công Giáo Trà Câu. Thì ra, xác thân của những người thuộc về Chúa Kitô đã chấp nhận vùi thân dưới dòng sông để hoà theo dòng nước trôi ra biển lớn, như trở về với “lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào” (Lời bài hát “Lòng Mẹ” của cố nhạc sĩ Y Vân), trở về với Mẹ Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền”, một Hội Thánh mà không một thế lực nào của trần gian có thể huỷ diệt (Mt 16,18-19).
Đi lại con đường mà các chứng nhân tử đạo Trà Câu đã đi xưa để thêm một lần tri ân và cảm tạ và thầm nguyện rằng, ước mong trên những con đường này, một ngày không xa, lại thấp thoáng những bước chân hân hoan tiến về nhà Chúa, như những bước chân của các anh chị em tân tòng Phổ Thành, Phổ Xuân, Phổ Lợi…của những năm 1959, 1960…!
(Còn tiếp)
Trương Đình Hiền (Tháng Các Đẳng 2019)
Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết Tĩnh Tâm Năm 2019
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:25 08/11/2019
Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết Tĩnh Tâm Năm 2019
Từ ngày 4.11 đến ngày 8.11.2019, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm Linh mục tại Tòa Giám Mục. Có 138 Linh mục và 10 Phó tế tham dự. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám Mục Giáo phận Phú Cường, giảng phòng.
Tuần lễ Tĩnh tâm chính là tìm nơi thanh vắng để gặp gỡ Chúa. Đó chính là nơi tâm hồn hướng về mầu nhiệm; nơi thinh lặng Thánh để nghe Chúa nói với mình; nơi chỉ chiêm ngắm Chúa, sống thân mật với Chúa; nơi kiểm thảo đời sống, sám hối, ăn năn về những lỗi lầm thiếu sót.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ hội thảo. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, qua sự hướng dẫn của Đức cha giảng phòng, mỗi Linh mục đã gặp được nét tươi trẻ trong nhịp sống thánh thiện tĩnh tâm năm nay, nổ lực sống thánh thiện trong đời sống mục vụ nơi xứ đạo.
Xem Hình
Sáng ngày 4.11, Đức cha Tôma cùng Linh mục đoàn Phan thiết đến kính viếng Nghĩa trang Linh mục thuộc Giáo xứ Vinh an và sau đó vào Nhà thờ dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các Giám mục và Linh mục đã qua đời.
Sau thánh lễ, quý cha về Tòa Giám Mục.
Buổi chiều có giờ họp riêng các Giáo hạt để thảo luận đề tài: “nhìn lại năm mục vụ đồng hành với các gia đình gặp khó khăn”. Các giáo hạt đúc kết những gì đã làm được và chưa làm được, cũng như nêu lên những nhận định tình hình chung về vấn đề hôn nhân hiện nay, đồng thời nêu lên định hướng mới cho vấn đề mục vụ kéo dài cho các gia đình gặp khó khăn.
Vào lúc19g30, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường khai mạc tuần tĩnh tâm.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diên, thay mặt linh mục đoàn chào mừng và cám ơn Đức cha giảng phòng.
Kính thưa Đức Cha,
Chúng con cám ơn Đức Cha đã nhận lời mời của Đức Cha Giám quản đến với chúng con trong tuần tĩnh tâm đặc biệt năm nay, năm Thánh kỷ niêm 60 năm làm phép và khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao, và kết thúc ba năm mục vụ gia đình của HĐGMVN. Đức Cha đang bí mật về đề tài giảng phòng, chắc để tạo bất ngờ thú vị. Nhưng diều mà chúng con ấn tượng nơi Đức Cha, đó là khẩu hiệu giám mục của Đức Cha: “Ngài phải lớn lên”. Chúng con xin bày tỏ tâm tình với Đức Cha dựa trên khẩu hiệu đó.
Đây là lần đầu tiên chúng con được chính thức đón tiếp Đức Cha, một giám mục tuổi còn rất trẻ và đầy tràn năng lực, nhưng Chúa quan phòng đã cho Đức Cha làm quen với vị mặn của Phan Thiết. Vì những năm đầu đời Linh mục, Đức Cha đã làm phó xứ Gíao xứ Tha La, dưới thời Cha Gioakim Nguyễn Văn Nghị, cựu chính xứ Tầm Hưng, Phan Thiết, sau đó kế vị Ngài. Gíao xứ Tha La, một giáo xứ nổi tiếng, đã đi vào thi ca qua bài thơ Tha La xóm đạo viết vào năm 1950, do thi sĩ Vũ Anh Khanh, gốc Mũi Né Phan Thiết. "Tha La xóm đạo" đã được nhạc sĩ Dũng Chinh, cũng là người Phan Thiết, phổ nhạc vào năm 1964. Sau đó một năm, nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành bài hát mang tên "Hận Tha La", và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành ca khúc mang tên "Vĩnh Biệt Tha La". Ngoài ra, soạn giả cải lương Viễn Châu cũng đã phỏng theo ý tưởng của Vũ Anh Khanh để viết ca khúc tân cổ giao duyên "Tha La xóm đạo".
Đức Cha tốt nghiệp cử nhân luật tại ĐH CG Paris năm 2006, vào năm 2011, Đức Cha làm Giám mục. Đức Cha đảm nhận vai trò chủ tịch UBTTXH của HĐGMVN đến nay là nhiệm kỳ thứ ba.
Với một cái tên kèm theo một thân thế đặc biệt và cả một “tấn tước” như thế, nhưng Đức Cha lại rất khiêm tốn khi chọn khẩu hiệu Giám mục “Ngài phải lớn lên” (Ga 3, 30). Đức Cha cho rằng khẩu hiệu này nói lên tâm niệm của đời giám mục là tìm cách khiến Chúa Kitô lớn lên tại chính con người mình, trở nên “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô” và Đức Kitô cũng phải được lớn lên cả nơi những người mà giám mục được gọi mời yêu thương phục vụ.
Bởi vậy, với 28 năm Lm, 8 năm Gm với những kinh nghiệm sẵn có của Đức Cha trong công cuộc “làm cho Chúa lớn lên”, chúng con vui mừng đón tiếp Đức Cha và đón nhận những chia sẻ quí báu của Đức Cha, để chúng con hạnh phúc được thấy Chúa Kitô lớn lên trong chúng con và những người chúng con phục vụ.
Cùng với Đức Cha Tôma, 138 Linh mục và 10 phó tế hiện diện trong tuần tĩnh tâm này, chúng con kính chào Đức Cha, kính chúc Đức Cha sức khỏe.
Sau đó đức cha giảng phòng bắt đầu bài giảng khai mạc.Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tuần tĩnh tâm năm đối với các linh mục. Sau mỗi lần tĩnh tâm người linh mục có những đổi mới, thánh thiện hơn, cung cách dâng lễ sốt sắng hơn, giảng cũng có chất hơn.
Nhiều khi trong cuộc sống, trong công việc mục vụ, Chúa muốn nói với anh em nhưng anh em không có thời gian lắng đọng để nghe, vì thế thời gian tĩnh tâm là thời gian quý báu cho mỗi người lắng nghe Chúa nói. “Càng lãnh nhận nhiều trong thinh lặng thì càng ban phát nhiều trong hành động”.
Đức Cha cũng mời gọi dành thời gian cầu nguyện, hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Như vậy hãy “tắt điện thoại và hãy mở trái tim ra”, để đạt hiệu quả trong những ngày tĩnh tâm, người giảng phòng chỉ đóng vai trò khoảng 2%, còn người tĩnh tâm khoảng 7%, và 70-80% là do ơn Chúa Thánh Thần.
Sau những chia sẻ khai mạc, ngài chủ sự giờ chầu Thánh Thể với cả tâm tình tạ ơn, nguyện dâng lên Chúa tuần phòng với niềm tín thác và xin ơn sốt mến cho mỗi anh em linh mục, phó tế.
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức. Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng, Xét Gẫm. Ban trưa: Viếng Chúa, Kinh trưa. Ban chiều: Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Đức cha Tôma huấn đức.Ban tối: Viếng thánh tượng Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận; viếng thánh tượng Giuse; viếng tượng Đức Mẹ Tàpao, kính các thánh Tử đạo Việt nam. Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Được gợi hứng từ số 7 của Thư Chung HĐGMVN năm 2019: “Trong Thư Chung này, chúng tôi muốn trình bày chi tiết hơn về Chủ đề năm 2020: ‘Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện’. Trong Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (số 26-27), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ chiêm ngắm tuổi trẻ của Đức Giêsu để lớn lên và trưởng thành cách toàn diện theo gương của Người: “Trong thời gian sống tại Nadarét, Đức Giêsu vâng lời cha mẹ, ‘lớn lên, thêm khôn ngoan và đầy ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta’ (Lc 2, 52). Đức Giêsu đang ở trong thời gian chuẩn bị, và trong giai đoạn này, Người đi sâu vào mối tương quan với Chúa Cha và với tha nhân. Người không chỉ lớn lên về mặt thể lý, mà còn về tâm linh nữa. Trong những năm tuổi trẻ, Người đã ‘tự rèn luyện’, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Người đã hướng tuổi niên thiếu và tuổi trẻ của mình theo sứ mạng cao cả ấy”; Đức Cha giảng phòng với phong cách giảng thuyết đơn sơ mộc mạc, tâm tình chân thực và dí dỏm, qua những câu chuyện mục vụ thực tế đã giúp các linh mục suy nghĩ về “sự trưởng nhân nhân bản toàn diện” trong đời sống và sứ vụ linh mục. Thật tế nhị khi nói chuyện trưởng thành nhân bản với hàng linh mục, những con người đã được đào tạo thật kỹ càng về nhân bản trong những năm dài ở chủng viện, những người mà giáo dân gọi bằng cha.Thế nhưng qua những bài giảng, Đức Cha đã cho các linh mục thấy vấn đề rất thực tế nơi hàng linh mục. Từ nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục như là nguyên do của việc thiếu trưởng thành của những linh mục lâm nạn, gây nhức nhối cho Giáo hội hôm nay. Đức Cha đã trao đổi về việc trưởng thành nhân bản toàn diện trong các lãnh vực: trước tiên, đối với mọi thành phần xã hội, linh mục phải trưởng thành trong các nhu cầu của con người; thứ đến với bản thân mình, linh mục sống trưởng thành trong đời độc thân linh mục; cuối cùng đối với bề trên, với anh em linh mục và giáo dân, linh mục sống trưởng thành trong sự hiệp thông, tương giáo tốt với mọi người, từ đó linh mục sống hạnh phúc và trở nên chứng nhân của niềm vui. Đức cha đã minh họa đề tài bằng những câu chuyện thực tế trong đời linh mục với giọng nói ấm áp, tươi vui, giản dị và hài hước giúp các cha dễ đón nhận và cười vui rộn vang. Muốn sống trưởng thành linh mục phải hiệp thông đặc biệt với Đức Kitô. Ngài phải lớn lên nơi mỗi người linh mục. Nếu được như thế, Chúa sẽ ban thưởng mỗi linh mục rất nhiều trong hạnh phúc dâng hiến.
Lắng nghe các bài chia sẻ chân tình của Đức Cha giảng phòng, anh em linh mục có nhiều thời giờ thinh lặng xét gẫm. Ai cũng có những quyết tâm với Chúa là sống hạnh phúc đời linh mục. Sống hạnh phúc và chết hạnh phúc. Linh mục thánh thiện luôn luôn hạnh phúc, từ đó linh mục giúp cho mọi người được hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa.
***
Trong giờ thánh ban tối, Đức cha Tôma chủ sự giờ chầu bế mạc.
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, linh mục đoàn lập lại lời nguyện tận hiến.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể Chúa đây, hôm nay con muốn nhắc lại những điều con đã tuyên hứa ngày thụ phong linh mục.
Con tuyên hứa luôn luôn chu toàn nhiệm vụ tư tế của hàng linh mục,là cộng tác viên nhiệt tình của Đức Giám Mục trong việc chăn dắt đoàn chiên Chúa theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Con tuyên hưa luôn luôn sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa, để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa giáo dân theo truyền thống Hội thánh. Con tuyên hứa luôn luôn tỏ ra xứng đáng khôn ngoan và chu toàn nhiệm vụ Lời Chúa trong việc rao giảng Phúc âm, và trình bày đức tin Công Giáo. Con tuyên hứa ngày càng liên kết mật thiết vời Chúa là thượng tế đã hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền và cùng với Chúa tự hiến mình cho Thiên Chúa để cứu độ trần gian. Con tuyên hứa tôn kính và vâng phục Đức Giám Mục giáo phận và các Đấng kế vị. Sau hết con tuyên hứa luôn luôn liên kết với các anh em trong linh mục đoàn của giáo phận bằng lời cầu nguyện hy sinh, bằng tinh thần đoàn kêt chân thành và bằng tình yêu cụ thể. Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hoàn tất điều Chúa đã khởi sự nơi con. Amen.
Đức Cha kết thúc nghi lễ tuyên hứa bằng lời nguyện cầu cho hàng linh mục: Lạy Chúa, Chúa đã đặt Con Một Chúa làm linh mục thượng phẩm muôn đời, xin cho tất cả anh em linh mục chúng con mà Chúa đã chọn làm thừa tác viên để phân phát các mầu nhiệm của Chúa, được luôn luôn trung thành chu toàn chức vụ đã lãnh nhận. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Cộng đoàn hát kinh Te Deum và đọc kinh tối.
Ngày cuối, Đức cha Giuse hướng dẫn hội thảo với chủ đề: sống hiệp thông tình huynh đệ linh đệ. Quý cha thảo luận sối nổi và rộn rã tiếng cười.
Cha Tổng đại diện cám ơn Đức cha giảng phòng, lẵng hoa tươi dâng ngài với tâm tình tri ân.
Sau cơm trưa quý cha chia tay trở về nhiệm sở.
***
Tĩnh tâm năm là nghĩa vụ bắt buộc của Linh mục giáo phận (Giáo luật đ.276 §2,4). Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẻ kinh nghiệm mục vụ. Các linh mục giữ sự thinh lặng trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình. Thánh lễ, Kinh phụng vụ, chuỗi Mân côi, chầu Thánh Thể, những giờ đạo đức giúp các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm thật sốt mến.
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Kết quả sâu lắng của tĩnh tâm sẽ rao sao, chỉ có cá nhân linh mục và Chúa Thánh Thần biết, nhưng kết quả trước mắt ai cũng thấy được chính là việc bồi dưỡng tình huynh đệ linh mục.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tuần lễ Tĩnh tâm chính là tìm nơi thanh vắng để gặp gỡ Chúa. Đó chính là nơi tâm hồn hướng về mầu nhiệm; nơi thinh lặng Thánh để nghe Chúa nói với mình; nơi chỉ chiêm ngắm Chúa, sống thân mật với Chúa; nơi kiểm thảo đời sống, sám hối, ăn năn về những lỗi lầm thiếu sót.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ hội thảo. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, qua sự hướng dẫn của Đức cha giảng phòng, mỗi Linh mục đã gặp được nét tươi trẻ trong nhịp sống thánh thiện tĩnh tâm năm nay, nổ lực sống thánh thiện trong đời sống mục vụ nơi xứ đạo.
Xem Hình
Sáng ngày 4.11, Đức cha Tôma cùng Linh mục đoàn Phan thiết đến kính viếng Nghĩa trang Linh mục thuộc Giáo xứ Vinh an và sau đó vào Nhà thờ dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các Giám mục và Linh mục đã qua đời.
Sau thánh lễ, quý cha về Tòa Giám Mục.
Vào lúc19g30, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận Phú Cường khai mạc tuần tĩnh tâm.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Tổng đại diên, thay mặt linh mục đoàn chào mừng và cám ơn Đức cha giảng phòng.
Kính thưa Đức Cha,
Chúng con cám ơn Đức Cha đã nhận lời mời của Đức Cha Giám quản đến với chúng con trong tuần tĩnh tâm đặc biệt năm nay, năm Thánh kỷ niêm 60 năm làm phép và khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao, và kết thúc ba năm mục vụ gia đình của HĐGMVN. Đức Cha đang bí mật về đề tài giảng phòng, chắc để tạo bất ngờ thú vị. Nhưng diều mà chúng con ấn tượng nơi Đức Cha, đó là khẩu hiệu giám mục của Đức Cha: “Ngài phải lớn lên”. Chúng con xin bày tỏ tâm tình với Đức Cha dựa trên khẩu hiệu đó.
Đây là lần đầu tiên chúng con được chính thức đón tiếp Đức Cha, một giám mục tuổi còn rất trẻ và đầy tràn năng lực, nhưng Chúa quan phòng đã cho Đức Cha làm quen với vị mặn của Phan Thiết. Vì những năm đầu đời Linh mục, Đức Cha đã làm phó xứ Gíao xứ Tha La, dưới thời Cha Gioakim Nguyễn Văn Nghị, cựu chính xứ Tầm Hưng, Phan Thiết, sau đó kế vị Ngài. Gíao xứ Tha La, một giáo xứ nổi tiếng, đã đi vào thi ca qua bài thơ Tha La xóm đạo viết vào năm 1950, do thi sĩ Vũ Anh Khanh, gốc Mũi Né Phan Thiết. "Tha La xóm đạo" đã được nhạc sĩ Dũng Chinh, cũng là người Phan Thiết, phổ nhạc vào năm 1964. Sau đó một năm, nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành bài hát mang tên "Hận Tha La", và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành ca khúc mang tên "Vĩnh Biệt Tha La". Ngoài ra, soạn giả cải lương Viễn Châu cũng đã phỏng theo ý tưởng của Vũ Anh Khanh để viết ca khúc tân cổ giao duyên "Tha La xóm đạo".
Đức Cha tốt nghiệp cử nhân luật tại ĐH CG Paris năm 2006, vào năm 2011, Đức Cha làm Giám mục. Đức Cha đảm nhận vai trò chủ tịch UBTTXH của HĐGMVN đến nay là nhiệm kỳ thứ ba.
Bởi vậy, với 28 năm Lm, 8 năm Gm với những kinh nghiệm sẵn có của Đức Cha trong công cuộc “làm cho Chúa lớn lên”, chúng con vui mừng đón tiếp Đức Cha và đón nhận những chia sẻ quí báu của Đức Cha, để chúng con hạnh phúc được thấy Chúa Kitô lớn lên trong chúng con và những người chúng con phục vụ.
Cùng với Đức Cha Tôma, 138 Linh mục và 10 phó tế hiện diện trong tuần tĩnh tâm này, chúng con kính chào Đức Cha, kính chúc Đức Cha sức khỏe.
Sau đó đức cha giảng phòng bắt đầu bài giảng khai mạc.Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tuần tĩnh tâm năm đối với các linh mục. Sau mỗi lần tĩnh tâm người linh mục có những đổi mới, thánh thiện hơn, cung cách dâng lễ sốt sắng hơn, giảng cũng có chất hơn.
Nhiều khi trong cuộc sống, trong công việc mục vụ, Chúa muốn nói với anh em nhưng anh em không có thời gian lắng đọng để nghe, vì thế thời gian tĩnh tâm là thời gian quý báu cho mỗi người lắng nghe Chúa nói. “Càng lãnh nhận nhiều trong thinh lặng thì càng ban phát nhiều trong hành động”.
Đức Cha cũng mời gọi dành thời gian cầu nguyện, hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Như vậy hãy “tắt điện thoại và hãy mở trái tim ra”, để đạt hiệu quả trong những ngày tĩnh tâm, người giảng phòng chỉ đóng vai trò khoảng 2%, còn người tĩnh tâm khoảng 7%, và 70-80% là do ơn Chúa Thánh Thần.
Sau những chia sẻ khai mạc, ngài chủ sự giờ chầu Thánh Thể với cả tâm tình tạ ơn, nguyện dâng lên Chúa tuần phòng với niềm tín thác và xin ơn sốt mến cho mỗi anh em linh mục, phó tế.
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức. Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng, Xét Gẫm. Ban trưa: Viếng Chúa, Kinh trưa. Ban chiều: Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Đức cha Tôma huấn đức.Ban tối: Viếng thánh tượng Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận; viếng thánh tượng Giuse; viếng tượng Đức Mẹ Tàpao, kính các thánh Tử đạo Việt nam. Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Lắng nghe các bài chia sẻ chân tình của Đức Cha giảng phòng, anh em linh mục có nhiều thời giờ thinh lặng xét gẫm. Ai cũng có những quyết tâm với Chúa là sống hạnh phúc đời linh mục. Sống hạnh phúc và chết hạnh phúc. Linh mục thánh thiện luôn luôn hạnh phúc, từ đó linh mục giúp cho mọi người được hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa.
***
Trong giờ thánh ban tối, Đức cha Tôma chủ sự giờ chầu bế mạc.
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, linh mục đoàn lập lại lời nguyện tận hiến.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể Chúa đây, hôm nay con muốn nhắc lại những điều con đã tuyên hứa ngày thụ phong linh mục.
Con tuyên hứa luôn luôn chu toàn nhiệm vụ tư tế của hàng linh mục,là cộng tác viên nhiệt tình của Đức Giám Mục trong việc chăn dắt đoàn chiên Chúa theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Con tuyên hưa luôn luôn sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa, để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa giáo dân theo truyền thống Hội thánh. Con tuyên hứa luôn luôn tỏ ra xứng đáng khôn ngoan và chu toàn nhiệm vụ Lời Chúa trong việc rao giảng Phúc âm, và trình bày đức tin Công Giáo. Con tuyên hứa ngày càng liên kết mật thiết vời Chúa là thượng tế đã hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền và cùng với Chúa tự hiến mình cho Thiên Chúa để cứu độ trần gian. Con tuyên hứa tôn kính và vâng phục Đức Giám Mục giáo phận và các Đấng kế vị. Sau hết con tuyên hứa luôn luôn liên kết với các anh em trong linh mục đoàn của giáo phận bằng lời cầu nguyện hy sinh, bằng tinh thần đoàn kêt chân thành và bằng tình yêu cụ thể. Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hoàn tất điều Chúa đã khởi sự nơi con. Amen.
Đức Cha kết thúc nghi lễ tuyên hứa bằng lời nguyện cầu cho hàng linh mục: Lạy Chúa, Chúa đã đặt Con Một Chúa làm linh mục thượng phẩm muôn đời, xin cho tất cả anh em linh mục chúng con mà Chúa đã chọn làm thừa tác viên để phân phát các mầu nhiệm của Chúa, được luôn luôn trung thành chu toàn chức vụ đã lãnh nhận. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Cộng đoàn hát kinh Te Deum và đọc kinh tối.
Ngày cuối, Đức cha Giuse hướng dẫn hội thảo với chủ đề: sống hiệp thông tình huynh đệ linh đệ. Quý cha thảo luận sối nổi và rộn rã tiếng cười.
Cha Tổng đại diện cám ơn Đức cha giảng phòng, lẵng hoa tươi dâng ngài với tâm tình tri ân.
Sau cơm trưa quý cha chia tay trở về nhiệm sở.
***
Tĩnh tâm năm là nghĩa vụ bắt buộc của Linh mục giáo phận (Giáo luật đ.276 §2,4). Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẻ kinh nghiệm mục vụ. Các linh mục giữ sự thinh lặng trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình. Thánh lễ, Kinh phụng vụ, chuỗi Mân côi, chầu Thánh Thể, những giờ đạo đức giúp các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm thật sốt mến.
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Kết quả sâu lắng của tĩnh tâm sẽ rao sao, chỉ có cá nhân linh mục và Chúa Thánh Thần biết, nhưng kết quả trước mắt ai cũng thấy được chính là việc bồi dưỡng tình huynh đệ linh mục.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiên Chúa của người sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:19 08/11/2019
Vào thời Chúa Giêsu cách đây hơn hai ngàn năm có hai phong trào tôn giáo thế lực mạnh trong xã hội Do Thái: phái Phariseo và phái Saduseo.
Phái Phariseo là phong trào của giới bình dân gần gũi dân chúng hơn. Những người theo phái này là những lớp người trung lưu, được dân chúng trọng vọng kính nể.
Về khía cạnh tôn giáo họ chấp nhận Lời Chúa ghi chép trong Kinh Thánh cựu ước và cả những truyền thống của tổ tiên cha ông còn lưu truyền lại cho tới thời Moses.
1. Phái Phariseo tin rằng Thiên Chúa dự liệu tất cả, và ảnh hưởng đến quyết định của mỗi người trên con đường đời sống.
2. Họ tin sự sống lại sau khi chết ( CV 23,6)
3. Họ tin rằng có đời sống sau khi chết với sự thưởng phạt tương xứng trên căn bản đời sống mỗi con người.
4. Họ tin có Thiên Thần và ma qủi. ( Cv 23,8).
Phái Saduseo là phong trào thuộc giới thượng lưu sống cách biệt xa dân chúng.
Về khía cạnh tôn giáo phái này theo cung cách bảo thủ chỉ công nhận lời Chúa viết sách Kinh Thánh , nhất là những quyển sách của Moses. Những truyền thống truyền khẩu về lề luật với họ không có gía trị bắt buộc , và cả những sách các Ngôn sứ cũng không được mấy tôn trọng.
1. Phái Saduseo rất bảo thủ, chối bỏ sự can thiệp ảnh hưởng của Thiên Chúa.
2. Họ không tin sự sống lại sau khi chết (Phúc âm Mattaeus 22,23-39, Marcus 12,18-27)).
3. Họ không tin có sự sống đời sau . Họ tin rằng linh hồn sẽ tiêu tan chấm hết sau khi chết. Vì thế không có sự thưởng phạt sau quãng đời sống trên trần gian. Theo họ sự sống là sự sống, chết là chết, là chấm dứt hết.
4. Họ chối bỏ thế giới thần linh như không có ma qủi, không có Thiên Thần.
Phái Saduseo cho chính trị quan trọng hơn tôn giáo. Sau năm 70 khi thành Jerusalem bị đế quốc Roma tàn phá, phái Saduseo cũng bị tàn lụi theo.
Dựa theo lề luật viết trong sách Kinh Thánh:„ Khi có những anh em ở chung với nhau, và một trong những người đó chết mà không có con trai, thì vợ của người chết không được lấy một người xa lạ, ngoài gia đình; một người anh em chồng sẽ đến với nàng, lấy nàng làm vợ và chu toàn bổn phận của một người anh em chồng đối với nàng.6 Đứa con đầu lòng nàng sinh ra sẽ duy trì tên của người anh em đã chết; như vậy tên của người chết sẽ không bị xoá khỏi Ít-ra-en.“ ( Sách đệ nhị Luật 25,6).
Phái Saduseo đã đưa ra thắc mắc mà họ chối bỏ, với Chúa Giêsu: có sự sống lại sau khi chết không?
Chúa Giêsu trong cung cách đầy uy quyền cùng thấu đáo suy hiểu tường tận đã trả lời nhấn mạnh về thắc mắc này: Việc lấy vợ chồng chỉ xảy ra trên trần gian. Trên trời không có sự chết. Vòng xuay chuyển về hôn phối, làm chứng, sinh thành và chết chỉ xảy ra trên trần gian mặt đất này thôi. Trong thế giới bên kia, đàng sau biên giới sự sống trên mặt đất, có sự sáng tạo mới của mỗi người. Thiên Chúa muốn trao tặng tất cả con người sự sống mới, khi họ chấp nhận tiếng Ngài kêu gọi họ.
"Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê đã cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa“. ( Lc 20, 27-38).
Và trong nghi lễ an táng người qúa cố nơi phần mộ chúng ta cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa nguồn sự sống. Chúa là Thiên Chúa của sự sống, chứ không phải của sự chết. Sức mạnh của Chúa mạnh mẽ to lớn hơn tội lỗi của chúng con. Chúng con tin tưởng hy vọng vào lòng nhân lành thương xót của Chúa.“.
Niềm hy vọng của chúng ta vượt lên trên sự sống nơi trần gian hướng về sự sáng tạo mới. Đó là được Thiên Chúa cho sống lại, một đời sống tròn đây viên mãn, sự sống vĩnh cửu „ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại.“.
Niềm tin tưởng hy vọng về sự sống lại được cứu chuộc sau khi quãng đường đời sống trên trần gian chấm dứt đặt căn bản trên lời Chúa Giêsu đoan hứa nói với Martha: „ Thầy là sự sống lạị và là sự sống“ ( Ga 11, 25-26 )
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Phái Phariseo là phong trào của giới bình dân gần gũi dân chúng hơn. Những người theo phái này là những lớp người trung lưu, được dân chúng trọng vọng kính nể.
Về khía cạnh tôn giáo họ chấp nhận Lời Chúa ghi chép trong Kinh Thánh cựu ước và cả những truyền thống của tổ tiên cha ông còn lưu truyền lại cho tới thời Moses.
1. Phái Phariseo tin rằng Thiên Chúa dự liệu tất cả, và ảnh hưởng đến quyết định của mỗi người trên con đường đời sống.
2. Họ tin sự sống lại sau khi chết ( CV 23,6)
3. Họ tin rằng có đời sống sau khi chết với sự thưởng phạt tương xứng trên căn bản đời sống mỗi con người.
4. Họ tin có Thiên Thần và ma qủi. ( Cv 23,8).
Phái Saduseo là phong trào thuộc giới thượng lưu sống cách biệt xa dân chúng.
Về khía cạnh tôn giáo phái này theo cung cách bảo thủ chỉ công nhận lời Chúa viết sách Kinh Thánh , nhất là những quyển sách của Moses. Những truyền thống truyền khẩu về lề luật với họ không có gía trị bắt buộc , và cả những sách các Ngôn sứ cũng không được mấy tôn trọng.
1. Phái Saduseo rất bảo thủ, chối bỏ sự can thiệp ảnh hưởng của Thiên Chúa.
2. Họ không tin sự sống lại sau khi chết (Phúc âm Mattaeus 22,23-39, Marcus 12,18-27)).
3. Họ không tin có sự sống đời sau . Họ tin rằng linh hồn sẽ tiêu tan chấm hết sau khi chết. Vì thế không có sự thưởng phạt sau quãng đời sống trên trần gian. Theo họ sự sống là sự sống, chết là chết, là chấm dứt hết.
4. Họ chối bỏ thế giới thần linh như không có ma qủi, không có Thiên Thần.
Phái Saduseo cho chính trị quan trọng hơn tôn giáo. Sau năm 70 khi thành Jerusalem bị đế quốc Roma tàn phá, phái Saduseo cũng bị tàn lụi theo.
Dựa theo lề luật viết trong sách Kinh Thánh:„ Khi có những anh em ở chung với nhau, và một trong những người đó chết mà không có con trai, thì vợ của người chết không được lấy một người xa lạ, ngoài gia đình; một người anh em chồng sẽ đến với nàng, lấy nàng làm vợ và chu toàn bổn phận của một người anh em chồng đối với nàng.6 Đứa con đầu lòng nàng sinh ra sẽ duy trì tên của người anh em đã chết; như vậy tên của người chết sẽ không bị xoá khỏi Ít-ra-en.“ ( Sách đệ nhị Luật 25,6).
Phái Saduseo đã đưa ra thắc mắc mà họ chối bỏ, với Chúa Giêsu: có sự sống lại sau khi chết không?
Chúa Giêsu trong cung cách đầy uy quyền cùng thấu đáo suy hiểu tường tận đã trả lời nhấn mạnh về thắc mắc này: Việc lấy vợ chồng chỉ xảy ra trên trần gian. Trên trời không có sự chết. Vòng xuay chuyển về hôn phối, làm chứng, sinh thành và chết chỉ xảy ra trên trần gian mặt đất này thôi. Trong thế giới bên kia, đàng sau biên giới sự sống trên mặt đất, có sự sáng tạo mới của mỗi người. Thiên Chúa muốn trao tặng tất cả con người sự sống mới, khi họ chấp nhận tiếng Ngài kêu gọi họ.
"Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê đã cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa“. ( Lc 20, 27-38).
Và trong nghi lễ an táng người qúa cố nơi phần mộ chúng ta cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa nguồn sự sống. Chúa là Thiên Chúa của sự sống, chứ không phải của sự chết. Sức mạnh của Chúa mạnh mẽ to lớn hơn tội lỗi của chúng con. Chúng con tin tưởng hy vọng vào lòng nhân lành thương xót của Chúa.“.
Niềm hy vọng của chúng ta vượt lên trên sự sống nơi trần gian hướng về sự sáng tạo mới. Đó là được Thiên Chúa cho sống lại, một đời sống tròn đây viên mãn, sự sống vĩnh cửu „ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại.“.
Niềm tin tưởng hy vọng về sự sống lại được cứu chuộc sau khi quãng đường đời sống trên trần gian chấm dứt đặt căn bản trên lời Chúa Giêsu đoan hứa nói với Martha: „ Thầy là sự sống lạị và là sự sống“ ( Ga 11, 25-26 )
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Vụ cướp nhà thờ chánh tòa kinh hoàng vừa diễn ra tại Pháp
Giáo Hội Năm Châu
07:33 08/11/2019
Một nhà thờ ở tây nam nước Pháp đã bị cướp chén thánh và các vật phẩm tôn giáo khác sau khi một băng đảng phá cửa nhà thờ bằng một chiếc xe được trang bị đặc biệt vào sáng sớm ngày thứ Hai 4/11.
Nếu không kể các vụ cướp phá nhà thờ diễn ra dưới thời Cách Mạng Pháp (5/1789 -11/1799), vụ cướp nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron được kể là vụ cướp kinh hoàng nhất từ cổ chí kim tại Pháp.
Vào khoảng 2 giờ sáng, một chiếc xe được trang bị một khúc gỗ lớn để phá thành, tiếng Pháp gọi là “bélier”, đã được lái tông vào cửa nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron, phá toang cánh cửa.
Ngôi nhà thờ này tọa lạc tại thị trấn Pháp Oloron-Sainte-Marie, cách biên giới Tây Ban Nha khoảng 30 dặm và nằm dọc theo Camino de Santiago, là một lộ trình hành hương truyền thống sang ngôi mộ của Thánh Giacôbê Tông Đồ.
Khi đã vào được bên trong nhà thờ, những tên trộm chạy ngay đến nhà nguyện, nơi cất giữ nhiều vật phẩm thánh và các đồ phụng vụ. Chúng cưa đổ những thanh sắt bảo vệ chiếc tủ lớn của nhà thờ nơi đựng các chén thánh quý hiếm có từ thời xa xưa, và các đồ vật khác được sử dụng trong Thánh lễ.
Đức Cha Marc Aillet, Giám Mục của Bayonne và Oloron nói rằng tội ác này là “một vụ cướp phạm thánh trầm trọng” vì các đồ vật chúng cướp đi được dùng trong việc thờ phượng, một số vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong các thánh lễ đại trào.
Ngoài các vật phẩm tôn giáo, một cảnh giáng sinh và các áo lễ xưa hàng thế kỷ cũng bị cướp. Có vẻ như những tên trộm đã đến thăm nhà thờ trước đó và chuẩn bị kỹ càng cho tội ác này.
Thật vậy, người dân địa phương đã bị đánh thức bởi tiếng nổ lớn khi chúng phá cửa nhà thờ và lập tức báo cảnh sát, một số người còn chạy đến nhà thờ rung chuông cầu cứu, nhưng cảnh sát không thể bắt giữ bất kỳ thủ phạm nào và cũng chẳng thu hồi được món nào bị đánh cướp. Các nhân chứng cho biết có ba tên trộm, và chúng đã trốn thoát trên một chiếc xe khác.
Không có mô tả nào về những kẻ xâm nhập được cung cấp cho giới truyền thông, và không có bất kỳ suy đoán công khai nào về động cơ của chúng. Nhà chức trách chỉ nói rằng một cuộc điều tra đang diễn ra.
Nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 12, và được UNESCO liệt vào hàng Di sản Thế giới vào năm 1998. Theo BBC, vụ cướp vào hôm Thứ Hai là lần đầu tiên trong lịch sử ngôi nhà thờ này bị cướp.
Herve Lucbereilh, thị trưởng thành phố Oloron, cho biết trong một tuyên bố video rằng vụ trộm gây thiệt hại cho thị trấn, và các vật phẩm mang theo cũng mang giá trị văn hóa và tình cảm quan trọng đối với người dân.
Lucbereilh cho biết, “các vật thể bị cướp là một phần trong ký ức của người dân thành Oloron, là một phần trong lịch sử về nguồn gốc của họ. Tâm hồn họ bị tan nát trước diễn biến này.”
Vụ tấn công vào nhà thờ ở Oloron là vụ mới nhất trong làn sóng tấn công và cướp phá các nhà thờ ở Pháp. Năm 2018, đã có 129 vụ trộm và 877 vụ phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo ở Pháp, tăng gấp bốn lần so với năm 2008.
Trong ba tháng đầu năm 2019, đã có 228 hành vi bài Kitô giáo một cách bạo lực diễn ra trên Pháp.
Source:Catholic HeraldFrench cathedral robbed in battering-ram raid
Nếu không kể các vụ cướp phá nhà thờ diễn ra dưới thời Cách Mạng Pháp (5/1789 -11/1799), vụ cướp nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron được kể là vụ cướp kinh hoàng nhất từ cổ chí kim tại Pháp.
Vào khoảng 2 giờ sáng, một chiếc xe được trang bị một khúc gỗ lớn để phá thành, tiếng Pháp gọi là “bélier”, đã được lái tông vào cửa nhà thờ chính tòa Sainte-Marie d’Oloron, phá toang cánh cửa.
Ngôi nhà thờ này tọa lạc tại thị trấn Pháp Oloron-Sainte-Marie, cách biên giới Tây Ban Nha khoảng 30 dặm và nằm dọc theo Camino de Santiago, là một lộ trình hành hương truyền thống sang ngôi mộ của Thánh Giacôbê Tông Đồ.
Khi đã vào được bên trong nhà thờ, những tên trộm chạy ngay đến nhà nguyện, nơi cất giữ nhiều vật phẩm thánh và các đồ phụng vụ. Chúng cưa đổ những thanh sắt bảo vệ chiếc tủ lớn của nhà thờ nơi đựng các chén thánh quý hiếm có từ thời xa xưa, và các đồ vật khác được sử dụng trong Thánh lễ.
Đức Cha Marc Aillet, Giám Mục của Bayonne và Oloron nói rằng tội ác này là “một vụ cướp phạm thánh trầm trọng” vì các đồ vật chúng cướp đi được dùng trong việc thờ phượng, một số vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong các thánh lễ đại trào.
Ngoài các vật phẩm tôn giáo, một cảnh giáng sinh và các áo lễ xưa hàng thế kỷ cũng bị cướp. Có vẻ như những tên trộm đã đến thăm nhà thờ trước đó và chuẩn bị kỹ càng cho tội ác này.
Thật vậy, người dân địa phương đã bị đánh thức bởi tiếng nổ lớn khi chúng phá cửa nhà thờ và lập tức báo cảnh sát, một số người còn chạy đến nhà thờ rung chuông cầu cứu, nhưng cảnh sát không thể bắt giữ bất kỳ thủ phạm nào và cũng chẳng thu hồi được món nào bị đánh cướp. Các nhân chứng cho biết có ba tên trộm, và chúng đã trốn thoát trên một chiếc xe khác.
Không có mô tả nào về những kẻ xâm nhập được cung cấp cho giới truyền thông, và không có bất kỳ suy đoán công khai nào về động cơ của chúng. Nhà chức trách chỉ nói rằng một cuộc điều tra đang diễn ra.
Nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 12, và được UNESCO liệt vào hàng Di sản Thế giới vào năm 1998. Theo BBC, vụ cướp vào hôm Thứ Hai là lần đầu tiên trong lịch sử ngôi nhà thờ này bị cướp.
Herve Lucbereilh, thị trưởng thành phố Oloron, cho biết trong một tuyên bố video rằng vụ trộm gây thiệt hại cho thị trấn, và các vật phẩm mang theo cũng mang giá trị văn hóa và tình cảm quan trọng đối với người dân.
Lucbereilh cho biết, “các vật thể bị cướp là một phần trong ký ức của người dân thành Oloron, là một phần trong lịch sử về nguồn gốc của họ. Tâm hồn họ bị tan nát trước diễn biến này.”
Vụ tấn công vào nhà thờ ở Oloron là vụ mới nhất trong làn sóng tấn công và cướp phá các nhà thờ ở Pháp. Năm 2018, đã có 129 vụ trộm và 877 vụ phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo ở Pháp, tăng gấp bốn lần so với năm 2008.
Trong ba tháng đầu năm 2019, đã có 228 hành vi bài Kitô giáo một cách bạo lực diễn ra trên Pháp.
Source:Catholic Herald