Ngày 15-11-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đây là Vua dân Do Thái
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:54 15/11/2016
Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN, năm C
( ĐỨC KITÔ, VUA VŨ TRỤ )
Lc 23, 35 – 43

ĐÂY LÀ VUA DÂN DO THÁI

Đọc Tin mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra một sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho thấy thật rõ ràng Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai mà muôn dân trông đợi, chờ mong. Đã là Đấng Cứu Tinh nhân loại, người ta cũng dễ gán cho một nhãn hiệu tốt lành nào đó để tôn vinh, kính trọng và để muôn đời con người luôn nhớ tới. Tuy nhiên, Đức Kitô là Vua không theo nhãn quan của con người. Nếu Ngài muốn thì khi cuộc đời của Ngài đã danh tiếng vang dội: Ngài đã làm nhiều phép lạ, đã làm cho bánh, cá hóa ra nhiều, đã làm cho kẻ què đi được, kẻ mù thấy được, kẻ câm nói được, kẻ điếc nghe được và đặc biệt kẻ chết sống lại, dân chúng lúc đó đã muốn tìm Ngài để tôn ngài lên làm Vua theo ý của họ, nhưng Ngài đã trốn đi nơi khác. Ngài là Vua nhưng là Vua vũ trụ, Vua tình yêu, Vua khiêm nhượng, Vua cưỡi trên mình lừa, Vua bị đóng đinh treo trên thập giá…

Thực vậy, khi Chúa tự ý chịu đóng đinh một lòng theo chúa Cha định liệu, bị treo trên thập giá, dân chúng hầu hết thấy Ngài đều kính cẩn suy phục, tôn kính, còn các Thượng tế, Kinh sư, Pharisêu, Biệt phái, những tên lý hình, và một tên gian phi cùng bị đóng đinh trên thập giá với Chúa Giêsu thì trề môi khinh bỉ, mỉa mai, thốt lên những lời xúc phạm,nói lên những điều không thể chấp nhận được, không thể tha thứ được. Họ thách thức Chúa, coi thường vương quyền của Người :” Nếu Ông là Vua dân Do Thái, hãy cứu lấy chính mình đi “. Phía trên đầu Chúa, họ treo tấm bảng đề :” Đây là Vua dân Do Thái “, với mục đích nhạo báng, coi thường, mỉa mai thâm độc Chúa, nhưng ý nhiệm mầu của Thiên Chúa Cha lại khác.Tấm bảng viết như thế để một cách nào đó, mọi người khi đi ngang qua sẽ thấy và nhận ra Chúa là Vua vũ trụ, Vua tình yêu. Chúa là vị Vua không có ngai vàng như các Vua trần thế, một vị Vua không đăng quang, không ăn uống linh đình để tự đề cao mình, nhưng Vua bị đóng đinh treo trên thập giá, để chiến thắng sự dữ, ma quỷ, sự chết, đem lại sự sống đời đời cho con người, cho muôn người. Đây là Vua yêu thương, Vua Cứu Thế, Vua Cứu Độ!...

Trên thập giá, Vua tình yêu hoàn toàn im lặng. Ngài không than van, kêu la,rên khóc vv…Ngài chấp nhận theo ý Thiên Chúa Cha. Ngài thảo hiếu, ngoan hiền với Cha của Ngài. Chúa Giêsu luôn giữ thái độ cao thượng bởi vì Ngài có tâm hồn cao thượng, tâm hồn rộng mở, tấm lòng nhân từ, Ngài chứng tỏ Ngài là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa, những kẻ nhạo báng, khinh bỉ Ngài, mắng nhiếc Ngài, tất cả đều là những thọ tạo của Ngài. Do đó, Ngài chính là mẫu gương khiêm nhường cho tất cả chúng ta khi chúng ta cảm thấy mình bị khinh miệt, không được tôn trọng vv…Tin mừng của thánh Luca hôm nay nói lên sự mỉa mai của con người, của loài người đối với một Thiên Chúa đang bị đóng đinh treo trên thập tự giá. Họ tưởng họ thắng khi Chúa bị hạ bệ, bị giết treo trên thập giá, nhưng họ đã lầm sự im lặng và tình yêu tha thứ đã chiến thắng tất cả. Công trình cứu rỗi của Chúa tưởng chừng thất bại vì họ đã giết được Vua Giêsu, nhưng họ đã lầm tưởng hoàn toàn, chính lúc yếu lại là lúc Chúa mạnh mẽ, khải hoàn, công trình cứu độ của Chúa vạch ra đã hoàn toàn thành công. Chúa đã ban ơn cứu độ cho biết bao người, Tin mừng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nói lên tình thương, chiến thắng của ơn cứu độ Chúa trao ban : một viên đại trưởng, một bà bị loạn huyết, một bà góa thành Naim, ông Da Kêu, người mù thành Giêricô vv…Tất cả đều được nhận ơn cứu rỗi do lòng tin. Tên trộm lành đã được cứu rỗi và được rước về Trời vì anh nhận ra Chúa là Đấng Cứu Độ, Đấng giầu lòng thương xót.

Chúa Giêsu đã chết nhưng là để sống lại. Ngài không bảo đảm cho chúng ta rằng chúng ta không phải chết, nhưng Ngài hứa sẽ cho chúng ta được sống lại như Ngài. Do đó, người nào biết hiệp thông với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu, Ngài sẽ cứu rỗi người ấy cho dù người ấy có đến với Ngài giống như một tên gian ác, tội lỗi.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Vua vũ trụ, là Vua Tình yêu, là Vua cứu rỗi, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con nhận ra Chúa chính là Đấng cứu độ như người trộm lành đã biết tin tưởng, kêu cứu và phó thác mọi sự ngay cả mạng của mình vào Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ

1.Tước hiệu “ Vua “ ở đây có ý nghĩa gì ?
2.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là Vua vũ trụ ?
3.Vì sao người trộm lành lại được Chúa cứu ?
4.Bảng gắn trên đầu Chúa ở thập giá “ Đây là Vua Dân Do Thái “ có ý nghĩa gì ?
5.Chúng ta phải có thái độ nào đối với Vua vũ trụ ?
 
Chúa Kitô vua vũ trụ
LM. Petrus Nguyễn Văn Hương
21:11 15/11/2016
CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ

Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN C

Khép lại chu kỳ năm C, phụng vụ của ngày đại lễ hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lên Chúa Kitô, là Vua vũ trụ. Các bài đọc Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe giúp khám phá ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô, Nước Chúa Kitô và những điều kiện để vào Nước Chúa.

1- Ý nghĩa tước hiệu vua của Chúa Kitô

Chúng ta có thể hiểu sai về tước hiệu vua của Chúa Kitô. Điều này đã xảy ra vào thời Chúa Giêsu.

Quả thế, trong Tin Mừng, dân chúng và nhiều môn đệ của Đức Giêsu có một quan niệm về Đấng Messia theo nghĩa chính trị. Họ chờ đợi một Đấng Messia, một vị vua đến để giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách đô hộ và thống trị của người La Mã. Bởi thế, khi Đức Giêsu xuất hiện như là một người giảng dạy có uy quyền, có khả năng làm nhiều phép lạ, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, họ tôn Người lên làm vua.

Tuy nhiên, Đức Giêsu đã thẳng thắn khước từ kiểu làm vua theo nghĩa chính trị và trần thế như vậy. Một đàng, Người tự nhận mình là vua và đến trong thế gian để làm vua. Nhưng, đàng khác, Người xác định rõ tước hiệu vua của mình theo một kiểu khác. Trong cuộc đối thoại với Philatô, Chúa Giêsu làm rõ điều đó. Philatô hỏi Chúa: “Ông có phải là vua không? Chúa Giêsu trả lời: “Chính ông nói điều đó, tôi là vua” (Ga 18,37).

Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật về biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu, đó là biến cố Chúa Giêsu ở trên thập giá. Nếu thập giá là hình phạt ô nhục nhất đối với người Do Thái và là sự điên rồ đối với người Hy Lạp, thì theo cái nhìn thần học của Luca, thập giá là tột đỉnh của tình yêu và nguồn mạch ơn cứu độ. Bởi thế, cả cuộc đời Đức Giêsu hướng về Giêrusalem và nhất quyết đi lên Giêrusalem. Đức Giêsu chịu đóng đanh trên thập giá cùng với hai tên gian phi. Một tên chết đến gần cửa cổ mà vẫn còn chế nhạo Người. Còn một tên nhận ra Người là Con Thiên Chúa và là vua; anh ta cầu khẩn Người: “Ông Giêsu ơi, khi nào ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,42). Đây là lúc Đức Giêsu thể hiện khuôn mặt đích thực của một vị vua uy quyền. Câu trả lời của Chúa Giêsu vượt quá lời cầu xin. Thay vì hứa một tương lai bất định, Người nói: “Ngay ngay hôm nay, tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43).

Như thế, Đức Giêsu trên thập giá thực thi quyền bính của một vị vua của tình yêu. Đúng như bản án được ghi trên thập giá: “Đây là vua người Do Thái.” Người không chỉ là vua Do Thái mà còn là vua muôn dân, vua vũ trụ. Trước đây Đức Giêsu tránh tước hiệu vua kẻo người ta hiểu lầm. Bây giờ, tước hiệu Vua xuất hiện trước mắt mọi người một cách rõ ràng nhất. Từ khi Người hiến mình trên thập giá, Người là vua đích thực cai quản theo cách của mình mà Philatô và những người lãnh đạo Do Thái không thể nào hiểu.

2- Ý nghĩa Nước Chúa Kitô

Vậy nếu Chúa Kitô là Vua, Người làm vua ở đâu hay ở nơi nào? Khi nói đến Nước Chúa Kitô, chúng ta có thể hình dung về một vị vua cai quản một vùng đất, một quốc gia hay một địa hạt nào đó. Thực ra, Nước Chúa Kitô không được đồng hóa với bất cứ quốc gia hay vương quyền trần thế nào trên thế giới, nó vô hình, người ta không quan sát được. Chính Chúa Giêsu quả quyết với Philatô rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này… Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18,36).

Nhưng Nước Chúa là “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần (x. Rm 14,17); Nước Chúa hiện diện trong tâm hồn mỗi người. Và Đức Kitô là Vua các tâm hồn con người. Lời cầu nguyện rất ý nghĩa của Kinh Tiền Tụng nhắc nhở chúng ta rằng vương quốc của Người là “một vương quốc vĩnh cửu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an.”

Trong Nước đó, thập giá là ngai tòa, mão gai là vương miện, lưỡi đòng là vương trượng, áo mặc là long bào, hai cánh tay giang ra là cán cân công lý, lề luật xét xử là tình yêu, sự yếu đuối của thập giá là sức mạnh và quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Vương quốc này không có quyền lực, không có binh đội nào để sử dụng. Ai thuộc về đứng về sự thật và tình yêu thì thuộc về Nước Chúa.

3- Để thuộc về Nước Trời

Nhờ mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Đức Kitô là vua của chúng ta; Người giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi và cho ta được gia nhập vào Nước Chúa, như lời thánh Phaolô nói ở trong bài đọc II: “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi… Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,13-14.20).

Đức Giêsu là vị vua dẫn chúng ta vào Nước Trời để hiệp thông với Thiên Chúa và để lãnh nhân ơn cứu độ. Người trộm lành trở thành hình ảnh của hy vọng – sự an ủi chắc chắn, lòng nhân từ của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta ngay trong giây phút cuối cùng; dù có lầm lạc hay yếu đuối thế nào, nhưng nếu chúng ta biết hoán cải và cầu xin ơn lòng khoan hậu của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện đó sẽ không vô ích.

Từ những ý nghĩa trên, có một câu hỏi mà mỗi người chúng ta đặt ra trong ngày lễ này là Chúa Kitô có phải là vua ngự trị trong tâm hồn tôi không? Tôi có nhận biết và tôn thờ Người như là vua không? Chúa Kitô hay là người nào đó hoặc cái gì đang thống trị của tôi? Theo thánh Phaolô, có hai cách thế sống: hoặc là sống cho chính mình hoặc là cho Chúa (Rm 14,7-9). Sống cho mình nghĩa là người chỉ lo lắng cho bản thân, sống đóng kín trên mình, chỉ lo tìm những thỏa mãn và vinh quang cá nhân mà không có hướng nhìn về vĩnh cửu. Ngược lại, sống cho Chúa là hiến mình cho Người, sống theo ý Người, vì vinh quang và Nước Chúa.

Sống cho Thiên Chúa cũng có nghĩa là thực thi lòng bác ái đối với tha nhân, nhất là phục vụ những người nghèo và người đau khổ. Đây cũng là điều kiện để được vào thiên đàng. Bởi lẽ, vào ngày sau hết, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta dựa trên những gì chúng ta làm hoặc không làm cho những kẻ bé mọn nhất. Tin Mừng Matthêu 25 nói về tiêu chuẩn của sự phán xét chung: Vị Vua nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các ngươi… vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khác lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,34-36).

Như thế, để được vào hưởng hạnh phúc thiên đàng, mỗi người chúng ta được mời gọi hãy thực thi lòng thương xót đối với những người nghèo và những ai gặp đau khổ. Nguyện xin Đức Maria, nữ vương trời đất, hướng dẫn chúng ta trên con đường hướng về Nước Thiên Đàng. Amen.
 
Vua thương xót
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:11 15/11/2016
VUA THƯƠNG XÓT

Suy niệm Tin Mừng Lễ Chúa Kitô Vua năm – C

( Lc 23, 35-43 )

Hôm nay, đại lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, kết thúc năm phụng vụ, cũng là ngày cuối cùng của Năm Thánh Lòng Thương Xót, năm mà khi suy tư về lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta nhận ra rằng số phận của thế giới không nằm trong tay con người, nhưng trong lòng thương xót của Thiên Chúa. Các bài đọc Kinh Thánh vừa được công bố có cùng một chủ đề là vị thế trung tâm của Chúa Kitô. Người là trung tâm của tạo dựng, trung tâm của dân Chúa và trung tâm của lịch sử, là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, là vị Vua từ bi, thứ tha và hay thương xót.

Hướng nhìn lên đồi Calvariô nơi treo Chúa Giêsu Kitô trên cây Thánh Giá, chúng ta khám phá ra Vị Mục Tử Nhân Lành hiến mạng vì đàn chiên, thương xót, tha thứ và cứu vớt tội nhân. Tấm bảng trên đầu có ghi : "Người này là vua dân Do thái" (Lc 23,38). Điều Philatô đã viết là đã viết. Hình khổ Vua chịu thật là khủng khiếp, mặt mày biến dạng. Thế mà Người lại là vua ư ? Sao có thể thế được ? Người là Vua những gì ?

Câu trả lời : Chúa Giêsu không là vua của những gì hết. Ngài là Vua vinh quang, Vua mọi sự. Đơn giản, Người là Vua, hoàn toàn là Vua. Thực tế xem ra khó chấp nhận, vì người ta muốn biến Chúa Giêsu trở nên trò cười khi mặc cho Người áo đỏ và đội mão gai.

Các bản văn phụng vụ trình bày vương quốc của Chúa Giêsu như một bức tranh đầy ấn tượng. Người là Chúa Cứu Thế đã được xức dầu (x. 1Col 1, 12-20), là Vua duy nhất của vũ hoàn, Vua khiêm nhường, Vua quyền năng. Nhưng Vương quốc của Vua Giêsu không lại thuộc về thế gian này. Vương quốc của sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và tràn đầy ân sủng, Vương quốc yêu thương, công lý và an bình. Một vương quốc được sinh ra từ Máu và nước từ cạnh sườn đâm thủng của Chúa Giêsu Kitô.

Thánh Giá thẳng đứng trong vinh quang. Ngai vàng, gợi lên những sự khiêu khích. Ba lần Chúa Giêsu bị hỏi : "Nếu ông là Đấng Kitô" (x. Lc 23, 35-43). Mỗi nhóm cáo buộc Người đều hỏi về tình trạng cá nhân của chính Người. Các nhà lãnh đạo tôn giáo mong đợi Người Thiên Chúa tuyển chọn nên hỏi : "Nếu ông là Đấng Kitô "(Lc 23, 35). Những tên lính bảo vệ sức mạnh của Đế chế La-mã thách thức Người :"Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi"(Lc 23, 38). Một tên trộm cướp cùng bị đóng đinh cũng kêu lên trong đau đớn nhằm thoát khỏi cái chết : "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa" (Lc 23, 40). Họ khác nhau về địa vị, nhưng lại giống nhau ở điểm thách thức Chúa : "Ông hãy tự cứu mình đi !" Như thể thách Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá để chứng minh vương quốc của mình ! Đây là cơn dám dỗ cuối cùng. Nhưng Chúa Giêsu đã không đến thế gian để biểu dương sức mạnh cho ta thấy. Người đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha và nhân loại với nhau, đồng thời ban lại cho chúng ta tự do đã bị đánh mất vì tội, nhất là trao ban cho chúng ta tình yêu và lòng thương xót. Lòng thương xót không phải là yếu đuối hay đầu hàng, nhưng là ánh quan mạnh mẽ, hào hùng của tình yêu toàn năng của Chúa Cha, Đấnaangchwax lành những yếu đuối của chúng ta, nâng chúng ta dậy từ chõ vấp ngã và kêu gọi chúng ta làm điều thiện. Khi chịu treo thên thập giá Chúa Giêsu đã mạc khải vinh quang của Người, Người là Con Chiên bị sát tế để xóa tội trần gian.

Giữa những lời nhạo báng và thách thức, có một lời công nhận vương quốc của Thiên Chúa. Tên trộm lành, một trong hai kẻ chịu cùng bị đóng đanh với Chúa Giêsu, đã hiểu được Vua Giêsu là thế nào, nên anh thưa với Chúa bằng giọng điệu van xin : "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi" (Lc 23,42). Câu trả lời bảo đảm và đầy an ủi của Chúa Giêsu đối với anh : "Ta bảo thật người : ngay hôm nay, người sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 23,43). Chúa Giêsu là Vua, một vị Vua chỉ nói lời tha thứ, chứ không nói lời kết án.

Vương quốc của Vua Giêsu không hão huyền, trừu tượng, vương quốc ấy có mặt ngay hôm nay, nơi Chúa Kitô hiện diện. Như vậy, bản cáo trạng chống lại Chúa Giêsu viết, "Đây là Vua dân Do Thái" là thật trớ trêu, bởi từ trên thập giá vương quốc của Chúa Giêsu Kitô tỏa sáng vinh quang. Cái chết của Người trên thập giá là hành động đẹp nhất chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.

Cùng với thánh Phaolô "chúng ta hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho chúng ta trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp…trong cõi đầy ánh sáng". Và bày tỏ lòng biết ơn vì : "Người giải thoát ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái ; trong Thánh Tử chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" ( Cl 1, 12-20). Nhờ sự chết của mình, Vua Giêsu đã hòa giải tất cả mọi sinh linh ; "Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá", Người đã đóng ấn một giao ước muôn đời. Khi phục sinh, Chúa Cha đã tôn phong Người làm Vua và là "Trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại", " Người là đầu của thân thể, nghĩa là đầu Hội Thánh."

Ai sẽ loan báo cho thế giới vương quốc của Chúa Giêsu, nếu không phải là những chi thể của Thân Thể Người ? Một vị vua được thiết lập chỉ để ngưỡng mộ và tôn thờ, sứ mạng của vị vua ấy sẽ vô hiệu.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Kitô có phải là Vua và là Chúa của đời tôi không? Ai hiển trị trong tôi, Chúa Kitô hay ai khác? Theo thánh Phaolô, có hai con đường có thể để sống: "hoặc cho mình hay cho Chúa" (x. Rm 14:7-9), vậy tôi sống cho chính mình hay sống cho Chúa ?

Lạy Chúa Giêsu là Vua các vua, Chúa các chúa, Vua của vũ hoàn. Chúng con cùng với muôn loại thụ tạo cung chúc tôn thờ và cảm tạ Vua Tình Yêu. Xin thương xót chúng con, xin cho đời chúng con thành lời ca ngợi, luôn làm theo ý Vua, nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân. Lạy Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, mọi vinh quang và danh dự cho Thiên Chúa Cha đến muôn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đóng Cửa Thánh tại 3 đại đền thờ ở Rôma
Đặng Tự Do
01:17 15/11/2016
Cửa Thánh tại các Vương Cung Thánh Đường và các đền thánh trên toàn thế giới đã được đóng lại hôm Chúa Nhật 13 tháng 11. Tại Rôma, Cửa Thánh của ba đại đền thờ cũng được đóng lại trong ngày Chúa Nhật này.

Cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô là Cửa Thánh cuối cùng trên thế giới được Đức Thánh Cha Phanxicô đóng lại trong ngày lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật 20 Tháng 11, như được quy định trong Tông Chiếu công bố Năm Thánh.

Đại diện cho Đức Giáo Hoàng tại các đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đức Bà Cả, và Thánh Phaolô Ngoại Thành là các vị quản nhiệm của các đền thờ này. Đó là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló và Đức Hồng Y James Michael Harvey.

Theo Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, có 20,625,000 người tham dự các sự kiện Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Vatican từ khi khai mạc hôm 8 tháng 12 năm ngoái cho đến lúc đóng các Cửa Thánh tại ba đại đền thờ ở Rôma.

Trong bài giảng tại đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đức Hồng Y Agostino Vallini nói “Cửa Thánh, vừa được đóng lại, là một dấu chỉ hữu hình của Năm Thánh Lòng Thương Xót, một năm trong đó chúng ta nhận ra ‘một lần nữa’ rằng số phận của thế giới không nằm trong tay con người, nhưng trong lòng thương xót của Thiên Chúa.”

Ngài nói thêm rằng khi suy tư về lòng thương xót của Thiên Chúa trong năm nay chúng ta đã nhận ra rằng lòng thương xót không phải là một dấu chỉ của sự yếu đuối hay đầu hàng, nhưng là ánh quang “mạnh mẽ, hào hùng” của tình yêu toàn năng của Chúa Cha, Đấng “chữa lành những yếu đuối của chúng ta, nâng chúng ta dạy từ chỗ vấp ngã của chúng ta và kêu gọi chúng ta làm điều thiện”.

Trong lễ nghi đóng Cửa Thánh tại Đền Thờ Đức Bà Cả, Đức Hồng Y Abril y Castello nói rằng dù Cửa Thánh đã được đóng lại, “cánh cửa Lòng Thương Xót của Thiên Chúa luôn luôn rộng mở” và ngài khích lệ các tín hữu phải mạnh mẽ trong sự xác tín này và hãy trở thành các chứng nhân đáng tin cậy của lòng thương xót trên thế giới.

Trong bài giảng của ngài tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đức Hồng Y Harvey cũng nói rằng khi chúng ta long trọng đóng Cửa Thánh này “cùng một lúc, chúng ta hãy mở một cánh cửa bên trong tâm hồn mình cho một giai đoạn tiếp theo của cuộc hành trình của chúng ta hướng về đức tin, hy vọng và lòng bác ái”.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13 tháng 11, đề cập đến việc đóng cửa Năm Thánh, Đức Thánh Cha nói:

”Ngày hôm nay, tại các nhà thờ chính tòa và đền thánh trên toàn thế giới, có nghi thức đóng Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót. Chúng ta hãy cầu xin ơn đừng nhắm mắt trước Thiên Chúa, Đấng đang nhìn chúng ta, và trước tha nhân đang gọi hỏi chúng ta. Chúng ta hãy mở mắt nhìn Thiên Chúa, thanh tẩy cái nhìn của tâm hồn khỏi những hình ảnh lừa đảo và sợ hãi, khỏi thần quyền lực và trừng phạt, những phóng dội kiêu căng và sợ hãi của con người. Với lòng tín thác chúng ta hãy nhìn lên Thiên Chúa Thương Xót, với xác tín rằng ‘đức mến sẽ không bao giờ chấm dứt’ (1 Cr 13,8). Chúng ta hãy canh tân niềm hy vọng cuộc sống chân thực mà chúng ta được kêu gọi tiến đến, cuộc sống nãy sẽ không qua đi và chúng ta đang chờ cuộc sống ấy trong sự hiệp thông với Chúa và với tha nhân, trong niềm vui mãi mãi, vô tận. Và chúng ta hãy mở mắt nhìn tha nhân, nhất là người anh em bị lãng quên và loại bỏ. Chính tại đó kính phóng đại của Giáo Hội nhắm tới. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự quay lăng kính ấy về chúng ta. Xin Chúa cất những cạm bẫy làm cho chúng ta chia trí, khỏi những lợi lộc và đặc ân, khỏi những quyến luyến quyền hành và vinh dự, khỏi sự quyến rũ của tinh thần thế gian. Giáo Hội là Mẹ chúng ta đang đặc biệt nhìn đến thành phần của nhân loại đang đau khổ và khóc lóc, vì biết rằng những người ấy thuộc về Giáo Hội theo luật của Tin Mừng”
 
Giáo Hội tại Mã Lai Á trải qua một Năm Thánh an bình
Đặng Tự Do
03:28 15/11/2016
Sáng Chúa Nhật 13 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Julian Leow Kim của Kuala Lumpur, Mã Lai Á đã cử hành nghi lễ đóng Cửa Thánh tại nhà thờ chính tòa thủ đô. Trong bài giảng Đức Tổng Giám Mục khích lệ các tín hữu tạ ơn Chúa vì đã trải qua một Năm Thánh an bình sau một năm 2015 đầy những cuộc biểu tình bạo lực của người Hồi Giáo.

Mã Lai Á là một quốc gia Đông Nam Á với 30.9 triệu dân, 61% theo Hồi giáo, Phật giáo 20%, 6% Hindu, 5% Tin Lành, và 4% là người Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo tại Mã Lai Á.

Trong năm 2015, nhiều cuộc biểu tình chống Công Giáo đã nổ ra theo sau vụ tiểu vương bang Selangor, một trong 13 tiểu bang của Mã Lai Á, ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ “Allah” để dịch từ “God” (Thiên Chúa) trong tiếng Anh. Theo sau lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah, 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai đã bị tịch thu.

Người Công Giáo kháng cáo lên tòa án tối cao Mã Lai Á. Nhiều cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo nổ ra. Ngay cả sứ thần Tòa Thánh tại Mã Lai Á, là Đức Tổng Giám Mục Joseph Salvador Marino, cũng bị dọa trục xuất khỏi quốc gia này vì ngài lên tiếng bênh vực cộng đoàn Công Giáo tại đây.

Ngài lập luận rằng Kitô hữu tại Malaysia đã sử dụng từ “Allah” (như người Việt chúng ta dùng từ “Chúa”) để dịch từ “God” trong tiếng Anh, ít nhất là là từ năm 1852. Hàng trăm năm nay không có vấn đề gì. Tại sao bây giờ lại nêu vấn đề như thế? Đâu là động cơ của trào lưu này?

Cuối cùng tòa án tối cao Mã Lai Á cũng ra phán quyết cấm các Kitô hữu dùng từ “Allah” để chỉ Thiên Chúa. Với phán quyết này lệnh cấm được áp dụng trên toàn quốc Mã Lai.

Đức Tổng Giám Mục Julian Leow Kim đã bày tỏ sự thất vọng sâu xa của ngài và nhận xét rằng quyết định này có một hệ quả nghiêm trọng cho tự do tôn giáo tại quốc gia châu Á này.

Đức Tổng Giám Mục nói trước những cuộc biểu tình bạo động của người Hồi Giáo tại quốc gia này, ngài không ngạc nhiên trước phán quyết này. Thế nhưng Đức Tổng Giám Mục bày tỏ âu lo phán quyết này có thể “mở ra cái hộp thần kỳ” ước sao được vậy cho phép chính phủ can thiệp sâu rộng hơn trong các vấn đề đối với các tôn giáo thiểu số.

Sau những đụng độ này, cộng đoàn dân Chúa tại Mã Lai Á đã được trải qua một Năm Thánh yên hàn.
 
Đức Giáo Hoàng kêu gọi hội nghị Liên Hiệp Quốc hành động không trì hoãn trước sự thay đổi khí hậu
Đặng Tự Do
06:28 15/11/2016
Cộng đồng quốc tế có một “trách nhiệm nghiêm trọng về luân lý và đạo đức phải hành động không chậm trễ” để chống lại những biến đổi khí hậu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói như trên trong một thông điệp gởi tới hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là COP22, đang diễn ra tại Thành phố Marrakech, bên Ma-rốc.

Trong thông điệp của ngài, Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên tại hội nghị hãy thực thi những thỏa thuận đã đạt được trong hội nghị về thay đổi khí hậu nhóm tại Paris hồi năm ngoái.

Trích dẫn các nhu cầu “thúc đẩy những lối sống hướng đến các mô hình bền vững trong sản xuất và tiêu dùng,” Đức Giáo Hoàng kêu gọi một “nền văn hóa bảo vệ” những người lân cận và thiên nhiên.
 
Tân sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ thúc giục các Giám Mục Mỹ hãy giúp giới trẻ gặp gỡ Đức Kitô
Đặng Tự Do
06:51 15/11/2016
Cuộc họp của các Giám Mục Mỹ tại Baltimore khai diễn hôm 14/11/2016


Trong bài phát biểu đầu tiên của ngài trước các giám mục Hoa Kỳ, Tân Sứ Thần Tòa Thánh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc Giáo Hội tiếp cận với cộng đồng giới trẻ.

Nhắc lại rằng là chủ đề sắp tới của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới là “tuổi trẻ, niềm tin, và việc phân định ơn gọi”, Đức Tổng Giám mục Christophe Pierre nói với các giám mục Mỹ đang họp tại Baltimore rằng “một ngôn ngữ mới, một phương pháp mới, và một lòng nhiệt thành truyền giáo mới là cần thiết để mỗi người trẻ có thể trải nghiệm một cách cụ thể lòng thương xót của Thiên Chúa.”

“Phương pháp loan báo Tin Mừng của chúng ta cần phải được xem xét lại một cách sâu sắc để xem liệu các phương ấy có hiệu quả hay không trong việc thông truyền cho giới trẻ những kinh nghiệm Kitô đích thực - với sự gần gũi, giản dị, ấm áp và minh bạch”

Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng

“Nhiều người trẻ không bị dị ứng với các chân lý đức tin hay với Giáo Hội, nhưng đơn giản là họ chẳng biết gì, hoặc biết rất ít về đức tin.”

Để kết luận, Đức Tổng Giám Mục kêu gọi một sự đồng hành mục vụ với những người trẻ tuổi trong đó lắng nghe đóng một vai trò lớn. Ngài nói:

“Chúng ta được khuyến khích, như Đức Thánh Cha liên tục nhắc chúng ta, hãy là một Giáo Hội đi ra, một Giáo Hội truyền giáo thực sự, chiếu sáng huy hoàng như một ngôi sao sáng hướng dẫn những người trẻ trong cuộc hành trình của họ để họ có thể gặp được ánh sáng thật. Giáo Hội phải là một tiếng nói mạnh mẽ trong thế giới này, đặc biệt là đối với giới trẻ, và phải vang vọng những lời của Người Cha Nhân Hậu nói với người con cả, “Con luôn ở cùng Cha và mọi sự thuộc về Cha cũng là của con.”

Source: Catholic World News - Help young people encounter Christ, new nuncio urges US bishops
 
Chủ tịch ủy ban di dân Hội Đồng Giám Mục Mỹ kêu gọi tổng thống tân cử nhìn nhận những đóng góp của người di dân cho Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
07:16 15/11/2016
Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ về di dân bảo đảm với Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump về lời cầu nguyện; và bảo đảm với những người nhập cư và tị nạn tình đoàn kết của ngài.

“Tôi muốn đưa ra một lời đặc biệt với các di dân và các gia đình tị nạn đang sống trên đất Mỹ là các bạn hãy yên tâm, chúng tôi luôn đoàn kết và tiếp tục đồng hành với các bạn là những người đang nỗ lực làm việc để có một cuộc sống tốt hơn”.

Đức Cha Eusebio Elizondo, là Giám mục phụ tá Seattle nói. “Chúng tôi cầu nguyện để chính quyền mới khi khởi sự vai trò lãnh đạo đất nước chúng ta, nhận ra sự đóng góp to lớn của người di dân và tị nạn đối với sự thịnh vượng chung và hạnh phúc của dân tộc chúng ta.”

Ngài nói thêm, “Chúng tôi sẽ làm việc để thúc đẩy các chính sách nhân đạo trong đó bảo vệ nhân phẩm vốn có của người di dân và tị nạn”, giữ cho các gia đình được xum họp với nhau, trong khi đề cao và tôn trọng luật pháp của quốc gia này.

Phục vụ và chào đón những người phải chạy trốn bạo lực và xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới là một phần của bản sắc người Công Giáo chúng tôi. Giáo Hội sẽ tiếp tục truyền thống bảo vệ cuộc sống này.”

Ngài kết luận:

Chúng tôi cầu nguyện cho Tổng thống vừa đắc cử Trump và tất cả các nhà lãnh đạo trong đời sống công cộng, để họ có thể gánh vác trách nhiệm được ủy thác cho họ với ân sủng và lòng can đảm. Và xin cho tất cả chúng ta là người Công Giáo và là người Mỹ hãy tiếp tục đoàn kết với những người khác đang trong lúc túng ngặt; hãy tiếp tục là một dân tộc hiếu khách đối xử với người khác như chúng ta muốn được người ta đối xử với mình như thế.

Trong phiên họp đầu tiên hôm 14 tháng 11, các giám mục Hoa Kỳ, đang nhóm tại Baltimore, đã bày tỏ sự ủng hộ của các ngài đối với tuyên bố của Đức Cha Elizondo.

Source: Catholic World News - Prelate calls on Trump administration to ‘recognize the contributions of refugees and immigrants’
 
Gây rối trong thánh lễ của các Giám Mục Mỹ đang nhóm tại Baltimore
Đặng Tự Do
07:34 15/11/2016
Chiều tối thứ Hai 14 tháng 11, các Giám Mục Hoa Kỳ đang nhóm hội nghị thường niên tại Baltimore đã cử hành thánh lễ tại St. Peter Claver Church, một nhà thờ của người Mỹ da đen ở West Baltimore.

Tới phần thuyết giảng, một cựu linh mục và là một người tranh đấu cho đồng tính luyến ái đã bị huyền chức và bị rút phép thông công đã xông vào nhà thờ và chạy lên bàn thờ gây rối.

Video từ Tổng Giáo Phận Baltimore cho thấy người đàn ông bước vào thánh đường và hôn bàn thờ - như cử chỉ các linh mục vẫn làm ở đầu Thánh Lễ. Đương sự sau đó rút ra một băng rôn với dòng chữ “hãy chấm dứt đàn áp những người đồng tính.”

Theo Rocco Palmo, một ký giả theo dõi các sự kiện tại Vatican, có mặt tại hiện trường, kẻ gây rối là cựu linh mục Roy Bourgeois dòng Maryknoll. Bourgeois đã bị huyền chức vào năm 2012 sau khi tham gia vào một buổi lễ “phong chức” cho một phụ nữ.
 
ĐHY Daniel DiNardo và ĐTGM Jose Gomez được bầu làm chủ tịch và phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
14:28 15/11/2016
Đức Hồng Y Daniel DiNardo
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez
Trong phiên họp sáng thứ Ba 15 tháng 11, các Giám Mục Hoa Kỳ đang nhóm họp hội nghị mùa thu tại Baltimore đã bầu Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston, làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thay cho Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, Kentucky, vừa hoàn tất nhiệm kỳ ba năm của ngài.

Việc chọn Đức Hồng Y Daniel DiNardo làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được xem là tiếp nối truyền thống của các Giám Mục Mỹ theo đó vị phó chủ tịch của nhiệm kỳ trước sẽ được chọn làm chủ tịch của nhiệm kỳ tới.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo sinh năm 1949, được thụ phong linh mục vào năm 1977. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Galveston-Houston vào năm 2006. Một năm sau, đó Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nâng ngài lên hàng Hồng Y.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo là một thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Di dân và dân lưu động. Năm 2014, ngài được Đức Phanxicô mời phục vụ trong Hội đồng Kinh tế mới được thành lập.

Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của tổng giáo phận Los Angeles được bầu làm phó chủ tịch. Ngài là người Mỹ La tinh đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Đức Cha Jose Gomez sinh năm 1951 tại Monterrey, Mễ Tây Cơ. Ngài đã được thụ phong linh mục Opus Dei năm 1978, sau một thời gian theo học tại Rôma và lúc đầu đã thực thi sứ vụ linh mục của ngài ở Mễ Tây Cơ. Từ 1987 đến 1999, ngài làm mục vụ tại giáo xứ Our Lady of Grace, San Antonio, Texas và trở thành công dân Mỹ vào năm 1995.

Ngài 23 tháng Giêng năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục phụ tá cho tổng giáo phận Denver. Tháng 12 năm 2004, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục San Antonio, Texas. Tháng 4 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Giám Mục phó Los Angeles. Cuối tháng Hai 2011, ngài thay thế Đức Hồng Y Roger Mahoney cai quản tổng giáo phận Los Angeles.

Việc chọn Đức Hồng Y Daniel DiNardo và Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez với đa số áp đảo phản ánh khuynh hướng chính thống của các Giám Mục Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y DiNardo là một trong 13 vị Hồng Y đã ký tên trong một lá thư gởi Đức Giáo Hoàng hơn một năm trước đây để phản đối cách thức tiến hành Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, và nêu ra các quan ngại về kỷ luật bí tích đối với đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper muốn cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ trong một số trường hợp.

Đức Tổng Giám Mục Gomez cũng nổi tiếng là một nhà lãnh đạo chính thống đã từng đảo ngược một số sáng kiến ‘liberal’ trong tổng giáo phận San Antonio, Texas. Ngài đã từng giải tán Ủy ban Công lý và Hòa bình của tổng giáo phận sau khi một số thành viên trong ủy ban này lên tiếng phản đối một tu chính án cấm hôn nhân đồng tính tại Texas. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, ngài đã công khai chống lại việc Đại học St Mary, là trường đại học Công Giáo lâu đời nhất ở Texas, cho phép ứng cử viên ủng hộ phá thai Hillary Clinton tổ chức một sự kiện trong khuôn viên trường.

Theo trung tâm nghiên cứu CARA tại Đại học Georgetown, Công Giáo cho đến nay là truyền thống đức tin có đông tín hữu nhất tại Hoa Kỳ, với hơn 68 triệu thành viên. Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ bế mạc cuộc họp mùa thu vào ngày thứ Năm 17 tháng 11.
 
Tường thuật về phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
18:01 15/11/2016
Sáng 15 tháng 11 năm 2016
Sau một cuộc bầu cử náo loạn chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ mà dư âm của nó vẫn còn vang dội trong các cuộc biểu tình hậu bầu cử đang lan tràn trên các thành phố lớn của Mỹ, phiên họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã được chú ý cách đặc biệt vì phiên họp này sẽ bầu ra một ban lãnh đạo mới quyết định hướng đi của cộng đoàn 68 triệu người Công Giáo Hoa Kỳ, các chính sách cụ thể và đường lối đối thoại với tân chính quyền.

Cuộc họp được diễn ra từ hôm thứ Hai 14 và kết thúc vào thứ Năm 17 tháng 11.

Trong diễn từ cuối cùng với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, Kentucky nói:

“Có một sự thiếu văn minh chưa từng có và thậm chí cả sự hận thù trong cuộc bầu cử quốc gia vừa mới hoàn thành. Giờ đây chúng ta được yêu cầu hướng về phía trước với sự tôn trọng dành cho những người thuộc guồng may công quyền khi chúng ta tìm kiếm thiện ích chung dựa trên sự thật và bác ái, không áp đặt nhưng đề xuất một cách mạnh mẽ, như chúng ta đã làm trong 99 năm qua. Chúng ta bước vào cuộc đối thoại với chính quyền của tổng thống Trump và giới lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội – để tìm kiếm các hành động cụ thể như trong quá khứ.

Chúa Giêsu đã nói và hành động trong những cách thế rất cụ thể. Được tăng cường bởi ân sủng của Ngài, chúng ta cũng hướng tới những hành động như thế với:

Những người mẹ đang mang thai

Những người trong hơi thở cuối cùng của cuộc đời

Những gia đình đang phải chạy trốn để có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con em của mình

Các gia đình trẻ sống trong thành phố, đang tìm kiếm những cơ hội và chính sách không phân biệt chủng tộc

Các đoàn người trên toàn cõi Hoa Kỳ với ước muốn duy nhất là phục vụ những người khác trong sự toàn vẹn của đức tin và

Các giám mục là những người nhận được sự nâng đỡ của những người anh em ngồi ngay bên cạnh mình lúc này đây.

Khẩu hiệu giám mục của tôi là ‘Hy vọng trong Chúa’, được lấy hứng từ đoạn cuối của Thánh Vịnh 31 ‘Hãy mạnh mẽ và can đảm, tất cả các bạn nào hy vọng nơi Chúa.’ Đó không phải là một thứ hy vọng trên mây nhưng là một hy vọng căn cứ vào ân sủng thực tế của Thiên Chúa giữa những gian truân. Tôi rời khỏi chức vụ này với lòng biết ơn đối với các bạn, là các giám mục anh em của tôi, là những nhân viên và tất cả những người khác - quá nhiều để nêu hết tên ra ở đây - những người đã làm việc cùng với tôi trong ba năm qua.

Hiệp nhất với Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta tin tưởng và hy vọng, khi chúng ta nghe vang vọng lần nữa những lời này của Chúa Giêsu:

‘Những gì các con đã làm cho những người bé mọn nhất của Ta. .. các con đã làm cho chính Ta.’

Cám ơn các bạn.”

Buổi chiều ngày thứ Hai 14 tháng 11, các Giám Mục Hoa Kỳ đã cử hành thánh lễ tại St. Peter Claver Church, một nhà thờ của người Mỹ da đen ở West Baltimore. Việc lựa chọn địa điểm này có một ý nghĩa rất đặc biệt. Thật vậy, khu West Baltimore là trung tâm của những cuộc biểu tình bạo động chống phân biệt chủng tộc hồi tháng Tư năm ngoái 2015.

Vào ngày 12 tháng Tư năm 2015, Cảnh sát Baltimore bắt Freddie Gray, một cư dân người Mỹ gốc Phi 25 tuổi. Gray bị thương ở cổ và cột sống trong khi bị chở đi trên một chiếc xe của cảnh sát. Ngày 18 tháng 4, Gray bị hôn mê, các cư dân của Baltimore biểu phản đối trước đồn cảnh sát West Baltimore. Gray chết vào ngày hôm sau, 19 tháng 4 2015, chỉ một tuần sau khi bị bắt, mặc dù lúc bị bắt Gray rất khoẻ mạnh.

Các cuộc biểu tình bùng lên sau cái chết của Gray, trong bối cảnh là cảnh sát đưa ra những giải thích mâu thuẫn về các sự kiện sau khi Gray bị bắt và tại sao có các vết thương trí mạng như thế.

Trong các cuộc biểu tình bạo động, ít nhất hai mươi cảnh sát viên bị thương, 250 người bị bắt giữ, 285 tới 350 cửa hàng bị tấn công, 150 xe cộ bị đốt cháy, 60 vụ cháy xảy ra, 27 tiệm thuốc tây bị cướp phá. Hàng ngàn cảnh sát và vệ binh quốc gia được triển khai, và tình trạng khẩn cấp được ban hành trong phạm vi thành phố Baltimore.

Tình hình an ninh trật tự chỉ được phục hồi vào ngày 01 tháng 5 năm 2015, sau khi cái chết của Gray đã được xác định là một vụ giết người và luật pháp đã trừng phạt 6 viên chức cảnh sát tội lạm dụng vũ lực giết người vô tội.

Một chuyện đáng tiếc xảy ra là hành động gây rối của một cựu linh mục trong thánh lễ.

Trong khi Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz đang thuyết giảng, một cựu linh mục và là một người tranh đấu cho đồng tính luyến ái đã bị huyền chức và bị rút phép thông công đã xông vào nhà thờ và chạy lên bàn thờ gây rối.

Video từ Tổng Giáo Phận Baltimore cho thấy người đàn ông bước vào thánh đường và hôn bàn thờ - như cử chỉ các linh mục vẫn làm ở đầu Thánh Lễ. Đương sự sau đó rút ra một băng rôn với dòng chữ “hãy chấm dứt đàn áp những người đồng tính.”

Theo Rocco Palmo, một ký giả theo dõi các sự kiện tại Vatican, có mặt tại hiện trường, kẻ gây rối là cựu linh mục Roy Bourgeois dòng Maryknoll. Bourgeois đã bị huyền chức vào năm 2012 sau khi tham gia vào một buổi lễ “phong chức” cho một phụ nữ.

Sáng ngày thứ Ba 15 tháng 11, 208 Giám Mục tham dự hội nghị đã bầu ban lãnh đạo mới của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Theo điều lệ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vị nào được quá bán là đắc cử.

Sau khi đã kiểm phiếu, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz công bố kết quả như sau:

“Một nửa số phiếu bầu là 104, Đức Hồng Y Daniel DiNardo được 113 phiếu. Xin chúc mừng ngài”.

Phát biểu ngay sau cuộc bỏ phiếu Đức Hồng Y Daniel DiNardo nhận định như sau về tương lai của Giáo Hội và đất nước Hoa Kỳ sau một cuộc bầu cử mà người ta lo ngại là đang gây chia rẽ sâu xa đất nước này. Ngài nói:

“Chúng ta phải là những mục tử tốt lành, lắng nghe và đồng hành, nghĩa là chúng ta phải làm cho tiếng nói chúng ta được nghe thấy nhưng không phải là ra đường gào to lên nhưng trái lại tiếng nói của chúng ta được vang lên trên đường phố nhờ sự chăm sóc và quan tâm của chúng ta, bởi sự rõ ràng minh bạch của chúng ta về những gì chúng ta nghĩ là thiết yếu, và phải được nói ra công khai cho mọi người, cho Quốc Hội và cho chính quyền mới. Và chúng ta hy vọng rất nhiều với thể chế hoàn toàn mới này. Nhiều người bày tỏ âu lo về tân chính phủ nhưng cũng có nghĩa là có nhiều lựa chọn và khả năng. Tôi nghĩ đến cả hai điều này.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ truyền chức cho 38 tân Linh Mục tại giáo phận Vinh
Đức Tình - Trọng Tấn
18:39 15/11/2016
Đại lễ Truyền chức Linh mục cho các Phó tế khóa XI: "Sứ vụ linh mục tại vùng đất nghèo"

38 phó tế thuộc khóa XI Đại Chủng viện Vinh Thanh và một thầy dòng Đức Mẹ Lên Trời (AA) đã được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh truyền chức linh mục vào ngày 14/11/2016 tại quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài. Đồng tế với Vị Chủ chăn Giáo phận trong đại lễ còn có Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, quí cha trong và ngoài Giáo phận cùng với khoảng 30.000 giáo dân tham dự. Đây là lần truyền chức linh mục có số lượng tiến chức đông nhất trong lịch sử Giáo phận Vinh, đánh dấu một mùa ơn gọi bội thu của riêng giáo phận Vinh cũng như của toàn Giáo Hội Việt Nam.

Xem Hình

Lãnh nhận thánh chức để phục vụ

“Nhờ bí tích Truyền Chức Thánh, linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Đức Kitô, Linh Mục tối cao và đời đời, để rao giảng Tin mừng, chăn dắt các tín hữu và cử hành việc phụng tự linh thánh”(Lumen Gentium, 28). Linh mục sống động hóa hình ảnh Đức Kitô trong tinh thần phục vụ dân Chúa. Như thế, việc phong chức để phục vụ là căn tính của linh mục và đây cũng chính là ý nghĩa nổi bật mà toàn bộ nghi thức phong chức linh mục sáng 14/11 diễn tả và hướng tới.

Ngay sau bài Tin Mừng, nghi thức phong chức bắt đầu bằng việc tuyển chọn ứng viên. Đức Cha Phụ tá Phêrô, Giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh, đại diện cho Hội Thánh địa phương thỉnh cầu Đức Giám Mục Giáo phận phong chức linh mục cho các ứng viên. Với vai trò của Đấng bản quyền địa phương, Đức Cha Phaolô đã chấp nhận lời thỉnh cầu này trong tinh thần tin tưởng.

Thái độ phục vụ của linh mục được Đức Cha Phaolô chia sẻ cách rõ nét trong bài huấn dụ. Lấy cảm hứng từ đoạn Tin mừng theo thánh Matthêu, Ngài đã nhấn mạnh rằng, linh mục được cất nhắc từ muôn dân không phải là để thống trị, nhưng là để phục vụ; không phải đứng trên đoàn chiên được trao phó, nhưng là tôi tớ của họ; không phải tìm kiếm tư lợi bằng quyền bính trần thế, nhưng chỉ mưu cầu những gì thuộc về Đức Kitô; không được độc đoán và cứng nhắc trong việc trao ban bí tích, nhưng hãy sử dụng năng quyền bí tích với lòng thương xót, nhân từ và khiêm tốn. Mặc lấy thái độ của Đức Giêsu khi thẳng thắng phản bác thỉnh nguyện quyền bính của hai tông đồ trong bài Tin mừng, Đức Cha cũng tha thiết nhắn nhủ các tân chức: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).

Để cụ thể hóa thái độ ấy, một trong những việc làm thiết thực mà Đức Cha Phaolô muốn các tân chức phải thực thi, đó là “đừng quên người nghèo”. Bởi những người nghèo là đối tượng của tình yêu ưu tiên mà Giáo Hội, suốt dòng lịch sử, luôn đau đáu hướng tới để phục vụ. Hơn nữa, tại mảnh đất nghèo lại thường xuyên phải gồng mình hứng chịu những thiên tai, nhân tai như giáo phận Vinh, người nghèo lại cần phải được an ủi, chăm sóc và yêu thương hơn hết.

Tiếp sau đó là phần thẩm vấn của Đức Giám Mục, lời hứa của các tiến chức và kinh cầu các thánh. Phần chính yếu của nghi thức là việc đặt tay và lời nguyện phong chức, qua đó, Chúa Thánh Thần được ban cho các tiến chức để thi hành thừa tác vụ linh mục. Toàn quảng trường chăm chú tham dự và chìm đắm trong không khí linh thiêng của các nghi thức ý nghĩa.

Nghi thức khiến nhiều người cảm động nhất có lẽ là phần mặc lễ phục. Bố mẹ của các tiến chức, chân đi không vững, lưng hơi còm, mắt đã mờ, hạnh phúc mang lễ phục lên trao cho những đứa con của mình. Bố mẹ trao lễ phục là trao cả cuộc đời, cả tình yêu, ước mơ và hi vọng cho con mình, để rồi được quên đi chính mình, quên đi những khó khăn, vất vả và thiệt thòi. Các linh mục nghĩa phụ mặc áo cho những người con thiêng liêng của mình cũng là mặc lên cho các tân chức tâm tình chịu ơn mà họ luôn phải mang bên mình, cũng như mặc lấy thánh giá của Đức Kitô, Đấng đã dệt nên màu áo thập giá hi sinh đó.

Nghi thức phong chức tiếp tục với việc xức dầu thánh, trao bánh rượu và kết thúc bằng việc trao ban bình an. Qua cử chỉ này, Đức Giám Mục thể hiện dấu chỉ đón nhận tân chức như cộng sự viên mới vào sứ vụ của mình. Bằng sự tin tưởng và mở rộng vòng tay, các linh mục hiện diện cũng chào đón tân chức vào hàng linh mục.

Như vậy, toàn bộ nghi thức phong chức mặc lấy một ý nghĩa, một thông điệp muốn gửi gắm đến chính các tân chức. Họ lãnh nhận để rồi cho đi, được phong chức để rồi phục vụ những đoàn chiên mà Chúa và Giáo Hội trao cho các ngài.

Niềm vui ngày mùa ơn gọi

Có thể nói, ngày lãnh nhận thiên chức linh mục là ngày mùa thu nhận thành quả đã được ươm mầm, gieo trồng và chăm bẵm. Để rồi từ đây, cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội có thêm những thợ gặt lành nghề. Và ngày mùa ấy thật nhiều niềm vui đối với Giáo phận, các tân chức và cộng đoàn dân Chúa.

Nằm trong chuỗi sự kiện trọng đại của Giáo phận những ngày giữa tháng 11, lễ truyền chức linh mục là một niềm vui lớn mà Giáo phận được lãnh nhận. Niềm vui ấy được nhân lên bội phần, khi đây là lần phong chức có số tiến chức đông nhất trong lịch sử Giáo phận suốt 171 năm qua. Giáo phận Vinh, ngang qua thánh lễ truyền chức này, đón lấy một món quà to lớn và vô giá, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa.

Biểu đồ số lượng các tiến chức linh mục của Giáo phận Vinh từ khóa I – XI Đại Chủng viện Vinh Thanh (1994-2016) (Nguồn: Kỷ Yếu 25 năm Đại Chủng viện Vinh Thanh)

Niềm vui ngày phong chức trở nên thật cụ thể nơi các tân linh mục. Suốt thời gian của nghi thức phong chức, cái nắng đổ lửa làm từng khuôn mặt nóng ran, đỏ ửng, làm tấm áo thánh chức mới hiện rõ những dòng mồ hôi chảy dài, nhưng cũng không thể thiêu đốt niềm vui thẳm sâu nơi tâm hồn các tân chức. Niềm vui ấy được nói lên qua lời tạ ơn cuối thánh lễ của cha đại diện Giuse Nguyễn Văn Thiện: tạ ơn Thiên Chúa, tri ân quí Đức Cha, quí cha, ban đào tạo, ban tổ chức đại lễ, ân nhân, thân nhân, những người đang hiện diện cũng như những ai đã và đang âm thầm nâng đỡ các tân chức cách này hay cách khác. Chỉ mấy lời được thốt ra từ môi miệng chắc chắn không thể diễn tả hết được niềm vui, tâm tình tạ ơn và khao khát dấn thân của các tân chức. Thế nhưng, có lẽ chỉ chừng ấy thôi, niềm vui ngọt ngào cũng đã phát tỏa rộng khắp, len lỏi mọi tâm hồn đang hiện diện.

Quả thực, niềm vui ấy hiện hữu rõ nét trên khuôn mặt của từng người trong cộng đoàn tham dự thánh lễ. Suốt ba giờ phải đằm mình dưới cái nắng chói chang, nhưng ai nấy cũng đều kiên nhẫn, hi sinh trong lời cầu nguyện cho các tân chức. Niềm vui được hiện thể hóa qua những tiếng vỗ tay chúc mừng. Có tiếng vỗ tay trong nụ cười rộn rã, có tiếng vỗ tay xen lẫn những giọt nước mắt hạnh phúc. Biết bao hi sinh được đền đáp. Biết bao mong mỏi thành hiện thực. Và niềm hi vọng cất cánh, bởi rồi đây biết bao con chiên bơ vơ sẽ có người chăn dắt, biết bao đau khổ sẽ biến thành niềm vui. Như thế, niềm vui chính là diện mạo của thánh lễ đặc biệt, của mùa ơn gọi bội thu này.

Hi vọng và tin tưởng rằng, với ân ban dạt dào của Chúa, sự nâng đỡ hết mình của quí Đức Cha, quí cha và cộng đoàn, sự cố gắng không ngừng nghỉ, mặc cho sự yếu đuối của phận người, các tân chức sẽ có đủ sức mạnh và nghị lực để sống đúng với căn tính ơn gọi linh mục của mình. Lời căn dặn của vị tông đồ trưởng như đang thôi thúc các tân chức bước vào sứ vụ mới: “Anh em hãy chăm sóc đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy” (1Pr 5,2).
 
Hình ảnh đẹp nhất từ thánh lễ truyền chức linh mục tại giáo phận Vinh ngày 14/11/2016.
Minh Vũ
18:54 15/11/2016
Hình ảnh đẹp nhất từ thánh lễ truyền chức linh mục tại giáo phận Vinh ngày 14/11/2016.

Giữa cái nắng nóng bất thường của tháng Mười Một, cộng thêm vào sức nóng của mấy chục ngàn người vây kín quảng trường giáo phận Vinh trong ngày trọng đại, người quay phim bất ngờ hướng ống kính về phía quý thân phụ của các tân chức. Và đây, một nụ cười đầy hạnh phúc, một nụ cười làm rơi những giọt mưa nước mắt, một nụ cười mà theo chính tân chức cũng là con trai út của mẹ, xin trích, đó là “nụ cười ĐƯỢC TRAO ÁO.”

Và đây là lý giải của ngài về điều mà tân chức gọi là “niềm vui ĐƯỢC TRAO ÁO:”

“Mẹ, những ngày trước khi lãnh nhận thánh chức Linh mục, con không về nhà thăm mẹ được. Con gọi điện về hỏi mẹ có đi rước và cầm áo lễ trao cho con trong thánh lễ truyền chức được không thì nghe em gái nói mẹ bị ốm. Thế mà chiều hôm trước ngày lễ truyền chức của con mẹ khỏe lại bình thường và sáng ngày diễn ra thánh lễ mẹ đi tham dự và lên trao áo lễ cho con.

86 tuổi, lưng mẹ đã còng và mắt mẹ đã mờ. Mẹ không đọc được những lời người ta viết về mẹ trên mạng xã hội bởi mẹ có biết chi về công nghệ thông tin đâu. Con nghe mẹ nói ngày xưa mẹ chỉ học lớp bình dân học vụ để biết đọc những câu người ta viết như là điều kiện cần để được vào chợ.

Người ta khen mẹ nhiều lắm. Hình ảnh mẹ, có lẽ đang hồi hộp, tay nâng niu, cố cất những bước chân mệt mỏi qua tháng rộng năm dài của cuộc đời vất vả truân chuyên, để tiến lên lễ đài, gặp và trao vào tay con chiếc áo lễ..., chiếc áo được dệt nên từ bao công khó của mẹ, được kết dệt nên từ đôi vai gầy của Mẹ.

Mẹ, người chụp tấm hình của mẹ đã cảm động rơi nước mắt và viết lên những lời về mẹ: Một hình ảnh đẹp, rất đẹp của tình mẹ, của việc hy sinh, trao dâng con mình cho Thiên Chúa. Chiếc khăn nhung vấn trên đầu của nét xưa, với chiếc áo dài vải thường không nhung lụa,... đủ để thấy, Mẹ đã trải qua nhiều vất vả để nuôi con và dưỡng ước mơ đời con thành linh mục.

Tạ ơn Chúa đã cho con được làm linh mục của Chúa nhưng hạnh phúc dường bao Chúa còn cho con có được người mẹ.”

Phải, đó là “niềm vui ĐƯỢC TRAO ÁO,” và cũng là niềm vui được trao con tim đầy nhiệt thành của lòng mến, được trao chính khúc ruột của mình vào tay Giáo Hội, để từ nay con mẹ được trở thành người sống vì và sống cho người khác. Mẹ nâng trên tay không chỉ tấm áo, mà là cả một tình yêu vô biên, để từ nay cùng với con mẹ, tình yêu của Thiên Chúa sẽ được trải rộng và chở che bao kiếp lầm than. Ôi Mẹ, tình yêu ấy mới đẹp làm sao. Rất đẹp mẹ ạ. Con xin chúc mừng me và con mẹ bằng những giọt nước mắt chân thành. Cám ơn mẹ và cám ơn con mẹ.
 
Huấn dụ của ĐGM Phaolô trong Thánh lễ Truyền chức Linh mục: ''Sứ vụ linh mục tại vùng đất nghèo''
+GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
19:08 15/11/2016
Huấn dụ của ĐGM Phaolô trong Thánh lễ Truyền chức Linh mục: "Sứ vụ linh mục tại vùng đất nghèo"

Mấy ngày vừa qua, bầu khí của Tòa Giám mục Xã Đoài bận rộn, nhộn nhịp, vui tươi khác thường. Quả thật, đây là dịp họa hiếm với ba sự kiện nối tiếp nhau: Lễ Bế mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, Lễ trao ban Thánh chức Linh mục cho 39 Phó tế và Đại Hội Giới Trẻ lần thứ XIV của Giáo Tỉnh Hà Nội. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta thấy niềm vui như được nhân lên và biểu hiện rõ rệt trên khuôn mặt của cộng đoàn Dân Chúa, vì đây là lần đầu tiên, trong lịch sử giáo phận Vinh, chúng ta cử hành nghi thức Truyền chức vụ Linh mục cho con số tân chức đông đảo như thế.

Theo công đồng Vatican II, nhờ bí tích Rửa tội, tất cả các Kitô hữu trở thành môn đệ của Đức Kitô như nhau và bằng nhau. Do đó, tất cả thành viên của cộng đoàn Dân Chúa đều lãnh nhận chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả như nhau. Nhưng, cũng do ý muốn của Đức Kitô, từ giữa lòng Dân Thiên Chúa, một số người được mời gọi để đảm nhận chức tư tế thừa tác, làm thầy dạy và người chuyển giao các mầu nhiệm cho giáo dân.

Các Phó tế hiện diện ở đây là thành phần của cộng đoàn Dân Chúa, là con cháu, người anh em, họ hàng, bạn hữu của chúng ta. Họ đã đồng hành với nhiều người trong chúng ta trên một quãng đường đời hay trên những con đường quê hương hoặc con đường nghề nghiệp. Nhưng rồi họ đã được Thiên Chúa mời gọi từ giữa lòng cộng đoàn Dân Chúa nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của chính cộng đoàn. Chính từ đó, đã nẩy sinh một mối tương quan sinh động, vừa khác biệt nhau, vừa tương đồng và hỗ trợ nhau, giữa chức tư tế cộng đồng của tất cả các tín hữu với chức tư tế thừa tác của các linh mục. Nói cách khác, giáo sĩ và giáo dân, chúng ta có chung ơn gọi và căn tính của người môn đệ Đức Kitô, nhưng đồng thời cũng có sự khác biệt về “năng quyền bí tích”, vai trò phục vụ Hội Thánh và cách thế loan báo Tin Mừng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn tả một cách rất thâm thúy và chính xác mối tương quan sinh động, bao hàm sự bổ sung, liên kết và hiệp thông giữa các thành phần trong Giáo Hội. Ngài nói: Cùng với hàng giám mục, các linh mục “phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Để thực hiện điều này, có khi linh mục sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động. Khi khác, linh mục chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại ở đằng sau, và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới” (Niềm Vui TM, số 31).

Thật ra, khi lãnh nhận chức tư tế thừa tác, các linh mục được trao ban một "năng quyền bí tích". Tuy nhiên, Đức Kitô không bao giờ đồng hóa năng quyền bí tích với quyền hành trần thế, bởi vì năng quyền bí tích là để phục vụ nhu cầu tôn giáo của Dân Thiên Chúa, chứ không nhằm thống trị họ. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã cặn kẽ giải thích: "Chức tư tế thừa tác là phương tiện Chúa Giêsu dùng để phục vụ dân Ngài, nhưng phẩm giá cao cả của chúng ta bắt nguồn nơi phép rửa tội mà mọi người có thể lãnh nhận. Việc đồng hoá linh mục với Đức Kitô là đầu - nghĩa là nguồn mạch chính của ân sủng - không có nghĩa là đặt linh mục lên trên những người khác. Trong Giáo Hội, các chức vụ “không đặt một số người lên địa vị cao hơn những người khác” (...). Điểm cốt lõi của chức năng này không phải là quyền lực hiểu như là sự thống trị, nhưng là năng quyền để cử hành bí tích Thánh Thể; đây là nguồn gốc quyền bính của chức linh mục, luôn luôn là phận vụ phục vụ Dân Chúa" (số 104).

Bài Tin Mừng hôm nay, một lần nữa, cho chúng ta thấy thái độ dứt khoát của Đức Kitô trước tham vọng quyền bính trần thế của các môn đệ, khi Ngài thẳng thắn phản bác thỉnh nguyện của Giacôbê và Gioan: "Anh em biết: thủ lãnh các dân tộc thì dùng uy mà trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm tôi tớ anh em. Cũng như Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mt 20, 25-28).

Các tiến chức thân mến, trong giây phút linh thiêng và huyền nhiệm này, cha muốn cùng với các con lặp lại lời thánh Phêrô tông đồ nhắn nhủ chúng ta: "Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã trao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ lãnh nhận triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát" (1 Ph 5, 2-4).

Hôm qua, chúng ta đã long trọng bế mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Chắc chắn mọi người đã rõ bế mạc Năm Thánh Lòng Chúa Thương xót không bao giờ có nghĩa là chúng ta đã hoàn thành sứ vụ yêu thương và chấm dứt câu chuyện “lòng Chúa Thương Xót” để từ nay bắt đầu chuyện khác. Lý do đơn giản là vì “lòng thương xót là căn tính của Thiên Chúa và. .. là cánh cửa đích thực của chân lý Kitô giáo” (ĐTC Phanxicô). Theo thánh Thomas Aquino, “thực thi lòng thương xót là một phẩm tính của Thiên Chúa và đó là cách thức đặc biệt để Ngài bày tỏ quyền năng của mình”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: Lòng thương xót không những là con đường tốt nhất, mà là con đường duy nhất trên hành trình Kitô giáo.

Năm Thánh đã cống hiến cho chúng ta cơ hội ngàn vàng để lãnh nhận ơn sủng và được cảm nghiệm sâu sắc hơn mầu nhiệm lòng thương xót. Do đó, khi bế mặc Năm Thánh chính là lúc chúng ta phải can đảm lên đường làm chứng tá cho lòng thương xót. Giữa một xã hội còn đầy bất công, bạo lực, hận thù, gian ác, vô tâm, ích kỷ… chính chúng ta phải nhập tâm Lời Chúa: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.

Các tiến chức thân mến, vì các con đã được mời gọi lãnh nhận thừa tác vụ linh mục, các con phải mặc lấy tâm tình của Đức Kitô và tận tâm phục vụ Dân Thiên Chúa theo mẫu gương của Người. Ước mong sao, trước nỗi đau và nỗi khổ của anh chị em nhân loại, các con luôn có cùng một thái độ, tâm tình và sự quan tâm của Đức Kitô. Các con cũng phải cố gắng thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô. Vì thừa tác vụ linh mục sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô, vậy các con phải ý thức việc các con làm, phải noi theo điều các con thực hiện, nghĩa là khi cử hành mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại, các con phải cố gắng chế ngự thân xác khỏi nết xấu và tiến bước trong đời sống mới.

Khi cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, khi dâng lời ca ngợi tạ ơn và cầu nguyện trong các Giờ Kinh Phụng Vụ, không những thay cho dân Thiên Chúa mà còn thay cho toàn thế giới, các con hãy nhớ mình được tuyển chọn giữa loài người, để thay thế họ, chu toàn những việc thuộc về Thiên Chúa. Vậy, các con hãy luôn hân hoan chu toàn nhiệm vụ của Đức Kitô Thượng Tế trong đức mến chân thật và đức tin chân truyền. Đừng bao giờ tìm kiếm tư lợi, nhưng hãy chỉ mưu cầu những gì thuộc về Đức Giêsu Kitô. Tuyệt đối đừng bao giờ dùng biện pháp “treo các bí tích” vì lý do xã hội, kỷ luật hay để bảo vệ hương ước hoặc bất cứ tập tục nào. Khi người tín hữu trong Giáo Hội đủ những điều kiện luật định thì họ có quyền yêu cầu chúng ta trao ban bí tích cho họ.

Một bí tích gắn kết đặc biệt với lòng thương xót là bí tích giải tội. Sách Giáo Lý Công Giáo viết: "Khi cử hành bí tích giải tội, linh mục hoàn thành thừa tác vụ của Đấng Chăn Chiên Lành trên đường tìm con chiên lạc, của người Samaria Nhân Hậu đang băng bó các vết thương, của Người Cha đang chờ đợi đứa con trai hoang đàng và chào đón anh trên đường trở về, và của Thẩm Phán công minh và vô tư phán xử vừa công chính vừa xót thương. Linh mục là dấu chỉ và khí cụ của tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân "(số 1465).

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên chúng ta nên học hỏi từ các thánh và các cha giải tội tốt thái độ cảm thông, dịu dàng và nhân ái đối với các tội nhân. Với các cha giải tội thiếu kiên nhẫn, luôn “mạnh tay” với các tội nhân, la mắng họ, Đức Thánh Cha Phanxicô lo sợ rằng “đó là cách Thiên Chúa sẽ cư xử với các vị”. Theo Đức Thánh Cha, “sự toàn vẹn của việc xưng tội không phải chỉ là một vấn đề toán học. Bao nhiêu lần? Cách nào? Khi nào? Đôi khi người ta cảm thấy ít xấu hổ khi xưng thú một tội hơn là phải nêu rõ số lần họ vi phạm tội đó. Chúng ta phải để mình được đánh động bởi tình huống của người ta, một tình huống có khi hỗn tạp, gồm cả việc làm riêng của họ, lẫn sự yếu đuối của con người, tội lỗi và những giới hạn không thể nào vượt qua được. Chúng ta phải giống như Chúa Giêsu, Đấng đã xúc động sâu xa khi thấy người ta và các vấn đề của họ, và cứ liên tục chữa bệnh cho họ, cả khi họ "không yêu cầu thích đáng".

Cuối cùng, không thể không nhắc đến hành động đặc biệt của lòng thương xót đối với người nghèo đói, bệnh tật, bị loại trừ, bị áp bức. Đức Thánh Cha Phanxicô đã kể nhiều lần câu chuyện xảy ra ngày ngài được bầu làm giáo hoàng: Trong khi hầu như biết chắc ngài đã được bầu, và người ta vẫn đang còn đọc tiếp các lá phiếu cuối cùng, một Hồng Y đến bên ngài, ôm ngài và nói: “Đừng quên người nghèo!”. Ngài coi đó chính là sứ điệp đầu tiên Chúa gửi cho ngài. Thật vậy, những người nghèo khổ, khuyết tật, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề xã hội hay bị loại trừ vì bất cứ lý do nào… luôn luôn là đối tượng của tình yêu ưu tiên của Giáo Hội. Trải qua hơn 2000 năm, bất chấp các thiếu sót của nhiều chi thể, Giáo Hội vẫn không ngừng hoạt động để cứu trợ, bảo vệ và giải phóng họ.

Chỉ mươi phút nữa thôi, các con sẽ lãnh nhận chức linh mục để phục vụ cộng đoàn Dân Chúa tại vùng đất nghèo, lại thường xuyên hạn hán, lụt lội. Trong giờ phút linh thiêng này, với tư cách Giám mục giáo phận Vinh, cha muốn nhắn nhủ các con: Đừng quên người nghèo, đừng quên các nạn nhân của thiên tai và nhất là các nạn nhân của “nhân tai”. Nếu các con không thể làm gì để giảm nỗi khổ đau và bất hạnh của họ, ít nhất đừng chất thêm gánh nặng trên những đôi vai gầy ấy.

Xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành và hướng dẫn các con trên những bước đường mục vụ khó khăn và đầy bất trắc, để bất chấp những yếu đuối của bản thân, cũng như những áp lực của xã hội, các con luôn phấn đấu trở thành những linh mục như lòng Chúa mong ước và cộng đoàn Dân Chúa trông đợi.

Xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng xuống trên các thân nhân, ân nhân và thân hữu của các Tân Linh mục. Nguyện xin Chúa chúc lành cho quý cha, quý chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ và tất cả ông bà anh chị em đã về đây để hiệp thông với Giáo phận trong Thánh lễ đặc biệt này.

Phaolô Nguyễn Thái Hợp

Giám Mục GP. Vinh
 
Họp hội đồng đại biểu liên đoàn Công Giáo VN tại Đức
Trầm Hương Thơ
21:28 15/11/2016
ĐỨC QUỐC:HỌP HỘI ĐỒNG ĐẠI BIỂU LIÊN ĐOÀN CGVN TẠI ĐỨC LẦN THỨ 29 VÀ BẦU TÂN BCH.

Mỗi năm như thông lệ vào cuối tuần thứ 2 của tháng 11, những vị Đại Biểu của LĐCGVN trên khắp nước Đức từ các vùng cùng về họp Đại Hội đại biểu. Theo thơ mời của Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo về chúng tôi cùng họp nhau để nhìn lại những công việc đã qua trong một năm. Năm nay có tổng cộng 43 Đại Biểu của 8/11 vùng về họp mặt tại Schönstattzentrum Marienberg 96110 Scheßlitz từ ngày 13-14.11.2016.

Đúng 14giờ thứ bảy 13.11.216 ông Nguyễn Duy Hoàng Tổng thơ ký Liên Đoàn kính mời tất cả đúng lên và bắt đầu bài hát bài xin ơn Chúa Thánh Thần ban xuống cho buổi họp được tốt đẹp. Tiếp theo ông đọc 3 lời cầu nguyện của Đức cố Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận viết trong Đường Hy Vọng.

Chấm dứt nghi thức cầu nguyện ông chào mừng Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu đại diện Tuyên Úy Đoàn Linh hướng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại CHLBĐ. ban Tư Vấn, Hội Đồng Đại Biểu, và giới thiệu sự hiện diện của các thành viên BCHLĐ. ban Tư Vấn. Lần lượt các Đại Biểu tự giới thiệu tên và và đến từ vùng Linh mục nào.

Kế đến Ông Chủ Tịch Liên Đoàn thay mặt BCHLĐ chào mừng cha Linh hướng và tất cả mọi ban ngành đang hiện diện nơi đây. Ông cũng cảm ơn tất cả mọi ban ngành và các tham dự viên của năm nay đã đóng góp thật tốt đẹp cho 3 ngày Đại Hội trong dịp Chúa Thánh thần hiện xuống tại Aschaffenburg 2016 này được hoàn thành tốt đẹp.

- Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu thay mặt Hội Đồng Tuyên Úy trân trọng chào mừng mọi người, ngài cũng nêu lên một số sự kiện đã xảy ra liên quan đến những người trong ban chấp hành và cùng hiệp thông trong chia vui sẻ buồn với mọi người.

- Ông chủ tịch GB Phùng Khải Tuấn thông báo sơ về chủ đề và Logo của Đại Hội 2016 sau khi đã bàn họp với Hội Đồng Tuyên Úy thì đại hội lần thứ 41 năm 2017 sẽ là chủ đề "Một trăm năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima" và thông điệp "Laudato Si' của ĐGH Phanxicô.

- Thuyết trình viên sẽ là Lm. Tôma Nguyễn Đình Anh Nhuệ viện trưởng Viện Thần Học Giáo hoàng St. Bonaventure – Seraphicum tại Rome. Và Lm. Phaolô Phan Đình Dũng giảng thuyết cho giới trẻ.

- Cha Stêphanô Lưu hướng dẫn giải thích thông điệp "Laudato Si'" của ĐGH Phanxicô về chủ đề đại hội.

- Tiếp theo ngài cũng nhắc lại chương trình cầu nguyện mà Hội Đồng Tuyên Úy và BCH Liên Đoàn đã kiêu gọi vào mỗi chiều thứ năm hàng tuần: Xin mỗi người xin hãy đốt nên một ngọn nến để cầu nguyện cho Quê Hương Đất nước và hiệp thông với Giáo Hội quê nhà và phổ biến rộng rãi tại cộng đoàn nhà.

- Ông phó Chủ Tịch nội vụ Phạm Anh Tuấn Tú trường trình báo cáo về tất cả những hoạt động của BCHLĐ trong năm qua.

- Ông Thủ qũy LĐ Dương Văn Đá trình bày sổ sách chi thu của 1 năm vừa qua.

- Mọi người nêu ý kiến rút ưu khuyết đểm trong bầu khí thật là cởi mở trong sự thật nhưng rất nhẹ nhàng.

- Sau giờ giải lao Hội đồng Đại Biểu nhóm họp lại và bắt đầu bầu lên một Ban Tổ Chức cho đại hội năm thứ 41. Mọi công tác đều được các vùng nhận lãnh trách nhiệm một cách mau chóng, vui vẻ trong ngày thứ bảy. Phải nói thêm rằng những năm về sau này những công tác phân chia rất nhịp nhàng và mau chóng được các vùng đón nhận với trách nhiệm hăng say và hoàn thành rất tốt.

Buổi họp chấm dứt khá sớm để Hội Đồng Đại Biểu dành thời gian một tiếng đồng hồ tĩnh tâm với Lm. Stêphanô hướng dẫn theo chủ đế bào Phúc Âm " Người Cha Nhân Hậu" (Luca 15,1-32). Sau đó cha ngồi tòa cho mọi người nhận "Bí Tích Hòa Giải". Hôm sau Chúa Nhật ngài sẽ hướng dẫn nghi thức bước qua Cửa Thánh đón nhận ơn "Toàn Xá" trước khi kết thúc năm thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 20 tháng 11. 2016 này.

- Sau giờ tĩnh tâm và kinh tối là một buổi liên hoan nho nhỏ để mọi người có dịp tâm sự vui buồn v.v... Cám ơn BCH và Ban nhà bếp đã chuẩn bị rất chu đáo cho buổi tối nay cũng như cho cả cuối tuần này.

- Sáng Chúa Nhật: sau giờ kinh sáng và điểm tâm, Ban Chấp Hành thông báo một số vấn đề cần bàn họp tiếp tục những gì còn lại của ngày hôm qua chưa xong như:

- Bầu lại Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2017- 2019.

- Vấn đề tài chính tương lai của Liên đoàn Công Giáo.

- Vấn đề tu chính nội quy ?.

- Vấn đề nhu cầu sinh hoạt và tâm linh của giới trẻ.

-11 Giờ chấm dứt chương trình họp cùng nhau sang nhà nguyện theo sự hướng dẫn của Lm. Stêphanô để bước qua Cửa Thánh để lãnh ơn "Toàn Xá" và dâng thánh lễ.

-Lời nhập lễ của linh mục Stêphanô:

Chúng ta hãy theo tinh thần của bài Phúc Âm hôm qua

"Người Cha Nhân Hậu" (Luca 15,1-32) và hãy hồi tâm lại xem chúng ta là ai? Là người Anh cả hay làm người con thứ?... Giờ đây Chúng ta cùng nhau kết thúc trong nhà Chúa để cùng nhìn lại 2 ngày họp qua, và nắm tay nhau thú nhận những sai sót, những gì chưa hoàn hảo để đồng hành bước tới tương lai. Chúng ta cùng hiệp thông với Giáo Hội Đức nơi đây để Lòng Thương Xót Chúa tha thứ những lỗi lầm và ơn Ngài sẽ hướng dẫn và nối kết chúng ta và nhân loại trong tình thương của Ngài.

Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa:

- Xin thêm những hồng ân Linh Thánh khôn ngoan và sức mạnh xuống trên ĐGH. để ngài chu toàn tốt sứ vụ và trách nhiệm.

- Xin Thiên Chúa thương đoái nhìn đến Quê Hương đất nước chúng con trong cơn nguy khốn bởi nhà cầm quyền đớn hèn và để giặc phương bắc đang xâm lăng.

- Xin cho những con dân và giáo dân đang bị dọa đày, lầm than vì chất độc hại do môi trường những nhà máy thải ra. Những lũ lụt của đập thủy điện xả nước nhấn chìm nhà cửa, ruộng nương, hoa màu, gây chết người và bao nhiều chục ngàn gia cầm một cách vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản.

- Xin cho những linh hồn những nạn nhân đã qua đời trong lũ lụt và chất độc hại gây ra, và tất cả những linh hồn tiền nhân được hưởng Nhan Thánh Chúa.

Bản nhạc Lời Nguyện Cho Quê Hương kết lễ thật tha thiết và cảm động đã được hát lên với cả tâm hồn những người hiện diện hôm nay.

Mẹ ơi! đoái thương dân nuớc Việt Nam

Thời cộng sản bất công lan tràn

Mẹ hãy giơ tay giải thoát Việt Nam

Đưa Việt Nam thoát ách vô thần...

Mẹ ơi cúi xem dân nước Việt Nam

Đời gian khó đức tin gông cùm

Mẹ hãy ban ơn giải thoát Việt Nam

Cho đoàn con thoát ách gông cùm

Mẹ ơi chúng con đau xót gần xa

Giặc đang phá nát quê dấu yêu

Mẹ giúp nước con mau có tự do

Ban bình an hạnh phúc ấm no

(Lời mới)

- Cuối cùng là lời cảm ơn của ông Chủ tịch LĐCGVN tới Lm Tuyên úy đoàn, các vùng, và ban nhà bếp với tất cả tấm lòng nhiệt tình trong cuối tuần này. (một chút qùa tượng trưng cảm ơn những anh chị giúp đỡ ẩm thực trong cuối tuần qua)

- Bữa cơm trưa kết thúc thật vui vẻ 43 Đại Biểu của 8/11 vùng, và Lm. Stêphanô đại diện HĐTU cùng 4 người ban Ẩm thực chia tay lên đường trở về nhà mang theo những tin mừng để làm những cánh chim sứ mạng đông đồ trong cuộc sống.

- Một Ban Chấp Hành mới của LĐCGVN toàn quốc cho nhiệm kỳ 2017- 2019 đã được Hội Đồng Đại Biểu bầu xong và sẽ được công bố và giới thiệu trước Đại Hội Công Giáo toàn quốc dịp đại lễ Chúa Thánh thần hiện xuống năm 2017.

Trên đường gần 5 trăm cây số chạy xe trở về tôi nhìn thấy những cánh rừng thu thật đẹp. Lá thu vàng ươm hai bên đường đang thay mau để sang đông, và một mùa xuân hứa hẹn đầy hoa thơm sẽ lại đang đến.

Trầm Hương Thơ.

14.11.2016
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bầu cử sơ tuyển tại Pháp
Hà Minh Thảo
19:34 15/11/2016
BẦU CỬ SƠ TUYỂN TẠI PHÁP

Mùa Bầu cử 2016 vừa chấm dứt tại Hoa kỳ, cử tri nước Pháp bắt đầu bước vào mùa Tranh cử sơ bộ chuẩn bị cho cuộc tuyển chọn Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2022 vào ngày 23.04.2017, vòng một, và ngày 07.05.2017, vòng hai nếu cần giữa hai ứng cử viên dặt số phiếu cao nhất.

Bầu cử sơ tuyển (primaire) chỉ được tổ chức tại Pháp lần đầu vào năm 2011 bởi đảng Xã hội (Parti Socialiste, PS). Trước đó, trong mỗi đảng, các đảng viên thỏa thuận với nhau chọn người đại diện cho đảng mình. Nguyên tắc, việc tuyển chọn Tổng thống là một sự tín nhiệm giữa của cử tri với cá nhân một ứng cử viên, chớ không cho một đảng. Tuy nhiên, việc tranh cử đòi hỏi những số tiền chi tiêu ngày càng vĩ đại, vượt khả năng tài chính của cá nhân, nên họ cần sự tài trợ của đảng. Lý do khác là số chính trị gia tự tin mình có ‘ơn gọi’ trở thành Tổng thống ngày càng nhiều mà đảng không thể tài trợ cho mọi người. Do đó đảng hay liên đảng (như hữu và trung phái – primaire à droite et au centre).

I. NHỮNG CUỘC BẦU CỬ SƠ TUYỂN.

A. Ðảng Xanh (Europe Ecologie Les Verts)

Ứng cử viên của đảng này, bà Eva Joly, đã chỉ đạt được 2,31% tổng số phiếu bầu Tổng thống năm 2012. Ðể tham gia đầu phiếu, các cử tri phải góp tài chính 5 euros.

Kết quả đầu phiếu sơ tuyển năm 2016:

- Vòng một ngày 19.10.2016 : Karima Delli : 9,82% số phiếu hợp lệ ; Cécile Duflot : 24,41% ; Yannick Jadot : 35,61% và Michèle Rivasi : 30,16%. Sự kiện bà Duflot, Dân biểu, bị loại đã gây ngạc nhiên nơi giới quan sát chính trị.

Vòng hai ngày 07.11.2016: ông Yannick Jadot, Dân biểu Nghị viện Âu châu, đoạt 57,11% số phiếu hợp lệ thắng bà Michèle Rivasi, Dân biểu Nghị viện Âu châu, thu được 42,89%.

B. Các đảng hữu và trung phái (les partis de la droite et du centre)

Trong cuộc Bầu cử Tổng thống năm 2012, khi Ðảng cầm quyền Liên hiệp vì một Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) hữu phái, một cách hợp lý vì thành quả được xem như tốt của Tổng thống xuất nhiệm Nicolas Sarkozy để Ðảng đề cử ông một lần chót, theo qui định của điều 6 Hiến pháp được tu chỉnh ngày 23.07.2008, đại diện Ðảng ứng cử Tổng thống năm đó.

Các lãnh đạo đảng UMP, ngày nay đã đổi tên thành đảng Cộng hòa (Les Républicains, LR) đã công bố vào tháng 04.2014 là sẽ tổ chức Bầu cử sơ tuyển để chọn ứng cử viên duy nhất vào năm 2016, hầu có thể được đề cử tham gia bầu cử Tổng thống năm 2017. Ngày 22.04.2016, bà Anne Levade, luật gia, Chủ tịch Thẩm quyền Tối cao (Haute–Autorité) tổ chức Bầu cử sơ tuyển, trình bày các tài liệu hướng dẫn quy định việc bầu cử. Cơ quan này chỉ có quyền ra ‘khuyến nghị chung’ hay ‘quan sát cá nhân’, nhưng không có ‘quyền xử phạt’.

1. Thời gian đầu phiếu. Vòng một sẽ diễn ra ngày Chúa Nhật 20.11.2016, và nếu cần thiết khi không ứng cử viên nào đạt được đa số tuyệt đối số phiếu bầu hợp lệ, một vòng đầu phiếu thứ hai vào ngày 27.11.2016, được tổ chức giữa hai ứng cử viên thu được số phiếu cao nhất.

2. Các ứng cử viên.

a) Ðiều kiện.

- dĩ nhiên, những người này phải hội đủ các điều kiện để ứng cử Tổng thống ;

- ứng cử viên phải có sự đề cử của ít nhất 250 viên chức dân cử, được bầu tại ít nhất 30 tỉnh (départements). Trong đó, cần có ít nhất 20 dân cử lập pháp (Nghị sĩ, Dân biểu Quốc hội Pháp hay Nghị viện Âu châu và ít nhất 2.500 đảng viên.

b) Danh sách ứng cử viên.

i. Nicolas Sarkozy. Cựu Tổng thống nhiệm kỳ 2007-2012, đang muốn phục thù vì bị đương kiêm Tổng thống François Hollande hứa hẹn cử tri bằng một chính sách tả phái, nhất là về kinh tế ‘có tăng trưởng kinh tế mới tạo việc làm để giảm bớt thất nghiệp’. Khi tranh cử, ông Hollande nói với đồng bào ông sẽ không theo sự ‘cố vấn’ của bà Angela Merkel, Thủ tướng Ðức. Nhưng khi tại chức, ông đã nhận sự ‘hướng dẫn’ của bà này khi nền kinh tế Pháp kém sức cạnh tranh hơn của Ðức. Chính phủ xã hội dùng chính sách làm giảm số người thất nghiệp bằng xóa tên người thất nghiệp khỏi ‘Danh sách’ bằng biện pháp hành chánh hay hàng ngàn những khế ước có tài trợ (contats aidés). Biện pháp thứ nhì này gây khiếm hụt ngân sách. Do đó, ông Sarkozy muốn thử thời vận một lần nữa trong khi, suốt năm năm nhiệm kỳ, chính phủ xã hội chỉ thành công một lần với luật ‘Marriage pour tous’ (Ðám cưới cho mọi người) vẫn còn tranh luận vì trái luật thiên nhiên và bất công vì người ta chỉ biết thụ hưởng mà không có trách nhiệm tương xứng. Ông tuyên bố chính thức tham gia sơ tuyển ngày 22.08.2016 và, do đó, đã từ chức Chủ tịch đảng Cộng hòa.

ii. Alain Juppé. Cựu Thủ tướng, Thị trưởng Bordeaux, thành phố thứ năm nước Pháp, chính thức tuyên bôÙ ứng cử ngày 20.08.2014 và luôn là đối thủ số 1 của ông Sarkozy. Trong hai năm qua, ông đã có phương pháp xây dựng tiến trình ứng cử của mình, với việc công bố các công trình nối tiếp nhau, về các vấn đề xã hội lẫn các đối tượng cho nền kinh tế.

iii. François Fillon. Cựu Thủ tướng 2007-2012, thâm niên nhất ở Pháp, đã tuyên bố ứng cử vào tháng 05/2013, khi đang thăm viếng Nhật Bản, đang về thứ ba trong các cuộc thăm dò dân ý (sondages).

iv. Bruno Le Maire. Cựu Tổng trưởng Canh nông, tuyên bố ứng cử ngày ngày 23.02.2016, tự cho thuộc Thế hệ Trẻ trong Chính trị. Năm 2014, về nhì trong cuộc bầu cử Chủ tịch đảng UMP thu được 29,18% số phiếu sau Nicolas Sarkozy.

v. Jean-Francois Cope. Thị trưởng Meaux công bố ứng cử ngày 14.02.2015, nửa năm sau ngày bị buộc phải từ chức Chủ tịch đảng UMP tháng 05/2014, sau các trường hợp Bygmalion. Ông cũng đã từng gây chiến tranh với François Fillon vì chức Chủ tịch đảng UMP vào năm 2012.

vi. Nathalie Kosciusko-Morizet. Cựu phó chủ tịch đảng Cộng hòa đã, nhân dịp ngày Quyền Phụ nữ 08.03.2016, để loan báo ứng cử trên truền hình TF1, với hy vọng trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt được chức vụ cao nhất của Nhà nước Pháp.

vii. Jean-Frédéric Poisson. Dân biểu Quốc hội, Chủ tịch đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (Parti Chrétien-Démocrate).

3. Cử tri.

Phải là công dân Pháp và hội đủ các điều kiện sau :

- đã ghi tên trong danh sách cử tri trước ngày 31.12.2015 ;

- các vị thành viên sẽ phải đủ 18 tuổi để bầu Tổng thống vào ngày 23.04.2017 hay là đảng viên các đảng hữu và trung phái ;

- phải được đăng ký vào danh sách bầu cử, phải ký một tài liệu bảo đảm ‘chia sẽ những giá trị cộng hòa hữu và trung phái và cam kết luân chuyển (về chính trị) để phục hồi sự thành công của nước Pháp’ ;

- phải góp 2 euro cho mỗi vòng đầu phiếu. Ðó là để trả chi phí tổ chức. Cử tri cần chuẩn bị số tiền chính xác 2 euro hầu đề phòng trường hợp nơi đầu phiếu không có tiền lẽ để thối.

4. Ðịa điểm Ðầu phiếu.

Tất cả có 10 228 địa điểm phục vụ bầu cử vào ngày Bầu cử sơ tuyển 20.11.2016 cho vòng một và ngày 27.11.2016 cho vòng hai, nếu có. Các địa điểm này không nhất thiết phải là nơi cử tri có thói quen bỏ phiếu. Để biết thông tin, ban tổ chức mời cử tri mở trang web : www.monbureau.primaire2016.org

C. Ðảng xã hội.

Nguyên tắc, Tổng thống xuất nhiệm đương nhiên được tái ứng cử. Nhưng đến giờ phút này, đó không phải là trường hợp của ông Francois Hollande vì số bách phân tín nhiệm ông nơi cử tri Pháp quá thấp chỉ khoảng 10%. Ông hẹn sẽ trả lời v ào tháng 12/2016. Nếu ông tái ứng cử, ông có phải qua Bầu cử sơ tuyển không ? Thăm dò dân ý cho thấy ông Arnaud Montebourg, một Tổng trưởng từ chức thời ông Hollande có thể thắng. Một Tổng trưởng Kinh tài từ chức khác, ông Emmanuel Macron, ‘ni droite, ni gauche’ (không hữu, cũng không tả phái), ngày 16.11.2016, tuyên bố ứng cử Tổng thống năm 2017, hy vọng đạt được 15% số phiếu hợp lệ, nhưng vẫn về sau Juppé hay Sarkozy (LR) và bà Marine LePen (Mặt trận Quốc gia, Front National, FN).

II. THĂM DÒ DÂN Ý.

Cuộc khảo sát dân ý do viện Sofres OnePoint-Kantar thực hiện về ý định đầu phiếu Bầu cử sơ tuyển hữu và trung phái được công bố hôm 14.11.2016 cho thấy :

- Thứ hạng các ứng cử viên không thay đổi, nhưng khoảng cách số bách phân giữa 3 vị về đầu được thâu ngắn hơn.

- Ông Alain Juppé vẫn đứng đầu, nhưng chỉ với 36% số phiếu bầu, tức 6% ít hơn trong tháng mười.

- Ông Nicolas Sarkozy thu thêm được 2% để thành 30%.

- Ông François Fillon đã có bước tăng trưởng mạnh nhất, với 18% số phiếu bầu, 7% hơn so với tháng trước.

Ở vòng hai, ông Juppé sẽ thắng luôn luôn và rõ ràng, nhưng chỉ với 59% số phiếu (giảm 3%) so với 41% (tăng 3%) cho ông Sarkozy.

Nếu đắc cử vòng Sơ tuyển này, ông Alain Juppé có nhiều hy vọng trở thành Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2022.

Hà Minh Thảo

 
Văn Hóa
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Một Nén, Hai Nén & Năm Nén
Nguyễn Trung Tây
06:16 15/11/2016
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Vợ Chuyện Chồng: Một Nén, Hai Nén & Năm Nén


Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.



Chiều thứ Sáu vợ bước vào nhà đóng mạnh lại cánh cửa. Nhìn đôi mắt phượng đượm nét lo lắng của vợ, chồng cất tiếng hỏi, giọng điệu thăm dò,

— Sao buồn như bún thiu thế? Ai lại bắt nạt vợ của tôi rồi?

Vợ quẳng chùm chià khóa xuống mặt bàn cơm nghe cái cốp,

— Ai mà dám bắt nạt em? Ngay cả ông xếp anh cai, em còn chưa ngán. Trên đời này, người duy nhất mà dám bắt nạt em may ra chỉ có anh.

Chồng xòe tua tủa lông nhím,

— Ơ! Hay chửa! Đừng có mà dựng chuyện nói điêu nhé. Thế mà không sợ tội!

Chồng chép miệng, miệng bông đùa,

— Làm thân nam nhi ai lại đi bắt nạt vợ… Chưa kể có cho vàng cũng không dám, bởi các cụ đã nói, “Nhất vợ nhì trời”. Vợ còn ăn đứt ông “Giời” như vậy thì anh là cái chi chi mà dám bắt nạt vợ.

Vợ liếc xéo,

— Đệ nhất thiên hạ là anh! Con trai Bắc kỳ miệng ngọt như chuối...

Vợ dịu giọng,

— Mà thôi, mình ơi, em có chuyện muốn nói. Anh biết chi không?

Vợ ngập ngừng,

— Chiều nay xếp gọi một đám vô văn phòng, xếp phát cho mỗi tên một cái check. Anh biết chi không? Cái check cuối tuần và cũng là cái check cuối cùng rồi đó…

Chồng ngập ngừng trước bản tin, nhưng rất nhanh lấy lại phong độ,

— À… Hiểu rồi! Thì ra là vậy... Hèn chi có người mặt hoa da phấn tàn phai nhan sắc…

Vợ xịu mặt,

— Chứ còn gì nữa. Em thất nghiệp rồi đó...

Chồng khua khua hai tay điệu bộ như đánh đàn guitar,

— Nên từ đó em buồn... Tứng tưng! Tưng tưng! Tưng từng!

Vợ cự nự,

— Anh, anh cứ thích giỡn chơi không à. Em đang buồn thúi ruột ra đây nè. Em thất nghiệp rồi đó, còn mỗi một mình anh đi cày. Giờ kiếm đâu ra cho đủ tiền để mà trả tiền nhà? Còn một đống bill đó, nào là tiền điện thoại nè, tiền nước, rồi tiền trả góp cho cái xe Camry mới mua. Một mình anh đi làm, anh lo mà thanh toán hết đống giấy nợ đó đi. Ngồi đó mà ca với hát…

Chồng vẫn giọng điệu bông đùa,

— Giời ạ! Khổ quá, bây giờ ngồi hát cũng không cho. Hay là thôi để anh ngồi khóc. Hay là em muốn anh gọi vào hãng năn nỉ xếp là thôi đừng lay off vợ tôi nữa…

Chồng nheo nheo mắt,

— Bởi vì cô ấy là một người phụ nữ Việt Nam đảm đang, cả đời cần cù lo toan, bận rộn tính toán cho gia đình, cho chồng, và cho con?

Vợ đáp ngay,

— Không lo toan, không tính toán thì lấy chi mà ăn? Ai giống như anh đó, mới đặt mình xuống là há to miệng ngáy sập nhà sập cửa.

Chồng tố lại,

— Ơ, ơ, đừng có mà nói điêu. Không phải chỉ có một mình tôi ngáy đâu nhé…

Vợ, trong dáng điệu mệt nhọc, không buồn đôi co. Đi tới tủ lạnh, vợ mở cửa, rót đầy ly nước cam, rồi ngồi xuống trước mắt chồng,

— Mình ơi! Thôi, nói chuyện đàng hoàng đi. Em buồn quá à. Hôm nay trên đường lái xe về nhà, em suy nghĩ hoài, em thấy làm sao đó. Tụi mình lấy nhau hơn năm năm rồi. Nhưng mà em thấy chẳng tên nào làm ăn khấm khá. Nhà thì mới mua. Xe thì mới trả góp. Tiền gửi nhà trẻ cho thằng Bòn với con bé Bon tháng tháng không cũng đủ sập tiệm rồi. Rồi bên Việt Nam, bố mẹ thì cứ gửi viết thư qua, xin tiền xây nhà hai ba tấm. Chán thì thôi! Sao em thấy Chúa cho em ít quá, được có mỗi một nén bạc à. Mấy người khác, em thấy Chúa cho họ, người được hai nén, người được năm nén. Anh thấy cô Thanh không?

Chồng nheo nheo cặp mắt,

— Thanh? Thanh nào nhỉ?

Vợ liếc xéo chồng, ánh mắt sắc hơn dao bổ cau,

— Thanh, cô Thanh dạy trong Ban Giáo Lý đó chứ còn Thanh nào nữa? Thiên Thanh của một thời làm ai si mê đó...

Chồng phá ra cười,

— Vậy à? Thế mà tớ lại không biết chi cả.

Vợ cau mặt,

— Thôi đi! Đừng có làm bộ giả nai!

Vợ uống một ngụm nước cam, nuốt xuống cần cổ, tiếp tục câu chuyện dở dang,

— Cô Thanh giờ này bán bảo hiểm. Mua được mấy cái nhà rồi. Một cái trên núi, sáu phòng ngủ, ba phòng tắm, hai cái garage, có hồ bơi. Căn nhà trên núi, hai vợ chồng ở. Còn mấy căn khác, hình như là hai căn thì phải, hai cái nhà đó, cô Thanh cho người ta mướn. Tháng tháng, từ trên núi, cô ấy ngồi đếm tiền cho mướn nhà không cũng đủ mỏi tay. Còn chị Hương, cô bạn học của anh đó, kỳ này em nghe nói chị ấy đang làm Kỹ Sư trưởng trong công ty Apples. Em thấy chị Hương bay sang Âu Châu, Nhật, Đài Loan, Singapore công tác hà rầm à. Anh biết không? Chị Hương đâu thèm nấu ăn, nhưng mướn người nấu cơm, trông con, coi nhà cửa cho hai vợ chồng. Cuối tuần hai vợ chồng chị Hương bay sang Hawaii đi tắm bãi biển Waikiki. Hứng nữa, họ bay sang khu Manhattan, khu Times Square của New York ăn beefsteak, đi shopping. Em nghĩ cô Thanh được Chúa cho hai nén bạc. Còn chị Hương, Chúa cho chị ấy đứt năm nén. Còn riêng em, Chúa quẳng cho được có mỗi một nén à.

Vừa dứt lời, vợ cúi mặt xuống, yên lặng, không nói chi nữa, nhưng nhìn ly nước cam còn một nửa.

Chồng gỡ gỡ cái càvạt, rồi cất tiếng,

— Em được tới một nén bạc lận ư! Vậy là giàu rồi. Còn anh, em có biết Chúa cho anh được mấy nén hay không?

Vợ dừng lại trong một giây, rồi nói ngay,

— Anh? Anh cũng giống em. Chỉ được có mỗi một nén à. Hai đứa góp gạo thổi chung, nhưng cơm nhão hoài. Hèn chi nghèo mạt rệp!

Chồng lắc đầu,

— Được một nén đã tốt. Anh, anh nghèo rớt mùng tơi!

Vợ ngước lên nhìn chồng, ánh mắt nghi ngờ, tia nhìn tìm kiếm, dáng điệu dò hỏi. Làm lơ như không biết chi, nhìn vợ, chồng nói,

— Chúa ban cho em tới những một nén bạc. Riêng anh, anh chỉ có hai xu của bà góa nghèo mà thôi (Mark 12:41-44). Nhưng anh khác “người ta” ở chỗ là mặc dầu anh chỉ có hai xu, nhưng tối tối, anh vẫn đọc kinh, cám ơn Chúa đã trao tặng cho anh hai xu. Và thay vì than khóc với hai xu hoặc nằm dài ra đợi chờ hai xu khác từ trên cành cây sung rụng xuống, anh đi làm, tìm kiếm thêm hai xu khác để dâng tặng lên cho Thiên Chúa.

Nói tới đây, chồng lại mở miệng, hát nghêu ngao,

— Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật. Chúa thật (í a) sang giàu. Có gì mà dâng Chúa đâu. Có gì mà dâng Chúa đâu.

Vợ ngước lên nhìn chồng, những thớ thịt căng thẳng trên khuôn mặt phấn hồng dần dần dịu xuống. Vợ nhoẻn miệng cười,

— Giỏi dữ a! Tại sao hồi đó lại không đi tu, bây giờ làm cha giảng trong nhà thờ cho con chiên lạc đàn này nghe?

Chồng nhún vai,

— Thì bây giờ cũng đang làm cha vậy.

Vợ móc giò lái,

— Đúng rồi, cha sấp nhỏ thì có!

Chồng lơ đi, hai tay giơ cao lắc lắc,

— Ngoại trừ hai xu, anh không có trong tay một nén bạc nào hết. Nè, em nhìn kỹ đi. Nada! Nothing! Trống rỗng! Nhưng tạ ơn Chúa, với hai đồng xu này, anh đi học, ra trường, làm Kỹ sư, cưới được em, mua được căn nhà, mua được cái xe Camry cho vợ anh lái đi làm, cho anh có thằng Bòn, cho anh có bé Bon. Thế là hạnh phúc tràn lan, dư thừa y như vàng bạc kim cương bám dính trên màng nhền nhện ở trong sân vườn của nhà mình vào mỗi buổi sáng sớm.

Vợ nửa đùa nửa thật,

— Chồng tôi đến là khéo nói. Mồm miệng dẻo quẹo. Hèn chi cô giảng viên Giáo lý Thiên Thanh của hồi xưa mê chồng tôi như điếu đổ. Còn chị Kim Hương thì sao nhỉ? Em chưa có dịp nghe qua.

Chồng mặt lơ lơ,

— Thế à! Có vụ đó hay sao? Sao tôi lại không biết chi nhỉ?

Cầm ly nước cam lên tay, vợ uống một hơi cạn sạch ly,

— Thôi, đừng làm bộ ngây thơ.

Liếc nhìn đồng hồ trên tường, vợ đứng dậy,

— Anh đi đón thằng Bòn và con Bon đi. Em chuẩn bị đi nấu cơm đây.

Bước đi được mấy bước, vợ quay lại nói,

— Anh ơi, thứ Hai, em sẽ lên Văn Phòng Thất Nghiệp, xin tiền trợ cấp.

Chồng nói vuốt theo,

— Vợ tôi sẽ không ăn tiền thất nghiệp lâu đâu. Lanh lợi như vợ tôi, kiếm đâu chẳng ra việc.

Đi thẳng một mạch lên lầu, vợ nói vọng lại,

— Hết tiền lẻ rồi nhé. Đừng có nịnh...



Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin cho con biết thôi, không nhìn vào những nén bạc của người khác, nhưng tiếp tục hân hoan với nén bạc mà Chúa đã ban cho con. Xin dạy con biết sử dụng những nén bạc mà con đã được Thiên Chúa ban tặng vào những phúc lợi cho xã hội, cho gia đình, và cho chính tâm hồn của con.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thuyền Nghèo
Đặng Đức Cương
20:37 15/11/2016
THUYỀN NGHÈO
Ảnh của Đặng Đức Cương
Người ta cổng gạch nhà sang
Gia trang tôi chiếc thuyền nan nghèo nàn
Nghèo nàn nhưng chẳng thở than
Vững tin nơi Chúa an nhàn thảnh thơi.
(nđc)