Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:07 17/11/2014
AN ỦI CỦA CON GÁI NHỎ
Con gái nhỏ có một người bạn nhỏ cùng lớp vừa mới qua đời, sau khi tan học thì cùng với thầy cô giáo đến thăm nhà của bạn.
Sau khi trở về, mẹ của con gái nhỏ hiếu kỳ hỏi:
- “Con đến nhà của bạn làm gì vậy ?”
Con gái nhỏ trả lời:
- “Con đến để an ủi mẹ của bạn ấy”.
Bà mẹ tiếp tục hỏi:
- “Con an ủi dì ấy như thế nào ?”
Con gái nhỏ đáp:
- “Con còn nhỏ, không biết nói lời an ủi, con chỉ ngồi vào trong lòng dì và cùng khóc với dì ấy.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Thời nay, vẫn còn đó những người khi nơi miệng nói lời an ủi mà trong lòng thì nguyền rủa đáng đời cho nó chết; vẫn còn đó những người có cử chỉ quan tâm an ủi người khác bên ngoài, nhưng trong lòng thì cười mĩa mai...
Muốn thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su thì phải chịu đau khổ nơi thân xác và trong tâm hồn với Ngài; muốn an ủi Đức Chúa Giê-su thì phải chịu hy sinh với Ngài, nghĩa là phải ngồi vào trong lòng Ngài để thấm thía cái đau cái nhục của Ngài và cũng để khóc với Ngài, như Đức Mẹ Ma-ri-a đã thổn thức đau khổ với Đức Chúa Giê-su, như em bé ngồi vào trong lòng người mẹ của bạn mình để an ủi bà.
Có những người lớn ăn nói hay ho lưu loát nhưng không thật lòng nói lời an ủi; em bé thì không nói được lời an ủi, nhưng hành động ngồi vào trong lòng và cùng khóc với người khóc là hành động chia sẻ tuyệt vời nhất, đơn sơ nhất và hiệu quả nhất. Đó cũng là bí quyết để “vui với người vui và khóc với người khóc” của thánh Phao-lô tông đồ dạy vậy.
Cám ơn em bé đã dạy cho chúng ta –những người lớn- một bài học an ủi người khác rất chân tình không khách sáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Con gái nhỏ có một người bạn nhỏ cùng lớp vừa mới qua đời, sau khi tan học thì cùng với thầy cô giáo đến thăm nhà của bạn.
Sau khi trở về, mẹ của con gái nhỏ hiếu kỳ hỏi:
- “Con đến nhà của bạn làm gì vậy ?”
Con gái nhỏ trả lời:
- “Con đến để an ủi mẹ của bạn ấy”.
Bà mẹ tiếp tục hỏi:
- “Con an ủi dì ấy như thế nào ?”
Con gái nhỏ đáp:
- “Con còn nhỏ, không biết nói lời an ủi, con chỉ ngồi vào trong lòng dì và cùng khóc với dì ấy.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Thời nay, vẫn còn đó những người khi nơi miệng nói lời an ủi mà trong lòng thì nguyền rủa đáng đời cho nó chết; vẫn còn đó những người có cử chỉ quan tâm an ủi người khác bên ngoài, nhưng trong lòng thì cười mĩa mai...
Muốn thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su thì phải chịu đau khổ nơi thân xác và trong tâm hồn với Ngài; muốn an ủi Đức Chúa Giê-su thì phải chịu hy sinh với Ngài, nghĩa là phải ngồi vào trong lòng Ngài để thấm thía cái đau cái nhục của Ngài và cũng để khóc với Ngài, như Đức Mẹ Ma-ri-a đã thổn thức đau khổ với Đức Chúa Giê-su, như em bé ngồi vào trong lòng người mẹ của bạn mình để an ủi bà.
Có những người lớn ăn nói hay ho lưu loát nhưng không thật lòng nói lời an ủi; em bé thì không nói được lời an ủi, nhưng hành động ngồi vào trong lòng và cùng khóc với người khóc là hành động chia sẻ tuyệt vời nhất, đơn sơ nhất và hiệu quả nhất. Đó cũng là bí quyết để “vui với người vui và khóc với người khóc” của thánh Phao-lô tông đồ dạy vậy.
Cám ơn em bé đã dạy cho chúng ta –những người lớn- một bài học an ủi người khác rất chân tình không khách sáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bức hình gây chết điếng trong lòng người Anh Giáo
Đặng Tự Do
00:58 17/11/2014
Bức hình gây đau đớn cho người Anh Giáo |
Mọi người ra vào khu vực này đều bị cảnh sát phối hợp với ban trật tự Hồi Giáo nhận diện trước khi cho vào bên trong. Hàng trăm người Anh Giáo đứng bên ngoài nhà thờ la ó phản đối nhóm giáo sĩ Anh Giáo bên trong đã xem thường ý kiến của các tín hữu mình.
Trong số những người phản đối có mục sư Franklin Graham, người đứng đầu Hiệp hội truyền giáo Billy Graham. Ông nói rằng thật là "buồn khi thấy một nhà thờ mở cửa để người ta thờ phượng một điều gì khác hơn là Thiên Chúa Chân Thực Duy Nhất của Kinh Thánh.”
Thật là quá đau lòng khi đền thờ được cung hiến cho Thiên Chúa được dùng làm nơi thờ phượng Mohammed, kẻ mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thẳng thắn chỉ ra những nguồn gốc của bạo lực tôn giáo, căn nguyên của những bách hại mà bao nhiêu Kitô hữu cho mãi đến ngày nay vẫn còn phải gánh chịu. Thật thế, trong diễn từ tại Đại Học Regensburg hôm 12 tháng 9 năm 2006, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã trích dẫn Hoàng đế Byzatine Manuel II Paleolous ở cuối thế kỷ 14: “Hãy chỉ cho tôi điều gì mà Mohammed đã mang đến là mới mẻ, và kìa qúy vị sẽ tìm thấy những điều ác và vô nhân, như mệnh lệnh của ông là loan truyền niềm tin mà ông rao giảng bằng gươm giáo.” Điều đó có lẽ đúng hơn bao giờ hết trong những ngày này khi chúng ta xem những tin tức về những thảm họa nhân đạo tại Iraq, Syria và toàn vùng Trung Đông.
Những người biểu tình thách đố mục sư Gary Hall, giám đốc đền thờ và bà mục sư Canon Gina Gilland Campbell có thể tổ chức một buổi cầu nguyện của người Anh Giáo trong một đền thờ rất hoành tráng của người Hồi Giáo trên đường Massachusetts Avenue gần đó.
Đền thờ Hồi Giáo trên đường Massachusetts Avenue |
Tại Hoa Kỳ, Anh Giáo có 77 triệu tín hữu so với 78.2 triệu người Công Giáo.
Chân dung một giám mục Hoa Kỳ: Đức Tổng Giám Mục Chicago Blase Joseph Cupich
Trần Mạnh Trác
10:54 17/11/2014
Con đường đi tu bấp bênh.
Người Công Giáo Việt Nam chắc hẳn không ai ngạc nhiên khi thấy có những anh chàng nghịch ngợm mà bổng nhiên một ngày đẹp trời nào đó, trở về trong bộ áo linh mục 'hiền khô!'.
Dĩ nhiên điều trái ngược cũng đã xảy ra, có những 'chú đệ tử' 'hiền lành lễ phép dễ thương', mà ai cũng chắc mẩm sẽ trở thành một vị 'chân tu,' thế mà cuối cùng thì 'con đàn cháu đống', 'lên làm cha' trước cả đồng bạn!
Đúng là ý Chuá! Có Trời mới hiểu nổi...
'Ý Chuá' là hai tiếng có thể áp dụng cho vị tân Tổng Giám Mục Chicago Blase Joseph Cupich (phát âm Blá-gì SU-pítch theo ngôn ngử Croatia). Trong suốt thời niên thiếu, ngài đã không bao giờ tin là mình có 'số đi tu', thậm chí khi đã ' vào chủng viện' rồi, ngài vẫn hẹn hò với phái nữ để 'lỡ mà' có 'ơn gọi gia đình' chăng?
Lớn lên ở Nebraska trong một gia đình gốc Croatia và rất sùng đạo, chín anh chị em cuả ngài (ngài là người con thứ ba) thường được người cha, ông Blase Cupich, giảng dậy phải tìm hiểu ơn gọi đi tu. Nhưng lúc đó thì ngài thường nghĩ rằng người có ít khả năng nhất trong đám chính là mình, và do đó ngài chỉ mơ mộng sẽ làm luật sư và lo đi tìm bạn gái.
Khi người anh trai cuả ngài gia nhập chủng viện thì ngài cảm thấy cái gánh nặng 'phải có một đưá đi tu' cuả gia đình bỗng rớt nhẹ ra khỏi đôi vai mình.
"Tôi nghĩ có lẽ tôi đã thoát, không lo bị mắc câu nữa" ngài nói đùa trong một cuộc phỏng vấn với tờ Chicago Tribune. Ngài cười toe toét và ví von thêm rằng "Cũng giống như những phiếu giảm giá cuả các chợ vậy, mỗi gia đình chỉ được xài một lần mà thôi. "
Trớ trêu thay, khi người anh trai, và rồi cả đứa em trai nữa, đã 'tu xuất', thì Blase Cupich lại phải 'vác chiếu' lên đường đi 'nhập chủng viện'!
Nhưng cả khi đang học triết học và thần học, ngài vẫn còn giữ hẹn với các cô gái để phòng bị cho cuộc sống lứa đôi.
Khi bề Trên cuả ngài muốn gửi ngài qua Roma để kết thúc khoá đào tạo linh mục, lúc đó ngài mới thú rằng mình chưa chắc chắn.
"Tôi nói với Đức Tổng, 'Tôi chưa sẵn sàng ký giấy cam kết'" ngài kể lại.
"Ừa, Cha cũng chưa sẵn sàng phong chức cho con đâu." Đức Tổng Giám Mục địa phận Omaha trả lời. "Nhưng Cha vẫn nghĩ rằng con có một ơn gọi nào đó để phục vụ cho Giáo Hội và từ từ thì con sẽ nhận ra nó. "
Những kỳ vọng
Và với 'lời tiên tri' cuả đức tổng giám mục Daniel E. Sheehan như thế, hôm thứ Ba này, ngày 18 tháng 11 năm 2014, tân TGM Cupich, 65 tuổi, sẽ thay thế Đức Hồng Y Francis George để trở thành nhà lãnh đạo của tổng giáo phận lớn thứ ba của Mỹ.
Đây cũng là bổ nhiệm quan trọng đầu tiên ở Mỹ cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tuy chưa bao giờ gặp mặt Đức Giáo Hoàng, nhưng mọi người đều nhận thấy vị tân tổng giám mục có nhiều đặc tính phù hợp với vị giáo hoàng đương nhiệm.
Ngài là hiện thân cuả loại giáo sĩ nhấn mạnh đến công bằng xã hội, cởi mở trước những thay đổi và thích thú san sẻ đời sống với đàn chiên của mình.
Nhiều người kỳ vọng ngài có thể sẽ là người chỉ đạo cho hàng giáo phẩm Hoa kỳ đi vào một một hướng đi mới - thay vì câu nệ vào giáo điều thì sẽ hướng tới một con đường nhắm vào mục vụ nhiều hơn?
Trong các cuộc phóng vấn trước khi ngài rời giáo phận Spokane để đi nhận chức vụ mới, ĐTGM Cupich đã thảo luận về nền tảng giáo dục mà ngài được thụ hưởng, sẽ tận dụng lợi thế của chức vụ mới như thế nào và ngài nghĩ gì về các vấn đề xã hội đang thử thách Giáo Hội.
Nền tảng gia đình
Là người con thứ ba trong chín người con cuả ông Blase và bà Mary Cupich, Blase Joseph Cupich sinh ra tại Omaha, Nebraska, vào ngày 19 tháng 3 năm 1949, đúng vào lễ Thánh Cả Giuse, vì thế mà có tên lót là Joseph. Không rõ vì lý do gì mà ngài được vinh dự đặt tên trùng với bố và ông nội, một vinh dự thường dành cho đứa con cả.
Blase Joseph (B.J.) Cupich lớn lên trong không khí giáo xứ mà các cơ sở được chính ông nội và cha cuả mình góp công gây quĩ bằng cách đi lạc quyên từng căn nhà một.
Cha cuả ngài, một nhân viên bưu điện Mỹ, làm việc đi phát thư buổi sáng nhưng buổi chiều thì ghé vào giáo xứ để quét dọn trường học, làm những công việc như lau bảng, lau sàn nhà và rửa cầu tiêu.
B.J. và các anh em cũng thường ở lại sau giờ học để giúp bố.
Ngài hồi tưởng lại, "Chúng tôi cùng trở về nhà và tất cả ăn cơm tối với nhau. Chúng tôi cố gắng ăn cơm tối chung nhiều lần, có thể đến ba lần một tuần. Rồi 'Bố' lại đi ra ngoài nhận thêm một công việc khác, như pha rượu cho các buổi dạ hội party... . Sau đó, Bố mới trở về, khoảng 10, 11 giờ khuya, rồi đi ngủ, rồi lại dậy sớm lúc 5 giờ sáng và đi làm".
Vị tân TGM ca ngợi cha mẹ cuả ngài là "Họ tìm được đủ thức ăn lên bàn, quần áo che lưng và gửi mọi đứa con đi học trường Công Giáo. Tất cả là chín người chúng tôi".
Bố mẹ ngài cũng thúc đẩy ba người con trai lớn (gồm có Ngài), ngay từ cấp trung học, phải đi làm, để tự mua quần áo cho mình và trả học phí cuả trường trung học Archbishop Ryan High School, vì lý do "còn có tới sáu miệng khác phải nuôi."
Giáo xứ là nền tảng của gia đình Cupich. "Là một gia đình thứ hai," ĐTGM Cupich nói.
Mổi tuần, các gia đình trong giáo xứ chia nhau viếng Thánh Thể một giờ. Trẻ em đều được dạy những điệu vũ dân tộc (cuả người Croatia) và trình diễn với những bộ y phục cổ truyền lộng lẫy.
"Riêng gia đình tôi, bố tôi nói điều này với tất cả chúng tôi: 'Bất cứ khi nào các con nghĩ về cuộc sống tương lai, về những chức vụ khi ra đời, thì hãy nhớ chớ có bỏ chức vụ linh mục hay tu sĩ ra ngoài,' " TGM Cupich nói. "Mọi đưá phải suy nghĩ về việc đó."
Tuy bố nói thế nhưng khi lên trung học trong khoảng thời gian 1960, B.J. Cupich chỉ nghĩ đến nghề làm luật sư.
Nhờ có tài ăn nói một cách tự nhiên, và điểm học xuất sắc cộng với sở trường nói giễu hay, B.J. đắc cử làm chủ tịch hội học sinh, đánh bại rất xa đối thủ của mình là một ngôi sao thể thao. Và do đó trở thành 'vị hoàng tử' cuả các buổi đấu thể thao trên sân nhà (home coming) cũng như các buổi liên hoan trong trường (prom), B.J. dĩ nhiên bắt bồ rất thành công.
Những lận đận và thành công trong Ơn Gọi
Tuy nhiên, linh mục chánh xứ của giáo xứ thánh Phêrô và Phaolô, là Đức Ông John Juricek, vẫn khuyến khích Cupich hãy thử đi tu xem sao.
Đó là thời điểm B.J đến tuổi vị thành niên, anh cảm thấy bị quyến rũ bởi vị giáo hoàng nổi tiếng Gioan XXIII, cuả những cải cách của Công Đồng Vatican II và cuả lễ nhậm chức của John F. Kennedy, vị tổng thống Công Giáo đầu tiên của Mỹ.
"Có một niềm tự hào làm người Công Giáo," B.J. Cupich hồi tưởng lại những năm đó. "Đó là một thời gian rất thú vị. Người Mỹ giống như đang bơi trong một giòng sông Công Giáo."
Cupich ghi danh học tại Chủng viện Thánh Gioan Vianney lúc 18 tuổi và tiếp tục lên học trường Đại học St. Thomas ở St. Paul, Minn, để lấy văn bằng cử nhân Triết.
Sau đó B.J. miễn cưỡng chấp nhận lời đề nghị đi Roma để kết thúc các năm thần học ở Giáo Hoàng Học Viện Bắc Mỷ (Pontifical North American College). Nhưng đang khi ở Roma thì B.J. nhận được một in buồn...
Một bà cô gửi gấp cho B.J. một tin nhắn là bố anh đã ngã bệnh.
Các bác sĩ chẩn đoán bố anh bị bệnh Parkinson (Suy não).
Do đó ông bố phải nghỉ việc, nhưng dù không còn có tài chánh dư thừa nữa, ông cũng không hết quan tâm cho những người kém may mắn hơn. Ông chuyển năng lực của mình vào viêc hoạt động cho hội Thánh Vincent de Paul để giúp người nghèo ở địa phương.
Một ngày kia, ông tức giận vì các quan chức chính quyền cuả quận Nam Omaha đã từ chối không cung cấp thực phẩm gọi là Meals on Wheels đến khu vực cuả mình, ông bèn quyết định phải ra tranh cử để tranh đấu cho quyền dinh dưỡng cuả những người cao niên.
Ông đã đánh bại cách xít xao một thành viên đương nhiệm cuả hội đồng quận và đã phục vụ từ năm 1977 đến 1988, đem chương trình Meals on Wheels đến quận Sarpy và giúp lập ra nhiều văn phòng giúp người già ở miền Đông Nebraska.
Trong khi đó, ở tuổi 65, bà mẹ, bà Mary Cupich, mới đi học lái xe.
"'Ông Bà Già' (Folks) của tôi rất thực tế," TGM Cupich nói. "Họ là loại người có khả năng suy nghĩ vượt ra bên ngoài khuôn mẫu (thoáng). Họ không để cho hoàn cảnh làm tê liệt họ. Họ biết rằng đôi khi chỉ cần có một số sáng kiến là giải quyết được tất cả mọi việc. Tôi nghĩ rằng những đức tính đó đã được truyền lại cho chúng tôi...Nghiã là trong trường hợp mình không tìm thấy một cách nào nữa, thì mình hãy tạo ra một cách mới. "
Vào năm 1975, lúc B.J. Cupich được 26 tuổi, 'Thầy' kết thúc chương trình thần học, lấy bằng thạc sĩ từ Giáo hoàng Học Viện Gregorian ở Roma. Rồi cùng năm đó, 'Thầy' trở về giáo xứ nhà, thánh Phêrô và Phaolô, để được thụ phong linh mục.
"Anh ấy muốn gia đình xum họp với anh ta," ngưòi em trai tên là Rich Cupich nói.
Những công tác mục vụ trong giáo phận
Trong ba năm đầu Cha Cupich nhận chức vụ làm phó xứ đồng thời dạy học tại trường trung học cuả một giáo xứ ở Omaha. Ngài cũng phục vụ trong ban lãnh đạo cuả Giáo Phận Omaha và giúp các chủng sinh chuẩn bị cho chức vụ linh mục tại Đại học Creighton, một trường đại học Công Giáo điều hành bởi các tu sĩ Dòng Tên.
Năm 1981, ngài được bổ nhiệm làm thư ký cho phái đoàn ngoại giao của Đức Thánh Cha tại Washington, DC. Nhờ dịp này, ngài hoàn thành luận án tiến sĩ tại trường Đại học Công Giáo Mỹ. ngài trở thành khoa trưởng của trường Giáo Hoàng Cao đẳng Josephinum, một chủng viện ở Columbus, Ohio. Sau một năm nghỉ phép tại Roma, ngài phục vụ thêm một năm nữa làm chánh xứ ở Omaha.
Sau đợt các bổ nhiệm đó, Cha Cupich được Vatican phong lên hàng Giám Mục. Ba cuộc bổ nhiệm Giám mục cuả ngài đã đến từ ba vị giáo hoàng khác nhau.
Chức vụ Giám Mục
Năm 1998, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II bổ nhiệm ngài làm giám mục Rapid City, SD.
Năm 2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi ngài đến Spokane.
Tháng Chín năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục Chicago.
ĐTGM Cupich cho biết ngài không rõ vì lý do gì mà Đức Thánh Cha đã chọn ngài. Hai người chưa bao giờ gặp nhau và có lẽ sẽ không gặp trong những ngày gần tới cho đến khi ngài đi Roma vào tháng Sáu năm sau nhân dịp lễ kỷ niệm thành lập giáo phận Chicago.
"Đức Thánh Cha sẽ không nhận ra tôi nếu tôi đứng xếp hàng trong một đội hình của bọn tội phạm," ĐTGM Cupich nói đùa.
Ngài cũng cho biết rằng Đức Thánh Cha đã không đưa ra một hướng đi hoặc một nhiệm vụ phải làm nào. Khi ngài nhận được điện thoại cuả sứ thần toà thánh, điều duy nhất mà vị sứ thần muốn biết là ngài có chấp nhận không.
ĐTGM Cupich đã chấp thuận, sau đó đi ăn tối với nhiều người quen và không hề hé răng tiết lộ một lời nào.
"Họ sẽ chỉ cho bạn một chỗ vì họ nghĩ rằng bạn biết cách thực hiện công việc và bạn không cần phải nhờ nhiều người dẫn dắt," ĐTGM Cupich nói.
Đia vị ở Chicago
Nhưng ngài biết rằng chức vụ Tổng Giám Mục Chicago có một ảnh hưởng to lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng thực sự đối với 2.2 triệu người Công Giáo trong tổng giáo phận. Vị tổng giám mục giám sát các trường Công Giáo, các bệnh viện và các dịch vụ xã hội mà cuộc sống của nhiều người Chicago chịu ảnh hưởng vào, trong đó có nhiều người không phải là Công Giáo.
Trong một dấu hiệu nhận biết sự quan trọng cuả giáo phận, vị thị trưởng Chicago là Rahm Emanuel đã lên kế hoạch tổ chức một bữa ăn sáng chào đón ĐTGM Cupich vào ngày thứ Năm tới.
"Giáo Hội Công Giáo in một dấu chân khổng lồ trên vùng Chicago, làm nhiều việc tốt," ĐTGM Cupich nói. "Khát vọng và cảm nhận của rất nhiều người là Giáo Hội được thành công. Vì việc đó có ích cho xã hội"
Trong thế kỷ vừa qua, người Công Giáo ở Mỹ từng nhìn vào vị tổng giám mục Chicago như là một nhà khai sáng tư tưởng cho các giáo phận ở Mỹ.
Nhưng ĐTGM Cupich thì có một cái nhìn khiêm nhượng hơn, trên tuần báo Công Giáo cuả Mỹ, ĐTGM Cupich cho biết ngài phải kiểm tra qua 3 câu hỏi mỗi khi có người hỏi ngài về một quan điểm nào.
"Là những gì tôi có thể nói có đúng không? Liệu có phải nói ra sự ấy không? Và tôi có phải là người phải nói nó không?" ngài nói. "Tôi luôn đặt những câu hỏi đó cho bản thân mình."
"Tôi không phải là phát ngôn viên cuả các giám mục," ngài nói thêm. "Tôi chỉ là tổng giám mục Chicago. Tôi sẽ làm điều đó trong sự hiệp nhất với các giám mục khác. Đó là điều mà tôi không thể bỏ qua."
Phong cách lãnh đạo
Ngài không muốn bỏ quên nhu cầu của tín hữu. Vì vậy, việc đầu tiên là ngài muốn lắng nghe.
Ngài sẽ dành ba ngày Chúa Nhật đầu tiên để cử hành Thánh Lễ trong những giáo xứ tiêu biểu của thành phố - St. Agatha ở Bắc Lawndale, một giáo xứ chủ yếu là người Mỹ gốc Phi Châu; Thánh Agnes cuả Bohemia ở Little Village, một giáo đoàn chủ yếu là người Mỹ La Tinh; và St. Hyacinth trong khu phố Avondale, một trung tâm cho cộng đồng Công Giáo Ba Lan.
"Tôi dành nhiều thời gian để hiểu biết người dân - về các giáo xứ, các tình huống, các tổ chức mà chúng ta có," ngài nói. "Những tổ chức bác ái Công Giáo, trường học, công tác tại bệnh viện, các chương trình tiếp cận cộng đồng - thực sự đã là một khích lệ."
Nhiều nhà quan sát dựa vào kinh nghiệm ở Spokane cho biết rằng ĐTGM Cupich tham gia tích cực vào các công việc xã hội, dù là lớn hay nhỏ, và ngài có một khả năng áp dụng mềm dẻo các giáo huấn của Giáo Hội trước những nhu cầu của một đàn chiên luôn thay đổi.
"Giáo Hội có thể thách thức xã hội, nhưng xã hội cũng có thể thách thức Giáo Hội," ĐTGM Cupich nói. "Đó là một việc tốt. Chúng ta cần phải có đủ khiêm tốn để chấp nhận điều đó."
Một thí dụ xảy ra ở trong một nhà thờ, cha xứ trước đó đã cho phép giáo dân chúc hòa bình trước khi bắt đầu thánh lễ. Ngài đã làm lơ như thể không nhìn thấy.
Một thí dụ khác, ngài cũng giúp hòa giải thành công một cuộc tranh cãi tại một trường đại học Công Giáo liên quan đến việc mời vị Tổng Giám mục Anh giáo Desmond Tutu nói chuyện chống phân biệt chủng tộc, nhưng vị giám mục này hỗ trợ cho quyền phá thai và ngừa thai và trở thành một xúc phạm đối với một số cựu sinh viên.
Nhưng có lẽ ví dụ nổi bật nhất là cách tiếp cận của ngài về hôn nhân đồng tính ở tiểu bang Washington.
Năm 2012, ngài viết một lá thư nhắc lại định nghĩa của Giáo Hội về hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ, nhưng ngài cũng rõ ràng cho biết rằng sự phản đối của Giáo Hội không được tỏ ra bất kính đối với người khác. Lá thư đã được đọc trên toàn giáo phận, ngoại trừ...
Cha Patrick Baraza, một linh mục từ Kenya và là chánh xứ cuả nhà thờ St. Ann ở Spokane, đã không đọc thư vì cho rằng hoàn cảnh đặc biết cuả giáo xứ không cho phép. Điều đáng nói là, vị linh mục không bao giờ nghe ĐGM đề cập đến sự việc ấy nữa.
Cha Baraza cho biết đó là phong cách của ĐGM Cupich. Ngài lắng nghe những linh mục của mình và học hỏi thêm trong khi làm việc.
"Trong một cuộc đối thoại, mọi người được học hỏi lẫn nhau," Cha Baraza nói. "Đó là những gì mà Đức Giám Mục Cupich muốn."
ĐTGM Cupich nói rằng việc kết án người khác thì không phục vụ Giáo Hội được việc gì cả. Sự thuyết phục nên được làm trong những dịp gặp gỡ riêng trong bối cảnh cuộc sống của họ.
"Chúng ta dễ dàng bị lạc trong thế giới của nhiều ý tưởng," ngài trích dẫn lời cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô. "Bạn có thể phân cực người ta. Bạn có thể xếp loại con người vào các trại giam tư tưởng. Nhưng điều đó không giúp bạn đi được xa vì nó không bỏ neo vào một thực tế."
Vị tân TGM nhìn vào cách tiếp cận từ bi cuả vị Giaó Hoàng Dòng Tên như là một hướng dẫn và thừa nhận rằng ngài và ĐTC Phanxicô có nhiều suy nghĩ giống nhau.
"Có một sức liên hợp giữa những cách tiếp cận cuả người Croatia và cuả Dòng Tên," ngài nói. "Người Croatia rất thực tế. Chúng tôi không lướt nhanh qua một điều nào cả. Nếu có những vấn đề cần giải quyết, thì chúng tôi sẽ đối phó với chúng."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính thức xác nhận sẽ tham dự Hội nghị Thế giới các Gia đình ở Philadelphia vào năm tới.
Đặng Tự Do
07:21 17/11/2014
Hôm thứ Hai, 17 tháng 11, Đức Thánh Cha đã khai mạc hội nghị có chủ đề là 'Humanum' diễn ra từ 17 đến 19/11, do Bộ Giáo Lý Đức Tin đỡ đầu, với sự tham dự của 350 người, đại diện cho 14 tôn giáo. Ngài là một trong số 40 diễn giả. Đó là một diễn đàn để xem xét quan hệ hôn nhân trong một xã hội lành mạnh, dưới cái nhìn nhân chủng học, và tôn giáo.
Dịp này Đức Thánh Cha đã cho biết như sau:
"Tôi muốn để xác nhận là theo ý Chúa muốn, vào tháng Chín năm 2015, tôi sẽ đến Philadelphia để dự Hội nghị Thế giới về Gia đình. Cảm ơn vì những lời cầu nguyện của anh chị em qua đó anh chị em đồng hành với tôi trong sứ vụ dành cho Giáo Hội. Chân thành cầu chúc cho anh chị em. "
Hội nghị Thế giới về Gia đình sẽ diễn ra từ 22 đến 27 tháng 9, năm 2015, tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ, với chủ đề "Tình yêu là sứ mạng của chúng ta: Gia đình vui sống”
Dịp này Đức Thánh Cha đã cho biết như sau:
"Tôi muốn để xác nhận là theo ý Chúa muốn, vào tháng Chín năm 2015, tôi sẽ đến Philadelphia để dự Hội nghị Thế giới về Gia đình. Cảm ơn vì những lời cầu nguyện của anh chị em qua đó anh chị em đồng hành với tôi trong sứ vụ dành cho Giáo Hội. Chân thành cầu chúc cho anh chị em. "
Hội nghị Thế giới về Gia đình sẽ diễn ra từ 22 đến 27 tháng 9, năm 2015, tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ, với chủ đề "Tình yêu là sứ mạng của chúng ta: Gia đình vui sống”
Sự kiện ngày 14 tháng 11 tại Đền Thánh Quốc gia Washington
Đặng Tự Do
14:57 17/11/2014
Đúng ngày 14 tháng 11, 100 năm trước đây, nghĩa là ngày 14/11/1914, caliph cuối cùng, hay nói nôm na là vị Hoàng đế sau cùng của Hồi giáo, đã tuyên bố thánh chiến chống lại “những tên vô đạo” và truyền rằng những kẻ ấy phải chết. Đạo dụ của ông ta đã được ban ra theo thẩm quyền ra án tử hình của một caliph như đã được quy định trong luật Sharia và thần học Hồi Giáo. Ít nhất 1.5 triệu Kitô hữu Armenia và 2 triệu Kitô hữu Assyriô bị treo cổ, bị bắn bể sọ chết, bị đạp xuống sông, bị quăng vào sa mạc trong cuộc thánh chiến tàn bạo này.
100 năm sau đó, ngày 14/11/2014, lần đầu tiên ngay giữa lòng thủ đô của siêu cường mạnh nhất thế giới, giữa một Đền Thánh Quốc gia, nơi được cung hiến để tôn vinh, tán tụng Thiên Chúa, Đấng là Thiên Chúa Chí Tôn Duy Nhất lại diễn ra một buổi cầu nguyện Hồi giáo để tôn vinh, tán tụng ngợi khen Muhammad - kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của cơ man những Kitô hữu không chỉ dọc dài trong lịch sử nhân loại mà ngay chính vào lúc này khi hàng triệu người Iraq, Syria và toàn vùng Trung Đông lớp chết, lớp bị thương, lớp mất nhà cửa, màn trời chiếu đất.
Một người Mỹ bình thường có thể không hiểu nhiều về lịch sử của Hồi Giáo, nên không có ý tưởng gì về những điều đã xảy ra một thế kỷ trước ở Armenia, Iraq, Syria, Tiểu Á, hoặc thậm chí không biến đến sự tồn tại của một caliph tàn bạo như vậy vào đầu thế kỷ 20. Nhưng họ phải biết về thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại Iraq, Syria, và toàn vùng Trung Đông khi nhan nhãn những hình ảnh thê lương của đông đảo những người tị nạn và những hình ảnh hãi hùng của những con tin bị chặt đầu được chiếu trên truyền hình, trên Internet.
Hàng tăng lữ trong Giáo Hội Anh Giáo tại Đền Thánh Quốc gia Washington cố nhiên phải biết nhiều hơn như thế. Và cố nhiên, là một Kitô hữu họ thừa biết rằng nhà thờ là nơi để thờ phượng Thiên Chúa, không phải là chốn để thờ phượng những ngẫu tượng như bò vàng, những thứ bá láp, và càng không phải là nơi để thờ phượng một kẻ đã gây ra không biết bao nhiêu những đau thương cho những người đồng đạo của mình.
Cố nhiên họ cũng thừa biết đối tác Hồi Giáo của họ trong biến cố 14/11 vừa qua (the Council on Islamic-American Relations - Hội đồng Quan hệ Hồi giáo-Mỹ (CAIR), The Islamic Society of North America - Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ (ISNA), The Muslim Public Affairs Council - Hội đồng Công vụ Hồi giáo (MPAC) and the All-Dulles Area Muslims Society Hiệp hội Hồi giáo khu vực All-Dulles (ADAMS)) là những ai, vì cả CAIR và ISNA đã được công bố bởi một tòa án liên bang là đồng phạm của Hamas, của nhóm khủng bố Huynh Đệ Hồi giáo, trong phiên tòa tài trợ khủng bố lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Những người Hồi giáo với một sự hiểu biết sâu xa về tôn giáo của họ, chẳng hạn như các thành viên của Al Qaeda và nhóm Huynh đệ Hồi giáo - mà gần đây đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại nơi chúng được thành lập là Ai Cập - có một ý thức đặc biệt về những ngày lịch sử và kỷ niệm của Hồi Giáo.
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ năm 2001 đã diễn ra vào ngày 11 tháng 9. Nó đã được hoạch định để xảy ra đúng vào ngày mà năm 1683 khi các lực lượng Hồi giáo Ottoman bị đánh bại bên ngoài các bức tường thành Vienna, là điểm sâu nhất mà các lực lượng thánh chiến Hồi giáo đã chọc thủng được vào trung tâm của Kitô Giáo Tây Phương.
Các sáng kiến liên tôn không có gì là sai, thậm chí là còn đáng ca ngợi, nếu như nó xuất phát từ cùng một điểm là sự tôn trọng lẫn nhau trước hệ thống niềm tin của người khác, và trước phẩm giá vốn có của họ như những con người nhân bản được Thiên Chúa tạo thành.
Tuy nhiên, khi một bên hành động xuất phát từ một xác tín xấu xa xem các tín hữu của tôn giáo khác như những đối tượng cần phải bị tiêu diệt, thì sự kiện ngày 14 tháng 11 có nguy cơ trở thành một khí cụ tuyên truyền cực mạnh cho những kẻ cực đoan và những người theo họ.
Sự kiện ngày 14 tháng 11 càng trở nên nghiêm trọng vì nó xảy ra đúng vào lúc các cộng đồng Kitô giáo cổ xưa ở Trung Đông đang bị tận diệt và các tín hữu Kitô cũng như tín đồ của nhiều tôn giáo khác bị Hồi Giáo xem là "những tên vô đạo" đang thực sự bị đóng đinh theo đúng nghĩa đen của từ này tại Iraq và Syria bởi bọn IS.
100 năm sau đó, ngày 14/11/2014, lần đầu tiên ngay giữa lòng thủ đô của siêu cường mạnh nhất thế giới, giữa một Đền Thánh Quốc gia, nơi được cung hiến để tôn vinh, tán tụng Thiên Chúa, Đấng là Thiên Chúa Chí Tôn Duy Nhất lại diễn ra một buổi cầu nguyện Hồi giáo để tôn vinh, tán tụng ngợi khen Muhammad - kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của cơ man những Kitô hữu không chỉ dọc dài trong lịch sử nhân loại mà ngay chính vào lúc này khi hàng triệu người Iraq, Syria và toàn vùng Trung Đông lớp chết, lớp bị thương, lớp mất nhà cửa, màn trời chiếu đất.
Một người Mỹ bình thường có thể không hiểu nhiều về lịch sử của Hồi Giáo, nên không có ý tưởng gì về những điều đã xảy ra một thế kỷ trước ở Armenia, Iraq, Syria, Tiểu Á, hoặc thậm chí không biến đến sự tồn tại của một caliph tàn bạo như vậy vào đầu thế kỷ 20. Nhưng họ phải biết về thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại Iraq, Syria, và toàn vùng Trung Đông khi nhan nhãn những hình ảnh thê lương của đông đảo những người tị nạn và những hình ảnh hãi hùng của những con tin bị chặt đầu được chiếu trên truyền hình, trên Internet.
Hàng tăng lữ trong Giáo Hội Anh Giáo tại Đền Thánh Quốc gia Washington cố nhiên phải biết nhiều hơn như thế. Và cố nhiên, là một Kitô hữu họ thừa biết rằng nhà thờ là nơi để thờ phượng Thiên Chúa, không phải là chốn để thờ phượng những ngẫu tượng như bò vàng, những thứ bá láp, và càng không phải là nơi để thờ phượng một kẻ đã gây ra không biết bao nhiêu những đau thương cho những người đồng đạo của mình.
Cố nhiên họ cũng thừa biết đối tác Hồi Giáo của họ trong biến cố 14/11 vừa qua (the Council on Islamic-American Relations - Hội đồng Quan hệ Hồi giáo-Mỹ (CAIR), The Islamic Society of North America - Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ (ISNA), The Muslim Public Affairs Council - Hội đồng Công vụ Hồi giáo (MPAC) and the All-Dulles Area Muslims Society Hiệp hội Hồi giáo khu vực All-Dulles (ADAMS)) là những ai, vì cả CAIR và ISNA đã được công bố bởi một tòa án liên bang là đồng phạm của Hamas, của nhóm khủng bố Huynh Đệ Hồi giáo, trong phiên tòa tài trợ khủng bố lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Những người Hồi giáo với một sự hiểu biết sâu xa về tôn giáo của họ, chẳng hạn như các thành viên của Al Qaeda và nhóm Huynh đệ Hồi giáo - mà gần đây đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại nơi chúng được thành lập là Ai Cập - có một ý thức đặc biệt về những ngày lịch sử và kỷ niệm của Hồi Giáo.
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ năm 2001 đã diễn ra vào ngày 11 tháng 9. Nó đã được hoạch định để xảy ra đúng vào ngày mà năm 1683 khi các lực lượng Hồi giáo Ottoman bị đánh bại bên ngoài các bức tường thành Vienna, là điểm sâu nhất mà các lực lượng thánh chiến Hồi giáo đã chọc thủng được vào trung tâm của Kitô Giáo Tây Phương.
Các sáng kiến liên tôn không có gì là sai, thậm chí là còn đáng ca ngợi, nếu như nó xuất phát từ cùng một điểm là sự tôn trọng lẫn nhau trước hệ thống niềm tin của người khác, và trước phẩm giá vốn có của họ như những con người nhân bản được Thiên Chúa tạo thành.
Tuy nhiên, khi một bên hành động xuất phát từ một xác tín xấu xa xem các tín hữu của tôn giáo khác như những đối tượng cần phải bị tiêu diệt, thì sự kiện ngày 14 tháng 11 có nguy cơ trở thành một khí cụ tuyên truyền cực mạnh cho những kẻ cực đoan và những người theo họ.
Sự kiện ngày 14 tháng 11 càng trở nên nghiêm trọng vì nó xảy ra đúng vào lúc các cộng đồng Kitô giáo cổ xưa ở Trung Đông đang bị tận diệt và các tín hữu Kitô cũng như tín đồ của nhiều tôn giáo khác bị Hồi Giáo xem là "những tên vô đạo" đang thực sự bị đóng đinh theo đúng nghĩa đen của từ này tại Iraq và Syria bởi bọn IS.
Bức hình gây đau đớn cho người Anh Giáo |
Đức Phanxicô: nói về gia đình, không có chuyện bảo thủ hay cấp tiến, gia đình là gia đình
Vũ Văn An
21:22 17/11/2014
Hôm nay 17 tháng Mười Một, tại Vatican, Đức Phanxicô đã khai mạc hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ do Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin và một số cơ quan đầu não của Tòa Thánh đứng ra tổ chức và phối hợp, với sự tham dự của nhiều đại diện các Giáo Hội anh em và đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.
Trong diễn văn khai mạc, Đức GH nói rằng gia đình là một sự kiện nhân học, chứ không phải là một điều gì đó có tính ý thức hệ, nên không thể là bảo thủ hay cấp tiến được.
Nói tới tính bổ túc nam nữ, ngài cho rằng nó không phải là một hạn từ buột miệng ra mà nói chơi được. Trái lại suy tư về nó là suy tư về chính các hòa điệu năng động hiện diện trong chính tâm điểm của mọi tạo vật. Hạn từ hòa điệu chắc chắn là một hạn từ quan yếu. Mọi tính bổ túc đều do chính Tạo Hóa tạo nên, do đó, Tác Giả hoà điệu đã thực hiện sự hòa điệu này.
Ngài cho rằng tính bổ túc nam nữ là “gốc rễ của hôn nhân và gia đình. Vì gia đình đặt cơ sở trên hôn nhân là trường học đầu tiên nơi ta học cách đánh giá cao các hồng phúc của ta và của người khác, và là nơi, ta thủ đắc được nghệ thuật sống hợp tác”.
Theo ngài, nói chung, gia đình cung cấp nơi chính yếu để ta vươn tới sự cao cả khi ta biết cố gắng thể hiện khả năng trọn vẹn của ta trong việc sống nhân đức và đức ái. Gia đình tạo ra căng thẳng, nhưng nó cũng cung cấp cho ta khuôn khổ để giải quyết các căng thẳng này.
Trong ngữ cảnh trên, tính bổ túc nam nữ không phải là một ý niệm đơn giản hóa trong đó, các vai trò và mối tương quan giữa hai giới tính được ấn định dứt khoát trong một khuôn mẫu đơn nhất và tĩnh tụ. Nó mang nhiều hình thức khi mỗi người đàn ông và người đàn bà đóng góp phần khác biệt của mình, sự phong phú bản thân, đặc sủng bản thân của mình, vào cuộc hôn nhân của họ và vào việc dưỡng dục con cái. Tính bổ túc lúc đó trở thành sự phong phú lớn lao. Nó không những là điều tốt mà còn là điều đẹp nữa.
Ngài cho biết tiếp: hôn nhân và gia đình ngày nay đang gặp khủng hoảng. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tạm bợ, trong đó, càng ngày càng có nhiều người không muốn bước vào hôn nhân như một cam kết công khai nữa. Sự biến đổi về phong thái và luân lý này đôi khi tự đắc cho mình đại diện cho tự do, nhưng thực ra đem lại biết bao tàn phá tâm linh và vật chất cho vô số con người, nhất là những người nghèo khổ nhất, yếu thế nhất.
Điều trên đòi ta phải tạo ra một “sinh thái nhân bản mới”. Người ngày nay nói nhiều tới việc bảo vệ sinh thái tự nhiên và tỏ ra rất chậm chạp trong việc nhìn nhận rằng môi trường xã hội của ta cũng đang bị đe dọa một cách trầm trọng.
Bởi thế điều cần thiết đầu tiên là phải cổ vũ các rường cột nền tảng vốn nâng đỡ một quốc gia, đó là các sự thiện không có tính vật chất. Gia đình là nền tảng của việc sống chung và là phương thuốc chống lại việc phân mảnh xã hội. Con cái có quyền được lớn lên trong một gia đình có cha có mẹ với khả năng tạo ra một môi trường thích hợp cho đứa trẻ phát triển và trưởng thành về xúc cảm. Đó chính là lý do khiến Đức GH nhấn mạnh trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng rằng việc đóng góp của gia đình cho xã hội là điều không thể thiếu; nó vượt lên trên cảm xúc và các nhu cầu tạm bợ của vợ chồng.
Ngài kêu gọi các vị tham dự hội luận nhấn mạnh tới một chân lý nữa về hôn nhân. Đó là: chỉ có cam kết liên đới, trung thành và yêu thương vĩnh viễn mới đáp ứng được các khát vọng sâu xa nhất của trái tim con người.
Ngài cũng yêu cầu các vị giúp người trẻ để họ đừng đầu hàng thứ môi sinh tạm bợ đầy chất độc hiện nay, trái lại trở thành những nhà cách mạng, biết can đảm lên đường tìm tình yêu chân thực và lâu bền, ngược lại khuôn mẫu thông thường.
Ngài nói rằng: chúng ta đừng để mình sa vào cái thế bị các ý niệm chính trị lung lạc. Vì theo ngài gia đình là một sự kiện nhân học, như trên đã nói, một sự kiện có liên hệ tới xã hội và văn hóa. “Ta không thể lên đặc điểm cho nó dựa trên các ý niệm hay quan niệm ý thức hệ. Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia đình là gia đình. Nó không thể qui kết bằng các ý niệm ý thức hệ. Gia đình hiện hữu tự nó. Nó là một sức mạnh tự nó".
Ngài kết luân: “tôi cầu xin cho hội luận của qúy vị sẽ là một gợi hứng để mọi người tìm cách hỗ trợ và củng cố sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân, hiểu như một thiện ích độc đáo, tự nhiên, nền tảng và tươi đẹp cho con người, cho cộng đồng và toàn bộ xã hội”.
Inés San Martín của tờ Crux, khi loan báo về tin này, nhận định rằng: Đức Phanxicô bênh vực viễn kiến truyền thống của Giáo Hội về đời sống gia đình, một tháng sau cuộc họp thượng đỉnh các giám mục Công Giáo cũng về gia đình.
Trong THĐ vừa nói, các vị giáo phẩm khắp thế giới đã tranh luận về việc Giáo Hội Công Giáo phải cởi mở đến đâu đối với các liên hệ không hợp truyền thống như các vụ kết hợp đồng tính, nhưng cho biết rõ sẽ không có thay đổi gì về tín lý.
Nay Đức Phanxicô tỏ ra không khoan nhượng trong việc bênh vực gia đình, coi nó như dây nối kết suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, sẵn sàng chào đón con cái.
Inés San Martín cũng cho hay đây là bài diễn văn thứ hai trước công chúng của Đức Phanxicô kể từ lúc kết thúc THĐ. Bài diễn văn thứ nhất được ngỏ với Phong Trào Schoenstatt ngày 27 tháng Mười, trong đó, ngài cũng nhấn mạnh rằng gia đình đang gặp khủng hoảng.
Hội luận lần này hội tụ tới 350 chuyên viên thuộc 14 tín ngưỡng khác nhau và nhiều Giáo Hội Kitô Giáo khác. Phát biểu trong hội luận này, Đức HY Gerhard Muller cho rằng “con cái có quyền tự nhiên và cố hữu được có một người cha và một người mẹ sống với chúng”.
Trên bình diện thần học, ngài cho rằng khi các dị biệt giới tính bị quên lãng, thì khó có thể hiểu được sợi dây phu thê giữa Thiên Chúa và dân của Người.
Đề cập tới bản chất liên tôn của hội luận, Đức HY hỏi rằng: tính bổ túc giữa người đàn ông và người đàn bà có ý nghĩa gì đối với mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa? Câu hỏi này chính là câu hỏi mà mỗi truyền thống văn hóa và tôn giáo của ta được mời gọi trả lời.
Ngài Jonathan Sacks, nguyên giáo sĩ trưởng Do Thái của Vương Quốc Thống Nhất (Anh) và Khối Thịnh Vượng Chung, thì trình bày lịch sử việc gắn bó có đôi; ông định nghĩa đa hôn là biểu thức tối hậu của bất bình đẳng. Ông định nghĩa hôn nhân như một giao ước yêu thương và tín thác, thực hiện được điều mà riêng một trong hai người không thực hiện được. Ông bênh vực việc bảo vệ dây nối kết nam nữ, cho rằng hôn nhân tan vỡ tạo ra một hình thức nghèo nàn mới: gia tăng số trẻ em rối loạn về ăn uống, bị bạo hành, tự tử, trầm cảm, lo lắng, và thất vọng.
Nói tới các cặp đồng tính, ông cho hay: “việc cảm thương những ai quyết định sống cách khác không được cản trở ta tiếp tục bênh vực định chế có tính nhân bản hóa hạng nhất của lịch sử này”.
Cuối bài diễn văn khai mạc của ngài, Đức Phanxicô loan báo một tin vui: “Tôi muốn xác nhận, nếu Chúa muốn, tháng Chín năm 2015, tôi sẽ tới Philadelphia nhân Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ 8”.
Sự hiện diện của Đức Phanxicô sẽ thống nhất hóa chúng ta
Tin trên khiến Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia hết sức hân hoan. Ngài có lời tuyên bố sau đây:
“Hôm nay là một ngày vui lớn đối với TGP ta, đối với Thành Phố ta, đối với Khối Thịnh Vượng Chung của ta và đối với xứ sở ta! Quả là một đặc ân được hiện diện trước mặt Đức Thánh Cha vào sáng hôm nay tại Rôma khi ngài công bố với thế giới rằng ngài sẽ hiện diện với ta tại Philadelphia vào năm tới nhân Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới.
“Giây phút này quả là giây phút lịch sử và hân hoan để tất cả chúng ta cùng chia sẻ. Nó là lời đáp trả cho biết bao lời cầu nguyện của không biết bao nhiêu người từng cầu xin Chúa dẫn Đức GH Phanxicô tới Philadelphia, nó là đỉnh cao của nhiều tháng trời hy vọng mong chờ, và đã làm nên trọn niềm tin tưởng của tôi rằng Đức Thánh Cha sẽ ban ơn cho chúng ta bằng sự hiện diện của ngài vào năm tới. Nó sẽ đánh dấu cuộc viếng thăm đầu tiên của ngài tới Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu trong tư cách giáo hoàng và ngài sẽ là vị giáo hoàng thứ tư, chỉ mới thứ tư thôi, tới thăm quốc gia chúng ta. Không lời lẽ nào có thể diễn tả đủ nỗi vui mừng quá lớn của tôi trước tin tức hết sức đáng chào đón này và tôi biết rõ rất nhiều anh chị em cũng chia sẻ cảm xúc này. Tất cả các cảm xúc này đều có nguồn gốc chung: tình yêu chân thực của Chúa Giêsu Kitô tràn ngập tâm hồn ta.
“Đặc điểm nổi bật trong thừa tác vụ của Đức GH Phanxicô vốn là một tình yêu chân chính đối với mọi người có thiện chí và ngài luôn duy trì một tập chú sắc bén đối với nhiều thách đố da dạng mà các gia đình hiện đang đối phó khắp hoàn cầu. Tôi vốn yêu và thán phục ngài từ những ngày chúng tôi gặp nhau lần đầu tại THĐ về Mỹ Châu hồi năm 1997. Tôi biết rằng các đặc sủng, sự hiện diện và tiếng nói của Đức Thánh Cha sẽ lên năng lực cho cuộc tụ tập của chúng ta. Bất kể các dị biệt về tuyên tín, hàng tỷ người trên khắp thế giới vốn đã bị lôi cuốn về phía vị giáo hoàng này. Cuộc tụ tập của ta tại Philadelphia được mở ra chào đón mọi người có tâm hồn quảng đại. Nó có sức mạnh biến đổi, một cách tích sực sâu xa, không chỉ tinh thần sống Kitô Giáo trong vùng ta, mà của toàn bộ cộng đồng ta. Nó sẽ là giây phút không giống bất cứ giây phút nào khác.
“Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, sự hiện diện của Đức GH Phanxicô sẽ đem tất cả chúng ta, người Công Giáo cũng như người không Công Giáo, lại với nhau một cách thống nhất và chữa lành hết sức lớn lao. Giờ đây, chúng ta hết lòng chờ mong Đức GH tới Philadelphia vào tháng Chín năm tới. Chúng ta sẽ sẵn sàng và chào đón ngài một cách hân hoan với đôi tay giang rộng và những trái tim đầy cầu nguyện! Tất cả chúng ta hãy cất cao lời cảm tạ Thiên Chúa toàn năng vì hồng phúc Đức GH Phanxicô và vì quyết định tới Philadelphia của ngài”.
Việc công bố trên quả có ý nghĩa, vì Toà Thánh thường có thói quen chỉ công bố lịch trình tông du một tháng trước mà thôi. Người ta tin chắc, nhân dịp này ngài sẽ tới đọc diễn văn tại trụ sở LHQ tại New York và tại quốc hội liên bang Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Rất có thể ngài cũng sẽ thăm vùng biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ, nơi thường xuyên xẩy ra thảm trạng nhập cư bất hợp pháp.
Trong diễn văn khai mạc, Đức GH nói rằng gia đình là một sự kiện nhân học, chứ không phải là một điều gì đó có tính ý thức hệ, nên không thể là bảo thủ hay cấp tiến được.
Nói tới tính bổ túc nam nữ, ngài cho rằng nó không phải là một hạn từ buột miệng ra mà nói chơi được. Trái lại suy tư về nó là suy tư về chính các hòa điệu năng động hiện diện trong chính tâm điểm của mọi tạo vật. Hạn từ hòa điệu chắc chắn là một hạn từ quan yếu. Mọi tính bổ túc đều do chính Tạo Hóa tạo nên, do đó, Tác Giả hoà điệu đã thực hiện sự hòa điệu này.
Ngài cho rằng tính bổ túc nam nữ là “gốc rễ của hôn nhân và gia đình. Vì gia đình đặt cơ sở trên hôn nhân là trường học đầu tiên nơi ta học cách đánh giá cao các hồng phúc của ta và của người khác, và là nơi, ta thủ đắc được nghệ thuật sống hợp tác”.
Theo ngài, nói chung, gia đình cung cấp nơi chính yếu để ta vươn tới sự cao cả khi ta biết cố gắng thể hiện khả năng trọn vẹn của ta trong việc sống nhân đức và đức ái. Gia đình tạo ra căng thẳng, nhưng nó cũng cung cấp cho ta khuôn khổ để giải quyết các căng thẳng này.
Trong ngữ cảnh trên, tính bổ túc nam nữ không phải là một ý niệm đơn giản hóa trong đó, các vai trò và mối tương quan giữa hai giới tính được ấn định dứt khoát trong một khuôn mẫu đơn nhất và tĩnh tụ. Nó mang nhiều hình thức khi mỗi người đàn ông và người đàn bà đóng góp phần khác biệt của mình, sự phong phú bản thân, đặc sủng bản thân của mình, vào cuộc hôn nhân của họ và vào việc dưỡng dục con cái. Tính bổ túc lúc đó trở thành sự phong phú lớn lao. Nó không những là điều tốt mà còn là điều đẹp nữa.
Ngài cho biết tiếp: hôn nhân và gia đình ngày nay đang gặp khủng hoảng. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tạm bợ, trong đó, càng ngày càng có nhiều người không muốn bước vào hôn nhân như một cam kết công khai nữa. Sự biến đổi về phong thái và luân lý này đôi khi tự đắc cho mình đại diện cho tự do, nhưng thực ra đem lại biết bao tàn phá tâm linh và vật chất cho vô số con người, nhất là những người nghèo khổ nhất, yếu thế nhất.
Điều trên đòi ta phải tạo ra một “sinh thái nhân bản mới”. Người ngày nay nói nhiều tới việc bảo vệ sinh thái tự nhiên và tỏ ra rất chậm chạp trong việc nhìn nhận rằng môi trường xã hội của ta cũng đang bị đe dọa một cách trầm trọng.
Bởi thế điều cần thiết đầu tiên là phải cổ vũ các rường cột nền tảng vốn nâng đỡ một quốc gia, đó là các sự thiện không có tính vật chất. Gia đình là nền tảng của việc sống chung và là phương thuốc chống lại việc phân mảnh xã hội. Con cái có quyền được lớn lên trong một gia đình có cha có mẹ với khả năng tạo ra một môi trường thích hợp cho đứa trẻ phát triển và trưởng thành về xúc cảm. Đó chính là lý do khiến Đức GH nhấn mạnh trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng rằng việc đóng góp của gia đình cho xã hội là điều không thể thiếu; nó vượt lên trên cảm xúc và các nhu cầu tạm bợ của vợ chồng.
Ngài kêu gọi các vị tham dự hội luận nhấn mạnh tới một chân lý nữa về hôn nhân. Đó là: chỉ có cam kết liên đới, trung thành và yêu thương vĩnh viễn mới đáp ứng được các khát vọng sâu xa nhất của trái tim con người.
Ngài cũng yêu cầu các vị giúp người trẻ để họ đừng đầu hàng thứ môi sinh tạm bợ đầy chất độc hiện nay, trái lại trở thành những nhà cách mạng, biết can đảm lên đường tìm tình yêu chân thực và lâu bền, ngược lại khuôn mẫu thông thường.
Ngài nói rằng: chúng ta đừng để mình sa vào cái thế bị các ý niệm chính trị lung lạc. Vì theo ngài gia đình là một sự kiện nhân học, như trên đã nói, một sự kiện có liên hệ tới xã hội và văn hóa. “Ta không thể lên đặc điểm cho nó dựa trên các ý niệm hay quan niệm ý thức hệ. Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia đình là gia đình. Nó không thể qui kết bằng các ý niệm ý thức hệ. Gia đình hiện hữu tự nó. Nó là một sức mạnh tự nó".
Ngài kết luân: “tôi cầu xin cho hội luận của qúy vị sẽ là một gợi hứng để mọi người tìm cách hỗ trợ và củng cố sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân, hiểu như một thiện ích độc đáo, tự nhiên, nền tảng và tươi đẹp cho con người, cho cộng đồng và toàn bộ xã hội”.
Inés San Martín của tờ Crux, khi loan báo về tin này, nhận định rằng: Đức Phanxicô bênh vực viễn kiến truyền thống của Giáo Hội về đời sống gia đình, một tháng sau cuộc họp thượng đỉnh các giám mục Công Giáo cũng về gia đình.
Trong THĐ vừa nói, các vị giáo phẩm khắp thế giới đã tranh luận về việc Giáo Hội Công Giáo phải cởi mở đến đâu đối với các liên hệ không hợp truyền thống như các vụ kết hợp đồng tính, nhưng cho biết rõ sẽ không có thay đổi gì về tín lý.
Nay Đức Phanxicô tỏ ra không khoan nhượng trong việc bênh vực gia đình, coi nó như dây nối kết suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, sẵn sàng chào đón con cái.
Inés San Martín cũng cho hay đây là bài diễn văn thứ hai trước công chúng của Đức Phanxicô kể từ lúc kết thúc THĐ. Bài diễn văn thứ nhất được ngỏ với Phong Trào Schoenstatt ngày 27 tháng Mười, trong đó, ngài cũng nhấn mạnh rằng gia đình đang gặp khủng hoảng.
Hội luận lần này hội tụ tới 350 chuyên viên thuộc 14 tín ngưỡng khác nhau và nhiều Giáo Hội Kitô Giáo khác. Phát biểu trong hội luận này, Đức HY Gerhard Muller cho rằng “con cái có quyền tự nhiên và cố hữu được có một người cha và một người mẹ sống với chúng”.
Trên bình diện thần học, ngài cho rằng khi các dị biệt giới tính bị quên lãng, thì khó có thể hiểu được sợi dây phu thê giữa Thiên Chúa và dân của Người.
Đề cập tới bản chất liên tôn của hội luận, Đức HY hỏi rằng: tính bổ túc giữa người đàn ông và người đàn bà có ý nghĩa gì đối với mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa? Câu hỏi này chính là câu hỏi mà mỗi truyền thống văn hóa và tôn giáo của ta được mời gọi trả lời.
Ngài Jonathan Sacks, nguyên giáo sĩ trưởng Do Thái của Vương Quốc Thống Nhất (Anh) và Khối Thịnh Vượng Chung, thì trình bày lịch sử việc gắn bó có đôi; ông định nghĩa đa hôn là biểu thức tối hậu của bất bình đẳng. Ông định nghĩa hôn nhân như một giao ước yêu thương và tín thác, thực hiện được điều mà riêng một trong hai người không thực hiện được. Ông bênh vực việc bảo vệ dây nối kết nam nữ, cho rằng hôn nhân tan vỡ tạo ra một hình thức nghèo nàn mới: gia tăng số trẻ em rối loạn về ăn uống, bị bạo hành, tự tử, trầm cảm, lo lắng, và thất vọng.
Nói tới các cặp đồng tính, ông cho hay: “việc cảm thương những ai quyết định sống cách khác không được cản trở ta tiếp tục bênh vực định chế có tính nhân bản hóa hạng nhất của lịch sử này”.
Cuối bài diễn văn khai mạc của ngài, Đức Phanxicô loan báo một tin vui: “Tôi muốn xác nhận, nếu Chúa muốn, tháng Chín năm 2015, tôi sẽ tới Philadelphia nhân Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ 8”.
Sự hiện diện của Đức Phanxicô sẽ thống nhất hóa chúng ta
Tin trên khiến Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia hết sức hân hoan. Ngài có lời tuyên bố sau đây:
“Hôm nay là một ngày vui lớn đối với TGP ta, đối với Thành Phố ta, đối với Khối Thịnh Vượng Chung của ta và đối với xứ sở ta! Quả là một đặc ân được hiện diện trước mặt Đức Thánh Cha vào sáng hôm nay tại Rôma khi ngài công bố với thế giới rằng ngài sẽ hiện diện với ta tại Philadelphia vào năm tới nhân Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới.
“Giây phút này quả là giây phút lịch sử và hân hoan để tất cả chúng ta cùng chia sẻ. Nó là lời đáp trả cho biết bao lời cầu nguyện của không biết bao nhiêu người từng cầu xin Chúa dẫn Đức GH Phanxicô tới Philadelphia, nó là đỉnh cao của nhiều tháng trời hy vọng mong chờ, và đã làm nên trọn niềm tin tưởng của tôi rằng Đức Thánh Cha sẽ ban ơn cho chúng ta bằng sự hiện diện của ngài vào năm tới. Nó sẽ đánh dấu cuộc viếng thăm đầu tiên của ngài tới Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu trong tư cách giáo hoàng và ngài sẽ là vị giáo hoàng thứ tư, chỉ mới thứ tư thôi, tới thăm quốc gia chúng ta. Không lời lẽ nào có thể diễn tả đủ nỗi vui mừng quá lớn của tôi trước tin tức hết sức đáng chào đón này và tôi biết rõ rất nhiều anh chị em cũng chia sẻ cảm xúc này. Tất cả các cảm xúc này đều có nguồn gốc chung: tình yêu chân thực của Chúa Giêsu Kitô tràn ngập tâm hồn ta.
“Đặc điểm nổi bật trong thừa tác vụ của Đức GH Phanxicô vốn là một tình yêu chân chính đối với mọi người có thiện chí và ngài luôn duy trì một tập chú sắc bén đối với nhiều thách đố da dạng mà các gia đình hiện đang đối phó khắp hoàn cầu. Tôi vốn yêu và thán phục ngài từ những ngày chúng tôi gặp nhau lần đầu tại THĐ về Mỹ Châu hồi năm 1997. Tôi biết rằng các đặc sủng, sự hiện diện và tiếng nói của Đức Thánh Cha sẽ lên năng lực cho cuộc tụ tập của chúng ta. Bất kể các dị biệt về tuyên tín, hàng tỷ người trên khắp thế giới vốn đã bị lôi cuốn về phía vị giáo hoàng này. Cuộc tụ tập của ta tại Philadelphia được mở ra chào đón mọi người có tâm hồn quảng đại. Nó có sức mạnh biến đổi, một cách tích sực sâu xa, không chỉ tinh thần sống Kitô Giáo trong vùng ta, mà của toàn bộ cộng đồng ta. Nó sẽ là giây phút không giống bất cứ giây phút nào khác.
“Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, sự hiện diện của Đức GH Phanxicô sẽ đem tất cả chúng ta, người Công Giáo cũng như người không Công Giáo, lại với nhau một cách thống nhất và chữa lành hết sức lớn lao. Giờ đây, chúng ta hết lòng chờ mong Đức GH tới Philadelphia vào tháng Chín năm tới. Chúng ta sẽ sẵn sàng và chào đón ngài một cách hân hoan với đôi tay giang rộng và những trái tim đầy cầu nguyện! Tất cả chúng ta hãy cất cao lời cảm tạ Thiên Chúa toàn năng vì hồng phúc Đức GH Phanxicô và vì quyết định tới Philadelphia của ngài”.
Việc công bố trên quả có ý nghĩa, vì Toà Thánh thường có thói quen chỉ công bố lịch trình tông du một tháng trước mà thôi. Người ta tin chắc, nhân dịp này ngài sẽ tới đọc diễn văn tại trụ sở LHQ tại New York và tại quốc hội liên bang Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Rất có thể ngài cũng sẽ thăm vùng biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ, nơi thường xuyên xẩy ra thảm trạng nhập cư bất hợp pháp.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ gia nhập hội viên Caritas Việt Nam – Gx.Trại Lê
PV. GX Trại Lê
10:45 17/11/2014
Thánh lễ gia nhập hội viên Caritas Việt Nam – Gx.Trại Lê
Vào lúc 8h00 sáng ngày 17 tháng 11 năm 2014, tại Thánh đường giáo xứ Trại Lê đã diễn ra Thánh lễ mừng kính thánh nữ Elisabeth, quan thầy Ban caritas giáo xứ và trao thẻ Caritas Việt Nam (đợt 2) cho hơn 120 hội viên Caritas trong toàn giáo xứ. Thánh lễ do cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, giám đốc Caritas Giáo Phận Vinh chủ sự thánh lễ, đồng tế với Ngài có cha quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi, cha Antôn Nguyễn Văn Hoàng, Cha Phêrô Trần Đình Lai, Cha Phêrô Nguyễn Huy Thiết, và Cha Phêrô Thân Văn Chất, đông đảo quý thầy, quý sơ, quý cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ về hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Caritas giáo xứ.
Mở đầu Thánh lễ Cha GĐ Caritas Giáo Phận đã gợi lại cho bà con giáo dân hiểu hơn về cuộc đời của thánh nữ Elisabeth,- một vị thánh sống bậc gia đình giàu có sung túc, nhưng đã không tận hưởng cuộc sống xa hoa, mà ngược lại muốn sống khó nghèo, cảm thông với những người đau ốm, bệnh tật, những người không nơi nương tựa. Elisabeth đã đem bán tài sản của mình lo cho người nghèo, dốc hết sức lực chăm sóc các bệnh nhân cho đến chết.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Cha Giám Đốc đã nhắc lại bề dày lịch sử của Caritas giáo xứ Trại Lê, là một trong những giáo xứ đi tiên phong về các hoạt động caritas, và ngài tiếp tục mời gọi mọi người cố gắng thực thi sứ vụ bác ái theo gương của thánh nhân. Ngài cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Caritas là thành phần thiết yếu của Giáo Hội”, để qua đó mời gọi mọi người tham gia vào caritas ngày càng đông đảo hơn, tích cực hơn trong việc làm bác ái. Bác ái không chỉ đơn thuần là giúp đỡ những người nghèo khổ; cho người ta mánh cơm manh áo, mà bác ái còn hơn thế nữa, đó là sống chứng nhân niềm vui Phúc Âm, nhất là trong năm Tân Phúc Âm Hóa gia đình sắp khép lại và mở ra Năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống giáo xứ, các hội viên và mọi người biết dùng đời sống gia đình yêu thương để làm chứng tá cho Chúa. Kết thúc bài chia sẻ Cha Giám Đốc hy vọng Caritas ngày càng lớn mạnh hơn, để đem sự hòa giải đến cho mọi người trong giáo xứ qua đời sống bác ái; đời sống Tin Mừng hóa, nhờ sự chuyển cầu của thánh nữ, sự quan tâm của cha quản xứ, của ban Caritas để đem niềm vui đó ngày càng càng được nhân rộng thêm.
Sau bài chia sẻ cha Giám đốc Caritas giáo phận đã chủ sự nghi thức gia nhập Caritas Việt Nam và trao phù hiệu cho hơn 120 hội viên của Caritas giáo xứ.
Kết thúc thánh lễ, cha quản xứ Giuse đại diện cho các hội viên trong ban Caritas nói lên lời tri ân, cảm ơn quý cha, quý khách đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh nữ ban xuống muôn ơn lành cho quý cha, quý khách và toàn thể dân Chúa, để các ngài tiếp tục sứ vụ mà Chúa trao phó là thực thi bác ái yêu thương.
PV. GX Trại Lê
Mở đầu Thánh lễ Cha GĐ Caritas Giáo Phận đã gợi lại cho bà con giáo dân hiểu hơn về cuộc đời của thánh nữ Elisabeth,- một vị thánh sống bậc gia đình giàu có sung túc, nhưng đã không tận hưởng cuộc sống xa hoa, mà ngược lại muốn sống khó nghèo, cảm thông với những người đau ốm, bệnh tật, những người không nơi nương tựa. Elisabeth đã đem bán tài sản của mình lo cho người nghèo, dốc hết sức lực chăm sóc các bệnh nhân cho đến chết.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Cha Giám Đốc đã nhắc lại bề dày lịch sử của Caritas giáo xứ Trại Lê, là một trong những giáo xứ đi tiên phong về các hoạt động caritas, và ngài tiếp tục mời gọi mọi người cố gắng thực thi sứ vụ bác ái theo gương của thánh nhân. Ngài cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Caritas là thành phần thiết yếu của Giáo Hội”, để qua đó mời gọi mọi người tham gia vào caritas ngày càng đông đảo hơn, tích cực hơn trong việc làm bác ái. Bác ái không chỉ đơn thuần là giúp đỡ những người nghèo khổ; cho người ta mánh cơm manh áo, mà bác ái còn hơn thế nữa, đó là sống chứng nhân niềm vui Phúc Âm, nhất là trong năm Tân Phúc Âm Hóa gia đình sắp khép lại và mở ra Năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống giáo xứ, các hội viên và mọi người biết dùng đời sống gia đình yêu thương để làm chứng tá cho Chúa. Kết thúc bài chia sẻ Cha Giám Đốc hy vọng Caritas ngày càng lớn mạnh hơn, để đem sự hòa giải đến cho mọi người trong giáo xứ qua đời sống bác ái; đời sống Tin Mừng hóa, nhờ sự chuyển cầu của thánh nữ, sự quan tâm của cha quản xứ, của ban Caritas để đem niềm vui đó ngày càng càng được nhân rộng thêm.
Sau bài chia sẻ cha Giám đốc Caritas giáo phận đã chủ sự nghi thức gia nhập Caritas Việt Nam và trao phù hiệu cho hơn 120 hội viên của Caritas giáo xứ.
Kết thúc thánh lễ, cha quản xứ Giuse đại diện cho các hội viên trong ban Caritas nói lên lời tri ân, cảm ơn quý cha, quý khách đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh nữ ban xuống muôn ơn lành cho quý cha, quý khách và toàn thể dân Chúa, để các ngài tiếp tục sứ vụ mà Chúa trao phó là thực thi bác ái yêu thương.
PV. GX Trại Lê
Lễ hội người khuyết tật tại giáo phận Vinh lần thứ III
Jos. Trọng Tấn
10:39 17/11/2014
Lễ hội người khuyết tật tại giáo phận Vinh lần thứ III
Hơn 1500 anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt đã tề tựu bên nhau trong Lễ hội người khuyết tật Giáo phận Vinh lần thứ III vào ngày 15/11/2014 tại Linh địa Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh. Lễ hội người khuyết tật giáo phận Vinh là biểu tỏ sống động của tình bác ái và sự liên đới trong Giáo Hội.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, từng đoàn người khuyết tật từ khắp nơi trong giáo phận đã quy tụ về bên Thánh Antôn tại Linh địa Trại Gáo. Thật ý nghĩa khi Lễ hội người khuyết tật được tổ chức tại đây. Thánh Antôn, một vị Thánh “hay làm phép lạ”, đặc biệt là cho những con người tật nguyền, ốm đau, kém may mắn… “Hôm nay, tại một nơi đặc biệt, chúng ta chào đón những con người đặc biệt” – Đức cha Phaolô đã nói như vậy trong lời phát biểu chào mừng. Quả đúng như vậy, họ đặc biệt vì không chỉ họ bị khiếm khuyết một phần thân thể của họ, nhưng trên hết, họ đặc biệt vì họ là sự hiện diện sống động của Đức Giêsu.
Họ đặc biệt vì “họ không thể nghe thấy, không thể nhìn thấy, nhưng họ vẫn có thể ca múa được” – Đức Cha Phaolô đã tỏ lòng khâm phục khi nói về các tiết mục của “những con người đặc biệt” trong chương trình văn nghệ. Nét đặc sắc của chương trình văn nghệ chính là các tiết mục do các Trung tâm khuyết tật Tân Hương, Mái ấm Faustina Thiện Tâm, Trung tâm khuyết tật Hồng Lĩnh, Trung tâm khiếm thính Vũ Đăng Khoa, Mái ấm mồ côi Lâm Bích dàn dựng và biểu diễn. Có thể nói, họ là những “vũ công đặc biệt” khi trên thân thể họ không được lành lặn như những vũ công khác.
Họ đặc biệt vì họ có một nghị lực thật phi thường. Em Hoàng Thị Minh 14 tuổi, dị tật bẩm sinh tê liệt 2 chân, nhưng với tất cả nghị lực và ước mơ cháy bỏng, em đã vươn lên trong học tập và cuộc sống, Suốt 8 năm qua em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Hiện tại em đang học lớp 8 trường trung học sơ sở Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Một gương mặt điển hình khác là em Phêrô Nguyễn Quốc Việt, 10 tuổi, học sinh lớp 5 trường tiểu học Kim Lũ I, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Em đã bị nghiền nát 2 chân và chấn thương sọ não trong một tai nạn tàu hỏa. Em đã được điều trị, được đi học và đã trở thành một học sinh gương mẫu trong học tập cũng như đời sống.
Đó là 2 trong rất nhiều gương mặt điển hình đã vượt qua hoàn cảnh và số phận kém may mắn để vươn lên trong học tập và cuộc sống, đã được Ban tổ chức nêu gương và dành tặng những phần quà đặc biệt.
Họ còn đặc biệt vì dù khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, nhưng họ đã phục vụ Thánh lễ dành riêng cho mình một cách trang nghiêm và sốt sắng. Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt đã được Đức cha Phaolô chủ tế, cùng sự đồng tế của đông đảo các cha trong Giáo phận.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, một lần nữa, Đức cha Phaolô nhấn mạnh đến sự hiện diện của Chúa, Ngài nói: “Ngoài sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể, sau lời truyền phép của Linh mục, Chúa còn hiện diện cách đặc biệt nơi những ‘người bé mọn.’ Chúa đang mời gọi chúng ta khám phá sự hiện diện đó nơi những người thân yêu, nhất là nơi những người kém may mắn... Vì tất cả đều là hình ảnh của Chúa. Xin Chúa chúc lành cho các em khuyết tật, cho bố mẹ và những người đang giúp đỡ các em, cho trung tâm đang nuôi dạy các em.”
Lễ hội đã để lại nhiều cảm xúc khó phai trong lòng những người tham dự. Hình ảnh Đức cha Phaolô đến với từng người khuyết tật để chào và hỏi thăm sức khỏe; một ông lão đã nắm chặt tay Đức cha và khóc trong niềm vui sướng khi nhận được sự quan tâm của ngài... Tất cả đã tạo nên niềm xúc động lớn nơi những người hiện diện.
Hình ảnh của vị linh mục thân quen đối với những ai đã từng đến với Linh địa thánh Antôn Trại Gáo, đó là cha quản xứ Mỹ Yên - Antôn Nguyễn Đình Thăng. Ngài cùng với bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã hi sinh rất nhiều công sức và thời gian để chuẩn bị cho Lễ hội này.
Còn hình ảnh của các thiện nguyện viên gồm các giáo dân, các chủng sinh, tu sỹ đã giúp đỡ những người khuyết tật đi lại, tìm chỗ ngồi hoặc bất cứ việc gì.
Và còn hình ảnh những người âm thầm giúp đỡ cho Lễ hội, họ là những “mạnh thường quân” đã rộng tay đóng góp phần lớn kinh phí cho Lễ hội. Không chỉ giúp đỡ vật chất, họ còn đến phục vụ, đồng hành và hiệp dâng Thánh lễ với những người khuyết tật.
Không mặc cảm, nhưng luôn biết vượt lên trên số phận, những người khuyết tật luôn nhận ra “sự đặc biệt” nơi họ như là tình thương mà Thiên Chúa ban tặng, như lời của một đại diện những người khuyết tật cảm ơn Ban tổ chức: “Chúng con có thể tự hào mà nói lên rằng, trong tình yêu của Chúa, chúng con tàn nhưng không phế”. Ước mong tinh thần đó, nghị lực đó sẽ luôn mãi hiện diện và cháy mãi nơi những người khuyết tật.
Lễ hội kết thúc sau bữa cơm thân mật đầy tình huynh đệ. Tuy anh chị em khuyết tật gặp những khó khăn trong việc ăn uống, nhưng qua chính những khó khăn đó mà những người khác đã có cơ hội được giúp đỡ anh chị em.
Một Lễ hội chan hòa tình thương của Chúa và ấm áp tình yêu con người đã khép lại để chờ mong Lễ hội lần tới, như lời Đức cha Phaolô: “Ước mong chúng ta sẽ gặp lại tại Lễ hội người khuyết tật lần thứ IV vào năm 2015”.
Lễ hội người khuyết tật giáo phận Vinh lần thứ III có 57 đơn vị tham gia, gồm hội người khuyết tật của một số giáo xứ lân cận TGM, các Trung tâm nuôi dưỡng và giúp đỡ người khuyết tật, các mái ấm tình thương như Vũ Đăng Khoa, Lâm Bích, Thiện Tâm… Theo thống kê năm 2014 của Ban Bác ái - Xã hội giáo phận Vinh, tổng số người khuyết tật trong Giáo phận hiện nay lên đến hơn 9 ngàn người.
Jos. Trọng Tấn
Hơn 1500 anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt đã tề tựu bên nhau trong Lễ hội người khuyết tật Giáo phận Vinh lần thứ III vào ngày 15/11/2014 tại Linh địa Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh. Lễ hội người khuyết tật giáo phận Vinh là biểu tỏ sống động của tình bác ái và sự liên đới trong Giáo Hội.
Xem Hình
Ngay từ sáng sớm, từng đoàn người khuyết tật từ khắp nơi trong giáo phận đã quy tụ về bên Thánh Antôn tại Linh địa Trại Gáo. Thật ý nghĩa khi Lễ hội người khuyết tật được tổ chức tại đây. Thánh Antôn, một vị Thánh “hay làm phép lạ”, đặc biệt là cho những con người tật nguyền, ốm đau, kém may mắn… “Hôm nay, tại một nơi đặc biệt, chúng ta chào đón những con người đặc biệt” – Đức cha Phaolô đã nói như vậy trong lời phát biểu chào mừng. Quả đúng như vậy, họ đặc biệt vì không chỉ họ bị khiếm khuyết một phần thân thể của họ, nhưng trên hết, họ đặc biệt vì họ là sự hiện diện sống động của Đức Giêsu.
Họ đặc biệt vì “họ không thể nghe thấy, không thể nhìn thấy, nhưng họ vẫn có thể ca múa được” – Đức Cha Phaolô đã tỏ lòng khâm phục khi nói về các tiết mục của “những con người đặc biệt” trong chương trình văn nghệ. Nét đặc sắc của chương trình văn nghệ chính là các tiết mục do các Trung tâm khuyết tật Tân Hương, Mái ấm Faustina Thiện Tâm, Trung tâm khuyết tật Hồng Lĩnh, Trung tâm khiếm thính Vũ Đăng Khoa, Mái ấm mồ côi Lâm Bích dàn dựng và biểu diễn. Có thể nói, họ là những “vũ công đặc biệt” khi trên thân thể họ không được lành lặn như những vũ công khác.
Họ đặc biệt vì họ có một nghị lực thật phi thường. Em Hoàng Thị Minh 14 tuổi, dị tật bẩm sinh tê liệt 2 chân, nhưng với tất cả nghị lực và ước mơ cháy bỏng, em đã vươn lên trong học tập và cuộc sống, Suốt 8 năm qua em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Hiện tại em đang học lớp 8 trường trung học sơ sở Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Một gương mặt điển hình khác là em Phêrô Nguyễn Quốc Việt, 10 tuổi, học sinh lớp 5 trường tiểu học Kim Lũ I, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Em đã bị nghiền nát 2 chân và chấn thương sọ não trong một tai nạn tàu hỏa. Em đã được điều trị, được đi học và đã trở thành một học sinh gương mẫu trong học tập cũng như đời sống.
Đó là 2 trong rất nhiều gương mặt điển hình đã vượt qua hoàn cảnh và số phận kém may mắn để vươn lên trong học tập và cuộc sống, đã được Ban tổ chức nêu gương và dành tặng những phần quà đặc biệt.
Họ còn đặc biệt vì dù khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, nhưng họ đã phục vụ Thánh lễ dành riêng cho mình một cách trang nghiêm và sốt sắng. Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt đã được Đức cha Phaolô chủ tế, cùng sự đồng tế của đông đảo các cha trong Giáo phận.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, một lần nữa, Đức cha Phaolô nhấn mạnh đến sự hiện diện của Chúa, Ngài nói: “Ngoài sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể, sau lời truyền phép của Linh mục, Chúa còn hiện diện cách đặc biệt nơi những ‘người bé mọn.’ Chúa đang mời gọi chúng ta khám phá sự hiện diện đó nơi những người thân yêu, nhất là nơi những người kém may mắn... Vì tất cả đều là hình ảnh của Chúa. Xin Chúa chúc lành cho các em khuyết tật, cho bố mẹ và những người đang giúp đỡ các em, cho trung tâm đang nuôi dạy các em.”
Lễ hội đã để lại nhiều cảm xúc khó phai trong lòng những người tham dự. Hình ảnh Đức cha Phaolô đến với từng người khuyết tật để chào và hỏi thăm sức khỏe; một ông lão đã nắm chặt tay Đức cha và khóc trong niềm vui sướng khi nhận được sự quan tâm của ngài... Tất cả đã tạo nên niềm xúc động lớn nơi những người hiện diện.
Hình ảnh của vị linh mục thân quen đối với những ai đã từng đến với Linh địa thánh Antôn Trại Gáo, đó là cha quản xứ Mỹ Yên - Antôn Nguyễn Đình Thăng. Ngài cùng với bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã hi sinh rất nhiều công sức và thời gian để chuẩn bị cho Lễ hội này.
Còn hình ảnh của các thiện nguyện viên gồm các giáo dân, các chủng sinh, tu sỹ đã giúp đỡ những người khuyết tật đi lại, tìm chỗ ngồi hoặc bất cứ việc gì.
Và còn hình ảnh những người âm thầm giúp đỡ cho Lễ hội, họ là những “mạnh thường quân” đã rộng tay đóng góp phần lớn kinh phí cho Lễ hội. Không chỉ giúp đỡ vật chất, họ còn đến phục vụ, đồng hành và hiệp dâng Thánh lễ với những người khuyết tật.
Không mặc cảm, nhưng luôn biết vượt lên trên số phận, những người khuyết tật luôn nhận ra “sự đặc biệt” nơi họ như là tình thương mà Thiên Chúa ban tặng, như lời của một đại diện những người khuyết tật cảm ơn Ban tổ chức: “Chúng con có thể tự hào mà nói lên rằng, trong tình yêu của Chúa, chúng con tàn nhưng không phế”. Ước mong tinh thần đó, nghị lực đó sẽ luôn mãi hiện diện và cháy mãi nơi những người khuyết tật.
Lễ hội kết thúc sau bữa cơm thân mật đầy tình huynh đệ. Tuy anh chị em khuyết tật gặp những khó khăn trong việc ăn uống, nhưng qua chính những khó khăn đó mà những người khác đã có cơ hội được giúp đỡ anh chị em.
Một Lễ hội chan hòa tình thương của Chúa và ấm áp tình yêu con người đã khép lại để chờ mong Lễ hội lần tới, như lời Đức cha Phaolô: “Ước mong chúng ta sẽ gặp lại tại Lễ hội người khuyết tật lần thứ IV vào năm 2015”.
Lễ hội người khuyết tật giáo phận Vinh lần thứ III có 57 đơn vị tham gia, gồm hội người khuyết tật của một số giáo xứ lân cận TGM, các Trung tâm nuôi dưỡng và giúp đỡ người khuyết tật, các mái ấm tình thương như Vũ Đăng Khoa, Lâm Bích, Thiện Tâm… Theo thống kê năm 2014 của Ban Bác ái - Xã hội giáo phận Vinh, tổng số người khuyết tật trong Giáo phận hiện nay lên đến hơn 9 ngàn người.
Jos. Trọng Tấn
Thánh Lễ cầu nguyện cho Các Linh Hồn tháng 11 tại Sydney
Diệp Hải Dung
17:13 17/11/2014
Tối thứ Hai 17/11/2014 các anh chị em thành viên trong Phong Trào Lòng Chúa Thương TGP Sydney và các giáo dân đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các Linh Hồn trong tháng 11.
Hình ảnh
Mọi người cùng dâng giờ kinh nguyện Lòng Chúa Thương Xót và sau đó Thánh lễ do Cha Linh hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết, Đức Ông Đaminh Đỗ Văn Đĩnh và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng, Cha Nguyễn Văn Tuyết nói Tháng 11 là mùa Xuân của các Linh Hồn nơi luyện tội chắc chắn đang chờ những lời cầu nguyện của chúng ta dành cho họ… và Thánh nữ Faustina đã tâm sự: “Tôi bị thiêu đốt trong lòng bằng lửa yêu mến Chúa và muốn cứu các Linh hồn. Tôi sẽ chiến đấu với ma quỷ bằng Vũ khí Lòng Chúa Thương Xót. Tôi làm điều này bằng cách cầu nguyện và hy sinh..” (Nk.754) Thánh lễ hôm nay chúng ta xin Chúa giúp để được can đảm chịu đau khổ để hiệp thông với Chúa, để cứu các Linh hồn và để đền tội của chúng ta. Xin Máu và Nước từ Thánh Tâm Chúa tẩy rửa và cho các Linh hồn được sớm hưởng Tôn Nhan Chúa..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Nguyễn Văn Đáng Phó Nội Vụ Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết, Đức Ông Đỗ Văn Đĩnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch, và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các Linh hồn trong tháng 11 này. Đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đã tạo cơ hội thuận tiện cho Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP tổ chức Thánh lễ hôm nay. Nguyện xin Lòng Chúa Thương Xót ban đầy ơn lành cho tất cả mọi người.
Hình ảnh
Mọi người cùng dâng giờ kinh nguyện Lòng Chúa Thương Xót và sau đó Thánh lễ do Cha Linh hướng FX. Nguyễn Văn Tuyết, Đức Ông Đaminh Đỗ Văn Đĩnh và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng, Cha Nguyễn Văn Tuyết nói Tháng 11 là mùa Xuân của các Linh Hồn nơi luyện tội chắc chắn đang chờ những lời cầu nguyện của chúng ta dành cho họ… và Thánh nữ Faustina đã tâm sự: “Tôi bị thiêu đốt trong lòng bằng lửa yêu mến Chúa và muốn cứu các Linh hồn. Tôi sẽ chiến đấu với ma quỷ bằng Vũ khí Lòng Chúa Thương Xót. Tôi làm điều này bằng cách cầu nguyện và hy sinh..” (Nk.754) Thánh lễ hôm nay chúng ta xin Chúa giúp để được can đảm chịu đau khổ để hiệp thông với Chúa, để cứu các Linh hồn và để đền tội của chúng ta. Xin Máu và Nước từ Thánh Tâm Chúa tẩy rửa và cho các Linh hồn được sớm hưởng Tôn Nhan Chúa..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Nguyễn Văn Đáng Phó Nội Vụ Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn Cha Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết, Đức Ông Đỗ Văn Đĩnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch, và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các Linh hồn trong tháng 11 này. Đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta đã tạo cơ hội thuận tiện cho Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP tổ chức Thánh lễ hôm nay. Nguyện xin Lòng Chúa Thương Xót ban đầy ơn lành cho tất cả mọi người.
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Nhóm Mầm Ơn Gọi gặp gỡ giao lưu
Hằng Nga
17:28 17/11/2014
Ngày 16/11/2014, cả Giáo Hội hợp hoan Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tại Giáo hạt Thuận Nghĩa, niềm vui ấy càng được nhân lên gấp bội khi mà đó cũng chính là thời khắc gặp gỡ giao lưu của các bạn trong nhóm “Mầm Ơn Gọi” Giáo hạt.
Hìnha 3nh
Chương trình giao lưu gặp gỡ với chủ đề “hãy theo Thầy”, diễn ra trong khoàng thời gian từ: 7h00-17h00 ngày 16/11/2014.
Đúng 7h00 sáng, gần 300 em “mầm non ơn gọi” thuộc các Giáo xứ trong toàn Giáo hạt đã có mặt đầy đủ tại Quảng trường Vũ Đăng Khoa (nơi diễn ra chương trình gặp gỡ giao lưu) để cùng nhau khởi động với những bài hát, băng reo, trò chơi cùng những bài múa cử điệu hết sức sôi động và ý nghĩa.
Đến 8h00 buổi gặp gỡ giao lưu chính thức được khai mạc. Mở đầu chương trình cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đã gặp gỡ và trao đổi với các em về vấn đề ơn gọi. Trong bài huấn từ, sau khi bày tỏ niềm vui mừng và hoan nghênh sự có mặt của các em đến từ các giáo xứ, Ngài giúp các em hiểu rõ hơn: “tu là gì?”, “làm sao để nhận biết Chúa có muốn mình đi tu hay không?”. Ngài cũng nêu lên các việc cần thiết mà các em dự tu cần phải tập sống như: sự hy sinh phục vụ trong các hội đoàn giáo xứ, tinh thần liên đới giúp đỡ sẻ chia, các việc làm từ thiện bác ái…Những nũ cười rạng rỡ hiện lên trên khuôn mặt vui tươi của các bạn hứa hẹn một ngày gặp gỡ tốt đẹp và đầy yêu thương.
Sau khi nghe lời huấn từ của cha quản hạt, các em bắt đầu bước vào chương trình giao lưu. Đáng chú ý nhất trong buổi sáng là trò chơi lớn: “đi tìm mật thư”. Có thể nói những cơn mưa bất chợt đã cuốn trôi đi những lo toan của cuộc sống đời thường, điều còn lại nơi các em chỉ là sự ngây thơ và một tâm hồn trong sáng của tuổi trẻ. Những “trạm gác” khắt khe, cùng những “ông trạm trưởng” khó tính nhưng hài hước, phần nào tập cho các em tinh thần hy sinh cũng như sự dẫn thân, lòng nhiệt huyết.
Thấm mệt sau hơn 3 tiếng đồng hồ vật lộn với trò chơi, đúng 12h30 các em được quây quần bên nhau trong bữa ăn thân mật dưới sự giúp đỡ của ban hậu cần-hội hiền mẫu giáo họ Thuận Nghĩa. Sau đó, các em được nghỉ trưa theo từng Giáo xứ, tại vị trí đã được quy định.
14h00 chiều, các em lại cùng nhau tụ họp dưới ngôi nhà tạm của Giáo xứ Thuận Nghĩa để bắt đầu cuộc hành trình “tiến về Đất Thánh”. Thông qua việc bắt thăm và thuyết trình về đề tài “tu trì”, các bạn đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất ngây thơ về những niềm vui, nỗi buồn, những lo âu, cũng như những điều “mơ hổ” của mình về ơn gọi mà mình đang theo đuổi.
Kết thúc chương trình giao lưu gặp gỡ và cũng là điều đặc biệt nhất đó là thánh lễ đồng tế diễn ra một cách trang nghiêm, sốt sắng do cha xứ Thanh Xuân (đặc trách nhóm mầm ơn gọi) chủ tế, cùng hai cha đồng tế và sự hợp ý của toàn thể cộng đoàn. Trong bài giảng lễ, cha đặc trách nhóm mầm ơn gọi Fx. Phan Văn Quyền đã nêu lên những chứng tích, lòng anh dũng và tinh thần hy sinh của các vị thánh tử đạo Việt Nam. Từ đó, Ngài nhận định rằng: các bạn trong nhóm mầm ơn gọi của Giáo hạt Thuận Nghĩa đã và đang là những “vị tử đạo”, các bạn đã biết từ bỏ những cuộc chơi vô bổ, những bữa tiệc, những đua đòi của tuổi trẻ...để sống tốt hơn. Và hôm nay, không kể trời mưa, gió rét, không quản ngại đường sá xa xôi, có nhiều bạn đã dùng phương tiện xe đạp để cố gắng tới tham dự ngày gặp gỡ giao lưu này, đó đó là một hy sinh rất lớn. Đồng thời, Ngài cũng mời gọi các em phải biết đem tinh thần đó về với gia đình, ra nhà trường và toàn xã hội để “làm chứng” cho Chúa Ki tô.
Sau thánh lễ, đại diện nhóm mầm ơn gọi đã bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc tới quý Cha, quý Thầy, cùng quý Seour và toàn thể cộng đoàn đã luôn giúp đỡ, khích lệ, động viên cũng như đồng hành với các em trên bước đường tìm hiểu ơn gọi của mình. Không gian hôm nay tràn ngập tình Chúa tình người.
Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc gặp gỡ nhóm Mần Ơn Gọi của các giáo xứ trong giáo hạt nhưng nó đã gây ra một tiếng vang lớn. Cuộc gặp gỡ đã giúp các bạn nối kết vòng tay yêu thương, thắp lên tình huynh đệ và nhìn nhận đúng đắn hơn về ơn gọi của mình. “Em không biết nói gì nhưng em không muốn khoảnh khắc này qua đi”, một em thuộc nhóm mầm ơn gọi giáo xứ Mành Sơn thổ lộ.
Cuộc gặp gỡ giao lưu qua đi nhưng dư âm của nó vẫn còn mãi. Ước gì tình yêu của Đức Kitô trở thành ngọn nến sáng soi dẫn, chỉ lối các em trên bước đường ơn gọi của mình và nếu Chúa muốn các em sẽ trở thành những nữ tu, linh mục…trên cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội trong tương lai.
Hìnha 3nh
Chương trình giao lưu gặp gỡ với chủ đề “hãy theo Thầy”, diễn ra trong khoàng thời gian từ: 7h00-17h00 ngày 16/11/2014.
Đúng 7h00 sáng, gần 300 em “mầm non ơn gọi” thuộc các Giáo xứ trong toàn Giáo hạt đã có mặt đầy đủ tại Quảng trường Vũ Đăng Khoa (nơi diễn ra chương trình gặp gỡ giao lưu) để cùng nhau khởi động với những bài hát, băng reo, trò chơi cùng những bài múa cử điệu hết sức sôi động và ý nghĩa.
Đến 8h00 buổi gặp gỡ giao lưu chính thức được khai mạc. Mở đầu chương trình cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đã gặp gỡ và trao đổi với các em về vấn đề ơn gọi. Trong bài huấn từ, sau khi bày tỏ niềm vui mừng và hoan nghênh sự có mặt của các em đến từ các giáo xứ, Ngài giúp các em hiểu rõ hơn: “tu là gì?”, “làm sao để nhận biết Chúa có muốn mình đi tu hay không?”. Ngài cũng nêu lên các việc cần thiết mà các em dự tu cần phải tập sống như: sự hy sinh phục vụ trong các hội đoàn giáo xứ, tinh thần liên đới giúp đỡ sẻ chia, các việc làm từ thiện bác ái…Những nũ cười rạng rỡ hiện lên trên khuôn mặt vui tươi của các bạn hứa hẹn một ngày gặp gỡ tốt đẹp và đầy yêu thương.
Sau khi nghe lời huấn từ của cha quản hạt, các em bắt đầu bước vào chương trình giao lưu. Đáng chú ý nhất trong buổi sáng là trò chơi lớn: “đi tìm mật thư”. Có thể nói những cơn mưa bất chợt đã cuốn trôi đi những lo toan của cuộc sống đời thường, điều còn lại nơi các em chỉ là sự ngây thơ và một tâm hồn trong sáng của tuổi trẻ. Những “trạm gác” khắt khe, cùng những “ông trạm trưởng” khó tính nhưng hài hước, phần nào tập cho các em tinh thần hy sinh cũng như sự dẫn thân, lòng nhiệt huyết.
Thấm mệt sau hơn 3 tiếng đồng hồ vật lộn với trò chơi, đúng 12h30 các em được quây quần bên nhau trong bữa ăn thân mật dưới sự giúp đỡ của ban hậu cần-hội hiền mẫu giáo họ Thuận Nghĩa. Sau đó, các em được nghỉ trưa theo từng Giáo xứ, tại vị trí đã được quy định.
14h00 chiều, các em lại cùng nhau tụ họp dưới ngôi nhà tạm của Giáo xứ Thuận Nghĩa để bắt đầu cuộc hành trình “tiến về Đất Thánh”. Thông qua việc bắt thăm và thuyết trình về đề tài “tu trì”, các bạn đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất ngây thơ về những niềm vui, nỗi buồn, những lo âu, cũng như những điều “mơ hổ” của mình về ơn gọi mà mình đang theo đuổi.
Kết thúc chương trình giao lưu gặp gỡ và cũng là điều đặc biệt nhất đó là thánh lễ đồng tế diễn ra một cách trang nghiêm, sốt sắng do cha xứ Thanh Xuân (đặc trách nhóm mầm ơn gọi) chủ tế, cùng hai cha đồng tế và sự hợp ý của toàn thể cộng đoàn. Trong bài giảng lễ, cha đặc trách nhóm mầm ơn gọi Fx. Phan Văn Quyền đã nêu lên những chứng tích, lòng anh dũng và tinh thần hy sinh của các vị thánh tử đạo Việt Nam. Từ đó, Ngài nhận định rằng: các bạn trong nhóm mầm ơn gọi của Giáo hạt Thuận Nghĩa đã và đang là những “vị tử đạo”, các bạn đã biết từ bỏ những cuộc chơi vô bổ, những bữa tiệc, những đua đòi của tuổi trẻ...để sống tốt hơn. Và hôm nay, không kể trời mưa, gió rét, không quản ngại đường sá xa xôi, có nhiều bạn đã dùng phương tiện xe đạp để cố gắng tới tham dự ngày gặp gỡ giao lưu này, đó đó là một hy sinh rất lớn. Đồng thời, Ngài cũng mời gọi các em phải biết đem tinh thần đó về với gia đình, ra nhà trường và toàn xã hội để “làm chứng” cho Chúa Ki tô.
Sau thánh lễ, đại diện nhóm mầm ơn gọi đã bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc tới quý Cha, quý Thầy, cùng quý Seour và toàn thể cộng đoàn đã luôn giúp đỡ, khích lệ, động viên cũng như đồng hành với các em trên bước đường tìm hiểu ơn gọi của mình. Không gian hôm nay tràn ngập tình Chúa tình người.
Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc gặp gỡ nhóm Mần Ơn Gọi của các giáo xứ trong giáo hạt nhưng nó đã gây ra một tiếng vang lớn. Cuộc gặp gỡ đã giúp các bạn nối kết vòng tay yêu thương, thắp lên tình huynh đệ và nhìn nhận đúng đắn hơn về ơn gọi của mình. “Em không biết nói gì nhưng em không muốn khoảnh khắc này qua đi”, một em thuộc nhóm mầm ơn gọi giáo xứ Mành Sơn thổ lộ.
Cuộc gặp gỡ giao lưu qua đi nhưng dư âm của nó vẫn còn mãi. Ước gì tình yêu của Đức Kitô trở thành ngọn nến sáng soi dẫn, chỉ lối các em trên bước đường ơn gọi của mình và nếu Chúa muốn các em sẽ trở thành những nữ tu, linh mục…trên cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội trong tương lai.
Hình ảnh Mừng lễ Sắc tộc tại TGP Los Angeles
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đàn ông và đàn bà: khác nhau và bổ túc cho nhau
Vũ Văn An
03:33 17/11/2014
Hai bài trước, chúng tôi đã lược qua diễn biến lịch sử của ý niệm bổ túc nam nữ, mà đỉnh cao là các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, nhân dịp Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tổ chức hội luận liên tôn về chủ đề này. Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh tổ chức hội luận về chủ đề bổ túc nam nữ; năm 2004, Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân đã từng tổ chức một buổi hội thảo về chủ đề này rồi. Điều này chứng tỏ Giáo Hội hết sức quan tâm tới nguyên tắc nền tảng này, không có nó, hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà trở thành vô nghĩa, không cần thiết. Trong bầu khí sôi động hiện nay, nhất là sau khi, tại THĐ hồi tháng Mười, một số người ráng đưa ra chủ trương nhằm làm mờ nhạt tính bổ túc này với mưu toan muốn “chào đón” luôn những cuộc kết hợp đồng tính, thì việc duyệt lại nó quả là một việc hợp thời và cần kíp. Trong bài này, để biết rõ hơn diễn biến của ý niệm bổ túc nam nữ trong Giáo Hội Công Giáo, xin trình bày thêm các nhận định của một số vị tham dự kỳ hội thảo 2004, với chủ đề: Đàn Ông và Đàn Bà, Tính Đa Dạng và Tính Bổ Túc Hỗ Tương.
1. Đức TGM Stanislaw Rylko, Chủ Tịch HĐGH về Giáo Dân
Đức TGM cho rằng: nền văn hóa hiện thời đang thách thức những khía cạnh có tính sinh tử nhất của nhân sinh, một cách sâu xa đến nỗi đang lật ngược lại cái hiểu của ta về bản tính con người, và đặc biệt về bản sắc tính dục của họ và mối tương quan giữa các giới tính. Việc bóp méo này nhất định gây ảnh hưởng tới tương lai nhân loại. Trong bầu khí “duy đa tính dục” (pansexualism) hung hãn hiện nay, với những hậu quả thảm hại của nó, nền văn hóa hiện thời đang đề xuất và đang áp đặt nhiều mô thức cho bản sắc tính dục và mối tương quan giữa các giới tính, những mô thức không những chỉ phiến diện và có tính giản lược, mà thường còn méo mó và tự huỷ hoại nữa.
Cuộc hội thảo hai ngày về “Đàn bà và đàn ông: tính đa dạng và tính bổ tức hỗ tương” được HĐGH về Giáo Dân tổ chức tại Vatican trong các ngày 30-31 tháng Giêng năm 2004 đã xem xét môi trường văn hóa này trong một cuộc tranh luận thấu đáo về bản chất của bản sắc tính dục nơi con người nhân bản và mối tương quan giữa người đàn ông và người đàn bà… Việc thường xuyên duyệt xét vấn đề này của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân là để đáp đứng đòi hòi cấp bách phải học hỏi sâu xa vấn đề này hơn nữa, một đòi hỏi đã được nêu ra trong Tông Huấn Christifideles Laici; trong văn kiện này, Đức GH nói rằng “điều kiện để đảm bảo chỗ đứng chính đáng của người đàn bà trong Giáo Hội và trong xã hội là phải đào sâu hơn nữa và xem xét chính xác nền tảng nhân học của nam tính và nữ tính với ý hướng làm sáng tỏ bản sắc có tính bản vị của người đàn bà trong tương quan với người đàn ông, nghĩa là, đa dạng nhưng bổ túc cho nhau, không những trong các vai trò phải đóng và các chức năng phải thực hiện, mà còn trong cả cơ cấu và ý nghĩa của con người nàng nữa.
“Các nghị phụ THĐ từng cảm nhận đòi hỏi trên một cách sâu xa, nên đã chủ trương rằng ‘các nền tảng nhân học và thần học để giải quyết các vấn đề liên quan tới ý nghĩa và phẩm giá đích thực của mỗi người đòi phải được nghiên cứu sâu sắc hơn nữa’”. Đoạn trích dẫn từ tông huấn này cho ta thấy một phương pháp học quan trọng cần được đánh giá cao. Vì chỉ nhờ dựa vào các nền tảng nhân học và thần học vững chắc, ta mới nắm vững được một cách trọn vẹn ý nghĩa của việc làm đàn bà hay làm đàn ông và phẩm gía từ ý nghĩa này phát sinh ra. Do đó, ta phải bắt đầu từ gốc rễ, từ chính cơ cấu của con người nhân bản, một con người không bao giờ hiện hữu như một hữu thể trung tính, mà luôn hiện hữu như một hữu thể có giới tính.
Đức GH Gioan Phaolô II từng viết rằng “chức phận đàn bà và chức phận đàn ông bổ túc cho nhau không chỉ theo quan điểm thể lý và tâm lý, mà còn theo quan điểm hữu thể học nữa. Chỉ nhờ nhị nguyên tính ‘nam’ và ‘nữ’ mà ‘con người nhân bản’ tự thể hiện được mình cách đầy đủ”. Ở đây, Đức Gioan Phaolô II không nói một cách trừu tượng, nhưng khẳng định một thực tại mang nhiều hệ lụy sâu xa và rất thực đối với cuộc sống mọi người. Người ta rất đúng khi cho rằng ta sinh ra là nam là nữ, nhưng đã trở thành đàn ông đàn bà. Như thế, làm cách nào giúp người đương thời cảm nhận được thực tại này cách trọn vẹn, có trách nhiệm và trưởng thành? Đó là thách thức ta phải sẵn sàng đương đầu.
Cuộc hội thảo lần này nhằm đưa ra một suy tư sâu rộng trong bối cảnh có nhiều biến đổi về văn hóa và xã hội. Chính vì thế phần đầu của cuộc hội thảo dành cho việc phân tích các khía cạnh văn hóa và nhân bản, nhất là các thay đổi đang diễn ra trong phong tục và luân lý. Mục đích là để lược duyệt và cố gắng hiểu được hướng đi của mọi người nam nữ ở buổi đầu của tân thiên niên kỷ này. Các tham luận nhấn mạnh tới các hạn chế và bất cập của những chủ trương như thuyết duy nữ chẳng hạn, một chủ trương hiện đang ở trong tình trạng dật dờ, và cho thấy nhu cầu phải tái khẳng định các nền tảng nhân học và thần học cho các bản sắc “nam” và “nữ”, và đặc biệt khảo sát các lối sống chuyên biệt theo các đặc điểm của mỗi giới tính, nhưng nhấn mạnh nhiều tới chức phận làm cha.
Vì các vấn đề về phẩm giá, tham gia vào đời sống xã hội và bình đẳng giữa các giới tính đã trở thành một phần cấu tạo ra một số chiến lược đang được thực thi trên bình diện quốc tế bởi nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có LHQ và các cơ quan của nó, cũng như khá nhiều tổ chức phi chính phủ khác, nên ta phải trình bày rõ khuôn khổ văn hóa xã hội, cẩn thận xem xét những gì đang diễn ra trong các diễn đàn hết sức quan trọng này. Ta đừng quên rằng các khuyến cáo và nghị quyết thông qua tại các hội nghị quốc tế thường trở thành khí cụ được dùng để tạo áp lực đối với các nhà lập pháp tại các nước hội viên LHQ. Chính trên bình diện này, giá trị tiếng nói của Tòa Thánh, vốn bị coi là “tiếng kêu trong sa mạc”, có thể được đánh giá, chứ không phải là tiếng nói cần dập tắt. Tất cả các vấn đề này được bàn ở phần hai của cuộc hội thảo. Các tham luận đặc biệt nhấn mạnh tới cách thế đánh phá hệ thống giá trị cổ truyền của các hội nghị do LHQ tổ chức trong thập niên 1990, nhất là tại Cairo năm 1994 và tại Bắc Kinh năm 1995. Cách thế này dựa vào ý niệm cho rằng mọi sự đều được cấu tạo hay phá hủy là tùy theo các giá trị đang thịnh hành vào một lúc nào đó trong lịch sử, nên họ đã đưa ra nhiều chiến lược nhằm tạo ra thứ triết lý sống mới có tính quốc tế dựa trên chủ nghĩa duy cá nhân, một chủ nghĩa khiến người ta khó có thể đưa ra được một phán đoán khách quan nào về quyền lợi và trách nhiệm của con người đối với chính mình và đối với người khác.
Phần thứ ba, và là phần chính, của cuộc hội thảo dành cho việc nghiên cứu huấn quyền của Giáo Hội liên quan tới tính đơn nhất hai mặt của con người nhân bản. Maria Teresa Garutti Bellenzier, chủ tịch Hiệp Hội Văn Hóa “Progetta Donna” và Đức Cha Carlo Caffarra, TGM Bologna, trình bày các suy tư với đầy đủ tài liệu về vai trò của phụ nữ trong lịch sử cứu rỗi, nhằm đưa ra các sự thật sâu sắc nhất về nữ tính.
Cũng nên biết các tham luận của cuộc hội thảo đã được in thành sách với tựa đề bằng tiếng Anh là “Men and Women: Diversity and Mutual Complementarity, Seminar, 30-31 January 2004” (Đàn Ông và Đàn Bà: Tính Đa Dạng và Tính Bổ Túc Hỗ Tương, Hội Thảo, 30-31 Tháng Giêng 2004).
Sau đây là tóm lược hai tham luận tiêu biểu tại kỳ hội thảo vừa nói
2. Tham luận của Garutti Bellenzier
Garutti Bellenzier cho thấy giáo huấn của Giáo Hội về bản sắc đàn ông và bản sắc đàn bà đã khai triển ra sao trong Giáo Hội. Bà xem xét bản sắc của họ trong (i) kế hoạch Thiên Chúa dành cho tạo dựng, (ii) “lối giải thích truyền thống”, (iii) “giáo lý của Đức Gioan Phaolô II”, và (iv) “giáo huấn hiện thời”. Tất cả các lối giải thích này đều bắt nguồn từ “các trình thuật tạo dựng” trong các chương 1-3 của Sách Sáng Thế (chương 1 và 2 nói về việc tạo dựng người đàn ông và người đàn bà; chương 3 nói về việc họ sa ngã). Tất cả các lối giải thích truyền thống đều dựa trên lối giải thích của Thánh Phaolô về các bản văn Thánh Kinh này.
Nhắc tới “lối giải thích truyền thống”, Garutti-Bellenzier nhấn mạnh rằng trình thuật tạo dựng thứ hai (St 2:7, 15-24) ảnh hưởng tới việc hình thành ra nền nhân thần học trong giáo huấn của Giáo Hội. Trong 1Cor. 11:7-10), Thánh Phaolô “minh nhiên quả quyết rằng người đàn ông được dựng nên giống hình ảnh và vì vinh quang Thiên Chúa, trong khi người đàn bà dược dựng nên giống hình ảnh người đàn ông, phát xuất từ chàng và được dựng nên vì chàng”. Dù một số Giáo Phụ nhận rằng người đàn bà được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nhưng các ngài coi việc này có ý nói tới linh hồn thuần lý và thiêng liêng, chứ không nói tới giới tính, vì dị biệt giới tính thuộc lãnh vực thân xác. Nói chung, ý tưởng trổi vượt nơi các ngài vẫn là bác bỏ bản chất giống Thiên Chúa (theomorphic) của người đàn bà, người mà các ngài coi như buộc phải tùng phục chồng (xem Eph 5:22-24; 1Tm 2:11-15). Hơn nữa, các giáo phụ còn coi Evà như là nguyên mẫu của sự yếu đuối nữ giới và của việc dễ bị cám dỗ, trong khi Ađam được coi như người phạm tội để làm vui lòng vợ. Các giáo phụ cũng cho rằng người đàn ông cao trọng hơn người đàn bà trong việc sinh sản vì là tác nhân tích cực của nó, và tội lỗi truyền tới con cháu qua dòng giống (seed) của ông. Trong căn bản, truyền thống giáo phụ này sau đó đã trở thành truyền thống của kinh viện. Thánh Tôma Aquinô cho hay sự trợ lực duy nhất của người đàn bà đối với người đàn ông là sinh sản, còn đối với mọi nhu cầu khác, một người đàn ông khác sẽ là một trợ lực tốt hơn, mặc dù cùng đích của nàng cũng là để kết hợp với Thiên Chúa trong cõi vĩnh phúc, y hệt như chàng (xem Summa Theologiae, 1, 92,1 và 1, 98, 2).
Garutti Bellenzier nhận định rằng lối giải thích trên không được phát biểu trong bất cứ tuyên bố minh nhiên nào của huấn quyền nhưng được phát biểu qua các thực hành trong Giáo Hội. Sau đó, bà chứng minh rằng các bài giáo lý thứ Tư hàng tuần của Đức Gioan Phaolô II về các trình thuật tạo dựng trong St 1-2 (“thần học thân xác”) đã đưa ra một lối giải thích rất khác với lối giải thích “truyền thống” trên.
Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới bản chất “thần học” của trình thuật thứ nhất, theo đó, cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều được dựng nên giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Rồi ngài tập chú vào trình thuật thứ hai, một trình thuật, trước hết, có tính chủ quan (nghĩa là nói về các chủ thể hay bản vị) và có tính tâm lý học. Ngài lý luận rằng sự cô đơn của người đàn ông là một vấn đề nhân học căn bản, phát sinh từ chính bản tính của họ. Ngài gọi sự cô đơn này là sự cô đơn nguyên thủy của người đàn ông qua đó, họ hiểu ra rằng chính vì thân xác mình, họ “đơn độc” trước Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II quả quyết rằng “đàn ông” chỉ ra khỏi nỗi cô đơn này với việc dựng nên người đàn bà: chính “nhờ sáng kiến sáng tạo của Thiên Chúa [mà] người đàn ông cô đơn [đã xuất hiện] trong tính hợp nhất kép của chàng như là nam và nữ… Bằng cách này, ý nghĩa của sự hợp nhất nguyên thủy của người đàn ông, nhờ nam tính và nữ tính, đã được phát biểu như một cuộc thắng vượt sự cô đơn và khám phá ra mối tương quan thích đáng với con người và do đó như một mở cửa chờ mong sự hiệp thông các ngôi vị”. Chính trong sự hiệp thông này “con người trở thành hình ảnh của Thiên Chúa”.
Như thế, trình thuật thứ hai được coi như một chuẩn bị để ta hiểu ý niệm Ba Ngôi của hình ảnh Thiên Chúa. Vì Ađam nhìn nhận Evà là “xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi”, nên tính đồng nhất (homogeneity) như những ngôi vị của họ đã được nhấn mạnh, nhưng tính đồng nhất này bao gồm cả thân xác và tính dục, vốn cấu thành hữu thể họ như những ngôi vị. Hơn nữa, vì cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều cảm thấy xấu hổ vì sự trần truồng của mình sau khi sa ngã, nên điều này cho thấy cả hai đều là nguyên nhân gây ra sự sa ngã của họ khiến họ ra xa lạ với Thiên Chúa và với nhau. Lối giải thích của Đức Gioan Phaolô II về các bản văn then chốt này chắc chắn khác với lối “giải thích cổ truyền”.
Liên quan tới việc người đàn ông thống trị tạo dựng (và thống trị người đàn bà) cũng như nhiệm vụ của nàng phải tùng phục chàng, trong Mulieris Dignitatem, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng “cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều là những hữu thể nhân bản theo cùng một mức độ như nhau, cả hai đều được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa” … và cả hai đều được ủy thác việc thống trị thế giới (MD số 6). Cả hai được kêu gọi sống trong hiệp thông yêu thương, phản ảnh sự hiệp thông yêu thương nơi Thiên Chúa, qua đó, Ba Ngôi yêu thương nhau trong mầu nhiệm sự sống thần linh (Xem MD, các số 7-8).
Sau đó, diễn giả trình bày “giáo huấn hiện thời”, nhấn mạnh rằng: vì bắt nguồn từ Gaudium et Spes và Đức Gioan Phaolô II, giáo huấn này không phải là một thích ứng thiếu phê phán đối với nền văn hóa hiện thời mà là một sự “trung thành tuyệt đối đối với Mạc Khải, mà ngày nay càng ngày càng được hiểu thấu đáo hơn vì Chúa Thánh Thần cũng mạc khải các kế hoạch của Thiên Chúa qua ý thức nhân bản và các biến cố lịch sử. Cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều chịu trách nhiệm như nhau về sự sa ngã, người đàn bà hoàn toàn bình đẳng với người đàn ông và cả hai phải tùng phục lẫn nhau”.
Sau đó tới phần nói về tính dục và hôn nhân. Ở đây, diễn giả sử dụng bản văn lấy từ Gaudium et Spes số 49, giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về “thần học thân xác” và các văn kiện như Tập Hướng Dẫn Giáo Dục về Tình Yêu Con Người của Thánh Bộ Giáo Dục và Tập Tính Dục Con Người: Sự Thật Và Ý Nghĩa của HĐGH về Gia Đình để minh chứng rằng ngày nay, tính dục con người đã được đánh giá tích cực ra sao như là thành phần cấu tạo ra việc hiện hữu như những con người nhân bản. Diễn giả cho thấy giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris Consortio 25-29 có liên hệ ra sao với mối tương quan đàn ông – đàn bà, vì giáo huấn này nhấn mạnh rằng “sự mẫn cảm của phụ nữ đối với những gì là nhân bản” chính là “đặc điểm của nữ tính nơi họ” và trong Familiaris Consortio 24, ngài đã kêu gọi ra sao việc người ta phải ý thức được rằng trong hôn nhân, có sự “tùng phục lẫn nhau giữa các người phối ngẫu vì lòng tôn kính đối với Chúa Kitô, chứ không phải chỉ là sự tùng phục của nguời vợ đối với người chồng”.
Tiếp theo là phần diễn giả nói đến sự hiện diện và vai trò của người đàn bà trong Giáo Hội. Thời Giáo Hội sơ khai, vẫn đã có việc phụ nữ hợp tác với nam giới về nhiều phương diện (tiếp rước, phục vụ người bệnh, tham dự phụng vụ và truyền bá Tin Mừng)… Tuy nhiên, thời đó, còn có hai hiện tượng khá quan trọng nữa về căn tính phụ nữ trong Giáo Hội, đó là phúc tử đạo và phong trào đơn tu nữ giới.
Vấn đề hiện đang được tranh luận sôi nổi, là vấn đề bản chất của thừa tác vụ phó tế do phụ nữ đảm nhiệm thời Giáo Hội sơ khai. Tuy nhiên, mới gần đây, người ta còn cho rằng phụ nữ cũng có thể được làm linh mục; vấn đề này, trong nhiều thế kỷ trước, không ai dám nghĩ tới, một phần vì lối “hiểu truyền thống” đối với căn tính người đàn bà như trên đã mô tả. Tuy vậy, Huấn Quyền, trong các văn kiện được Đức Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố, vốn dạy rằng chỉ có nam giới mới có thể thụ phong thành sự để làm linh mục, và đã đưa ra các luận điểm bênh vực chủ trương này. Thánh Bộ GLĐT tuyên bố rằng giáo huấn này đã được đề xuất một cách vô ngộ vì đã được đưa ra bởi thẩm quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục hiệp nhất với ngài.
Garutti Bellenzier kết thúc phần đóng góp khá dài của bà bằng cách kêu gọi ta lưu ý tới các văn kiện mới đây như Christifideles Laici, Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân của Vatican II. Bà chứng minh rằng cả trong lý thuyết lẫn thực hành, phụ nữ có một vai trò nhất thiết phải đóng trong việc tham dự vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội.
3. Tham luận của Đức HY Carlo Caffarra
Đức HY Caffarra khảo sát các tiêu chuẩn, các lãnh vực có vấn đề và các vấn đề tranh luận. Trong phần các tiêu chuẩn, ngài cố gắng nhận diện “các tiêu chuẩn hướng dẫn chính và các tiêu chuẩn để phán đoán bên trong… phạm vi các vấn đề phức tạp. Những tiêu chuẩn này có thể được nhận diện nếu ta cẩn thận suy niệm lịch sử phụ nữ bên trong lịch sử cứu rỗi. Chính từ lịch sử này, ta có khả năng khám phá ra sự thật về phụ nữ: một sự thật có tính nguyên thủy, chưa bị làm cho méo mó hay chưa được hiển dung (transfigured)”.
Ngài cho rằng sự thật nguyên thủy về phụ nữ chủ yếu tìm thấy nơi trình thuật thứ hai về tạo dựng (St 2:16-25). Lối hiểu của Đức HY Caffarra về bản văn này tương tự như lối hiểu của Đức Gioan Phaolô II dù ngài không nhắc chi tới lối hiểu sau trong bản văn hay trong ghi chú của ngài. Trọng điểm của ngài muốn chứng minh rằng sự hiện hữu của người đàn bà “là cần thiết đến nỗi nhân tính của con người nhân bản chỉ có thể đạt tới sự viên mãn của nó… nhờ người đàn bà làm cho việc thiết lập ra mối hiệp thông ngôi vị thành khả hữu, giúp người đàn ông thoát khỏi sự cô đơn của chàng. Chính việc tạo dựng nên người đàn bà đã làm cho việc thiết lập ấy thành khả hữu”. Có thể tóm lược sự thật này trong hai mệnh đề căn bản sau đây: “thứ nhất: người đàn bà là một con người nhân bản bình đẳng về phẩm giá với con người nhân bản đàn ông. Thứ hai: người đàn bà là một con người khác với người đàn ông và vì sự khác nhau này người đàn ông mới thoát được sự cô đơn của mình... và sự hiệp thông các ngôi vị mới được thiết lập. … Nhân tính được tạo dựng theo hai cách, mỗi cách đều có phẩm giá ngang nhau nhưng khác nhau trong cơ cấu nội thẳm của nam tính và nữ tính”.
Sau đó, Đức HY nhấn mạnh tới việc tự do “tự hiến” của người đàn ông cho người đàn bà và của người đàn bà cho người đàn ông, chứng minh rằng bản văn Thánh Kinh cho thấy ơn gọi của con người (nam cũng như nữ) là tình yêu tự hiến; tình yêu này trở nên khả hữu nhờ sự hiện hữu của người đàn bà, “người đã được đặc biệt trao cho sứ mệnh biến việc hiệp thông các ngôi vị thành một thực tại”. Mầu nhiệm đàn bà được tỏ lộ và mạc khải qua chức phận làm mẹ, việc hợp tác “một cách độc đáo nhằm tạo nên một con người nhân bản mới”.
Việc sự thật trên bị làm ra méo mó đã được chứng thực trên hai bình diện: bình diện cơ cấu “vĩnh viễn nhân học” và bình diện lịch sử cũng như định chế hóa. Hai bình diện này đã đem lại những méo mó đầu tiên cho bản sắc phụ nữ. Về bình diện đầu, Đức HY Caffarra tương phản cách nhìn theo chủ nghĩa nhân vị chân chính, coi con người như một hữu thể có tương quan với người khác, với cách nhìn theo chủ nghĩa duy cá nhân là cái nhìn bất cần người khác. Việc làm ra méo mó về phương diện nhân học này đã biến thân xác người đàn bà thành một đồ vật để sử dụng chứ không phải là thành phần cấu tạo ra một ngôi vị cần được yêu thương; đối với thân xác người đàn ông cũng thế, dù Đức HY Caffarra không khai triển nhiều về khía cạnh này. Nó cũng bôi lọ hôn nhân, coi việc sống chung và các cuộc kết hợp đồng tính cũng có giá trị ngang hàng, thậm chí cao hơn, hôn nhân; nó hạ giá chức phận làm mẹ và chủ trương rằng “không đứa trẻ nào mình không muốn cần được sinh ra”.
Nhờ trích dẫn 1Gl 4:4: “đến thời viên mãn, Thiên Chúa sai Con Một Người xuống, sinh bởi một người đàn bà”, Đức HY quả quyết rằng: “sự thật nguyên thủy về phụ nữ đã hoàn toàn được nên trọn và hiển dung nơi Chúa Kitô. Khi nhận lấy xác phàm, Ngôi Lời muốn có được mối tương quan độc đáo, có tính nền tảng mà mọi hữu thể nhân bản đều có với phụ nữ, tức mối liên hệ giữa đứa trẻ và mẹ nó. Mỗi người trong chúng ta đều được lên khuôn bởi người đàn bà và nhân tính ta xuất hiện nhờ nàng. Điều này đúng cho cả Ngôi Lời: nhân tính Người được lên khuôn bởi Đức Maria vì Người đã được ngài sinh ra trong nhân tính ta. Do đó, ngài là ‘Theotokos’, Mẹ Thiên Chúa, đúng nghĩa. Thực vậy, Đức HY Caffarra xác tín rằng chỉ có Đức Maria “mới có khả năng giúp phụ nữ ý thức được nữ tính của họ và… là chìa khóa giải thích nó cách hoàn hảo”.
Để giải thích lý do cho xác tín trên, Đức HY tóm lược lối hiểu của giáo phụ và của thời trung cổ về mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội với mối liên hệ giữa Ađam và Evà: sự kết hợp về thân xác của hai người sau là hình tượng báo trước sự kết hợp của hai chủ thể trong một thân xác từng xác định ra biến cố cứu rỗi: “Giáo Hội, vốn là sự nên trọn hoàn toàn của điều đã được báo trước từ khởi nguyên tạo dựng: Thân Thể và Đầu, Nàng Dâu và Chàng Rể, nhân tính trở thành thần linh, và Chúa Kitô”. Đức Hồng Y nói tiếp: không phải là việc tình cờ khi Giáo Hội “thuộc ‘phái nữ’, tính Giáo Hội được mạc khải dưới hình thức nữ tính… [hơn nữa] sự hủy hoại của ta do sự hợp tác của cả Ađam lẫn Evà gây ra; Chúa Kitô và Đức Maria cũng hợp tác, nhưng theo cách thế hoàn toàn khác biệt, để đem lại ơn cứu rỗi cho ta”. Ngài lưu ý tới một bản văn của Thánh Tôma Aquinô; thánh nhân nói rằng khi Ngôi Lời thành xác phàm trong lòng Đức Maria, như thể một cuộc cử hành hôn lễ đã diễn ra giữa nhân tính và Ngôi Lời và lời ưng thuận của Đức Maria “thay mặt cho toàn bộ bản tính nhân loại” (Summa Theologiae, 3,30,1).
Rồi Đức HY trích dẫn Mulieris Dignitatem của Đức Gioan Phaolô II để cho rằng theo Đức Gioan Phaolô II, “biểu tượng thực sự của toàn bộ nhiệm thể Giáo Hội, cả đàn bà lẫn đàn ông, là người đàn bà”. Thực vậy, ngài dạy rằng: trong Giáo Hội “mọi hữu thể nhân bản, cả nam lẫn nữ, đều là ‘Nàng Dâu’ vì đều chấp nhận hồng ân tình yêu của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc, và tìm cách đáp ứng tình yêu ấy bằng việc hiến trọn con người mình” (Mulieris Dignitatem, các số 12 và 25). Đức HY, sau đó, cho thấy các Tin Mừng đã minh chứng ra sao việc Chúa Kitô qúy mến phụ nữ và dưới con mắt người cùng thời, Người “đã trở nên người cổ vũ phẩm giá đích thực của phụ nữ và ơn gọi đáp ứng lại phẩm giá này”. Đức HY, sau đó, tập chú vào cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà Samaria; “chính là với nàng, Chúa Giêsu đã mạc khải bản sắc Người trước nhất, như chưa từng mạc khải với ai trước đó, và nàng trở thành người đầu tiên tuyên xưng Tin Mừng” (xem Ga 4:18-42). Điều còn quan trọng hơn nữa là: vào buổi sáng Ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với Maria Magdalena, người, trong tư cách biểu tượng của nhân loại tội lỗi, đã được mời gọi tham dự vào sự thân mật của Chàng Rể; “Chính nơi người đàn bà tội lỗi, nay được mời gọi kết hợp với Chúa trong vinh quang này, mà sự thật sâu sắc nhất về người đàn bà đã được tái quả quyết, và sự tái quả quyết này là một biểu tượng cho nhân loại… Như thế, người đàn bà đã được cứu chuộc và hiển dung. Được cứu chuộc vì được giải thoát khỏi những gì đã làm méo mó sự thật nguyên thủy về nàng, được hiển dung vì Người đã mạc khải trọn vẹn chính yếu tính của nữ tính nơi Đức Maria, Mẹ Người”. Chính vì lý do này, Đức HY Caffarra xác tín rằng “Chỉ một mình Đức Maria mới có khả năng giúp phụ nữ ý thức được nữ tính của họ và… là chìa khóa giải thích nữ tính này cách hoàn hảo”.
Sau đó, ngài xem xét một số vấn đề gây nghi vấn. Ngài muốn nói tới các khó khăn mà tư duy Kitô Giáo gặp phải trong việc đối đầu với chủ trương tự thỏa mãn của người đàn bà. Vấn đề thứ nhất là vấn đề phương pháp học. Lối hiểu của Kitô Giáo về sự tự thoả mãn của người đàn bà không tìm cách đi đôi với “các điều kiện thay đổi của xã hội” nhưng đúng hơn là phê phán các điều kiện này theo sự thật đã được mạc khải về người đàn bà, ngay từ “buổi khởi nguyên” hay từ lúc tạo dựng ra con người có nam có nữ, và được mạc khải và hiển dung hoàn toàn nơi Chúa Kitô. Vấn đề thứ hai liên quan tới cơ cấu nhân học nơi con người nam nữ: thân xác họ là thành phần cấu tạo ra hữu thể họ như những ngôi vị chứ không như phái cá nhân chủ nghĩa quan niệm, chỉ là một dụng cụ ưu tiên mà con người tự do có quyền sử dụng ra sao tùy ý. Vấn đề thứ ba, có liên hệ mật thiết với vấn đề thứ hai, là quan điểm coi người đàn bà như mẹ và là người chào đón sự sống mới như một hồng phúc từ Thiên Chúa, ngược với quan điểm coi việc làm mẹ là một việc nhiệm ý (optional) và chỉ chào đón những đứa trẻ mình “muốn” ở đây và vào lúc này để thỏa mãn một nhu cầu nào đó mà thôi.
Trong phần kết luận, Đức HY đưa ra ba điều: thứ nhất, làm sống lại cơ cấu nhân học chân thực cho con người nhân bản, thứ hai phục hồi ý nghĩa cho thân xác con người coi nó như là thành phần cấu tạo ra cơ cấu này, và thứ ba là ý nghĩa của sinh sản.
1. Đức TGM Stanislaw Rylko, Chủ Tịch HĐGH về Giáo Dân
Đức TGM cho rằng: nền văn hóa hiện thời đang thách thức những khía cạnh có tính sinh tử nhất của nhân sinh, một cách sâu xa đến nỗi đang lật ngược lại cái hiểu của ta về bản tính con người, và đặc biệt về bản sắc tính dục của họ và mối tương quan giữa các giới tính. Việc bóp méo này nhất định gây ảnh hưởng tới tương lai nhân loại. Trong bầu khí “duy đa tính dục” (pansexualism) hung hãn hiện nay, với những hậu quả thảm hại của nó, nền văn hóa hiện thời đang đề xuất và đang áp đặt nhiều mô thức cho bản sắc tính dục và mối tương quan giữa các giới tính, những mô thức không những chỉ phiến diện và có tính giản lược, mà thường còn méo mó và tự huỷ hoại nữa.
Cuộc hội thảo hai ngày về “Đàn bà và đàn ông: tính đa dạng và tính bổ tức hỗ tương” được HĐGH về Giáo Dân tổ chức tại Vatican trong các ngày 30-31 tháng Giêng năm 2004 đã xem xét môi trường văn hóa này trong một cuộc tranh luận thấu đáo về bản chất của bản sắc tính dục nơi con người nhân bản và mối tương quan giữa người đàn ông và người đàn bà… Việc thường xuyên duyệt xét vấn đề này của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân là để đáp đứng đòi hòi cấp bách phải học hỏi sâu xa vấn đề này hơn nữa, một đòi hỏi đã được nêu ra trong Tông Huấn Christifideles Laici; trong văn kiện này, Đức GH nói rằng “điều kiện để đảm bảo chỗ đứng chính đáng của người đàn bà trong Giáo Hội và trong xã hội là phải đào sâu hơn nữa và xem xét chính xác nền tảng nhân học của nam tính và nữ tính với ý hướng làm sáng tỏ bản sắc có tính bản vị của người đàn bà trong tương quan với người đàn ông, nghĩa là, đa dạng nhưng bổ túc cho nhau, không những trong các vai trò phải đóng và các chức năng phải thực hiện, mà còn trong cả cơ cấu và ý nghĩa của con người nàng nữa.
“Các nghị phụ THĐ từng cảm nhận đòi hỏi trên một cách sâu xa, nên đã chủ trương rằng ‘các nền tảng nhân học và thần học để giải quyết các vấn đề liên quan tới ý nghĩa và phẩm giá đích thực của mỗi người đòi phải được nghiên cứu sâu sắc hơn nữa’”. Đoạn trích dẫn từ tông huấn này cho ta thấy một phương pháp học quan trọng cần được đánh giá cao. Vì chỉ nhờ dựa vào các nền tảng nhân học và thần học vững chắc, ta mới nắm vững được một cách trọn vẹn ý nghĩa của việc làm đàn bà hay làm đàn ông và phẩm gía từ ý nghĩa này phát sinh ra. Do đó, ta phải bắt đầu từ gốc rễ, từ chính cơ cấu của con người nhân bản, một con người không bao giờ hiện hữu như một hữu thể trung tính, mà luôn hiện hữu như một hữu thể có giới tính.
Đức GH Gioan Phaolô II từng viết rằng “chức phận đàn bà và chức phận đàn ông bổ túc cho nhau không chỉ theo quan điểm thể lý và tâm lý, mà còn theo quan điểm hữu thể học nữa. Chỉ nhờ nhị nguyên tính ‘nam’ và ‘nữ’ mà ‘con người nhân bản’ tự thể hiện được mình cách đầy đủ”. Ở đây, Đức Gioan Phaolô II không nói một cách trừu tượng, nhưng khẳng định một thực tại mang nhiều hệ lụy sâu xa và rất thực đối với cuộc sống mọi người. Người ta rất đúng khi cho rằng ta sinh ra là nam là nữ, nhưng đã trở thành đàn ông đàn bà. Như thế, làm cách nào giúp người đương thời cảm nhận được thực tại này cách trọn vẹn, có trách nhiệm và trưởng thành? Đó là thách thức ta phải sẵn sàng đương đầu.
Cuộc hội thảo lần này nhằm đưa ra một suy tư sâu rộng trong bối cảnh có nhiều biến đổi về văn hóa và xã hội. Chính vì thế phần đầu của cuộc hội thảo dành cho việc phân tích các khía cạnh văn hóa và nhân bản, nhất là các thay đổi đang diễn ra trong phong tục và luân lý. Mục đích là để lược duyệt và cố gắng hiểu được hướng đi của mọi người nam nữ ở buổi đầu của tân thiên niên kỷ này. Các tham luận nhấn mạnh tới các hạn chế và bất cập của những chủ trương như thuyết duy nữ chẳng hạn, một chủ trương hiện đang ở trong tình trạng dật dờ, và cho thấy nhu cầu phải tái khẳng định các nền tảng nhân học và thần học cho các bản sắc “nam” và “nữ”, và đặc biệt khảo sát các lối sống chuyên biệt theo các đặc điểm của mỗi giới tính, nhưng nhấn mạnh nhiều tới chức phận làm cha.
Vì các vấn đề về phẩm giá, tham gia vào đời sống xã hội và bình đẳng giữa các giới tính đã trở thành một phần cấu tạo ra một số chiến lược đang được thực thi trên bình diện quốc tế bởi nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có LHQ và các cơ quan của nó, cũng như khá nhiều tổ chức phi chính phủ khác, nên ta phải trình bày rõ khuôn khổ văn hóa xã hội, cẩn thận xem xét những gì đang diễn ra trong các diễn đàn hết sức quan trọng này. Ta đừng quên rằng các khuyến cáo và nghị quyết thông qua tại các hội nghị quốc tế thường trở thành khí cụ được dùng để tạo áp lực đối với các nhà lập pháp tại các nước hội viên LHQ. Chính trên bình diện này, giá trị tiếng nói của Tòa Thánh, vốn bị coi là “tiếng kêu trong sa mạc”, có thể được đánh giá, chứ không phải là tiếng nói cần dập tắt. Tất cả các vấn đề này được bàn ở phần hai của cuộc hội thảo. Các tham luận đặc biệt nhấn mạnh tới cách thế đánh phá hệ thống giá trị cổ truyền của các hội nghị do LHQ tổ chức trong thập niên 1990, nhất là tại Cairo năm 1994 và tại Bắc Kinh năm 1995. Cách thế này dựa vào ý niệm cho rằng mọi sự đều được cấu tạo hay phá hủy là tùy theo các giá trị đang thịnh hành vào một lúc nào đó trong lịch sử, nên họ đã đưa ra nhiều chiến lược nhằm tạo ra thứ triết lý sống mới có tính quốc tế dựa trên chủ nghĩa duy cá nhân, một chủ nghĩa khiến người ta khó có thể đưa ra được một phán đoán khách quan nào về quyền lợi và trách nhiệm của con người đối với chính mình và đối với người khác.
Phần thứ ba, và là phần chính, của cuộc hội thảo dành cho việc nghiên cứu huấn quyền của Giáo Hội liên quan tới tính đơn nhất hai mặt của con người nhân bản. Maria Teresa Garutti Bellenzier, chủ tịch Hiệp Hội Văn Hóa “Progetta Donna” và Đức Cha Carlo Caffarra, TGM Bologna, trình bày các suy tư với đầy đủ tài liệu về vai trò của phụ nữ trong lịch sử cứu rỗi, nhằm đưa ra các sự thật sâu sắc nhất về nữ tính.
Cũng nên biết các tham luận của cuộc hội thảo đã được in thành sách với tựa đề bằng tiếng Anh là “Men and Women: Diversity and Mutual Complementarity, Seminar, 30-31 January 2004” (Đàn Ông và Đàn Bà: Tính Đa Dạng và Tính Bổ Túc Hỗ Tương, Hội Thảo, 30-31 Tháng Giêng 2004).
Sau đây là tóm lược hai tham luận tiêu biểu tại kỳ hội thảo vừa nói
2. Tham luận của Garutti Bellenzier
Garutti Bellenzier cho thấy giáo huấn của Giáo Hội về bản sắc đàn ông và bản sắc đàn bà đã khai triển ra sao trong Giáo Hội. Bà xem xét bản sắc của họ trong (i) kế hoạch Thiên Chúa dành cho tạo dựng, (ii) “lối giải thích truyền thống”, (iii) “giáo lý của Đức Gioan Phaolô II”, và (iv) “giáo huấn hiện thời”. Tất cả các lối giải thích này đều bắt nguồn từ “các trình thuật tạo dựng” trong các chương 1-3 của Sách Sáng Thế (chương 1 và 2 nói về việc tạo dựng người đàn ông và người đàn bà; chương 3 nói về việc họ sa ngã). Tất cả các lối giải thích truyền thống đều dựa trên lối giải thích của Thánh Phaolô về các bản văn Thánh Kinh này.
Nhắc tới “lối giải thích truyền thống”, Garutti-Bellenzier nhấn mạnh rằng trình thuật tạo dựng thứ hai (St 2:7, 15-24) ảnh hưởng tới việc hình thành ra nền nhân thần học trong giáo huấn của Giáo Hội. Trong 1Cor. 11:7-10), Thánh Phaolô “minh nhiên quả quyết rằng người đàn ông được dựng nên giống hình ảnh và vì vinh quang Thiên Chúa, trong khi người đàn bà dược dựng nên giống hình ảnh người đàn ông, phát xuất từ chàng và được dựng nên vì chàng”. Dù một số Giáo Phụ nhận rằng người đàn bà được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, nhưng các ngài coi việc này có ý nói tới linh hồn thuần lý và thiêng liêng, chứ không nói tới giới tính, vì dị biệt giới tính thuộc lãnh vực thân xác. Nói chung, ý tưởng trổi vượt nơi các ngài vẫn là bác bỏ bản chất giống Thiên Chúa (theomorphic) của người đàn bà, người mà các ngài coi như buộc phải tùng phục chồng (xem Eph 5:22-24; 1Tm 2:11-15). Hơn nữa, các giáo phụ còn coi Evà như là nguyên mẫu của sự yếu đuối nữ giới và của việc dễ bị cám dỗ, trong khi Ađam được coi như người phạm tội để làm vui lòng vợ. Các giáo phụ cũng cho rằng người đàn ông cao trọng hơn người đàn bà trong việc sinh sản vì là tác nhân tích cực của nó, và tội lỗi truyền tới con cháu qua dòng giống (seed) của ông. Trong căn bản, truyền thống giáo phụ này sau đó đã trở thành truyền thống của kinh viện. Thánh Tôma Aquinô cho hay sự trợ lực duy nhất của người đàn bà đối với người đàn ông là sinh sản, còn đối với mọi nhu cầu khác, một người đàn ông khác sẽ là một trợ lực tốt hơn, mặc dù cùng đích của nàng cũng là để kết hợp với Thiên Chúa trong cõi vĩnh phúc, y hệt như chàng (xem Summa Theologiae, 1, 92,1 và 1, 98, 2).
Garutti Bellenzier nhận định rằng lối giải thích trên không được phát biểu trong bất cứ tuyên bố minh nhiên nào của huấn quyền nhưng được phát biểu qua các thực hành trong Giáo Hội. Sau đó, bà chứng minh rằng các bài giáo lý thứ Tư hàng tuần của Đức Gioan Phaolô II về các trình thuật tạo dựng trong St 1-2 (“thần học thân xác”) đã đưa ra một lối giải thích rất khác với lối giải thích “truyền thống” trên.
Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới bản chất “thần học” của trình thuật thứ nhất, theo đó, cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều được dựng nên giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Rồi ngài tập chú vào trình thuật thứ hai, một trình thuật, trước hết, có tính chủ quan (nghĩa là nói về các chủ thể hay bản vị) và có tính tâm lý học. Ngài lý luận rằng sự cô đơn của người đàn ông là một vấn đề nhân học căn bản, phát sinh từ chính bản tính của họ. Ngài gọi sự cô đơn này là sự cô đơn nguyên thủy của người đàn ông qua đó, họ hiểu ra rằng chính vì thân xác mình, họ “đơn độc” trước Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II quả quyết rằng “đàn ông” chỉ ra khỏi nỗi cô đơn này với việc dựng nên người đàn bà: chính “nhờ sáng kiến sáng tạo của Thiên Chúa [mà] người đàn ông cô đơn [đã xuất hiện] trong tính hợp nhất kép của chàng như là nam và nữ… Bằng cách này, ý nghĩa của sự hợp nhất nguyên thủy của người đàn ông, nhờ nam tính và nữ tính, đã được phát biểu như một cuộc thắng vượt sự cô đơn và khám phá ra mối tương quan thích đáng với con người và do đó như một mở cửa chờ mong sự hiệp thông các ngôi vị”. Chính trong sự hiệp thông này “con người trở thành hình ảnh của Thiên Chúa”.
Như thế, trình thuật thứ hai được coi như một chuẩn bị để ta hiểu ý niệm Ba Ngôi của hình ảnh Thiên Chúa. Vì Ađam nhìn nhận Evà là “xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi”, nên tính đồng nhất (homogeneity) như những ngôi vị của họ đã được nhấn mạnh, nhưng tính đồng nhất này bao gồm cả thân xác và tính dục, vốn cấu thành hữu thể họ như những ngôi vị. Hơn nữa, vì cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều cảm thấy xấu hổ vì sự trần truồng của mình sau khi sa ngã, nên điều này cho thấy cả hai đều là nguyên nhân gây ra sự sa ngã của họ khiến họ ra xa lạ với Thiên Chúa và với nhau. Lối giải thích của Đức Gioan Phaolô II về các bản văn then chốt này chắc chắn khác với lối “giải thích cổ truyền”.
Liên quan tới việc người đàn ông thống trị tạo dựng (và thống trị người đàn bà) cũng như nhiệm vụ của nàng phải tùng phục chàng, trong Mulieris Dignitatem, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng “cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều là những hữu thể nhân bản theo cùng một mức độ như nhau, cả hai đều được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa” … và cả hai đều được ủy thác việc thống trị thế giới (MD số 6). Cả hai được kêu gọi sống trong hiệp thông yêu thương, phản ảnh sự hiệp thông yêu thương nơi Thiên Chúa, qua đó, Ba Ngôi yêu thương nhau trong mầu nhiệm sự sống thần linh (Xem MD, các số 7-8).
Sau đó, diễn giả trình bày “giáo huấn hiện thời”, nhấn mạnh rằng: vì bắt nguồn từ Gaudium et Spes và Đức Gioan Phaolô II, giáo huấn này không phải là một thích ứng thiếu phê phán đối với nền văn hóa hiện thời mà là một sự “trung thành tuyệt đối đối với Mạc Khải, mà ngày nay càng ngày càng được hiểu thấu đáo hơn vì Chúa Thánh Thần cũng mạc khải các kế hoạch của Thiên Chúa qua ý thức nhân bản và các biến cố lịch sử. Cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều chịu trách nhiệm như nhau về sự sa ngã, người đàn bà hoàn toàn bình đẳng với người đàn ông và cả hai phải tùng phục lẫn nhau”.
Sau đó tới phần nói về tính dục và hôn nhân. Ở đây, diễn giả sử dụng bản văn lấy từ Gaudium et Spes số 49, giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về “thần học thân xác” và các văn kiện như Tập Hướng Dẫn Giáo Dục về Tình Yêu Con Người của Thánh Bộ Giáo Dục và Tập Tính Dục Con Người: Sự Thật Và Ý Nghĩa của HĐGH về Gia Đình để minh chứng rằng ngày nay, tính dục con người đã được đánh giá tích cực ra sao như là thành phần cấu tạo ra việc hiện hữu như những con người nhân bản. Diễn giả cho thấy giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris Consortio 25-29 có liên hệ ra sao với mối tương quan đàn ông – đàn bà, vì giáo huấn này nhấn mạnh rằng “sự mẫn cảm của phụ nữ đối với những gì là nhân bản” chính là “đặc điểm của nữ tính nơi họ” và trong Familiaris Consortio 24, ngài đã kêu gọi ra sao việc người ta phải ý thức được rằng trong hôn nhân, có sự “tùng phục lẫn nhau giữa các người phối ngẫu vì lòng tôn kính đối với Chúa Kitô, chứ không phải chỉ là sự tùng phục của nguời vợ đối với người chồng”.
Tiếp theo là phần diễn giả nói đến sự hiện diện và vai trò của người đàn bà trong Giáo Hội. Thời Giáo Hội sơ khai, vẫn đã có việc phụ nữ hợp tác với nam giới về nhiều phương diện (tiếp rước, phục vụ người bệnh, tham dự phụng vụ và truyền bá Tin Mừng)… Tuy nhiên, thời đó, còn có hai hiện tượng khá quan trọng nữa về căn tính phụ nữ trong Giáo Hội, đó là phúc tử đạo và phong trào đơn tu nữ giới.
Vấn đề hiện đang được tranh luận sôi nổi, là vấn đề bản chất của thừa tác vụ phó tế do phụ nữ đảm nhiệm thời Giáo Hội sơ khai. Tuy nhiên, mới gần đây, người ta còn cho rằng phụ nữ cũng có thể được làm linh mục; vấn đề này, trong nhiều thế kỷ trước, không ai dám nghĩ tới, một phần vì lối “hiểu truyền thống” đối với căn tính người đàn bà như trên đã mô tả. Tuy vậy, Huấn Quyền, trong các văn kiện được Đức Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố, vốn dạy rằng chỉ có nam giới mới có thể thụ phong thành sự để làm linh mục, và đã đưa ra các luận điểm bênh vực chủ trương này. Thánh Bộ GLĐT tuyên bố rằng giáo huấn này đã được đề xuất một cách vô ngộ vì đã được đưa ra bởi thẩm quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục hiệp nhất với ngài.
Garutti Bellenzier kết thúc phần đóng góp khá dài của bà bằng cách kêu gọi ta lưu ý tới các văn kiện mới đây như Christifideles Laici, Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân của Vatican II. Bà chứng minh rằng cả trong lý thuyết lẫn thực hành, phụ nữ có một vai trò nhất thiết phải đóng trong việc tham dự vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội.
3. Tham luận của Đức HY Carlo Caffarra
Đức HY Caffarra khảo sát các tiêu chuẩn, các lãnh vực có vấn đề và các vấn đề tranh luận. Trong phần các tiêu chuẩn, ngài cố gắng nhận diện “các tiêu chuẩn hướng dẫn chính và các tiêu chuẩn để phán đoán bên trong… phạm vi các vấn đề phức tạp. Những tiêu chuẩn này có thể được nhận diện nếu ta cẩn thận suy niệm lịch sử phụ nữ bên trong lịch sử cứu rỗi. Chính từ lịch sử này, ta có khả năng khám phá ra sự thật về phụ nữ: một sự thật có tính nguyên thủy, chưa bị làm cho méo mó hay chưa được hiển dung (transfigured)”.
Ngài cho rằng sự thật nguyên thủy về phụ nữ chủ yếu tìm thấy nơi trình thuật thứ hai về tạo dựng (St 2:16-25). Lối hiểu của Đức HY Caffarra về bản văn này tương tự như lối hiểu của Đức Gioan Phaolô II dù ngài không nhắc chi tới lối hiểu sau trong bản văn hay trong ghi chú của ngài. Trọng điểm của ngài muốn chứng minh rằng sự hiện hữu của người đàn bà “là cần thiết đến nỗi nhân tính của con người nhân bản chỉ có thể đạt tới sự viên mãn của nó… nhờ người đàn bà làm cho việc thiết lập ra mối hiệp thông ngôi vị thành khả hữu, giúp người đàn ông thoát khỏi sự cô đơn của chàng. Chính việc tạo dựng nên người đàn bà đã làm cho việc thiết lập ấy thành khả hữu”. Có thể tóm lược sự thật này trong hai mệnh đề căn bản sau đây: “thứ nhất: người đàn bà là một con người nhân bản bình đẳng về phẩm giá với con người nhân bản đàn ông. Thứ hai: người đàn bà là một con người khác với người đàn ông và vì sự khác nhau này người đàn ông mới thoát được sự cô đơn của mình... và sự hiệp thông các ngôi vị mới được thiết lập. … Nhân tính được tạo dựng theo hai cách, mỗi cách đều có phẩm giá ngang nhau nhưng khác nhau trong cơ cấu nội thẳm của nam tính và nữ tính”.
Sau đó, Đức HY nhấn mạnh tới việc tự do “tự hiến” của người đàn ông cho người đàn bà và của người đàn bà cho người đàn ông, chứng minh rằng bản văn Thánh Kinh cho thấy ơn gọi của con người (nam cũng như nữ) là tình yêu tự hiến; tình yêu này trở nên khả hữu nhờ sự hiện hữu của người đàn bà, “người đã được đặc biệt trao cho sứ mệnh biến việc hiệp thông các ngôi vị thành một thực tại”. Mầu nhiệm đàn bà được tỏ lộ và mạc khải qua chức phận làm mẹ, việc hợp tác “một cách độc đáo nhằm tạo nên một con người nhân bản mới”.
Việc sự thật trên bị làm ra méo mó đã được chứng thực trên hai bình diện: bình diện cơ cấu “vĩnh viễn nhân học” và bình diện lịch sử cũng như định chế hóa. Hai bình diện này đã đem lại những méo mó đầu tiên cho bản sắc phụ nữ. Về bình diện đầu, Đức HY Caffarra tương phản cách nhìn theo chủ nghĩa nhân vị chân chính, coi con người như một hữu thể có tương quan với người khác, với cách nhìn theo chủ nghĩa duy cá nhân là cái nhìn bất cần người khác. Việc làm ra méo mó về phương diện nhân học này đã biến thân xác người đàn bà thành một đồ vật để sử dụng chứ không phải là thành phần cấu tạo ra một ngôi vị cần được yêu thương; đối với thân xác người đàn ông cũng thế, dù Đức HY Caffarra không khai triển nhiều về khía cạnh này. Nó cũng bôi lọ hôn nhân, coi việc sống chung và các cuộc kết hợp đồng tính cũng có giá trị ngang hàng, thậm chí cao hơn, hôn nhân; nó hạ giá chức phận làm mẹ và chủ trương rằng “không đứa trẻ nào mình không muốn cần được sinh ra”.
Nhờ trích dẫn 1Gl 4:4: “đến thời viên mãn, Thiên Chúa sai Con Một Người xuống, sinh bởi một người đàn bà”, Đức HY quả quyết rằng: “sự thật nguyên thủy về phụ nữ đã hoàn toàn được nên trọn và hiển dung nơi Chúa Kitô. Khi nhận lấy xác phàm, Ngôi Lời muốn có được mối tương quan độc đáo, có tính nền tảng mà mọi hữu thể nhân bản đều có với phụ nữ, tức mối liên hệ giữa đứa trẻ và mẹ nó. Mỗi người trong chúng ta đều được lên khuôn bởi người đàn bà và nhân tính ta xuất hiện nhờ nàng. Điều này đúng cho cả Ngôi Lời: nhân tính Người được lên khuôn bởi Đức Maria vì Người đã được ngài sinh ra trong nhân tính ta. Do đó, ngài là ‘Theotokos’, Mẹ Thiên Chúa, đúng nghĩa. Thực vậy, Đức HY Caffarra xác tín rằng chỉ có Đức Maria “mới có khả năng giúp phụ nữ ý thức được nữ tính của họ và… là chìa khóa giải thích nó cách hoàn hảo”.
Để giải thích lý do cho xác tín trên, Đức HY tóm lược lối hiểu của giáo phụ và của thời trung cổ về mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội với mối liên hệ giữa Ađam và Evà: sự kết hợp về thân xác của hai người sau là hình tượng báo trước sự kết hợp của hai chủ thể trong một thân xác từng xác định ra biến cố cứu rỗi: “Giáo Hội, vốn là sự nên trọn hoàn toàn của điều đã được báo trước từ khởi nguyên tạo dựng: Thân Thể và Đầu, Nàng Dâu và Chàng Rể, nhân tính trở thành thần linh, và Chúa Kitô”. Đức Hồng Y nói tiếp: không phải là việc tình cờ khi Giáo Hội “thuộc ‘phái nữ’, tính Giáo Hội được mạc khải dưới hình thức nữ tính… [hơn nữa] sự hủy hoại của ta do sự hợp tác của cả Ađam lẫn Evà gây ra; Chúa Kitô và Đức Maria cũng hợp tác, nhưng theo cách thế hoàn toàn khác biệt, để đem lại ơn cứu rỗi cho ta”. Ngài lưu ý tới một bản văn của Thánh Tôma Aquinô; thánh nhân nói rằng khi Ngôi Lời thành xác phàm trong lòng Đức Maria, như thể một cuộc cử hành hôn lễ đã diễn ra giữa nhân tính và Ngôi Lời và lời ưng thuận của Đức Maria “thay mặt cho toàn bộ bản tính nhân loại” (Summa Theologiae, 3,30,1).
Rồi Đức HY trích dẫn Mulieris Dignitatem của Đức Gioan Phaolô II để cho rằng theo Đức Gioan Phaolô II, “biểu tượng thực sự của toàn bộ nhiệm thể Giáo Hội, cả đàn bà lẫn đàn ông, là người đàn bà”. Thực vậy, ngài dạy rằng: trong Giáo Hội “mọi hữu thể nhân bản, cả nam lẫn nữ, đều là ‘Nàng Dâu’ vì đều chấp nhận hồng ân tình yêu của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc, và tìm cách đáp ứng tình yêu ấy bằng việc hiến trọn con người mình” (Mulieris Dignitatem, các số 12 và 25). Đức HY, sau đó, cho thấy các Tin Mừng đã minh chứng ra sao việc Chúa Kitô qúy mến phụ nữ và dưới con mắt người cùng thời, Người “đã trở nên người cổ vũ phẩm giá đích thực của phụ nữ và ơn gọi đáp ứng lại phẩm giá này”. Đức HY, sau đó, tập chú vào cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà Samaria; “chính là với nàng, Chúa Giêsu đã mạc khải bản sắc Người trước nhất, như chưa từng mạc khải với ai trước đó, và nàng trở thành người đầu tiên tuyên xưng Tin Mừng” (xem Ga 4:18-42). Điều còn quan trọng hơn nữa là: vào buổi sáng Ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với Maria Magdalena, người, trong tư cách biểu tượng của nhân loại tội lỗi, đã được mời gọi tham dự vào sự thân mật của Chàng Rể; “Chính nơi người đàn bà tội lỗi, nay được mời gọi kết hợp với Chúa trong vinh quang này, mà sự thật sâu sắc nhất về người đàn bà đã được tái quả quyết, và sự tái quả quyết này là một biểu tượng cho nhân loại… Như thế, người đàn bà đã được cứu chuộc và hiển dung. Được cứu chuộc vì được giải thoát khỏi những gì đã làm méo mó sự thật nguyên thủy về nàng, được hiển dung vì Người đã mạc khải trọn vẹn chính yếu tính của nữ tính nơi Đức Maria, Mẹ Người”. Chính vì lý do này, Đức HY Caffarra xác tín rằng “Chỉ một mình Đức Maria mới có khả năng giúp phụ nữ ý thức được nữ tính của họ và… là chìa khóa giải thích nữ tính này cách hoàn hảo”.
Sau đó, ngài xem xét một số vấn đề gây nghi vấn. Ngài muốn nói tới các khó khăn mà tư duy Kitô Giáo gặp phải trong việc đối đầu với chủ trương tự thỏa mãn của người đàn bà. Vấn đề thứ nhất là vấn đề phương pháp học. Lối hiểu của Kitô Giáo về sự tự thoả mãn của người đàn bà không tìm cách đi đôi với “các điều kiện thay đổi của xã hội” nhưng đúng hơn là phê phán các điều kiện này theo sự thật đã được mạc khải về người đàn bà, ngay từ “buổi khởi nguyên” hay từ lúc tạo dựng ra con người có nam có nữ, và được mạc khải và hiển dung hoàn toàn nơi Chúa Kitô. Vấn đề thứ hai liên quan tới cơ cấu nhân học nơi con người nam nữ: thân xác họ là thành phần cấu tạo ra hữu thể họ như những ngôi vị chứ không như phái cá nhân chủ nghĩa quan niệm, chỉ là một dụng cụ ưu tiên mà con người tự do có quyền sử dụng ra sao tùy ý. Vấn đề thứ ba, có liên hệ mật thiết với vấn đề thứ hai, là quan điểm coi người đàn bà như mẹ và là người chào đón sự sống mới như một hồng phúc từ Thiên Chúa, ngược với quan điểm coi việc làm mẹ là một việc nhiệm ý (optional) và chỉ chào đón những đứa trẻ mình “muốn” ở đây và vào lúc này để thỏa mãn một nhu cầu nào đó mà thôi.
Trong phần kết luận, Đức HY đưa ra ba điều: thứ nhất, làm sống lại cơ cấu nhân học chân thực cho con người nhân bản, thứ hai phục hồi ý nghĩa cho thân xác con người coi nó như là thành phần cấu tạo ra cơ cấu này, và thứ ba là ý nghĩa của sinh sản.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lá Thu
Vũ đình Huyến, Lm CMC
22:31 17/11/2014
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Lá xanh nói với lá khô
bao giờ thu tới bạn chờ tôi theo
Lá khô cùng gió liệng vèo
chào nhau chua kịp cheo leo giữ đồi.
(Trích thơ của Dankyo-Myorin,Gs. LVVịnh phóng ngữ)