Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:12 17/11/2019
85. Khiêm tốn là nền tảng của các nhân đức.
(Thánh Cyprian)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 17/11/2019
65. ÉP THAI GIEO VẦN
Vợ của Tạ binh mã bị bức tường đổ đè chết, Dương Thiên Tích đến viếng, họ Tạ khóc và nói:
- “Vợ tôi trong mình đang mang thai, hôm bị tường đổ đè không toàn thây, như vậy thì biết làm sao ?”
Dương Thiên Tích pha trò cười nói:
- “Cái này dù không thành thây (thơ) (1), thì chỉ ép thai (gieo vận) (2) mà thôi”.
Tạ binh mã cười khổ mắng:
- “Tôi đã quá thống khổ, ông lại nói giỡn sao !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 65:
Một lời nói giỡn khi tinh thần phấn chấn thì có thể làm cho người khác vui vẻ và chấp nhận, nhưng một lời nói đùa khi gia đình người khác tang gia bối rối thì quả là lạc điệu và…trơ trẽn, nếu không nói là vô duyên.
“Không thành thai” mà đọc là không thành thơ, “ép thai” mà đọc thành gieo vần, thì đúng là đùa giỡn không đúng chỗ và có ác ý trơ trẽn nhất vậy.
Người Ki-tô hữu rất thấm nhuần lời của thánh Phaolô: khóc với người khóc, vui với người vui, cho nên họ không thể nói lời đùa giỡn với người có chuyện buồn, và cũng không nói chuyện buồn với người đang vui vẻ, vì như thế tình yêu và bác ái của người Công Giáo sẽ trở thành món hàng quảng cáo trên giấy tờ mà thôi.
Con người ta sống ở đời có quá nhiều đau khổ, cho nên rất cần nụ cười và những lời lẽ dí dỏm vui tươi của người bên cạnh…
Lời nói hay nhất khi người khác có chuyện buồn là lời an ủi, những lời này không những phát xuất từ Kinh Thánh mà còn phát xuất tự tâm hồn biết chia ngọt sẻ bùi với tha nhân của chúng ta, đó là công việc thực tế để giới thiệu khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su cho người khác vậy.
(1) 屍 đọc là shi, nghĩa là thây ma, 詩 cũng đọc là shi nghĩa là thơ, đồng âm khác nghĩa.
(2) 壓孕 đọc là “ya yun” nghĩa là ép thai; 押韻 cũng đọc là “ya yun” nghĩa là gieo vần, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vợ của Tạ binh mã bị bức tường đổ đè chết, Dương Thiên Tích đến viếng, họ Tạ khóc và nói:
- “Vợ tôi trong mình đang mang thai, hôm bị tường đổ đè không toàn thây, như vậy thì biết làm sao ?”
Dương Thiên Tích pha trò cười nói:
- “Cái này dù không thành thây (thơ) (1), thì chỉ ép thai (gieo vận) (2) mà thôi”.
Tạ binh mã cười khổ mắng:
- “Tôi đã quá thống khổ, ông lại nói giỡn sao !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 65:
Một lời nói giỡn khi tinh thần phấn chấn thì có thể làm cho người khác vui vẻ và chấp nhận, nhưng một lời nói đùa khi gia đình người khác tang gia bối rối thì quả là lạc điệu và…trơ trẽn, nếu không nói là vô duyên.
“Không thành thai” mà đọc là không thành thơ, “ép thai” mà đọc thành gieo vần, thì đúng là đùa giỡn không đúng chỗ và có ác ý trơ trẽn nhất vậy.
Người Ki-tô hữu rất thấm nhuần lời của thánh Phaolô: khóc với người khóc, vui với người vui, cho nên họ không thể nói lời đùa giỡn với người có chuyện buồn, và cũng không nói chuyện buồn với người đang vui vẻ, vì như thế tình yêu và bác ái của người Công Giáo sẽ trở thành món hàng quảng cáo trên giấy tờ mà thôi.
Con người ta sống ở đời có quá nhiều đau khổ, cho nên rất cần nụ cười và những lời lẽ dí dỏm vui tươi của người bên cạnh…
Lời nói hay nhất khi người khác có chuyện buồn là lời an ủi, những lời này không những phát xuất từ Kinh Thánh mà còn phát xuất tự tâm hồn biết chia ngọt sẻ bùi với tha nhân của chúng ta, đó là công việc thực tế để giới thiệu khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su cho người khác vậy.
(1) 屍 đọc là shi, nghĩa là thây ma, 詩 cũng đọc là shi nghĩa là thơ, đồng âm khác nghĩa.
(2) 壓孕 đọc là “ya yun” nghĩa là ép thai; 押韻 cũng đọc là “ya yun” nghĩa là gieo vần, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
1500 người nghèo dự thánh lễ và dùng cơm trưa với Đức Giáo Hoàng
Nguyễn Long Thao
10:28 17/11/2019
Vatican.- Theo tin của Reuters, ngày 17 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ cho 1500 người nghèo và vô gia cư tại đền thờ thánh Phêrô.
Trong thánh lễ ĐGH giảng: “Người nghèo là kho báu của Giáo Hội, và người nghèo tạo điều kiện cho chúng ta dễ vào nước thiên đàng”
Sau đó, Ngài đã mời các người nghèo dùng bữa cơm trưa với Ngài tại sảnh đường Phaolô VI.
Theo tin, khách mời của ĐGH được đưa tới Vatican do các tình nguyện viên, các tổ chức từ thiện đã hằng ngày giúp đỡ họ. Bữa tiệc có các món lasagna, gà với nấm, khoai tây. Món tráng miệng gồm trái cây. cà phê espresso.
Trước đó 1 tuần, Toà Thánh đã thiết lập phòng khám bệnh miễn phí cho người nghèo và vô gia cư. Ngoài ra Tòa Thánh còn có một cơ sở khám bệnh quanh năm cho người nghèo. Đây cũng là một sáng kiến của ĐGH Phanxicô.
Tưởng cũng nên biết thánh lễ và bữa tiệc mời người nghèo đã trở thành thông lê cách đây ba năm. Bữa tiệc đầu tiên được tô chức vào dịp kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa.
Nguyễn Long Thao
Sau đó, Ngài đã mời các người nghèo dùng bữa cơm trưa với Ngài tại sảnh đường Phaolô VI.
Theo tin, khách mời của ĐGH được đưa tới Vatican do các tình nguyện viên, các tổ chức từ thiện đã hằng ngày giúp đỡ họ. Bữa tiệc có các món lasagna, gà với nấm, khoai tây. Món tráng miệng gồm trái cây. cà phê espresso.
Trước đó 1 tuần, Toà Thánh đã thiết lập phòng khám bệnh miễn phí cho người nghèo và vô gia cư. Ngoài ra Tòa Thánh còn có một cơ sở khám bệnh quanh năm cho người nghèo. Đây cũng là một sáng kiến của ĐGH Phanxicô.
Tưởng cũng nên biết thánh lễ và bữa tiệc mời người nghèo đã trở thành thông lê cách đây ba năm. Bữa tiệc đầu tiên được tô chức vào dịp kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa.
Nguyễn Long Thao
Hãy là những người Hòa giải và Chứng nhân của niềm Hy vọng
Thanh Quảng sdb
20:17 17/11/2019
Hãy là những người Hòa giải và Chứng nhân của niềm Hy vọng
Trong buổi Triều yết Chúa Nhật 17/11 tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy lấy tình yêu mà đáp trả hận thù; tha thứ cho những xúc phạm và hãy luôn yêu thương người nghèo khó trong cuộc sống.
Bài Linda Bordoni – Tin Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin mừng của Chúa Nhật áp chót của năm phụng vụ và mời các tín hữu cộng tác với Chúa trong việc hình thành lịch sử, hãy trở nên những người hòa giải và chứng nhân hy vọng cho một tương lai cứu rỗi và phục sinh.
ĐTC gặp gỡ các khách hành hương đang tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, để đọc Kinh Truyền Tin, sau Thánh lễ vừa được cử hành trong Vương cung thánh đường nhân Ngày Thế giới của Người nghèo.
Phúc âm trong ngày
Đề cập đến Tin mừng thánh Luca nói về những lời cảnh báo của Chúa Giêsu về thời gian cuối cùng của hoàn vũ! Đức Thánh Cha nói Chúa đã sử dụng hai hình ảnh tương phản nhau: đầu tiên là một loạt các sự kiện đáng sợ như thảm họa, chiến tranh, nạn đói, bạo loạn và khủng bố, trong khi Chúa lại trấn an ta: Không một sợi tóc nào trên đầu bạn sẽ bị mất đi!
Bữa trưa của Đức Thánh Cha Phanxicô với người nghèo
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng một mặt Chúa Giêsu đưa ra một cái nhìn thực tế về lịch sử, được đánh dấu bằng thiên tai, bạo lực và bi thương, mặt khác Ngài nói chúng ta phải tín thác nơi Chúa trong những giờ phút lịch sử này.
ĐTC nói đây là thái độ tín thác vào Chúa, hầu chúng ta không bị hốt hoảng trước những sự kiện bi thảm xảy đến! Vì đối với các tín hữu của Chúa thì vận mệnh ở trong bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa!
Và ĐTC kêu gọi tất cả các tín hữu hãy cộng tác với Chúa trong việc hình thành nên lịch sử, hãy cùng với Ngài, trở thành những người hòa giải và chứng nhân hy vọng cho sự cứu rỗi và phục sinh của tương lai mai hậu.
ĐTC nói: Đức tin giúp chúng ta bước đi cùng Chúa Giêsu trên những con đường quanh co của trần thế, và chắc chắn sức mạnh của Thần khí Chúa đẩy lui mọi thế lực xấu xa, và tình yêu của Chúa sẽ hiển thắng.
Tấm gương các anh hùng tử đạo của thời đại chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc suy tư của ngài bằng nêu lên mẫu gương của các vị tử đạo trong thời đại chúng ta, theo ngài, dù họ bị đàn áp ức hiếp, các ngài luôn là những con người của hòa bình.
Các ngài để lại cho chúng ta một di sản mà chúng ta cần phải bảo vệ và noi gương bắt chước đó là: “Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót”. Đây là kho báu quý giá nhất mà các ngài trao lại cho chúng ta và đây cũng là bằng chứng hùng mạnh nhất mà chúng ta có thể trao lại cho thế hệ đương đại: “lấy tình yêu đáp trả hận thù và tình thương mà tha thứ”.
Ngày thế giới của người nghèo
Sau khi khi đọc Kinh Truyền Tin xong, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở cho mọi người đang hiện diện rằng Chúa Nhật hôm nay ngày 17 tháng 11, là Ngày Thế giới của Người nghèo và ngài gửi lời cảm ơn đến tất cả những người nghèo trong các giáo phận và tại các giáo xứ khắp nơi trên thế giới, họ đang mời gọi chúng ta hãy đoàn kết lại mà thể hiện những sáng kiến giúp đỡ những kẻ túng nghèo vì họ cũng là anh chị em với chúng ta!
ĐTC chia sẻ, vài phút trước đây ngài được đọc những số thống kê liên quan đến người nghèo… Ngài lưu ý rằng xã hội chúng ta đang thờ ơ trước những nỗi khổ của người nghèo...
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở mọi người rắng vào thứ Ba tuần này, ngài sẽ bắt đầu chuyến tông du đến Thái Lan và Nhật Bản. Ngài xin mọi người hãy cầu nguyện cho những chuyến viếng thăm này sinh nhiều hoa trái.
Trong buổi Triều yết Chúa Nhật 17/11 tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy lấy tình yêu mà đáp trả hận thù; tha thứ cho những xúc phạm và hãy luôn yêu thương người nghèo khó trong cuộc sống.
Bài Linda Bordoni – Tin Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin mừng của Chúa Nhật áp chót của năm phụng vụ và mời các tín hữu cộng tác với Chúa trong việc hình thành lịch sử, hãy trở nên những người hòa giải và chứng nhân hy vọng cho một tương lai cứu rỗi và phục sinh.
ĐTC gặp gỡ các khách hành hương đang tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, để đọc Kinh Truyền Tin, sau Thánh lễ vừa được cử hành trong Vương cung thánh đường nhân Ngày Thế giới của Người nghèo.
Phúc âm trong ngày
Đề cập đến Tin mừng thánh Luca nói về những lời cảnh báo của Chúa Giêsu về thời gian cuối cùng của hoàn vũ! Đức Thánh Cha nói Chúa đã sử dụng hai hình ảnh tương phản nhau: đầu tiên là một loạt các sự kiện đáng sợ như thảm họa, chiến tranh, nạn đói, bạo loạn và khủng bố, trong khi Chúa lại trấn an ta: Không một sợi tóc nào trên đầu bạn sẽ bị mất đi!
Bữa trưa của Đức Thánh Cha Phanxicô với người nghèo
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng một mặt Chúa Giêsu đưa ra một cái nhìn thực tế về lịch sử, được đánh dấu bằng thiên tai, bạo lực và bi thương, mặt khác Ngài nói chúng ta phải tín thác nơi Chúa trong những giờ phút lịch sử này.
ĐTC nói đây là thái độ tín thác vào Chúa, hầu chúng ta không bị hốt hoảng trước những sự kiện bi thảm xảy đến! Vì đối với các tín hữu của Chúa thì vận mệnh ở trong bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa!
Và ĐTC kêu gọi tất cả các tín hữu hãy cộng tác với Chúa trong việc hình thành nên lịch sử, hãy cùng với Ngài, trở thành những người hòa giải và chứng nhân hy vọng cho sự cứu rỗi và phục sinh của tương lai mai hậu.
ĐTC nói: Đức tin giúp chúng ta bước đi cùng Chúa Giêsu trên những con đường quanh co của trần thế, và chắc chắn sức mạnh của Thần khí Chúa đẩy lui mọi thế lực xấu xa, và tình yêu của Chúa sẽ hiển thắng.
Tấm gương các anh hùng tử đạo của thời đại chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc suy tư của ngài bằng nêu lên mẫu gương của các vị tử đạo trong thời đại chúng ta, theo ngài, dù họ bị đàn áp ức hiếp, các ngài luôn là những con người của hòa bình.
Các ngài để lại cho chúng ta một di sản mà chúng ta cần phải bảo vệ và noi gương bắt chước đó là: “Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót”. Đây là kho báu quý giá nhất mà các ngài trao lại cho chúng ta và đây cũng là bằng chứng hùng mạnh nhất mà chúng ta có thể trao lại cho thế hệ đương đại: “lấy tình yêu đáp trả hận thù và tình thương mà tha thứ”.
Ngày thế giới của người nghèo
Sau khi khi đọc Kinh Truyền Tin xong, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở cho mọi người đang hiện diện rằng Chúa Nhật hôm nay ngày 17 tháng 11, là Ngày Thế giới của Người nghèo và ngài gửi lời cảm ơn đến tất cả những người nghèo trong các giáo phận và tại các giáo xứ khắp nơi trên thế giới, họ đang mời gọi chúng ta hãy đoàn kết lại mà thể hiện những sáng kiến giúp đỡ những kẻ túng nghèo vì họ cũng là anh chị em với chúng ta!
ĐTC chia sẻ, vài phút trước đây ngài được đọc những số thống kê liên quan đến người nghèo… Ngài lưu ý rằng xã hội chúng ta đang thờ ơ trước những nỗi khổ của người nghèo...
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở mọi người rắng vào thứ Ba tuần này, ngài sẽ bắt đầu chuyến tông du đến Thái Lan và Nhật Bản. Ngài xin mọi người hãy cầu nguyện cho những chuyến viếng thăm này sinh nhiều hoa trái.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn CGVN tại Hồng Kong mừng lễ Các Thánh Tử Đạo VN và 25 năm thành lập
Thúy Quyên
15:14 17/11/2019
HONGKONG - Chúa Nhật 17-11-2019, CĐCGVN hân hoan mừng lễ kính Các Thánh tử đạo VN, bổn mạng CĐ, đồng thời long trọng kỷ niệm 25 năm thành lập.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do ĐHY Thang Hán chủ tế, cha Phêrô Lâm Minh và quý cha đồng tế. Trong bối cảnh xã hội HK đang căng thẳng, khắp nơi giao thông gián đoạn, nhưng đông đảo quý khách và giáo dân cũng đã tham dự hết sức sốt sắng, thể hiện tinh thần tôn vinh cảm tạ và noi gương các Thánh tử đạo VN.
Hướng tới đại lễ lần này, CĐ đã có các hoạt động chuẩn bị xuyên suốt từ gần 1 năm qua với chủ đề SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KITÔ.
Sau Thánh lễ, tiệc liên hoan ẩm thực truyền thống Việt và các tiết mục văn nghệ do ACE tự biên diễn. Vở kịch ƯỚC MƠ ĐỔI ĐỜI là một tả thực sống động về hành trình gian nan hội nhập vào xã hội sau khi vượt biển tới HK. 2019 cũng vừa tròn 30 năm những người Việt đến sau mốc được gọi là “thuyền nhân” dừng chân lập nghiệp trên xứ này. Với 25 năm kể từ khi thành lập CĐ, họ đã sát cánh cùng nhau đi qua mọi thăng trầm, gian khó. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của con người, trong sự quan phòng của Thiên Chúa, hôm nay ai ai cũng đã ổn định, an cư lạc nghiệp. Thành tựu nhãn tiền của CĐ là một thế hệ trẻ ngời sáng, trẻ thì học hành đỗ đạt, trẻ thì ngoan ngoãn siêng năng, bằng cách này hay cách khác đang tiến bước vào xã hội HK, làm rạng danh tinh thần SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KI TÔ.
Trong niềm tự hào hãnh diện là cháu con của CTTĐVN, cảm tạ Chúa về hồng ân 25 năm của CĐ, mỗi người càng cần tiếp tục cố gắng đáp lại ân sủng bằng việc sống chứng nhân TIN MỪNG trên quê hương thứ 2 này. Với niềm HY VỌNG ấy, họ tin tưởng rằng sẽ tiếp tục duy trì gắn kết cộng đoàn dân Chúa, để cùng nhau không chỉ mừng Ngân Khánh 25, sẽ đến Kim Khánh 50, Ngọc Khánh 60, hoặc xa hơn là Kim Cương Khánh 75 năm.
Xin tín thác mọi sự trong Chúa, đồng thời tiếp tục cầu nguyện cho xã hội HK sớm có những giải pháp tốt đẹp làm thay đổi thế cục, đưa HK trở lại hòa bình, an khang như cũ. Amen
Xem hình ảnh
Thánh lễ do ĐHY Thang Hán chủ tế, cha Phêrô Lâm Minh và quý cha đồng tế. Trong bối cảnh xã hội HK đang căng thẳng, khắp nơi giao thông gián đoạn, nhưng đông đảo quý khách và giáo dân cũng đã tham dự hết sức sốt sắng, thể hiện tinh thần tôn vinh cảm tạ và noi gương các Thánh tử đạo VN.
Hướng tới đại lễ lần này, CĐ đã có các hoạt động chuẩn bị xuyên suốt từ gần 1 năm qua với chủ đề SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KITÔ.
Sau Thánh lễ, tiệc liên hoan ẩm thực truyền thống Việt và các tiết mục văn nghệ do ACE tự biên diễn. Vở kịch ƯỚC MƠ ĐỔI ĐỜI là một tả thực sống động về hành trình gian nan hội nhập vào xã hội sau khi vượt biển tới HK. 2019 cũng vừa tròn 30 năm những người Việt đến sau mốc được gọi là “thuyền nhân” dừng chân lập nghiệp trên xứ này. Với 25 năm kể từ khi thành lập CĐ, họ đã sát cánh cùng nhau đi qua mọi thăng trầm, gian khó. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của con người, trong sự quan phòng của Thiên Chúa, hôm nay ai ai cũng đã ổn định, an cư lạc nghiệp. Thành tựu nhãn tiền của CĐ là một thế hệ trẻ ngời sáng, trẻ thì học hành đỗ đạt, trẻ thì ngoan ngoãn siêng năng, bằng cách này hay cách khác đang tiến bước vào xã hội HK, làm rạng danh tinh thần SỐNG HY VỌNG TRONG ĐỨC KI TÔ.
Trong niềm tự hào hãnh diện là cháu con của CTTĐVN, cảm tạ Chúa về hồng ân 25 năm của CĐ, mỗi người càng cần tiếp tục cố gắng đáp lại ân sủng bằng việc sống chứng nhân TIN MỪNG trên quê hương thứ 2 này. Với niềm HY VỌNG ấy, họ tin tưởng rằng sẽ tiếp tục duy trì gắn kết cộng đoàn dân Chúa, để cùng nhau không chỉ mừng Ngân Khánh 25, sẽ đến Kim Khánh 50, Ngọc Khánh 60, hoặc xa hơn là Kim Cương Khánh 75 năm.
Xin tín thác mọi sự trong Chúa, đồng thời tiếp tục cầu nguyện cho xã hội HK sớm có những giải pháp tốt đẹp làm thay đổi thế cục, đưa HK trở lại hòa bình, an khang như cũ. Amen
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne Mừng Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Minh và Lê Hải
18:51 17/11/2019
Melbourne, Vào lúc 2 giờ chiều ngày Chúa Nhật 17/11/2019. Hợp cùng Giáo Hội Việt Nam trên quê hương. Và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới, cũng là một ngày hội lớn của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne. Mọi thành phần dân Chúa Việt Nam ở khắp các vùng trong Tiểu bang Victoria nói chung, và Thành phố Melbourne nói riêng, đã dùng mọi phương tiện như xe lửa, xe Bus, xe nhà tập trung về Nhà thờ Chánh tòa Saint Patrick cổ kính to lớn nhất và cũng là trung tâm điểm của Tổng Giáo Phận Melbourne, cùng quý tu sỹ nam, nữ để cùng nhau rước kiệu và hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Hình Lê Hải
Với một buổi chiều thời tiết rất đẹp, mọi người từ khắp mọi nơi nô nức kéo về Nhà thờ Chánh tòa. Những tà áo dài của các chị trong Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Những bộ áo dòng trắng của Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh. Những bộ áo dòng mầu xám của Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh. Hội Mân Côi Úc Châu với những tà áo xanh. Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân gia đình Melbourne, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm với những bộ âu phục và các chị Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm áo dài đỏ và vàng. Với những cụ ông, cụ bà, rồi nam thanh, nữ tú ai cũng ăn mặc những bộ đồ đẹp nhất dù âu phục hay quốc phục Việt Nam. Áo Polo Top mầu vàng, xanh, navy đậm trẻ trung của Giới Trẻ Thanh Niên Công Giáo Việt Nam Melbourne, cùng các em Thiếu Nhi Thánh Thể từ ngành ấu đến các huynh trưởng từ các xứ đoàn, trong đồng phục và khăn quàng làm cho buổi rước kiệu thêm trang trọng, mầu sắc tươi vui trong niềm hân hoan, vui mừng và tự hào của những người con cháu, hậu duệ dòng dõi Các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng. Mọi người về đây hôm nay để mừng đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Mở đầu đoàn rước, sau Thánh giá nến cao là quốc kỳ Úc và Việt Nam Cộng hòa. Hiệu kỳ của 15 cộng đoàn trong cộng đồng. Các hội đoàn và các đoàn thể trong cờ hiệu và đồng phục đã cùng khởi hành từ trong nhà thờ tiến ra, cùng các cha đồng tế và Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản tiến hành rước kiệu Các Thánh Tử Đạo trong khuôn viên Thánh đường St Patrick, theo sau là đông đảo giáo dân trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne. Khi đoàn rước kiệu đi hết một vòng lớn trở về, và kiệu đã an vị. Cộng đoàn cùng hợp lòng một ý cùng nhau lần chuỗi kinh Mân Côi thật sốt sắng.
Đúng 3 giờ chiều, đoàn đồng tế tiến vào thánh đường. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo Phận Ban Mê Thuột chủ tế cùng Linh mục Tổng Đại diện Tổng giáo phận Melbourne và 24 linh mục Việt Nam bao gồm quý Linh mục tuyên úy và quý cha từ các giáo xứ trong tổng giáo phận cùng quý tu sỹ nam, nữ và đông đảo giáo dân và các hội đoàn đoàn thể về hiệp dâng thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với hơn một trăm ca viên, với đầy đủ nhạc cụ đã cùng nhau hát lên các bài Thánh Ca bi hùng tráng để tôn vinh cảm tạ Thiên Chúa cùng các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là bổn mạng của liên ca đoàn.
Trong lời mở đầu, Đức Cha chủ tế đã chào mừng mọi người và hãnh diện cùng Cộng đồng dâng lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong Cộng đồng Melbourne, để hợp cùng Giáo Hội Việt Nam và người Công Giáo Việt Nam khắp nơi trên thế giới.
Cũng trong bài giảng lời Chúa, Đức Cha chủ tế đã đưa mọi người trở về thời kỳ Đạo Chúa đến với Người Việt Nam khoảng 400 năm trước. Những hiểu lầm nghi kỵ và chính quyền lúc đó không muốn cho Đạo Chúa được rao truyền, phát triển trên đất Việt. Và cuộc bách hại người Công Giáo đã xẩy ra với hơn một trăm ngàn người đã anh dũng tiến ra pháp trường chịu chết để làm chứng về Đạo Chúa.
Sau lễ, Cộng Đồng đã được nghe Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận công bố bài sai bổ nhiệm thay đổi nhân sự trong Ban Tuyên Úy Cộng Đồng. Và cũng được nghe Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển cựu trưởng ban điều hợp tuyên úy nói lời chia tay để nhận bài sai về nhiệm sở mới, cùng nghe Linh mục Trần Ngọc Tân chào cộng đoàn và kêu gọi mọi người cùng cộng tác phục vụ cho cộng đồng mỗi ngày một thăng tiến.
Ông Trần Ngọc Cẩn, trưởng ban mục vụ cũng xin mọi người cũng góp ý, về hoạt động của ban mục vụ trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, đóng góp tích cực và những điều thiếu sót mà ban mục vụ chưa hoàn thành, Xin đóng góp xây dựng để ban mục vụ cố gắng làm tốt hơn trong vai trò phục vụ cộng đồng.
Thánh lễ hôm nay, còn một nghi thức cuối, là cộng đồng trao phép lành tòa thánh cho 30 cặp hôn phối, đã có từ 25, 30, ... năm sống chung trở lên. Mỗi cặp đã nhận Phép lành Toà Thánh đánh dấu những năm tháng sống tình yêu Thiên Chuá trong đời sống vợ chồng, đây cũng là dịp để các ông bà và anh chị nhận phép lành nhớ lại lời giao ước trước bàn thờ nhiều năm đã qua trong đời. Và được Đức Cha Chủ tế ban phép lành đặc biệt cho họ, cùng chụp ảnh lưu niệm. Sau đó, Đức Cha chủ tế đã chụp hình với quý cha đồng tế, Liên ca đoàn, và các em thiếu niên, Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, cùng ban mục vụ cộng đồng.
Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về trong niềm vui hân hoan của ngày Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam được thành lập gần 40 mươi năm qua. Và mỗi năm đều có tổ chức Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật long trọng.
Kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và xương các Thánh |
Hình Lê Hải
Với một buổi chiều thời tiết rất đẹp, mọi người từ khắp mọi nơi nô nức kéo về Nhà thờ Chánh tòa. Những tà áo dài của các chị trong Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Những bộ áo dòng trắng của Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh. Những bộ áo dòng mầu xám của Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh. Hội Mân Côi Úc Châu với những tà áo xanh. Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân gia đình Melbourne, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm với những bộ âu phục và các chị Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm áo dài đỏ và vàng. Với những cụ ông, cụ bà, rồi nam thanh, nữ tú ai cũng ăn mặc những bộ đồ đẹp nhất dù âu phục hay quốc phục Việt Nam. Áo Polo Top mầu vàng, xanh, navy đậm trẻ trung của Giới Trẻ Thanh Niên Công Giáo Việt Nam Melbourne, cùng các em Thiếu Nhi Thánh Thể từ ngành ấu đến các huynh trưởng từ các xứ đoàn, trong đồng phục và khăn quàng làm cho buổi rước kiệu thêm trang trọng, mầu sắc tươi vui trong niềm hân hoan, vui mừng và tự hào của những người con cháu, hậu duệ dòng dõi Các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng. Mọi người về đây hôm nay để mừng đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Mở đầu đoàn rước, sau Thánh giá nến cao là quốc kỳ Úc và Việt Nam Cộng hòa. Hiệu kỳ của 15 cộng đoàn trong cộng đồng. Các hội đoàn và các đoàn thể trong cờ hiệu và đồng phục đã cùng khởi hành từ trong nhà thờ tiến ra, cùng các cha đồng tế và Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Bản tiến hành rước kiệu Các Thánh Tử Đạo trong khuôn viên Thánh đường St Patrick, theo sau là đông đảo giáo dân trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne. Khi đoàn rước kiệu đi hết một vòng lớn trở về, và kiệu đã an vị. Cộng đoàn cùng hợp lòng một ý cùng nhau lần chuỗi kinh Mân Côi thật sốt sắng.
Đúng 3 giờ chiều, đoàn đồng tế tiến vào thánh đường. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Giám mục Giáo Phận Ban Mê Thuột chủ tế cùng Linh mục Tổng Đại diện Tổng giáo phận Melbourne và 24 linh mục Việt Nam bao gồm quý Linh mục tuyên úy và quý cha từ các giáo xứ trong tổng giáo phận cùng quý tu sỹ nam, nữ và đông đảo giáo dân và các hội đoàn đoàn thể về hiệp dâng thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Liên Ca đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với hơn một trăm ca viên, với đầy đủ nhạc cụ đã cùng nhau hát lên các bài Thánh Ca bi hùng tráng để tôn vinh cảm tạ Thiên Chúa cùng các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là bổn mạng của liên ca đoàn.
Trong lời mở đầu, Đức Cha chủ tế đã chào mừng mọi người và hãnh diện cùng Cộng đồng dâng lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong Cộng đồng Melbourne, để hợp cùng Giáo Hội Việt Nam và người Công Giáo Việt Nam khắp nơi trên thế giới.
Cũng trong bài giảng lời Chúa, Đức Cha chủ tế đã đưa mọi người trở về thời kỳ Đạo Chúa đến với Người Việt Nam khoảng 400 năm trước. Những hiểu lầm nghi kỵ và chính quyền lúc đó không muốn cho Đạo Chúa được rao truyền, phát triển trên đất Việt. Và cuộc bách hại người Công Giáo đã xẩy ra với hơn một trăm ngàn người đã anh dũng tiến ra pháp trường chịu chết để làm chứng về Đạo Chúa.
Sau lễ, Cộng Đồng đã được nghe Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận công bố bài sai bổ nhiệm thay đổi nhân sự trong Ban Tuyên Úy Cộng Đồng. Và cũng được nghe Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển cựu trưởng ban điều hợp tuyên úy nói lời chia tay để nhận bài sai về nhiệm sở mới, cùng nghe Linh mục Trần Ngọc Tân chào cộng đoàn và kêu gọi mọi người cùng cộng tác phục vụ cho cộng đồng mỗi ngày một thăng tiến.
Ông Trần Ngọc Cẩn, trưởng ban mục vụ cũng xin mọi người cũng góp ý, về hoạt động của ban mục vụ trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, đóng góp tích cực và những điều thiếu sót mà ban mục vụ chưa hoàn thành, Xin đóng góp xây dựng để ban mục vụ cố gắng làm tốt hơn trong vai trò phục vụ cộng đồng.
Thánh lễ hôm nay, còn một nghi thức cuối, là cộng đồng trao phép lành tòa thánh cho 30 cặp hôn phối, đã có từ 25, 30, ... năm sống chung trở lên. Mỗi cặp đã nhận Phép lành Toà Thánh đánh dấu những năm tháng sống tình yêu Thiên Chuá trong đời sống vợ chồng, đây cũng là dịp để các ông bà và anh chị nhận phép lành nhớ lại lời giao ước trước bàn thờ nhiều năm đã qua trong đời. Và được Đức Cha Chủ tế ban phép lành đặc biệt cho họ, cùng chụp ảnh lưu niệm. Sau đó, Đức Cha chủ tế đã chụp hình với quý cha đồng tế, Liên ca đoàn, và các em thiếu niên, Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, cùng ban mục vụ cộng đồng.
Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về trong niềm vui hân hoan của ngày Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam được thành lập gần 40 mươi năm qua. Và mỗi năm đều có tổ chức Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật long trọng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngõ Vắng
Dominic Đức Nguyễn
22:42 17/11/2019
NGÕ VẮNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Về nghe hạt nắng
Ngõ vắng chờ trông
Cho môi má ấy thêm hồng
Cho tôi giây phút bềnh bồng lá hoa
(Trích thơ của Viên Mãn).
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Về nghe hạt nắng
Ngõ vắng chờ trông
Cho môi má ấy thêm hồng
Cho tôi giây phút bềnh bồng lá hoa
(Trích thơ của Viên Mãn).
VietCatholic TV
Những hình ảnh thú vị khi Vua Thái và Hoàng Cung Bangkok chuẩn bị đón Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:02 17/11/2019
Phối hợp với Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan, chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican xin gởi đến quý vị và anh chị em những hình ảnh chuẩn bị cho việc đón tiếp Đức Thánh Cha tại Bangkok.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi tổng dượt lại các lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha tại Hoàng Cung Thái Lan trước sự hiện diện của Công Chúa Sirindhorn. Công Chúa này là em ruột của nhà vua. Bà sinh năm 1955, tức là nhỏ hơn nhà vua 3 tuổi. Công Chúa Sirindhorn thường được người Thái gọi là “Phra Thep”, tức là vị Công Chúa Thiên thần vì tính tình bà hiền lành. Bà có bằng tiến sĩ về giáo dục.
Chúng tôi thấy trong buổi tổng dượt này có Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Thái Lan là Đức Tổng Giám Mục Paul Tschang In-Nam, 70 tuổi, người Nam Hàn; và đông đảo các thành viên trong ngoại giao đoàn.
Theo chương trình, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có cuộc gặp gỡ với nhà vua Maha Vajirusongkorn tức là vua “Rama thứ 10” tại Cung điện Hoàng gia vào lúc 5 giờ chiều. Cuộc tiếp kiến này được ghi là cuộc tiến kiến riêng. Nhưng cảnh tổng dượt này khiến chúng tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ được tiếp đón rất trọng thị.
Các tham dự viên trong cuộc tổng dượt này còn hát cả quốc ca Thái. Như thế, Đức Thánh Cha chắc sẽ được tiếp đón rất long trọng.
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.
Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.
Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (tức là vua Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.
Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Sáng thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit vào lúc 10g sáng. Những hình ảnh quý vị và anh chị em xem thấy đây là vua Thái và Hoàng hậu Suthida vừa kết thúc cuộc viếng thăm ngôi chùa này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là nhà thờ giáo xứ thánh Phêrô.
Theo chương trình, lúc 10g sáng thứ Sáu 22 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại ngôi nhà thờ này.
Lúc 11g, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám mục Thái Lan và các Giám Mục thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Đền thờ Chân phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thái Lan hiện có 14 Giám Mục trong đó có hai vị Hồng Y, đó là Đức Hồng Y Kriengsak Kovithavanij, Tổng Giám Mục Bangkok và Michael Michai Kitbunchu, năm nay đã 90 tuổi là Tổng Giám Mục nghỉ hưu của Bangkok.
Theo ban tổ chức, khoảng 200 Giám Mục Thái Lan và trong vùng sẽ có mặt tại Bangkok trong dịp này.
Vị linh mục mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Cha Andres Felipe Jaramillo, người Colombia đang truyền giáo tại Thái Lan.
Để giúp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha trên toàn thế giới hiểu bài hát chủ đề được viết cho chuyến viếng thăm Thái Lan, cha đã dịch bài “Hãy để tình yêu là một nhịp cầu từ tiếng Thái sang tiếng Tây Ban Nha”.
Còn đây là hình ảnh sân vận động quốc gia của thủ đô Bangkok nơi Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ vào chiều ngày thứ Năm 21 tháng 11 vào lúc 6 giờ chiều.
Một ngày sau đó, vào lúc 5g chiều thứ Sáu 22 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ với những người trẻ tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong tổng số 67.8 triệu người Thái, chỉ có 380,000 người theo đạo Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại Thái gồm hai giáo tỉnh là Giáo tỉnh Bangkok với Tổng giáo phận Bangkok và 5 giáo phận là các Giáo phận Chanthaburi, Chiang Mai, Nakhon Sawan, Ratchaburi, Surat Thani; Giáo tỉnh Thare – Nonseng với Tổng giáo phận Thare – Nonseng, và 3 giáo phận là Nakhon Ratchasima, Ubon Ratchathani và Udon Thani.
Tổng cộng Giáo Hội tại Thái Lan có 436 giáo xứ được coi sóc bởi 662 linh mục.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi tổng dượt lại các lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha tại Hoàng Cung Thái Lan trước sự hiện diện của Công Chúa Sirindhorn. Công Chúa này là em ruột của nhà vua. Bà sinh năm 1955, tức là nhỏ hơn nhà vua 3 tuổi. Công Chúa Sirindhorn thường được người Thái gọi là “Phra Thep”, tức là vị Công Chúa Thiên thần vì tính tình bà hiền lành. Bà có bằng tiến sĩ về giáo dục.
Chúng tôi thấy trong buổi tổng dượt này có Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Thái Lan là Đức Tổng Giám Mục Paul Tschang In-Nam, 70 tuổi, người Nam Hàn; và đông đảo các thành viên trong ngoại giao đoàn.
Theo chương trình, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có cuộc gặp gỡ với nhà vua Maha Vajirusongkorn tức là vua “Rama thứ 10” tại Cung điện Hoàng gia vào lúc 5 giờ chiều. Cuộc tiếp kiến này được ghi là cuộc tiến kiến riêng. Nhưng cảnh tổng dượt này khiến chúng tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ được tiếp đón rất trọng thị.
Các tham dự viên trong cuộc tổng dượt này còn hát cả quốc ca Thái. Như thế, Đức Thánh Cha chắc sẽ được tiếp đón rất long trọng.
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.
Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.
Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (tức là vua Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.
Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Sáng thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit vào lúc 10g sáng. Những hình ảnh quý vị và anh chị em xem thấy đây là vua Thái và Hoàng hậu Suthida vừa kết thúc cuộc viếng thăm ngôi chùa này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là nhà thờ giáo xứ thánh Phêrô.
Theo chương trình, lúc 10g sáng thứ Sáu 22 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại ngôi nhà thờ này.
Lúc 11g, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám mục Thái Lan và các Giám Mục thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Đền thờ Chân phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thái Lan hiện có 14 Giám Mục trong đó có hai vị Hồng Y, đó là Đức Hồng Y Kriengsak Kovithavanij, Tổng Giám Mục Bangkok và Michael Michai Kitbunchu, năm nay đã 90 tuổi là Tổng Giám Mục nghỉ hưu của Bangkok.
Theo ban tổ chức, khoảng 200 Giám Mục Thái Lan và trong vùng sẽ có mặt tại Bangkok trong dịp này.
Vị linh mục mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là Cha Andres Felipe Jaramillo, người Colombia đang truyền giáo tại Thái Lan.
Để giúp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha trên toàn thế giới hiểu bài hát chủ đề được viết cho chuyến viếng thăm Thái Lan, cha đã dịch bài “Hãy để tình yêu là một nhịp cầu từ tiếng Thái sang tiếng Tây Ban Nha”.
Còn đây là hình ảnh sân vận động quốc gia của thủ đô Bangkok nơi Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ vào chiều ngày thứ Năm 21 tháng 11 vào lúc 6 giờ chiều.
Một ngày sau đó, vào lúc 5g chiều thứ Sáu 22 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ với những người trẻ tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong tổng số 67.8 triệu người Thái, chỉ có 380,000 người theo đạo Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại Thái gồm hai giáo tỉnh là Giáo tỉnh Bangkok với Tổng giáo phận Bangkok và 5 giáo phận là các Giáo phận Chanthaburi, Chiang Mai, Nakhon Sawan, Ratchaburi, Surat Thani; Giáo tỉnh Thare – Nonseng với Tổng giáo phận Thare – Nonseng, và 3 giáo phận là Nakhon Ratchasima, Ubon Ratchathani và Udon Thani.
Tổng cộng Giáo Hội tại Thái Lan có 436 giáo xứ được coi sóc bởi 662 linh mục.