Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu: Cảnh sát tình cờ phát hiện âm mưu đánh bom tự sát một thánh lễ sáng
Đặng Tự Do
04:06 19/11/2016
Cảnh sát ở Maiduguri, Nigeria, tình cờ phát hiện âm mưu đánh bom tự sát nhằm giết hại anh chị em giáo dân Công Giáo đang dự một thánh lễ vào sáng thứ Sáu 18/11/2016. The Nation, là tờ báo hàng đầu của Nigeria, đã cho biết như trên.
Maiduguri là một thành phố ở phía đông bắc Nigeria. Nơi đây đã là trung tâm hoạt động của tổ chức khủng bố thánh chiến Hồi Giáo Boko Haram. Ngôi nhà thờ suýt bị đánh bom là nhà thờ St. Hilary nằm ngay bên cạnh Tòa Giám Mục Maiduguri.
Ba tên khủng bố đeo bom tự sát trong người gồm một nam và hai nữ đang mưu tính vào bên trong nhà thờ thì bị các cảnh sát viên canh gác trong khu vực chận lại. Một nữ tặc khủng bố cho nổ bom trên người mình. Quả bom phát nổ giết chết cô ta và một tên khủng bố nam giới đi cùng. Nữ tặc khủng bố còn lại bị bắt tại trận.
Linh mục chánh xứ nói:
“Chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn lắc lư toàn bộ tòa nhà của chúng tôi. Tôi nghĩ chúng tôi đang bị Boko Haram tấn công. Mãi đến một hồi tôi mới phát hiện ra các tên khủng bố đã nổ bom tự sát tại trạm kiểm soát. Tạ ơn Đức Mẹ che chở cho chúng tôi.”
Không có cảnh sát viên nào thiệt mạng trong vụ nổ này.
Maiduguri là một thành phố ở phía đông bắc Nigeria. Nơi đây đã là trung tâm hoạt động của tổ chức khủng bố thánh chiến Hồi Giáo Boko Haram. Ngôi nhà thờ suýt bị đánh bom là nhà thờ St. Hilary nằm ngay bên cạnh Tòa Giám Mục Maiduguri.
Ba tên khủng bố đeo bom tự sát trong người gồm một nam và hai nữ đang mưu tính vào bên trong nhà thờ thì bị các cảnh sát viên canh gác trong khu vực chận lại. Một nữ tặc khủng bố cho nổ bom trên người mình. Quả bom phát nổ giết chết cô ta và một tên khủng bố nam giới đi cùng. Nữ tặc khủng bố còn lại bị bắt tại trận.
Linh mục chánh xứ nói:
“Chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn lắc lư toàn bộ tòa nhà của chúng tôi. Tôi nghĩ chúng tôi đang bị Boko Haram tấn công. Mãi đến một hồi tôi mới phát hiện ra các tên khủng bố đã nổ bom tự sát tại trạm kiểm soát. Tạ ơn Đức Mẹ che chở cho chúng tôi.”
Không có cảnh sát viên nào thiệt mạng trong vụ nổ này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo sở Pleibong, giáo phận Kontum mừng lễ Kitô Vua
Người Giồng Trôm
10:30 19/11/2016
GIÁO SỞ PLEIBONG (GP KONTUM) MỪNG LỄ KITÔ VUA
Hoà cùng với Giáo Hội trong niềm vui kết thúc Năm Phụng Vụ, Giáo Sở PleiBong đã dâng Thánh Lễ mừng kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Thánh Lễ mừng kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ hôm nay cùng với tâm tình Tạ ơn Chúa vì một mùa tốt đẹp cũng như dâng lên Chúa mùa mới trong năm.
Xem Hình
Hôm nay, làng PleiBong vui hơn mọi ngày không chỉ vì lý do là Đại Lễ mà còn có sự hiện diện của đoàn hành hương Đức Mẹ Măng Đen do Cha Tôma A. Phạm Phú Lộc làm trưởng đoàn. Được biết sau khi viếng Đức Mẹ Măng Đen, đoàn hành hương ghé lại Giáo Sở PleiBong để chia sẻ niềm vui với Giáo Sở. Trong khi đó 2 xe khác cùng đi với đoàn đến địa điểm truyền giáo khác cũng do quý Cha DCCT phụ trách.
Từ rất sớm, anh chị em dân tộc Bana ở quanh các làng đã trở về với PleiBong để chuẩn bị cho Thánh Lễ chiều tối hôm nay.
Thánh Lễ chiều tối nay do Cha Vinh Sơn Liêm Nguyễn Trường Chính (phụ trách Giáo Sở) chủ tế. Cùng đồng tế với Cha Vinh Sơn Liêm có Cha Tôma A. Phạm Phú Lộc và Cha Giuse Đinh Văn Cao (Phụ trách nhà nội trú các em dân tộc).
Được biết sau khi trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, làng PleiBong ngày một phát triển về tinh thần cũng như vật chất. Làng PleiBong khởi đi từ năm 1987 với hai anh chị tên Phúc trở lại đạo. Từ đó đến nay, cộng đoàn PleiBong phát triển khá mạnh cho đến nay được khoảng 1400 giáo dân trên tổng số hơn 7000 người hiện diện trên mảnh đất thân thương này.
Những vị tiền nhiệm như Cha Huỳnh, Cha Công, Cha Cao và giờ đến Cha Vinh Sơn Liêm Nguyễn Trường Chính cũng đã cố gắng hết sức mình để tôn tạo, giữ gìn PleiBong phát triển như Thánh Ý Chúa muốn.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Vinh Sơn Liêm ngỏ lời chào đón đoàn hành hương cũng như nói lên ý nghĩa của Thánh Lễ tạ ơn đặc biệt hôm nay.
Lời ngỏ của Cha Chủ tế khép lại và vũ điệu cồng chiên nổi lên thật tuyệt vời trong nghi thức sám hối. Nghi thức sám hối kèm theo sau đó là Kinh Vinh Danh thật hoành tráng. Phải nói rằng bộ lễ của anh chị em dân tộc thiểu số vùng Gia Lai – Kontum đã đánh động lòng người. Nghi thức dù dài hơn nhưng diễn ra trong bầu khí rất long trọng, kèm theo đó là tiếng cồng chiêng nên không gây mệt mỏi mà đưa tâm hồn của mọi người lên thật gần Chúa.
Trong bài chia sẻ, Cha Toma A. Phạm Phú Lộc nói bằng tiếng Kinh, Cha Giuse Đinh Văn Cao làm thông dịch viên qua tiếng Bana cho anh chị em trong làng được hiểu.
Cha Toma A. chia sẻ cộng đoàn về ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay. Cha mời gọi dân làng cùng nhau tạ ơn Chúa cũng như xin Chúa tiếp tục gìn giữ công ăn việc làm của cộng đoàn.
Thánh Lễ kết thúc trong bầu khí trang nghiêm. Một cơn mưa hồng ân vừa tuôn xuống khi Phép Lành cuối Lễ được trao ban. Mọi người vẫn giữ bầu khí trang nghiêm dù rằng trong Thánh Lễ có đôi lần Trời “nhỏ lệ”.
Phải nói rằng Chúa đã gìn giữ cho Thánh Lễ hôm nay thật trang nghiêm và sốt sắng. Được biết quá trưa thì nhà thờ H’Ra cách đó non kém hai chục cây số đã có cơn mưa thật lớn. Đoàn 2 xe ở H’Ra cũng như quý Cha rất lo lắng cho buổi chiều hôm nay ở PleiBong như mọi chuyện diễn ra hết sức tốt đẹp vì trời không mưa.
Cơn mưa dứt, mọi người lại quy tụ nhau trước Cây Nêu – nơi tổ chức cúng Yang theo văn hoá của anh chị em dân tộc thiểu số.
Được biết ngày hôm nay, dân làng cúng Yang vì đã cho mùa màng, thời tiết, sức khoẻ được tốt nhưng từ ngày các cha về đây truyền giáo dã hướng dẫn cho dân biết rằng chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng toàn năng và ban mọi ơn lành trên cả các làng. Dù rằng dạy cho dân tất cả là Chúa nhưng cũng không quên giữ những truyền thống vốn có của anh chị em dân tộc Bana.
Chương trình múa Xoang theo văn hoá Bana này diễn ra cho đến tận sáng bởi hôm nay là ngày vui lớn của dân làng.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ muôn hồng ân trên cha quản nhiệm Giáo Sở cũng như bà con trong làng. Xin Chúa cho bà con dân làng được đủ ăn đủ mặc và cất đi nỗi khốn khó về vật chất, văn hoá mà người dân thiểu số dang gánh chịu.
Hoà cùng với Giáo Hội trong niềm vui kết thúc Năm Phụng Vụ, Giáo Sở PleiBong đã dâng Thánh Lễ mừng kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Thánh Lễ mừng kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ hôm nay cùng với tâm tình Tạ ơn Chúa vì một mùa tốt đẹp cũng như dâng lên Chúa mùa mới trong năm.
Xem Hình
Hôm nay, làng PleiBong vui hơn mọi ngày không chỉ vì lý do là Đại Lễ mà còn có sự hiện diện của đoàn hành hương Đức Mẹ Măng Đen do Cha Tôma A. Phạm Phú Lộc làm trưởng đoàn. Được biết sau khi viếng Đức Mẹ Măng Đen, đoàn hành hương ghé lại Giáo Sở PleiBong để chia sẻ niềm vui với Giáo Sở. Trong khi đó 2 xe khác cùng đi với đoàn đến địa điểm truyền giáo khác cũng do quý Cha DCCT phụ trách.
Từ rất sớm, anh chị em dân tộc Bana ở quanh các làng đã trở về với PleiBong để chuẩn bị cho Thánh Lễ chiều tối hôm nay.
Thánh Lễ chiều tối nay do Cha Vinh Sơn Liêm Nguyễn Trường Chính (phụ trách Giáo Sở) chủ tế. Cùng đồng tế với Cha Vinh Sơn Liêm có Cha Tôma A. Phạm Phú Lộc và Cha Giuse Đinh Văn Cao (Phụ trách nhà nội trú các em dân tộc).
Được biết sau khi trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, làng PleiBong ngày một phát triển về tinh thần cũng như vật chất. Làng PleiBong khởi đi từ năm 1987 với hai anh chị tên Phúc trở lại đạo. Từ đó đến nay, cộng đoàn PleiBong phát triển khá mạnh cho đến nay được khoảng 1400 giáo dân trên tổng số hơn 7000 người hiện diện trên mảnh đất thân thương này.
Những vị tiền nhiệm như Cha Huỳnh, Cha Công, Cha Cao và giờ đến Cha Vinh Sơn Liêm Nguyễn Trường Chính cũng đã cố gắng hết sức mình để tôn tạo, giữ gìn PleiBong phát triển như Thánh Ý Chúa muốn.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Vinh Sơn Liêm ngỏ lời chào đón đoàn hành hương cũng như nói lên ý nghĩa của Thánh Lễ tạ ơn đặc biệt hôm nay.
Lời ngỏ của Cha Chủ tế khép lại và vũ điệu cồng chiên nổi lên thật tuyệt vời trong nghi thức sám hối. Nghi thức sám hối kèm theo sau đó là Kinh Vinh Danh thật hoành tráng. Phải nói rằng bộ lễ của anh chị em dân tộc thiểu số vùng Gia Lai – Kontum đã đánh động lòng người. Nghi thức dù dài hơn nhưng diễn ra trong bầu khí rất long trọng, kèm theo đó là tiếng cồng chiêng nên không gây mệt mỏi mà đưa tâm hồn của mọi người lên thật gần Chúa.
Trong bài chia sẻ, Cha Toma A. Phạm Phú Lộc nói bằng tiếng Kinh, Cha Giuse Đinh Văn Cao làm thông dịch viên qua tiếng Bana cho anh chị em trong làng được hiểu.
Cha Toma A. chia sẻ cộng đoàn về ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay. Cha mời gọi dân làng cùng nhau tạ ơn Chúa cũng như xin Chúa tiếp tục gìn giữ công ăn việc làm của cộng đoàn.
Thánh Lễ kết thúc trong bầu khí trang nghiêm. Một cơn mưa hồng ân vừa tuôn xuống khi Phép Lành cuối Lễ được trao ban. Mọi người vẫn giữ bầu khí trang nghiêm dù rằng trong Thánh Lễ có đôi lần Trời “nhỏ lệ”.
Phải nói rằng Chúa đã gìn giữ cho Thánh Lễ hôm nay thật trang nghiêm và sốt sắng. Được biết quá trưa thì nhà thờ H’Ra cách đó non kém hai chục cây số đã có cơn mưa thật lớn. Đoàn 2 xe ở H’Ra cũng như quý Cha rất lo lắng cho buổi chiều hôm nay ở PleiBong như mọi chuyện diễn ra hết sức tốt đẹp vì trời không mưa.
Cơn mưa dứt, mọi người lại quy tụ nhau trước Cây Nêu – nơi tổ chức cúng Yang theo văn hoá của anh chị em dân tộc thiểu số.
Được biết ngày hôm nay, dân làng cúng Yang vì đã cho mùa màng, thời tiết, sức khoẻ được tốt nhưng từ ngày các cha về đây truyền giáo dã hướng dẫn cho dân biết rằng chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng toàn năng và ban mọi ơn lành trên cả các làng. Dù rằng dạy cho dân tất cả là Chúa nhưng cũng không quên giữ những truyền thống vốn có của anh chị em dân tộc Bana.
Chương trình múa Xoang theo văn hoá Bana này diễn ra cho đến tận sáng bởi hôm nay là ngày vui lớn của dân làng.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ muôn hồng ân trên cha quản nhiệm Giáo Sở cũng như bà con trong làng. Xin Chúa cho bà con dân làng được đủ ăn đủ mặc và cất đi nỗi khốn khó về vật chất, văn hoá mà người dân thiểu số dang gánh chịu.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam đi về đâu ?
Bảo Giang
10:40 19/11/2016
Việt Minh lập hội tiêu Công Lý,
Cộng sản kết bè triệt Tự Do!
Đó là con đường bi đát mà Việt cộng đang dẫn dân ta đi. Đích đến là nô lệ, thần phục ngoại bang TC. Đất còn, tên có thể vẫn còn, nhưng Hồn Việt đã mất! Ngày ấy không còn xa, cái may là đoạn cuối có hai ngã rẽ cho người Việt Nam lựa chọn:
1. Cúi đầu tùng phục cộng sản và để chúng dẫn vào vòng nô lệ cho TC.
2. Cùng đứng lên, tìm lại cuộc sống trong Tự Do cho bản thân, cho gia đình và xây dựng nền Độc Lập cho Tổ Quốc.
Lịch sử Hoa Kỳ đang bước vào một chương mới. Chương này, như có sẵn theo một định luật: Cứ mỗi 8 năm, nó lại bước vào một cung bậc khác. Chữ khác ở đây là nói đến sự thay đổi trong cách đi, cách đứng, cách ứng sử để Hoa Kỳ có thể tiến theo một hướng mới, hoàn toàn khác với lối mòn của 8 năm đã qua. Sự thay đổi này thường bắt đầu bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc .
Việc đổi mới này hoàn toàn khác với lối “tầm ngưu” của tập đoàn cộng sản tại VN. Đã 75 năm qua rồi, và nếu cộng sản còn tồn tại thêm bao lâu. Dù là vài ba ngày, hay năm, bảy năm nữa, nó vẫn chỉ như cái đàn có một giây sắt rỉ. Ngày qua ngày ò, í, e… với cung bậc gian trá, lừa dối, không tài nào thay đổi. Ở đó, khung lãnh đạo, một mặt dắt díu nhau đi ăn xin và rỉa rói, đục khoét tài sản của đất nưóc. Kế đến, khung hành sự là một tập đoàn đầu trơ mặt bóng tạo ra muôn kiểu nói, loạn ngữ trong gian trá để lừa nhau và bịp lừa công chúng. Ngoài ra không có bất cứ một thứ gì khác, khá hơn. Nghĩa là chúng tiếp tục thi nhau kéo gân cổ lên để nhai lại điệp khúc mà Hồ chí Minh đã thuổng ở trong hiến pháp của Hoa Kỳ là:“Chính quyền của Dân, do Dân và vì Dân” (The Government for People By People and Of the People). Nhưng thực ra chẳng có gì là của dân, cho dân và vì dân. Trái lại, tất cả là của đảng, do đảng và vì đảng viên!
Sở dĩ có tình trạng này là vì dù có cóp nhặt, chép lại được tư tưởng của người khác, bản thể của những con chuột nhắt không khả dĩ hiểu được tinh hoa, và sự kỳ diệu trong câu nói của con người. Bởi lẽ, tự bản thân chúng không có lực để tự sống. Chúng, phần thì nương nhờ vào túi gạo của TC như Lê chiêu Thống xưa. Phần khác thì rúc rỉa theo lai quần của dân chúng mà mưu sinh. Đánh gía về tập thể này, ông Ngô đình Nhu đã nói toạc ra sự thật cách đây hơn 60 năm trước là: “Giả sử Bắc Việt chiếm được Miền Nam thì việc Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian”.( Ngô đình Nhu, Chính đề Việt Nam). Điều ấy có nghĩa là: Việt cộng chỉ là một tập đoàn nô lệ, kẻ chư hầu của TC. Đó chỉ là tập thể cõng rắn cắn gà nhà mà thôi. Sự thật thế nào?
I. Việc cắt đất đổi gạo, hay văn tự bán nước gía bao nhiêu?
Ai cũng bảo máu của con người là vô giá. Lại càng không thể đếm, không thể trả được khi nó đổ ra để bảo vệ mảnh đất của quê hương. Bởi vì đó là gía của Tự Do, của Độc Lập và Công Lý. Với chúng ta là thế. Nhưng dưới tãm măt cộng sản nó trở nên mạt hạng, rẻ rúng không đáng mấy đồng Nhân Dân tệ! Đó là lý do để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Làm rồi Hoàng Sa, Trường Sa… chỉ còn là những hoài niệm, không hình!
Theo như báo chí của CS còn ghi lại, thời gian trước 1940, Hồ Quang, cũng gọi là Hồ chí Minh thường đi lại, ở bên Tàu và lấy vợ Tàu. Tuy nhiên, vào đầu năm 1950, vì tình hình chiến sự và sinh hoạt của CS, Hồ Chí Minh trong vai chủ tịch nước đã phải sang Bắc Kinh cầu viện. Nếu xét về hành trình và lý do của chuyến đi, Hồ chí Minh là người thứ hai trong lịch sử sau Lê chiêu Thống, ở cương vị nguyên thủ, bị thất thế, phải đích thân chạy sang Tàu cầu cứu. Nhưng về mặt đảng, Y là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc. Y phải có nhiệm vụ về sinh hoạt và tường trình các hoạt động của tổ chức với đảng CS/TQ. Từ đó, chuyện đi xin ăn và việc bán nước của Hồ chí Minh đã trải qua những giai đoạn sau:
1. Thời kỳ trước năm 1958.
Theo hai tác giả, Mai thái Lĩnh và Trương nhân Tuấn, Hồ chí Minh đã dâng những phần đất của Việt Nam cho TC như sau: “Năm 1953, HCM nhượng khu Trà Mần và Suối Lũng, huyện Bảo Lạc thuộc Cao Bằng, tại cột mốc biên giới số 136-137cho TC. Năm 1955-1956, Hà Nội nhờ Trung Quốc in lại bản đồ Việt Nam. Nhân dịp này, TC đã sửa lại ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng... Đến 1956, Hồ Chí Minh thuận cho Trung Cộng phá bỏ ba cột mốc số 25, 26, 27. Kế đến, nhượng xã Khẳm Khau thuộc tỉnh Lạng Sơn và TC thừa cơ phá bỏ hai cột mốc biên giới số 17-19.
Năm 1957, Hồ nhượng quặng mõ than chì từ thị trấn Ái Ðiểm, Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn, đến xã Bình Mãng và xã Sóc Giang, tỉnh Cao Bằng cho TC. Từ đây TC “phá hủy thêm hai cột mốc biên giới số 43-114, và khu vực Phia Un hai cột mốc số 94-95 thuộc huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng. Rồi bốn cột mốc số 136, 41, 42, và 43 thuộc tỉnh Lạng Sơn, chiều dài 2,5 km, diện tích gần 1.000 héc ta đã hoà tan vào đất Hán. Ở khu vực Nà Pảng, Kéo Trình thuộc tỉnh Cao Bằng, TC phá hủy thêm ba cột mốc số 29, 30, 31. Năm 1974, VC đồng ý cho Trung Cộng phá đường biên giới theo Công ước Pháp˗Thanh 1887, rồi xây dựng công xưởng, lập công xã trong lãnh thổ Việt Nam…”( theo Mai thái Lình và Trương nhân Tuấn).
2. Sau năm 1958.
Chỉ vài năm sau khi chiếm được miền bắc do công sức của TC, Hồ chí Minh phải cắt đất trả nợ. Trong khi đó, đề sửa soạn cho Công Hàm năm 1958 của PVD về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc về Trung cộng vào 1958. Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VC Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: “Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc“. Để tiếp hơi cho Y, Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt cộng Lê Lộc còn giới thiệu theo tư liệu của phía Việt Nam, và chỉ rõ: “Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống“. Với những bằng chứng này thì không phải chỉ có một mình Hồ chí Minh bán nước, nhưng cả cái tập đoàn cộng sản bắc Việt ấy là những kẻ bán nước!
3. Tự cống nạp theo Hiệp Ước Thành Đô 2020?
Ai cũng biết, trước năm 1989, hai bên TC và VC thường bác loa chủi nhau như chó với mèo sau cuộc chiến biên giới. Bỗng cộng sản tại Nga và Đông Âu tự giải thể. Sự kiện này đã đẩy tập đoàn Việt cộng vào thế không thể tự đứng vững. Nó buộc CSBV phải xin cầu hòa với TC. Kết qủa, hội nghị Thành Đô 1990 được mở ra. Ở đó, không có một chi tiết nào được thông báo ra bên ngoài, ngoại trừ bản tin từ Wikilink và lời tuyên bố của Nguyễn văn Linh, chủ trì phái bộ VN là “tôi biết ký kết như thế là mất nước. Nhưng thà là mất nước còn hơn mất đảng”. Điều ấy có nghĩa gì? Có phải cái hội nghị ấy đã ký giao Việt Nam cho Trung cộng để nhờ Trung cộng bảo trợ cho đảng cộng sản VN sống còn?
Ngày nay người ta nói rất nhiều về Hội Nghị Thành Đô. Hỏi xem, nó có phải là cái thòng lọng Việt cộng buộc vào cổ dân tộc Việt Nam, và người cầm đầu giây kéo là Trung cộng hay không? Câu hỏi là thế, nhưng đến nay không ai có thể trả lời được câu hỏi này. Chỉ là võ đoán về nội dung của nó qua wikilink? Tuy nhiên, sự võ đoán và cắt nghĩa này không hoàn toàn vô lý. Nó dựa vào câu nói đầy tính ăn năn của Nguyễn văn Linh sau sự kiện. Sau đó, Y rút vào bóng tối chờ chết, thay vì ra tranh dành cái ghế TBT mà Y đang nắm giữ.
Chuyện cũ ấy ai cũng biết, nhưng hỏi xem trong văn bản, họ đã ký kết những gì? Quả thật đến nay không một ai nắm rõ, có khi cả người ký cũng không hiểu hết được điều mình đã ký với TC là gì? Tuy nhiên, mọi đòi hỏi từ phía bên kia xem ra không quan trọng bằng hai yêu cầu của tên đầy tớ:
- Thứ nhất: Thành tâm xin TC hòa giải những bế tắc vì cuộc chiến biên giới và Campuchia do VC gây ra để nối lại tình hữu nghị.
- Thứ hai, rắp tâm theo TC bằng mọi gía để tập đoàn CS VN khỏi rơi vào cảnh gẫy đổ như CS Nga và Đông Âu.
Từ yêu cầu này, tập đoàn cộng CSVN để lại dấu chứng của tội ác bán nước như sau:“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Kết qủa, Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho thời hạn là 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”…
Tin là thế, thực tế bản văn ra sao? Đến nay chưa ai khẳng định và VC cũng không dám phủ định. Tuy nhiên, cũng theo tiết lộ của Wikileak, từ 2020, Hiệp Ước Thành Đô sẽ từng bước đưa Việt Nam thành chư hầu của TC. Đến năm 2060, Việt Nam sẽ là một khu tự trị thuộc Quảng Đông, tình trạng áp dụng như Tây Tạng và Tân Cương hiện nay. Nếu chuyện này xảy ra, Hoàng Sa và Trường Sa tự nó chẳng còn một lý do gì để VC nhắc đến nữa. Tuy nhiên, từ đây sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Không những thế, cả Hoa Kỳ cũng như Âu Châu đều phải là “ khách” được cấp giấy phép để qua lại trong vùng biển đông! Liệu Hoa Kỳ, Nhật Bản và đồng minh của họ có chấp nhận cái chủ kiến này không?
II. Cộng sản Việt Nam được gì sau Hội Nghị?
Có lẽ không cần phải diễn dịch hay đọc cho bạn nghe rõ từng điều mà trước kia là những Triết, Dũng, Sang, Trọng, nay đến nhóm Quang, Huynh rồi sẽ Phúc hoặc Ngân sang Hoa Kỳ đã nói những gì, bạn cũng biết rõ mục đích của nó chỉ có hai điểm: Đi tìm chỗ dựa và kiếm cơm ăn! Bởi lẽ, chúng chẳng còn gì sau 2020.
a. Nhờ Mỹ để thoát ách Tàu?
Xét về lực, xem ra Hoa Kỳ thừa khả năng để cứu CSBV thoát ra khỏi cái ách của Tàu. Tuy nhiên, nó có đáng để cho HK cứu hay không? Tôi cho là không. Hoàn toàn không! Lỳ do:
= Thứ nhất, bản thể của CS là gian trá và phản bội. Kẻ phản bội không bao giờ biết đến chữ tín nghĩă. Ở nơi chúng, tất cả chỉ là gian trá. Hoa Kỳ rành về bản thể của tập đoàn CS/BV hơn ta nhiều. Họ không thể bị lừa. Bởi vì, Trung cộng là chủ thể được Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản theo Lê chiêu Thống tâng bốc, tôn thờ mấy chục năm qua. Trong khi cái lưỡi của chúng ngày ngày dầy thêm vì những ngôn từ chủi Mỹ ròng rã hơn 60 năm qua. Nay xin hầu Mỹ, lấy gì bảo chứng để chúng không “ ngựa quen đường cũ” làm phản, sau khi rút tiả được ít Đola? Giá trị của chúng lại có thể hơn được mấy đồng tiền ư? Đã thế, khi chấp nhận cứu CS, Hoa Kỳ phải chấp nhận cuộc tranh chấp với TC. Ở đó, nếu thắng thì được một tên bội phản, mà thua thì Hoa Kỳ sẽ banh thây. Bài toán này tự tập đoàn CSBV đã biết rõ câu trả lời, cần gì phải đến Donal Trump!
= Kế đến, giữa Hoa Kỳ và tập đoàn cộng sản bắc Việt sẽ không bao giờ có tình đồng minh. Sự đi lại và ngôn ngữ của đôi bên dành cho nhau hôm nay tuy êm tai, nhưng tất cả chỉ là những môi mép, kịch bản lừa đảo mà thôi. Ở trường hợp này, cà đôi bên TC và Hoa Kỳ đều dùng con cờ Việt cộng như là một phương tiện để nghe ngóng về nhau. Theo đó, việc Mỹ ban cấp quy chế ngoại giao cho Việt cộng và đặt cấp đại sứ tại Việt Nam chỉ có hai mục đích: Ngăn chặn Trung cộng tràn xuống Đông Nam Á, một việc ngày xưa Mỹ đặt vào Nam Việt Nam nhưng thất bại. Hai là bảo vệ quyền lợi ở biển Đông mà thôi.
Ấy là chưa kể đến giá máu của hơn 50000 binh sỹ Hoa kỳ đã thiệt mạng tại Việt Nam và hơn 200000 người bị thương còn đó. Hẳn nhiên, đó là nỗi đau của dân chúng Hoa Kỳ, không một chính phủ nào ở đây dám nhổ nước bọt lên những nấm mộ của các chiến binh Hoa Kỳ đã chết tại Việt Nam. Theo đó, sự hoà hoãn của Hoa Kỳ hôm nay phải được hiểu là cảnh chịu đau chờ thời. Nó không bao giờ là cái nấc thang đưa CSBV vào trong toà nhà bằng hữu với Hoa Kỳ.
b. Đi kiếm cơm. Xin tỵ nạn!
Đến đây, xem ra những chuyến di hành của tập đoàn CSVN đến Hoa Kỳ chỉ còn lại một lý do duy nhất. Cầu xin Hoa Kỳ ban cho một cái vé Tỵ nạn nếu như một ngày nào đó nó bị cháy cờ! Tôi tin rằng, vì lòng nhân đạo và vi quyền lợi của Hoa Kỳ, họ có thể hứa ban cho chúng hoặc giúp chúng có một nơi tạm dung thân. Và câu chuyện chỉ đến thế mà thôi.
III. Sự khác biệt giữa ý thức Tự Do và Nô lệ.
Đến nay, người ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, từ Hồ chí Minh cho đến tập thể cộng sản ngày nay không hề biết chủ nghĩa cộng sản là cái gì. Có chăng, tri thức của họ chỉ là những kẻ thấy trái đỏ và tưởng rằng nó đã chín! Nói cho rõ hơn, họ chỉ là những kẻ biết tập trung vào sự đập đá (hại người) để thủ lợi, nhưng không hề biết, nếu tảng đá vỡ ra cũng chưa phải là sự thành công. Trái lại, có thể là một tai họa. Bởi lẽ, tư tưởng và học thuyết Mac tuyệt đối không phải là một lý thuyết làm thăng tiến đời sống nhân bản, tri thức và luân lý của xã hội cũng như của con người. Trái lại, nó chỉ là mớ thuyết hỗn độn để giúp cho những tổ chức vô đạo đi tìm quyền lực, dày xéo nhân bản thể của con người mà thôi. Nghĩa là, nó chỉ có một khả năng mượn danh nghĩa rồi bần cùng hóa con người và xã hội, rồi tạo ra một giai cấp bóc lột tồi bại và ác độc trong xã hội. Nó tuyệt dối không có khả năng đem lại phúc lợi cho cuộc sống của người dân.
Điều này đã được chứng minh từ Liên Sô, Đông Âu và các nước cộng sản có tri lý. Ở đó, CS đã được tạo ra và cũng đã bị chính người CS đập nát. Lý do, sau mấy chục năm miệt mài theo đuổi lý thuyết CS, họ biết rằng: Tất cả các tổ chức cộng sản đều rất giỏi trong nghề đập phá. Đập phá xả hội và hủy hoại nhân bản tính của con người, nhưng không bao giờ có khả năng xây đựng và hỗ trợ cho nhân loại. Đây chính là nguyên nhân họ phải triêt tiêu xã hội CS. Trong khi đó, những kẻ mù chữ ở Việt Nam vẫn cứ ôm lấy nó, sống trong đa trá để tiêu diệt cuộc sống nhân sinh của dân tộc mình.
Điển hình: Trong chiến dịch cải cách ruộng đất, Hồ chí Minh đã đưa ra khẩu hiệu. “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Họ đã đào, đã trốc tận gốc rễ nhân bản Việt Nam với cái chết của hơn 172 ngàn chủ gia đình. Như thế, trong xã hội của cộng sản tuyệt đối không thể có, hay còn tồn tại những Trí vì dân, Trí vì nước. Nghĩa là, những Trí vì dân vì nước, vì con người đều đã bị tận diệt. Theo đó, cái mác trí thức, tiến sỷ, thạc sỹ mà CS khoác cho các nhân sự của họ chỉ là cái trí của kẻ vô đức, vô đạo, không phải là cái Trí của Đức để lo cho dân. Không phải là cái Trí của Đạo để bảo vệ dân. Nó chỉ là mớ học thức, kể cả khoa học, để kiếm sống cho mình và cho cái túi bản ngã hôi tanh của độc ác, của chủ nghĩa cộng sản mà thôi. Tuyệt đối không có chữ Nhân Phẩm, Nhân Bản và Nhân Nghĩa trong những loại trí thức CS này. Đó là lý do trả lời, tại sao VN ngày nay còn quằn quại trong bóng tối của cộng sản. Không có cơ hội để bắt kịp nhịp sống của xã hội trên trường quốc tế.
IV. Hướng đi nào cho Việt Nam trong ngày mai?
Có một điều mà không một người Việt Nam nào không nhìn thấy: Nếu cộng sản còn tồn tại, Việt Nam không có tương lai. Đây là một điều khẳng định mà ai cũng biết, nó không phải là một suy diễn thổi phồng. Hơn thế, họ còn biết rõ rằng: Phải tẩy rửa cho hết mọi tàn tích của cộng sản trên đất Việt, Việt Nam mới hy vọng có một tương lai để bước vào sinh hoạt trong cộng đồng thế giới.
Tứ cách nhìn này và để thực hiện hướng đi này, tôi xin đề nghị hai giai đoạn riêng biệt Cứu Quốc và Kiến Quốc. Lý do, chúng ta không thể cùng lúc thực hiện hai chương trình vĩ đại này. Ngay như Hoa Kỳ kia, muốn cúu nước họ phải cần đến George Washington. Nhưng xây dựng hoà hợp hòa giải đất nước thì nhất định phải có Abraham Lincoln. Bài học này, chúng ta phải nằm lòng đi theo. Không thể bỏ qua. Bởi lẽ, không riêng gì Hoa Kỳ, cả các nước phương tây như Đức, Pháp, Ba Lan… đều phải trải qua tiến trình mở đường rồi mới đến xây dựng.
a. Việc mở đường: Mục tiêu duy nhất và trước mắt là phải giải thể hoàn toàn tập đoàn CS trên đất Việt. Mọi người hãy vì tương lai của mình của chính con cháu Việt Nam mà tập hợp lại để làm công việc khẩn cấp này.
b. Cuộc xây dựng: Những thế hệ kế tiếp dần theo bước đi có sẵn để hoàn thiện con đường Hòa Hợp, xây dựng Dân Chủ của Abraham Lincoln đã đi.
Thực hành được hai điều này là đại phúc cho dân tộc. Từ đó việc ai làm lãnh đạo không còn là vấn đề quan trọng, nhưng chủ lực của quốc gia phải biết hướng về hai bước đường then chốt này. Phải coi đó là chủ đích tuyệt đối của quốc gia mà mọi người phải có bổn phận và trách nhiệm hồi đáp và đồng hành. Ngoài ra chẳng có một phương cách nào khác.
Tuy nhiên, khi hướng về đích, chúng ta cần một bước đi nhịp nhàng và tổng hợp cùng nhau mới khả dĩ. Đây là lúc cuộc vận động cần phải đẳy nhanh tốc độ. Chúng ta có 4 hay 5 năm theo chu kỳ của một nhiệm kỳ TT Mỹ. Cái vị thế của VC bị Hoa Kỳ coi rẻ, xa lánh chính là cái lợi lớn cho những cuộc vận động trổi dậy của người Việt Nam. Ở đó, có một bảo đảm gần như chắc chắn rằng, cái định mệnh của 2020 nó lại cũng trùng hợp với cuộc bầu của HK vào nhiệm kỳ tới. Nó sẽ có nhiều diễn tiến phúc tạp, nhưng cũng có niềm tin to lớn cho chúng ta.
Kế đến, ngưòi ta có thể nhìn thấy Putin và Donnal Trump xiết lấy tay nhau. Bởi lẽ, trong cơ bản, Nga không phải là CS, HK chẳng có vấn đề gì phải đối đầu, hủy diệt nhau. Đây là cách nhìn chững chạc, xem ra hoàn toàn khác với Obama và Clinton, luôn coi Nga như kẻ thù địch vì Âu châu? Lý do, họ không dám nhìn TC như một thách thức, như một thù địch. Với Trump, Nga chẳng muốn có chiến tranh với Âu châu và cũng chẳng muốn khống chế Âu châu. Tuy nhiên, Nga lại không thể mở rộng biên cương và ảnh hướng xuống phương nam vì đụng phải bức tường qúa lớn, qúa dày là Trung cộng. Từ đó, Nga phải tìm cách di chuyển, chờ cơ hội. Nga chẳng dại gì theo hầu TC chống Mỹ và Âu châu. Nhưng sẵn sàng nắm lấy tay châu Âu và Mỹ cùng đả thương, chia cắt TC thành những mảnh nhỏ như thời chiến quốc. Việc làm này mới thỏa mãn được mộng bành trướng của con gấu Nga. Theo đó, Nga không thể là kẻ thù của Hoa Kỳ và Âu Châu. Dĩ Nhiên, TC cũng biết rõ điều này. Đó là lý do họ đã đổ rất rất nhiêu tiền của vào cơ chế quốc phòng. Và thế giới không thể không nhớ đến bài học của Đại Hãn xưa kia.
Quay trở lại Việt nam. Chúng ta thấy rõ là Việt cộng không thể mãi đu giây, không thể là kẻ dò đường cho TC được nữa. Donal Trump không một chút hứng thú để nhìn trò đu giây này và đã có câu trả lời cho nó. “ Họ kêu gọi Mỹ và các nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Quốc; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến.
Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ "2 lưỡi"; những tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thậm chí còn có 3-4 lưỡi... Không có TPP gì cả, không có tạo điều kiện hay viện trợ gì cả, và không có cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa ...Và nếu họ còn chơi trò "Lợi Dụng" nữa thì Chúng ta nên rút quân khỏi Biển Đông.... để cho "Anh Em chúng nó xé xác nhau".
Như thế là dứt khoát, rõ ràng. Chuyện Việt Nam buộc phải có một hướng đi mới. Nó không thể đựa lưng Trung cộng nhưng lại xin được viện trợ của Hoa Kỳ. Theo đó, nếu không muốn trở thành một phiên bang của Trung cộng như Việt cộng dẫn dắt. Chúng ta, những ngươi Việt Nam yêu Tổ Quốc của mình, chỉ có một con đường duy nhất để đi: Phải cùng nhau đứng dậy triệt tiêu chế độ cộng sản tại Việt Nam. Trong hành động sẽ có những đau thương, nhưng ngày đổi mới sẽ đến, dân ta có tương lai. Hơn thế, nếu chúng ta bắt được nhịp tiến cùng với cái nhìn của Hoa Kỳ, của thế giới, chúng ta sẽ giảm thiểu được nhiều tổn thất. Đồng thời, có cơ hội xây dựng lại quê hương trong khát vọng Tự Do, Độc Lập, Hòa Bình và Công Lý cho dân Tộc. Ngược lại, Việt Nam sẽ bị tập đoàn CS Hồ chí Minh đưa vào cuộc xích hóa của Trung cộng vào 2020 là điều khó tránh. Khi ấy, một cuộc nổi dậy càng khó khăn và nhiều tổn thất hơn!
Bảo Giang.
19/11/2016
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài chia sẻ với quý thầy phó tế chuẩn bị chịu chức : Linh mục trong tương quan với giáo dân
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
00:27 19/11/2016
ĐỪNG ĐỂ AI BỊ LẠC PHÍA ĐẰNG SAU
(Bài chia sẻ với quý thầy phó tế dịp ôn tập chuẩn bị chịu chức)
Nội dung ôn tập: Linh mục trong tương quan với giáo dân
Dẫn nhập: Đang có một cuộc “khủng hoảng mô hình” !
Mới đây, ngày 28.8.2016, sau sự kiện sát hại đẫm máu ba quan chức chính quyền tỉnh Yên Bái (18/8/2016), đài BBC có một cuộc phỏng vấn bút đàm để nhận định về sự kiện trên, và ngang qua đó, về bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam hôm nay. Một trong những nhân vật chính tham dự cuộc “bút đàm” đặc biệt nầy, là nữ giáo sư Tiến sĩ văn chương và là nhà nghiên cứu chính trị Nguyễn thị Từ Huy,[1] bà đã có những nhận định mà đại ý có thể cô đọng qua một đoạn ngắn trong toàn bộ nội dung phỏng vấn được Ban biên tập BBC ghi lại với tựa đề “KHỦNG HOẢNG MÔ HÌNH” như sau: Xin trích:
“Cái giá mà đảng phải trả là sự hoen ố tột cùng của hình ảnh đảng trong lòng nhân dân. Và cái giá mà nhân dân phải trả rất có thể là họ sẽ bắt chước lãnh đạo, tự xử lý lẫn nhau không cần đến pháp luật. Cái giá mà xã hội phải trả là bạo lực cách mạng mà đảng nuôi dưỡng trong từng trang sách giáo khoa đã trở thành một thứ bạo lực xã hội đen được sử dụng trong ánh sáng trắng của cuộc sống thường nhật. Nếu đến lúc này mà lãnh đạo và người dân không chịu hiểu điều đó thì hỗn loạn xã hội ở Việt Nam là điều mà tất cả mọi người đều phải chờ đợi.”.[2]
Cùng với những ý kiến đó và các nội dung tọa đàm chung quanh vấn đề, ban biên tập BBC đã nhận định nguyên do chính đưa tới những sự kiện bi đát trên và dự báo những hổn loạn có thể tiếp tục xảy ra là Việt Nam đang đối diện với một cuộc “khủng hoảng trầm trọng về mô hình”: “mô hình lãnh đạo”, “mô hình xã hội”, “mô hình luật pháp”. Xin trích:
“Cho đến thời điểm này, trước cách thức vừa đưa tin vừa làm nhiễu loạn thông tin như ta đang thấy, thì chưa có thể có bình luận nào khả tín hoàn toàn về nguyên nhân vụ việc, ngoài việc thừa nhận đây là một sự kiện bạo lực giết người diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Nó là một biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng của mô hình lãnh đạo, mô hình xã hội, mô hình luật pháp ở Việt Nam.”.[3]
Không phải chỉ Việt Nam và cũng không hẵn chỉ vào thời điểm nầy, hầu như trên toàn thế giới, ở đâu và thời nào cũng đều xảy ra những cuộc khủng hoảng như thế. Dĩ nhiên, trong thời đại “toàn cầu hóa” và tốc độ truyền thông “không biên giới” của internet đã khiến chúng ta có cảm tưởng như trong thời đại nầy thế giới đang chìm ngập trong cuộc khủng hoảng tồi tệ trên; nhất là với những sự kiện như Tổng thống Saddam Hussein (1937-2006) bị lật đổ và xử án, nhà độc tài Gaddafi (1942-2011) bị săn đuổi và giết chết như một con chó, cuộc cách mạng Hoa Lài vang trời dậy đất ở Ai Cập…lại càng cho thấy rõ cái vóc dáng “to đùng và dị hợm” của cuộc khủng hoảng trên.
Và mới đây nhất, với kết quả không ai ngờ của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cả thế giới lại tốn nhiều giấy mực và nước bọt để nhận định, phân tích về “hiện tượng thất cử của ứng cử viên Hilary Clinton” mà nguyên do cuối cùng là vì dân chúng Mỹ muốn thay đổi một “mô hình lãnh đạo” !
Trong môi trường xã hội dân sự là như thế, còn đối với cộng đoàn Dân Chúa, môi trường mục vụ của Hội Thánh Công Giáo thì sao ? Có một cuộc khủng hoảng mô hình đã, đang và sẽ có trong Hội Thánh Chúa Kitô không ?
Nếu bình thản mà đọc lại những trang Thánh Kinh Cựu ước qua các trích đoạn của các sứ ngôn Êdêkien, Dacaria về mối tương quan giữa mục tử và đoàn chiên,[4] rồi những cuộc tranh chấp nội bộ trong nhóm Mười Hai[5], huấn dụ về chân dung “Mục tử nhân hiền”[6], hay những lời cầu nguyện cho hiệp nhất cách tha thiết của Đức Kitô trước khi chịu nạn[7]…chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào những thách đố về tương quan trong đời sống Dân Chúa.
Trong khi đó, với chặng đường lịch sử của con thuyền Hội Thánh suốt 2000 năm nay, chúng ta không thể phủ nhận, cho dù là một “Nhiệm Thể”, Giáo Hội vẫn phải trải qua những nẻo chông chênh, đôi khi lệch lạc, của thân phận “Hội Thánh lữ hành”, một Hội Thánh “luôn có những tội nhân” và luôn “yêu thương ôm ấp tất cả những ai đang sầu khổ trong thân phận cùng khốn của kiếp nhân sinh”,[8] một Hội Thánh mà Đức thánh Giáo hoàng Pio X đã không ngần ngại phát biểu:
“Giáo Hội này tự bản chất là một xã hội bất bình đẳng, nghĩa là xã hội gồm có hai hạng người: những người chăn chiên và đàn chiên, những người chiếm một địa vị ở các cấp bậc khác nhau trong giáo phẩm, và đám đông những tín hữu (giáo dân); và hai hạng này khác nhau đến nổi chỉ trong hàng ngũ mục tử mới có quyền lực và uy quyền cần thiết để khuyến khích và lãnh đạo mọi thành phần đưa đến mục tiêu của cộng đoàn. Còn đám đông kia chỉ có phận sự duy nhứt là để cho mình được dẫn dắt và, như một đàn chiên ngoan ngoản, đi theo những người chăn chiên.” [9]
Nhưng chấp nhận “tiền đề” đó không có nghĩa chúng ta chọn con đường “thỏa hiệp” với khủng hoảng, với những tiêu cực, nhất là những tiêu cực tác động nguy hiểm đến sự hiệp nhất cộng đoàn, đánh mất năng lực thuyết phục của sứ vụ truyền giáo và làm biến chất “căn tính mục tử” nơi các chủ chăn cũng như của anh chị em giáo dân, đặc biệt, nơi những anh em sắp sửa dấn thân vào một sứ mệnh thánh thiêng và đầy thách đố: chức linh mục thừa tác của bí tích Truyền Chức Thánh.
Chính trong nội dung và ý nghĩa đó, xin được trình bày đôi nét về mối tương quan giữa linh mục và giáo dân vừa trong viễn tượng “giáo lý và định hướng” vừa trong đề nghị “mục vụ thực hành” với các nội dung sau:
- Tương quan linh mục-giáo dân trong viễn tượng đức tin. (Qua 3 chiều kích: Tương quan từ cội nguồn Chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô; tương quan trên nền tảng hiệp thông và sứ vụ; tương quan nhằm mục tiêu phục vụ và thăng tiến).
- Tương quan linh mục – giáo dân trong viễn tượng hoán cải mục vụ (Nhận diện một số nguy cơ tục hóa có thể dẫn đến sự đổ vỡ tương quan, đặc biệt theo gợi ý của tông huấn Niềm Vui Tin Mừng).
- Tương quan linh mục – giáo dân: những nẻo đường gặp gỡ (Nhận diện các đối tượng “giáo dân” mà linh mục cần ưu tiên trong thực hành đức ái mục vụ).
- Củng cố tương quan linh mục – giáo dân theo định hướng “Đi Ra”. (Củng cố mối tương quan với giáo dân qua ba tác vụ chính Tư tế, Ngôn sứ, Vương đế theo định hướng “Đi Ra” của Tông huấn Niềm vui Tin Mừng).
I. TƯƠNG QUAN LINH MỤC – GIÁO DÂN: VIỄN TƯỢNG ĐỨC TIN HÔM NAY
Nói tới “viễn tượng đức tin hôm nay” là cố ý nhấn mạnh tính cập nhật và hiện thời của giáo huấn Hội Thánh trong cái nhìn về tương quan giữa linh mục và giáo dân. Bởi chưng, để có được một quan niệm thần học, một nền huấn giáo quân bình và chuẩn xác như hôm nay, Giáo Hội đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, cọ xát, sàng lọc, như chứng từ của Đức Hồng Y Avery Dulles, một thần học gia Hoa Kỳ và là chuyên viên về Công Đồng Vatican II, được tác giả bài viết “Ơn gọi tông đồ giáo dân” Nguyễn Tri Sử tường thuật lại như sau: Xin trích:
Avery Dulles nói rằng lược đồ cho Công Đồng Vaticanô I đã có những câu như thế này:
“Giáo Hội của Chúa không phải là một cộng đồng của những người bình đẳng trong đó mọi tín hữu đều có những quyền như nhau. Đây là một Giáo Hội gồm những người không bình đẳng, không phải chỉ vì trong số tín hữu một số người là giáo sỉ một số người là giáo dân mà thôi, song đặc biệt vì lý do trong Giáo Hội Thiên Chúa chỉ ban quyền lực cho một số người để thánh hoá, dạy dỗ, và cai trị, còn những người khác thì không.”
Và lược đồ ấy đã được lấy lại phần nào làm lược đồ cho Công Đồng Vaticanô II, khiến cho có nhiều tranh cãi và lược đồ phải bị sửa đổi 3 lần, và Avery Dulles viết:
“Trong phiên họp Khóa I của Vaticanô II, Giám mục Emile De Smedt, giáo phận Bruges, (Bỉ quốc) đã mô tả đặc điểm của lược đồ này với ba “từ” trở thành nổi tiếng đến nay: clericalism, juridicism, and triumphalism” (xin tạm dịch là: “chủ nghĩa giáo quyền” (có người còn gọi là “giáo sĩ trị”), “chủ nghĩa pháp trị”, và “chủ nghĩa đắc thắng” (theo Tự Vựng Triết Thần Căn Bản của Ngô Minh và Nguyễn Thế Minh).
Cũng theo Avery Dulles thì Giám mục Emile De Smedt đã cắt nghĩa tại sao dùng từ “chủ nghĩa giáo quyền” để mô tả tinh thần của lược đồ, vì nó “nhìn giáo sĩ, đặc biệt là những giáo sĩ ở cấp trên như là nguồn gốc của mọi quyền hành và sáng kiến”. De Smedt “còn nói đến tháp phẩm trật trong đó mọi quyền hành phát xuất từ trên xuống, từ giáo hoàng đến giám mục rồi linh mục, ở dưới nền là giáo dân với một vai trò thụ động và vị trí thấp kém trong Giáo Hội. Quan niệm “duy pháp trị” thì xem Giáo Hội như một nhà nước trong đó đặt nặng luật pháp và hình phạt…“Chủ nghĩa đắc thắng” xem Giáo Hội như một đạo binh dàn trận chống lại Satan và quyền lực sự dữ”[10] (Hết trích)
Thật là may mắn ! Công Đồng Vatican đã thổi vào Giáo Hội một làn gió mới để “canh tân mọi sự trong Đức Kitô”; Công Đồng đã canh tân mạnh mẽ nền giáo lý về mầu nhiệm Giáo Hội, mà trong đó, tương quan giữa linh mục và giáo dân là một chiều kích không thể không nói đến.
Và đây là những chiều kích của mối tương quan đó. (theo Huấn Quyền của Giáo Hội qua các văn kiện nền tảng):
1. Từ một “xuất phát điểm” và trên cùng một mặt bằng: Ơn gọi Kitô hữu và Chức Tư Tế phổ quát.
Khởi đi từ “Dòng nước Thanh tẩy”, linh mục và giáo dân đều là “những người anh em giữa các anh em” như Thánh Công Đồng Vaticanô dạy: “Thật vậy, cùng với tất cả những ai đã được tái sinh trong dòng nước Thánh tẩy, các linh mục là những người anh em giữa các anh em, như những chi thể trong cùng một thân thể duy nhất của Đức Kitô mà mọi người đều có nhiệm vụ xây dựng” (Sắc lệnh về tác vụ và đời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis), viết tắt PO số 9)
Điểm giáo lý nầy, có thể nói, được cắt nghĩa cách sống động, cụ thể và truyền thống qua “thành ngữ” sau đây của Thánh Giáo Phụ Augustinô: “Cho anh chị em, tôi là Giám mục, cùng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Tước hiệu thứ nhất là trách vụ đã lãnh nhận, tước hiệu thứ hai là của ân sủng. Tước hiệu đầu nói lên mối nguy hiểm, tước hiệu sau nói lên ơn cứu độ.”
Thật vậy, linh mục và giáo dân có chung một tước hiệu cao cả, “nói lên ơn cứu độ”, diễn tả một hồng ân vĩ đại đó là được làm Kitô hữu, làm “hàng tư tế thánh”, cùng “tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô”. Ấn tín của bí tích Rửa Tội và Thêm Sức đã làm cho mọi thành phần Dân Chúa đều có được một phẩm giá cao cả như nhau, chẳng bên trọng chẳng bên khinh, như Hiến chế Giáo Hội và Sách GLHTCG khẳng định:
- “Thật vậy, nhờ sự tái sinh và việc xức dầu Thánh Thần, những người đã nhận ơn Thánh tẩy được thánh hiến trở nên ngôi nhà thiêng liêng và hàng tư tế thánh…Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật….theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10)
-“Như vậy, toàn thể cộng đoàn các tín hữu là tư tế. Các tín hữu thực thi chức tư tế do Phép Rửa qua việc họ tham dự, mỗi người theo ơn gọi riêng của mình, vào sứ vụ của Đức Kitô là Tư Tế, Tiên tri và Vương đế. Nhờ bí tích Rửa tội và Thêm Sức, các tín hữu “được thánh hiến để trở nên…một hàng tư tế thánh” (GLHTCG 1546).
Chính từ ý nghĩa nầy, tài liệu Kim Chỉ Nam về tác vụ và đời sống linh mục đã dẫn tới kết luận dành riêng cho linh mục trong việc ứng xử mục vụ với giáo dân như sau:
“Nhận ra phẩm giá con Thiên Chúa nơi giáo dân, linh mục sẽ làm thăng tiến vai trò riêng của họ trong Giáo Hội, và đem tất cả tác vụ linh mục cũng như đức ái mục vụ mà phục vụ họ” (KCN 41).
Và Kim Chỉ Nam cũng lưu ý rằng: nhận thức trên hoàn toàn xa lạ với ý nghĩa “cào bằng” tất cả hoặc “giáo dân dân hóa linh mục” để “làm pha loãng đi nơi các linh mục căn tính của các ngài”[11]. Điều cốt yếu là cùng nhận ra khuôn mặt của Đức Kitô đang hiện diện !
2. Quan hệ Hiệp thông – Sứ vụ thay vì đẳng cấp hay địa vị:
Từ xuất phát điểm “chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô”, quan hệ giữa linh mục và giáo dân là quan hệ mang tính hiệp thông và hướng tới sứ vụ chứ không nhằm khẳng định đẳng cấp hay địa vị. Chính Đức Kitô đã lưu ý đặc biệt các Tông Đồ về tinh thần hiệp thông và sứ vụ nầy qua nghĩa cử và lời huấn dụ về việc “rửa chân cho nhau” (Ga 13,17).
- Hiến chế Giáo Hội đã xác định rõ chiều kích hiệp thông và sứ vụ đó trong gia đình Hội Thánh: “Được Đức Kitô thiết lập để đi vào hiệp thông sự sống, bác ái và chân lý, dân tộc nầy cũng được Người sử dụng như khí cụ để cứu chuộc mọi người, và được sai đi vào thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất”. (x. Mt 5,13-16)[12]
- Hiệp thông: Linh mục và giáo dân cùng được tháp nhập vào “Thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô” như các chi thể [13], như những cành nho trong một thân nho.[14]
- Cả hai đều được tham dự vào ba sứ vụ Ngôn sứ, Tư tế và Vương đế theo cách thế riêng của mình. “Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, dù khác nhau về yếu tính chứ không phải chỉ về cấp bậc, nhưng cả hai đều được đặt định tương quan với nhau; thật vậy, theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10).
- Trong Tông huấn Kitô hữu giáo dân, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã cắt nghĩa chiều kích hiệp thông trong Giáo Hội chính là “sự thông hiệp nhiệm mầu giữa các môn đệ với Đức Giêsu và giữa các môn đệ với nhau”, ngài dùng hình ảnh “Ta là cây nho, chúng con là cành” (Ga 17, 21) để diễn tả sự hiệp thông ấy. Ngài còn nói đó là một sự “hiệp thông có cơ cấu” gồm những phần thân thể sống động”, “sự hiệp thông ấy là một ân huệ”, các tín hữu phải nhận ơn ấy và “sống bằng tinh thần trách nhiệm”.[15]
- Không phải sự hiệp thông lỏng lẻo, mơ hồ, lý thuyết, mà là sự gắn kết mật thiết trong tình huynh đệ thật sự, trong Đức Kitô như xác quyết của Sắc lệnh về Tác vụ và đời sống linh mục: “Được tuyển chọn giữa loài người, và được đặt làm đại diện cho con người trong những việc liên quan đến Thiên Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy tế đền tội, các linh mục sống với người khác như với những người anh em. Thật vậy, chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Người được Cha sai đến với loài người, đã ở giữa chúng ta và muốn nên giống chúng ta là anh em Người trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.” [16] (PO 3)
Từ nhận thức trên, Kim Chỉ Nam cũng dẫn tới đề nghị thực hành dành cho các linh mục:
“Chiều kích nầy của việc xây dựng cộng đoàn tín hữu đòi các linh mục vượt qua mọi thái độ thiên tư kỳ thị; …linh mục sẽ đem hết sức để khơi dậy và phát huy tinh thần đồng trách nhiệm trong cùng một sứ mạng cứu độ duy nhất, nhiệt tình và hết lòng làm triển nở mọi đặc sủng và chức năng mà Chúa Thánh Thần ủy thác cho các tín hữu để xây dựng Giáo Hội” (KCN 41)
3. Quan hệ phục vụ - thăng tiến thay vì cai trị và nô dịch:
- Điểm quy chiếu đầu tiên là chính Đức Kitô, Đấng “ở giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,24-27). Là Thiên Chúa mà chấp nhận ở giữa loài người chúng ta, “loài sâu bọ tội lỗi”, như “một người phục vụ”, thì hà cớ gì linh mục lại ở giữa anh chị em mình như “một kẻ bề trên” !
- Cũng với ý nghĩa trên, thật thích hợp để chúng ta nghe lại lời của Thánh Giáo phụ Augustinô chia sẻ trong dịp lễ tấn phong của một Giám Mục đương thời: “Người đứng đầu trên dân trước hết phải biết rằng mình là tôi tớ của nhiều người. Đừng khinh chê việc trở nên tôi tớ cho nhiều người bởi vì Chúa các chúa đã không khinh chê việc trở nên tôi tớ cho chúng ta” (PDV 21)
- Vã lại, chiều kích “phục vụ” đã được “đóng ấn” ngay trong tên gọi “Thừa Tác”, tức chức linh mục loại biệt dành riêng cho linh mục mà Hiến chế Giáo Hội cũng như sách GLHTCG đã minh định: “Nhiệm vụ Chúa trao phó cho các chủ chăn của dân Người đích thực là một việc phục vụ mà Thánh Kinh gọi rõ ràng là “diakonia” hay thừa tác vụ” (GH 24; Xem thêm GLHTCG 1551)
- Sắc lệnh về Tác vụ và đời sống linh mục đã cắt nghĩa thêm chiều kích nầy: “Giữa lòng Dân Chúa, các tư tế của Giao Ước Mới, do ơn gọi và chức thánh, một cách nào đó cũng đã được dành riêng, không phải để tách biệt khỏi đoàn chiên hoặc khỏi bất cứ một ai, nhưng để được thánh hiến hoàn toàn cho công việc Chúa trao phó. Các Ngài không thể là thừa tác viên của Đức Kitô nếu không trở nên chứng nhân và nên người ban phát một đời sống khác với đời sống trần thế nầy, tuy nhiên các ngài không thể phục vụ nhân loại nếu lại trở nên xa lạ với cuộc đời và những hoàn cảnh sống của nhân loại” (PO 3).
- Phục vụ khiêm nhường phải được linh mục ưu tiên chọn lựa không phải chỉ như một “ứng xử nhân bản” mà là một chiều kích linh đạo thuộc đời sống thiêng liêng cần được tập luyện và thực hành xuyên suốt như khuyến dụ của Tông huấn Pastores Dabo Vobis: “Đời sống thiêng liêng của các thừa tác viên Tân ước phải được đóng ấn bằng thái độ tiên khởi ấy, thái độ phục vụ đối với dân Thiên Chúa (x. Mt 20,24-28; Mc 10,43-44), và phải được loại trừ khỏi mọi cao ngạo và mọi tham vọng “làm vua làm chúa” trên đoàn chiên được giao phó” (x. 1 Pr 5,2-3).(PDV 21).
- Sự hiệp thông trong Giáo Hội chỉ được “bảo đảm và phát triển” khi nào “phía” linh mục xác tín về “tác vụ phục vụ” của mình và “phía giáo dân” ý thức sự cần thiết của “thừa tác vụ phục vụ” đó.[17]
- Việc phục vụ cũng là một phương thế để được sống cái mối “phúc nghèo” của Phúc Âm, tự “bóc lột chính mình”, biết quảng đại “cho đi” nhằm để giáo dân “được sống và sống phong phú”, để cộng đoàn được thăng tiến. (Ga 10,10; Xem thêm KCN số 77: linh mục cho cộng đoàn).
II. TƯƠNG QUAN LINH MỤC – GIÁO DÂN: VIỄN TƯỢNG HOÁN CẢI MỤC VỤ
1. Chủ nghĩa công chức (fonctionnaliste):
“Ngày nay, đức ái mục tử có nguy cơ bị đánh mất ý nghĩa, do bởi điều mà người ta có thể gọi là chủ nghĩa công chức. Thật vậy, không khó để thấy rằng ngay cả nơi một số linh mục, ảnh hưởng của một nảo trạng sai lạc muốn giảm trừ chức linh mục thừa tác vào các khía cạnh chức năng mà thôi. “Làm” linh mục, cung cấp các dịch vụ chuyên biệt và bảo đảm một số lời thề hứa, đó là tất cả lý do hiện hữu của đời sống linh mục. Nhưng linh mục không chỉ thi hành một “công việc”, xong rồi thì được tự do nghỉ ngơi. Một khái niệm giản lược như thế về căn tính và tác vụ linh mục có nguy cơ biến đời sống linh mục thành trống rỗng, thường được đền bù bằng những lối sống không phù hợp với tác vụ của mình” (KCN 55)
2. Trào lưu tục hóa (Theo gợi ý của Tông huấn Niềm vui Tin Mừng):
a/. Tâm thức hưởng thụ: “Mối nguy lớn trên thế giới hôm nay, một thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ. Khi mà đời sống nội tâm của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích và những mối quan tâm riêng của nó, thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình của tình yêu của Người không còn được cảm thấy, và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ.” (Số 2)
b/. Tâm thức phô phương: “một sự quan tâm phô trương đối với phụng vụ, giáo lý hay uy tín của Hội Thánh, nhưng không hề lo cho Tin Mừng có một tác động thực sự đối với các tín hữu và các nhu cầu cụ thể của thời đại.” (Số 95)
c/. Tâm thức hãnh tiến: “muốn được người khác để ý tới, xuất hiện với đủ vẻ sang trọng trong đời sống xã hội, trong các buổi gặp gỡ, tiệc tùng và tiếp tân.” (SĐD)
d/. Tâm thức hành chánh: “luôn bận bịu với các công việc quản lý, các vấn đề thống kê, kế hoạch và đánh giá mà lợi ích chính không phải là dân Chúa mà là Giáo Hội được nhìn như là một tổ chức.” (SĐD)
e/ Tâm thức sỹ diện: “thói háo danh của những người có chút ít quyền lực và thà làm tướng của một đạo quân thất trận hơn chỉ là người lính quèn vẫn tiếp tục chiến đấu.” (Số 96)
f/. Tâm thức nhàn hạ: “Điều tương tự cũng xảy ra đối với các linh mục sợ mất thời giờ rảnh rỗi của mình. Lý do thường là vì người ta cảm thấy nhu cầu quá mạnh muốn bảo vệ sự tự do riêng của họ, họ coi nhiệm vụ loan báo Tin Mừng như thể là một chất độc nguy hiểm thay vì là một lời đáp hân hoan trước tình yêu của Thiên Chúa mời gọi chúng ta truyền giáo, hoàn thiện bản thân và sinh hoa kết quả. Một số người hoàn toàn từ chối hiến thân cho truyền giáo và rốt cuộc đi đến một tình trạng tê liệt và nhàm chán thiêng liêng.” (Số 81)
g/. Tâm thức vô cảm: “Hầu như vô tình, rốt cuộc chúng ta trở nên vô cảm trước tiếng kêu của người nghèo, không còn có thể khóc trước nỗi đau của người khác hay cảm thấy cần cứu giúp họ, coi như tất cả đều là trách nhiệm của một ai khác chứ không phải của chính chúng ta. Văn hoá của sự thịnh vượng làm chúng ta mất đi sự mẫn cảm; chúng ta phấn khích nếu thị trường cung cấp cho chúng ta một món hàng mới; trong khi tất cả những mảnh đời cằn cỗi vì thiếu cơ hội có vẻ chỉ là một cảnh tượng bình thường, không hề làm chúng ta mủi lòng.” (EG 54)
h/. Tâm thức đường mòn: “Cứ thế, chúng ta cố bám vào một công thức trong khi không chuyển đạt được nội dung cơ bản của nó. Đây là mối nguy lớn nhất. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “chân lý có thể được diễn tả bằng những hình thức khác nhau. Việc đổi mới các cách diễn tả này trở thành cần thiết để thông truyền cho con người ngày nay sứ điệp Tin Mừng trong ý nghĩa không thay đổi của nó” (Số 41)
III. TƯƠNG QUAN LINH MỤC – GIÁO DÂN: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG “GẶP GỠ”:
1. Mạo hiểm vào những cuộc gặp gỡ trực diện, vươn tới tha nhân:
“Trong khi đó, Tin Mừng không ngừng dạy chúng ta mạo hiểm vào những cuộc gặp gỡ trực diện với người khác, với sự hiện diện thể chất của họ vốn thách thức chúng ta, với nỗi đau và các lời kêu xin của họ, với niềm vui của họ lan toả sang chúng ta trong mối tương tác gần gũi và liên tục. Lòng tin đích thực vào Con Thiên Chúa nhập thể thì không thể tách rời khỏi sự tự hiến, tư cách thành viên của cộng đoàn, sự phục vụ, sự hoà giải với người khác. Bằng việc nhập thể, Con Thiên Chúa kêu gọi chúng ta tới cuộc cách mạng của sự dịu dàng.” (EG 88; Xem thêm số 9)
2. Giáo dân: trước hết đó là người nghèo, những kẻ bị tổn thương:
“Nếu chúng ta, những người được Chúa dùng để lắng nghe người nghèo, mà bịt tai trước tiếng kêu xin này, chúng ta chống lại ý muốn và kế hoạch của Người; người nghèo kia “có thể sẽ kêu lên Ðức Chúa tố cáo anh (em) và anh (em) sẽ mang tội” (Đnl 15:9). Thiếu tình liên đới với các nhu cầu của người nghèo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa: “Ai cay đắng trong lòng mà nguyền rủa con, thì Ðấng tạo thành ra nó sẽ nghe lời nó thỉnh nguyện” (Hc 4:6). (EG 187)
“tôi muốn nói với lòng đau buồn rằng sự kỳ thị tồi tệ nhất mà người nghèo phải chịu là thiếu chăm sóc thiêng liêng. Đa số người nghèo có một sự mở lòng đặc biệt với đức tin; họ cần Thiên Chúa và chúng ta không thể không cống hiến cho họ tình bạn, sự chúc lành, lời nói, việc cử hành các bí tích và một hành trình lớn lên và trưởng thành trong đức tin. Chọn lựa ưu tiên của chúng ta vì người nghèo phải chủ yếu trở thành một sự chăm sóc tôn giáo đặc biệt và ưu tiên cho họ.” (Số 200; Xem thêm số 209, 199)
3. Giáo dân: Đó là những người tội lỗi, yếu đuối, bị loại trừ…đang khao khát được chăm sóc:
“Nếu có cái gì đáng phải khiến chúng ta trăn trở và áy náy lương tâm, thì đó chính là sự kiện nhiều anh chị em chúng ta đang sống mà không có sức mạnh, ánh sáng và niềm an ủi phát sinh từ tình bạn với Đức Giêsu Kitô, không có một cộng đoàn đức tin nâng đỡ họ, không tìm thấy ý nghĩa và mục tiêu trong đời. Tôi mong rằng, thay vì sợ đi lạc, chúng ta nên sợ bị giam hãm trong những cấu trúc làm cho chúng ta có một cảm giác an toàn giả tạo, những qui tắc biến chúng ta thành những quan toà tàn nhẫn, với những thói quen làm chúng ta cảm thấy an thân, trong khi ở ngoài cửa người ta đang chết đói và Đức Giêsu không ngừng nói với chúng ta: “Anh em hãy cho họ ăn đi!” (Mc 6:37). (EG 49)
4. Đó là những người ngoại đạo, những kẻ từ chối Chúa:
“Sau cùng, chúng ta không thể quên rằng loan báo Tin Mừng trước hết và trên hết là giảng Tin Mừng cho những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài.” (Số 14)
5. Đó là các gia đình:
“Gia đình đang trải nghiệm một khủng hoảng văn hoá sâu xa, và mọi cộng đồng và quan hệ xã hội cũng thế. Trong trường hợp gia đình, sự suy yếu các mối quan hệ này đặc biệt nghiêm trọng vì gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, ở đó chúng ta học cách sống với người khác bất chấp các khác biệt giữa chúng ta, và học cách thuộc về lẫn nhau; gia đình cũng là nơi cha mẹ truyền thụ đức tin cho con cái.” (EG 66)
6. Đó là giới trẻ:
“Giới trẻ thường không thể tìm thấy những giải đáp cho các mối quan tâm, nhu cầu, vấn đề và các thương tổn của họ trong các cơ cấu bình thường. Là người lớn, chúng ta cảm thấy khó kiên nhẫn lắng nghe họ, trân trọng các mối quan tâm và đòi hỏi của họ, và nói với họ bằng một ngôn ngữ họ có thể hiểu.” (Số 105)
7. Đón nhận và học hỏi những người tốt lành:
“Tôi biết ơn vì gương sáng tôi nhận được từ rất nhiều Kitô hữu khi họ vui vẻ hi sinh cuộc đời và thời giờ của họ. Những chứng tá này an ủi và nâng đỡ tôi trong cố gắng của chính mình để khắc phục tính ích kỷ và để tôi hiến mình trọn vẹn hơn.” (Số 76)
IV. CỦNG CỐ TƯƠNG QUAN THEO ĐỊNH HƯỚNG “ĐI RA” (TH NVTM)
1. Tương quan trong mục vụ ngôn sứ (Rao giảng):
a/. Đừng dập tắt ngọn lửa tông đồ, truyền giáo:
“Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống xứng đáng và sung mãn, chúng ta phải vươn ra tới người khác và mưu cầu lợi ích cho họ. Hiểu theo nghĩa này, một số câu nói của Thánh Phaolô sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên: “Tình yêu của Đức Kitô thúc bách tôi” (2C 5:14); “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1C 9,16). (Số 9; Xem thêm Số 45)
b/. Luôn trở thành người rao giảng vui tươi:
“Và chớ gì thế giới của thời đại chúng ta, một thế giới đang kiếm tìm, khi thì trong lo âu, khi thì trong hi vọng, có thể nhận được tin mừng không phải từ những người rao giảng rầu rĩ, chán nản, mất kiên nhẫn hay lo âu, nhưng từ những thừa tác viên Tin Mừng đang sống một cuộc đời đầy nhiệt huyết, những người trước đó đã nhận được niềm vui của Đức Kitô”. (Số 10; Xem thêm Số 6)
c/. Canh tân không ngừng việc rao giảng, không chọn giải pháp dễ giải, lối mòn:
“Đức Giêsu cũng có thể chọc thủng những phạm trù nhàm chán mà chúng ta dùng để giam hãm Ngài và Ngài luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên bằng sự sáng tạo thần linh của Ngài. Mỗi khi chúng ta cố gắng trở về nguồn và khôi phục lại sự tươi mới của Tin Mừng, những đại lộ mới sẽ xuất hiện, những con đường sáng tạo mới sẽ mở ra, với những hình thức biểu hiện khác nhau, những dấu chỉ và từ ngữ phong phú mang theo ý nghĩa mới cho thế giới hôm nay. Mọi hình thức loan báo Tin Mừng đích thực đều luôn luôn là “mới”. (Số 11; Xem thêm Số 39)
d/. Dành ưu tiên cho mục vụ truyền giáo thay vì “mục vụ bảo tồn”:
“Chúng ta cần phải chuyển đổi “từ một nền mục vụ thuần tuý bảo tồn sang một mục vụ dứt khoát mang tính truyền giáo”.[18] Nhiệm vụ này tiếp tục là một nguồn vui vô biên cho Hội Thánh: “Quả thật, tôi bảo anh em, trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn hối cải hơn chín mươi chín người công chính không cần ăn năn hối cải” (Lc 15:7). (Số 15)
e/. Trung thành với Lời Chúa – Lời Chúa và đời sống – Lời Chúa và việc dạy giáo lý (Xin xem Kim Chỉ Nam về tác vụ và đời sống linh mục với các số 62,63,64,65)
2. Tương quan trong mục vụ tư tế (Phụng Vụ):
a/. Môi trường Phụng Vụ: một không gian mở, đón tiếp, gặp gỡ:
“Hội Thánh được kêu gọi trở thành Nhà Cha, luôn luôn mở rộng cửa. Một dấu hiệu của sự mở ra này là các nhà thờ của chúng ta phải luôn luôn mở cửa, để nếu có ai được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đến đây tìm Thiên Chúa, họ sẽ không thấy cửa nhà thờ đang đóng.” (Số 47)
“Nhưng Hội Thánh không phải là một trạm thu phí; Hội Thánh là Nhà Cha, có chỗ cho mọi người, với tất cả các vấn đề của họ.” (Số 47)
b/. Thánh lễ và bài giảng Phụng Vụ:
“Chúng ta biết các tín hữu rất coi trọng bài giảng, và cả các tín hữu lẫn các thừa tác viên có chức thánh đều khổ sở vì các bài giảng: giáo dân vì phải nghe các bài giảng, còn các giáo sĩ vì phải giảng bài! Đây là trường hợp đáng buồn. Bài giảng thực ra có thể là một trải nghiệm sâu đậm và vui sướng về Thần Khí, một cuộc gặp gỡ đầy an ủi với lời Thiên Chúa, một nguồn mạch canh tân và tăng trưởng thường xuyên.” (Số 135; Xem thêm Số 138 và các số từ 139-159)
“Lời Chúa khi được lắng nghe và cử hành, trước hết trong Thánh Thể, sẽ nuôi dưỡng và kiện cường tâm hồn các Kitô hữu, giúp họ cống hiến một chứng tá đích thực cho Tin Mừng trong đời sống hằng ngày.” (EG 174)
c/. Tòa giải tội, nơi gặp gỡ của tình thương:
“Tôi muốn nhắc nhớ các linh mục rằng toà giải tội không phải là một buồng tra tấn nhưng là một nơi gặp gỡ lòng từ bi của Chúa, thúc đẩy chúng ta làm hết sức mình.” (Số 44)
d/. Bí tích luôn là những “cánh cửa mở”:
“và các cửa của bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì. Điều này đặc biệt đúng đối với bí tích được gọi là “cửa”: bí tích Rửa Tội. Bí tích Thánh Thể, tuy là sự sung mãn của đời sống bí tích, nhưng không phải là một phần thưởng cho người hoàn thiện, mà là một phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối.[51] Các xác tín này có những hệ quả mục vụ mà chúng ta cần phải xem xét một cách thận trọng và mạnh dạn. Chúng ta nhiều khi hành động như là người ban phát ân sủng thay vì là người tạo điều kiện cho ân sủng. Nhưng Hội Thánh không phải là một trạm thu phí; Hội Thánh là Nhà Cha, có chỗ cho mọi người, với tất cả các vấn đề của họ” (Số 47)
e/. Tôn trọng quy luật Phụng Vụ: “Các tín hữu có quyền tham dự các cử hành phụng vụ đúng ý Giáo Hội, chứ không phải theo sở thích cá nhân của một thừa tác viên nào đó, hoặc theo những nghi thức đặc thù cá biệt không được chuẩn nhận…” (KCM 59)
f/. Trân trọng các việc đạo đức bình dân:
“Tôi nghĩ đến lòng tin kiên vững của các bà mẹ chăm sóc những đứa con bệnh tật của họ, họ là những người rất yêu mến chuỗi mân côi dù có lẽ họ chỉ biết sơ sài những điểm của Kinh Tin Kính; tôi cũng nghĩ đến niềm hi vọng trọn vẹn được đổ vào một cây nến đốt lên trong nhà để cầu xin ơn trợ giúp của Đức Mẹ, hay cái nhìn trìu mến hướng lên tượng Chúa Kitô chịu nạn. Không một ai yêu mến dân thánh của Thiên Chúa mà có thể coi những hành động này chỉ là biểu hiện của một cố gắng thuần tuý phàm trần trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng là biểu hiện của một đời sống hướng thần được nuôi dưỡng bởi tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đã được đổ vào lòng chúng ta”. (xem Rm 5:5). (Số 125)
g/. Lưu ý 3 cử hành Phụng vụ trọng điểm: Bí Tích Thánh Thể, Bí tích Giải Tội, Phụng Vụ Giờ kinh của Kim Chỉ Nam (Với các số 66-76)
3. Tương quan trong mục vụ vương đế (Quản trị):
a/. Xây dựng đời sống cộng đoàn làm chứng tá Phúc âm, hiệp nhất:
“Ở đây và bây giờ, đặc biệt ở những nơi chúng ta là một “đoàn chiên nhỏ” (Lc 12:32), các môn đệ Chúa Kitô được kêu gọi sống như một cộng đoàn là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (xem Mt 5:13-16). Chúng ta được kêu gọi làm chứng cho một cách sống chung luôn luôn mới mẻ trong sự trung thành với Tin Mừng.[70] Chúng ta đừng để mình bị cướp mất đời sống chung!” (EG 92)
b/. Xây dựng một cộng đoàn biết sẻ chia và đồng hành với mọi người:
“Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng dấn mình vào đời sống hằng ngày của dân chúng bằng lời nói và hành động; công đoàn ấy vượt qua các khoảng cách, sẵn sàng hạ mình khi cần, và ôm ấp đời sống con người, chạm vào thân thể đau khổ của Đức Kitô nơi người khác. Như vậy, các người loan báo Tin Mừng mang lấy “mùi của đàn chiên” và đàn chiên sẵn sàng nghe tiếng của họ. Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng cũng nâng đỡ, đồng hành với dân chúng ở mỗi bước đi trên đường, bất kể con đường này có thể dài hay khó đi bao nhiêu.” (EG 24)
c/. Xây dựng một cộng đoàn cởi mở, ra đi, phục vụ bác ái:
“Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.” (Số 20)
“Điều này có nghĩa là giáo xứ thực sự tiếp xúc với các gia đình và các cuộc đời của những con người, và không trở thành một cơ chế cách ly với con người hay một nhóm khép kín gồm một ít người được tuyển chọn.” (EG 28)
d/. Hiệp nhất trong các kế hoạch mục vụ: “Đi theo những khuynh hướng riêng rẽ trong lãnh vực mục vụ có thể làm suy yếu chính công cuộc loan báo Tin Mừng” (KCN 60)
e/. Tất cả vì và cho cộng đoàn: “Là mục tử của cộng đoàn, theo hình ảnh Chúa Kitô Mục tử nhân lành dâng hiến tất cả cuộc đời cho Giáo Hội, linh mục sống và hiện hữu cho công đoàn; chính vì cộng đoàn mà ngài cầu nguyện, học hỏi nghiên cứu, làm việc và tự hiến; chính vì cộng đoàn mà ngài sẵn lòng để cho đi cuộc sống của mình, yêu thương cộng đoàn như Chúa Kitô, bằng tất cả tình yêu và lòng quý mến, tiêu hủy cả sức lực và không tiếc thời gian để làm cho cộng đoàn trở thành hình ảnh của Giáo Hội, Hiền Thê Chúa Kitô, ngày càng mỹ miều và xứng đáng hơn với lòng nhân hậu của Chúa Cha và tình yêu của Chúa Thánh Thàn” (KCN 77)
Lời thưa cuối: Kính thưa quý Thầy Phó Tế,
Người xưa bảo: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Chuyện mà hôm nay chúng ta cùng chia sẻ cũng xoay quanh mối tương quan “ta” và “người”, linh mục và giáo dân.
Để “biết ta” thì chúng ta đã có một thời gian đào tạo, huấn luyện ở gia đình, ĐCV và trong môi trường mục vụ khi thực tập…và sẽ còn thường huấn dài dài….
Nhưng “biết người”, biết giáo dân, biết cộng đoàn mà mình được sai đến để phục vụ thì cả là một “ẩn số”, một thách đố, cho dù, trong cuộc đời Kitô hữu, mình đã từng hiện diện trong một cộng đoàn, từng là một giáo dân.
Thật sự giáo dân ngày nay đã khác trước nhiều lắm. Họ không còn tự khép mình với 3 chuyện cơ bản “pray, pay, and obey” (cầu nguyện, cúng tiền, và vâng phục)[18] mà một số đông đảo đã trưởng thành và được trang bị nhiều kiến thức và kỷ năng chuyên môn vượt xa các linh mục. Chính vì thế, để xây dựng mối tương quan mục tử-đoàn chiên sao cho được tốt đẹp, phong phú, điều cần nhất vẫn là đi theo những hướng dẫn khôn ngoan ngàn đời của Mẹ Hội Thánh.
Chúng ta đang chuẩn bị bước vào Năm Thánh của Giáo phận kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng. Đây là cơ hội thuận tiện để mỗi người chúng ta trân trọng những di sản của bao thế hệ mục tử cha ông cùng với mẫu gương sống động của bao nhiêu anh chị em giáo dân đã vun đắp tài bồi cho ngôi nhà giáo phận.
Ước mong sao đừng để ai trong chúng ta trở nên những mục tử như lòng “Chúa không mong ước” và cũng đừng để cho một người giáo dân nào (và ngay cả chúng ta) “bị lạc phía đằng sau” trong nổi sầu cô đơn thất vọng.
Xin mượn lời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, gởi đến các thầy những lời chúc tốt đẹp nhất:
“Tôi cầu chúc tất cả anh em được ơn canh tân mỗi ngày ân huệ của Thiên Chúa mà anh em đã lãnh nhận do việc đặt tay, ơn hưởng nhờ nguồn khích lệ nơi tình bạn sâu xa là tình bạn nối liền anh em với Đức Giêsu và hiệp nhất anh em lại với nhau, ơn cảm nếm niềm vui vè sự tăng trưởng của đoàn chiên Thiên Chúa hướng về một tình yêu ngày càng lớn rộng hơn đối với Ngài và đối với mọi người, ơn bảo tồn niềm xác tín thanh thản rằng Đấng đã khởi sự nơi anh em công trình tốt đẹp chắc hẳn sẽ đưa công trình ấy đến chỗ hoàn thành cho tới ngày của Đức Kitô Giêsu (x. Ph 1,6); hiệp nhất với mọi người và với từng người trong anh em, Tôi trao gởi lời nguyện cầu của Tôi cho Đức Maria, người mẹ và nhà giáo dục của các linh mục chúng ta.”[19]
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
---------------------------------
[1] Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, người có bằng tiến sĩ văn chương bảo vệ tại Pháp năm 2008 và từng giảng dạy tại một số trường đại học ở Việt Nam. Hiện bà đang làm luận án tiến sĩ về triết học chính trị tại Đại học Paris Diderot.
[2] Quốc Phương, BBC Việt Ngữ, 28 tháng 8.2016, Vụ Yên Bái là “khủng hoảng mô hình” ? (Link: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160828_nguyenthituhuy_yenbai_shooting_inv
[3] Như nguồn đã dẫn trên.
[4] Êd 34,1-30; Dc 11,1-17
[5] Mt 20,20-27
[6] Ga 10,11-18
[7] Ga 17,1-26
[8] Công Đồng Vaticanô II, Bản dịch Ủy Ban giáo lý đức tin trực thuộc HĐGMVN, Hiến chế Giáo Hội số 8, trang 82.
[9] Piô X, Thông điệp Vehementer Nos, (ngày 11 tháng 2 năm 1906), câu 8. (Xem thêm bài viết Ơn gọi tông đồ giáo dân của Nguyễn Tri Sử trên trang mạng http://ttntt.free.fr/archive/NguyentriSu2.html)
[10] Avery Dulles. Models of the Church (N.Y., N.Y.: Doubleday; rev. edition 2002), t. 28-32. (Xem thêm bài viết Ơn gọi tông đồ giáo dân của Nguyễn Tri Sử trên trang mạng http://ttntt.free.fr/archive/NguyentriSu2.html)
[11] Bộ Giáo sĩ, Kim Chỉ Nam về tác vụ và đời sống linh mục (Ấn bản mới), số 41, trang 66
[12] GH 9
[13] 1 Cr 10,17; 12,12.27; 1 Cr 12,1-11
[14] Ga 15,1-5
[15] ĐGH Gioan-Phaolô II, Tông huấn Kitô hữu giáo dân, 12 (Christifideles Laici, Viết tắt: CL)
[16] Dt 2,17; 4,15
[17] CL 22
[18] Shaw, Russell. Understanding your rights: Your rights and responsibilitirs in the Catholic Church (Ann Arbor, Michigan: Servant Publications, 1994), t. 22-23. Câu “pray, pay, and obey” được lấy ra từ mẫu giai thoại đầy tính cười u mặc được chính các dấng trong hàng giáo phẩm cao cấp kể. Y. Congar: “Trong bài tiểu luận “Người giáo dân trong giáo xứ dưới thời Tiền Thệ phản” xuất bản cách đây bốn mươi năm trong tập san Catholic Truth Society, cho biết Hồng Y Aidan Gasquet có kể lại giai thoại một người đến hỏi một linh mục vị thế của người giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo là như thế nào, linh mục kia trả lời: người giáo dân có hai vị thế, một là quỳ trước bàn thờ, hai là ngồi ở dưới trước tòa giảng. Hồng Y nói còn có một vị thế thứ ba mà linh mục đã quên: người giáo dân còn thò tay vào ví lấy tiền” (Y. Congar, sđd bản anh văn Lay People…, t. XXVII).
[19] ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, 82
(Bài chia sẻ với quý thầy phó tế dịp ôn tập chuẩn bị chịu chức)
Nội dung ôn tập: Linh mục trong tương quan với giáo dân
Dẫn nhập: Đang có một cuộc “khủng hoảng mô hình” !
Mới đây, ngày 28.8.2016, sau sự kiện sát hại đẫm máu ba quan chức chính quyền tỉnh Yên Bái (18/8/2016), đài BBC có một cuộc phỏng vấn bút đàm để nhận định về sự kiện trên, và ngang qua đó, về bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam hôm nay. Một trong những nhân vật chính tham dự cuộc “bút đàm” đặc biệt nầy, là nữ giáo sư Tiến sĩ văn chương và là nhà nghiên cứu chính trị Nguyễn thị Từ Huy,[1] bà đã có những nhận định mà đại ý có thể cô đọng qua một đoạn ngắn trong toàn bộ nội dung phỏng vấn được Ban biên tập BBC ghi lại với tựa đề “KHỦNG HOẢNG MÔ HÌNH” như sau: Xin trích:
“Cái giá mà đảng phải trả là sự hoen ố tột cùng của hình ảnh đảng trong lòng nhân dân. Và cái giá mà nhân dân phải trả rất có thể là họ sẽ bắt chước lãnh đạo, tự xử lý lẫn nhau không cần đến pháp luật. Cái giá mà xã hội phải trả là bạo lực cách mạng mà đảng nuôi dưỡng trong từng trang sách giáo khoa đã trở thành một thứ bạo lực xã hội đen được sử dụng trong ánh sáng trắng của cuộc sống thường nhật. Nếu đến lúc này mà lãnh đạo và người dân không chịu hiểu điều đó thì hỗn loạn xã hội ở Việt Nam là điều mà tất cả mọi người đều phải chờ đợi.”.[2]
Cùng với những ý kiến đó và các nội dung tọa đàm chung quanh vấn đề, ban biên tập BBC đã nhận định nguyên do chính đưa tới những sự kiện bi đát trên và dự báo những hổn loạn có thể tiếp tục xảy ra là Việt Nam đang đối diện với một cuộc “khủng hoảng trầm trọng về mô hình”: “mô hình lãnh đạo”, “mô hình xã hội”, “mô hình luật pháp”. Xin trích:
“Cho đến thời điểm này, trước cách thức vừa đưa tin vừa làm nhiễu loạn thông tin như ta đang thấy, thì chưa có thể có bình luận nào khả tín hoàn toàn về nguyên nhân vụ việc, ngoài việc thừa nhận đây là một sự kiện bạo lực giết người diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Nó là một biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng của mô hình lãnh đạo, mô hình xã hội, mô hình luật pháp ở Việt Nam.”.[3]
Không phải chỉ Việt Nam và cũng không hẵn chỉ vào thời điểm nầy, hầu như trên toàn thế giới, ở đâu và thời nào cũng đều xảy ra những cuộc khủng hoảng như thế. Dĩ nhiên, trong thời đại “toàn cầu hóa” và tốc độ truyền thông “không biên giới” của internet đã khiến chúng ta có cảm tưởng như trong thời đại nầy thế giới đang chìm ngập trong cuộc khủng hoảng tồi tệ trên; nhất là với những sự kiện như Tổng thống Saddam Hussein (1937-2006) bị lật đổ và xử án, nhà độc tài Gaddafi (1942-2011) bị săn đuổi và giết chết như một con chó, cuộc cách mạng Hoa Lài vang trời dậy đất ở Ai Cập…lại càng cho thấy rõ cái vóc dáng “to đùng và dị hợm” của cuộc khủng hoảng trên.
Và mới đây nhất, với kết quả không ai ngờ của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, cả thế giới lại tốn nhiều giấy mực và nước bọt để nhận định, phân tích về “hiện tượng thất cử của ứng cử viên Hilary Clinton” mà nguyên do cuối cùng là vì dân chúng Mỹ muốn thay đổi một “mô hình lãnh đạo” !
Trong môi trường xã hội dân sự là như thế, còn đối với cộng đoàn Dân Chúa, môi trường mục vụ của Hội Thánh Công Giáo thì sao ? Có một cuộc khủng hoảng mô hình đã, đang và sẽ có trong Hội Thánh Chúa Kitô không ?
Nếu bình thản mà đọc lại những trang Thánh Kinh Cựu ước qua các trích đoạn của các sứ ngôn Êdêkien, Dacaria về mối tương quan giữa mục tử và đoàn chiên,[4] rồi những cuộc tranh chấp nội bộ trong nhóm Mười Hai[5], huấn dụ về chân dung “Mục tử nhân hiền”[6], hay những lời cầu nguyện cho hiệp nhất cách tha thiết của Đức Kitô trước khi chịu nạn[7]…chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào những thách đố về tương quan trong đời sống Dân Chúa.
Trong khi đó, với chặng đường lịch sử của con thuyền Hội Thánh suốt 2000 năm nay, chúng ta không thể phủ nhận, cho dù là một “Nhiệm Thể”, Giáo Hội vẫn phải trải qua những nẻo chông chênh, đôi khi lệch lạc, của thân phận “Hội Thánh lữ hành”, một Hội Thánh “luôn có những tội nhân” và luôn “yêu thương ôm ấp tất cả những ai đang sầu khổ trong thân phận cùng khốn của kiếp nhân sinh”,[8] một Hội Thánh mà Đức thánh Giáo hoàng Pio X đã không ngần ngại phát biểu:
“Giáo Hội này tự bản chất là một xã hội bất bình đẳng, nghĩa là xã hội gồm có hai hạng người: những người chăn chiên và đàn chiên, những người chiếm một địa vị ở các cấp bậc khác nhau trong giáo phẩm, và đám đông những tín hữu (giáo dân); và hai hạng này khác nhau đến nổi chỉ trong hàng ngũ mục tử mới có quyền lực và uy quyền cần thiết để khuyến khích và lãnh đạo mọi thành phần đưa đến mục tiêu của cộng đoàn. Còn đám đông kia chỉ có phận sự duy nhứt là để cho mình được dẫn dắt và, như một đàn chiên ngoan ngoản, đi theo những người chăn chiên.” [9]
Nhưng chấp nhận “tiền đề” đó không có nghĩa chúng ta chọn con đường “thỏa hiệp” với khủng hoảng, với những tiêu cực, nhất là những tiêu cực tác động nguy hiểm đến sự hiệp nhất cộng đoàn, đánh mất năng lực thuyết phục của sứ vụ truyền giáo và làm biến chất “căn tính mục tử” nơi các chủ chăn cũng như của anh chị em giáo dân, đặc biệt, nơi những anh em sắp sửa dấn thân vào một sứ mệnh thánh thiêng và đầy thách đố: chức linh mục thừa tác của bí tích Truyền Chức Thánh.
Chính trong nội dung và ý nghĩa đó, xin được trình bày đôi nét về mối tương quan giữa linh mục và giáo dân vừa trong viễn tượng “giáo lý và định hướng” vừa trong đề nghị “mục vụ thực hành” với các nội dung sau:
- Tương quan linh mục-giáo dân trong viễn tượng đức tin. (Qua 3 chiều kích: Tương quan từ cội nguồn Chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô; tương quan trên nền tảng hiệp thông và sứ vụ; tương quan nhằm mục tiêu phục vụ và thăng tiến).
- Tương quan linh mục – giáo dân trong viễn tượng hoán cải mục vụ (Nhận diện một số nguy cơ tục hóa có thể dẫn đến sự đổ vỡ tương quan, đặc biệt theo gợi ý của tông huấn Niềm Vui Tin Mừng).
- Tương quan linh mục – giáo dân: những nẻo đường gặp gỡ (Nhận diện các đối tượng “giáo dân” mà linh mục cần ưu tiên trong thực hành đức ái mục vụ).
- Củng cố tương quan linh mục – giáo dân theo định hướng “Đi Ra”. (Củng cố mối tương quan với giáo dân qua ba tác vụ chính Tư tế, Ngôn sứ, Vương đế theo định hướng “Đi Ra” của Tông huấn Niềm vui Tin Mừng).
I. TƯƠNG QUAN LINH MỤC – GIÁO DÂN: VIỄN TƯỢNG ĐỨC TIN HÔM NAY
Nói tới “viễn tượng đức tin hôm nay” là cố ý nhấn mạnh tính cập nhật và hiện thời của giáo huấn Hội Thánh trong cái nhìn về tương quan giữa linh mục và giáo dân. Bởi chưng, để có được một quan niệm thần học, một nền huấn giáo quân bình và chuẩn xác như hôm nay, Giáo Hội đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, cọ xát, sàng lọc, như chứng từ của Đức Hồng Y Avery Dulles, một thần học gia Hoa Kỳ và là chuyên viên về Công Đồng Vatican II, được tác giả bài viết “Ơn gọi tông đồ giáo dân” Nguyễn Tri Sử tường thuật lại như sau: Xin trích:
Avery Dulles nói rằng lược đồ cho Công Đồng Vaticanô I đã có những câu như thế này:
“Giáo Hội của Chúa không phải là một cộng đồng của những người bình đẳng trong đó mọi tín hữu đều có những quyền như nhau. Đây là một Giáo Hội gồm những người không bình đẳng, không phải chỉ vì trong số tín hữu một số người là giáo sỉ một số người là giáo dân mà thôi, song đặc biệt vì lý do trong Giáo Hội Thiên Chúa chỉ ban quyền lực cho một số người để thánh hoá, dạy dỗ, và cai trị, còn những người khác thì không.”
Và lược đồ ấy đã được lấy lại phần nào làm lược đồ cho Công Đồng Vaticanô II, khiến cho có nhiều tranh cãi và lược đồ phải bị sửa đổi 3 lần, và Avery Dulles viết:
“Trong phiên họp Khóa I của Vaticanô II, Giám mục Emile De Smedt, giáo phận Bruges, (Bỉ quốc) đã mô tả đặc điểm của lược đồ này với ba “từ” trở thành nổi tiếng đến nay: clericalism, juridicism, and triumphalism” (xin tạm dịch là: “chủ nghĩa giáo quyền” (có người còn gọi là “giáo sĩ trị”), “chủ nghĩa pháp trị”, và “chủ nghĩa đắc thắng” (theo Tự Vựng Triết Thần Căn Bản của Ngô Minh và Nguyễn Thế Minh).
Cũng theo Avery Dulles thì Giám mục Emile De Smedt đã cắt nghĩa tại sao dùng từ “chủ nghĩa giáo quyền” để mô tả tinh thần của lược đồ, vì nó “nhìn giáo sĩ, đặc biệt là những giáo sĩ ở cấp trên như là nguồn gốc của mọi quyền hành và sáng kiến”. De Smedt “còn nói đến tháp phẩm trật trong đó mọi quyền hành phát xuất từ trên xuống, từ giáo hoàng đến giám mục rồi linh mục, ở dưới nền là giáo dân với một vai trò thụ động và vị trí thấp kém trong Giáo Hội. Quan niệm “duy pháp trị” thì xem Giáo Hội như một nhà nước trong đó đặt nặng luật pháp và hình phạt…“Chủ nghĩa đắc thắng” xem Giáo Hội như một đạo binh dàn trận chống lại Satan và quyền lực sự dữ”[10] (Hết trích)
Thật là may mắn ! Công Đồng Vatican đã thổi vào Giáo Hội một làn gió mới để “canh tân mọi sự trong Đức Kitô”; Công Đồng đã canh tân mạnh mẽ nền giáo lý về mầu nhiệm Giáo Hội, mà trong đó, tương quan giữa linh mục và giáo dân là một chiều kích không thể không nói đến.
Và đây là những chiều kích của mối tương quan đó. (theo Huấn Quyền của Giáo Hội qua các văn kiện nền tảng):
1. Từ một “xuất phát điểm” và trên cùng một mặt bằng: Ơn gọi Kitô hữu và Chức Tư Tế phổ quát.
Khởi đi từ “Dòng nước Thanh tẩy”, linh mục và giáo dân đều là “những người anh em giữa các anh em” như Thánh Công Đồng Vaticanô dạy: “Thật vậy, cùng với tất cả những ai đã được tái sinh trong dòng nước Thánh tẩy, các linh mục là những người anh em giữa các anh em, như những chi thể trong cùng một thân thể duy nhất của Đức Kitô mà mọi người đều có nhiệm vụ xây dựng” (Sắc lệnh về tác vụ và đời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis), viết tắt PO số 9)
Điểm giáo lý nầy, có thể nói, được cắt nghĩa cách sống động, cụ thể và truyền thống qua “thành ngữ” sau đây của Thánh Giáo Phụ Augustinô: “Cho anh chị em, tôi là Giám mục, cùng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Tước hiệu thứ nhất là trách vụ đã lãnh nhận, tước hiệu thứ hai là của ân sủng. Tước hiệu đầu nói lên mối nguy hiểm, tước hiệu sau nói lên ơn cứu độ.”
Thật vậy, linh mục và giáo dân có chung một tước hiệu cao cả, “nói lên ơn cứu độ”, diễn tả một hồng ân vĩ đại đó là được làm Kitô hữu, làm “hàng tư tế thánh”, cùng “tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô”. Ấn tín của bí tích Rửa Tội và Thêm Sức đã làm cho mọi thành phần Dân Chúa đều có được một phẩm giá cao cả như nhau, chẳng bên trọng chẳng bên khinh, như Hiến chế Giáo Hội và Sách GLHTCG khẳng định:
- “Thật vậy, nhờ sự tái sinh và việc xức dầu Thánh Thần, những người đã nhận ơn Thánh tẩy được thánh hiến trở nên ngôi nhà thiêng liêng và hàng tư tế thánh…Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật….theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10)
-“Như vậy, toàn thể cộng đoàn các tín hữu là tư tế. Các tín hữu thực thi chức tư tế do Phép Rửa qua việc họ tham dự, mỗi người theo ơn gọi riêng của mình, vào sứ vụ của Đức Kitô là Tư Tế, Tiên tri và Vương đế. Nhờ bí tích Rửa tội và Thêm Sức, các tín hữu “được thánh hiến để trở nên…một hàng tư tế thánh” (GLHTCG 1546).
Chính từ ý nghĩa nầy, tài liệu Kim Chỉ Nam về tác vụ và đời sống linh mục đã dẫn tới kết luận dành riêng cho linh mục trong việc ứng xử mục vụ với giáo dân như sau:
“Nhận ra phẩm giá con Thiên Chúa nơi giáo dân, linh mục sẽ làm thăng tiến vai trò riêng của họ trong Giáo Hội, và đem tất cả tác vụ linh mục cũng như đức ái mục vụ mà phục vụ họ” (KCN 41).
Và Kim Chỉ Nam cũng lưu ý rằng: nhận thức trên hoàn toàn xa lạ với ý nghĩa “cào bằng” tất cả hoặc “giáo dân dân hóa linh mục” để “làm pha loãng đi nơi các linh mục căn tính của các ngài”[11]. Điều cốt yếu là cùng nhận ra khuôn mặt của Đức Kitô đang hiện diện !
2. Quan hệ Hiệp thông – Sứ vụ thay vì đẳng cấp hay địa vị:
Từ xuất phát điểm “chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô”, quan hệ giữa linh mục và giáo dân là quan hệ mang tính hiệp thông và hướng tới sứ vụ chứ không nhằm khẳng định đẳng cấp hay địa vị. Chính Đức Kitô đã lưu ý đặc biệt các Tông Đồ về tinh thần hiệp thông và sứ vụ nầy qua nghĩa cử và lời huấn dụ về việc “rửa chân cho nhau” (Ga 13,17).
- Hiến chế Giáo Hội đã xác định rõ chiều kích hiệp thông và sứ vụ đó trong gia đình Hội Thánh: “Được Đức Kitô thiết lập để đi vào hiệp thông sự sống, bác ái và chân lý, dân tộc nầy cũng được Người sử dụng như khí cụ để cứu chuộc mọi người, và được sai đi vào thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất”. (x. Mt 5,13-16)[12]
- Hiệp thông: Linh mục và giáo dân cùng được tháp nhập vào “Thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô” như các chi thể [13], như những cành nho trong một thân nho.[14]
- Cả hai đều được tham dự vào ba sứ vụ Ngôn sứ, Tư tế và Vương đế theo cách thế riêng của mình. “Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, dù khác nhau về yếu tính chứ không phải chỉ về cấp bậc, nhưng cả hai đều được đặt định tương quan với nhau; thật vậy, theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10).
- Trong Tông huấn Kitô hữu giáo dân, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã cắt nghĩa chiều kích hiệp thông trong Giáo Hội chính là “sự thông hiệp nhiệm mầu giữa các môn đệ với Đức Giêsu và giữa các môn đệ với nhau”, ngài dùng hình ảnh “Ta là cây nho, chúng con là cành” (Ga 17, 21) để diễn tả sự hiệp thông ấy. Ngài còn nói đó là một sự “hiệp thông có cơ cấu” gồm những phần thân thể sống động”, “sự hiệp thông ấy là một ân huệ”, các tín hữu phải nhận ơn ấy và “sống bằng tinh thần trách nhiệm”.[15]
- Không phải sự hiệp thông lỏng lẻo, mơ hồ, lý thuyết, mà là sự gắn kết mật thiết trong tình huynh đệ thật sự, trong Đức Kitô như xác quyết của Sắc lệnh về Tác vụ và đời sống linh mục: “Được tuyển chọn giữa loài người, và được đặt làm đại diện cho con người trong những việc liên quan đến Thiên Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy tế đền tội, các linh mục sống với người khác như với những người anh em. Thật vậy, chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Người được Cha sai đến với loài người, đã ở giữa chúng ta và muốn nên giống chúng ta là anh em Người trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.” [16] (PO 3)
Từ nhận thức trên, Kim Chỉ Nam cũng dẫn tới đề nghị thực hành dành cho các linh mục:
“Chiều kích nầy của việc xây dựng cộng đoàn tín hữu đòi các linh mục vượt qua mọi thái độ thiên tư kỳ thị; …linh mục sẽ đem hết sức để khơi dậy và phát huy tinh thần đồng trách nhiệm trong cùng một sứ mạng cứu độ duy nhất, nhiệt tình và hết lòng làm triển nở mọi đặc sủng và chức năng mà Chúa Thánh Thần ủy thác cho các tín hữu để xây dựng Giáo Hội” (KCN 41)
3. Quan hệ phục vụ - thăng tiến thay vì cai trị và nô dịch:
- Điểm quy chiếu đầu tiên là chính Đức Kitô, Đấng “ở giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,24-27). Là Thiên Chúa mà chấp nhận ở giữa loài người chúng ta, “loài sâu bọ tội lỗi”, như “một người phục vụ”, thì hà cớ gì linh mục lại ở giữa anh chị em mình như “một kẻ bề trên” !
- Cũng với ý nghĩa trên, thật thích hợp để chúng ta nghe lại lời của Thánh Giáo phụ Augustinô chia sẻ trong dịp lễ tấn phong của một Giám Mục đương thời: “Người đứng đầu trên dân trước hết phải biết rằng mình là tôi tớ của nhiều người. Đừng khinh chê việc trở nên tôi tớ cho nhiều người bởi vì Chúa các chúa đã không khinh chê việc trở nên tôi tớ cho chúng ta” (PDV 21)
- Vã lại, chiều kích “phục vụ” đã được “đóng ấn” ngay trong tên gọi “Thừa Tác”, tức chức linh mục loại biệt dành riêng cho linh mục mà Hiến chế Giáo Hội cũng như sách GLHTCG đã minh định: “Nhiệm vụ Chúa trao phó cho các chủ chăn của dân Người đích thực là một việc phục vụ mà Thánh Kinh gọi rõ ràng là “diakonia” hay thừa tác vụ” (GH 24; Xem thêm GLHTCG 1551)
- Sắc lệnh về Tác vụ và đời sống linh mục đã cắt nghĩa thêm chiều kích nầy: “Giữa lòng Dân Chúa, các tư tế của Giao Ước Mới, do ơn gọi và chức thánh, một cách nào đó cũng đã được dành riêng, không phải để tách biệt khỏi đoàn chiên hoặc khỏi bất cứ một ai, nhưng để được thánh hiến hoàn toàn cho công việc Chúa trao phó. Các Ngài không thể là thừa tác viên của Đức Kitô nếu không trở nên chứng nhân và nên người ban phát một đời sống khác với đời sống trần thế nầy, tuy nhiên các ngài không thể phục vụ nhân loại nếu lại trở nên xa lạ với cuộc đời và những hoàn cảnh sống của nhân loại” (PO 3).
- Phục vụ khiêm nhường phải được linh mục ưu tiên chọn lựa không phải chỉ như một “ứng xử nhân bản” mà là một chiều kích linh đạo thuộc đời sống thiêng liêng cần được tập luyện và thực hành xuyên suốt như khuyến dụ của Tông huấn Pastores Dabo Vobis: “Đời sống thiêng liêng của các thừa tác viên Tân ước phải được đóng ấn bằng thái độ tiên khởi ấy, thái độ phục vụ đối với dân Thiên Chúa (x. Mt 20,24-28; Mc 10,43-44), và phải được loại trừ khỏi mọi cao ngạo và mọi tham vọng “làm vua làm chúa” trên đoàn chiên được giao phó” (x. 1 Pr 5,2-3).(PDV 21).
- Sự hiệp thông trong Giáo Hội chỉ được “bảo đảm và phát triển” khi nào “phía” linh mục xác tín về “tác vụ phục vụ” của mình và “phía giáo dân” ý thức sự cần thiết của “thừa tác vụ phục vụ” đó.[17]
- Việc phục vụ cũng là một phương thế để được sống cái mối “phúc nghèo” của Phúc Âm, tự “bóc lột chính mình”, biết quảng đại “cho đi” nhằm để giáo dân “được sống và sống phong phú”, để cộng đoàn được thăng tiến. (Ga 10,10; Xem thêm KCN số 77: linh mục cho cộng đoàn).
II. TƯƠNG QUAN LINH MỤC – GIÁO DÂN: VIỄN TƯỢNG HOÁN CẢI MỤC VỤ
1. Chủ nghĩa công chức (fonctionnaliste):
“Ngày nay, đức ái mục tử có nguy cơ bị đánh mất ý nghĩa, do bởi điều mà người ta có thể gọi là chủ nghĩa công chức. Thật vậy, không khó để thấy rằng ngay cả nơi một số linh mục, ảnh hưởng của một nảo trạng sai lạc muốn giảm trừ chức linh mục thừa tác vào các khía cạnh chức năng mà thôi. “Làm” linh mục, cung cấp các dịch vụ chuyên biệt và bảo đảm một số lời thề hứa, đó là tất cả lý do hiện hữu của đời sống linh mục. Nhưng linh mục không chỉ thi hành một “công việc”, xong rồi thì được tự do nghỉ ngơi. Một khái niệm giản lược như thế về căn tính và tác vụ linh mục có nguy cơ biến đời sống linh mục thành trống rỗng, thường được đền bù bằng những lối sống không phù hợp với tác vụ của mình” (KCN 55)
2. Trào lưu tục hóa (Theo gợi ý của Tông huấn Niềm vui Tin Mừng):
a/. Tâm thức hưởng thụ: “Mối nguy lớn trên thế giới hôm nay, một thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ. Khi mà đời sống nội tâm của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích và những mối quan tâm riêng của nó, thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình của tình yêu của Người không còn được cảm thấy, và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ.” (Số 2)
b/. Tâm thức phô phương: “một sự quan tâm phô trương đối với phụng vụ, giáo lý hay uy tín của Hội Thánh, nhưng không hề lo cho Tin Mừng có một tác động thực sự đối với các tín hữu và các nhu cầu cụ thể của thời đại.” (Số 95)
c/. Tâm thức hãnh tiến: “muốn được người khác để ý tới, xuất hiện với đủ vẻ sang trọng trong đời sống xã hội, trong các buổi gặp gỡ, tiệc tùng và tiếp tân.” (SĐD)
d/. Tâm thức hành chánh: “luôn bận bịu với các công việc quản lý, các vấn đề thống kê, kế hoạch và đánh giá mà lợi ích chính không phải là dân Chúa mà là Giáo Hội được nhìn như là một tổ chức.” (SĐD)
e/ Tâm thức sỹ diện: “thói háo danh của những người có chút ít quyền lực và thà làm tướng của một đạo quân thất trận hơn chỉ là người lính quèn vẫn tiếp tục chiến đấu.” (Số 96)
f/. Tâm thức nhàn hạ: “Điều tương tự cũng xảy ra đối với các linh mục sợ mất thời giờ rảnh rỗi của mình. Lý do thường là vì người ta cảm thấy nhu cầu quá mạnh muốn bảo vệ sự tự do riêng của họ, họ coi nhiệm vụ loan báo Tin Mừng như thể là một chất độc nguy hiểm thay vì là một lời đáp hân hoan trước tình yêu của Thiên Chúa mời gọi chúng ta truyền giáo, hoàn thiện bản thân và sinh hoa kết quả. Một số người hoàn toàn từ chối hiến thân cho truyền giáo và rốt cuộc đi đến một tình trạng tê liệt và nhàm chán thiêng liêng.” (Số 81)
g/. Tâm thức vô cảm: “Hầu như vô tình, rốt cuộc chúng ta trở nên vô cảm trước tiếng kêu của người nghèo, không còn có thể khóc trước nỗi đau của người khác hay cảm thấy cần cứu giúp họ, coi như tất cả đều là trách nhiệm của một ai khác chứ không phải của chính chúng ta. Văn hoá của sự thịnh vượng làm chúng ta mất đi sự mẫn cảm; chúng ta phấn khích nếu thị trường cung cấp cho chúng ta một món hàng mới; trong khi tất cả những mảnh đời cằn cỗi vì thiếu cơ hội có vẻ chỉ là một cảnh tượng bình thường, không hề làm chúng ta mủi lòng.” (EG 54)
h/. Tâm thức đường mòn: “Cứ thế, chúng ta cố bám vào một công thức trong khi không chuyển đạt được nội dung cơ bản của nó. Đây là mối nguy lớn nhất. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “chân lý có thể được diễn tả bằng những hình thức khác nhau. Việc đổi mới các cách diễn tả này trở thành cần thiết để thông truyền cho con người ngày nay sứ điệp Tin Mừng trong ý nghĩa không thay đổi của nó” (Số 41)
III. TƯƠNG QUAN LINH MỤC – GIÁO DÂN: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG “GẶP GỠ”:
1. Mạo hiểm vào những cuộc gặp gỡ trực diện, vươn tới tha nhân:
“Trong khi đó, Tin Mừng không ngừng dạy chúng ta mạo hiểm vào những cuộc gặp gỡ trực diện với người khác, với sự hiện diện thể chất của họ vốn thách thức chúng ta, với nỗi đau và các lời kêu xin của họ, với niềm vui của họ lan toả sang chúng ta trong mối tương tác gần gũi và liên tục. Lòng tin đích thực vào Con Thiên Chúa nhập thể thì không thể tách rời khỏi sự tự hiến, tư cách thành viên của cộng đoàn, sự phục vụ, sự hoà giải với người khác. Bằng việc nhập thể, Con Thiên Chúa kêu gọi chúng ta tới cuộc cách mạng của sự dịu dàng.” (EG 88; Xem thêm số 9)
2. Giáo dân: trước hết đó là người nghèo, những kẻ bị tổn thương:
“Nếu chúng ta, những người được Chúa dùng để lắng nghe người nghèo, mà bịt tai trước tiếng kêu xin này, chúng ta chống lại ý muốn và kế hoạch của Người; người nghèo kia “có thể sẽ kêu lên Ðức Chúa tố cáo anh (em) và anh (em) sẽ mang tội” (Đnl 15:9). Thiếu tình liên đới với các nhu cầu của người nghèo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa: “Ai cay đắng trong lòng mà nguyền rủa con, thì Ðấng tạo thành ra nó sẽ nghe lời nó thỉnh nguyện” (Hc 4:6). (EG 187)
“tôi muốn nói với lòng đau buồn rằng sự kỳ thị tồi tệ nhất mà người nghèo phải chịu là thiếu chăm sóc thiêng liêng. Đa số người nghèo có một sự mở lòng đặc biệt với đức tin; họ cần Thiên Chúa và chúng ta không thể không cống hiến cho họ tình bạn, sự chúc lành, lời nói, việc cử hành các bí tích và một hành trình lớn lên và trưởng thành trong đức tin. Chọn lựa ưu tiên của chúng ta vì người nghèo phải chủ yếu trở thành một sự chăm sóc tôn giáo đặc biệt và ưu tiên cho họ.” (Số 200; Xem thêm số 209, 199)
3. Giáo dân: Đó là những người tội lỗi, yếu đuối, bị loại trừ…đang khao khát được chăm sóc:
“Nếu có cái gì đáng phải khiến chúng ta trăn trở và áy náy lương tâm, thì đó chính là sự kiện nhiều anh chị em chúng ta đang sống mà không có sức mạnh, ánh sáng và niềm an ủi phát sinh từ tình bạn với Đức Giêsu Kitô, không có một cộng đoàn đức tin nâng đỡ họ, không tìm thấy ý nghĩa và mục tiêu trong đời. Tôi mong rằng, thay vì sợ đi lạc, chúng ta nên sợ bị giam hãm trong những cấu trúc làm cho chúng ta có một cảm giác an toàn giả tạo, những qui tắc biến chúng ta thành những quan toà tàn nhẫn, với những thói quen làm chúng ta cảm thấy an thân, trong khi ở ngoài cửa người ta đang chết đói và Đức Giêsu không ngừng nói với chúng ta: “Anh em hãy cho họ ăn đi!” (Mc 6:37). (EG 49)
4. Đó là những người ngoại đạo, những kẻ từ chối Chúa:
“Sau cùng, chúng ta không thể quên rằng loan báo Tin Mừng trước hết và trên hết là giảng Tin Mừng cho những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài.” (Số 14)
5. Đó là các gia đình:
“Gia đình đang trải nghiệm một khủng hoảng văn hoá sâu xa, và mọi cộng đồng và quan hệ xã hội cũng thế. Trong trường hợp gia đình, sự suy yếu các mối quan hệ này đặc biệt nghiêm trọng vì gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, ở đó chúng ta học cách sống với người khác bất chấp các khác biệt giữa chúng ta, và học cách thuộc về lẫn nhau; gia đình cũng là nơi cha mẹ truyền thụ đức tin cho con cái.” (EG 66)
6. Đó là giới trẻ:
“Giới trẻ thường không thể tìm thấy những giải đáp cho các mối quan tâm, nhu cầu, vấn đề và các thương tổn của họ trong các cơ cấu bình thường. Là người lớn, chúng ta cảm thấy khó kiên nhẫn lắng nghe họ, trân trọng các mối quan tâm và đòi hỏi của họ, và nói với họ bằng một ngôn ngữ họ có thể hiểu.” (Số 105)
7. Đón nhận và học hỏi những người tốt lành:
“Tôi biết ơn vì gương sáng tôi nhận được từ rất nhiều Kitô hữu khi họ vui vẻ hi sinh cuộc đời và thời giờ của họ. Những chứng tá này an ủi và nâng đỡ tôi trong cố gắng của chính mình để khắc phục tính ích kỷ và để tôi hiến mình trọn vẹn hơn.” (Số 76)
IV. CỦNG CỐ TƯƠNG QUAN THEO ĐỊNH HƯỚNG “ĐI RA” (TH NVTM)
1. Tương quan trong mục vụ ngôn sứ (Rao giảng):
a/. Đừng dập tắt ngọn lửa tông đồ, truyền giáo:
“Nếu chúng ta muốn có một cuộc sống xứng đáng và sung mãn, chúng ta phải vươn ra tới người khác và mưu cầu lợi ích cho họ. Hiểu theo nghĩa này, một số câu nói của Thánh Phaolô sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên: “Tình yêu của Đức Kitô thúc bách tôi” (2C 5:14); “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1C 9,16). (Số 9; Xem thêm Số 45)
b/. Luôn trở thành người rao giảng vui tươi:
“Và chớ gì thế giới của thời đại chúng ta, một thế giới đang kiếm tìm, khi thì trong lo âu, khi thì trong hi vọng, có thể nhận được tin mừng không phải từ những người rao giảng rầu rĩ, chán nản, mất kiên nhẫn hay lo âu, nhưng từ những thừa tác viên Tin Mừng đang sống một cuộc đời đầy nhiệt huyết, những người trước đó đã nhận được niềm vui của Đức Kitô”. (Số 10; Xem thêm Số 6)
c/. Canh tân không ngừng việc rao giảng, không chọn giải pháp dễ giải, lối mòn:
“Đức Giêsu cũng có thể chọc thủng những phạm trù nhàm chán mà chúng ta dùng để giam hãm Ngài và Ngài luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên bằng sự sáng tạo thần linh của Ngài. Mỗi khi chúng ta cố gắng trở về nguồn và khôi phục lại sự tươi mới của Tin Mừng, những đại lộ mới sẽ xuất hiện, những con đường sáng tạo mới sẽ mở ra, với những hình thức biểu hiện khác nhau, những dấu chỉ và từ ngữ phong phú mang theo ý nghĩa mới cho thế giới hôm nay. Mọi hình thức loan báo Tin Mừng đích thực đều luôn luôn là “mới”. (Số 11; Xem thêm Số 39)
d/. Dành ưu tiên cho mục vụ truyền giáo thay vì “mục vụ bảo tồn”:
“Chúng ta cần phải chuyển đổi “từ một nền mục vụ thuần tuý bảo tồn sang một mục vụ dứt khoát mang tính truyền giáo”.[18] Nhiệm vụ này tiếp tục là một nguồn vui vô biên cho Hội Thánh: “Quả thật, tôi bảo anh em, trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn hối cải hơn chín mươi chín người công chính không cần ăn năn hối cải” (Lc 15:7). (Số 15)
e/. Trung thành với Lời Chúa – Lời Chúa và đời sống – Lời Chúa và việc dạy giáo lý (Xin xem Kim Chỉ Nam về tác vụ và đời sống linh mục với các số 62,63,64,65)
2. Tương quan trong mục vụ tư tế (Phụng Vụ):
a/. Môi trường Phụng Vụ: một không gian mở, đón tiếp, gặp gỡ:
“Hội Thánh được kêu gọi trở thành Nhà Cha, luôn luôn mở rộng cửa. Một dấu hiệu của sự mở ra này là các nhà thờ của chúng ta phải luôn luôn mở cửa, để nếu có ai được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đến đây tìm Thiên Chúa, họ sẽ không thấy cửa nhà thờ đang đóng.” (Số 47)
“Nhưng Hội Thánh không phải là một trạm thu phí; Hội Thánh là Nhà Cha, có chỗ cho mọi người, với tất cả các vấn đề của họ.” (Số 47)
b/. Thánh lễ và bài giảng Phụng Vụ:
“Chúng ta biết các tín hữu rất coi trọng bài giảng, và cả các tín hữu lẫn các thừa tác viên có chức thánh đều khổ sở vì các bài giảng: giáo dân vì phải nghe các bài giảng, còn các giáo sĩ vì phải giảng bài! Đây là trường hợp đáng buồn. Bài giảng thực ra có thể là một trải nghiệm sâu đậm và vui sướng về Thần Khí, một cuộc gặp gỡ đầy an ủi với lời Thiên Chúa, một nguồn mạch canh tân và tăng trưởng thường xuyên.” (Số 135; Xem thêm Số 138 và các số từ 139-159)
“Lời Chúa khi được lắng nghe và cử hành, trước hết trong Thánh Thể, sẽ nuôi dưỡng và kiện cường tâm hồn các Kitô hữu, giúp họ cống hiến một chứng tá đích thực cho Tin Mừng trong đời sống hằng ngày.” (EG 174)
c/. Tòa giải tội, nơi gặp gỡ của tình thương:
“Tôi muốn nhắc nhớ các linh mục rằng toà giải tội không phải là một buồng tra tấn nhưng là một nơi gặp gỡ lòng từ bi của Chúa, thúc đẩy chúng ta làm hết sức mình.” (Số 44)
d/. Bí tích luôn là những “cánh cửa mở”:
“và các cửa của bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì. Điều này đặc biệt đúng đối với bí tích được gọi là “cửa”: bí tích Rửa Tội. Bí tích Thánh Thể, tuy là sự sung mãn của đời sống bí tích, nhưng không phải là một phần thưởng cho người hoàn thiện, mà là một phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối.[51] Các xác tín này có những hệ quả mục vụ mà chúng ta cần phải xem xét một cách thận trọng và mạnh dạn. Chúng ta nhiều khi hành động như là người ban phát ân sủng thay vì là người tạo điều kiện cho ân sủng. Nhưng Hội Thánh không phải là một trạm thu phí; Hội Thánh là Nhà Cha, có chỗ cho mọi người, với tất cả các vấn đề của họ” (Số 47)
e/. Tôn trọng quy luật Phụng Vụ: “Các tín hữu có quyền tham dự các cử hành phụng vụ đúng ý Giáo Hội, chứ không phải theo sở thích cá nhân của một thừa tác viên nào đó, hoặc theo những nghi thức đặc thù cá biệt không được chuẩn nhận…” (KCM 59)
f/. Trân trọng các việc đạo đức bình dân:
“Tôi nghĩ đến lòng tin kiên vững của các bà mẹ chăm sóc những đứa con bệnh tật của họ, họ là những người rất yêu mến chuỗi mân côi dù có lẽ họ chỉ biết sơ sài những điểm của Kinh Tin Kính; tôi cũng nghĩ đến niềm hi vọng trọn vẹn được đổ vào một cây nến đốt lên trong nhà để cầu xin ơn trợ giúp của Đức Mẹ, hay cái nhìn trìu mến hướng lên tượng Chúa Kitô chịu nạn. Không một ai yêu mến dân thánh của Thiên Chúa mà có thể coi những hành động này chỉ là biểu hiện của một cố gắng thuần tuý phàm trần trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng là biểu hiện của một đời sống hướng thần được nuôi dưỡng bởi tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đã được đổ vào lòng chúng ta”. (xem Rm 5:5). (Số 125)
g/. Lưu ý 3 cử hành Phụng vụ trọng điểm: Bí Tích Thánh Thể, Bí tích Giải Tội, Phụng Vụ Giờ kinh của Kim Chỉ Nam (Với các số 66-76)
3. Tương quan trong mục vụ vương đế (Quản trị):
a/. Xây dựng đời sống cộng đoàn làm chứng tá Phúc âm, hiệp nhất:
“Ở đây và bây giờ, đặc biệt ở những nơi chúng ta là một “đoàn chiên nhỏ” (Lc 12:32), các môn đệ Chúa Kitô được kêu gọi sống như một cộng đoàn là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (xem Mt 5:13-16). Chúng ta được kêu gọi làm chứng cho một cách sống chung luôn luôn mới mẻ trong sự trung thành với Tin Mừng.[70] Chúng ta đừng để mình bị cướp mất đời sống chung!” (EG 92)
b/. Xây dựng một cộng đoàn biết sẻ chia và đồng hành với mọi người:
“Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng dấn mình vào đời sống hằng ngày của dân chúng bằng lời nói và hành động; công đoàn ấy vượt qua các khoảng cách, sẵn sàng hạ mình khi cần, và ôm ấp đời sống con người, chạm vào thân thể đau khổ của Đức Kitô nơi người khác. Như vậy, các người loan báo Tin Mừng mang lấy “mùi của đàn chiên” và đàn chiên sẵn sàng nghe tiếng của họ. Một cộng đoàn loan báo Tin Mừng cũng nâng đỡ, đồng hành với dân chúng ở mỗi bước đi trên đường, bất kể con đường này có thể dài hay khó đi bao nhiêu.” (EG 24)
c/. Xây dựng một cộng đoàn cởi mở, ra đi, phục vụ bác ái:
“Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.” (Số 20)
“Điều này có nghĩa là giáo xứ thực sự tiếp xúc với các gia đình và các cuộc đời của những con người, và không trở thành một cơ chế cách ly với con người hay một nhóm khép kín gồm một ít người được tuyển chọn.” (EG 28)
d/. Hiệp nhất trong các kế hoạch mục vụ: “Đi theo những khuynh hướng riêng rẽ trong lãnh vực mục vụ có thể làm suy yếu chính công cuộc loan báo Tin Mừng” (KCN 60)
e/. Tất cả vì và cho cộng đoàn: “Là mục tử của cộng đoàn, theo hình ảnh Chúa Kitô Mục tử nhân lành dâng hiến tất cả cuộc đời cho Giáo Hội, linh mục sống và hiện hữu cho công đoàn; chính vì cộng đoàn mà ngài cầu nguyện, học hỏi nghiên cứu, làm việc và tự hiến; chính vì cộng đoàn mà ngài sẵn lòng để cho đi cuộc sống của mình, yêu thương cộng đoàn như Chúa Kitô, bằng tất cả tình yêu và lòng quý mến, tiêu hủy cả sức lực và không tiếc thời gian để làm cho cộng đoàn trở thành hình ảnh của Giáo Hội, Hiền Thê Chúa Kitô, ngày càng mỹ miều và xứng đáng hơn với lòng nhân hậu của Chúa Cha và tình yêu của Chúa Thánh Thàn” (KCN 77)
Lời thưa cuối: Kính thưa quý Thầy Phó Tế,
Người xưa bảo: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Chuyện mà hôm nay chúng ta cùng chia sẻ cũng xoay quanh mối tương quan “ta” và “người”, linh mục và giáo dân.
Để “biết ta” thì chúng ta đã có một thời gian đào tạo, huấn luyện ở gia đình, ĐCV và trong môi trường mục vụ khi thực tập…và sẽ còn thường huấn dài dài….
Nhưng “biết người”, biết giáo dân, biết cộng đoàn mà mình được sai đến để phục vụ thì cả là một “ẩn số”, một thách đố, cho dù, trong cuộc đời Kitô hữu, mình đã từng hiện diện trong một cộng đoàn, từng là một giáo dân.
Thật sự giáo dân ngày nay đã khác trước nhiều lắm. Họ không còn tự khép mình với 3 chuyện cơ bản “pray, pay, and obey” (cầu nguyện, cúng tiền, và vâng phục)[18] mà một số đông đảo đã trưởng thành và được trang bị nhiều kiến thức và kỷ năng chuyên môn vượt xa các linh mục. Chính vì thế, để xây dựng mối tương quan mục tử-đoàn chiên sao cho được tốt đẹp, phong phú, điều cần nhất vẫn là đi theo những hướng dẫn khôn ngoan ngàn đời của Mẹ Hội Thánh.
Chúng ta đang chuẩn bị bước vào Năm Thánh của Giáo phận kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng. Đây là cơ hội thuận tiện để mỗi người chúng ta trân trọng những di sản của bao thế hệ mục tử cha ông cùng với mẫu gương sống động của bao nhiêu anh chị em giáo dân đã vun đắp tài bồi cho ngôi nhà giáo phận.
Ước mong sao đừng để ai trong chúng ta trở nên những mục tử như lòng “Chúa không mong ước” và cũng đừng để cho một người giáo dân nào (và ngay cả chúng ta) “bị lạc phía đằng sau” trong nổi sầu cô đơn thất vọng.
Xin mượn lời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, gởi đến các thầy những lời chúc tốt đẹp nhất:
“Tôi cầu chúc tất cả anh em được ơn canh tân mỗi ngày ân huệ của Thiên Chúa mà anh em đã lãnh nhận do việc đặt tay, ơn hưởng nhờ nguồn khích lệ nơi tình bạn sâu xa là tình bạn nối liền anh em với Đức Giêsu và hiệp nhất anh em lại với nhau, ơn cảm nếm niềm vui vè sự tăng trưởng của đoàn chiên Thiên Chúa hướng về một tình yêu ngày càng lớn rộng hơn đối với Ngài và đối với mọi người, ơn bảo tồn niềm xác tín thanh thản rằng Đấng đã khởi sự nơi anh em công trình tốt đẹp chắc hẳn sẽ đưa công trình ấy đến chỗ hoàn thành cho tới ngày của Đức Kitô Giêsu (x. Ph 1,6); hiệp nhất với mọi người và với từng người trong anh em, Tôi trao gởi lời nguyện cầu của Tôi cho Đức Maria, người mẹ và nhà giáo dục của các linh mục chúng ta.”[19]
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
---------------------------------
[1] Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, người có bằng tiến sĩ văn chương bảo vệ tại Pháp năm 2008 và từng giảng dạy tại một số trường đại học ở Việt Nam. Hiện bà đang làm luận án tiến sĩ về triết học chính trị tại Đại học Paris Diderot.
[2] Quốc Phương, BBC Việt Ngữ, 28 tháng 8.2016, Vụ Yên Bái là “khủng hoảng mô hình” ? (Link: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160828_nguyenthituhuy_yenbai_shooting_inv
[3] Như nguồn đã dẫn trên.
[4] Êd 34,1-30; Dc 11,1-17
[5] Mt 20,20-27
[6] Ga 10,11-18
[7] Ga 17,1-26
[8] Công Đồng Vaticanô II, Bản dịch Ủy Ban giáo lý đức tin trực thuộc HĐGMVN, Hiến chế Giáo Hội số 8, trang 82.
[9] Piô X, Thông điệp Vehementer Nos, (ngày 11 tháng 2 năm 1906), câu 8. (Xem thêm bài viết Ơn gọi tông đồ giáo dân của Nguyễn Tri Sử trên trang mạng http://ttntt.free.fr/archive/NguyentriSu2.html)
[10] Avery Dulles. Models of the Church (N.Y., N.Y.: Doubleday; rev. edition 2002), t. 28-32. (Xem thêm bài viết Ơn gọi tông đồ giáo dân của Nguyễn Tri Sử trên trang mạng http://ttntt.free.fr/archive/NguyentriSu2.html)
[11] Bộ Giáo sĩ, Kim Chỉ Nam về tác vụ và đời sống linh mục (Ấn bản mới), số 41, trang 66
[12] GH 9
[13] 1 Cr 10,17; 12,12.27; 1 Cr 12,1-11
[14] Ga 15,1-5
[15] ĐGH Gioan-Phaolô II, Tông huấn Kitô hữu giáo dân, 12 (Christifideles Laici, Viết tắt: CL)
[16] Dt 2,17; 4,15
[17] CL 22
[18] Shaw, Russell. Understanding your rights: Your rights and responsibilitirs in the Catholic Church (Ann Arbor, Michigan: Servant Publications, 1994), t. 22-23. Câu “pray, pay, and obey” được lấy ra từ mẫu giai thoại đầy tính cười u mặc được chính các dấng trong hàng giáo phẩm cao cấp kể. Y. Congar: “Trong bài tiểu luận “Người giáo dân trong giáo xứ dưới thời Tiền Thệ phản” xuất bản cách đây bốn mươi năm trong tập san Catholic Truth Society, cho biết Hồng Y Aidan Gasquet có kể lại giai thoại một người đến hỏi một linh mục vị thế của người giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo là như thế nào, linh mục kia trả lời: người giáo dân có hai vị thế, một là quỳ trước bàn thờ, hai là ngồi ở dưới trước tòa giảng. Hồng Y nói còn có một vị thế thứ ba mà linh mục đã quên: người giáo dân còn thò tay vào ví lấy tiền” (Y. Congar, sđd bản anh văn Lay People…, t. XXVII).
[19] ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores Dabo Vobis, 82
Văn Hóa
Giới thiệu sách Văn Hóa và Đức Tin của giáo xứ Việt Nam, Paris
Trần Văn Cảnh
09:55 19/11/2016
VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN
Do Giáo Xứ Việt Nam xuất bản
Paris, 2004 ; 640 trang, 20 euros
Có 5 lý do để bất kỳ người việt nam nào cũng nên đọc cuốn sách thứ 14 [1] của Ban Tu thư Giáo xứ Việt Nam Paris biên soạn, xuất bản và phát hành. Đó là cuốn sách VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN.
1. Bức tranh văn hoá Việt Nam
Lý do thứ nhất là vì bất cứ người Việt Nam nào cũng gắn bó với văn hoá Việt Nam. Trong cuốn VĂN HOÁ VÀ ĐỨC TIN, khung cảnh đầu tiên rất đẹp và rất cảm kích là bức tranh văn hoá việt nam, đã được Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh dùng ca dao tục ngữ hoạ lại với hai nét “Niềm tin và lòng nhân trong Văn Hoá Việt Nam” : tin linh hồn, tin quỉ thần, yêu thương con người, tương nhượng những khác biệt, dung nạp các tôn giáo. Qua cái khung niềm tin và lòng nhân này, ba nét độc đáo đặc biệt đã được trình bày.
Với ba mầu rất nổi là ngôn ngữ, văn chương và triết lý, Luật sư Lê Đình Thông và Bác sĩ Nguyễn Văn Ái đã vẽ nét thứ nhất và xác định rằng “Đất Việt là quê hương của đạo Trời“. Từ việc so sánh đối chiếu chữ “Trời“ trong ba nhóm ngôn ngữ Việt Hán, Latinh Pháp Ý Tây Ban Nha và Anh Mỹ Đức, luật sư Thông tóm lược đạo Trời trong văn học, từ văn học dân gian đến văn chương bác học, rồi rảo qua triết học đối chiếu Khổng Mạnh, để bàn về từ đạo Trời đến đạo Thiên Chúa và tìm cách dung hợp văn hoá để loan báo tin mừng. Bác sĩ Ái thì phân tích “Chữ Trời trong một số cổ thi quốc âm Việt Nam”, của những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Tế Xương, Chu Mạnh Trinh, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du và đặc biệt là Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc.
Nét nổi thứ hai của văn hoá Việt Nam đã được Ông Bà Bình Huyên trình bày qua bài “Đức Hiếu Thảo“. Mở đầu, hai tác giả giới thiệu Dạo Hiếu của người việt nam về mặt văn hoá, với ảnh hưởng của tam giáo và việc thực hành đạo hiếu qua các giai cấp xã hội hoặc những đòi hỏi hay tự nguyện khác nhau. Tiếp đó Đạo Hiếu trong Công Giáo đã đươc giới thiệu với những nét nền tảng của Thánh kinh, những giáo huấn căn bản của Giáo Hội và qua tác phẩm chính yếu việt nam “Hiếu Tự Ca“ của Cụ Sáu Trần Lục. Rồi đi đến kết luận rằng người Công Giáo đã và đang củng cố và nâng cao chữ Hiếu của Việt Nam.
Nết nổi thứ ba của văn hoá việt nam là “Tôn kính Tổ Tiên”. Để mở lời trình bày đề tài này, Linh Mục Mai Đức Vinh đẵ xác định ngay từ đầu rằng : “Tôn kính Tổ Tiên đã có lâu đời ở Việt Nam. Và đây là một điểm son của nền văn hoá tâm linh của dân tộc. Nó mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và với thời gian đã trở thành tín ngưỡng cổ truyền của người Việt, người ta quen gọi là Đạo thờ Ông Bà. Vì thế, trước khi là Nho sĩ, Phật tử hay Kitô hữu, người Việt Nam, ai cũng mang tâm thức sâu đậm về việc tôn kính tổ tiên”. Qua 74 trang sách, đề tài đã được quảng diễn qua năm phần : 1- Những nét chính yếu về việc tôn kính tổ tiên theo truyền thống Việt Nam, 2- Tôn kính tổ tiên trong Thiên Chúa giáo, 3- Từ va chạm đến dung hoà, 4- Tôn kính tổ tiên của người Công Giáo việt nam hiện nay tại quê nhà và ở hải ngoại, 5- Tôn kính tổ tiên với việc sống đạo và truyền giáo hôm nay.
2. Bối cảnh các tín ngưỡng truyền thống và các tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam
Lý do thứ hai khiến bất kỳ người Việt Nam nào cũng nên đọc VĂN HOÁ VÀ ÐỨC TIN vì ỡ đây họ tìm thấy một phân tích sâu sắc và độc đáo về bối cảnh các tín ngưỡng truyền thống và các tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam. Ðây là bài viết của Linh Mục Mai Ðức Vinh giới thiệu luận án tiến sĩ thần học của cụ Nguyễn Huy Lai, trình tại Ðại Học Công Giáo Paris vào mùa hè năm 1979 dưới tựa đề «La tradition religieuse spirituelle sociale au Vietnam » (Truyền thống Tôn Giáo Tâm Linh Xã Hội tại Việt Nam). Luận án này đã được Nhà xuất bản Beauchesne Paris phát hành, năm 1981, dày 530 trang.
Cha Vinh trước nhất đã tóm lược tổng quát 7 chương của luận án : 1- Các tín ngưỡng cổ thời, 2- Khổng giáo, 3-Lão giáo, 4- Phật giáo, 5- Ðạo Cao Ðài và Ðạo Hoà Hảo, 6- Kitô giáo hay lịch sử của Giáo Hội Việt Nam và 7- Ðối chiếu các tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam với Kitô giáo.
Sau đó, cha Vinh đặc biệt giới thiệu công trình của Tiến Sĩ Lai qua chương 7 của luận án, trình bày « Ðối chiếu các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam ». 1- Từ một nhận định chung của Giáo Hội, theo đó, ai cũng vấn nạn tại sao số người Việt Nam trở lại đạo Công Giáo không ngừng gia tăng và trong đó, Giáo Hội vẫn giữ thái độ kính trọng văn hoá việt nam, 2- Tiến sĩ Lai đã phân tích bản tuyên ngôn « Nostra aetae » về những liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. 3- Sau đó, ông phân tích các giá trị tiền Kitô giáo của các tín ngưỡng cổ thời : đạo thờ Trời, đạo thờ cúng tổ tiên. 4-Rồi các giá trị tiền Kitô giáo của đạo Khổng : nhân và nghĩa. 5- Các giá trị tiền Kitô giáo của đạo Lão : đức khiêm nhường, đức khó nghèo. 6- Các giá trị tiền Kitô giáo của đạo Phật : đức từ bi, đức bác ái. 7- Ta là đường, chân lý và sự sống. Ðó là nguyên tắc căn bản để đối thoại liên tôn, trong khiêm tốn và hoà giải, với tình yêu.
Cùng một chiều hướng là tìm hiểu các tôn giáo ở Việt Nam, Luật sư Nguyễn Thị Hảo giớí hạn đề tài vào « Ðức tin Công Giáo và Niềm tin phật giáo ». Sau khi đã trình bày tổng quát về đức tin Công Giáo và niềm tin phật giáo, Luật sư Hảo đã so sánh những khác biệt của chúng qua 7 khía cạnh : về bản chất của các Ðấng sáng lập Ðạo, Về Thiên Chúa và sự tạo dựng vũ trụ, về ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa, về sự tôn thờ Ðấng sáng lập Ðạo, về lòng bác ái, về Hữu ngã và vô ngã và về Thiên đàng và Niết bàn. Tiếp nối so sánh của Luật sư Hảo, Linh Mục Mai đức Vinh đặt vấn nạn « Ðạo nào cũng giống nhau ? » và đặc biệt đối chiếu Phật giáo và Công Giáo qua ba đề tài : Ðấng sáng lập Ðạo, niềm tin và sống đạo, để đặt vấn đề « Phật giáo là tôn giáo ? ». Có ý kiến thuận, có ý kiến nghịch. Ðây là một vấn đề tế nhị với người Việt Nam. Và trong đời sống cụ thể hằng ngày, chúng ta nên « Kính trọng và đối thoại nhưng kiên vững sống đức tin ».
3. Vài hình thức cụ thể mà Công Giáo đang hội nhập và đóng góp vào văn hoá việt nam
Những sự kiện Hội nhập và Ðóng góp lớn của người Công Giáo Việt Nam vào văn hoá Việt Nam thì ai cũng đă thấy : việc các linh mục truyền giáo và đặc biệt cha Ðắc Lộ học và nói tiếng việt thông thạo, hoà mình theo tập tục việt nam, đưa nghệ thuật dân gian vào tôn giáo, tổ chức các lễ hội Công Giáo và nhất là việc sáng chế ra chữ quốc ngữ bằng cách dùng mẫu tự latinh để phiên âm tiếng Việt Nam. VĂN HOÁ VÀ ÐỨC TIN khiêm tốn giới thiệu bốn hình thức cụ thể, qua đó Công Giáo đang hội nhập và đóng góp vào văn hoá Việt Nam: thánh ca, âm nhạc, thơ và báo chí. Ðây là lý do thứ ba khiến mọi người Việt Nam nên đọc cuốn sách.
Là một trong những người chứng kiến và tham gia sự khởi xuất của phong trào hát tiếng Việt Nam từ những năm 1940-1945 với nhóm những nhạc sĩ như Hoàng Quí, Phạm Ðình Chương, Lưu Hữu Phước, nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên, cùng với Hùng Lân, Thiên Phụng, TâmBảo là những người đầu tiên sáng lập Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và dùng tiếng Việt Nam để sáng tác thánh ca, đưa tiếng việt vào phụng vụ Công Giáo. Qua bài « Hội nhập văn hoá qua thánh ca việt nam », nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên, bút hiệu Hồng Nhuệ, đã mô tả kinh nghiệm sống của mình trong việc hội nhập văn hoá Việt Nam và đức tin Công Giáo, trong lãnh vực âm nhạc. Theo nhạc sĩ Xuyên, « việc hội nhập văn hoá qua thánh ca có thể được thể hiện qua ba trường hợp chính yếu : ngắm 15 sự thương khó hay ngắm đứng, các cung kinh sách và vãn dâng hoa ». Và yếu tố thứ tư đã góp phấn hội nhập văn hoá qua thánh ca là thánh nhạc mà những người tiên phong là các nhạc sĩ trong nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh.
Cũng trong chiều hướng kinh nghiệm sống hội nhập đức tin và văn hoá, qua bài « Âm nhạc cổ truyền việt nam trong phụng vụ Công Giáo », giáo sư Phương Oanh bày tỏ nỗi rung cảm « Tiếng đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị hoà với tiếng vĩ cầm, đại hồ cầm trong các bài thánh ca được viết trên âm giai ngũ cung đã tạo nên một khung cảnh rất đặc biệt và đã được tất cả cộng đoàn các nước có mặt khen ngợi », trong ngày lễ phong hiển thánh cho 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, tại Rôma năm 1988 ; Và « tha thiết mong ước nhạc cụ dân tộc sẽ được nhiều người chiếu cố học hỏi » .
Là một toát yếu văn học sử Công Giáo Việt Nam, bài « Ðóng góp của thơ Công Giáo vào việc truyền bá tin mừng » của Thầy sáu Phạm bá Nha đã giới thiệu các thi sĩ Công Giáo việt nam qua tiến trình ba giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu từ thế kỷ XVII, với : Thầy giảng Phanxicô, công chúa Catarina, Giáo sĩ Lữ Y Ðoan, Linh mục Ðặng đức Tuấn, Danh sĩ Phạm trạch Thiện, Linh mục Philiphê Rosario Bỉnh, Thánh linh mục Philiphê Phan Văn Minh, ..và hai tác phẩm khuyết danh : Tập thơ Inê tử đạo văn và Kịch ông thánh Lý Mỹ tử đạo. Giai đoạn các thi sĩ tiên phong, từ thế kỷ XIX, với : Cụ Sáu Trần Lục, Giám mục Nguyễn Bá Tòng, Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn, Nhiều tác giả trong Tuần báo Nam Kỳ Ðịa phận (1908-1945),Thi sĩ Hàn Mạc Tử. Giai đoạn các thi sĩ mới đương thời, với Linh Mục Lê Xuân Mầng, Vân Uyên, Xuân Ly Băng, Minh Châu, Phương Du Nguyễn Bá Hậu, Linh Mục Cao Vĩnh Phan, Linh Mục Võ Thanh Tâm, Linh Mục Ðinh Ðồng Thượng Sách, Lê Ngọc Hồ, Nguyễn Tầm Thường, Trăng Thập Tự.
Công việc cụ thể thứ tư mà bgười Công Giáo đang đóng góp vào Văn hoá Việt Nam là báo chí. Qua bàì « Thư mục Báo chí Công Giáo Việt nam 1908-2003», Linh muc Trần Anh Dũng đã tiết lộ rằng đây « là một công trình biên soạn khiêm tốn chào mừng sinh nhật lần thứ 20 : "Báo Giáo Xứ Việt Nam–Paris" (1984-2004). Công việc nghiên cứu không nguyên giới hạn ghi nhận tính liên tục của những tờ bản tin, đặc san hay báo chí do Giáo Xứ Việt Nam-Paris ấn hành; nhưng còn mang hoài bão thống kê sự hiện diện và phát triển của nền "Báo Chí Công Giáo Việt Nam" trong suốt một trăm năm qua tại quốc nội cũng như hải ngoại kể từ số 1 phát hành đầu tiên của "Tuần Báo Nam Kỳ Địa Phận" ngày 26-11-1908 cho đến hôm nay. Cho dầu hoài bão không quá lớn lao vĩ đại, nhưng khoảng cách không gian và thiếu sót tài liệu vẫn là trở ngại cho công việc sưu tầm biên khảo. Cầu mong được bổ khuyết, góp ý xây dựng để lần tái bản được thập phần viên mãn ». Với một cố gắng liên tục và công phu, Cha Dũng đã sưu tầm được tất cả 179 tờ báo Công Giáo Việt Nam phát hành trong suốt 100 năm qua, từ 1908 đến 2003.
4. Văn hoá Việt Nam được trồng vun trong một xứ đạo Công Giáo, Giáo Xứ Paris
Đức Tin Công Giáo và Văn hoá Việt Nam cuốn quyện vào nhau trong cuộc sống thường ngày của một cộng đoàn việt nam ở hải ngoại. Đó là chủ đề mà Giáo Sư Trần Văn Cảnh đã trình bày qua bài « Cây Văn hoá Việt nam trồng tại giáo xứ Paris » để giới thiệu một sự nhập thể của Đức Tin Công Giáo vào Văn Hoá Việt Nam, qua 131 trang. Đó cũng là lý do thứ tư khiến mọi người Việt Nam, lương cũng như giáo, đạo cũng như đời, bênh hay chống Công Giáo, nên tìm đọc cuốn VĂN HOÁ VÀ ĐỨC TIN để thấy một cách cụ thể sự đối thoại, hội nhập, cộng tác và xây dựng chung giữa Văn Hoá Việt Nam và Đức Tin Công Giáo, trong cuộc sống hằng ngày.
Qua lời kết, Giáo Sư Cảnh đã tóm tắt rằng : « Một sinh vật được tồn sinh theo những yếu tố di truyền mà nó đã lãnh nhận từ dòng giống, và được phát triển theo những yếu tố môi trường nơi nó cư ngụ. Cái biểu lộ tổng hợp xã hội của hai yếu tố di truyền và môi trường đó gọi là văn hóa. Cái biểu lộ tổng hợp xã hội của những thành quả và sáng chế dụng cụ của hai yếu tố đó gọi là văn minh. Văn hóa được biểu lộ nhiều ở tính tình, cách sống và sinh hoạt của một xã hội. Văn minh được xác định bởi những dụng cụ, di vật, công trình mà xã hội ấy sáng chế, sản xuất và xây dựng nên. Cây văn hóa Việt Nam trồng ở Giáo Xứ Paris có thể được họa với hai nét đậm, đỏ máu đức tin Công Giáo và vàng da văn hóa Việt Nam.
Người Việt Nam Công Giáo vì là Việt Nam, bám sâu vào rễ Âu Lạc, Bách Việt và Tam Giáo, nên dù ở ngoại quốc cũng biết nói, đọc và viết tiếng việt, nặng tình huynh đệ giống nòi rồng tiên, có tâm tính khoáng đạt siêu thoát, ưa cương thường hiếu thảo, vì là Công Giáo, được đào luyện trong khung nhân bản, thuần lý và đức tin, nên khăng khít với Giáo Hội, trung thành với đức tin, sẵn sàng tham dự các hoạt động tông đồ.
Giáo Xứ Việt Nam Công Giáo ở Pháp và đặc biệt ở Paris, gặp một môi trường thuận lợi cho nên dẫu còn non trẻ, mà được đầy sức sống tươi mát, có một tổ chức trong sáng và dệt được những tương quan hữu ích. Đó là thân cây. Từ những rễ sâu và thân tốt này, cây văn hoá viêt nam trồng tại Giáo Xứ Paris đã trổ sinh nhiều cành rậm rạp.
Ở cành thứ nhất, trong các sinh hoạt xã hội hàng ngày, người Công Giáo Việt Nam Paris vẫn thường gặp nhau luôn, trong các lễ hội chung đạo đời, qua các lễ giỗ tư sinh tử, và liên đới với nhau trong các ngành nghề.
Ở cành thứ hai, trong các sinh hoạt văn học, người Công Giáo Việt Nam ở Giáo Xứ Paris vẫn duy trì, trau dồi và bồi dưỡng những văn nghệ cổ truyền dân tộc, vẫn xây dựng được một hệ thống báo chí và mạng lưới tin học tiếng việt đáng chú ý ; vẫn tổ chức được những cuộc thuyết trình thảo luận giá trị, đã bắt đầu kiến tạo được một thư viện và một nhà xuất bản có tầm vóc nghiên cứu.
Ở cành thứ ba, trong các sinh hoạt giáo dục người Công Giáo việt nam ở Giáo Xứ Paris đã biết tạo cho mình một hệ thống giáo dục gần như hoàn hảo, bao gồm giáo dục khởi đầu ở mọi lớp tuổi ấu, thiếu, sĩ, tráng, và giáo dục liên tục rộng mở ra cho nhiều lứa tuổI, cho mọi cấp bậc xã hội và trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là pháp văn, mục vụ và hôn nhân gia đình.
5. Tương quan mật thiết giữa các nền văn hoá với đời sống đức tin và những đóng góp tạo hình quan trọng của người Công Giáo vào văn hoá Việt Nam
VĂN HOÁ VÀ ĐỨC TIN càng đáng đươc người việt nam tìm đọc vì nó đã được xây dựng với một cấu trúc đơn sơ và trong sáng qua hai tiếp cận hỗ tương bổ túc nhau. Tiếp cận nghiên cứu trình bày tổng quát cái khung văn hoá tôn giáo Việt Nam ; phân tích cái bối cảnh các tín ngưỡng truyền thống và các tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam, từ Phật, Lão, khổng đến Công Giáo. Tiếp cận cụ thể giới thiệu vài hình thức cụ thể của việc hội nhập đức tin Công Giáo và văn hoá Việt Nam ; mô tả các sinh hoạt hàng ngày của một cộng đoàn Việt Nam Công Giáo, trong đó văn hoá Việt Nam và đức tin Công Giáo cuốn quyện vào nhau với những đối thoại, bổ túc và xây dựng lẫn cho nhau cả về nhận thức lẫn tổ chức và ứng xử[2].
VĂN HOÁ VÀ ĐỨC TIN do nhiều tác giả cộng tác nhưng có một văn phong chung, rất nghiêm chỉnh và nhẹ nhàng, cô đọng mà dễ hiểu. Ðiều đó không có nghĩa là không có những sự sáng tạo phong phú đặc biệt, như giọng bình dị của một bà mẹ, uy đanh thép của một người cha, cách lý sự của một nhà luật, cung lý luận của một linh mục, tính cảm xúc của mõt thi sĩ, nét khách quan của một giáo sư.
VĂN HOÁ VÀ ĐỨC TIN chắc hẳn sẽ làm giầu kiến thức và mở lối suy luận cho độc giả. Đó cũng là chủ đích của Ban Biên Tập, khi họ xác định trong lời mở rẳng họ “nằm lòng giáo huấn của Giáo Hội về tương quan mật thiết giữa các nền văn hoá với đời sống đức tin và việc truyền bá đức tin” và họ “ý thức sâu đậm những đóng góp tạo hình của người Công Giáo việt nam vào văn hoá Việt Nam. Nếu từ thế kỷ X, Tam giáo đã đưa cho văn hoá việt nam một chìa khoá văn học là chữ nho để đi vào văn hoá Á đông, thì từ thế kỷ XIX, Công Giáo đã tìm cho văn hoá việt nam một dụng cụ mới là chữ quốc ngữ, nhờ đó, văn hoá Việt Nam mở ra với văn hoá Âu Mỹ và văn hoá toàn cầu“.
Paris, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Ngày 13 tháng 11 năm 216
Trần Văn Cảnh
Chú thích
[1]. Cho đến hôm nay, ngày 13 tháng 11 năm 2016, 56 cuốn sách đã được Ban Tu thư biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam xuất bản, phát hành. Ðó là những cuốn sau đây :
1. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 ; A4 ; 110 trang ; 1998
2. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1998
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
4. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000 ; 540 tr ;
6. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
7. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), 2000 ; 336 tr.
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 2001 ; 456 tr.
9. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002 ; 852 tr.
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003 ; 850 tr.
11. Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp ; 2003 ; 78 tr.
12. Hội ngộ Niềm Tin ; 2003
13. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004 ; 918 tr. ;
14. Văn hoá và Đức tin, 2004 ; 640 tr.
15. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Báo Giáo xứ Việt Nam, N° 200, số đặc biệt,; 01.02.2004 ; 128 tr.
16. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005 ; 840 tr.
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006 ; 138 tr. ;
18. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006 ; 270 tr. ,
19. Văn hoá gia đình ; 2006 ; 552 tr.
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C) ; 2006
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V,Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
22. Trần Văn Cảnh và các vị khác ; Đức Hồng Y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007 ; 106 tr.
23. Tọa Đàm : Kỷ niệm thành lập : 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, Báo GXVN, số đặc biệt, n°239 ; 2008 ; 96 tr.
24. Hội Đồng Quý Chức, 2008 ; 444 tr.
25. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009 ; 308 tr.
26. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
27. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010 ; 1190 tr.
28. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010 ;
29. Thơ Vân Uyên, 2011
30. Điểm nóng gia đình, 2011 ; 464 tr. ,
31. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 1 : 60 năm xây dựng nền mục vụ, 1947-2007 ; Paris : 2011 ; A4 ; 336 tr. ;
32. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 2 : Những sinh hoạt mục vụ cụ thể ; Paris : 2011 ; A4 ; 322 tr.
33. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 3 : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam ; Paris : 2011 ; A4 ; 176 tr.
34. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011 ; A4, 363 tr.
35. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; 2012
36. Lưu niệm Đại Hội Lộ Đức 2013 của Các Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Pháp ; 2013 ; A4 ; 133 tr.
37. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
38. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
39. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014
40. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014
41. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
42. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
43. Kính trọng tuổi già 1 : Giáo Hội quan tâm đến tuổi già, 2014 ; 82 tr.
44. Kính trọng tuổi già 2 : Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên, 2014 ; 136 tr.
45. Kính trọng tuổi già 3 : Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi, 2014 ; 38 tr
46. Kính trọng tuổi già 4 : Những bài viết về tuổi thọ, 2014 ; 174 tr.
47. Kính trọng tuổi già 5 : Tuyển thơ bô lão, 2014 ; 136 tr.
48. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
49. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
50. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015, 2015 ; 302 trang.
51. Phó tế vĩnh viễn, thầy là ai ? 2015 ; 558 tr.
52. Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, 2016 ; 302 tr.
53. Gia đình sống đạo; 2016; 146 tr.
54. Người trẻ sống đức tin ; 2016 ; 152 tr.
55. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa ; 2016 ; 122 tr.
56. Giáo dục con cái ; 2016 ; 188 tr.
[2]. Cuốn « Văn Hoá và Ðức Tin » đã không được trình bày theo bố cục 4 phần tiếp cận Văn hoá, nhưng theo 15 bài của 15 tác giả, kể cả bài giới thiệu và bài lời mở, như sau :
1. Lời giới thiệu, do Ðô Giuse Ðinh Ðức Ðạo
2. Lời mở, do Lm Mai Ðức Vinh
3. Niềm tin trong Văn hoá Việt Nam, do Gs Tạ Thanh Minh Khánh
4. Ðất Việt là quê hương của Ðạo Trời, do Ls Lê Ðình Thông
5. Chữ Trời trong một số cổ thi quốc âm Việt Nam, do Bs Nguyễn Văn Ái
6. Ðối chiếu các t1n ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam với Kitô giáo, do Lm Mai Ðức Vinh
7. Ðức tin Công Giáo và Niềm tin Phật giáo, do Ls Nguyễn Thị Hảo
8. Ðạo nào cũng giống nhau ?, do Lm Mai Ðức Vinh
9. Âm nhạc cổ truyền Việt nam trong phụng vụ Công Giáo, do Gs Phương Oanh
10. Hội nhập văn hoá qua thánh ca Việt Nam, do Hồng Nhuệ
11. Ðức hiếu thảo, do Vs Bình Huyên
12. Tôn kính tổ tiên, do Lm Mai Ðức Vinh
13. Ðóng góp của thơ Công Giáo vào việc truyền bá tin mừng, do Pt Phạm Bá Nha
14. Thư mục Báo chí Công Giáo Việt nam, do Lm Trần Anh Dũng
15. Cây Văn hoá Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, do Gs Trần Văn Cảnh