Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Kitô Vua
LM. Antôn Đoàn Minh Hải
00:58 20/11/2011
Lễ Chúa Kitô Vua
Anh chị em thân mến,
Sau đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1918) , Đức Thánh Cha Pio-ô 11, ngày 11.12.1925 đã lập ra lễ Chúa Ki-tô Vua vũ trụ, Vua Tình Yêu, để kêu gọi con người từ bỏ chiến tranh, hận thù,ghen ghét để xây dựng hòa bình, xây dựng tính anh em liên đói với nhau, đem lại hạnh phúc cho mọi người sống trên trái đất.
Dẫu vậy đại chiến thế giới 2 vẫn xảy ra. Đã có những năm trước đây thế giới sống trong lo sợ ví nguy cơ xảy ra đại chiến thứ 3. Tuy không xảy ra đại chiến 3, nhưng thế giới vẫn dầy dẫy chiến tranh giữa quốc gia này với quốc gia kia, chiến tranh nội quốc, khủng bố dữ tợn tàn ác, diệt chủng thảm sát tương tàn. Những năm gấn đây, một số nước Châu Phi có nhiều cuộc biểu tình đòi dân chủ, chống lại độc tài tham nhũng, một số tổng thống đa bi giết chết hoặc phai lưu vong, bi phong tỏa tài sản...Thế giới vẫn còn nhiều đau thương lắm!
May thay! Thế giới vẫn còn một tổ chức đáng tin cậy đó là Liên Hiệp Quốc. LHQ được thành lập ngày 24.10.1945 đó là kết quả của sự góp mặt của 51 quốc gia họp từ 25.4 đến 26.6.1945 tại San Francisco, California Hoa kỳ, để thông qua bản hiến chương LHQ, để có phương hướng chương trình hành động. Trong địp ra đời của tổ chức này, tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã nói rất ý thức rằng : "MỘT SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI ĐỂ TẠ ƠN THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG ..." Trong lời tựa của bản hiến chương có câu nói rất quý giá : "Chúng tôi, những dân tộc LHQ quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...". Hiện nay có 192 quốc gia thành viên.
Nhìn vào lịch sử có người nói với ĐTC Benedito 16 rằng tôn giáo là nguyên nhân chiến tranh, nhưng ĐTC nói đại ý rằng nguyên nhân chiến tranh là do chối bỏ TC, sống theo tự do không có định hướng cho nên con ngưởi mất thăng bằng nội tại lao mình theo văn minh sự chết...
Thưa anh chị em,
Ngày Lễ Chúa Ki-tô Vua Vũ trụ, một Vị Vua phục vụ, một Vị Vua Yêu Thương đén độ tự nguyện đón nhận cái chết đau thương trên thập giá để cho nhân loại được sống, Chúa vẫn mời gọi chúng ta, mời gọi mọi người, mời gọi toàn thể giáo hội sống lý tưởng yêu thương phục vụ để được nghe những lời êm ái ngọt ngào này :" Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị sẵn cho các ngươi, tù khi tạo thành vũ trụ,vì xưa Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống ...Một chút tiền bạc, một chút thời giờ, môt côc nước trà, một lon nước ngot, môt bữa ăn, một món quà, một bát gao, một lời an ủi cảm thông, một sự tha thứ... làm cho anh chị em bên cạnh, la lam cho Chua do.Chúa muốn cho con người hạnh phúc dời nay va hạnh phúc đời sau. Là công dân Nước Trời, ta theo dõi thông tin thế giới, ta đồng cảm cùng Giáo Hội, ta lấy Lời Chùa lam đèn soi, ta hãy làm như Chúa day. Mẹ Tẻ-rê-sa Calcutta đã nghe tiếng Chúa trong lòng, Me đã sống một đời cho người ngheo, Me được giải thương Nobel Hoa binh, cả thế giới yêu mến Me, không phải vi Me gioi giang bằng cấp, Me chi yêu như Chúa Giê-su dạy. Me tóm tắt bài Tin Mừng lễ Chúa Ki-tô Vua năm A rất sâu sắc : theo Mẹ thì cả đoạn TM này chi gồm tóm trong 5 từ "YOU DIT IT FOR ME : Con đã làm gì cho Ta ?." Mỗi khi có một viêc đòi ta phục vụ giúp dỡ ta nhìn vào việc đó, hoặc nhìn vào người anh em bên cạnh ta nghe như tiếng Chúa nói : con dã lam gì cho Ta? trong trường hợp này con lam gì cho Ta? Amen.
Lm. Antôn Đoàn Minh Hải
Anh chị em thân mến,
Sau đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1918) , Đức Thánh Cha Pio-ô 11, ngày 11.12.1925 đã lập ra lễ Chúa Ki-tô Vua vũ trụ, Vua Tình Yêu, để kêu gọi con người từ bỏ chiến tranh, hận thù,ghen ghét để xây dựng hòa bình, xây dựng tính anh em liên đói với nhau, đem lại hạnh phúc cho mọi người sống trên trái đất.
Dẫu vậy đại chiến thế giới 2 vẫn xảy ra. Đã có những năm trước đây thế giới sống trong lo sợ ví nguy cơ xảy ra đại chiến thứ 3. Tuy không xảy ra đại chiến 3, nhưng thế giới vẫn dầy dẫy chiến tranh giữa quốc gia này với quốc gia kia, chiến tranh nội quốc, khủng bố dữ tợn tàn ác, diệt chủng thảm sát tương tàn. Những năm gấn đây, một số nước Châu Phi có nhiều cuộc biểu tình đòi dân chủ, chống lại độc tài tham nhũng, một số tổng thống đa bi giết chết hoặc phai lưu vong, bi phong tỏa tài sản...Thế giới vẫn còn nhiều đau thương lắm!
May thay! Thế giới vẫn còn một tổ chức đáng tin cậy đó là Liên Hiệp Quốc. LHQ được thành lập ngày 24.10.1945 đó là kết quả của sự góp mặt của 51 quốc gia họp từ 25.4 đến 26.6.1945 tại San Francisco, California Hoa kỳ, để thông qua bản hiến chương LHQ, để có phương hướng chương trình hành động. Trong địp ra đời của tổ chức này, tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã nói rất ý thức rằng : "MỘT SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI ĐỂ TẠ ƠN THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG ..." Trong lời tựa của bản hiến chương có câu nói rất quý giá : "Chúng tôi, những dân tộc LHQ quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...". Hiện nay có 192 quốc gia thành viên.
Nhìn vào lịch sử có người nói với ĐTC Benedito 16 rằng tôn giáo là nguyên nhân chiến tranh, nhưng ĐTC nói đại ý rằng nguyên nhân chiến tranh là do chối bỏ TC, sống theo tự do không có định hướng cho nên con ngưởi mất thăng bằng nội tại lao mình theo văn minh sự chết...
Thưa anh chị em,
Ngày Lễ Chúa Ki-tô Vua Vũ trụ, một Vị Vua phục vụ, một Vị Vua Yêu Thương đén độ tự nguyện đón nhận cái chết đau thương trên thập giá để cho nhân loại được sống, Chúa vẫn mời gọi chúng ta, mời gọi mọi người, mời gọi toàn thể giáo hội sống lý tưởng yêu thương phục vụ để được nghe những lời êm ái ngọt ngào này :" Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị sẵn cho các ngươi, tù khi tạo thành vũ trụ,vì xưa Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống ...Một chút tiền bạc, một chút thời giờ, môt côc nước trà, một lon nước ngot, môt bữa ăn, một món quà, một bát gao, một lời an ủi cảm thông, một sự tha thứ... làm cho anh chị em bên cạnh, la lam cho Chua do.Chúa muốn cho con người hạnh phúc dời nay va hạnh phúc đời sau. Là công dân Nước Trời, ta theo dõi thông tin thế giới, ta đồng cảm cùng Giáo Hội, ta lấy Lời Chùa lam đèn soi, ta hãy làm như Chúa day. Mẹ Tẻ-rê-sa Calcutta đã nghe tiếng Chúa trong lòng, Me đã sống một đời cho người ngheo, Me được giải thương Nobel Hoa binh, cả thế giới yêu mến Me, không phải vi Me gioi giang bằng cấp, Me chi yêu như Chúa Giê-su dạy. Me tóm tắt bài Tin Mừng lễ Chúa Ki-tô Vua năm A rất sâu sắc : theo Mẹ thì cả đoạn TM này chi gồm tóm trong 5 từ "YOU DIT IT FOR ME : Con đã làm gì cho Ta ?." Mỗi khi có một viêc đòi ta phục vụ giúp dỡ ta nhìn vào việc đó, hoặc nhìn vào người anh em bên cạnh ta nghe như tiếng Chúa nói : con dã lam gì cho Ta? trong trường hợp này con lam gì cho Ta? Amen.
Lm. Antôn Đoàn Minh Hải
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hòa bình là ưu điểm của Benin, một tình nhân loại mới là ưu điểm của Phi Châu
Bùi Hữu Thư
08:03 20/11/2011
Lời Đức Thánh Cha Benedict XVI trên chuyến bay từ Rome đến Cotonou
ROME, thứ bẩy 19 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Hòa bình là điểm son tốt nhất cho Benin. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh như vậy với các phóng viên báo chí về những lý do cho chuyến đi của ngài đến nước này: hoà bình và dân chủ, hòa bình giữa các tôn giáo. Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhắc đến những ưu điểm khác của Phi Châu, nhất là "một sự tươi mát, một lời 'xin vâng' đối với sự sống, một giới trẻ đầy hăng say và hy vọng", "một tính khôi hài và một niềm vui", "một tình nhân loại mới."
Trong chuyến bay từ Rome đến Cotonou, ngày thứ sáu 18/11 Đức Thánh Cha đã nhắc đến đến điểm son của Benin: "Benin là một xứ hòa bình, quốc ngoại và quốc nội, Có những cơ cấu dân chủ hoạt động tốt đẹp, được tổ chức theo tinh thần tự do và trách nhiệm; công lý và công trình cho ích lợi chung có thể thực hiện và bảo đảm nhờ sự sinh hoạt của các tổ chức dân chủ và và ý thức về trách nhiệm trong sự tự do."
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của hòa bình giữa các tôn giáo: "Như tại đa số các quốc gia Phi Châu, có một sự hiện diện của nhiều tôn giáo khác nhau và một sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo. Có những Kitô hữu trong sự khác biệt với nhau - không phải lúc nào cũng dễ dàng - có người Hồi giáo, cuối cùng có những tôn giáo cổ truyền, ba tôn giáo này, khác biệt, sống chung trong sự tương thân tương kính và trong trách nhiệm chung về hòa bình, về sự hòa giải quốc nội và quốc ngoại. Dường như sự chung sống của các tôn giáo này, và việc đối thoại liên tôn như một yếu tố cho hòa bình và tự do rất quan trọng và cũng là một phần quan trọng trong Tông Huấn."
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nêu cao giá trị của mọi ưu điểm của đại lục Phi Châu khi nói rằng: "Tại Phi Châu có một sự tươi mát, một lời 'xin vâng' cho đời sống, một giới trẻ đầy nhiệt huyết và hy vọng. Có một tính khôi hài và một niềm vui. Điều này chứng tỏ có một sự tươi mát về phương diện tôn giáo. Cũng còn có một cảm thức siêu hình về thực tại, một thực tại trong sự toàn vẹn với Thiên Chúa. Không có thuyết duy thực cứng rắn làm cho đời sống bị hạn chế, làm cho đời sống khô khan, và dập tắt những hy vọng. Tôi muốn nói là có một tình nhân loại mới trong linh hồn tươi trẻ của Phi Châu, mặc dầu có bào nhiêu vần đề phải đối phó. Còn có một nguồn lưu trữ của sự sống và nhiệt huyết cho tương lai, mà quý vị có thể trông đợi."
ROME, thứ bẩy 19 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Hòa bình là điểm son tốt nhất cho Benin. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh như vậy với các phóng viên báo chí về những lý do cho chuyến đi của ngài đến nước này: hoà bình và dân chủ, hòa bình giữa các tôn giáo. Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhắc đến những ưu điểm khác của Phi Châu, nhất là "một sự tươi mát, một lời 'xin vâng' đối với sự sống, một giới trẻ đầy hăng say và hy vọng", "một tính khôi hài và một niềm vui", "một tình nhân loại mới."
Trong chuyến bay từ Rome đến Cotonou, ngày thứ sáu 18/11 Đức Thánh Cha đã nhắc đến đến điểm son của Benin: "Benin là một xứ hòa bình, quốc ngoại và quốc nội, Có những cơ cấu dân chủ hoạt động tốt đẹp, được tổ chức theo tinh thần tự do và trách nhiệm; công lý và công trình cho ích lợi chung có thể thực hiện và bảo đảm nhờ sự sinh hoạt của các tổ chức dân chủ và và ý thức về trách nhiệm trong sự tự do."
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của hòa bình giữa các tôn giáo: "Như tại đa số các quốc gia Phi Châu, có một sự hiện diện của nhiều tôn giáo khác nhau và một sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo. Có những Kitô hữu trong sự khác biệt với nhau - không phải lúc nào cũng dễ dàng - có người Hồi giáo, cuối cùng có những tôn giáo cổ truyền, ba tôn giáo này, khác biệt, sống chung trong sự tương thân tương kính và trong trách nhiệm chung về hòa bình, về sự hòa giải quốc nội và quốc ngoại. Dường như sự chung sống của các tôn giáo này, và việc đối thoại liên tôn như một yếu tố cho hòa bình và tự do rất quan trọng và cũng là một phần quan trọng trong Tông Huấn."
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nêu cao giá trị của mọi ưu điểm của đại lục Phi Châu khi nói rằng: "Tại Phi Châu có một sự tươi mát, một lời 'xin vâng' cho đời sống, một giới trẻ đầy nhiệt huyết và hy vọng. Có một tính khôi hài và một niềm vui. Điều này chứng tỏ có một sự tươi mát về phương diện tôn giáo. Cũng còn có một cảm thức siêu hình về thực tại, một thực tại trong sự toàn vẹn với Thiên Chúa. Không có thuyết duy thực cứng rắn làm cho đời sống bị hạn chế, làm cho đời sống khô khan, và dập tắt những hy vọng. Tôi muốn nói là có một tình nhân loại mới trong linh hồn tươi trẻ của Phi Châu, mặc dầu có bào nhiêu vần đề phải đối phó. Còn có một nguồn lưu trữ của sự sống và nhiệt huyết cho tương lai, mà quý vị có thể trông đợi."
Saudi Arabia: Phụ nữ phải che đôi mắt ''hấp dẫn''
Phạm Kim An
09:24 20/11/2011
Saudi Arabia: Phụ nữ phải che đôi mắt "hấp dẫn"
Riyadh – Các phụ nữ Saudi Arabia có đôi mắt ‘hấp dẫn’ có thể bị buộc phải che mắt, - theo Sheikh Motlab al Nabet, một phát ngôn viên của Ủy ban Saudi Arabia khuyến khích đức hạnh và phòng chống tệ nạn (CPVPV), thường được gọi là cảnh sát tôn giáo hoặc Mutaween.
Tin này xuất hiện trên trang web Bikya Masr. Trong đó, al Nabet được trích dẫn lời nói rằng Ủy ban có quyền ngăn cản phụ nữ khoe đôi mắt "hấp dẫn" trước công chúng.
Quyết định này được chọn sau khi một người đàn ông phải nhập viện, vì một vụ đánh nhau với một thành viên ủy ban, do người này bảo vợ ông phải che đôi mắt.
Phụ nữ Saudi Arabia đã phải che mái tóc của họ, và, ở một số vùng, che cả mặt của họ ở nơi công cộng. Nếu họ không chấp hành, họ phải đối mặt với sự trừng phạt, trong đó có phạt tiền và bị đánh roi công khai.
Về mặt pháp lý, phụ nữ được đối xử như trẻ vị thành niên, mà không có quyền làm theo ý mình, và phải có một người ‘giám hộ’, và sự đồng ý của người này là cần thiết cho tất cả các thủ tục pháp lý, từ hôn nhân đến hợp đồng, chẳng hạn lái xe, đi du lịch hoặc chỉ đơn giản là đi đến một khách sạn.
Tuy nhiên, cách đây vài năm, phụ nữ Saudi Arabia có thể đi bầu phiếu trong cuộc bầu cử địa phương lần đầu tiên. Thực ra, do áp lực từ các nhóm phụ nữ và lời đề nghị thận trọng của vua Abdallah, tình hình có thể cải thiện.
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm hoàng tử Nayef bin Abdul Aziz làm Thái tử thừa kế ngai vàng có thể đảo ngược quá trình các sự kiện, vì ông được xem là gần gũi với các nhóm bảo thủ. (AsiaNews 18-11-2011)
Phạm Kim An
Tin này xuất hiện trên trang web Bikya Masr. Trong đó, al Nabet được trích dẫn lời nói rằng Ủy ban có quyền ngăn cản phụ nữ khoe đôi mắt "hấp dẫn" trước công chúng.
Quyết định này được chọn sau khi một người đàn ông phải nhập viện, vì một vụ đánh nhau với một thành viên ủy ban, do người này bảo vợ ông phải che đôi mắt.
Phụ nữ Saudi Arabia đã phải che mái tóc của họ, và, ở một số vùng, che cả mặt của họ ở nơi công cộng. Nếu họ không chấp hành, họ phải đối mặt với sự trừng phạt, trong đó có phạt tiền và bị đánh roi công khai.
Về mặt pháp lý, phụ nữ được đối xử như trẻ vị thành niên, mà không có quyền làm theo ý mình, và phải có một người ‘giám hộ’, và sự đồng ý của người này là cần thiết cho tất cả các thủ tục pháp lý, từ hôn nhân đến hợp đồng, chẳng hạn lái xe, đi du lịch hoặc chỉ đơn giản là đi đến một khách sạn.
Tuy nhiên, cách đây vài năm, phụ nữ Saudi Arabia có thể đi bầu phiếu trong cuộc bầu cử địa phương lần đầu tiên. Thực ra, do áp lực từ các nhóm phụ nữ và lời đề nghị thận trọng của vua Abdallah, tình hình có thể cải thiện.
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm hoàng tử Nayef bin Abdul Aziz làm Thái tử thừa kế ngai vàng có thể đảo ngược quá trình các sự kiện, vì ông được xem là gần gũi với các nhóm bảo thủ. (AsiaNews 18-11-2011)
Phạm Kim An
Diễn văn của ĐTC khi ký tông huấn Africae Munus (Nghĩa vụ châu Phi)
Nguyễn Trọng Đa
09:26 20/11/2011
Diễn văn của ĐTC khi ký tông huấn Africae Munus (Nghĩa vụ châu Phi)
"Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của hòa bình!"
Cotonou, Benin – Dưới đây là một bản dịch của Toà thánh về bài diễn văn đa ngôn ngữ của ĐTC Biển Đức XVI ngày 19-11 tại Benin, khi Ngài ký Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục châu Phi, với nhan đề "Africae Munus" (Nghĩa vụ châu Phi)
(nói bằng tiếng Anh)
Kính thưa quý khách,
Anh em Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Anh chị em thân mến,
Tôi chân thành cám ơn Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, về những lời chào mừng và giới thiệu, cũng như cám ơn tất cả các thành viên của Hội đồng đặc biệt châu Phi, những người đã giúp đối chiếu kết quả của Đại hội Thượng hội đồng để chuẩn bị công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục.
Hôm nay, Thượng Hội Đồng kết thúc với việc ký Tông huấn Africae Munus (Nghĩa vụ châu Phi). Thượng Hội Đồng đã đưa ra một động lực cho Giáo Hội Công giáo tại châu Phi, vốn cầu nguyện, suy tư và thảo luận chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Quá trình này được đánh dấu bằng một sự gần gũi đặc biệt nối kết Đấng Kế vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội quốc gia ở châu Phi. Các Giám Mục, và các chuyên gia, người dự thính, khách mời đặc biệt và các đại biểu huynh đệ, tất cả đã đến Rome để tham dự sự kiện quan trọng này của Giáo Hội.
Bản thân tôi đã đi đến Yaoundé để trình bày Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris) của Thượng Hội Đồng cho các Chủ tịch Hội đồng Giám mục, như là một dấu hiệu của sự quan tâm và lo lắng của tôi cho tất cả các dân tộc của lục địa châu Phi và các đảo lân cận. Hôm nay tôi vui mừng trở lại châu Phi, và đặc biệt đến Benin, để ký văn kiện cuối cùng này, vốn phản ánh suy tư của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, và trình bày chúng một cách tổng hợp như là một phần của một tầm nhìn mục vụ rộng lớn.
(nói bằng tiếng Pháp)
Khoá họp đặc biệt thứ hai cho châu Phi của Thượng Hội đồng Giám mục hưởng lợi từ Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục Ecclesia in Africa (Giáo hội tại châu Phi) của Chân Phước Gioan Phaolô II, vốn nhấn mạnh sự khẩn cấp là rao giảng Tin Mừng cho lục địa này, một hoạt động không có thể được tách rời khỏi công việc thăng tiến con người. Tông Huấn cũng khai triển khái niệm Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa. Khái niệm này đã mang nhiều hoa trái tinh thần cho Giáo Hội Công Giáo, cho hoạt động truyền giáo và thăng tiến con người, mà Giáo hội đã thực hiện trong xã hội châu Phi như một toàn thể.
Giáo Hội được mời gọi dần dà nhìn thấy mình như một gia đình. Đối với Kitô hữu, điều này có nghĩa là một cộng đồng của các tín hữu ca ngợi Thiên Chúa Ba Ngôi, cử hành các mầu nhiệm lớn của đức tin chúng ta, và làm sinh động với các mối quan hệ bác ái giữa các cá nhân, nhóm và các quốc gia, trên và vượt ra ngoài các dị biệt dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Trong khi cung cấp sự phục vụ này cho tất cả mọi người, Giáo Hội mở ra cho sự hợp tác với tất cả các thành phần của xã hội, đặc biệt là với đại diện của các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội chưa có sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, cũng như với đại diện của các tôn giáo ngoài Kitô giáo, trên hết với đại diện của các tôn giáo truyền thống và của Hồi giáo.
Trong chân trời Giáo Hội này, Khoá họp đặc biệt lần thứ hai cho châu Phi tập trung vào chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Đây là các vấn đề quan trọng đối với thế giới nói chung, nhưng chúng có sự cấp bách đặc biệt ở châu Phi. Chúng ta cần nhớ lại các căng thẳng, hành vi bạo lực, các chiến tranh, sự bất công và lạm dụng đủ loại, cũ và mới, diễn ra trong năm nay. Chủ đề chính là hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân. Tuy nhiên, một Giáo hội hòa giải với chính mình và giữa các thành viên với nhau, có thể trở thành một dấu chỉ sứ ngôn của sự hòa giải trong xã hội, trong mỗi quốc gia nói riêng và cả châu lục nói chung.
Thánh Phaolô đã viết: "Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải" (2 Cr 5,18). Nền tảng của sự hòa giải này được tìm thấy trong chính bản chất của Giáo Hội, vốn “trong Chúa Kitô là một bí tích hoặc dấu chỉ, và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại" (Hiến chế Lumen Gentium, 1). Theo Khoá họp này, Giáo Hội tại Châu Phi được kêu gọi cổ vũ hòa bình và công lý. ‘Cửa Ra Đi Không Trở Lại’, cũng như ‘Cửa Tha Thứ’, nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ này, và thúc đẩy chúng ta chống lại mọi hình thức của chế độ nô lệ.
(nói bằng tiếng Bồ Đào Nha)
Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của của hòa bình! Hòa bình là một trong những tài sản lớn nhất của chúng ta! Để đạt được hòa bình, chúng ta cần phải có lòng can đảm và sự hòa giải, được sinh ra từ sự tha thứ, ý muốn sống như mọi người, chia sẻ một tầm nhìn tương lai và kiên trì khắc phục khó khăn. Nam giới và nữ giới, sau khi hoà giải với nhau, sống thanh bình với Chúa và với tha nhân, có thể làm việc cho công lý lớn hơn trong xã hội. Chúng ta đừng quên Tin Mừng dạy rằng công lý có nghĩa trên tất cả là làm theo ý Chúa. Điều cơ bản này sinh ra vô số sáng kiến nhằm cổ vũ công lý ở châu Phi và phúc lợi của mọi dân tộc của châu Phi, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất và những người cần có việc làm, trường học và bệnh viện.
Hỡi Châu Phi, vùng đất của một Lễ Hiện Xuống Mới, hãy đặt niềm tin vào Chúa! Được thúc đẩy bởi Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh, hãy trở thành một đại gia đình của Thiên Chúa, hãy hào phóng với tất cả con trai và con gái của mình, là tác nhân của sự hòa giải, hòa bình và công lý! Hỡi Châu Phi, Tin Mừng cho Giáo Hội, hãy trở thành Tin Mừng cho toàn thế giới!
Xin cám ơn quý khách và anh chị em! (Zenit.org 19-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
"Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của hòa bình!"
Cotonou, Benin – Dưới đây là một bản dịch của Toà thánh về bài diễn văn đa ngôn ngữ của ĐTC Biển Đức XVI ngày 19-11 tại Benin, khi Ngài ký Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục châu Phi, với nhan đề "Africae Munus" (Nghĩa vụ châu Phi)
(nói bằng tiếng Anh)
Kính thưa quý khách,
Anh em Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Anh chị em thân mến,
Tôi chân thành cám ơn Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, về những lời chào mừng và giới thiệu, cũng như cám ơn tất cả các thành viên của Hội đồng đặc biệt châu Phi, những người đã giúp đối chiếu kết quả của Đại hội Thượng hội đồng để chuẩn bị công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục.
Hôm nay, Thượng Hội Đồng kết thúc với việc ký Tông huấn Africae Munus (Nghĩa vụ châu Phi). Thượng Hội Đồng đã đưa ra một động lực cho Giáo Hội Công giáo tại châu Phi, vốn cầu nguyện, suy tư và thảo luận chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Quá trình này được đánh dấu bằng một sự gần gũi đặc biệt nối kết Đấng Kế vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội quốc gia ở châu Phi. Các Giám Mục, và các chuyên gia, người dự thính, khách mời đặc biệt và các đại biểu huynh đệ, tất cả đã đến Rome để tham dự sự kiện quan trọng này của Giáo Hội.
Bản thân tôi đã đi đến Yaoundé để trình bày Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris) của Thượng Hội Đồng cho các Chủ tịch Hội đồng Giám mục, như là một dấu hiệu của sự quan tâm và lo lắng của tôi cho tất cả các dân tộc của lục địa châu Phi và các đảo lân cận. Hôm nay tôi vui mừng trở lại châu Phi, và đặc biệt đến Benin, để ký văn kiện cuối cùng này, vốn phản ánh suy tư của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, và trình bày chúng một cách tổng hợp như là một phần của một tầm nhìn mục vụ rộng lớn.
(nói bằng tiếng Pháp)
Khoá họp đặc biệt thứ hai cho châu Phi của Thượng Hội đồng Giám mục hưởng lợi từ Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục Ecclesia in Africa (Giáo hội tại châu Phi) của Chân Phước Gioan Phaolô II, vốn nhấn mạnh sự khẩn cấp là rao giảng Tin Mừng cho lục địa này, một hoạt động không có thể được tách rời khỏi công việc thăng tiến con người. Tông Huấn cũng khai triển khái niệm Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa. Khái niệm này đã mang nhiều hoa trái tinh thần cho Giáo Hội Công Giáo, cho hoạt động truyền giáo và thăng tiến con người, mà Giáo hội đã thực hiện trong xã hội châu Phi như một toàn thể.
Giáo Hội được mời gọi dần dà nhìn thấy mình như một gia đình. Đối với Kitô hữu, điều này có nghĩa là một cộng đồng của các tín hữu ca ngợi Thiên Chúa Ba Ngôi, cử hành các mầu nhiệm lớn của đức tin chúng ta, và làm sinh động với các mối quan hệ bác ái giữa các cá nhân, nhóm và các quốc gia, trên và vượt ra ngoài các dị biệt dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Trong khi cung cấp sự phục vụ này cho tất cả mọi người, Giáo Hội mở ra cho sự hợp tác với tất cả các thành phần của xã hội, đặc biệt là với đại diện của các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội chưa có sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, cũng như với đại diện của các tôn giáo ngoài Kitô giáo, trên hết với đại diện của các tôn giáo truyền thống và của Hồi giáo.
Trong chân trời Giáo Hội này, Khoá họp đặc biệt lần thứ hai cho châu Phi tập trung vào chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Đây là các vấn đề quan trọng đối với thế giới nói chung, nhưng chúng có sự cấp bách đặc biệt ở châu Phi. Chúng ta cần nhớ lại các căng thẳng, hành vi bạo lực, các chiến tranh, sự bất công và lạm dụng đủ loại, cũ và mới, diễn ra trong năm nay. Chủ đề chính là hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân. Tuy nhiên, một Giáo hội hòa giải với chính mình và giữa các thành viên với nhau, có thể trở thành một dấu chỉ sứ ngôn của sự hòa giải trong xã hội, trong mỗi quốc gia nói riêng và cả châu lục nói chung.
Thánh Phaolô đã viết: "Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải" (2 Cr 5,18). Nền tảng của sự hòa giải này được tìm thấy trong chính bản chất của Giáo Hội, vốn “trong Chúa Kitô là một bí tích hoặc dấu chỉ, và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại" (Hiến chế Lumen Gentium, 1). Theo Khoá họp này, Giáo Hội tại Châu Phi được kêu gọi cổ vũ hòa bình và công lý. ‘Cửa Ra Đi Không Trở Lại’, cũng như ‘Cửa Tha Thứ’, nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ này, và thúc đẩy chúng ta chống lại mọi hình thức của chế độ nô lệ.
(nói bằng tiếng Bồ Đào Nha)
Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của của hòa bình! Hòa bình là một trong những tài sản lớn nhất của chúng ta! Để đạt được hòa bình, chúng ta cần phải có lòng can đảm và sự hòa giải, được sinh ra từ sự tha thứ, ý muốn sống như mọi người, chia sẻ một tầm nhìn tương lai và kiên trì khắc phục khó khăn. Nam giới và nữ giới, sau khi hoà giải với nhau, sống thanh bình với Chúa và với tha nhân, có thể làm việc cho công lý lớn hơn trong xã hội. Chúng ta đừng quên Tin Mừng dạy rằng công lý có nghĩa trên tất cả là làm theo ý Chúa. Điều cơ bản này sinh ra vô số sáng kiến nhằm cổ vũ công lý ở châu Phi và phúc lợi của mọi dân tộc của châu Phi, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất và những người cần có việc làm, trường học và bệnh viện.
Hỡi Châu Phi, vùng đất của một Lễ Hiện Xuống Mới, hãy đặt niềm tin vào Chúa! Được thúc đẩy bởi Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh, hãy trở thành một đại gia đình của Thiên Chúa, hãy hào phóng với tất cả con trai và con gái của mình, là tác nhân của sự hòa giải, hòa bình và công lý! Hỡi Châu Phi, Tin Mừng cho Giáo Hội, hãy trở thành Tin Mừng cho toàn thế giới!
Xin cám ơn quý khách và anh chị em! (Zenit.org 19-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Peru: ‘Thanh niên không biên giới' (JSF) mừng 36 năm truyền giáo
Phạm Kim An
09:30 20/11/2011
Peru: ‘Thanh niên không biên giới' (JSF) mừng 36 năm truyền giáo
Lima - Ngày 3-12, lễ Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ Truyền giáo, nhóm "Thanh niên không biên giới" (JSF) ở Peru sẽ kỷ niệm 36 năm ngày họ cam kết làm giới trẻ mục vụ, vốn được tài trợ bởi các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng ở Peru, nhất là Hội Truyền bá đức tin.
Mục tiêu chính của ‘Thanh niên không biên giới' (JSF, từ viết tắt trong tiếng Tây Ban Nha) là "khuyến khích hàng ngàn thanh niên Peru tiếp tục trên con đường truyền giáo này, mời gọi các bạn trẻ hãy yêu mến Chúa Kitô trẻ trung, vì Ngài kêu gọi họ đi theo Ngài”. Đó là lý do tại sao năm nay lời mời đã được mở rộng đến một số lượng lớn các bạn trẻ tuổi, càng nhiều càng tốt, cung cấp sứ điệp cứu rỗi "Chúa Kitô yêu thương chúng ta", như các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng ở Peru nói với hãng tin Fides.
Phong trào này được thành lập bởi Đức Giám mục Felipe María Zalba Elizalde, Dòng Đa Minh (OP), Giám mục giáo phận Chuquibamba, đã qua đời năm 1999, khi Ngài làm Giám đốc quốc gia của các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng. Ngày 3-12-1975, Khoá linh hoạt truyền giáo đầu tiên (CUAM) đã được tổ chức cho những người trẻ tuổi trong tòa nhà do các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng cung cấp. Kể từ đó, công việc truyền giáo của ‘Thanh niên không biên giới' (JSF) đã không dừng lại. Peru là quốc gia đầu tiên có đoàn ‘Thanh niên không biên giới', sau đó là Ecuador. Hiện nay, ‘Thanh niên không biên giới' cũng có mặt ở Paraguay, Bolivia và Canada. (Agenzia Fides 19-11-2011)
Phạm Kim An
Lima - Ngày 3-12, lễ Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ Truyền giáo, nhóm "Thanh niên không biên giới" (JSF) ở Peru sẽ kỷ niệm 36 năm ngày họ cam kết làm giới trẻ mục vụ, vốn được tài trợ bởi các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng ở Peru, nhất là Hội Truyền bá đức tin.
Mục tiêu chính của ‘Thanh niên không biên giới' (JSF, từ viết tắt trong tiếng Tây Ban Nha) là "khuyến khích hàng ngàn thanh niên Peru tiếp tục trên con đường truyền giáo này, mời gọi các bạn trẻ hãy yêu mến Chúa Kitô trẻ trung, vì Ngài kêu gọi họ đi theo Ngài”. Đó là lý do tại sao năm nay lời mời đã được mở rộng đến một số lượng lớn các bạn trẻ tuổi, càng nhiều càng tốt, cung cấp sứ điệp cứu rỗi "Chúa Kitô yêu thương chúng ta", như các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng ở Peru nói với hãng tin Fides.
Phong trào này được thành lập bởi Đức Giám mục Felipe María Zalba Elizalde, Dòng Đa Minh (OP), Giám mục giáo phận Chuquibamba, đã qua đời năm 1999, khi Ngài làm Giám đốc quốc gia của các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng. Ngày 3-12-1975, Khoá linh hoạt truyền giáo đầu tiên (CUAM) đã được tổ chức cho những người trẻ tuổi trong tòa nhà do các Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng cung cấp. Kể từ đó, công việc truyền giáo của ‘Thanh niên không biên giới' (JSF) đã không dừng lại. Peru là quốc gia đầu tiên có đoàn ‘Thanh niên không biên giới', sau đó là Ecuador. Hiện nay, ‘Thanh niên không biên giới' cũng có mặt ở Paraguay, Bolivia và Canada. (Agenzia Fides 19-11-2011)
Phạm Kim An
ĐTC Biển Đức XVI đã kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm mục Benin bên Phi châu
LM Trần Đức Anh OP
10:36 20/11/2011
BENIN - ĐTC Biển Đức 16 đã kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm mục vụ thứ 22 tại hải ngoại, tức là 3 ngày tại cộng hòa Benin bên Phi châu, từ 18 đến 20-11-2011, với việc công bố Tông Huấn hậu Thượng HĐGM Phi châu, đề ra những đường hướng mục vụ và truyền giáo cho Giáo Hội tại đại lục này.
Hoạt động chót trong ngày thứ bẩy 19-11-2011
Thứ bẩy là ngày bận rộn nhất trong chuyến viếng thăm của ĐTC tại Benin: ban sáng ngài gặp gỡ chính phủ, viếng đại chủng viện tại thành phố Ouidah và mộ của Đức Cố HY Gantin, viếng Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễn cách đó 5 cây số và ký Tông huấn Africae Munus, Cam Kết của Phi châu. Ban chiều, tại thành phố Cotonou, ĐTC đã viếng Trung tâm ”Hòa bình và vui mừng” do các nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêxa đảm trách, rồi gặp gỡ hàng trăm trẻ em nghèo và giáo dân xứ thánh Rita cạnh đó.
Hoạt động cuối cùng của ngài trong ngày diễn ra lúc gần 7 giờ tối tại Tòa sứ Thần Tòa Thánh với cuộc gặp gỡ 14 GM thuộc 10 giáo phận toàn nước Benin, kể cả 3 vị đang nghỉ hưu. Hiện diện trong biến cố này còn có các HY GM thuộc đoàn tùy tùng.
Trong cuộc gặp gỡ ngắn, sau lời chào mừng của Đức TGM sở tại, Antoine Ganyé, cũng là Chủ tịch HĐGM Benin, ĐTC mời gọi toàn thể Giáo Hội tại Benin hăng say tham gia vào công cuộc truyền giáo cho những người chưa biết Tin Mừng của Chúa. Để được vậy, mọi thành phần dân Chúa cần đoàn kết với nhau, và các GM cần tăng cường việc đào tạo LM.
ĐTC mở đầu bài huấn dụ với việc nhắc đến công trình 150 năm truyền giáo tại Benin và hiệp với Giáo Hội tại nước này, ngài cảm tạ Thiên Chúa, ghi ơn các thừa sai và bao nhiêu GM, LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân đã góp phần vào công trình này. Ngài nói:
”Việc mừng kỷ niệm này phải là một cơ hội canh tân sâu rộng về tinh thần cho các cộng đoàn của anh em và mỗi phần tử. Trong tư cách là chủ chăn của Dân Chúa, anh em có nhiệm vụ phân định bối cảnh thực tại dưới ánh sáng Lời Chúa. Năm Đức Tin mà tôi đã muốn công bố nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, chắc chắn sẽ là cơ hội thích hợp để giúp các tín hữu tái khám phá và đào sâu niềm tin của họ nơi Chúa Cứu Thế. Thực vậy, từ 150 năm nay, nhiều người nam nữ đã có can đảm cho đi tất cả để phục vụ Tin Mừng, chính vì họ đã chấp nhận đặt Chúa Kitô ở trung tâm cuộc sống của mình. Ngày nay, cùng một hành trình đó cũng phải ở trung tâm đời sống của toàn thể Giáo Hội. Chính tôn nhan Chúa Kitô bị đóng đinh và vinh hiển phải hướng dẫn tất cả chúng ta, để làm chứng về tình thương của Chúa cho thế giới. Thái độ này đòi phải liên tục hoán cải, hầu mang lại một sức mạnh mới cho chiều kích ngôn sứ trong việc rao giảng của chúng ta. Những ai đã nhận sứ vụ hướng dẫn Dân Chúa, thì có nhiệm vụ khơi dậy sức mạnh ấy và giúp nhận ra những dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi tâm hồn con người và qua các biến cố. Ước gì tất cả các tín hữu gặp gỡ Chúa Kitô, trong tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn, để trở thành những sứ giả của Chúa! Cuộc gặp gỡ này phải bén rễ vững chắc trong việc đón nhận và suy niệm Lời Chúa. Thực vậy, Kinh Thánh phải chiếm chỗ đứng trung tâm trong đời sống Giáo Hội và của mỗi Kitô hữu. Vì thế, tôi khuyến khích anh em làm sao để việc tái khám phá Kinh Thánh trở thành một nguồn mạch canh tân liên tục, để Lời Chúa thống nhất cuộc sống hằng ngày của các tín hữu và luôn luôn ở trung tâm mọi hoạt động của Giáo Hội.
ĐTC nói thêm rằng: ”Giáo Hội không thể giữ Lời Chúa cho mình, Giáo Hội được mời gọi loan báo Lời Chúa cho thế giới. Năm kỷ niệm 150 năm truyền giáo hiện nay phải là một cơ hội đặc biệt cho Giáo Hội tại Benin gia tăng ý thức truyền giáo của mình. Lòng nhiệt thành tông đồ linh hoạt mọi tín hữu như thế xuất phát trực tiếp từ phép rửa tội mà họ đã lãnh nhân, và họ không thể trốn tránh trách nhiệm tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài ở mọi nơi và trong đời sống thường nhật của họ. Các GM và các LM được mời gọi khơi dậy ý thức ấy trong các gia đình, giáo xứ, các cộng đoàn và các phong trào của Giáo Hội. Một lần nữa, tôi muốn đề cao với lòng ngưỡng mộ vai trò của các giáo lý viên đang hoạt động truyền giáo trong các giáo phận của anh em.
Đàng khác, như tôi đã nhấn mạnh trong Tông Huấn hậu Thượng HĐGM Verbum Domini, Lời Chúa, ”Giáo Hội không thể chỉ iới hạn vào việc mục vụ bảo tồn những người đã biết Tin Mừng của Chúa Kitô. Đà hăng say truyền giáo là một dấu chỉ rõ ràng chứng tỏ sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội” (n.95). Giáo Hội phải đi tới với mọi người. Và tôi khuyến khích anh em hãy tiếp tục nỗ lực chia sẻ nhân sự truyền giáo với những giáo phận thiếu thốn nhất, dù là ở trong nước hay ở các nước khác ở Phi châu hoặc ở các đại lục xa xăm. Anh em đừng sợ khơi dậy ơn gọi thừa sai nơi các LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân!
ĐTC cũng nhấn mạnh điều này là ”Để thế gian tin nơi Lời mà Giáo Hội loan báo, một điều không thể thiếu được, đó là các môn đệ của Chúa Kitô phải hiệp nhất với nhau (Xc Ga 17,21). Là những vị hướng dẫn và là mục tử dân Chúa, anh em được kêu gọi ý thức mạnh mẽ về tình huynh đệ do bí tích liên kết anh em với nhau và về sứ mạng duy nhất được ủy thác cho anh em, để anh em thực sự là những dấu chỉ và là những người thăng tiến sự hiệp nhất trong các giáo phận của anh em.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các GM Benin hãy lắng nghe, quan tâm đến các LM trong tình phụ tử, giúp đỡ các LM và giáo dân tái khám phá vẻ đẹp của chức linh mục, hết sức quan tâm đến việc đào tạo linh mục như một ưu tiên mục vụ, chọn lựa kỹ lưỡng các vị đào tạo tại chủng viện.
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã cùng các GM dùng bữa tối tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Thánh lễ bế mạc
Chúa nhật 20-11-2011, là cao điểm và là một trong những mục tiêu chính trong chuyến viếng thăm của ĐTC: đó là thánh lễ ngài cử hành tại Sân vận Động thân hữu tại Cotonou với nghi thức trao Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Phi châu. Đây cũng là thánh lễ duy nhất ngài cử hành cho các tín hữu trong chuyến viếng thăm dài 46 giờ.
Lúc 8 giờ 15, ĐTC đã dùng xe bọc kính để tới Sân vận động. Dọc đường 7 cây số, cũng có rất nhiều tín hữu và dân chúng đứng hai bên đường để chào mừng ngài, giống như hai ngày trước đó.
Đến Sân vận động vào lúc quá 8 giờ rưỡi, ĐTC đã đi vòng quanh thao trường để chào thăm hàng trăm ngàn tín hữu ngồi đầy các hàng ghế xung quanh và ở khu giữa sân vận động. Ngoài các tín hữu Benin, còn có các tín hữu đến từ các nước láng giềng như Nigeria, Togo, Ghana, Burkina Faso. Đặc biệt tổng thống Boni Yayi và phu nhân cũng tham dự thánh lễ như trong nhiều sinh hoạt của ĐTC trong những ngày trước đó.
Đồng tế với ĐTC có 180 HY và GM Phi châu, 1.500 linh mục, trong thánh lễ mừng kính Chúa Kitô, Vua vũ trụ.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng của ngày lễ, nói về cuộc phán xét chung, và ngài nhắc đến dịp kỷ niệm 150 năm truyền giáo tại Benin để mời gọi các tín hữu hăng say thông truyền Tin Mừng của Chúa cho tha nhân. ĐTC nói:
”Tin mừng chúng ta vừa nghe nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu, Con Người, vị thẩm phán chung kết về đời sống chúng ta, đã muốn mặc lấy khuôn mặt của những người đói khát, người ngoại kiều, những người trần trụi, bệnh nhân hoặc tù nhân, tóm lại là tất cả những người đau khổ và bị gạt ra ngoài lề; vì thế thái độ của chúng ta đối với họ sẽ được coi là thái độ của chúng ta đối với chính Chúa Giêsu. Chúng ta đừng coi đoạn Tin Mừng này như một công thức văn chương, một hình ảnh mà thôi! Trọn cuộc sống của Chúa Giêsu chứng tỏ điều đó. Ngài, tuy là Con Thiên Chúa, nhưng đã làm người, đã chia sẻ cuộc sống của chúng ta, cho đến những chi tiết cụ thể nhất, trở nên người đầy tớ của người anh em bé nhỏ nhất. Chúa không có nơi tựa đầu, và bị kết án tử hình trên thập giá. Đó là vị Vua mà chúng ta mừng kính!
Chắc chắn điều này có thể làm cho chúng ta ngỡ ngàng! Ngày nay cũng như cách đây 2 ngàn năm, vốn quen nhìn các dấu chỉ vương quyền trong sự thành công, quyền năng, tiền bạc, hoặc trong quyền bính, chúng ta khó có thể chấp nhận một vị vua như thế, một vị vua trở thành người đầy tớ của những người bé nhỏ, khiêm hạ nhất, một vị vua với ngai vàng là một cây thập giá. Nhưng, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng, Vinh quang của Chúa Kitô được biểu lộ qua điều ấy: chính trong cuộc sống trần thế khiêm hạ mà Ngài được quyền phán xét thế giới. Đối với Chúa, cai trị là phục vụ! Và đó là điều Chúa yêu cầu chúng ta là bước theo Ngài trên con đường ấy, con đường phục vụ, quan tâm đến tiếng kêu của người nghèo, người yếu thế, người bị gạt ra ngoài lề. Tín hữu đã chịu phép rửa biết rằng quyết định theo Chúa Kitô có thể làm cho họ phải hy sinh nhiều, đôi khi phải hy sinh cả mạnh sống. Nhưng như thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và lôi kéo chúng ta theo Ngài trong sự sống lại. Chúa dẫn chúng ta vào một thế giới mới, một thế giới tự do và hạnh phúc. Ngài nay, vẫn con bao nhiêu ràng buộc với thế giới cũ, bao nhiêu sợ hãi cầm tù chúng ta và ngăn cản chúng ta sống tự do và vui tươi. Chúng ta hãy để cho Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi thế giới cũ! Niềm tin của chúng ta nơi Chúa, Đấng đã chiến thắng mọi sợ hãi của chúng ta, mọi lầm than của chúng ta, làm cho chúng ta bước vào một thế giới mới, một thế giới trong đó công lý và sự thật không phải là những lời nói xuông, một thế giới tự do nội tâm và an bình với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Đó chính là món quà mà Thiên Chúa tặng chúng ta trong phép rửa tội!
ĐTC cũng nhận xét rằng: ”đoạn Tin Mừng về việc phán xét chung này thực là một lời hy vọng, vì Vua Vũ Trụ đã trở nên rất gần gũi chúng ta, trở nên người đầy tớ của những người bé nhỏ, khiêm hạ nhất. Và tôi muốn thân ái ngỏ lời với tất cả những người đang chịu đau khổ, các bệnh nhân, và những người bị bệnh Sida hoặc các bệnh khác, tất cả những bị xã hội lãng quên. Anh chị em hãy can đảm! Giáo Hoàng gần gũi với anh chị em trong kinh nguyện và nhớ đến anh chị em! Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu đã muốn chia sẻ đau khổ của anh chị em và nhìn nhận anh chị em là anh chị em của Ngài, để giải thoát khỏi mọi sự ác, khỏi mọi đau khổ! Mỗi bệnh nhân, mỗi người nghèo đều đáng được chúng ta tôn trọng và yêu thương, vì qua Ngài, Thiên Chúa chỉ cho chúng ta con đường tiến về trời.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nhắc đến dịp mừng 150 năm truyền giáo tại Phi châu và nhắn nhủ rằng:
”Anh chị em thân mến, tất cả những người đã nhận lãnh hồng ân đức tin tuyệt vời, hồng ân gặp gỡ với Chúa phục sinh, cũng cảm thấy cần phải loan báo Ngài cho tha nhân. Giáo Hội hiện hữu là để loan báo Tin Mừng ấy! Và nghĩa vụ này ngày càng cấp thiết! Sau 150 năm, nhiều người vẫn chưa được nghe sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô! Cũng có nhiều người kháng cự, không mở cửa tâm hồn cho Lời Chúa! Nhiều người có đức tin yếu đuối và tâm thức, thói quen và lối sống của họ cố tình không biết đến thực tại Tin Mừng, nghĩ rằng sự tìm kiếm cuộc sống sung túc ích kỷ, kiếm tiền dễ dàng, tìm kiếm quyền hành là mục đích tối hậu của đời người. Anh chị em hãy hăng hái trở thành những chứng nhân nhiệt thành của đức tin mà anh chị em đã nhận lãnh! Hãy làm cho tôn nhan yêu thương của Chúa Cứu Thế được rạng ngời ở mọi nơi, đặc biệt là trước các bạn trẻ đang tìm kiếm lý do của cuộc sống và hy vọng trong một thế giới khó khăn!
”Giáo Hội tại Benin đã nhận lãnh nhiều từ các thừa sai: nay đến lượt Giáo Hội này phải mang Tin Mừng hy vọng cho những dân tộc chưa biết oặc không còn nhận biết Chúa Giêsu nữa. Anh chị em thân mến, tôi mời gọi anh chị em hãy quan tâm đến việc rao giảng Tin Mừng tại đất nước anh chị em và nơi các dân tộc Phi châu cũng như toàn thế giới. Thượng HĐGM Phi châu mới đây tha thiết nhắc nhở rằng: Kitô hữu, là người hy vọng, không thể không quan tâm đến các anh chị em mình, vì làm như thế là điều hoàn toàn trái ngược với thái độ của Chúa Giêsu. Kitô hữu là người kiến tạo tình hiệp thông, an bình và liên đới, không biết mệt mỏi, đây là những hồng ân mà chính Chúa Kitô đã ban cho chúng ta. Khi trung thành với Chúa, chúng ta cộng tác vào việc thực hiện kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại”.
Phần dâng lễ có sắc thái đặc biệt địa phương: một toán em bé đã trình diễn các vũ điệu giữa tiếng hát và tiếng trống, hướng dẫn một toán tín hữu trong y phục truyền thống, tiến lên bàn thờ dâng lễ vật bánh rượu và một số sản phẩm địa phương lên ĐTC:
Công bố Tông Huấn
Cuối thánh lễ, Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới đã cám ơn ĐTC, và giới thiệu Tông Huấn, có chứa đựng những suy tư phong phú của các nghị phụ trong Công nghị GM Phi châu cách đây 2 năm.
Về phần ĐTC, lên tiếng trong dịp này, ngài cám ơn tất cả các nghị phụ đã góp phần vào Thượng HĐGM Phi châu cũng như Đức cha Tổng thư ký Eterovic. Ngài nói: ”Sau khi ký Tông Huấn Africae Munus ngày hôm qua, nay tôi có thể trao cho tất cả các Giáo Hội địa phương, qua trung gian anh em là các vị Chủ tịch HĐGM Phi châu, các HĐGM quốc gia và miền, các vị Chủ tịch Công nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Sau khi nhận văn kiện này, bắt đầu giai đoạn hấp thụ và áp dụng các dữ kiện thần học, giáo hội học, tu đức và mục vụ chứa đựng trong Tông Huấn này. Văn kiện muốn thăng tiến, khích lệ và củng cố các sáng kiến ở các địa phương, và cũng muốn gợi hứng các sáng kiến khác cho Giáo Hội Công Giáo tại Phi châu.
Hơn 60 vị Chủ tịch các HĐGM đã lần lượt tiến lên trước mặt ĐTC để nhận văn bản Tông Huấn.
Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ rưỡi trưa với Kinh Truyền Tin. Trong bài huấn dụ ngắn trước đó, ĐTC cho biết ngài phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria giai đoạn mới đang mở ra cho Giáo Hội tại Phi châu, xin Mẹ tháp tùng tương lai công cuộc truyền giảng Tin Mừng của toàn thể Phi châu và nhất là tại đất nước Benin này. Xin Mẹ giúp chúng ta đáp lại sứ mạng mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta ngày hôm nay.
ĐTC nói thêm rằng: ”Dưới chân Thánh giá, hiệp với Chúa Con chịu đóng đanh, Mẹ là Mẹ hy vọng. Niềm hy vọng này giúp chúng ta đảm nhận công tác thường nhất với sức mạnh thông truyền chân lý được Chúa Giêsu biểu lộ. Anh chị em thân mến ở Phi châu, là phần đất đã đón nhận Thánh Gia đến tá túc, anh chị em hãy tiếp tục vun trồng các giá trị gia đình Kitô. Trong khi bao nhiêu gia đình bị chia rẽ, phải lưu vong, chịu đau thương vì những cuộc xung đột vô tận, anh chị em hãy trở thành những người kiến tạo hòa giải và hy vọng. Với Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ của Lời Kinh Magnificat, anh chị em luôn luôn có thể ở lại trong vui mừng. Ước gì niềm vui này ở trung tâm gia đình và đất nước anh chị em!
Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC còn làm phép viên đá đầu tiên để xây một nhà của các nữ tu Tiểu muội người nghèo trong giáo phận thủ đô Porto Novo của Benin.
Sau đó, ĐTC đã về Tòa Sứ Thần để dùng bữa trưa với 15 vị HY, GM thuộc Hội đồng Thượng HĐGM Phi châu và các vị trong đoàn tùy tùng, trong số này có 4 vị người Phi châu.
Ban chiều, lúc gần 4 giờ, ĐTC đã ra phi trường quốc tế ĐHY Bernardin Gantin, chỉ cách tòa Sứ Thần 1 cây số, để đáp máy bay trở về Roma.
Hoạt động chót trong ngày thứ bẩy 19-11-2011
Hoạt động cuối cùng của ngài trong ngày diễn ra lúc gần 7 giờ tối tại Tòa sứ Thần Tòa Thánh với cuộc gặp gỡ 14 GM thuộc 10 giáo phận toàn nước Benin, kể cả 3 vị đang nghỉ hưu. Hiện diện trong biến cố này còn có các HY GM thuộc đoàn tùy tùng.
Trong cuộc gặp gỡ ngắn, sau lời chào mừng của Đức TGM sở tại, Antoine Ganyé, cũng là Chủ tịch HĐGM Benin, ĐTC mời gọi toàn thể Giáo Hội tại Benin hăng say tham gia vào công cuộc truyền giáo cho những người chưa biết Tin Mừng của Chúa. Để được vậy, mọi thành phần dân Chúa cần đoàn kết với nhau, và các GM cần tăng cường việc đào tạo LM.
ĐTC mở đầu bài huấn dụ với việc nhắc đến công trình 150 năm truyền giáo tại Benin và hiệp với Giáo Hội tại nước này, ngài cảm tạ Thiên Chúa, ghi ơn các thừa sai và bao nhiêu GM, LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân đã góp phần vào công trình này. Ngài nói:
”Việc mừng kỷ niệm này phải là một cơ hội canh tân sâu rộng về tinh thần cho các cộng đoàn của anh em và mỗi phần tử. Trong tư cách là chủ chăn của Dân Chúa, anh em có nhiệm vụ phân định bối cảnh thực tại dưới ánh sáng Lời Chúa. Năm Đức Tin mà tôi đã muốn công bố nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, chắc chắn sẽ là cơ hội thích hợp để giúp các tín hữu tái khám phá và đào sâu niềm tin của họ nơi Chúa Cứu Thế. Thực vậy, từ 150 năm nay, nhiều người nam nữ đã có can đảm cho đi tất cả để phục vụ Tin Mừng, chính vì họ đã chấp nhận đặt Chúa Kitô ở trung tâm cuộc sống của mình. Ngày nay, cùng một hành trình đó cũng phải ở trung tâm đời sống của toàn thể Giáo Hội. Chính tôn nhan Chúa Kitô bị đóng đinh và vinh hiển phải hướng dẫn tất cả chúng ta, để làm chứng về tình thương của Chúa cho thế giới. Thái độ này đòi phải liên tục hoán cải, hầu mang lại một sức mạnh mới cho chiều kích ngôn sứ trong việc rao giảng của chúng ta. Những ai đã nhận sứ vụ hướng dẫn Dân Chúa, thì có nhiệm vụ khơi dậy sức mạnh ấy và giúp nhận ra những dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi tâm hồn con người và qua các biến cố. Ước gì tất cả các tín hữu gặp gỡ Chúa Kitô, trong tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn, để trở thành những sứ giả của Chúa! Cuộc gặp gỡ này phải bén rễ vững chắc trong việc đón nhận và suy niệm Lời Chúa. Thực vậy, Kinh Thánh phải chiếm chỗ đứng trung tâm trong đời sống Giáo Hội và của mỗi Kitô hữu. Vì thế, tôi khuyến khích anh em làm sao để việc tái khám phá Kinh Thánh trở thành một nguồn mạch canh tân liên tục, để Lời Chúa thống nhất cuộc sống hằng ngày của các tín hữu và luôn luôn ở trung tâm mọi hoạt động của Giáo Hội.
ĐTC nói thêm rằng: ”Giáo Hội không thể giữ Lời Chúa cho mình, Giáo Hội được mời gọi loan báo Lời Chúa cho thế giới. Năm kỷ niệm 150 năm truyền giáo hiện nay phải là một cơ hội đặc biệt cho Giáo Hội tại Benin gia tăng ý thức truyền giáo của mình. Lòng nhiệt thành tông đồ linh hoạt mọi tín hữu như thế xuất phát trực tiếp từ phép rửa tội mà họ đã lãnh nhân, và họ không thể trốn tránh trách nhiệm tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài ở mọi nơi và trong đời sống thường nhật của họ. Các GM và các LM được mời gọi khơi dậy ý thức ấy trong các gia đình, giáo xứ, các cộng đoàn và các phong trào của Giáo Hội. Một lần nữa, tôi muốn đề cao với lòng ngưỡng mộ vai trò của các giáo lý viên đang hoạt động truyền giáo trong các giáo phận của anh em.
Đàng khác, như tôi đã nhấn mạnh trong Tông Huấn hậu Thượng HĐGM Verbum Domini, Lời Chúa, ”Giáo Hội không thể chỉ iới hạn vào việc mục vụ bảo tồn những người đã biết Tin Mừng của Chúa Kitô. Đà hăng say truyền giáo là một dấu chỉ rõ ràng chứng tỏ sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội” (n.95). Giáo Hội phải đi tới với mọi người. Và tôi khuyến khích anh em hãy tiếp tục nỗ lực chia sẻ nhân sự truyền giáo với những giáo phận thiếu thốn nhất, dù là ở trong nước hay ở các nước khác ở Phi châu hoặc ở các đại lục xa xăm. Anh em đừng sợ khơi dậy ơn gọi thừa sai nơi các LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân!
ĐTC cũng nhấn mạnh điều này là ”Để thế gian tin nơi Lời mà Giáo Hội loan báo, một điều không thể thiếu được, đó là các môn đệ của Chúa Kitô phải hiệp nhất với nhau (Xc Ga 17,21). Là những vị hướng dẫn và là mục tử dân Chúa, anh em được kêu gọi ý thức mạnh mẽ về tình huynh đệ do bí tích liên kết anh em với nhau và về sứ mạng duy nhất được ủy thác cho anh em, để anh em thực sự là những dấu chỉ và là những người thăng tiến sự hiệp nhất trong các giáo phận của anh em.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các GM Benin hãy lắng nghe, quan tâm đến các LM trong tình phụ tử, giúp đỡ các LM và giáo dân tái khám phá vẻ đẹp của chức linh mục, hết sức quan tâm đến việc đào tạo linh mục như một ưu tiên mục vụ, chọn lựa kỹ lưỡng các vị đào tạo tại chủng viện.
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã cùng các GM dùng bữa tối tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Thánh lễ bế mạc
Chúa nhật 20-11-2011, là cao điểm và là một trong những mục tiêu chính trong chuyến viếng thăm của ĐTC: đó là thánh lễ ngài cử hành tại Sân vận Động thân hữu tại Cotonou với nghi thức trao Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Phi châu. Đây cũng là thánh lễ duy nhất ngài cử hành cho các tín hữu trong chuyến viếng thăm dài 46 giờ.
Lúc 8 giờ 15, ĐTC đã dùng xe bọc kính để tới Sân vận động. Dọc đường 7 cây số, cũng có rất nhiều tín hữu và dân chúng đứng hai bên đường để chào mừng ngài, giống như hai ngày trước đó.
Đến Sân vận động vào lúc quá 8 giờ rưỡi, ĐTC đã đi vòng quanh thao trường để chào thăm hàng trăm ngàn tín hữu ngồi đầy các hàng ghế xung quanh và ở khu giữa sân vận động. Ngoài các tín hữu Benin, còn có các tín hữu đến từ các nước láng giềng như Nigeria, Togo, Ghana, Burkina Faso. Đặc biệt tổng thống Boni Yayi và phu nhân cũng tham dự thánh lễ như trong nhiều sinh hoạt của ĐTC trong những ngày trước đó.
Đồng tế với ĐTC có 180 HY và GM Phi châu, 1.500 linh mục, trong thánh lễ mừng kính Chúa Kitô, Vua vũ trụ.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng của ngày lễ, nói về cuộc phán xét chung, và ngài nhắc đến dịp kỷ niệm 150 năm truyền giáo tại Benin để mời gọi các tín hữu hăng say thông truyền Tin Mừng của Chúa cho tha nhân. ĐTC nói:
”Tin mừng chúng ta vừa nghe nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu, Con Người, vị thẩm phán chung kết về đời sống chúng ta, đã muốn mặc lấy khuôn mặt của những người đói khát, người ngoại kiều, những người trần trụi, bệnh nhân hoặc tù nhân, tóm lại là tất cả những người đau khổ và bị gạt ra ngoài lề; vì thế thái độ của chúng ta đối với họ sẽ được coi là thái độ của chúng ta đối với chính Chúa Giêsu. Chúng ta đừng coi đoạn Tin Mừng này như một công thức văn chương, một hình ảnh mà thôi! Trọn cuộc sống của Chúa Giêsu chứng tỏ điều đó. Ngài, tuy là Con Thiên Chúa, nhưng đã làm người, đã chia sẻ cuộc sống của chúng ta, cho đến những chi tiết cụ thể nhất, trở nên người đầy tớ của người anh em bé nhỏ nhất. Chúa không có nơi tựa đầu, và bị kết án tử hình trên thập giá. Đó là vị Vua mà chúng ta mừng kính!
Chắc chắn điều này có thể làm cho chúng ta ngỡ ngàng! Ngày nay cũng như cách đây 2 ngàn năm, vốn quen nhìn các dấu chỉ vương quyền trong sự thành công, quyền năng, tiền bạc, hoặc trong quyền bính, chúng ta khó có thể chấp nhận một vị vua như thế, một vị vua trở thành người đầy tớ của những người bé nhỏ, khiêm hạ nhất, một vị vua với ngai vàng là một cây thập giá. Nhưng, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng, Vinh quang của Chúa Kitô được biểu lộ qua điều ấy: chính trong cuộc sống trần thế khiêm hạ mà Ngài được quyền phán xét thế giới. Đối với Chúa, cai trị là phục vụ! Và đó là điều Chúa yêu cầu chúng ta là bước theo Ngài trên con đường ấy, con đường phục vụ, quan tâm đến tiếng kêu của người nghèo, người yếu thế, người bị gạt ra ngoài lề. Tín hữu đã chịu phép rửa biết rằng quyết định theo Chúa Kitô có thể làm cho họ phải hy sinh nhiều, đôi khi phải hy sinh cả mạnh sống. Nhưng như thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta, Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và lôi kéo chúng ta theo Ngài trong sự sống lại. Chúa dẫn chúng ta vào một thế giới mới, một thế giới tự do và hạnh phúc. Ngài nay, vẫn con bao nhiêu ràng buộc với thế giới cũ, bao nhiêu sợ hãi cầm tù chúng ta và ngăn cản chúng ta sống tự do và vui tươi. Chúng ta hãy để cho Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi thế giới cũ! Niềm tin của chúng ta nơi Chúa, Đấng đã chiến thắng mọi sợ hãi của chúng ta, mọi lầm than của chúng ta, làm cho chúng ta bước vào một thế giới mới, một thế giới trong đó công lý và sự thật không phải là những lời nói xuông, một thế giới tự do nội tâm và an bình với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Đó chính là món quà mà Thiên Chúa tặng chúng ta trong phép rửa tội!
ĐTC cũng nhận xét rằng: ”đoạn Tin Mừng về việc phán xét chung này thực là một lời hy vọng, vì Vua Vũ Trụ đã trở nên rất gần gũi chúng ta, trở nên người đầy tớ của những người bé nhỏ, khiêm hạ nhất. Và tôi muốn thân ái ngỏ lời với tất cả những người đang chịu đau khổ, các bệnh nhân, và những người bị bệnh Sida hoặc các bệnh khác, tất cả những bị xã hội lãng quên. Anh chị em hãy can đảm! Giáo Hoàng gần gũi với anh chị em trong kinh nguyện và nhớ đến anh chị em! Hãy can đảm lên! Chúa Giêsu đã muốn chia sẻ đau khổ của anh chị em và nhìn nhận anh chị em là anh chị em của Ngài, để giải thoát khỏi mọi sự ác, khỏi mọi đau khổ! Mỗi bệnh nhân, mỗi người nghèo đều đáng được chúng ta tôn trọng và yêu thương, vì qua Ngài, Thiên Chúa chỉ cho chúng ta con đường tiến về trời.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC nhắc đến dịp mừng 150 năm truyền giáo tại Phi châu và nhắn nhủ rằng:
”Anh chị em thân mến, tất cả những người đã nhận lãnh hồng ân đức tin tuyệt vời, hồng ân gặp gỡ với Chúa phục sinh, cũng cảm thấy cần phải loan báo Ngài cho tha nhân. Giáo Hội hiện hữu là để loan báo Tin Mừng ấy! Và nghĩa vụ này ngày càng cấp thiết! Sau 150 năm, nhiều người vẫn chưa được nghe sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô! Cũng có nhiều người kháng cự, không mở cửa tâm hồn cho Lời Chúa! Nhiều người có đức tin yếu đuối và tâm thức, thói quen và lối sống của họ cố tình không biết đến thực tại Tin Mừng, nghĩ rằng sự tìm kiếm cuộc sống sung túc ích kỷ, kiếm tiền dễ dàng, tìm kiếm quyền hành là mục đích tối hậu của đời người. Anh chị em hãy hăng hái trở thành những chứng nhân nhiệt thành của đức tin mà anh chị em đã nhận lãnh! Hãy làm cho tôn nhan yêu thương của Chúa Cứu Thế được rạng ngời ở mọi nơi, đặc biệt là trước các bạn trẻ đang tìm kiếm lý do của cuộc sống và hy vọng trong một thế giới khó khăn!
”Giáo Hội tại Benin đã nhận lãnh nhiều từ các thừa sai: nay đến lượt Giáo Hội này phải mang Tin Mừng hy vọng cho những dân tộc chưa biết oặc không còn nhận biết Chúa Giêsu nữa. Anh chị em thân mến, tôi mời gọi anh chị em hãy quan tâm đến việc rao giảng Tin Mừng tại đất nước anh chị em và nơi các dân tộc Phi châu cũng như toàn thế giới. Thượng HĐGM Phi châu mới đây tha thiết nhắc nhở rằng: Kitô hữu, là người hy vọng, không thể không quan tâm đến các anh chị em mình, vì làm như thế là điều hoàn toàn trái ngược với thái độ của Chúa Giêsu. Kitô hữu là người kiến tạo tình hiệp thông, an bình và liên đới, không biết mệt mỏi, đây là những hồng ân mà chính Chúa Kitô đã ban cho chúng ta. Khi trung thành với Chúa, chúng ta cộng tác vào việc thực hiện kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại”.
Phần dâng lễ có sắc thái đặc biệt địa phương: một toán em bé đã trình diễn các vũ điệu giữa tiếng hát và tiếng trống, hướng dẫn một toán tín hữu trong y phục truyền thống, tiến lên bàn thờ dâng lễ vật bánh rượu và một số sản phẩm địa phương lên ĐTC:
Công bố Tông Huấn
Cuối thánh lễ, Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới đã cám ơn ĐTC, và giới thiệu Tông Huấn, có chứa đựng những suy tư phong phú của các nghị phụ trong Công nghị GM Phi châu cách đây 2 năm.
Về phần ĐTC, lên tiếng trong dịp này, ngài cám ơn tất cả các nghị phụ đã góp phần vào Thượng HĐGM Phi châu cũng như Đức cha Tổng thư ký Eterovic. Ngài nói: ”Sau khi ký Tông Huấn Africae Munus ngày hôm qua, nay tôi có thể trao cho tất cả các Giáo Hội địa phương, qua trung gian anh em là các vị Chủ tịch HĐGM Phi châu, các HĐGM quốc gia và miền, các vị Chủ tịch Công nghị của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Sau khi nhận văn kiện này, bắt đầu giai đoạn hấp thụ và áp dụng các dữ kiện thần học, giáo hội học, tu đức và mục vụ chứa đựng trong Tông Huấn này. Văn kiện muốn thăng tiến, khích lệ và củng cố các sáng kiến ở các địa phương, và cũng muốn gợi hứng các sáng kiến khác cho Giáo Hội Công Giáo tại Phi châu.
Hơn 60 vị Chủ tịch các HĐGM đã lần lượt tiến lên trước mặt ĐTC để nhận văn bản Tông Huấn.
Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ rưỡi trưa với Kinh Truyền Tin. Trong bài huấn dụ ngắn trước đó, ĐTC cho biết ngài phó thác cho Đức Trinh Nữ Maria giai đoạn mới đang mở ra cho Giáo Hội tại Phi châu, xin Mẹ tháp tùng tương lai công cuộc truyền giảng Tin Mừng của toàn thể Phi châu và nhất là tại đất nước Benin này. Xin Mẹ giúp chúng ta đáp lại sứ mạng mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta ngày hôm nay.
ĐTC nói thêm rằng: ”Dưới chân Thánh giá, hiệp với Chúa Con chịu đóng đanh, Mẹ là Mẹ hy vọng. Niềm hy vọng này giúp chúng ta đảm nhận công tác thường nhất với sức mạnh thông truyền chân lý được Chúa Giêsu biểu lộ. Anh chị em thân mến ở Phi châu, là phần đất đã đón nhận Thánh Gia đến tá túc, anh chị em hãy tiếp tục vun trồng các giá trị gia đình Kitô. Trong khi bao nhiêu gia đình bị chia rẽ, phải lưu vong, chịu đau thương vì những cuộc xung đột vô tận, anh chị em hãy trở thành những người kiến tạo hòa giải và hy vọng. Với Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ của Lời Kinh Magnificat, anh chị em luôn luôn có thể ở lại trong vui mừng. Ước gì niềm vui này ở trung tâm gia đình và đất nước anh chị em!
Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC còn làm phép viên đá đầu tiên để xây một nhà của các nữ tu Tiểu muội người nghèo trong giáo phận thủ đô Porto Novo của Benin.
Sau đó, ĐTC đã về Tòa Sứ Thần để dùng bữa trưa với 15 vị HY, GM thuộc Hội đồng Thượng HĐGM Phi châu và các vị trong đoàn tùy tùng, trong số này có 4 vị người Phi châu.
Ban chiều, lúc gần 4 giờ, ĐTC đã ra phi trường quốc tế ĐHY Bernardin Gantin, chỉ cách tòa Sứ Thần 1 cây số, để đáp máy bay trở về Roma.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức cha Cao Đình Thuyên dâng thánh lễ tại nghĩa trang Giáo xứ Nghi Lộc
Nghi Lộc
09:08 20/11/2011
VINH - Tối ngày 19/11/2011, cộng đoàn giáo xứ Nghi Lộc-giáo phận Vinh lại một lần nữa trong tháng Linh Hồn cùng nhau quy tụ về nghĩa trang giáo xứ để cùng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn trong Giáo xứ đã qua đời.
Xem hình ảnh
Thánh lễ tại nghĩa trang giáo xứ Nghi Lộc tối nay thật đặc biệt và long trọng ,vì có sự hiện diện của Đức cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, đồng tế có cha quản xứ Jos. Nguyễn Đăng Điền và cha quê hương FX. Đinh Văn Quỳnh. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt mến trọng thể và linh thiêng. Mọi người cùng nhau quây quần bên lễ đài và phần mộ của người thân mình, là ông bà tổ tiên, cha mẹ, anh em , bạn hữu , thân bằng …của mình cùng nhau thắp lên những ngọn nến, những nén hương lòng để bày tỏ tâm tình thảo hiếu, cầu nguyện và tưởng nhớ tới những người đã khuất. Làn hương nghi ngút cùng với những ánh nến lung linh, hợp với lời kinh nguyện cầu của mỗi người bên những phần mộ như muốn nói lên tình hiệp thông sâu sắc giữa kẻ sống và những người đã qua đời. Ta cầu nguyện cho người-người lại cầu nguyện cho ta. Đó là đạo lý và bổn phận của mỗi người chúng ta vì chúng ta đã mắc nợ những người này và nay có bổn phận phải trả .
Trong bài chia sẻ , Đức cha già đã nhấn mạnh: “Chúng ta đến đây không chỉ là cầu nguyện cho những người đã khuất mà hãy cầu nguyện và thân thưa với họ nữa”. Bởi vì khi sống các ngài đã làm đẹp lòng Chúa thì nay, các ngài cũng đã và đang và sẽ luôn chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
Tan lễ cũng khoảng 9h đêm trời tàn tàn sương mù, còn có những làn gió nhẹ nhẹ se lạnh báo hiệu cái lạnh của mùa đông . Nhưng những điều đó không làm cho những người ở lại khi tan Lễ cảm thấy lạnh lẽo, mà giường như họ cảm thấy ấm áp khi gần những người thân của mình, dẫu biết rằng Linh Hồn họ có người ở Luyện Ngục , có người nơi chốn khổ đau cũng có người đang hạnh phúc nơi chốn Thiên Đàng. Họ đã nán lại để cầu nguyện, cùng thắp những ánh nến và nhang trước khi ra về, họ cầu nguyện để mong người thân của mình sớm đền trả những lỗi lầm của thế trần và sớm trở về hưởng phúc Thiên Đàng cùng Chúa, để trước mặt Chúa họ sẽ cầu bầu cho những người còn sống được có những ngày bình an trên cõi trần.
Xem hình ảnh
Thánh lễ tại nghĩa trang giáo xứ Nghi Lộc tối nay thật đặc biệt và long trọng ,vì có sự hiện diện của Đức cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, đồng tế có cha quản xứ Jos. Nguyễn Đăng Điền và cha quê hương FX. Đinh Văn Quỳnh. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt mến trọng thể và linh thiêng. Mọi người cùng nhau quây quần bên lễ đài và phần mộ của người thân mình, là ông bà tổ tiên, cha mẹ, anh em , bạn hữu , thân bằng …của mình cùng nhau thắp lên những ngọn nến, những nén hương lòng để bày tỏ tâm tình thảo hiếu, cầu nguyện và tưởng nhớ tới những người đã khuất. Làn hương nghi ngút cùng với những ánh nến lung linh, hợp với lời kinh nguyện cầu của mỗi người bên những phần mộ như muốn nói lên tình hiệp thông sâu sắc giữa kẻ sống và những người đã qua đời. Ta cầu nguyện cho người-người lại cầu nguyện cho ta. Đó là đạo lý và bổn phận của mỗi người chúng ta vì chúng ta đã mắc nợ những người này và nay có bổn phận phải trả .
Trong bài chia sẻ , Đức cha già đã nhấn mạnh: “Chúng ta đến đây không chỉ là cầu nguyện cho những người đã khuất mà hãy cầu nguyện và thân thưa với họ nữa”. Bởi vì khi sống các ngài đã làm đẹp lòng Chúa thì nay, các ngài cũng đã và đang và sẽ luôn chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
Tan lễ cũng khoảng 9h đêm trời tàn tàn sương mù, còn có những làn gió nhẹ nhẹ se lạnh báo hiệu cái lạnh của mùa đông . Nhưng những điều đó không làm cho những người ở lại khi tan Lễ cảm thấy lạnh lẽo, mà giường như họ cảm thấy ấm áp khi gần những người thân của mình, dẫu biết rằng Linh Hồn họ có người ở Luyện Ngục , có người nơi chốn khổ đau cũng có người đang hạnh phúc nơi chốn Thiên Đàng. Họ đã nán lại để cầu nguyện, cùng thắp những ánh nến và nhang trước khi ra về, họ cầu nguyện để mong người thân của mình sớm đền trả những lỗi lầm của thế trần và sớm trở về hưởng phúc Thiên Đàng cùng Chúa, để trước mặt Chúa họ sẽ cầu bầu cho những người còn sống được có những ngày bình an trên cõi trần.
Cộng Đoàn KiTô Vua Lakemba Sydney mừng kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
17:36 20/11/2011
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 20/11/2011 các Đoàn Thể trong Giáo Đoàn và Quan Khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn Lakemba. Theo dự tính cuộc rước kiệu cung nghinh Thánh tượng Chúa KiTô Vua rước từ bên sân trường rước qua nhà thờ. Nhưng vì thời tiết mưa gió nên quý Cha và đoàn phụng vụ đều tập trung dưới cuối nhà thờ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua và kiệu cung nghinh Thánh tượng Chúa rước vào nhà thờ an vị trên cung thánh.
Xem hình ảnh
Trong khi đó Ca Đoàn Lakemba dâng lên Chúa KiTô Vua nhạc khúc “Ôi Giêsu” tôn thờ chúc tụng và ngợi khen “Khi nghe tên Thánh Chúa Giêsu , các tầng trời bừng sáng…” Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Nguyễn Văn Vượng, và Cha Nguyễn Hoàng Việt cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
Sau nghi thức Thánh vũ cung nghinh Phúc Âm. Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn kể một vài mẫu truyện trong đời sống và Cha nói hôm nay mừng kính Lễ Chúa KiTô Vua Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Trong Phúc Âm của Thánh Matthêu. Luca và Marcô đều nói về khi Chúa Giêsu bị điệu ra trước Quan Tổng Trấn Philatô và chính Quan Phitilatô hỏi Chúa Giêsu: “Người là Vua Dân Do Thái sao ? Chúa Giêsu trả lời : “Chính ngài nói đó..” Phúc Âm Thánh Gioan còn đi sâu hơn “Ông có phải là Vua dân Do Thái không ? Đức Giêsu đáp “Ngài tự ý nói điều ấy hay những người khác đã nói với ngài về tôi..” (Ga. 18: 34) và Cha Toàn nói người Ái Nhĩ Lan cầu nguyện và nói Ngài là rừng cũng là hạt mầm, Ngài là đại dương cũng là một hạt sương và Ngài là Vua cả trời đất vũ trụ Ngài cũng hạ mình làm người cùng đồng hành với chúng ta…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Cha cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ Lakemba. Kế tiếp ông Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý vị Trưởng Ban các Phong Trào Đoàn Thể trong Cộng Đồng và mọi người. Với lòng ưu ái mà quý Cha cùng quý vị đã hy sinh thời giờ quý báu để đến đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Đoàn nhân ngày Lễ mừng kính Chúa KiTô Vua, Đại diện cho Giáo Đoàn và thay mặt Ban Mục Vụ. Con xin chân thành cám ơn quý Cha cùng toàn thể quý vị. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn Lakemba hát rất hay tạo buổi lễ thêm phần sốt sắng.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng trong hội trường của nhà thờ và thưởng lãm văn nghệ bỏ túi do Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn. Đặc biệt tiệc mừng liên hoan hôm nay Cha Tuyên uý Trưỏng Nguyễn Khoa Toàn phục vụ ẩm thực cho mọi người rất tận tình chu đáo.
Xem hình ảnh
Trong khi đó Ca Đoàn Lakemba dâng lên Chúa KiTô Vua nhạc khúc “Ôi Giêsu” tôn thờ chúc tụng và ngợi khen “Khi nghe tên Thánh Chúa Giêsu , các tầng trời bừng sáng…” Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Nguyễn Văn Vượng, và Cha Nguyễn Hoàng Việt cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
Sau nghi thức Thánh vũ cung nghinh Phúc Âm. Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn kể một vài mẫu truyện trong đời sống và Cha nói hôm nay mừng kính Lễ Chúa KiTô Vua Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Trong Phúc Âm của Thánh Matthêu. Luca và Marcô đều nói về khi Chúa Giêsu bị điệu ra trước Quan Tổng Trấn Philatô và chính Quan Phitilatô hỏi Chúa Giêsu: “Người là Vua Dân Do Thái sao ? Chúa Giêsu trả lời : “Chính ngài nói đó..” Phúc Âm Thánh Gioan còn đi sâu hơn “Ông có phải là Vua dân Do Thái không ? Đức Giêsu đáp “Ngài tự ý nói điều ấy hay những người khác đã nói với ngài về tôi..” (Ga. 18: 34) và Cha Toàn nói người Ái Nhĩ Lan cầu nguyện và nói Ngài là rừng cũng là hạt mầm, Ngài là đại dương cũng là một hạt sương và Ngài là Vua cả trời đất vũ trụ Ngài cũng hạ mình làm người cùng đồng hành với chúng ta…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn, Cha cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Giáo Xứ Lakemba. Kế tiếp ông Nguyễn Ngọc Sinh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý vị Trưởng Ban các Phong Trào Đoàn Thể trong Cộng Đồng và mọi người. Với lòng ưu ái mà quý Cha cùng quý vị đã hy sinh thời giờ quý báu để đến đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Đoàn nhân ngày Lễ mừng kính Chúa KiTô Vua, Đại diện cho Giáo Đoàn và thay mặt Ban Mục Vụ. Con xin chân thành cám ơn quý Cha cùng toàn thể quý vị. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn Lakemba hát rất hay tạo buổi lễ thêm phần sốt sắng.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng trong hội trường của nhà thờ và thưởng lãm văn nghệ bỏ túi do Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn. Đặc biệt tiệc mừng liên hoan hôm nay Cha Tuyên uý Trưỏng Nguyễn Khoa Toàn phục vụ ẩm thực cho mọi người rất tận tình chu đáo.
Huynh Đoàn Khuyết Tật Kitô đã họp mặt mừng Bổn mạng
Maria Vũ Loan
17:35 20/11/2011
Xem hình ảnh
Trong khuôn viên nhỏ có một ít cây xanh, những chiếc xe lăn từ ngoài cổng chậm chạp đi vào, nhiều chiếc nạng gõ những tiếng kêu khô khan trên nền đá hoa cũng đi vào bên trong. Dù là khách quí hay người đồng hành cùng nhóm, tất cả đều vui tươi trong cái không gian đơn sơ, ít màu mè ấy. Vì thế, việc đón tiếp khách mời hay giao lưu giữa các thành viên chỉ đậm đà nhờ câu chuyện có cái tình, sự đồng cảm mà thôi.
Hôm nay, có các bạn trẻ hiện sinh hoạt tại giáo xứ Mai Khôi đã hy sinh thời gian để chia sẻ niềm vui cùng các cô chú khuyết tật một cách tích cực như chuẩn bị chương trình, trợ giúp việc đi lại, nấu ăn, phục vụ cơm trưa…rất tận tình. Đặc biệt các bạn đã hỗ trợ trong phần tổ chức “Gameshow” và “Nốt nhạc vui” giúp các thành viên Huynh Đoàn cùng hát với nhau, bộc lộ khả năng văn nghệ của mình. Một thành viên của Huynh Đoàn ngồi sau chiếc đàn liên tay lướt trên bàn phím làm cho bầu khí buổi họp mặt vui vui, rộn ràng.
Sau hơn một giờ đồng hồ vui chơi, ca hát, thánh lễ mừng được bắt đầu. Một chiếc bàn được kê giữa sân với những vật dụng thánh để lên trên; ghế của hai linh mục đồng tế - cha linh hướng và cha Giuse Nguyễn Thành Tín, OP -cũng không bọc nhung như thường thấy trên một số cung thánh. Tất cả quang cảnh giản dị ấy như đồng cảm với hình dạng khuyết tật của nhiều thành viên hôm nay: người thì mù với đôi kính đen tăm tối, người bị teo chân làm cho thân hình không cân đối, người nằm liệt trên cái ghế dài mà dự lễ. Hôm nay, bài Thánh Thư còn được đọc trên một chiếc xe lăn.
Sự khiếm khuyết về hình hài của anh chị em hôm nay có thể làm cho người ta nghĩ rằng thế giới này chưa được vui, chưa tròn trĩnh, nhưng nếu nghe bài chia sẻ của cha linh hướng Huynh Đoàn Giuse Nguyễn Trọng Viễn, OP thì mới thấy điều làm cho thế giới này đáng sợ chính là tội ác.
Cha kể rằng, có một thanh niên cứ cầm dao lam gặp ai cũng rạch vào quần áo người đó. Tại sao anh ta lại làm chuyện đó? Sau khi tìm hiểu, người ta biết rằng, trước đây anh ta luôn bị người khác chọc ghẹo, ức hiếp, làm cho bực mình, ức chế; rồi anh ta không có được sự liên đới nào, lại không được quan tâm, chăm sóc.
Cha còn nhắc người dự lễ chú ý là trong bài Tin Mừng vừa được công bố, có đoạn: “Khi xưa ta đói các ngươi không cho ăn, ta khát các ngươi không cho uống, ta tù đày các ngươi không viếng thăm…..” nên nhiều sẽ người bị phạt. Cha đặt vấn dề: “Không thực hiện những việc bác ái như thế mà bị phạt thì có nặng lắm không? (so với những điều mà cha diễn giải sau đây). Hằng ngày đọc tin tức trên báo chí, có nhiều tin tức mà nhiều SỰ VIỆC ĐẠT ĐẾN TỘT ĐỈNH CỦA TỘI ÁC: chuyện cháu bé tên Duyệt Duyệt bên Trung Quốc bị xe cán mà 18 con người đi qua làm ngơ; chuyện một anh chàng giết mẹ rồi giấu xác ở hòn non bộ; chuyện “hôi của” khi người khác gặp tai nạn, chuyện người cha đốt đứa con ba tuổi…TẠI SAO LẠI NHƯ THẾ? Có phải vì người ta sợ trở thành nạn nhân của sự việc nào đó? Có phải vì người ta sống trong một xã hội mà lúc nào cũng phải đối phó, bị giành giựt, bị đàn áp, có một cái gì đó đe dọa….nên phải đạp lên nhau mà sống, phải tự bươn trải, phải đấu tranh sống còn? Tất cả những cái đó hình thành nên cái ác. Vì thế, để chống lại cái ác, chúng ta:
- Quí trọng một con người
- Liên đới với một con người
- Đồng hành với một con người
Hình ảnh một Thiên Chúa trong Tin Mừng hôm nay là một vị vua không điều hành vương quốc của mình bằng luật lệ mà là vị vua liên quan, gặp gỡ, chữa lành, dính dáng vào từng con chiên một; biết tánh tình và biết tên từng con chiên của mình. Đó là sự quan tâm, là mãnh lực để yêu thương, là mầm mống để xây dựng Nước Thiên Chúa vững bền.
Trước khi kết thúc bài giảng, cha cũng không quên nhắc nhở mọi người hãy khoan ngồi vào vị trí của Chúa – vị trí của một vị vua – mà phán xét, kết tội anh em; làm cho ai tham dự cũng thấy mình rất nhỏ bé vô cùng.
Trong phần đọc lời nguyện, cha linh hướng mời từng người đọc to lên ý nguyện của mình một cách bất ngờ. Có lời nguyện cầu cho cha mẹ, có lời nguyện cầu cho các linh hồn, có lời nguyện cầu cho các thành viên Huynh Đoàn…
Sau thánh lễ là một tiệc mừng ngay tại chỗ ngồi để thuận tiện cho anh chị em khuyết tật vốn đi lại khó khăn. Gọi là tiệc mừng cho trang trọng thật ra không có “chả phượng nem công”, chỉ có món chả giò, cà ri gà, cơm chiên Dương Châu và chè là do các bạn trẻ nấu phục vụ. Hôm nay có nước ngọt, mấy năm trước uống trà đá. Bữa ăn trưa tuyệt vời ở chỗ mọi người “sang, hèn, lành, khuyết” đều vui vẻ, thân tình. Hai linh mục cũng rất chan hòa.
Cái nắng chói chang cuối năm không làm nhiều người nhăn nhó, mà thay vào đó là những cái bắt tay chào biệt thân thiện của các thành viên Huynh Đoàn Khuyết Tật Kitô trong lễ mừng bổn mạng hôm nay.
Thanh Sinh Công Phan Thiết mừng Bổn Mạng Chúa Kitô Vua
Hồng Hương
09:20 20/11/2011
Sáng Chúa Nhật 20.11.2011, Lễ Chúa Kitô Vua, đông đảo anh chị em thuộc Gia đình Thanh Sinh Công Phan Thiết vui mừng quy tụ về nhà thờ Giáo xứ Thanh Hải, TP Phan Thiết để dâng Thánh lễ Tạ ơn mừng Bổn Mạng. Trong dịp này, có 8 anh chị Tuyên hứa gia nhập gia đình Thanh Sinh - Thanh Sinh Công (GĐTS-TSC).
Xem hình ảnh
Buổi họp mặt truyền thống nhằm thúc đẩy Anh Chị Em gia đình Thanh Sinh tiếp tục sống tinh thần Kitô trong môi trường cụ thể của mình và từng bước củng cố, phát huy Phong Trào Thanh Sinh Công trong hiện tại và tương lai với khẩu hiệu: “TSC không thuộc về mình, TSC thuộc về Chúa Kitô"
Chương trình khai mạc lúc 8g30 với sự hiện diện của Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc CV Thánh Nicôla - Cố Vấn Phong trào TSC Phan Thiết, Quý nữ tu, chủng sinh, Quý Thầy cô giáo, quý phụ huynh, các anh chị Cựu TSC, và Gia đình TSC Phan Thiết. Cha Phêrô trong lời huấn từ đã gợi lên vai trò và trách nhiệm của người TSC với Giáo hội, với xã hội mà cụ thể là trong môi trường học đường của phần lớn các bạn TSC đang hiện diện. Sống tốt, sống lành mạnh, làm chứng cho Chúa Kitô bằng chính đời sống của mình với mọi người. Kế tiếp, đại diện TSC sơ lược quá trình hoạt động trong năm 2011 và kế hoạch năm 2012.
Thánh lễ mừng Bổn Mạng Chúa Kitô Vua diễn ra trang trọng lúc 9g30. Hiện diện để cầu nguyện và chung chia niềm vui với GĐTS-TSC do cha Giuse Nguyễn Đức Dậu, chánh xứ Thanh Hải - Cựu Linh hướng TSC chủ tế. Bên cạnh cha Cố vấn Phêrô còn có cha Antôn Hồ Tấn Khả, Đặc trách các nhóm Công giáo Tiến hành GP Phan Thiết, Cha Phêrô Nguyễn Văn Bình, Phó xứ Thanh Hải.
Cha Cố Vấn trong bài giảng nhắc đến vai trò của người Kitô hữu là làm sao cho Đức Kitô trở thành Vua của tất cả nhân loại như Thánh Phaolô đã nói: Để Thiên Chúa là Vua toàn thể mọi sự. Mục đích đời sống chúng ta là dù sống bất cứ nơi đâu đều phải làm cho Danh Chúa được nhiều người biết đến; Nước Tình Yêu của Thiên Chúa hiện diện trong mọi người và Ý Chúa được thể hiện trong môi trường học đường. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải có tình yêu mạnh mẽ đối với Thiên Chúa, với Giáo hội và với nhau. Hãy luôn tin rằng Giáo Hội luôn ở bên các bạn. Phải luôn đặt câu hỏi cho chính mình: “Chúa Kitô có đang là Vua của tôi không?”.
Nhân ngày truyền thống, với sự đóng góp của Anh Chị Cựu TSC xa gần, Gia đình TSC Phan Thiết đã trao phần thưởng cho 41 em học sinh khá - giỏi, và một số em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tin vui cho Gia đình TSC Phan Thiết là từ đầu tháng 12/2011, Cha Cố Vấn sẽ cử 3 Thầy của Chủng Viện Nicôla dạy kèm thêm Anh Văn và môn toán cho 3 khối lớp 10,11,12.
Được biết, TSC Phan Thiết được thành lập năm 2009 nhờ sự tích cực tổ chức các sinh hoạt cho giới trẻ của cha Âu-tinh Nguyễn Đức Lợi và sự hậu thuẫn tích cực của cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng Viện Nicôla. Đến năm 2010, Liên đoàn TSC Phan Thiết được thiết lập gồm 2 đoàn với khoảng 60 bạn học sinh cấp III theo học các trường tại TP Phan Thiết. Nhằm đi sát và tạo cơ hội cho các thành viên quan tâm nâng đỡ nhau, học tập cũng như chia sẻ kinh nghiệm sống đạo giữa môi trường học đường, mỗi tháng Liên đoàn họp 1 lần, đoàn và tổ 2 tuần họp 1 lần. Hiện nay, GĐTS – TSC Phan Thiết gồm 3 tổ hoạt động hăng hái trên một số địa bàn. Tại Hàm Tân do anh Fx. Lê Văn Khiêm phụ trách. Đại diện tổ Mương Mán – Thọ Tràng là anh GB. Đậu Thái Hồ và tổ Phan Thiết được chị Anna Nguyễn Thị Hóa đồng hành.
Xem hình ảnh
Buổi họp mặt truyền thống nhằm thúc đẩy Anh Chị Em gia đình Thanh Sinh tiếp tục sống tinh thần Kitô trong môi trường cụ thể của mình và từng bước củng cố, phát huy Phong Trào Thanh Sinh Công trong hiện tại và tương lai với khẩu hiệu: “TSC không thuộc về mình, TSC thuộc về Chúa Kitô"
Chương trình khai mạc lúc 8g30 với sự hiện diện của Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc CV Thánh Nicôla - Cố Vấn Phong trào TSC Phan Thiết, Quý nữ tu, chủng sinh, Quý Thầy cô giáo, quý phụ huynh, các anh chị Cựu TSC, và Gia đình TSC Phan Thiết. Cha Phêrô trong lời huấn từ đã gợi lên vai trò và trách nhiệm của người TSC với Giáo hội, với xã hội mà cụ thể là trong môi trường học đường của phần lớn các bạn TSC đang hiện diện. Sống tốt, sống lành mạnh, làm chứng cho Chúa Kitô bằng chính đời sống của mình với mọi người. Kế tiếp, đại diện TSC sơ lược quá trình hoạt động trong năm 2011 và kế hoạch năm 2012.
Thánh lễ mừng Bổn Mạng Chúa Kitô Vua diễn ra trang trọng lúc 9g30. Hiện diện để cầu nguyện và chung chia niềm vui với GĐTS-TSC do cha Giuse Nguyễn Đức Dậu, chánh xứ Thanh Hải - Cựu Linh hướng TSC chủ tế. Bên cạnh cha Cố vấn Phêrô còn có cha Antôn Hồ Tấn Khả, Đặc trách các nhóm Công giáo Tiến hành GP Phan Thiết, Cha Phêrô Nguyễn Văn Bình, Phó xứ Thanh Hải.
Cha Cố Vấn trong bài giảng nhắc đến vai trò của người Kitô hữu là làm sao cho Đức Kitô trở thành Vua của tất cả nhân loại như Thánh Phaolô đã nói: Để Thiên Chúa là Vua toàn thể mọi sự. Mục đích đời sống chúng ta là dù sống bất cứ nơi đâu đều phải làm cho Danh Chúa được nhiều người biết đến; Nước Tình Yêu của Thiên Chúa hiện diện trong mọi người và Ý Chúa được thể hiện trong môi trường học đường. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải có tình yêu mạnh mẽ đối với Thiên Chúa, với Giáo hội và với nhau. Hãy luôn tin rằng Giáo Hội luôn ở bên các bạn. Phải luôn đặt câu hỏi cho chính mình: “Chúa Kitô có đang là Vua của tôi không?”.
Nhân ngày truyền thống, với sự đóng góp của Anh Chị Cựu TSC xa gần, Gia đình TSC Phan Thiết đã trao phần thưởng cho 41 em học sinh khá - giỏi, và một số em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tin vui cho Gia đình TSC Phan Thiết là từ đầu tháng 12/2011, Cha Cố Vấn sẽ cử 3 Thầy của Chủng Viện Nicôla dạy kèm thêm Anh Văn và môn toán cho 3 khối lớp 10,11,12.
Được biết, TSC Phan Thiết được thành lập năm 2009 nhờ sự tích cực tổ chức các sinh hoạt cho giới trẻ của cha Âu-tinh Nguyễn Đức Lợi và sự hậu thuẫn tích cực của cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng Viện Nicôla. Đến năm 2010, Liên đoàn TSC Phan Thiết được thiết lập gồm 2 đoàn với khoảng 60 bạn học sinh cấp III theo học các trường tại TP Phan Thiết. Nhằm đi sát và tạo cơ hội cho các thành viên quan tâm nâng đỡ nhau, học tập cũng như chia sẻ kinh nghiệm sống đạo giữa môi trường học đường, mỗi tháng Liên đoàn họp 1 lần, đoàn và tổ 2 tuần họp 1 lần. Hiện nay, GĐTS – TSC Phan Thiết gồm 3 tổ hoạt động hăng hái trên một số địa bàn. Tại Hàm Tân do anh Fx. Lê Văn Khiêm phụ trách. Đại diện tổ Mương Mán – Thọ Tràng là anh GB. Đậu Thái Hồ và tổ Phan Thiết được chị Anna Nguyễn Thị Hóa đồng hành.
Ngày giỗ mười năm Đức Ông Nguyễn Văn Lập - Viện trưởng viện đại học Đà Lạt
Lê Đình Thông
10:32 20/11/2011
Thi hào Victor Hugo (1802-1885) coi phạm vi của thơ không có bến bờ. Ngoài thế giới hiện thực còn là thế giới duy tâm, nhà thơ dệt nên những cung tơ trầm tư, lắng đọng. Những vần thơ Thụ Nhân nói về tình cha con xe kết bởi tơ vương nhẹ nhàng. Vì vậy, Thụ Nhân Paris lấy ‘‘Vần thơ Tưởng niệm’’ làm chủ để cho ngày giỗ 10 năm Đức Ông Nguyễn Văn Lập (19/12/2011 - 19/12/2011), cố Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt, cử hành tại Hội trường Giáo Xứ ngày 18/12 sắp tới.
Lá thư tháng sau, chúng tôi sẽ in lại phần văn xuôi (prose), gồm bài nói chuyện của GS Vũ Quốc Thúc, các phát biểu khác, cũng như phần giới thiệu của anh Đinh Hùng. Lá thư tháng này xin giới thiệu ‘‘Vần thơ Tưởng niệm’’, được diễn ngâm trong khuôn khỗ lễ giỗ, với sáo trúc quê hương và cung đàn thập lục Phượng ca Quốc nhạc.
Nói đến vườn thơ Thụ Nhân, ta không thể không nói đến nhà thơ Trần Văn Lương. Sáng tác của anh trải rộng phong phú, lắng đọng trong tâm tư khách thưởng ngoạn, như Victor Hugo đã nhận xét. Thơ Trần Văn Lương vượt qua làn ranh Thụ Nhân, từ nay đi hẳn vào văn học nước nhà.
Tiễn Cha
Cuối cùng Cha cũng đã ra đi,
Đau đớn đàn con biết nói chi.
Chín chục tuổi trần, đời mãi nhớ,
Sáu mưoi năm thánh, Chúa luôn ghi.
Lâm Viên trường cũ buồn xa cách,
Bình Triệu xóm nghèo khóc biệt ly.
Dẫu biết Cha về nơi cõi phúc,
Nhưng sao nước mắt vẫn tràn mi.
Trần Văn Lương
Họa nguyên vận :
Sinh ký tử biệt có lúc đi,
Bụng buồn còn muốn nói năng chi (1).
Tháng tận năm tàn sầu vĩnh biệt,
Ngày buồn khấp báo khắc tâm ghi.
Công khó Thụ Nhân còn tiếp nối,
Sự nghiệp Trồng Người chẳng cách ly.
Bách niên chi kế dâng từ phụ
Thiên thu đệ tử vĩnh cơ mi (2)
Lê Đình Thông
(Paris, 19/12/2011)
(1) Thơ Tú Xương
(2) 千秋第子永羈縻
Ngàn năm học trò ràng buộc mãi với từ phụ
Giữa quãng thời gian 10 năm, thi nhân họ Trần sáng tác bài Đường thi ‘‘Ngày Giỗ Cha’’, luật trắc, như nén tâm hương dâng lên Đức Ông Nguyễn Văn Lập, nhân ngày giỗ sáu năm :
Ngày Giỗ Cha
Thoắt đã đến ngày lễ giỗ Cha,
Đất trời ngăn cách sáu năm qua.
Tấm thân cát bụi tuy biền biệt,
Hình bóng thương yêu chẳng nhạt nhòa.
Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ,
Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma.
Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất,
Đất khách đàn con lặng xót xa.
Trần Văn Lương
Cali 12/19/2007
Vì nguyên tác trác tuyệt, chúng tôi có bài họa, viết cùng ngày với tác giả, tuy vẫn là thất ngôn bát cú, nhưng là luật bằng :
Mùa đông tháng chạp nhớ công cha,
Tuyết trắng thông buồn gió lạnh qua.
Thể phách phai tàn hình bóng cũ,
Tinh anh sáng tỏ chẳng phai nhòa (1).
Thành tâm khấn vái xin thần thánh,
Nhất định xua tan bóng quỷ ma.
Cúi lạy Cha hiền ngày giỗ kỵ,
Trầm hương nối kết có bao xa.
Lê Đình Thông
Paris 12/19/2007
(1) Thác là thể phách còn là tinh anh (Nguyễn Du).
Trong chiều Thụ Nhân (18/12/2011) tại Giáo Xứ còn có bài song thất lục bát sau đây, thuật lại hành trình nhân thế của Đức Ông Nguyễn Văn Lập, xin chép lại thay cho lời kết lá thư tháng này.
Cuối tháng Chạp ngô đồng lá rụng,
Gió than van ấp úng nghẹn lời.
Đức Ông nhắm mắt lìa đời.
Mười năm ngày giỗ chơi vơi tấc lòng.
Khắp trái đất đoàn con tưởng nhớ,
Bóng hình Cha cởi mở cao minh.
Cha con như bóng với hình,
Nghìn trùng xa cách nghĩa tình biển dâu.
Năm Tân Hợi tuyến đầu Quảng Trị,
Cha ra đời ý chí thiết tha.
Simon anh cả trong nhà,
Năm mười hai tuổi Cha là chủng sinh.
Tuổi niên thiếu một mình tự LẬP,
Theo văn chương vun đắp tương lai.
Quốc văn, Pháp ngữ miệt mài,
La tinh, chữ Hán mai này biến thiên.
Hai mươi tuổi cần chuyên thi đậu,
Bằng tú tài phụ mẫu an tâm.
Kim Long tu học âm thầm,
Năm hai bẩy tuổi uyên thâm đạo đời.
Chịu chức Thánh đời đời cảm tạ,
Chúa thương ban phép lạ quê nhà.
Ban ơn giáo hóa miệt mài,
Chăm lo dạy học tương lai rạng ngời.
Vì giáo dục một đời tận hiến,
Giúp cháu con, tự nguyện hy sinh.
Trăm năm giáo hóa tận tình,
Nghìn năm mục vụ hết mình mến thương.
Năm hai tám xuất dương du học,
Tới Paris đại học Sorbonne.
Theo ngành sử học sắt son,
Khách quan nhận định, tấc lòng can qua.
Ba hai tuổi đăng khoa đại học,
Cha là nhà sử học tiền phong.
Sông Hương núi Ngự thân thương,
Về trường Thiên Hựu vun trồng Thụ Nhân.
Bốn bảy tuổi chuyên cần việc đạo,
Lo Tiến hành Công giáo thắm tươi.
Tới ngày sinh nhật năm mươi,
Cha lên Đà Lạt trồng người đắn đo.
Làm Viện trưởng chăm lo giáo dục,
Cha ưu tư nhận thức tương lai.
Trăm năm kiến tạo người tài,
Văn khoa, Khoa học một mai vẹn toàn.
Trường Sư Phạm lo toan đào tạo,
Lớp giáo sinh nhà giáo mai sau.
Pháp văn, Triết học làu làu,
Văn chương, Toán pháp ở đâu cũng cần.
Năm sáu bốn : Kinh Doanh Chánh Trị,
Số sinh viên xấp xỉ một ngàn.
Bốn năm học tập chuyên cần,
Ghi tâm tạc dạ tinh thần Thụ Nhân.
Năm sáu bẩy : lo toan Hội thảo,
Trong mười ngày phác họa ‘‘Mục tiêu’’.
Diễn đàn thức giả cũng nhiều,
Ưu tư thảo luận nhiều điều lợi dân.
Năm sáu chín : mở ban Cao học,
Ngành Kinh doanh biển ngọc rừng vàng.
Học trình Chánh trị thênh thang,
Kinh doanh Chánh trị dọc ngang cũng đành.
Từ dạo đó loanh quanh khắp chốn,
Trong thâm tâm thiếu thốn tình Cha,
Không gian giờ đã cách xa,
Thời gian vào buổi chiều tà xót than.
Nhớ Đà Lạt trăm ngàn tiếc nuối,
Cây Thụ Nhân của tuổi học đường.
Cha là Viện trưởng yêu thương,
‘‘Hối nhân bất quyện’’ (1) theo gương thánh hiền.
Tòa Viện trưởng mang tên ‘‘Hòa Lạc’’,
Gieo niềm vui Đà Lạt sắc hoa.
Văn phòng ‘‘Đôn Hóa’’ hiền hòa,
Nguyện đường ‘‘Năng Tĩnh’’ tinh hoa ý lành.
Nơi giảng đường ‘‘Minh Thành’’ sáng tỏ,
Chốn thư phòng biết ngỏ cùng ai.
‘‘Đạt Nhân’’, ‘‘Tri Nhất’’ người tài,
‘‘Thượng Hiền’’, ‘‘Hội Hữu’’ miệt mài bút nghiên.
Có danh hiệu thiêng liêng quý nhất,
Là ‘‘Thụ Nhân’’ sự thật canh tân.
Vượt lên giới hạn không gian,
Thời gian biến hóa Thụ Nhân một lòng.
Trước cửa viện Cha trồng cây bách,
Sau nhiều năm thử thách tang thương.
Cây thông cổng viện mờ sương,
Ngày nay mọc khắp bốn phương địa cầu.
Viện Đại Học tinh cầu bát ngát,
Rặng anh đào gió mát thênh thang.
Nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang,
Thềm hoa thư viện xôn xang lá vàng.
Hồ Than Thở bàng hoàng tiếc nhớ,
Núi Lâm Viên nặng nợ thiên thu.
Cam Ly trắng xóa ưu tư,
Suối Vàng nước cuốn phiêu du một dòng,
Cuối năm Tỵ đông phong giá lạnh,
Chim viễn phương cất cánh tìm về.
Vành tang tóc xõa lê thê,
Mồ côi viện trưởng não nề khóc than.
Thân côi cút chứa chan dòng lệ,
Bút mồ côi kể lể đoạn trường :
Cha nay tới cõi Thiên đường,
Mười năm ly biệt nhớ thương nghẹn lời.
Lá Thụ Nhân rụng rơi về cội,
Cây Thụ Nhân tiếp nối ngàn phương.
Công trình giáo dục cha ông (2),
Từ nay nỗ lực vun trồng ‘‘Thụ Nhân’’.
Lê Đình Thông (Thụ Nhân Paris)
(1) ‘‘Hối nhân bất quyện’’ : dạy người không mệt mỏi.
(2) Cha, Ông : Ngày 6-11-1998, Cha Viện trưởng được Tòa Thánh vinh thăng Đức Ông.
Linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa tham dự tuần tĩnh tâm
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:36 20/11/2011
HƯNG HÓA - Từ ngày 14-19-2011, các linh mục từ các giáo xứ trong Giáo phận Hưng Hóa về Trung tâm Mục vụ Hà Thạch để tham dự tuần tĩnh tâm năm. Ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo đời sống thiêng liêng cho các linh mục, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa đã mời Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Bắc Ninh giảng phòng. Đức cha Cosma đã chọn chủ đề “Cuộc đời thánh Phanxicô Xavier” để chia sẻ với linh mục đoàn Hưng Hóa.
Đúng 14g00 ngày 14, giờ chầu Mình Thánh Chúa đã khai mạc tuần tĩnh tâm. Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, các linh mục như được nghỉ ngơi và là động lực để đi vào sa mạc cùng Thầy Chí Thánh Giêsu.
Sau những lời chào thăm của cha Tổng đại diện, Đức cha Cosma bắt đầu chia sẻ về những sự tương đồng giữa hai Giáo phận Hưng Hóa và Bắc Ninh. Cả hai đều là Giáo phận rộng lớn nhất nhì của Việt Nam và đều là Giáo phận truyền giáo. Số giáo dân chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn trong một biển người không cùng tôn giáo với mình. Trọng trách thật lớn lao!
Ngài là vị Giám mục rất gần gủi và thân quen với hầu hết các linh mục trong Giáo phận Hưng Hóa. Đơn giản là vì ngài là cha giáo tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội nhiều năm. Chính nơi đây, phần lớn các linh mục trẻ được đào tạo và vun trồng ơn gọi. Qua những buổi tĩnh tâm và linh thao, ngài đã trở thành một phần không thể thiếu được trong ban đào tạo của Đại Chủng Viện trong những năm gần đây. Hơn nữa, Đức cha Cosma là “chuyên viên” về thánh Phanxicô Xavier.
Ngài nói rằng “Nhiều người nói quá và ca ngợi chưa đúng về thánh Phanxicô. Chẳng hạn như nói thánh nhân không phải học mà thạo nhiều ngôn ngữ địa phương hay ngài rửa tội được cả 100 ngàn người. Điều đó có đúng không thì chúng ta cần phải chia sẻ kỹ hơn trong tuần tĩnh tâm này”.
Đức cha Cosma đã chia sẻ 7 bài về thánh Phanxicô Xavier. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và tài diễn thuyết, Đức cha đã giới thiệu cho linh mục đoàn Hưng Hóa cách sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp và tâm tính của thánh Phanxicô.
Ngài chia sẻ: “Trong những năm con phục vụ trại phong, ngoài những công việc giúp bệnh nhân, con đã đọc hết những tác phẩm viết về thánh Phanxicô. Con đã dịch hết những gì viết về ngài, đặc biệt là những trang nhật ký và những bức thư do chính ngài viết. Con cam đoan rằng không ai biết rõ về thánh Phanxicô hơn con.
Cũng như nhiều tác giả khác Đức cha Cosma nói về những điểm tích cực của thánh Phanxicô: lòng nhiệt thành truyền giáo và yêu mến các linh hồn. Nhưng Đức cha Bắc Ninh còn dám nói về những khuyết điểm của thánh nhân nữa. Đức cha nói: “Những gì con nói đây có thể không đúng hay ngược lại với những gì mà người ta nói về ngài. Chúng ta phải trả lại cho thánh Phanxicô khuôn mặt đích thực của ngài để chúng ta noi gương bắt chước và tiếp bước theo ngài”.
Thánh Phanxicô là người đã say mê các linh hồn. Ngài làm tất cả mọi sự có thể miễn sao họ đón nhận Chúa qua bí tích Thánh Tẩy. Vì thế, Thánh Phanxicô đã rửa tội được khoảng 10 ngàn trẻ em và 5 ngàn người lớn. Một kết quả mà không mấy người có thể làm được trong lịch sử Giáo Hội.
Theo vị Giám mục dòng Tên này, hoa quả mà thánh Phanxicô gặt hái được như vậy chính là:
1. Thánh Phanxicô dành nhiều thời gian để ở với Chúa. Vì thế, ngài có đời sống thiêng liêng rất phong phú.
2. Thánh nhân yêu mến các linh hồn.
3. Thánh Phanxicô tín thác trọn vẹn nơi Chúa.
4. Ngài hoàn toàn quên mình.
5. Ngài biết phân định cách rõ ràng.
Để niềm vui được trọn vẹn trong tuần tĩnh tâm, sáng ngày 19.11, 7 thầy lớp vừa mãn trường (khóa 2004 – 2011) lãnh nhận tác vụ thánh. Các thầy sẽ được chịu chức phó tế ngày 03.12.2011 tới. Cánh đồng truyền giáo Hưng Hóa có thêm thợ gặt. Cầu mong gương thánh Phanxicô luôn được các thầy ghi nhận và đem ra thực hành trong cuộc sống.
Tuần tĩnh tâm kết thúc tốt đẹp. Anh em linh mục đã hiểu hơn về thánh Phanxicô, vị Quan Thầy các xứ truyền giáo. Đặc biệt, điều làm cho các linh mục trẻ cảm động là lòng nhiệt thành truyền giáo và yêu mến các linh hồn của thánh nhân.
Tạ ơn Chúa vì những ơn Ngài ban. Cám ơn mẹ Giáo Hội đã đào tạo và tiếp tục đào tạo. Tĩnh tâm là một hình thức đào tạo đời sống thiêng rất hiệu quả. Linh mục phải là con người của Chúa và thuộc về Chúa. Bởi vì, mọi cuộc canh tân trong Giáo Hội bắt đầu hàng linh mục. Hãy cầu nguyện cho các linh mục để các ngài làm và chỉ làm những gì Chúa muốn.
Sau những lời chào thăm của cha Tổng đại diện, Đức cha Cosma bắt đầu chia sẻ về những sự tương đồng giữa hai Giáo phận Hưng Hóa và Bắc Ninh. Cả hai đều là Giáo phận rộng lớn nhất nhì của Việt Nam và đều là Giáo phận truyền giáo. Số giáo dân chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn trong một biển người không cùng tôn giáo với mình. Trọng trách thật lớn lao!
Ngài là vị Giám mục rất gần gủi và thân quen với hầu hết các linh mục trong Giáo phận Hưng Hóa. Đơn giản là vì ngài là cha giáo tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội nhiều năm. Chính nơi đây, phần lớn các linh mục trẻ được đào tạo và vun trồng ơn gọi. Qua những buổi tĩnh tâm và linh thao, ngài đã trở thành một phần không thể thiếu được trong ban đào tạo của Đại Chủng Viện trong những năm gần đây. Hơn nữa, Đức cha Cosma là “chuyên viên” về thánh Phanxicô Xavier.
Ngài nói rằng “Nhiều người nói quá và ca ngợi chưa đúng về thánh Phanxicô. Chẳng hạn như nói thánh nhân không phải học mà thạo nhiều ngôn ngữ địa phương hay ngài rửa tội được cả 100 ngàn người. Điều đó có đúng không thì chúng ta cần phải chia sẻ kỹ hơn trong tuần tĩnh tâm này”.
Đức cha Cosma đã chia sẻ 7 bài về thánh Phanxicô Xavier. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và tài diễn thuyết, Đức cha đã giới thiệu cho linh mục đoàn Hưng Hóa cách sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp và tâm tính của thánh Phanxicô.
Ngài chia sẻ: “Trong những năm con phục vụ trại phong, ngoài những công việc giúp bệnh nhân, con đã đọc hết những tác phẩm viết về thánh Phanxicô. Con đã dịch hết những gì viết về ngài, đặc biệt là những trang nhật ký và những bức thư do chính ngài viết. Con cam đoan rằng không ai biết rõ về thánh Phanxicô hơn con.
Cũng như nhiều tác giả khác Đức cha Cosma nói về những điểm tích cực của thánh Phanxicô: lòng nhiệt thành truyền giáo và yêu mến các linh hồn. Nhưng Đức cha Bắc Ninh còn dám nói về những khuyết điểm của thánh nhân nữa. Đức cha nói: “Những gì con nói đây có thể không đúng hay ngược lại với những gì mà người ta nói về ngài. Chúng ta phải trả lại cho thánh Phanxicô khuôn mặt đích thực của ngài để chúng ta noi gương bắt chước và tiếp bước theo ngài”.
Thánh Phanxicô là người đã say mê các linh hồn. Ngài làm tất cả mọi sự có thể miễn sao họ đón nhận Chúa qua bí tích Thánh Tẩy. Vì thế, Thánh Phanxicô đã rửa tội được khoảng 10 ngàn trẻ em và 5 ngàn người lớn. Một kết quả mà không mấy người có thể làm được trong lịch sử Giáo Hội.
Theo vị Giám mục dòng Tên này, hoa quả mà thánh Phanxicô gặt hái được như vậy chính là:
1. Thánh Phanxicô dành nhiều thời gian để ở với Chúa. Vì thế, ngài có đời sống thiêng liêng rất phong phú.
2. Thánh nhân yêu mến các linh hồn.
3. Thánh Phanxicô tín thác trọn vẹn nơi Chúa.
4. Ngài hoàn toàn quên mình.
5. Ngài biết phân định cách rõ ràng.
Để niềm vui được trọn vẹn trong tuần tĩnh tâm, sáng ngày 19.11, 7 thầy lớp vừa mãn trường (khóa 2004 – 2011) lãnh nhận tác vụ thánh. Các thầy sẽ được chịu chức phó tế ngày 03.12.2011 tới. Cánh đồng truyền giáo Hưng Hóa có thêm thợ gặt. Cầu mong gương thánh Phanxicô luôn được các thầy ghi nhận và đem ra thực hành trong cuộc sống.
Tuần tĩnh tâm kết thúc tốt đẹp. Anh em linh mục đã hiểu hơn về thánh Phanxicô, vị Quan Thầy các xứ truyền giáo. Đặc biệt, điều làm cho các linh mục trẻ cảm động là lòng nhiệt thành truyền giáo và yêu mến các linh hồn của thánh nhân.
Tạ ơn Chúa vì những ơn Ngài ban. Cám ơn mẹ Giáo Hội đã đào tạo và tiếp tục đào tạo. Tĩnh tâm là một hình thức đào tạo đời sống thiêng rất hiệu quả. Linh mục phải là con người của Chúa và thuộc về Chúa. Bởi vì, mọi cuộc canh tân trong Giáo Hội bắt đầu hàng linh mục. Hãy cầu nguyện cho các linh mục để các ngài làm và chỉ làm những gì Chúa muốn.
Chia sẻ với các đoàn Liên Minh Thánh Tâm
PT Nguyễn Văn Định
18:53 20/11/2011
Trái Tim Đức Chúa Giêsu Gồm Sự Công Chính Và Sự Thương Yêu
“ Tôi rất vui mừng được chia sẻ với anh em Đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm các Giáo xứ năm nay, với câu Kinh cầu Trái Tim Chúa: “Trái Tim Đức Chúa Giêsu Gồm Sự Công Chính Và Sự Thương Yêu.”
1- Thật vậy, phần lớn các Đoàn viên LMTT là Gia Trưởng, là nòng cốt của Gia đình, vì Gia đình là Giáo hội nhỏ và Xã hội nhỏ (là nền tảng của Xã hội) như lời Đức Phaolô VI đã nói. Và Ca dao Tục ngữ Việt nam cũng có câu: “Con không có cha như nhà không có nóc.” Gia đình, Giáo xứ, Xã hội có được công bằng, bình an, hạnh phúc và yêu thương nhau là nhờ qúy vị ước ao sống nên người công chính. Đúng như Lời Đức Giêsu nói trong Hiến chương Nước Trời: “Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.” (Mt 5, 6)
Xem hình lễ bổn mạng đoàn LMTT tại GX St. Maria Goretti, San Jose
2- Giáo xứ và Giáo hội được đứng vững là nhờ ở các Đoàn thể cùng sát cánh xây dựng bằng những việc bác ái và cầu nguyện chung với nhau. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là Đòan thể chủ lực của Giáo xứ, gồm nhiều Gia trưởng trẻ, già hăng say phục vụ mọi công tác, nên rất cần những bàn tay can đảm và mạnh mẽ của anh em xây dựng mỗi ngày, để Gia đình và Giáo xứ thăng tiến về công bình và bác ái.
Hãy học biết Đức Giêsu, Ngài hiền từ, công bằng; nhưng cương quyết, phá bỏ mọi bất công, trục lợi, hà hiếp, tham lam… như sau: “Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên bò…và những kẻ ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên, bò ra khỏi Đền Thờ...” (x.Ga 2,14-17)
3- Quan trọng nhất là những dịch vụ Xã hội như thăm viếng người ốm đau, giúp người nghèo khó vế vật chất lẫn tinh thần, chia sẻ với các vị cao niên, phụ nữ kém may mắn… trong Giáo xứ và Xã hội là việc bác ái của anh em Đoàn viên Thánh Tâm, để thu hút tình yêu và lòng tin vào Thánh Tâm Chúa. Một số người có trách nhiệm thường bị tố cáo là gian lận, tham nhũng, cửa quyền, trên đội dưới đạp, độc tài, v.v… làm xấu Giáo hội không ít. Anh em Đoàn viên LMTT hãy tránh: “Những việc do tính xác thịt gây ra là: “… hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, say sưa… Còn hoa quả Thần Khí Chúa Giêsu thì: bác ái, nhẫn nhục, từ tâm, trung tín, hiền hoà,…” (x. Gal 5,20-21), để mọi người ngưỡng mộ anh em và tìm về Thánh Tâm Chúa: “Đầy sự Công chính và sự Thương yêu.”
Tóm lại, anh em phải là người khôn ngoan, thẳng thắn và can đảm như Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đặc biệt là các buổi Tôn Vương Thánh Tâm tại các Gia đình gặp khó khăn, sẽ khiến cho các Gia đình ngoại giáo lưu tâm, thắc mắc, tại sao có tình liên đới này? Sau cùng là những baọ hành, bất công, chia rẽ… trong Gia đình và Giáo xứ phải được anh em Đoàn viên Thánh Tâm đổi mới dần dần, bằng mọi cách khôn ngoan!
* Kính chúc Đòan LMTT/ các Gíao xứ: … sẽ thu nhập nhiều Đoàn viên mới trẻ trung và đạo đức theo gương của Qúy vị.
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi. (Gioan 3, 30)
Phó tế GB Maria Huyền Đồng Nguyễn Văn Định ”
“ Tôi rất vui mừng được chia sẻ với anh em Đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm các Giáo xứ năm nay, với câu Kinh cầu Trái Tim Chúa: “Trái Tim Đức Chúa Giêsu Gồm Sự Công Chính Và Sự Thương Yêu.”
1- Thật vậy, phần lớn các Đoàn viên LMTT là Gia Trưởng, là nòng cốt của Gia đình, vì Gia đình là Giáo hội nhỏ và Xã hội nhỏ (là nền tảng của Xã hội) như lời Đức Phaolô VI đã nói. Và Ca dao Tục ngữ Việt nam cũng có câu: “Con không có cha như nhà không có nóc.” Gia đình, Giáo xứ, Xã hội có được công bằng, bình an, hạnh phúc và yêu thương nhau là nhờ qúy vị ước ao sống nên người công chính. Đúng như Lời Đức Giêsu nói trong Hiến chương Nước Trời: “Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.” (Mt 5, 6)
Xem hình lễ bổn mạng đoàn LMTT tại GX St. Maria Goretti, San Jose
2- Giáo xứ và Giáo hội được đứng vững là nhờ ở các Đoàn thể cùng sát cánh xây dựng bằng những việc bác ái và cầu nguyện chung với nhau. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là Đòan thể chủ lực của Giáo xứ, gồm nhiều Gia trưởng trẻ, già hăng say phục vụ mọi công tác, nên rất cần những bàn tay can đảm và mạnh mẽ của anh em xây dựng mỗi ngày, để Gia đình và Giáo xứ thăng tiến về công bình và bác ái.
Hãy học biết Đức Giêsu, Ngài hiền từ, công bằng; nhưng cương quyết, phá bỏ mọi bất công, trục lợi, hà hiếp, tham lam… như sau: “Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên bò…và những kẻ ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên, bò ra khỏi Đền Thờ...” (x.Ga 2,14-17)
3- Quan trọng nhất là những dịch vụ Xã hội như thăm viếng người ốm đau, giúp người nghèo khó vế vật chất lẫn tinh thần, chia sẻ với các vị cao niên, phụ nữ kém may mắn… trong Giáo xứ và Xã hội là việc bác ái của anh em Đoàn viên Thánh Tâm, để thu hút tình yêu và lòng tin vào Thánh Tâm Chúa. Một số người có trách nhiệm thường bị tố cáo là gian lận, tham nhũng, cửa quyền, trên đội dưới đạp, độc tài, v.v… làm xấu Giáo hội không ít. Anh em Đoàn viên LMTT hãy tránh: “Những việc do tính xác thịt gây ra là: “… hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, say sưa… Còn hoa quả Thần Khí Chúa Giêsu thì: bác ái, nhẫn nhục, từ tâm, trung tín, hiền hoà,…” (x. Gal 5,20-21), để mọi người ngưỡng mộ anh em và tìm về Thánh Tâm Chúa: “Đầy sự Công chính và sự Thương yêu.”
Tóm lại, anh em phải là người khôn ngoan, thẳng thắn và can đảm như Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đặc biệt là các buổi Tôn Vương Thánh Tâm tại các Gia đình gặp khó khăn, sẽ khiến cho các Gia đình ngoại giáo lưu tâm, thắc mắc, tại sao có tình liên đới này? Sau cùng là những baọ hành, bất công, chia rẽ… trong Gia đình và Giáo xứ phải được anh em Đoàn viên Thánh Tâm đổi mới dần dần, bằng mọi cách khôn ngoan!
* Kính chúc Đòan LMTT/ các Gíao xứ: … sẽ thu nhập nhiều Đoàn viên mới trẻ trung và đạo đức theo gương của Qúy vị.
Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi. (Gioan 3, 30)
Phó tế GB Maria Huyền Đồng Nguyễn Văn Định ”
Ngày Đại Hội - Tĩnh Tâm Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Tuy Hòa
GX Tuy Hòa
20:24 20/11/2011
Ngày Đại Hội - Tĩnh Tâm Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Tuy Hòa (19.11.2011)
Trong chương trình mục vụ hàng năm của giáo xứ Tuy Hòa, cuối năm Phụng vụ chính là thời điểm giáo xứ tổ chức cuộc Đại Hội-Tĩnh Tâm dành cho Hội Đồng Mục vụ giáo xứ. Đây chính là một sự kiện mục vụ quan trọng hàng đầu của giáo xứ; vì chính trong cuộc Tĩnh Tâm-Đại Hội nầy, toàn thể các thành phần Dân Chúa, thông qua các tổ chức đại diện hoặc thành viên cá nhân, tề tựu về trung tâm giáo xứ, để, dưới sự chủ trì của cha chính xứ, cùng nhau nhìn lại sinh hoạt một năm và định hướng sinh hoạt mục vụ tổng quát cho một năm Phụng Vụ mới. Đặc biệt năm nay, giáo xứ mới vừa bầu xong Tân Hội Đồng Chức Việc nhiệm kỳ 2012-2016 gồm có tất cả 73 thành viên hiện diện trên địa bàn của 7 giáo khu, giáo họ Cẩm Tú, Phú Điền-Phú Cốc.
Xem hình
Đại hội đã dành thời gian buổi sáng để "kiểm điểm sinh hoạt mục vụ" qua các báo cáo tổng kết của ông Chủ tịch Hội đồng chức việc giáo xứ, của hai cộng đoàn nữ tu Phaolô và Mến Thánh Giá tại Tuy Hòa, của các Ban Mục Vụ chuyên trách và hội đoàn : Phụng vụ, Huấn Giáo, Văn Hóa, Truyền Thông, Hội đoàn, Truyền giáo-bác ái, tài chánh, hội Legio Mariae, Các Bà Mẹ Công Giáo...
Qua các các báo cáo nầy, giáo xứ tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân Chúa ban xuống cho giáo xứ và đã dẫn đưa giáo xứ tiến bước trong niềm vui hiệp thông và phục vụ. Hội đồng mục vụ cũng thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, những tiêu cực còn tồn tạ trong một số sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ. Cuộc tĩnh tâm năm nay cũng được cha chánh xứ lưu ý Hội Đồng Mục Vụ, đặc biệt các thành viên Hội Đồng Chức Việc, cần quan tâm học hỏi và nắm bắt các hướng dẫn mục vụ của Giáo Hội về mục vụ Phụng vụ bí tích để giúp cộng đoàn Dân Chúa sống đạo đúng đắn và tích cực.
Buổi chiều, Đại Hội dành triển khai Phương án Mục Vụ tổng quát năm 2012 và Mục vụ Giáng Sinh 2011 để định hướng mục vụ cho Năm Phụng Vụ mới. Kết thúc một ngày Đại Hội-Tĩnh Tâm chính là Thánh Lễ trọng mừng Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Sau phần kinh Tin Kính, toàn thể tân Chức việc của nhiệm kỳ 2012-2016 đã cùng nhau tuyên hứa dấn thân phục vụ cộng đoàn và được cha chánh xứ trao cuốn "Quy Chế Hội Đồng Giáo Xứ của Giáo Phận" như biểu tượng của sự nhận lảnh sứ vụ lên đường dấn thân phục vụ cộng đoàn Dân Chúa.
Hy vọng cuộc Đại Hôi-Tĩnh Tâm quan trọng nầy sẽ khơi lên niềm vui phục vụ nơi mỗi một thành viên trong cộng đồng giáo xứ để tất cả cùng chung tay góp sức xây dưng "ngôi nhà giáo xứ" thành dấu chỉ sống động của Giáo Hội, theo như chỉ dẫn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : năm 2012 là năm Giáo Hội tại Việt Nam dành "học biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội" với châm ngôn : "Hãy mang trong anh em những tâm tư của Đức Kitô-Giêsu" (Phil 2,5)
Trong chương trình mục vụ hàng năm của giáo xứ Tuy Hòa, cuối năm Phụng vụ chính là thời điểm giáo xứ tổ chức cuộc Đại Hội-Tĩnh Tâm dành cho Hội Đồng Mục vụ giáo xứ. Đây chính là một sự kiện mục vụ quan trọng hàng đầu của giáo xứ; vì chính trong cuộc Tĩnh Tâm-Đại Hội nầy, toàn thể các thành phần Dân Chúa, thông qua các tổ chức đại diện hoặc thành viên cá nhân, tề tựu về trung tâm giáo xứ, để, dưới sự chủ trì của cha chính xứ, cùng nhau nhìn lại sinh hoạt một năm và định hướng sinh hoạt mục vụ tổng quát cho một năm Phụng Vụ mới. Đặc biệt năm nay, giáo xứ mới vừa bầu xong Tân Hội Đồng Chức Việc nhiệm kỳ 2012-2016 gồm có tất cả 73 thành viên hiện diện trên địa bàn của 7 giáo khu, giáo họ Cẩm Tú, Phú Điền-Phú Cốc.
Xem hình
Đại hội đã dành thời gian buổi sáng để "kiểm điểm sinh hoạt mục vụ" qua các báo cáo tổng kết của ông Chủ tịch Hội đồng chức việc giáo xứ, của hai cộng đoàn nữ tu Phaolô và Mến Thánh Giá tại Tuy Hòa, của các Ban Mục Vụ chuyên trách và hội đoàn : Phụng vụ, Huấn Giáo, Văn Hóa, Truyền Thông, Hội đoàn, Truyền giáo-bác ái, tài chánh, hội Legio Mariae, Các Bà Mẹ Công Giáo...
Qua các các báo cáo nầy, giáo xứ tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân Chúa ban xuống cho giáo xứ và đã dẫn đưa giáo xứ tiến bước trong niềm vui hiệp thông và phục vụ. Hội đồng mục vụ cũng thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, những tiêu cực còn tồn tạ trong một số sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ. Cuộc tĩnh tâm năm nay cũng được cha chánh xứ lưu ý Hội Đồng Mục Vụ, đặc biệt các thành viên Hội Đồng Chức Việc, cần quan tâm học hỏi và nắm bắt các hướng dẫn mục vụ của Giáo Hội về mục vụ Phụng vụ bí tích để giúp cộng đoàn Dân Chúa sống đạo đúng đắn và tích cực.
Buổi chiều, Đại Hội dành triển khai Phương án Mục Vụ tổng quát năm 2012 và Mục vụ Giáng Sinh 2011 để định hướng mục vụ cho Năm Phụng Vụ mới. Kết thúc một ngày Đại Hội-Tĩnh Tâm chính là Thánh Lễ trọng mừng Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Sau phần kinh Tin Kính, toàn thể tân Chức việc của nhiệm kỳ 2012-2016 đã cùng nhau tuyên hứa dấn thân phục vụ cộng đoàn và được cha chánh xứ trao cuốn "Quy Chế Hội Đồng Giáo Xứ của Giáo Phận" như biểu tượng của sự nhận lảnh sứ vụ lên đường dấn thân phục vụ cộng đoàn Dân Chúa.
Hy vọng cuộc Đại Hôi-Tĩnh Tâm quan trọng nầy sẽ khơi lên niềm vui phục vụ nơi mỗi một thành viên trong cộng đồng giáo xứ để tất cả cùng chung tay góp sức xây dưng "ngôi nhà giáo xứ" thành dấu chỉ sống động của Giáo Hội, theo như chỉ dẫn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : năm 2012 là năm Giáo Hội tại Việt Nam dành "học biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội" với châm ngôn : "Hãy mang trong anh em những tâm tư của Đức Kitô-Giêsu" (Phil 2,5)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đến thăm và hiệp thông với Thái Hà
Thiên Thanh
09:24 20/11/2011
Có khi nào việc cầu nguyện bị “tục hoá”?
Gioan Lê Quang Vinh
12:19 20/11/2011
Khi dân Israel bị quân Amalek tấn công trong hoang địa, tổ phụ Môisen đã truyền cho ông Giôsuê đem quân ra kháng cự, còn Môisen và Aaron lên núi cao cầu nguyện. Và kết quả là Chúa đã cứu dân Ngài.
Trong dòng lịch sử, dân Thiên Chúa trong Cựu Ước và trong Tân Ước không ngừng cầu nguyện trong mọi tình huống. Và Thiên Chúa đã “vung cánh tay ra oai thần lực”, như Đức Maria Mẹ chúng ta đã diễn tả, để giải thoát dân Ngài.
Trong hai thế kỷ gần đây nhất, thế giới đầy biến động, và con người đã không ngừng dâng lời cầu xin khấn nguyện lên Thiên Chúa là chủ của lịch sử. Chính Ngài đã ra tay can thiệp vào trong lịch sử này, để mọi thứ diễn ra diệu kỳ ngoài sức tưởng tượng của con người.
Triều đại của Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là lời minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của lời cầu nguyện. Với đời sống nội tâm sâu xa lạ lùng, Đức Gioan Phaolô II đã làm xoay chuyển cả dòng lịch sử.
Linh Mục Vĩnh Sang đã nhận định: “Triều đại của ngài đã làm xoay chuyển nhân loại, xoay chuyển cả một thế giới con người, không chỉ là thắng lại một chiếc xe trên đường tuột dốc, nhưng thay đổi hướng đi và vực dậy cũng như chỉ ra một hướng vận hành mới, khả dĩ làm cho nhân loại nhận ra mình và ơn gọi của mình một cách mạnh mẽ và rõ rệt hơn.”
Nói ngắn gọn, nhờ lời cầu nguyện, Đức Gioan Phaolô đã dần dần đem lại công lý và hoà bình cho những nơi vốn đã có quá nhiều đổ vỡ.
Vậy cầu nguyện là gì? Đặt câu hỏi này chắc chắn nhiều người “đạo đức”, đạo cao đức trọng, cho là ngây ngô. Thế nhưng việc xác định lại lúc này hẳn là cần thiết.
Giáo lý Công giáo dành hẳn phần IV để nói về việc cầu nguyện, với định nghĩa cầu nguyện là việc hướng tâm hồn lên cùng Chúa. Phần này nói rõ cầu nguyện không thể tách rời khỏi đời sống của người Kytô hữu.
Khi Thái hà lâm nạn, con cái Chúa khắp nơi thắp nến cầu nguyện là điều chính đáng, không những phù hợp với truyền thống Kytô giáo, thực thi lời Chúa Giêsu dạy “các con hãy cầu nguyện luôn”, mà còn nói lên niềm tin tưởng, sự cậy trông và lòng yêu mến, yêu mến Chúa và yêu mến anh em mình.
Nhưng điều đáng buồn là có những người đạo đức lại cho rằng cầu nguyện cho những việc như thế là “tục hoá việc cầu nguyện”.
Quan niệm này có hai cái sai căn bản: Thứ nhất, việc cầu nguyện phải gắn liền với đời sống như Chúa Giêsu dạy, cho nên đời sống thế tục này không thể loại bất cứ khía cạnh nào ra khỏi lời cầu nguyện. Còn nếu hiểu “tục hoá” là việc coi thường lời cầu nguyện, thì người nói ấy chưa hiểu gì về việc người Kitô hữu Việt Nam đang thực hiện.
Thứ hai, việc cầu nguyện cho công lý và hoà bình là đòi hỏi của Hội Thánh đối với mỗi người con cái mình. Người giáo dân không được chờ đợi uỷ ban Công Lý Hoà Bình lên tiếng mới cầu nguyện. Tâm tình của người con cái trước những bất công xúc phạm đến gia đình mình, đến anh em mình, và đến con người nói chung phải gắn kết với lời cầu nguyện.
Gần đây có những trang mạng xã hội, Facebook chẳng hạn, mệnh danh là Giới Trẻ Công Giáo hay đoàn thể Công giáo nào đó, mà hễ ai post lên lời cầu nguyện cho những anh chị em đau khổ là họ xoá ngay. Điều này làm tổn thương không ít đến tâm tình của cộng đồng dân Chúa khắp nơi.
Đọc lại lịch sử cầu nguyện của dân Chúa từ Abraham đến Môisen, các ngôn sứ và nhất là các Thánh Vịnh, chúng ta nhận ra rằng không lãnh vực nào mà lời cầu nguyện bị loại ra. Trái lại, trong những lãnh vực tưởng như nhỏ bé nhất, hoá ra lời cầu nguyện lại minh chứng cho tâm tình gắn bó của con người với Đấng làm chủ muôn loài.
Các Thánh Vịnh là tột đỉnh của kinh nguyện trong Cựu Ước, được Đức Kitô sử dụng nhiều lần, cho chúng ta thấy lời cầu nguyện đi vào mọi khía cạnh của cuộc đời. Và các lời cầu nguyện được linh hứng này không ít lần nhắc đến những bất công và bất an trong cuộc hành trình trần thế.
Như thế, việc thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà là đúng tinh thần Hội Thánh, và là việc bác ái cấp bách. Không thể bảo rằng cầu nguyện cho mọi vấn đề là tục hoá việc cầu nguyện.
Không phải vô cớ mà Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long giáo phận Melbourne và nhiều vị chủ chăn đã chủ trì những buổi cầu nguyện như thế này. Vâng, không những không vô cớ, mà còn là tấm gương, còn là lời nhắn nhủ cho cộng đoàn tín hữu trong Hội Thánh vốn đề cao lời cầu nguyện và tín điều các thánh thông công.
Xin hãy thắp lên một ngọn nến cầu cho anh em mình. Nếu vì nhiều gió quá, ta không thắp nổi một ngọn nến nào, thì cũng xin đừng góp thêm ngọn gió nào thổi tắt nến anh em.
Trong dòng lịch sử, dân Thiên Chúa trong Cựu Ước và trong Tân Ước không ngừng cầu nguyện trong mọi tình huống. Và Thiên Chúa đã “vung cánh tay ra oai thần lực”, như Đức Maria Mẹ chúng ta đã diễn tả, để giải thoát dân Ngài.
Trong hai thế kỷ gần đây nhất, thế giới đầy biến động, và con người đã không ngừng dâng lời cầu xin khấn nguyện lên Thiên Chúa là chủ của lịch sử. Chính Ngài đã ra tay can thiệp vào trong lịch sử này, để mọi thứ diễn ra diệu kỳ ngoài sức tưởng tượng của con người.
Triều đại của Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là lời minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của lời cầu nguyện. Với đời sống nội tâm sâu xa lạ lùng, Đức Gioan Phaolô II đã làm xoay chuyển cả dòng lịch sử.
Linh Mục Vĩnh Sang đã nhận định: “Triều đại của ngài đã làm xoay chuyển nhân loại, xoay chuyển cả một thế giới con người, không chỉ là thắng lại một chiếc xe trên đường tuột dốc, nhưng thay đổi hướng đi và vực dậy cũng như chỉ ra một hướng vận hành mới, khả dĩ làm cho nhân loại nhận ra mình và ơn gọi của mình một cách mạnh mẽ và rõ rệt hơn.”
Nói ngắn gọn, nhờ lời cầu nguyện, Đức Gioan Phaolô đã dần dần đem lại công lý và hoà bình cho những nơi vốn đã có quá nhiều đổ vỡ.
Vậy cầu nguyện là gì? Đặt câu hỏi này chắc chắn nhiều người “đạo đức”, đạo cao đức trọng, cho là ngây ngô. Thế nhưng việc xác định lại lúc này hẳn là cần thiết.
Giáo lý Công giáo dành hẳn phần IV để nói về việc cầu nguyện, với định nghĩa cầu nguyện là việc hướng tâm hồn lên cùng Chúa. Phần này nói rõ cầu nguyện không thể tách rời khỏi đời sống của người Kytô hữu.
Khi Thái hà lâm nạn, con cái Chúa khắp nơi thắp nến cầu nguyện là điều chính đáng, không những phù hợp với truyền thống Kytô giáo, thực thi lời Chúa Giêsu dạy “các con hãy cầu nguyện luôn”, mà còn nói lên niềm tin tưởng, sự cậy trông và lòng yêu mến, yêu mến Chúa và yêu mến anh em mình.
Nhưng điều đáng buồn là có những người đạo đức lại cho rằng cầu nguyện cho những việc như thế là “tục hoá việc cầu nguyện”.
Quan niệm này có hai cái sai căn bản: Thứ nhất, việc cầu nguyện phải gắn liền với đời sống như Chúa Giêsu dạy, cho nên đời sống thế tục này không thể loại bất cứ khía cạnh nào ra khỏi lời cầu nguyện. Còn nếu hiểu “tục hoá” là việc coi thường lời cầu nguyện, thì người nói ấy chưa hiểu gì về việc người Kitô hữu Việt Nam đang thực hiện.
Thứ hai, việc cầu nguyện cho công lý và hoà bình là đòi hỏi của Hội Thánh đối với mỗi người con cái mình. Người giáo dân không được chờ đợi uỷ ban Công Lý Hoà Bình lên tiếng mới cầu nguyện. Tâm tình của người con cái trước những bất công xúc phạm đến gia đình mình, đến anh em mình, và đến con người nói chung phải gắn kết với lời cầu nguyện.
Gần đây có những trang mạng xã hội, Facebook chẳng hạn, mệnh danh là Giới Trẻ Công Giáo hay đoàn thể Công giáo nào đó, mà hễ ai post lên lời cầu nguyện cho những anh chị em đau khổ là họ xoá ngay. Điều này làm tổn thương không ít đến tâm tình của cộng đồng dân Chúa khắp nơi.
Đọc lại lịch sử cầu nguyện của dân Chúa từ Abraham đến Môisen, các ngôn sứ và nhất là các Thánh Vịnh, chúng ta nhận ra rằng không lãnh vực nào mà lời cầu nguyện bị loại ra. Trái lại, trong những lãnh vực tưởng như nhỏ bé nhất, hoá ra lời cầu nguyện lại minh chứng cho tâm tình gắn bó của con người với Đấng làm chủ muôn loài.
Các Thánh Vịnh là tột đỉnh của kinh nguyện trong Cựu Ước, được Đức Kitô sử dụng nhiều lần, cho chúng ta thấy lời cầu nguyện đi vào mọi khía cạnh của cuộc đời. Và các lời cầu nguyện được linh hứng này không ít lần nhắc đến những bất công và bất an trong cuộc hành trình trần thế.
Như thế, việc thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà là đúng tinh thần Hội Thánh, và là việc bác ái cấp bách. Không thể bảo rằng cầu nguyện cho mọi vấn đề là tục hoá việc cầu nguyện.
Không phải vô cớ mà Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long giáo phận Melbourne và nhiều vị chủ chăn đã chủ trì những buổi cầu nguyện như thế này. Vâng, không những không vô cớ, mà còn là tấm gương, còn là lời nhắn nhủ cho cộng đoàn tín hữu trong Hội Thánh vốn đề cao lời cầu nguyện và tín điều các thánh thông công.
Xin hãy thắp lên một ngọn nến cầu cho anh em mình. Nếu vì nhiều gió quá, ta không thắp nổi một ngọn nến nào, thì cũng xin đừng góp thêm ngọn gió nào thổi tắt nến anh em.
Văn Hóa
Một Đời Bên Nhau
Nguyễn Hoàng Léon và Cẩm Nhung
08:24 20/11/2011
Ngày ấy …
Trường ra ngập nắng, anh đứng trông
Dáng em e ấp, anh đợi mong
Hoa sao rơi rụng, về nhung nhớ
Tỏ bày chưa dám để lòng không
Rồi cũng quen em, dám nói lên
“Thương em” hai tiếng thật mông mênh
Muốn qua xin mẹ, cau trầu hỏi
Tàu anh đổ bến thôi bấp bênh
Nhà em …
Ngỏ đến nhà em không quá xa
Nhưng sao chân bước cứ như là …
Em bên song cửa, anh qua vội
Sợ me biết được chuyện đôi ta
Nhìn em mắt đỏ, thương quá thương
Tội anh, tối đến anh vấn vương
Gặp anh đôi phút về me mắng
“Chúa ơi, hai đứa xin chung đường”
Rồi …
Me thương, me mắng, thế rồi thôi
Nguyện đường, Thánh lễ nên lứa đôi
Em quỳ khấn nguyện anh an mạnh
Bồng bềnh “lính biển” lại xa xôi
Tàu anh xa bến mình nhớ nhau
Mình luôn cầu khẫn ơn Chúa trao
Đàn con còn bé em chăm sóc
Nợ nước, tình nhà … Ôi biết bao!
Thế rồi …
Đất nước một ngày ngưng chiến tranh
Cuộc sống quê người quá mong manh
Chúa tuôn ơn xuống, ngàn ân ái
Đàn con khôn lớn, cháu chạy quanh
Bàn tay ta nắm nhớ hôm nao
Trái tim nồng ấm vẫn xôn xao
“Những gì Chúa hợp …” lòng ghi nhớ
Hạnh phúc, hồng ân… Chúa luôn trao
Hôm nay …
Tóc bạc, tim hồng, chuyện năm xưa
Thương nhau, ân Chúa mấy cho vừa
Những ngày thân ái dâng lên Mẹ
Kinh nguyện thay lời tối sớm trưa
Những ơn Chúa gởi xẻ chia nhau
Bao người cùng khốn vẫn lao đao
Đất nước, quê nhà đường xa quá
Phù vân cuộc sống qua thật mau
Tri ân …
Chúa ơi, ơn Chúa cho thật nhiều
Chúng con tràn ngập những thương yêu
Gia đình sum họp, người quý mến
Đời có lo chi Chúa dắt dìu
Kỷ niệm hồng ân NGỦ THẬP NIÊN
Tình thuở ban sơ vẫn triền miên
Túp liều thân ái, đàn con cháu
Cười vui rộn rã, ơn Mẹ hiền
Kính tặng anh chị Bùi Hữu Thư nhân kỷ niệm 50 năm ngày cưới của anh chị
Vua của Công Bằng
Trầm Hương Thơ
09:15 20/11/2011
LÀ nguồn ân sủng sớm chiều nuôi ta
VUA xây vũ trụ bao la
CỦA muôn tinh tú hòa ca cửu trùng
TÌNH Ngài ban phát vô cùng
YÊU con người mãi thủy chung đời đời
LỜI ban từ thuở xa khơi
NGÀI truyền sự sống tuyệt vời cho ta
TRUYỀN Lời dạy dỗ ban ra
DẠY con người sống phải là thương nhau
MỘT điều duy nhất trước sau
ĐIỀU quan trọng nhất hãy mau thi hành
THƯƠNG người đói khát khó khăn
NHAU cùng chung góp miếng ăn giúp người
GIÚP người rách rưới cho tươi
NGƯỜI già kẻ bệnh từng lời hỏi thăm
TÙ đày cô quạnh quanh năm
TỘI nhân đang phải lạnh căm từng ngày
KHỔ đau đang ngửa bàn tay
ĐAU thương đói lạnh hàng ngày quanh ta
NGÀI không hỏi chuyện đâu xa
BAN cho ơn phước nếu ta giúp người
PHÚC thay ai được Nước Trời
LỘC xuân muôn thuở ngàn đời chẳng phai
MAI sau Ngài sẽ công khai
SAU này vui hưởng bên ngai vĩnh hằng
MUÔN đời Thiên Chúa công bằng
ĐỜI ta phải biết siêng năng Lời Ngài.
18.11.2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau
Thérésa Nguyễn
22:43 20/11/2011
BÊN NHAU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mây - Gió muôn đời không đổi thay
Dẫu cuộc đời nhiều cảnh lá lay
Tình vẫn bên nhau ... say đắm mãi...
(Trích thơ của Sương Anh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mây - Gió muôn đời không đổi thay
Dẫu cuộc đời nhiều cảnh lá lay
Tình vẫn bên nhau ... say đắm mãi...
(Trích thơ của Sương Anh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
ĐGM Hilton Deakin và dân biểu Murray Thompson tình trạng nhân quyền tại VN quá tồi tệ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:17 20/11/2011
Bài nói chuyện của Đức Cha Hilton Deakin, tổng giáo phận Melbourne
Thuyết Minh: Cha Văn Chi
Kính thưa quý vị và anh chị em, trong phần phát biểu của mình Đức Giám Mục Hilton Deakin của tổng giáo phận Melbourne nói như sau:
Quý vị đã nói tất cả nên tôi thực sự không thể thêm điều gì khác nữa. Một điều tôi lưu ý từ lần tôi nói chuyện với đông đảo anh chị em tại Federation Square năm 2008, đó là từ đó đến nay tôi đã gặp gỡ nhiều người Úc vì lý do này hay lý do khác đã đến Việt Nam nghỉ hè. Tôi hỏi họ “Tình hình ở đó bây giờ ra sao?” “Ồ rất tuyệt vời Đức Cha nên đến đó, rất đẹp” – họ trả lời tôi như thế. Làm sao lại như thế được? Làm sao có thể như thế nếu những chuyện về những gì đang diễn ra ở đó xảy ra ngay trên chính quê hương bản quán của họ? Những chuyện như thế đang diễn ra và có lẽ các du khách đã không đến những nơi chốn đó. Tôi không biết. Tôi không thể giải thích được. Nhưng tôi nghĩ và tôi chỉ muốn lặp lại những điều mà Đức Cha [Long] vừa nói với anh chị em. Chúng ta muốn làm sáng tỏ tại đây, Melbourne này, và xa hơn cho thế giới có thể biết đến thông điệp về những sự tàn ác, hủy diệt và bách hại đang diễn ra tại Việt Nam. Và chúng ta cũng muốn phản đối trước những bách hại và đau khổ đã được gây ra. Chúng ta phải nói với những người ở Việt Nam nếu họ muốn sánh vai ngẩng mặt lên cùng thế giới, họ phải tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và những quyền tự do tôn giáo khác là một phần trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tôi hoàn toàn ủng hộ những gì Đức Cha đã nói với anh chị em và gặp gỡ ngài nhiều hơn nữa khi tôi rút lui khỏi vị trí mà ngài đã thay tôi. Cám ơn tất cả mọi người.
But you’ve said it all, I really can’t add anymore to what you’ve said. One of the things I’ve noted since I spoke to many of you in Federation Square, 2008. Since then I’ve met lots of Australians who have for some reason or another have gone to Vietnam for a holiday. And I’ve said to them, “How did it go? What was it like?” “Oh, it’s all very lovely, you should go, it’s a beautiful place” (they replied). Well how is this so? How could it so if the stories of what is going on over there are taking place in your country of origin? Well, it is taking place and maybe the tourists don’t go to those sorts of places. I don’t know. I can’t work it out. But I think, and I merely want to repeat what the Bishop has already said to you. We want it to be made known; here in Melbourne and as far as the world can take this message of the cruelty and destruction and the persecution that is going on still in Vietnam. Also we want to protest, I would think if we are people of good will, we want to protest about the persecution and the suffering that has been done. We need to remind the people of Vietnam, if they want to walk face to face with people from around the world, then they must support the Universal Declaration of Human Rights and of other religious freedoms which are a part of the United Nations charter. I totally support what the Bishop has said to you and I do hope you hear more of him, see more of him as I fade into the midst and that he takes over. I want to advise you though, that he has one terrible fault. And I don’t think he’ll ever overcome it, he barracks for South Melbourne. But apart from that he’s a good fellow. Thank you everyone.
Bài nói chuyện của dân biểu Murray Thompson, Quốc Hội Victoria, Australia
Thuyết Minh: Thúy Hồng
Kính thưa các vị lãnh đạo Công Giáo, các thành viên trong Cộng Đồng Người Việt Úc Châu và các đồng viện trong Quốc Hội.
Kính thưa quý vị,
Chúng ta hiện diện nơi đây như các thành viên của một nền dân chủ lâu đời thứ 5 trên thế giới. Chúng ta đã đón nhận và đánh giá cao những quyền tự do căn bản của nhân loại như tự do ngôn luận, phụng tự, độc lập và tự do lập hội. Tiếc rằng cho đến mãi hôm nay những quyền như thế vẫn còn vắng bóng tại nhiều miền trên thế giới. Và phụ thuộc vào chúng ta là liệu chúng ta có muốn hành xử tự do của mình để đấu tranh cho tự do của người khác hay không. Trong buổi tối nay, chúng ta đã nghe hồi nãy về những bách hại đang diễn ra trên những miền tài phán khác. Và tôi hoan nghênh các bạn vì phản ứng và quyết tâm của các bạn đấu tranh cho tự do vì các bạn đang kề vai sát cánh với những tên tuổi lớn trong lịch sử đã chiến đấu giữa lằn ranh của chủ nghĩa cộng sản và thế giới tự do trong thế kỷ 20 và những con người đã chiến đấu giữa nô lệ và tự do, cũng như những tên tuổi đã chống lại sai lầm và chỉnh đốn những bất công. Đó là những tên tuổi lừng danh như Wilberforce, Lincoln, Luther King. Tôi rất hài lòng lặp lại ở đây một nhận xét của một người Việt Nam đã nói với tôi: “Anh chỉ cảm nhận được chân giá trị của tự do một khi nó bị tước đoạt đi”.
Trong 8 năm qua, với tư cách là một thành viên Quốc Hội Victoria, cùng với các đồng viện khác, tôi đã hân hạnh được đấu tranh cho việc trả tự do cho các tù nhân chính trị như Giáo Sư Lê, như Cha Nguyễn Văn Lý và những người bị bách hại vì niềm tin khác.
Tôi cầu chúc cho anh chị em thành công trên hành trình của mình và tôi tin rằng cuộc đấu tranh của cộng đồng quốc tế cuối cùng sẽ dẫn đến sự chấm dứt sự bách hại tại Việt Nam.
To Catholic leaders, to members of the Australian Vietnamese community, to parliamentary colleagues. Ladies and gentlemen we stand here as members of the 5th longest serving democracy in the world. We’ve come to value and appreciate the fundamental human freedoms to speak, to worship, to be independent, and freedom of association. Regrettably those freedoms are not present in other parts of the world in the present day. And it is up to us, it is incumbent upon us to exercise our liberty to campaign for the liberty of others.
We have heard early in this evening about the persecution which is taking place in other jurisdictions. And I congratulate you for your resilience and your determination to fight for freedom. As you stand upon the shoulders of some of the great people in history, who have fought the battle between the great divide of communism and the free world of the 20th century and other people who have fought between slavery and liberty. And those who have campaigned to right wrongs and rectify injustice. Names such as Wilberforce, Lincoln, Luther King.
I am very pleased to note that it was a person of Vietnamese background who noted this to me. “You only know the true value of freedom when it has been taken away from you.” And over the last 8 years as a member of the Victorian parliament, I’ve had the honour with getting together with other parliamentary colleagues of campaigning for the release of political prisoners, including, Professor Lee and Father Nguyen and other persecuted for their belief. I wish you well in your journey and trust that the campaign of the international community will lead to the end of persecution in Vietnam today.
Thuyết Minh: Cha Văn Chi
Kính thưa quý vị và anh chị em, trong phần phát biểu của mình Đức Giám Mục Hilton Deakin của tổng giáo phận Melbourne nói như sau:
Quý vị đã nói tất cả nên tôi thực sự không thể thêm điều gì khác nữa. Một điều tôi lưu ý từ lần tôi nói chuyện với đông đảo anh chị em tại Federation Square năm 2008, đó là từ đó đến nay tôi đã gặp gỡ nhiều người Úc vì lý do này hay lý do khác đã đến Việt Nam nghỉ hè. Tôi hỏi họ “Tình hình ở đó bây giờ ra sao?” “Ồ rất tuyệt vời Đức Cha nên đến đó, rất đẹp” – họ trả lời tôi như thế. Làm sao lại như thế được? Làm sao có thể như thế nếu những chuyện về những gì đang diễn ra ở đó xảy ra ngay trên chính quê hương bản quán của họ? Những chuyện như thế đang diễn ra và có lẽ các du khách đã không đến những nơi chốn đó. Tôi không biết. Tôi không thể giải thích được. Nhưng tôi nghĩ và tôi chỉ muốn lặp lại những điều mà Đức Cha [Long] vừa nói với anh chị em. Chúng ta muốn làm sáng tỏ tại đây, Melbourne này, và xa hơn cho thế giới có thể biết đến thông điệp về những sự tàn ác, hủy diệt và bách hại đang diễn ra tại Việt Nam. Và chúng ta cũng muốn phản đối trước những bách hại và đau khổ đã được gây ra. Chúng ta phải nói với những người ở Việt Nam nếu họ muốn sánh vai ngẩng mặt lên cùng thế giới, họ phải tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và những quyền tự do tôn giáo khác là một phần trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tôi hoàn toàn ủng hộ những gì Đức Cha đã nói với anh chị em và gặp gỡ ngài nhiều hơn nữa khi tôi rút lui khỏi vị trí mà ngài đã thay tôi. Cám ơn tất cả mọi người.
But you’ve said it all, I really can’t add anymore to what you’ve said. One of the things I’ve noted since I spoke to many of you in Federation Square, 2008. Since then I’ve met lots of Australians who have for some reason or another have gone to Vietnam for a holiday. And I’ve said to them, “How did it go? What was it like?” “Oh, it’s all very lovely, you should go, it’s a beautiful place” (they replied). Well how is this so? How could it so if the stories of what is going on over there are taking place in your country of origin? Well, it is taking place and maybe the tourists don’t go to those sorts of places. I don’t know. I can’t work it out. But I think, and I merely want to repeat what the Bishop has already said to you. We want it to be made known; here in Melbourne and as far as the world can take this message of the cruelty and destruction and the persecution that is going on still in Vietnam. Also we want to protest, I would think if we are people of good will, we want to protest about the persecution and the suffering that has been done. We need to remind the people of Vietnam, if they want to walk face to face with people from around the world, then they must support the Universal Declaration of Human Rights and of other religious freedoms which are a part of the United Nations charter. I totally support what the Bishop has said to you and I do hope you hear more of him, see more of him as I fade into the midst and that he takes over. I want to advise you though, that he has one terrible fault. And I don’t think he’ll ever overcome it, he barracks for South Melbourne. But apart from that he’s a good fellow. Thank you everyone.
Bài nói chuyện của dân biểu Murray Thompson, Quốc Hội Victoria, Australia
Thuyết Minh: Thúy Hồng
Kính thưa các vị lãnh đạo Công Giáo, các thành viên trong Cộng Đồng Người Việt Úc Châu và các đồng viện trong Quốc Hội.
Kính thưa quý vị,
Chúng ta hiện diện nơi đây như các thành viên của một nền dân chủ lâu đời thứ 5 trên thế giới. Chúng ta đã đón nhận và đánh giá cao những quyền tự do căn bản của nhân loại như tự do ngôn luận, phụng tự, độc lập và tự do lập hội. Tiếc rằng cho đến mãi hôm nay những quyền như thế vẫn còn vắng bóng tại nhiều miền trên thế giới. Và phụ thuộc vào chúng ta là liệu chúng ta có muốn hành xử tự do của mình để đấu tranh cho tự do của người khác hay không. Trong buổi tối nay, chúng ta đã nghe hồi nãy về những bách hại đang diễn ra trên những miền tài phán khác. Và tôi hoan nghênh các bạn vì phản ứng và quyết tâm của các bạn đấu tranh cho tự do vì các bạn đang kề vai sát cánh với những tên tuổi lớn trong lịch sử đã chiến đấu giữa lằn ranh của chủ nghĩa cộng sản và thế giới tự do trong thế kỷ 20 và những con người đã chiến đấu giữa nô lệ và tự do, cũng như những tên tuổi đã chống lại sai lầm và chỉnh đốn những bất công. Đó là những tên tuổi lừng danh như Wilberforce, Lincoln, Luther King. Tôi rất hài lòng lặp lại ở đây một nhận xét của một người Việt Nam đã nói với tôi: “Anh chỉ cảm nhận được chân giá trị của tự do một khi nó bị tước đoạt đi”.
Trong 8 năm qua, với tư cách là một thành viên Quốc Hội Victoria, cùng với các đồng viện khác, tôi đã hân hạnh được đấu tranh cho việc trả tự do cho các tù nhân chính trị như Giáo Sư Lê, như Cha Nguyễn Văn Lý và những người bị bách hại vì niềm tin khác.
Tôi cầu chúc cho anh chị em thành công trên hành trình của mình và tôi tin rằng cuộc đấu tranh của cộng đồng quốc tế cuối cùng sẽ dẫn đến sự chấm dứt sự bách hại tại Việt Nam.
To Catholic leaders, to members of the Australian Vietnamese community, to parliamentary colleagues. Ladies and gentlemen we stand here as members of the 5th longest serving democracy in the world. We’ve come to value and appreciate the fundamental human freedoms to speak, to worship, to be independent, and freedom of association. Regrettably those freedoms are not present in other parts of the world in the present day. And it is up to us, it is incumbent upon us to exercise our liberty to campaign for the liberty of others.
We have heard early in this evening about the persecution which is taking place in other jurisdictions. And I congratulate you for your resilience and your determination to fight for freedom. As you stand upon the shoulders of some of the great people in history, who have fought the battle between the great divide of communism and the free world of the 20th century and other people who have fought between slavery and liberty. And those who have campaigned to right wrongs and rectify injustice. Names such as Wilberforce, Lincoln, Luther King.
I am very pleased to note that it was a person of Vietnamese background who noted this to me. “You only know the true value of freedom when it has been taken away from you.” And over the last 8 years as a member of the Victorian parliament, I’ve had the honour with getting together with other parliamentary colleagues of campaigning for the release of political prisoners, including, Professor Lee and Father Nguyen and other persecuted for their belief. I wish you well in your journey and trust that the campaign of the international community will lead to the end of persecution in Vietnam today.
Đại diện người Việt Tự Do trong buổi thắp nến cầu nguyện tại Melbourne
Chính giới Australia trong buổi thắp nến cầu nguyện tại Melbourne
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:06 20/11/2011
Dân Biểu Hong Lim của đảng Lao Động
Thuyết minh: Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
Trong buổi tối quan trọng hôm nay nay tôi nghe một nhà lãnh đạo cộng đồng đã nói rằng dù mưa gió và thời tiết cỡ này vẫn chưa ăn thua gì so với nỗi đau, sự thống khổ chịu đựng và những bất công mà cộng đồng Công giáo tại Việt Nam phải chịu đựng. Và tất cả chúng ta đã đến đây tối nay để chia sẻ nỗi đau ấy, và để nói lên cho mọi người hiểu rằng đó là những điều không thể chịu đựng hoặc chấp nhận được trong xã hội hiện đại khi đề cập đến nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và nhân phẩm con người, rằng những gì đã xảy ra tại Việt Nam là không thể chấp nhận được và chúng ta lên án cách xử sự như thế bằng mọi giá. Tôi xin gởi đến quý vị lời xin lỗi chân thành giùm cho đồng nghiệp của tôi là ông Luke Donellan [vì bận công tác ở Adelaide nên không đến được], người đã từng đến Việt Nam để được chứng kiến tận mắt những chuyện đã xảy ra. Điều quan trọng là phải tiếp tục làm thế nào cho toàn thế giới biết đến những mối quan ngại như thế này, rằng những gì đang xảy ra tại Việt Nam là không thể chấp nhận được. Làm sao để bất kỳ người nào cũng có thể vào Google là hiểu ngay ra các vấn đề đó là gì. Tôi hy vọng thông điệp này sẽ đủ sức mạnh và rõ ràng để chúng ta có thể tiếp tục sử dụng tiếng nói ấy mà nói cho thế giới hiểu được những gì đang xảy ra ở Việt Nam là không thể chấp nhận được. Quý vị thấy là họ đã quên mất một điều là những phương tiện truyền thông xã hội tại thời điểm hiện tại rất là mạnh mẽ.
Nó chính là một công cụ rất mạnh mẽ để chúng ta có thể tiếp tục quảng bá tiếng nói của mình, để nói với thế giới toàn bộ những gì đã xảy ra tại Việt Nam cũng như những gì đang tấn công vào cộng đồng Công Giáo Việt Nam hoặc bất kỳ cộng đồng tôn giáo khác là không chấp nhận đươc. Toàn thế giới sẽ theo dõi bằng ánh mắt quan tâm và chúng tôi sẽ làm ầm lên đấy.
Vì thế, xin chúc mừng những ai đã đến đây tối nay và tôi xin nói cho quý vị biết là tôi sẽ kể lại những gì tôi đã nhìn thấy ở đây tối nay và truyền đạt lại cho tất cả các đồng nghiệp trong quốc hội của tôi và với hy vọng có thể làm cho Quốc hội thấy là chúng ta rất quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng rằng chúng ta tiếp tục quan hệ đối tác này. Vì lý do đó, xin chúc mừng quý vị đã đến đây tối nay.
On this very momentous evening, I note that one of the leaders of this community has made it out that this rain and this weather is nothing compared to the pain, the agony, the injustice that has been inflicted on the Catholic Community in Vietnam.
And we all come here tonight to share this pain and to make our voices heard that this is intolerable and unacceptable in this modern world when we are talking about human rights, freedom of religion and freedom of speech and the dignity of human beings, that what happened in Vietnam is not acceptable and we are condemning it in every possible way.
I bring to you the sincere apology from my colleague Luke Mandallon who has been to Vietnam to witness first hand. It is very important to continue to make the concern heard all over the world that we cannot accept what is going on in Vietnam. Any simple human being only has to Google and to find out the issues.
I hope that this message is loud and clear and that we continue to make this noise and continue to tell the world that what happened in Vietnam is not acceptable. You see what they forgot is that the social media at the moment in this modern age is very powerful too. It is a very powerful tool and we will continue to use that and we will sell our purpose and we will tell the whole world what happened in Vietnam and we will tell the whole world what is perpetrated to the Vietnamese Catholic Community or any other religious community, is not acceptable and the whole world will watch with a very concerned eye and we will make noise.
So congratulations on being here tonight and I will convey to you that I will take what I see tonight and convey to all my parliamentary colleagues and hope to make it a recording the Parliament that we are very concerned about what is happening in Vietnam so I hope that we continue the partnership. So congratulations for being here tonight.
Dân Biểu Bernie Finn của đảng Tự Do.
Thuyết minh: Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
Cảm ơn quý vị rất nhiều. Thưa quý vị, tôi đến đây tối nay với tư cách là một người bạn của cộng đồng người Úc gốc Việt. Nhiều năm trước đây khi tôi mới bước vào chính trường thì một trong những lý do tôi đi làm chính trị là để chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản vì cộng sản là chống lại tự do. Tự do là điều cơ bản nhất trong các nhu cầu cơ bản của từng con người. Thiên Chúa thiết định cho chúng ta được tự do. Cộng sản thì lại đối nghịch với tự do. Nên giờ này tôi đứng ở đây tối nay không chỉ với tư cách một người bạn của cộng đồng người Úc gốc Việt mà còn là một người Công Giáo nữa. Đức Giám Mục Long đây là giám mục của tôi. Thật tuyệt vời khi tôi có thể gặp ngài ở đây và cả ngày mai khi tôi tham dự thánh lễ, tôi biết tôi sẽ được tham dự thánh lễ trong sự an toàn, tôi biết rằng tôi sẽ không phải chịu những rắc rối vì chuyện tham dự thánh lễ vào ngày mai. Sẽ không ai bắn hay xô đẩy tôi, không ai có thể gây ra những thương tổn nguy ngập đến thân thể tôi vì điều đó. Vào ngày mai khi tôi đi dự lễ tôi sẽ nghĩ đến những tín hữu Công giáo anh chị em của tôi tại Việt Nam. Tôi sẽ nghĩ đến những tín hữu Công giáo đồng nghiệp của tôi trong tất cả các nước Cộng sản bởi vì, mỗi tuần, khi họ biểu lộ niềm tin cơ bản của họ vào Thiên Chúa, là mỗi tuần họ phải đối mặt với cung cách làm việc cộng sản. Họ phải đối mặt với bạo lực của chủ nghĩa cộng sản. Họ phải đối mặt với sự quấy nhiễu của cộng sản. Họ phải đối mặt với sự gian tà của cộng sản là điều mà chúng tôi có lẽ không hiểu hết nhưng nhiều người trong quý vị thì hiểu rất rõ ràng. Hầu hết quý vị có lẽ là những người đã chạy trốn sự gian tà của cộng sản. Tối nay chúng ta đến đây để nói cho chế độ gian ác cộng sản ở Việt Nam biết rằng chúng ta đòi hỏi họ phải cho phép người dân Việt Nam có nhân quyền. Chúng ta muốn họ phải cho phép người Việt Nam có quyền tin vào Thiên Chúa và được quyền sống niềm tin của mình. Đó là quyền cơ bản của mỗi con người mà tất cả chúng ta phải tôn trọng.
Tôi đã đặt vấn đề về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trước quốc hội và tôi chắc chắn sẽ còn làm như vậy nữa. Tôi hy vọng rằng chính phủ Việt Nam
tối nay đang lắng nghe, hy vọng họ nhận thức được rằng hiện có một số đông hiện đã đứng dầm mưa ở đây khá lâu.Tôi hy vọng họ nhận thức được rằng chúng ta rất thành thật với những gì chúng ta nói về sự bảo vệ nhân quyền của người dân Việt Nam và quyền được sống đức tin của họ. Tôi hy vọng chính phủ Việt Nam đang lắng nghe và tôi cũng hy vọng rằng họ đang lắng nghe cả hai tai. Vì nếu không, như có ai trước đây đã nói rằng có những người thích đi du lịch Việt Nam và kỹ nghệ du lịch hiện giờ khá phát triển tại Việt Nam. Thế thì chúng ta sẽ nói cho những ai đang có kế hoạch đến Việt Nam nghỉ mát và ở tại khách sạn của họ, đổ tiền vào các cửa hàng, vào nền kinh tế Việt Nam, rằng trừ khi các quyền cơ bản của con người được tôn trọng, trừ khi quyền tự do thờ phượng được tôn trọng thì đừng đến Việt Nam. Tẩy chay Việt Nam. Nói cho chính phủ cộng sản nghe rằng chúng ta sẽ không tha thứ cho sự gian ác của họ. Hãy không đi, không đi, không đi, hủy bỏ kỳ nghỉ của quý vị và nói thẳng cho chính phủ Việt Nam biết lý do tại sao.
Thưa quý vị, tôi mong muốn sự tốt đẹp nhất sẽ đến với quý vị và đến với công cuộc kiếm tìm - đặc biệt cho mục tiêu quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay là quyền tự do thờ phượng được tồn tại.
Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi được tham gia với quý vị tối nay. Xin cảm ơn.
Thank you very much indeed.
Ladies and gentlemen, I come here tonight as a friend of the Australian Vietnamese community. It was many years ago that I entered politics and one of the reasons I entered politics was to fight communism because communism is against freedom. Freedom is basic, to the basic needs, of every human being. God intended us to be free. Communism flies in the face of that freedom.
Now I stand here tonight not just as a friend to the Vietnamese Australian community. But I stand here as a Catholic. Bishop Long here is my bishop and it’s wonderful to see him and tomorrow when I go to mass, I know I will do so with safety, I know that I will suffer no ramifications for going to mass tomorrow. Nobodies going to take a shot at me, nobodies going to rough me up, nobodies going to cause me and grievous bodily harm as a result of that and when I’m at mass tomorrow I’m going to being thinking of my fellow Catholic in Vietnam. I’m going to be thinking of my fellow Catholics in every Communist country because, they, every week when they express their basic belief in God, every week they face the communist way in doing things. They face to violence of Communism. They face the harassment of communism. They face the evil of communism that’s something that we perhaps don’t understand. Many of you do. Most of you probably have fled from that evil of communism.
What we are here tonight to do is to tell that evil communist regime in Vietnam that we want them to allow the Vietnamese people to have human rights. We want them to allow the Vietnamese people to believe in God and to practice their religion. It is a basic right of every human being and one that we must all uphold. And I have raised issues before parliament about human rights violations in Vietnam and I will certainly do so again. I am hoping that the Vietnamese government is listening tonight, I am hoping that they realise that there is a good number of people out here who have been standing in the rain for quite some time. I hope that they realise that we are fair dinkum about what we say about defending the human rights of the Vietnamese people and their rights to practice their religion. I hope the Vietnamese government is listening and I hope that they are listening with both ears. If they’re not, some have mentioned before that a number of people go to Vietnam and the tourism industry is quite big in Vietnam these days. Well I’ll say to everybody who is planning to go to Vietnam for a holiday and to stay in their hotels, and to put money in their shops, and into the Vietnamese economy. Until such time that basic human rights are respected, until such time as the right to worship is respected, don’t go to Vietnam. Boycott Vietnam. Tell the communist government that we will not tolerate their evil. Just don’t go, don’t go, don’t go, cancel your holiday and let the Vietnamese government know why.
Ladies and gentlemen, I wish you all the very best in your quest, particularly for this most important cause in Vietnam that the freedom to worship is alive. It is a great honour to be with you tonight. Thank You.