Phụng Vụ - Mục Vụ
Chuẩn bị ngày Chúa đến
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:53 15/11/2018
Chuẩn bị ngày Chúa đến (CN 32 QN B)
Đn 12,1-3 ; Dt 10,11-14.18 ; Mc 13,24-32
Tôi còn nhớ vào năm 1994 cha quản xứ của tôi đọc một bài báo nói về ngày tận thế vào ngày 5/5 năm đó, và sẽ có tối 3 ngày 3 đêm, nên cha kêu gọi mọi người phải mua đủ nến và mang đến nhà thờ để cha làm phép. Nhưng đợi đến ngày đó, không có gì xảy ra.
Sau đó, có tin đồn tận thế sẽ xảy ra vào năm 2000, nhưng cũng không xảy ra. Gần đây, một tờ báo cho rằng ngày tận thế được xác định theo lịch của người Maya rơi vào ngày 15/5/2015. Những lời đồn đoán này đã gây hoang mang cho biết bao người. Ở Brazil, cảnh sát phải đối phó với nguy cơ tự tử tập thể khi chờ ngày tận thế. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở tin đồn.
Sự kiện này cho thấy rằng con người thời nào cũng muốn biết những gì sẽ xảy ra tương lai: Có ngày tận thế không? Số phận của chúng ta sẽ ra sao trong và sau ngày đó? Chúng ta tìm được câu trả lời cho những vấn nạn đó từ phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
1. Thế giới và thế hệ này sẽ qua đi
Trước hết, Lời Chúa hôm nay mạc khải cho chúng ta biết rằng: thế giới này sẽ có ngày kết thúc. Thế giới này không vĩnh cữu qua sự quả quyết của Chúa Giêsu: “Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13,30). Đồng thời Chúa Giêsu loan báo về ngày quang lâm của Người. “Ngày quang lâm” trong tiếng Hy lạp là parusia. Có nghĩa là sự trở lại trần gian lần thứ hai của Chúa Giêsu vào ngày thế mạt.
Nếu lần thứ nhất Chúa Kitô đến với nhân loại trong sự khiêm tốn và thấp hèn của người tôi tớ, thì lần thứ hai Chúa ngự đến trong vinh quang và quyền năng của vị thẩm phán. Người là vị thẩm phán chí công đến để xét xử nhân loại. Người sẽ xét xử chúng ta dựa trên công lý và tình yêu, theo những gì mà chúng ta đã sống trên thế gian.
Bấy giờ số phận của những người công chính sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời, sẽ được chiếu tỏa như những vị sao. Còn những người tội lỗi thì phải chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời (x. Đn 12,3).
Vì thế, “ngày quang lâm” sẽ trở thành ngày của sợ hãi, thất vọng đối với những người tội lỗi vì án phạt đời đời. Nhưng đó là ngày của hy vọng và cứu độ đối với những người công chính; ngày Thiên Chúa hoàn tất cách viên mãn chương trình cứu độ con người; đó là “trời mới đất mới” (Kh 21:1), thời đại của công lý, hạnh phúc và tình yêu ngự trị mãi mãi (x. 2 Cr 5,17).
2. Thời gian và những dấu chỉ cánh chung
Như thế, điều chắc chắn là thế giới này sẽ có ngày kết thúc. Nhưng xảy ra lúc nào? Tin Mừng hôm nay khẳng định: “Về ngày giờ đó thì không ai biết được ngay cả Thiên sứ trên trời, và Người Con cũng không thể biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13, 32). Thánh Augustinô còn xác quyết: “Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha”.
Tuy nhiên, trong Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu loan báo về những dấu chỉ xảy ra để báo trước về ngày đó: 1) Những ngôn sứ giả, những Mêsia giả sẽ phỉnh gạt nhiều người (Mc 13,5-6); 2) Những cuộc bách hại chống lại các môn đệ của Đức Giêsu (Mc 13,9-13); 3) Những tai ương, chiến tranh, động đất, đói kém và những hiện tượng lạ lùng xảy ra (Mc 13,7-8).
Trong khi đó, Tin Mừng Mátthêu chương 24 cho biết thêm 4 dấu chỉ của ngày tận thế, đó là: 1) Tin Mừng về Nước Thiên Chúa được loan báo cho hết mọi người (Mt 24,14); 2) Xuất hiện những tiên tri giả và phản Kitô; 3) Người Do thái trở lại tin nhận Chúa Kitô. 4) Thiên tai xảy ra. Đó là những dấu chỉ tiên báo về ngày thế mạt.
3. Thái độ của chúng ta hôm nay
Như vậy, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta hiểu biết về biến cố cánh chung và ý nghĩa của ngày quang lâm để chúng ta khi sống trong hiện tại nhưng luôn hướng về tương lai, luôn nhớ đến sự phán xét chung, và phần thưởng cũng như hình phạt đời đời cho mỗi người.
Trước sự chắc chắn và bất ngờ của cái chết, của việc Chúa quang lâm, chúng ta được mời gọi phải tỉnh thức và sẵn sàng: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40). Thái độ tỉnh thức và sẵn sàng ấy phải được thể hiện một cách thực tế bằng một đời sống phục vụ và yêu thương tha nhân. Bởi lẽ, vào ngày xế chiều, Thiên Chúa sẽ phát xét chúng ta dựa vào lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46).
Xin Chúa thức tỉnh tâm hồn chúng ta, để mỗi người biết cải biến mỗi ngày, nhận ra Chúa nơi những dấu chỉ thời đại và nơi anh chị em. Nhờ đó, khi ngày của Chúa đến, chúng con vẫn luôn bình an và hy vọng, vì biết rằng Người sẽ mang lại những gì tốt lành cho những ai yêu mến và phó thác nơi Người. Amen!
Đn 12,1-3 ; Dt 10,11-14.18 ; Mc 13,24-32
Tôi còn nhớ vào năm 1994 cha quản xứ của tôi đọc một bài báo nói về ngày tận thế vào ngày 5/5 năm đó, và sẽ có tối 3 ngày 3 đêm, nên cha kêu gọi mọi người phải mua đủ nến và mang đến nhà thờ để cha làm phép. Nhưng đợi đến ngày đó, không có gì xảy ra.
Sau đó, có tin đồn tận thế sẽ xảy ra vào năm 2000, nhưng cũng không xảy ra. Gần đây, một tờ báo cho rằng ngày tận thế được xác định theo lịch của người Maya rơi vào ngày 15/5/2015. Những lời đồn đoán này đã gây hoang mang cho biết bao người. Ở Brazil, cảnh sát phải đối phó với nguy cơ tự tử tập thể khi chờ ngày tận thế. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở tin đồn.
Sự kiện này cho thấy rằng con người thời nào cũng muốn biết những gì sẽ xảy ra tương lai: Có ngày tận thế không? Số phận của chúng ta sẽ ra sao trong và sau ngày đó? Chúng ta tìm được câu trả lời cho những vấn nạn đó từ phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
1. Thế giới và thế hệ này sẽ qua đi
Trước hết, Lời Chúa hôm nay mạc khải cho chúng ta biết rằng: thế giới này sẽ có ngày kết thúc. Thế giới này không vĩnh cữu qua sự quả quyết của Chúa Giêsu: “Thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13,30). Đồng thời Chúa Giêsu loan báo về ngày quang lâm của Người. “Ngày quang lâm” trong tiếng Hy lạp là parusia. Có nghĩa là sự trở lại trần gian lần thứ hai của Chúa Giêsu vào ngày thế mạt.
Nếu lần thứ nhất Chúa Kitô đến với nhân loại trong sự khiêm tốn và thấp hèn của người tôi tớ, thì lần thứ hai Chúa ngự đến trong vinh quang và quyền năng của vị thẩm phán. Người là vị thẩm phán chí công đến để xét xử nhân loại. Người sẽ xét xử chúng ta dựa trên công lý và tình yêu, theo những gì mà chúng ta đã sống trên thế gian.
Bấy giờ số phận của những người công chính sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời, sẽ được chiếu tỏa như những vị sao. Còn những người tội lỗi thì phải chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời (x. Đn 12,3).
Vì thế, “ngày quang lâm” sẽ trở thành ngày của sợ hãi, thất vọng đối với những người tội lỗi vì án phạt đời đời. Nhưng đó là ngày của hy vọng và cứu độ đối với những người công chính; ngày Thiên Chúa hoàn tất cách viên mãn chương trình cứu độ con người; đó là “trời mới đất mới” (Kh 21:1), thời đại của công lý, hạnh phúc và tình yêu ngự trị mãi mãi (x. 2 Cr 5,17).
2. Thời gian và những dấu chỉ cánh chung
Như thế, điều chắc chắn là thế giới này sẽ có ngày kết thúc. Nhưng xảy ra lúc nào? Tin Mừng hôm nay khẳng định: “Về ngày giờ đó thì không ai biết được ngay cả Thiên sứ trên trời, và Người Con cũng không thể biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13, 32). Thánh Augustinô còn xác quyết: “Việc này hoàn toàn nằm trong quyền năng của Chúa Cha”.
Tuy nhiên, trong Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu loan báo về những dấu chỉ xảy ra để báo trước về ngày đó: 1) Những ngôn sứ giả, những Mêsia giả sẽ phỉnh gạt nhiều người (Mc 13,5-6); 2) Những cuộc bách hại chống lại các môn đệ của Đức Giêsu (Mc 13,9-13); 3) Những tai ương, chiến tranh, động đất, đói kém và những hiện tượng lạ lùng xảy ra (Mc 13,7-8).
Trong khi đó, Tin Mừng Mátthêu chương 24 cho biết thêm 4 dấu chỉ của ngày tận thế, đó là: 1) Tin Mừng về Nước Thiên Chúa được loan báo cho hết mọi người (Mt 24,14); 2) Xuất hiện những tiên tri giả và phản Kitô; 3) Người Do thái trở lại tin nhận Chúa Kitô. 4) Thiên tai xảy ra. Đó là những dấu chỉ tiên báo về ngày thế mạt.
3. Thái độ của chúng ta hôm nay
Như vậy, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta hiểu biết về biến cố cánh chung và ý nghĩa của ngày quang lâm để chúng ta khi sống trong hiện tại nhưng luôn hướng về tương lai, luôn nhớ đến sự phán xét chung, và phần thưởng cũng như hình phạt đời đời cho mỗi người.
Trước sự chắc chắn và bất ngờ của cái chết, của việc Chúa quang lâm, chúng ta được mời gọi phải tỉnh thức và sẵn sàng: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40). Thái độ tỉnh thức và sẵn sàng ấy phải được thể hiện một cách thực tế bằng một đời sống phục vụ và yêu thương tha nhân. Bởi lẽ, vào ngày xế chiều, Thiên Chúa sẽ phát xét chúng ta dựa vào lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46).
Xin Chúa thức tỉnh tâm hồn chúng ta, để mỗi người biết cải biến mỗi ngày, nhận ra Chúa nơi những dấu chỉ thời đại và nơi anh chị em. Nhờ đó, khi ngày của Chúa đến, chúng con vẫn luôn bình an và hy vọng, vì biết rằng Người sẽ mang lại những gì tốt lành cho những ai yêu mến và phó thác nơi Người. Amen!
Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
06:13 15/11/2018
Đanien 12:1-3;; Tvịnh 15; Do Thái 10: 14-18; Máccô 13: 24-32
Vùng bắc bán cầu của chúng ta, lúc này ngày càng trở nên ngắn hơn và hình như bóng tối ngày càng dài, bao trùm cảnh vật lâu hơn. Độ vài tuần nữa, khi ngày ngắn lại hơn nữa, chúng ta sẽ khởi đầu Mùa Vọng. Mùa phụng vụ đã thấm sâu trong xương cốt chúng ta, khi ngày tối sầm lại thì chúng ta tìm đến ánh sáng. Chúng ta hy vọng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ tỏa sáng trong bóng tối đó. Thiên Chúa không để chúng ta vấp ngã và lạc hướng. Ngài sẽ cho chúng ta ánh sáng để soi đường cho chúng ta trở về với Ngài.
Nhưng, điểm đầu tiên mà chúng ta phải quan tâm là chu kỳ chấm dứt năm phụng vụ. Vì thế cuối tuần này và tuần sau các bài đọc nhắc chúng ta nhớ là thế gian này sẽ qua đi và phải tới hồi viên mãn. Những an toàn vật chất mà chúng ta dựa vào, những sự trồi sụt của giá cả sẽ không còn bảo vệ chúng ta trong lúc khó khăn chống đỡ và bị thử thách. Chỉ có Thiên Chúa mới là niềm hy vọng của chúng ta. Đường lối của Ngài phải là đường lối của chúng ta, để khi những an toàn và niềm tin vào vật chất làm chúng ta lạc hướng, chúng ta có thể quay nhìn về ánh sáng cứu rỗi của Thiên Chúa.
Khi nào các tác giả Kinh Thánh muốn thu hút sự chú ý của chúng ta, muốn chúng ta đừng thờ ơ và cho chúng ta hy vọng nên họ viết văn theo lối khải huyền. Điều đó được thấy rõ trong lời văn của bài đọc 1 hôm nay trích trong sách Đanien, và trong phúc âm thánh Máccô. Từ "KHẢI HUYỀN" là bởi gốc tiếng Hy lạp có nghĩa là "VÉN BỨC MÀN LÊN". Lối văn của Khải huyền diển tả là chúng ta nên suy nghĩ và xem xét và thấy rằng mọi sự điều đúng như thực tế, có thể bị một bức màn của thời gian và khung cảnh xã hôi che đi bản tính tốt nên chúng ta đã không thực hiện. Chúng ta cần chính mắt thấy những sự việc đang diễn ra, nên chúng ta cần vén bức màn che mắt chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự hiên diện của Thiên Chúa trong hôm nay và trong tương lai đến với thế giới của chúng ta.
Không nên hiểu lời văn khải huyền như là lời văn được hiểu theo nghĩa đen theo từng chũ, hoặc có những ẩn dụ để cho những người có thể giảng giải ra, và cũng không phải là một loại văn tiên tri ngày giờ và nơi chốn cho các điều sẽ xãy ra trong tương lai. Mặc dù cũng có một số người đã cố gắng đưa ra lời giải thích mang tính dụ đoán. Thỉnh thoảng chúng ta tham khảo về một giáo phải quá khích thường họp nhau trên núi hay trong sa mạc nào đó, vì họ tin chắc vào các bài được trích trong Kinh Thánh nói là thế giới sẽ đến lúc tận thế vào nữa đêm một ngày nào đó. Nhưng, khi những biến chuyển họ tin không xãy ra, thì họ chán nản và trở về nơi làm việc cũ để xem họ còn được làm việc lại hay không, hay họ có thể ghi tên các con cái họ trở lại trường học hay không. Vì họ nghĩ là thế giới đã đến lúc tận thế, ai đâu còn cần cần lớp toán học làm gi?
Lời văn Khải Huyền không có mã số bí mật, vì nếu chúng ta biết mã số đó, chúng ta có thể giảng giải và tiên đoán những sự kiện trong thế giới. Trái lại, các bài văn đó có sự thật sâu xa và quan trọng cho chúng ta, những người có đức tin. Đối với người Do Thái sống trong thời bách hại đạo, họ gần như nghĩ là Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Vì thế ngôn sứ Đanien cam đoan với họ là Thiên Chúa không bao giờ quên họ trong lúc họ phải gặp thử thách ngặt nghèo nặng nề. Thiên Chúa muốn cho họ vượt qua khỏi những cảnh đó. Bởi thế Thiên Chúa nói với dân chúng là thiên sứ Micae sẽ "gìn giữ dân chúng và che chở Israen" (tên Micae có nghĩa là "giống như Thiên Chúa").
Khi cơn thử thách đến cuối cùng, "giờ tận thế" đến, dân chúng sẽ được "giải thoát" vì Thiên Chúa đang che chở họ. Lúc đó cơn thử thách khủng khiếp sẽ là cơ hội để Đấng Mesia đến. Bài sách đọc trong sách Đanien hôm nay nói là Đanien hứa là không có đau đớn hay thử thách nặng nề xãy đến cho những người trung thành với Thiên Chúa. Chúng ta không cần ai phải nhắc nhở chúng ta điều đó! Chúng ta đã thấy có nhiều người tốt lành, nhiều dân tộc vô tội phải chịu dau khổ dưới bạo lực của các vị vua chúa thống trị. Nhưng, ngôn sứ Đanien cam đoan các người nghe ông rằng: Thiên Chúa là Đấng Cứu Thế, nên họ sẽ không chịu sự đau khổ của sự hủy diệt cuối cùng.
Những người đó và chúng ta có sự cam đoan gì? Điều gì giúp chúng ta vượt qua những lúc khó khăn khi đức tin của chúng ta bị lay chuyển dưới những áp lực từ bên trong và bên ngoài? Ngôn sứ Đanien không tự hứa với chúng ta. Ông ta nói với dân Do thái là trong lúc họ bị lầm than khốn cùng họ "hãy vui lên! Mọi sự sẽ không sao. Hãy kiên nhẫn". Điều ông ta muốn nói với họ và với chúng ta là "Những ngày đó, tôi, Đaniel, nghe lời nói của Thúa..." Ông ta không cam đoan với chúng ta. Lời hứa là bởi Thiên Chúa "Chúng ta có lời của Thiên Chúa" Vậy thì sự việc là có nên tin cậy Thiên Chúa hay không? Thiên Chúa có giữ lời Ngài hứa hay không? Chúng ta có thể sống trong thời gian khi chúng ta không trông thấy dấu chỉ bớt đau đớn và tiếp tục tin tưởng là Thiên Chúa đang ở với chúng ta không, và niềm hy vọng đó có le lói ờ chân trời không? Nếu chúng ta có hy vọng sẽ có điều đó thì nhờ lời nuôi dưởng của Thiên Chúa chúng ta sẽ trụ vững lâu dài.
Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chú thich các lời văn trước của thời tận thế khi Ngài nói đến lúc các khổ đau tiếp theo thị kiến: “Con Người đang ngự giá mây trời mà đến" (Đn 7:13). Các đau khổ sẽ thấm sâu, ngay cả vạn vật cũng bị xáo trộn. Thời khó khăn như thế sẽ gây nên các câu mà các vị tiền bối hỏi, và chúng ta cũng hỏi "Vậy ai điều khiển mọi sự? Thiên Chúa hay sự xáo trộn"?
Hình như sự xáo trộn thắng, nhất là khi chúng ta quen thói dựa vào những suy sụp đổ vỡ. Chúa Giêsu nói đến các dấu chỉ của cây vả trổ bông là dấu chỉ của hy vọng. Trong mùa đông vạn vật trông như chết như cây vả trơ trọi lá trong vườn sau nhà ông bà tôi. Nhưng, mỗi độ xuân về cây vả nẩy lá và đến gần cuối hè thì lại sinh ra trái ngọt ngào từ những cây hồi sinh. (Những cây vả đó có thể làm những người vô tín ngưởng tin vào Thiên Chúa).
Thời các Kitô hữu tiên khởi bị bách hại, chúng ta, những người thời nay, phải hỏi Chúa Giêsu trong lúc thế giới điên đảo của chúng ta "Ai là người điều khiển mọi sự? Và khi nào thì mọi sự sẽ kết thúc?" Chúa Giêsu sẽ nói lại điều Ngài đã nói "Anh em hãy tin vào lời Thầy. Thiên Chúa điều khiển mọi sự, và Thiên Chúa biết thì giờ của mọi sự. Trong lúc này anh em hãy sẵn sàng đón sự trở lại của Thầy để sống trung thành với lời dạy của Thầy ".
Đó là đức tin của Kinh Thánh. Khi sống giữa những xáo trộn Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, và Ngài sẽ toàn thắng mọi sự ngay cả sự chết. Thật là chính đáng, lời Chúa Giêsu nói cam đoan với chúng ta là Ngài đang sắp vào Giêrusalem và sẽ bị chết. "Sự đau khổ" Ngài tiên đoán với các môn đệ sắp xãy ra cho Ngài. Khi các môn đệ tháy thế giới của họ sụp đổ với cái chết của Chúa Giêsu, họ sẽ nhớ lại và dựa vào những lời Ngài nói, và họ sẽ trông đợi một mùa xuân mới hay không? Điều này có thể là câu hỏi cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng lời Chúa Giêsu nói với chúng ta một lần nữa hay không?: “...Những lời Thầy nói sẽ chẵng qua đâu ".
Với sự sống lại của Chúa Giê su, thời tận thế bắt đầu. Chúng ta không biết khi nào Ngài sẽ trở lại, và chúng ta cũng không biết vì sao chúng ta phải chờ đợi lâu đến thể! Có thể sự chờ đợi lâu là điều tốt cho thế giới. Có thể là chúng ta, các Kitô hữu có thời gian để lo lắng mọi sự. Không những chỉ lo lắng ăn năn hối cải cho chúng ta, nhưng có thể là chúng ta có thời gian để làm nhân chứng cho thế giới về Chúa Giê su là ai, và mời gọi thêm nhiều người cảm nghiệm lòng yêu mến và xót thươngcủa Thiê Chúa qua Chúa Giêsu.
Trong lúc này, chúng ta sống như là Chúa Giêsu sắp đến. Nhưng, chúng ta hãy mở mắt nhìn các dấu chỉ của sự hiên diện của Ngài đã ở giữa chúng ta trong Thần khí của Ngài, và chúng ta làm nhân chứng cho Thần Khí của Ngài qua những dấu chỉ trong đời sống của chúng ta. Có thể vì thế mà Chúa Giêsu chưa trở lại. Thiên Chúa muốn mời gọi nhiều người hơn nữa để yêu mến Thiên Chúa với lời Chúa Giêsu loan báo. Hôm nay, trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta mừng có sự hiên diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta trong Lời Chúa và trong Bí Tích và chúng ta được cam đoan là điều gì chúng ta sẽ gặp thì Thần Khí Thiên Chúa sẽ ở đó để nuôi dưởng và nâng đỡ đời sống mới trong chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
33rd SUNDAY (B)
Daniel 12: 1-3; Psalm 16; Hebrews 10: 11-14,18; Mark 13: 24-32
In our part of the world, the days are getting shorter; darkness seems to be gaining the upper hand. In a couple weeks, when the days will be still shorter, we will celebrate Advent. It’s in our bones – when the days are the darkest we look for light. We express our hope that God’s light will shine in our darkness. God will not leave us to trip and get lost, but will provide a light to show us the path to back to God.
But first there are things that need tending...that need ending! So, this weekend and next the readings remind us that the world is passing away; it must pass away. False securities and shallow guarantees will not sustain us in times of strife and testing. God alone must be our hope. God’s ways must be our ways, so that when our securities and misplaced confidences fail us we can turn our eyes to God’s saving light.
When biblical writers want to get our attention, shake us out of our lethargy and give us hope, they write in the apocalyptic literary genre. We see evidence of this literature in today’s readings from the book of Daniel and from Mark’s gospel. The word "Apocalypse" comes from the Greek and means "to lift the veil." Apocalyptic literature suggests what we think we see as true and as reality, in fact, may be obscured by veils. We think we see – we don’t. We think we know the truth and the way things are – but we don’t. We need vision; we need the veil over our own eyes lifted so we can clearly perceive God’s presence and God’s future coming into our world.
Apocalyptic writing is not meant to be taken literally, or thought to contain secret codes reserved for those who can interpret them. Nor is this genre of literature meant to predict dates and places of future events. Though some have tried to make such predictions. Periodically one reads about a fundamentalist sect whose members have gathered on a mountain, or in the desert somewhere, sure from their biblical reading that the world is going to end on a certain date at midnight. When the cataclysm doesn’t come, the disheartened members have to return to their former places of employment to see if they can get their jobs back and to their children’s school, to see if they can get them re-enrolled – since the world was ending, they had thought, who needed mathematics classes?
Apocalyptic writings don’t have hidden codes which, if we knew the key, we could use to interpret and predict world events. Instead, they hold a more profound and important truth for us believers. For those Jews under persecution, who were tempted to believe that God had forgotten them, Daniel assures them that after the final struggles at the end of time, God will reward the persevering faithful. But even more than that; God would not abandon them as they underwent severe testing. God would see them through. Thus, God tells the people that Michael, "guardian of your people," will protect Israel. (Michael’s name means, "who is like God.")
When the final tribulation, the "end times" come, the people will "escape" – for God is protecting them. Then, the very horrific trials will be the occasion for the coming of the Messiah. Our selection from Daniel does not promise that no pain or tribulation will befall God’s faithful. No one has to remind us of that! We have seen too many good individuals and too many innocent peoples suffer under the world’s tyrants. But Daniel assures his hearers that God is their Savior who will not let them suffer final destruction.
What reassurance do these people and we have? What gets us through the hard times when our faith feels pressed to cracking under internal and external pressures? Daniel isn’t making a promise on his own. He is not telling the Jewish people in the midst of their extreme duress, "Cheer up! Things are going to be okay. Just be patient." What he does tell them and us is, "In those days, I, Daniel, heard this word of the Lord...." The promise is from God. Daniel reassures us, "We have God’s word." So, the issue becomes: Is God trustworthy? Will God live up to God’s promise? Can we live during a time when we see no visible signs of relief and continue to trust that God is with us; that hope is on the horizon? If we do have this hope then, aided by God’s nourishing Word, we can stand steadfast.
In today’s gospel Jesus draws on earlier apocalyptic literature, as he alludes to a time of tribulation followed by the coming of "the Son of Man in the clouds." (Dan 7:13). The distress will be profound, even nature will go into chaos. Such awful times raise the very questions the ancients asked– and we do too – "Who’s in charge here anyway? God or chaos?"
Chaos may seem to have the upper hand, especially when all we are used to and rely on collapses. Jesus refers to the signs of the blossoming fig tree as a sign of hope. During the wintertime nothing looked more dead than the bare fig trees in my grandparents’ backyard. But each Spring their leaves would sprout and, later in the summer, we would again eat succulent fruit from those "reborn" trees. (Those figs could move an atheist to believe in God!)
If the suffering first Christians and we moderns were to ask Jesus, from the midst of our crazy world’s whirlwind, "Who’s in charge here anyway? And when is this all going to end?" He would say again what he once said: "You must trust my word. God is in charge and God knows the schedule. Meanwhile, you must be prepared for my return as you continue to live lives faithful to my word."
That’s the faith of the Bible: even amidst complete upheaval, God has not abandoned us and will emerge victorious over death itself. How appropriate it is that Jesus spoke these reassuring words. He is about to enter Jerusalem and be put to death. "The tribulation" he predicts for his disciples is about to take place for him. When their world collapses with Jesus’ death will they remember and cling to his words and look forward to an entirely new Spring? The same can be asked of us. Can we trust what Jesus tells us again today, "... my words will not pass away"?
With the resurrection of Jesus the end times have begun. We do not know when Jesus will return; nor why there is such a long delay in his return. Perhaps the delay is to the world’s benefit. Maybe we Christians are being given more time to get our act together; not just our personal rectitude, but maybe we are being given time to witness to the world who Jesus is and invite more people to experience God’s boundless mercy through him.
Meanwhile, we live as if Jesus were about to return. But we keep our eyes open to signs of his presence already with us in his Spirit and we witness to those signs by our lives. Perhaps that’s why Jesus hasn’t yet returned; God wants to invite still more people to fall in love with the God Jesus proclaimed. Today at this liturgy we celebrate Christ’s presence to us in Word and Sacrament and we are reassured that whatever endings we face, the Spirit will be present to plant and nurture new life in us.
Vùng bắc bán cầu của chúng ta, lúc này ngày càng trở nên ngắn hơn và hình như bóng tối ngày càng dài, bao trùm cảnh vật lâu hơn. Độ vài tuần nữa, khi ngày ngắn lại hơn nữa, chúng ta sẽ khởi đầu Mùa Vọng. Mùa phụng vụ đã thấm sâu trong xương cốt chúng ta, khi ngày tối sầm lại thì chúng ta tìm đến ánh sáng. Chúng ta hy vọng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ tỏa sáng trong bóng tối đó. Thiên Chúa không để chúng ta vấp ngã và lạc hướng. Ngài sẽ cho chúng ta ánh sáng để soi đường cho chúng ta trở về với Ngài.
Nhưng, điểm đầu tiên mà chúng ta phải quan tâm là chu kỳ chấm dứt năm phụng vụ. Vì thế cuối tuần này và tuần sau các bài đọc nhắc chúng ta nhớ là thế gian này sẽ qua đi và phải tới hồi viên mãn. Những an toàn vật chất mà chúng ta dựa vào, những sự trồi sụt của giá cả sẽ không còn bảo vệ chúng ta trong lúc khó khăn chống đỡ và bị thử thách. Chỉ có Thiên Chúa mới là niềm hy vọng của chúng ta. Đường lối của Ngài phải là đường lối của chúng ta, để khi những an toàn và niềm tin vào vật chất làm chúng ta lạc hướng, chúng ta có thể quay nhìn về ánh sáng cứu rỗi của Thiên Chúa.
Khi nào các tác giả Kinh Thánh muốn thu hút sự chú ý của chúng ta, muốn chúng ta đừng thờ ơ và cho chúng ta hy vọng nên họ viết văn theo lối khải huyền. Điều đó được thấy rõ trong lời văn của bài đọc 1 hôm nay trích trong sách Đanien, và trong phúc âm thánh Máccô. Từ "KHẢI HUYỀN" là bởi gốc tiếng Hy lạp có nghĩa là "VÉN BỨC MÀN LÊN". Lối văn của Khải huyền diển tả là chúng ta nên suy nghĩ và xem xét và thấy rằng mọi sự điều đúng như thực tế, có thể bị một bức màn của thời gian và khung cảnh xã hôi che đi bản tính tốt nên chúng ta đã không thực hiện. Chúng ta cần chính mắt thấy những sự việc đang diễn ra, nên chúng ta cần vén bức màn che mắt chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự hiên diện của Thiên Chúa trong hôm nay và trong tương lai đến với thế giới của chúng ta.
Không nên hiểu lời văn khải huyền như là lời văn được hiểu theo nghĩa đen theo từng chũ, hoặc có những ẩn dụ để cho những người có thể giảng giải ra, và cũng không phải là một loại văn tiên tri ngày giờ và nơi chốn cho các điều sẽ xãy ra trong tương lai. Mặc dù cũng có một số người đã cố gắng đưa ra lời giải thích mang tính dụ đoán. Thỉnh thoảng chúng ta tham khảo về một giáo phải quá khích thường họp nhau trên núi hay trong sa mạc nào đó, vì họ tin chắc vào các bài được trích trong Kinh Thánh nói là thế giới sẽ đến lúc tận thế vào nữa đêm một ngày nào đó. Nhưng, khi những biến chuyển họ tin không xãy ra, thì họ chán nản và trở về nơi làm việc cũ để xem họ còn được làm việc lại hay không, hay họ có thể ghi tên các con cái họ trở lại trường học hay không. Vì họ nghĩ là thế giới đã đến lúc tận thế, ai đâu còn cần cần lớp toán học làm gi?
Lời văn Khải Huyền không có mã số bí mật, vì nếu chúng ta biết mã số đó, chúng ta có thể giảng giải và tiên đoán những sự kiện trong thế giới. Trái lại, các bài văn đó có sự thật sâu xa và quan trọng cho chúng ta, những người có đức tin. Đối với người Do Thái sống trong thời bách hại đạo, họ gần như nghĩ là Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Vì thế ngôn sứ Đanien cam đoan với họ là Thiên Chúa không bao giờ quên họ trong lúc họ phải gặp thử thách ngặt nghèo nặng nề. Thiên Chúa muốn cho họ vượt qua khỏi những cảnh đó. Bởi thế Thiên Chúa nói với dân chúng là thiên sứ Micae sẽ "gìn giữ dân chúng và che chở Israen" (tên Micae có nghĩa là "giống như Thiên Chúa").
Khi cơn thử thách đến cuối cùng, "giờ tận thế" đến, dân chúng sẽ được "giải thoát" vì Thiên Chúa đang che chở họ. Lúc đó cơn thử thách khủng khiếp sẽ là cơ hội để Đấng Mesia đến. Bài sách đọc trong sách Đanien hôm nay nói là Đanien hứa là không có đau đớn hay thử thách nặng nề xãy đến cho những người trung thành với Thiên Chúa. Chúng ta không cần ai phải nhắc nhở chúng ta điều đó! Chúng ta đã thấy có nhiều người tốt lành, nhiều dân tộc vô tội phải chịu dau khổ dưới bạo lực của các vị vua chúa thống trị. Nhưng, ngôn sứ Đanien cam đoan các người nghe ông rằng: Thiên Chúa là Đấng Cứu Thế, nên họ sẽ không chịu sự đau khổ của sự hủy diệt cuối cùng.
Những người đó và chúng ta có sự cam đoan gì? Điều gì giúp chúng ta vượt qua những lúc khó khăn khi đức tin của chúng ta bị lay chuyển dưới những áp lực từ bên trong và bên ngoài? Ngôn sứ Đanien không tự hứa với chúng ta. Ông ta nói với dân Do thái là trong lúc họ bị lầm than khốn cùng họ "hãy vui lên! Mọi sự sẽ không sao. Hãy kiên nhẫn". Điều ông ta muốn nói với họ và với chúng ta là "Những ngày đó, tôi, Đaniel, nghe lời nói của Thúa..." Ông ta không cam đoan với chúng ta. Lời hứa là bởi Thiên Chúa "Chúng ta có lời của Thiên Chúa" Vậy thì sự việc là có nên tin cậy Thiên Chúa hay không? Thiên Chúa có giữ lời Ngài hứa hay không? Chúng ta có thể sống trong thời gian khi chúng ta không trông thấy dấu chỉ bớt đau đớn và tiếp tục tin tưởng là Thiên Chúa đang ở với chúng ta không, và niềm hy vọng đó có le lói ờ chân trời không? Nếu chúng ta có hy vọng sẽ có điều đó thì nhờ lời nuôi dưởng của Thiên Chúa chúng ta sẽ trụ vững lâu dài.
Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chú thich các lời văn trước của thời tận thế khi Ngài nói đến lúc các khổ đau tiếp theo thị kiến: “Con Người đang ngự giá mây trời mà đến" (Đn 7:13). Các đau khổ sẽ thấm sâu, ngay cả vạn vật cũng bị xáo trộn. Thời khó khăn như thế sẽ gây nên các câu mà các vị tiền bối hỏi, và chúng ta cũng hỏi "Vậy ai điều khiển mọi sự? Thiên Chúa hay sự xáo trộn"?
Hình như sự xáo trộn thắng, nhất là khi chúng ta quen thói dựa vào những suy sụp đổ vỡ. Chúa Giêsu nói đến các dấu chỉ của cây vả trổ bông là dấu chỉ của hy vọng. Trong mùa đông vạn vật trông như chết như cây vả trơ trọi lá trong vườn sau nhà ông bà tôi. Nhưng, mỗi độ xuân về cây vả nẩy lá và đến gần cuối hè thì lại sinh ra trái ngọt ngào từ những cây hồi sinh. (Những cây vả đó có thể làm những người vô tín ngưởng tin vào Thiên Chúa).
Thời các Kitô hữu tiên khởi bị bách hại, chúng ta, những người thời nay, phải hỏi Chúa Giêsu trong lúc thế giới điên đảo của chúng ta "Ai là người điều khiển mọi sự? Và khi nào thì mọi sự sẽ kết thúc?" Chúa Giêsu sẽ nói lại điều Ngài đã nói "Anh em hãy tin vào lời Thầy. Thiên Chúa điều khiển mọi sự, và Thiên Chúa biết thì giờ của mọi sự. Trong lúc này anh em hãy sẵn sàng đón sự trở lại của Thầy để sống trung thành với lời dạy của Thầy ".
Đó là đức tin của Kinh Thánh. Khi sống giữa những xáo trộn Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, và Ngài sẽ toàn thắng mọi sự ngay cả sự chết. Thật là chính đáng, lời Chúa Giêsu nói cam đoan với chúng ta là Ngài đang sắp vào Giêrusalem và sẽ bị chết. "Sự đau khổ" Ngài tiên đoán với các môn đệ sắp xãy ra cho Ngài. Khi các môn đệ tháy thế giới của họ sụp đổ với cái chết của Chúa Giêsu, họ sẽ nhớ lại và dựa vào những lời Ngài nói, và họ sẽ trông đợi một mùa xuân mới hay không? Điều này có thể là câu hỏi cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng lời Chúa Giêsu nói với chúng ta một lần nữa hay không?: “...Những lời Thầy nói sẽ chẵng qua đâu ".
Với sự sống lại của Chúa Giê su, thời tận thế bắt đầu. Chúng ta không biết khi nào Ngài sẽ trở lại, và chúng ta cũng không biết vì sao chúng ta phải chờ đợi lâu đến thể! Có thể sự chờ đợi lâu là điều tốt cho thế giới. Có thể là chúng ta, các Kitô hữu có thời gian để lo lắng mọi sự. Không những chỉ lo lắng ăn năn hối cải cho chúng ta, nhưng có thể là chúng ta có thời gian để làm nhân chứng cho thế giới về Chúa Giê su là ai, và mời gọi thêm nhiều người cảm nghiệm lòng yêu mến và xót thươngcủa Thiê Chúa qua Chúa Giêsu.
Trong lúc này, chúng ta sống như là Chúa Giêsu sắp đến. Nhưng, chúng ta hãy mở mắt nhìn các dấu chỉ của sự hiên diện của Ngài đã ở giữa chúng ta trong Thần khí của Ngài, và chúng ta làm nhân chứng cho Thần Khí của Ngài qua những dấu chỉ trong đời sống của chúng ta. Có thể vì thế mà Chúa Giêsu chưa trở lại. Thiên Chúa muốn mời gọi nhiều người hơn nữa để yêu mến Thiên Chúa với lời Chúa Giêsu loan báo. Hôm nay, trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta mừng có sự hiên diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta trong Lời Chúa và trong Bí Tích và chúng ta được cam đoan là điều gì chúng ta sẽ gặp thì Thần Khí Thiên Chúa sẽ ở đó để nuôi dưởng và nâng đỡ đời sống mới trong chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
33rd SUNDAY (B)
Daniel 12: 1-3; Psalm 16; Hebrews 10: 11-14,18; Mark 13: 24-32
In our part of the world, the days are getting shorter; darkness seems to be gaining the upper hand. In a couple weeks, when the days will be still shorter, we will celebrate Advent. It’s in our bones – when the days are the darkest we look for light. We express our hope that God’s light will shine in our darkness. God will not leave us to trip and get lost, but will provide a light to show us the path to back to God.
But first there are things that need tending...that need ending! So, this weekend and next the readings remind us that the world is passing away; it must pass away. False securities and shallow guarantees will not sustain us in times of strife and testing. God alone must be our hope. God’s ways must be our ways, so that when our securities and misplaced confidences fail us we can turn our eyes to God’s saving light.
When biblical writers want to get our attention, shake us out of our lethargy and give us hope, they write in the apocalyptic literary genre. We see evidence of this literature in today’s readings from the book of Daniel and from Mark’s gospel. The word "Apocalypse" comes from the Greek and means "to lift the veil." Apocalyptic literature suggests what we think we see as true and as reality, in fact, may be obscured by veils. We think we see – we don’t. We think we know the truth and the way things are – but we don’t. We need vision; we need the veil over our own eyes lifted so we can clearly perceive God’s presence and God’s future coming into our world.
Apocalyptic writing is not meant to be taken literally, or thought to contain secret codes reserved for those who can interpret them. Nor is this genre of literature meant to predict dates and places of future events. Though some have tried to make such predictions. Periodically one reads about a fundamentalist sect whose members have gathered on a mountain, or in the desert somewhere, sure from their biblical reading that the world is going to end on a certain date at midnight. When the cataclysm doesn’t come, the disheartened members have to return to their former places of employment to see if they can get their jobs back and to their children’s school, to see if they can get them re-enrolled – since the world was ending, they had thought, who needed mathematics classes?
Apocalyptic writings don’t have hidden codes which, if we knew the key, we could use to interpret and predict world events. Instead, they hold a more profound and important truth for us believers. For those Jews under persecution, who were tempted to believe that God had forgotten them, Daniel assures them that after the final struggles at the end of time, God will reward the persevering faithful. But even more than that; God would not abandon them as they underwent severe testing. God would see them through. Thus, God tells the people that Michael, "guardian of your people," will protect Israel. (Michael’s name means, "who is like God.")
When the final tribulation, the "end times" come, the people will "escape" – for God is protecting them. Then, the very horrific trials will be the occasion for the coming of the Messiah. Our selection from Daniel does not promise that no pain or tribulation will befall God’s faithful. No one has to remind us of that! We have seen too many good individuals and too many innocent peoples suffer under the world’s tyrants. But Daniel assures his hearers that God is their Savior who will not let them suffer final destruction.
What reassurance do these people and we have? What gets us through the hard times when our faith feels pressed to cracking under internal and external pressures? Daniel isn’t making a promise on his own. He is not telling the Jewish people in the midst of their extreme duress, "Cheer up! Things are going to be okay. Just be patient." What he does tell them and us is, "In those days, I, Daniel, heard this word of the Lord...." The promise is from God. Daniel reassures us, "We have God’s word." So, the issue becomes: Is God trustworthy? Will God live up to God’s promise? Can we live during a time when we see no visible signs of relief and continue to trust that God is with us; that hope is on the horizon? If we do have this hope then, aided by God’s nourishing Word, we can stand steadfast.
In today’s gospel Jesus draws on earlier apocalyptic literature, as he alludes to a time of tribulation followed by the coming of "the Son of Man in the clouds." (Dan 7:13). The distress will be profound, even nature will go into chaos. Such awful times raise the very questions the ancients asked– and we do too – "Who’s in charge here anyway? God or chaos?"
Chaos may seem to have the upper hand, especially when all we are used to and rely on collapses. Jesus refers to the signs of the blossoming fig tree as a sign of hope. During the wintertime nothing looked more dead than the bare fig trees in my grandparents’ backyard. But each Spring their leaves would sprout and, later in the summer, we would again eat succulent fruit from those "reborn" trees. (Those figs could move an atheist to believe in God!)
If the suffering first Christians and we moderns were to ask Jesus, from the midst of our crazy world’s whirlwind, "Who’s in charge here anyway? And when is this all going to end?" He would say again what he once said: "You must trust my word. God is in charge and God knows the schedule. Meanwhile, you must be prepared for my return as you continue to live lives faithful to my word."
That’s the faith of the Bible: even amidst complete upheaval, God has not abandoned us and will emerge victorious over death itself. How appropriate it is that Jesus spoke these reassuring words. He is about to enter Jerusalem and be put to death. "The tribulation" he predicts for his disciples is about to take place for him. When their world collapses with Jesus’ death will they remember and cling to his words and look forward to an entirely new Spring? The same can be asked of us. Can we trust what Jesus tells us again today, "... my words will not pass away"?
With the resurrection of Jesus the end times have begun. We do not know when Jesus will return; nor why there is such a long delay in his return. Perhaps the delay is to the world’s benefit. Maybe we Christians are being given more time to get our act together; not just our personal rectitude, but maybe we are being given time to witness to the world who Jesus is and invite more people to experience God’s boundless mercy through him.
Meanwhile, we live as if Jesus were about to return. But we keep our eyes open to signs of his presence already with us in his Spirit and we witness to those signs by our lives. Perhaps that’s why Jesus hasn’t yet returned; God wants to invite still more people to fall in love with the God Jesus proclaimed. Today at this liturgy we celebrate Christ’s presence to us in Word and Sacrament and we are reassured that whatever endings we face, the Spirit will be present to plant and nurture new life in us.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liên Hiệp Quốc kêu gọi “Hãy đưa ra một giải đáp” cho khoảng 12 triệu người không có quốc tịch
Thanh Quảng sdb
17:16 15/11/2018
Liên Hiệp Quốc kêu gọi “Hãy đưa ra một giải đáp” cho khoảng 12 triệu người không có quốc tịch
Cao ủy LHQ cho người tị nạn, ông Filippo Grandi cho hay việc giải quyết tình trạng vô quốc tịch là một việc phải làm cấp bách vì lý do "nhân đạo, đạo đức và chính trị".
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc, hôm thứ Hai ngày 12/11 đã kêu gọi các chính phủ hãy tìm ra một "giải đáp" trước vấn nạn vô quốc tịch, cho khoảng 12 triệu người hiện nay trên thế giới.
Theo công pháp quốc tế, thì một người không quốc tịch là một "người không được bất kỳ một quốc gia nào bảo vệ cho theo pháp luật của một quốc gia nào". Tình trạng vô quốc tịch có thể xảy ra vì nhiều lý do như bị phân biệt vì tôn giáo hoặc sắc tộc cụ thể hoặc dựa trên cơ sở giới tính.
Quyền con người cơ bản
Ông Filippo Grandi cho hay những người vô quốc tịch “phải đối diện với những cấm cản lớn trong việc thực thi quyền cơ bản về con người” như giáo dục, y tế hoặc được làm việc cách hợp pháp.
Ông kêu gọi "các chính trị gia, chính phủ và các nhà lập pháp trên khắp thế giới hãy đưa ra một giải đáp, để có thể và hỗ trợ cho quyết định giải quyết tình trạng vô quốc tịch vào năm 2024."
Ông nói: Đó là một hành động rất “nhân đạo, đạo đức và chính trị”. Mọi người trên hành tinh này đều có quyền có quốc tịch và có quyền nói rằng tôi thuộc về…"
Vô số tình trạng lấp lửng
Điều khá hấp dẫn khi ông Filippo Grandi dấy lên chiến dịch “Tôi-trực thuộc về… (I-belong) sau 4 năm và với chiến dịch 10 năm của Liên Hiệp Quốc để giải quyết tình trạng vô quốc tịch, cho hay có hàng triệu người không có quốc tịch và đang sống trong tình trạng bấp bênh nguy hiểm trên khắp thế giới, phần lớn là ở châu Á và châu Phi.
Theo Liên Hiệp Quốc, không có khu vực nào trên thế giới mà không ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tình trạng vô quốc tịch của hàng trăm ngàn người thuộc diện này!
Bản chất của tình trạng vô quốc tịch rất khó để xác định một con số chính xác. Trong năm 2017, khoảng 70 quốc gia đã báo cáo có đến 3,9 triệu người không có quốc tịch. Nhưng theo Liên Hiệp Quốc ước tính đây chỉ là một phần nhỏ và con số thực sự có thể cao gấp ba lần.
Có 25 quốc gia trên thế giới duy trì sự phân biệt về giới tính trong luật pháp của họ, ngăn cản các bà mẹ khi sinh con, con của họ được mang quốc tịch bình đẳng như nam giới.
Trong các mục tiêu của bình diện Phát triển Bền vững được tất cả các Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc chấp thuận vào năm 2015 là đề mục #16, kêu gọi tìm ra một giải đáp cho các trường hợp vô quốc tịch, tức là đảm bảo tính cách pháp lý mà tất cả mọi người phải có vào năm 2030. (Nguồn: UNHCR)
Cao ủy LHQ cho người tị nạn, ông Filippo Grandi cho hay việc giải quyết tình trạng vô quốc tịch là một việc phải làm cấp bách vì lý do "nhân đạo, đạo đức và chính trị".
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc, hôm thứ Hai ngày 12/11 đã kêu gọi các chính phủ hãy tìm ra một "giải đáp" trước vấn nạn vô quốc tịch, cho khoảng 12 triệu người hiện nay trên thế giới.
Theo công pháp quốc tế, thì một người không quốc tịch là một "người không được bất kỳ một quốc gia nào bảo vệ cho theo pháp luật của một quốc gia nào". Tình trạng vô quốc tịch có thể xảy ra vì nhiều lý do như bị phân biệt vì tôn giáo hoặc sắc tộc cụ thể hoặc dựa trên cơ sở giới tính.
Quyền con người cơ bản
Ông Filippo Grandi cho hay những người vô quốc tịch “phải đối diện với những cấm cản lớn trong việc thực thi quyền cơ bản về con người” như giáo dục, y tế hoặc được làm việc cách hợp pháp.
Ông kêu gọi "các chính trị gia, chính phủ và các nhà lập pháp trên khắp thế giới hãy đưa ra một giải đáp, để có thể và hỗ trợ cho quyết định giải quyết tình trạng vô quốc tịch vào năm 2024."
Ông nói: Đó là một hành động rất “nhân đạo, đạo đức và chính trị”. Mọi người trên hành tinh này đều có quyền có quốc tịch và có quyền nói rằng tôi thuộc về…"
Vô số tình trạng lấp lửng
Điều khá hấp dẫn khi ông Filippo Grandi dấy lên chiến dịch “Tôi-trực thuộc về… (I-belong) sau 4 năm và với chiến dịch 10 năm của Liên Hiệp Quốc để giải quyết tình trạng vô quốc tịch, cho hay có hàng triệu người không có quốc tịch và đang sống trong tình trạng bấp bênh nguy hiểm trên khắp thế giới, phần lớn là ở châu Á và châu Phi.
Theo Liên Hiệp Quốc, không có khu vực nào trên thế giới mà không ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tình trạng vô quốc tịch của hàng trăm ngàn người thuộc diện này!
Bản chất của tình trạng vô quốc tịch rất khó để xác định một con số chính xác. Trong năm 2017, khoảng 70 quốc gia đã báo cáo có đến 3,9 triệu người không có quốc tịch. Nhưng theo Liên Hiệp Quốc ước tính đây chỉ là một phần nhỏ và con số thực sự có thể cao gấp ba lần.
Có 25 quốc gia trên thế giới duy trì sự phân biệt về giới tính trong luật pháp của họ, ngăn cản các bà mẹ khi sinh con, con của họ được mang quốc tịch bình đẳng như nam giới.
Trong các mục tiêu của bình diện Phát triển Bền vững được tất cả các Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc chấp thuận vào năm 2015 là đề mục #16, kêu gọi tìm ra một giải đáp cho các trường hợp vô quốc tịch, tức là đảm bảo tính cách pháp lý mà tất cả mọi người phải có vào năm 2030. (Nguồn: UNHCR)
FBI: 76 tội ác vì hận thù đức tin Công Giáo đã diễn ra tại Hoa Kỳ trong năm 2017
Đặng Tự Do
17:39 15/11/2018
Trong báo cáo đưa ra hôm 13 tháng 11, Cục điều tra liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FBI, cho biết số vụ tội phạm vì hận thù trong năm 2017 đã tăng 17% so với năm trước đó.
Báo cáo Thống kê Tội phạm Tội phạm Hàng năm (UCR), cho biết đã có 7,175 tội phạm vì hận thù trong năm 2017, so với 6,121 trường hợp trong năm 2016.
Theo báo cáo này, tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên chiếm 59.6 phần trăm, vì hận thù tôn giáo 20.6 phần trăm và vì hận thù khuynh hướng tình dục là 15.8 phần trăm.
Trong tổng số 1,679 tội phạm vì hận thù tôn giáo, có 76 trường hợp được xem là vì lòng căm ghét đức tin Công Giáo, chiếm 4.5%. Trong mục các tội phạm vì hận thù tôn giáo, các trường hợp bài Do Thái Giáo là cao nhất, lên đến 58.1%, kế đó là các trường hợp bài Hồi Giáo với 18.7%.
Trong năm 2016, có 63 trường hợp được xem là vì lòng thù ghét đức tin Công Giáo, chiếm 4.1% trong tổng số 1,538 trường hợp.
Trong số 4,832 tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên, cao nhất là bài người da đen 48.8%, bài da trắng 17.5%. Đặc biệt các trường hợp bài người Á Châu đã tăng từ 132 vụ trong năm 2016 lên 150 vụ trong năm 2017, chiếm 3.1% trong tổng số các trường hợp tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên.
Tội ác vì căm thù là ưu tiên điều tra cao nhất trong các chương trình bảo vệ nhân quyền của FBI.
Source: Federal Bureau of Investigation 2017 Hate Crime Statistics
Báo cáo Thống kê Tội phạm Tội phạm Hàng năm (UCR), cho biết đã có 7,175 tội phạm vì hận thù trong năm 2017, so với 6,121 trường hợp trong năm 2016.
Theo báo cáo này, tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên chiếm 59.6 phần trăm, vì hận thù tôn giáo 20.6 phần trăm và vì hận thù khuynh hướng tình dục là 15.8 phần trăm.
Trong tổng số 1,679 tội phạm vì hận thù tôn giáo, có 76 trường hợp được xem là vì lòng căm ghét đức tin Công Giáo, chiếm 4.5%. Trong mục các tội phạm vì hận thù tôn giáo, các trường hợp bài Do Thái Giáo là cao nhất, lên đến 58.1%, kế đó là các trường hợp bài Hồi Giáo với 18.7%.
Trong năm 2016, có 63 trường hợp được xem là vì lòng thù ghét đức tin Công Giáo, chiếm 4.1% trong tổng số 1,538 trường hợp.
Trong số 4,832 tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên, cao nhất là bài người da đen 48.8%, bài da trắng 17.5%. Đặc biệt các trường hợp bài người Á Châu đã tăng từ 132 vụ trong năm 2016 lên 150 vụ trong năm 2017, chiếm 3.1% trong tổng số các trường hợp tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên.
Tội ác vì căm thù là ưu tiên điều tra cao nhất trong các chương trình bảo vệ nhân quyền của FBI.
Source: Federal Bureau of Investigation 2017 Hate Crime Statistics
Đoàn di dân đã đến thành phố Guadalajara tại Mexico
Thanh Quảng sdb
17:46 15/11/2018
Đoàn di dân đã đến thành phố Guadalajara tại Mexico
Hơn hai ngàn người di dân từ Trung Mỹ đã đến thành phố thứ hai của Mexico là Guadalajara ở về phía Tây và họ đã hành trình cuốc bộ trong một tháng qua, họ vẫn còn một chặng đường dài mới có thể tới được biên giới Hoa Kỳ..
Một số tài xế xe tải công tư đã giúp đoàn di dân này cho hay những người di dân này rất mệt mỏi và điểm đến tiếp theo của họ là thành phố Guadalajara. Khi họ đến nơi các nhà chức trách sẽ đưa họ về hội trường Benito Juarez, nơi đó họ được ăn uống, chăm sóc y tế, cung cấp chăn màn và truy cập vào internet, để họ có thể liên lạc với gia đình của họ. Cho đến nay, có 2.697 người di dân đã nộp đơn xin thị thực tạm thời ở Mexico, mục đích là phòng ngừa một khi khi bị từ chối vào Hoa kỳ thì ít nhất họ sẽ được trả về một quốc gia là Mexico.
Đoàn di dân này đã phát xuất từ Honduras vào ngày 13 tháng 10. Một tháng qua họ dong duổi trên hành trình đường dài gần 2.000 km. Bây giờ mục tiêu của họ là đi tiếp con đường Thái Bình Dương đến Tijuana, giáp ranh giới San Diego của Hoa Kỳ. Đoạn hành trình này dài 2.500km nữa. Vấn nạn chính của cuộc hành trình di dân đường bộ này vận chuyển.
Cho đến nay, các nhà chức trách Mexico, không màng tới những lời cảnh báo của Hoa kỳ, nước hàng xóm phương Bắc vĩ đại, họ vẫn miễn cưỡng cung cấp các chuyến xe buýt cho những người di dân. Tuy thế vẫn không thể giải quyết được con số đông đảo của đoàn người di dân, và đoàn di dân này không muốn bị chia tách ra vì họ thề sống chết có nhau…
Một số tài xế xe tải công tư đã giúp đoàn di dân này cho hay những người di dân này rất mệt mỏi và điểm đến tiếp theo của họ là thành phố Guadalajara. Khi họ đến nơi các nhà chức trách sẽ đưa họ về hội trường Benito Juarez, nơi đó họ được ăn uống, chăm sóc y tế, cung cấp chăn màn và truy cập vào internet, để họ có thể liên lạc với gia đình của họ. Cho đến nay, có 2.697 người di dân đã nộp đơn xin thị thực tạm thời ở Mexico, mục đích là phòng ngừa một khi khi bị từ chối vào Hoa kỳ thì ít nhất họ sẽ được trả về một quốc gia là Mexico.
Đoàn di dân này đã phát xuất từ Honduras vào ngày 13 tháng 10. Một tháng qua họ dong duổi trên hành trình đường dài gần 2.000 km. Bây giờ mục tiêu của họ là đi tiếp con đường Thái Bình Dương đến Tijuana, giáp ranh giới San Diego của Hoa Kỳ. Đoạn hành trình này dài 2.500km nữa. Vấn nạn chính của cuộc hành trình di dân đường bộ này vận chuyển.
Cho đến nay, các nhà chức trách Mexico, không màng tới những lời cảnh báo của Hoa kỳ, nước hàng xóm phương Bắc vĩ đại, họ vẫn miễn cưỡng cung cấp các chuyến xe buýt cho những người di dân. Tuy thế vẫn không thể giải quyết được con số đông đảo của đoàn người di dân, và đoàn di dân này không muốn bị chia tách ra vì họ thề sống chết có nhau…
Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz của Chí Lợi không còn là thành viên trong Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn
Đặng Tự Do
17:59 15/11/2018
Hôm thứ Tư 14 tháng 11, một vị Hồng Y Chí Lợi hiện đang là trung tâm bị tấn công trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ tại quốc gia này cho biết ngài không còn là thành viên của Hội Đồng 9 vị Hồng Y Cố Vấn, thường được gọi là C9.
Nói chuyện với Radio Cooperativa , Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz nói rằng ngài đã không còn là thành viên C9 nữa, không phải vì ngài từ chức nhưng đơn giản là vì nhiệm kỳ 5 năm của ngài đã đến lúc kết thúc. Vị Hồng Y 85 tuổi nói ngài dự định sang Rôma để nói lời tạm biệt với Đức Giáo Hoàng và “cảm ơn ngài vì đã tin tưởng giao phó công việc này cho tôi.”
C9 là một nhóm các vị Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô hình thành vào đầu triều giáo hoàng của ngài để cải cách việc quản trị Giáo Hội, cụ thể là cải cách giáo triều Rôma. Đức Hồng Y Errazuriz đã mời vào Hội Đồng này khi ngài đã 80 tuổi và đã về hưu.
Cũng trong ngày thứ Tư, văn phòng Công tố của Chí Lợi cho biết Đức Hồng Y Errazuriz sẽ phải ra tòa để trả lời cho cáo buộc theo đó ngài đã bao che cho linh mục Jorge Laplagne, là người đã bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Source: Crux Chilean cardinal confirms exit from Pope Francis’s advisory body
Nói chuyện với Radio Cooperativa , Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz nói rằng ngài đã không còn là thành viên C9 nữa, không phải vì ngài từ chức nhưng đơn giản là vì nhiệm kỳ 5 năm của ngài đã đến lúc kết thúc. Vị Hồng Y 85 tuổi nói ngài dự định sang Rôma để nói lời tạm biệt với Đức Giáo Hoàng và “cảm ơn ngài vì đã tin tưởng giao phó công việc này cho tôi.”
C9 là một nhóm các vị Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô hình thành vào đầu triều giáo hoàng của ngài để cải cách việc quản trị Giáo Hội, cụ thể là cải cách giáo triều Rôma. Đức Hồng Y Errazuriz đã mời vào Hội Đồng này khi ngài đã 80 tuổi và đã về hưu.
Cũng trong ngày thứ Tư, văn phòng Công tố của Chí Lợi cho biết Đức Hồng Y Errazuriz sẽ phải ra tòa để trả lời cho cáo buộc theo đó ngài đã bao che cho linh mục Jorge Laplagne, là người đã bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Source: Crux Chilean cardinal confirms exit from Pope Francis’s advisory body
Điểm qua về luật phạm thượng trên thế giới.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:37 15/11/2018
Trong khi thế giới đang theo dõi số phận của bà Aisa Bibi, hiện đang còn ẩn náu tại Pakistan sau khi đã được tha khỏi án tử hình vì bị vu cáo là phạm luật phạm thượng, thì các nhà cổ động cho tự do tôn giáo kêu gọi chấm dứt luật phạm thượng trên toàn thể giới.
Tiến sĩ Tenzin Dorjee, Chủ Tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới trong một tuyên bố vào tháng Mười đã nói rằng “Luật phạm thượng là một cách để chính quyền khước từ công dân của họ và nhất là những tôn giáo thiểu số, những quyền cơ bản của con người về tự do tôn giáo, hay niềm tin và quyền tự do bày tỏ.”
Tuy nhiên lời tuyên bố của Dorjee lại nhắm vào Ái Nhĩ Lan chứ không phải là Pakistan.
Công dân Ái Nhĩ Lan đã bỏ phiếu loại bỏ một điều khoản về tội phạm thượng khỏi Hiến Pháp của họ vào ngày 26 tháng Mười dù rằng luật này trong những năm gần đây không được thi hành.
Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan nói rằng việc phạm thượng, dù “phần nhiều là lỗi thời” có thể làm tăng những quan ngại bởi vì cách người ta dùng nó “để biện minh cho bạo lực và áp bức chống lại những nhóm thiểu số ở những miền khác trên thế giới.”
Có trên một phần ba các nước trên thế giới duy trì tội phạm thượng, được định nghĩa như hành động sỉ nhục hay tỏ ra khinh thường hay thiếu sự tôn trọng Thượng Đế. Mức hình phạt dành cho tội phạm thượng ở 68 quốc gia được quy định tương đối khác nhau từ phạt vạ, đến ở tù và tử hình.
Ở Sudan và Saudi Arabia, hình phạt thể xác như là đánh đòn đã được dùng trong những vụ án phạm thượng. Mới đây, một người viết trên mạng xã hội là Raif Badawi đã bị kết án đánh đòn 1000 roi tại nơi công cộng, chia ra cứ một tuần bị quất 50 roi, cộng thêm bị bỏ tù 10 năm cách ly với vợ và con và 10 năm cấm du lịch sau khi mãn hạn tù.
Cưỡng bức và cải tạo lao động là hình phạt áp dụng cho tội phạm thượng ở Nga và Kazakhstan.
Theo Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới của Hoa Kỳ thì Iran là nước có luật phạm thượng nghiêm khắc nhất, sau đến là Pakistan. Cả hai nước này áp dụng án tử hình cho tội sỉ nhục tiên tri Muhammad. Chỉ trong vòng năm 2015 thôi, Iran đã xử phạt 20 người về tội “thù nghịch với Thượng Đế.” Cũng theo Ủy Ban này, sau Iran và Pakistan, thì có Yemen, Samalia, Qatar và Ai cập là những nước có luật phạm thượng tồi tệ nhất thế giới.
Mặc dù nhiều luật phạm thượng của thế giới được thực hiện hầu hết ở các nước Hồi Giáo, nhưng những luật này cũng cũng có mặt ở nhiều vùng của thế giới.
Một số các nước Châu âu như Malta và Đan Mạch đã bãi bỏ luật phạm thượng trong những năm gần đây, trong lúc một số nước vẫn còn áp dụng luật này.
Ở Tây Ban Nha, một diễn viên đã bị kiện vào tháng Chín vì những bình phẩm xúc phạm đến Thiên Chúa và Trinh Nữ Maria trên Facebook để ủng hộ cho việc rước kiệu một bộ phận sinh dục nữ khổng lồ qua đường phố ở Seville, chế nhạo truyền thống Công Giáo.
Luật của Tây Ban Nha phạt bằng tiền vì “công khai phỉ báng giáo lý, niềm tin, hay nghi thức “ của một tôn giáo và cũng phạt tương tự những ai phỉ báng những người không có đức tin tôn giáo.
Luật của Hy Lạp quy định rằng “bất cứ ai với bất cứ phương tiện nào nhắm mạ lỵ, phỉ báng Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp hay bất cứ tôn giáo nào được chấp nhận tại Hy Lạp sẽ bị phạt tù không quá hai năm.”
Luật hình sự của Ý cũng có điều khoản “xúc phạm tôn giáo quốc gia”, tuy nhiên chính quyền thường không thi hành luật chống phạm thượng.
Ở Thái Lan, hiến pháp kêu gọi chính quyền “thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa bất cứ hình thức nào làm hại hay đe dọa chống lại Phật Giáo” với mức hình phạt có thể từ hai đến bẩy năm tù.
Ở Pakistan, bà Asia Bibi là một người mẹ Công Giáo có năm đức con vừa rồi đã được tha bổng sau khi đã bị tù tám năm chờ lãnh án tử hình. Tuy nhiên, mạng sống của bà đang trong tình trạng bị đe dọa vì phán quyết ấy dưới sự xem xét của chính phủ như là một phần để xoa dịu các nhóm gây ra những hỗn loạn trên đường phố. Và Ủy Ban Nhân Quyền của Pakistan tường trình rằng ít nhất 40 người khác ở Pakistan đang chờ thi hành án tử hình hay đang bị tù chung thân vì tội phạm thượng.
Gần một nửa những số người này phải đối diện với án tử hình qua luật phạm thượng ở Pakistan là những Kitô hữu, đang sống trong một quốc gia mà có tới 97 phần trăm là Hồi giáo.
.
Source: EWTN 'A look at blasphemy laws around the world'
National Catholic Register: Lý do Bộ Giám Mục ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
20:07 15/11/2018
Edward Petin, phóng viên thường trú tại Vatican của tờ National Catholic Register thuộc hệ thống truyền hình EWTN của Công Giáo Hoa Kỳ, đã có bài tường trình về lý do Bộ Giám Mục đã ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ dự trù diễn ra hôm thứ Ba 13 tháng 11 trong phiên khoáng đại mùa thu 2018.
Trong bài tường trình này Edward cho biết Vatican đã chỉ thị cho các Giám Mục đình hoãn việc bỏ phiếu hai đề nghị về chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục vì Tòa Thánh muốn cung cấp “đánh giá và sự đồng hành tốt nhất” cho các Giám Mục Hoa Kỳ về vấn đề này.
Trong lời nhận xét ngắn gọn gởi đến National Catholic Register ngày 13 tháng 11, Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, cho biết ngài muốn đưa ra “sự tái bảo đảm rằng bộ [Giám Mục] đang làm việc để đưa ra đánh giá và sự đồng hành tốt nhất đối với các vấn nạn của các giám mục Hoa Kỳ”.
Vị Hồng Y Canada là người duy nhất đưa ra những nhận xét ngắn gọn của ngài về vấn đề này. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ; Bộ Giáo Lý Đức Tin, Phòng Báo chí Tòa Thánh và Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đều không trả lời những thắc mắc của tờ Register về quyết định gây sóng gió vừa qua.
Chỉ thị bất ngờ đã ngăn cản các Giám Mục Hoa Kỳ không được bỏ phiếu cho hai đề xuất chính được dự kiến sẽ hình thành cơ sở cho những phản ứng của Giáo Hội đối với các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Cuộc bỏ phiếu dự trù diễn ra tại hội nghị khoáng đại mùa thu của các giám mục, diễn ra tại Baltimore từ thứ Hai 12/11 đến thứ Tư 14/11.
Vatican nhất mực cho rằng việc xem xét các biện pháp mới này phải bị trì hoãn cho đến khi kết thúc một cuộc họp quốc tế đặc biệt của các giám mục về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục dự trù diễn ra tại Vatican vào tháng Hai tới.
Các giám mục Hoa Kỳ đã xem hai đề xuất này – bao gồm một dự thảo “Tiêu chuẩn ứng xử” cho các giám mục và việc thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt để giải quyết các cáo buộc chống lại các giám mục – như là một phương thế hữu hiệu để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Các đề xuất cũng nhằm cho các tín hữu Hoa Kỳ thấy rằng các giám mục đã chọn con đường kiên quyết hành động sau một loạt các vụ tai tiếng lạm dụng trong những tháng gần đây.
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, đã thông báo về chỉ thị này tại hội nghị vào sáng thứ Hai, và nói rằng ngài chỉ mới được Vatican thông báo vào chiều hôm trước. Ngài nói rằng ngài “thất vọng” vì động thái này, là điều mà ngài cho rằng thật “giễu cợt”. Các giám mục “không vui”, nhưng Đức Hồng Y vẫn hy vọng cuộc họp vào tháng Hai tại Rôma cuối cùng sẽ cải thiện phản ứng của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng đang phải đối mặt.
Theo một số quan sát viên, văn bản của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về các biện pháp đối phó với tội ác lạm dụng tính dục chỉ mới được hoàn tất vào ngày 30 tháng Mười và rằng trong văn bản đó có một số vấn đề liên quan đến giáo luật, đặc biệt là vấn đề thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng trong việc điều tra các giám mục.
Cũng có các nguồn tin cho rằng Vatican có thể đã nghĩ rằng các giám mục Hoa Kỳ đã phản ứng thái quá. Suy nghĩ trên có thể xuất phát từ thực tế là vấn đề lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ không tạo ra những quan ngại nghiêm trọng như nhau tại các quốc gia khác nhau.
Việc Vatican ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ đã gây ra nhiều phản ứng bất lợi.
Có các phản ứng thái quá xuất phát từ lòng thù hận đức tin Công Giáo như bài “The Catholic Church proves incapable of exorcising clergy sex abuse — again” (“Lại một lần nữa Giáo Hội Công Giáo chứng tỏ không có khả năng xua trừ tội ác lạm dụng tính dục”) của tờ Washington Post.
Cũng có những phản ứng nhẹ nhàng theo đó việc ngăn chặn này lẽ ra là không cần thiết. Theo Ed Condon và JD Flynn của Catholic News Agency, Vatican lẽ ra nên để cho các Giám Mục Hoa Kỳ bỏ phiếu về hai đề xuất, và sau đó yêu cầu tu chính trong giai đoạn”recognitio”, tức là giai đoạn trong đó Toà Thánh sẽ chấp nhận chính sách của USCCB hoặc đề xuất những sửa đổi, trước khi những chính sách này có thể có hiệu lực.
Source: National Catholic Register Motivation Remains Unclear for Vatican Request That US Bishops Delay Action
Trong bài tường trình này Edward cho biết Vatican đã chỉ thị cho các Giám Mục đình hoãn việc bỏ phiếu hai đề nghị về chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục vì Tòa Thánh muốn cung cấp “đánh giá và sự đồng hành tốt nhất” cho các Giám Mục Hoa Kỳ về vấn đề này.
Trong lời nhận xét ngắn gọn gởi đến National Catholic Register ngày 13 tháng 11, Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, cho biết ngài muốn đưa ra “sự tái bảo đảm rằng bộ [Giám Mục] đang làm việc để đưa ra đánh giá và sự đồng hành tốt nhất đối với các vấn nạn của các giám mục Hoa Kỳ”.
Vị Hồng Y Canada là người duy nhất đưa ra những nhận xét ngắn gọn của ngài về vấn đề này. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ; Bộ Giáo Lý Đức Tin, Phòng Báo chí Tòa Thánh và Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đều không trả lời những thắc mắc của tờ Register về quyết định gây sóng gió vừa qua.
Chỉ thị bất ngờ đã ngăn cản các Giám Mục Hoa Kỳ không được bỏ phiếu cho hai đề xuất chính được dự kiến sẽ hình thành cơ sở cho những phản ứng của Giáo Hội đối với các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Cuộc bỏ phiếu dự trù diễn ra tại hội nghị khoáng đại mùa thu của các giám mục, diễn ra tại Baltimore từ thứ Hai 12/11 đến thứ Tư 14/11.
Vatican nhất mực cho rằng việc xem xét các biện pháp mới này phải bị trì hoãn cho đến khi kết thúc một cuộc họp quốc tế đặc biệt của các giám mục về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục dự trù diễn ra tại Vatican vào tháng Hai tới.
Các giám mục Hoa Kỳ đã xem hai đề xuất này – bao gồm một dự thảo “Tiêu chuẩn ứng xử” cho các giám mục và việc thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt để giải quyết các cáo buộc chống lại các giám mục – như là một phương thế hữu hiệu để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Các đề xuất cũng nhằm cho các tín hữu Hoa Kỳ thấy rằng các giám mục đã chọn con đường kiên quyết hành động sau một loạt các vụ tai tiếng lạm dụng trong những tháng gần đây.
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, đã thông báo về chỉ thị này tại hội nghị vào sáng thứ Hai, và nói rằng ngài chỉ mới được Vatican thông báo vào chiều hôm trước. Ngài nói rằng ngài “thất vọng” vì động thái này, là điều mà ngài cho rằng thật “giễu cợt”. Các giám mục “không vui”, nhưng Đức Hồng Y vẫn hy vọng cuộc họp vào tháng Hai tại Rôma cuối cùng sẽ cải thiện phản ứng của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng đang phải đối mặt.
Theo một số quan sát viên, văn bản của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về các biện pháp đối phó với tội ác lạm dụng tính dục chỉ mới được hoàn tất vào ngày 30 tháng Mười và rằng trong văn bản đó có một số vấn đề liên quan đến giáo luật, đặc biệt là vấn đề thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng trong việc điều tra các giám mục.
Cũng có các nguồn tin cho rằng Vatican có thể đã nghĩ rằng các giám mục Hoa Kỳ đã phản ứng thái quá. Suy nghĩ trên có thể xuất phát từ thực tế là vấn đề lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ không tạo ra những quan ngại nghiêm trọng như nhau tại các quốc gia khác nhau.
Việc Vatican ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ đã gây ra nhiều phản ứng bất lợi.
Có các phản ứng thái quá xuất phát từ lòng thù hận đức tin Công Giáo như bài “The Catholic Church proves incapable of exorcising clergy sex abuse — again” (“Lại một lần nữa Giáo Hội Công Giáo chứng tỏ không có khả năng xua trừ tội ác lạm dụng tính dục”) của tờ Washington Post.
Cũng có những phản ứng nhẹ nhàng theo đó việc ngăn chặn này lẽ ra là không cần thiết. Theo Ed Condon và JD Flynn của Catholic News Agency, Vatican lẽ ra nên để cho các Giám Mục Hoa Kỳ bỏ phiếu về hai đề xuất, và sau đó yêu cầu tu chính trong giai đoạn”recognitio”, tức là giai đoạn trong đó Toà Thánh sẽ chấp nhận chính sách của USCCB hoặc đề xuất những sửa đổi, trước khi những chính sách này có thể có hiệu lực.
Source: National Catholic Register Motivation Remains Unclear for Vatican Request That US Bishops Delay Action
Pakistan muốn trao đổi Asia Bibi với nữ sát thủ Aafia Siddiqui?
Đặng Tự Do
22:18 15/11/2018
Trong cuộc họp báo tại Islamabad, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Pakistan Mohammad Faisal cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Canada, bà Chrystia Freeland đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Shah Mehmood Qureshi về triển vọng cho cô Asia Bibi và gia đình được sang Canada sinh sống.
Bà Chrystia Freeland đã lên tiếng ca ngợi quyết định can đảm của Tòa án tối cao và bài phát biểu tích cực của Thủ tướng Imran Khan, và bày tỏ mong muốn phía Pakistan cho cô Asia Bibi và gia đình được xuất cảng sang Canada.
Đáp lại, Ngoại trưởng Qureshi nói rằng Asia Bibi là công dân Pakistan và chính phủ quốc gia này hoàn toàn tôn trọng quyền lợi hợp pháp của cô.
Việc xác nhận các cuộc đàm phán giữa hai chính phủ về vấn đề này được đưa ra sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói hôm thứ Hai 12/11 rằng chính phủ của ông đang đàm phán với Pakistan về khả năng cung cấp nơi tị nạn cho Asia Bibi.
“Chúng tôi đang thảo luận với chính phủ Pakistan,” Trudeau nói trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã AFP ở Paris, nơi ông đang tham dự một hội nghị hòa bình do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức.
“Vì bối cảnh tế nhị tại quốc gia này nên tôi không muốn nói thêm về chi tiết, nhưng tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng Canada là một đất nước chào đón”, ông nói.
Radio Pakistan cho biết sau cuộc trò chuyện này, Ngoại trưởng Qureshi đã tiếp xúc với gia đình nữ sát thủ Aafia Siddiqui tại Islamabad và thông báo cho họ về nỗ lực của chính phủ Pakistan nhằm đưa Aafia Siddiqui ra khỏi một nhà tù tại Hoa Kỳ.
Có thể Pakistan thực sự đang nuôi giấc mộng đẹp là đưa được Aafia Siddiqui ra khỏi nhà tù Carswell ở Fort Worth, Texas nơi cô ta đang thụ án tù 86 năm.
Tuy nhiên, cũng có thể là chính phủ Pakistan chỉ muốn tìm cách ve vãn các thành phần Hồi Giáo cực đoan của quốc gia này nhằm cho Asia Bibi được xuất cảnh dưới áp lực của dư luận quốc tế. Thật thế, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã hai lần đòi trao đổi Aafia Siddiqui với hai tù binh Mỹ là anh James Foley và cô Kayla Mueller; nhưng cả hai lần chính phủ Mỹ đều từ chối.
Aafia Siddiqui là ai?
Aafia Siddiqui /ɑːfiə sɪdiːki/ sinh ngày 2 tháng 3 năm 1972 trong một gia đình Hồi giáo giàu có và rất cực đoan tại Islamabad. Từ năm 1990, cô theo học ngành thần kinh học tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ và năm 2001 giành được bằng tiến sĩ về thần kinh học tại đây.
Ngay sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001, cô trở về thăm Pakistan. Cô trở về nước một lần nữa vào năm 2003 khi cuộc chiến ở Afghanistan đang ở thời cao độ.
Ngày 1 tháng Ba, 2003, tên Khalid Sheikh Muhammad, kẻ bị tình báo Hoa Kỳ cáo buộc là “kiến trúc sư” vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 của al-Qaeda bị bắt tại thành phố Rawalpindi. Tên này khai với FBI và CIA rằng Aafia Siddiqui là người cung cấp tiền bạc quyên góp tại Hoa Kỳ và các phương tiện kỹ thuật cho bọn khủng bố al-Qaeda. Lệnh lùng bắt được đưa ra, nhưng lúc đó Aafia Siddiqui đã dẫn 3 đứa con bỏ trốn về Pakistan.
Tháng 5, 2004, FBI đưa Siddiqui vào danh sách 7 tên khủng bố và trao giải thưởng cho bất cứ ai cung cấp tin tức dẫn đến việc bắt giữ hay giết chết Siddiqui.
Tháng 7, 2008 trong khi đang hoạt động tại Ghazni, Afghanistan, cô bị cảnh sát Afghanistan bắt giữ và bị các nhân viên tình báo Hoa Kỳ thẩm vấn.
Trong khi bị giam giữ, Siddiqui nói với các nhân viên tình báo rằng cô ta đã bị khủng bố Taliban bắt cóc và cầm tù. Tuy nhiên, người ta tìm thấy trên người cô các tài liệu chế tạo bom và một số lượng đáng kể sodium cyanide (NaCN).
Trong ngày thứ hai của cuộc phỏng vấn, Siddiqui bất ngờ chụp khẩu súng của người thẩm vấn và bắn một nhân viên FBI vừa đến từ Hoa Kỳ và một quân nhân Mỹ. Người quân nhân này bắn cô bị thương.
Sau khi được điều trị; cô được về Mỹ. Ngày 3 tháng 2 năm 2010 cô bị kết án 86 năm tù. Hiện nữ sát thủ này tại đang thụ án tại Trung Tâm Y Khoa Liên Bang Carswell ở Fort Worth, Texas. Đây là một nhà tù dành để chăm sóc y tế cho các tù nhân nữ bệnh nặng hoặc mắc bệnh tâm thần. Siddiqui bị nhốt trong khu biệt giam được canh gác rất nghiêm nhặt.
Source: DAWN Foreign Office confirms talks between Pakistan, Canada over Aasia Bibi
Bà Chrystia Freeland đã lên tiếng ca ngợi quyết định can đảm của Tòa án tối cao và bài phát biểu tích cực của Thủ tướng Imran Khan, và bày tỏ mong muốn phía Pakistan cho cô Asia Bibi và gia đình được xuất cảng sang Canada.
Đáp lại, Ngoại trưởng Qureshi nói rằng Asia Bibi là công dân Pakistan và chính phủ quốc gia này hoàn toàn tôn trọng quyền lợi hợp pháp của cô.
Việc xác nhận các cuộc đàm phán giữa hai chính phủ về vấn đề này được đưa ra sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói hôm thứ Hai 12/11 rằng chính phủ của ông đang đàm phán với Pakistan về khả năng cung cấp nơi tị nạn cho Asia Bibi.
“Chúng tôi đang thảo luận với chính phủ Pakistan,” Trudeau nói trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã AFP ở Paris, nơi ông đang tham dự một hội nghị hòa bình do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức.
“Vì bối cảnh tế nhị tại quốc gia này nên tôi không muốn nói thêm về chi tiết, nhưng tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng Canada là một đất nước chào đón”, ông nói.
Radio Pakistan cho biết sau cuộc trò chuyện này, Ngoại trưởng Qureshi đã tiếp xúc với gia đình nữ sát thủ Aafia Siddiqui tại Islamabad và thông báo cho họ về nỗ lực của chính phủ Pakistan nhằm đưa Aafia Siddiqui ra khỏi một nhà tù tại Hoa Kỳ.
Có thể Pakistan thực sự đang nuôi giấc mộng đẹp là đưa được Aafia Siddiqui ra khỏi nhà tù Carswell ở Fort Worth, Texas nơi cô ta đang thụ án tù 86 năm.
Tuy nhiên, cũng có thể là chính phủ Pakistan chỉ muốn tìm cách ve vãn các thành phần Hồi Giáo cực đoan của quốc gia này nhằm cho Asia Bibi được xuất cảnh dưới áp lực của dư luận quốc tế. Thật thế, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã hai lần đòi trao đổi Aafia Siddiqui với hai tù binh Mỹ là anh James Foley và cô Kayla Mueller; nhưng cả hai lần chính phủ Mỹ đều từ chối.
Aafia Siddiqui là ai?
Aafia Siddiqui /ɑːfiə sɪdiːki/ sinh ngày 2 tháng 3 năm 1972 trong một gia đình Hồi giáo giàu có và rất cực đoan tại Islamabad. Từ năm 1990, cô theo học ngành thần kinh học tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ và năm 2001 giành được bằng tiến sĩ về thần kinh học tại đây.
Ngay sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001, cô trở về thăm Pakistan. Cô trở về nước một lần nữa vào năm 2003 khi cuộc chiến ở Afghanistan đang ở thời cao độ.
Ngày 1 tháng Ba, 2003, tên Khalid Sheikh Muhammad, kẻ bị tình báo Hoa Kỳ cáo buộc là “kiến trúc sư” vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 của al-Qaeda bị bắt tại thành phố Rawalpindi. Tên này khai với FBI và CIA rằng Aafia Siddiqui là người cung cấp tiền bạc quyên góp tại Hoa Kỳ và các phương tiện kỹ thuật cho bọn khủng bố al-Qaeda. Lệnh lùng bắt được đưa ra, nhưng lúc đó Aafia Siddiqui đã dẫn 3 đứa con bỏ trốn về Pakistan.
Tháng 5, 2004, FBI đưa Siddiqui vào danh sách 7 tên khủng bố và trao giải thưởng cho bất cứ ai cung cấp tin tức dẫn đến việc bắt giữ hay giết chết Siddiqui.
Tháng 7, 2008 trong khi đang hoạt động tại Ghazni, Afghanistan, cô bị cảnh sát Afghanistan bắt giữ và bị các nhân viên tình báo Hoa Kỳ thẩm vấn.
Trong khi bị giam giữ, Siddiqui nói với các nhân viên tình báo rằng cô ta đã bị khủng bố Taliban bắt cóc và cầm tù. Tuy nhiên, người ta tìm thấy trên người cô các tài liệu chế tạo bom và một số lượng đáng kể sodium cyanide (NaCN).
Trong ngày thứ hai của cuộc phỏng vấn, Siddiqui bất ngờ chụp khẩu súng của người thẩm vấn và bắn một nhân viên FBI vừa đến từ Hoa Kỳ và một quân nhân Mỹ. Người quân nhân này bắn cô bị thương.
Sau khi được điều trị; cô được về Mỹ. Ngày 3 tháng 2 năm 2010 cô bị kết án 86 năm tù. Hiện nữ sát thủ này tại đang thụ án tại Trung Tâm Y Khoa Liên Bang Carswell ở Fort Worth, Texas. Đây là một nhà tù dành để chăm sóc y tế cho các tù nhân nữ bệnh nặng hoặc mắc bệnh tâm thần. Siddiqui bị nhốt trong khu biệt giam được canh gác rất nghiêm nhặt.
Source: DAWN Foreign Office confirms talks between Pakistan, Canada over Aasia Bibi
Hội Nghị Các Giám Mục Hoa Kỳ kết thúc nhưng không đưa ra hành động tức khắc nào về việc chống lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
22:18 15/11/2018
Theo tin của Crux phát hành ngày 15 tháng 11, hội nghị được nhiều người mong chờ đã kết thúc hôm thứ Tư, 14 tháng 11, mà không đưa ra một hành động tức khắc nào để giải quyết nạn lạm dụng tình dục.
Thay vào đó, Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã kết luận với lời hứa “sẽ có những hành động mạnh mẽ nhất vào thời điểm sớm sủa nhất” trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng, đồng thời đoan hứa lòng trung thành của các giám mục Hoa Kỳ đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Ngài nói: “tôi khai mạc hội nghị bằng cách phát biểu đôi chút thất vọng. Tôi bế mạc nó với một niềm hy vọng”.
Ngài cho biết các giám mục Hoa Kỳ “đang trong diễn trình” điều tra cựu Hồng Y Theodore McCarrick, làm dễ diễn trình báo cáo việc lạm dụng hay tác phong xấu của các giám mục, và khai triển các phương thế độc lập và do giáo dân cầm đầu buộc các giám mục phại chịu trách nhiệm.
Ngài nói: “Dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi chắc chắn cuộc đàm luận của giáo hội hoàn vũ vào tháng Hai này sẽ giúp chúng ta nhổ tận rễ tội ác lạm dụng tình dục khỏi Giáo Hội. Nó sẽ làm cho các cố gắng địa phương của chúng ta có tính hoàn cầu hơn và quan điểm hoàn cầu sẽ giúp chúng ta ở đây”.
Tuy nhiên, bất chấp lời tổng kết cuối cùng đầy tự tin của Đức Hồng Y DiNardo, điều diễn ra trong suốt ngày cuối cùng của cuộc họp hai năm một lần thường là mơ hồ hỗn độn và thất vọng nơi các giám mục.
Nếu có một chữ được lặp đi lặp lại trong ngày, thì chữ đó là: “McCarrick”.
Các giám mục liên tục tranh luận về việc phải tìm đâu cho ra câu trả lời về việc cựu tổng giám mục của Washington đã thăng tiến ra sao qua các cấp bậc trong phẩm trật giáo hội trong khi cùng một lúc đã lạm dụng hàng loạt các chủng sinh, và, ít nhất một trường hợp lạm dụng vị thành niên.
Các cuộc thảo luận của họ cho thấy có sự rạn nứt giữa một số giám mục Hoa Kỳ tìm cách dành uy tín cho các tuyên bố của cựu đại diện giáo hoàng tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, người đã cáo buộc Đức Phanxicô biết rõ lịch sử các hành vi sai trái của McCarrick và thậm chí đã yêu cầu ngài từ chức - và các giám mục khác than phiền về sự thiếu đoàn kết trong Giáo hội Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Đức Giáo Hoàng, đặc biệt vì sự kiện một số hội đồng giám mục khắp thế giới đã hỗ trợ ngài.
Đức Giám Mục Michael Olson của Forth Worth, Texas, đã đọc một trong những bài phát biểu sôi nổi nhất tại phòng hội nghị, trong đó, ngài vừa phê phán Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã không chính thức hủy bỏ lời mời cựu Hồng Y McCarrick tham dự các phiên họp của mình và không đưa ra lời ủng hỗ chính thức đối với Đức Phanxicô.
Ngay sau những phát biểu của ngài, Đức Cha nói với Crux, “Chúng ta cần phải tái khẳng định thừa tác vụ Phêrô của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Viganò đòi ngài từ chức thật là tai tiếng. Bất kể sự thật nào về bức thư của Đức Tổng Giám Mục Viganò, điều đáng nói là việc ngài kêu gọi Đức Phanxicô từ bỏ ngôi vị giáo hoàng quả gây tai tiếng. Nó gây hại cho sự hiệp nhất Công Giáo”.
Ngài nói tiếp: "Chúng ta, trong tư cách các giám mục anh em, chúng ta đặc biệt phải hỗ trợ Đức Giáo Hoàng Phanxicô như đấng kế nhiệm Thánh Phêrô. Chúng ta cần giúp ngài vác thánh giá, và chúng ta cần giúp ngài nhận thức được sự lớn lao của vấn đề này, và nhiệm vụ tuyệt đối của chúng ta phải giải quyết nó."
Đức Giám Mục Liam Cary của Baker, Oregon cũng đề nghị một nghiên cứu toàn diện về việc che đậy lạm dụng của các giám mục, tương tự như Tường Trình John Jay về việc lạm dụng vị thành niên.
Đức Cha Cary nhắc lại lời đề nghị của Đức Cha Olson, theo đó, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nên chính thức chế tài cựu Hồng Y McCarrick. Ngài nói rằng "Trong tư cách hội đồng giám mục Mỹ, chúng ta đã không đưa ra hành động chính thức nào để tự tách mình ra xa tác phong đáng xấu hổ của một người trong chúng ta".
Các can thiệp khác, chẳng hạn như của Đức Giám Mục Thomas Olmsted ở Phoenix, Arizona và của Giám mục Barry Knestout ở Richmond, Virginia, đã so sánh thời điểm hiện tại với sự bất đồng của các nhà thần học, linh mục, và giáo dân Công Giáo phản đối thông điệp Humanae Vitae năm 1968 của Giáo hội ngăn cấm ngừa thai nhân tạo, và kêu gọi sự hợp nhất trọn vẹn và tái khẳng định tất cả các tín lý, cũng như sự lãnh đạo của Giáo Hội.
Sau hơn nửa giờ thảo luận vào buổi chiều, các giám mục đã bỏ phiếu cho một đề nghị do Đức Giám Mục Earl Boyea của Lansing đề ra, trong đó ngài tìm cách thông qua một nghị quyết “để khuyến khích” Tòa Thánh cho công bố tài liệu liên quan tới các vụ kiện theo giáo luật và luật dân sự chống lại cựu Hồng Y McCarrick.
Phần lớn cuộc thảo luận tập trung vào sự kiện Vatican đã phát hành một bản thông cáo vào tháng trước cam kết sẽ làm cùng một việc.
Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Đức Hồng Y DiNardo nói rằng các giám mục ủng hộ "việc hoàn thành công bằng và kịp thời nhiều cuộc điều tra khác nhau", và bày tỏ lòng biết ơn đối với cam kết của Vatican vào tháng trước.
Đức Giám Mục Shawn McKnight của thành phố Jefferson nói với Crux rằng sự thất vọng lớn nhất của ngài đối với việc kết thúc hội nghị là thiếu tiến triển trong vụ McCarrick. Ngài trích dẫn kinh nghiệm riêng trong việc chủ tọa sáu phiên lắng nghe trong khoảng thời gian hai tuần ở giáo phận của mình, trong đó ngài nói rằng câu chuyện McCarrick là mối quan tâm chính.
Trong một cố gắng ôn lại ngày đầu hội nghị, Đức Hồng Y DiNardo nhắc lại nhận xét của vị đại diện Đức Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục người Pháp Christophe Pierre, người đã dùng bài phát biểu khai mạc của mình vào hôm thứ Hai để kêu gọi các giám mục Hoa Kỳ hồi tâm bản thân.
Đức Hồng Y DiNardo nói rằng "Không một hệ thống quản trị hoặc giám sát nào, bất kể tuyệt vời và cần thiết đến đâu, một mình đủ để làm cho chúng ta, những người thẩy đều yếu đuối, có thể sống đúng ơn gọi cao cả mà chúng ta đã nhận được nơi Chúa Kitô".
Nghĩ trước tới tháng Hai, nơi ngài sẽ đại diện các giám mục Hoa Kỳ trong hội nghị các vị đứng đầu mọi hội đồng giám mục thế giới, Đức Hồng Y DiNardo nói: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ tìm cách củng cố các đề nghị đưa ra trong tuần này.
Hiện nay, có hai đề nghị về cách tiến hành ra sao đối với các cấu trúc mới buộc các giám mục phải chịu trách nhiệm, một trong các cấu trúc đó là một ủy ban giáo dân toàn quốc duy nhất – vốn là đề xuất ban đầu - và một đề nghị mới xuất hiện trong các cuộc thảo luận của tuần này, dựa vào một mạng lưới toàn quốc gồm các hội đồng xét duyệt đã được thành lập trên toàn quốc, được giám sát bởi các giám mục giáo tỉnh của họ.
Đức Cha McKnight nói với Crux rằng căn cứ vào kết quả của cuộc họp tuần này, hiện nay đã có sự "quan ngại dâng cao về việc cuộc họp tháng Hai có khả năng cung cấp những điều chúng ta cần ở Hoa Kỳ hay không".
Ngài nói ngài ủng hộ đề nghị của Đức Hồng Y Blase Cupich hôm thứ Hai là các giám mục Hoa Kỳ nên gặp nhau vào tháng Ba sau khi Đức Hồng Y DiNardo, từ Roma, trở về.
Ngài nói: "Chúng ta rất có thể phải căn cứ vào điều họ quyết định để đi xa hơn hoặc sâu hơn ở đây”.
Tuy nhiên, bất chấp một tuần kết thúc khác xa kế hoạch ban đầu của ngài, Đức Hồng Y DiNardo kết thúc các nhận xét của ngài một cách lạc quan.
Ngài nói: "Chúng ta rời khỏi nơi này, lòng đầy cam kết sẽ đưa ra các hành động mạnh nhất trong thời điểm sớm nhất có thể".
“Chúng ta sẽ làm như vậy trong sự hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Việc tiến về phía trước trong sự hòa hợp với Giáo Hội khắp thế giới sẽ làm cho giáo hội ở Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn, và sẽ làm cho Giáo Hội hoàn cầu mạnh mẽ hơn”.
Thay vào đó, Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã kết luận với lời hứa “sẽ có những hành động mạnh mẽ nhất vào thời điểm sớm sủa nhất” trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng, đồng thời đoan hứa lòng trung thành của các giám mục Hoa Kỳ đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Ngài nói: “tôi khai mạc hội nghị bằng cách phát biểu đôi chút thất vọng. Tôi bế mạc nó với một niềm hy vọng”.
Ngài cho biết các giám mục Hoa Kỳ “đang trong diễn trình” điều tra cựu Hồng Y Theodore McCarrick, làm dễ diễn trình báo cáo việc lạm dụng hay tác phong xấu của các giám mục, và khai triển các phương thế độc lập và do giáo dân cầm đầu buộc các giám mục phại chịu trách nhiệm.
Ngài nói: “Dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi chắc chắn cuộc đàm luận của giáo hội hoàn vũ vào tháng Hai này sẽ giúp chúng ta nhổ tận rễ tội ác lạm dụng tình dục khỏi Giáo Hội. Nó sẽ làm cho các cố gắng địa phương của chúng ta có tính hoàn cầu hơn và quan điểm hoàn cầu sẽ giúp chúng ta ở đây”.
Tuy nhiên, bất chấp lời tổng kết cuối cùng đầy tự tin của Đức Hồng Y DiNardo, điều diễn ra trong suốt ngày cuối cùng của cuộc họp hai năm một lần thường là mơ hồ hỗn độn và thất vọng nơi các giám mục.
Nếu có một chữ được lặp đi lặp lại trong ngày, thì chữ đó là: “McCarrick”.
Các giám mục liên tục tranh luận về việc phải tìm đâu cho ra câu trả lời về việc cựu tổng giám mục của Washington đã thăng tiến ra sao qua các cấp bậc trong phẩm trật giáo hội trong khi cùng một lúc đã lạm dụng hàng loạt các chủng sinh, và, ít nhất một trường hợp lạm dụng vị thành niên.
Các cuộc thảo luận của họ cho thấy có sự rạn nứt giữa một số giám mục Hoa Kỳ tìm cách dành uy tín cho các tuyên bố của cựu đại diện giáo hoàng tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, người đã cáo buộc Đức Phanxicô biết rõ lịch sử các hành vi sai trái của McCarrick và thậm chí đã yêu cầu ngài từ chức - và các giám mục khác than phiền về sự thiếu đoàn kết trong Giáo hội Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Đức Giáo Hoàng, đặc biệt vì sự kiện một số hội đồng giám mục khắp thế giới đã hỗ trợ ngài.
Đức Giám Mục Michael Olson của Forth Worth, Texas, đã đọc một trong những bài phát biểu sôi nổi nhất tại phòng hội nghị, trong đó, ngài vừa phê phán Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã không chính thức hủy bỏ lời mời cựu Hồng Y McCarrick tham dự các phiên họp của mình và không đưa ra lời ủng hỗ chính thức đối với Đức Phanxicô.
Ngay sau những phát biểu của ngài, Đức Cha nói với Crux, “Chúng ta cần phải tái khẳng định thừa tác vụ Phêrô của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Viganò đòi ngài từ chức thật là tai tiếng. Bất kể sự thật nào về bức thư của Đức Tổng Giám Mục Viganò, điều đáng nói là việc ngài kêu gọi Đức Phanxicô từ bỏ ngôi vị giáo hoàng quả gây tai tiếng. Nó gây hại cho sự hiệp nhất Công Giáo”.
Ngài nói tiếp: "Chúng ta, trong tư cách các giám mục anh em, chúng ta đặc biệt phải hỗ trợ Đức Giáo Hoàng Phanxicô như đấng kế nhiệm Thánh Phêrô. Chúng ta cần giúp ngài vác thánh giá, và chúng ta cần giúp ngài nhận thức được sự lớn lao của vấn đề này, và nhiệm vụ tuyệt đối của chúng ta phải giải quyết nó."
Đức Giám Mục Liam Cary của Baker, Oregon cũng đề nghị một nghiên cứu toàn diện về việc che đậy lạm dụng của các giám mục, tương tự như Tường Trình John Jay về việc lạm dụng vị thành niên.
Đức Cha Cary nhắc lại lời đề nghị của Đức Cha Olson, theo đó, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nên chính thức chế tài cựu Hồng Y McCarrick. Ngài nói rằng "Trong tư cách hội đồng giám mục Mỹ, chúng ta đã không đưa ra hành động chính thức nào để tự tách mình ra xa tác phong đáng xấu hổ của một người trong chúng ta".
Các can thiệp khác, chẳng hạn như của Đức Giám Mục Thomas Olmsted ở Phoenix, Arizona và của Giám mục Barry Knestout ở Richmond, Virginia, đã so sánh thời điểm hiện tại với sự bất đồng của các nhà thần học, linh mục, và giáo dân Công Giáo phản đối thông điệp Humanae Vitae năm 1968 của Giáo hội ngăn cấm ngừa thai nhân tạo, và kêu gọi sự hợp nhất trọn vẹn và tái khẳng định tất cả các tín lý, cũng như sự lãnh đạo của Giáo Hội.
Sau hơn nửa giờ thảo luận vào buổi chiều, các giám mục đã bỏ phiếu cho một đề nghị do Đức Giám Mục Earl Boyea của Lansing đề ra, trong đó ngài tìm cách thông qua một nghị quyết “để khuyến khích” Tòa Thánh cho công bố tài liệu liên quan tới các vụ kiện theo giáo luật và luật dân sự chống lại cựu Hồng Y McCarrick.
Phần lớn cuộc thảo luận tập trung vào sự kiện Vatican đã phát hành một bản thông cáo vào tháng trước cam kết sẽ làm cùng một việc.
Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Đức Hồng Y DiNardo nói rằng các giám mục ủng hộ "việc hoàn thành công bằng và kịp thời nhiều cuộc điều tra khác nhau", và bày tỏ lòng biết ơn đối với cam kết của Vatican vào tháng trước.
Đức Giám Mục Shawn McKnight của thành phố Jefferson nói với Crux rằng sự thất vọng lớn nhất của ngài đối với việc kết thúc hội nghị là thiếu tiến triển trong vụ McCarrick. Ngài trích dẫn kinh nghiệm riêng trong việc chủ tọa sáu phiên lắng nghe trong khoảng thời gian hai tuần ở giáo phận của mình, trong đó ngài nói rằng câu chuyện McCarrick là mối quan tâm chính.
Trong một cố gắng ôn lại ngày đầu hội nghị, Đức Hồng Y DiNardo nhắc lại nhận xét của vị đại diện Đức Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục người Pháp Christophe Pierre, người đã dùng bài phát biểu khai mạc của mình vào hôm thứ Hai để kêu gọi các giám mục Hoa Kỳ hồi tâm bản thân.
Đức Hồng Y DiNardo nói rằng "Không một hệ thống quản trị hoặc giám sát nào, bất kể tuyệt vời và cần thiết đến đâu, một mình đủ để làm cho chúng ta, những người thẩy đều yếu đuối, có thể sống đúng ơn gọi cao cả mà chúng ta đã nhận được nơi Chúa Kitô".
Nghĩ trước tới tháng Hai, nơi ngài sẽ đại diện các giám mục Hoa Kỳ trong hội nghị các vị đứng đầu mọi hội đồng giám mục thế giới, Đức Hồng Y DiNardo nói: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ tìm cách củng cố các đề nghị đưa ra trong tuần này.
Hiện nay, có hai đề nghị về cách tiến hành ra sao đối với các cấu trúc mới buộc các giám mục phải chịu trách nhiệm, một trong các cấu trúc đó là một ủy ban giáo dân toàn quốc duy nhất – vốn là đề xuất ban đầu - và một đề nghị mới xuất hiện trong các cuộc thảo luận của tuần này, dựa vào một mạng lưới toàn quốc gồm các hội đồng xét duyệt đã được thành lập trên toàn quốc, được giám sát bởi các giám mục giáo tỉnh của họ.
Đức Cha McKnight nói với Crux rằng căn cứ vào kết quả của cuộc họp tuần này, hiện nay đã có sự "quan ngại dâng cao về việc cuộc họp tháng Hai có khả năng cung cấp những điều chúng ta cần ở Hoa Kỳ hay không".
Ngài nói ngài ủng hộ đề nghị của Đức Hồng Y Blase Cupich hôm thứ Hai là các giám mục Hoa Kỳ nên gặp nhau vào tháng Ba sau khi Đức Hồng Y DiNardo, từ Roma, trở về.
Ngài nói: "Chúng ta rất có thể phải căn cứ vào điều họ quyết định để đi xa hơn hoặc sâu hơn ở đây”.
Tuy nhiên, bất chấp một tuần kết thúc khác xa kế hoạch ban đầu của ngài, Đức Hồng Y DiNardo kết thúc các nhận xét của ngài một cách lạc quan.
Ngài nói: "Chúng ta rời khỏi nơi này, lòng đầy cam kết sẽ đưa ra các hành động mạnh nhất trong thời điểm sớm nhất có thể".
“Chúng ta sẽ làm như vậy trong sự hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Việc tiến về phía trước trong sự hòa hợp với Giáo Hội khắp thế giới sẽ làm cho giáo hội ở Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn, và sẽ làm cho Giáo Hội hoàn cầu mạnh mẽ hơn”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng lễ Tạ Ơn và Mở Tay của tân Linh Mục
+GM. Anphongsô Nguyễn Hữu Long
10:11 15/11/2018
LTS: Bài giảng dưới đây của ĐGM Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ Tá GP Hưng Hoá, được trình bày trong dịp lễ tạ ơn - mở tay của hai tân LM. Bài giảng có nội dung quan trọng: Chức Linh mục là một ơn cao trọng nhưng đồng thời cũng có nguy cơ. Nhận thấy nội dung bài giảng có giá trị giáo huấn sâu sắc nên Vietcatholic đã xin phép ĐGM cho đăng lại bài nảy để cả linh mục lẫn giáo dân cùng soi chiếu.
Bài giảng lễ Tạ Ơn-Mở Tay của hai tân linh mục Đaminh Hoàng Thế Bằng và Đaminh Nguyễn Văn Lưu
Tân Quang, ngày 03.10.2014.-“Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng, sung sướng triền miên” (Tv. 118, 24). Đúng vậy, tôi thấy niềm vui tỏa rạng trên mọi khuôn mặt. Giáo xứ Tân Quang vui mừng và hãnh diện, vì một lúc có hai người con được phong chức linh mục về dâng lễ tạ ơn tại quê hương. Người ta ví von: “Đất có vàng không bằng làng có cha ” ! Vâng, có vàng thì quí, nhưng không quí bằng có cha, mà ở đây những hai cha. Niềm vui nhân gấp đôi. Tôi biết có người vượt đường xa từ Bùi Chu, Nam Định lên, từ Điện Biên, Lào Cai xuống, để hiện diện chung vui với hai tân chức.
Tôi cũng vui khi hiện diện trong thánh lễ này và được mời giảng lễ, vậy xin chia sẻ một vài suy nghĩ về nghịch lý của hồng ân linh mục.
1/ Chức linh mục là một ơn cao trọng. Ai dự lễ truyền chức linh mục hẳn đều xúc động và cảm thấy ấn tượng khi các tiến chức, chỗi dậy sau khi phủ phục trước cung thánh, được Đức Giám Mục đặt tay, đọc lời nguyện phong chức, xức dầu thánh và mặc chiếc áo lễ. Giây phút ấy, tiến chức từ một con người tầm thường, có khi yếu hèn nữa, được ấn tích của bí tích Truyền chức thánh “biến đổi” thành linh mục. Ấn tích ấy ban cho linh mục một “quyền năng” lạ lùng, để khi đọc lời truyền phép: “Này là Mình Thầy…; Này là chén Máu Thầy…”, bánh rượu trở thành Thánh Thể Chúa. Hoặc khi giải tội, với lời “Cha tha tội cho con nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”, mọi tội lỗi được xóa bỏ.
Linh mục là người dâng trọn cuộc đời để phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội, lo cho phần rỗi của anh chị em giáo dân. Chức linh mục không phải là một nghề nghiệp trong xã hội, mà là một “bậc” sống, nó chi phối cả cuộc sống của linh mục, 24/24 giờ, 365 ngày/năm, cả đời, và đời đời nữa như lời thánh vịnh 110,4: “Con là Linh mục đời đời theo phẩm hàm Melkisêđê”. Nghịch lý ở chỗ linh mục là một con người tầm thường, yếu hèn, mà lại được trao ban một quyền năng cao cả không gì sánh được. Thánh Gioan Vianney nói thế này: “Nếu gặp thiên thần và linh mục, tôi sẽ chào linh mục trước” ! Nhưng không phải vì thế mà linh mục tự hào về mình, mà phải khiêm tốn nhìn nhận hồng ân đó do Chúa ban, và nỗ lực sống cho xứng với bậc sống này: “Ân sủng đó, chúng tôi mang trong những bình sành dễ vỡ” (2Cr 4,7). Vinh dự càng cao, càng đòi hỏi nhiều. Lý tưởng linh mục là “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô” (Pl 3,10), trở nên hiện thân của Ngài, vị Mục Tử “không đến để được phục vụ mà là để phục vụ” đoàn chiên (Mt 20,18).
2/ Nguy cơ của linh mục là được giáo dân quý mến thái quá, coi linh mục như Chúa: “Cha nói là Chúa nói”, “Ai vâng lời cha là vâng lời Chúa”, muốn chào cha thì phải “xin phép lạy cha”!... Điều đó dễ khiến linh mục quên mất sự dòn mỏng, yếu đuối, bất xứng… của mình. Đó đây, thi thoảng, đã có những lời bình phẩm linh mục này hách dịch, cha kia ăn nói linh tinh, lối sống không phù hợp… Một phần lỗi, phải nhận rằng do giáo dân đã quá đề cao linh mục. Xin đừng nâng linh mục lên cao quá, để rồi thất vọng khi thấy linh mục không được như mình mong đợi.
Anh chị em muốn thương yêu linh mục đúng cách thì xin lưu ý mấy điểm sau đây:
- Hãy cầu nguyện cho các linh mục. Linh mục cần lời cầu nguyện lắm, vì sứ vụ và trách nhiệm của linh mục rất nặng nề. Nhiều khi anh chị em xin linh mục cầu nguyện cho mình, mà quên cầu nguyện cho linh mục.
- Hãy tôn kính linh mục vì là người thay mặt Chúa hướng dẫn giáo dân. Nhưng hãy tôn kính cách đúng mực, bình dị, thân tình, chứ đừng thần thánh hóa, khép nép, sợ hãi, tâng bốc. Linh mục là người của Chúa và của mọi người, chứ không phải của riêng ai.
- Hãy nâng đỡ tinh thần cho linh mục. Linh mục cần sự nâng đỡ, nhất là trong những lúc gánh nặng của sứ vụ đè trên đôi vai và trong tâm hồn. Tôi xin anh chị em quan tâm nâng đỡ tinh thần, chứ không phải vật chất, cho các linh mục. Chỉ chú trọng nâng đỡ vật chất sẽ có thể làm thoái hóa linh mục.
- Hãy cộng tác cách chân thành, tích cực và hữu hiệu, để linh mục chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục chẳng thể làm được gì nếu không có giáo dân đồng tâm hiệp lực.
Tôi vui mừng khi cha Hợp (quản xứ Tân Quang) cho biết bà con giáo dân ở đây tích cực cộng tác với cha trong mọi công việc của giáo xứ, chia sẻ lo lắng với cha, yêu thương tôn kính cha…
Cuối cùng, tôi xin ngỏ lời với hai tân linh mục.
Những ngày này, bà con giáo dân khắp nơi xa gần tỏ lòng quí mến với cha hai, không gì khác vì hồng ân linh mục mà hai cha vừa lãnh nhận. Người ta chúc hai cha nhiều điều. Tôi mong và chúc hai cha trở nên những linh mục thánh thiện, đạo đức của Chúa và Giáo Hội. Thiết tưởng điều đó mới là cần nhất, còn những điều khác Chúa sẽ lo liệu cho hai cha. Chỉ với sự thánh thiện đạo đức mà đời sống và sứ vụ của hai cha mới có giá trị, đầy ý nghĩa, và đem lại hoa trái, như lời Chúa Giêsu: “Chính thầy đã chọn và cắt đặt các con ra đi, mang lại hoa trái, và hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16).
Hôm nay là thánh lễ đầu tiên hai cha dâng trong tư cách chủ tế. Tôi xin gửi tới các cha đồng tế và cách riêng hai cha mới, lời của Mẹ Têrêsa Calcutta, người rất quý mến linh mục. Mẹ khuyên thế này:
“XIN CHA DÂNG THÁNH LỄ NÀY
NHƯ THÁNH LỄ ĐẦU TIÊN,
NHƯ THÁNH LỄ CUỐI CÙNG,
VÀ NHƯ THÁNH LỄ DUY NHẤT
CHỈ CÓ MỘT LẦN TRONG ĐỜI”.
+ Anphong Nguyễn Hữu Long
Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa
Bài giảng lễ Tạ Ơn-Mở Tay của hai tân linh mục Đaminh Hoàng Thế Bằng và Đaminh Nguyễn Văn Lưu
Tôi cũng vui khi hiện diện trong thánh lễ này và được mời giảng lễ, vậy xin chia sẻ một vài suy nghĩ về nghịch lý của hồng ân linh mục.
1/ Chức linh mục là một ơn cao trọng. Ai dự lễ truyền chức linh mục hẳn đều xúc động và cảm thấy ấn tượng khi các tiến chức, chỗi dậy sau khi phủ phục trước cung thánh, được Đức Giám Mục đặt tay, đọc lời nguyện phong chức, xức dầu thánh và mặc chiếc áo lễ. Giây phút ấy, tiến chức từ một con người tầm thường, có khi yếu hèn nữa, được ấn tích của bí tích Truyền chức thánh “biến đổi” thành linh mục. Ấn tích ấy ban cho linh mục một “quyền năng” lạ lùng, để khi đọc lời truyền phép: “Này là Mình Thầy…; Này là chén Máu Thầy…”, bánh rượu trở thành Thánh Thể Chúa. Hoặc khi giải tội, với lời “Cha tha tội cho con nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”, mọi tội lỗi được xóa bỏ.
Linh mục là người dâng trọn cuộc đời để phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội, lo cho phần rỗi của anh chị em giáo dân. Chức linh mục không phải là một nghề nghiệp trong xã hội, mà là một “bậc” sống, nó chi phối cả cuộc sống của linh mục, 24/24 giờ, 365 ngày/năm, cả đời, và đời đời nữa như lời thánh vịnh 110,4: “Con là Linh mục đời đời theo phẩm hàm Melkisêđê”. Nghịch lý ở chỗ linh mục là một con người tầm thường, yếu hèn, mà lại được trao ban một quyền năng cao cả không gì sánh được. Thánh Gioan Vianney nói thế này: “Nếu gặp thiên thần và linh mục, tôi sẽ chào linh mục trước” ! Nhưng không phải vì thế mà linh mục tự hào về mình, mà phải khiêm tốn nhìn nhận hồng ân đó do Chúa ban, và nỗ lực sống cho xứng với bậc sống này: “Ân sủng đó, chúng tôi mang trong những bình sành dễ vỡ” (2Cr 4,7). Vinh dự càng cao, càng đòi hỏi nhiều. Lý tưởng linh mục là “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô” (Pl 3,10), trở nên hiện thân của Ngài, vị Mục Tử “không đến để được phục vụ mà là để phục vụ” đoàn chiên (Mt 20,18).
2/ Nguy cơ của linh mục là được giáo dân quý mến thái quá, coi linh mục như Chúa: “Cha nói là Chúa nói”, “Ai vâng lời cha là vâng lời Chúa”, muốn chào cha thì phải “xin phép lạy cha”!... Điều đó dễ khiến linh mục quên mất sự dòn mỏng, yếu đuối, bất xứng… của mình. Đó đây, thi thoảng, đã có những lời bình phẩm linh mục này hách dịch, cha kia ăn nói linh tinh, lối sống không phù hợp… Một phần lỗi, phải nhận rằng do giáo dân đã quá đề cao linh mục. Xin đừng nâng linh mục lên cao quá, để rồi thất vọng khi thấy linh mục không được như mình mong đợi.
Anh chị em muốn thương yêu linh mục đúng cách thì xin lưu ý mấy điểm sau đây:
- Hãy cầu nguyện cho các linh mục. Linh mục cần lời cầu nguyện lắm, vì sứ vụ và trách nhiệm của linh mục rất nặng nề. Nhiều khi anh chị em xin linh mục cầu nguyện cho mình, mà quên cầu nguyện cho linh mục.
- Hãy tôn kính linh mục vì là người thay mặt Chúa hướng dẫn giáo dân. Nhưng hãy tôn kính cách đúng mực, bình dị, thân tình, chứ đừng thần thánh hóa, khép nép, sợ hãi, tâng bốc. Linh mục là người của Chúa và của mọi người, chứ không phải của riêng ai.
- Hãy nâng đỡ tinh thần cho linh mục. Linh mục cần sự nâng đỡ, nhất là trong những lúc gánh nặng của sứ vụ đè trên đôi vai và trong tâm hồn. Tôi xin anh chị em quan tâm nâng đỡ tinh thần, chứ không phải vật chất, cho các linh mục. Chỉ chú trọng nâng đỡ vật chất sẽ có thể làm thoái hóa linh mục.
- Hãy cộng tác cách chân thành, tích cực và hữu hiệu, để linh mục chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục chẳng thể làm được gì nếu không có giáo dân đồng tâm hiệp lực.
Tôi vui mừng khi cha Hợp (quản xứ Tân Quang) cho biết bà con giáo dân ở đây tích cực cộng tác với cha trong mọi công việc của giáo xứ, chia sẻ lo lắng với cha, yêu thương tôn kính cha…
Cuối cùng, tôi xin ngỏ lời với hai tân linh mục.
Những ngày này, bà con giáo dân khắp nơi xa gần tỏ lòng quí mến với cha hai, không gì khác vì hồng ân linh mục mà hai cha vừa lãnh nhận. Người ta chúc hai cha nhiều điều. Tôi mong và chúc hai cha trở nên những linh mục thánh thiện, đạo đức của Chúa và Giáo Hội. Thiết tưởng điều đó mới là cần nhất, còn những điều khác Chúa sẽ lo liệu cho hai cha. Chỉ với sự thánh thiện đạo đức mà đời sống và sứ vụ của hai cha mới có giá trị, đầy ý nghĩa, và đem lại hoa trái, như lời Chúa Giêsu: “Chính thầy đã chọn và cắt đặt các con ra đi, mang lại hoa trái, và hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16).
Hôm nay là thánh lễ đầu tiên hai cha dâng trong tư cách chủ tế. Tôi xin gửi tới các cha đồng tế và cách riêng hai cha mới, lời của Mẹ Têrêsa Calcutta, người rất quý mến linh mục. Mẹ khuyên thế này:
“XIN CHA DÂNG THÁNH LỄ NÀY
NHƯ THÁNH LỄ ĐẦU TIÊN,
NHƯ THÁNH LỄ CUỐI CÙNG,
VÀ NHƯ THÁNH LỄ DUY NHẤT
CHỈ CÓ MỘT LẦN TRONG ĐỜI”.
+ Anphong Nguyễn Hữu Long
Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Chiều Vàng/Love
Robert Helfman
21:17 15/11/2018
Ảnh của Robert Helfman
Bên nhau dưới áng chiều vàng
Tình yêu tìm thấy địa đàng nơi đây.
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay: Giáo hội Việt Nam là Giáo hội Gia đình, ngày 15/11/2018
VietCatholic Network
02:41 15/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư 14/11/2018.
2- Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ Hai, Chúa Nhật ngày 18/11/2018.
3- Đức Thánh Cha nói: Giám mục là người đầy tớ chứ không phải là ông hoàng.
4- Đức Thánh Cha tiếp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về khoa học.
5- Đức Thánh Cha tiếp 340 Giáo sư và Sinh viên trường Báo Chí Công Giáo nước Đức.
6- Tòa Thánh yêu cầu HĐGM Hoa Kỳ tạm ngưng bỏ phiếu về việc Giám Mục phải chịu trách nhiệm về các vụ lạm dụng tình dục.
7- Công an Trung Quốc bắt 4 Linh mục hầm trú.
8- ĐHY Trần Nhật Quân trao tận tay Đức Thánh Cha lá thư về tình trạng của Giáo Hội tại Hoa Lục.
9- Giáo Hội Việt Nam là một Giáo Hội Gia Đình.
10- Đêm Nhạc Giao Hưởng “Nước Non Ngàn Đặm II'' tại Houston thành công mỹ mãn.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Ngài Mở Mắt Tôi.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết