Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/11: Nén bạc sinh lợi cho đời. Linh mục Giuse Trần Châu Đông. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
06:18 16/11/2021
PHÚC ÂM: Lc 19, 11-28
“Sao ngươi không gửi bạc Ta ở ngân hàng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán thêm một dụ ngôn nữa, vì Người đã đến gần Giêrusalem, mà dân chúng lại cứ tưởng là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện trong giây lát. Vậy Người phán rằng: “Có người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về. Ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: “Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về”. Nhưng các người dân của ông ấy ghét ông, sai người đi theo mà rằng: “Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi”. Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu. “Người thứ nhất đến và thưa: “Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được mười nén”. Nhà vua bảo: “Ðược, hỡi người tôi tớ tốt lành, ngươi đã trung tín trong điều nhỏ mọn, ngươi sẽ được quyền cai trị mười thành”. Người thứ hai đến thưa: “Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được năm nén”. Nhà vua đáp: “Ngươi cũng vậy, hãy cai quản năm thành”. “Người thứ ba đến thưa: “Tâu vua, đây nén bạc của vua, tôi còn giữ trong khăn, vì tôi sợ ngài: ngài là người hà khắc, và lấy cái ngài không gửi, gặt cái ngài không gieo”. Vua phán rằng: “Hỡi đầy tớ bất lương, ta cứ lời ngươi mà xử ngươi. Ngươi đã biết ta là người hà khắc, lấy cái ta không gửi, gặt cái ta không gieo, sao ngươi không gửi bạc ta ở ngân hàng, để rồi khi ta trở về, ta có thể lấy cả vốn lẫn lời”.
“Vua liền bảo những người đứng đó rằng: “Hãy lấy nén bạc của nó mà trao cho người đã có mười nén”. Họ tâu rằng: “Tâu vua, người ấy đã có mười nén rồi”. Vua đáp: “Ta nói cùng các ngươi: Ai có sẽ cho thêm, và người đó sẽ được dư dật; còn ai không có, người ta sẽ lấy đi cả cái nó đang có. Còn những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta làm vua, hãy đem chúng ra đây và giết chúng trước mặt ta”. Nói thế rồi Chúa liền dẫn họ lên Giêrusalem.
Ðó là lời Chúa.
Bình An Ơi, Ngươi Ở Đâu?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
10:06 16/11/2021
Bình An Ơi, Ngươi Ở Đâu?
(Thứ Năm sau Chúa Nhật XXXIII TN – Lc 19,41-44)
Giêrusalem nguyên nghĩa là thành phố của hòa bình của bình an. Nhiều năm gần đây hiện trạng của thành phố không như cái tên của nó mà như là trái lại. Giêrusalem đã trở thành nơi của sự bất ổn, đầy dẫy sự chia rẽ dưới nhiều hình thức từ chính trị xã hội, cụ thể là giữa Nhà Nước Israel và Palestine, đến cả tôn giáo mà phải kể đến là Hồi giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo. Đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra ở đây và hiện nay nhiều vẫn tiềm ẩn sự xung đột nơi chính thành phố mang tên hòa bình. Dù rằng năm 1981 thành phố này trở thành Di sản Thế giới nhưng vẫn nằm trong danh sách Di sản Thế giới đang bị đe dọa.
Bài Tin Mừng ngày thứ Năm sau Chúa Nhật XXXIII TN Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc tường thuật những lời than thở, thương tiếc của Chúa Giêsu với thành thánh Giêrusalem. Dĩ nhiên chúng ta hiểu không phải Chúa Giêsu than thở cái thành bằng gỗ đá vật chất nhưng thực ra Người thương tiếc cho cảnh tình dân chúng đang ở trong thành về cái tương lai rất gần mà Người tiên lượng sẽ xảy ra. Và quả thật nó đã xảy ra cách cụ thể vào năm 70 khi dân Do Thái nổi loạn thì vị tướng Rôma là Titô đem quân đi đánh dẹp loạn và rồi san phẳng Giêrusalem thành bình địa theo kiểu nói của Chúa Giêsu là chẳng còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào (x.Lc 21,6).
Cũng như lịch sử các quốc gia, lịch sử đời người thường có những lúc thăng trầm. Bình yên có. Sóng gió không thiếu. Khoảng thời gian khốn khó lại được nhìn với cái nhìn tâm lý nên dễ phóng đại đến độ cha ông chúng ta than thở: “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Chính vì thế mà sự bình an là điều mơ ước của con người mọi thời, mọi nơi. Theo nhãn quan người đời thì sự bình an là tình trạng không gặp phải những sự khốn khó như chiến tranh, tai ương, hoạn nạn, dịch bệnh, mất mùa… Dưới cái nhìn đức tin, sự bình an đích thực là tình trạng được Thiên Chúa ở cùng, yêu thương, đón nhận mình như mình đang là. Và lời than thở của Chúa Giêsu được hiểu theo viễn kiến này.
Hỡi Giêrusalem, “phải chi, ngày hôm nay người cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được” (Lc 19,42). Chúng ta có thể hiểu điều che khuất căn tính của Đấng Thiên Sai chính là nhân tính của Người, cụ thể là quê quán Nagiarét, xứ Galilê và địa vị thấp hèn cũng như quyền bính như chẳng có gì của Người trong xã hội và trong Giáo hội Do Thái giáo lúc bấy giờ. Thánh sử Luca tường thuật dữ kiện tiếp liền sau đó là việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ và các Thượng Tế cùng các kinh sư đã chất vấn Người: “Ông lấy quyền gì mà làm những điều ấy?”(Lc 20,1).
Xưa để đem bình bình an cho ngôn sứ Êlia trước sự truy diệt của hoàng hậu Dêgiaben thì Thiên Chúa đã không ngự trong “gió to bão lớn, trong động đất hay lữa, nhưng Người hiện diện trong cơn gió hiu hiu” (x.1V 19.9-14). Ơn bình an của Thiên Chúa thật diệu kỳ. Nó không khởi đi từ những cuộc lễ hoành tráng, kiệu rước xênh xang. Nó cũng không khởi đi từ chức cao quyền lớn, mũ cao gậy quý. Ơn bình an thường đến với chúng ta qua sự hiện diện của một ai đó, những ai đó thật đơn sơ, nhưng luôn đồng cảm, đồng hành với chúng ta trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Và có thể gọi đó là những người bạn tri kỷ, tri âm, đồng cam, cộng khổ.
Biết bao tâm hồn đau thương dập nát đã hưởng nhận sự bình an qua đôi tay, tấm lòng của mẹ Têrêxa thành Calcutta. Biết bao bệnh nhân côvid 19 đã có được sự an bình qua sự hiện diện của các linh mục, tu sĩ, thiện nguyện viên tại các bệnh viện tuyến đầu. Chúa Kitô vẫn mãi đồng hành với nhân loại, đặc biệt là với những con người đau khổ. Kitô hữu chúng ta trước hết phải cảm nghiệm cách sâu xa chân lý này thì chúng ta mới có thể giúp tha nhân nhận ra sự hiện diện Đấng Cứu Thế để giúp nhau có được sự bình an giữa cảnh đời mà dường như “ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời Chúa Giêsu tại Giêrusalem đã không nhận ra hiện thực này vì thế không chỉ họ mà cả dân chúng trong vòng hơn ba mươi năm sau đó đã phải lâm cảnh bĩ cực khốn cùng trong sự bất an khiến Chúa Giêsu đã phải lệ rơi. Xưa lẫn nay, sự bất an, nỗi bất hạnh, hoang mang, thất vọng của dân chúng thường có đó nguyên nhân lớn nơi sự cứng lòng, vô tâm của những người lãnh đạo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Năm sau Chúa Nhật XXXIII TN – Lc 19,41-44)
Giêrusalem nguyên nghĩa là thành phố của hòa bình của bình an. Nhiều năm gần đây hiện trạng của thành phố không như cái tên của nó mà như là trái lại. Giêrusalem đã trở thành nơi của sự bất ổn, đầy dẫy sự chia rẽ dưới nhiều hình thức từ chính trị xã hội, cụ thể là giữa Nhà Nước Israel và Palestine, đến cả tôn giáo mà phải kể đến là Hồi giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo. Đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra ở đây và hiện nay nhiều vẫn tiềm ẩn sự xung đột nơi chính thành phố mang tên hòa bình. Dù rằng năm 1981 thành phố này trở thành Di sản Thế giới nhưng vẫn nằm trong danh sách Di sản Thế giới đang bị đe dọa.
Bài Tin Mừng ngày thứ Năm sau Chúa Nhật XXXIII TN Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc tường thuật những lời than thở, thương tiếc của Chúa Giêsu với thành thánh Giêrusalem. Dĩ nhiên chúng ta hiểu không phải Chúa Giêsu than thở cái thành bằng gỗ đá vật chất nhưng thực ra Người thương tiếc cho cảnh tình dân chúng đang ở trong thành về cái tương lai rất gần mà Người tiên lượng sẽ xảy ra. Và quả thật nó đã xảy ra cách cụ thể vào năm 70 khi dân Do Thái nổi loạn thì vị tướng Rôma là Titô đem quân đi đánh dẹp loạn và rồi san phẳng Giêrusalem thành bình địa theo kiểu nói của Chúa Giêsu là chẳng còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào (x.Lc 21,6).
Cũng như lịch sử các quốc gia, lịch sử đời người thường có những lúc thăng trầm. Bình yên có. Sóng gió không thiếu. Khoảng thời gian khốn khó lại được nhìn với cái nhìn tâm lý nên dễ phóng đại đến độ cha ông chúng ta than thở: “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Chính vì thế mà sự bình an là điều mơ ước của con người mọi thời, mọi nơi. Theo nhãn quan người đời thì sự bình an là tình trạng không gặp phải những sự khốn khó như chiến tranh, tai ương, hoạn nạn, dịch bệnh, mất mùa… Dưới cái nhìn đức tin, sự bình an đích thực là tình trạng được Thiên Chúa ở cùng, yêu thương, đón nhận mình như mình đang là. Và lời than thở của Chúa Giêsu được hiểu theo viễn kiến này.
Hỡi Giêrusalem, “phải chi, ngày hôm nay người cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được” (Lc 19,42). Chúng ta có thể hiểu điều che khuất căn tính của Đấng Thiên Sai chính là nhân tính của Người, cụ thể là quê quán Nagiarét, xứ Galilê và địa vị thấp hèn cũng như quyền bính như chẳng có gì của Người trong xã hội và trong Giáo hội Do Thái giáo lúc bấy giờ. Thánh sử Luca tường thuật dữ kiện tiếp liền sau đó là việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ và các Thượng Tế cùng các kinh sư đã chất vấn Người: “Ông lấy quyền gì mà làm những điều ấy?”(Lc 20,1).
Xưa để đem bình bình an cho ngôn sứ Êlia trước sự truy diệt của hoàng hậu Dêgiaben thì Thiên Chúa đã không ngự trong “gió to bão lớn, trong động đất hay lữa, nhưng Người hiện diện trong cơn gió hiu hiu” (x.1V 19.9-14). Ơn bình an của Thiên Chúa thật diệu kỳ. Nó không khởi đi từ những cuộc lễ hoành tráng, kiệu rước xênh xang. Nó cũng không khởi đi từ chức cao quyền lớn, mũ cao gậy quý. Ơn bình an thường đến với chúng ta qua sự hiện diện của một ai đó, những ai đó thật đơn sơ, nhưng luôn đồng cảm, đồng hành với chúng ta trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Và có thể gọi đó là những người bạn tri kỷ, tri âm, đồng cam, cộng khổ.
Biết bao tâm hồn đau thương dập nát đã hưởng nhận sự bình an qua đôi tay, tấm lòng của mẹ Têrêxa thành Calcutta. Biết bao bệnh nhân côvid 19 đã có được sự an bình qua sự hiện diện của các linh mục, tu sĩ, thiện nguyện viên tại các bệnh viện tuyến đầu. Chúa Kitô vẫn mãi đồng hành với nhân loại, đặc biệt là với những con người đau khổ. Kitô hữu chúng ta trước hết phải cảm nghiệm cách sâu xa chân lý này thì chúng ta mới có thể giúp tha nhân nhận ra sự hiện diện Đấng Cứu Thế để giúp nhau có được sự bình an giữa cảnh đời mà dường như “ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời Chúa Giêsu tại Giêrusalem đã không nhận ra hiện thực này vì thế không chỉ họ mà cả dân chúng trong vòng hơn ba mươi năm sau đó đã phải lâm cảnh bĩ cực khốn cùng trong sự bất an khiến Chúa Giêsu đã phải lệ rơi. Xưa lẫn nay, sự bất an, nỗi bất hạnh, hoang mang, thất vọng của dân chúng thường có đó nguyên nhân lớn nơi sự cứng lòng, vô tâm của những người lãnh đạo.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Nghe Những Tàn Phai !
Lm.Anphong Nguyễn Công Vinh
10:08 16/11/2021
Nghe Những Tàn Phai !
1.Sang đầu năm 2022, theo luật là phải làm đơn xin đi hưu rồi! Bạn bè cùng lớp ở chỗ nầy chỗ kia đi hưu sớm vì bệnh tật, vài ba đứa Chúa gọi về sớm, chỉ còn lại một hai đứa cầm cự. Nhìn qua nhìn lại bạn bè lớp trước hầu như đã gác kiếm, sắp kết thúc thế hệ già trước 75. Thời gian trôi qua mau thật! Năm 1975, mới chịu chức có 27 tuổi. Mãi đến năm 1992 vẫn là lớp trẻ nhất, mà bây giờ đã 75 rồi, được xếp vào loại cao niên. Lúc nầy bắt đầu nghe rõ những tàn phai. Tóc trên đầu đang xanh nay bạc trắng, nếp nhăn và tàn nhang xuất hiện trên khuôn mặt ngày trước tương đối cũng coi được. Khớp xương đầu gối không còn cử động dễ dàng như xưa, mỗi lần lên xuống bậc có tiếng kêu là lạ, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đi từng bước chậm chạp. Mỗi đêm cứ trằn trọc vì nhức mỏi trong xương, nhất là những ngày mưa gió trở trời. Các chứng bệnh vặt cũng xuất hiện: huyết áp cao, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy hơi, ngứa ngáy, đau bụng…Máy chạy không còn tốt nữa rồi. Tuổi già có khuôn mặt như thế đó! Gặp bọn trẻ, chúng bắt đầu chào Cha gìa cố. Tước vị đó dành cho những linh mục cao tuổi. Nghe vui vui mà cũng buồn buồn. Mấy ngày trước đây đi tiêm vaccine phòng dịch, phòng y tế loan báo dành ưu tiên cho những người cao tuổi. Mình vào loại cao tuổi hơn trong nhóm, được tiêm trước!
2.Ngoài những chứng về thể xác, bắt đầu lại có những cảm xúc buồn bã, tiếc nuối, cô đơn, lo lắng, hối tiếc, mất mát; sống nhiều về những hoài niệm quá khứ. Lẽ ra ta đã phải làm được việc nầy việc kia nữa, thành công được chuyện nầy chuyện nọ để lại cho người sau. Nhìn lại mình thì thấy suốt mấy chục năm làm linh mục, coi như cũng đã cống hiến, nhưng cứ cảm thấy như chưa đủ, mà luôn luôn muốn nhiều hơn. Kỳ cục! Nhưng lúc nầy thì những tàn phai đã đến rồi, còn ham gì nữa. Chịu bó tay thôi!
3.Vì thế, hãy hài lòng với những gì bạn đang có, để tinh thần luôn thanh thản, bình an. Đây cũng là dấu ấn của niềm tin và phó thác. Thời gian nữa bạn sẽ đi về với tổ tiên, đó là quy luật nhân sinh, đừng buồn! Nhưng đi mau đi chậm là tuỳ nơi Chúa và một phần tuỳ nơi bạn. Bạn muốn chậm lại thì đừng mong muốn nhiều hơn nữa nghe, cũng đừng tiếc nuối gì nữa hết. Chính những khoảnh khắc lúc nầy mới là của bạn và đáng quý. Bạn chỉ còn thiếu có một điều là hạnh phúc đời sau.
4.Ngoài kia mùa thu đang hấp hối, những cành lá thu phai đã rụng để chuyển sang đông. Ở miền Bắc thì trời rét rồi và cảnh vật đổi thay theo mùa. Ở miền Nam mưa nắng hai mùa nên vào đông trời mát, cây cối chuẩn bị đâm chồi, chỉ có ở Đàlạt và cao nguyên là lạnh. Nhưng ở đâu cũng vậy, cuộc đời vẫn có bốn mùa. Trong nầy, một vài những cành lá cuối thu vẫn còn co ro cố gắng giữ gìn hơi ấm và sức lực để tồn tại thêm ít nữa trên thân cây mùa đông, nhưng rồi cũng dần dần rơi rụng. Lá sẽ tàn úa, trơ lại bộ xương khô, rồi ít lâu sau mục nát hoặc người ta đem đi hoả táng. Mùa đông cuộc đời buồn như thành phố chặn chốt cách ly mùa dịch, như thánh đường ngày Chúa nhật vắng tanh, không ai lai vãng! Buồn.
5.Đừng như thế chứ. Can đảm lên. Già là chuyện tự nhiên cho mọi người mà. Sinh bệnh lão tử. Chống lại quy trình tự nhiên thì chỉ càng làm tăng thêm các vết nhăn, tóc mau bạc thêm; tinh thần trở nên bi quan và lúc ấy càng nhiều bệnh khác xuất hiện, càng mau tê liệt. Vất bỏ quá khứ đi và trân trọng với những gì mình đang có. Ở tuổi nầy, bạn bè đã đi gần hết rồi; mình còn có được chút sức khoẻ, còn đi đây đi đó được, mắt không đeo kiếng mà đọc chữ được, còn viết lách tản mạn được là quý lắm rồi, huyết áp lên cao và ít ngủ là điều bình thường ở tuổi U 80. Mình đang có trong tay những khôn ngoan, kinh nghiệm, từng trải tích luỹ được trong cuộc sống; những mối tương giao với bạn bè, tha nhân, đã đi đây đi đó nhiều nơi, nhìn rõ mọi khía cạnh, tình huống cuộc đời. Đây là kho tàng quý báu. Như vậy là đủ rồi, đừng than trách.
6. Hãy nhớ tuổi già vẫn có giá trị riêng của nó. Có trẻ thì phải có già. Thời nầy người ta chuộng tìm lựa mấy gốc cây sần sùi, to bự, thâm niên; hớt ngắn ngọn rồi đem về trồng trong những chậu cảnh to đẹp để ở khách sạn, ở những nơi sang trọng. Khi gốc cây già ấy đâm mầm nảy lộc thì tuyệt đẹp và có giá lắm nghe. Chúa cũng đang sai thiên thần đi tìm những gốc cây già đó, bứng về trồng làm cảnh trên Vườn Thiêng của Người. Sau nầy, khi hơi sức đã sắp tàn và phải lặng lẽ ở một nơi, nằm một chỗ, thì đừng cứ ngày nào cũng nhớ đến những tàn phai. Hãy để những gì thuộc về đời còn vấn vương trong lòng phai tàn đi! Lúc ấy mới là lúc vui mừng “vì tên anh em đã được ghi trên trời” (Lc 10,20), chứ đừng vui mừng vì những thành công quá khứ mình đã thực hiện hay buồn bã vì nay mất nó. Thời gian có quyền lực ghê gớm và sẽ xoá đi tất cả.
(Tản mạn mùa Covid 21, tặng các bạn già)
*Xin chia sẻ cho người khác.
1.Sang đầu năm 2022, theo luật là phải làm đơn xin đi hưu rồi! Bạn bè cùng lớp ở chỗ nầy chỗ kia đi hưu sớm vì bệnh tật, vài ba đứa Chúa gọi về sớm, chỉ còn lại một hai đứa cầm cự. Nhìn qua nhìn lại bạn bè lớp trước hầu như đã gác kiếm, sắp kết thúc thế hệ già trước 75. Thời gian trôi qua mau thật! Năm 1975, mới chịu chức có 27 tuổi. Mãi đến năm 1992 vẫn là lớp trẻ nhất, mà bây giờ đã 75 rồi, được xếp vào loại cao niên. Lúc nầy bắt đầu nghe rõ những tàn phai. Tóc trên đầu đang xanh nay bạc trắng, nếp nhăn và tàn nhang xuất hiện trên khuôn mặt ngày trước tương đối cũng coi được. Khớp xương đầu gối không còn cử động dễ dàng như xưa, mỗi lần lên xuống bậc có tiếng kêu là lạ, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đi từng bước chậm chạp. Mỗi đêm cứ trằn trọc vì nhức mỏi trong xương, nhất là những ngày mưa gió trở trời. Các chứng bệnh vặt cũng xuất hiện: huyết áp cao, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy hơi, ngứa ngáy, đau bụng…Máy chạy không còn tốt nữa rồi. Tuổi già có khuôn mặt như thế đó! Gặp bọn trẻ, chúng bắt đầu chào Cha gìa cố. Tước vị đó dành cho những linh mục cao tuổi. Nghe vui vui mà cũng buồn buồn. Mấy ngày trước đây đi tiêm vaccine phòng dịch, phòng y tế loan báo dành ưu tiên cho những người cao tuổi. Mình vào loại cao tuổi hơn trong nhóm, được tiêm trước!
2.Ngoài những chứng về thể xác, bắt đầu lại có những cảm xúc buồn bã, tiếc nuối, cô đơn, lo lắng, hối tiếc, mất mát; sống nhiều về những hoài niệm quá khứ. Lẽ ra ta đã phải làm được việc nầy việc kia nữa, thành công được chuyện nầy chuyện nọ để lại cho người sau. Nhìn lại mình thì thấy suốt mấy chục năm làm linh mục, coi như cũng đã cống hiến, nhưng cứ cảm thấy như chưa đủ, mà luôn luôn muốn nhiều hơn. Kỳ cục! Nhưng lúc nầy thì những tàn phai đã đến rồi, còn ham gì nữa. Chịu bó tay thôi!
3.Vì thế, hãy hài lòng với những gì bạn đang có, để tinh thần luôn thanh thản, bình an. Đây cũng là dấu ấn của niềm tin và phó thác. Thời gian nữa bạn sẽ đi về với tổ tiên, đó là quy luật nhân sinh, đừng buồn! Nhưng đi mau đi chậm là tuỳ nơi Chúa và một phần tuỳ nơi bạn. Bạn muốn chậm lại thì đừng mong muốn nhiều hơn nữa nghe, cũng đừng tiếc nuối gì nữa hết. Chính những khoảnh khắc lúc nầy mới là của bạn và đáng quý. Bạn chỉ còn thiếu có một điều là hạnh phúc đời sau.
4.Ngoài kia mùa thu đang hấp hối, những cành lá thu phai đã rụng để chuyển sang đông. Ở miền Bắc thì trời rét rồi và cảnh vật đổi thay theo mùa. Ở miền Nam mưa nắng hai mùa nên vào đông trời mát, cây cối chuẩn bị đâm chồi, chỉ có ở Đàlạt và cao nguyên là lạnh. Nhưng ở đâu cũng vậy, cuộc đời vẫn có bốn mùa. Trong nầy, một vài những cành lá cuối thu vẫn còn co ro cố gắng giữ gìn hơi ấm và sức lực để tồn tại thêm ít nữa trên thân cây mùa đông, nhưng rồi cũng dần dần rơi rụng. Lá sẽ tàn úa, trơ lại bộ xương khô, rồi ít lâu sau mục nát hoặc người ta đem đi hoả táng. Mùa đông cuộc đời buồn như thành phố chặn chốt cách ly mùa dịch, như thánh đường ngày Chúa nhật vắng tanh, không ai lai vãng! Buồn.
5.Đừng như thế chứ. Can đảm lên. Già là chuyện tự nhiên cho mọi người mà. Sinh bệnh lão tử. Chống lại quy trình tự nhiên thì chỉ càng làm tăng thêm các vết nhăn, tóc mau bạc thêm; tinh thần trở nên bi quan và lúc ấy càng nhiều bệnh khác xuất hiện, càng mau tê liệt. Vất bỏ quá khứ đi và trân trọng với những gì mình đang có. Ở tuổi nầy, bạn bè đã đi gần hết rồi; mình còn có được chút sức khoẻ, còn đi đây đi đó được, mắt không đeo kiếng mà đọc chữ được, còn viết lách tản mạn được là quý lắm rồi, huyết áp lên cao và ít ngủ là điều bình thường ở tuổi U 80. Mình đang có trong tay những khôn ngoan, kinh nghiệm, từng trải tích luỹ được trong cuộc sống; những mối tương giao với bạn bè, tha nhân, đã đi đây đi đó nhiều nơi, nhìn rõ mọi khía cạnh, tình huống cuộc đời. Đây là kho tàng quý báu. Như vậy là đủ rồi, đừng than trách.
6. Hãy nhớ tuổi già vẫn có giá trị riêng của nó. Có trẻ thì phải có già. Thời nầy người ta chuộng tìm lựa mấy gốc cây sần sùi, to bự, thâm niên; hớt ngắn ngọn rồi đem về trồng trong những chậu cảnh to đẹp để ở khách sạn, ở những nơi sang trọng. Khi gốc cây già ấy đâm mầm nảy lộc thì tuyệt đẹp và có giá lắm nghe. Chúa cũng đang sai thiên thần đi tìm những gốc cây già đó, bứng về trồng làm cảnh trên Vườn Thiêng của Người. Sau nầy, khi hơi sức đã sắp tàn và phải lặng lẽ ở một nơi, nằm một chỗ, thì đừng cứ ngày nào cũng nhớ đến những tàn phai. Hãy để những gì thuộc về đời còn vấn vương trong lòng phai tàn đi! Lúc ấy mới là lúc vui mừng “vì tên anh em đã được ghi trên trời” (Lc 10,20), chứ đừng vui mừng vì những thành công quá khứ mình đã thực hiện hay buồn bã vì nay mất nó. Thời gian có quyền lực ghê gớm và sẽ xoá đi tất cả.
(Tản mạn mùa Covid 21, tặng các bạn già)
*Xin chia sẻ cho người khác.
Việc Làm Không Dứt
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:09 16/11/2021
Việc Làm Không Dứt
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXIII TN – 1Mcb 4,36-37.52-59; Lc 19,45-48)
Một công tác nhà Chúa trong hoàn cảnh dịch bệnh xem ra hơi vất vả nhưng không thể không thực hiện đó là thanh tẩy nhà thờ (vệ sinh – khử khuẩn). Thế nhưng tôi nhận ra tấm lòng nhiệt thành của rất, rất nhiều người trong công tác này. Phụng vụ Lời Chúa những ngày gần đây lại có sự trùng hợp với dữ kiện này. Vừa xong ngày Lễ kính nhớ việc cung hiến Đền thờ Latêranô thì hôm nay, thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXIII TN, bài Tin Mừng lại tường thuật việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem và bài đọc 1 tường thuật việc ông Giuđa và dân Chúa thời Macabêô thanh tẩy đền thờ Giêrusalem vì đã bị ô uế do dân ngoại gây nên.
Việc thanh tẩy, làm vệ sinh, quét dọn, lau chùi nhà thờ tưởng rằng nhỏ nhưng không nhỏ chút nào vì phải làm thường xuyên, ít là hằng tuần. Trong cảnh dịch bệnh thì còn thêm khoản tiệt trùng, khử khuẩn. Nếu xét đền thờ là tâm hồn và cả thể xác chúng ta thì việc thanh tẩy, tắm rửa… như là điều tất yếu phải làm hằng ngày. Đã từng động viên khích lệ bà con đi làm vệ sinh nhà Chúa rằng: “Mới làm đây, giờ làm lại, vất vả quá hè”, thì thấy bà con vui vẻ đáp: “Quét nhà ra rác mà cha. Dù có đóng cửa thì nhà vẫn bụi, vẫn nhơ thôi”.
Ngẫm nghĩ đến cái Nhà Thờ viết hoa đó là Giáo hội thì sao? Chắc chắn cũng phải liên lỉ thanh tẩy mà lắm khi còn phải khử trùng, khử khuẩn đấy thôi. Trong khi Tin Mừng thứ tư tường thuật việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem vào lúc khởi đầu sứ vụ rao giảng thì ba Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật dữ kiện này là vào cuối thời kỳ rao giảng Tin Mừng của Người (x.Ga 2,13-16; Mt 21,12-14; Mc 11,15-19; Lc 19,45-48). Nhiều nhà nghiên cứu Tin Mừng đồng thuận với nhau rằng trong thời gian rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã ba lần lên Giêrusalem trong dịp Lễ Vượt Qua và rất có thể Người đã làm việc thanh tẩy đền thờ trong lần đầu và lần cuối.
Dĩ nhiên hữu ý của Chúa Giêsu không nhắm vào việc thanh tẩy đền thờ gỗ đá mà là thanh tẩy tâm hồn, cung cách sống đạo của dân Chúa, cách riêng những vị đang lãnh đạo dân Chúa, vì họ đã biến đền thờ thành nơi buôn bán, thành sào huyệt của cướp bóc. Và chính việc thanh tẩy này đã thành nguyên nhân khiến cho các lãnh đạo cao cấp nhất của Do Thái giáo tại Giêrusalem quyết định giết Người. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý đến chi tiết các thánh sử tường thuật đó là khi Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ thì có hai phản ứng trái ngược. Phần dân chúng thì hân hoan, còn các Thượng tế, kỳ lão, kinh sư thì oán hận và tìm cách hãm hại Người.
Thanh tẩy Giáo hội là một việc phải làm không ngơi nghỉ. Làm sạch, làm mới cung cách sống đức tin là điều như tất yếu. Điều như hiển nhiên đó là với thời gian thì rất nhiều sự sẽ trở thành cũ, không còn thích hợp và ít nhiều bị nhiễm bẩn. Vấn đề đặt ra là cần biết phản tỉnh và có chút lương tri để nhận biết mặt nào nơi con người tôi, khía cạnh nào nơi cuộc đời chúng ta, lề lối, cung cách nào nơi đời sống đức tin của đoàn dân Thiên Chúa cần phải tẩy rửa vì đã nhiễm bẩn, thậm chí cần phải khử khuẩn vì đã nhiễm virus.
Thiếu tỉnh thức và thiếu lương thiện thì chắc chắn khó nhận ra hiện thực này. Chuyện thật dễ hiểu vì trong lãnh vực tinh thần và tâm linh khi nhiễm bẩn cách từ từ từng chút một theo ngày dài tháng rộng thì rất khó nhận diện tình trạng cũ kỹ, lỗi thời hay thậm chí là nhơ uế. Cũng tương tự như thế, các loại virus vốn là vô hình vô dạng dưới mắt thường. Virus tâm linh thì ngay cả kính hiển vi cũng đành bó tay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXIII TN – 1Mcb 4,36-37.52-59; Lc 19,45-48)
Một công tác nhà Chúa trong hoàn cảnh dịch bệnh xem ra hơi vất vả nhưng không thể không thực hiện đó là thanh tẩy nhà thờ (vệ sinh – khử khuẩn). Thế nhưng tôi nhận ra tấm lòng nhiệt thành của rất, rất nhiều người trong công tác này. Phụng vụ Lời Chúa những ngày gần đây lại có sự trùng hợp với dữ kiện này. Vừa xong ngày Lễ kính nhớ việc cung hiến Đền thờ Latêranô thì hôm nay, thứ Sáu sau Chúa Nhật XXXIII TN, bài Tin Mừng lại tường thuật việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem và bài đọc 1 tường thuật việc ông Giuđa và dân Chúa thời Macabêô thanh tẩy đền thờ Giêrusalem vì đã bị ô uế do dân ngoại gây nên.
Việc thanh tẩy, làm vệ sinh, quét dọn, lau chùi nhà thờ tưởng rằng nhỏ nhưng không nhỏ chút nào vì phải làm thường xuyên, ít là hằng tuần. Trong cảnh dịch bệnh thì còn thêm khoản tiệt trùng, khử khuẩn. Nếu xét đền thờ là tâm hồn và cả thể xác chúng ta thì việc thanh tẩy, tắm rửa… như là điều tất yếu phải làm hằng ngày. Đã từng động viên khích lệ bà con đi làm vệ sinh nhà Chúa rằng: “Mới làm đây, giờ làm lại, vất vả quá hè”, thì thấy bà con vui vẻ đáp: “Quét nhà ra rác mà cha. Dù có đóng cửa thì nhà vẫn bụi, vẫn nhơ thôi”.
Ngẫm nghĩ đến cái Nhà Thờ viết hoa đó là Giáo hội thì sao? Chắc chắn cũng phải liên lỉ thanh tẩy mà lắm khi còn phải khử trùng, khử khuẩn đấy thôi. Trong khi Tin Mừng thứ tư tường thuật việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem vào lúc khởi đầu sứ vụ rao giảng thì ba Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật dữ kiện này là vào cuối thời kỳ rao giảng Tin Mừng của Người (x.Ga 2,13-16; Mt 21,12-14; Mc 11,15-19; Lc 19,45-48). Nhiều nhà nghiên cứu Tin Mừng đồng thuận với nhau rằng trong thời gian rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã ba lần lên Giêrusalem trong dịp Lễ Vượt Qua và rất có thể Người đã làm việc thanh tẩy đền thờ trong lần đầu và lần cuối.
Dĩ nhiên hữu ý của Chúa Giêsu không nhắm vào việc thanh tẩy đền thờ gỗ đá mà là thanh tẩy tâm hồn, cung cách sống đạo của dân Chúa, cách riêng những vị đang lãnh đạo dân Chúa, vì họ đã biến đền thờ thành nơi buôn bán, thành sào huyệt của cướp bóc. Và chính việc thanh tẩy này đã thành nguyên nhân khiến cho các lãnh đạo cao cấp nhất của Do Thái giáo tại Giêrusalem quyết định giết Người. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý đến chi tiết các thánh sử tường thuật đó là khi Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ thì có hai phản ứng trái ngược. Phần dân chúng thì hân hoan, còn các Thượng tế, kỳ lão, kinh sư thì oán hận và tìm cách hãm hại Người.
Thanh tẩy Giáo hội là một việc phải làm không ngơi nghỉ. Làm sạch, làm mới cung cách sống đức tin là điều như tất yếu. Điều như hiển nhiên đó là với thời gian thì rất nhiều sự sẽ trở thành cũ, không còn thích hợp và ít nhiều bị nhiễm bẩn. Vấn đề đặt ra là cần biết phản tỉnh và có chút lương tri để nhận biết mặt nào nơi con người tôi, khía cạnh nào nơi cuộc đời chúng ta, lề lối, cung cách nào nơi đời sống đức tin của đoàn dân Thiên Chúa cần phải tẩy rửa vì đã nhiễm bẩn, thậm chí cần phải khử khuẩn vì đã nhiễm virus.
Thiếu tỉnh thức và thiếu lương thiện thì chắc chắn khó nhận ra hiện thực này. Chuyện thật dễ hiểu vì trong lãnh vực tinh thần và tâm linh khi nhiễm bẩn cách từ từ từng chút một theo ngày dài tháng rộng thì rất khó nhận diện tình trạng cũ kỹ, lỗi thời hay thậm chí là nhơ uế. Cũng tương tự như thế, các loại virus vốn là vô hình vô dạng dưới mắt thường. Virus tâm linh thì ngay cả kính hiển vi cũng đành bó tay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:36 16/11/2021
65. Cái đẹp bên đường khó mà chin muồi, cũng vậy, người sống trong thế gian khó mà duy trì nghĩa đức không có vết nhơ.
(Thánh John Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:40 16/11/2021
12. ĐỀU Ở ĐÂY
Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn triệu tập các võ tướng đến họp, xét hỏi quân số của các thống lĩnh quân đội. Các võ tướng biết chữ thì đem tất cả các số mục viết trên cái hốt, và đưa cái hốt cao lên, để hoàng đế xét duyệt.
Có một võ tướng không biết chữ, và không biết trên cái hốt của người khác có chữ, thế là cũng bắt chước như vậy vẽ cái hồ lô trên cái hốt và đưa cao trên trán của mình, dí vào gần hoàng đế lớn tiếng nói:
- “Bẩm cáo bệ hạ, số mục của quân đội đều ở đây”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 12:
Ngày xưa, có khi làm tướng mà không biết chữ bởi vì họ chỉ chuyên về võ nghệ, và tướng thì phải xông pha trận mạc, nên họ cũng không chú trọng đến chữ nghĩa cho lắm, cho nên mới có chuyện: tất cả các số mục quân đội đều ở cả trong cái hồ lô rượu.
Làm việc tông đồ trong thời đại ngày nay không phải chỉ thuộc lòng kinh bổn là đủ, nhưng còn phải suy tư kinh mình đọc và thực hành Lời Chúa mà mình đã nghe, bằng không thì đời sống đạo của mình cũng chỉ nằm trong... cái hồ lô rượu như ông quan võ mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu “ỷ” mình là đạo gốc, thuộc rất nhiều kinh, nên khi thấy người khác ít thuộc kinh bổn nhưng cầu nguyện nhiều, thì thắc mắc chê bai: đạo gì mà không biết ngắm đứng ngắm quỳ mùa thương khó !? Thế là họ dí tới gần cha sở nói: “Thưa cha, ngắm đứng ngắm quỳ thì đều ở đây cả, trong bụng của con đây, đừng để ông X...bà Z...ngắm, dở lắm?”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn triệu tập các võ tướng đến họp, xét hỏi quân số của các thống lĩnh quân đội. Các võ tướng biết chữ thì đem tất cả các số mục viết trên cái hốt, và đưa cái hốt cao lên, để hoàng đế xét duyệt.
Có một võ tướng không biết chữ, và không biết trên cái hốt của người khác có chữ, thế là cũng bắt chước như vậy vẽ cái hồ lô trên cái hốt và đưa cao trên trán của mình, dí vào gần hoàng đế lớn tiếng nói:
- “Bẩm cáo bệ hạ, số mục của quân đội đều ở đây”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 12:
Ngày xưa, có khi làm tướng mà không biết chữ bởi vì họ chỉ chuyên về võ nghệ, và tướng thì phải xông pha trận mạc, nên họ cũng không chú trọng đến chữ nghĩa cho lắm, cho nên mới có chuyện: tất cả các số mục quân đội đều ở cả trong cái hồ lô rượu.
Làm việc tông đồ trong thời đại ngày nay không phải chỉ thuộc lòng kinh bổn là đủ, nhưng còn phải suy tư kinh mình đọc và thực hành Lời Chúa mà mình đã nghe, bằng không thì đời sống đạo của mình cũng chỉ nằm trong... cái hồ lô rượu như ông quan võ mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu “ỷ” mình là đạo gốc, thuộc rất nhiều kinh, nên khi thấy người khác ít thuộc kinh bổn nhưng cầu nguyện nhiều, thì thắc mắc chê bai: đạo gì mà không biết ngắm đứng ngắm quỳ mùa thương khó !? Thế là họ dí tới gần cha sở nói: “Thưa cha, ngắm đứng ngắm quỳ thì đều ở đây cả, trong bụng của con đây, đừng để ông X...bà Z...ngắm, dở lắm?”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vua Sự Thật
Lm Vũđình Tường
21:47 16/11/2021
Một số người thự nhận là vua hay hoàng hậu tình yêu. Đức Kitô không hề nhận danh hiệu vua tình yêu nhưng tình yêu của Ngài trải dài cho toàn thể nhân loại, không trừ bất cứ ai, kể cả kẻ chủ trương giết Ngài, Ngài xin Chúa Cha tha cho họ.
'Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm' Lc 23,34.
Theo í nghĩa trên Đức Kitô chính là Vua của thứ tha. Ngài tự nguyện chết thay cho nhân loại. Ngài không phải là vua tình yêu hiểu theo í nghĩa xã hội về yêu thương, Ngài là vua tình yêu bất diệt. Khi xử Ngài, nhiều lần Philatô hỏi về Nước của Ngài. Đức Kitô nói với Philatô, ông không phải lo lắng vì nước của tôi, bởi nước của tôi không thuộc về thế gian này, nhưng là nước hằng sống. Philatô cảm thấy yên tâm và ông thấy không cần phải giết Đức Kitô, nhưng dân Do Thái đòi giết Đức Kitô. Philatô hỏi họ,
'Các ông muốn tôi giết vua các ông sao? Họ đáp 'Chúng tôi chỉ biết mình vua Caesar' Gn 19,16.
Chối bỏ vua nước trời, người ta nhận theo vua trần gian. Philatô cho viết bảng để phía trên thập tự,
'Jesu Nazareth, Vua dân Do Thái'.
Họ đòi Philatô thay đổi câu trên nhưng Philatô khẳng khác đáp lại họ,
Những gì ta đã viết ta đã viết'.
Như thế Đức Kitô chết trên thập tự c ông khai như là Vua Dân Do Thái.
Đức Kitô sống lại từ cõi chết thiết lập nước hằng sống. Ngài là vua chiến thắng tử thần, sa tan và tội lỗi. Ngài xuống trần gian ban cho nhân loại Bí Tích Thanh Tẩy để trở thành con cái sự sáng. Bí tích này là dấu chỉ người đó thuộc về Đức Kitô, con cái nước trời. Ngài xuống trần gian làm nhịp cầu nối kết, giao hoà giữa Thiên Chúa và nhân loại. Cuộc tử nạn của Ngài, mạo gai trên đầu mang í nghĩa cho những vấn đề gai góc cuộc đời. Thập giá nặng trên vai biểu tượng của những ai vất vả, khổ sở tranh đấu cho công bằng, công lí và bình an. Ngài treo trên thập tự kéo nhân loại gần Thiên Chúa hơn. Máu thánh Ngài đổ ra trong cuộc tử nạn biến máu các thánh tử đạo thành máu thánh vĩnh cửu. Vết thương cạnh sườn, lỗ đinh đóng xuyên chân tay biểu tượng vết thương chung của toàn thể nhân loại. Lời Ngài trả lời Philatô và lời hứa ban nước trời cho người trộm thống hối cho biết Ngài là vua toàn thể vũ trụ.
Đức Jêsu trả lời 'Nước tôi không thuộc về thế gian này.... Philatô hỏi: 'Vậy ông là vua sao? Đức Jêsu đáp: 'Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi'. Gn 18:33-38
Nước Đức Kitô không thuộc về thế gian này và Ngài từ chối chiến đấu cho nước trần gian. Vua trần gian đòi hỏi thần dân phục vụ và ngay cả hy sinh mạng sống cho vua. Đức Kitô, Vua Nước Trời đến phục vụ và hy sinh chính mạng sống mình cho môn đệ. Trên thập tự một kẻ cướp thống hối kêu xin Đức Kitô và ngài hứa ban ông nước hằng sống,
'Ông Jêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! Và Người nói với anh ta: 'Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng' Lc 23,43.
Đức Kitô tha tội cho kẻ cướp thống hối, ăn năn, Ngài là Vua tha thứ. Ngài là vua các bí tích trong đạo bởi các bí tích đều có nguồn gốc từ các giáo huấn của Đức Kitô. Đức Kitô còn là Vua sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi'... Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta Jn 1:14; Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu Đức Kitô với môn đệ mình khi ông giới thiệu Đức Kitô là 'Chiên Thiên Chúa'. Thời của Gioan 'chiên' được dùng làm lễ vật lễ tế Thiên Chúa. Khi giới thiệu Đức Kitô là 'Chiên Thiên Chúa' có lẽ Gioan cách nào đó biết Đức Kitô sẽ bị chết cách thảm thiết. Chính Gioan bị các thượng tế hạch hỏi ai cho phép ông là phép rửa. Gioan đáp,
'Đấng đến sau tôi, quyền thế, cao trọng và tôi không đáng cởi quai dép Ngài. Gn 1,27.
Dân chúng ca tụng Đức Kitô và coi Ngài là Đấng Messiah. Thượng Tế xử tội danh phạm thượng bằng cách đóng đinh vào thập giá. Với í nghĩa trên ta có thể khẳng định Gioan Tiền Hô tin Đức Kitô sẽ bị đóng đanh trên thập tự. Chính Đức Kitô xác nhận điều Gioan tiên đoán, khi Ngài nói,
'Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Môse đã giương cao con rắn trong samạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời' Gn 3,14
Đức Kitô là Vua cho những ai bước theo con đường Ngài chỉ dậy. Xin ơn trung thành, phó thác.
TiengChuong.org
King of Truth
Some people claim s/he is queen/ king of love. Jesus made no such claim, but His love was extended to all mankind. Jesus even forgave and prayed for those who persecuted Him. 'Father, forgive them; they do not know what they are doing' Lk 23;34. In this sense, Jesus is King of forgiveness. He volunteered to die for His love of mankind. He is not just King of love in the ordinary sense of the word, but King of everlasting love. At His trial, several times, Pilate asked about Jesus' kingdom. Jesus told Pilate not to worry about His Kingdom, because His Kingdom was not of this world, but of the eternal world. Since there was no threat; Pilate felt, there was no need to kill Jesus, but the Jews demanded Jesus' death. Pilate asked them 'Do you want me to crucify your king? They answered 'We have no king except Caesar'. Jn 19:16. Rejecting the heavenly King, they embraced their earthly king. Pilate officially declared Jesus' kingship when he placed an inscription over the cross, 'Jesus of Nazareth, the king of the Jews' Jn 19,19. The Jews wanted Pilate to change his inscription, but he insisted 'What I have written, I have written'. Jesus died on the cross, as King of Israel.
That Jesus rose from death established His New Kingdom. Jesus is the victorious King because He has conquered the power of sin and death. His baptism on earth gave birth to our Baptism, which is the everlasting 'trade mark' for those who believe in Jesus. He came to the world to establish the bridge connecting the Divinity to our humanity. His passion, the thorny crown on His head, brought meanings to our thorny issues of life. The cross on His shoulder exemplified our daily struggle to fight for justice and peace. His hanging on the cross drew us nearer to God. His blood poured on the cross glorified the blood of all holy martyrs. The wounds on His side, hands and feet represented the wounds of humanity. The answer He gave to Pilate, and His promise to the repentant thief confirmed Jesus Christ is King of the universe. Jesus answered Pilate,
'Mine is not a kingdom of this world... my kingdom is not this kind'. So you are a king then? Jesus answered, 'Yes, I am a king. I was born for this, I came into the world for this: to bear witness for the truth; and all who are on the side of truth listen to my voice' Jn 18:33-38.
Jesus made clear His kingdom was not of this world, and He refused to fight for an earthly kingdom. Earthly kings demand their subjects to serve them, to sacrifice for their safety. Jesus is King Who died for, sacrificed Himself and gave everlasting life for His disciples.
On the cross, one of the criminals pleaded with Him,
'Remember me when you come into your kingdom. Indeed, I promise you, he replied 'Today you will be with me in paradise'. Lk 23,43.
Jesus pardoned the criminal who asked for forgiveness. He is the King of reconciliation for those who wish to reconcile to Him. Jesus is King of the Sacraments, since all our Sacraments came from His teaching. He is King of truth, 'those who are on the side of truth listen to my voice'. The truth is 'The Word became flesh and lived among us' Jn 1:14. The Word was God Jn 1:1.
John the Baptist believed Jesus' Kingship was hidden on the cross, John told his disciples: 'Look, there is the Lamb of God that takes away the sin of the world' Jn 1;29. Jesus Himself confirmed John's belief in the statement that
'The Son of Man who is in heaven; and the Son of Man must be lifted up' Jn 3;13. Jesus is King of those who follow His way.
'Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm' Lc 23,34.
Theo í nghĩa trên Đức Kitô chính là Vua của thứ tha. Ngài tự nguyện chết thay cho nhân loại. Ngài không phải là vua tình yêu hiểu theo í nghĩa xã hội về yêu thương, Ngài là vua tình yêu bất diệt. Khi xử Ngài, nhiều lần Philatô hỏi về Nước của Ngài. Đức Kitô nói với Philatô, ông không phải lo lắng vì nước của tôi, bởi nước của tôi không thuộc về thế gian này, nhưng là nước hằng sống. Philatô cảm thấy yên tâm và ông thấy không cần phải giết Đức Kitô, nhưng dân Do Thái đòi giết Đức Kitô. Philatô hỏi họ,
'Các ông muốn tôi giết vua các ông sao? Họ đáp 'Chúng tôi chỉ biết mình vua Caesar' Gn 19,16.
Chối bỏ vua nước trời, người ta nhận theo vua trần gian. Philatô cho viết bảng để phía trên thập tự,
'Jesu Nazareth, Vua dân Do Thái'.
Họ đòi Philatô thay đổi câu trên nhưng Philatô khẳng khác đáp lại họ,
Những gì ta đã viết ta đã viết'.
Như thế Đức Kitô chết trên thập tự c ông khai như là Vua Dân Do Thái.
Đức Kitô sống lại từ cõi chết thiết lập nước hằng sống. Ngài là vua chiến thắng tử thần, sa tan và tội lỗi. Ngài xuống trần gian ban cho nhân loại Bí Tích Thanh Tẩy để trở thành con cái sự sáng. Bí tích này là dấu chỉ người đó thuộc về Đức Kitô, con cái nước trời. Ngài xuống trần gian làm nhịp cầu nối kết, giao hoà giữa Thiên Chúa và nhân loại. Cuộc tử nạn của Ngài, mạo gai trên đầu mang í nghĩa cho những vấn đề gai góc cuộc đời. Thập giá nặng trên vai biểu tượng của những ai vất vả, khổ sở tranh đấu cho công bằng, công lí và bình an. Ngài treo trên thập tự kéo nhân loại gần Thiên Chúa hơn. Máu thánh Ngài đổ ra trong cuộc tử nạn biến máu các thánh tử đạo thành máu thánh vĩnh cửu. Vết thương cạnh sườn, lỗ đinh đóng xuyên chân tay biểu tượng vết thương chung của toàn thể nhân loại. Lời Ngài trả lời Philatô và lời hứa ban nước trời cho người trộm thống hối cho biết Ngài là vua toàn thể vũ trụ.
Đức Jêsu trả lời 'Nước tôi không thuộc về thế gian này.... Philatô hỏi: 'Vậy ông là vua sao? Đức Jêsu đáp: 'Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi'. Gn 18:33-38
Nước Đức Kitô không thuộc về thế gian này và Ngài từ chối chiến đấu cho nước trần gian. Vua trần gian đòi hỏi thần dân phục vụ và ngay cả hy sinh mạng sống cho vua. Đức Kitô, Vua Nước Trời đến phục vụ và hy sinh chính mạng sống mình cho môn đệ. Trên thập tự một kẻ cướp thống hối kêu xin Đức Kitô và ngài hứa ban ông nước hằng sống,
'Ông Jêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! Và Người nói với anh ta: 'Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng' Lc 23,43.
Đức Kitô tha tội cho kẻ cướp thống hối, ăn năn, Ngài là Vua tha thứ. Ngài là vua các bí tích trong đạo bởi các bí tích đều có nguồn gốc từ các giáo huấn của Đức Kitô. Đức Kitô còn là Vua sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi'... Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta Jn 1:14; Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu Đức Kitô với môn đệ mình khi ông giới thiệu Đức Kitô là 'Chiên Thiên Chúa'. Thời của Gioan 'chiên' được dùng làm lễ vật lễ tế Thiên Chúa. Khi giới thiệu Đức Kitô là 'Chiên Thiên Chúa' có lẽ Gioan cách nào đó biết Đức Kitô sẽ bị chết cách thảm thiết. Chính Gioan bị các thượng tế hạch hỏi ai cho phép ông là phép rửa. Gioan đáp,
'Đấng đến sau tôi, quyền thế, cao trọng và tôi không đáng cởi quai dép Ngài. Gn 1,27.
Dân chúng ca tụng Đức Kitô và coi Ngài là Đấng Messiah. Thượng Tế xử tội danh phạm thượng bằng cách đóng đinh vào thập giá. Với í nghĩa trên ta có thể khẳng định Gioan Tiền Hô tin Đức Kitô sẽ bị đóng đanh trên thập tự. Chính Đức Kitô xác nhận điều Gioan tiên đoán, khi Ngài nói,
'Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Môse đã giương cao con rắn trong samạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời' Gn 3,14
Đức Kitô là Vua cho những ai bước theo con đường Ngài chỉ dậy. Xin ơn trung thành, phó thác.
TiengChuong.org
King of Truth
Some people claim s/he is queen/ king of love. Jesus made no such claim, but His love was extended to all mankind. Jesus even forgave and prayed for those who persecuted Him. 'Father, forgive them; they do not know what they are doing' Lk 23;34. In this sense, Jesus is King of forgiveness. He volunteered to die for His love of mankind. He is not just King of love in the ordinary sense of the word, but King of everlasting love. At His trial, several times, Pilate asked about Jesus' kingdom. Jesus told Pilate not to worry about His Kingdom, because His Kingdom was not of this world, but of the eternal world. Since there was no threat; Pilate felt, there was no need to kill Jesus, but the Jews demanded Jesus' death. Pilate asked them 'Do you want me to crucify your king? They answered 'We have no king except Caesar'. Jn 19:16. Rejecting the heavenly King, they embraced their earthly king. Pilate officially declared Jesus' kingship when he placed an inscription over the cross, 'Jesus of Nazareth, the king of the Jews' Jn 19,19. The Jews wanted Pilate to change his inscription, but he insisted 'What I have written, I have written'. Jesus died on the cross, as King of Israel.
That Jesus rose from death established His New Kingdom. Jesus is the victorious King because He has conquered the power of sin and death. His baptism on earth gave birth to our Baptism, which is the everlasting 'trade mark' for those who believe in Jesus. He came to the world to establish the bridge connecting the Divinity to our humanity. His passion, the thorny crown on His head, brought meanings to our thorny issues of life. The cross on His shoulder exemplified our daily struggle to fight for justice and peace. His hanging on the cross drew us nearer to God. His blood poured on the cross glorified the blood of all holy martyrs. The wounds on His side, hands and feet represented the wounds of humanity. The answer He gave to Pilate, and His promise to the repentant thief confirmed Jesus Christ is King of the universe. Jesus answered Pilate,
'Mine is not a kingdom of this world... my kingdom is not this kind'. So you are a king then? Jesus answered, 'Yes, I am a king. I was born for this, I came into the world for this: to bear witness for the truth; and all who are on the side of truth listen to my voice' Jn 18:33-38.
Jesus made clear His kingdom was not of this world, and He refused to fight for an earthly kingdom. Earthly kings demand their subjects to serve them, to sacrifice for their safety. Jesus is King Who died for, sacrificed Himself and gave everlasting life for His disciples.
On the cross, one of the criminals pleaded with Him,
'Remember me when you come into your kingdom. Indeed, I promise you, he replied 'Today you will be with me in paradise'. Lk 23,43.
Jesus pardoned the criminal who asked for forgiveness. He is the King of reconciliation for those who wish to reconcile to Him. Jesus is King of the Sacraments, since all our Sacraments came from His teaching. He is King of truth, 'those who are on the side of truth listen to my voice'. The truth is 'The Word became flesh and lived among us' Jn 1:14. The Word was God Jn 1:1.
John the Baptist believed Jesus' Kingship was hidden on the cross, John told his disciples: 'Look, there is the Lamb of God that takes away the sin of the world' Jn 1;29. Jesus Himself confirmed John's belief in the statement that
'The Son of Man who is in heaven; and the Son of Man must be lifted up' Jn 3;13. Jesus is King of those who follow His way.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Công Giáo ở Belarus kêu gọi cầu nguyện cho người di cư
Đặng Tự Do
17:54 16/11/2021
Hôm thứ Tư, Giáo Hội Công Giáo Belarus đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho những người di cư và tị nạn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng tại biên giới nước này với Ba Lan.
Lời kêu gọi được công bố vào ngày 10 tháng 11 trên trang web của Giáo hội, Catholic.by.
“Vào thời điểm một cuộc khủng hoảng nhân đạo thực sự đang diễn ra ở biên giới của đất nước chúng ta, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất, tức là người di cư và người tị nạn”.
Ba Lan, một quốc gia Trung Âu với dân số 38 triệu người, đã gửi quân đến biên giới với Belarus sau khi số lượng người di cư kỷ lục, chủ yếu từ Trung Đông, đang áp sát biên giới.
Chính phủ Ba Lan, Liên minh Âu Châu và NATO đã cáo buộc Belarus giúp người di cư tập trung tại biên giới. Chính phủ Belarus, do Tổng thống Alexander Lukashenko đứng đầu, phủ nhận cáo buộc này.
Các quan chức Ba Lan cho rằng Belarus, một quốc gia Đông Âu không hề có 1cm biển nào với dân số 9.5 triệu người, đang gây ra cuộc khủng hoảng để đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh Âu Châu sau khi ông Lukashenko tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gian lận vào tháng 8 năm 2020.
Cuộc khủng hoảng biên giới cũng đã ảnh hưởng đến Latvia và Lithuania, cả hai đều là các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu láng giềng với Belarus.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak hôm 10 tháng 11 cho biết “đã có nhiều nỗ lực xâm phạm biên giới Ba Lan trong đêm”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng minh của ông Lukashenko, can thiệp để chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus cũng đã đăng một báo cáo về các bình luận của Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan Hệ Với Các Dân Nước của Vatican, tại thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga hôm 9 tháng 11.
Phát biểu tại cuộc họp báo được truyền trực tiếp cùng với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói rằng Vatican đang thực hiện một cách tiếp cận “khá khách quan” đối với cuộc khủng hoảng biên giới.
“Về cuộc khủng hoảng tức thời đang diễn ra, ở biên giới giữa Belarus, Litva, Belarus và Ba Lan, tôi nghĩ rằng lập trường của Tòa thánh là khá khách quan đối với sự khuyến khích mà chúng tôi dành cho các nhà chức trách trên toàn Âu Châu là đảm nhận trách nhiệm của họ đối với người di cư và người tị nạn”, ngài nói.
“Và do đó, chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người nhận trách nhiệm của mình và giải quyết những gì rõ ràng là một cuộc khủng hoảng nhân đạo rất nghiêm trọng.”
Ngài lưu ý rằng Giáo hội ở Ba Lan đã “chỉ trích cách tiếp cận của các nhà chức trách và đang cố gắng khuyến khích một cách tiếp cận nhân đạo hơn và linh hoạt hơn.”
“Tôi nghĩ rằng các giám mục của Ba Lan, chẳng hạn, đã phần nào không đồng tình với sự phản đối của các nhà chức trách. Và tôi nghĩ rằng tiếng nói của Giáo hội là khuyến khích tất cả mọi người hãy coi tình trạng này không phải là vấn đề của những con số, mà là của những người, giống như những người còn lại, những người thấy mình ở một vị trí rất nghiêm trọng. Và những người đang phải giải quyết về vấn đề này rõ ràng là đang phải gánh trên vai trách nhiệm rất lớn”.
Ngoại trưởng Lavrov nói rằng cuộc khủng hoảng cần được giải quyết với sự “tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế”.
“Điều quan trọng là không được quên gốc rễ của những vấn đề này. Nguyên nhân là do chính sách lâu dài của các nước phương Tây, bao gồm cả các thành viên NATO và Liên minh Âu Châu, đối với Trung Đông và Bắc Phi.”
“Phương Tây đang cố gắng áp đặt phiên bản của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các quốc gia này, và cách giải thích về nền dân chủ mà họ đang thúc đẩy trên toàn thế giới. Khi phương Tây gặp ít kháng cự nhất, họ đã tung ra các liên doanh quân sự. Iraq bị ném bom dưới một chiêu bài giả, nhà nước Libya bị phá hủy và có các cuộc tấn công vào Syria. Những dự án này và các hoạt động mạo hiểm khác của các nước phương Tây của chúng ta đã kích hoạt dòng người tị nạn chưa từng có”.
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tổ chức một cuộc quyên góp trong tháng này cho những người di cư đang đối mặt với tình trạng xấu đi ở biên giới của đất nước với Belarus.
Trang web của Giáo Hội ở Belarus đang khuyến khích người Công Giáo đọc lời cầu nguyện sau:
Lạy Chúa nhân từ, xin cho những người tị nạn và di cư,
bị tước đoạt nhà cửa, gia đình và tất cả những gì họ biết,
cảm thấy sự hiện diện của Chúa tràn ngập tình yêu.
Làm ấm trái tim của trẻ em và người già,
cũng như của những người yếu nhất.
Xin cho họ cảm thấy rằng Chúa đang ở gần,
như Chúa đã gần gũi Thánh Gia
khi họ tị nạn ở Ai Cập.
Xin giúp họ tìm thấy một ngôi nhà mới và những hy vọng mới.
Hãy mở rộng trái tim để chúng con chấp nhận họ
như chị em và anh em,
và nhìn thấy trên gương mặt họ, Con của Ngài, Chúa Giêsu.
Amen.
Source:Catholic News Agency
Aleteia: Ngày Thế Giới Vì Người Nghèo đã được thành lập một cách hết sức kỳ lạ
Đặng Tự Do
17:55 16/11/2021
Một lời bình luận đơn giản trong phòng thánh là cách Chúa Thánh Thần nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong chuyến hành hương với người nghèo tới Assisi vào ngày 12 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã để lại lời cảm ơn hai người Pháp có mặt trong cuộc họp: Đó là Đức Hồng Y Philippe Barbarin, tổng giám mục hiệu tòa của Lyon, và ông Étienne Villemain, người sáng lập Hiệp hội Lazare và chủ tịch của Hiệp hội Fratello, người là nguồn cảm hứng đằng sau Ngày Thế Giới Vì Người Nghèo.
Quay sang vị Hồng Y đi cùng một nhóm đến từ Pháp, Đức Thánh Cha tuyên bố: “Ngài là một trong những người nghèo, ngài cũng đã trải qua kinh nghiệm nghèo đói, bị bỏ rơi, không tin tưởng vào phẩm giá. Và ngài đã tự bảo vệ mình bằng sự im lặng và cầu nguyện.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảm ơn sự giúp đỡ của ngài đối với phong trào Fratello.
Vào ngày 30 tháng Giêng năm 2020, Đức Hồng Y Barbarin đã được Tòa phúc thẩm Lyon trắng án trong một phiên tòa nơi ngài bị buộc tội không khai báo về việc lạm dụng của cựu linh mục Bernard Preynat.
Trong thời gian này, Đức Giáo Hoàng đã không chấp nhận đơn từ chức của vị Hồng Y mà vị Hồng Y đã yêu cầu. Đức Giáo Hoàng chỉ chấp nhận sau đó vào ngày 6 tháng 3, khi mọi sự đã sáng tỏa, và tòa án Pháp đã minh oan cho Đức Hồng Y.
Tờ I Media đã nói chuyện với ngài vào cuối buổi lễ. Đức Hồng Y cho biết ngài rất vui mừng với việc Ngày Thế giới vì Người nghèo đã phát triển như thế nào, đó là “một ân sủng dành riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nghèo đói là chìa khóa để đọc toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài”.
Ngay trước khi đề cập đến Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ ra người sáng lập Fratello, là ông Étienne Villemain.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích Villemain là nguồn cảm hứng của Ngày Thế giới Người nghèo năm 2016 như thế nào.
Tôi muốn cảm ơn Chúa đã mang đến ý tưởng về Ngày của người nghèo này. Một ý tưởng được sinh ra theo một cách hơi kỳ lạ, trong một phòng thánh. Tôi chuẩn bị cử hành thánh lễ và một trong các vị đồng tế - tên ngài là Étienne - anh chị em có biết ngài không? Étienne đưa ra gợi ý cho tôi: “Hãy thiết lập Ngày của người nghèo”. Tôi đi ra ngoài và cảm thấy rằng Chúa Thánh Thần ở bên trong, đang bảo tôi làm điều đó. Vì thế, mọi thứ bắt đầu: từ lòng dũng cảm của một trong các anh chị em, người có can đảm để mang mọi thứ về phía trước. Tôi cảm ơn anh ấy vì công việc của anh ấy trong những năm qua và công việc của nhiều người đã đồng hành cùng anh ấy.
Source:Aleteia
Báo cáo về tình trạng lạm dụng trong Giáo Hội ở Hoa Kỳ: Những trường hợp gần đây hiếm khi xảy ra, nhưng những con số lịch sử cho thấy di sản đau thương
Đặng Tự Do
17:55 16/11/2021
Theo báo cáo mới nhất về tình trạng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ, đã có những dấu hiệu tiến bộ trong nỗ lực ngăn chặn lạm dụng tình dục trẻ em, với dưới hai mươi cáo buộc mới về lạm dụng gần đây của các giáo sĩ,.
Đồng thời, hơn 4,200 cáo buộc mới về lạm dụng trong lịch sử đã được báo cáo và khoảng 35% giáo phận và giáo phận thiếu quy trình chính thức để kiểm tra các giáo xứ về thực hành bảo vệ trẻ em.
Báo cáo thường niên về các Phát hiện và Khuyến nghị về việc Thực hiện Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh thiếu niên đã được Ban Thư ký Bảo vệ Trẻ em và Thanh niên của các Giám mục Hoa Kỳ công bố ngày 9 tháng 11. Đây là báo cáo thứ mười tám kể từ khi Hiến Chương Dallas được thực hiện vào năm 2002.
Báo cáo liên quan đến năm kiểm toán kéo dài từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
Suzanne Healey, chủ tịch Hội đồng Rà soát Quốc gia, cho biết cuộc kiểm toán đã xác định được 22 cáo buộc lạm dụng xảy ra gần đây. Trong mỗi trường hợp, các cơ quan dân sự cũng được thông báo về cáo buộc để cơ quan thực thi pháp luật địa phương có thể giải quyết các vấn đề khi cần thiết.
Những trường hợp này đại diện cho 0.5% tất cả các báo cáo mà Giáo hội biết được trong giai đoạn kiểm toán.
“Thực tế là 4,228 cáo buộc nhận được có tính chất lịch sử, tức là nạn nhân bị cáo buộc hiện là người lớn và việc lạm dụng đã xảy ra trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ trước, cũng là một lời nhắc nhở rằng nỗi đau của quá khứ vẫn còn và chúng ta với tư cách là một Giáo hội phải tiếp tục vươn tới tất cả những người đã bị hại bất kể sự kiện xảy ra khi nào,” cô nói trong báo cáo.
“Các tài liệu kiểm toán năm nay, một lần nữa, cho thấy rằng các trường hợp có hành vi sai trái tình dục của các linh mục liên quan đến trẻ vị thành niên ngày nay rất hiếm trong Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ,” chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Tổng giám mục Jose Gomez của Los Angeles cho biết trong lời nói đầu của báo cáo. “Theo kết quả kiểm toán mới nhất này, năm ngoái chỉ có 22 cáo buộc hiện nay trên toàn quốc liên quan đến trẻ vị thành niên; trong số này khoảng một phần tư đã được chứng minh cho đến nay. Những người vi phạm đã bị loại bỏ khỏi chức vụ. Mọi cáo buộc đều được báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật”.
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Như chúng ta biết, một cáo buộc lạm dụng cũng là quá nhiều. Tôi và các giám mục anh em của tôi vẫn cam kết duy trì cảnh giác trong việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương, đồng thời cung cấp lòng thương cảm và sự tiếp cận với nạn nhân là nạn nhân của sự lạm dụng.”
Khoảng 65% giáo phận hoặc giáo xứ có quy trình nội bộ chính thức để kiểm tra các giáo xứ về các thực hành môi trường an toàn.
Chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ một lần nữa xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng.
“Thay mặt cho các giám mục anh em của tôi, tôi một lần nữa muốn bày tỏ nỗi buồn và lời xin lỗi của chúng tôi đối với tất cả những người đã phải chịu đựng dưới bàn tay của một ai đó trong Giáo hội. Mặc dù chúng tôi không thể trả lại cho bạn những gì đã lấy từ bạn, nhưng chúng tôi cam kết làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp bạn chữa lành và chống lại tai họa lạm dụng trong Giáo hội và trong xã hội rộng lớn hơn.”
Source:Catholic News Agency
Giáo sư phụ giảng chủng viện rơi vào vòng lao lý vì nóng giận
Đặng Tự Do
06:33 16/11/2021
Hôm thứ Ba, một cựu giáo sư của một chủng viện Công Giáo của giáo phận Buffalo, hiện đã đóng cửa, đã bị kết án một năm tù vì đưa ra những lời lẽ đe dọa đối với một nhà báo đưa tin về cáo buộc lạm dụng tình dục ở đó.
WKBW-TV đưa tin rằng Giáo sư Paul Lubienecki, 63 tuổi, đã nhận tội đe dọa tại Tòa án quận Hoa Kỳ.
Ông là giáo sư trợ giảng tại Chủng viện Chúa Kitô Vua khi để lại các tin nhắn thoại đe dọa cho một cựu phóng viên đài truyền hình WKBW-TV, tên là Charlie Specht, trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020. Specht đã tung lên mặt báo các cáo buộc lạm dụng tình dục tại chủng viện và cho rằng Đức Cha Giám mục Richard Malone đã không có những hành động cần thiết để đối phó. Mặc dù hầu hết các cáo buộc này đã được chứng minh là vô căn cứ, Đức Cha Malone đã từ chức vào tháng 12 năm 2019, để dọn đường cho các cuộc điều tra.
Sau khi Giáo phận Công Giáo Buffalo thông báo rằng họ sẽ đóng cửa chủng viện vào tháng 2 năm 2020, Giáo sư Lubienecki đã nổi nóng để lại một tin nhắn thoại trên điện thoại của Specht rằng, “Tôi sẽ tìm thấy bạn. Tôi sẽ giết bạn.”
Hành động của Giáo sư Lubienecki có thể hiểu được vì ông vì thấy bất bình trước các cáo buộc vô căn cứ, và bất thình lình mất công ăn việc làm trong thời đại dịch kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, câu chuyện trở nên rất lớn. Sau khi nhận được lời đe dọa này, Specht khai báo với cảnh sát và sau đó cùng gia đình tạm thời chuyển đến một địa điểm không được tiết lộ và được bảo đảm an ninh riêng. Lubienecki bị bắt vài ngày sau đó.
Specht nói với WKBW-TV vào thời điểm đó: “Chúng tôi rất sốc, ngạc nhiên và sợ hãi. Tôi có cảm giác rằng người này - dù họ là ai - đã dành hàng tháng trời để quấy rối tôi về những điều thực sự cá nhân, và giờ đang đe dọa bạo lực. Tôi muốn gia đình tôi được bình yên. Chúng tôi đặt niềm tin vào cơ quan thực thi pháp luật để tìm ra kẻ đã làm việc này”.
Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ cho Quận Tây của New York cho biết trong một tuyên bố rằng Giáo sư Lubienecki đã thực hiện các bước cần thiết để che dấu số điện thoại của mình khi để lại tin nhắn trên điện thoại của Specht. Cảnh sát địa phương đã không tìm ra, nhưng Cục Điều tra Liên bang FBI đã điều tra vụ việc và tìm ra Giáo sư Lubienecki.
Source:Crux
Nhà báo Mỹ bị kết án 11 năm tù ở Miến Điện
Đặng Tự Do
06:34 16/11/2021
Hôm thứ Sáu, một tòa án quân sự Miến Điện đã kết án một nhà báo Mỹ 11 năm tù giam vì tội lập hội trái pháp luật, kích động chống lại quân đội và vi phạm các quy định về thị thực, người chủ của anh ta cho biết như trên.
Theo một nhóm giám sát địa phương, quân đội đã siết chặt báo chí kể từ khi lên nắm quyền trong cuộc đảo chính hồi tháng Hai, bắt giữ hàng chục những nhà báo chỉ trích hoạt động trấn áp bất đồng chính kiến khiến hơn 1,200 người thiệt mạng.
Danny Fenster, người đã làm việc cho công ty địa phương Frontier Myanmar trong khoảng một năm, đã bị bắt vào tháng 5 khi anh ta cố gắng rời khỏi đất nước để về gặp gia đình.
“Frontier Myanmar vô cùng thất vọng về quyết định hôm nay kết tội Tổng biên tập điều hành của họ, Danny Fenster, với ba tội danh và áp dụng bản án tù tổng cộng 11 năm,” cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.
Fenster, người đã bị giam giữ tại nhà tù Insein của Yangon kể từ khi bị giam giữ, cũng phải đối mặt với cáo buộc kích động và khủng bố, có thể khiến anh ta bị tù chung thân.
Frontier Myanmar cho biết: “Tất cả mọi người tại Frontier đều thất vọng và ngỡ ngàng trước phán quyết này.
“Chúng tôi chỉ muốn thấy Danny được trả tự do càng sớm càng tốt để anh ấy có thể về nhà với gia đình.”
Cố vấn cấp cao của Crisis Group Myanmar, Richard Horsey, mô tả phán quyết này của tòa án là “quá đáng”.
Ông nói với AFP: “Nó gửi một thông điệp không chỉ tới các nhà báo quốc tế… mà cả các nhà báo Miến Điện rằng việc đưa tin một cách trung thực về tình hình có thể khiến họ phải ngồi tù nhiều năm”.
Ông lưu ý rằng các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đang làm việc để trả tự do cho ông.
“Nó sẽ được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao và hy vọng rất nhanh chóng,” ông nói.
“Nhưng rõ ràng phán quyết này là một trở ngại lớn đối với các nỗ lực của Hoa Kỳ.”
Việc tuyên án diễn ra vài ngày sau khi cựu quan chức ngoại giao Mỹ và nhà đàm phán con tin Bill Richardson gặp Tư Lệnh Quân Đội Min Aung Hlaing ở thủ đô Naypyidaw, trao cho chính quyền ngày càng bị cô lập một cơ hội hiếm hoi được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Richardson, từ chối cung cấp thêm chi tiết, cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu ông không nêu ra trường hợp của Fenster trong chuyến thăm của mình.
Miến Điện đã chìm trong hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính hồi tháng Hai. Quân đội cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình dân chủ lan rộng và bắt bớ những người bất đồng chính kiến.
Hơn 1,200 người đã bị giết bởi các lực lượng an ninh.
Báo chí cũng bị siết chặt khi chính quyền cố gắng thắt chặt việc kiểm soát luồng thông tin, hạn chế truy cập internet và thu hồi giấy phép của các hãng truyền thông địa phương.
Theo Reporting ASEAN, một nhóm giám sát, hơn 100 nhà báo đã bị bắt giữ kể từ khi vụ việc xảy ra, đến nay 31 người vẫn đang bị giam giữ.
Source:Licas News
Người phụ nữ Công Giáo Thái Lan dùng câu chuyện cuộc đời mình để khiến nhiều người biết Chúa hơn
Đặng Tự Do
06:34 16/11/2021
Mary Mehorn Mativachranon tin rằng kinh nghiệm sống của mình có thể là cầu nối đưa mọi người đến gần Chúa hơn
Bà đã 55 tuổi khi được rửa tội vào năm 1996, nhưng câu chuyện cuộc đời của bà, bao gồm cả việc đối mặt với những tội danh mà bà không phạm phải, đã trở thành nguồn cảm hứng cho người dân Thái Lan tìm đến Chúa.
Mary Mehorn Mativachranon, hiện đã 80 tuổi, tin rằng kinh nghiệm sống của mình, mà bà đã viết trong cuốn sách có tựa đề “Di chuyển ngọn núi”, có thể là cầu nối để đưa mọi người đến gần Chúa hơn.
Trong những năm tháng thử thách và gian khổ, Ma-ri đã đến với Thiên Chúa. Cuốn sách của bà đã rất thành công ngay lập tức không chỉ ở Thái Lan mà trên toàn thế giới.
Sau đó, bà đã quyên góp tất cả số tiền thu được từ việc bán sách của mình cho các dự án giúp đỡ những phụ nữ gặp nạn.
Trong trận đại dịch, và chứng kiến những người dân nghèo ở Thái Lan phải chịu đựng như thế nào, Mary và một nhóm bạn đã khởi xướng chương trình họ gọi là “Không lãng phí thực phẩm” để nuôi những người đói.
Để làm cho dự án bền vững, người phụ nữ đã thành lập một quỹ mang tên VV Share, hoạt động chặt chẽ với tổ chức hành động xã hội Caritas của Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan.
Mary bắt đầu dự án sau khi biết rằng Liên đoàn các Bề trên Các Dòng ở Thái Lan đã thành lập một dự án mang tên “Chăm sóc và Chia sẻ: Thực phẩm cho tất cả mọi người” từ năm 2018 để phân phát thực phẩm cho những người ở các nơi tạm trú khác nhau.
Nhìn thấy cơ hội để có thể giúp đỡ, Mary đã nỗ lực với các nữ tu, giáo sĩ và giáo dân trong nước “để mang lại mối liên kết độc đáo của tình yêu Kitô giáo với Thái Lan,” phù hợp với “công cuộc truyền bá phúc âm hóa mới” của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Kể từ tháng 3 năm nay, nhóm của Mary đã có thể quyên góp hơn 17,000 kg thực phẩm, đã được biến thành 68,885 bữa ăn cho người nghèo. Họ cũng có thể phân phát 16,000 hộp thức ăn trong thời gian cao điểm của đại dịch năm ngoái.
Vào năm 2019, trong chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thái Lan, Mary đã có cơ hội tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng để trình bày cuốn sách của cô, “Di chuyển ngọn núi” và bức thư bày tỏ sự ủng hộ của cô đối với thông điệp Laudato si '.
Bà nói: “Chúng ta phải chấm dứt văn hóa lãng phí. Chúng ta, những người cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta lương thực hàng ngày phải dám biến những đau khổ đang diễn ra trên thế giới thành những đau khổ của cá nhân chúng ta”.
Mary nói với LiCAS News rằng bà “vô cùng vui mừng” khi nhận được một lá thư từ Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng nói với Mary rằng ngài rất vui mừng khi biết được tại Thái Lan đang diễn ra “loại hoạt động gần gũi với trái tim tôi, để đáp ứng nhu cầu của nhân loại ngày nay”.
“Tôi khuyến khích các bạn tiếp tục sự nghiệp xứng đáng này,” Đức Thánh Cha viết cho Mary.
Mary cho biết “những lời” của Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích bà tiếp tục công bố tình yêu của Thiên Chúa qua các công việc bác ái của mình.
Mary nói: “Đây là tính đồng nghị theo đúng nghĩa, khi đề cập đến quá trình tham vấn toàn cầu kéo dài hai năm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi động vào tháng trước”.
Source:Licas News
Kết quả các cuộc bầu cử các chủ tịch Ủy ban USCCB
Đặng Tự Do
17:56 16/11/2021
Hôm 16 tháng 11, tại Baltimore, trong khuôn khổ phiên khoáng đại mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, các Giám Mục đã bầu sáu chủ tịch mới. Chủ tịch được bầu sẽ giữ vai trò này trong một năm trước khi đảm nhận chính thức vị trí “chủ tịch” tại Đại hội đồng mùa thu năm 2022.
Đức Cha James F. Checchio của Metuchen đã được nhiều phiếu hơn Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne của Seattle với kết quả 135 so với 106 và được tuyên bố là thủ quỹ mới của Ủy ban Tài chính và Ngân sách.
Đức Cha Earl Boyea của Lansing được bầu làm chủ tịch Ủy ban về Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi với số phiếu 137 so với Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver được 103 phiếu.
Trong cuộc bầu cử sít sao nhất trong ngày, Đức Cha Steven Lopes của Giáo Hạt Tòng Nhân Ngai Tòa Thánh Phêrô được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Phụng Tự với 121 phiếu, hơn Đức Tổng Giám Mục Mitchell Rozanski của St. Louis chỉ có 1 phiếu.
Các giám mục đã bầu Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của tổng giáo phận Công Giáo Đông phương Ukraine ở Philadelphia làm chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn với 125 phiếu. Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois chỉ được 116 phiếu.
Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Los Angeles, được bầu làm chủ tịch Ủy ban Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Thanh niên với 140 phiếu so với 103 phiếu dành cho Đức Cha Edward Burns của Dallas.
Cuối cùng, Đức Cha Mark Seitz của El Paso đã trở thành chủ tịch mới được bầu của Ủy ban Di cư với 127 phiếu. Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami chỉ được 116 phiếu.
Các giám mục cũng bầu ba giám mục vào ban giám đốc của Catholic Relief Services, tức là, Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo, gọi tắt là CRS. Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng Giáo phận Quân Đội Hoa Kỳ, và Đức Cha Oscar Solis của Salt Lake đã được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ hai, là nhiệm kỳ cuối cùng, và Đức Cha Donald Hying của Madison cũng được bầu vào hội đồng quản trị CRS.
Source:Catholic News AgencyUSCCB chairmen elections: Who came out on top?
Đức Cha James F. Checchio của Metuchen đã được nhiều phiếu hơn Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne của Seattle với kết quả 135 so với 106 và được tuyên bố là thủ quỹ mới của Ủy ban Tài chính và Ngân sách.
Đức Cha Earl Boyea của Lansing được bầu làm chủ tịch Ủy ban về Giáo sĩ, Đời sống Thánh hiến và Ơn gọi với số phiếu 137 so với Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver được 103 phiếu.
Trong cuộc bầu cử sít sao nhất trong ngày, Đức Cha Steven Lopes của Giáo Hạt Tòng Nhân Ngai Tòa Thánh Phêrô được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Phụng Tự với 121 phiếu, hơn Đức Tổng Giám Mục Mitchell Rozanski của St. Louis chỉ có 1 phiếu.
Các giám mục đã bầu Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak của tổng giáo phận Công Giáo Đông phương Ukraine ở Philadelphia làm chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn với 125 phiếu. Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois chỉ được 116 phiếu.
Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Los Angeles, được bầu làm chủ tịch Ủy ban Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Thanh niên với 140 phiếu so với 103 phiếu dành cho Đức Cha Edward Burns của Dallas.
Cuối cùng, Đức Cha Mark Seitz của El Paso đã trở thành chủ tịch mới được bầu của Ủy ban Di cư với 127 phiếu. Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami chỉ được 116 phiếu.
Các giám mục cũng bầu ba giám mục vào ban giám đốc của Catholic Relief Services, tức là, Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo, gọi tắt là CRS. Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng Giáo phận Quân Đội Hoa Kỳ, và Đức Cha Oscar Solis của Salt Lake đã được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ hai, là nhiệm kỳ cuối cùng, và Đức Cha Donald Hying của Madison cũng được bầu vào hội đồng quản trị CRS.
Source:Catholic News Agency
Sứ thần Tòa Thánh và Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đồng điệu tại hội nghị mùa thu
Vũ Văn An
23:08 16/11/2021
Nhận định về hội nghị mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại Baltimore, tờ The Pillar cho rằng bất luận như thế nào, các cuộc họp trực tuyến cũng không thể thay thế các cuộc họp trực tiếp. Không giáp mặt nhau hình như người ta không nể nang gì nhau bao nhiêu. Nên phiên họp trực tuyến hồi tháng 6 năm nay, phần lớn nhằm đánh bóng cá nhân và do đó gây chia rẽ, hơn là nhất trí giữa các giám mục. Lần này, họp trực tiếp, dù sao, người ta cũng thận trọng hơn và nhờ thế bầu khí thân thiện hơn.
Điều ấy, theo Crux, được Đức Cha Andrew Cozzens, Chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa và Giáo lý, Ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo văn kiện “The Mystery of the Eucharist in the Life of the Church” (Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo Hội), xác nhận. Theo ngài, vào hôm thứ Hai, khi các Giám Mục họp kín để thảo luận riêng về văn kiện này, các cuộc đàm luận trực tiếp về nó đã diễn ra trong một giọng điệu khác hẳn, so với phiên họp hồi tháng 6 năm nay. Và ngài tin, ngoài một vài sửa đổi nho nhỏ về cách dùng từ ra, văn kiện sẽ được thông qua.
Ngài rõ ràng qui khía cạnh tích cực này cho hình thức gặp mặt trực tiếp. Ngài gọi hình thức này là một hồng phúc cả về khía cạnh hiệu năng lẫn tình huynh đệ: “Quả là một hồng phúc được ở với nhau vì bạn sẽ được nhìn thấy nhau và cảm nghiệm được một số khía cạnh huynh đệ trong việc được ở bên nhau, điều mà bạn không thể thực sự nắm được cách khác thế”.
Bên lề
Nhưng theo tờ The Pillar, trong khi bên trong hòa hoãn như thế, thì bên ngoài hay bên lề, sóng gió hình như chưa chịu yên. Thực vậy, cùng ngày đầu tiên của hội nghị, có hai cuộc biểu tình với chủ đề hoàn toàn chống chọi nhau đã diễn ra ở bên ngoài khách sạn nơi tổ chức hội nghị. Một cuộc thúc giục các Giám Mục ngăn cấm các chính trị gia phò phá thai rước lễ. Cuộc kia, trái lại, cho rằng không nên cấm họ tiếp nhận Thánh Thể.
Cuộc đầu gọi là “Cuộc Diễn Hành Nam Giới” (“The Men’s March”) có đến 200 người tụ tập trước tòa nhà của công ty chuyên phá thai Planned Parenthood ở Baltimore sau đó tiến về phía Hội nghị. Họ muốn các Giám Mục “đối diện với thực tại của việc sát hại tập thể liên tiếp hàng ngày những trẻ chưa sinh”.
Nhiều người mang biểu ngữ với hàng chữ “Hãy chấp pháp điều 915 giáo luật” nghĩa cụ thể là không cho những người Công Giáo nào cố chấp trong các tội công khai và nghiêm trọng rước lễ.
Tuy gọi là “Cuộc Diễn Hành Nam Giới” nhưng không thiếu phụ nữ tham gia. Giải thích tại sao lại gọi là Cuộc Diễn Hành Nam Giới, người tổ chức cho hay: “luôn có nam giới liên hệ tới bất cứ vụ phá thai nào, và nam giới chắc chắn là thành phần lớn lao của vấn đề này. Nên nam giới phải là một thành phần giải quyết nó”.
Trong khi “Cuộc Diễn Hành Nam Giới” đang đọc kinh Mân Côi trước khách sạn của Hội Nghị, thì một nhóm khác diễn hành quanh khách sạn với một thông điệp hoàn toàn khác. Tên của họ là “Catholic Organizations for Renewal” (Các Tổ chức Canh tân Công Giáo), tự cho mình là “một liên minh gồm các nhóm Công Giáo cấp tiến do giáo dân lãnh đạo chống lại việc chính trị hóa Rước Lễ”. Họ gọi cuộc biểu dương lực lượng của họ là “Bread not Stones” (Bánh chứ không phải Đá). Có điều, họ chỉ tụ tập được chừng 50 người để “kêu gọi lương tâm các Giám Mục” và “chống việc thử nghiệm tính chính thống ở bàn ăn của Chúa Giêsu”.
Điều nghịch lý là họ bảo ta không nên chính trị hóa việc Rước lễ, nhưng ban tổ chức cuộc diễn hành lại nhấn mạnh, như Jamie Manson, cựu bỉnh bút của tờ National Catholic Reporter, rằng dù dự thảo văn kiện về Thánh Thể không trực tiếp kêu gọi việc ngăn cấm các chính trị gia phò phá thai rước lễ, nhưng “tôi vẫn lo lắng họ sẽ tiếp tục xách nhiễu những người như Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Pelosi”.
Chủ trương trên dường như được Vatican News hỗ trợ khi họ cho đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y hưu trí Roger Mahony, cựu Tổng Giám Mục Los Angeles, tiền nhiệm của Đức Tổng Giám Mục José Gomez, cùng ngày với hội nghị mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Theo Catholic World News, việc đăng tải trên làm nổi bật quan điểm của Đức Hồng Y Mahony, người cho rằng văn kiện về “Sự Nhất quánh Thánh Thể” là điều “hoàn toàn không cần thiết”
Dựa vào lập luận quen thuộc về việc tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước, Đức Hồng Y Mahony cho rằng “gần như không thể có việc” một chính trị gia Công Giáo đưa ra các quyết định nhất quán dựa vào tín lý Công Giáo. Ngài ca ngợi tuyên bố hồi tháng 6 của 60 dân biểu Dân Chủ, nói rằng khi đọc nó, “tôi nói, ‘đó chính là chúng ta! Đó chính là Giáo Hội’”. Trong tuyên bố đó, các dân biểu phản đối “việc vũ khí hóa phép Thánh Thể đối với các nhà lập pháp Dân Chủ vì họ ủng hộ quyền phá thai an toàn và hợp pháp của người đàn bà”.
Catholic World News cho hay lập luận của Đức Hồng Y Mahony không có gì độc đáo hay gây ngạc nhiên. Nhưng điều đáng lưu ý là một cơ quan chính thức của Tòa Thánh lại quyết định kêu gọi người ta lưu ý tới những quan điểm ấy, được một vị giáo phẩm vốn buộc phải từ chức 10 năm trước đây nói ra, vào đúng ngày các Giám Mục Hoa Kỳ bàn về vấn đề này.
The Pillar thì tiết lộ thêm: Đức Hồng Y Mahony vốn bị cấm thi hành thừa tác vụ công khai ở Tổng giáo phận Los Angeles từ năm 2013: thậm chí không được lên tiếng công khai trong các nhà thờ của tổng giáo phận Los Angeles. Chính vì thế mà trong nghi thức khánh thành tượng đài Đức Mẹ Lavang ở Nhà Thờ Kiếng Garden Grove vừa qua, ngài chỉ được hiện diện như một giáo dân, thậm chí, không được đồng tế! Vậy mà Vatican News lại phỏng vấn và đăng bài phỏng vấn vào đúng hôm thứ hai, 15 tháng 11, 2021! Quả là điều khó hiểu.
Đức Sứ thần Tòa thánh đứng chung hàng với Đức Tổng Giám Mục Gomez
Tuy nhiên, vị đại diện của Đức Phanxicô tại Hoa Kỳ có thái độ khác hẳn. Tờ The Pillar khi thuật lại bài nói chuyện của Đức Tổng Giám Mục Pierre, Sứ thần Tòa thánh tại Hoa kỳ, tại Hội Nghị Mùa Thu, đã đặt hàng tít: “Bài diễn văn của Đức Tổng Giám Mục Pierre đứng chung hàng với các nhận định của Đức Tổng Giám Mục Gomez”.
Thực thế, căn cứ vào các chủ đề chung xuất hiện trong các bài phát biểu hôm thứ Ba của Đức Tổng Giám Mục Pierre và Đức Tổng Giám Mục Gomez, không thể nào lại không lập luận một cách hợp lý rằng vị Sứ thần này chủ ý nhắm đề cao lập trường của Đức Tổng Giám Mục Gomez.
Khả thể trên phần nào đi ngược suy đoán của giới truyền thông báo chí từ trước đến nay. Trong những tháng gần đây, một số nhà bình luận thường đặt giới lãnh đạo hội đồng giám mục Hoa Kỳ ở thế đối lập với huấn quyền và giáo triều của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sau các bài phát biểu ngày hôm qua của sứ thần Tòa thánh và của Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, người ta thấy quan điểm ấy không mấy còn giá trị.
Ít nhất thì hai bài nói chuyện đó phải được coi là củng cố lẫn nhau trước một chủ đề đầy thách thức: sứ mệnh và thừa tác vụ của Giáo hội trong một thế giới đang bị tục hóa nhanh chóng từ lúc khởi đầu đại dịch.
Đức Tổng Giám Mục Gomez tham dự cuộc họp Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tuần này trong bối cảnh một số người chỉ trích bài phát biểu ngài vừa đưa ra hồi đầu tháng, trong đó ngài lưu ý rằng đứng trước những đòi hỏi thực sự và khẩn cấp về công lý, nhiều phong trào mới đã ra đời với những chủ trương giả mạo tôn giáo.
Trong bài phát biểu đó, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Bất cứ chúng ta gọi các phong trào này là gì thì họ đều tự cho là mình cung cấp những gì tôn giáo cung cấp”. Nhưng theo ngài, không phong trào nào có khả năng thực hiện được những lời hứa về công lý và sự cứu rỗi. Ngài nói, “Chúng ta phải công bố Chúa Giêsu Kitô. Một cách mạnh dạn, sáng tạo”.
Phát biểu với các giám mục anh em của mình vào sáng thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rõ hơn về điểm đó. Theo ngài, xã hội Mỹ đang “đánh mất câu chuyện của mình” qua quá trình thế tục hóa. Tuy nhiên, vị tổng giám mục nhấn mạnh, ngày càng có nhiều người khao khát Tin Mừng sau nhiều năm xung đột chính trị và xã hội và đại dịch coronavirus.
Đức Tổng Giám Mục Gomez đã bị chỉ trích vì bị cho là chơi trò chính trị bằng cách lên tiếng chống lại chủ nghĩa thế tục và các hậu quả của sự phân cực chính trị, nhưng cùng những hiện tượng ấy đã được Đức Tổng Giám Mục Pierre đề cập tới trong bài phát biểu của chính ngài trước các giám mục. Thực thế, vị Tổng Giám Mục Sứ thần đã trích dẫn bài giảng của Đức Thánh Cha về Ngày Thế giới Người nghèo, trong đó ngài nói rằng chúng ta “là một phần của lịch sử được đánh dấu bằng khổ nạn, bạo lực, đau khổ và bất công, luôn chờ đợi một sự giải phóng dường như không bao giờ đến”.
Đức Tổng Giám Mục Pierre nói: “Tôi tin rằng tính đồng nghị là một câu trả lời cho các thách thức của thời đại chúng ta, và cho cuộc đối đầu đang đe dọa chia rẽ đất nước này và cũng có tiếng vang trong Giáo hội”.
Bài thuyết trình của Đức Sứ thần về tính đồng nghị đã đưa ra một định nghĩa vượt ra ngoài ngôn ngữ đôi khi mang tính tự quy chiếu và tối nghĩa vốn ám ảnh cuộc thảo luận về chủ đề này. Thay vào đó, ngài đưa ra một tiền đề đơn giản: cuộc đối thoại của tiến trình đồng nghị không giả thiết trước bất cứ sự thỏa hiệp nào về sự thật hay thẩm quyền giảng dạy chân chính, nhưng có thể là một phương tiện quan trọng để phúc âm hóa.
Đức Tổng Giám Mục Pierre nói, tính đồng nghị là một cách thức trong đó, Giáo hội có thể sống tốt hơn sứ mệnh truyền bá Tin Mừng của mình ở mọi bình diện, và, thông qua tiến trình nội bộ sống tính đồng nghị, trở nên sẵn sàng hơn trong việc dấn thân với thế giới.
Theo Đức Tổng Giám Mục Pierre, chìa khóa để hiểu tính đồng nghị là chấp nhận rằng đối thoại, từ bản chất của nó, không thừa nhận sự cần thiết phải chấp nhận những tiếng nói có vấn đề, mà đúng hơn nên hiểu chúng.
Ngài nói: “Không phải mọi ý kiến đều như nhau, và không phải như thể sự thật được quyết định bởi đa số phiếu”, nhưng sự lắng nghe một cách tôn trọng là điều cần thiết để đưa một người đến gần hơn với Chúa Giêsu Kitô và giáo huấn của Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Pierre nhắc đến cuộc tranh luận gần đây về việc Rước lễ dành cho các chính trị gia ủng hộ phá thai, và cảnh cáo chống lại một tâm lý coi việc từ chối Rước lễ như một kiểu mục tiêu ngay trong nó, thay vì hiểu tại sao một chính trị gia lại rời bỏ giáo huấn của Giáo hội như một phần của cuộc đối thoại mục vụ liên tục, nhằm mục đích đưa họ trở lại.
Đức Sứ thần đề nghị: việc truyền giảng Tin Mừng cũng cần cùng một diễn trình lắng nghe đồng nghị mà Giáo hội cần để mời gọi tham gia trong nội bộ.
Lấy việc phá thai làm thí dụ, Đức Tổng Giám Mục Pierre nói rằng mặc dù Giáo hội là và phải mãi là “phò sự sống không cần phải biện hộ” và tuyệt đối trong việc chống đối phá thai, nhưng cách tiếp cận đồng nghị bao gồm việc hiểu rõ điều gì thúc đẩy các bà mẹ tìm cách chấm dứt thai kỳ và thỏa mãn các nhu cầu thực tế, xúc cảm và tinh thần của các bà mẹ đang mang thai.
Đức Tổng Giám Mục Pierre lập luận, để Giáo hội có thể nói về những vết thương văn hóa phân biệt chủng tộc, nghèo đói và bất công, trước tiên phải phát triển thói quen lắng nghe, bởi vì Giáo hội không thể truyền giảng Tin Mừng một cách hữu hiệu nếu không hiểu thực tại của những người mà mình đang nói với. Theo đức Sứ thần, giáo huấn rõ ràng là điều cần thiết, nhưng “một Giáo hội muốn giảng dạy trước hết phải là Giáo hội lắng nghe”.
Ngài nói: “Tính đồng nghị được thúc đẩy bởi sứ mệnh”, và quan điểm của ngài, theo tờ The Pillar, thay vì đi ngược quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez về vai trò của Giáo hội trong một xã hội bị tục hóa, rõ ràng là một lộ trình hữu hiệu để dấn thân chặt chẽ hơn vào các chủ đề chính trị xã hội nổi bật được Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định bàn luận.
Đối với tất cả những "căng thẳng" do phương tiện truyền thông tạo ra giữa các ưu tiên của hai vị này, cả Đức Tổng Giám Mục Gomez lẫn Đức Tổng Giám Mục Pierre đều nói với các giám mục Hoa Kỳ hôm thứ Ba rằng Giáo hội có nhu cầu cấp bách phải truyền giáo cho một xã hội tìm kiếm công lý và ý nghĩa. Cả hai đều rõ ràng về điều thông điệp của Tin Mừng là câu trả lời xác thực duy nhất cho những vết thương do những người bên lề xã hội gánh chịu.
Mặc dù chắc chắn là khác biệt về giọng điệu, nhưng không có bài phát biểu nào có vẻ mâu thuẫn với bài phát biểu kia. Có lẽ đó là tính đồng nghị đang hoạt động.
Điều ấy, theo Crux, được Đức Cha Andrew Cozzens, Chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa và Giáo lý, Ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo văn kiện “The Mystery of the Eucharist in the Life of the Church” (Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo Hội), xác nhận. Theo ngài, vào hôm thứ Hai, khi các Giám Mục họp kín để thảo luận riêng về văn kiện này, các cuộc đàm luận trực tiếp về nó đã diễn ra trong một giọng điệu khác hẳn, so với phiên họp hồi tháng 6 năm nay. Và ngài tin, ngoài một vài sửa đổi nho nhỏ về cách dùng từ ra, văn kiện sẽ được thông qua.
Ngài rõ ràng qui khía cạnh tích cực này cho hình thức gặp mặt trực tiếp. Ngài gọi hình thức này là một hồng phúc cả về khía cạnh hiệu năng lẫn tình huynh đệ: “Quả là một hồng phúc được ở với nhau vì bạn sẽ được nhìn thấy nhau và cảm nghiệm được một số khía cạnh huynh đệ trong việc được ở bên nhau, điều mà bạn không thể thực sự nắm được cách khác thế”.
Bên lề
Nhưng theo tờ The Pillar, trong khi bên trong hòa hoãn như thế, thì bên ngoài hay bên lề, sóng gió hình như chưa chịu yên. Thực vậy, cùng ngày đầu tiên của hội nghị, có hai cuộc biểu tình với chủ đề hoàn toàn chống chọi nhau đã diễn ra ở bên ngoài khách sạn nơi tổ chức hội nghị. Một cuộc thúc giục các Giám Mục ngăn cấm các chính trị gia phò phá thai rước lễ. Cuộc kia, trái lại, cho rằng không nên cấm họ tiếp nhận Thánh Thể.
Cuộc đầu gọi là “Cuộc Diễn Hành Nam Giới” (“The Men’s March”) có đến 200 người tụ tập trước tòa nhà của công ty chuyên phá thai Planned Parenthood ở Baltimore sau đó tiến về phía Hội nghị. Họ muốn các Giám Mục “đối diện với thực tại của việc sát hại tập thể liên tiếp hàng ngày những trẻ chưa sinh”.
Nhiều người mang biểu ngữ với hàng chữ “Hãy chấp pháp điều 915 giáo luật” nghĩa cụ thể là không cho những người Công Giáo nào cố chấp trong các tội công khai và nghiêm trọng rước lễ.
Tuy gọi là “Cuộc Diễn Hành Nam Giới” nhưng không thiếu phụ nữ tham gia. Giải thích tại sao lại gọi là Cuộc Diễn Hành Nam Giới, người tổ chức cho hay: “luôn có nam giới liên hệ tới bất cứ vụ phá thai nào, và nam giới chắc chắn là thành phần lớn lao của vấn đề này. Nên nam giới phải là một thành phần giải quyết nó”.
Trong khi “Cuộc Diễn Hành Nam Giới” đang đọc kinh Mân Côi trước khách sạn của Hội Nghị, thì một nhóm khác diễn hành quanh khách sạn với một thông điệp hoàn toàn khác. Tên của họ là “Catholic Organizations for Renewal” (Các Tổ chức Canh tân Công Giáo), tự cho mình là “một liên minh gồm các nhóm Công Giáo cấp tiến do giáo dân lãnh đạo chống lại việc chính trị hóa Rước Lễ”. Họ gọi cuộc biểu dương lực lượng của họ là “Bread not Stones” (Bánh chứ không phải Đá). Có điều, họ chỉ tụ tập được chừng 50 người để “kêu gọi lương tâm các Giám Mục” và “chống việc thử nghiệm tính chính thống ở bàn ăn của Chúa Giêsu”.
Điều nghịch lý là họ bảo ta không nên chính trị hóa việc Rước lễ, nhưng ban tổ chức cuộc diễn hành lại nhấn mạnh, như Jamie Manson, cựu bỉnh bút của tờ National Catholic Reporter, rằng dù dự thảo văn kiện về Thánh Thể không trực tiếp kêu gọi việc ngăn cấm các chính trị gia phò phá thai rước lễ, nhưng “tôi vẫn lo lắng họ sẽ tiếp tục xách nhiễu những người như Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Pelosi”.
Chủ trương trên dường như được Vatican News hỗ trợ khi họ cho đăng bài phỏng vấn Đức Hồng Y hưu trí Roger Mahony, cựu Tổng Giám Mục Los Angeles, tiền nhiệm của Đức Tổng Giám Mục José Gomez, cùng ngày với hội nghị mùa thu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Theo Catholic World News, việc đăng tải trên làm nổi bật quan điểm của Đức Hồng Y Mahony, người cho rằng văn kiện về “Sự Nhất quánh Thánh Thể” là điều “hoàn toàn không cần thiết”
Dựa vào lập luận quen thuộc về việc tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước, Đức Hồng Y Mahony cho rằng “gần như không thể có việc” một chính trị gia Công Giáo đưa ra các quyết định nhất quán dựa vào tín lý Công Giáo. Ngài ca ngợi tuyên bố hồi tháng 6 của 60 dân biểu Dân Chủ, nói rằng khi đọc nó, “tôi nói, ‘đó chính là chúng ta! Đó chính là Giáo Hội’”. Trong tuyên bố đó, các dân biểu phản đối “việc vũ khí hóa phép Thánh Thể đối với các nhà lập pháp Dân Chủ vì họ ủng hộ quyền phá thai an toàn và hợp pháp của người đàn bà”.
Catholic World News cho hay lập luận của Đức Hồng Y Mahony không có gì độc đáo hay gây ngạc nhiên. Nhưng điều đáng lưu ý là một cơ quan chính thức của Tòa Thánh lại quyết định kêu gọi người ta lưu ý tới những quan điểm ấy, được một vị giáo phẩm vốn buộc phải từ chức 10 năm trước đây nói ra, vào đúng ngày các Giám Mục Hoa Kỳ bàn về vấn đề này.
The Pillar thì tiết lộ thêm: Đức Hồng Y Mahony vốn bị cấm thi hành thừa tác vụ công khai ở Tổng giáo phận Los Angeles từ năm 2013: thậm chí không được lên tiếng công khai trong các nhà thờ của tổng giáo phận Los Angeles. Chính vì thế mà trong nghi thức khánh thành tượng đài Đức Mẹ Lavang ở Nhà Thờ Kiếng Garden Grove vừa qua, ngài chỉ được hiện diện như một giáo dân, thậm chí, không được đồng tế! Vậy mà Vatican News lại phỏng vấn và đăng bài phỏng vấn vào đúng hôm thứ hai, 15 tháng 11, 2021! Quả là điều khó hiểu.
Đức Sứ thần Tòa thánh đứng chung hàng với Đức Tổng Giám Mục Gomez
Tuy nhiên, vị đại diện của Đức Phanxicô tại Hoa Kỳ có thái độ khác hẳn. Tờ The Pillar khi thuật lại bài nói chuyện của Đức Tổng Giám Mục Pierre, Sứ thần Tòa thánh tại Hoa kỳ, tại Hội Nghị Mùa Thu, đã đặt hàng tít: “Bài diễn văn của Đức Tổng Giám Mục Pierre đứng chung hàng với các nhận định của Đức Tổng Giám Mục Gomez”.
Thực thế, căn cứ vào các chủ đề chung xuất hiện trong các bài phát biểu hôm thứ Ba của Đức Tổng Giám Mục Pierre và Đức Tổng Giám Mục Gomez, không thể nào lại không lập luận một cách hợp lý rằng vị Sứ thần này chủ ý nhắm đề cao lập trường của Đức Tổng Giám Mục Gomez.
Khả thể trên phần nào đi ngược suy đoán của giới truyền thông báo chí từ trước đến nay. Trong những tháng gần đây, một số nhà bình luận thường đặt giới lãnh đạo hội đồng giám mục Hoa Kỳ ở thế đối lập với huấn quyền và giáo triều của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Sau các bài phát biểu ngày hôm qua của sứ thần Tòa thánh và của Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, người ta thấy quan điểm ấy không mấy còn giá trị.
Ít nhất thì hai bài nói chuyện đó phải được coi là củng cố lẫn nhau trước một chủ đề đầy thách thức: sứ mệnh và thừa tác vụ của Giáo hội trong một thế giới đang bị tục hóa nhanh chóng từ lúc khởi đầu đại dịch.
Đức Tổng Giám Mục Gomez tham dự cuộc họp Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tuần này trong bối cảnh một số người chỉ trích bài phát biểu ngài vừa đưa ra hồi đầu tháng, trong đó ngài lưu ý rằng đứng trước những đòi hỏi thực sự và khẩn cấp về công lý, nhiều phong trào mới đã ra đời với những chủ trương giả mạo tôn giáo.
Trong bài phát biểu đó, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Bất cứ chúng ta gọi các phong trào này là gì thì họ đều tự cho là mình cung cấp những gì tôn giáo cung cấp”. Nhưng theo ngài, không phong trào nào có khả năng thực hiện được những lời hứa về công lý và sự cứu rỗi. Ngài nói, “Chúng ta phải công bố Chúa Giêsu Kitô. Một cách mạnh dạn, sáng tạo”.
Phát biểu với các giám mục anh em của mình vào sáng thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Gomez nói rõ hơn về điểm đó. Theo ngài, xã hội Mỹ đang “đánh mất câu chuyện của mình” qua quá trình thế tục hóa. Tuy nhiên, vị tổng giám mục nhấn mạnh, ngày càng có nhiều người khao khát Tin Mừng sau nhiều năm xung đột chính trị và xã hội và đại dịch coronavirus.
Đức Tổng Giám Mục Gomez đã bị chỉ trích vì bị cho là chơi trò chính trị bằng cách lên tiếng chống lại chủ nghĩa thế tục và các hậu quả của sự phân cực chính trị, nhưng cùng những hiện tượng ấy đã được Đức Tổng Giám Mục Pierre đề cập tới trong bài phát biểu của chính ngài trước các giám mục. Thực thế, vị Tổng Giám Mục Sứ thần đã trích dẫn bài giảng của Đức Thánh Cha về Ngày Thế giới Người nghèo, trong đó ngài nói rằng chúng ta “là một phần của lịch sử được đánh dấu bằng khổ nạn, bạo lực, đau khổ và bất công, luôn chờ đợi một sự giải phóng dường như không bao giờ đến”.
Đức Tổng Giám Mục Pierre nói: “Tôi tin rằng tính đồng nghị là một câu trả lời cho các thách thức của thời đại chúng ta, và cho cuộc đối đầu đang đe dọa chia rẽ đất nước này và cũng có tiếng vang trong Giáo hội”.
Bài thuyết trình của Đức Sứ thần về tính đồng nghị đã đưa ra một định nghĩa vượt ra ngoài ngôn ngữ đôi khi mang tính tự quy chiếu và tối nghĩa vốn ám ảnh cuộc thảo luận về chủ đề này. Thay vào đó, ngài đưa ra một tiền đề đơn giản: cuộc đối thoại của tiến trình đồng nghị không giả thiết trước bất cứ sự thỏa hiệp nào về sự thật hay thẩm quyền giảng dạy chân chính, nhưng có thể là một phương tiện quan trọng để phúc âm hóa.
Đức Tổng Giám Mục Pierre nói, tính đồng nghị là một cách thức trong đó, Giáo hội có thể sống tốt hơn sứ mệnh truyền bá Tin Mừng của mình ở mọi bình diện, và, thông qua tiến trình nội bộ sống tính đồng nghị, trở nên sẵn sàng hơn trong việc dấn thân với thế giới.
Theo Đức Tổng Giám Mục Pierre, chìa khóa để hiểu tính đồng nghị là chấp nhận rằng đối thoại, từ bản chất của nó, không thừa nhận sự cần thiết phải chấp nhận những tiếng nói có vấn đề, mà đúng hơn nên hiểu chúng.
Ngài nói: “Không phải mọi ý kiến đều như nhau, và không phải như thể sự thật được quyết định bởi đa số phiếu”, nhưng sự lắng nghe một cách tôn trọng là điều cần thiết để đưa một người đến gần hơn với Chúa Giêsu Kitô và giáo huấn của Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Pierre nhắc đến cuộc tranh luận gần đây về việc Rước lễ dành cho các chính trị gia ủng hộ phá thai, và cảnh cáo chống lại một tâm lý coi việc từ chối Rước lễ như một kiểu mục tiêu ngay trong nó, thay vì hiểu tại sao một chính trị gia lại rời bỏ giáo huấn của Giáo hội như một phần của cuộc đối thoại mục vụ liên tục, nhằm mục đích đưa họ trở lại.
Đức Sứ thần đề nghị: việc truyền giảng Tin Mừng cũng cần cùng một diễn trình lắng nghe đồng nghị mà Giáo hội cần để mời gọi tham gia trong nội bộ.
Lấy việc phá thai làm thí dụ, Đức Tổng Giám Mục Pierre nói rằng mặc dù Giáo hội là và phải mãi là “phò sự sống không cần phải biện hộ” và tuyệt đối trong việc chống đối phá thai, nhưng cách tiếp cận đồng nghị bao gồm việc hiểu rõ điều gì thúc đẩy các bà mẹ tìm cách chấm dứt thai kỳ và thỏa mãn các nhu cầu thực tế, xúc cảm và tinh thần của các bà mẹ đang mang thai.
Đức Tổng Giám Mục Pierre lập luận, để Giáo hội có thể nói về những vết thương văn hóa phân biệt chủng tộc, nghèo đói và bất công, trước tiên phải phát triển thói quen lắng nghe, bởi vì Giáo hội không thể truyền giảng Tin Mừng một cách hữu hiệu nếu không hiểu thực tại của những người mà mình đang nói với. Theo đức Sứ thần, giáo huấn rõ ràng là điều cần thiết, nhưng “một Giáo hội muốn giảng dạy trước hết phải là Giáo hội lắng nghe”.
Ngài nói: “Tính đồng nghị được thúc đẩy bởi sứ mệnh”, và quan điểm của ngài, theo tờ The Pillar, thay vì đi ngược quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez về vai trò của Giáo hội trong một xã hội bị tục hóa, rõ ràng là một lộ trình hữu hiệu để dấn thân chặt chẽ hơn vào các chủ đề chính trị xã hội nổi bật được Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ quyết định bàn luận.
Đối với tất cả những "căng thẳng" do phương tiện truyền thông tạo ra giữa các ưu tiên của hai vị này, cả Đức Tổng Giám Mục Gomez lẫn Đức Tổng Giám Mục Pierre đều nói với các giám mục Hoa Kỳ hôm thứ Ba rằng Giáo hội có nhu cầu cấp bách phải truyền giáo cho một xã hội tìm kiếm công lý và ý nghĩa. Cả hai đều rõ ràng về điều thông điệp của Tin Mừng là câu trả lời xác thực duy nhất cho những vết thương do những người bên lề xã hội gánh chịu.
Mặc dù chắc chắn là khác biệt về giọng điệu, nhưng không có bài phát biểu nào có vẻ mâu thuẫn với bài phát biểu kia. Có lẽ đó là tính đồng nghị đang hoạt động.
VietCatholic TV
Hi hữu: ĐTC tiết lộ bối cảnh ngài thiết lập Ngày Thế Giới Người Nghèo. Chiêu độc của độc tài Belarus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:50 16/11/2021
1. Giáo Hội Công Giáo ở Belarus kêu gọi cầu nguyện cho người di cư
Hôm thứ Tư, Giáo Hội Công Giáo Belarus đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho những người di cư và tị nạn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng tại biên giới nước này với Ba Lan.
Lời kêu gọi được công bố vào ngày 10 tháng 11 trên trang web của Giáo hội, Catholic.by.
“Vào thời điểm một cuộc khủng hoảng nhân đạo thực sự đang diễn ra ở biên giới của đất nước chúng ta, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất, tức là người di cư và người tị nạn”.
Ba Lan, một quốc gia Trung Âu với dân số 38 triệu người, đã gửi quân đến biên giới với Belarus sau khi số lượng người di cư kỷ lục, chủ yếu từ Trung Đông, đang áp sát biên giới.
Chính phủ Ba Lan, Liên minh Âu Châu và NATO đã cáo buộc Belarus giúp người di cư tập trung tại biên giới. Chính phủ Belarus, do Tổng thống Alexander Lukashenko đứng đầu, phủ nhận cáo buộc này.
Các quan chức Ba Lan cho rằng Belarus, một quốc gia Đông Âu không hề có 1cm biển nào với dân số 9.5 triệu người, đang gây ra cuộc khủng hoảng để đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh Âu Châu sau khi ông Lukashenko tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gian lận vào tháng 8 năm 2020.
Cuộc khủng hoảng biên giới cũng đã ảnh hưởng đến Latvia và Lithuania, cả hai đều là các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu láng giềng với Belarus.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak hôm 10 tháng 11 cho biết “đã có nhiều nỗ lực xâm phạm biên giới Ba Lan trong đêm”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng minh của ông Lukashenko, can thiệp để chấm dứt cuộc khủng hoảng.
Trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus cũng đã đăng một báo cáo về các bình luận của Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan Hệ Với Các Dân Nước của Vatican, tại thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga hôm 9 tháng 11.
Phát biểu tại cuộc họp báo được truyền trực tiếp cùng với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói rằng Vatican đang thực hiện một cách tiếp cận “khá khách quan” đối với cuộc khủng hoảng biên giới.
“Về cuộc khủng hoảng tức thời đang diễn ra, ở biên giới giữa Belarus, Litva, Belarus và Ba Lan, tôi nghĩ rằng lập trường của Tòa thánh là khá khách quan đối với sự khuyến khích mà chúng tôi dành cho các nhà chức trách trên toàn Âu Châu là đảm nhận trách nhiệm của họ đối với người di cư và người tị nạn”, ngài nói.
“Và do đó, chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người nhận trách nhiệm của mình và giải quyết những gì rõ ràng là một cuộc khủng hoảng nhân đạo rất nghiêm trọng.”
Ngài lưu ý rằng Giáo hội ở Ba Lan đã “chỉ trích cách tiếp cận của các nhà chức trách và đang cố gắng khuyến khích một cách tiếp cận nhân đạo hơn và linh hoạt hơn.”
“Tôi nghĩ rằng các giám mục của Ba Lan, chẳng hạn, đã phần nào không đồng tình với sự phản đối của các nhà chức trách. Và tôi nghĩ rằng tiếng nói của Giáo hội là khuyến khích tất cả mọi người hãy coi tình trạng này không phải là vấn đề của những con số, mà là của những người, giống như những người còn lại, những người thấy mình ở một vị trí rất nghiêm trọng. Và những người đang phải giải quyết về vấn đề này rõ ràng là đang phải gánh trên vai trách nhiệm rất lớn”.
Ngoại trưởng Lavrov nói rằng cuộc khủng hoảng cần được giải quyết với sự “tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế”.
“Điều quan trọng là không được quên gốc rễ của những vấn đề này. Nguyên nhân là do chính sách lâu dài của các nước phương Tây, bao gồm cả các thành viên NATO và Liên minh Âu Châu, đối với Trung Đông và Bắc Phi.”
“Phương Tây đang cố gắng áp đặt phiên bản của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các quốc gia này, và cách giải thích về nền dân chủ mà họ đang thúc đẩy trên toàn thế giới. Khi phương Tây gặp ít kháng cự nhất, họ đã tung ra các liên doanh quân sự. Iraq bị ném bom dưới một chiêu bài giả, nhà nước Libya bị phá hủy và có các cuộc tấn công vào Syria. Những dự án này và các hoạt động mạo hiểm khác của các nước phương Tây của chúng ta đã kích hoạt dòng người tị nạn chưa từng có”.
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tổ chức một cuộc quyên góp trong tháng này cho những người di cư đang đối mặt với tình trạng xấu đi ở biên giới của đất nước với Belarus.
Trang web của Giáo Hội ở Belarus đang khuyến khích người Công Giáo đọc lời cầu nguyện sau:
Lạy Chúa nhân từ, xin cho những người tị nạn và di cư,
bị tước đoạt nhà cửa, gia đình và tất cả những gì họ biết,
cảm thấy sự hiện diện của Chúa tràn ngập tình yêu.
Làm ấm trái tim của trẻ em và người già,
cũng như của những người yếu nhất.
Xin cho họ cảm thấy rằng Chúa đang ở gần,
như Chúa đã gần gũi Thánh Gia
khi họ tị nạn ở Ai Cập.
Xin giúp họ tìm thấy một ngôi nhà mới và những hy vọng mới.
Hãy mở rộng trái tim để chúng con chấp nhận họ
như chị em và anh em,
và nhìn thấy trên gương mặt họ, Con của Ngài, Chúa Giêsu.
Amen.
Source:Catholic News Agency
2. Ngày Thế Giới Vì Người Nghèo đã được thành lập một cách hết sức kỳ lạ
Một lời bình luận đơn giản trong phòng thánh là cách Chúa Thánh Thần nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong chuyến hành hương với người nghèo tới Assisi vào ngày 12 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã để lại lời cảm ơn hai người Pháp có mặt trong cuộc họp: Đó là Đức Hồng Y Philippe Barbarin, tổng giám mục hiệu tòa của Lyon, và ông Étienne Villemain, người sáng lập Hiệp hội Lazare và chủ tịch của Hiệp hội Fratello, người là nguồn cảm hứng đằng sau Ngày Thế Giới Vì Người Nghèo.
Quay sang vị Hồng Y đi cùng một nhóm đến từ Pháp, Đức Thánh Cha tuyên bố: “Ngài là một trong những người nghèo, ngài cũng đã trải qua kinh nghiệm nghèo đói, bị bỏ rơi, không tin tưởng vào phẩm giá. Và ngài đã tự bảo vệ mình bằng sự im lặng và cầu nguyện.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảm ơn sự giúp đỡ của ngài đối với phong trào Fratello.
Vào ngày 30 tháng Giêng năm 2020, Đức Hồng Y Barbarin đã được Tòa phúc thẩm Lyon trắng án trong một phiên tòa nơi ngài bị buộc tội không khai báo về việc lạm dụng của cựu linh mục Bernard Preynat.
Trong thời gian này, Đức Giáo Hoàng đã không chấp nhận đơn từ chức của vị Hồng Y mà vị Hồng Y đã yêu cầu. Đức Giáo Hoàng chỉ chấp nhận sau đó vào ngày 6 tháng 3, khi mọi sự đã sáng tỏa, và tòa án Pháp đã minh oan cho Đức Hồng Y.
Tờ I Media đã nói chuyện với ngài vào cuối buổi lễ. Đức Hồng Y cho biết ngài rất vui mừng với việc Ngày Thế giới vì Người nghèo đã phát triển như thế nào, đó là “một ân sủng dành riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nghèo đói là chìa khóa để đọc toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài”.
Ngay trước khi đề cập đến Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ ra người sáng lập Fratello, là ông Étienne Villemain.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích Villemain là nguồn cảm hứng của Ngày Thế giới Người nghèo năm 2016 như thế nào.
Tôi muốn cảm ơn Chúa đã mang đến ý tưởng về Ngày của người nghèo này. Một ý tưởng được sinh ra theo một cách hơi kỳ lạ, trong một phòng thánh. Tôi chuẩn bị cử hành thánh lễ và một trong các vị đồng tế - tên ngài là Étienne - anh chị em có biết ngài không? Étienne đưa ra gợi ý cho tôi: “Hãy thiết lập Ngày của người nghèo”. Tôi đi ra ngoài và cảm thấy rằng Chúa Thánh Thần ở bên trong, đang bảo tôi làm điều đó. Vì thế, mọi thứ bắt đầu: từ lòng dũng cảm của một trong các anh chị em, người có can đảm để mang mọi thứ về phía trước. Tôi cảm ơn anh ấy vì công việc của anh ấy trong những năm qua và công việc của nhiều người đã đồng hành cùng anh ấy.
Source:Aleteia
3. Báo cáo về tình trạng lạm dụng trong Giáo Hội ở Hoa Kỳ: Những trường hợp gần đây hiếm khi xảy ra, nhưng những con số lịch sử cho thấy di sản đau thương
Theo báo cáo mới nhất về tình trạng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ, đã có những dấu hiệu tiến bộ trong nỗ lực ngăn chặn lạm dụng tình dục trẻ em, với dưới hai mươi cáo buộc mới về lạm dụng gần đây của các giáo sĩ,.
Đồng thời, hơn 4,200 cáo buộc mới về lạm dụng trong lịch sử đã được báo cáo và khoảng 35% giáo phận và giáo phận thiếu quy trình chính thức để kiểm tra các giáo xứ về thực hành bảo vệ trẻ em.
Báo cáo thường niên về các Phát hiện và Khuyến nghị về việc Thực hiện Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh thiếu niên đã được Ban Thư ký Bảo vệ Trẻ em và Thanh niên của các Giám mục Hoa Kỳ công bố ngày 9 tháng 11. Đây là báo cáo thứ mười tám kể từ khi Hiến Chương Dallas được thực hiện vào năm 2002.
Báo cáo liên quan đến năm kiểm toán kéo dài từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
Suzanne Healey, chủ tịch Hội đồng Rà soát Quốc gia, cho biết cuộc kiểm toán đã xác định được 22 cáo buộc lạm dụng xảy ra gần đây. Trong mỗi trường hợp, các cơ quan dân sự cũng được thông báo về cáo buộc để cơ quan thực thi pháp luật địa phương có thể giải quyết các vấn đề khi cần thiết.
Những trường hợp này đại diện cho 0.5% tất cả các báo cáo mà Giáo hội biết được trong giai đoạn kiểm toán.
“Thực tế là 4,228 cáo buộc nhận được có tính chất lịch sử, tức là nạn nhân bị cáo buộc hiện là người lớn và việc lạm dụng đã xảy ra trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ trước, cũng là một lời nhắc nhở rằng nỗi đau của quá khứ vẫn còn và chúng ta với tư cách là một Giáo hội phải tiếp tục vươn tới tất cả những người đã bị hại bất kể sự kiện xảy ra khi nào,” cô nói trong báo cáo.
“Các tài liệu kiểm toán năm nay, một lần nữa, cho thấy rằng các trường hợp có hành vi sai trái tình dục của các linh mục liên quan đến trẻ vị thành niên ngày nay rất hiếm trong Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ,” chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Tổng giám mục Jose Gomez của Los Angeles cho biết trong lời nói đầu của báo cáo. “Theo kết quả kiểm toán mới nhất này, năm ngoái chỉ có 22 cáo buộc hiện nay trên toàn quốc liên quan đến trẻ vị thành niên; trong số này khoảng một phần tư đã được chứng minh cho đến nay. Những người vi phạm đã bị loại bỏ khỏi chức vụ. Mọi cáo buộc đều được báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật”.
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Như chúng ta biết, một cáo buộc lạm dụng cũng là quá nhiều. Tôi và các giám mục anh em của tôi vẫn cam kết duy trì cảnh giác trong việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương, đồng thời cung cấp lòng thương cảm và sự tiếp cận với nạn nhân là nạn nhân của sự lạm dụng.”
Khoảng 65% giáo phận hoặc giáo xứ có quy trình nội bộ chính thức để kiểm tra các giáo xứ về các thực hành môi trường an toàn.
Chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ một lần nữa xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng.
“Thay mặt cho các giám mục anh em của tôi, tôi một lần nữa muốn bày tỏ nỗi buồn và lời xin lỗi của chúng tôi đối với tất cả những người đã phải chịu đựng dưới bàn tay của một ai đó trong Giáo hội. Mặc dù chúng tôi không thể trả lại cho bạn những gì đã lấy từ bạn, nhưng chúng tôi cam kết làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp bạn chữa lành và chống lại tai họa lạm dụng trong Giáo hội và trong xã hội rộng lớn hơn.”
Source:Catholic News Agency
Giáo sư chủng viện rơi vào vòng lao lý vì nóng giận. ĐTC viết thư cho một phụ nữ Thái Lan xuất sắc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:31 16/11/2021
1. Giáo sư phụ giảng chủng viện rơi vào vòng lao lý vì nóng giận
Hôm thứ Ba, một cựu giáo sư của một chủng viện Công Giáo của giáo phận Buffalo, hiện đã đóng cửa, đã bị kết án một năm tù vì đưa ra những lời lẽ đe dọa đối với một nhà báo đưa tin về cáo buộc lạm dụng tình dục ở đó.
WKBW-TV đưa tin rằng Giáo sư Paul Lubienecki, 63 tuổi, đã nhận tội đe dọa tại Tòa án quận Hoa Kỳ.
Ông là giáo sư trợ giảng tại Chủng viện Chúa Kitô Vua khi để lại các tin nhắn thoại đe dọa cho một cựu phóng viên đài truyền hình WKBW-TV, tên là Charlie Specht, trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020. Specht đã tung lên mặt báo các cáo buộc lạm dụng tình dục tại chủng viện và cho rằng Đức Cha Giám mục Richard Malone đã không có những hành động cần thiết để đối phó. Mặc dù hầu hết các cáo buộc này đã được chứng minh là vô căn cứ, Đức Cha Malone đã từ chức vào tháng 12 năm 2019, để dọn đường cho các cuộc điều tra.
Sau khi Giáo phận Công Giáo Buffalo thông báo rằng họ sẽ đóng cửa chủng viện vào tháng 2 năm 2020, Giáo sư Lubienecki đã nổi nóng để lại một tin nhắn thoại trên điện thoại của Specht rằng, “Tôi sẽ tìm thấy bạn. Tôi sẽ giết bạn.”
Hành động của Giáo sư Lubienecki có thể hiểu được vì ông vì thấy bất bình trước các cáo buộc vô căn cứ, và bất thình lình mất công ăn việc làm trong thời đại dịch kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, câu chuyện trở nên rất lớn. Sau khi nhận được lời đe dọa này, Specht khai báo với cảnh sát và sau đó cùng gia đình tạm thời chuyển đến một địa điểm không được tiết lộ và được bảo đảm an ninh riêng. Lubienecki bị bắt vài ngày sau đó.
Specht nói với WKBW-TV vào thời điểm đó: “Chúng tôi rất sốc, ngạc nhiên và sợ hãi. Tôi có cảm giác rằng người này - dù họ là ai - đã dành hàng tháng trời để quấy rối tôi về những điều thực sự cá nhân, và giờ đang đe dọa bạo lực. Tôi muốn gia đình tôi được bình yên. Chúng tôi đặt niềm tin vào cơ quan thực thi pháp luật để tìm ra kẻ đã làm việc này”.
Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ cho Quận Tây của New York cho biết trong một tuyên bố rằng Giáo sư Lubienecki đã thực hiện các bước cần thiết để che dấu số điện thoại của mình khi để lại tin nhắn trên điện thoại của Specht. Cảnh sát địa phương đã không tìm ra, nhưng Cục Điều tra Liên bang FBI đã điều tra vụ việc và tìm ra Giáo sư Lubienecki.
Source:Crux
2. Đức Bênêđíctô XVI gặp gỡ những người nhận giải Ratzinger
Benedict XVI đã gặp gỡ bốn người nhận giải thưởng Ratzinger tại Tu viện Mẹ Giáo Hội ở Vatican vào thứ Bảy.
Theo một tuyên bố từ Quỹ Vatican Joseph Ratzinger-Benedict XVI, cuộc họp kéo dài một giờ và cho phép mỗi viện sĩ thảo luận về công việc của họ với vị giáo hoàng danh dự. Trước khi chia tay, họ cùng đọc kinh Kính Mừng với Đức Giáo Hoàng danh dự.
Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz, một chuyên gia về triết gia người Đức Edith Stein, và Ludger Schwienhorst-Schönberger, một nhà thần học Cựu Ước người Đức, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô trao tặng Giải thưởng Ratzinger năm 2021 trong một lễ trao giải tại Vatican vào ngày 13 tháng 11.
Những người đoạt giải Ratzinger 2020, là giáo sư người Úc Tracey Rowland và triết gia người Pháp Jean-Luc Marion, cũng có mặt để nhận giải do lễ trao giải năm 2020 bị hủy bỏ vì đại dịch coronavirus.
Tại buổi lễ trao giải ở Đại Sảnh đường Clêmentê của Điện Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng việc trao giải thưởng là cơ hội để bày tỏ “những suy nghĩ trìu mến, biết ơn và ngưỡng mộ” đối với người tiền nhiệm của ngài, người mà giải thưởng được mang tên.
Giải thưởng Ratzinger được đưa ra vào năm 2011 để ghi nhận những học giả có công trình đóng góp có ý nghĩa cho thần học theo tinh thần của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người sau này trở thành Đức Bênêđíctô XVI.
“Hôm nay chúng ta đặc biệt cảm ơn ngài vì ngài cũng là một tấm gương đam mê cống hiến trong học tập, nghiên cứu, viết và giao tiếp; và bởi vì ngài luôn kết hợp hoàn toàn và hài hòa việc nghiên cứu văn hóa của mình với đức tin và sự phục vụ của ngài đối với Giáo hội”, Đức Thánh Cha nói.
Các ứng cử viên cho giải thưởng được lựa chọn bởi ủy ban khoa học Ratzinger Foundation và trình lên Đức Giáo Hoàng, là người phê duyệt cuối cùng ai được nhận giải.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài bị cuốn hút bởi những bài thuyết trình ngắn gọn của những người đoạt giải. Ngài nhấn mạnh rằng các tác phẩm của họ “bao gồm từ suy tư triết học về tôn giáo đến lắng nghe và giải thích Lời Chúa, từ Diễm Tình Ca cho đến hiện tượng học về hiện sinh và tình yêu như một ân sủng.”
Schwienhorst-Schönberger, 64 tuổi, nghiên cứu thần học và Thánh Kinh ở Münster, Đức, và Jerusalem, Israel, và được coi là một trong những chuyên gia hàng đầu về các sách Khôn Ngoan trong Kinh thánh, đặc biệt là Diễm Tình Ca.
Ông dạy chú giải Kinh Cựu ước và tiếng Do Thái tại Đại học Passau ở Đức từ năm 1993 đến năm 2007, và hiện là giáo sư về Cựu ước tại Đại học Vienna.
Gerl-Falkovitz, 76 tuổi, là một chuyên gia về nhà triết học người Đức Edith Stein - còn được biết đến với tên là Thánh Teresa Benedicta của Thánh giá - và là Tôi tớ trí thức lỗi lạc của Chúa Romano Guardini. Bà cũng đã biên tập sách gồm các tác phẩm hoàn chỉnh của cả hai nhân vật Công Giáo thế kỷ 20.
Bà nhận bằng tiến sĩ triết học năm 1971 và là giáo sư triết học tôn giáo và khoa học tôn giáo tại Đại học Dresden từ năm 1993 đến năm 2011.
Gerl-Falkovitz hiện lãnh đạo Viện Triết học và Tôn giáo Âu Châu tại Đại học Thần học-Triết học Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ở Áo. Trong những năm gần đây, bà đã công khai chỉ trích “ý thức hệ giới tính”, mà bà nói là biến cơ thể thành một công cụ.
Trong bài phát biểu tại lễ trao giải, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Sự năng động của trí óc và tinh thần con người trong việc hiểu biết và sáng tạo thực sự là vô biên”.
“Đây là hiệu ứng 'tia lửa' được Thiên Chúa kích hoạt trong con người được tạo ra theo hình ảnh của Ngài, có khả năng tìm kiếm và tìm ra những ý nghĩa mới trong sáng tạo và lịch sử, và tiếp tục thể hiện sức sống của tinh thần trong việc định hình và biến đổi vật chất”.
“Nhưng thành quả của nghiên cứu và nghệ thuật không chín muồi một cách ngẫu nhiên và không cần nỗ lực. Do đó, sự công nhận đi kèm với nỗ lực lâu dài và kiên nhẫn mà họ cần để đạt đến sự trưởng thành”, ông nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại rằng Đức Bênêđíctô XVI đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền chức linh mục vào đầu năm nay.
Theo thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, vị giáo hoàng 94 tuổi này là người “tràn đầy niềm đam mê cho cuộc sống”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói với tờ Bild của Đức vào ngày 20 tháng 10: “ngài vẫn hoàn toàn tràn đầy niềm đam mê cho cuộc sống. Thể chất ngài tuy yếu nhưng ổn định, tâm trí hoàn toàn trong sáng và được chúc lành với khiếu hài hước đặc trưng của vùng Bavaria.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài có thể cảm nhận được rằng Đức Bênêđíctô XVI “đồng hành với chúng ta trong lời cầu nguyện, giữ cho ánh mắt của ngài luôn hướng về chân trời của Thiên Chúa.”
“Bạn chỉ cần nhìn vào ngài để nhận ra điều này”
“Chúng ta đừng quên rằng Đức Bênêđíctô XVI vẫn tiếp tục nghiên cứu và viết lách cho đến khi kết thúc triều đại giáo hoàng của mình. Khoảng mười năm trước, trong khi hoàn thành trách nhiệm cai quản Giáo Hội của mình, ngài vẫn bận rộn hoàn thành bộ ba cuốn của mình về Chúa Giêsu và do đó để lại cho chúng ta một chứng từ cá nhân độc đáo về việc ngài không ngừng tìm kiếm thiên nhan Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
“Đó là cuộc tìm kiếm quan trọng nhất, mà sau đó ngài tiếp tục theo đuổi trong việc cầu nguyện. Chúng ta cảm thấy được truyền cảm hứng và khích lệ bởi điều đó, và chúng ta bảo đảm với ngài luôn cầu nguyện cho ngài cùng Chúa trong những lời cầu nguyện của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
3. Nhà báo Mỹ bị kết án 11 năm tù ở Miến Điện
Hôm thứ Sáu, một tòa án quân sự Miến Điện đã kết án một nhà báo Mỹ 11 năm tù giam vì tội lập hội trái pháp luật, kích động chống lại quân đội và vi phạm các quy định về thị thực, người chủ của anh ta cho biết như trên.
Theo một nhóm giám sát địa phương, quân đội đã siết chặt báo chí kể từ khi lên nắm quyền trong cuộc đảo chính hồi tháng Hai, bắt giữ hàng chục những nhà báo chỉ trích hoạt động trấn áp bất đồng chính kiến khiến hơn 1,200 người thiệt mạng.
Danny Fenster, người đã làm việc cho công ty địa phương Frontier Myanmar trong khoảng một năm, đã bị bắt vào tháng 5 khi anh ta cố gắng rời khỏi đất nước để về gặp gia đình.
“Frontier Myanmar vô cùng thất vọng về quyết định hôm nay kết tội Tổng biên tập điều hành của họ, Danny Fenster, với ba tội danh và áp dụng bản án tù tổng cộng 11 năm,” cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.
Fenster, người đã bị giam giữ tại nhà tù Insein của Yangon kể từ khi bị giam giữ, cũng phải đối mặt với cáo buộc kích động và khủng bố, có thể khiến anh ta bị tù chung thân.
Frontier Myanmar cho biết: “Tất cả mọi người tại Frontier đều thất vọng và ngỡ ngàng trước phán quyết này.
“Chúng tôi chỉ muốn thấy Danny được trả tự do càng sớm càng tốt để anh ấy có thể về nhà với gia đình.”
Cố vấn cấp cao của Crisis Group Myanmar, Richard Horsey, mô tả phán quyết này của tòa án là “quá đáng”.
Ông nói với AFP: “Nó gửi một thông điệp không chỉ tới các nhà báo quốc tế… mà cả các nhà báo Miến Điện rằng việc đưa tin một cách trung thực về tình hình có thể khiến họ phải ngồi tù nhiều năm”.
Ông lưu ý rằng các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đang làm việc để trả tự do cho ông.
“Nó sẽ được giải quyết thông qua các kênh ngoại giao và hy vọng rất nhanh chóng,” ông nói.
“Nhưng rõ ràng phán quyết này là một trở ngại lớn đối với các nỗ lực của Hoa Kỳ.”
Việc tuyên án diễn ra vài ngày sau khi cựu quan chức ngoại giao Mỹ và nhà đàm phán con tin Bill Richardson gặp Tư Lệnh Quân Đội Min Aung Hlaing ở thủ đô Naypyidaw, trao cho chính quyền ngày càng bị cô lập một cơ hội hiếm hoi được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Richardson, từ chối cung cấp thêm chi tiết, cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu ông không nêu ra trường hợp của Fenster trong chuyến thăm của mình.
Miến Điện đã chìm trong hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính hồi tháng Hai. Quân đội cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình dân chủ lan rộng và bắt bớ những người bất đồng chính kiến.
Hơn 1,200 người đã bị giết bởi các lực lượng an ninh.
Báo chí cũng bị siết chặt khi chính quyền cố gắng thắt chặt việc kiểm soát luồng thông tin, hạn chế truy cập internet và thu hồi giấy phép của các hãng truyền thông địa phương.
Theo Reporting ASEAN, một nhóm giám sát, hơn 100 nhà báo đã bị bắt giữ kể từ khi vụ việc xảy ra, đến nay 31 người vẫn đang bị giam giữ.
Source:Licas News
4. Người phụ nữ Công Giáo Thái Lan dùng câu chuyện cuộc đời mình để khiến nhiều người biết Chúa hơn
Mary Mehorn Mativachranon tin rằng kinh nghiệm sống của mình có thể là cầu nối đưa mọi người đến gần Chúa hơn
Bà đã 55 tuổi khi được rửa tội vào năm 1996, nhưng câu chuyện cuộc đời của bà, bao gồm cả việc đối mặt với những tội danh mà bà không phạm phải, đã trở thành nguồn cảm hứng cho người dân Thái Lan tìm đến Chúa.
Mary Mehorn Mativachranon, hiện đã 80 tuổi, tin rằng kinh nghiệm sống của mình, mà bà đã viết trong cuốn sách có tựa đề “Di chuyển ngọn núi”, có thể là cầu nối để đưa mọi người đến gần Chúa hơn.
Trong những năm tháng thử thách và gian khổ, Ma-ri đã đến với Thiên Chúa. Cuốn sách của bà đã rất thành công ngay lập tức không chỉ ở Thái Lan mà trên toàn thế giới.
Sau đó, bà đã quyên góp tất cả số tiền thu được từ việc bán sách của mình cho các dự án giúp đỡ những phụ nữ gặp nạn.
Trong trận đại dịch, và chứng kiến những người dân nghèo ở Thái Lan phải chịu đựng như thế nào, Mary và một nhóm bạn đã khởi xướng chương trình họ gọi là “Không lãng phí thực phẩm” để nuôi những người đói.
Để làm cho dự án bền vững, người phụ nữ đã thành lập một quỹ mang tên VV Share, hoạt động chặt chẽ với tổ chức hành động xã hội Caritas của Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan.
Mary bắt đầu dự án sau khi biết rằng Liên đoàn các Bề trên Các Dòng ở Thái Lan đã thành lập một dự án mang tên “Chăm sóc và Chia sẻ: Thực phẩm cho tất cả mọi người” từ năm 2018 để phân phát thực phẩm cho những người ở các nơi tạm trú khác nhau.
Nhìn thấy cơ hội để có thể giúp đỡ, Mary đã nỗ lực với các nữ tu, giáo sĩ và giáo dân trong nước “để mang lại mối liên kết độc đáo của tình yêu Kitô giáo với Thái Lan,” phù hợp với “công cuộc truyền bá phúc âm hóa mới” của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Kể từ tháng 3 năm nay, nhóm của Mary đã có thể quyên góp hơn 17,000 kg thực phẩm, đã được biến thành 68,885 bữa ăn cho người nghèo. Họ cũng có thể phân phát 16,000 hộp thức ăn trong thời gian cao điểm của đại dịch năm ngoái.
Vào năm 2019, trong chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thái Lan, Mary đã có cơ hội tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng để trình bày cuốn sách của cô, “Di chuyển ngọn núi” và bức thư bày tỏ sự ủng hộ của cô đối với thông điệp Laudato si '.
Bà nói: “Chúng ta phải chấm dứt văn hóa lãng phí. Chúng ta, những người cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta lương thực hàng ngày phải dám biến những đau khổ đang diễn ra trên thế giới thành những đau khổ của cá nhân chúng ta”.
Mary nói với LiCAS News rằng bà “vô cùng vui mừng” khi nhận được một lá thư từ Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng nói với Mary rằng ngài rất vui mừng khi biết được tại Thái Lan đang diễn ra “loại hoạt động gần gũi với trái tim tôi, để đáp ứng nhu cầu của nhân loại ngày nay”.
“Tôi khuyến khích các bạn tiếp tục sự nghiệp xứng đáng này,” Đức Thánh Cha viết cho Mary.
Mary cho biết “những lời” của Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích bà tiếp tục công bố tình yêu của Thiên Chúa qua các công việc bác ái của mình.
Mary nói: “Đây là tính đồng nghị theo đúng nghĩa, khi đề cập đến quá trình tham vấn toàn cầu kéo dài hai năm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi động vào tháng trước”.
Source:Licas News