Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu - Vua Tình Yêu
Anmai, CSsR
09:31 19/11/2010
Chúng ta không được sống thời phong kiến để thấy được mặt vua, thấy được triều đình … Thế nhưng, qua những dòng sử ghi lại, ít nhiều gì chúng ta cũng có thể hình dung ra khuôn mặt của các vị vua trần gian. Những vị vua ấy được đặt lên, được trao vương quyền hay kế vị vua cha để lãnh đạo dân nước.
Qua trang sách Samuel, chúng ta thấy nền quân chủ của Israel có các vị vua đứng đầu để lãnh đạo dân. Một trong những khuôn mặt sáng giá lãnh đạo Israel đó là vua Đavít. Trang sách chúng ta vừa nghe thuật lại chuyện Đavít được xức dầu tấn phong để trị vì dân Chúa.
Cuộc đời vua Đavít hết sức đặc biệt. Ông đã để lại những trang sử hết sức hoành tráng cho đời. Cuộc đời của ông nổi trôi biết bao nhiêu thăng trầm. Ông là một vị vua lỗi lạc tài ba nhưng rồi cũng không tránh những khiếm khuyết của đời mình. Vì đàn bà, vì phụ nữ ông đã làm cho thân thế và sự nghiệp của ông hoen ố khi ông đan tâm giết Uria để chiếm đoạt bà Bétsabê. Thế nhưng, ông may mắn hơn những người khác là ông đã biết hoán cải cuộc đời của mình để rồi quay lại với Thiên Chúa.
Sau Đavit và cho đến tận bây giờ, nhiều và nhiều vua được mời gọi, được tấn phong để lãnh đạo dân của Chúa. Lẽ ra các vị vua ấy chân nhận nơi cuộc đời của Đavit như là bài học cho đời mình nhưng không, bao nhiêu vị vua đã mờ mắt vì danh, vì tiền và vì tình.
Rốt cuộc, cuộc đời của những vị vua ấy chẳng ra làm sao cả.
Giữa những vị vua của trần thế, của cuộc đời bỗng dưng nổi bật một khuôn mặt một vị vua khác các vua chúa trần gian đó chính là vua Giêsu. Vua Giêsu ấy đến trị vì trần gian nhưng lại không trị vì trần gian theo cung cách của các vị vua khác nhưng trị vì trần gian bằng cuộc đời phục vụ. Đỉnh điểm của cuộc đời phục vụ ấy chính là trên đỉnh đồi Gôngôta, vua Giêsu đã chết cho trần gian để trần gian được sống, được cứu độ.
Thật khó để mà cảm nhận được cuộc đời, được lối hành xử của vị vua Giêsu. Chỉ có những ai chiêm niệm, sống mật thiết với vị vua ấy thì mới nhận ra. Bằng chứng là vị vua ấy đã đến trong trần gian này nhưng con người đã chối bỏ và thậm chí là đã loại trừ ra khỏi trần gian. Thánh Phaolô đã chân nhận, đã cảm nhận được hình ảnh của vị vua Giêsu trong cuộc đời của mình để rồi trong thư gửi cộng đoàn Côlôsê Ngài đã nói:
Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng. Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi. Đức Ki-tô đứng hàng đầu Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.
Thánh Phaolô đã khẳng định rằng chính nhờ máu của Người đổ ra trên thập giá đó mới đem lại bình an và hòa giải cho muôn loài dưới đất và muôn vật trên trời. Máu Chúa Giêsu đổ trên thập giá không phải là máu của hận thù, của ghen ghét nhưng là máu của tình yêu, máu của sự tha thứ.
Quả thật, nếu như Thánh Phaolô khẳng định như vậy thì cuộc đời của vị vua này khác hẳn những vị vua của trần gian. Vua Giêsu – Vua Tình Yêu đã sinh ra, đã sống và đã chết cho trần gian này vì tình yêu và cho tình yêu.
Trang Tin mừng Thánh Luca vừa thuật lại cho chúng ta giờ phút cuối cùng của vị vua Tình Yêu này. Trước khi chết, lính tráng chế giễu, tên gian phi cạnh bên cũng chế giễu. Nhục nhã thay khi một con người có quyền vì lẽ là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa nhưng lại chịu nhận bản án nhục nhã cùng với hai tên gian phi. Có quyền đấy chứ, có khả năng đấy chứ nhưng Chúa Giêsu đã hạ mình thật thẳm sâu để đón nhận cái chết trên thập giá bằng sự vâng phục tuyệt đối với Chúa Cha.
Chính cái chết tình yêu ấy đã minh chứng cho tình yêu của vua Giêsu trên cuộc đời này.
Một điều hết sức đặc biệt nếu chúng ta để ý. Cũng gian phi nhưng khiêm hạ trước Chúa, chân nhận Chúa là Chúa thì anh chàng gian phi bên tay phải của Chúa được bước vào trong Vinh Quang của Chúa như lời Chúa hứa.
Cuộc đời của chúng ta có thể chìm nổi gian manh như tên gian phi. Cuộc đời của chúng ta có thể trôi nổi, phong ba như vị vua Đavit tham tình, tham dục nhưng nếu chúng ta khiêm tốn trước Tình Yêu cao cả của Giêsu thì tất cả những yếu đuối, những chuệch choạc của cuộc đời của chúng ta cũng được hóa giải và cuối cùng chúng ta cũng sẽ được vào hưởng nhan Thánh Chúa như anh trộm lành vậy.
Qua trang sách Samuel, chúng ta thấy nền quân chủ của Israel có các vị vua đứng đầu để lãnh đạo dân. Một trong những khuôn mặt sáng giá lãnh đạo Israel đó là vua Đavít. Trang sách chúng ta vừa nghe thuật lại chuyện Đavít được xức dầu tấn phong để trị vì dân Chúa.
Cuộc đời vua Đavít hết sức đặc biệt. Ông đã để lại những trang sử hết sức hoành tráng cho đời. Cuộc đời của ông nổi trôi biết bao nhiêu thăng trầm. Ông là một vị vua lỗi lạc tài ba nhưng rồi cũng không tránh những khiếm khuyết của đời mình. Vì đàn bà, vì phụ nữ ông đã làm cho thân thế và sự nghiệp của ông hoen ố khi ông đan tâm giết Uria để chiếm đoạt bà Bétsabê. Thế nhưng, ông may mắn hơn những người khác là ông đã biết hoán cải cuộc đời của mình để rồi quay lại với Thiên Chúa.
Sau Đavit và cho đến tận bây giờ, nhiều và nhiều vua được mời gọi, được tấn phong để lãnh đạo dân của Chúa. Lẽ ra các vị vua ấy chân nhận nơi cuộc đời của Đavit như là bài học cho đời mình nhưng không, bao nhiêu vị vua đã mờ mắt vì danh, vì tiền và vì tình.
Rốt cuộc, cuộc đời của những vị vua ấy chẳng ra làm sao cả.
Giữa những vị vua của trần thế, của cuộc đời bỗng dưng nổi bật một khuôn mặt một vị vua khác các vua chúa trần gian đó chính là vua Giêsu. Vua Giêsu ấy đến trị vì trần gian nhưng lại không trị vì trần gian theo cung cách của các vị vua khác nhưng trị vì trần gian bằng cuộc đời phục vụ. Đỉnh điểm của cuộc đời phục vụ ấy chính là trên đỉnh đồi Gôngôta, vua Giêsu đã chết cho trần gian để trần gian được sống, được cứu độ.
Thật khó để mà cảm nhận được cuộc đời, được lối hành xử của vị vua Giêsu. Chỉ có những ai chiêm niệm, sống mật thiết với vị vua ấy thì mới nhận ra. Bằng chứng là vị vua ấy đã đến trong trần gian này nhưng con người đã chối bỏ và thậm chí là đã loại trừ ra khỏi trần gian. Thánh Phaolô đã chân nhận, đã cảm nhận được hình ảnh của vị vua Giêsu trong cuộc đời của mình để rồi trong thư gửi cộng đoàn Côlôsê Ngài đã nói:
Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng. Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi. Đức Ki-tô đứng hàng đầu Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.
Thánh Phaolô đã khẳng định rằng chính nhờ máu của Người đổ ra trên thập giá đó mới đem lại bình an và hòa giải cho muôn loài dưới đất và muôn vật trên trời. Máu Chúa Giêsu đổ trên thập giá không phải là máu của hận thù, của ghen ghét nhưng là máu của tình yêu, máu của sự tha thứ.
Quả thật, nếu như Thánh Phaolô khẳng định như vậy thì cuộc đời của vị vua này khác hẳn những vị vua của trần gian. Vua Giêsu – Vua Tình Yêu đã sinh ra, đã sống và đã chết cho trần gian này vì tình yêu và cho tình yêu.
Trang Tin mừng Thánh Luca vừa thuật lại cho chúng ta giờ phút cuối cùng của vị vua Tình Yêu này. Trước khi chết, lính tráng chế giễu, tên gian phi cạnh bên cũng chế giễu. Nhục nhã thay khi một con người có quyền vì lẽ là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa nhưng lại chịu nhận bản án nhục nhã cùng với hai tên gian phi. Có quyền đấy chứ, có khả năng đấy chứ nhưng Chúa Giêsu đã hạ mình thật thẳm sâu để đón nhận cái chết trên thập giá bằng sự vâng phục tuyệt đối với Chúa Cha.
Chính cái chết tình yêu ấy đã minh chứng cho tình yêu của vua Giêsu trên cuộc đời này.
Một điều hết sức đặc biệt nếu chúng ta để ý. Cũng gian phi nhưng khiêm hạ trước Chúa, chân nhận Chúa là Chúa thì anh chàng gian phi bên tay phải của Chúa được bước vào trong Vinh Quang của Chúa như lời Chúa hứa.
Cuộc đời của chúng ta có thể chìm nổi gian manh như tên gian phi. Cuộc đời của chúng ta có thể trôi nổi, phong ba như vị vua Đavit tham tình, tham dục nhưng nếu chúng ta khiêm tốn trước Tình Yêu cao cả của Giêsu thì tất cả những yếu đuối, những chuệch choạc của cuộc đời của chúng ta cũng được hóa giải và cuối cùng chúng ta cũng sẽ được vào hưởng nhan Thánh Chúa như anh trộm lành vậy.
Đức Giêsu là người Thầy tuyệt vời
Hành Khất Kitô Caritas Việt Nam
10:49 19/11/2010
ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI
Nhập đề
Trong đời sống, hầu như ai trong chúng ta cũng phải học: học chữ, học nghề, học ăn, học nói, học cách làm, cách sống và cả cách chết nữa. Người nào dạy một điều gì đó cũng được gọi là thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Chữ ở đây có thể hiểu là những lý lẽ thâm sâu của đời người như chữ Nhân, chữ Tín…
Người Việt Nam ta rất trọng đạo thầy trò: “tôn sư trọng đạo”. Mỗi dịp lễ Tết, người học trò đều bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn người dạy dỗ mình: “Mùng Một tết cha… Mùng Ba tết thầy”.
Đức Giêsu nói với chúng ta: “Hôm nay, nếu các ông ở lại trong Lời của tôi thì các ông thật là môn đệ tôi. Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32).
Chúng ta sẽ tìm hiểu Đức Giêsu là vị Thầy đặc biệt như thế nào so với các vị thầy khác trong dòng lịch sử nhân loại và mình cần phải làm gì để trở thành học trò xuất sắc của Người.
1. NHỮNG VỊ THẦY TRONG LỊCH SỬ
1.1. Con người tìm thầy dạy
Kể từ lúc thoát khỏi đời sống loài vật, con người biết dùng tinh thần để suy tư, học hỏi. Con người tìm cho mình các người thầy. Lịch sử văn minh của con người cũng là lịch sử tôn vinh những người thầy đặc biệt đã từng dạy con người sống mạnh mẽ hơn, giàu sang hơn, cao thượng hơn, tốt đẹp hơn.
Vị thầy nào càng dạy được nhiều trò, ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống con người thì càng được tôn vinh. Người ta hãnh diện vì được học một vị thầy danh tiếng.
1.2. Một số vị thầy đặc biệt
Thời cổ xưa, bên Tây Phương, có những vị thầy dạy con người biết suy tư như: Platon, Socrates (năm 469-399 trước CN), Aristote (384-322 trước CN), Heraclitus…
Bên Đông Phương có:
1. Đức Phật Thích Ca (560-480 trước CN, ở Ấn Độ).
2. Đức Khổng Tử (550-497 trước CN, ở Trung Quốc) và một số học trò lớn của ngài như Mạnh Tử, Tuân Tử…
3. Đức Lão Tử (ở Trung Quốc) với học trò là Trang Tử.
4. Đức Mohammed (570-632 sau CN, ở Ả Rập)…
Vào những thế kỷ đầu cho đến thế kỷ XVI, người ta tập trung và suy tư về Thiên Chúa, về con người, về vạn vật cách trừu tượng nên triết học, thần học phát triển. Trong Kitô giáo, thánh Tôma nổi bật với bộ Tổng luận Thần học.
Vào thế kỷ XVII-XVIII, người ta bắt đầu chú ý tới những giá trị về dân chủ, về bình đẳng, về những quyền lợi cơ bản của con người, về ý thức độc lập dân tộc nên ta thấy xuất hiện những người thầy mới như Descartes, Spinoza, J.J.Rouseau...
Từ thế kỷ XIX-XX, người ta đi tìm những kiến thức thiết thực giúp con người sống khoẻ mạnh hơn, giàu sang hơn nên người thầy mới bây giờ là những nhà khoa học kỹ thuật, các nhà bác học với những phát minh kỳ diệu đưa con người vượt ra ngoài không gian như Galiléi, Darwin, Newton, Einstein...
1.3. Thiên Chúa là Thầy của mọi vị thầy
Tuy nhiên, người Công giáo chúng ta hiểu rằng: tất cả các suy tư tốt đẹp của con người đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành con người giống hình ảnh Ngài, đã ban tinh thần cho con người để con người vượt ra khỏi giới hạn của thể xác vật chất, của không gian và thời gian. Do đó, ta không lạ lùng khi Đức Giêsu nói: “Anh em đừng gọi ai dưới đất là cha, vì chỉ có một Cha trên trời… Anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả đều là anh em với nhau” (x. Mt 23,8-9).
Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho toàn thể gia đình nhân loại để Ngài soi sáng tâm trí và giúp con người khám phá ra con đường dẫn tới Thiên Chúa. Vì thế, tất cả những suy tư tích cực, cao thượng, tốt lành của bất cứ ai, thuộc bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào… đều đáng được trân trọng và là di sản chung của gia đình nhân loại.
Khi nhìn nhận Thiên Chúa là vị Thầy Tối Cao, là nguồn mọi tri thức, con người mới sẵn lòng chia sẻ cách quảng đại và vô vị lợi những gì mình khám phá được cho mọi người như anh em ruột thịt của mình thay vì giấu nghề, giữ bí mật, đòi tác quyền một cách quá đáng hoặc bất công như hiện nay (thí dụ: bản quyền của Microsoft, của các sách như Harry Potter...).
1.4. Đức Giêsu là người Thầy như thế nào?
Người Trung Quốc gọi Đức Khổng Tử là “Vạn Thế Sư” (thầy của muôn thế hệ) vì hàng tỷ người biết ngài. Có những vị thầy viết hàng ngàn trang sách hay. Có những vị thầy nói những lời khôn ngoan hoặc dạy ta làm điều tốt khiến ta nhớ mãi.
Còn Đức Giêsu không viết sách. Các lời Người nói ghi lại trong 4 Phúc Âm nếu đọc lên cũng chỉ dài chừng 1 tiếng đồng hồ. Nhiều câu Người nói rất khó nghe, khó chấp nhận vì có vẻ tiêu cực, bi quan, nhu nhược... Thí dụ: “Đừng chống cự người ác. Trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má trái ra nữa” (Mt 5,39).
Vậy tại sao ta lại chọn Đức Giêsu là người Thầy tuyệt vời của mình? Tại sao ta lại dám sống và dám chết cho lời của Người như các Tông đồ và các môn đệ đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai? Chỉ sau biến cố chết đi và sống lại của Chúa Giêsu, tận mắt thấy Người sống lại, các Tông đồ mới xác tín điều này, dù rằng trước đó các ông đã tận tai nghe biết bao lời giảng dạy đầy uy quyền của Người.
2. ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI
2.1. Đức Giêsu là người Thầy thật sự
Trong Tin Mừng, Đức Giêsu được dân chúng gọi là Thầy (Rabbi – 3 lần (x. Mc 9,5; 11,21; 14,45) hay Rabbouni – 2 lần (x. Mc 10,51; Ga 20,16. Gioan dùng 8 lần: 1,38.49; 3,2.26; 4,31; 6,25; 9,2; 11,8) và cắt nghĩa Didascalos là thuật ngữ Hy Lạp tương đương với Rabbi hay Rabbouni. Từ này được dùng 24 lần, nhất là để xưng hô với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy”.
Thầy không phải chỉ là một danh xưng nhưng còn là một địa vị xã hội mà người ta gán cho Đức Giêsu vì những hoạt động xã hội của Người. Là Thầy nên Người đã dạy dỗ dân chúng và đã quy tụ những ai muốn theo sát Người để họ trở thành môn đệ. Danh hiệu này nói lên mối dây liên lạc giữa các môn đệ và Đức Giêsu. Như thế, Đức Giêsu là một Người Thầy.
Chính Đức Giêsu cũng dùng danh hiệu này để nói về mình: “Anh em hãy đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy” (Mt 26,18). Hoặc “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là rabbi, nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy còn tất cả đều là anh em với nhau (Mt 23,8). Hoặc “anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,13-14).
2.2. Đức Giêsu là một vị Thầy đặc biệt
Người hoàn toàn khác với các Rabbi Do Thái vì:
+ Uy quyền của Người. Trong khi các rabbi là những nhà chú giải luật, phải nại đến Thánh Kinh, đến Giao ước, nhất là Mười Điều Răn, đến truyền thống tổ tiên, thì Đức Giêsu không bao giờ là nhà chú giải Thánh Kinh ngay cả khi Người trích dẫn Thánh Kinh: “Người giảng dạy họ như Đấng có uy quyền chứ không như các ký lục Do Thái” (x. Mt 7,28-29; Mc 1,22-27; Lc 4,32). Thánh Matthêu đã ghi nhận điều đó ở Bài Giảng Trên Núi. Đức Giêsu luôn dùng công thức “Còn tôi, tôi bảo các ông…” để nói lên quyền tối thượng trong lời rao giảng và dạy bảo của Người. Người giảng dạy họ như Thiên Chúa ban luật mới, được tóm tắt trong Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) vì Người đến để kiện toàn luật Môsê (x. Mt 5,17-19). Đức Giêsu là một vị Thầy tuyệt vời khác hẳn bất cứ vị thầy nào trên thế giới vì Người là Ngôi Lời Thiên Chúa phán dạy. Các môn đệ chỉ khám phá ra điều này khi tận mắt thấy Người chết nhục nhã trên thập giá và sống lại sau đó để hoàn toàn tin phục vào Người.
+ Đức Giêsu rao giảng, dạy bảo không phải những mảnh sự thật như các thầy dạy thông thường để trao cho ta một mớ kiến thức hay nghề nghiệp, nhưng Người chính là sự thật toàn diện: “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Sự thật này sẽ giải thoát ta khỏi cơn u mê lầm lạc, và đưa ta vào sự tự do của con cái Thiên Chúa. Sự sống này cũng không phải chỉ kéo dài vài chục hay 100 năm nhưng là sự sống vĩnh hằng (x. Ga 3,16.36; 5,24; 6,47).
+ Đức Giêsu dạy ta không phải những mảnh sự thật nhưng Người mời gọi ta học với Người để hòa nhập thành một với Người và với Thiên Chúa. “Anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng”. “Ước gì họ nên một như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con”.
+ Đức Giêsu không phải dạy một mớ kiến thức để mở mang tâm trí nhưng Người là nguồn sự khôn ngoan. Khi kết hợp với Người ta có khả năng vô tận để khám phá vạn vật vì tất cả được dựng nên nhờ Người và cho Người. Đây là kinh nghiệm của rất nhiều nhà bác học như Ampère, Volt, Newton, Marie Curie... “Ở đây còn có Đấng cao trọng hơn Salômôn” (Mt 12,42).
+ Đức Giêsu không phải chỉ dạy mà còn giúp ta học điều Người dạy khi ban Thánh Thần Sự Thật cho ta. Người ban Thần Khí cho các môn đệ hiểu Thánh Kinh: “Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc nhở những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
2.3. Nội dung lời giảng dạy của Đức Giêsu
Đức Giêsu giảng dạy về Nước Trời (= Nước Thiên Chúa) vì đó là tâm điểm và là điểm tổng hợp các lời rao giảng của Đức Giêsu.
Đức Giêsu dạy ta về Thiên Chúa là Cha của Người, nguồn của Chân Thiện Mỹ, nguồn sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên mà không vị thầy nào ở trần thế có thể dạy được như Người, vì Người là Con Thiên Chúa, Người biết Cha của mình (x. Ga 10,15; 17,25). Người chia sẻ cho chúng ta những kinh nghiệm của Người về Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm được như Người.
Đức Giêsu nói về Nước Trời như một cái gì đang được Người làm cho hiện diện nhưng đồng thời lại sắp tới: “Nước Trời đã đến gần”. Đó là Nước Cánh Chung của Thiên Chúa (x. Mt 24; Mc 13; Lc 21,8-36; 17,22-27). Người không mô tả nước đó, không nói đến thời gian, hoàn cảnh nước đó như thế nào (x. Mc 13,22; Lc 17,20-21) vì nước đó được đồng hoá với Thiên Chúa thánh thiện, vĩnh hằng.
Người nói về nước đó với tất cả uy quyền: nước của sự cứu độ và thánh thiện, của công lý và bình an, của ân sủng và tình thương. Người dùng các dụ ngôn, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại và tha thứ tội lỗi để diễn tả Nước Trời: “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, như vậy là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông rồi” (Lc 11,20; x. Mc 3,22-27; Mt 12,28).
Đức Giêsu gắn liền Nước Trời với chính mình: Người là hiện thân của Nước Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,20-21), hiện thân của chính Thiên Chúa yêu thương con người và vạn vật đến tột cùng và muốn cứu độ tất cả. Đức Giêsu diễn tả Nước Trời bằng những hành động, bằng thái độ cư xử nhân lành với tội nhân, cùng ăn uống với họ như thể hiện lòng nhân từ của Thiên Chúa. Cuối cùng, Người đã chết và sống lại để đưa tất cả vào Nước Trời trong mầu nhiệm Thăng Thiên. So sánh 3 đoạn văn sau đây: Mt 19,29; Mc 10,29 và Lc 18,20 ta sẽ thấy Đức Giêsu đồng hoá Nước Thiên Chúa với chính con người của Người.
2.4. Thái độ đối với Thầy Giêsu
Tin tưởng tuyệt đối vào Người Thầy tuyệt vời để chăm chỉ lắng nghe và thực hiện Lời Người trong mọi hoàn cảnh của đời sống: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Chỉ có Thầy mới có những lời ban sự sống” (Ga 6,68).
Tự mình học tập, học hành vì không ai có thể học thay mình, sống thay mình, vào Nước Trời hay xuống hoả ngục thay mình! Luôn kết hợp với Thầy Giêsu vì “không thầy đố mày làm nên”, “Không có Ta, các con không thể làm được việc gì” (Ga 15,5). Luôn hiệp thông và noi gương học tập của các bạn, nhất là các thánh nhân là học trò xuất sắc của Thầy vì “học thầy không tày học bạn”.
Can đảm và quảng đại bước theo Thầy Giêsu bất chấp mọi thử thách, đau thương để hoàn thành công trình cứu độ mà Chúa Cha đã giao phó: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các bạn trở thành người thu phục con người như các ngư phủ lưới cá” (Mt 4,19).
Dám từ bỏ chính mình, sau khi đã dâng hiến tất cả, để trở thành hiện thân của Thầy Giêsu: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
Hiền lành và khiêm tốn thật lòng trước mọi thành công và quyền năng mà Thầy Giêsu chia sẻ trong Thần Khí của Người khi lãnh nhận sứ mạng là người Thầy chỉ dạy cho con người con đường sự thật và sự sống: “Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng” (Mt 11,29).
Kết Luận
Hiểu được nhân loại đang khao khát một sự thật toàn diện, một sự sống dồi dào, ta cảm thấy tự hào vì có Thầy Giêsu. Ta cần phải trở thành học trò xuất sắc của Người, lắng nghe lời dạy, sống lời dạy và truyền lời dạy của Người cho anh em.
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong đời, bạn nhớ đến hình ảnh người thầy nào nhất? Người đó dạy bạn những gì?
2. Bạn cảm nghiệm về Thầy Giêsu như thế nào? Bạn có thể chia sẻ những gì Người dạy cho bạn?
3. Bạn đang ở mức nào trên thang điểm học hành: kém, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc?
4. Bạn có kinh nghiệm nào về sự soi sáng của Chúa Thánh Thần đối với những lời dạy của Thầy Giêsu?
Nhập đề
Trong đời sống, hầu như ai trong chúng ta cũng phải học: học chữ, học nghề, học ăn, học nói, học cách làm, cách sống và cả cách chết nữa. Người nào dạy một điều gì đó cũng được gọi là thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Chữ ở đây có thể hiểu là những lý lẽ thâm sâu của đời người như chữ Nhân, chữ Tín…
Người Việt Nam ta rất trọng đạo thầy trò: “tôn sư trọng đạo”. Mỗi dịp lễ Tết, người học trò đều bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn người dạy dỗ mình: “Mùng Một tết cha… Mùng Ba tết thầy”.
Đức Giêsu nói với chúng ta: “Hôm nay, nếu các ông ở lại trong Lời của tôi thì các ông thật là môn đệ tôi. Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32).
Chúng ta sẽ tìm hiểu Đức Giêsu là vị Thầy đặc biệt như thế nào so với các vị thầy khác trong dòng lịch sử nhân loại và mình cần phải làm gì để trở thành học trò xuất sắc của Người.
1. NHỮNG VỊ THẦY TRONG LỊCH SỬ
1.1. Con người tìm thầy dạy
Kể từ lúc thoát khỏi đời sống loài vật, con người biết dùng tinh thần để suy tư, học hỏi. Con người tìm cho mình các người thầy. Lịch sử văn minh của con người cũng là lịch sử tôn vinh những người thầy đặc biệt đã từng dạy con người sống mạnh mẽ hơn, giàu sang hơn, cao thượng hơn, tốt đẹp hơn.
Vị thầy nào càng dạy được nhiều trò, ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống con người thì càng được tôn vinh. Người ta hãnh diện vì được học một vị thầy danh tiếng.
1.2. Một số vị thầy đặc biệt
Thời cổ xưa, bên Tây Phương, có những vị thầy dạy con người biết suy tư như: Platon, Socrates (năm 469-399 trước CN), Aristote (384-322 trước CN), Heraclitus…
Bên Đông Phương có:
1. Đức Phật Thích Ca (560-480 trước CN, ở Ấn Độ).
2. Đức Khổng Tử (550-497 trước CN, ở Trung Quốc) và một số học trò lớn của ngài như Mạnh Tử, Tuân Tử…
3. Đức Lão Tử (ở Trung Quốc) với học trò là Trang Tử.
4. Đức Mohammed (570-632 sau CN, ở Ả Rập)…
Vào những thế kỷ đầu cho đến thế kỷ XVI, người ta tập trung và suy tư về Thiên Chúa, về con người, về vạn vật cách trừu tượng nên triết học, thần học phát triển. Trong Kitô giáo, thánh Tôma nổi bật với bộ Tổng luận Thần học.
Vào thế kỷ XVII-XVIII, người ta bắt đầu chú ý tới những giá trị về dân chủ, về bình đẳng, về những quyền lợi cơ bản của con người, về ý thức độc lập dân tộc nên ta thấy xuất hiện những người thầy mới như Descartes, Spinoza, J.J.Rouseau...
Từ thế kỷ XIX-XX, người ta đi tìm những kiến thức thiết thực giúp con người sống khoẻ mạnh hơn, giàu sang hơn nên người thầy mới bây giờ là những nhà khoa học kỹ thuật, các nhà bác học với những phát minh kỳ diệu đưa con người vượt ra ngoài không gian như Galiléi, Darwin, Newton, Einstein...
1.3. Thiên Chúa là Thầy của mọi vị thầy
Tuy nhiên, người Công giáo chúng ta hiểu rằng: tất cả các suy tư tốt đẹp của con người đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành con người giống hình ảnh Ngài, đã ban tinh thần cho con người để con người vượt ra khỏi giới hạn của thể xác vật chất, của không gian và thời gian. Do đó, ta không lạ lùng khi Đức Giêsu nói: “Anh em đừng gọi ai dưới đất là cha, vì chỉ có một Cha trên trời… Anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả đều là anh em với nhau” (x. Mt 23,8-9).
Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho toàn thể gia đình nhân loại để Ngài soi sáng tâm trí và giúp con người khám phá ra con đường dẫn tới Thiên Chúa. Vì thế, tất cả những suy tư tích cực, cao thượng, tốt lành của bất cứ ai, thuộc bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào… đều đáng được trân trọng và là di sản chung của gia đình nhân loại.
Khi nhìn nhận Thiên Chúa là vị Thầy Tối Cao, là nguồn mọi tri thức, con người mới sẵn lòng chia sẻ cách quảng đại và vô vị lợi những gì mình khám phá được cho mọi người như anh em ruột thịt của mình thay vì giấu nghề, giữ bí mật, đòi tác quyền một cách quá đáng hoặc bất công như hiện nay (thí dụ: bản quyền của Microsoft, của các sách như Harry Potter...).
1.4. Đức Giêsu là người Thầy như thế nào?
Người Trung Quốc gọi Đức Khổng Tử là “Vạn Thế Sư” (thầy của muôn thế hệ) vì hàng tỷ người biết ngài. Có những vị thầy viết hàng ngàn trang sách hay. Có những vị thầy nói những lời khôn ngoan hoặc dạy ta làm điều tốt khiến ta nhớ mãi.
Còn Đức Giêsu không viết sách. Các lời Người nói ghi lại trong 4 Phúc Âm nếu đọc lên cũng chỉ dài chừng 1 tiếng đồng hồ. Nhiều câu Người nói rất khó nghe, khó chấp nhận vì có vẻ tiêu cực, bi quan, nhu nhược... Thí dụ: “Đừng chống cự người ác. Trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má trái ra nữa” (Mt 5,39).
Vậy tại sao ta lại chọn Đức Giêsu là người Thầy tuyệt vời của mình? Tại sao ta lại dám sống và dám chết cho lời của Người như các Tông đồ và các môn đệ đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai? Chỉ sau biến cố chết đi và sống lại của Chúa Giêsu, tận mắt thấy Người sống lại, các Tông đồ mới xác tín điều này, dù rằng trước đó các ông đã tận tai nghe biết bao lời giảng dạy đầy uy quyền của Người.
2. ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI
2.1. Đức Giêsu là người Thầy thật sự
Trong Tin Mừng, Đức Giêsu được dân chúng gọi là Thầy (Rabbi – 3 lần (x. Mc 9,5; 11,21; 14,45) hay Rabbouni – 2 lần (x. Mc 10,51; Ga 20,16. Gioan dùng 8 lần: 1,38.49; 3,2.26; 4,31; 6,25; 9,2; 11,8) và cắt nghĩa Didascalos là thuật ngữ Hy Lạp tương đương với Rabbi hay Rabbouni. Từ này được dùng 24 lần, nhất là để xưng hô với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy”.
Thầy không phải chỉ là một danh xưng nhưng còn là một địa vị xã hội mà người ta gán cho Đức Giêsu vì những hoạt động xã hội của Người. Là Thầy nên Người đã dạy dỗ dân chúng và đã quy tụ những ai muốn theo sát Người để họ trở thành môn đệ. Danh hiệu này nói lên mối dây liên lạc giữa các môn đệ và Đức Giêsu. Như thế, Đức Giêsu là một Người Thầy.
Chính Đức Giêsu cũng dùng danh hiệu này để nói về mình: “Anh em hãy đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy” (Mt 26,18). Hoặc “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là rabbi, nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy còn tất cả đều là anh em với nhau (Mt 23,8). Hoặc “anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,13-14).
2.2. Đức Giêsu là một vị Thầy đặc biệt
Người hoàn toàn khác với các Rabbi Do Thái vì:
+ Uy quyền của Người. Trong khi các rabbi là những nhà chú giải luật, phải nại đến Thánh Kinh, đến Giao ước, nhất là Mười Điều Răn, đến truyền thống tổ tiên, thì Đức Giêsu không bao giờ là nhà chú giải Thánh Kinh ngay cả khi Người trích dẫn Thánh Kinh: “Người giảng dạy họ như Đấng có uy quyền chứ không như các ký lục Do Thái” (x. Mt 7,28-29; Mc 1,22-27; Lc 4,32). Thánh Matthêu đã ghi nhận điều đó ở Bài Giảng Trên Núi. Đức Giêsu luôn dùng công thức “Còn tôi, tôi bảo các ông…” để nói lên quyền tối thượng trong lời rao giảng và dạy bảo của Người. Người giảng dạy họ như Thiên Chúa ban luật mới, được tóm tắt trong Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) vì Người đến để kiện toàn luật Môsê (x. Mt 5,17-19). Đức Giêsu là một vị Thầy tuyệt vời khác hẳn bất cứ vị thầy nào trên thế giới vì Người là Ngôi Lời Thiên Chúa phán dạy. Các môn đệ chỉ khám phá ra điều này khi tận mắt thấy Người chết nhục nhã trên thập giá và sống lại sau đó để hoàn toàn tin phục vào Người.
+ Đức Giêsu rao giảng, dạy bảo không phải những mảnh sự thật như các thầy dạy thông thường để trao cho ta một mớ kiến thức hay nghề nghiệp, nhưng Người chính là sự thật toàn diện: “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Sự thật này sẽ giải thoát ta khỏi cơn u mê lầm lạc, và đưa ta vào sự tự do của con cái Thiên Chúa. Sự sống này cũng không phải chỉ kéo dài vài chục hay 100 năm nhưng là sự sống vĩnh hằng (x. Ga 3,16.36; 5,24; 6,47).
+ Đức Giêsu dạy ta không phải những mảnh sự thật nhưng Người mời gọi ta học với Người để hòa nhập thành một với Người và với Thiên Chúa. “Anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng”. “Ước gì họ nên một như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con”.
+ Đức Giêsu không phải dạy một mớ kiến thức để mở mang tâm trí nhưng Người là nguồn sự khôn ngoan. Khi kết hợp với Người ta có khả năng vô tận để khám phá vạn vật vì tất cả được dựng nên nhờ Người và cho Người. Đây là kinh nghiệm của rất nhiều nhà bác học như Ampère, Volt, Newton, Marie Curie... “Ở đây còn có Đấng cao trọng hơn Salômôn” (Mt 12,42).
+ Đức Giêsu không phải chỉ dạy mà còn giúp ta học điều Người dạy khi ban Thánh Thần Sự Thật cho ta. Người ban Thần Khí cho các môn đệ hiểu Thánh Kinh: “Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc nhở những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
2.3. Nội dung lời giảng dạy của Đức Giêsu
Đức Giêsu giảng dạy về Nước Trời (= Nước Thiên Chúa) vì đó là tâm điểm và là điểm tổng hợp các lời rao giảng của Đức Giêsu.
Đức Giêsu dạy ta về Thiên Chúa là Cha của Người, nguồn của Chân Thiện Mỹ, nguồn sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên mà không vị thầy nào ở trần thế có thể dạy được như Người, vì Người là Con Thiên Chúa, Người biết Cha của mình (x. Ga 10,15; 17,25). Người chia sẻ cho chúng ta những kinh nghiệm của Người về Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm được như Người.
Đức Giêsu nói về Nước Trời như một cái gì đang được Người làm cho hiện diện nhưng đồng thời lại sắp tới: “Nước Trời đã đến gần”. Đó là Nước Cánh Chung của Thiên Chúa (x. Mt 24; Mc 13; Lc 21,8-36; 17,22-27). Người không mô tả nước đó, không nói đến thời gian, hoàn cảnh nước đó như thế nào (x. Mc 13,22; Lc 17,20-21) vì nước đó được đồng hoá với Thiên Chúa thánh thiện, vĩnh hằng.
Người nói về nước đó với tất cả uy quyền: nước của sự cứu độ và thánh thiện, của công lý và bình an, của ân sủng và tình thương. Người dùng các dụ ngôn, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại và tha thứ tội lỗi để diễn tả Nước Trời: “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, như vậy là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông rồi” (Lc 11,20; x. Mc 3,22-27; Mt 12,28).
Đức Giêsu gắn liền Nước Trời với chính mình: Người là hiện thân của Nước Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,20-21), hiện thân của chính Thiên Chúa yêu thương con người và vạn vật đến tột cùng và muốn cứu độ tất cả. Đức Giêsu diễn tả Nước Trời bằng những hành động, bằng thái độ cư xử nhân lành với tội nhân, cùng ăn uống với họ như thể hiện lòng nhân từ của Thiên Chúa. Cuối cùng, Người đã chết và sống lại để đưa tất cả vào Nước Trời trong mầu nhiệm Thăng Thiên. So sánh 3 đoạn văn sau đây: Mt 19,29; Mc 10,29 và Lc 18,20 ta sẽ thấy Đức Giêsu đồng hoá Nước Thiên Chúa với chính con người của Người.
2.4. Thái độ đối với Thầy Giêsu
Tin tưởng tuyệt đối vào Người Thầy tuyệt vời để chăm chỉ lắng nghe và thực hiện Lời Người trong mọi hoàn cảnh của đời sống: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Chỉ có Thầy mới có những lời ban sự sống” (Ga 6,68).
Tự mình học tập, học hành vì không ai có thể học thay mình, sống thay mình, vào Nước Trời hay xuống hoả ngục thay mình! Luôn kết hợp với Thầy Giêsu vì “không thầy đố mày làm nên”, “Không có Ta, các con không thể làm được việc gì” (Ga 15,5). Luôn hiệp thông và noi gương học tập của các bạn, nhất là các thánh nhân là học trò xuất sắc của Thầy vì “học thầy không tày học bạn”.
Can đảm và quảng đại bước theo Thầy Giêsu bất chấp mọi thử thách, đau thương để hoàn thành công trình cứu độ mà Chúa Cha đã giao phó: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các bạn trở thành người thu phục con người như các ngư phủ lưới cá” (Mt 4,19).
Dám từ bỏ chính mình, sau khi đã dâng hiến tất cả, để trở thành hiện thân của Thầy Giêsu: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
Hiền lành và khiêm tốn thật lòng trước mọi thành công và quyền năng mà Thầy Giêsu chia sẻ trong Thần Khí của Người khi lãnh nhận sứ mạng là người Thầy chỉ dạy cho con người con đường sự thật và sự sống: “Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng” (Mt 11,29).
Kết Luận
Hiểu được nhân loại đang khao khát một sự thật toàn diện, một sự sống dồi dào, ta cảm thấy tự hào vì có Thầy Giêsu. Ta cần phải trở thành học trò xuất sắc của Người, lắng nghe lời dạy, sống lời dạy và truyền lời dạy của Người cho anh em.
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong đời, bạn nhớ đến hình ảnh người thầy nào nhất? Người đó dạy bạn những gì?
2. Bạn cảm nghiệm về Thầy Giêsu như thế nào? Bạn có thể chia sẻ những gì Người dạy cho bạn?
3. Bạn đang ở mức nào trên thang điểm học hành: kém, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc?
4. Bạn có kinh nghiệm nào về sự soi sáng của Chúa Thánh Thần đối với những lời dạy của Thầy Giêsu?
Cùng đích
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:50 19/11/2010
Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích. Nhìn những cánh đồng lúa vàng ươm đang bị tràn ngập úng nước và thối rã. Thật xót xa! Thế là công toi. Chúng ta mất đi bao nhiêu niềm hy vọng, biết bao công sức, bao nỗi vất vả và với bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Niềm hy vọng thu hoặch mùa màng trôi theo dòng nước lũ. Chúng ta biết mỗi khi mùa đến, người nông dân không kể nắng mưa, trông ngày mong đêm, lo từng thửa đất cầy bừa vỡ lở, dẫn thủy nhập đồng, phân tro vun xới và chăm sóc từng cụm lúa và nhổ từng cây cỏ. Người nông dân vui từng ngày khi nhìn đồng lúa xanh tươi mơn mởn. Cây lúa phát triển thêm ngành thêm ngọn. Niềm vui trào dâng mỗi sáng khi thức dậy ngắm nhìn dàn lúa trổ bông, kết hạt. Một mùa mưa bão dìm ngập tất cả, thế là công dã tràng.
Trong mọi chương trình, dự án, công việc, chúng ta đều có mong ước thành qủa. Quan sát các nhà lao động trong mọi ngành nghề, nhất là về nghề nông và chăn nuôi. Người nông dân cặm cụi mưa nắng dãi dầu, tần tảo ngày đêm chăm sóc từng thửa ruộng, từng sào lúa, từng vườn rau, từng ao cá, từng đàn gà và từng bầy vịt… Trong tất cả mọi sinh hoạt và lao công của con người đều mong đạt tới cùng đích. Khi trồng cây hoa, chúng ta muốn cây trổ bông. Trồng cây ăn trái, cây phải sinh hoa kết qủa. Nếu cây sống chỉ choáng đất không hoa, không quả, cây sẽ bị chặt. Đức Giêsu kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? (Lc. 13,6-7).
Để đạt được cùng đích, cuộc sống của chúng ta phải trải qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại được kết nối bằng một thời kỳ. Ngày qua tháng lại, chúng ta có biết bao công trình và ước mong cần được hoàn thành. Chúng ta có niềm vui khi đạt được những ước mơ nho nhỏ mỗi ngày, người ta nói là có nụ, mừng nụ và có hoa, mừng hoa. Chúng ta có những chương trình, dự án ngắn hạn hay dài hạn, cần được hoàn thành. Chúng ta cũng có những công việc hàng ngày cần thời gian để hoàn tất. Cuộc sống là một cuộc lữ hành bước tới, luôn luôn còn có những dang dở. Sự dở dang cuốn hút con người tìm kiếm thỏa mãn không ngừng. Đời đáng sống, muốn sống và cần sống vì sự dở dang này. Sự dở dang dẫn bước con người đi về hoàn thiện. Vậy cùng đích cuộc đời của chúng ta là gì và đi về đâu?
Tuy nhiên cuộc đời con người của chúng ta đâu có đơn giản. Hạnh phúc trong tầm tay nhưng cứ vuột mất. Niềm vui chưa tròn, khổ đau lại tới. Tham, sân, si vẫn kéo lôi và dìm ngập cuộc sống của chúng ta. Phúc thiện như ánh sáng chói lòa rồi lại lịm tắt. Ánh sáng mặt trời mới xuất hiện đó, mà đã chìm ẩn sau chân núi từ lúc nào. Phúc họa trao đổi, đổi trao. Niềm vui nỗi buồn kết dệt như nhịp mạnh nhịp yếu làm cuộc đời thêm thú vị. Chúng ta biết rằng cuộc sống tốt đạo hôm nay, sẽ mang lại nhiều hoa trái cho ngày sau. Mỗi việc làm tốt, đều có hậu qủa tốt. Mỗi cử chỉ đẹp, đều có ân tình đáp đền. Mỗi việc bác ái sẽ là một nguồn vui thật trong tâm. Mỗi người chúng ta có biết bao nhiêu cơ hội để sống hạnh phúc và sống bình an.
Biết rằng ai cũng có lý tưởng để sống. Lý tưởng nào cũng cao đẹp. Ai cũng có những ước mong. Ước mong nào cũng vô lường. Lý tưởng và ước mơ chung, cũng như riêng đều mong sự thành đạt. Có nhiều người đã đạt được lý tưởng của riêng mình. Đạt được lý tưởng chưa hẳn là đã có hạnh phúc thật. Hạnh phúc thật chỉ có khi chúng ta đã chấm dứt cuộc đua và đi đến cùng đường để lãnh triều thiên. Thánh Phaolô nói với Timôthê: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính (2Tm. 4, 7-8). Có nhiều người đã đi đến cùng đường mà cũng chưa biết là mình sẽ đi về đâu. Địa chỉ đi tới sau cùng rất là quan trọng. Một khi đã đi là không trở về nữa. Mỗi người hãy tự vấn xem, chúng ta đã biết địa chỉ sau cùng của mình đi chưa?
Chúng ta phải đi từng bước, sống từng giây phút và lao động từng giờ. Hạnh phúc và niềm vui ở ngay giây phút hiện tại. Sống vui, sống tốt và sống thánh từng giây phút trong cuộc sống, đời chúng ta sẽ vui, sẽ tốt. Chúng ta không phải chờ cho tới cùng đích rồi mới hưởng nguồn hoan lạc. Giây phút hoan lạc hôm nay cũng chính là hạnh phúc ngày mai. Nếu đời sống của chúng ta không có hướng đi và không có địa chỉ để đi tới, chúng ta sẽ đi lang thang mãi mà không biết đi về đâu. Thật thế sống trên đời tạm này, ai trong chúng ta cũng có địa chỉ để tới, có nhà để về và có gia đình để xum họp. Nếu chúng ta không còn có nơi về trú ngụ, chúng ta sẽ là vô gia cư. Địa chỉ của đời tạm này dẫn chúng ta về nhà. Còn địa chỉ viên mãn thì quan trọng hơn nhiều, đây chính là cùng đích cuộc đời của chúng ta.
Tôi sẽ đi về đâu? Mỗi ngày sống, chúng ta có nơi để đi về. Nơi đó là nhà. Nơi đó có tiếng khóc tiếng cười của trẻ thơ. Nơi đó chúng ta có thể chia sẻ nỗi vui, nỗi buồn với mọi thành viên trong gia đình. Nơi đó chính là tổ ấm và là vườn ươm hạnh phúc đời thường. Ngày qua, tháng lại, năm hết, con người sẽ bước dần đến địa chỉ sau cùng. Chúng ta hãy chuẩn bị hành trang, chuẩn bị đèn dầu và tỉnh thức để đón Chúa Kitô, Đấng là nguồn ban sự sống và Ngài chính là sự sống và sự sống lại. Hạnh phúc nơi đó, chính là đia chỉ chúng ta hằng mong ước.
Cuối năm Phụng Vụ 2010, Giáo Hội cho chúng ta mừng Đại Lễ Chúa Kitô Vua và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tổ tiên cha ông của chúng ta đã chạy đua đến cùng đường và giữ vững đức tin. Các Ngài đã lãnh phần thưởng là triều thiên sự sống. Chúng ta hãy bước theo chân các Đấng Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Địa chỉ vĩnh hằng chúng ta đã có. Chúng ta đã rõ cùng đích cuộc đời. Chúng ta hãy cùng các Thánh Tử ĐạoViệt Nam tôn nhận Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, Vua Các Vua và là Vua Tình Yêu. Amen.
Trong mọi chương trình, dự án, công việc, chúng ta đều có mong ước thành qủa. Quan sát các nhà lao động trong mọi ngành nghề, nhất là về nghề nông và chăn nuôi. Người nông dân cặm cụi mưa nắng dãi dầu, tần tảo ngày đêm chăm sóc từng thửa ruộng, từng sào lúa, từng vườn rau, từng ao cá, từng đàn gà và từng bầy vịt… Trong tất cả mọi sinh hoạt và lao công của con người đều mong đạt tới cùng đích. Khi trồng cây hoa, chúng ta muốn cây trổ bông. Trồng cây ăn trái, cây phải sinh hoa kết qủa. Nếu cây sống chỉ choáng đất không hoa, không quả, cây sẽ bị chặt. Đức Giêsu kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? (Lc. 13,6-7).
Để đạt được cùng đích, cuộc sống của chúng ta phải trải qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại được kết nối bằng một thời kỳ. Ngày qua tháng lại, chúng ta có biết bao công trình và ước mong cần được hoàn thành. Chúng ta có niềm vui khi đạt được những ước mơ nho nhỏ mỗi ngày, người ta nói là có nụ, mừng nụ và có hoa, mừng hoa. Chúng ta có những chương trình, dự án ngắn hạn hay dài hạn, cần được hoàn thành. Chúng ta cũng có những công việc hàng ngày cần thời gian để hoàn tất. Cuộc sống là một cuộc lữ hành bước tới, luôn luôn còn có những dang dở. Sự dở dang cuốn hút con người tìm kiếm thỏa mãn không ngừng. Đời đáng sống, muốn sống và cần sống vì sự dở dang này. Sự dở dang dẫn bước con người đi về hoàn thiện. Vậy cùng đích cuộc đời của chúng ta là gì và đi về đâu?
Tuy nhiên cuộc đời con người của chúng ta đâu có đơn giản. Hạnh phúc trong tầm tay nhưng cứ vuột mất. Niềm vui chưa tròn, khổ đau lại tới. Tham, sân, si vẫn kéo lôi và dìm ngập cuộc sống của chúng ta. Phúc thiện như ánh sáng chói lòa rồi lại lịm tắt. Ánh sáng mặt trời mới xuất hiện đó, mà đã chìm ẩn sau chân núi từ lúc nào. Phúc họa trao đổi, đổi trao. Niềm vui nỗi buồn kết dệt như nhịp mạnh nhịp yếu làm cuộc đời thêm thú vị. Chúng ta biết rằng cuộc sống tốt đạo hôm nay, sẽ mang lại nhiều hoa trái cho ngày sau. Mỗi việc làm tốt, đều có hậu qủa tốt. Mỗi cử chỉ đẹp, đều có ân tình đáp đền. Mỗi việc bác ái sẽ là một nguồn vui thật trong tâm. Mỗi người chúng ta có biết bao nhiêu cơ hội để sống hạnh phúc và sống bình an.
Biết rằng ai cũng có lý tưởng để sống. Lý tưởng nào cũng cao đẹp. Ai cũng có những ước mong. Ước mong nào cũng vô lường. Lý tưởng và ước mơ chung, cũng như riêng đều mong sự thành đạt. Có nhiều người đã đạt được lý tưởng của riêng mình. Đạt được lý tưởng chưa hẳn là đã có hạnh phúc thật. Hạnh phúc thật chỉ có khi chúng ta đã chấm dứt cuộc đua và đi đến cùng đường để lãnh triều thiên. Thánh Phaolô nói với Timôthê: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính (2Tm. 4, 7-8). Có nhiều người đã đi đến cùng đường mà cũng chưa biết là mình sẽ đi về đâu. Địa chỉ đi tới sau cùng rất là quan trọng. Một khi đã đi là không trở về nữa. Mỗi người hãy tự vấn xem, chúng ta đã biết địa chỉ sau cùng của mình đi chưa?
Chúng ta phải đi từng bước, sống từng giây phút và lao động từng giờ. Hạnh phúc và niềm vui ở ngay giây phút hiện tại. Sống vui, sống tốt và sống thánh từng giây phút trong cuộc sống, đời chúng ta sẽ vui, sẽ tốt. Chúng ta không phải chờ cho tới cùng đích rồi mới hưởng nguồn hoan lạc. Giây phút hoan lạc hôm nay cũng chính là hạnh phúc ngày mai. Nếu đời sống của chúng ta không có hướng đi và không có địa chỉ để đi tới, chúng ta sẽ đi lang thang mãi mà không biết đi về đâu. Thật thế sống trên đời tạm này, ai trong chúng ta cũng có địa chỉ để tới, có nhà để về và có gia đình để xum họp. Nếu chúng ta không còn có nơi về trú ngụ, chúng ta sẽ là vô gia cư. Địa chỉ của đời tạm này dẫn chúng ta về nhà. Còn địa chỉ viên mãn thì quan trọng hơn nhiều, đây chính là cùng đích cuộc đời của chúng ta.
Tôi sẽ đi về đâu? Mỗi ngày sống, chúng ta có nơi để đi về. Nơi đó là nhà. Nơi đó có tiếng khóc tiếng cười của trẻ thơ. Nơi đó chúng ta có thể chia sẻ nỗi vui, nỗi buồn với mọi thành viên trong gia đình. Nơi đó chính là tổ ấm và là vườn ươm hạnh phúc đời thường. Ngày qua, tháng lại, năm hết, con người sẽ bước dần đến địa chỉ sau cùng. Chúng ta hãy chuẩn bị hành trang, chuẩn bị đèn dầu và tỉnh thức để đón Chúa Kitô, Đấng là nguồn ban sự sống và Ngài chính là sự sống và sự sống lại. Hạnh phúc nơi đó, chính là đia chỉ chúng ta hằng mong ước.
Cuối năm Phụng Vụ 2010, Giáo Hội cho chúng ta mừng Đại Lễ Chúa Kitô Vua và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tổ tiên cha ông của chúng ta đã chạy đua đến cùng đường và giữ vững đức tin. Các Ngài đã lãnh phần thưởng là triều thiên sự sống. Chúng ta hãy bước theo chân các Đấng Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Địa chỉ vĩnh hằng chúng ta đã có. Chúng ta đã rõ cùng đích cuộc đời. Chúng ta hãy cùng các Thánh Tử ĐạoViệt Nam tôn nhận Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, Vua Các Vua và là Vua Tình Yêu. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 19/11/2010
TẢO MỘ
Sau khi Hán Cao tổ Lưu Bang được thiên hạ, và khi về cố hương để cúng bái phần mộ tổ tiên thì phát hiện đất mộ có rất nhiều cỏ dại mọc um tùm, nên không phân biệt được đâu là mộ của cha mẹ, ông ta rất buồn bèn dùng một tờ giấy xé thành nhiều miếng nhỏ vứt lên không trung sau đó hướng lên trời cầu nguyện, nếu giấy vụn rơi xuống nấm mộ nào mà gió thổi không bay thì nấm mộ ấy là mộ của cha mẹ, quả thật nhờ đó mà tìm được bia mộ của cha mẹ, ông ta lập tức mời người đến làm sạch đất mộ, từ đó về sau cứ mỗi lần đến tiết thanh minh thì ông ta đến cúng vái nơi mộ của cha mẹ mình.
Về sau bá tánh dân gian cũng làm như Lưu Bang, mỗi năm đến tiết thanh minh thì đến bái nơi phần mộ của tổ tiên cha mẹ mình, và dùng cục đất nhỏ đè lên mấy miếng giấy ở trên phần mộ, bày tỏ phần mộ này đã có người tế và làm sạch cỏ rồi.
(Truyện truyền thuyết)
Suy tư:
Kính nhớ ông bà tổ tiên và những người đã qua đời thì tôn giáo nào cũng có, bởi vì tôn giáo là hướng đến vấn đề tâm linh, là tin có đời sau là nơi thưởng phạt con người cách công minh của thượng đế, Đấng tạo hóa, ông Trời, mà người Ki-tô hữu gọi là Thiên Chúa.
Ngày chạp giổ mồ mả tổ tiên của người Công Giáo là ngày 2 tháng 11 hằng năm, ngày tảo mộ của các tín đồ Phật giáo, Lão giáo.v.v...là tiết Thánh Minh hằng năm, do đó mà nhận biết rằng, việc tảo mộ, chạp giổ là đã có từ ngàn xưa đến rồi, là việc trả hiếu của con cháu đối với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời là việc làm chính đáng.
Chạp mả, chạp giổ, tảo mộ mà không cầu nguyện cho những người thân đã qua đời là một thiếu sót lớn, bởi vì cỏ mọc um tùm thì đối với người chết chẳng quan trọng gì cả, ăn tiệc, đình đám đối với người đã chết thì chẳng ăn nhằm gì cả, bởi vì họ không còn thuộc về thế giới vật chất ăn uống hoan lạc này nữa, mà những người đã chết ấy rất cần đến lời cầu nguyện và những việc làm lành thánh của chúng ta –những người còn sống- để được mau lên thiên đàng hưởng phúc lành với Thiên Chúa mà thôi.
Tảo mộ chạp giổ là chuyện phải làm của người sống, nhưng người chết thì cần đến việc lành phúc đức của chúng ta hơn.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Sau khi Hán Cao tổ Lưu Bang được thiên hạ, và khi về cố hương để cúng bái phần mộ tổ tiên thì phát hiện đất mộ có rất nhiều cỏ dại mọc um tùm, nên không phân biệt được đâu là mộ của cha mẹ, ông ta rất buồn bèn dùng một tờ giấy xé thành nhiều miếng nhỏ vứt lên không trung sau đó hướng lên trời cầu nguyện, nếu giấy vụn rơi xuống nấm mộ nào mà gió thổi không bay thì nấm mộ ấy là mộ của cha mẹ, quả thật nhờ đó mà tìm được bia mộ của cha mẹ, ông ta lập tức mời người đến làm sạch đất mộ, từ đó về sau cứ mỗi lần đến tiết thanh minh thì ông ta đến cúng vái nơi mộ của cha mẹ mình.
Về sau bá tánh dân gian cũng làm như Lưu Bang, mỗi năm đến tiết thanh minh thì đến bái nơi phần mộ của tổ tiên cha mẹ mình, và dùng cục đất nhỏ đè lên mấy miếng giấy ở trên phần mộ, bày tỏ phần mộ này đã có người tế và làm sạch cỏ rồi.
(Truyện truyền thuyết)
Suy tư:
Kính nhớ ông bà tổ tiên và những người đã qua đời thì tôn giáo nào cũng có, bởi vì tôn giáo là hướng đến vấn đề tâm linh, là tin có đời sau là nơi thưởng phạt con người cách công minh của thượng đế, Đấng tạo hóa, ông Trời, mà người Ki-tô hữu gọi là Thiên Chúa.
Ngày chạp giổ mồ mả tổ tiên của người Công Giáo là ngày 2 tháng 11 hằng năm, ngày tảo mộ của các tín đồ Phật giáo, Lão giáo.v.v...là tiết Thánh Minh hằng năm, do đó mà nhận biết rằng, việc tảo mộ, chạp giổ là đã có từ ngàn xưa đến rồi, là việc trả hiếu của con cháu đối với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời là việc làm chính đáng.
Chạp mả, chạp giổ, tảo mộ mà không cầu nguyện cho những người thân đã qua đời là một thiếu sót lớn, bởi vì cỏ mọc um tùm thì đối với người chết chẳng quan trọng gì cả, ăn tiệc, đình đám đối với người đã chết thì chẳng ăn nhằm gì cả, bởi vì họ không còn thuộc về thế giới vật chất ăn uống hoan lạc này nữa, mà những người đã chết ấy rất cần đến lời cầu nguyện và những việc làm lành thánh của chúng ta –những người còn sống- để được mau lên thiên đàng hưởng phúc lành với Thiên Chúa mà thôi.
Tảo mộ chạp giổ là chuyện phải làm của người sống, nhưng người chết thì cần đến việc lành phúc đức của chúng ta hơn.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Chúa Ki-tô Vua (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:17 19/11/2010
CHỦ NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA
Tin mừng : Lc 23, 35-43.
“Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”.
Bạn thân mến,
Hiện nay có rất nhiều người hãnh diện vì mình được mang quốc tịch Mỹ, đi đâu họ cũng khoe khoang thân phận công dân nước Mỹ của mình, và có lúc họ chê đất nước này lạc hậu, đất nước kia chậm tiến thua nước Mỹ…
Bạn và tôi và những người Ki-tô hữu khác đều mang danh là công dân của Nước Trời, mà Chúa Giê-su -Đấng đã chết và sống lại vinh quang- chính là vị vua cao cả của chúng ta; được làm con dân của một vị vua trên các vua, hoàng tử trên các hoàng tử mà lại không lấy làm hãnh diện, thì quả là chúng ta không hiểu được thế nào giá trị là công dân Nước Trời.
Có những lúc bạn và tôi như những người tự hào mình là công dân của một cường quốc, nên chúng ta đã trở nên miếng mồi ngon cho ma quỷ cám dỗ bằng nhiều hình thức, nhất là kiêu ngạo và ỷ lại vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa:
Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua- nhưng chúng ta chưa ca tụng tán dương Ngài với tất cả sự vinh quang cao cả mà Ngài vốn có của một vị Thiên Chúa, nhất là giới luật yêu thương mà chính Ngài đã dạy, cho nên chúng ta coi thường những người khác tôn giáo với mình, rồi kiêu ngạo coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một bố thí cho Ngài: thích thì cầu nguyện đi đến nhà thờ tán dương ca tụng, không thích thì ở nhà nhậu nhẹt đàn đúm, trái lại những người mà chúng ta khinh thường là tin những điều nhảm nhí, thì lại rất thành kính trước bụt thần, ước gì chúng ta có một tâm hồn thành kính với Chúa Giêsu là vua và là chủ tể mọi loài…
Bạn và tôi tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là vua, nhưng trong cuộc sống thực tế chúng ta đã không nhìn nhận Ngài là vua và là Đấng cứu chuộc của mình, bạn và tôi đã sống cuộc đời buông tuồng không phù hợp với Lời Chúa dạy, và, có thể nói chúng ta đã chọn ma quỷ làm vua chúng ta khi chúng ta trở thành kẻ hưởng thụ vật chất, trở thành kẻ coi trọng danh giá của thế gian mà coi thường nhân phẩm của người nghèo khó bất hạnh…
Chúng ta tin tưởng Chúa Giê-su là vua trong ngày phán xét, nhưng chúng ta vẫn sống như không có ngày phán xét, cho nên chúng ta vẫn cứ nói xấu người này đến người khác, chúng ta vẫn còn có những âm mưu hại người anh em chị em, chúng ta vẫn lừa đảo người này đến người khác vì những tham lam của mình…
Bạn thân mến,
Giáo Hội mừng lễ Chúa Giê-su Ki-tô là Vua vũ trụ trong ngày chủ nhật cuối năm phụng vụ, là Giáo Hội nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: thế gian này sẽ có một ngày bị hủy diệt, sẽ qua đi, cuộc sống của con người cũng sẽ có ngày kết thúc, lúc đó Đấng quyết định số phận đời đời của chúng ta là Chúa Giê-su Ki-tô Vua vũ trụ, chứ không phải là ông tổng thống hoặc ông chủ tịch hay ông vua nào cả…
Gợi ý :
1. Trong cuộc sống có lúc nào bạn và tôi nhớ đến mình là một công dân Nước Trời, để luôn tìm kiếm những sự trên trời không ?
2. Bạn và tôi có tự hào mình là con dân của vua trên các vua, chúa trên các chúa, và có can đảm sống như danh phận ấy của mình không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 23, 35-43.
“Khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”.
Bạn thân mến,
Hiện nay có rất nhiều người hãnh diện vì mình được mang quốc tịch Mỹ, đi đâu họ cũng khoe khoang thân phận công dân nước Mỹ của mình, và có lúc họ chê đất nước này lạc hậu, đất nước kia chậm tiến thua nước Mỹ…
Bạn và tôi và những người Ki-tô hữu khác đều mang danh là công dân của Nước Trời, mà Chúa Giê-su -Đấng đã chết và sống lại vinh quang- chính là vị vua cao cả của chúng ta; được làm con dân của một vị vua trên các vua, hoàng tử trên các hoàng tử mà lại không lấy làm hãnh diện, thì quả là chúng ta không hiểu được thế nào giá trị là công dân Nước Trời.
Có những lúc bạn và tôi như những người tự hào mình là công dân của một cường quốc, nên chúng ta đã trở nên miếng mồi ngon cho ma quỷ cám dỗ bằng nhiều hình thức, nhất là kiêu ngạo và ỷ lại vào tình thương và ân sủng của Thiên Chúa:
Chúa Giê-su Ki-tô là vua trên các vua- nhưng chúng ta chưa ca tụng tán dương Ngài với tất cả sự vinh quang cao cả mà Ngài vốn có của một vị Thiên Chúa, nhất là giới luật yêu thương mà chính Ngài đã dạy, cho nên chúng ta coi thường những người khác tôn giáo với mình, rồi kiêu ngạo coi việc thờ phượng Thiên Chúa như là một bố thí cho Ngài: thích thì cầu nguyện đi đến nhà thờ tán dương ca tụng, không thích thì ở nhà nhậu nhẹt đàn đúm, trái lại những người mà chúng ta khinh thường là tin những điều nhảm nhí, thì lại rất thành kính trước bụt thần, ước gì chúng ta có một tâm hồn thành kính với Chúa Giêsu là vua và là chủ tể mọi loài…
Bạn và tôi tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là vua, nhưng trong cuộc sống thực tế chúng ta đã không nhìn nhận Ngài là vua và là Đấng cứu chuộc của mình, bạn và tôi đã sống cuộc đời buông tuồng không phù hợp với Lời Chúa dạy, và, có thể nói chúng ta đã chọn ma quỷ làm vua chúng ta khi chúng ta trở thành kẻ hưởng thụ vật chất, trở thành kẻ coi trọng danh giá của thế gian mà coi thường nhân phẩm của người nghèo khó bất hạnh…
Chúng ta tin tưởng Chúa Giê-su là vua trong ngày phán xét, nhưng chúng ta vẫn sống như không có ngày phán xét, cho nên chúng ta vẫn cứ nói xấu người này đến người khác, chúng ta vẫn còn có những âm mưu hại người anh em chị em, chúng ta vẫn lừa đảo người này đến người khác vì những tham lam của mình…
Bạn thân mến,
Giáo Hội mừng lễ Chúa Giê-su Ki-tô là Vua vũ trụ trong ngày chủ nhật cuối năm phụng vụ, là Giáo Hội nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: thế gian này sẽ có một ngày bị hủy diệt, sẽ qua đi, cuộc sống của con người cũng sẽ có ngày kết thúc, lúc đó Đấng quyết định số phận đời đời của chúng ta là Chúa Giê-su Ki-tô Vua vũ trụ, chứ không phải là ông tổng thống hoặc ông chủ tịch hay ông vua nào cả…
Gợi ý :
1. Trong cuộc sống có lúc nào bạn và tôi nhớ đến mình là một công dân Nước Trời, để luôn tìm kiếm những sự trên trời không ?
2. Bạn và tôi có tự hào mình là con dân của vua trên các vua, chúa trên các chúa, và có can đảm sống như danh phận ấy của mình không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Làm sao để mở rộng Vương Quyền của Đức Kitô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:49 19/11/2010
LÀM SAO ĐỂ MỞ RỘNG VƯƠNG QUYỀN CỦA ĐỨC KITÔ
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Hội Thánh long trọng mừng Lễ Đức Kitô làm Vua Vũ Trụ. Lễ này được Đức Giáo Hoàng Piô XI lập ra năm 1925 để chống lại sự lan tràn của thuyết Thế Tục và Vô Thần trong thời đại của Ngài. Lễ này còn được gọi là ‘Lễ Tư Tưởng” vì lễ không mừng một biến cố trong cuộc đởi Chúa Giêsu mà mừng một số bình diện của căn tính của Người. Trong lễ này chúng ta nhìn nhận và tôn Đức Kitô làm Đấng Cai Trị mọi loài. Lễ Đức Kitô làm Vua lúc đầu là lễ Thăng Thiên, lễ Hội Thánh mừng Đức Kitô được tôn vinh, đội triều thiên vinh hiển bên hữu Đức Chúa Cha. Hội Thánh mừng Lễ Đức Kitô làm vua hôm nay nhằm mục đích nhắc nhở cho chúng ta rằng Lễ này là lễ quan trọng nhất trong năm phụng vụ và kết thúc năm phụng vụ. Là Kitô hữu chúng ta cũng thừa hưởng vương quyền của Đức Kitô khi lãnh Bí Tích Thanh Tẩy. Chúng ta phải làm gì để Vương Quyền của Đức Kitô được lan rộng khắp nơi?
Các bài đọc không cho phép chúng ta nhìn đến vương quyền của Đức Kitô theo kiểu thế gian.
Con người thường lẫn lộn quyền bính và danh vọng thế gian với uy quyền của Thiên Chúa và lòng nhân lành của Đấng Cứu Thế. Lễ Đức Kitô làm Vua gắn liền vương quyền cứu độ của Người với thập giá. Thật là một sự ngược đời mà thế gian không tài nào hiểu nổi. Chúng ta được cứu độ nhờ Vua của chúng ta chết cách khủng khiếp và nhục nhã trên thập giá, bị bằng hữu và những kẻ mà Người đến để cứu độ phản bội. Vua Giêsu chiến thắng thế gian, tội lỗi và quyền lực tối tăm vào lúc mà người ta nghĩ rằng Người bất lực nhất.
Trong Tin Mừng Thánh Luca, còn nổi bật một cảnh ngược đời khác. Một tên tử tội bị đóng đinh bên cạnh Người đã tuyên xưng đức tin vào Người. Còn bọn lý hình cũng gián tiếp tuyên xưng Người là Vua. Những kẻ chế nhạo Người lại công bố sự thật về căn tính của Người. Ba lời chế nhạo này song song với ba cám dỗ của Satan trong Luca 4:1-13.
1.. Lời chế nhạo của dân chúng "Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn"(Lc 23:35) là lời thách thức Chúa Giêsu dùng quyền năng của Người để cứu mình khỏi chết. Thách thức này tương đương với cám dỗ thứ nhất của Satan trong hoang địa: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này thành bánh” (Lc 4:4) để thỏa mãn cơn đói của Người.
2. Lời thách đố của lý hình “Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi” (Lc 23:37). Việc làm vua hay muốn quyền hành cũng là cám dỗ của Satan khi nó bảo Chúa Giêsu nếu thờ nó thì nó sẽ cho Người tất cả quyền hành và vinh hoa của thế gian (x. Lc 4:6-7). Thỏa hiệp hay nhượng bộ thế gian để nắm quyền hành là con đường ngắn nhất để thành công của các chính trị gia ngày nay, nhưng quyền bính này không bền. Còn nắm được quyền bính nhờ làm theo Thánh Ý Thiên Chúa thì chỉ có một mình Chúa Giêsu và những ai “từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Người” (Lc 9:23) mới có thể làm được. Và quyền bính này tồn tại đến muôn đời.
3. Lời chế nhạo của tên trộm bên trái "Nếu ông là Đấng Kitô, hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa"(Lc 23:39) cũng chẳng khác gì thách đố của Satan khi nó đưa Người lên nóc Đền Thờ “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy tự nhảy xuống…” (Lc 4:9-11). Quyền hành đi đôi với danh vọng. Nếu Chúa Giêsu biểu diễn bước xuống thập giá một cách ngoạn mục hay bay là là từ nóc Đền Thờ xuống đất trong ngày đại lễ ở Giêrusalem thì chắc dân chúng đã tranh nhau mà theo Người. Nhưng Người đã chọn chinh phục nhân loại bằng một cách khó khăn nhất là vâng lời Cha Người đến chết, và chết trên thập giá (Ph 2:8). Vì Người biết rằng tất cả danh vọng thế gian đều tạm bợ, và những ai theo Người vì những biểu diễn ngoạn mục chỉ là những kẻ qua đường chứ không thể làm môn đệ Người được.
Vậy căn tính của Người là gì và vương quyền của Người là loại vương quyền nào?
Tường thuật của Thánh Luca cho chúng ta thấy rằng căn tính của Chúa Giêsu là căn tính của một người Con nhất quyết làm theo Ý Chúa Cha bằng mọi giá. Vương quyền của Đức Kitô là vương quyền bác ái, vương quyền quên mình để phục vụ người khác, một vương quyền mà thế gian này không thể thắng nổi, dù bằng cái chết. Vương quyền của Người từ cây gỗ thập giá thực sự đã khai mạc một triều đại bác ái cùng đem lại ơn cứu độ cho những người tội lỗi và những ai bị xã hội ruồng bỏ.
Cảnh tượng Đức Kitô làm Vua được diễn tả trong Tin Mừng hôm nay hoàn toàn trái ngược với quan niệm thế tục của chúng ta về một ông vua hay một lãnh tụ. Người không ngồi chễm chệ trên ngai vàng. Người không đón nhận những lời ca tụng của dân chúng và chúc mừng của ngoại giao đoàn. Đây là một cảnh tàn bạo và giết người, một biến cố kinh hoàng, mà lại được quyền năng của Thiên Chúa biến đổi thành nơi ân sủng và là công trình của Đức Kitô để cứu độ chúng ta (GLCG 312). Như thế thì Thánh Giá chính là ngai của Đức Kitô Vua, Đấng là Chúa và là Đấng Cai Trị trên một quyền lực, Đấng làm đảo lộn và lật đổ mọi toan tính của thế gian.
Giáo huấn Công Giáo đoan xác rằng uy quyền của Đức Kitô bao trùm hết cả lịch sử nhân loại (GLCG 450). Người cai trị trên mọi thế lực trần gian và quyền bính thần thiêng (GLCG 668). Như thế có nghĩa là gì? Trước hết, điều đó có nghĩa là Đức Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Chuộc mọi người. Nhờ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh, Người đã đem lại ơn cứu độ cho các thế hệ đã qua, hiện tai và tương lai, là điều mà chúng ta không thể tự mình làm được. Thứ đến, không một thực thể hay một người nào trên thế gian có thể cao trọng hơn Chúa Giêsu; vương quyền của Người thượng đẳng, và mọi người, mọi vật đều phải quy phục quyền lực của tình yêu cứu độ và sự thiện hảo của Người.
Vương Quyền của Đức Kitô trong thời đại chúng ta
Ngày nay chúng ta cần Vương Quyền của Đức Kitô hơn bao giờ hết. Quyền lực sự dữ đang cai trị thế gian. Người ta đang cố tình đầu độc con người, nhất là giới trẻ, bằng những chủ thuyết tương đố, thế tục, khoái lạc, vô thần, duy vật, phóng túng và tiêu thụ. Ở các quốc gia Âu Mỹ, người Công Giáo đang bị bách hại một cách tinh vi qua những luật lệ về sức khỏe và chống kỳ thị. Người ta đang bóp méo chính những học thuyết xã hội Công Giáo để đánh lừa người Công Giáo. Chúng ta không còn cách nào khác để chống lại những quyền lực tối tăm này ngoài cách cậy nhờ vào Vương Quyền của Đức Kitô.
Bao lâu còn sống trong thế gian, chúng ta là những kẻ lữ hành đang tiến về Nước Trời, cho nên phải phải tùng phục quyền bính của con người, nhưng chúng ta vẫn phải tuyệt đối trung thành với một mình Đức Kitô mà thôi. Nếu cần, chúng ta phải sẵn sàng chết cho Đức Kitô, Vua của chúng ta, thay vì nhượng bộ những quyền lực tối tăm. Ba cám dỗ mà Vua Kitô chịu trên thập giá cũng là ba cám dỗ mà thế gian đang dành cho chúng ta. Muốn chiến thắng chúng, chúng ta phải ờ lại trên thập giá với Vua Giêsu, chứ không nhượng bộ, dù chỉ một ly. Chúng ta phải biết trả lời quyền bính thế gian như Thánh Phêrô: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta” (Cv 5:29) khi mà những luật lệ của họ trái ngược với giáo huấn của Vua Kitô và Tình Yêu Thiên Chúa.
Là Kitô hữu, chúng ta được chia sẻ Vương Quyền của Đức Kitô qua Bí Tích Thánh Tẩy. Như thế chính chúng ta là những người có sứ mệnh làm cho Vương Quyền của Người lan rộng trên thế gian để đánh tan bóng tối tội lỗi. Như Công Đồng Vaticanô II ghi nhận, “trong mầu nhiệm của lịch sử nhân loại, Hội Thánh và các phần tử của mình phục vụ để biến các việc làm thường nhật thành ra có ý nghĩa sâu xa hơn (Gaudeum et Spes, 40). Ý nghĩa sâu xa đó là Vương Quyền của Đức Kitô và của hành động cứu độ của Người trong lịch sử.
Làm sao để biến các việc làm thường nhật thành ra có ý nghĩa sâu xa hơn?
Vua Kitô đã ban cho chúng ta một phương tiện để biến các việc làm thường nhật thành ra có ý nghĩa sâu xa hơn. Phương tiện ấy chính là bí tích Thánh Thể, trong đó Người cho phép chúng ta kết hợp những hy sinh nhỏ mọn thường nhật của mình với Hy Lễ Cứu Độ vĩnh cửu trên Thập Giá của Người mà dâng lên Thiên Chúa Cha. Nếu chúng ta biết biến cuộc đời của mình thành một Thánh Lễ nối dài, thì từng giây từng phút trong đời chúng ta sẽ đều có một ý nghĩa cứu độ rất sâu xa và làm cho Vương Quyền của Đức Kitô lan rộng đến tâm hồn những người chung quanh mình ở gia đình, tại sở làm hay trường học và trong giáo xứ chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy thống trị lòng con. Xin cho con biết noi gương Đức Mẹ biết luôn nói tiếng “xin vâng” trong mọi hoàn cảnh để Vương Quyền của Chúa bao phủ lòng con và lan tỏa đến tất cả những người Chúa trao cho con. Amen.
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Hội Thánh long trọng mừng Lễ Đức Kitô làm Vua Vũ Trụ. Lễ này được Đức Giáo Hoàng Piô XI lập ra năm 1925 để chống lại sự lan tràn của thuyết Thế Tục và Vô Thần trong thời đại của Ngài. Lễ này còn được gọi là ‘Lễ Tư Tưởng” vì lễ không mừng một biến cố trong cuộc đởi Chúa Giêsu mà mừng một số bình diện của căn tính của Người. Trong lễ này chúng ta nhìn nhận và tôn Đức Kitô làm Đấng Cai Trị mọi loài. Lễ Đức Kitô làm Vua lúc đầu là lễ Thăng Thiên, lễ Hội Thánh mừng Đức Kitô được tôn vinh, đội triều thiên vinh hiển bên hữu Đức Chúa Cha. Hội Thánh mừng Lễ Đức Kitô làm vua hôm nay nhằm mục đích nhắc nhở cho chúng ta rằng Lễ này là lễ quan trọng nhất trong năm phụng vụ và kết thúc năm phụng vụ. Là Kitô hữu chúng ta cũng thừa hưởng vương quyền của Đức Kitô khi lãnh Bí Tích Thanh Tẩy. Chúng ta phải làm gì để Vương Quyền của Đức Kitô được lan rộng khắp nơi?
Các bài đọc không cho phép chúng ta nhìn đến vương quyền của Đức Kitô theo kiểu thế gian.
Con người thường lẫn lộn quyền bính và danh vọng thế gian với uy quyền của Thiên Chúa và lòng nhân lành của Đấng Cứu Thế. Lễ Đức Kitô làm Vua gắn liền vương quyền cứu độ của Người với thập giá. Thật là một sự ngược đời mà thế gian không tài nào hiểu nổi. Chúng ta được cứu độ nhờ Vua của chúng ta chết cách khủng khiếp và nhục nhã trên thập giá, bị bằng hữu và những kẻ mà Người đến để cứu độ phản bội. Vua Giêsu chiến thắng thế gian, tội lỗi và quyền lực tối tăm vào lúc mà người ta nghĩ rằng Người bất lực nhất.
Trong Tin Mừng Thánh Luca, còn nổi bật một cảnh ngược đời khác. Một tên tử tội bị đóng đinh bên cạnh Người đã tuyên xưng đức tin vào Người. Còn bọn lý hình cũng gián tiếp tuyên xưng Người là Vua. Những kẻ chế nhạo Người lại công bố sự thật về căn tính của Người. Ba lời chế nhạo này song song với ba cám dỗ của Satan trong Luca 4:1-13.
1.. Lời chế nhạo của dân chúng "Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn"(Lc 23:35) là lời thách thức Chúa Giêsu dùng quyền năng của Người để cứu mình khỏi chết. Thách thức này tương đương với cám dỗ thứ nhất của Satan trong hoang địa: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này thành bánh” (Lc 4:4) để thỏa mãn cơn đói của Người.
2. Lời thách đố của lý hình “Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi” (Lc 23:37). Việc làm vua hay muốn quyền hành cũng là cám dỗ của Satan khi nó bảo Chúa Giêsu nếu thờ nó thì nó sẽ cho Người tất cả quyền hành và vinh hoa của thế gian (x. Lc 4:6-7). Thỏa hiệp hay nhượng bộ thế gian để nắm quyền hành là con đường ngắn nhất để thành công của các chính trị gia ngày nay, nhưng quyền bính này không bền. Còn nắm được quyền bính nhờ làm theo Thánh Ý Thiên Chúa thì chỉ có một mình Chúa Giêsu và những ai “từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Người” (Lc 9:23) mới có thể làm được. Và quyền bính này tồn tại đến muôn đời.
3. Lời chế nhạo của tên trộm bên trái "Nếu ông là Đấng Kitô, hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa"(Lc 23:39) cũng chẳng khác gì thách đố của Satan khi nó đưa Người lên nóc Đền Thờ “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy tự nhảy xuống…” (Lc 4:9-11). Quyền hành đi đôi với danh vọng. Nếu Chúa Giêsu biểu diễn bước xuống thập giá một cách ngoạn mục hay bay là là từ nóc Đền Thờ xuống đất trong ngày đại lễ ở Giêrusalem thì chắc dân chúng đã tranh nhau mà theo Người. Nhưng Người đã chọn chinh phục nhân loại bằng một cách khó khăn nhất là vâng lời Cha Người đến chết, và chết trên thập giá (Ph 2:8). Vì Người biết rằng tất cả danh vọng thế gian đều tạm bợ, và những ai theo Người vì những biểu diễn ngoạn mục chỉ là những kẻ qua đường chứ không thể làm môn đệ Người được.
Vậy căn tính của Người là gì và vương quyền của Người là loại vương quyền nào?
Tường thuật của Thánh Luca cho chúng ta thấy rằng căn tính của Chúa Giêsu là căn tính của một người Con nhất quyết làm theo Ý Chúa Cha bằng mọi giá. Vương quyền của Đức Kitô là vương quyền bác ái, vương quyền quên mình để phục vụ người khác, một vương quyền mà thế gian này không thể thắng nổi, dù bằng cái chết. Vương quyền của Người từ cây gỗ thập giá thực sự đã khai mạc một triều đại bác ái cùng đem lại ơn cứu độ cho những người tội lỗi và những ai bị xã hội ruồng bỏ.
Cảnh tượng Đức Kitô làm Vua được diễn tả trong Tin Mừng hôm nay hoàn toàn trái ngược với quan niệm thế tục của chúng ta về một ông vua hay một lãnh tụ. Người không ngồi chễm chệ trên ngai vàng. Người không đón nhận những lời ca tụng của dân chúng và chúc mừng của ngoại giao đoàn. Đây là một cảnh tàn bạo và giết người, một biến cố kinh hoàng, mà lại được quyền năng của Thiên Chúa biến đổi thành nơi ân sủng và là công trình của Đức Kitô để cứu độ chúng ta (GLCG 312). Như thế thì Thánh Giá chính là ngai của Đức Kitô Vua, Đấng là Chúa và là Đấng Cai Trị trên một quyền lực, Đấng làm đảo lộn và lật đổ mọi toan tính của thế gian.
Giáo huấn Công Giáo đoan xác rằng uy quyền của Đức Kitô bao trùm hết cả lịch sử nhân loại (GLCG 450). Người cai trị trên mọi thế lực trần gian và quyền bính thần thiêng (GLCG 668). Như thế có nghĩa là gì? Trước hết, điều đó có nghĩa là Đức Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Chuộc mọi người. Nhờ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh, Người đã đem lại ơn cứu độ cho các thế hệ đã qua, hiện tai và tương lai, là điều mà chúng ta không thể tự mình làm được. Thứ đến, không một thực thể hay một người nào trên thế gian có thể cao trọng hơn Chúa Giêsu; vương quyền của Người thượng đẳng, và mọi người, mọi vật đều phải quy phục quyền lực của tình yêu cứu độ và sự thiện hảo của Người.
Vương Quyền của Đức Kitô trong thời đại chúng ta
Ngày nay chúng ta cần Vương Quyền của Đức Kitô hơn bao giờ hết. Quyền lực sự dữ đang cai trị thế gian. Người ta đang cố tình đầu độc con người, nhất là giới trẻ, bằng những chủ thuyết tương đố, thế tục, khoái lạc, vô thần, duy vật, phóng túng và tiêu thụ. Ở các quốc gia Âu Mỹ, người Công Giáo đang bị bách hại một cách tinh vi qua những luật lệ về sức khỏe và chống kỳ thị. Người ta đang bóp méo chính những học thuyết xã hội Công Giáo để đánh lừa người Công Giáo. Chúng ta không còn cách nào khác để chống lại những quyền lực tối tăm này ngoài cách cậy nhờ vào Vương Quyền của Đức Kitô.
Bao lâu còn sống trong thế gian, chúng ta là những kẻ lữ hành đang tiến về Nước Trời, cho nên phải phải tùng phục quyền bính của con người, nhưng chúng ta vẫn phải tuyệt đối trung thành với một mình Đức Kitô mà thôi. Nếu cần, chúng ta phải sẵn sàng chết cho Đức Kitô, Vua của chúng ta, thay vì nhượng bộ những quyền lực tối tăm. Ba cám dỗ mà Vua Kitô chịu trên thập giá cũng là ba cám dỗ mà thế gian đang dành cho chúng ta. Muốn chiến thắng chúng, chúng ta phải ờ lại trên thập giá với Vua Giêsu, chứ không nhượng bộ, dù chỉ một ly. Chúng ta phải biết trả lời quyền bính thế gian như Thánh Phêrô: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta” (Cv 5:29) khi mà những luật lệ của họ trái ngược với giáo huấn của Vua Kitô và Tình Yêu Thiên Chúa.
Là Kitô hữu, chúng ta được chia sẻ Vương Quyền của Đức Kitô qua Bí Tích Thánh Tẩy. Như thế chính chúng ta là những người có sứ mệnh làm cho Vương Quyền của Người lan rộng trên thế gian để đánh tan bóng tối tội lỗi. Như Công Đồng Vaticanô II ghi nhận, “trong mầu nhiệm của lịch sử nhân loại, Hội Thánh và các phần tử của mình phục vụ để biến các việc làm thường nhật thành ra có ý nghĩa sâu xa hơn (Gaudeum et Spes, 40). Ý nghĩa sâu xa đó là Vương Quyền của Đức Kitô và của hành động cứu độ của Người trong lịch sử.
Làm sao để biến các việc làm thường nhật thành ra có ý nghĩa sâu xa hơn?
Vua Kitô đã ban cho chúng ta một phương tiện để biến các việc làm thường nhật thành ra có ý nghĩa sâu xa hơn. Phương tiện ấy chính là bí tích Thánh Thể, trong đó Người cho phép chúng ta kết hợp những hy sinh nhỏ mọn thường nhật của mình với Hy Lễ Cứu Độ vĩnh cửu trên Thập Giá của Người mà dâng lên Thiên Chúa Cha. Nếu chúng ta biết biến cuộc đời của mình thành một Thánh Lễ nối dài, thì từng giây từng phút trong đời chúng ta sẽ đều có một ý nghĩa cứu độ rất sâu xa và làm cho Vương Quyền của Đức Kitô lan rộng đến tâm hồn những người chung quanh mình ở gia đình, tại sở làm hay trường học và trong giáo xứ chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy thống trị lòng con. Xin cho con biết noi gương Đức Mẹ biết luôn nói tiếng “xin vâng” trong mọi hoàn cảnh để Vương Quyền của Chúa bao phủ lòng con và lan tỏa đến tất cả những người Chúa trao cho con. Amen.
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 19/11/2010
CHA BỐ
Cha bố (nghĩa phụ) có con đỡ đầu (nghĩa tử) mới thụ phong linh mục ờ nước ngoài về, sau khi dâng lễ tạ ơn (lễ Mở Tay) ở quê hương, thì có một bà giáo dân đến hỏi cha bố:
- “Cha có còn nhận con đỡ đầu nữa không cha, con có đứa cháu trai xin cha làm cha đỡ đầu cho nó đi tu”.
- “Vậy à, có cha mới đây nè, ngài còn trẻ, tui già rồi...”
- “Không, cha mới là cha dòng nên không có tiền”.
Thời nay người ta kiếm cha bố đỡ đầu (nghĩa phụ) là vì tiền, chứ không phải vì để cha bố cầu nguyện và dạy dỗ đường tu đức...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cha bố (nghĩa phụ) có con đỡ đầu (nghĩa tử) mới thụ phong linh mục ờ nước ngoài về, sau khi dâng lễ tạ ơn (lễ Mở Tay) ở quê hương, thì có một bà giáo dân đến hỏi cha bố:
- “Cha có còn nhận con đỡ đầu nữa không cha, con có đứa cháu trai xin cha làm cha đỡ đầu cho nó đi tu”.
- “Vậy à, có cha mới đây nè, ngài còn trẻ, tui già rồi...”
- “Không, cha mới là cha dòng nên không có tiền”.
Thời nay người ta kiếm cha bố đỡ đầu (nghĩa phụ) là vì tiền, chứ không phải vì để cha bố cầu nguyện và dạy dỗ đường tu đức...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 19/11/2010
N2T |
4. Người khiến người khác thất đức, chẳng qua là vì những lới nói a dua.
(Thánh Senica)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh chỉ trính tấn phong Giám Mục bất hợp pháp và cưỡng bức các giám mục
Nguyễn Hoàng Thương
09:32 19/11/2010
Tòa Thánh chỉ trính tấn phong Giám Mục bất hợp pháp và cưỡng bức các giám mục
Vatican City (AsiaNews) - Tòa thánh Vatican đã chỉ trích gay gắt chống lại việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp sẽ diễn ra vào ngày 20/11/2010, và chống lại việc cưỡng bách một số giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đến tham dự lễ tấn phong.
Hôm 18/11, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican đã công bố một thông cáo báo chí trong đó tuyên bố rằng "Tòa Thánh lấy làm lo âu bởi những báo cáo từ Trung Hoa viện dẫn rằng một số giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đang bị các viên chức chính quyền ép buộc phải tham dự một vụ việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp ở Chengde, đông bắc Hà Bắc, theo nghị trình diễn ra vào ngày 20 tháng Mười Một".
Các linh mục ở tỉnh Hà Bắc cho hay họ đã không liên hệ được với ít nhất hai giám mục trong khu vực này, Đức Cha Peter Feng Xinmao Hengshui (Jingxian) và Đức Cha Joseph Li Liangui của Cangzhou (Xianxian) trong nhiều ngày. Các linh mục tin rằng điều này có nghĩa là chính quyền đã giam giữ họ để buộc họ tham gia vào vụ tấn phong Giám Mục không có sự chấp thuận của Tòa Thánh. Hãng Tin Tức Á Châu đã nhận được thông tin về vụ tấn phong này vài tháng trước.
Thông cáo báo chí Tòa Thánh Vatican tuyên bố rằng: "Nếu các báo cáo này là đúng, thì Tòa Thánh sẽ xem các hành động như thế là vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo và tự do lương tâm" và cho hay thêm rằng việc tấn phong như thế là "bất hợp pháp và gây tổn hại đến mối quan hệ xây dựng đã được phát triển trong thời gian gần đây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh".
Ứng viên cho vụ tấn phong bất hợp pháp là cha Joseph Guo Jincai, được phong chức linh mục năm 1992 và luôn luôn nuông chiều chế độ. Vị linh mục này được đặt để trở thành giám mục của Chegde (Hà Bắc). Cha Guo là một giáo sư chủng viện quốc gia ở Bắc Kinh và Phó Tổng thư ký của Hội Yêu nước, cũng như là đại diện Công Giáo của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân, "quốc hội" ở Bắc Kinh.
Thông cáo báo chí Tòa Thánh Vatican xác nhận rằng theo Tòa Thánh "Cha Joseph Guo Jincai không nhận được sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha để được tấn phong trở thành giám mục của Giáo Hội Công Giáo".
Tuyên bố nhấn mạnh rằng: "Tòa Thánh mong muốn phát triển mối quan hệ tích cực với Trung Hoa, đã liên hệ với chính quyền Trung Hoa về toàn bộ vấn đề này và đã có quan điểm riêng của mình rõ rệt".
Mặc dù với lòng tôn trọng nhất định, tuyên bố là rất rõ ràng. Theo các lời chứng được Thông Tấn Xã UCAN công bố, chính các linh mục Hengshui xin Tòa Thánh can thiệp bằng cách lên án việc tấn phong bất hợp pháp và lên án (bắt buộc) có sự tham dự của các giám mục. Ngoài ra, một số giám mục của khu vực, những người đã phải chịu những đe dọa khác nhau nhằm khuyến khích họ tham gia.
Trong gần bốn năm qua, chính quyền và Hiệp hội Yêu nước đã không áp đặt thêm các vụ tấn phong bất hợp pháp. Vào năm 2006, một loạt ba vụ tấn phong không có sự cho phép của Tòa Thánh đã kích động một phản ứng mạnh mẽ từ Vatican. Từ đó đã có nhiều vụ việc tấn phong các giám mục - 10 vị chỉ trong năm nay - nhưng ứng viên được đề cử bởi Tòa Thánh, được các cơ quan giáo phận hoan nghênh và được chính quyền chấp nhận và công nhận.
Rất có thể vụ tấn phong Giám Mục bất hợp pháp là một mối đe dọa đối với Tòa Thánh, vốn hồi tháng Ba đã ban hành một tuyên bố yêu cầu các giám mục tránh "làm những cử chỉ (ví dụ như việc cử hành các bí tích, tấn phong các giám mục, tham dự các cuộc họp) vốn trái với sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng".
Hiệp hội Yêu nước và chính quyền đang chuẩn bị Đại hội Quốc gia các Đại diện Công Giáo Trung Hoa, một cơ chế mà các đối tượng được Đức Giáo Hoàng xác định là "không thích hợp" với Giáo Hội Công Giáo. Để cho nó phải là một thành công, tất cả các giám mục phải tham dự, nhưng Tòa Thánh phản đối. Như vậy mối đe dọa là: Hoặc là anh tham dự hoặc là chúng tôi sẽ để Trung Quốc với các giám mục yêu nước độc lập với Đức Giáo Hoàng. Tại Trung Quốc, có khoảng 20 giáo phận không có giám mục hoặc với những vị mục tử quá lớn tuổi, những người đáng lẽ đã được nghỉ hưu.
Vatican City (AsiaNews) - Tòa thánh Vatican đã chỉ trích gay gắt chống lại việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp sẽ diễn ra vào ngày 20/11/2010, và chống lại việc cưỡng bách một số giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đến tham dự lễ tấn phong.
Hôm 18/11, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican đã công bố một thông cáo báo chí trong đó tuyên bố rằng "Tòa Thánh lấy làm lo âu bởi những báo cáo từ Trung Hoa viện dẫn rằng một số giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đang bị các viên chức chính quyền ép buộc phải tham dự một vụ việc tấn phong Giám Mục bất hợp pháp ở Chengde, đông bắc Hà Bắc, theo nghị trình diễn ra vào ngày 20 tháng Mười Một".
Các linh mục ở tỉnh Hà Bắc cho hay họ đã không liên hệ được với ít nhất hai giám mục trong khu vực này, Đức Cha Peter Feng Xinmao Hengshui (Jingxian) và Đức Cha Joseph Li Liangui của Cangzhou (Xianxian) trong nhiều ngày. Các linh mục tin rằng điều này có nghĩa là chính quyền đã giam giữ họ để buộc họ tham gia vào vụ tấn phong Giám Mục không có sự chấp thuận của Tòa Thánh. Hãng Tin Tức Á Châu đã nhận được thông tin về vụ tấn phong này vài tháng trước.
Thông cáo báo chí Tòa Thánh Vatican tuyên bố rằng: "Nếu các báo cáo này là đúng, thì Tòa Thánh sẽ xem các hành động như thế là vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo và tự do lương tâm" và cho hay thêm rằng việc tấn phong như thế là "bất hợp pháp và gây tổn hại đến mối quan hệ xây dựng đã được phát triển trong thời gian gần đây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh".
Ứng viên cho vụ tấn phong bất hợp pháp là cha Joseph Guo Jincai, được phong chức linh mục năm 1992 và luôn luôn nuông chiều chế độ. Vị linh mục này được đặt để trở thành giám mục của Chegde (Hà Bắc). Cha Guo là một giáo sư chủng viện quốc gia ở Bắc Kinh và Phó Tổng thư ký của Hội Yêu nước, cũng như là đại diện Công Giáo của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân, "quốc hội" ở Bắc Kinh.
Thông cáo báo chí Tòa Thánh Vatican xác nhận rằng theo Tòa Thánh "Cha Joseph Guo Jincai không nhận được sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha để được tấn phong trở thành giám mục của Giáo Hội Công Giáo".
Tuyên bố nhấn mạnh rằng: "Tòa Thánh mong muốn phát triển mối quan hệ tích cực với Trung Hoa, đã liên hệ với chính quyền Trung Hoa về toàn bộ vấn đề này và đã có quan điểm riêng của mình rõ rệt".
Mặc dù với lòng tôn trọng nhất định, tuyên bố là rất rõ ràng. Theo các lời chứng được Thông Tấn Xã UCAN công bố, chính các linh mục Hengshui xin Tòa Thánh can thiệp bằng cách lên án việc tấn phong bất hợp pháp và lên án (bắt buộc) có sự tham dự của các giám mục. Ngoài ra, một số giám mục của khu vực, những người đã phải chịu những đe dọa khác nhau nhằm khuyến khích họ tham gia.
Trong gần bốn năm qua, chính quyền và Hiệp hội Yêu nước đã không áp đặt thêm các vụ tấn phong bất hợp pháp. Vào năm 2006, một loạt ba vụ tấn phong không có sự cho phép của Tòa Thánh đã kích động một phản ứng mạnh mẽ từ Vatican. Từ đó đã có nhiều vụ việc tấn phong các giám mục - 10 vị chỉ trong năm nay - nhưng ứng viên được đề cử bởi Tòa Thánh, được các cơ quan giáo phận hoan nghênh và được chính quyền chấp nhận và công nhận.
Rất có thể vụ tấn phong Giám Mục bất hợp pháp là một mối đe dọa đối với Tòa Thánh, vốn hồi tháng Ba đã ban hành một tuyên bố yêu cầu các giám mục tránh "làm những cử chỉ (ví dụ như việc cử hành các bí tích, tấn phong các giám mục, tham dự các cuộc họp) vốn trái với sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng".
Hiệp hội Yêu nước và chính quyền đang chuẩn bị Đại hội Quốc gia các Đại diện Công Giáo Trung Hoa, một cơ chế mà các đối tượng được Đức Giáo Hoàng xác định là "không thích hợp" với Giáo Hội Công Giáo. Để cho nó phải là một thành công, tất cả các giám mục phải tham dự, nhưng Tòa Thánh phản đối. Như vậy mối đe dọa là: Hoặc là anh tham dự hoặc là chúng tôi sẽ để Trung Quốc với các giám mục yêu nước độc lập với Đức Giáo Hoàng. Tại Trung Quốc, có khoảng 20 giáo phận không có giám mục hoặc với những vị mục tử quá lớn tuổi, những người đáng lẽ đã được nghỉ hưu.
Tin vui Anh Quốc: Giáo Hội Công Giáo đón tiếp 5 giám mục và 50 linh mục Anh Giáo trở về
Trần Mạnh Trác
14:18 19/11/2010
Sau tin 5 giám mục Anh giáo sẽ gia nhập Giáo Hội Công Giáo, hôm nay một tin mới cho biết sẽ có 50 linh mục Anh giáo cũng trở về Công Giáo trong năm tới.
Nguồn tin cho biết đây là những giáo sĩ đã đăng ký vào một chương trình đào tạo linh mục đặc biệt dành cho giáo sĩ Anh Giáo để hội nhập vào Giáo Hội Công Giáo.
Họ sẽ phục vụ trong những 'Hạt Tòng Nhân', là thể chế cho phép các thành viên của Giáo hội Anh Giáo khi gia nhập Giáo hội Công giáo La Mã vẫn có thể duy trì các khía cạnh di sản tinh thần của họ.
Đây là một tin buồn cho Tổng giám mục Canterbury của Anh Giáo, Ngài cảnh báo rằng một số giáo xứ Anh Giáo sẽ không có linh mục sau khi những giáo sĩ bất mãn với Anh Giáo chuyển sang Roma.
Tổng giám mục tiến sĩ Rowan Williams nói số giáo sĩ "nhảy tàu" sẽ đặt ra một thách thức cho thực tại của Anh Giáo.
Phát biểu với Đài phát thanh Vatican hôm qua trong chuyến viếng thăm Roma, Ngài nói: "ít nhất sẽ có một số giáo xứ không có linh mục, vì vậy trên thực tế chúng tôi có một thách thức về việc cung cấp giáo sĩ cho họ."
Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols, người đứng đầu Giáo hội Công giáo ở Anh và xứ Wales, tuyên bố trong cuộc họp báo của Hội đồng Giám mục Công giáo rằng Ngài không có mặc cảm tội lỗi về sự đào thoát của các giáo sĩ Anh giáo.
Ngài cho biết ngay cả vị Tổng giám mục Canterbury (tiến sĩ Rowan Williams) cũng bình luận rằng chương trình 'Hạt Tòng Nhân' mới của Công Giáo không nên bị xem như là một "hành động hiếu chiến" vì Giáo hội Công giáo đã chỉ đáp ứng với những yêu cầu (của các giáo sĩ bất mãn của Anh Giáo.)
"Đây là một đáp ứng với những lời được yêu cầu," Ngài nói. "Điều thú vị là ngày hôm qua, tại Roma, Tổng giám mục Rowan đã cho biết ngài không xem điều này như là một hành động hiếu chiến, vì vậy tôi không cảm thấy tội lỗi."
"Tôi nghĩ chúng ta phải bén nhạy với thời điểm khi mà trong cuộc sống, một người đạt được một niềm tin sâu sắc về cách thức họ phải sống thế nào để làm một môn đồ của Chúa."
"Chúng tôi thực hiện những việc này chỉ vì tôn trọng những mệnh lệnh của lương tâm đó."
"Đây không phải là một cuộc cạnh tranh giữa hai nhà thờ và, thực sự, chúng tôi tin rằng sức mạnh hổ trợ lẫn nhau là rất quan trọng bởi vì chúng tôi cùng chia sẻ một sứ vụ, bởi vì chúng tôi cùng làm một công việc. Chúng tôi không cạnh tranh với nhiệm vụ cố gắng để mang Tin Mừng đến cho xã hội. "
Vị Tổng Giám mục Công Giáo nói rằng Ngài hy vọng các thành viên của các giáo xứ Anh giáo bị mất linh mục và có thể mất một phần giáo đòan sẽ "hiểu" và "tôn trọng" quyết định của những người anh em của mình "sẽ nhạy cảm và sâu sắc như Đức Tổng Giám Mục của họ, Tổng giám mục Canterbury, đã chứng tỏ".
Ba giám mục Anh Giáo đương nhiệm có ý định nhập các 'hạt tòng nhân' là Rt Rev Andrew Burnham, Giám mục của Ebbsfleet, Rt Rev Keith Newton, Giám mục Richborough và Rt Rev John Broadhurst, Giám mục của Fulham.
Hai cựu giám mục Anh Giáo là Rt Edwin Barnes, cựu giám mục của Richborough, và Rt Rev David Silk, cựu Giám mục Ballarat, Australia.
Đức Giám mục Công Giáo Alan Hopes, người giám sát việc thực hiện các 'hạt', cho biết sẽ có khoảng 30 nhóm sẽ được thành lập lúc ban đầu, tuy nhiên con số chính xác có thể sẽ thay đổi.
Thời biểu cho quá trình này như sau, ba vị giám mục đương nhiệm sẽ tham gia Giáo hội Công giáo "trong sự hiệp thông đầy đủ" vào tháng Giêng và "ngay sau đó" họ sẽ được thụ phong làm linh mục Công giáo.
Các giám mục về hưu sẽ được thụ phong linh mục trước Mùa Chay, trong khi các giáo sĩ và giáo dân Anh giáo khác sẽ được nhận vào Giáo hội Công giáo trong Tuần Thánh.
Cựu linh mục Anh giáo sẽ được thụ phong chức linh mục sau khi "nghiêm chỉnh trải qua" một khóa đào tạo giáo sĩ Công giáo kéo dài 12 tuần.
Hiện nay Giáo Hội Công Giáo vẫn chưa biết rõ sẽ còn bao nhiêu giáo sĩ nữa (của Anh Giáo) sẽ quyết định chuyển đổi, nhưng Giáo hội Công giáo đang tìm cách thiết lập một quỹ tài trợ cho các 'hạt' mới cho những bước đầu của họ. Đức Tổng Giám mục giáo phận Westminster cho biết Ngài đã cam kết 250.000 bảng Anh cho quĩ này.
Quyết định về vấn đề nhà ở và địa điểm của 'hạt' sẽ được thực hiện tùy theo địa phương. Đức Tổng giám mục Nichols phủ nhận Giáo Hội Công Giáo đang "tìm kiếm những tài sản" thuộc về Giáo hội Anh.
Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Anh Quốc và xứ Wales cho biết: "Giáo Hội nồng nhiệt chào đón những người tìm kiếm sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo. Các giám mục ghi nhận những giáo sĩ và giáo dân trong bước đi trên hành trình đức tin này sẽ mang lại một kho tàng tinh thần và sẽ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Giáo Hội Công Giáo tại Anh Quốc và xứ Wales. "
Nguồn tin cho biết đây là những giáo sĩ đã đăng ký vào một chương trình đào tạo linh mục đặc biệt dành cho giáo sĩ Anh Giáo để hội nhập vào Giáo Hội Công Giáo.
Họ sẽ phục vụ trong những 'Hạt Tòng Nhân', là thể chế cho phép các thành viên của Giáo hội Anh Giáo khi gia nhập Giáo hội Công giáo La Mã vẫn có thể duy trì các khía cạnh di sản tinh thần của họ.
Đây là một tin buồn cho Tổng giám mục Canterbury của Anh Giáo, Ngài cảnh báo rằng một số giáo xứ Anh Giáo sẽ không có linh mục sau khi những giáo sĩ bất mãn với Anh Giáo chuyển sang Roma.
Tổng giám mục tiến sĩ Rowan Williams nói số giáo sĩ "nhảy tàu" sẽ đặt ra một thách thức cho thực tại của Anh Giáo.
Phát biểu với Đài phát thanh Vatican hôm qua trong chuyến viếng thăm Roma, Ngài nói: "ít nhất sẽ có một số giáo xứ không có linh mục, vì vậy trên thực tế chúng tôi có một thách thức về việc cung cấp giáo sĩ cho họ."
Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols, người đứng đầu Giáo hội Công giáo ở Anh và xứ Wales, tuyên bố trong cuộc họp báo của Hội đồng Giám mục Công giáo rằng Ngài không có mặc cảm tội lỗi về sự đào thoát của các giáo sĩ Anh giáo.
Ngài cho biết ngay cả vị Tổng giám mục Canterbury (tiến sĩ Rowan Williams) cũng bình luận rằng chương trình 'Hạt Tòng Nhân' mới của Công Giáo không nên bị xem như là một "hành động hiếu chiến" vì Giáo hội Công giáo đã chỉ đáp ứng với những yêu cầu (của các giáo sĩ bất mãn của Anh Giáo.)
"Đây là một đáp ứng với những lời được yêu cầu," Ngài nói. "Điều thú vị là ngày hôm qua, tại Roma, Tổng giám mục Rowan đã cho biết ngài không xem điều này như là một hành động hiếu chiến, vì vậy tôi không cảm thấy tội lỗi."
"Tôi nghĩ chúng ta phải bén nhạy với thời điểm khi mà trong cuộc sống, một người đạt được một niềm tin sâu sắc về cách thức họ phải sống thế nào để làm một môn đồ của Chúa."
"Chúng tôi thực hiện những việc này chỉ vì tôn trọng những mệnh lệnh của lương tâm đó."
"Đây không phải là một cuộc cạnh tranh giữa hai nhà thờ và, thực sự, chúng tôi tin rằng sức mạnh hổ trợ lẫn nhau là rất quan trọng bởi vì chúng tôi cùng chia sẻ một sứ vụ, bởi vì chúng tôi cùng làm một công việc. Chúng tôi không cạnh tranh với nhiệm vụ cố gắng để mang Tin Mừng đến cho xã hội. "
Vị Tổng Giám mục Công Giáo nói rằng Ngài hy vọng các thành viên của các giáo xứ Anh giáo bị mất linh mục và có thể mất một phần giáo đòan sẽ "hiểu" và "tôn trọng" quyết định của những người anh em của mình "sẽ nhạy cảm và sâu sắc như Đức Tổng Giám Mục của họ, Tổng giám mục Canterbury, đã chứng tỏ".
Ba giám mục Anh Giáo đương nhiệm có ý định nhập các 'hạt tòng nhân' là Rt Rev Andrew Burnham, Giám mục của Ebbsfleet, Rt Rev Keith Newton, Giám mục Richborough và Rt Rev John Broadhurst, Giám mục của Fulham.
Hai cựu giám mục Anh Giáo là Rt Edwin Barnes, cựu giám mục của Richborough, và Rt Rev David Silk, cựu Giám mục Ballarat, Australia.
Đức Giám mục Công Giáo Alan Hopes, người giám sát việc thực hiện các 'hạt', cho biết sẽ có khoảng 30 nhóm sẽ được thành lập lúc ban đầu, tuy nhiên con số chính xác có thể sẽ thay đổi.
Thời biểu cho quá trình này như sau, ba vị giám mục đương nhiệm sẽ tham gia Giáo hội Công giáo "trong sự hiệp thông đầy đủ" vào tháng Giêng và "ngay sau đó" họ sẽ được thụ phong làm linh mục Công giáo.
Các giám mục về hưu sẽ được thụ phong linh mục trước Mùa Chay, trong khi các giáo sĩ và giáo dân Anh giáo khác sẽ được nhận vào Giáo hội Công giáo trong Tuần Thánh.
Cựu linh mục Anh giáo sẽ được thụ phong chức linh mục sau khi "nghiêm chỉnh trải qua" một khóa đào tạo giáo sĩ Công giáo kéo dài 12 tuần.
Hiện nay Giáo Hội Công Giáo vẫn chưa biết rõ sẽ còn bao nhiêu giáo sĩ nữa (của Anh Giáo) sẽ quyết định chuyển đổi, nhưng Giáo hội Công giáo đang tìm cách thiết lập một quỹ tài trợ cho các 'hạt' mới cho những bước đầu của họ. Đức Tổng Giám mục giáo phận Westminster cho biết Ngài đã cam kết 250.000 bảng Anh cho quĩ này.
Quyết định về vấn đề nhà ở và địa điểm của 'hạt' sẽ được thực hiện tùy theo địa phương. Đức Tổng giám mục Nichols phủ nhận Giáo Hội Công Giáo đang "tìm kiếm những tài sản" thuộc về Giáo hội Anh.
Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Anh Quốc và xứ Wales cho biết: "Giáo Hội nồng nhiệt chào đón những người tìm kiếm sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo. Các giám mục ghi nhận những giáo sĩ và giáo dân trong bước đi trên hành trình đức tin này sẽ mang lại một kho tàng tinh thần và sẽ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Giáo Hội Công Giáo tại Anh Quốc và xứ Wales. "
Các giám mục phát động 1 triệu chuỗi Mân côi chống lại luật phá thai
BTGH
20:37 19/11/2010
(AsiaNews 17.11) Giáo Hội Công Giáo và chính phủ Phi Luật Tân vẫn đang bất hoà về một dự luật hạn chế sinh sản đang năm trên bàn nghị sự của Quốc Hội. ĐHY Ricardo Vidal,TGM giáo phận Cebu và các vị giáo phẩm khác đã đưa lên YouTube một thông điệp thúc giục tín hữu Công giáo khắp thế giới lần một chuỗi mân côi cầu cho sự sống và gia đình.
Mục tiêu của các Ngài là có 1 triệu lời cầu nguyện,gửi bằng e-mail hoặc bưu điện, để ép buộc quốc hội Phi phải từ bỏ luật dự thảo nầy. Được đặt tên là “Cuộc Thập Tự Chinh Chúa Kitô bằng chuỗi Mân Côi”, sáng kiến nầy được phát động ngày 31.10 ở cấp giáo xứ và kéo dài cho tới 16.01.2011.
Không phải tất cả tín hữu Công giáo đồng ý với đường lối cứng rắn của các Giám Mục. Với họ, hàng giáo phẩm nên chấp nhận sự điều đình của chính phủ, sau khi chính phủ cho biết sẵn sàng loại bỏ những phần bị coi là ủng hộ nạo phá thai. Về phần mình, ĐHY Vidal nói trên YouTube rằng “với phong trào nầy,chúng tôi dâng những lẽ vật lên Thiên Chúa và Mẹ Thánh vì ích lợi của đất nước chúng tôi”.
Các vị giáo phẩm đã theo Đức TGM giáo phận Cebu và đã đưa ra thông điệp riêng của các Ngài; gồm cả ĐGM Paciano Basilio Aniceto,TGM giáo phận San Fernando, đứng đầu ủu ban giám mục vì sự sống và gia đình, người mô tả dự luật nầy là một mối nguy lớn,vì nó mở rộng một nền văn hoá sự chết.
Cuộc tranh luận về dự luật sức khoẻ sinh sản đã kéo dài 4 năm qua. Luật nầy cấm nạo phá thai,nhưng khuyến khích kế hoạh hoá gia đình. Nó cỗ vũ các cặp vợ chồng chỉ có 2 con và ủng hộ tự nguyện đình triệt sản.
Những người hành nghề y không ủng hộ luật nầy có thể bị phạt tiền hoặc bỏ tù. Giáo Hội và các tổ chức,hiệp hội ủng hộ chương trình kế hoạch hoá tự nhiên, vốn nhắm khích lệ một nền văn hoá dựa trên tinh thần trách nhiệm,tình yêu và các giá trị Kitô giáo. Thứ bảy 20.11, các tổ chức giáo dân và hội bảo vệ sự sống Công giáo sẽ tổ chức đêm canh thức ở thành phố Lipa để phản đối chống lại dự luật nầy và cho thấy họ ủng hộ chiến dịch truyền thông của các giám mục.
Mục tiêu của các Ngài là có 1 triệu lời cầu nguyện,gửi bằng e-mail hoặc bưu điện, để ép buộc quốc hội Phi phải từ bỏ luật dự thảo nầy. Được đặt tên là “Cuộc Thập Tự Chinh Chúa Kitô bằng chuỗi Mân Côi”, sáng kiến nầy được phát động ngày 31.10 ở cấp giáo xứ và kéo dài cho tới 16.01.2011.
Không phải tất cả tín hữu Công giáo đồng ý với đường lối cứng rắn của các Giám Mục. Với họ, hàng giáo phẩm nên chấp nhận sự điều đình của chính phủ, sau khi chính phủ cho biết sẵn sàng loại bỏ những phần bị coi là ủng hộ nạo phá thai. Về phần mình, ĐHY Vidal nói trên YouTube rằng “với phong trào nầy,chúng tôi dâng những lẽ vật lên Thiên Chúa và Mẹ Thánh vì ích lợi của đất nước chúng tôi”.
Các vị giáo phẩm đã theo Đức TGM giáo phận Cebu và đã đưa ra thông điệp riêng của các Ngài; gồm cả ĐGM Paciano Basilio Aniceto,TGM giáo phận San Fernando, đứng đầu ủu ban giám mục vì sự sống và gia đình, người mô tả dự luật nầy là một mối nguy lớn,vì nó mở rộng một nền văn hoá sự chết.
Cuộc tranh luận về dự luật sức khoẻ sinh sản đã kéo dài 4 năm qua. Luật nầy cấm nạo phá thai,nhưng khuyến khích kế hoạh hoá gia đình. Nó cỗ vũ các cặp vợ chồng chỉ có 2 con và ủng hộ tự nguyện đình triệt sản.
Những người hành nghề y không ủng hộ luật nầy có thể bị phạt tiền hoặc bỏ tù. Giáo Hội và các tổ chức,hiệp hội ủng hộ chương trình kế hoạch hoá tự nhiên, vốn nhắm khích lệ một nền văn hoá dựa trên tinh thần trách nhiệm,tình yêu và các giá trị Kitô giáo. Thứ bảy 20.11, các tổ chức giáo dân và hội bảo vệ sự sống Công giáo sẽ tổ chức đêm canh thức ở thành phố Lipa để phản đối chống lại dự luật nầy và cho thấy họ ủng hộ chiến dịch truyền thông của các giám mục.
Các giám mục Hàn quốc và Nhật bản lo âu vì nạn tự tử kỷ lục
BTGH
20:40 19/11/2010
(Zenit 20.11) Nhân cuộc gặp hằng năm lần thứ 16 tại Cheongju,Hàn Quốc từ 16 đến 18.11 vừa qua,với sự hiện diện của 19 giám mục Hàn và 13 giám mục Nhật, các giám mục Công giáo Hàn quốc và Nhật Bản đã cùng suy nghĩ tìm những phương tiện loại bỏ tỷ lệ tự tử đang gia tăng đến mức báo động trong hai quốc gia nầy.Michael Hong Kang-eui, Hội ngăn ngửa tự tử Hàn quốc,giải thích: ”
50 năm gần đây nhất, Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc phát triển kinh tế đang kể.Nhưng thật nghịch lý, thành công nầy lại là nguyên nhâb một sự gia tăng đáng kể con số tự tử”. Con số tự tử ở Hán quốc (15.413) ít hơn người láng giềng Nhật Bản (hơn 30.000),nhưng đứng đầu thế giới, nếu so sánh với tỷ lệ dân số: 31 trên 100.00 dân. Khuynh hướng nầy vẫn đang tăng cao.
Ở Nhật Bản cũng tương tư. ĐGM phụ tá giáo phận Tokyo,James Koda Kazuo, nói tại hội nghị nầy: ”Giáo Hội phải nên chỗ nơi những người nầy có thể bày tỏ ưu tư và đau khổ của họ. Chúng ta phải chăm chú lắng nghe lời kêu gọi của họ”.
Cac giám mục hai quốc gia đều cho rằng con số tự tử tăng cao có nguồn gốc chủ yếu là sự sụp đổ cộng đồng truyền thống vốn trước đây nâng đỡ các cá nhân. Những khó khăn về kinh tế, thất nghiệp và nợ nần là những nhân tồ thêm vào.
50 năm gần đây nhất, Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc phát triển kinh tế đang kể.Nhưng thật nghịch lý, thành công nầy lại là nguyên nhâb một sự gia tăng đáng kể con số tự tử”. Con số tự tử ở Hán quốc (15.413) ít hơn người láng giềng Nhật Bản (hơn 30.000),nhưng đứng đầu thế giới, nếu so sánh với tỷ lệ dân số: 31 trên 100.00 dân. Khuynh hướng nầy vẫn đang tăng cao.
Ở Nhật Bản cũng tương tư. ĐGM phụ tá giáo phận Tokyo,James Koda Kazuo, nói tại hội nghị nầy: ”Giáo Hội phải nên chỗ nơi những người nầy có thể bày tỏ ưu tư và đau khổ của họ. Chúng ta phải chăm chú lắng nghe lời kêu gọi của họ”.
Cac giám mục hai quốc gia đều cho rằng con số tự tử tăng cao có nguồn gốc chủ yếu là sự sụp đổ cộng đồng truyền thống vốn trước đây nâng đỡ các cá nhân. Những khó khăn về kinh tế, thất nghiệp và nợ nần là những nhân tồ thêm vào.
Đức Thánh Cha nói, Giáo Hội Công Giáo cam kết có sự đại kết toàn vẹn các Kitô giáo
Bùi Hữu Thư
03:46 19/11/2010
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, mục tiêu của việc đại kết là có sự hiệp nhất toàn vẹn, và Giáo Hội Công Giáo cương quyết cam kết trong việc theo đuổi mục tiêu này.
Đức Thánh Cha nói ngày 18 tháng 11 trong một buổi họp với các thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ sự Hiệp Nhất các Kitô giáo: việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các Kitô giáo không phải là một thể thức chính trị đòi hỏi phải có “khả năng tìm được những sự dung hòa,” nhưng là một nỗ lực tôn giáo để hoàn tất Thánh Ý Chúa.
Ngài nói, trong 50 năm qua, kể từ khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thành lập Hội Đồng này, các tín hữu Công Giáo đã tăng trưởng trong kiến thức, hiểu biết và quý chuộng các giáo hội và cộng đồng Kitô giáo khác. Các mối tương quan đại kết đã dẫn đưa đến các phát triển quan trọng về thần học, và các Kitô hữu đã yếu mến nhau nhiều hơn.
Đức Thánh Cha nói, "Đã phát triển được một số các hình thức hợp tác khác nhau,” không những chỉ riêng trong các lãnh vực “bênh vực đời sống, bảo vệ tạo vật và chống bất công,” mà còn cung cứng cả việc dịch thuật đại kết các sách Thánh Kinh.
Đức Thánh Cha Benedict nói, ngài biết rằng ngày nay nhiều người đã tin rằng đại kết đã hết tiềm năng.
Ngài nói, câu trả lời cuả giáo hội phải là “tái thức tỉnh việc chú ý đến đại kết và tạo được sự sáng suốt mới cho các cuộc đối thoại.”
Đức Thánh Cha nói, đồng thời các giáo hội không thể bỏ qua sự kiện là các cuộc đối thoại phải đối phó với những thách thức mới bởi “các lối diễn giải theo nhân chủng học và đạo lý,” kể cả những diễn giải liên quan đến việc đồng tính luyến ái và phá thai, bởi sự nứt rạn của một số các cộng đồng Kitô giáo chính, và bởi việc giáo huấn các thế hệ mới về nhu cầu có sự hiệp nhất Kitô giáo.
Ngài nói, "Ngay cả khi có sự hiện diện của những tình trạng nan giải mới hay những điểm khó khăn trong cuộc đối thoại, mục tiêu của hành trình đại kết vẫn không thay đổi, cũng như sự cam kết vững vàng là sẽ theo đuổi mục tiêu này.”
Đức Thánh Cha Benedict nói, các Kitô hữu phải công nhận rằng Thiên Chúa sẽ là tác giả tối hậu của việc hiệp nhất toàn vẹn Kitô giáo, nhưng cũng cần có sự cam kết của các Kitô hữu trong việc khám phá và giải quyết các sự dị biệt.
Đức Thánh Cha nói, trong khi học hỏi việc “trả về cho Thiên Chúa những gì là đặc thù của Người, các Kitô hữu phải “tìm tòi một cách cẩn trọng, liên tục và hết mình những gì là trách vụ của chúng ta,” trong khi ý thức là điều này sẽ đòi hỏi cả “hành động lẫn đau khổ, hoạt động lẫn kiên nhẫn, lao lực lẫn niềm vui.”
Đức Thánh Cha nói ngày 18 tháng 11 trong một buổi họp với các thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ sự Hiệp Nhất các Kitô giáo: việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các Kitô giáo không phải là một thể thức chính trị đòi hỏi phải có “khả năng tìm được những sự dung hòa,” nhưng là một nỗ lực tôn giáo để hoàn tất Thánh Ý Chúa.
Ngài nói, trong 50 năm qua, kể từ khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thành lập Hội Đồng này, các tín hữu Công Giáo đã tăng trưởng trong kiến thức, hiểu biết và quý chuộng các giáo hội và cộng đồng Kitô giáo khác. Các mối tương quan đại kết đã dẫn đưa đến các phát triển quan trọng về thần học, và các Kitô hữu đã yếu mến nhau nhiều hơn.
Đức Thánh Cha nói, "Đã phát triển được một số các hình thức hợp tác khác nhau,” không những chỉ riêng trong các lãnh vực “bênh vực đời sống, bảo vệ tạo vật và chống bất công,” mà còn cung cứng cả việc dịch thuật đại kết các sách Thánh Kinh.
Đức Thánh Cha Benedict nói, ngài biết rằng ngày nay nhiều người đã tin rằng đại kết đã hết tiềm năng.
Ngài nói, câu trả lời cuả giáo hội phải là “tái thức tỉnh việc chú ý đến đại kết và tạo được sự sáng suốt mới cho các cuộc đối thoại.”
Đức Thánh Cha nói, đồng thời các giáo hội không thể bỏ qua sự kiện là các cuộc đối thoại phải đối phó với những thách thức mới bởi “các lối diễn giải theo nhân chủng học và đạo lý,” kể cả những diễn giải liên quan đến việc đồng tính luyến ái và phá thai, bởi sự nứt rạn của một số các cộng đồng Kitô giáo chính, và bởi việc giáo huấn các thế hệ mới về nhu cầu có sự hiệp nhất Kitô giáo.
Ngài nói, "Ngay cả khi có sự hiện diện của những tình trạng nan giải mới hay những điểm khó khăn trong cuộc đối thoại, mục tiêu của hành trình đại kết vẫn không thay đổi, cũng như sự cam kết vững vàng là sẽ theo đuổi mục tiêu này.”
Đức Thánh Cha Benedict nói, các Kitô hữu phải công nhận rằng Thiên Chúa sẽ là tác giả tối hậu của việc hiệp nhất toàn vẹn Kitô giáo, nhưng cũng cần có sự cam kết của các Kitô hữu trong việc khám phá và giải quyết các sự dị biệt.
Đức Thánh Cha nói, trong khi học hỏi việc “trả về cho Thiên Chúa những gì là đặc thù của Người, các Kitô hữu phải “tìm tòi một cách cẩn trọng, liên tục và hết mình những gì là trách vụ của chúng ta,” trong khi ý thức là điều này sẽ đòi hỏi cả “hành động lẫn đau khổ, hoạt động lẫn kiên nhẫn, lao lực lẫn niềm vui.”
Lập trường của Tòa Thánh về cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức tại Trung Quốc sắp tới.
Tiền Hô
09:13 19/11/2010
VATICAN, 18 Tháng Mười Một 2010 (VIS) - Cha Federico Lombardi - Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa trả lời báo chí về cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) sắp tới.
"Hỏi: Lập trường của Tòa Thánh trước thông tin là một số giám mục ở Trung Quốc bị buộc phải tham gia vào một cuộc tấn phong giám mục ở Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc là gì? Ứng cử viên này có được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn không?
"Trả lời: Tòa Thánh quan ngại khi có báo cáo từ Trung Quốc nói rằng một số giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đang bị quan chức chính phủ ép buộc tham gia vào một cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức ở Thừa Đức, phía đông bắc tỉnh Hà Bắc, theo lịch trình được cho là vào ngày 20 Tháng Mười Một. "Nếu các báo cáo này là đúng thì Tòa Thánh sẽ coi các hành động đó là vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo và tự do lương tâm".
"Nó cũng sẽ cho thấy cuộc tấn phong này là bất hợp thức và gây tổn hại đến quan hệ đang xây dựng và đang được phát triển trong thời gian gần đây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh.
"Hơn nữa, Tòa Thánh khẳng định rằng, Cha Giuse Guo Jincai không nhận được sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha để được thụ phong giám mục của Giáo Hội Công Giáo. Tòa Thánh vốn mong muốn phát triển quan hệ tích cực với Trung Quốc nên đã liên hệ với chính quyền Trung Quốc toàn bộ về vấn đề này và đã có "lập trường rõ ràng của mình".
"Hỏi: Lập trường của Tòa Thánh trước thông tin là một số giám mục ở Trung Quốc bị buộc phải tham gia vào một cuộc tấn phong giám mục ở Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc là gì? Ứng cử viên này có được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn không?
"Trả lời: Tòa Thánh quan ngại khi có báo cáo từ Trung Quốc nói rằng một số giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đang bị quan chức chính phủ ép buộc tham gia vào một cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức ở Thừa Đức, phía đông bắc tỉnh Hà Bắc, theo lịch trình được cho là vào ngày 20 Tháng Mười Một. "Nếu các báo cáo này là đúng thì Tòa Thánh sẽ coi các hành động đó là vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo và tự do lương tâm".
"Nó cũng sẽ cho thấy cuộc tấn phong này là bất hợp thức và gây tổn hại đến quan hệ đang xây dựng và đang được phát triển trong thời gian gần đây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh.
"Hơn nữa, Tòa Thánh khẳng định rằng, Cha Giuse Guo Jincai không nhận được sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha để được thụ phong giám mục của Giáo Hội Công Giáo. Tòa Thánh vốn mong muốn phát triển quan hệ tích cực với Trung Quốc nên đã liên hệ với chính quyền Trung Quốc toàn bộ về vấn đề này và đã có "lập trường rõ ràng của mình".
Đức Thánh Cha nhóm họp với 150 Hồng Y
LM Trần Đức Anh OP
22:47 19/11/2010
VATICAN.- Hôm 19-11-2010, lối 150 HY đã chia sẻ một ngày cầu nguyện và suy tư với ĐTC Biển Đức 16 về những vấn đề thời sự của Giáo Hội. Cuộc gặp gỡ do ngài triệu tập nhân dịp tấn phong các Hồng y mới.
Hiện diện trong cuộc gặp gỡ cũng có 24 HY tân cử được ĐTC tấn phong sáng thứ bẩy 20-11-2010, tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Mở đầu cuộc gặp gỡ tại Hội trường Thượng HĐGM ở Nội Thành Vatican, ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và đồng thời cám ơn ngài về lễ tôn phong chân phước mới đây (16-9-2010) cho ĐHY John Henry Newman cũng như đã cho mở án phong chân phước cho Đức Cố HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vinh dự của Giáo Hội tại Việt Nam.
Tiếp đó, ĐTC đã lên tiếng dẫn vào hai đề tài được đề nghị cho cuộc họp ban sáng, đó là tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới và những thách đố mới; tiếp đến là phụng vụ trong đời sống Giáo Hội ngày nay.
- Về đề tài thứ I, ngài nhắc rằng lại mệnh lệnh của Chúa về việc rao giảng Tin Mừng bao hàm sự cần thiết phải được tự do thi hành sứ vụ đó, nhưng trong lịch sử, việc rao giảng này gặp phải nhiều chống đối. Tương quan giữa chân lý và tự do là điều thiết yếu, nhưng ngày nay, chúng ta đang đứng trước một thách đố lớn là chủ thuyết duy tương đối, chủ thuyết này có vẻ bổ túc cho ý niệm tự do, nhưng trong thực tế nó đang hủy hoại tự do và trở thành một thứ ”độc tài” thực sự.
ĐTC nhận định rằng ”Chúng ta đang đứng trước một nghĩa vụ khó khăn phải khẳng định tự do rao giảng chân lý Tin Mừng và những thành tựu lớn của nền văn hóa Kitô”.
- Về đề tài thứ hai, ĐTC nhắc đến tầm quan trọng chủ yếu của phụng vụ trong đời sống Giáo Hội, vì phụng vụ là nơi Thiên Chúa hiện diện với chúng ta, vì thế đó là nơi trong đó Chân Lý sống với chúng ta.
Sau lời dẫn nhập của ĐTC, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã phác họa một toàn cảnh về những toan tính ngày nay nhắm giới hạn tự do của các tín hữu Kitô ở nhiều nơi trên thế giới. Trước tiên, ĐHY mời gọi suy tư về tự do tôn giáo tại các nước tây phương. Mặc dù đây là những quốc gia thường rút từ Kitô giáo những đặc tính sâu xa trong căn tính và văn hóa của họ, nhưng ngày nay người ta chứng kiện một tiến trình tục hóa, với những toan tính gạt bỏ các giá trị tinh thần ra khỏi đời sống xã hội.
Tiếp đến, ĐHY Quốc Vụ khanh trình bày tình trạng tự do tôn giáo tại các nước Hồi giáo, và nhắc lại những kết luận của Thượng HĐGM về Trun gĐông. Sau cùng, ĐHY trình bày hoạt động của Tòa Thánh và các hàng GM địa phương trong việc bảo vệ các tín hữu Công Giáo, ở Tây phương cũng như Đông phương. Về điểm này, ĐHY Bertone cũng nói đến sự dấn thân mạnh của Tòa Thánh trên trường quốc tế để cổ võ nơi các quốc gia và các tổ chức LHQ sự tôn trọng tự do tôn giáo của các tín hữu.
- Tiếp lời ĐHY Quốc vụ khanh, ĐHY Canizares, người Tây Ban Nha, Tổng trưởng Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, đã quảng diễn về tầm quan trọng của kinh nguyện phụng vụ trong đời sống Giáo Hội và nhắc đến đạo lý của Công đồng chung Vatican 2 cũng như Giáo huấn của ĐTC Biển Đức 16. Ngài đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thành với kỷ luật phụng vụ hiện hành.
Trong cuộc thảo luận tiếp đó đã có 18 Hồng y lên tiếng. Các vị đặc biệt đào sâu đề tài tự do tôn giáo và những khó khăn gặp phải trong hoạt động của Giáo Hội tại các nơi trên thế giới: các HY nói về tình trạng riêng tại Âu Châu, Mỹ châu, Phi và Á châu, cũng như tại Trung Đông và các nước có đa số dân theo Hồi giáo.
Ngoài ra, các Hồng y cũng nói về những khó khăn lớn mà Giáo Hội đang gặp phải trong việc bảo về các giá trị dựa trên luật luân lý tự nhiên, như tôn trọng sự sống và gia đình.
Một đề tài khác cũng được khai triển là việc đối thoại liên tôn, nhất là với Hồi giáo. Không thiếu những HY đề nghị những đường hướng dấn thân để đáp lại những thách đố đang được đề ra cho Giáo Hội ngày nay.
Một số Hồng Y khác phát biểu về vấn đề phụng vụ, nhất là tính chất chủ yếu của việc cử hành thánh lễ trong đời sống Giáo Hội và sự tôn kính bí tích Thánh Thể.
Lúc 1 giờ, ĐTC đã dùng bữa trưa với các Hồng Y. Ban chiều các vị tái nhóm vào lúc 5 giờ. Các HY đã nghe 3 thông báo: ĐHY tân cử Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã trình bày về đề tài ”10 năm sau tuyên ngôn ”Dominus Jesus”, ĐHY William Levada người Mỹ, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, đã trình bày về ”câu trả lời của Giáo Hội cho những vụ lạm dụng tính dục”, và sau cùng là Hiến chế ”Về các nhóm tín hữu Anh giáo”.
Thông cáo của Tòa Thánh cho biết một số Hồng Y đã xin phép ĐTC chuẩn chước việc tham dự cuộc họp của Hồng y đoàn vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do mục vụ khẩn cấp trong các giáo phận liên hệ.
Trong số các vị này, có ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục giáo phận Thành Phố Hồ chí minh, đang phải chuẩn bị tiến hành Đại hội Dân Chúa ở Việt Nam từ ngày 21-11 này (SD 19-11-2010)
Hiện diện trong cuộc gặp gỡ cũng có 24 HY tân cử được ĐTC tấn phong sáng thứ bẩy 20-11-2010, tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Mở đầu cuộc gặp gỡ tại Hội trường Thượng HĐGM ở Nội Thành Vatican, ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và đồng thời cám ơn ngài về lễ tôn phong chân phước mới đây (16-9-2010) cho ĐHY John Henry Newman cũng như đã cho mở án phong chân phước cho Đức Cố HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vinh dự của Giáo Hội tại Việt Nam.
Tiếp đó, ĐTC đã lên tiếng dẫn vào hai đề tài được đề nghị cho cuộc họp ban sáng, đó là tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới và những thách đố mới; tiếp đến là phụng vụ trong đời sống Giáo Hội ngày nay.
- Về đề tài thứ I, ngài nhắc rằng lại mệnh lệnh của Chúa về việc rao giảng Tin Mừng bao hàm sự cần thiết phải được tự do thi hành sứ vụ đó, nhưng trong lịch sử, việc rao giảng này gặp phải nhiều chống đối. Tương quan giữa chân lý và tự do là điều thiết yếu, nhưng ngày nay, chúng ta đang đứng trước một thách đố lớn là chủ thuyết duy tương đối, chủ thuyết này có vẻ bổ túc cho ý niệm tự do, nhưng trong thực tế nó đang hủy hoại tự do và trở thành một thứ ”độc tài” thực sự.
ĐTC nhận định rằng ”Chúng ta đang đứng trước một nghĩa vụ khó khăn phải khẳng định tự do rao giảng chân lý Tin Mừng và những thành tựu lớn của nền văn hóa Kitô”.
- Về đề tài thứ hai, ĐTC nhắc đến tầm quan trọng chủ yếu của phụng vụ trong đời sống Giáo Hội, vì phụng vụ là nơi Thiên Chúa hiện diện với chúng ta, vì thế đó là nơi trong đó Chân Lý sống với chúng ta.
Sau lời dẫn nhập của ĐTC, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã phác họa một toàn cảnh về những toan tính ngày nay nhắm giới hạn tự do của các tín hữu Kitô ở nhiều nơi trên thế giới. Trước tiên, ĐHY mời gọi suy tư về tự do tôn giáo tại các nước tây phương. Mặc dù đây là những quốc gia thường rút từ Kitô giáo những đặc tính sâu xa trong căn tính và văn hóa của họ, nhưng ngày nay người ta chứng kiện một tiến trình tục hóa, với những toan tính gạt bỏ các giá trị tinh thần ra khỏi đời sống xã hội.
Tiếp đến, ĐHY Quốc Vụ khanh trình bày tình trạng tự do tôn giáo tại các nước Hồi giáo, và nhắc lại những kết luận của Thượng HĐGM về Trun gĐông. Sau cùng, ĐHY trình bày hoạt động của Tòa Thánh và các hàng GM địa phương trong việc bảo vệ các tín hữu Công Giáo, ở Tây phương cũng như Đông phương. Về điểm này, ĐHY Bertone cũng nói đến sự dấn thân mạnh của Tòa Thánh trên trường quốc tế để cổ võ nơi các quốc gia và các tổ chức LHQ sự tôn trọng tự do tôn giáo của các tín hữu.
- Tiếp lời ĐHY Quốc vụ khanh, ĐHY Canizares, người Tây Ban Nha, Tổng trưởng Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, đã quảng diễn về tầm quan trọng của kinh nguyện phụng vụ trong đời sống Giáo Hội và nhắc đến đạo lý của Công đồng chung Vatican 2 cũng như Giáo huấn của ĐTC Biển Đức 16. Ngài đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thành với kỷ luật phụng vụ hiện hành.
Trong cuộc thảo luận tiếp đó đã có 18 Hồng y lên tiếng. Các vị đặc biệt đào sâu đề tài tự do tôn giáo và những khó khăn gặp phải trong hoạt động của Giáo Hội tại các nơi trên thế giới: các HY nói về tình trạng riêng tại Âu Châu, Mỹ châu, Phi và Á châu, cũng như tại Trung Đông và các nước có đa số dân theo Hồi giáo.
Ngoài ra, các Hồng y cũng nói về những khó khăn lớn mà Giáo Hội đang gặp phải trong việc bảo về các giá trị dựa trên luật luân lý tự nhiên, như tôn trọng sự sống và gia đình.
Một đề tài khác cũng được khai triển là việc đối thoại liên tôn, nhất là với Hồi giáo. Không thiếu những HY đề nghị những đường hướng dấn thân để đáp lại những thách đố đang được đề ra cho Giáo Hội ngày nay.
Một số Hồng Y khác phát biểu về vấn đề phụng vụ, nhất là tính chất chủ yếu của việc cử hành thánh lễ trong đời sống Giáo Hội và sự tôn kính bí tích Thánh Thể.
Lúc 1 giờ, ĐTC đã dùng bữa trưa với các Hồng Y. Ban chiều các vị tái nhóm vào lúc 5 giờ. Các HY đã nghe 3 thông báo: ĐHY tân cử Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã trình bày về đề tài ”10 năm sau tuyên ngôn ”Dominus Jesus”, ĐHY William Levada người Mỹ, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, đã trình bày về ”câu trả lời của Giáo Hội cho những vụ lạm dụng tính dục”, và sau cùng là Hiến chế ”Về các nhóm tín hữu Anh giáo”.
Thông cáo của Tòa Thánh cho biết một số Hồng Y đã xin phép ĐTC chuẩn chước việc tham dự cuộc họp của Hồng y đoàn vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do mục vụ khẩn cấp trong các giáo phận liên hệ.
Trong số các vị này, có ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục giáo phận Thành Phố Hồ chí minh, đang phải chuẩn bị tiến hành Đại hội Dân Chúa ở Việt Nam từ ngày 21-11 này (SD 19-11-2010)
Giáo Hội tại Hồng Kông phê phán cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức tại Trung Quốc sắp tới
Tiền Hô
09:14 19/11/2010
UCANews, 19 Tháng Mười Một 2010 - "Sự ép buộc giáo sĩ phải tham gia vào cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức vào ngày mai tại Trung Quốc đại lục là vi phạm tự do tôn giáo", Giáo hội tại Hồng Kông nhận định như vậy trong một tuyên bố ngày hôm nay.
"Hành động này phá hủy nghiêm trọng sự hiệp nhất của Giáo Hội và mang lại thiệt hại cho các hoạt động bình thường của Giáo Hội và cho cả mối quan hệ Trung Quốc - Vatican vốn đã phát triển cách tích cực trong những năm gần đây" - Ủy ban Công lý và Hòa bình (JPC) của Giáo phận Hồng Kông cho biết.
Các bình luận này đưa ra một ngày sau khi Tòa thánh Vatican phản ứng quan ngại về cuộc tấn phong giám mục cho linh mục Giuse Guo Jincai ở Thừa Đức, miền bắc Trung Quốc. Bản tuyên bố của Ủy Ban Giáo phận Hồng Kông yêu cầu chính phủ Bắc Kinh và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) tôn trọng mối quan hệ giữa Giáo Hội tại Trung Quốc với Giáo Hội Hoàn vũ. Họ muốn buổi lễ tấn phong này phải hủy bỏ và không được đặt thêm nhiều áp lực trên các giám mục.
Theo Ucanews.com được biết, buổi lễ tấn phong này dự kiến tổ chức ở huyện Bình Tuyền, ở tỉnh Hà Bắc, cùng với quan chức chính phủ, có cả Giám mục Giuse Lý Sơn của Bắc Kinh - người mà có lẽ sẽ là chủ phong. Một nguồn tin Giáo Hội mô tả bầu không khí xung quanh sự kiện này là "khá căng thẳng". Các quan chức "cố để yêu cầu các giám mục phải tham dự cuộc tấn phong này".
"Các giám mục nhận thấy đây là vấn đề rất khó khăn vì nó không phù hợp với đức tin của họ", nguồn tin nói với ucanews.com vào tối ngày 18 tháng 11.
Một số linh mục ở miền bắc Trung Quốc tin rằng, các quan chức đang đẩy mạnh cuộc tấn phong này nhằm để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Công giáo Toàn quốc dự kiến sẽ triệu tập vào tháng tới. Cha Antôn cho biết, Trung Quốc có thể đang muốn trao cho Cha Guo chức vụ này để cha đóng một vị trí quan trọng tại Đại hội, là cơ quan cao nhất của Giáo Hội "công khai". Còn Cha Gioan nói rằng, chính phủ muốn chứng minh quyền kiểm soát hiệu quả của họ đối với Giáo Hội thông qua thao tác tấn phong, do đó, Đại hội này sẽ thực chất phù hợp với đường lối của chính phủ. Một linh mục sử dụng bút danh là Shiming cũng đồng ý với Cha Gioan. Vatican mong muốn xây dựng quan hệ với Trung Quốc nhưng mong muốn đó chỉ là trên một bình diện, cha tin tưởng. Các giám mục không nên bắt buộc phải tham gia vào một cuộc tấn phong bất hợp lệ và cha cũng cho rằng các giám mục phải có can đảm để nói "không".
Trong khi đó, không có giám mục nào tham dự tang lễ của Đức Cha Phaolô Jiang Taoran của Thạch Gia Trang (Chính Định), thủ phủ tỉnh Hà Bắc hôm nay do khí hậu không thuận lợi.
"Hành động này phá hủy nghiêm trọng sự hiệp nhất của Giáo Hội và mang lại thiệt hại cho các hoạt động bình thường của Giáo Hội và cho cả mối quan hệ Trung Quốc - Vatican vốn đã phát triển cách tích cực trong những năm gần đây" - Ủy ban Công lý và Hòa bình (JPC) của Giáo phận Hồng Kông cho biết.
Các bình luận này đưa ra một ngày sau khi Tòa thánh Vatican phản ứng quan ngại về cuộc tấn phong giám mục cho linh mục Giuse Guo Jincai ở Thừa Đức, miền bắc Trung Quốc. Bản tuyên bố của Ủy Ban Giáo phận Hồng Kông yêu cầu chính phủ Bắc Kinh và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) tôn trọng mối quan hệ giữa Giáo Hội tại Trung Quốc với Giáo Hội Hoàn vũ. Họ muốn buổi lễ tấn phong này phải hủy bỏ và không được đặt thêm nhiều áp lực trên các giám mục.
Theo Ucanews.com được biết, buổi lễ tấn phong này dự kiến tổ chức ở huyện Bình Tuyền, ở tỉnh Hà Bắc, cùng với quan chức chính phủ, có cả Giám mục Giuse Lý Sơn của Bắc Kinh - người mà có lẽ sẽ là chủ phong. Một nguồn tin Giáo Hội mô tả bầu không khí xung quanh sự kiện này là "khá căng thẳng". Các quan chức "cố để yêu cầu các giám mục phải tham dự cuộc tấn phong này".
"Các giám mục nhận thấy đây là vấn đề rất khó khăn vì nó không phù hợp với đức tin của họ", nguồn tin nói với ucanews.com vào tối ngày 18 tháng 11.
Một số linh mục ở miền bắc Trung Quốc tin rằng, các quan chức đang đẩy mạnh cuộc tấn phong này nhằm để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Công giáo Toàn quốc dự kiến sẽ triệu tập vào tháng tới. Cha Antôn cho biết, Trung Quốc có thể đang muốn trao cho Cha Guo chức vụ này để cha đóng một vị trí quan trọng tại Đại hội, là cơ quan cao nhất của Giáo Hội "công khai". Còn Cha Gioan nói rằng, chính phủ muốn chứng minh quyền kiểm soát hiệu quả của họ đối với Giáo Hội thông qua thao tác tấn phong, do đó, Đại hội này sẽ thực chất phù hợp với đường lối của chính phủ. Một linh mục sử dụng bút danh là Shiming cũng đồng ý với Cha Gioan. Vatican mong muốn xây dựng quan hệ với Trung Quốc nhưng mong muốn đó chỉ là trên một bình diện, cha tin tưởng. Các giám mục không nên bắt buộc phải tham gia vào một cuộc tấn phong bất hợp lệ và cha cũng cho rằng các giám mục phải có can đảm để nói "không".
Trong khi đó, không có giám mục nào tham dự tang lễ của Đức Cha Phaolô Jiang Taoran của Thạch Gia Trang (Chính Định), thủ phủ tỉnh Hà Bắc hôm nay do khí hậu không thuận lợi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, 88 Em Thiếu Nhi Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức
Jos. Vĩnh SA
07:48 19/11/2010
Thánh Lễ lúc 7 giờ 00 tối, Thứ Sáu ngày 19 tháng 11 - Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide đã tới Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc để ban Bí Tích Thêm Sức cho 88 em thiếu nhi trong Cộng Đồng, cùng đồng tế có Đ/ô. Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm, Cha G.B. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng, Cha Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville.
88 em thiếu nhi lãnh nhận Bí Thích Thêm Sức gồm có 38 em Nam và 50 em Nữ, đã được 2 nữ tu Cecilia Nguyễn Thị Mạnh Đễ OP & Gagalno Nguyễn Thị Bảy OP thuộc dòng Đa Minh tại Nam Úc hướng dẫn giáo lý, sau một thời gian dài 8 tháng, mỗi tuần 2 tiếng đồng hồ vào các tối thứ Bảy, để các em am hiểu tường tận, về giáo lý căn bản của giáo hội Công Giáo.
Xem Hình Click Nơi Đây
Các em tỏ ra rất vui khi được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Trước khi kết thúc đại diện phụ huynh đã lên cảm ơn Đức Tổng Giám Mục, Đoàn Đồng Tế và hai Soeurs. Sau đó các em được chụp hình chung với Chủ Tế Đoàn và mỗi em nhận được văn bằng, Chứng Nhận Lãnh Bí Tích Thêm Sức để kỷ niệm.
88 em thiếu nhi lãnh nhận Bí Thích Thêm Sức gồm có 38 em Nam và 50 em Nữ, đã được 2 nữ tu Cecilia Nguyễn Thị Mạnh Đễ OP & Gagalno Nguyễn Thị Bảy OP thuộc dòng Đa Minh tại Nam Úc hướng dẫn giáo lý, sau một thời gian dài 8 tháng, mỗi tuần 2 tiếng đồng hồ vào các tối thứ Bảy, để các em am hiểu tường tận, về giáo lý căn bản của giáo hội Công Giáo.
Xem Hình Click Nơi Đây
Các em tỏ ra rất vui khi được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Trước khi kết thúc đại diện phụ huynh đã lên cảm ơn Đức Tổng Giám Mục, Đoàn Đồng Tế và hai Soeurs. Sau đó các em được chụp hình chung với Chủ Tế Đoàn và mỗi em nhận được văn bằng, Chứng Nhận Lãnh Bí Tích Thêm Sức để kỷ niệm.
Lễ giỗ lần thứ 70 nhà thơ Công giáo Hàn Mạc Tử tại Saigòn
Thanh Tâm
09:27 19/11/2010
SAIGÒN - Theo chương trình đã định trước, chiều hôm nay, tại hội trường An-phong của Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế cử hành lễ giỗ lần thứ 70 cầu nguyện cho thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh Hàn Mạc Tử. Hàn Mạc Tử là người con của Chúa với tên thật và tên Thánh: Phanxicô Nguyễn Trọng Trí. Lễ tưởng niệm gồm có Thánh lễ và chương trình “Đêm Tưởng Niệm 70 năm ngày mất” của thi sĩ tài hoa
Xem hình ảnh
Cơn mưa chiều quá lớn, lớn đến độ Ban Tổ Chức tưởng chừng như chương trình bị hủy vì không có người tham dự. Thế nhưng, tình người, tình đồng loại cộng với tâm tình yêu thơ ca đã không cản được những trở ngại của ngập lụt, của lô-cốt và kể cả của kẹt xe.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, đoàn đồng tế thay mặt cộng đoàn Phụng Vụ dâng hương tưởng niệm thi sĩ tài hoa Phanxicô.
“Lời con như trầm hương bay lên tới thiên đường … khấn cầu là xin Chúa dủ thương ban muôn hồng ân”. Lời ca thánh thiện của anh em Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế đã đưa cộng đoàn vào Thánh Lễ một cách sốt sắng. Cha chủ tế Thánh Lễ chiều nay – Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế - ngỏ đôi lời với cộng đoàn về chàng thi sĩ Công Giáo tài hoa này. Ngài mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho một con người nhỏ bé, tật bệnh nhưng đã góp công rất lớn vào nền thi ca Việt Nam nói chung và thi ca Công Giáo nói riêng.
Với tâm tình hết sức ngắn trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn nghe lại Hiến Chương Nước Trời. Hiến Chương Nước Trời được công bố hôm nay là xúc cảm của Chúa Giêsu - một nghệ sĩ tài hoa - về những con người nghèo, những con người đau khổ. Thi sĩ tài hoa hôm nay mọi người nhớ đến chính là người nghèo, người chịu đau khổ trong Hiến Chương Nước Trời mà Chúa Giêsu công bố.
Sau Thánh Lễ là giờ giải lao. Cộng đoàn chia nhau tìm đến những bàn nước, bánh ngọt để sẵn sau Hội Trường để lót lòng chuẩn bị cho chương trình hôm nay.
Mở đầu chương trình, Mặc Trầm Cung và Cao Huy Hoàng đã mời gọi cộng đoàn nhìn lại cuộc đời của Phanxicô Nguyễn Trọng Trí. Nét đẹp của cuộc đời, đỉnh của cuộc đời Nguyễn Trọng Trí là kết hợp những đau khổ của cuộc đời mình một cách mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Lần lượt chương trình đó là Trường Ca Ra Đời (Hàn Mạc Tử - Hải Linh) do Ca đoàn Trùng Dương Hợp xướng, giao lưu, đơn ca Tình Quê (Hàn Mạc Tử - Phan Bá Chức) – do ca sĩ Khắc Dũng trình bày …
Trong phần giao lưu, nhà thơ Lê Đình Bảng đã gợi lên nhiều tên tuổi thơ văn Công Giáo nhưng dường như bị rơi vào quên lãng. Các vị như Đắc Lộ, Trần Lục … là những cây bút Công Giáo nổi danh. Một nhà thơ tên tuổi mà nhiều người biết đến đó chính là nhà thơ Thế Lữ cũng là người Công Giáo. Nhiều và nhiều người Công Giáo đã góp phần không nhỏ cho nền văn học nước nhà nhưng chẳng hiểu vì sao không được người ta chân nhận.
Trong số những người không chân nhận, chối từ sự hiện diện, sự đóng góp của những nhà thơ, những nhà văn Công Giáo lại có cả những bậc vị vọng. Được biết khi nhận lời mời đến tham dự buổi Tưởng Niệm hôm nay một bậc vị vọng đã hồi đáp: “Ôi cái ông bị điên và bệnh hoạn ấy mà tổ chức làm cái gì ?”
Mỉa mai thay cho lời nhận định chua chát ấy ! Điên trong Chúa, điên trong Mẹ Maria để có những lời thơ, những tập thơ thánh thiện như thế cũng mong được điên như Hàn Mạc Tử.
Có lẽ ngày hôm nay người ta chạy theo nền văn hóa nào đó để rồi giá trị của thơ văn bị xem nhẹ. Người ta quên rằng để có đức tin, để giữ đức tin người ta phải chuyển tải lòng tin ấy qua con đường của hội nhập văn hóa. Người ta hô hào thì nhiều lắm nhưng thực tế sẽ chứng minh rõ nét như thế nào về lời hô hào ấy.
Đáng tiếc thay cho những người xem nhẹ tính thâm thúy ẩn chứa trong thơ ca.
Đỉnh điểm nhất của chương trình hôm nay đó là phần giới thiệu tuyển tập Như Hương Trầm Bay Lên gồm những bài khảo luận của các vị học giả về Hàn Mạc Tử. Như Hương Trầm Bay Lên là tâm tình, là cuộc đời của Hàn Mạc Tử hướng về Thiên Chúa là tình yêu và Mẹ Maria như là người mẹ hiền của Hàn Mạc Tử.
Bài hợp xướng Ave Maria (Hàn Mạc Tử - Hải Linh) do ca đoàn tên tuổi Trùng Dương hợp xướng đã khép lại chương trình tưởng niệm 70 năm ngày mất của Phanxicô Nguyễn Trọng Trí.
Tạ ơn Chúa đã đêm tưởng niệm 70 năm ngày mất của Hàn Mạc Tử được tốt đẹp. Chỉ ước mong có nhiều đêm tưởng niệm những thi nhân, những văn sĩ Công Giáo để phần nào đó góp phần cho việc chân nhận, việc trân trọng của những nghệ sĩ tài hoa Công Giáo đã cống hiến tài hoa của mình cho Xã hội và cho Giáo Hội.
Xem hình ảnh
Cơn mưa chiều quá lớn, lớn đến độ Ban Tổ Chức tưởng chừng như chương trình bị hủy vì không có người tham dự. Thế nhưng, tình người, tình đồng loại cộng với tâm tình yêu thơ ca đã không cản được những trở ngại của ngập lụt, của lô-cốt và kể cả của kẹt xe.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, đoàn đồng tế thay mặt cộng đoàn Phụng Vụ dâng hương tưởng niệm thi sĩ tài hoa Phanxicô.
“Lời con như trầm hương bay lên tới thiên đường … khấn cầu là xin Chúa dủ thương ban muôn hồng ân”. Lời ca thánh thiện của anh em Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế đã đưa cộng đoàn vào Thánh Lễ một cách sốt sắng. Cha chủ tế Thánh Lễ chiều nay – Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế - ngỏ đôi lời với cộng đoàn về chàng thi sĩ Công Giáo tài hoa này. Ngài mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho một con người nhỏ bé, tật bệnh nhưng đã góp công rất lớn vào nền thi ca Việt Nam nói chung và thi ca Công Giáo nói riêng.
Với tâm tình hết sức ngắn trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn nghe lại Hiến Chương Nước Trời. Hiến Chương Nước Trời được công bố hôm nay là xúc cảm của Chúa Giêsu - một nghệ sĩ tài hoa - về những con người nghèo, những con người đau khổ. Thi sĩ tài hoa hôm nay mọi người nhớ đến chính là người nghèo, người chịu đau khổ trong Hiến Chương Nước Trời mà Chúa Giêsu công bố.
Sau Thánh Lễ là giờ giải lao. Cộng đoàn chia nhau tìm đến những bàn nước, bánh ngọt để sẵn sau Hội Trường để lót lòng chuẩn bị cho chương trình hôm nay.
Mở đầu chương trình, Mặc Trầm Cung và Cao Huy Hoàng đã mời gọi cộng đoàn nhìn lại cuộc đời của Phanxicô Nguyễn Trọng Trí. Nét đẹp của cuộc đời, đỉnh của cuộc đời Nguyễn Trọng Trí là kết hợp những đau khổ của cuộc đời mình một cách mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Lần lượt chương trình đó là Trường Ca Ra Đời (Hàn Mạc Tử - Hải Linh) do Ca đoàn Trùng Dương Hợp xướng, giao lưu, đơn ca Tình Quê (Hàn Mạc Tử - Phan Bá Chức) – do ca sĩ Khắc Dũng trình bày …
Trong phần giao lưu, nhà thơ Lê Đình Bảng đã gợi lên nhiều tên tuổi thơ văn Công Giáo nhưng dường như bị rơi vào quên lãng. Các vị như Đắc Lộ, Trần Lục … là những cây bút Công Giáo nổi danh. Một nhà thơ tên tuổi mà nhiều người biết đến đó chính là nhà thơ Thế Lữ cũng là người Công Giáo. Nhiều và nhiều người Công Giáo đã góp phần không nhỏ cho nền văn học nước nhà nhưng chẳng hiểu vì sao không được người ta chân nhận.
Trong số những người không chân nhận, chối từ sự hiện diện, sự đóng góp của những nhà thơ, những nhà văn Công Giáo lại có cả những bậc vị vọng. Được biết khi nhận lời mời đến tham dự buổi Tưởng Niệm hôm nay một bậc vị vọng đã hồi đáp: “Ôi cái ông bị điên và bệnh hoạn ấy mà tổ chức làm cái gì ?”
Mỉa mai thay cho lời nhận định chua chát ấy ! Điên trong Chúa, điên trong Mẹ Maria để có những lời thơ, những tập thơ thánh thiện như thế cũng mong được điên như Hàn Mạc Tử.
Có lẽ ngày hôm nay người ta chạy theo nền văn hóa nào đó để rồi giá trị của thơ văn bị xem nhẹ. Người ta quên rằng để có đức tin, để giữ đức tin người ta phải chuyển tải lòng tin ấy qua con đường của hội nhập văn hóa. Người ta hô hào thì nhiều lắm nhưng thực tế sẽ chứng minh rõ nét như thế nào về lời hô hào ấy.
Đáng tiếc thay cho những người xem nhẹ tính thâm thúy ẩn chứa trong thơ ca.
Đỉnh điểm nhất của chương trình hôm nay đó là phần giới thiệu tuyển tập Như Hương Trầm Bay Lên gồm những bài khảo luận của các vị học giả về Hàn Mạc Tử. Như Hương Trầm Bay Lên là tâm tình, là cuộc đời của Hàn Mạc Tử hướng về Thiên Chúa là tình yêu và Mẹ Maria như là người mẹ hiền của Hàn Mạc Tử.
Bài hợp xướng Ave Maria (Hàn Mạc Tử - Hải Linh) do ca đoàn tên tuổi Trùng Dương hợp xướng đã khép lại chương trình tưởng niệm 70 năm ngày mất của Phanxicô Nguyễn Trọng Trí.
Tạ ơn Chúa đã đêm tưởng niệm 70 năm ngày mất của Hàn Mạc Tử được tốt đẹp. Chỉ ước mong có nhiều đêm tưởng niệm những thi nhân, những văn sĩ Công Giáo để phần nào đó góp phần cho việc chân nhận, việc trân trọng của những nghệ sĩ tài hoa Công Giáo đã cống hiến tài hoa của mình cho Xã hội và cho Giáo Hội.
Bản góp ý của UBBAXH-Caritas Việt Nam trong Đại Hội Dân Chúa Việt Nam
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
10:46 19/11/2010
XIN HÃY NHÌN VÀO THỰC TẾ
CỦA GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢN GÓP Ý CỦA UBBAXH-CARITAS VIỆT NAM
TRONG ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM
Kính thưa Đại hội,
Con xin thay mặt cho Uỷ ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam (UBBAXH-Caritas VN) trình bày một vài ý kiến đóng góp trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam vì chúng con hy vọng rằng Đại hội này và những nghi lễ trang trọng trong Năm Thánh là điểm khởi đầu cho một vận hội mới của Giáo hội Việt Nam (GHVN) cũng như cho dân tộc Việt Nam hướng đến sự thăng hoa và phát triển toàn diện.
Để đạt được mục tiêu này, chúng con đề nghị một điểm cơ bản duy nhất: xin hãy nhìn Giáo Hội và dân tộc VN như những thực thể với tất cả những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội, có liên hệ đến đời sống con người. Rồi từ những nguyên tắc hướng dẫn trong Tài liệu Làm việc đối chiếu với những thực tại đó, các đại biểu tham dự Đại hội sẽ cùng suy nghĩ, bàn luận, tìm ra hướng đi cho GHVN trong giai đoạn mới. Đức Giêsu đã nhắc nhở: “Sự thật sẽ giải phóng chúng ta” (x. Ga 8,32). Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã viết cả một thông điệp về vấn đề này: Bác ái phải dựa vào sự thật (x. Thông điệp Caritas in Veritate, ngày 30-9-2009).
Kèm theo Bản Góp ý này, chúng con cũng xin gửi đến Đại hội Dân Chúa tập tài liệu “Tình bác ái Đức Kitô thúc đẩy chúng ta” với những số liệu cụ thể để minh hoạ cho Bản Góp ý.
Trong phạm vi bài này, chúng con xin góp ý về mấy điểm chính sau đây:
1. NHẬN ĐỊNH TÓM LƯỢC VỀ TÀI LIỆU LÀM VIỆC CỦA ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM
1.1. Tài liệu giá trị
Tài liệu Làm việc (TLLV) của Đại hội Dân Chúa đã trình bày rất tốt phần nền tảng thần học về Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam như mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
Đi sâu vào từng phần nhỏ trong từng chương chúng ta thấy tài liệu đã giới thiệu những nguyên tắc thần học căn bản để giúp cộng đồng Dân Chúa hiểu rõ hơn về từng khía cạnh trong mỗi phần trình bày. Đây là một công trình đáng khen ngợi, tốn nhiều tâm huyết và công sức.
Phần II trình bày về hướng đi mục vụ đã nêu lên những nét chính yếu trong hoạt động của Giáo Hội như củng cố sự hiệp thông với Thiên Chúa, phát huy sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội, đào tạo nhân sự, hội nhập văn hoá, loan báo Tin Mừng, thực thi công bằng – bác ái.
Muốn xác định rõ ràng và đầy đủ hơn hướng đi mục vụ cho các thành phần Dân Chúa, chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu thực chất của GHVN và cả dân tộc VN, vì GHVN là cộng đồng gồm những con người với bản sắc văn hoá rõ rệt và cụ thể chứ không phải chỉ đưa ra những nguyên tắc thần học. Hơn nữa, tập tài liệu tuy đã nhắc đến nhưng chưa nêu lên rõ ràng một vài nguyên tắc mới mẻ do chính ĐTC, các Bộ và Hội đồng Giáo hoàng đưa ra để canh tân GH trong thời gian gần đây. Vì thế, chúng con xin thêm vào cho đầy đủ phần này.
1.2. Nguyên tắc đầu tiên: Thiên Chúa Tình Yêu là điểm hội tụ cho mọi hoạt động của GH.
TLLV cũng đã trích dẫn nhiều lần các thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Bác ái) của ĐTC Bênêđictô XVI nhưng chưa làm nổi bật được nguyên lý thần học nền tảng mà ĐTC Bênêđictô mời gọi xây dựng mọi suy tư và hoạt động của GH trên đó. Người cha chung đầy kinh nghiệm và suy tư đã chiến đấu không biết mệt mỏi để bảo vệ giáo lý đức tin trong suốt 30 năm ở Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, qua ơn linh hứng của Thiên Chúa cũng như từ kinh nghiệm của 2 nhân vật sống động cùng thời là ĐTC Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêsa Calcutta, đã nghiệm ra rằng Thiên Chúa là Caritas, là bác ái, là tình yêu rộng mở. Thay vì viết nên những luận đề thần học cao siêu, đầy lý luận, ngài tập trung cho Thiên Chúa Tình yêu với thông điệp đầu tiên: Deus Caritas est (Thiên Chúa là Bác ái-2005), Tông huấn Caritatis Sacramentum (Bí tích Bác ái-2007) và mới đây là Thông điệp Caritas in Veritate (Bái ái trong Chân lý-2009).
Tình bác ái này là bản chất của chính Thiên Chúa như Thánh Gioan đã định nghĩa (1Ga 4,16) và Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, là tình bác ái cụ thể, là quà tặng tình yêu cao quý nhất được ban cho muôn loài. Vì thế, hoạt động bác ái xã hội bây giờ không còn chỉ tập trung vào những dự án đem lại một cái gì vật chất hay tinh thần cho người nghèo mà là toàn bộ hành động diễn tả tình yêu rộng lớn cho muôn loài, muôn vật, nhất là đem Chúa Giêsu Kitô cho tất cả những ai chưa biết Người, chưa có Người để được chia sẻ niềm vui, hạnh phúc, sự sống, sự thật, sự thiện hảo, đẹp đẽ của Thiên Chúa.
Vì thế, nền tảng của đời sống đạo đức cũng như nội dung truyền giáo từ nay cần phải hiểu là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm Người; Người chính là Tin Mừng (TLLV, số 24) chứ không phải đặt nền tảng trên Lời Chúa (hiểu như là các bản văn Thánh Kinh) và các bí tích. Điều này Hiến chế Dei Verbum của CĐ. Vaticanô II đã nhắc nhở và đặc biệt Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô (19-5-2002) của Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ đã xác định để tránh tình trạng phân hoá về đời sống đạo đức, tìm về với các thánh tổ phụ lập dòng của các tu sĩ. Hơn nữa, chính Đức Giêsu Kitô là Sự thật và Sự sống đang nói trong các tôn giáo khác, các nền văn hoá, trong vũ trụ vạn vật, trong lương tâm con người (x. Dei Verbum) nên dù không theo Công giáo, không nhận bí tích, không biết Lời Chúa họ vẫn thật sự đạo đức và có khi đạo đức hơn chúng ta (x. Mt 7,21).
1.3. Nguyên tắc mới thứ hai: Bản chất của Giáo hội Công giáo
TLLV đã trình bày nguyên tắc mới về bản chất Giáo Hội dưới ba khía cạnh: “Mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ” mà ĐTC Bênêđictô XVI xác định trong tông huấn đầu tiên của ngài, dù cách trình bày của TLLV hơi tản mác, khiến người tín hữu giáo dân khó nắm bắt. Bản chất của Giáo hội Công giáo (GHCG) và cũng là của mỗi Kitô hữu gồm 3 yếu tố liên kết mật thiết với nhau: đó là đời sống phụng tự, hoạt động bác ái xã hội và hoạt động loan báo Tin Mừng (x. ĐTC Bênêđictô XVI, Deus Caritas est, số 20,25,32).
Ba hoạt động này lấy Thiên Chúa Tình yêu làm điểm nòng cốt để hội tụ: người tín hữu gắn bó với Thiên Chúa Tình yêu qua đời sống cầu nguyện, tham dự các bí tích để nhận được tình yêu, ân sủng của Thiên Chúa rồi diễn tả tình bác ái thành những hành động cụ thể như Đức Giêsu đã làm xưa, nhờ đó người khác, vật khác nhận ra được Đức Giêsu và đón nhận Tin Mừng cứu độ.
Điểm mới mẻ này nhắc nhở Giáo hội toàn cầu trong nhiều thế kỷ đã quá phân chia 3 lĩnh vực phụng tự, bác ái, truyền giáo biệt lập với nhau và quá tập trung cho đời sống phụng tự đến nỗi truyền giáo không kết quả và bác ái chỉ còn là hình thức hoạt động từ thiện xã hội chứ không còn là việc chia sẻ Thiên Chúa cho con người. Việc chia cắt này còn đưa tới sự phân hoá trong chính nội bộ Giáo Hội do những dòng tu lo những phần việc khác nhau mà không kết hợp với nhau, cũng như các vị linh mục không dám dấn thân vào lĩnh vực bác ái xã hội vì sợ nguy hại đến đời sống thiêng liêng và giáo dân cảm thấy đời sống phụng vụ tẻ nhạt đến nỗi không còn muốn đi dự lễ như đang xảy ra tại nhiều nước đã từng theo Kitô giáo.
1.4. Nguyên tắc mới để xây dựng Giáo hội Chúa Kitô: Bác ái trong sự thật
Chương III của TLLV trình bày GHVN và sứ mạng loan báo Tin Mừng cũng như cả phần II trình bày “Hướng đi mục vụ” của GHVN là một bản nghiên cứu công phu của Ban Soạn thảo Văn kiện Đại hội với những chỉ dẫn có tính nguyên tắc rất đúng đắn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, TLLV nên quan tâm đến một nguyên tắc mới mẻ được ĐTC Bênêđictô XVI trình bày trong thông điệp mới đây của ngài (29-6-2009): Bác ái trong sự thật. GHCG với các nhà thần học trong nhiều thế kỷ đã tốn quá nhiều giờ cho các hội nghị, khoá họp để học hỏi, nghiên cứu hay tranh cãi về các điểm giáo lý, tín điều. Họ quên GH là một thực thể gồm những con người vừa tốt đẹp, vừa yếu đuối và nhân loại, thế giới cũng là những thực thể với thực tại vô cùng phong phú cần được nghiên cứu sâu xa trước khi áp dụng các nguyên tắc thần học.
Muốn xây dựng một nền nhân bản toàn diện cho con người trong thế giới hôm nay như cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình xuất bản năm 2005, giới thiệu, chúng ta cần phải thể hiện tình bác ái dựa trên sự thật về con người, về xã hội, thế giới, vũ trụ cũng như dựa trên sự thật về các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị, y tế, giáo dục, văn hoá, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường…
Cách đây 2 năm, để chuẩn bị cho Đại hội Dân Chúa Việt Nam này, các uỷ ban của HĐGMVN đã được yêu cầu nghiên cứu và trình bày về lĩnh vực hoạt động của mình trong 50 năm qua và những định hướng cho tương lai. Một vài uỷ ban đã thực hiện tốt để góp phần cho bản TLLV này. Tuy nhiên, phải nói rằng nhiều sự thật đã không được biết đến hoặc không dám nói ra vì chủ trương “dĩ hoà vi quý” và lời khuyên “đừng vạch áo cho người xem lưng” để người khác không có cớ phản bác GH, cả GH toàn cầu cũng như GHVN.
ĐTC Bênêđictô XVI sau những năm suy nghĩ, ngài đã mạnh dạn phá tan thái độ ngại ngùng, nhát đảm ấy qua những hành xử mới đây để mời gọi GH đi vào “linh đạo bác ái” hay con đường tình yêu của Thiên Chúa. Con đường này dựa trên sự thật là chính Chúa Kitô và được Thần Khí Sự Thật soi sáng để dẫn GHVN cũng như GH toàn cầu hướng đến sự phát triển toàn diện và sự sống dồi dào.
Chính trong đường hướng mới mẻ đó tỷ lệ dân Công giáo bắt đầu tăng sau nhiều năm đi xuống: từ 18,2% năm 1960 đến 17,2% năm 2005. Nhưng dưới triều Đức Thánh Cha đương kim tỷ lệ dân số Công giáo so với dân số toàn cầu tăng từ 17,3% năm 2007 và 17,44% năm 2009 (x. Thống kê Dân số Toà Thánh Vaticanô năm 2008, 2010). Đây là dấu hiệu tốt đẹp chứng tỏ con đường đúng đắn của ngài.
Dựa trên những nguyên tắc thần học nền tảng mới mẻ trên, chúng con xin bổ sung một số điểm cần quan tâm trong TLLV của Đại hội Dân Chúa.
2. CON NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CẤU TRÚC TÂM LÝ XÃ HỘI VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ
Chủ thể mọi hoạt động của GH tại VN là những con người VN. Chính họ cầu nguyện, tham dự các nghi lễ phụng vụ, rao giảng Tin Mừng, thể hiện hành vi bác ái cũng như buôn bán, học hành, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí và thực hiện mọi hoạt động trong xã hội như công dân của một đất nước.
Vì thế, trước khi bàn đến GHVN và dân tộc VN, chúng con nghĩ rằng nên nói sơ qua về cấu trúc tâm lý xã hội và bản sắc văn hoá của con người VN để từ đó tìm ra được nguyên nhân của những điểm tốt và những điểm xấu còn tồn tại trong cộng đồng (xem bài Cấu trúc Văn hoá Xã hội của người Việt Nam (x. số 142-149) và bài Hội nhập Văn hoá tại VN và truyền giáo, tại Đại hội Truyền giáo của TGP. TP.HCM, ngày 23-10-2010, số 70,72,73).
Tình trạng trì trệ, phân hoá, nghèo đói của GHVN và xã hội VN không phải chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân trực tiếp như chiến tranh, sự xung đột các ý thức hệ, tham nhũng, yếu kém về khoa học kỹ thuật… nhưng bắt nguồn sâu xa từ bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính Nhà Nước cũng ý thức điều này nên đã có những dự án lớn 5 năm và 2 Hội nghị Khoa học Xã hội để đổi mới con người Việt Nam (x. Giáo Hội Việt Nam và sứ mạng phục vu con người, số 92-95).
Bản sắc này dựa trên cấu trúc tâm lý xã hội của người Việt Nam hình thành từ bao thế hệ trong quá khứ, trải qua nhiều thời kỳ trong lịch sử. Chúng giống như những “tầng địa chất tâm lý” chồng lên nhau trong tâm hồn người Việt mà muốn “trồng người” cho sinh hoa thơm, trái ngọt, ta bó buộc phải cày xới, phải nhặt nhạnh sỏi đá để chuẩn bị thửa đất tốt trong tâm hồn.
Cấu trúc này gồm nhiều đức tính và tật xấu: chúng hình thành từ những nhận thức dẫn đến thái độ và hành động, hành động lặp đi lặp lại tạo thành thói quen, thói quen lâu dần thành cá tính của một con người. Nhiều người có cá tính giống nhau tạo nên bản sắc dân tộc. Những đức tính tốt như cần cù, chịu khó, tận trung, tận hiếu, có lòng hảo tâm và biết chia sẻ với người cùng khổ, thông minh, sáng tạo, khéo léo, ham học hỏi, xởi lởi, hiếu khách, có tinh thần hiền hoà và nhẫn nại. Tuy nhiên, người Việt cũng có nhiều tật xấu như: giả dối, tham lam, ăn cắp vặt, không tôn trọng của chung, làm việc hời hợt, nghi ngờ và sống khép kín, thiếu lý tưởng cao để đoàn kết và cộng tác chung với nhau. Các tật xấu này bắt nguồn từ những năm sống dưới ách nô lệ của bọn đế quốc - thực dân, nhất là dưới sự áp bức, xâm lăng của người Trung Hoa (-111 đến 938). Khi đó việc tuyên truyền chống lại kẻ thù, bất hợp tác với kẻ thù là thái độ yêu nước chính đáng, nhưng khi không còn kẻ thù thì chúng lại trở thành tật xấu cho người VN.
Những đức tính và tật xấu này tuỳ theo hoàn cảnh sống của từng người, việc giáo dục trong gia đình cũng như ngoài xã hội và sự tự đào luyện của bản thân mà tác động lên con người cũng như cộng đồng xã hội, ngay cả trong GHVN. Vì thế, việc rao giảng Tin Mừng mang tính cách văn hoá, nghĩa là đưa những giá trị tích cực của Tin Mừng kèm theo những kỹ năng thực hiện các giá trị đó để xây dựng bản sắc con người và dân tộc VN như cha ông tổ tiên chúng ta đã làm xưa.
3. GIÁO HỘI VIỆT NAM NHƯ LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA CẦN SỰ HIỆP THÔNG
Sau khi nhìn GHVN như một thực thể gồm những con người có cấu trúc tâm lý và bản sắc văn hoá như trên, chúng ta thử nhìn vào từng thành phần nhân sự cấu tạo nên GH như giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân cũng như những hoạt động của các uỷ ban thuộc HĐGM để khám phá ra tình trạng hiện thời trước khi hoạch định đường hướng hoạt động cho tương lai.
3.1. Tình trạng hiện nay
Xét về mặt hành chính, GHVN có 43 giám mục (26 chính, 4 phụ tá, 13 nghỉ hưu), 3.902 linh mục (3.057 triều, 855 dòng), 1.582 chủng sinh và 2.191 người dự bị, 2.108 tu sĩ nam, 14.651 tu sĩ nữ, 57.424 giáo lý viên (x. Bảng tổng kết của 26 giáo phận do Ban Thư ký HĐGM cung cấp trong dịp họp HĐGM tháng 10-2010 vừa qua. Tính đến ngày 31-12-2009).
Xét về mặt quản lý, có lẽ GHVN cũng như toàn cầu đặt trọng tâm vào mặt đạo đức, tinh thần nên việc quản lý con người, vật chất còn kém. Điều này tỏ rõ qua những con số của bản tổng kết: diện tích thật sự của nước VN là 331.051,4km2, trong khi các giám mục quản lý tới 335.667,63km2, khác biệt hơn 4 ngàn km2 (gấp đôi diện tích của TGP. TP.HCM) Số dân trong nước vào cuối năm 2009 là 86.024.600 người, trong khi các giám mục quản lý tới 92.156.249 người, vượt hơn 6 triệu người! (x. Niên giám Thống kê (Tóm tắt) 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2010, tr. 9). Những điều thiếu sót này chứng tỏ công tác quản lý yếu kém của HĐGM và các toà giám mục.
Thật sự, để sửa chữa những điểm sai lạc này, các giám mục chỉ cần họp một ngày để thống nhất với nhau về ranh giới các giáo phận, rồi từ đó tính ra số dân với công cụ là các tài liệu thống kê địa phương có sẵn. Cho đến nay, một số giáo phận vẫn chưa ổn định được ranh giới, chưa xác định được số dân của mình, chưa tổ chức quy củ văn phòng làm việc.
Xét về mặt truyền giáo
Trong vòng 50 năm qua, số giáo dân tăng từ 2 triệu vào năm 1960 đến 6 triệu vào năm 2010. Nhưng số tăng này chỉ tương ứng với số sinh tự nhiên và tỷ lệ dân Công giáo so với dân số cả nước vẫn ở mức 7%. Nếu tính theo số liệu Tổng Điều tra Dân số 2009 thì chỉ có 6,61%. Con số này đã có từ năm 1885: nghĩa là 125 năm qua GHCGVN chưa truyền giáo có hiệu quả.
Số người lớn được Rửa Tội trong ít năm gần đây khoảng 30.000-40.000 người/năm. Năm 2009 có số lớn nhất là 43.608 người và tổng số người được Rửa Tội, cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, là 174.171. Vậy số người bỏ đạo cũng không kém nếu tỷ lệ người theo đạo vẫn giữ nguyên. Đến các lớp giáo lý tân tòng ta sẽ thấy hầu hết người lớn muốn trở lại đạo là để lập gia đình với người có đạo.
Số người trở lại đạo không tương xứng với số người lo việc truyền giáo, nếu ta tổng cộng số giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và giáo lý viên trong cả nước hay một giáo phận. Đó là chưa kể cả trăm ngàn đoàn viên của các hội đoàn Công giáo Tiến hành gồm 21 đoàn thể và 5 giới như Nghĩa binh Thánh Thể, Legio Mariae, Gia đình Phạt tạ, Giới trẻ Con Đức Mẹ, các hội dòng Ba Phan Sinh, Đa Minh, Cát Minh, Mến Thánh Giá Tại Thế… Vậy cần tổ chức đời sống và sinh hoạt của họ thế nào cho kết quả về mặt truyền giáo?
Xét về mặt tổ chức hoạt động
HĐGM hiện nay có 17 uỷ ban, tính cả Uỷ ban Công lý và Hoà bình mới thành lập, nhưng các uỷ ban này đang hoạt động thế nào, có hiệu quả thiết thực ra sao thì cũng cần nghiên cứu và quy định rõ trong Quy chế và Nội quy của HĐGM. Hiện nay quy chế này quá ngắn gọn và đơn giản khiến cho hoạt động của nhiều uỷ ban chưa hiệu quả.
Một trường hợp cụ thể là Uỷ ban Giáo dân có mặt ngay từ năm 1980. Thế nhưng 30 năm qua do sự thay đổi liên tục người lãnh đạo cũng như những người điều hành là tổng thư ký, thư ký nên kết quả hoạt động hầu như chưa có là bao, để mặc 6 triệu giáo dân “bơi” trong dòng chảy thời đại. Thậm chí Quy chế Giáo dân, Quy chế Hội đồng Giáo xứ vẫn chưa làm xong. Uỷ ban Phụng tự chưa hoàn thành được bản dịch Sách lễ, dù đã làm việc lâu năm, nguyên nhân không phải vì thiếu nguồn lực vật chất mà vì chưa có sự hợp tác quảng đại giữa những con người với nhau.
Cách thức chỉ định người điều hành các uỷ ban cũng nên xem xét lại. Do nhiệm kỳ chủ tịch uỷ ban hiện nay là 3 năm, nên vị giám mục được bầu làm chủ tịch uỷ ban có thể chọn một người mới làm tổng thư ký điều hành. Thế là mọi chuyện lại bắt đầu lại, nhiều công trình bỏ dở dang.
Chúng con xin lỗi tất cả để nói lên những thiếu sót này, không phải có ý chê trách riêng một uỷ ban nào nhưng chúng con mong thấy có sự thay đổi cách tổ chức, quản lý, điều hành trong nội bộ GH cho hoạt động hiệu quả hơn.
3.2. Các thành phần nhân sự
- Giám mục
GHVN hiện nay có tất cả 43 vị lãnh đạo, nhưng các giám mục là ai, được tuyển chọn như thế nào? Cách hành xử có được cộng đồng giúp đỡ và vâng phục không? Tại sao lại có một số hành động của giám mục bị cộng đồng phản đối nặng nề đến thế? Làm thế nào để giúp đỡ các giám mục vượt qua khó khăn?
Những câu hỏi mà chúng ta đặt ra cho các giám mục có thể bị coi là vô lễ, bất kính, phạm thượng nhưng nếu các giám mục là đầu của Thân thể Mầu nhiệm, là người lãnh đạo cộng đồng tích cực đổi mới thì cộng đồng Dân Chúa và GHVN mới mong có một sự thay đổi nhanh chóng và hiệu quả.
Tính từ năm 1960 đến 1975, việc lựa chọn các giám mục ở VN có nhiều yếu tố thuận lợi khách quan nhờ có sự hiện diện của vị Khâm sứ Toà Thánh và văn phòng khâm sứ cố vấn cho ngài. Từ sau biến cố 1975, việc chọn lựa này có sự thay đổi theo chiều hướng khác do tác động cá nhân của từng giám mục, do áp lực của những phe nhóm trong giáo phận và sự can thiệp của chính quyền, dù rằng chẳng ai dám thừa nhận điều này.
Chúng ta thử đưa ra một thí dụ để thấy những tác động dây chuyền liên can đến việc lựa chọn giám mục: giám mục một giáo phận nhận thấy cần có thêm một vị giám mục phụ tá chuẩn bị cho tương lai nên xin ý kiến các linh mục trong một tuần tĩnh tâm bằng phiếu kín. Các linh mục được đề cử 3 người. Đây chỉ là việc tham khảo ý kiến cộng đồng linh mục, còn quyền quyết định chọn người giới thiệu sang Toà Thánh vẫn là của giám mục. Sau khi kiểm phiếu, có 3 người xứng đáng được đề cử. Do sự rò rỉ thông tin, người ta đồn vị này vị nọ. Thế là có sự bàn tán đủ loại với ý kiến khen chê khác nhau. Chính quyền cũng rất quan tâm nên tham gia bằng cách gợi ý chọn người theo quan điểm của mình, nhất là khi chính quyền được Toà Thánh Vatican tham khảo ý kiến. Cuối cùng, có thể người kém nhất trong bảng đề cử lại được chọn làm giám mục vì được chính quyền ủng hộ cho “tốt đạo đẹp đời”, hoặc hợp cách làm việc với giám mục chính toà… Kết quả sau cuộc tấn phong giám mục là sự nghi ngờ, kém tôn kính của hàng linh mục đối với người được chọn, sự bất mãn của giáo dân.
Đưa ra thí dụ trên không phải để chúng ta mất lòng tin và hy vọng vào sự dẫn dắt đầy quyền năng Chúa đối với GH của Ngài, nhưng chỉ để cộng đồng Dân Chúa cùng nâng đỡ nhau, cầu nguyện cho nhau, khiêm tốn phục vụ nhau vì tất cả đều là những con người yếu đuối.
- Linh mục, chủng sinh và tu sĩ nam nữ (TLLV, số 16)
GHVN có 3.902 linh mục và 3.773 chủng sinh lớn nhỏ. Đây là một nguồn nhân lực hết sức quan trọng có thể làm thay đổi lớn lao GH. Nếu tính thêm 16.759 nam nữ tu sĩ nữa thì nguồn lực này có thể tạo nên những chuyển biến nhanh chóng cho cả dân tộc VN.
Chúng con chỉ đề nghị một điểm cơ bản: xin cho các người này được đào tạo vững chắc về Kitô học để có thể xuất phát lại từ Đức Kitô như GH mong mỏi.
Kitô giáo đặt nền tảng trên Đức Kitô và môn học về Người là quan trọng nhất, nhưng hiện nay môn Kitô học là môn học yếu kém và thiếu sót nhất trong các chương trình đào tạo thần học ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Người ta tập trung cho Lời Chúa, hiểu theo nghĩa các bản văn Thánh Kinh, chứ không hiểu Lời Chúa là một ngôi vị, một con người sống động là Đức Giêsu Nazareth, cần tìm hiểu, gặp gỡ, tiếp xúc và yêu mến. Những học viên các lớp thần học 3 năm hiện nay học khoảng 300 tiết với 10 môn Kinh Thánh (Nhập môn Tân Ước – Cựu Ước, Ngũ Thư, các sách Ngôn sứ, các sách Văn chương, Thánh vịnh, Lịch sử Cứu độ, Bốn Phúc Âm, Công vụ Tông đồ, Các thư Phaolô, Khải Huyền, Các thư Mục vụ) trong khi chỉ có 60 tiết dành cho môn Kitô học. Các chủng sinh còn học nhiều hơn. Nội dung Kitô học lại nghèo nàn, có nhiều điểm cần sửa chữa nhưng nhiều người không để ý đến. Chúng con đã trình bày về vấn đề này trong tập tài liệu Tình Bác ái Đức Kitô thúc đẩy chúng ta (x. số 11) trong bài Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây - nghi vấn và giải thích.
- Tín hữu giáo dân, (TLLV số 24,37)
GHVN có khoảng 6 triệu tín hữu giáo dân. Đây là thành phần cơ bản làm nên GHVN và đổi mới xã hội nhưng hình như lại ít được quan tâm nhất. Chúng con mời gọi quý đại biểu nhìn lại gương sống của tổ tiên Công giáo chúng ta trong thời kỳ 1615-1885 cũng như bài học kinh nghiệm của người tín hữu Công giáo Hàn Quốc với những thành công vượt bậc trong giai đoạn đương thời 1960-2010. Chúng con đã trình bày trong bài Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc đến việc xây dựng nền văn hoá nhân bản tâm linh (x. số 29-40).
Từ đó chúng con đề nghị với các vị lãnh đạo GHVN đừng quá tập trung cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cho những nghi lễ phụng tự hoành tráng bên ngoài, cho những buổi lễ kỷ niệm mang tính hình thức mỗi dịp Ngân khánh, Bổn mạng, Sinh nhật, Chịu chức, Khấn dòng… để tập trung nguồn nhân lực giúp cho người tín hữu học hỏi về Đức Giêsu Kitô, học hỏi về những giá trị sống của Tin Mừng và những kỹ năng sống cần thiết để diễn tả các giá trị ấy.
Giống như các tín hữu tổ tiên thời xưa, cộng đồng tín hữu giới thiệu Thiên Chúa và Đức Giêsu là nguồn chân thiện mỹ, nguồn sự sống và hạnh phúc vĩnh hằng qua những con người khoẻ mạnh, xinh đẹp, học hành giỏi giang, làm việc hăng say và vô vị lợi, trung tín trong tình bạn, trong sáng trong tình yêu, cao thượng trong hành động, dám hy sinh vì đại nghĩa nhờ sống và thực hiện đúng những giá trị sống của Tin Mừng. Chỉ có những con người thực tế như vậy mới có sức thuyết phục đồng bào Việt Nam tin vào Thiên Chúa và vào Đức Kitô Giêsu của Ngài chứ không phải là những thánh đường nguy nga, nghi lễ long trọng, những bài giáo lý cao siêu, những kiểu sinh hoạt đoàn thể nặng hình thức quảng cáo.
Một thí dụ có vẻ tiêu cực nhưng nó minh hoạ cho điều trình bày của chúng con: Trong bảng tổng kết 26 giáo phận: Giáo phận Huế có 68.560 tín hữu, 2 giám mục, 136 linh mục, 64 chủng sinh lớn nhỏ, 92 tu sĩ nam, 967 tu sĩ nữ, 69 tu sĩ thuộc tu hội đời, 786 giáo lý viên. Thế nhưng cả năm 2009 chỉ có 94 người lớn được Rửa Tội. Cả năm 2008 cũng chỉ có 106 người. Con số này đặt cho ta câu hỏi: Người tín hữu sống như thế nào để thu hút người khác theo Đức Kitô? Những cuộc hành hương Đức Mẹ La Vang với hàng trăm ngàn người và tốn kém hàng trăm tỷ đồng có kết quả như thế nào?!
Những tín hữu trong các nước Kitô giáo đã từng trải qua kinh nghiệm này. Họ đang bỏ dần Kitô giáo chỉ vì không còn thấy những chứng nhân đích thực của Tin Mừng. Và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhận ra được sự thật để mời gọi chúng ta quay trở lại với Thiên Chúa Tình yêu và Đức Giêsu Kitô, tình yêu cụ thể của Thiên Chúa.
4. DÂN TỘC VIỆT NAM NHƯ ĐỐI TƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG CHO SỨ VỤ RAO GIẢNG TIN MỪNG
Nếu chúng ta nhận ra GHVN đang ở giữa lòng dân tộc gồm những người VN yêu tha thiết quê hương và muốn xây dựng cho đất nước này mỗi ngày một tươi đẹp, phát triển bền vững thì phần nói về sứ vụ (chương 3) của tập TLLV cần trình bày rõ ràng và cụ thể hơn.
- Để giúp các đại biểu tham dự Đại hội Dân Chúa, chúng con xin giới thiệu các phần đã trình bày về tình trạng xã hội VN trong các thời kỳ 1960-1975, 1978-1990 và 1990-2010 trong tập tài liệu đính kèm, từ số 83-89.
- Chúng con cũng giới thiệu những vấn đề xã hội đáng lưu tâm như những chủ đề cần GHVN suy nghĩ cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng của mình như:
4.1. Chế độ chính trị: chế độ Nhà nước pháp quyền đặt nền tảng trên ý thức hệ Cộng sản chủ trương duy vật, vô thần, áp dụng một nền giáo dục theo đúng ý thức hệ chủ nghĩa xã hội. Đây là những điểm cơ bản mà GHCG cần giúp cho người tín hữu Công giáo hiểu về Nước Trời hay Nước Thiên Chúa mà mình đang tham gia xây dựng ngay trong cuộc đời trần thế, vượt lên trên mọi ý thức hệ hay chủ nghĩa, hệ thống chính trị kinh tế nào. Các bài này được cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo trình bày rất rõ ràng nhưng TLLV của Đại hội ít quan tâm trích dẫn.
4.2. Dân số và phụ nữ: nếu nhìn gần hơn về dân tộc VN với con số 86.024.000 người, tính đến 31-12-2009, trong đó có 42.597.200 nam (49,52%) và 43.427.400 nữ (50,48%) để thấy nhiều vấn đề phụ nữ cần GH quan tâm (x. số 102) như vấn đề bạo hành trong gia đình, mại dâm, lấy chồng nước ngoài, sống bám vào một người đàn ông mà không lập gia đình. Nhiều phụ nữ bị mắc bệnh vì thiếu hiểu biết, thiếu nước sạch, nhiều người bị bệnh tâm thần.
4.3. Giới trẻ và vấn đề giáo dục (TLLV số 26,30): dân số VN là một dân số trẻ vì số người dưới 35 tuổi chiếm hơn 60%. Một phần tư dân số đang đi học. Năm 2009 với 14.912.100 học sinh của 3 cấp và 1.796.200 sinh viên của 403 trường đại học và cao đẳng, cộng thêm 699.700 học sinh trung cấp chuyên nghiệp của 282 trường. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục và giới trẻ cần được GHCGVN góp sức giải quyết như trợ giúp các học sinh nghèo/bỏ học, nhất là ở vùng sâu vùng xa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội liên can đến việc giáo dục như xem những phim ảnh đồi truỵ, sống buông thả để hưởng thụ vật chất, đánh/giết nhau, trò chơi trực tuyến, số trẻ vị thành niên phá thai, nhiễm HIV ngày càng tăng (x. Tài liệu đính kèm, số 98).
4.4. Lĩnh vực dân số, lao động, di dân (TLLV số 31): dân số VN năm 2009 có tới 29,6% dân sống ở thành thị và 70,40% ở nông thôn. Số tăng trưởng trong 10 năm qua tương đối chậm vì vào năm 2000 số người ở thành thị là 24,12% và nông thôn là 75,88%. Nhưng nếu tính số người lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2009: 47.743.600 người thì người làm nghề nông và lâm nghiệp chiếm 48,2% và thuỷ sản 3,7% như thế số dân ở nông thôn hoặc thất nghiệp hoặc bỏ lên thành thị đi làm ở ngành nghề khác là khá lớn. GHVN đã có những chương trình gì đặc biệt cho những người sống ở nông thôn để có thể phát triển toàn diện và bền vững vì đa số là những người nghèo, trình độ văn hoá thấp? (x. Tài liệu đính kèm, số 97,99,100).
4.5. Các người nghèo và những vấn đề xã hội (TLLV số 23): UBBAXH-Caritas VN đã xác định những người nghèo cần được nghe GHVN loan báo Tin Mừng là những người thiếu thốn về vật chất và tinh thần (x. Tài liệu đính kèm, số 174: Caritas như vận hội mới cho Giáo Hội). Việt Nam hiện nay có tới hơn 30 triệu người bị nghèo đói, bệnh tật, nghiện ngập… GHVN chỉ có thể phục vụ họ hiệu quả nếu người tín hữu được đào tạo các kỹ năng sống. Đó là những loại Tin Mừng mới mẻ cần được học hỏi và rao giảng nhân danh Đức Giêsu Kitô. UBBAXH-Caritas VN chọn chiến lược “Phục hồi họ dựa vào cộng đồng” và các phương thức hành động cho có hiệu quả là (x. Tài liệu đính kèm, số 175,176,177,178,179) trông cậy vào sức mạnh, tình yêu Chúa, dựa vào nội lực của dân tộc VN và tập trung vào việc đào tạo con người toàn diện.
- Chúng ta có thể nói rằng đối tượng của UBBAXH-Caritas VN là những người nghèo, những người đang gánh chịu sự bất công và bất an, còn đối tượng của Uỷ ban Công lý và Hoà bình là chính những người đang gây nên những bất công và bất an đó, những người đang trục lợi, xúc phạm đến phẩm giá và quyền con người. Những chủ thể này có thể là những người nắm giữ quyền hành trong chính quyền, nhưng cũng có thể là bất cứ ai trong xã hội và cả GH đang gây ra bất an và bất công. Từ những lời nói, bài báo, cử chỉ đe doạ, xúc phạm, nói dối, nói xấu người khác đến những hành động buôn bán hàng xấu, hàng giả, hàng độc hại của các nhà thương mại, đến những người nông dân đang sử dụng bừa bãi phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, trừ sâu làm hại sự sống con người. Cả hai uỷ ban có thể có chung một linh đạo bác ái, là con đường tình yêu rộng mở của Đức Kitô, như một phương thuốc vừa chữa trị bất công, bất an vừa đem lại công lý, hoà bình và sự phát triển bền vững cho mọi người.
4.6. Tôn giáo (TLLV số 21): chúng ta cũng nên ghi nhận rằng rất nhiều đồng bào theo ý thức hệ Cộng sản đang muốn bày tỏ niềm tin tưởng của mình vào thế giới tâm linh, công khai tham dự các nghi lễ tôn giáo, nhất là của Phật giáo, xây dựng hàng trăm chùa chiền, nhất là các chùa lớn như Chùa Bái Đính ở Ninh Bình, Chùa Long Động ở núi Yên Tử - Quảng Ninh cũng như hàng chục thiền viện trên đất nước. Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người thuộc Viện Nghiên cứu Vật lý ở Hà Nội cũng giới thiệu rất nhiều những hoạt động cổ vũ cho niềm tin này.
Dân tộc VN hiện nay, theo Kết quả Tổng Điều tra Dân số năm 2009, có 6.802.318 người theo Phật giáo (7,92%), 5.677.086 theo Công giáo (6,61%), 1.433.252 theo Phật giáo Hoà Hảo (1,66%), 807.915 theo đạo Cao Đài, 734.168 theo Tin Lành (0,8%), 75.268 theo Hồi giáo, 56.427 theo Bà La Môn giáo và các đạo nhỏ khác. Tổng số những người có tôn giáo là 15.651.467 trên tổng số 85.846.997 người, tính vào thời điểm 1-4-2009. Như thế, số người có tôn giáo trong cả nước chiếm 18,23%, số còn lại không xác định tôn giáo và rất nhiều người theo đạo ông bà tổ tiên. Đây là một trách nhiệm lớn và cũng là một lợi thế lớn cho sứ mạng truyền giáo của GHVN vì hơn 81% dân số chưa xác định được tín ngưỡng của mình (x. Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số, Tổng Điều tra Dân số năm 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội, 8-2010, tr. 281).
Để có thể giới thiệu khuôn mặt Đức Giêsu Kitô cho những người ngoài Công giáo hay không có tôn giáo, mọi thành phần trong GHVN cần phải hiểu đúng và hiểu rõ về Đức Giêsu, trở lại với Người để nhận được tình yêu, ân sủng, quyền năng như các tông đồ xưa rồi mới xuất phát lại từ Đức Kitô để đến với muôn dân như Giáo Hội Mẹ đang mong đợi (x. Tập tài liệu đính kèm Tình bác ái Đức Kitô thúc đẩy chúng ta, số 13-19) và xây dựng một nền văn hoá nhân bản tâm linh như cha ông chúng ta từng làm trước đây (x. Tập tài liệu đính kèm, số 41-46).
4.7. Vấn đề môi trường (TLLV số 28): chúng ta được mời gọi để nhìn vào đất nước VN như môi trường sống cho toàn thể dân tộc và GH để yêu thương, bảo vệ, gìn giữ và làm cho đất nước phát triển về mọi mặt. Tập TLLV ở số 28 đã nói đến các vấn đề môi sinh. Trong tương quan với vạn vật, người tín hữu Công giáo không chỉ coi vạn vật và thế giới vật chất như những loài vô tri vô giác để khai thác cạn kiệt và bắt chúng phải phục vụ con người. Trong tương quan mới mẻ đối với vạn vật, con người giữ tinh thần huynh trưởng vì Thiên Chúa Tạo Hoá đã giao phó vạn vật trên trái đất cho nhân loại để thay Ngài quản trị muôn loài (x. St 1,26-28; Kn 2,2-23) và loan báo Tin Mừng cho muôn loài thụ tạo (x. Mc 16,15).
Chỉ có tình yêu thương thật sự như những anh chị lớn săn sóc đàn em nhỏ của mình, con người mới có thể tác động tốt đẹp lên thiên nhiên như Đức Giêsu đã làm cho gió yên biển lặng, bánh cá hoá nhiều. Chỉ có tình yêu mới thúc đẩy con người chuyên cần học hỏi, nghiên cứu vạn vật qua những khoa học tự nhiên để càng ngày càng biết rõ hơn về những người em của mình cũng như tích cực lao động để làm cho vạn vật phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, bảo vệ môi trường sống cho xanh, sạch và an lành.
4.8. Tinh thần ái quốc đích thực: như Đức Giêsu đã yêu thương dân tộc Do Thái và khóc thương thành Giêrusalem (x. Lc 19,41-44), người Công giáo VN không thể thờ ơ trước những nguy hiểm, xâm lấn mà dân tộc có thể gặp phải do những nước láng giềng gây nên, do những khai thác khoáng sản thiếu an toàn, do những hoạt động kinh tế bất chính và bất công khi buôn bán những mặt hàng nguy hiểm độc hại cho các thế hệ đang sống và cả con cháu sau này.
5. MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ CỤ THỂ CHO VẬN HỘI MỚI CỦA GIÁO HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
5.1. Tăng cường việc dạy môn Kitô học cho mọi thành phần Dân Chúa, nhất là cho các linh mục, chủng sinh, tu sĩ vì đây là môn học nền tảng của Kitô giáo.
5.2. Để chuẩn bị thực hiện đề nghị này, các nhà thần học VN nên hợp tác để soạn thảo một giáo trình Kitô học cơ bản với những điểm mới mẻ được Huấn quyền Giáo Hội trình bày trong các tài liệu gần đây.
5.3. Nên đưa những tổng hợp giáo huấn mới mẻ sau đây của ĐTC Bênêđictô XVI vào chương trình đào tạo nhân sự:
+ Thiên Chúa Tình yêu là điểm hội tụ cho mọi hoạt động của GH.
+ Bản chất của GH cũng như của tín hữu gồm 3 yếu tố liên kết mật thiết với nhau.: đời sống phụng tự, hoạt động bác ái, rao giảng Tin Mừng.
+ Tập nhìn mọi vấn đề một cách thực tế khách quan theo nguyên tắc Bác ái trong Sự thật.
+ Tập thái độ khiêm tốn phục vụ với nhận thức rằng GH chỉ tồn tại nếu mang lại ơn cứu độ cho con người vì con người là con đường của GH và cũng là con đường của Thiên Chúa.
+ Tập thái độ biết cộng tác chân thành và dám hy sinh vì ích lợi chung để vượt qua những thiếu sót trong cấu trúc tâm lý xã hội của người VN.
5.4. Nên thay đổi cơ cấu tổ chức của HĐGM thế nào cho có sự tham gia tích cực và hiệu quả của các linh mục và giáo dân qua các uỷ ban của HĐGM. Thí dụ như việc tham gia trình bày, đóng góp ý kiến trong các hội nghị thường niên.
+ Nhiệm kỳ của các vị lãnh đạo như chủ tịch, tổng thư ký của HĐGM cũng như của mỗi uỷ ban nên sửa thành 4 năm hoặc 5 năm để tạo một khoảng thời gian đủ dài cho các kế hoạch thực hiện.
+ Nên có những chỉ tiêu rõ ràng cho mỗi kế hoạch 5 năm của HĐGM cũng như của mỗi uỷ ban. Thí dụ về mặt truyền giáo, sau 5 năm 2010-2015, tỷ lệ dân số Công giáo tăng 1% so với dân số cả nước. Muốn thế, cần phải có những biện pháp thực hiện. Thí dụ: mỗi tín hữu hay gia đình Công giáo kết thân với 1 người ngoài Công giáo để giới thiệu những giá trị Tin Mừng cho họ.
5.5. Nên quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ trong các văn bản quan trọng của HĐGM cũng như của mỗi uỷ ban khi thông báo cho quảng đại quần chúng. Thí dụ về cách đánh dấu trên các nguyên âm, cách viết chữ hoa và tên riêng tiếng nước ngoài đã được quy định bởi các văn bản chính thức của Nhà Nước cũng như được các từ điển của Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Bách khoa Việt Nam hướng dẫn.
Kết luận
Sau những giờ cầu nguyện và suy nghĩ, UBBAXH-Caritas VN chúng con mạnh dạn trình bày lên Đại hội Dân Chúa những thao thức về sự phát triển của Giáo hội cũng như Dân tộc Việt Nam. Chúng con làm điều này chỉ vì được thúc đẩy bởi Tình yêu Thiên Chúa và tình bác ái Chúa Kitô (x. 2Cr 5,14). Ngài muốn mọi người chúng ta hành động để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho con người.
Kính chúc Đức Hồng y, Quý Đức cha và toàn thể Quý Đại biểu luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa. Kính chúc Đại hội Dân Chúa thành công tốt đẹp.
Giám đốc Caritas Việt Nam
CỦA GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢN GÓP Ý CỦA UBBAXH-CARITAS VIỆT NAM
TRONG ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM
Kính thưa Đại hội,
Con xin thay mặt cho Uỷ ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam (UBBAXH-Caritas VN) trình bày một vài ý kiến đóng góp trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam vì chúng con hy vọng rằng Đại hội này và những nghi lễ trang trọng trong Năm Thánh là điểm khởi đầu cho một vận hội mới của Giáo hội Việt Nam (GHVN) cũng như cho dân tộc Việt Nam hướng đến sự thăng hoa và phát triển toàn diện.
Để đạt được mục tiêu này, chúng con đề nghị một điểm cơ bản duy nhất: xin hãy nhìn Giáo Hội và dân tộc VN như những thực thể với tất cả những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội, có liên hệ đến đời sống con người. Rồi từ những nguyên tắc hướng dẫn trong Tài liệu Làm việc đối chiếu với những thực tại đó, các đại biểu tham dự Đại hội sẽ cùng suy nghĩ, bàn luận, tìm ra hướng đi cho GHVN trong giai đoạn mới. Đức Giêsu đã nhắc nhở: “Sự thật sẽ giải phóng chúng ta” (x. Ga 8,32). Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã viết cả một thông điệp về vấn đề này: Bác ái phải dựa vào sự thật (x. Thông điệp Caritas in Veritate, ngày 30-9-2009).
Kèm theo Bản Góp ý này, chúng con cũng xin gửi đến Đại hội Dân Chúa tập tài liệu “Tình bác ái Đức Kitô thúc đẩy chúng ta” với những số liệu cụ thể để minh hoạ cho Bản Góp ý.
Trong phạm vi bài này, chúng con xin góp ý về mấy điểm chính sau đây:
- 1. Nhận định tóm lược về Tài liệu Làm việc của Đại hội Dân Chúa Việt Nam.
- 2. Con người Việt Nam với cấu trúc tâm lý xã hội và bản sắc văn hoá.
- 3. Giáo hội Việt Nam như là một cộng đồng Dân Chúa cần sự hiệp thông.
- 4. Dân tộc VN như đối tượng và môi trường cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng.
- 5. Một vài đề nghị cụ thể cho vận hội mới của Giáo Hội và đất nước Việt Nam.
1. NHẬN ĐỊNH TÓM LƯỢC VỀ TÀI LIỆU LÀM VIỆC CỦA ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM
1.1. Tài liệu giá trị
Tài liệu Làm việc (TLLV) của Đại hội Dân Chúa đã trình bày rất tốt phần nền tảng thần học về Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam như mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
Đi sâu vào từng phần nhỏ trong từng chương chúng ta thấy tài liệu đã giới thiệu những nguyên tắc thần học căn bản để giúp cộng đồng Dân Chúa hiểu rõ hơn về từng khía cạnh trong mỗi phần trình bày. Đây là một công trình đáng khen ngợi, tốn nhiều tâm huyết và công sức.
Phần II trình bày về hướng đi mục vụ đã nêu lên những nét chính yếu trong hoạt động của Giáo Hội như củng cố sự hiệp thông với Thiên Chúa, phát huy sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội, đào tạo nhân sự, hội nhập văn hoá, loan báo Tin Mừng, thực thi công bằng – bác ái.
Muốn xác định rõ ràng và đầy đủ hơn hướng đi mục vụ cho các thành phần Dân Chúa, chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu thực chất của GHVN và cả dân tộc VN, vì GHVN là cộng đồng gồm những con người với bản sắc văn hoá rõ rệt và cụ thể chứ không phải chỉ đưa ra những nguyên tắc thần học. Hơn nữa, tập tài liệu tuy đã nhắc đến nhưng chưa nêu lên rõ ràng một vài nguyên tắc mới mẻ do chính ĐTC, các Bộ và Hội đồng Giáo hoàng đưa ra để canh tân GH trong thời gian gần đây. Vì thế, chúng con xin thêm vào cho đầy đủ phần này.
1.2. Nguyên tắc đầu tiên: Thiên Chúa Tình Yêu là điểm hội tụ cho mọi hoạt động của GH.
TLLV cũng đã trích dẫn nhiều lần các thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Bác ái) của ĐTC Bênêđictô XVI nhưng chưa làm nổi bật được nguyên lý thần học nền tảng mà ĐTC Bênêđictô mời gọi xây dựng mọi suy tư và hoạt động của GH trên đó. Người cha chung đầy kinh nghiệm và suy tư đã chiến đấu không biết mệt mỏi để bảo vệ giáo lý đức tin trong suốt 30 năm ở Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, qua ơn linh hứng của Thiên Chúa cũng như từ kinh nghiệm của 2 nhân vật sống động cùng thời là ĐTC Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêsa Calcutta, đã nghiệm ra rằng Thiên Chúa là Caritas, là bác ái, là tình yêu rộng mở. Thay vì viết nên những luận đề thần học cao siêu, đầy lý luận, ngài tập trung cho Thiên Chúa Tình yêu với thông điệp đầu tiên: Deus Caritas est (Thiên Chúa là Bác ái-2005), Tông huấn Caritatis Sacramentum (Bí tích Bác ái-2007) và mới đây là Thông điệp Caritas in Veritate (Bái ái trong Chân lý-2009).
Tình bác ái này là bản chất của chính Thiên Chúa như Thánh Gioan đã định nghĩa (1Ga 4,16) và Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, là tình bác ái cụ thể, là quà tặng tình yêu cao quý nhất được ban cho muôn loài. Vì thế, hoạt động bác ái xã hội bây giờ không còn chỉ tập trung vào những dự án đem lại một cái gì vật chất hay tinh thần cho người nghèo mà là toàn bộ hành động diễn tả tình yêu rộng lớn cho muôn loài, muôn vật, nhất là đem Chúa Giêsu Kitô cho tất cả những ai chưa biết Người, chưa có Người để được chia sẻ niềm vui, hạnh phúc, sự sống, sự thật, sự thiện hảo, đẹp đẽ của Thiên Chúa.
Vì thế, nền tảng của đời sống đạo đức cũng như nội dung truyền giáo từ nay cần phải hiểu là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm Người; Người chính là Tin Mừng (TLLV, số 24) chứ không phải đặt nền tảng trên Lời Chúa (hiểu như là các bản văn Thánh Kinh) và các bí tích. Điều này Hiến chế Dei Verbum của CĐ. Vaticanô II đã nhắc nhở và đặc biệt Huấn thị Xuất phát lại từ Đức Kitô (19-5-2002) của Bộ Đời sống Thánh hiến và Hiệp hội Tông đồ đã xác định để tránh tình trạng phân hoá về đời sống đạo đức, tìm về với các thánh tổ phụ lập dòng của các tu sĩ. Hơn nữa, chính Đức Giêsu Kitô là Sự thật và Sự sống đang nói trong các tôn giáo khác, các nền văn hoá, trong vũ trụ vạn vật, trong lương tâm con người (x. Dei Verbum) nên dù không theo Công giáo, không nhận bí tích, không biết Lời Chúa họ vẫn thật sự đạo đức và có khi đạo đức hơn chúng ta (x. Mt 7,21).
1.3. Nguyên tắc mới thứ hai: Bản chất của Giáo hội Công giáo
TLLV đã trình bày nguyên tắc mới về bản chất Giáo Hội dưới ba khía cạnh: “Mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ” mà ĐTC Bênêđictô XVI xác định trong tông huấn đầu tiên của ngài, dù cách trình bày của TLLV hơi tản mác, khiến người tín hữu giáo dân khó nắm bắt. Bản chất của Giáo hội Công giáo (GHCG) và cũng là của mỗi Kitô hữu gồm 3 yếu tố liên kết mật thiết với nhau: đó là đời sống phụng tự, hoạt động bác ái xã hội và hoạt động loan báo Tin Mừng (x. ĐTC Bênêđictô XVI, Deus Caritas est, số 20,25,32).
Ba hoạt động này lấy Thiên Chúa Tình yêu làm điểm nòng cốt để hội tụ: người tín hữu gắn bó với Thiên Chúa Tình yêu qua đời sống cầu nguyện, tham dự các bí tích để nhận được tình yêu, ân sủng của Thiên Chúa rồi diễn tả tình bác ái thành những hành động cụ thể như Đức Giêsu đã làm xưa, nhờ đó người khác, vật khác nhận ra được Đức Giêsu và đón nhận Tin Mừng cứu độ.
Điểm mới mẻ này nhắc nhở Giáo hội toàn cầu trong nhiều thế kỷ đã quá phân chia 3 lĩnh vực phụng tự, bác ái, truyền giáo biệt lập với nhau và quá tập trung cho đời sống phụng tự đến nỗi truyền giáo không kết quả và bác ái chỉ còn là hình thức hoạt động từ thiện xã hội chứ không còn là việc chia sẻ Thiên Chúa cho con người. Việc chia cắt này còn đưa tới sự phân hoá trong chính nội bộ Giáo Hội do những dòng tu lo những phần việc khác nhau mà không kết hợp với nhau, cũng như các vị linh mục không dám dấn thân vào lĩnh vực bác ái xã hội vì sợ nguy hại đến đời sống thiêng liêng và giáo dân cảm thấy đời sống phụng vụ tẻ nhạt đến nỗi không còn muốn đi dự lễ như đang xảy ra tại nhiều nước đã từng theo Kitô giáo.
1.4. Nguyên tắc mới để xây dựng Giáo hội Chúa Kitô: Bác ái trong sự thật
Chương III của TLLV trình bày GHVN và sứ mạng loan báo Tin Mừng cũng như cả phần II trình bày “Hướng đi mục vụ” của GHVN là một bản nghiên cứu công phu của Ban Soạn thảo Văn kiện Đại hội với những chỉ dẫn có tính nguyên tắc rất đúng đắn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, TLLV nên quan tâm đến một nguyên tắc mới mẻ được ĐTC Bênêđictô XVI trình bày trong thông điệp mới đây của ngài (29-6-2009): Bác ái trong sự thật. GHCG với các nhà thần học trong nhiều thế kỷ đã tốn quá nhiều giờ cho các hội nghị, khoá họp để học hỏi, nghiên cứu hay tranh cãi về các điểm giáo lý, tín điều. Họ quên GH là một thực thể gồm những con người vừa tốt đẹp, vừa yếu đuối và nhân loại, thế giới cũng là những thực thể với thực tại vô cùng phong phú cần được nghiên cứu sâu xa trước khi áp dụng các nguyên tắc thần học.
Muốn xây dựng một nền nhân bản toàn diện cho con người trong thế giới hôm nay như cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình xuất bản năm 2005, giới thiệu, chúng ta cần phải thể hiện tình bác ái dựa trên sự thật về con người, về xã hội, thế giới, vũ trụ cũng như dựa trên sự thật về các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị, y tế, giáo dục, văn hoá, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường…
Cách đây 2 năm, để chuẩn bị cho Đại hội Dân Chúa Việt Nam này, các uỷ ban của HĐGMVN đã được yêu cầu nghiên cứu và trình bày về lĩnh vực hoạt động của mình trong 50 năm qua và những định hướng cho tương lai. Một vài uỷ ban đã thực hiện tốt để góp phần cho bản TLLV này. Tuy nhiên, phải nói rằng nhiều sự thật đã không được biết đến hoặc không dám nói ra vì chủ trương “dĩ hoà vi quý” và lời khuyên “đừng vạch áo cho người xem lưng” để người khác không có cớ phản bác GH, cả GH toàn cầu cũng như GHVN.
ĐTC Bênêđictô XVI sau những năm suy nghĩ, ngài đã mạnh dạn phá tan thái độ ngại ngùng, nhát đảm ấy qua những hành xử mới đây để mời gọi GH đi vào “linh đạo bác ái” hay con đường tình yêu của Thiên Chúa. Con đường này dựa trên sự thật là chính Chúa Kitô và được Thần Khí Sự Thật soi sáng để dẫn GHVN cũng như GH toàn cầu hướng đến sự phát triển toàn diện và sự sống dồi dào.
Chính trong đường hướng mới mẻ đó tỷ lệ dân Công giáo bắt đầu tăng sau nhiều năm đi xuống: từ 18,2% năm 1960 đến 17,2% năm 2005. Nhưng dưới triều Đức Thánh Cha đương kim tỷ lệ dân số Công giáo so với dân số toàn cầu tăng từ 17,3% năm 2007 và 17,44% năm 2009 (x. Thống kê Dân số Toà Thánh Vaticanô năm 2008, 2010). Đây là dấu hiệu tốt đẹp chứng tỏ con đường đúng đắn của ngài.
Dựa trên những nguyên tắc thần học nền tảng mới mẻ trên, chúng con xin bổ sung một số điểm cần quan tâm trong TLLV của Đại hội Dân Chúa.
2. CON NGƯỜI VIỆT NAM VỚI CẤU TRÚC TÂM LÝ XÃ HỘI VÀ BẢN SẮC VĂN HOÁ
Chủ thể mọi hoạt động của GH tại VN là những con người VN. Chính họ cầu nguyện, tham dự các nghi lễ phụng vụ, rao giảng Tin Mừng, thể hiện hành vi bác ái cũng như buôn bán, học hành, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí và thực hiện mọi hoạt động trong xã hội như công dân của một đất nước.
Vì thế, trước khi bàn đến GHVN và dân tộc VN, chúng con nghĩ rằng nên nói sơ qua về cấu trúc tâm lý xã hội và bản sắc văn hoá của con người VN để từ đó tìm ra được nguyên nhân của những điểm tốt và những điểm xấu còn tồn tại trong cộng đồng (xem bài Cấu trúc Văn hoá Xã hội của người Việt Nam (x. số 142-149) và bài Hội nhập Văn hoá tại VN và truyền giáo, tại Đại hội Truyền giáo của TGP. TP.HCM, ngày 23-10-2010, số 70,72,73).
Tình trạng trì trệ, phân hoá, nghèo đói của GHVN và xã hội VN không phải chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân trực tiếp như chiến tranh, sự xung đột các ý thức hệ, tham nhũng, yếu kém về khoa học kỹ thuật… nhưng bắt nguồn sâu xa từ bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính Nhà Nước cũng ý thức điều này nên đã có những dự án lớn 5 năm và 2 Hội nghị Khoa học Xã hội để đổi mới con người Việt Nam (x. Giáo Hội Việt Nam và sứ mạng phục vu con người, số 92-95).
Bản sắc này dựa trên cấu trúc tâm lý xã hội của người Việt Nam hình thành từ bao thế hệ trong quá khứ, trải qua nhiều thời kỳ trong lịch sử. Chúng giống như những “tầng địa chất tâm lý” chồng lên nhau trong tâm hồn người Việt mà muốn “trồng người” cho sinh hoa thơm, trái ngọt, ta bó buộc phải cày xới, phải nhặt nhạnh sỏi đá để chuẩn bị thửa đất tốt trong tâm hồn.
Cấu trúc này gồm nhiều đức tính và tật xấu: chúng hình thành từ những nhận thức dẫn đến thái độ và hành động, hành động lặp đi lặp lại tạo thành thói quen, thói quen lâu dần thành cá tính của một con người. Nhiều người có cá tính giống nhau tạo nên bản sắc dân tộc. Những đức tính tốt như cần cù, chịu khó, tận trung, tận hiếu, có lòng hảo tâm và biết chia sẻ với người cùng khổ, thông minh, sáng tạo, khéo léo, ham học hỏi, xởi lởi, hiếu khách, có tinh thần hiền hoà và nhẫn nại. Tuy nhiên, người Việt cũng có nhiều tật xấu như: giả dối, tham lam, ăn cắp vặt, không tôn trọng của chung, làm việc hời hợt, nghi ngờ và sống khép kín, thiếu lý tưởng cao để đoàn kết và cộng tác chung với nhau. Các tật xấu này bắt nguồn từ những năm sống dưới ách nô lệ của bọn đế quốc - thực dân, nhất là dưới sự áp bức, xâm lăng của người Trung Hoa (-111 đến 938). Khi đó việc tuyên truyền chống lại kẻ thù, bất hợp tác với kẻ thù là thái độ yêu nước chính đáng, nhưng khi không còn kẻ thù thì chúng lại trở thành tật xấu cho người VN.
Những đức tính và tật xấu này tuỳ theo hoàn cảnh sống của từng người, việc giáo dục trong gia đình cũng như ngoài xã hội và sự tự đào luyện của bản thân mà tác động lên con người cũng như cộng đồng xã hội, ngay cả trong GHVN. Vì thế, việc rao giảng Tin Mừng mang tính cách văn hoá, nghĩa là đưa những giá trị tích cực của Tin Mừng kèm theo những kỹ năng thực hiện các giá trị đó để xây dựng bản sắc con người và dân tộc VN như cha ông tổ tiên chúng ta đã làm xưa.
3. GIÁO HỘI VIỆT NAM NHƯ LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA CẦN SỰ HIỆP THÔNG
Sau khi nhìn GHVN như một thực thể gồm những con người có cấu trúc tâm lý và bản sắc văn hoá như trên, chúng ta thử nhìn vào từng thành phần nhân sự cấu tạo nên GH như giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân cũng như những hoạt động của các uỷ ban thuộc HĐGM để khám phá ra tình trạng hiện thời trước khi hoạch định đường hướng hoạt động cho tương lai.
3.1. Tình trạng hiện nay
Xét về mặt hành chính, GHVN có 43 giám mục (26 chính, 4 phụ tá, 13 nghỉ hưu), 3.902 linh mục (3.057 triều, 855 dòng), 1.582 chủng sinh và 2.191 người dự bị, 2.108 tu sĩ nam, 14.651 tu sĩ nữ, 57.424 giáo lý viên (x. Bảng tổng kết của 26 giáo phận do Ban Thư ký HĐGM cung cấp trong dịp họp HĐGM tháng 10-2010 vừa qua. Tính đến ngày 31-12-2009).
Xét về mặt quản lý, có lẽ GHVN cũng như toàn cầu đặt trọng tâm vào mặt đạo đức, tinh thần nên việc quản lý con người, vật chất còn kém. Điều này tỏ rõ qua những con số của bản tổng kết: diện tích thật sự của nước VN là 331.051,4km2, trong khi các giám mục quản lý tới 335.667,63km2, khác biệt hơn 4 ngàn km2 (gấp đôi diện tích của TGP. TP.HCM) Số dân trong nước vào cuối năm 2009 là 86.024.600 người, trong khi các giám mục quản lý tới 92.156.249 người, vượt hơn 6 triệu người! (x. Niên giám Thống kê (Tóm tắt) 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2010, tr. 9). Những điều thiếu sót này chứng tỏ công tác quản lý yếu kém của HĐGM và các toà giám mục.
Thật sự, để sửa chữa những điểm sai lạc này, các giám mục chỉ cần họp một ngày để thống nhất với nhau về ranh giới các giáo phận, rồi từ đó tính ra số dân với công cụ là các tài liệu thống kê địa phương có sẵn. Cho đến nay, một số giáo phận vẫn chưa ổn định được ranh giới, chưa xác định được số dân của mình, chưa tổ chức quy củ văn phòng làm việc.
Xét về mặt truyền giáo
Trong vòng 50 năm qua, số giáo dân tăng từ 2 triệu vào năm 1960 đến 6 triệu vào năm 2010. Nhưng số tăng này chỉ tương ứng với số sinh tự nhiên và tỷ lệ dân Công giáo so với dân số cả nước vẫn ở mức 7%. Nếu tính theo số liệu Tổng Điều tra Dân số 2009 thì chỉ có 6,61%. Con số này đã có từ năm 1885: nghĩa là 125 năm qua GHCGVN chưa truyền giáo có hiệu quả.
Số người lớn được Rửa Tội trong ít năm gần đây khoảng 30.000-40.000 người/năm. Năm 2009 có số lớn nhất là 43.608 người và tổng số người được Rửa Tội, cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, là 174.171. Vậy số người bỏ đạo cũng không kém nếu tỷ lệ người theo đạo vẫn giữ nguyên. Đến các lớp giáo lý tân tòng ta sẽ thấy hầu hết người lớn muốn trở lại đạo là để lập gia đình với người có đạo.
Số người trở lại đạo không tương xứng với số người lo việc truyền giáo, nếu ta tổng cộng số giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và giáo lý viên trong cả nước hay một giáo phận. Đó là chưa kể cả trăm ngàn đoàn viên của các hội đoàn Công giáo Tiến hành gồm 21 đoàn thể và 5 giới như Nghĩa binh Thánh Thể, Legio Mariae, Gia đình Phạt tạ, Giới trẻ Con Đức Mẹ, các hội dòng Ba Phan Sinh, Đa Minh, Cát Minh, Mến Thánh Giá Tại Thế… Vậy cần tổ chức đời sống và sinh hoạt của họ thế nào cho kết quả về mặt truyền giáo?
Xét về mặt tổ chức hoạt động
HĐGM hiện nay có 17 uỷ ban, tính cả Uỷ ban Công lý và Hoà bình mới thành lập, nhưng các uỷ ban này đang hoạt động thế nào, có hiệu quả thiết thực ra sao thì cũng cần nghiên cứu và quy định rõ trong Quy chế và Nội quy của HĐGM. Hiện nay quy chế này quá ngắn gọn và đơn giản khiến cho hoạt động của nhiều uỷ ban chưa hiệu quả.
Một trường hợp cụ thể là Uỷ ban Giáo dân có mặt ngay từ năm 1980. Thế nhưng 30 năm qua do sự thay đổi liên tục người lãnh đạo cũng như những người điều hành là tổng thư ký, thư ký nên kết quả hoạt động hầu như chưa có là bao, để mặc 6 triệu giáo dân “bơi” trong dòng chảy thời đại. Thậm chí Quy chế Giáo dân, Quy chế Hội đồng Giáo xứ vẫn chưa làm xong. Uỷ ban Phụng tự chưa hoàn thành được bản dịch Sách lễ, dù đã làm việc lâu năm, nguyên nhân không phải vì thiếu nguồn lực vật chất mà vì chưa có sự hợp tác quảng đại giữa những con người với nhau.
Cách thức chỉ định người điều hành các uỷ ban cũng nên xem xét lại. Do nhiệm kỳ chủ tịch uỷ ban hiện nay là 3 năm, nên vị giám mục được bầu làm chủ tịch uỷ ban có thể chọn một người mới làm tổng thư ký điều hành. Thế là mọi chuyện lại bắt đầu lại, nhiều công trình bỏ dở dang.
Chúng con xin lỗi tất cả để nói lên những thiếu sót này, không phải có ý chê trách riêng một uỷ ban nào nhưng chúng con mong thấy có sự thay đổi cách tổ chức, quản lý, điều hành trong nội bộ GH cho hoạt động hiệu quả hơn.
3.2. Các thành phần nhân sự
- Giám mục
GHVN hiện nay có tất cả 43 vị lãnh đạo, nhưng các giám mục là ai, được tuyển chọn như thế nào? Cách hành xử có được cộng đồng giúp đỡ và vâng phục không? Tại sao lại có một số hành động của giám mục bị cộng đồng phản đối nặng nề đến thế? Làm thế nào để giúp đỡ các giám mục vượt qua khó khăn?
Những câu hỏi mà chúng ta đặt ra cho các giám mục có thể bị coi là vô lễ, bất kính, phạm thượng nhưng nếu các giám mục là đầu của Thân thể Mầu nhiệm, là người lãnh đạo cộng đồng tích cực đổi mới thì cộng đồng Dân Chúa và GHVN mới mong có một sự thay đổi nhanh chóng và hiệu quả.
Tính từ năm 1960 đến 1975, việc lựa chọn các giám mục ở VN có nhiều yếu tố thuận lợi khách quan nhờ có sự hiện diện của vị Khâm sứ Toà Thánh và văn phòng khâm sứ cố vấn cho ngài. Từ sau biến cố 1975, việc chọn lựa này có sự thay đổi theo chiều hướng khác do tác động cá nhân của từng giám mục, do áp lực của những phe nhóm trong giáo phận và sự can thiệp của chính quyền, dù rằng chẳng ai dám thừa nhận điều này.
Chúng ta thử đưa ra một thí dụ để thấy những tác động dây chuyền liên can đến việc lựa chọn giám mục: giám mục một giáo phận nhận thấy cần có thêm một vị giám mục phụ tá chuẩn bị cho tương lai nên xin ý kiến các linh mục trong một tuần tĩnh tâm bằng phiếu kín. Các linh mục được đề cử 3 người. Đây chỉ là việc tham khảo ý kiến cộng đồng linh mục, còn quyền quyết định chọn người giới thiệu sang Toà Thánh vẫn là của giám mục. Sau khi kiểm phiếu, có 3 người xứng đáng được đề cử. Do sự rò rỉ thông tin, người ta đồn vị này vị nọ. Thế là có sự bàn tán đủ loại với ý kiến khen chê khác nhau. Chính quyền cũng rất quan tâm nên tham gia bằng cách gợi ý chọn người theo quan điểm của mình, nhất là khi chính quyền được Toà Thánh Vatican tham khảo ý kiến. Cuối cùng, có thể người kém nhất trong bảng đề cử lại được chọn làm giám mục vì được chính quyền ủng hộ cho “tốt đạo đẹp đời”, hoặc hợp cách làm việc với giám mục chính toà… Kết quả sau cuộc tấn phong giám mục là sự nghi ngờ, kém tôn kính của hàng linh mục đối với người được chọn, sự bất mãn của giáo dân.
Đưa ra thí dụ trên không phải để chúng ta mất lòng tin và hy vọng vào sự dẫn dắt đầy quyền năng Chúa đối với GH của Ngài, nhưng chỉ để cộng đồng Dân Chúa cùng nâng đỡ nhau, cầu nguyện cho nhau, khiêm tốn phục vụ nhau vì tất cả đều là những con người yếu đuối.
- Linh mục, chủng sinh và tu sĩ nam nữ (TLLV, số 16)
GHVN có 3.902 linh mục và 3.773 chủng sinh lớn nhỏ. Đây là một nguồn nhân lực hết sức quan trọng có thể làm thay đổi lớn lao GH. Nếu tính thêm 16.759 nam nữ tu sĩ nữa thì nguồn lực này có thể tạo nên những chuyển biến nhanh chóng cho cả dân tộc VN.
Chúng con chỉ đề nghị một điểm cơ bản: xin cho các người này được đào tạo vững chắc về Kitô học để có thể xuất phát lại từ Đức Kitô như GH mong mỏi.
Kitô giáo đặt nền tảng trên Đức Kitô và môn học về Người là quan trọng nhất, nhưng hiện nay môn Kitô học là môn học yếu kém và thiếu sót nhất trong các chương trình đào tạo thần học ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Người ta tập trung cho Lời Chúa, hiểu theo nghĩa các bản văn Thánh Kinh, chứ không hiểu Lời Chúa là một ngôi vị, một con người sống động là Đức Giêsu Nazareth, cần tìm hiểu, gặp gỡ, tiếp xúc và yêu mến. Những học viên các lớp thần học 3 năm hiện nay học khoảng 300 tiết với 10 môn Kinh Thánh (Nhập môn Tân Ước – Cựu Ước, Ngũ Thư, các sách Ngôn sứ, các sách Văn chương, Thánh vịnh, Lịch sử Cứu độ, Bốn Phúc Âm, Công vụ Tông đồ, Các thư Phaolô, Khải Huyền, Các thư Mục vụ) trong khi chỉ có 60 tiết dành cho môn Kitô học. Các chủng sinh còn học nhiều hơn. Nội dung Kitô học lại nghèo nàn, có nhiều điểm cần sửa chữa nhưng nhiều người không để ý đến. Chúng con đã trình bày về vấn đề này trong tập tài liệu Tình Bác ái Đức Kitô thúc đẩy chúng ta (x. số 11) trong bài Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây - nghi vấn và giải thích.
- Tín hữu giáo dân, (TLLV số 24,37)
GHVN có khoảng 6 triệu tín hữu giáo dân. Đây là thành phần cơ bản làm nên GHVN và đổi mới xã hội nhưng hình như lại ít được quan tâm nhất. Chúng con mời gọi quý đại biểu nhìn lại gương sống của tổ tiên Công giáo chúng ta trong thời kỳ 1615-1885 cũng như bài học kinh nghiệm của người tín hữu Công giáo Hàn Quốc với những thành công vượt bậc trong giai đoạn đương thời 1960-2010. Chúng con đã trình bày trong bài Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc đến việc xây dựng nền văn hoá nhân bản tâm linh (x. số 29-40).
Từ đó chúng con đề nghị với các vị lãnh đạo GHVN đừng quá tập trung cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cho những nghi lễ phụng tự hoành tráng bên ngoài, cho những buổi lễ kỷ niệm mang tính hình thức mỗi dịp Ngân khánh, Bổn mạng, Sinh nhật, Chịu chức, Khấn dòng… để tập trung nguồn nhân lực giúp cho người tín hữu học hỏi về Đức Giêsu Kitô, học hỏi về những giá trị sống của Tin Mừng và những kỹ năng sống cần thiết để diễn tả các giá trị ấy.
Giống như các tín hữu tổ tiên thời xưa, cộng đồng tín hữu giới thiệu Thiên Chúa và Đức Giêsu là nguồn chân thiện mỹ, nguồn sự sống và hạnh phúc vĩnh hằng qua những con người khoẻ mạnh, xinh đẹp, học hành giỏi giang, làm việc hăng say và vô vị lợi, trung tín trong tình bạn, trong sáng trong tình yêu, cao thượng trong hành động, dám hy sinh vì đại nghĩa nhờ sống và thực hiện đúng những giá trị sống của Tin Mừng. Chỉ có những con người thực tế như vậy mới có sức thuyết phục đồng bào Việt Nam tin vào Thiên Chúa và vào Đức Kitô Giêsu của Ngài chứ không phải là những thánh đường nguy nga, nghi lễ long trọng, những bài giáo lý cao siêu, những kiểu sinh hoạt đoàn thể nặng hình thức quảng cáo.
Một thí dụ có vẻ tiêu cực nhưng nó minh hoạ cho điều trình bày của chúng con: Trong bảng tổng kết 26 giáo phận: Giáo phận Huế có 68.560 tín hữu, 2 giám mục, 136 linh mục, 64 chủng sinh lớn nhỏ, 92 tu sĩ nam, 967 tu sĩ nữ, 69 tu sĩ thuộc tu hội đời, 786 giáo lý viên. Thế nhưng cả năm 2009 chỉ có 94 người lớn được Rửa Tội. Cả năm 2008 cũng chỉ có 106 người. Con số này đặt cho ta câu hỏi: Người tín hữu sống như thế nào để thu hút người khác theo Đức Kitô? Những cuộc hành hương Đức Mẹ La Vang với hàng trăm ngàn người và tốn kém hàng trăm tỷ đồng có kết quả như thế nào?!
Những tín hữu trong các nước Kitô giáo đã từng trải qua kinh nghiệm này. Họ đang bỏ dần Kitô giáo chỉ vì không còn thấy những chứng nhân đích thực của Tin Mừng. Và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhận ra được sự thật để mời gọi chúng ta quay trở lại với Thiên Chúa Tình yêu và Đức Giêsu Kitô, tình yêu cụ thể của Thiên Chúa.
4. DÂN TỘC VIỆT NAM NHƯ ĐỐI TƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG CHO SỨ VỤ RAO GIẢNG TIN MỪNG
Nếu chúng ta nhận ra GHVN đang ở giữa lòng dân tộc gồm những người VN yêu tha thiết quê hương và muốn xây dựng cho đất nước này mỗi ngày một tươi đẹp, phát triển bền vững thì phần nói về sứ vụ (chương 3) của tập TLLV cần trình bày rõ ràng và cụ thể hơn.
- Để giúp các đại biểu tham dự Đại hội Dân Chúa, chúng con xin giới thiệu các phần đã trình bày về tình trạng xã hội VN trong các thời kỳ 1960-1975, 1978-1990 và 1990-2010 trong tập tài liệu đính kèm, từ số 83-89.
- Chúng con cũng giới thiệu những vấn đề xã hội đáng lưu tâm như những chủ đề cần GHVN suy nghĩ cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng của mình như:
4.1. Chế độ chính trị: chế độ Nhà nước pháp quyền đặt nền tảng trên ý thức hệ Cộng sản chủ trương duy vật, vô thần, áp dụng một nền giáo dục theo đúng ý thức hệ chủ nghĩa xã hội. Đây là những điểm cơ bản mà GHCG cần giúp cho người tín hữu Công giáo hiểu về Nước Trời hay Nước Thiên Chúa mà mình đang tham gia xây dựng ngay trong cuộc đời trần thế, vượt lên trên mọi ý thức hệ hay chủ nghĩa, hệ thống chính trị kinh tế nào. Các bài này được cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo trình bày rất rõ ràng nhưng TLLV của Đại hội ít quan tâm trích dẫn.
4.2. Dân số và phụ nữ: nếu nhìn gần hơn về dân tộc VN với con số 86.024.000 người, tính đến 31-12-2009, trong đó có 42.597.200 nam (49,52%) và 43.427.400 nữ (50,48%) để thấy nhiều vấn đề phụ nữ cần GH quan tâm (x. số 102) như vấn đề bạo hành trong gia đình, mại dâm, lấy chồng nước ngoài, sống bám vào một người đàn ông mà không lập gia đình. Nhiều phụ nữ bị mắc bệnh vì thiếu hiểu biết, thiếu nước sạch, nhiều người bị bệnh tâm thần.
4.3. Giới trẻ và vấn đề giáo dục (TLLV số 26,30): dân số VN là một dân số trẻ vì số người dưới 35 tuổi chiếm hơn 60%. Một phần tư dân số đang đi học. Năm 2009 với 14.912.100 học sinh của 3 cấp và 1.796.200 sinh viên của 403 trường đại học và cao đẳng, cộng thêm 699.700 học sinh trung cấp chuyên nghiệp của 282 trường. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục và giới trẻ cần được GHCGVN góp sức giải quyết như trợ giúp các học sinh nghèo/bỏ học, nhất là ở vùng sâu vùng xa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội liên can đến việc giáo dục như xem những phim ảnh đồi truỵ, sống buông thả để hưởng thụ vật chất, đánh/giết nhau, trò chơi trực tuyến, số trẻ vị thành niên phá thai, nhiễm HIV ngày càng tăng (x. Tài liệu đính kèm, số 98).
4.4. Lĩnh vực dân số, lao động, di dân (TLLV số 31): dân số VN năm 2009 có tới 29,6% dân sống ở thành thị và 70,40% ở nông thôn. Số tăng trưởng trong 10 năm qua tương đối chậm vì vào năm 2000 số người ở thành thị là 24,12% và nông thôn là 75,88%. Nhưng nếu tính số người lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2009: 47.743.600 người thì người làm nghề nông và lâm nghiệp chiếm 48,2% và thuỷ sản 3,7% như thế số dân ở nông thôn hoặc thất nghiệp hoặc bỏ lên thành thị đi làm ở ngành nghề khác là khá lớn. GHVN đã có những chương trình gì đặc biệt cho những người sống ở nông thôn để có thể phát triển toàn diện và bền vững vì đa số là những người nghèo, trình độ văn hoá thấp? (x. Tài liệu đính kèm, số 97,99,100).
4.5. Các người nghèo và những vấn đề xã hội (TLLV số 23): UBBAXH-Caritas VN đã xác định những người nghèo cần được nghe GHVN loan báo Tin Mừng là những người thiếu thốn về vật chất và tinh thần (x. Tài liệu đính kèm, số 174: Caritas như vận hội mới cho Giáo Hội). Việt Nam hiện nay có tới hơn 30 triệu người bị nghèo đói, bệnh tật, nghiện ngập… GHVN chỉ có thể phục vụ họ hiệu quả nếu người tín hữu được đào tạo các kỹ năng sống. Đó là những loại Tin Mừng mới mẻ cần được học hỏi và rao giảng nhân danh Đức Giêsu Kitô. UBBAXH-Caritas VN chọn chiến lược “Phục hồi họ dựa vào cộng đồng” và các phương thức hành động cho có hiệu quả là (x. Tài liệu đính kèm, số 175,176,177,178,179) trông cậy vào sức mạnh, tình yêu Chúa, dựa vào nội lực của dân tộc VN và tập trung vào việc đào tạo con người toàn diện.
- Chúng ta có thể nói rằng đối tượng của UBBAXH-Caritas VN là những người nghèo, những người đang gánh chịu sự bất công và bất an, còn đối tượng của Uỷ ban Công lý và Hoà bình là chính những người đang gây nên những bất công và bất an đó, những người đang trục lợi, xúc phạm đến phẩm giá và quyền con người. Những chủ thể này có thể là những người nắm giữ quyền hành trong chính quyền, nhưng cũng có thể là bất cứ ai trong xã hội và cả GH đang gây ra bất an và bất công. Từ những lời nói, bài báo, cử chỉ đe doạ, xúc phạm, nói dối, nói xấu người khác đến những hành động buôn bán hàng xấu, hàng giả, hàng độc hại của các nhà thương mại, đến những người nông dân đang sử dụng bừa bãi phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, trừ sâu làm hại sự sống con người. Cả hai uỷ ban có thể có chung một linh đạo bác ái, là con đường tình yêu rộng mở của Đức Kitô, như một phương thuốc vừa chữa trị bất công, bất an vừa đem lại công lý, hoà bình và sự phát triển bền vững cho mọi người.
4.6. Tôn giáo (TLLV số 21): chúng ta cũng nên ghi nhận rằng rất nhiều đồng bào theo ý thức hệ Cộng sản đang muốn bày tỏ niềm tin tưởng của mình vào thế giới tâm linh, công khai tham dự các nghi lễ tôn giáo, nhất là của Phật giáo, xây dựng hàng trăm chùa chiền, nhất là các chùa lớn như Chùa Bái Đính ở Ninh Bình, Chùa Long Động ở núi Yên Tử - Quảng Ninh cũng như hàng chục thiền viện trên đất nước. Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người thuộc Viện Nghiên cứu Vật lý ở Hà Nội cũng giới thiệu rất nhiều những hoạt động cổ vũ cho niềm tin này.
Dân tộc VN hiện nay, theo Kết quả Tổng Điều tra Dân số năm 2009, có 6.802.318 người theo Phật giáo (7,92%), 5.677.086 theo Công giáo (6,61%), 1.433.252 theo Phật giáo Hoà Hảo (1,66%), 807.915 theo đạo Cao Đài, 734.168 theo Tin Lành (0,8%), 75.268 theo Hồi giáo, 56.427 theo Bà La Môn giáo và các đạo nhỏ khác. Tổng số những người có tôn giáo là 15.651.467 trên tổng số 85.846.997 người, tính vào thời điểm 1-4-2009. Như thế, số người có tôn giáo trong cả nước chiếm 18,23%, số còn lại không xác định tôn giáo và rất nhiều người theo đạo ông bà tổ tiên. Đây là một trách nhiệm lớn và cũng là một lợi thế lớn cho sứ mạng truyền giáo của GHVN vì hơn 81% dân số chưa xác định được tín ngưỡng của mình (x. Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số, Tổng Điều tra Dân số năm 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội, 8-2010, tr. 281).
Để có thể giới thiệu khuôn mặt Đức Giêsu Kitô cho những người ngoài Công giáo hay không có tôn giáo, mọi thành phần trong GHVN cần phải hiểu đúng và hiểu rõ về Đức Giêsu, trở lại với Người để nhận được tình yêu, ân sủng, quyền năng như các tông đồ xưa rồi mới xuất phát lại từ Đức Kitô để đến với muôn dân như Giáo Hội Mẹ đang mong đợi (x. Tập tài liệu đính kèm Tình bác ái Đức Kitô thúc đẩy chúng ta, số 13-19) và xây dựng một nền văn hoá nhân bản tâm linh như cha ông chúng ta từng làm trước đây (x. Tập tài liệu đính kèm, số 41-46).
4.7. Vấn đề môi trường (TLLV số 28): chúng ta được mời gọi để nhìn vào đất nước VN như môi trường sống cho toàn thể dân tộc và GH để yêu thương, bảo vệ, gìn giữ và làm cho đất nước phát triển về mọi mặt. Tập TLLV ở số 28 đã nói đến các vấn đề môi sinh. Trong tương quan với vạn vật, người tín hữu Công giáo không chỉ coi vạn vật và thế giới vật chất như những loài vô tri vô giác để khai thác cạn kiệt và bắt chúng phải phục vụ con người. Trong tương quan mới mẻ đối với vạn vật, con người giữ tinh thần huynh trưởng vì Thiên Chúa Tạo Hoá đã giao phó vạn vật trên trái đất cho nhân loại để thay Ngài quản trị muôn loài (x. St 1,26-28; Kn 2,2-23) và loan báo Tin Mừng cho muôn loài thụ tạo (x. Mc 16,15).
Chỉ có tình yêu thương thật sự như những anh chị lớn săn sóc đàn em nhỏ của mình, con người mới có thể tác động tốt đẹp lên thiên nhiên như Đức Giêsu đã làm cho gió yên biển lặng, bánh cá hoá nhiều. Chỉ có tình yêu mới thúc đẩy con người chuyên cần học hỏi, nghiên cứu vạn vật qua những khoa học tự nhiên để càng ngày càng biết rõ hơn về những người em của mình cũng như tích cực lao động để làm cho vạn vật phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, bảo vệ môi trường sống cho xanh, sạch và an lành.
4.8. Tinh thần ái quốc đích thực: như Đức Giêsu đã yêu thương dân tộc Do Thái và khóc thương thành Giêrusalem (x. Lc 19,41-44), người Công giáo VN không thể thờ ơ trước những nguy hiểm, xâm lấn mà dân tộc có thể gặp phải do những nước láng giềng gây nên, do những khai thác khoáng sản thiếu an toàn, do những hoạt động kinh tế bất chính và bất công khi buôn bán những mặt hàng nguy hiểm độc hại cho các thế hệ đang sống và cả con cháu sau này.
5. MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ CỤ THỂ CHO VẬN HỘI MỚI CỦA GIÁO HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
5.1. Tăng cường việc dạy môn Kitô học cho mọi thành phần Dân Chúa, nhất là cho các linh mục, chủng sinh, tu sĩ vì đây là môn học nền tảng của Kitô giáo.
5.2. Để chuẩn bị thực hiện đề nghị này, các nhà thần học VN nên hợp tác để soạn thảo một giáo trình Kitô học cơ bản với những điểm mới mẻ được Huấn quyền Giáo Hội trình bày trong các tài liệu gần đây.
5.3. Nên đưa những tổng hợp giáo huấn mới mẻ sau đây của ĐTC Bênêđictô XVI vào chương trình đào tạo nhân sự:
+ Thiên Chúa Tình yêu là điểm hội tụ cho mọi hoạt động của GH.
+ Bản chất của GH cũng như của tín hữu gồm 3 yếu tố liên kết mật thiết với nhau.: đời sống phụng tự, hoạt động bác ái, rao giảng Tin Mừng.
+ Tập nhìn mọi vấn đề một cách thực tế khách quan theo nguyên tắc Bác ái trong Sự thật.
+ Tập thái độ khiêm tốn phục vụ với nhận thức rằng GH chỉ tồn tại nếu mang lại ơn cứu độ cho con người vì con người là con đường của GH và cũng là con đường của Thiên Chúa.
+ Tập thái độ biết cộng tác chân thành và dám hy sinh vì ích lợi chung để vượt qua những thiếu sót trong cấu trúc tâm lý xã hội của người VN.
5.4. Nên thay đổi cơ cấu tổ chức của HĐGM thế nào cho có sự tham gia tích cực và hiệu quả của các linh mục và giáo dân qua các uỷ ban của HĐGM. Thí dụ như việc tham gia trình bày, đóng góp ý kiến trong các hội nghị thường niên.
+ Nhiệm kỳ của các vị lãnh đạo như chủ tịch, tổng thư ký của HĐGM cũng như của mỗi uỷ ban nên sửa thành 4 năm hoặc 5 năm để tạo một khoảng thời gian đủ dài cho các kế hoạch thực hiện.
+ Nên có những chỉ tiêu rõ ràng cho mỗi kế hoạch 5 năm của HĐGM cũng như của mỗi uỷ ban. Thí dụ về mặt truyền giáo, sau 5 năm 2010-2015, tỷ lệ dân số Công giáo tăng 1% so với dân số cả nước. Muốn thế, cần phải có những biện pháp thực hiện. Thí dụ: mỗi tín hữu hay gia đình Công giáo kết thân với 1 người ngoài Công giáo để giới thiệu những giá trị Tin Mừng cho họ.
5.5. Nên quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ trong các văn bản quan trọng của HĐGM cũng như của mỗi uỷ ban khi thông báo cho quảng đại quần chúng. Thí dụ về cách đánh dấu trên các nguyên âm, cách viết chữ hoa và tên riêng tiếng nước ngoài đã được quy định bởi các văn bản chính thức của Nhà Nước cũng như được các từ điển của Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Bách khoa Việt Nam hướng dẫn.
Kết luận
Sau những giờ cầu nguyện và suy nghĩ, UBBAXH-Caritas VN chúng con mạnh dạn trình bày lên Đại hội Dân Chúa những thao thức về sự phát triển của Giáo hội cũng như Dân tộc Việt Nam. Chúng con làm điều này chỉ vì được thúc đẩy bởi Tình yêu Thiên Chúa và tình bác ái Chúa Kitô (x. 2Cr 5,14). Ngài muốn mọi người chúng ta hành động để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho con người.
Kính chúc Đức Hồng y, Quý Đức cha và toàn thể Quý Đại biểu luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa. Kính chúc Đại hội Dân Chúa thành công tốt đẹp.
Giám đốc Caritas Việt Nam
Làm phép Đàng thánh giá tại Trung tâm thánh mẫu Từ Phong
Pet Nguyen, OP
20:44 19/11/2010
Bắc Ninh: vào lúc 18g30 tối ngày 17.11.2010, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Giáo phận Bắc Ninh đã cử hành nghi thức làm phép 14 Đàng Thánh Giá và dâng thánh lễ tại trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong, Giáo phận Bắc Ninh. Cùng tham dự có quý cha, quý thầy, quý dì, quý vị ân nhân, quý điêu khắc gia và đông đảo bà con trong giáo xứ Từ Phong. Mở đầu nghi thức, đức cha Cosma nói đôi lời về ý nghĩa của Thánh Giá Kitô giáo, về sức mạnh và giá trị tinh thần của việc viếng 14 Đàng Thánh Giá đem lại. Thánh Giá biểu tượng của đức tin, nhất là Giáo Hội Việt Nam, cha ông tổ tiên chúng ta thà chịu chết tử vì đạo, chứ không quá khóa, bước lên Thánh Giá, cho nên, người giáo dân Việt Nam rất yêu mến Thánh Giá, năng đi viếng Đàng Thánh Giá gắn liền với đời sống cầu nguyện.
Xem hình ảnh
Đã từ lâu, cha giám đốc trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong, Đa Minh Nguyễn Văn Kinh và cộng đoàn giáo dân Từ Phong rất mong ước có 14 Đàng Thánh Giá xứng tầm với trung tâm Thánh Mẫu, vì 14 Đàng Thánh Giá là một phần tổng thể không thể thiếu được ở một trung tâm hành hương, nhất là trung tâm hành hương Thánh Mẫu. Có Đàng Thánh Giá trung tâm hành hương mới bề thế và luôn mang tính chiều sâu tâm linh, bởi một trong những ý nghĩa quan trọng của hành hương Kitô giáo là nghi thức ăn năn, sám hối, để đền bù tội lỗi. Việc viếng Đàng Thánh Giá là một nghi thức ăn năn, sám hối hữu hiệu hơn cả trong các trung tâm hành hương với những khía cạnh hữu hình này sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực cho đời sống thường ngày và tâm linh của người tín hữu.
Quả là cầu được ước thấy. Chúa luôn quảng đại với những ai có lòng kiên trì cầu nguyện. Cha giám đốc và cộng đoàn dân chúa Từ Phong thiết tha cầu nguyện xin Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Từ Phong sớm có được 14 Đàng Thánh Giá như ước nguyện của chúng con.
Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu, Ngài đã dùng những người con của Từ Phong xa quê hương đầy tấm lòng với quê mẹ và giáo phận, những người này đã từng bước hy sinh quảng đại cho các công trình tôn giáo của trung tâm Thánh Mẫu. Còn việc 14 Đàng Thánh Giá này, Chúa cũng dùng một người con gốc của Từ Phong. Trong một chuyến viếng thăm Đất Thánh, ông đã được ơn riêng, ơn biến đổi cho ông và cho gia đình. Ông đã thực sự xúc động khi suy ngắm cuộc đời của Chúa và cuộc đời của chính ông khi viếng 14 Đàng Thánh Giá tại Đất Thánh. Khi trở về Việt Nam, ông đã tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ bằng cách gia đình ông đã quảng đại công đức công trình 14 Đàng Thánh Giá đồ sộ cho trung tâm Thánh Mẫu quê hương của ông. Hôm nay, ông cũng hiện diện trong thánh lễ. Quả là phép lạ cho ông và gia đình, và cũng là phép lạ cho trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong, chúng ta cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa vì những điều kỳ diệu Ngài đã làm cho loài người và cách riêng cho cộng đoàn trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong.
Cuối thánh lễ, cha Phê-rô đại điện cho cha giám đốc trung tâm Thánh Mẫu và cộng đoàn Dân Chúa cám ơn đức cha Cosma, vị chủ chăn đáng kính của giáo phận. Trong khi đức cha đang phải đi đến các giáo xứ vùng sâu, vùng xa trong giáo phận để cử hành Năm Thánh. Hơn nữa, trong tư cách Đức cha tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngài đang phải bận rộn lo công tác trù bị cho đại hội Dân Chúa, nhưng với tấm lòng hiền phụ dành cho tất cả các thành phần Dân Chúa và với tấm lòng bác ái mục tử đầy yêu thương và không quên sót con chiên nào, đức cha vẫn sắp xếp và hy sinh thời gian và sức khỏe về trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong để cử hành nghi thức làm phép 14 Đàng Thánh Giá và dâng thánh lễ. Chúng con thật cảm động trước tình thương của đức cha dành cho chúng con.
Hôm nay, giờ phút này, tượng gỗ, tượng đá không chỉ còn là tượng nữa mà trở thành Tượng Thánh Giá, một biểu tượng linh thiêng để chúng con hằng ngày chiêm ngưỡng là suy ngắm, để chúng con tăng trưởng trong đức tin, đồng thời, trung tâm Thánh Mẫu cũng thêm linh thánh và sầm uất hơn, nơi hành hương có Thánh Mẫu của Thiên Chúa, có chặng Đàng Thánh Giá để khách hành hương sám hối và cùng với Mẹ đi hết chặng đường thánh giá của đời mình. Phúc cho ai nhìn lên Thánh Giá không phải chết bao giờ. Kết thúc thánh lễ, đức cha ban ơn toàn xá cho cộng đoàn phụng vụ. Hy vọng rằng từ đây trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong sẽ trở nên nơi hành hương sầm uất và đầy thiêng thánh trong và ngoài giáo phận.
Xem hình ảnh
Đã từ lâu, cha giám đốc trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong, Đa Minh Nguyễn Văn Kinh và cộng đoàn giáo dân Từ Phong rất mong ước có 14 Đàng Thánh Giá xứng tầm với trung tâm Thánh Mẫu, vì 14 Đàng Thánh Giá là một phần tổng thể không thể thiếu được ở một trung tâm hành hương, nhất là trung tâm hành hương Thánh Mẫu. Có Đàng Thánh Giá trung tâm hành hương mới bề thế và luôn mang tính chiều sâu tâm linh, bởi một trong những ý nghĩa quan trọng của hành hương Kitô giáo là nghi thức ăn năn, sám hối, để đền bù tội lỗi. Việc viếng Đàng Thánh Giá là một nghi thức ăn năn, sám hối hữu hiệu hơn cả trong các trung tâm hành hương với những khía cạnh hữu hình này sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực cho đời sống thường ngày và tâm linh của người tín hữu.
Quả là cầu được ước thấy. Chúa luôn quảng đại với những ai có lòng kiên trì cầu nguyện. Cha giám đốc và cộng đoàn dân chúa Từ Phong thiết tha cầu nguyện xin Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Từ Phong sớm có được 14 Đàng Thánh Giá như ước nguyện của chúng con.
Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu, Ngài đã dùng những người con của Từ Phong xa quê hương đầy tấm lòng với quê mẹ và giáo phận, những người này đã từng bước hy sinh quảng đại cho các công trình tôn giáo của trung tâm Thánh Mẫu. Còn việc 14 Đàng Thánh Giá này, Chúa cũng dùng một người con gốc của Từ Phong. Trong một chuyến viếng thăm Đất Thánh, ông đã được ơn riêng, ơn biến đổi cho ông và cho gia đình. Ông đã thực sự xúc động khi suy ngắm cuộc đời của Chúa và cuộc đời của chính ông khi viếng 14 Đàng Thánh Giá tại Đất Thánh. Khi trở về Việt Nam, ông đã tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ bằng cách gia đình ông đã quảng đại công đức công trình 14 Đàng Thánh Giá đồ sộ cho trung tâm Thánh Mẫu quê hương của ông. Hôm nay, ông cũng hiện diện trong thánh lễ. Quả là phép lạ cho ông và gia đình, và cũng là phép lạ cho trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong, chúng ta cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa vì những điều kỳ diệu Ngài đã làm cho loài người và cách riêng cho cộng đoàn trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong.
Cuối thánh lễ, cha Phê-rô đại điện cho cha giám đốc trung tâm Thánh Mẫu và cộng đoàn Dân Chúa cám ơn đức cha Cosma, vị chủ chăn đáng kính của giáo phận. Trong khi đức cha đang phải đi đến các giáo xứ vùng sâu, vùng xa trong giáo phận để cử hành Năm Thánh. Hơn nữa, trong tư cách Đức cha tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngài đang phải bận rộn lo công tác trù bị cho đại hội Dân Chúa, nhưng với tấm lòng hiền phụ dành cho tất cả các thành phần Dân Chúa và với tấm lòng bác ái mục tử đầy yêu thương và không quên sót con chiên nào, đức cha vẫn sắp xếp và hy sinh thời gian và sức khỏe về trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong để cử hành nghi thức làm phép 14 Đàng Thánh Giá và dâng thánh lễ. Chúng con thật cảm động trước tình thương của đức cha dành cho chúng con.
Hôm nay, giờ phút này, tượng gỗ, tượng đá không chỉ còn là tượng nữa mà trở thành Tượng Thánh Giá, một biểu tượng linh thiêng để chúng con hằng ngày chiêm ngưỡng là suy ngắm, để chúng con tăng trưởng trong đức tin, đồng thời, trung tâm Thánh Mẫu cũng thêm linh thánh và sầm uất hơn, nơi hành hương có Thánh Mẫu của Thiên Chúa, có chặng Đàng Thánh Giá để khách hành hương sám hối và cùng với Mẹ đi hết chặng đường thánh giá của đời mình. Phúc cho ai nhìn lên Thánh Giá không phải chết bao giờ. Kết thúc thánh lễ, đức cha ban ơn toàn xá cho cộng đoàn phụng vụ. Hy vọng rằng từ đây trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong sẽ trở nên nơi hành hương sầm uất và đầy thiêng thánh trong và ngoài giáo phận.
Đan viện Benedictine Đức Bà trong Sa mạc ở New Mexicô
Sr Elizabeth Trần Kim Thoa, OSB
21:23 19/11/2010
Đan viện Benedictine Đức Bà (Our Lady of the Desert) ở cuối vùng bắc Tiểu bang New Mexico, trên đường cao tốc xuyên bang 64. Đi ngang qua một vùng núi rừng hoang vu không ai có thể tưởng tượng được là có một tấm bảng ghi dòng chữ “Monastery”. Khách đường xa ai cũng ngạc nhiên và muốn dừng chân để xem thực hư là gì. Tấm bảng được phép dựng lên cách đây vài tháng bên cạnh cây số 104. Ngôi nhà mobile home xuất hiện giữa núi rừng ghi tên “Monastery of Our Lady of the Desert” là sự ngạc nhiên của khách đi qua con đường hẻo lánh này.
Không những vậy, khi nghe câu chuyện kể về xuất xứ của ngôi đan viện còn là một ngạc nhiên hơn nữa. Có một điều là Tu viện này chưa hề được diễm phúc đón tiếp một người đồng hương Việt nam nào đi ngang qua để câu chuyện người viết đang kể được chia sẻ mặn nồng hơn qua ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Câu chuuyện là như thế này: Năm 1990, ở thành phố Abiquiu, NM, nơi mà Đan viện Chúa Ki-tô trong Sa mạc (Christ in the Desert) trở nên nổi danh qua phong cảnh đẹp và đời sống các đan sĩ chuyên niệm dấn thân, từ đó Đan viện thành lập thêm một chi nhánh đan viện phụ cho nữ tu với tên là Đan viện Benedictine Đức Bà.
Nhóm nữ tu này đã được Giáo hội hợp thức hóa vào năm 2000 để trở thành một đan viện, Our Lady of the Desert. Với sự phát triển, cộng đoàn có được 11 thành viên vào năm 2007. Trong đó có 5 người Mỹ, một người Guatemala và 5 người Việt nam.
Một cơ duyên đã đến và qua những bàn tay nhân ái của người Việt nam đã góp phần vào việc xây dựng công trình của Chúa trong vùng sa mạc này. Năm 2007, cộng đoàn nữ tu phải trả lại ngôi nhà đang ở cho đan viện nam, và phải chuyển đi nơi khác.
Vì là đan viện chiêm niệm, các nữ tu không có được nguồn cung cấp vững vàng, chỉ nhờ vào ân nhân giúp đỡ. Do vậy trước tình trạng tay trắng ra đi vào lúc đó là một nguy cơ làm mọi người âu tư. Nhìn thấy trách nhiệm của một nửa số thành viên là người Việt nam trong cộng đoàn, số chị em nữ tu Việt Nam cảm thấy phải làm điều gì đó để giúp một tay.
Các chị em nữ tu gốc Việt Nam đã chia nhau ra đi từng hai người một, đi đến các tiểu bang có người quen biết. Lên đường mà trong lòng chỉ có một niềm tin và với hy vọng là sẽ được gặp những người đồng hương thân yêu khắp nơi dù là chưa quen biết, chỉ có vậy thôi, vì rất hiếm hoi được có dịp đi ra ngoài! Còn việc giúp đỡ để xây đan viện thì các chị em nữ tu thật sự không dám nghĩ đến vì biết rằng tất cả người Việt nam mình ai cũng mang nặng gánh bên quê nhà.
Thú thật chị em nữ tu không ngờ là đã gặp được những người bà con thân yêu khắp nơi dù lả không ruột thịt, nhưng luôn mở rộng tình yêu và sự thương mến. Khi đi đến đâu hay ở đâu chị em cũng được đón tiếp và sẵn sàng giúp đỡ với tất cả tấm lòng quảng đại.
Trước lòng thương mến và sự rộng lượng của người đồng hương, nước mắt của chị em nữ tu đã không cầm lại được! cứ trào dâng lên... khi quí ông bà anh chị em mở túi, đưa tận tay nhũng đồng tiền quí giá mồ hôi nước mắt tìm được từ trên đất nước không phải của mình để giúp Đan viện. Sau hai tháng, với hai chuyến đi trên sáu tiểu bang, Chị em nữ tu đã mang về cho Đan viện được $130,000.00. Với số tiền đó, đan viện đã mua được căn nhà mobile home chia làm 8 phòng, hay được gọi theo ngôn ngữ đan tu là 8 “cell”, thiết kế đặc biệt để thích hợp với đời sống tĩnh lặng tu hành.
Hiện nay ngôi nhà được đặt chung với hai ngôi nhà cũ khác được những ân nhân người Mỹ dâng cúng để dùng làm nhà nguyện và nhà cơm. Tất cả làm thành một đan viện vì hằng ngày từ nơi đó Chị em nữ tu ca tụng Chúa và cầu nguyện cho mọi người khắp nơi.
Tấm lòng vàng của quí ân nhân cộng đoàn Việt nam ở khắp nơi đã làm cho sa mạc vang lên tiếng hát mỗi ngày. Thay mặt cho tất cả sinh linh, Chị em nữ tu Đan viện, và đặc biệt chị em đan tu Việt Nam xin cám ơn tấm lòng của quí vị ân nhân cộng đoàn Việt nam ở: California (Orange County); Oregon (Portland); Washington State (Seattle, Spokane); Florida (Tampa, Orlando, Petersburg); Texas ( Houston, Dallas, Corpus Christi) và quê nhà New Mexico ( Albuquerque), cùng quí ân nhân khắp nơi qua thư từ và liên lạc thường xuyên.
Sự dâng cúng và lòng quảng đại của người Việt nam là một động lực và yếu tố quan trọng xây dựng lên đan viện này. Các nữ tu luôn ghi nhớ sự giúp đỡ và công lao của tất cả những ai đã giúp cho từ một ngọn đồi hoang vu biến thành một tu viện nhỏ bé xinh đạp. Lịch sử Đan viện sẽ không bao giờ quên ghi nét sâu đậm với tâm tình biết ơn.
Qua những thăng trầm đổi theo thời gian và hoàn cảnh, đó là điều không thể tránh khỏi..., một số chị em đã chuyển đổi sang đan viện khácm hoặc đổi hướng đi. Hiện nay Đan viện còn một lại một nữ tu người Việt nam duy nhất cùng chia sẻ đời sống với 6 chị em khác, có 4 người Mỹ, 1 người Guatemala, 1 người Mexico. Các chị Việt nam khác có người chuyển sang cộng đoàn mới (Chi Maria Terexa Bạch Vân đang giúp các chi Biển Đức Việt nam mở cộng đoàn mới cho ơn gọi người Việt nam ở Sacramento, Califrnia), có người về lại gia đình. Hy vọng một ngày sẽ có thêm ơn gọi người Việt nam vào chia sẻ đời sống chiêm niện nơi đan viện này, trong căn nhà đầy ý nghĩa này để cùng hãnh diện là việc làm của người Việt nam đang sinh hoa kết quả cho Giáo hội.
Tuy là đang trên hành trình xây dựng nhưng Chị em vẫn giữ nhũng sinh hoạt đều đặn của một đan viện chiêm niệm Benedictine với truyền thống kinh nguyện 7 lần mỗi ngày và những sinh hoạt cộng đoàn cần thiết khác.
Một lần nữa Da9n viện xin chân thành cảm ơn tất cả quí vị ân nhân đã giúp đỡ chúng con. Xin Thiên chúa chúc lành cho quí vị và ban muôn ơn lành xuống trên gia đình và người thân của quí vị.
Đan viện Benedictine Đức Bà trong Sa mạc, New Mexico
www.ourladyofthedesert.org
Câu chuuyện là như thế này: Năm 1990, ở thành phố Abiquiu, NM, nơi mà Đan viện Chúa Ki-tô trong Sa mạc (Christ in the Desert) trở nên nổi danh qua phong cảnh đẹp và đời sống các đan sĩ chuyên niệm dấn thân, từ đó Đan viện thành lập thêm một chi nhánh đan viện phụ cho nữ tu với tên là Đan viện Benedictine Đức Bà.
Nhóm nữ tu này đã được Giáo hội hợp thức hóa vào năm 2000 để trở thành một đan viện, Our Lady of the Desert. Với sự phát triển, cộng đoàn có được 11 thành viên vào năm 2007. Trong đó có 5 người Mỹ, một người Guatemala và 5 người Việt nam.
Một cơ duyên đã đến và qua những bàn tay nhân ái của người Việt nam đã góp phần vào việc xây dựng công trình của Chúa trong vùng sa mạc này. Năm 2007, cộng đoàn nữ tu phải trả lại ngôi nhà đang ở cho đan viện nam, và phải chuyển đi nơi khác.
Vì là đan viện chiêm niệm, các nữ tu không có được nguồn cung cấp vững vàng, chỉ nhờ vào ân nhân giúp đỡ. Do vậy trước tình trạng tay trắng ra đi vào lúc đó là một nguy cơ làm mọi người âu tư. Nhìn thấy trách nhiệm của một nửa số thành viên là người Việt nam trong cộng đoàn, số chị em nữ tu Việt Nam cảm thấy phải làm điều gì đó để giúp một tay.
Các chị em nữ tu gốc Việt Nam đã chia nhau ra đi từng hai người một, đi đến các tiểu bang có người quen biết. Lên đường mà trong lòng chỉ có một niềm tin và với hy vọng là sẽ được gặp những người đồng hương thân yêu khắp nơi dù là chưa quen biết, chỉ có vậy thôi, vì rất hiếm hoi được có dịp đi ra ngoài! Còn việc giúp đỡ để xây đan viện thì các chị em nữ tu thật sự không dám nghĩ đến vì biết rằng tất cả người Việt nam mình ai cũng mang nặng gánh bên quê nhà.
Thú thật chị em nữ tu không ngờ là đã gặp được những người bà con thân yêu khắp nơi dù lả không ruột thịt, nhưng luôn mở rộng tình yêu và sự thương mến. Khi đi đến đâu hay ở đâu chị em cũng được đón tiếp và sẵn sàng giúp đỡ với tất cả tấm lòng quảng đại.
Trước lòng thương mến và sự rộng lượng của người đồng hương, nước mắt của chị em nữ tu đã không cầm lại được! cứ trào dâng lên... khi quí ông bà anh chị em mở túi, đưa tận tay nhũng đồng tiền quí giá mồ hôi nước mắt tìm được từ trên đất nước không phải của mình để giúp Đan viện. Sau hai tháng, với hai chuyến đi trên sáu tiểu bang, Chị em nữ tu đã mang về cho Đan viện được $130,000.00. Với số tiền đó, đan viện đã mua được căn nhà mobile home chia làm 8 phòng, hay được gọi theo ngôn ngữ đan tu là 8 “cell”, thiết kế đặc biệt để thích hợp với đời sống tĩnh lặng tu hành.
Hiện nay ngôi nhà được đặt chung với hai ngôi nhà cũ khác được những ân nhân người Mỹ dâng cúng để dùng làm nhà nguyện và nhà cơm. Tất cả làm thành một đan viện vì hằng ngày từ nơi đó Chị em nữ tu ca tụng Chúa và cầu nguyện cho mọi người khắp nơi.
Tấm lòng vàng của quí ân nhân cộng đoàn Việt nam ở khắp nơi đã làm cho sa mạc vang lên tiếng hát mỗi ngày. Thay mặt cho tất cả sinh linh, Chị em nữ tu Đan viện, và đặc biệt chị em đan tu Việt Nam xin cám ơn tấm lòng của quí vị ân nhân cộng đoàn Việt nam ở: California (Orange County); Oregon (Portland); Washington State (Seattle, Spokane); Florida (Tampa, Orlando, Petersburg); Texas ( Houston, Dallas, Corpus Christi) và quê nhà New Mexico ( Albuquerque), cùng quí ân nhân khắp nơi qua thư từ và liên lạc thường xuyên.
Sự dâng cúng và lòng quảng đại của người Việt nam là một động lực và yếu tố quan trọng xây dựng lên đan viện này. Các nữ tu luôn ghi nhớ sự giúp đỡ và công lao của tất cả những ai đã giúp cho từ một ngọn đồi hoang vu biến thành một tu viện nhỏ bé xinh đạp. Lịch sử Đan viện sẽ không bao giờ quên ghi nét sâu đậm với tâm tình biết ơn.
Qua những thăng trầm đổi theo thời gian và hoàn cảnh, đó là điều không thể tránh khỏi..., một số chị em đã chuyển đổi sang đan viện khácm hoặc đổi hướng đi. Hiện nay Đan viện còn một lại một nữ tu người Việt nam duy nhất cùng chia sẻ đời sống với 6 chị em khác, có 4 người Mỹ, 1 người Guatemala, 1 người Mexico. Các chị Việt nam khác có người chuyển sang cộng đoàn mới (Chi Maria Terexa Bạch Vân đang giúp các chi Biển Đức Việt nam mở cộng đoàn mới cho ơn gọi người Việt nam ở Sacramento, Califrnia), có người về lại gia đình. Hy vọng một ngày sẽ có thêm ơn gọi người Việt nam vào chia sẻ đời sống chiêm niện nơi đan viện này, trong căn nhà đầy ý nghĩa này để cùng hãnh diện là việc làm của người Việt nam đang sinh hoa kết quả cho Giáo hội.
Tuy là đang trên hành trình xây dựng nhưng Chị em vẫn giữ nhũng sinh hoạt đều đặn của một đan viện chiêm niệm Benedictine với truyền thống kinh nguyện 7 lần mỗi ngày và những sinh hoạt cộng đoàn cần thiết khác.
Một lần nữa Da9n viện xin chân thành cảm ơn tất cả quí vị ân nhân đã giúp đỡ chúng con. Xin Thiên chúa chúc lành cho quí vị và ban muôn ơn lành xuống trên gia đình và người thân của quí vị.
Đan viện Benedictine Đức Bà trong Sa mạc, New Mexico
www.ourladyofthedesert.org
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hoa Kỳ công bố báo cáo tự do tôn giáo hằng năm: Việt Nam vẫn được để ý
Đồng Nhân
09:16 19/11/2010
Hoa Thịnh Đốn, 18 Tháng 11 năm 2010 - "Tự do tôn giáo đang bị đe dọa ở nhiều nơi trên toàn cầu", Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton, người đã trình bày như thế trước Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế hàng năm.
Phần đầu của báo cáo đưa ra chi tiết tình trạng tự do tôn giáo tại 27 quốc gia, nhiều nơi ở Phi Châu, Á Châu và Trung Đông, bao gồm cả Cuba và Venezuela và quốc gia quen thuộc - Việt Nam. Phần thứ hai của báo cáo này nhấn mạnh những hành động của các quan chức chính phủ Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo và khuyến khích chính phủ các quốc gia có những bước đi tích cực để cải thiện điều kiện tự do tôn giáo tại các nước đặc biệt quan tâm (CPC), người ta không thấy có Việt Nam trong phần thứ hai nầy.
Sau đây là phần báo cáo về Việt Nam:
Hiến pháp quy định quyền tự do tín ngưỡng, thực hành tôn giáo, tuy nhiên, chính phủ vẫn còn hạn chế về các hoạt động tổ chức của nhiều nhóm tôn giáo. Tôn trọng tự do và thực hành tôn giáo được cải thiện trong một số ghi nhận, mặc dù vẫn còn có các vấn đề đáng chú ý, bao gồm việc một số quan chức chính quyền địa phương thường xuyên sách nhiễu và sử dụng quá nhiều lực lượng để chống lại các thành viên của các nhóm tôn giáo.
Ngoài ra còn có sự chậm trễ trong việc phê duyệt việc đăng ký của các cộng đồng người Tin Lành, cũng như có báo cáo là cộng đồng Tin lành ở một số khu vực bị quấy nhiễu. Chính phủ chưa chấp thuận một bản dịch Thánh Kinh sang tiếng H'mong, sau năm năm trời chờ đợi việc này. Chính phủ tiếp tục khuyến khích tham gia vào các phe phái không được công nhận của Phật giáo Hòa Hảo và Đạo Cao Đài, và họ tiếp tục theo dõi hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được họ công nhận.
Cũng có trường hợp chính phủ can dự vào, hoặc xử phạt bằng bạo lực đối với các thành viên của các nhóm tôn giáo. Bao gồm các cuộc tấn công vào cộng đồng Phật giáo Làng Mai tại Bát Nhã và phá huỷ một cây thánh giá trên lãnh thổ tranh chấp tại giáo xứ Đồng Chiêm. Có những báo cáo nói rằng, có sự xét xử nhẫn tâm đối với các tù nhân bị cáo buộc là hành động quá khích trong một cuộc biểu tình về sự xử lý giữa Giáo Hội Công Giáo và chính phủ trong việc giải tỏa một nghĩa trang ở giáo xứ Cồn Dầu.
Ngoài ra cũng có các lĩnh vực được cải thiện. Chính phủ cho phép mở rộng hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tại Vatican, trong một nỗ lực tiếp tục đối thoại theo hướng cải thiện. Vatican và Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một đại diện không thường trú cho Việt Nam, bước đầu tiên hướng tới quan hệ ngoại giao đầy đủ. Các cộng đồng mới được đăng ký tại nhiều nơi trong số 64 tỉnh, một nhóm tôn giáo mới và hai giáo phái Tin Lành được công nhận trên toàn quốc. Giáo hội Công giáo, các cộng đoàn Tin Lành và các nhóm tôn giáo nhỏ hơn khác được báo cáo rằng họ có sự cải thiện trong việc tụ họp và thờ phượng. Chính phủ cho phép vài nhóm tôn giáo được tổ chức các hoạt động tôn giáo quy mô trong cả nước, một số hoạt động có hơn 100.000 người tham gia.
Nguồn: www.state.gov/g/drl/rls/irf/2010/148659.htm
Phần đầu của báo cáo đưa ra chi tiết tình trạng tự do tôn giáo tại 27 quốc gia, nhiều nơi ở Phi Châu, Á Châu và Trung Đông, bao gồm cả Cuba và Venezuela và quốc gia quen thuộc - Việt Nam. Phần thứ hai của báo cáo này nhấn mạnh những hành động của các quan chức chính phủ Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo và khuyến khích chính phủ các quốc gia có những bước đi tích cực để cải thiện điều kiện tự do tôn giáo tại các nước đặc biệt quan tâm (CPC), người ta không thấy có Việt Nam trong phần thứ hai nầy.
Sau đây là phần báo cáo về Việt Nam:
Hiến pháp quy định quyền tự do tín ngưỡng, thực hành tôn giáo, tuy nhiên, chính phủ vẫn còn hạn chế về các hoạt động tổ chức của nhiều nhóm tôn giáo. Tôn trọng tự do và thực hành tôn giáo được cải thiện trong một số ghi nhận, mặc dù vẫn còn có các vấn đề đáng chú ý, bao gồm việc một số quan chức chính quyền địa phương thường xuyên sách nhiễu và sử dụng quá nhiều lực lượng để chống lại các thành viên của các nhóm tôn giáo.
Ngoài ra còn có sự chậm trễ trong việc phê duyệt việc đăng ký của các cộng đồng người Tin Lành, cũng như có báo cáo là cộng đồng Tin lành ở một số khu vực bị quấy nhiễu. Chính phủ chưa chấp thuận một bản dịch Thánh Kinh sang tiếng H'mong, sau năm năm trời chờ đợi việc này. Chính phủ tiếp tục khuyến khích tham gia vào các phe phái không được công nhận của Phật giáo Hòa Hảo và Đạo Cao Đài, và họ tiếp tục theo dõi hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được họ công nhận.
Cũng có trường hợp chính phủ can dự vào, hoặc xử phạt bằng bạo lực đối với các thành viên của các nhóm tôn giáo. Bao gồm các cuộc tấn công vào cộng đồng Phật giáo Làng Mai tại Bát Nhã và phá huỷ một cây thánh giá trên lãnh thổ tranh chấp tại giáo xứ Đồng Chiêm. Có những báo cáo nói rằng, có sự xét xử nhẫn tâm đối với các tù nhân bị cáo buộc là hành động quá khích trong một cuộc biểu tình về sự xử lý giữa Giáo Hội Công Giáo và chính phủ trong việc giải tỏa một nghĩa trang ở giáo xứ Cồn Dầu.
Ngoài ra cũng có các lĩnh vực được cải thiện. Chính phủ cho phép mở rộng hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tại Vatican, trong một nỗ lực tiếp tục đối thoại theo hướng cải thiện. Vatican và Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một đại diện không thường trú cho Việt Nam, bước đầu tiên hướng tới quan hệ ngoại giao đầy đủ. Các cộng đồng mới được đăng ký tại nhiều nơi trong số 64 tỉnh, một nhóm tôn giáo mới và hai giáo phái Tin Lành được công nhận trên toàn quốc. Giáo hội Công giáo, các cộng đoàn Tin Lành và các nhóm tôn giáo nhỏ hơn khác được báo cáo rằng họ có sự cải thiện trong việc tụ họp và thờ phượng. Chính phủ cho phép vài nhóm tôn giáo được tổ chức các hoạt động tôn giáo quy mô trong cả nước, một số hoạt động có hơn 100.000 người tham gia.
Nguồn: www.state.gov/g/drl/rls/irf/2010/148659.htm
Dân biểu Mỹ yêu cầu đưa thêm VN vào danh sách CPC
Việt Long / RFA
09:20 19/11/2010
WASHINGTON DC 18.11.2010 -- Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith vừa nhắc nhở bộ ngoại giao Hoa Kỳ hãy đưa thêm năm quốc gia, trong số đó có Việt Nam, vào danh sách những nước cần được quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo.
Thông cáo của văn phòng của vị dân biểu đứng hàng đầu về tranh đấu cho nhân quyền của Hạ viện Hoa Kỳ phổ biến vài giờ sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế tại Washington, lúc 2 giờ chiều thứ tư.
Đàn áp tôn giáo
Thông cáo viết rằng dân biểu Chris Smith tin rằng bộ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ sử dụng toàn bộ những công cụ đã được Quốc hội trao phó, và sẽ cân nhắc việc đưa Iraq, Nigeria, Pakistan, Turkmenistan và Việt Nam vào danh sách CPC, cùng với những nước khác đã có tên trong danh sách ấy.
Vị dân biểu nhấn mạnh rằng những mô tả của bản báo cáo năm nay về những tì vết trong hành động của Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo đã là căn cứ cho cho việc chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC.
Thông cáo viết tiếp: Chính quyền Việt Nam duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các tổ chức và các hoạt động tôn giáo. Bất kỳ hoạt động tôn giáo nào không được chính quyền địa phương hay trung ương cho phép đều gặp phải những đòi hỏi rắc rối về việc đăng ký, với sự trì trệ đáng kể. Nhân viên chính phủ và nhân viên công lực cũng thường liên can đến những hành vi bạo lực có hại cho tín đồ của nhiều tín ngưỡng.
Dân biểu Chris Smith tuyên bố qua thông cáo, rằng trong khung thời gian của bản báo cáo, nước Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực ở Việt Nam, kể cả sự đánh đập tàn bạo, cưỡng bách chối bỏ đức tin, và cái chết của nhiều tín đồ tôn giáo. Bạo lực do Nhà nước bảo trợ không thể là ghi dấu của sự tiến bộ.
Danh sách CPC gồm các quốc gia cần được quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo, hiện đang có tên các nước Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Á Rập Xê-Út, Sudan, và Uzbekistan.
Ủy hội của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề nghị bộ ngoại giao Mỹ đưa VN vào danh sách CPC, sau một loạt những hành động đàn áp tôn giáo bằng bạo lực và pháp luật độc đoán của nhà cầm quyền Việt Nam ở khắp nơi trên xứ sở Việt Nam, được báo cáo đầy đủ chi tiết trong bản báo cáo thường niên của bộ ngoại giao vừa phổ biến.
Từ những vụ nổi bật về hành động bạo lực của chính quyền như tại Đồng Chiêm, Làng Mai, Cồn Dầu, cho đến những vụ sách nhiễu tín đồ Tin lành ở vùng thương du tây bắc, ở Tây nguyên, những vụ chiếm đoạt và phá hủy tu viện Công giáo tại Nha Trang, phá chùa Cao Đài ở tỉnh Ninh Thuận, những vụ ngăn cản tín đồ giáo hội Hòa Hảo thuần túy hành lễ ở An giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần thơ, hay việc tín đồ GHPGVNTN không được đến chủa Giác Minh ở Đà Nẵng làm lễ Phật Đản, và tín đồ dự Phật đản ở hai chùa Giác Hoa và Liên Trì ở thành phố Hồ Chí Minh bị dọa dẫm, thẩm vấn sau khi lễ về...từng chi tiết của từng vụ đàn áp sách nhiễu tôn giáo nhiều ít trên khắp nước đều được ghi nhận và trình bày chi tiết trong văn bản phổ biến thường niên về vấn đề tự do tôn giáo tạo Việt Nam cùng nhiều nước khác. Việc Việt Nam không có ngày lễ tôn giáo nào cũng được trình báo.
Quyền cơ bản của con người
Chủ trì cuộc họp báo lúc chiều thứ tư tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố nguyên do và mục đích của việc công bố bản báo cáo thường niên về tự do tôn giáo trên toàn thế giới:
“Bộ Ngoại giao thực hiện bản báo cáo tổng quát về tình hình tự do tôn giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới vì tin rằng tự do tôn giáo vừa là một phần căn bản của quyền con người vừa là yếu tố cần thiết cho một xã hội ổn định, hoà bình và thịnh vượng. Đây không chỉ là quan điểm riêng của Hoa Kỳ mà là của các quốc gia và người dân trên thế giới, thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Nó được bảo đảm bằng luật pháp và hiến pháp của nhiều quốc gia, trong đó tại Hoa Kỳ tự do tôn giáo được xem là quyền tự do đầu tiên trong các quyền con người. Vì nước Mỹ muốn cho mọi người ở khắp mọi nơi được sống theo niềm tin của họ mà không có sự can thiệp của chính quyền và được chính quyền bảo vệ, nên Hoa Kỳ đã cảm thấy áy náy vì những gì đang xảy ra ở rất nhiều nơi.”
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh về vai trò và quan niệm của Hoa Kỳ khi hoàn thành bản báo cáo, và mục đích của bản báo cáo về tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
“Với bản báo cáo này, Hoa Kỳ không có ý làm quan tòa xem xét các nước khác và xem mình như một hình mẫu tuyệt hảo, mà chỉ tỏ sự quan tâm đến tự do tôn giáo. Hoa Kỳ đã làm hết sức để thi hành quyền tự do tôn giáo. Chúng tôi muốn nhìn thấy tự do tôn giáo trên toàn cầu. Nước Mỹ ủng hộ những người nam nữ dũng cảm trên toàn thế giới đã kiên trì thực hành niềm tin tôn giáo trong hoàn cảnh bị chống đối và bạo động. Tự do tôn giáo bắt đầu với tin ngưỡng riêng cũng như tập thể, nhưng không phải chỉ có thế, tự do tôn giáo còn bao gồm quyền được nuôi nấng và xây dựng cho con cái theo tín ngưỡng của mình, được chia sẻ niềm tin một cách ôn hoà với người khác, được xuất bản các tài liệu tôn giáo mà không bị kiểm soát, được thay đổi tôn giáo bằng lựa chọn, chứ không phải do ép buộc, và được quyền không có tôn giáo nào cả. Chúng ta đã từng thấy nhiều đóng góp có giá trị từ các cộng đồng tôn giáo trên toàn cầu trong việc chống lại đói nghèo, bệnh tật và thiếu công bằng.”
Tổng cộng 27 nước đề cập tới trong báo cáo năm nay của bộ ngoại giao, trong số đó có Việt Nam và các nước như Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Bắc Hàn, Cuba cùng một số quốc gia Trung Đông, Trung Á, Á Rập và châu Phi.
Song song với những chỉ trích đối với chính quyền các nước trong bản báo cáo, văn bản không quên nêu lên những điểm tích cực trong chính sách tôn giáo của các nước đó.
Việt Nam được ghi nhận vẫn tiếp tục thi hành sắc lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng năm 2004 và các nghị quyết bổ sung năm 2005. Trên mặt tích cực, chính quyền đã tạo dễ dàng cho việc xây dựng nhiều nhà thờ, nhà nguyện, chùa chiền, tu viện, học viện cho hằng ngàn chủng sinh, tu sinh, học tăng. Nhiều cộng đoàn tôn giáo được phép hoạt động chính thức, hai giáo hội Tin lành toàn quốc được công nhận. Sinh hoạt tôn giáo được tăng tiến hơn, tín đồ được tụ họp đông đảo ở một số nơi. Đặc biệt, các tôn giáo tổ chức được lễ hội lịch sử quy mô lớn, quy tụ hơn 100 ngàn người tham dự. Báo cáo không quên ghi nhận việc Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống GHPGVNTN, đã không bị ngăn cản khi đi Huế làm lễ Phật đản tại chùa Quốc Ân, và buổi thuyết pháp Phật đản của Ngài đã quy tụ 700 tín đồ.
Phụ tá bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, ông Michael Posner, là người thuyết trình trước báo chí về bản báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm nay.
Được hỏi về việc Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần được quan tâm về tự do tôn giáo, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ nói:
“Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế là một cơ quan tư vấn độc lập, đã nêu đề nghị đó. Bộ ngoại giao sẽ nghiên cứu và quyết định trong mấy tháng tới. Bản báo cáo này đã nhắc đến Việt Nam qua một số vấn đề. Tháng 12 này ông Posner sẽ sang Việt Nam để tái tục cuộc đối thoại song phương về nhân quyền đã diễn ra hồi tháng 10, và vấn đề liên quan đến danh sách CPC có thể được đề cập tới.”
Nguồn: www.rfa.org
Dân biểu Chris Smith |
Đàn áp tôn giáo
Thông cáo viết rằng dân biểu Chris Smith tin rằng bộ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ sử dụng toàn bộ những công cụ đã được Quốc hội trao phó, và sẽ cân nhắc việc đưa Iraq, Nigeria, Pakistan, Turkmenistan và Việt Nam vào danh sách CPC, cùng với những nước khác đã có tên trong danh sách ấy.
Vị dân biểu nhấn mạnh rằng những mô tả của bản báo cáo năm nay về những tì vết trong hành động của Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo đã là căn cứ cho cho việc chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC.
Thông cáo viết tiếp: Chính quyền Việt Nam duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các tổ chức và các hoạt động tôn giáo. Bất kỳ hoạt động tôn giáo nào không được chính quyền địa phương hay trung ương cho phép đều gặp phải những đòi hỏi rắc rối về việc đăng ký, với sự trì trệ đáng kể. Nhân viên chính phủ và nhân viên công lực cũng thường liên can đến những hành vi bạo lực có hại cho tín đồ của nhiều tín ngưỡng.
Dân biểu Chris Smith tuyên bố qua thông cáo, rằng trong khung thời gian của bản báo cáo, nước Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực ở Việt Nam, kể cả sự đánh đập tàn bạo, cưỡng bách chối bỏ đức tin, và cái chết của nhiều tín đồ tôn giáo. Bạo lực do Nhà nước bảo trợ không thể là ghi dấu của sự tiến bộ.
Danh sách CPC gồm các quốc gia cần được quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo, hiện đang có tên các nước Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Á Rập Xê-Út, Sudan, và Uzbekistan.
Ủy hội của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề nghị bộ ngoại giao Mỹ đưa VN vào danh sách CPC, sau một loạt những hành động đàn áp tôn giáo bằng bạo lực và pháp luật độc đoán của nhà cầm quyền Việt Nam ở khắp nơi trên xứ sở Việt Nam, được báo cáo đầy đủ chi tiết trong bản báo cáo thường niên của bộ ngoại giao vừa phổ biến.
Từ những vụ nổi bật về hành động bạo lực của chính quyền như tại Đồng Chiêm, Làng Mai, Cồn Dầu, cho đến những vụ sách nhiễu tín đồ Tin lành ở vùng thương du tây bắc, ở Tây nguyên, những vụ chiếm đoạt và phá hủy tu viện Công giáo tại Nha Trang, phá chùa Cao Đài ở tỉnh Ninh Thuận, những vụ ngăn cản tín đồ giáo hội Hòa Hảo thuần túy hành lễ ở An giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần thơ, hay việc tín đồ GHPGVNTN không được đến chủa Giác Minh ở Đà Nẵng làm lễ Phật Đản, và tín đồ dự Phật đản ở hai chùa Giác Hoa và Liên Trì ở thành phố Hồ Chí Minh bị dọa dẫm, thẩm vấn sau khi lễ về...từng chi tiết của từng vụ đàn áp sách nhiễu tôn giáo nhiều ít trên khắp nước đều được ghi nhận và trình bày chi tiết trong văn bản phổ biến thường niên về vấn đề tự do tôn giáo tạo Việt Nam cùng nhiều nước khác. Việc Việt Nam không có ngày lễ tôn giáo nào cũng được trình báo.
Quyền cơ bản của con người
Chủ trì cuộc họp báo lúc chiều thứ tư tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố nguyên do và mục đích của việc công bố bản báo cáo thường niên về tự do tôn giáo trên toàn thế giới:
“Bộ Ngoại giao thực hiện bản báo cáo tổng quát về tình hình tự do tôn giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới vì tin rằng tự do tôn giáo vừa là một phần căn bản của quyền con người vừa là yếu tố cần thiết cho một xã hội ổn định, hoà bình và thịnh vượng. Đây không chỉ là quan điểm riêng của Hoa Kỳ mà là của các quốc gia và người dân trên thế giới, thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Nó được bảo đảm bằng luật pháp và hiến pháp của nhiều quốc gia, trong đó tại Hoa Kỳ tự do tôn giáo được xem là quyền tự do đầu tiên trong các quyền con người. Vì nước Mỹ muốn cho mọi người ở khắp mọi nơi được sống theo niềm tin của họ mà không có sự can thiệp của chính quyền và được chính quyền bảo vệ, nên Hoa Kỳ đã cảm thấy áy náy vì những gì đang xảy ra ở rất nhiều nơi.”
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh về vai trò và quan niệm của Hoa Kỳ khi hoàn thành bản báo cáo, và mục đích của bản báo cáo về tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
“Với bản báo cáo này, Hoa Kỳ không có ý làm quan tòa xem xét các nước khác và xem mình như một hình mẫu tuyệt hảo, mà chỉ tỏ sự quan tâm đến tự do tôn giáo. Hoa Kỳ đã làm hết sức để thi hành quyền tự do tôn giáo. Chúng tôi muốn nhìn thấy tự do tôn giáo trên toàn cầu. Nước Mỹ ủng hộ những người nam nữ dũng cảm trên toàn thế giới đã kiên trì thực hành niềm tin tôn giáo trong hoàn cảnh bị chống đối và bạo động. Tự do tôn giáo bắt đầu với tin ngưỡng riêng cũng như tập thể, nhưng không phải chỉ có thế, tự do tôn giáo còn bao gồm quyền được nuôi nấng và xây dựng cho con cái theo tín ngưỡng của mình, được chia sẻ niềm tin một cách ôn hoà với người khác, được xuất bản các tài liệu tôn giáo mà không bị kiểm soát, được thay đổi tôn giáo bằng lựa chọn, chứ không phải do ép buộc, và được quyền không có tôn giáo nào cả. Chúng ta đã từng thấy nhiều đóng góp có giá trị từ các cộng đồng tôn giáo trên toàn cầu trong việc chống lại đói nghèo, bệnh tật và thiếu công bằng.”
Tổng cộng 27 nước đề cập tới trong báo cáo năm nay của bộ ngoại giao, trong số đó có Việt Nam và các nước như Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Bắc Hàn, Cuba cùng một số quốc gia Trung Đông, Trung Á, Á Rập và châu Phi.
Song song với những chỉ trích đối với chính quyền các nước trong bản báo cáo, văn bản không quên nêu lên những điểm tích cực trong chính sách tôn giáo của các nước đó.
Việt Nam được ghi nhận vẫn tiếp tục thi hành sắc lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng năm 2004 và các nghị quyết bổ sung năm 2005. Trên mặt tích cực, chính quyền đã tạo dễ dàng cho việc xây dựng nhiều nhà thờ, nhà nguyện, chùa chiền, tu viện, học viện cho hằng ngàn chủng sinh, tu sinh, học tăng. Nhiều cộng đoàn tôn giáo được phép hoạt động chính thức, hai giáo hội Tin lành toàn quốc được công nhận. Sinh hoạt tôn giáo được tăng tiến hơn, tín đồ được tụ họp đông đảo ở một số nơi. Đặc biệt, các tôn giáo tổ chức được lễ hội lịch sử quy mô lớn, quy tụ hơn 100 ngàn người tham dự. Báo cáo không quên ghi nhận việc Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống GHPGVNTN, đã không bị ngăn cản khi đi Huế làm lễ Phật đản tại chùa Quốc Ân, và buổi thuyết pháp Phật đản của Ngài đã quy tụ 700 tín đồ.
Phụ tá bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, ông Michael Posner, là người thuyết trình trước báo chí về bản báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm nay.
Được hỏi về việc Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần được quan tâm về tự do tôn giáo, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ nói:
“Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế là một cơ quan tư vấn độc lập, đã nêu đề nghị đó. Bộ ngoại giao sẽ nghiên cứu và quyết định trong mấy tháng tới. Bản báo cáo này đã nhắc đến Việt Nam qua một số vấn đề. Tháng 12 này ông Posner sẽ sang Việt Nam để tái tục cuộc đối thoại song phương về nhân quyền đã diễn ra hồi tháng 10, và vấn đề liên quan đến danh sách CPC có thể được đề cập tới.”
Nguồn: www.rfa.org
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khăn Choàng của Đức Mẹ Guadalupe
Bùi Hữu Thư
22:10 19/11/2010
Kính mời quý vị xem slideshow về những khám phá khoa học về Khăn Choàng của Đức Mẹ Guadalupe.
Xin bấm vào cái link dưới đây để tải xuống, rồi bấm "slideshow" và bấm "start fom the beginning".
Khăn Choàng của Đức Mẹ Guadalupe
Xin bấm vào cái link dưới đây để tải xuống, rồi bấm "slideshow" và bấm "start fom the beginning".
Khăn Choàng của Đức Mẹ Guadalupe
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Tên Thánh Việt Nam
Nguyễn Trung Tây, SVD
04:52 19/11/2010
Chuyện Bác Chuyện Em: Tên Thánh Việt Nam
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác gặp em ngoài đường cái. Mặt em hớn hở, miệng cười tươi. Bác mở miệng chào trước,
— Chào ông! Mới sáng sớm mà đã cắp ô đi đâu như thế?
Em gật đầu chào lại,
— Vâng, em chào bác! Chẳng dấu gì bác, em đang đi lên trình cụ…
Bác nghi ngờ,
— Ông đi đâu mà lại phải lên gặp cụ?
Em giải thích ngay,
— Ồ, cũng không có chuyện chi. Nhưng chuyện là như thế này, vợ em mới sanh…
Bác o tròn miệng, cắt ngang nhời,
— À, thôi hiểu rồi. Mà thím sinh cháu gái hay trai?
Em giơ ngón tay lên,
— Vâng, cám ơn Chúa, vợ em nó sinh thằng cu.
Bác chọc gậy mắm tôm,
— Hèn chi thấy mặt ông hớn hở cứ như lý trưởng vào mùa thuế. Thế là hết lo mất giống nhé.
Em vờ giận dỗi,
— Bác! Cứ là khéo vẽ chuyện.
Bác gân cổ cãi,
— Chứ chẳng phải. Bao lâu nay, thím cứ sinh toàn là cái, đã được thằng cu nào đâu…
Bác đổi đề tài,
— Mà thôi, vậy ông đã tính ngày nào rửa tội cho thằng cu chửa?
Em giải thích,
— Thì đấy, em đang trên đường tới gặp cụ xin cụ rửa tội cho cháu, Chúa Nhật tuần tới…
Em dừng lại,
— Có chuyện này, em đang tính nhờ bác…
Em giọng điệu gần xa,
— Em hy vọng bác không từ chối.
Bác hỏi lại,
— Gớm, có chuyện gì thì ông cứ nói đi. Khổ! Ông cứ vòng vo tam quốc khiến tôi tự nhiên lại đâm lo lo…
Được nhời của bác, em nói liền,
— Vâng, thì cũng đang tính nhờ bác làm bõ cho thằng cu…
Bác nói ngay,
— À, lại tưởng chuyện chi.
Bác nghĩ ngợi,
— Để tôi coi, Chúa Nhật tuần tới, mấy giờ thì rửa tội nhỉ?
Em nói ngay,
— Vâng, bốn giờ chiều.
Em ngọt giọng,
— Vâng, thì cũng thưa với bác, rửa tội xong thì cũng tầm chiều rồi, mình kéo về nhà em ăn mừng nhé.
Em khoe tài bà xã,
— Kỳ này vợ em trổ tài nấu món canh cua rau đay với đậu phộng rán chấm mắm tôm, đặc biệt có món thịt chó rựa mận nấu mẻ…
Bác lên giọng kịch,
— Chú chỉ được cái khéo miệng. Việc kinh hạt chưa xong thì cứ lôi chuyện bếp núc vào đây.
Bác hỏi tới,
— Đã đặt tên thánh cho con chửa?
Em đáp liền,
— Minh Tuấn, tên thánh Dũng Lạc. Nguyên văn trong sổ Gia Đình Công Giáo: Dũng Lạc Trần Minh Tuấn.
Bác há to miệng,
— Ơ! Ông lại cứ tinh vi…
Em gật đầu xác nhận,
— Vâng, Dũng Lạc Trần Minh Tuấn.
Bác thắc mắc,
— Ơ hay chửa? Sao không đặt Anrê Dũng Lạc.
Em hỏi vặn,
— Ơ! Tại sao cứ phải Anrê Dũng Lạc?
Bác ú ớ,
— Thì biết đâu đấy, thấy ai cũng cứ gọi thánh Anrê Dũng Lạc. Ai sao tôi vậy.
Em giải thích,
— Anrê là tên rửa tội của cha Dũng Lạc. Nhưng bây giờ ngài đã được phong thánh rồi, mình gọi thánh Dũng Lạc thôi cũng đã đủ.
Em hí hửng,
— Em nặn mãi mới ra được thằng cu, hy vọng mai nay lớn lên nó đi tu làm cha như thánh Dũng Lạc. Giờ lấy tên thánh Dũng Lạc đặt cho nó là hợp nhất.
Bác ngẫm nghĩ,
— Làm thầy bói mù đoán chơi chơi nhé. Cái con chị thằng Minh Tuấn chắc lại đặt tên thánh Việt Nam phải không, mà phải là Đê hẳn hòi rõ ràng...
Em gật đầu,
— Vâng, bác nói đúng! Tên đầy đủ trong sổ Rửa Tội là Đê Trần Mai Hương. Hồi đó em ở giáo xứ cha tây. Ngài cứ xuýt xoa vặn hỏi thánh Đê là thánh nào? Em lại phải nhờ cha Việt Nam góp cho mấy nhời. Em thấy hai người cứ xí xa xí xô với nhau một hồi, ông cha tây mới chịu viết vào trong Sổ Rửa Tội giáo xứ nguyên văn:
Tên Thánh: Đê
Họ và Tên: Trần Mai Hương
Rửa tội: Ngày 3 Tháng 3 Năm 2005.
Bác tiếp tục,
— Khỏi nói cũng biết mai này nếu thím sinh thêm thằng cu, dám lại đặt tên thánh là Thiện, phải không?
Em kết luận,
— Vâng. Thánh nào cũng là thánh. Nhưng em Việt Nam, em khoái thánh Việt Nam. Cứ tên thánh Việt Nam mà đặt.
www.nguyentrungtay.com
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác gặp em ngoài đường cái. Mặt em hớn hở, miệng cười tươi. Bác mở miệng chào trước,
— Chào ông! Mới sáng sớm mà đã cắp ô đi đâu như thế?
Em gật đầu chào lại,
— Vâng, em chào bác! Chẳng dấu gì bác, em đang đi lên trình cụ…
Bác nghi ngờ,
— Ông đi đâu mà lại phải lên gặp cụ?
Em giải thích ngay,
— Ồ, cũng không có chuyện chi. Nhưng chuyện là như thế này, vợ em mới sanh…
Bác o tròn miệng, cắt ngang nhời,
— À, thôi hiểu rồi. Mà thím sinh cháu gái hay trai?
Em giơ ngón tay lên,
— Vâng, cám ơn Chúa, vợ em nó sinh thằng cu.
Bác chọc gậy mắm tôm,
— Hèn chi thấy mặt ông hớn hở cứ như lý trưởng vào mùa thuế. Thế là hết lo mất giống nhé.
Em vờ giận dỗi,
— Bác! Cứ là khéo vẽ chuyện.
Bác gân cổ cãi,
— Chứ chẳng phải. Bao lâu nay, thím cứ sinh toàn là cái, đã được thằng cu nào đâu…
Bác đổi đề tài,
— Mà thôi, vậy ông đã tính ngày nào rửa tội cho thằng cu chửa?
Em giải thích,
— Thì đấy, em đang trên đường tới gặp cụ xin cụ rửa tội cho cháu, Chúa Nhật tuần tới…
Em dừng lại,
— Có chuyện này, em đang tính nhờ bác…
Em giọng điệu gần xa,
— Em hy vọng bác không từ chối.
Bác hỏi lại,
— Gớm, có chuyện gì thì ông cứ nói đi. Khổ! Ông cứ vòng vo tam quốc khiến tôi tự nhiên lại đâm lo lo…
Được nhời của bác, em nói liền,
— Vâng, thì cũng đang tính nhờ bác làm bõ cho thằng cu…
Bác nói ngay,
— À, lại tưởng chuyện chi.
Bác nghĩ ngợi,
— Để tôi coi, Chúa Nhật tuần tới, mấy giờ thì rửa tội nhỉ?
Em nói ngay,
— Vâng, bốn giờ chiều.
Em ngọt giọng,
— Vâng, thì cũng thưa với bác, rửa tội xong thì cũng tầm chiều rồi, mình kéo về nhà em ăn mừng nhé.
Em khoe tài bà xã,
— Kỳ này vợ em trổ tài nấu món canh cua rau đay với đậu phộng rán chấm mắm tôm, đặc biệt có món thịt chó rựa mận nấu mẻ…
Bác lên giọng kịch,
— Chú chỉ được cái khéo miệng. Việc kinh hạt chưa xong thì cứ lôi chuyện bếp núc vào đây.
Bác hỏi tới,
— Đã đặt tên thánh cho con chửa?
Em đáp liền,
— Minh Tuấn, tên thánh Dũng Lạc. Nguyên văn trong sổ Gia Đình Công Giáo: Dũng Lạc Trần Minh Tuấn.
Bác há to miệng,
— Ơ! Ông lại cứ tinh vi…
Em gật đầu xác nhận,
— Vâng, Dũng Lạc Trần Minh Tuấn.
Bác thắc mắc,
— Ơ hay chửa? Sao không đặt Anrê Dũng Lạc.
Em hỏi vặn,
— Ơ! Tại sao cứ phải Anrê Dũng Lạc?
Bác ú ớ,
— Thì biết đâu đấy, thấy ai cũng cứ gọi thánh Anrê Dũng Lạc. Ai sao tôi vậy.
Em giải thích,
— Anrê là tên rửa tội của cha Dũng Lạc. Nhưng bây giờ ngài đã được phong thánh rồi, mình gọi thánh Dũng Lạc thôi cũng đã đủ.
Em hí hửng,
— Em nặn mãi mới ra được thằng cu, hy vọng mai nay lớn lên nó đi tu làm cha như thánh Dũng Lạc. Giờ lấy tên thánh Dũng Lạc đặt cho nó là hợp nhất.
Bác ngẫm nghĩ,
— Làm thầy bói mù đoán chơi chơi nhé. Cái con chị thằng Minh Tuấn chắc lại đặt tên thánh Việt Nam phải không, mà phải là Đê hẳn hòi rõ ràng...
Em gật đầu,
— Vâng, bác nói đúng! Tên đầy đủ trong sổ Rửa Tội là Đê Trần Mai Hương. Hồi đó em ở giáo xứ cha tây. Ngài cứ xuýt xoa vặn hỏi thánh Đê là thánh nào? Em lại phải nhờ cha Việt Nam góp cho mấy nhời. Em thấy hai người cứ xí xa xí xô với nhau một hồi, ông cha tây mới chịu viết vào trong Sổ Rửa Tội giáo xứ nguyên văn:
Tên Thánh: Đê
Họ và Tên: Trần Mai Hương
Rửa tội: Ngày 3 Tháng 3 Năm 2005.
Bác tiếp tục,
— Khỏi nói cũng biết mai này nếu thím sinh thêm thằng cu, dám lại đặt tên thánh là Thiện, phải không?
Em kết luận,
— Vâng. Thánh nào cũng là thánh. Nhưng em Việt Nam, em khoái thánh Việt Nam. Cứ tên thánh Việt Nam mà đặt.
www.nguyentrungtay.com
Lời Tạ Ơn
Vọng Sinh
08:34 19/11/2010
Lời Tạ Ơn ! Xin dâng Lời Tạ Ơn.
Tạ Ơn Trời đã cho con vào đời
Cho làm người giữa tạo vật xinh tươi
Cho con hát vang ngợi khen Người!
Tạ Ơn Người cho trời cao vời vợi
Sáng tinh mơ mây trắng lững lờ trôi
Chú chim non véo von tập hót
Gío nhẹ rung nhịp theo như thật vui !
Tạ Ơn Trời cho Cha Mẹ trong đời
Bao Yêu Thương chăm sóc quên thân người
Có quản đâu bao giãi dầu mưa nắng
Chỉ mong sao con khôn lớn nên người.
Tạ Ơn Trời cho mái ấm tuyệt vời
Cho người con yêu suốt một đời
Cho người yêu con mãi không thôi
Cho đàn con thơ mãi nên người.
Tạ Ơn Trời bao mến thương đầy vơi
Bao anh em bạn hữu khắp nơi
Bao ủi an buồn vui cuộc sống
Bao sớt chia nâng đỡ cuộc đời.
Tạ Ơn Trời cho con làm con Chúa
Cho Niềm Tin, Đức Cậy, Mến dẫn đưa
Tình Yêu Chúa soi đường đời tăm tối
Sống Tin Yêu bỏ hết lối tà xưa.
Tạ Ơn Chúa giữa đất trời rực rỡ
Cho con say sưa bến bờ rộng mở
Tất cả những gì con có
Đều là do Chúa cho dư đầy.
Thành tâm qùi chắp đôi tay
Muôn đời Cảm Tạ ngày ngày Tri Ân
Cho con cuộc sống gian trần
Sống sao cho xứng Thiên Ân Phúc Trời !
Muôn Lời Tạ Ơn, Muôn muôn đời Tạ Ơn.
Tạ Ơn Trời đã cho con vào đời
Cho làm người giữa tạo vật xinh tươi
Cho con hát vang ngợi khen Người!
Tạ Ơn Người cho trời cao vời vợi
Sáng tinh mơ mây trắng lững lờ trôi
Chú chim non véo von tập hót
Gío nhẹ rung nhịp theo như thật vui !
Tạ Ơn Trời cho Cha Mẹ trong đời
Bao Yêu Thương chăm sóc quên thân người
Có quản đâu bao giãi dầu mưa nắng
Chỉ mong sao con khôn lớn nên người.
Tạ Ơn Trời cho mái ấm tuyệt vời
Cho người con yêu suốt một đời
Cho người yêu con mãi không thôi
Cho đàn con thơ mãi nên người.
Tạ Ơn Trời bao mến thương đầy vơi
Bao anh em bạn hữu khắp nơi
Bao ủi an buồn vui cuộc sống
Bao sớt chia nâng đỡ cuộc đời.
Tạ Ơn Trời cho con làm con Chúa
Cho Niềm Tin, Đức Cậy, Mến dẫn đưa
Tình Yêu Chúa soi đường đời tăm tối
Sống Tin Yêu bỏ hết lối tà xưa.
Tạ Ơn Chúa giữa đất trời rực rỡ
Cho con say sưa bến bờ rộng mở
Tất cả những gì con có
Đều là do Chúa cho dư đầy.
Thành tâm qùi chắp đôi tay
Muôn đời Cảm Tạ ngày ngày Tri Ân
Cho con cuộc sống gian trần
Sống sao cho xứng Thiên Ân Phúc Trời !
Muôn Lời Tạ Ơn, Muôn muôn đời Tạ Ơn.
Cảm nghiệm bí tích Hòa giải
Phan Du Sinh góp nhặt
16:42 19/11/2010
Ôi, đã bao nhiêu lần xưng tội mà lần này con cảm thấy rất lạ. Con đã cảm nghiệm tình thương của chúa trong bí tích hòa giải.
Trong những lần xưng tội trước (kể cả những dịp tĩnh tâm tháng hay tĩnh tâm năm), quả là một hình khổ cho con khi xét mình. Có lúc thì thấy những tội của mình nhưng lại sợ hãi không dám xưng và lấy lý do để bào chữa cho tội lỗi đó; có lúc lại thấy mình không có tội gì nên không muốn xưng, nhưng lại áy náy và lại phải xét mình loa qua để xưng cho xong chuyện. Mỗi lần tĩnh tâm năm con phải chuẩn bị trước cả mấy ngày lúc đó mới can đảm để xưng tội nhưng khi đến tòa giải tội con phải gồng mình lên và phải xin ơn Chúa Thánh Thần để con khỏi run, khỏi sợ hãi.
Nhưng lần này lại khác, chúng con không được biết trước ngày xưng tội, con cứ nghĩ rằng ngày thứ 6 hoặc thứ 7 mới xưng nên không chuẩn bị gì cả. Thế mà chiều ngày thứ 2 của tuần Linh thao, cha bảo là dành một buổi chiều để xét mình. Trong con lúc đó con cũng chẳng thấy gì là sợ hãi. Khi ngồi xét mình, con thấy rõ những tội con phạm từ lúc nhỏ cho tới giờ. Con đã ghi ra và xưng tội một cách nhẹ nhàng, cả những tội khiến con hổ thẹn mà từ trước tới nay con không dám xưng. Lại nữa một điều làm con ngạc nhiên hơn nữa là khi xưng, con đã chuẩn bị tâm lý để trả lời những câu hỏi của cha về những tội đó, nhưng cha lại không hỏi gì. Con chờ đợi trong nỗi sợ hãi nhưng lại cảm thấy hết sức nhẹ nhàng vì những lời khuyên đầy thánh thiện của cha. Lúc đó con đã cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong tòa giải tội.
Chính Chúa đã tha thứ cho con và Ngài đã quên hết tất cả dù con là một người xấu xa tội lỗi. Ngài đã đón nhận con như một người con đi hoang mới trở về. Ngài an ủi vỗ về con. Còn con, sau khi đã nhận được sự tha thứ của Chúa, con cũng không khóc được. Nhìn mọi người xung quanh ai cũng khóc, con cảm thấy xấu hổ với chị em, xấu hổ với Chúa. Con tự nhủ: Chúa ơi tại sao con lại không khóc được, có phải con chưa cảm nhận được sự đau khổ của Chúa không? Nhưng Chúa cũng không trả lời. Chúa vẫn làm thinh. Và điều đó làm con áy náy. Con đã đến gặp cha và cha bảo với con rằng: “Đó là Chúa đã ban cho con niềm vui, niềm vui còn cao cả hơn nỗi buồn”. Con phải cảm ơn Chúa chứ!” Thế là mọi áy náy của con được giải tỏa.
Nhiều khi trong cuộc sống, Chúa ban cho con ân huệ nhưng con chẳng nhận ra. Con còn phàn nàn Chúa. Bây giờ con đã nhận ra rằng: “Được xưng thú tội lỗi là một ân huệ”
Con tạ ơn Chúa.
Trong những lần xưng tội trước (kể cả những dịp tĩnh tâm tháng hay tĩnh tâm năm), quả là một hình khổ cho con khi xét mình. Có lúc thì thấy những tội của mình nhưng lại sợ hãi không dám xưng và lấy lý do để bào chữa cho tội lỗi đó; có lúc lại thấy mình không có tội gì nên không muốn xưng, nhưng lại áy náy và lại phải xét mình loa qua để xưng cho xong chuyện. Mỗi lần tĩnh tâm năm con phải chuẩn bị trước cả mấy ngày lúc đó mới can đảm để xưng tội nhưng khi đến tòa giải tội con phải gồng mình lên và phải xin ơn Chúa Thánh Thần để con khỏi run, khỏi sợ hãi.
Nhưng lần này lại khác, chúng con không được biết trước ngày xưng tội, con cứ nghĩ rằng ngày thứ 6 hoặc thứ 7 mới xưng nên không chuẩn bị gì cả. Thế mà chiều ngày thứ 2 của tuần Linh thao, cha bảo là dành một buổi chiều để xét mình. Trong con lúc đó con cũng chẳng thấy gì là sợ hãi. Khi ngồi xét mình, con thấy rõ những tội con phạm từ lúc nhỏ cho tới giờ. Con đã ghi ra và xưng tội một cách nhẹ nhàng, cả những tội khiến con hổ thẹn mà từ trước tới nay con không dám xưng. Lại nữa một điều làm con ngạc nhiên hơn nữa là khi xưng, con đã chuẩn bị tâm lý để trả lời những câu hỏi của cha về những tội đó, nhưng cha lại không hỏi gì. Con chờ đợi trong nỗi sợ hãi nhưng lại cảm thấy hết sức nhẹ nhàng vì những lời khuyên đầy thánh thiện của cha. Lúc đó con đã cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong tòa giải tội.
Chính Chúa đã tha thứ cho con và Ngài đã quên hết tất cả dù con là một người xấu xa tội lỗi. Ngài đã đón nhận con như một người con đi hoang mới trở về. Ngài an ủi vỗ về con. Còn con, sau khi đã nhận được sự tha thứ của Chúa, con cũng không khóc được. Nhìn mọi người xung quanh ai cũng khóc, con cảm thấy xấu hổ với chị em, xấu hổ với Chúa. Con tự nhủ: Chúa ơi tại sao con lại không khóc được, có phải con chưa cảm nhận được sự đau khổ của Chúa không? Nhưng Chúa cũng không trả lời. Chúa vẫn làm thinh. Và điều đó làm con áy náy. Con đã đến gặp cha và cha bảo với con rằng: “Đó là Chúa đã ban cho con niềm vui, niềm vui còn cao cả hơn nỗi buồn”. Con phải cảm ơn Chúa chứ!” Thế là mọi áy náy của con được giải tỏa.
Nhiều khi trong cuộc sống, Chúa ban cho con ân huệ nhưng con chẳng nhận ra. Con còn phàn nàn Chúa. Bây giờ con đã nhận ra rằng: “Được xưng thú tội lỗi là một ân huệ”
Con tạ ơn Chúa.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Công Viên Thu Vắng
Phạm Tuấn Anh
10:37 19/11/2010
CÔNG VIÊN THU VẮNG
Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
Dẫu có xa nhau - dẫu muộn màng
Ngậm ngùi nhặt lá đếm thu sang
Cửa hồng đã khép - tình chôn chặt
Xin mãi yêu em - dẫu lỡ làng!
(Trích thơ Nguyễn Khánh Chân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)
Dẫu có xa nhau - dẫu muộn màng
Ngậm ngùi nhặt lá đếm thu sang
Cửa hồng đã khép - tình chôn chặt
Xin mãi yêu em - dẫu lỡ làng!
(Trích thơ Nguyễn Khánh Chân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n