Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 32 Mùa Thường Niên 10/11/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:39 09/11/2019
Bài Ðọc I: 2 Mcb 7, 1-2. 9-14
"Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời".
Trích sách Macabê quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, có bảy anh em bị bắt làm một với mẹ mình, và bị vua cho đánh bằng roi da và roi gân bò, bắt ép ăn thịt heo mà lề luật đã cấm. Nhưng người anh cả của chúng tâu vua rằng: "Bệ hạ còn hỏi han và muốn dò xét chúng tôi làm chi? Chúng tôi sẵn sàng chịu chết hơn là phạm đến lề luật Thiên Chúa đã truyền cho tổ phụ chúng tôi".
Khi sắp thở hơi cuối cùng, người con thứ hai tâu vua rằng: "Hỡi vua độc ác kia, vua chỉ cất mất mạng sống chúng tôi ở đời này, nhưng Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi, là những kẻ đã chết vì lề luật của Người, được sống lại trong cuộc sống đời đời".
Sau khi người con thứ hai chết, thì đến người con thứ ba chịu cực hình, tên lý hình bảo cậu le lưỡi, cậu liền le lưỡi, dõng dạc giang hai tay ra và nói một cách tin tưởng rằng: "Tôi được Trời ban cho các phần thân thể này, nhưng giờ đây vì lề luật của Thiên Chúa, tôi khinh chê chúng, bởi tôi trông cậy rằng Người sẽ ban lại cho tôi các phần thân thể ấy". Nhà vua và những kẻ tuỳ tùng của ông lấy làm bỡ ngỡ thấy lòng mạnh bạo của cậu trẻ coi các cực hình như không.
Người con thứ ba chết rồi, thì người ta bắt người con thứ tư chịu cùng một cực hình. Lúc sắp chết, cậu nói rằng: "Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn: Phần vua, vua sẽ không được sống lại để sống đời đời đâu".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 16, 1. 5-6. 8b và 15
Ðáp: Lạy Chúa, khi thức giấc, con no thỏa nhìn chân dung Chúa (c. 15b).
Xướng: Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con, xin để ý đến lời con kêu cứu, lắng tai nghe tiếng con thốt ra tự cặp môi chân thành.
Xướng: Bước con đi bám chặt đường lối của Ngài, chân con đã không hề xiêu té. Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con, lạy Chúa, xin lắng tai về bên con, xin nghe rõ tiếng con.
Xướng: Xin che chở con trong bóng cánh của Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan, khi thức giấc, con no thỏa nhìn chân dung Chúa. -
Bài Ðọc II: 2 Tx 2, 15 - 3, 5
"Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, nguyện xin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ðấng đã thương yêu chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và lòng cậy trông tốt lành, xin Người khuyên bảo và làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành.
Anh em thân mến, ngoài ra, xin anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Thiên Chúa chóng lan tràn và được vinh hiển như việc đã thể hiện nơi anh em, và để chúng tôi thoát khỏi tay những kẻ lầm lạc và xấu xa: vì không phải hết mọi người đều có lòng tin. Nhưng Thiên Chúa là Ðấng trung thành, Người sẽ làm cho anh em được kiên vững và gìn giữ anh em khỏi sự dữ. Chúng tôi tin tưởng anh em trong Chúa: những điều chúng tôi truyền dạy, anh em hiện đang thi hành và sẽ còn thi hành. Nguyện xin Chúa hướng lòng anh em đến tình yêu Thiên Chúa và lòng kiên nhẫn của Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 21, 36
Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 20, 27-38
"Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: Nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ goá đó, để cho anh mình có kẻ nối giòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào; sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy? vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ".
Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê đã cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa".
Ðó là lời Chúa.
"Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời".
Trích sách Macabê quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, có bảy anh em bị bắt làm một với mẹ mình, và bị vua cho đánh bằng roi da và roi gân bò, bắt ép ăn thịt heo mà lề luật đã cấm. Nhưng người anh cả của chúng tâu vua rằng: "Bệ hạ còn hỏi han và muốn dò xét chúng tôi làm chi? Chúng tôi sẵn sàng chịu chết hơn là phạm đến lề luật Thiên Chúa đã truyền cho tổ phụ chúng tôi".
Khi sắp thở hơi cuối cùng, người con thứ hai tâu vua rằng: "Hỡi vua độc ác kia, vua chỉ cất mất mạng sống chúng tôi ở đời này, nhưng Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi, là những kẻ đã chết vì lề luật của Người, được sống lại trong cuộc sống đời đời".
Sau khi người con thứ hai chết, thì đến người con thứ ba chịu cực hình, tên lý hình bảo cậu le lưỡi, cậu liền le lưỡi, dõng dạc giang hai tay ra và nói một cách tin tưởng rằng: "Tôi được Trời ban cho các phần thân thể này, nhưng giờ đây vì lề luật của Thiên Chúa, tôi khinh chê chúng, bởi tôi trông cậy rằng Người sẽ ban lại cho tôi các phần thân thể ấy". Nhà vua và những kẻ tuỳ tùng của ông lấy làm bỡ ngỡ thấy lòng mạnh bạo của cậu trẻ coi các cực hình như không.
Người con thứ ba chết rồi, thì người ta bắt người con thứ tư chịu cùng một cực hình. Lúc sắp chết, cậu nói rằng: "Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn: Phần vua, vua sẽ không được sống lại để sống đời đời đâu".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 16, 1. 5-6. 8b và 15
Ðáp: Lạy Chúa, khi thức giấc, con no thỏa nhìn chân dung Chúa (c. 15b).
Xướng: Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con, xin để ý đến lời con kêu cứu, lắng tai nghe tiếng con thốt ra tự cặp môi chân thành.
Xướng: Bước con đi bám chặt đường lối của Ngài, chân con đã không hề xiêu té. Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con, lạy Chúa, xin lắng tai về bên con, xin nghe rõ tiếng con.
Xướng: Xin che chở con trong bóng cánh của Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan, khi thức giấc, con no thỏa nhìn chân dung Chúa. -
Bài Ðọc II: 2 Tx 2, 15 - 3, 5
"Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, nguyện xin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ðấng đã thương yêu chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và lòng cậy trông tốt lành, xin Người khuyên bảo và làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành.
Anh em thân mến, ngoài ra, xin anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Thiên Chúa chóng lan tràn và được vinh hiển như việc đã thể hiện nơi anh em, và để chúng tôi thoát khỏi tay những kẻ lầm lạc và xấu xa: vì không phải hết mọi người đều có lòng tin. Nhưng Thiên Chúa là Ðấng trung thành, Người sẽ làm cho anh em được kiên vững và gìn giữ anh em khỏi sự dữ. Chúng tôi tin tưởng anh em trong Chúa: những điều chúng tôi truyền dạy, anh em hiện đang thi hành và sẽ còn thi hành. Nguyện xin Chúa hướng lòng anh em đến tình yêu Thiên Chúa và lòng kiên nhẫn của Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 21, 36
Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 20, 27-38
"Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: Nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ goá đó, để cho anh mình có kẻ nối giòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào; sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy? vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ".
Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê đã cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Khi sống lại, người ta ...
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:35 09/11/2019
Cách đây ít lâu, trong giờ giáo lý về đề tài “Tứ chung, những sự cuối cùng,” dành cho các anh chị sắp theo Đạo… Tôi giật mình khi có một chị giơ tay phát biểu : “Em không tin.” Chả là hôm đó đang nói về đề tài : “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”… nên phát biểu “Em không tin” tức là “Em không tin có sự sống lại”.
Không phải chỉ có cô học viên đó mà cả tỉ người hiện nay cũng chẳng tin. Mà không chỉ thời nay, thời đại khoa học kỹ thuật, mà thời xưa, thời Đức Giêsu, cũng đã có không ít người chẳng tin, trong đó có phái Sađốc mà hôm nay Luca ghi lại cho chúng ta hay. Tin xác loài người ngày sau sống lại là một niềm tin khó nuốt nhất của Kitô giáo, của Đạo chúng ta.
Bởi vì nếu tin xác loài người sẽ sống lại, thì cả nghìn câu hỏi sẽ đặt ra mà không giải đáp : Sống lại tất cả chỗ đâu mà ở ? Lấy gì mà sống ? Lấy xác nào mà sống lại: xác ông già nếu mình chết lúc già, xác trẻ thơ nếu mình chết khi còn măng sữa, xác xồn xồn nếu mình tắt thở tuổi trung niên, hay là xác nào ? Hoặc xác không còn một tí gì nữa : hoả thiêu rồi, trở thành bụi mùn theo thiên niên kỷ, hoặc vung vãi tứ tung không thu được thì lấy xác nào mà sống lại ? Và khi sống lại rồi như vậy chuyện vợ chồng xưa sẽ ra làm sao ? Đúng là cả trăm câu hỏi. Chỉ xin dừng lại ở câu hỏi cuối phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay : khi sống lại chuyện cưới vợ gả chồng sẽ thế nào – nếu như người Sađốc đặt vấn nạn cho Chúa : một bà kia lần lượt lấy 7 anh em ruột. Khi sống lại, bà là vợ của ai, vợ anh cả hay vợ của em út ?
Cũng phải cám ơn phái Sadoc vì nhờ một hạch hỏi có vẻ không tưởng của họ : 7 anh em ruột phải lấy một vợ, mà ta có được câu trả lời là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu về sự sống lại sẽ thế nào.
Một vài lần Đức Giêsu có nói về sống lại: Ta là sự Sống lại. Nhưng sống lại sẽ thế nào, thì đây là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu trả lời cho bè Sadoc : khi sống lại không còn dựng vợ gả chồng nữa.
Câu trả lời đầy đủ của Chúa Giêsu là : Con cái đời này mới cưới vợ lấy chồng, chứ những ai xét là xứng đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ lấy chồng nữa, vì họ giống như các thiên thần. Họ là con cái của sự sống lại.
Từ câu trả lời của Chúa, ta thử đặt thành 2 vế :
1. Vế xuôi : Tại sao khi sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa ? Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do :
a) Vì họ không chết nữa. Tai sao không chết lại liên quan tới chuyện hôn nhân ? Vì hôn nhân là nhằm sinh con đẻ cái, một hành động kéo dài cuộc sống của mình. Khi mình chết đi thì sự sống của mình sẽ nằm nơi con cái. Nói cách khác, sinh con đẻ cái, cha truyền con nối là muốn mình được sống mãi trong con cái. Bố họ Nguyễn con họ Nguyễn cháu nội họ Nguyễn chắt nội họ Nguyễn ; Bố là Ken-nơ-đy, con là Kennedy, cháu cũng Kennedy…. Có con cái thì chết mà vẫn sống.
Vậy khi sống lại, không còn chết nữa thì chẳng cần gì phải kéo dài sự sống nơi con cái, do đó chẳng có chuyện hôn nhân nữa. Nhưng lý lẽ này ít thuyết phục được ai, nên Chúa Giêsu đưa thêm một lý lẽ nữa, đó là :
b) Khi sống lại người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, vì người ta sống như các thiên thần. Chúng ta giải thích thêm : Chúa nói : khi sống lại, người ta sống tựa như các thiên thần.
Chữ “như” ở đây không phải là giống hệt đâu. Bởi vì thiên thần là loài thiêng liêng – và chỉ thiêng liêng mà thôi. Còn con người là thiêng liêng và cả xác thể nữa, dù cho xác đó là xác phục sinh. Con người sống lại vẫn khác thiên thần. Vì thế chữ NHƯ mà Chúa Giêsu nói nhằm đến “công việc” : như các thiên thần, nghĩa là chẳng còn mải lo chuyện gì khác ngoài việc phụng sự tán dương yêu mến Chúa. Do đó cũng chẳng còn lo chi đến chuyện cưới gả chồng con vợ cái. Để hoá giải những thắc mắc mà trong phần đầu chúng ta đề ra : nào là chỗ đâu mà ở, lấy gì mà sống, hồn nhập xác nào đây, xác Mỹ hay xác Việt, xác già hay trẻ, xác gãy chân cụt tay hay xác lành lặn tươi tốt; hay đã tiêu tán ra ma, lấy gì mà nhập lại, thì chữ “như” các thiên thần trong câu trả lời của Chúa giúp ta thảnh thơi.
“Như” có nghĩa là tựa tựa, hao hao. Thiên thần là loài thiêng liêng, sáng láng. Ta sống lại cũng hao hao sáng láng như vậy. Đến đây ta nghe các nhà khoa học – mà là khoa học cao cấp: khoa học nguyên tử lên tiếng về xác sống lại : Họ nói : chuyện xác sống lại không phải là chuyện khó tin vì vật chất và ánh sang có họ gần với nhau.
Khi đạt đến một điều kiện nào đó thì vật chất biến thành ánh sáng (đây là khởi điểm của bom nguyên tử) và ánh sáng kết tinh lại là vật chất.
Vậy tại sao chúng ta lại ngạc nhiên, lại khó tin khi theo chương trình của Tạo Hoá : thân xác vật chất của chúng ta sẽ biến thành ánh sáng. Nếu uranium, plutonium huỷ đi, phải vỡ nguyên tử nó ra thì mới biến thành sức nóng năng lượng ánh sáng chói loà được, thì thân xác của chúng ta cũng phải chết đi, huỷ ra, tan ra, mới trở thành thân xác sáng láng vinh quang được. Chúa Giêsu và thánh Phaolô đã lấy hình ảnh hạt lúa để so sánh với sự sống lại. Hạt lúa có chết đi có huỷ tan mới nảy sinh cây lúa.
Vậy chẳng có gì khó tin khi đến một ngày nào đó thân xác tan rã của chúng ta biến thành thân xác sáng láng tựa như thiên thần.
Ta đã bước vào tín điều khó nuốt nhất: xác loài người sống lại. Nếu xác sống lại cũng giống như xác bây giờ, cũng ăn cũng ngủ cũng lập gia đình… thì quả khó tin; nhưng nếu là xác sáng láng thì lại được, khả tín, có thể tin.
2. Vế ngược. Để kết thúc, ta từ câu trả lời của Chúa ta mở ra một góc cạnh khác. Nếu khi sống lại trên thiên quốc, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, thì khi đang sống tại trần gian, những người không lấy vợ lấy chồng, họ là ai ? Thưa họ là những người sống trước, những người tiên báo cuộc sống phục sinh mai sau. Đó chính là các tu sĩ với lời khấn khiết tịnh, các linh mục với lời hứa độc thân. Cuộc sống của họ minh chứng và tiên báo cho sự sống lại mai sau. Nhưng ngoài họ ra, tất cả những ai đang sống độc thân, tự nguyện hay do cảnh ngộ, những người không lấy ai, hay chẳng ai lấy, những người ở vậy nuôi con và những người không đi bước nữa, họ cũng cách này cách khác sống trước mầu nhiệm phục sinh. Tất cả đều có thể là dấu chỉ cho sự phục sinh mai sau. Vì khi thân xác sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Không phải chỉ có cô học viên đó mà cả tỉ người hiện nay cũng chẳng tin. Mà không chỉ thời nay, thời đại khoa học kỹ thuật, mà thời xưa, thời Đức Giêsu, cũng đã có không ít người chẳng tin, trong đó có phái Sađốc mà hôm nay Luca ghi lại cho chúng ta hay. Tin xác loài người ngày sau sống lại là một niềm tin khó nuốt nhất của Kitô giáo, của Đạo chúng ta.
Bởi vì nếu tin xác loài người sẽ sống lại, thì cả nghìn câu hỏi sẽ đặt ra mà không giải đáp : Sống lại tất cả chỗ đâu mà ở ? Lấy gì mà sống ? Lấy xác nào mà sống lại: xác ông già nếu mình chết lúc già, xác trẻ thơ nếu mình chết khi còn măng sữa, xác xồn xồn nếu mình tắt thở tuổi trung niên, hay là xác nào ? Hoặc xác không còn một tí gì nữa : hoả thiêu rồi, trở thành bụi mùn theo thiên niên kỷ, hoặc vung vãi tứ tung không thu được thì lấy xác nào mà sống lại ? Và khi sống lại rồi như vậy chuyện vợ chồng xưa sẽ ra làm sao ? Đúng là cả trăm câu hỏi. Chỉ xin dừng lại ở câu hỏi cuối phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay : khi sống lại chuyện cưới vợ gả chồng sẽ thế nào – nếu như người Sađốc đặt vấn nạn cho Chúa : một bà kia lần lượt lấy 7 anh em ruột. Khi sống lại, bà là vợ của ai, vợ anh cả hay vợ của em út ?
Cũng phải cám ơn phái Sadoc vì nhờ một hạch hỏi có vẻ không tưởng của họ : 7 anh em ruột phải lấy một vợ, mà ta có được câu trả lời là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu về sự sống lại sẽ thế nào.
Một vài lần Đức Giêsu có nói về sống lại: Ta là sự Sống lại. Nhưng sống lại sẽ thế nào, thì đây là bài dạy duy nhất của Chúa Giêsu trả lời cho bè Sadoc : khi sống lại không còn dựng vợ gả chồng nữa.
Câu trả lời đầy đủ của Chúa Giêsu là : Con cái đời này mới cưới vợ lấy chồng, chứ những ai xét là xứng đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ lấy chồng nữa, vì họ giống như các thiên thần. Họ là con cái của sự sống lại.
Từ câu trả lời của Chúa, ta thử đặt thành 2 vế :
1. Vế xuôi : Tại sao khi sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa ? Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do :
a) Vì họ không chết nữa. Tai sao không chết lại liên quan tới chuyện hôn nhân ? Vì hôn nhân là nhằm sinh con đẻ cái, một hành động kéo dài cuộc sống của mình. Khi mình chết đi thì sự sống của mình sẽ nằm nơi con cái. Nói cách khác, sinh con đẻ cái, cha truyền con nối là muốn mình được sống mãi trong con cái. Bố họ Nguyễn con họ Nguyễn cháu nội họ Nguyễn chắt nội họ Nguyễn ; Bố là Ken-nơ-đy, con là Kennedy, cháu cũng Kennedy…. Có con cái thì chết mà vẫn sống.
Vậy khi sống lại, không còn chết nữa thì chẳng cần gì phải kéo dài sự sống nơi con cái, do đó chẳng có chuyện hôn nhân nữa. Nhưng lý lẽ này ít thuyết phục được ai, nên Chúa Giêsu đưa thêm một lý lẽ nữa, đó là :
b) Khi sống lại người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, vì người ta sống như các thiên thần. Chúng ta giải thích thêm : Chúa nói : khi sống lại, người ta sống tựa như các thiên thần.
Chữ “như” ở đây không phải là giống hệt đâu. Bởi vì thiên thần là loài thiêng liêng – và chỉ thiêng liêng mà thôi. Còn con người là thiêng liêng và cả xác thể nữa, dù cho xác đó là xác phục sinh. Con người sống lại vẫn khác thiên thần. Vì thế chữ NHƯ mà Chúa Giêsu nói nhằm đến “công việc” : như các thiên thần, nghĩa là chẳng còn mải lo chuyện gì khác ngoài việc phụng sự tán dương yêu mến Chúa. Do đó cũng chẳng còn lo chi đến chuyện cưới gả chồng con vợ cái. Để hoá giải những thắc mắc mà trong phần đầu chúng ta đề ra : nào là chỗ đâu mà ở, lấy gì mà sống, hồn nhập xác nào đây, xác Mỹ hay xác Việt, xác già hay trẻ, xác gãy chân cụt tay hay xác lành lặn tươi tốt; hay đã tiêu tán ra ma, lấy gì mà nhập lại, thì chữ “như” các thiên thần trong câu trả lời của Chúa giúp ta thảnh thơi.
“Như” có nghĩa là tựa tựa, hao hao. Thiên thần là loài thiêng liêng, sáng láng. Ta sống lại cũng hao hao sáng láng như vậy. Đến đây ta nghe các nhà khoa học – mà là khoa học cao cấp: khoa học nguyên tử lên tiếng về xác sống lại : Họ nói : chuyện xác sống lại không phải là chuyện khó tin vì vật chất và ánh sang có họ gần với nhau.
Khi đạt đến một điều kiện nào đó thì vật chất biến thành ánh sáng (đây là khởi điểm của bom nguyên tử) và ánh sáng kết tinh lại là vật chất.
Vậy tại sao chúng ta lại ngạc nhiên, lại khó tin khi theo chương trình của Tạo Hoá : thân xác vật chất của chúng ta sẽ biến thành ánh sáng. Nếu uranium, plutonium huỷ đi, phải vỡ nguyên tử nó ra thì mới biến thành sức nóng năng lượng ánh sáng chói loà được, thì thân xác của chúng ta cũng phải chết đi, huỷ ra, tan ra, mới trở thành thân xác sáng láng vinh quang được. Chúa Giêsu và thánh Phaolô đã lấy hình ảnh hạt lúa để so sánh với sự sống lại. Hạt lúa có chết đi có huỷ tan mới nảy sinh cây lúa.
Vậy chẳng có gì khó tin khi đến một ngày nào đó thân xác tan rã của chúng ta biến thành thân xác sáng láng tựa như thiên thần.
Ta đã bước vào tín điều khó nuốt nhất: xác loài người sống lại. Nếu xác sống lại cũng giống như xác bây giờ, cũng ăn cũng ngủ cũng lập gia đình… thì quả khó tin; nhưng nếu là xác sáng láng thì lại được, khả tín, có thể tin.
2. Vế ngược. Để kết thúc, ta từ câu trả lời của Chúa ta mở ra một góc cạnh khác. Nếu khi sống lại trên thiên quốc, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, thì khi đang sống tại trần gian, những người không lấy vợ lấy chồng, họ là ai ? Thưa họ là những người sống trước, những người tiên báo cuộc sống phục sinh mai sau. Đó chính là các tu sĩ với lời khấn khiết tịnh, các linh mục với lời hứa độc thân. Cuộc sống của họ minh chứng và tiên báo cho sự sống lại mai sau. Nhưng ngoài họ ra, tất cả những ai đang sống độc thân, tự nguyện hay do cảnh ngộ, những người không lấy ai, hay chẳng ai lấy, những người ở vậy nuôi con và những người không đi bước nữa, họ cũng cách này cách khác sống trước mầu nhiệm phục sinh. Tất cả đều có thể là dấu chỉ cho sự phục sinh mai sau. Vì khi thân xác sống lại, người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa. Amen.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chúa là Chúa kẻ sống
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
15:36 09/11/2019
Chúa Nhật XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Câu chuyện mà người Dothái đưa ra để đặt vấn đề với Chúa Giêsu có nội dung đầy gượng ép: Bảy anh em lần lược lấy cùng một cô vợ và rồi lần lược chết. Trên thực tế, chắc chưa bao giờ xảy ra chuyện kỳ cục đến vậy.
Dù vô lý, Chúa Giêsu vẫn sử dụng nó để mang lại bài học giáo lý của đức tin hết sức cần thiết, hết sức lớn lao:
- “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng”.
- “Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần”.
- “Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại”.
- “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa”.
Không ai sống ở trần gian đời đời, nhưng sống để rồi chết. Nếu không có đức tin, không mảy may biết chút gì về đời sau, thì rõ ràng, cuộc đời là bi đát.
Vì sao bi đát? Vì cuộc sống trần gian giống như một chuyến đi. Ở cuối hành trình của cuộc đời mỗi người không phải danh vọng, địa vị, hưởng thụ, giàu sang, tiền rừng, bạc bể…, mà là cái chết. Chấm dứt tất cả.
Trong cái chết, có lẽ con người ta cô đơn nhất. Dẫu có hai người sát cạnh nhau cùng chết, cũng khó có thể nói rằng: chết cùng, chết với.
Mỗi người là một cái chết, rất tư riêng, không bao giờ hòa trộn, không bao giờ lẫn lộn.
Trong cái chết, con người ta trở thành nghèo nhất: bỏ lại tất cả, chỉ có hai bàn tay trắng. Rõ ràng bi đát, rất bi đát…
Cái chết luôn luôn là sự dữ làm cho người lâm vào, phải khiếp sợ, làm cho người thân cận còn sống đau buồn. Ngày nay, thế giới văn minh cố tìm cách kéo dài sự sống. Nhưng càng đi tìm sự sống trần thế bao nhiêu, người ta càng thất vọng bấy nhiêu. Bởi chưa một ai sống đầy một thế kỷ rưởi.
Ngược lại, thế giới hiện tại có quá nhiều người có cuộc sống vắn vỏi, thậm chí ngày càng có nhiều cái chết dữ. Hằng ngày, theo dõi tin tức, biết được sự chết không ngừng tấn công thế giới văn minh, càng làm con người khiếp sợ.
Chúng ta đau đớn, bởi quá nhiều người thân quen, đang mạnh khỏe, không có bất cứ dấu gì cho thấy phải chết, lại đột tử, đột quỵ…
Chúng ta rùng mình trước những cuộc chiến tranh hiện đại; những vụ ám sát; những vụ đặt chất nổ; những vụ bắt cóc chặt đầu…
Chúng ta đau đớn vì quá nhiều vụ chết vì phá thai; tự tử; ung thư; liệt kháng; nghiện ngập; những tai nạn giao thông bất kể là đường hàng không, hàng hải hay đường bộ; những căn bệnh lạ…
Biết bao nhiêu lần chúng ta nhói vì rung cảm, vì xúc động bởi thiên tai tàn phá khắp nơi sát hại từ vài ngàn người đến hàng trăm ngàn người…
Dù thế giới văn minh, nhưng người ta vẫn không thể kéo dài sự sống. Đó là thực tế đớn đau cho người ham sống cuộc sống trần thế.
Nhưng người Kitô hữu có đức tin. Họ xác tín mạnh mẽ vào Đấng là Thiên Chúa đã làm người chia sẻ đến cùng kiếp sống con người của họ. Người đã chết thật, nhưng đã đi bước trước để dạy họ bài học của sự sống đàng sau cái chết: Người đã sống lại thật.
Sự sống đàng sau cái chết mới là sống thật, sống vĩnh cửu. Một sự sống không có sự chết.
Đấng Phục Sinh đã nói một cách tường tận, thẳng thắn: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ”.
Và trong Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay, Người tiếp tục khẳng định cách dứt khoát: Thiên Chúa “không phải là thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống”.
Tin vào Đấng phục sinh và lời hứa ban ơn phục sinh cho những ai tin, người Kitô hữu cảm nhận bình an.
Đức tin giúp họ hiểu, cái chết chỉ là biến đổi để về cùng Chúa. Nhờ đức tin, họ nhận ra ý nghĩa cuộc đời. Những cố gắng xây dựng cuộc đời sẽ cho họ hạnh phúc tương lai. Hiểu như thế, cuộc đời không bi đát, nhưng đáng yêu.
Bạn và tôi có quyền hy vọng điều mà Chúa đã hứa: “Ai tin Ta sẽ không chết đời đời”!! Đức tin là chìa khóa mở cửa cho niềm hy vọng của chúng ta.
Chúng ta không quên cầu nguyện cho 39 nạn nhân, toàn người trẻ, có đến hai người vị thành niên, đã chết lạnh, chết ngạt trong container ở nước Anh. Chính phủ Anh lẫn chức trách Việt, ngày thứ sáu 8.11.2019, đều công bố: CẢ 39 NẠN NHÂN ĐỀU LÀ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM CỦA CHÚNG TA.
Tháng tưởng nhớ những người qua đời, đặc biệt, chính Chúa Nhật hôm nay, nội dung Lời Chúa đề cập đến sự sống mai sau với lời Chúa Giêsu: Những người bước vào cõi đời sau “không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần”, chúng ta tin, 39 đồng hương, cùng biết bao anh chị em khác, dù chết cách nào, với lý do gì, đều được Chúa đoái thương, khoan hồng ban cho hưởng lòng thương xót của Chúa theo mức độ mà họ đáng hưởng.
Một Mai Sẽ Không Làm Cát Bụi
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
21:42 09/11/2019
Chúa Nhật 32 TN C 2019
Cho dù ai cũng đều hiểu cái chết như là một thành phần bất khả phân ly của cuộc đời một con người, một định phận tất yếu của kiếp nhân sinh, thì hầu như ít có ai lại dửng dưng, bình thản khi đối diện trước cái chết. Trong những ngày vừa qua, trên toàn thế giới, và đặc biệt, trên mảnh đất Việt Nam nầy đâu đâu cũng xúc động, buồn thương cho số phận của 39 người (phần đông thuộc Nghệ An, Hà Tỉnh) bị chết lạnh trong container tại Vương quốc Anh, trong một chuyến nhập cư bất hợp pháp đầy chua xót kinh hoàng.
Nếu đặt “cái chết” hay “sự chết” trong viễn tượng “Lịch sử cứu rỗi”, thì chúng ta có thể nói được rằng “chết” chính là “mức án nặng nề nhất” mà Thiên Chúa đã dành cho loài người khi tổ tông phạm tội: “Ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2,17).
Nhưng cho dù thế, trong kế hoạch cứu độ muôn đời của Thiên Chúa tình yêu, thân phận con người lại không khép lại với cái chết, và cuộc sống tại thế cũng chẳng là đích đến cuối cùng. Và đó chính là nội dung của sứ điệp Phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay được chuyển tải cách sống động và rõ nét đặc biệt qua hai trích đoạn Lời Chúa:
Bài đọc 1 : Trích sách Ma-ca-bê-ô quyển II: Kể lại lòng dũng cảm của 7 anh em người Do Thái đối diện với cuộc tra tấn dữ tợn trong cuộc bách hại thời vua An-ti-ô-khô, cùng với lòng trông cậy vững vàng của họ vào cuộc sống vĩnh hằng mai hậu dành cho những ai trung tín với lề luật của Thiên Chúa, như lời tuyên xưng dõng dạc của người con thứ tư: “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào Lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại. Còn vua, vua sẽ không được sống lại để hưởng sự sống đâu” (BĐ 1).
Và trích đoạn Tin mừng Lu-ca trình thuật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và nhóm Saducêô, một cánh tôn giáo Do Thái thời Chúa Giêsu không tin vào sự sống lại. Nhóm nầy bày đặt ra câu chuyện “một vợ bảy chồng” để bắt bí Chúa Giêsu về niềm tin sống lại. Và Ngài đã đập tan những luận điệu xuyên tạc sự sống lại ở đời sau của họ. Ngài khẳng định chân lý về cuộc sống vĩnh hằng, một cuộc sống được thăng hoa, biến đổi để trở nên “con cái của Thiên Chúa”, “con cái của sự sống lại.”: “Quả thật, họ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (TM).
Không phải chỉ chúng ta, những Kitô hữu, hay chỉ những ai có tôn giáo mới tin và bàn đến chuyện cuộc sống sau cái chết, về thế giới bên kia, mà gần như hầu hết mọi người trong nhân loại đều tin có một cuộc sống khác, một cuộc sống bên kia thế gới nầy.
Thế nhưng, đích điểm của niềm trông cậy vĩnh hằng của chúng ta, hạnh phúc vĩnh cửu mai hậu mà chúng ta đang tiến về, quê hương Nước Trời mà chúng ta đang nỗ lực dựng xây lại không bao giờ là một cõi vu vơ, hão huyền, sắc sắc không không như một lời ca dao của người xứ Huế mang đậm ý tưởng “sắc không” trong giáo lý Phật Giáo về nhân sinh quan:
“Trăm năm trước thì ta chưa có.
Trăm năm sau có cũng như không
Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi”;
hay lãng đãng mơ màng như ca từ trong nhạc phẩm “Một cõi đi về “ của Trịnh Công Sơn: “Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ. Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”.
Với chúng ta, những người kitô hữu, những môn sinh của Đức Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, thì ở bên kia thế giới nầy, ở đích điểm của cuộc hành trình tiến về vĩnh cửu, ở cội nguồn hạnh phúc của chúng ta lại là một CON NGƯỜI, MỘT NGÔI VỊ: Một Thiên Chúa tình yêu, Một Mục Tử tốt lành dẫn chiên về bên suối mát, một Người Cha thương yêu đang ngóng đợi con về, một bạn đồng hành đang thân thương sánh bước Emmau, một “Thầy đây đừng sợ” đang dẹp tan cuồng phong bão táp để đưa thuyền về bến đỗ bình yên…
Vâng Thiên Chúa của chúng ta, Đức Kitô của chúng ta không phải chỉ đứng đợi mà là đang đi tới, đang trở về, đang tuôn tràn ân sủng như tư tưởng của thư thứ 2 Thánh Phao lô gởi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: “xin chính Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp” (BĐ 2)
Lời động viên của Thánh Phao-lô dành tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca hãy vững lòng trông cậy đợi chờ ngày Chúa đến vẫn còn nguyên giá trị đối với mỗi người chúng ta hôm nay, những kẻ đang đánh cuộc đời mình trong niềm tin vào Đức Kitô phục sinh…
Tuy nhiên, sống chiều kích vĩnh cửu trong giữa đời thường ô trọc hôm nay không phải lúc nào cũng dễ dàng, cũng êm trôi. Bởi vì, khi đối diện với những vấn nạn mang chiều kích vĩnh cửu của phận người như: Có không thiên đàng, hỏa ngục? Có không hạnh phúc vĩnh hằng? Có không thế giới bên kia?…và những thực tại đó nó như thế nào?... thì đã có không ít người hoặc đã quay lưng chạy trốn hoặc bực bội khước từ.
Quả thực, đối với nhiều người: cuộc sống đời thường là trên hết, hưởng thụ là cần thiết nhất, thành công, phương tiện, hưởng thụ…là ưu tiên số một. Mọi thứ khác chẳng đáng quan tâm. Nếu nhóm tôn giáo Sađucêô cách đây 2000 năm không tin ở sự sống lại “một cách lý thuyết” như Tin Mừng hôm nay trình thuật, thì cũng y như vậy, trong xã hội loài người hôm nay, xem ra việc khước từ niềm tin sống lại gần như là sự trốn chạy của đám đông, là sự tránh né của tập thể, để tìm sự hưởng thụ vội vã, cuống cuồng những giá trị trần tục trước bao nhiêu đe doạ thường xuyên của những bấp bênh, giới hạn và nhỏ nhoi của cuộc đời tại thế, như cách diễn tả trong bài thợ “Vội” tìm thấy đâu đó trên mạng:
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã rời…
Dĩ nhiên, trong cái xã hội bon chen quay cuồng và đánh cược cuộc đời trên những giá trị phù vân, thì cũng có những phản tỉnh, những cảm nghiệm về cái phôi phôi pha tạm bợ của kiếp người để khắc khoải đi tìm một cuộc sống có ý nghĩa như được phản ảnh qua bao nhiêu tác phẩm văn học, nghệ thuật, thi ca, âm nhạc…, mà nếu chọn một câu từ nào đó để diễn tả, chúng ta có thể chọn những ca từ sau trong bài Cát Bụi của nhạc sĩ Lê Dinh: “Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi mất. Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi
trắng thay đen. Nào người sang giàu đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em. Người ơi xin nhớ cát bụi là ta ...mai này chóng phai. Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi. Xin người nhớ cho…”
Nhưng, dù là như thế, nếu không có niềm tin vào một một “quê hương vĩnh hằng”, một “đích điểm vững vàng” cho cuộc hành trình nhân sinh, thì những trăn trở, khắc khoải đó cũng chỉ dừng lại ở bến bờ của cát bụi mênh mông hão huyền: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài, Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…Cụm rừng nào lá xác xơ cây, Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy. Ôi cát bụi phận này, Vết mực nào xóa bỏ không hay…” (Cát bụi của TCS).
Không, người Kitô hữu chúng ta “một mai sẽ không làm cát bụi” mà “sẽ sống lại làm một với Đức Kitô…Đấng sẽ biến đổi thân xác hư hèn của chúng ta nên giống thân xác sáng láng của Người”. (Rm 6,8 ; Pl 3,21)
Và một khi đã trang bị cho mình một niềm tin vững chắc như thế, một niềm trông cậy vững vàng như thế, thì sống giữa thế gian nầy, cho dù “gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo…thì cũng không thể tách người Kitô hữu chúng ta khỏi tình yêu Đức Kitô” (Rm 8,35).
Tóm lại, vào những ngày gần kết thúc năm phụng vụ, sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta sống đức “Trông cậy” một cách vững vàng, sống niềm hy vọng sẽ được hưởng hạnh phúc bất diệt trong vương quốc của Thiên Chúa, vương quốc của sự phục sinh. Đó chính là tiêu đích cho cuộc sống hôm nay: sống là để chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đời đời. Sống chính là cuộc hành hương đi về vĩnh cửu. Sứ điệp nầy lại được vang lên trong những ngày của tháng “Các đẳng linh hồn” sẽ là một nhắc nhớ mỗi người chúng ta đừng quên số phận của những anh chị em đang được thanh luyện trong luyện ngục, và sốt sắng cầu nguyện cho họ để họ sớm được hưởng phúc thiên đàng. Và chúng ta cũng đừng quên, chút nữa đây, Tấm bánh là Thân mình Đức Kitô được bẻ ra để trao ban cho chúng ta như quà tặng tuyệt vời nhất, như lương thực trường sinh cao quí nhất, và là một bảo đảm vững chãi nhất để dẫn chúng ta tiến bước về quê hương bất diệt. Vì chính Ngài đã dạy: “Ai ăn và uống máu tôi, sẽ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
Trương Đình Hiền
Cho dù ai cũng đều hiểu cái chết như là một thành phần bất khả phân ly của cuộc đời một con người, một định phận tất yếu của kiếp nhân sinh, thì hầu như ít có ai lại dửng dưng, bình thản khi đối diện trước cái chết. Trong những ngày vừa qua, trên toàn thế giới, và đặc biệt, trên mảnh đất Việt Nam nầy đâu đâu cũng xúc động, buồn thương cho số phận của 39 người (phần đông thuộc Nghệ An, Hà Tỉnh) bị chết lạnh trong container tại Vương quốc Anh, trong một chuyến nhập cư bất hợp pháp đầy chua xót kinh hoàng.
Nếu đặt “cái chết” hay “sự chết” trong viễn tượng “Lịch sử cứu rỗi”, thì chúng ta có thể nói được rằng “chết” chính là “mức án nặng nề nhất” mà Thiên Chúa đã dành cho loài người khi tổ tông phạm tội: “Ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2,17).
Nhưng cho dù thế, trong kế hoạch cứu độ muôn đời của Thiên Chúa tình yêu, thân phận con người lại không khép lại với cái chết, và cuộc sống tại thế cũng chẳng là đích đến cuối cùng. Và đó chính là nội dung của sứ điệp Phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay được chuyển tải cách sống động và rõ nét đặc biệt qua hai trích đoạn Lời Chúa:
Bài đọc 1 : Trích sách Ma-ca-bê-ô quyển II: Kể lại lòng dũng cảm của 7 anh em người Do Thái đối diện với cuộc tra tấn dữ tợn trong cuộc bách hại thời vua An-ti-ô-khô, cùng với lòng trông cậy vững vàng của họ vào cuộc sống vĩnh hằng mai hậu dành cho những ai trung tín với lề luật của Thiên Chúa, như lời tuyên xưng dõng dạc của người con thứ tư: “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào Lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại. Còn vua, vua sẽ không được sống lại để hưởng sự sống đâu” (BĐ 1).
Và trích đoạn Tin mừng Lu-ca trình thuật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và nhóm Saducêô, một cánh tôn giáo Do Thái thời Chúa Giêsu không tin vào sự sống lại. Nhóm nầy bày đặt ra câu chuyện “một vợ bảy chồng” để bắt bí Chúa Giêsu về niềm tin sống lại. Và Ngài đã đập tan những luận điệu xuyên tạc sự sống lại ở đời sau của họ. Ngài khẳng định chân lý về cuộc sống vĩnh hằng, một cuộc sống được thăng hoa, biến đổi để trở nên “con cái của Thiên Chúa”, “con cái của sự sống lại.”: “Quả thật, họ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (TM).
Không phải chỉ chúng ta, những Kitô hữu, hay chỉ những ai có tôn giáo mới tin và bàn đến chuyện cuộc sống sau cái chết, về thế giới bên kia, mà gần như hầu hết mọi người trong nhân loại đều tin có một cuộc sống khác, một cuộc sống bên kia thế gới nầy.
Thế nhưng, đích điểm của niềm trông cậy vĩnh hằng của chúng ta, hạnh phúc vĩnh cửu mai hậu mà chúng ta đang tiến về, quê hương Nước Trời mà chúng ta đang nỗ lực dựng xây lại không bao giờ là một cõi vu vơ, hão huyền, sắc sắc không không như một lời ca dao của người xứ Huế mang đậm ý tưởng “sắc không” trong giáo lý Phật Giáo về nhân sinh quan:
“Trăm năm trước thì ta chưa có.
Trăm năm sau có cũng như không
Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi”;
hay lãng đãng mơ màng như ca từ trong nhạc phẩm “Một cõi đi về “ của Trịnh Công Sơn: “Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ. Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”.
Với chúng ta, những người kitô hữu, những môn sinh của Đức Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, thì ở bên kia thế giới nầy, ở đích điểm của cuộc hành trình tiến về vĩnh cửu, ở cội nguồn hạnh phúc của chúng ta lại là một CON NGƯỜI, MỘT NGÔI VỊ: Một Thiên Chúa tình yêu, Một Mục Tử tốt lành dẫn chiên về bên suối mát, một Người Cha thương yêu đang ngóng đợi con về, một bạn đồng hành đang thân thương sánh bước Emmau, một “Thầy đây đừng sợ” đang dẹp tan cuồng phong bão táp để đưa thuyền về bến đỗ bình yên…
Vâng Thiên Chúa của chúng ta, Đức Kitô của chúng ta không phải chỉ đứng đợi mà là đang đi tới, đang trở về, đang tuôn tràn ân sủng như tư tưởng của thư thứ 2 Thánh Phao lô gởi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: “xin chính Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng ân sủng mà ban cho chúng ta niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp” (BĐ 2)
Lời động viên của Thánh Phao-lô dành tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca hãy vững lòng trông cậy đợi chờ ngày Chúa đến vẫn còn nguyên giá trị đối với mỗi người chúng ta hôm nay, những kẻ đang đánh cuộc đời mình trong niềm tin vào Đức Kitô phục sinh…
Tuy nhiên, sống chiều kích vĩnh cửu trong giữa đời thường ô trọc hôm nay không phải lúc nào cũng dễ dàng, cũng êm trôi. Bởi vì, khi đối diện với những vấn nạn mang chiều kích vĩnh cửu của phận người như: Có không thiên đàng, hỏa ngục? Có không hạnh phúc vĩnh hằng? Có không thế giới bên kia?…và những thực tại đó nó như thế nào?... thì đã có không ít người hoặc đã quay lưng chạy trốn hoặc bực bội khước từ.
Quả thực, đối với nhiều người: cuộc sống đời thường là trên hết, hưởng thụ là cần thiết nhất, thành công, phương tiện, hưởng thụ…là ưu tiên số một. Mọi thứ khác chẳng đáng quan tâm. Nếu nhóm tôn giáo Sađucêô cách đây 2000 năm không tin ở sự sống lại “một cách lý thuyết” như Tin Mừng hôm nay trình thuật, thì cũng y như vậy, trong xã hội loài người hôm nay, xem ra việc khước từ niềm tin sống lại gần như là sự trốn chạy của đám đông, là sự tránh né của tập thể, để tìm sự hưởng thụ vội vã, cuống cuồng những giá trị trần tục trước bao nhiêu đe doạ thường xuyên của những bấp bênh, giới hạn và nhỏ nhoi của cuộc đời tại thế, như cách diễn tả trong bài thợ “Vội” tìm thấy đâu đó trên mạng:
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã rời…
Dĩ nhiên, trong cái xã hội bon chen quay cuồng và đánh cược cuộc đời trên những giá trị phù vân, thì cũng có những phản tỉnh, những cảm nghiệm về cái phôi phôi pha tạm bợ của kiếp người để khắc khoải đi tìm một cuộc sống có ý nghĩa như được phản ảnh qua bao nhiêu tác phẩm văn học, nghệ thuật, thi ca, âm nhạc…, mà nếu chọn một câu từ nào đó để diễn tả, chúng ta có thể chọn những ca từ sau trong bài Cát Bụi của nhạc sĩ Lê Dinh: “Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi mất. Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi
trắng thay đen. Nào người sang giàu đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em. Người ơi xin nhớ cát bụi là ta ...mai này chóng phai. Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi. Xin người nhớ cho…”
Nhưng, dù là như thế, nếu không có niềm tin vào một một “quê hương vĩnh hằng”, một “đích điểm vững vàng” cho cuộc hành trình nhân sinh, thì những trăn trở, khắc khoải đó cũng chỉ dừng lại ở bến bờ của cát bụi mênh mông hão huyền: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài, Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…Cụm rừng nào lá xác xơ cây, Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy. Ôi cát bụi phận này, Vết mực nào xóa bỏ không hay…” (Cát bụi của TCS).
Không, người Kitô hữu chúng ta “một mai sẽ không làm cát bụi” mà “sẽ sống lại làm một với Đức Kitô…Đấng sẽ biến đổi thân xác hư hèn của chúng ta nên giống thân xác sáng láng của Người”. (Rm 6,8 ; Pl 3,21)
Và một khi đã trang bị cho mình một niềm tin vững chắc như thế, một niềm trông cậy vững vàng như thế, thì sống giữa thế gian nầy, cho dù “gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo…thì cũng không thể tách người Kitô hữu chúng ta khỏi tình yêu Đức Kitô” (Rm 8,35).
Tóm lại, vào những ngày gần kết thúc năm phụng vụ, sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta sống đức “Trông cậy” một cách vững vàng, sống niềm hy vọng sẽ được hưởng hạnh phúc bất diệt trong vương quốc của Thiên Chúa, vương quốc của sự phục sinh. Đó chính là tiêu đích cho cuộc sống hôm nay: sống là để chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đời đời. Sống chính là cuộc hành hương đi về vĩnh cửu. Sứ điệp nầy lại được vang lên trong những ngày của tháng “Các đẳng linh hồn” sẽ là một nhắc nhớ mỗi người chúng ta đừng quên số phận của những anh chị em đang được thanh luyện trong luyện ngục, và sốt sắng cầu nguyện cho họ để họ sớm được hưởng phúc thiên đàng. Và chúng ta cũng đừng quên, chút nữa đây, Tấm bánh là Thân mình Đức Kitô được bẻ ra để trao ban cho chúng ta như quà tặng tuyệt vời nhất, như lương thực trường sinh cao quí nhất, và là một bảo đảm vững chãi nhất để dẫn chúng ta tiến bước về quê hương bất diệt. Vì chính Ngài đã dạy: “Ai ăn và uống máu tôi, sẽ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).
Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha dâng lễ cung hiến Vương cung thánh đường thánh Gioan Latêranô: Không có yêu thương, Chúa đã không sống lại!
Thanh Quảng sdb
20:32 09/11/2019
Đức Thánh Cha dâng lễ cung hiến Vương cung thánh đường thánh Gioan Latêranô: Không có yêu thương, Chúa đã không sống lại!
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ cung hiến thánh đường Gioan Latêranôô. Trong bài giảng, Ngài nhấn mạnh tới sứ vụ được rút từ các bài đọc phụng vụ cho các thành phần: linh mục tu sĩ và những ai đang đảm trách các việc mục vụ.
(Tin Vatican)
Trước tiền đường của Vương cung thánh đường thánh Gioan Latêranô có một dòng chữ Latinh viết “Đây là Vương cung Thánh đường Mẹ và là Thánh đường đứng đầu của tất cả các thánh đường tại Rome và Thế giới. Đó là nhà thờ Chính tòa của Đức Thánh Cha, ngài là Giám mục của Giáo phận Rome và đây là Nhà thờ lâu đời nhất của Tây phương. Đức Thánh Cha đến thăm Vương cung thánh đường thánh Gioan Latêranô hàng năm vào dịp lễ kỷ niệm thánh hiến Vương cung Thánh đường này do Đức Giáo Hoàng Sylvester I cử hành vào ngày 9 tháng 11 năm 324 sau Công nguyên.
Trong bài giảng của Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn ba câu trong các bài đọc phụng vụ hôm nay để chia sẻ với cộng đoàn giáo phận, với các linh mục và với các nhân viên mục vụ, mời gọi họ suy tư và cầu nguyện cho chính họ.
Dành cho cộng đồng giáo phận
Đức Thánh Cha đã gửi đến toàn thể cộng đoàn giáo phận Rôma câu đầu tiên được trích từ câu đáp ca của Thánh vịnh Tv 45:5 “Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Đấng Tối Cao”. Đức Thánh Cha nói: “Các Kitô hữu sống trong thành phố này ví tựa dòng sông chảy từ đền thờ, họ mang Lời hằng sống và hy vọng có khả năng biến sa mạc của trái tim cằn cỗi thành màu mỡ…”
Nói tới Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô với tư cách là Nhà thờ Chính tòa của Rome, Đức Thánh Cha nguyện ước rằng Giáo hội này có thể trải nghiệm một lần nữa niềm an vui của lời xin vâng và lòng quả cảm của những người con đầy nhiệt huyết tung cánh ra đi làm thành mùa truyền giáo mới cho thế giới ngày nay. Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả điều này có thể hiện thực được lúc ta gặp gỡ tha nhân, khi ta đối thoại, lắng nghe họ với lòng khiêm nhường, ân cần đơn thành với trọn vẹn trái tim của chúng ta.
Dành cho các linh mục
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích lời thơ thứ hai, từ Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Cô-rin-tô dành cho các linh mục: "Không ai có thể xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây dựng là Đức Kitô". Đây là trung tâm của sứ vụ của các con! Hãy giúp cộng đoàn luôn ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe Lời Ngài; hầu tránh xa những mời mọc thế sự đưa tới những thỏa hiệp xấu; để bảo vệ nền tảng vững bền cho tòa lâu đài tâm linh khỏi những con sói hung hãn và khỏi những kẻ muốn lôi kéo chúng con ra khỏi con đường của Tin Mừng.
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục của Giáo phận Rome. Ngài rất ngưỡng mộ đức tin và tình yêu của họ dành cho Chúa, sự gần gũi của các con với mọi người và sự dấn thân của các con trong việc chăm sóc người nghèo. Các con biết các quận lỵ trong thành phố này không nơi nào giống nơi nào… và các con luôn ôm ấp những khuôn mặt, nụ cười và cả nước mắt của rất nhiều người trong trái tim của các con.
Dành cho những ai đang phục vụ mục vụ
Đức Thánh Cha Phanxicô dành câu cuối cùng cho những người đang phục vụ các việc mục vụ. Ngài trích từ Tin Mừng của Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ đổi tiền và những người buôn bán ra khỏi Đền thờ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói đôi khi phải làm mất lòng người khác trước lời mời gọi đích thực của Tin mừng, Chúa đã hành động một cách quyết liệt. ĐTC nêu ra một chi tiết quan trọng trong Tin Mừng hôm nay "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Chúa muốn đền thờ phải là ngôi nhà cầu nguyện cho tất cả các dân tộc, nên Chúa Giêsu lật đổ bàn ghế của những người đổi tiền bạc, xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ… Chúa Giêsu biết hành động của Chúa sẽ phải trả một giá rất đắt cho Ngài! Người Do Thái đã vặn hỏi Ngài: "Dấu hiệu nào ông chứng tỏ cho chúng tôi là ông có quyền làm như vậy?", Chúa trả lời: "Hãy phá hủy đền thờ này và Ta sẽ xây dựng lại sau ba ngày!”
Xây dựng lại đền thờ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong cuộc sống của chúng ta, những kẻ tội lỗi, điều làm chúng ta xa cách Chúa, Khiến chúng ta phá hủy đền thờ của Chúa! và Chúa phải mất ba ngày để xây dựng lại ngôi đền của Ngài trong chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ những ai đang lo mục vụ hãy tìm ra những cách thế mới để tìm gặp những người mất niềm tin về lại với Giáo hội. ĐTC nói Không ai, dù có phạm những lỗi lầm nghiêm trọng đến đâu đi nữa, vẫn không bị Chúa kết án, xa lìa Chúa mãi mãi trên thế gian này!
Đức Thánh Cha kết thúc: Đôi khi chúng ta nghi ngờ và thất vọng, nhưng chúng ta phải giữ vững niềm xác tín rằng Thiên Chúa đã phải mất ba ngày để vực Người Con của Ngài trỗi dậy từ cõi chết! Thì Thiên Chúa cũng cần thời giờ để vực chúng ta dậy!...
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ cung hiến thánh đường Gioan Latêranôô. Trong bài giảng, Ngài nhấn mạnh tới sứ vụ được rút từ các bài đọc phụng vụ cho các thành phần: linh mục tu sĩ và những ai đang đảm trách các việc mục vụ.
(Tin Vatican)
Trước tiền đường của Vương cung thánh đường thánh Gioan Latêranô có một dòng chữ Latinh viết “Đây là Vương cung Thánh đường Mẹ và là Thánh đường đứng đầu của tất cả các thánh đường tại Rome và Thế giới. Đó là nhà thờ Chính tòa của Đức Thánh Cha, ngài là Giám mục của Giáo phận Rome và đây là Nhà thờ lâu đời nhất của Tây phương. Đức Thánh Cha đến thăm Vương cung thánh đường thánh Gioan Latêranô hàng năm vào dịp lễ kỷ niệm thánh hiến Vương cung Thánh đường này do Đức Giáo Hoàng Sylvester I cử hành vào ngày 9 tháng 11 năm 324 sau Công nguyên.
Trong bài giảng của Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn ba câu trong các bài đọc phụng vụ hôm nay để chia sẻ với cộng đoàn giáo phận, với các linh mục và với các nhân viên mục vụ, mời gọi họ suy tư và cầu nguyện cho chính họ.
Dành cho cộng đồng giáo phận
Đức Thánh Cha đã gửi đến toàn thể cộng đoàn giáo phận Rôma câu đầu tiên được trích từ câu đáp ca của Thánh vịnh Tv 45:5 “Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Đấng Tối Cao”. Đức Thánh Cha nói: “Các Kitô hữu sống trong thành phố này ví tựa dòng sông chảy từ đền thờ, họ mang Lời hằng sống và hy vọng có khả năng biến sa mạc của trái tim cằn cỗi thành màu mỡ…”
Nói tới Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô với tư cách là Nhà thờ Chính tòa của Rome, Đức Thánh Cha nguyện ước rằng Giáo hội này có thể trải nghiệm một lần nữa niềm an vui của lời xin vâng và lòng quả cảm của những người con đầy nhiệt huyết tung cánh ra đi làm thành mùa truyền giáo mới cho thế giới ngày nay. Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả điều này có thể hiện thực được lúc ta gặp gỡ tha nhân, khi ta đối thoại, lắng nghe họ với lòng khiêm nhường, ân cần đơn thành với trọn vẹn trái tim của chúng ta.
Dành cho các linh mục
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích lời thơ thứ hai, từ Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Cô-rin-tô dành cho các linh mục: "Không ai có thể xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây dựng là Đức Kitô". Đây là trung tâm của sứ vụ của các con! Hãy giúp cộng đoàn luôn ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe Lời Ngài; hầu tránh xa những mời mọc thế sự đưa tới những thỏa hiệp xấu; để bảo vệ nền tảng vững bền cho tòa lâu đài tâm linh khỏi những con sói hung hãn và khỏi những kẻ muốn lôi kéo chúng con ra khỏi con đường của Tin Mừng.
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục của Giáo phận Rome. Ngài rất ngưỡng mộ đức tin và tình yêu của họ dành cho Chúa, sự gần gũi của các con với mọi người và sự dấn thân của các con trong việc chăm sóc người nghèo. Các con biết các quận lỵ trong thành phố này không nơi nào giống nơi nào… và các con luôn ôm ấp những khuôn mặt, nụ cười và cả nước mắt của rất nhiều người trong trái tim của các con.
Dành cho những ai đang phục vụ mục vụ
Đức Thánh Cha Phanxicô dành câu cuối cùng cho những người đang phục vụ các việc mục vụ. Ngài trích từ Tin Mừng của Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ đổi tiền và những người buôn bán ra khỏi Đền thờ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói đôi khi phải làm mất lòng người khác trước lời mời gọi đích thực của Tin mừng, Chúa đã hành động một cách quyết liệt. ĐTC nêu ra một chi tiết quan trọng trong Tin Mừng hôm nay "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Chúa muốn đền thờ phải là ngôi nhà cầu nguyện cho tất cả các dân tộc, nên Chúa Giêsu lật đổ bàn ghế của những người đổi tiền bạc, xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ… Chúa Giêsu biết hành động của Chúa sẽ phải trả một giá rất đắt cho Ngài! Người Do Thái đã vặn hỏi Ngài: "Dấu hiệu nào ông chứng tỏ cho chúng tôi là ông có quyền làm như vậy?", Chúa trả lời: "Hãy phá hủy đền thờ này và Ta sẽ xây dựng lại sau ba ngày!”
Xây dựng lại đền thờ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong cuộc sống của chúng ta, những kẻ tội lỗi, điều làm chúng ta xa cách Chúa, Khiến chúng ta phá hủy đền thờ của Chúa! và Chúa phải mất ba ngày để xây dựng lại ngôi đền của Ngài trong chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ những ai đang lo mục vụ hãy tìm ra những cách thế mới để tìm gặp những người mất niềm tin về lại với Giáo hội. ĐTC nói Không ai, dù có phạm những lỗi lầm nghiêm trọng đến đâu đi nữa, vẫn không bị Chúa kết án, xa lìa Chúa mãi mãi trên thế gian này!
Đức Thánh Cha kết thúc: Đôi khi chúng ta nghi ngờ và thất vọng, nhưng chúng ta phải giữ vững niềm xác tín rằng Thiên Chúa đã phải mất ba ngày để vực Người Con của Ngài trỗi dậy từ cõi chết! Thì Thiên Chúa cũng cần thời giờ để vực chúng ta dậy!...
Lại một hội nghị thượng đỉnh nữa về lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
23:07 09/11/2019
Chỉ mới hồi đầu tháng 10, một vị Hồng Y đứng đầu một siêu thánh bộ của Tòa Thánh lên tiếng cho rằng nay đã đến lúc “bước ra khỏi” các tai tiếng lạm dụng. Nghĩa là đừng bàn đến chúng nữa.
Thực vậy, theo Elise Harris của tập san Crux Now, Đức Hồng Y Peter Turkson, người Ghana, bộ trưởng Thánh Bộ Cổ vũ Việc Phát triển Nhân bản Toàn diện, trong một bài diễn văn đọc tại Hội nghị Mùa Thu của Hiệp Hội Các Nhà Lãnh đạo Truyền Giáo và Dòng tu Ái Nhĩ Lan (AMRI), đã gợi lại hai biến cố: Đại hội Thánh thể Quốc tế năm 2012 và Cuộc Gặp Gỡ các Gia đình Thế giới năm 2018. Cả hai đều tổ chức tại Dublin. Trong cả hai biến cố ấy, Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin đều có lời xin lỗi vì nạn giáo sĩ lạm dụng.
Và Đức Hồng Y Turkson có cảm nghĩ “Có lúc, tôi nghĩ việc ấy hơi quá đáng. Tôi nghĩ ngài [Đức Tổng Giám Mục Martin] đang phủ mây mù lên mọi sự”. Đức Hồng Y Turkson cho rằng: ngài hiểu nỗi đau đớn của các nạn nhân bị lạm dụng, nhưng theo ngài “nay chúng ta cần tìm đường để thoát ra ngoài (exit) kinh nghiệm này, [vì] nếu không nó làm ta chết ngạt”.
Thế nhưng tại Mexico City, từ ngày 6 tới ngày 8 tháng 11 vừa qua, lại mới có một hội nghị cũng mang danh là thượng đỉnh, bàn về nạn lạm dụng tình dục, do Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ em của Đại Học Công Giáo Mexico (CEPROME) tổ chức.
Người ta đoán lý do gọi nó là “thượng đỉnh” vì các vị tham dự và diễn giả chính đều là những vị đã tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về việc bảo vệ các vị thành niên trong Giáo Hội hồi tháng hai tại Vatican. Đó là Linh Mục Dòng Tên Hans Zollner, giám đốc Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em tại đại học Gregorian; Đức Cha Luis Manuel Ali Herrera, Giám Mục Phụ Tá của Bogota, Colombia và là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo vể Vị Thánh niên; Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna of Malta, thành viên của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin; và Juan Carlos Cruz, nạn nhân sống sót lạm dụng tình dục người Chile.
Các diễn giả không hẳn đưa ra được bất cứ đường hướng giải quyết nào mới cho bằng lên tiếng chỉ trích và cho rằng mình chưa làm đủ và thậm chí chưa làm gì hết trong chiến dịch tận diệt nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục. Giọng điệu bi quan này, trớ trêu thay, bị chính nạn nhân sống sót là Cruz “chỉnh sửa”. Phải chăng, trong trận chiến tận diệt nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, chúng ta cũng đang vô tình rơi vào hội chứng “kỹ trị” trong đó các nhà chuyên môn cho rằng các tầm nhìn thông suốt của họ chưa được áp dụng và cần phải được áp dụng ngay.
Ta hãy nghe Linh mục Zollner: “Tôi luôn luôn ngạc nhiên rằng trong Giáo Hội, vốn thiếu một nền thần học hệ thống để đối đầu với việc lam dụng tình dục và việc che đậy nó. Và việc thiếu này vẫn tiếp diễn cho đến nay”.
Theo ngài, “trong Giáo Hội, chúng ta vốn cố gắng ủy trách nhiệm về các vấn đề này cho các nhà phân tâm học, luật sư và giáo luật gia, mà quên không nhìn tới linh đạo và thần học: trái tim của chúng ta”.
Đức Cha Luis Manuel Ali Herrera thì cho rằng ở Châu Mỹ La Tinh, các thay đổi cần thiết để giải quyết nạn lạm dụng “chưa bắt đầu”. Dù ở đây diễn ra những vụ lạm dụng tình dục nổi tiếng thế giới: ở Mexico là cố linh mục Marcial Maciel; ở Peru, là giáo dân Luis Fernando Figari; ở Chile, là cựu linh mục Fernando Karadima.
Nhưng theo Shannon Levitt, nạn nhân sống sót Cruz có cái nhìn tích cực hơn. Anh cho biết “Quả là ấn tượng khi được thấy nhiều điều đang diễn ra. Đã có sự thay đổi ở Châu Mỹ La Tinh và trên toàn thế giới. Trước đây, khi bạn nói bạn bị một linh mục lạm dụng, người ta sẽ hủy hoại bạn, nhưng nay cung cách ấy không còn nữa”.
Anh cho biết má anh luôn nhắc nhở anh nhớ rằng anh đã ra sao trước đây và nay được như thế nào. Anh nghĩ Giáo Hội cũng vậy.
Phản ứng của tham dự viên
Theo Ines San Martin, trong số 450 tham dự viên hội nghị đến từ Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Paraguay, Panama, Peru, Puerto Rico and Venezuela, một vị linh mục đứng ở phía sau phòng hội nghị đã làm cho toàn thể hội nghị “nóng lên” khi ngài cho rằng các diễn giả đã quên không nhắc đến điều mà theo ngài là cội rễ của nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục: đồng tính luyến ái.
Đức Cha Luis Manuel Alí Herrera đã chỉ biết căn cứ vào hai tài liệu được ngài trưng dẫn trong bài diễn văn của ngài là Phúc Trình của Trường Cao Đẳng John Jay về Công Lý Hình Sự và Phúc Trình của Ủy Ban Hoàng Gia Úc. Cả hai bác bỏ đồng tính luyến ái là nguyên nhân của ấu dâm.
Ngài cho nguyên nhân chính là “lỏng lẻo về luân lý” (moral laxity): “khi các giáo sĩ không chấp nhận một cách có ý thức cam kết sống độc thân của họ”. Nhưng sao đa số lại chọn con trai? Điều này được cả Phúc Trình John Jay lẫn Đức Cha Herrera nhìn nhận. Nhưng ngài cho hay: chỉ vì “sẵn có” con trai hơn con gái gần gũi với các linh mục.
Đó cũng là nhận định của Cha Zollner. Nhưng Cha cho biết thêm: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện đang nhận được các vụ lạm dụng cách nay 25 năm và khuynh hướng đang thay đổi với số trẻ gái bị lạm dụng gia tăng nhiều hơn.
Cha cũng đồng ý với nhận định của Đức Cha Herrera khi cho rằng các dữ kiện khoa học cho thấy đa số các vụ lạm dụng giữa các năm 1970-1980 do các linh mục được thụ phong trong thập niên 1950 vi phạm. Họ là những linh mục được giáo dục rất nghiêm ngặt, nhấn mạnh nhiều đến kỷ luật. Nhưng sự nghiêm ngặt ấy bị cuộc cách mạng tình dục năm 1968 cho nổ tung.
Các giải thích ấy không làm vừa lòng vị linh mục đặt câu hỏi.
Câu hỏi khác khiến cử tọa lưu ý là câu hỏi về những lời tố cáo gian. Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna chỉ biết trả lời: hệ thống giáo luật có dự liệu các điều khoản chống lại những lời cáo gian này! Chúng là các tội ác theo giáo luật. Và điều sau mới đáng lưu ý: ngài bảo 90 phần trăm các lời tố cáo đều chứng tỏ là đúng sự thật.
Đức Hồng Y Cupich và con đường thanh tẩy Giáo Hội
Ines San Martin cho hay: tham dự hội nghị trên, còn có Đức Hồng Y Cupich, Tổng Giám Mục Chiacago, người được cô mô tả là “thân tín” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo nghĩa, ngài được Đức Phanxicô mời điều hợp Hội Nghị Thượng Đỉnh về Bảo vệ Vị thành niên tại Vatican hồi tháng Hai, 2019.
Theo Đức Hồng Y, con đường thanh tẩy Giáo Hội bắt đầu bằng việc thừa nhận sự can đảm của các nạn nhân chịu lên tiếng. “Chính nhờ lòng can đảm của họ mà Giáo Hội bắt đầu diễn trình thanh tẩy chân chính”.
Diễn trình trên, theo Đức Hồng Y, gồm 4 nhân tố: liên đới (nối kết với các nạn nhân, dù chỉ là một em bé 9 tuổi, gặp gỡ họ); đồng nghị ([synodality] Giáo Hội phải cùng nhau bước đi trong việc bảo vệ trẻ em); hoán cải, điều ngài tin các Giám Mục Hoa kỳ đã thất bại sau Hiến chương Dallas năm 2002 (rất hay nhưng không đem ra áp dụng hay theo dõi, một thứ “thanh tẩy rẻ tiền”); minh bạch (cởi mở, thừa nhận sai lầm).
Điểm cuối được Đức Tổng Giám Mục Rogelio Cabrera, của Monterrey, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mexico và là thủ qũy của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) khai triển.
Ngài bảo: “Các Giám Mục chúng ta cần nhìn nhận các lỗi lầm quá khứ”, bác bỏ chủ nghĩa giáo sĩ trị, coi Giáo Hội là uy quyền, có lời nói cuối cùng, coi Giám Mục và linh mục là những nhân vật quan trọng. Chính đó là nguyên nhân của nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Một nhận định khác của Đức Tổng Giám Mục Cabrera cho thấy ta phải vâng theo luật lệ nhà nước: “Chúng ta là các công dân nơi ta sinh sống, và luật pháp là một phần của viễn kiến mình là thành phần của thế giới”, trong khi có nhiều linh mục tin rằng mình không nợ ai bất cứ lơi giải thích nào.
Có một nhận định đáng lưu ý: theo Đức Tổng Giám Mục, về việc tiết lộ danh tính các linh mục phạm tội, Giáo Hội Công Giáo ở Mexico bị luật lệ cấm trừ khi nạn nhân thực sự đã công khai hóa vụ việc.
Thực vậy, theo Elise Harris của tập san Crux Now, Đức Hồng Y Peter Turkson, người Ghana, bộ trưởng Thánh Bộ Cổ vũ Việc Phát triển Nhân bản Toàn diện, trong một bài diễn văn đọc tại Hội nghị Mùa Thu của Hiệp Hội Các Nhà Lãnh đạo Truyền Giáo và Dòng tu Ái Nhĩ Lan (AMRI), đã gợi lại hai biến cố: Đại hội Thánh thể Quốc tế năm 2012 và Cuộc Gặp Gỡ các Gia đình Thế giới năm 2018. Cả hai đều tổ chức tại Dublin. Trong cả hai biến cố ấy, Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin đều có lời xin lỗi vì nạn giáo sĩ lạm dụng.
Và Đức Hồng Y Turkson có cảm nghĩ “Có lúc, tôi nghĩ việc ấy hơi quá đáng. Tôi nghĩ ngài [Đức Tổng Giám Mục Martin] đang phủ mây mù lên mọi sự”. Đức Hồng Y Turkson cho rằng: ngài hiểu nỗi đau đớn của các nạn nhân bị lạm dụng, nhưng theo ngài “nay chúng ta cần tìm đường để thoát ra ngoài (exit) kinh nghiệm này, [vì] nếu không nó làm ta chết ngạt”.
Thế nhưng tại Mexico City, từ ngày 6 tới ngày 8 tháng 11 vừa qua, lại mới có một hội nghị cũng mang danh là thượng đỉnh, bàn về nạn lạm dụng tình dục, do Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ em của Đại Học Công Giáo Mexico (CEPROME) tổ chức.
Người ta đoán lý do gọi nó là “thượng đỉnh” vì các vị tham dự và diễn giả chính đều là những vị đã tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về việc bảo vệ các vị thành niên trong Giáo Hội hồi tháng hai tại Vatican. Đó là Linh Mục Dòng Tên Hans Zollner, giám đốc Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em tại đại học Gregorian; Đức Cha Luis Manuel Ali Herrera, Giám Mục Phụ Tá của Bogota, Colombia và là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo vể Vị Thánh niên; Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna of Malta, thành viên của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin; và Juan Carlos Cruz, nạn nhân sống sót lạm dụng tình dục người Chile.
Các diễn giả không hẳn đưa ra được bất cứ đường hướng giải quyết nào mới cho bằng lên tiếng chỉ trích và cho rằng mình chưa làm đủ và thậm chí chưa làm gì hết trong chiến dịch tận diệt nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục. Giọng điệu bi quan này, trớ trêu thay, bị chính nạn nhân sống sót là Cruz “chỉnh sửa”. Phải chăng, trong trận chiến tận diệt nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, chúng ta cũng đang vô tình rơi vào hội chứng “kỹ trị” trong đó các nhà chuyên môn cho rằng các tầm nhìn thông suốt của họ chưa được áp dụng và cần phải được áp dụng ngay.
Ta hãy nghe Linh mục Zollner: “Tôi luôn luôn ngạc nhiên rằng trong Giáo Hội, vốn thiếu một nền thần học hệ thống để đối đầu với việc lam dụng tình dục và việc che đậy nó. Và việc thiếu này vẫn tiếp diễn cho đến nay”.
Theo ngài, “trong Giáo Hội, chúng ta vốn cố gắng ủy trách nhiệm về các vấn đề này cho các nhà phân tâm học, luật sư và giáo luật gia, mà quên không nhìn tới linh đạo và thần học: trái tim của chúng ta”.
Đức Cha Luis Manuel Ali Herrera thì cho rằng ở Châu Mỹ La Tinh, các thay đổi cần thiết để giải quyết nạn lạm dụng “chưa bắt đầu”. Dù ở đây diễn ra những vụ lạm dụng tình dục nổi tiếng thế giới: ở Mexico là cố linh mục Marcial Maciel; ở Peru, là giáo dân Luis Fernando Figari; ở Chile, là cựu linh mục Fernando Karadima.
Nhưng theo Shannon Levitt, nạn nhân sống sót Cruz có cái nhìn tích cực hơn. Anh cho biết “Quả là ấn tượng khi được thấy nhiều điều đang diễn ra. Đã có sự thay đổi ở Châu Mỹ La Tinh và trên toàn thế giới. Trước đây, khi bạn nói bạn bị một linh mục lạm dụng, người ta sẽ hủy hoại bạn, nhưng nay cung cách ấy không còn nữa”.
Anh cho biết má anh luôn nhắc nhở anh nhớ rằng anh đã ra sao trước đây và nay được như thế nào. Anh nghĩ Giáo Hội cũng vậy.
Phản ứng của tham dự viên
Theo Ines San Martin, trong số 450 tham dự viên hội nghị đến từ Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Paraguay, Panama, Peru, Puerto Rico and Venezuela, một vị linh mục đứng ở phía sau phòng hội nghị đã làm cho toàn thể hội nghị “nóng lên” khi ngài cho rằng các diễn giả đã quên không nhắc đến điều mà theo ngài là cội rễ của nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục: đồng tính luyến ái.
Đức Cha Luis Manuel Alí Herrera đã chỉ biết căn cứ vào hai tài liệu được ngài trưng dẫn trong bài diễn văn của ngài là Phúc Trình của Trường Cao Đẳng John Jay về Công Lý Hình Sự và Phúc Trình của Ủy Ban Hoàng Gia Úc. Cả hai bác bỏ đồng tính luyến ái là nguyên nhân của ấu dâm.
Ngài cho nguyên nhân chính là “lỏng lẻo về luân lý” (moral laxity): “khi các giáo sĩ không chấp nhận một cách có ý thức cam kết sống độc thân của họ”. Nhưng sao đa số lại chọn con trai? Điều này được cả Phúc Trình John Jay lẫn Đức Cha Herrera nhìn nhận. Nhưng ngài cho hay: chỉ vì “sẵn có” con trai hơn con gái gần gũi với các linh mục.
Đó cũng là nhận định của Cha Zollner. Nhưng Cha cho biết thêm: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện đang nhận được các vụ lạm dụng cách nay 25 năm và khuynh hướng đang thay đổi với số trẻ gái bị lạm dụng gia tăng nhiều hơn.
Cha cũng đồng ý với nhận định của Đức Cha Herrera khi cho rằng các dữ kiện khoa học cho thấy đa số các vụ lạm dụng giữa các năm 1970-1980 do các linh mục được thụ phong trong thập niên 1950 vi phạm. Họ là những linh mục được giáo dục rất nghiêm ngặt, nhấn mạnh nhiều đến kỷ luật. Nhưng sự nghiêm ngặt ấy bị cuộc cách mạng tình dục năm 1968 cho nổ tung.
Các giải thích ấy không làm vừa lòng vị linh mục đặt câu hỏi.
Câu hỏi khác khiến cử tọa lưu ý là câu hỏi về những lời tố cáo gian. Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna chỉ biết trả lời: hệ thống giáo luật có dự liệu các điều khoản chống lại những lời cáo gian này! Chúng là các tội ác theo giáo luật. Và điều sau mới đáng lưu ý: ngài bảo 90 phần trăm các lời tố cáo đều chứng tỏ là đúng sự thật.
Đức Hồng Y Cupich và con đường thanh tẩy Giáo Hội
Ines San Martin cho hay: tham dự hội nghị trên, còn có Đức Hồng Y Cupich, Tổng Giám Mục Chiacago, người được cô mô tả là “thân tín” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo nghĩa, ngài được Đức Phanxicô mời điều hợp Hội Nghị Thượng Đỉnh về Bảo vệ Vị thành niên tại Vatican hồi tháng Hai, 2019.
Theo Đức Hồng Y, con đường thanh tẩy Giáo Hội bắt đầu bằng việc thừa nhận sự can đảm của các nạn nhân chịu lên tiếng. “Chính nhờ lòng can đảm của họ mà Giáo Hội bắt đầu diễn trình thanh tẩy chân chính”.
Diễn trình trên, theo Đức Hồng Y, gồm 4 nhân tố: liên đới (nối kết với các nạn nhân, dù chỉ là một em bé 9 tuổi, gặp gỡ họ); đồng nghị ([synodality] Giáo Hội phải cùng nhau bước đi trong việc bảo vệ trẻ em); hoán cải, điều ngài tin các Giám Mục Hoa kỳ đã thất bại sau Hiến chương Dallas năm 2002 (rất hay nhưng không đem ra áp dụng hay theo dõi, một thứ “thanh tẩy rẻ tiền”); minh bạch (cởi mở, thừa nhận sai lầm).
Điểm cuối được Đức Tổng Giám Mục Rogelio Cabrera, của Monterrey, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mexico và là thủ qũy của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) khai triển.
Ngài bảo: “Các Giám Mục chúng ta cần nhìn nhận các lỗi lầm quá khứ”, bác bỏ chủ nghĩa giáo sĩ trị, coi Giáo Hội là uy quyền, có lời nói cuối cùng, coi Giám Mục và linh mục là những nhân vật quan trọng. Chính đó là nguyên nhân của nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Một nhận định khác của Đức Tổng Giám Mục Cabrera cho thấy ta phải vâng theo luật lệ nhà nước: “Chúng ta là các công dân nơi ta sinh sống, và luật pháp là một phần của viễn kiến mình là thành phần của thế giới”, trong khi có nhiều linh mục tin rằng mình không nợ ai bất cứ lơi giải thích nào.
Có một nhận định đáng lưu ý: theo Đức Tổng Giám Mục, về việc tiết lộ danh tính các linh mục phạm tội, Giáo Hội Công Giáo ở Mexico bị luật lệ cấm trừ khi nạn nhân thực sự đã công khai hóa vụ việc.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Bạn Người Cùi Việt Nam Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
04:04 09/11/2019
Melbourne, một ngày trời với thời tiết không được đẹp, tuy có chút nắng, nhưng tiết trời rất lạnh! Những cơn lạnh trái mùa so với mọi năm. Tuy thời tiết xấu, nhưng chúng ta lại có nhiều cái đẹp, đẹp vì tình người đẹp, như nghĩa cử và lòng của mọi người trong Hội Bác Ái Thánh Martin tiền thân của Hội Bạn Người Cùi Việt Nam tại Melbourne. Với đủ mọi thành phần nam, phụ, lão, ấu, đã từ khắp mọi vùng, kéo về ngôi Nhà thờ Thánh Đa Minh cổ kính tại Vùng Camberwell để cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn, mừng bổn mạng Thánh Martin lần thứ 29, vào lúc 11 giờ, sáng Thứ Bảy Ngày 09/11/2019.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Toàn, Tuyên úy Hội Bạn Người Cùi Việt Nam – Úc Châu chủ tế, cùng với Linh mục Phạm Hữu Trường và hai cha khách đồng tế. Phụ trách thánh ca năm nay đặc biệt do một số anh chị em đến thay cho Ca đoàn Cung Chiều, ca đoàn mà đã gắn bó với hội trong suốt thời gian 29 năm qua, hôm nay vì phải hát lễ tại cộng đoàn nên không thể đến được. Và những người trong Hội Bác Ái Thánh Martin, mọi người đến với một tấm lòng quảng đại, đúng với tên của hội về dự với tâm tình tạ ơn và cầu nguyện.
Qua phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Phạm Hữu Trường đã chia sẻ về bài tin mừng nói về Người Samari nhân hậu. Nhưng bài chia sẻ nói nhiều về Thánh Martin vị thánh bổn mạng của Hội Bạn người Cùi. Mặc dù hội vẫn là Hội bạn người Cùi, nhưng sẽ được đổi tên là Hội Bác Ái Thánh Martin. Công việc mà chúng ta đang làm hôm nay, lúc đầu chỉ có mấy người làm, với ước mơ nhỏ bé là làm sao xoa dịu được phần nào nỗi đau của những anh em bất hạnh nơi quê nhà. Thời gian thấm thoát đã qua 29 năm trường, chúng ta mong ước nỗi khổ đau của những người kém may mắn sớm hết, để chung quanh ta có rất rất nhiều người sống trong hạnh phúc, và chúng ta sẽ an tâm để chấm dứt chương trình này. Nhưng lúc này, những người bạn khổ đau vẫn đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Thời gian qua, chúng ta đã chung tay giúp sức để làm cho những người bạn cùi nhiều chương trình ngắn hạn và cả những chương trình dài hạn.
Sau phần chia sẻ của Linh mục Phạm Hữu Trường. Vì lý do trục trặc kỹ thuật, Hội đã không thể chiếu các hình ảnh trong năm mà đích thân Linh mục Tuyên Úy Nguyễn Văn Toàn đã đến tận những vùng xa xôi để gặp gỡ thăm hỏi và trao những phần qùa nhỏ bé cho những gia đình Người Cùi trên vùng cao nguyên Việt Nam. Và đích thân Cha Toàn đã tường trình về chuyến thăm của Cha đã đến tới các nơi mà cha đã thăm trong năm qua. Những chương trình nước sạch, những nhà trẻ nuôi dưỡng các em, cho các em ăn, dậy các em học, ăn ở vệ sinh và nhất là ngăn ngừa sự lây lan bệnh tật từ cha mẹ các em truyền qua, vẫn được hội tiếp tục giúp đỡ.
Trong bản tin gửi đến mọi thành viên, phần báo cáo tài chánh trong tài khóa 2018 – 2019. Với ngân khoản quyên góp trong thánh lễ, quyên góp ngoài thánh lễ được AUD 67,480.00, chi hết 50,750.00 AUD và quỹ còn tồn được 13,430.00
Ngoài những ân nhân đóng góp trực tiếp trong thánh lễ tạ ơn, quý vị ân nhân không đi dâng lễ tạ ơn được có thể đóng góp qua ngân hàng vào tài khoản của hội với các chi tiết như sau:
Ngân hàng (Bank) Commonwealth Bank
Tên tài khoản: (Account Name:) Friends of Lepers
Chi nhánh (Branch Number:) 064148Số tài khoản (Account Number:) 10742073
Xin quý vị viết tắt tên nhưng ghi rõ số thứ tự hội viên của quý vị. Số thứ tự này có trên bì thư mà hội gửi cho quý vị. Thí dụ: Ông bà Nguyễn văn A (STT 00) Xin chân thành cám ơn.
Sau lễ, trước khi dự bữa ăn trưa nhẹ cùng nhau. Mọi người đã cùng nhau ra trước tượng đài Thánh Martin để đọc kinh và hát mừng bổn mạng. Sau đó, mọi người trở lại bên khuôn viên nhà dòng để cùng nhau ăn trưa và hàn huyên tâm sự, nhận lon tiết kiệm mang về trao cho những người thân yêu để xin những đồng tiền lẻ giúp cho những người bạn thiếu may mắn nơi quê nhà trong những vùng xa xôi hẻo lánh, hầu xoa dịu phần nào những vết thương của những người anh em là con cùng Cha với chúng ta ở trên trời.
Nhà thờ Thánh Đa Minh Melbourne |
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Toàn, Tuyên úy Hội Bạn Người Cùi Việt Nam – Úc Châu chủ tế, cùng với Linh mục Phạm Hữu Trường và hai cha khách đồng tế. Phụ trách thánh ca năm nay đặc biệt do một số anh chị em đến thay cho Ca đoàn Cung Chiều, ca đoàn mà đã gắn bó với hội trong suốt thời gian 29 năm qua, hôm nay vì phải hát lễ tại cộng đoàn nên không thể đến được. Và những người trong Hội Bác Ái Thánh Martin, mọi người đến với một tấm lòng quảng đại, đúng với tên của hội về dự với tâm tình tạ ơn và cầu nguyện.
Qua phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Phạm Hữu Trường đã chia sẻ về bài tin mừng nói về Người Samari nhân hậu. Nhưng bài chia sẻ nói nhiều về Thánh Martin vị thánh bổn mạng của Hội Bạn người Cùi. Mặc dù hội vẫn là Hội bạn người Cùi, nhưng sẽ được đổi tên là Hội Bác Ái Thánh Martin. Công việc mà chúng ta đang làm hôm nay, lúc đầu chỉ có mấy người làm, với ước mơ nhỏ bé là làm sao xoa dịu được phần nào nỗi đau của những anh em bất hạnh nơi quê nhà. Thời gian thấm thoát đã qua 29 năm trường, chúng ta mong ước nỗi khổ đau của những người kém may mắn sớm hết, để chung quanh ta có rất rất nhiều người sống trong hạnh phúc, và chúng ta sẽ an tâm để chấm dứt chương trình này. Nhưng lúc này, những người bạn khổ đau vẫn đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Thời gian qua, chúng ta đã chung tay giúp sức để làm cho những người bạn cùi nhiều chương trình ngắn hạn và cả những chương trình dài hạn.
Sau phần chia sẻ của Linh mục Phạm Hữu Trường. Vì lý do trục trặc kỹ thuật, Hội đã không thể chiếu các hình ảnh trong năm mà đích thân Linh mục Tuyên Úy Nguyễn Văn Toàn đã đến tận những vùng xa xôi để gặp gỡ thăm hỏi và trao những phần qùa nhỏ bé cho những gia đình Người Cùi trên vùng cao nguyên Việt Nam. Và đích thân Cha Toàn đã tường trình về chuyến thăm của Cha đã đến tới các nơi mà cha đã thăm trong năm qua. Những chương trình nước sạch, những nhà trẻ nuôi dưỡng các em, cho các em ăn, dậy các em học, ăn ở vệ sinh và nhất là ngăn ngừa sự lây lan bệnh tật từ cha mẹ các em truyền qua, vẫn được hội tiếp tục giúp đỡ.
Trong bản tin gửi đến mọi thành viên, phần báo cáo tài chánh trong tài khóa 2018 – 2019. Với ngân khoản quyên góp trong thánh lễ, quyên góp ngoài thánh lễ được AUD 67,480.00, chi hết 50,750.00 AUD và quỹ còn tồn được 13,430.00
Ngoài những ân nhân đóng góp trực tiếp trong thánh lễ tạ ơn, quý vị ân nhân không đi dâng lễ tạ ơn được có thể đóng góp qua ngân hàng vào tài khoản của hội với các chi tiết như sau:
Ngân hàng (Bank) Commonwealth Bank
Tên tài khoản: (Account Name:) Friends of Lepers
Chi nhánh (Branch Number:) 064148Số tài khoản (Account Number:) 10742073
Xin quý vị viết tắt tên nhưng ghi rõ số thứ tự hội viên của quý vị. Số thứ tự này có trên bì thư mà hội gửi cho quý vị. Thí dụ: Ông bà Nguyễn văn A (STT 00) Xin chân thành cám ơn.
Sau lễ, trước khi dự bữa ăn trưa nhẹ cùng nhau. Mọi người đã cùng nhau ra trước tượng đài Thánh Martin để đọc kinh và hát mừng bổn mạng. Sau đó, mọi người trở lại bên khuôn viên nhà dòng để cùng nhau ăn trưa và hàn huyên tâm sự, nhận lon tiết kiệm mang về trao cho những người thân yêu để xin những đồng tiền lẻ giúp cho những người bạn thiếu may mắn nơi quê nhà trong những vùng xa xôi hẻo lánh, hầu xoa dịu phần nào những vết thương của những người anh em là con cùng Cha với chúng ta ở trên trời.
Chút cảm nhận trong chuyến về quê Mùa Các Đẳng Thăm Lăng mộ tử đạo Vạn Lộc, Tịnh Bắc
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
09:46 09/11/2019
THIẾU “QUÊ HƯƠNG ĐÓ” TA SẼ VỀ ĐÂU?
ĐI VỀ MÀ NỐI LINH THIÊNG (tiếp theo)
Ngược dòng lịch sử 54 năm về trước, tháng 11 của năm 1965, con đường mang tên “Tỉnh lộ 5”, từ Sơn Tịnh lên Sơn Hà, mà hôm nay là Quốc lộ 24B, đã sặc mùi tử khí sau trận chiến đẩm máu của mặt trận Ba Gia diễn ra trong suốt tháng 5 và tháng 6. Nếu trong lịch sử chiến tranh Đông Dương lần thứ II, trận chiến Ba Gia được cả hai bên Nam (VN Cộng hoà) Bắc (Việt nam Dân Chủ) và cả phía đồng minh của miền Nam là Mỹ đều thừa nhận đó là trận chiến khốc liệt mang tầm mức loại “trận địa chiến” mà cả hai bên đối đầu đều chấp nhận trả giá với nhiều thương vong sinh mệnh, khí tài và những hệ luỵ tàn khốc của chiến tranh.
Xem Hình
Riêng về Giáo Hội Công Giáo, liền 3 xứ đạo miền Tây Sơn Tình cùng với các giáo họ trực thuộc của vùng nầy gần như bị xoá tên: Cù Và, Tân Lộc, Bình Đông mà con số giáo dân ước tính trên dưới 10.000. Cơ sở thờ tự và hoạt động mục vụ bị bom đạn san bằng; giáo dân, ngoài những số bị chết và bị thương, phần đông được các cha sở hướng dẫn di tản khỏi vùng lửa đạn, tạm dung tại vùng ven thị xã Quảng Ngãi để sau đó di dân và tái định cư hẵn vào các vùng phía nam như Cam Ranh, Bình Tuy, Long Khánh…
Hôm nay, sau 54 năm của cuộc chiến huynh đệ tương tàn Ba Gia thuở ấy, con đường “tỉnh lộ 5” đẩm máu, giờ đã yên ắng, hiền hoà, nối biển lên rừng, từ Sa Kỳ, Mỹ Khê qua “Thiên Ấn niêm hà” tới “Thạch Bích tà dương” cho tới khi mất hút giữa những đồi núi núi bạt ngàn của vùng phía tây Thạch Nham Trà Khúc…
Đúng, cuộc đời và những biến thiên không đi ngoài những viễn cảnh mà tác giả sách Giảng Viên đã chiêm nghiệm:
“Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời để than van, một thời để múa nhảy; ” (Gv 3,1-4)
Sở dĩ nhắc lại con đường “tỉnh lộ 5” và cuộc chiến Ba Gia 54 năm về trước, vì hôm nay, những ngày đầu tháng Các Đẳng, cũng trên con đường nầy, ngang qua khu di tích tưởng niệm Ba Gia, có nhiều anh chị em giáo dân tha hương tìm về thăm lại mồ mã cha ông đã nằm xuống và yên nghĩ trên chính vùng đất của một thời chập chùng binh lửa.
Một trong số những địa chỉ dành cho “một cõi đi về” đó là khu lăng mộ mới được trùng tu của Bà Matta Các, vị đại ân nhân của giáo phận Qui Nhơn và là hội hữu hội Phaolô Châu cấp thượng hạng mà tên cụ còn ghi rõ trên bảng đá cẩm thạch tại nhà khách chủng viện Làng Sông, cùng với một số phần mộ giáo dân tử đạo thuộc giáo họ Vạn Lộc, giáo xứ Tân Lộc cũng được quy tập chung lại trong khu lăng mộ nầy.
Quả thật, niềm tin vào sự sống vĩnh hằng của người Kitô hữu gần như được hâm nóng và trở thành một thứ “văn hoá hiếu đạo” được diễn đạt cách hồn nhiên và sâu lắng trong những ngày đầu tháng 11 Các Đẳng nầy. Bất cứ nơi đâu có lăng mộ, có đất thánh, có nghĩa trang Công Giáo…là nơi đó có bóng dáng của “thiện nam tín nữ”, có thoang thoảng khói nhang và âm vang những câu kinh, bài hát nguyện cầu cho những người đã nằm xuống.
Với niềm xác tín mạnh mẽ vào mầu nhiệm “Các Thánh cùng hiệp thông”, người còn sống và kẻ đã qua đời luôn thông hiệp cùng nhau trong một “Thân mình duy nhất là Giáo Hội”, để cầu thay nguyện giúp cho nhau được đạt bến bờ phước hạnh, nên đối với người Công Giáo, không có chuyện người đã ra đi sẽ rơi vào cô độc, lãng quên như cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã từng bộc bạch qua ca khúc “Cho một người vừa nằm xuống”:
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!
Vâng, trong những ngày đầu tháng Các Đẳng nầy, người Công Giáo không phải đi viếng mộ theo kiểu bất chợt, tình cờ qua đường như “Thuý Kiều thăm mộ Đạm Tiên”:
Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho...(Truyện Kiều của Nguyễn Du)
mà là một nghĩa cử của Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, là sự tuyên xưng mạnh mẽ về cuộc sống phục sinh sau khi chết, và về mối giây hiệp thông trong gia đình con cái Chúa giữa những người còn sống và những kẻ đã qua đời mà lời Kinh Tiền Tụng I lễ An Táng đã xác quyết: “Nơi Người, niềm hy vọng sống lại đã chiếu toả trên chúng con, để những ai buồn sầu vì số phận chắc chắn phải chết cũng được an ủi vì Chúa đã hứa ban phúc trương sinh bất diệt sau nầy. Vì lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị huỷ diệt tiêu tan thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời.”
Sáng nay, chợt nghe những lời ca kinh vang lên giữa khung trời cuối thu của vùng nương đồi Tịnh Bắc, nơi mà cách đây 54 năm, những ngày cuối tháng 5.1965, ngập tràn lửa đạn, máu đổ, đầu rơi, huynh đệ tương tàn trong chiến cuộc Ba Gia; hay xa thêm nữa, 134 năm về trước, cũng tại vùng đất nầy, trong chiến dịch Bình Tây sát tả của phong trào Văn Thân (1885), biết bao người tín hữu nơi đây đã bị sát hại vì niềm tin mà khu lăng mộ nầy như là một chứng tích. Những lời ca kinh trong Thánh lễ cầu nguyện và tưởng niệm để những bước chân đi về miền đất cũ nối lại linh thiêng và để thêm một lần xác tín: “Quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3,20).
Quả thật, nếu không xác tín vào chân lý đó, nói cách khác, nếu không có hay “thiếu” “quê hương trên trời đó”, thì như nhạc sĩ Phó Đức Phương đã ưu tư “Ta về, ta về….đâu” ?
LM. Trương Đình Hiền
ĐI VỀ MÀ NỐI LINH THIÊNG (tiếp theo)
Ngược dòng lịch sử 54 năm về trước, tháng 11 của năm 1965, con đường mang tên “Tỉnh lộ 5”, từ Sơn Tịnh lên Sơn Hà, mà hôm nay là Quốc lộ 24B, đã sặc mùi tử khí sau trận chiến đẩm máu của mặt trận Ba Gia diễn ra trong suốt tháng 5 và tháng 6. Nếu trong lịch sử chiến tranh Đông Dương lần thứ II, trận chiến Ba Gia được cả hai bên Nam (VN Cộng hoà) Bắc (Việt nam Dân Chủ) và cả phía đồng minh của miền Nam là Mỹ đều thừa nhận đó là trận chiến khốc liệt mang tầm mức loại “trận địa chiến” mà cả hai bên đối đầu đều chấp nhận trả giá với nhiều thương vong sinh mệnh, khí tài và những hệ luỵ tàn khốc của chiến tranh.
Xem Hình
Riêng về Giáo Hội Công Giáo, liền 3 xứ đạo miền Tây Sơn Tình cùng với các giáo họ trực thuộc của vùng nầy gần như bị xoá tên: Cù Và, Tân Lộc, Bình Đông mà con số giáo dân ước tính trên dưới 10.000. Cơ sở thờ tự và hoạt động mục vụ bị bom đạn san bằng; giáo dân, ngoài những số bị chết và bị thương, phần đông được các cha sở hướng dẫn di tản khỏi vùng lửa đạn, tạm dung tại vùng ven thị xã Quảng Ngãi để sau đó di dân và tái định cư hẵn vào các vùng phía nam như Cam Ranh, Bình Tuy, Long Khánh…
Đúng, cuộc đời và những biến thiên không đi ngoài những viễn cảnh mà tác giả sách Giảng Viên đã chiêm nghiệm:
“Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời để than van, một thời để múa nhảy; ” (Gv 3,1-4)
Sở dĩ nhắc lại con đường “tỉnh lộ 5” và cuộc chiến Ba Gia 54 năm về trước, vì hôm nay, những ngày đầu tháng Các Đẳng, cũng trên con đường nầy, ngang qua khu di tích tưởng niệm Ba Gia, có nhiều anh chị em giáo dân tha hương tìm về thăm lại mồ mã cha ông đã nằm xuống và yên nghĩ trên chính vùng đất của một thời chập chùng binh lửa.
Một trong số những địa chỉ dành cho “một cõi đi về” đó là khu lăng mộ mới được trùng tu của Bà Matta Các, vị đại ân nhân của giáo phận Qui Nhơn và là hội hữu hội Phaolô Châu cấp thượng hạng mà tên cụ còn ghi rõ trên bảng đá cẩm thạch tại nhà khách chủng viện Làng Sông, cùng với một số phần mộ giáo dân tử đạo thuộc giáo họ Vạn Lộc, giáo xứ Tân Lộc cũng được quy tập chung lại trong khu lăng mộ nầy.
Quả thật, niềm tin vào sự sống vĩnh hằng của người Kitô hữu gần như được hâm nóng và trở thành một thứ “văn hoá hiếu đạo” được diễn đạt cách hồn nhiên và sâu lắng trong những ngày đầu tháng 11 Các Đẳng nầy. Bất cứ nơi đâu có lăng mộ, có đất thánh, có nghĩa trang Công Giáo…là nơi đó có bóng dáng của “thiện nam tín nữ”, có thoang thoảng khói nhang và âm vang những câu kinh, bài hát nguyện cầu cho những người đã nằm xuống.
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!
Vâng, trong những ngày đầu tháng Các Đẳng nầy, người Công Giáo không phải đi viếng mộ theo kiểu bất chợt, tình cờ qua đường như “Thuý Kiều thăm mộ Đạm Tiên”:
Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho...(Truyện Kiều của Nguyễn Du)
mà là một nghĩa cử của Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, là sự tuyên xưng mạnh mẽ về cuộc sống phục sinh sau khi chết, và về mối giây hiệp thông trong gia đình con cái Chúa giữa những người còn sống và những kẻ đã qua đời mà lời Kinh Tiền Tụng I lễ An Táng đã xác quyết: “Nơi Người, niềm hy vọng sống lại đã chiếu toả trên chúng con, để những ai buồn sầu vì số phận chắc chắn phải chết cũng được an ủi vì Chúa đã hứa ban phúc trương sinh bất diệt sau nầy. Vì lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị huỷ diệt tiêu tan thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời.”
Sáng nay, chợt nghe những lời ca kinh vang lên giữa khung trời cuối thu của vùng nương đồi Tịnh Bắc, nơi mà cách đây 54 năm, những ngày cuối tháng 5.1965, ngập tràn lửa đạn, máu đổ, đầu rơi, huynh đệ tương tàn trong chiến cuộc Ba Gia; hay xa thêm nữa, 134 năm về trước, cũng tại vùng đất nầy, trong chiến dịch Bình Tây sát tả của phong trào Văn Thân (1885), biết bao người tín hữu nơi đây đã bị sát hại vì niềm tin mà khu lăng mộ nầy như là một chứng tích. Những lời ca kinh trong Thánh lễ cầu nguyện và tưởng niệm để những bước chân đi về miền đất cũ nối lại linh thiêng và để thêm một lần xác tín: “Quê hương chúng ta ở trên trời” (Pl 3,20).
Quả thật, nếu không xác tín vào chân lý đó, nói cách khác, nếu không có hay “thiếu” “quê hương trên trời đó”, thì như nhạc sĩ Phó Đức Phương đã ưu tư “Ta về, ta về….đâu” ?
LM. Trương Đình Hiền
Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc chia sẻ và dâng Thánh Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa cho Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót của Giáo Phận
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
21:36 09/11/2019
Chiều Thứ Sáu đầu tháng 8/11/2019, không ngại ngần với thời tiết nắng nóng, từ mọi nẻo đường của Giáo phận, những chiếc xe nối đuôi nhau đưa chở hơn 10.000 hội viên của Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót trong toàn Giáo phận về Giáo xứ Suối Cát, Hạt Xuân Lộc để tham dự Thánh Lễ Kính Lòng Thương xót Chúa do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận cử hành. Không chỉ có quý hội viên của Hiệp Hội, nhưng còn có quý tu sĩ nam nữ và rất đông bà con giáo dân của Giáo xứ Suối Cát, và cả những anh chị em tôn giáo bạn cũng hiệp thông tham dự ngày đặc biệt này.
Xem Hình
14g30: Cha Giuse Trần Phú Sơn, Đặc Trách Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót của Giáo phận đã trình bày các thông tin, sinh hoạt của Hiệp Hội cho các hội viên được biết, cũng như giới thiệu Thủ Bản Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót- do Đức Giám Mục Giáo Phận ấn ký- vừa mới phát hành.
15g15, sau những giây phút được chào đón trong sự mến thương của cộng đoàn,Đức Giám Mục Giáo phận đã chia sẻ suy niệm của về lòng thương xót của Thiên Chúa, cũng như mời gọi mọi ngườisống và trao ban lòng thương xót của Chúa đến cho tha nhân, nhất là những người yếu đuối, lầm lỡ, tội lỗi.
Suy niệm từ dụ ngôn lúa và cỏ lùng trong Tin Mừng Mathêu 13,24-30, Đức Cha Giuse đãdẫn giải suy niệm về lòng thương xót của Thiên Chúa bằng việcgợi ý đến một tựa đề khác cũng cho chính dụ ngôn này: dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ kinh nghiệm thực tế làm nông nghiệp, Đức Cha nói rằng, hẳn mọi người đều sẽ nhận ra sự vô lý nơi ông chủ, khi mà ông không cho đầy tớ làm sạch cỏ lùng, hầu cho lúa được lớn lên. Tuy nhiên, Đức Cha nhấn mạnh rằng, trong cái vô lý của ông chủ đó, chúng ta nhận ra cái lý của lòng thương xót nơi Thiên Chúa, khi mà Người luôn chờ đợi, kiên nhẫn với những người tội lỗi, mong mỏi, đợi chờ họ đến những giây phút cuối cùng, mong sao họ quay trở về với tình yêu và lòng thương xót của thế Chúa. “Nếu đứng ở vị thế của một tội nhân, chúng ta sẽ nhận ra cái lý này: lý lẽ của lòng thương xót nơi Thiên Chúa dành cho kẻ có tội”.Vì thế, trong cách chú giải nhẹ nhàng với dụ ngôn trên, Đức Cha Giuse đã đưa ra ba ý tưởng suy niệm rất gần gũi thấm vào tâm hồn người nghe, đẩy họ đến cách thế chọn lựa để sống thông điệp của lòng Chúa thương xót.
Tin tưởng và hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa
Cho dẫu tội lỗi của mỗi người có nhiều đi chăng nữa, hay cứ quỵ đi ngã lại, nhưng tình yêu nơi Thiên Chúa luôn là một tình yêu bao la vô bờ bến, luôn có đó sự nhẫn nại, và không ngừng mời gọi con người trở lại để đón nhận ơn tha thứ của Người. Vì thế, Đức Cha mời gọi cộng đoàn “Hãy tin tưởng, hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa trên tội lỗi của bản thân mình”. Tuy nhiên, đừng quên điều kiện để lãnh nhận ơn tha thứ đòi chúng ta phải có sự thành tâm hối cải, và chừa tội.
Kiên trung sống xứng đáng làm con cái Chúa, không để cỏ lùng làm tha hóa chính mình
Nếu trong dụ ngôn, hình ảnh cả hai – lúa và cỏ lùng- cùng lớn lên đến mùa gặt, nghĩa là lúa không bị biến thành cỏ lùng dù lớn lên và phát triển chung với nó, thì người Kitô hữu, khi được mời gọi sống chung với người tội lỗi, những người có những tính xấu, bê tha, ăn gian nói dối, sống bất công…họ không được để mình bị ảnh hưởng, bị cám dỗ để ngả theo, sống theo con đường sai trái, tội lỗi của người khác. Đức Cha nhấn mạnh, chúng ta phải kiên trung sống xứng đáng là con cái Chúa, sống với những giá trị Tin Mừng, với đường lối của Chúa đặt ra.
Sống với người khác bằng tình yêu, lòng thương xót của Chúa
Trích dẫn lời Ngôn sứ Edekiel 18,23, “Có phải Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?”, Đức Cha mong muốn mỗi người hãy lấy tình yêu, lòng thương xót của Chúa để đối xử với tha nhân. Đặc biệt, với những người yếu đuối, những người lầm lạc, những người gây đau khổ cho mình…người Kitô hữu, những hội viên của Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót lại càng phải cộng tác tích cực hơn trong việc trao ban lòng thương xót của Thiên Chúa đến với họ, chứ không theo lối suy nghĩ và cách xử của người đời, khi chỉ mong họ “bị đuổi đi khuất mắt”, bị trả miếng vì tội họ đã gây ra…Đồng thời,để hoàn thành sứ mạng cộng tác với chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Đức Cha mời gọi mỗi người hãy đón nhận đau khổ người khác gây nên cho mình, bằng cái nhìn của lòng thương xót, biến nước mắt thành lễ hy sinh, cũng như cầu nguyện cho những kẻ thù hằn, làm hại mình. Cụ thể hóa đối tượng cần được mỗi người trao ban lòng thương xót Chúa, Đức Cha chỉ ra rằng, họ là chồng, là vợ, là con cái, là anh chị em, là những người hàng xóm, đồng nghiệp. Thế nên, khi biết được những yếu đuối, lỗi lầm của nhau, mỗi người hãy trao ban lòng thương xót của Chúa đến cho họ, và có trách nhiệm với ơn cứu độ của người khác như Thiên Chúa muốn họ được cứu.
16g30, Đức Giám Mục Giáo phận đã cùng với Cha Đặc Trách Hiệp Hội của Giáo phận, Giáo Hạt, cùng quý Cha cử hành Thánh Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, cùng với ý nguyện tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã ban trên Hiệp Hội và mọi hội viên, tri ân những người đã đóng góp cho tiến trình xây dựng Nhà Nguyện Lòng Chúa Thương Xót và nhà hành hương; cầu nguyện cho những hội viên còn sống hay đã qua đời cũng như thân nhân của họ.
Với ánh sáng Lời Chúa từ trong phụng vụ Thánh Lễ, một lần nữa trong bài giảng, Đức Cha Giuse nhắc lại những ý tưởng suy niệm nền tảng cho cộng đoàn: hãy an bình, phó thác đời mình vào tình yêu của Thiên Chúa trong bất kỳ một hoàn cảnh nào của cuộc đời; và hãy trao ban tình yêu đó cho tha nhân, một khi chúng ta đã cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương. Để rồi, chính khi sống và trao ban tình yêu của Vị Mục Tử Giêsu đến với tha nhân, họ sẽ nhận ra những người chăn chiên tốt lành- là mỗi người chúng ta- đang thay mặt Chúa để quan tâm, yêu thương, hướng dẫn người khác trong vai trò là cha, mẹ, chủ nhà trọ, công ty, nhà máy…
Thánh Lễ Tạ ơn trong sốt sắng của hàng chục ngàn người đủ để thấy lòng họ khao khát tìm kiếm tình yêu và lòng thương xót của Chúa biết chừng nào. Thánh Lễ đã kết với bao phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên dòng người đông đúc ra về, trong những bước chân dù có mỏi đau vì tuổi tác, hay vì bệnh tật,…nhưng khuôn mặt vẫn ánh lên niềm hân hoan từ trong tâm hồn, vì họ đang cảm nhận được Chúa yêu thương và thương xót, cho dẫu vẫn còn đó những khó khăn, vất vả hay đau khổ của cuộc sống.
Tính đến nay, kể từ khi Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót Giáo Phận được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận chính thức thành lập theo Giáo Luật hôm 19/3/2019 vừa qua,hầu hết tại các Giáo xứ thuộc các Giáo Hạt đều có đã có Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót, vớisố hội viên là 20,063. Ngoài những việc đạo đức dâng lên Thiên Chúa, anh chị em hội viên cũng tích cực tham gia chia sẻ tình bác ái với những người cần đến bằng cả tinh thần lẫn vật chất.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Xem Hình
14g30: Cha Giuse Trần Phú Sơn, Đặc Trách Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót của Giáo phận đã trình bày các thông tin, sinh hoạt của Hiệp Hội cho các hội viên được biết, cũng như giới thiệu Thủ Bản Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót- do Đức Giám Mục Giáo Phận ấn ký- vừa mới phát hành.
15g15, sau những giây phút được chào đón trong sự mến thương của cộng đoàn,Đức Giám Mục Giáo phận đã chia sẻ suy niệm của về lòng thương xót của Thiên Chúa, cũng như mời gọi mọi ngườisống và trao ban lòng thương xót của Chúa đến cho tha nhân, nhất là những người yếu đuối, lầm lỡ, tội lỗi.
Tin tưởng và hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa
Cho dẫu tội lỗi của mỗi người có nhiều đi chăng nữa, hay cứ quỵ đi ngã lại, nhưng tình yêu nơi Thiên Chúa luôn là một tình yêu bao la vô bờ bến, luôn có đó sự nhẫn nại, và không ngừng mời gọi con người trở lại để đón nhận ơn tha thứ của Người. Vì thế, Đức Cha mời gọi cộng đoàn “Hãy tin tưởng, hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa trên tội lỗi của bản thân mình”. Tuy nhiên, đừng quên điều kiện để lãnh nhận ơn tha thứ đòi chúng ta phải có sự thành tâm hối cải, và chừa tội.
Nếu trong dụ ngôn, hình ảnh cả hai – lúa và cỏ lùng- cùng lớn lên đến mùa gặt, nghĩa là lúa không bị biến thành cỏ lùng dù lớn lên và phát triển chung với nó, thì người Kitô hữu, khi được mời gọi sống chung với người tội lỗi, những người có những tính xấu, bê tha, ăn gian nói dối, sống bất công…họ không được để mình bị ảnh hưởng, bị cám dỗ để ngả theo, sống theo con đường sai trái, tội lỗi của người khác. Đức Cha nhấn mạnh, chúng ta phải kiên trung sống xứng đáng là con cái Chúa, sống với những giá trị Tin Mừng, với đường lối của Chúa đặt ra.
Sống với người khác bằng tình yêu, lòng thương xót của Chúa
Trích dẫn lời Ngôn sứ Edekiel 18,23, “Có phải Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?”, Đức Cha mong muốn mỗi người hãy lấy tình yêu, lòng thương xót của Chúa để đối xử với tha nhân. Đặc biệt, với những người yếu đuối, những người lầm lạc, những người gây đau khổ cho mình…người Kitô hữu, những hội viên của Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót lại càng phải cộng tác tích cực hơn trong việc trao ban lòng thương xót của Thiên Chúa đến với họ, chứ không theo lối suy nghĩ và cách xử của người đời, khi chỉ mong họ “bị đuổi đi khuất mắt”, bị trả miếng vì tội họ đã gây ra…Đồng thời,để hoàn thành sứ mạng cộng tác với chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Đức Cha mời gọi mỗi người hãy đón nhận đau khổ người khác gây nên cho mình, bằng cái nhìn của lòng thương xót, biến nước mắt thành lễ hy sinh, cũng như cầu nguyện cho những kẻ thù hằn, làm hại mình. Cụ thể hóa đối tượng cần được mỗi người trao ban lòng thương xót Chúa, Đức Cha chỉ ra rằng, họ là chồng, là vợ, là con cái, là anh chị em, là những người hàng xóm, đồng nghiệp. Thế nên, khi biết được những yếu đuối, lỗi lầm của nhau, mỗi người hãy trao ban lòng thương xót của Chúa đến cho họ, và có trách nhiệm với ơn cứu độ của người khác như Thiên Chúa muốn họ được cứu.
Với ánh sáng Lời Chúa từ trong phụng vụ Thánh Lễ, một lần nữa trong bài giảng, Đức Cha Giuse nhắc lại những ý tưởng suy niệm nền tảng cho cộng đoàn: hãy an bình, phó thác đời mình vào tình yêu của Thiên Chúa trong bất kỳ một hoàn cảnh nào của cuộc đời; và hãy trao ban tình yêu đó cho tha nhân, một khi chúng ta đã cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương. Để rồi, chính khi sống và trao ban tình yêu của Vị Mục Tử Giêsu đến với tha nhân, họ sẽ nhận ra những người chăn chiên tốt lành- là mỗi người chúng ta- đang thay mặt Chúa để quan tâm, yêu thương, hướng dẫn người khác trong vai trò là cha, mẹ, chủ nhà trọ, công ty, nhà máy…
Thánh Lễ Tạ ơn trong sốt sắng của hàng chục ngàn người đủ để thấy lòng họ khao khát tìm kiếm tình yêu và lòng thương xót của Chúa biết chừng nào. Thánh Lễ đã kết với bao phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên dòng người đông đúc ra về, trong những bước chân dù có mỏi đau vì tuổi tác, hay vì bệnh tật,…nhưng khuôn mặt vẫn ánh lên niềm hân hoan từ trong tâm hồn, vì họ đang cảm nhận được Chúa yêu thương và thương xót, cho dẫu vẫn còn đó những khó khăn, vất vả hay đau khổ của cuộc sống.
Tính đến nay, kể từ khi Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót Giáo Phận được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận chính thức thành lập theo Giáo Luật hôm 19/3/2019 vừa qua,hầu hết tại các Giáo xứ thuộc các Giáo Hạt đều có đã có Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót, vớisố hội viên là 20,063. Ngoài những việc đạo đức dâng lên Thiên Chúa, anh chị em hội viên cũng tích cực tham gia chia sẻ tình bác ái với những người cần đến bằng cả tinh thần lẫn vật chất.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Lễ Hội Truyền Thống Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne 2019
Trần Văn Minh
23:01 09/11/2019
Trong một ngày thời tiết Melbourne với trời đầy mây xám, gió mạnh mang về tiết lạnh giữa trời Xuân, đã làm cho lễ hội truyền thống lần thứ 39 của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm được cử hành trong gió lạnh, khiến một số người phải vào ngồi trong Hall. Nhưng không vì thế mà làm cho lễ hội kém vui. Mặc cho thời tiết không tốt, dự báo có mưa, nhưng nhờ vào lời cầu nguyện, cậy trông và phó thác vào Thánh Quan Thầy phù hộ, thánh lễ đồng tế long trọng đã được cử hành ngoài lễ đài dưới trời lạnh lẽo vẫn tốt đẹp.
Xem hình
Đúng 5 giờ 30 phút chiều Thứ Bảy 9/11/2019. Sau phần Tiểu sử của Thánh Vinh Sơn Liêm do cô Anh Đào phụ trách chương trình buổi lễ đọc. Tiếng chuông rộn ràng reo vui, hòa cùng tiếng ca nhập lễ của Liên Ca đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, trong khi đoàn đồng tế, trong lễ phục đỏ tiến lên lễ đài để dâng lễ đồng tế, do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo Phận Ban Mê Thuột chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và chín linh mục bao gồm, linh mục trong Tổng Giáo Phận Melbourne, quý linh mục Dòng Thánh Thể và quý linh mục từ Việt Nam qua đồng tế.
Sau khi Đức Cha chủ tế xông hương bàn thờ và xông hương tượng Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng Cộng đoàn được an vị trên tòa cao, với hoa nến trang trọng trước mặt cộng đoàn trong tiếng ca của Liên Ca đoàn Vinh Sơn Liêm với các chị xinh xắn trong đồng phục áo dài mầu đỏ, nam áo sơ mi trắng, với đầy đủ nhạc cụ cộng với phần âm thanh của Bằng Uyên và những bài thánh ca thể hiện được các cung bậc nhiều ý nghĩa trong ngày lễ trọng đại của cộng đoàn thật tuyệt vời. Ba vị bô lão trong cộng đoàn, đã đại diện cộng đoàn tiến lên dâng hương tại tượng đài Thánh Vinh Sơn Liêm và tượng đài Đức Mẹ Sầu Bi để tỏ lòng cung kính tạ ơn.
Đại lễ cũng có sự hiện diện của quý vị trong Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, các ban mục vụ và các hội đoàn, đoàn thể bạn, các tu sỹ nam nữ trong tổng giáo phận về dâng lễ mừng, chung vui cùng Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm trong ngày lễ đặc biệt này.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo Phận Ban Mê Thuột đã ôn lại lịch sử truyền giáo và gương chứng tá anh dũng của tổ tiên chúng ta trong thời kỳ cấm đạo. Những khác biệt về những tập quán thờ kính tổ tiên của người Việt Nam với các nhà truyền giáo lúc sơ khai. Và nhất là Đạo Chúa đã bị vua chúa Việt Nam trong thời quân chủ bách hại vì cho rằng đạo Công Giáo đã bất trung với vua, và vì những khác biệt đó đã gây ra cuộc bách hại trong lịch sử khai sinh đạo Công Giáo dẫn đến cuộc tử đạo và nhiều người đã chịu chết để làm chứng tá cho Chúa, trong số đó có Thánh Vinh Sơn Nguyễn Hữu Liêm mà cộng đoàn đã chọn Ngài làm bổn mạng.
Kết thúc thánh lễ, sau lời cám ơn của ông trưởng ban mục vụ Cao Minh Đức. Là phần lễ hội truyền thống của cộng đoàn. Đó là phần văn nghệ và ẩm thực đặc biệt do các hội đoàn, đoàn thể, giáo khu phụ trách đã phục vụ cho toàn thể mọi người hiện diện các món ăn ngon, độc đáo, nóng sốt.
Phần văn nghệ do MC giới thiệu mở màn với bản hợp ca của Ca đoàn Belem, tiếp đến là điệu múa của Ca đoàn Vô Nhiễm. Ca đoàn Vô Nhiễm với đội múa rất chuyên nghiệp, điêu luyện với y phục đẹp mắt. Và thật nhiều tiết mục làm cho đêm văn nghệ rất vui.
Thánh lễ đồng tế trọng thể là bữa ăn nuôi sống linh hồn mọi người, trong tình hiệp thông, cảm tạ, và là mối giây liên kết cộng đoàn. Phần văn nghệ đặc sắc, cộng với các món ăn ngon đã tạo cho đêm lễ hội Vinh Sơn Liêm thật vui, mang nhiều ý nghĩa và thành công tốt đẹp.
Xem hình
Đúng 5 giờ 30 phút chiều Thứ Bảy 9/11/2019. Sau phần Tiểu sử của Thánh Vinh Sơn Liêm do cô Anh Đào phụ trách chương trình buổi lễ đọc. Tiếng chuông rộn ràng reo vui, hòa cùng tiếng ca nhập lễ của Liên Ca đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, trong khi đoàn đồng tế, trong lễ phục đỏ tiến lên lễ đài để dâng lễ đồng tế, do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo Phận Ban Mê Thuột chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và chín linh mục bao gồm, linh mục trong Tổng Giáo Phận Melbourne, quý linh mục Dòng Thánh Thể và quý linh mục từ Việt Nam qua đồng tế.
Sau khi Đức Cha chủ tế xông hương bàn thờ và xông hương tượng Thánh Vinh Sơn Liêm bổn mạng Cộng đoàn được an vị trên tòa cao, với hoa nến trang trọng trước mặt cộng đoàn trong tiếng ca của Liên Ca đoàn Vinh Sơn Liêm với các chị xinh xắn trong đồng phục áo dài mầu đỏ, nam áo sơ mi trắng, với đầy đủ nhạc cụ cộng với phần âm thanh của Bằng Uyên và những bài thánh ca thể hiện được các cung bậc nhiều ý nghĩa trong ngày lễ trọng đại của cộng đoàn thật tuyệt vời. Ba vị bô lão trong cộng đoàn, đã đại diện cộng đoàn tiến lên dâng hương tại tượng đài Thánh Vinh Sơn Liêm và tượng đài Đức Mẹ Sầu Bi để tỏ lòng cung kính tạ ơn.
Đại lễ cũng có sự hiện diện của quý vị trong Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, các ban mục vụ và các hội đoàn, đoàn thể bạn, các tu sỹ nam nữ trong tổng giáo phận về dâng lễ mừng, chung vui cùng Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm trong ngày lễ đặc biệt này.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo Phận Ban Mê Thuột đã ôn lại lịch sử truyền giáo và gương chứng tá anh dũng của tổ tiên chúng ta trong thời kỳ cấm đạo. Những khác biệt về những tập quán thờ kính tổ tiên của người Việt Nam với các nhà truyền giáo lúc sơ khai. Và nhất là Đạo Chúa đã bị vua chúa Việt Nam trong thời quân chủ bách hại vì cho rằng đạo Công Giáo đã bất trung với vua, và vì những khác biệt đó đã gây ra cuộc bách hại trong lịch sử khai sinh đạo Công Giáo dẫn đến cuộc tử đạo và nhiều người đã chịu chết để làm chứng tá cho Chúa, trong số đó có Thánh Vinh Sơn Nguyễn Hữu Liêm mà cộng đoàn đã chọn Ngài làm bổn mạng.
Kết thúc thánh lễ, sau lời cám ơn của ông trưởng ban mục vụ Cao Minh Đức. Là phần lễ hội truyền thống của cộng đoàn. Đó là phần văn nghệ và ẩm thực đặc biệt do các hội đoàn, đoàn thể, giáo khu phụ trách đã phục vụ cho toàn thể mọi người hiện diện các món ăn ngon, độc đáo, nóng sốt.
Phần văn nghệ do MC giới thiệu mở màn với bản hợp ca của Ca đoàn Belem, tiếp đến là điệu múa của Ca đoàn Vô Nhiễm. Ca đoàn Vô Nhiễm với đội múa rất chuyên nghiệp, điêu luyện với y phục đẹp mắt. Và thật nhiều tiết mục làm cho đêm văn nghệ rất vui.
Thánh lễ đồng tế trọng thể là bữa ăn nuôi sống linh hồn mọi người, trong tình hiệp thông, cảm tạ, và là mối giây liên kết cộng đoàn. Phần văn nghệ đặc sắc, cộng với các món ăn ngon đã tạo cho đêm lễ hội Vinh Sơn Liêm thật vui, mang nhiều ý nghĩa và thành công tốt đẹp.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lặn Lội Bờ Ao
Vũ Đình Huyến Lm.
11:23 09/11/2019
LẶN LỘI BỜ AO
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Cái cò lặn lội bờ ao
Mò tôm bắt tép đủ ăn hằng ngày
(bt)
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Cái cò lặn lội bờ ao
Mò tôm bắt tép đủ ăn hằng ngày
(bt)