Ngày 16-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đầu Tư Những Nén Bạc - Huấn Đức của ĐTC Bênêđictô XVI trước Kinh Truyền Tin 16/11/2008
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
18:44 16/11/2008
Dưới đây là bản dịch bài suy niệm của ĐTC Bênêđictô XVI Chúa Nhật 16/11/2008 trước giờ Kinh Truyền Tin.

Anh chi em thân mến,

Lời Chúa Chúa Nhật này – trước Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ - mời gọi chúng ta tỉnh thức và linh hoạt trong khi chờ đợi Chúa Giêsu trở lại và ngày tận thế. Đọan văn từ Tin Mừng kể cho chúng ta dụ ngôn thời danh về những nén bạc, như Thánh Matthêu tường trình (25:14-30). “Nén bạc” là tiền tệ của người Rôma ngày xưa, có giá trị cao, chính vì tính phổ biến của dụ ngôn này mà nó trở thành đồng nghĩa với tài năng của người ta, là điều mỗi người được mời gọi để sinh lợi.

Trên thực tế, bản văn nói về “một người phải đi phương xa” và “người ấy gọi các đầy tớ và trao phó của cải của mình cho họ” (Mt 25:14). Người chủ trong dụ ngôn này tượng trưng cho Chính Đức Kitô, các đầy tớ là các môn đệ và các nén bạc là những hồng ân mà Chúa Giêsu trao phó cho họ. Cho nên, các nén bạc này không chỉ tượng trưng cho những tài năng tự nhiên, mà còn cả sự phong phú mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta trong di sản của Người, để chúng ta làm cho chúng sinh hoa kết quả: Lời Người, được đặt trong Tin Mừng Thánh; Bí Tích Rửa Tội, là bí tích đổi mới chúng ta trong Chúa Thánh Thần; kinh nguyện – Kinh “Lạy Cha” – mà chúng ta cùng nhau dâng lên Thiên Chúa như một người con trong Chúa Con và ơn tha tội của Người, mà Người truyền cho chúng ta phải mang đến cho mọi người; bí tích của Mình Người đã hy sinh và Máu Người đã đổ ra. Tóm lại: Nước Thiên Chúa, là Chính Người, đang hiện diện và sống giữa chúng ta.

Đây là kho tàng mà Chúa Giêsu đã trao phó cho bạn hữu Người, ở cuối cuộc đời dương thế ngắn ngủi của Người. Dụ ngôn hôm nay nhấn mạnh đến thái độ bên trong mà chúng ta phải có để đón nhận và đánh giá hồng ân này.

Một thái độ mà chúng ta không được phép có là thái độ sợ hãi: người đầy tớ sợ chủ và sợ ngày ông trở lại đã giấu số tiền dưới đất và nó không sinh hoa quả gì cả. Điều đó xảy ra, thí dụ đối với một người đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, Rước Lễ và Thêm Sức nhưng giấu những hồng ân này dưới tấm chăn thành kiến, dưới hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa, là hình ảnh làm cho Đức Tin và việc làm bị tê liệt, đến nỗi phụ lòng mong ước của Chúa.

Nhưng dụ ngôn nhấn mạnh hơn đến những thành quả mang lại bởi các môn đệ là những người vui mừng vì hông ân đã nhận được, đã không giấu chúng đi vì sợ và vì ghen tương, nhưng họ đã sinh hoa trái, bằng cách chia sẻ và tham gia. Phải! Điều mà Đức Kitô ban cho chúng ta sẽ hóa ra nhiều nhờ cho đi! Đó là một kho tàng phải được tiêu dùng, đầu tư, và chia sẻ với tất cả mọi người, như người quản lý vĩ đại các nén bạc của Chúa Giêsu, là Thánh Tông Đồ Phaolô, đã dạy chúng ta.

Bài giáo huấn của Tin Mừng mà phụng vụ hôm nay ban cho chúng ta, cũng có ảnh hưởng đến phạm vi lịch sử và xã hội nhờ việc cổ võ trong quần chúng Kitô hữu một não trạng hoạt động và kinh doanh. Nhưng sứ điệp chính là về tinh thần trách nhiệm mà chúng ta phải có để đón nhận Nước Thiên Chúa: một trách nhiệm đối với Thiên Chúa và nhân loại. Thái độ này được hiện thân cách hoàn hảo trong tâm hồn của Đức Trinh Nữ Maria, khi đón nhận hồng ân cao quý nhất trong các hồng ân, là Chính Chúa Giêsu, Mẹ đã ban Người cho thế gian với một tình yêu cao cả.

Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta trở thành “những người đầy tớ tốt lành và trung tín” để chúng ta một ngày nào đó có thể dự phần vào “Niềm vui của Chúa.”
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:27 16/11/2008
CANH TÂN

N2T


Trong chùa bày ra rất nhiều nề nếp, nhưng sư phụ lại cảnh cáo họ lưu ý tính độc tài của pháp luật. Sư phụ nói: ”Phục tùng thì bảo toàn được nề nếp, nhưng yêu thì phải biết lúc nào thì nên đả phá nề nếp.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Phục tùng làm cho cộng đoàn có tôn ti trật tự, phục tùng cũng là nền tảng để cộng đoàn bền vững và phát triển, và nề nếp được bảo toàn, đó là nguyên tắc căn bản.

Nhưng con người còn có quả tim yêu thương và biết động lòng trước những bất hạnh của người khác, thế là tình yêu luôn có những con đường của nó mà pháp luật và nề nếp đôi lúc cũng phải...chào thua.

Có những pháp luật không còn hợp thời, và có những nề nếp không còn làm cho cộng đoàn bình yên, vì nề nếp đã bị trào lưu của thời đại và cuộc sống xã hội chi phối, đến lúc này thì tình yêu sẽ có tiếng nói của nó mà nể nếp và pháp luật phải nghe theo, đó chính là sự canh tân đổi mới trong yêu thương hợp tình hợp lý.

Ai hiểu được thì hiểu.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 16/11/2008
N2T


6. Người ta ngợi khen con thì con không phải do đó mà càng có thánh đức; người ta coi thường con, thì con cũng sẽ không vì đó mà xấu xa.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Vinh quang và khổ nạn
Tú Nạc
19:39 16/11/2008
VINH QUANG VÀ KHỔ NẠN
(Kính các Thánh Tử đạo Việt Nam & những Nạn nhân vì đạo hôm nay)

Ôi!
Vinh quang và khổ nạn.
Ngài đã Nhập thể và rồi Ngài Nhập thế,
Ba mươi ba năm,

Cuộc đời sao ngắn ngủi.

Thập giá kia Ngài chuộc tội chúng nhân,
Ba mươi ba năm nơi trần thế thanh bần,
Bao thử thách gian nan Ngài khứng chịu,
Vì một nỗi nhân trần còn vướng víu.

Chúng con mang một niềm tin duy nhất,
Chốn hư vô nơi gửi gắm vĩnh hằng,
Thân xác hôm nay thuộc về cát bụi,
Việc chúng con làm là của lễ hiến dâng.

"Trăm năm trong cõi người ta, (câu1)

Mua vui cũng được một vài trống canh" (câu 2354)
("Truyện Kiều")

Dù bên kia song sắt,
Nhuc hình của Satan,
Cho tận phút hơi tàn,
Vẫn mỉm cười nhắm mắt.

Theo gương Ngài dẫu Thập giá nặng nề,
Lòng thành tín nâng chân con nhẹ bước.
Golgotha ngàn xưa Ngài khổ nạn,
Đến ngàn sau vinh quang bước lại về.

Khổ nạn và vinh quang,
Chúng con tin…
Sẽ một ngày theo chân Ngài Chí Thánh,
Cha- con cùng trở lại giữa vinh quang,
Khải hoàn ca vang tấu khúc huy hoàng
Để…
Phán xét những tội đồ hung hãn.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời nói của một linh mục về các cử tri bỏ phiếu cho ông Obama không phản ảnh giáo huấn của giáo hội
Bùi Hữu Thư
17:43 16/11/2008

Lời nói của một linh mục về các cử tri bỏ phiếu cho ông Obama không phản ảnh giáo huấn của giáo hội



Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Đức Ông giám quản Giáo Phận Charleston, S.C. cho hay, lời nói của một cha xứ với giáo dân của ngài là họ không nên lên rước lễ nếu họ bầu cho tổng thống đắc cử Obama, không phản ảnh “đầy đủ, thỏa đáng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo" về vấn đề phá thai và luơng tâm.

Đức Ông Martin T. Laughlin nói ngày 14 tháng 11 như sau, "Bất cứ lời tuyên bố nào hay nhận xét nào nghịch lại giáo huấn đều bị phủ nhận.”

Linh mục Jay Scott Newman chánh xứ St. Mary ở Greenville, S.C., viết trong một lá thư gửi cho giáo dân của ngài là các người Công Giáo bầu cho ông Obama, một người ủng hộ việc hợp thức hóa phá thai, cần phải hòa giải với Thiên Chúa qua bí tích giải tội trước khi có thể tiếp tục rước lễ. Lá thư này được đăng trên trang đầu của Bản Tin Mục Vụ giáo xứ St. Mary ngày 8-9, tháng 11.

Đức Ông Laughlin nói lời nhận xét của cha Newman “đi ngược lại với giáo huấn rõ ràng của giáo hội về việc phá thai” bằng cách đưa điều này vào “lãnh vực của chính trị đảng phái.”

Dẫn chứng Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Đức Ông Laughlin nói, Chúa Kitô ban cho “tất cả mọi người quyền tự do để duyệt xét lương tâm mình và lấy quyết định trong khi vẫn tuân hành luật Chúa và giáo huấn đức tin. Do đó, nếu một người đã tự tạo dựng lương tâm kỹ lưỡng, người này không bị cấm không cho rước lễ hay buộc phải xưng tội trước khi rước lễ."

Ngài cũng khuyên người Công Giáo trên toàn bang Nam Carolina hãy hiệp nhất để ủng hộ ông Obama và các giới chức khác đã được bầu lên “với mục đích tạo ảnh hưởng với họ để có được chính sách bảo vệ thai nhi.” Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho tân tổng thống và chính phủ của ông khi họ nhận chức ngày 20 tháng 1, 2009.

Đức Ông Martin Laughlin, Giáo phận Charleston, S.C.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về mục vụ bệnh nhân nhi đồng
LM Trần Đức Anh, OP
19:41 16/11/2008
VATICAN -. Sáng 15-11-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến hơn 600 tham dự viên Hội nghị quốc tế lần thứ 23 do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế tổ chức tại Vatican về việc ”mục vụ trong việc chăm sóc các bệnh nhân nhi đồng”.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến sự kiện sự tiến bộ y khoa trong 50 năm gần đây đã giảm bớt rất nhiều số trẻ em chết yểu, nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm. Chỉ cần nhớ rằng mỗi năm hiện có 4 triệu trẻ sơ sinh chết lúc chưa đầy 26 ngày sau khi chào đời.

ĐTC nhắc nhở rằng: ”ở trung tâm mọi hoạt động y tế phải luôn luôn có sự theo đuổi thiện ích chân thực của trẻ em, vốn được quí trọng trong phẩm giá của em như một con người có đầy đủ quyền lợi. Vì thế, bao giờ cũng phải chăm sóc các em bệnh nhân trong tình thương yêu, giúp em đương đầu với đau khổ và bệnh tật, kể cả trước khi sinh ra, trong mức độ thích hợp với hoàn cảnh của em”.

ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Bệnh nhân, nhất là trẻ em, đặc biệt hiểu ngôn ngữ của sự dịu dàng và thương mến, được biểu lộ qua sự ân cần chăm sóc, kiên nhẫn và quảng đại, và nơi các tín hữu Kitô, thái độ này được thúc đẩy do ý muốn biểu lộ chính sự thương yêu ưu tiên mà Chúa Giêsu dành cho các trẻ em”.

ĐTC cho biết ngài đặc biệt nghĩ đến các trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi vì lầm than hoặc vì gia đình phân rẽ; các trẻ em nạn nhân vô tội của bệnh Aids hoặc của chiến tranh và bao nhiêu cuộc xung đột võ trang đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới; các trẻ em chết vì lầm than, nạn hạn hán và đói khổ. Giáo Hội không quên những người con bé bỏng này của mình, một đàng Giáo Hội ca ngợi các sáng kiến của các nước giàu có hơn trong việc cải tiến điều kiện phát triển các trẻ em, đàng khác, Giáo Hội mạnh mẽ ý thức nghĩa vụ mời gọi mọi người quan tâm hơn đến các trẻ em đau khổ, để nhờ tình liên đới chung, các em có thể nhìn cuộc sống với niềm tín thác và hy vọng” (SD 15-11-2008)
 
Đức Thánh Cha đề cao vai trò của giáo dân
LM Trần Đức Anh, OP
19:43 16/11/2008
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 đề cao vai trò của giáo dân trong Giáo Hội và kêu gọi tăng cường huấn luyện cho giáo dân, nhất là người trẻ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiếp sáng ngày 15-11-2008, dành cho 60 tham dự viên gồm các HY, GM, LM và 35 giáo dân tại Đại hội toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, nhóm tại Roma từ 13 đến 15-11-2008 về về chủ đề ”Tông huấn 'Người tín hữu giáo dân': ký ức, phát triển, các thách đố mới và nghĩa vụ”. Văn kiện này do Đức Gioan Phaolô 2 ban hành cách đây 20 năm, đúc kết thành quả Thượng HĐGM thế giới kỳ 7 năm 1987.

ĐTC nhắc đến bao nhiêu giáo dân đang dấn thân làm môn đệ và chứng nhân của Chúa trong những hoàn cảnh rất khác nhau và ngài khẳng định rằng: ”Hoàn cảnh văn hóa và xã hội ngày nay càng làm cho hoạt động tông đồ ấy trở nên cấp thiết, để chia sẻ trọn vẹn kho tàng ân phúc và sự thánh thiện, bác ái, đạo lý, văn hóa và các hoạt động họp thành truyền thống Công Giáo. Các thế hệ trẻ, không những là đối tượng ưu tiên của sự thông truyền và chia sẻ như thế, nhưng họ còn là chủ thể đang chờ đợi những đề nghị về chân lý và hạnh phúc trong tâm hồn để có thể làm chứng tá theo tinh thần Kitô”.

Trong bối cảnh đó, ĐTC khích lệ Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tiếp tục việc tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ và nỗ lực thăng tiến một nền giáo dục và mục vụ cho người trẻ tại khắp nơi.

Ngài nói thêm rằng: ”Tôi tái khẳng định nhu cầu và sự cấp thiết cần huấn luyện theo tinh thần Tin Mừng và tháp tùng mục vụ cho thế hệ mới các tín hữu Công Giáo dấn thân trong chính trị, để họ sống phù hợp với niềm tin tuyên xưng, đó đời sống luân lý nghiêm túc, có khả năng phán đoán về văn hóa, khả năng chuyên nghiệp và hăng say phục vụ để mưu công ích”.

ĐTC không quên đề cao sự đóng góp vô giá của phụ nữ vào sứ mạng của Giáo Hội và nói rằng không bao giờ người ta có thể nói lên cho đủ lòng biết ơn, sự quí chuộc và đề cao của Giáo Hội đối với sự tham gia của phụ nữ vào sứ mạng của Hội THánh trong việc truyền giảng Tin Mừng”. (SD 15-11-2008)
 
ĐTC nói về tinh thần trách nhiệm khi đón nhận Triều đại Thiên Chúa
Bình Hòa
19:46 16/11/2008
VATICAN - Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa hôm qua dựa theo đoạn Tin mừng đọc trong Thánh lễ Chúa nhựt thứ 33 mùa thường niên, kể lại dụ ngôn về những nén bạc được ông chủ giao cho các đầy tớ quản lý trước khi lên đường. Trong tiếng latinh, danh từ “talentum” ám chỉ đồng tiền nén bạc, nhưng cũng có nghĩa là những tài năng. Tuy nhiên, khi chú giải dụ ngôn này, đức thánh cha không chỉ giới hạn vào việc sử dụng các tài năng thiên phú, nhưng còn mở rộng đến những kho báu mà Chúa Kitô đã uỷ thác cho Hội thánh: Lời Chúa, các bí tích, sự hoà giải. Giáo hội có nhiệm vụ phải làm cho những quà tặng đó được sinh hoa trái. Điều đáng lưu ý trong bài dụ ngôn là thái độ của các tôi tớ sau khi đã lãnh nhận món quà. Người tôi tớ xấu đã nhận nó với tâm tình sợ hãi, bởi vì hắn có hình ảnh sai lệch về ông chủ. Đối lại, những người tôi tớ tốt đã tiếp nhận trong tâm tình biết ơn và quảng đại: họ đã sinh lợi qua việc phân phát chia sẻ.

Sau khi ban phép lành Toà Thánh, đức thánh cha đã nhắc đến lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thờ sẽ được cử hành vào thứ 6 sắp đến. Ngày này được dành cho các cộng đoàn tu sĩ chiêm niệm (“Pro orantibus”), những người đã dành trót cuộc đời cho việc cầu nguyện. Chúng ta cám ơn họ vì đã cầu nguyện cho chúng ta; chúng ta cũng cầu nguyện cho họ được nhiều ơn gọi và chúng ta cũng tìm cách nâng đỡ họ về những nhu cầu vật chất. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ:

Anh chị em thân mến,

Lời Chúa đọc trong chúa nhựt hôm nay, áp chót của năm phụng vụ, mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và cần mẫn đang khi chờ đợi Chúa Giêsu trở lại vào lúc kết thúc thời gian. Bài Tin mừng kể lại dụ ngôn quen thuộc về những nén bạc mà thánh Matthêu ghi lại (25,14-30). Vào thời cổ “talento” đã một đồng tiền Rôma rất có giá trị, và nhờ dụ ngôn nổi tiếng này mà nó trở nên đồng nghĩa với tài năng mà mỗi người được kêu mời hãy làm sinh hoa kết quả. Bản văn nói đến “một người kia phải đi xa, đã gọi các tôi tớ của mình và trao cho họ tài sản của mình” (Mt 25,14). Người chủ trong dụ ngôn tượng trưng cho Chúa Giêsu, các tôi tớ là các môn đệ, và những nén bạc là những hồng ân mà Chúa đã ký thác cho họ. Vì thế những nén bạc này không chỉ tượng trưng những tài năng tự nhiên mà thôi, nhưng còn là những tài sản mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta làm cơ nghiệp ngõ hầu chúng ta làm tăng hoa lợi, đó là: Lời Chúa được chứa đựng trong Tin mừng; bí tích Thánh tẩy làm cho chúng ta được đổi mới trong Thánh Linh; sự cầu nguyện – kinh Lạy Cha – mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa trong tư cách là những người con liên kết với Con của Chúa; ơn tha thứ mà Chúa truyền chúng ta phải mang đến cho hết mọi người; bí tích Mình Thánh được hiến tế và Máu Thánh được đổ ra. Nói tắt một lời, đó là Triều đại của Thiên Chúa, tức là chính Đức Kitô, đang hiện diện sống động giữa chúng ta.

Đó là kho báu mà Chúa Giêsu đã uỷ thác cho các bạn hữu của mình, vào lúc cuối cuộc đời ngắn ngủi dưới đất. Dụ ngôn hôm nay nhấn mạnh thái độ nội tâm cần có khi đón nhận và đánh giá quà tặng này. Thái độ sai lầm là sự sợ hãi: người tôi tớ sợ ông chủ, sợ ngày ông trở về, đã chôn giấu nén bạc dưới đất, và nó không mang lại hoa lơị nào. Điều này xảy ra chẳng hạn như khi mà ai đã lãnh bí tích Thánh tẩy, Thánh Thể, Thêm sức, đã chôn vùi các hồng ân này dưới một bó thành kiến, dưới một hình ảnh lệch lạc về Thiên Chúa làm tê liệt đức tin và việc làm, khiến cho Chúa thất vọng. Nhưng dụ ngôn còn nêu bật những hoa trái tốt lành của những tôi tớ vui sướng vì món quà lãnh nhận, đã không chôn giấu vì sợ sệt hay ghen tức, nhưng đã làm cho nó sinh lợi, bằng cách chia sẻ phân phát nó. Đúng thế, điều mà Chúa Kitô đã trao cho chúng ta được gia tăng bằng cách phân phát. Đây là một kho báu được tạo nên để được tiêu dùng, đầu tư, chia sẻ với hết mọi người, theo như lời dạy của thánh Phaolô, nhà đại quản lý những nén bạc của Chúa Giêsu.

Bài học của đoạn Tin mừng mà phụng vụ cống hiến cho chúng ta hôm nay, đã tác dụng trên bình diện lịch sử và xã hội, bằng cách gợi lên nơi các dân tộc Kitô hữu một tâm trạng năng động và sáng tạo. Nhưng sứ điệp trọng tâm của nó nhắm đến tinh thần trách nhiệm khi đón nhận Triều đại Thiên Chúa: trách nhiệm đối với Thiên Chúa và đối với nhân loại. Đức Maria đã thể hiện thái độ đó cách tuyệt vời khi lãnh nhận món quà quý giá nhất là chính Chúa Giêsu: với một tình thương bao la Mẹ đã hiến dâng người con cho thế giới. Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta trở nên những “tôi tớ tốt lành và trung tín”, để ngày kia chúng ta được dự phần vào “niềm vui của Chúa chúng ta”.
 
Top Stories
Wietnam: Kościół pomaga powodzianom (tiếng Ba Lan)
Niedziela
11:43 16/11/2008
Wietnam: Kościół pomaga powodzianom (tiếng Ba Lan)

(Việt Nam: Giáo Hội kêu gọi cứu trợ nạn lụt)

2008-11-15: Kościół w Wietnamie organizuje pomoc dla ofiar powodzi, która w ubiegłym tygodniu dotknęła stolicę i północne prowincje kraju. Wietnamczycy oceniają, że takiej powodzi nie było już u nich od 40 lat. W żywiole zginęły 84 osoby. Straty materialne szacowane są na 372 mln dolarów.

Metropolita Hanoi abp Joseph Ngo Quang Kiet osobiście odwiedza najbardziej poszkodowanych, w tym parafię Thai Ha, która w ostatnich miesiącach zasłynęła z antyrządowych protestów. W niedzielę 9 listopada we wszystkich kościołach zbierano pieniądze na pomoc ofiarom.

W specjalnym liście hierarcha zachęcił też wiernych do czynnego udziału w pracach społecznych przy usuwaniu szkód i odbudowie wałów przeciwpowodziowych.

(Source: http://www.niedziela.pl/wiad.php?p=200811&idw=252)
 
Vietnamese archbishop urges help for flood victims
totalcatholic.com
11:45 16/11/2008
Vietnamese archbishop urges help for flood victims

Thursday, 13 November 2008 11:14 - Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi has urged local Catholics to donate generously to victims of the worst floods the capital and other northern provinces have experienced in 40 years.

The archbishop also asked the faithful "to take part actively in flood prevention work, rebuild or repair river dykes and save people in their areas".

In a letter to the Hanoi Archdiocese, Archbishop Kiet invoked God's blessing on "all of you who passionately love and help victims in this difficult time".

Vietnam's central Flood and Storm Prevention Committee reported that recent heavy rains caused the worst flooding since 1968 in Hanoi and 16 northern provinces. The disaster claimed 84 lives, including 22 in the capital, with five people still missing. Floodwaters also damaged nearly £249 million worth of crops, cattle, livestock, bridges, houses, roads and dykes.

The committee reported that in the capital alone nearly 23,000 homes were flooded.

The archbishop said: "Priests should urgently appeal for donations in their parishes.

Lay brothers and sisters should make generous donations to assist flood victims to overcome these difficult challenges."

Archbishop Kiet and six priests have visited people in the parishes of Thai Ha and Thinh.

Redemptorist Father Pierre Nguyen Van Khai said that Archbishop Kiet had to pull his trouser legs up, use walking sticks and wade thigh-deep through floodwater to visit people in Thai Ha, where a student drowned after being washed away.

Fr Khai said the archbishop consoled victims and offered them money or instant noodles. The priest added that the following day the archbishop also sent some priests to visit and offer food to people in the Dong Chiem parish, nearly 40 miles from the capital.

Meanwhile, in blogs, many local residents condemned government authorities for blaming one another and doing nothing until five days after the flooding.

(Source: http://www.totalcatholic.com/tc/index.php?option=com_content&view=article&id=362:vietnam-archbishop-urges-help-for-flood-victims&catid=15:world&Itemid=35 )
 
Vietnam: più distesi i rapporti tra Stato e Chiesa ma nuove tensioni nella diocesi di Hue (tiếng Ý)
Radio Vaticana
14:18 16/11/2008
Vietnam: più distesi i rapporti tra Stato e Chiesa ma nuove tensioni nella diocesi di Hue (tiếng Ý)

(Việt Nam: Quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước có phần hòa dịu, tuy nhiên lại có căng thẳng mới tại Giáo Phận Huế)

ROMA 13/11/2008 - Nonostante le inevitabili frizioni e il persistere di molte restrizioni alla libertà religiosa in Vietnam, i rapporti tra le autorità e la Chiesa sono più distesi di un tempo. Ad affermarlo in un’intervista all’agenzia Églises d’Asie delle Missioni Estere di Parigi (MEP) è mons. Joseph Nguyen Chi Linh, vescovo di Thanh Hoa e vice-presidente della Conferenza episcopale vietnamita. “Evidentemente non siamo del tutto soddisfatti della situazione, ma abbiamo l’impressione che le relazioni tra le due parti siano abbastanza distese e cordiali, pur con le inevitabili frizioni legate alla situazione politica nazionale”, ha detto il presule, intervistato nei giorni scorsi durante un breve soggiorno a Parigi. Mons. Nguyen cita in particolare le minori restrizioni imposte dal regime per le ammissioni ai seminari, non più contingentate come un tempo e nelle ordinazioni dei sacerdoti, sulle quali oggi, di fatto, le autorità lasciano fare senza interferire. Sul piano delle attività pastorali poi, ha detto il presule, “abbiamo abbastanza libertà, nonostante le vecchie disposizioni siano ancora in vigore. Ma le tensioni di una volta sono scomparse. La lunga convivenza ha aumentato la nostra familiarità reciproca”. Per altro verso, mons. Nguyen denuncia l’assenza di libertà di espressione e di stampa ancora oggi monopolio del Partito comunista che controlla tutti i media. Nell’intervista il presule parla anche della controversia sulla restituzione alla Chiesa della ex Delegazione Apostolica di Hanoi e del terreno della parrocchia di Thai Ha: “Il governo – dice - è intervenuto in modo brutale e arbitrario e la soluzione da esso imposta non è per nulla soddisfacente per i fedeli della diocesi di Hanoi e per la Chiesa in Vietnam”. I due casi – ha precisato il vescovo – non sono isolati, perché, anche se i media non ne parlano, analoghi contenziosi ci sono anche in altre diocesi del Paese. La stessa agenzia Églises d’Asie segnala un altro focolare di tensione nella parrocchia di An Bang, nella diocesi di Hue, dove da qualche mese è in atto un braccio di ferro su un terreno sul quale la comunità cattolica locale ha eretto un santuario. Le autorità locali ne pretendono la demolizione, in quanto a loro dire, abusivo e dallo scorso 26 settembre il terreno è presidiato dalle forze dell’ordine. (L.Z.)

(SOURCE: Radio Vaticana http://www.oecumene.radiovaticana.org/it1/Articolo.asp?c=244493)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tấn phong Giám mục Phụ tá thứ hai của Tổng Giáo phận Saigòn
UBTTXH
09:17 16/11/2008
SAIGÒN - Vào lúc 7g00 ngày thứ bảy, 15-11-2008, Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn đã chủ sự Thánh lễ Tấn phong Giám mục cho Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, làm Giám mục Phụ tá thứ hai của TGP Saigòn, tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigòn. Đồng tế với Đức Hồng Y có 30 giám mục thuộc 26 giáo phận của Giáo hội Việt Nam, khoảng 400 linh mục, và gần 15.000 người gồm nam nữ tu sĩ, giáo dân, quý khách của Đức Hồng Y, của Đức tân Giám mục Phụ tá và của TGP Saigòn.

Mở đầu Thánh lễ, ĐHY chủ tế mời gọi mọi người hãy dâng lời tạ ơn vì “Chúa vẫn đồng hành chăm sóc cho dân Người trong chiều dài của lịch sử đất nước với biết bao thăng trầm”, vì “tình thương Chúa đã đổ tràn xuống Giáo hội Việt Nam, đặc biệt là Người luôn ban cho những mục tử để chăm sóc dân của Người”; đồng thời ngài cũng mời gọi mỗi người hãy xin Chúa tuôn đổ tràn đầy Thánh Thần, trên vị tiến chức, cũng như trên tất cả mọi người, để tất cả được Chúa Thánh Thần biến đổi và thánh hoá thành những sứ giả Tin Mừng.

Bài Tin Mừng theo Thánh Gioan (21,15-19) hôm nay có ý nghĩa đặc biệt với trình thuật Chúa hỏi Phêrô 3 lần “Anh có yêu mến Thầy không?”. Ý nghĩa vì Phêrô là bổn mạng của vị tiến chức. Ý nghĩa vì sau khi hỏi và trao cho Phêrô sứ mạng chăn dắt đàn chiên, Đức Giêsu đã nói với ông: “Hãy theo Thầy”; và đây cũng là chính là khẩu hiệu mà Đức tân Giám mục chọn làm châm ngôn sống cho sứ vụ giám mục của mình. Đối với một người môn đệ quyết tâm đi “theo Thầy” thì lòng “yêu mến Thầy” luôn là điều kiện căn bản và tất yếu.

Đức Hồng Y trong bài giảng đã đưa ra những hình ảnh để diễn tả tình yêu của người môn đệ Đức Kitô theo môn Chú giải Thánh Kinh, môn Tu đức và Tâm lý học, môn Ngữ học, cũng như môn Hình học, theo đó, ngài nhấn mạnh, muốn theo Chúa đến cùng, “người môn đệ phải có con tim luôn tràn đầy tình mến Chúa yêu người, và tình yêu đó phải hiện diện trong suốt chiều dài cuộc đời của họ cho đến mãi mãi”. Tình yêu đó phải là một “tình yêu mở rộng đáp ứng nhiều nhu cầu của đoàn chiên… qua thái độ lắng nghe và đồng cảm… qua việc tận tuỵ chăm sóc, qua tâm tình chia sẻ” và thậm chí là “phải hy sinh mạng sống để bảo vệ chiên…”. Tình yêu đó phải thể hiện được cả “chiều cao, chiều sâu và chiều rộng của tình yêu vô biên của Cha trên trời”: trong mọi tình huống của cuộc đời, người môn đệ phải tìm và thi hành ý Cha, là “muốn chiên được sống và sống dồi dào trong yêu thương và an bình”; tình yêu đó mời gọi họ “từ bỏ nếp sống con người cũ, để mặc lấy con người mới, với một con tim mới…”; “tình yêu đó mời gọi họ không ngừng mở rộng con tim, lắng nghe và đồng cảm”, đồng thời “mở rộng tình bác ái huynh đệ tương thân tương trợ đến với mọi người, đặc biệt là người nghèo khổ, túng thiếu, bị bỏ rơi…”.

Trong Nghi thức Tấn phong Giám mục, ngoài vị chủ phong là ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn, còn có 2 giám mục phụ phong là Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Phụ tá TGP Saigòn, và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục phó Cần Thơ. Nghi thức gồm 3 phần: phần đầu: một linh mục đại diện dân Chúa tại TGP Saigòn xin ĐHY phong chức cho vị tiến chức, và Linh mục Tổng Đại diện đọc Tông sắc bổ nhiệm giám mục của Toà Thánh với hiệu toà Trofimian cho vị tiến chức; kế đến là nghi thức chính yếu bao gồm việc đặt tay và lời nguyện phong chức giám mục (cử chỉ đặt tay nói lên việc thông ban Thánh Thần và lời nguyện thánh hiến làm cho người được tuyển chọn tham dự vào sứ mạng mục tử lãnh đạo của Đức Kitô); và sau cùng là các nghi thức diễn nghĩa, vị tân chức nhận các biểu tượng: được xức dầu trên đầu và nhận sách Phúc Âm (như dấu chỉ của sự thánh hiến và quyền giáo huấn), nhẫn giám mục (biểu tượng lòng trung tín và sự kết hợp với Giáo Hội như bạn trăm năm), mũ Mitra và gậy nhằm diễn tả chức năng mục tử của mình (chỉ phẩm chức và tư cách của người lãnh đạo trong nhiệm vụ được trao phó), đồng thời được các giám mục trao hôn bình an như dấu chỉ đón nhận một thành viên mới trong giám mục đoàn.

Trước khi lãnh nhận chức giám mục, vị tiến chức đã công khai nói lên quyết tâm bảo vệ đức tin và chu toàn nhiệm vụ yêu thương và phục vụ dân Chúa của mình. Sau những lời cảm nghiệm dấn thân này của vị tiến chức, cộng đoàn cùng hát Kinh Cầu Các Thánh, trong lúc vị tiến chức phủ phục, để tha thiết nài xin các thánh chuyển cầu cho vị tiến chức trong sứ mạng sắp được trao phó. Lời chuyển cầu này của các thánh diễn tả mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội, đồng thời cho thấy ơn tuyển chọn tham dự vào sứ mạng giám mục là một hồng ân đến từ Thiên Chúa và cũng là một sứ mạng quan trọng liên quan đến toàn thể Giáo Hội.

Phần hiệp lễ của Thánh lễ Tấn phong Giám mục ngày hôm nay được ghi dấu bởi 3 bài hát có cùng chủ đề với câu châm ngôn giám mục của Đức tân Giám mục Phụ tá: 2 bài “Hãy the Thầy”, “Bước theo Thầy” được Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy viết theo ý của Đức tân Giám mục Phụ tá; và bài “Xin theo Thầy” do Linh mục Nhạc sĩ Kim Long viết tặng ngài.

Sau khi Đức tân Giám mục Phụ tá cùng với 2 giám mục phụ phong đi ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn sau nghi thức hiệp lễ, Cha Tổng Đại diện thay mặt đại gia đình TGP bày tỏ tâm tình với Đức tân Giám mục Phụ tá thứ hai của TGP Saigòn. Trong những tâm tình này, ngài cũng nhắc lại việc chính Đức tân Giám mục đã chọn khẩu hiệu giám mục của mình “hãy theo Thầy” nên chính Đức tân Giám mục đã ý thức hơn ai hết trọng trách nặng nề, một sứ mạng rõ ràng không dễ dàng để chu toàn “bước theo Thầy” trong bầu khí xã hội Việt Nam, đặc biệt trong bầu khí xã hội tại Saigòn này - một bầu khí xã hội có nhiều giá trị nhưng đồng thời không thiếu những thách đố và những thách đố nhiều lúc nhiều nơi có vẻ như đánh át những yếu tố, những giá trị của dân tộc, của Giáo Hội… Và ngài nói rằng đại gia đình TGP sẽ hiệp thông với Đức tân Giám mục trong cương vị mới bằng việc cầu nguyện và cộng tác chân thành tuỳ theo cương vị và khả năng, dù là tu sĩ hay giáo dân.

Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lời chào mừng Đức tân Giám mục cũng đã nguyện xin Chúa ban thêm ơn khôn ngoan và sức mạnh để Đức tân Giám mục đảm nhiệm trách nhiệm mới trong niềm vui và bình an. Ngài cầu mong vị tân chức từ nay chia sẻ trách nhiệm phục vụ dân Chúa, không những trên mảnh đất TGP Saigòn này mà còn cho cả Giáo Hội toàn cầu. Ngài hy vọng vị thân chức sẽ dấn thân trọn vẹn cho đoàn chiên Chúa để họ được sống dồi dào. Hướng về Năm Kim Khánh thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, ngài thay mặt HĐGMVN kính chúc vị tân chức tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần để góp phần xây Hội Thánh trên quê hương Việt Nam ngày càng xinh đẹp, xứng đáng là hiền thê của Chúa Kitô.

Trong lời đáp từ, Đức tân Giám mục Phêrô cảm nhận rằng ngay trong giây phút này, ngài cảm nghiệm rõ nét nhất mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội. Ngài gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả mọi người, cách này hay cách khác, bằng sự hiện diện trong thánh lễ, bằng lời cầu nguyện, bằng sự giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần... và xin tất cả mọi người tiếp tục cầu nguyện và đồng hành với ngài trong cương vị mới.

Ngài cám ơn Đức cha Chủ tịch và quý Đức cha trong HĐGMVN. Ngài bày tỏ lòng biết ơn quý Đức cha đã đến để bày tỏ tình hiệp thông với TGP Saigòn, và cảm thấy hãnh diện vì được quý Đức cha đã đón nhận ngài làm thành viên của HĐGMVN.

Đồng thời ngài cũng cám ơn cách riêng Đức Hồng Y chủ tế, Đức cha Phụ tá Giuse, Cha Tổng Đại diện, quý cha hạt trưởng, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân… trong TGP Saigòn đã cầu nguyện và tham dự thánh lễ này. Ngài cũng xin mọi thành phần dân Chúa trong TGP Saigòn tiếp tục đồng hành và cộng tác trong nhiệm vụ mới để mang lợi ích lớn nhất cho dân Chúa tại TP này.

Thánh lễ Tấn phong Giám mục kết thúc trong niềm vui và hân hoan. Và có lẽ mọi người đều mang trong mình niềm thao thức cho cách đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam, mong cho mảnh đất được gieo trồng và được tưới đẫm bằng máu các anh hùng tử đạo này, cách riêng của 117 Thánh Tử đạo, mà Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng kính vào Chúa Nhật ngày mai, sẽ tiếp tục cho mọc lên và sinh hoa trái đức tin, và sinh ra "những mục tử như lòng Chúa mong ước". Nguyện xin từng người trong chúng ta, cùng với Đức tân Giám mục Phụ tá, ý thức được sứ mạng “theo Thầy” với tất cả lòng nhiệt thành và yêu mến.
 
Công Đoàn Công giáo Việt Nam TGP Melbourne mừng kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Minh
11:40 16/11/2008
MELBOURNE, Úc - Chiều 16 Tháng 11 Năm 2008, hằng ngàn giáo dân thuộc các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận Melbourne, đã hân hoan tập trung về Nhà thờ Chánh toà Thánh Patrick để cùng mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Xem hình ảnh ngày lễ mừng

Sau mấy ngày trời Melbourne mưa gió và nóng bất thường. Chiều nay, nhờ sự cầu bầu cuả các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trời Melbourne trở nên rất đẹp, nắng nhẹ, gió êm và thời tiết mát mẻ, không khí thật dễ chịu đến với mọi người.

Bên cưả trái nhà thờ, nơi có công viên lớn, tiếng trống bập bùng là lạ với dân bản xứ, nhưng lại rất quen thuộc với Giáo dân Việt Nam. Gợi nhớ lại các buổi rước kiệu trong các dịp lễ lớn ở quê nhà. Các thành viên Đội trống Hoan Thiện với y phục cổ truyền do các vị trung niên cả nam lẫn nữ phụ trách, tiếng trống nhịp nhàng theo sự điều khiển cuả vị trưởng đoàn. Dẫn đầu đoàn rước là Thánh giá biểu tượng kỷ niệm WYD 08 cùng với cờ ngũ sắc hai bên cũng như trước và sau Thánh giá.

Theo sau kiệu Các Thánh Tử đạo Việt Nam là các đoàn thể trong các cộng đoàn. Đức Tổng Giám mục và các Linh mục Việt Nam theo sau kiệu Đức Mẹ La Vang, đoàn rước bắt đầu lúc 2 giờ chiều rước đi chung quanh công viên và trở về trước tiền đình nhà thờ để giáo dân tiến vào trong Thánh đường dâng lễ mừng kính.

Đoàn rước với chuỗi Mân Côi vang trên hệ thống phát thanh để hướng dẫn mọi người theo đoàn rước, cùng với các bài thánh ca do Linh mục Huỳnh San hướng dẫn cùng Ca đoàn Tình Mẹ phụ trách.

Mở đầu buổi lễ, tiếng hát cuả Liên Ca đoàn I Nhã do Sơ Thiên Lan Ca trưởng điều khiển đã làm cho buổi lễ thêm rất long trọng với các bản thánh ca trong các nghi thức phụng vụ. Buổi lễ do Đức Tổng Giám mục chủ tế dùng tiếng Anh nhưng các nghi thức, kinh sách và thánh ca đều bằng tiếng Việt cho giáo dân dễ dàng tham dự.

Phần lời nguyện giáo dân, đặc biệt hướng về quê hương cuả Các Thánh tử đạo, xin cho đời sống mọi người với công lý và sự thật ngày thêm sáng tỏ. Và tự do tôn giáo cho mọi người dân, nhất là cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Trong phần chia sẻ, Đức Tổng Giám mục đã nhắc lại gương anh dũng cuả Các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhờ đó mà giáo dân Việt Nam có đời sống đạo đức rất đáng ngợi khen, với những người con chọn đời sống tu trì phục vụ Thiên Chuá, phục vụ tha nhân tại Giáo phận mỗi ngày một đông đảo, làm cho đời sống đức tin cuả giáo phận mỗi ngày thêm sống động hơn.

Buổi lễ kết thúc trong niềm tin, sự mừng vui cuả mọi người nhờ vào lời cầu bầu cuả Các Thánh Tử đạo Việt Nam, mong cho quê hương Việt Nam ngày một phát triển, cả về đời sống tâm linh và đời sống đời thường.
 
Lễ khánh thánh và cung hiến thánh đường giáo xứ Tân Phú Hòa
Martin Lê Hoàng Vũ
13:19 16/11/2008
SAIGÒN - Sáng ngày 16.11.2008 tại giáo xứ Tân Phú Hòa thuộc giáo hạt Phú Thọ, Giáo phận Sài gòn đã diễn ra thánh lễ tạ ơn cung hiến thánh đường mới. Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn đã chủ sự thánh lễ đồng tế và nghi thức cung hiến thánh đường, cùng đồng tế với Đức Hồng y có quý cha Giuse Vũ Minh Nghiệp, đại diện Giám mục, đặc trách linh mục, cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Hạt Phú Thọ, cha Giuse Nguyễn Văn Trọng, chính xứ Tân Phú Hòa, và khoảng gần 20 quý cha trong và ngoài giáo hạt, quý cha liên hệ thân thuộc, quý cha gốc thuộc cộng đoàn giáo xứ Tân Phú Hoà.

Xem hình ảnh ngày khánh thành

Trước khi bước vào thánh lễ, khi đoàn đồng tế tiến vào bên trong nhà thờ, tại bậc tam cấp ở cửa chính nhà thờ, Đức Hồng y đã cắt băng khánh thành nhà thờ, làm phép bộ 9 qủa chuông mới. Tiếp theo sau đó, một vị đại diện giáo dân đã ngỏ lời chào mừng Đức Hồng y, quý cha và quý khách.Vị đại diện giáo dân xem công trình thánh đường giáo xứ Tân Phú Hoà là của lễ làm nên từ những đồng tiền mồ hôi và nước mắt suốt tám năm tiết kiệm và hai năm thi công của đoàn chiên giáo xứ, những người con xa xứ, những ân nhân xa gần, và có cả một số người ngoại giáo. Chúa đã ban cho cộng đoàn dân Chúa hơn cả điều dám xin, nghĩa là trong khi chưa kip hoàn thánh nhà thớ Chúa lại ban thêm cho nhà giáo lý mới. Và Đức Hồng y hôm nay đã về “nghiệm thu” công trình, cung hiến ngôi thánh đường mới để xin Thiên Chúa chúc lành.

Trong phần bài giảng, Đức Hồng y đã có những lời nhắn nhủ đến cộng đoàn giáo xứ: Thiên Chúa luôn ở giữ dân Người. Có một nơi xứng đáng cho Chúa ngự để cử hành phụng vụ, chúc tụng, cảm tạ và ngợi khen Chúa là cần thiết. Nhưng quan trong nhất, chúng ta phải giữ cho đời sống đức tin của mình, của cộng đoàn, của gia đình là thửa đất tốt. Chúng ta phải học kinh nghiệm của nhà nông để biết phòng và diệt trừ sâu rầy trên cánh đồng. Sâu rầy đó là một thứ văn minh sự chết như phá thai, ly dị, tệ nạn xã hội v. v…tràn lan để phá hoại.

Sau bài giảng, Đức Hống y đã chủ sự phần quan trong nhất trong thánh lễ là nghi thức cung hiến xức dầu bàn thờ, nhà thờ. Diễn tiến tuần tự như sau: Kinh cầu các thánh, đặt hài cốt các thánh tử đạo, lời nguyện cung hiến, xức dầu bàn thờ và nhà thờ, xông hương bàn thờ, phủ khăn và thắp sáng bàn thờ. Bàn thớ giáo xứ Tân Phú Hòa đón nhận hài cốt của năm vị thánh tử đạo Việt Nam: Thánh Simon Phan Đắc Hòa, Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm, Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, Thánh Phaolô Lê Văn Lộc

Giáo xứ Tân Phú Hòa nằm trên địa bàn quận Tân Phú thành phố Sài gòn, được cha Phanxicô Xaviê Hoàng Ngọc Quán sáng lập vào năm 1960-1974, vị chính xứ thứ hai là cha Gioan Baotixita Trần Văn Cừ (1974-1998), và hiện nay vị linh mục chánh xứ đang coi sóc giáo xứ là cha Giuse Nguyễn Văn Trọng (từ năm 1998). Thánh đường giáo xứ Tân Phú Hoà được cung hiến hôm nay đã được Đức Hồng y đặt viên đá đầu tiên cách đây 2 năm vào ngày 24.9.2006, do hai Kỹ sư trẻ Nguyễn Phúc Lộc và Hoàng Gia Bảo thi công xây dựng và công ty Tân Đại Phát bảo lãnh về pháp lý.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vài hình ảnh tại Thái Hà đêm 15 và sáng 16 tháng 11 năm 2008
PV Việtcatholic
10:44 16/11/2008
Thánh lễ sáng Chúa Nhật 16/11 tại Thái Hà


Thánh lễ sáng Chúa Nhật 16/11 tại Thái Hà


Kẻ mặc áo đen là người nghiện ngập tiến vào nhà thờ để phá phách


chiếc xe lạ đến đậu tại xứ Thái Hà lúc giáo xứ bị tấn công.
 
Thái Hà trả giá cho những việc làm nhân đạo?
Đức Hải
10:49 16/11/2008
THÁI HÀ TRẢ GIÁ CHO NHỮNG VIỆC LÀM NHÂN ĐẠO ?

Đêm qua, ngồi lướt mạng, mở trang web của Dòng Chúa Cứu Thế (dcctvn.net), chúng tôi không còn tin nổi vào mắt mình nữa. Đọc những bản tin nóng bỏng được truyền đi từ Thái Hà, đầu óc rối bời, không thể hiểu nổi cách hành xử của cái chính quyền này nữa! Vội vàng lấy xe máy ra, phóng đến nơi, thì mọi chuyện đã êm xuôi. Đám dân quấy rối Tu viện Thái Hà đã rút sạch đi đâu không rõ. Chỉ còn mấy thanh niên (có lẽ là công an chìm) vẫn lượn lờ ngoài cổng bệnh viện Đống Đa. Nhìn những thanh niên công giáo, một số ngồi cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ, một số hướng tầm nhìn ra cổng, canh chừng điều bất chắc, chúng tôi không khỏi kinh ngạc trước sự đoàn kết, gắn bó của người công giáo.

Ngồi lân la chuyện trò với mấy thanh niên được một lúc, chúng tôi lại thấy những tốp thanh niên nam nữ công giáo khác phóng xe đến. Hỏi chuyện mới biết, cũng qua thông tin trên mạng, họ biết được sự việc xảy ra lúc tối tại nhà thờ của họ. Mấy người trung tuổi cũng vừa đi xe tới. Một chị rớm rớm nước mắt, vừa mếu máo vừa lẩm bẩm: “Cái lũ khốn nạn, chúng nó sống trên đất nhà thờ mà chúng nó không biết ơn, lại còn có hành động bỉ ổi!” Được biết, trong số những kẻ quấy rối các cha Thái Hà đêm qua có những kẻ được gọi là “giáo dân cốt cán”. Trong số giáo dân này, có những kẻ trước đây đã chiếm đất nhà thờ đem phân chia, bán chác. Họ đã bị các linh mục Thái Hà phanh phui nên từ đấy tỏ ra cay cú (vụ việc lấn chiếm, chia chác hồ Ba Giang thuộc giáo xứ Thái Hà mà báo chí nhà nước mấy năm trước đây cũng nói đến).

Trở lại cái chuyện chính quyền huy động đám dân đến quấy rối Tu viện Thái Hà, có lẽ nhiều người thắc mắc đâu là nguyên nhân của cuộc “lên đồng điên loạn” như thế? Có lẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng theo một số giáo dân giáo xứ Thái Hà cho biết, có thể đó là cách người ta dằn mặt các cha Thái Hà vì những việc làm của các ngài trong hai ngày vừa qua. Được biết hôm thứ Sáu (14.11.2008), các cha Thái Hà đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân trong trận lũ lụt vừa qua. Việc tổ chức này đã gặp những khó khăn và đe dọa. Linh mục quản nhiệm giáo xứ Vô Hốt và Đồng Đinh thuộc Ninh Bình, Phát Diệm khi lên Thái Hà tham dự buổi cầu nguyện cho biết, lẽ ra ngài cùng với hơn 200 giáo dân lên tham dự buổi cầu nguyện, nhưng cuối cùng công an địa phương ép chủ nhà xe không được chở giáo dân đi. Khi dân ra đường bắt xe đò, thì cũng bị ngăn cản, thành ra còn một mình ngài và mấy người khác đành đi xe máy lên Thái Hà. Lên đến nơi, ngài nhận được cú điện thoại hỏi thăm: “Ông đang ở đâu? - Ở Thái Hà chứ ở đâu! Thế ông đi bằng gì vậy?!”

Còn một việc làm mà có lẽ chính quyền cho là “phản động”nữa của các cha Thái Hà, ấy là ngay tối thứ Bảy (15.11.2008) (trước cuộc gây rối của chính quyền chừng 2 tiếng đồng hồ) các cha dám tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện, hiệp thông với giáo xứ An Bằng, Huế cũng đang bị cưỡng chiếm đất đai.

Cũng có người cho rằng, cuộc quấy rối này được tổ chức nhằm lôi kéo sự chú ý của dư luận, qua đó mọi người quên đi cái câu chửi đổng của một cán bộ cấp cao trên thành phố trong vụ lũ lụt vừa qua rằng đám dân bây giờ chỉ biết ỷ lại vào chính quyền!

Liệu tối nay Thái Hà có còn phải hứng chịu “cuộc lên đồng điên loạn” của chính quyền như tối hôm qua?
 
Thái Hà lại bị tấn công
Yêu Sự Thật, CTV CSSR
10:51 16/11/2008
THÁI HÀ LẠI BỊ TẤN CÔNG

Thái Hà lại bị tấn công
du côn, cảnh sát hợp đồng với nhau
đợi cho trời tối mau mau
du côn đột kích trước sau nhà dòng
cán bộ thì đứng thong dong
bảo kê con nghiện vào trong nhà nhờ,
Công an thì đứng ngoài chờ
sẩy ra đụng độ thì vơ ngay vào,
chi hội phụ nữ lao xao
luôn mồm la hét đòi vào bên trong.
Nghe tin đập phá nhà dòng
Giáo dân kéo đến đồng lòng sẻ chia
quyết tâm một bước không lìa
cùng nhau cầu nguyện, phân chia canh chừng
du côn, cảnh sát ngập ngừng
thấy dân đông quá thì bưng miệng vào
thế rồi rút hết lúc nào
Chẳng ai còn biết thế nào nữa

 
Phải hiểu thế nào về hành động của chính quyền Hà Nội
Tâm Nguyễn
10:54 16/11/2008
PHẢI HIỂU THẾ NÀO VỀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI ????

Hà Nội vừa trải qua một trận "đại hồng thủy", một trong những thảm kịch về thiên tai chưa từng có từ trước tới nay, thiệt hại do nó gây ra là vô cùng nặng nề cho đồng bào Thủ Đô, Nhân dân đang lo ổn định lại đời sống vốn đã bị đảo lộn rất nhiều. Một bộ phận không nhỏ người dân theo báo chí đưa tin thì đã mất trắng của cải chẳng còn gì, mùa màng của bà con nông dân thì cũng đi theo nước lũ, thậm chí một số nơi đến nay vẫn còn ngập nước.

Hơn lúc nào hết Nhân Dân Hà Nội cần những hành động kịp thời và thiết thực của các vị Lãnh Đạo ở Thủ Đô nhằm giúp họ vượt qua được một phần nào đó khó khăn trong lúc này mà sớm ổn định cuộc sống. Thế nhưng Tối qua 14 tháng 11 năm 2008. Tại Giáo Xứ Thái Hà một kịch bản cũ của hơn một tháng trước đang được tái diễn lại, dưới sự bảo trợ của một bộ phận Cán bộ và Công An đã kéo đến gây rối, một hành động mà người ta không biết phải hiểu thế nào?

Trong bối cảnh hiện tại khi mà đất đai Giáo Xứ yêu cầu giải quyết trả lại thì đã không được đáp ứng, người ta gần như đã ăn cướp giữa thanh Thiên bạch nhật. Trong lúc cướp thì người ta cũng đã bao nhiêu lần làm khổ các Cha Dòng CCT và giáo dân Giáo Xứ Thái Hà bằng các hành động bỉ ổi của truyền thông, bằng khủng bố loa đài bằng việc thuê côn đồ để đập phá như tối qua rồi. Ngược lại với việc ấy thì Các Cha và Giáo dân ở Giáo xứ Thái Hà đã im lặng cầu nguyện và cầu nguyện một cách thật ôn hòa và nhẫn nại. Không có một lý do gì chính đáng để chính quyền làm những việc đáng ghê tởm như thế. Đúng ra họ sẽ phải can thiệp lập biên bản và bắt hết những kẻ gây rối kia thì họ lại bảo vệ cho chúng.

Như thế thì phải hiểu việc làm ấy theo cách nào đây??? Họ đang giăng bẫy Giáo dân và Các Cha Dòng CCT sao??? Mọi thứ vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của họ mà???? Hay họ đang cay cú sau trận lũ vừa qua mọi cái bất lợi đang chĩa vào họ????

Chính quyền bây giờ đáng ra phải nghĩ cách làm sao để cho đồng bào mình vừa bị Thiên Tai có thể ổn định được cuộc sống? nghĩ làm sao kêu gọi được sự đoàn kết nhân ái giúp đỡ cho bà con gượng dậy sau những thiệt hại vừa qua chứ? Hay họ không còn cái gì để làm???

Hôm nay nhân ngày lễ kính CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM cũng là lúc Giáo Xứ Thái Hà xảy ra cơn bách hại, Chúng con cầu xin Chúa ban thêm Thánh Linh và nghị lực cho Các cha và bà con giáo dân trong Giáo xứ, xin Mẹ Maria cầu bầu cho sự thật và công lý sớm thể hiện trên quê hương Việt Nam.

Vinh, ngày 15 tháng 11 năm 2008
 
Giáo xứ Tân Lộc Hạt Cửa Lò, Giáo Phận Vinh chầu giờ đền tạ cầu nguyện cho Thái Hà qua cơn bách hại
Gx Tân Lộc
11:53 16/11/2008
VINH - Được tin Cấp Báo Giáo Xứ Thái Hà, nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội tối hôm qua bị chính quyền và bọn côn đồ đến phá rối, mọi người trong toàn giáo xứ Tân Lộc, giáo hạt Cửa Lò vô cùng sửng sốt. Tất cả các bản tin khẩn cấp liên quan đến tình hình của Giáo Xứ Thái Hà tối qua trên mạng được đao xuống và in ra cho bà con toàn giáo xứ được biết. Những tưởng là sau khi cướp được hai mảnh đất Toà Khâm Sứ Hà Nội và giáo xứ Thái Hà mọi sự tưởng chừng như tạm lắng xuống, thế mà “bài ca muôn thủa” lại được tái diễn.

Giáo dân vùng biển Cửa Lò khi được tin quá đỗi thương các cha và bà con giáo dân Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế quá, xúc động thương xót quá, nữa đêm nửa hôm giấc ngủ cũng không được yên lành.

Tối nay ngày Chúa Nhật Cha quản xứ, Quản hạt Cửa Lò Martinô Nguyễn Xuân Hoàng dùng giờ chầu đền tạ để cầu nguyện cho Quý Cha dòng Chúa Cứu Thế và bà con anh chị em giáo xứ Thái Hà được bình an, qua khỏi những cơn bách hại đang chực rình đêm khuya. Trước khi chầu thánh thể, toàn thể cộng đoàn hướng về Mẹ với trọn cả tâm tình xin dâng lên Mẹ nước Việt Nam thân yêu, cách riêng là Giáo Xứ Thái Hà và dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Hướng về Mẹ trước giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho Giáo Xứ Thái Hà, dòng Chúa CCT Hà Nội, Giáo Xứ An Bằng Giáo Phận Huế.

Sau những phút hướng về Mẹ Cha quản xứ, quản hạt Martinô Nguyễn Xuân Hoàng kêu gọi toàn thể cộng đoàn hảy cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam đặc biệt là Giáo Phận Hà Nội cách riêng là Giáo Xứ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Ngài nhấn mạnh “ Trong thời đại văn minh mở cửa Việt Nam đã gia nhập WTO các nguồn thông tin đa chiều giúp con người phân biệt các tin đúng sai dễ dàng”. Ngài chấn mạnh “ Giáo Hội luôn luôn đứng về sự thật, tôn trọng công bằng, công lý, chống lại bất công gian trá trong tinh thần cầu nguyện ôn hoà bất bạo động. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo luôn biết tôn trọng sự thật, luôn yêu mến sự thật. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Phận Hà Nội, Giáo Xứ Thái Hà, cho Giáo Hội và đất nước Việt Nam.”

Giờ chầu Thánh Thể được tổ chức trong tinh thần xúc động dâng trào. Xin Chúa gìn giữ Giáo Hội Việt Nam, gìn giữ Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, gìn giữ dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà, gìn giữ giáo xứ An Bằng, Giáo Phận Huế được luôn kiên vững và bình an, xin cho Công Lý, Hoà Bình mau hiển trị trên đất nước thân yêu của chúng con Amen.

 
Lời Kinh Đêm
Nắng Saigòn
13:22 16/11/2008
LỜI KINH ĐÊM

Lời kinh dâng đêm nay,
Dâng Cha niềm cảm mến,
Lời kinh con dâng lên,
Thiết tha dâng Mẹ hiền,
Nguyện xin ban ơn thiêng,
Bao tâm hồn xao xuyến,
Cầu xin xua tan oan khiên,
Cho Thái Hà được bình yên.

Quỳ đây dâng câu kinh
Dâng Cha niềm tôn kính
Hòa trong muôn câu kinh
Nến sáng soi ân tình
Nguyện xin bao anh linh
Máu hồng người công chính
Cầu xin nơi Cha Công Minh
Cho Thái Hà đón ánh bình minh

Nguyện xin Cha Từ Nhân. Hãy đoái thương Thái Hà,
Nguyện xin Mẹ Từ Bi. Ôm Thái Hà trong vòng tay.
Nguyện xin Cha Anh Minh. Hãy đoái thương Thái Hà,
Nguyện xin Mẹ Khoan Dung. Ôm Thái Hà vào vòng tay.

Dù cho bao chua cay,
Đau thương cùng nhận lấy,
Lời xưa vang đâu đây,
Dẫu đắng cay đọa đày,
Đoàn con tay chung tay,
Kết đoàn tình nhân ái,
Trần gian tan như mây bay,
Nhưng Thái Hà mãi còn tình nồng say.
 
Quan hệ Việt–Trung vẫn còn chua nhiều hơn ngọt
Asia-News
13:26 16/11/2008
Quan hệ Việt–Trung vẫn còn chua nhiều hơn ngọt

Những cãi cọ âm ỉ về Hoàng Sa và Trường Sa bộc phát trở lại.

Mặc dù có nhiều toan tính chính thức để làm giảm bớt tính nghiêm trọng về các bất đồng của họ, mối quan hệ ương ngạnh giữa Bắc Kinh và Hà Nội mới đây đã quay sang một bước ngoặt xấu hơn về môt đống những khu vực địa lý không đáng kể, nhưng lại là những điểm quan trọng trên biển Nam Trung Hoa hiện đang được tuyên bố chủ quyền bởi các quốc gia nằm tiếp giáp với chúng.

Nguyễn Tấn Dũng gặp Ôn gia Bảo ở Bắc Kinh
Các quần đảo đang bị tranh chấp, được phương Tây biết đến như Hoàng Sa và Trường Sa, nằm giữa những hải trình chiến lược và các khu vực đánh cá nhiều lợi nhuận, đồng thời cũng được tin tưởng là chứa đựng nhiều mỏ dầu và khí đốt phong phú. Mặc dù Brunei, Mã Lai Á, Ðài Loan và Phi Luật Tân cũng tuyên bố chủ quyền, nhưng mối tranh chấp lớn nhất vẫn là giữa Trung Quốc và Việt Nam, là hai quốc gia khẳng định chủ quyền cuả mình lên hầu như toàn bộ hai quần đảo này.

Vào tháng Mười Hai năm ngoái, sau khi Trung Quốc cho dựng những cột mốc mới trên quần đảo Hoàng Sa, thì Hà Nội đã đưa ra một lời trách móc công khai và chính thức cho phép nhiều cuộc biểu tình phản đối om sòm trên đường phố bên ngoài các phái bộ ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn. Bắc Kinh giận dữ tái xác nhận chủ quyền của họ trên các quần đảo và cảnh cáo phía Việt Nam không nên đi quá xa. Gọi tên các quần đảo bằng tiếng Trung Hoa, người phát ngôn bộ ngoại giao Lưu Kiến Siêu nói rằng: “Trung Quốc có chủ quyền tuyệt đối trên các quần đảo Tây Sa và Nam Sa, và chúng tôi có tất cả các bằng chứng lịch sử lẫn pháp lý để chứng minh điều này”.

Vì thế nhiều vụ chạm trán trên biển và tình trạng thù địch dai dẳng vẫn tiếp tục không thuyên giảm.

Trong sự kiện xảy ra gần đây nhất, một chiếc tàu đăng ký ở Na Uy do Nga Sô thuê mướn để tiến hành công tác thăm dò dầu khí ở ngoài khơi cho Việt Nam, đã bị nhiều tàu hải quân Trung Quốc ngăn chặn và ra lệnh rời khỏi khu vực hoặc gặp rủi ro bị bắn vào.

Chiếc tàu của Na Uy liền rời khỏi khu vực, làm tăng thêm sự buồn bực ở Hà Nội, hiện vẫn đang còn day dứt từ một quyết định của công ty dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Hoa Kỳ, bất thình lình chấm dứt các dự án phối hợp thăm dò dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). Quyết định của công ty ExxonMobil hồi tháng Bảy, tương tự như quyết định của công ty dầu khí Mỹ ConocoPhilips hồi tháng Năm, là do áp lực từ phía Bắc Kinh, mà họ đã rõ ràng cho biết là bất cứ công ty dầu khí nào tìm cách khai thác trong khu vực đang tranh chấp ở ngoài khơi, có thể coi như từ giã bất cứ ý định làm ăn nào với Trung Quốc.

Ðể củng cố lại lập trường cứng rắn của mình, theo tường thuật thì Trung Quốc đã gởi 5 tàu hải quân và hai tiềm thuỷ đỉnh đến khu vực chung quanh quần đảo Hoàng Sa hồi đầu năm nay. Gần đây nhất, theo một vài nguồn tin quân sự cho biết thì họ tin rằng Trung Quốc có lẽ đã huy động một tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử lực JIN Class 094 đến khu vực, mặc dù có một số khác nghi ngờ vì vùng biển chung quanh các quần đảo tương đối cạn và được xem như không thích hợp cho các hoạt động dưới nước sâu của tiềm thuỷ đỉnh.

Dù sao thì ảnh hưởng từ thái độ mạnh mẽ của Trung Quốc có nghĩa là phía Viêt Nam thiếu đói năng lượng, đang trong bước đường cùng muốn phát triển các mỏ dầu khí ngoài khơi, một lần nữa lại bị làm cho tức tối. Các đảng viên Ðảng cộng sản Việt Nam đã bày tỏ sự tức giận của họ bằng một thái độ rõ ràng tại hội nghị trung ương đảng được triệu tập khẩn cấp ở Hà Nội từ ngày 2/10 đến 4/10. Chỉ vừa trước khi hội nghị trung ương đảng nhóm họp, thì thứ trưởng ngoại giao Vũ Dũng được gởi đi Bắc Kinh như một sứ giả đặc biệt của giới lãnh đạo Hà Nội để chuyển giao một công hàm của Việt Nam về tình trạng của mối quan hệ song phương.

Khu trục hạm USS Mustin của Hoa Kỳ

Bằng một ngôn ngữ mạnh mẽ bất thường, bản công hàm nhắc đến nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có các sự kiện xảy ra mới đây trong khu vực tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa và những đe doạ đối với các công ty dầu khí nước ngoài do Việt Nam thuê mướn.

Truyền thông báo chí Việt Nam do nhà nước kiểm soát tường thuật rằng thứ trưởng ngoại giao Việt Nam và người đồng nhiệm Trung Quốc đã tiến hành “những buổi trao đổi thẳng thắn về vấn đề biển Ðông”

Sau đó, hai bên nói rằng họ đã đồng ý thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nằm trong khuôn khổ của phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Chính xác bản đồng ý này có ý nghiã gì trong thực tế thì không được rõ ràng.

Tất nhiên thì các điềm báo trước không được tốt đẹp, nếu bàn đến vấn đề ít nhạy cảm hơn về việc phân chia ranh giới trên đất liền, khi căn cứ vào kinh nghiệm trước đây. Khi thứ trưởng ngoại giao trở lại Hà Nội vào ngày 27/9, ông ta báo cáo rằng cả hai bên đã đồng ý nhanh chóng đẩy mạnh việc cắm mốc phân chia 1,350 cây số đường ranh giới trên đất liền nhằm mục đích hoàn tất công tác này trước cuối năm nay - thời hạn cuối cùng được đặt ra cách đây một thập niên.

Nhưng phía Việt Nam vẫn không chắc chắn là thời hạn trên sẽ được hoàn tất. Thêm nữa, họ cho rằng phía Trung Quốc có tính hai mặt –thay đổi vị trí các cột mốc đã được cắm xuống và làm ngơ cho người dân của họ trồng trọt cây trái và thậm chí chôn cất cả người chết bên phần đất Việt Nam.

Hà Nội quyết định rằng họ không thể ngồi yên và chấp nhận thủ đoạn tay trên của Trung Quốc, nhất là trong các khu vực tranh chấp ngoài khơi. Và họ đã kết hợp chặt chẽ với các đồng minh chiến lược. Việt Nam tích cực tìm kiếm các quan hệ hữu nghị với Nga Sô, Hoa Kỳ và Ấn Ðộ –và được các quốc gia này nhiệt tình đáp ứng, vì họ coi Việt Nam như một hàng rào phòng thủ có tiềm năng nhằm chống lại ưu thế của Trung Quốc trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương.

Chỉ một thời gian ngắn ngủi trước khi hội nghị trung ương đảng nhóm họp hồi tháng Mười ở Hà Nội, thì bộ trưởng quốc phòng Viêt Nam đã thăm viếng Nga Sô và Belarus, là hai quốc gia chủ yếu cung cấp súng ống đạn dược, thiết bị hải quân và vũ khí quân sự cho Việt Nam. Sau đó vào tháng trước, một cuộc đối thoại an ninh Mỹ-Việt lần đầu tiên được âm thầm tổ chức và thêm nhiều phiên họp về an ninh đã được dự trù.

Ðề tài then chốt về việc các công ty dầu khí Hoa Kỳ bị Trung Quốc ép buộc phải rút ra khỏi các vùng biển khơi do Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nằm trong nghị trình của cuộc đối thoại an ninh, cũng như khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte đến viếng thăm Hà Nội hồi tháng Chín. Nhiều nguồn tin quen thuộc với các buổi thảo luận nói rằng ông John Negroponte đã cố tình không che dấu sự thông cảm của ông ta đối với tư thế của Hà Nội và cũng cho biết thêm rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể làm được để ủng hộ Việt Nam, thay vì công khai phản đối Trung Quốc.

Sự ủng hộ thầm lặng này đưa đến việc Hà Nội khéo léo thay đổi việc xếp đặt cho chuyến thăm viếng của khu trục hạm USS Mustin của Hoa Kỳ hồi tháng trước.

Tuần dương hạm Trịnh Hoà của Trung Quốc

Các nguồn tin từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương xác nhận rằng khu trục hạm USS Mustin, có 32 sĩ quan và 348 thuỷ thủ và là một phần của Ðệ thất Hạm đội, theo dự định lúc đầu sẽ thăm viếng Cảng Sài Gòn vào giữa tháng Mười. Nhưng sau khi Trung Quốc đe doạ tấn công chiếc tàu thăm dò dầu khí của Na Uy, thì để thay vào, Việt Nam yêu cầu phía Hoa Kỳ đổi hướng chiếc khu trục hạm ra cảng Tiên Sa ở Ðà Nẵng.

Hoa Thịnh Ðốn vui vẻ đồng ý, hoàn toàn biết rõ tầm quan trọng của sự thay đổi này.

Không phải chỉ có Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đặt tổng hành dinh ở Ðà Nẵng, nhưng có cả Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3 Duyên Hải, đang tuần tiễu khu vực tranh chấp ngoài khơi chung quanh cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặc dù chiếc tàu chiến Hoa Kỳ chỉ chính thức viếng thăm để tham gia vào các dự án quan hệ cộng đồng, và cho thuỷ thủ của họ chơi một trận bóng chuyền với thuỷ thủ của Hải quân Nhân dân Việt Nam, nhưng biểu hiện của chuyến viếng thăm của chiếc tàu đến Ðà Nẵng vào lúc đó thì không ai mà không biết.

Sĩ quan chỉ huy khu trục hạm USS Mustin, Trung tá James Jones nói: “Chuyến viếng thăm này nhấn mạnh vào việc gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.

Các nguồn tin của SACOM, xác nhận rằng họ cũng đang theo dõi các vụ chạm trán như đã được tường thuật về chiếc tàu của Na Uy, nói rằng việc thay đổi hải trình của khu trục hạm USS Mustin cho chuyến viếng thăm đến Việt Nam từ ngày 18/10 đến 21/10, được điều chỉnh để gởi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc

Sau khi gởi thông điệp đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rời Việt Nam sang Trung Quốc để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 7 (ASEM). Ông ta đến ngay Bắc Kinh vào hôm 21/10, một ngày sớm hơn dự định ban đầu. Ðiều đó cho phép ông Dũng có dư được một ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu để bàn thảo về vấn đề chủ quyền đang bộc phát với người đồng nhiệm từ phía Trung Quốc là Thủ tướng Ôn gia Bảo, đồng thời phản đối hành động đối với chiếc tàu của Na Uy.

Ðó là lần viếng thăm chính thức đầu tiên của ông Dũng đến Bắc Kinh kể từ khi trở thành thủ tướng hồi tháng Bảy năm 2006. Nhiều nhà quan sát nói rằng việc trì hoãn hơn hai năm trước khi đi viếng thăm thủ đô của nước láng giềng khổng lồ phía bắc, chứng tỏ một cách hùng hồn về mối quan hệ rất nhạy cảm giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tác động của việc trì hoãn càng chồng chất thêm với sự thật là trong hai năm qua, không những ông Dũng cho là quan trọng hơn đi thăm viếng những nơi như Dublin và Canberra trước khi đến Bắc Kinh, mà còn quyết định một cách rõ rệt về chuyến viếng thăm nước ngoài đầu tiên trong tư cách Thủ tướng là đến Nhật Bản, quốc gia đang cạnh tranh với Trung Quốc trong khu vực.

Những việc coi thường như vậy, rõ ràng là có chủ ý, và chắc chắn là bản công hàm gởi đến Bắc Kinh, đã phản ánh chiều sâu của mối oán thù mà tất cả mọi người Việt Nam đều cảm thấy về phía Trung Quốc và sự nhạy cảm tột bực về bất cứ hành động nào liên quan đến mối quan hệ Việt – Trung. Nhưng dù sao thì trong cuộc gặp gỡ, hai ông Dũng và Ôn gia Bảo theo tường thuật, đã giám sát việc ký kết một hiệp định hợp tác chiến lược giữa các công ty dầu khí quốc doanh của hai nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), nhưng các điều khoản chính xác của hiệp ước này không được tiết lộ.

Và có lẽ đáng chú ý nhất, bản hiệp định không được công bố như thường lệ vào lúc kết thúc các buổi nói chuyện song phương vào ngày 22/10, nhưng thay vào đó, được hoãn lại cho đến sau khi hội nghị thượng đỉnh ASEM chấm dứt vào ngày 25/10, tức là ngày ông Dũng rời khỏi Trung Quốc. Cuối cùng khi được công bố, thì bản hiệp định chỉ đưa ra những điều khoản mơ hồ rằng cả hai bên hy vọng sẽ gia tăng hợp tác kinh tế và đẩy mạnh giao dịch song phương lên đến 25 tỷ Mỹ kim vào năm 2010.

Trong khi toàn bộ số tiền tương đối khá lớn, thì nó lại có lợi rất to lớn cho Trung Quốc. Năm ngoái, mức thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc lên đến 9 tỷ đô la và được tiên đoán là sẽ vươn đến mức 13 tỷ trong năm nay.

Ngược lại, mối quan hệ nồng ấm ngày càng gia tăng với Hoa Kỳ thì được giữ chặt chẽ bằng một mức thặng dư thương mãi rộng rãi với quốc gia này, lên đến 12 tỷ đô la vào năm ngoái. Thật ra thì giao thương với Hoa Kỳ hiện thời chiếm đến khoảng 20% hàng hóa xuất cảng của Việt Nam, trong khi với Trung Quốc chỉ có 15%.

Vấn đề giao thương và mối quan hệ chung của Việt Nam với Ðài Loan thì tốt đẹp nhiều hơn là đối với lục địa Trung Hoa. Ðài Loan vẫn là một trong 3 quốc gia đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, trong khi lục địa Trung Hoa tụt xuống hàng thứ 10. Thật vậy, có nhiều chuyến bay từ Việt Nam sang Ðài Loan hơn là sang lục địa Trung Hoa.

Vì thế, mặc dù có bản hiệp định chung với nội dung mập mờ vào tháng trước, thì cái không khí giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong vấn đề chủ quyền ngoài biển khơi vẫn luôn luôn độc hại. Nhưng như một phần của liều thuốc giải độc và trong một cố gắng để làm dịu bớt nỗi lo sợ của Trung Quốc về mối quan hệ hải quân của Việt Nam với Hoa Kỳ, Nga Sô và Ấn Ðộ, thì Hà Nội vừa mới đồng ý cho phép tuần dương hạm Trịnh Hòa của Hải quân Trung Quốc vắn tắt vào thăm viếng Ðà Nẵng ngày 18/11.

Trong nhiều năm gần đây, đã có nhiều chuyến ghé thăm Việt Nam của các tàu hải quân từ Ấn Ðộ, Thái Lan, Úc Ðại Lợi, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhưng lần này chỉ đánh dấu là lần thứ hai kể từ khi Hà Nội và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1991, rằng có một tàu hải quân Trung Quốc đến thăm Việt Nam. Nhận thấy sự nhậy cảm này, phía Việt Nam đã cẩn thận xếp đặt chương trình thăm viếng của tuần dương hạm Trịnh Hòa chính xác giống hệt như chuyến thăm viếng của khu trục hạm USS Mustin hồi tháng trước. Các sĩ quan của tuần dương hạm Trịnh Hòa sẽ gặp gỡ các lãnh đạo của thành phố Ðà Nẵng và giới quân sự Việt Nam, trong khi các thuỷ thủ sẽ chơi bóng chuyền với các thuỷ thủ địa phương.

Trong khi sự vui nhộn đầy tình anh em này được phát sinh ra sau đó, thì các trang mạng của cả hai nước tiếp tục đưa ra một cách máy móc và nhanh chóng nhiều lời nhắn gọi tinh thần quốc gia rất độc địa, trưng bày toàn bộ các khu vực tranh chấp ngoài khơi là lãnh thổ có chủ quyền của họ, và chứng minh rằng phía bên kia đang mưu toan bắt nạt để chiếm đất. Và trớ trêu là trong khi Thủ tướng Dũng dường như có những điệu bộ hoà giải bằng cách ký kết hiệp ước hợp tác và chấp thuận cho tàu Trịnh Hoà được vào thăm viếng, thì sự thật là ông ta đã học tập ở Trung Quốc vào cuối thập niên 1960s, khi việc học tập gặp khó khăn ở Bắc Việt vì bị Mỹ dội bom, có nghĩa là ông ta phải cẩn thận nhiều hơn để đừng có vẻ là quá thân Trung Quốc.

Không một nhà lãnh đạo Việt Nam nào có thể duy trì vị thế của họ trong đảng và trong quần chúng mà không giữ một lập trường vững chắc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc. Cách đây vài năm khi ông Dũng đến thăm ngôi trường cũ của mình ở tỉnh Quảng Tây, thì báo chí Trung Quốc đã rộng rãi đăng tải nhiều bài tường thuật về sự kiện này với hình ảnh của nhà lãnh đạo Việt Nam cổ được choàng hoa; nhưng không có bài báo hay hình ảnh nào xuất hiện trên báo chí quốc doanh trong nước.

(Nguồn: Roger Mitton, Asia Sentinel 14/11/08, do Khánh Ðăng lược dịch http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1546&Itemid=188)
 
Thái Hà trả giá cho những việc làm nhân đạo?
Đức Hải
13:55 16/11/2008
HÀ NỘI - Đêm qua, ngồi lướt mạng, mở trang web của VietCatholic và Dòng Chúa Cứu Thế, chúng tôi không còn tin nổi vào mắt mình nữa. Đọc những bản tin nóng bỏng được truyền đi từ Thái Hà, đầu óc rối bời, không thể hiểu nổi cách hành xử của nhà cầm quyền này nữa! Vội vàng lấy xe máy ra, phóng đến nơi, thì mọi chuyện đã êm xuôi. Đám dân quấy rối Tu viện Thái Hà đã rút sạch đi đâu không rõ. Chỉ còn mấy thanh niên (có lẽ là công an chìm) vẫn lượn lờ ngoài cổng bệnh viện Đống Đa. Nhìn những thanh niên công giáo, một số ngồi cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ, một số hướng tầm nhìn ra cổng, canh chừng điều bất chắc, chúng tôi không khỏi kinh ngạc trước sự đoàn kết, gắn bó của người công giáo.

Ngồi lân la chuyện trò với mấy thanh niên được một lúc, chúng tôi lại thấy những tốp thanh niên nam nữ công giáo khác phóng xe đến. Hỏi chuyện mới biết, cũng qua thông tin trên mạng, họ biết được sự việc xảy ra lúc tối tại nhà thờ của họ. Mấy người trung tuổi cũng vừa đi xe tới. Một chị rớm rớm nước mắt, vừa mếu máo vừa lẩm bẩm: “Cái lũ khốn nạn, chúng sống trên đất nhà thờ mà chúng nó không biết ơn, lại còn có hành động bỉ ổi!” Được biết, trong số những kẻ quấy rối các cha Thái Hà đêm qua có những kẻ được gọi là “giáo dân cốt cán”. Trong số giáo dân này, có những kẻ trước đây đã chiếm đất nhà thờ đem phân chia, bán chác. Họ đã bị các linh mục Thái Hà phanh phui nên từ đấy tỏ ra cay cú (vụ việc lấn chiếm, chia chác hồ Ba Giang thuộc giáo xứ Thái Hà mà báo chí nhà nước mấy năm trước đây cũng nói đến).

Trở lại cái chuyện nhà cầm quyền huy động đám dân đến quấy rối Tu viện Thái Hà, có lẽ nhiều người thắc mắc đâu là nguyên nhân của cuộc “lên đồng điên loạn” như thế? Có lẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng theo một số giáo dân giáo xứ Thái Hà cho biết, có thể đó là cách người ta dằn mặt các cha Thái Hà vì những việc làm của các vị trong hai ngày vừa qua. Được biết hôm thứ Sáu (14.11.2008), các cha Thái Hà đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân trong trận lũ lụt vừa qua. Việc tổ chức này đã gặp những khó khăn và đe dọa. Linh mục quản nhiệm giáo xứ Vô Hốt và Đồng Đinh thuộc Ninh Bình, Phát Diệm khi lên Thái Hà tham dự buổi cầu nguyện cho biết, lẽ ra ngài cùng với hơn 200 giáo dân lên tham dự buổi cầu nguyện, nhưng cuối cùng công an địa phương ép chủ nhà xe không được chở giáo dân đi. Khi dân ra đường bắt xe đò, thì cũng bị ngăn cản, thành ra còn một mình ngài và mấy người khác đành đi xe máy lên Thái Hà. Lên đến nơi, ngài nhận được cú điện thoại hỏi thăm: “Ông đang ở đâu? - Ở Thái Hà chứ ở đâu! Thế ông đi bằng gì vậy?!”

Còn một việc làm mà có lẽ Nhà cầm quyền cho là “phản động” nữa của các cha Thái Hà, ấy là ngay tối thứ Bảy (15.11.2008) trước cuộc gây rối của bọn lưu manh chừng 2 tiếng đồng hồ, các cha dám tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện, hiệp thông với giáo xứ An Bằng, Huế cũng đang bị cưỡng chiếm đất đai.

Cũng có người cho rằng, cuộc quấy rối này được tổ chức nhằm lôi kéo sự chú ý của dư luận, qua đó mọi người quên đi cái câu chửi đổng của một cán bộ cấp cao trên thành phố trong vụ lũ lụt vừa qua rằng đám dân bây giờ chỉ biết ỷ lại vào chính quyền!

Liệu tối nay Thái Hà có còn phải hứng chịu “cuộc lên đồng điên loạn” của chính quyền như tối hôm qua?

 
Khi một thể chế trá hình nghiện ngập đánh phá Thái Hà
Hồng Lĩnh
15:06 16/11/2008
Khi một thể chế trá hình nghiện ngập đánh phá Thái Hà

Không sửa sai lại làm du đãng nghiện ngập đánh phá

Thể chế CSVN, qua hành động đêm 15.11.2008 đối với Thái Hà, nói lên bản chất của những người chủ trương: họ chỉ là bọn Mafia cướp đường cắp chợ. Công an trá hình và dùng bọn nghiệm ngập như lực lưỡng xung kích dân chúng vô tội. Hai thành phần cùng nhau hùa tới phá đền Thánh Giêrađô.

Một sự kiện không làm một ai ngạc nhiên từ con người CSVN. Nhưng cường độ cũng như sự trắng trợn trần truồng, qua sư hiện diện của các đại diện hành chánh phường, dẫn đường đưa lối và chỉ huy bọn du đảng trá hình nầy, phải được xem là CSVN đã cụt lối trong đàn áp cũng như cuối đường của các phương thức đàn áp.

Đây không phải là lần đầu tiên mà CSVN thả bầy du côn và «đám đông tự phát» nầy ra phá hoại, hay đe dọa các ngọn đuốc tiên phong đã mở đường cho vận hội đòi công lý và tư hữu cho dân tộc. Tuyên ngôn Nhân Quyền LHQ công bố quyền tự do và nhân phẩm con người, được các quốc gia hay các thể chế đã ký và xem như không thể đi vòng quanh. Nhưng CSVN vẫn không thấy gì hết.

Riêng đối với các ngọn đuốc tiên phong, linh hồn của các cầu nguyện, được tượng trưng qua TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục DCCT Thái Hà, thế giới đã biết tên tuổi và công nhận gía trị. Nên đã đi vào phạm trù ý chí và rao truyền gía trị, và đã thành bất tử. Các vũ khí có khả năng tận diệt không thể tiêu diệt được ý chí nầy cũng như cái bất tử ấy. Huống hổ loại đàn áp qua nghiện ngập, thời chẳng đi tới đâu. CSVN càng dùng thô bỉ nầy bao nhiêu, họ càng làm tăng vẻ đẹp cao qúy của các Ngài. Ma qủy không đánh phá vào chỗ không giá trị. Càng giá trị, họ càng đánh phá. Hơn nữa các Ngài nay được dân bảo vệ. Sống chết bên nhau.

Trò chơi du đảng của thể chế CSVN

CSVN đang dùng Thái Hà và TKS như một thí điểm để thử sức. Nếu thành công, họ sẽ áp dụng cho toàn quốc, hầu làm dân sợ hãi. Nhưng các vũ phu CA có huy hiệu và quân phục đã hết hiệu nghiệm.

Phải chận đứng chiến thuật nầy của CSVN, ngay tại TKS và Thái Hà, qua một số chiêu thức, tuy ôn hòa, nhưng không kém hiệu nghiệm.

1.- Hai đăc trưng của chiến thuật của thế chế CSVN dùng bọn nghiệm ngập: đánh lén vào ban đêm và đánh lẻ loi những người cầm đầu các ngọn đuốc tiên phong. Nếu thấy thuận tiện. Họ tiến lên. Nếu không xong họ rút lui.

2.- Nhưng họ bị tiếng chuông báo động vang lên trong đêm khuya và bà con tấp tốc kéo tới bảo vệ các ngọn đuốc tiên phong và đối mặt phản đối. Truớc số đông cương quyết. Họ đành rút lui. Một trận chiến giữa dân chúng và bọn cướp có nhà cầm quyền nhúng tay vào hay chủ động.

3.- Gừi tin tức nầy tới các dân chủ. Để họ biết bộ mặt đã từng lừa họ qua lừa bịp của CSVN.

4.- Rồi đây có thế họ sẽ ăn cắp cái chuông báo động ấy dưới nhiều hình thức, hay dùng quyền lực cấm tiếng chuông ban đêm.

5.- Phải đặt vấn đề báo động trừ bị. Nếu chuộng báo động bị cầm quyền tịch thu. Mỗi gia đình nên có một cái mõ hay cái trồng và thanh la. Khi có báo động nổi chiêng trống và mõ trong thế giây chuyền trong cả xóm đạo. Từ đó kéo nhau về ngay chỗ đang hoạn nạn.

6.- Truyền thông hải ngoại cấp tốc đăng lên diễn đàn và báo ngay về các ủy ban Nhân Quyền của các Bộ Ngoại Giao.

7.- Thăm viếng hỏi han người và nơi bị nạn. Các giáo xứ từ các nơi về yên ủi Giáo dân Hà nội và Thái Hà sẽ khơi động mạnh mẽ sức mạnh hiệp nhất trên toàn quốc.
 
Chính quyền hành xử kiểu gì?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
15:12 16/11/2008
Chính quyền hành xử kiểu gì?

Hành động khó hiểu phơi bày sự thật dễ hiểu

Dường như thấy rằng những hậu quả, những hành động của chính quyền trong trận lụt vừa qua chưa đủ để nhân dân phẫn nộ, đêm 15/11/2008, nhằm ngày lễ Các Thánh tử đạo Việt Nam, chính quyền phường Quang Trung thuộc quận Đống Đa đã dẫn đầu một đoàn ô hợp đến phá cổng đền Giêrađô tại Giáo xứ Thái Hà gây huyên náo cả khu vực, bắt đầu vào lúc 22 giờ đêm.

Đám người được huy động tới Thái Hà
Khác với những lần trước, lần này, chính quyền và công an phường xuất hiện đầu tiên, dẫn theo một nhóm người hung hãn chửi bới và thoá mạ tôn giáo một cách ngang nhiên, cùng nhau lay giật cửa Đền Thánh Giêrađô ầm ầm cả đêm. Họ bất chấp sự bình yên của người dân ở khu dân cư cạnh đó. Họ bất chấp số phận và sinh mệnh của những bệnh nhân đang cần yên tĩnh trong bệnh viện ngay gần kề. Họ bất chấp những nguyên tắc và sự yên bình của một dòng tu mà Hiến pháp, Pháp luật đã ghi bằng giấy trắng mực đen là được bảo hộ.

Ông Hoan, Chủ tịch Mặt trận phường, là người có mặt đầu tiên trong đám la hét, vậy nhưng sau đó lại ra giả vờ hỏi han những lời tử tế và đã bị giáo dân vạch mặt. Các cán bộ chủ chốt của phường và đoàn thể như uỷ ban, công an, phụ nữ… đã dẫn đầu đám dân này.

Những diễn biến của sự việc đã được các bài tường thuật, các bản tin tả chi tiết. Chuông nhà thờ đổ hồi dài, tiếng xe, tiếng người hối hả chạy đến Thái Hà. Cuối cùng, trước sự phản ứng của nhân dân, của giáo dân và các linh mục, tu sĩ, đám người kia phải rút lui.

Đám người kia đã cùng với cán bộ, công an rút đi, nhưng hậu quả họ đã để lại là gì? Chẳng cần bình luận nhiều, những người chứng kiến đều hiểu.

Nếu những giáo dân Thái Hà không nhẫn nhục nghe lời các chủ chăn mà im lặng, liệu sự việc có được yên? Nếu những người kéo nhau vào phá cửa Đền Giêrađô kia tràn vào khu đất nhà thờ, việc gì sẽ xảy ra?

Hành động này một lần nữa làm cho người ta thấy khó hiểu với cách hành động của chính quyền. Tại sao họ làm vậy vào thời điểm hiện nay?

Nhiều người cho rằng, họ muốn lập thành tích chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc quận Đống Đa mà các khẩu hiệu chào mừng đang giăng đầy đường phố. Họ muốn nói với cả cộng đồng nhân dân rằng, câu khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” ngày nào của Hồ Chí Minh chỉ là dĩ vãng.

Có người cho rằng chính quyền đã quyết định thách thức nhằm đẩy giáo dân vào con đường tử đạo đến nấc thang cuối cùng nên nhằm ngày lễ “Các Thánh Tử đạo Việt Nam” để ra tay?

Người thì cho rằng, họ tiếp tục hà hiếp tu sĩ, giáo dân Thái Hà như một việc làm khoái trá. Họ làm vậy để thoả mãn tính kỳ thị tôn giáo sau khi được hệ thống truyền thông nhà nước “vẽ đường”.

Giáo dân Thái Hà vẫn một lòng một chí
Bởi họ thấy giáo dân quá hiền lành và kiên nhẫn, muốn đánh, muốn chửi cũng cứ vô tư. Họ nghĩ rằng, đám giáo dân tay không kia không hề phản ứng, chỉ âm thầm chịu đựng và cầu nguyện, vì vậy, họ có thể làm bất cứ điều gì, vào bất cứ lúc nào? Họ tự tin, vì đằng sau họ là công an, là chính quyền, là mặt trận?

Những gì đã xảy ra với giáo dân và tu sĩ Thái Hà làm người ta liên tưởng tới bộ phim về thế giới động vật, một con hươu con lạc vào giữa bầy sói và mỗi con cắn một miếng tuỳ thích để cuối cùng cả đàn cùng nhau xẻ thịt. Có phải những người tổ chức sự việc này đang muốn diễn lại cảnh đó trên đất Thủ đô ngàn năm văn hiến?

Phải chăng, họ đang định diễn lại trò làm vườn hoa, để các cấp chính quyền trung ương và thành phố tiếp tục rót tiền xuống cho họ, những cái đèn xanh cho họ mặc sức hành động mà bất chấp những nguyên tắc pháp luật thông thường? Hay chỉ đơn giản là ngày mai, họ lại có cớ mà chi hàng đống tiền cho những sự việc này?

“Quần chúng tự phát” và chính quyền làm việc ban đêm – con bài lỗi thời và phạm pháp

Điều cần nói ngay là tại sao chính quyền phường Quang Trung đã không làm việc ban ngày với Nhà thờ Thái Hà về những việc có liên quan, để đến đêm khuya mới dẫn đám người kia vào gây huyên náo khu vực? Tại sao phải đợi đến khi bóng đêm đã dày đặc và dân chúng đã chìm vào giấc ngủ mà hành động? Đó có là hành động “quang minh, chính đại” hay không?

Những người đã gây ra những việc tương tự và sự việc tối 15/11 này có biết họ đang vi phạm pháp luật ngang nhiên không? Tôi nghĩ là có. Việc nửa đêm kéo đến nơi tu hành, nơi nhà ở của nhân dân bất cứ là ai, để hò hét đe doạ, đập phá là việc không thể coi là hợp pháp dù với bất cứ lý do nào. Việc cán bộ chính quyền, công an, đoàn thể có mặt mà không ra tay dẹp loạn, là sự vi phạm pháp luật rõ ràng.

Hậu quả của những việc đó có lớn không? Rõ ràng là rất lớn, bên cạnh dòng tu, khu dân cư, bệnh viện… thì việc gây huyên nào cả khu vực không thể gọi là nhỏ. Việc đe doạ phá hoại tài sản người khác, uy hiếp tính mạng cả một cộng đồng không thể coi là việc nhỏ.

Cái gọi là “quần chúng tự phát” đã được nhiều báo chí, quan chức nhà nước đưa ra để bào chữa cho những hành vi vi phạm pháp luật ngang nhiên, nhằm chối tội trước dư luận trong và ngoài nước như vụ 21/9, khi hàng ngàn người được huy động đến bao vây phá hoại Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà cả đêm, cũng như bao vây Toà Tổng Giám mục Hà Nội, mà không ai chịu trách nhiệm.

Ai cũng biết, quần chúng nhân dân sau mấy chục năm sống trong chế độ “Xã hội chủ nghĩa” đã miễn dịch với những bất công và vô lý trong xã hội ngay cả với những chuyện bức xúc nhất. Còn những người tâm huyết với nhân dân, với đất nước, đang bị đối xử như thế nào. Những người biểu tình chống bọn Đại Hán ngang nhiên chiếm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam đã bị ngăn cản, bắt giữ ra sao.

Nếu đám quần chúng tự phát kia có lòng đấu tranh chống những điều bức xúc của nhân dân, hẳn họ đã kéo nhau không chỉ một lần mà sẽ là nhiều lần đến ngay nhà Phó Chủ tịch TP Đỗ Hoàng Ân để làm rõ câu hỏi: “Tại sao ông không chỉ đạo thực hiện làm đường thông từ hồ Đống Đa ra Láng Hạ qua ngõ 25 và 39 theo đúng quy hoạch đã được điều chỉnh theo Quyết định 104 nêu trên, lại tích cực chỉ đạo dẹp biết bao nhà dân để mở đường thông qua ngõ 59 đi qua nhà ông ta”? Đoạn đường đến nhà Đỗ Hoàng Ân chắc gần hơn nhiều đến Thái Hà.

Đến nay, câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ như một nỗi nhục và là sự hèn nhát, cậy mạnh ép yếu theo đóm ăn tàn của những kẻ bất chấp lương tâm và đạo đức, bất chấp liêm sỷ và chuyện phúc đức hậu thế cho con cháu.

Nhìn gương mặt của những kẻ già nua hò hét kêu gọi những lời khát máu, tôi không thể tưởng tượng được họ đã sống và làm những gì cho đất nước này trong quá khứ và hiện tại. Càng không thể hiểu họ có khi nào để cho lương tâm con người trong họ được một lần cất tiếng nói hay không? Và tôi cũng có thể tưởng tượng được hình ảnh họ trong con mắt con cháu họ như thế nào.

Những mô hình gia đình các “giáo gian” cốt cán, các cán bộ tham nhũng, chỉ biết nhằm mấy đồng tiền nhơ bẩn làm mục đích, là tấm gương, mô hình cho những người có nhu cầu tốt đẹp và lương thiện phải tránh xa.

Bất cứ ai, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm, đó là quy định hiển nhiên của luật pháp. Vì vậy, dù họ là quần chúng hay công an, hoặc cán bộ nhà nước, kể cả tổng bí thư, chủ tịch nước vi phạm pháp luật, đều phải được đối xử công bằng. Như vậy mới là một nhà nước pháp quyền, lấy pháp luật làm căn cứ điều hành xã hội.

Vậy hệ thống chính quyền và các cơ quan pháp luật đã làm gì?

Những người giáo dân cho rằng, tài sản của mình bị chiếm đoạt vô lý, đã làm đơn khiếu nại cả chục năm không được giải quyết thoả đáng, bởi những căn cứ được cung cấp cho giáo dân đã thể hiện sự phi pháp của việc chiếm đoạt khu đất của họ trước đây (điều này, ngay trong cáo trạng của VKSND quận Đống Đa đã nói rõ về ngày cấp đất cho Xí nghiệp Thảm len là ngày 31/1/1961 theo Quyết định 76, trong khi chính TP Hà Nội đã giấu nhẹm chứng cứ này khi cung cấp cho Nhà thờ để biện minh rằng “đất được giao cho chính quyền từ năm 1963”?) nên họ đã đến cầu nguyện và dỡ bỏ một đoạn hàng rào để tiếp cận tài sản của mình thì đang trong vòng lao lý, chờ một phiên toà, mà ngay khi chưa xét xử, toà đã trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra thêm tội.

Giáo dân cầu nguyện ôn hoà, không hề la hét, không hề đòi doạ giết ai, không có bất cứ một tấc sắt trong tay, cầu nguyện có giờ, có buổi đã được ghép cho tội “gây rối trật tự công cộng”. Vậy những hành động phá hoại tài sản người khác, làm náo loạn khu vực dân cư, bệnh viện, nơi thánh thất lúc nửa đêm, cần được coi là phạm tội gì? Ai là người chịu trách nhiệm và ai sẽ bị đưa ra xét xử để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật?

Việc những giáo dân dỡ bỏ đoạn tường rào mà họ cho là đang xây dựng bất hợp pháp với đầy đủ chứng cớ của họ, đã bị ghép vào tội “phá hoại tài sản”. Vậy những kẻ ngang nhiên dùng ô tô kéo đổ cửa sắt đền Thánh Giêrađô lúc nửa đêm có cả hàng loạt cán bộ, công an đứng đó sẽ được xử lý với tội gì?

Nếu cho rằng đó là đám “quần chúng tự phát” nên họ không có tội, vậy giáo dân có được coi là quần chúng không? Việc cầu nguyện kia có thể coi là “tự phát” không hay đương nhiên là hành động gây rối trật tự công cộng?

Những cán bộ, chiến sĩ công an có trách nhiệm bảo vệ sự an bình của nhân dân, sự ổn định xã hội, những cán bộ chính quyền có mặt lúc giáo dân phá hàng rào và đám “quần chúng” phá cửa Đền Giêrađô sẽ chịu trách nhiệm gì khi để vụ việc ngang nhiên xảy ra trước mắt mình mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời? Họ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình được nhân dân thuê họ bằng tiền dân đóng góp chưa? Hay chỉ có việc theo dõi giáo dân, nhằm có thể quy tội họ bất cứ lúc nào?

Tất cả những điều trên, cần có một câu trả lời bằng hành động thực tế từ nhà cầm quyền. Để những người dân bình thường còn có chút niềm tin và hi vọng vào một xã hội được minh định nhiều lần rằng “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” thay cho câu khẩu hiệu “Sống làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã không thấy được nhắc đến từ lâu.

Không làm được những điều đó, thì xin đừng nói đến những điều ghê gớm và hoa mỹ, bởi chúng chẳng thể lừa bịp được ai. Và khi đó, câu nói “mọi người đều bình đẳng” được ghi ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 liệu có còn ý nghĩa hay cần xem xét lại?

Tai mắt nhân dân không còn như những ngày nào chỉ biết nghe và tin. Họ đều có những cảm nhận và suy nghĩ của họ.

Thiết nghĩ rằng, đó là những điều không thể bỏ qua nếu muốn xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hà Nội, Ngày 16 tháng 11 năm 2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gia Tô Bí Lục Tân Thời (2)
Vũ Văn An
02:07 16/11/2008
Gia Tô Bí Lục Tân Thời (tiếp theo)

Hai phương thức ngoại giao

Người ta cũng không quên đức Piô XII là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Phương thức hành động của ngài, vì thế, nghiêng nhiều về phía ấy.Charles R. Gallagher, trong một bài báo tựa là Personal, Private Views đăng trên tạp chí America, ngày 1 tháng 9 năm 2003, nhân khi tiết lộ hai tài liệu ngoại giao Mỹ trong những năm 1938 và 1939, vừa được tìm thấy tại Thư Viện Tổng Thống JF Kennedy ở Boston và tại Thư Viện Bộ Ngoại Giao Mỹ, đã đề cập nhiều đến khía cạnh này. Theo ông, đức Piô XII, một con người thức thời, đã chứng kiến sự thoái lui của điều được gọi là nền ngoại giao của thế giới cũ, thế giới thế kỷ 19 và sự xuất hiện nhanh chóng của nền ngoại giao tân thời. Ðối với các nhà ngoại giao được huấn luyện theo thủ tục của thế kỷ 19, thì tính bí mật (secrecy) trong các vụ thương thảo là quan trọng hơn cả, các hiệp ước hoàn tất là không thể vi phạm được, và các qui thức thủ tục (formality) phải là tối thượng. Trong những vụ quan yếu, các chính phủ và các vị nguyên thủ quốc gia phải được tiếp xúc với cánh cửa hoàn toàn khép kín.

Khoảng cuối Thế Chiến II, một phương thức ngoại giao hoàn toàn mới bắt đầu hình thành. Nó được nhận dạng qua các hội nghị công khai, qua những cuộc tranh luận dài dựa trên các lý tưởng dân chủ và chú trọng nhiều đến các liên hệ bản thân (personal) giữa các nhà lãnh đạo. Trong sự thay đổi đáng kể ấy, thành công trong các cuộc thương thảo được đo nhiều không phải bởi bản chất của hiệp ước (contractual substance) cho bằng bởi cái tinh thần do hội nghị ấy sản sinh ra. Eugenio Pacelli, trong tư cách Quốc Vụ Khanh và Giáo Hoàng, đã phối hợp cả hai nền ngoại giao ấy trong hành xử của ngài. Ðúng hơn, có thể nói rằng ngài cố gắng hiểu cả hai kiểu thức ngoại giao ấy và đem chúng áp dụng vào thực tế. Trong chiều hướng ấy, các sử gia thấy bên cạnh các hành động ngoại giao cũng như các công bố chính trị công khai, ngài cũng đã có những cuộc thảo luận tư riêng và bí mật.

Gallagher sau đó đơn cử hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là phúc trình năm 1939 của Alfred W. Klieforth, lúc ấy là lãnh sự Mỹ tại Berlin, đến Rome thảo luận 3 tiếng đồng hồ với Hồng Y Pacelli về Tình Hình Tại Ðức. Ông cho Bộ Ngoại Giao hay, đức Pacelli đơn phương chống lại mọi thỏa hiệp với Quốc Xã. Ngài coi Hitler không những như một tên vô lại không đáng tin mà căn để còn là một người độc ác. Ngài không tin Hitler có thể chừng mực, dù bề ngoài có là gì đi nữa, và ngài hoàn toàn ủng hộ các giám mục Ðức trong chủ trương chống Quốc Xã của họ. Phúc trình này được Gallagher tìm thấy vào Mùa Hè năm 2003 tại Ðại Học Havard, trong văn khố riêng của Jay Pierrepont Moffat, người đứng đầu Phân Bộ Âu Châu của Bộ Ngoại Giao Mỹ thời trước Thế Chiến II. Nó cho thấy rõ nhất thái độ của Hồng Y Pacelli đối với Hitler. Nhưng mặt khác nó cũng nói lên điều này nữa là ngài thích đưa ra những nhận xét như thế một cách tư riêng, với các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và trong bối cảnh một bàn luận chính thức. Giống như phần lớn các nhà ngoại giao cùng thời, ngài chưa hoàn toàn thoát ra ngoài những qui luật của nền ngoại giao cũ.

Trường hợp thứ hai là hồ sơ ngoại giao của Ðại sứ Hoa Kỳ tại London, Joseph P. Kennedy, vừa được tìm thấy tại Thư Viện Tổng Thống JF Kennedy ở Boston. Trong số hồ sơ này, có phúc trình của Hồng Y Pacelli. Joseph Kennedy làm đại sứ Hoa Kỳ tại Anh trong các năm 1938-1940. Tháng 4 năm 1938, ông qua Rome gặp Hồng Y Pacelli, được Hồng Y trao cho một phúc trình dài bàn về Chủ Nghĩa Quốc Xã, trong đó ngài đưa ra quan điểm riêng, để tùy ông đại sứ kín đáo sử dụng, nhưng ông đại sứ được phép chuyển các quan điểm tư riêng này của tôi cho Người Bạn của ông (ám chỉ TT Franklin D. Roosevelt). Trong phúc trình này, Pacelli chỉ rõ chương trình của Quốc Xã tấn công thẳng vào nguyên tắc nền tảng của tự do hành đạo và cho thấy việc xuất hiện của một tân Chiến Tranh Văn Hóa (Kulturkampf) chống lại Giáo hội. Với một giọng điệu như bị vây hãm và đôi chút kinh hãi, ngài nhận định rằng Giáo hội đôi lúc cảm thấy bất lực và lẻ loi trong cuộc chiến hàng ngày chống lại đủ mọi thứ quá khích chính trị từ những người Bolsheviks tới những người ngoại đạo tân thời giữa các thế hệ Aryan trẻ. Dù thế, ngài vẫn đoan chắc với Ðại Sức Kennedy rằng thoả hiệp chính trị với chế độ Quốc Xã là điều không được đặt ra. Ta thấy yếu tính của phúc trình này là một văn kiện ngoại giao của Vatican và là một lên án riêng chống lại chủ nghĩa ngoại đạo Quốc Xã, nhưng phúc trình này, trong 65 năm qua, đâu được ai thấy ngoại trừ đại sứ Kennedy, TT Roosevelt và Thủ tướng Neville Chamberlain. Bởi theo tập tục ngoại giao cũ, chỉ các nguyên thủ quốc gia mới nên được đệ trình những phúc trình như thế.

Gallagher cũng nhận xét rằng kiểu thức ngoại giao cũ nhiều khi làm người ta hiểu lầm như trường hợp đức Piô XII gửi điện văn cho Hitler lúc lên ngôi Giáo Hoàng. Lối văn chương ngọai giao bóng bẩy đầy mỹ từ ấy thật khác xa với những nhận xét ngài nói với Ðại sứ Kennedy một ngày sau lễ đăng quang. Kennedy phúc trình về Bộ Ngoại Giao rằng tân giáo hoàng có những thiên kiến tiềm thức phát sinh từ niềm tin của ngài rằng Chủ Nghĩa Quốc Xã và Chủ Nghĩa Phát-Xít là hai chủ nghĩa phò tà giáo (pro-pagan), mà đã phò tà giáo là phá hoại tận gốc tôn giáo. Gallagher kết thúc bài báo của mình bằng chi tiết qua đó, trước khi Thế Chiến II bùng nổ, đại sứ Kennedy khuyên ngài nên cố gắng một lần nữa thương thảo với Ðệ Tam Liên Bang Ðức để gìn giữ hòa bình. Ngài cho Ðại Sứ hay Giáo Hội chỉ có thể làm đến thế. Tuy nhiên, giáo hội sẽ làm những gì mình có thể làm được.

Hành động hơn lời nói

Phải chăng đó là chủ điểm của Opere et Caritate. Làm bằng lời vô ích, thì làm bằng việc làm và đức ái! Bằng Việc Làm và bằng Bác Ái là một thư bí mật Ðức Piô XII gửi cho các giám mục Âu Châu nói về việc trợ giúp người Do-Thái trong Thế Chiến II. Suy cho cùng, bất cứ tổ chức nào vụ opere et caritate, chứ không phải chỉ verbo et littera (ngôn từ) cũng đã chọn phương thức hành động cẩn trọng này. Như Hồng Thập Tự Quốc Tế chẳng hạn, hay như Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới tại Geneva. Cả hai đã chọn không đưa ra các công bố công khai có thể làm cản trở công tác cứu tế của họ hoặc gây nên gia tăng đau khổ cho các nạn nhân bất luận họ là Do-Thái, Slavs, Kitô hữu, linh mục, gypsies, đồng tính luyến ái, hay cộng sản. Và việc làm của Ðức Giáo Hoàng thì không một ai không nhìn nhận và ca ngợi, kể cả Hochhuth và những người Do-Thái khó tính như Leon Poliakov (The Jews under the Italian Occupation) và Shira Schoenberg (Pope Pius XII and the Holocaust). Pinchas E. Lapide, tác giả cuốn Ba Vị Giáo Hoàng trước đây và Người Do-Thái (Three Last Three Popes and the Jews, London 1967), vốn là cựu lãnh sự Israel tại Milan đầu thập niên 1960, và hiện nay là một giáo sĩ Do-Thái, đã lục lọi Văn Khố Yad Vashem, Văn Khố Zion Trung Ương, và Tổng Văn Khố Lịch Sử Do-Thái tại Jerusalem, để tìm tòi các tài liệu liên quan đến việc Vatican trợ giúp người Do-Thái thời chiến tranh. Nhờ thế ông đã đưa ra kết luận sau đây: Toà Thánh đã làm nhiều để trợ giúp người Do-Thái hơn bất cứ tổ chức nào khác của Tây Phương, kể cả Hồng Thập Tự. Theo ông tính, trực tiếp hay gián tiếp, Giáo hoàng Piô XII đã cứu sống khoảng 860,000 người Do-Thái.

Ðể đạt thành qủa trên, Ðức Piô XII đã đưa ra những biện pháp vô tiền khóang hậu trong lịch sử vốn được coi là bảo thủ (hoặc pháo đài) của Giáo Hội Công Giáo như xử dụng các tu viện kín, dù là của các nữ tu, làm nơi trú ẩn cho hàng ngàn người Do-Thái. Chỉ riêng tại Rome, đã có từ 4,000 đến 7,000 người Do-Thái được giúp đỡ kiểu này. Gia Ðình Von Trapp trong phim The Sound of Music, mà ai trong chúng ta cũng đã từng xem qua ít nhất một lần, là một phản ảnh có thật của chính sách này. Tiếc thay, Saul Friedlander, một người sống sót nhờ trốn như thế, lại không biết ơn còn phê phán Ðức Piô XII trong tác phẩm Pius XII and the Third Reich xuất bản tại Paris năm 1964. Trái với Ðại Giáo Trưởng Do-Thái của Rome là Israel Anton Zolli. Ông và gia đình được sống sót nhờ trú ẩn trong các tu viện kín tại Rome. Trong hồi ký, ông kể lại việc Ðức Piô XII gửi thư tay đến các giám mục yêu cầu bỏ luật nhà kín để mở cửa cho người Do-Thái. Ông viết: “Tôi biết một nữ tu viện kia các nữ tu phải ngủ tại tầng hầm, dành giường của mình cho các người tị nạn Do-Thái”. Cái luật nhà kín, họ còn hy sinh được, cái giường thì đáng giá chi so với lòng bác ái đối với các nạn nhân Quốc Xã! Giáo Trưởng cũng nhắc đến việc Ðức Piô XII ra lệnh xuất số vàng dự trữ của Toà Thánh để thoả mãn việc tống tiền của Quốc Xã trong âm mưu trục xuất người Do-Thái khỏi Rome, mà việc sắp xếp chính ông được tham dự vào. Cảm kích trước các hành động ấy, ông và gia đình trở lại đạo ngay sau Chiến Tranh. Một sự kiện lý thú là Ðội Cận Vệ Palatine của Ðức Giáo Hoàng: năm 1942, con số là 300 người mà đến tháng Mười Hai năm 1943, con số ấy tăng tới 4,000 với đầy đủ giấy thông hành của Toà Thánh. Ít nhất 400 người trong số họ là Do-Thái (Xem Thomas Craughwell, Pius XII and the Holocaust). Xa hơn nữa, là việc cấp các giấy tờ căn cước giả cho người Do-Thái có thể trốn thoát đến những vùng an toàn. Về việc này phải kể đến linh-mục Marie-Benoit, dòng Capuchin, tại Marseilles. Theo tiến sĩ Lichten, không những linh-mục Marie-Benoit thuyết phục được viên tổng thanh tra của Ý tại Nice, Guido Lospinoso, không thi hành việc trục xuất 15,000 người Do-Thái, mà còn biến tu viện của mình thành một nhà máy chuyên ấn hành giấy thông hành, giấy căn cước, chứng chỉ rửa tội và thư giới thiệu việc làm giúp người Do-Thái có thể trốn qua Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Việc làm của ông được đệ trình lên Ðức Piô XII và được sự ủng hộ hoàn toàn của ngài. Một phần do những lời trình này, mà văn phòng cứu trợ riêng của Toà Thánh, St Raphael Verein, và Văn Phòng Thông Tin, Uffizio Informazioni Vaticano, đã chuyển hẳn hành động nhằm giúp đỡ tinh thần và vật chất cho người Do-Thái. Riêng ở Ðức, Văn Phòng này nhận được 102,026 đơn xin cung cấp tin tức thân nhân thất lạc và 36,877 trường hợp đã nhận được phúc đáp. Riêng St. Raphael Verein, dưới sự điều khiển của Cha Anton Weber, dòng Pallotines, đã trực tiếp giúp đỡ 25,000 người Do-Thái, trong đó, 4,000 người đã có thể du hành tới những nơi an toàn tại ngoại quốc nhờ các giấy tờ hợp lệ do văn phòng này lo liệu.

Về việc cung cấp các giấy tờ trên, điểm nổi bật nhất chính là điều Ira Hirschmann gọi là Chiến Dịch Rửa Tội (Operation Baptism). Theo Tiến Sĩ Lichten, ít nhất ở những quốc gia do Ðức Quốc Xã chiếm đóng, người Do-Thái nào chứng minh được mình là thành viên của Giáo Hội Công Giáo bằng cách trưng được giấy chứng Rửa Tội, thì có thể xử dụng giấy ấy như một thứ thông hành để ra khỏi xứ. Hiện chưa có một hồ sơ nào cho biết ai đưa ra sáng kiến này và sáng kiến này được thực hiện ra sao, nhưng sự hiện hữu của những giấy chứng rửa tội giả, mà con số lên đến hàng ngàn, là một sự việc có thật. Một sự việc có thật nữa là Vatican biết rõ kế hoạch này và các thành viên của các nhóm kháng chiến, các sứ thần Tòa Thánh, các nữ tu, các đại diện của các nhóm cứu trợ Do-Thái đặt bản doanh tại các nuớc Ðồng Minh, và man vàn những công dân bình thường khác đều đã hy sinh phúc lợi riêng, nếu không muốn nói chính mạng sống mình, trong việc cổ võ cho kế hoạch thần diệu này. Riêng tại Hungary, kế hoạch đã cung cấp 80,000 chứng từ rửa tội kiểu này (Xem Jewish Virtual Library, 860,000 Lives Saved – The Truth About Pius XII and the Jews). Ðến giữa năm 1944, trong khi chỉ có những người Do-Thái tại Budapest tạm thời tránh thoát thảm họa sũng máu ở Hungary, một khuôn mặt Công Giáo thân thương khác đã tham gia việc đẩy mạnh chiến dịch này, làm gia tăng nhiều lần việc phân phối các thứ giấy chứng rửa tội giả ấy. Ðó chính là cộng sự viên gần gũi và là người kế vị Ðức Piô XII, Tổng Giám Mục Roncalli, Giáo Hoàng Gioan XXIII tương lai.

Con số 860,000 người Do-Thái được Giáo Hội Công Giáo cứu sống so với 6 triệu người Do-Thái được kể là bị thảm sát dưới bàn tay khát máu của Ðức Quốc Xã, thực ra chẳng thấm vào đâu. Không lạ gì, sau khi chiến tranh chấm dứt, lúc mà con số khủng khiếp kia được xác nhận, Ðức Piô XII tỏ ra buồn đã không thể cứu được nhiều người Do-Thái hơn. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Harry Greenstein, hiện là giám đốc của Liên Hiệp Bác Ái Do-Thái tại Baltimore, và trước đây là đại diện của Ðại Giáo Trưởng Do-Thái của Jerusalem, Isaac Herzog, đến cám ơn Ðức Piô XII, đã kể lại thái độ của Ðức Piô lúc ấy: ”Ngài trả lời rằng ngài chỉ tiếc là đã không thế nào cứu được nhiều người Do-Thái hơn”. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy chưa có tổ chức quốc tế nào đã đạt được thành quả trên.

Không ủng hộ không có nghĩa là bài

Vừa rồi chúng tôi có nhắc đến Ðức Gioan XXIII. Nhiều người dựa vào việc ngài cũng như Ðức Gioan Phaolô II xin lỗi người Do-Thái về những tâm tình bài Do-Thái trước đây của người Công Giáo, để mà kết luận đã đến lúc Giáo Hội Công Giáo phải nhìn nhận lỗi của mình trong biến cố 6 triệu người Do-Thái bị thảm sát trong Thế Chiến Hai. Ðây là một ngộ nhận cần được gạt bỏ. Theo William D. Rubeinstein, Giáo sư Sử học Hiện Ðại tại Ðại Học Wales, Aberrystwyth, đã đành tư tưởng Công Giáo tại lục địa Âu-Châu, trong thời gian giữa hai Thế Chiến, không mấy thiện cảm với người Do-Thái. Phần lớn các nhà trí thức và linh-mục Công Giáo cho rằng có quá nhiều người Do-Thái trong các nước Âu Châu có đông người Công Giáo và vì những người này không chịu đồng hóa, nên họ trở thành chướng ngại vật cho các hoài bão quốc gia của các nước này. Theo họ, người Do-Thái có quá nhiều ảnh hưởng kinh tế, can dự một cách bất cân xứng vào các phong trào Mác-xit và Tam Ðiểm, và xét chung là những người tiên phong của chủ nghĩa văn hóa vụ tân thời có tính phá hoại (destructive cultural modernism), do đó thù nghịch với sự ổn định Công Giáo và các giá trị bảo thủ. Phần lớn những tư tưởng gia này muốn người Do-Thái ra đi. Nhưng không một ai trong số họ ủng hộ bạo lực hoặc những phong trào bách hại người Do-Thái (pogrom). Tại Ba-Lan chẳng hạn, những phần tử bài Do-Thái dữ dằn nhất trong giới truyền thông cũng luôn luôn lên tiếng phản đối việc bách hại người Do-Thái. Tờ Maly Dziennik, một tờ báo Công Giáo bài Do-Thái, đã đưa ra lời bình luận sau đây trong số tháng Sáu năm 1935: “Chúng ta nên tiến hành cuộc đấu tranh chống làn sóng Do-Thái của chúng ta theo phương cách Kitô giáo, không hận thù và không bạo lực”. Hiệu quả tư tưởng Công Giáo tại lục địa Âu-Châu vì thế gián tiếp lên men cho sự thù nghịch chống người Do-Thái nhưng đã thành thực lên án bạo lực chống lại họ, một thứ nước đôi khá quen thuộc đã có từ thời Trung Cổ. Trong không khí bài Do-Thái có tính chủng tộc giết người do Ðức Quốc Xã tạo ra, tư tưởng cũng như thái độ Công Giáo nói trên đối với người Do-Thái mới nhìn xem ra có vẻ đáng trách, nhưng thực ra đã gián chỉ và giảm thiểu bạo lực chống lại họ, và luôn luôn khích lệ các cố gắng cứu mạng. Trước và trong Thế Chiến Hai, các chế độ chịu ảnh hưởng nặng của giáo sĩ trị thường đưa ra các luật lệ chống Do-Thái, nhưng lúc nào cũng dừng lại ở nạn diệt chủng. Không một chế độ nào nếu tự trị mà lại tham dự vào việc giết người hàng loạt chống Do-Thái, dù lẻ tẻ vẫn có những cá nhân và những viên chức bàn giấy trong các chính phủ này trực tiếp tham dự vào Giải Pháp Chung Cuộc. Người ta có thể chứng minh được rằng tỷ lệ sống còn của người Do-Thái trong các nước Công Giáo bao giờ cũng cao hơn tại các nước khác ở Âu Châu từng bị Ðức Quốc Xã chiếm đóng. Thí dụ rõ nhất là tại Bỉ Công Giáo và tại Hoà-Lan Thệ Phản. Tại Hòa-Lan, 104,000 trong số 140,000 (74%) người Do-Thái bị thảm sát, trong khi tại Bỉ, “chỉ có“ 28,000 trong số 90,000 (31%) người Do-Thái bị Quốc Xã giết chết. Tại Pháp, mặc dù sự tàn ác của chính phủ Vichy, vào khoảng 78,000 trong số 300,000 (26%) người Do-Thái thiệt mạng. Tại Ý, không có vụ trục xuất nào xẩy ra trước khi Quốc Xã chiếm đóng vào tháng Chín năm 1943, 7,700 trong số 44,500 (17%) người Do-Thái bị giết chết. Chỉ riêng tại Ba-Lan, tỷ lệ kia cao hơn: vào khoảng 2.5 triệu trong số 3.2 triệu (78%) người Do-Thái bị thảm sát. Việc thảm sát khủng khiếp này không do người Công Giáo Ba-Lan thực hiện là bởi vì không giống các nước khác, Ba-Lan bị Ðức trực tiếp cai trị, không qua một chính phủ bù nhìn. Bọn SS trực tiếp giải quyết vấn đề Do-Thái tại đó. Dưới mắt Ðức Quốc Xã, người Ba-Lan cũng thuộc một thứ tộc người hèn hạ như Do-Thái, cho nên không đáng có một chính phủ riêng, dù là bù nhìn. Chính vì vậy, người Công Giáo Ba-Lan cũng là người bị Quốc Xã bách hại nhiều hơn cả. Cũng cần lưu ý một điều, dù người Ba-Lan không ưa Do-Thái, 100,000 người Do-Thái đã được cứu sống nhờ ẩn dật nơi các gia đình Ba-Lan. Tưởng cũng nên thêm rằng sở dĩ Ðức Piô XII từ khước không công khai lên án Quốc Xã trong việc thảm sát người Do-Thái và cả Kitô hữu nữa theo yêu cầu của Ðồng Minh là bởi Ðồng Minh cũng không ủng hộ việc Ngài muốn lên án công khai chế độ Stalin, lúc ấy là đồng minh của Mỹ, trong việc sát hại biết bao người Do-Thái và các tín hữu khác. Theo Kenneth L. Woodward, Newsweek, March 30, 1998, lịch sử cho thấy 5 trong số 6 triệu người Do-Thái chết là từ Nga và Ba-Lan, nơi giáo hoàng không có một chút quyền hành sai khiến bất cứ ai.

Tóm lại, Giáo Hội Công Giáo đã nhận lỗi về phần mình. Nhưng không ai có quyền đẩy cái phần lỗi Giáo Hội Công Giáo không phạm bắt phải nhận là của mình. Ở đây người ta cố tình đánh lộn con đen, khiến họ quên đi tội đồ chính hiệu, bằng cách đặt cái phương trình luân lý đồng đều giữa những tên sát nhân tập thể và những người cố gắng, dù kiến hiệu hay không, làm chúng dừng tay.

Phản ứng của các nhà lãnh đạo Do Thái

Chính vì những cố gắng phi thường của Công Giáo nói chung và của cá nhân đức Piô XII nói riêng nói trên, các giới Do-Thái cả chính trị lẫn tôn giáo đều lên tiếng ca ngợi công khai. Trên kia chúng tôi có nhắc đến Ðại Giáo Trưởng Do-Thái tại Jerusalem, Isaac Herzog. Chính ông đã thân hành qua Constantinople gặp Sứ Thần Tòa Thánh Angelo Roncalli tại đó để vận động cho Quĩ Cứu Tế Do-Thái của ông. Sau chiến tranh, ông đã gửi đến Ðức Piô XII qua trung gian Harry Greenstein lời cám ơn chân thành vì “những cố gắng cứu mạng của ngài nhân danh người Do-Thái trong thời Quốc Xã chiếm đóng Ý-Ðại-Lợi”. Chúng tôi cũng đã nhắc đến Ðại Giáo Trưởng Do-Thái tại Rome, Israel Anton Zolli và việc gia đình ông trở lại Ðạo Công Giáo sau chiến tranh. Chính ông lấy tên thánh Eugenio, vốn là tên thánh của Ðức Giáo Hoàng, đặt cho mình để tỏ lòng biết ơn Ðức Piô XII. Ông viết: “Ðiều Vatican làm sẽ được ghi khắc không bao giờ phai nhoà và đời đời trong tim óc chúng tôi… Các linh-mục và cả các giáo phẩm cao cấp đều đã thực hiện những công việc muôn đời trở thành niềm vinh dự cho Ðạo Công-Giáo”. Sau khi Ðức Piô XII qua đời, Ðại Giáo Trưởng tại Rome là Elio Toaff tuyên bố: “hơn bất cứ ai khác, chúng tôi được may mắn chứng kiến lòng tốt vĩ đại, đầy cảm thương và hào hiệp, mà Ðức Giáo Hoàng đã bày tỏ trong những năm khủng khiếp của bách hại và khủng bố, khi xem ra chẳng còn một chút hy vọng gì cho chúng tôi”. Tại Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Do-Thái, và sau này là Thủ Tướng đàn bà đầu tiên của thế giới, Golda Meir, phát biểu như sau: “Suốt trong một thế hệ chiến tranh và phân rẽ, ngài đã khẳng quyết các lý tưởng cao đẹp của hoà bình và lân tuất. Suốt trong mười năm khủng bố Quốc Xã, khi tộc người chúng tôi kinh qua các khiếp đảm của tử đạo, Ðức Giáo Hoàng đã lên tiếng kết án những kẻ bách hại và tỏ lòng sót thương các nạn nhân. Sự sống chúng tôi được giầu có thêm nhờ tiếng nói gióng lên các chân lý đạo đức cao cả vượt trên những ồn ào náo động của các cuộc xung đột hàng ngày. Chúng tôi đau buồn vì việc mất đi một người duy trì hòa bình vĩ đại”. Về phần mình, tiến sĩ Nahum Goldmann, Chủ Tịch Hiệp Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewish Congress), viết lời phân ưu sau đây: “Với lòng biết ơn đặc biệt, chúng tôi tưởng nhớ mọi điều Ngài đã làm cho người Do-Thái bị bách hại suốt một trong những thời kỳ đen tối nhất của toàn bộ lịch sử của họ”. Sau cùng, người vừa được bầu là Người Của Thế Kỷ, Albert Einstein, tâm sự như sau: “Là một người yêu tự do, nên khi cách mạng dấy lên tại Ðức, tôi đã hướng về các đại học để bảo vệ nó, vì biết rằng các đại học luôn luôn tự hào về lòng tận tụy của mình đối với chân lý; nhưng không, các đại học đã lập tức giữ im lặng. Sau đó tôi đã hướng về các chủ bút vĩ đại của các nhật báo mà những bài xã luận nẩy lửa của những ngày qua đã nói lên lòng yêu tự do của họ. Nhưng họ, cũng như các đại học, đều đã lặng thinh chỉ mấy tuần lễ ngắn ngủi sau đó. Chỉ có Giáo Hội là đứng chân phương chắn đường chiến dịch Hitler dập tắt sự thật. Trước đây, tôi chưa bao giờ đặc biệt chú tâm chi tới Giáo Hội, nhưng giờ đây tôi cảm thấy một thân thương và ngưỡng mộ lớn bởi chỉ có một mình Giáo Hội có cái can đảm và trì chí đứng lên bênh vực chân lý tri thức và tự do luân lý. Cho nên tôi buộc phải thú nhận rằng điều trước đây tôi khinh ghét, giờ đây xin ca tụng không chút e dè.”.

Lời tố cáo của Hochhuth, vì thế, vừa không đúng vừa thật lẻ loi.

(còn tiếp)
 
Thông Báo
Phân Ưu: LM Gioan Baotixita Vũ Minh Nghiễm, DCCT Việt Nam Hải ngoại vừa từ trần
LM Trần Công Nghị
16:12 16/11/2008

PHÂN ƯU


Chúng tôi vừa nhận được tin:

LM Gioan Baotixita Vũ Minh Nghiễm, CSsR


thuộc Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Majella ở Baldwin Park, Los Angeles
mới từ trần lúc 7:30PM tối thứ Bảy ngày 15.11.2008
Xin thành kính chia buồn với Phụ Tỉnh DCCT Việt nam Hải ngoại,
va xin mọi người cầu nguyện cho Linh hồn LM Gioan Baotixita.

Thành kính phân ưu
Toàn Ban VietCatholic
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Không Già
Trà Lũ
16:49 16/11/2008
Chuyện phiếm: KHÔNG GIÀ

Canada đang giữa mùa thu, nắng vàng đang bát ngát, và đồi phong bên nhà đang nhuốm màu đỏ tươi. Trong bữa ăn Lễ Tạ Ơn tuần qua tại nhà Cụ Chánh, Cha Paolo phát biểu: Thời tiết đi theo vòng tròn, còn đời chúng ta đi trên đường thẳng. Tôi đang đọc sách viết về phương đông. Hình như ở Việt Nam qúy bạn nói ‘chết là về với tổ tiên’, có phải không cơ ? Ông cha này thâm thúy thế đấy các cụ a. Anh John liền phụ họa ngay: Đúng như vậy. Quê vợ con ở Việt Nam tin rằng chết là về, về với tổ tiên, còn ở Âu Châu Mỹ Châu thì chết là về với Thượng Đế. Bên nào đúng thưa Cha ? Cha Paolo cười rất tươi, hình như câu hỏi của Anh John hợp ý ngài quá. Ngài trả lời: cả hai đều đúng. Về với tổ tiên, mà tổ tiên thì ở trong lòng Thượng Đế.

Cụ Chánh nghe đến đây thì như lây cái vui từ Cha Paolo. Cụ kể: Tôi có quen một số bạn người Lào. Người Lào có một quan niệm về cuộc đời rất cao. Xứ Lào còn có tên là Pathet Lan Xang, có nghĩa là Xứ Một Triệu Con Voi. Nhóm bạn màtôi quen đều quê ở tỉnh Savannakhet. Danh xưng này có nghĩa là ‘ Cửa Thiên Đàng’. Người Lào nhìn cuộc đời rất bình thản. Câu thông thường trên môi người Lào là ‘ Bò pền nhắng, phỏ khoan xúc ma chạc chày’, nghĩa là ‘Không sao cả, hạnh phúc đến từ trái tim mà’. Bởi vậy được làm bạn với người Lào thì tôi sung sướng lắm. Người Lào nói chung đều sống bình dị, không đua đòi hơn thiệt, làm vừa đủ ăn. Họ thấy ta tranh đua kèn cựa, làm ngày làm đêm, không còn giờ để nghĩ đến cuộc sống thì họ ngạc nhiên lắm, vì theo họ thì hạnh phúc đâu có đến từ những việc này. Dân ở Savannakhet tin rằng chết là đi gặp tổ tiên ở thế giới bên kia. Trong tang lễ, người Lào không khóc lóc thảm thiết như người mình. Đến viếng xác thì bao giờ cũng phải ở lại ăn cơm với tang gia. Người Lào không chôn người chết xuống đất, mà hoả thiêu rồi đem thán cốt vào chùa.

Tháng Mười Một này người Công Giáo gọi là Tháng các Linh Hồn, tháng nhớ đến các người thân yêu đã khuất, tháng nghĩ nhiều tới việc mình sẽ ra đi. Cha Paolo nói tiếp: Đi đâu, đi lên hay đi xuống ? Muốn đi lên thì chúng ta phải mua cho được vé đi lên. Trong Thánh Kinh Chúa Giêsu nói rất rõ về việc mua vé đi lên này: Ai cho kẻ đói ăn cho kẻ khát uống thì người đó sẽ vào nước trời. Nói đến đây rồi ngài lại cười ha ha và nói rằng ngài không giảng đạo mà chỉ xin góp niềm vui với dân làng.

Ai trong làng tôi cũng qúy Cha Paolo, và cha cũng quý hoá làng tôi lắm. Chúng tôi đã bỏ bùa cho ông Cha Canada gốc Ý này. Bùa làm bằng nước mắm. Bữa nay ngài tình cờ ghé chơi trên đường đi thăm bệnh nhân, đúng lúc dân làng đang ăn món bún chả Hà Nội. Các cụ biết món này chứ. Ngon quá sưc. Cụ Chánh liền kéo ghế mời ngài. Ông cha ngồi xuống rồi cầm đũa ăn ngay. Chúng tôi thích cái tính chân tình này của Cha qúa. Món bún chả là món thịt nướng thả trong nước mắm chanh ớt rồi ăn với bún, rau diếp và các loại rau thơm. Món này phải có rau kinh giới và tía tô. Ngài đã chan rất nhiều nước mắm và đã ăn rất tha thiết. Người tỏ ra vui vẻ và sung sướng nhất bữa nay là cụ B.95. Cụ cứ gắp thịt gắp rau bỏ vào bát cho ngài, bắt ngài ăn cho nhiều, cái lối tiếp thức ăn Bắc Kỳ ngày xưa ấy mà. Vừa tiếp thức ăn cụ vừa bắt ngài nói chuyện. Cụ xin Cha Paolo cứ việc giảng đạo, công khai giảng về Chúa cho cụ nghe.

Ông cha này cũng thâm trầm lắm. Ngài nói: Thiên Chúa tạo dựng ra loài người, tất cả chúng ta đều là con của ngài. Ngài là cha, là bố đẻ thật của chúng ta. Cha mẹ ta chỉ là phương tiện để Chúa đem chúng ta vào đời. Đạo Chúa là đạo dạy chúng ta nhìn ra Chúa là người cha đích thực và mọi người là anh em với nhau. Tôi đọc sử VN thì thấy người VN gọi nhau là đồng bào, vì cùng một bọc trăm con mà ra, và như thế thì rõ ràng mọi người là anh em với nhau, đúng y như lời Chúa dạy.

Nói đến đây rồi Cha Paolo cười ha ha: Như vậy thì truyền thuyết trăm con của VN có gốc từ Thánh Kinh.

Nghe Cha Paolo nói xong, bồ chữ ODP xin góp ý. Rằng cái thuyết trăm con, chúng ta là anh em với nhau, xuất phát từ VN rồi lan sang bên Tàu. Ở bên Tàu có triết gia Vương Dương Minh chủ trương vạn vật nhất thể, nghĩa là tất cả nhân loại đều thuộc một khối duy nhất, đều thuộc một gốc tổ, nói theo Cha Paolo thì đều là con cái của Chúa. Và Việt Nam có công đầu trong việc này.

Anh John ngồi nghe rất chăm chú. Anh giơ tay xin góp ý. Rằng nếu như vậy thì trong văn chương Anh có thi sĩ John Donne đầu thế kỷ 17 cũng lây cái học thuyết Trăm Con của VN, và vạn vật nhất thể củaVương Dương Minh. Thi sĩ Donne làm một bài thơ rất hay, đại ý đề cao con người chúng ta là một khối. Ông nổi tiếng với bài thơ nhan đề là ‘ Không ai là ốc đảo cả’. Bài thơ bằng tiếng Anh, lời thơ rất đơn sơ dễ hiểu như thế này:

No man is an island

Every man is a piece of the continent,

A part of the main.

If a clod be washed away by the sea,

Europe is the less

Any man’s death diminishes me

Because I am involved in mankind

And therefore never send to know

For whom the bell tolls

It tolls for thee

Nghĩa tiếng Việt như sau:

Không cá nhân nào có thể là ốc đảo

Mỗi con người là một phần lục địa

Một phần của cái chung

Dù chỉ một hòn đất bị biển cuốn đi

Cả Âu Châu sẽ không còn toàn vẹn

Bất cứ sự ra đi của cá nhân nào

Cũng làm tôi tổn hao

Vì tôi là một phần của nhân loại

Vậy đừng hỏi chuông nguyện hồn ai

Chuông nguyẹn hồn chính anh đó

Nhân nghe Cha Paolo nói tới việc cho người đói ăn để mua vé đi lên trời trên đây, tôi liền nhớ tới bữa ăn Lễ Tạ Ơn ở hai trung tâm bác ái Toronto. Nơi thứ nhất là Good Shephert Centre ở phía đông, nơi thứ hai là Scott Mission ở phía tây. Hai nơi này hàng ngày vẫn mở cửa tiếp đón những người nghèo đến ăn trưa và ăn tối. Trung Tâm Good Shephert rất lớn, mỗi ngày phục vụ trung bình 900 người, ngày lễ Tạ Ơn đã phục vụ 1.400 người. Trung Tâm Scott Mission nhỏ hơn, mỗi ngày phục vụ 350 người, ngày lễ Tạ Ơn đã phục vụ hơn 500 người. Ngày Lễ Tạ Ơn, nơi nào cũng dọn một bữa ăn truyền thống: xúp, salad, gà tây, bò nướng, khoai chiên và bí ngô. Các người phục vụ bữa ăn đều là những thiện nguyện viên.Tôi có đến thăm hai trung tâm này. Thấy những người ngồi ăn, thấy những người phục vụ bữa ăn, ai cũng vui vẻ tươi cười, tôi cảm động qúa. Ngoài hai trung tâm trên đây, Toronto còn có Daily Bread Food Bank là nơi bạn có thể đem tặng các loại thực phẩm cho người nghèo. Nơi này rất lớn. Hàng ngày có rất nhiều thiện nguyện viên tới đây giúp phân loại thực phẩm. Năm vừa qua, trung tâm này đã trao 799.315 gói thực phẩm cho ngưòi đến xin. Canada là nước đầy phước lành, điều này qủa không sai.

À, mà tôi mải kể chuyện liên hệ Cõi Trên mà chưa nói tới chuyện thời sự Cõi Dưới. Chuyện nổi bật nhất trong tháng qua là chuyển tổng tuyển cử ở Canada, ngày 14 tháng Mười. Đảng Bảo Thủ đương quyền lại thắng lớn, chiếm 143 ghế trong quốc hội, lại tiếp tục cầm quyền. Đảng Tự Do chỉ được 76 ghế, so với khóa trước đảng này mất đi 19 ghế. Đảng Bloc Quebécois 50 ghế, Đảng Tân Dân Chủ 37 ghế. Canada là xứ tự do nên có Đảng Cộng Sản, đảng này chả được ghế nào.

Nổi bật nhất trong quốc hội lần này là phái nữ. Có 437 ứng cử viên phái đẹp, và 68 người đẹp đã trúng cử, chiếm tỷ lệ 27%. Ai bảo phái nữ là phái yếu ở Canada ư ? Lầm to nha.

Ai cũng tiếc cho Đảng Tự Do. Trước đây đảng này mạnh và uy tín lắm, với những đảng trưởng nổi danh như Pierre Trudeau, Jean Chrétien, Paul Martin. Lần này Đảng Tự Do đi xuống như vậy là do cá nhân đảng trưởng. Hiện nay đảng trưởng Stephane Dion đã xin từ chức. Ông là giáo sư đại học, bằng cấp đầy mình, thế nhưng điểm yếu của ông là ông nói tiếng Anh dở qúa. Ông gốc tiếng Pháp, tuy biết tiếng Anh nhưng ông nói không trôi chảy một chút nào. Mấy vị tiền nhiệm cũng gốc tiếng Pháp như ông nhưng họ đều nói tiếng Anh làu làu như gió.

Về kinh tế, theo Bộ trưởng Tài chánh Flaherty thì Canada rất mạnh rất vững, kinh tế tài chánh Canada không hề chao đảo như nhiều nước hiện nay.

Về mặt ngoại giao thì Canada vừa đón tiếp tổng thống Nicolas Sarkozy từ Pháp Quốc tới thăm. Ông đến đây để dự hội nghị Pháp thoại thế giới. Ông đến đây tươi cười vui vẻ chứ không hung hăng như De Gaule khi xưa. Các cụ còn nhớ biến cố sấm nổ này không ? Hồi đó, năm 1967, tổng thống Pháp quốc Charles de Gaule đến đây mừng lễ hội Québec. Khi ông tham dự cuộc biểu dương, ông đã hô to: Vive le Québec libre’ có ý cổ võ việc ly khai. Lúc đó chính quyền liên bang Canada giận qúa sức. Ngày ông De Gaule ra về, chính quyền trung ương không thèm tiễn chân.

Cụ B.95 nghe đến đây thì che miệng ngáp. Cụ bảo sao chuyên thời sự bữa nay khô qúa. Xin các bác cho nghe chuyện gì tươi mát và vui vẻ cơ. Liền có ngay. Ông H.O. liền quay về tôi rồi hỏi: Nhà văn Nguyễn Xuyên bên Bỉ đã cho câu đối mới chưa? Các cụ còn nhớ chuyện này chứ ? Năm ngoái Cha Nguyễn Xuyên mừng tuổi tôi câu đối tết. Ngài bảo đây không phải là tác phẩm của ngài mà là của một giáo dân trong đêm văn nghệ. Câu đối như thế này:

Thày sinh vật vật cô sinh vật, vật đúng chỗ sinh mà sinh vào đúng chỗ vật vế đối lại:

Anh tiểu thương thương chị tiểu thương, thương vào chỗ tiểu mà tiểu vào đúng chỗ thương’.

Tôi bèn trả lời ông H.O. rằng năm nay chưa nghe Cha Nguyễn Xuyên nói gì, nhưng tôi có nhận được sự phụ họa từ độc giả.

Có độc giả khoái câu đối này qúa nên đã nổi hứng bắt chước và đã làm ra hai câu như thế này:

- Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp đúng chỗ bò mà bò đúng chỗ cạp

- Anh cà phê cà chị cà phê, phê đúng chỗ cà mà cà đúng chỗ phê

Làng nghe xong thì thích qúa, phá ra cười. Tiếng cười này đã mở đầu cho cuộc vui trong làng. Rồi anh John được làng phỏng vấn về việc học tiếng Việt. Anh John liền kể ngay:

-Tôi học tiếng Việt, càng học càng khám vá ra nhiều điều thích thú. Tôi thấy lời nói trong tiếng Việt có thể mang mùi vị của thức ăn. Chẳng hạn Chị Ba ăn nói ngọt ngào mặn mà, còn Chị Tư thì lời nói cay đắng chua chát.... mặn ngọt chua cay thì rõ ràng là mùi vị thức ăn.

Ông ODP liền góp ý ngay: Như anh vừa nói đó, anh bảo người Việt ‘ăn nói’, rõ ràng tiếng ăn đi với tiếng nói nên lời nói mang mùi vị của thức ăn là vậy.

Rồi từ việc ăn nói trong tiếng Việt, ông ODP bước sang tiếng Pháp nói ở miền Québec. Rằng nếu bạn là liền ông và tin vào toa thuốc ăn gì bổ nấy, bạn muốn tăng cường sức mạnh của liền ông nên bạn đi tìm ‘ ngầu phín dê’ư ? Mời bạn vào chợ thịt dê. Rồi bạn có biết phải diễn tả làm sao để bác hàng thịt biết bạn muốn món đó không ? Tôi không biết ở Paris thì tên nó là gì, còn ở Québec tên món đó gọi là ‘amourettes’. Tại sao ngầu pín dê mà lại là amourettes ? Để cho mọi người ngơ ngác một lúc rồi ông mới cười hề hề. Rằng ông Tây ở Québec cũng giỏi như ông An Nam ta, cũng cho rằng ngẩu pín dê là món đại bỗ cho tình yêu, mà tiếng Tây gọi tình yêu là amour mà. Ngầu pín dê đã được thơ mộng hóa là Amourettes, hay thiệt vậy đó.

Rồi ông ODP trả diễn đàn cho anh John. Anh liền xin nói tiếp về tiếng Việt. Rằng dấu phết trong chính tả giữ vai trò rất quan trọng trong việc diễn nghĩa. Tôi gặp được 2 ví dụ rất hay trong sách, như thế này:

Đàn bà không có đàn ông, không là gì cả

Đàn bà không có, đàn ông không là gì cả

Câu 1 thì chê đàn bà, đàn bà cần đến đàn ông. Còn câu 2 thì chê đàn ông, đàng ông không có đàn bà thì đàn ông là số không. Và đây là ví dụ thứ 2:

Mỗi gia đình có 2 con, vợ chồng hạnh phúc

Mỗi gia đình có 2 con vợ, chồng hạnh phúc

Câu trên thì đề cao hạnh phúc của cả hai vợ chồng, câu dưới thì đề cao cái anh chồng có 2 vợ.

Nghe đến đây thì ai cũng khen anh John có chí học tiếng Việt với một bộ óc khoa học. Anh này giỏi tiếng Việt là phải lắm, đúng không các cụ ? Anh John được cả làng khen, đặc biệt 2 đại biểu phái đẹp trong làng, cô Cao Xuân và Tôn Nữ đã vỗ tay to nhất.. Anh John sung sướng vô cùng. Được hứng khởi, anh nói luôn: Tôi đố các bạn trong tiếng Việt chỉ cần nói một câu thôi, mà diễn tả đầy đủ anh con trai đi ngoại tình rõ ràng. Nói thế nào đây ? Chỉ cần một câu đơn giản thôi nha. Cả làng bị hỏi bất ngờ, ớ ra hết. Mấy bồ chữ trong làng cũng tắc luôn. Anh John cười hề hề, giọngt cười tinh quái, thủng thẳng nói: Câu này không phải của tôi nha mà là câu trong sách, khi tôi học về cách viết làm sao cho cô đọng mà đầy đủ ý nghĩa. Các bạn cứ đọc thong thả, nghĩ từng chữ, thì sẽ thấy anh con trai này hư đốn, đi ngủ lang ở nhà bồ tèo:

‘ Chúng tôi ngủ dậy, mặc quần áo,rồi tôi vội về nhà chở vợ đi chợ...’

Cả làng nghe xong thì gật gù rồi cười hà hà. Chị Ba Biên Hòa thấy chồng đã đi qúa lố, bèn xin ngưng rồi yêu cầ ông ODP đổi đề tài, thay đổi không khí vừa bị ô nhiễm.

Ông ODP liền ưng ngay. Ông xin nói về cái tai nghễnh ngãng của chúng ta, chữ tác thành chự tộ. Điển hình là cái tai của Ông Jacques Cartier người da trắng đầu tiên đặt chân đến miền đất hạnh phúc này vào năm 1533. Ông gặp một nhóm người Da Đỏ. Hai bên không nói cùng một thứ tiếng. Ông nói gà, bà nói vịt. Có lẽ ông hỏi họ về miền đất này tên là gì. Mấy ông Da Đỏ lại đoán ông tây có ý hỏi ‘ nhà mấy anh ở đâu ?’ nên mới chỉ về hướng mấy túp lều phía xa rồi nói ‘ Kanata’. Ông Jacques Cartier nghĩ đây là câu trả lời về tên đất. Vì tai ông là tai người tây, vữa nghễnh ngãng vừa khó nghe nên thay vì ghi là Kanata thì ông ghi là Canada. Danh xưng Canada hiện nay có gốc từ sự nghễnh ngãng này.

Ông ODP đang định kể tiếp thì anh John chặn lại. Dù đã bị vợ cấm nói mà anh không thể im lặng được. Anh liền nói: Bác ODP kể còn thiếu lời giải thích. Người Da Đỏ nói Kanata, Kanata là câu tiếng Việt. Vì người Da Đỏ vốn quê ở VN, họ xa tổ quốc Viêt Nam lâu ngày nên họ nói lơ lớ. Kanata chính là ‘ Cái Nhà Ta’ mà ra. Kanata, Canada, Cái Nhà Ta, rõ ràng cùng một gốc. Các cụ đã thấy cái anh John này nhớ dai và rõ ràng thuộc bài bản củatôi, chúng tôi là đồ đệ của Triết gia Kim Định mà.

Chị Ba lại phải ra lệnh cho anh John im lặng để nghe xong phần diễn thuyết. Ông ODP kể tiếp:

Cũng giống như chuyện Canada ở Mỹ Châu, khi nhóm người Da Trắng đầu tiên bước chân lên đất Úc Châu năm 1788, họ gặp một con vật kỳ lạ, đi bằng hai chân và có túi mang con ở bụng liền hỏi con vật này tên gì. Người thổ dân trả lới là ‘ Khan ghu ru’ có nghĩa là ‘ tôi không biết’. Vì không hiểu ý nghĩa nên ông da trắng ghi luôn tên con vật là kangaru.

Ông ODP xin chấm hết bài diễn văn và xin cụ Chánh cho ý kiến. Cụ Chánh tiên chỉ làng từ đầu bữa ăn đến giờ chỉ ngồi gật gù tán thưởng và cười góp. Cụ xin được tha phần phát biểu vì tuổi già. Cả làng đều cười ầm lên. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng ngay: Cụ mà già cái gì. Kìa xem cụ Summer Redstone, 85 tuổi, chủ tịch Viacom và CBS, sáng nào cũng thức dậy từ 5 giờ sáng, đạp xe, chạy bộ và đi bơi rồi ngồi vào bàn giấy làm việc ngay. Kìa xem ông già gân Hugh Hefner, 82 tuổi, vẫn còn đầy phong độ hào hoa phong nhã và còn minh mẫn điều hành tạp chí Playboy. Kià xem cụ Thiệu Dật Phu, chủ nhân hãng phim Shaw nổi tiếng hoàn cầu, tuy đã 100 tuổi mà vẫn còn tới văn phòng làm việc. Kìa xem cụ Nguyễn Công Trứ đã ngoài 80, khi nghe quân Pháp đánh thành Đà Nẵng, đã xin vua cho vào lại quân đội để diệt xâm lăng. Rõ ràng các vị này thân lão mà tâm bất lão. Bởi vậy lời Cụ Chánh than gìa là không đúng sự thực.

Các cụ đã thấy Chi Ba Biên Hòa thông minh sáng láng chưa. Cô giáo Anh văn ngày xưa có khác, nói có sách mách có chứng, anh John mê mệt ngày đêm là phải. Cụ Chánh không cãi được lý sự của Chị Ba bèn phải lên tiếng:

- Nhân bàn về cái tai ngoại quốc, lão chỉ biết sơ sơ vài chuyện này mà thôi. Chuyện ông Da Trắng Cartier nghe Kanata mà viết ra Canada thì ông ta cũng đã giỏi lắm rồi vì không xa âm chính bao nhiêu. Chứ ông Tàu nói tiếng quan thoại mà đọc tên ngoại quốc thì khiếp lắm. Chẳng hạn tên nước chúng ta là Việt Nam, các ông ấy phát âm là giuế nàm nghe có tức không chứ. Mỹ Quốc thì các ông ấy đọc là may của, Pháp quốc là phá của. Coca Cola họ đọc là khớ khẩu khở lớ, Pepsi Cola là pai sư khở lớ. Chưa hết. Trong văn học VN có hai văn tài nổi tiếng là Thi sĩ Hồ Zếnh va nhà khảo cổ Vương Hồng Sển. Zếnh và Sển đâu có phải là âm tiếng Việt, mà sao ta cứ gọi như thế ? Truy nguyên ra thì đây là âm Tàu. Ông Hồ Zếnh có bố là người Quảng Đông, mẹ là người VN bà Đặng Thi Vân. Hai ông bà đẻ ra cậu con trai đặt tên là Hà Triệu Anh. Khi đến làng xin khai sinh, ông bố đọc tên con Hà Triêu Anh theo giọng Quảng Đông là Hồ Zếnh, ông thư ký làng bèn ghi đúng lời ông bố, không có ghi theo lời bà mẹ. Còn tên của học giả Vương Hồng Sển cũng giống như thế. Tên Việt Nam của cụ là Vương Hồng Thịnh, nhưng vì ông bố Tàu phát âm trọ trẹ, Thịnh mà ra Sển, ông thư ký làng cứ phép làng, ông bố nói sao thì ghi như vậy.

Phe các bà nghe chuyện phát âm của mấy ông Tàu thì có vẻ không vui, các bà

chê là cái tai Tàu nghễnh ngãng, Triệu Anh nghe đẹp thế mà hóa ra Zếnh, Thịnh đẹp thế mà hóa ra Sển, thiệt là kỳ cục.

Anh H.O. bèn chuyển tiếng Tàu kỳ cục ra tiếng Việt vui vẻ. Anh bảo lúc nãy Chị Ba nói về tuổi già làm anh nhớ tới một câu ca dao liên hệ tới các vị cao niên, câu ca dao như thế này:

Già thì già tóc gìa râu

Riêng về cái ấy còn lâu mới già

Anh xin đố mọi người ‘cái ấy’ trong câu ca dao chỉ cái gì.

Phe các bà nghe xong bèn la lên, rằng câu này tục qúa, thật là vô phép vô tắc, trước mặt khách qúy là cha Paolo mà anh dám nói lời tục tĩu.

Anh H.O. bèn cãi ngay: Đầu óc các bà tục tĩu thì có, câu ca dao mới này nói lên cái vui tươi hạnh phúc của tuổi già, ‘cái ấy’ chỉ ‘tiếng cười’. Nào xưa nay có ai nói tiếng cươi già nua bao giờ đâu !

À, ra thế. Hóa ra cái đầu chúng ta bị ô nhiễm. Đầu chúng tatục nên chúng ta cứ nghĩ ra sự tục !

TRÀ LŨ
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News