Phụng Vụ - Mục Vụ
Chút Tình Ðể Lại Cho Nhau
Nguyễn Thị Thu Vân
10:29 11/11/2008
Chút Tình Ðể Lại Cho Nhau
Dưới ánh sáng tự nhiên của mặt trời đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy được những hạt bụi nhỏ li ti bay lượn trong không khí rất ngoạn mục. Sự chuyển động này gần như không tuân theo một quy luật nào và số vòng quay của mỗi hạt bụi thì dĩ nhiên không thể đếm được dễ dàng bằng cặp mắt của loài người. Ðó chỉ là chuyển động tự do của một trong vô vàn những vật thể hữu hình hiện diện trên trái đất này.
Một số những hạt bụi ấy trước kia cũng đã từng biết buồn biết vui, biết khóc biết cười vì đó có thể là thân xác của những người đã đến trong thế gian này nhưng nay lại được biến đổi dưới thể dạng khác. Các thân xác ấy luôn ở xung quanh chúng ta tuy rằng hình hài không còn nguyên vẹn như xưa. Cho dẫu rằng người ta không thể đàm đạo bằng ngôn ngữ loài người với chúng ta được nữa nhưng vẫn còn có thể trao tặng cho chúng ta chút tình. Muôn thuở tình yêu vẫn là ngôn ngữ bất diệt của mọi loài. Dưới đây là một trong nhiều câu chuyên bất ngờ đã xảy ra với tôi.
Vào buổi tối ngày 01.01.2007, tôi thấy một em bé gái khoảng độ 4 hoặc 5 tuổi mặc áo đầm màu trắng, tóc dài phủ vai. Lúc thấy tôi thì em nói ngay với tôi rằng:
- Con không có cha mẹ, cô đưa dùm con về nhà.
Tôi hỏi lại:
- Nhà con ở đâu?
Em trả lời:
- Nhà con ở đường Trưng Nữ Vương.
Lúc nghe như vậy tôi đã cố gắng vận dụng trí nhớ thử con đường này nằm ở đâu, nhưng tôi không thể hình dung ra được địa hình của nó nên tôi đã trả lời với em:
- Cô đi lâu qúa rồi. Cô không biết đường Trưng Nữ Vương ở đâu hết.
Tức thì có một người thanh niên dáng gầy gầy, mặc áo sơ-mi màu trắng, quần màu ka-ki nhạt, tự nãy giờ vẫn đứng ở xa xa phía sau lưng em bé cất giọng nói:
- Muốn về Đà Nẵng thì phải đi ngang qua bến xe liên tỉnh.
Lúc ấy tôi im lặng suy nghĩ một lát để tưởng tượng ra đoạn đường nào có thể đưa tôi đi đến đó nhưng tôi không thể nghĩ ra được. Điạ hình ở vùng ấy đã hoàn toàn mờ mịt trong tâm trí của tôi mất rồi. Tôi bèn ngồi xuống để nói chuyện với em vì em qúa thấp:
- Cô đi lâu qúa rồi. Cô không nhớ đường đi nữa. Cô không dắt con về nhà được.
Vừa nghe tôi nói xong thì em bé bật khóc nức nở. Em chạy đến ôm tôi, hai tay em ôm vào cổ tôi. Em áp chặt khuôn mặt non nớt của em vào má bên trái của tôi. Em khóc lớn tiếng, nước mắt tuôn chảy giàn giụa. Em hôn tôi một cái thật mạnh và nói:
- Con thương cô lắm cô ơi!
Em hôn mạnh đến nỗi tôi giật mình thức giấc. Đưa tay sờ lên mặt tôi vẫn còn có cảm giác người khác vừa hôn mình. Tôi có ý định email cho các cha để xin lễ cầu hồn cho em bé gái mồ côi ấy nhưng chưa xin thì em lại về lần thứ hai. Dạo đó tôi khá chậm chạp vì hai cánh tay của tôi bị đaụ nên không thể đánh máy được nhiều, vả lại tôi cũng bận rộn nhiều việc khác nữa.
Đúng mười ngày sau, tức là buổi tối ngày 11.01.2007, em bé ấy lại về một lần nữa. Lúc này em mặc áo đầm màu hồng, khuôn mặt em buồn rầu. Em không nói gì, chỉ ngồi trên ghế với một đứa bé gái khác. Lúc gặp em tôi cũng chỉ nhìn em mà chẳng hỏi han gì. Tức thì xuất hiện một người đàn bà trẻ, tay trái của bà ẳm một bé trai, tay phải chỉ vào em bé mặc áo đầm màu hồng và nói với tôi:
- Đứa bé này mồ côi, chị đưa nó về dùm.
Lúc nghe như vậy thì tôi bước ngay đến bên cạnh em, hai tay tôi xốc nách để vực em đứng lên. Thật lạ lùng qúa! Thân hình em nhẹ hều, chẳng có trọng lượng gì hết. Tôi đặt em ngồi trên giường một lát thì em tiểu tiện luôn trên giường. Tôi hoảng hốt qúa nên đã xốc nách để em đứng xuống đất thì em tiểu tiện luôn ở dưới đất. Lúc ấy tôi thật sự sợ hãi và giật mình thức dậy luôn. Ngày hôm sau tôi đã liên lạc bằng email với một số linh mục tại quê nhà để xin lễ cầu hồn cho em bé mồ côi đáng thương đó. Từ dạo ấy cho đến nay em chỉ về thêm một lần nữa cũng với cái áo đầm màu hồng xinh xắn và khuôn mặt hồn nhiên đơn sơ.
Chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng được rằng có ngày các linh hồn lại về nói chuyện với mình. Ngay từ lúc còn rất nhỏ tôi đã có thói quen đọc kinh cầu nguyện cho một số những người khác, bao gồm cả người sống lẫn người chết. Mỗi ngày tôi dâng một ý chỉ cầu nguyện riêng biệt. Tôi cảm thấy vui khi làm điều đó mặc dầu không ai đòi hỏi hoặc ép buộc gì cả. Không ngờ có ngày tôi lại gặp được những linh hồn xa lạ. Người ta đã đến để tỏ bày chút tình cảm dành cho tôi từ những việc làm lặng lẽ không mong đáp trả của mình. Em bé mồ côi này chỉ là một trong rất nhiều người lạ mặt đã về.
“Sự mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, và lòng cũng chưa từng mơ ước tới, đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm ra cho những ai yêu mến người.” (1 Cr 2: 9)
Tựa như những hạt bụi nhỏ bé được nhìn thấy rõ ràng đưới ánh sáng mặt trời thế nào thì những việc làm nhỏ nhặt của chúng ta cũng được nhìn thấy tỏ tường dưới ánh sáng siêu nhiên của Thiên Chúa như vậy. Tựa như những số vòng quay khó đếm được của từng hạt bụi thế nào thì những ơn ích mà Thiên Chúa ban cho người khác qua lời cầu nguyện của chúng ta cũng khó có thể đếm được như vậy. Tựa như chuyển động tự do của các hạt bụi thế nào thì con người cũng được tự do để lựa chọn sự lành và sự dữ như vậy. Người ta có thể bị giới hạn khi giúp đỡ kẻ khác về vật chất nhưng chẳng ai lại không thể giúp nhau trong lời kinh nguyện. Người ta có thể chẳng để lại của cải tài sản gì cho hậu thế nhưng vẫn có thể để lại chút tình cho ngàn sau.
Cleveland 04.16.2008
Thánh Giám Mục Martinô thành Tours
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
12:06 11/11/2008
Thánh Giám Mục Martinô thành Tours
Ngày lễ kính hàng năm: 11 tháng 11 (Sinh năm 317 – Qua đời năm 397)
Martinô là con trai của một người công chức ngoại giáo La Mã phục vụ gần Milanô. Bé Martinô chào đời khoảng thế kỷ IV, lớn lên ở làng Pavia gần thành phố Milanô, quê hương của cha mình. Nơi đây Martinô theo chương trình giáo dục công giáo lúc 10 tuổi và gia nhập nhóm giáo lý tân tòng. Với tuổi 15 anh đã theo yêu cầu của cha mình gia nhập quân ngũ của đội quân kỵ binh cưỡi ngựa. Đến 18 tuổi anh Martinô được rửa tội bởi linh mục Hilary, sau này trở thành giám mục tại Poitiers. Khi trưởng thành ở tuổi 20 Martinô giã từ binh nghiệp vì xác định cuộc sống lính tráng không thích hợp với đức tin người Kitô hữu.
Trước đó đã xảy một truyền thuyết làm cho Martinô nổi tiếng thế giới: Martinô, lúc đó là một người chiến sĩ cưỡi ngựa đã gặp một người hành khất đói rét trong mùa đông trước cổng thành của Amiens. Martinô động lòng thương và trong túi không có tiền bèn lấy gươm cắt đôi một nửa áo choàng của mình để chia sẻ cho người hành khất. Sau đó, trong giấc ngủ Chúa Giêsu xuất hiện trong cơn mơ của Martinô với nửa chiếc áo choàng mà Martinô đã trao tặng người hành khất.
Martinô đã đến Poitiers để học về thần học với giám mục Hilary và đã được chịu chức với tác vụ trừ quỷ. Martinô trở về quê hương chính của mình Pannonia, thuộc địa của La Mã, nay thuộc nước Hung Gia Lợi. Nơi đây Martinô làm việc truyền giáo và người đầu tiên do Martinô rửa tội chính là người mẹ ruột của mình.
Trong những cuộc tranh cãi thần học với bè rối đạo Arianismus, Martinô đã bị tống xuất ra khỏi Pannonia. Cuộc phiêu lưu này dẫn dắt Martinô trở về Milanô và gặp gỡ người thày nổi tiếng là Đức giám mục Ambrosius của giáo phận Milanô. Tại đây Martinô sống cuộc đời ẩn tu cho đến khi Đức giám mục Hilary sau khi bị lưu đày do bè rối Arianismus gây ra và được trở về lại giáo phận Poitiers, thì đức cha Hilary đã mời Martinô đến Poitiers vào năm 360. Chỉ một năm sau Martinô xây dựng một nhà dòng ẩn tu nhỏ tại Ligugé gần Poitiers. Đây là đan viện đầu tiên được thành lập trong vùng Galliens.
Vào năm 371/372 Martinô được hàng tu sĩ tín nhiệm bầu lên Giám Mục thành Tours, cho dù ngài không muốn và luôn từ chối. Truyền thuyết thuật lại rằng lúc được bầu giám mục, Martinô đã trốn trong chuồng ngỗng, nhưng các con ngỗng cứ quạc lớn tiếng làm cho mọi người biết chỗ trốn của ngài. Truyện các con ngỗng của thánh Martinô được tạo dựng từ truyền thuyết này và cứ tới ngày 11 tháng 11, nhiều nước Âu Châu vẫn còn truyền thống ăn thịt ngỗng mừng Thánh Martinô.
Cuộc đời thánh giám mục Martinôô rất tận tụy chăm sóc đoàn chiên, sống công chính. Riêng ngài vẫn sống theo cách khắc khổ của một tu sĩ ẩn tu và chọn một phòng bé nhỏ trong bên cạnh nhà thờ chính tòa để ở. Song song đó ngài thành lập cộng đoàn dòng tu ở Loire gần Tours, từ đó phát triển thành một dòng tu Marmoutier nổi tiếng. Nơi đây 80 tu sĩ đã sống với luật nghiêm ngặt không được có tài sản riêng, không được buôn bán và chỉ sống vào sự bố thí của giáo dân. Mỗi ngày chỉ dùng một bữa ăn, giữ giờ cầu nguyện chuyên cần. Tuy nhiên cách sống khắc khổ này cũng gây ra nhiều tranh cãi và nhiều người trong giới tu sĩ cũng không hài lòng.
Giám mục Martinô khởi công truyền giáo trong giáo phận. Với sự giúp đỡ của dòng tu các giáo xứ và linh mục giáo phận sống theo mẫu mực của hội dòng.
Tất cả các huyền thoại nhấn mạnh giám mục Martinô có lối sống rất đơn giản và luôn có thái độ khiêm tốn: như ngài tự đánh giày riêng của mình và không ngồi trên ghế giám mục ở nhà thờ chính tòa, nhưng ngồi vào chỗ thấp hèn nhất dành cho giới nông dân.
Năm 379 trên đường truyền giáo ngài đã từ trần, hưởng thọ 80 tuổi. Các tu sĩ mang thi hài từ Loire trở về Tours. Đường đi cách khoảng 40 cây số dọc bờ sông trong đêm đó đã trở nên một biển hoa màu trắng khi xác ngài được chở qua. Hàng ngàn người đổ về Tours tiễn đưa ngài. Người học trò cũng là người kế vị, Đức giám mục Brictius đã xây dựng một nhà nguyện nhỏ trên phần mộ của giám mục Martinô. Nơi đây đã trở thành điểm hành hương và là nơi thánh của toàn vùng. Năm 461-491 một đền thờ lớn được xây dựng kính đức giám mục Martinô.
4 Giám mục Martinô là vị thánh đầu tiên tại miền Tây Âu không phải là vị thánh tử đạo.
4 Hàng ngàn nhà thờ trên thế giới đã lấy tên thánh Martinô để đặt tên cho ngôi thánh đường.
4 Tại Âu Châu các thiếu nhi thường rước lồng đèn trong ngày lễ kính thánh Martinô vào ngày 11 tháng 11 và được tặng tấm bánh hình con ngỗng để ăn.
Ngày lễ kính hàng năm: 11 tháng 11 (Sinh năm 317 – Qua đời năm 397)
Martinô là con trai của một người công chức ngoại giáo La Mã phục vụ gần Milanô. Bé Martinô chào đời khoảng thế kỷ IV, lớn lên ở làng Pavia gần thành phố Milanô, quê hương của cha mình. Nơi đây Martinô theo chương trình giáo dục công giáo lúc 10 tuổi và gia nhập nhóm giáo lý tân tòng. Với tuổi 15 anh đã theo yêu cầu của cha mình gia nhập quân ngũ của đội quân kỵ binh cưỡi ngựa. Đến 18 tuổi anh Martinô được rửa tội bởi linh mục Hilary, sau này trở thành giám mục tại Poitiers. Khi trưởng thành ở tuổi 20 Martinô giã từ binh nghiệp vì xác định cuộc sống lính tráng không thích hợp với đức tin người Kitô hữu.
Thánh Martinô thành Tours |
Martinô đã đến Poitiers để học về thần học với giám mục Hilary và đã được chịu chức với tác vụ trừ quỷ. Martinô trở về quê hương chính của mình Pannonia, thuộc địa của La Mã, nay thuộc nước Hung Gia Lợi. Nơi đây Martinô làm việc truyền giáo và người đầu tiên do Martinô rửa tội chính là người mẹ ruột của mình.
Trong những cuộc tranh cãi thần học với bè rối đạo Arianismus, Martinô đã bị tống xuất ra khỏi Pannonia. Cuộc phiêu lưu này dẫn dắt Martinô trở về Milanô và gặp gỡ người thày nổi tiếng là Đức giám mục Ambrosius của giáo phận Milanô. Tại đây Martinô sống cuộc đời ẩn tu cho đến khi Đức giám mục Hilary sau khi bị lưu đày do bè rối Arianismus gây ra và được trở về lại giáo phận Poitiers, thì đức cha Hilary đã mời Martinô đến Poitiers vào năm 360. Chỉ một năm sau Martinô xây dựng một nhà dòng ẩn tu nhỏ tại Ligugé gần Poitiers. Đây là đan viện đầu tiên được thành lập trong vùng Galliens.
Vào năm 371/372 Martinô được hàng tu sĩ tín nhiệm bầu lên Giám Mục thành Tours, cho dù ngài không muốn và luôn từ chối. Truyền thuyết thuật lại rằng lúc được bầu giám mục, Martinô đã trốn trong chuồng ngỗng, nhưng các con ngỗng cứ quạc lớn tiếng làm cho mọi người biết chỗ trốn của ngài. Truyện các con ngỗng của thánh Martinô được tạo dựng từ truyền thuyết này và cứ tới ngày 11 tháng 11, nhiều nước Âu Châu vẫn còn truyền thống ăn thịt ngỗng mừng Thánh Martinô.
Cuộc đời thánh giám mục Martinôô rất tận tụy chăm sóc đoàn chiên, sống công chính. Riêng ngài vẫn sống theo cách khắc khổ của một tu sĩ ẩn tu và chọn một phòng bé nhỏ trong bên cạnh nhà thờ chính tòa để ở. Song song đó ngài thành lập cộng đoàn dòng tu ở Loire gần Tours, từ đó phát triển thành một dòng tu Marmoutier nổi tiếng. Nơi đây 80 tu sĩ đã sống với luật nghiêm ngặt không được có tài sản riêng, không được buôn bán và chỉ sống vào sự bố thí của giáo dân. Mỗi ngày chỉ dùng một bữa ăn, giữ giờ cầu nguyện chuyên cần. Tuy nhiên cách sống khắc khổ này cũng gây ra nhiều tranh cãi và nhiều người trong giới tu sĩ cũng không hài lòng.
Giám mục Martinô khởi công truyền giáo trong giáo phận. Với sự giúp đỡ của dòng tu các giáo xứ và linh mục giáo phận sống theo mẫu mực của hội dòng.
Tất cả các huyền thoại nhấn mạnh giám mục Martinô có lối sống rất đơn giản và luôn có thái độ khiêm tốn: như ngài tự đánh giày riêng của mình và không ngồi trên ghế giám mục ở nhà thờ chính tòa, nhưng ngồi vào chỗ thấp hèn nhất dành cho giới nông dân.
Năm 379 trên đường truyền giáo ngài đã từ trần, hưởng thọ 80 tuổi. Các tu sĩ mang thi hài từ Loire trở về Tours. Đường đi cách khoảng 40 cây số dọc bờ sông trong đêm đó đã trở nên một biển hoa màu trắng khi xác ngài được chở qua. Hàng ngàn người đổ về Tours tiễn đưa ngài. Người học trò cũng là người kế vị, Đức giám mục Brictius đã xây dựng một nhà nguyện nhỏ trên phần mộ của giám mục Martinô. Nơi đây đã trở thành điểm hành hương và là nơi thánh của toàn vùng. Năm 461-491 một đền thờ lớn được xây dựng kính đức giám mục Martinô.
4 Giám mục Martinô là vị thánh đầu tiên tại miền Tây Âu không phải là vị thánh tử đạo.
4 Hàng ngàn nhà thờ trên thế giới đã lấy tên thánh Martinô để đặt tên cho ngôi thánh đường.
4 Tại Âu Châu các thiếu nhi thường rước lồng đèn trong ngày lễ kính thánh Martinô vào ngày 11 tháng 11 và được tặng tấm bánh hình con ngỗng để ăn.
Lương Tâm
Ngọc Nga sưu tầm
12:26 11/11/2008
Lương Tâm
Có hai người phụ nữ tìm đến một vị đạo sĩ rất nổi tiếng là nhân đức và thánh thiện để xin một vài lời khyên bảo về con đường nhân đức.
Người phụ nữ thứ nhất mang trong mình mặc cảm tội lỗi. Bà luôn nghĩ mình là một tội nhân, vì hồi còn trẻ, trong những năm chồng bà đi làm xa, bà đã thất trung với chồng. Nhưng rồi bà đã ăn năn thống hối và tiếp tục sống một cuộc sống gương mẫu trong vai trò làm mẹ cũng như làm vợ. Dầu vậy, bà vẫn không bao giờ quên được tội lỗi nặng nề ấy và lương tâm bà vẫn áy náy không yên.
Người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình là người chính trực, vì luôn sống theo luật Chúa. Lương tâm bà bình an và không khiển trách gì bà.
Nhà đạo sĩ kiên nhẫn lắng nghe mỗi bà dốc cạn nỗi lòng. Người phụ nữ thứ nhất nức nở kể lễ và ân hận vì tội lỗi của bà quá nặng nề không thể nào được Chúa thứ tha. Trái lại, người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình chính trực không có tội gì phải xưng thú cả. Nhà đạo sĩ liền nói với người phụ nữ thứ nhất:
Bà hãy đi tìm một hòn đá thật lớn mà sức bà có thể khiêng được đem tới đây cho tôi.
Quay sang người phụ nữ thứ hai, nhà đạo sĩ nói:
Bà hãy đi nhặt những hòn đá thật nhỏ nhiều bao nhiêu bà có thể mang được trong cái khăn choàng vai của bà rồi đem tới đây cho tôi.
Hai người phụ nữ liền mau mắn thi hành lời vị đạo sĩ dạy bảo. Người phụ nữ thứ nhất khệ nệ đem tới một hòn đá thật lớn. Còn người thứ hai với cái khăn đầy cả trăm viên đá sỏi nhỏ. Nhà đạo sĩ mĩm cười nói với hai bà:
Bây giờ tôi xin hai bà làm thêm một việc khác nữa, là các bà hãy đem trả hòn đá lớn cũng như những viên đá sỏi nhỏ kia trở về đúng chỗ cũ của nó. Ðiều quan trọng là phải đúng với chỗ mà các bà đã nhặt nó.
Một lần nữa, hai người phụ nữ mau mắn thi hành mệnh lệnh của nhà đạo sĩ. Người phụ nữ thứ nhất tìm ngay được chỗ cũ của hòn đá mà bà đã lấy bởi vì chỉ có một hòn duy nhất. Trái lại, người phụ nữ thứ hai loanh quanh lẩn quẩn cả giờ, nhưng vô ích, bởi vì bà không tài nào mà nhớ hết được đúng chỗ của mỗi viên đá sỏi ấy. Bấy giờ bà đành trở lai với cái khăn choàng vai đầy những viên đá sỏi nhỏ ấy.
Vị đạo sĩ nói với người phụ nữ thứ nhất:
Bà đã đem trả lại chỗ cũ của hòn đá đó một cách dễ dàng. Cũng một cách tương tự, với tội lỗi của bà, bà đã biết khiêm nhường nhìn nhận tội lỗi mình nặng nề và đã thành tâm ăn năn thống hối, bà đã được Thiên Chúa thương tha thứ cho bà, bây giờ bà không nên lo lắng áy náy chi nữa.
Quay sang người phụ nữ thứ hai vị đạo sĩ nói tiếp:
Còn bà như đã không thể trả lại được chỗ cũ của những viên đá sỏi, bà cũng không nhìn thấy được các lỗi lầm nho nhỏ để ăn năn thống hối.
* * *
Quý vị và các bạn thân mến,
Lời chỉ giáo của nhà đạo sĩ thật khôn ngoan và cũng là lời giải đáp cho những người hay thắc mắc mỗi lần nghe nói đến bí tích hòa giải. Họ thường hỏi phải xưng thú tội lỗi gì đây, thực ra cũng không có tội gì nặng nề lắm, nhưng chính sự chểnh mảng không quan tâm những lỗi lầm nho nhỏ, những khuyết điểm thầm kín, dần dần họ trở thành chai đá mất đi sự bén nhạy của lương tâm để phân biệt điều hoàn thiện và việc gian ác.
Lạy Chúa, trước nhan thánh Chúa, trong sự lặng tĩnh của tâm hồn con nghe tiếng Chúa khiển trách con: Hãy lấy cái xà trong mắt đã rồi mới lấy cái rác nơi mắt anh em. Con thật mù quáng biết bao khi con chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác nhưng lại không nhìn ra tội lỗi thầm kín của con.
Lạy Chúa, Chúa thấy rõ sự yếu hèn hạn hẹp và tính hướng chiều về sự tội lỗi của con. Xin Chúa giúp con khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi con để được Chúa thanh tẩy và con biết đáp lại tình yêu Chúa. Yêu mến Chúa trên hết mọi sự, trên cả chính bản thân con. Amen.
Có hai người phụ nữ tìm đến một vị đạo sĩ rất nổi tiếng là nhân đức và thánh thiện để xin một vài lời khyên bảo về con đường nhân đức.
Người phụ nữ thứ nhất mang trong mình mặc cảm tội lỗi. Bà luôn nghĩ mình là một tội nhân, vì hồi còn trẻ, trong những năm chồng bà đi làm xa, bà đã thất trung với chồng. Nhưng rồi bà đã ăn năn thống hối và tiếp tục sống một cuộc sống gương mẫu trong vai trò làm mẹ cũng như làm vợ. Dầu vậy, bà vẫn không bao giờ quên được tội lỗi nặng nề ấy và lương tâm bà vẫn áy náy không yên.
Người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình là người chính trực, vì luôn sống theo luật Chúa. Lương tâm bà bình an và không khiển trách gì bà.
Nhà đạo sĩ kiên nhẫn lắng nghe mỗi bà dốc cạn nỗi lòng. Người phụ nữ thứ nhất nức nở kể lễ và ân hận vì tội lỗi của bà quá nặng nề không thể nào được Chúa thứ tha. Trái lại, người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình chính trực không có tội gì phải xưng thú cả. Nhà đạo sĩ liền nói với người phụ nữ thứ nhất:
Bà hãy đi tìm một hòn đá thật lớn mà sức bà có thể khiêng được đem tới đây cho tôi.
Quay sang người phụ nữ thứ hai, nhà đạo sĩ nói:
Bà hãy đi nhặt những hòn đá thật nhỏ nhiều bao nhiêu bà có thể mang được trong cái khăn choàng vai của bà rồi đem tới đây cho tôi.
Hai người phụ nữ liền mau mắn thi hành lời vị đạo sĩ dạy bảo. Người phụ nữ thứ nhất khệ nệ đem tới một hòn đá thật lớn. Còn người thứ hai với cái khăn đầy cả trăm viên đá sỏi nhỏ. Nhà đạo sĩ mĩm cười nói với hai bà:
Bây giờ tôi xin hai bà làm thêm một việc khác nữa, là các bà hãy đem trả hòn đá lớn cũng như những viên đá sỏi nhỏ kia trở về đúng chỗ cũ của nó. Ðiều quan trọng là phải đúng với chỗ mà các bà đã nhặt nó.
Một lần nữa, hai người phụ nữ mau mắn thi hành mệnh lệnh của nhà đạo sĩ. Người phụ nữ thứ nhất tìm ngay được chỗ cũ của hòn đá mà bà đã lấy bởi vì chỉ có một hòn duy nhất. Trái lại, người phụ nữ thứ hai loanh quanh lẩn quẩn cả giờ, nhưng vô ích, bởi vì bà không tài nào mà nhớ hết được đúng chỗ của mỗi viên đá sỏi ấy. Bấy giờ bà đành trở lai với cái khăn choàng vai đầy những viên đá sỏi nhỏ ấy.
Vị đạo sĩ nói với người phụ nữ thứ nhất:
Bà đã đem trả lại chỗ cũ của hòn đá đó một cách dễ dàng. Cũng một cách tương tự, với tội lỗi của bà, bà đã biết khiêm nhường nhìn nhận tội lỗi mình nặng nề và đã thành tâm ăn năn thống hối, bà đã được Thiên Chúa thương tha thứ cho bà, bây giờ bà không nên lo lắng áy náy chi nữa.
Quay sang người phụ nữ thứ hai vị đạo sĩ nói tiếp:
Còn bà như đã không thể trả lại được chỗ cũ của những viên đá sỏi, bà cũng không nhìn thấy được các lỗi lầm nho nhỏ để ăn năn thống hối.
* * *
Quý vị và các bạn thân mến,
Lời chỉ giáo của nhà đạo sĩ thật khôn ngoan và cũng là lời giải đáp cho những người hay thắc mắc mỗi lần nghe nói đến bí tích hòa giải. Họ thường hỏi phải xưng thú tội lỗi gì đây, thực ra cũng không có tội gì nặng nề lắm, nhưng chính sự chểnh mảng không quan tâm những lỗi lầm nho nhỏ, những khuyết điểm thầm kín, dần dần họ trở thành chai đá mất đi sự bén nhạy của lương tâm để phân biệt điều hoàn thiện và việc gian ác.
Lạy Chúa, trước nhan thánh Chúa, trong sự lặng tĩnh của tâm hồn con nghe tiếng Chúa khiển trách con: Hãy lấy cái xà trong mắt đã rồi mới lấy cái rác nơi mắt anh em. Con thật mù quáng biết bao khi con chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác nhưng lại không nhìn ra tội lỗi thầm kín của con.
Lạy Chúa, Chúa thấy rõ sự yếu hèn hạn hẹp và tính hướng chiều về sự tội lỗi của con. Xin Chúa giúp con khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi con để được Chúa thanh tẩy và con biết đáp lại tình yêu Chúa. Yêu mến Chúa trên hết mọi sự, trên cả chính bản thân con. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 11/11/2008
TÍNH MỀM DẺO
- “Con bằng lòng học tập, thầy có bằng lòng dạy con không ?
- “Thầy cảm thấy con hoàn toàn không biết phải nên học tập như thế nào.” Đại sư nói.
- “Thầy có thể dạy con làm thế nào để học tập được không ?”
- “Con có thể hiểu được gì khi thầy dạy cho con bí quyết ?”
Sau đó, đại sư vì những lúng túng này của đệ tử mà giải thích những nghi vấn: “Có thành thật học tập thì mới có dạy dỗ chân thực. Khi con có thể dạy mình chút việc, thì con mới có thể hiểu như thế nào là học tập.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay có những thầy cô giáo tận tình dạy dỗ, nhưng học trò thì không tận tâm học tập; có những học trò tích cực học tập, nhưng có những thầy cô giáo chỉ dạy qua loa chiếu lệ cho hết tiết dạy, bởi vì thầy cô giáo không có lương tâm nghề nghiệp hoặc vì đồng lương ít ỏi, hoặc vì chán nản với đám học trò ham chơi hơn ham học.
Có những linh mục nhiệt thành giảng dạy thì nhất định sẽ có những giáo dân tốt lành; có những linh mục đạo đức thánh thiện thì nhất định sẽ có những giáo dân thánh thiện. Tại sao vậy ? Thưa là vì đời sống gương sáng hy sinh phục vụ của linh mục sẽ là bài học Thánh Kinh sống động nhất để cho các tín hữu noi theo, bởi vì khi biết mình cần gì thì giáo dân cũng cần như thế. Mình muốn nên thánh thì giáo dân cũng muốn như thế. Đó chính là mềm dẻo của cái tâm vậy.
Bí quyết để học tập và giảng dạy là ở cái tâm: cái tâm có trách nhiệm, cái tâm yêu nghề, cái tâm hy sinh và yêu thương.
N2T |
- “Con bằng lòng học tập, thầy có bằng lòng dạy con không ?
- “Thầy cảm thấy con hoàn toàn không biết phải nên học tập như thế nào.” Đại sư nói.
- “Thầy có thể dạy con làm thế nào để học tập được không ?”
- “Con có thể hiểu được gì khi thầy dạy cho con bí quyết ?”
Sau đó, đại sư vì những lúng túng này của đệ tử mà giải thích những nghi vấn: “Có thành thật học tập thì mới có dạy dỗ chân thực. Khi con có thể dạy mình chút việc, thì con mới có thể hiểu như thế nào là học tập.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay có những thầy cô giáo tận tình dạy dỗ, nhưng học trò thì không tận tâm học tập; có những học trò tích cực học tập, nhưng có những thầy cô giáo chỉ dạy qua loa chiếu lệ cho hết tiết dạy, bởi vì thầy cô giáo không có lương tâm nghề nghiệp hoặc vì đồng lương ít ỏi, hoặc vì chán nản với đám học trò ham chơi hơn ham học.
Có những linh mục nhiệt thành giảng dạy thì nhất định sẽ có những giáo dân tốt lành; có những linh mục đạo đức thánh thiện thì nhất định sẽ có những giáo dân thánh thiện. Tại sao vậy ? Thưa là vì đời sống gương sáng hy sinh phục vụ của linh mục sẽ là bài học Thánh Kinh sống động nhất để cho các tín hữu noi theo, bởi vì khi biết mình cần gì thì giáo dân cũng cần như thế. Mình muốn nên thánh thì giáo dân cũng muốn như thế. Đó chính là mềm dẻo của cái tâm vậy.
Bí quyết để học tập và giảng dạy là ở cái tâm: cái tâm có trách nhiệm, cái tâm yêu nghề, cái tâm hy sinh và yêu thương.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 11/11/2008
N2T |
42. Cầu nguyện là tâm hồn con người ta bay đến trước tòa Thiên Chúa.
(Thánh John Damascene)Làm lời cho Thiên Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:37 11/11/2008
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 25, 14 – 30
Lắng nghe lời Chúa thôi chưa đủ, người môn đệ của Chúa còn phải thực thi lời Chúa trong đời sống thường ngày. Chúa trao cho mỗi người một số vốn là khả năng, là trí khôn, con người không được tự đứng im, tự tôn, tự mãn, làm biếng không biết dùng tài năng, khả năng Chúa trao để làm lời ra cho Chúa.Đoạn Tin Mừng Chúa nhật 33 thường niên, năm A, Chúa bảo mọi người phải tỉnh thức nhưng Chúa nhấn mạnh thêm một điều nữa, phải tỉnh thức cách tích cực, cần mẫn siêng năng làm việc, và làm việc có ích lợi cho Chúa, cho người khác.
DỤ NGÔN MUỐN NÓI GÌ ?:
Dụ ngôn hôm nay cho chúng ta thấy cả ba người đều được trao vốn, tuy tiền bạc, vốn liếng khác nhau, nhưng bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ là phải làm việc, làm lợi số vốn chủ đã trao cho họ. Hai người đầy tớ được chủ trao cho mỗi người một số vốn cao, do đó, họ cảm thấy sung sướng vì chủ tin yêu họ, trao cho họ vốn nhiều, họ hết sức đầu tư, làm việc để sinh lời hầu đáp trả lại tấm lòng của chủ và để minh chứng họ cũng rất tin yêu ông chủ. Đúng hai người đầy tớ này quả có con tim nhạy cảm, một trái tim rộng mở, một trái tim tin yêu giúp họ có đủ nghị lực, đủ thông minh, đủ can đảm để đem tài trí, khả năng của mình tìm cách phục vụ có lợi ích và sinh lời ra cho chủ. Quả thực, hai người đầy tớ này đã được ông chủ khen thưởng, xứng đáng và xem như là những đầy tớ trung tín với chủ. Người đầy tớ thứ ba cũng được trao một số vốn hợp với khả năng, hợp với tài trí của mình, nhưng anh ta không tin yêu chủ đủ, chính vì thế anh đã không có sáng kiến để phục vụ chủ cho tốt.Anh ta không làm hao hụt vốn chủ đã trao, nhưng anh ta không biết làm lợi vì không tin yêu chủ cho đủ. Nên, ông chủ coi anh ta là đồ vô dụng, nghĩa là đồ bỏ không còn đáng được tin tưởng, tín nhiệm nữa.Ông chủ chính là Chúa. Ở đây, qua dụ ngôn này Chúa muốn dạy chúng ta bài học rất thực tế: Chúa tạo dựng nên con người, Chúa thương hết cả mọi người, nhưng con người co tin yêu và tin tưởng, phó thác vào Chúa hay không lại là một chuyện khác.
CHÚA MUỐN MỌI NGƯỜI HÃY SINH HOA TRÁI TỐT ĐẸP:
Chúa trao cho mỗi người một số vốn khác nhau, không ai giống ai cả. Có người Chúa trao cho khả năng vượt người khác, có người có trí chậm hiểu hơn, có người có trí đần hơn. Mỗi người đều có khả năng, tài trí khác nhau, không ai giống ai bao giờ. Và như Chúa nói: “ Cha ta làm việc không ngừng, Ta cũng phải làm việc…”. Cho nên, ai cũng vậy khi đã được Chúa trao cho số vốn nào đó, họ phải làm lời số vốn Chúa trao cho Người. Bất cứ người nào cũng phải hiểu rằng dù Chúa trao bao nhiêu đi nữa họ cũng phải làm lợi ra cho Chúa và không ai được làm biếng không chịu làm gì cả ! Mỗi người đều có bổn phận, trách nhiệm sinh hoa kết quả cho Chúa. Dẫu rằng người có khả năng nhiều, người có khả năng ít không ai giống ai cả, nhưng mẫu số chung con người phải có là cố gắng. Chúng ta thà cố gắng còn hơn có tài, có khả năng, có vốn nhiều mà không cố gắng sinh lời cho Chúa. Thực tế, Chúa chẳng cần những nén bạc của những đầy tớ đã làm lời cho Người bởi vì cuối cùng thì người cũng cho lại họ.Mọi sự đều là ân huệ của Chúa. Chúa muốn chúng ta làm theo ý của Người như trong tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã bảo các gia nhân, Chúa nói gì các anh hãy làm theo Người. Hoặc chính Chúa đã nói:” Con đến để thi hành thánh ý của Cha “. Do đó, bất cứ chúng ta làm việc gì theo ý muốn của Thiên Chúa thì không có việc nào là nhỏ, là tầm thường nhưng tất cả đều là lớn lao trước mặt Thiên Chúa.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Con người được Chúa sinh ra giống hình ảnh của Người. Chúa muốn con người luôn sống tình con thảo đối với Người cũng như Người đã luôn sống tình con thảo đối với Cha của Người. Sống tình con thảo có nghĩa là luôn vâng lời Cha, luôn làm theo ý Cha. Chúa Giêsu trước chén đắng thật sự khó nuốt đã thốt lên lời con thảo:” Lạy Cha nếu có thể thì xin cho Con khỏi uống chén đắng này, nhưng đừng theo ý Con ma theo ý của Cha “. Chúa đã trao cho chúng ta người năm nén, người hai nén, người một nén. Chúng ta phải mau mắn làm lời ra cho Người. Theo đạo, danh nghĩa là Kitô hữu rất dễ, nhưng để sống trọn vẹn ý nghĩa chữ Kitô hữu lại là một chuyện khác. Chúng ta có thể mang nhãn hiệu là Kitô hữu, nhưng cách sống của chúng ta lại phản Kitô, lại phản Tin Mừng như thế chúng ta chưa làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm Chúa trao phó cho chúng ta để chúng ta làm lời cho Chúa. Chúng ta hãy noi gương, bắt chước người đầy tớ thứ nhất và thứ hai: siêng năng, chịu khó, cần mẫn làm lời vốn chủ đã tin tưởng trao phó cho mình và đừng bắt chước người đầy tớ thứ ba ỉ lại, làm biếng không chịu khó làm lợi số vốn chủ đã trao cho anh. Đối với Thiên Chúa không có việc gì quá nhỏ không đáng làm và không có việc gì quá nhỏ mà không đem lại lợi ích. Điều quan trọng là con người có làm hay không làm. Thánh Giacôbê cũng đã nói một câu thật chí lý: ” Đức tin không việc làm là đức tin chết “. Tôi còn nhớ một lần có một bà Dân tộc đến xin trợ giúp, tôi hỏi bà: ” Bà sinh được mấy đứa con rồi, bà trả lời cách rất thoải mái, đơn sơ: dạ được năm cái con “. Tôi bảo bà sao nghèo đói mà sinh nhiều thế, bà trả lời thật đơn sơ: Chúa cho.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết dùng khả năng, tài trí, ân huệ Chúa ban để kiến tạo cơ ngơi đời này và sự
nghiệp tin yêu trên trời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Ông chủ là ai ?
2. Người được trao năm nén và người được trao hai nén đã làm gì ?
3. Tại sao hai người này lại tin yêu ông chủ?
4. Còn người được trao một nén thì sao ?
5. Chúng ta phải có thái độ nào ?
Mt 25, 14 – 30
Lắng nghe lời Chúa thôi chưa đủ, người môn đệ của Chúa còn phải thực thi lời Chúa trong đời sống thường ngày. Chúa trao cho mỗi người một số vốn là khả năng, là trí khôn, con người không được tự đứng im, tự tôn, tự mãn, làm biếng không biết dùng tài năng, khả năng Chúa trao để làm lời ra cho Chúa.Đoạn Tin Mừng Chúa nhật 33 thường niên, năm A, Chúa bảo mọi người phải tỉnh thức nhưng Chúa nhấn mạnh thêm một điều nữa, phải tỉnh thức cách tích cực, cần mẫn siêng năng làm việc, và làm việc có ích lợi cho Chúa, cho người khác.
DỤ NGÔN MUỐN NÓI GÌ ?:
Dụ ngôn hôm nay cho chúng ta thấy cả ba người đều được trao vốn, tuy tiền bạc, vốn liếng khác nhau, nhưng bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ là phải làm việc, làm lợi số vốn chủ đã trao cho họ. Hai người đầy tớ được chủ trao cho mỗi người một số vốn cao, do đó, họ cảm thấy sung sướng vì chủ tin yêu họ, trao cho họ vốn nhiều, họ hết sức đầu tư, làm việc để sinh lời hầu đáp trả lại tấm lòng của chủ và để minh chứng họ cũng rất tin yêu ông chủ. Đúng hai người đầy tớ này quả có con tim nhạy cảm, một trái tim rộng mở, một trái tim tin yêu giúp họ có đủ nghị lực, đủ thông minh, đủ can đảm để đem tài trí, khả năng của mình tìm cách phục vụ có lợi ích và sinh lời ra cho chủ. Quả thực, hai người đầy tớ này đã được ông chủ khen thưởng, xứng đáng và xem như là những đầy tớ trung tín với chủ. Người đầy tớ thứ ba cũng được trao một số vốn hợp với khả năng, hợp với tài trí của mình, nhưng anh ta không tin yêu chủ đủ, chính vì thế anh đã không có sáng kiến để phục vụ chủ cho tốt.Anh ta không làm hao hụt vốn chủ đã trao, nhưng anh ta không biết làm lợi vì không tin yêu chủ cho đủ. Nên, ông chủ coi anh ta là đồ vô dụng, nghĩa là đồ bỏ không còn đáng được tin tưởng, tín nhiệm nữa.Ông chủ chính là Chúa. Ở đây, qua dụ ngôn này Chúa muốn dạy chúng ta bài học rất thực tế: Chúa tạo dựng nên con người, Chúa thương hết cả mọi người, nhưng con người co tin yêu và tin tưởng, phó thác vào Chúa hay không lại là một chuyện khác.
CHÚA MUỐN MỌI NGƯỜI HÃY SINH HOA TRÁI TỐT ĐẸP:
Chúa trao cho mỗi người một số vốn khác nhau, không ai giống ai cả. Có người Chúa trao cho khả năng vượt người khác, có người có trí chậm hiểu hơn, có người có trí đần hơn. Mỗi người đều có khả năng, tài trí khác nhau, không ai giống ai bao giờ. Và như Chúa nói: “ Cha ta làm việc không ngừng, Ta cũng phải làm việc…”. Cho nên, ai cũng vậy khi đã được Chúa trao cho số vốn nào đó, họ phải làm lời số vốn Chúa trao cho Người. Bất cứ người nào cũng phải hiểu rằng dù Chúa trao bao nhiêu đi nữa họ cũng phải làm lợi ra cho Chúa và không ai được làm biếng không chịu làm gì cả ! Mỗi người đều có bổn phận, trách nhiệm sinh hoa kết quả cho Chúa. Dẫu rằng người có khả năng nhiều, người có khả năng ít không ai giống ai cả, nhưng mẫu số chung con người phải có là cố gắng. Chúng ta thà cố gắng còn hơn có tài, có khả năng, có vốn nhiều mà không cố gắng sinh lời cho Chúa. Thực tế, Chúa chẳng cần những nén bạc của những đầy tớ đã làm lời cho Người bởi vì cuối cùng thì người cũng cho lại họ.Mọi sự đều là ân huệ của Chúa. Chúa muốn chúng ta làm theo ý của Người như trong tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã bảo các gia nhân, Chúa nói gì các anh hãy làm theo Người. Hoặc chính Chúa đã nói:” Con đến để thi hành thánh ý của Cha “. Do đó, bất cứ chúng ta làm việc gì theo ý muốn của Thiên Chúa thì không có việc nào là nhỏ, là tầm thường nhưng tất cả đều là lớn lao trước mặt Thiên Chúa.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Con người được Chúa sinh ra giống hình ảnh của Người. Chúa muốn con người luôn sống tình con thảo đối với Người cũng như Người đã luôn sống tình con thảo đối với Cha của Người. Sống tình con thảo có nghĩa là luôn vâng lời Cha, luôn làm theo ý Cha. Chúa Giêsu trước chén đắng thật sự khó nuốt đã thốt lên lời con thảo:” Lạy Cha nếu có thể thì xin cho Con khỏi uống chén đắng này, nhưng đừng theo ý Con ma theo ý của Cha “. Chúa đã trao cho chúng ta người năm nén, người hai nén, người một nén. Chúng ta phải mau mắn làm lời ra cho Người. Theo đạo, danh nghĩa là Kitô hữu rất dễ, nhưng để sống trọn vẹn ý nghĩa chữ Kitô hữu lại là một chuyện khác. Chúng ta có thể mang nhãn hiệu là Kitô hữu, nhưng cách sống của chúng ta lại phản Kitô, lại phản Tin Mừng như thế chúng ta chưa làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm Chúa trao phó cho chúng ta để chúng ta làm lời cho Chúa. Chúng ta hãy noi gương, bắt chước người đầy tớ thứ nhất và thứ hai: siêng năng, chịu khó, cần mẫn làm lời vốn chủ đã tin tưởng trao phó cho mình và đừng bắt chước người đầy tớ thứ ba ỉ lại, làm biếng không chịu khó làm lợi số vốn chủ đã trao cho anh. Đối với Thiên Chúa không có việc gì quá nhỏ không đáng làm và không có việc gì quá nhỏ mà không đem lại lợi ích. Điều quan trọng là con người có làm hay không làm. Thánh Giacôbê cũng đã nói một câu thật chí lý: ” Đức tin không việc làm là đức tin chết “. Tôi còn nhớ một lần có một bà Dân tộc đến xin trợ giúp, tôi hỏi bà: ” Bà sinh được mấy đứa con rồi, bà trả lời cách rất thoải mái, đơn sơ: dạ được năm cái con “. Tôi bảo bà sao nghèo đói mà sinh nhiều thế, bà trả lời thật đơn sơ: Chúa cho.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết dùng khả năng, tài trí, ân huệ Chúa ban để kiến tạo cơ ngơi đời này và sự
nghiệp tin yêu trên trời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Ông chủ là ai ?
2. Người được trao năm nén và người được trao hai nén đã làm gì ?
3. Tại sao hai người này lại tin yêu ông chủ?
4. Còn người được trao một nén thì sao ?
5. Chúng ta phải có thái độ nào ?
Hạt giống sinh người Kitô giáo
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:42 11/11/2008
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Mt 10, 17-22
Nói tới các Thánh Tử Đạo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên đến lạ lùng bởi vì hàng hàng lớp các vị tử đạo trên khắp thế giới đã đổ máu đào để minh chứng cho Chúa Giêsu. Tertullien đã viết: ” Chính dòng máu các Thánh Tử Đạo đã nẩy sinh Kitô hữu “. Và chúng ta cũng không thể tả xiết nỗi vui mừng khi sách Khải Huyền mô tả: ” …Xuất hiện một đoàn lũ thật đông đảo không thể đếm được, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên Con, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: ” Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai và chính Chiên Con đã cứu độ chúng ta “ ( Kh 7, 9-11 ). Họ là ai ? Vị Kỳ mục trả lời: ” Họ là những người đã đến, sau khi trải qua những cơn thử thách lớn lao, đã giặt và tẩy trắng áo mình trong máu của Chiên Con “ ( Kh 7, 14 ). Họ là những người đã không tiếc gì với Chúa, đã không khước từ tình yêu dù để cứu lấy mạng sống mình. Và họ là những người đã luôn tin vào Chúa, tin vào ơn cứu độ chỉ có nơi Thập Giá của Đức Kitô.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO LÀ AI ?:
Đọc lại lịch sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hông khỏi bùi ngùi xúc động, bởi vì các Thánh Tử Đạo Việt Nam xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội. Họ là những người thấp bé trong xã hội. Họ là những giáo dân vì theo Chúa, nên họ đã bị bắt, bị kết án và bởi vì không chịu chối đạo, không chịu bước qua Thánh Giá, họ đã bị xử tử hình bằng nhiều cách hung bạo dã man. Họ là những phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng quyết không nhường bước, không thỏa hiệp để được sống thảnh thơi mà chối Chúa. Họ đã trung kiên, tín thác nơi Chúa và như thánh Phaolô họ đã: ” Tôi làm được mọi sự trong Đấng củng cố tôi “( Pl 4, 13 ). Họ là cụ già 80 tuổi như thánh Lê Bảo Tịnh; là một bà cụ già 62 tuổi như nữ thánh Anê Đê; như một cậu trai 14 tuổi, thánh Phaolô Bột; là một thiếu nữ 12 tuổi như cô Lucia Liễu; như Phaolô Đạm 10 tuổi; như em bé Phaolô Túc 9 tuổi. Họ là các Giám mục, các Linh mục, các Nữ tu. Họ là chủng sinh, là Ban Hành Giáo, là quan trong triều đình, là quân lính, là công chức, là y sĩ, là thương gia. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, trong Giáo Hội. Tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam dù vô danh tiểu tốt hay có chức có quyền trong Hội Thánh, có địa vị trong xã hội. Tất cả họ đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho bộ mặt đầy yêu thương của Chúa Giêsu.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐÃ LÀM GÌ ?:
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có thể là tổ tiên, cha ông, những người thân thương trong gia đình chúng ta, có thể là những Kitô hữu sống trong địa phận, trong giáo xứ, giáo họ, điểm giáo của chúng ta. Họ đã sống trên quê hương, đất nước của chúng ta, đã chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người chúng ta. Tuy nhiên, họ đã giữ vững đức tin, thà chết chứ quyết một lòng không chối Chúa, không bỏ đạo. Họ đã nghe tiếng Chúa: ” Không có Thầy các con không thể làm được gì “ ( Ga 15, 5 ) hoặc “ Ai yêu mạng sống hơn Ta thì không xứng đáng làm môn đệ của Ta “. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dám liều sống đức tin, làm chứng cho đức tin và chết cho đức tin, lấy máu mình làm chứng cho Thiên Chúa. Tử đạo là chọn Chúa, là chết cho Chúa. Tử đạo là sống đạo một cách sống động và làm môn đệ của Chúa. Các thánh tử đạo Việt Nam là men, là muối, là ánh sáng soi dọi đức tin cho những người khác. Nhờ các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: ” Giáo Hội Việt Nam đã phát sinh các nhân chứng, đặc biệt là các Vị Tử Đạo.Lời tiền nhân nói rất đúng: Máu đào là hạt giống phát sinh Kitô hữu. Vì do máu các Đấng Tử Đạo của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà đức tin trong thế hệ trước đã mọc lên, và đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn, và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được gìn giữ “.
HÃY NOI GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM:
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống hết mình vì đức tin. Các Ngài đã giữ đạo và sống đạo một cách hết sức anh hùng. Các Ngài đã thà chết chẳng thà bỏ Chúa. Nên, Chúa đã củng cố đức tin cho các Ngài và trước những cực hình hết sức dã man, điên dại của những kẻ bách hại, các Ngài đã anh dũng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Các Ngài đã không hận thù, không gây hấn, không bạo lực; các Ngài luôn sống hiền lành và khiêm nhượng như Chúa Giêsu. Các Ngài đã sống yêu thương, trung tín và đơn sơ trước những kẻ bách hại đầy hận thù, gây hấn, dọa nạt. Các Ngài đã hiểu rõ lời Chúa: ” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của kẻ hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Các Ngài đã sống như lời một tu sĩ nói: ” Hãy để cho mình bị bách hại, nhưng đừng bách hại ai. Hãy để cho mình bị đóng đinh, nhưng đừng đóng đinh ai. Hãy để cho mình bị vu khống, nhưng đừng vu khống ai “. Chúng ta hãy noi gương bắt chước các Ngài để làm chứng cho Chúa bằng đời sống đạo tốt, trung kiên và bền vững, luôn bám chặt và thuộc trọn về Chúa.
ÁP DỤNG THỰC TẾ:
Trong cuộc đời có nhiều người chỉ mang danh Kitô nhưng lại sống phản Kitô. Họ sợ hãi, thỏa hiệp để được sống an nhàn. Họ quên mình là Kitô hữu. Chúa đã nói: ” Không Thầy chúng con làm được gì “ hoặc như thánh Phaolô viết: ” Không phải là chính tôi mà là ơn Chúa ở với tôi “( 1 Co 15, 10 ). Theo Chúa, chúng ta phải can đảm sống chứng nhân giữa đời bằng đức tin sắt đá của mỗi người.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Tử đạo là gì ?
2.Tại sao máu của các Thánh Tử Đạo lại nẩy sinh Kitô hữu ?
3.Ngày nay có còn cần đến việc tử đạo không ?
4.Tại sao các Thánh Tử Đạo lại chịu được các cực hình hết sức dã man ?
5.Bách hại đạo là gì ?
Mt 10, 17-22
Nói tới các Thánh Tử Đạo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên đến lạ lùng bởi vì hàng hàng lớp các vị tử đạo trên khắp thế giới đã đổ máu đào để minh chứng cho Chúa Giêsu. Tertullien đã viết: ” Chính dòng máu các Thánh Tử Đạo đã nẩy sinh Kitô hữu “. Và chúng ta cũng không thể tả xiết nỗi vui mừng khi sách Khải Huyền mô tả: ” …Xuất hiện một đoàn lũ thật đông đảo không thể đếm được, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên Con, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: ” Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai và chính Chiên Con đã cứu độ chúng ta “ ( Kh 7, 9-11 ). Họ là ai ? Vị Kỳ mục trả lời: ” Họ là những người đã đến, sau khi trải qua những cơn thử thách lớn lao, đã giặt và tẩy trắng áo mình trong máu của Chiên Con “ ( Kh 7, 14 ). Họ là những người đã không tiếc gì với Chúa, đã không khước từ tình yêu dù để cứu lấy mạng sống mình. Và họ là những người đã luôn tin vào Chúa, tin vào ơn cứu độ chỉ có nơi Thập Giá của Đức Kitô.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO LÀ AI ?:
Đọc lại lịch sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hông khỏi bùi ngùi xúc động, bởi vì các Thánh Tử Đạo Việt Nam xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội. Họ là những người thấp bé trong xã hội. Họ là những giáo dân vì theo Chúa, nên họ đã bị bắt, bị kết án và bởi vì không chịu chối đạo, không chịu bước qua Thánh Giá, họ đã bị xử tử hình bằng nhiều cách hung bạo dã man. Họ là những phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng quyết không nhường bước, không thỏa hiệp để được sống thảnh thơi mà chối Chúa. Họ đã trung kiên, tín thác nơi Chúa và như thánh Phaolô họ đã: ” Tôi làm được mọi sự trong Đấng củng cố tôi “( Pl 4, 13 ). Họ là cụ già 80 tuổi như thánh Lê Bảo Tịnh; là một bà cụ già 62 tuổi như nữ thánh Anê Đê; như một cậu trai 14 tuổi, thánh Phaolô Bột; là một thiếu nữ 12 tuổi như cô Lucia Liễu; như Phaolô Đạm 10 tuổi; như em bé Phaolô Túc 9 tuổi. Họ là các Giám mục, các Linh mục, các Nữ tu. Họ là chủng sinh, là Ban Hành Giáo, là quan trong triều đình, là quân lính, là công chức, là y sĩ, là thương gia. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, trong Giáo Hội. Tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam dù vô danh tiểu tốt hay có chức có quyền trong Hội Thánh, có địa vị trong xã hội. Tất cả họ đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho bộ mặt đầy yêu thương của Chúa Giêsu.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐÃ LÀM GÌ ?:
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có thể là tổ tiên, cha ông, những người thân thương trong gia đình chúng ta, có thể là những Kitô hữu sống trong địa phận, trong giáo xứ, giáo họ, điểm giáo của chúng ta. Họ đã sống trên quê hương, đất nước của chúng ta, đã chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người chúng ta. Tuy nhiên, họ đã giữ vững đức tin, thà chết chứ quyết một lòng không chối Chúa, không bỏ đạo. Họ đã nghe tiếng Chúa: ” Không có Thầy các con không thể làm được gì “ ( Ga 15, 5 ) hoặc “ Ai yêu mạng sống hơn Ta thì không xứng đáng làm môn đệ của Ta “. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dám liều sống đức tin, làm chứng cho đức tin và chết cho đức tin, lấy máu mình làm chứng cho Thiên Chúa. Tử đạo là chọn Chúa, là chết cho Chúa. Tử đạo là sống đạo một cách sống động và làm môn đệ của Chúa. Các thánh tử đạo Việt Nam là men, là muối, là ánh sáng soi dọi đức tin cho những người khác. Nhờ các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: ” Giáo Hội Việt Nam đã phát sinh các nhân chứng, đặc biệt là các Vị Tử Đạo.Lời tiền nhân nói rất đúng: Máu đào là hạt giống phát sinh Kitô hữu. Vì do máu các Đấng Tử Đạo của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà đức tin trong thế hệ trước đã mọc lên, và đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn, và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được gìn giữ “.
HÃY NOI GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM:
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống hết mình vì đức tin. Các Ngài đã giữ đạo và sống đạo một cách hết sức anh hùng. Các Ngài đã thà chết chẳng thà bỏ Chúa. Nên, Chúa đã củng cố đức tin cho các Ngài và trước những cực hình hết sức dã man, điên dại của những kẻ bách hại, các Ngài đã anh dũng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Các Ngài đã không hận thù, không gây hấn, không bạo lực; các Ngài luôn sống hiền lành và khiêm nhượng như Chúa Giêsu. Các Ngài đã sống yêu thương, trung tín và đơn sơ trước những kẻ bách hại đầy hận thù, gây hấn, dọa nạt. Các Ngài đã hiểu rõ lời Chúa: ” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của kẻ hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Các Ngài đã sống như lời một tu sĩ nói: ” Hãy để cho mình bị bách hại, nhưng đừng bách hại ai. Hãy để cho mình bị đóng đinh, nhưng đừng đóng đinh ai. Hãy để cho mình bị vu khống, nhưng đừng vu khống ai “. Chúng ta hãy noi gương bắt chước các Ngài để làm chứng cho Chúa bằng đời sống đạo tốt, trung kiên và bền vững, luôn bám chặt và thuộc trọn về Chúa.
ÁP DỤNG THỰC TẾ:
Trong cuộc đời có nhiều người chỉ mang danh Kitô nhưng lại sống phản Kitô. Họ sợ hãi, thỏa hiệp để được sống an nhàn. Họ quên mình là Kitô hữu. Chúa đã nói: ” Không Thầy chúng con làm được gì “ hoặc như thánh Phaolô viết: ” Không phải là chính tôi mà là ơn Chúa ở với tôi “( 1 Co 15, 10 ). Theo Chúa, chúng ta phải can đảm sống chứng nhân giữa đời bằng đức tin sắt đá của mỗi người.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Tử đạo là gì ?
2.Tại sao máu của các Thánh Tử Đạo lại nẩy sinh Kitô hữu ?
3.Ngày nay có còn cần đến việc tử đạo không ?
4.Tại sao các Thánh Tử Đạo lại chịu được các cực hình hết sức dã man ?
5.Bách hại đạo là gì ?
dụ ngôn nén bạc
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
12:30 11/11/2008
DỤ NGÔN CÁC NÉN BẠC
(Mátthêu 25,14-30 – CN XXXIII TN - A)
1.- Ngữ cảnh
Về phương diện văn chương và đề tài, “Dụ ngôn Những nén bạc” (Mt 25,14-30) được đặt trong ngữ cảnh là chương 24–25. Các chương này thuộc về bài Diễn từ cuối cùng của Tin Mừng I, ngay trước bài tường thuật về Thương Khó và Phục Sinh (ch. 26–28). Câu truyện đặt đối diện hai nhân vật: một ông chủ và các đầy tớ. Ở đây giống như trong dụ ngôn mười trinh nữ, có những đầy tớ “tốt” và những đầy tớ “xấu”. Khi ông chủ trở về, người ta không còn có thể thay đổi tình thế được nữa, mà phải chấp nhận vĩnh viễn tình thế ấy.
Tuy nhiên, ở ngay chỗ bắt đầu bản văn, có từ “bởi vì” (gar). Từ này nối bài dụ ngôn với câu trước là 25,13 và làm cho bài dụ ngôn này nối với bài trước như sau: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào. Bởi vì cũng như có người kia sắp đi xa…”. Vậy bài dụ ngôn biện minh cho việc phải “canh thức/tỉnh thức”. Dĩ nhiên, Mt không hiểu từ ngữ này theo nghĩa chữ, nếu không ngài đã chẳng dùng lời khuyến cáo này làm câu kết cho một dụ ngôn trong đó các trinh nữ đều đã ngủ cả. “Canh thức” là ở trong tư thế luôn “sẵn sàng” đối với cuộc Phán xét, mà mình không biết ngày giờ.
Nếu dụ ngôn Các nén bạc nói về “canh thức” thì phải có những ý tưởng liên hệ tới đề tài này. Chúng ta thấy ỏ c. 19, tác giả cho biết rằng ông chủ trở về “sau một thời gian lâu dài”. Chi tiết này tương tự chi tiết của bài trước: “vì chú rể đến chậm…” (25,5); chi tiết này lại nhắc đến một chi tiết có trước trong dụ ngôn Người đầy tớ trung tín, trong đó người đầy tớ nói: “Còn lâu chủ ta mới về” (24,48). Những câu này nêu ra vấn đề các Kitô hữu đang phải đương đầu vào cuối thời các tông đồ do cuộc Quang Lâm đến chậm: Đức Kitô chậm trở lại như thế, có thể khiến các Kitô hữu thất vọng (x. 2 Pr 3,4), sẽ mất sự bền bỉ. Do đó, cần phải nhấn mạnh đến đề tài “canh thức” với các sắc thái khác nhau của đòi hỏi này. Mt diễn tả bổn phận canh thức qua các tĩnh từ dùng cho các đầy tớ: “tài giỏi và trung thành”, hay là “tồi tệ và biếng nhác”.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Giới thiệu các nhân vật và chủ đề (25,14-18);
2) Tính sổ với ông chủ (25,19-30):
a) Câu mở (c. 19) và Cảnh người đầy tớ tốt thứ nhất (cc. 20-21),
b) Cảnh người đầy tớ tốt thứ hai (cc. 22-23),
c) Cảnh người đầy tớ xấu (cc. 24-30. Hoặc: Người đầy tớ xấu: cc. 24-28; Nhận định chung kết: cc. 29-30).
3.- Vài điểm chú giải
- nén bạc (15): Một talanton Ít-ra-en khoảng 35kg bạc (x. Xh 25,39; 1 V 9,14…), còn một talanton Hy-lạp (1 Mcb 11,28; 2 Mcb 3,11; Mt 18,24…) thì khoảng 21-26kg. Ngoài các nghĩa tượng trưng đã được gán cho “nén bạc” (khả năng, các trách nhiệm, thì giờ, các của cải…), ý nghĩa của “nén bạc” tương ứng nhất với Tin Mừng Mt là “Tin Mừng”, hoặc tốt hơn, là sự hiểu biết mỗi người có về Tin Mừng (c. 15: “tuỳ khả năng riêng mỗi người”). Sự hiểu biết này phải được chuyển thành hoa trái phục vụ và bác ái đối với người khác. Nói chung, có thể cho rằng một nén bạc bằng 10.000 quan (một quan là công một ngày làm việc).
- niềm vui (21.23): Hẳn đây là niềm vui hai người đầy tớ tốt cảm nhận khi được vào hưởng bữa tiệc thiên sai, chứ không phải là niềm vui của ông chủ cảm nhận do lý do gì ta không biết.
- Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm (29): Công thức có lẽ là một câu tục ngữ (x. 13,12), hoặc một câu nói của Đức Giêsu đã bị tách khỏi ngữ cảnh, được Mt đặt ở đây. Câu này tóm dụ ngôn rất khéo: vào ngày Phán xét chung (bản văn Hy-lạp là “sẽ được ban cho” là một công thức ở thái bị động tuyệt đối, để nói về hành động của Thiên Chúa, và động từ ở thì tương lai gợi đến một hành động cánh chung của Thiên Chúa), ai có, tức là đã trung thành trong những chuyện nhỏ của cuộc sống trần thế, sẽ nhận được một phần thưởng lớn; còn kẻ nào không có gì, tức đã bất trung hoặc lười biếng, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
- chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng (30): Hình phạt này chỉ có thể là cuộc trầm luân đời đời (x. Mt 22,13).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Giới thiệu các nhân vật và chủ đề (14-18)
Dụ ngôn này cũng cho thấy hai nhân vật: ông chủ và các đầy tớ. Nhưng cần lưu ý ngay, là dụ ngôn bắt đầu với từ “bởi vì” (gar, “vì chưng” [NTT]; “quả thế” [CGKPV]), tức là bài này triển khai câu cuối của dụ ngôn trước (25,13: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”).
Mọi chuyện xảy ra giữa ông chủ và các tôi tớ. Ông chủ chuẩn bị đi xa, đã ký thác công việc quản lý tài sản ông cho các đầy tớ. Trong thời gian ông đi vắng, các đầy tớ này phải vận dụng khả năng mà làm cho số bạc đã nhận sinh lãi. Như vậy, các tôi tớ này không tự do và độc lập, nhưng họ ở trong một tương quan lệ thuộc và phục vụ. Họ thuộc về ông chủ; những gì được ký thác cho họ là của cải của ông chủ và những gì họ làm sinh ra từ đó là sở hữu của ông chủ. Họ bị ràng buộc với chủ nhiều cách.
Nhân vật chính là một ông chủ giàu có, nhưng dù vậy, ông không muốn để cho vốn của ông nằm đó, càng không muốn cho các đầy tớ của ông chỉ biết nằm ngủ. Dường như điểm sau này là mối quan tâm chính của ông. Với tám nén bạc, ông có thể tự mình đưa đến ngân hàng hoặc đầu tư cách nào khác; ở đây ông lại muốn giao phó số bạc cho các trung gian. Ông đã bỏ một lối xử sự đảm bảo hơn, như ông cho biết trong mẩu đối thoại với tên đầy tớ biếng nhác, mà chọn lấy một cách phiêu lưu hơn, mục đích chỉ để họ chứng tỏ sự cần mẫn (c. 27) và chịu khó. Nét bất thường này cho thấy rằng mục tiêu đầu tiên của ông không phải là lợi nhuận nhưng là xem xét các khả năng, sự sẵn sàng, óc sáng kiến nơi các thuộc cấp. Nhưng cách làm ấy cũng chứng tỏ ông tin vào thiện chí của họ. Ông không muốn họ chỉ là những kẻ lệ thuộc, nhưng là những cộng sự viên có lương tâm. Để thẩm định óc sáng tạo và chuyên chăm, ông không xác định cách thức họ phải theo. Mọi sự được phó mặc cho chọn lựa của họ. Nếu ông phân phát các nén bạc tùy theo khả năng của từng người, là để cho mọi người có cơ hội làm ra một năng suất tối đa, chứ không phải là thiên vị người này hơn người kia. Lời nhận xét của người đầy tớ vô tích sự: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi” (c. 24) xác nhận cách xử sự của ông chủ và hơn nữa việc ông tín thác công việc cho các cộng sự viên. Lẽ ra biết ông chủ là người nghiêm khắc, người đầy tớ càng phải ra sức mà làm việc, thay vì ươn ái bất động như thế!
Hai người tôi tớ tốt bắt tay vào việc tức khắc. Họ sử dụng của cải đã được giao cho họ theo cách tương ứng với ý muốn của ông chủ. Họ tuân theo các mục tiêu của ông và bảo vệ của cải lợi lộc cho ông. Cách làm của họ đã đưa lại hoa trái dồi dào.
Người tôi tớ xấu ngay từ đầu đã có một tương quan sai lạc với chủ. Anh ta thấy ông là một con người cứng rắn, anh trách ông là gặt chỗ không gieo, và anh sợ ông (25,24t). Anh nhìn nhận mình lệ thuộc ông, nhưng không qui phục ông với lòng tin tưởng và cần mẫn. Anh cảm thấy sự lệ thuộc của mình gay go và áp bức và tức giận với ông như đối với một kẻ bóc lột bắt kẻ khác làm việc cho mình và sống nhờ công lao của những kẻ khác. Do đó, anh từ chối phục vụ và không hành động theo ý muốn của chủ. Anh không phung phí của cải được giao và không tiêu xài cho mình. Anh chỉ để nó ở đấy không sinh lợi và trả lại cho chủ y như đã nhận. Người tôi tớ xấu bị kết án không phải bởi vì anh đã không đạt được con số như các đồng nghiệp, nhưng bởi vì anh không vận dụng một sáng kiến nào cả, dù là việc dễ hơn như bỏ số bạc vào ngân hàng (dễ hơn cả việc đào lỗ chôn giấu énn bạc của chủ!), dễ nhưng phiêu lưu hơn, nên cũng nặng trách nhiệm hơn. Lỗi của anh là đã chôn giấu một của cải tự nó phải sinh lời.
* Tính sổ với ông chủ (19-30)
Cảnh tính sổ với ông chủ được chia thành ba hồi nhỏ: Ba người đầy tớ đến gặp chủ, mỗi người nói ra cách mình đã làm với số bạc của chủ và nghe ông đánh giá.
Trường hợp hai người đầu thì hoàn toàn song song: người đầu như thế nào, thì người thứ hai như vậy (mỗi người được dành cho 2 câu); người thứ ba được đặc biệt lưu ý (anh được dành cho 7 câu, hoặc ít ra là 5 câu, nếu tách cc. 29-30 ra như là phần thêm vào sau). Về phương diện văn chương, bốn câu dành cho hai người đầu làm thành một đơn vị văn chương được dùng làm đối trọng cho người đầy tớ thứ ba. Như vậy, trong thực tế, chúng ta có một phép đối ngẫu: điểm giáo huấn quan trọng nằm trong sự tương phản giữa hai người đầu với người thứ ba. Trong một dụ ngôn có đặc tính đối ngẫu như thế, điểm nhấn luôn nằm nơi vế thứ hai của thế đối ngẫu (x. các dụ ngôn trong các Tin Mừng và Tl 9), vế thứ nhất chỉ nhằm làm rõ vế hai mà thôi.
Họ đã báo cáo lại cho chủ đầy đủ và được ông không tiếc lời khen ngợi. Ông nhìn nhận họ là những tôi tớ tốt lành và trung tín. Một tôi tớ tốt lành thì chấp nhận trọn vẹn vị trí của mình và ra tay phục vụ chủ. Người ấy không theo các ý riêng hoặc các cảm hứng riêng, không tránh né chủ, nhưng tự đồng hóa với các mục tiêu và quyền lợi của chủ. Một tôi tớ tốt lành thì ân cần chăm sóc của cải đã được giao phó cho mình với lương tâm. Sau khi hai tôi tớ đã được thử thách, ông chủ có thể giao phó cho họ các nhiệm vụ lớn lao hơn. Ông mời gọi họ đến niềm hạnh phúc viên mãn: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (25,21.23). Tin Mừng rất thường nói đến việc “đi vào Nước Trời” (x. 5,20; 7,21; 18,3), “vào trong cõi sống” (18,8t; 19,16) và bây giờ “vào trong niềm vui”. Những ai trung tín thì được chấp nhận cho thông phần Nước Trời, nghĩa là được sự sống viên mãn và niềm hạnh phúc vô tận. Ông chủ không đẩy các tôi tớ ra xa, nhưng chấp nhận họ vào trong môi trường sống của ông, trong cuộc sống hạnh phúc viên mãn của ông. Chúng ta không thể đạt tới mục tiêu này và mức sống viên mãn nhờ dựa vào sức riêng, hoặc nhờ đi qua một nẻo đường chọn riêng, nhưng chỉ nhờ phục vụ Chúa. Hai người tôi tớ nhận được phần thưởng như nhau, phần thưởng này không được xác định bởi mức độ đóng góp của họ, nhưng bởi mức độ là sự chuyên cần và trung tín.
Còn kiểu tính toán của người đầy tớ cuối cùng là một tính toán sai lầm; trong khi anh tưởng được yên thân khỏi bị qui trách, anh đã làm hại quyền lợi của ông chủ. Anh trả lại “nguyên xi” nén bạc đã nhận, nghĩ rằng như thế là “cân bằng thu chi”: anh vừa lười biếng lại vừa ngu ngốc. Ông chủ gọi anh là đầy tớ tồi tệ và biếng nhác (c. 26), một kẻ đã hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của chính mình và lệnh truyền đã nhận. Bởi vì anh đã tránh né chủ, bây giờ ông chủ cũng tránh né anh. Ông không cho anh vào hiệp thông đời sống với ông, nhưng cho quăng anh ra ngoài, nơi đó không có niềm vui, nhưng chỉ có khóc lóc vì đau đớn và nghiến răng vì giận dữ vì sự hư hỏng chính mình đã gây ra cho mình (x. 8,12). Đây là một cuộc sống trong tối tăm, trong sợ hãi và tuyệt vọng.
+ Kết luận
Cho dù cuộc Quang Lâm có đến chậm, các Kitô hữu cần phải luôn “canh thức” với ý nghĩ là cuộc Phán xét sẽ đến và lối sống của họ sẽ bị thẩm định để xem có được vào hưởng niềm hoan lạc hay không. Sự canh thức này cũng đồng thời là sự trung thành chu toàn các nhiệm vụ đã được giao phó, tức là tất cả các bổn phận thuộc đời sống Kitô hữu. Xét như thế, bài này có những liên hệ với bài dụ ngôn Người đầy tớ trung thành (24,45-51). Người đầy tớ trung thành là người không những biết chu toàn một sứ mạng đã được giao phó vừa theo mặt chữ vừa theo tinh thần, mà còn biết lấy sáng kiến mà làm việc trong chiều hướng những gì ông chủ có thể chờ đợi nơi họ.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Giống như các tôi tớ trong dụ ngôn, chúng ta, cùng với những gì chúng ta có, là thọ tạo của Thiên Chúa. Chúng ta không có gì thuộc về chúng ta; các khả năng của chúng ta từ Người mà đến. Tuy nhiên, không phải mọi người đã nhận được như nhau; mức độ các ân ban của Thiên Chúa cho từng người thì khác nhau, và đó là quyền của Ngài. Các nén bạc đây có thể là các đức tính, các khả năng phải phát triển. Nhưng điều tác giả dụ ngôn nhấn mạnh là sự tin tưởng nơi ông chủ, và sự tha thiết, quảng đại hy sinh hầu chu toàn ý muốn của chủ.
2. Thiên Chúa dùng các cộng sự viên để thực hiện các kế họach của Ngài. Ngài không tự mình làm nhưng nhờ trung gian các người thân tín. Những người này cần phải nhận ra cách xử sự như thế của Thiên Chúa là một vinh dự cho mình, để mà ra sức quảng đại đáp lại sự chờ đợi của Người. Đời sống Kitô hữu không phải là một nếp sống tĩnh hoặc nghỉ ngơi thoải mái.
3. Không phải chỉ tránh sự dữ là đủ; còn cần phải vận dụng tất cả các năng lực và chính đời sống mình mà làm điều thiện. Ơn gọi Kitô hữu là một số vốn bấp bênh; đây không phải là một món tiền chết, nhưng là một quà tặng phải được làm cho sinh lời với óc khôn ngoan, chăm chỉ và tình yêu. Mỗi Kitô hữu phải lấy tinh thần trách nhiệm và can đảm mà làm việc.
4. Thời gian hiện tại là nhà băng thử thách để đưa tới định mệng tương lai. Ai đã chứng tỏ mình biết dấn thân làm việc sẽ được giao phó cho một hoạt động cao hơn; ai ươn ái và lười biếng sẽ mất cả số vốn của mình và thậm chí bị loại khỏi Nước Trời.
5. Chúng ta chỉ có một cách đạt tới cùng đích của đời sống chúng ta, đó là ra tay phục vụ Thiên Chúa, sử dụng theo ý Ngài tất cả những gì đã được ban tặng và ký thác cho chúng ta. Chúng ta không thể sử dụng theo ý muốn của mình và phung phí đời sống và thì giờ, các khả năng và phương thế, các công việc của chúng ta. Thiên Chúa đã ký thác tất cả các thứ đó cho chúng ta, và chúng ta phải trả lẽ với Ngài về tất cả. Không phải trong sợ hãi Thiên Chúa, nhưng trong sự tin tưởng vào Ngài, chúng ta mới có thể chu toàn nhiệm vụ của chúng ta.
(Mátthêu 25,14-30 – CN XXXIII TN - A)
1.- Ngữ cảnh
Về phương diện văn chương và đề tài, “Dụ ngôn Những nén bạc” (Mt 25,14-30) được đặt trong ngữ cảnh là chương 24–25. Các chương này thuộc về bài Diễn từ cuối cùng của Tin Mừng I, ngay trước bài tường thuật về Thương Khó và Phục Sinh (ch. 26–28). Câu truyện đặt đối diện hai nhân vật: một ông chủ và các đầy tớ. Ở đây giống như trong dụ ngôn mười trinh nữ, có những đầy tớ “tốt” và những đầy tớ “xấu”. Khi ông chủ trở về, người ta không còn có thể thay đổi tình thế được nữa, mà phải chấp nhận vĩnh viễn tình thế ấy.
Tuy nhiên, ở ngay chỗ bắt đầu bản văn, có từ “bởi vì” (gar). Từ này nối bài dụ ngôn với câu trước là 25,13 và làm cho bài dụ ngôn này nối với bài trước như sau: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào. Bởi vì cũng như có người kia sắp đi xa…”. Vậy bài dụ ngôn biện minh cho việc phải “canh thức/tỉnh thức”. Dĩ nhiên, Mt không hiểu từ ngữ này theo nghĩa chữ, nếu không ngài đã chẳng dùng lời khuyến cáo này làm câu kết cho một dụ ngôn trong đó các trinh nữ đều đã ngủ cả. “Canh thức” là ở trong tư thế luôn “sẵn sàng” đối với cuộc Phán xét, mà mình không biết ngày giờ.
Nếu dụ ngôn Các nén bạc nói về “canh thức” thì phải có những ý tưởng liên hệ tới đề tài này. Chúng ta thấy ỏ c. 19, tác giả cho biết rằng ông chủ trở về “sau một thời gian lâu dài”. Chi tiết này tương tự chi tiết của bài trước: “vì chú rể đến chậm…” (25,5); chi tiết này lại nhắc đến một chi tiết có trước trong dụ ngôn Người đầy tớ trung tín, trong đó người đầy tớ nói: “Còn lâu chủ ta mới về” (24,48). Những câu này nêu ra vấn đề các Kitô hữu đang phải đương đầu vào cuối thời các tông đồ do cuộc Quang Lâm đến chậm: Đức Kitô chậm trở lại như thế, có thể khiến các Kitô hữu thất vọng (x. 2 Pr 3,4), sẽ mất sự bền bỉ. Do đó, cần phải nhấn mạnh đến đề tài “canh thức” với các sắc thái khác nhau của đòi hỏi này. Mt diễn tả bổn phận canh thức qua các tĩnh từ dùng cho các đầy tớ: “tài giỏi và trung thành”, hay là “tồi tệ và biếng nhác”.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Giới thiệu các nhân vật và chủ đề (25,14-18);
2) Tính sổ với ông chủ (25,19-30):
a) Câu mở (c. 19) và Cảnh người đầy tớ tốt thứ nhất (cc. 20-21),
b) Cảnh người đầy tớ tốt thứ hai (cc. 22-23),
c) Cảnh người đầy tớ xấu (cc. 24-30. Hoặc: Người đầy tớ xấu: cc. 24-28; Nhận định chung kết: cc. 29-30).
3.- Vài điểm chú giải
- nén bạc (15): Một talanton Ít-ra-en khoảng 35kg bạc (x. Xh 25,39; 1 V 9,14…), còn một talanton Hy-lạp (1 Mcb 11,28; 2 Mcb 3,11; Mt 18,24…) thì khoảng 21-26kg. Ngoài các nghĩa tượng trưng đã được gán cho “nén bạc” (khả năng, các trách nhiệm, thì giờ, các của cải…), ý nghĩa của “nén bạc” tương ứng nhất với Tin Mừng Mt là “Tin Mừng”, hoặc tốt hơn, là sự hiểu biết mỗi người có về Tin Mừng (c. 15: “tuỳ khả năng riêng mỗi người”). Sự hiểu biết này phải được chuyển thành hoa trái phục vụ và bác ái đối với người khác. Nói chung, có thể cho rằng một nén bạc bằng 10.000 quan (một quan là công một ngày làm việc).
- niềm vui (21.23): Hẳn đây là niềm vui hai người đầy tớ tốt cảm nhận khi được vào hưởng bữa tiệc thiên sai, chứ không phải là niềm vui của ông chủ cảm nhận do lý do gì ta không biết.
- Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm (29): Công thức có lẽ là một câu tục ngữ (x. 13,12), hoặc một câu nói của Đức Giêsu đã bị tách khỏi ngữ cảnh, được Mt đặt ở đây. Câu này tóm dụ ngôn rất khéo: vào ngày Phán xét chung (bản văn Hy-lạp là “sẽ được ban cho” là một công thức ở thái bị động tuyệt đối, để nói về hành động của Thiên Chúa, và động từ ở thì tương lai gợi đến một hành động cánh chung của Thiên Chúa), ai có, tức là đã trung thành trong những chuyện nhỏ của cuộc sống trần thế, sẽ nhận được một phần thưởng lớn; còn kẻ nào không có gì, tức đã bất trung hoặc lười biếng, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
- chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng (30): Hình phạt này chỉ có thể là cuộc trầm luân đời đời (x. Mt 22,13).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Giới thiệu các nhân vật và chủ đề (14-18)
Dụ ngôn này cũng cho thấy hai nhân vật: ông chủ và các đầy tớ. Nhưng cần lưu ý ngay, là dụ ngôn bắt đầu với từ “bởi vì” (gar, “vì chưng” [NTT]; “quả thế” [CGKPV]), tức là bài này triển khai câu cuối của dụ ngôn trước (25,13: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”).
Mọi chuyện xảy ra giữa ông chủ và các tôi tớ. Ông chủ chuẩn bị đi xa, đã ký thác công việc quản lý tài sản ông cho các đầy tớ. Trong thời gian ông đi vắng, các đầy tớ này phải vận dụng khả năng mà làm cho số bạc đã nhận sinh lãi. Như vậy, các tôi tớ này không tự do và độc lập, nhưng họ ở trong một tương quan lệ thuộc và phục vụ. Họ thuộc về ông chủ; những gì được ký thác cho họ là của cải của ông chủ và những gì họ làm sinh ra từ đó là sở hữu của ông chủ. Họ bị ràng buộc với chủ nhiều cách.
Nhân vật chính là một ông chủ giàu có, nhưng dù vậy, ông không muốn để cho vốn của ông nằm đó, càng không muốn cho các đầy tớ của ông chỉ biết nằm ngủ. Dường như điểm sau này là mối quan tâm chính của ông. Với tám nén bạc, ông có thể tự mình đưa đến ngân hàng hoặc đầu tư cách nào khác; ở đây ông lại muốn giao phó số bạc cho các trung gian. Ông đã bỏ một lối xử sự đảm bảo hơn, như ông cho biết trong mẩu đối thoại với tên đầy tớ biếng nhác, mà chọn lấy một cách phiêu lưu hơn, mục đích chỉ để họ chứng tỏ sự cần mẫn (c. 27) và chịu khó. Nét bất thường này cho thấy rằng mục tiêu đầu tiên của ông không phải là lợi nhuận nhưng là xem xét các khả năng, sự sẵn sàng, óc sáng kiến nơi các thuộc cấp. Nhưng cách làm ấy cũng chứng tỏ ông tin vào thiện chí của họ. Ông không muốn họ chỉ là những kẻ lệ thuộc, nhưng là những cộng sự viên có lương tâm. Để thẩm định óc sáng tạo và chuyên chăm, ông không xác định cách thức họ phải theo. Mọi sự được phó mặc cho chọn lựa của họ. Nếu ông phân phát các nén bạc tùy theo khả năng của từng người, là để cho mọi người có cơ hội làm ra một năng suất tối đa, chứ không phải là thiên vị người này hơn người kia. Lời nhận xét của người đầy tớ vô tích sự: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi” (c. 24) xác nhận cách xử sự của ông chủ và hơn nữa việc ông tín thác công việc cho các cộng sự viên. Lẽ ra biết ông chủ là người nghiêm khắc, người đầy tớ càng phải ra sức mà làm việc, thay vì ươn ái bất động như thế!
Hai người tôi tớ tốt bắt tay vào việc tức khắc. Họ sử dụng của cải đã được giao cho họ theo cách tương ứng với ý muốn của ông chủ. Họ tuân theo các mục tiêu của ông và bảo vệ của cải lợi lộc cho ông. Cách làm của họ đã đưa lại hoa trái dồi dào.
Người tôi tớ xấu ngay từ đầu đã có một tương quan sai lạc với chủ. Anh ta thấy ông là một con người cứng rắn, anh trách ông là gặt chỗ không gieo, và anh sợ ông (25,24t). Anh nhìn nhận mình lệ thuộc ông, nhưng không qui phục ông với lòng tin tưởng và cần mẫn. Anh cảm thấy sự lệ thuộc của mình gay go và áp bức và tức giận với ông như đối với một kẻ bóc lột bắt kẻ khác làm việc cho mình và sống nhờ công lao của những kẻ khác. Do đó, anh từ chối phục vụ và không hành động theo ý muốn của chủ. Anh không phung phí của cải được giao và không tiêu xài cho mình. Anh chỉ để nó ở đấy không sinh lợi và trả lại cho chủ y như đã nhận. Người tôi tớ xấu bị kết án không phải bởi vì anh đã không đạt được con số như các đồng nghiệp, nhưng bởi vì anh không vận dụng một sáng kiến nào cả, dù là việc dễ hơn như bỏ số bạc vào ngân hàng (dễ hơn cả việc đào lỗ chôn giấu énn bạc của chủ!), dễ nhưng phiêu lưu hơn, nên cũng nặng trách nhiệm hơn. Lỗi của anh là đã chôn giấu một của cải tự nó phải sinh lời.
* Tính sổ với ông chủ (19-30)
Cảnh tính sổ với ông chủ được chia thành ba hồi nhỏ: Ba người đầy tớ đến gặp chủ, mỗi người nói ra cách mình đã làm với số bạc của chủ và nghe ông đánh giá.
Trường hợp hai người đầu thì hoàn toàn song song: người đầu như thế nào, thì người thứ hai như vậy (mỗi người được dành cho 2 câu); người thứ ba được đặc biệt lưu ý (anh được dành cho 7 câu, hoặc ít ra là 5 câu, nếu tách cc. 29-30 ra như là phần thêm vào sau). Về phương diện văn chương, bốn câu dành cho hai người đầu làm thành một đơn vị văn chương được dùng làm đối trọng cho người đầy tớ thứ ba. Như vậy, trong thực tế, chúng ta có một phép đối ngẫu: điểm giáo huấn quan trọng nằm trong sự tương phản giữa hai người đầu với người thứ ba. Trong một dụ ngôn có đặc tính đối ngẫu như thế, điểm nhấn luôn nằm nơi vế thứ hai của thế đối ngẫu (x. các dụ ngôn trong các Tin Mừng và Tl 9), vế thứ nhất chỉ nhằm làm rõ vế hai mà thôi.
Họ đã báo cáo lại cho chủ đầy đủ và được ông không tiếc lời khen ngợi. Ông nhìn nhận họ là những tôi tớ tốt lành và trung tín. Một tôi tớ tốt lành thì chấp nhận trọn vẹn vị trí của mình và ra tay phục vụ chủ. Người ấy không theo các ý riêng hoặc các cảm hứng riêng, không tránh né chủ, nhưng tự đồng hóa với các mục tiêu và quyền lợi của chủ. Một tôi tớ tốt lành thì ân cần chăm sóc của cải đã được giao phó cho mình với lương tâm. Sau khi hai tôi tớ đã được thử thách, ông chủ có thể giao phó cho họ các nhiệm vụ lớn lao hơn. Ông mời gọi họ đến niềm hạnh phúc viên mãn: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (25,21.23). Tin Mừng rất thường nói đến việc “đi vào Nước Trời” (x. 5,20; 7,21; 18,3), “vào trong cõi sống” (18,8t; 19,16) và bây giờ “vào trong niềm vui”. Những ai trung tín thì được chấp nhận cho thông phần Nước Trời, nghĩa là được sự sống viên mãn và niềm hạnh phúc vô tận. Ông chủ không đẩy các tôi tớ ra xa, nhưng chấp nhận họ vào trong môi trường sống của ông, trong cuộc sống hạnh phúc viên mãn của ông. Chúng ta không thể đạt tới mục tiêu này và mức sống viên mãn nhờ dựa vào sức riêng, hoặc nhờ đi qua một nẻo đường chọn riêng, nhưng chỉ nhờ phục vụ Chúa. Hai người tôi tớ nhận được phần thưởng như nhau, phần thưởng này không được xác định bởi mức độ đóng góp của họ, nhưng bởi mức độ là sự chuyên cần và trung tín.
Còn kiểu tính toán của người đầy tớ cuối cùng là một tính toán sai lầm; trong khi anh tưởng được yên thân khỏi bị qui trách, anh đã làm hại quyền lợi của ông chủ. Anh trả lại “nguyên xi” nén bạc đã nhận, nghĩ rằng như thế là “cân bằng thu chi”: anh vừa lười biếng lại vừa ngu ngốc. Ông chủ gọi anh là đầy tớ tồi tệ và biếng nhác (c. 26), một kẻ đã hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của chính mình và lệnh truyền đã nhận. Bởi vì anh đã tránh né chủ, bây giờ ông chủ cũng tránh né anh. Ông không cho anh vào hiệp thông đời sống với ông, nhưng cho quăng anh ra ngoài, nơi đó không có niềm vui, nhưng chỉ có khóc lóc vì đau đớn và nghiến răng vì giận dữ vì sự hư hỏng chính mình đã gây ra cho mình (x. 8,12). Đây là một cuộc sống trong tối tăm, trong sợ hãi và tuyệt vọng.
+ Kết luận
Cho dù cuộc Quang Lâm có đến chậm, các Kitô hữu cần phải luôn “canh thức” với ý nghĩ là cuộc Phán xét sẽ đến và lối sống của họ sẽ bị thẩm định để xem có được vào hưởng niềm hoan lạc hay không. Sự canh thức này cũng đồng thời là sự trung thành chu toàn các nhiệm vụ đã được giao phó, tức là tất cả các bổn phận thuộc đời sống Kitô hữu. Xét như thế, bài này có những liên hệ với bài dụ ngôn Người đầy tớ trung thành (24,45-51). Người đầy tớ trung thành là người không những biết chu toàn một sứ mạng đã được giao phó vừa theo mặt chữ vừa theo tinh thần, mà còn biết lấy sáng kiến mà làm việc trong chiều hướng những gì ông chủ có thể chờ đợi nơi họ.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Giống như các tôi tớ trong dụ ngôn, chúng ta, cùng với những gì chúng ta có, là thọ tạo của Thiên Chúa. Chúng ta không có gì thuộc về chúng ta; các khả năng của chúng ta từ Người mà đến. Tuy nhiên, không phải mọi người đã nhận được như nhau; mức độ các ân ban của Thiên Chúa cho từng người thì khác nhau, và đó là quyền của Ngài. Các nén bạc đây có thể là các đức tính, các khả năng phải phát triển. Nhưng điều tác giả dụ ngôn nhấn mạnh là sự tin tưởng nơi ông chủ, và sự tha thiết, quảng đại hy sinh hầu chu toàn ý muốn của chủ.
2. Thiên Chúa dùng các cộng sự viên để thực hiện các kế họach của Ngài. Ngài không tự mình làm nhưng nhờ trung gian các người thân tín. Những người này cần phải nhận ra cách xử sự như thế của Thiên Chúa là một vinh dự cho mình, để mà ra sức quảng đại đáp lại sự chờ đợi của Người. Đời sống Kitô hữu không phải là một nếp sống tĩnh hoặc nghỉ ngơi thoải mái.
3. Không phải chỉ tránh sự dữ là đủ; còn cần phải vận dụng tất cả các năng lực và chính đời sống mình mà làm điều thiện. Ơn gọi Kitô hữu là một số vốn bấp bênh; đây không phải là một món tiền chết, nhưng là một quà tặng phải được làm cho sinh lời với óc khôn ngoan, chăm chỉ và tình yêu. Mỗi Kitô hữu phải lấy tinh thần trách nhiệm và can đảm mà làm việc.
4. Thời gian hiện tại là nhà băng thử thách để đưa tới định mệng tương lai. Ai đã chứng tỏ mình biết dấn thân làm việc sẽ được giao phó cho một hoạt động cao hơn; ai ươn ái và lười biếng sẽ mất cả số vốn của mình và thậm chí bị loại khỏi Nước Trời.
5. Chúng ta chỉ có một cách đạt tới cùng đích của đời sống chúng ta, đó là ra tay phục vụ Thiên Chúa, sử dụng theo ý Ngài tất cả những gì đã được ban tặng và ký thác cho chúng ta. Chúng ta không thể sử dụng theo ý muốn của mình và phung phí đời sống và thì giờ, các khả năng và phương thế, các công việc của chúng ta. Thiên Chúa đã ký thác tất cả các thứ đó cho chúng ta, và chúng ta phải trả lẽ với Ngài về tất cả. Không phải trong sợ hãi Thiên Chúa, nhưng trong sự tin tưởng vào Ngài, chúng ta mới có thể chu toàn nhiệm vụ của chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ủy ban chuyển tiếp của Obama sửa soạn đốn ngã các luật lệ phò sinh
Phụng Nghi
10:56 11/11/2008
Washington DC (CNA) – Bộ phận chuyển tiếp của Tổng thống tân cử Barack Obama đang chuẩn bị những hành động đầu tiên thực hiện trong nhiệm kỳ tổng thống, đó là dự tính hủy bỏ những hạn chế trong việc cung ứng quỹ tài trợ để nghiên cứu tế bào gốc, và hủy bỏ những luật lệ ngăn cấm các tổ chức quốc tế nhận ngoại viện Mỹ không được phép tư vấn cho phụ nữ về khả năng phá thai.
Luật lệ nói trên thường gọi là “Mexico City Policy (Chính sách Đô thị Mexico)” được hình thành dưới thời chính quyền Reagan, bị chính phủ thời Clinton bác khước, và sau được chính quyền George W. Bush hồi phục.
Cecile Richards, chủ tịch Liên đoàn Hoa kỳ về Kế hoạch hóa Gia đình nói rằng tổ chức của bà đã liên lạc gần như mỗi ngày với ủy ban chuyển tiếp của Obama, và theo lời tường trình của báo Washington Post thì bà nói: “Chúng tôi mong đợi sẽ thấy được một sự thay đổi thực sự.”
John Podesta, đồng chủ tịch ủy ban chuyển tiếp của Obama đã phát biểu với Chris Wallace về những sự thay đổi nói trên trong chương trình tin tức của hãng thông tấn Fox hôm chủ nhật vừa qua.
Podesta nói: “Tôi muốn nói khi còn là ứng cử viên, Thượng nghị sĩ Obama có nói ông muốn rằng tất cả những mệnh lệnh hành pháp của tổng thống Bush phải được xem xét lại, và quyết định xem cái nào nên giữ, cái nào nên hủy bỏ và cái nào nên tu chính.”
Podesta gán cho chính sách về nghiên cứu tế bào gốc của ông Bush “có lẽ không lợi ích cho đất nước chúng ta”, cũng như chính sách về khoan dầu khí và chăm sóc sức khỏe.
Podeata nói tiếp: “Có nhiều điều một vị tổng thống có thể dùng quyền lực hành pháp để làm được mà không cần đợi sự chấp thuận của quốc hội, và tôi thiết nghĩ chúng ta sẽ thấy tổng thống làm thế là nỗ lực phục hồi cái ý thức rằng quốc gia đang thực hiện vì công ích, rằng chúng ta sẽ nỗ lực phục hồi lương bổng, cho dân chúng những phương thức đúng đắn để họ có thể xây dựng cuộc sống, và khi họ cần mẫn làm việc họ sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.”
Lm Patrick J. Mahoney, giám đốc Liên minh Bảo vệ Kitô giáo, phản ứng lại việc hủy bỏ “các mệnh lệnh hành pháp bảo vệ sự sống” với một “ý thức bất mãn sâu xa”:
“Nếu ông Obama đảo ngược ‘Mexico City Policy’, một chính sách ngăn cấm các nhóm nhận viện trợ Mỹ không được tư vấn cho phụ nữ về chuyện có thể phá thai, thì điều đó sẽ làm gia tăng hành động phá thai khắp thế giới lên rất nhiều. Nó cũng tạo ra cảnh tượng người Tin lành và Công giáo Mỹ phải chi trả cho những vụ khuyến khích phá thai bằng tiền đóng thuế của mình.
“Nếu tổng thống tân cử Obama đảo ngược chính sách này, điều đó chứng tỏ ông hoàn toàn và hiển nhiên coi thường các giá trị đức tin của hàng triệu người Mỹ theo Kitô giáo, cũng như mở rộng bạo lực và thảm kịch phá thai trên khắp thế giới. Hoa kỳ nên xuất cảng công lý và nhân quyền chứ không phải tàn ác và bạo lực.
“Đó có phải là hy vọng và thay đổi theo ý nghĩa tổng thống tân cử Obama gán cho?
Cha Mahoney kết án rằng hủy bỏ việc cấm dùng quỹ liên bang cho các cuộc nghiên cứu về tế bào gốc sẽ chứng tỏ “một sự thiếu tôn trọng công lý xã hội và niềm tin sâu xa của hàng triệu người trong các cộng đồng tôn giáo.”
“Nghiên cứu tế bào gốc là thảm kịch phá hủy sự sống con người, và với những đột phá tân tiến mới đây, việc nghiên cứu tế bào gốc không còn cần thiết nữa. Chúng tôi mời tổng thống tân cử Obama bước vào thế giới kỹ thuật y khoa tân tiến và rời xa những cách thức thực hiện y học cổ hủ và man rợ.”
Luật lệ nói trên thường gọi là “Mexico City Policy (Chính sách Đô thị Mexico)” được hình thành dưới thời chính quyền Reagan, bị chính phủ thời Clinton bác khước, và sau được chính quyền George W. Bush hồi phục.
Cecile Richards, chủ tịch Liên đoàn Hoa kỳ về Kế hoạch hóa Gia đình nói rằng tổ chức của bà đã liên lạc gần như mỗi ngày với ủy ban chuyển tiếp của Obama, và theo lời tường trình của báo Washington Post thì bà nói: “Chúng tôi mong đợi sẽ thấy được một sự thay đổi thực sự.”
Cecile Richards và Obama |
John Podesta, đồng chủ tịch ủy ban chuyển tiếp của Obama đã phát biểu với Chris Wallace về những sự thay đổi nói trên trong chương trình tin tức của hãng thông tấn Fox hôm chủ nhật vừa qua.
Podesta nói: “Tôi muốn nói khi còn là ứng cử viên, Thượng nghị sĩ Obama có nói ông muốn rằng tất cả những mệnh lệnh hành pháp của tổng thống Bush phải được xem xét lại, và quyết định xem cái nào nên giữ, cái nào nên hủy bỏ và cái nào nên tu chính.”
Podesta gán cho chính sách về nghiên cứu tế bào gốc của ông Bush “có lẽ không lợi ích cho đất nước chúng ta”, cũng như chính sách về khoan dầu khí và chăm sóc sức khỏe.
Podeata nói tiếp: “Có nhiều điều một vị tổng thống có thể dùng quyền lực hành pháp để làm được mà không cần đợi sự chấp thuận của quốc hội, và tôi thiết nghĩ chúng ta sẽ thấy tổng thống làm thế là nỗ lực phục hồi cái ý thức rằng quốc gia đang thực hiện vì công ích, rằng chúng ta sẽ nỗ lực phục hồi lương bổng, cho dân chúng những phương thức đúng đắn để họ có thể xây dựng cuộc sống, và khi họ cần mẫn làm việc họ sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.”
Lm Patrick J. Mahoney, giám đốc Liên minh Bảo vệ Kitô giáo, phản ứng lại việc hủy bỏ “các mệnh lệnh hành pháp bảo vệ sự sống” với một “ý thức bất mãn sâu xa”:
“Nếu ông Obama đảo ngược ‘Mexico City Policy’, một chính sách ngăn cấm các nhóm nhận viện trợ Mỹ không được tư vấn cho phụ nữ về chuyện có thể phá thai, thì điều đó sẽ làm gia tăng hành động phá thai khắp thế giới lên rất nhiều. Nó cũng tạo ra cảnh tượng người Tin lành và Công giáo Mỹ phải chi trả cho những vụ khuyến khích phá thai bằng tiền đóng thuế của mình.
“Nếu tổng thống tân cử Obama đảo ngược chính sách này, điều đó chứng tỏ ông hoàn toàn và hiển nhiên coi thường các giá trị đức tin của hàng triệu người Mỹ theo Kitô giáo, cũng như mở rộng bạo lực và thảm kịch phá thai trên khắp thế giới. Hoa kỳ nên xuất cảng công lý và nhân quyền chứ không phải tàn ác và bạo lực.
“Đó có phải là hy vọng và thay đổi theo ý nghĩa tổng thống tân cử Obama gán cho?
Cha Mahoney kết án rằng hủy bỏ việc cấm dùng quỹ liên bang cho các cuộc nghiên cứu về tế bào gốc sẽ chứng tỏ “một sự thiếu tôn trọng công lý xã hội và niềm tin sâu xa của hàng triệu người trong các cộng đồng tôn giáo.”
“Nghiên cứu tế bào gốc là thảm kịch phá hủy sự sống con người, và với những đột phá tân tiến mới đây, việc nghiên cứu tế bào gốc không còn cần thiết nữa. Chúng tôi mời tổng thống tân cử Obama bước vào thế giới kỹ thuật y khoa tân tiến và rời xa những cách thức thực hiện y học cổ hủ và man rợ.”
Đối Thoại Công Giáo Hồi Giáo khiến con người gần gũi nhau hơn
Đỗ Hữu Nghiêm
11:12 11/11/2008
Các Tham dự Viên Phản Ảnh Về Kết Quả Cuộc Hội Thảo Lịch Sử
RÔMA 10/11/2008 (Zenit.org). Theo Carmen Villa, các thành viên của Diễn Đàn Công Giáo mới thành hình thấy cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ như một khoảng giản đối thoại, tôn kính và hài hòa phát triển giữa các người của hai bên tôn giáo.
Trong lễ nghi bế mạc hội thảo Công giáo Hồi giáo đầu tiên, Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, phát biểu về các điểm đáng chú ý của tuyên ngôn lịch sử cuối cùng, được các thành viên cả hai tôn giáo liên kết soạn thảo.
Vị giáo chủ quả quyết, dẫn chứng lời tuyên ngôn:
“Chúng tôi tin rằng người Công giáo và người Hồi giáo được mời gọi để làm công cụ tình yêu và hài hòa giữa các tín đồ, và vì toàn thể nhân loại nói chung. Chúng tôi từ khước bất cứ kiểu đàn áp, bạo lực công kích và chủ nghĩa khủng bố nào, nhất là điều đó được cam kết nhân danh tôn giáo, và duy trì nguyên tắc công lý cho tất cả mọi người.”
Cuộc Hội Thảo ngày 4-6/11/2008 đã kết hợp diễn đàn gồm 24 đại biểu và 5 cố vấn từ mỗi bên tôn giáo tham dự, và chấm dứt với một cuộc triều kiến Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Cộc hội thảo được tổ chức do Hội Đồng Giào Hoàng Về Đối Thoại Liên Tôn và do các học giả đã ký tên trên là thư “Một Lời Nói Chung” tháng 10/2007. Cuộc hội thảo đã qui tụ những người vị vọng nổi bật thuộc nhiều giáo phái Hồi giáo khác nhau
Một trong những tham dự viên Hồi giáo tại diễn đàn, ngài Yahya Pallavicini, Phó Chủ Tịch Của Cộng Đồng Hồi Giáo Ý Đại Lợi, chú thích với hãng Zenith là hội thảo đem lại kết quả làm cho thần học thống nhất với thực tiễn, và không tạo ra một cuộc đối thoại thần học còn trừu tượng, mà cũng không phải là một diễn thuết thực dụng chỉ lưu ý đền tính cách xã hội.”
Đối với tính “bạo động liên tôn”, ngài Pallavicini quả quyết rằng xảy ra tranh chấp như thế vì “thiếu hiểu biết lẫn nhau”. Khi không có “tự do, cảm thức về trách nhiệm và tình huynh đệ, thì bạo lực tự nhiên sẽ nổ ra”
Ngài tiếp, muốn tránh điều này, thì chúng ta nên “thống nhất cùng nhau lên án mọi kiểu bạo lực khi nó xử dụng tôn giáo, và hãy dùng các hoạt động giáo dục phải bảo đảm ai cũng phải biết tôn trọng nhiều hơn mọi khác biệt và nhân phẩm.”
Một trong các đại biểu Công giáo, bà Ilaria Morali, nữ tiến sĩ thần học tại Viện Đại Học Giáo Hoàng Grêgoriô, nói rằng một trong những kết quả của cuộc hội thảo là một “tin cậy lẫn nhau. Đó chính là điều cần giả định trước cho mọi cuộc đối thoại”. Bà nhìn nhận:
“Nếu người này sợ người kia, thì người ấy không tự do và không thanh tịnh khi nói về mình,”
Vị giáo sư quan sát thấy cả hai bên đều ước muốn hiểu biết lẫn nhau và “như trong mọi con đường nhân bản, bắt đầu phải nhận là có nhiều khó khăn”
Bà Morali kết luận nói rằng hai tôn giáo cùng chia sẽ sứ mệnh “đem Thiên Chúa vào trung tâm đời sống của thế giới chúng ta, diễn giải thời đại chúng ta dưới ánh sàng của Chúa”, nhưng “ không sa vào những phân ly theo chủ gnhĩa thế tục công khai” đe dọa ơn gọi của mỗi người”
Các nhìn của Thiên Chúa
Lúc lễ nghi bế mạc, Ông Joseph Maila, một trong những tham dự viên cố vấnvà một giáo sư người Liban từ phân khoa khoa học xã hội và kinh tế, tại Institut Catholique de Paris, quả quyết rằng ton giáo “không thể là một nguyên tắc kỳ thị” bởi vì đó là “sức mạnh đẫn tới hòa bình”
Vì thế, ông tiếp tục, mỗi tín đồ có “trách nhiệm về điều mình làm nhân danh tôn giáo” Đó là lý do khiến mỗi người coi chính mình “dưới cái nhìn của Thiên Chúa”
Một tham dự viên khác là bà Ingrid Mattson, người Canada, Giám Đốc Hội Hồi Giáo Bắc Mỹ, xác định rõ bà cảm thấy có “bàn tay của Chúa” trong cuộc gặp gỡ, và bà cám ơn Giáo Hoáng vì cuộc tiếp kiến với ngài.
Bà nói về bầu khí tương kính giữa các thành viên: “Không ai có thể hòa thuận, nếu người ấy không yêu thương anh em mình như chính mình”
Bà nói thêm: Đối thoại “nên bắt đầu từ bác ái chứ không phải muốn chinh phục người theo đạo”. Bây giờ bắt đầu một con gường làm việc và ngày càng gần gũi hơn, vì “chí có hội nghị đơn giản, thì chẳng thể định được chuyện gì.”
RÔMA 10/11/2008 (Zenit.org). Theo Carmen Villa, các thành viên của Diễn Đàn Công Giáo mới thành hình thấy cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ như một khoảng giản đối thoại, tôn kính và hài hòa phát triển giữa các người của hai bên tôn giáo.
Trong lễ nghi bế mạc hội thảo Công giáo Hồi giáo đầu tiên, Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, phát biểu về các điểm đáng chú ý của tuyên ngôn lịch sử cuối cùng, được các thành viên cả hai tôn giáo liên kết soạn thảo.
Vị giáo chủ quả quyết, dẫn chứng lời tuyên ngôn:
“Chúng tôi tin rằng người Công giáo và người Hồi giáo được mời gọi để làm công cụ tình yêu và hài hòa giữa các tín đồ, và vì toàn thể nhân loại nói chung. Chúng tôi từ khước bất cứ kiểu đàn áp, bạo lực công kích và chủ nghĩa khủng bố nào, nhất là điều đó được cam kết nhân danh tôn giáo, và duy trì nguyên tắc công lý cho tất cả mọi người.”
Cuộc Hội Thảo ngày 4-6/11/2008 đã kết hợp diễn đàn gồm 24 đại biểu và 5 cố vấn từ mỗi bên tôn giáo tham dự, và chấm dứt với một cuộc triều kiến Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Cộc hội thảo được tổ chức do Hội Đồng Giào Hoàng Về Đối Thoại Liên Tôn và do các học giả đã ký tên trên là thư “Một Lời Nói Chung” tháng 10/2007. Cuộc hội thảo đã qui tụ những người vị vọng nổi bật thuộc nhiều giáo phái Hồi giáo khác nhau
Một trong những tham dự viên Hồi giáo tại diễn đàn, ngài Yahya Pallavicini, Phó Chủ Tịch Của Cộng Đồng Hồi Giáo Ý Đại Lợi, chú thích với hãng Zenith là hội thảo đem lại kết quả làm cho thần học thống nhất với thực tiễn, và không tạo ra một cuộc đối thoại thần học còn trừu tượng, mà cũng không phải là một diễn thuết thực dụng chỉ lưu ý đền tính cách xã hội.”
Đối với tính “bạo động liên tôn”, ngài Pallavicini quả quyết rằng xảy ra tranh chấp như thế vì “thiếu hiểu biết lẫn nhau”. Khi không có “tự do, cảm thức về trách nhiệm và tình huynh đệ, thì bạo lực tự nhiên sẽ nổ ra”
Ngài tiếp, muốn tránh điều này, thì chúng ta nên “thống nhất cùng nhau lên án mọi kiểu bạo lực khi nó xử dụng tôn giáo, và hãy dùng các hoạt động giáo dục phải bảo đảm ai cũng phải biết tôn trọng nhiều hơn mọi khác biệt và nhân phẩm.”
Một trong các đại biểu Công giáo, bà Ilaria Morali, nữ tiến sĩ thần học tại Viện Đại Học Giáo Hoàng Grêgoriô, nói rằng một trong những kết quả của cuộc hội thảo là một “tin cậy lẫn nhau. Đó chính là điều cần giả định trước cho mọi cuộc đối thoại”. Bà nhìn nhận:
“Nếu người này sợ người kia, thì người ấy không tự do và không thanh tịnh khi nói về mình,”
Vị giáo sư quan sát thấy cả hai bên đều ước muốn hiểu biết lẫn nhau và “như trong mọi con đường nhân bản, bắt đầu phải nhận là có nhiều khó khăn”
Bà Morali kết luận nói rằng hai tôn giáo cùng chia sẽ sứ mệnh “đem Thiên Chúa vào trung tâm đời sống của thế giới chúng ta, diễn giải thời đại chúng ta dưới ánh sàng của Chúa”, nhưng “ không sa vào những phân ly theo chủ gnhĩa thế tục công khai” đe dọa ơn gọi của mỗi người”
Các nhìn của Thiên Chúa
Lúc lễ nghi bế mạc, Ông Joseph Maila, một trong những tham dự viên cố vấnvà một giáo sư người Liban từ phân khoa khoa học xã hội và kinh tế, tại Institut Catholique de Paris, quả quyết rằng ton giáo “không thể là một nguyên tắc kỳ thị” bởi vì đó là “sức mạnh đẫn tới hòa bình”
Vì thế, ông tiếp tục, mỗi tín đồ có “trách nhiệm về điều mình làm nhân danh tôn giáo” Đó là lý do khiến mỗi người coi chính mình “dưới cái nhìn của Thiên Chúa”
Một tham dự viên khác là bà Ingrid Mattson, người Canada, Giám Đốc Hội Hồi Giáo Bắc Mỹ, xác định rõ bà cảm thấy có “bàn tay của Chúa” trong cuộc gặp gỡ, và bà cám ơn Giáo Hoáng vì cuộc tiếp kiến với ngài.
Bà nói về bầu khí tương kính giữa các thành viên: “Không ai có thể hòa thuận, nếu người ấy không yêu thương anh em mình như chính mình”
Bà nói thêm: Đối thoại “nên bắt đầu từ bác ái chứ không phải muốn chinh phục người theo đạo”. Bây giờ bắt đầu một con gường làm việc và ngày càng gần gũi hơn, vì “chí có hội nghị đơn giản, thì chẳng thể định được chuyện gì.”
Khóa Họp Mùa Thu 2008 của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ
Giuse Đặng Văn Kiếm
11:54 11/11/2008
WASHINGTON, D.C. – Gần 300 Giám mục tham dự Khóa Họp Mùa Thu năm 2008 của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (HĐGMCGHK) từ ngày 10-13 tháng 11 tại Baltimore, Maryland, bỏ phiếu thông qua các mục tiêu ưu tiên của nhiều lãnh vực khác nhau do 5 Ủy ban đặc nhiệm đệ trình, nhằm đưa ra những hướng dẫn cho các công tác mục vụ từ nay tới năm 2011. Các Giám mục đứng đầu 5 Ủy ban đặc nhiệm gồm có:
• Huấn luyện Đức tin và Thực hành Bí tích, do GM Peter Sartain, GP Joliet, Illinois.
• Thăng tiến Hôn nhân, do GM phụ tá Gabino Zavala, TGP Los Angeles, California.
• Sự sống và Phẩm giá Con người, do GM Robert Finn, GP Kansas City, Kansas.
• Sự đa dạng Văn hóa trong Giáo hội, do GM Ricardo Ramirez, GP Las Cruces, New Mexico.
• Cổ võ Ơn gọi Linh mục và Đời sống Thánh hiến, TGM Thomas Rodi, TGP Mobile, Alabama.
Sau đây là tóm lược những mục tiêu các văn kiện được HĐGMCGHK biểu quyết chấp thuận:
MỤC TIÊU 1 & 2 – SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA
• Làm gia tăng sự hiểu biết và sẵn sàng chấp nhận giữa cộng đồng Công giáo về những khác biệt văn hóa trong Giáo hội.
• Bảo đảm sự góp phần của các nền văn hóa khác nhau trong đời sống và lãnh đạo giáo phận giáo xứ và các tổ chức Công giáo khác tại Hoa Kỳ.
MỤC TIÊU 3 & 4 – THĂNG TIẾN HÔN NHÂN
• Khích lệ, thách đố và giúp các đôi vợ chồng Công giáo thực hành việc tông đồ song đôi để làm chứng cho ý nghĩa và giá trị của hôn nhân như một trường đời và một bí tích Kitô.
• Tích cực tham gia việc thành hình các chính sách công cộng nhắm bảo vệ, cổ võ, và làm vững mạnh hôn nhân.
MỤC TIÊU 5 & 6 – HUẤN LUYỆN ĐỨC TIN VÀ THỰC HÀNH BÍ TÍCH
• Mời gọi mọi người Công giáo liên kết mật thiết với Chua Giêsu trong cuộc hành trình sống đức tin, đặc biệt ở cấp cộng đoàn giáo xứ, bằng một chương trình giáo dục huấn luyện về giáo lý hầu xác tín căn tính Công giáo và thấm nhuần thực sự vào đời sống các Bí tích, cách riêng Bí tích Thánh Thể. Nỗ lực này cần được hoà nhịp am hiểu và biết ơn đón nhận căn tính riêng trong sự đa dạng văn hóa và thực hành đức tin Công giáo tại Hoa Kỳ.
• Giới thiệu, đón nhận, và áp dụng bản dịch mới Missale Romanum, được Toà Thánh chấp thuận.
MỤC TIÊU 7 – SỰ SỐNG VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
• Trong một phương cách hữu hiệu và kiện toàn, tái khẳng định mục đích và sự thật về giá trị sự sống và phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên.
MỤC TIÊU 8 & 9 – CỔ VÕ ƠN GỌI LINH MỤC VÀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
• Giúp các cá nhân biết lắng nghe và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa trong ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến.
• Giáo dục tất cả mọi tín hữu về tầm quan trọng tring việc khuyến khích người khác lưu tâm tới ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Triển khai và cổ võ một bầu khí văn hoá ơn gọi ngay giữa gia đình và áp dụng những chương trình sinh hoạt nền tảng gia đình.
• Huấn luyện Đức tin và Thực hành Bí tích, do GM Peter Sartain, GP Joliet, Illinois.
• Thăng tiến Hôn nhân, do GM phụ tá Gabino Zavala, TGP Los Angeles, California.
• Sự sống và Phẩm giá Con người, do GM Robert Finn, GP Kansas City, Kansas.
• Sự đa dạng Văn hóa trong Giáo hội, do GM Ricardo Ramirez, GP Las Cruces, New Mexico.
• Cổ võ Ơn gọi Linh mục và Đời sống Thánh hiến, TGM Thomas Rodi, TGP Mobile, Alabama.
Sau đây là tóm lược những mục tiêu các văn kiện được HĐGMCGHK biểu quyết chấp thuận:
MỤC TIÊU 1 & 2 – SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA
• Làm gia tăng sự hiểu biết và sẵn sàng chấp nhận giữa cộng đồng Công giáo về những khác biệt văn hóa trong Giáo hội.
• Bảo đảm sự góp phần của các nền văn hóa khác nhau trong đời sống và lãnh đạo giáo phận giáo xứ và các tổ chức Công giáo khác tại Hoa Kỳ.
MỤC TIÊU 3 & 4 – THĂNG TIẾN HÔN NHÂN
• Khích lệ, thách đố và giúp các đôi vợ chồng Công giáo thực hành việc tông đồ song đôi để làm chứng cho ý nghĩa và giá trị của hôn nhân như một trường đời và một bí tích Kitô.
• Tích cực tham gia việc thành hình các chính sách công cộng nhắm bảo vệ, cổ võ, và làm vững mạnh hôn nhân.
MỤC TIÊU 5 & 6 – HUẤN LUYỆN ĐỨC TIN VÀ THỰC HÀNH BÍ TÍCH
• Mời gọi mọi người Công giáo liên kết mật thiết với Chua Giêsu trong cuộc hành trình sống đức tin, đặc biệt ở cấp cộng đoàn giáo xứ, bằng một chương trình giáo dục huấn luyện về giáo lý hầu xác tín căn tính Công giáo và thấm nhuần thực sự vào đời sống các Bí tích, cách riêng Bí tích Thánh Thể. Nỗ lực này cần được hoà nhịp am hiểu và biết ơn đón nhận căn tính riêng trong sự đa dạng văn hóa và thực hành đức tin Công giáo tại Hoa Kỳ.
• Giới thiệu, đón nhận, và áp dụng bản dịch mới Missale Romanum, được Toà Thánh chấp thuận.
MỤC TIÊU 7 – SỰ SỐNG VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
• Trong một phương cách hữu hiệu và kiện toàn, tái khẳng định mục đích và sự thật về giá trị sự sống và phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên.
MỤC TIÊU 8 & 9 – CỔ VÕ ƠN GỌI LINH MỤC VÀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
• Giúp các cá nhân biết lắng nghe và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa trong ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến.
• Giáo dục tất cả mọi tín hữu về tầm quan trọng tring việc khuyến khích người khác lưu tâm tới ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Triển khai và cổ võ một bầu khí văn hoá ơn gọi ngay giữa gia đình và áp dụng những chương trình sinh hoạt nền tảng gia đình.
Khai mạc Năm Thánh Kinh tại Tổng Giáo Phận Galveston-Houston
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:04 11/11/2008
Lời Chúa trong Đời Sống và sứ vụ Hội Thánh
“Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Kitô” (Th. Giêrônimô) vậy sứ vụ của chúng ta là cung cấp tài liệu và các phương tiện thực hành mà qua đó Lời Chúa được đặt vào tâm hồn và bàn tay của mỗi người Công Giáo trong Tổng Giáo Phận Galveston-Houston.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bày tỏ ước mong rằng Hội Thánh theo đuổi việc thực hành cầu nguyện và đọc Thánh Kinh theo truyền thống cổ “Lectio Divina”. Tài liệu Dei Verbum của Công Đồng Vaticanô II diễn tả thực hành này như là “chuyên cần đọc Thánh Kinh được đi kèm với cầu nguyện, là việc đem lại một cuộc đối thoại thân mật mà trong đó người đọc nghe được tiếng Thiên Chúa nói, và qua cầu nguyện, người ấy thưa lại với Ngài bằng một tâm hồn tín thác và rộng mở” (DV, số 25). Nhờ Chúa Thánh Thần, Lời Chúa hướng dẫn chúng ta đến toàn thể chân lý và là ngọn đèn soi đường chúng ta đi. “Nếu việc thực hành Lectio Divina được quảng bá cách hiệu quả… nó sẽ nảy sinh trong Hội Thánh một mùa xuân mới về tâm linh” (ĐTC Bênêđictô XVI, 16.11.2005).
Hội Thánh sống dựa trên và nhờ Tin Mừng, là ngọn đèn soi sáng hành trình của Hội Thánh. ĐTC Bênêđictô nói, “Đây là điểm mà mỗi Kitô hữu phải hiểu và áp dụng cho mình: chỉ người nào lắng nghe Lời Chúa trước mới có thể trở thành những người giảng dạy Lời Chúa. Quả thật, họ không được phép dạy sự khôn ngoan riêng của mình nhưng phải dạy sự khôn ngoan của Thiên Chúa, là điều thường bị coi là điên dại trước mắt thế gian” (x. 1 Cor 1:23, ĐTC Bênêđictô, 16.11.2005). Chúng ta biết và sống Lời Chúa để hiểu biết Đức Kitô nhiều hơn. Việc sống Thánh Kinh qua Thánh Truyền này là một phần của bản chất chúng ta như một Hội Thánh sống động. Thánh Truyền và Thánh Kinh không thể tách rời nhau được: cả hai là những phần của một tổng thể duy nhất dẫn đưa chúng ta đến cùng một mục đích duy nhất là ơn cứu độ (x. DV, số 19).
Quyết tâm của Tổng Giáo Phận Galveston-Houton là làm sao để mỗi gia đình Công Giáo có một sách Thánh Kinh Công Giáo để đọc. Quý vị có thể đặt mua Thánh Kinh bằng Anh Ngữ hay Tây Ban Nha từ Ban Giáo Lý của giáo xứ. Để mua Thánh Kinh bằng tiếng Việt Nam, xin đến Nhà Sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Houston).
Tổng Giáo Phận khuyến khích các Giáo Xứ nên cử hành nghi thức chúc lành Thánh Kinh cách đặc biệt trong các Thánh Lễ của các Giáo Xứ vào cuối tuần 23 tháng 11, Lễ Chúa Giêsu làm Vua. Muốn biết thêm chi tiết, xin viếng website: http://www.diogh.org/wog/index.htm
Đồng thời cũng khuyến khích các gia đinh cử hành nghi thức Chúc Lành và Tôn Kính Thánh Kinh tại gia. Có thể tải chỉ dẫn và nghi thức bằng Tiếng Việt Nam ở đây:
http://www.diogh.org/wog/pdf/BlessingOfFamilyBible-VIET.pdf
Để khai mạc năm Thánh Kinh tại Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, Đức Hồng Y Dinardo sẽ long trọng cử hành Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Kinh tại Nhà Thờ Chính Toà Thánh Tâm vào lúc 9 giờ sáng ngày 15 tháng 11, năm 2008.
Hai nữ tu bị bắt cóc tại Kenya
Bùi Hữu Thư
18:00 11/11/2008
Hai nữ tu bị bắt cóc tại Kenya
VATICAN CITY, Ngày 11 tháng 11, 2008 (Zenit.org).- Hai nữ tu bị bắt cóc tại Kenya bởi một nhóm thanh niên võ trang tối thứ hai vừa qua. Tên tuổi của họ và lý do bị bắt cóc chưa được biết.
Nữ tu Caterina Giraudo và Maria Teresa Oliviero, 67 và 61, thuộc Dòng Chiêm Niệm Ý của Cha Foucauld bị bắt cóc đêm thứ hai tại Bắc Kenya, gần biên giới Somalia.
Đức Tổng Giám Mục Alain Paul Lebeaupin, sứ thần Tòa Thánh tại Kenya, báo cho phóng viên báo Osservatore Romano là vẫn chưa có tin tức gì về nhóm người bắt cóc và cũng không biết họ là quân Kenya hay từ Somalia qua.
Nhật báo Vatican nêu các nguồn tin điạ phương cho hay quân bắc cóc khá đông – có thể có tới 200 người, chúng trước hết tấn công trạm cảnh sát rồi tàn phá khắp nơi và bắt người đi.
Sứ thần Tòa Thánh nói ngài không tin việc bắt cóc này là một hình thức đàn áp chống Kitô giáo, vì các cuộc bạo hành tại vùng này chưa bao giờ xẩy ra vì lý do tôn giáo.
Theo báo L'Osservatore Romano, đã có sự tiếp xúc với các bậc trưởng lão tại địa phương để yêu cầu họ can thiệp cho các nữ tu này được trả tự do.
Đức Tổng Giám Mục Alain Paul Lebeaupin |
Bản đồ Kenya |
Top Stories
Catholic bishops will fight Obama on abortion
Rachel Zoll, AP
20:05 11/11/2008
BALTIMORE – The nation's Roman Catholic bishops vowed Tuesday to forcefully confront the Obama administration over its support for abortion rights, saying the church and religious freedom could be under attack in the new presidential administration.
In an impassioned discussion on Catholics in public life, several bishops said they would accept no compromise on abortion policy. Many condemned Catholics who had argued it was morally acceptable to back President-elect Obama because he pledged to reduce abortion rates.
And several prelates promised to call out Catholic policy makers on their failures to follow church teaching. Bishop Joseph Martino of Scranton, Pa., singled out Vice President-elect Biden, a Catholic, Scranton native who supports abortion rights.
"I cannot have a vice president-elect coming to Scranton to say he's learned his values there when those values are utterly against the teachings of the Catholic Church," Martino said. The Obama-Biden press office did not immediately respond to a request for comment.
Archbishop Joseph Naumann of the Diocese of Kansas City in Kansas said politicians "can't check your principles at the door of the legislature."
Naumann has said repeatedly that Kansas Gov. Kathleen Sebelius, a Catholic Democrat who supports abortion rights, should stop taking Holy Communion until she changes her stance.
"They cannot call themselves Catholic when they violate such a core belief as the dignity of the unborn," Naumann said Tuesday.
The discussion occurred on the same day the bishops approved a new "Blessing of a Child in the Womb." The prayer seeks a healthy pregnancy for the mother and makes a plea that "our civic rulers" perform their duties "while respecting the gift of human life."
Chicago Cardinal Francis George, president of the U.S. Conference of Catholic Bishops, is preparing a statement during the bishops' fall meeting that will press Obama on abortion.
The bishops suggested that the final document include the message that "aggressively pro-abortion policies" would be viewed "as an attack on the church."
Along with their theological opposition to the procedure, church leaders say they worry that any expansion in abortion rights could require Catholic hospitals to perform abortions or lose federal funding. Auxiliary Bishop Thomas Paprocki of Chicago said the hospitals would close rather than comply.
During the campaign, many prelates had spoken out on abortion more boldly than they had in 2004, telling Catholic politicians and voters that the issue should be the most important consideration in setting policy and deciding which candidate to back.
Yet, according to exit polls, 54 percent of Catholics chose Obama, who is Protestant. The new bishops' statement is meant to drive home the point in a way that cannot be misconstrued.
"We have a very important thing to say. I think we should say it clearly and with a punch," said New York Cardinal Edward Egan.
But some bishops said church leaders should take care with the tone of the statement.
Bishops differ on whether Catholic lawmakers should refrain from receiving Communion if they diverge from central church beliefs. Each bishop sets policy in his own diocese.
"We must act and be perceived as acting as caring pastors and faithful teachers," said Bishop Blase Cupich of Rapid City, S.D.
But Dr. Patrick Whelan, a pediatrician and president of Catholic Democrats, said angry statements from church leaders were counterproductive and would only alienate Catholics.
"We're calling on the bishops to move away from the more vicious language," Whelan said. He said the church needs to act "in a more creative, constructive way," to end abortion.
Catholics United was among the groups that argued in direct mail and TV ads during the campaign that taking the "pro-life" position means more than opposing abortion rights.
Chris Korzen, the group's executive director, said, "we honestly want to move past the deadlock" on abortion. He said church leaders were making that task harder.
"What are the bishops going to do now?" Korzen said. "`They have burned a lot of bridges with the Democrats and the new administration."
(Source: Rachel Zoll, AP,November 11,2008)
In an impassioned discussion on Catholics in public life, several bishops said they would accept no compromise on abortion policy. Many condemned Catholics who had argued it was morally acceptable to back President-elect Obama because he pledged to reduce abortion rates.
And several prelates promised to call out Catholic policy makers on their failures to follow church teaching. Bishop Joseph Martino of Scranton, Pa., singled out Vice President-elect Biden, a Catholic, Scranton native who supports abortion rights.
"I cannot have a vice president-elect coming to Scranton to say he's learned his values there when those values are utterly against the teachings of the Catholic Church," Martino said. The Obama-Biden press office did not immediately respond to a request for comment.
Archbishop Joseph Naumann of the Diocese of Kansas City in Kansas said politicians "can't check your principles at the door of the legislature."
Naumann has said repeatedly that Kansas Gov. Kathleen Sebelius, a Catholic Democrat who supports abortion rights, should stop taking Holy Communion until she changes her stance.
"They cannot call themselves Catholic when they violate such a core belief as the dignity of the unborn," Naumann said Tuesday.
The discussion occurred on the same day the bishops approved a new "Blessing of a Child in the Womb." The prayer seeks a healthy pregnancy for the mother and makes a plea that "our civic rulers" perform their duties "while respecting the gift of human life."
Chicago Cardinal Francis George, president of the U.S. Conference of Catholic Bishops, is preparing a statement during the bishops' fall meeting that will press Obama on abortion.
The bishops suggested that the final document include the message that "aggressively pro-abortion policies" would be viewed "as an attack on the church."
Along with their theological opposition to the procedure, church leaders say they worry that any expansion in abortion rights could require Catholic hospitals to perform abortions or lose federal funding. Auxiliary Bishop Thomas Paprocki of Chicago said the hospitals would close rather than comply.
During the campaign, many prelates had spoken out on abortion more boldly than they had in 2004, telling Catholic politicians and voters that the issue should be the most important consideration in setting policy and deciding which candidate to back.
Yet, according to exit polls, 54 percent of Catholics chose Obama, who is Protestant. The new bishops' statement is meant to drive home the point in a way that cannot be misconstrued.
"We have a very important thing to say. I think we should say it clearly and with a punch," said New York Cardinal Edward Egan.
But some bishops said church leaders should take care with the tone of the statement.
Bishops differ on whether Catholic lawmakers should refrain from receiving Communion if they diverge from central church beliefs. Each bishop sets policy in his own diocese.
"We must act and be perceived as acting as caring pastors and faithful teachers," said Bishop Blase Cupich of Rapid City, S.D.
But Dr. Patrick Whelan, a pediatrician and president of Catholic Democrats, said angry statements from church leaders were counterproductive and would only alienate Catholics.
"We're calling on the bishops to move away from the more vicious language," Whelan said. He said the church needs to act "in a more creative, constructive way," to end abortion.
Catholics United was among the groups that argued in direct mail and TV ads during the campaign that taking the "pro-life" position means more than opposing abortion rights.
Chris Korzen, the group's executive director, said, "we honestly want to move past the deadlock" on abortion. He said church leaders were making that task harder.
"What are the bishops going to do now?" Korzen said. "`They have burned a lot of bridges with the Democrats and the new administration."
(Source: Rachel Zoll, AP,November 11,2008)
Vatican says no to Obama-supported embryonic stem cell research
The Earth Times
10:49 11/11/2008
Vatican City - The Vatican's top health issues official reiterated Tuesday the Roman Catholic Church's opposition to embryonic stem cell research - a field of study supported by US president-elect Barack Obama. Cardinal Javier Lozano Barragan said stem cells taken from human embryos and involving the destruction of the embryos, "served no purpose with no health cure to date" resulting from such scientific research.
The Church instead championed research on adult stem cells that, Barragan said, have been shown to have "positive value."
Barragan, who is president of the Pontifical Council for the Pastoral Care of Health Care Workers, made the remarks at a news conference where he was asked to comment on Obama's stance on the matter.
However, the Mexican-born cleric said he was not "fully aware" what the US president-elect's position on the issue was.
While President George W Bush has strictly limited stem-cell research from cell lines derived from human embryos, Obama has long favoured such research and is likely to end to a US federal ban that limits funding of research.
Obama's views on embryonic stem cell research and his pro-choice stance on abortion are supported by his vice president-elect Joe Biden, who is Catholic.
(Source: The Earth Times, 11 Nov 2008)
The Church instead championed research on adult stem cells that, Barragan said, have been shown to have "positive value."
Barragan, who is president of the Pontifical Council for the Pastoral Care of Health Care Workers, made the remarks at a news conference where he was asked to comment on Obama's stance on the matter.
However, the Mexican-born cleric said he was not "fully aware" what the US president-elect's position on the issue was.
While President George W Bush has strictly limited stem-cell research from cell lines derived from human embryos, Obama has long favoured such research and is likely to end to a US federal ban that limits funding of research.
Obama's views on embryonic stem cell research and his pro-choice stance on abortion are supported by his vice president-elect Joe Biden, who is Catholic.
(Source: The Earth Times, 11 Nov 2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thuật ngữ ''tử vì đạo''
LM Fx Nguyễn Hùng Oánh
11:10 11/11/2008
MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ VÌ ĐẠO VIỆT NAM
Mừng lễ nầy (Chúa nhật 16-11-2008), tổ tiên ta dùng thuật ngữ “tử vì đạo”, bây giờ ta dùng từ ngữ “tử đạo”, xưa hay nay có lý?
1/ Tử vì đạo
Tiền nhân chúng ta đã dùng ba từ “Tử vì đạo” như một thuật ngữ để chỉ những chứng nhân của Chúa Kytô đã tuyên xưng mình chỉ tôn thờ Thiên Chúa, chỉ tôn thờ Chúa Kytô mà thôi và khứớc từ tôn thờ thần thánh khác trươc áp lực của thế quyền đến nỗi bằng lòng chịu chết vì niềm tin nầy.
Trong lá thư Ông Ben Tô Thiện viết cho cha Philipphê Marini ở Roma ngày 25-10-1659, có đoạn viết: “Ơn Đức Chúa Blày (Đức Chúa Trời) blả cỗn (trả công) cho thầy đờy đờy (thầy đời đời) bấy nhiêu mlờy tôy (lời tôi) chép tháng mườy (mười) Igreja (Giáo hội) mà thư nầi (nầy) thì ngài (ngày) lệ Ba thánh Daria cù ôn (cùng ông) thánh Chrisanto tử vì đạo…”.
Hai quyển sách viết của linh mục Bỉnh ở Lisbonne, Bồ đào nha, năm 1822, quyển thứ nhất có nhan đề “Truyện nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trão (Trong), ngài viết: ‘Nói sự từ khi Tổ Tôn ta biết Đ.C.B (Đức Chúa Trời) mà thờ phượng cũ (cùng) các th’ (thánh) chịu tử vì đạo, và các kẻ nhân đức cũ (cùng) nhiều sự khác …”
Quyển thứ hai, đoạn thứ bảy viết: Nói sự thầy André trẻ tử vì đạo.
Một số kinh chung cho các địa phận:
- Kính lạy Các Thánh Tử Vì Đạo nước Việt nam, ơn Chúa thương đã được sức mạnh đổ máu mình ra vì lòng kính mến Đức Chúa Giêsu….. xin các thánh hợp một lòng cùng rất Thánh Đồng trinh Maria là Nữ vương các Thánh Tử vì đạo.
- Kinh cầu Đức Bà: Nữ vương các Thánh tử Vì đạo (Vị nghĩa xã mệnh giả chi hậu).
- Kinh cầu Tên rất thánh Đức Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là sức mạnh Các Thánh tử vì đạo.
2/- Tử đạo
Có khuynh hướng dùng song song thuật ngữ Tử vì đạo và Tử đạo
- Kinh cầu cho các Đấng chân phúc tử đạo Annam được phong hiển thánh (báo Đức Bà Hằng Cứu giúp tháng hai năm 1938, số 32, trang 24).
- Một Đấng Tử vì đạo … chết vì Đức Chúa Giêsu làm vua (báo Đức Bà Hằng Cứu giúp số 33, tháng 3 năm 1938, Hà nội trang 49).
Bây giờ, người ta dùng: Các Thánh tử đạo, không dùng Các Thánh tử vì đạo nữa.
3/ Các sách báo
Eugène Gouin, Dictionnaire Vietnamien, Chinois, Français, Saigon 1957.
Tử: tử đạo = devoir des enfants. Tử đạo = chemin de la mort. Tử đạo (tử vì đạo) = mourir pour la religion.
Marguerite-Marie Thiollier, Dictionnaire des religions, Lê Diên dịch, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hanoi, 2001. Dịch Martyre = tử vì đạo, tuẫn đạo (tiếng Hy lạp: martus, -uros, bằng chứng). Tra tấn, khổ hình, cái chết mà một người nào đó gánh chịu để bảo vệ lòng tin tôn giáo của mình.
Nguyễn Đình Diễn, Từ điển Công giáo Anh Việt, Nhà xuất bản tôn giáo, 2002. Martyr dt. Thánh tử đạo, thánh tử vì đạo, thánh chứng nhân (= người thà chịu đau khổ, thậm chí chịu chết hơn là chối bỏ đức tin (faith) hay các nguyên tắc của Kitô giáo).
4/ Cái lý của tiền nhân dùng thuật ngữ Tử Vì Đạo
Từ ngữ TỬ (chết) được dùng theo cách “nôm hóa” đối chiếu với SINH (sống): ngày sinh, ngày tử, giấy khai sinh, giấy khai tử, giờ sinh, giờ tử v.v... Rõ ràng từ ngữ tử là chữ Hán đã được dân ta dùng rộng rãi như chữ nôm, cùng vói từ ngữ sinh.
Từ ngữ ĐẠO được dùng: đi đạo, vào đạo, theo đạo, có đạo, đạo Phật, đạo Gia tô, đạo Công giáo như chữ nôm.
Vì thế, tiền nhân chúng ta gồm những bậc túc nho, thâm nho đã không nói chết vì đạo là tử đạo mà nói chết vì đạo là tử vì đạo.
Tài tình của các ngài là dùng một chữ nôm (vì) để hóa nôm hai chữ hán (tử, đạo): tử vì đạo (chết vì đạo ). Ai cũng hiểu được tử vì đạo là chết vì đạo Chúa, chết vì đạo thánh. Trong khi đó giới thống trị, một số vua quan xem Đạo Chúa, Đạo Trời, Đạo Thánh là tả đạo, là tà đạo với câu nói mỉa mai: tả đạo tất tử đạo, tà đạo tự tử đạo. Sau nầy, giới Văn thân hô mạnh: tả đạo là tử đạo, tà đạo là tử đạo, tà đạo là đạo chết, phải chết, phải giết chết (sát tả).
Ba chữ tử vỉ đạo (chết vì đạo) là khẩu hiệu sống đạo cho thơi đóvà cho mọi thời chúng ta (martyre: làm chứng cho Chúa Kytô). Còn từ ngữ tuẩn đạo vỉ ít người hiểu được, không được phổ biến.
Dầu Eugène Gouin giải thích từ ngữ “tử đạo” có ba nghĩa khác nhau, thật sự chỉ có một nghĩa: tử đạo là con đường chết, hoàn toàn trái với ý nghia tử vì đạo.
Thành thật, xin giở từ điển Hán Việt để biết các tác giả viết:tử đạo là con đường đi tới chỗ chết, con đường chết, con đường đi vào đó thì tất chết. Nếu muốn nói chết vì đạo theo Hán văn thì dùng từ ngữ tuẩn đạo, nếu muốn nói chết vì đạo là tử đạo hiểu theo “cách nôm”: tử là chết, đạo là đạo thì văn phạm Việt hoặc Hán không cho phép và đúng như các cụ đồ Nho nói: nôm na là cha mách qué.
Cũng là “cha mách qué” khi nói: học viên giáo lý là giáo lý viên thì hiểu là người dạy giáo lý. Giáo viên: giáo là dạy, viên là người giữ làm một việc, vậy giáo viên là người dạy học; học viên: học là bắt chước, viên như nghĩa trên, vậy học viên là người đi học (hoc sinh, sinh viên), bây giờ gọi giáo lý viên là người dạy giáo lý thì giáo lý là từ ngữ chỉ học thuyết tôn giáo, môn học thuyết tôn giáo, viên nhứ nghĩa ở trên, vạy giáo ly viên là ngưởi học giáo lý, không thể ghép bốn chữ “giáo viên giáo lý” thành giáo lý viên được. Một bài hát: Lạy Chúa, con là tạo vật ……Tạo vật: theo tác giả hiểu tạo vật là vật được làm ra(tạo là làm, vật chỉ vật thể ) nhưng tạo là làm ra, vật chỉ những cái có trong trời đất, vây, tạo vật chỉ Đấng tạo dựng muôn loài muôn vật, tức là Thiên Chúa sáng tạo.
Dùng chữ Hán như chữ Nôm nhất thiết phải để ý đến nghĩa chữ Hán trước Thí dụ: Từ ngữ Hán: Thánh Kinh. Từ ngữ Thánh,ta dùng như chữ Nôm: Ông Thánh, bà Thánh, từ ngữ Kinh cũng dùng như chữ Nôm: đọc Kinh, Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha v.v. Như vậy, ta có thể viết và đọc theo cách chữ Nôm: Kinh Thánh vì Thánh Kinh (chũ Hán) và Kinh Thánh cùng một ý nghĩa. Thí dụ: Phật Kinh ( kinh diển của Phật giáo) là chữ Hán, đã dùng hai từ nầy như chữ Nôm nên người ta nói theo cách chữ Nôm: Kinh Phật. Phật Kinh vả Kinh Phật nghĩa như nhau. Vậy, xin nhắc lại,từ ngữ TỬ ĐẠO nghĩa chữ Hán là con đường chết,dùng sang nghĩa chũ Nôm: TỬ ĐẠO là chết vì đạo không thể chấp nhận được vì tử đạo (hán) và tử đạo (nôm) ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Dùng chữ Hán như chữ Nôm mà không để ý đến nghĩa chữ Hán sẽ tạo nên những “trò cười chữ nghĩa”.
Mừng lễ nầy (Chúa nhật 16-11-2008), tổ tiên ta dùng thuật ngữ “tử vì đạo”, bây giờ ta dùng từ ngữ “tử đạo”, xưa hay nay có lý?
1/ Tử vì đạo
Tiền nhân chúng ta đã dùng ba từ “Tử vì đạo” như một thuật ngữ để chỉ những chứng nhân của Chúa Kytô đã tuyên xưng mình chỉ tôn thờ Thiên Chúa, chỉ tôn thờ Chúa Kytô mà thôi và khứớc từ tôn thờ thần thánh khác trươc áp lực của thế quyền đến nỗi bằng lòng chịu chết vì niềm tin nầy.
Trong lá thư Ông Ben Tô Thiện viết cho cha Philipphê Marini ở Roma ngày 25-10-1659, có đoạn viết: “Ơn Đức Chúa Blày (Đức Chúa Trời) blả cỗn (trả công) cho thầy đờy đờy (thầy đời đời) bấy nhiêu mlờy tôy (lời tôi) chép tháng mườy (mười) Igreja (Giáo hội) mà thư nầi (nầy) thì ngài (ngày) lệ Ba thánh Daria cù ôn (cùng ông) thánh Chrisanto tử vì đạo…”.
Hai quyển sách viết của linh mục Bỉnh ở Lisbonne, Bồ đào nha, năm 1822, quyển thứ nhất có nhan đề “Truyện nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trão (Trong), ngài viết: ‘Nói sự từ khi Tổ Tôn ta biết Đ.C.B (Đức Chúa Trời) mà thờ phượng cũ (cùng) các th’ (thánh) chịu tử vì đạo, và các kẻ nhân đức cũ (cùng) nhiều sự khác …”
Quyển thứ hai, đoạn thứ bảy viết: Nói sự thầy André trẻ tử vì đạo.
Một số kinh chung cho các địa phận:
- Kính lạy Các Thánh Tử Vì Đạo nước Việt nam, ơn Chúa thương đã được sức mạnh đổ máu mình ra vì lòng kính mến Đức Chúa Giêsu….. xin các thánh hợp một lòng cùng rất Thánh Đồng trinh Maria là Nữ vương các Thánh Tử vì đạo.
- Kinh cầu Đức Bà: Nữ vương các Thánh tử Vì đạo (Vị nghĩa xã mệnh giả chi hậu).
- Kinh cầu Tên rất thánh Đức Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là sức mạnh Các Thánh tử vì đạo.
2/- Tử đạo
Có khuynh hướng dùng song song thuật ngữ Tử vì đạo và Tử đạo
- Kinh cầu cho các Đấng chân phúc tử đạo Annam được phong hiển thánh (báo Đức Bà Hằng Cứu giúp tháng hai năm 1938, số 32, trang 24).
- Một Đấng Tử vì đạo … chết vì Đức Chúa Giêsu làm vua (báo Đức Bà Hằng Cứu giúp số 33, tháng 3 năm 1938, Hà nội trang 49).
Bây giờ, người ta dùng: Các Thánh tử đạo, không dùng Các Thánh tử vì đạo nữa.
3/ Các sách báo
Eugène Gouin, Dictionnaire Vietnamien, Chinois, Français, Saigon 1957.
Tử: tử đạo = devoir des enfants. Tử đạo = chemin de la mort. Tử đạo (tử vì đạo) = mourir pour la religion.
Marguerite-Marie Thiollier, Dictionnaire des religions, Lê Diên dịch, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hanoi, 2001. Dịch Martyre = tử vì đạo, tuẫn đạo (tiếng Hy lạp: martus, -uros, bằng chứng). Tra tấn, khổ hình, cái chết mà một người nào đó gánh chịu để bảo vệ lòng tin tôn giáo của mình.
Nguyễn Đình Diễn, Từ điển Công giáo Anh Việt, Nhà xuất bản tôn giáo, 2002. Martyr dt. Thánh tử đạo, thánh tử vì đạo, thánh chứng nhân (= người thà chịu đau khổ, thậm chí chịu chết hơn là chối bỏ đức tin (faith) hay các nguyên tắc của Kitô giáo).
4/ Cái lý của tiền nhân dùng thuật ngữ Tử Vì Đạo
Từ ngữ TỬ (chết) được dùng theo cách “nôm hóa” đối chiếu với SINH (sống): ngày sinh, ngày tử, giấy khai sinh, giấy khai tử, giờ sinh, giờ tử v.v... Rõ ràng từ ngữ tử là chữ Hán đã được dân ta dùng rộng rãi như chữ nôm, cùng vói từ ngữ sinh.
Từ ngữ ĐẠO được dùng: đi đạo, vào đạo, theo đạo, có đạo, đạo Phật, đạo Gia tô, đạo Công giáo như chữ nôm.
Vì thế, tiền nhân chúng ta gồm những bậc túc nho, thâm nho đã không nói chết vì đạo là tử đạo mà nói chết vì đạo là tử vì đạo.
Tài tình của các ngài là dùng một chữ nôm (vì) để hóa nôm hai chữ hán (tử, đạo): tử vì đạo (chết vì đạo ). Ai cũng hiểu được tử vì đạo là chết vì đạo Chúa, chết vì đạo thánh. Trong khi đó giới thống trị, một số vua quan xem Đạo Chúa, Đạo Trời, Đạo Thánh là tả đạo, là tà đạo với câu nói mỉa mai: tả đạo tất tử đạo, tà đạo tự tử đạo. Sau nầy, giới Văn thân hô mạnh: tả đạo là tử đạo, tà đạo là tử đạo, tà đạo là đạo chết, phải chết, phải giết chết (sát tả).
Ba chữ tử vỉ đạo (chết vì đạo) là khẩu hiệu sống đạo cho thơi đóvà cho mọi thời chúng ta (martyre: làm chứng cho Chúa Kytô). Còn từ ngữ tuẩn đạo vỉ ít người hiểu được, không được phổ biến.
Dầu Eugène Gouin giải thích từ ngữ “tử đạo” có ba nghĩa khác nhau, thật sự chỉ có một nghĩa: tử đạo là con đường chết, hoàn toàn trái với ý nghia tử vì đạo.
Thành thật, xin giở từ điển Hán Việt để biết các tác giả viết:tử đạo là con đường đi tới chỗ chết, con đường chết, con đường đi vào đó thì tất chết. Nếu muốn nói chết vì đạo theo Hán văn thì dùng từ ngữ tuẩn đạo, nếu muốn nói chết vì đạo là tử đạo hiểu theo “cách nôm”: tử là chết, đạo là đạo thì văn phạm Việt hoặc Hán không cho phép và đúng như các cụ đồ Nho nói: nôm na là cha mách qué.
Cũng là “cha mách qué” khi nói: học viên giáo lý là giáo lý viên thì hiểu là người dạy giáo lý. Giáo viên: giáo là dạy, viên là người giữ làm một việc, vậy giáo viên là người dạy học; học viên: học là bắt chước, viên như nghĩa trên, vậy học viên là người đi học (hoc sinh, sinh viên), bây giờ gọi giáo lý viên là người dạy giáo lý thì giáo lý là từ ngữ chỉ học thuyết tôn giáo, môn học thuyết tôn giáo, viên nhứ nghĩa ở trên, vạy giáo ly viên là ngưởi học giáo lý, không thể ghép bốn chữ “giáo viên giáo lý” thành giáo lý viên được. Một bài hát: Lạy Chúa, con là tạo vật ……Tạo vật: theo tác giả hiểu tạo vật là vật được làm ra(tạo là làm, vật chỉ vật thể ) nhưng tạo là làm ra, vật chỉ những cái có trong trời đất, vây, tạo vật chỉ Đấng tạo dựng muôn loài muôn vật, tức là Thiên Chúa sáng tạo.
Dùng chữ Hán như chữ Nôm nhất thiết phải để ý đến nghĩa chữ Hán trước Thí dụ: Từ ngữ Hán: Thánh Kinh. Từ ngữ Thánh,ta dùng như chữ Nôm: Ông Thánh, bà Thánh, từ ngữ Kinh cũng dùng như chữ Nôm: đọc Kinh, Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha v.v. Như vậy, ta có thể viết và đọc theo cách chữ Nôm: Kinh Thánh vì Thánh Kinh (chũ Hán) và Kinh Thánh cùng một ý nghĩa. Thí dụ: Phật Kinh ( kinh diển của Phật giáo) là chữ Hán, đã dùng hai từ nầy như chữ Nôm nên người ta nói theo cách chữ Nôm: Kinh Phật. Phật Kinh vả Kinh Phật nghĩa như nhau. Vậy, xin nhắc lại,từ ngữ TỬ ĐẠO nghĩa chữ Hán là con đường chết,dùng sang nghĩa chũ Nôm: TỬ ĐẠO là chết vì đạo không thể chấp nhận được vì tử đạo (hán) và tử đạo (nôm) ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Dùng chữ Hán như chữ Nôm mà không để ý đến nghĩa chữ Hán sẽ tạo nên những “trò cười chữ nghĩa”.
Tâm tình sau Tuần Tĩnh Tâm Giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng
Dominic Vũ
12:11 11/11/2008
LẠNG SƠN - Sau một năm lao tác trên khắp các cánh đồng truyền giáo miền cực Bắc, tất cả các linh mục, tu sỹ nam nữ giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã vui mừng đón nhận lời mời gọi của vị chủ chăn trở về nhà chung, tề tựu quanh vị cha chung để “nghỉ ngơi” với nhau trong Chúa. Tuần tĩnh tâm của giáo phận được khởi sự từ lòng khao khát của những người đang thi hành sứ mạng trên cánh đồng, đã diễn ra với sự dẫn dắt của Thánh Linh và mới kết thúc trong niềm vui của Đấng Phục Sinh.
Khởi đi từ bối cảnh và nhu cầu thực tế của giáo phận, tuần tĩnh tâm của các linh mục, tu sỹ nam nữ năm đã được vị chủ chăn thao thức và cưu mang từ khá lâu. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là lần đầu tiên Ngài tổ chức tĩnh tâm năm cho những người cộng tác với mình sau một năm chính thức lãnh nhận tác vụ mục tử tối cao của giáo phận. Những ưu tư của ngài không chỉ dừng lại ở việc mong muốn có được sự ổn định trong việc quản trị và điều hành giáo xứ và các giáo điểm nơi anh chị em linh mục tu sỹ đang dấn thân. Nhưng xa hơn nữa, ngài khao khát chính các linh mục và anh chị em tu sỹ nam nữ thấm nhuần tinh thần Tin Mừng, sống Tin Mừng để loan báo Tin Mừng ấy cho anh chị em lương dân và tái loan báo Tin Mừng cho anh chị em giáo dân. Đây cũng chính là việc đáp trả lại lời mời gọi của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm nay nhấn mạnh đến việc đọc, cầu nguyện với Kinh Thánh và đem Kinh Thánh vào trong cuộc sống người Kitô hữu. Vì lẽ đó, năm nay Đức Giám Mục đã mời một linh mục Dòng Tên với kinh nghiệm gần hai mươi năm truyền giáo cho bà con sắc tộc và người bình dân ngang qua công cụ là cuốn Tin Mừng đến để chia sẻ và đồng hành thiêng liêng trong tuần tĩnh tâm này. Cũng như vị chủ chăn của mình, các linh mục và tu sỹ nam nữ cũng khao khát có được những ngày tĩnh tâm này để sống với nhau, sẻ chia những thách đố và thao thức tông đồ hầu nâng đỡ nhau trong sứ mạng truyền giáo, trên hết là để kín múc nguồn sống và sức mạnh từ Đấng đã sai họ vào cánh đồng ngang qua hoạt động của Thánh Linh.
Bước vào tĩnh tâm với những trăn trở của sứ mạng và khao khát tâm linh đó như là sự mở ngỏ cho sức mạnh của Thánh Thần tác động nơi từng tâm hồn. Quả vậy, mọi người đều ngỡ ngàng khi khám phá ra bàn tay đưa dẫn của Thánh Linh trong hành trình tĩnh tâm này. Thánh Linh mở đường chỉ lối cho người đồng hành thiêng liêng, Thánh Linh soi sáng khi đọc Lời Hằng Sống và cuối cùng Thánh Linh thúc đẩy mọi người chia sẻ cho nhau “hoa trái thiêng liêng” sau những giây phút lặng lẽ bên LỜI. Đồng hành thiêng liêng trong hành hành tĩnh tâm không chỉ có cha giảng phòng mà còn có cả vị chủ chăn giáo phận. Ngài đã giành trọn thời gian và tâm huyết của mình để cùng đi với con cái, lắng nghe những thao thức, sẻ chia nâng đỡ những gánh nặng trong những giờ gặp gỡ riêng với mỗi thành viên. Để làm được điều này chính ngài đã chuẩn bị tâm hồn trước đó với những ngày một mình lặng lẽ bên Đấng Chí Tôn tại một Đan viện thuộc giáo phận Phát Diệm.
Xem quả thì biết cây, với ơn thánh mà mọi người sẻ chia cho nhau sau khi cầu nguyện với Lời Chúa ai cũng nhận thấy được giá trị và sức mạnh của Lời cũng như quyền năng biến đổi của Thánh Thần. Khi mở lòng ra trước tình yêu Thiên Chúa cũng chính là lúc các Linh mục và anh chị em tu sỹ mở lòng mình ra với vị chủ chăn của mình và với nhau. Những buổi chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng thật cảm động, cảm động vì sự chân tình và tin tưởng. Chân tình sẻ chia ngay cả những yếu đuối và vấp váp của mình trên đường sứ vụ, tin tưởng đến độ mạnh dạn nói lên thao thức của mình cho giáo phận và cho nhau với một ước mơ duy nhất là làm cho Danh Giêsu được cả sáng. Chính trong bầu khí chân tình, tinh tưởng ấy mọi người mới chợt nhận ra rằng chúng ta có những thách đố và thao thức chung và đang chung tay san sẻ sứ mạng duy nhất chính Thày Chí Thánh trao. Cái gì đi từ tim thì cũng sẽ đến tim mà!
Dù rất khao khát lưu lại với Thầy thêm nữa, nhưng rồi cũng đến lúc các linh mục và tu sỹ nam nữ trong đại gia đình giáo phận phải “xuống núi” vì tiếng réo gọi của đoàn dân nơi cánh đồng trong các giáo xứ và giáo điểm. Trên khuôn mặt của những “thợ gặt dãi dầu nắng mưa” kia nay sáng ngời niềm vui được chiếu tỏa từ ánh sáng Tin Mừng. Nếu bước vào tuần tĩnh tâm với những nhọc nhằn, thách đố và trăn trở sau một năm lao tác thì mọi người ra khỏi đó với một niềm hân hoan và hy vọng đón nhận từ Đấng Phục Sinh. Hân hoan và hy vọng không phải vì đã trút bỏ được những thách đố và nhọc nhằn của sứ vụ. Thách đố còn đấy, thập giá vẫn gần kề nhưng nó đã mang một diện mạo mới khi người mang vác nó đặt trọn niềm tin và sự tín thác nơi Đấng mệnh danh Tình Yêu. Hơn nữa, ai cũng nhận thấy rằng mình không độc hành trên đường sứ vụ nhưng còn đó biết bao anh chị em đang kề vai sát cánh với mình để cùng nhau thi hành lệnh truyền Thầy ủy thác.
Khởi đi từ bối cảnh và nhu cầu thực tế của giáo phận, tuần tĩnh tâm của các linh mục, tu sỹ nam nữ năm đã được vị chủ chăn thao thức và cưu mang từ khá lâu. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là lần đầu tiên Ngài tổ chức tĩnh tâm năm cho những người cộng tác với mình sau một năm chính thức lãnh nhận tác vụ mục tử tối cao của giáo phận. Những ưu tư của ngài không chỉ dừng lại ở việc mong muốn có được sự ổn định trong việc quản trị và điều hành giáo xứ và các giáo điểm nơi anh chị em linh mục tu sỹ đang dấn thân. Nhưng xa hơn nữa, ngài khao khát chính các linh mục và anh chị em tu sỹ nam nữ thấm nhuần tinh thần Tin Mừng, sống Tin Mừng để loan báo Tin Mừng ấy cho anh chị em lương dân và tái loan báo Tin Mừng cho anh chị em giáo dân. Đây cũng chính là việc đáp trả lại lời mời gọi của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm nay nhấn mạnh đến việc đọc, cầu nguyện với Kinh Thánh và đem Kinh Thánh vào trong cuộc sống người Kitô hữu. Vì lẽ đó, năm nay Đức Giám Mục đã mời một linh mục Dòng Tên với kinh nghiệm gần hai mươi năm truyền giáo cho bà con sắc tộc và người bình dân ngang qua công cụ là cuốn Tin Mừng đến để chia sẻ và đồng hành thiêng liêng trong tuần tĩnh tâm này. Cũng như vị chủ chăn của mình, các linh mục và tu sỹ nam nữ cũng khao khát có được những ngày tĩnh tâm này để sống với nhau, sẻ chia những thách đố và thao thức tông đồ hầu nâng đỡ nhau trong sứ mạng truyền giáo, trên hết là để kín múc nguồn sống và sức mạnh từ Đấng đã sai họ vào cánh đồng ngang qua hoạt động của Thánh Linh.
Bước vào tĩnh tâm với những trăn trở của sứ mạng và khao khát tâm linh đó như là sự mở ngỏ cho sức mạnh của Thánh Thần tác động nơi từng tâm hồn. Quả vậy, mọi người đều ngỡ ngàng khi khám phá ra bàn tay đưa dẫn của Thánh Linh trong hành trình tĩnh tâm này. Thánh Linh mở đường chỉ lối cho người đồng hành thiêng liêng, Thánh Linh soi sáng khi đọc Lời Hằng Sống và cuối cùng Thánh Linh thúc đẩy mọi người chia sẻ cho nhau “hoa trái thiêng liêng” sau những giây phút lặng lẽ bên LỜI. Đồng hành thiêng liêng trong hành hành tĩnh tâm không chỉ có cha giảng phòng mà còn có cả vị chủ chăn giáo phận. Ngài đã giành trọn thời gian và tâm huyết của mình để cùng đi với con cái, lắng nghe những thao thức, sẻ chia nâng đỡ những gánh nặng trong những giờ gặp gỡ riêng với mỗi thành viên. Để làm được điều này chính ngài đã chuẩn bị tâm hồn trước đó với những ngày một mình lặng lẽ bên Đấng Chí Tôn tại một Đan viện thuộc giáo phận Phát Diệm.
Xem quả thì biết cây, với ơn thánh mà mọi người sẻ chia cho nhau sau khi cầu nguyện với Lời Chúa ai cũng nhận thấy được giá trị và sức mạnh của Lời cũng như quyền năng biến đổi của Thánh Thần. Khi mở lòng ra trước tình yêu Thiên Chúa cũng chính là lúc các Linh mục và anh chị em tu sỹ mở lòng mình ra với vị chủ chăn của mình và với nhau. Những buổi chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng thật cảm động, cảm động vì sự chân tình và tin tưởng. Chân tình sẻ chia ngay cả những yếu đuối và vấp váp của mình trên đường sứ vụ, tin tưởng đến độ mạnh dạn nói lên thao thức của mình cho giáo phận và cho nhau với một ước mơ duy nhất là làm cho Danh Giêsu được cả sáng. Chính trong bầu khí chân tình, tinh tưởng ấy mọi người mới chợt nhận ra rằng chúng ta có những thách đố và thao thức chung và đang chung tay san sẻ sứ mạng duy nhất chính Thày Chí Thánh trao. Cái gì đi từ tim thì cũng sẽ đến tim mà!
Dù rất khao khát lưu lại với Thầy thêm nữa, nhưng rồi cũng đến lúc các linh mục và tu sỹ nam nữ trong đại gia đình giáo phận phải “xuống núi” vì tiếng réo gọi của đoàn dân nơi cánh đồng trong các giáo xứ và giáo điểm. Trên khuôn mặt của những “thợ gặt dãi dầu nắng mưa” kia nay sáng ngời niềm vui được chiếu tỏa từ ánh sáng Tin Mừng. Nếu bước vào tuần tĩnh tâm với những nhọc nhằn, thách đố và trăn trở sau một năm lao tác thì mọi người ra khỏi đó với một niềm hân hoan và hy vọng đón nhận từ Đấng Phục Sinh. Hân hoan và hy vọng không phải vì đã trút bỏ được những thách đố và nhọc nhằn của sứ vụ. Thách đố còn đấy, thập giá vẫn gần kề nhưng nó đã mang một diện mạo mới khi người mang vác nó đặt trọn niềm tin và sự tín thác nơi Đấng mệnh danh Tình Yêu. Hơn nữa, ai cũng nhận thấy rằng mình không độc hành trên đường sứ vụ nhưng còn đó biết bao anh chị em đang kề vai sát cánh với mình để cùng nhau thi hành lệnh truyền Thầy ủy thác.
Tĩnh tâm thường niên của Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Hà nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
13:03 11/11/2008
HÀ NỘI - Từ ngày 10 đến 15 tháng 11 năm 2008, các Linh mục thuộc giáo phận Hà nội tham dự tuần tĩnh tâm năm tại Tòa Tổng Giám mục Hà nội.
Hình ảnh tuần tĩnh tâm
Hiện nay, tổng giáo phận Hà nội có 86 linh mục, coi sóc 141 giáo xứ với 331.759 tín hữu trong diện tích rộng gần 6 nghìn cây số vuông.
Tuần tĩnh tâm năm của linh mục đoàn tổng giáo phận Hà nội diễn ra trong thời điểm sắp kết thúc một năm phụng vụ. Do đó, đây cũng là thời gian để cùng ngồi nhìn lại những việc làm trong năm qua như thế nào, nhìn lại những thành quả, những thất bại, tìm hiểu nguyên do, và cũng để chuẩn bị cho năm mới đạt được kết quả tốt hơn.
Tổng Giáo phận Hà nội hằng năm có những ngày thật quý báu để các linh mục trong Tổng Giáo Phận, quây quần về bên Đức Tổng Giám Mục của mình, cùng nhìn lại những gì của năm qua và tìm đường hướng mục vụ cho năm mới. Nhất là sau những sự kiện đầy biến động của giáo phận trong thời gian gần đây.
Từ sáng ngày 10 tháng 11 năm 2007 đã có những linh mục từ những miền khác nhau trong giáo phận với gói hành trang trên tay, trở về Nhà Chung của giáo phận. Các vị trở về nơi mà hằng năm các vị vẫn thường gặp nhau như thế, trong một tư thái ung dung nhẹ nhàng, với niềm vui hiện trên nét mặt. Mỗi người dường như đã quen lắm về cách tiếp đón của ban phục vụ, các ngài chấp nhận nơi ở mới, cách sống mới với những phương tiện mới thật vui vẻ bằng tâm hồn quãng đại. Các ngài từ bỏ những thói quen thường ngày, từ bỏ các công việc làm cho cho thể xác mệt nhoài, từ bỏ những vướng bận trong cuộc sống để trở về sống trong tình hiệp thông với Linh Mục đoàn để tìm những sức sống mới cho những ngày mới khi trở về với công việc mới trong trách nhiệm mục tử.
Trong suốt tuần tĩnh tâm này, các linh mục sẽ cùng lắng nghe những bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục phó giáo phận Nha trang, đồng thời cũng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm mục vụ, những đường hướng tốt đẹp cho công việc phục vụ của mình.
Vào lúc 11 giờ 30 ngày 10 tháng 11 năm 2007, khoảng 80 linh mục giáo phận Hà nội đã cùng chia sẻ bữa cơm thân mật khai mạc những ngày bên nhau; những lời nói chân tình, những cái bắt tay thật nồng nàn đầy nhiệt quyết, những nụ cười rạng rỡ trên môi để chào chúc nhau thật tốt đẹp. Còn hạnh phúc nào hơn khi nhìn thấy được sự hiệp thông trọn vẹn như thế. Các ngài hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, luôn yêu thương chăm sóc giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Hiệp thông với đoàn chiên Chúa trong tâm tình yêu thương quãng đại của người mục tử dám hy sinh vì đoàn chiên trong mọi hoàn cảnh. Một sự khởi đầu tốt đẹp sẽ diễn tiến tốt đẹp và kết thúc trong sự hoàn hảo của Thánh Ý Chúa.
Hình ảnh tuần tĩnh tâm
GM Võ Đức Minh giảng phòng |
Tuần tĩnh tâm năm của linh mục đoàn tổng giáo phận Hà nội diễn ra trong thời điểm sắp kết thúc một năm phụng vụ. Do đó, đây cũng là thời gian để cùng ngồi nhìn lại những việc làm trong năm qua như thế nào, nhìn lại những thành quả, những thất bại, tìm hiểu nguyên do, và cũng để chuẩn bị cho năm mới đạt được kết quả tốt hơn.
Tổng Giáo phận Hà nội hằng năm có những ngày thật quý báu để các linh mục trong Tổng Giáo Phận, quây quần về bên Đức Tổng Giám Mục của mình, cùng nhìn lại những gì của năm qua và tìm đường hướng mục vụ cho năm mới. Nhất là sau những sự kiện đầy biến động của giáo phận trong thời gian gần đây.
Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội |
Trong suốt tuần tĩnh tâm này, các linh mục sẽ cùng lắng nghe những bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục phó giáo phận Nha trang, đồng thời cũng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm mục vụ, những đường hướng tốt đẹp cho công việc phục vụ của mình.
Vào lúc 11 giờ 30 ngày 10 tháng 11 năm 2007, khoảng 80 linh mục giáo phận Hà nội đã cùng chia sẻ bữa cơm thân mật khai mạc những ngày bên nhau; những lời nói chân tình, những cái bắt tay thật nồng nàn đầy nhiệt quyết, những nụ cười rạng rỡ trên môi để chào chúc nhau thật tốt đẹp. Còn hạnh phúc nào hơn khi nhìn thấy được sự hiệp thông trọn vẹn như thế. Các ngài hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ, luôn yêu thương chăm sóc giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Hiệp thông với đoàn chiên Chúa trong tâm tình yêu thương quãng đại của người mục tử dám hy sinh vì đoàn chiên trong mọi hoàn cảnh. Một sự khởi đầu tốt đẹp sẽ diễn tiến tốt đẹp và kết thúc trong sự hoàn hảo của Thánh Ý Chúa.
Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Việt Nam lần thứ II tại Mỹ Tho
Antôn Phạm Đình Tú
20:34 11/11/2008
Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc lần thứ II tại Mỹ Tho
(Từ ngày 04 đến 06 tháng 11 năm 2008)
MỸ THO - Trong những ngày từ 4 đến 6 tháng 11 năm 2008, Tổ Giáo Lý thuộc Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin (UBGLĐT) đã tổ chức Đại hội Giáo Lý toàn quốc lần thứ hai tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho. So với Đại Hội lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nha Trang năm 2006, chỉ có 39 đại biểu, Đại Hội lần này đông hơn gấp ba, với 127 đại biểu đến từ 22/26 giáo phận và 23 Hội dòng nam nữ, dưới sự chủ trì của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch UBGLĐT, và đồng chủ tọa của Đức Cha St. Tri Bửu Thiên, Đức Cha P. Nguyễn Văn Khảm, hai cha Tổng Đại diện GP Mỹ Tho và GP Xuân Lộc.
Xem hình ảnh
Đại Hội qui tụ nhiều chuyên viên, nhiều nhà hoạt động giáo lý tân và cựu thuộc các giáo phận và các hội dòng trong nước. Để giúp Đại hội nắm bắt các vấn đề đã được bản thảo, tổ thư ký gồm hai linh mục và hai giáo dân làm việc rất nhanh nhạy và chính xác. Đặc biệt nhóm linh hoạt viên do linh mục Tiến Lộc (DCCT) cùng với các đại biểu trẻ và đệ tử dòng thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho đã tạo được niềm vui tươi hăng say cho Đại Hội. Ngoài ra Cha Giuse Bùi Văn Hoàng Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Mỹ Tho đã tiếp đón và chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho các tham dự viên cách rất chu đáo làm cho tinh thần cũng như thể chất các tham dự viên rất thoải mái trong những ngày Đại Hội.
Nội dung làm việc của Đại Hội, theo các tài liệu trù bị đã được gửi trước cho các tham dự viên để, được xây dựng theo hướng chuẩn bị Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Sau bài khai mạc của ĐC chủ Tịch UBGLĐT, Cha Phêrô Lê Văn Ninh (GP. Nha Trang), Trưởng ban Tổ chức Đại hội, đã lượng giá về các việc đã làm được và chưa làm được từ Đại hội lần I đến nay. Tiếp theo, ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư Ký UBGLĐT, nói về ý nghĩa và hướng tổ chức năm thánh 2010.
Sau đó là phần chính của Đại Hội, các tham dự viên đã hội thảo nhóm theo đơn vị Giáo tỉnh để nhìn lại công cuộc giảng dạy giáo lý tại từng giáo phận trong 50 năm qua và đưa ra định hướng cho giai đoạn sắp tới.
Đại Hội cũng đa đón nhận các ý kiến tham luận của Cha Vinh Sơn Đặng Văn Tú, TĐD giáo Phận Xuân Lộc, Cha Antôn Trần Văn Trường, Cha Phêrô Võ Tá Khánh, Đức Cha Stêphanô tri Bửu Thiên, GM phó GP. Cần thơ và đặc biệt sự chỉ đạo xuyên suốt của ĐC Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch Ủy ban Giáo Lý Đức Tin.
Cái nhìn tổng quát về 50 năm qua được chia thành ba giai đoạn 1960-1975, 1975-1992 (năm xuất bản quyển Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo) và 1993-2008. Giữa những khó khăn của thời cuộc, mỗi nơi đều cố gắng để bảo đảm được cái tối thiểu trong việc đào tạo đức tin, và từ 1993 nói chung các nơi đều cố gắng để vươn dần tới tối đa, canh tân việc dạy giáo lý và đào tạo những thế hệ tín hữu trẻ trưởng thành.
Về tương lai, được nhấn mạnh hai điều: 1/ Cần phát huy việc dạy giáo lý theo hướng một kế hoạch đào tạo toàn diện, bù lấp cho sự thiếu vắng trường học Công Giáo. 2/ Phối hợp nỗ lực của các nơi cách hữu hiệu về nhân sự, chương trình cũng như tài liệu để đạt kết quả cao hơn.
Đức Cha Chủ Tịch UBGLĐT chấp thuận đổi danh xưng Tổ Giáo Lý thành Ban Giáo Lý Toàn Quốc (BGLTQ). Đại hội cũng thông qua cơ cấu nhân sự của Thường vụ BGLTQ và bầu chọn các Ban Giáo Lý Giáo Tỉnh và Thường vụ BGLTQ đã được Đại hội bầu chọn như sau:
• Ban Giáo lý các Giáo tỉnh
1. Giáo tỉnh Hà Nội
- Trưởng ban: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (GP Bùi Chu)
- Phó ban: Cha JB. Nguyễn Văn Nhàn (GP Hưng Hóa)
- Thư ký: Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý (TGP Hà Nội)
2. Giáo tỉnh Huế
- Trưởng ban: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (GP BMT)
- Phó ban: Cha F.X Nguyễn Hoàng Hải (TGP Huế)
- Thư ký: Cha Giuse Lê Kim Ánh (GP Quy Nhơn)
3. Giáo tỉnh Sàigòn
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (TGP Sài gòn)
- Phó ban: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (GP Phan Thiết)
- Thư ký: Cha FX. Nguyễn Văn Việt (GP Vĩnh Long)
• Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (TGP Sài gòn)
- Phó ban: Cha Phê rô Lê Văn Ninh (GP Nha Trang)
- Thư ký: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (GP Phan Thiết)
- Ủy viên: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (GP Bùi Chu)
- Ủy viên: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (GP BMT)
Đại hội kết thúc vào lúc 11 giờ 30 ngày 06-11-2008 với quyết tâm thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và làm cho mọi người nên môn đệ của Chúa Giêsu.
(Từ ngày 04 đến 06 tháng 11 năm 2008)
MỸ THO - Trong những ngày từ 4 đến 6 tháng 11 năm 2008, Tổ Giáo Lý thuộc Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin (UBGLĐT) đã tổ chức Đại hội Giáo Lý toàn quốc lần thứ hai tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho. So với Đại Hội lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nha Trang năm 2006, chỉ có 39 đại biểu, Đại Hội lần này đông hơn gấp ba, với 127 đại biểu đến từ 22/26 giáo phận và 23 Hội dòng nam nữ, dưới sự chủ trì của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch UBGLĐT, và đồng chủ tọa của Đức Cha St. Tri Bửu Thiên, Đức Cha P. Nguyễn Văn Khảm, hai cha Tổng Đại diện GP Mỹ Tho và GP Xuân Lộc.
Xem hình ảnh
Đại Hội qui tụ nhiều chuyên viên, nhiều nhà hoạt động giáo lý tân và cựu thuộc các giáo phận và các hội dòng trong nước. Để giúp Đại hội nắm bắt các vấn đề đã được bản thảo, tổ thư ký gồm hai linh mục và hai giáo dân làm việc rất nhanh nhạy và chính xác. Đặc biệt nhóm linh hoạt viên do linh mục Tiến Lộc (DCCT) cùng với các đại biểu trẻ và đệ tử dòng thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho đã tạo được niềm vui tươi hăng say cho Đại Hội. Ngoài ra Cha Giuse Bùi Văn Hoàng Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Mỹ Tho đã tiếp đón và chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho các tham dự viên cách rất chu đáo làm cho tinh thần cũng như thể chất các tham dự viên rất thoải mái trong những ngày Đại Hội.
Nội dung làm việc của Đại Hội, theo các tài liệu trù bị đã được gửi trước cho các tham dự viên để, được xây dựng theo hướng chuẩn bị Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Sau bài khai mạc của ĐC chủ Tịch UBGLĐT, Cha Phêrô Lê Văn Ninh (GP. Nha Trang), Trưởng ban Tổ chức Đại hội, đã lượng giá về các việc đã làm được và chưa làm được từ Đại hội lần I đến nay. Tiếp theo, ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư Ký UBGLĐT, nói về ý nghĩa và hướng tổ chức năm thánh 2010.
Sau đó là phần chính của Đại Hội, các tham dự viên đã hội thảo nhóm theo đơn vị Giáo tỉnh để nhìn lại công cuộc giảng dạy giáo lý tại từng giáo phận trong 50 năm qua và đưa ra định hướng cho giai đoạn sắp tới.
Đại Hội cũng đa đón nhận các ý kiến tham luận của Cha Vinh Sơn Đặng Văn Tú, TĐD giáo Phận Xuân Lộc, Cha Antôn Trần Văn Trường, Cha Phêrô Võ Tá Khánh, Đức Cha Stêphanô tri Bửu Thiên, GM phó GP. Cần thơ và đặc biệt sự chỉ đạo xuyên suốt của ĐC Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ Tịch Ủy ban Giáo Lý Đức Tin.
Cái nhìn tổng quát về 50 năm qua được chia thành ba giai đoạn 1960-1975, 1975-1992 (năm xuất bản quyển Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo) và 1993-2008. Giữa những khó khăn của thời cuộc, mỗi nơi đều cố gắng để bảo đảm được cái tối thiểu trong việc đào tạo đức tin, và từ 1993 nói chung các nơi đều cố gắng để vươn dần tới tối đa, canh tân việc dạy giáo lý và đào tạo những thế hệ tín hữu trẻ trưởng thành.
Về tương lai, được nhấn mạnh hai điều: 1/ Cần phát huy việc dạy giáo lý theo hướng một kế hoạch đào tạo toàn diện, bù lấp cho sự thiếu vắng trường học Công Giáo. 2/ Phối hợp nỗ lực của các nơi cách hữu hiệu về nhân sự, chương trình cũng như tài liệu để đạt kết quả cao hơn.
Đức Cha Chủ Tịch UBGLĐT chấp thuận đổi danh xưng Tổ Giáo Lý thành Ban Giáo Lý Toàn Quốc (BGLTQ). Đại hội cũng thông qua cơ cấu nhân sự của Thường vụ BGLTQ và bầu chọn các Ban Giáo Lý Giáo Tỉnh và Thường vụ BGLTQ đã được Đại hội bầu chọn như sau:
• Ban Giáo lý các Giáo tỉnh
1. Giáo tỉnh Hà Nội
- Trưởng ban: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (GP Bùi Chu)
- Phó ban: Cha JB. Nguyễn Văn Nhàn (GP Hưng Hóa)
- Thư ký: Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý (TGP Hà Nội)
2. Giáo tỉnh Huế
- Trưởng ban: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (GP BMT)
- Phó ban: Cha F.X Nguyễn Hoàng Hải (TGP Huế)
- Thư ký: Cha Giuse Lê Kim Ánh (GP Quy Nhơn)
3. Giáo tỉnh Sàigòn
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (TGP Sài gòn)
- Phó ban: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (GP Phan Thiết)
- Thư ký: Cha FX. Nguyễn Văn Việt (GP Vĩnh Long)
• Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (TGP Sài gòn)
- Phó ban: Cha Phê rô Lê Văn Ninh (GP Nha Trang)
- Thư ký: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (GP Phan Thiết)
- Ủy viên: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (GP Bùi Chu)
- Ủy viên: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (GP BMT)
Đại hội kết thúc vào lúc 11 giờ 30 ngày 06-11-2008 với quyết tâm thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và làm cho mọi người nên môn đệ của Chúa Giêsu.
Tường trình Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Việt Nam lần thứ II tại Mỹ Tho
Antôn Phạm Đình Tú
20:44 11/11/2008
Uỷ ban Giáo lý Đức Tin
Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ban Giáo Lý Toàn Quốc
TƯỜNG TRÌNH ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI TẠI MỸ THO
Mỹ Tho, ngày 06 tháng 11 năm 2008
Trọng kính: Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN
Quý Hồng y
Quý Đức Cha
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Giáo lý Toàn quốc lần I, sau thời gian chuẩn bị, Ban Giáo lý thuộc Uỷ ban Giáo lý Đức tin đã tổ chức Đại hội Giáo lý toàn quốc lần II từ ngày 04 đến 06 tháng 11 năm 2008 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho.
Xem hình ảnh
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn và qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Đại hội đã diễn tiến tốt đẹp và đạt được một số kết quả. Ban Tổ chức chúng con xin kính trình quý Đức cha những nét lớn như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ ĐẠI HỘI
+ Chủ trì Đại hội: Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
+ Chủ toạ đoàn:
- Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
- Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ.
- Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn.
- Cha Phêrô Hồ Bản Chánh, Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho.
- Cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc.
- Cha Pierre Nguyễn Chí Thiết, Tổ trưởng tổ Từ vựng Kitô giáo, Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
+ Tham sự viên: 127 người, gồm:
- Quý cha, quý thầy và quý nữ tu trong Ban Giáo lý của 22 Giáo phận trên toàn quốc;
- Quý tu sĩ nam nữ thuộc các Hội dòng: Thánh Phaolô tỉnh dòng Đà Nẵng, Thánh Phaolô tỉnh dòng Sàigòn, Thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, Nữ Tử Bác Ái, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Con Đức Mẹ Phù Hộ, Con Đức Mẹ Mân Côi, Chúa Quan Phòng, Đức Bà, Đức Bà Truyền Giáo, Mến Thánh Giá Chợ Quán, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Tân An, Mến Thánh Giá Nha Trang, Mến Thánh Giá Hà Nội, Mến Thánh Giá Quy Nhơn, Mến Thánh Giá Phan Thiết, Mến Thánh Giá Đà Lạt, Nữ Vương Hoà Bình, Khiết Tâm Đức Mẹ, Dòng Tên, Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Ngôi Lời, Lasan, Đa Minh, Salêdiêng Don Bosco, Bênêđictô.
- Quý cha thành viên Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
- Cha Gioan Lê Quang Việt, Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ
- Cha Phêrô Lê Tấn Bảo, Uỷ ban Phụng Tự.
- Ông Minh Tâm, Thánh nhạc
- Tổ MC: Cha Tiến Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế
- Tổ Thư ký: Cha Phaolô Trần Kỳ Minh, Giáo phận Mỹ Tho
Cha Phaolô Nguyễn Thành Sang, Giáo phận Mỹ Tho
Ô. Giuse Phạm Quốc Anh, Giáo phận Nha Trang
Ô. Antôn Phạm Đình Tú, Giáo phận Nha Trang.
Ngoài ra còn có:
- Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho và 15 thầy dự tu hỗ trợ các công tác in ấn, phục vụ...
- Nhóm hậu cần.
- Nhóm văn nghệ của hội dòng Phaolô Mỹ Tho.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỘI
A. Ngoài hai mảng lớn của nội dung là (1) Nhìn lại 50 năm dạy Giáo lý tại Việt Nam và (2) Định hướng cho công cuộc dạy và học Giáo lý sắp tới, chúng con còn có một số hoạt động:
1. Bài khai mạc của Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin về ý nghĩa của kỳ Đại hội, trong đó Đức cha nhấn mạnh các điểm:
- Đẩy mạnh việc giáo dục Kitô giáo
- Nhấn mạnh ý nghĩa của huấn giáo: Làm cho mọi người trở nên người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
- Lưu tâm hơn nữa đến việc hội nhập văn hoá
- “Hãy vào làm vườn nho cho Ta”: Tập trung nhân lực, phối hợp nỗ lực của mọi thành phần Dân Chúa từ mọi miền trên đất nước.
- Đưa Lời Chúa vào huấn giáo.
2. Cha Trưởng ban Ban Giáo lý của Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin tường trình hoạt động 2 năm qua.
+ Những việc đã làm được:
. Từ đề nghị có một năm giáo lý, HĐGM Việt Nam đã ra thư chung về Giáo dục Kitô giáo;
. Đã nhấn mạnh hơn đến việc đưa mục vụ huấn giáo vào chương trình đào tạo tại các Đại Chủng viện;
. Hai Ban Giáo lý Giáo tỉnh Huế và nhất là Sàigòn đã đi vào những việc làm cụ thể. Chẳng hạn: hoàn chỉnh bản dịch quyển “Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý” năm 1997 của Thánh bộ Giáo sĩ; Biên soạn các giáo trình đào tạo Giáo lý viên;
. Đã dịch và xuất bản quyển Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Đang hoàn chỉnh bản dịch sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo.
+ Những việc chưa làm được:
. Ban Giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội chưa hoạt động;
. Chưa soạn thủ bản Giáo lý chung cho Hội Thánh Việt Nam từ sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Chưa soạn được Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý cho Hội Thánh Việt Nam.
3. Bài nói của Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn về ý nghĩa và hướng tổ chức Năm thánh 2010.
- Mục đích: để kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và đánh dấu cột mốc quan trọng đối với lịch sử Hội Thánh Việt Nam.
- Những việc cụ thể: Biên soạn quyển Kỷ yếu 50 năm lịch sử Hội Thánh Việt Nam. Quyển Kỷ yếu này sẽ phải hoàn thành trước ngày khai mạc năm thánh: 24.11.2009. 16 Uỷ ban trực thuộc Hội Đồng Giám mục, mỗi Uỷ ban sẽ cho biết những hoạt động trong lãnh vực của mình 50 năm qua cùng với những nhận định và định hướng hoạt động cho tương lai.
- Riêng Uỷ ban Giáo lý Đức Tin sẽ dựa trên “Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ” soạn một tài liệu để giáo dân học hỏi.
4. Góp ý hoàn chỉnh dự thảo Nội quy Ban Giáo lý Toàn quốc.
Đại hội quyết định trao cho Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc soạn thảo một bản nội qui hoàn chỉnh để Ban Giáo Lý các giáo tỉnh góp ý.
B. TÓM LƯỢC HAI ĐỀ TÀI HỘI THẢO CỦA ĐẠI HỘI
1. Đề tài 1: Nhìn lại công cuộc Dạy Giáo lý tại Việt Nam 50 năm qua
+ Giáo tỉnh Hà Nội:
- Giai đoạn 1960-1975: rất nhiều khó khăn thử thách, ngay đối với các linh mục, ví dụ việc đi lại, ảnh hưởng nặng nề đến việc dạy và học giáo lý.
Đức tin được duy trì bằng giáo lý hỏi-thưa đơn giản. Học giáo lý trong Mùa Chay và thi trong dịp lễ Phục sinh.
- Giai đoạn 1975-1993: Khởi sắc hơn vì có đào tạo Giáo lý viên, gởi Giáo lý viên vào miền Nam để học tập và mô phỏng các phương pháp đào tạo.
- Giai đoạn 1993 đến nay: Tổ chức dạy giáo lý dễ dàng hơn, có nơi cố gắng triển khai theo độ tuổi. Việc dạy giáo lý đã tương đối có hướng chung. Tổ chức thi giáo lý có nơi cả ba thế hệ trong gia đình (ông bà, cha mẹ, con cái) tham gia. Khó khăn nhất vẫn là việc đào tạo Giáo lý viên vì tình hình Giáo lý viên luôn biến động.
Tài liệu giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội đang dùng đa số là của Chương trình Giáo lý Phổ thông của Nha Trang và Bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. Một số nơi có chế biến, mô phỏng hay kết hợp cả hai bộ trên để thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của vùng mình còn rất nhiều khó khăn vì thiếu linh mục.
+ Giáo tỉnh Huế:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý được chú ý tuy nhiều nơi không thống nhất, thậm chí trong Giáo phận, việc dạy Giáo lý như thế nào là tùy giáo xứ, tuỳ người phụ trách và thường không chuyên sâu, mở rộng. Ví dụ: Chỉ dựa Bổn Đồng Ấu, Giáo lý Tân Định. Bắt đầu xuất hiện Bộ Giáo lý Đà Nẵng (của Cha Antôn Trần Văn Trường) dùng cho các trường tư thục Công giáo tại Đà Nẵng và một số nơi.
- Giai đoạn 1975-1993: hoạt động giáo lý bị trầm lắng vì hoàn cảnh xã hội. Không còn các trường Công giáo nên Giáo lý chỉ tập trung trong phạm vi giáo xứ.
- Giai đoạn 1993 đến nay: tạm thời có cơ cấu thống nhất. Việc dạy giáo lý mở rộng đến nhiều đối tượng như thanh niên, người trưởng thành...
. Tài liệu sử dụng: Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Ttrang, Chương trình Giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý Giáo phận Sàigòn, Chương trình Giáo lý Quy nhơn (trên cơ sở Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Trang)
. Dịch các sách giáo lý và đào tạo Giáo lý viên cho các dân tộc thiểu số.
. Về việc huấn luyện Giáo lý viên: dần dần có quy trình rõ rệt, từ việc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho đến việc nâng cấp đào tạo nền thần học giáo dân cho Giáo lý viên.
. Riêng Giáo phận Kontum nổi bật việc đào tạo các giáo phu cho các dân tộc thiểu số.
+ Giáo tỉnh Sàigòn:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý chưa có đường lối chung. Giáo lý viên chủ yếu là các linh mục, tu sĩ và một số giáo dân (là cựu tu sĩ, tu sinh). Thủ bản chính để dạy là quyển giáo lý hỏi thưa Tân Định.
Trong giai đoạn này, Giáo phận Long Xuyên có chương trình giáo lý cho các học sinh cấp 3, sinh viên. Sàigòn có các khoá thần học giáo dân, tuy nhiên thành phần tham dự chủ yếu là các nữ tu.
- Giai đoạn 1975-1993: Việc Dạy giáo lý bị co cụm, chỉ duy trì giáo lý để chuẩn bị cho Xưng Tội Rước Lễ và Thêm Sức. Vẫn dùng Giáo lý Tân Định.
- Giai đoạn từ 1993 đến nay: Có sự phát triển để phù hợp tình hình mới.
. Giáo lý theo tuổi, mở rộng nhiều cấp
. Ngoài Chương trình Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý của Sàigòn, các giáo phận thuộc Tổng Giáo phận Sàigòn còn dùng nhiều bộ giáo lý khác như Chương trình Giáo lý Phổ Thông của Nha Trang với sự thích nghi cho phù hợp.
. Có nỗ lực đào tạo Giáo lý viên do số Giáo lý viên tăng nhanh do chuyển sang chương trình giáo lý theo lứa tuổi.
. Tăng cường các môi trường giáo lý, các phong trào Thanh thiếu nhi, chẳng hạn Thiếu nhi Thánh Thể. Đôi khi các đoàn thể và sinh hoạt lấn sân chương trình giáo lý.
+ Một vài nhận định
Từ các đúc kết hội thảo của ba Giáo tỉnh, chúng con có một số nhận định chung như sau:
a. Trước năm 1975: hoạt động giáo lý tại miền Bắc tương đối là khó khăn. Tại miền Nam có các trường Công giáo nên có song song hai môi trường dạy giáo lý: tại giáo xứ và tại các trường Công giáo.
b. Từ 1975-1993: hoạt động giáo lý có nhiều khó khăn. Tại miền Nam chỉ còn giáo lý ở giáo xứ. Thủ bản ở miền Bắc hầu hết là sách kinh bổn. Tại miền Nam chủ yếu là quyển sách giáo lý Tân Định. Quyển giáo lý này có một tầm ảnh hưởng khá lâu dài trong việc dạy giáo lý cho đến nay.
c. Hoạt động giáo lý bắt đầu khởi sắc với việc biên soạn các bộ giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Giáo lý Sàigòn, Giáo lý Phổ Thông Nha Trang, Giáo lý Phan Thiết v.v... cũng như tổ chức công việc dạy giáo lý có nề nếp và quy củ hơn. Sở dĩ có sự khởi sắc này là do tình hình xã hội có chuyển biến thuận tiện hơn, và nhất là sự ra đời của các văn kiện Toà Thánh về mục vụ Huấn giáo, trong đó phải kể đến Tông huấn về Dạy Giáo lý của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo năm 1992.
d. Trong hoạt động giáo lý, đã có sự chia sẻ nhân lực, tài lực, kinh nghiệm giữa các giáo phận và các dòng tu, chẳng hạn như trong lãnh vực thủ bản giáo lý, đào tạo Giáo lý viên v.v...
2. Đề tài 2:
Định hướng cho công cuộc Dạy và học Giáo lý của Hội Thánh Việt nam trong giai đoạn sắp tới, cũng như các hình thức hợp tác chung và đào tạo Giáo lý viên.
1. Về Phương hướng đào tạo người Kitô hữu Việt Nam trong giai đoạn sắp tới:
- Cần chú ý hơn đến nền tảng nhân bản, đào tạo nhân sinh quan Kitô giáo.
- Chú ý đào tạo đức tin vươn tới mức trưởng thành, sống đức tin và truyền giáo trong bối cảnh xã hội và kinh tế cụ thể (giáo lý nhập thể và nhập thế)
- Giáo dục đức tin ngay trong gia đình, hướng đến giáo dục đức tin ở môi trường học đường.
- Tìm kinh phí cho hoạt động giáo lý, cách riêng là cho việc đào tạo Giáo lý viên.
2. Về những hình thức cộng tác với nhau trong hoạt động Giáo lý:
- Ban Giáo lý của mỗi Giáo tỉnh, nhất là miền Bắc cần có sinh hoạt thường kỳ để phối hợp hành động và liên lạc với Ban Giáo lý của các Giáo tỉnh khác.
- Trao đổi về nhân sự và tài liệu giữa các Giáo phận, nâng đỡ nhau về tài chánh nếu có điều kiện.
- Các Hội dòng tham gia vào việc huấn luyện, đào tạo và biên soạn tài liệu cho việc dạy Giáo lý.
- Hoàn chỉnh quyển Giáo lý Công giáo (Hỏi thưa) năm 1995 của Tiểu ban Giáo lý (do Đức cha Nghi) làm tài liệu chuẩn. Tuỳ tình hình cụ thể của địa phương mình, mỗi giáo phận sẽ thích nghi và áp dụng tài liệu này vào chương trình Giáo lý của mình.
- Phân công biên soạn các tài liệu đào tạo Giáo lý viên theo chương trình chung toàn quốc.
3. Về đào tạo Giáo lý viên
- Hình thành trường đào tạo Giáo lý viên hay Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo phận, tiến đến trường hoặc Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo tỉnh và toàn quốc.
- Nội dung đào tạo: xây dựng một lược đồ về một chương trình chung cho toàn quốc, có mô hình đào tạo mẫu.
- Thành lập những Ban Huấn luyện hoặc đội ngũ giảng dạy để phục vụ tại trung tâm đào tạo hoặc giảng dạy lưu động.
- Hình thành quỹ đào tạo chung để có thể hỗ trợ việc đào tạo Giáo lý viên tại các Giáo phận khó khăn hơn trong Giáo tỉnh.
C. MỘT SỐ THAM LUẬN
Đại hội cũng đã nghe một số tham luận và chia sẻ trong hai buổi đúc kết hội thảo
1. Tham luận của cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc, chia sẻ về việc ra đời của bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. “Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, thành quả lại cao nhất”.
2. Tham luận của cha Antôn Trần Văn Trường về Dạy Giáo lý là gì? Chương trình dạy Giáo lý đầy đủ. Đề nghị chi tiết về Chương trình Giáo lý Phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12.
3. Tham luận của cha Phêrô Võ Tá Khánh: đề nghị Đại hội quan tâm đến 2 cuốn Giáo lý hỏi thưa 1995 của Đức cha Nghi (Tiểu ban Giáo lý của Hội Đồng Giám Mục) và cuốn “Theo chân Chúa Giêsu”. Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin và Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn tán thành ý kiến trên.
4. Tham luận của Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên với việc dạy Giáo lý qua 3 bước: Cựu Ước và Chúa Cha – Các sách Tin Mừng và Chúa Con – Sách Công vụ Tông Đồ và Chúa Thánh Thần.
5. Tham luận của cha Pierre Nguyễn Chí Thiết mời gọi sự tham gia cộng tác vào công việc biên soạn Từ điển Từ vựng Kitô giáo.
D. TỔ CHỨC CỦA BAN GIÁO LÝ TOÀN QUỐC
Theo nội quy tạm thời của Ban Giáo lý Toàn quốc đã được Đại hội bàn bạc và thông qua một phần, Đại hội đã cơ cấu nhân sự vào Thường vụ Ban Giáo lý Toàn quốc và đã được Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin chuẩn nhận như sau:
l Ban giáo lý các giáo tỉnh:
1. Giáo tỉnh Hà Nội
- Trưởng ban: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
- Phó ban: Cha Gioan B. Nguyễn Văn Nhàn (Hưng Hoá)
- Thư ký: Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý (Hà Nội)
2. Giáo tỉnh Huế
- Trưởng ban: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
- Phó ban: Cha Phanxicô X. Nguyễn Hoàng Hải (Huế)
- Thư ký: Cha Giuse Lê Kim Ánh (Qui Nhơn)
3. Giáo tỉnh Sàigòn
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
- Phó ban: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
- Thư ký: Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Việt (Vĩnh Long)
l Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc:
Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
Phó ban: Cha Phêrô Lê Văn Ninh (Nha Trang)
Thư ký: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
Uỷ viên: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
Uỷ viên: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
Kết
50 năm Dạy Giáo lý, 50 năm giáo dục đức tin, 50 năm đào tạo Kitô hữu là một chặng đường dài, được xây dựng bởi nhiều thế hệ, nhiều con tim khối óc với bao công sức, mồ hôi và cả máu, nước mắt của mọi thành phần dân Chúa tại quê hương việt Nam.
Chúng con cùng nhìn lại để trân trọng thành quả của quá khứ, để cảm tạ bàn tay dẫn dắt yêu thương của Thiên Chúa và để mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn trong hành trình sắp tới.
Chúng con tin tưởng rằng qua lời bầu cử của Đức Maria, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng con thực hiện tốt đẹp các nghị quyết của Đại hội Giáo lý lần thứ hai này. Như vậy, mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và làm cho mọi người nên môn đệ của Thầy Giêsu sẽ được hợp nhất trong sự đa dạng và đem lại nhiều thành quả tích cực hơn nữa.
Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ban Giáo Lý Toàn Quốc
TƯỜNG TRÌNH ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI TẠI MỸ THO
Mỹ Tho, ngày 06 tháng 11 năm 2008
Trọng kính: Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN
Quý Hồng y
Quý Đức Cha
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Giáo lý Toàn quốc lần I, sau thời gian chuẩn bị, Ban Giáo lý thuộc Uỷ ban Giáo lý Đức tin đã tổ chức Đại hội Giáo lý toàn quốc lần II từ ngày 04 đến 06 tháng 11 năm 2008 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Mỹ Tho.
Xem hình ảnh
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn và qua lời bầu cử của Mẹ Maria, Đại hội đã diễn tiến tốt đẹp và đạt được một số kết quả. Ban Tổ chức chúng con xin kính trình quý Đức cha những nét lớn như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ ĐẠI HỘI
+ Chủ trì Đại hội: Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
+ Chủ toạ đoàn:
- Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin.
- Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục phó Giáo phận Cần Thơ.
- Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn.
- Cha Phêrô Hồ Bản Chánh, Tổng Đại diện Giáo phận Mỹ Tho.
- Cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc.
- Cha Pierre Nguyễn Chí Thiết, Tổ trưởng tổ Từ vựng Kitô giáo, Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
+ Tham sự viên: 127 người, gồm:
- Quý cha, quý thầy và quý nữ tu trong Ban Giáo lý của 22 Giáo phận trên toàn quốc;
- Quý tu sĩ nam nữ thuộc các Hội dòng: Thánh Phaolô tỉnh dòng Đà Nẵng, Thánh Phaolô tỉnh dòng Sàigòn, Thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, Nữ Tử Bác Ái, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Con Đức Mẹ Phù Hộ, Con Đức Mẹ Mân Côi, Chúa Quan Phòng, Đức Bà, Đức Bà Truyền Giáo, Mến Thánh Giá Chợ Quán, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Mến Thánh Giá Tân An, Mến Thánh Giá Nha Trang, Mến Thánh Giá Hà Nội, Mến Thánh Giá Quy Nhơn, Mến Thánh Giá Phan Thiết, Mến Thánh Giá Đà Lạt, Nữ Vương Hoà Bình, Khiết Tâm Đức Mẹ, Dòng Tên, Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Ngôi Lời, Lasan, Đa Minh, Salêdiêng Don Bosco, Bênêđictô.
- Quý cha thành viên Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin.
- Cha Gioan Lê Quang Việt, Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ
- Cha Phêrô Lê Tấn Bảo, Uỷ ban Phụng Tự.
- Ông Minh Tâm, Thánh nhạc
- Tổ MC: Cha Tiến Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế
- Tổ Thư ký: Cha Phaolô Trần Kỳ Minh, Giáo phận Mỹ Tho
Cha Phaolô Nguyễn Thành Sang, Giáo phận Mỹ Tho
Ô. Giuse Phạm Quốc Anh, Giáo phận Nha Trang
Ô. Antôn Phạm Đình Tú, Giáo phận Nha Trang.
Ngoài ra còn có:
- Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho và 15 thầy dự tu hỗ trợ các công tác in ấn, phục vụ...
- Nhóm hậu cần.
- Nhóm văn nghệ của hội dòng Phaolô Mỹ Tho.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỘI
A. Ngoài hai mảng lớn của nội dung là (1) Nhìn lại 50 năm dạy Giáo lý tại Việt Nam và (2) Định hướng cho công cuộc dạy và học Giáo lý sắp tới, chúng con còn có một số hoạt động:
1. Bài khai mạc của Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin về ý nghĩa của kỳ Đại hội, trong đó Đức cha nhấn mạnh các điểm:
- Đẩy mạnh việc giáo dục Kitô giáo
- Nhấn mạnh ý nghĩa của huấn giáo: Làm cho mọi người trở nên người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
- Lưu tâm hơn nữa đến việc hội nhập văn hoá
- “Hãy vào làm vườn nho cho Ta”: Tập trung nhân lực, phối hợp nỗ lực của mọi thành phần Dân Chúa từ mọi miền trên đất nước.
- Đưa Lời Chúa vào huấn giáo.
2. Cha Trưởng ban Ban Giáo lý của Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin tường trình hoạt động 2 năm qua.
+ Những việc đã làm được:
. Từ đề nghị có một năm giáo lý, HĐGM Việt Nam đã ra thư chung về Giáo dục Kitô giáo;
. Đã nhấn mạnh hơn đến việc đưa mục vụ huấn giáo vào chương trình đào tạo tại các Đại Chủng viện;
. Hai Ban Giáo lý Giáo tỉnh Huế và nhất là Sàigòn đã đi vào những việc làm cụ thể. Chẳng hạn: hoàn chỉnh bản dịch quyển “Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý” năm 1997 của Thánh bộ Giáo sĩ; Biên soạn các giáo trình đào tạo Giáo lý viên;
. Đã dịch và xuất bản quyển Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Đang hoàn chỉnh bản dịch sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo.
+ Những việc chưa làm được:
. Ban Giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội chưa hoạt động;
. Chưa soạn thủ bản Giáo lý chung cho Hội Thánh Việt Nam từ sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo;
. Chưa soạn được Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý cho Hội Thánh Việt Nam.
3. Bài nói của Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn về ý nghĩa và hướng tổ chức Năm thánh 2010.
- Mục đích: để kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam và đánh dấu cột mốc quan trọng đối với lịch sử Hội Thánh Việt Nam.
- Những việc cụ thể: Biên soạn quyển Kỷ yếu 50 năm lịch sử Hội Thánh Việt Nam. Quyển Kỷ yếu này sẽ phải hoàn thành trước ngày khai mạc năm thánh: 24.11.2009. 16 Uỷ ban trực thuộc Hội Đồng Giám mục, mỗi Uỷ ban sẽ cho biết những hoạt động trong lãnh vực của mình 50 năm qua cùng với những nhận định và định hướng hoạt động cho tương lai.
- Riêng Uỷ ban Giáo lý Đức Tin sẽ dựa trên “Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ” soạn một tài liệu để giáo dân học hỏi.
4. Góp ý hoàn chỉnh dự thảo Nội quy Ban Giáo lý Toàn quốc.
Đại hội quyết định trao cho Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc soạn thảo một bản nội qui hoàn chỉnh để Ban Giáo Lý các giáo tỉnh góp ý.
B. TÓM LƯỢC HAI ĐỀ TÀI HỘI THẢO CỦA ĐẠI HỘI
1. Đề tài 1: Nhìn lại công cuộc Dạy Giáo lý tại Việt Nam 50 năm qua
+ Giáo tỉnh Hà Nội:
- Giai đoạn 1960-1975: rất nhiều khó khăn thử thách, ngay đối với các linh mục, ví dụ việc đi lại, ảnh hưởng nặng nề đến việc dạy và học giáo lý.
Đức tin được duy trì bằng giáo lý hỏi-thưa đơn giản. Học giáo lý trong Mùa Chay và thi trong dịp lễ Phục sinh.
- Giai đoạn 1975-1993: Khởi sắc hơn vì có đào tạo Giáo lý viên, gởi Giáo lý viên vào miền Nam để học tập và mô phỏng các phương pháp đào tạo.
- Giai đoạn 1993 đến nay: Tổ chức dạy giáo lý dễ dàng hơn, có nơi cố gắng triển khai theo độ tuổi. Việc dạy giáo lý đã tương đối có hướng chung. Tổ chức thi giáo lý có nơi cả ba thế hệ trong gia đình (ông bà, cha mẹ, con cái) tham gia. Khó khăn nhất vẫn là việc đào tạo Giáo lý viên vì tình hình Giáo lý viên luôn biến động.
Tài liệu giáo lý Giáo tỉnh Hà Nội đang dùng đa số là của Chương trình Giáo lý Phổ thông của Nha Trang và Bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. Một số nơi có chế biến, mô phỏng hay kết hợp cả hai bộ trên để thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của vùng mình còn rất nhiều khó khăn vì thiếu linh mục.
+ Giáo tỉnh Huế:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý được chú ý tuy nhiều nơi không thống nhất, thậm chí trong Giáo phận, việc dạy Giáo lý như thế nào là tùy giáo xứ, tuỳ người phụ trách và thường không chuyên sâu, mở rộng. Ví dụ: Chỉ dựa Bổn Đồng Ấu, Giáo lý Tân Định. Bắt đầu xuất hiện Bộ Giáo lý Đà Nẵng (của Cha Antôn Trần Văn Trường) dùng cho các trường tư thục Công giáo tại Đà Nẵng và một số nơi.
- Giai đoạn 1975-1993: hoạt động giáo lý bị trầm lắng vì hoàn cảnh xã hội. Không còn các trường Công giáo nên Giáo lý chỉ tập trung trong phạm vi giáo xứ.
- Giai đoạn 1993 đến nay: tạm thời có cơ cấu thống nhất. Việc dạy giáo lý mở rộng đến nhiều đối tượng như thanh niên, người trưởng thành...
. Tài liệu sử dụng: Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Ttrang, Chương trình Giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý Giáo phận Sàigòn, Chương trình Giáo lý Quy nhơn (trên cơ sở Chương trình Giáo lý Phổ thông Nha Trang)
. Dịch các sách giáo lý và đào tạo Giáo lý viên cho các dân tộc thiểu số.
. Về việc huấn luyện Giáo lý viên: dần dần có quy trình rõ rệt, từ việc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho đến việc nâng cấp đào tạo nền thần học giáo dân cho Giáo lý viên.
. Riêng Giáo phận Kontum nổi bật việc đào tạo các giáo phu cho các dân tộc thiểu số.
+ Giáo tỉnh Sàigòn:
- Giai đoạn trước 1975: việc dạy Giáo lý chưa có đường lối chung. Giáo lý viên chủ yếu là các linh mục, tu sĩ và một số giáo dân (là cựu tu sĩ, tu sinh). Thủ bản chính để dạy là quyển giáo lý hỏi thưa Tân Định.
Trong giai đoạn này, Giáo phận Long Xuyên có chương trình giáo lý cho các học sinh cấp 3, sinh viên. Sàigòn có các khoá thần học giáo dân, tuy nhiên thành phần tham dự chủ yếu là các nữ tu.
- Giai đoạn 1975-1993: Việc Dạy giáo lý bị co cụm, chỉ duy trì giáo lý để chuẩn bị cho Xưng Tội Rước Lễ và Thêm Sức. Vẫn dùng Giáo lý Tân Định.
- Giai đoạn từ 1993 đến nay: Có sự phát triển để phù hợp tình hình mới.
. Giáo lý theo tuổi, mở rộng nhiều cấp
. Ngoài Chương trình Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc, Chương trình Giáo lý của Sàigòn, các giáo phận thuộc Tổng Giáo phận Sàigòn còn dùng nhiều bộ giáo lý khác như Chương trình Giáo lý Phổ Thông của Nha Trang với sự thích nghi cho phù hợp.
. Có nỗ lực đào tạo Giáo lý viên do số Giáo lý viên tăng nhanh do chuyển sang chương trình giáo lý theo lứa tuổi.
. Tăng cường các môi trường giáo lý, các phong trào Thanh thiếu nhi, chẳng hạn Thiếu nhi Thánh Thể. Đôi khi các đoàn thể và sinh hoạt lấn sân chương trình giáo lý.
+ Một vài nhận định
Từ các đúc kết hội thảo của ba Giáo tỉnh, chúng con có một số nhận định chung như sau:
a. Trước năm 1975: hoạt động giáo lý tại miền Bắc tương đối là khó khăn. Tại miền Nam có các trường Công giáo nên có song song hai môi trường dạy giáo lý: tại giáo xứ và tại các trường Công giáo.
b. Từ 1975-1993: hoạt động giáo lý có nhiều khó khăn. Tại miền Nam chỉ còn giáo lý ở giáo xứ. Thủ bản ở miền Bắc hầu hết là sách kinh bổn. Tại miền Nam chủ yếu là quyển sách giáo lý Tân Định. Quyển giáo lý này có một tầm ảnh hưởng khá lâu dài trong việc dạy giáo lý cho đến nay.
c. Hoạt động giáo lý bắt đầu khởi sắc với việc biên soạn các bộ giáo lý Hồng Ân Xuân Lộc, Giáo lý Sàigòn, Giáo lý Phổ Thông Nha Trang, Giáo lý Phan Thiết v.v... cũng như tổ chức công việc dạy giáo lý có nề nếp và quy củ hơn. Sở dĩ có sự khởi sắc này là do tình hình xã hội có chuyển biến thuận tiện hơn, và nhất là sự ra đời của các văn kiện Toà Thánh về mục vụ Huấn giáo, trong đó phải kể đến Tông huấn về Dạy Giáo lý của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo năm 1992.
d. Trong hoạt động giáo lý, đã có sự chia sẻ nhân lực, tài lực, kinh nghiệm giữa các giáo phận và các dòng tu, chẳng hạn như trong lãnh vực thủ bản giáo lý, đào tạo Giáo lý viên v.v...
2. Đề tài 2:
Định hướng cho công cuộc Dạy và học Giáo lý của Hội Thánh Việt nam trong giai đoạn sắp tới, cũng như các hình thức hợp tác chung và đào tạo Giáo lý viên.
1. Về Phương hướng đào tạo người Kitô hữu Việt Nam trong giai đoạn sắp tới:
- Cần chú ý hơn đến nền tảng nhân bản, đào tạo nhân sinh quan Kitô giáo.
- Chú ý đào tạo đức tin vươn tới mức trưởng thành, sống đức tin và truyền giáo trong bối cảnh xã hội và kinh tế cụ thể (giáo lý nhập thể và nhập thế)
- Giáo dục đức tin ngay trong gia đình, hướng đến giáo dục đức tin ở môi trường học đường.
- Tìm kinh phí cho hoạt động giáo lý, cách riêng là cho việc đào tạo Giáo lý viên.
2. Về những hình thức cộng tác với nhau trong hoạt động Giáo lý:
- Ban Giáo lý của mỗi Giáo tỉnh, nhất là miền Bắc cần có sinh hoạt thường kỳ để phối hợp hành động và liên lạc với Ban Giáo lý của các Giáo tỉnh khác.
- Trao đổi về nhân sự và tài liệu giữa các Giáo phận, nâng đỡ nhau về tài chánh nếu có điều kiện.
- Các Hội dòng tham gia vào việc huấn luyện, đào tạo và biên soạn tài liệu cho việc dạy Giáo lý.
- Hoàn chỉnh quyển Giáo lý Công giáo (Hỏi thưa) năm 1995 của Tiểu ban Giáo lý (do Đức cha Nghi) làm tài liệu chuẩn. Tuỳ tình hình cụ thể của địa phương mình, mỗi giáo phận sẽ thích nghi và áp dụng tài liệu này vào chương trình Giáo lý của mình.
- Phân công biên soạn các tài liệu đào tạo Giáo lý viên theo chương trình chung toàn quốc.
3. Về đào tạo Giáo lý viên
- Hình thành trường đào tạo Giáo lý viên hay Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo phận, tiến đến trường hoặc Trung tâm đào tạo Giáo lý viên cấp Giáo tỉnh và toàn quốc.
- Nội dung đào tạo: xây dựng một lược đồ về một chương trình chung cho toàn quốc, có mô hình đào tạo mẫu.
- Thành lập những Ban Huấn luyện hoặc đội ngũ giảng dạy để phục vụ tại trung tâm đào tạo hoặc giảng dạy lưu động.
- Hình thành quỹ đào tạo chung để có thể hỗ trợ việc đào tạo Giáo lý viên tại các Giáo phận khó khăn hơn trong Giáo tỉnh.
C. MỘT SỐ THAM LUẬN
Đại hội cũng đã nghe một số tham luận và chia sẻ trong hai buổi đúc kết hội thảo
1. Tham luận của cha Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc, chia sẻ về việc ra đời của bộ Giáo lý Hồng Ân của Xuân Lộc. “Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, thành quả lại cao nhất”.
2. Tham luận của cha Antôn Trần Văn Trường về Dạy Giáo lý là gì? Chương trình dạy Giáo lý đầy đủ. Đề nghị chi tiết về Chương trình Giáo lý Phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12.
3. Tham luận của cha Phêrô Võ Tá Khánh: đề nghị Đại hội quan tâm đến 2 cuốn Giáo lý hỏi thưa 1995 của Đức cha Nghi (Tiểu ban Giáo lý của Hội Đồng Giám Mục) và cuốn “Theo chân Chúa Giêsu”. Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Giáo lý Đức Tin và Đức cha Phêrô Phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn tán thành ý kiến trên.
4. Tham luận của Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên với việc dạy Giáo lý qua 3 bước: Cựu Ước và Chúa Cha – Các sách Tin Mừng và Chúa Con – Sách Công vụ Tông Đồ và Chúa Thánh Thần.
5. Tham luận của cha Pierre Nguyễn Chí Thiết mời gọi sự tham gia cộng tác vào công việc biên soạn Từ điển Từ vựng Kitô giáo.
D. TỔ CHỨC CỦA BAN GIÁO LÝ TOÀN QUỐC
Theo nội quy tạm thời của Ban Giáo lý Toàn quốc đã được Đại hội bàn bạc và thông qua một phần, Đại hội đã cơ cấu nhân sự vào Thường vụ Ban Giáo lý Toàn quốc và đã được Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin chuẩn nhận như sau:
l Ban giáo lý các giáo tỉnh:
1. Giáo tỉnh Hà Nội
- Trưởng ban: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
- Phó ban: Cha Gioan B. Nguyễn Văn Nhàn (Hưng Hoá)
- Thư ký: Cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý (Hà Nội)
2. Giáo tỉnh Huế
- Trưởng ban: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
- Phó ban: Cha Phanxicô X. Nguyễn Hoàng Hải (Huế)
- Thư ký: Cha Giuse Lê Kim Ánh (Qui Nhơn)
3. Giáo tỉnh Sàigòn
- Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
- Phó ban: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
- Thư ký: Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Việt (Vĩnh Long)
l Thường vụ Ban Giáo Lý Toàn Quốc:
Trưởng ban: Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền (Sàigòn)
Phó ban: Cha Phêrô Lê Văn Ninh (Nha Trang)
Thư ký: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (Phan Thiết)
Uỷ viên: Cha Vinh Sơn Đỗ Văn Hoàng (Bùi Chu)
Uỷ viên: Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu (Ban Mê Thuột)
Kết
50 năm Dạy Giáo lý, 50 năm giáo dục đức tin, 50 năm đào tạo Kitô hữu là một chặng đường dài, được xây dựng bởi nhiều thế hệ, nhiều con tim khối óc với bao công sức, mồ hôi và cả máu, nước mắt của mọi thành phần dân Chúa tại quê hương việt Nam.
Chúng con cùng nhìn lại để trân trọng thành quả của quá khứ, để cảm tạ bàn tay dẫn dắt yêu thương của Thiên Chúa và để mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn trong hành trình sắp tới.
Chúng con tin tưởng rằng qua lời bầu cử của Đức Maria, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng con thực hiện tốt đẹp các nghị quyết của Đại hội Giáo lý lần thứ hai này. Như vậy, mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và làm cho mọi người nên môn đệ của Thầy Giêsu sẽ được hợp nhất trong sự đa dạng và đem lại nhiều thành quả tích cực hơn nữa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Linh mục và Giáo dân Giáo xứ An Bằng bị làm khó dễ và bị đàn áp
Phóng viên FNA
12:24 11/11/2008
Linh mục và Giáo dân Giáo xứ An Bằng bị làm khó dễ và bị đàn áp
I- Ký sự của Linh mục Quản xứ Nguyễn Hữu Giải
• 18-10-2008: Đài phát thanh của xã Vinh An vẫn ra rả khủng bố nhân dân toàn xã qua những loa phóng thanh loại không dây, mới toanh, cực mạnh, dựng lên khắp xã. Ban chiều, anh Phạm Xuân Tấn, một ngư dân nhà ở cận kề đài lễ, bị “làm việc” lại với công an huyện (tức bị thẩm vấn). Huyện cho biết sẽ tiếp tục mời từng người “làm việc”.
Cán bộ văn thư của xã chuyển thư rơi (thư nặc danh) tới nhiều giáo dân, cảnh báo giáo dân đừng mắc mưu linh mục Giải, hô hào đổ máu vì đô-la (“sau vụ giáo xứ An Truyền bỏ túi 30.000 USD, vụ giáo xứ Phường Tây 10.000 USD” !?!)
• 20-10-08: Đài truyền hình Thừa Thiên-Huế buổi tối chiếu cảnh một số người dân “kết án giáp An Bắc, giáo xứ An Bằng, linh mục quản xứ chiếm đất rừng phòng hộ biển, vi phạm pháp luật”.
Thời gian này, một số giáo dân giáo xứ Vinh Hòa, Phường Tây thuộc huyện Phú Lộc cũng như giáo xứ Hà Úc, Hà Thanh thuộc huyện Phú Vang bị cán bộ thăm viếng vận động đừng về giáo xứ An Bằng khi nhà nước tháo dỡ Thánh giá!
• 22-10-08: Cảnh sát giao thông huyện xã (chính quy và bán chính quy) kiểm soát chặt chẽ các ngõ hẻm làng An Bằng.
• 23-10-08: Giáo dân cầu nguyện tại đài Thánh giá bị cán bộ canh gác ghi số xe.
• 24-10-08: Cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện, xã thăm ông Văn Đình Trung, ông Lê Văn Lượng, vận động tháo dỡ Thánh giá và bàn thờ.
• 26-10-08: Tại đài lễ, bộ đội dựng thêm một trại lớn, kiên cố, thêm giường, để canh phòng.
• 27-10-08: Cán bộ văn thư chuyển thư rơi thứ hai đến nhiều giáo dân. Thư khá dài với đề tựa “Vì sao cha Giải muốn đổ máu ở giáp An Bắc?” Thư chứng minh tôi (linh mục Nguyễn Hữu Giải) sai về pháp lý mà cứ cho là đúng và hô hào bảo vệ Thánh giá bằng máu.
Kết thư: “Cùng chờ xem cha Giải sẽ xài tiền và máu của bà con giáo dân An Bắc như thế nào để làm xấu danh Chúa. Có lẽ đã đến lúc Hội thánh phải xem xét mà đào tạo lại những vị có tư duy thiển cận và cổ hủ như cha Giải” (!?!)
• 29-10-08: Loa đài vẫn tiếp tục tuyên truyền và kết án giáo xứ và linh mục quản xứ là lực lượng thù địch lợi dụng, chia rẽ, không thượng tôn pháp luật!
Chiều, anh cán bộ văn thư xã chuyển thư rơi cho tôi. Được biết nhiều linh mục và giáo dân trong vùng cũng nhận được thư này.
• 30-10-08: Loa đài tố tôi làm mất an ninh trật tự làng xã, “đi ngược đường lối mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam là sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc, tốt đời đẹp đạo”.
• 31-10-08: Ba công an tỉnh (2 nữ 1 nam) đến gặp nữ tu Luxia Phạm Thị Hương, phụ trách nhà nữ tu An Bằng, khuyên đừng lên đài lễ, ở nhà cầu nguyện tiện hơn.
Chị Hương trả lời: “Lý tưởng đời tận hiến là cùng thân phận với người dân. Vui buồn sướng khổ của họ, chúng tôi cùng chia sẻ. Nhà chúng tôi ở thuộc giáp An Bắc. Khi có sự cố, họ lên đài Thánh giá, chúng tôi cùng lên với họ”.
Trong tuần này, cán bộ MTTQ huyện đến thăm linh mục Phaolô Nguyễn Luận, quản xứ Hà Úc, xã Vinh An (một giáo xứ bạn của An Bằng). Ngài phản đối nội dung thư rơi vì nó mang tính cách vu khống, xuyên tạc, lên án, bôi nhọ. Đáp lại những lời vận động đừng đến giáo xứ An Bằng khi nhà nước tháo dỡ Thánh giá, ngài nói rõ: “Giáo xứ Hà Úc là mẹ sinh ra giáo xứ An Bằng, giáo dân hai giáo xứ bà con mật thiết, linh mục quản xứ An Bằng là thầy giáo và niên trưởng của tôi, làm sao giáo dân Hà Úc không có mặt được!”
• 01-11-08: công an huyện tới thăm ông Nguyễn Thanh Ngôn, cựu thư ký Hội đồng giáo xứ. Ông Ngôn phàn nàn: Bầu không khí làng xã, giáo xứ hiện nay rất hoang mang, ngột ngạt! Công an cán bộ huyện xã ngày ngày lui tới khắp nơi, kiểm soát giao thông, dò hỏi các gia đình giáo dân, đêm đêm soát hộ khẩu. Loa đài sáng trưa chiều tối rộn ràng, đinh tai nhức óc, lâu nay chưa bao giờ có!!!
Công an huyện thăm hai ông bà cao niên Văn Xề ở giáp An Mỹ. Bà cảnh cáo anh công an khi anh vận động đừng lên đài Thánh giá An Bắc:
- Anh có con cái chưa?
- Có rồi.
- Coi chừng! Lời nói xúc phạm Thánh giá để lại hậu quả cho con cái đó!
Phóng viên đài truyền hình tới nhà ông Đào Tấn Kỷ phỏng vấn và ghi hình. Ông khẳng định việc xây dựng Thánh giá và bàn thờ của giáp An Bắc là đúng. Anh phóng viên hỏi: nếu nhà nước cấp cho một thửa đất khác, có chấp thuận di dời không? Ông đáp: với điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thờ phượng của giáp và không thu hồi đất có chủ tư gia để cấp!
Những ngày này, cán bộ gợi ý giáo xứ làm đơn xin cấp đất để làm đài lễ. Chúng tôi luôn trả lời không làm đơn xin. Nếu vì công ích thực sự thì chấp thuận chuyển đổi đất.
• 02-11-08: Sáng, xe đài truyền hình thu hình giáo dân từ nhà thờ ra về sau Thánh lễ Chúa nhật. Một vài bà dừng lại yêu cầu quay và nói đúng sự thật, đừng như lần trước tại đài lễ (quay gốc dương bị gió đánh gãy ở khu vườn bên cạnh rồi ghép lại với đài lễ để nói rằng giáo dân chặt phá rừng dương).
Gần trưa, anh Lê Tuấn, một ngư dân trẻ, nhà ở gần đài lễ, có việc phải đi xe gắn máy tới nhà bạn nằm về hướng nhà thờ. Anh bị công an xã huyện chận hỏi giấy tờ, dù hai bên quen biết nhau, dù anh đội mũ bảo hiểm nghiêm túc, dù là đường liên gia, bằng xi-măng, ít ai mang giấy tờ tùy thân. Anh xin về nhà lấy, không được. Thế là công an xã tước đoạt xe anh đem giam trong xã.
Loa đài vẫn ra rả tuyên truyền. Chiều nay ở nhà thờ khó cử hành việc thờ phượng Chúa. Loa quá to và quá rõ tiếng, phát từ 17g đến 18g40.
• 05-11-08: Công an cán bộ huyện xã tăng cường tại khu vực nhà thờ và tuyến đường từ xã vào nhà thờ. Một số dùng nhà một người dân trước cổng nhà thờ để canh gác trực diện ngày đêm.
Các linh mục đến thăm Giáo xứ An Bằng ngày 06-11-2008 (chụp tại đài lễ giáp An Bắc): Từ trái sang phải, hàng trước: Lm Trần Viết Viên, Lm Nguyễn Văn Hùng, Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Trần Thắng Thế, Lm Nguyễn Luận. Hàng sau: Lm Hoàng Minh Tuân, Lm Phạm Ngọc Hiệp, Lm Phan Phước, Lm Nguyễn Văn Cần, Lm Nguyễn Ngọc Hà.
II. Nhận định
Như ở Tòa Khâm sứ và xứ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội, tại giáo xứ An Bằng, Tổng giáo phận Huế, cũng đang diễn ra cùng một kịch bản. Để tước đoạt đất đai tài sản chính đáng của công dân (đây là tập thể tôn giáo), nhà cầm quyền CSVN trước hết viện vào khoản luật ăn cướp trá hình là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” (Hiến pháp điều 18. Thư rơi thứ hai viết: “Thửa đất nói trên là đất thuộc quyền quản lý của xã Vinh An. Từ sau 1975 đến nay, nhà nước quản lý toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam, xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai…”); hai là dùng mọi phương tiện truyền thông công cụ có trong tay để độc quyền xuyên tạc, vu khống các sở hữu chủ, đầu độc, lèo lái dư luận xã hội hướng về việc lên án; ba là dùng toàn bộ hệ thống công quyền tay sai (viên chức nhà nước, công an quân đội, các đoàn thể thuộc Mặt trận tổ quốc…) để sách nhiễu, hăm dọa, gây khốn không những cho cuộc sống của các sở hữu chủ mà nay trở thành nạn nhân bất hạnh (vì tội “có đất”) mà còn cho cuộc sống của những người lân cận với họ (trong làng xã) hay liên hệ với họ (trong bà con, bằng hữu…); bốn là chuẩn bị hồ sơ giả, chứng cứ giả để nếu cần thì hình sự hóa, chính trị hóa, tội phạm hóa sự phản đối bất công cách chính đáng của các nạn nhân, để vĩnh viễn bịt miệng lưỡi nhân dân bằng tòa án, trói chân tay nhân dân bằng nhà tù.
Sau khi ngọn lửa Tòa Khâm sứ, xứ Thái Hà cháy lên để đòi đốt thiêu chính sách cai trị đầy bất công, dối trá và tàn bạo của CSVN, nhiều ngọn lửa khác đã theo đó bùng cháy lại hay bùng cháy lên (mới nhất là lò lửa phẫn nộ của nhân dân Hà Nội và toàn dân Việt Nam đối với cách quản lý và hành xử của CS trong cơn hồng thủy đầu tháng 11 tại Thủ đô). Đa phần đang nhắm vào một trong những nền tảng quan trọng của Cộng sản là chế độ công hữu (thực chất là đảng hữu) đất đai, gây cho Cộng sản nhiều mối lo sợ bị mất quyền lực và quyền lợi. Thành thử họ đang điên cuồng tìm mọi cách dập tắt công lý và không ngại dùng những phương cách đê tiện, thô bỉ, phi pháp nhất để giành phần thắng về cho mình.
Xin Quý vị tiếp tục cầu nguyện và hỗ trợ cho Giáo xứ An Bằng, Giáo xứ Thái Hà, mọi Giáo Hội và mọi nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam đang bị đàn áp.
I- Ký sự của Linh mục Quản xứ Nguyễn Hữu Giải
• 18-10-2008: Đài phát thanh của xã Vinh An vẫn ra rả khủng bố nhân dân toàn xã qua những loa phóng thanh loại không dây, mới toanh, cực mạnh, dựng lên khắp xã. Ban chiều, anh Phạm Xuân Tấn, một ngư dân nhà ở cận kề đài lễ, bị “làm việc” lại với công an huyện (tức bị thẩm vấn). Huyện cho biết sẽ tiếp tục mời từng người “làm việc”.
Cán bộ văn thư của xã chuyển thư rơi (thư nặc danh) tới nhiều giáo dân, cảnh báo giáo dân đừng mắc mưu linh mục Giải, hô hào đổ máu vì đô-la (“sau vụ giáo xứ An Truyền bỏ túi 30.000 USD, vụ giáo xứ Phường Tây 10.000 USD” !?!)
Các lều trại của bộ đội quanh đài lễ để theo dõi giáo dân |
Thời gian này, một số giáo dân giáo xứ Vinh Hòa, Phường Tây thuộc huyện Phú Lộc cũng như giáo xứ Hà Úc, Hà Thanh thuộc huyện Phú Vang bị cán bộ thăm viếng vận động đừng về giáo xứ An Bằng khi nhà nước tháo dỡ Thánh giá!
• 22-10-08: Cảnh sát giao thông huyện xã (chính quy và bán chính quy) kiểm soát chặt chẽ các ngõ hẻm làng An Bằng.
• 23-10-08: Giáo dân cầu nguyện tại đài Thánh giá bị cán bộ canh gác ghi số xe.
• 24-10-08: Cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện, xã thăm ông Văn Đình Trung, ông Lê Văn Lượng, vận động tháo dỡ Thánh giá và bàn thờ.
• 26-10-08: Tại đài lễ, bộ đội dựng thêm một trại lớn, kiên cố, thêm giường, để canh phòng.
• 27-10-08: Cán bộ văn thư chuyển thư rơi thứ hai đến nhiều giáo dân. Thư khá dài với đề tựa “Vì sao cha Giải muốn đổ máu ở giáp An Bắc?” Thư chứng minh tôi (linh mục Nguyễn Hữu Giải) sai về pháp lý mà cứ cho là đúng và hô hào bảo vệ Thánh giá bằng máu.
Kết thư: “Cùng chờ xem cha Giải sẽ xài tiền và máu của bà con giáo dân An Bắc như thế nào để làm xấu danh Chúa. Có lẽ đã đến lúc Hội thánh phải xem xét mà đào tạo lại những vị có tư duy thiển cận và cổ hủ như cha Giải” (!?!)
• 29-10-08: Loa đài vẫn tiếp tục tuyên truyền và kết án giáo xứ và linh mục quản xứ là lực lượng thù địch lợi dụng, chia rẽ, không thượng tôn pháp luật!
Chiều, anh cán bộ văn thư xã chuyển thư rơi cho tôi. Được biết nhiều linh mục và giáo dân trong vùng cũng nhận được thư này.
• 30-10-08: Loa đài tố tôi làm mất an ninh trật tự làng xã, “đi ngược đường lối mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam là sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc, tốt đời đẹp đạo”.
• 31-10-08: Ba công an tỉnh (2 nữ 1 nam) đến gặp nữ tu Luxia Phạm Thị Hương, phụ trách nhà nữ tu An Bằng, khuyên đừng lên đài lễ, ở nhà cầu nguyện tiện hơn.
Chị Hương trả lời: “Lý tưởng đời tận hiến là cùng thân phận với người dân. Vui buồn sướng khổ của họ, chúng tôi cùng chia sẻ. Nhà chúng tôi ở thuộc giáp An Bắc. Khi có sự cố, họ lên đài Thánh giá, chúng tôi cùng lên với họ”.
Trong tuần này, cán bộ MTTQ huyện đến thăm linh mục Phaolô Nguyễn Luận, quản xứ Hà Úc, xã Vinh An (một giáo xứ bạn của An Bằng). Ngài phản đối nội dung thư rơi vì nó mang tính cách vu khống, xuyên tạc, lên án, bôi nhọ. Đáp lại những lời vận động đừng đến giáo xứ An Bằng khi nhà nước tháo dỡ Thánh giá, ngài nói rõ: “Giáo xứ Hà Úc là mẹ sinh ra giáo xứ An Bằng, giáo dân hai giáo xứ bà con mật thiết, linh mục quản xứ An Bằng là thầy giáo và niên trưởng của tôi, làm sao giáo dân Hà Úc không có mặt được!”
Lm Nguyễn Văn Cần, Lm Trần Viết Viên, Lm Nguyễn Luận tới thăm |
Công an huyện thăm hai ông bà cao niên Văn Xề ở giáp An Mỹ. Bà cảnh cáo anh công an khi anh vận động đừng lên đài Thánh giá An Bắc:
- Anh có con cái chưa?
- Có rồi.
- Coi chừng! Lời nói xúc phạm Thánh giá để lại hậu quả cho con cái đó!
Phóng viên đài truyền hình tới nhà ông Đào Tấn Kỷ phỏng vấn và ghi hình. Ông khẳng định việc xây dựng Thánh giá và bàn thờ của giáp An Bắc là đúng. Anh phóng viên hỏi: nếu nhà nước cấp cho một thửa đất khác, có chấp thuận di dời không? Ông đáp: với điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thờ phượng của giáp và không thu hồi đất có chủ tư gia để cấp!
Những ngày này, cán bộ gợi ý giáo xứ làm đơn xin cấp đất để làm đài lễ. Chúng tôi luôn trả lời không làm đơn xin. Nếu vì công ích thực sự thì chấp thuận chuyển đổi đất.
• 02-11-08: Sáng, xe đài truyền hình thu hình giáo dân từ nhà thờ ra về sau Thánh lễ Chúa nhật. Một vài bà dừng lại yêu cầu quay và nói đúng sự thật, đừng như lần trước tại đài lễ (quay gốc dương bị gió đánh gãy ở khu vườn bên cạnh rồi ghép lại với đài lễ để nói rằng giáo dân chặt phá rừng dương).
Gần trưa, anh Lê Tuấn, một ngư dân trẻ, nhà ở gần đài lễ, có việc phải đi xe gắn máy tới nhà bạn nằm về hướng nhà thờ. Anh bị công an xã huyện chận hỏi giấy tờ, dù hai bên quen biết nhau, dù anh đội mũ bảo hiểm nghiêm túc, dù là đường liên gia, bằng xi-măng, ít ai mang giấy tờ tùy thân. Anh xin về nhà lấy, không được. Thế là công an xã tước đoạt xe anh đem giam trong xã.
Loa đài vẫn ra rả tuyên truyền. Chiều nay ở nhà thờ khó cử hành việc thờ phượng Chúa. Loa quá to và quá rõ tiếng, phát từ 17g đến 18g40.
• 05-11-08: Công an cán bộ huyện xã tăng cường tại khu vực nhà thờ và tuyến đường từ xã vào nhà thờ. Một số dùng nhà một người dân trước cổng nhà thờ để canh gác trực diện ngày đêm.
Các linh mục bạn thuộc hạt Hương Phú và hạt Hải Vân đến thăm |
Các linh mục đến thăm Giáo xứ An Bằng ngày 06-11-2008 (chụp tại đài lễ giáp An Bắc): Từ trái sang phải, hàng trước: Lm Trần Viết Viên, Lm Nguyễn Văn Hùng, Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Trần Thắng Thế, Lm Nguyễn Luận. Hàng sau: Lm Hoàng Minh Tuân, Lm Phạm Ngọc Hiệp, Lm Phan Phước, Lm Nguyễn Văn Cần, Lm Nguyễn Ngọc Hà.
II. Nhận định
Như ở Tòa Khâm sứ và xứ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội, tại giáo xứ An Bằng, Tổng giáo phận Huế, cũng đang diễn ra cùng một kịch bản. Để tước đoạt đất đai tài sản chính đáng của công dân (đây là tập thể tôn giáo), nhà cầm quyền CSVN trước hết viện vào khoản luật ăn cướp trá hình là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” (Hiến pháp điều 18. Thư rơi thứ hai viết: “Thửa đất nói trên là đất thuộc quyền quản lý của xã Vinh An. Từ sau 1975 đến nay, nhà nước quản lý toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam, xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai…”); hai là dùng mọi phương tiện truyền thông công cụ có trong tay để độc quyền xuyên tạc, vu khống các sở hữu chủ, đầu độc, lèo lái dư luận xã hội hướng về việc lên án; ba là dùng toàn bộ hệ thống công quyền tay sai (viên chức nhà nước, công an quân đội, các đoàn thể thuộc Mặt trận tổ quốc…) để sách nhiễu, hăm dọa, gây khốn không những cho cuộc sống của các sở hữu chủ mà nay trở thành nạn nhân bất hạnh (vì tội “có đất”) mà còn cho cuộc sống của những người lân cận với họ (trong làng xã) hay liên hệ với họ (trong bà con, bằng hữu…); bốn là chuẩn bị hồ sơ giả, chứng cứ giả để nếu cần thì hình sự hóa, chính trị hóa, tội phạm hóa sự phản đối bất công cách chính đáng của các nạn nhân, để vĩnh viễn bịt miệng lưỡi nhân dân bằng tòa án, trói chân tay nhân dân bằng nhà tù.
Sau khi ngọn lửa Tòa Khâm sứ, xứ Thái Hà cháy lên để đòi đốt thiêu chính sách cai trị đầy bất công, dối trá và tàn bạo của CSVN, nhiều ngọn lửa khác đã theo đó bùng cháy lại hay bùng cháy lên (mới nhất là lò lửa phẫn nộ của nhân dân Hà Nội và toàn dân Việt Nam đối với cách quản lý và hành xử của CS trong cơn hồng thủy đầu tháng 11 tại Thủ đô). Đa phần đang nhắm vào một trong những nền tảng quan trọng của Cộng sản là chế độ công hữu (thực chất là đảng hữu) đất đai, gây cho Cộng sản nhiều mối lo sợ bị mất quyền lực và quyền lợi. Thành thử họ đang điên cuồng tìm mọi cách dập tắt công lý và không ngại dùng những phương cách đê tiện, thô bỉ, phi pháp nhất để giành phần thắng về cho mình.
Xin Quý vị tiếp tục cầu nguyện và hỗ trợ cho Giáo xứ An Bằng, Giáo xứ Thái Hà, mọi Giáo Hội và mọi nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam đang bị đàn áp.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Quan điểm triết học của I. Kant về sự nhận thức
Lm Nguyễn Hữu Thy
04:03 11/11/2008
Quan điểm triết học của I. Kant về sự nhận thức
Triết gia Immanuel Kant sống cách đây trên 200 năm (1724-1804). Tác phẩm chính của ông là cuốn «Kritik der reinen Vernunft» - (Phê bình lý trí thuần tuý), được xuất bản năm 1787. Tác phẩm «Phê bình lý trí thuần tuý» này chứa đựng toàn bộ khuynh hướng triết học của Kant mà người ta thường gọi là «Transzendentalphilosophie» - (Triết học tiên nghiệm; cũng có người dịch là Triết học siêu nghiệm). Nhưng nay khuynh hướng triết học đó của Kant hầu như không còn gì nữa ngoài ý tưởng về triết học tiên nghiệm.
Kant muốn đặt ra cho triết học một sứ mệnh mới và thiết lập tính chất khoa học của triết học một cách mới mẻ. Như thế, khác với khoa siêu hình học cũ, Kant đã không khởi đầu từ hữu thể, một thực tại hiện hữu độc lập với tính khả nhận thức của nó, nhưng sự tri thức được lãnh hội phải được minh chứng qua những điều kiện của sự nhận thức.
Triết gia Kant gọi nền triết học của ông là khúc quanh Kô-per-níc(1), và qua nền triết học đó ông đã muốn trình bày một quan điểm hoàn toàn mới mẻ trong tư duy về vũ trụ. Do đó trong sự diễn giải các tác phẩm của ông, tất cả đều thùy thuộc vào nhãn quan này. Bởi vì, Kant đã trình bày các tác phẩm của ông theo đúng với điều mà ông cho là triết học tiên nghiệm: «Tôi gọi tất cả những nhận thức tiên nghiệm là những nhận thức không có một chút gì liên quan tới các đối tượng cả, nhưng chỉ có liên quan tới cách nhận thức của chúng ta về đối tượng, miễn là cách nhận thức đó khả dĩ một cách tiên nghiệm.» (B25) Qua đó cương lĩnh triết học của Kant đã được xác minh.
Nơi Kant, vấn đề không còn là sự nhận thức các đối tượng, cho dù sự nhận thức này là một nhận thức thực tiễn (siêu hình học, thực nghiệm hay duy vật) hay một sự nhận thức thuần tuý duy tâm. Đối với Kant, sự nhận thức đối tượng là công việc của khoa học cá biệt. Thay vì đề cập tới chuyện đó, thì vấn đề được bàn đến ở đây là «cách nhận thức về đối tượng», hay như chính Kant nói: «điều kiện sự khả hữu (hợp lý)» của các đối tượng. Như vậy đối với Kant, điểm xuất phát không phải là đối tượng nhận thức đã được cấu thành theo một cách thức nhất định nào đó, nhưng là sự thẩm định phẩm chất giá trị (Geltungsqualifikation), tức những điều kiện làm cho sự tri thức trở thành sự tri thức có dẫn chứng (begründetes Wissen), nghĩa là sự tri thức hữu lý. Theo quan điểm Kant, triết học trở thành học thuyết về nguyên nhân cuối cùng của sự tri thức nói chung. Sự tri thức triết học là sự tri thức các nguyên lý, chứ không phải là sự tri thức các đối tượng.
Nhưng tại sao vấn đề giá trị của sự tri thức đối với Kant lại mang tính cách quyết định như thế? Kant cho rằng, là một «xì-căn-đan của triết học» khi nó còn quan tâm tìm hiểu về «thế giới ngoại cảnh bên ngoài», nghĩa là về thực tại, để biết nó độc lập với tư duy như thế nào. Dĩ nhiên, tư duy được nói đến ở đây không phải là tư duy của một cá nhân nào đó, nhưng là tư duy xét như là nguyên lý, tức cái tinh hoa hay cái nòng cốt làm điểm tựa cho những hình thức nhận thức, tức những hình thức được tìm gặp trong sự suy tư. Theo Kant, tự bản chất, hữu thể trong triết học thì bất khả tiếp cận.
Nếu bản chất hữu thể là như vậy, thì nó cần phải có một sự tự khẳng định riêng (Eigenbestimmtheit) đối diện với sự nhận thức. Tiếp đến, dĩ nhiên sự tư duy không còn có thể chắc chắn về những nhận thức của nó nữa, và không có thể tạo nên những nhận thức có giá trị như thế, bởi vì những điều kiện của tri thức thì tiên nghiệm đối với sự tư duy hay nói một cách khác: những điều kiện tư duy thì vượt ra ngoài sự tư duy. Vậy, theo Kant, chứng cớ của sự tri thức có giá trị chỉ có thể đi theo con đường khác ngược lại, tức sự tư duy xác định cái được gọi là «khách quan tính». Còn theo chính ngôn ngữ của Kant thì: «Trí năng không nhận lãnh các quy luật (tiên nghiệm) của nó từ thiên nhiên, nhưng chính trí nắng điều khiển thiên nhiên.»
Quan điểm này đem đến những hậu quả cho ý niệm về chân lý. Sự định nghĩa cổ điễn về chân lý được dựa theo lý thuyết thích đáng (Adäquationslehre), tức cho rằng chân lý là sự hoà điệu hay sự đồng thuận giữa sự nhận thức và đối tượng. Nhưng nếu như vấn đề không còn liên quan gì tới cái ở trong «thế giới bên ngoài», tức đối tượng nữa, thì sự thể sẽ ra sao? Và trong trường hợp này thì sự nhận thức có thể được dẫn vào trong sự hòa điệu hay sự đồng thuận bằng cái gì? Với những câu hỏi này, ý niệm trọng tâm về «phê bình lý trí thuần tuý» đã đạt tới đích, đó là: Sự phán đoán!
Trong chính trọng tâm của nó thì lý thuyết về giá trị là lý thuyết về sự phán đoán, và điều đó cho thấy triết gia Kant vẫn còn tắm gội trong dòng nước triết học Aristote, vì ông đã gọi sân khấu của nhận thức là sân khấu của phán đoán. Tuy nhiên, một điều quá minh bạch đối với Kant là chủ đề về triết học lý thuyết chỉ có thể là điều thuộc về lý thuyết phán đoán như là sân khấu của nhận thức và của tri thức. Và trong điểm này lại chứng minh cho thấy Kant đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng triết học của Aristote.
Kant hiểu rằng khoảnh khắc tiên nghiệm của sự chiêm ngưỡng và của ý niệm trước hết thuộc về lý thuyết phán đoán; và trong «sự phê bình» thì «tính thẩm mỹ tiên nghiệm» với lý thuyết về không gian và thời gian; cũng vậy, «luận lý tiên nghiệm» với sự suy diễn của nó về các phạm trù, thì tương hợp với những khoảnh khắc tiên nghiệm như thế. Bởi vì, trong sự phán đoán, vấn đề được đề cập tới là sự tương quan xác định giữa ý niệm về chủ thể và ý niệm về thuộc từ, ví dụ như trong câu «tờ giấy thì xanh» (CT là TT). Nói một cách triết học tiên nghiệm: Ý niệm về chủ thể thay thế vị trí sự khả bảo đảm chắc chắn, bởi vì người ta muốn cảm nghiệm được nhiều hơn nữa ý niệm về chủ thể qua một dãy các thuộc từ, và ý niệm về thuộc từ thay thế sự bảo đảm chắc chắn, bởi vì ý niệm về thuộc từ là ý niệm đã mang tính cách chắc chắn hơn. Điểm then chốt nơi Kant là sự khả bảo đảm chắc chắn về một cái gì đó thì không thể bất định một cách tuyệt đối được; nếu không, nó không phải là một số lượng lý thuyết và hoàn toàn trống rỗng, như trường hợp của hữu thể đối với Kant vậy. Chỉ có thể trở nên khả bảo đảm chắc chắn một điều tối thiểu đã được xác định trong không gian và thời gian qua sự thoả mãn được những điều kiện nhận thức. Như vậy, «hữu thể» ở đây trong sự bảo đảm chắc chắn của nó luôn luôn là «hữu thể thực hữu», thực hữu bởi những điều kiện nhận thức và thực hữu cho sự nhận thức tiếp theo. Dĩ nhiên, cái hữu thể thực hữu đó chắc chắn không được phát sinh do sự nhận thức, nhưng cái hữu thể thực hữu đa dạng thay thế cho tính ngẫu nhiên bất khả dụng trong sự nhận thức không do tư duy.
Trở lại sự thích đáng và vấn đề chân lý. Để tiến xa hơn nữa trong vấn đề này, Kant đã vượt ra khỏi luận lý học hình thức mà trong lãnh vực của nó bao gồm cả lý thuyết về sự phán đoán. Bởi vì luận lý hình thức chỉ có liên hệ với hình thức nhận thức và trừu xuất tất cả mọi nội dung ra. Nhưng khách quan tính được lý hội nhờ các phạm trù. Kant nêu lên mười hai cách thức phán đoán khả dĩ, tương đương với mười hai chức năng đồng nhất (phạm trù), tức những yếu tố cấu thành sự đồng nhất giữa ý niệm chủ thể và ý niệm thuộc từ. Mười hai phạm trù này là qui luật tối cao của luận cứ về khách quan tính.
Dĩ nhiên, người ta không được quan niệm tác phẩm «Phê bình lý trí thuần tuý» như một hệ thống tuyệt đối về lý trí, hay như một «Organon»(2), nhưng như là sự «phê bình» bao quát mở rộng, và do đó các khoa học sau thời đại Kant, như các khoa học về tinh thần, đã dễ dàng được hòa nhập. Nhưng một điểm có tính cách quyết định vẫn luôn là nguyên lý hợp nhất, một nguyên lý không những làm nhiệm vụ nguyên lý hợp nhất mười hai phạm trù, nhưng cả cho sự mở rộng của các phạm trù đó nữa. Đó chính là nguyên lý mà trong §16 Kant đã ghi nhận như sự hợp nhất thuộc về phép tổng hợp tối cao của sự trực cảm và như thế là của khách quan tính: «‘Bản ngã tư duy’ cần phải đi kèm tất cả những ý tưởng và quan niệm của tôi.» Tất cả những cái thực hữu trong chiêm ngưỡng và tất cả những cái được suy tưởng tới trong những ý niệm đều phải tùy thuộc sự hợp nhất hợp lý tối cao này của tư duy. Dĩ nhiên, «bản ngã tư duy» ở đây không muốn nói là «bản ngã» cá biệt của chúng ta, nhưng người ta có thể gọi đó là «cái nội tại sâu kín hợp lý», tức cái nòng cốt đồng nhất của sự tự khẳng định của tư duy.
Vậy, theo Kant, chân lý không phải là kết quả của sự đồng thuận giữa sự nhận thức và «thế giới bên ngoài», nhưng ở chỗ: tính xác thực của đối tượng thực tiễn trong quan niệm thuộc về không gian và thời gian và sự tự khẳng định của sự tư duy có chung cùng một nền tảng là các phạm trù. Và cái nền tảng chung là chức năng hợp nhất hợp lý của «bản ngã tư duy» như đã nói đến ở trên.
Bởi vì, trong sự nhận thức, Kant chỉ chấp nhận sự tham chiếu các ý niệm với sự chiêm ngưỡng, chứ không như nơi Hegel là tham chiếu các ý niệm với nhau, nên lý thuyết của Kant là một nền triết học về lý trí tối hậu. Tuy nhiên, Kant lại cho rằng người ta không thể sử dụng phương pháp đó trong việc nhận thức về Thiên Chúa một cách triết học được. Theo Kant, người ta không thể có cơ sở hợp lý rõ ràng để nhận thức được Thiên Chúa là gì, chẳng hạn như là đệ nhất nguyên nhân. Kant cho rằng vấn đề về Thiên Chúa cũng tựa như là một đại dương bao la mà người ta không có thuyền bè để đi lại trên đó. Qua đó Kant muốn «nhường chỗ cho đức tin», tức theo quan điểm của Kant thì trong vấn đề liên quan đến Thiên Chúa chỉ có đức tin là câu trả lời duy nhất. Trong định nghĩa lý thuyết của lý trí thực hành trong việc nhận thức về Thiên Chúa thì thế giá chủ quan của Thiên Chúa là điểm tựa duy nhất, hầu cho toàn diện những hành động tìm hiểu của chúng ta được hợp lý bền vững. Bởi vì, Kant muốn hoà giải lý tính của trí năng con người với sự trình bày về Thiên Chúa và sự bất tử của linh hồn con người như những thực tại.
Tuy nhiên, qua quan điểm của ông như thế về Thiên Chúa, Kant đã mặc nhiên tố cáo sự nghi ngờ của ông về sự hiện hữu của Thiên Chúa, mà có lẽ do áp lực của xã hội lúc bấy giơ, ông đã không dám công khai thừa nhận, nên ông phải nại đến tức tin. Trong khi đó, sự hiện hữu của Thiên Chúa còn có thể được chứng minh bởi những luận cứ hợp lý của trí năng, chứ không thuần tuý là công việc của đức tin mà thôi.
____________________
Chú thích
1. Nikolaus Kopernikus, 1473-1543, một nhà thiên văn học và toàn học. Ông đã khám phá ra thuyết nhật tâm, cho rằng mặt trời là trung tâm cho các hành tinh khác và đứng quay tại chỗ. Qua đó ông loại bỏ quan điểm từ trước tới nay vẫn cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ và mọi hành tinh đều quay chung quanh trái đất.
2. Organon: Luận lý toàn thư, một tác phẩm quan trọng của Aristote.
Triết gia Immanuel Kant sống cách đây trên 200 năm (1724-1804). Tác phẩm chính của ông là cuốn «Kritik der reinen Vernunft» - (Phê bình lý trí thuần tuý), được xuất bản năm 1787. Tác phẩm «Phê bình lý trí thuần tuý» này chứa đựng toàn bộ khuynh hướng triết học của Kant mà người ta thường gọi là «Transzendentalphilosophie» - (Triết học tiên nghiệm; cũng có người dịch là Triết học siêu nghiệm). Nhưng nay khuynh hướng triết học đó của Kant hầu như không còn gì nữa ngoài ý tưởng về triết học tiên nghiệm.
Kant muốn đặt ra cho triết học một sứ mệnh mới và thiết lập tính chất khoa học của triết học một cách mới mẻ. Như thế, khác với khoa siêu hình học cũ, Kant đã không khởi đầu từ hữu thể, một thực tại hiện hữu độc lập với tính khả nhận thức của nó, nhưng sự tri thức được lãnh hội phải được minh chứng qua những điều kiện của sự nhận thức.
Triết gia Kant gọi nền triết học của ông là khúc quanh Kô-per-níc(1), và qua nền triết học đó ông đã muốn trình bày một quan điểm hoàn toàn mới mẻ trong tư duy về vũ trụ. Do đó trong sự diễn giải các tác phẩm của ông, tất cả đều thùy thuộc vào nhãn quan này. Bởi vì, Kant đã trình bày các tác phẩm của ông theo đúng với điều mà ông cho là triết học tiên nghiệm: «Tôi gọi tất cả những nhận thức tiên nghiệm là những nhận thức không có một chút gì liên quan tới các đối tượng cả, nhưng chỉ có liên quan tới cách nhận thức của chúng ta về đối tượng, miễn là cách nhận thức đó khả dĩ một cách tiên nghiệm.» (B25) Qua đó cương lĩnh triết học của Kant đã được xác minh.
Nơi Kant, vấn đề không còn là sự nhận thức các đối tượng, cho dù sự nhận thức này là một nhận thức thực tiễn (siêu hình học, thực nghiệm hay duy vật) hay một sự nhận thức thuần tuý duy tâm. Đối với Kant, sự nhận thức đối tượng là công việc của khoa học cá biệt. Thay vì đề cập tới chuyện đó, thì vấn đề được bàn đến ở đây là «cách nhận thức về đối tượng», hay như chính Kant nói: «điều kiện sự khả hữu (hợp lý)» của các đối tượng. Như vậy đối với Kant, điểm xuất phát không phải là đối tượng nhận thức đã được cấu thành theo một cách thức nhất định nào đó, nhưng là sự thẩm định phẩm chất giá trị (Geltungsqualifikation), tức những điều kiện làm cho sự tri thức trở thành sự tri thức có dẫn chứng (begründetes Wissen), nghĩa là sự tri thức hữu lý. Theo quan điểm Kant, triết học trở thành học thuyết về nguyên nhân cuối cùng của sự tri thức nói chung. Sự tri thức triết học là sự tri thức các nguyên lý, chứ không phải là sự tri thức các đối tượng.
Nhưng tại sao vấn đề giá trị của sự tri thức đối với Kant lại mang tính cách quyết định như thế? Kant cho rằng, là một «xì-căn-đan của triết học» khi nó còn quan tâm tìm hiểu về «thế giới ngoại cảnh bên ngoài», nghĩa là về thực tại, để biết nó độc lập với tư duy như thế nào. Dĩ nhiên, tư duy được nói đến ở đây không phải là tư duy của một cá nhân nào đó, nhưng là tư duy xét như là nguyên lý, tức cái tinh hoa hay cái nòng cốt làm điểm tựa cho những hình thức nhận thức, tức những hình thức được tìm gặp trong sự suy tư. Theo Kant, tự bản chất, hữu thể trong triết học thì bất khả tiếp cận.
Nếu bản chất hữu thể là như vậy, thì nó cần phải có một sự tự khẳng định riêng (Eigenbestimmtheit) đối diện với sự nhận thức. Tiếp đến, dĩ nhiên sự tư duy không còn có thể chắc chắn về những nhận thức của nó nữa, và không có thể tạo nên những nhận thức có giá trị như thế, bởi vì những điều kiện của tri thức thì tiên nghiệm đối với sự tư duy hay nói một cách khác: những điều kiện tư duy thì vượt ra ngoài sự tư duy. Vậy, theo Kant, chứng cớ của sự tri thức có giá trị chỉ có thể đi theo con đường khác ngược lại, tức sự tư duy xác định cái được gọi là «khách quan tính». Còn theo chính ngôn ngữ của Kant thì: «Trí năng không nhận lãnh các quy luật (tiên nghiệm) của nó từ thiên nhiên, nhưng chính trí nắng điều khiển thiên nhiên.»
Quan điểm này đem đến những hậu quả cho ý niệm về chân lý. Sự định nghĩa cổ điễn về chân lý được dựa theo lý thuyết thích đáng (Adäquationslehre), tức cho rằng chân lý là sự hoà điệu hay sự đồng thuận giữa sự nhận thức và đối tượng. Nhưng nếu như vấn đề không còn liên quan gì tới cái ở trong «thế giới bên ngoài», tức đối tượng nữa, thì sự thể sẽ ra sao? Và trong trường hợp này thì sự nhận thức có thể được dẫn vào trong sự hòa điệu hay sự đồng thuận bằng cái gì? Với những câu hỏi này, ý niệm trọng tâm về «phê bình lý trí thuần tuý» đã đạt tới đích, đó là: Sự phán đoán!
Trong chính trọng tâm của nó thì lý thuyết về giá trị là lý thuyết về sự phán đoán, và điều đó cho thấy triết gia Kant vẫn còn tắm gội trong dòng nước triết học Aristote, vì ông đã gọi sân khấu của nhận thức là sân khấu của phán đoán. Tuy nhiên, một điều quá minh bạch đối với Kant là chủ đề về triết học lý thuyết chỉ có thể là điều thuộc về lý thuyết phán đoán như là sân khấu của nhận thức và của tri thức. Và trong điểm này lại chứng minh cho thấy Kant đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng triết học của Aristote.
Kant hiểu rằng khoảnh khắc tiên nghiệm của sự chiêm ngưỡng và của ý niệm trước hết thuộc về lý thuyết phán đoán; và trong «sự phê bình» thì «tính thẩm mỹ tiên nghiệm» với lý thuyết về không gian và thời gian; cũng vậy, «luận lý tiên nghiệm» với sự suy diễn của nó về các phạm trù, thì tương hợp với những khoảnh khắc tiên nghiệm như thế. Bởi vì, trong sự phán đoán, vấn đề được đề cập tới là sự tương quan xác định giữa ý niệm về chủ thể và ý niệm về thuộc từ, ví dụ như trong câu «tờ giấy thì xanh» (CT là TT). Nói một cách triết học tiên nghiệm: Ý niệm về chủ thể thay thế vị trí sự khả bảo đảm chắc chắn, bởi vì người ta muốn cảm nghiệm được nhiều hơn nữa ý niệm về chủ thể qua một dãy các thuộc từ, và ý niệm về thuộc từ thay thế sự bảo đảm chắc chắn, bởi vì ý niệm về thuộc từ là ý niệm đã mang tính cách chắc chắn hơn. Điểm then chốt nơi Kant là sự khả bảo đảm chắc chắn về một cái gì đó thì không thể bất định một cách tuyệt đối được; nếu không, nó không phải là một số lượng lý thuyết và hoàn toàn trống rỗng, như trường hợp của hữu thể đối với Kant vậy. Chỉ có thể trở nên khả bảo đảm chắc chắn một điều tối thiểu đã được xác định trong không gian và thời gian qua sự thoả mãn được những điều kiện nhận thức. Như vậy, «hữu thể» ở đây trong sự bảo đảm chắc chắn của nó luôn luôn là «hữu thể thực hữu», thực hữu bởi những điều kiện nhận thức và thực hữu cho sự nhận thức tiếp theo. Dĩ nhiên, cái hữu thể thực hữu đó chắc chắn không được phát sinh do sự nhận thức, nhưng cái hữu thể thực hữu đa dạng thay thế cho tính ngẫu nhiên bất khả dụng trong sự nhận thức không do tư duy.
Trở lại sự thích đáng và vấn đề chân lý. Để tiến xa hơn nữa trong vấn đề này, Kant đã vượt ra khỏi luận lý học hình thức mà trong lãnh vực của nó bao gồm cả lý thuyết về sự phán đoán. Bởi vì luận lý hình thức chỉ có liên hệ với hình thức nhận thức và trừu xuất tất cả mọi nội dung ra. Nhưng khách quan tính được lý hội nhờ các phạm trù. Kant nêu lên mười hai cách thức phán đoán khả dĩ, tương đương với mười hai chức năng đồng nhất (phạm trù), tức những yếu tố cấu thành sự đồng nhất giữa ý niệm chủ thể và ý niệm thuộc từ. Mười hai phạm trù này là qui luật tối cao của luận cứ về khách quan tính.
Dĩ nhiên, người ta không được quan niệm tác phẩm «Phê bình lý trí thuần tuý» như một hệ thống tuyệt đối về lý trí, hay như một «Organon»(2), nhưng như là sự «phê bình» bao quát mở rộng, và do đó các khoa học sau thời đại Kant, như các khoa học về tinh thần, đã dễ dàng được hòa nhập. Nhưng một điểm có tính cách quyết định vẫn luôn là nguyên lý hợp nhất, một nguyên lý không những làm nhiệm vụ nguyên lý hợp nhất mười hai phạm trù, nhưng cả cho sự mở rộng của các phạm trù đó nữa. Đó chính là nguyên lý mà trong §16 Kant đã ghi nhận như sự hợp nhất thuộc về phép tổng hợp tối cao của sự trực cảm và như thế là của khách quan tính: «‘Bản ngã tư duy’ cần phải đi kèm tất cả những ý tưởng và quan niệm của tôi.» Tất cả những cái thực hữu trong chiêm ngưỡng và tất cả những cái được suy tưởng tới trong những ý niệm đều phải tùy thuộc sự hợp nhất hợp lý tối cao này của tư duy. Dĩ nhiên, «bản ngã tư duy» ở đây không muốn nói là «bản ngã» cá biệt của chúng ta, nhưng người ta có thể gọi đó là «cái nội tại sâu kín hợp lý», tức cái nòng cốt đồng nhất của sự tự khẳng định của tư duy.
Vậy, theo Kant, chân lý không phải là kết quả của sự đồng thuận giữa sự nhận thức và «thế giới bên ngoài», nhưng ở chỗ: tính xác thực của đối tượng thực tiễn trong quan niệm thuộc về không gian và thời gian và sự tự khẳng định của sự tư duy có chung cùng một nền tảng là các phạm trù. Và cái nền tảng chung là chức năng hợp nhất hợp lý của «bản ngã tư duy» như đã nói đến ở trên.
Bởi vì, trong sự nhận thức, Kant chỉ chấp nhận sự tham chiếu các ý niệm với sự chiêm ngưỡng, chứ không như nơi Hegel là tham chiếu các ý niệm với nhau, nên lý thuyết của Kant là một nền triết học về lý trí tối hậu. Tuy nhiên, Kant lại cho rằng người ta không thể sử dụng phương pháp đó trong việc nhận thức về Thiên Chúa một cách triết học được. Theo Kant, người ta không thể có cơ sở hợp lý rõ ràng để nhận thức được Thiên Chúa là gì, chẳng hạn như là đệ nhất nguyên nhân. Kant cho rằng vấn đề về Thiên Chúa cũng tựa như là một đại dương bao la mà người ta không có thuyền bè để đi lại trên đó. Qua đó Kant muốn «nhường chỗ cho đức tin», tức theo quan điểm của Kant thì trong vấn đề liên quan đến Thiên Chúa chỉ có đức tin là câu trả lời duy nhất. Trong định nghĩa lý thuyết của lý trí thực hành trong việc nhận thức về Thiên Chúa thì thế giá chủ quan của Thiên Chúa là điểm tựa duy nhất, hầu cho toàn diện những hành động tìm hiểu của chúng ta được hợp lý bền vững. Bởi vì, Kant muốn hoà giải lý tính của trí năng con người với sự trình bày về Thiên Chúa và sự bất tử của linh hồn con người như những thực tại.
Tuy nhiên, qua quan điểm của ông như thế về Thiên Chúa, Kant đã mặc nhiên tố cáo sự nghi ngờ của ông về sự hiện hữu của Thiên Chúa, mà có lẽ do áp lực của xã hội lúc bấy giơ, ông đã không dám công khai thừa nhận, nên ông phải nại đến tức tin. Trong khi đó, sự hiện hữu của Thiên Chúa còn có thể được chứng minh bởi những luận cứ hợp lý của trí năng, chứ không thuần tuý là công việc của đức tin mà thôi.
____________________
Chú thích
1. Nikolaus Kopernikus, 1473-1543, một nhà thiên văn học và toàn học. Ông đã khám phá ra thuyết nhật tâm, cho rằng mặt trời là trung tâm cho các hành tinh khác và đứng quay tại chỗ. Qua đó ông loại bỏ quan điểm từ trước tới nay vẫn cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ và mọi hành tinh đều quay chung quanh trái đất.
2. Organon: Luận lý toàn thư, một tác phẩm quan trọng của Aristote.
Tin Đáng Chú Ý
Giải Nhân Quyền Sakharov
Đan Tâm
12:13 11/11/2008
Giải Nhân Quyền Sakharov
Trung tuần tháng 10 năm 2008, ông Hans-Gert Pottering, Chủ tịch Nghị Viên Âu Châu vừa chính thức công bố tại Strasbourg, Pháp Quốc: Giải Nhân Quyền Sakharov 2008 sẽ được trao tặng cho ông Hu Jia, người đã có những đóng góp tích cực cho nhân quyền tại Trung Quốc (TQ). Ông Hu Jia là một trong 8 người trên thế giới được đề cử.
Ông Hu Jia là một nhà đối lập 35 tuổi, ông đã bị chính quyền TQ bắt giam từ cuối năm 2007, trước khi bị chính thức kết án tù 3 năm rưỡi vì tội “khích động dân chúng nổi dậy”. Vợ ông, bà Zeng Jinyan, một phụ nữ 25 tuổi và đứa con gái 11 tháng đang bị quản thúc chặt chẻ trong căn nhà tại một chung cư ở Bắc Kinh. Trong quá trình tranh đấu, ông Hu Jia đã lập hồ sơ các vụ vi phãm nhân quyền ở trong nước, trao đổi, hợp tác với các nhà tranh đấu cho nhân quyền khác, và liên lạc với các cơ quan thông tin ngoại quốc. Ngoài ra, ông còn tích cực tranh đấu cho việc bảo vệ môi sinh, và quyền lợi những người bị bệnh AIDS. Ông Hu Jia được cũng đề cử giải Nobel Hoà Bình 2008 nhưng không được chọn.
Ông Pottering khẳng định rằng: Chọn ông Hu Jia để trao giải Sakharov là hậu thuẫn cho cuộc tranh đấu cho lý tưởng tự do của nhân dân TQ. Ông Daniel Cohn-Bendit phát biểu: Trao giải cho ông Hu Jia là phản ánh đúng theo tinh thần của giải Sakharov. Giải này cổ vũ cho tự do tư tưởng và ủng hộ những nhà tranh đấu cho nhân quyền đang bị chính quyền đàn áp.
Chính quyền TQ đã làm đủ mọi cách để ngăn cản việc ông Hu Jia được tuyển chọn. Trong những tuần lễ cuối, chính quyền TQ liên tiếp gửi thư từ, điện thoại, emails thôi thức Nghị Viên Âu Châu đừng chọn ông Hu Jia. Đại sứ TQ làm việc tại Liên Hiệp Âu Châu, ông Zong Zhe, đã gửi một lá thư cho ông Hans-Gert Poettering, nhắc nhở rằng: “Việc quyết định chọn ông Hu Jia cho giải thưởng Sakharov sẽ làm rạn nứt tình hữu nghị giữa TQ và Nghị Viên Âu Châu (NVAC). Hơn nữa, sự lựa chọn này cũng không giúp ích gì cho việc xây dựng nhân quyền trên thế giới”
Tuy nhiên những áp lực từ phía TQ không làm thay đổi ý kiến của NVAC. Trong phiên họp quyết định, khi tên ông Hu Jia được loan báo tuyển chọn, thì những tràng pháo tay vang dội, dường như không dứt để ủng hộ việc tuyển chọn xứng đáng này.
GIẢI SAKHAROV:
Giải Sakharov được khai sinh năm 1988 để ghi nhớ ông Andrei Sakharov, một nhà bất đồng chính kiến Liên Xô đã mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng các ký kết về nhân quyền quốc tế.
Ông Sakharov, người phát minh ra bom nguyên tử tại Liên Xô, sinh ngày 21 tháng 5 năm 1921, đậu bằng Vật lý tại Đại học Moscow. Vì là một học sinh ưu tú, nên ông được miễn dịch trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến và năm 1948, được chỉ định vào làm việc trong chương trình vũ khí nguyên tử tại Liên Xô. Tại đây, ông luôn luôn bị ám ảnh về sự tàn phá nhân loại bởi các võ khí nguyên tử.
Năm 1968, ông viết bài “Reflexion” chỉ trích bộ máy chính quyền Sô Viết và đề cao dân chủ và tình nhân loại. Bài viết của ông được âm thầm gửi ra ngoại quốc và được báo New York Times đăng tải. Tới cuối năm 1969, đã có 18 triệu bản copy bài viết của ông được luân lưu trên toàn thế giới.
Vì bài viết này mà ông bị sa thải khỏi chương trình võ khí nguyên tử. Ông càng tích cực tranh đấu cho nhân quyền mạnh mẽ hơn và sau bài viết chỉ trích quân đội Liên Xô xen vào nội bộ Afghanistan, ông bị chính quyền lưu đày tại Gorkii vào tháng Giêng năm 1980. Tới tháng 12 năm 1986, ông được Mikhail Gorbachev mời về làm việc trong Quốc Hội.
Ông bền bỉ tranh đấu cho nhân quyền cho tới khi ông từ trần vào ngày 14 tháng 12 năm 1989. Ông Andrei Sakharov được giải Nobel Hòa Bình năm 1975.
Năm nay, 2008, để đánh dấu 20 năm ngày thành lập giải Sakharov, tất cả các thành viên đã từng trúng giải đều được mời về Strasbourg vào ngày thứ Ba 16 tháng 12 và lễ trao giải Sakharov sẽ được cử hành long trọng vào ngày 17 tháng 12.
Người trúng giải sẽ được trao bằng tưởng lệ và số hiện kim là 50.000 Euros.
THẾ NÀO LÀ NHÂN QUYỀN
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được phổ biến lần đầu tiên, trước toàn thế giới vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Theo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền thì mọi người sinh ra đều được bình đẳng về phẩm cách cũng như về quyền sống. Các quyền tự do của con người cần phải được tôn trọng: điển hình như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do hội họp v.v…Mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật.
CẢM NGHĨ VỀ GIẢI SAKHAROV:
Giải Sakharov là giải thưởng cao quý, đề cao tự do tư tưởng để ghi nhớ sự tranh đấu cho nhân quyền của một người Liên Xô, ông Andrei Sakharov. Ông đã sinh ra, lớn lên, và làm việc suốt cuộc đời tại Liên Xô, một xã hội Cộng sản. Hàng ngày, ông đã chứng kiến những bất công, những sự đối xử hà khắc của chính quyền với người dân trong nước nên đã cương quyết đứng lên để tranh đấu cho nhân quyền. Các nhân vật được lãnh giải thưởng đều là những người xuất thân từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Cuba, TQ, các nước độc tài, quân phiệt như Miến Điện, các nước ít mở mang như Nam Phi, Đông Timor. Chúng at chưa hề nghe chuyện tranh đấu cho nhân quyền tại các nước tiến bộ như Âu Mỹ. Chúng ta cũng tự hỏi tại sao?
Tại những nước tiến bộ, chính quyền tôn trọng người dân, các chức vị lãnh đạo như tổng thống, thị trưởng, đại biểu, dân biểu… đều cho người dân bầu lên và họ có thể bị người dân truất phế nếu không làm được việc. Trong Quốc Hội thì có nhiều đảng phái, đảng này quan sát đảng kia và sẵn sang phê bình, chỉ trích nếu đảng kia làm sai. Người dân tại các nước tiến bộ, có thể lên tiếng chỉ trích, phê bình chính phủ qua báo chí, thư từ, điện thoại, hoặc có thể tổ chức những cuộc biểu tình mà không hề sợ bị đàn áp, tù đày. Nói tóm lại, ở các nước Âu Mỹ, nhân quyền được tôn trọng đúng theo quy định. Như vậy thì đâu còn cần tranh đấu nữa.
Các quốc gia Cộng sản thì trái lại, chỉ có 1 đảng duy nhất nên đảng có sức mạnh tuyệt đối, không có ai kềm chế. Những chức vụ lãnh đạo trong nước không do dân bầu ra, mà do đảng chỉ định. Cùng phe, cùng nhóm, dễ dàng đưa tới bè phái, bao che, móc ngoặc, phân chi quyền lực để cùng nhau thu lợi. Người dân trong chế độ XHCN chỉ được quyền nói những gì nhà nước cho phép nói, làm những gì nhà nước cho phép làm, nếu không thì bị bỏ tù, bị đàn áp thẳng tay. Vì những bất công này mà có những người như ông Andrei Sakharov, ông Hu Jia đứng lên đòi hỏi nhân quyền.
Theo báo “Los Angeles Time” ấn bản ngày 7 tháng 11 thì chính quyền TQ sau khi bị quốc tế chỉ trích nghiêm khắc về tự do ngôn luận đã lên tiếng hứa hẹn sẽ cải tổ và nới rộng tự do báo chí, cũng như chính sách hành hạ tàn nhẫn những tù nhân. Tuy nhiên hứa hẹn và thực hành ở các nước XHCN hoàn toàn khác xa nhau. Mọi người hiện đang hồi hộp cho sự đối xử phục thiện của TQ.
Tại VN, thế giới cũng xác nhận rằng nhân quyền đã và đang bị vi phạm trầm trọng. Đã nhiều lần quốc tế lên tiếng cảnh cáo, nhưng chính quyền VN vẫn chứng nào tật nấy. Nghị quyết ngày 22 tháng 10 tại Strasbourg yêu cầu Uỷ Hội Âu Châu đánh giá lại chính sách hợp tác với VN dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và quyền căn bản của con người. Nghị Viên Âu Châu cũng ra nghị quyết “đòi hỏi VN phải đưa ra những bằng cớ cụ thể về việc cải thiện nhân quyền”
Còn người dân Việt Nam nghĩ sao trong việc tranh đấu cho tự do và quyền sống của chính mình?
Trung tuần tháng 10 năm 2008, ông Hans-Gert Pottering, Chủ tịch Nghị Viên Âu Châu vừa chính thức công bố tại Strasbourg, Pháp Quốc: Giải Nhân Quyền Sakharov 2008 sẽ được trao tặng cho ông Hu Jia, người đã có những đóng góp tích cực cho nhân quyền tại Trung Quốc (TQ). Ông Hu Jia là một trong 8 người trên thế giới được đề cử.
Ông Hu Jia là một nhà đối lập 35 tuổi, ông đã bị chính quyền TQ bắt giam từ cuối năm 2007, trước khi bị chính thức kết án tù 3 năm rưỡi vì tội “khích động dân chúng nổi dậy”. Vợ ông, bà Zeng Jinyan, một phụ nữ 25 tuổi và đứa con gái 11 tháng đang bị quản thúc chặt chẻ trong căn nhà tại một chung cư ở Bắc Kinh. Trong quá trình tranh đấu, ông Hu Jia đã lập hồ sơ các vụ vi phãm nhân quyền ở trong nước, trao đổi, hợp tác với các nhà tranh đấu cho nhân quyền khác, và liên lạc với các cơ quan thông tin ngoại quốc. Ngoài ra, ông còn tích cực tranh đấu cho việc bảo vệ môi sinh, và quyền lợi những người bị bệnh AIDS. Ông Hu Jia được cũng đề cử giải Nobel Hoà Bình 2008 nhưng không được chọn.
Ông Pottering khẳng định rằng: Chọn ông Hu Jia để trao giải Sakharov là hậu thuẫn cho cuộc tranh đấu cho lý tưởng tự do của nhân dân TQ. Ông Daniel Cohn-Bendit phát biểu: Trao giải cho ông Hu Jia là phản ánh đúng theo tinh thần của giải Sakharov. Giải này cổ vũ cho tự do tư tưởng và ủng hộ những nhà tranh đấu cho nhân quyền đang bị chính quyền đàn áp.
Chính quyền TQ đã làm đủ mọi cách để ngăn cản việc ông Hu Jia được tuyển chọn. Trong những tuần lễ cuối, chính quyền TQ liên tiếp gửi thư từ, điện thoại, emails thôi thức Nghị Viên Âu Châu đừng chọn ông Hu Jia. Đại sứ TQ làm việc tại Liên Hiệp Âu Châu, ông Zong Zhe, đã gửi một lá thư cho ông Hans-Gert Poettering, nhắc nhở rằng: “Việc quyết định chọn ông Hu Jia cho giải thưởng Sakharov sẽ làm rạn nứt tình hữu nghị giữa TQ và Nghị Viên Âu Châu (NVAC). Hơn nữa, sự lựa chọn này cũng không giúp ích gì cho việc xây dựng nhân quyền trên thế giới”
Tuy nhiên những áp lực từ phía TQ không làm thay đổi ý kiến của NVAC. Trong phiên họp quyết định, khi tên ông Hu Jia được loan báo tuyển chọn, thì những tràng pháo tay vang dội, dường như không dứt để ủng hộ việc tuyển chọn xứng đáng này.
GIẢI SAKHAROV:
Giải Sakharov được khai sinh năm 1988 để ghi nhớ ông Andrei Sakharov, một nhà bất đồng chính kiến Liên Xô đã mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng các ký kết về nhân quyền quốc tế.
Ông Sakharov, người phát minh ra bom nguyên tử tại Liên Xô, sinh ngày 21 tháng 5 năm 1921, đậu bằng Vật lý tại Đại học Moscow. Vì là một học sinh ưu tú, nên ông được miễn dịch trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến và năm 1948, được chỉ định vào làm việc trong chương trình vũ khí nguyên tử tại Liên Xô. Tại đây, ông luôn luôn bị ám ảnh về sự tàn phá nhân loại bởi các võ khí nguyên tử.
Năm 1968, ông viết bài “Reflexion” chỉ trích bộ máy chính quyền Sô Viết và đề cao dân chủ và tình nhân loại. Bài viết của ông được âm thầm gửi ra ngoại quốc và được báo New York Times đăng tải. Tới cuối năm 1969, đã có 18 triệu bản copy bài viết của ông được luân lưu trên toàn thế giới.
Vì bài viết này mà ông bị sa thải khỏi chương trình võ khí nguyên tử. Ông càng tích cực tranh đấu cho nhân quyền mạnh mẽ hơn và sau bài viết chỉ trích quân đội Liên Xô xen vào nội bộ Afghanistan, ông bị chính quyền lưu đày tại Gorkii vào tháng Giêng năm 1980. Tới tháng 12 năm 1986, ông được Mikhail Gorbachev mời về làm việc trong Quốc Hội.
Ông bền bỉ tranh đấu cho nhân quyền cho tới khi ông từ trần vào ngày 14 tháng 12 năm 1989. Ông Andrei Sakharov được giải Nobel Hòa Bình năm 1975.
Năm nay, 2008, để đánh dấu 20 năm ngày thành lập giải Sakharov, tất cả các thành viên đã từng trúng giải đều được mời về Strasbourg vào ngày thứ Ba 16 tháng 12 và lễ trao giải Sakharov sẽ được cử hành long trọng vào ngày 17 tháng 12.
Người trúng giải sẽ được trao bằng tưởng lệ và số hiện kim là 50.000 Euros.
THẾ NÀO LÀ NHÂN QUYỀN
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được phổ biến lần đầu tiên, trước toàn thế giới vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Theo Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền thì mọi người sinh ra đều được bình đẳng về phẩm cách cũng như về quyền sống. Các quyền tự do của con người cần phải được tôn trọng: điển hình như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do hội họp v.v…Mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật.
CẢM NGHĨ VỀ GIẢI SAKHAROV:
Giải Sakharov là giải thưởng cao quý, đề cao tự do tư tưởng để ghi nhớ sự tranh đấu cho nhân quyền của một người Liên Xô, ông Andrei Sakharov. Ông đã sinh ra, lớn lên, và làm việc suốt cuộc đời tại Liên Xô, một xã hội Cộng sản. Hàng ngày, ông đã chứng kiến những bất công, những sự đối xử hà khắc của chính quyền với người dân trong nước nên đã cương quyết đứng lên để tranh đấu cho nhân quyền. Các nhân vật được lãnh giải thưởng đều là những người xuất thân từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Cuba, TQ, các nước độc tài, quân phiệt như Miến Điện, các nước ít mở mang như Nam Phi, Đông Timor. Chúng at chưa hề nghe chuyện tranh đấu cho nhân quyền tại các nước tiến bộ như Âu Mỹ. Chúng ta cũng tự hỏi tại sao?
Tại những nước tiến bộ, chính quyền tôn trọng người dân, các chức vị lãnh đạo như tổng thống, thị trưởng, đại biểu, dân biểu… đều cho người dân bầu lên và họ có thể bị người dân truất phế nếu không làm được việc. Trong Quốc Hội thì có nhiều đảng phái, đảng này quan sát đảng kia và sẵn sang phê bình, chỉ trích nếu đảng kia làm sai. Người dân tại các nước tiến bộ, có thể lên tiếng chỉ trích, phê bình chính phủ qua báo chí, thư từ, điện thoại, hoặc có thể tổ chức những cuộc biểu tình mà không hề sợ bị đàn áp, tù đày. Nói tóm lại, ở các nước Âu Mỹ, nhân quyền được tôn trọng đúng theo quy định. Như vậy thì đâu còn cần tranh đấu nữa.
Các quốc gia Cộng sản thì trái lại, chỉ có 1 đảng duy nhất nên đảng có sức mạnh tuyệt đối, không có ai kềm chế. Những chức vụ lãnh đạo trong nước không do dân bầu ra, mà do đảng chỉ định. Cùng phe, cùng nhóm, dễ dàng đưa tới bè phái, bao che, móc ngoặc, phân chi quyền lực để cùng nhau thu lợi. Người dân trong chế độ XHCN chỉ được quyền nói những gì nhà nước cho phép nói, làm những gì nhà nước cho phép làm, nếu không thì bị bỏ tù, bị đàn áp thẳng tay. Vì những bất công này mà có những người như ông Andrei Sakharov, ông Hu Jia đứng lên đòi hỏi nhân quyền.
Theo báo “Los Angeles Time” ấn bản ngày 7 tháng 11 thì chính quyền TQ sau khi bị quốc tế chỉ trích nghiêm khắc về tự do ngôn luận đã lên tiếng hứa hẹn sẽ cải tổ và nới rộng tự do báo chí, cũng như chính sách hành hạ tàn nhẫn những tù nhân. Tuy nhiên hứa hẹn và thực hành ở các nước XHCN hoàn toàn khác xa nhau. Mọi người hiện đang hồi hộp cho sự đối xử phục thiện của TQ.
Tại VN, thế giới cũng xác nhận rằng nhân quyền đã và đang bị vi phạm trầm trọng. Đã nhiều lần quốc tế lên tiếng cảnh cáo, nhưng chính quyền VN vẫn chứng nào tật nấy. Nghị quyết ngày 22 tháng 10 tại Strasbourg yêu cầu Uỷ Hội Âu Châu đánh giá lại chính sách hợp tác với VN dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và quyền căn bản của con người. Nghị Viên Âu Châu cũng ra nghị quyết “đòi hỏi VN phải đưa ra những bằng cớ cụ thể về việc cải thiện nhân quyền”
Còn người dân Việt Nam nghĩ sao trong việc tranh đấu cho tự do và quyền sống của chính mình?
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chốn Vô Thường
lm. Nguyễn Trung Tây
00:07 11/11/2008
CHỐN VÔ THƯỜNG
Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây
Vô thường nối tiếp vô thường !
(Nguyễn Trung Tây)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền