Ngày 17-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cây Đa Tử Đạo
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:19 17/11/2008

CÂY ĐA TỬ ĐẠO



Cây đa là cây rất quen thuộc ở vùng chúng tôi. Hồi tôi còn nhỏ, tôi cũng thấy ở đầu làng tôi (làng Bối Xuyên, xứ Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) có trồng hai cây đa trên một gò đất lớn ngay lối đi ra cánh đồng trồng lúa. Hai cây đa này được gọi là “Cây Đa Đầu Làng” hoặc “Cây Đa Điền”. Các cụ làng tôi, thuở xa xưa, đã trồng hai cây này để lấy bóng mát cho những người làm ruộng, hoặc các khách bộ hành, đến nghỉ mát vào những buổi trưa mùa hè nóng bức. Sở dĩ các cụ trồng cây đa vì cây đa sống lâu, cành lá rất xum xuê. Hai cây đa đầu làng tôi nghe nói, bây giờ vẫn còn, dù đã già cỗi, sau cả một thế kỷ đứng đó để che bóng mát cho không biết bao nhiêu người, và chứng kiến bao nhiêu những thăng trầm biến đổi của lịch sử làng tôi cũng như của đất nước.

Nói đến cây đa, tôi lại nhớ đến chuyện hồi tôi còn nhỏ, khi đi xuống xứ Đồng Đội (cách làng tôi chừng 2 cây số) để dự Thánh Lễ hoặc thăm bà con, ba má tôi thường nói đến “Cây Đa Tử Đạo” ở đầu làng Đồng Đội, và nói cho tôi biết là vào thời kỳ các Vua Chúa cấm đạo, có nhiều người Công Giáo ở các nơi bị bắt và dẫn đến chỗ cây đa đó để chịu thiêu sống, tiếng la hét rất thảm thiết; từ đó cây đa được gọi là ‘Cây Đa Tử Đạo’.

Khi đã khôn lớn, tôi lại được nghe nói đến “Khu Bẩy Mẫu” cũng là nơi nhiều vị tử đạo đã bị xử tại đó. “Khu Bẩy Mẫu” nằm bên phải con đường từ Nam Định đi Hà Nội, chỉ cách thị xã Nam Định chừng vài cây số.

Trong Huyện Vụ Bản, Nam Định, có nhiều giáo dân đã bị giết tại Cây Đa Tử Đạo, hoặc “Khu Bẩy Mẫu”; đa số những người bị thiêu sống tại ‘Cây Đa Tử Đạo’ đã chết âm thầm, không xét xử, không ai ghi lại tên tuổi, và thường do nhóm Văn Thân chủ trương. Đặc biệt xứ Xuân Bảng (thường gọi là Kẻ Báng, cách làng tôi chừng 8 cây số) đã có hơn 100 người tử đạo, trong đó có hai vị đã được phong thánh: Thánh Gioan Baotixita Cỏn và Thánh Martinô Thọ.

Tại họ đạo Bối Xuyên (thuộc xứ Đồng Đội) nơi tôi sinh trưởng, thì kính đặc biệt Cha Cố Hương như Thánh Bổn Mạng. Theo như sổ sách và những lời kể của ba tôi, Cha Cố Hương tên thật là Gioan Louis Bonnard, tên Việt Nam thường gọi là Cha Cố Hương. Vào ngày 21 tháng 3 năm 1852, Cha Cố Hương âm thầm đến họ Bối Xuyên để giúp tĩnh tâm Mùa Chay và ban phép Bí Tích ngay tại nhà Ông Nội của Ba Tôi, tức là chính ngay ngôi nhà tôi được sinh ra. Nhà ở ngay bìa làng, đằng trước có một cái ao nuôi cá và trồng rau muống, rau súng. Làng tôi là một làng nhỏ, vào ‘mùa nước’ thì nước ngập chung quanh. Sở dĩ Cha Cố Hương dâng Thanh Lễ và cử hành các phép Bí Tích ở nhà Ông Cố Nội tôi là vì lúc đó làng tôi chưa có Nhà Thờ, và Ông Cố Nội tôi lúc đó làm trùm họ đạo và cũng tham gia vào ban hành chánh trong làng.

Hồi đó, quan Tổng Đốc Nam Định là Trịnh Quang Khanh rất hăng say đi truy lùng và bắt đạo. Quan cho các binh lính đi tìm và bắt các ‘đạo trưởng’ ẩn núp ở các nơi. Theo như sử sách và lời các cụ trong làng biết chuyện kể lại: hôm đó, khi Cha Cố Hương vừa dâng Thánh Lễ và ban các phép Bí Tích xong, thì nghe tin các quân lính đang bao vây làng. Khi thấy nguy cơ không thể thoát được, Cha Cố Hương đã bảo mọi người cứ giữ mọi sinh hoạt như bình thường, còn Cố một mình đi ra bờ tre và lội nước ra ngoài cánh đồng để quan quân bắt; chủ đích là không để gia đình Ông Cố Nội tôi bị liên lụy vì tội ‘chứa chấp đạo trưởng’. Tuy nhiên, Ông Cố Nội tôi cũng bị bắt đi theo. Cha Cố Hương bị xử trảm tại Khu Bẩy Mẫu, Nam Định vào ngày mùng 1 tháng 5 năm 1852. Ông Cố Nội tôi thì bị chết rũ tù ở Nam Định. Khi tôi còn nhỏ, ba tôi thường kể cho tôi nghe những điều này, và tên tuổi các vị liên hệ đều có ghi trong Gia Phả; tuy nhiên sau này, trong chiến tranh, nhà tôi đã bị ‘lính tây về làng’ đốt phá. Mọi tài sản và các tài liệu của gia đình đều bị thiêu hủy. Rồi gia đình tôi và dân làng phải ly tán, một số di cư vào miền Nam trong cuộc di cư năm 1954.

Nhìn lại lịch sử cuộc bách hại đạo Công giáo ở Việt Nam, chúng ta thấy đã kéo dài bốn thế kỷ. Theo sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, thì ngay từ năm Nguyên Hòa (1533) dưới thời Vua Lê Trang Tôn đã có chỉ dụ ‘cấm đạo Gia Tô’. Như vậy, đạo Thánh Chúa đã được rao giảng tại Việt Nam từ lâu trước đó và số giáo dân đã khá phát triển, nên gây ra những sự ‘kỳ thị tôn giáo’ đưa đến việc triều vua Lê Trang Tôn ra chỉ dụ cấm đạo.

Cuộc bách hại như vậy ở khắp ba miền đất nước, và đã kéo dài từ thời vua Lê Trang Tôn qua đến thời các Chúa Trịnh (miền Bắc) và Chúa Nguyễn (miền Nam), qua thời Tây Sơn, đến các triều đại nhà Nguyễn, có lúc thật hung bạo, có lúc giảm bớt, tùy theo các biến cố thời cuộc lúc đó. Trong triều đại vua Minh Mạng (1820-1841) và Tự Đức (1847 – 1883) thì mạnh mẽ, cùng với phong trào Văn Thân muốn tiêu diệt hẳn đạo Công Giáo tại Việt Nam. Các ‘đạo trưởng’ bị lên án và xử tội. Giáo dân bị khắc hai chữ ‘tả đạo’ trên trán, bị bắt buộc phải bỏ đạo bằng cách phải bước qua Thánh Giá gọi là “quá khóa”. Ai không chịu thì bị bắt và bị xử án. Ngoài ra, các làng Công Giáo bị giải tán, người Công Giáo phải bỏ nhà cửa và mọi tài sản để đi sống trong các làng khác để dễ dàng mất tinh thần đức tin. Chiến thuật đó gọi là ‘Gia Tô phân sát’ (chia ra và sát nhập vào các nơi khác).

Trong cuộc bách hại kéo dài như vậy, con số bị sát hại thường được ghi là 130 ngàn người; tuy nhiên, con số thực sự thì lớn hơn, vì nhiều người đã bị giết một cách âm thầm, không đưa ra xử án, thường do nhóm Văn Thân thi hành, không thể ghi lại tên tuổi, như những người bị thiêu sống tại Cây Đa Tử Đạo ở xứ Đồng Đội.

Các vị đã bị đưa ra tòa để xử và kết án thì bị chết nhiều cách khác nhau như chết rũ tù (như thánh Guise Nguyễn Văn Lựu, Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành); bị xử trảm (như Thánh Nguyễn Văn Hương, Lê Văn Phụng); bị xử giảo (như Thánh Nguyễn Văn Mỹ, Nguyễn Hữu Quỳnh); bị lăng trì (như Thánh Phan Viết Huy, Thánh Bùi Đức Thể); bị thiêu sống như Thánh Phêrô Đinh Văn Dũng, Vinh Sơn Dương); bị tra tấn đến chết (như Thánh Đaminh Vũ Đình Tước).

Những vị bị tử đạo thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, làm nhiều nghề nghiệp khác nhau, nam có, nữ có. Có vị đã cao niên, có vị tuổi còn trẻ. Riêng trong 117 vị đã được Tuyên Thánh, ngoài các vị thừa sai ngoại quốc, thuộc Hội Thừa Sai Paris, hoặc Dòng Đaminh, thì các vị người Việt Nam gồm có những vị làm nghề nông (như Thánh Nguyễn Duy Khang, Nguyễn Văn Vinh), làm thợ mộc (như Thánh Phêrô Đa), buôn bán (như Thánh Lê Văn Gẫm), nghề đánh cá (như thánh Đinh Văn Thuận, Thánh Đaminh Toại), làm y sĩ (như Thánh Hoàng Lương Cảnh), quân nhân (như Thánh Đaminh Đinh Đạt, Bùi Đức Thể), hạ sĩ quan (như Thánh Trần Văn Trung, Lê Đăng Thi), làm quan trong triều đình (như Thánh Hồ Đình Hy, Phạm Viết Khảm, Tống Viết Bường), lý trưởng (như Thánh Nguyễn Huy Mỹ, Gioan Baotixita Cỏn), chánh tổng (như Thánh Vinh Sơn Tường, Phạm Trọng Thìn), trùm họ (như Thánh Nguyễn Văn Lựu, Nguyễn Văn Đắc, Mathêu Nguyễn Văn Phượng), chánh trương (như Thánh Đaminh Nguyên), Thày dạy giáo lý (như Thánh Đoàn Văn Vạn, Nguyễn Văn Mỹ), chủng sinh (như Thánh Tôma Trần Văn Thiện), và nhiều Linh mục thuộc các giáo phận khác nhau. Có những vị đã cao niên (như Thánh Tạ Đức Thịnh, 80 tuổi, sinh năm 1760 tại Thanh Trì, Hà Nội, chịu tử đạo ngày 8-11-1840), có những vị còn là thanh niên (như Thánh Giuse Túc, 19 tuổi, sinh năm 1843 tại Hưng Yên, tử đạo ngày 1-6-1862; Thánh Tôma Trần Văn Thiện, sinh năm 1820 tại Quảng Bình, tử đạo ngày 21-9-1838). Mỗi vị đều có ngày kính riêng vào chính ngày các Ngài chịu tử đạo. Tất cả được kính chung trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 24 tháng 11 hàng năm.

Nhìn lại cuộc bách hại đạo Công Giáo tại Việt Nam, cũng như nhớ lại cuộc đời của những vị tử đạo, không phải để chúng ta đem lòng oán hận, kết án; vì chính các vị tử đạo cũng noi gương Chúa Giêsu trên Thánh giá đã xin ơn tha thứ cho những kẻ đã giết Ngài vì lầm lỗi (Tin Mừng theo Thánh Luca 23,34). Nhìn lại cuộc sống của các Thánh Tử Đạo để chúng ta tạ ơn Chúa cho các Ngài đã được ơn Chúa ban để đủ can đảm chịu từ bỏ mọi địa vị, mọi của cải, và chịu mọi cực hình để tuyên xưng Đức Tin nơi Chúa. Xin các Ngài cầu cùng Chúa cho chúng ta luôn được Đức Tin mạnh mẽ để sống xứng đáng con cái Chúa và dòng dõi các Thánh tử Đạo Việt Nam, can đảm chịu mọi thử thách khó khăn trong đời sống đức tin hằng ngày. Xin cho đất nước Việt Nam sớm đến ngày được bình an, hạnh phúc, nhân quyền được tôn trọng, tự do thật sự, nhất là tự do tôn giáo; mọi người sống hòa hợp yêu thương để chung tay xây dựng Quê Hương Việt Nam yêu dấu.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 17/11/2008
BẮT CHƯỚC

N2T


Sau khi sư phụ được giác ngộ thì ông ta sống rất đơn giản, bởi vì ông ta phác giác ra rằng cuộc sống đơn giản này rất thích hợp với tâm trạng của ông ta.

Nhưng khi ông ta nhìn thấy các đệ tử bắt chước lối sống đơn giản như mình thì chịu không nổi.

Ông nói: "Không có tâm nguyện của ta, chỉ biết bắt chước cử động của ta thì có dùng được gì chứ ? Dù cho các người có thừa kế tâm nguyện của ta, nhưng không có chân tướng thực chiếu soi, thì dùng được gì chứ ?”

Ông ta lại nói: “Một con sơn dương có phải vì bộ râu của nó ít mà biến thành con thỏ chăng ?”

Các đệ tử như có tỉnh ngộ chút ít.

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Con người là một động vật có trí khôn nên thường hay bắt chước, mà bắt chước thì ai cũng bắt chước được cả, nhưng có người khi bắt chước thì bị người khác cười chê, và có người bắt chước thì được người khác khen ngợi. Tại sao vậy ?

Thưa, là bởi vì chỉ bắt chước động tác bên ngoài mà không nhìn thấy cái tâm bên trong, thì chẳng khác chi con khỉ bắt chước hành động của con người: họ cũng bắt chước người khác đem tiền bố thí cho người khác, nhưng không phải vì yêu thương người, mà vì để được tiếng khen; họ cũng bắt chước người khác đi lễ nhà thờ, nhưng đến nhà thờ thì không có tâm tình dâng lễ, mà chỉ biết phê bình cha giảng hay giảng dở, hoặc chỉ trích người này người nọ mặc áo đẹp áo xấu, đầu tóc mô-đen.v.v...mà thôi.

Sư phụ buồn vì các đệ tử bắt chước mình sống đơn giản, nhưng không nhìn thấy động cơ nào khiến sư phụ sống đơn giản, cho nên đối với đệ tử thì chẳng có ích lợi gì cả.

Chúa Giê-su cũng sẽ buồn như thế, khi có những người Ki-tô hữu bắt chước Ngài hy sinh vác thập giá của mình để theo Ngài, nhưng lại đi rêu rao khắp nơi là thập giá mình quá nặng, họ không bắt chước tâm tình yêu thương nhân loại của Chúa Giê-su...

Nên bắt chước cái tâm bên trong trước, thì dáng vẻ bên ngoài sẽ rất đẹp và dễ thương, và như thế thì ai cũng yêu mến cả.
 
Nghệ thuật nói
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 17/11/2008
CHIA SẺ VỚI BẠN LỜI NÓI HAY

NGHỆ THUẬT NÓI



1. Ít nói lời báo oán, mà nên nói nhiều lời khoan dung. Lời báo oán thì đem lại hận thù, nhưng lời nói khoan dung chính là trí tuệ.

2. Ít nói lởi giễu cợt, mà nên nói nhiều lời tôn trọng. Lời giễu cợt tỏ ra sự khinh thị, mà lời tôn trọng thì tăng thêm hiểu biết.

3. Ít nói lời từ chối, mà nên nói nhiều lời quan tâm. Lời từ chối thì hình thành đối lập, nhưng lời nói quan tâm thì được tình hữu nghị.

4. Ít nói lời ra lệnh, mà nên nói nhiều lời trao đổi ý kiến. Vì lời mệnh lệnh chỉ là tiếp thu, nhưng lời trao đổi ý kiến mới là lãnh đạo.

5. Ít nói lời phê bình, mà nên nói nhiều lời khuyến khích. Vì lời phê bình chỉ tạo thành xa cách, còn lời khuyến khích thì kích thích tiềm năng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Sưu tầm từ tiếng Hoa

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 17/11/2008
N2T


7. Trước mặt Thiên Chúa tôi như thế nào, thì tôi là như thế.

(Thánh Phan-xi-cô Năm Dấu)
 
Sự bất an: con người cần được cứu chữa
Thầy cả Phi-e-rơ
11:18 17/11/2008
Sự bất an: con người cần được cứu chữa

Sự kiện tối 15.11.2008 tại Giáo xứ Thái Hà làm tôi suy nghĩ nhiều và cũng cầu nguyện nhiều, chợt tôi nhận ra giá trị của nó. Trên phương diện tâm lý, nếu đời sống mỗi con người không có thời gian ngồi suy gẫm, hay quỳ gối cầu nguyện… thì bất an, bất nhân, bất tâm và độc ác.

Và có thể quy về 3 hạng người: Người không có tôn giáo, nhưng có lương tri thì ngồi suy gẫm, nhìn lại những gì mình làm, sai thì sửa, thì nhận lỗi, đúng thì phát huy…

Người có tôn giáo thì quỳ gối cầu nguyện, sám hối ăn năn nếu sai, phạm lỗi… và rồi tạ ơn vì những hồng ân lãnh nhận, và tiếp tục tiến bước, làm đời mình tươi hơn, đẹp hơn.

Ngoài hai hạng người trên, hạng thứ ba đã rơi vào thế tệ hại nhất, hạng này dễ làm người ta đến tự tử, vì thấy đời không còn ý nghĩa, và không biết bám víu vào đâu để sống, lương tâm không còn, niềm tin cũng đã tắt… con đường cuối cùng chỉ làm liều…

Làm liều có hai tác hại: Một là hại mình, hại thanh danh, hại gia đình bằng những cái mất trí, như tự tử, đốt nhà, chẳng hạn có người đã giết cả nhà và sau đó tự sát. Hai là hại người khác, mình ăn không được thì đạp đổ, làm cho bỏ ghét, làm cho đã nư… chẳng hạn một số người bị HIV, họ hận đời và làm mọi cách để gieo mầm bệnh đến người khác. Họ gọi cách họ làm là để trả thù đời. Người ta gọi họ là điên. Họ điên thật và cũng tỉnh thật. Điên là để làm thoả mãn cái bất trị và bất an trong lòng. Tỉnh vì biết mình làm điều đó mà không ai để ý, làm được thì cứ làm; Ai vỗ tay thì mừng, không vỗ tay tán thưởng cũng không sao. Tôi là vậy đó.

Từ 3 hạng người trên. Chúng ta đang ở hạng người nào. Họ ở hạng người nào. Không soi xét hay kết án; mà chúng ta cần thương họ hơn là oán ghét hay chọc tức họ. Thương phải là thương thật sự chứ không thương hại. Cái thương lớn nhất mà chúng ta phải có, phải làm hơn hết là: tha thứ, cầu nguyện và ăn chay. Để mong Chúa dủ thương thánh hoá họ, để mưu cầu phần rỗi cho họ.

Tháng 11, tháng cầu cho các đẳng linh hồn, chúng ta càng ý thức hơn nữa trách nhiệm của ta về phần rỗi mọi người; trong Giáo Hội Công Giáo của chúng ta hiệp nhất, là một, nhưng có 3 thành phần Giáo Hội:

1. Ta thường gọi là Giáo Hội Vinh Thắng (Khải Hoàn) là các thánh trên trời.

2. Giáo hội thanh luyện là các thánh trong luyện ngục, đang thanh luyện chờ ngày về Nước Chúa, chúng ta đang liên lỉ cầu nguyện cho họ. Và,

3. Giáo Hội Lữ hành là chúng ta, những người còn đang sống, đang tiến bước về Nước Trời.

Chúng ta là cả họ (vô thần hay vô đạo, lương hay giáo), đều đang tiến bước. Họ cũng như ta đang tiến bước về nhà Cha, bước ngắn hay bước dài, đoạn đường thênh thang hay cụt lối cho đời mỗi người chúng ta đều tuỳ thuộc vào mỗi chúng ta, có bước đi với nhau không, có liên đới với nhau không, có dìu nhau mà đi không. Ý thức như thế, mời gọi chúng ta cầu nguyện thật nhiều cho họ, không chỉ cầu nguyện mà phải tha thứ nhiều, yêu thương nhiều, cho dù họ là côn đồ hay vô thần, họ vẫn là anh chị em, là người mà chúng ta cần lưu tâm cầu nguyện và giúp đỡ cho phần rỗi của họ hơn cả.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo cần tranh đấu chống dự luật Tự Do Lựa Chọn FOCA
Bùi Hữu Thư
17:40 17/11/2008

Người Công Giáo cần tranh đấu chống dự luật Tự Do Lựa Chọn FOCA



Arlington, Virginia, ngày 17 tháng 11, 2008: Chúng ta đã nói đến việc tranh đấu chống Đạo Luật Tự Do Lựa Chọn, Freedom of Choice Act (FOCA), mà ông Obama sẽ ký thành đạo luật ngay sau khi ông chính thức vào Tòa bạch Ốc. Chúng ta sẽ không thể làm gì được một khi đạo luật này được ban hành. Nhưng chúng ta có thể để cho nghị sĩ của chúng ta nói lên tiếng nói thay chúng ta. Nếu lời nói chỉ là của một người, thì không có hiệu quả; nhưng nếu là của rất nhiều người lên tiếng bằng cách gửi lá thư chống đối, vấn đề sẽ phải mang ra xét lại. Đây là một lá thư mẫu của một người trẻ tên Khánh gửi cho Thượng Nghị Sĩ Webb, tiểu bang Virginia. Chúng ta cần mời gọi nhiều người khác cũng bỏ ra chứng 5 phút để gửi thư này đến vị thượng nghị sĩ của mình, thì tiếng nói của chúng ta sẽ được nghe thấy.

Thượng Nghị Sĩ Webb không đồng bảo trợ dự luật SB 1173 hay FOCA, nhưng còn nhiều vị khác đã đưa ra đạo luật này:

Dự luật SB 1173, được thượng nghị sĩ Barbara Boxer (D-Ca.) đề ra, có 13 vị thuộc đảng Dân Chủ bảo trợ, kể cả ứng viên tổng thống Hillary Clinton (NY), và thượng nghị sĩ độc lập Joseph Lieberman (Ct.).

Xin tùy nghi thảo lá thư theo mẫu tương tự dưới đây và gửi cho thượng nghị sĩ của mình:

Dear Senator Webb,

Thank you for not co-sponsoring SB 1173 or FOCA. I oppose the Freedom of Choice Act (FOCA), because:

  • FOCA is a radical attempt to enshrine abortion-on-demand into American law;
  • FOCA seeks to sweep aside existing, protective laws that I and the majority of Americans support;
  • FOCA will prevent states from enacting protective measures in the future.
As Americans, we hold dear to our rights and fight tenaciously to protect them. We talk much about protecting and promoting workers' rights, women’s rights and civil rights everywhere, but these rights are meaningless if we fail to protect the weakest member of our society, the unborn children, these are the future workers, women and leaders of our great nation. As Dr. Alveda King, the niece of Dr. Martin Luther King, Jr., our greatest champion of civil rights said recently, "Dr. Martin Luther King, Jr.'s dream of full equality remains just a dream as long as unborn children continue to be treated no better than property,"

If FOCA ever reaches the floor for a vote, I implore to vote against it.

God bless America and God bless you.
 
Đức Thánh Cha nói các trẻ em bệnh tật cần được thương yêu nhiều hơn
Bùi Hữu Thư
22:34 17/11/2008

Đức Thánh Cha nói các trẻ em bệnh tật cần được thương yêu nhiều hơn



VATICAN CITY, ngày 17 tháng 11, 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI kêu gọi phải có một sự cân bằng giữa “bắt buộc và ngăn cản” trong phương pháp trị liệu áp dụng cho trẻ em mắc bệnh nặng, nhưng trên hết, ngài nói, các bệnh nhận tí hon này cần được thương yêu đặc biệt.

ĐTC khẳng định như vậy Thứ Bẩy vừa qua khi ngài tiếp kiến các tham dự viên của một hội nghị quốc tế do Ủy Ban Giáo Hoàng về Mục Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe bảo trợ. Hội nghị được tổ chức từ ngày thứ năm đến thứ bẩy chú trọng đến “Việc Săn Sóc Mục Vụ trong việc Chữa Trị các Bệnh Nhân Trẻ Em.”

ĐTC nói, "Đôi khi các nghiên cứu về y học phải đối phó với những lựa chọn khó khăn, chẳng hạn, đạt được một sự cân bằng đúng mức giữa đòi hỏi và ngăn cản trong việc trị liệu, để bảo đảm có các chữa trị thích hợp với nhu cầu của các bệnh nhân nhỏ tuổi, mà không bị cám dỗ để làm các cuộc thử nghiệm với các em. Không cần phải nhắc lại là lý do cho mọi sự can thiệp về y tế phải là hậu quả thật sự tốt lành cho đứa trẻ, và phải lưu tâm đến phẩm giá của đứa trẻ này với đầy đủ mọi nhân quyền.”

ĐTC nói, một bệnh nhân trẻ em “luôn luôn phải được yêu thương chăm sóc để giúp nó chống chọi với đau đớn và bệnh hoạn, kể cả trước khi sanh ra, với mức độ thích hợp với tình trạng của nó.”

Và ngài thêm, phải đặc biệt lưu tâm đến gia đình đứa trẻ, để bảo đảm rằng có sư thường xuyên liên lạc với họ, vì “ảnh hưởng tinh thần do bệnh tật và các việc chữa trị đứa trẻ phải chịu đựng, thường khi hết sức đau đớn cho họ."

ĐTC khẳng định, "Nếu các nhân viên y tế, bác sĩ, y tá, cảm nhận được sự trầm trọng của những đau đớn của đứa trẻ, thì khó có thể lường được mức độ đau khổ của cha mẹ đứa bé.”

Ngài nhấn mạnh, "do đó hai khía cạnh về y tế và nhân bản không bai giờ được tách rời nhau.”

ĐTC ghi nhận "Bất cứ cơ quan y tế nào, nhất là khi nơi đây được sinh động bởi một tinh thần Kitô giáo chân chính, đều phải có trách nhiệm cung cấp cho trẻ em mức độ cao nhất về khả năng chuyên môn và tình người. Một bệnh nhân, nhất là một đứa bé, đặc biệt thấu hiểu ngôn ngữ của tình yêu và sự dịu dàng trìu mến, được bầy tỏ qua sự săn sóc kiên nhẫn và quảng đại, được nung đốt nơi những người có đức tin bởi ước muốn bầy tỏ cùng một cảm tình Chúa Giêsu dành cho các trẻ em.”
 
Đức Thánh Cha cám ơn các tu sĩ chiêm niệm
Bùi Hữu Thư
09:54 17/11/2008

Đức Thánh Cha cám ơn các tu sĩ chiêm niệm



VATICAN CITY, ngày 16, tháng 11 2008
(Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI mời gọi các tín hữu yểm trợ cho các dòng nam và nữ tu tận hiến hoàn toàn cho việc cầu nguyện.

ĐTC kêu gọi sau khi cầu nguyện Kinh Truyền Tin hôm nay tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngài ghi nhận ngày 21 tháng 11, là Lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thánh, cũng là ngày "pro orantibus," nghĩa là, "dành cho những ai cầu nguyện," đặc biệt là các dòng tu kín.

ĐTC nói, "Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì các anh chị em chúng ta đã ôm ấp sứ mệnh này, đã hoàn toàn tận hiến cho việc cầu nguyện và sinh sống bằng những gì Ơn Trên quan phòng ban cho họ. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho họ và cho các ơn gọi mới và hãy cam kết yểm trợ cho các dòng tu về các nhu cầu vật chất.”

ĐTC sau đó nói với các nam nữ tu sĩ các dòng chiêm niệm rằng “sự hiện diện của họ trong Giáo Hội và thế giới không thể thiếu vắng được."

Ngài kết luận, "Chúng tôi luôn ở với các anh chị em, và chúng tôi âu yếm chúc lành cho anh chị em!"
 
Chinh phục trong hy sinh: Elisabeth Léseur
LM. Trăng Thập Tự
09:59 17/11/2008

Chinh phục trong hy sinh: Elisabeth Léseur



Elisabeth Léseur (16/10/1866–03/5/1914), tên thật là Pauline Elisabeth Arrighi, nổi danh với quyển nhật ký tâm linh và cuộc trở lại của chồng bà là ông Félix Léseur (1861–1950), một bác sĩ y khoa và là một lãnh tụ của phong trào vô thần chống giáo sĩ tại Pháp. Hồ sơ phong thánh cho bà đã được tiến hành từ năm 1934 và hiện bà đã được nhìn nhận là một Tôi Tớ Chúa.

Hôn nhân và thách đố đức tin

Elisabeth sinh tại Paris trong một gia đình thượng lưu Pháp miền Corse. Năm 1887, bà gặp ông Félix Léseur (1861–1950), cũng xuất thân từ một gia đình Công Giáo giàu có. Chỉ ít lâu trước lễ cưới bà mới khám phá ra rằng Felix đã bỏ đạo.

Ông Felix Léseur vẫn hành nghề bác sĩ nhưng đã sớm nổi danh là chủ bút một tờ báo vô thần chống giáo sĩ ở Paris. Mặc dù ông đã thề hứa tôn trọng niềm tin tôn giáo của vợ, nhưng lòng căm ghét đạo Công Giáo đã khiến ông đổi thái độ. Ông tìm mọi dịp công kích, lung lạc và chế giễu đức tin của vợ.

Qua hồi ký của ông, ông Felix cho biết những cố gắng của ông nhằm “khai sáng” cho Elizabeth có lúc đã gần thành công. Ông đã khuyên Elizabeth đọc quyển sách của Ernest Renan tựa đề “Cuộc đời Giêsu”, hy vọng rằng cuối cùng nó sẽ đập tan những tin tưởng Công Giáo còn sót lại. Thế nhưng ông cho biết, ngược lại, bà đã phát chán với thực chất nghèo nàn của những luận cứ trong cuốn sách, và quay sang miệt mài đào sâu về tôn giáo của bà hơn.

Chẳng bao lâu, nhà họ chất thành hai thư viện đối nghịch. Một bên là sách biện minh cho chủ nghĩa vô thần, còn bên kia là sách hạnh các thánh và sách trình bày những luận chứng ủng hộ Chúa Kitô và Hội Thánh Công Giáo. Ông Felix bẽ bàng nhận ra rằng những thách đố ông đưa ra để triệt hạ đức tin bà lại khiến bà không những bám sâu hơn vào những tin tưởng sẵn có mà còn trở nên sốt sắng hơn và quyết tâm nên thánh.

Nỗi khổ đau và lời tiên báo của Elisabeth

Những khác biệt tôn giáo của đôi bạn thành một gánh nặng đè lên quan hệ giữa hai vợ chồng, nhất là đối với bà Elisabeth. Bà ghi lại trong nhật ký nỗi khổ đau cay đắng bà phải chịu “khi rất nhiều buổi tối phải ngồi nghe chồng và bạn hữu chồng họp nhau chế diễu, công kích và phê phán đức tin của tôi và các thực tại tâm linh”. Sự căng thẳng càng thêm nặng nề vì họ lấy nhau đã lâu mà không thể có con, đang khi Elisabeth phải thường xuyên mệt mỏi chiến đấu với những tật bệnh thể lý. Trong nhật ký, bà ghi rõ bà đã chịu tất cả những đau khổ ấy với xác tín mãnh liệt rằng “đau khổ là dạng hành động cao nhất, là cách cáo nhất để diễn tả mầu nhiệm các thánh thông công, và rằng khi đau khổ người ta yên tâm không sợ lầm lỗi (như là đôi lúc người ta vẫn lầm lỗi khi hoạt động) – yên tâm rằng mình đang hữu ích cho tha nhân và cho những mục tiêu cao cả mình đang khát khao phục vụ.”

Hai năm trước khi bà Elisabeth chết, có lần hai vợ chồng ngồi trao đổi với nhau, chia sẻ về chuyện người này sẽ làm gì sau khi người kia chết. Bà Elisabeth quả quyết: “Em tuyệt đối tin chắc rằng một khi anh trở về với Chúa, anh sẽ không dừng lại nửa đường, vì tính anh chẳng bao giờ làm việc nủa vời… Rồi một ngày kia, anh sẽ là linh mục”. Nghe vậy, ông Felix đáp lại: “Elisabeth à, em biết rõ lòng anh. Anh đã thề căm thù Thiên Chúa thì anh sẽ sống trong sự căm thù ấy và sẽ chết trong sự căm thù ấy”.

Hai năm cuối đời bà, thấy bà chết dần mòn với chứng ung thư ngực, ông Felix không thể giúp gì nhưng rất cảm kích trước sức mạnh thâm sâu bà có được nhờ cuộc sống tâm linh của bà: “Khi tôi thấy nàng đau ốm đến thế và thấy nàng bình thản chịu đựng cơn bệnh mà bình thường vẫn hay khiến bệnh nhân mắc chứng nghi bệnh, mất kiên nhẫn và dễ cáu kỉnh, tôi đã rất cảm kích khi thấy linh hồn nàng có thể làm chủ xác thân nàng đến thế, và biết rằng nàng có được sức mạnh khác thường ấy là do những xác tín của nàng, tôi đã thôi không còn công kích những xác tín ấy nữa.”

Cuộc sống thầm kín của Elisabeth và những hoa quả

Sau khi bà chết vì ung thư năm 1914, ông Félix tìm thấy nơi những trang giấy của bà một ghi chú nhắm thẳng đến ông: "Năm 1905, em đã nài xin Thiên Chúa tối cao gửi cho em đủ đau khổ để trả giá cho linh hồn anh. Ngày em chết chính là ngày em trả xong giá ấy. Không người phụ nữ nào có được tình yêu lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì chồng mình.”

Bác sĩ Léseur xem đó chỉ là chuyện giàu tưởng tượng của một phụ nữ đạo hạnh. Tuy nhiên, ông cũng kinh ngạc khám phá ra rằng những nỗ lực tâm linh của Elisabeth còn bao gồm cả một khối lượng rất lớn những thư từ trao đổi với rất nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội, chuyện mà trước đó ông không hề biết. Trong những ngày cuối đời bà, nhiều người trong đám người ông không quen biết ấy đã đến thăm và rất đông người đến canh thức cầu nguyện trước ngày tang lễ. Đông đến nỗi một linh mục đã hỏi ông Felix: “Bà nhà là ai vậy? Tôi chưa bao giờ thấy một đám tang như thế.”

Sau tang lễ, ông Felix quyết định viết một cuốn sách bài bác các phép lạ Lộ Đức. Thế nhưng khi ông đến thăm Lộ Đức, nhìn lên tượng Đức Mẹ Maria và suy nghĩ về “vẻ đẹp thiên đàng” của linh hồn vợ mình, ông đã hiểu ra rằng “nàng đã chấp nhận chịu đau khổ như thế và dâng những đau khổ lên Chúa chính là để cho tôi được ơn trở lại.” Khi nhận ra cuộc sống của bà chẳng khác nào một bức ảnh về Chúa Kitô, Đấng cũng chịu đau khổ cho chính ông được ơn cứu rỗi, những tin tưởng của ông Felix vào chủ nghĩa vô thần hoàn toàn sụp đổ. Ông quay về với đức tin Công Giáo mà ông đã được dạy khi còn thơ ấu và bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc những bút ký tâm linh của vợ ông, những điều bà đã khởi sự viết từ năm 1899 cho tới khi bà chết.

Di sản

Thế rồi ông Félix đã xuất bản quyển nhật ký của vợ, và mùa thu 1919 ông vào Nhà Tập dòng Đa Minh. Ông thụ phong linh mục năm 1923 và suốt hai mươi bảy năm còn lại của đời mình, ông đã dành khá nhiều thời giờ để công khai nói về những bút ký tâm linh của vợ ông. Chính ông đã góp phần để mở hồ sơ xin phong chân phước cho bà Elisabeth.

Suy nghĩ về cuộc sống của vợ mình, cha Felix nhớ lại rằng có lần bà đã viết nơi một quyển sách của cô em bà: “Bất cứ linh hồn nào vươn mình lên cũng nâng cả thế giới lên theo.” Bình luận về chuyện ấy, cha Felix thêm: “Chính với tư tưởng sâu sắc ấy, nàng đã tự định nghĩa mình”.

Năm 1924, cha Fulton J. Sheen, mà về sau sẽ là một Tổng Giám Mục và một khuôn mặt quen thuộc trên truyền hình và truyền thanh Hoa Kỳ, tĩnh tâm một tuần dưới sự hướng dẫn của cha Léseur. Qua những giờ linh hướng, cha Sheen đã học biết về cuộc đời bà Elisabeth và sự trở lại của ông Félix. Sau đó trong nhiều buổi phát hình Đức cha Sheen đã lặp lại cuộc hoán cải ấy, cách riêng là để nhấn mạnh vai trò của các đôi vợ chồng trong việc thánh hóa lẫn nhau.

Bình luận về cuộc đời bà Elisabeth Léseur, Tiến sĩ Robin Mass nói: “Đó là một cuộc sống đã hoán cải một cuộc sống khác, đúng hơn, có lẽ nhiều cuộc sống khác, bởi lẽ cuộc sống ấy đã sẵn lòng mở ra để nơi bà và qua những đau khổ và mất mát riêng của bà, Thiên Chúa có thể bày tỏ tình âu yếm của Ngài."

Lm Trăng Thập Tự dịch từ Từ điển bách khoa mở Wikipedia.
 
Cựu Chủ Tịch Hồng Thập Tự nhận giải thưởng Qũi Hồng Y Văn Thuận
Bourdin, Zenit
11:23 17/11/2008
Qũy San Matteo: ĐHY Văn Thuận và các giải thưởng năm 2008

ROMA (ZENIT.org) - Ngày thứ sáu 14 tháng 11 năm 2008, Cựu Chủ Tịch Hồng Thập Tự quốc tế, Cornelio Sommaruga, là người nhận giải thưởng Hồng Y Văn Thuận, được qũy San Matteo trao tặng.

Lễ kỷ niệm LHQ chấp thuận, cách đây 60 năm, bản tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền sẽ là dịp để Giáo Hoàng Benoît XVI trao các giải thưởng của qũy San Matteo tường nhớ Đức Hồng Y François-Xavier Nguyễn Văn Thuận vào dịp phát Giải thưởng của năm 2008.

Vào ngày thừ năm, Hổng Y Renato Raffaele Martino, Chủ Tịch của Ủy Ban Công Lý Hòa Bình và mục vụ chăn chiên các di dân, đã trình các giải thưởng.

Qũy San Matteo được sáng lập để tưởng nhớ Hồng Y François-Xavier Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giá Mục trí sĩ của Giáo Phận Sài Gòn và cựu Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình, tạ thế vào năm 2002, và thủ tục nâng Ngài lên hàng chân phước đã được bắt đầu từ năm 2007.

Giải thưởng Hồng Y Văn Thuận về liên đới và phát triển ( 15' 000 euros) sẽ được trao tặng cho bốn nhân danh, từ Tananartive tới Là Mã qua Ouganda và Amazonie.

Đầu tiên, giải thưởng sẽ được trao cho Ông P. Pedro Opeka, tác gỉa của dự án « Akamasoa », tạo cho các kẽ vô gia cư tại Madagascar, Tananative, một mái nhà.

Hồng Y Martino thú nhận lấy làm thán phục khi Ngài thăm làng các ngôi nhà ấy đã được trao tặng cho « các kẻ ăn mày có lẽ họ đã không bao giờ tưởng tượng nỗi một ngày có một cái nhà, một mái ấm »

Thứ hai, giải thường sẽ được trao cho Cha José Raul Matte, linh mục Camillien, bác sĩ hiến thân giúp đỡ các phung hủi ở Amazonie, tại nhà thương Sao Camilo và Sao Luis.

Thứ ba, giải thưởng sẽ dành cho « Dự án Gulunap », một phân y khoa xây tại Gulu, về phía Bắc của Ouganda, cộng tác với Đại Học Fererico II của thành phố Naples.

Đại học Naples đã gừi 47 Giáo sư y khoa tới Ouganda để đào tạo các Bác sĩ giáo dục

khác. Niên khóa 2008-2009 là niên khóa thứ năm: 53 Giáo sư y khoa người Ouganda

sẽ ra trường để đào tạo các bác sĩ dân bản thổ tại một vùng đặc biệt vửa rồi bị chiến tranh. Đối với Hồng Y Martino, đó là một dữ án tăng giá trị sự liên đới và phát triển, phỏng theo chính cái tên của giải thường.

Cuối cùng, phần thứ tư giải thưởn dành cho « Dự án Ercolini-Villaggio degli Ercolini » giúp hội nhập xã hội và văn hóa của các thanh niên Bô Hê Miên( Rom) do thành thị hóa một số khu phố của thành phố La Mã.

Ngày 23/02/2007, vào dịp Giáo Hoàng Bê Nê Đíc Tô XVI gặp Bộ trưởng chính phủ, Hồng Y Tarcisio Berone, Ngài đã lấy quyết định tạo ra qũy San Matto để tưởng nhớ Hồng Y Văn Thuận.

Múc đích vô vị lợi, qũy San Matto nhắm các vấn đề tôn giáo, văn hóa, từ thiện và học hỏi. Nâng cao những sáng kiến tán trợ sự hiện hữu của Giáo hội công giáo trong các phạm trù của xã hội hiện đại:

- Qua khảo cứu, qua truyền bá học thuyết xã hội của Giáo hội, và nhân bản toàn diện và liên đới, theo các căn bản đựợc ghi chú trong toát yếu của học thuyết xã hội của Giáo Hội.

- Qua hướng dẫn giới trẻ tới các giá trị Công Lý và Hòa Bình (ưu tiên đặt vào các thanh niên thiều nữ thuộc các nước đang phát triển), bằng cách nâng đỡ học hỏi hay nghiên cứu, hoặc trực tiềp hoặc qua các giải thưởng, qua các trợ cấp, học bỗng,- qua tổ chức các buổi hội thảo, các bài giảng huấn đào tạo và nghiện cứu, qua các biểu lộ và các đại hội, các gặp gỡ, triển lãm, bằng cách phổ biến các văn kiện và tài liệu, qua phối hợp và nối kết các giao hảo với những tổ chức khoa học và văn hóa;

- Bằng các sáng kiến nhắm vào thực hiện các công tác nhân đạo tại các xứ đang mở mang qua thăng tiến các dân nghèo ».

Hiện Hồng Y Martino là chủ tịch của Qũy, phó chủ tịch Tổng Giám Mục Giampaolo Crepaldi, thư ký của Ủy Ban giáo hoàng Công Lý và Hòa Bình.

(Nguồn: Anita S. Bourdin, Zenit.org)
 
Chinh phục trong hy sinh: Elisabeth Léseur
LM Võ Tá Khánh
12:06 17/11/2008
Chinh phục trong hy sinh: Elisabeth Léseur

Elisabeth Léseur (16/10/1866–03/5/1914), tên thật là Pauline Elisabeth Arrighi, nổi danh với quyển nhật ký tâm linh và cuộc trở lại của chồng bà là ông Félix Léseur (1861–1950), một bác sĩ y khoa và là một lãnh tụ của phong trào vô thần chống giáo sĩ tại Pháp. Hồ sơ phong thánh cho bà đã được tiến hành từ năm 1934 và hiện bà đã được nhìn nhận là một Tôi Tớ Chúa.

Hôn nhân và thách đố đức tin

Elisabeth sinh tại Paris trong một gia đình thượng lưu Pháp miền Corse. Năm 1887, bà gặp ông Félix Léseur (1861–1950), cũng xuất thân từ một gia đình Công Giáo giàu có. Chỉ ít lâu trước lễ cưới bà mới khám phá ra rằng Felix đã bỏ đạo.

Ông Felix Léseur vẫn hành nghề bác sĩ nhưng đã sớm nổi danh là chủ bút một tờ báo vô thần chống giáo sĩ ở Paris. Mặc dù ông đã thề hứa tôn trọng niềm tin tôn giáo của vợ, nhưng lòng căm ghét đạo Công Giáo đã khiến ông đổi thái độ. Ông tìm mọi dịp công kích, lung lạc và chế giễu đức tin của vợ.

Qua hồi ký của ông, ông Felix cho biết những cố gắng của ông nhằm “khai sáng” cho Elizabeth có lúc đã gần thành công. Ông đã khuyên Elizabeth đọc quyển sách của Ernest Renan tựa đề “Cuộc đời Giêsu”, hy vọng rằng cuối cùng nó sẽ đập tan những tin tưởng Công Giáo còn sót lại. Thế nhưng ông cho biết, ngược lại, bà đã phát chán với thực chất nghèo nàn của những luận cứ trong cuốn sách, và quay sang miệt mài đào sâu về tôn giáo của bà hơn.

Chẳng bao lâu, nhà họ chất thành hai thư viện đối nghịch. Một bên là sách biện minh cho chủ nghĩa vô thần, còn bên kia là sách hạnh các thánh và sách trình bày những luận chứng ủng hộ Chúa Kitô và Hội Thánh Công Giáo. Ông Felix bẽ bàng nhận ra rằng những thách đố ông đưa ra để triệt hạ đức tin bà lại khiến bà không những bám sâu hơn vào những tin tưởng sẵn có mà còn trở nên sốt sắng hơn và quyết tâm nên thánh.

Nỗi khổ đau và lời tiên báo của Elisabeth

Những khác biệt tôn giáo của đôi bạn thành một gánh nặng đè lên quan hệ giữa hai vợ chồng, nhất là đối với bà Elisabeth. Bà ghi lại trong nhật ký nỗi khổ đau cay đắng bà phải chịu “khi rất nhiều buổi tối phải ngồi nghe chồng và bạn hữu chồng họp nhau chế diễu, công kích và phê phán đức tin của tôi và các thực tại tâm linh”. Sự căng thẳng càng thêm nặng nề vì họ lấy nhau đã lâu mà không thể có con, đang khi Elisabeth phải thường xuyên mệt mỏi chiến đấu với những tật bệnh thể lý. Trong nhật ký, bà ghi rõ bà đã chịu tất cả những đau khổ ấy với xác tín mãnh liệt rằng “đau khổ là dạng hành động cao nhất, là cách cáo nhất để diễn tả mầu nhiệm các thánh thông công, và rằng khi đau khổ người ta yên tâm không sợ lầm lỗi (như là đôi lúc người ta vẫn lầm lỗi khi hoạt động) – yên tâm rằng mình đang hữu ích cho tha nhân và cho những mục tiêu cao cả mình đang khát khao phục vụ.”

Hai năm trước khi bà Elisabeth chết, có lần hai vợ chồng ngồi trao đổi với nhau, chia sẻ về chuyện người này sẽ làm gì sau khi người kia chết. Bà Elisabeth quả quyết: “Em tuyệt đối tin chắc rằng một khi anh trở về với Chúa, anh sẽ không dừng lại nửa đường, vì tính anh chẳng bao giờ làm việc nủa vời… Rồi một ngày kia, anh sẽ là linh mục”. Nghe vậy, ông Felix đáp lại: “Elisabeth à, em biết rõ lòng anh. Anh đã thề căm thù Thiên Chúa thì anh sẽ sống trong sự căm thù ấy và sẽ chết trong sự căm thù ấy”.

Hai năm cuối đời bà, thấy bà chết dần mòn với chứng ung thư ngực, ông Felix không thể giúp gì nhưng rất cảm kích trước sức mạnh thâm sâu bà có được nhờ cuộc sống tâm linh của bà: “Khi tôi thấy nàng đau ốm đến thế và thấy nàng bình thản chịu đựng cơn bệnh mà bình thường vẫn hay khiến bệnh nhân mắc chứng nghi bệnh, mất kiên nhẫn và dễ cáu kỉnh, tôi đã rất cảm kích khi thấy linh hồn nàng có thể làm chủ xác thân nàng đến thế, và biết rằng nàng có được sức mạnh khác thường ấy là do những xác tín của nàng, tôi đã thôi không còn công kích những xác tín ấy nữa.”

Cuộc sống thầm kín của Elisabeth và những hoa quả

Sau khi bà chết vì ung thư năm 1914, ông Félix tìm thấy nơi những trang giấy của bà một ghi chú nhắm thẳng đến ông: "Năm 1905, em đã nài xin Thiên Chúa tối cao gửi cho em đủ đau khổ để trả giá cho linh hồn anh. Ngày em chết chính là ngày em trả xong giá ấy. Không người phụ nữ nào có được tình yêu lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì chồng mình.”

Bác sĩ Léseur xem đó chỉ là chuyện giàu tưởng tượng của một phụ nữ đạo hạnh. Tuy nhiên, ông cũng kinh ngạc khám phá ra rằng những nỗ lực tâm linh của Elisabeth còn bao gồm cả một khối lượng rất lớn những thư từ trao đổi với rất nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội, chuyện mà trước đó ông không hề biết. Trong những ngày cuối đời bà, nhiều người trong đám người ông không quen biết ấy đã đến thăm và rất đông người đến canh thức cầu nguyện trước ngày tang lễ. Đông đến nỗi một linh mục đã hỏi ông Felix: “Bà nhà là ai vậy? Tôi chưa bao giờ thấy một đám tang như thế.”

Sau tang lễ, ông Felix quyết định viết một cuốn sách bài bác các phép lạ Lộ Đức. Thế nhưng khi ông đến thăm Lộ Đức, nhìn lên tượng Đức Mẹ Maria và suy nghĩ về “vẻ đẹp thiên đàng” của linh hồn vợ mình, ông đã hiểu ra rằng “nàng đã chấp nhận chịu đau khổ như thế và dâng những đau khổ lên Chúa chính là để cho tôi được ơn trở lại.” Khi nhận ra cuộc sống của bà chẳng khác nào một bức ảnh về Chúa Kitô, Đấng cũng chịu đau khổ cho chính ông được ơn cứu rỗi, những tin tưởng của ông Felix vào chủ nghĩa vô thần hoàn toàn sụp đổ. Ông quay về với đức tin Công Giáo mà ông đã được dạy khi còn thơ ấu và bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc những bút ký tâm linh của vợ ông, những điều bà đã khởi sự viết từ năm 1899 cho tới khi bà chết.

Di sản

Thế rồi ông Félix đã xuất bản quyển nhật ký của vợ, và mùa thu 1919 ông vào Nhà Tập dòng Đa Minh. Ông thụ phong linh mục năm 1923 và suốt hai mươi bảy năm còn lại của đời mình, ông đã dành khá nhiều thời giờ để công khai nói về những bút ký tâm linh của vợ ông. Chính ông đã góp phần để mở hồ sơ xin phong chân phước cho bà Elisabeth.

Suy nghĩ về cuộc sống của vợ mình, cha Felix nhớ lại rằng có lần bà đã viết nơi một quyển sách của cô em bà: “Bất cứ linh hồn nào vươn mình lên cũng nâng cả thế giới lên theo.” Bình luận về chuyện ấy, cha Felix thêm: “Chính với tư tưởng sâu sắc ấy, nàng đã tự định nghĩa mình”.

Năm 1924, cha Fulton J. Sheen, mà về sau sẽ là một Tổng Giám Mục và một khuôn mặt quen thuộc trên truyền hình và truyền thanh Hoa Kỳ, tĩnh tâm một tuần dưới sự hướng dẫn của cha Léseur. Qua những giờ linh hướng, cha Sheen đã học biết về cuộc đời bà Elisabeth và sự trở lại của ông Félix. Sau đó trong nhiều buổi phát hình Đức cha Sheen đã lặp lại cuộc hoán cải ấy, cách riêng là để nhấn mạnh vai trò của các đôi vợ chồng trong việc thánh hóa lẫn nhau.

Bình luận về cuộc đời bà Elisabeth Léseur, Tiến sĩ Robin Mass nói: “Đó là một cuộc sống đã hoán cải một cuộc sống khác, đúng hơn, có lẽ nhiều cuộc sống khác, bởi lẽ cuộc sống ấy đã sẵn lòng mở ra để nơi bà và qua những đau khổ và mất mát riêng của bà, Thiên Chúa có thể bày tỏ tình âu yếm của Ngài."
 
Đại học Công giáo Paris trình thuật công vụ Tông đồ Phaolô qua tác phẩm của Mendelson
Lê Đình Thông
12:19 17/11/2008
PARIS - Trong khiuôn khổ Năm Thánh Phaolô, ngày 19-11-2008, lúc 20 giờ tại giảng đường B02, Đại Học Công Giáo Paris đã giới thiệu hình ảnh Thánh Phaolô qua tác phẩm của nhà soạn nhạc Mendelson (La Figure de Saint Paul dans l’œuvre de Mendelson). Nhân dịp này, thiết tưởng cũng nên giới thiệu qua về Đại Học Công Giáo Paris trước khi lược trình về nhạc phẩm tôn giáo viết về Thánh Phaolô của nhà soạn nhạc Mendelson.

Viện Đại Học Công Giáo Paris

Phân khoa Thần học Đại Học Công Giáo Paris
Viện Đại Học Công Giáo Paris (Universitas Catholica Parisiensis) thành lập năm 1875 có trong số 200 Viện Đại Học Công Giáo trên khắp thế giới. Các sinh viên thường gọi trường mẹ là La Catho. Viện theo mô hình LMD: Licence (Cử nhân: 3 năm), Master (Cao học: 2 năm) và Doctorat (Tiến sĩ: 3 năm). Tuy nhiên, theo quyết định của Tòa Thánh, kể từ năm học 2008-2009, học trình Cử nhân Thần học được nâng lên 5 năm (2 năm triết học, 3 năm thần học), tương ứng với học trình đào tạo linh mục tại Chúng Viện. Nhiều đại chủng viện tại Pháp gởi các chủng sinh theo học Cử nhân Thần học tại Viện Đại Học Công Giáo Paris. Sau khi tốt nghiệp, các chủng sinh hội đủ điều kiện về đào tạo để được thụ phong linh mục.

Học trình Cử nhân Thần học gồm các môn: tiếng La Tinh, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, Thần học căn bản (Théologie fondamentale) do GS Vincent Holzer, Giám đốc Cấp 3 đào tạo Tiến sĩ Thần học) giảng dạy, Công vụ Tông đồ (Actes des Apôtres) do GS M. Berger diễn giảng.

Đại Học Công Giáo Paris đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Pháp và Tòa Thánh Vatican. Viện có 6 Phân khoa: Thần Học, Giáo Luật, Văn Khoa, Triết Học, Giáo Dục, Khoa học Xã hội và Kinh tế (FASSE). Ngoài ra còn 11 Trường Cao Đẳng, trong số có Trường Cao Đẳng Kinh Tế và Thương Mại (ESSEC).

ĐHY André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris hiện là Chưởng Ấn. GS Pierre Cahné là Viện Trưởng.

Thư viện FELS của Viện thành lập từ 1875 gồm 600 000 tác phẩm về Thần học, Tôn giáo, Triết học, Văn học, Khoa học Xã hội, Sử Địa v.v.

Đức Cố Hồng Y Jean-Marie Lustiger, ĐHY André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris đều là cựu sinh viên của Viện Đại Học Công Giáo Paris, Đức TGM Ngô Quang Kiệt (Giáo phận Hà Nội), Đức Cha Nguyễn Chí Linh (Giáo phận Thanh Hóa) và nhiều linh mục Việt Nam khác xuất thân từ Đại Học Công Giáo nổi danh này.

Giới thiệu nhạc kịch ‘‘Thánh Phaolô’’ của Félix Mendelson

Nhà soạn nhạc Félix Mendelsson người Đức, sinh ngày 3-2-1809 tại Hambourg và mất ngày 4-11-1847 tại Leipzig. Năm 16 tuổi, ông sáng tác 12 bản giao hưởng (symphonies) và 6 hòa tấu khúc (concertos). Năm 26 tuổi, ông bắt đầu soạn nhạc kịch (oratorio) ‘‘Thánh Phaolô’’ tại Düsseldorf và hoàn tất tại Leipzig vào mùa đông 1835. Các chủ đề nói về con đường Damas và Công vụ tông đồ của Thánh Phaolô. Vở nhạc kịch được công diễn lần đầu tiên ngày 22-5-1836 tại Düsseldorf.

Sau khai tấu khúc mở đầu là hợp xướng: Lạy Chúa là Chúa tôi, tác giả dựa vào sách Công Vụ Tông Đồ để soạn nhạc đề Damas: Ông Sao lô vẫn còn hằm hằm đe dọa giết các môn đệ Chúa, nên đã đến gặp thượng tế xin thư giới thiêu đến các hội đường ở Damas, để nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem. Vậy đang khi ông đi đường và gần đến Damas, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: Sa un, Sa un, tại sao người bắt bớ ta ? (Cv 9, 1-4).

Phần II gồm 5 tiểu khúc: Ngày nay năm châu bốn bể đều trong tay Chúa. Và Các sứ giả đi loan báo Tin Mừng Bình An cao quý dường bao !

Nhạc phẩm ‘‘Thánh Phaolô ’’ là một cách rao giảng Tin Mừng qua âm nhạc. Nhạc phẩm công diễn lần đầu cách đây 172 năm đã được Đại Học Công Giáo Paris giới thiệu lại trong khuôn khổ Năm Thánh Phaolô. Lần này, con đường Damas được diễn lại bằng nhạc kịch tôn giáo. Đây là thời điểm đầy ý nghĩa vì đối với nhiều sinh viên, khóa Thần Học chính là cuộc hành trình theo gương Thánh Phaolô, khởi đi từ Damas, tiếp nối bằng nhiều nẻo đường mục vụ, sau cùng sẽ là Roma: Tous les chemins mènent à Rome.
 
Top Stories
New attack on parish of Thai Ha
Asia-News
15:57 17/11/2008
An official of the people's committe tries to keep the Redemptorists occupied, while members of party organizations attack the chapel of Saint Gerardo. Summoned by bells, phone calls, and e-mails, hundreds of faithful come, and the attackers leave. The operation raises troubling questions.

Government officials prevented a priest from rescuing the chapel
Police also prevented Catholics from rescuing the chapel
Hanoi (AsiaNews) - Disturbing questions are being raised by the attack carried out Saturday night by a group of communist party activists on the chapel of St. Gerardo, on the property of the parish of Thai Ha. Similar to the one carried out on September 21, against the same target, it saw the participation of a delegate of the people's committee of Quang Trung (the local administration), while police and security forces looked on passively at the sacking of the chapel, which did not have serious consequences only because of the immediate arrival of faithful from Thai Ha and other parishes.

Fr. Joseph Nguyen Van That, vice superior of the Redemptorist convent, who also takes care of the parish, says that "At 10 pm local time, on Saturday night, a delegate of the people's committee of Quang Trung precinct came to Hanoi Redemptorist Monastery asking for an urgent meeting with Redemptorists, while hundreds of people attacked our Saint Gerardo Chapel."

There were police officers, members of a women's association, and young people of the party. They began shouting, throwing stones at the church, trying to provoke the priests and faithful present to a fight. Catholics were called to the scene by church bells, but also by telephone calls and e-mails sent to the parishes of Hanoi. At 11 o'clock, a fairly significant number of faithful were on the scene, and without responding to the provocations, they tried to enter the chapel.

The officers, who did not intervene to stop the attack, tried (in the photo) to stop the faithful from entering the church. One parishioner says that at a certain point, a group that was participating in the attack asked the police if they could set it on fire. They were instructed to “wait for an order from higher ranking officials."

At 11:30, the growing number of faithful on the site forced the attackers to leave.

Eglises d’Asie reports that inhabitants of the neighborhood say that beginning in the afternoon, while the church was celebrating the feast of the Vietnamese martyrs, the young communists had taken up position to prepare the operation. The same thing was happening at the same time in security offices of the neighborhood.

A letter denouncing the incident has been addressed by Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the superior of the monastery, to the people's committee of Hanoi and to the police of Hanoi and of the district of Dong Da.

Catholics are concerned over the reasons for the attack, which came after the conclusion desired by the authorities - meaning with rejection - of the request by the Redemptorists for the restitution of the parish land. Some think it is retaliation - the land that was given to a clothing company has been turned into a public park - and are afraid of further aggression against the monastery, parish, and chapel.
 
Viet police stand by as mob ransacks Hanoi chapel
Catholic World News
15:59 17/11/2008
Hanoi, Nov. 17, 2008 (CWNews.com) - A Redemptorist monastery in Hanoi that has been the focus of a struggle between Catholic activists and government officials was attacked by a mob on Saturday night, November 15. Rather than trying to protect the monastery, police did their best to impede rescue efforts.

Hundreds of people, backed by the People's Committee of Quang Trung precinct, attacked the chapel. The violence began after representatives of the People's Committee had asked the Redemptorist priests for an urgent meeting. Father Joseph Nguyen Van That, as spokesman for the Redemptorist community, said that he was convinced the meeting had been scheduled as a diversionary tactic to clear the way for the mob violence. "It was an organized attack at nighttine," he said.

Summoned by priests who rang the monastery's bells, hundreds of local Catholics rushed to save the church. But as the mob ransacked the chapel, police concentrated their efforts on keeping the Catholic rescuers away from the building.

This was the second time the St. Gerardo chapel had been attacked by thugs. On September 21, the chapel was vandalized, with statues destroyed and books torn off shelves and thrown on the floor. The invaders “yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel,” wrote Father Matthew Vu Khoi Phung, the Redemptorist superior. In addition, “the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” he added.

After morning Sunday Masses on November 16, a great number of Catholics from churches in Hanoi, hearing about the destruction that had taken place the previous evening, traveled to the Thai Ha district to show their solidarity with the Redemptorists. “It’s an obvious persecution against Catholics by the government,” said one Catholic parishioner.

“It was significant that the government stroke Thai Ha parish right on the day Catholics in Vietnam celebrated the Feast of Vietnamese Martyrs,” Father Joseph Nguyen reported from Hanoi. “This attack reminds people that since its very first outset, the seed offFaith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs from all walks of life."
 
Bishop Prays for Obama’s Conversion
Zenit
16:50 17/11/2008
Calls on Catholics to Integrate Faith and Politics

FARGO, North Dakota, NOV. 17, 2008 (Zenit.org).- The next months will require tireless work from Catholics in order to preserve the fundamental right to life, and from priests to make Church teaching known, says a U.S. prelate.

Bishop Samuel Aquila of Fargo affirmed this in a column written for the November issue of New Earth, his diocesan newspaper.

He congratulated president-elect Barack Obama, and assured him of prayers for "the conversion of his heart and mind to recognize the dignity of human life from the moment of conception until natural death and the truth that no government has the right to legalize abortion."

Observing Obama's voting record and his public support of the Freedom of Choice Act, the prelate asserted that the president-elect opposes the position of the Catholic Church. He added: "On a purely political level, he even disagrees with the majority of Americans, who at least want some limits on abortion.

"The Church, and most especially bishops and priests, will need to make the teaching of the Church known to every Catholic."

Clear teaching

Bishop Aquila wrote about letters he received expressing a desire for more outspoken and clear teaching on abortion. He stated, "Catholics need to promote the Gospel of Life and understand, as Pope Benedict XVI and his predecessors have made definitive and clear, that the question of the moral legality of abortion is non-negotiable. It is always and everywhere wrong, and this moral truth must be enshrined in law in every civil society."

He addressed the misunderstandings that he encountered regarding a Catholic's role faced to abortion. "Abortion is an intrinsic evil," he explained, "which means that in no circumstance is it permitted nor may it ever be supported, even as a means to a good end."

The prelate reiterated the message of other U.S. bishops, on the central and primary importance of the issue of human life among the many other political issues to be weighed in the balance.

Faith in politics

The bishop addressed the misunderstanding about the relationship between the Church and the state, and more particularly, how each Catholic is called to live his faith in daily life and political decisions. He lamented the removal of "religious and moral values from the public square," observing that "some Catholics in the separation of their faith from decisions in the political order abandon God and embrace secular atheism."

"Abandoning the truth," he continued, "is directly opposed both to our ideals as Christians and to the founding principles of our country as seen in the Declaration of Independence which acknowledges the ‘laws of nature's God' and ‘the Creator.'"

The prelate quoted from the nation's first president, George Washington: "Of all the dispositions and habits which lead to political prosperity, religion and morality are indispensable supports."

Based in these ideals of the founding fathers, as well as the teachings of the Church, Bishop Aquila called on Catholics to live out their faith: "Being faithful to the call and mission given to us by God can never be limited to Sunday worship, but requires the surrender of our complete and entire lives.

"If we are faithful Catholics, everything we do will be influenced by our relationship with God, his truth, his love and his constant inspiration. If we withhold the beauty and truths about human life from our nation's laws, we diminish our society."
 
Dear Mr President: An open letter to the President-elect
John Allen
16:55 17/11/2008
Influential and widely respected journalist and Church-watcher, the Rome-based John Allen, penned this open letter to President-elect Barak Obama on his blog three days after Senator Obama’s historic win in the US Presidential election. Mr President-elect:

This letter is a plea to make US-Vatican relations under your administration a priority, because of the enormous good in the world that could be accomplished by exploiting natural areas of common concern.

I’m aware that the stars may not seem especially well-aligned for such collaboration. A small number of Catholic bishops in the United States made statements during the campaign that favoured your opponent, which may have left a bitter aftertaste among some of your supporters and advisors. It’s also clear to everyone that, barring a dramatic change of heart on your part, the White House and the Vatican will have deep differences during your term over “life issues” such as abortion and embryonic stem cell research.

I would urge you, however, not to allow those points to obscure four basic political realities.

- First, the Vatican and the United States need each other, whatever their differences may be in a given historical moment. What the United States is in the realm of “hard power,” meaning coercive military and economic might, the Vatican is in terms of “soft power,” meaning the capacity to stir action on the basis of ideas.

Religion is a powerful motivating force in human affairs, and the Pope has the biggest pulpit of any religious leader. It’s simply bad for everyone if these two forces are not on good speaking terms.

- Second, it’s smart politics for you not to neglect the Vatican. As you know better than anyone, in some ways your reelection campaign in 2012 has already begun. You won the Catholic vote overall this time, but narrowly lost white Catholics; working cooperatively and respectfully with the Vatican could help you and your party with that group.

- Third, the Vatican has a centuries-old diplomatic tradition of dealing with governments that, in one way or another, don’t follow the Church’s line on certain matters.

Despite those disagreements, Vatican diplomacy typically strives to keep lines of communication open and to seek common ground. In other words, they’ll want to do business with you where they can.

- Fourth, the Vatican is eager for good relations with the United States in particular, regardless of which party happens to be in power. The Vatican deeply admires the robust religiosity of America, in contrast with the pervasive secularism of much of Europe. The Vatican also believes that the United States is its most natural ally in promoting religious freedom and human dignity around the world.

The potential for collaboration is very real, because there are numerous areas where your policy positions dovetail with the social teaching of the Catholic Church and the diplomatic interests of the Vatican. Among the most obvious examples are immigration, economic justice, peace, and environmental protection. In a statement this week congratulating you, Vatican spokesperson Fr Federico Lombardi also expressed the Vatican’s desire to work together on Iraq, the Holy Land, Christian minorities in the Middle East and Asia, and the fight against poverty and social inequality.

In each area, you will find a clear track record of teaching from recent popes and a strong determination on the part of the Vatican’s diplomatic apparatus to move the ball.

In fact, many of these topics represent areas in which the Vatican was at odds with the Bush administration and has longed for new American leadership.

Pope Benedict XVI himself has clearly opened the door to a positive working relationship.

The Pope sent a telegram the day after your victory calling your election “a historic occasion,” and offering his prayer that God will “support you and the American people, so that through the good will of all, a world of peace, solidarity and justice can be built.”

Lombardi likewise expressed hope that you “will be able to match the expectations and the hopes directed towards the new president, effectively serving justice and rights, finding the best ways to promote peace in the world, favouring the growth and dignity of persons with respect for essential human and spiritual values.”

You’ll notice that neither the Pope nor his spokesperson explicitly mentioned abortion or other areas of disagreement, and certainly their tone suggests that concern for the “life issues” will not exclude cooperation in other areas.

On the contrary, the Vatican seems to be doing everything it can to invite it.

May I suggest one more possibility for US-Vatican partnership? I believe there is a historic opportunity for your administration and the Holy See to work together to move the international community, at long last, toward serious engagement on behalf of peace and development in Africa.

You are a hero to much of Africa, giving you a degree of political capital on the continent that no other Western leader could rival. At the same time, 2009 is shaping up as a “Year of Africa” in global Catholicism.

Over the next 12 months, Pope Benedict XVI will visit Cameroon and Angola; the African bishops will hold their plenary assembly in Rome; and bishops from all over the world will converge on Rome for a “Synod for Africa.”

All this suggests the possibility of synergy between the world’s most important political and spiritual leaders - ie, you and the Pope - to promote peace and development for Africa, where the world’s most impoverished and abandoned people are today found.

If you’re interested in forging such a partnership, the first important choice to make is who to send to the Vatican as your ambassador.

Ideally, you will turn to someone known to have your ear, who will have real political influence in your administration, and who also knows the Catholic world. What you’re looking for, in other words, is a Democratic equivalent of James Nicholson, President Bush’s first Vatican ambassador.

Nicholson had served as the chair of the Republican National Committee, and helped to steer the party’s outreach to Catholic voters. Bush sent a clear signal with that nomination that he was interested in the Vatican, and this is one case where it would behoove you to follow his lead.

Finally, one last piece of unsolicited advice: Mr President-Elect, whatever else you do, please try to avoid repeating the mistakes of the last Democratic administration with regard to the Vatican.

In his memoirs, former Vatican Ambassador Raymond Flynn tells a depressing story from 1994 illustrating what I mean.

During the lead-up to the UN conference on population in Cairo in 1994, Pope John Paul II called Flynn to the Vatican on a Saturday morning to personally request a telephone conversation with President Clinton. Flynn relayed the request urgently to the White House that afternoon, and got no response. He called again on Sunday and on Monday, both times with no results. Frustrated, Flynn then got on a plane to Washington on Tuesday.

He cooled his heels outside the president’s office that night and most of Wednesday. Finally, he was admitted to the White House’s pre-Cairo war room, where he was told by Assistant Secretary of State Timothy Wirth that “nobody is getting a chance to lobby the president on this one.”

Dumbfounded, Flynn explained that the Bishop of Rome is not a lobbyist, and that it would be seen as a profound act of disrespect if the president wouldn’t even get on the phone. After almost a week, Clinton finally agreed to take the Pope’s call.

The episode was symptomatic of a basic disinterest within the Clinton team about the Vatican, which at times shaded off into hostility. The result was that the US-Vatican relationship during the Clinton years was more often defined by predictable differences than by imaginative areas of common purpose.

For what it’s worth, Mr President-Elect, my advice is to get on the phone if the Pope calls. Better yet, initiate the conversation yourself. You might be surprised about where it goes.

John Allen Jr. is the Rome-based correspondent for the US weekly newspaper, National Catholic Reporter
 
Hanoi's Thai Ha church attacked
CathNews Australia
17:08 17/11/2008
Local government forces attacked and ransacked St Gerard chapel for the second time in Hanoi's Thai Ha Redemptorist parish over the weekend.

Independent Catholic News reports a large gang, backed by the People Committee of Quang Trung precinct, attacked Hanoi Redemptorist Monastery chapel in Hanoi on Saturday.

Government officials and police prevented parishioners from saving the building.

Fr Joseph Nguyen Van That, vice superior of Hanoi Redemptorist Monastery said: "At 10pm local time, on Saturday night, a delegate of the People Committee of Quang Trung precinct came to Hanoi Redemptorist Monastery asking for an urgent meeting with the Redemptorists while hundreds of people attacked our Saint Gerardo Chapel."

In an urgent email, sent to Redemptorists in Vietnam, Fr Joseph Dinh Huu Thoai, the secretary of Vietnam Redemptorist Province, asked his confreres to pray intensively for Redemptorists in Hanoi.

Fr Dinh said Hanoi Redemptorists rang bells to summon nearby parishioners to rescue the monastery. Thousands of Catholics and nearby parish priests rushed to the site to stop the gang from destroying the chapel.

Hundreds of police with stun guns prevented them from entering the chapel. A parishioner said the gang ransacked the chapel and asked police if they could set it on fire. They were instructed to "wait for an order from higher ranking officials."

This was the second time the Saint Gerardo Chapel has been attacked. On Sunday September 21, the chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces.

The thugs "yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel," wrote Fr Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district.

"Everything happened clearly in front of a large number of officials, police, security personnel, anti-riot police, and mobile police ­those who in charge of keeping security and safety in the region ­but they did nothing to protect us," Fr Matthew said.

After Sunday Masses, a great number of Catholics from St Joseph's Cathedral and other parishes travelled to Thai Ha to pray and express solidarity.

"It's an obvious persecution against Catholics by the government," said a parishioner from Thach Bich. "For years, Redemptorist priests and their faithful have requested for the requisition of their land illegally seized by the state. Having trembled their legal aspiration, the government now openly persecutes them," she added.

"It was significant that the government stroke Thai Ha parish right on the day Catholics in Vietnam celebrated the Feast of Vietnamese Martyrs," a local priest said.

"This attack reminds people that since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs from all walks of life, from the courageous missionary clergy as well as the local clergy and the Christian people of Vietnam. The Church in Vietnam today is not better or even worse than in the past," he warned.
 
Vigil Prayers at Hamilton, Canada, for Catholics of Thái Hà Parish
Nguyễn Duy Việt
20:04 17/11/2008
Vigil Prayers at Hamilton, Canada, for Catholics of Thái Hà Parish

Dear Fathers, honoured elders and my brothers and sisters. We are gathered here today to pray for and to show our compassion and solidarity to our brothers and sisters in Vietnam and India. I am glad that so many of us are here this evening to bear witness and offer support to the Catholic Church in Vietnam and India.

I would like to thank the Development and Peace group of Canadian Martyrs parish for their support.

We Canadians are privileged to be able to express ourselves and choose our own way of worship without fear of reprisal. Imagine living in a country where the place in which you worship can be torn from the ground and you would be helpless, unable to protect it. Imagine living in a country where you could not appeal to the government because it is the government itself that has taken away your rights. Imagine living in a country where the police, those called to protect the citizens of the country, will use violence to silence you, demolish your sacred place of worship, look you in the eye and call it justice.

On the 19th of September 2008, this is what happened in Thai Ha, one of the Catholic parishes in Vietnam. Documents of questionable origin appeared in the hands of government officials proclaiming the right of the government to confiscate, seize and consequently demolish Church property. Imagine if that sort of thing were to happen here. What would we do? We would gather as a community and let our voices be heard! This is injustice and we will not stand for it! That is exactly what our brothers and sisters in Vietnam did and what kind of response did they beget? Violence and intolerance. Even the media, hearing about this outrageous breech in conduct were beaten and forcefully denied any right to document the events taking place.

But in spite of the efforts to conceal these acts of brutality, we have heard and we stand here today in opposition of the events that have occurred in Hanoi. This is what we know:

The church has long been property of archdiocese in Hanoi. The government unjustly seized it, with the intention of turning it over to private buyers for their own profit. Vandals were hired to deface the altar in an effort to discourage members of the community from attending. Bulldozers were brought in to destroy Church property. The people who stood against them were beaten and imprisoned. 5000 people stayed to pray and protest in non-violence. By September 24 they drove everyone out. Archbishop Ngo Quang Kiet tried to reason with them but could not deter them from their path.

The Archbishop, normally soft spoken could not be silenced. He stood against them using prayer and courage as his main tools. The government responded by enlisting thugs to come and disrupt the gatherings by shouting obscenities, spitting on the parishioners and using large speakers to drown them out. The archbishop was called a traitor and his words were twisted by the government to discredit him. Archbishop Ngo Quang Kiet has a history of love and compassion for his people. He is noted for his efforts in relieving flood victims in Vietnam. He went to the remote areas of Vietnam where these floods had occurred to personally offer the victimized families comfort. And the government brand him “traitor”. To this day, agents watch archbishop Ngo Quang Kiet day in and day out, keeping him from disturbing their twisted “peace”.

This issue has become about more than one place in Vietnam. It has become more significant than any one Church anywhere in the world. This has become an issue of social injustice and an affront to the rights and liberties of people everywhere. The persecution of the church. It sounds like an old ancient concept from the dark ages. But it is not a thing of the past. As we have heard during today’s assembly, injustice and persecution are both alive in the world around us. We hear about it every day in the news, on the TV and in the paper. But it never hurts as much as when it affects our homes and our heritage. Today we look at where we are and what we have achieved here. We are free to live and worship without fear that our liberties will be taken away.

So what now can we do for our brothers and sisters, our community and our Church back home? Among other things we pray. We pray that we will find the courage to help change the circumstances that afflict our brothers and sisters back home. We bear witness and we remember. When I was younger, I asked my teacher “Why doesn’t God just make things better?”. She told me a story that I will always remember. She told me a story of a girl who wondered the same. She asked, “Lord, why is there so much pain and suffering in the world? You said you loved us and so why do you not take away all the injustice and heartache in the world? Why don’t you do anything?” The Lord looked at her and He replied, “My child, of course I have done something. I made you.”

We are called to act. Whether we choose to write to our local MP, donate to charity or perform a small act of kindness to another or go ourselves and make a difference, the power is in us to act. Whatever small service we can perform in the name of justice contributes to the greater whole. This evening we stand together and pray for justice. Tomorrow we must act. Challenge yourself. “What have I done to bring some measure of justice into the world?” Please, do not go home and forget about those in the world who do have not their measure of justice. I offer no promises save one. I promise you, that if you do nothing, nothing will ever change. The persecution of the church will continue unchecked and the daily injustices will continue to erode the hopes of those who need it most. Be the change you want to see in the world.

My brothers and sisters, honoured elders, and dear fathers, I thank you for this opportunity and for your time.

Nguyen Duy Viet
 
Nuovo attacco contro la parrocchia di Thai Ha
Asia-News
07:56 17/11/2008
Un funzionario del Comitato del popolo tenta di tenere occupati i Redentoristi, mentre membri delle organizzazioni del Partito attaccano la cappello di San Gerardo. Chiamati da campane, telefonate ed e mail, accorrono centinaia di fedeli e gli assalitori si allontanano. L’operazione suscita inquietanti interrogativi.

Hanoi (AsiaNews) – Suscita inquietanti interrogativi l’attacco condotto sabato notte da gruppi di attivisti del Partito comuista contro la cappella di San Gerardo, che si trova all’interno del terreno della parrocchia di Thai Ha. Simile a quello condotto il 21 settembre contro lo stesso obiettivo, esso ha visto la partecipazione di un delegato del Comitato del popolo di Quang Trung (municipio di quartiere), mentre forze di polizia e reparti della sicurezza assistevano passivamente al saccheggio della cappella, che non ha avuto gravi conseguenze solo per l’immediato arrivo sul posto di fedeli di Thai Ha e di altre parrocchie.

Padre Joseph Nguyen Van That, vicesuperiore del convento dei Redentoristi, che cura anche la parrocchia, racconta che “alle 10 di sera, un delegato del Comitato del popolo di Quang Tri è venuto al convento dicendo di volere un incontro urgente con i Redentoristi”. Una manovra “chiaramente diversiva”, mentre “centinaia di persone si riunivano per attaccare la cappella”.

C’erano funzionari di polizia, membri di un’associazione femminile, giovani del Partito. Hanno cominicato a gridare, a lanciare pietre contro il santuario, cercando di provocare allo scontro sacerdoti e fedeli presenti. A chiamare i cattolici erano state le campane della chiesa, ma anche telefonate ed e-mail indirizzate alle parrocchie di Hanoi. Alle 11 i fedeli erano abbastanza numerosi e, senza rispondere alle provocazioni, hanno tentato di entrare nella cappela.

Gli agenti, non intervenuti per fermare l’attacco, tentavano (nella foto) di non far entrare i fedeli. Un parrocchiano ha raccontato che ad un certo punto un gruppetto che stava partecipando all’attacco ha chiesto alla polizia se poteva appiccare il fuoco. “Attendete disposizioni dai funzionari”, è stata la risposta.

Alle 23.30 l’ingrossarsi del numero dei fedeli presenti ha spinto gli assalitori a lasciare il campo.

Eglises d’Asie riferisce che abitanti del quartiere hanno raccontato che fin dal pomeriggio, mentre in chiesa si celebrava la festa dei martiti vietnamiti, i Giovani comunisti erano riuniti nelle loro sedi per mettere a punto l’operazione. Lo stesso stava avvenendo, in contemporanea, nei locali della Sicurezza del quartiere.

Una lettera di denuncia dell’accaduto è stata indirizzata da padre Matthew Vu Khoi Phung, superiore del monastero, al Comitato del popolo di Hanoi ed alla polizia di Hanoi e del distretto di Dong Da.

A preoccupare i cattolici sono le domande sul perché dell’attacco, giunto dopo che si è conclusa nel modo voluto dalle autorità – e cioè con un rifuito - la richiesta dei Redentoristi di ottenere la restituzione del terreno della parrocchia. Qualcuno pensa ad una rappresaglia – il terreno che era stato concesso ad una impresa di abbbigliamento è stato trasformato in un parco pubblico – e teme che ci saranno ulteriori aggressioni contro monastero, parrocchìa e cappella.
 
Hanoi Catholics shocked at the attack at Thai Ha
J.B. An Dang
08:57 17/11/2008
Catholics in Hanoi got shocked to hear the attack organized by the Communist government against Hanoi Redemptorists and Thai Ha’s parishioners.

Thousands of Catholics have gathered at Thai Ha to put their support behind Redemptorists and parishioners who were suffered an attack organized by local government on Saturday night. Some special services also have been held around the archdiocese to pray for Thai Ha parish.

Thousands of Catholics went to Thai Ha in Sunday morning
The shocking news on the attack spread through parishes on Sunday when Catholics gathered at churches to celebrate the Feast of Vietnamese Martyrs. After morning Sunday Masses, a great number of Catholics from St. Joseph Cathedral, Ham Long, and Hang Bot … including far distant parishes of Thach Bich, Canh Hoach, and Bai Xuyen travelled to Thai Ha by all available means. They were extremely upset at the destruction of the Saint Gerardo Chapel.

“It’s an obvious persecution against Catholics by the government,” said a parishioner from Thach Bich. “For years, Redemptorist priests and their faithful have requested for the requisition of their land illegally seized by the state. Having trembled their legal aspiration, the government now openly persecutes them,” she added.

“It was significant that the government stroke Thai Ha parish right on the day Catholics in Vietnam celebrated the Feast of Vietnamese Martyrs,” Fr. Joseph Nguyen reported from Hanoi. “This attack reminds people that since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs from all walks of life, from the courageous missionary clergy as well as the local clergy and the Christian people of Vietnam. The Church in Vietnam today is not better or even worse than in the past,” he warned.

“The Catholic Church in Vietnam as a whole is now the subject of Vietnam government’s persecution by definition,” said a student of Hanoi University. “And this attack is a challenge to the conscience of the world," he believed.
 
Hanoi : les autorités locales du quartier conduisent une nouvelle opération de provocation contre la paroisse de Thai Ha
Eglises d'Asie
09:20 17/11/2008
Hanoi: les autorités locales du quartier conduisent une nouvelle opération de provocation contre la paroisse de Thai Ha

Dans la nuit du 15 au 16 novembre 2008, les cloches de l’église de Thai Ha et du couvent des rédemptoristes ont sonné à toute volée. Elles avertissaient les fidèles d’une nouvelle provocation, montée, cette fois-ci, par les autorités du quartier Quang Trung où est située la paroisse. Selon le récit du P. Joseph Nguyen Van Khai, vice-supérieur de la communauté rédemptoriste en charge de la paroisse (1), et des témoignages de la population non chrétienne du lieu, il s’agit là d’une opération organisée à l’avance par les responsables municipaux.

Les choses ont commencé aux alentours de 22 heures. Un certain nombre de responsables civils du quartier sont venus rencontrer les religieux rédemptoristes dans leur couvent. En même temps, un groupe hétéroclite, où se côtoyaient des officiels, des policiers, des membres d’une association féminine, des jeunes gens arrivés à divers moments de la soirée, se rassemblés autour du sanctuaire St-Gérard, bâtiment situé dans la propriété de la paroisse. Ils ont lancé des cris et exprimé leur intention de défoncer les portes et de détruire le sanctuaire. En même temps, ils ont cherché querelle aux prêtres et aux fidèles présents sur les lieux. Beaucoup de ces provocateurs avaient déjà participé à l’opération du 21 septembre qui s’était déroulée de façon analogue.

Alertés par le son des cloches, des appels téléphoniques et des e-mails, les fidèles de la paroisse ainsi que nombre de prêtres et de catholiques d’autres paroisses du doyenné de Hanoi n’ont pas tardé à affluer vers l’église. A 23 heures, ils étaient déjà fort nombreux et, sur les directives d’un religieux rédemptoriste, sans répondre aux provocations, ils ont entamé des prières à l’intérieur et à l’extérieur de l’église. Entre 23 heures et 23 h 30, voyant grossir le nombre des fidèles, les provocateurs, comme les autorités municipales présentes sur les lieux depuis le début, ont commencé alors à s’esquiver, pour regagner divers locaux municipaux du quartier Quang Trung. Aux alentours d’une heure et demie du matin, le groupe de perturbateurs avait quitté les lieux. Seuls veillaient encore quelques fidèles en prière dans l’église.

Les témoins ont fait remarquer que l’opération ressemblait, dans ses grandes lignes, à celles qui avaient eu lieu le 21 septembre, dans cette même paroisse, et le 25 septembre à l’archevêché (2). Comme les fois précédentes, les forces de police ont laissé faire. Cependant, cette fois-ci, les autorités locales (municipalités, police, Front patriotique) ont participé activement et directement à l’opération. Les habitants du quartier Quang Trung ont rapporté que, dans l’après-midi du 15 novembre, alors que l’église de Thai Ha célébrait solennellement la fête des saints martyrs du Vietnam, l’opération de provocation se préparait soigneusement autour de l’église. Dans l’après-midi, les Jeunesses communistes s’étaient longuement réunies dans leurs locaux, tandis que la police et les principaux acteurs de l’opération mettaient au point le scénario de leurs opérations au siège de la Sécurité du quartier.

Pour le moment, les observateurs et les membres de la communauté catholique de la paroisse de Thai Ha continuent de s’interroger sur les motifs réels de cette attaque nocturne et peu réussie de la paroisse. Certains pensent qu’elle pourrait être le prélude à une initiative de plus grande envergure.

(1) Le présent récit s’appuie sur des témoignages publiés en vietnamien sur le site de VietCatholic News et sur ceux des religieux rédemptoristes vietnamiens tout au long de la nuit.

(2) Voir EDA 494.

(Source: Eglises d'Asie, 17 novembre 2008)
 
Hanoi: government crowd attacks Redemptorist chapel
Independent Catholic News
09:29 17/11/2008
A large gang, backed by the People Committee of Quang precinct, attacked the Trung Hanoi Redemptorist Monastery chapel in Hanoi on Saturday.

Government officials and police prevented parishioners from saving the building.

Fr Joseph Nguyen Van That, vice superior of Hanoi Redemptorist Monastery said: "At 10pm local time, on Saturday night, a delegate of the People Committee of Quang Trung precinct came to Hanoi Redemptorist Monastery asking for an urgent meeting with the Redemptorists while hundreds of people attacked our Saint Gerardo Chapel."

In an urgent email, sent to Redemptorists in Vietnam, Fr Joseph Dinh Huu Thoai, the secretary of Vietnam Redemptorist Province, reported the incident asking his confreres to pray intensively for Redemptorists in Hanoi at this very difficult time.

Fr Joseph Dinh said Hanoi Redemptorists rang bells to summon nearby parishioners to rescue the monastery. Thousands of Catholics and nearby parish priests rushed to the site to stop the gang from destroying the chapel.

Hundreds of police with stun guns prevented them from entering the chapel. A parishioner said the gang ransacked the chapel and asked police if they could set it on fire. They were instructed to "wait for an order from higher ranking officials."

This was the second time the Saint Gerardo Chapel has been attacked. was attacked. On Sunday, 21 September, the chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces.

The thugs "yelled, smashed everything on their way, threw stones into our monastery, and shattered the gate of Saint Gerardo Chapel," wrote Fr Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district.

Fr Matthew added: "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop."

"...everything happened clearly in front of a large number of officials, police, security personnel, anti-riot police, and mobile police ­ those who in charge of keeping security and safety in the region ­ but they did nothing to protect us."

© Independent Catholic News 2008
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Anh chị em cong nhân sinh viên Thuận Nghĩa họp mặt tại Xuân Lộc
Quang Huyền
11:40 17/11/2008
XUÂN LỘC - Sáng ngày Chúa Nhật 16/11/2008, nhằm ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, anh chị em công nhân, sinh viên con cái giáo xứ Thuận Nghĩa, thuộc Giáo Phận Vinh đang làm ăn sinh sống ở Miền Nam đã tổ chức ngày lễ giỗ tổ truyền thống.

Thánh lễ Giỗ tổ năm nay được tổ chức tại Giáo xứ Nghĩa Sơn, thuộc giáo Phận Xuân Lộc.

Về tham dự lễ giổ tổ năm nay có hơn 300 anh chị em công nhân, sinh viên đến từ nhiều nơi khác nhau. Phần lớn là anh chị em đang làm ăn sinh sống ở Sài Gòn. Trong số này có nhiều anh chị em đã quy tụ thành các nhóm sinh hoạt cố định và được các thầy Dòng Phanxicô đồng hành từ nhiều năm nay như: Nhóm Công nhân Hiệp Nhất, Nhóm Công nhân Tân Vạn, Nhóm Giới trẻ Phan sinh. Ngoài ra còn có các nhóm đến từ Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

Về tham dự ngày giỗ tổ năm nay còn có cha quê hương, các nam nữ tu sĩ con cái Thuận Nghĩa đang công tác và tu học Ở Miền Nam. Sự hiện diện của họ càng làm phong phú thêm ý nghĩa của ngày giỗ tổ.

Được biết, đây là cuộc họp mặt truyền thống hằng của những người con của giáo xứ Thuận Nghĩa đang làm ăn sinh sống và học tập ở Sài Gòn và các khu vực lân cận. Anh chị em công nhân, sinh viên Thuận Nghĩa chọn ngày lễ thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa tử đạo làm ngày truyền thống của nhóm mình là một việc làm có nhiều ý nghĩa đối với họ.

Thứ nhất, ngày giỗ tổ là dịp anh chị em công nhân, sinh viên tuy tụ lại trong tình anh em cùng quê hương, nhằm thắt chặt tình đồng hương, đoàn kết, nương tựa vào nhau trong cuộc sống bấp bênh nơi thị thành.

Kế đến họp mặt trong ngày lễ Thánh Khoa là người con của quê hương Thuận Nghĩa đã anh hùng làm chứng cho Chúa đến giọt máu cuối cùng, như giúp họ ôn lại tinh thần đạo đức của tổ tiên, noi gương bắt chước các ngài để sống đạo trong môi trường lao động, học tập của mình.

Ngoài ra, ngày giỗ tổ cũng là dịp để anh chị em cùng quê hương gặp giỡ, giao lưu và chia sẽ với nhau về kinh nghiệm của cuộc sống tha hương, giúp nhau có thêm niềm vui và nghị lực để vượt thắng thử thách và cảm bẫy của cuộc sống đô thị.

Chương trình của ngày dỗ tổ năm nay linh động hơn mọi năm. Cha quê hương Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh, OFM đã chủ tế thánh lễ. Thánh lễ năm nay có rước kiệu thánh Khoa được diễm ra rất long trọng và rốt sắng. Sau thánh lễ, anh chị em công nhân, sinh viên đã sinh hoạt và chia sẻ với nhau theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của các thầy. Năm nay, các bạn cũng tổ chức trò chơi thi đua theo tổ rất vui nhộn và bổ ích. Buổi chiều, các bạn tổ chức giao lưu đóng đá giữa các nhóm. Việc làm này càng làm cho ngày giỗ tổ thêm vui tươi và hào hứng.

Ngày giỗ tổ đã khép lại sau trận đấu bóng gay cấn và quyết liệt, anh chị em công nhân sinh viên Thuận Nghĩa phải chia tay nhau trong sự quyến luyến và nhớ nhung. Hy vọng rằng những tình cảm thiêng liêng của những người anh chị em đồng hương đã đi vào trái trái tim của mỗi người. Họ mang theo niềm vui, tình thân vào trong cuộc sống thường nhật của họ, để làm “men”, “ánh sáng” cho Chúa trong môi trường sống của mình.
 
Góp ý: Xin xét lại ngày mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
LM Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khanh
12:12 17/11/2008
XIN XÉT LẠI NGÀY MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 20 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN), xin được nêu lên một điều lắm người vẫn than phiền.

Ngày 24-11 được chọn làm lễ kính CTTĐVN là để ghi nhớ ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam nhằm gián tiếp khẳng định lòng trung thành của giáo đoàn Việt Nam với Tòa Thánh Phêrô, thế nhưng suốt 20 năm qua mấy ai đã nhắc đến ý nghĩa này? Ngay cả Đại Hội Dân Chúa mừng 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam hình như cũng không quan tâm gì đến (Xem bản đề cương “Giáo Hội tại VN”). Đang khi đó ngày 24-11 hết sức bất tiện cho Dân Chúa tại Việt Nam.

1. XIN TRẢ LẠI GIÁO LÝ CÁNH CHUNG

Năm nào, việc kính trọng thể Lễ CTTĐVN cũng lấn mất chỗ của Chúa Nhật 33 Thường Niên. Chúa Nhật này không mang tên một ngày lễ riêng nhưng có đặc điểm là các bài đọc luôn nói về mầu nhiệm cánh chung. Đã 20 năm qua, giáo dân Việt Nam không còn được nghe giảng về cánh chung. Nếu chúng ta cứ tiếp tục mất cơ hội nói về cánh chung, chúng ta cũng mất mát rất nhiều trong tâm hồn tín hữu. Liệu việc mừng trọng thể vào Chúa Nhật 33 Thường Niên có gián tiếp gây phản tác dụng?

2. XIN TRẢ LẠI GIÁO LÝ ĐẠO HIẾU

Phía trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình Công Giáo có trưng bày ảnh CTTĐVN. Thật rất ý nghĩa khi gắn liền Đạo Hiếu với các vị tổ phụ trong đức tin. Ngày 24-11 nằm trong tháng các đẳng linh hồn nhưng tại sao không nói được gì với người Việt Nam về Đạo Hiếu, một nhịp cầu then chốt của hội nhập văn hóa và truyền giáo?

Trước kia, khi các vị Tử Đạo Việt Nam chưa được tuyên phong hiển thánh, chỉ có một lời nguyện cho nội bộ Giáo Hội Việt Nam, vỏn vẹn 3 dòng nhưng hết sức sâu sắc về Đạo Hiếu. Trong dịp phong thánh, khi viết bộ lễ CTTĐVN, người ta đã vất bỏ một viên ngọc mà không ngờ. Thiết tưởng tổng cộng các lời ca, lời nguyện, kinh tiền tụng và toàn bộ các giờ kinh phụng vụ của ngày lễ 24-11 vẫn không nói được nhiều hơn lời nguyện ngắn của ngày lễ 1-9 trước đây. Lời nguyện bị lãng quên ấy như sau:

“Lạy Chúa, Chúa đã làm cho xuất hiện trên toàn cõi Việt Nam rất nhiều chứng nhân anh dũng cho Chúa: Vì lời các đấng ấy bầu cử, xin Chúa thương ban cho mọi dân tộc nhận biết chỉ có Chúa là Cha thật và phụng sự Chúa với hết tình con thảo.”

Chỉ vài dòng ngắn ngủi đủ ghi lại cả một lịch sử bi hùng và lý do sâu xa nhất cho việc tuyên xưng đức tin của người Công Giáo Việt Nam. Nó vừa đầy ắp kỷ niệm về Đạo Hiếu, vừa vạch ra được một linh hạnh cho người Việt và cả trách nhiệm góp phần truyền giảng Tin Mừng cho thế giới. Nó là một lời nguyện hết sức đại đồng chứ không mang tính cục bộ như lời nguyện hiện hành (Con chưa kịp kiểm chứng nơi các sách lễ ngoại ngữ lời nguyện lễ CTTĐVN như thế nào, nhưng con nghĩ người nước ngoài khó mà đọc sát những ý tưởng trong lời nguyện tiếng Việt mà chúng ta đang đọc).

Ước gì hạt ngọc quý báu ấy sớm được đem lại vào phụng vụ, ít ra là cho giờ Kinh Chiều I.

3. XIN TRẢ LẠI THÁNG 9

Trước lễ phong thánh, Giáo Hội Việt Nam có một tháng kính CTTĐVN: Tháng 9. Sau lễ phong thánh, tháng này biến mất không kèn không trống. Nhưng phải hỏi xem, trong tâm tư một giáo dân, tháng 9 ấy và ngày lễ 24-11, bên nào có âm hưởng sâu xa hơn? Để lập lại tháng 9 ấy, cần chuyển lễ CTTĐVN về lại với tháng 9.

4. XIN TRẢ LẠI CHÚA NHẬT ĐẦU THÁNG 9

Hơn 20 năm đã qua, mọi người đã quá rõ không gì lay chuyển được tấm lòng trung thành của Giáo Hội Việt Nam đối với Tòa Thánh Phêrô. Việc khẳng định sự trung thành ấy bằng ngày 24-11 có còn cần thiết không?

Nếu chúng ta không thể xin thay đổi ngày lễ CTTĐVN trong lịch phụng vụ toàn cầu, ít ra cần xin một biệt lệ là mừng trọng thể lễ ấy trên lãnh thổ Việt Nam vào Chúa Nhật đầu tháng 9. Đầu tháng 9, không chỉ để khỏi lấn mất giáo lý cánh chung của tháng 11 nhưng còn để đem lại ánh sáng phục sinh cho nỗi buồn tháng 7 âm lịch của người Việt.

Trong lúc chờ đợi, để khỏi lấn mất giáo lý cánh chung, thiết tưởng dù cử hành trọng thể lễ CTTĐVN, vẫn nên đọc các bài đọc Lời Chúa của Chúa Nhật 33.

Hướng đến Đại Hội Dân Chúa 2010, con xin được nêu lên những thao thức trên đây, vì ích lợi sâu xa và lâu bền cho Giáo đoàn Việt Nam. Kính mong được nhiều người tham gia ý kiến và được các Bề Trên lưu tâm.

Qui Nhơn, ngày kính trọng thể Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 16-11-2008
 
Giới thiệu Trung Tâm Thánh Mẫu Đức Mẹ Trà Kiệu
Duy-Trà Phan Cảnh Đăng
12:26 17/11/2008
Giới thiệu Trung Tâm Thánh Mẫu Đức Mẹ Trà Kiệu

CHƯƠNG I
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHÉP LẠ TRÀ KIỆU


Sau khi quân Pháp chiếm cứ nhiều tỉnh của Việt Nam, lòng dân đã trở nên thù hận với đạo Kitô do các linh mục ngoại quốc rao truyền. Gần hơn nữa, khi kinh đô Huế thất thủ vào tay người Pháp, Tôn Thất Thuyết hộ giá Vua Hàm Nghi ra Quảng Trị và Hịch Cần Vương ra đời, cổ võ việc bách hại đạo Kitô, đánh đuổi quân Pháp và khôi phục đất nước, phong trào giết đạo Kitô càng thêm phát triển mạnh mẽ hơn.

Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu
Vì thế, ngày 1 tháng 9 năm 1885, một ngày sau ngày Văn Thân chiếm được thành Quảng Nam, binh sĩ Văn Thân đông đến vài chục ngàn người, với vũ khí hùng mạnh, đại bác lớn nhỏ và với sự trợ giúp của cả tỉnh Quảng Nam, ào ạt kéo đến vây trà Kiệu, một họ đạo nhỏ bé vô tội, khoảng 1 cây số vuông diện tích và với khoảng 1500 giáo dân, kể cả người già, đàn bà và con nít, thiếu hẳn các phương tiện tự vệ.

Với cán cân lực lượng chênh lệch như thế, lẽ ra Trà Kiệu đã phải gục ngã trong trận tấn công đầu tiên của binh sĩ Văn Thân. Nhưng không, Trà Kiệu vẫn tồn tại để ca tụng danh Mẹ: Mẹ Trà Kiệu, Mẹ của vinh quang. Tại sao ? Suốt 21 ngày giao tranh, binh sĩ Văn Thân đã nhiều lần chứng kiến một "Bà Mặc Áo Trắng" đứng che chở Trà Kiệu trên nóc nhà thờ, cùng khiếp sợ trước cơ binh con nít áo đỏ, áo trắng, đã ào ào từ không trung tràn xuống theo lũy tre xanh, tay hươi gươm bạc sáng ngời và chiến đấu phụ giúp giáo dân bảo vệ Trà Kiệu. Cuộc vây hãm mỗi ngày một dữ dội hơn, các trận giao chiến mỗi ngày một quyết liệt hơn, Trà Kiệu hầu như tuyệt vọng, mặc dầu Văn Thân chưa một lần phá vỡ được vòng đai phòng thủ của Trà Kiệu.

Sáng ngày 21 tháng 9 năm 1885, để tự giải thoát cho mình, giáo dân Trà Kiệu quyết chí đánh du kích vào Bộ Chỉ huy của Văn Thân trên Ðồi Bửu Châu, ngọn đồi xinh đẹp nằm về phía đông Trà Kiệu. Lần này đoàn quân thiên thần tí hon lại xuất hiện và Trà Kiệu chiếm được Bộ Chỉ huy Văn Thân. Trà Kiệu từ đó thoát khỏi cảnh diệt vong.

Ðể đền tạ ơn Mẹ, giáo dân Trà Kiệu đã xây một đền thờ xinh đẹp trên đồi Bửu Châu để dâng kính Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu (1898). Từ đó nhiều ơn lạ Mẹ đã thông ban cho những ai đến kính viếng đền Mẹ. Tòa Giám mục Ðà Nẵng cũng đã chọn Trà Kiệu làm Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận. Và kể từ đó các sinh hoạt tôn vinh Mẹ có tầm vóc quốc gia đã được thường xuyên tổ chức. Và đến hôm nay, với sức cố gắng phi thường của cả Trà Kiệu, trẻ cũng như già, ngày đêm kiến thiết xây dựng, quyết tâm làm cho danh Mẹ Trà Kiệu thêm sáng rạng, trong đó có công tác thực hiện tập sách lịch sử này.

Lần giở những trang sau, chúng ta sẽ hiểu cặn kẽ hơn về các phép lạ Mẹ làm cho con cái Mẹ mà dâng lời cảm tạ Chúa.

CHƯƠNG II
ÐỨC MẸ TRÀ KIỆU LÀM PHÉP LẠ


(Ðây là bản dịch tài liệu "Une Page de la Persécution en Cochinchine", do linh mục M. Geffroy của Hội Thừa Sai Paris, đăng trên tuần báo Les Missions Catholiques, xuất bản tại Lyon, Pháp Quốc vào các ngày 3.9; 10.9; 17.9 và 24.9.1886, để kỷ niệm một năm sau biến cố Trà Kiệu).

Nhà thờ Trà Kiệu
Chúng ta biết rằng: Giáo dân Quảng Nam (nay là Quảng Nam, Ðà Nẵng) được chia thành 3 khu vực. Khu vực phía Bắc, gần Ðà Nẵng, do quyền cai quản của cố Thiên (Maillard). Khu vực ở giữa, gần thủ phủ Quảng Nam, do cố Nhơn (Bruyère) coi sóc. Còn khu vực phía Nam được giao phó cho một linh mục bản xứ là cha Cân Du.

Không hiểu vì sao mà cuộc nổi dậy của Văn Thân, (tức phong trào Cần vương) lại bắt đầu nổi lên ở Tư Ngãi (Quảng Ngãi), rồi mau lẹ lan tràn vào phía Nam, đến Bình Ðịnh. Trong khi đó, ở Quảng Nam, cuộc nổi dậy của Văn Thân lại chậm hơn. Sự chậm trễ này không biết có phải là do Trà Kiệu ở gần thủ phủ Quảng Nam hay không, hay vì sự hiện diện của một đại đội thủy quân lục chiến và một chiến thuyền Pháp ở Ðà Nẵng. Thực ra điều đó chúng ta không biết đích xác được. Nhưng thực tế là sau một tháng rưỡi xảy ra cuộc tàn sát giáo dân ở Tư Ngãi, giáo dân ở Quảng Nam có thể đi lại bình thường, bằng chứng là vào những ngày đầu tháng 8 (1885), một đoàn chừng 200 giáo dân ở khu vực cố Garrin (Tư Ngãi) đã vượt qua phần đất phía nam tỉnh Quảng Nam để chạy ra Trà Kiệu mà không bị gì cả. Tuy nhiên trong thời gian này, nhiều tin đồn về một cuộc bách hại khủng khiếp đã lan đi khắp nơi. Chính cố Thiên cũng đã nghe đồn rằng: Trà Kiệu bị Văn Thân bao vây; Nên vào ngày 1 tháng 8 năm 1885 Cha đã xuống Ðà Nẵng báo tin cho đại úy đồn trưởng Ducres, để nhờ ông ta đi giải cứu cho cố Nhơn. Quân giải cứu đến Trà Kiệu, nhưng không thấy một nghĩa quân Văn Thân nào cả, mà cũng chỉ nghe toàn là tin đồn như những nơi khác mà thôi.

Ðến ngày 15 tháng 8 năm 1885 thì những tin đồn này lại càng dữ dội hơn, đến nỗi Cha Cân Du và hơn một nửa giáo hữu của Ngài phải chạy trốn vì quá khiếp sợ. Một số ra nương náu ở Trà Kiệu, một số ra tỵ nạn ở Ðà Nẵng, một số khác lại lên Phú Thượng. Số còn lại, vì quá nghèo, nên họ đành phải ở lại quê nhà, thà bị quân Văn Thân giết hơn là phải chết đói ở Ðà Nẵng hoặc nơi nào khác.

Nhưng từ ngày 20 đến 25 tháng 8 thì những tin đồn khủng khiếp đó lại lắng xuống. Người ta bảo rằng Văn Thân Quảng Nam sợ quân Pháp trả thù nên không dám nổi lên như Văn Thân ở Tư Ngãi và Bình Ðịnh, nhiều giáo dân ở khu vực Cha Cân Du tưởng rằng bình an đã trở lại, cả Cha Cân Du đang nương náu ở Trà Kiệu, cũng chuẩn bị trở về. Ngài đã cho các chức việc (giáo chức) về trước để lo cho giáo xứ.

Ðến ngày 26 tháng 8 năm 1885 thì những tin đồn kinh khủng đó lại loan đi trở lại. Lúc này Cha Cân Du đã rời khỏi Trà Kiệu rồi, nhưng nhờ “linh cảm”, thay vì đi về khu vực của Ngài ở phía Nam thì Ngài lại đi ra hướng Bắc, tức Ðà Nẵng, và Ngài cũng vừa đủ thời gian để tới nơi an toàn. Còn giáo dân của Ngài đã trở về nhà thì không được cái may mắn chạy thoát như Ngài, vì khi họ định tháo lui thì mọi ngả đường đã bị ngăn chặn. Họ đã bị tàn sát cùng với số giáo dân không thể đi lánh nạn được. Số giáo dân bị tàn sát trong dịp này trên 1000 người, gồm có 650 người ở khu vực Cha Du, 280 người ở khu vực quanh Trà Kiệu và khoảng 100 người ở quanh Phú Thượng.

Ngày 31 tháng 8 năm 1885, quân Văn Thân bắt đầu tập trung và chiếm cứ khu trung tâm thủ phủ. Tại Quảng Nam cuộc tàn sát cũng xảy ra một cách thảm khốc như ở Bình Ðịnh và các nơi khác. Một vài ngày trước đó, quân Văn Thân đã cử những cựu quan chức đến các vùng Công giáo để phỉnh gạt giáo dân bằng cách hứa hẹn bảo đảm an ninh một cách tuyệt đối, với ý đồ là làm cho người Công giáo yên tâm không chạy trốn, chờ đến ngày đã định, họ có dịp tàn sát cho tận hết. Ông Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu, Chỉ huy trưởng quân Văn Thân ở Quảng Nam, đã đến các khu vực Công giáo ở phía Nam của tỉnh và cố dùng lời lẽ ngon ngọt để lừa phỉnh một số lớn giáo dân. Một cựu quan đại thần ở làng Nại Hiên, Ðà Nẵng, lên lừa phỉnh khu vực cố Thiên. Ông ta đến một làng dân bên lương ở gần Phú Thượng và nhắn tin muốn gặp cố Thiên. Cố Thiên trả lời rằng: nếu ông ta muốn gặp tôi thì đến tại nhà xứ chứ tôi không ra. Rồi người ta thấy chính vị cựu quan này đã chỉ huy trận tấn công Phú Thượng ngày 18/10/1885, và đã bại trận trong một cuộc kịch chiến tại đèo Lộc Hòa. Còn các quan chức ở Tỉnh đường cũng cam kết với Thiếu tá Gonec về sự trung thành của họ đối với Pháp quốc, cũng như xin bảo đảm cuộc sống bình thường cho người Công giáo, bằng cách quyết tâm lãnh đạo phong trào Văn Thân, và giữ vững an ninh trật tự. Vì tin những lời lừa gạt đó mà các vị thừa sai đã bị sai lầm và mất cảnh giác về việc "muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh".

Giáo xứ Trà Kiệu bị bao vây vào ngày 1 tháng 9 năm 1885, sau ngày Văn Thân chiếm giữ thủ phủ Quảng Nam. Trà Kiệu lúc bấy giờ chưa có chuẩn bị tự vệ, vì cố Nhơn (Bruyère) nghĩ rằng: Trận chiến sẽ không khủng khiếp hơn trận chiến ở Trung Sơn, Tư Ngãi. Ở đó chỉ có 800 đến 900 giáo dân, kể cả người già và trẻ em, mà đã có thể cầm cự với quân Văn Thân ròng rã hơn một tháng trời. Với Trà Kiệu, Ngài chỉ cần chống cự trong 2 hoặc 3 ngày để xin quân Pháp đến giải cứu, vì đại úy Ducres đã hứa với Ngài một cách chắc chắn rằng, khi nào Ngài bị tấn công, đại úy sẽ lập tức bay vào tiếp cứu ngay. Lời hứa đó cũng được ông ta nhắc lại trong một lá thư gởi cho Ngài vào giữa tháng 8. Vì thế cố Nhơn một phần hy vọng vào sự cứu viện này, nhưng phần lớn là Cha hoàn toàn trông cậy vào sự che chở của Ðức Trinh Nữ Maria. Cha tin là chỉ có Mẹ luôn luôn hiện diện bên Cha. Cha cũng còn nghĩ rằng: thà ở lại Trà Kiệu để cầm cự ít ngày, còn hơn là đưa giáo dân đi lánh nạn ở bãi cát Ðà Nẵng, không nơi trú ngụ, không lương thực thực phẩm.

Giáo xứ Trà Kiệu có được 4 khẩu súng nạp hậu và mỗi cây chỉ có 10 viên đạn, với 5 khẩu súng bắn đá do cố Thiên nhường lại, và một khẩu súng hỏa mai. Thêm vào đó, trong những ngày đồn đại khủng khiếp, giáo dân đã tự rèn một số giáo mác để tự vệ. Toàn giáo xứ lúc đó có 370 nam nhơn có thể cầm vũ khí để tham chiến (tuổi từ 16 đến 60) và được chia ra làm 7 đội. Các phụ nữ khỏe mạnh, độ 500 đến 600 chị, được xếp vào đội dự bị (đội 8). Sau khi đã chỉ định địa điểm phòng thủ cho từng đội, cố Nhơn hoàn toàn phó thác và trông cậy vào Chúa và Mẹ.

Với địa hình địa thế của Trà Kiệu, việc phòng thủ rất bất lợi, vì muốn chiếm giữ những cao điểm để khống chế toàn giáo xứ, thì phải có một lực lượng đông gấp nhiều lần so với lực lượng hiện có. Về phía Tây, có đỉnh đồi rặng Kim Sơn (gọi là Hòn Bằng) cách nhà thờ chừng 120 mét; Còn về hướng Ðông, cách đồi Kim Sơn 1 cây số (1 km) có hòn Bửu Châu (gọi là Non Trọc hay Non Trược) là một quả đồi hình nón nhô lên cao chừng 60 mét đến 70 mét (Giáo xứ Trà Kiệu nằm giữa hai quả đồi này). Về phía Nam, cách một cánh đồng lúa có dãy thành Chiêm, rộng và cao, dấu vết của thành lũy kinh đô Chàm ngày xưa còn lại. Quân Văn Thân đã lập tức chiếm cứ các cao điểm trọng yếu này, nên việc phòng thủ của Giáo xứ rất khó khăn. Còn về mặt Bắc, thì có một bãi cát rộng giáp ranh với tuyến phòng thủ của Giáo xứ, mà mùa hè thì khô cạn, còn mùa đông thì đầy nước.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1885, khoảng xế trưa, người ta thấy quân Văn Thân từ bốn phía ùn ùn kéo đến, làn người đông nghịt vây quanh giáo xứ hò hét inh ỏi. Họ bao vây như thế ròng rã suốt 21 ngày đêm.

Chiều hôm đó địch chưa tấn công. Họ hí hửng chiếm cứ những cao điểm và lo củng cố những vị trí chiến đấu. Họ chỉ bắn một vài phát súng vu vơ. Giáo dân Trà Kiệu lập tức tiến lên giữ ngọn đồi Kim Sơn và có ý giữ cao điểm này cho đến cùng. Thế nhưng vào ngày hôm sau, tức ngày 02/09/1885, vì khiếp sợ trước lực lượng quá đông đúc của Văn Thân, nên giáo dân không dám ở lại trên đồi cao này nữa. Sau một trận chiến giả vờ, họ đã tháo chạy xuống đồi một cách hoảng sợ, và tìm cách trở vào bên trong vị trí phòng thủ của Giáo xứ. Mặc dầu không phải đương đầu với quân Văn Thân, nhưng vì quá hoảng sợ tháo chạy bán sống bán chết, nên đã bị té chết mất 4 người. Chỉ mỗi cái thất bại này cũng đủ làm cho họ thất đảm, tinh thần nguy ngập và chao đảo. Họ từ chối đi chiến đấu và quyết buông vũ khí để sớm cam chịu số phận bất hạnh của mình. Họ tập trung trước nhà Cha xứ và xin Ngài ban cho các phép sau hết. Họ nói: "Chúng con phải chết, vì tất cả sự tự vệ đều vô ích, chúng con muốn chết ngay tại nhà thờ này hơn là ở chỗ nào khác".

Ðây là một trong những giờ phút đau buồn nhất của cố Nhơn, mặc dù với tất cả cố gắng, Ngài cũng không thể nào khơi lại sự can đảm của họ. Vào buổi chiều ngày 02/09, khi biết quân Văn Thân đang tiến sát vào phía Ðông, cố Nhơn sai một thanh niên mang lệnh cho vị chỉ huy đội 2 là nên bỏ những mảnh vườn riêng lẻ ở dưới chân đồi Bửu Châu, vì khó chống giữ, để lui vào phòng thủ ở bên trong đường ranh của các lũy tre, vừa kín đáo vừa hạn hẹp. Cậu thanh niên đó đã bóp méo sự thật bằng cách nói dối rằng: Cha ra lệnh bỏ tất cả để tập trung về nhà thờ nhận lãnh các phép sau hết và chờ chết. Ðây không phải là lịnh của Cha xứ, mà chính cậu ta phịa ra theo yêu cầu chung của giáo dân. Nhưng may thay, vị chỉ huy đội 2 không tin vào lời phịa này, và cùng lúc đó ông ta thấy quân Văn Thân áp sát rất gần, ông ta mới ra lệnh cho một giáo dân (tự vệ quân) bắn vào chúng. Người vệ quân này núp sau một bụi tre, quan sát rất rõ, nên đã bắn vào toán quân đang kéo khẩu súng đại bác. Người đi đầu ngã xuống, lập tức những người kéo súng ở phía sau vất súng mà tháo chạy. Ðội 2 đã thu được khẩu súng đó. Chiến thắng này cũng không làm cho giáo dân lên tinh thần được. Ban đêm, họ không chịu canh gác mà lui về nhà than khóc, hoặc là tập trung về nhà thờ chờ chết không chịu ra chống cự nữa. Nếu đêm hôm đó quân Văn Thân biết được tinh thần giáo dân suy sụp như thế và họ tổ chức tấn công, thì chắc chắn trong nháy mắt họ có thể tàn sát tất cả mà không ai dám chống cự. Nhưng may thay, kế hoạch của họ là không tổ chức tấn công ban đêm, vì sợ sẽ có một số người, nhờ bóng đêm mà thoát ra ngoài được. Trái lại, ban đêm họ tổ chức canh gác rất nghiêm ngặt, và không ngừng đánh trống gióng mõ. Cứ 5 phút thì người chỉ huy của họ lại bắt loa mà kêu to:

"Ớ các đội, các vệ, phải canh giữ cho nghiêm nhặt, đừng cho đứa nào thoát nghe".

Tiếng a lô, a lô đó vang lên nghe khủng khiếp quanh giáo xứ, rồi cứ lặp đi lặp lại suốt đêm và kéo dài trong 21 đêm như thế. Ðiều đó đã làm cho những người gan dạ nhất cũng phải lạnh người vì khiếp đảm. Chính cố Nhơn khi nghe những lời a lô đó cũng thấy dâng lên trong tim Ngài một nỗi buồn vô tả. Nhưng lập tức Ngài hướng tâm hồn lên cùng Mẹ Maria, người Mẹ đã từng che chở cho Ngài rất nhiều lần, và chính trong cuộc bao vây khủng khiếp này, một lần nữa Ngài lại được sự che chở huyền diệu của Mẹ. Mẹ là nơi nương tựa duy nhất trong những giờ phút tuyệt vọng này, nên Ngài đã khẩn thiết cầu xin Mẹ một cách chân tình, và ngay lập tức Ngài cảm thấy một niềm tin tưởng vô biên. Chính nhờ sự che chở quyền uy của Mẹ mà Cha đã đứng vững đến cùng, và cũng chính trong đêm ngày 2 và 3 tháng 9 giáo dân bắt đầu lên tinh thần đôi chút. Vì thế, vào lúc nửa đêm, Cha đã gọi các vị chỉ huy đến nhà xứ và báo cho họ biết là không còn cách nào khác hơn là phải chiến đấu tự vệ, và Ngài đã quyết định như thế. Chẳng mấy chốc từ người này đến người khác, đều đồng thanh kêu lên "Phải chiến đấu, vì đó là ý muốn của Thiên Chúa và Mẹ Ðồng trinh". Họ lại bảo với nhau: "Chúng ta phải nghe lời Cha, và nếu phải chết thì chúng ta sẽ chết với khí giới trong tay".

Do vậy mà tối đó người ta bàn tính chuẩn bị cho trận ác chiến vào ngày mai. Họ lo nấu cơm rất sớm, vì sợ trong ngày không có thì giờ để nấu. Và đúng như thế, ngày 3 tháng 9 hôm đó thật khủng khiếp. Họ phải giao chiến từ sớm tinh sương cho mãi đến chiều tối. Năm lần giao chiến là năm lần địch quân bỏ chạy tán loạn. Nhưng sau trận đánh thứ 5, tuy thắng trận, mà tinh thần giáo dân bị suy sụp, vì lúc này họ đã quá mỏi mệt, và thấy quân Văn Thân càng lúc càng đông thêm. Trong khi đó, thì ngược lại, quân Văn Thân cũng khiếp sợ giáo dân nên vừa đụng độ là họ tháo chạy tán loạn. Họ chán nản và thường tụ tập từng nhóm mà oán trách chỉ huy của họ. Còn giáo dân Trà Kiệu thì tin chắc là không thể nào chống cự nổi, nên họ kéo về trước nhà Cha xứ xin Cha cho họ buông khí giới và vào nhà thờ chờ chết. Một vài viên chức lại đưa ra ý kiến “đầu hàng” bằng cách đi đàm phán với quân Văn Thân. Họ sẽ bỏ tất cả nhà cửa, ruộng vườn, của cải, chỉ xin một điều là cho họ ra Ðà Nẵng bình an vô sự. Nhưng lại không có ai dám liều mình đi đàm phán với quân Văn Thân. Cuối cùng họ nghĩ ra một cách là viết các điều kiện đó bằng chữ lớn trên một vuông lụa to rồi cho người đem treo phía trước mặt quân Văn Thân, ngay đầu lũy tre thay thế cho lá cờ lịnh. Lúc đó thì nhà thờ đầy ắp người, họ từ chối không đi chiến đấu nữa, còn Văn Thân thì đang tiến gần đến tuyến phòng thủ phía Bắc. Cha xứ cố gắng hết sức cũng không thể nào đưa họ trở lại vị trí phòng thủ. Họ quỳ xuống trước mặt Cha, vừa khóc vừa lạy, xin Cha ban các phép sau hết. Quân Văn Thân từ trên đồi Kim Sơn đã nghe họ than khóc, nên chúng mai mỉa rằng: "Cố Thiên đến cứu chúng bay đó". Trong trường hợp nguy cấp và tuyệt vọng đó, chính nhờ ông Phổ, chỉ huy đội 1, đã cứu nguy cho giáo xứ. Ông không sợ hãi và không bao giờ nhụt chí, ông không ngừng lặp đi lặp lại: "Phải nghe Cha xứ, phải nghe Cha xứ". Ông nói thêm: "Thật là khốn nạn nếu như chúng ta buông khí giới, vì quân Văn Thân không đời nào cho chúng ta ra Ðà Nẵng một cách an toàn. Ai muốn đàm phán thì đi đàm phán, còn chúng tôi, luôn luôn giữ chặt khí giới và phải chiến đấu cho đến cùng".

Thế rồi tuy mệt nhoài, ông cũng đã tập trung lính của ông lại và dẫn ra giao chiến với quân Văn Thân đang tiến vào phía Bắc. Cùng lúc đó, thầy Phan vì vừa nghe được những lời mai mỉa của quân Văn Thân, nên ông đã lặp lại những lời đó một cách nghiêm trang để khích lệ và trấn an tinh thần những người còn đang ẩn náu tại nhà thờ rằng: "Cố Thiên đang kéo quân đến, chúng ta phải mau ra đẩy lui quân tấn công, để Ngài có thể vào được". Họ nghe thế và tin là thật, nên lại cầm khí giới chạy theo đội quân của ông Phổ. Ông đội Phổ đến cổng ra vào vừa đúng lúc viên chỉ huy đội 2 bắt đầu nói chuyện đàm phán. Khi chỉ huy đội 2 tuyên bố đầu hàng thì đội Phổ chận lại ngay và la to lên:

"Không, không, chúng tôi không bao giờ đầu hàng. Chúng tôi hoặc chiến thắng hoặc phải chết".

Cùng lúc đó ông mở cửa dẫn đầu đội quân ào ạt xông thẳng vào quân Văn Thân một cách hùng dũng, làm cho quân Văn Thân khiếp sợ chạy trối chết. Chúng ta cũng biết rằng, ngày tấn công thứ 3 này (ngày 3/9) rất khủng khiếp đối với giáo dân Trà Kiệu, vì ngày đầu và ngày thứ hai, giáo dân chỉ phải đương đầu với dân bên lương ở các làng quanh đó, nhưng ngày thứ ba này thì tất cả lực lượng ở thủ phủ Quảng Nam đều tập trung về đây rất đông. Nếu như họ có tinh thần chiến đấu không bỏ chạy một số lớn, thì quân số của họ có thể đông gấp 2 gấp 3 lần hiện nay, và có thể đè bẹp Trà Kiệu trong phút chốc. Thế nhưng tại sao Trà Kiệu lại thoát khỏi cơn giáo nạn này ? Một phần là do sự chia rẽ của Văn Thân. Họ có nhiều vị chỉ huy khác nhau và mỗi vị chỉ huy chỉ lo riêng đơn vị của mình. Trong lúc đơn vị này giao chiến thì các đơn vị khác dựng giáo đứng xem và hò reo. Họ không hề hỗ trợ nhau và cũng không bao giờ nghĩ đến việc chận đánh tập hậu giáo dân, vì giáo dân thường rượt đuổi quân địch chạy rất xa. Họ không có kế hoạch tổ chức chung, nghĩa là không có ai chỉ huy tối cao, nên không có vị nào nhường vị nào, giữa họ chỉ có sự ganh tị chứ không có sự thỏa hiệp với nhau.

Ban đêm họ chỉ lo canh gác chứ không tấn công. Và từ hai ngọn đồi họ đặt súng đại bác bắn chừng chừng vào giáo xứ, và thường bắn vào chỗ có ánh sáng hoặc có tiếng chó sủa. Ban ngày họ dùng hai ngọn đồi này làm đài quan sát, nhất là họ cố quan sát để khám phá ra chỗ ở của cố Nhơn. Vì thế mà Ngài phải cạo râu và cải trang, nhưng cũng không sao tránh được, Ngài luôn bị chúng phát hiện: "Tây dương đạo trưởng, Tây dương đạo trưởng, bắn, bắn", chúng la lên và lập tức một quả đạn xẹt qua bên tai Ngài. Cha quản xứ đã trải qua suốt thời gian bao vây với biết bao nhiêu là đau buồn, thất vọng và cay đắng. Ban ngày, Ngài xuống tuyến phòng thủ của giáo xứ để xem xét những chỗ sơ hở yếu thế và kịp thời chỉ đạo việc chiến đấu. Vào lúc ngưng chiến đấu thì Ngài lo chăm sóc những người đau yếu. Nhà thờ cũng như nhà xứ đều chật cứng. Từ bảy, tám ngày nay, Cha không thể ăn uống nghỉ ngơi gì được, nhất là vào ban đêm, với những tiếng kêu thét khủng khiếp của những tên lính canh, rồi tiếng nổ vang trời, làm sao mà Cha có thể yên tâm nghỉ ngơi được. Ban ngày Ngài cũng cố nghỉ một chốc, nhưng rồi lại chợt giật mình trỗi dậy. Ngài đã nói với tôi rằng: "Trong suốt những ngày đêm dài vô tận đó, Ngài đã khóc rất nhiều, nhưng thường là khóc vì vui mừng. Trước sự che chở hiển nhiên của Mẹ Ðồng trinh, tim Ngài phập phồng nức nở, rồi nước mắt sung sướng cứ ràn rụa, và sau đó Ngài lấy lại được sự bình tĩnh".

Ngày 4 tháng 9, giáo dân đã đẩy lui được 2 đợt tấn công, một vào buổi sáng, một vào buổi chiều. Khi quân Văn Thân tiến sát đến vị trí phòng thủ của giáo xứ được làm bằng tre tươi, thì giáo dân lập tức xông ra và bắt đầu giao chiến. Không có trận chiến nào kéo dài quá 10 phút. Văn Thân tuy quân số đông nhưng sớm mất tinh thần rồi quay lưng chạy thoát. Giáo dân Trà Kiệu dần dần bạo dạn hơn và thường phóng đuổi theo, nếu không giết được nhiều quân địch thì cũng thu được một số đại bác, súng ngắn, do lính đào tẩu bỏ lại để chạy thoát thân. Có khi giáo dân cũng gặp cuộc chống cự mãnh liệt, giáo mác giao nhau mà không bên nào dám lui giáo để đâm, vì sợ chính mình lại bị đâm trước. Giáo dân đã dùng mưu mẹo, họ la lên: "Ðổ rồi, đổ rồi, chúng chạy trốn, chúng ta can đảm lên, Giêsu, Maria, hè, hè". Nghe thế, quân Văn Thân đồng loạt ngước mắt nhìn xem thử cái gì đổ, thì ngay giây phút bất ngờ đó, giáo dân chúng ta lui giáo để đâm giết chúng và như thế là quân Văn Thân hoảng sợ lo chạy thoát thân. Còn đội quân dự bị gồm toàn đàn bà phụ nữ, khi có dịp tham chiến họ cũng nhanh chóng tiếp ứng các cuộc giao tranh. Khi trông thấy những người phụ nữ này hùng dũng xông vào chiến trận thì quân Văn Thân run chân tháo chạy trước khi các bà lao đến. Và quả thật như thế, trông họ có vẻ dũng mãnh, với mái tóc tung bay sau lưng, họ nhảy xốc tới, vung gươm giáo hay dao rựa và kêu lên: "Hè, hè, Giêsu, Maria, Giuse, thương chúng con, che chở chúng con". Dù bở hơi tai để rượt đuổi quân địch, nhưng họ vẫn tự hào, khi giết được quân giặc họ trở về tạ ơn Ðức Mẹ. Từ khi bắt đầu bị bao vây, cố Nhơn đã đặt một tượng ảnh Ðức Mẹ trên cái bàn để ngay giữa nhà Cha với hai cây đèn sáp hai bên. Tất cả những lần phải ra trận chống đỡ quân tấn công, giáo dân Trà Kiệu đều thắp đèn và quỳ cầu nguyện. Ai không thể đi chiến đấu được, như già cả và trẻ em, thì quỳ lần chuỗi chung với nhau và khi quân địch bị đẩy lui thì các chiến sĩ trở về tạ ơn Mẹ. Họ quỳ gối trước ảnh Mẹ, tay vẫn còn cầm gươm giáo, có cái còn vấy cả máu, và họ cầu nguyện rất lâu. Có khi đang cầu nguyện họ lại phải gấp rút ra đi để ngăn chận cuộc tấn công mới. Nhưng họ không bao giờ quên trở lại để cám ơn Ðấng Phù Trợ cho chiến thắng mới của họ. Lòng tin tưởng dần dần khơi dậy và người ta bắt đầu hy vọng. Họ không còn nhớ đến cái ngày thứ ba (3/9) hoàn toàn tuyệt vọng đó nữa.

Ngày 5 và ngày 6 tháng 9, quân Văn Thân chỉ bao vây canh gác chứ không mở các cuộc tấn công. Thay vì tấn công thì họ lo xây đắp thành lũy ở phía Bắc, bên kia bãi cát, mục đích là để công cuộc bao vây được nghiêm nhặt hơn, đề phòng sự trốn thoát ban đêm, và đồng thời tạo cho phía giáo dân mất đề cao cảnh giác. Ngoài ra họ còn có mục đích khác là buộc binh lính của họ phải chiến đấu, vì khi bị rào giậu ngăn cản ở sau lưng, thì binh lính không thể chạy trốn dễ dàng được. Ðã nhiều lần người ta nghe các vị chỉ huy quở trách quân lính của họ là khiếp nhược và rối loạn ngay khi vừa đụng độ. Người ta có thể nghe được cuộc đối thoại của họ rõ ràng vì họ đóng quân trên ngọn đồi Kim Sơn rất gần nhà thờ. Khi hàng rào, thành lũy của họ đã làm xong, họ lại tăng cường thêm nhiều trại quân, điếm canh, dọc theo tuyến lũy. Sự việc đó không làm cho giáo dân lo lắng mấy, nhưng vào chiều ngày thứ 6 (6/9), khi thấy quân Văn Thân mang rất nhiều bó rơm rạ đến chất trên bãi cát, giữa hai lằn ranh phòng thủ, thì giáo dân mới thấy lo ngại. Dọc theo lũy tre phía Bắc giáo xứ, từ đồi Kim Sơn đến cồn đất dưới chân hòn Non Trược, được phủ đầy rơm rạ. Họ có ý muốn đốt lũy tre bao bọc giáo xứ. Thật là nguy hiểm, cần phải phá hủy số rơm rạ này và không cho chúng đưa rơm rạ đến gần lũy tre phòng thủ của giáo xứ. Do đó, giáo xứ đã quyết định một trận tử chiến vào ngày mai (7/9), và mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng.

Ngày 7 tháng 9, từ sáng sớm, sau khi đã cầu xin Mẹ Maria giúp đỡ và được Cha xứ khích lệ tinh thần, giáo dân tiến ra cổng phía Bắc, và ở đó, giáo mác cầm tay, họ chờ lệnh tấn công. Khi cánh cửa vừa mở ra, họ đồng loạt xông vào quân Văn Thân với một sự dũng mãnh vô song, đồng thời reo hò chiến đấu. Quân Văn Thân lập tức chạy đến để đẩy những bó rơm rạ đến sát lũy tre. Chỉ huy của họ là cậu Thiên (có lẽ là Ông Ích Ðường), con trai tướng Ông Ích Khiêm (Ông Ích Khiêm đã chống giữ Thuận An với tướng Courbet), quá khiếp sợ trước sự gan dạ của giáo dân, nên đã vượt qua tường rào của chúng để tháo chạy một cách xấu hổ. Và cũng vì ông ta sợ giáo dân đuổi theo, nên sau khi qua khỏi tường rào, ông liền đóng sập cửa lại, bỏ mặc cho số phận của quân lính ông. Quân Văn Thân bị vướng tường rào phòng thủ của chính họ, nên không thể tháo chạy được, đã bị giáo dân đâm chết rất nhiều. Tiếp đó, giáo dân tiến lên phá hủy rào giậu, doanh trại, điếm canh và thu tất cả chiến lợi phẩm ở trong các doanh trại. Ðội quân dự bị phụ nữ (đội 8) được nổi tiếng trong ngày chiến thắng vẻ vang này. Phía giáo dân chỉ có vài người bị thương, còn phía Văn Thân, người ta không biết chính xác là có bao nhiêu người chết và bị thương vì họ đã mang rất nhiều thương binh tử sĩ ra khỏi chiến trường, đến nỗi có một toán viện binh từ phía Bắc kéo đến, nhưng thấy khiêng thương binh và tử sĩ về quá nhiều, nên họ khiếp sợ mà không dám đến tiếp cứu nữa. Riêng về xác chết bỏ lại chiến trường là 36 xác. Tất cả rào giậu, rơm rạ, doanh trại đều bị giáo dân phóng hỏa đốt sạch, khói lửa bốc cao, khiến cho nhiều người tin rằng Trà Kiệu đã bị thiêu hủy. Chắc các bạn cũng có thể cảm nhận được nỗi vui mừng to lớn của giáo dân Trà Kiệu, và với tâm tình sốt sắng, họ vội vàng đến tạ ơn Ðức Mẹ về chiến thắng vẻ vang của mình như thế nào rồi.

Hôm sau, ngày 8/9, Lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ, lại là một ngày khủng khiếp nữa. Thánh lễ sáng vừa xong thì được tin quân Văn Thân tấn công vào hướng Nam. Họ kéo đến rất đông, tràn ngập cả cánh đồng và lũy Chiêm thành, nơi giáp ranh của giáo xứ. Về phía này cũng như ở phía Ðông, cố Nhơn bắt phải bỏ nhiều khu vườn nhà giáo dân, để khỏi phải phòng thủ một phạm vi quá rộng lớn. Các điểm phòng thủ ở phía này cũng rất yếu ớt, không như ở phía Bắc, có lũy tre kín đáo, mà chỉ có những rào giậu sơ sài có thể vượt qua một cách dễ dàng. Tuy nhiên quân Văn Thân ít tấn công hướng này, có lẽ vì khi tháo chạy thì rất vất vả nguy hiểm. Ở phía Bắc thì không có gì cản trở sự tháo chạy của họ, trong khi đó ở phía Nam có những cánh đồng lúa sắp chín, muốn chạy qua được đó không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng cuộc tấn công hôm nay rất ác liệt, đến nỗi giáo dân không thể chống cự được ngay trận đụng độ đầu tiên. Ðơn vị trách nhiệm phòng thủ phía Nam phải bỏ lần từng mảnh vườn, từng mảnh vườn. Quân Văn Thân đã ồ ạt tiến đến điểm phòng thủ Phước Viện (Nữ tu viện Mến Thánh Giá), và họ đông không đếm xuể. Cùng lúc đó, từ hai ngọn đồi Kim Sơn và Bửu Châu, quân Văn Thân đã không ngừng bắn xối xả vào giáo xứ, đạn rơi khắp nơi. Cố Nhơn chạy ngược chạy xuôi để tìm người cứu viện cho phía Nam. Cuối cùng đội quân dự bị (phụ nữ) "danh tiếng" cũng phải chuẩn bị hàng ngũ, tiến đến khu vực ở giữa Phước Viện và Cô nhi viện để giáp mặt với quân thù. Cùng lúc đó, một toán khác âm thầm tiến qua phía tay phải, sát bờ suối. Quân Văn Thân giao chiến rất mãnh liệt, nhưng khi giáo dân đồng loạt tấn công mặt trước và hai bên hông, thì chúng chùn chân và rồi tháo chạy tán loạn kể cả những người gọi là gan dạ nhất. Ngày hôm đó đội quân phụ nữ lại rất xuất sắc và hiển hách, vì họ đã thực sự cứu nguy cho giáo xứ. Các bà nói: "Không có chúng tôi, tất cả thế là xong, vì chúng tràn đến quá đông, mà các ông không sao chống cự nổi". Còn quân Văn Thân trận đó thiệt hại rất lớn, lớn hơn số liệu người ta ghi lúc ban đầu, bởi vì một tháng sau đó, khi giáo dân đi gặt lúa, họ gặp 14 xác chết còn bỏ lại trong cánh đồng sát chân thành Chiêm. Quân Văn Thân hôm đó rất tức giận vì không thể nào tấn công vào "sào huyệt" của Giáo xứ, nên từ trên đồi cao Kim Sơn họ chưởi bới và văng xuống đủ lời nguyền rủa. Và cũng không ai ngăn cản họ tự tố cáo nhau, tự chê trách mình không can đảm bằng những người phụ nữ Công giáo. Nhưng thật bất hạnh cho các tín hữu đáng thương, vì chưa có thể chấm dứt được những khốn đốn của họ. Họ đã làm nên những chiến công phi thường, nhưng họ không sao đạt được sự giải cứu. Sau mỗi trận đánh, nỗi kinh hoàng mà quân Văn Thân gieo rắc lập tức lại tràn ngập hồn họ. Vòng vây mà họ đã bẻ gãy thì trong chốc lát lại được lập lại. Tuy nhiên giáo dân cũng biết rõ rằng: sự hăng say của Văn thân bắt đầu giảm sút, nên cũng vững tin đôi chút. Giáo dân đã nghe chúng nguyền rủa lẫn nhau, phàn nàn chỉ huy của chúng, kêu khóc và thất vọng, nhất là họ tranh cãi nhau về việc phân chia lương thực không được công bằng. Vì có những vị chỉ huy khác nhau, nên họ cũng chia thành nhiều nhóm riêng rẽ. Nếu có nhóm nào bắt được con bò hay con trâu, thì họ làm tiệc tùng cho riêng nhóm của mình, trong lúc đó những nhóm khác vẫn phải chịu khổ cực, thiếu thốn, vì thế mà họ lại ghen tị, nguyền rủa nhau. Nước uống cũng thiếu trầm trọng, không bao giờ và không thể nào mang đến cho đầy đủ. Vì vậy, ngay với chính họ cũng đã bất mãn với nhau và rất dễ đưa đến hành động chống đối. Trong những trận giao tranh, thay vì chiến thắng họ đã chiến bại. Ðại bác, súng hỏa mai, cũng không giúp gì nhiều mà có khi còn gây nguy hại nữa. Trong lúc này, họ mới nghĩ rằng: Với những khẩu "Thần công" ở thủ phủ Quảng Nam mới chiến thắng Trà Kiệu một cách mau lẹ được; mà ngay từ khi bắt đầu tấn công họ đã không kéo đến, vì theo họ thì không cần phải dùng đến thần công cũng đè bẹp được Trà Kiệu ngay. Vả lại, kéo thần công lên đến Trà Kiệu cũng rất gian nan, vất vả. Vì thế mà bây giờ họ hối tiếc và quyết định kéo thần công về.

Ngày 9/9 là ngày họ dành cho việc đi kéo thần công về và đặt chúng trên hai đỉnh đồi.

Sang ngày 10/9 thì họ bắt đầu nã thần công thật khủng khiếp, vang dội cả tỉnh. Ở Phú Thượng, cách Trà Kiệu 40km, giáo dân nghe nổ rất kinh hoàng. Chính cố Thiên cũng tin chắc rằng "đồng nghiệp" của ngài và giáo dân Trà Kiệu đang gánh chịu số phận thương đau. Tâm hồn ưu tư sầu thảm, Cha leo lên núi Phú Thượng để xem thử phía Trà Kiệu có bốc cháy không. Cha biết rằng số phận Trà Kiệu được gắn liền vào số phận của Phú Thượng. Mặc dù lần đầu Phú Thượng kháng cự được, lần hai cũng có cơ may để kháng cự lại, nhưng một khi Trà Kiệu bị tàn sát thì Phú Thượng rồi ra cũng bị tàn sát như vậy. Từ trên đỉnh cao, Cha không thấy lửa và cũng không thấy khói nhưng tiếng súng thần công thì rất khủng khiếp, đến nỗi Cha không thể nào tin được Trà Kiệu có thể chống cự nổi. Khắp nơi, kể cả Ðà Nẵng nữa, khi nghe những tiếng nổ khủng khiếp đó, người ta bàn tán xôn xao là Trà Kiệu đã bị bình địa. Tuy nhiên, nhờ ơn Chúa, Trà Kiệu không hề hấn gì, vẫn đứng vững và kháng cự anh dũng lại sự điên cuồng của quân Văn Thân.

Thần công của chúng được đặt trên hai ngọn đồi (Kim Sơn và Bửu Châu) và chủ yếu là bắn vào nhà thờ nhưng đạn lại đi từ đồi này qua đồi kia giết hại chính quân của họ. Ðúng ra thì với số đạn mà người ta đã bắn có thể dằm nát cả khu nhà thờ ra, nhưng thật lạ lùng, nhà thờ không hề hấn gì cả. Ngoài nhà thờ ra họ còn nhắm bắn phá nhà nguyện của Phước viện và nhà Cha xứ. Quân Văn Thân đã biết rõ Cha xứ thường ngồi tại một chiếc bàn đặt ngay giữa nhà, và chính nơi đây đã bị 5 quả đạn đại bác, từ đầu này đến đầu kia. Ngọn đèn treo ở phía trên bàn của Ngài bị bể tan, những bức điêu khắc và tranh ảnh treo ở vách ngăn ở phía sau bị phá hủy, rách nát. Có lúc ở trên đồi, quân Văn Thân đã reo hò chiến thắng. Chúng kêu lên: "Tây dương đã chết, tây dương đã bị giết". Nghe thế Cha xứ bước ra ngoài mái hiên và nói lên với chúng: "Không dễ gì giết được tôi, các ông xuống đây đọ sức với tôi thì sẽ biết". Cha nói vừa dứt lời thì một quả đạn bay vèo đâm vào cây cột sát bên cạnh Ngài. Biết rằng Cha xứ là linh hồn của cuộc chống cự, nên Văn Thân tìm mọi cách, với bất cứ giá nào, cũng phải giết cho được Cha xứ. Một phần thưởng rất lớn, từ 20 đến 30 nén bạc (tương đương 1800 đến 2000 quan Pháp) cho ai bắt sống hoặc giết được ngài. Ba lần Ngài bị bắt hụt. Ban đêm quân Văn Thân lợi dụng bóng tối thâm nhập vào giáo xứ, và len lỏi đến gần nhà Cha. Khi gặp ngài chúng cố bắt sống, nhưng nhờ sự nhiệt tình của giáo dân nên Ngài lại được cứu thoát. Tất cả những tình tiết cảm động này, bây giờ Cha Bruyère (cố Nhơn) kể lại với một giọng điệu vui vui, nhưng chắc lúc đó Ngài không thể cười được.

Sau những trận đại pháo, Ngài lại rời khỏi nhà xứ để đi chăm sóc các bệnh nhân và tìm chỗ nghỉ ngơi cho những người bị thương đang nằm ở nhà thờ. Và cũng rất may ngày hôm đó không có trận giao tranh nào cả. Quân Văn Thân đang tập trung quan sát thành quả những trận đại pháo vừa qua, nhưng họ sững sờ, khi trông thấy mọi nơi đều y nguyên, mặc dù họ đã dốc hết sức, nhưng tất cả hãy còn đứng vững. Trong các cổ đại pháo có một khẩu đường kính rất lớn, và được đặt rất gần, khoảng 100 mét, nhưng chỉ bắn trúng nhà thờ có một quả và trúng vào cái hoa thị nhỏ ở phía sau bàn thờ, còn những quả đạn khác lại đi quá cao. Nhưng đó không phải là vì nhắm không chính xác, xạ thủ là một cựu quan chức rất quen sử dụng đại bác. Hắn ta đã thú nhận sau đó rằng: muốn nhắm một bà đẹp mặc đồ trắng đứng trên nóc nhà thờ, mà tất cả đều đi quá cao, trừ có 1 quả.

Suốt ngày hôm đó và cả ngày hôm sau, quân Văn Thân trên đồi Kim Sơn không ngừng kêu lên: "Thật lạ lùng, có một người đàn bà luôn đứng trên nóc nhà thờ, bà rất đẹp mà ta không sao bắn trúng".

Phải chăng đó là một phép lạ tỏ tường của Ðức Mẹ, phải chăng Ðức Mẹ đã che chở cho mọi người đang ẩn náu trong thánh đường được dâng hiến cho Trái tim Vẹn sạch của Mẹ. Tôi không dám loan báo một sự việc quan trọng như thế, mà tôi chỉ xác tín rằng: quân Văn Thân trong suốt hai ngày liền, họ không ngừng lặp đi lặp lại rằng: Họ thấy một người đàn bà đứng trên nóc nhà thờ. Khi thì họ nói với sự kính trọng và gọi bà là MỘT BÀ ÐẸP MẶC ÐỒ TRẮNG, khi thì họ tức giận, nguyền rủa, văng tục, vì không sao bắn trúng bà. Giáo dân khi nghe họ nói thế cũng cố nhìn lên nóc nhà thờ, cả Cha xứ nữa, nhưng không ai được thấy. Vả lại, tại đây không phải chỉ có một dấu lạ như thế, mà người ta cũng đã nghe đến nhiều dấu lạ tương tự. Tôi muốn nói đến "đạo quân trẻ em", một đạo quân mặc áo trắng hay đỏ, tiến đến như 1 đạo quân hùng dũng, chống lại với Văn Thân. Ðã hơn một lần, quân Văn Thân kêu lên rằng: Họ không chỉ đánh với người Công giáo, mà còn đánh với hàng ngàn trẻ em đến tiếp ứng khi giáo dân xuất trận. Các em này đến từ trời cao và xuống dọc theo lũy tre khi người Công giáo xuất hiện. Chắc chắn là không phải tất cả những lần xuất trận đều có sự việc lạ lùng đó, mà giáo dân Trà Kiệu chỉ nghe Văn Thân nói về điều đó trong 2 hay 3 lần đụng độ mà thôi. Cho dù đó có phải là phép lạ hay không, nhưng đối với đồng đạo đáng thương của chúng ta, thì đó là dấu chỉ lòng xót thương của Thiên Chúa đối với họ. Và chính Mẹ Maria bằng cách này hay cách khác, cũng đã thể hiện lòng từ ái chở che của Mẹ. Và chúng ta tin chắc rằng, nếu Chúa cho phép những cơn thử thách ghê gớm như thế, thì Ngài cũng có quyền không cho phép tận diệt con cái của Ngài. Rồi đây sóng gió sẽ nhường lại cho an bình, sau những ngày đau thương sầu thảm, tôi hy vọng giờ phút vỗ về mừng vui cũng lại được vang lên.

Nhưng sao lâu quá, lạy Chúa, xin Chúa hãy mau đến cứu giúp chúng con.

Ngày 11 tháng 9 lại còn khủng khiếp hơn vì phải giao chiến dưới hỏa lực đại pháo bắn trực xạ vào giáo xứ. Trong lúc đó quân Văn Thân tập trung tại địa điểm phòng thủ "Phước viện", gần lũy tre rậm và nổi lửa lên đốt. Cuộc giao tranh diễn ra ở trong con suối nằm giữa giáo xứ và đồi Kim Sơn, Lực lượng giáo dân phải lùi bước ngay trận đụng độ đầu tiên, và liền đó, vị trí phòng thủ phía nhà Phước viện bị Văn Thân tràn ngập, nhưng nhờ các nữ tu đã hành động hết sức phi thường, các Soeurs vừa xông vào giập tắt lửa, vừa rượt đuổi quân địch. Một Soeur bị một quả đạn tử thương. Vào giây phút nguy kịch đó thì cố Nhơn vừa đến, nhờ sự hiện diện cũng như những lời động viên khích lệ của Ngài mà giáo dân lấy lại can đảm, rồi đồng loạt phóng mình xuống giòng suối, quân Văn Thân thấy thế, sợ quá, tháo chạy. Trong trận này có một tên Văn Thân nói là nhân danh TRỜI truyền lệnh cho người Công giáo ngừng chiến đầu và phải đầu hàng. Nó nói: "Hãy đầu hàng, đó là ý muốn của trời, khốn cho các ngươi, nếu các ngươi còn kháng cự". Nó nói vừa dứt, có 1 giáo dân phóng về phía nó và đâm cho nó 1 giáo, đang khi nó cố trèo lên bờ suối phía bên kia. Nó bị giết cùng với 4 tên nữa cũng đang bị vướng mắc trong các bụi tre. Xác của chúng bỏ lại đó cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến, làm hôi thúi cả một vùng.

Tuy thắng trận, nhưng nỗi lo lắng lớn nhất của cố Nhơn là sợ thần công ở đồi Kim Sơn bắn sập thánh đường. Nếu thánh đường bị sụp đổ thì điều đó sẽ mang lại một hậu quả thật khủng khiếp về mặt tâm lý: giáo dân sẽ mất tinh thần, mất can đảm, và như thế là hết, tất cả sẽ bị hủy diệt. Thánh đường còn thì niềm tin còn. Thánh đường có 8 cây cột bằng gạch chống đỡ, nếu một quả đạn làm gãy mất một cột lập tức nhà thờ sẽ bị đổ nhào ngay. Vì thế mà Cha mới táo bạo quyết định tiến chiếm đồi Kim Sơn. Cha muốn ban lệnh tấn công ngay. Các vị chỉ huy đều im lặng, vì họ sợ khó mà thực hiện được. Ðây là khu tổng hành dinh của quân Văn Thân lại ở trên một quả đồi cao, bên dưới có rào giậu kiên cố. Một lúc sau, họ mới xin Cha đợi đến sáng ngày mai, trước khi mặt trời mọc, quân Văn Thân sẽ lơ là canh gác, chúng ta bất ngờ leo lên mở đợt tấn công, như vậy mới có cơ may thành công được. Cha nghe theo ý kiến tuyệt vời đó và quyết định sẽ tấn công vào lúc 3 giờ 30 sáng hôm sau.

Suốt đêm đó tâm hồn Cha nặng trĩu âu lo, Cha luôn luôn lắng nghe động tĩnh và hồi hộp chờ đợi giờ đã định. Vào khoảng nửa đêm, từ phía bên kia bờ suối, một giọng nói khàn khàn gọi các giáo dân. Cha cùng với một vài người nữa đến sát bên bờ suối để nghe cho rõ hơn, và Cha đã nghe rõ ràng rằng: "Hỡi giáo dân, hãy qua bên bờ suối này mà lấy đại bác của chúng tôi, để chúng tôi không còn bị buộc phải giữ chúng nữa. Chúng tôi quá mệt mỏi với trận chiến này rồi, và chúng tôi không muốn gì khác hơn là quay về nhà. Nếu các ông không qua lấy, chúng tôi sẽ ném chúng xuống suối".

Một giờ sau người ta nghe một tiếng động mạnh, giống như một vật gì nặng rơi xuống nước. Cái gì vậy ? Không ai biết. Nhưng khẩu đại bác đó cũng không thấy ở dưới suối và cũng không có tại chỗ họ bắn hôm qua.

Khoảng 3 giờ cố Nhơn đi báo thức các chiến sĩ để chuẩn bị tấn công. Khi họ bắt đầu vượt qua con suối thì Cha quay trở lại nhà xứ và tìm một nơi để có thể quan sát họ trèo lên đồi. Bóng đêm còn bao phủ cả quả đồi nên không thể thấy gì cả. Cha chỉ biết chờ đợi... Cha quá sốt ruột, không biết họ đang làm gì, đến đâu rồi, và tại sao lâu vậy, vì lẽ ra giờ này họ phải phá hủy tường rào của chúng. Trong khi đó thì các chiến sĩ ta không dám chặt cây quá mạnh vì sợ đánh thức chúng nên chặt nhè nhẹ. Khi họ thực hiện xong thì trời vừa sáng và quân Văn Thân đã bắt đầu xuất hiện rõ trên mỏm đồi. Tất cả chúng đang cột búi tóc và nhìn về hướng cố Nhơn, vì Cha đang đứng ở nơi trống trải nhất, nhằm mục đích lôi kéo sự chú ý của chúng, để cho các chiến sĩ ta trèo lên phía sau lưng họ. Nhưng sau đó thì quân Văn Thân ở phía bên kia đồi phát hiện được và kêu lên khiến chúng quay lại nhìn. Lúc này thì các chiến sĩ của ta cũng vừa kịp đến nơi và lập tức hô xung phong tấn công. Các chiến sĩ ta đã giết được vài tên, số còn lại tháo chạy. Ta hoàn toàn chiếm cứ đồi Kim Sơn và thu được 4 khẩu đại bác, 5 súng nhỏ và chục súng trường. Sau đó ta châm lửa đốt doanh trại của chúng.

Ngày 12 tháng 9 là một ngày rất vui mừng, niềm tin được tăng lên, nhưng chưa phải là hết. Thật vậy, quân Văn Thân bị mất hồn, nên từ đồi Bửu Châu (Non Trọc), cả ngày hôm đó lẫn ngày hôm sau họ không bắn lấy một phát đạn đại bác, tuy nhiên họ vẫn bao vây giáo xứ cẩn mật. Nếu họ không tìm cách lấy lại đồi Kim Sơn mà họ đã để mất, thì họ lại không ngừng canh gác ở phía đồi bên kia (Non Trượt) để ngăn chận không cho giáo dân liên lạc với bên ngoài. Mục đích của họ là giam đói cho đến cùng, vì nếu không chiến thắng bằng vũ khí thì ít ra cũng chiến thắng bằng đói khát. Và quả như thế, giáo xứ bắt đầu thiếu lương thực, ngay cả lương thực của cố Nhơn cũng hầu như đã cạn, vì Ngài phải nuôi một đoàn giáo dân đến lánh nạn ở đó mà họ chả có mang được gì đến. Thật nguy khó, người ta chỉ còn trông cậy vào Chúa, người ta hy vọng vào Ðức Maria là Ðấng không bỏ họ trong những ngày chịu đựng lâu dài này. Khắp nơi trong tỉnh phải khiếp vía vì những loạt đại bác khủng khiếp trong hai ngày trước, họ tin rằng Trà Kiệu thế là xong. Quân Văn Thân hỉ hả loan tin thắng trận và ca hát tưng bừng. Chúng đe dọa sẽ kéo ra Ðà Nẵng. Ðể che đậy sự thất bại, chúng tổ chức tấn công Phú Thượng, nhưng cố Thiên đã chống cự mãnh liệt, khiến chúng lại kéo về Trà Kiệu. Lần này đứng đầu là một cựu đô đốc, ông Chưởng Thủy Tý. Chúng nhờ đến cái thiên tài quân sự của ông để tận diệt những "thằng Công giáo quỷ quái" một lần cuối cho xong.

Vì thế vào ngày 14 tháng 9, người ta thấy chúng tiến đến phía cánh Nam đông vô số. Từ sáng sớm, cố Nhơn đã lên đồi Kim Sơn để quan sát các hoạt động của quân Văn Thân. Ngài không khỏi sửng sốt khi thấy tất cả cánh đồng phía Nam tràn ngập những đạo quân đang tiến về phía giáo xứ, trong khi vừa hò hét, vừa đánh trống. Ngài vội vã leo xuống để ban lệnh chuẩn bị một trận phản công. Ngài vừa về đến giữa đội quân của mình thì quân Văn Thân đã chiếm dãy thành Chiêm và bắt đầu dựng nên một hàng rào chuẩn bị cho trận chiến. Họ rất vội vàng, và một hàng rào đã được dựng lên một cách mau lẹ lạ thường. Cố Nhơn thấy rất nguy hiểm nếu để cho họ xây dựng và củng cố vị trí chiến đấu ngay trên thành Chiêm này, vì đây là cạnh sườn của giáo xứ. Ngài quyết định phải tấn công ngay. Về phía Ðông, đội quân thứ 3 sẽ tiến lên đầu dãy thành Chiêm, nơi mà chúng chưa tràn tới, để từ đó có thể dồn lui quân Văn Thân, hoặc đánh tan chúng ở cánh đồng phía bên kia. Một phần của đội quân dự bị (đội 8) được tăng cường đến giúp đội 3. Trong khi đó, một phần quân dự bị còn lại giúp cho đội 1 tấn công mặt trước. Người ta tin chắc là sắp xảy ra một trận giao tranh ác liệt, và ai cũng chuẩn bị chiến đấu một cách dũng cảm. Nhưng thật ngạc nhiên, quân Văn Thân bắt đầu quay lui trước khi các chiến sĩ của ta tiến đến. Ông Chưởng Thủy Tý kêu ầm lên và rất vất vả để ngăn chận chúng lại, nhưng chúng không dám đứng lại và bỏ mặc một mình ông, với khoảng 10 người bảo vệ cho ông. Khi thấy giáo dân tiến đến gần, chính ông cũng phải bỏ chạy, nhưng quá muộn. Hai thanh niên Trà Kiệu rượt theo, toán cận vệ của ông cũng bỏ ông mà chạy thoát thân. Khi thấy bị đuổi kịp thì ông quay lại xin hai thanh niên đó tha cho được sống. Hai thanh niên bảo với ông rằng: "Nếu mày muốn sống chắc mày đã không đem sự chết đến cho chúng tao, ở đây không có sự dung tha". Nói rồi họ đâm ông, lấy thanh kiếm và cắt đầu ông mang về. Chắc người ta sẽ nghĩ rằng: điều đó thật hung ác, không theo đúng quy luật tù binh (chiến trận). Ôi những người giáo hữu đáng thương, đối với họ, thì người ta có giữ luật lệ gì đâu.Dù trẻ hay già, đàn ông hay đàn bà, bất cứ ở đâu trong tỉnh, tất cả đều bị người ta bắt và dẫn đến Trà Kiệu để treo cổ trước sự chứng kiến của cha mẹ họ. Dù đó là hung ác, nhưng tôi không muốn bỏ qua đoạn này, vì muốn kể lại tất cả mọi việc.

Ngày hôm đó, lần đầu tiên người ta thấy một con voi xuất hiện trong đội quân Văn Thân. Giáo dân chưa biết phải làm gì để đối phó với loại tấn công mới này, nên hết sức lo lắng, nhất là đối với phụ nữ họ do dự không dám tham chiến. Bấy giờ có một thanh niên xung phong đi đuổi nó. Cậu ta nói: "Cho tôi một bó đuốc cháy, và các anh sẽ thấy nó quay lưng lập tức". Ðúng vậy, với bó đuốc cháy rực, cậu ta tấn công, voi run sợ bỏ chạy dù cho thằng nài cố mà giữ nó lại. Cậu ta đuổi theo đâm vào sườn nó, nhưng không đủ sức để đâm thủng được. Thằng nài ngả xuống lủi trốn vào bụi rậm và rồi vắt giò mà chạy trối chết. Từ đó người ta không còn lo ngại voi nữa, mặc dù trong hai trận sau đó, họ cũng có đưa voi tham chiến, nhưng không thể chiến đấu với giáo dân được.

Ngày 15/9 không có trận đánh nào, quân Văn Thân tập trung củng cố lực lượng ở phía Ðông chung quanh đồi Non Trọc. Dưới chân đồi Non Trọc, ở phía bên kia thuộc phần đất của dân bên lương, có một nơi đóng quân chính của quân Văn Thân, đó chính là Ðình làng Ngũ xã, mái lợp ngói, tường xây gạch, xinh xinh... Ở đó còn có 2 hay 3 ngôi chùa, 1 tăng viện, cũng đều xây bằng gạch, lợp ngói. Khi bị rượt đuổi khỏi đồi Kim Sơn, quân Văn Thân đã chọn nơi này làm bản doanh chính của họ và họ bắt đầu củng cố để có nơi ẩn núp khi bị đột kích bất ngờ. Súng thần công của họ đặt trên đồi Non Trọc để bắn vào giáo xứ, nhưng đều thất bại, nên từ đó họ ít bắn vào nhà thờ, nhà cửa, mà lại nhắm bắn vào người. Ðại bác bắn đạn ria (sắt vụn), mỗi phát gồm có từ 80 đến 100 viên đạn ria, được bọc trong một cái giỏ mây và khi rơi xuống sẽ tung tóe ra chung quanh. Một lần cố Nhơn núp sau một bụi tre, thì bị trọn một quả đạn ria này, giống như một cơn mưa đạn. Thoạt đầu Cha nghĩ là chết thôi và theo bản năng tự nhiên, Cha đưa tay rờ khắp thân thể và Cha không thể tin là mình còn sống và không hề hấn gì.

Ôi các giáo hữu đáng thương, họ thoát được cuộc bao vây và tấn công này và không bị giết, chắc chắn đó là họ được Ðức Mẹ Ðồng Trinh che chở cách riêng. Nhưng chúng ta phải tiếp tục theo dõi, vì chúng ta chưa biết được kết quả cuối cùng của cuộc bao vây tấn công này.

Ngày 16/9 có 3 trận giao chiến, hai trận diễn ra ở bãi cát phía Bắc. Quân Văn Thân thích chọn phía này làm bãi chiến trường, vì ở đây không có gì cản trở sự tháo chạy của họ. Trận thứ 3 thì ở phía Ðông trước điểm phòng thủ do đội 1 phụ trách. Quân Văn Thân rất căm ghét đội 1 này, vì đã làm nhục chúng bằng nhiều trận chiến thắng oanh liệt. Ông Phổ chỉ huy trưởng đội 1, mà chúng ta đã biết, là người đã chống lại sự khiếp đảm của giáo dân trong những ngày đầu, ông biết khích lệ sự gan dạ can đảm của lính ông, mà nhiều khi đi đến chỗ dám liều lĩnh. Ðội 1 là cột trụ chính của giáo xứ và cũng là đội làm cho quân Văn Thân sợ hãi nhất. Tuy nhiên họ cũng không bỏ lỡ một cơ hội nào để đạt đến chiến thắng. Họ muốn đốt lũy tre bao bọc (phía Ðông) nên đã mang rất nhiều rơm rạ đến đặt gần đó và đưa đại bác, súng ống đến mai phục ở phía sau. Voi cũng được điều đến và lần này do một ông "Tú" quản tượng. Lính ông Phổ đã từng trải qua nhiều phen giao chiến, nên không hề e ngại chút nào, mà trái lại họ còn mỉm cười nữa là khác. Một người lính của ông Phổ trèo lên trên bụi tre và cất cao giọng chọc tức chúng nó. Cậu ta kêu to: "Ðội trưởng ơi chúng nó đông lắm, nhưng không đáng sợ, chúng có những chiếc móng tay rất dài và tướng mạo giống như những thằng hút thuốc phiện". (Ðó là do tính chất phô trương của nhà nho, thích để móng tay dài, đôi khi 7, 8 centimét). Một phát súng trả lời cho cậu ta, nhưng may mắn không trúng. Cậu ta vội vã tụt xuống. Cuộc chiến không kéo dài. Giáo dân lao mình vào quân Văn Thân như những con sư tử và rượt đuổi chúng chạy rất xa, thu nhiều súng đại bác và súng nhỏ. Khi thấy quân Văn Thân mang súng chạy, tức thì các chiến sĩ ta hô hoán lên rằng: "Nhanh lên, nhanh lên, đâm cái thằng mang súng đó". Nghe thế, quân Văn Thân tưởng giáo dân đã đến sát một bên, nên vội tháo súng vất lại, để chạy thoát thân.

Ngày 17/9, quân Văn Thân cũng bao vây chung quanh như thường lệ, nhưng họ không áp sát để gây chiến.

Ngày 18/9 chỉ có một trận giao tranh và kéo dài trong vài phút. Trận này người ta thấy quân Văn Thân có tài sáng kiến. Ðiều mà chúng lo sợ nhất là sự gan dạ của giáo dân, cứ cắm đầu xông thẳng vào chúng, buộc chúng phải thụt lui ngay khi mới đụng độ và trận nào cũng thế. Vì vậy họ thấy cần phải tìm cách ngăn chận giáo dân lại. Họ nghĩ có thể lợi dụng cái đầu tóc dài (ai cũng để tóc) hoặc quần áo, để tìm cách buộc giáo dân bất động. Nghĩ thế nên họ đã tạo ra những bó củi gai (Chà chươm), một đầu nhọn và có mấu, rồi đem buộc chặt vào đầu những cây sào tre và khi giáo dân tiến đến gần, thì họ sẽ đưa những bó củi này lên, treo lơ lửng trên đầu giáo dân buộc giáo dân phải chậm lại và rồi đứng yên, tha hồ mà đâm chém. Phải nhận rằng đây không phải là một sáng kiến tồi, nhưng sáng kiến đó có giúp được gì cho các "học trò Khổng Tử" không, tôi không dám quả quyết. Khi quân Văn Thân tiến đến gần thì giáo dân thấy họ mang những bó gai nhọn hoắt, cột vào một đầu sào tre giống như họ mang cờ lịnh vậy. Lúc đầu giáo dân quá lo lắng, nhưng sau khi đã quan sát kỹ và khám phá ra được cái mưu mẹo của họ, cố Nhơn đã bảo với giáo dân: "Các con đừng sợ, khi những bó gai đó rơi xuống trên ruộng lúa, thì không sao kéo lên lại được, vì thế việc đầu tiên là chúng ta phải lanh lẹ tìm cách né tránh những bó gai đó, khi chúng thả xuống trên đầu mình". Nhờ đó mà giáo dân biết đề phòng và tìm cách né tránh, rồi phản công ngay, làm quân Văn Thân phải thua chạy.

Ngày 19/9 và 20/9 không có trận giao chiến nào cả. Hàng ngũ Văn Thân dần dần bị tan rã, phần lớn là do đào ngũ và bị tổn thất ở chiến trường. Do vậy chúng phải đi tìm thêm viện binh. Các làng trong tỉnh tùy theo điều kiện và khả năng, phải cung cấp thêm lực lượng, thêm tráng đinh. Nhưng sự cuồng nhiệt của những ngày đầu đã giảm xuống, nghiệp binh bị không mấy thích thú đối với những nông dân nghèo khổ. Họ chỉ thích an bình và dĩ nhiên họ cũng chả thích gì khi phải đi giao chiến với giáo dân Trà Kiệu, nên không ai đi. Vì thế mà quân Văn Thân mới quyết định mở cửa các nhà tù và dẫn tất cả tù nhân đến Trà Kiệu (vai vẫn mang gông và tay vẫn bị trói). Theo họ nghĩ, thì những tù nhân này không còn sợ gì chết chóc. Họ đã lầm, chính những tù nhân này không muốn giao tranh, bằng thích được tự do. Vì thế khi có dịp thuận lợi là họ trốn thoát ngay. Văn Thân bắt họ phải cạo trọc đầu và được canh giữ rất nghiêm nhặt. Ban ngày, quân Văn Thân đưa họ lên ngọn đồi Non Trọc để canh gác, còn ban đêm lại mang về giam ở trại. Nhưng rồi ngày này qua ngày khác, người giáo dân đáng thương vẫn cảm thấy không thể chấm dứt được cơn hoạn nạn của họ. Họ hy vọng Ðà Nẵng có thể đến tiếp cứu họ. Nhưng than ôi, đã 21 ngày bị bao vây tấn công mà không thấy một sự tiếp cứu nào cả. Chính họ đã bị bỏ mặc cho số phận đau thương này. Thời gian lại quá cấp bách, vì cơn đói còn khủng khiếp hơn cả Văn Thân nữa. Cố Nhơn đã đi xem tất cả những kho lúa gia đình, cả những gia đình giàu nhất, Ngài thấy không còn một hột nào, kể cả lúa giống mà họ chuẩn bị cho mùa gieo cấy sắp đến. Tất cả đã được sung vào của chung. Số lương thực hiện còn lại cũng đủ sống được 2 hoặc 3 ngày thôi. Các giáo dân đáng thương không còn cách nào khác hơn là phải phá vòng vây, hoặc chờ chết đói. Mà chờ thêm nữa cũng chả ích gì, trái lại rất nguy hiểm, vì bụng đói thì ai còn can đảm để giao chiến. Vì thế giáo dân buộc lòng phải quyết định tấn công và rượt đuổi quân thù không cho chúng nghỉ ngơi. Ngày mai 21/9 họ sẽ bắt đầu thử tiến chiếm hòn Non Trược.

Ngày 21/9, giáo dân Trà Kiệu chuẩn bị tấn công bằng cách cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa và sự chở che của Mẹ Ðồng Trinh. Cuộc tấn công này rất khó khăn, nếu như không bức thiết thì không ai dại gì mà tấn công, vì đây là một cuộc tấn công đẩy lui quân địch, không còn yếu tố bất ngờ nữa, mà là một trận giao chiến công khai. Hơn nữa, trước khi tiến đến được chân đồi Non Trược, thì phải tấn công đẩy lui quân Văn Thân để tái chiếm lại những khu vườn, mà theo lệnh của cố Nhơn, phải bỏ chạy trong những ngày đầu. Ðội 1, đội 3 và đội 4 được giao việc tổ chức tấn công và theo dự tính thì đẩy lui quân Văn Thân càng xa hướng Ðông, hướng Nam càng tốt. Quân Văn Thân không nghĩ đến một cuộc tấn công như thế, nên họ rút lui về phía sau hàng rào phòng tuyến của họ. Ðội 1 được phân công tiến về phía Nam ngọn đồi và từ đây có thể tiến ra phía Ðông ngọn đồi dễ dàng. Ðội 4 thì tiến về phía Bắc, còn đội 3 đi ở giữa, sẵn sàng chịu hỏa lực mạnh nhất. 10 bạn trẻ của đội 4 được lệnh sẵn sàng leo lên ngọn đồi Non Trược để tiêu diệt ngay những tên tù binh đang canh giữ ở đây. Họ ẩn núp sau cái miếu phía Ðông chân đồi để tránh hỏa lực của Văn Thân, rồi chờ lúc thuận lợi chạy đến nấp sau một tảng đá lớn chờ leo lên đồi. Khi phát hiện giáo dân tấn công, các vị chỉ huy Văn Thân kêu ầm lên, bảo quân lính ngăn chận giáo dân đang tiến lên. Voi được thúc ra trận, nhưng voi lại không chịu đi, mặc dù thằng nài không ngừng giáng những cú búa tạ liên tục. Và lạ thay, thay vì tiến lên thì nó lại lùi. Thằng nài kêu lên với các vị chỉ huy của nó rằng: "Voi sợ đám đông giáo dân không dám tiến lên". Rồi nó lại la lên: "Hãy nhìn kìa, đạo quân trẻ nhỏ xuống từ trên các lũy tre, chạy là tốt nhất. Người Công giáo đông quá".

Giáo dân nghe những lời đó rất rõ ràng, nhưng không thấy gì cả. Cuối cùng thì một trong 10 thanh niên đội 4 đã leo lên được trên ngọn đồi và tìm cách bắn một phát súng vào tên lính đang canh gác trên đỉnh đồi. Một trong những người chỉ huy ngã xuống, những tên còn lại vội vàng tháo chạy. Giáo dân lợi dụng thời cơ tiến lên đỉnh đồi trước sự run sợ của quân Văn Thân, và chúng đã tháo chạy xa từ 15km đến 20km mới dám ngừng lại, vì sợ người Công giáo rượt theo. Khi Trà Kiệu được giải vây thì lập tức các đình làng, chùa chiền, tu viện Phật giáo đều bị đốt cháy. Tin giáo dân Trà Kiệu chiến thắng loan đi khắp vùng, làm cho dân ngoại bắt đầu lo sợ một cuộc báo thù. Trong doanh trại Văn Thân giáo dân tìm được 3 khẩu đại bác, một vài khẩu súng nhỏ, nhiều nhất là thuốc súng và quân nhu. Khi tìm kiếm ở đây thấy rất ít lúa gạo, giáo dân mới đoán rằng: quân Văn Thân đã cất giấu lương thực ở tận cuối làng. Và không để mất thì giờ, giáo dân liền chạy đến truy tìm. Và quả đúng thế, ở đây họ tìm thấy một số lượng gạo rất lớn. Suốt ngày hôm đó giáo dân lo vận chuyển lương thực về giáo xứ. Ðến chiều, khi mọi việc đã xong xuôi, với tinh thần vui mừng hớn hở, họ kéo về tạ ơn Chúa, Ðức Mẹ, các Thiên Thần đã tham dự vào cuộc chiến giúp họ. Tâm hồn ngập tràn niềm vui khôn tả, thay vì phải chết đói, hay chết trong vòng vây của quân thù, thì bây giờ họ đã được cứu sống, đã chiến thắng hoàn toàn.

Cuộc bao vây tấn công kéo dài 21 ngày đêm, giáo xứ Trà Kiệu mất đi 15 nam nhơn và 25 người bị chết do tạc đạn bên ngoài cuộc giao chiến. Về tổn thất của quân Văn Thân thì không thể nào biết chính xác được, nhưng có thể nói mà không sợ lầm, là số tử thương lên trên 300 người.

Ngày 22/9 giáo dân tiếp tục triển khai chiến thắng của mình và đã trừng trị những tên đầu sỏ ở những làng chung quanh, những kẻ đã gây nên hận thù với giáo xứ, cũng như chúng cuồng nhiệt chi viện cho quân Văn Thân. Giáo dân không gặp sự kháng cự nào cả. Dân ngoại hoặc lập tức đầu hàng, hoặc vội vàng tháo chạy. Nhiều làng đến xin lỗi vì họ bị quân Văn Thân ép buộc phải chi viện, và họ hứa là không còn phân chia lương giáo nữa. Cố Nhơn rất khoan dung và Ngài còn đề phòng sợ giáo dân của Ngài trả thù các làng chung quanh, vì họ không tin các làng đó đã thành thật quy hàng, nên Ngài đã đưa ra nhiều quy định và sẽ có hình phạt nghiêm khắc đối với giáo dân nào vi phạm.

Về phần quân Văn Thân, sau khi tháo chạy, chúng tập trung về thủ phủ Quảng Nam và gởi lệnh đi khắp nơi để lập lại đoàn quân mới. Chúng hăm dọa những ai từ chối theo chúng.

Ngày 23/9 chúng khởi hành từ thủ phủ Quảng Nam và hướng về Trà Kiệu, mang theo một khẩu đại bác cỡ lớn và chừng 10 quả tạc đạn. Khi vượt qua hồ Chợ Củi (Câu Lâu), cách Trà Kiệu chừng 5km thì chúng nghe một tiếng nổ khủng khiếp và chúng biết rằng quân Pháp đã dùng mìn để đánh sập cổng ra vào thủ phủ, và như thế là thủ phủ đã bị chiếm cứ. Vì thế họ lập tức bỏ khẩu đại bác lại đó, và vất những quả tạc đạn ở cánh đồng bên cạnh rồi chạy trốn. Biết được những việc vừa xảy ra ở làng Chợ Củi, cố Nhơn cho người đến lấy những quả tạc đạn này, còn khẩu đại bác thì bỏ lại vì nó quá nặng.

Kể từ ngày đó, trong một thời gian khá dài, quân Văn Thân không còn thấy xuất hiện nữa...

Cuối cùng vào ngày 20/4/1886, Trà Kiệu lại bị bao vây một lần nữa vào khoảng hai giờ sáng. Cuộc tấn công này không kéo dài, vào lúc rạng sáng thì quân Văn Thân lại tan rã.

Chuyện Ðức Mẹ Trà Kiệu làm phép lạ đã trở nên nhãn tiền, nhưng tại sao Mẹ lại chọn Trà Kiệu nhỏ bé để thực hiện việc ban ơn nầy ? Kính mời quý vị lần giở những trang sử liệu thấm nhuần đức tin của Giáo xứ Trà Kiệu để thêm lòng tin vào biến cố đầy diễm phúc này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việc phá rối Thái Hà: Ông to đổ tội cho ông nhỏ?
Phóng viên CSsR
09:24 17/11/2008
THÁI HÀ - Đêm hôm qua (16.11.2008) được bình yên vô sự. Những tưởng bọn xấu lại đến quấy phá các linh mục trong Tu viện Thái Hà, nhưng cho tới sáng, không thấy bóng dáng bọn người say máu lên đồng đêm trước đâu cả. Qua sự vụ đêm 15 rạng ngày 16.11, giáo dân các xứ lân cận vẫn hết sức cảnh giác lũ côn đồ. Các thánh niên nam nữ của mấy xứ như Hàm Long, Nhà Thờ Lớn, Hàng Bột… cộng tác với giáo dân Thái Hà, thay phiên nhau túc trực, cầu nguyện suốt đêm trước tượng Nữ Vương Công Lý và canh chừng những kẻ đượcc gọi là “quần chúng tự phát”.

Sáng ra (17.11), dân chúng từ các nơi xa như Thạch Bích, Canh Hoạch, Bái Xuyên… lần lượt kéo đến thăm hỏi các linh mục Thái Hà. Những giáo dân này cho hay, hôm qua Chúa Nhật (16.11) khi dâng lễ, các cha xứ kêu gọi mọi người hiệp ý cầu nguyện cho các linh mục và giáo dân Thái Hà lại mới bị quấy phá, qua đó họ mới nắm được thông tin của vụ việc và liền tức tốc lên đường tìm hiểu rõ hơn.

Được biết, sáng nay các linh mục ở Thái Hà nhận được cú điện thoại của một cán bộ an ninh Quận Đống Đa giải thích về vụ việc gấy rối tối hôm trước. Anh cán bộ này cho biết, Quận không hề chỉ đạo Phường Quang Trung làm cái chuyện bậy bạ này. Cán bộ này còn tỏ ra bức xúc: “Không hiểu cái Phường này muốn gì nữa!”

Cũng trong sáng nay, mấy đồng chí cán bộ Phường Quang Trung, không rõ chức danh, bàn họp với nhau tại trụ sở của cái gọi là UBMT tổ quốc nằm đối diện với nhà thờ Thái Hà. Nhiều người dân qua lại bảo nhau: “Chắc mấy tay này đang tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm về cái vụ quấy phá các cha Thái Hà tối hôm trước đấy”.
 
Lại xảy ra bất ổn ở Giáo xứ Thái Hà
Gia Minh - RFA
10:27 17/11/2008
Lại xảy ra bất ổn ở Giáo xứ Thái Hà

Tại Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội vào tối ngày 15 tháng 11vừa rồi lại xảy ra bất ổn, khiến các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách giáo xứ phải kéo chuông kêu gọi giáo dân đến hổ trợ.

Vụ việc diễn tiến ra sao? Gia Minh tìm hiểu và trình bày trong phần sau.

To tiếng, manh động

Hồi tháng 10 vừa qua, khu đất mà giáo xứ Thái Hà tại Hà Nội yêu cầu chính quyền trao trả lại để phục vụ họat động tôn giáo của giáo xứ được cơ quan chức năng Hà Nội cho xây dựng thành một công viên.

Và tình hình khiếu kiện khu đất đó không còn được báo chí trong nước loan tải nữa.

Vào tối 15 tháng 11 vừa qua thì giáo dân tại giáo xứ Thái Hà lại được chứng kiến việc một số viên chức địa phương và một số người đến tại giáo xứ to tiếng, rồi manh động như lời thuật lại của một giáo dân có mặt lúc đó:

“Tôi có mặt lúc đó và thấy có công an, rồi những người xưng là cựu chiến binh và phụ nữ. Họ có những lời không hay đối với nhà thờ; rồi có nguời tự ôm đầu cho là bị đánh và họ xông vào định đánh những anh trong nhà thờ và muốn tràn vào nhà thờ; nhưng rồi giáo dân đóng cửa không cho họ vào và nhà thờ kéo chuông lên rồi giáo dân từ các giáo xứ quanh đó đến kịp thời.

Lúc đầu có tiếng hô đập phá nhưng sau có tiếng nói 'chờ chỉ đạo'.”

Một nữ giáo dân khác đưa ra nhận định về nguyên cớ dẫn đến vụ việc mới nhất ở giáo xứ Thái Hà:

“Có đường thẳng để ra vườn hoa, nhưng vướng Đền của giáo xứ. Nay họ muốn đường thẳng ra vườn hoa không phải đi quành. Tại Đền thì các cha cho che mái tôn để giữ xe cho giáo dân khi đi lễ; nay thì họ lại vào gây gổ.”

Lập luận của 2 phía

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, một trong những Linh mực thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đang phụ trách giáo xứ Thái Hà tường thụât lại sự việc qua cuộc nói chuyện với chúng tôi vào lúc 10 giờ sáng 17 tháng 11:

“Lúc đó khỏang 10 giờ, tôi đang đi thăm giáo dân thì các cha gọi về. Về nhà thì tôi gặp ông phó chủ tịch phường và một số nguời gọi là nhân dân. Tôi nói là họ không có tư cách đến làm việc lúc mà chúng tôi sắp đi ngủ.

Họ không nói gì. Chúng tôi nói với họ là nhà nứơc có pháp luật nên phải xử lý theo luật chứ không việc gì phải làm ban đêm như vậy. Quí vị có thể lập thư mời chúng tôi ra làm việc, nhưng đến sang nay vẫn chưa có.”

Chúng tôi liên lạc qua điện thọai với Ủy ban Nhân dân phường Quang Trung là cơ quan cử cán bộ đến làm việc với Dòng Chúa Cứu Thế quản xứ Thái Hà vào tối 15 tháng 11 vừa qua, gặp được ông chủ tịch:

- Tôi đây

Gia Minh: Tôi là Gia Minh, Đài RFA, chúng tôi được biết thông tin phường xuống làm việc với giáo xứ Thái Hà đêm 15 tháng 11.

Chủ tịch phường: Chúng tôi không quen trả lời qua điện thọai, có gì thì đến đây. OK

Gia Minh: Nhưng chúng tôi ở xa từ Mỹ.

Chủ tịch phường: Chúng tôi không trả lời qua điện thọai.

Gia Minh: Hiện một số giáo dân giáo xứ Thái Hà bị bắt vừa qua, dù hầu hết nay đã được tại ngọai, đang chờ ra tòa về tội danh gây rối trật tự công cộng, thay vì tội phá họai tài sản như được nêu ra lúc bị bắt vì họ đã tháo dở bức tường của khu đất mà theo họ giáo xứ có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.

Chính quyền đã giải quyết bằng cách cho xây dựng khu đất tranh chấp thành vườn hoa công cộng; nhưng vừa qua lại xảy ra vụ việc tối ngày 15 tháng 11.
 
Khủng bố giáo dân Thái Hà: Chính quyền đang ''dằn mặt kẻ cầm đầu''
Ngày Mới
10:55 17/11/2008
KHỦNG BỐ GIÁO DÂN THÁI HÀ: CHÍNH QUYỀN ĐANG "DẰN MẶT KẺ CẦM ĐẦU"

Vụ việc xảy ra tại Toà Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà dường như đang dần lắng xuống, nhiều người thấy sốc khi một lần nữa chính quyền Hà Nội lại đứng đằng sau những thành phần bất hảo để khủng bố tinh thần các linh mục và bà con giáo dân Thái Hà. Sốc bởi nhiều người không rõ nguyên nhân và động cơ của chính quyền trong lần khủng bố này. Và rồi sự việc này sẽ đi tới đâu?

Nhiều bài viết đã phân tích những thất bại của chính quyền Hà Nội khi dùng hàng loạt chiêu bài bỉ ổi để đối phó với một vụ đòi đất ôn hoà của người Công giáo. Những hậu quả từ thất bại này làm bộ mặt thật của chính quyền bị lật tẩy, dân chúng mất niềm tin vào chính quyền…Thật ra những thất bại này có thể đã trở thành một bài học đau đớn mà chính quyền Hà Nội không hề muốn khơi lại, nhưng sự đời đâu chiều theo ai.

Chính quyền Hà Nội không ngờ dư âm từ vụ việc Toà Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà kéo dài như vậy. Họ đâu biết hai miếng đất chỉ là điều trước mắt để Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng như các linh mục và giáo dân Thái Hà đấu tranh cho những chuyện lớn lao hơn nhiều: công bằng, sự thật. Chính quyền Hà Nội cũng đâu ngờ khi hai miếng đất bị mất, người Công giáo Việt Nam lại ý thức hơn trách nhiệm, bổn phận của mình phải làm chứng, đấu tranh cho những điều mà vụ việc tại Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà đã khơi lên.

Người ta dễ dàng thấy vụ việc tại Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà chưa hề chấm dứt. Trên cả nước đi đâu cũng thấy người Công giáo cầu nguyện cho công lý và sự thật, điều mà trước đây không hề có. Nỗi oan ức của người thấp cổ bé miệng, của những người bị đàn áp không còn bị vùi dập nhưng đã được cất lên. Hàng loạt nhà thờ Công giáo từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng cầu nguyện, cầu nguyện. Lời cầu nguyện êm đềm ấy tưởng như vô hại lại đang trở thành điều khó chịu cho chính quyền Hà Nội.

Từ khi vụ việc tại Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà nổ ra, nhiều người đã quen thuộc với hình ảnh đoàn người cầm nến sáng trong tay, miệng hát vang lời kinh lời Kinh hoà bình của Thánh Phanxicô: Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…Xin cho con làm khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn u sầu…Những hình ảnh như vậy đang xảy ra từng ngày trên đất nước này và người ta hiểu rằng, nơi đó đang có bất công, đàn áp.

Từ khi vụ việc tại Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà nổ ra, người ta cũng ý thức rằng, công bằng và sự thật đâu chỉ của riêng ai. Nếu như nỗi sợ hãi đã làm cho người dân đành chấp nhận để cảnh bất công xảy ra ngay trước mắt, chịu bị lừa lọc để đổi lấy hai chữ “bằng an”, thì sau vụ việc tại Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà người ta đã không chấp nhận kiểu bằng an giả tạo ấy. Ý thức mình đang bị bóc lột, đang chịu sự thiệt thòi và cùng đứng lên đấu tranh là điều mà người dân thấp cổ bé miệng và đặc biệt là người Công giáo Việt Nam đang thực hiện.

Nến vẫn tiếp tục được thắp lên trong đêm, lời kinh đòi công bằng, sự thật vẫn khẩn thiết hàng ngày trên khắp đất nước này. Chính những điều đó đang cắn rứt lương tâm “các quan” trong chính quyền Hà Nội. Hành động một cách bỉ ổi nhắm vào những người khơi lên phong trào thắp nến cầu nguyện cho công bằng và sự thật là cách dằn mặt mà họ đã làm khi đứng đằng sau những thành phần bất hảo gây rối trong đêm 15.11 tại giáo xứ Thái Hà.

Người ta bảo, ánh sáng và bóng tối như hai đối thủ. Hiệp một bóng tối tạm thời chiến thắng ánh sáng. Hiệp hai, ánh sáng và bóng tối giằng co nhau, không bên nào thắng bên nào. Tuy nhiên, hiệp ba, hiệp kết thúc chắc chắn ánh sáng sẽ thắng tuyệt đối và bóng tối bị tiêu diệt. Liệu khi chính hành động một cách bỉ ổi nhắm vào các linh mục và giáo dân Thái Hà trong đêm 15.11 là dấu hiệu trận đấu đã bước sang hiệp thứ hai?
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gia Tô Bí Lục Tân Thời (3)
Vũ Văn An
01:19 17/11/2008
Gia Tô Bí Lục Tân Thời (tiếp theo)

2. GIÁO HOÀNG HITLER (Hitler’s Pope)

Thực ra Hochhuth không lẻ loi như người ta tưởng, vì sau ông, một số tác giả khác như Friedlander, cũng tham gia vào trận tấn công không chính đáng chút nào này. Phần lớn các tác giả không phải là các sử gia chuyên nghiệp, cũng không đặt căn bản những điều mình viết trên phương pháp sử học, mà dựa vào các tài liệu đệ nhị đẳng (trích lại lời người khác, hoặc dựa vào bản sao chép các tài liệu lịch sử). Chính để góp phần soi sáng sự thật lịch sử, Ðức Phaolô Ðệ Lục đã làm một ngoại lệ bằng cách phá bỏ luật bí mật 70 năm vốn áp dụng xưa nay cho các văn khố Toà Thánh, và năm 1964, đã chỉ thị cho một nhóm học giả Dòng Tên nhuận chính các tài liệu thời chiến của Vatican để nhanh chóng cho xuất bản. Công trình nhuận chính ấy gồm 11 cuốn được ấn hành giữa các năm 1965 và 1981. Dưới tựa đề chung Các Văn Kiện và Tài Liệu của Tòa Thánh liên quan đến Ðệ Nhị Thế Chiến (ADSS-Actes et Documents du Saint Siège relatif à la Seconde Guerre Mondiale), các tài liệu này được công bố theo nguyên ngữ với các hướng dẫn nghiên cứu (apparatus) bằng tiếng Pháp kèm theo; chỉ có một cuốn, là cuốn thứ nhất, được ấn hành bằng tiếng Anh. Phạm vi các chứng từ nhờ thế thật đồ sộ và bác học.

Nhưng có lẽ vì quá đồ sộ và bác học, nên các tài liệu này trở thành một thứ nhạc thanh nhã được gẩy vào tai trâu chăng, nên vẫn có những người viết về Ðức Piô XII mà không gặt hái gì được nhờ bộ tài liệu ấy. Một trong số họ là John Cornwell, tác giả cuốn Giáo Hoàng Hitler, Lịch Sử Bí Mật về Piô XII (Hitler’s Pope, the Secret History of Pius XII), do nhà Viking xuất bản tại London năm 1999. Tựa đề này mà thôi cũng đủ giúp độc giả ngửi thấy cái mùi quen thuộc của Tây Dương Gia Tô Bí Lục, Ghi Chép Những Chuyện Kín của Ðạo Gia Tô Tây Dương. Sao mà giống nhau đến thế. Làm như John Cornwell có qua Hà-Nội thụ giáo không bằng! Cũng khó mà không có một kết luận như vậy, nếu ta đọc cái nguyên ủy đưa đến việc ra đời tác phẩm này.

Chủ ý

Trước khi tác phẩm trên được tung ra thị trường, nguyệt san thời thượng Vanity Fair có một bài phỏng vấn John Cornwell. Và căn cứ vào chính Lời Nói Ðầu của tác phẩm, người ta được biết: một cuộc đối thoại nẩy lửa giữa ông và một nhóm sinh viên liên quan đến Ðức Piô XII khiến ông muốn bênh vực ngài bằng một “tiểu sử đầy đủ” qua một cuốn sách có thể thoả mãn nhiều loại độc giả khác nhau, già cũng như trẻ, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo. Ông bèn xin được phép vào các văn khố chủ yếu của Rome để tra cứu các tài liệu cần thiết. Phép này được cấp sau khi các viên chức Vatican bị thuyết phục là “tôi ở về phía bênh chủ đề. Hành động hoàn toàn theo thiện ý, hai thủ văn khố chủ yếu cho tôi phép được tự do đọc các tài liệu chưa ai được xem: đó là các lời khai có tuyên thệ được thu lượm suốt hơn 30 năm qua để phong chân phước cho Pacelli, cũng như các tài liệu tại Văn Phòng Quốc Vụ Khanh của Vatican… Ðến giữa năm 1997, lúc gần kết thúc việc tra cứu của mình, tôi thấy tôi rơi vào trạng thái chỉ có thể mô tả là bị xúc kích tinh thần (moral shock). Những tư liệu mà tôi thu lượm được, nếu xét cuộc đời của Pacelli dưới một cái nhìn bao quát hơn, sẽ đưa người ta tới không phải việc gỡ tội mà là việc phải kết án rộng rãi hơn nữa” (Giáo Hoàng Hitler, trang X). Và đấy là chủ ý của tác phẩm.

Trong Tây Dương Gia-Tô Bí Lục, (Ghi Chép Những Chuyện Kín Của Ðạo Gia-Tô Tây Dương), Ngô Ðức Thọ viết thế này: “Giáo Ðồ trấn Sơn Nam Hạ không chịu mất dòng (Tên), đã trích qũy nhà thờ và quyên góp thêm được một số tiền tạm đủ, khẩn thiết thỉnh cầu hai giám mục địa phận Nam Chân (nay là vùng Hải Hậu, Hà Nam Ninh) là Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Ðường sang Tây Dương đưa đơn khiếu nại lên Giáo Hoàng. Hai ông sợ giáo đồ đồng lọat bỏ đạo, đã nhận lời ra đi. Qua Ma Cao, đi thuyền biển mất sáu tháng, hai ông đến La-Mã khoảng giữa năm 1793, đưa đơn khiếu nại và được vào bệ kiến Giáo Hoàng. Hai ông được đón tiếp ân cần trang trọng, nhưng lời thỉnh cầu khôi phục dòng đạo thì không được giải quyết. Cũng trong dịp đó, hai ông được Giáo Hoàng đặc cách cho đọc một tập tài liệu mật của giáo hội… Về nước năm 1794, hai ông cùng nhau ôn trí nhớ, ghi lại nội dung cuốn sách đã được đọc trong điện Giáo Hoàng, đặt tên là Gia Tô Bí Pháp (Phép Kín Của Ðạo Gia-Tô), cất kín trong tráp để đợi thời, rồi bỏ chức giám mục mà ra khỏi đạo” (trang 12).

Ðúng là những ‘đầu óc lớn’ luôn luôn gặp nhau, dù là từ hai phương trời xa thẳm và cách nhau hàng 3, 4 thế kỷ. Chỉ có điều Cornwell không những không ra khỏi đạo sau khi được đọc hai bộ tài liệu mật trên, mà còn muốn bênh vực đạo khỏi cái mà ông gọi là những chính sách tập quyền độc đoán của ngôi vị giáo hoàng đã và đang hủy hoại Ðạo Công Giáo. Muốn thế thì trước mắt phải lên án con người sắp được Toà Phêrô phong chân phước và sau đó phong thánh, bởi nếu hai việc này diễn tiến, các chính sách của Eugenio Pacelli sẽ được nhìn nhận và như thế Ðạo Công Giáo sẽ “đóng ấn thiên niên kỷ thứ hai bằng một dối trá, và chuẩn bị thiên niên kỷ thứ ba cho những thảm hoạ mới” như nhận định của (cựu?) linh-mục James Carroll (xem The Holocaust and the Catholic Church. Không nên lẫn với linh mục Michael Carroll, Pius XII: Greatness Dishonoured).

Cornwell chỉ trích Hochhuth, coi đó là cuộc “tấn công tai tiếng nhất” nhằm vào Ðức Piô XII, “một hư cấu lịch sử ít dựa vào tài liệu… Còn trầm trọng hơn nữa, việc lên nhân vật Pacelli như một người giả hình ham tiền thật quá xa trọng điểm đến nực cười. Tuy nhiên quan trọng nhất, kịch bản của Hochhuth xâm phạm một trong những tiêu chuẩn căn bản nhất của một tài liệu: những chuyện kể và những chân dung trong đó chỉ có giá trị nếu có thể chứng minh được là chúng đúng sự thật” (tr. 365). Pacelli của Cornwell khác hẳn thế. “Các giáo hoàng của thế kỷ hai mươi không phải là những con người vị kỷ đi tìm kiêu hãnh, ngạo mạn (hubris), tham lam trần đời. Không trừ một ai, họ đều là những con người của cầu nguyện và lương tâm cao độ, bị trĩu nặng vì cái lịch sử ba chìm bẩy nổi của một định chế cổ xưa mà họ là đại diện. Pacelli cũng thế thôi” (tr.4). Trái với Hochhuth, Pacelli của Cornwell không hề ưa Hitler và bọn Quốc Xã, còn ghét bọn chúng là đàng khác. Mặt khác, Pacelli của Cornwell không hề nhát gan như Pacelli của Hochhuth, vì ngài dám làm trung gian trong một âm mưu lật đổ Hitler của tướng Ludwig Beck. Cornwell tấn công Pacelli trên một trận tuyến khác:“Tuy thế, việc ngài gây một ảnh hưởng sinh tử và đầy tội ác lên lịch sử của thế kỷ hiện nay là đề tài của sách này” (trang 4).

Ông kể ra các căn bản làm nền cho câu phán quyết trên đây. Trước nhất, Pacelli sinh tại Rome năm 1876 trong một gia đình gồm nhiều luật gia từng phục vụ ngôi vị giáo hoàng và đang bất mãn vì nhà nước tân lập Ý tiêu diệt các lãnh thổ của giáo hoàng. Thời ấy là thời của Ðức Piô IX, với Công Ðồng Vatican I và quyền vô ngộ. Cornwell không quên kể lại câu chuyện Pio Nono (biệt danh của Ðức Giáo Hoàng Piô Thứ Chín) nhận nuôi một đứa trẻ Do-Thái ngược với ý muốn của cha mẹ nó, tự mình săn sóc đứa trẻ cho đến lúc nó thụ phong linh-mục. Một thứ bài Do-Thái, theo Cornwell. Giáo dục tiểu học, rồi trung học và đại học của Pacelli, phần lớn diễn ra ngay trong chính gia đình với sự chăm sóc trực tiếp của mẹ, nhiễm đầy tinh thần bài Do-Thái của Tập San hàng đầu Civilta Cattolica. Rồi từ khung cảnh gia đình, Pacelli bước thẳng vào Vatican, một thứ Vatican bài dân chủ, bài tư tưởng Mỹ (Americanism), bài chủ trương tân thời (Modernism). Luận án tiến sĩ bàn về bản chất các tông hiệp (concordats, hiệp ước Toà Thánh ký với các chính phủ dân sự). Rồi tham dự vào việc soạn thảo Bộ Giáo Luật 1917 nhằm “khuôn định một cách toàn diện các điều kiện bên trong giáo hội” và với “tính vô ngộ tiệm tiến” trong mình, nó đã trở thành “một thứ chẳng giống thứ gì giáo hội vốn có trong suốt 2,000 năm hiện diện” bởi nó đem lại cho ngôi vị giáo hoàng sự thống trị bất thách thức từ trung ương Roma, bên dưới chỉ răm rắp cúi đầu tuân theo. Ðiều đáng chú ý hơn, Pacelli xử dụng Bộ Giáo Luật này làm nền cho Hiệp Ước Liên Bang (Reichkonkordat) ký với Hitler năm 1933, buộc người công giáo Ðức, kể cả Ðảng Trung Ương (Catholic Center Party), phải tự ý rút lui khỏi chính trường, nhường chỗ cho độc quyền Quốc Xã. Ðây là đòn chính Cornwell dùng để đo ván đối thủ. Theo ông, Ðức Piô XII không hề ưa Hitler, nhưng một cách khách quan, cái khuynh hướng trung ương tập quyền, phớt lờ quyền lợi các giáo hội địa phương, cái gì cũng muốn đưa về giáo hội trung ương đã làm ngài sai lầm nghiêm trọng đối với lịch sử qua việc ký kết hiệp ước với Hitler trong những điều kiện hết sức sai trái.”Hiệp ước của họ cho phép ngôi vị Giáo Hoàng có thể áp đặt Bộ Giáo Luật mới lên Người Công Giáo Ðức… Ðể đổi lại, Giáo Hội Công Giáo Ðức, đảng chính trị của nó tại nghị viện, và hàng trăm các hiệp hội và báo chí phải “tự ý” rút lui khỏi sinh hoạt xã hội và chính trị. Việc thoái lui chính trị của Công Giáo Ðức vào năm 1933, được thương thảo và áp đặt từ Vatican bởi Pacelli với sự thỏa thuận của Giáo Hoàng Piô XI, là một bảo đảm để Quốc Xã có thể lên cầm quyền mà không bị cộng đồng công giáo mạnh nhất trên thế giới chống đối” (tr. 7-8) (3). Ngoài ra, Cornwell còn nối kết việc ký kết hiệp ước này với Giải Pháp Chung Cuộc của Hitler đối với người Do-Thái. Ông viết: “Như Hitler đã huyên hoang trong buổi họp nội các ngày 14/07/1933, việc Pacelli cam kết không can thiệp đã giúp cho chế độ rảnh tay giải quyết vấn đề Do-Thái. Theo biên bản của nội các, ‘[Hitler] phát biểu ý kiến rằng người ta chỉ có thể coi nó như một thành quả lớn. Tông hiệp đem lại cơ may cho nước Ðức và tạo ra một khu vực tin tưởng đặc biệt có ý nghĩa trong việc khai triển cuộc đấu tranh chống Do-Thái quốc tế”. Ðối với Cornwell, bằng chứng bài Do-Thái của Pacelli không phải chỉ bắt đầu với tông hiệp này, nó bén rễ trong ngài từ lâu, ít nhất cũng từ lần đụng độ với nhóm Bolshevik tại Toà Sứ Thần tại Munich năm 1919. Trong thư ngày 18-04 gửi về Rome, ngài nhận xét về viên chỉ huy Bolshevik như sau: “Levien là một thanh niên, khỏang 30 hoặc 35 tuổi, cũng là một người Nga và là Do-Thái. Da mét, người bẩn thỉu, mắt lơ đãng, giọng nói không thanh nhã, thô bỉ, ghê tởm, với một bộ mặt vừa thông minh vừa lém lỉnh”. Và đây là bình luận của Cornwell: “việc nối kết căn tính Do-Thái với căn tính Bolshevik này xác nhận rằng Pacelli, từ những thập niên đầu 1940, đã nuôi dưỡng sự ngờ vực và khinh miệt đối với người Do-Thái vì những lý do chính trị”. Luận đề chính của tác phẩm vì thế được ông tóm gọn như sau: “Khảo sát sự nghiệp Pacelli từ đầu thế kỷ, những nghiên cứu của tôi cho thấy một câu chuyện về nỗ lực dành quyền vô tiền khoáng hậu cho giáo hoàng, một sự dành quyền đến năm 1933 đã đưa Giáo Hội Công Giáo vào thế đồng loã (complicity) với những lực lượng đen tối nhất của thời đại. Ðàng khác tôi cũng thấy bằng chứng cho thấy từ giai đoạn đầu của sự nghiệp, Pacelli đã để lộ một ác cảm không thể chối cãi đối với người Do-Thái, và rằng đường lối ngoại giao của ngài tại Ðức trong thập niên 1930 đã đưa lại hậu quả phản bội các hiệp hội chính trị Công Giáo rất có thể thách thức chế độ của Hitler và làm tiêu tan Giải Pháp Chung Cuộc. Eugenio không phải là một quái vật; trường hợp của ngài phức tạp, bi thảm hơn thế nhiều. Cái làm ta chú ý trong câu chuyện về ngài nằm ở sự phối hợp đầy định mệnh giữa những hoài bão thiêng liêng cao cả trong kình chống đối với khát vọng ngày một vươn cao muốn đạt quyền hành và khống chế. Chân dung về ngài không phải là chân dung của sự ác nhưng là chân dung về một tháo rời luân lý đầy bất hạnh - sự tháo rời quyền uy khỏi đức bác ái Kitô giáo. Hậu quả của sự tháo rời này chính là thoả hiệp với bạo chúa, và cuối cùng, với chính bạo lực” (tr.X-XI).

Phán quyết

Sau đó, Cornwell đã sử dụng gần 400 trang giấy để chứng minh phán quyết của mình. Giáo sư John S. Conway, trên Historian, Spring 2001, cho rằng, phán quyết ấy “rõ ràng là sản phẩm của một luân lý gia, chứ không phải của một sử gia”. Người có cái nhìn trung dung đối với tác phẩm của Cornwell như Arthur Jones, trên National Catholic Register (Nov 19, 1999) cũng coi các luận chứng của ông như là luận chứng của một “công tố viện… viết trong trả đũa hoặc tức giận… (với) một giọng văn loại bỏ bất cứ giả định vô tư nào”.

Thực ra Cornwell là ai và ông viết ra tác phẩm này với ý định gì? Trong một bài phỏng vấn của tập san Crisis số 1-03-2002, Cornwell cho hay ông không phản đối những người phê phán các luận chứng của ông và tranh biện về các chứng cớ lịch sử. Nhưng ông thất vọng bởi những người xử dụng các tranh luận nhắm vào con người (ad hominem arguments) ông, cho rằng ông không phải là người Công Giáo và hoài nghi ý định khởi đầu muốn bênh vực Ðức Piô XII của ông. Ông nhìn nhận mình không phải là một giáo sử gia cũng chẳng phải là một nhà thần học, nhưng muốn đóng góp phần mình từ ngoại biên vào cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng tập quyền độc đoán (centralization) và hợp quyền tập thể (collegiality) vốn có trong Giáo Hội xưa nay. Ông tin rằng sự đóng góp của ông có giá trị để tranh biện.

Ðiều ấy người ta rất hoài nghi. Ðã đành thói quen của ông là muốn những tựa đề thật kêu để kéo chú ý của người đọc như chính ông thú nhận khi cho ra đời tác phẩm Breaking Faith mới đây. Trả lời ký giả Deal Hudson, ông cho hay: “Tôi muốn có một tựa đề giật gân… Breaking Faith chủ yếu nói về việc tôi mất đức tin vào khoảng năm 1965 khi tôi 25 tuổi, và việc ấy đã đưa tôi xa Giáo Hội hơn 20 năm…” (Crisis, 1-03-2002). Người ta thông cảm với Cornwell trong Breaking Faith, vì dù sao ông cũng là em ruột của nhà viết tiểu thuyết gián điệp John Le Carré. Nhưng đấy là chuyện riêng, chuyện lịch sử thì không thể giật gân kiểu ấy được, nhất là cái phụ ghi Secret History of Pius XII. Không một dấu than, không một dấu hỏi, không thể để mà tranh luận, nguyên tuyền chỉ là khẳng định dưới danh nghĩa sử học. Và do đó, người ta chỉ có thể nói ông thiếu hẳn tính liêm sỉ của một tác giả.

Sau khi bị chỉ trích nặng nề cả về giá trị khảo cứu lẫn tính bất thống trong đức tin Công Giáo của mình, Cornwell mới cho ra đời Breaking Faith để biện minh cho ý ngay lành của mình và chứng minh mình là người Công giáo hoặc ít nhất cũng là người Công giáo đã quay trở về. Chứ trước đây ông vẫn huyên hoang về việc bỏ đạo của mình. Theo Giáo Sư Ronald J. Rychlak của trường Luật Mississippi, tác giả cuốn Hitler, the War, and the Pope, đến tận cuối năm 1993, Cornwell vẫn cho mình là một người theo thuyết bất khả tri (agnostic) và là một cựu tín đồ Công giáo. Trên Washington Post số 24 tháng 12 năm 1989, ông nói về ông như một cựu chủng sinh học ở Học Viện Anh tại Rome, rất quen thuộc với “đường đất Vatican”, người “từ lâu rời bỏ chủng viện và Ðức tin Công giáo, và nhờ thế đã viết với một quan điểm gay gắt, lạnh lùng, hằn học về Vatican mà chỉ những cựu Công giáo quen thuộc với Rome mới tinh thông”. Trong cuốn bán-tự truyện Hiding Place of God (1991), ông không mô tả mình như một thanh niên trung thành với đạo Công Giáo, huống hồ là trung thành với đức Piô. Thay vào đó, ông miêu tả mình như một người theo thuyết bất khả tri, đánh mất đức tin lúc học ở chủng viện, luôn luôn dụ dỗ các bạn chủng sinh của mình bỏ đạo. Hoài mong chính của ông là kiếm ra “bạn đồng hành âu yếm” có thể giúp chàng thanh niên “tan nát bởi những dằn vặt xác thân”. Trong thời gian ở Rome để viết cuốn A Thief in the Night năm 1989 nói về cái chết của Ðức Gioan Phaolô I, ông tỏ ra ngỡ ngàng khi được mời dự thánh lễ của đức Giáo Hoàng; “Thánh lễ ư? Nhưng tôi không rước lễ đâu nhé!”. Cái chiêu bài quay trở về với đức tin Công giáo khi viết Hitler’s Pope, vì thế, chỉ là một biện minh ít có người chấp nhận được. Nhất là khi Cornwell không chịu chừa bất cứ một điểm nào trong việc chế nhạo Ðức Piô XII. Ta hãy nghe ông nói về xác chết của Ngài: “Ông bác sĩ tốt lành (Galeazzi-Lisi) nhận nhiệm vụ tẩm liệm, muốn thử nghiệm phương pháp mới nên đã để cả ruột lại; kết quả, xác chết bắt đầu thối rữa ngay lập tức dưới cái nóng mùa thu. Khi xe tang dừng lại bên ngoài nhà thờ Thánh Gioan Lateran, một loạt hơi địt và ợ hơi khiếp đảm được nghe thấy phát ra từ quan tài, hậu quả rõ ràng do việc xình bụng nhanh chóng gây nên.Trong lúc quàn tại Ðền Thờ Thánh Phêrô, khuôn mặt của vị giáo hoàng quá cố biến qua mầu xám xanh rồi tím ngắt, và mùi hôi thối khủng khiếp xông lên đến độ các vệ binh đứng canh phải té xỉu. Một sự bất xứng cuối cùng là mũi của ngài biến qua mầu đen và rơi khỏi mặt trước lúc hạ huyệt” (tr.358) (4). Quả đúng như Rychlak nhận định: “Cornwell không biết một giới hạn nào trong nỗ lực phỉ báng (vilify) vị Giáo Hoàng đã chết. Nhà văn này khởi đầu bằng việc tuyên bố mình khởi sự các “tìm tòi” của mình với lòng ngưỡng mộ cao độ nhất đối với Ðức Piô XII và đã kết thúc bằng việc vi phạm phép lịch sự thông thường (common decency) qua việc nhạo báng tử thi người quá cố”. John F. Morley khi điểm sách của Cornwell nhận định rằng: ”Suốt trong cuốn sách, Cornwell khư khư giải thích mọi quyết định và hành động của Pacelli một cách thù nghịch nhất đối với ông”.

Bom nổ chậm hay bom tịt ngòi

Thực ra là người công giáo hay không, điều ấy không quan trọng. Quan trọng là những điều viết ra có đúng sự thật lịch sử hay không về một con người lịch sử căn cứ vào những tài liệu lịch sử. Về phương diện tài liệu, Cornwell vừa tự phóng đại vừa tự cho thấy khả năng yếu kém của mình trong việc tra cứu tài liệu.

Thực vậy, trước khi tung ra thị trường tác phẩm của mình, Cornwell cho công chúng, qua tập san bán khiêu dâm Vanity Fair, hay “Trong nhiều tháng liên tiếp tôi lục lọi các hồ sơ về Pacelli, có từ những năm 1912, trong một ngục tối không cửa sổ bên dưới Tháp Borgia tại Kinh Thành Vatican…”. Ðúng là lối hành văn theo bước chân ông anh ruột John Le Carré. Ðộc giả hẳn nghĩ: Chà quả là mạo hiểm! Làm việc trong một ngục tối, điên người lục lọi các hồ sơ mật chỉ mấy thước dưới căn phòng gia đình Borgia từng phạm những tội ác tầy trời! Sự thực chẳng có ngục tối nào hết mà chỉ là một nhà vòm dưới đất nơi lưu trữ hồ sơ, cũng chẳng làm chi có cảnh lục lọi một mình, bởi bên cạnh ông luôn có một thủ văn khố sẵn sàng cung cấp hồ sơ theo yêu cầu. Và khi ông nói các hồ sơ về Pacelli có từ năm 1912, ông quên không cho độc giả hay các hồ sơ chỉ là những hồ sơ từ năm 1912 đến năm 1922, những hồ sơ chẳng liên quan gì đến Hitler, Quốc Xã và Holocaust. Linh mục Gumpel Dòng Tên còn nhấn mạnh thêm: những tài liệu ấy cuối cùng không được chính Cornwell sử dụng! (xem Zenit Daily Dispatch, ngày 3-10-1999). Thời gian tại Văn Khố Vatican cũng được phóng đại, chẳng có chi nhiều tháng liên tiếp, bởi ông chỉ ở đó từ 12 tháng Năm 1997 đến 2 tháng Sáu cùng năm, nghĩa là khoảng 3 tuần lễ, và không phải ngày nào cũng đến mà có đến cũng chỉ trong thời gian ngắn như Thông Báo của Toà Thánh đăng trên L’Osservatore Romano ngày 13 tháng Mười năm 1999 đã chứng tỏ. Thông Báo này cũng bác bỏ lời khoác lác của Cornwell trên tờ The Sunday Times ngày 12 tháng Chín năm 1999 rằng ‘Tôi cố gắng viết một lượng giá đầu tiên có tính bác học và chân thực về đức Piô XII’. Thực ra, công luận biết rằng John Cornwell là một nhà báo, không có văn bằng đại học nào về lịch sử, luật lệ hay thần học. Nên không ngạc nhiên gì khi cuốn sách ông viết ra đã bị nhiều học giả nổi tiếng thế giới chỉ trích ở mọi góc cạnh. Cornwell cho rằng các tài liệu ông tìm thấy tại Vatican đã được giữ hoàn toàn bí mật cho đến khi ông tra cứu. Ông muốn nói đến bức thư ngày 18 tháng Tư năm 1919 do sứ thần toà thánh tại Bavaria, Tổng Giám Mục Pacelli, gửi cho Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, một tài liệu được dấu kín tại Văn Khố Vatican “như một trái bom nổ chậm” (time bomb). Thực ra trọn bộ bức thư này đã được công bố trong tác phẩm của E. Fattorini Germania e Santa Sede: Le nunziature di Pacelli tra la Grande Guerra e la Republica di Weimar (Ðức Quốc và Toà Thánh: Toà Khâm Sứ Thời Pacelli giữa Ðại Chiến và Cộng Hoà Weimar) xuất bản năm 1992 tại Bologna do nhà xuất bản Societa Editrice Il Mulino. Chắc chắn trái bom nổ chậm ấy đã nổ ít nhất 7 năm trước tác phẩm của Cornwell rồi! Ông cũng không phải là ‘học giả’ đầu tiên được tra cứu các tài liệu của Văn Khố Vatican, và nhất là cũng chẳng cần phải giả đò tỏ ra thân thiện mới được vào đó tra cứu. Cornwell lầm tưởng cái số 1 thứ tự trên thẻ nhập Văn Khố của ông là cái số 1 trong suốt lịch sử của Văn Khố. Thực ra theo LM Gumpel, gần đây hình thức thẻ nhập Văn Khố có thay đổi và thẻ của Cornwell là thẻ đầu tiên trong loạt thẻ mới. Ðàng khác, theo tập san Inside the Vatican, bất cứ học giả chính hiệu (qualified) nào cũng được cấp thẻ vào Văn Khố để tra cứu, không cần phải qua một sát hạch xem họ có “ủng hộ” hay “không ủng hộ” một giáo hoàng hay một giáo sĩ nào, chỉ cần họ phúc trình chính xác điều họ tìm thấy.

Nói tóm lại, công trình nghiên cứu và giả đò thân thiện của Cornwell chẳng đem lại kết quả gì. Bởi ngoài Trái Bom Nổ Chậm mà chẳng nổ chậm chút nào trên kia, Cornwell không thêm được một tài liệu gì hết như nhận định của nhiều người. John S. Conway khi điểm sách của Cornwell trên Historian Spring, 2001 cho hay: “Kết quả là một làn sóng trống đánh suôi kèn thổi ngược mới chứ không có một tiết lộ lịch sử gì mới hết. Thực vậy, luận chứng chính của tác giả chống các Tông Hiệp là lấy từ The Churches and the Third Reich (1977) của Klaus Scholder. Ông không thêm được điều gì mới cho cuộc tranh luận, vì cả ông lẫn những người bênh vực Pacelli đều chưa đọc được các hồ sơ của Vatican, là cơ quan mới chỉ mở Văn Khố cho đến thời 1922 mà thôi”. Theo tập san Inside the Vatican, số tháng 10 năm 1999, Cornwell không trích dẫn được một tài liệu nào mới từ các văn khố về mối liên hệ của Ðức Piô XII và Hitler, vì một lý do đơn giản: Cornwell không được phép đọc bất cứ tài liệu văn khố nào sau năm 1922. Và lẽ đương nhiên, trước năm 1922, Hitler vẫn còn vô nghĩa về chính trị.

Ðàng khác, điều Cornwell cho là một trái bom, thực ra chẳng phải là bom chút nào, mà chỉ là một trái pháo tịt ngòi, vì nó chẳng xác nhận được điều chi về quan điểm của Ðức Piô XII đối với người Do-Thái. Trước nhất, ta không biết liệu có phải chính Ðức Piô XII viết bức thư đó hay không. Chính Cornwell cho hay ngài không đích thân đi gặp nhóm Bolshevik, mà là phụ tá của ngài đi gặp. Ðiều ấy cho thấy bức thư kia có thể đã hoặc do vị phụ tá soạn và Ðức Piô XII chỉ ký thôi, hoặc chính ngài soạn căn cứ vào phúc trình hay tờ trình của vị phụ tá.

Nhận định về lá thư này, John T. Pawlikowski trên Christian Century (Feb 23,2000) cho hay lời phẩm bình ấy có thể không thích đáng, nhưng nhiều người Do-Thái thời ấy còn nói nhiều điều tệ hơn thế về những người Do-Thái theo Bolshevik. Còn Linh Mục Peter Gumpel thì nhận định như sau: Cornwell chỉ thù nghịch trích dẫn có một giòng trong lá thư dài sáu trang. Trong bức thư này không có điều gì chống người Do-Thái cả. Ðiều duy nhất bức thư nói là Levien và người yêu của anh ta là người Do-Thái. Ðó chỉ là một quan sát trong một tài liệu có tính chất thông tin. Họ là người Do-Thái, cũng như họ có thể là Kitô hữu. Hơn nữa, ai cũng biết, vào thời ấy, hàng ngũ lãnh đạo cộng sản bao gồm nhiều người Do-Thái vô thần, họ từng bách hại bất cứ hình thức tôn giáo nào, kể cả Do-Thái Giáo. Ðưa văn bản này ra làm bằng chứng cho chủ nghĩa bài Do-Thái của đức Pacelli dường như là một bóp méo do một phân tích phe đảng và thiên vị gây ra. Cornwell không khám phá được điều chi mới cả; ông ta chỉ sao chép các tài liệu đã công bố và đã làm cho chúng ra sai dạng. Ða số các nguồn tài liệu của ông đều là đệ nhị đẳng, và việc chọn lựa cực kỳ thiên vị.

Michell Bard, thuộc The American-Israel Cooperation Enterprise, cho hay: những khám phá mà ông cung cấp tài liệu không biện minh được tựa đề giật gân của cuốn sách. Phần lớn cuốn sách không bàn gì đến người Do-Thái và Cuộc Diệt Chủng (Holocaust). Ðúng hơn nó mở mắt cho thấy những chạy vạy trong chính sách ngoại giao của Pacelli và các viên chức Vatican khác.

Ðối với Linh Mục Gumpel, công kích của Cornwell là một phát súng rẻ tiền chống lại Ðức Piô XII. Trước nhất nó chứng tỏ tác giả chỉ là một thứ học giả tầm thường. Bảng liệt kê các chữ viết tắt và các nguồn tài liệu văn khố tỏ ra hết sức ít ỏi, gồm luôn cả những nguồn thực chất không có tính văn khố chút nào. Khá nhiều tài liệu văn khố hoặc các công trình bác học đáng lẽ cần được tham khảo lại không có. Phần lớn các trích dẫn lại là những nguồn do người khác trích lại, mà ngay những trích dẫn ấy cũng có tính lựa lọc. Công trình cổ điển của Giáo sư Heinz Hftrten, Deutsche Katholiken 1918-1945 (Người Công Giáo Ðức 1918-1945), chỉ được trích dẫn có một lần, mà lại trích dẫn sai nữa. Trong số hơn 40 cuốn tài liệu được nhiều người khuyên nên dùng do Kommission fur Zeitgeschichte xuất bản, Cornwell chỉ nhắc đến một hoặc hai. Phần lớn, Cornwell nhắc đến các nguồn văn khố hay các nguồn khác như là đã được “trích dẫn bởi Scholder”, một sử gia người Ðức về giáo hội và là giáo sư tại Ðại Học Tubingen bên Ðức. Khi được người ta cho hay các ấn phẩm khác, như của Giáo sư Ludwig Volk chẳng hạn, đáng tin cậy hơn, Cornwell cho rằng: “danh tiếng của Scholder trong tư cách sử gia giáo hội không một ai trong giới bác học Ðức dám thách thức”. Một tuyên bố như thế cho thấy Cornwell không biết gì tới những cuộc tranh luận cao cấp trong đó công trình của Scholder từng bị chỉ trích nặng nề.

Trong số các công trình bác học đáng lẽ Cornwell nên tham khảo phải là công trình của tác giả Hung gia lợi gốc Do-Thái Jeno Levai, Hungarian Jewry and the Papacy (Bản tiếng Anh do Sands and Co xuất bản tại London năm 1968). Levai đã phụ đề cuốn sách một cách có nghĩa lý là “Giáo Hoàng Piô XII không giữ im lặng” và đã yêu cầu Tiến Sĩ Robert M.W. Kempner, trước đây vốn là phó công tố viên chính của Mỹ tại tòa án quốc tế Nuremberg, viết lời phi lộ và lời bạt. Kempner là người gốc Do-Thái và là một luật sư nổi tiếng của Bá Linh. Khi Quốc Xã lên cầm quyền, ông chạy qua Mỹ. Chính ông thân hành hỏi cung các tội phạm Quốc Xã cao cấp bị đem ra xử tại tòa án Nuremberg và do đó rất quen thuộc với các tài liệu của chế độ Hitler. Kempner bênh vực đức Piô XII trước những công kích từng được đưa ra trước đó, cho rằng những phản kháng công khai chỉ vô ích, và không những gạt bỏ thẳng thừng kịch bản Vị Ðại Diện của Rolf Hochhuth, mà cả các sách của Guenter Lewry và Saul Friedlander, là những tác phẩm “không đưa ra được lý do nào khiến ông phải thay đổi quan điểm”.

Cornwell căn bản dựa vào Lewry (The Catholic Church and Nazi Germany-New York 1964) và Friedlander (Pius XII and the Third Reich-Paris 1964), cả hai tác giả từng bị nhiều chuyên gia, trong đó có nhà thần học Henri de Lubac, chỉ trích nặng nề. De Lubac nói rằng sách của Friedlander “đúng hơn thuộc lãnh vực văn chương lá cải (pamphleteer) mà một nhà phê bình đã cho rằng tác giả của chúng tuân theo một phương pháp không có gì khác hơn là đánh lạc sự thật lịch sử một cách phiến diện và vô trách nhiệm”.
 
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục GB Vũ Minh Nghiễm , DCCT, vừa từ trần tại Los Angeles
Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
17:24 17/11/2008
PHỤ TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ HẢI NGOẠI
3417 W. Little York - Houston, TX 77091
Ph. (713) 681-5144; Fax (713) 681-3410


CÁO PHÓ


Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
xin trân trọng thông báo cùng Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ,
Quý Thân Nhân, Ân nhân, và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa:

Linh mục Gioan Baotixita Vũ Minh Nghiễm, DCCT


Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1919, tại Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam,
vừa được Chúa gọi về lúc 7:25 tối thứ Bảy, ngày 15 tháng 11 năm 2008,
tại Tu Viện Thánh Giêrađô, Baldwin Park, California, Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 89 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Tư và Thứ Năm (19/11-20/11): từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối
Thăm Viếng, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ (7:00 PM)
Địa Điểm: Tu Viện Thánh Giêrađô
3452 N. Big Dalton Ave. Baldwin Park, CA 91706
Điện thoại: 626-851-9020; hoặc 562-595-3904

Thư Sáu (21/11): từ 7 giờ tối đến 10 giờ tối
Thăm Viếng, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ (8:00 PM)
Điạ Điểm:Nhà Thờ St. Christopher
626 S. Glendora Ave. West Covina, CA 91790
Điện thoại: 626-960-1805

Thứ Bảy (22/11): Thánh Lễ An Táng lúc 10:00 Sáng
Địa Điểm:Nhà Thờ St. Christopher
626 S. Glendora Ave. West Covina, CA 91790
Điện thoại: 626-960-1805

Linh cửu sẽ được an táng tại: Nghĩa Trang Queen of Heaven
2161 South Fullerton Rd. Rowland Heights, CA 91748
Điện thoại: 626-964-1291

Xin Quí Cha, Quí Nam Nữ Tu Sĩ, cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa
hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Cha Gioan Baotixita được sớm hưởng tôn nhan Chúa.

Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
Trân Trọng Thông Báo
 
Văn Hóa
Nước Mắt Trời Cao
Dã Tràng
09:36 17/11/2008

Nước Mắt Trời Cao



  • Mấy ngàn năm rồi Trời Hà-Nội
  • Đất Thủ-Đô văn vật bao đời
  • Thăng-Long Thành cờ bay phất phới
  • Trái Tim Yêu Nước Việt rạng ngời


  • Nhưng hôm nay Trời bỗng như sẩm tối
  • Bao mây đen u-ám kéo tới nơi…
  • Trời như u-uẩn với chuyện đời…
  • Mây nặng trĩu như lòng người trĩu nặng !
  • Và rồi Trời đã cảm thương người
  • Nước Mắt Trời Cao đã tuôn rơi…
  • Trào tuôn mãi dâng cao muôn muôn lối
  • Giòng Nước Mắt…Giòng Lũ…phủ cuộc đời!


  • Phải chăng Trời đã thấu Lòng Người
  • Bao đời rồi ! Nỗi dân oan ai oán…
  • Bao niềm đau không thốt được thành lời
  • Vết thương lòng…Nước Mắt Trời gội rửa !


  • Xin Phép Màu chữa sạch những niềm đau
  • Giòng Nước Mắt mãi dâng cao dâng cao…
  • Cuốn sạch đi những dơ bẩn đớn đau…
  • Gội rửa sạch “Đất…Vườn...” Sau trước !


  • Cho ngày mai trời lại bừng Mơ Ước !
  • “Phố Cổ” Xưa lại nô nức tiếng cười.
  • Ngậm ngùi trộn lẫn với niềm vui…
  • Mong qua khỏi những ngày Trời u tối !


  • Xin Ơn Trên dắt đường chỉ lối
  • Ngàn gian lao bão táp vững tay bơi.
  • Nước lên cao…Thuyền Đức Tin cao nữa !
  • Đưa Ta về Bến Ước Mãi Hằng Mong !


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Quang Bình Minh
Đinh Ngọc Ký, svd
00:09 17/11/2008

ÁNH QUANG BÌNH MINH.



Ảnh của Đinh Ngọc Ký, SVD

Hãy chỗi dậy, hỡi ai ngủ mê!

Hãy chỗi dậy từ cõi chết!

Chúa sẽ chiếu ngời ánh quang vinh trên đầu ngươi.

(Trích từ “Hãy Chỗi Dậy” của Kim Long)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền