Ngày 17-11-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Kitô là Vua của Tình yêu, ai muốn vào Vương quốc Ngài phải biết yêu tha nhân
Lm. Jude Siciliano, OP
00:59 17/11/2016
Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ
Chúa Nhật 34 Thường Niên –C
2 Samuen 5: 1-3;Tvịnh 121; Côlôxê 1:12-20; Luca 23: 35-43


Chúa Kitô là Vua của Tình yêu, ai muốn vào Vương quốc Ngài phải biết yêu tha nhân


Trong nhiều xủ́ đạo nhủ̃ng ngủỏ̀i đọc sách thánh ngày Chúa Nhật thủỏ̀ng đủọ̉c nhận sách riêng đễ đọc các bài sách thánh. Sách đó gồm các bài đọc trích trong Kinh Thánh để đọc trong các ngày Chúa Nhật và các ngày Lể trong năm phụng vụ, nếu không có sách này, mỗi lần đọc lời Chúa trong ngày chúng ta lại phải tìm trong Kinh Thánh. Trong sách đó còn thêm các bài suy gẫm nủ̃a. Tôi thích loại sách đó vi dễ mang theo và đúng ý chỉ các bài cần phải đọc thôi.

Năm phụng vụ vủ̀a qua đọc toàn các bài trích trong phúc âm thánh Luca. Bỏ̉i thế trong tuần cuối năm phụng vụ, phúc âm thánh Luca nói về sụ̉ chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá. Chúa Giêsu chịu chết vì thất bại, ̣bị các quan quyền và lính tráng củỏ̀i chê, và ngay cả ngủỏ̀i trộm dữ chết bên cạnh Ngài cũng buông lời nhạo báng nủ̃a. Lỏ̀i nói cuối cùng của Chúa Giêsu là nói vỏ́i ngủỏ̀i trộm "lành" cùng treo trên thập giá bên cạnh Ngài: "Tôi bảo thật anh, ngay hôm nay anh sẽ đủọ̉c ỏ̉ vỏ́i tôi trên Thiên Đàng". Lẽ cố nhiên đây không phái là lỏ̀i cuối cùng trong phúc âm thánh Luca, nhưng là lỏ̀i cuối cùng của phúc âm hôm nay.

Tuần sau sẽ bắt đầu Mùa Vọng. Năm phụng vụ tỏ́i sẽ đọc các bài trích trong phúc âm thánh Matthêu. Tôi sẽ để sách năm nay ra một bên, và sẽ dùng sách mỏ́i cho năm tỏ́i. Vậy thì câu chuyện phúc âm thánh Luca trong tuần cuối cùng năm phụng vụ là câu chuyện của sụ̉ thất bại nhủng lại chứa đựng một lỏ̀i hủ́a; theo đó; chúng ta là những con người có đời sống như tên trộm kia. Khi bước qua cuộc sống mới trong đức tin, chúng ta nghe lại lời hứa "Ngay hôm nay anh sẽ đủọ̉c ỏ̉ vỏ́i tôi trên Thiên Đàng".

Vậy thì chúng ta có thể đặt đủ́c tin chúng ta vào lỏ̀i Chúa Giêsu nói vỏ́i chúng ta không chỉ về tủỏng lai, nhủng là bây giỏ̀, ngay cả trong lúc bị thất bại, chán nãn, và mất hết hy vọng về nhủ̃ng ao ủỏ́c hay không? Ngay bây giỏ̀ lỏ̀i Chúa Giêsu cam quyết có vẽ nhủ là lỏ̀i nói suông cho đủ́c tin chúng ta.

Nhủng đó không phải chỉ là lỏ̀i nói phai không? Vì Đấng nói lỏ̀i đó cho chúng ta là Đấng mà chúng ta mủ̀ng lễ hôm nay. "Chúa Giêsu Kitô Vua toàn thể vũ trụ". Ngài không phải chỉ là một ngủỏ̀i mà chúng ta biết sỏ qua sự vổ về chiêu an chúng ta và nói "rồi mọi sụ̉ sẽ đủọ̉c ổn định". Đó là Chúa chúng ta. Chúa Giêsu Kitô đang cai trị toàn thể vũ trụ hoàn cầu. Lỏ̀i của Ngài có uy lực và cho chúng ta đỏ̀i sống mỏ́i "hôm nay". Có thể cũng nhủ ngủỏ̀i trộm "lành", chúng ta đang nhìn vào thế giỏ́i tủ̀ trên cây thập giá của chúng ta. Dù vậy, chúng ta có lỏ̀i Chúa Giêsu hủ́a là tủ̀ lúc này chúng ta sẽ đủọ̉c đỏ̀i sống mỏ́i. Vậy chúng ta có thể tin vào lỏ̀i hủ́a đó hay không?

Trong khi bài phúc âm này kết thúc năm phụng vụ, đó không phải là bài chấm đủ́t câu chuyện. Chúng ta dụ̉a vào lỏ̀i hủ́a của Chúa Giêsu nói vỏ́i ngủò̀i trộm lành và vỏ́i chúng ta trong khi chúng ta bủỏ́c vào Mùa Vọng. Bài phúc âm hôm nay là một bài sách dùng để giúp chúng ta sủ̉a soạn vào Mùa Vọng. Vỏ́i lòng mong ủỏ́c trong niềm hy vọng chúng ta đặt vào Chúa Giêsu sẽ đủọ̉c thành đạt.

Chúng ta không thấy sụ̉ thành đạt đó cho đến khi chúng ta mủ̀ng lễ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh từ cỏi chết. Ngay bây giỏ̀ cây thập giá là điều quan trọng trong đủ́c tin chúng ta. Đó là dấu chỉ Thiên Chúa sẵn sàng làm để chủ́ng tỏ tình yêu thủỏng của Ngài cho chúng ta. Nhủng, câu chuyện không kết thúc vỏ́i cây thập giá. Chúng ta còn điều khác nủ̃a nhắc chúng ta là đủ́c tin chúng ta vào Chúa Kitô không phải là điều vô ích, với ngôi mộ trống. Và còn hỏn thế nủ̃a, trong sách thủ́ hai của thánh Luca, Công Vụ Tông Đồ, thánh Luca sẽ loan báo Chúa Thánh Thần ngụ̉ xuống trên các tông đồ nhủ Chúa Giêsu đã hủ́a. Vỏ́i ỏn Chúa Thánh Thần, các tông đồ sẽ ra đi rao giảng Tin Mủ̀ng cho khắp cùng thế giỏ́i và rủ̉a tội cho nhủ̃ng ai đón nhặn Tin Mủ̀ng đó.

Cuộc bầu củ̉ vủ̀a qua ỏ̉ Hoa Kỳ cho chúng ta thấy trong mọi sụ̉, con ngủỏ̀i tìm đến quyền uy. Đó là lịch sủ̉ của đất nủỏ́c này và của thế giỏ́i: là sụ̉ tiếp tục tranh đấu dành uy lực để cai trị dân chúng và mọi sụ̉ vật, trong chính trị, trong ngành thủỏng mãi, và trong nhủ̃ng liên hệ giủ̃a cá nhân. Ngày lễ hôm nay làm chúng ta nghĩ đến nhủ̃ng uy lực khác, và con ngủỏ̀i làm sao xủ̃ dụng uy lực họ đã dành đủọ̉c. Có ngủỏ̀i dùng uy lực đễ áp bủ́c cai trị dân chúng. Có ngủỏ̀i dùng uy lực đễ dạy dỗ, chủ̃a lành Thí dụ nhủ tôi chịu uy lực của một bác sĩ giỏi, hay một giáo sủ giỏi. Tôi đễ họ dùng uy lực về nhủ̃ng điều thuộc về chuyên môn của họ.

Thiên Chúa có uy lực gì? Đó có phải là loại uy lực gây nên tất cả nhủ̃ng sụ̉ việc trong đỏ̀i sống của tôi, tốt hay xấu, và tôi bị bắt buộc phải chấp nhận hay không? Thật ra, Thiên Chúa có thể làm tất cả mọi việc Ngài muốn. Hay Chúa Giêsu, Đấng cai trị chúng ta, cho chúng ta thấy một loại uy lực nào khác? Ngoài việc Ngài đủọ̉c mô tả là Đấng ngang hàng vỏ́i Thiên Chúa, nhủng theo thánh Phaolô trong thỏ viết cho tín hủ̃u thành Philíphê: Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng vỏ́i Thiên Chúa, nhủng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trỏ̉ nên giống phàm nhân, sống nhủ ngủỏ̀i trần thế. Ngủỏ̀i lại còn hạ mình, vâng lỏ̀i cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tụ̀".

Khi các tông đồ rao giảng đỏ̀i sống và sứ vụ Chúa Giêsu, các ông dùng hình ảnh "ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ chịu khổ hình" trong lỏ̀i ngôn sủ́ Isaia nhủ con chiên đưa đi hiến tế. Con chiên mang nhủ̃ng khổ hình của chúng ta đễ chúng ta đủọ̉c chủ̃a lành. Vậy câu hói cho chúng ta là: phần đông nhủ̃ng ngủỏ̀i trong chúng ta có uy lực trong thế giỏ́i, chúng ta dùng uy lực chúng ta có nhủ thế nào? Tủ̀ trên cây thập giá và qua uy lực Chúa ban cho chúng ta bỏ̉i Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể đáp ủ́ng lại sụ̉ hận thù vỏ́i tình thủỏng, tha thủ́ khi bị xúc phạm, và phục vụ nhủ̃ng ai không đủ sủ́c đáp lại lòng tốt, nhủ nhủ̃ng lúc Chúa Giêsu ban uy lực và dạy cho chúng ta phải dùng quyền uy nhủ thế nào để đạt đến Triều Đại của Ngài.

Hôm nay chúng ta hãy xét lại đỏ̀i sống chúng ta, và hãy tụ̉ hỏi: tôi có uy lực gì? Tôi có dùng uy lực đó cho riêng tôi để áp bủ́c kẻ khác hay không? Hay tôi sử dụng uy lực đó nhủ Chúa Giêsu là dùng quyền uy của Ngài để phục vụ, an ủi, chủ̃a lành, và đem sụ̉ sống đến cho kẽ khác hay không?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



OUR LORD JESUS CHRIST, KING OF THE UNIVERSE -C-
2 Samuel 5: 1-3; Psalm 122; Colossians 1: 12-20; Luke 23: 35-43

Many parishes give copies of the "Workbook For Lector, Gospel Readers and Proclaimers of the Word" (Liturgy Training Publications) to their Sunday lectors. The Workbook provides the Sunday and feast day readings for the current liturgical year. The readings are formatted to help lectors in the proclamation of the Word. I like the "Workbook" because it is portable and it assures me that I have the right Scriptures for each Sunday’s preaching and for these weekly reflections.

This past liturgical year the Workbook has provided the appropriate Sunday passages from Luke’s gospel. Today’s gospel passage then is the last one in the booklet, opposite it is the back cover. So, it would seem, on this last Sunday of the liturgical year, that today’s reading ends Luke’s gospel with Jesus dying on the cross. Hanging in defeat he is mocked by the rulers, soldiers and the crucified criminal hanging near him. Jesus’ last words are spoken to the "good thief" also hanging on a nearby cross, "Amen, I say to you, today you will be with me in Paradise." Of course these are not the last words of the Luke’ gospel, but so it seems today.

Advent begins next week and Matthew’s Gospel will be our focus for the upcoming liturgical year. I will put my used copy of the Workbook aside and open up my recently-received new one. So, the last story we hear from Luke is the one we have today. It’s a story of defeat, but it holds a promise. Because of what Jesus has accepted for us we will, with the thief, also experience new life. Listen again to the promise: "Today you will be with me in Paradise".

Can we put faith in the words Jesus speaks to us, not just about some future event, but now, even in the midst of defeat, disappointment or broken dreams? Right now his words of assurance can seem like just mere words spoken to give us a make-believe hope.

But they aren’t mere words are they? Because the one who speaks them to us is the one whose feast we celebrate today, "Our Lord Jesus Christ, King of the Universe." He’s not just an acquaintance patting us on the back saying, "There, there, everything will be okay." He is our Lord Jesus Christ who rules over the whole universe. His words have the power to do what they say – give us new life "today." Perhaps, like the "good thief," we currently look out at the world from our own cross. Still, we have Jesus’ promise that from this moment we are assured new life. Can we trust his words?

While this gospel closes out the liturgical year, it is not the end of the story. We cling to Jesus’ promise of life spoken to the thief and to us as we enter the Advent season. This reading is an appropriate preparation for Advent with its yearning to see the fulfillment of the hope we have placed in our Lord.

We don’t get to see that fulfillment until we celebrate Christ’s resurrection from the dead. Right now the cross is crucial for our faith. It is a sign of how much our God is willing to do to prove God’s love for us. But the story doesn’t end at the cross. We have another important reminder that our faith in Christ is not in vain – the empty tomb. And more! In his second volume, the Acts of the Apostles, Luke will announce the coming of the Spirit on the disciples, just as Jesus promised. With the gift of the Spirit the disciples will spread out to announce the gospel to the whole world and baptize those who receive their message.

The recent election cycle revealed, among other things, how some people strive for power. It’s the history of our country. It is the history of the world; a constant struggle for power and control of people and things – in politics, business dealings and personal relationships. Today’s feast causes us to reflect on different kinds of power and how people use the power they have. Some use power to dominate and manipulate people. Others use power to teach and to heal. For example, I surrender to the power of a well-trained doctor, or a reputable teacher. I let them take some control in areas of their expertise.

What kind of power does God have? Is it the kind that causes everything that happens in my life, good and bad, and that I am obliged to assent to and follow? After all, God can do whatever God wants. Or, does Jesus, our Lord and Ruler, show us another kind of power? He is described as the one who is equal with God but, according to Paul (Philippians 2:6-11), Jesus did not cling to divine power, but was willing to put it aside and humble himself and become one of us – even accepting his humiliating death on a cross for us.

When the disciples interpreted Jesus’ life and ministry they applied to him Isaiah’s image of the Suffering Servant, who was like a lamb led to slaughter; who bore our infirmities so that we could be healed. The question then for us: how do we use the power and authority we have – and most of us in our first world setting do have power and authority. So, how do we use it? From the cross and through the power given us by the Holy Spirit, we are able to respond to hatred with love; forgive when we have been offended and serve those who cannot return the favor – just some of the ways Jesus gives us his power and shows us how to use it for the sake of his Kingdom.

Today we examine our lives and ask ourselves: what kind of power do I have? Do I use it to my advantage to control others? Or, do I use it the way Jesus used his – to serve, comfort, heal and bring life to others?
 
Vua Nước Trời
Lm Vũđình Tường
05:35 17/11/2016
Trong ngày lễ Chúa Kitô Vua chúng ta cùng suy niệm về Vua nước trời. Quan niệm về vua quan bị coi là lỗi thời. Thời đại tân thời không còn mấy quốc gia coi trọng hoàng gia, hoàng tộc như xưa kia nên quan niệm về hoàng gia cũng nhạt dần. Dân tộc nào cũng cần có người lãnh đạo, nếu không rối loạn sẽ xảy ra. Thể chế hoàng gia tồn tại hàng ngàn năm được thế bẳng một thể chế khác. Thể chế mới nào lúc đầu cũng có nhiều ưu điểm mong phục vụ lợi ích quần chúng. Người khởi xướng chết đi và nhóm lãnh đạo kế tiếp từ từ thay đổi dần dà giết chết mục đích tốt lành ban đầu. Chính những thay đổi kế tiếp biến quần chúng thành nạn nhân của thay đổi. Mục tiêu ban đầu chỉ còn tồn tại trên bút mực và môi miệng kẻ lãnh đạo, hoàn toàn biến mất trên thực tế.

Vua nước trời trong thời gian tại thế được nhiều người đón nhận và nhiều người từ chối. Tình trạng này còn tồn tại đến ngày nay. Người ta không tin vào giáo huấn của Ngài nhưng khi tranh biện người ta lại dùng chính giáo huấn đó làm luận cứ biện hộ cho lí luận của họ. Nhóm lãnh đạo chủ trương giết Đức Kitô bằng hình thức cực kì tàn bạo, đóng đinh Ngài trên thập tự. Ba ngày sau Ngài sống lại vinh quang, phất cờ chiến thắng tiêu diệt thần chết, về gặp lại các môn đệ. Đức Kitô là vua của sự thật, sự sống, vua bình an và tình yêu. Là vua sự thật, sự sống, Ngài mặc khải cho chúng ta con đường sống và Thiên Chúa hằng sống. Ai tìm kiếm sự thật thì lắng nghe tiếng Ngài- Gioan 20,20. Là vua tình yêu bởi Ngài từng công bố không có tình yêu nào cao quí hơn tình yêu của người thí mạng sống mình vì người mình yêu. Những ai yêu mến sự thật đều là bạn hữu của Đức Kitô- Gioan 15,13. Trong thời gian rao giảng, nhiều lần người ta tôn vinh Ngài làm vua, Ngài luôn âm thầm lảng tránh họ và đi làng khác. Tuy nhiên khi bị tra vấn trước mặt vua quan Đức Kitô khẳng khái xác nhận Ngài là vua và Ngài đến trong thế gian để thiết lập vương quốc muôn đời tồn tại trên nước trời- Gioan 18,38. Khi tuyên bố điều trên kẻ chủ tâm giết Ngài mỉm cười, cho đó là khôi hài bởi họ biết rõ họ sẽ giết Ngài trong đêm đen. Đức Kitô trước đó dùng ngụ ngôn nói về đền thờ bị phá huỷ và sau ba ngày sẽ xây cất lại. Đền thờ đó chính là Ngài. Quả vậy, sau khi an táng trong mồ, Ngài sống lại gây vừa ngạc nhiên, vừa hoảng hốt cho những kẻ lạm quyền ra tay giết Ngài. Ngài sống lại vinh quang không phải để trả món nợ máu của kẻ cầm quyền. Ngài tha thứ cho họ khi Ngài xin cùng Chúa Cha tha cho chúng vì chúng lầm không biết việc chúng làm- Gioan 19,18. Người hưởng ơn tha thứ đầu tiên là người trộm bị đóng đanh cùng khi anh ta thú nhận và xin được tha thứ. Đức Kitô an ủi anh và hứa ban anh nước trời- Luca 23,34.
Việc đầu tiên sau khi sống lại Ngài tìm gặp các môn đệ, những con người sợ hãi trốn chạy, bỏ Ngài khi Ngài bị hành hạ. Gặp được các môn đệ Ngài ban cho các ông ơn bình an, lòng tin và sức sống mới. Đức Kitô sống lại đổi mới mọi sự, đổi mới toàn thể vũ trụ.

Chết đau thương, cô đơn trên thập giá, đau khổ vì môn đệ phản bội, bị hành hạ bởi bọn hành hình , bị phe chống đối chửi rủa, vu vạ, cáo gian, làm nhục nơi công cộng là những điều Đức Kitô trải qua trong cuộc đời trần thế của Ngài. Ngài thấu hiểu đau khổ, cô đơn, nghèo đói bệnh tật của ta bởi chính Ngài đã trải qua điều đó. Ngài cảm nhận được khi ta bị vu khống, đối xử bất công và bị lừa gạt. Ngài có cùng cảm nghiệm khi phải đói, khát, đòn vọt, đau đớn và nhục mạ. Đức Kitô đã trải qua tất cả vì thế khi ta tâm sự cùng người có cùng tâm sự chúng ta dễ gặp được cảm thông bởi chính Ngài đã trải qua điều đó.

Trong đau khổ Đức Kitô đã liên kết mật thiết với Chúa Cha và trước khi chết Ngài đã phó linh hồn trong tay Cha- Luca 23,46. Kitô hữu học từ Đức Kitô, đau khổ cuộc đời ập đến chúng ta chạy đến cùng Đức Kitô, phó dâng cuộc đời trong tay Đức Kitô và nếu có chết cũng chết trong Đức Kitô, như Đức Kitô đã chết trong tay Chúa Cha. Khi đau khổ hãy nhìn vào ánh mắt Đức Kitô để nghe được tiếng Ngài an ủi. Ngài sẽ nói cho chúng ta biết qua đau khổ rồi mới thấy vinh quang. Qua đêm đen là một ngày mới tươi sáng. Nhìn vào mắt Đức Kitô để nhận được ân sủng Chúa. Ân sủng này đong đầy tim ta để ta tìm được hy vọng khi tuyệt vọng, an bình giết chết lo âu để chúng ta trở thành nhân chứng cho Đức Kitô nơi trần thế, mang hy vọng cho người tuyêt vọng, tiếng nói của kẻ bị câm nín và sức mạnh cho kẻ yếu liệt. Qua đó người ta nhận ra khuôn mặt yêu thương của Đức Kitô.

Thể chế nào cũng thay đổi bởi người khởi xướng thể chế đó chết đi và kẻ lãnh đạo kế tiếp không đồng quan điểm. Đức Kitô sống lại từ cõi chết trở thành vua vũ trụ. Ngài không bao giờ chết nữa, vì thế thể chế trong nước của Ngài trước sau như một, không hề thay đổi. Nước Ngài thiết lập đặt căn bản trên tình yêu chân chính, an bình vĩnh cửu và công lí cho mọi người.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín Phú Cường: Ngàn Đời Chúa Vẫn Yêu
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
10:22 17/11/2016
NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN YÊU

(Nói chuyện với các nữ tu dòng Kín Phú Cường)

Ngày lễ Chúa Kitô là Vua vũ trụ, chúng ta tuyên xưng Vương quyền tuyệt đối thống trị bằng lòng xót thương của Thiên Chúa. Nhất là ngày lễ Chúa là Vua lại đặt trong bối cảnh của ngày kết thúc năm Thánh Lòng Chúa thương xót, càng là dịp để ta sốt sắng chiêm ngắm quyền bính của tình yêu tuyệt đối, không bao giờ loại trừ ai, không bao giờ chất chứa lòng thù hận của Đấng là tình yêu (x.1Ga 4, 8).

Từ Cựu sang Tân Ước, không có trang nào của Thánh Kinh không minh chứng cho loài người thấy tình yêu của Thiên Chúa. Khởi đi từ tạo dựng, tình yêu ngút ngàn, tình yêu đến rốt ráo, đến kỳ cùng ấy đã được thể hiện cách ngoạn mục.

Thiên Chúa không tạo dựng loài người như tạo dựng bất kỳ loài nào. Đối với mọi loài, Người tạo dựng quá dễ dàng, chỉ cần “Thiên Chúa phán…(mọi vật) liền có…” (St 1, 1tt).

Nhưng khi tạo dựng loài người, Thiên Chúa lại cho phép nó mang chính hình ảnh của Người, được làm bá chủ muôn loài. Vì thế, Thiên Chúa không “phán”, “liền có” nữa. “Tâm trạng” của Thiên Chúa được Thánh Kinh diễn tả thật cảm động. Thiên Chúa như nghĩ ngợi lắm, cân nhắc lắm. Người như đặt vào công trình tạo dựng cuối cùng này tất cả trách nhiệm, tất cả chiều sâu suy tư, tất cả nỗi niềm.

Thiên Chúa như tự nói đi nói lại với mình nhiều lần: “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’. Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ…” (St 1, 26-28).

Đến khi con người bội phản, thay vì hủy diệt, Thiên Chúa, với lòng yêu thương sâu sắc, đã quyết định trao ban ơn cứu chuộc: “Ta đã yêu thương ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31, 3). Hay:“Núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi” (Is 54,l0).

Con Một của Thiên Chúa là chính ơn cứu chuộc, là bằng chứng về sự sống, để nhân loại tiếp tục được sống. Đó là một tình yêu dâng cao ngút ngàn, lên đến đỉnh điểm khi Người quyết hiến trao Con Một cho trần thế.

Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã một lòng xót thương. Đến muôn đời Thiên Chúa vẫn thủy chung thương xót. Người không bao giờ thay lòng đổi dạ trong tình yêu tuyệt đối ấy.

Ban Con Một là một quyết định không thể tả, không còn quyết định nào bằng.“Đến như Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8, 32a), thì Thiên Chúa còn tiếc gì với chúng ta. “Một khi Người đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8, 32b).

Bởi vậy, khi công bố về tình yêu cao dâng đến vô bờ của Thiên Chúa, Chúa Kitô đã nói bằng những lời thắm thía: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3, 16-17).

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi…”. Cũng như khi chúng ta diễn tả: “Tôi vui đến nỗi tôi đã….”. Liên từ “đến nỗi” là liên từ diễn tả sự vỡ òa, diễn tả sức mạnh lan tràn, diễn tả nỗi niềm lớn hơn điều mà mình có thể nói ra, có thể bộc lộ. Nó diễn tả sự lớn lao hơn nhiều, mà giới hạn của ngôn từ đã không thể cho biết hết.

Hành động hiến trao Con Một là hành động quá đỗi, không gì bằng, không còn gì khác hơn, không thể có gì thay thế. Thiên Chúa đã yêu bằng một tình yêu nhiệm mầu: “Để cứu đầy tớ, Chúa đã nộp chính Con yêu” (Exsultet). Đó là một tình yêu “đụng trần”, một tình yêu đã đến mức tận cùng

Bởi Thiên Chúa, từ ngàn xưa, đã không bao giờ rút lại tình yêu thương xót của Người, vì thế, Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa làm người đã thể hiện mọi nơi, mọi thời tình yêu thương xót không mệt mỏi ấy.

Nhiều lần, Tin Mừng cho thấy Chúa Kitô tỏ lòng thương xót như thế. Người mời gọi kẻ nhọc nhằn hãy đến để được Người sớt chia ưu tư, thống khổ của họ: “Hãy đến cùng Ta, hỡi những ai mang gánh nặng nề, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho” (Mt 11, 28).

Chúa nhìn thấy sự đói của những người theo Chúa. Đã hơn một lần, Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi dưỡng họ (x.Mt 14, 13–21; Mt 15, 32-39; Ga 6, 1-15).

Chúa xót xa trước những cảnh đời sống trong bệnh tật. Người chữa lành cho họ, như đã từng chữa lành cho người phụ nữ bệnh loạn huyết mười hai năm (x. Mt 9, 20-22), chữa người mù từ thuở mới sinh (x.Ga 9, 1-41)…

Chúa xót xa trước giọt nước mắt đớn đau của người mẹ khóc con, của người chị khóc em, như trường hợp Chúa cho đứa con của bà góa thành Naim hay cho Lazarô sống lại (x.Lc 7,11-17; Ga 11, 1-45)…

Người đã từng chạnh lòng trước bệnh tật đớn đau của đầy tớ ông đội trưởng (x. Mt 8, 5-13), hay cái chết của con gái ông trưởng hội đường (x. Mc 5, 21-43)…

Chúa đã lập tức chữa lành cho tên lính bị thánh Phêrô chém đứt tai mà không cần bất cứ một điều kiện nào, dù lúc đó, Chúa đang bị người ta lên án và sẽ giết chết Chúa ngay sau đó (x.Ga 18, 10-11).

Đến giây phút cuối đời, lúc mà Chúa phải chết thảm trên thánh giá, Chúa vẫn đầy lòng xót thương đối với người trộm cùng bị đóng đinh với Chúa. Chúa hứa ban nước thiên đàng cho anh (x.Lc 23, 39-43 )…

Chúng ta không thể kể hết những lần Chúa tỏ tình yêu xót thương đối với con người. Đặc biệt cả cuộc đời, từ vâng lệnh Chúa Cha, nhập thể, sống nơi trần gian, chết cay đắng, sống lại vinh quang, vinh thăng trên trời… đều là tình thương tự nguyện của Chúa Ngôi Hai dành cho chúng ta, một tình thương không thể chứa đựng nơi mọi mỹ từ của loài người, khi phải diễn tả tình thương ấy.

Tình yêu dẫn đến cái chết cho người mình yêu đã lớn. Một tình yêu tự nguyện ném mình vào cái chết càng lớn lao khôn xiết. Dù vâng lệnh Thánh ý tuyệt đối, Chúa Giêsu Kitô vẫn thể hiện mạnh mẽ chính tình yêu của chính bản thân Người cho trần thế chúng ta: Chúa tự nguyện đến cùng trong sự tự hiến chính mình:

“Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là lệnh của Chúa Cha mà tôi đã nhận được” (Ga 10, 17-18).

Vì lòng xót thương, trên thánh giá, lời Chúa Kitô “xin Cha tha cho chúng…” (Lc 23, 34), đâu chỉ là lời dành cho những kẻ đang đùng đùng sát khí dưới chân thánh giá.

Nếu nhập thể là để cứu độ, và bây giờ, vinh thăng trên trời, ngự bên hữu Chúa Cha là để chuyển cầu cho ta, để đưa ơn cứu độ của ta đạt đến vĩnh cửu, thì lời “xin Cha tha cho chúng” là, và phải là lời muôn đời Chúa Kitô chuyển cầu cho tất cả chúng ta.

Vì tình yêu thương xót, Chúa Kitô đã trút bỏ hoàn toàn. Trút bỏ cả cuộc đời, trút bỏ cả mạng sống vẫn chưa làm đủ. Đến lúc trao hơi thở sau hết, lại còn tiếp tục trao dâng cả đến giọt máu cuối cùng, khi “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19, 34).

Trái Tim mở ra là để nhân loại hạnh phúc ngụp lặn trong biển tình yêu vời vợi ấy. Dòng máu cứu chuộc trở thành nguồn sự sống và sức sống cho tất cả mọi người thiết tha tìm đến. Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về chúng ta tất cả. Chúa thương xót chúng ta.

Chúng ta quá đỗi hạnh phúc vì tình yêu thương xót, Chúa Kitô dành cho chúng ta. Chính nhờ tình yêu thương xót, Người là trạng sư tuyệt đối, đời đời trước tòa Thiên Chúa.

Nhưng khi tôn vinh lòng thương xót của Chúa Kitô, thì không chỉ dừng lại nơi một mình Chúa Kitô mà thôi. Tất cả những gì được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, đều là mạc khải đến vô cùng tình yêu thương xót của Thiên Chúa.

Vì thế, nơi Trái Tim Chúa Kitô chất chứa tình yêu, một trái tim bằng xương bằng thịt đã bị đả thương và mở toan ra, không chỉ cho thấy sự mạnh mẽ, dữ dội của tình yêu nơi Chúa Kitô dành cho loài người.

Hình ảnh Trái Tim rướm máu và hừng hực lửa, gợi lại cho chúng ta lời tiên tri Hôsê từ xa xưa: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11, 8).

Lòng Thiên Chúa chứa đầy yêu thương. Thiên Chúa đã yêu. Mãi mãi cứ yêu. Ngàn đời tình yêu Thiên Chúa vẫn không cùng. Vì thế, Trái Tim Chúa Kitô vừa khắc sâu tình yêu của Thiên Chúa, vừa bộc lộ đến vô cùng tình yêu chan chứa, chứa đầy trong Trái Tim Thiên Chúa.

Làm sao có thể nói hết tình yêu thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Kitô. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học của lòng thương xót ấy, để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…

Vô vàn những lần Thiên Chúa thể hiện Người là Đấng đầy lòng xót thương. Trọn cả dòng lịch sử cứu độ, là trọn cả dòng lịch sử khắc ghi đậm nét tình yêu thương hãi hà của Thiên Chúa.

Đó là một tình yêu ngàn đời không đủ lời chúc tụng. Đó là một tình yêu núi không thể đo, biển không thể lường. Đó là một tình yêu, dù giàu sức tưởng tượng, cũng không thể tưởng nghĩ.

Đó là một tình yêu dũng mãnh, bền bỉ, trung thành, bao dung, đầy ắp, vời vợi, đằm thắm, trào tràn, cuồn cuộn, dịu ngọt, luôn luôn trao ban, luôn luôn đi bước trước, luôn luôn tín thành, luôn luôn hiến dâng…

Mừng lễ Chúa Kitô là vua toàn cõi vũ trụ trong ngày Hội Thánh kết thúc năm Thánh lòng Chúa thương xót, chúng ta hãy đến thờ lại tôn thờ, suy phục quyền bính của Thiên Chúa chúng ta.

Hãy bắt chước Thiên Chúa mà sống tình yêu suốt đời để nói với mọi người, mọi thế hệ về một tình yêu thương xót không hề vơi cạn, không hề suy suyễn, một tình yêu thánh thiêng như cụ thể và nguyên vẹn cho tất cả những ai tìm đến lưu trú.

Hãy thốt lên, hãy nguyện cầu suốt đời với Thiên Chúa, với Người Con Một của Người rằng: LẠY CHÚA, CON TÍN THÁC VÀO CHÚA.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Kitô Vua C. 20.11.2016
Lm Francis Lý văn Ca
16:10 17/11/2016
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội lần lượt trình bày cho chúng ta những mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chương trình cứu rỗi. Hôm nay, Giáo Hội muốn tóm tắt sứ điệp của năm phụng vụ bằng lễ kính Chúa Kitô Vua.

Đặc biệt, trong ngày Chúa Nhật Lễ Kính Chúa Kitô Vua, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức khép lại Năm Thánh của Lòng Thương Xót bằng Nghi Thức Đóng Cửa Năm Thánh của Đền Thánh Phêrô.

Cánh cửa Năm Thánh của Lòng Thương Xót được khép lại, nhưng trái tim của tình liên đới, tình đồng loại, lòng tha thứ của chúng ta phải quảng đại và mở rộng cho tha nhân. Đó chính là sứ điệp của Năm Kính Lòng Thương Xót.

Qua ý nghĩa của thánh lễ hôm nay, chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu là Vua trên hết các vua là Chúa trên hết các chúa. Chúng ta thử kiểm điểm đời sống của mình đã phục vụ Vị Chúa mà chúng ta tôn vinh hôm nay một cách thiết thực không? Hoặc trái tim của chúng ta có mở rộng cho tha nhân như Chúa ngay khi trong giờ phút đau khổ nhất khi treo trên thập tự không?

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái muốn có một vị vua cai trị dân nước của họ, Thiên Chúa Giavê đã ban cho họ một vì vua, đó là Vua Đavít. Qua hoàng tộc nầy, Đấng Cứu Thế đã phát xuất từ dòng dõi vương triều nầy..

TRƯỚC BÀI II:
Theo cái nhìn của Thánh Phaolô, mỗi người tìn hữu chúng ta đều có một chỗ trong Vương Quốc của Thiên Chúa. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vỉ đã ban cho chúng ta được vinh dự là thần dân trong Nuớc của Ngài.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Qua sự chết của Đức Kitô trên thập giá, Ngài không những là Vua của dân Dothái, nhưng là Vua của tất cả những ai chấp nhận Ngài ngay cả những anh chị em lương dân.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Chúa cho Vương Quốc của Ngài được triển nở giữa chúng ta là thân dân trong Vương Quốc của Ngài.

1. Chúa Kitô đã đến trần gian như là vị Cứu Chúa của nhân loại, xin cho nuớc của Ngài được tái hiển trị cho những ai đã và đang lạc lối. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúa Kitô là Đấng đã giao hoà giữa trời và đất, xin cho tình thân hữu giữa các quốc gia mỗi ngày được thêm phát triển qua những đóng góp thiết thực cho nền hòa bình giữa các dân nước. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúa Kitô là Thủ Lãnh của Giáo Hội Duy Nhất, xin cho các Giáo Hội luôn được phát triển trong tinh thần hiệp nhất. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho Vương Quốc mà Chúa Kitô đã thiết lập, được thu hẹp trong từng Cộng Đoàn, Giáo Xứ Địa Phương luôn được vun xới bằng những bàn tay và khối óc của từng phần tử trong những tiểu vương quốc nầy. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Năm Thánh của Lòng Thương Xót được khép lại qua nghi thức đóng của Thánh Đền Thờ Thánh Phêrô hôm nay. Xin cho mỗi người trong chúng ta biết cửa tâm hồn để tha thứ những yếu hèn, lầm lỗi của anh chị em vì vô tình hay hữu ý với tâm tình cảm thông và tha thứ như Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Các Linh Hồn. Họ đã nghe tiếng Chúa gọi ra đi trước chúng ta. Ước gì qua tình thương hải hà của Chúa các ngài sẽ được hưởng cuộc sống an nhàn trong Vương Quốc Vĩnh Cửu. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục
Lạy Chúa Giêsu, xin biến chúng con thành những chứng nhân của Vương Quốc mà Chúa đã thiết lập bằng việc mang niềm an vui và công lý đến với hết mọi người. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
R/ Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công nghị tấn phong Hồng Y ngày thứ Bẩy 19 tháng 11, 2016
Đặng Tự Do
05:33 17/11/2016
Đức Thánh Cha sẽ kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót với một công nghị tấn phong Hồng Y tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 11 giờ sáng thứ Bẩy 19 tháng 11.

Đây là công nghị tấn phong Hồng Y lần thứ ba trong triều Giáo Hoàng của ngài. Hai lần trước là vào ngày 14 Tháng Hai 2015 trong đó ngài nâng lên hàng Hồng Y 20 vị, và lần trước nữa là vào ngày 22 tháng Hai năm 2014, với 19 vị Hồng Y.

Tổng cộng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng lên hàng Hồng Y 39 vị trong đó có 31 vị có quyền bỏ phiếu bầu Giáo Hoàng tại thời điểm được vinh thăng. Kể luôn lần này thì số vị được Đức Thánh Cha naâng lên hàng Hồng Y là 56 vị.

Hiện nay, trong Giáo Hội có 107 vị Hồng Y có quyền bỏ phiếu. Trong số đó có 51 vị thuộc về Âu Châu. Với 17 vị sắp được nâng lên hàng Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô nâng số Hồng Y cử tri lên mức tối đa là 120 vị như đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ấn định.

17 vị được vinh thăng Hồng Y lần này thuộc 13 quốc tịch khác nhau, gồm có:

Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Ý

Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga, Cộng hòa Trung Phi

Đức Tổng Giám mục Carlos Osoro Sierra, Tây Ban Nha

Đức Tổng Giám mục Sérgio da Rocha, Ba Tây

Đức Tổng Giám mục Blase J. Cupich, Hoa Kỳ

Đức Tổng Giám Mục Patrick D'Rozario, Bangladesh

Đức Tổng Giám mục Baltazar Enrique Porras Cardozo, Venezuela

Đức Tổng Giám mục Jozef De Kesel, Bỉ

Đức Tổng Giám mục Maurice Piat, Mauritius

Đức Tổng Giám Mục Kevin Joseph Farrell, Hoa Kỳ

Đức Tổng Giám mục Carlos Aguiar Retes, Mễ Tây Cơ

Đức Tổng Giám Mục John Ribat, Papua New Guinea

Đức Tổng Giám mục Joseph William Tobin, Hoa Kỳ.

Đức Tổng Giám Mục Anthony Soter Fernandez, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Kuala Lumpur Malaysia

Đức Tổng Giám Mục Renato Corti, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Novara Ý

Đức Tổng Giám mục Sebastian Koto Khoarai, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Hoek Lesotho

Cha Ernest Simoni, thuộc Tổng Giáo Phận Shkodrë-Pult, Scutari – Albania, cựu tù nhân cộng sản.
 
Video ĐTC kêu gọi luôn luôn bảo vệ trẻ em, chống lại mọi hình thức nô lệ
VietCatholic Network
09:53 17/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
ĐTC kêu gọi luôn luôn bảo vệ trẻ em, chống lại mọi hình thức nô lệ

ĐTC kêu gọi luôn luôn bảo vệ trẻ em, chống lại mọi hình thức nô lệ, xung vào quân ngũ và các hình thức ngược đãi.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng 16-11-2016, ĐTC nói: "Chúa Nhật 20-11 tới đây, sẽ cử hành ngày Thế Giới các quyền của trẻ em và thiếu niên. Tôi kêu gọi lương tâm của tất cả mọi người, các tổ chức và gia đình, để các trẻ em luôn luôn được bảo vệ và an sinh của các em luôn được giữ gìn, để các em không bao giờ bị lâm vào những hình thức nô lệ, tuyển mộ vào các nhóm võ trang và bị ngược đãi. Tôi cầu mong Cộng đồng quốc tế có thể canh chừng cuộc sống của các em, bảo đảm cho mỗi trẻ em nam nữ được quyền cắp sách đến trường và được giáo dục, để các em được tăng trưởng trong thanh thản và nhìn về tương lai trong niềm tín thác”

Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các Giám Mục Hoa Kỳ

ĐTC khuyến khích tất cả các giáo phận tại Hoa Kỳ tích cực tham gia cuộc gặp gỡ toàn quốc lần thứ 5 các tín hữu Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha, để canh tân và dấn thân truyền giáo.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp Video gửi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nhóm đại hội mùa thu từ ngày 14 đến 17-11-2016 tại thành phố Baltimore.

Cuộc gặp gỡ các tín hữu Hispanic nói tiếng Tây Ban Nha, sẽ bắt đầu từ tháng giêng tới đây, 2017, tại các giáo phận, và kết thúc với cuộc cử hành toàn quốc vào tháng 9 năm 2018. Các sinh hoạt này nhắm nhìn nhận và đề cao những hồng ân đặc thù mà các tín hữu Công Giáo Hispanic đã và tiếp tục cống hiến cho Giáo Hội tại Mỹ. Hơn nữa, đó là thành phần một tiến trình rộng lớn hơn để canh tân và dấn thân truyền giáo mà tất cả các giáo phận tại Mỹ được kê gọi thực hiện.

ĐTC bày tỏ hy vọng Giáo Hội tại Mỹ, ở mọi cấp độ, sẽ đồng hành với cuộc gặp gỡ sắp tới, qua những suy tư và sự phân định mục vụ, đặc biệt Ngài xin các giáo phận hãy cứu xét xem mình có thể làm gì để đáp ứng tốt đẹp hơn sự hiện diện ngày càng gia tăng của cộng đồng Hispanic. Để ý đến sự đóng góp của cộng đồng này cho đời sống quốc gia, ĐTC cầu nguyện để Cuộc gặp gỡ toàn quốc kỳ 5 của các tín hữu Công Giáo Hispanich mang lại thành quá cho sự canh tân xã hội Mỹ và cho hoạt động tông đồ tại nước này.
 
Tổng trưởng Bộ Giáo Dân lên tiếng phê bình quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput về Tông Huấn Amoris Laetitia
Đặng Tự Do
18:03 17/11/2016
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Catholic News Service hôm 15 tháng 11, tân Tổng trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình, và Sự Sống đã lên tiếng phê bình Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của tổng giáo phận Philadelphia về quan điểm của ngài cho rằng Tông Huấn Amoris Laetitia không hề thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, cụ thể là những ai đã ly dị và tái hôn thì không thể rước lễ.

Đức Tổng Giám Mục Kevin Farrell nói:

“Tôi không chia sẻ quan điểm Đức Tổng Giám Mục Chaput đã đưa ra, không.”

Đức Tổng Giám Mục Kevin Farrell, là người sẽ được nâng lên hàng Hồng Y vào ngày thứ Bẩy 19 tháng 11, nói thêm:

“Tôi nghĩ rằng có đủ loại hoàn cảnh và tình huống khác nhau mà chúng ta phải nhìn vào từng trường hợp một khi vấn đề được nêu ra với chúng ta.”

Hồi tháng Bảy vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Chaput đã ban hành một bản hướng dẫn cho tổng giáo phận Philadelphia khẳng định rằng giáo huấn truyền thống của Giáo Hội không thể thay đổi, nghĩa là người Công Giáo đã ly dị và tái hôn thì không thể rước mình Thánh Chúa nếu họ không sống với người phối ngẫu mới như anh trai, em gái.

Đức Hồng Y Farrell cho rằng từng Giám Mục riêng lẻ không nên đưa ra các hướng dẫn cho việc thực hiện Tông Huấn Amoris Laetitia cho đến khi một “hội nghị tất cả các giám mục Hoa Kỳ hoặc nói rộng ra là tất cả các giám mục của một quốc gia ngồi xuống và thảo luận về những điều này.”

Tưởng cũng nên biết thêm là Đức Tổng Giám Mục Chaput là chủ tịch của Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ cho việc thực hiện Tông Huấn Amoris Laetitia.

Source: Catholic World News - Vatican official regrets Archbishop Chaput’s interpretation of Amoris Laetitia
 
Đức Tổng Giám Mục Chaput trả lời những chỉ trích về quan điểm của ngài đối với Tông Huấn Amoris Laetitia
Đặng Tự Do
19:12 17/11/2016
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia đã phản ứng mạnh mẽ đối với những chỉ trích từ phía Đức Hồng Y tân cử Kevin Farrell liên quan đến những quan điểm của ngài đối với Tông Huấn Amoris Laetitia.

Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service hôm 17 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Chaput bác bỏ quan điểm cho rằng ngài đã vội vàng trong việc ban hành bản hướng dẫn thi hành Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha tại tổng giáo phận của Ngài.

Khi được hỏi lý do tại sao ngài đã ban hành những hướng dẫn này, Đức Tổng Giám Mục trả lời:

“Bởi vì trong tài liệu sau cùng của Thượng Hội Đồng và cả trong Tông Huấn Amoris Laetitia, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khích lệ các giám mục địa phương làm như vậy.”

Ngài nói tiếp:

“Thực ra bạn hỏi một câu thật kỳ lạ. Lẽ ra phải đặt câu hỏi như thế này mới đúng: Tại sao một giám mục lại chậm trễ giải thích và áp dụng Tông Huấn Amoris Laetitia vì lợi ích của dân Ngài? Trên một vấn đề quan trọng như bí tích hôn nhân, sự do dự và không rõ ràng là không bác ái cũng chẳng khôn ngoan.”

Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng không đồng ý với lời phê bình của Đức Hồng Y tân cử Farrell, là tân Tổng trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình, và Sự Sống, theo đó bản hướng dẫn của tổng giáo phận Philadelphia đã không tính đến những hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn mà một số cặp vợ chồng đang phải đối mặt.

Ngài nói:

“Tôi tự hỏi không biết Đức Hồng Y Farrell có thực sự đọc và hiểu bản hướng dẫn của Philadelphia mà ngài dường như đang thắc mắc hay không. Các hướng dẫn đó có một sự nhấn mạnh rõ ràng về lòng thương xót và lòng từ bi. Điều này hợp lý vì hoàn cảnh cá nhân thường rất phức tạp. Cuộc sống rối tinh lên. Nhưng lòng thương xót và lòng từ bi một khi tách rời khỏi sự thật thì không còn là những nhân đức đúng nghĩa. Giáo Hội không thể mâu thuẫn hoặc lạc xa Kinh Thánh và giáo huấn của chính mình. Làm như thế là biến sứ mạng truyền giáo của mình ra vô hiệu. Điều này nên được rõ ràng. Những lời của Chúa Giêsu là rất trực tiếp và triệt để về vấn đề ly hôn.”

Trả lời về đề nghị của Đức Hồng Y Farrell theo đó hội nghị các Giám Mục Hoa Kỳ nên thảo luận về một chính sách toàn quốc trong việc thực hiện Tông Huấn Amoris Laetitia, Đức Tổng Giám Mục Chaput - là chủ tịch một ủy ban được hình thành cho nhiệm vụ này nói rằng ủy ban của ngài đã trưng cầu ý kiến các giám mục trên khắp đất nước và trình bày một báo cáo cho ban lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng bày tỏ sự thất vọng của ngài về ý kiến của Đức Hồng Y Farrell theo đó các giám mục giáo phận không nên đưa ra các hướng dẫn riêng của mình. Ngài giải thích rằng Hội Đồng Giám Mục một quốc gia không có quyền trên một vị giám mục bản quyền của giáo phận.

“Nguyên là một giám mục giáo phận, lẽ ra Đức Hồng Y phải biết điều này chứ. Lời bình luận của ngài thật khó hiểu dưới ánh sáng của dự dấn thân của chúng ta cho đoàn tính huynh đệ.”

Văn bản đầy đủ cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Chaput với Catholic News Service có thể xem tại Web site của tổng giáo phận Philadelphia: Archbishop Chaput’s Remarks to CNS About ‘Amoris Laetitia’ and Its Implementation

Source: Catholic World News - Archbishop Chaput answers criticism on view of Amoris Laetitia
 
Tân chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bác bỏ các đồn đoán của truyền thông thế tục
Đặng Tự Do
22:47 17/11/2016
Đức Hồng Y Daniel DiNardo thường tự mô tả mình như “một linh mục và một giám mục truyền thống”. Bên cạnh đó, ngài đang lãnh đạo tổng giáo phận Galveston-Houston nơi có đông người di dân. Chính vì thế, khi các Giám Mục Hoa Kỳ bầu ngài vào chức vụ chủ tịch Hội đồng Giám mục, nhiều quan sát viên và các chuyên gia về các vấn đề của Giáo Hội nhanh chóng coi đây là một thái độ phản kháng lại chương trình nghị sự “tiến bộ” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và là một lời cảnh báo cho Donald Trump, hoặc cho cả hai.

Phát biểu với tờ Crux hôm thứ Ba 15 tháng 11, vài giờ sau cuộc bỏ phiếu, Đức Hồng Y DiNardo phản bác nhận xét đầu tiên, nhưng nhìn nhận ý kiến thứ hai là có cơ sở, đặc biệt, trong bối cảnh một Giám Mục gốc Mỹ Châu La Tinh đầu tiên được chọn làm phó chủ tịch. Đó là Đức Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles, California.

Ngài nói:

“Tôi đã từng nói công khai về tầm quan trọng của Đức Thánh Cha Phanxicô về phương diện lòng thương xót, và đưa Giáo Hội đến những vùng ngoại vi”.

“Tôi là một linh mục và một giám mục truyền thống, và tôi đánh giá cao cũng như tôn trọng Đức Thánh Cha Phanxicô. Nếu họ muốn biện giải điều này cách nào đó như thể tôi chống lại Đức Thánh Phanxicô, thì thật là điên. Tôi thích Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi nghĩ rằng ngài đang làm một số điều tuyệt vời cho Giáo Hội.”

Theo Đức Hồng Y, tân tổng thống Donald Trump là một hình ảnh phức tạp hơn, đã từng thề sẽ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp và thắt chặt các tiêu chuẩn nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Theo Migration Policy Institute, một cơ quan độc lập, phi đảng phái, và phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, tính đến năm 2014, có hơn 10 triệu người nước ngoài đang sinh sống tại California, chiếm gần 30 phần trăm dân số của tiểu bang này. Không phải tất cả trong số họ đều có giấy tờ đầy đủ.

Ở Texas, số người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp lên tới hơn bốn triệu người, tương đương hơn 15 phần trăm dân số.

Về việc liệu việc bầu ban lãnh đạo mới của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có thể hiểu là một phát súng “bắn cảnh cáo” đối với chính quyền Trump hay không, Đức Hồng Y DiNardo cho biết: “Tôi nghĩ rằng từ quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, chúng tôi coi những vấn đề về nhập cư và người tị nạn là những vấn đề trọng tâm.”

Về cảm tưởng khi được các Giám Mục bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y DiNardo nói ngài không ngạc nhiên lắm vì theo truyền thống, vị phó chủ tịch của khóa trước thường được bầu làm chủ tịch của khóa sau, nhưng ngài nói – “Tôi hơi giật mình vì được đắc cử ngay trong vòng đầu bỏ phiếu”.

Source: Crux - DiNardo says it’s ‘crazy’ to see his election as anti-Francis vote
 
Người Công Giáo Hoa Kỳ thận trọng trước thắng cử của Donald Trump
Vũ Văn An
22:49 17/11/2016
Người Công Giáo Hoa Kỳ đang càng ngày càng tỏ ra thận trọng trước chiến thắng của Donald Trump. Phần đông cho rằng: đừng vội mừng, phải chờ xem Ông Trump làm ăn ra sao đã, nhất là về những lời hứa liên quan tới phá thai và tự do tôn giáo. Đó là nhận định của Mathew N. Schmalz. Điều họ lo ngại là chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và khinh miệt phụ nữ của Ông Trump.

Mặt trận phò sự sống

Ngay về văn hóa sự sống, có người như Charles C. Camosy không ngần ngại cho rằng “việc bầu cho Trump là một thất bại khủng khiếp đối với phong trào phò sự sống”. Ngoài việc thuật lại chiến thắng của phe trợ tử ở Colorado, và của án tử hình tại Oklahoma vào cùng một ngày với cuộc bầu Ông Trump, ký giả này nhấn mạnh: có thể chỉ là xảo thuật của Trump để giành phiếu Công Giáo khi tuyên bố mình phò sự sống. Ông ta cho mình là Kitô hữu nhưng nhấn mạnh mình không cần xin Chúa tha thứ. Ông hứa sẽ bổ nhiệm các thẩm phán tối cao phò sự sống, nhưng lại gợi ý: em gái phò phá thai của ông có thể là một thẩm phán tối cao vĩ đại.

Camosy nhấn mạnh nhiều hơn tới các lo ngại của những người gọi là thiên niên kỷ (millennials=sinh trong khoảng giữa thập niên 1990 và đầu thập niên 2000), phụ nữ, da mầu trước chính sách của Trump về di dân, cải tổ công lý hình sự, chăm sóc y tế và thay đổi khí hậu. Nhất là cách ăn nói và tác phong kỳ thị sắc tộc và giới tính của ông bị coi là tởm gớm đối với những nhóm người này.

Theo Camosy, phong trào phò sự sống, trong những năm qua, đã khổ công lắm mới tiến tới chỗ thực sự chống lại bất cứ mưu toan nào nhằm đẩy chúng ta qua bên lề bởi những người được ưu đãi, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phụ nữ luôn muốn sử dụng và kiểm soát thân xác phụ nữ. Nay với việc bầu Ông Trump, người không thích đáng hơn gì đối với phong trào, mọi công khó của ta liều mình bị phá hủy.

Chủ nghĩa hoàn cầu

Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì cho rằng: chiến thắng của Trump đã hạ bệ chủ nghĩa hoàn cầu và nền chính trị cấp tiến, kỹ trị (technocratic). Ký giả này coi đây là một cuộc nổi loạn của phe duy quốc gia tại một quốc gia được hưởng nhiều lợi ích nhất từ việc hoàn cầu hóa. Chính chủ nghĩa duy quốc gia đầy mị dân này, sau cùng, đã dẫn tới chiến tranh.

Ivereigh so sánh chiến thắng của Trump với chiến thắng của Brexit ở Anh (ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu), cả hai chứng tỏ rằng cuộc chiến nay không còn là giữa tả và hữu mà là giữa duy hoàn cầu và duy quốc gia.

Di dân là mục tiêu của chủ nghĩa duy quốc gia hiện nay, vì người ngoại quốc, đối với họ, tượng trưng cho chủ nghĩa hòan cầu. Họ đại diện cho việc xâm nhập của người khác, việc xuất hiện giữa chúng ta các giá trị khác nhằm làm hư thế giới quan của ta.

Phân tích các lá phiếu bầu cho cả Brexit lẫn Trump, người ta thấy vấn đề di dân, chứ không phải nghèo đói hay bất bình đẳng, là quan tâm chính của những người say sưa bầu cho họ.

Nhưng di dân là vấn đề hàng đầu trong tâm tư của vị đương kim Giáo Hoàng. Với các chuyến viếng thăm Lampudesa và Lesbos, ngài cho thế giới thấy rõ: ngài là một người của hoàn cầu, nhưng là một người hoàn cầu không quên quốc gia, không quên bản sắc văn hóa của mình, và nhất là không quên người nghèo, người đau khổ, di dân.

Bởi thế, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo vô thần Eugenio Scalfari, công bố ngày 11 tháng 11 vừa qua, ngài cho hay: ngài không phê phán ông Trump, một chính trị gia, nhưng quan ngại nhất của ngài là di dân và tỵ nạn.

Quan ngại ấy cũng là quan ngại của các giám mục Hoa Kỳ, nhân đại hội toàn thể vừa qua tại Baltimore, chỉ mấy ngày sau chiến thắng lớn của Trump. Theo A.P., các ngài nhấn mạnh rằng phục vụ và chào đón những người trốn chạy tranh chấp và bạo lực là một phần của bản sắc Công Giáo Rôma. Do đó, các ngài cho biết sẽ tiếp tục cố gắng này và kêu gọi tân chính phủ Trump cùng làm như thế.

Trong lúc tranh cử, Trump nói sẽ xây bức tường biên giới giữa Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ, trục xuất 11 triệu di dân bất hợp pháp. Tuy sau đó, ông ta đã tự tách mình ra khỏi các tuyên bố kiểu này, cho hay chỉ trục xuất những người có tiền án, nhưng lại cử Steve Bannon làm cố vấn cao cấp. Trang mạng của tỷ phú truyền thông này, Breitbart, luôn cổ vũ nghị trình duy quốc gia.

Những điều phả dè chừng

Đức Ông Charles Pope thì cho rằng nếu ông Trump chân thực với lời hứa, Tối Cao Pháp Viện sẽ hết tả mà thiên về hữu, đà giết người của phá thai, của việc dùng tế gào gốc phôi thai để nghiên cứu cũng như trợ tử có cơ được kìm hãm. Tuy nhiên, có những điều người Công Giáo phải thận trọng.

Trước nhất, kết quả bầu cử khá xít xao nhất là về số phiếu dân bầu (popular vote). Gần 50% cử tri xem ra không quan tâm gì tới chủ trương tai hại của Bà Clinton về phá thai kể cả lời hứa sẽ chấm dứt tu chính án Hyde và gia tăng tài trợ cho Planned Parenthood của bà. Bà đòi tôn giáo phải thay đổi, những người thân tín của bà chủ trương xâm nhập Giáo Hội Công Giáo để gây mầm chống đối, chia rẽ.

Thứ đến, về ông Trump, không có dấu chỉ nào rõ rệt cho thấy ông ta đứng về phía Công Giáo trong mọi vấn đề luân lý cực kỳ quan yếu. Ít nhất, ông ta cũng rất mềm trong các nghị trình đối với cộng đồng đồng tính, đổi giống… Ngoài ra, hình như ông ta còn ủng hộ trợ tử nữa. Các quan điểm của ông ta về án tử hình và di trú, dù kém có tính tín lý hơn, nhưng cũng đủ cho thấy ông ta không hẳn phù hợp với giáo huấn của Sách Giáo Lý cũng như sự đồng thuận ngày càng tăng của các giám mục Công Giáo và các vị giáo hoàng trong 75 năm qua.

Đức Ông Pope cũng lưu ý tới các thẩm phán liên bang ở cấp thấp, dưới cấp tối cao, mà suốt 8 năm qua, chính phủ Obama đầy ý thức hệ đã bổ nhiệm, và nay, khó có thể, trong một lúc, bãi nhiệm được. Chắc chắn họ sẽ tiếp tục cổ vũ nghị trình của cánh tả, củng cố việc tái định nghĩa hôn nhân, bãi bỏ các hạn chế hợp lương tri về phá thai, đòi tài trợ phá thai, duy trì thuốc ngừa thai trong các kế hoạch bảo hiểm y tế. Không phải vụ nào do họ xử cũng bị các thẩm phán tối cao soi mói.

Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami thì cho rằng: “Muốn làm cho Hoa Kỳ thành vĩ đại trở lại, chúng ta cũng cần một cuộc cải tổ toàn diện về di dân nhằm bảo vệ biên giới của ta và đồng thời dành một con đường tiến tới tư cách công dân cho hàng triệu người hiện đng sống giữa chúng ta. Nếu ta cần ‘những bức tường’, thì ta cần những bức tường ‘có cửa’ vì một số ‘những người hoa kỳ vĩ đại nhất’ của chúng ta vốn là di dân hay người tỵ nạn… Ta không thể làm Hoa Kỳ trở thành vĩ đại một lần nữa bằng cách làm nó thành bần tiện”.

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, O.F.M. Cap., khi trích lại câu nói trên của Đức Tổng Giám Mục Miami, cũng cho rằng: Ông Trump "là một người thưc tế. Sau 8 năm của một Bạch Ốc say sưa với ý thức hệ, điều này chắc là một điều tốt. Nhưng lời nói và hành động luôn có hậu quả. Các quát tháo ầm ĩ của Ông Trump trên các nẻo đường tranh cử đã góp phần làm chia rẽ và xé vụn quốc gia hơn nữa và làm cho hàng triệu di dân và thành viên các nhóm thiểu số sắc tộc khiếp đảm. Giới truyền thông vốn thù nghịch với Ông Trump lại càng làm cho vấn đề tệ hại hơn. Nhưng tác giả của cái xấu xí này chính là Ông Trump. Và chỉ có ông mới mới sửa được nó với ngôn từ và tác phong có trách nhiệm, và một sự sẵn sàng lắng nghe những người bị cuộc chiến thắng của ông đe dọa”.

Đức Tổng Giám Mục Chaput viết thêm: bảo vệ biên giới trong thời đại ma túy và khủng bố là điều chính đáng. “Nhưng đại đa số những người không có giấy tờ ở Hoa Kỳ hiện nay đều là những người lương thiện. Họ không đặt ra bất cứ một đe doạ nào cho bất cứ ai. Họ muốn một cuộc sống mang lại lợi ích, họ làm việc để kiếm sống, họ gầy dựng gia đình, và con cái họ sinh tại đây làm công dân Hoa Kỳ. Nói cách khác, họ là một tài nguyên trọng yếu cho tương lai đất nước chúng ta, không phải là một cục u cần loại bỏ khỏi cơ thể. Nói chung chung đến việc xây tường biên giới và trục xuất hàng triệu người không những không thực tế và đầu óc bất bình thường. Nó còn nguy hiểm nữa. Nó mồi lửa cho lòng thù ghét di dân…”.

Tân Ban Chấp Hành Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và ông Trump

Các vị trên chỉ vang dội lại tâm tư của Đức Phanxicô. Theo Rocco Palmo, hiếm khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng sau một đại hội của một Hội Đồng Giám Mục quốc gia. Lần này có khác, ngài đã gửi thông điệp video cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhân đại hội tại Baltimore của các ngài. Trong đó, ngài kêu gọi, bằng tiếng Anh hẳn hỏi, rằng “Hãy phá đổ các bức tường và xây dựng những cây cầu”.

Vị đại diện của ngài tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, dù đề cập tới giới trẻ trước đại hội này, cũng đã không quên nói tới việc bầu Ông Trump làm Tổng Thống Hoa kỳ và nhu cầu thương xót.

Ngài nói: “Tôi xin phép nói thêm rằng suốt Năm Thương Xót, tiếp theo diễn trình rất dài dẫn tới cuộc tuyển cửa toàn quốc mới đây, tôi nghĩ một cách trung thực rằng thương xót là điều quốc gia này cần có để hàn gắn các vết thương chia rẽ sau một chiến dịch (tranh cử) có tính gây phân cực”.

Đồng điệu với Đức Ông Pope trên đây, Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, tại đại hội này, đã lên tiếng cảnh giác về tự do tôn giáo. Ngài trích dẫn câu nói của Martin Castro, chủ tịch Ủy Ban Dân Quyền Hoa Kỳ: “Thuật ngữ ‘tự do tôn giáo’ sẽ chẳng nói được gì ngoại trừ giả hình, bao lâu nó còn là mã số thay cho kỳ thị, bất khoan dung, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phái tính, kỳ thị đồng tính, kỳ thị Hồi Giáo, quyền tối thượng của Kitô Giáo và bất cứ hình thức bất khoan dung nào. Tự do tôn giáo không bao giờ có ý cho một tôn giáo quyền thống trị trên các tôn giaó khác, hay quyền phủ quyết đối với dân quyền và các quyền tự do công dân của người khác. Tuy nhiên, ngày nay, cũng như trong quá khứ, tôn giáo đang được sử dụng vừa như một vũ khí vừa như một lá chắn bởi những người luôn tìm cách bác bỏ quyền bình đẳng của người khác. Trong quá khứ tại đất nước chúng ta, tôn giáo đã được sử dụng để biện minh cho chế độ nô lệ và sau đó các đạo luật Jim Crow. Nay ta thấy các luận điểm ‘tự do tôn giáo’ đang lẻn đường trở lại ngôn từ chính trị và hiến pháp của ta (giống hệt như ý niễm ‘quyền tiểu bang’) trong một cố gắng nhằm phá hoại các quyền của một số người Hoa Kỳ. Thế hệ người Hoa Kỳ hiện nay phải đứng dậy và lên tiếng để đảm bảo rằng tôn giáo không bao giờ bị bẻ cong để bác bỏ, không cho người khác hưởng trọn các hứa hẹn của Hoa Kỳ”.

Thành thử, nhiệm vụ của các giám mục trong những năm tới không kém phần nản chí dưới chính phủ Trump. Điều đáng lưu ý là các ngài đã bầu Đức Hồng Y DiNardo của Houston làm chủ tịch và Đức Tổng Giám Mục Gomez của Los Angeles làm phó chủ tịch. Cả hai vị đều có lãnh thổ giáo phận tiếp giáp với Mễ Tây Cơ, nước mà ông Trump muốn xây tường biên giới!

Cả hai vị đều là những nhà duy truyền thống: Đức Hồng Y DiNardo từng nghi vấn các cải tổ do Đức Phanxicô phát động và Đức Tổng Giám Mục Gomez vốn là 1 linh mục của Opus Dei, một dòng tu có thể nói là cực hữu. Nhưng cả hai đều là những vị lớn tiếng cổ vũ cuộc cải tổ toàn diện về di dân, một chủ trương chắc chắn sẽ đụng độ với chính phủ Trump.

Hai vị quả quyết rằng: Giáo Hội sẽ tiếp tục cổ vũ quyền lợi của di dân. Lời Đức Hồng Y DiNardo: các giám mục tôn trọng chính phủ, nhưng các ngài “cũng có trái tim mục tử… Nếu có ai đó đói, chúng tôi sẽ tới nuôi ăn họ. Nếu có ai khát nước, chúng tôi sẽ tới cho họ thức uống. Và nếu có ai là người xa lạ, chúng tôi muốn làm cho họ được tiếp đón”.
 
Giám Mục Phi khuyên các đồng hương đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ: “Ta về thôi”
Đặng Tự Do
22:59 17/11/2016
Một giám mục Phi Luật Tân đã khuyên những người đồng hương của ngài đang sống bất hợp pháp ở Mỹ nên trở về cố hương, trước khi Tổng thống Donald Trump có những hành động chống lại họ.

Đức Cha Ruperto Santos của giáo phận Balanga nói:

“Để bảo vệ bản thân và đừng đặt tương lai mình trong vòng nguy hiểm, chúng tôi khuyên anh chị em về thôi trước khi bị gán tội không có giấy tờ tùy thân, rồi tù tội và cuối cùng bị trục xuất”

Bộ trưởng lao động của Phi Luật Tân, là ông Silvestre Bello, cũng đã đưa ra một lời khuyên tương tự.

Đức Cha Santos nói Giáo Hội Công Giáo sẽ tham gia cùng chính phủ Phi Luật Tân trong việc cung cấp các trợ giúp cần thiết cho những ai trở về quê hương của mình.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Đây là thời điểm họ cần chúng ta”.

Ước tính có đến 270,000 người Phi Luật Tân đang sống ở Mỹ mà không có giấy tờ hợp pháp.

Source: Catholic World News Come home, bishop urges undocumented Filipinos living in US-
 
Thượng phụ Công Giáo Nghi Lễ Syriac kêu gọi tân tổng thống Donald Trump bảo vệ Kitô hữu Trung Đông
Đặng Tự Do
23:11 17/11/2016
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Syria kêu gọi các chính trị gia Mỹ hãy lên tiếng nhân danh các tín hữu Kitô bị bách hại tại Trung Đông. Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph Yonan Đệ Tam đưa ra lời kêu gọi trên trên trong khi bày tỏ hy vọng đối với tân chính quyền của tổng thống Donald Trump.

“Các Kitô hữu và các dân tộc khác ở Iraq và Syria đang đau khổ vì nạn diệt chủng thảm khốc, ngược đãi, lạm dụng và giết người”. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Breitbart News, Đức Thượng Phụ nói: “Tôi chứng kiến tận mắt sự tàn phá đang diễn ra trong cộng đồng của chúng tôi.”

“Không thể cứ nhắm mắt bịt tai trước những sự tàn bạo đang được phép diễn ra ngay trong thế kỷ 21 này. Chúng tôi hy vọng là các chính trị gia Mỹ có thể làm vang vọng thông điệp này trên toàn quốc về sự bất công này.”

Đức Thượng Phụ nói thêm:

“Các Kitô hữu ở Iraq và Syria hy vọng nơi tổng thống tân cử Trump và chính quyền sắp tới của ông sẽ giúp vãn hồi hòa bình và an ninh trong khu vực cho tất cả mọi người và vì lợi ích của nhân loại.”

Source: Catholic World News - Syrian patriarch: persecuted Christians hope Trump will help secure Mideast peace
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh thành nhà thờ giáo họ Lục Xuân, giáo phận Hưng Hóa
Triết Giang
09:24 17/11/2016
Khánh thành nhà thờ giáo họ Lục Xuân (Hưng Hóa)

Nhận được giấy mời của cha quản hạt Gioan Đặng Văn Nghĩa, giáo họ Bách Lộc, giáo phận Hưng Hóa, sáng ngày 15-11-2016, chúng tôi lên đường đi chúc mừng giáo họ Lục Xuân vừa xây được ngôi nhà thờ. Tôi đi cùng linh mục Antôn Dương Phú Oanh vốn là Trưởng ban Rao giảng Tin mừng của giáo phận Hưng Hóa nhưng vẫn phải điện thoại hỏi thăm đường. Tới đường vào nhà thờ, chúng tôi đã thấy đội kèn đồng giáo xứ và cha xứ Bách Lộc đứng sẵn để đón chào. Trên đường đều treo cờ hội có hình Thánh giá sặc sỡ sắc màu.

Đúng 8h30, Đức Cha coi sóc giáo phận Gioan Vũ Tất được đội kèn đồng hân hoan rước chào vào nhà khách. Ông Nguyễn Thế Doanh, nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đang nghỉ hưu tại địa phương này cũng đến chúc mừng giáo họ. Trước giờ lễ, Đức Cha Gioan có thời giờ trò chuyện với tôi và ông Doanh (ảnh dưới). Đức Cha cho biết, việc chia tách giáo phận Lao Cai đã làm thủ tục trình lên Tòa thánh và đã được chấp nhận. Hiện nay, nhà thờ Cam Đường mà tương lai sẽ là nhà thờ chính tòa đang được gấp rút thi công. Vấn đề thủ tục tách giáo phận Lao Cai bây giờ chờ phía Nhà nước Việt Nam. Trong sinh hoạt tôn giáo thì ở mỗi địa phương cũng có cách xử lý khác nhau. Cùng xin phép sinh hoạt tôn giáo chung nhưng tỉnh Điện Biên cho quyết định lập giáo xứ Điện Biên, Sơn La thì cho lập giáo điểm. Mỗi nơi này, Tòa Giám mục đã cử đến 2 linh mục để phục vụ nhu cầu tôn giáo của giáo dân. Nhưng huyện Mường Khương của tỉnh Lao Cai thì ngăn cấm giáo dân và linh mục đến dự lễ ở nhà dân (vì chưa có nhà thờ). Đức Cha Phụ tá Alphongso Nguyễn Hữu Long đã lên làm việc với tỉnh và huyện nhưng cũng chưa tìm được giải pháp căn cơ.

Ông Nguyễn Thế Doanh cho rằng, sắp tới khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua thì cũng tháo gỡ được nhiều điều nhưng có 3 vấn đề cốt lõi mà luật cần giải quyết là vấn đề tư cách pháp nhân của tôn giáo, quyền sử dụng đất đai của các tôn giáo và quyền tham gia của tôn giáo vào giáo dục. Nếu vướng luật hiện hành như luật Giáo dục thì sửa luật Giáo dục để phát huy nguồn lực của các tôn giáo. Vấn đề cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng phải được đào tạo để tránh xảy ra những vụ bức xúc như thời gian vừa qua.

Đúng 9h, cuộc rước đoàn đồng tế bắt đầu. Đức Cha Gioan làm nghi thức mở cửa nhà thờ và trao chìa khóa nhà thờ cho cha xứ Gioan Đặng Văn Nghĩa. Cửa nhà thờ được mở ra. Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Gioan chủ tế và cùng đồng tế có 15 linh mục trong giáo phận. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Gioan đã chúc mừng giáo học Lục Xuân chỉ có 90 nhân danh mà đã xây dựng được ngôi nhà thờ khang trang để thờ lạy Chúa. Ngài cũng cảm ơn tất cả mọi người đã góp công, của vào công trình này. Đức Cha đã vảy nước phép và xông hương bàn thờ. Bàn thờ và giảng đài đều làm bằng đá nguyên khối rất đẹp. Cha quản hạt Gioan được ủy quyền cũng đi xông hương tường và các cột nhà thờ.

Chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ, Đức Cha Gioan nói rằng, Thiên Chúa vĩ đại, cao quý nên cả vũ trụ này là đền thờ Ngài cũng không xứng nên ngôi nhà thờ nhỏ bé này cũng vậy nhưng từ bây giờ nó đã được làm phép để dâng kính Chúa nên nó sẽ là nơi để bà con sau những giờ lao động vất vả đến tâm sự, sẻ chia với Chúa. Bà con giáo họ Lục Xuân xin đừng để Chúa phải cô đơn trong nhà Tạm với ngọn đèn leo lét.

Đức Cha Gioan cũng làm phút cung nghinh Thánh thể để đặt Mình Thánh vào nhà chầu. Mọi người cùng quỳ lạy Thánh thể. Cuối lễ, vị đại diện giáo họ đã cảm ơn Đức Cha, Quý cha và Quý vị đại biểu từ thành phố Hà Nội, huyện Phúc Thọ, xã Vĩnh Thọ và Quý ân nhân xa gần đã giúp đỡ để giáo họ có ngôi nhà thờ tôn vinh Thiên Chúa. Giáo họ đã dâng lên Đức Cha bó hoa tươi thắm. Đức Cha Gioan và các cha đồng tế cùng chụp ảnh chung kỷ niệm (ảnh trên). Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng dùng bữa cơm thân mật để vui chung với giáo họ trong tiếng hát của ca đoàn. Cha quản hạt Gioan cũng lên sân khấu góp vui với bài “Tôi muốn” rất ấm áp, truyền cảm được mọi người vỗ tay nhiệt liệt tán thưởng.

Triết Giang
 
Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV: Thánh lễ Cao điểm và Bế mạc Đại hội
Jos. Nguyễn Trọng Tấn
18:31 17/11/2016
Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV: Thánh lễ Cao điểm và Bế mạc Đại hội

Vào lúc 8h30, sáng thứ 5, 17/11/2016, Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV với chủ đề: "Hãy đi và hãy làm như vậy" (Lc 10, 37) đã khép lại sau thánh lễ Cao điểm Đại hội cùng với nghi thức trao Thánh Giá và cờ giới trẻ cho giáo phận Thanh Hóa, đơn vị đăng cai tổ chức Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XV – 2017.

Xem Hình

Thánh lễ được cử hành do Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội chủ tế, với sự đồng tế của Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh - TGM Tổng giáo phận Huế, Giám quản giáo phận Thanh Hóa cùng quý Đức Cha và hơn 300 linh mục đến từ 10 giáo phận miền Bắc. Hiệp dâng thánh lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ và hơn 20.000 bạn trẻ đang tham dự Đại hội.

Trước đó, vào lúc 7h00, Đức Hồng Y, quý Đức Cha đã gặp gỡ các bạn trẻ tham dự Đại hội. Qua cuộc gặp gỡ, các vị chủ chăn đã trình bày các đề tài liên quan đến đời sống của người trẻ hiện nay như, Giới trẻ với việc bảo vệ môi trường, Giới trẻ và tình yêu, Giới trẻ và mạng xã hội... hầu giúp các bạn trẻ có hành trang sống đạo tốt hơn.

Khởi đi từ chủ đề Đại hội "Hãy đi và hãy làm như vậy" (Lc 10, 37), trong bài giảng của thánh lễ, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng - Phó Tổng thư ký HĐGM Việt Nam đã nhắn nhủ các bạn trẻ, ngang qua đời sống của mình giữa xã hội ngày hôm nay phải can đảm làm chứng cho sự thật và niềm vui bắt nguồn từ Tin Mừng Tình Yêu. Ngài nói: "Các bạn hãy cảm nhận Thiên Chúa giàu lòng thương xót đang từng ngày đụng chạm đến trái tim của của các bạn. Hãy để Lòng Thương Xót của Chúa hiện diện trong đời sống và để Chúa biến đổi căn bản trong con người của các bạn. Để từ đó chúng ta có những lời nói khác, hành động khác, không còn là con người cũ nữa, bởi vì chúng ta đã đắm chìm trong Lòng Thương Xót của Chúa. Mỗi chúng ta đều gặp gỡ Chúa Giêsu và mỗi người được Ngài chạm tới bằng mỗi cách khác nhau. Nhưng chắc chắn một điều, sau khi Đại hội kết thúc chúng ta trở về với cuộc sống thường ngày, chúng ta có chung sứ mạng loan truyền và sống đời chứng tá Lòng Thương Xót của Chúa".

Nhắn nhủ với các bạn trẻ lúc cuối thánh lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli - Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam đã mời gọi các bạn trẻ luôn biết hướng đến sự thật, nói sự thật, bảo vệ sự thật và biết thưởng ngoạn cái đẹp xuất phát từ Thiên Chúa.

Sau phép lành cuối lễ, trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng, là nghi thức trao Thánh Giá và cờ Đại hội Giới trẻ cho giáo phận Thanh Hóa, đơn vị đăng cai tổ chức Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XV sẽ được diễn ra vào năm 2017. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, GM giáo phận Vinh, chủ nhà đăng cai Đại hội lần này, đã trao Thánh Giá Đại hội cho Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh và các bạn trẻ giáo phận Thanh Hóa. Giây phút đón nhận Thánh Giá thật linh thiêng và xúc động, để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc của các bạn trẻ giáo phận Thanh Hóa, bên cạnh dòng cảm xúc ngậm ngùi luyến lưu của các bạn trẻ giáo phận Vinh.

Đại hội kết thúc với lời cảm ơn và tuyên bố bế mạc của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên – Trưởng Ban Tổ chức Đại hội lần này. "Hãy đi và hãy làm như vậy" (Lc 10, 37) nghĩa là hãy đi ra và thực thi lòng thương xót - âm hưởng chủ đạo của kỳ Đại hội lần này, là lời thúc bách của Chúa Giêsu đối với mỗi người trẻ. Ước mong lời mời gọi của Tin Mừng qua tinh thần và chủ đề của Đại hội Giới trẻ lần này thấm đẫm và sẽ mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người trẻ và được tỏ bày ra qua chính cuộc sống thường ngày của các bạn. Và đó cũng là mong ước của các thành viên Ban tổ chức với bao nhiêu nỗ lực, hi sinh sức người sức của qua công tác chuẩn bị, tổ chức và phục vụ cho Đại hội lần này được thành công tốt đẹp.

Ban Truyền Thông giáo phận Vinh
 
Video Kính Các Thánh Tử Đạo Bổn Mạng Ca Đoàn Hỵ Vọng Adelaide - Nam Úc
Vietcatholic Adelaide
22:45 17/11/2016
Ca Đoàn Hy Vọng Gx. Croydon Park Nam Úc Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Bổn Mạng của Ca Đoàn

XEM VIDEO
 
Văn Hóa
Nhân ngày tri ân nhà giáo : Thư gửi thầy giáo Giêsu
Phạm Đình Ngọc SJ
09:34 17/11/2016
Thư gửi Thầy giáo Giêsu!

Thầy kính yêu,

Những ngày này chúng con có dịp nhìn về những thầy cô nơi mái trường lớp học. Nơi đó luôn có bóng dáng của thầy cô là những người góp phần rất nhiều cho sự thành bại của một con người. Trong những ngày tri ân nhà giáo, hẳn nhiều thế hệ học trò cũng muốn nhìn về người thầy, người cô để biết ơn người khai sáng và để cầu nguyện cho quý thầy cô! Là học trò Công Giáo, con không chỉ có thầy cô, nhưng còn có một người thầy tuyệt vời là chính Thầy Giêsu.

Tuyệt vời vì thầy Giêsu lúc nào cũng là một người Thầy mẫu mực. Thầy sống chết vì các học trò. Nhắc đến Thầy, hẳn chỉ có những học trò Công Giáo hay Kitô giáo mới có kinh nghiệm về cách thầy truyền dạy. Thầy luôn mời học trò đến học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng! Hiền lành để Thầy luôn thương xót những học trò ưa phá phách, ương ngạnh và bội tín. Thầy nhu mì chờ đợi những đứa học trò hoang đàng sớm trở về để được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Thầy khiêm nhường để sự nghiệp giáo dục không chạy theo thành tích hay phô trương. Chúng con biết trong Thầy lúc nào cũng đong đầy tình yêu dành cho từng học trò yêu dấu.

Chúng con hãnh diện vì được Thầy yêu thương chỉ dạy. Bài học của thầy không từ chương hay khoa bảng. Mỗi giây phút Thầy muốn chúng con sống tình yêu giữa Thầy và trò, giữa các trò với nhau. Được như vậy, xã hội không còn tệ nạn bất công, thế giới không còn hận thù chiến tranh. Tiếc rằng bài học ấy chúng con nhớ rồi lại quên, học nhưng chẳng hành. Xin nhắc chúng con tri ân Thầy cách tốt nhất là nên trọn lành như Thầy, như Cha của Thầy là Đấng ngự trên trời. Khi đó, chắc chắn sự nghiệp giáo dục nơi chúng con sẽ trổ sinh thành công, hạnh phúc và bình an.

Thầy Giêsu ơi, con muốn chia sẻ với Thầy điều mà con hằng ước nguyện từ lâu. Thầy biết đấy, giáo dục tại đất nước chúng con đã và đang rơi vào khủng hoảng. Lẽ ra giáo dục phải giúp học trò được thành công, bình an và hạnh phúc, tiếc là nhiều thế hệ học trò chúng con chưa được hưởng thành quả ấy. Thật buồn thay khi giáo dục không đưa con người đến với tâm linh, gần với Thượng Đế. Hiện tại rất nhiều trường học của chúng con chẳng để tâm đến Thầy Giêsu. Lối giáo dục vô thần đang bào mòn ước mơ sống hạnh phúc của chúng con. Chắc Thầy buồn biết bao!

Phải chăng vì thế mà giáo dục nước con luôn có vấn đề. Nhiều năm qua, người ta hô hào đổi mới và cải cách giáo dục để tốt hơn, nhưng chưa ai làm thành công. Nên bắt đầu từ đâu và như thế nào luôn là câu hỏi không chỉ dành cho nhà hữu trách, mà còn là nỗi khắc khoải của từng thầy cô! Là người Công Giáo, chúng con chung niềm ưu tư đó. Chúng con làm sao để giới thiệu Thầy cho các bạn học trò Việt. Khi biết và yêu Thầy, chúng con tin giáo dục trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Bởi thế chúng con muốn xin Thầy một điều ước: “Xin ban cho chúng con những trường học Công Giáo trên quê hương Việt Nam.” Chúng con ước hình tượng thầy Giêsu hiện diện trong môi trường lớp học. Bóng dáng Thầy luôn chất chứa trong trái tim của quý thầy cô, nơi từng người học. Khi ấy Thầy Giêsu nên thân quen với nhiều thế hệ học trò. Ai cũng có cơ hội học với Thầy Giêsu. Rồi Thầy sẽ trao cho từng thầy cô chìa khóa để giúp các trò mở rộng cánh cửa tương lai. Được như thế, con tin rằng giáo dục nước nhà sẽ dần hoàn thành sứ mạng đào luyện những học trò dân Việt.

Một ngày không xa, đúng không Thầy!? Khi ấy, người con dân Đất Việt đều được đến trường, được hưởng một môi trường giáo dục toàn diện, không chỉ kiến thức mà cả nhân bản và tâm linh. Với sức mạnh của Thầy Giêsu, chúng con tin rằng những người đưa đò sẽ biết cách để cho các trò sang được bến bờ của thành công, bình an và hạnh phúc.

Xin tri ân Thầy Giêsu. Nguyện xin Thầy chúc lành cho từng quý thầy cô của chúng con trong ngày Nhà Giáo Việt Nam!

Phạm Đình Ngọc SJ
 
Chào mừng ông Donald Trump và cảm thông với bà Hillary Clinton
Đinh Văn Tiến Hùng
18:05 17/11/2016
*Chào Mừng

Ông Donald Trump

Tân Tổng Thống Hoa Kỳ

Mấy kẻ trên đời được như ông,

Công danh phú quí thật thỏa lòng.

Dựng xây tân kỳ ngành địa ốc,

Khai hội lôi cuốn lớp quần hồng.

Vợ đẹp xuất thân là mỹ nữ,

Con ngoan đào tạo đạt cầu mong.

Thất thập vẫn còn luôn phấn đấu,

Hùng cường Mỹ Quốc phải thành công.

*Cảm thông

Bà Hillary Clinton

Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ

Nữ giới ước mong được giống bà,

Giàu sang danh vọng những năm qua,

Đệ nhất Phu nhân vang Thế giới,

Liên bang nghị sĩ nước Cờ Hoa.

Bốn năm Ngoại trưởng đầy quyền thế,

Xuôi ngược đó đây thật bôn ba,

Thất thập tuổi đời đang sắp tới,

Vui bên con cháu phúc chan hòa.

*Đoàn kết & Xây dựng.

Tà tà bóng ngả về tây,

Hai ta ngóng đợi một ngày dài ghê,

Được thua vẫn phải đề huề,

Vì dân xin giữ lời thề từ đây,

Đoàn kết kể từ hôm nay,

Dân giàu nước mạnh mỗi ngày đẹp hơn.

Đinh văn Tiến Hùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Biển Chiều
Tấn Đạt
19:59 17/11/2016
BÊN NHAU BIỂN CHIỀU
Ảnh của Tấn Đạt
Kề vai chiều biển tuyệt vời
Nguyện xin mãi mãi một đời bên nhau.
(bt)
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 18/11/2016: Tình trạng nghèo đói trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:30 17/11/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
“Nhân danh các tín hữu Công Giáo đã không đọc Tin Mừng và đã ngoảnh mặt sang bên kia đường khi thấy những người nghèo hoặc những tình cảnh nghèo, xin anh chị em tha thứ cho chúng tôi, xin anh chị em tha thứ cho những người của Giáo Hội và nhân loại nói chung, xin thanh tẩy chúng tôi và giúp chúng tôi tái tin rằng sự thanh bần chính là trọng tâm của Tin Mừng”.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong cuộc gặp gỡ sáng ngày 11 tháng 11 với hơn 3,500 người nghèo đến từ 23 quốc gia, về Roma hành hương nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Là người Việt Nam, có lẽ chúng ta quá quen thuộc với cảnh nghèo, với người nghèo. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử điểm qua một vài con số thống kê về quy mô của tình trạng nghèo đói và những nỗ lực mà Giáo Hội Công Giáo đã và đang thực hiện để đương đầu với tình cảnh bi đát này.

Thưa quý vị và anh chị em,

Ngân hàng Thế giới đưa ra một định nghĩa thế nào thì gọi là “nghèo cùng cực”. Theo tổ chức này, những ai có thu nhập ít hơn 1.25 Mỹ Kim, tức là ít hơn 28,000 đồng tiền Việt Nam, thì được gọi là những người nghèo cùng cực.

Vào đầu thiên niên kỷ thứ ba này, Liên Hiệp Quốc ước lượng trên thế giới có hơn 1 tỷ người đang sống trong cảnh nghèo cùng cực. Một trong những mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ này là người ta cố gắng để đến năm 2015 có thể giảm con số những người nghèo cùng cực xuống còn một nửa, tức là còn khoảng 500 triệu thôi; và đến năm 2030 thì không còn ai phải sống dưới mức nghèo đói như thế.

Đến năm 2010, tức là 5 năm sớm hơn hạn định, Liên Hiệp Quốc vui mừng công bố rằng mục tiêu này đã đạt được.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chiến tranh lan tràn đã đẩy con số những người nghèo cùng cực tăng vọt trở lại lên đến 805 triệu theo thống kê mới nhất của Liên Hiệp Quốc.

Thưa quý vị và anh chị em,

Để hình dung ra tình hình bi đát đến mức nào, Trúc Ly xin thưa với quý vị và anh chị em điều này. Từ lúc Trúc Ly bắt đầu thưa chuyện cùng quý vị và anh chị em đến nay hàng trăm người đã chết vì đói. Thật vậy, theo thống kê của United Nations World Food Program, mà Trúc Ly tạm dịch là Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc, mỗi ngày bình quân có tới 21,000 người trên thế giới chết vì đói. Một tai nạn máy bay chết vài trăm người cả thế giới đều biết tin trong khi báo chí không dành dù chỉ một dòng để nhắc nhở mọi người rằng ngày hôm nay trên thế giới này có tới 21,000 người đã chết vì đói.

Những hậu quả của nghèo đói rất sâu rộng và lâu dài, bao gồm tình trạng trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, không được giáo dục đến nơi đến chốn, tình trạng thiếu an ninh lương thực, và tất cả những điều này lại khiến cho con người đã nghèo còn nghèo thêm trong một vòng xoáy trôn ốc không thể nào thoát ra được.

Nghèo đói chịu trách nhiệm về cái chết của hơn sáu triệu trẻ em mỗi năm trước ngày sinh nhật thứ năm của chúng. Nghèo đói khiến nhiều người không thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khiến cho trẻ con dễ mắc phải những bệnh như viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét. Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính đối với 45 phần trăm các ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi.

Thiếu vốn làm ăn, năng suất thấp, sức khỏe kém, bị phân biệt đối xử, chiến tranh, và tình trạng không được ăn học đến nơi đến chốn; tất cả các đóng góp vào tình trạng nghèo đói trên thế giới.

Để đương đầu với tình trạng nghèo đói, trong những năm gần đây, nhiều cơ quan cấp viện phương Tây theo đuổi những ý thức hệ cực đoan. Trong các kỳ họp Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, các nghị phụ châu Phi phàn nàn rằng nhiều cơ quan cấp viện phương Tây áp đặt các chính sách phá thai và triệt sản như những điều kiện để một nước có thể nhận viện trợ.

Giáo Hội Công Giáo là cơ chế lớn nhất trên thế giới đương đầu với tình trạng nghèo đói trên thế giới qua hàng loạt các tổ chức bác ái và các chương trình chống đói, giảm nghèo. Tại các diễn đàn thế giới, Giáo Hội chống lại các ý thức hệ cực đoan và không ngừng đề xuất những cách thế giải quyết các nguyên nhân ngắn hạn và dài hạn của nạn đói và tình trạng mất an ninh lương thực ở các nước trên thế giới, như cổ vũ bảo vệ môi trường, khai thác thiên nhiên có trách nhiệm, dạy cho nông dân làm thế nào để nuôi dưỡng đất của họ, ngăn chặn suy thoái đất và tăng tính bền vững và năng suất, cung cấp cho nông dân các giống mới vừa có năng suất cao hơn lại bổ dưỡng hơn, và đào tạo kỹ thuật nông nghiệp.

Khi lương thực được đảm bảo và trẻ em không phải làm việc quần quật, chúng có thể tập trung vào việc học để nâng cao trình độ và cuối cùng thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Phá thai và triệt sản không phải là phương cách chấm dứt nghèo đói. Giáo dục tốt, chấm dứt các cuộc xung đột, phân chia công bằng tài nguyên trái đất, một tình liên đới trong việc trợ giúp tín dụng, cung cấp các đào tạo về kỹ thuật mới chính là con đường dẫn đưa thế giới thoát ra khỏi cảnh kẻ ăn không hết, người lần không ra như hiện nay.

Trong bài giảng thánh lễ ngày Năm Thánh dành cho người nghèo hôm Chúa Nhật 13 tháng 11, Đức Thánh Cha nói:

“Khi các cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại các nhà thờ và các đền thánh trên thế giới được đóng lại, chúng ta hãy xin cho được ơn đừng nhắm đôi mắt của chúng ta lại với Thiên Chúa, là Đấng đang nhìn chúng ta, và đừng nhắm đôi mắt của chúng ta lại với người lân cận của chúng ta là những người đang khẩn cầu một điều gì đó nơi chúng ta…

Và chúng ta hãy mở mắt ra trước những người hàng xóm của chúng ta, đặc biệt là trước những anh chị em của chúng ta đã bị lãng quên và bị loại trừ, trước các ‘Lazarus’ ngay ngưỡng cửa nhà chúng ta. Đó là những nơi kính lúp của Giáo Hội đang hướng đến. Nguyện xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi việc quy chiếu về chính mình nhưng biết nhìn đến với lòng cảm thương một phần nhân loại đang đau khổ và khóc lóc trong nghèo đói.”

Với những lời này của Đức Thánh Cha, Trúc Ly xin được kết thúc chương trình thời sự tuần này ở đây.