Ngày 20-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mở rông vương quyền của Chúa Giêsu
LM. Đan Vinh
10:29 20/11/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG: CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN C

2 Sm 5,1-3 ; Cl 1,12-20 ; Lc 23,35-43

MỞ RỘNG VƯƠNG QUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 23,35-43

(35) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là Người Được Tuyển Chọn”. (36) Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống, (37) và nói: “Nếu ông là vua dân Do thái, thì cứu lấy mình đi! (38) Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái”. (39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”. (40) Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà có Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!”. (42) Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi! Khi vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (43) Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh: Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”.

2. Ý CHÍNH: Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su trên thập giá như một ông Vua ngự trên ngai vàng của mình. Do dân Do thái đang mong chờ một ông vua trần tục đến giải phóng họ khỏi ách đô hộ của đế quốc Rô-ma, nên họ đã không nhận ra Đức Giê-su chính là Vua Mê-si-a: Dân chúng thì đứng nhìn, các đầu mục Do thái thì cười nhạo, lính tráng cũng chế giễu Người. Trên đầu Người có bản án như sau: “Đây là Vua người Do thái”. Hai tên gian phi thì một tên không tin Đức Giê-su nên đã nhục mạ Người, còn người kia tin đã bênh vực và cầu xin Người thương xót, nên đã trở thành người đầu tiên được nhận vào Nước Thiên Đàng của Đức Giê-su.

3. CHÚ THÍCH:

- C 35-38: + Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời chế nhạo: Khi đối diện với thập giá của Đức Giê-su, dân chúng ngỡ ngàng đứng nhìn hậu quả của việc mình đã về hùa với kẻ ác lên án người công chính cách bất công. Còn các đầu mục Do thái thì hả hê vì đã hạ gục được một người đã dám chống lại họ. + Là Đấng Ki-tô: Ki-tô (Christos) là tiếng Hy Lạp, tương đương với từ Mê-si-a trong tiếng A-ram hay Do thái. Cả hai từ Mê-si-a và Ki-tô đều có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Xức dầu là một nghi thức tấn phong một người lên làm vua, tư tế hay ngôn sứ. Chẳng hạn: Sa-mu-en xức dầu phong cho Đa-vít làm vua (x. 1 Sm 16,13), Mô-sê xức dầu phong A-a-ron làm tư tế (x. 1 V 19,16), Ê-li-a được lệnh xức dầu phong Ê-li-sê làm ngôn sứ (x. 1 V 19,16; Is 61,1). + Là Người Được Tuyển Chọn: Đây là tước hiệu đã được Chúa Cha xác nhận trước mặt ba môn đệ khi Đức Giê-su hiển dung trên núi (x. Lc 9,35), phù hợp với lời tuyên sấm của I-sai-a về người Tôi Trung, được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện công trình cứu độ, nhưng lại bị người đời khinh dể (x. Is 42,1). + Lính tráng cũng chế giễu Người: Lính tráng ở đây là binh sĩ Rô-ma. Chúng thi hành án lệnh của quan tổng trấn Phi-la-tô đóng đinh Đức Giê-su. Bọn lính này cũng vào hùa với các đầu mục Do thái chế giễu nhục mạ Người. + Chúng lại gần đưa giấm cho Người uống: Giấm là một thứ nước Pó-ca pha chất chua mà quân lính Rô-ma hay dùng. + Đây là Vua người Do thái: Câu này do quan Phi-la-tô truyền viết gắn lên cây thập giá như bản án. Ngày nay trên cây Thánh giá, ta thấy có chữ INRI, là chữ viết tắt của câu tiếng La tinh: “JESUS NAZARETH REX JUDEORUM”, nghĩa là: “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái” (x. Ga 19,19).

- C 39-41: + Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá: Thập giá là hình phạt của người Rô-ma dành cho các tử tội phản loạn hay phạm các tội đại gian đại ác. Nhưng nơi Đức Giê-su: Thập giá trở thành Thánh giá, thành phương thế cứu độ loài người. + “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”: Tên gian phi này đã nghĩ Đức Giê-su chỉ là một ông Vua Thiên Sai giả, không thể làm được những điều kỳ diệu, nên đã lên tiếng chế giễu Người. Đây cũng là cơn cám dỗ cuối cùng của ma quỷ, yêu cầu Đức Giê-su làm phép lạ phục vụ mình, giống như ma quỷ đã cám dỗ khi Người khởi đầu rao giảng Tin mừng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy...” (Lc 4,3). Dân làng Na-da-rét cũng có lần đã cám dỗ Người như thế (x. Lc 4,23). + Nhưng tên kia mắng nó...: Chỉ Tin mừng Lu-ca mới nhắc đến thái độ khác biệt của người gian phi có lòng sám hối này.

- C 42-43: + Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !: Trong hoàn cảnh đau thương như vậy thì lời bênh vực và kêu xin của người gian phi, dù có yếu ớt, nhưng cũng an ủi Đức Giê-su rất nhiều. Người đã lập tức tha tội và còn hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho anh, đúng như Người đã nói: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10). + “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng”: Thiên đàng là “trời cao” như lời thánh Phao-lô: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Thiên đàng còn là “Trời Mới, Đất Mới” thay cho “trời cũ đất cũ” bị biết mất (x. Kh 21,1). Nơi đó sẽ “không có sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (x. Kh 21,4).

4. CÂU HỎI: 1) Tin mừng Lu-ca ghi nhận những thái độ của dân chúng, đầu mục Do thái, lính canh, hai tên gian phi trước cuộc tử nạn của Đức Giê-su thế nào ? 2) Ki-tô hay Mê-si-a nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Trong Thánh kinh, ba chức vụ nào được xức dầu trong nghi lễ tấn phong ? 3) Chữ INRI được gắn trên cây Thánh giá có nghĩa là gì ? 4) Tại sao lại gọi thập giá Đức Giê-su là Thánh giá ? 5) Cơn cám dỗ cuối cùng Đức Giê-su phải đương đầu trên cây Thánh giá thế nào ? 6) Câu nào của Đức Giê-su trên cây Thánh giá cho thấy Người tỏ ra ưu ái đặc biệt đối với tội nhân có lòng sám hối ? 7) Thiên đàng Đức Giê-su hứa với anh trộm lành là nơi nào?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Phía trên đầu Người có bản án viết: “Đây là Vua người Do thái” (Lc 23,38).

2. CÂU CHUYỆN: ANH KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ CHO EM HƠN THẾ NỮA

Gần đây, các thợ lặn đã tìm được một con tàu đã bị đắm ở ngoài khơi biển Bắc Ái nhĩ lan cách đây 400 năm. Trong số các báu vật tìm được trên con tàu này, có một chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Sau khi được lau chùi sạch sẽ, trên mặt nhẫn hiện ra một hàng chữ kèm theo hình một bàn tay đang cầm một quả tim đưa ra. Người ta đọc được câu ấy như sau: “Anh không còn gì để cho em hơn nữa”. Trong tất cả những báu vật tìm thấy trên con tàu, không vật nào khiến cho các tay thợ lặn cảm động cho bằng chiếc nhẫn với hàng chữ khắc ghi trên đó.

3. SUY NIỆM:

Hôm nay là Chúa Nhật cuối năm phụng vụ, Hội thánh mừng lễ Chúa Giê-su làm Vua để nhắc nhở chúng ta: Đức Giê-su chính là Vua của vũ trụ và cũng là Vua của mỗi người chúng ta. Vậy tước vị Vua của Đức Giê-su như thế nào và chúng ta phải làm gì để trở thành thần dân trong Nước Trời của Người ?

1) Giê-su là Vua: Đức Giê-su là Vua, nhưng không phải như hầu hết các ông vua trần tục: dùng bạo lực để chinh phục các dân tộc và cai trị dân chúng trong nước bằng sự hà khắc bóc lột để hưởng thụ một cuộc sống xa hoa, đắm chìm trong các đam mê lạc thú … Còn Đức Giê-su là Vua Thiên Sai và là Vua Tình Yêu. Người muốn mọi người được hạnh phúc trong Nước của Người:

-Ông Vua Thiên Sai: Tiếng Do thái Thiên Sai là Mê-si-a (Messiah), tiếng Hy lạp là Khristos và tiếng La tinh là Christus (Ki-tô), nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”. Theo Cựu Ước, Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít như ngôn sứ Na-than đã tuyên sấm với Đa-vít: “Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền… Đối với nó, Ta sẽ là cha. Đối với Ta, nó sẽ là con. … Tình thương của Ta sẽ không rời khỏi nó… Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta” (2 Sm 7,12-16). Về sau các ngôn sứ I-sai-a, Mi-ca… tiếp tục tuyên sấm về thân thế và sứ mệnh của Đấng Thiên Sai và dân Do thái luôn trông mong Đấng Thiên Sai đến. Đức Giê-su đã đến thi hành sứ mệnh thiên sai ứng nghiệm lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Người đã chọn con đường “qua đau khổ vào vinh quang” theo ý Chúa Cha, nhờ đó đã được Chúa Cha tôn vinh làm “Chúa” muôn loài như lời thánh Phao-lô: “Nhờ đã hạ mình vâng lời chịu chết, một cái chết thập giá, mà Người đã được Thiên Chúa siêu tôn và ban một Danh trổi vượt trên muôn ngàn Danh hiệu là: Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (x. Pl 2,8-9). Đến ngày sau hết, Đức Giê-su sẽ lại đến phán xét nhân loại như Vua Thẩm Phán. Người sẽ phân người ta thành hai loại là chiên và dê, dựa vào các việc bác ái cụ thể họ đã làm hay không làm khi còn sống (x. Mt 25,34-36.41-43).

-Ông Vua Tình Yêu : Đức Giê-su tự xưng là Mục Tử nhân lành. Người biết rõ từng con chiên, chăm sóc nuôi dưỡng cho chiên được sống và sống dồi dào, đi tìm chiên lạc để đem về đàn (x. Ga 10,10-11. 16-17). Tin mừng Gio-an viết: “Người đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Người đã thiết lập bí tích Thánh Thể để ở cùng môn đệ mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20) và để ban Thịt Máu mình làm của ăn của uống ban sự sống đời đời cho họ (x. Ga 6,51). Người còn là Vua Hòa Bình biểu lộ qua việc ngồi trên con lừa khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem (x. Lc 19,35-38). Trong vuộc khổ nạn, Người đã chứng tỏ tình yêu tột cùng bằng việc bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn để máu và nước chảy ra thanh tẩy tội lỗi thế gian (x. Ga 19,33-34). Người đã đã sẵn sàng chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người chúng ta và trở thành Ông Vua Tình Yêu. Trên đầu Người có bản án của Phi-la-tô như sau: “Giê-su Na-da-rét Vua dân Do thái” (x. Ga 15,13).

2)Vương Quốc của Vua Giê-su:

Để thi hành sứ mệnh Thiên Sai, Đức Giê-su đã thiết lập một Nước Trời hay Nước Thiên Chúa. Sau thời gian ẩn dật 30 năm tại Na-da-rét, Đức Giê-su bắt đầu đi công bố Tin Mừng Nước Trời (x. Mt 4,23-24). Người kêu gọi mọi người “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” (x. Mc 1,12). Người nêu ra điều kiện để được vào Nước Trời là sống Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,1-12).

Ai muốn làm môn đệ của Người phải bỏ đi cái tôi ích kỷ tự mãn và vác thập giá mình hằng ngày là sự chu toàn bổn phận, chấp nhận các điều trái ý vâng theo thánh ý Chúa Cha (x. Lc 9,23). Người đòi môn đệ phải tuân giữ giới răn “mến Chúa yêu người”, phân phát gia sản cho người nghèo để đổi lấy kho báu thiêng liêng trên tròi rồi đi theo làm môn đệ của Người (x. Mt 19,21).

Đức Giê-su đòi các môn đệ phải thi hành giới răn “yêu thương nhau như Thầy đã yêu” (x. Ga 13,34-35). Cụ thể phải sống kinh Hòa Bình là bản tóm các lời dạy của Đức Giê-su. Người cũng muốn chúng ta tích cực truyên giáo bằng việc cầu xin Chúa Cha sai thêm thợ gặt đến găt lúa đã chín vàng (x. Lc 10,2). Người muốn chúng ta dọn tâm hồn đón nhận Thần Khí hầu có thể chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Người bắt đầu từ trong gia đình, rồi đến khu xóm, trường học, nhà máy, sở làm và trong mọi lúc mọi nơi (x. Cv 1,8).

Đức Giê-su muốn các tín hữu chúng ta phải biết cảm thông với Người bằng việc chuyên cần cầu nguyện cho các mục tử trong Hội Thánh, nhất là cầu cho những người đang lạc xa Chúa, những anh chị em lương dân… giúp họ sớm nhận biết tôn thờ Thiên Chúa và gia nhâp Hội Thánh.

c) Mở rộng Vương Quyền của Vua Giê-su:

Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su đã dạy các môn đệ cầu nguyện như sau: ”Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”. Ngày nay các tín hữu chúng ta tôn kính Vua Giê-su không những bằng những lời ca tiếng hát tại nhà thờ, đi tôn vương Thánh Tâm Chúa Giê-su tại các gia đình… Nhưng quan trọng hơn: cần tích cực xây dựng Nước Trời yêu thương an bình ngay từ trong gia đình, rồi tại nhà thờ, khu phố, sở làm và mọi lúc mọi nơi…

Chúng ta phải làm thế nào để mọi người trên thế giới đều nhận biết và tôn thờ một Thiên Chúa là Cha, sống chan hòa yêu thương nhau như anh chị em trong đại gia đình của Thiên Chúa, theo lệnh truyền của Chúa Giê-su trước khi lên trời: “Thầy đã được trao tòan quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20). Nhờ Thần Khí của Chúa Giê-su Phục Sinh cùng nỗ lực loan báo Tin Mừng bằng lời nói, kèm theo cuộc sống chứng nhân chia sẻ bác ái và khiêm nhường phục vụ… hy vọng “Trời Mới Đất Mới” là Thiên Đàng Vương Quốc của Đức Giê-su sẽ mau xuất hiện.

4. THẢO LUẬN: 1-Bạn có đồng ý câu: “Yêu thương là cho đi. Cho nhiều là dấu yêu thương nhiều. Cho cả mạng sống của mình là dấu chứng tỏ tình yêu tột đỉnh”? 2-Trong những ngày này bạn sẽ cho người thân những gì để biểu lộ tình yêu của bạn? 3-Để xứng đáng là thần dân trong Vương Quốc của Vua Giê-su, bạn cần làm gì từ bây giờ?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU VUA VŨ TRỤ. Nếu chúng con chỉ nhìn Chúa vác thập giá và tuyên xưng Chúa là Vua của chúng con thì chưa đủ. Nếu chúng con chỉ ca ngợi Chúa trong thánh lễ hôm nay mà thôi cũng chưa đủ. Chúng con còn còn phải yêu mến và sống chết cho Chúa, phải chu toàn bổn phận làm cho Vương quốc của Chúa mau trị đến.

- LẠY VUA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết luôn quên mình và chấp nhận vác thập giá là những bệnh tật, là những con người trái tính trái nết đang sống bên cạnh, là những tai nạn rủi ro chúng con gặp phải trong cuộc sống hằng ngày... mà bước theo Chúa. Nhờ đó, hy vọng chúng con sẽ trở nên những môn đệ trung tín và khôn ngoan của Chúa, sẽ được Chúa tha tội và đến giờ chết, chúng con sẽ được Chúa nói: “Ta bảo thật, hôm nay, con sẽ được ở với Ta trên Thiên đàng”.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:05 20/11/2013
NƯỚC MẮT CỦA TỬ THẦN
N2T

Ngày xửa ngày xưa, nhân loại không bao giờ chết, họ mãi mãi sống trên mặt đất con cháu đông đàn đầy lũ. Khi mà trên mặt đất con người càng ngày càng đông, thì nữ thần địa cầu cảm thấy không chịu nổi gánh nặng này, thế là cầu cứu với đại thần Phạn Thiên.
Đại thần Phạn Thiên suy nghĩ rất lâu không biết làm cách gì để giảm bớt số lượng con người, suy nghĩ và suy nghĩ, thì từ trong con người Phạn Thiên xuất hiện một bé gái mắt đen đầu đội hoa sen, thân mặc áo đỏ. Phạn Thiên nói với bé gái mặc áo đỏ:
- “Tử thần, đi lấy mạng sống của con người nhé !”
Nhưng tử thần rơi lệ, nói:
- “Đại thần Phạn Thiên, nhiệm vụ này quá tàn nhẫn ạ, tôi sợ sự nguyền rủa và nước mắt của con người, nó khiến tôi khổ tâm vô cùng.”
Đại thần Phạn Thiên lấy đi tình yêu và thù hận trong tim của tử thần, và để nước mắt của tử thần biến thành nước mắt của con người khi họ có người bị bệnh mà chết.
Tử thần đến trong thế gian là như thế.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Giáo lý của Thánh Phao-lô tông đồ dạy rất rõ: “Vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian và tội lỗi gây nên sự chết.”(Rm 5, 12)
Đặc ân to lớn nhất mà Thiên Chúa ban cho nguyên tổ loài người là không chết, với điều kiện là phải vâng phục Thiên Chúa trong tâm tình người con hiếu thảo, nhưng nguyên tổ chúng ta đã bất tuân lệnh Chúa mà phạm tội và vì tội lỗi nên sự chết đã đến trong thế gian.
Truyện thần thoại này hé mở cho chúng ta biết rằng, từ thời xa xưa người ta đã tin rằng con người không phải chết, nhưng họ không rõ nguyên nhân tại sao sau này con người lại phải chết, và Giáo Hội, qua lời dạy của thánh tông đồ Phao-lô đã cho chúng ta biết nguyên nhân của sự chết, và đi qua sự chết thì con người mới được phục sinh với Đức Chúa Giê-su, vì Ngài là Đấng đầu tiên đã từ cõi chết sống lại.
Sức mạnh của tội lỗi rất ghê gớm, nhưng ân sủng của Chúa thì càng mạnh hơn: tội lỗi làm cho chết, nhưng ân sủng thì làm cho sống.
Ai hiểu thì hiểu .

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

-------------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:09 20/11/2013
N2T

10. Không bắt buộc phải là một giáo hữu hoàn thiện, hoặc là tội nhân lỡ bước, nhưng vì để tử đạo vinh quang hoặc là lấy công chuộc tội, thì tất cả đều trở nên anh dũng chiến đấu, hân hoan ra pháp trường.

(Thánh Cyprian)
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đi xưng tội mỗi hai tuần một lần
Đặng Tự Do
06:35 20/11/2013
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 20 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự tha thứ tội lỗi qua bí tích hòa giải. Đức Thánh Cha nói rằng ngài đi xưng tội mỗi hai tuần một lần. Ngài cũng lên tiếng yêu cầu tất cả các linh mục, những người không dịu dàng với mọi người, phải thay đổi thái độ trước khi ban phát Bí Tích này.

Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần là "nhân vật chính" trong Bí Tích Hòa Giải, và sứ vụ của các linh mục trong bí tích này là một điều “rất tế nhị” vì qua bí tích này mọi người thấy rằng Thiên Chúa không bao giờ trở nên mệt mỏi trong việc tha thứ cho loài người.

Đức Thánh Cha nói:

“Hôm nay tôi lại muốn đề cập một lần nữa đến việc thứ tha tội lỗi bằng cách suy tư trên quyền bính của chìa khoá Nước Trời, là một biểu tượng Kinh Thánh khi Chúa Giêsu giao phó nhiệm vụ cho các Tông Đồ.

Trước hết, chúng ta nhớ lại rằng nguồn mạch của ơn tha tội là Chúa Thánh Thần, là Đấng mà Chúa Giêsu Phục Sinh gởi đến với các Tông Đồ. Do đó, Chúa đã biến Giáo Hội thành người giám hộ của chìa khoá Nước Trời. Giáo Hội, tuy nhiên, không phải là chủ tể của ơn tha tội, nhưng chỉ là người đầy tớ phục vụ ơn này. Giáo Hội đồng hành với chúng ta trong hành trình hoán cải diễn ra trong suốt cuộc đời chúng ta và mời gọi chúng ta cảm nghiệm bí tích hòa giải trong chiều kích cộng đoàn và Giáo Hội của bí tích này. Chúng ta nhận được ơn tha thứ thông qua các linh mục. Thông qua năng quyền của vị linh mục, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một người anh em để mang đến cho chúng ta ơn tha thứ nhân danh Giáo Hội. Các linh mục, là những người đầy tớ của bí tích này, cần phải nhận ra rằng họ cũng cần ơn tha thứ và chữa lành, và do đó, họ phải thực hiện sứ vụ của mình trong khiêm nhường và với lòng thương xót. Xin Chúa cho chúng ta luôn luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Xin cho chúng ta biết thực sự đánh giá cao bí tích này và vui mừng trước hồng ân tha thứ và chữa lành mà chúng ta lãnh nhận thông qua thừa tác vụ của các linh mục.
 
Vatican thông báo về 3 sự kiện nổi bật trước khi kết thúc Năm Đức Tin
Chỉnh Trần, S.J. chuyển ngữ
10:09 20/11/2013
Vatican thông báo về 3 sự kiện nổi bật trước khi kết thúc Năm Đức Tin

Năm Đức Tin sắp sửa khép lại và Vatican đã thông báo về những sự kiện nổi bật sẽ diễn ra trước khi Thánh Lễ bế mạc được cử hành vào ngày Lễ Chúa Ki tô Vua Vũ Trụ ngày 24.11 sắp tới.

“Mục đích của Năm Đức Tin là để tái khám phá điều được gọi là ‘cảm nghiệm Đức Tin’. Đây là dịp để phản tỉnh sâu xa và là một phương thế để tái khám phá mối tương quan giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người,” Đức Cha Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Giáo hoàng về Cổ võ Tân Phúc Âm hoá nói.

Vào ngày 21 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm viếng đan viện Camaldolese của các nữ đan sĩ tại Rôma. Tại đây, ngài sẽ tham gia giờ kinh nguyện và chầu Thánh Thể với các nữ tu.

Đó sẽ là ngày dành riêng cho những ai chọn sống đời đan tu như là một phương thế để dâng hiến trọn vẹn đời mình cho một đời sống cầu nguyện và chiêm niệm,” Đức Cha Fisichella nói tiếp.

Tối thứ bảy ngày 23.11, 500 dự tòng sắp được lãnh nhận Bí tích Rửa tội sẽ đến Vatican. 35 người trong số họ sẽ được Đức Thánh Cha đích thân chào đón tại cửa Đền thờ Thánh Phêrô. Dù đây không phải là lễ Rửa tội nhưng Đức Giáo Hoàng sẽ đặt những câu hỏi theo nghi thức truyền thống. Một vài người trong số các dự tòng sẽ chia sẻ về câu chuyện đời mình.

“Một số anh chị em dự tòng đã sống cuộc hoán cái của họ rất riêng tư và kín đáo bởi vì cuộc hoán cải của họ có thể khiến cuộc sống của họ gặp nguy hiểm. Đó là lý do tại sao điểm nhấn ở đây sẽ là về kinh nghiệm cá nhân của họ. Một số người sẽ chia sẻ trong tư cách là những chứng nhân,” Đức Cha Chủ tịch nói.

Chúa Nhật ngày 24.11, Đức Thánh Cha sẽ dâng Thánh Lễ bế mạc Năm Đức Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô. Cũng trong ngày hôm đó, thánh tích của thánh Phêrô sẽ lần đầu tiên được trưng bày để các tín hữu kính viếng. Đức Giáo Hoàng sẽ công bố một lời mời gọi mới đối với công cuộc Tân Phúc Âm hóa.

Vatican cũng đã quyết định tổ chức lạc quyên trong Thánh Lễ để giúp đỡ các nạn nhân bão lụt tại Phi Luật Tân. Về vấn đề này Đức Cha Fisichella nói đức tin không có hành động là đức tin không có nền tảng.

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.

 
Chúng ta đang ở trong thời gian chờ đợi .
Pt Huỳnh Mai Trác
13:22 20/11/2013
“Chúng ta đừng để cho các tiên tri giả lừa gạt và làm tê liệt chúng ta bằng sự sợ hãi . Chúng ta đang ở trong thời gian chờ đợi, chờ đợi Chúa đến, một thời gian như chứng nhân và trong sự kiên nhẫn”.
Anh chị em thân mến,
“Tin Mừng của Ngày Chúa Nhật hôm nay (Lc 21,5-19) là phần đầu bài giảng của Chúa Giêsu về thời cáo chung . Chúa Giêsu nói điều này ở Jerusalem, gần Đền Thờ, và Chúa bắt đầu từ chổ thiên hạ đang trầm trồ chỉ nói về Đền Thờ và về vẽ đẹp mà thôi . Và Chúa Giêsu nói: Những gì các người chiêm ngưỡng,sau này sẽ đến ngày không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào : tất cả đều bị hủy họai”.(Lc 21,6)

“Lẽ dĩ nhiên, họ hỏi Chúa : “Bao giờ thì việc này sẽ xẩy ra ? Và sẽ có những dấu chỉ gì ? Nhưng Chúa Giêsu bỏ qua những chi tiết thứ yếu – khi nào sẽ xẩy ra ? Và sự việc sẽ như thế nào ? mà nói đến vấn đề quan trọng hơn . Thứ nhất là chúng ta đừng để các tiên tri giả mạo danh Chúa và tê liệt vì sợ hãi . Thứ hai: Sống thời gian chờ đợi như thời gian làm chứng tá và trong sự kiên nhẫn . Chúng ta đang ở trong thời gian chờ đợi, chờ đợi Chúa đến .

“Bài giảng của Chúa Giêsu luôn luôn hợp thời, với chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI . Chúa nhắc nhở chúng ta : “Hãy thận trọng , đừng bị xiêu lạc, bởi có nhiều người sẽ mạo danh ta “. Đó là lời mời gọi là phải suy nghĩ chín chắn .Ngày nay, có rất nhiều “đấng cứu độ giả mạo” họ tìm mọi cách để thay thế Chúa Giêsu : những lãnh tụ, những giáo trưởng, những thầy pháp, những người muốn lôi cuốn con tim và trí não, nhất là của những người trẻ tuổi . Chúa Giêusu báo động cho chúng ta là: Đừng đi theo họ . Đừng đi theo họ !”.

Chúa Giêsu cũng giúp chúng ta đừng sợ hãi : khi có chiến tranh, có những cuộc cách mạng, cũng như trước những tai ương thiên nhiên, những bệnh dịch, Chúa Giêsu giải thóat chúng ta khỏi những thuyết tiền định và viễn ảnh sai lạc về tận thế .

Điều thứ hai nói về các giáo hữu và Giáo Hội : Chúa Giêsu loan báo những thử thách đau xót và những bách hại mà các môn đệ phải chịu đau khổ bởi vì đi theo Chúa . Tuy vậy, Chúa bảo đảm : “một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất “. Chúa nhắc nhở chúng ta là hòan tòan ở trong tay Thiên Chúa !

“Những khó khăn mà chúng ta gặp phải vì đức tin và vì gắn bó với Phúc Âm là những lúc để chúng ta làm chứng tá ; đừng bao giờ xa lìa Chúa, nhưng còn thúc đẩy chúng ta hòan tòan phú thác vào tay Chúa nhờ sức mạnh Thánh Thần và ân sủng của Ngài .

“Trong lúc đó, tôi nhớ đến, và tất cả chúng ta đều nhớ đến . Chúng ta hãy cùng nhau tưởng nhớ đến những người anh chị em của chúng ta và mọi người giáo hữu Kitô đang chịu đau khổ vì đức tin của ho. Họ rất là đông đảo ! Có thể còn nhiều hơn vào những thế kỷ sơ khai của Giáo Hội . Chúa Giêsu đang ở với họ . Chúng ta cũng vậy hãy liên kết với họ trong lời cầu nguyện và lòng thương yêu .

“Chúng ta ngưỡng mộ lòng can đảm và chứng tá của họ . Họ là những người anh chị em của chúng ta, khắp mọi nơi trên địa cầu, chịu đau khổ vì trung thành với Chúa Giêsu Kitô . Chúng ta bái chào họ với con tim và lòng kính mến .

Cuối cùng Chúa đưa ra một lời hứa đó là sự chiến thắng : “Bởi với lòng kiên nhẫn , bạn sẽ cứu được sự sống của bạn . Hy vọng là dường nào qua những lời này ! Đó là lời gọi đem đến hy vọng và kiên nhẫn, biết cách chờ đợi kết quả chắc chắn của sự cứu rổi, tin tưởng vào ý nghĩa sâu xa của sự sống và của lịch sử : những thử thách và những khó khăn là một phần trong sứ mệnh cao cả ; Chúa Giêsu là vua của lịch sử, Ngài sẽ hướng dẫn tất cả trong sự thành đạt tòan hảo của Ngài .

“ Cho dù có những xáo trộn và những tai ương trong lịch sử, làm khuấy động thế giới, hảo ý và lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ thành tựu ! Đó chính là niềm hy vọng của chúng ta .

“Thông điệp này của Chúa Giêsu làm chúng ta suy tư về hiện tại của chúng ta, cho chúng ta sức mạnh đương đầu với lòng can đảm và hy vọng, và chúng ta luôn có Đưc Mẹ đồng hành cùng chúng ta . (Nguồn tin: VIS)


 
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Hòa Giải
Phaolô Phạm Xuân Khôi
16:39 20/11/2013
“Vai chính trong việc tha tội là Chúa Thánh Thần.... Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ quyền tha tội… và linh mục là công cụ cho việc tha tội.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và nói về Ơn Tha Tội qua Bí Tích Hòa Giải .

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Thứ tư tuần trước tôi đã nói về ơn tha tội, đặc biệt trong sự liên hệ với Bí Tích Rửa Tội. Hôm nay chúng ta tiếp tục chủ đề về ơn tha tội, nhưng nói đến điều gọi là “quyền đóng mở [nắm chìa khóa]”, là một biểu tượng trong Thánh Kinh ám chỉ sứ vụ mà Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ.

Trước hết chúng ta phải nhớ rằng vai chính trong việc tha tội là Chúa Thánh Thần. Trong lần hiện ra thứ nhất với các Tông Đồ nơi nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu Phục Sinh đã làm một cử chì là thổi vào các ông mà nói rằng, “Hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha, các con cầm buộc ai thì người ấy bị cầm buộc” (Ga 20:22 -23). Thân xác Chúa Giêsu biến đổi, giờ đây Người là một con người mới, ban phát hồng ân hoa quả Phục Sinh của cái chết và sự Phục Sinh của Người. Những hồng ân này là gì? Bình an, niềm vui, ơn tha tội, sứ vụ, nhưng Người cũng ban Chúa Thánh Thần là nguồn mạch của tất cả những hồng ân ấy. Hơi thở của Chúa Giêsu, kèm theo bằng những lời mà qua đó Người thông truyền Chúa Thánh Thần, ám chỉ việc truyền sự sống, sự sống mới được tái sinh bằng ơn tha tội.

Nhưng trước khi thực hiện cử chỉ thổi hơi và ban Thánh Thần, Chúa Giêsu cho các ông thấy những vết thương ở tay và cạnh sườn Người: Những vết thương này là giá mà Người phải trả để cứu độ chúng ta. Chúa Thánh Thần mang đến cho chúng ơn tha thứ của Thiên Chúa “qua” những vết thương của Chúa Giêsu. Những vết thương mà Người muốn giữ lại; ngay cả lúc này, Người ở trên Thiên Đàng và chỉ cho Chúa Cha thấy những vết thương đã cứu độ chúng ta. Nhờ quyền năng của những vết thương này mà tội lỗi của chúng ta được tha thứ: đó là cách Chúa Giêsu hiến mạng sống Người để ban hồng ân bình an, niềm vui và ân sủng trong tâm hồn chúng ta, để tha tội chúng ta. Và thật là tốt đẹp khi nhìn vào Chúa Giêsu như thế!

Và chúng ta đi đến yếu tố thứ hai: Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ quyền tha tội. Điều hơi khó hiểu một chút là làm sao một con người có thể tha tội, nhưng Chúa Giêsu ban cho họ quyền ấy. Hội Thánh quản thủ quyền năng nắm giữ chìa khóa này, để mở ra hoặc đóng lại ơn tha thứ. Thiên Chúa tha thứ cho mọi người theo lòng thương xót tuyệt đối của Ngài, nhưng chính Ngài muốn rằng tất cả những người thuộc về Đức Kitô và Hội Thánh, nhận được ơn tha thứ qua các thừa tác viên của Cộng Đồng. Qua mục vụ Tông Đồ, lòng thương xót của Thiên Chúa đến với tôi, tội lỗi của tôi được tha và niềm vui được ban cho tôi. Như thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cũng sống sự hòa giải cả trong chiều kích Hội Thánh và cộng đồng. Và điều này thật là tốt đẹp. Hội Thánh, thánh thiện và đồng thời luôn cần thống hối, đồng hành với chúng ta trên cuộc hành trình hoán cải suốt cuộc đời của chúng ta. Hội Thánh không phải là chủ nhân của quyền năng đóng mở, nhưng là đầy tớ của thừa tác vụ thương xót và đón chào mọi giây phút có thể được để ban phát hồng thiêng liêng này.

Nhiều người có thể không hiểu được chiều kích Hội Thánh của việc tha tội, bởi vì chủ nghĩa cá nhân và chủ quan luôn luôn chiếm ưu thế, và cả chúng ta là những Kitô hữu cũng gạt nó ra ngoài. Tất nhiên, Thiên Chúa tha thứ mọi tội nhân hối cải một cách cá nhân, nhưng người Kitô hữu liên kết với Đức Kitô, và Đức Kitô hiệp nhất với Hội Thánh. Đối với các Kitô hữu chúng ta còn có thêm một hồng ân khác, và cũng có thêm một quyết tâm là: khiêm tốn đi qua thừa tác vụ của Hội Thánh. Chúng ta phải trân quý điều này, đó là một hồng ân, một phép điều trị, một sự bảo vệ và cũng là một đảm bảo rằng Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi. Tôi đến với một linh mục anh em và nói, “Thưa cha, con đã làm điều này...”. Và ngài trả lời: “Nhưng tôi tha tội cho anh; Thiên Chúa tha tội cho anh.” Lúc ấy, tôi biết chắc rằng Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi! Điều này thật là tốt đẹp, là có sự đảm bảo rằng Thiên Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta, Ngài không bao giờ biết mệt khi tha thứ. Và chúng ta không nên mệt mỏi đi xin ơn tha thứ. Chúng ta có thể cảm thấy xấu hổ khi xưng các tội lỗi của mình, nhưng như các bà mẹ và các bà của chúng ta thường nói rằng tốt nhất là đồi thành màu đỏ một lần còn hơn một ngàn lần là màu vàng. Chúng ta thành màu đỏ một lần, nhưng chúng ta được tha thứ các tội lỗi của mình, và tiến bước.

Sau cùng, một điểm cuối: linh mục là công cụ cho việc tha tội. Ơn tha thứ của Thiên Chúa được ban cho chúng ta trong Hội Thánh, được chuyển đến chúng ta qua thừa tác vụ của những người anh em của chúng ta, là các linh mục; một người, như chúng ta cũng cần lòng thương xót, thực sự trở thành công cụ của lòng thương xót, ban cho chúng ta tình yêu vô hạn của Thiên Chúa Cha. Ngay cả các linh mục cũng phải xưng tội, các giám mục cũng thế: tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng phải đi xưng tội hai tuần một lần, vì Đức Giáo Hoàng cũng là một kẻ có tội. Và cha giải tội nghe những điều mà tôi nói với ngài, ngài khuyên bảo tôi và tha tội cho tôi, bởi vì tất cả chúng ta đều cần ơn tha thứ này. Đôi khi anh chị em nghe có người xác nhận rằng mình xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa.... Vâng, như tôi đã nói trước đây, Thiên Chúa luôn luôn lắng nghe, nhưng trong Bí Tích Hòa Giải Ngài gửi một người anh em để mang lại sự tha thứ, sự đảm bảo cho việc tha thứ, nhân danh Hội Thánh.

Việc phục vụ mà linh mục thực hiện như một thừa tác viên của Thiên Chúa để tha thứ tội lỗi của chúng ta là một điều rất tế nhị và đòi hỏi tâm hồn của ngài phải bình an, một vị linh mục có tâm hồn bình an không đối xử tệ với các tín hữu, nhưng dịu dàng, nhân từ và thương xót; ngài biết cách gieo niềm hy vọng vào các tâm hồn, và trên hết, ngài phải nhớ rằng người anh chị em đến cùng Bí Tích Hòa Giải để tìm kiếm sự tha thứ và làm điều ấy như nhiều người đã đến gần Chúa Giêsu để được Người chữa lành. Nếu linh mục không ở trong tình trạng chuẩn bị tâm hồn này, thỉ tốt hơn là ngài đừng ban Bí Tích này cho đến khi sửa đổi. Các tín hữu hối cải có quyền, tất cả các tín hữu có quyền tìm thấy nơi các linh mục những người phục vụ sự tha thứ của Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến, như các thành viên của Hội Thánh chúng ta có nhận thức được vẻ đẹp của hồng ân mà Chúa ban cho chúng ta không? Chúng ta có cảm thấy niềm vui của việc chữa lành này, sự chăm sóc của một người mẹ mà Hội Thánh dành cho chúng ta không? Chúng ta có trân quý nó với lòng đơn thành và siêng năng không? Đừng quên rằng Thiên Chúa không bao giờ biết mệt khi tha thứ, qua thừa tác vụ của linh mục Ngài giữ chúng ta trong vòng tay ôm ấp mới, là vòng tay có khả năng tái tạo chúng ta cùng giúp chúng ta tự mình đứng dậy một lần nữa và tiếp tục cuộc hành trình. Bởi vì đây là cuộc sống của chúng ta: không ngừng đứng lên và tiếp tục cuộc hành trình của mình.

http://giaoly.org/vn/
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Trại Lê: Hội Caritas mừng lễ bổn mạng Elisabeth
GX Trại Lê
10:01 20/11/2013
Caritas giáo xứ Trại Lê mừng lễ Thánh nữ Elisabeth –Quan Thầy

Và chính thức gia nhập các hội viên Caritas Việt Nam

“Yêu thương là chu toàn lề luật” Rm (13,10)

Sáng ngày 19/11/2013, tại nhà thờ giáo xứ Trại Lê, cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, giám đốc Caritas Giáo Phận Vinh, đã chủ sự thánh lễ, mừng kính thánh nữ Elisabeth, bổn mạng của Ban Caritas và ban quyết định gia nhập Caritas Việt Nam cho 380 hội viên trong toàn giáo xứ.

Mặc dù thời tiết không được thuận lợi, nhưng quý cha, quý khách trong và ngoài giáo hạt đã cố gắng, hy sinh về tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Hội. Giáo xứ hân hoan được đón tiếp sự hiện diện của quý cha quản hạt: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Ngàn Sâu; quý cha trong hạt, quý cha khách, quý thầy, quý xơ, cùng quý đại biểu và khách mời trong và ngoài xứ về hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng với Caritas giáo xứ.

Xem Hình

Mừng lễ bổn mạng năm nay, cũng là dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 17 của Hội Caritas giáo xứ (1996-2013). Trước đây Hội có tên là Hội Từ Thiện giáo xứ Trại lê, do cha cố Phêrô Đinh Văn Thư thành lập vào năm 1996. Gần 20 năm hoạt động, Hội đã phát triển cả về chất lượng cũng như số lượng. Số hội viên Caritas của giáo xứ hiện nay là 3.480 người và hoạt động thiết thực nhất là khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, người mô côi, khuyết tật…Số người đi khám mỗi năm khoảng từ 1.200 đến 1.500 người.

Trước Thánh Lễ, cha quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi mời gọi mọi người sốt sắng tham dự Thánh lễ mừng bổn mạng Caritas giáo xứ và cầu nguyện cho 380 hội viên của giáo xứ chính thức gia nhập vào Hội Caritas Việt Nam.

Cha giám đốc Caritas giáo phận chủ tế thánh lễ cũng đã nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của Caritas trong đời sống của người tín hữu. Ngài nhắc lại lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô:“Caritas là thành phần thiết yếu của Giáo Hội”. Đức Thánh Cha đã mời gọi các nữ tu đang có những tu viện đang “bỏ trống” hãy “can đảm” mở rộng cánh cửa của tu viện để đón những nghèo, người tị nạn, người bệnh tật, người cô thế cô thân. Trong dịp gặp gỡ các lãnh đạo Caritas trên toàn thế giới tháng 5 vừa qua, Ngài còn mạnh dạn tuyên bố: “Giáo Hội phải ưu tiên và quan tâm hàng đầu cho việc chăm sóc những nhu cầu tức thời, dù có tốn kém rất nhiều…thì chúng ta thậm chí cũng có thể bán các nhà thờ để nuôi những người nghèo”. Với lời mời gọi đó của Đức Thánh Cha, cha chủ tế muốn nói rằng, Giáo Hội luôn đề cao vai trò, tầm quan trọng và bổn phận phải thực thi lòng bác ái như Chúa đã dạy để minh chứng tình yêu của Thiên Chúa giữa một xã hội đầy biến loạn hôm nay.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa, cha Phêrô Trần Đình Lai, quản xứ Hòa Thắng đã dùng tích truyện “Chiếc áo choàng của thánh Martino” để mời gọi mọi người ý thức về việc bác ái là làm cho chính Chúa, chứ không làm cho ai khác. Việc bác là là thước đo lòng yêu mến Chúa và là yếu tố cầu thành để được thưởng hay bị phạt trong ngày phán xét. “Hỡi những kẻ Cha Ta đã chúc phúc hãy vào hưởng gia tài của Chúa ngươi đã được sắm sẵn cho ngươi. Vì xưa, Ta đói các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta rách rưới hay mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau ốm, các ngươi đã viếng thăm… đó là những lúc mà ngươi đã làm cho một trong những người “bé nhỏ nhất” của Ta, tức là làm cho chính Ta vậy (Mt. 25,40)

Sau bài chia sẻ, cha Giám đốc Caritas Giáo phận đã chủ sự nghi thức gia nhập vào Hội Caritas Việt Nam cho cho 380 hội viên của giáo xứ sau khi đã tìm hiểu, học hỏi và thể hiện đời sống bác ái của mình theo tin thần Kitô giáo. Ông Phêrô Thân Văn Lương, trưởng ban Caritas giáo xứ công bố Quyết định của giáo phận xác nhận tư cách hội viên Caritas Việt Nam. Như vậy, tính đến thời điểm này Giáo xứ Trại Lê, chính thức là thành viên thứ 2 của giáo phận Vinh gia nhập vào Hội Caritas Việt Nam sau giáo xứ Văn Hạnh. Được biết, khi đã trở thành hội viên Caritas Việt Nam, các hội viên được mời gọi: sống liên đới với nhau qua việc cầu nguyện, tham dự thánh lễ và nâng đỡ nhau; đọc kinh xin ơn quảng đại mỗi ngày để cầu nguyện cho hoạt động bác ái xã hội của Caritas Việt Nam. Bên cạnh đó, mỗi hội viên giảm bớt chi tiêu và đóng góp 10.000 đồng/tháng cho hoạt động bác ái từ thiện. (Điều 26, Điều lệ Caritas Việt Nam).

Như vậy, Caritas phải được hiểu là một hiệp hội mở rộng cho tất cả mọi người chia sẻ tình yêu bao la của Thiên Chúa qua những hoạt động cụ thể, thiết thực, có tổ chức, có hiệu quả cho những người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần. Gia nhập Caritas Việt Nam không chỉ là việc đóng góp của mình mà còn giúp chính hội viên sống tinh thần bác ái Kitô Giáo, xây dựng một xã hội theo tin thần Tinh Mừng và làm chứng cho tình yêu Chúa giữa lòng thế giới. Bên cạnh đó, khi tham gia vào hội Caritas thì các hội viên được hưởng những quyền và lợi ích thiêng liêng từ Hội Caritas Việt Nam. “Mỗi tháng, Giám đốc Caritas Giáo phận dâng một Thánh Lễ cầu nguyện cho các hội viên và thiện nguyện viên Caritas của Giáo phận còn sống cũng như đã qua đời. Khi hội viên Caritas đau ốm, bệnh tật, Caritas giáo xứ đến thăm viếng, động viên, chia sẻ; và khi hội viên qua đời, Caritas giáo xứ xin Thánh Lễ cầu nguyện cho họ. Hội viên Caritas được hưởng ân phúc qua tất cả các Thánh Lễ mà các cha giám đốc Caritas 26 Giáo phận dâng cho các hội viên và thiện nguyện viên”( Điều 27, Điều lệ Hội Caritas Việt Nam). Vì thế, Caritas Việt Nam luôn mời gọi tất cả mọi người hãy quan tâm đến hoạt động từ thiện và bác ái của giáo xứ cũng như giáo phận.

Ngày lễ bổn mạng và nghi thức gia nhập Hội viên Caritas Việt nam đã khép lại với niềm vui tràn ngập mọi tâm hồn, nhất là các tân hội viên Caritas Việt nam được gia nhập hôm nay. Tạ ơn Chúa, cám ơn Quý Cha và tri ân mọi người. Xin Chúa chúc lành cho việc làm tốt đẹp của chúng ta.

GB.Hải Phạm
 
Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại giáo xứ VN Paris
Thanh Hương
09:58 20/11/2013
ĐẠI LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

Paris, ngày 17.11.2013, khoảng 1.500 giáo hữu Việt Nam Vùng Paris đã tụ họp nhau tại Giáo Xứ để mừng Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đại Lễ các Thánh Tử Đạo hôm nay nhắc lại hai kỷ niệm quan trọng cho Giáo Xứ và cho Vùng Paris.

Kỷ niệm thứ nhất cách đây 30 năm. Lịch sử Giáo Xứ Việt Nam ghi nhận ngày 14-12-82, Hội Mục Vụ Vùng Paris lần đầu tiên được tổ chức, với sự hiện diện của Cha Nguyễn Văn Hiệu (Ermont), Cha Lê Văn Vĩnh (Essonne), Cha Nguyễn Chí Thiết (Versailles) và Ban Giám đốc Giáo Xứ Paris, do Cha Mai Đức Vinh dẫn đầu. Năm quyết định đã được thỏa thuận : 1- Sẽ họp nhau cứ hai tháng một lần. 2- Tổ chức Hành hương Lourdes chung cho Vùng Paris vào dịp Hành hương toàn quốc. 3- Sẽ tổ chức chung lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (lần tới vào ngày 04-09-83). 4- Phát hành một tờ báo mục vụ cho Vùng Paris (Cha Thiết nghiên cứu) và 5- Lần họp đến dự trù ngày 22-02-83 tại St. Germain-en-Laye. Và Chúa Nhật 18-09-83, lần đầu tiên, Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chung cho toàn Vùng Paris đã được chính thức tổ chức tại Thánh đường xứ đạo Saint Sulpice từ 13g30 đến 17g00.

Từ 1983 đến nay, 30 Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Vùng Paris đã được tổ chức. Hôm nay là lần thứ 31.

Kỷ niệm thứ hai cách đây 70 năm, Lịch sử Giáo Xứ nhắc đến việc thành lập Hội Công Giáo Việt Nam và Hội Việt Nam Du Học Giáo Sĩ Đoàn ở Pháp. Hội Công Giáo Việt Nam đã được thành lập từ đầu năm 1942, mục đích giúp đồng bào Công Giáo về đường thiêng liêng, tinh thần và vật chất. Hội ra tờ báo Hiệp Nhất, mục đích huấn luyện anh em về mọi phương diện : đạo lý, chính trị, công dân, xã hội, và tạo mối liên lạc giữa đồng bào lương và giáo.

Hội Việt Nam Du Học Giáo Sĩ Ðoàn, thành lập năm 1945 với 17 linh mục thành viên, đã góp rất nhiều vào việc thành hình và phát triển tổ chức các sinh hoạt của người Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Danh tánh 17 linh mục trong Giáo sĩ đoàn lúc đó là : Lê văn Ấn*, Trịnh quốc Bồng (Thanh Hóa), Bửu Dưỡng, Hoàng văn Đoàn*, Nguyễn văn Hiền*, Đinh văn Hưởng, Nguyễn văn Khiết, Nguyễn văn Lập (Huế), Nguyễn huy Mai* (Hà Nội), Cao văn Luận (Vinh), Lê văn Lý (Hà Nội), Phạm văn Nhân (Hànội), Nguyễn ngọc Quang*, Trần văn Thiện*, Nguyễn hữu Tiến, Nguyễn thế Vinh (Hànội), Trần văn Triệu. Trong 17 vị linh mục sinh viên việt nam này, 6 vị (có dấu *) đã được bổ nhiệm làm Giám Mục, khi học xong về Việt Nam.

Có lẽ vì hai kỷ niệm này, mà Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo hôm nay đã được cử hành một cách rất trọng thể, với Diễn Nguyện Thánh Ca Tử Đạo Việt Nam và với Thánh lễ Đồng Tế của gần bốn chục linh mục, trong đó khoảng ba chục là các linh mục sinh viên du học Việt Nam.

Một bài tường thuật về Diễn Nguyện Tử Đạo ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, do các huynh trưởng Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Giới trẻ cộng tác thực hiện với những suy tư sâu sắc, diễn tả qua 14 diễn nguyện ca kịch múa rất nghệ thuật và sốt sắng, hiện đang được phổ biến trên Vietcatholic.

Bài tường thuật Diễn Nguyện Tử Đạo diễn tả được bề mặt mà chưa đi vào được chiều sâu của tình Hiệp Nhất và của Đức Tin của các Giáo Hữu Vùng Paris. Vì cái nền và cái gốc của Hiêp Nhất và của Đức Tin phát ra từ Thánh Lễ và từ Lời Chúa.

CHUẨN BỊ THÁNH LỄ

Diễn Nguyện Thánh ca có mục đích chuẩn bị tinh thần đi vào Thánh Lễ, được cấu trúc quanh một vấn nạn : Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, HỌ LÀ AI ? Mỗi Thánh Tử Đạo là một trả lời. 118 thánh tử đạo là 118 trả lời. Mỗi diễn nguyện là một trả lời. 14 diễn nguyện là 14 trả lời chung cho 118 vị tử đạo.

1. Họ là những người rung lên tình mến Chúa.

2. Họ là những người một ngày đã gặp gỡ Đức Kytô và cuộc gặp gỡ ấy đã mãi mãi biến đổi cuộc đời họ.

3. Họ là những người đã ra đi trong châu lệ và đã trở về trong sướng vui.

4. Họ là những người đã tấu vang lên những tiếng nhạc oai hùng trên cõi trời Việt Nam

5. Họ là những người đã suy tư và đã hiểu khi nhìn những dấu chân của Chúa trong cuộc đời họ.

6. Ho là những người đã suốt đời không ngừng nhìn lên và tôn vinh cây thập tự

7. Họ là những người đang ở trên chốn huy hoàng chan hòa muôn ánh quang

8. Họ là những người đã đổ máu đào ra làm chứng cho đạo thật

9. Họ là những người có lúc tâm hồn xao xuyến, nhưng nhất quyết xin tôn vinh danh Chúa.

10. Họ là những người dám chết vì yêu, hát vang lên bài ca ngàn trùng

11. Họ là những anh hùng tử đạo

12. Họ là những người phó thác hồn xác trong tay Mẹ Maria

13. Họ là những người thương ngàn thương, chết vì thương

14. Họ là những người gieo mầm hy vọng và tin yêu

Đó là 14 biểu lộ, 14 ý nghĩa tử đạo, mà 14 ca đoàn trong Giáo Xứ đã gợi ra để giúp toàn thể cộng đoàn chuẩn bị đi vào cử hành thánh lễ Mừng 118 vị Thánh Tử Đạo ở Việt Nam.

CỬ HÀNH THÁNH LỄ

Một hồi chiêng trống nổi lên, cả nhà thờ đều đứng dậy, cùng ca đoàn hát bài « Khải Hoàn Ca », đón tiếp Ban Đồng Tế, trong đó có 4 cha trong Ban Giám Đốc Giáo Xứ, một cha cựu chủ tịch Hội Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp, hai cha khách khác và khoảng 30 linh mục sinh viên đến từ các giáo phận Việt Nam và đang theo học tại Học Viện Công Giáo Paris, trong các học trình khác nhau, từ học thêm tiếng Pháp, qua cấp cử nhân, thạc sĩ, đến tiến sĩ.

Chủ tế là cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, chủ tịch đại diện các cha sinh viên ở nhà Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Nói Lời Chào Mừng cộng đoàn, cha chủ tế đã đại diện các cha sinh viên Việt Nam đang tu học tại Pháp cám ơn thịnh tình của Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh đã mời các cha sinh viên đến đồng tế và cám ơn cộng đoàn đã đón tiếp. Ngài mời gọi mọi người trong Cộng Đoàn cùng hiệp thông với ban đồng tế, với Giáo Hội Mẹ Việt Nam ở Việt Nam và trên toàn thế giới, để cùng nhau, chúng ta mừng Đại Lễ Các Thánh Tử Dạo Việt Nam trong dịp kỷ niêm 25 năm 117 vị được phong hiển thánh. Ngài xin mọi người, chúng ta cùng tạ ơn Chúa đã sai các giáo sĩ đến loan báo Tin Mừng ở Việt Nam, đã che chở, gìn giữ, ban cho Giáo Hội Việt Nam được kiên trung và phát triển trong Đức Tin, đặc biệt đã ban cho 130.000 tín hữu được ơn phúc tử đạo, trong đó 117 vị đã được phong hiển thánh năm 1988 và 1 vị được phong á thánh năm 2000. Và sau cùng, ngài mời mọi người cùng thống hối, xin ơn tha thứ, để xứng đáng cử hành thánh lễ, bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm Tình Yêu Kytô, Đấng đã chết vì yêu, Vị tử đạo đầu tiên, nêu gương cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những người Việt Nam yêu quê hương, tổ quốc, đã xây dựng, giữ gìn và thăng hoa Văn Hóa Việt Nam và đã dám hiên ngang, can trường đổ máu đào ra để làm chứng cho Tình Yêu Kytô.

CHIA SẺ LỜI CHÚA

Là con cháu trong Đại gia đình tử đạo dòng họ Đinh , cha Vinh Sơn Đinh Minh Thỏa thuộc Giáo Phận Bùi Chu, đang tu học tại Học Viện Công Giáo Paris, đã chia sẻ Lời Chúa. Với một giọng nói hiền từ kính cẩn, và niềm tin vừa hãnh diện vừa kín đáo được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi tử đạo họ Đinh, Ngài cho thêm một vài tin tức về cuộc tử đạo của Thánh Đa Minh Đinh Đức Mậu và Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm và đặc biệt ca ngợi đức tin và đức mến của các thánh Tử Đạo, cha ông của chúng ta. Ngài nói : Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm nay kỷ niệm một biến cố quan trọng. Đó là cách đây 25 năm, Đức chân phước Gioan Phaolô II đã tôn phong 117 anh hùng tử đạo cha ông chúng ta nên bậc hiển thánh. Đây chỉ là con số nhỏ trong khoảng 130.000 kitô hữu Việt Nam chịu chết vì Chúa, vì đức tin. Chính vì biến cố quan trọng đó mà giáo xứ Việt Nam tại Paris hôm nay đã tổ chức lễ kính các Ngài một cách trọng thể, bằng việc tổ chức hát thánh ca và diễn lại một số cảnh tử đạo của các Ngài trước thánh lễ.

Tử vì đạo là một bằng chứng hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho việc tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, vì nếu không tin có Thiên Chúa, không tin có đời sau và sự sống lại thì dại gì mà các ngài phải chết một cách đau đớn, bị hành hạ, bị tra tấn dã man, đủ hình, đủ cách thức : xẻo từng miếng thịt, đánh đòn, tra tấn để gây đau đớn như vậy. Tra tấn đó cũng nhằm làm cho những người khác sợ hãi để bỏ Chúa mà trung thành với vua quan. Nhưng không, chính khi các ngài chấp nhận đau đớn vì bị đánh đập và giết chết lại làm cho những kitô hữu khác tăng thêm niềm tin dù họ có sợ chết : "Máu tử đạo nở người đồng đạo. Lòng hy sinh gây phúc trường sinh".

Khi xem lại cảnh vừa diễn về cha Dũng Lạc, chúng ta thấy sự can đảm của Ngài quyết tâm từ chối không bước qua Thập giá. Chỉ là hai khúc gỗ, hay hai cành cây, hay hai khúc tre ghép lại thành cây Thánh giá như chúng ta thấy đây. Chúng ta sẽ thấy thái độ khác nhau giữa người có niềm tin và người không có niềm tin. Niềm tin của cha Dũng Lạc đã khiến Ngài quyết tâm không bước qua Thập giá vì ý thức đó là ngai của Chúa, là chính Chúa. Hai khúc gỗ ghép lại chỉ là vật vô tri vô giác, người không có niềm tin sẽ dễ dàng bước qua. Còn các thánh cha ông chúng ta thì không bước qua. Bước qua là dấu bỏ đạo theo sự hiểu biết của các Ngài.

Tuy nhiên, sự sợ hãi trước cái chết cũng làm không ít người bỏ đạo, hay giữ đạo cách âm thầm với lòng luôn luôn sám hối. Ví dụ, năm 1838, thời vua Minh Mạng, quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh, được mệnh danh là "hùm sám Nam Định" đã ra lệnh triệu hồi các binh lính Công Giáo để chất vấn về niềm tin của họ. Ông bắt họ phải bước qua Thập giá. 500 lính Công Giáo qua những lần tra khảo, dụ dỗ, con số rút dần còn 15, sau đó còn 9, sau đó còn 5 và cuối cùng còn 3 : đó là thánh Nicôla Bùi Đức Thể, Âutinh Phạm Viết Huy và Đaminh Đinh Đạt. Ba vị này trung thành cho đến chết sau rất nhiều hình phạt, có khi quan dùng những lời ngọt ngào dụ dỗ, có khi đe dọa, có lúc hứa ban đặc ân. Hai thánh Thể và Huy vào tận kinh đô Huế để tuyên xưng đạo và bị chặt làm 4 quăng xuống biển. Còn thánh Đạt vì bận công việc riêng, nên sẽ lên Nam Định để tuyên xưng niềm tin và Ngài chịu tử đạo ở pháp trường 7 mẫu Nam Định.

Xin mở ngoặc một chút : (Thánh Đinh Đạt là người quê xứ tôi. Tôi đã coi xứ thánh Nicôla Bùi Đức Thể gần hai năm, coi xứ thánh Âutinh Phạm Viết Huy 3 năm. Dịp thánh Huy kỷ niệm 150 tử đạo, giáo họ của Ngài đã tổ chức cuộc hội ngộ lần đầu tiên ba vị thánh và có cuộc rước đầy ý nghĩa). Đó, chúng ta thấy rằng trước cái chết, và những cực hình, có phải ai cũng đủ can đảm để từ chối bước qua Thập giá đâu!

Truyền thống của giáo xứ Việt Nam tại Paris trong ngày lễ này có nghi thức hôn xương thánh. Người bình thường xương cốt chẳng ý nghĩa gì, nhưng với các thánh tử đạo thì một tí chút cũng quí giá và linh thiêng và chúng ta hôn kính. Thế nhưng, không phải vị nào cũng còn đủ hài cốt. Chẳng hạn như thánh Đaminh Đinh Đức Mậu, thuộc dòng họ nhà tôi. Trước đây và cả bây giờ một số sách, hay một số nơi vẫn còn ghi hay đọc là cha thánh Đaminh Hà Trọng Mậu. Nhân đây, chúng ta cũng nên phân biệt lại hai vị thánh có tên là Mậu. Trong làng tôi không ai có họ Hà, mà đa số là họ Đinh. Có thánh Hà Trọng Mậu là thầy giảng quê ở Thái Bình, còn thánh dòng họ nhà tôi là cha thánh Đaminh Đinh Đức Mậu. Khi còn bé, bà nội kể là bà còn giữ tấm khăn thấm máu của Ngài vì xác đã bị quang xuống sông, mất tích. Khi Ngài được phong hiển thánh thì đưa trình cha xứ để lưu lại tại nhà thờ. Cách đây 25 năm hoặc trước nữa, có lẽ việc điều tra khó khăn, nên có sự sai sót về tên họ! Nay nhiều nơi đã sửa lại chính xác.

Giáo xứ quê hương tôi còn cha thánh Vinh sơn Phạm Hiếu Liêm. Ngài là linh mục Việt Nam tử đạo đầu tiên, thời chúa Trịnh. Cùng với cha thánh Giaxintô Gia, Ngài đã tham gia vào cuộc tranh luận tôn giáo gọi là Hội đồng tứ giáo, gồm với Công Giáo, Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Các Ngài không những giỏi về Kinh Thánh và giáo lý của Đạo mình, mà còn am tường về các tôn giáo kia, các Ngài đã bác lại một số điều sai trái của họ. Cuộc tranh luận diễn ra trong 3 ngày xoay quanh ba đề tài lớn : Nhân sinh hạ tại (con người bởi đâu mà có?); Tại thế hà như (Con người sống để làm gì?) Và hậu thế như hà (con người chết rồi sẽ đi đâu?) Nếu chết là hết, chúng ta không đến đây để làm gì. Hai cha thánh dòng Đaminh đã áp dụng thuyết minh giáo, trích dẫn kinh điển Hán văn để giải thích lập trường của mình, khiến quan phải thán phục hết mình. Có những người tin, nhưng không dám tỏ ra vì liên lụy đến gia đình, dòng họ quan quyền... Như vậy không những các Ngài làm chứng bằng mạng sống mà còn bằng lời nói khôn ngoan nhờ sức mạnh của ơn Chúa : "Đừng sợ phải nói gì!". Cũng nói thêm cuốn Hội đồng tứ giáo đã được xuất bản tới 14 lần tại Sài Gòn.

Đối với các thánh tử đạo tại Việt Nam, lời thánh Phaolô sau đây thật là đúng : “Vì Tin Mừng, tôi chịu khổ và còn phải mang xiềng xính như một tội nhân; nhưng Lời Chúa không bị trói buộc” (2Tim 2, 9). Đúng vậy, Lời Chúa thiêng liêng ai trói được, chỉ có thánh Phaolô, các thánh tử đạo và chúng ta có xác thịt nên người ta có thể đánh đập, trói buộc được mà thôi, chỉ vì tin Chúa, tin có sự sống lại và đời sau. Cũng theo lời thánh Phaolô viết cho Timothé trong thư thứ hai rằng phải rao giảng trong mọi hoàn cảnh, lúc thuân tiện cũng như lúc không thuận tiện, khi được tự do cũng như khi bị tù đày (2Tim 4, 2).

Để kết thúc, xin mượn mấy vần thơ để chúng ta cùng ca ngợi đức tin và đức mến của các thánh cha ông chúng ta hôm nay :

Ngọn đuốc quang minh sáng tuyệt vời

Vì trung với Chúa mặc đầu rơi,

Đức tin kiều diễm luôn gìn giữ.

Đức mến ngàn trùng tát chẳng vơi.

Xin các thánh tử đạo Việt Nam cầu bầu cho chúng con. Amen.

Vào những năm 30-70 thế kỷ XX, 26 Giám Mục Việt Nam đã được đào tạo tại ngoại quốc, trong đó 13 vị tại Pháp, 7 vị tại Rôma, và 6 vị tại Thụy Sỹ, Canada, Penang, Phi Luật Tân.

Thời Đổi Mới, từ những năm 90, nhiều linh mục Việt Nam khác đã được gửi đi tham dự các khóa đào tạo ở hải ngoại, đặc biệt là ở Paris và ở Roma. Nhiều vị đã được bổ nhiệm giám mục, trong đó có 11 vị đã tu học tại Paris, Pháp. Đó là các Đức Cha : Ngô Quang Kiệt, Nguyễn Bình Tĩnh, Vũ Văn Thiên, Nguyễn Chí Linh, Lê Văn Hồng, Châu Ngọc Tri, Nguyễn Văn Bản, Vũ Đình Hiệu, Vũ Tất, Nguyễn Tấn Tước, Nguyễn Đức Long.

Mời một số đông các cha sinh viên cùng đồng tế, để mừng Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, để kỷ niệm 25 năm lễ phong hiển thánh của 117 vị Tử Đạo ở Việt Nam và để kết thúc Năm Đức Tin, đó hẳn thật là một cử chỉ mà Giáo Xứ muốn tỏ lòng cám ơn các ngài. Vì chính nhờ các ngài, những tinh hoa của Giáo Hội Việt Nam, mà Giáo Xứ Việt Nam và các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã có những dấu chân Việt Nam khai phá ở Paris từ năm 1787, dần dà được tổ chức và thành lập, để rồi chính thức được Hội Đồng Giám Mục Pháp công nhận vào năm 1947 và Hàng Giám Mục Việt Nam công nhận vào năm 1951. Cũng chính nhờ các ngài, qua các thế hệ liên tục và khác nhau, mà Giáo Xứ đã được sự giúp đỡ, để lớn lên và để phát triển. Và nhất là nhờ và qua các ngài mà sự liên kết và hiệp nhất với Giáo Hội Mẹ Việt Nam đã luôn luôn được tốt đẹp.

Sau Thánh Lễ, Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, đã ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người đã đóng góp vào Đại Lễ mứng các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay. Lời cám ơn đầu tiên Đức Ông đã gửi đến các Trưởng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể và Giới Trẻ và 14 ca đoàn đã góp phần Diễn Nguyện Thánh ca, giúp Cộng Đoàn hiểu biết hơn và mộ mến hơn các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Lời cám ơn tthứ hai, ngài đã gửi đến các cha sinh viên đã đến giúp giải tội và tham dự Đại Lễ, đặc biệt là cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, chủ tế và cha Vinh Sơn Đinh Minh Thỏa, giảng Lời Chúa. Lời cám ơn thứ ba, ngài gửi đến hết mọi người trong Cộng Đoàn, trước nhất là những người hiện diện đã đến đông đảo, làm cho Đại Lễ thêm trang trọng và sốt sắng, sau nữa là cả những người vắng mặt, vì đã kết hiệp bằng tinh thần với Giáo Xứ để mừng Đại Lễ. Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho chúng ta được theo gương các ngài, mà kiên trung và vững mạnh để sống và rao truyền Đức Tin.

Paris, ngày 17 tháng 11 năm 2013

Thanh Hương
 
Thuyên chuyển Linh mục tại giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:30 20/11/2013
Ngày 20/11/2013, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã đưa Cha GB Hoàng Văn Khanh, từ Tòa Giám Mục đến nhận chức Quản xứ Giáo xứ Thanh hải, kết thúc đợt thuyên chuyển Linh mục năm 2013 của Giáo Phận Phan Thiết.

Trong tháng 11, lần lượt các Linh mục đi nhận nhiệm sở mới theo sự bổ nhiệm và lịch thuyên chuyển như sau:
- Thứ bảy, 2/11: Cha Giuse Bùi Ngọc Báu về NHà Hưu Dưỡng.
- Thứ Hai 4/11: Cha Micae Hoàng Minh Hùng về Tầm Hưng
- Cha Phaolô Hoàng Phương Hoàng về Khiết Tâm.
- Thứ Tư, 6/11: Cha Phêrô Nguyễn Văn Quang về Phaolô.
- Thứ Năm, 7/11: Cha Augustinô Nguyễn Văn Lạc về Bình an.
- Thứ Sáu, 8/11: Cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm về Phan Rí Cửa.
- Thứ Bảy, 9/11: Cha Phaolô Hoàng Kim tốt về Vinh Lưu.
- Thứ Hai, 11/11: Cha FX Đặng Hùng Tân về Ma Lâm.
- Thứ Ba, 12/11: Cha Antôn Nguyễn Bá Thiện về Đức Tân.
- Thứ Năm, 14/11: Cha Giuse Nguyễn Văn Hiên về Gio linh.
- Thứ Sáu, 15/11: Cha Antôn Nguyễn NGọc Cảnh về Nghị Đức.
- Thứ Bảy, 16/11: Cha Giuse Trần Đức Dậu về Chủng viện Thánh Nicôla.
- Thứ Hai, 18/11: Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu về Vinh Tân.

Đặc biệt Cha Tổng Đại Diện GB Hoàng Văn Khanh, Tân Quản Xứ Thanh Hải

Hình ảnh

Có hơn 400 giáo dân từ giáo xứ Vinh Tân tiễn đưa cha xứ cũ, đông đảo giáo dân Thanh hải hân hoan đón chào cha xứ mới.
Thánh lễ đồng tế mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng Giáo xứ, với 64 Linh mục, đông đảo Chủng sinh, Tu sĩ và cộng đoàn chung lời tạ ơn.

Khởi đầu nghi thức, cha Hạt trưởng Hạt Phan thiết FX Phạm Quyền đọc văn thư bổ nhiệm của ĐGM Giáo phận. Sau đó Đức Cha Giuse giới thiệu đôi nét nổi bật về Cha Gioan Baotixita với cộng đoàn: Cha tân quản xứ năm nay 66 tuổi, 38 năm linh mục, tính tình nhanh nhẹn, dồi dào kinh nghiệm mục vụ. Ngài đã trải qua sứ vụ mục tử tại các giáo xứ thuộc 3 Giáo hạt Hàm thuận nam, Phan thiết và Hàm tân, đã tích lũy thành vốn liếng mục vụ để phục vụ nhiệt thành bất cứ địa sở nào. Ngài đã từng du học tại Đại học Công Giáo Paris và là Giáo sư Thánh kinh tại các Đại chủng viện Sài Gòn, Nha Trang, Xuân Lộc. Ngài là Tổng đại diện Giáo Phận Phan Thiết.
Đức Cha trao dây Stola cho cha tân quản xứ. Dây Stola thường được gọi là dây các phép, là biểu tượng cho quyền thiêng liêng của Linh mục. Từ đây, ĐGM ủy thác cho cha tân chánh xứ quyền quản trị giáo xứ. Cha GB quỳ gối tuyên xưng Đức tin trước mặt Đấng Bản Quyền để nói lên sự hiệp thông và trung tín với đức tin Tông truyền của Hội Thánh. Quyền thiêng liêng của linh mục chánh xứ được thể hiện đặc biệt trong việc triệu tập, hướng dẫn cộng đoàn và cử hành các bí tích. Vì thế, lần lượt Đức Cha dẫn cha tân quản xứ mở cửa Nhà tạm, mở cửa Nhà thờ và ngồi Tòa giải tội.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy tư về ngày Nhà giáo theo phương diện đức tin.
Hôm nay cũng như bất cứ mọi ngày nào trong cuộc sống đều chỉ là vòng quay thời gian 24 giờ nhưng 24 giờ của ngày hôm nay, cách riêng đối với Giáo xứ Thanh hải là một vòng quay có ý nghĩa đặc biệt.
Về mặt xã hội, 20/11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Theo lịch sinh hoạt Giáo phận hôm nay là ngày khởi đầu sứ vụ cha tân quản xứ. Sự trùng hợp giữa ngày Nhà giáo và ngày khởi đầu sứ vụ trong cử hành phụng vụ thánh lễ này, rất tự nhiên, tôi có ý nghĩ, hôm nay là ngày mừng Nhà giáo theo phương diện đức tin. Có 3 lý do để minh họa cho suy nghĩ này.
Lý do thứ nhất: Giáo Xứ Thanh Hải có bổn mạng là Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Đức Trinh Nữ Maria chính là thầy dạy đức tin. Với bốn đặc ân: Mẹ Thiên Chúa,Đồng Trinh Trọn Đời, Vô Nhiễm Nguyễn Tội và Hồn Xác Lên Trời, Đức Maria đã trở thành khuôn mẫu cho mọi tín hữu và là thầy dạy đức tin.
Lý do thứ hai: qua dòng lịch sử, Thanh Hải là giáo xứ có truyền thống hiếu học về phương diện giáo lý. Tôi có những ghi nhận về giáo xứ.
Tình hiệp thông. Suốt 58 năm hiện diện tại vùng đất này, giáo xứ được kết hợp bởi ba thành phần lớn: thành phần Ba Làng Giáo phận Thanh Hóa, thành phần An Bình của Quãng Bình, thành phần Đông Xuyên của Kiến An. Thanh Hải chính là biển xanh bao la muốn ôm trọn tất cả mọi người cùng gắn bó với vùng đất này.
Tinh thần vượt khó, cách riêng sau năm 1975 giáo xứ Thanh Hải gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt. Một số tín hữu đã phải rời quê hương đi tìm sự sống ở nhiều nơi khác. Thời điểm từ năm 1980 đến năm 1988, nhà thờ bị đóng cửa, sinh hoạt giáo xứ rút vào thầm lặng. Bà con giáo dân đi đến nhà thờ Vinh Thủy, nhà thờ Chính Tòa để tham dự thánh lễ Chúa nhật.
Phương diện hội nhập, giáo xứ và phường cũng trùng tên Thanh Hải. 90% dân cư đều là giáo dân.Thanh Hải đã đóng góp cho Giáo hội Việt Nam, cách riêng tại Phan Thiết nhiều linh mục, tu sĩ và chủng sinh.

Lý do thứ ba gắn liền cha tân quản xứ. Ngài là một Giáo sư gắn bó với sứ vụ giáo dục tôn giáo lâu năm. Mừng ngày nhà giáo về phương diện đức tin, chúng ta mừng cha giáo GB đã từng trải nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đức tin với tất cả niềm say mê nhiệt thành. Đến giáo xứ nào, ngài đều biến giáo xứ thành trung tâm văn hóa, quy tụ và tổ chức các lớp huấn luyện cho giáo dân, tu sĩ.

Tất cả quý linh mục đồng tế và cộng đoàn chung lời tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ một ngày thật đặc biệt, chung lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho cha xứ và giáo xứ được nhiều ơn phúc và mỗi ngày một thăng tiến.

Cuối thánh lễ, vị Chủ tịch HĐMV thay mặt giáo xứ Thanh hải dâng lời tri ân Đức Cha, quý cha, quan khách và chào mừng Cha tân quản xứ.
Cha GB đáp từ khởi đi bằng hình ảnh Ngôn sứ Môsê. Kinh Thánh và truyền thống dân Chúa cho thấy khuôn mặt của Môsê nổi bật như một người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa đồng thời như một vị lãnh đạo quảng đại, đầy lòng xót thương, tuyệt đối liên đới với dân Chúa. Hai tâm tình này đã chi phối hoàn toàn con người Môsê. Trung tín với Thiên Chúa và liên đới với dân Chúa nên Môsê đã hoàn thành sứ vụ. Chúa Giêsu trao sứ vụ cho các Tông đồ. Cha GB được Đức Giám Mục sai đi. Trong tâm tình vâng phục và tri ân, ngài xin mọi người nâng đỡ trong bằng sự cộng tác và lời cầu nguyện để ngài có thể chu toàn sứ vụ của mình.
Giáo xứ Thanh hải hiện nằm trong địa bàn phường Thanh hải, thành phố Phan thiết với số giáo dân khoảng 8.500 người. Hy vọng với năng lực dồi dào, nhiều kinh nghiệm mục vụ của cha tân quản xứ, cùng với tinh thần hiệp nhất yêu thương của cộng đoàn, giáo xứ Thanh hải sẽ có nhiều sinh hoạt phong phú và phát triển không ngừng.
 
Lễ đặt viên đá đầu tiên nhà thờ Lương Sơn, GP Phan Thiết
Hồng Hương
12:41 20/11/2013
Sáng ngày 19.11.2013, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, đã đến cử hành Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây mới nhà thờ giáo xứ Lương Sơn, hạt Bắc Tuy, GP Phan Thiết. Cùng đồng tế với Đức Cha có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Quý cha Hạt trưởng và quý linh mục. Giáo xứ Lương Sơn cũng vui mừng đón tiếp quý tu sĩ, chủng sinh, quan khách và ân nhân xa gần đến hiệp dâng Thánh lễ.

Hình ảnh



Trước khi thánh lễ bắt đầu, vị đại diện đọc vài nét sơ lược hình thành giáo xứ Lương Sơn. Đức Cha Giuse có lời chào mừng quý quan khách, tiếp đến là chúc mừng niềm vui mới của anh chị em giáo xứ Lương Sơn. Ngài rất xúc động vì Giáo xứ Lương Sơn, (xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) xưa kia là làng Hòa Lương với hơn 3 thế kỷ thăng trầm (hình thành từ đầu thế kỷ 18), chịu nhiều bách hại, ly tan rồi hợp. v.v. cùng với nhiều vị mục tử giáo dân vẫn giữ lòng trung tín với Chúa và Giáo Hội. Dù trong cảnh ngộ nào thì hạt giống đức tin vẫn âm thầm phát triển để từ số giáo dân có khoảng 100 người ban đầu, giờ đây đã lên đến 1.800 tín hữu.

Ngôi nhà thờ Lương Sơn đã hơn 50 năm, dù được tu sửa nhiều lần, với vật liệu thô sơ thời bấy giờ, lại còn phải chịu sự thay đổi của thiên nhiên khắc nghiệt giặc giả tàn phá. Nay đã xuống cấp, hơn nữa số giáo dân ngày càng đông với hơn 350 gia đình, số tín hữu là 1.800 người, cùng với người Công Giáo nhập cư sinh sống trên vùng đất này ngày càng gia tăng, nên mỗi ngày Chúa Nhật và lễ trọng ngôi thánh đường không đủ chỗ và an toàn cho đoàn con Chúa quây quần quanh bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Cha Phêrô Võ Tấn Luật chánh xứ Lương Sơn (kiêm nhiệm giáo xứ Sông Lũy và giáo họ Suối Nhuôm) và toàn giáo xứ quyết tâm cùng nhau nỗ lực để làm lại ngôi nhà thờ mới để phụng thờ Thiên Chúa. Những cố gắng và lời cầu nguyện của cộng đoàn đã được Thiên Chúa chúc lành để hôm nay có được thánh lễ Đặt viên đá đầu tiên.

Trong bài giảng, từ đoạn Tin Mừng Chuá Giêsu đến ở laị nhà ông Giakêu, một người thu thuế. Đức Cha nhấn mạnh đến lời Chúa “Ta sẽ ngự nơi này vì ta ưa thích” (TV 132, 14b). Lễ đặt viên đá đầu tiên bao gồm nhiều ý nghĩa: Viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ chính là xây dựng một công trình biểu thị Thiên Chúa ở giữa dân Người và nhà thờ là điểm hẹn của Thiên Chúa với dân Người; Nhà thờ là dấu chỉ dấu hiệu Giáo Hội địa phương sống động tại nơi đây thể hiện qua các sinh hoạt nội tâm và cộng đồng và Nhà thờ còn là điểm quy chiếu vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.



Đức Cha Giuse rất tâm lý vì ngài biết cha sở và giáo dân mừng đó nhưng nỗi lo cũng nặng trĩu đó vì Lương Sơn là vùng đất khô cằn, nắng gió, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nên tài lực, vật lực đều nghèo nàn. Ngài tha thiết mời gọi sự chung tay của mọi người vì Nhà thờ Lương Sơn có thể hoàn thành hay không phụ thuộc vào 3 loại công: Công ơn Thiên Chúa – Công sức của toàn thể giáo xứ – Công đức từ chính sự quảng đại chia sẻ đóng góp của quý ân nhân xa gần. Ngài tin tưởng Thiên Chúa sẽ chúc lành và cho công trình nhà thờ này sớm được hoàn công.



Kết thúc Thánh lễ, một đại diện giáo xứ Lương Sơn dâng lời tri ân Đức Cha, Quý Cha, Quý ân nhân đã đến hiệp dâng thánh lễ và xin tiếp tục cầu nguyện cùng quảng đại giúp đỡ để công trình sớm hoàn tất mang lại niềm vui cho bà con giáo dân nơi vùng Lương Sơn xa xôi cơ cực này.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tầm nhìn về giáo dục nhân ngày 20/11
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
19:01 20/11/2013
Tầm nhìn về giáo dục nhân ngày 20/11

Ở mọi nơi và mọi thời, giáo dục luôn đóng một vai trò quan trọng. Khi bàn về lãnh vực này, chúng ta nhắc ngay đến những người thầy, vì họ - theo như cách nói của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục HĐGM Việt Nam, trong thư gửi các thầy cô giáo nói chung và Công Giáo nói riêng - không những truyền đạt cho học trò một vốn kiến thức cần thiết mà còn truyền đạt cả một lý tưởng sống. Một đất nước phát triển hay không phụ thuộc sâu sắc vào công việc đào tạo thế hệ trẻ, những công dân cốt cán gánh trọng trách dân tộc trong tương lai. Các bậc cha ông cũng rất ý thức điều này khi nhấn mạnh rằng « hiền tài là nguyên khí của quốc gia ». Do đó, đầu tư cho giáo dục phải là đầu tư dài hạn vì nó luôn đem lại kết quả khả quan cho gia đình, xã hội, đất nước và nhân loại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa tạo nên sự trao đổi tích cực giữa các quốc gia, cần phải có tầm nhìn chiến lược về giáo dục.

Chìa khóa mở ra chân trời kiến thức

Trong lãnh vực quan hệ quốc tế, để hiểu biết lẫn nhau và cùng hợp tác, các đối tác buộc phải trao đổi với nhau. Nếu không trực tiếp nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của mình thì buộc hai bên phải sử dụng ngôn ngữ của nước thứ ba để biểu đạt với nhau. Vì thế, ngoại ngữ rất quan trọng trong vấn đề mở rộng mối quan hệ quốc tế. Ngoại ngữ mở ra tầm nhìn xa giúp tiếp cận một nền văn hóa văn minh của một dân tộc khác, hay của một quốc gia khác. Do đó, một người biết được nhiều ngoại ngữ sẽ am tường nhiều nền văn hóa. Cũng vậy, một quốc gia trong đó các công dân của mình biết được nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ giúp cho vấn đề trao đổi đa chiều với các quốc gia trên thế giới thêm phần dễ dàng.

Điều đòi hỏi bó buộc đối với người Việt định cư ở nước ngoài và sinh viên Việt Nam du học là thích nghi với cuộc sống tại môi trường mới. Thường thì phải vượt qua hai rào cản chính là ngôn ngữ và văn hóa. Đối với người đến từ Châu Phi, họ có lợi thế về ngoại ngữ do đã được học và sử dụng ngay từ nhỏ tại xứ sở của mình. Chính vì thế, họ mất ít thời gian hơn rất nhiều để hội nhập với người dân bản xứ và dễ dàng hơn nhiều khi theo học các trường đại học tại các nước Tây Phương và Mỹ.

Nhiều quốc gia đa ngôn ngữ

Do hoàn cảnh lịch sử, trên thế giới có nhiều nước sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Bỉ, Thụy Sĩ, Canada…Với số dân chỉ vài triệu người, Thụy sĩ chia thành vùng nói Tiếng Đức, Tiếng Pháp, Tiếng Ý và Tiếng Romanche. Điều này đòi buộc giới chức trách phải am tường được ngôn ngữ, văn hóa và phong tục của từng vùng. Đây là điều bó buộc trong việc điều hành hành chính cũng như trong các cuộc họp liên bang. Còn đối với người dân, sự khác biệt ngôn ngữ đòi buộc họ phải học hỏi để có thể trao đổi được với các vùng nói tiếng khác mình. Hơn thế nữa, khi vươn ra mối quan hệ quốc tế, quốc gia này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, vì đã sẵn có lợi thế về ngôn ngữ, phương tiện hữu hiệu, để thiết lập và trao đổi với các nước nói những thứ tiếng ấy. Điều này cũng còn một ưu thế khác nữa, đó là khi công dân nước này đi đến các nước nói Tiếng Pháp, Đức hay Ý họ sẽ xoay sở dễ dàng và không bị ngỡ ngàng do rào cản ngôn ngữ bất đồng tạo nên.

Chủ động ngoại ngữ hóa

Không kể đến một số nước Châu Phi do trước đây là thuộc địa của Anh hay Pháp cũng như Ấn Độ ở Châu Á từng là thuộc địa của Anh nên họ duy trì Tiếng Anh hay Tiếng Pháp làm ngôn ngữ chung giữa các sắc tộc khác nhau, nhiều nước khác trên thế giới do hiểu biết được tầm quan trọng của ngoại ngữ nên đã chủ động phổ cập ngay trong chương trình giáo dục tiểu học. Các bậc cha mẹ có thể chọn trường học giảng dạy bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, Pháp…cho con em của mình. Chẳng hạn như quốc gia Liban, do đã học ở trường nên một người dân có thể nói được ba thứ tiếng khác nhau như Ả rập, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.

Từ cái nhìn thực tiễn ấy áp dụng cho Việt Nam, có thể đem ngoại ngữ vào ngay trong chương trình phổ cập giáo dục từ bậc tiểu học, nghĩa là mặt bằng dân trí nói chung, chứ không phải là ưu tiên cho các gia đình có khả năng hay cho những người làm việc trong lãnh vực quan hệ quốc tế. Vấn đề là dùng ngoại ngữ để học hỏi cụ thể các kiến thức phổ thông cũng như chuyên ngành chứ không phải đơn thuần là học một ngôn ngữ mới. Việc đầu tư là cần thiết. Thay vì đầu tư cho du học vốn rất tốn kém và chỉ số ít mới có khả năng chi phí, các trường học trong nước có thể trao đổi hợp tác với các trường học khác trên thế giới trong vấn đề giáo viên giảng dậy. Với lợi thế dân số đông đảo, việc sử dụng một ngoại ngữ cố định để giảng dậy các môn học cho học sinh được đồng loạt áp dụng đối với các miền trên toàn quốc. Chẳng hạn, Miền Bắc sử dụng Tiếng Pháp, Miền Trung dùng Tiếng Tây Ban Nha, và Miền Nam nói Tiếng Anh... Các cha mẹ nào muốn cho con em mình theo học bằng ngoại ngữ thích hợp thì có thể gửi đến miền có giảng dạy bằng thứ tiếng đó. Sau này, khi một số học sinh ấy có điều kiện tiếp tục du học, họ sẽ không bị gặp rào cản của ngôn ngữ nữa. Chỉ sau một thời gian mươi năm, thế hệ được tiếp thu nền giáo dục này sẽ giúp cho đất nước thay da đổi thịt và thiết lập vị thế cho dân tộc trên trường quốc tế.

Thay lời kết

Với niềm tự hào dân tộc, ai cũng muốn quốc gia mình được nể phục trên thế giới. Muốn vậy, cần phải có tầm nhìn chiến lược về giáo dục, khâu chuẩn bị vững chãi nhất và không thể thiếu cho vấn đề nâng cao phẩm giá con người. Đây là nguyên lý tối quan trọng cho sự tồn tại và phồn thịnh của dân tộc. Đầu tư cho giáo dục không bao giờ sợ gặp rủi ro như chuyện làm ăn kinh tế. Muốn thành công phải có khát vọng. Muốn có một tương lai tương sáng bắt buộc phải bắt tay vào thực hiện chứ không phải thụ động chờ đợi từ phía bên ngoài. Không ai có thể quyết định thay và sống thay cho mình được. Điều này đúng trên cả phạm vi cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia.

Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng

 
Văn Hóa
Con đường
Lm Vũđình Tường
06:10 20/11/2013
Đường gắn liền với cuộc sống con người. Ngay khi tập đi ta đã tạo dựng những con đường. Đường này ngắn gọn, dẫn ta tới người thân. Những em bé trong gia đình khi tập đi chúng thường lần mò cạnh giường, cạnh bàn, cạnh ghế tiến đến mẹ. Con đường ấy không ai làm ra, cũng chẳng có tên gọi, và không có dấu vết gì để lại sau khi em đã đi qua. Nếu em bước ngang qua mà để dấu vết sau mỗi bước chân em đi qua là bà mẹ phải ba chân bốn cẳng, khẩn cấp chạy đi tìm giẻ lau. Con đường các em đi qua là con đường do chính các em làm ra. Nó không được vẽ trên bản đồ. Mục đích của nó là giúp em đi từ chỗ đang chơi đến chỗ em muốn đến hay là đến với cha mẹ, anh chị trong gia đình. Như thế con đường đầu tiên ta đi là con đường dẫn ta tới người thân quen. Đây là con đường ngắn nhất nhưng rất quan trọng trong cuộc sống vì nó diễn tả lòng khát khao đến với cha mẹ, anh chị trong tin yêu phó thác.

Lớn lên ta đi từ phòng này sang phòng kia, rồi lan dần ra cửa, ra sân và cuối cùng ra đường lớn. Con đường từ nhà ra đến cổng nối liền với đường phố hay đường làng, hay ngõ hẻm. Những đường này lại nối liền với trục lộ, xa lộ giao thông khác rộng lớn hơn, chạy nhanh hơn và cũng nguy hiểm hơn. Ngày nay người ta kẹt đường trong thành phố nên con người tạo ra không biết bao nhiêu là đường. Đường này nằm trên đường kia, đường kia vắt chéo qua đường nọ, tần tầng lớp lớp. Có đường một chiều hay đi ngược với nhau. Cứ thế con đường này nối tiếp con đường kia đưa ta đi từ cảnh lạ này đến cảnh lạ khác.

Các loại đường

Con người cũng biết lợi dụng thiên nhiên sẵn có để chế đường cho mình. Loại đường cổ xưa này đi lại rất tiện lợi và ngày nay vẫn còn thực dụng. Chúng phục vụ nhân loại trong nhiều năm dài của lịch sử từ xưa đến nay. Đặc biệt là trong vấn đề chuyên chở hàng hóa nặng nhiều tấn. Những nơi gần cảng đổ hàng quy tụ nhiều công nhân khuân vác, dân nghèo lao động. Con đường này mà trẻ em đến gần là nguy hiểm đến tính mạng vì sợ hà bá chào, bà thủy hỏi thăm. Đó là loại đường? Đường thủy.

Nhìn một cách rộng lớn hơn có con đường đi tới đâu bao xa chúng ta chẳng biết chỉ biết phó mạng trong tay người mang mình đi. Con đường này to lớn vĩ đại hơn nhiều người trong chúng ta có thể tưởng tượng ra được. Ranh giới của nó to nhỏ thế nào không biết, đường xuôi chiều hay ngược chiều chúng ta chẳng hay. Nhiều anh chị em trong chúng ta nhờ con đường này mà thoát nạn vô thần, đang ngồi đây nhớ lại thấy còn rùng mình và nếu có ai bảo đi lại con đường đó thì mấy ai không sợ. Nhiều anh chị em Việt Nam không may mắn đứt gánh giữa đường vì những trận cuồng phong, sóng cả, biển gầm, con thuyền lênh vô định và cuối cùng chìm sâu đáy nước. Thân nhân ngày nay chỉ biết tiếc thương cho số phận hẩm hưu đi không đến nơi về không đến chốn. Đó là đường? Đường biển. Đường vượt biên.

Có những con đường đưa chúng ta đi trên đó với những máy móc tinh vi, với kiến thức khoa học kĩ thuật cao vời. Con đường đưa ta đi mà ta không nhìn thấy, cũng chẳng vất vả chi, chẳng cần học cho biết cứ thế xách vali leo lên đi. Bảo lên thì lên, bảo xuống thì xuông. Phó mặc mạng sống trong tay người khác. Con đường này hầu như ai trong chúng ta cũng có lần đi qua. Xưa kia ở quê nhà khao khát được bước lên con đường đó nhưng không được. Có người thèm thuồng ngẩng mặt ngó trời cao mây xanh. Ngày nay nhiều người xử dụng con đường đó hàng năm. Đi vừa nhanh vừa tiện lợi cho việc di chuyển, thoải mái. Đường này chẳng ai thấy, cũng ít người học. Nếu muốn thấy đường này con người cần được học để nhìn nó trên bản đồ còn nhìn vào thực tế thì không phân biệt nổi đâu là đường nên đành phó thác. Con đường đó là đường hàng không.

Mục đích của đường

Dù là đường gì chăng nữa thì mục đích của chúng cũng là phục vụ con người. Muốn làm ăn sinh sống, con người cần di chuyển đi lại. Đường đưa chúng ta tới phố chợ, sở làm, đình chùa, rạp xi nê, trường học, nhà bạn bè, sân đá banh. Ngoài ra còn có những đường đưa đi du lịch, tham quan, thắng cảnh, du ngoạn. Con đường trước kia tại quê nhà chúng ta hay rủ nhau đi mỗi sáng Chúa Nhật. Gọi nhau đi vui lắm. Ngày nay nhất là ở Úc châu ít ai dám gọi nhau đi vì sợ mang tiếng. Các em thì cha mẹ dục, dọa, mắng nạt nộ cũng chẳng muốn đi trên con đường đó. Đó là đường đưa tới nhà thờ. Đường nào không giúp phục vụ con người đường đó là đường đưa đến diệt vong. Chính vì thế mà khi ta giận dỗi cắt đứt liên hệ với ai, không còn đến với người đó, nếu họ đến với ta, ta ngăn đường chắn lối vô nhà không đón tiếp. Đường cụt. Trên bình diện rộng lớn hơn cũng thế. Hai nước khi có sung đột, người ta thẳng tay cắt đôi nhịp cầu biên giới, chặn đứng quan hệ ngoại giao, thông thương bế tắc.

Mục đích thứ hai của đường là đưa ta tới vạn vật, ngoại cảnh chung quanh, thiên nhiên. Con đường đưa tới biển tắm mát, đưa đi câu vui thú, đưa đi bắt ngao sò, ốc hến vừa có thực phẩm ăn vui với bạn bè, vừa thưởng thức cái thú bắt được chúng. Đi đến thiên nhiên để tâm hồn được thảnh thơi, thoải mái. Vào rừng thông ta thấy cái tươi mát của thiên nhiên. Leo núi cao ta thấy cái hùng vĩ sừng sững của tạo hóa. Thả mắt dọc ven sông ta thấy cái cảnh xanh non của cỏ cây tràn đầy nhựa sống. Đảo quanh hồ nước ta thấy cái xinh đẹp của cảnh trời bát ngát. Mùa xuân thả hồn vào cánh đồng hoa dại thưởng thức cái vẻ đẹp man dại màu tím hoa xim. Bông hoa dại mềm yếu kia vừa bắt mắt vừa bắt mũi. Chẳng hay có người dị ứng phấn hoa nhảy mũi. Ta cũng biết được sức mạnh của thiên nhiên trong những bông hoa dại nhỏ bé tầm thường kia. Điều đó cho thấy cái kì diệu của thiên nhiên. Một tâm hồn rộng mở với thiên nhiên giúp ta tìm gặp Chúa trong cái thiên nhiên vây quanh ta. Từ ngoại cảnh đưa ta tới Đấng Tạo Hóa, qua thiên nhiên, qua cỏ dại, qua trời xanh, qua biển gầm sóng vỗ. Tất cả đều có hơi hám, hình ảnh, bàn tay vô hình, thần khí của Thiên Chúa Đấng ta tôn thờ. Làm sao để nhìn thấy Ngài trong cái nhỏ bé hay cái hùng vĩ của thiên nhiên. Người có đức tin nhìn thấy Chúa nơi tạo vật do Chúa dựng nên. Chính vì thế mà Chúa dậy ta làm chủ mọi loài do Chúa sáng tạo. Chúng ta được Chúa trao quyền làm chủ mọi loài. Học từ thiên nhiên để nhận biết Thiên Chúa. Xem qủa thì biết cây. Nhìn những vật trong vũ trụ thì biết đến Đấng tạo thành vũ trụ. Những kẻ yếu kém đức tin không chịu lập luận này. Thực ra kẻ không có đức tin chẳng chấp nhận bất cứ lập luận nào về Chúa.

Đường vô hình

Chúng ta đi trên những con đường. Chúng ta nhìn thấy những con đường. Trên mặt đất, dưới sông biển và trên không trung. Đi bộ, đi xe, đi thuyền đi máy bay thứ nào chúng ta cũng có dịp thử qua. Những con đường hữu hình ta đã rõ. Con đường vô hình khó nhận biết hơn. Chúng ta tin rằng có dù không nhìn thấy chúng. Nếu không tin có đường biển có lễ chúng ta chẳng dám vượt biên. Nếu không tin có đường trên trời có lẽ chúng ta không dám đi máy bay. Nhưng thử hỏi ai nhìn thấy đường trên trời máy bay bay. Chỗ nào cũng có mây che, ranh giới nào thấy nhưng ta đi vì ta tin có con đường dành riêng cho máy bay. Về phương diện tư cách con người cũng có những con đường. Đường vô hình dùng diễn tả tính nết, cách ăn nết ở của con người. Thí dụ nói như đường tốt, đường lành, đường ngay lẽ phải, đường công danh sự nghiệp, đường tình ái, đường xấu xa tội lỗi, đường trụy lạc, đường hư vong, đường diệt vong. Tất cả là những con đường không ai nhìn thấy chỉ nhận biết qua thành quả của chúng.

Đường lối, chính sách

Còn có cách diễn tả khác chỉ về đường như nói về đường lối, cách tổ chức của hội đoàn, tôn giáo khuynh hướng chính trị. Chúng ta nghe nói về đường lối của chính quyền, đường lối của Giáo Hội. Con người không biết đường đi là sẽ lạc đường. Đoàn thể xã hội không biết đường đi thì tan rã. Đoàn thể tôn giáo không biết đường đi sẽ sa đọa, lạc hướng gây nên tranh chấp, cãi vã, bất hòa và cuối cùng là mất đức tin. Xem thế đường lối rất gần và quen thuộc với chúng ta. Vấn đề quan trọng là biết tìm ra đường ngay nẻo chính. Tìm sai là đi vào đường lối gian tà. Người theo đường ngay nẻo chính được Chúa thương như thánh vịnh 1,6 nói:

Vì Chúa hằng che chở

Nẻo đường người công chính

Còn đường lối ác nhân

Đưa tới chỗ diệt vong.


Dấu đi đường

Trên con đường có những dấu hiệu chỉ cách xử dụng con đường ra sao. Ngoài xa lộ có ghi những thánh giá nhắc chúng ta biết điều gì đã xảy ra trước đó. Thánh giá đỏ bên đường nhắc lại có người trước đây bị thương nơi đó. Thánh giá trắng hay đen nói có linh hồn ai oán, ai than. Tại sao có tình trạng đó vì có. Theo như những cảnh cáo của cảnh sát thì 'drink and drive kill', 'Sleepy drivers die', 'Speeding leads to hospital and wheel chair', 'Wrong way go back'. Tương tự như vậy những người đi trên con đường tâm linh không may mắn hơn những người lái xe trên xa lộ. Giữ đạo dật dờ khó đi đến nơi an toàn. Giữ đạo nửa thức nửa ngủ khó sống sót. Giữ đạo kiểu chờ thời khó đi hết con đường đi theo Chúa. Giữ đạo tại tâm dễ đi 'wrong way'. Làm sao để trở về?

Chúng ta biết con đường đức tin đòi hy sinh, đòi dấn thân. Không ai thành công trên nhung lụa. Không ai lên thiên đàng bằng việc giữ đạo cầu may. Học thi có thể trúng tủ, giữ đạo không có thể trúng tủ vì đạo đòi cám ơn Chúa mỗi ngày. Holiday của chúng ta là nghỉ. Holiday của Chúa là cầu nguyện gấp đôi. Ai mong holiday trong Chúa xin dơ tay. Con đường hy sinh trong mùa Giáng Sinh là con đường ba vua Đông Phương đi. Họ theo ngôi sao lạ chỉ đường dẫn lối. Họ bỏ ngai vàng dấn thân ra đi, họ tìm tòi. Họ nhìn trời cùng tiến. Nhờ nhìn lên họ thấy dấu lạ. Nhờ lắng nghe họ thấy dấu lạ nơi Herode và họ đã tránh đường khác về nhà an toàn. Ban ngày lắng nghe tiếng nói từ bên ngoài đêm đến nghe tiếng nói trong tâm hồn. Họ đoàn kết đi chung với nhau, cầu nguyện chung với nhau, đồng hành với nhau. Họ thành công vì họ dám hi sinh, dám từ bỏ. Nhóm thứ hai chúng ta học được là các mục đồng, kẻ chăn trâu bò lừa. Khi nghe tiếng hát thiên thần họ không ngại sương gió tuyết đông. Nguyên bọn ra đi và họ đã gặp Hài Nhi. Đường theo Chúa Kitô đòi dấn thân như thế.

Để tìm được đường ngay nẻo chính chúng ta cần học hỏi từ người xưa, từ các thánh tổ phụ, từ các thánh nhân của Giáo Hội, từ các anh hùng tử đạo vì đức tin. Những tiền nhân khai đường dẫn lối vào chốn trường sinh. Những tiền nhân thành công trên đường lối vạch ra vì đường lối của họ đặt căn bản trên Lời Chúa, trên Kinh thánh, trên điều Chúa truyền dậy. Họ cứ thế thi hành, áp dụng triệt để vào trong cuộc sống và họ thành thánh nhân.

Sai đường

Trái lại có nhiều triết gia, chủ nghĩa cũng đưa đường dẫn lối. Nhưng đường lối họ vạch ra đưa con người vào vòng tranh chấp, chém giết, đấu tranh, hận thù vì đường lối họ họ vạch ra không đặt căn bản trên Phúc Âm nhưng dựa vào tài trí con người. Dựa vào lí luận sắc bén của khối óc. Khối óc dù sắc bén đến đâu cũng có cái cá nhân tính, cái tôi trong đó. Bởi vì có cái tôi cho nên cần bảo vệ cái tôi. Càng bảo vệ cái tôi chừng nào thì càng chủ quan chừng đó và đi đến chỗ tự kiêu, tự cao cho cái tôi là trên hết không ai sánh kịp. Đường lối đó sớm muộn gì cũng dẫn đến đấu tranh, bảo vệ con đường do chính họ vạch ra. Nghe chói tai vô cùng. Chính mình vạch ra đường rồi chính mình biện hộ cho mình là đúng rồi đi đến đấu tranh, tự biện hộ. Một khi tự biện hộ cho mình là dấu chỉ của sai trái, của trật đường. Nếu không có sai trái thì đâu cần thanh minh, thanh nga, đâu cần biện hộ. Vậy một khi tự biện hộ cho mình là bảo vệ đường lối mình. Người bảo vệ đường lối mình là người ngưng đi trên con đường mình đã vạch ra, không tiếp tục tiến trên con đường vạch ra ban đầu nhưng theo ngã rẽ. Theo ngã rẽ là bỏ chính lộ, đi đường hẻm. Người đi trong đường hẻm tối tăm, không nhìn thấy ánh sáng. Hoạt động trong đường hẻm thường đi đôi với đường lối gian tà. Kẻ theo đường lối gian tà quy tụ những kẻ gian tà như chính họ mong kết thành bè đảng, phe phái. Bè đảng không tồn tại nếu không có tiền và độc dược nuôi dưỡng. Đã là bè đảng phe phái thì bao giờ cũng muốn kinh tài, thủ lợi cho phe nhóm, cho đảng mình. Muốn cho đảng mình lên thì phải đạp phe nhóm khác xuống, phải cấm đoán, phải độc quyền phát biểu, độc quyền phê bình, độc quyền lãnh đạo. Bởi vì theo đường lối gian tà nên không thủ đoạn nào là xấu cả, miễn sao thu lợi điều muốn thu là coi như thành công. Đi theo đường lối gian tà chủ trương thành công mà không chủ trương thành nhân. Kẻ theo đường lối gian tà thường vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa khoe khoang. Chúa Giêsu gọi những người này là bọn giả hình. Chúng như mồ mả tô vôi.

Chủ trương thành nhân là người đi theo đường lối chân chính. Dù bị thua thiệt họ vẫn tôn trọng con người. Đề cao phẩm giá con người, tin theo đạo lí và sẵn sàng chịu thiệt thòi về đạo lí về tín điều họ theo đuổi, tin và trung thành với Đấng họ tôn thờ.

Luật hè phố

Trong các thành phố lớn thường có tắc nghẽn giao thông. Nhất là trong giờ cao điểm, giờ tan sở. Lí do là ai cũng thích đi theo một vài con đường khiến cho xe cộ đổ vào một lối, gây tắc nghẽn. Lí do khác là ai cũng muốn hơn người nên không tôn trọng luật đi. Khiến cho xe cộ nối đuôi nhau hàng loạt dài. Nếu biết tôn trọng nhau, nhường nhau trong việc đi lại thì vấn đề trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lí do khác nữa là có người đậu xe sai chỗ, cản trở đường đi. Điều này thực tiễn cho việc sinh hoạt các đoàn thể trong sinh hoạt tôn giáo. Thành viên trong đoàn thể không chu toàn trách nhiệm giao phó chẳng khác gì tài xế đậu xe sai chỗ làm kẹt đường. Đi trễ, hẹn không đến đúng giờ làm cho nhiều người lo lắng chẳng khác chi người lái xe chen lấn ẩu, qua mặt coi thường mọi người. Nếu chúng ta tôn trọng nhau, thực thi đúng luật sinh hoạt đoàn thể thì đoàn thể không đi vào tắc nghẽn. Tập tành sinh hoạt không còn là gánh nặng cho các đoàn trưởng. Mọi sinh hoạt nhịp nhàng thì việc bầu bán cũng dễ dàng, tìm cộng tác viên cũng dễ. Lí do người lãnh đạo nhận được trợ lực của các hội viên và mọi người đều giữ luật đoàn thể. Một trong những khó khăn của cộng đoàn ta là chúng ta nể nhau nhiều quá, tình cảm nhiều quá hóa ra không có luật sinh hoạt chung. Sinh hoạt đoàn thể hay ở dở đi. Tình cảm nhiều quá, người nào cũng nể nhau cuối cùng thôi đừng sinh hoạt nữa cho êm chuyện, thế là mất một hội viên. Vài ba bữa nữa người khác nể nữa âm thầm đi vào bóng tối với lí do này nọ che đậy sự thật ngại nói ra. Đoàn thể trong cộng đoàn sập sình như lục bình trôi sông, sóng vỗ đâu cũng mặc. Khi thì tan tác trước sóng to khi thì trôi dập dính chùm trước ngọn đăng tôm cá. Làm sao tránh tình trạng này? Phải chăng chúng ta không có đường đi. Hay chíng ta thiếu luật sinh hoạt. Hay chúng ta không tôn trọng luật chơi trong đoàn thể. Chúng ta nên nhớ ở bất cứ nơi đâu cũng có luật phải theo. Ồn như cái chợ thế mà cũng có luật mua bán, gian hàng cũng có ngăn nắp, cũng có trả thuế. Luật lệ càng lỏng lẻo đoàn thể càng ì xèo dễ tan vỡ.

Đường dễ đường khó

Chỉ đường thì dễ. Đi đúng đường rất khó. Làm đường càng khó hơn. Trở thành con đường là khó nhất. Chỉ đường cần nói hay giơ tay chỉ hay hất hàm về hướng nào đó là người kia nhận ra ngay. Đi đúng đường cần nghiên cứu tìm tòi, xem phương định hướng rồi mới đi. Khi đi còn cần tìm những dấu tích cố định để xác định phương hướng. Cần có bản đồ chính xác, cần học cách coi bản đồ cho đúng mới hy vọng đi đúng đường. Bằng không đi sai mất công toi. Làm đường cần có kinh nghiệm cả lí thuyết lẫn thực hành. Hơn nữa cần tài chánh hỗ trợ cho việc làm của các chuyên viên làm đường. Cần có các cộng tác viên và điều hành cho công việc được hài hòa. Trở thành con đường đòi hủy mình đi. Đây là công việc khó nhất. Hủy mình đi cũng phải biết cách hủy nếu không thành hư mất. Chúa Giêsu đã hủy mình đi để thành con đường qua việc chết trên thập giá. Chúa chọn con đường khó nhất để đi. Ngài là Đấng chỉ đường. Ngài là Đấng đi đúng đường. Ngài là người tạo dựng con đường và cũng chính Ngài là con đường khi Ngài tuyên bố Ta là đường. Ngài tự hạ mình làm con đường để chúng sanh đi trên con đường đó. Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Câu này tóm gọn ý nghĩa chỉ đường, đi đúng đường, sáng tạo con đường và là chính con đường. Con đường Chúa chỉ và đi qua là con đường yêu thương, con đường hoàn thiện. Con đường này do chính Chúa sáng lập, chỉ đạo và là chính con đường. Con đường này có cửa ai qua cửa mà vào thì nhận biết Thiên Chúa. Đức Kitô là con đường Thiên Chúa đến với con người. Con đường nối liền trời với đất. Đất trời giao hòa khi Ngài sanh nơi hang Bethlem. Ngài là con đường đưa nhân loại về với Chúa khi Ngài nói Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta nhưng là làm theo ý Chúa Cha. Ý Chúa Cha là hễ ai thấy và tin ở Con của Người thì được sự sống đời đời.

Đức Kitô không chỉ muốn hướng dẫn, chỉ đường cho nhân loại đến với Thiên Chúa. Chúa Kitô là đường đưa con người đến với nhau. Điều này ghi rõ trong ngày phán xét chung: khi xưa Ta đói các con cho Ta ăn. Ta khác cho uốnng, Ta rách rưới mình trần cho mặc.... vì khi làm cho một rong những anh em hèn mọn là làm cho chính Ta. Con đường Chúa muốn chúng ta đi là đi đến với nhau trước trước khi đến với Chúa vì tất cả chúng ta đều là con cái Abraham. Đức Kitô không phải chỉ làm đường mà chính Chúa tự hạ mình làm con đường cho chúng ta đi về với Thiên Chúa.

Đời con đường

Con đường luôn luôn nằm dưới chân con người. Nó bị mọi người dẵm lên, chà đạp dưới chân. Nó là nơi hứng chịu mọi thứ rác rưới bẩn thỉu, bị con người khạc nhổ. Đi xe đò Việt Nam chúng ta vẫn nghe các lơ xe nhắc: Lưu ý, gần trạm công an xin đừng xả rác nghe quý bà con. Ai là người xả rác ra đường. Thưa không ai xa lạ mà là quý bà con. Trọn cuộc đời Chúa Giêsu là con đường. Chưa sanh ra người bị người cùng làng ruồng bỏ, xua đuổi. Sau khi sanh ra bị lệnh vua Herode ruồng bắt để giết đi. Cuộc đời giảng đạo bao phen bị xua đuổi, bị xô xuống vực thẳm nơi đỉnh đền thờ, bị mạ lị, bị chất vấn, bị hỏi móc, bị khinh chê là bạn với phường tội lỗi, ăn uống với bọn bất nhân. Sau bữa tiệc li bị phản bội bởi cái hôn của người thân tín, bị bán rẻ với giá 30 chục bạc cắc. Khi bị bắt quân lính vả mặt, phỉ nhổ trước tòa án Philato, bị nhạo báng và chết nhục hình. Chúa tự nhận mình là đường đi cho nhân loại, là đường chịu nằm dưới chân con người, quên mình cho mọi người, khiêm nhường vì mọi người.

Kết luận

Không ai biết rành đường bằng chính người làm ra con đường. Không ai hiểu thấu nỗi khổ của đường bằng chính con đường. Chúa Giêsu là đường là con đường. Chúng ta không tìm đâu được lời dậy bảo chính xác hơn bằng chính người tạo ra con đường đó. Ma quỷ chỉ là kẻ nghe biết về con đường Kito dậy. Ma quỷ chưa bao giờ đi trên con đường Chúa vạch ra. Nếu chúng đi trên con đường đó chúng không thể nào thành ma quỷ. Chúng không góp phần tạo ra con đường. Chúng dự phần vào việc phá hoại con đường. Nghe theo chúng là đi vào con đường sai trái, phá vỡ hơn là xây dựng.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Bẩy mối tội đầu
Vũ Văn An
00:34 20/11/2013
Một trong những chủ đề phổ thông nhất để sách vở khai triển về luân lý là Bẩy Mối Tội Đầu. Bảng liệt kê các mối tội đầu do các đan sĩ Đông Phương soạn thảo này quả đã trở nên một dụng cụ chính xác để chẩn đoán tác phong con người, đến nỗi chính các người vô thần cũng đã phải đọc các sách loại này và viết ra chúng nữa. Một trong những người này chính là nhà nhân bản học Henry Fairlie. Ông chọn chủ đề này không những vì kính trọng các bậc đan sĩ thời xưa, mà còn vì thấy những cài nhìn thông sáng của các ngài mang lại nhiều ích lợi thực tế.

Nhưng không tác giả nào đã có cách trình bày bẩy mối tội đầu này hay bằng Thánh Tôma Tiến Sĩ. Ngài trình bày mỗi tội này song song với nhân đức đối nghịch: “Cải tội bẩy mối có bẩy đức”. Nhưng vì là một môn đệ sáng chói của Arítốt, ngài biết rõ lý luận luân lý không phải là đường thẳng chạy từ phải qua trái, với tội ở một cực và nhân đức ở cực kia. Trái lại, ngài vẽ ra một tam giác, với một tội ở một đầu và đầu kia là một tội đối nghịch (thứ tội mà ngày nay ta gọi là ‘tâm bệnh” [neurosis]), và bên trên chúng, trên đỉnh kim tự tháp, nhân đức xuất hiện như một thứ “chiết trung vàng” (golden mean).

Mỗi mối tội đầu đều là một lạm dụng hay dùng sai trái một điều tốt do Chúa dựng nên nào đó. Nhưng có nhiều cách lạm dụng sự vật, trong khi chỉ có một cách đúng đắn để sử dụng nó. Xin đơn cử một thí dụ về tính dục: người ta có thể ham “mê dâm dục” (lust) và dấn thân hay để mình bị ám ảnh bởi những cuộc tình trái phép. Hay nếu làm chủ được đức “sạch sẽ” (chastity), bạn sẽ chỉ giới hạn việc sử dụng việc làm tình trong bối cảnh thích đáng của nó là hôn nhân. Hay, và đây là điều đáng nói, nếu bạn quá bị ám ảnh bởi tội hay miệt thị các tạo phẩm thân xác, bạn có thể mắc cái bệnh sợ cả những điều tốt lành do Chúa tạo nên, và sa vào cơn tâm bệnh của Băng Giá Lạnh Lùng (frigidity). Những cuộc hôn nhân không tình dục kết thúc bằng ly dị là do cái thứ tội đặc thù này. Những người độc thân nhìn những người lập gia đình bằng con mắt khinh thường cũng là những người mắc thứ tội này.

Ta có thể áp dụng cùng một cách luận giải như trên cho từng mỗi mối tội đầu còn lại: Người hà tiện quá gắn bó với những của cải do công khó nhọc và tài quán xuyến tạo nên. Người rộng rãi yêu của cải theo mức phải chăng và nắm được nghệ thuật chia sẻ nó. Trái lại, kẻ hoang đàng sử lý của cải một cách khinh thường và tha hồ phung phí nó, vì tưởng chắc nó sẽ lại đến với họ như từ trên cây.

Người mê ăn uống hưởng các khoái lạc thể xác như thực phẩm hay rượu quá liều lượng hay một cách lầm lạc. Người điều độ (kiêng bớt) dùng lý trí và tự chế kiểm soát mọi khoái khẩu của mình. Trái lại, người vô xúc cảm luôn coi thực phẩm chỉ như những đơn vị ăn để sống vô vị, còn rượu tự nó là điều xấu xa.

Ở đầu ngược với hờn giận (wrath) không hẳn là hay nhịn (patience) mà là tôi mọi (servility), là thứ dạy ta rằng kẻ gây hấn cũng như bắt nạn luôn thắng thế, bất chấp thiệt hại gây ra cho nạn nhân chẳng may lọt vào tay chúng.

Làm biếng không hẳn là tội biếng nhác cho bằng lãnh đạm (apathy), thứ tội dẫn tới chán nản thất vọng. Người siêng năng học biết làm việc với một thái độ chịu đựng lành mạnh và biết lượng giá các giới hạn và điểm yếu của mình. Trong khi ấy những kẻ cuồng nhiệt húc đầu vào tường, hành hạ những người yêu thương họ, và nếu họ không bể tung, thì họ cũng hết xí quách và cuối cùng rơi vào… biếng nhác.

Kiêu căng dạy người ta tự tô son và hãnh diện về những điều không có thật, hay những điều thực sự họ không đáng được khen thưởng, như tự hào mình đẹp, trắng hay cao. Bạn có thể chống lại mối tội này bằng việc thực hành khiêm nhường, là đức giúp ta thành thực “tính sổ” các điểm mạnh và các điểm yếu của nình. Hoặc bạn cũng có thể sợ mình kiêu căng quá chăng nên lúc nào cũng cố gắng thu nhỏ mình lại đến thành vô nghĩa qua cái mặc cảm bối rối (scrupolosity) là cái mặc cảm đã khiến Martin Luther rời bỏ chức linh mục.

Ngược với ghen ghét, tức tội riêng khiến ma qủy ghét điều tốt vì là điều tốt, không hẳn là đức yêu người của những tâm hồn đại lượng, mà là tội yếu nhược nhút nhát (pusillanimity), thứ tội khiến đầy tớ mang của cải của chủ trao cho chôn xuống dưới đất. Do đó, ngược với nghệ thuật tôn giáo xấu xí hiện đại tình cờ lại là chính nghệ thuật sùng kính xấu xí nhàm chán. Nghệ thuật tôn giáo tốt đẹp vượt trên cả hai loại nghệ thuật xấu xí kia, vì những người sáng tạo ra nó biết trải hồn mình lên trên và tinh tế hóa kỹ thuật của họ.

Phần lớn các rắc rối và những điên khùng ta bắt gặp nơi các giới tôn giáo không hẳn phát xuất từ những người sa lầy trong tội cho bằng từ những người “tốt lành” nhưng phản ứng quá trớn đối với tội đến nỗi sa vào cái cực đoan trái ngược vì lầm tưởng đó là phía an toàn. Thiết nghĩ Origen, vốn là một trong các giáo phụ, từng mắc sai lầm loại này khi ông đương đầu với tội “mê dâm dục” bằng cách “cắt đứt” tội lỗi ngay tận gốc rễ! Một trong những nguyên nhân tạo ra quá nhiều hiện tượng tầm thường hay gậy ông đập lưng ông một cách tâm thần trong các giới Kitô hữu ngày nay có lẽ là do quên cách phân tích của Thánh Tôma, coi nhân đức là điều phức tạp, mảnh mai, và linh hoạt một cách hết sức đặc trưng. Ta phải cố gắng đào tạo con người mình một cách đúng đắn, cầu xin cho được những hướng dẫn tốt, và biết sử dụng đầu óc do Chúa ban cho để biện phân được điều Chúa thực sự muốn nơi ta. Điều ấy có thể là điều ta không mong chờ. Chúa có nhiều bất ngờ dành cho ta.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hãy Cất Tiếng Cười
Dominic Đức Nguyễn
22:06 20/11/2013
HÃY CẤT TIẾNG CƯỜI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại ĐHTM 2013 MO Hoa Kỳ)

Hãy dành thì giờ cất tiếng cười
Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
(Lời Mẹ Teresa Of Calcutta)