Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 9/11: Đức Mẹ là Mẹ của tất cả các nhà thờ. Suy Niệm: Linh Mục Đôminicô Vũ Kim Quyền, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:44 08/11/2021
PHÚC ÂM: Ga 2, 13-22
“Người có ý nói đền thờ là thân thể Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusa-lem; Người thấy ở trong đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ, và bảo những người bán chim câu rằng: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: “Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”. Bấy giờ người Do-thái bảo Người rằng: “Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy”. Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do-thái đáp lại: “Phải bốn muơi sáu năm mới xây được đền thờ này mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?” Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói.
Ðó là lời Chúa.
Cung Hiến Thánh Đường Latêranô
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:29 08/11/2021
Cung Hiến Thánh Đường Latêranô
Mỗi thánh đường thường gợi nhớ và chất chứa bao bao kỷ niệm vui buồn của người Kitô hữu. Đời sống tín hữu gắn liền với thánh đường. Từ đó, họ lớn lên trong niềm tin và trào dâng niềm hy vọng giữa cuộc đời đầy thách đố.
Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo hội trước năm 311. Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Đức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma. Qua nhiều thế kỷ, năm Công Đồng chung và nhiều nghị hội địa phận đã nhóm họp tại Thánh Đường Latêranô. Chính vì thế, thánh đường Latêranô xứng đáng “Mẹ của các giáo đường khắp thế giới”.
Năm Đức Tin, tôi có đến Roma kính viếng Thánh Đường Latêranô.
1. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATERANO
a. Lịch sử
Vào cuối thế kỷ thứ III, Đế quốc Roma theo chế độ “Tứ đầu chế” tức là có 4 vị tiểu hoàng đế trị vì: tại vùng Nocomedia có Hoàng đế Diocleziano, vùng Sirmium có Hoàng đến Galerio, vùng Milano có Hoàng đế Massimio và vùng Trevi có Hoàng đế Costanzo Chlore. Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Ngày nay chúng ta còn thấy Khải hoàn môn Constantinô ở cạnh đấu trường Côlôseum ghi nhớ việc ông khải hoàn tiến vào thành Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh “cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng”. Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫu của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế Massenzio
Năm 313, ông ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô đã ra lệnh xây Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano. Đây là khu vực của gia tộc Laterano giàu có đã bị hoàng đế La mã là Nero (54- 68) tịch thu tài sản, sau khi ông ta đã giết người cuối cùng của gia tộc này là Plauzio Laterano bằng cách gán cho ông này tội mưu phản.
Hoàng đế Constantino ra lệnh san bằng doanh trại rộng lớn của đoàn quân cận vệ hoàng đế Massenzio để lấy đất xây Đền thờ Chúa Cứu Thế. Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo.
Theo các sử gia, sở dĩ Hoàng đế Constantino chọn khu vực ngoại ô này của thành Roma hồi đó để xây Đền thờ đầu tiên của Kitô giáo, cạnh tường thành Aurelia, là để khỏi đụng chạm đến sự nhạy cảm của nhiều người dân Roma hồi đó vẫn còn theo ngoại giáo.
Tương truyền kể lại rằng: Hoàng đế Constantino bị bệnh phong cùi. Đêm kia trong giấc mộng, ông được Thánh Phêrô và Phaolô hiện ra và hứu chữa khỏi nếu ông lãnh nhận bí tích Rửa tội. Hoàng đế ra lệnh tìm kiếm Đức Giáo Hoàng Silvestro1 (314- 335) và Ngài rửa tội cho hoàng đế năm 314 và chữa ông khỏi bệnh phong cùi. Để tỏ lòng biết ơn, hoàng đế ra lệnh xây cất Đền thờ này.
Năm 334, Đền thờ được Đức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến. Theo tương truyền có ảnh Chứa Cứu Thế “achiropita”, nghĩa là không do tay người phàm vẽ ra, xuất hiện cách lạ lùng trong lễ thánh hiến Đền thờ. Sau này, ảnh này được vẽ lại trên mặt tiền và được coi là phép lạ suốt thời Trung Cổ.
Đền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là “Mater et Caput”, là Mẹ và là Đầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới.
Đền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo. Thật vậy, sau chiếu chỉ tha đạo của hoàng đế Constantino, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin. Đền thờ này tượng trưng cho chính Giáo hội
Vì tầm quan trọng này, nên lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với lễ kính bậc hai vào ngày 9 tháng 11, quan trọng hơn cả lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Phaolô, cử hành với bậc lễ nhớ bậc ba vào ngày 18 tháng 11.
Đền thờ này lúc đầu được dâng kính Chúa Cứu Thế, sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) thì lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Đồ. Dân chúng ở Roma có lòng kính mến đặc biệt đối với thánh Gioan Tông Đồ, vì theo tương truyền (có nhiều sử liệu chứng minh, trong đó có cả Tertulliano), Thánh nhân đã thoát khỏi cuộc hành hình cách lạ lùng tại thành Roma: tại đây ngài bị dìm vào một chảo dầu đun sôi (cách cửa Latina vài mét, ngày nay có Đền thờ nhỏ kính thánh Gioan ở trong chảo dầu – mang tên San Giovanni in Oleo). Đức Giáo Hoàng Ilaro (461- 468) đã thoát khỏi cuộc bạo động của những người rối đạo, sau đó để ghi ơn, ngài đã cho xây một Nhà nguyện cạnh giếng rửa tội hiện nay ở Laterano, và quyết định dâng kính Đền thờ này cho thánh nhân. Cho nên Đền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô do Đức Giáo Hoàng Lucio đặt tên vào năm 1144.
Đền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Đền thờ. Đặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Đức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Đền thờ. Năm 1735 mặt tiền Đền thờ như ta thấy hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Đức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Đền thờ.
Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Đền thờ này cũng như tòa nhà bên cạnh đây là trung tâm của Giáo hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này.
Chính tại Đền thờ này, Đức Giáo Hoàng Innocentê III (1198- 1216) đã bãi chức hoàng đế Otto, và phê chuẩn luật dòng của Thánh Phanxico Assisi. Tại đây đã khởi xướng nhiều cuộc xuất quân của Thập tự chinh để tái chiếm Thánh địa khỏi tay người Hồi giáo. Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo hội được củ hành tại đây.
Vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tân hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này. Sau đó, Đức Phaolô VI đã cho xây tại Vatican các khu bảo tàng viện mới để lưu giữ các kỷ vật trước kia để ở Laterano như Bảo tàng viện truyền giáo và nhân chủng học.
b.Kiến trúc
Mặt tiền Đền thờ có từ thế kỷ XVIII trông rất cân đối, và được coi là hùng vĩ uy nga nhất trong số các mặt tiền Đền thờ ở Roma. Kiến trúc sư Alessandro Galilei, người Florence đã thiết kế mặt tiền này vào năm 1735 theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clemente XII. Tất cả đều bằng cẩm thạch, và rất phù hợp với quảng trường phía trước. Bên trên nóc tiền đường ở giữa là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá, và Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Hai bên có 12 vị thánh Tiến sĩ Giáo hội La tinh và Đông phương, mỗi tượng cao 7 mét, tượng trưng sự hiệp nhất giáo lý của Hội Thánh Kitô. Tổng cộng là 15 tượng. Bốn Thánh tiến sĩ Giáo hội Đông phương là: Gregorio Nazianzeno, Basillio, Gioan Kim Khẩu, và Anatasio. Bốn thánh tiến sĩ Giáo hội Tây phương là Ambroxio, Augustino, Giêronimo và Hilario.
Mặt tiền có ghi hàng chữ: “Sacrosancta Lateranensis ecclesia omnium uthis et othis ecclesiarum mater et caput”. Mẹ và Đầu của tất cả nhà thờ ở Roma và trên thế giới.
Ở giữa mặt tiền Đền thờ, có ban công chính, các Giáo Hoàng thường ban phép lành cho dân chúng trong dịp Năm Thánh. Cũng tại đây Đức Hồng Y Gaspani, nhân danh Đức Piô XI ký hiệp định Laterano với Italia, thành lập Nhà nước Vatican năm 1929, tái lập sự độc lập pháp lý và lãnh thổ của Tòa Thánh. Từ lúc đó, Đức Giáo Hoàng mới long trọng nhận Đền thờ này là Nhà thờ Chính tòa của mình, với tư cách là Giám Mục Roma.
Trong hành lang ở tiền đường Đền thờ, ở phía tay trái, có tượng Hoàng đế Constantino
Các hình nổi trên xà cửa Đền thờ diễn tả những biến cố trong cuộc đời thánh Gioan Tẩy Giả.
Từ thời đầu tiên cho đến ngày nay chỉ còn lại sơ đồ 5 gian và Đền thờ dài 130 mét, gian chính rộng 16 mét, và dài 87 mét.
Trong gian chính của Đền thờ, có 30 cột bằng cẩm thạch màu vàng, ở hai bên có tượng 12 thánh Tông Đồ (cao khoảng 6 mét) do Đức Clemente IX (1700- 1721) cho tạc. Bên trên có hình nổi kể lại sự tích Cựu ước và Tân ước.
Trần Đền Thờ bằng gỗ thật huy hoàng do kiến trúc sư Pirri Ligorio khởi sự theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô IV (1559- 1565), ngài thuộc gia tộc Medici nên có huy hiệu của ngài. Công trình này được hoàn thành dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô V (1566- 1572). Gần tường lối vào là huy hiệu của Đức Piô VI (1775- 1799) là vị đã cho trùng tu trần đền thờ này.
Tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ là của 2 nghệ nhân Jacopo Torriti và Jacopo da Camerino, thực hiện từ 1288 đến 1294 với chủ đề tuyên dương Thánh Giá. Trên mây là Chúa Cứu Thế, có hình các thiên thần xung quanh. Giữa là Thánh giá có hình chim bồ câu đậu trên. Thánh giá ở trên ngọn đồi bao trùm Jêrusalem thiên quốc từ đó có 4 dòng sông chảy xuống là 4 Phúc Âm, giải khát cho cho các con nai và chiên tượng trưng cho dân Chúa. Bên trái có hình Đức Mẹ và Đức Giáo Hoàng Nicola IV đang quỳ, 2 thánh Phêrô và Phaolô. Bên phải có Thánh Gioan và Anrê. Có hai hình nhỏ là Thánh Phanxico Assisi ở bên trái và Thánh Antôn Padova ở bên phải được vẽ thêm vào theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Nicola IV, vì ngài thuộc dòng Phanxicô.
Toàn bộ bức tranh khảm đá này được tháo gỡ ra trong cuộc trùng tu hồi năm 1896, rồi được ghép trở lại, nhưng vì thế bị mất đi phần lớn giá trị nguyên bản.
Ở cánh ngang Đền thờ, gần cửa ra vào bên phải, có đàn phong cầm vĩ đại với 2 ngàn ống, đây là một trong những đàn phong cầm quan trọng nhất tại Italia, được 2 cột lớn bằng cẩm thạch màu vàng, trang trí bằng gỗ mạ vàng, chống đỡ. Do kiến trúc sư Luca Blasi thiết kế năm 1599.
Có nhiều phần mộ trong Đền thờ này, đặc biệt là của các Hồng Y Rasponi (1670), Casati (1287), Antoni del Portogallo… Các vị Giáo Hoàng Sergio IV (1012), Alexandro III.
Bàn thờ của Đức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Đền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Đức Giáo Hoàng được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).
Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên dưới có mộ Đức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em chính thống Đông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc khác nhau.
Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Đức Urbano V thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy. Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.
Ngày nay, Đền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Đức Giáo Hoàng làm Giám quản.
c. Giếng Rửa tội
Ở khu vực bên phải Đền thờ, sau Tòa giám quản có giếng rửa tội. Giếng này có từ thời hoàng đế Constantino (theo lưu truyền vị hoàng đế này đã được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội tại đây) và từ năm 432 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixto III (432- 440), giếng rửa tội có hình bát giác, sau đó trở thành kiểu mẫu cho các giếng rửa tội trong toàn thể thế giới Kitô giáo. Giếng này được trùng tu vào năm 1637 dưới thời Đức Giáo Hoàng Urbano VIII.
d. Tháp Bút
Đây là tháp bút cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Tháp bút này bằng đá hoa cương màu đỏ của Ai cập cổ từ thế kỷ XIV trước Công nguyên, và được đưa từ Thèbes bên Ai Cập (tại đền thờ thần Ammoni) về Roma hồi thế kỷ thứ 4, theo lệnh hoàng đế Constanzo 2 trên một con tàu đặc biệt để chở tháp này về Roma. Tháp được đặt tại Circo Massimo dưới chân dinh thự Palatino. Vậy là tháp này có độ tuổi 3.500 tuổi.
Năm 1588 Đức Giáo Hoàng Sixto V đã tái thiết và cho chở từ Circo Massimo về Latêranô và dựng trước Đền thờ. Trước mặt bệ tháp có ghi hàng chữ: “Constantino, người chiến thắng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Giá, đã được Thánh Silvestro rửa tội tại nơi này, ông đã truyền bá vinh quang của Thánh Giá”.
Tiện đây cũng xin ghi nhận Roma là thành phố cổ có nhiều tháp bút nhất thế giới, tổng cộng có chừng 13 tháp.
e. Khu vực cạnh Đền thờ
Gần Đền thờ có tường thành do Hoàng đế Aurelio xây vào thế kỷ thứ III và có cổng San Giovanni. Phía trước Đền thờ có đài kỷ niệm với tượng thánh Phanxico Assisi, nhắc lại sự tích vào năm 1210, thánh nhân cùng với các bạn đến Laterano để xin Đức Giáo Hoàng Innocentê III phê chuẩn luật dòng của mình.
2. ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC
Kỷ niệm ngày thánh hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, tức chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2,5; Dt 9,15; 12,24). Không thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào ngoài đền thờ này. Người Do thái đã phá hủy đền thờ này. Nhưng nội trong ba ngày Đức Giêsu đã xây dựng lại nhờ quyền lực Thánh linh để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng loại. Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như các thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô” (1Cr 3,11) Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống” (Ed 47,9). Nếu Đức Giêsu không chết và sống lại, nhân loại không thể đón nhận được nguồn mạch sự sống lớn lao như vậy.
Người được phúc đón nhận sự sống đó đầu tiên phải là tín hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô” (2 Cr 12,27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,16). Nếu thế, tất cả những gì diễn ra trong thân xác Đức Giêsu cũng sẽ tìm thấy nơi con người Kitô hữu. Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao khi biết Thiên Chúa cư ngự trong thân xác chúng ta. Tội lỗi đã phá hủy đền thờ này nhiều lần. Nhưng Thánh linh đã lấy ân sủng tái thiết và trang hoàng lộng lẫy cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Từ đó, con người có thể tìm lại niềm hy vọng và sự sống mới. Chúa Thánh linh không bao giờ mỏi mệt phục hồi “Đền Thờ của Thiên Chúa”. Cuối cùng Thánh linh sẽ phục sinh thân xác chúng ta cũng như đã phục sinh Đức Giêsu (x. 1 Cr 6,14).
Chính vì niêm tin lớn lao đó, Kitô hữu luôn tràn đầy niềm hy vọng giữa bao nhiêu thăng trầm cuộc đời hôm nay. Trái lại, chỉ những ai không tôn trọng Đền Thờ Thiên Chúa, mới đánh mất niềm hi vọng đó. Nhiều giá trị đảo lộn chỉ vì thân xác đã bị lạm dụng cho những mục tiêu văn hóa, chính trị, kinh tế …Con người đã trở thành công cụ phục vụ chế độ. Người ta sẵn sàng hy sinh con người. Nhưng nên nhớ “ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy là chính anh em” (1 Cr 3,17).
Hôm nay, trong khi tôn vinh Thánh đường Latêranô, thánh đường Mẹ ở Rôma, chúng ta tôn vinh chính thánh đường của giáo xứ chúng ta, nơi chúng ta họp nhau lại cầu nguyện nhân danh Chúa. Chính Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta khi chúng ta liên kết với Ngài trong tình yêu mến và liên kết với nhau trong tình huynh đệ để xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết xây dựng chính đền thờ tâm hồn mình và biết cùng nhau hiệp nhất xây dựng đền thờ Giáo hội.
Mỗi thánh đường thường gợi nhớ và chất chứa bao bao kỷ niệm vui buồn của người Kitô hữu. Đời sống tín hữu gắn liền với thánh đường. Từ đó, họ lớn lên trong niềm tin và trào dâng niềm hy vọng giữa cuộc đời đầy thách đố.
Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo hội trước năm 311. Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Đức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma. Qua nhiều thế kỷ, năm Công Đồng chung và nhiều nghị hội địa phận đã nhóm họp tại Thánh Đường Latêranô. Chính vì thế, thánh đường Latêranô xứng đáng “Mẹ của các giáo đường khắp thế giới”.
Năm Đức Tin, tôi có đến Roma kính viếng Thánh Đường Latêranô.
1. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATERANO
a. Lịch sử
Vào cuối thế kỷ thứ III, Đế quốc Roma theo chế độ “Tứ đầu chế” tức là có 4 vị tiểu hoàng đế trị vì: tại vùng Nocomedia có Hoàng đế Diocleziano, vùng Sirmium có Hoàng đến Galerio, vùng Milano có Hoàng đế Massimio và vùng Trevi có Hoàng đế Costanzo Chlore. Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Ngày nay chúng ta còn thấy Khải hoàn môn Constantinô ở cạnh đấu trường Côlôseum ghi nhớ việc ông khải hoàn tiến vào thành Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh “cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng”. Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫu của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế Massenzio
Năm 313, ông ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô đã ra lệnh xây Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano. Đây là khu vực của gia tộc Laterano giàu có đã bị hoàng đế La mã là Nero (54- 68) tịch thu tài sản, sau khi ông ta đã giết người cuối cùng của gia tộc này là Plauzio Laterano bằng cách gán cho ông này tội mưu phản.
Hoàng đế Constantino ra lệnh san bằng doanh trại rộng lớn của đoàn quân cận vệ hoàng đế Massenzio để lấy đất xây Đền thờ Chúa Cứu Thế. Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo.
Theo các sử gia, sở dĩ Hoàng đế Constantino chọn khu vực ngoại ô này của thành Roma hồi đó để xây Đền thờ đầu tiên của Kitô giáo, cạnh tường thành Aurelia, là để khỏi đụng chạm đến sự nhạy cảm của nhiều người dân Roma hồi đó vẫn còn theo ngoại giáo.
Tương truyền kể lại rằng: Hoàng đế Constantino bị bệnh phong cùi. Đêm kia trong giấc mộng, ông được Thánh Phêrô và Phaolô hiện ra và hứu chữa khỏi nếu ông lãnh nhận bí tích Rửa tội. Hoàng đế ra lệnh tìm kiếm Đức Giáo Hoàng Silvestro1 (314- 335) và Ngài rửa tội cho hoàng đế năm 314 và chữa ông khỏi bệnh phong cùi. Để tỏ lòng biết ơn, hoàng đế ra lệnh xây cất Đền thờ này.
Năm 334, Đền thờ được Đức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến. Theo tương truyền có ảnh Chứa Cứu Thế “achiropita”, nghĩa là không do tay người phàm vẽ ra, xuất hiện cách lạ lùng trong lễ thánh hiến Đền thờ. Sau này, ảnh này được vẽ lại trên mặt tiền và được coi là phép lạ suốt thời Trung Cổ.
Đền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là “Mater et Caput”, là Mẹ và là Đầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới.
Đền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo. Thật vậy, sau chiếu chỉ tha đạo của hoàng đế Constantino, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin. Đền thờ này tượng trưng cho chính Giáo hội
Vì tầm quan trọng này, nên lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với lễ kính bậc hai vào ngày 9 tháng 11, quan trọng hơn cả lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Phaolô, cử hành với bậc lễ nhớ bậc ba vào ngày 18 tháng 11.
Đền thờ này lúc đầu được dâng kính Chúa Cứu Thế, sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) thì lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Đồ. Dân chúng ở Roma có lòng kính mến đặc biệt đối với thánh Gioan Tông Đồ, vì theo tương truyền (có nhiều sử liệu chứng minh, trong đó có cả Tertulliano), Thánh nhân đã thoát khỏi cuộc hành hình cách lạ lùng tại thành Roma: tại đây ngài bị dìm vào một chảo dầu đun sôi (cách cửa Latina vài mét, ngày nay có Đền thờ nhỏ kính thánh Gioan ở trong chảo dầu – mang tên San Giovanni in Oleo). Đức Giáo Hoàng Ilaro (461- 468) đã thoát khỏi cuộc bạo động của những người rối đạo, sau đó để ghi ơn, ngài đã cho xây một Nhà nguyện cạnh giếng rửa tội hiện nay ở Laterano, và quyết định dâng kính Đền thờ này cho thánh nhân. Cho nên Đền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô do Đức Giáo Hoàng Lucio đặt tên vào năm 1144.
Đền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Đền thờ. Đặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Đức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Đền thờ. Năm 1735 mặt tiền Đền thờ như ta thấy hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Đức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Đền thờ.
Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Đền thờ này cũng như tòa nhà bên cạnh đây là trung tâm của Giáo hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này.
Chính tại Đền thờ này, Đức Giáo Hoàng Innocentê III (1198- 1216) đã bãi chức hoàng đế Otto, và phê chuẩn luật dòng của Thánh Phanxico Assisi. Tại đây đã khởi xướng nhiều cuộc xuất quân của Thập tự chinh để tái chiếm Thánh địa khỏi tay người Hồi giáo. Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo hội được củ hành tại đây.
Vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tân hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này. Sau đó, Đức Phaolô VI đã cho xây tại Vatican các khu bảo tàng viện mới để lưu giữ các kỷ vật trước kia để ở Laterano như Bảo tàng viện truyền giáo và nhân chủng học.
b.Kiến trúc
Mặt tiền Đền thờ có từ thế kỷ XVIII trông rất cân đối, và được coi là hùng vĩ uy nga nhất trong số các mặt tiền Đền thờ ở Roma. Kiến trúc sư Alessandro Galilei, người Florence đã thiết kế mặt tiền này vào năm 1735 theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clemente XII. Tất cả đều bằng cẩm thạch, và rất phù hợp với quảng trường phía trước. Bên trên nóc tiền đường ở giữa là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá, và Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Hai bên có 12 vị thánh Tiến sĩ Giáo hội La tinh và Đông phương, mỗi tượng cao 7 mét, tượng trưng sự hiệp nhất giáo lý của Hội Thánh Kitô. Tổng cộng là 15 tượng. Bốn Thánh tiến sĩ Giáo hội Đông phương là: Gregorio Nazianzeno, Basillio, Gioan Kim Khẩu, và Anatasio. Bốn thánh tiến sĩ Giáo hội Tây phương là Ambroxio, Augustino, Giêronimo và Hilario.
Mặt tiền có ghi hàng chữ: “Sacrosancta Lateranensis ecclesia omnium uthis et othis ecclesiarum mater et caput”. Mẹ và Đầu của tất cả nhà thờ ở Roma và trên thế giới.
Ở giữa mặt tiền Đền thờ, có ban công chính, các Giáo Hoàng thường ban phép lành cho dân chúng trong dịp Năm Thánh. Cũng tại đây Đức Hồng Y Gaspani, nhân danh Đức Piô XI ký hiệp định Laterano với Italia, thành lập Nhà nước Vatican năm 1929, tái lập sự độc lập pháp lý và lãnh thổ của Tòa Thánh. Từ lúc đó, Đức Giáo Hoàng mới long trọng nhận Đền thờ này là Nhà thờ Chính tòa của mình, với tư cách là Giám Mục Roma.
Trong hành lang ở tiền đường Đền thờ, ở phía tay trái, có tượng Hoàng đế Constantino
Các hình nổi trên xà cửa Đền thờ diễn tả những biến cố trong cuộc đời thánh Gioan Tẩy Giả.
Từ thời đầu tiên cho đến ngày nay chỉ còn lại sơ đồ 5 gian và Đền thờ dài 130 mét, gian chính rộng 16 mét, và dài 87 mét.
Trong gian chính của Đền thờ, có 30 cột bằng cẩm thạch màu vàng, ở hai bên có tượng 12 thánh Tông Đồ (cao khoảng 6 mét) do Đức Clemente IX (1700- 1721) cho tạc. Bên trên có hình nổi kể lại sự tích Cựu ước và Tân ước.
Trần Đền Thờ bằng gỗ thật huy hoàng do kiến trúc sư Pirri Ligorio khởi sự theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô IV (1559- 1565), ngài thuộc gia tộc Medici nên có huy hiệu của ngài. Công trình này được hoàn thành dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô V (1566- 1572). Gần tường lối vào là huy hiệu của Đức Piô VI (1775- 1799) là vị đã cho trùng tu trần đền thờ này.
Tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ là của 2 nghệ nhân Jacopo Torriti và Jacopo da Camerino, thực hiện từ 1288 đến 1294 với chủ đề tuyên dương Thánh Giá. Trên mây là Chúa Cứu Thế, có hình các thiên thần xung quanh. Giữa là Thánh giá có hình chim bồ câu đậu trên. Thánh giá ở trên ngọn đồi bao trùm Jêrusalem thiên quốc từ đó có 4 dòng sông chảy xuống là 4 Phúc Âm, giải khát cho cho các con nai và chiên tượng trưng cho dân Chúa. Bên trái có hình Đức Mẹ và Đức Giáo Hoàng Nicola IV đang quỳ, 2 thánh Phêrô và Phaolô. Bên phải có Thánh Gioan và Anrê. Có hai hình nhỏ là Thánh Phanxico Assisi ở bên trái và Thánh Antôn Padova ở bên phải được vẽ thêm vào theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Nicola IV, vì ngài thuộc dòng Phanxicô.
Toàn bộ bức tranh khảm đá này được tháo gỡ ra trong cuộc trùng tu hồi năm 1896, rồi được ghép trở lại, nhưng vì thế bị mất đi phần lớn giá trị nguyên bản.
Ở cánh ngang Đền thờ, gần cửa ra vào bên phải, có đàn phong cầm vĩ đại với 2 ngàn ống, đây là một trong những đàn phong cầm quan trọng nhất tại Italia, được 2 cột lớn bằng cẩm thạch màu vàng, trang trí bằng gỗ mạ vàng, chống đỡ. Do kiến trúc sư Luca Blasi thiết kế năm 1599.
Có nhiều phần mộ trong Đền thờ này, đặc biệt là của các Hồng Y Rasponi (1670), Casati (1287), Antoni del Portogallo… Các vị Giáo Hoàng Sergio IV (1012), Alexandro III.
Bàn thờ của Đức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Đền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Đức Giáo Hoàng được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).
Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên dưới có mộ Đức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em chính thống Đông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc khác nhau.
Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Đức Urbano V thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy. Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.
Ngày nay, Đền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Đức Giáo Hoàng làm Giám quản.
c. Giếng Rửa tội
Ở khu vực bên phải Đền thờ, sau Tòa giám quản có giếng rửa tội. Giếng này có từ thời hoàng đế Constantino (theo lưu truyền vị hoàng đế này đã được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội tại đây) và từ năm 432 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixto III (432- 440), giếng rửa tội có hình bát giác, sau đó trở thành kiểu mẫu cho các giếng rửa tội trong toàn thể thế giới Kitô giáo. Giếng này được trùng tu vào năm 1637 dưới thời Đức Giáo Hoàng Urbano VIII.
d. Tháp Bút
Đây là tháp bút cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Tháp bút này bằng đá hoa cương màu đỏ của Ai cập cổ từ thế kỷ XIV trước Công nguyên, và được đưa từ Thèbes bên Ai Cập (tại đền thờ thần Ammoni) về Roma hồi thế kỷ thứ 4, theo lệnh hoàng đế Constanzo 2 trên một con tàu đặc biệt để chở tháp này về Roma. Tháp được đặt tại Circo Massimo dưới chân dinh thự Palatino. Vậy là tháp này có độ tuổi 3.500 tuổi.
Năm 1588 Đức Giáo Hoàng Sixto V đã tái thiết và cho chở từ Circo Massimo về Latêranô và dựng trước Đền thờ. Trước mặt bệ tháp có ghi hàng chữ: “Constantino, người chiến thắng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Giá, đã được Thánh Silvestro rửa tội tại nơi này, ông đã truyền bá vinh quang của Thánh Giá”.
Tiện đây cũng xin ghi nhận Roma là thành phố cổ có nhiều tháp bút nhất thế giới, tổng cộng có chừng 13 tháp.
e. Khu vực cạnh Đền thờ
Gần Đền thờ có tường thành do Hoàng đế Aurelio xây vào thế kỷ thứ III và có cổng San Giovanni. Phía trước Đền thờ có đài kỷ niệm với tượng thánh Phanxico Assisi, nhắc lại sự tích vào năm 1210, thánh nhân cùng với các bạn đến Laterano để xin Đức Giáo Hoàng Innocentê III phê chuẩn luật dòng của mình.
2. ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC
Kỷ niệm ngày thánh hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, tức chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2,5; Dt 9,15; 12,24). Không thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào ngoài đền thờ này. Người Do thái đã phá hủy đền thờ này. Nhưng nội trong ba ngày Đức Giêsu đã xây dựng lại nhờ quyền lực Thánh linh để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng loại. Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như các thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô” (1Cr 3,11) Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống” (Ed 47,9). Nếu Đức Giêsu không chết và sống lại, nhân loại không thể đón nhận được nguồn mạch sự sống lớn lao như vậy.
Người được phúc đón nhận sự sống đó đầu tiên phải là tín hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô” (2 Cr 12,27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,16). Nếu thế, tất cả những gì diễn ra trong thân xác Đức Giêsu cũng sẽ tìm thấy nơi con người Kitô hữu. Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao khi biết Thiên Chúa cư ngự trong thân xác chúng ta. Tội lỗi đã phá hủy đền thờ này nhiều lần. Nhưng Thánh linh đã lấy ân sủng tái thiết và trang hoàng lộng lẫy cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Từ đó, con người có thể tìm lại niềm hy vọng và sự sống mới. Chúa Thánh linh không bao giờ mỏi mệt phục hồi “Đền Thờ của Thiên Chúa”. Cuối cùng Thánh linh sẽ phục sinh thân xác chúng ta cũng như đã phục sinh Đức Giêsu (x. 1 Cr 6,14).
Chính vì niêm tin lớn lao đó, Kitô hữu luôn tràn đầy niềm hy vọng giữa bao nhiêu thăng trầm cuộc đời hôm nay. Trái lại, chỉ những ai không tôn trọng Đền Thờ Thiên Chúa, mới đánh mất niềm hi vọng đó. Nhiều giá trị đảo lộn chỉ vì thân xác đã bị lạm dụng cho những mục tiêu văn hóa, chính trị, kinh tế …Con người đã trở thành công cụ phục vụ chế độ. Người ta sẵn sàng hy sinh con người. Nhưng nên nhớ “ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy là chính anh em” (1 Cr 3,17).
Hôm nay, trong khi tôn vinh Thánh đường Latêranô, thánh đường Mẹ ở Rôma, chúng ta tôn vinh chính thánh đường của giáo xứ chúng ta, nơi chúng ta họp nhau lại cầu nguyện nhân danh Chúa. Chính Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta khi chúng ta liên kết với Ngài trong tình yêu mến và liên kết với nhau trong tình huynh đệ để xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết xây dựng chính đền thờ tâm hồn mình và biết cùng nhau hiệp nhất xây dựng đền thờ Giáo hội.
Triều Đại Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:37 08/11/2021
Triều Đại Thiên Chúa
Thứ Năm sau Chúa Nhật XXXII TN – Lc 17,20-25
Nhiều người biệt phái hỏi: “bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến” thì Chúa Giêsu đã trả lời: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được”. Chúa Giêsu trước hết sửa sai quan niệm của họ về Triều Đại Thiên Chúa. Dân Do Thái bấy giờ đang bị đô hộ bởi đế quốc Rôma và họ khát mong Đấng Thiên Sai đến giải thoát dân tộc khỏi cảnh nô lệ, và xây dựng một vương triều thịnh vượng kiểu tương tự và hơn cả thời hoàng kim của vua Đavít ngày xưa.
Khi khẳng định: “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” thì Chúa Giêsu nói đến một thực tại hoàn toàn khác với quan niệm của những người biệt phái và dân chúng thời bấy giờ. Hạn từ “ở giữa” vừa diễn tả một không gian vừa diễn tả một tình trạng. Qua hai phạm trù này chúng ta cùng tìm hiểu Triều Đại Thiên Chúa nghĩa là gì.
“Ở giữa” xét như là một tình trạng thì chúng ta cần liên tưởng đến nội hàm của “kinh Lạy Cha” mà Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ (x.Mt 6,9-13). Triều Đại Thiên Chúa chính là Nước Trời. Sau khi truyền các môn đệ xin cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” thì Chúa Giêsu dạy các vị xin thêm “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Như thế chúng ta có thể hiểu Triều Đại Thiên Chúa chính là tình trạng con người đón nhận và sống Lời của Thiên Chúa. Và điều này khởi đi từ trong tâm hồn con người.
“Ở giữa” xét như là một không gian thi hẳn trong đức tin chúng ta nhìn nhận đó chính là Chúa Giêsu. Người là Nước Trời, là Triều Đại Thiên Chúa, vì Người đến thế gian là để mạc khải chân lý, để tỏ bày chân dung và thánh ý của Cha trên trời. “Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ”. Những lời Chúa Giêsu nói tiếp sau đó giúp chúng ta hiểu rằng thực tại Nước Trời, Triều Đại Thiên Chúa đang còn ẩn giấu, bị che khuất, đúng hơn là chưa thực sự hoàn thành cho đến khi chính Người kinh qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh.
Chúa Giêsu đã khai mở và hoàn thành Triều Đại Thiên Chúa. Nhưng Nước Trời có hiện hữu giữa chúng ta hay không là còn tùy ở chúng ta. Những ai tin nhận Chúa Giêsu, kết hiệp với Người, sống theo lời Người truyền dạy quả thực là những người đang dệt xây Triều Đại Thiên Chúa. Nước Trời không ở đâu xa, nó đang ở trong tâm hồn mỗi người chúng ta, những người luôn tìm kiếm và thực thi thánh ý Thiên Chúa từng ngày, từng ngày. Và nếu chúng ta biết sống kết hiệp mật thiết, nên“đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” như thánh Phaolô tông đồ nói: “Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi”(Gl 2,20) thì Nước Trời đang hiện diện ở đây, nơi môi trường chúng ta đang sống.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thứ Năm sau Chúa Nhật XXXII TN – Lc 17,20-25
Nhiều người biệt phái hỏi: “bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến” thì Chúa Giêsu đã trả lời: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được”. Chúa Giêsu trước hết sửa sai quan niệm của họ về Triều Đại Thiên Chúa. Dân Do Thái bấy giờ đang bị đô hộ bởi đế quốc Rôma và họ khát mong Đấng Thiên Sai đến giải thoát dân tộc khỏi cảnh nô lệ, và xây dựng một vương triều thịnh vượng kiểu tương tự và hơn cả thời hoàng kim của vua Đavít ngày xưa.
Khi khẳng định: “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” thì Chúa Giêsu nói đến một thực tại hoàn toàn khác với quan niệm của những người biệt phái và dân chúng thời bấy giờ. Hạn từ “ở giữa” vừa diễn tả một không gian vừa diễn tả một tình trạng. Qua hai phạm trù này chúng ta cùng tìm hiểu Triều Đại Thiên Chúa nghĩa là gì.
“Ở giữa” xét như là một tình trạng thì chúng ta cần liên tưởng đến nội hàm của “kinh Lạy Cha” mà Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ (x.Mt 6,9-13). Triều Đại Thiên Chúa chính là Nước Trời. Sau khi truyền các môn đệ xin cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” thì Chúa Giêsu dạy các vị xin thêm “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Như thế chúng ta có thể hiểu Triều Đại Thiên Chúa chính là tình trạng con người đón nhận và sống Lời của Thiên Chúa. Và điều này khởi đi từ trong tâm hồn con người.
“Ở giữa” xét như là một không gian thi hẳn trong đức tin chúng ta nhìn nhận đó chính là Chúa Giêsu. Người là Nước Trời, là Triều Đại Thiên Chúa, vì Người đến thế gian là để mạc khải chân lý, để tỏ bày chân dung và thánh ý của Cha trên trời. “Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ”. Những lời Chúa Giêsu nói tiếp sau đó giúp chúng ta hiểu rằng thực tại Nước Trời, Triều Đại Thiên Chúa đang còn ẩn giấu, bị che khuất, đúng hơn là chưa thực sự hoàn thành cho đến khi chính Người kinh qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh.
Chúa Giêsu đã khai mở và hoàn thành Triều Đại Thiên Chúa. Nhưng Nước Trời có hiện hữu giữa chúng ta hay không là còn tùy ở chúng ta. Những ai tin nhận Chúa Giêsu, kết hiệp với Người, sống theo lời Người truyền dạy quả thực là những người đang dệt xây Triều Đại Thiên Chúa. Nước Trời không ở đâu xa, nó đang ở trong tâm hồn mỗi người chúng ta, những người luôn tìm kiếm và thực thi thánh ý Thiên Chúa từng ngày, từng ngày. Và nếu chúng ta biết sống kết hiệp mật thiết, nên“đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” như thánh Phaolô tông đồ nói: “Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi”(Gl 2,20) thì Nước Trời đang hiện diện ở đây, nơi môi trường chúng ta đang sống.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 08/11/2021
57. Khi con đang sống thì hãy coi giống như chỉ có Thiên Chúa và linh hồn của con, như vậy thì linh hồn con mãi mãi sẽ không bị trói buộc vào bất cứ vật chất nào của thế gian.
(Thánh John of the Cross)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 08/11/2021
4. MUỖI THÀNH THỊ, MUỖI THÔN QUÊ
Có hai con muỗi kết bái làm anh em, con muỗi thành phố làm em và con muỗi ở thôn quê làm anh.
Muỗi anh nói:
- “Các ông anh đại nhân ở trong thành thị đều dùng những thức ăn cao lương mỹ vị, do đó mà da thịt phì nộn, em có lúc nào bỏ qua cái phúc miệng lớn ấy không? Nông phu tiều phu các anh ở thôn quê ăn toàn là gạo thô gạo xấu, rau rừng, do đó mà máu thiếu thịt xấu, anh làm sao cam tâm chịu khổ như thế này chứ?”
Muỗi em nói:
- “Đúng vậy, em ở trong thành thị hình như ngày ngày đều đi ăn tiệc, thật là ăn ngấy luôn”.
Muỗi anh nói:
- “Vậy thì em dẫn anh vào thành thị nếm thử mỡ béo tốt của mấy ông anh đại nhân, sau đó anh dẫn em về nếm thử phong vị thôn quê”.
Muỗi em bằng lòng và dẫn muỗi anh vào trước chùa phật, chỉ hai bức tượng đại nguyên soái Hanh, Cáp trước cổng chùa, nói: “Đây chính là đại nhân, xin mời ăn nhanh lên”.
Muỗi thôn quê bèn bay cái vù lên trên thân tượng, chích rất lâu sau đó phàn nàn nói:
- “Người trong thành thị của em to béo thật, nhưng lại quá nhỏ nhen, anh dùng hết sức chích đã lâu, nhưng ngay cả một giọt máu cũng không có, chứ đừng nói là có mùi vị”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 4:
Có người ở thôn quê thì cũng có người ở thành thị.
Người thôn quê lên thành phố thì cái gì cũng bỡ ngỡ vì ở quê chưa từng thấy, nhưng cái lo sợ nhất của người thôn quê lên thành phố là sợ lạc đường, sợ xe cộ tông, sợ bọn xấu lừa bịp, cho nên được kết bạn hay có người quen ở thành phố thì tốt lắm, đỡ sợ hãi nơi thành phố đông người ồn ào náo nhiệt.
Nhưng con muỗi thành thị lại lừa dối con muỗi thôn quê.
Có những người kết bạn chỉ vì lợi cho cá nhân mình mà thôi, cho nên họ chẳng cảm thấy áy náy khi “bán đứng” bạn mình; có những người kết nghĩa anh em cũng chỉ vì để mình được tiến thân mà thôi, cho nên thân tiến càng cao thì tình anh em kết nghĩa càng nhạt mờ, và cuối cùng thì “chơi” luôn anh em sát ván, những người kết bạn bè anh em theo kiểu này thì đầy dẫy trên mặt đất...
Rất ít người kết bạn với người Ki-tô hữu mà thất vọng, bởi vì người Ki-tô hữu luôn coi bạn hữu của mình là Chúa Giê-su, để đón tiếp và để phục vụ, bởi vì ai kết bạn với người Ki-tô hữu thì cũng đều có một cảm nhận như nhau: yêu quý tình bạn hữu.
Lừa dối bạn nghèo, lợi dụng khó khăn của bạn hữu để bắt chẹt và khinh thường họ, là phạm tội giết linh hồn anh em.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có hai con muỗi kết bái làm anh em, con muỗi thành phố làm em và con muỗi ở thôn quê làm anh.
Muỗi anh nói:
- “Các ông anh đại nhân ở trong thành thị đều dùng những thức ăn cao lương mỹ vị, do đó mà da thịt phì nộn, em có lúc nào bỏ qua cái phúc miệng lớn ấy không? Nông phu tiều phu các anh ở thôn quê ăn toàn là gạo thô gạo xấu, rau rừng, do đó mà máu thiếu thịt xấu, anh làm sao cam tâm chịu khổ như thế này chứ?”
Muỗi em nói:
- “Đúng vậy, em ở trong thành thị hình như ngày ngày đều đi ăn tiệc, thật là ăn ngấy luôn”.
Muỗi anh nói:
- “Vậy thì em dẫn anh vào thành thị nếm thử mỡ béo tốt của mấy ông anh đại nhân, sau đó anh dẫn em về nếm thử phong vị thôn quê”.
Muỗi em bằng lòng và dẫn muỗi anh vào trước chùa phật, chỉ hai bức tượng đại nguyên soái Hanh, Cáp trước cổng chùa, nói: “Đây chính là đại nhân, xin mời ăn nhanh lên”.
Muỗi thôn quê bèn bay cái vù lên trên thân tượng, chích rất lâu sau đó phàn nàn nói:
- “Người trong thành thị của em to béo thật, nhưng lại quá nhỏ nhen, anh dùng hết sức chích đã lâu, nhưng ngay cả một giọt máu cũng không có, chứ đừng nói là có mùi vị”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 4:
Có người ở thôn quê thì cũng có người ở thành thị.
Người thôn quê lên thành phố thì cái gì cũng bỡ ngỡ vì ở quê chưa từng thấy, nhưng cái lo sợ nhất của người thôn quê lên thành phố là sợ lạc đường, sợ xe cộ tông, sợ bọn xấu lừa bịp, cho nên được kết bạn hay có người quen ở thành phố thì tốt lắm, đỡ sợ hãi nơi thành phố đông người ồn ào náo nhiệt.
Nhưng con muỗi thành thị lại lừa dối con muỗi thôn quê.
Có những người kết bạn chỉ vì lợi cho cá nhân mình mà thôi, cho nên họ chẳng cảm thấy áy náy khi “bán đứng” bạn mình; có những người kết nghĩa anh em cũng chỉ vì để mình được tiến thân mà thôi, cho nên thân tiến càng cao thì tình anh em kết nghĩa càng nhạt mờ, và cuối cùng thì “chơi” luôn anh em sát ván, những người kết bạn bè anh em theo kiểu này thì đầy dẫy trên mặt đất...
Rất ít người kết bạn với người Ki-tô hữu mà thất vọng, bởi vì người Ki-tô hữu luôn coi bạn hữu của mình là Chúa Giê-su, để đón tiếp và để phục vụ, bởi vì ai kết bạn với người Ki-tô hữu thì cũng đều có một cảm nhận như nhau: yêu quý tình bạn hữu.
Lừa dối bạn nghèo, lợi dụng khó khăn của bạn hữu để bắt chẹt và khinh thường họ, là phạm tội giết linh hồn anh em.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phạm Thánh: Giáo xứ tổ chức buổi trình diễn thời trang ngay trong nhà thờ Công Giáo ở Puerto Rico, làm dấy lên sự phẫn nộ
Đặng Tự Do
05:59 08/11/2021
Hôm 4 tháng 11, Church POP có bài tường thuật nhan đề “Sacrilege”: Parish Hosts Fashion Show in Puerto Rico Catholic Church, Sparking Outrage, nghĩa là “Phạm Thánh”: Giáo xứ tổ chức buổi trình diễn thời trang ngay trong nhà thờ Công Giáo ở Puerto Rico, làm dấy lên sự phẫn nộ.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!
Giáo xứ Stella Maris, nghĩa là Đức Mẹ là Ngôi Sao Sáng, ở San Juan, Puerto Rico đã tổ chức một buổi trình diễn thời trang bên trong nhà thờ của mình vào hôm thứ Sáu, ngày 22 tháng 10, để trưng bày dòng quần áo mới của nhà thiết kế người Puerto Rico là Cô Bea Rodríguez Suárez.
Buổi biểu diễn nhằm mục đích gây quỹ cho Stefano Foundation, là tổ chức mang lại lợi ích cho các bậc cha mẹ mất con vì bạo lực.
Tuy nhiên, các video về sự kiện đã tạo ra sự phẫn nộ trên mạng xã hội. Nhiều người dùng đã đăng những lời cầu nguyện phạt tạ và coi chương trình này là “báng bổ”, “một sự phạm thánh” và “không thể chấp nhận được”.
Một phương tiện truyền thông đã đăng video gốc và một người dùng Twitter đã đăng lại nó với những lời bình luận. Đoạn video gốc đã tạo ra hơn 4,000 phản ứng và gần 6,000 bình luận trên Facebook.
Bài đăng trên Twiiter viết “Một buổi biểu diễn thời trang tại nhà thờ Stella Maris ở San Juan, Puerto Rico. Bất kể mục đích được cho là nhằm gây qũy, điều này là không thể chấp nhận được”.
Source:Church POP
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giám mục Pháp an ủi các nạn nhân sau báo cáo lạm dụng
Đặng Tự Do
06:00 08/11/2021
Khi các giám mục Công Giáo từ khắp nước Pháp nhóm họp tuần này tại đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức để thảo luận về một báo cáo mang tính bước ngoặt về tình trạng lạm dụng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư kêu gọi các giám mục hãy an ủi các nạn nhân và chăm sóc cho “dân thánh Chúa bị thương và bị tai tiếng”.
“Khi anh em vượt qua cơn bão của sự xấu hổ và bi kịch vì lạm dụng trẻ vị thành niên trong Giáo hội, tôi khuyến khích anh em mang gánh nặng của mình với niềm tin và hy vọng, và tôi mang nó cùng với anh em,” Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong lá thư ngày 14 tháng 10 và được công bố vào ngày 3 tháng 11.
“Tôi chắc chắn rằng cùng nhau, và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, anh em sẽ tìm cách tôn vinh và an ủi các nạn nhân; để khuyến khích tất cả các tín hữu hãy sám hối và hoán cải tấm lòng; thực hiện mọi biện pháp cần thiết để làm cho Hội Thánh trở thành ngôi nhà an toàn cho mọi người; để chăm sóc dân Chúa bị thương và bị tai tiếng; và cuối cùng, vui mừng tiếp nhận sứ mệnh, kiên quyết nhìn về tương lai”.
Các giám mục Pháp đang nhóm họp tại đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức trong cuộc họp toàn thể của các ngài, diễn ra từ mùng 2 đến mùng 8 tháng 11.
Cuộc họp diễn ra một tháng sau khi một báo cáo độc lập được công bố ước tính rằng hàng trăm nghìn trẻ em đã bị lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo ở Pháp trong 70 năm qua.
Các giám mục Pháp đã thay đổi chương trình nghị sự của hội nghị toàn thể của các ngài để có thêm thời gian thảo luận về báo cáo.
Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo Hội, gọi tắt là CIASE, đã công bố một báo cáo cuối cùng dài gần 2,500 trang vào ngày 5 tháng 10, ước tính rằng 216,000 trẻ em đã bị các linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc nữ tu lạm dụng tính dục ở Pháp từ năm 1950 đến năm 2020.
Báo cáo gợi ý rằng có “khoảng từ 2,900 đến 3,200” kẻ lạm dụng tính dục trong số 115,000 giáo sĩ và những người làm công tác tôn giáo khác.
Nghiên cứu cũng cho biết “hơn một phần ba các vụ tấn công tình dục trong Giáo Hội Công Giáo, không phải do các giáo sĩ, tu sĩ hay những người làm công tác tôn giáo khác mà do giáo dân”.
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất vui khi thấy rằng các giám mục cũng sẽ dành thời gian thảo luận về “những chủ đề quan trọng khác gần gũi với trái tim tôi,” bao gồm cả việc chăm sóc sáng tạo và đại kết.
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với các giám mục về sự hỗ trợ của ngài vào thời điểm “thử thách và mâu thuẫn”, và giao phó các ngài cho sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
“Đừng nghi ngờ rằng người dân Pháp đang chờ đợi Tin mừng của Chúa Kitô, họ cần nó hơn bao giờ hết,” Đức Thánh Cha nói.
Source:Catholic News Agency
Đức tin tỏa sáng qua thảm kịch tại trường Công Giáo Madrid
Đặng Tự Do
16:32 08/11/2021
Hôm 5 tháng 11, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, tường thuật câu chuyện nhan đề “Faith shines through tragedy at Madrid Catholic school”, nghĩa là “Đức tin tỏa sáng qua thảm kịch tại trường Công Giáo Madrid.”
Một em đã tử vong khi bị một phụ huynh lái xe tông vào nhóm học sinh.
Một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra với một trường nữ sinh Công Giáo ở Madrid, Tây Ban Nha, nhưng phản ứng tràn đầy đức tin của những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã khiến mọi người kinh ngạc.
Hôm thứ Năm 4 tháng 11, tại trường Montealto, một phụ huynh đang trong lái chiếc xe tải nhỏ của cô vào bãi đậu xe đã vô tình đâm vào ba học sinh: là các em gái 12, 10 và 5 tuổi.
Hai em lớn tuổi đang trong tình trạng nguy kịch, nhưng đứa bé nhất đã không qua khỏi. Mẹ đứa bé đã đến bên cô bé trước khi bé chết, có đủ thời gian để ôm bé và nói với bé rằng mẹ yêu bé lắm.
Các học sinh khác đã ngay lập tức chạy đến tìm cha tuyên úy của trường. Cha đã đến kịp thời để xức dầu lần cuối cho em nhỏ.
Sau đó, khi đứa trẻ đang trong hành trình đến với Chúa, người mẹ đã đến ôm và an ủi người đàn bà lái chiếc xe. Trong hoàn cảnh như thế, thông thường, người đàn bà xớn xác gây tai nạn sẽ phải hứng chịu những lời xỉ vả thậm chí là các hình thức bạo lực.
Thảm án xảy ra vào giờ tan học, hàng chục học sinh và phụ huynh chứng kiến. Montealto là một trường học do Phong Trào Opus Dei điều hành.
Phản ứng của những người xung quanh tất nhiên là ngay lập tức - một số cung cấp sơ cứu và hô hấp nhân tạo, những người khác gọi xe cấp cứu, một số thậm chí chạy đến bệnh viện gần đó để nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ.
Các bậc cha mẹ đã chia sẻ sự ngưỡng mộ của họ trước phản ứng của người mẹ.
Một chuỗi Mân Côi bắt đầu ngay lập tức, với các gia đình, trường học và những người khác trên khắp Madrid cầu nguyện cho các nạn nhân, các gia đình và cả người lái xe. Đức Hồng Y tổng giám mục của Madrid đã gửi lời chia buồn của ngài.
Hôm Thứ Sáu là một ngày cầu nguyện tại trường, với Mình Thánh Chúa được trưng bày. Các học sinh nói rằng thảm kịch này là dịp thể hiện đoàn kết, như một gia đình, bằng đức tin và trong lời cầu nguyện.
“Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cầu nguyện,” cộng đồng nhà trường đã nói với các nhà báo đến hiện trường.
Source:Aleteia
Phiên tòa xét xử tài chính ở Vatican: Các luật sư cho biết vẫn còn thiếu các videos
Đặng Tự Do
16:33 08/11/2021
Sau khi truyền thông Ý đưa tin trong tuần này rằng các công tố viên của Vatican đã thực hiện lệnh của tòa án về việc giao nộp bằng chứng còn thiếu trong một phiên tòa tài chính lớn, hôm thứ Năm, một nhóm luật sư của bên bào chữa đã phàn nàn rằng một phần trong các videos liên quan đã bị thiếu.
Tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 4 tháng 11 bởi các luật sư đại diện cho 6 trong số 10 bị cáo phải đối mặt với phiên tòa xét xử về tội gian lận và các cáo buộc tài chính khác liên quan đến việc mua một bất động sản đầu tư ở London trị giá 350 triệu euro, hay 404 triệu đô la, của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Trong số các luật sư đã ký vào bản tuyên bố có người đại diện hợp pháp của Hồng Y Angelo Becciu, giáo sĩ cấp cao nhất bị tòa án quốc gia thành phố Vatican xét xử trong lịch sử cận đại.
Các luật sư cho biết họ nhận được tin rằng các công tố viên đã nộp “một lượng lớn các bản ghi âm, trải rộng trên 52 đĩa DVD”, nhưng “chúng tôi nhận thấy rằng các đoạn trích của các tuyên bố đã bị bỏ qua trong các bản ghi âm”.
Họ nhận xét: “bằng chứng trình lên tòa vẫn chưa hoàn thiện”.
Tài liệu bao gồm các băng video của ít nhất năm cuộc phỏng vấn riêng biệt với Đức Ông Alberto Perlasca, cựu giám đốc văn phòng hành chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Đức Ông Perlasca, từng là nghi phạm chính trong các cuộc điều tra của Vatican, đã không bị buộc tội nào sau khi tự nguyện cung khai trong các cuộc thẩm vấn sâu rộng vào năm 2020 và đầu năm nay.
Theo tuyên bố của luật sư bào chữa, các video về lời khai của Đức Ông Perlasca có “thiếu sót” mà các công tố viên cho rằng là do “nhu cầu điều tra”.
Đức Ông Perlasca từng là phó trưởng ban của Hồng Y Becciu tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ở vị trí đó, ngài đã ký vào các khế ước mua bất động sản ở London, là vấn đề trung tâm của phiên tòa lịch sử, bắt đầu vào cuối tháng Bảy vừa qua.
Tại một phiên điều trần vào tháng 10, các thẩm phán đã ra lệnh cho Chưởng Lý Alessandro Diddi của Vatican cung cấp bằng chứng từ các cuộc thẩm vấn Đức Ông Perlasca trước ngày 3 tháng 11. Tòa án dự kiến sẽ triệu tập lại cho phiên điều trần tiếp theo vào ngày 17 tháng 11.
Lệnh này được đưa ra sau khi luật sư của bị cáo đưa ra vấn đề mà họ cho là sai lầm đáng kể về thủ tục tố tụng của cơ quan công tố.
Trong tuyên bố ngày 4 tháng 11, các luật sư một lần nữa viện dẫn các lập luận được đưa ra trong phiên điều trần tháng 10, lưu ý rằng vào tháng 7, Chưởng Lý Diddi “tuyên bố mình sẵn sàng gửi tất cả tài liệu nghe nhìn”, nhưng “vào ngày 9 tháng 8, anh ta đã không tuân theo... trích dẫn là do nhu cầu cuộc điều tra”.
Họ nói rằng: “Một lần nữa bên bào chữa và bản thân tòa án sẽ không có quyền truy cập vào tài liệu hoàn chỉnh có được trong quá trình điều tra, mà tòa án đã nhiều lần yêu cầu Chưởng Lý phải trình ra”.
Hãng thông tấn Ý AdnKronos đưa tin vào ngày 4 tháng 11 rằng hơn 100 giờ các file video và âm thanh đã được các công tố viên Vatican chuyển giao, trong đó khoảng 2% bị thiếu, “vì nó bao gồm các tình tiết không liên quan đến phiên tòa”.
Tại phiên điều trần ngày 27 tháng 7, Chưởng Lý Diddi nói rằng các tuyên bố của Đức Ông Perlasca phải được gọi là “tự nguyện khai báo” hơn là “thẩm vấn” và rằng trong các cuộc phỏng vấn ban đầu của mình, Đức Ông “đưa ra các tuyên bố về các sự kiện khác.”
Chưởng Lý Diddi cũng bào chữa cho việc không trưng ra hết các tuyên bố của Đức Ông Perlasca với lý do là không có sự hiện diện của luật sư đại diện cho Đức Ông, và tuyên bố rằng, trái với lập luận của các luật sư bào chữa, điều đó không cấu thành việc “vi phạm tiến trình tố tụng”.
Source:Catholic News Agency
Trường Công Giáo ở giáo phận Brooklyn sa thải giáo viên kết hôn đồng giới
Đặng Tự Do
16:33 08/11/2021
Một giáo viên dạy nhạc tại một trường Công Giáo ở Giáo phận Brooklyn đã bị sa thải vì vi phạm một điều khoản đạo đức mà ông ta đã đồng ý vào thời điểm làm việc, một tuyên bố từ giáo phận cho biết.
“Matthew LaBanca không còn là giáo viên âm nhạc tại Trường Công Giáo Thánh Giuse và cũng không còn giữ chức chỉ huy âm nhạc tại Nhà thờ Corpus Christi”, một tuyên bố từ Học viện Công Giáo Thánh Giuse ở Astoria và Nhà thờ Corpus Christi ở Woodside do Adriana Rodriguez, thư ký báo chí của Giáo phận Brooklyn, cung cấp cho CNA.
“Hợp đồng của anh ấy đã bị chấm dứt dựa trên kỳ vọng rằng tất cả nhân viên trường học và học viện Công Giáo, và các thừa tác viên của Giáo hội, phải tuân thủ các giáo huấn của Giáo hội, khi họ chia sẻ trách nhiệm truyền tải đức tin cho học sinh,” Rodriguez nói.
“Bất chấp những thay đổi đối với luật của tiểu bang New York vào năm 2011 hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, luật của Giáo hội vẫn rõ ràng. Chúng tôi cầu chúc cho ông LaBanca những điều tốt đẹp nhất trong những nỗ lực trong tương lai của ông ấy”, tuyên bố cho biết.
Vào ngày 13 tháng 10, Matthew LaBanca bị sa thải khỏi vị trí chỉ huy âm nhạc giáo xứ tại Nhà thờ Corpus Christi và giáo viên âm nhạc tại trường Công Giáo Thánh Giuse. LaBanca đã làm việc với tư cách là một nghệ sĩ chơi organ và chỉ huy dàn hợp xướng trong suốt 16 năm tại Corpus Christi, và đã dạy nhạc từ năm 2015.
LaBanca đã kết hôn với người bạn đời lâu năm của mình vào tháng 8 trong một buổi lễ do cha anh, một mục sư của Giáo hội Sự sống Toàn cầu cử hành. Bản thân cha anh ta được tấn phong mục sư trực tuyến, được tấn phong trước đó. Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ, là những người trước đây chưa từng kết hôn, hay hôn nhân cũ đã được tiêu hôn.
Hợp đồng dành cho giáo viên tại các trường của Giáo phận Brooklyn yêu cầu các nhân viên phải đồng ý rằng họ đang phục vụ trong vai trò một thừa tác viên của Giáo Hội.
“Như một điều kiện tuyển dụng, GIÁO VIÊN và Học viện phải tham gia vào mục vụ giảng dạy và truyền đạt Đức tin Công Giáo. GIÁO VIÊN nhất thiết phải truyền đạt Đức tin và thừa nhận rằng cô ấy / anh ấy là một thừa tác viên của Đức tin Công Giáo”.
Ngoài ra, hợp đồng có nội dung “GIÁO VIÊN đồng ý giảng dạy và hành động theo luật và giới luật của Đức tin Công Giáo”, cùng với luật của Hoa Kỳ và New York, cũng như Quy tắc Ứng xử Mục vụ và Nguyên tắc Hướng dẫn được in trong sổ tay nhân viên.
Phản ứng trước quyết định sa thải này Matthew LaBanca nói với tờ New York Times rằng anh ta sẽ kiện Giáo phận Brooklyn.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam Orange County sẽ tổ chức tiệc Lễ Tạ Ơn cho người vô gia cư và kém may mắn
Đằng Giao / Người Việt
10:31 08/11/2021
Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam Orange County sẽ tổ chức tiệc Lễ Tạ Ơn cho người vô gia cư và kém may mắn
GARDEN GROVE, California (NV) – Bữa tiệc Lễ Tạ Ơn cho người vô gia cư và kém may mắn do Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam (SVCGVN) sẽ được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa Thứ Sáu, 26 Tháng Mười Một, tại nhà thờ St. Anselm’s Episcopal Church, 13091 Galway St, thành phố Garden Grove.
Cô Nguyễn Thảo Hiền, thành viên ban chấp hành hội, cho biết mọi người rất mừng khi năm nay hội lại có thể tổ chức đãi tiệc Lễ Tạ Ơn trong nhà thờ như các năm trước đến nay.
“Năm ngoái, vì đại dịch lan tràn và số ca lây nhiễm tại Orange County quá cao nên hội phải tổ chức bữa tiệc ngoài trời tại nhà thờ Living Spring Church trên đường Bixby Ave, cũng tại Garden Grove. Vì đại dịch nên số người tham dự chỉ chừng 100 người, bằng phân nửa số khách bình thường.” Cô Thảo Hiền nói.
Theo cô Thảo Hiền, thức ăn nóng sẽ được nấu tại chỗ. “Tùy theo món. Có món thì chỉ cần hâm nóng thôi.” “Chủ đích là để mọi người có thể cùng chung vui với nhau, bên bữa ăn nóng.”
Năm nay, từ hai tháng trước, các thành viên SVCGVN, gồm khoảng 40 người, đã bắt đầu chuẩn bị cho bữa tiệc cuối năm này.
Đó chỉ là những việc phải làm trước bữa tiệc.
“Đến ngày đãi tiệc thì các thành viên hướng dẫn và đưa những người vô gia cư đến nhà thờ, chuẩn bị và phát thức ăn cho thực khách, phục vụ ca nhạc và tặng quà. Nói chung, việc rất nhiều nếu mình muốn chu đáo,” cô giải thích. “Hôm ấy phải có sự giúp đỡ của các học sinh thiện nguyện viên.”
Bữa tiệc Lễ Tạ Ơn sẽ có ca hát và nhảy múa truyền thống do các thành viên SVCGVN đảm trách.
SVCGVN đã quyên góp được hơn 200 phần quà, gồm túi ngủ (sleeping bag), xà bông, kem và bàn chải răng, thuốc sát trùng (hand sanitizer), dao cạo, đồ cắt móng tay, tăm bông gòn, lược, khẩu trang, khăn lau, thức ăn khô,…
Thay mặt ban chấp hành SVCGVN, cô Thảo Hiền trân trọng kính mời bất cứ ai biết những người vô gia cư hay kém may mắn, xin cứ đưa họ đến dự tiệc mà không cần phải ghi danh.
Ba tiêu chí chính của hội là: Phát triển đời sống đức tin. Giúp đỡ nhau trong học tập. Cùng nhau làm việc bác ái.
Trong các năm qua, hội đã có một số hoạt động lớn, cụ thể như.
– Làm công tác thiện nguyện như tổ chức Lễ Tạ Ơn cho người kém may mắn và vô gia cư, thăm viếng các cụ già tại viện dưỡng lão, làm thức ăn cho những người vô gia cư hàng tháng.
– Các chương trình tĩnh tâm và chia sẻ về đời sống tâm linh.
– Thánh lễ Tết và lễ bổn mạng.
– Đại nhạc hội mùa Hè Hương Ca Học Trò nhằm gây quỹ cho các chương trình của hội trong năm và các chương trình quỹ học bổng của hội trong và ngoài nước.
Thành viên của hội gồm các sinh viên trong những trường đại học và đại học cộng đồng ở Orange County, đặc biệt hội có chi nhánh tại ba trường Orange Coast College, Golden West College và Santa Ana College.
Chương trình lễ tạ ơn lần đầu tiên được SVCGVN tổ chức vào năm 1999 và đến nay đã được 23 lần.
Mọi chi tiết hay đóng góp, gọi Thảo Hiền (818)285-9184 hay Khoa (714) 724-8877
GARDEN GROVE, California (NV) – Bữa tiệc Lễ Tạ Ơn cho người vô gia cư và kém may mắn do Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam (SVCGVN) sẽ được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa Thứ Sáu, 26 Tháng Mười Một, tại nhà thờ St. Anselm’s Episcopal Church, 13091 Galway St, thành phố Garden Grove.
Theo thông báo, bữa tiệc sẽ đón tiếp chừng 200 thực khách, có những phần ăn nóng với món gà Tây truyền thống Hoa Kỳ và 200 gói quà.
Cô Nguyễn Thảo Hiền, thành viên ban chấp hành hội, cho biết mọi người rất mừng khi năm nay hội lại có thể tổ chức đãi tiệc Lễ Tạ Ơn trong nhà thờ như các năm trước đến nay.
“Năm ngoái, vì đại dịch lan tràn và số ca lây nhiễm tại Orange County quá cao nên hội phải tổ chức bữa tiệc ngoài trời tại nhà thờ Living Spring Church trên đường Bixby Ave, cũng tại Garden Grove. Vì đại dịch nên số người tham dự chỉ chừng 100 người, bằng phân nửa số khách bình thường.” Cô Thảo Hiền nói.
Theo cô Thảo Hiền, thức ăn nóng sẽ được nấu tại chỗ. “Tùy theo món. Có món thì chỉ cần hâm nóng thôi.” “Chủ đích là để mọi người có thể cùng chung vui với nhau, bên bữa ăn nóng.”
Năm nay, từ hai tháng trước, các thành viên SVCGVN, gồm khoảng 40 người, đã bắt đầu chuẩn bị cho bữa tiệc cuối năm này.
Cô tiếp: “Các bạn phải chia nhau trao ‘flyer’ đến tay những người vô gia cư, quảng bá chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức thiện nguyện cũng như của các nhà hảo tâm. Rồi chuẩn bị thực phẩm và chuẩn bị các gói quà cũng tốn nhiều thời gian.”
Đó chỉ là những việc phải làm trước bữa tiệc.
“Đến ngày đãi tiệc thì các thành viên hướng dẫn và đưa những người vô gia cư đến nhà thờ, chuẩn bị và phát thức ăn cho thực khách, phục vụ ca nhạc và tặng quà. Nói chung, việc rất nhiều nếu mình muốn chu đáo,” cô giải thích. “Hôm ấy phải có sự giúp đỡ của các học sinh thiện nguyện viên.”
Bữa tiệc Lễ Tạ Ơn sẽ có ca hát và nhảy múa truyền thống do các thành viên SVCGVN đảm trách.
SVCGVN đã quyên góp được hơn 200 phần quà, gồm túi ngủ (sleeping bag), xà bông, kem và bàn chải răng, thuốc sát trùng (hand sanitizer), dao cạo, đồ cắt móng tay, tăm bông gòn, lược, khẩu trang, khăn lau, thức ăn khô,…
Thay mặt ban chấp hành SVCGVN, cô Thảo Hiền trân trọng kính mời bất cứ ai biết những người vô gia cư hay kém may mắn, xin cứ đưa họ đến dự tiệc mà không cần phải ghi danh.
Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam (SVCGVN) được thành lập năm 1998 tại Đại Học California State University, Fullerton, dưới sự hướng dẫn của cô Võ Kim Sơn và các linh mục Phạm Quốc Tuấn, Phạm Ngọc Hùng và Nguyễn Uy Sỹ.
Ba tiêu chí chính của hội là: Phát triển đời sống đức tin. Giúp đỡ nhau trong học tập. Cùng nhau làm việc bác ái.
Trong các năm qua, hội đã có một số hoạt động lớn, cụ thể như.
– Làm công tác thiện nguyện như tổ chức Lễ Tạ Ơn cho người kém may mắn và vô gia cư, thăm viếng các cụ già tại viện dưỡng lão, làm thức ăn cho những người vô gia cư hàng tháng.
– Các chương trình tĩnh tâm và chia sẻ về đời sống tâm linh.
– Thánh lễ Tết và lễ bổn mạng.
– Đại nhạc hội mùa Hè Hương Ca Học Trò nhằm gây quỹ cho các chương trình của hội trong năm và các chương trình quỹ học bổng của hội trong và ngoài nước.
Thành viên của hội gồm các sinh viên trong những trường đại học và đại học cộng đồng ở Orange County, đặc biệt hội có chi nhánh tại ba trường Orange Coast College, Golden West College và Santa Ana College.
Chương trình lễ tạ ơn lần đầu tiên được SVCGVN tổ chức vào năm 1999 và đến nay đã được 23 lần.
Mọi chi tiết hay đóng góp, gọi Thảo Hiền (818)285-9184 hay Khoa (714) 724-8877
Văn Hóa
Sự nghiệp đồ sộ của Hans Urs von Balthasar, Các việc sáng lập
Vũ Văn An
17:34 08/11/2021
SỰ NGHIỆP
Các Việc Sáng lập
Từ những gì đã nói trên đây, ít nhất có một điều rõ ràng. Các công trình quan trọng nhất của Balthasar, ít nhất là dưới mắt ngài, không phải là các trước tác của ngài mà là những sáng lập của ngài. So với các cuốn sách, những sáng lập này còn ít được lên kế hoạch hơn nữa, mà chúng cũng không phải do sáng kiến của riêng ngài, và vì vậy ngài không bao giờ coi chúng là của riêng mình. Phần lớn, ngài chỉ hỗ trợ chúng.
Sáng lập đầu tiên, Studentische SchulungsgeIneinschaft [Cộng đồng đào tạo sinh viên] (viết tắt là SG), phát xuất từ một ý nghĩ của Robert Rast. Balthasar đã giúp làm cho nó thành hiện thực, và trong hơn 25 năm, tiến hành công trình này gần như một mình. Ngài đã trình bày linh thao đầu năm, tổ chức hội nghị hàng năm và khóa đào tạo, xen kẽ giữa triết học và thần học. Đôi khi chính ngài dẫn dắt những khóa này, nhưng dù gì, ngài vẫn luôn có mặt ở đó trong tư cách người góp phần kích thích cuộc thảo luận và là tiêu điểm kín đáo. Năm 1947, khi các thành viên đầu tiên đã trải qua bốn khóa đào tạo theo lịch trình và kết thúc việc học, họ cùng nhau tham gia Akademische Arbeitsgemeinschaft [Nhóm Làm việc Học thuật] (AAG). Cho đến năm 1979, Balthasar đã tham gia vào công trình này với tư cách là cố vấn thiêng liêng, và mỗi năm, cho đến cuối đời, ngài dành cho Mùa Vọng của nó một buổi tĩnh tâm ở Einsiedeln.
Giống như tất cả các sáng lập khác của Balthasar, hai tổ chức trên có đặc điểm là không có tổ chức. Chúng phụ thuộc vào tình bạn và thiện chí của các thành viên của chúng. Đó là lý do tại sao, vào cuối những năm 60, với các quan tâm của thế hệ Sáu Tám (1968) nằm ở nơi khác, Studentische SchulungsgeIneinschaft đã chết dần chỉ để trỗi dậy dưới hình thức mới một thời gian ngắn sau đó. Akademische Arbeitsgemeinschaft cũng bị ảnh hưởng, nhiều người trong số "Sáu Tám" là bạn hữu của Balthasar. Năm 1970, ngài quyết định viết một bức thư Giáng sinh đầy những khuyên răn mạnh mẽ. Tôi xin trích đoạn văn chính sau đây:
“Trong Kitô giáo, quả là vô nghĩa khi ta đem quá khứ, hiện tại và tương lai chống chọi nhau, vì biến cố Chúa Kitô mang tính cánh chung và do đó vượt quá ranh giới thời gian. Kitô giáo ban đầu theo cách riêng của nó hết sức hướng về tương lai chính vì nó liên tục suy gẫm về 'thời quá khứ qua hẳn' (past perfect) của Thập giá và Phục sinh, từ đó phát sinh 'định mức' và 'mệnh lệnh' cho hiện tại. Tất cả những cuộc canh tân vĩ đại trong lịch sử của Giáo Hội đều có 'hình thức thời gian' này. Chỉ Kitô hữu nào chịu suy gẫm (chiêm niệm) các nguồn mới có cơ hội đạt được thái độ chân chính hướng về tương lai và thứ cam kết (hành động) đúng đắn. Như chúng ta đã biết, toàn bộ kế hoạch và mục đích của Linh Thao là chuẩn bị và huấn luyện cho hoạt động tông đồ, biến đổi thế giới".
Về việc sáng lập tiếp theo, tức Cộng đồng Thánh Gioan, không cần phải nói nhiều. Chúng ta đã thấy Balthasar coi nó như trung tâm các công trình của ngài. Tuy nhiên, người sáng lập và bề trên đầu tiên của nó là Adrienne von Speyr, trong khi Balthasar chịu trách nhiệm hướng dẫn và và đào tạo tâm linh. Những gì có thể nói về cộng đồng này đã được chính Balthasar và một người trong cộng đồng giải thích ở nơi khác rồi (39).
Điều làm Balthasar thất vọng - có lẽ thất vọng nhất trong đời ngài - là, giống như nhánh cây thần thoại của Tantalus, việc sáng lập cộng đồng nam, bất cứ khi nào xem ra nó đã nằm trong tầm tay ngài, đều cũng lẩn tránh ngài. Việc sáng lập ngành linh mục có lịch sử riêng của nó. Không có sinh viên thần học nào được chấp nhận vào Cộng đồng Thánh Gioan nhưng ngay từ năm 1944, Balthasar đã giải thích cho người kế nhiệm tương lai của mình trong tư cách cố vấn tinh thần của Akademische Arbeitsgemeinschaft về ý tưởng "tập hợp một nhóm sinh viên thần học và các linh mục trẻ quan tâm song song với Schulungsgemeinschaft [Cộng đồng đào tạo sinh viên] hiện nay"(40). Điều này cuối cùng đã xảy ra vào năm sau. Sự chăm sóc về tinh thần và mục vụ của Balthasar cũng mở rộng cho các linh mục và sinh viên thần học. Thật vậy, đây là điều ngài rất mong muốn. Điều này thấy rõ trước hết ở vô số các cuộc tĩnh tâm, nhưng cả trong sự kiên nhẫn không mệt mỏi, đầy thân thiện mà với nó ngài luôn sẵn sàng có đó cho các sinh viên tiến sĩ và những người tìm hiểu khác. Thư từ luôn được hồi âm, và các lời mời đến thăm và nói chuyện với ngài ở Basel đã được gửi đi một cách nồng nhiệt. Năm 1968, với sự giúp đỡ của bạn bè (và có lẽ nhờ sự trung gian trên trời của Adrienne - bà từng lưu ý ngài về việc này vào năm 1952), ngài đã có thể mua được một ngôi nhà nghỉ mát cho cộng đồng ở Rigi-Kaltbad. Kết quả là, các tiếp xúc của ngài với một nhóm các đồng tu trẻ hơn đã phần nào được định chế hóa. Mỗi năm nhóm ''Rigianer" dành một vài ngày đi nghỉ với ngài. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1983, ngành linh mục của Cộng đồng Thánh Gioan mới được thành lập. Trong những năm cuối đời, Balthasar quan tâm đến việc bồi đắp nó lên.
Johannesverlag [Nhà Xuấn bản Thánh Gioan] nên được đề cập đến như việc sáng lập thứ ba. Một lần nữa việc này diễn ra với sự giúp đỡ của những người bạn đã thành lập các qũy giám hộ (trustees) hợp pháp. Lúc đầu, nó nhằm để xuất bản các tác phẩm của Adrienne, nhưng ngay sau đó nó đã được sử dụng để xuất bản các tác phẩm của chính Balthasar. Nó cũng đại diện cho một chính sách xuất bản có tầm nhìn xa liên quan đến Giáo hội và văn hóa không phụ thuộc vào các lực lượng thị trường và, theo nghĩa tốt nhất, có một sự nhấn mạnh khác: thuận lợi hay không thuận lợi. Các ấn phẩm của công ty dần dần được phát triển thành mười loại hoặc tuyển tập, từ các sách thiêng liêng và khám phá lại các bậc thầy bị lãng quên, qua các đóng góp bác học vào thần học, đến những cuốn sách thuộc loại chuyên đề, thực sự là những cuốn sách nhỏ. Lịch sử của liên doanh xuất bản này, trong đó Balthasar đã đầu tư phần lớn năng lực làm việc của mình, đang chờ để được viết ra. Điều ít nhất cần phải nói một cách không phóng đại, là, nếu không có công ty xuất bản này để ngài tùy ý sử dụng, thì các tác phẩm của riêng Balthasar có lẽ đã không được viết và xuất bản. Một lần nữa, Balthasar áp dụng nguyên tắc tổ chức tối thiểu. Ngài thường là dịch giả, biên tập viên và nhà xuất bản, và các tác giả phần lớn phát xuất từ bạn bè của ngài.
Điều trên cũng đúng với việc sáng lập chung cuối cùng của Balthasar, Communio: Tạp Chí Công Giáo Quốc Tế. Chúng ta hãy nghe chính ngài nói về vấn đề này:
“Vào năm 1945, một yêu cầu đã được đưa ra nhiều lần [qua Adrienne] là ‘Tôi nên bắt đầu một tạp chí’. Làm sao thực hiện được điều này lúc còn là một tuyên úy sinh viên hoàn toàn làm tôi rối trí. Tôi không thấy khả thể nào cả. Sau đó, giải đáp đã xuất hiện: ‘Không phải bây giờ. Nhưng phải lập kế hoạch và nhắc nhớ’ những người sẽ viết cho nó nhớ đến nó. Một năm sau, lại nhắc một lần nữa: ‘Đừng quên tạp chí đấy nhé!’ Nhưng tôi đã không nghĩ đến nó một cách nghiêm túc. Rồi, vào một buổi tối tại một nhà hàng ở Via Aurelia, Rome, một vài người trong chúng tôi từ Ủy ban Thần học Quốc tế quyết định bắt đầu một tạp chí quốc tế Communio. Đáng lẽ ra nó đã được phát động trước nhất ở Paris, nhưng việc này không thành, và do đó nó xuất hiện lần đầu tiên ở Đức vào năm 1973. Tôi không bao giờ dám nghĩ đến việc liên kết tạp chí này, mà ngày nay được phát hành bằng 11 thứ tiếng, với những gì đã được yêu cầu nơi tôi gần bốn mươi năm trước đó. Khi nhóm sáng lập bắt đầu tan dần, tôi bị bỏ lại một mình, bị đẩy, trái với ý muốn của mình, vào một loại vai trò điều hợp. Chỉ khi đó, tôi mới nhận ra có thể có mối liên hệ với yêu cầu đó trong quá khứ từ Thiên đàng [Adrienne]. Hồng phúc vốn chỉ dựa vào một mạng lưới mỏng manh liên kết các quốc gia và lục địa khác nhau này đã củng cố giả thiết này, một giả thuyết dần dần nhưng chắc chắn đã trở thành một xác tín chắc chắn" (41).
Một điều gì khác nữa cần phải được nói ở đây. Balthasar đã, một cách kín đáo, đặt một số lượng lớn việc làm vào tạp chí này - thư từ, dịch thuật, sửa đổi. Bạn của ngài, Franz Greiner, chủ bút điều hành ấn bản tiếng Đức, biết rõ điều này hơn bất cứ ai. Ông chết trước Balthasar một năm.
Các trước tác
Balthasar chắc chắn là một trong những người viết nhiều nhất trong thời đại chúng ta. Thư mục của ngài bao gồm 85 tập riêng biệt, hơn năm trăm bài báo và đóng góp cho các tác phẩm được sưu tập, và gần một trăm bản dịch, chưa kể nhiều tác phẩm nhỏ hơn và sáu mươi tập các tác phẩm của Adrienne von Speyr. Đây không phải là nơi để trình bầy dù là một phác thảo tổng quát về thành tựu to lớn này. Nhưng một vài gợi ý về tiểu sử có thể giúp người đọc sắp xếp thứ tự các phần riêng lẻ một cách rõ ràng hơn.
Balthasar nhấn mạnh nhiều lần rằng công trình của ngài hoàn toàn không thể tách rời khỏi công trình của Adrienne von Speyr. Tuy nhiên, các tác phẩm sớm nhất đã ra đời một cách độc lập. Ở một mức độ nào đó, người ta có thể thấy trong chúng, Balthasar đã đưa những gì thực sự là của ngài vào các tác phẩm sau này của ngài, và tác phẩm đó vẫn thực sự là của riêng ngài đến một mức nào đó, mặc dù được đào sâu hoặc có một điểm nhấn khác. Không bao giờ có ai nói về Balthasar I và Il, mặc dù bản thân ngài có lúc đã từng nói rằng "khi gần đến lúc kết thúc giai đoạn đầu tiên, có lúc ngài nghĩ đến việc cần phải thay đổi hướng đi" (42).
Ngoài luận án của ngài và cuốn Apokalypse der deutschen Seele [Ngày Chung cuộc của Linh hồn Đức], các chuyên khảo về Origen, Grêgôriô Thành Nyssa, và Maximus thuộc về công trình ban đầu này, chưa kể các nghiên cứu chuyên biệt hơn về các giáo phụ. Sau đó, có hai cuốn sách gần nhất với triết học và thần học đại học. Warheit [Chân lý](1947) và Karl Barth chủ yếu vẫn mang dấu ấn của các nghiên cứu và của chính con người ngài, mặc dù ảnh hưởng của Adrienne đang bắt đầu tỏa sáng qua ý niệm chân lý như là mặc khải và trong học thuyết tuyển chọn phổ quát. Cũng điều này ít nhiều đúng đối với tuyển tập các câu cách ngôn Das Weizenkorn [hạt Lúa Mì] (1944), mà phần lớn có lẽ đã có từ thời ngài còn là sinh viên.
Cuốn sách nhỏ kín đáo này, cùng với tác phẩm đầu tiên viết hoàn toàn dưới ảnh hưởng các viễn kiến của Adrienne (Das Herz der Welt [Trái tim Thế giới] - 1945), là tác phẩm có tính đột phá thực sự của Balthasar. Cả hai cuốn sách — ban đầu, chỉ ở Thụy Sĩ — hướng đến một lượng độc giả lớn và đã được tái bản vài lần, trong khi Apokalypse [Ngày Chung Cuộc] ngay từ đầu đã được coi là khó đọc. Das Herz der Welt [Trái tim của thế giới], cuốn sách của ngài về Chúa Kitô, được Balthasar viết trong một thời gian rất ngắn trong kỳ nghỉ hè năm 1943 trên một tảng đá ở Hồ Lucerne. Hình thức nặng ngữ học ở đó hơi có vấn đề. Adrienne chỉ trích một cách thích đáng:
“Cha biết đấy, có một số đoạn ở phần đầu tôi thấy hơi buồn tẻ. Nói cách khác, việc cha thưởng thức cách chơi chữ, âm thanh của từ ngữ, việc phân tích chúng, các chữ 'cùng nguồn gốc' của chúng, dường như đây đó để lại bóng mờ phủ lên khía cạnh tâm linh. Tôi sẽ vui vẻ chỉ cho cha thấy các đoạn đó nếu điều này giúp ích” (43).
Sau đó là các bài viết xoay quanh sứ mệnh của Adrienne: Der Laie und der Ordensstand [Người Giáo dân và Dòng tu] và Theologie und Heiligkeit [Thần học và Thánh thiện] đã được đề cập (cả hai năm 1948) và Die Schleifung der Bastionen [San bằng các Pháo đài](1952). Rồi hai chuyên khảo về Thérèse von Lisieux, Geschichte einer Sendung [Têrêxa thành Lisieux và Sứ mệnh Thiêng liêng] (1950) và Elisabeth von Dijon und ihre geistliche Sendung [Elisabeth thành Dijon và Sứ mệnh Thiêng liêng] (1952), nhằm khám phá một loại thần học hậu thiên về sứ mệnh. Hai cuốn sau đó được kết hợp dưới tên Schwestern im Geist. Der Christ und die Angst [Chị em trong Tinh thần. Kitô hữu và sợ hãi](1951) và cuốn bình luận về các vấn đề đặc sủng trong Tổng luận Thần học (Thomas von Aquin, Besondere Gnadengaben und die zwei Wege des menschlichen Lebens [Thánh Tôma Aquinô, Đặc sủng và Hai nẻo đường Sự sống Con người], 1954) cung cấp cơ sở thần học cho những ân sủng đặc biệt của Adrienne. Cuối cùng, Balthasar mạo hiểm đi vào trung tâm của sứ mệnh với Das betrachtende Gebet [Cầu nguyện Chiêm niệm] (1955) đã được đề cập và loạt Adoratio [Thờ lạy] mà nó thuộc về. Hai chuyên khảo có niên đại từ thời kỳ này đã giúp cho sứ mệnh của Adrienne được phối hợp trong Giáo hội và thế giới. Đầu tiên là chuyên khảo Reinhold Schneider (1953), "một người bạn thân yêu, người duy nhất ở Đức (ngoài một số tu sĩ Dòng Tên) biết Thánh Inhaxiô là ai, đâu là các tiền đề căn bản của ngài. Nhờ ông, tôi đã bắc được cầu nối giữa Apokalypse [Ngày Chung Cuộc] và Der Laie und der Ordensstand" (Người Giáo dân và Dòng tu]. Chuyên khảo thứ hai là một nghiên cứu về Bernanos, người đã hoàn toàn mê hoặc Balthasar vì "tâm điểm của ông không phải là trực giác về Thiên Chúa mà là nhận thức của trái tim: cái nhìn của Thiên Chúa trên con người tội lỗi, người có thể và cần được mang đến thành toàn nhờ thừa tác và huyền bí (tuyên xưng và phán đoán). Ở đây, Bernanos nghiêm túc trình bày về việc đi xuống [descent] như đường để đến với Thiên Chúa, noi gương Thiên Chúa, Đấng đã xuống với chúng ta". Có thể coi Theologie der drei Tage [Thần học Tam nhật] là đứa con sinh sau đẻ muộn của nhóm tác phẩm này. Mặc dù nó được viết cho một dịp đặc biệt (Balthasar thay thế một cộng tác viên đã bị bỏ tên khỏi sách giáo khoa Mysterium Salutis[mầu nhiệm Cứu rỗ]), nó vẫn cung cấp được một giải thích thần học cho các trải nghiệm Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh của Adrienne.
Theologie der Geschichte [Thần học Lịch sử] (1950), được tái bản và sửa đổi nhiều lần và cuối cùng được đưa vào Das Ganze im Fragment [Tổng thể trong Mảnh vụn] (1963) và Theödramatik [Thần kịch], là một phát biểu ban đầu về trọng điểm của nền thần học Balthasar. Tại đây, các dòng suối phát khởi từ các nghiên cứu của chính ngài hòa vào dòng suối linh hứng nhận được từ Adrienne. "Các bản phác thảo trong Thần học" được sưu tầm năm 1960, Verbum Caro [Ngôi Lời thành Xác thịt] và Sponsa Verbi [Người Phối ngẫu của Ngôi Lời], xoay quanh cùng một điểm chính này. Thời kỳ sáng tạo đầu tiên sắp kết thúc với những bộ sưu tập này. Mặc dù, cần phải nói rằng chúng hoàn toàn không đưa ra một bức tranh chi tiết hoặc tập chú rõ nét nào về những mối bận tâm chính của Balthasar trong tư cách một nhà thần học và mục tử trong những năm đầu tiên. Nếu có người yêu cầu các sinh viên của ngài ở Basel mô tả suy nghĩ của ngài, chắc chắn họ sẽ trích dẫn các chữ chủ chốt “sứ mệnh”, "vâng lời”, “chiêm niệm", và các chủ đề hôn nhân trên Thiên đàng và Địa ngục trống rỗng, trước đây vốn được coi như những điều kỳ quặc về thần học. Christlicher Stand [Địa vị Kitô giáo], mặc dù được lên kế hoạch vào khoảng năm 1945, nhưng chỉ ra đời vào năm 1977. Cho đến lúc đó, ngài vẫn chưa xuất bản nhiều về đức vâng lời và hôn nhân trên Thiên đàng. Cuộc tranh cãi về Hỏa ngục hoàn toàn dành cho các năm cuối đời của Balthasar. Vào thời điểm đó không ai có thể biết các chủ đề này nhận được bao nhiêu từ nguồn cảm hứng của Adrienne von Speyr.
Thời kỳ sáng tạo thứ hai của Balthasar, sau khi ngài bị bệnh nặng, mặc dù phong phú hơn khá nhiều, nhưng dễ dàng xem xét hơn. Cột trụ của nó là bộ ba tuyệt vời gồm mười lăm tập (1961-1987). Rồi, còn một số lượng lớn các trước tác không thường xuyên, viết theo yêu cầu của tình hình lúc đó trong Giáo hội. Chúng ta đã thấy cuốn Thẩm mỹ bắt đầu thành hình lần đầu tiên ra sao vào năm 1958; ở đây, cần nói thêm rằng xét về nguồn gốc, nó đi xa hơn nhiều. Người ta có thể tìm thấy nó một cách tóm lược trong một tiểu luận năm 1943 về bộ ba giã từ [ farewell trio] trong Cây sáo thần của Mozart, sau đó, rõ ràng hơn trong Wahrheit [Chân lý], nơi điều mỹ đến trước điều chân. Sẽ không sai nếu người tìm kiếm những ý niệm mơ hồ đầu tiên trong việc ngài bất đồng với các suy nghĩ của Kierkegaard, người mà nhờ Guardini ngài đã khám phá ra ở Berlin. Balthasar không bao giờ có thể tha thứ cho Kierkegaard vì đã lên án Don Giovanni, và với nó mọi điều mang tính thẩm mỹ, là phi đạo đức và phản tôn giáo. Tuy nhiên, nền thẩm mỹ về vinh quang Thiên Chúa chói lọi trên thế giới chỉ thực sự trở nên khả hữu khi Balthasar tiến đến chỗ coi việc Chúa Kitô hạ thế, "id quo majus cogitari nequit [điều không thể nghĩ tưởng] liên quan đến kế họach cứu rỗi" như hình thức trong đó Thiên Chúa tự mạc khải Người trong thế giới. Tất cả các tập trong bộ Herrlichkeit [Vinh quang] đều xoay quanh điểm trung tâm này, có lẽ đẹp nhất trong các chương nói về những kẻ ngu đần thánh thiện [holy fools] và các bước vâng lời tiên tri (44).
Theodramatik [Thần kịch] đã được thai nghén trước Thẩm mỹ, và về nguồn gốc, có lẽ nó còn lùi xa hơn nữa; nó thậm chí còn gần trái tim của Balthasar hơn. Để sang một bên các nghiên cứu tiến sĩ của ngài và cuốn Ngày Chung Cuộc (nơi có ít nhất một phác thảo sơ bộ về Prolegomena [Các Lời Nói Đầu] và Das Endspiel [Các Lời Bạt]), các tiếp cận đầu tiên đối với chủ đề này cần được tìm thấy trong các giảng khóa về bi kịch Kitô giáo được Balthasar nhiều lần trình bầy từ năm 1946 / 7 trở đi (45). Sau đó, vào năm 1950, ngài nói về 'triết học và thần học đã được dự kiến từ lâu của mình về bi kịch (về hành động, về biến cố - điều này cuối cùng trở lại vấn đề cũ về hành động và suy niệm)". Hai năm sau, ngài có thể tường trình: "Sau điều đó [chú giải về Thánh Tôma], cuối cùng, là đề tài tôi hằng ấp ủ muốn viết mấy năm nay về: Theatrum Dei (thần học về kịch nghệ”. Giống như cuốn Thẩm Mỹ, khởi đầu công trình về phần thứ hai của bộ ba này được đánh dấu bằng bệnh tật. Từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1973, ngài "ít nhiều hoàn toàn mắc bệnh, sốt cao độ khiến người ta hoàn toàn kiệt sức. Tất cả những gì tôi có thể làm là đọc một đống vở kịch trên giường để viết Lời Nói Đầu cho cuốn Bi Kịch [Dramatic]. Nếu có thể, tôi muốn hoàn thành Lời Nói Đầu vào mùa thu, vì tôi phải trở lại với thần học”. Trong tập 2/2, ngài có thể mang vào thần học về sứ mệnh của ngài, và vào tập 3, một chủ đề yêu thích khác, sẽ đồng hành với ngài suốt đời: cánh chung. Ngài giả thiết đảm nhiệm cuốn cánh chung trong Herder Handbuch der Vogmengeschichte [Sách Giáo Khoa của Herder về Lịch sử Các Tín điều]. Tuy nhiên, hóa ra, ngài chỉ có thể xuất bản các tiểu luận về chủ đề hấp dẫn này (46). Năm 1954, ngài viết: "Mọi thứ ở đây đều cột chặt với nhau như thắt nút, nhưng nút thắt này chặt đến mức khó mà tháo gỡ".
Cuốn Theologik [Thần Luận lý] ít quan trọng hơn đối với ngài; quả thật, ngài vốn nghĩ sẽ không hề viết ra nó. Đối với tập đầu tiên, ngài phải dùng đến cuốn sách mà ngài đã xuất bản vào năm 1946: Wahrheit [Chân lý]. "Cuốn sách đầu tiên ấy: ‘Sự thật của thế giới’, như nó được phụ đề, lúc đó, giả thiết phải được nối tiếp bằng một phần hai, ‘Sự thật của Chúa’. Trong Theologik [Thần Luận lý], điều này theo sau, trong hai tập, việc in lại của cuốn sách năm 1946. Điều mà khi bắt đầu mới thai nghén, Balthasar không dám hy vọng, đã trở thành hiện thực: bộ ba đã hoàn tất, với số cuốn nhiều hơn đáng kể so với dự kiến ban đầu. Tập duy nhất mà ngài phải bỏ là tập kết thúc Aesthetic [Thẩm mỹ], Ökumene [đại kết]. Như đã quảng cáo. Sở dĩ như thế là để ngài có thể đẩy nhanh cuốn Theodramatik [Thần kịch]. Trước sự thúc giục của bạn bè, ngài đồng ý tiếp nối bộ ba bằng một cuốn tóm tắt Lời Bạt (1987). Trong di chúc của mình, ngài viết rõ: những bản thảo chưa được xuất bản khi ngài qua đời nên bị tiêu hủy: ngài đã xuất bản tất cả những gì cần được xuất bản (một chỉ thị hợp lý, khi người ta nghĩ tới việc các di cảo được đối xử ra sao!).
Mặc dù ngài đã xuất bản mọi thứ cần được xuất bản, một vài tác phẩm đã được lên kế hoạch nhiều năm vẫn chưa được viết ra. "Cuốn sách về đức vâng lời" mà ngài đã thường xuyên nhắc đến từ những năm bốn mươi, không bao giờ được viết dưới dạng đó. Các phần của nó có thể được tập hợp từ cuốn Theologie der Geschichte (đức vâng lời của Chúa Con), cuốn Cựu ước của bộ Thẩm mỹ (các bước của đức vâng lời tiên tri), và Christlicher Stand (Đức vâng lời của Kitô hữu), với sự dàn dựng phát xuất từ nhiều đoạn nói về đức vâng lời trong các trước tác khác. Điều khó khăn hơn là hình thành một ý niệm về "Cuộc Gặp gỡ Á Châu". Từ năm 1957 trở đi, kế hoạch cho cuốn sách này, được báo trước bởi bản dịch Begegnung der Religionen [Khởi nguyên Các Tôn giáo] của Jacques Cuttat, liên tiếp xuất hiện. Balthasar, người trước đây đã nghiên cứu ngữ học Ấn-Âu và tiếng Phạn, biết nhiều về tư tưởng Ấn Độ hơn óc tưởng tượng của những người ngỡ ngàng vì bị ông chỉ trích về các kỹ thuật chiêm niệm phương đông. Ấn bản cuối cùng của Communio mà ngài lên kế hoạch và xem xét để in hóa ra lại là về chủ đề "Phật giáo và Kitô giáo". Điều này không hẳn chỉ là tình cờ. Trong những năm cuối đời, ngài không ngừng vận động để việc làm về chính chủ đề này được thực hiện.
Nhiều điều vẫn chưa được hoàn thành, có lẽ hầu hết các kế hoạch xuất bản của ngài. Lectio Spiritualis [Sách Thiêng Liêng]và Christliche Meister [Những Bậc thầy Kitô giáo] được ngài ấp ủ nhiều nhất. Ở đây, hai điều đặc biệt làm ngài quan tâm: một lần nữa, truyền thống thiêng liêng của các Giáo phụ, và sau đó là ý tưởng về 'một nền linh đạo liên tục Đức'.
Ngài viết: "Đấy là điều khiến Goerres và Schlegel và những người theo thuyết Lãng mạn bận tâm, nhưng họ biết quá ít. Vai trò của các tu sĩ Dòng Tên từ năm 1570 đến năm 1770 chủ yếu là vai trò quyền tối thượng ngoại lai và việc phá vỡ truyền thống. Họ hầu như không để lại gì, trái ngược với Luther, người đã được chuyển vào trung tâm, trong khi phong trào huyền nhiệm của Rhineland có vẻ mất giá và suy nhược. Thật là một cảnh tượng điêu tàn! Thật là một nhiệm vụ khó giải quyết! Ước chi Wagner là một Kitô hữu!"
Kỳ tới: Mở rộng và đơn giản hóa
VietCatholic TV
Lịch sử ngoại giao chưa từng có: Trước mặt Công Nương Camilla, Joe Biden làm một điều rất khiếm nhã
Giáo Hội Năm Châu
04:53 08/11/2021
1. Trước mặt vợ của thái tử Charles, ông Joe Biden làm một cử chỉ rất khiếm nhã và bất lịch sự
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tham dự hội nghị COP26 về chống thải ra khí độc ô nhiễm môi trường, nhưng chính ông ta lại thải ra khí độc tự nhiên của mình trước mặt vợ của thái tử Charles. Đó là tin tức đang lan rất nhanh trên thế giới.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ một báo cáo của 7 News Australia qua phần trình bày của Đình Trinh.
Camilla, Nữ công tước xứ Cornwall, choáng váng trước ‘tràng trung tiện rất dài’ của Tổng thống Joe Biden trong khi hai người đang trò chuyện với nhau.
Joe Biden được tường thuật là đã để một tiếng xì hơi dài xé toạc cuộc trò chuyện với Nữ công tước xứ Cornwall, khiến bà rất kinh hoàng.
Tổng thống Mỹ và Công tước Camilla Parker Bowles đều đã tham dự hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow vào tuần trước.
Trong cuộc trò chuyện tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Kelvingrove vào hôm thứ Hai, khi hai người gặp nhau, vị tổng thống 78 tuổi được phúc trình là đã phát ra một tràng trung tiện rất là “dài”.
Nó khiến Camilla ngỡ ngàng, đến nỗi bà ấy “không ngừng nói về câu chuyện đó”, một nguồn tin nói với tờ The Mail vào hôm Chúa Nhật.
Nguồn tin cho biết: “Nó dài và ồn ào đến mức không thể bỏ qua”.
“Camilla đã không ngừng nói về nó.”
Chồng của Camilla là Thái tử Charles, Quận Công và Nữ công tước xứ Cambridge và Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng có mặt.
Trong hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ cũng đã ngủ gật trong các bài phát biểu khai mạc.
Trong video lan truyền trên mạng xã hội, người ta có thể thấy Biden nhắm mắt khoảng 20 giây trước khi một phụ tá xuất hiện bên cạnh.
Tại hội nghị, Nữ hoàng Elizabeth nói với các nhà lãnh đạo thế giới rằng “thời điểm cho lời nói đã chuyển sang thời điểm hành động”, khi bà kêu gọi họ nghĩ đến thế hệ tương lai trong cuộc đàm phán về một thỏa thuận hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Nữ hoàng Anh, 95 tuổi, dự kiến sẽ trực tiếp tham dự sự kiện ở Glasgow nhưng đã phải phát một đoạn video thu hình trước sau khi các bác sĩ khuyên bà nên nghỉ ngơi trong hai tuần.
Nữ hoàng nhấn mạnh rằng:
“Nhiều người hy vọng rằng di sản của hội nghị thượng đỉnh này - được viết trong sách lịch sử chưa được in - sẽ mô tả các bạn là những nhà lãnh đạo đã không bỏ qua cơ hội; và rằng các bạn đã đáp lại lời kêu gọi của những thế hệ tương lai”
“Và các bạn rời hội nghị này với tư cách là một cộng đồng các quốc gia với quyết tâm, mong muốn và kế hoạch giải quyết tác động của biến đổi khí hậu; và nhận ra rằng thời gian cho lời nói đã chuyển sang thời gian cho hành động.”
Source:7 News Australia
2. Đức Thánh Cha nhận xét rằng khủng hoảng trong hôn nhân có thể là cơ hội chứ không phải là một lời nguyền
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ và cám ơn các thành viên hiệp hội “Retrouvaille”, nghĩa là tái đoàn tụ, chuyên giúp đỡ các cặp hôn nhân bị khủng hoảng, sắp hoặc đã ly dị, ly thân phục hồi hôn phối.
Đây là một hiệp hội quốc tế, hiện diện tại rất nhiều giáo phận, do những người đã từng bị khủng hoảng nặng trong hôn nhân và nay họ cống hiến kinh nghiệm, để giúp những cặp khác, qua một chương trình lắng nghe, tha thứ, đả thông và đối thoại giữa các đôi vợ chồng, trong một cuối tuần, từ thứ Sáu đến Chúa nhật. Một chu kỳ gồm có 12 cuối tuần như thế.
Sáng thứ Bảy, 06 tháng Mười Một vừa qua, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các thành viên của hiệp hội này, với sự hiện diện và giới thiệu của Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, Đặc ủy Tòa Thánh coi sóc Đền thánh Đức Mẹ Loreto, miền trung Ý.
Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha đã cám ơn các thành viên của hội đã đặt kinh nghiệm của mình để phục vụ những người khác: kinh nghiệm đã bị khủng hoảng trong hôn nhân và đã vượt thắng. Ngài nói: “Đây là một món quà quí giá trên bình diện bản thân cũng như bình diện Giáo hội. Ngày nay rất cần những đôi vợ chồng biết làm chứng rằng khủng hoảng không phải là một lời chúc dữ, nó là thành phần của hành trình và cũng là một cơ may. Nhưng để đáng tin, thì cần phải trải qua kinh nghiệm về vấn đề đó.”
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tới câu trả lời của hiệp hội “Retrouvaille”, là đồng hành với những người bị khủng hoảng. “Đứng trước thực tại của bao nhiêu cặp vợ chồng đang gặp khó khăn hay đã chia tay nhau, câu trả lời trước tiên là đồng hành, tháp tùng.”
Về điểm này, Đức Thánh Cha nhắc đến một hình ảnh trong Kinh thánh: “Chúa Giêsu phục sinh với các môn đệ trên đường Emmaus. Ngài không từ trên hiện xuống, nhưng Chúa đồng hành với hai môn đệ trên đường mà không để họ nhận ra ngài. Chúa lắng nghe khủng hoảng của họ, mời gọi họ kể lại, bộc lộ. Rồi Chúa đánh động họ khỏi sự ngu muội của họ, làm cho họ ngạc nhiên khi tỏ lộ cho họ một viễn tượng khác, như Kinh thánh đã viết mà họ không hiểu: họ không hiểu Đức Kitô phải chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá, họ không hiểu cuộc khủng hoảng cũng là điều thuộc về lịch sử cứu độ. Và rồi Người Đồng Hành ấy dừng lại, ăn với hai môn đệ, ở lại với họ: dành thời giờ cho họ. Đồng hành có nghĩa là phải hy sinh thời giờ, để ở gần những tình trạng khủng hoảng. Và thường đòi nhiều thời gian, kiên nhẫn, tôn trọng, sẵn sàng”.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Các bạn thân mến, tôi cám ơn các bạn vì sự dấn thân và tôi khuyến khích các bạn hãy tiếp tục. Tôi phó thác điều nà cho sự phù hộ của Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse”.
Source:Vatican News
Xin thương xót chúng con: Cần tiền, linh mục cho trình diễn thời trang ngay trong nhà thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:57 08/11/2021
1. “Phạm Thánh”: Giáo xứ tổ chức buổi trình diễn thời trang ngay trong nhà thờ Công Giáo ở Puerto Rico, làm dấy lên sự phẫn nộ
Hôm 4 tháng 11, Church POP có bài tường thuật nhan đề “Sacrilege”: Parish Hosts Fashion Show in Puerto Rico Catholic Church, Sparking Outrage, nghĩa là “Phạm Thánh”: Giáo xứ tổ chức buổi trình diễn thời trang ngay trong nhà thờ Công Giáo ở Puerto Rico, làm dấy lên sự phẫn nộ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!
Giáo xứ Stella Maris, nghĩa là Đức Mẹ là Ngôi Sao Sáng, ở San Juan, Puerto Rico đã tổ chức một buổi trình diễn thời trang bên trong nhà thờ của mình vào hôm thứ Sáu, ngày 22 tháng 10, để trưng bày dòng quần áo mới của nhà thiết kế người Puerto Rico là Cô Bea Rodríguez Suárez.
Buổi biểu diễn nhằm mục đích gây quỹ cho Stefano Foundation, là tổ chức mang lại lợi ích cho các bậc cha mẹ mất con vì bạo lực.
Tuy nhiên, các video về sự kiện đã tạo ra sự phẫn nộ trên mạng xã hội. Nhiều người dùng đã đăng những lời cầu nguyện phạt tạ và coi chương trình này là “báng bổ”, “một sự phạm thánh” và “không thể chấp nhận được”.
Một phương tiện truyền thông đã đăng video gốc và một người dùng Twitter đã đăng lại nó với những lời bình luận. Đoạn video gốc đã tạo ra hơn 4,000 phản ứng và gần 6,000 bình luận trên Facebook.
Bài đăng trên Twiiter viết “Một buổi biểu diễn thời trang tại nhà thờ Stella Maris ở San Juan, Puerto Rico. Bất kể mục đích được cho là nhằm gây qũy, điều này là không thể chấp nhận được”.
Source:Church POP
2. Đức Cha Komarica nhận xét cay đắng rằng Kitô hữu tại Bosnia bị kỳ thị mọi mặt
Đức Cha Franjo Komarica, Giám mục giáo phận Banja Luka, thuộc cộng hòa Bosnia và Herzegovina, tố giác rằng 25 năm sau hiệp định hòa bình ký kết tại thành phố Dayton, Hoa Kỳ, sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc tại nước này vẫn còn rất căng thẳng, và các tín hữu Công Giáo tại đây vẫn tiếp tục bị kỳ thị mọi mặt.
Hiệp định Dayton chấm dứt chiến tranh kéo dài từ 1992 đến 1995 giữa ba phe ở Bosnia và Herzegovina giữa ba thành phần, đông nhất là Hồi giáo, tiếp đến là Chính thống Serbia và sau cùng là Công Giáo, phần lớn là người gốc Croatia. Quốc gia này chỉ rộng hơn 51,000 cây số vuông, với khoảng 3.8 triệu dân cư.
Tuyên bố với tổ chức bác ái Trợ giúp các Giáo hội đau khổ, Đức Cha Komarica cho biết Bosnia và Herzegovina là một liên bang gồm ba dân tộc: Cộng hòa Serbia ở Bosnia chịu ảnh hưởng của Nga, Liên bang Bosnia thì ở dưới ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới Hồi giáo, nhóm thứ ba là Croatia đang biến mất dần. Các tín hữu thuộc sắc dân này bị kỳ thị về mọi mặt: chính trị, xã hội và cả kinh tế. Thường những người Công Giáo gặp vấn đề vì họ mang tên Croatia, họ khó tìm được công ăn việc làm. Có một phần ở miền tây Herzegovina, nơi họ có thể sống được, nhưng tại đó cả các tín hữu cùng muốn xuất cư.
Theo Đức Cha, các tín hữu Công Giáo Croatia có chức năng liên kết giữa người Serbia và người Bosnia theo Hồi giáo. Nếu không còn người Công Giáo nữa, thì hố chia cách giữa người Serbia theo Chính thống và người Bosnia theo Hồi Giáo càng rộng lớn hơn nữa. Ngoài ra, phụ trương số 7 của Hiệp định Dayton qui định việc hồi hương những người tị nạn và di tản, nhưng khoản này không được áp dụng đối với những người Công Giáo Croatia, trong khi hai sắc dân khác được hồi hương đông đảo. Đức Cha nói “Nếu tại Âu châu có một Giáo hội đau khổ, thì đó là các tín hữu chúng tôi. Trong giáo phận Banja Luka của tôi, 95% các tòa nhà của Giáo hội đã bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề trong chiến tranh. Tổ chức Trợ Giúp các Giáo hội đau khổ đã trợ giúp đặc biệt để tái thiết.
Source:Cath Swiss
3. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giám mục Pháp an ủi các nạn nhân sau báo cáo lạm dụng
Khi các giám mục Công Giáo từ khắp nước Pháp nhóm họp tuần này tại đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức để thảo luận về một báo cáo mang tính bước ngoặt về tình trạng lạm dụng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư kêu gọi các giám mục hãy an ủi các nạn nhân và chăm sóc cho “dân thánh Chúa bị thương và bị tai tiếng”.
“Khi anh em vượt qua cơn bão của sự xấu hổ và bi kịch vì lạm dụng trẻ vị thành niên trong Giáo hội, tôi khuyến khích anh em mang gánh nặng của mình với niềm tin và hy vọng, và tôi mang nó cùng với anh em,” Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong lá thư ngày 14 tháng 10 và được công bố vào ngày 3 tháng 11.
“Tôi chắc chắn rằng cùng nhau, và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, anh em sẽ tìm cách tôn vinh và an ủi các nạn nhân; để khuyến khích tất cả các tín hữu hãy sám hối và hoán cải tấm lòng; thực hiện mọi biện pháp cần thiết để làm cho Hội Thánh trở thành ngôi nhà an toàn cho mọi người; để chăm sóc dân Chúa bị thương và bị tai tiếng; và cuối cùng, vui mừng tiếp nhận sứ mệnh, kiên quyết nhìn về tương lai”.
Các giám mục Pháp đang nhóm họp tại đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức trong cuộc họp toàn thể của các ngài, diễn ra từ mùng 2 đến mùng 8 tháng 11.
Cuộc họp diễn ra một tháng sau khi một báo cáo độc lập được công bố ước tính rằng hàng trăm nghìn trẻ em đã bị lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo ở Pháp trong 70 năm qua.
Các giám mục Pháp đã thay đổi chương trình nghị sự của hội nghị toàn thể của các ngài để có thêm thời gian thảo luận về báo cáo.
Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo Hội, gọi tắt là CIASE, đã công bố một báo cáo cuối cùng dài gần 2,500 trang vào ngày 5 tháng 10, ước tính rằng 216,000 trẻ em đã bị các linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc nữ tu lạm dụng tính dục ở Pháp từ năm 1950 đến năm 2020.
Báo cáo gợi ý rằng có “khoảng từ 2,900 đến 3,200” kẻ lạm dụng tính dục trong số 115,000 giáo sĩ và những người làm công tác tôn giáo khác.
Nghiên cứu cũng cho biết “hơn một phần ba các vụ tấn công tình dục trong Giáo Hội Công Giáo, không phải do các giáo sĩ, tu sĩ hay những người làm công tác tôn giáo khác mà do giáo dân”.
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất vui khi thấy rằng các giám mục cũng sẽ dành thời gian thảo luận về “những chủ đề quan trọng khác gần gũi với trái tim tôi,” bao gồm cả việc chăm sóc sáng tạo và đại kết.
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với các giám mục về sự hỗ trợ của ngài vào thời điểm “thử thách và mâu thuẫn”, và giao phó các ngài cho sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria.
“Đừng nghi ngờ rằng người dân Pháp đang chờ đợi Tin mừng của Chúa Kitô, họ cần nó hơn bao giờ hết,” Đức Thánh Cha nói.
Source:Catholic News Agency
Xúc động mạnh ở Tây Ban Nha: Phản ứng của người mẹ với người tài xế làm bé gái ly trần
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:26 08/11/2021
1. Đức tin tỏa sáng qua thảm kịch tại trường Công Giáo Madrid
Hôm 5 tháng 11, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, tường thuật câu chuyện nhan đề “Faith shines through tragedy at Madrid Catholic school”, nghĩa là “Đức tin tỏa sáng qua thảm kịch tại trường Công Giáo Madrid.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Một em đã tử vong khi bị một phụ huynh lái xe tông vào nhóm học sinh.
Một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra với một trường nữ sinh Công Giáo ở Madrid, Tây Ban Nha, nhưng phản ứng tràn đầy đức tin của những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã khiến mọi người kinh ngạc.
Hôm thứ Năm 4 tháng 11, tại trường Montealto, một phụ huynh đang trong lái chiếc xe tải nhỏ của cô vào bãi đậu xe đã vô tình đâm vào ba học sinh: là các em gái 12, 10 và 5 tuổi.
Hai em lớn tuổi đang trong tình trạng nguy kịch, nhưng đứa bé nhất đã không qua khỏi. Mẹ đứa bé đã đến bên cô bé trước khi bé chết, có đủ thời gian để ôm bé và nói với bé rằng mẹ yêu bé lắm.
Các học sinh khác đã ngay lập tức chạy đến tìm cha tuyên úy của trường. Cha đã đến kịp thời để xức dầu lần cuối cho em nhỏ.
Sau đó, khi đứa trẻ đang trong hành trình đến với Chúa, người mẹ đã đến ôm và an ủi người đàn bà lái chiếc xe. Trong hoàn cảnh như thế, thông thường, người đàn bà xớn xác gây tai nạn sẽ phải hứng chịu những lời xỉ vả thậm chí là các hình thức bạo lực.
Thảm án xảy ra vào giờ tan học, hàng chục học sinh và phụ huynh chứng kiến. Montealto là một trường học do Phong Trào Opus Dei điều hành.
Phản ứng của những người xung quanh tất nhiên là ngay lập tức - một số cung cấp sơ cứu và hô hấp nhân tạo, những người khác gọi xe cấp cứu, một số thậm chí chạy đến bệnh viện gần đó để nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ.
Các bậc cha mẹ đã chia sẻ sự ngưỡng mộ của họ trước phản ứng của người mẹ.
Một chuỗi Mân Côi bắt đầu ngay lập tức, với các gia đình, trường học và những người khác trên khắp Madrid cầu nguyện cho các nạn nhân, các gia đình và cả người lái xe. Đức Hồng Y tổng giám mục của Madrid đã gửi lời chia buồn của ngài.
Hôm Thứ Sáu là một ngày cầu nguyện tại trường, với Mình Thánh Chúa được trưng bày. Các học sinh nói rằng thảm kịch này là dịp thể hiện đoàn kết, như một gia đình, bằng đức tin và trong lời cầu nguyện.
“Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cầu nguyện,” cộng đồng nhà trường đã nói với các nhà báo đến hiện trường.
Source:Aleteia
2. Phiên tòa xét xử tài chính ở Vatican: Các luật sư cho biết vẫn còn thiếu các videos
Sau khi truyền thông Ý đưa tin trong tuần này rằng các công tố viên của Vatican đã thực hiện lệnh của tòa án về việc giao nộp bằng chứng còn thiếu trong một phiên tòa tài chính lớn, hôm thứ Năm, một nhóm luật sư của bên bào chữa đã phàn nàn rằng một phần trong các videos liên quan đã bị thiếu.
Tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 4 tháng 11 bởi các luật sư đại diện cho 6 trong số 10 bị cáo phải đối mặt với phiên tòa xét xử về tội gian lận và các cáo buộc tài chính khác liên quan đến việc mua một bất động sản đầu tư ở London trị giá 350 triệu euro, hay 404 triệu đô la, của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Trong số các luật sư đã ký vào bản tuyên bố có người đại diện hợp pháp của Hồng Y Angelo Becciu, giáo sĩ cấp cao nhất bị tòa án quốc gia thành phố Vatican xét xử trong lịch sử cận đại.
Các luật sư cho biết họ nhận được tin rằng các công tố viên đã nộp “một lượng lớn các bản ghi âm, trải rộng trên 52 đĩa DVD”, nhưng “chúng tôi nhận thấy rằng các đoạn trích của các tuyên bố đã bị bỏ qua trong các bản ghi âm”.
Họ nhận xét: “bằng chứng trình lên tòa vẫn chưa hoàn thiện”.
Tài liệu bao gồm các băng video của ít nhất năm cuộc phỏng vấn riêng biệt với Đức Ông Alberto Perlasca, cựu giám đốc văn phòng hành chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Đức Ông Perlasca, từng là nghi phạm chính trong các cuộc điều tra của Vatican, đã không bị buộc tội nào sau khi tự nguyện cung khai trong các cuộc thẩm vấn sâu rộng vào năm 2020 và đầu năm nay.
Theo tuyên bố của luật sư bào chữa, các video về lời khai của Đức Ông Perlasca có “thiếu sót” mà các công tố viên cho rằng là do “nhu cầu điều tra”.
Đức Ông Perlasca từng là phó trưởng ban của Hồng Y Becciu tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Ở vị trí đó, ngài đã ký vào các khế ước mua bất động sản ở London, là vấn đề trung tâm của phiên tòa lịch sử, bắt đầu vào cuối tháng Bảy vừa qua.
Tại một phiên điều trần vào tháng 10, các thẩm phán đã ra lệnh cho Chưởng Lý Alessandro Diddi của Vatican cung cấp bằng chứng từ các cuộc thẩm vấn Đức Ông Perlasca trước ngày 3 tháng 11. Tòa án dự kiến sẽ triệu tập lại cho phiên điều trần tiếp theo vào ngày 17 tháng 11.
Lệnh này được đưa ra sau khi luật sư của bị cáo đưa ra vấn đề mà họ cho là sai lầm đáng kể về thủ tục tố tụng của cơ quan công tố.
Trong tuyên bố ngày 4 tháng 11, các luật sư một lần nữa viện dẫn các lập luận được đưa ra trong phiên điều trần tháng 10, lưu ý rằng vào tháng 7, Chưởng Lý Diddi “tuyên bố mình sẵn sàng gửi tất cả tài liệu nghe nhìn”, nhưng “vào ngày 9 tháng 8, anh ta đã không tuân theo... trích dẫn là do nhu cầu cuộc điều tra”.
Họ nói rằng: “Một lần nữa bên bào chữa và bản thân tòa án sẽ không có quyền truy cập vào tài liệu hoàn chỉnh có được trong quá trình điều tra, mà tòa án đã nhiều lần yêu cầu Chưởng Lý phải trình ra”.
Hãng thông tấn Ý AdnKronos đưa tin vào ngày 4 tháng 11 rằng hơn 100 giờ các file video và âm thanh đã được các công tố viên Vatican chuyển giao, trong đó khoảng 2% bị thiếu, “vì nó bao gồm các tình tiết không liên quan đến phiên tòa”.
Tại phiên điều trần ngày 27 tháng 7, Chưởng Lý Diddi nói rằng các tuyên bố của Đức Ông Perlasca phải được gọi là “tự nguyện khai báo” hơn là “thẩm vấn” và rằng trong các cuộc phỏng vấn ban đầu của mình, Đức Ông “đưa ra các tuyên bố về các sự kiện khác.”
Chưởng Lý Diddi cũng bào chữa cho việc không trưng ra hết các tuyên bố của Đức Ông Perlasca với lý do là không có sự hiện diện của luật sư đại diện cho Đức Ông, và tuyên bố rằng, trái với lập luận của các luật sư bào chữa, điều đó không cấu thành việc “vi phạm tiến trình tố tụng”.
Source:Catholic News Agency
3. Trường Công Giáo ở giáo phận Brooklyn sa thải giáo viên kết hôn đồng giới
Một giáo viên dạy nhạc tại một trường Công Giáo ở Giáo phận Brooklyn đã bị sa thải vì vi phạm một điều khoản đạo đức mà ông ta đã đồng ý vào thời điểm làm việc, một tuyên bố từ giáo phận cho biết.
“Matthew LaBanca không còn là giáo viên âm nhạc tại Trường Công Giáo Thánh Giuse và cũng không còn giữ chức chỉ huy âm nhạc tại Nhà thờ Corpus Christi”, một tuyên bố từ Học viện Công Giáo Thánh Giuse ở Astoria và Nhà thờ Corpus Christi ở Woodside do Adriana Rodriguez, thư ký báo chí của Giáo phận Brooklyn, cung cấp cho CNA.
“Hợp đồng của anh ấy đã bị chấm dứt dựa trên kỳ vọng rằng tất cả nhân viên trường học và học viện Công Giáo, và các thừa tác viên của Giáo hội, phải tuân thủ các giáo huấn của Giáo hội, khi họ chia sẻ trách nhiệm truyền tải đức tin cho học sinh,” Rodriguez nói.
“Bất chấp những thay đổi đối với luật của tiểu bang New York vào năm 2011 hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, luật của Giáo hội vẫn rõ ràng. Chúng tôi cầu chúc cho ông LaBanca những điều tốt đẹp nhất trong những nỗ lực trong tương lai của ông ấy”, tuyên bố cho biết.
Vào ngày 13 tháng 10, Matthew LaBanca bị sa thải khỏi vị trí chỉ huy âm nhạc giáo xứ tại Nhà thờ Corpus Christi và giáo viên âm nhạc tại trường Công Giáo Thánh Giuse. LaBanca đã làm việc với tư cách là một nghệ sĩ chơi organ và chỉ huy dàn hợp xướng trong suốt 16 năm tại Corpus Christi, và đã dạy nhạc từ năm 2015.
LaBanca đã kết hôn với người bạn đời lâu năm của mình vào tháng 8 trong một buổi lễ do cha anh, một mục sư của Giáo hội Sự sống Toàn cầu cử hành. Bản thân cha anh ta được tấn phong mục sư trực tuyến, được tấn phong trước đó. Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói rằng hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ, là những người trước đây chưa từng kết hôn, hay hôn nhân cũ đã được tiêu hôn.
Hợp đồng dành cho giáo viên tại các trường của Giáo phận Brooklyn yêu cầu các nhân viên phải đồng ý rằng họ đang phục vụ trong vai trò một thừa tác viên của Giáo Hội.
“Như một điều kiện tuyển dụng, GIÁO VIÊN và Học viện phải tham gia vào mục vụ giảng dạy và truyền đạt Đức tin Công Giáo. GIÁO VIÊN nhất thiết phải truyền đạt Đức tin và thừa nhận rằng cô ấy / anh ấy là một thừa tác viên của Đức tin Công Giáo”.
Ngoài ra, hợp đồng có nội dung “GIÁO VIÊN đồng ý giảng dạy và hành động theo luật và giới luật của Đức tin Công Giáo”, cùng với luật của Hoa Kỳ và New York, cũng như Quy tắc Ứng xử Mục vụ và Nguyên tắc Hướng dẫn được in trong sổ tay nhân viên.
Phản ứng trước quyết định sa thải này Matthew LaBanca nói với tờ New York Times rằng anh ta sẽ kiện Giáo phận Brooklyn.
Source:Catholic News Agency