Phụng Vụ - Mục Vụ
Chóp đỉnh của tạ ơn
Lm. Minh Anh
04:56 10/11/2021
CHÓP ĐỈNH CỦA TẠ ƠN
“Thấy mình được lành sạch, một người trong họ quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa”.
Trong một cuốn sách của mình, Elisabeth Elliot viết, “Hãy đặt trái tim bạn vào những gì được ban cho bạn tận hưởng, dẫu phù hợp hay không phù hợp hoàn toàn; những thứ ấy được coi như những thứ thuộc thời gian. Nhưng những lời ngợi khen, cảm tạ dâng lên Đấng Ban Ơn là những gì vượt thời gian; và nếu được tháp nhập với Đức Kitô, nó sẽ trở thành ‘chóp đỉnh của tạ ơn!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Nếu được tháp nhập với Đức Kitô, nó sẽ trở thành ‘chóp đỉnh của tạ ơn!”. Lời khuyên của Elisabeth Elliot phù hợp biết bao với câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Và sẽ khá bất ngờ khi cho rằng, việc một người phong cùi được chữa lành, quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa, đưa chúng ta về với Bí tích Thánh Thể, Bí tích Tạ Ơn! Thật thú vị, trong tiếng Hy Lạp, để biểu lộ lòng biết ơn, người ta nói “EuXaristia”, nghĩa là “Tạ Ơn”; “EuXaristia” còn có nghĩa là “Thánh Thể”. Như thế, cử hành Thánh Thể là hành vi tạ ơn đúng nghĩa nhất; Thánh Thể là ‘chóp đỉnh của tạ ơn’ vậy!
Luca nói đến những con người không còn gì để mất, những người phong cùi nghèo mà hy vọng duy nhất của họ chỉ còn nơi lòng thương xót của Chúa Giêsu. Họ không thể làm gì hơn ngoài việc van xin Ngài; và họ đã làm. Đứng cách xa Ngài, theo luật dạy, họ thừa nhận sự bất lực của mình, khẩn xin lòng thương xót, “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!”. Họ đã nhận được điều họ xin, Ngài đã chữa lành tất cả; và họ tiếp tục bước đi trên con đường của mình, lòng hỷ hoan với quà tặng vừa lãnh nhận. Tuy nhiên, một người trong họ quay trở lại để tạ ơn Thiên Chúa; và điều này khiến Chúa Giêsu vừa ngạc nhiên, vừa thất vọng, “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu?”. Ngài lấy làm tiếc, không phải vì đã trót làm phúc cho chín người hững hờ; nhưng Ngài tiếc cho họ, vì họ không biết rằng, họ sẽ được nhận nhiều hơn!
Chỉ cần trở lại, sẽ được nhận nhiều hơn! Một chi tiết thú vị khác mà chúng ta cần lưu ý là, khi Chúa Giêsu chữa lành cho họ, Ngài chỉ nói, “Hãy đi trình diện với các tư tế!”; nói như thế, khác nào nói, ‘Hãy đi dâng lễ!’. Tuyệt vời thay, một người trong họ đã khôn ngoan quay lại với Ngài, Tư Tế thánh thiện nhất, xứng đáng nhất cho việc tế tự. Ngay lúc ấy, Ngài đặt anh lên một cấp độ cao hơn, một cấp độ có khả năng nhận được nhiều hơn từ Ngài. Bằng cách tạ ơn về những gì đã nhận được, anh có khả năng nhận được nhiều hơn: Anh được cứu! Được cứu bởi lòng thương xót của Chúa Giêsu, giờ đây, anh có khả năng lớn lên trong sự thân mật với Ngài! “Communion”, có nghĩa là “Hiệp Thông”; bên cạnh đó, còn có nghĩa là “Rước Lễ”; biết đâu, người ngoại giáo này sẽ là môn đệ của Ngài; “EuXaristia”, “Hiệp Thông với Thánh Thể” cũng là ‘chóp đỉnh của tạ ơn!’.
Anh Chị em,
Như những người phong cùi, chúng ta có thể là những người đang lở loét thiêng liêng được Chúa Giêsu chữa lành; và nếu chấp nhận quà tặng của Ngài mà không biết cảm tạ, chúng ta chỉ là những người tiêu thụ ân sủng đơn thuần, không có khả năng ‘cho lại’ bất cứ thứ gì. Chúa Giêsu muốn cứu chúng ta khỏi tình trạng thiếu khôn ngoan này; vì thế, Ngài cần lời tạ ơn của chúng ta, “EuXaristia!”; nhờ đó, Ngài mới có thể nâng chúng ta lên một cấp độ thiết thân hơn. Hôm nay, Lời Chúa mời gọi chúng ta đào sâu mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu, qua Thánh Thể, ‘chóp đỉnh của tạ ơn’; trong đó, chúng ta không còn là những người thụ động hưởng nhận ân sủng, nhưng đã trở nên những người cộng tác với sự cứu độ của Ngài. Khi sống trong một môi trường tạ ơn, sống một đời sống Thánh Thể, chúng ta thu hút được nhiều ơn lành cho linh hồn, cho gia đình, cho cộng đoàn mình và cho cả thế giới. Và đó là khôn ngoan, một sự khôn ngoan đối với “Đấng xét xử địa cầu” mà Thánh Vịnh đáp ca và bài đọc thứ nhất hôm nay nói đến, “Hãy lắng nghe và học biết sự khôn ngoan!”
.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin gia tăng lòng biết ơn nơi con; nhờ đó, sự hiệp thông của con với Chúa được nâng lên ở một cấp độ sâu sắc hơn, xin dìm con sâu hơn trong Thánh Thể, để con có thể cùng Chúa lên tận ‘chóp đỉnh của tạ ơn’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thấy mình được lành sạch, một người trong họ quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa”.
Trong một cuốn sách của mình, Elisabeth Elliot viết, “Hãy đặt trái tim bạn vào những gì được ban cho bạn tận hưởng, dẫu phù hợp hay không phù hợp hoàn toàn; những thứ ấy được coi như những thứ thuộc thời gian. Nhưng những lời ngợi khen, cảm tạ dâng lên Đấng Ban Ơn là những gì vượt thời gian; và nếu được tháp nhập với Đức Kitô, nó sẽ trở thành ‘chóp đỉnh của tạ ơn!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Nếu được tháp nhập với Đức Kitô, nó sẽ trở thành ‘chóp đỉnh của tạ ơn!”. Lời khuyên của Elisabeth Elliot phù hợp biết bao với câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Và sẽ khá bất ngờ khi cho rằng, việc một người phong cùi được chữa lành, quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa, đưa chúng ta về với Bí tích Thánh Thể, Bí tích Tạ Ơn! Thật thú vị, trong tiếng Hy Lạp, để biểu lộ lòng biết ơn, người ta nói “EuXaristia”, nghĩa là “Tạ Ơn”; “EuXaristia” còn có nghĩa là “Thánh Thể”. Như thế, cử hành Thánh Thể là hành vi tạ ơn đúng nghĩa nhất; Thánh Thể là ‘chóp đỉnh của tạ ơn’ vậy!
Luca nói đến những con người không còn gì để mất, những người phong cùi nghèo mà hy vọng duy nhất của họ chỉ còn nơi lòng thương xót của Chúa Giêsu. Họ không thể làm gì hơn ngoài việc van xin Ngài; và họ đã làm. Đứng cách xa Ngài, theo luật dạy, họ thừa nhận sự bất lực của mình, khẩn xin lòng thương xót, “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!”. Họ đã nhận được điều họ xin, Ngài đã chữa lành tất cả; và họ tiếp tục bước đi trên con đường của mình, lòng hỷ hoan với quà tặng vừa lãnh nhận. Tuy nhiên, một người trong họ quay trở lại để tạ ơn Thiên Chúa; và điều này khiến Chúa Giêsu vừa ngạc nhiên, vừa thất vọng, “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu?”. Ngài lấy làm tiếc, không phải vì đã trót làm phúc cho chín người hững hờ; nhưng Ngài tiếc cho họ, vì họ không biết rằng, họ sẽ được nhận nhiều hơn!
Chỉ cần trở lại, sẽ được nhận nhiều hơn! Một chi tiết thú vị khác mà chúng ta cần lưu ý là, khi Chúa Giêsu chữa lành cho họ, Ngài chỉ nói, “Hãy đi trình diện với các tư tế!”; nói như thế, khác nào nói, ‘Hãy đi dâng lễ!’. Tuyệt vời thay, một người trong họ đã khôn ngoan quay lại với Ngài, Tư Tế thánh thiện nhất, xứng đáng nhất cho việc tế tự. Ngay lúc ấy, Ngài đặt anh lên một cấp độ cao hơn, một cấp độ có khả năng nhận được nhiều hơn từ Ngài. Bằng cách tạ ơn về những gì đã nhận được, anh có khả năng nhận được nhiều hơn: Anh được cứu! Được cứu bởi lòng thương xót của Chúa Giêsu, giờ đây, anh có khả năng lớn lên trong sự thân mật với Ngài! “Communion”, có nghĩa là “Hiệp Thông”; bên cạnh đó, còn có nghĩa là “Rước Lễ”; biết đâu, người ngoại giáo này sẽ là môn đệ của Ngài; “EuXaristia”, “Hiệp Thông với Thánh Thể” cũng là ‘chóp đỉnh của tạ ơn!’.
Anh Chị em,
Như những người phong cùi, chúng ta có thể là những người đang lở loét thiêng liêng được Chúa Giêsu chữa lành; và nếu chấp nhận quà tặng của Ngài mà không biết cảm tạ, chúng ta chỉ là những người tiêu thụ ân sủng đơn thuần, không có khả năng ‘cho lại’ bất cứ thứ gì. Chúa Giêsu muốn cứu chúng ta khỏi tình trạng thiếu khôn ngoan này; vì thế, Ngài cần lời tạ ơn của chúng ta, “EuXaristia!”; nhờ đó, Ngài mới có thể nâng chúng ta lên một cấp độ thiết thân hơn. Hôm nay, Lời Chúa mời gọi chúng ta đào sâu mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu, qua Thánh Thể, ‘chóp đỉnh của tạ ơn’; trong đó, chúng ta không còn là những người thụ động hưởng nhận ân sủng, nhưng đã trở nên những người cộng tác với sự cứu độ của Ngài. Khi sống trong một môi trường tạ ơn, sống một đời sống Thánh Thể, chúng ta thu hút được nhiều ơn lành cho linh hồn, cho gia đình, cho cộng đoàn mình và cho cả thế giới. Và đó là khôn ngoan, một sự khôn ngoan đối với “Đấng xét xử địa cầu” mà Thánh Vịnh đáp ca và bài đọc thứ nhất hôm nay nói đến, “Hãy lắng nghe và học biết sự khôn ngoan!”
.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin gia tăng lòng biết ơn nơi con; nhờ đó, sự hiệp thông của con với Chúa được nâng lên ở một cấp độ sâu sắc hơn, xin dìm con sâu hơn trong Thánh Thể, để con có thể cùng Chúa lên tận ‘chóp đỉnh của tạ ơn’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:42 10/11/2021
59. Không nên vì bất cứ vật chất nào mà ưu phiền, không nên vì bất cứ vật chất nào mà kinh khiếp, mặc dù vạn vật không tránh khỏi vùi dập, nhưng Thiên Chúa trước sau vẫn như một.
(Thánh Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:45 10/11/2021
6. QUỶ CÁM ƠN QUAN THAM
Quan tham vơ vét tận xương tủy của dân, người ta gọi là “vơ vét sạch”, vơ vét lại càng vơ vét, trên thì đến trời cao, dưới thì đến hoàng tuyền, thậm chí vơ vét đến cả địa ngục.
Có một quan tham chuẩn bị từ chức, kiểm kê hành lý, ngay cả đất cũng vét bỏ vào rương, dân chúng oán hận đầy đường, nên khi ông ta đi thì chẳng có ai đưa tiễn.
Quan tham đi ra khỏi thành, trước mắt người ít đường trống trơn, đột nhiên thấy có mấy người thân cong lưng gù, mặt mày xấu xí, bày ra bên đường một cái bàn với các loại hoa quả, cùng tiễn biệt ông ta, nên ông ta vội vàng hỏi họ là ai.
Mấy người ấy cung kính nói:
- “Chúng tôi là quỷ tốt trong địa ngục, chịu ân đức cao như trời dày như đất của đại lão gia, nhờ đại lão gia vơ vét đến tận cùng địa ngục, khiến cho chúng tôi cả đời mới thấy được mặt trời của nhân gian, cảm kích vô cùng, nên đặc biệt đến quỳ lạy tiễn biệt ngài”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 6:
Có những quan tham vơ vét của dân, thì cũng có quan tham vơ vét của nhà nước, nhưng chưa hề thấy có tham quan vơ vét...dưới địa ngục, chỉ có tham quan bị phạt trong địa ngục mà thôi.
Ma quỷ thì không biết cám ơn, nếu chúng nó biết cám ơn thì đương nhiên cũng biết hối lỗi mà xin Thiên Chúa thứ tha, nhưng nếu ma quỷ cám ơn thì chỉ cám ơn những quan tham tự nguyện xuống hỏa ngục ở với chúng nó cho thêm đông...vui mà thôi.
Quan tham không phải là Ki-tô hữu thì người ta mắng: đồ ăn bẩn; nhưng nếu quan tham là người Ki-tô hữu thì người ta mắng: đồ vô đạo.
Mà đúng như vậy, ai hiểu sao thì hiểu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quan tham vơ vét tận xương tủy của dân, người ta gọi là “vơ vét sạch”, vơ vét lại càng vơ vét, trên thì đến trời cao, dưới thì đến hoàng tuyền, thậm chí vơ vét đến cả địa ngục.
Có một quan tham chuẩn bị từ chức, kiểm kê hành lý, ngay cả đất cũng vét bỏ vào rương, dân chúng oán hận đầy đường, nên khi ông ta đi thì chẳng có ai đưa tiễn.
Quan tham đi ra khỏi thành, trước mắt người ít đường trống trơn, đột nhiên thấy có mấy người thân cong lưng gù, mặt mày xấu xí, bày ra bên đường một cái bàn với các loại hoa quả, cùng tiễn biệt ông ta, nên ông ta vội vàng hỏi họ là ai.
Mấy người ấy cung kính nói:
- “Chúng tôi là quỷ tốt trong địa ngục, chịu ân đức cao như trời dày như đất của đại lão gia, nhờ đại lão gia vơ vét đến tận cùng địa ngục, khiến cho chúng tôi cả đời mới thấy được mặt trời của nhân gian, cảm kích vô cùng, nên đặc biệt đến quỳ lạy tiễn biệt ngài”.
(Hi đàm tục lục)
Suy tư 6:
Có những quan tham vơ vét của dân, thì cũng có quan tham vơ vét của nhà nước, nhưng chưa hề thấy có tham quan vơ vét...dưới địa ngục, chỉ có tham quan bị phạt trong địa ngục mà thôi.
Ma quỷ thì không biết cám ơn, nếu chúng nó biết cám ơn thì đương nhiên cũng biết hối lỗi mà xin Thiên Chúa thứ tha, nhưng nếu ma quỷ cám ơn thì chỉ cám ơn những quan tham tự nguyện xuống hỏa ngục ở với chúng nó cho thêm đông...vui mà thôi.
Quan tham không phải là Ki-tô hữu thì người ta mắng: đồ ăn bẩn; nhưng nếu quan tham là người Ki-tô hữu thì người ta mắng: đồ vô đạo.
Mà đúng như vậy, ai hiểu sao thì hiểu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khóc Than
Lm Vũđình Tường
21:00 10/11/2021
Lần đầu Đức Kitô xuống trần gian qua hình ảnh một em nhỏ sanh trong thầm lặng, nơi hoang địa, ở máng cỏ. Sứ Thần Thiên Chúa được sai đi làm công việc chuẩn bị ông Juse và bà Maria cho việc Con Thiên Chúa xuống trần.
Lần thứ hai Đức Kitô xuống thế không âm thầm như lần trước. Ngài đến với thế giới như Chúa tể môn loài, muôn vật. Toàn thể vũ trụ trên trời, dưới đất, run rẩy, phủ phục trước tôn nhan Thiên Chúa. Mặt trời, mặt trăng mất hết ánh sáng huy hoàng. Các vì sao không luân chuyển theo qui luật như trước. Mây trời tụ lại làm bệ cho Thiên Chúa ngự trị. Đức Kitô xuống thế lần thứ hai hoàn tất hành trình mọi tạo vật Chúa dựng nên. Mọi tạo vật Chúa dựng nên sẽ trở về tình trạng nguyên thuỷ của chúng. Trình thuật Sáng Thế Kí ghi nhận, vũ trụ lúc khởi đầu hoàn toàn là một vùng tối, rối loạn, hỗn độn. Ngày Đức kitô xuống thế lần thứ hai, chúng trở về tình trạng hỗn mang nguyên thuỷ lúc ban đầu. Trời cũ, đất cũ qua đi; trời mới đất mới dành riêng cho những ai thuộc về Đức Kitô Phục Sinh.
Mặt trời, mặt trăng mất ánh sáng, tinh tú lay chuyển, hỗn loạn xảy ra, chúng không tự huỷ diệt, nhưng không tránh khỏi diệt vong bởi Thiên Chúa không tiếp tục ban cho chúng sự sống. Nhân loại chứng kiến vũ trụ thay đổi trong lo lắng, sợ hãi. Đây là lần đầu và cũng là lần cuối. Đức Kitô nhắn nhủ các môn đệ, khi thấy những dấu hiệu khác thường trên trời, dưới đất chính là ngày tàn, vũ trụ sắp kết thúc. Ngoài Thiên Chúa ra, nhân loại không một ai biết được ngày giờ sự việc đó xảy đến. Bởi không biết khi nào nên cần sống trong tinh thần chuẩn bị, tinh thần sẵn sàng.
Đức Kitô xuống thế lần thứ hai xác định một sự thật không thể chối bỏ. Thiên Chúa là Chúa tể toàn thể vũ trụ. Tất cả mọi sự được đổi mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Việc đổi mới bắt đầu từ lúc Ngài sống lại từ cõi chết, nhưng trọn vẹn, hoàn tất, hoàn hảo, ngày Đức Kitô xuống thế lần thứ hai. Vì thế Giáo Hội tuyên xưng trời mới đất mới. Trời cũ, đất cũ qua đi, nhường bước cho trời mới đất mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Trời mới đất mới là cuộc sống tràn đầy yêu thương, không còn nước mắt, đau thương, nhưng tràn đầy hạnh phúc, sự thật và công chính. Chúng ta gọi nơi đó là Thiên Đàng.
Tình thương Đức Kitô ban cho Kitô hữu khi Ngài kêu gọi chuẩn bị, sẵn sàng. Không ai có thể đứng vững trước khủng hoảng đất trời. Mọi người đều lo sợ, khiếp đảm, kinh hồn, nhưng Kitô hữu lo âu trong hy vọng, bởi ân sủng Chúa ban cho tâm trí họ để họ đứng vững trong giờ phút cuối cùng. Ân sủng Chúa giúp họ nhớ lại lời Đức Kitô phán bảo
'Thầy bảo thật anh em:... Trời đất sẽ qua đi, những lời Thầy nói chẳng qua đâu' Mc 13,30
Trong những ngày đó, Kitô hữu hãy nhắc nhở nhau điều Đức Kitô hứa,
'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế' Mt 28,20
Những ai chọn sống theo í riêng mình, hãy nhìn vào dấu chỉ kinh khủng trên, nhận biết cái nhỏ bé, hạn hẹp của mình để thay đổi. Những ai từng tin vũ trụ này tự xảy ra, không có Đấng nào dựng nên chúng, hãy tỉnh thức, khiêm nhường chấp nhận bị chính sự khôn ngoan, trí óc, lừa gạt. Tỉnh dậy đi. Nếu cố chấp sẽ sống trong lo âu, sợ hãi muôn đời, vạn kiếp. Ngay tại thời buổi đó vẫn có kẻ cố tình, ngoan cố, lừa gạt chính mình và lừa gạt người khác. Đức Kitô nhắc Kitô hữu hãy cẩn trọng đừng để bị lừa gạt bởi tiên tri giả. Ngài nói,
'Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: 'Chính ta đây', và họ sẽ lừa gạt được nhiều người' Mc 13:5-6
Những ai cố tình từ chối tin vào lời Đức kitô sẽ muôn đời đau khổ. Kitô hữu xin ơn tin tưởng, phó thác đời mình cho Đức Kitô. Xin sức mạnh Lời Chúa luôn ngự trong tâm hồn và ban niềm tin, hy vọng được đón nhận vào trời mới, đất mới Đức Kitô hứa ban.
TiengChuong.org
Tears And Fear
Jesus came to the world, as a baby, to be born like one of us. His first coming to the world was in the miracle of a childbirth. God's messenger quietly went ahead to see Mary and Joseph, making all the necessary arrangements for the birth of Jesus. He was born in a quiet place, in the wilderness, in a manger. The world had rejected Him.
Jesus' second coming to the world would be quite different. He would not come as quietly as at His birth, but as the Creator, the Master of the entire universe. The whole cosmos would tremble before Him. There would be great distress, and trembling for all of God's creation, both from the sky above and the earth below. The entire cosmos such as sun and moon would lose their brightness. The stars would be in disarray, and the clouds gather to form the throne of God. The second coming of Jesus would make the life cycle reach its fullness. The world originated from nothingness, from chaos. It now returns to its original form, nothingness, darkness and chaos.
Human beings will see the transformation of the cosmos for the very first, and last time, and will respond with tears and fear. The Lord in His goodness told us when we see the entire universe in agony, it will be the reckoning day for creation. How long we want, the exact date, when it would happen is known to no one, but God alone. The second coming of Christ confirms the truth, that God is the Lord of the cosmos. God is the Creator of the universe, recorded in the Book of Genesis. The story of creation told us, from chaos and darkness God was able to separate light from darkness, and put things in order. The sun and moon and stars lose their brightness to remind them of their humble beginning. The truth was that nothing in this world would last forever, except God's love for us, and our love for others. The second coming tells us God is the beginning and the ending. Everything was renewed in Christ at His resurrection, but only comes to its culmination at His second coming. In Christ, the new heaven and a new earth replace the old ones. This new world knows no suffering, no tears, no more death but only everlasting joy and happiness.
The Lord in His goodness gave us signs to prepare ourselves, to be ready to meet our Creator. We would not be able to stand firm before the power of God. We all lived in fear, and would tremble before the Lord. Both Jesus' disciples, and disciples of the world, would suffer in fear and in agony. Jesus' disciples would not suffer in vain, but in hope. God's love fills our hearts, and helps us to stand firm till the end. We recall Jesus' teaching that
'My words will not pass away' Mk.13:30.
We remind each other what Jesus has promised, that
'I am with you always, yes, till the end of time' Mt 28:20.
Those who followed their own will would have time to change; those who once said that the cosmos was not created by God, would have the opportunity to accept that their knowledge has deceived them. It would be the wake-up call for those who had been deceived by fake 'messiahs'. Jesus has forewarned, that 'Many will come using my name and saying, 'I am he' Mk 13:5. Do not believe them.
For those who refused to believe Jesus' words in their hearts, their tears and fear would be endless.
Those who follow Jesus' way would have new life in Him. let us take Jesus' words close to our hearts, and live in the sure hope of the new life in God's kingdom.
Lần thứ hai Đức Kitô xuống thế không âm thầm như lần trước. Ngài đến với thế giới như Chúa tể môn loài, muôn vật. Toàn thể vũ trụ trên trời, dưới đất, run rẩy, phủ phục trước tôn nhan Thiên Chúa. Mặt trời, mặt trăng mất hết ánh sáng huy hoàng. Các vì sao không luân chuyển theo qui luật như trước. Mây trời tụ lại làm bệ cho Thiên Chúa ngự trị. Đức Kitô xuống thế lần thứ hai hoàn tất hành trình mọi tạo vật Chúa dựng nên. Mọi tạo vật Chúa dựng nên sẽ trở về tình trạng nguyên thuỷ của chúng. Trình thuật Sáng Thế Kí ghi nhận, vũ trụ lúc khởi đầu hoàn toàn là một vùng tối, rối loạn, hỗn độn. Ngày Đức kitô xuống thế lần thứ hai, chúng trở về tình trạng hỗn mang nguyên thuỷ lúc ban đầu. Trời cũ, đất cũ qua đi; trời mới đất mới dành riêng cho những ai thuộc về Đức Kitô Phục Sinh.
Mặt trời, mặt trăng mất ánh sáng, tinh tú lay chuyển, hỗn loạn xảy ra, chúng không tự huỷ diệt, nhưng không tránh khỏi diệt vong bởi Thiên Chúa không tiếp tục ban cho chúng sự sống. Nhân loại chứng kiến vũ trụ thay đổi trong lo lắng, sợ hãi. Đây là lần đầu và cũng là lần cuối. Đức Kitô nhắn nhủ các môn đệ, khi thấy những dấu hiệu khác thường trên trời, dưới đất chính là ngày tàn, vũ trụ sắp kết thúc. Ngoài Thiên Chúa ra, nhân loại không một ai biết được ngày giờ sự việc đó xảy đến. Bởi không biết khi nào nên cần sống trong tinh thần chuẩn bị, tinh thần sẵn sàng.
Đức Kitô xuống thế lần thứ hai xác định một sự thật không thể chối bỏ. Thiên Chúa là Chúa tể toàn thể vũ trụ. Tất cả mọi sự được đổi mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Việc đổi mới bắt đầu từ lúc Ngài sống lại từ cõi chết, nhưng trọn vẹn, hoàn tất, hoàn hảo, ngày Đức Kitô xuống thế lần thứ hai. Vì thế Giáo Hội tuyên xưng trời mới đất mới. Trời cũ, đất cũ qua đi, nhường bước cho trời mới đất mới trong Đức Kitô Phục Sinh. Trời mới đất mới là cuộc sống tràn đầy yêu thương, không còn nước mắt, đau thương, nhưng tràn đầy hạnh phúc, sự thật và công chính. Chúng ta gọi nơi đó là Thiên Đàng.
Tình thương Đức Kitô ban cho Kitô hữu khi Ngài kêu gọi chuẩn bị, sẵn sàng. Không ai có thể đứng vững trước khủng hoảng đất trời. Mọi người đều lo sợ, khiếp đảm, kinh hồn, nhưng Kitô hữu lo âu trong hy vọng, bởi ân sủng Chúa ban cho tâm trí họ để họ đứng vững trong giờ phút cuối cùng. Ân sủng Chúa giúp họ nhớ lại lời Đức Kitô phán bảo
'Thầy bảo thật anh em:... Trời đất sẽ qua đi, những lời Thầy nói chẳng qua đâu' Mc 13,30
Trong những ngày đó, Kitô hữu hãy nhắc nhở nhau điều Đức Kitô hứa,
'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế' Mt 28,20
Những ai chọn sống theo í riêng mình, hãy nhìn vào dấu chỉ kinh khủng trên, nhận biết cái nhỏ bé, hạn hẹp của mình để thay đổi. Những ai từng tin vũ trụ này tự xảy ra, không có Đấng nào dựng nên chúng, hãy tỉnh thức, khiêm nhường chấp nhận bị chính sự khôn ngoan, trí óc, lừa gạt. Tỉnh dậy đi. Nếu cố chấp sẽ sống trong lo âu, sợ hãi muôn đời, vạn kiếp. Ngay tại thời buổi đó vẫn có kẻ cố tình, ngoan cố, lừa gạt chính mình và lừa gạt người khác. Đức Kitô nhắc Kitô hữu hãy cẩn trọng đừng để bị lừa gạt bởi tiên tri giả. Ngài nói,
'Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: 'Chính ta đây', và họ sẽ lừa gạt được nhiều người' Mc 13:5-6
Những ai cố tình từ chối tin vào lời Đức kitô sẽ muôn đời đau khổ. Kitô hữu xin ơn tin tưởng, phó thác đời mình cho Đức Kitô. Xin sức mạnh Lời Chúa luôn ngự trong tâm hồn và ban niềm tin, hy vọng được đón nhận vào trời mới, đất mới Đức Kitô hứa ban.
TiengChuong.org
Tears And Fear
Jesus came to the world, as a baby, to be born like one of us. His first coming to the world was in the miracle of a childbirth. God's messenger quietly went ahead to see Mary and Joseph, making all the necessary arrangements for the birth of Jesus. He was born in a quiet place, in the wilderness, in a manger. The world had rejected Him.
Jesus' second coming to the world would be quite different. He would not come as quietly as at His birth, but as the Creator, the Master of the entire universe. The whole cosmos would tremble before Him. There would be great distress, and trembling for all of God's creation, both from the sky above and the earth below. The entire cosmos such as sun and moon would lose their brightness. The stars would be in disarray, and the clouds gather to form the throne of God. The second coming of Jesus would make the life cycle reach its fullness. The world originated from nothingness, from chaos. It now returns to its original form, nothingness, darkness and chaos.
Human beings will see the transformation of the cosmos for the very first, and last time, and will respond with tears and fear. The Lord in His goodness told us when we see the entire universe in agony, it will be the reckoning day for creation. How long we want, the exact date, when it would happen is known to no one, but God alone. The second coming of Christ confirms the truth, that God is the Lord of the cosmos. God is the Creator of the universe, recorded in the Book of Genesis. The story of creation told us, from chaos and darkness God was able to separate light from darkness, and put things in order. The sun and moon and stars lose their brightness to remind them of their humble beginning. The truth was that nothing in this world would last forever, except God's love for us, and our love for others. The second coming tells us God is the beginning and the ending. Everything was renewed in Christ at His resurrection, but only comes to its culmination at His second coming. In Christ, the new heaven and a new earth replace the old ones. This new world knows no suffering, no tears, no more death but only everlasting joy and happiness.
The Lord in His goodness gave us signs to prepare ourselves, to be ready to meet our Creator. We would not be able to stand firm before the power of God. We all lived in fear, and would tremble before the Lord. Both Jesus' disciples, and disciples of the world, would suffer in fear and in agony. Jesus' disciples would not suffer in vain, but in hope. God's love fills our hearts, and helps us to stand firm till the end. We recall Jesus' teaching that
'My words will not pass away' Mk.13:30.
We remind each other what Jesus has promised, that
'I am with you always, yes, till the end of time' Mt 28:20.
Those who followed their own will would have time to change; those who once said that the cosmos was not created by God, would have the opportunity to accept that their knowledge has deceived them. It would be the wake-up call for those who had been deceived by fake 'messiahs'. Jesus has forewarned, that 'Many will come using my name and saying, 'I am he' Mk 13:5. Do not believe them.
For those who refused to believe Jesus' words in their hearts, their tears and fear would be endless.
Those who follow Jesus' way would have new life in Him. let us take Jesus' words close to our hearts, and live in the sure hope of the new life in God's kingdom.
Chuyện Tất Nhiên
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:55 10/11/2021
Chuyện Tất Nhiên
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXII TN – Lc 17,26-37)
“Xác chết ở đâu thì diều hâu tụ lại đó” (Lc 17,37). Đây là câu thành ngữ diễn tả sự tất nhiên của các sự vật hiện tượng tương tự như câu nói “ở đâu có khói thì ắt có lửa”. Điều tất nhiên mà Chúa Giêsu đề cập đó là vũ trụ này, thế giới này và loài người có thời điểm hiện hữu thì có thời điểm chung tận và thời điểm cánh chung có tính bất ngờ. Điều tất nhiên thứ hai Người nói đó là có sự phán xét. Xin cùng tuần tự luận suy đôi nét về những điều tất nhiên mà Chúa Giêsu đề cập qua bài Tin Mừng mà Giáo hội cho trích đọc.
Điều hiển nhiên về cuộc đời con người dường như ai cũng nhận chẳng cần minh chứng đó là “có sinh thời có tử”, có lúc chào đời thì có lúc lìa đời. Cũng thế vũ trụ vạn vật có điểm khởi đầu thì ắt sẽ có lúc kết thúc. Thế giới này rồi sẽ có thời điểm tận diệt mà người ta gọi là ngày tận thế. Kitô giáo gọi đó là ngày Chúa Kitô tái lâm. Đã có lần các tông đồ hỏi Chúa Giêsu là khi nào thì ngày đó đến và Chúa Giêsu trả lời rằng Con Người, tức là chính Người theo nhân tính, cũng không biết (x.Mc 13,32). Tuy nhiên Người lại cho chúng ta biết về tính bất ngờ của cái ngày ấy qua hình ảnh lụt đại hồng thủy thời ông Nôê và chuyện thành Sôđôma bị tiêu diệt. Và qua đó Chúa Giêsu dạy hãy sẵn sàng và tỉnh thức luôn, đừng quá quyến luyến các thiện hảo đời này.
Điều hiển nhiên thứ hai đó là có sự phán xét. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương, nhưng Người cũng là Đấng công minh và công bình vô cùng. Dù không muốn nhưng chúng ta phải nhìn nhận một hiện thực của cuộc sống gian trần đó là rất khó có được sự công bình trên cõi lữ thứ này. Và chắc chắn phải có sự phán xét để tái lập sự công bình. Và chính điều hiển nhiên là sự xét xử sẽ phần nào giúp hạn chế những nỗi bất công đáng tiếc. Cánh tay của nhiều kẻ gian ác sẽ dừng lại một cách nào đó khi sự thật về sự phán xét được tỏ bày. Chúa Giêsu khẳng định chân lý sự xét xử qua hình ảnh hai người đang nằm chung một giường, hai người đang bà đang xay bột, hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người bị đem đi và một người bị bỏ lại (x.Lc 17, 35-36).
Ngày cánh chung của thế giới, của vũ trụ có thể còn xa nhưng ngày tận cùng đời mỗi người chúng ta thì có đó trong cái hạn của kiếp nhân sinh “ba vạn sáu ngàn ngày là mấy”. Hầu chắc ít có ai biết được ngày giờ cũng như hoàn cảnh mình lìa đời. Tình cảnh dịch bệnh Côvid-19 đang xảy ra là một minh chứng. Làm sao để sống tỉnh thức sẵn sàng ra trước tòa phán xét đây?
Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta một cách thế đó là vuông tròn bổn phận với những người thuộc quyền (x.Lc 12,41-46). Cha ông chúng ta cũng đã truyền cho con cháu kinh nghiệm đời thường đó là cây nghiêng bên nào thời sẽ đổ bên ấy. Nếu chúng ta biết liên lĩ mở lòng với những kiếp đời bất hạnh, giang rộng vòng tay với những người bé mọn thì giờ Chúa Kitô quang lâm bất cứ khi nào hoặc giờ chúng ta lìa đời có bất ngờ thì chúng ta vẫn an tâm. Vì Đấng xét xử nhân trần sẽ nói với chúng ta là hãy vào hưởng hạnh phúc vĩnh tồn đã dành sẵn cho các ngươi (x.Mt 25,31-46).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXII TN – Lc 17,26-37)
“Xác chết ở đâu thì diều hâu tụ lại đó” (Lc 17,37). Đây là câu thành ngữ diễn tả sự tất nhiên của các sự vật hiện tượng tương tự như câu nói “ở đâu có khói thì ắt có lửa”. Điều tất nhiên mà Chúa Giêsu đề cập đó là vũ trụ này, thế giới này và loài người có thời điểm hiện hữu thì có thời điểm chung tận và thời điểm cánh chung có tính bất ngờ. Điều tất nhiên thứ hai Người nói đó là có sự phán xét. Xin cùng tuần tự luận suy đôi nét về những điều tất nhiên mà Chúa Giêsu đề cập qua bài Tin Mừng mà Giáo hội cho trích đọc.
Điều hiển nhiên về cuộc đời con người dường như ai cũng nhận chẳng cần minh chứng đó là “có sinh thời có tử”, có lúc chào đời thì có lúc lìa đời. Cũng thế vũ trụ vạn vật có điểm khởi đầu thì ắt sẽ có lúc kết thúc. Thế giới này rồi sẽ có thời điểm tận diệt mà người ta gọi là ngày tận thế. Kitô giáo gọi đó là ngày Chúa Kitô tái lâm. Đã có lần các tông đồ hỏi Chúa Giêsu là khi nào thì ngày đó đến và Chúa Giêsu trả lời rằng Con Người, tức là chính Người theo nhân tính, cũng không biết (x.Mc 13,32). Tuy nhiên Người lại cho chúng ta biết về tính bất ngờ của cái ngày ấy qua hình ảnh lụt đại hồng thủy thời ông Nôê và chuyện thành Sôđôma bị tiêu diệt. Và qua đó Chúa Giêsu dạy hãy sẵn sàng và tỉnh thức luôn, đừng quá quyến luyến các thiện hảo đời này.
Điều hiển nhiên thứ hai đó là có sự phán xét. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương, nhưng Người cũng là Đấng công minh và công bình vô cùng. Dù không muốn nhưng chúng ta phải nhìn nhận một hiện thực của cuộc sống gian trần đó là rất khó có được sự công bình trên cõi lữ thứ này. Và chắc chắn phải có sự phán xét để tái lập sự công bình. Và chính điều hiển nhiên là sự xét xử sẽ phần nào giúp hạn chế những nỗi bất công đáng tiếc. Cánh tay của nhiều kẻ gian ác sẽ dừng lại một cách nào đó khi sự thật về sự phán xét được tỏ bày. Chúa Giêsu khẳng định chân lý sự xét xử qua hình ảnh hai người đang nằm chung một giường, hai người đang bà đang xay bột, hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người bị đem đi và một người bị bỏ lại (x.Lc 17, 35-36).
Ngày cánh chung của thế giới, của vũ trụ có thể còn xa nhưng ngày tận cùng đời mỗi người chúng ta thì có đó trong cái hạn của kiếp nhân sinh “ba vạn sáu ngàn ngày là mấy”. Hầu chắc ít có ai biết được ngày giờ cũng như hoàn cảnh mình lìa đời. Tình cảnh dịch bệnh Côvid-19 đang xảy ra là một minh chứng. Làm sao để sống tỉnh thức sẵn sàng ra trước tòa phán xét đây?
Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta một cách thế đó là vuông tròn bổn phận với những người thuộc quyền (x.Lc 12,41-46). Cha ông chúng ta cũng đã truyền cho con cháu kinh nghiệm đời thường đó là cây nghiêng bên nào thời sẽ đổ bên ấy. Nếu chúng ta biết liên lĩ mở lòng với những kiếp đời bất hạnh, giang rộng vòng tay với những người bé mọn thì giờ Chúa Kitô quang lâm bất cứ khi nào hoặc giờ chúng ta lìa đời có bất ngờ thì chúng ta vẫn an tâm. Vì Đấng xét xử nhân trần sẽ nói với chúng ta là hãy vào hưởng hạnh phúc vĩnh tồn đã dành sẵn cho các ngươi (x.Mt 25,31-46).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Liên Lỉ Mà Không Nhiều Lời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:56 10/11/2021
Liên Lỉ Mà Không Nhiều Lời
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXXII TN – Lc 18,1-8)
Cầu nguyện là một trong những chủ đề Chúa Giêsu thường đề cập khi giảng dạy. Người giảng dạy bằng lời và nhất là bằng gương sáng của Người. Tin Mừng tường thuật rằng hằng ngày Người thường lánh riêng, tìm nơi vắng vẻ để cầu nguyện khi trời chưa sáng hoặc khi màn đêm đã buông. Kitô hữu hiểu rằng cầu nguyện chính là hơi thở, là nguồn năng lượng của đời sống đức tin. Tuy nhiên cầu nguyện thế nào cho đúng và đẹp ý Chúa mới là vấn đề. Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng cầu nguyện phải trên cơ sở lòng tin. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để gặp gỡ, kết hiệp với Đấng mà chúng ta tin là Cha toàn năng chí ái.
Xác tín Đấng chúng ta gặp gỡ, kết hiệp, trò chuyện…khi cầu nguyện là Đấng Toàn Năng thì phải tin rằng Người thấu suốt mọi bí ẩn nên không cần thiết phải lệ thuộc điều kiện bên ngoài mà ngay cả “vào phòng, đóng kín cửa” vẫn cầu nguyện hữu hiệu (x.Mt 6,5-6). Xác tín rằng Đấng chúng ta kết hiệp, gặp gỡ khi cầu nguyện là Cha chí ái thì chúng ta không cần nhiều lời như anh em lương dân hay bà con khác đạo vì tin rằng Cha trên trời biết rõ nhu cầu của chúng ta trước khi chúng ta khẩn xin (x.Mt 6,8).
Tuy nhiên Chúa Giêsu qua câu chuyện dụ ngôn “vị quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy” lại dạy chúng ta phải bền bỉ, chuyên chăm cầu nguyện luôn (Lc 18,1-8). Vì sao phải bền bỉ cầu nguyện? Cầu nguyện không chỉ là dâng lời khẩn xin cho các nhu cầu, dâng lời cảm tạ, lời sám hối ăn năn mà còn đặc biệt là kết hiệp với Thiên Chúa trong tình yêu mến để nhận biết thánh ý Người hầu thực thi trong đời sống. Thánh ý Thiên Chúa thì nhiệm mầu không thể qua một vài lần chúng ta có thể hiểu thấu. Chính vì thế cần phải liên lĩ cầu nguyện.
Phải liên lỉ cầu nguyện dâng lời sám hối ăn năn vì lỗi lầm của chúng ta thì khó đếm xuể và rất nhiều lần tái đi phạm lại. Phải bền bỉ cầu nguyện dâng lời tạ ơn vì ơn lành chúng ta lãnh nhận từng ngày, từng ngày đủ đầy các mặt. Còn việc dâng lời khẩn xin thì sao đây? Thiên Chúa vốn biết rõ các nhu cầu của chúng ta thì tại sao phải cứ mãi cầu xin? Cũng như nhiều thánh giáo phụ, thánh Âugustinô giải thích rằng dù Thiên Chúa đã biết rõ mọi nhu cầu của chúng ta và Người không chỉ sẵn sàng mà còn đã đoái ban tất cả cho chúng ta nhưng phần chúng ta phải cầu nguyện liên lỉ vì những lý do sau đây:
Chúng ta phải cầu nguyện, khẩn xin liên lỉ để giúp chúng ta không chỉ thêm xác tín điều mình xin là thật cần thiết không những cho hạnh phúc đời này mà nhất là cho hạnh phúc vĩnh tồn. Cầu nguyện liên lỉ là cách thế tỏ bày sư khao khát ơn lành từ Thiên Chúa và qua đó nói lên rằng hạnh phúc của chúng ta là do bởi Thiên Chúa tặng ban. Xin mạo muội thêm môt ý đó là Thiên Chúa đã đoái thương ban tặng phúc lành cho chúng ta, nhưng chúng ta phải liên lỉ cầu nguyện để biết cách thế đón nhận và nhất là biết cách thế sử dụng ân ban cho hữu ích và hữu hiệu.
“Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Lời khẩn xin này được cất lên để chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa đã đoái thương ban lương thực cho chúng ta qua các điều kiện tự nhiên, qua sức khỏe và các khả năng của chúng ta. Phải khẩn cầu liên lỉ để chúng ta biết kết hợp hài hòa các yếu tố ấy hầu có được lương thực đủ đầy không những cho bản thân và gia đình mà còn biết sống liên đới chia sẻ cho những anh chị em kém phận, thiếu may mắn hơn chúng ta.
Một động thái cầu nguyện liên lỉ mà không nhiều lời tất yếu phải khởi đi từ lòng tin. Kết thúc câu chuyện dụ ngôn, Chúa Giêsu đã thốt lên: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Lạy Chúa, chúng con tin, nhưng xin củng cố đức tin còn non yếu của chúng con. Mong sao trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong những hoàn cảnh bi thương, chúng ta giữ được niềm tin, xác tín rằng Đấng dựng nên chúng ta, cho chúng ta từ hư vô hiện hữu trên cõi trần này chính là Cha Toàn Năng Chí Ái.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXXII TN – Lc 18,1-8)
Cầu nguyện là một trong những chủ đề Chúa Giêsu thường đề cập khi giảng dạy. Người giảng dạy bằng lời và nhất là bằng gương sáng của Người. Tin Mừng tường thuật rằng hằng ngày Người thường lánh riêng, tìm nơi vắng vẻ để cầu nguyện khi trời chưa sáng hoặc khi màn đêm đã buông. Kitô hữu hiểu rằng cầu nguyện chính là hơi thở, là nguồn năng lượng của đời sống đức tin. Tuy nhiên cầu nguyện thế nào cho đúng và đẹp ý Chúa mới là vấn đề. Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng cầu nguyện phải trên cơ sở lòng tin. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để gặp gỡ, kết hiệp với Đấng mà chúng ta tin là Cha toàn năng chí ái.
Xác tín Đấng chúng ta gặp gỡ, kết hiệp, trò chuyện…khi cầu nguyện là Đấng Toàn Năng thì phải tin rằng Người thấu suốt mọi bí ẩn nên không cần thiết phải lệ thuộc điều kiện bên ngoài mà ngay cả “vào phòng, đóng kín cửa” vẫn cầu nguyện hữu hiệu (x.Mt 6,5-6). Xác tín rằng Đấng chúng ta kết hiệp, gặp gỡ khi cầu nguyện là Cha chí ái thì chúng ta không cần nhiều lời như anh em lương dân hay bà con khác đạo vì tin rằng Cha trên trời biết rõ nhu cầu của chúng ta trước khi chúng ta khẩn xin (x.Mt 6,8).
Tuy nhiên Chúa Giêsu qua câu chuyện dụ ngôn “vị quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy” lại dạy chúng ta phải bền bỉ, chuyên chăm cầu nguyện luôn (Lc 18,1-8). Vì sao phải bền bỉ cầu nguyện? Cầu nguyện không chỉ là dâng lời khẩn xin cho các nhu cầu, dâng lời cảm tạ, lời sám hối ăn năn mà còn đặc biệt là kết hiệp với Thiên Chúa trong tình yêu mến để nhận biết thánh ý Người hầu thực thi trong đời sống. Thánh ý Thiên Chúa thì nhiệm mầu không thể qua một vài lần chúng ta có thể hiểu thấu. Chính vì thế cần phải liên lĩ cầu nguyện.
Phải liên lỉ cầu nguyện dâng lời sám hối ăn năn vì lỗi lầm của chúng ta thì khó đếm xuể và rất nhiều lần tái đi phạm lại. Phải bền bỉ cầu nguyện dâng lời tạ ơn vì ơn lành chúng ta lãnh nhận từng ngày, từng ngày đủ đầy các mặt. Còn việc dâng lời khẩn xin thì sao đây? Thiên Chúa vốn biết rõ các nhu cầu của chúng ta thì tại sao phải cứ mãi cầu xin? Cũng như nhiều thánh giáo phụ, thánh Âugustinô giải thích rằng dù Thiên Chúa đã biết rõ mọi nhu cầu của chúng ta và Người không chỉ sẵn sàng mà còn đã đoái ban tất cả cho chúng ta nhưng phần chúng ta phải cầu nguyện liên lỉ vì những lý do sau đây:
Chúng ta phải cầu nguyện, khẩn xin liên lỉ để giúp chúng ta không chỉ thêm xác tín điều mình xin là thật cần thiết không những cho hạnh phúc đời này mà nhất là cho hạnh phúc vĩnh tồn. Cầu nguyện liên lỉ là cách thế tỏ bày sư khao khát ơn lành từ Thiên Chúa và qua đó nói lên rằng hạnh phúc của chúng ta là do bởi Thiên Chúa tặng ban. Xin mạo muội thêm môt ý đó là Thiên Chúa đã đoái thương ban tặng phúc lành cho chúng ta, nhưng chúng ta phải liên lỉ cầu nguyện để biết cách thế đón nhận và nhất là biết cách thế sử dụng ân ban cho hữu ích và hữu hiệu.
“Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Lời khẩn xin này được cất lên để chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa đã đoái thương ban lương thực cho chúng ta qua các điều kiện tự nhiên, qua sức khỏe và các khả năng của chúng ta. Phải khẩn cầu liên lỉ để chúng ta biết kết hợp hài hòa các yếu tố ấy hầu có được lương thực đủ đầy không những cho bản thân và gia đình mà còn biết sống liên đới chia sẻ cho những anh chị em kém phận, thiếu may mắn hơn chúng ta.
Một động thái cầu nguyện liên lỉ mà không nhiều lời tất yếu phải khởi đi từ lòng tin. Kết thúc câu chuyện dụ ngôn, Chúa Giêsu đã thốt lên: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Lạy Chúa, chúng con tin, nhưng xin củng cố đức tin còn non yếu của chúng con. Mong sao trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong những hoàn cảnh bi thương, chúng ta giữ được niềm tin, xác tín rằng Đấng dựng nên chúng ta, cho chúng ta từ hư vô hiện hữu trên cõi trần này chính là Cha Toàn Năng Chí Ái.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Khi nào, nơi nào & thế nào
Lm. Minh Anh
23:57 10/11/2021
KHI NÀO, NƠI NÀO & THẾ NÀO?
“Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”.
Mỗi khi người Anh muốn tìm hiểu một sự việc quan trọng nào đó, họ thường đặt ba câu hỏi: “When, Where & How?”; nghĩa là, “Khi nào, Nơi nào & Thế nào?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cũng thế, thật thú vị, trong Tin Mừng hôm nay, những người biệt phái chỉ mới hỏi Chúa Giêsu, “Khi nào?”, Ngài trả lời cho họ một lúc hai vế sau, “Nơi nào & Thế nào?”! Họ đặt vấn đề, “Khi nào Nước Thiên Chúa đến?”; Ngài cho họ biết luôn, Nước đó đến ‘Nơi nào’ và đến ‘Thế nào!’.
Trước hết, “Khi nào?”. Mang trong đầu óc một quan niệm sai lầm về Nước Thiên Chúa, các biệt phái không bao giờ có thể đặt được một câu hỏi ngay lành, phù hợp, liên quan đến Nước Trời; vì lẽ, vương quốc họ trông ngóng là một vương quốc trần thế, vốn sẽ đánh đổ ngoại bang và khôi phục chủ quyền cho Israel. Đang khi Vương Quyền của Đức Kitô thì quan tâm đến tình trạng linh hồn và cuộc chiến bên trong của mỗi người; cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và thế tục… hơn là những tranh chấp bên ngoài giữa các quốc gia. Vì sự ngộ nhận này, các biệt phái không nhận ra Chúa Kitô, Đấng Thiên Chúa sai đến. Ấy thế, hàng ngàn năm sau, cả chúng ta, cũng có thể dễ dàng mắc phải sai lầm của họ! Tại sao? Vì lẽ, một đức tin èo uột vẫn khiến chúng ta không thấy Nước Thiên Chúa và nhận ra Vương Quyền Ngài. Nước Thiên Chúa chỉ đến khi chúng ta chấp nhận Chúa Giêsu là Vua của linh hồn mình; chỉ khi chúng ta cho phép Ngài làm chủ và sắp đặt cuộc sống mình; lúc ấy, Vương Quốc Ngài mới ngự trị. “Khi nào?” là bây giờ; chính bây giờ là thời điểm để tôi gặp gỡ Chúa Kitô, để Ngài trở thành Vua linh hồn tôi!
Tiếp đến, “Nơi nào?”. Không chỉ người biệt phái, chính các môn đệ của Chúa Giêsu cũng phải vật lộn để hiểu bản chất của Nước Trời; nó nằm ở đâu? Họ tìm cách xem “Những ngày của Con Người”; đúng hơn, họ tìm biết triều đại Vương Quyền Giêsu, Thầy của họ, Đấng sẽ thu tóm mọi quyền lực thế gian, thống trị thế giới ở đâu; nơi mà Giacôbê và Gioan ước được một chỗ bên hữu, một chỗ bên tả. Đang khi Chúa Kitô đến, trước hết, để ngự trị trong lòng mỗi người, kể cả những người rốt hèn nhất; Ngài nói, “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”.
Sau cùng, “Thế nào?”. Nếu Nước Thiên Chúa ở đây và bây giờ, trong lòng chúng ta, thì làm thế nào chúng ta có thể hoàn toàn thuộc về Vương Quốc Ngài? Chúng ta bước vào Vương Quốc đó theo cách Vua Kitô đã bước vào, ngang qua cánh cửa của đau khổ và thập giá, “Tiên vàn, Con Người phải chịu nhiều đau khổ, và bị dòng dõi này xua đuổi”. Niềm tin không chỉ là sự chấp nhận một lần, niềm tin phải được sống qua những thử thách lớn nhỏ mà chúng ta gặp phải trong đời. Bằng cách này, chúng ta làm cho đức tin và Nước Thiên Chúa trở nên những gì là của chính mình ngày càng nhiều hơn; và cần nhớ rằng, cuối cùng, chính Vương Quốc và Đức Vua sẽ tỏ mình uy linh cho chúng ta, như tia chớp cắt ngang bầu trời.
Anh Chị em,
Ai trong chúng ta cũng có một quê hương, một quốc tịch. Quốc tịch tuy khác nhau xét về quốc gia, địa lý; nhưng chúng ta có cùng một nguồn cội trong bản đồ Nước Trời; đúng hơn, trong cung lòng Chúa Cha. Chúa Giêsu cho biết, “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”; Ngài đang ở giữa chúng ta. Chúng ta chỉ nhận ra mình trong Nước ấy, khi để Ngài làm Vua cuộc đời, linh hồn mình; chỉ khi chúng ta cho phép Ngài chiếm chỗ nhất cuộc sống mình. Ngài sẽ tỏ mình cho chúng ta và qua chúng ta, tỏ mình cho người khác. Tại sao người Mỹ hãnh diện với quốc tịch của họ; tại sao không ít người muốn nhập tịch vào quốc gia họ? Có thể họ được tự do, tôn trọng. Quốc tịch chúng ta là Nước Trời còn cao trọng hơn gấp bội! Và nếu có quốc tịch là Nước Trời, hẳn chúng ta cũng phải đi theo hiến pháp của Vương Quốc ấy. Được như thế, chúng ta thật khôn ngoan, một sự khôn ngoan của con cái Chúa mà bài đọc thứ nhất nói đến, “Phản ảnh của ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương vẹn tuyền của Uy Quyền Thiên Chúa, và là hình ảnh lòng từ nhân của Ngài”. Bởi lẽ, chúng ta tin, “Lời Ngài bền vững đến muôn đời!” như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì Vương Quốc Ngài trở thành cuộc sống, tình yêu, suy nghĩ và ước muốn của con; cho con nên ánh sáng của Chúa cách hiệu quả cho những người con gặp trên đời”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”.
Mỗi khi người Anh muốn tìm hiểu một sự việc quan trọng nào đó, họ thường đặt ba câu hỏi: “When, Where & How?”; nghĩa là, “Khi nào, Nơi nào & Thế nào?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cũng thế, thật thú vị, trong Tin Mừng hôm nay, những người biệt phái chỉ mới hỏi Chúa Giêsu, “Khi nào?”, Ngài trả lời cho họ một lúc hai vế sau, “Nơi nào & Thế nào?”! Họ đặt vấn đề, “Khi nào Nước Thiên Chúa đến?”; Ngài cho họ biết luôn, Nước đó đến ‘Nơi nào’ và đến ‘Thế nào!’.
Trước hết, “Khi nào?”. Mang trong đầu óc một quan niệm sai lầm về Nước Thiên Chúa, các biệt phái không bao giờ có thể đặt được một câu hỏi ngay lành, phù hợp, liên quan đến Nước Trời; vì lẽ, vương quốc họ trông ngóng là một vương quốc trần thế, vốn sẽ đánh đổ ngoại bang và khôi phục chủ quyền cho Israel. Đang khi Vương Quyền của Đức Kitô thì quan tâm đến tình trạng linh hồn và cuộc chiến bên trong của mỗi người; cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và thế tục… hơn là những tranh chấp bên ngoài giữa các quốc gia. Vì sự ngộ nhận này, các biệt phái không nhận ra Chúa Kitô, Đấng Thiên Chúa sai đến. Ấy thế, hàng ngàn năm sau, cả chúng ta, cũng có thể dễ dàng mắc phải sai lầm của họ! Tại sao? Vì lẽ, một đức tin èo uột vẫn khiến chúng ta không thấy Nước Thiên Chúa và nhận ra Vương Quyền Ngài. Nước Thiên Chúa chỉ đến khi chúng ta chấp nhận Chúa Giêsu là Vua của linh hồn mình; chỉ khi chúng ta cho phép Ngài làm chủ và sắp đặt cuộc sống mình; lúc ấy, Vương Quốc Ngài mới ngự trị. “Khi nào?” là bây giờ; chính bây giờ là thời điểm để tôi gặp gỡ Chúa Kitô, để Ngài trở thành Vua linh hồn tôi!
Tiếp đến, “Nơi nào?”. Không chỉ người biệt phái, chính các môn đệ của Chúa Giêsu cũng phải vật lộn để hiểu bản chất của Nước Trời; nó nằm ở đâu? Họ tìm cách xem “Những ngày của Con Người”; đúng hơn, họ tìm biết triều đại Vương Quyền Giêsu, Thầy của họ, Đấng sẽ thu tóm mọi quyền lực thế gian, thống trị thế giới ở đâu; nơi mà Giacôbê và Gioan ước được một chỗ bên hữu, một chỗ bên tả. Đang khi Chúa Kitô đến, trước hết, để ngự trị trong lòng mỗi người, kể cả những người rốt hèn nhất; Ngài nói, “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”.
Sau cùng, “Thế nào?”. Nếu Nước Thiên Chúa ở đây và bây giờ, trong lòng chúng ta, thì làm thế nào chúng ta có thể hoàn toàn thuộc về Vương Quốc Ngài? Chúng ta bước vào Vương Quốc đó theo cách Vua Kitô đã bước vào, ngang qua cánh cửa của đau khổ và thập giá, “Tiên vàn, Con Người phải chịu nhiều đau khổ, và bị dòng dõi này xua đuổi”. Niềm tin không chỉ là sự chấp nhận một lần, niềm tin phải được sống qua những thử thách lớn nhỏ mà chúng ta gặp phải trong đời. Bằng cách này, chúng ta làm cho đức tin và Nước Thiên Chúa trở nên những gì là của chính mình ngày càng nhiều hơn; và cần nhớ rằng, cuối cùng, chính Vương Quốc và Đức Vua sẽ tỏ mình uy linh cho chúng ta, như tia chớp cắt ngang bầu trời.
Anh Chị em,
Ai trong chúng ta cũng có một quê hương, một quốc tịch. Quốc tịch tuy khác nhau xét về quốc gia, địa lý; nhưng chúng ta có cùng một nguồn cội trong bản đồ Nước Trời; đúng hơn, trong cung lòng Chúa Cha. Chúa Giêsu cho biết, “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”; Ngài đang ở giữa chúng ta. Chúng ta chỉ nhận ra mình trong Nước ấy, khi để Ngài làm Vua cuộc đời, linh hồn mình; chỉ khi chúng ta cho phép Ngài chiếm chỗ nhất cuộc sống mình. Ngài sẽ tỏ mình cho chúng ta và qua chúng ta, tỏ mình cho người khác. Tại sao người Mỹ hãnh diện với quốc tịch của họ; tại sao không ít người muốn nhập tịch vào quốc gia họ? Có thể họ được tự do, tôn trọng. Quốc tịch chúng ta là Nước Trời còn cao trọng hơn gấp bội! Và nếu có quốc tịch là Nước Trời, hẳn chúng ta cũng phải đi theo hiến pháp của Vương Quốc ấy. Được như thế, chúng ta thật khôn ngoan, một sự khôn ngoan của con cái Chúa mà bài đọc thứ nhất nói đến, “Phản ảnh của ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương vẹn tuyền của Uy Quyền Thiên Chúa, và là hình ảnh lòng từ nhân của Ngài”. Bởi lẽ, chúng ta tin, “Lời Ngài bền vững đến muôn đời!” như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì Vương Quốc Ngài trở thành cuộc sống, tình yêu, suy nghĩ và ước muốn của con; cho con nên ánh sáng của Chúa cách hiệu quả cho những người con gặp trên đời”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Mike Schmitz xuất hiện trên Times Square Billboard ở NYC
Đặng Tự Do
04:51 10/11/2021
Ascension Press tiết lộ vào hôm Thứ Tư, ngày 3 tháng 11 rằng Cha Mike Schmitz sẽ xuất hiện trên một bảng quảng cáo tại Times Squre trong suốt mùa lễ này.
Bảng quảng cáo sẽ quảng cáo podcast số 1 của ngài, có tên là Kinh thánh trong một năm từ ngày 19 tháng 12 năm 2021 đến ngày 9 tháng Giêng năm 2022 trên Đại lộ 7 và Đại lộ 48 ở Thành phố New York.
Trong podcast gồm 365 tập, mỗi tập dài 20 phút, Cha Mike đọc cuốn Cuộc phiêu lưu vĩ đại của Kinh thánh Công Giáo. Ngài cũng cung cấp một bài bình luận, cầu nguyện và suy ngẫm, cùng với người dẫn chương trình, cùng với một khách mời và cũng là một học giả kinh thánh, ông Jeff Cavins.
Podcast đã đứng ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng iTunes trong hai tuần đầu tiên sau khi phát sóng vào tháng Giêng năm 2020. Nó hiện đang ở vị trí số 1 trong hạng mục Tôn giáo và Tâm linh. Nó cũng có trung bình hơn 450,000 lượt tải xuống mỗi ngày!
“Chúng tôi rất vui mừng vì hàng triệu người đến Thành phố New York trong kỳ nghỉ lễ có thể thấy lời mời này”, Lauren Joyce, Chuyên gia Truyền thông Đối ngoại và Quan hệ Công chúng của Ascension cho biết sau khi thông báo. “Ai biết được cách Chúa đang làm việc?”
Cha Mike giải thích trong một thông cáo báo chí của Ascension về cách podcast giúp hàng nghìn người “khám phá lại” “thế giới quan lịch sử trong Kinh thánh”.
Ngài cho biết các thính giả nói rằng họ đang “vượt qua cơn nghiện, trở lại với các bí tích hoặc cải đạo sang Công Giáo, và đổi mới hôn nhân và các mối quan hệ”.
“Vì bị phân tâm và chìm đắm trong đau khổ, nền văn hóa của chúng ta đã đánh mất một thế giới quan lịch sử, đầy hy vọng trong Kinh thánh - nhưng nhờ ơn Chúa, podcast này đã giúp hàng ngàn người khám phá lại điều đó,” Cha Mike nói.
Source:Church POP
Các nhà lãnh đạo Kitô và Hồi giáo phát động lời kêu gọi bảo vệ các nơi thờ tự
Đặng Tự Do
04:52 10/11/2021
Đứng đầu là Hoàng tử El Hassan Bin Talal của Jordan, một nhóm các học giả, nhà tư tưởng và nhân vật tôn giáo Ả Rập và quốc tế - Hồi giáo và Kitô Giáo giáo - đã phát động một lời kêu gọi toàn cầu để bảo vệ các tín hữu và những nơi thờ phượng.
“Đối mặt với những gì chúng tôi thấy là sự tiếp tục của các cuộc tấn công lặp đi lặp lại vào những nơi thờ phượng và linh hồn của những người thờ phượng ở một số nơi trên thế giới, và dựa trên trách nhiệm đạo đức và con người chung, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, các học giả và nhà tư tưởng… kêu gọi tất cả mọi người bác bỏ mọi hình thức cực đoan, thù hận và những thực hành đau đớn chống lại tinh thần đức tin và phẩm giá con người,” hơn 40 người đã ký tên trong lời kêu gọi ngày 2/11.
Họ nhấn mạnh rằng “lời nói căm thù và sự chia rẽ cùng những lời kích động hận thù và biện minh cho đổ máu tiếp tục leo thang” và kèm theo đó là một số người “lạm dụng tôn giáo và tín ngưỡng làm cái cớ cho bạo lực, loại trừ và phân biệt đối xử”.
Những người ký tên nhấn mạnh rằng: “Những mục tiêu ghê tởm này cũng bao gồm các di tích lịch sử và khảo cổ học cũng như di sản kiến trúc, bao gồm bảo tàng, thư viện và các bản thảo, được lưu trữ nhằm bảo tồn ký ức về nền văn minh của các dân tộc và cốt lõi giá trị của họ.”
“Không còn nghi ngờ gì nữa, việc tấn công vào các tín hữu và những nơi tôn nghiêm của họ vào thời điểm họ đang thực hiện các nghi thức cầu nguyện và tôn giáo trong khuôn viên của họ là đỉnh điểm của những hành động tàn bạo này. Điều này dẫn chúng ta đến một câu hỏi chính đáng: Đã đến lúc phải coi vấn đề tự do thờ phượng như một phần không thể thiếu của nhân quyền và xem xét giá trị của di sản nhân loại trong mối quan hệ với văn hóa và bản sắc.”
Hoàng tử Jordan chủ trì Diễn đàn Tư tưởng Ả Rập và cũng là Chủ tịch Viện Hoàng gia về Nghiên cứu Liên tín ngưỡng.
Những người ký kết chính gồm có Cha Rifat Bader, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Công Giáo ở Jordan; Giám mục đã nghỉ hưu Salim Sayegh của Giêrusalem; Nayla Tabbara, chủ tịch và đồng sáng lập của Quỹ Adyan liên tôn ở Li Băng; và Gabriel Said Reynolds, giáo sư nghiên cứu Hồi giáo và thần học tại Đại học Notre Dame, Indiana.
Source:Crux
Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Giáo hội phải làm chứng cho tầm quan trọng của vẻ đẹp’
Đặng Tự Do
04:52 10/11/2021
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Giáo hội phải làm chứng cho tầm quan trọng của thẩm mỹ khi ngài khánh thành một phòng trưng bày nghệ thuật mới tại Thư viện Tông Tòa Vatican.
Đức Giáo Hoàng nói rằng vẻ đẹp đích thực không phải là vẻ bề ngoài hay vật trang trí, mà là bắt nguồn từ gốc rễ của “lòng tốt, sự thật và công lý”.
“Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là trong việc suy nghĩ và nói về cái đẹp, bởi vì trái tim con người không cần chỉ có bánh mì, nó không chỉ cần những thứ bảo đảm cho sự tồn tại tức thời của nó: nó cũng cần văn hóa, thứ chạm đến tâm hồn, thứ mang con người tiến gần hơn đến phẩm giá sâu sắc của mình,” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thư viện lịch sử của Vatican vào ngày 5 tháng 11.
“Giáo hội phải làm chứng cho tầm quan trọng của vẻ đẹp và văn hóa, đối thoại với khát khao độc đáo về cái vô hạn là đặc thù của con người.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra rằng trong Phúc âm Thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã thách thức các môn đệ của Ngài tôn vinh Thiên Chúa bằng cách làm cho vẻ đẹp của Thiên Chúa được tỏ lộ qua những việc làm tốt của họ.
“Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5:16).
Đức Thánh Cha đã phát biểu khi khánh thành một không gian mới để tổ chức các cuộc triển lãm nghệ thuật đương thời “để hỗ trợ văn hóa gặp gỡ” trong Thư viện Vatican.
Từ tháng 11 đến cuối tháng 2, phòng triển lãm mới sẽ trưng bày các tác phẩm chưa từng được công bố của nghệ sĩ đương đại Pietro Ruffo trong một cuộc triển lãm mang tên “MỌI NGƯỜI: Nhân loại đang trên đường đi”.
Vatican cho biết: Trong phòng Barberini của Thư viện Vatican, một căn phòng hẹp được xếp bằng những giá sách bằng gỗ có từ thế kỷ 17, Ruffo đã xây dựng “một công trình sắp đặt dành riêng cho từng địa điểm để biến không gian thành một khu rừng nhiệt đới tươi tốt”.
Ngoài ra, các kho báu lịch sử từ thư viện cũng sẽ được trưng bày, bao gồm một bản đồ sông Nile dài gần 20 mét, được tạo ra bởi nhà thám hiểm Ottoman Evliya Çelebi vào thế kỷ 17.
Bản đồ, theo một thông cáo báo chí của Vatican, sẽ “đối thoại” với “diễn giải lại” theo cái nhìn đương đại của nghệ sĩ Ruffo.
Phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: “Chúng ta cần một vẻ đẹp mới, không còn là sự phản ánh thông thường về sức mạnh của một số người, mà là bức tranh can đảm về sự đa dạng của tất cả mọi người. Nó không nên là tấm gương phản chiếu của một chủ nghĩa nhân bản chuyên quyền, mà là một khu tập trung mới của các sinh vật, nơi một hệ sinh thái toàn vẹn tìm thấy tính cụ thể thực sự”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “các nền văn hóa trở nên ốm yếu khi chúng trở nên tự quy chiếu” và mất đi sự cởi mở khi gặp gỡ những người khác.
“Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, tôi đã kêu gọi Giáo hội trở thành một‘ Giáo hội hướng ngoại ’và là nhân vật chính của văn hóa gặp gỡ. Điều này cũng đúng với Thư viện. Nó càng phục vụ tốt hơn cho Giáo hội nếu ngoài việc bảo vệ quá khứ, nó còn dám trở thành bình phong của hiện tại và tương lai”.
Thư viện Vatican lưu giữ 1.6 triệu cuốn sách in, hơn 180,000 bản thảo, 300,000 đồng tiền và huy chương.
Thư viện giáo hoàng như ta thấy hiện nay được cho là có từ thế kỷ 14, mặc dù có bằng chứng cho thấy Giáo Hội Công Giáo đã bảo tồn một thư viện và kho lưu trữ từ đầu thế kỷ thứ tư. Tòa nhà trong đó có thư viện ngày nay được xây dựng vào cuối thế kỷ 16.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải “chuyển từ việc hiển thị hình ảnh sang kỹ thuật số”, và gọi đó là một thách thức lịch sử phải đối mặt với “sự khôn ngoan và táo bạo”.
Ngài nói: “Tôi tin tưởng vào Thư viện Tông Tòa trong việc dịch kho tàng của Kitô Giáo và sự phong phú của nhân loại sang các ngôn ngữ của ngày nay và mai sau.
Source:Catholic News Agency
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Thư gửi tín hữu Galát: Chúng ta đừng để mình bị khuất phục trước sự mệt mỏi
Vũ Văn An
14:08 10/11/2021
Theo Tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung lúc 9 giờ 15 sáng hôm thứ tư, 10 tháng 11, tại Đại sảnh Phaolô VI trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về Thư gửi tín hữu Galát, nhấn mạnh tới việc cần phải cầu xin Chúa Thánh Thần trong những lúc cảm thấy mệt mỏi, ngã lòng. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài dựa vào bản tiếng Ý do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta đi đến phần kết luận của các bài giáo lý về Thư gửi tín hữu Galát. Người ta có thể suy gẫm không biết bao nhiêu nội dung khác, hiện diện trong trước tác này của Thánh Phaolô! Lời Thiên Chúa là một nguồn vô tận. Và Thánh Tông đồ trong Thư này đã nói chuyện với chúng ta như một người rao giảng Tin Mừng, như một nhà thần học và một mục tử.
Thánh Giám mục Inhaxiô thành Antiôkia đã có một cách diễn đạt rất đẹp khi ngài viết: “Có một Vị Thầy duy nhất đã nói và những gì Người nói đều đã được thực hiện; nhưng những việc Người đã làm trong im lặng thì xứng đáng với Chúa Cha. Bất cứ ai sở hữu lời của Chúa Giêsu cũng có thể nghe thấy sự im lặng của Người"(Ad Ephesios, 15,1-2). Chúng ta có thể nói rằng Thánh Tông đồ Phaolô đã có thể nói lên sự im lặng này của Thiên Chúa. Các trực giác độc đáo nhất của ngài giúp chúng ta khám phá được sự mới lạ gây ngạc nhiên chứa đựng trong mạc khải của Chúa Giêsu Kitô. Ngài quả là một nhà thần học đích thực, người đã chiêm ngưỡng mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô và truyền tải nó bằng trí thông minh sáng tạo của mình. Và ngài cũng có khả năng thi hành sứ mệnh mục vụ của mình đối với một cộng đồng lạc lõng và hoang mang. Ngài đã làm được điều đó bằng những phương pháp khác nhau: ngài sử dụng nghịch lý, sự chính xác, sự nhu mì tùy lúc... ngài nại tới thẩm quyền của mình như một Tông đồ, nhưng đồng thời ngài cũng không che giấu các điểm yếu trong tính cách của mình. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần thực sự lấn sâu trong trái tim ngài: cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục sinh đã chinh phục và biến đổi toàn bộ cuộc đời ngài, và ngài đã dành trọn cuộc đời đó cho việc phục vụ Tin Mừng.
Thánh Phaolô không bao giờ nghĩ về một Kitô giáo với những đặc điểm hòa hoãn, thiếu châm biếm và nghị lực. Ngài bảo vệ sự tự do được Chúa Kitô mang lại với một niềm đam mê mà cho đến nay vẫn không ngừng gây xúc động, đặc biệt nếu chúng ta nghĩ đến sự đau khổ và cô đơn mà ngài đã phải chịu đựng. Ngài tin chắc rằng ngài đã nhận được một ơn gọi mà chỉ ngài mới có thể đáp ứng; và ngài muốn giải thích cho người Galát rằng họ cũng được kêu gọi đạt tới sự tự do đó, thứ tự do đã giải phóng họ khỏi mọi hình thức nô lệ, vì nó giúp họ trở thành những người thừa kế lời hứa xưa và, trong Chúa Kitô, trở thành con cái của Thiên Chúa. Ngài ý thức rõ các rủi ro mà tự do của Chúa Kitô mang lại, nhưng ngài không giảm thiểu các hậu quả. Ngài nhắc lại một cách bạo dạn, nghĩa là, can đảm, với các tín hữu rằng tự do không hề tương đương với buông thả, cũng không dẫn đến những hình thức tự mãn tự phụ. Ngược lại, Thánh Phaolô đặt tự do dưới bóng tình yêu và thiết lập việc thực thi nó nhất quán trong việc phục vụ bác ái. Tất cả viễn kiến này đã được đặt trên đường chân trời sự sống theo Chúa Thánh Thần, Đấng làm trọn Lề Luật được Thiên Chúa ban cho dân Israel và ngăn họ trở lại làm nô lệ cho tội lỗi. Cơn cám dỗ luôn luôn muốn quay trở lại. Một định nghĩa về Kitô hữu, có trong Kinh thánh, nói rằng Kitô hữu chúng ta không phải là những người quay trở lại, những người quay trở lại. Quả là một định nghĩa đẹp. Và cơn cám dỗ là quay trở lại để được an toàn hơn; chỉ quay trở lại với Lề Luật, bỏ qua sự sống mới của Thần Khí. Đây là điều Thánh Phaolô dạy chúng ta: Lề Luật đích thực có sự viên mãn của nó trong sự sống này của Thần Khí mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Và sự sống của Thần Khí này chỉ có thể được sống trong tự do, tự do của Chúa Kitô. Và đây là một trong những điều đẹp đẽ nhất.
Ở phần cuối của hành trình giáo lý này, đối với tôi, dường như một thái độ kép có thể được phát sinh nơi chúng ta. Một mặt, giáo huấn của Thánh Tông đồ khơi dậy lòng nhiệt thành trong chúng ta; chúng ta cảm thấy buộc phải đi theo con đường tự do ngay lập tức, "bước theo Thần Khí". Luôn luôn bước theo Thần Khí: nó làm cho chúng ta tự do. Mặt khác, chúng ta ý thức được các giới hạn của mình, bởi vì hàng ngày chúng ta trực tiếp cảm nhận được việc vâng theo Thần Khí, hỗ trợ hành động gây ích lợi của Người, là điều khó khăn xiết bao. Rồi, sự mệt mỏi có thể xảy tới kìm hãm nhiệt tình của chúng ta. Chúng ta cảm thấy nản lòng, yếu đuối, đôi khi như bị gạt ra ngoài lề, muốn sống lối sống theo tính thế gian. Thánh Augustinô gợi ý cho chúng ta cách phản ứng trong tình huống này, khi đề cập đến đoạn Tin Mừng về cơn bão trên hồ. Ngài nói: «Đức tin Chúa Kitô trong lòng anh chị em cũng giống như Chúa Kitô ở trên thuyền. Anh chị em nghe những lời lăng mạ, anh chị em mệt mỏi, anh chị em khó chịu, còn Chúa Giêsu thì cứ ngủ. Anh chị em hãy đánh thức Chúa Kitô, hãy lay chuyển đức tin của anh chị em! Ngay trong tình trạng hỗn loạn, anh chị em vẫn có thể làm được một điều gì đó. Anh chị em hãy lay chuyển niềm tin của anh chị em. Chúa Kitô thức dậy và nói với anh chị em... Do đó, anh chị em hãy đánh thức Chúa Kitô... Anh chị em hãy tin những gì đã được nói, thì anh chị em sẽ có một sự bình tĩnh lớn trong lòng anh chị em "(Diễn văn 163 / B 6). Trong những khoảnh khắc khó khăn, chúng ta, như thánh Augustinô nói ở đây, chúng ta giống như đang ở trên thuyền trong lúc giông bão. Và các Tông đồ đã làm gì? Các ngài đánh thức Chúa Kitô đang ngủ trong lúc có gió bão; nhưng Người cũng đang hiện diện. Điều duy nhất chúng ta có thể làm trong thời điểm tồi tệ ấy là "đánh thức" Chúa Kitô dậy, Người đang ở trong chúng ta, chỉ "ngủ" trong thuyền thôi. Vậy đó. Chúng ta phải đánh thức Chúa Kitô trong tâm hồn chúng ta và chỉ khi đó chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng mọi sự bằng cái nhìn của Người, vì Người nhìn quá bên kia bão tố. Qua cái nhìn thanh thản đó của Người, chúng ta có thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh, bức tranh mà để một mình chúng ta, đến việc tưởng tượng nhìn thấy cũng không thể có.
Trên hành trình đầy đòi hỏi nhưng hấp dẫn này, Thánh Tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể mệt mỏi khi làm điều thiện. Anh chị em đừng mệt mỏi khi làm điều tốt. Chúng ta phải tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần luôn đến giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta và cho chúng ta sự hỗ trợ mà chúng ta cần. Vì vậy, chúng ta hãy học cách cầu khẩn Chúa Thánh Thần thường xuyên hơn nữa! Ai đó có thể nói: “nhưng phải cầu khẩn Chúa Thánh Thần như thế nào? Vì con biết cầu nguyện với Đức Chúa Cha, với Kinh Lạy Cha chúng con; con biết cầu nguyện với Đức Mẹ bằng kinh Kính mừng Maria; con biết cầu nguyện với Chúa Giêsu bằng Kinh Năm Dấu, nhưng Chúa Thánh Thần? Kinh Chúa Thánh Thần là chi?”. Kinh Chúa Thánh Thần là kinh rất tự phát: nó phải xuất phát từ trái tim anh chị em. Anh chị em phải thốt lên trong những lúc khó khăn: "Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến". Chữ quan trọng là: "hãy đến". Nhưng anh chị em phải nói điều đó bằng ngôn ngữ của anh chị em, bằng lời nói của anh chị em. Xin Chúa hãy đến, vì con đang gặp khó khăn, hãy đến vì con đang ở trong bóng tối, trong bóng tối; xin Chúa đến vì con không biết phải làm gì; Xin Chúa đến vì con sắp ngã. Xin Chúa đến. Xin Chúa đến. Đó là lời của Chúa Thánh Thần ngỏ cùng Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy học cách cầu khẩn Chúa Thánh Thần thường xuyên hơn nữa. Chúng ta có thể làm điều đó bằng những chữ đơn giản, vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Và chúng ta có thể mang theo mình, có lẽ trong cuốn Tin Mừng bỏ túi của chúng ta, lời cầu nguyện tuyệt đẹp mà Giáo Hội đọc trong Lễ Hiện Xuống: « Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, và tự trời toả ánh quang minh của Ngài ra! Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; Ðấng ban ân huệ, Ðấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến! Lạy Ðấng an ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn, là Ðấng uỷ lạo dịu dàng...”. Xin Chúa ngự đến. Và vân vân, đó là một lời cầu nguyện tuyệt đẹp. Cốt lõi của lời cầu nguyện này là" hãy đến ", Đức Mẹ và các Tông đồ đã cầu nguyện như thế sau khi Chúa Giêsu về Thiên đàng; các ngài ở một mình trong Phòng Tiệc Ly và cầu khẩn Chúa Thánh Thần. Sẽ tốt cho chúng ta nếu chúng ta thường xuyên cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến. Và với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, chúng ta bảo vệ được tự do. Chúng ta sẽ tự do, không còn dính bén vào quá khứ theo nghĩa tiêu cực của chữ này, không bị xiềng xích vào các thực hành, nhưng được tự do bằng sự tự do Kitô giáo, sự tự do giúp chúng ta trưởng thành. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta bước đi trong Thần Khí, trong tự do và vui vẻ, bởi vì khi Chúa Thánh Thần đến, niềm vui cũng sẽ đến, niềm vui đích thực cũng sẽ đến, Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.
Tuyên bố của tổng giáo phận Denver về thánh lễ giả, linh mục giả, nhà thờ giả
Đặng Tự Do
16:17 10/11/2021
Tổng giáo phận Denver đã gởi một thông cáo báo chí cho các cơ quan truyền thông Công Giáo nhờ lưu ý anh chị em giáo dân về hiện tượng có các thánh lễ giả, do các linh mục giả cử hành trong các tòa nhà với thiết kế như nhà thờ nhưng không phải là nhà thờ Công Giáo và hoàn toàn không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo.
Một buổi lễ được cử hành bởi một người phụ nữ thì chắc chắn không phải là thánh lễ hợp lệ. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp được cử hành bởi một người nam thì cũng chưa chắc chắn là thánh lễ hợp lệ.
Toàn văn tuyên bố của Tổng giáo phận Denver như sau:
Tổng giáo phận Denver có 149 giáo xứ, giáo điểm và cứ điểm truyền giáo là nơi cử hành thánh lễ. Các giáo xứ này hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, và như vậy tất cả các bí tích nhận được tại các giáo xứ này đều có giá trị.
Tuy nhiên, có một số nhà thờ trong lãnh thổ của Tổng giáo phận Denver có vẻ hoặc được quảng cáo là các giáo xứ Công Giáo hợp pháp, nhưng trên thực tế họ không hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo. Dưới đây là tuyên bố của Tổng giáo phận Denver liên quan đến các nhà thờ này, cũng như danh sách cập nhật các nhà thờ đã biết thuộc danh mục này.
Nếu anh chị em hoặc ai đó mà anh chị em biết đã nhận các bí tích tại một trong các nhà thờ được liệt kê dưới đây, thì có khả năng đó là các bí tích không hợp lệ. Chúng tôi khuyến khích anh chị em liên hệ với Tòa án của Tổng giáo phận Denver theo số 303-894-8994 hoặc qua email tribunal.office@archden.org để xác định tính hợp lệ của bất kỳ bí tích nào nhận được ở đó.
Để có danh sách đầy đủ các giáo xứ hợp pháp trong tổng giáo phận, hãy truy cập http://Archden.org/parish-full.
Về các Thánh lễ Công Giáo giả mạo
Đó là trường hợp các cử hành có vẻ như hoặc được quảng cáo như các Thánh lễ Công Giáo, nhưng trên thực tế không phải. Các lễ nghi này được cử hành trong lãnh thổ của Tổng giáo phận Denver bởi nhiều cựu linh mục, hay các linh mục không có năng quyền, linh mục được phong chức không hợp lệ, linh mục là một phần của các giáo phái không hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, v.v... Những dịch vụ này, trong khi chúng có thể có vẻ ngoài là những cử hành đích thực của Thánh lễ, nhưng thực tế thì không phải như thế; chúng bất hợp pháp và thường bất hợp lệ. Người Công Giáo không nên tham dự các buổi lễ này cũng như không tham gia vào sự hiệp thông của họ. Việc tham gia vào các dịch vụ như vậy không hoàn thành nghĩa vụ ngày Chúa Nhật của một tín hữu.
Liên quan đến các nhà thờ của Huynh Đoàn Thánh Piô X, không hiệp thông hoàn toàn với Đức Giáo Hoàng. Mặc dù đúng là các linh mục của Huynh Đoàn được phong chức hợp lệ, nhưng họ không được phép thi hành thừa tác vụ của mình. Các thánh lễ được cử hành tại nhà thờ Thánh Isidore và Nhà nguyện Truyền tin không được Đức Tổng Giám Mục Denver chấp thuận. Người Công Giáo không được tham dự các Thánh lễ này cũng như không được hiệp thông Thánh Thể.
Danh sách các nhà thờ giả danh Công Giáo
American Catholic Community/Order of St. Michael and Mary (American Catholic Community/Communion of International Catholic Communities)
1921 S. Havana, Aurora, CO 80014
Church of St. Albert Liberal Catholic Church
430 10th St, Greeley, CO 80631
Church of the Beloved (Ecumenical Catholic Church)
10500 Grant Dr., Northglenn, CO 80233
Church of the Holy Family (Ecumenical Catholic Church)
8811 E. Hampden Ave., Suite 101, Denver, CO 80321
Divine Mercy Catholic Church (American Catholic Community/Communion of International Catholic Communities)
20971 E. Smoky Hill Rd., Aurora, CO 80015
Iglesia Católica de Cristo Rey/Christ the King Old Catholic Church (American Catholic Community/Communion of International Catholic Communities)
3138 S Parker Rd, Aurora, CO 80014
Light of Christ (Ecumenical Catholic Church)
1000 West 15th Ave, Longmont, CO 80501
Mary of Magdala (Ecumenical Catholic Church)
301 E. Stuart St., Fort Collins, CO 80525
Our Lady of the Snow Traditional Catholic Church
4101 Lamar St, Wheat Ridge, CO 80033
Our Lady of Victory Roman Catholic Chapel
2566 Sable Blvd, Aurora CO 80011
St. Paul Catholic Community of Faith (Ecumenical Catholic Church)
3250 E 6th Ave, Denver, CO 80206
St. Francis of Assisi National Catholic Church (Polish National Catholic Church)
556 S Jersey St, Denver, CO 80224
St. Mary’s Anglican Catholic Church
2290 S Clayton St, Denver, CO 80210
St. Isidore - Society of St. Pius X
32100 E. Colfax Ave, Watkins, CO 80137
Annunciation Chapel Society of Pius X
290 E. County Road 56, Ft. Collins, CO 80524
Source:Denver Catholic
3 vị Tử đạo dòng Phanxicô Capuchin được phong chân phước ở Tây Ban Nha
Đặng Tự Do
16:18 10/11/2021
Hôm thứ Bảy tại Vương cung thánh đường La Seu ở Manresa đã diễn ra lễ tuyên chân phước cho các Cha Benito de Santa Coloma, Domingo de Sant Pere de Riudebitlles và José Oriol de Barcelona, là ba tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin đã bị sát hại vì đức tin vào năm 1936, trong khuôn khổ của cuộc bách hại tôn giáo diễn ra trong những năm đen tối của lịch sử Tây Ban Nha.
Buổi lễ đã do Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Phong thánh chủ sự với sự hiện diện đông đảo của các Giám Mục và linh mục Tây Ban Nha.
Đây là lần phong chân phước thứ ba được cử hành tại Tây Ban Nha trong vòng một tháng. Lần đầu tiên là việc phong Chân Phước cho 127 vị tử đạo ở Córdoba; và sau đó là phong Chân Phước cho bốn linh mục của Hội Anh em Linh Mục Thợ ở Tortosa. Trên thực tế, việc phong chân phước cho ngày thứ Bảy này đã được lên kế hoạch vào ngày 14 tháng 11 năm 2020, nhưng đại dịch đã buộc phải hoãn lại cho đến bây giờ.
Đức Hồng Y Marcello Semeraro cho biết quá trình phong chân phước cho các tu sĩ dòng Capuchin này đã bắt đầu tại giáo phận Vic vào ngày 18 tháng 4 năm 1955: hồ sơ của các ngài được gửi đến Rôma năm 1962 và hoàn thành từ năm 1997 đến 2005. Cuối cùng, vào ngày 24 tháng Giêng năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận việc phong chân phước cho các ngài.
Fray Benito là tên tôn giáo của Cha Josep Domènech i Bonet. Ngài sinh tại ở Santa Coloma de Gramanet, Barcelona vào năm 1892. Ngài thành lập hội những người Công Giáo yêu mến Bình Ca và sau đó là bề trên tu viện Manresa. Ngài là một tu sĩ Capuchin kiểu mẫu, với tính cách khổ hạnh, và là một tấm gương của đời sống thánh hiến. Ngài biết cách kiên quyết và tế nhị đòi hỏi sự tiến bộ tâm linh từ các tập sinh của mình. Cha Fray Benito bị bắt vào ngày 6 tháng 8 năm 1936 bởi một số dân quân. Họ tra tấn ngài với những lời chế nhạo và cuối cùng giết ngài vào ngày 7 tháng 8 năm 1936.
Cha Fray Domingo de Sant Pere de Riudebitlles sinh tại Sant Pere de Riudebitlles, Barcelona vào năm 1882. Do lý tưởng truyền giáo mạnh mẽ thúc đẩy, năm 1917, ngài được gửi đến Trung Mỹ, trong 17 năm. Ngài làm việc mục vụ ở Cartago, Costa Rica; và Managua Nicaragua. Sau một thời gian hăng say làm việc tông đồ, vào năm 1930, ngài trở về Catalonia vì bị ốm nặng và sống giai đoạn cuối của cuộc đời mình trong tu viện Manresa. Ở đó, ngài nổi tiếng là một người nhân hậu, gương mẫu và rất tận tụy trong các công việc mục vụ.
Khi Nội chiến bùng nổ, ngài bị giam giữ. Vì không giấu giếm rằng mình là một linh mục Capuchin, ngài bị giết vào ngày 27 tháng 7 năm 1936.
Cuối cùng, Fray José Oriol de Barcelona là tên của Cha Jaume Barjau Martín, sinh tại Barcelona năm 1891. Cha José Oriol được thụ phong linh mục năm 1915 và đã tận tụy giảng dạy, giải tội, linh hướng và nghiên cứu lịch sử. Ngài đãviết tác phẩm Chorale Psalterium, một nghiên cứu đồ sộ đã nhận được sự khen ngợi của Đức Giáo Hoàng Piô 11. Ngài bị giết vào ngày 7 tháng 8 năm 1936.
Source:COPE
Đức Giám Mục rửa tội cho 14 trẻ em được cứu thoát khỏi phá thai
Đặng Tự Do
16:18 10/11/2021
Hiệp hội Gioan Phaolô II Những Người Trợ Giúp chia sẻ một số câu chuyện cảm động liên quan đến của những phụ nữ và trẻ em mà họ đã hỗ trợ.
Vào cuối tháng 9 năm 2021, Đức Cha Juan Antonio Reig Pla, giám mục giáo phận Alcalá de Henares, Tây Ban Nha, đã cử hành lễ rửa tội cho 14 trẻ em được cứu thoát khỏi nạn phá thai thông qua các hành động bác ái và các thông tin từ các thành viên của Hiệp hội Gioan Phaolô II Những Người Trợ Giúp.
Đây là một sáng kiến được thực hiện bởi các tình nguyện viên Công Giáo nhằm giúp đỡ những phụ nữ mang thai gặp khó khăn. Họ giúp các thai phụ biết một cách khách quan về các lựa chọn thay thế có sẵn cho họ và không bị các nhà hoạt động ủng hộ phá thai lôi kéo vào việc giết chết những đứa con chưa chào đời, vì tin rằng đây là lựa chọn khả thi duy nhất.
Trên blog của hiệp hội, một trong những thành viên của hiệp hội, Marta Velarde, đã chia sẻ một số câu chuyện về phụ nữ và trẻ em có liên quan
Câu chuyện của Marta
Một trong những sản phụ nhận được sự giúp đỡ quý giá này là Marta, cô con gái thứ ba vừa tròn 10 tháng tuổi. Khi Marta mang thai, giữa cơn đại dịch, nhiều người khuyên cô nên phá thai. Tuy nhiên, chắc chắn cô ấy đã nhầm lẫn với các số điện thoại và cuối cùng đã gọi cho Hiệp hội Gioan Phaolô II. Sau nhiều giờ trò chuyện, cô quyết định gặp trực tiếp một thành viên của hội. Khi họ bắt đầu nói chuyện trực tiếp, cô ấy bắt đầu khóc, nhận ra ý nghĩ phá thai đã lấy đi sự bình yên của cô ấy như thế nào. Vào đêm lễ rửa tội của con gái nhỏ, cô ấy tiếp tục khẳng định rằng cô ấy hạnh phúc biết bao vì mình đã chọn cuộc sống.
Trường hợp của Ana
Ana là một phụ nữ mang thai khác đã trải qua một thảm kịch tương tự và đã vượt qua nó. Cô đã quyết định phá bỏ đứa con gái thứ 5 khi đang mang thai được 5 tháng, nhưng cô cũng đã thay đổi quyết định nhờ sự hỗ trợ từ Hiệp hội Gioan Phaolô II. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày khiến cô khó giải quyết, và phải mất vài năm trước khi cô quyết định làm lễ rửa tội cho con gái mình. Ana có thể là một người khó tính, theo Velarde, nhưng cô ấy đã học cách cầu nguyện trước khi đưa ra quyết định của mình.
Lời khai của Mariana
Một trường hợp thứ ba được hiệp hội báo cáo là Mariana, người đã gặp một thành viên Hiệp hội Gioan Phaolô II khi cô đang trên đường đến phòng khám để phá thai, trước cuộc hẹn 10 phút. Sau một cuộc trò chuyện với anh ta, cô quyết định không tiếp tục thủ tục. Tuy nhiên, khi cô nói với người bạn đời của mình rằng cô đã quyết định chống lại việc phá thai, cô phải đối mặt với một thử thách mới và khắc nghiệt: anh ta đơn giản là bỏ rơi cô. Em gái của cô ấy cũng không muốn giúp cô.
Mariana thất nghiệp và không có ai giúp đỡ - ngoại trừ những thành viên trong Hiệp hội Gioan Phaolô II. Việc mang thai rất khó khăn về mọi mặt, nhưng những thành viên Hiệp hội Gioan Phaolô II đã hỗ trợ cô ấy những điều cần thiết. Khi đứa bé được chào đời, Mariana đã lấy tên người thanh niên cứu nó để đặt tên cho nó: Pablo Santiago. Quyết định rửa tội, cho cả con trai và bản thân cô đã xảy ra khi cô đến thăm đền thờ Đức Mẹ Schoenstatt và lần đầu tiên tham dự một buổi lễ Rước lễ lần đầu. Hôm nay cô ấy có công việc, bạn bè và một cậu con trai — và cô ấy muốn chia sẻ chứng từ của mình với bất kỳ ai muốn lắng nghe.
Đôi khi, tất cả những gì cần thiết để cứu một mạng sống là sự sẵn lòng trò chuyện, lắng nghe và cung cấp loại hỗ trợ mà Chúa Giêsu đã ra lệnh cho chúng ta trong Phúc âm: yêu thương người khác như Ngài đã làm, và chia sẻ những món quà vật chất và tinh thần của chúng ta một cách quảng đại.
Nhiều phụ nữ chọn phá thai vì họ tin rằng họ không còn lựa chọn nào khác. Thay vì phán xét họ, chúng ta cần thông báo cho họ và kêu gọi lương tâm của chính họ.
Source:Aleteia
VietCatholic TV
Tin Vui: Đừng lo. Hoa Kỳ đã sáng chế thành công 2 loại thuốc viên và thuốc xịt mũi đặc trị cô vít
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:35 10/11/2021
1. Tin Vui: Hoa Kỳ đã sáng chế 2 loại thuốc viên và thuốc xịt mũi để trị Covid 19.
Công ty Pfizer của Hoa Kỳ cho biết đã chế tạo thành công thuốc viên trị COVID-19. Thuốc có thể giảm mức độ phải nằm bệnh viện và tử vong tới gần 90%.
Công ty Pfizer và công ty Merck, đang chạy đua đưa thuốc viên trị COVID-19 ra thị trường Mỹ. Tất cả các loại thuốc trị COVID-19 đang sử dụng ở Mỹ hiện nay đều phải chích hoặc truyền dung dịch vào máu.
Thuốc viên của công ty Merck, đối thủ của Pfizer, đang được cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm, gọi tắt là FDA, xem xét kết quả thử nghiệm và cho thấy kết quả rất khích lệ. Hôm thứ Năm nuớc Anh đã đồng ý cho sử dụng thuốc của Merck.
Về thuốc viên của Pfizer, công ty sẽ yêu cầu FDA cho phép sử dụng thuốc viên của họ càng sớm càng tốt vì kết quả sơ khởi cũng cho thấy rất tốt.
Về hiệu nghiệm của thuốc của Pfizer, công ty cho biết chỉ có sáu người phải vào bệnh viện và không có ai chết, trong số 607 bệnh nhân tham dự cuộc thử nghiệm và được cho uống thuốc trong thời gian năm ngày sau khi thấy có triệu chứng bệnh.
Trong khi đó, nhóm 612 người khác cũng nhiễm bệnh nhưng không được uống thuốc thì có 41 người phải vào bệnh viện, và 10 người chết.
Tờ Washington Post tường thuật rằng Pfizer đã khởi sự sản xuất thuốc viên trị COVID-19 này, và hy vọng sẽ có được 21 triệu liều điều trị vào giữa năm 2022.
Theo tin của các hãng thông tấn giá tiền một liều thuốc sẽ vào khoảng $700 cho cả hai loại thuốc này.
Tưởng cũng nên nói thêm, các khoa học gia của viện đại học Bắc California đã chế tạo được thuốc xịt mũi để phòng ngừa và trị bệnh Covid 19. Thuốc đã được thử nghiệm trên chuột và có kết quả tốt, Nếu được chấp thuận, theo dự trù, thuốc sẽ được bán trên thị trường vào giữa năm 2022.
2. Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị gặp rất nhiều trở ngại tại Á Châu
Licas News cho biết Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị đang gặp rất nhiều trở ngại tại Á Châu.
Tại Thái Lan, tổng giáo phận Bangkok có sáng kiến mời các ca sĩ nổi tiếng, rất được giới trẻ Thái Lan mến mộ, tham gia vào các chương trình hội thoại trực tuyến về Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị. Không có ca sĩ nào từ chối. Có lẽ điều này cũng có lợi cho họ như một cách đánh bóng tên tuổi. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là anh chị em giáo dân không mấy người tham gia.
Tổng giáo phận Hán Thành cũng có kế hoạch tương tự, và xem ra cũng không mấy hiệu quả.
Thông tấn xã của Công Giáo Phi Luật Tân này cho biết tháng trước, một giáo xứ ven biển ở miền bắc Phi Luật Tân đã tập hợp ngư dân và cư dân của các cộng đồng để thảo luận về tác động của hiện tượng khai thác cát đen trong khu vực.
Vị linh mục cho biết hoạt động này là một phần của “tiến trình thượng hội đồng” do Giáo Hội Công Giáo phát động để lắng nghe những mối quan tâm của cộng đồng.
Nếu tổ chức riêng một buổi họp cho Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị sẽ không có mấy người tham dự. Gắn Thượng Hội Đồng này với những quan tâm cụ thể của người dân trong cuộc sống hàng ngày xem ra hiệu quả hơn mời các ca sĩ trẻ đẹp.
Ở miền nam Phi Luật Tân, một linh mục chính xứ chỉ có thể cử chủ tịch và thủ quỹ của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ tham dự cuộc tham vấn của giáo phận về cách tiến hành quy trình.
Ngài rất buồn về điều này. Ngài cho biết giáo xứ và nhiều giáo xứ khác trong khu vực đã bận rộn với nhiều hoạt động khác nhau có tác động đến cộng đồng, đặc biệt là trong thời gian đại dịch.
Ngài nói: “Các cuộc họp và tham vấn quá tốn thời gian”.
Tham dự các hoạt động đòi hỏi các nguồn lực, chẳng hạn như thực phẩm và phương tiện đi lại, mà các giáo xứ và cá nhân không có do ảnh hưởng tai hại của cuộc khủng hoảng sức khỏe đối với nền kinh tế.
Tại thủ đô quốc gia, nhiều giáo dân vẫn đang tự hỏi làm thế nào để thực hiện “tiến trình Thượng Hội Đồng” để bảo đảm rằng tiếng nói của những người “rốt cùng, lạc xa cộng đoàn và người nghèo” sẽ được lắng nghe.
Trong các cộng đồng nghèo, hầu hết mọi người không thể truy cập Internet, đặc biệt là vào các trang Web đang được sử dụng để tham vấn cấp giáo xứ. Các trang Web được thiết kế sơ sài, nhiều vấn đề về kỹ thuật và quá chậm.
Một nhân viên giáo xứ cho biết: “Tôi chỉ biết về việc bắt đầu tiến trình Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị chỉ vài ngày trước khi nó được tổ chức. Ông nói: “Trong bối cảnh thực tế của giáo phận, chúng tôi thiếu thông tin và không có sự phối hợp”.
Thông báo được đăng vắn tắt trên mạng xã hội, chủ yếu là trên Facebook, với ngày tháng và những người được cho là sẽ phát biểu trong cuộc tham vấn.
3. Nhận định của một linh mục Việt Nam về 4 tháng kinh hoàng vì đại dịch vừa qua tại Việt Nam
Cha Giuse Hoàng Mạnh Hùng vừa có bài nhận định sau về 4 tháng kinh hoàng vì đại dịch vừa qua tại Việt Nam. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua phần trình bày của Hiền Hòa.
Hơn 4 tháng vắng tiếng chuông nhà thờ, những tiếng thánh ca, những tiếng kinh nguyện râm ran, mọi sinh hoạt cộng đồng tưởng như bị ngưng hẳn khi mọi người “ở đâu yên đấy” lẩn quẩn trong vòng vây của những kẽm gai, và những miếng tôn chắn. Từng con phố, ngõ hẻm, nhà cửa mọc lên những tấm biển đỏ kèm theo nhừng dòng chữ: “Khu vực cách ly, không được ra vào”, “Khu vực phong tỏa, không phận sự miễn vào”, “ Gia đình có F0 (đọc là ép không) đang cách ly, điều trị tại nhà”, ….
Nhưng không hẳn như vậy, nép dưới bóng ngôi giáo đường là những hoạt động âm thầm ngày ngày thay cho những lời kinh nguyện dâng lên Chúa. Ngay từ những ngày đầu dịch, Caritas tổng giáo phận thông qua các giáo xứ đã có những phần gạo hổ trợ hàng tuần. Rồi kế hoạch hổ trợ bằng hiện kim của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam như cơn mưa đầu mùa làm triển nở những bông hoa thiện nguyện.
Cảm động thay những nhà hảo tâm từ khắp các nơi kể cả ở nước ngoài, người có nhiều cho nhiều, người có ít cho ít, người góp công, người góp của, cùng nhau đóng góp cho quỹ “Tương thân tương ái” của Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ. Rồi từng đoàn xe tải, chở lương thực, rau củ quả từ các các giáo xứ miền Tây, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên … và ngay cả ở Tp. cũng thông qua quý Cha và các thiện nguyện viên đổ về giáo xứ.
Xứng đáng là những cánh tay nối dài của Cha xứ, Cha phó - Ban điều hành các giáo khu, đoàn viên Gia Đình Phạt Tạ Thánh Thể Công Giáo và một số anh chị em thiện nguyện đã không ngại nguy hiểm đang rình rập họ ngày đêm lo đi phân phát cứu trợ. Những túi gạo, con cá, miếng thịt, những bịch rau củ quả đã được các anh chị em tải về có khi là 1-2 giờ sáng rồi phân chia để kịp gởi tới bà con không phân biệt lương giáo ngay trong ngày. Hình ảnh những người cùng xóm chia nhau từng bó rau, quả bí, từng ký gạo, củ khoai. Người này nhận được chia sẻ cho người kia cùng nhau vượt qua cơn bĩ cực đã làm ấm lòng những thiện nguyện viên.
Rồi những lần phải thông chốt, những nơi vùng đỏ phải khoác lên mình những bộ đồ bảo hộ như lực lượng tuyến đầu để đi đến những phòng trọ trong hang cùng ngõ hẻm, những nơi trong rào chắn với biển báo cách ly. Không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tôn giáo, ai khổ, ai thiếu đều được cứu, được giúp. Những phần quà tuy nhỏ nhưng cũng đã làm vơi đi phần nào những lo toan về lương thực, thực phẩm.
“Xóm Bắp” - cái tên không mấy xa lạ với bà con giáo xứ Trung Mỹ Tây – người địa phương còn gọi là xóm đồng mả vì nơi đây có những ngôi mộ từ lâu đời. Ở nơi đây, có những những ngôi nhà không số hoặc có nhưng trùng lắp, “xẹc” (suyệc) 1a …1b ….
Khi gọi tên người đầu tiên trong danh sách, từ trong ngôi nhà, hay đúng hơn là túp lều, được ẩn khuất sau một ngôi mộ, hàng chục người bước ra khiến anh em chúng tôi quyết định đứng ở đầu ngõ gọi tên từng người vì sợ tụ tập đông người. Rồi việc trao quà đã diễn ra êm đẹp tuy có những trục trặc nhỏ nhưng đã được anh em giải quyết tại chỗ.
Không chỉ ở xóm này mà ngay cả những người có nhà cửa hẳn hoi cũng lâm vào những hoàn cảnh khó khăn. Cầm cự được 1 tháng, rồi 2 tháng và bây giờ vào tháng thứ 3 thì họ “đuối” thực sự vì phải chạy lo lương thực, thực phẩm hàng ngày cho thể xác. Tinh thần thì bức bối đâm ra dễ bẳn gắt, to tiếng vì những lí do nhỏ nhặt khi cả gia đình thất nghiệp ngồi không ngó nhau!
Số người nhiễm Covid cứ tăng vọt lên hàng ngày. Từ hàng chục, hàng trăm, rồi đến hàng nghìn và lên đến hàng trăm nghìn. Số người rơi vào trạng thái nguy kịch và tử vong cứ thế tăng theo. Giãn cách càng dài càng nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, làm sao có thể giúp đỡ cho hết được Chúa ơi?
Những hình ảnh dòng người nườm nượp về quê đăng trên các trang báo mạng vào những ngày đầu nới lỏng giãn cách có lẽ đã lấy đi không ít nước mắt - nước mắt cơ cực của những người trong cuộc và nước mắt của những người thương cảm.
Những lần về quê trước đây có đưa, có đón và mang theo bao nỗi vui mừng về tinh thần và vật chất tích lũy sau cả năm trời tha phương chở về nhà như ngày xưa “vinh quy bái tổ”.
Bây giờ kéo nhau về quê như một sự chạy trốn, chạy khỏi những ổ dịch và trốn khỏi cái chết. Hành trang lần này không còn là những món quà mà chỉ là những vật dụng thiết yếu với cái túi đang cạn dần những đồng tiền dành dụm cuối cùng và chắc hẳn cũng có những hũ tro cốt người thân đem về nương thân lần cuối nơi quê cha đất mẹ. Buồn!
Bây giờ sinh hoạt tôn giáo cũng đã được khôi phục tuy số lượng giới hạn và phải tuân theo triệt để những quy định trong hoàn cảnh “bình thường mới”. Cũng có những ý kiến lăn tăn về vấn đề này nhưng ai cũng nhận thấy rằng đã đến lúc cần đến “những lương thực không hư nát” cho cuộc sống. Xin hãy cứ để Lời Chúa vang lên soi sáng trong tâm hồn mỗi người - “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời…” (Mt 6,20). Chúng ta đã lo được lương thực hàng ngày cho thân xác và cũng cần phải tìm kiếm của ăn cho tinh thần, cho niềm tin của mình.
Đã đến lúc chúng ta cần phải ý thức hơn thân phận mỏng giòn nay còn, mai thì chưa biết ra sao của mình và biết trân quý hơn những giá trị cuộc sống, trân quý những điều được Chúa ban tặng nhưng không. Ranh giới giữa sự sống và cái chết quá thật mong manh, cuộc đời quá thật ngắn ngủi, chóng qua như hơi thở. Vậy nên, hơn thua tranh giành nhau để làm gì, để rồi khi lìa đời giàu hay nghèo cũng chỉ ra đi với một tấm khăn liệm, một tấm nilon bó chặt trong một quan tài đơn sơ cùng ngọn lửa thiêu xóa đi thân phận của một con người!
Mọi sự thế gian đều phải bỏ lại thế gian. Chỉ có bác ái, yêu thương sẽ theo ta mãi mãi. Chỉ có những công việc bác ái mà hàng ngày ta tích góp mới trở nên kho tàng đích thực và là người bạn duy nhất theo ta đến trước tòa Chúa. Vậy nên, lúc còn có thể làm được cho ai cái gì thì làm, giúp được gì cho ai cứ giúp với tâm nguyện “Thương xót kẻ khó nghèo là cho ĐỨC CHÚA vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng việc đã làm.” (Cn 19,17).
Tài tình:: Linh mục Mỹ giảng hay đến mức được xuất hiện trên Times Square Billboard ở New York
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:49 10/11/2021
1. Cha Mike Schmitz xuất hiện trên Times Square Billboard ở NYC
Ascension Press tiết lộ vào hôm Thứ Tư, ngày 3 tháng 11 rằng Cha Mike Schmitz sẽ xuất hiện trên một bảng quảng cáo tại Times Squre trong suốt mùa lễ này.
Bảng quảng cáo sẽ quảng cáo podcast số 1 của ngài, có tên là Kinh thánh trong một năm từ ngày 19 tháng 12 năm 2021 đến ngày 9 tháng Giêng năm 2022 trên Đại lộ 7 và Đại lộ 48 ở Thành phố New York.
Trong podcast gồm 365 tập, mỗi tập dài 20 phút, Cha Mike đọc cuốn Cuộc phiêu lưu vĩ đại của Kinh thánh Công Giáo. Ngài cũng cung cấp một bài bình luận, cầu nguyện và suy ngẫm, cùng với người dẫn chương trình, cùng với một khách mời và cũng là một học giả kinh thánh, ông Jeff Cavins.
Podcast đã đứng ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng iTunes trong hai tuần đầu tiên sau khi phát sóng vào tháng Giêng năm 2020. Nó hiện đang ở vị trí số 1 trong hạng mục Tôn giáo và Tâm linh. Nó cũng có trung bình hơn 450,000 lượt tải xuống mỗi ngày!
“Chúng tôi rất vui mừng vì hàng triệu người đến Thành phố New York trong kỳ nghỉ lễ có thể thấy lời mời này”, Lauren Joyce, Chuyên gia Truyền thông Đối ngoại và Quan hệ Công chúng của Ascension cho biết sau khi thông báo. “Ai biết được cách Chúa đang làm việc?”
Cha Mike giải thích trong một thông cáo báo chí của Ascension về cách podcast giúp hàng nghìn người “khám phá lại” “thế giới quan lịch sử trong Kinh thánh”.
Ngài cho biết các thính giả nói rằng họ đang “vượt qua cơn nghiện, trở lại với các bí tích hoặc cải đạo sang Công Giáo, và đổi mới hôn nhân và các mối quan hệ”.
“Vì bị phân tâm và chìm đắm trong đau khổ, nền văn hóa của chúng ta đã đánh mất một thế giới quan lịch sử, đầy hy vọng trong Kinh thánh - nhưng nhờ ơn Chúa, podcast này đã giúp hàng ngàn người khám phá lại điều đó,” Cha Mike nói.
Source:Church POP
2. Các nhà lãnh đạo Kitô và Hồi giáo phát động lời kêu gọi bảo vệ các nơi thờ tự
Đứng đầu là Hoàng tử El Hassan Bin Talal của Jordan, một nhóm các học giả, nhà tư tưởng và nhân vật tôn giáo Ả Rập và quốc tế - Hồi giáo và Kitô Giáo giáo - đã phát động một lời kêu gọi toàn cầu để bảo vệ các tín hữu và những nơi thờ phượng.
“Đối mặt với những gì chúng tôi thấy là sự tiếp tục của các cuộc tấn công lặp đi lặp lại vào những nơi thờ phượng và linh hồn của những người thờ phượng ở một số nơi trên thế giới, và dựa trên trách nhiệm đạo đức và con người chung, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo, các học giả và nhà tư tưởng… kêu gọi tất cả mọi người bác bỏ mọi hình thức cực đoan, thù hận và những thực hành đau đớn chống lại tinh thần đức tin và phẩm giá con người,” hơn 40 người đã ký tên trong lời kêu gọi ngày 2/11.
Họ nhấn mạnh rằng “lời nói căm thù và sự chia rẽ cùng những lời kích động hận thù và biện minh cho đổ máu tiếp tục leo thang” và kèm theo đó là một số người “lạm dụng tôn giáo và tín ngưỡng làm cái cớ cho bạo lực, loại trừ và phân biệt đối xử”.
Những người ký tên nhấn mạnh rằng: “Những mục tiêu ghê tởm này cũng bao gồm các di tích lịch sử và khảo cổ học cũng như di sản kiến trúc, bao gồm bảo tàng, thư viện và các bản thảo, được lưu trữ nhằm bảo tồn ký ức về nền văn minh của các dân tộc và cốt lõi giá trị của họ.”
“Không còn nghi ngờ gì nữa, việc tấn công vào các tín hữu và những nơi tôn nghiêm của họ vào thời điểm họ đang thực hiện các nghi thức cầu nguyện và tôn giáo trong khuôn viên của họ là đỉnh điểm của những hành động tàn bạo này. Điều này dẫn chúng ta đến một câu hỏi chính đáng: Đã đến lúc phải coi vấn đề tự do thờ phượng như một phần không thể thiếu của nhân quyền và xem xét giá trị của di sản nhân loại trong mối quan hệ với văn hóa và bản sắc.”
Hoàng tử Jordan chủ trì Diễn đàn Tư tưởng Ả Rập và cũng là Chủ tịch Viện Hoàng gia về Nghiên cứu Liên tín ngưỡng.
Những người ký kết chính gồm có Cha Rifat Bader, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Công Giáo ở Jordan; Giám mục đã nghỉ hưu Salim Sayegh của Giêrusalem; Nayla Tabbara, chủ tịch và đồng sáng lập của Quỹ Adyan liên tôn ở Li Băng; và Gabriel Said Reynolds, giáo sư nghiên cứu Hồi giáo và thần học tại Đại học Notre Dame, Indiana.
Source:Crux
3. Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Giáo hội phải làm chứng cho tầm quan trọng của vẻ đẹp’
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Giáo hội phải làm chứng cho tầm quan trọng của thẩm mỹ khi ngài khánh thành một phòng trưng bày nghệ thuật mới tại Thư viện Tông Tòa Vatican.
Đức Giáo Hoàng nói rằng vẻ đẹp đích thực không phải là vẻ bề ngoài hay vật trang trí, mà là bắt nguồn từ gốc rễ của “lòng tốt, sự thật và công lý”.
“Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là trong việc suy nghĩ và nói về cái đẹp, bởi vì trái tim con người không cần chỉ có bánh mì, nó không chỉ cần những thứ bảo đảm cho sự tồn tại tức thời của nó: nó cũng cần văn hóa, thứ chạm đến tâm hồn, thứ mang con người tiến gần hơn đến phẩm giá sâu sắc của mình,” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thư viện lịch sử của Vatican vào ngày 5 tháng 11.
“Giáo hội phải làm chứng cho tầm quan trọng của vẻ đẹp và văn hóa, đối thoại với khát khao độc đáo về cái vô hạn là đặc thù của con người.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra rằng trong Phúc âm Thánh Matthêu, Chúa Giêsu đã thách thức các môn đệ của Ngài tôn vinh Thiên Chúa bằng cách làm cho vẻ đẹp của Thiên Chúa được tỏ lộ qua những việc làm tốt của họ.
“Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5:16).
Đức Thánh Cha đã phát biểu khi khánh thành một không gian mới để tổ chức các cuộc triển lãm nghệ thuật đương thời “để hỗ trợ văn hóa gặp gỡ” trong Thư viện Vatican.
Từ tháng 11 đến cuối tháng 2, phòng triển lãm mới sẽ trưng bày các tác phẩm chưa từng được công bố của nghệ sĩ đương đại Pietro Ruffo trong một cuộc triển lãm mang tên “MỌI NGƯỜI: Nhân loại đang trên đường đi”.
Vatican cho biết: Trong phòng Barberini của Thư viện Vatican, một căn phòng hẹp được xếp bằng những giá sách bằng gỗ có từ thế kỷ 17, Ruffo đã xây dựng “một công trình sắp đặt dành riêng cho từng địa điểm để biến không gian thành một khu rừng nhiệt đới tươi tốt”.
Ngoài ra, các kho báu lịch sử từ thư viện cũng sẽ được trưng bày, bao gồm một bản đồ sông Nile dài gần 20 mét, được tạo ra bởi nhà thám hiểm Ottoman Evliya Çelebi vào thế kỷ 17.
Bản đồ, theo một thông cáo báo chí của Vatican, sẽ “đối thoại” với “diễn giải lại” theo cái nhìn đương đại của nghệ sĩ Ruffo.
Phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: “Chúng ta cần một vẻ đẹp mới, không còn là sự phản ánh thông thường về sức mạnh của một số người, mà là bức tranh can đảm về sự đa dạng của tất cả mọi người. Nó không nên là tấm gương phản chiếu của một chủ nghĩa nhân bản chuyên quyền, mà là một khu tập trung mới của các sinh vật, nơi một hệ sinh thái toàn vẹn tìm thấy tính cụ thể thực sự”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “các nền văn hóa trở nên ốm yếu khi chúng trở nên tự quy chiếu” và mất đi sự cởi mở khi gặp gỡ những người khác.
“Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, tôi đã kêu gọi Giáo hội trở thành một‘ Giáo hội hướng ngoại ’và là nhân vật chính của văn hóa gặp gỡ. Điều này cũng đúng với Thư viện. Nó càng phục vụ tốt hơn cho Giáo hội nếu ngoài việc bảo vệ quá khứ, nó còn dám trở thành bình phong của hiện tại và tương lai”.
Thư viện Vatican lưu giữ 1.6 triệu cuốn sách in, hơn 180,000 bản thảo, 300,000 đồng tiền và huy chương.
Thư viện giáo hoàng như ta thấy hiện nay được cho là có từ thế kỷ 14, mặc dù có bằng chứng cho thấy Giáo Hội Công Giáo đã bảo tồn một thư viện và kho lưu trữ từ đầu thế kỷ thứ tư. Tòa nhà trong đó có thư viện ngày nay được xây dựng vào cuối thế kỷ 16.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải “chuyển từ việc hiển thị hình ảnh sang kỹ thuật số”, và gọi đó là một thách thức lịch sử phải đối mặt với “sự khôn ngoan và táo bạo”.
Ngài nói: “Tôi tin tưởng vào Thư viện Tông Tòa trong việc dịch kho tàng của Kitô Giáo và sự phong phú của nhân loại sang các ngôn ngữ của ngày nay và mai sau.
Source:Catholic News Agency
Cảnh giác: Lễ giả, linh mục giả, nhà thờ giả, thu tiền thiệt. Tuyên bố của tổng giáo phận Denver
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 10/11/2021
1. Lễ giả, linh mục giả, nhà thờ giả, thu tiền thiệt. Tuyên bố của tổng giáo phận Denver
Tổng giáo phận Denver đã gởi một thông cáo báo chí cho các cơ quan truyền thông Công Giáo nhờ lưu ý anh chị em giáo dân về hiện tượng có các thánh lễ giả, do các linh mục giả cử hành trong các tòa nhà với thiết kế như nhà thờ nhưng không phải là nhà thờ Công Giáo và hoàn toàn không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo.
Một buổi lễ được cử hành bởi một người phụ nữ thì chắc chắn không phải là thánh lễ hợp lệ. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp được cử hành bởi một người nam thì cũng chưa chắc chắn là thánh lễ hợp lệ.
Toàn văn tuyên bố của Tổng giáo phận Denver như sau:
Tổng giáo phận Denver có 149 giáo xứ, giáo điểm và cứ điểm truyền giáo là nơi cử hành thánh lễ. Các giáo xứ này hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, và như vậy tất cả các bí tích nhận được tại các giáo xứ này đều có giá trị.
Tuy nhiên, có một số nhà thờ trong lãnh thổ của Tổng giáo phận Denver có vẻ hoặc được quảng cáo là các giáo xứ Công Giáo hợp pháp, nhưng trên thực tế họ không hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội Công Giáo. Dưới đây là tuyên bố của Tổng giáo phận Denver liên quan đến các nhà thờ này, cũng như danh sách cập nhật các nhà thờ đã biết thuộc danh mục này.
Nếu anh chị em hoặc ai đó mà anh chị em biết đã nhận các bí tích tại một trong các nhà thờ được liệt kê dưới đây, thì có khả năng đó là các bí tích không hợp lệ. Chúng tôi khuyến khích anh chị em liên hệ với Tòa án của Tổng giáo phận Denver theo số 303-894-8994 hoặc qua email tribunal.office@archden.org để xác định tính hợp lệ của bất kỳ bí tích nào nhận được ở đó.
Để có danh sách đầy đủ các giáo xứ hợp pháp trong tổng giáo phận, hãy truy cập http://Archden.org/parish-full.
Về các Thánh lễ Công Giáo giả mạo
Đó là trường hợp các cử hành có vẻ như hoặc được quảng cáo như các Thánh lễ Công Giáo, nhưng trên thực tế không phải. Các lễ nghi này được cử hành trong lãnh thổ của Tổng giáo phận Denver bởi nhiều cựu linh mục, hay các linh mục không có năng quyền, linh mục được phong chức không hợp lệ, linh mục là một phần của các giáo phái không hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, v.v... Những dịch vụ này, trong khi chúng có thể có vẻ ngoài là những cử hành đích thực của Thánh lễ, nhưng thực tế thì không phải như thế; chúng bất hợp pháp và thường bất hợp lệ. Người Công Giáo không nên tham dự các buổi lễ này cũng như không tham gia vào sự hiệp thông của họ. Việc tham gia vào các dịch vụ như vậy không hoàn thành nghĩa vụ ngày Chúa Nhật của một tín hữu.
Liên quan đến các nhà thờ của Huynh Đoàn Thánh Piô X, không hiệp thông hoàn toàn với Đức Giáo Hoàng. Mặc dù đúng là các linh mục của Huynh Đoàn được phong chức hợp lệ, nhưng họ không được phép thi hành thừa tác vụ của mình. Các thánh lễ được cử hành tại nhà thờ Thánh Isidore và Nhà nguyện Truyền tin không được Đức Tổng Giám Mục Denver chấp thuận. Người Công Giáo không được tham dự các Thánh lễ này cũng như không được hiệp thông Thánh Thể.
Danh sách các nhà thờ giả danh Công Giáo
American Catholic Community/Order of St. Michael and Mary (American Catholic Community/Communion of International Catholic Communities)
1921 S. Havana, Aurora, CO 80014
Church of St. Albert Liberal Catholic Church
430 10th St, Greeley, CO 80631
Church of the Beloved (Ecumenical Catholic Church)
10500 Grant Dr., Northglenn, CO 80233
Church of the Holy Family (Ecumenical Catholic Church)
8811 E. Hampden Ave., Suite 101, Denver, CO 80321
Divine Mercy Catholic Church (American Catholic Community/Communion of International Catholic Communities)
20971 E. Smoky Hill Rd., Aurora, CO 80015
Iglesia Católica de Cristo Rey/Christ the King Old Catholic Church (American Catholic Community/Communion of International Catholic Communities)
3138 S Parker Rd, Aurora, CO 80014
Light of Christ (Ecumenical Catholic Church)
1000 West 15th Ave, Longmont, CO 80501
Mary of Magdala (Ecumenical Catholic Church)
301 E. Stuart St., Fort Collins, CO 80525
Our Lady of the Snow Traditional Catholic Church
4101 Lamar St, Wheat Ridge, CO 80033
Our Lady of Victory Roman Catholic Chapel
2566 Sable Blvd, Aurora CO 80011
St. Paul Catholic Community of Faith (Ecumenical Catholic Church)
3250 E 6th Ave, Denver, CO 80206
St. Francis of Assisi National Catholic Church (Polish National Catholic Church)
556 S Jersey St, Denver, CO 80224
St. Mary’s Anglican Catholic Church
2290 S Clayton St, Denver, CO 80210
St. Isidore - Society of St. Pius X
32100 E. Colfax Ave, Watkins, CO 80137
Annunciation Chapel Society of Pius X
290 E. County Road 56, Ft. Collins, CO 80524
Source:Denver Catholic
2. 3 vị Tử đạo dòng Phanxicô Capuchin được phong chân phước ở Tây Ban Nha
Hôm thứ Bảy tại Vương cung thánh đường La Seu ở Manresa đã diễn ra lễ tuyên chân phước cho các Cha Benito de Santa Coloma, Domingo de Sant Pere de Riudebitlles và José Oriol de Barcelona, là ba tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin đã bị sát hại vì đức tin vào năm 1936, trong khuôn khổ của cuộc bách hại tôn giáo diễn ra trong những năm đen tối của lịch sử Tây Ban Nha.
Buổi lễ đã do Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Phong thánh chủ sự với sự hiện diện đông đảo của các Giám Mục và linh mục Tây Ban Nha.
Đây là lần phong chân phước thứ ba được cử hành tại Tây Ban Nha trong vòng một tháng. Lần đầu tiên là việc phong Chân Phước cho 127 vị tử đạo ở Córdoba; và sau đó là phong Chân Phước cho bốn linh mục của Hội Anh em Linh Mục Thợ ở Tortosa. Trên thực tế, việc phong chân phước cho ngày thứ Bảy này đã được lên kế hoạch vào ngày 14 tháng 11 năm 2020, nhưng đại dịch đã buộc phải hoãn lại cho đến bây giờ.
Đức Hồng Y Marcello Semeraro cho biết quá trình phong chân phước cho các tu sĩ dòng Capuchin này đã bắt đầu tại giáo phận Vic vào ngày 18 tháng 4 năm 1955: hồ sơ của các ngài được gửi đến Rôma năm 1962 và hoàn thành từ năm 1997 đến 2005. Cuối cùng, vào ngày 24 tháng Giêng năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận việc phong chân phước cho các ngài.
Fray Benito là tên tôn giáo của Cha Josep Domènech i Bonet. Ngài sinh tại ở Santa Coloma de Gramanet, Barcelona vào năm 1892. Ngài thành lập hội những người Công Giáo yêu mến Bình Ca và sau đó là bề trên tu viện Manresa. Ngài là một tu sĩ Capuchin kiểu mẫu, với tính cách khổ hạnh, và là một tấm gương của đời sống thánh hiến. Ngài biết cách kiên quyết và tế nhị đòi hỏi sự tiến bộ tâm linh từ các tập sinh của mình. Cha Fray Benito bị bắt vào ngày 6 tháng 8 năm 1936 bởi một số dân quân. Họ tra tấn ngài với những lời chế nhạo và cuối cùng giết ngài vào ngày 7 tháng 8 năm 1936.
Cha Fray Domingo de Sant Pere de Riudebitlles sinh tại Sant Pere de Riudebitlles, Barcelona vào năm 1882. Do lý tưởng truyền giáo mạnh mẽ thúc đẩy, năm 1917, ngài được gửi đến Trung Mỹ, trong 17 năm. Ngài làm việc mục vụ ở Cartago, Costa Rica; và Managua Nicaragua. Sau một thời gian hăng say làm việc tông đồ, vào năm 1930, ngài trở về Catalonia vì bị ốm nặng và sống giai đoạn cuối của cuộc đời mình trong tu viện Manresa. Ở đó, ngài nổi tiếng là một người nhân hậu, gương mẫu và rất tận tụy trong các công việc mục vụ.
Khi Nội chiến bùng nổ, ngài bị giam giữ. Vì không giấu giếm rằng mình là một linh mục Capuchin, ngài bị giết vào ngày 27 tháng 7 năm 1936.
Cuối cùng, Fray José Oriol de Barcelona là tên của Cha Jaume Barjau Martín, sinh tại Barcelona năm 1891. Cha José Oriol được thụ phong linh mục năm 1915 và đã tận tụy giảng dạy, giải tội, linh hướng và nghiên cứu lịch sử. Ngài đãviết tác phẩm Chorale Psalterium, một nghiên cứu đồ sộ đã nhận được sự khen ngợi của Đức Giáo Hoàng Piô 11. Ngài bị giết vào ngày 7 tháng 8 năm 1936.
Source:COPE
3. Đức Giám Mục rửa tội cho 14 trẻ em được cứu thoát khỏi phá thai
Hiệp hội Gioan Phaolô II Những Người Trợ Giúp chia sẻ một số câu chuyện cảm động liên quan đến của những phụ nữ và trẻ em mà họ đã hỗ trợ.
Vào cuối tháng 9 năm 2021, Đức Cha Juan Antonio Reig Pla, giám mục giáo phận Alcalá de Henares, Tây Ban Nha, đã cử hành lễ rửa tội cho 14 trẻ em được cứu thoát khỏi nạn phá thai thông qua các hành động bác ái và các thông tin từ các thành viên của Hiệp hội Gioan Phaolô II Những Người Trợ Giúp.
Đây là một sáng kiến được thực hiện bởi các tình nguyện viên Công Giáo nhằm giúp đỡ những phụ nữ mang thai gặp khó khăn. Họ giúp các thai phụ biết một cách khách quan về các lựa chọn thay thế có sẵn cho họ và không bị các nhà hoạt động ủng hộ phá thai lôi kéo vào việc giết chết những đứa con chưa chào đời, vì tin rằng đây là lựa chọn khả thi duy nhất.
Trên blog của hiệp hội, một trong những thành viên của hiệp hội, Marta Velarde, đã chia sẻ một số câu chuyện về phụ nữ và trẻ em có liên quan
Câu chuyện của Marta
Một trong những sản phụ nhận được sự giúp đỡ quý giá này là Marta, cô con gái thứ ba vừa tròn 10 tháng tuổi. Khi Marta mang thai, giữa cơn đại dịch, nhiều người khuyên cô nên phá thai. Tuy nhiên, chắc chắn cô ấy đã nhầm lẫn với các số điện thoại và cuối cùng đã gọi cho Hiệp hội Gioan Phaolô II. Sau nhiều giờ trò chuyện, cô quyết định gặp trực tiếp một thành viên của hội. Khi họ bắt đầu nói chuyện trực tiếp, cô ấy bắt đầu khóc, nhận ra ý nghĩ phá thai đã lấy đi sự bình yên của cô ấy như thế nào. Vào đêm lễ rửa tội của con gái nhỏ, cô ấy tiếp tục khẳng định rằng cô ấy hạnh phúc biết bao vì mình đã chọn cuộc sống.
Trường hợp của Ana
Ana là một phụ nữ mang thai khác đã trải qua một thảm kịch tương tự và đã vượt qua nó. Cô đã quyết định phá bỏ đứa con gái thứ 5 khi đang mang thai được 5 tháng, nhưng cô cũng đã thay đổi quyết định nhờ sự hỗ trợ từ Hiệp hội Gioan Phaolô II. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày khiến cô khó giải quyết, và phải mất vài năm trước khi cô quyết định làm lễ rửa tội cho con gái mình. Ana có thể là một người khó tính, theo Velarde, nhưng cô ấy đã học cách cầu nguyện trước khi đưa ra quyết định của mình.
Lời khai của Mariana
Một trường hợp thứ ba được hiệp hội báo cáo là Mariana, người đã gặp một thành viên Hiệp hội Gioan Phaolô II khi cô đang trên đường đến phòng khám để phá thai, trước cuộc hẹn 10 phút. Sau một cuộc trò chuyện với anh ta, cô quyết định không tiếp tục thủ tục. Tuy nhiên, khi cô nói với người bạn đời của mình rằng cô đã quyết định chống lại việc phá thai, cô phải đối mặt với một thử thách mới và khắc nghiệt: anh ta đơn giản là bỏ rơi cô. Em gái của cô ấy cũng không muốn giúp cô.
Mariana thất nghiệp và không có ai giúp đỡ - ngoại trừ những thành viên trong Hiệp hội Gioan Phaolô II. Việc mang thai rất khó khăn về mọi mặt, nhưng những thành viên Hiệp hội Gioan Phaolô II đã hỗ trợ cô ấy những điều cần thiết. Khi đứa bé được chào đời, Mariana đã lấy tên người thanh niên cứu nó để đặt tên cho nó: Pablo Santiago. Quyết định rửa tội, cho cả con trai và bản thân cô đã xảy ra khi cô đến thăm đền thờ Đức Mẹ Schoenstatt và lần đầu tiên tham dự một buổi lễ Rước lễ lần đầu. Hôm nay cô ấy có công việc, bạn bè và một cậu con trai — và cô ấy muốn chia sẻ chứng từ của mình với bất kỳ ai muốn lắng nghe.
Đôi khi, tất cả những gì cần thiết để cứu một mạng sống là sự sẵn lòng trò chuyện, lắng nghe và cung cấp loại hỗ trợ mà Chúa Giêsu đã ra lệnh cho chúng ta trong Phúc âm: yêu thương người khác như Ngài đã làm, và chia sẻ những món quà vật chất và tinh thần của chúng ta một cách quảng đại.
Nhiều phụ nữ chọn phá thai vì họ tin rằng họ không còn lựa chọn nào khác. Thay vì phán xét họ, chúng ta cần thông báo cho họ và kêu gọi lương tâm của chính họ.
Source:Aleteia