Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua 20/11 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:00 19/11/2022
BÀI ĐỌC 1 2Sm 5:1-3
Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ hai.
Hồi đó, toàn thể các chi tộc Ít-ra-en đến gặp vua Đa-vít tại Khép-rôn và thưa:
“Chúng tôi đây là cốt nhục của ngài. Ngay cả trước kia, khi ông Sa-un làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Ít-ra-en. Đức Chúa đã phán với ngài: ‘Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en’.”
Toàn thể kỳ mục Ít-ra-en đến gặp vua tại Khép-rôn. Vua Đa-vít lập giao ước với họ tại Khép-rôn, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua Ít-ra-en.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Cl 1:12-20
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-xê.
Thưa anh em, anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng.
Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.
Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành
trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình.
Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.
Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.
Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh;
Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.
Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình.
Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mc 11:9-10
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta.
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 23:35-43
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, dân chúng thì đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!”
Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!”
Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.”
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”
Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”
Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
Đó là Lời Chúa.
Biến đổi và trở nên phong phú hơn
Lm Minh Anh
01:12 19/11/2022
BIẾN ĐỔI VÀ TRỞ NÊN PHONG PHÚ HƠN
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống!”.
J. C. Ryle nói, “Đến như một tên cướp trên thập giá mà còn được cứu, thì không ai có thể cho phép mình tuyệt vọng. Và cũng chỉ bởi một người làm được điều đó, thì không ai có thể giả định cứu độthay Ngài. Đức Kitô là Đấng Cứu Độ, Đấng ‘biến đổi và làm cho phong phú hơn!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Đức Kitô là Đấng Cứu Độ, Đấng ‘biến đổi và làm cho phong phú hơn!’”. Ý tưởng của J. C. Ryle được xác nhận qua Tin Mừng hôm nay khi Chúa Giêsu trả lời cho người Sađuccêôvề việc sống lại. Qua đó, Ngàitiết lộ, tình yêu không chết, nó chỉ ‘biến đổi và trở nên phong phú hơn!’.
Kịch bản lố lăng mà những người Sađuccêô đưa ra để gài bẫy Chúa Giêsu là một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em có chung một người vợ; câu hỏi đặt ra là, “Đến ngày sống lại, người phụ nữ đó sẽ là vợ ai?”. Đặtvấn đề như thế, họ tìm cách dèm pha những ai đặt niềm tin vào một thế giới bên kia sau khi chết; họ thách thức Chúa Giêsu rằng, bất kỳ niềm tin nào vào một loại thế giới sau thế giới này thì điều đó trông có vẻ nực cười!Với sự điềm tỉnh, Chúa Giêsutrả lời, “Con cái đời này, cưới vợ lấy chồng, con cái đời sau thì không!”; nói cách khác, hôn nhân chỉ thuộc thời đại này,nó không thuộc thời đại phục sinh.
Từ câu trả lời, Chúa Giêsu cho biết,sau cuộc sống đời này, là một cuộc sống khác, chất lượng hơn, thiêng liêng hơn. Đó là một cuộc sống nói lên sự liên tục của một tình yêu nơi một Thiên Chúa đời đời. Tình yêu - dù của Thiên Chúa hay của loài người - thì không chết, nó chỉ ‘biến đổi và trở nên phong phú hơn!’. Chúa Giêsu cho biết, sau cuộc sống đời này, chúng ta sẽ sống một cuộc sống bất tử; vì lẽ,“Chúa là Thiên Chúacủa kẻ sống!”. Ngài là bạn các tổ phụ Abraham, Isaac và Giacóp khi họ còn sống; và tình bạn này không thể chấm dứt bởi cái chết. Họ gọi Thiên Chúa là Đá Tảng ngàn năm bền vững như Thánh Vịnh đáp ca xác thực, “Ôi Đá Tảng của con, chúc tụng Chúa!”. Nghĩa là các tổ phụ đã chết hàng trăm năm trước vẫn sống; rõ ràng, tình yêu Thiên Chúa dành cho các ngài không chết, nó chỉ ‘biến đổi và trở nênphong phú hơn!’.
Cũng vậy, Chúa Kitô Phục Sinh cũng ở trong sự liên tục với một Giêsu đã chết và đã sống lại. “Đức Kitô, hôm qua cũng như hôm nay, chỉ là một”. Tuy nhiên, Giêsu đó cũng phải trải qua một sự biến đổi từ cõi chết để vươn tớicõi sống vĩnh cửu. Sau phục sinh, Ngài hiện diện với những người khác theo một cách khác; Ngài tiếp tục gọi họ bằng tên. Trong Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta được lôi kéo đến gần Ngài; và khi lôi kéo chúng ta đến gần Ngài, Ngài cũng lôi kéo chúng ta đến gần nhau.Cũng thế, sau khi chúng ta chết, Thiên Chúa vẫn ở trong mối quan hệ cá nhân với chúng ta; bằng cách đó, chúng ta có thể yên tâm rằng, những mối quan hệ quan trọng nhất của chúng ta sẽ không bị cái chết phá hủy nhưng đó là một cuộc sống được ‘biến đổi và trở nên phong phú hơn!’. Điều này thật ý nghĩa khi chúng ta sống mầu nhiệm các thánh thông công trong tháng cầu cho các linh hồn.
Anh Chị em,
“Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”, mỗi ngày chúng ta sống với Chúa Kitô Phục Sinh. Vậy, cuộc sống của bạn đang hướng về đất hay hướng về trời? Hướng xuống thế gian hay hướng lên thiên đàng? Người Sađuccêô không thể hình dung về thiên đàng ngoài những gì họ có thể nhìn thấy bằng mắt! Không phải chúng ta cũng giống như họ sao? Chúng ta không nhận ra những thực tại tâm linh bởi chúng ta tìm cách biến thiên đàng thành một hình ảnh dưới thế. Khác nào người Sađuccêô, không ít lần lòng tríchúng ta dựa trên một thiên đàng ở trần gian, và Chúa Giêsu cho biết, đó là một sai lầm. Ước gì bạn và tôi, chúng ta luôn sống như những con cái Chúa, không chỉ tin vào hạnh phúc Chúa hứa mai ngày, nhưng ngay hôm nay, khi chúng ta sống yêu thương, quảng đại; sống mầu nhiệm phục sinh thì điều đó có nghĩa là chúng ta đang kéo dài một Giêsu, một Giêsu Phục Sinh đang sống và hằng sống.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhìn vào cách sống của con, chớ gì người ta biết có ‘một Ai Đó’ đang ‘biến đổi’ con và làm cho con ‘phong phú hơn!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
CN34C : Thần dân đầu tiên trong vương quốc của Vua Kitô
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh
17:15 19/11/2022
CN34C : Thần dân đầu tiên trong vương quốc của Vua Kitô
Hôm nay Lễ Kitô Vua. Nhưng bài Tin Mừng năm C lại cho ta một cung vua khác lạ. Năm A, hoàng cung là mây trời, nơi Vua phán xét : “Khi Con Người ngự đến trên mây trời…” Năm B, hoàng cung là mượn tạm dinh Philatô : “Phải tôi là Vua.” Còn năm nay, cung điện của Vua Kitô lại chỉ là 2 thanh gỗ kết hình khổ giá với hai thần dân đạo tặc hai bên.
Ta sẽ nói về một trong hai thần dân này, y là tên trộm, mà là tên trộm biết ăn năn, thậm chí ở nhiều nước Đạo gốc có nơi còn thờ y như một vị thánh.
Anh ta được gọi bằng những tên khác nhau như Dismas, Demas, Dumachus. Việt phiên âm là Đích-Ma. Có người kể hắn là một thứ Robin Hood của Do-thái, chuyên ăn cướp của người giàu để phân phát cho người nghèo. Nhưng chuyện rất đáng yêu kể rằng khi Chúa Giê-su còn nhỏ được gia đình đem sang Ai-cập trốn Herôđê, dọc đường bị một bọn cướp tấn công. Một thanh niên là con của thủ lãnh bọn cướp thấy con trẻ Giê-su dễ thương quá nên không nỡ ra tay, hắn tha Ngài và nói : "Hỡi con trẻ rất có phước, nếu sau này có dịp nào để thương xót tôi, thì hãy nhớ đến tôi, đừng quên giây phút này nhé !" Tên cướp “bên phải” đó là kẻ đã cứu Chúa Giê-su khi còn nhỏ, nay lại gặp Ngài trên thập giá tại đồi Gôn-gô-tha. Lần này thì Chúa Giê-su đã cứu lại anh ta.
Câu chuyện thực hư thế nào không ai được rõ nhưng điều rõ rệt ấy là quang cảnh đóng đinh này đã ứng nghiệm điều mà trước đó cả bảy trăm năm tiên tri I-sai-a đã tuyên sấm : "Ngài đã hiến thân chịu chết và bị liệt vào hàng phạm nhân" (53,12). Mà chẳng những trong hàng phạm nhân mà thôi, nhưng theo vị trí xếp đặt, Ngài được coi là phạm nhân thượng hạng, là xếp sòng trong bọn đầu trộm đuôi cướp nữa, nếu hai tử tội đứng bên cạnh Ngài đúng là những tên trộm cướp.
Không biết ai đã bày ra cái trò này, xếp đặt thập giá của Ngài ở giữa hai tên cướp.
-Nếu là Phi-la-tô thì quả ông quan xâm lược này muốn làm tăng vẻ khôi hài của bản án mà ông treo trên đầu "Vua Do-thái".
-Cũng có thể do các đầu mục Do-thái, theo dõi kẻ thù đến đỉnh núi Sọ, mua chuộc bọn lính sắp đặt để tăng sỉ nhục cho nạn nhân, “cho biết mặt !”
-Hay có lẽ là chính bọn lính sắp đặt như vậy vì hiển nhiên Ngài là tử tội đáng chú ý hơn hết trong bọn.
Nhưng… nếu đây là một cái gì hiểm độc về phía loài người, thì điều ti tiện trước mặt người đời, lại cao sang trước mặt Thiên Chúa. Điều mà lòng độc ác của loài người bêu xấu Ngài, thì lại tôn vinh Ngài trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, vị trí của Ngài giữa hai tên trộm cướp đúng là địa vị của Ngài.
Bởi, từ lâu Ngài được gán cho danh hiệu "bạn của người thâu thuế và phường tội lỗi" (Mt 11,19). Giờ đây, qua hành động đóng đinh Ngài giữa hai người trộm cướp, ý tưởng ấy được thực hiện cách rõ rệt nhất. Chúa Giê-su đã đến thế gian để tự hòa mình vào đám tội nhân; Ngài đã chịu chung số phận của họ, Ngài đã sống giữa họ, và thật là thích hợp Ngài chết giữa họ. Cho đến lúc này, Ngài đang ở giữa họ. Và thái độ kỳ lạ của hai người đã bị treo hai bên Ngài, là một ứng nghiệm và và là một báo hiệu.
Ứng nghiệm điều cụ Si-mê-on nói về Hài Nhi Giê-su trong Đền Thờ : "Con trẻ này có mệnh làm cho nhiều người trong dân vấp ngã trong khi nhiều người được giải cứu." (Lc 2,34)
Và báo hiệu điều sẽ xảy ra luôn luôn sau này, một số người tin nhận Ngài và được cứu, trong lúc một số khác không tin, bị phạt. Lịch sử loài người luôn luôn như thế, Tin Mừng sẽ đem lại sự sống cho nhiều người, và cũng đem lại án phạt cho nhiều người. Tình trạng ấy sẽ kéo dài cho đến ngày tận cùng, Ngài sẽ ở giữa họ, kẻ ăn năn đứng một bên, bên phải, và bên trái Ngài là những kẻ không ăn năn. Mát-thêu và Lu-ca đều ghi lại : “Cả những kẻ bị đóng đinh với Ngài cũng xỉ nhục Ngài,” Lu-ca ghi rõ hơn: Kẻ (bên trái) mắng nhiếc, kẻ (bên phải) ăn năn.
Ăn năn cách nào? -Lên tiếng Bênh vực. Giữa lúc những kẻ trước đây cuồng nhiệt tung hô nay lại phản đối Ngài, giữa lúc đám môn đệ thề quyết trung tín, bỏ trốn hết, thì một mình tên trộm lên tiếng bênh vực Ngài.
Nếu chàng thanh niên con của góa phụ thành Na-im, được cải tử hoàn sinh, lên tiếng tin vào quyền năng của Đấng xem ra mất hết quyền đế vương;
Nếu Phê-rô đã từng chứng kiến Chúa biến hình trên núi, tuyên xưng Đấng “coi vậy chứ không phải vậy”;
Nếu anh mù thành Giê-ri-khô đứng lên công nhận thần tính nơi Ngài …,
Chúng ta không ngạc nhiên. Phải, nếu một trong những người trước đây đã hưởng ân huệ của Chúa lên tiếng, có lẽ các môn đệ nhát sợ lấy lại can đảm, đám dân vô tâm sẽ tỉnh ngộ, bọn ký lục và biệt phái sẽ tin theo … Nhưng giữa lúc cái chết gần kề, giữa lúc Chúa Cứu Thế như hoàn toàn thất bại trước mặt người trần, chỉ có một người lên tiếng tin nhận Ngài, đó lại là tên trộm bị đóng đinh :
Anh thấy cây thập giá nhưng tôn thờ như ngai Vua Cả. Anh thấy người bị đóng đinh nhưng kêu cầu như Chúa Tể. Anh thấy sự sống trong cõi chết, anh thấy vinh quang trong nhục nhã … "Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi."
Có thể đây là lần đầu tiên tên trộm cầu nguyện và có lẽ cũng là lần cuối cùng, dầu vậy Đấng đã được tiên báo "Ngài không bẻ đứt cây sậy dập gẫy, không tắt hẳn tim đèn còn khói" (Mt 12,20), lại không đáp ứng lại một niềm tin như vậy sao? Và đấng tuyên bố : "Người nào đến với Ta, chẳng bao giờ bị Ta xua đuổi" (Ga 6,37) lại đuổi xua sao? Chúa Giê-su đã giữ lời và còn giữ hơn cả điều người ta trông đợi.
Trong khi nhà cầm quyền Giê-ru-sa-lem không thể làm Ngài rời khỏi thập giá;
Trong lúc mọi tố cáo bất công không thắng được sự yên lặng của Ngài;
Trong lúc những lời gào thét "nó đã cứu được người khác, mà không cứu nổi mình" không làm Ngài hé môi …, thì Ngài nghiêng đầu về người yếu đuối cạnh Ngài, Ngài nói và cứu một tên trộm : "Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta."
Trước đây không một ai được hứa như thế, dầu người đó là Áp-ra-ham, quốc mẫu tổ phụ của Giêsu; dẫu người đó là Mô-sê, đại ngôn sứ, thủ lãnh Dân Riêng; hay Gio-an, kẻ Giêsu yêu. Ngay cả Ma-da-lê-na hay chính Đức Ma-ri-a, Mẹ Ngài cũng vậy; vậy mà, Ngài lại hứa với tên trộm, thần dân đầu tiên của Ngài trên Nước Trời.
Augustino đã tinh ý khi sánh ví : khen thay cho tên trộm này, cả một đời trộm cắp mà đến giờ chót khi ra trước toà còn trổ nghề ăn trộm được cả Nước Trời. (Không biết vào Nước Trời rồi, có ăn trộm chìa khoá của Phêrô để mở cửa thiên đàng cho đồng nghiệp bên trái nhiếc mắng Chúa hay không? Biết đâu !
Có một người ăn xin nọ ngày kia gặp một hiền sĩ ở dọc đường, ông ta đã chạy lại van xin hiền sĩ bố thí cho mình. Nhà hiền sĩ đã từ chối và cứ đi tiếp con đường ông đang đi. Người ăn xin vẫn tiếp tục đuổi theo, miệng không ngớt xin bố thí. Ông ta đã theo nhà hiền triết ra đến tận đầu phố, cuối cùng nhà hiền triết tuyệt vọng, dừng lại và nói:
- Được rồi, ta sẽ cho ngươi tiền, nhưng với điều kiện: trong hai con mắt của ta có một con mắt thủy tinh, ngươi hãy nói nó là mắt nào. Nếu nói đúng ngươi sẽ có tất cả những gì ta có.
Người ăn xin nhìn ông chăm chú, cuối cùng nghiêm giọng nói:
-Thưa thầy, con mắt trái là thủy tinh ạ.
Hiền sĩ kinh ngạc kêu lên:
-Hãy nói làm sao ngươi biết được điều đó. Con mắt đó do một người thợ giỏi nhất thế gian này làm ra, không thể nào phân biệt được mắt nào của ta là mắt thật, mắt nào là mắt thủy tinh?
-Thưa thầy, vì -người ăn xin chậm rãi đáp- mắt phải của thầy ánh lên lòng thương xót.
Vâng có lẽ người ăn trộm bên phải cây Thánh giá của Chúa Giêsu cũng có được con mắt phải “ánh lên lòng thương xót.” Chàng thương xót cho tử tội vô tội Giêsu, nên đã gặp được cặp mắt giàu lòng thương xót của Vua Giêsu bị xét là tử tội.
Tin giờ chót tôi mới nhận được qua email từ Giêsu.net, là trong vương quốc của Vua Giêsu, chỉ có những người có cặp mắt ánh lên lòng thương xót mới vào được.
Bạn muốn vào, xin hãy ánh lên lòng xót thương. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh
(ý chính từ Lm Ngọc Hàm, và mượn ý từ vài trang khác)
Hôm nay Lễ Kitô Vua. Nhưng bài Tin Mừng năm C lại cho ta một cung vua khác lạ. Năm A, hoàng cung là mây trời, nơi Vua phán xét : “Khi Con Người ngự đến trên mây trời…” Năm B, hoàng cung là mượn tạm dinh Philatô : “Phải tôi là Vua.” Còn năm nay, cung điện của Vua Kitô lại chỉ là 2 thanh gỗ kết hình khổ giá với hai thần dân đạo tặc hai bên.
Ta sẽ nói về một trong hai thần dân này, y là tên trộm, mà là tên trộm biết ăn năn, thậm chí ở nhiều nước Đạo gốc có nơi còn thờ y như một vị thánh.
Anh ta được gọi bằng những tên khác nhau như Dismas, Demas, Dumachus. Việt phiên âm là Đích-Ma. Có người kể hắn là một thứ Robin Hood của Do-thái, chuyên ăn cướp của người giàu để phân phát cho người nghèo. Nhưng chuyện rất đáng yêu kể rằng khi Chúa Giê-su còn nhỏ được gia đình đem sang Ai-cập trốn Herôđê, dọc đường bị một bọn cướp tấn công. Một thanh niên là con của thủ lãnh bọn cướp thấy con trẻ Giê-su dễ thương quá nên không nỡ ra tay, hắn tha Ngài và nói : "Hỡi con trẻ rất có phước, nếu sau này có dịp nào để thương xót tôi, thì hãy nhớ đến tôi, đừng quên giây phút này nhé !" Tên cướp “bên phải” đó là kẻ đã cứu Chúa Giê-su khi còn nhỏ, nay lại gặp Ngài trên thập giá tại đồi Gôn-gô-tha. Lần này thì Chúa Giê-su đã cứu lại anh ta.
Câu chuyện thực hư thế nào không ai được rõ nhưng điều rõ rệt ấy là quang cảnh đóng đinh này đã ứng nghiệm điều mà trước đó cả bảy trăm năm tiên tri I-sai-a đã tuyên sấm : "Ngài đã hiến thân chịu chết và bị liệt vào hàng phạm nhân" (53,12). Mà chẳng những trong hàng phạm nhân mà thôi, nhưng theo vị trí xếp đặt, Ngài được coi là phạm nhân thượng hạng, là xếp sòng trong bọn đầu trộm đuôi cướp nữa, nếu hai tử tội đứng bên cạnh Ngài đúng là những tên trộm cướp.
Không biết ai đã bày ra cái trò này, xếp đặt thập giá của Ngài ở giữa hai tên cướp.
-Nếu là Phi-la-tô thì quả ông quan xâm lược này muốn làm tăng vẻ khôi hài của bản án mà ông treo trên đầu "Vua Do-thái".
-Cũng có thể do các đầu mục Do-thái, theo dõi kẻ thù đến đỉnh núi Sọ, mua chuộc bọn lính sắp đặt để tăng sỉ nhục cho nạn nhân, “cho biết mặt !”
-Hay có lẽ là chính bọn lính sắp đặt như vậy vì hiển nhiên Ngài là tử tội đáng chú ý hơn hết trong bọn.
Nhưng… nếu đây là một cái gì hiểm độc về phía loài người, thì điều ti tiện trước mặt người đời, lại cao sang trước mặt Thiên Chúa. Điều mà lòng độc ác của loài người bêu xấu Ngài, thì lại tôn vinh Ngài trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, vị trí của Ngài giữa hai tên trộm cướp đúng là địa vị của Ngài.
Bởi, từ lâu Ngài được gán cho danh hiệu "bạn của người thâu thuế và phường tội lỗi" (Mt 11,19). Giờ đây, qua hành động đóng đinh Ngài giữa hai người trộm cướp, ý tưởng ấy được thực hiện cách rõ rệt nhất. Chúa Giê-su đã đến thế gian để tự hòa mình vào đám tội nhân; Ngài đã chịu chung số phận của họ, Ngài đã sống giữa họ, và thật là thích hợp Ngài chết giữa họ. Cho đến lúc này, Ngài đang ở giữa họ. Và thái độ kỳ lạ của hai người đã bị treo hai bên Ngài, là một ứng nghiệm và và là một báo hiệu.
Ứng nghiệm điều cụ Si-mê-on nói về Hài Nhi Giê-su trong Đền Thờ : "Con trẻ này có mệnh làm cho nhiều người trong dân vấp ngã trong khi nhiều người được giải cứu." (Lc 2,34)
Và báo hiệu điều sẽ xảy ra luôn luôn sau này, một số người tin nhận Ngài và được cứu, trong lúc một số khác không tin, bị phạt. Lịch sử loài người luôn luôn như thế, Tin Mừng sẽ đem lại sự sống cho nhiều người, và cũng đem lại án phạt cho nhiều người. Tình trạng ấy sẽ kéo dài cho đến ngày tận cùng, Ngài sẽ ở giữa họ, kẻ ăn năn đứng một bên, bên phải, và bên trái Ngài là những kẻ không ăn năn. Mát-thêu và Lu-ca đều ghi lại : “Cả những kẻ bị đóng đinh với Ngài cũng xỉ nhục Ngài,” Lu-ca ghi rõ hơn: Kẻ (bên trái) mắng nhiếc, kẻ (bên phải) ăn năn.
Ăn năn cách nào? -Lên tiếng Bênh vực. Giữa lúc những kẻ trước đây cuồng nhiệt tung hô nay lại phản đối Ngài, giữa lúc đám môn đệ thề quyết trung tín, bỏ trốn hết, thì một mình tên trộm lên tiếng bênh vực Ngài.
Nếu chàng thanh niên con của góa phụ thành Na-im, được cải tử hoàn sinh, lên tiếng tin vào quyền năng của Đấng xem ra mất hết quyền đế vương;
Nếu Phê-rô đã từng chứng kiến Chúa biến hình trên núi, tuyên xưng Đấng “coi vậy chứ không phải vậy”;
Nếu anh mù thành Giê-ri-khô đứng lên công nhận thần tính nơi Ngài …,
Chúng ta không ngạc nhiên. Phải, nếu một trong những người trước đây đã hưởng ân huệ của Chúa lên tiếng, có lẽ các môn đệ nhát sợ lấy lại can đảm, đám dân vô tâm sẽ tỉnh ngộ, bọn ký lục và biệt phái sẽ tin theo … Nhưng giữa lúc cái chết gần kề, giữa lúc Chúa Cứu Thế như hoàn toàn thất bại trước mặt người trần, chỉ có một người lên tiếng tin nhận Ngài, đó lại là tên trộm bị đóng đinh :
Anh thấy cây thập giá nhưng tôn thờ như ngai Vua Cả. Anh thấy người bị đóng đinh nhưng kêu cầu như Chúa Tể. Anh thấy sự sống trong cõi chết, anh thấy vinh quang trong nhục nhã … "Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi."
Có thể đây là lần đầu tiên tên trộm cầu nguyện và có lẽ cũng là lần cuối cùng, dầu vậy Đấng đã được tiên báo "Ngài không bẻ đứt cây sậy dập gẫy, không tắt hẳn tim đèn còn khói" (Mt 12,20), lại không đáp ứng lại một niềm tin như vậy sao? Và đấng tuyên bố : "Người nào đến với Ta, chẳng bao giờ bị Ta xua đuổi" (Ga 6,37) lại đuổi xua sao? Chúa Giê-su đã giữ lời và còn giữ hơn cả điều người ta trông đợi.
Trong khi nhà cầm quyền Giê-ru-sa-lem không thể làm Ngài rời khỏi thập giá;
Trong lúc mọi tố cáo bất công không thắng được sự yên lặng của Ngài;
Trong lúc những lời gào thét "nó đã cứu được người khác, mà không cứu nổi mình" không làm Ngài hé môi …, thì Ngài nghiêng đầu về người yếu đuối cạnh Ngài, Ngài nói và cứu một tên trộm : "Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta."
Trước đây không một ai được hứa như thế, dầu người đó là Áp-ra-ham, quốc mẫu tổ phụ của Giêsu; dẫu người đó là Mô-sê, đại ngôn sứ, thủ lãnh Dân Riêng; hay Gio-an, kẻ Giêsu yêu. Ngay cả Ma-da-lê-na hay chính Đức Ma-ri-a, Mẹ Ngài cũng vậy; vậy mà, Ngài lại hứa với tên trộm, thần dân đầu tiên của Ngài trên Nước Trời.
Augustino đã tinh ý khi sánh ví : khen thay cho tên trộm này, cả một đời trộm cắp mà đến giờ chót khi ra trước toà còn trổ nghề ăn trộm được cả Nước Trời. (Không biết vào Nước Trời rồi, có ăn trộm chìa khoá của Phêrô để mở cửa thiên đàng cho đồng nghiệp bên trái nhiếc mắng Chúa hay không? Biết đâu !
Có một người ăn xin nọ ngày kia gặp một hiền sĩ ở dọc đường, ông ta đã chạy lại van xin hiền sĩ bố thí cho mình. Nhà hiền sĩ đã từ chối và cứ đi tiếp con đường ông đang đi. Người ăn xin vẫn tiếp tục đuổi theo, miệng không ngớt xin bố thí. Ông ta đã theo nhà hiền triết ra đến tận đầu phố, cuối cùng nhà hiền triết tuyệt vọng, dừng lại và nói:
- Được rồi, ta sẽ cho ngươi tiền, nhưng với điều kiện: trong hai con mắt của ta có một con mắt thủy tinh, ngươi hãy nói nó là mắt nào. Nếu nói đúng ngươi sẽ có tất cả những gì ta có.
Người ăn xin nhìn ông chăm chú, cuối cùng nghiêm giọng nói:
-Thưa thầy, con mắt trái là thủy tinh ạ.
Hiền sĩ kinh ngạc kêu lên:
-Hãy nói làm sao ngươi biết được điều đó. Con mắt đó do một người thợ giỏi nhất thế gian này làm ra, không thể nào phân biệt được mắt nào của ta là mắt thật, mắt nào là mắt thủy tinh?
-Thưa thầy, vì -người ăn xin chậm rãi đáp- mắt phải của thầy ánh lên lòng thương xót.
Vâng có lẽ người ăn trộm bên phải cây Thánh giá của Chúa Giêsu cũng có được con mắt phải “ánh lên lòng thương xót.” Chàng thương xót cho tử tội vô tội Giêsu, nên đã gặp được cặp mắt giàu lòng thương xót của Vua Giêsu bị xét là tử tội.
Tin giờ chót tôi mới nhận được qua email từ Giêsu.net, là trong vương quốc của Vua Giêsu, chỉ có những người có cặp mắt ánh lên lòng thương xót mới vào được.
Bạn muốn vào, xin hãy ánh lên lòng xót thương. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh
(ý chính từ Lm Ngọc Hàm, và mượn ý từ vài trang khác)
Lời cầu nguyện trước cây Thánh Giá
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
17:17 19/11/2022
(Chúa Nhật Chúa Kitô Vua 2022)
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, khi đế quốc Rôma trở lại Kitô giáo thì đại lễ “Sinh Nhật của Mặt Trời Công chính” (tức Lễ Giáng Sinh) đã xuất hiện để chiếu rọi Tin Mừng Cứu Độ trên toàn đế quốc Rôma, và qua đó, trên toàn thế giới: “Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta” (Is 52,10).
Thế nhưng, cho đến năm 1925, tức là sau gần hai thiên niên kỷ, cho dù ánh sáng của “Mặt Trời Công Chính” đã chiếu sáng khắp năm châu bốn biển, thì Tin Mừng Cứu độ của Đấng Cứu Thế vẫn chưa chinh phục hết tâm hồn con người, hòa bình và công lý, tình yêu và sự thật… vẫn còn là một ước mơ xa vời, một con đường đang còn ở phía trước.
Sở dĩ chọn cột mốc thời gian “1925” bởi vì vào đúng ngày 11.12.1925, ĐGH Pio XI, qua Tông thư “Quas Primas”, đã quyết định thiết lập lễ Đức Kitô Vua vũ trụ với chủ ý: qui hướng toàn nhân loại trong Vương quốc tình yêu của Đức Kitô, một nhân loại sau những tàn phá khủng khiếp về vật chất cũng như tinh thần của cuộc thế giới đại chiến lần thứ nhất (1914-1918) và đang rơi vào một toàn cảnh xã hội đầy rạn nứt, phân rẽ, hận thù, mất niềm hy vọng… Vâng toàn thể nhân loại phải được “tái tạo” theo ánh sáng Tin Mừng và quy tụ lại thành một đoàn dân duy nhất trong Vương quốc của Vua Kitô, Đấng là Đường, Sự thật, Sự sống…
Từ ý nghĩa mang tính “mục vụ xã hội” đó, đến năm 1970, Giáo Hội quyết định đặt đại lễ Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ để “gia trọng” ý nghĩa vốn đã rất phong phú của lễ Kitô Vua: Chúa Giê-su Kitô chính là đĩnh cao, là điểm đến của một chặng đường sống đức tin của dân Chúa, một chặng đường phụng vụ tôn thờ mà lời vinh tụng kết thúc Kinh Nguyện Thánh Thể đã diễn tả trọn vẹn nội dung ý nghĩa nầy: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen !”.
Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, một lần nữa cộng đoàn chúng ta họp mừng long trọng đại lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, một lần nữa cùng lắng nghe sứ điệp Lời Chúa muốn khơi gợi lên trong tâm hồn để rút ra những bài học ứng dụng vào cuộc sống theo Chúa Kitô và góp phần tích cực xây dựng “Vương quốc Nước Trời”.
Bài học đầu tiên mà Lời Chúa muốn nói với chúng ta đó chính là sự tùng phục và trung thành với Chúa Kitô. Cộng đoàn chúng ta có thể nhận ra y nghĩa này qua trích đoạn sách Samuel tường thuật việc toàn dân Israel truy nhận Đavít làm vua khi họ “tìm đến với ngài tại Hebron” và tuyên xưng mệnh lệnh Chúa truyền cho Đavít: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel dân Ta, và sẽ trở nên thủ lãnh Israel'”. Và thái độ tùng phục và trung thành dành cho vua Đavít đã được cụ thể hóa qua một bản giao ước và một nghi lễ phụng vụ để ấn chứng: Vậy tất cả các vị kỳ lão Israel đều đến tìm nhà vua tại Hebron, và tại đó, vua Đavít ký kết với họ một giao ước trước mặt Chúa. Họ liền xức dầu phong Đavít làm vua Israel.
Đứng trước một Israel rệu rã, yếu hèn khi đối diện với các thế lực lân bang hùng mạnh, trước một vua Saolê đang hồi mất uy tín…, dân Israel đã mơ về bóng dáng oai hùng của một Đavít, một vị vua xứng đáng chấp chính vương triều Israel để quy tụ lòng dân và xây dựng một Israel hùng cường vĩ đại… Và, như Kinh Thánh đã chứng thực, niềm hy vọng vào “vương triều Đavít” của dân Israel đã được đáp ứng; không những với tài kinh bang tế thế của Đavít mà còn với độ cường thịnh ngút ngàn của vương quốc Israel do vua Đavít lãnh đạo (1 Sb 18,1-14; 2 Sm 8,15-18). Quả thật, nếu Đavít là một vị “vua tồi”, bất trung, và dân Israel chia rẽ, không hết lòng đoàn kết lụy phục thì vương quốc Israel cũng sẽ rơi vào “vết xe đổ” của vương triều Saolê !
Quả thật, bài học nầy, bài học “vua tôi một lòng một ý”, tùng phục, tín trung… chưa bao giờ lỗi thời, dầu để áp dụng cho các thể chế phàm tục hay các định chế thiêng liêng. Riêng Giáo Hội Chúa Kitô, một định chế vừa mang yếu tố phàm trần vừa “không thuộc về thế gian”, nên luôn cần bài học tùng phục và tín trung, luôn cần “một đoàn chiên quy tụ chung quanh và lụy phục một chủ chiên chính là Chúa Kitô” mà Đavít chính là hình bóng tiên trưng, như chính Chúa Kitô đã từng tuyên bố: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16).
Sở dĩ thế giới hôm nay vẫn còn chìm ngập trong thương đau và hận thù, trong chiến tranh và đố kỵ… bởi rất đông những người cùng tin vào Đức Kitô nhưng không tùng phục và trung tín với Ngài và với chân lý Phúc m mà Ngài truyền giảng. Thật vậy, những người Nga và Ukraina đều mang danh Kitô hữu nhưng đang bắn giết nhau từng ngày không thương tiếc. Rồi những anh chị em Kitô giáo và Hồi Giáo ở Trung Đông, Châu Phi, Á Rập cũng đều tin nhận Chúa Kitô theo cách của riêng mình, nhưng đang tìm cách loại trừ nhau với muôn ngàn cách… Đức Kitô chỉ còn là một “lá bùa hộ mệnh” hay chỉ là một cái cớ để biện minh cho những hành động quái ác của họ. Ngay cả ở giữa lòng Hội Thánh cũng đang nổi cộm bao gương mù gương xấu của chia rẽ, bất tuân, phản bội…, đầy dẫy những “cành nho không trái héo khô vì tách khỏi thân nho” (Ga 15, 4.6).
Đến với Vua Kitô, ký giao ước với Ngài và trung thành lụy phục với giao ước đó chính là con đường duy nhất phải đi và phải chọn lựa; sứ điệp đầu tiên của lễ Chúa Kitô Vua là đó !
Thế nhưng, câu chuyện Đavít được xức dầu làm vua và Vương triều Israel thống nhất cường thịnh nhờ được vua Đavít chăn dắt, như đã nói, chỉ là hình bóng tiên trưng để báo trước một “Đấng được xức dầu khác”, một vị “Kitô” đến sau thuộc dòng tộc Đavít, đó chính là Đức Giêsu người Nadarét, một chàng thợ mộc nghèo khó, một Rabbi hay một “tiên tri” không có viên đá gối đầu; và còn tệ hơn thế nữa: một ông vua bị đóng đinh nhục nhã trên thập giá… !
Thật vậy, Lời Chúa qua Tin Mừng Luca vừa được công bố lại muốn trình bày hay mạc khải dung mạo Vua Kitô qua thân phận của một tên tử tội bị đóng đinh trên thập tự giá: Sau khi đóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá, dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo:… “Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!” Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Ðây là vua người Do Thái”.
Ai mà tin được tên tử tội “thân tàn ma dại” bị treo trên thập giá kia là Vua !
Nhưng lạ lùng thay ! Chính trong lúc tưởng như cả rừng người trên Đồi Sọ hôm ấy đã thất vọng hoàn toàn về “tên tử tội Giêsu cứ lặng thinh trên thập giá”, mặc bao lời thách thức và lăng nhục: “Nếu ông là vua dân Do thái, thì hãy cứu lấy mình đi…”, thì vẫn còn có, ít là một người, hướng về phía “Người tử tội đáng thương” kia để nhận ra “đó chính là Vị Vua đích thật và Vương Quốc của Ngài đang thực sự mở ra”. Vâng, người trộm bên hữu, sau khi trách mắng “tên đồng đảng xấc xược”, anh ta đã quay về phía Người tử tội đang hấp hối Giêsu và thưa lên những lời mà hầu chắc không xuất phát từ con người bệ rạc tội lỗi của anh nhưng từ một “miền xa xăm sâu thẳm” nào khác: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Và anh đã không thất vọng khi nhận được hồi đáp: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”.
Cùng với hồng ân của Thiên Chúa, phải chăng chính lòng khiêm hạ của trái tim ăn năn sám hối đã làm cho đôi mắt tâm hồn của tên trộm mở ra để nhìn thấy một điều kỳ diệu mà biết bao người không thể thấy được, để tin vào một nhiệm mầu mà không phải ai cũng có thể tin! Và đó chính là cách thế, là con đường, là sự chọn lựa căn bản để con người có thể đón nhận mặc khải của Thiên Chúa, để khám phá được Vương quyền của Đức Kitô, và để được đi vào Vương quốc thần linh của Ngài: phải ăn năn sám hối, phải khó nghèo khiêm hạ, phải trở nên bé nhỏ: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Đây chính là bài học thứ hai, và cũng là trọng tâm ý nghĩa của sứ điệp lễ Chúa Kitô Vua !
Như vậy, khi mừng lễ Chúa Kitô Vua hôm nay, chúng ta hoàn toàn có lý do để tri ân cảm tạ: cảm tạ vì được Chúa thương cho chúng ta được làm công dân trong Vương Quốc Chúa Kitô với danh dự và ân sủng cao vời như Thánh Phaolô khơi gợi cho cộng đoàn Côlôsê: “Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng. Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi …”.
Cùng với tâm tình tri ân cảm tạ, lễ Chúa Kitô Vua còn mời gọi chúng ta sống thái độ cậy trông phó thác với một trái tim khiêm hạ khó nghèo.
Trong những ngày này, gần như cả thế giới đang hướng về đất nước Ukraina đang chìm trong khói lửa chiến tranh; và có một hình ảnh mà từ những ngày đầu cuộc chiến đã khiến cả thế giới suy nghĩ và mang theo một sứ điệp tin yêu và hy vọng: hình ảnh một cậu bé Ukraina cầu nguyện trước cây Thánh Giá…! Vâng, trên thế giới nầy, vũ trụ nầy, chẳng có một ai hay quyền lực nào có thể cứu chúng ta, có thể ban cho chúng ta một thế giới, một vương quốc khỏi đau thương và sự chết; một vương quốc của bình an và hạnh phúc đích thực… ngoài Vua Kitô và Vương quốc thuộc về Ngài; Vương quốc mà Ngài đã hứa chắc cho tên trộm bị đóng đinh bên hữu biết mở lòng để tin tưởng cậy trông: “Hôm nay con sẽ trên thiên đàng với Ta”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất, khi đế quốc Rôma trở lại Kitô giáo thì đại lễ “Sinh Nhật của Mặt Trời Công chính” (tức Lễ Giáng Sinh) đã xuất hiện để chiếu rọi Tin Mừng Cứu Độ trên toàn đế quốc Rôma, và qua đó, trên toàn thế giới: “Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta” (Is 52,10).
Thế nhưng, cho đến năm 1925, tức là sau gần hai thiên niên kỷ, cho dù ánh sáng của “Mặt Trời Công Chính” đã chiếu sáng khắp năm châu bốn biển, thì Tin Mừng Cứu độ của Đấng Cứu Thế vẫn chưa chinh phục hết tâm hồn con người, hòa bình và công lý, tình yêu và sự thật… vẫn còn là một ước mơ xa vời, một con đường đang còn ở phía trước.
Sở dĩ chọn cột mốc thời gian “1925” bởi vì vào đúng ngày 11.12.1925, ĐGH Pio XI, qua Tông thư “Quas Primas”, đã quyết định thiết lập lễ Đức Kitô Vua vũ trụ với chủ ý: qui hướng toàn nhân loại trong Vương quốc tình yêu của Đức Kitô, một nhân loại sau những tàn phá khủng khiếp về vật chất cũng như tinh thần của cuộc thế giới đại chiến lần thứ nhất (1914-1918) và đang rơi vào một toàn cảnh xã hội đầy rạn nứt, phân rẽ, hận thù, mất niềm hy vọng… Vâng toàn thể nhân loại phải được “tái tạo” theo ánh sáng Tin Mừng và quy tụ lại thành một đoàn dân duy nhất trong Vương quốc của Vua Kitô, Đấng là Đường, Sự thật, Sự sống…
Từ ý nghĩa mang tính “mục vụ xã hội” đó, đến năm 1970, Giáo Hội quyết định đặt đại lễ Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ để “gia trọng” ý nghĩa vốn đã rất phong phú của lễ Kitô Vua: Chúa Giê-su Kitô chính là đĩnh cao, là điểm đến của một chặng đường sống đức tin của dân Chúa, một chặng đường phụng vụ tôn thờ mà lời vinh tụng kết thúc Kinh Nguyện Thánh Thể đã diễn tả trọn vẹn nội dung ý nghĩa nầy: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen !”.
Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng vụ, một lần nữa cộng đoàn chúng ta họp mừng long trọng đại lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, một lần nữa cùng lắng nghe sứ điệp Lời Chúa muốn khơi gợi lên trong tâm hồn để rút ra những bài học ứng dụng vào cuộc sống theo Chúa Kitô và góp phần tích cực xây dựng “Vương quốc Nước Trời”.
Bài học đầu tiên mà Lời Chúa muốn nói với chúng ta đó chính là sự tùng phục và trung thành với Chúa Kitô. Cộng đoàn chúng ta có thể nhận ra y nghĩa này qua trích đoạn sách Samuel tường thuật việc toàn dân Israel truy nhận Đavít làm vua khi họ “tìm đến với ngài tại Hebron” và tuyên xưng mệnh lệnh Chúa truyền cho Đavít: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel dân Ta, và sẽ trở nên thủ lãnh Israel'”. Và thái độ tùng phục và trung thành dành cho vua Đavít đã được cụ thể hóa qua một bản giao ước và một nghi lễ phụng vụ để ấn chứng: Vậy tất cả các vị kỳ lão Israel đều đến tìm nhà vua tại Hebron, và tại đó, vua Đavít ký kết với họ một giao ước trước mặt Chúa. Họ liền xức dầu phong Đavít làm vua Israel.
Đứng trước một Israel rệu rã, yếu hèn khi đối diện với các thế lực lân bang hùng mạnh, trước một vua Saolê đang hồi mất uy tín…, dân Israel đã mơ về bóng dáng oai hùng của một Đavít, một vị vua xứng đáng chấp chính vương triều Israel để quy tụ lòng dân và xây dựng một Israel hùng cường vĩ đại… Và, như Kinh Thánh đã chứng thực, niềm hy vọng vào “vương triều Đavít” của dân Israel đã được đáp ứng; không những với tài kinh bang tế thế của Đavít mà còn với độ cường thịnh ngút ngàn của vương quốc Israel do vua Đavít lãnh đạo (1 Sb 18,1-14; 2 Sm 8,15-18). Quả thật, nếu Đavít là một vị “vua tồi”, bất trung, và dân Israel chia rẽ, không hết lòng đoàn kết lụy phục thì vương quốc Israel cũng sẽ rơi vào “vết xe đổ” của vương triều Saolê !
Quả thật, bài học nầy, bài học “vua tôi một lòng một ý”, tùng phục, tín trung… chưa bao giờ lỗi thời, dầu để áp dụng cho các thể chế phàm tục hay các định chế thiêng liêng. Riêng Giáo Hội Chúa Kitô, một định chế vừa mang yếu tố phàm trần vừa “không thuộc về thế gian”, nên luôn cần bài học tùng phục và tín trung, luôn cần “một đoàn chiên quy tụ chung quanh và lụy phục một chủ chiên chính là Chúa Kitô” mà Đavít chính là hình bóng tiên trưng, như chính Chúa Kitô đã từng tuyên bố: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16).
Sở dĩ thế giới hôm nay vẫn còn chìm ngập trong thương đau và hận thù, trong chiến tranh và đố kỵ… bởi rất đông những người cùng tin vào Đức Kitô nhưng không tùng phục và trung tín với Ngài và với chân lý Phúc m mà Ngài truyền giảng. Thật vậy, những người Nga và Ukraina đều mang danh Kitô hữu nhưng đang bắn giết nhau từng ngày không thương tiếc. Rồi những anh chị em Kitô giáo và Hồi Giáo ở Trung Đông, Châu Phi, Á Rập cũng đều tin nhận Chúa Kitô theo cách của riêng mình, nhưng đang tìm cách loại trừ nhau với muôn ngàn cách… Đức Kitô chỉ còn là một “lá bùa hộ mệnh” hay chỉ là một cái cớ để biện minh cho những hành động quái ác của họ. Ngay cả ở giữa lòng Hội Thánh cũng đang nổi cộm bao gương mù gương xấu của chia rẽ, bất tuân, phản bội…, đầy dẫy những “cành nho không trái héo khô vì tách khỏi thân nho” (Ga 15, 4.6).
Đến với Vua Kitô, ký giao ước với Ngài và trung thành lụy phục với giao ước đó chính là con đường duy nhất phải đi và phải chọn lựa; sứ điệp đầu tiên của lễ Chúa Kitô Vua là đó !
Thế nhưng, câu chuyện Đavít được xức dầu làm vua và Vương triều Israel thống nhất cường thịnh nhờ được vua Đavít chăn dắt, như đã nói, chỉ là hình bóng tiên trưng để báo trước một “Đấng được xức dầu khác”, một vị “Kitô” đến sau thuộc dòng tộc Đavít, đó chính là Đức Giêsu người Nadarét, một chàng thợ mộc nghèo khó, một Rabbi hay một “tiên tri” không có viên đá gối đầu; và còn tệ hơn thế nữa: một ông vua bị đóng đinh nhục nhã trên thập giá… !
Thật vậy, Lời Chúa qua Tin Mừng Luca vừa được công bố lại muốn trình bày hay mạc khải dung mạo Vua Kitô qua thân phận của một tên tử tội bị đóng đinh trên thập tự giá: Sau khi đóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá, dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo:… “Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!” Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Ðây là vua người Do Thái”.
Ai mà tin được tên tử tội “thân tàn ma dại” bị treo trên thập giá kia là Vua !
Nhưng lạ lùng thay ! Chính trong lúc tưởng như cả rừng người trên Đồi Sọ hôm ấy đã thất vọng hoàn toàn về “tên tử tội Giêsu cứ lặng thinh trên thập giá”, mặc bao lời thách thức và lăng nhục: “Nếu ông là vua dân Do thái, thì hãy cứu lấy mình đi…”, thì vẫn còn có, ít là một người, hướng về phía “Người tử tội đáng thương” kia để nhận ra “đó chính là Vị Vua đích thật và Vương Quốc của Ngài đang thực sự mở ra”. Vâng, người trộm bên hữu, sau khi trách mắng “tên đồng đảng xấc xược”, anh ta đã quay về phía Người tử tội đang hấp hối Giêsu và thưa lên những lời mà hầu chắc không xuất phát từ con người bệ rạc tội lỗi của anh nhưng từ một “miền xa xăm sâu thẳm” nào khác: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”. Và anh đã không thất vọng khi nhận được hồi đáp: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”.
Cùng với hồng ân của Thiên Chúa, phải chăng chính lòng khiêm hạ của trái tim ăn năn sám hối đã làm cho đôi mắt tâm hồn của tên trộm mở ra để nhìn thấy một điều kỳ diệu mà biết bao người không thể thấy được, để tin vào một nhiệm mầu mà không phải ai cũng có thể tin! Và đó chính là cách thế, là con đường, là sự chọn lựa căn bản để con người có thể đón nhận mặc khải của Thiên Chúa, để khám phá được Vương quyền của Đức Kitô, và để được đi vào Vương quốc thần linh của Ngài: phải ăn năn sám hối, phải khó nghèo khiêm hạ, phải trở nên bé nhỏ: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Đây chính là bài học thứ hai, và cũng là trọng tâm ý nghĩa của sứ điệp lễ Chúa Kitô Vua !
Như vậy, khi mừng lễ Chúa Kitô Vua hôm nay, chúng ta hoàn toàn có lý do để tri ân cảm tạ: cảm tạ vì được Chúa thương cho chúng ta được làm công dân trong Vương Quốc Chúa Kitô với danh dự và ân sủng cao vời như Thánh Phaolô khơi gợi cho cộng đoàn Côlôsê: “Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng. Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi …”.
Cùng với tâm tình tri ân cảm tạ, lễ Chúa Kitô Vua còn mời gọi chúng ta sống thái độ cậy trông phó thác với một trái tim khiêm hạ khó nghèo.
Trong những ngày này, gần như cả thế giới đang hướng về đất nước Ukraina đang chìm trong khói lửa chiến tranh; và có một hình ảnh mà từ những ngày đầu cuộc chiến đã khiến cả thế giới suy nghĩ và mang theo một sứ điệp tin yêu và hy vọng: hình ảnh một cậu bé Ukraina cầu nguyện trước cây Thánh Giá…! Vâng, trên thế giới nầy, vũ trụ nầy, chẳng có một ai hay quyền lực nào có thể cứu chúng ta, có thể ban cho chúng ta một thế giới, một vương quốc khỏi đau thương và sự chết; một vương quốc của bình an và hạnh phúc đích thực… ngoài Vua Kitô và Vương quốc thuộc về Ngài; Vương quốc mà Ngài đã hứa chắc cho tên trộm bị đóng đinh bên hữu biết mở lòng để tin tưởng cậy trông: “Hôm nay con sẽ trên thiên đàng với Ta”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
George Weigel: Các Giám mục bị hạn chế, Chủ nghĩa Tân Độc Tôn Rôma và Tiến trình Thượng hội đồng
J.B. Đặng Minh An dịch
19:51 19/11/2022
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Diminished Bishops, The New Ultramontanism, And The Synodal Process”, nghĩa là “Các Giám mục bị hạn chế, Chủ nghĩa Tân Độc Tôn Rôma và Tiến trình Thượng hội đồng”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Do Chiến tranh Pháp-Phổ, Công đồng Vatican I đã bị đình chỉ vào tháng 10 năm 1870 và không bao giờ được triệu tập lại. Trước kết thúc không lường trước được đó, Vatican I đã làm một công việc quan trọng: Công Đồng xác định phạm vi quyền tài phán phổ quát của Đức Giáo Hoàng (và do đó làm thất bại yêu sách của những người theo chủ nghĩa dân tộc mới về quyền lực của các nước đối với Giáo hội), đồng thời chỉ ra những trường hợp chính xác, hạn chế mà Giám mục Rôma có thể dạy không thể sai lầm về các vấn đề đức tin và đạo đức. Tuy nhiên, việc đình chỉ đột ngột của công đồng đã dẫn đến sự mất cân bằng trong sự hiểu biết của Giáo hội: Công Giáo rơi vào tình trạng có một nền thần học mạnh mẽ về chức vụ giáo hoàng nhưng một nền thần học yếu kém về chức vụ giám mục.Như tôi đã giải thích trong cuốn “To Sanctify the World: The Vital Legacy of Vatican II” – Để Thánh Hóa Thế Giới: Di Sản Thiết Yếu Của Công Đồng Vatican II do nhà xuất bản Basic Books phát hành, Công Đồng Vatican II đã đề cập đến sự mất cân bằng này trong hiến chế tín lý Lumen Gentium - Ánh Sáng Muôn Dân, hay Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, đã đưa ra một số điểm quan trọng: Các giám mục của Giáo hội là những người thừa kế các thánh tông đồ; “Giám Mục đoàn” là cách diễn đạt đương thời của “Tông Đồ đoàn” trong chương 15 sách Tông Đồ Công Vụ; và giám mục đoàn này, dưới sự đứng đầu của vị Giám mục Rôma, có “quyền tối cao và đầy đủ trên Giáo hội hoàn vũ” (LG 22).
Trong số những điều khác, điều này có nghĩa là các giám mục địa phương là những người đại diện đích thực của Chúa Kitô trong các Giáo Hội địa phương của các ngài. Được sắc phong để giảng dạy, thánh hóa và cai quản, các giám mục không chỉ là những người quản lý chi nhánh của tập đoàn Giáo Hội Công Giáo, và thi hành mệnh lệnh từ trụ sở chính của tập đoàn ở Rôma. Qua việc lãnh nhận các Thánh Chức ở mức độ cao nhất, và vì sự hiệp thông của họ với Giám mục Rôma, một giám mục địa phương được trao quyền lãnh đạo toàn thể dân Chúa được trao cho ngài chăm sóc, sao cho tất cả những người đã được rửa tội trong giáo phận của ngài đều được mời gọi truyền giáo, được trang bị để truyền giáo, và được hỗ trợ bí tích trong nỗ lực truyền giáo của họ.
Như Đức Hồng Y Joseph Ratzinger lúc bấy giờ đã nói khi suy tư về những thành tựu của Công đồng Vatican II, Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân “đã tái đưa vào tổng thể Giáo hội một học thuyết về quyền bính ưu việt của Đức Giáo Hoàng” vốn đã trở nên “bị cô lập một cách nguy hiểm” khỏi hàng giám mục thế giới, cho dù nó “ được tích hợp vào một mầu nhiệm duy nhất của Nhiệm thể Chúa Kitô, một quan niệm quá tách biệt về phẩm trật.” Bằng cách này, cách khác, Công đồng Vatican II đã hoàn thành công việc của Công đồng Vatican I bằng cách diễn tả sự tự hiểu biết của Giáo hội một cách toàn diện, tổng hợp dựa trên sự phong phú bao la của Kinh thánh và truyền thống. Đây không phải là một thành tựu tầm thường, và nó minh chứng cho một thế kỷ rưỡi công việc thần học nghiêm túc, thường được thực hiện trong những hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, câu hỏi phải được đặt ra: Có phải thành tựu của Công đồng Vatican II trong việc tái khẳng định thẩm quyền của các giám mục đang bị cắt xén bởi tiến trình chuẩn bị hiện tại cho “Thượng hội đồng về tính đồng nghị” năm 2023 và 2024 hay không?
Mối quan tâm về mặt này đã tăng lên cùng với việc phát hành tài liệu làm việc cho “Giai đoạn lục địa” của việc chuẩn bị Thượng Hội đồng bao gồm một loạt các cuộc hội họp theo sau “các giai đoạn” địa phương và quốc gia của quá trình kéo dài này.
Trong tài liệu làm việc, các giám mục là thành phần thiểu số tham gia trong các cuộc tham vấn châu lục, trong đó ngoài các giám mục, linh mục, tu sĩ tận hiến và giáo dân tích cực, phải bao gồm “những người sống trong điều kiện nghèo đói hoặc bị gạt ra bên lề, và những người có liên hệ trực tiếp với các nhóm này và các đại biểu huynh đệ từ các hệ phái Kitô giáo khác; đại diện của các tôn giáo và truyền thống tín ngưỡng khác; và một số người không theo tôn giáo nào. Và các giám mục phải làm gì trong các hội đồng lục địa này? “Họ được yêu cầu xác định những cách thức thích hợp để thực hiện nhiệm vụ của mình là xác nhận và phê chuẩn” “Tài liệu cuối cùng” của mỗi hội đồng châu lục, “bảo đảm rằng đó là kết quả của một hành trình đồng nghị đích thực, tôn trọng tiến trình đã diễn ra và trung thành với những tiếng nói khác nhau của dân Chúa ở mỗi châu lục.”
Nghĩa là, các giám mục là những người ghi chép, không phải là thầy dậy; là thư ký ghi âm, không phải là người bảo đảm tính chính thống; là các chàng trai loan tin, không phải các nhà lãnh đạo tông đồ.
Những lo ngại nghiêm trọng về sự suy giảm quyền bính giám mục này, trái ngược hoàn toàn với Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân của Công đồng Vatican II, càng được củng cố thêm bởi các báo cáo cho rằng, trong cuộc họp Thượng Hội đồng cuối cùng ở Rôma (có lẽ vào năm 2024), sẽ không có phiếu bầu nào về các đề xuất bởi các giám mục tham dự—là cách thông thường mà Thượng hội đồng thông qua các phán quyết của mình. Thay vào đó, các báo cáo về các cuộc thảo luận của các giám mục sẽ được chuẩn bị - bởi Ban Thư ký Thượng Hội đồng đã thiết kế quá trình này? - và được trao cho Đức Thánh Cha, người sau đó sẽ soạn thảo Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng (là tài liệu hoàn thành công việc của Thượng Hội đồng) khi ngài hài lòng.
Do đó, chủ nghĩa độc tôn Rôma (ultramontanism) cực đoan —một hình thức chuyên quyền của giáo hoàng có thể khiến Chân phước Piô Thứ Chín đỏ mặt—đang được sắp đặt trên sự hạ giá của hàng giám mục thế giới.
Điều này không liên quan gì đến Vatican II. Các giám mục nên lên tiếng và yêu cầu khôi phục thẩm quyền của các ngài trong quá trình này.
Source:First Things
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban Thường Vụ Giáo Xứ Và Ban Điều Hành Đoàn Thể Giáo Phận Đà Nẵng Tĩnh Huấn Thường Niên Năm 2022
Tôma Trương Văn Ân
17:20 19/11/2022
Ban Thường Vụ Giáo Xứ Và Ban Điều Hành Đoàn Thể Giáo Phận Đà Nẵng Tĩnh Huấn Thường Niên Năm 2022
Sống “Hiệp Hành” là bản chất của Giáo Hội Công Giáo. Đặc tính hiệp hành của Giáo hội được thể hiện qua các Công đồng đại kết, các Thượng Hội đồng Giám mục, các Công nghị giáo phận, các hội đồng giáo phận và giáo xứ. Mỗi Tín hữu là chi thể trong thân thể Mầu nhiệm Chúa Ki-tô là Giáo hội, hiệp hành với Giáo hội.
Xem Hình
Trong tinh thần đó, chiều ngày 19 / 11 / 2022, từ 13 giờ 30 đến 17 giờ, các thành viên Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ các Giáo xứ, Giáo họ biệt lập và Ban điều hành các Đoàn thể cấp Giáo phận tại Giáo phận Đà Nẵng, Đã tham dự buổi thường huấn tại nhà thờ Chính Tòa.
Với chủ đề: Hội Đồng mục vụ Giáo xứ và Ban Điều hành Đoàn thể - sống Hiệp Hành.
Có gần 300 Thành viên của 59 Giáo xứ - Giáo họ biệt lập và 14 Đoàn thể cấp Giáo phận tham Dự.
Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại Diện đã đến giảng huấn, chia sẻ các vấn đề Người Tín hữu, cách riêng Thành viên Hội đồng mục vụ và Ban điều hành ( gọi chung là Quý Chức) về tinh thần sống Hiệp Hành. Cha nhấn mạnh: “Cần có sự cải tổ sâu sắc tận gốc rễ”, Cha đề cao vai trò của Người Giáo dân, và chiều kích hiệp thông. Thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa các Thành viên trong Hội đồng mục vụ và các Đoàn thể, tùy theo khả năng Ơn riêng Chúa ban cho mỗi người. Cần tôn trong khả năng chuyên môn – chuyên biệt của Anh chị em, đó là Ơn riêng Chúa Thánh Thần ban cho Họ. Để làm được điều đó, cần có sự hoán cải bản thân ! luôn hướng đến mục đích chung, cùng cộng tác và đồng trách nhiệm với Cha Quản xứ và với Giáo xứ.
Khi hiệp thông trong cầu nguyện và việc làm, được Chúa Thánh Thần tác động. mỗi người mới có khả năng và khiêm tốn lắng nghe nhau, là điều cơ bản của sự hiệp hành.
Cha Giảng huấn còn nêu vấn đề cải tổ cơ cấu của Giáo hội, trong Triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Phanxicô đã phát động cuộc cách mạng nền tảng, văn hóa và chính trị về thẩm quyền trong Giáo Hội Công Giáo…. để đưa Chúa đến với con người và con người đến với Thiên Chúa.
Trong dịp này, Cha Tổng Bonaventura đã lắng nghe và giải đáp một số câu hỏi của Quý Chức, về việc mở những khóa học cho Quý Chức về Phụng Vụ, về tinh thần cộng tác đồng trách nhiệm, về Hội nhập văn hóa trong các phong tục tập quán vùng miền. Quý Chức nêu ước muốn: ” trong các dịp thường huấn Linh mục, xin Đức Cha Giảng huấn, tác động đến Quý Cha về việc cải tổ, tránh thụ động, đi kèm sự hoán cải của mổi người … kể cả Giáo sỹ, sống tinh thần đồng trách nhiệm. Qua các Bài Giảng, Cha Quản xứ tác động đến với mỗi người Giáo dân.
Cao điểm của ngày thường huấn, là Thánh Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Chủ sự.
Đức Cha Giuse nêu những tấm gương của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là Bổn mạng các Hội đồng mục vụ Giáo xứ, về tình yêu Chúa trung kiên không gì lay chuyển, sống yêu thương và khiêm hạ với mọi người. không chối Đạo Thánh Chúa, …. Cho dù chịu nhiều đau khổ, kể cả mất mạng sống.
Đức Cha đã khơi dậy tâm thức của Cộng đoàn tham dự: ” Tôi phải làm gì để đóng góp cho Giáo xứ và Giáo hội?” đóng góp cả tài năng chuyên môn và phương tiện trong tình yêu mến liên lỉ. Đức Cha đề cập đến những thách thức, những hy sinh, những áp lực…. trong đời sống Đạo của xã hội hôm nay. Cần sự đồng hành trong yêu thương và tôn trọng nhau, cầu nguyện cho nhau. Mỗi người trở nên lòng thương xót của Chúa đến với anh chị em… làm nên những giá trị tốt đẹp.
Sau lời nguyện Hiệp lễ, ông Px Nguyễn Văn Hiến – Trưởng Ban Thường vụ Giáo xứ Chính Tòa, Trưởng Ban Giáo Dân Giáo phận, đã Đại diện Tham dự viên cám ơn Đức Cha, Cha Tổng và Quý Cha trong Ban Giáo Dân, đã huấn giáo và hướng dẫn mỗi Thành viên sống tinh thần hiệp hành và thực thi hiệp hành trong giáo hội.
Tôma Trương Văn Ân.
Sống “Hiệp Hành” là bản chất của Giáo Hội Công Giáo. Đặc tính hiệp hành của Giáo hội được thể hiện qua các Công đồng đại kết, các Thượng Hội đồng Giám mục, các Công nghị giáo phận, các hội đồng giáo phận và giáo xứ. Mỗi Tín hữu là chi thể trong thân thể Mầu nhiệm Chúa Ki-tô là Giáo hội, hiệp hành với Giáo hội.
Xem Hình
Trong tinh thần đó, chiều ngày 19 / 11 / 2022, từ 13 giờ 30 đến 17 giờ, các thành viên Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ các Giáo xứ, Giáo họ biệt lập và Ban điều hành các Đoàn thể cấp Giáo phận tại Giáo phận Đà Nẵng, Đã tham dự buổi thường huấn tại nhà thờ Chính Tòa.
Với chủ đề: Hội Đồng mục vụ Giáo xứ và Ban Điều hành Đoàn thể - sống Hiệp Hành.
Có gần 300 Thành viên của 59 Giáo xứ - Giáo họ biệt lập và 14 Đoàn thể cấp Giáo phận tham Dự.
Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại Diện đã đến giảng huấn, chia sẻ các vấn đề Người Tín hữu, cách riêng Thành viên Hội đồng mục vụ và Ban điều hành ( gọi chung là Quý Chức) về tinh thần sống Hiệp Hành. Cha nhấn mạnh: “Cần có sự cải tổ sâu sắc tận gốc rễ”, Cha đề cao vai trò của Người Giáo dân, và chiều kích hiệp thông. Thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa các Thành viên trong Hội đồng mục vụ và các Đoàn thể, tùy theo khả năng Ơn riêng Chúa ban cho mỗi người. Cần tôn trong khả năng chuyên môn – chuyên biệt của Anh chị em, đó là Ơn riêng Chúa Thánh Thần ban cho Họ. Để làm được điều đó, cần có sự hoán cải bản thân ! luôn hướng đến mục đích chung, cùng cộng tác và đồng trách nhiệm với Cha Quản xứ và với Giáo xứ.
Khi hiệp thông trong cầu nguyện và việc làm, được Chúa Thánh Thần tác động. mỗi người mới có khả năng và khiêm tốn lắng nghe nhau, là điều cơ bản của sự hiệp hành.
Cha Giảng huấn còn nêu vấn đề cải tổ cơ cấu của Giáo hội, trong Triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Phanxicô đã phát động cuộc cách mạng nền tảng, văn hóa và chính trị về thẩm quyền trong Giáo Hội Công Giáo…. để đưa Chúa đến với con người và con người đến với Thiên Chúa.
Trong dịp này, Cha Tổng Bonaventura đã lắng nghe và giải đáp một số câu hỏi của Quý Chức, về việc mở những khóa học cho Quý Chức về Phụng Vụ, về tinh thần cộng tác đồng trách nhiệm, về Hội nhập văn hóa trong các phong tục tập quán vùng miền. Quý Chức nêu ước muốn: ” trong các dịp thường huấn Linh mục, xin Đức Cha Giảng huấn, tác động đến Quý Cha về việc cải tổ, tránh thụ động, đi kèm sự hoán cải của mổi người … kể cả Giáo sỹ, sống tinh thần đồng trách nhiệm. Qua các Bài Giảng, Cha Quản xứ tác động đến với mỗi người Giáo dân.
Cao điểm của ngày thường huấn, là Thánh Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Chủ sự.
Đức Cha Giuse nêu những tấm gương của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là Bổn mạng các Hội đồng mục vụ Giáo xứ, về tình yêu Chúa trung kiên không gì lay chuyển, sống yêu thương và khiêm hạ với mọi người. không chối Đạo Thánh Chúa, …. Cho dù chịu nhiều đau khổ, kể cả mất mạng sống.
Đức Cha đã khơi dậy tâm thức của Cộng đoàn tham dự: ” Tôi phải làm gì để đóng góp cho Giáo xứ và Giáo hội?” đóng góp cả tài năng chuyên môn và phương tiện trong tình yêu mến liên lỉ. Đức Cha đề cập đến những thách thức, những hy sinh, những áp lực…. trong đời sống Đạo của xã hội hôm nay. Cần sự đồng hành trong yêu thương và tôn trọng nhau, cầu nguyện cho nhau. Mỗi người trở nên lòng thương xót của Chúa đến với anh chị em… làm nên những giá trị tốt đẹp.
Sau lời nguyện Hiệp lễ, ông Px Nguyễn Văn Hiến – Trưởng Ban Thường vụ Giáo xứ Chính Tòa, Trưởng Ban Giáo Dân Giáo phận, đã Đại diện Tham dự viên cám ơn Đức Cha, Cha Tổng và Quý Cha trong Ban Giáo Dân, đã huấn giáo và hướng dẫn mỗi Thành viên sống tinh thần hiệp hành và thực thi hiệp hành trong giáo hội.
Tôma Trương Văn Ân.
Văn Hóa
Những cái chết thánh thiện
Vu Van An
19:24 19/11/2022
Ai rồi cũng chết, cả Chúa Giêsu cũng đã không tránh khỏi thân phận này. Điều quan trọng là được chết lành. Theo Kitô giáo, chết lành tuy mang nghĩa chết trong thanh thản, nhưng ý nghĩa cao qúi nhất là chết trong sự thánh thiện hay như Kinh “phó dâng” người Công Giáo thường đọc mỗi đêm: “Chớ gì sống chết con được giữ một lòng kính mến Chúa luôn”. Thành thử, trong tháng các linh hồn này, ta hãy dựa vào các thánh và những người Công Giáo thuần thành để học hỏi thế nào là chết lành. Chúng tôi dựa vào một số bài trên trang mạng https://www.hourofourdeath.org (Giờ chúng ta chết), để trình bầy một số khía cạnh của nó.
1. Lý do bất ngờ thầy Gregory là người thánh thiện
Trong số báo ngày 22 tháng 3 năm 2019, Trang mạng trên cho đăng lại một bài viết ngắn của Cha Thomas Merton về cái chết của một tu sĩ cùng dòng:
Hôm qua — Thứ Tư Ăn Chay Bốn Mùa — Thầy Gregory qua đời. Tất cả các tu viện trưởng đều trở về từ Georgia và tôi là người cầm bình hương trong tang lễ. Tôi phát hiện ra rằng mình sẽ trở thành người cầm bình hương ngay trước Giờ Kinh Sáng. Tôi được chỉ định canh thức bên cạnh cơ thể từ mười hai giờ đến mười hai giờ ba mươi - trong lúc có bữa tối. Và đó là một ngày ăn chay đen tối. Hai người được chỉ định thay thế chúng tôi thơ thẩn đến muộn khoảng năm hoặc mười phút, sau khi đã ăn no nê. Chúng tôi vội vã đi đến nhà ăn. Tôi đói đến mức định đi thẳng qua tường vào nhà ăn thay vì đi vòng qua cửa để vào.
Cứ như vậy cả ngày.
Hôm nay trời thật đẹp. Mặt trời chiếu sáng, hết sức ấm áp. Có những đám mây nhỏ gọn gàng trên bầu trời xanh.
Đất nâu chất đống cao trên mộ của thầy Gregory tội nghiệp, người hóa ra là người Thụy Sĩ. Lý do tại sao thầy thường đi khập khiễng là một ngày nọ, một con bò đực đã ném thầy qua một bức tường đá và suýt làm thầy bị gãy lưng.
Thầy Gregory là một ông già thánh thiện, và trong những năm cuối đời, mọi việc thầy làm đều tốn nhiều công sức đến nỗi dường như thầy hoàn toàn không còn tham dự công việc căng thẳng phải đi vòng quanh các trạm Đàng Thánh giá hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong ca đoàn hoặc leo lên các bậc bàn thờ để rước lễ. Thầy có một cái mũi khoằm vĩ đại và đi lại gần như gập đôi, tuy nhiên không chấp nhận việc sử dụng gậy.
Tôi hỏi Cha Bề trên điều gì đã làm Thầy thánh thiện như thế. Tôi không biết tôi hy vọng nhận được loại câu trả lời nào. Có lẽ tôi sẽ rất vui khi được nghe điều gì đó về tinh thần cầu nguyện sâu sắc và đơn sơ, điều gì đó về những đỉnh cao không nghi ngờ của đức tin, sự trong sạch của trái tim, sự thinh lặng nội tâm, sự cô tịch, tình yêu dành cho Thiên Chúa. Có lẽ thầy đã nói chuyện với những con chim, giống như Thánh Phanxicô chăng.
Cha Bề trên trả lời rất nhanh: ngài nói, “Thầy lúc nào cũng làm việc”. Thầy thậm chí không biết làm thế nào để nhàn rỗi. Nếu bạn sai thầy ra ngoài chăm sóc đàn bò trên đồng cỏ, thầy vẫn có nhiều việc để làm. Thầy mang về những xô dâu đen. Thầy không biết làm thế nào để nhàn rỗi.
Câu chuyện được lấy từ mục nhật ký ngày 18 tháng 12 năm 1947 trong nhật ký của Thomas Merton, được xuất bản dưới tên The Sign of Jonas. Merton kết thúc câu chuyện, “Tôi bước ra khỏi phòng của Cha Bề Trên với cảm giác như một người bị lỡ chuyến tàu”.
Lời bàn thêm: Trong Nửa Chừng Xuân, khi viết về lời trăn trối cuối cùng của cụ Tú Lãm với hai con Mai và Huy, Khái Hưng cũng nâng việc làm lên hàng những giá trị tối hậu: “Huy cũng làm theo chị, đứng dậy cúi đầu gần sát mặt người sắp từ trần, để nhận lấy những lời giáo huấn tối hậu. Cụ Tú sẽ động môi thì thầm:
- Lẽ tất nhiên, ai cũng phải chết. Các con không nên buồn. Lúc nào cũng phải vui thì mới đủ can đảm, đủ nghị lực mà sống ở đời. Hai con nên theo gương cha. Cha vui đến giờ cuối cùng.
Cha hy vọng thế nào các con cũng làm vẻ vang cha, cho linh hồn cha ở nơi chín suối. Cha hy vọng thế nào em Huy cũng được thành tài và trở nên một người hữu dụng cho xã hội. Cha mất
đi không còn của cải gì để lại cho hai con. Cha chỉ có ba thứ gia bảo này ông cha để lại cho cha, nay cha truyền lại cho hai con mà thôi. Là giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch, và đem hết nghị lực ra
làm việc.
“Sức cụ Tú chỉ còn được đến thế. Nói dứt mấy câu tâm phúc, cụ thiêm thiếp dần dần. Bên ngoài, gió vẫn thổi vù vù, hạt mưa lốp đốp trên mái ngói. Văng vẳng ở xóm xa tiếng chó sủa đêm”.
Cũng chẳng riêng gì cụ Tú Lãm của Việt Nam. Cụ Tôbít của Thánh Kinh Do Thái cũng nhắc đến việc làm, trong lời nhắn nhủ con trai Tôbia mà cụ coi như lời trăn trối cuối cùng: “Con hãy chôn cất cha cho tử tế. Hãy thảo kính mẹ con và đừng bỏ rơi người bao lâu người còn sống. Con hãy ăn ở đẹp lòng người và đừng làm điều chi phiền lòng người cả. Này con, con phải nhớ rằng mẹ con đã trải qua bao nỗi ngặt nghèo vì con, khi con còn trong dạ mẹ. Khi người mất, con hãy chôn cất người ngay bên cạnh cha, trong cùng một phần mộ.
“Con ơi, con hãy tưởng nhớ Đức Chúa mọi ngày, đừng có ưng phạm tội và làm trái mệnh lệnh của Người. Hãy thực thi công chính suốt mọi ngày đời con và đừng đi theo những nẻo đường bất chính, vì những ai sống theo sự thật thì sẽ thành công trong sự nghiệp của mình. Con hãy dùng của cải bố thí cho tất cả những ai thực thi công chính, và khi bố thí, mắt con đừng có so đo. Đối với ai nghèo khổ, con đừng ngoảnh mặt làm ngơ, để rồi đối với con, Thiên Chúa cũng sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ. Tuỳ con có bao nhiêu, hãy cho bấy nhiêu; có nhiều thì cho nhiều, có ít thì đừng ngại cho ít. Như thế là con tích trữ một vốn liếng vững chắc cho những ngày gian nan. Thật vậy, việc bố thí cứu cho khỏi chết và không để rơi vào cõi âm ty. Vì trước nhan Đấng Tối Cao, của bố thí là một lễ vật quý giá cho những ai làm việc bố thí.
“...Và giờ đây, hỡi con, hãy yêu thương anh em con, và lòng con chớ coi rẻ anh em con, cũng như con trai con gái của dân tộc con... Thật vậy, kiêu ngạo sinh ra nhiều đổ vỡ và bất hoà, và ở dưng đưa tới túng thiếu và nghèo mạt, vì ở dưng là mẹ của đói khát”.
2. Cái chết thánh thiện của Thánh Gioan XXIII
Ngày 9 tháng 8, 2019, Trang mạng cho đăng một bài ngắn về cái chết thánh thiện của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII trích từ cuốn The Good Pope của Greg Tobin và một số nguồn khác:
Vatican liên tục nói với thế giới rằng ngài bị “đau dạ dày” và “đau bao tử”. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII sắp chết vì bệnh ung thư, và trong cơn đau liên tục và ngày càng tăng, Đức Gioan đã triệu tập và khai mạc Công đồng Vatican II, nhưng sẽ không phải là vị giáo hoàng thấy nó kết thúc. Ngài được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày vào cuối tháng 9 năm 1962, chỉ ba tuần trước khi Công đồng bắt đầu. Ngài qua đời vào ngày 3 tháng 6 năm sau.
Chỉ một tháng trước khi ngài qua đời, Đức Gioan đã tặng một vị giám mục đến thăm một cuốn sách của ngài. Ngài viết trong phần đề tặng, Ubi Patientia, ibi laetitia: Ở đâu có kiên nhẫn, ở đó có niềm vui. Câu nói đã nắm được trọn con đường vị giáo hoàng xử sự với cơn hấp hối.
Bổn phận đầu tiên của một Giáo hoàng
Sau một buổi tiếp tân trong đó ngài tiếp nhận một giải thưởng lớn và hầu như không dự hết được, ngài về nhà và xem một bản tin truyền hình về nó. Ngài nói với người phụ tá thân cận nhất của mình, Loris Capovilla: “Vài giờ trước, tôi đã được chúc mừng và khen ngợi, còn bây giờ tôi ở đây một mình với nỗi đau của mình. Nhưng không sao cả. Bổn phận đầu tiên của một giáo hoàng là cầu nguyện và chịu đau khổ”. Sau đó, ngài nói với Capovilla rằng ngài cảm thấy “giống như Thánh Lôrensô trên vỉ sắt nung”.
Thánh Gioan XXIII, Con người đơn sơ và hiền lành của ngài mang hương thơm của Thiên Chúa và ước muốn điều thiện bừng cháy trong tim. Xin cầu cho chúng con để chúng con đừng chỉ biết than khóc trong bóng tối mà là thắp lên ánh sáng, đem Chúa Kitô đến mọi nơi và luôn cầu xin Mẹ Maria. Amen.
— Lời cầu nguyện chính thức với Thánh Gioan XXIII
— Lời cầu nguyện chính thức với Thánh Gioan XXIII
Vào giữa tháng 5, sau khi ngừng xuất hiện trước công chúng, ngài đã rước lễ vào sáng sớm. Ngài nói với những người ở cùng: “Tôi đã sẵn sàng ra đi. Tôi đã đọc tất cả kinh nhật tụng của mình và toàn bộ chuỗi Mân Côi. Tôi đã cầu nguyện cho trẻ em, người bệnh, người tội lỗi.” Ngài nói thêm: “Mọi thứ có được làm khác đi khi tôi ra đi hay không? Đó không phải việc của tôi”. Ngài nói với một người bạn vài ngày sau đó, “Đừng lo lắng quá. Hành lý của tôi đã được đóng gói và tôi đã sẵn sàng ra đi”.
Ngài vẫn có lịch trình giáo hoàng của mình, mặc dù ngài không thể tuân theo nó. Nó bao gồm một chuyến đi đến Đan viện Monte Cassino, đan viện Biển Đức đầu tiên, được thành lập bởi Thánh Biển Đức vào đầu thế kỷ thứ sáu. Đan viện cách Vatican khoảng hai giờ lái xe.
Các bác sĩ của ngài nói rằng ngài không thể đi được. Họ lo lắng ngài có thể chết ở đó nếu không được chăm sóc y tế. Đức Gioan nói nếu ngài sắp sửa chết, “Tôi sẽ đi ngủ. Tôi sẽ đến một phòng trong Đan viện. Hãy nghĩ về điều đó: chết ở Monte Cassino, cái nôi của phong trào đơn tu”.
Cái chết của vị Giáo hoàng
Vào ngày 30 tháng 5, Đức Gioan bị đau nhói ở bụng. Khối u đã cắt vào ruột và ngài sớm chết vì viêm phúc mạc. Capovilla nói với ngài điều đó. Đức Gioan nói, “Hãy giúp tôi chết như một giám mục hoặc một giáo hoàng”.
Khi lãnh nhận những nghi thức cuối cùng, ngài ngăn vị linh mục lại. Ngài nói: “Bí quyết trong thừa tác vụ của tôi là tượng chịu nạn mà cha nhìn thấy đối diện với giường của tôi. Nó ở đó nên tôi có thể nhìn thấy nó trong những giây phút đầu tiên thức dậy và trước khi đi ngủ. Nó cũng ở đó để tôi có thể nói chuyện với nó suốt những giờ dài buổi tối. Cha hãy nhìn nó, thấy nó như tôi thấy nó. Những vòng tay rộng mở đó là chương trình của triều đại giáo hoàng của tôi: họ nói rằng Chúa Kitô đã chết cho tất cả mọi người. Không ai bị loại khỏi tình yêu của Người, khỏi lòng tha thứ của Người”.
Sau ba ngày đau khổ nữa, ngài qua đời vào tối ngày 3 tháng Sáu. Những lời rõ ràng cuối cùng của ngài là: “Lạy Chúa, Chúa biết rằng con yêu mến Chúa”.
Trông như mới “chết hôm qua”
Philip Pullella của ABCNEWS (https://abcnews.go.com/International/story?id=81350&page=1) ngày 27 tháng Ba năm 2001 cho biết Một Hồng Y hàng đầu có mặt khi quan tài của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được mở ra hôm nay, sau 38 năm, cho biết Đức Giáo Hoàng trông như thể “mới chết ngày hôm qua”.
Đức Hồng Y VirgilioNoe, Trưởng linh mục của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, người giám sát việc mở quan tài để chuẩn bị di dời ngôi mộ đến một không gian mới dễ tiếp cận hơn cho khách hành hương, cho biết, “Không phần thi thể nào bị phân hủy”.
Các phương tiện truyền thông Ý đưa tin vào cuối tuần này cho biết chỉ có khuôn mặt của Đức Gioan là nguyên vẹn nhưng Noe, người đã tham dự lễ khai quật cùng các viên chức Vatican khác vào ngày 16 tháng 1, cho biết toàn bộ thi thể không bị hư hoại theo thời gian.
“Cứ như thể ngài mới chết hôm qua,” ngài nói với Reuters bên lề cuộc họp báo giới thiệu cuốn sách về các ngôi mộ giáo hoàng ở Nhà thờ Thánh Phêrô.
Noe nói “ngài trông có vẻ thanh thản. Miệng ngài hơi mở ra nhưng ngài chắc chắn rất thanh thản. Sự thanh thản mà ngài có được trong cuộc sống, ngài đã mang theo cho đến khi chết và ngài vẫn giữ nó 38 năm sau”.
Người ta biết thêm rằng khi qua đời, thi thể của ngài không được ướp xác nhưng các phương tiện truyền thông Ý đưa tin rằng nó đã được xử lý bằng chất formalin trước khi an táng.
Thi thể được đặt trong một chiếc quan tài bằng gỗ bên trong một chiếc quan tài bên ngoài bằng đồng và cả hai đều được niêm phong trước khi được chôn cất trong một ngôi mộ trong những hang động cổ kính bên dưới Nhà thờ Thánh Phêrô, nơi an táng nhiều vị giáo hoàng khác.
Bây giờ nó sẽ được di dời đến gần bàn thờ chính của vương cung thánh đường để tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho hàng triệu khách hành hương đến cầu nguyện tại lăng mộ của ngài.
3. Cái chết thánh thiện của Thánh John Henry Newman
Ngày 15 Tháng 7, 2019, Trang mạng cho đăng cái chết thánh thiện của chân phúc (lúc đó) John Henry Newman.
John Henry Newman sẽ được phong thánh vào ngày 13 tháng 10. Là nhà thần học quan trọng nhất trước tác bằng tiếng Anh, ngài đã làm ngạc nhiên nước Anh tôn giáo khi rời Oxford và cuộc sống mà ngài yêu thích để gia nhập Giáo hội vào năm 1845, ở tuổi 44. Ngài tiếp tục thành lập Dòng Nguyện đường (Oratory) ở Anh, chủ trì Dòng này ở Birmingham và viết nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài, như The Development of Doctrine [Sự phát triển của Tín lý], Grammar of Assent [Ngữ pháp của sự đồng ý], và The Idea of a University [Ý tưởng về một trường đại học]. Ngài chịu đựng những lời chỉ trích và tấn công từ người Công Giáo cũng như người Thệ phản, bao gồm cả sự chế nhạo ác ý của một người Anh giáo cấp tiến đã khiến Newman viết cuốn tự truyện cổ điển Apologia pro vita sua [Biện hộ cho đời mình].
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII phong ngài làm Hồng Y năm 1879. Ngài qua đời năm 1890, vào thứ Hai, ngày 11 tháng 8, vì bệnh viêm phổi. Đức Bênêđictô XVI phong chân phước cho ngài năm 2010.
Chúng ta không có báo cáo nào về cái chết của vị sắp được phong thánh, John Henry Newman. Không có câu chuyện giường chết nào. Sức khỏe của ngài đã suy sụp một vài năm trước khi qua đời. Người viết tiểu sử của ngài là Ian Ker tường trình rằng cơ thể ngài bắt đầu suy yếu vào năm 1886, khi ngài 85 tuổi. Nhưng ngài vẫn tiếp tục công việc trí thức của mình cho đến vài tháng trước khi qua đời.
“Kinh xin chết lành” của Chân phúc Newman
Ôi, lạy Chúa và là Đấng Cứu Chúa con, Xin hỗ trợ con trong giờ đó trong vòng tay mạnh mẽ của các Bí tích của Chúa,
và bằng hương thơm tươi mát của ơn an ủi của Chúa.
Xin để những lời xá tội được nói trên con,
và dầu thánh làm dấu và niêm ấn con,
và chính Thân Thể Chúa thành lương thực của con,
và Máu của Chúa rẩy trên con;
và xin cho Mẹ hiền của con, Mẹ Maria, thở hơi trên con,
và Thiên thần của con thì thầm bình an với con,
và các Thánh hiển vinh của con mỉm cười với con;
để trong tất cả các ngài,
và nhờ tất cả các ngài,
Con nhận được ơn kiên trì,
và chết, như con muốn sống,
trong đức tin của Chúa,
trong Giáo Hội của Chúa,
trong việc phụng sự Chúa,
và trong tình yêu của Chúa. Amen.
— Trích từ Meditations and Devotions (Các Suy niệm và Sùng kính)
Ôi, lạy Chúa và là Đấng Cứu Chúa con, Xin hỗ trợ con trong giờ đó trong vòng tay mạnh mẽ của các Bí tích của Chúa,
và bằng hương thơm tươi mát của ơn an ủi của Chúa.
Xin để những lời xá tội được nói trên con,
và dầu thánh làm dấu và niêm ấn con,
và chính Thân Thể Chúa thành lương thực của con,
và Máu của Chúa rẩy trên con;
và xin cho Mẹ hiền của con, Mẹ Maria, thở hơi trên con,
và Thiên thần của con thì thầm bình an với con,
và các Thánh hiển vinh của con mỉm cười với con;
để trong tất cả các ngài,
và nhờ tất cả các ngài,
Con nhận được ơn kiên trì,
và chết, như con muốn sống,
trong đức tin của Chúa,
trong Giáo Hội của Chúa,
trong việc phụng sự Chúa,
và trong tình yêu của Chúa. Amen.
— Trích từ Meditations and Devotions (Các Suy niệm và Sùng kính)
Newman chết trước sự chứng kiến của những người anh em trong Dòng Nguyện đường và hai bác sĩ của ngài. Lần cuối cùng ngài thuyết giảng trong nhà nguyện của Dòng Nguyện Đường vào lễ Phục sinh ba năm rưỡi trước đó. Newman đã cử hành Thánh lễ lần cuối cùng vào ngày Giáng sinh năm 1889. Lần cuối cùng ngài thờ phượng với các anh em của mình là hai tuần trước, khi ngài được khiêng vào nhà nguyện trên một chiếc ghế. Vài ngày sau, ngài xem trường trình diễn và trao phần thưởng cho học sinh.
Vào tối thứ bảy, ngài đột nhiên bị ớn lạnh và lên cơn sốt. Hôm Chúa nhật, sức khỏe ngài trở nên tồi tệ hơn, nhưng vẫn đọc Kinh nhật tụng với vị tuyên úy của mình. Hôm thứ Hai, ngài chìm vào trạng thái hôn mê, và các tu sĩ Dòng Nguyện Đường đã ở bên ngài suốt ngày. Ngài đã nhận được những nghi thức cuối cùng từ một Tu sĩ Dòng Nguyện Đường khác và sau đó, một vị giám mục tới và phó linh hồn cho ngài. Newman qua đời, được bao quanh bởi những người anh em của mình, lúc 8:48 tối.
Con Đường Ngài Đã Sống
Chúng ta không có câu chuyện tuyệt vời bên giường chết, nhưng chúng ta có những câu chuyện về cách ngài sống khi bắt đầu chết.
Một trong những bạn bè cũ của ngài, Đức Giám Mục Ullathorne, đã đến thăm ngài vào mùa thu năm 1887. Khi vị Giám Mục từ giã, Đức Hồng Y đã xin ngài, bằng “giọng trầm và khiêm tốn,” cho “một đặc ân lớn”. Đức Cha Ullathorne hỏi Đức Hồng Y đó là điều gì. “Ngài quỳ gối, cúi đầu đáng kính và nói: 'Xin ban phép lành cho tôi'. Tôi có thể làm gì với ngài trước mặt tôi trong tư thế như vậy? Tôi không thể từ chối mà không khiến ngài vô cùng bối rối”.
Vị Hồng Y, người có thể phô trương cấp bậc của mình, nhưng đã không làm thế. Ngài đã xin vị giám mục ban phép lành.
Đức Cha Ullathorne chúc phúc cho Đức Hồng Y Newman. Ngài nói: “Khi tôi bước ra cửa, ngài từ chối đội mũ biretta khi đi cùng với tôi, ngài nói: 'Tôi đã ở trong nhà suốt đời, trong khi Đức Cha chiến đấu cho Giáo hội trên thế giới'. Tôi cảm thấy như không trước sự hiện diện của ngài: có một vị Thánh trong con người đó!
Một câu chuyện khác. Gần cuối cuộc đời của Newman, một du khách nhớ rằng “nét mặt tìm tòi gần như lo lắng” mà ông từng nhìn thấy trên khuôn mặt của Newman nhiều thập niên trước, khi còn là một người Anh giáo. Cái nhìn lo lắng đó “đã chuyển thành cái nhìn hoàn toàn bình yên. Đầu óc ngài không những sáng sủa như ngày nào mà còn có sự vui vẻ và hài hước của tuổi trẻ nữa”. Vị khách của ngài xúc động trước “sự khiêm tốn tuyệt vời và hoàn hảo” của Newman vì đã cảm ơn ông đến thăm, khi (ông hàm ý) chính ông đang đến thăm một con người vĩ đại.
Lễ chôn cất và ký ức về Newman
John Henry Newman được chôn cất tám ngày sau đó, tại nghĩa trang thuộc một nhà của Dòng Nguyện Đường ở Rednal, ngoại ô Birmingham. Ngài được chôn cất cùng người bạn thân Ambrose St. John. Trên mộ của ngài, các tu sĩ Dòng Nguyện Đường đã ghi dòng chữ được chính Newman đã chọn: Ex umbris et imaginibus in veritatem, từ bóng tối và ảo ảnh bước vào chân lý hay như Ker diễn đạt, từ bất thực tại bước vào thực tại.
Trong bài giảng lễ phong chân phước, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Ngài đã sống thực viễn kiến nhân bản sâu sắc đó về thừa tác vụ linh mục trong việc tận tụy chăm sóc người dân Birmingham trong những năm ngài đã trải qua tại Dòng Nguyện Đường do ngài thiết lập, thăm viếng người bệnh và người nghèo, an ủi người có tang chế, quan tâm đến những người trong tù. Không lạ gì khi ngài qua đời, hàng nghìn người đã xếp hàng dài trên đường phố địa phương khi thi thể ngài được đưa đến nơi chôn cất cách đó non nửa dặm. Một trăm hai mươi năm sau, một lần nữa đám đông lớn lại quy tụ để vui mừng trước sự công nhận long trọng của Giáo hội về sự thánh thiện xuất sắc của người cha của các linh hồn rất được yêu mến này”.
Còn 1 kỳ
VietCatholic TV
Nga tung Lữ Đoàn Dù vào Luhansk, lập tức biến mất. Đùa dai, Putin phóng đầu đạn hạt nhân giả vô Kyiv
VietCatholic Media
03:17 19/11/2022
1. Hỏa tiễn Nga phóng vào Kyiv ngày 17/11 chứa đầu đạn hạt nhân giả
Một hỏa tiễn bị bắn rơi ở Kyiv vào ngày 17 tháng 11, được phát hiện là hỏa tiễn Kh-55 của Nga. Kh-55 được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân. Một cuộc kiểm tra các mảnh vỡ hỏa tiễn đã tìm thấy một đầu đạn hạt nhân giả đã được lắp đặt.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết:
“Nói một cách đơn giản – trong cuộc tấn công này, người Nga đã lấy ít nhất một hỏa tiễn Kh-55 từ 'kho vũ khí hạt nhân' của họ, 'tháo' đầu đạn hạt nhân và thay thế nó bằng một đầu đạn hạt nhân giả trước khi bắn vào Ukraine. Chúng ta không nên loại trừ khả năng rằng khi các sự kiện phát triển, khả năng cao hơn bao giờ hết là người Nga sẽ dùng đến đầu đạn hạt nhân thật.”
“Cũng có khả năng Liên bang Nga đang cạn kiệt hỏa tiễn thông thường biến thể Kh-555 và họ đang sử dụng Kh-55 để thay thế. Nguy cơ là binh lính Nga có thể quên đặt một đầu đạn thông thường thay cho đầu đạn hạt nhân. Rồi cũng có nguy cơ là khi một đầu đạn hạt nhân được lấy ra, nó sẽ được đặt ở đâu, làm sao có thể bảo đảm rằng nó không sẽ không được sử dụng vì nhầm lẫn?”.
Cũng có khả năng hỏa tiễn có đầu đạn giả tồn tại ở dạng hiện tại và chỉ được sử dụng đơn giản như một mồi nhử ít tốn kém hơn với mục đích đánh lạc hướng các hệ thống Phòng không Ukraine.
Theo báo cáo của Ukrinform, vào ngày 17 tháng 11, 4 hỏa tiễn và 5 máy bay không người lái Shahed đã bị phá hủy trong một cuộc không kích báo động vào Kyiv.
2. Tàn quân của Lữ Đoàn Dù thoát khỏi Kherson vĩnh biệt trần gian tại Luhansk. Hành tung của Tư Lệnh Lữ Đoàn.
Novoaidar là một khu định cư kiểu đô thị, với viễn kiến sẽ được sớm nâng lên hàng thành phố nếu không có cuộc chiến Donbas. Thị trấn này đóng vai trò là trung tâm hành chính của quận Shchastia của tỉnh Luhansk. Nó nằm ở phía đông Sievierodonetsk, với dân số 7,900 người theo ước tính năm 2021.
Trong Chiến tranh Donbas, không giống như những nơi khác trong vùng Luhansk, khu định cư này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Ukraine. Vào ngày 3 tháng 3 vừa qua, thị trấn Novoaidar đã thất thủ.
Sau cuộc tổng phản công ở Kharkiv, và chiến thắng Lyman, Lữ đoàn cơ giới số 92 của quân đội Ukraine đã tiến đánh Novoaidar. Giao tranh đã diễn ra ác liệt trong khu vực này. Tuần trước, Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai cho biết quân Nga đã thiệt mất ít nhất là 1,000 quân trong cuộc chiến tại đây.
Trong bối cảnh tổn thất nghiêm trọng, các quan sát viên nhận thấy Bộ Quốc Phòng Nga thường tung các lính nghĩa vụ mới bị gọi nhập ngũ vào các chiến trường trong vùng Donbas bao gồm Luhansk và Donetsk. Tuy nhiên, theo báo cáo sáng thứ Bẩy 19 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine ghi nhận người Nga đã chuyển tàn quân từ Kherson vào Novoaidar để cứu ứng.
Hôm thứ Sáu 18 tháng 11, Lữ đoàn cơ giới số 92 của quân Ukraine đã chạm súng với Lữ Đoàn Dù số 108. Lữ Đoàn này thuộc Sư Đoàn Dù Tấn Công Miền Núi số 7, là đơn vị thiện chiến của Nga đã từng được Putin phong tặng danh hiệu Kuban Cossack vì các chiến tích trong hai cuộc chiến Chechnya và cuộc chiến Dagestan. Bất kể thiện chiến cỡ nào, họ cũng mất một lực lượng đáng kể trong trận chiến tại Kherson. Tàn quân vừa chạy được về phía Đông sông Dnipro thì lại bị điều động tham gia cuộc chiến tại Luhansk. Không có thời gian dưỡng quân, tinh thần binh sĩ xuống thấp nên trận chiến hôm thứ Sáu đã kết thúc với hơn 200 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến.
Đã có các báo cáo mâu thuẫn từ các binh sĩ Nga trong Lữ Đoàn Dù số 108, đã bị bắt hay tự nguyện đầu hàng tại Kherson về hành tung của Đại Tá Vitaly Vladimirovich Sukuev, Tư Lệnh Lữ Đoàn, một nhân vật được cơ quan tình báo SBU của Ukraine ghi nhận đã phạm các tội ác chiến tranh kinh hoàng, từ việc xẻo lỗ tai các tù binh Ukraine đến việc bắn bỏ họ tập thể. Đến nay vẫn chưa thể chắc chắn là ông ta đã chết trong trận Kherson, hay ông ta nằm chung trong số 200 binh sĩ Nga tử trận hôm thứ Sáu, hay ông ta đã may mắn chạy thoát.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong ngày thứ Sáu 18 tháng 11, đã có 350 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với một xe tăng và 4 thiết giáp. Nếu tính từ ngày khởi đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào ngày 24 tháng Hai đến hết ngày thứ Sáu 18 tháng 11, đã có 83,460 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến. Quân phòng thủ Ukraine cũng đã phá hủy 2,879 xe tăng chiến đấu chủ lực, 5,808 thiết giáp, 1,865 hệ thống pháo, 393 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 209 hệ thống phòng không, 278 máy bay chiến đấu, 261 máy bay trực thăng, 1,536 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 480 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,366 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 161 đơn vị thiết bị chuyên dụng.
3. Chuyến tàu từ Kyiv khởi hành đi Kherson đã lăn bánh
Lần đầu tiên trong những tháng gần đây, một chuyến tàu chở khách đã rời thủ đô Kyiv của Ukraine đến thành phố Kherson mới được tái chiếm.
Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Kyrylo Tymoshenko cho biết điều này trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 19 tháng 11.
“ Chuyến tàu đầu tiên đi Kherson! Đây là chuyến tàu chiến thắng của chúng ta! Có 200 hành khách trên các toa đã mua vé 'đến với chiến thắng' như một phần trong sáng kiến chung của Ukrzaliznytsia và UNITED24”
Tymoshenko cho biết thêm chuyến tàu đến Kherson sẽ khởi hành từ Kyiv vào những ngày chẵn và trở về từ Kherson vào những ngày lẻ.
“Cùng với chuyến tàu này, chúng tôi sẽ trả lại mọi thứ để Kherson có cuộc sống bình thường!” ông nói, cảm ơn tất cả những người hiện đang làm việc để bảo đảm rằng thành phố nhận được mọi thứ nó cần.
4. Người Nga triển khai lại các đơn vị riêng biệt từ hướng Kherson đến vùng Luhansk
Trong bản báo cáo sáng thứ Bẩy 19 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết một số đơn vị của Nga đã được triển khai lại từ hướng Kherson đến vùng Luhansk. Đặc biệt, tàn quân của một Lữ Đoàn Dù đã được chuyển đến thành phố Novoaidar, đã chạm súng với quân Ukraine, và đã bốc hơi.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết:
“Theo thông tin hiện có, sự di chuyển của các đơn vị riêng biệt thuộc lực lượng chiếm đóng của Nga đã được ghi nhận từ hướng Kherson đến thành phố Novoaidar của khu vực Luhansk”
Trong vùng phía Đông sông Dnipro, quân Nga tiếp tục gánh chịu các thương vong do các cuộc pháo kích của quân Ukraine. Khoảng 50 binh sĩ Nga đã thiệt mạng khi lực lượng Ukraine tấn công vào một doanh trại ở thành phố Skadovsk, và một kho đạn của quân Nga bị phá hủy ở thành phố Chaplynka.
Để xây dựng các thiết bị kỹ thuật của các tuyến phòng thủ gần Mykhailivka của vùng Zaporizhzhia, quân xâm lược Nga ép buộc các cơ sở sản xuất ở Pryshyb của vùng Zaporizhzhia phải làm các công trình bảo vệ cho họ.
Trong ngày qua, lực lượng không quân Ukraine đã tiến hành 4 đợt không kích nhằm vào các cụm nhân sự, kho đạn và thiết bị quân sự của đối phương.
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã đánh trúng 2 sở chỉ huy của Nga, 9 doanh trại, cụm kho đạn và thiết bị quân sự, 2 kho đạn và 1 cây cầu đường sắt.
5. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định: Nga sẽ không thể thắng cuộc chiến ở Ukraine bất chấp những chiến thuật đê hèn của họ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi Nga chấm dứt hành động tàn bạo của họ ở Ukraine và chấm dứt cuộc chiến mà họ không có cơ hội chiến thắng, bất kể lực lượng của họ phạm tội ác gì đối với người dân Ukraine ôn hòa.
Phụ tá phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Vedant Patel cho biết điều này tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu.
Ông nói: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine để chấm dứt một cuộc chiến không cần thiết mà họ không thể giành được chiến thắng, bất kể chiến thuật của họ hèn hạ và tuyệt vọng đến đâu”.
Ông lưu ý rằng chỉ có một quốc gia là Nga phải chịu trách nhiệm vì họ đã tiến hành một cuộc chiến tranh lựa chọn vô cớ, được tính toán trước, với sự coi thường nhân quyền một cách cố ý.
Patel đã thu hút sự chú ý đến báo cáo mới nhất của chương trình Đài quan sát xung đột, trong đó nêu chi tiết nhiều trường hợp cho thấy những vụ giam giữ bất công, những vụ mất tích ở Kherson dưới bàn tay của lực lượng Nga trong cuộc chiến tàn khốc của nước này.
Ông nói: “Hôm nay, chúng tôi một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi Nga ngừng các hoạt động khủng bố, vi phạm và lạm dụng nhân quyền, vi phạm luật nhân đạo quốc tế và vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Ông cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ vẫn “kiên định trong việc hỗ trợ cho chính phủ và người dân Ukraine, khi họ bảo vệ đất nước và tự do của họ.”
Các quan sát viên cho rằng phát biểu của Patel cho thấy Putin xem ra đã quyết định không chấp nhận thỏa thuận đầu hàng.
Giám đốc CIA Bill Burns đã tới Kyiv để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các đối tác tình báo của ông vào hôm thứ Ba. Chuyến đi của Burns tới Kyiv diễn ra ngay sau cuộc họp hôm thứ Hai tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ với Giám đốc tình báo Nga, Sergey Naryshkin - và đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng, giám đốc CIA đã đến thăm Kyiv.
Nhiều người tin rằng Giám đốc CIA đến Kyiv dồn dập như thế là để thúc ép chính quyền Kyiv chấp nhận một thỏa thuận đầu hàng của Putin.
Giáo sư Valery Solovey, trước đây làm việc tại Học viện Quan hệ Quốc tế có uy tín của Mạc Tư Khoa và người tuyên bố có mối quan hệ bên trong Điện Cẩm Linh, cho biết theo thỏa thuận này Nga phải từ bỏ tất cả lãnh thổ ở Ukraine, ngoại trừ Crimea, nơi sẽ trở thành một khu phi quân sự và vị thế của nó sẽ không được thảo luận lại cho đến năm 2029.
Đổi lại, Putin và những người thân cận của mình sẽ tránh được các cáo buộc hình sự về chiến tranh và được phép tiếp tục nắm quyền.
Khi được hỏi về khả năng này, Ông Josep Borrell, Ngoại trưởng của Liên Hiệp Âu Châu, nói với Reuters:
“Tôi e rằng Nga chưa sẵn sàng. Họ chưa muốn rút quân và chừng nào họ còn không rút thì hòa bình sẽ không thể thực hiện được.”
Ông nói thêm:
“Chính nước Nga phải làm cho có hòa bình, kẻ xâm lược phải rút lui nếu muốn hòa bình bền vững.”
6. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hô hào Ukraine phải cố gắng để vượt qua Nga trong không gian thông tin
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông tin rằng Ukraine đã vượt qua Nga trong không gian thông tin.
Ông nói điều này trong một bài phát biểu trực tuyến trước cộng đồng sinh viên Ái Nhĩ Lan.
“Tôi tin rằng chúng tôi đã đi con đường này rất tốt. Nó vẫn chưa hoàn thành, nhưng chúng tôi đã bắt đầu được lắng nghe. Thông tin trong tay của chúng tôi đã trở thành một vũ khí mạnh mẽ. Theo tôi, mọi chuyện ở đây là ngược lại: Nga có nhiều vũ khí hơn trên chiến trường, nhưng trong không gian thông tin, chúng tôi đã có thể vượt qua họ”.
Người đứng đầu nhà nước cảm ơn cả thế giới và người Ukraine vì điều này.
7. Duda: Ba Lan nên sẵn sàng cho các cuộc tấn công hỏa tiễn có thể xảy ra
Tình huống tấn công hỏa tiễn vào lãnh thổ Ba Lan gần biên giới Ukraine có thể lặp lại và Warsaw nên sẵn sàng cho một sự phát triển như vậy.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, đã phát biểu như trên tại “Đại hội 590” ở Rzeszów vào hôm thứ Sáu.
Ông Duda nhấn mạnh rằng: “Thật không may, theo một nghĩa nào đó, chúng ta phải chuẩn bị cho thực tế là các tình huống liên quan đến các tai nạn khác nhau do chiến tranh có thể lặp lại. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ không xảy ra và chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn điều này xảy ra”.
Nhà lãnh đạo Ba Lan cũng lưu ý rằng rất khó để chống lại một tình huống như đã xảy ra ở Przewodów trong tuần này. Theo tổng thống, các chuyên gia quân sự Ba Lan tin chắc rằng không có hệ thống phòng không nào có thời gian đánh chặn hỏa tiễn trên lãnh thổ Ba Lan vào thời điểm nó đang tiếp cận địa điểm tấn công.
Như đã đưa tin, tại làng Przewodów, tỉnh Lublin Voivodeship, gần biên giới Ba Lan - Ukraine, ngày 15/11 đã có 2 người thiệt mạng do một vụ nổ hỏa tiễn.
Ba Lan và Hoa Kỳ, dựa trên đánh giá sơ bộ của họ, cho rằng đó là một hỏa tiễn do hệ thống phòng không Ukraine phóng để chống lại một loạt hỏa tiễn do Nga phóng vào các mục tiêu trên khắp Ukraine vào ngày hôm đó.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine đã nhận được lời mời tham gia một ủy ban quốc tế đặc biệt để điều tra các trường hợp xảy ra sự việc hỏa tiễn ở Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 11, ông xác nhận rằng các chuyên gia Ukraine sẽ được phép đến địa điểm xảy ra vụ tai nạn hỏa tiễn.
Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã viết trên Twitter rằng các chuyên gia Ukraine đã làm việc tại địa điểm xảy ra thảm kịch ở Przewodów.
Điều này cũng đã được xác nhận bởi các phương tiện truyền thông đại chúng Ba Lan, lưu ý rằng vào buổi trưa, một số phương tiện mang biển số ngoại giao và các cá nhân mặc quân phục Ukraine đã đến ngôi làng nơi hỏa tiễn rơi xuống.
8. Slovakia gửi thêm một lựu pháo Zuzana 2 tới Ukraine
Slovakia đã chuyển giao thêm một hệ thống pháo tự hành Zuzana 2 cho Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Yaroslav Nad cho biết điều này trên Twitter hôm 18/11.
“Tôi vui mừng xác nhận rằng khẩu Zuzana 2 Howitzer thứ 7 đã được chuyển giao cho lực lượng vũ trang Ukraine và sẵn sàng bảo vệ những sinh mạng vô tội,” ông nói.
Đầu tháng 6, ông Nad cho biết Slovakia đã ký hợp đồng với Ukraine về việc cung cấp 8 khẩu pháo tự hành Zuzana 2 để chống lại sự xâm lược của Nga.
Vào tháng 10, Slovakia đã chuyển giao thêm 2 khẩu pháo tự hành Zuzana 2 cho Ukraine. Cũng có thông tin cho rằng Đức, Đan Mạch và Na Uy sẽ mua 16 khẩu pháo Zuzana 2 do Slovakia sản xuất cho Ukraine, trị giá 92 triệu EUR. Các hệ thống pháo sẽ được cung cấp cho Kyiv vào năm tới.
Pháo tự hành Zuzana 2 có thể bắn 6 quả đạn 155 ly mỗi phút với khoảng cách 40 km
Quá đáng: Linh Mục chọc quê tổng thống Nam Hàn, Giám Mục buộc ngài phải khấu đầu quỳ gối xin lỗi
VietCatholic Media
05:18 19/11/2022
1. Giáo phận xin lỗi vì linh mục đăng hình tổng thống và phu nhân bị té trên Facebook
Giáo phận Công Giáo giáo phận Đại Điền (Daejeon, 대전시) của Nam Hàn đã xin lỗi quốc gia về những hành động của một linh mục và tuyên bố đình chỉ công việc của ngài trong một thời gian.
Cha Micae Phác Chu Hoán (Park Joo-Hwan, 박주환) đã đăng trên tài khoản Facebook của mình một bức ảnh chụp Tổng thống Doãn Tích Duyệt (Yoon Suk-yeol,윤석열) và phu nhân Kim Kiến Hi (Kim Keon-hee, 김건희) bị ngã khi trên máy bay tổng thống và một thông điệp nói rằng “Đó là một tai nạn đơn giản do một khiếm khuyết trong máy bay” và “hãy chấp nhận lời cầu chúc tốt đẹp của chúng tôi”.
Sau khi tranh cãi ngày càng gia tăng, Cha Phác Chu Hoán đã đóng tài khoản của mình và nói với Yonhap News Agency rằng ngài muốn bày tỏ sự không hài lòng của công chúng đối với tổng thống và cảm thấy xấu hổ trước sự chú ý quá mức mà bài đăng châm biếm nhận được.
“Chúng tôi xin lỗi vì đã làm tổn thương và gây sốc cho nhiều người vì những nhận xét không phù hợp của Cha Phác,” Đức Cha Kim Chung Thủy (Kim Jong-soo, 김종수) Giám mục Giáo phận Đại Điền, viết trên trang web chính thức của giáo phận.
“Cha Phác đã quỳ xuống và khấu đầu thú nhận rằng mình đã phạm một lỗi lầm lớn chống lại Giáo hội và người dân,” ngài nói thêm.
Cho đến nay, vẫn không hiểu Cha Phác kiếm đâu ra những hình nhạy cảm như thế. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giáo phận không nên tỏ ra quá mềm mỏng đối với tổng thống. Tổng thống cũng là người, không phải ông trời con, việc gì phải quỳ xuống xin lỗi, việc gì phải khấu đầu. Hơn thế nữa, châm biếm một tổng thống cũng không thể nào coi là chống lại Giáo Hội. Ở Hoa Kỳ, các Giám Mục, linh mục và giáo dân chỉ trích ông Joe Biden là chuyện thường ngày.
Source:Yonhap
2. Nạn thù ghét Kitô hữu gia tăng tại Âu châu
Trong năm ngoái, 2021, từ tháng Giêng đến tháng Mười Hai, đã xảy ra hơn 500 vụ thù ghét chống các Kitô hữu và cơ sở Kitô giáo tại 15 nước Âu châu.
Những sự kiện này được ghi trong Phúc trình mới nhất do “Đài quan sát nạn bất bao dung và kỳ thị chống các Kitô hữu ở Âu châu”, gọi tắt là Oidac, có trụ sở tại Vienne, thủ đô Áo quốc.
Phúc trình ghi nhận có 14 vụ hành hung và đả thương. “Và xét vì tình trạng những tội ác oán ghét ít được trình báo, chúng ta có thể nói rằng con số thực sự những vụ này trong thực tế cao hơn nhiều”.
Những dữ kiện trên đây cũng được bổ túc bằng những con số trong phúc trình thường niên của Văn phòng Nhân quyền thuộc Tổ chức an ninh và cộng tác Âu châu, về các tội ác thù ghét, công bố ngày 16 tháng Mười Một này.
Ngoài những hành động thù ghét như phá hoại, ăn trộm, đốt phá, tổ chức OIdac cũng ghi nhận sự gia tăng đáng báo động những thành kiến tiêu cực, những biện minh được đưa ra cho những hành vi bạo lực và lăng mạ trực tiếp chống các Kitô hữu và các hệ phái Kitô do những nhân vật công cộng, kể cả các chính trị gia hoặc ký giả. Đặc biệt Đài quan sát Oidac cũng ghi nhận rằng: “Một xu hướng đáng lo âu trong đó công chúng dường như dửng dưng đối với những lời lăng mạ hoặc xuyên tạc các Kitô hữu, nhất là khi so sánh họ với các nhóm tôn giáo khác.”
Đài quan sát cũng cảnh giác rằng: “Xu hướng tục hóa bất bao dung có một ảnh hưởng tiêu cực trên tự do tôn giáo của các Kitô hữu. Một trong những hiện tượng bất bao dung là sự tự kiểm duyết của các tín hữu Kitô trong lãnh vực công cộng, trên các diễn đàn truyền thống, và cả trong lãnh vực riêng tư và tại nơi làm việc.
Đối tượng của Đài quan sát Oidac là phân tích những nguồn mạch tạo nên bất bao dung và kỳ thị chống Kitô hữu và xác định những luồng bất bao dung trong các xã hội chúng ta. Vì thế bản phúc trình cũng bàn đến những kỳ thị trong lãnh vực lập pháp gây vấn đề, trên bình diện quốc gia và quốc tế, hoặc vì thiếu thẩm quyền của các nhà chức trách trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo và tự do tôn giáo.
Bà Madeleine Enzlberger, Giám đốc Điều hành Đài quan sát Oidac nói rằng: “Sự phân chia giữa các Kitô hữu với các nhóm duy đời cực đoan thường được các báo chí và chính trị gia thổi lên. Sự bao dung và tôn trọng cần được áp dụng đồng đều với mọi nhóm xã hội và được bảo vệ. Vì thế, chúng tôi nhấn mạnh tự do tôn giáo, không phải chỉ dành cho các Kitô hữu trên thế giới, nhưng cho cả những người không tín ngưỡng”.
Source:Catholic News Agency
Tới hồi gay go, chỉ huy Nga lẻn trốn ra tuyến sau, 2500 quân tử trận. EU tịch thu của Nga 68 tỷ EUR
VietCatholic Media
15:13 19/11/2022
1. Liên Hiệp Âu Châu đóng băng 68 tỷ EUR tài sản của Nga
Liên minh Âu Châu đã đóng băng tài sản trị giá 68 tỷ EUR của Nga. Politico, dẫn chứng một tài liệu nội bộ của Ủy ban Âu Châu, đã cho biết như trên
Bỉ chiếm 50 tỷ EUR trong con số 68 tỷ EUR. Luxembourg đứng thứ hai với 5.5 tỷ EUR. Báo cáo cho biết cùng với Ý, Đức, Ái Nhĩ Lan, Áo và Pháp, họ chiếm hơn 90% tài sản bị đóng băng.
Ngoài ra, Liên Hiệp Âu Châu có thể đóng băng lượng dự trữ quốc gia trị giá 33.8 tỷ EUR của Nga. Theo tài liệu, “điều này hiện đang được đánh giá, vì vậy không được trích dẫn.”
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết vào cuối tháng 10 rằng Liên minh Âu Châu đã làm rất nhiều để đóng băng tài sản của Nga và hạn chế việc sử dụng chúng để tài trợ cho “cỗ máy chiến tranh” của Nga, nhưng khả năng thu giữ và chỉ đạo chúng phục vụ cho việc khôi phục Ukraine cần được giải quyết từ quan điểm pháp lý. Theo bà, mục tiêu của Liên Hiệp Âu Châu không chỉ là đóng băng mà còn là tịch thu tài sản của Nga để hỗ trợ cho việc tái thiết Ukraine.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Chủ tọa phiên tòa vụ bắn hạ máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines, Hendrik Steenhuis, cho biết tòa án đã kết luận rằng chiếc máy bay MH17 bị hỏa tiễn BUK do Nga sản xuất bắn hạ từ một cánh đồng nông nghiệp ở miền đông Ukraine, do sự chỉ đạo của hàng lãnh đạo Cộng Hòa Liên Bang Nga. Tất cả 3 người bị kết án phải đền hơn 16 triệu Mỹ Kim cho gia đình 298 nạn nhân.
Các công tố viên, sau kết quả của một cuộc điều tra quốc tế, đã kết luận rằng những người đàn ông bị kết án không “tự bấm nút” mà chịu trách nhiệm bắn hỏa tiễn BUK từ các lệnh tàn bạo của Nga và triển khai nó trên chiến trường.
Đáp lại, Nga cho biết họ sẽ không dẫn độ công dân của mình, những người đã bị tòa án Hà Lan kết án tù chung thân vắng mặt, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin hôm thứ Năm.
“Quyết định của tòa án không tạo ra bất kỳ hậu quả pháp lý nào đối với chúng tôi,” TASS đưa tin, trích lời Andrei Klishas, chủ tịch ủy ban Hội đồng Liên bang về luật hiến pháp. “Nói chung, chúng tôi không dẫn độ công dân Nga sang các quốc gia khác trong bất kỳ trường hợp nào.”
Trước các phản ứng từ phía Nga, nhiều người đề nghị tịch thu các tài sản của Nga, trao cho gia đình các nạn nhân để thi hành công lý.
2. Một trung đoàn Nga được cho là đã mất 2,500 lính nghĩa vụ chỉ trong hai tuần chiến đấu. Chỉ huy Nga bỏ trốn về phía sau.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey có bài tường trình nhan đề “A Russian Regiment Reportedly Lost 2,500 Draftees In Just Two Weeks Of Fighting”, nghĩa là “Một trung đoàn Nga được cho là đã mất 2,500 lính nghĩa vụ chỉ trong hai tuần chiến đấu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Lữ đoàn cơ giới số 92 của quân đội Ukraine đang tiêu diệt quân dịch Nga nhanh như mức độ điện Cẩm Linh có thể đẩy những người lính nghĩa vụ bất hạnh, và không phù hợp ra mặt trận gần thị trấn Svatove do Nga chiếm đóng, cách Severodonetsk 30 dặm về phía tây bắc ở vùng Donbas phía đông Ukraine.
“Chúng tôi chỉ là bia đỡ đạn,” một người lính nghĩa vụ cho biết trong một cuộc gọi điện thoại bị chặn mà tài khoản mạng xã hội nổi tiếng @wartranslated đã giải thích một cách hữu ích cho những người nói tiếng Anh.
Cuộc gọi, được cho là từ một thành viên của Trung đoàn Súng trường Cơ giới 362, đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho những người bị gọi nhập ngũ ở Nga. Trung đoàn 362 và một trung đoàn cơ giới gần gũi với họ, Trung đoàn 346, được lệnh giữ phòng tuyến xung quanh Svatove để chặn đứng hay ít nhất là làm chậm cuộc tiến công của Lữ đoàn cơ giới số 92 của Ukraine về phía Severodonetsk, nơi mà lực lượng Nga đã chiếm được vào tháng 7 sau nhiều tháng chiến đấu cam go.
Nhưng các trung đoàn của Nga, được lấp đầy một phần bởi một phần trong số 300,000 người đàn ông mà Cẩm Linh đã vây bắt và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự vào tháng 9, đang trong tình thế vô vọng. “Chúng tôi không có gì cả!” người lính nói trong điện thoại. “Làm sao chúng tôi có thể chiến đấu chống lại súng cối và xe tăng?”
Tính chất không phù hợp này sẽ không có gì ngạc nhiên. Lữ đoàn cơ giới 92 là đơn vị tình nguyện với xe tăng T-64 và xe chiến đấu bọc thép được bảo dưỡng tốt. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga với Ukraine vào tháng 2, lữ đoàn đã chiến đấu và giành chiến thắng trong một loạt trận chiến trong và xung quanh tỉnh Kharkiv, ngay phía bắc Svatove. Bây giờ Trung Đoàng đang có Severodonetsk trong tầm ngắm của nó.
Ngược lại, sư đoàn 362 có vẻ như một đoàn tử tù hơn là một đội hình chiến đấu. Các sĩ quan của nó đưa ra những mệnh lệnh bất khả thi và đe dọa trừng phạt nghiêm khắc những người nhập ngũ nếu họ rút lui. Sau đó, các sĩ quan lặng lẽ biến mất đến một nơi tương đối an toàn hơn ở khu vực phía sau của trung đoàn, để lại những người lính chưa qua đào tạo chiến đấu, không có ai lãnh đạo, đối phó với một lữ đoàn cơ giới có kinh nghiệm nhất thế giới.
Bị điều đi Svatove là bản án tử hình thực sự đối với lính nghĩa vụ Nga. Người gọi điện thoại giải thích : “Chỉ huy tiểu đoàn của chúng tôi đã nói nhảm nhí rằng chúng tôi cần cầm cự trong hai tuần” trước khi quân thay thế đến. “Làm thế quái nào chúng ta có thể cầm cự ở đây đến hai tuần?” Trung đoàn đã mất 2,500 người thiệt mạng — một nửa nhân lực — chỉ trong 12 ngày trước đó, người gọi điện thoại tuyên bố.
Ông cho biết hiện chỉ còn 100 người sống sót đang cố gắng giữ các vị trí mà 2,500 người đàn ông đã thất bại trong tháng này. Khi họ phàn nàn, các sĩ quan của họ gán cho họ là những kẻ đào ngũ và đe dọa họ bằng án tù. Và khi 300 người bị thương bò ra khỏi giới tuyến, các sĩ quan của trung đoàn cũng tuyên bố họ là những kẻ đào ngũ.
“Quỷ tha ma bắt mày. Hãy đưa chúng tao vào tù ngay đi,” một số lính nghĩa vụ thách thức các sĩ quan của họ. “Nhà tù tốt hơn nấm mồ,” họ nói.
Đối với những người Nga đang bị bao vây, điều đáng lo ngại là lực lượng chính quy của họ không hoạt động tốt hơn chút nào xung quanh Svatove. Đúng vậy, các trung đoàn lính nghĩa vụ được trang bị nhẹ đang bị tàn sát. Nhưng các đơn vị vận hành xe tăng T-72B3 hiện đại cũng vậy. Quân đội Ukraine đã bắt được ba chiếc T-72B3 còn nguyên vẹn từ một cánh đồng lầy lội bên ngoài Svatove vào hôm Thứ Tư.
3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Bẩy 19 tháng 11, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết:
“Theo thông tin hiện có, sự di chuyển của các đơn vị riêng biệt thuộc lực lượng chiếm đóng của Nga đã được ghi nhận từ hướng Kherson đến thành phố Novoaidar của khu vực Luhansk”.
Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cũng đưa ra một nhận định tương tự. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Sau khi rút lực lượng khỏi phía tây sông Dnipro, các lực lượng Nga tiếp tục ưu tiên trang bị lại, tái tổ chức và chuẩn bị phòng thủ trên hầu hết các khu vực ở Ukraine.
Các đơn vị đã xây dựng hệ thống chiến hào mới gần biên giới Crimea, cũng như gần sông Siversky-Donets giữa tỉnh Donetsk và Luhansk. Một số địa điểm này cách chiến tuyến hiện tại tới 60 km, cho thấy các nhà hoạch định Nga đang chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp có những bước đột phá lớn hơn nữa của Ukraine.
Có khả năng Nga sẽ cố gắng triển khai lại một số lực lượng được thu hồi từ Kherson để củng cố và mở rộng các hoạt động tấn công gần thị trấn Bakhmut ở khu vực Donetsk.
4. Khoảng 3 triệu ha rừng bị phá ở Ukraine do Nga gây hấn - Zelenskiy
Khoảng 3 triệu ha rừng đã bị phá hủy ở Ukraine do cuộc xâm lược vũ trang của Nga.
Tuyên bố liên quan được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đưa ra trong bài phát biểu qua video trước cộng đồng đại học Ái Nhĩ Lan.
Trong hai ngày 15 và 16 tháng 11, Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Indonesia. Zelenskiy lưu ý rằng những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh đã nhất trí về một tuyên bố chung, bao gồm 52 điều khoản, phản ánh nhiều vấn đề toàn cầu đang tồn tại.
“Về mặt hình thức, Nga cũng ủng hộ tuyên bố, nhưng trên thực tế, nó vi phạm hầu hết những điều có trong tuyên bố. Và một số vấn đề cấp bách toàn cầu mà G20 tuyên bố sẽ giải quyết là do Nga cố tình tạo ra”, Tổng thống Ukraine nói.
Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào Ukraine. Kẻ thù đã bắn khoảng 100 hỏa tiễn vào các cơ sở năng lượng của Ukraine trong ngày đầu tiên, và nhiều cuộc tấn công khác đã được thực hiện nhằm vào cả các nhà máy điện và cơ sở sản xuất khí đốt vào ngày hôm sau.
“Nga thường khẳng định việc bảo vệ môi trường tự nhiên, nhưng họ đã phá hủy gần ba triệu ha rừng ở nước ta bằng hành vi xâm lược của mình! Họ đã bị đốt cháy bởi pháo kích. Và đây chỉ là một trong hàng nghìn tội ác mà Nga đã gây ra đối với môi trường”, ông Zelenskiy nhấn mạnh.
Theo Tổng thống Ukraine, hàng trăm bệnh viện đã bị phá hủy bởi đạn của Nga trên khắp đất nước.
“Bạn có biết quân đội Nga đã phá hủy bao nhiêu cơ sở giáo dục ở Ukraine trong 9 tháng chiến tranh không? 2,719 mái trường bị trúng đạn và 332 chiếc bị phá hủy hoàn toàn. Đây là những trường đại học, trung học, và tiểu học, thậm chí cả các nhà trẻ”
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng sự hung hăng của Nga không dừng lại dù chỉ một ngày, cũng như những lời dối trá của Nga với thế giới không bao giờ dừng lại. Về vấn đề này, Zelenskiy lưu ý rằng áp lực quốc tế đối với Nga không nên dừng lại và điều này không chỉ có thể được thực hiện bởi các chính trị gia mà tất cả mọi người trong khả năng của họ.
“Tất nhiên, các biện pháp trừng phạt mới nên được áp dụng đối với Nga. Nó có hiệu quả. Một gói trừng phạt mới của Âu Châu là cần thiết. Hãy bảo vệ nhu cầu này ở cấp độ toàn Âu Châu,” Zelenskiy nói.
Đồng thời, Tổng thống Ukraine kêu gọi sinh viên Ái Nhĩ Lan tuyên truyền sự thật về cuộc chiến do Nga gây ra ở Ukraine.
“Càng có nhiều nỗ lực tập thể, chúng tôi càng sớm buộc Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraine và thực hiện nghĩa vụ của mình với thế giới,” Zelenskiy nói.
5. Ukraine cho biết Putin mất 2,600 binh sĩ, và một danh sách dài các loại vũ khí trong vòng một tuần
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Loses 2,600 Soldiers, Lengthy List of Weapons Within a Week: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Putin mất 2,600 binh sĩ, và một danh sách dài các loại vũ khí trong vòng một tuần.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Các lực lượng xâm lược của Nga đã mất khoảng 2,600 binh sĩ chiến đấu trong vòng chưa đầy một tuần khi nước này đấu tranh để giữ chỗ đứng ở Ukraine.
Theo thống kê tổn thất chiến đấu được Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ hôm thứ Sáu, các lực lượng Ukraine đã giết khoảng 350 binh sĩ Nga chỉ trong ngày thứ Sáu. Tổng số này đại diện cho ngày thương vong ít nhất trong tuần này.
Kể từ thứ Hai, các binh sĩ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 2,600 quân địch, trong đó con số cao nhất là 710 người vào hôm thứ Ba, nâng tổng số người Nga thiệt mạng lên 83,460 người kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng Hai.
Tổn thất của Nga trong tuần này còn bao gồm một số xe tăng và xe bọc thép, trong khi lực lượng Ukraine báo cáo đã bắn hạ hàng chục máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình nhằm vào các mục tiêu khác nhau trên khắp đất nước.
Chỉ riêng hôm thứ Ba, các lực lượng Ukraine đã bắn hạ khoảng 73 hỏa tiễn hành trình trong một tuần căng thẳng, bao gồm một cuộc tấn công vô tình vào một mục tiêu ở Ba Lan, giết chết hai người và làm leo thang căng thẳng ở cả hai bên.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận.
Các con số dường như là một ước tính thấp so với ước tính 100,000 thương vong của Nga do Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Mark Milley đề xuất tại Câu lạc bộ Kinh tế New York hồi đầu tháng này.
Những con số nhấn mạnh quy mô thiệt hại về người trong cuộc chiến cho đến nay, dẫn đến cái chết của khoảng 40.000 thường dân Ukraine và gây thiệt hại hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã xác minh có ít hơn 7,000 thương vong trong số này.
Đây cũng là một sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ thương vong quân sự trong cuộc chiến, từng được Bộ Quốc phòng Ukraine ước tính vào khoảng 200 người mỗi ngày cho phía Ukraine vào tháng 6.
Kể từ khi cuộc chiến chính thức bắt đầu vào năm 2014, số người chết trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã gần bằng với chiến dịch kéo dài 14 năm của Mỹ ở Iraq, mặc dù các ước tính rất khác nhau.
Nga đã đưa ra rất ít dấu hiệu cho thấy nước này sẵn sàng sớm rút lại cuộc xâm lược Ukraine, ngay cả sau khi chỗ đứng chiến lược của nước này tại các thành phố trọng điểm như Kherson dường như đã tan biến.
Đầu tuần này, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công mới vào các mục tiêu chiến lược và dân sự trên khắp đất nước và tại thủ đô Kyiv của Ukraine, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Trong khi đó, hãng tin AP đưa tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin phần lớn đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng, để lại các phụ tá của ông đưa tin về cuộc chiến khi công dân Nga phải đối mặt với mức độ kiểm duyệt ngày càng tăng và tinh thần của người Nga trên tiền tuyến dường như xuống càng ngày càng thấp.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, Hanna Malyar, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết một số lính nghĩa vụ Nga đang sử dụng các biện pháp cực đoan để tránh chiến đấu sau khi không được huấn luyện đầy đủ để chiến đấu, bao gồm cả việc “lạm dụng đồ uống có chất cồn” cũng như các trường hợp tự tử hoặc “cố ý” tự cắt xẻo thân thể.
6. Nguồn điện đã được khôi phục cho gần 100% người Ukraine
Gần một nửa hệ thống năng lượng của Ukraine đã bị vô hiệu hóa do các cuộc không kích của Nga, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói với các phóng viên hôm thứ Sáu tại Kyiv.
“Mới ngày 15 tháng 11, Nga đã bắn khoảng 100 hỏa tiễn vào các thành phố của Ukraine. Gần một nửa hệ thống năng lượng của chúng ta đã bị vô hiệu hóa,” Shmygal nói.
Ông kêu gọi hỗ trợ thêm từ các đối tác Âu Châu khi Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine và nhiệt độ tiếp tục giảm.
“Trong những điều kiện này, chúng tôi cần hỗ trợ thêm từ các đối tác Âu Châu, cả trong lĩnh vực năng lượng, cung cấp thiết bị bổ sung và nguồn tài chính bổ sung để mua thêm khối lượng khí đốt, cũng như hỗ trợ khác cho ngành năng lượng,” Shmygal nói.
Theo Oleksandr Kharchenko, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp Năng lượng, điện đã được khôi phục gần như khắp mọi nơi ở Ukraine sau khi hơn 10 triệu khách hàng bị cắt hôm thứ Năm.
“Có thể có một số khách hàng vẫn chưa kết nối được, nhưng hầu hết là vì họ ở gần tiền tuyến,” Kharchenko nói với các phóng viên hôm thứ Sáu, đồng thời đưa ra thông tin cập nhật về công việc khôi phục sau vụ tấn công hỏa tiễn hôm thứ Năm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Anh ấy nói rằng tình hình đang trở nên tốt hơn sau mỗi giờ, đồng thời nói thêm rằng anh ấy hy vọng “chúng tôi có thể tạm dừng ít nhất 10 đến 12 ngày để có thể khôi phục tính bền vững của mạng”.
Ông xác nhận rằng Nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi ở phía tây và một tổ máy điện của Nhà máy điện hạt nhân Rivne ở phía tây bắc đã bị ngừng hoạt động do các trạm biến áp và đường dây điện bị hư hại hôm thứ Năm.
“Các đơn vị năng lượng ngừng hoạt động trong vài giờ và máy phát điện diesel phải được sử dụng. Tuy nhiên, tình hình bây giờ đã tốt hơn nhiều, quyền truy cập vào mạng của hầu hết các đơn vị năng lượng đã được khôi phục và tôi nghĩ rằng trong tương lai gần, chúng tôi sẽ có thể tiếp tục công việc của họ,” Kharchenko nói.
Ông nói rằng việc thiếu điện không chỉ ảnh hưởng đến nguồn điện mà còn ảnh hưởng đến mạng điện thoại di động, máy bơm điện được sử dụng để cung cấp nước và giải quyết chất thải. Một số thành phố, bao gồm cả Kyiv, không có nước từ 4 đến 10 giờ.
7. Thụy Điển cho biết các dấu vết chất nổ được tìm thấy tại đường ống Nord Stream
Các vụ nổ tại đường ống Nord Stream vào tháng 9 là do hành động phá hoại, các công tố viên Thụy Điển cho biết hôm thứ Sáu sau khi bằng chứng về chất nổ được các nhà điều tra phát hiện tại địa điểm.
Trong một tuyên bố, Mats Ljungqvist, công tố viên dẫn đầu cuộc điều tra sơ bộ, mô tả vụ việc là “sự phá hoại nghiêm trọng”, đồng thời nói thêm rằng “dấu vết của chất nổ” đã được tìm thấy tại hiện trường.
Tuyên bố cho biết cuộc điều tra sơ bộ sẽ tiếp tục và vẫn chưa xác định được bất kỳ cáo buộc nào. Văn phòng công tố từ chối đưa ra bình luận thêm.
Chính quyền Thụy Điển và Đan Mạch đang điều tra 4 lỗ hổng trong đường ống Nord Stream 1 và 2 nối Nga và Đức qua biển Baltic.
Cả hai đường ống này đều là điểm nóng trong cuộc chiến năng lượng leo thang giữa các thủ đô Âu Châu và Mạc Tư Khoa trong một cố gắng của Putin nhằm làm suy yếu các nền kinh tế lớn của phương Tây, khiến giá khí đốt tăng vọt và làm dấy lên cuộc săn lùng các nguồn cung cấp năng lượng thay thế kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai.
Dòng nữ duy nhất đón nhận người bị Down. Ba chữ R để thoát khỏi tay ma quỷ. Tình cảnh người Armenia
VietCatholic Media
17:10 19/11/2022
1. Dòng nữ duy nhất đón nhận các nữ tu bị Down
Trong Giáo hội, hiện có một dòng nữ duy nhất đón nhận các phụ nữ bị hiệu chứng Down cũng như các phụ nữ lành mạnh.
Đó là Dòng Tiểu muội Môn đệ Chiên Con (Petites Soeurs Disciples de l’Agneau) chuyên sống đời chiêm niệm, và tọa lạc tại làng Le Blanc, tỉnh Indre, cách thủ đô Paris của Pháp 360 cây số về hướng tây nam.
Nguồn gốc dòng này bắt đầu từ năm 1985, khi một thiếu nữ bị hiệu chứng Down, nay là nữ tu Veronica, đến gặp Mẹ Line. Chị cảm thấy được ơn kêu gọi trở thành nữ tu, chị đi gõ cửa nhiều nhà dòng, nhưng đều bị từ chối.
Qua những tiếp xúc, mẹ bề trên Line nhìn nhận chị Veronia có ơn gọi thực sự và hai người bắt đầu sống chung với nhau với hy vọng có thêm các thiếu nữ khác, với hiệu chứng Down cảm thấy ơn gọi tu trì đến gia nhập cộng đoàn.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo CNA ở Mỹ, truyền đi ngày 12 tháng Mười Một vừa qua, Mẹ Line nói rằng thời đó Giáo hội và các cộng đoàn dòng tu không hiểu “làm sao một người bị hiệu chứng Down - nói theo danh từ nôm na là bị “bệnh khờ” - lại có thể được ơn gọi sống đời tu trì. Nhưng Mẹ Line là người đã học tâm lý và đã giảng dạy giáo lý trong nhiều năm, Mẹ thấy rằng những người bị tật Down mà mẹ làm việc với họ, rất có xu hướng về đời tâm linh”. Trong thời gian sau đó, có thêm các thiếu nữ bị Down xin gia nhập cộng đoàn và Giáo hội nhận thấy nhu cầu hiện hữu của cộng đoàn này.
Năm 1999, các Tiểu Muội được thành lập như một dòng tu chiêm niệm do sắc lệnh của Đức Cha Pierre Plateau, Tổng giám mục giáo phận Bourges sở tại. Bốn năm sau, cộng đoàn di chuyển đến làng Le Blanc, thuộc tỉnh Indre. Cộng đoàn có bảy nữ tu có hiệu chứng Down cùng với Mẹ Line và nữ tu Florence, sống ơn gọi trong một nhà dòng ở miền quê, giữa một công viên chung quanh có rừng cây, quang cảnh rất thích hợp cho đời sống chiêm niệm. Các chị đón nhận câu nói của Mẹ Têrêsa Calcutta như khẩu hiệu: “Làm những việc nhỏ với tình yêu lớn”. Mẹ Line nói: “Chúng tôi theo bước của Mẹ Têrêsa. Chúng tôi sẽ không bao giờ là những nhà thần học lớn. Đời sống của chúng tôi rất đơn giản, và giống như đời sống âm thầm của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse ở Nazareth”.
Các Tiểu Muội sinh hoạt hằng ngày theo nhịp kinh nguyện, việc phụng tự và lao tác. Mẹ Line nói: “Điều rất quan trọng đối với các Tiểu Muội là luôn “bận rộn”. Các chị cũng dành thời giờ để canh tác vườn tược, trồng rau, đan các khăn choàng cổ và làm các chiếc sắc, đồng thời sản xuất trà bằng những cây cỏ thuốc, để bán tại những cửa hàng đặc biệt nơi các nữ tu bán sản phẩm của đan viện.
Dòng này cũng được biết đến tại Mỹ nhờ một bài báo của ký giả William Mc Gurn viết và đăng ngày 23 tháng Mười Hai năm 2019 trên tờ Wall Street Journal, tờ báo nổi tiếng chuyên về tài chánh.
2. Dân Armeni cảm thấy lẻ loi trước cuộc tấn công và xâm lăng của Azerbaijan ở miền Nagorno Karabakh.
Đức Thượng phụ Raphael Bedros Giáo hội Minassian, của Giáo Hội Công Giáo Armeni ở Beirut, Liban, than rằng dân Armeni cảm thấy bị lẻ loi trước cuộc tấn công và xâm lăng của Azerbaijan ở miền Nagorno Karabakh.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ National Catholic Register ở Mỹ, nhân dịp khánh thành giáo xứ Armeni ở Budapest, với sự tài trợ của nước này, Đức Thượng phụ nói: “Chúng tôi đã hy vọng nơi câu trả lời của cộng đồng quốc tế đối với cuộc xâm lăng của Azerbaijan ở miền Nagorno, nhưng hiện nay chúng tôi cảm thấy bị lẻ loi. Có một sự oán ghét thực sự chống các Kitô hữu, trái với hình ảnh nhân đạo mà các báo chí địa phương trình bày”.
Đức Thượng phụ Raphael cũng tố giác rằng “những kẻ xâm lăng đang cố gắng tàn phá mọi vết tích văn hóa Armeni, những dấu hiệu sự hiện diện của các Kitô hữu Arméni tại Nagorno”. Trong tình trạng này, người Armeni cảm thấy bị người Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đe dọa, và ký ức về cuộc diệt chủng hồi năm 1915 lại tái xuất hiện”.
Đức Thượng phụ cho biết mặc dù những ngày qua có vẻ là an bình, nhưng biên giới vẫn không an toàn. Những vụ chạm súng gần đây nhất xảy ra hồi tháng Chín năm nay, nhiều làng của người Armeni đã bị pháo kích.
Vùng Nagorno Karabakh thuộc lãnh thổ của Armeni với hầu hết dân cư là người Armeni, nhưng lại nằm gọn trong lãnh thổ của Azerbaijan. Xung đột giữa hai nước bùng nổ hồi cuối thập niên 1980. Mùa thu năm 2020, xung đột lại tái diễn. Azerbaijan với sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, đã chiếm phần lớn miền Nagorno Karabakh. 2.000 lính Nga được gửi đến như lính bảo hòa, nhưng nay, sự hiện diện của quân Nga kể như không còn với chiến tranh tại Ukraine.