Phụng Vụ - Mục Vụ
Khác thường
Lm Vũđình Tường
05:32 21/11/2013
Thói thường ai cũng cảm thấy vui khi được người khen và buồn khi người chê. Khi người khen ta tự tin hơn và nếu bị chê thường xuyên sẽ mất tự tin, sợ sệt, nhát đảm và cuối cùng không tin chính khả năng của mình. Nếu mục đích cuộc sống là chạy theo dư luận thì cuộc sống đó quá bất hạnh vì thứ nhất dư luận quần chúng thay đổi liên tục. Thứ hai con đường chạy theo dư luận sẽ không có điểm cuối. Một khi dừng chân nghỉ xả hơi sẽ bị dư luận lên án. Dư luận khen chê thường dựa vào lợi nhuận cá nhân. Khen và ủng hộ khi thấy có lợi và chê không tiếc lời khi thấy quyền lợi bị xúc phạm. Thứ ba ngoài xã hội cạnh tranh như thú hoang rình mồi.
Lễ Đức Kitô vua vũ trụ nhắc chúng ta nhớ mục đích cuộc sống. Mục đích sống là mang tình yêu thiên giới đến cho người chứ không phải mong chờ người khác bố thí tình yêu nhân giới. Tình yêu chúng ta cho đi là tình yêu thiên giới, tình yêu chân chính, cao đẹp, cho mà không mong đáp trả. Tình yêu tự nguyện trao ban, và cho với tất cả tấm lòng chân thành. Trong khi tình nhân giới là thứ tình yêu bố thí. Tình yêu nhân giới đòi hỏi ‘có đi có lại mới toại lòng nhau’. Tình yêu nhân giới là tình yêu hoán đổi, đổi chác.
Cũng là tình yêu nhưng tình yêu có tính toán thuộc về nhân giới trong khi tình yêu không tính toán thuộc về thiên giới. Tình yêu thiên giới là điều thánh Phao lô nói tới khi ngài nói.Trong ba nhân đức tin, cậy mến thì lòng mến cao trọng hơn cả 1Co 13,13. Như thế tình yêu thiên giới chính là lòng mến con người trao tặng nhau khi vui, khi buồn đều đến với nhau vì yêu mến nhau chứ không phải vì lợi nhuận. Lòng mến đến từ con tim chân thành yêu mến và con tim chân thành mang mầm mống nước trời. Chính mầm mống nước trời trong tâm mang lại bình an, hạnh phúc và ta phục vụ người khác với niềm vui đó. Khi niềm hạnh phúc này tràn trề con người no đầy và không còn đói khát thứ tình nào khác. Con tim mong được người ca tụng, khát khao mong người biết đến là dấu chỉ con tim đói khát tình yêu thiên giới.Vì đói khát nên con tim tìm kiếm tình yêu bù chố trống vắng. Con tim may mắn tìm được tình yêu thiên giới con tim đó vui triền miên. Con tim thiếu may mắn tìm tình yêu nhân giới nó tạm vui, tạm thoả mãn. Tình yêu nhân giới ban phát niềm vui tạm. Khi tình yêu đó cạn đi con tim lại mong có thêm vì thế tình yêu nhân giới không có khả năng làm con tim no thoả lâu dài.
Đức Kitô trong thời gian tại thế Ngài luôn đề cao và rao giảng tình yêu thiên giới cho muôn dân. Ai đón nhận tình yêu thiên giới sẽ tìm được hạnh phúc thật, bình an nội tâm lâu dài cộng thêm sự sống vĩnh cửu nơi thiên quốc. Đức Kitô lòng tràn đầy niềm vui tình yêu thiên giới nên Ngài chê và tránh xa vinh quang người thế mong đợi. Ngài tránh làm vua khi đại chúng tôn vinh Ngài. Ngài từ chối làm tướng quỉ. Từ chối quyền cao lãnh đạo. Làm lơ lời tố cáo vu vơ của kẻ thích đôi co. Ngài lặng thinh khi nghe người ta kết án, một bản án được định đoạt trước khi xử. Ngoài tình yêu thiên giới Ngài không có cả chỗ che mưa, tránh nắng. Ngài dậy con người tình yêu thiên giới và đời sống thiên giới. Ngài cảnh tỉnh mọi vật nơi trần thế sẽ thuộc trần thế mà trần thế thì nay còn mai mất. Công trình hùng vĩ bậc nào cũng có ngày qua đi. Chủ thuyết hay đến đâu cũng có chủ thuyết khác biến hoá lấp mất, không gì trên đời tồn tại ngoài tình yêu thiên giới.
Vật chất trần thế nay còn, mai mất. Tiếng đại chúng hoan hô hỗ trợ tan thành mây khói khi con người ngưng hoan hô. Tổ chức Giáo Hội trần thế cũng có quá nhiều sai trái từ trong ra ngoài. Tổ chức đó từ chóp đỉnh đến địa phương đang được thanh tẩy, làm trong sáng vì những sai lầm vừa vô tình vừa cố í bôi lem. Những gì hợp lí trần gian chưa chắc thích hợp nước trời. Chỉ có tình yêu thiên giới tồn tại nơi trần thế lẫn nước trời. Sống tinh thần nước trời, thực hành tình yêu thiên giới là tốt hơn cả vì không sức mạnh nào giết được. Tình yêu nhân giới trái nghịch và đố kị tình yêu thiên giới nên tình yêu nhân giới tìm cách giết chết, đóng đinh tình yêu thiên giới. Ngoài đóng đinh ra tình yêu trần thế bất lực trước sức mạnh Phục Sinh của tình yêu thiên giới. Thực hành tình yêu thiên giới nơi trần thế sẽ không tránh khỏi bị tình yêu nhân giới đóng đinh nhưng tình yêu thiên giới sẽ không chết, sẽ sống lại như chính Đức Kitô người mà thế gian đóng đinh nhưng Ngài sống lại vinh quang.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Lễ Đức Kitô vua vũ trụ nhắc chúng ta nhớ mục đích cuộc sống. Mục đích sống là mang tình yêu thiên giới đến cho người chứ không phải mong chờ người khác bố thí tình yêu nhân giới. Tình yêu chúng ta cho đi là tình yêu thiên giới, tình yêu chân chính, cao đẹp, cho mà không mong đáp trả. Tình yêu tự nguyện trao ban, và cho với tất cả tấm lòng chân thành. Trong khi tình nhân giới là thứ tình yêu bố thí. Tình yêu nhân giới đòi hỏi ‘có đi có lại mới toại lòng nhau’. Tình yêu nhân giới là tình yêu hoán đổi, đổi chác.
Cũng là tình yêu nhưng tình yêu có tính toán thuộc về nhân giới trong khi tình yêu không tính toán thuộc về thiên giới. Tình yêu thiên giới là điều thánh Phao lô nói tới khi ngài nói.Trong ba nhân đức tin, cậy mến thì lòng mến cao trọng hơn cả 1Co 13,13. Như thế tình yêu thiên giới chính là lòng mến con người trao tặng nhau khi vui, khi buồn đều đến với nhau vì yêu mến nhau chứ không phải vì lợi nhuận. Lòng mến đến từ con tim chân thành yêu mến và con tim chân thành mang mầm mống nước trời. Chính mầm mống nước trời trong tâm mang lại bình an, hạnh phúc và ta phục vụ người khác với niềm vui đó. Khi niềm hạnh phúc này tràn trề con người no đầy và không còn đói khát thứ tình nào khác. Con tim mong được người ca tụng, khát khao mong người biết đến là dấu chỉ con tim đói khát tình yêu thiên giới.Vì đói khát nên con tim tìm kiếm tình yêu bù chố trống vắng. Con tim may mắn tìm được tình yêu thiên giới con tim đó vui triền miên. Con tim thiếu may mắn tìm tình yêu nhân giới nó tạm vui, tạm thoả mãn. Tình yêu nhân giới ban phát niềm vui tạm. Khi tình yêu đó cạn đi con tim lại mong có thêm vì thế tình yêu nhân giới không có khả năng làm con tim no thoả lâu dài.
Đức Kitô trong thời gian tại thế Ngài luôn đề cao và rao giảng tình yêu thiên giới cho muôn dân. Ai đón nhận tình yêu thiên giới sẽ tìm được hạnh phúc thật, bình an nội tâm lâu dài cộng thêm sự sống vĩnh cửu nơi thiên quốc. Đức Kitô lòng tràn đầy niềm vui tình yêu thiên giới nên Ngài chê và tránh xa vinh quang người thế mong đợi. Ngài tránh làm vua khi đại chúng tôn vinh Ngài. Ngài từ chối làm tướng quỉ. Từ chối quyền cao lãnh đạo. Làm lơ lời tố cáo vu vơ của kẻ thích đôi co. Ngài lặng thinh khi nghe người ta kết án, một bản án được định đoạt trước khi xử. Ngoài tình yêu thiên giới Ngài không có cả chỗ che mưa, tránh nắng. Ngài dậy con người tình yêu thiên giới và đời sống thiên giới. Ngài cảnh tỉnh mọi vật nơi trần thế sẽ thuộc trần thế mà trần thế thì nay còn mai mất. Công trình hùng vĩ bậc nào cũng có ngày qua đi. Chủ thuyết hay đến đâu cũng có chủ thuyết khác biến hoá lấp mất, không gì trên đời tồn tại ngoài tình yêu thiên giới.
Vật chất trần thế nay còn, mai mất. Tiếng đại chúng hoan hô hỗ trợ tan thành mây khói khi con người ngưng hoan hô. Tổ chức Giáo Hội trần thế cũng có quá nhiều sai trái từ trong ra ngoài. Tổ chức đó từ chóp đỉnh đến địa phương đang được thanh tẩy, làm trong sáng vì những sai lầm vừa vô tình vừa cố í bôi lem. Những gì hợp lí trần gian chưa chắc thích hợp nước trời. Chỉ có tình yêu thiên giới tồn tại nơi trần thế lẫn nước trời. Sống tinh thần nước trời, thực hành tình yêu thiên giới là tốt hơn cả vì không sức mạnh nào giết được. Tình yêu nhân giới trái nghịch và đố kị tình yêu thiên giới nên tình yêu nhân giới tìm cách giết chết, đóng đinh tình yêu thiên giới. Ngoài đóng đinh ra tình yêu trần thế bất lực trước sức mạnh Phục Sinh của tình yêu thiên giới. Thực hành tình yêu thiên giới nơi trần thế sẽ không tránh khỏi bị tình yêu nhân giới đóng đinh nhưng tình yêu thiên giới sẽ không chết, sẽ sống lại như chính Đức Kitô người mà thế gian đóng đinh nhưng Ngài sống lại vinh quang.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
The Thirty Fourth Sunday, Year C: Visa! Oh Visa!
Nguyễn Trung Tây, SVD
18:33 21/11/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
The Thirty Fourth Sunday, Year C: Visa! Oh Visa!
I believe you are fully aware that modern society has been unable to get rid of human trafficking. In many countries, especially the third world countries, young ladies are still treated as economic goods and subject to sexual abuse. Some priests, therefore, commit to the fight against human trafficking for sexual exploitation. When the situation allows, I fly every three years to Taiwan and conduct numerous interviews with the victims. As expected, before boarding the jumbo plane to Taiwan, I am always asked by the Australian officers at the custom office to show them my US Passport and the Working Visa (4 years, expired soon on 3 December! Lord, have mercy!). After being in the sky for about four or five hours, the Qantas plane eventually touches down in Taipei International Airport. I get out of the airplane for a long queue for a tourist visa to Taiwan. But I love the Taiwan airport in all aspects. The workers at the restaurants, the employees at the duty free shops, and the officers at the visa and custom offices, they are all pleasant while doing business and dealing with the tourists. While waiting for my turn at the visa window, I aimlessly read the Chinese words at the airport and wonder about the meanings of the words. My turn eventually comes. I receive the applications from the officer and quickly fill in the visa application. Depending on the numbers of people who show up for the visa, it normally takes me about thirty minutes to be granted a tourist visa to Taiwan. Piece of cake! Life is easy! Welcome to Taiwan!
But, if going to Vietnam and the Kingdom of Cambodia, the story is very different. One of the normal ways to get the visa to these two nations is to apply for the E-visa through the internet. So, before flying, I must turn to the computer, turn on the internet (Wi-Fi), search for the websites for the instructions on how to download the visa application, and last but not least, have the MasterCard ready to pay for the visa fees… To name only a few of the many procedures that one must endure for an E-visa. And by the time I arrive at the airport, either Saigon or Siem Reap, for a documented visa, I have to join a very long queue of those tourists who enter Vietnam or Cambodia by E-visa. Oh life! Headache! Anxiety! I don’t like it. Life for me at that moment has become complicated, as complicated as the Sydney traffic that has been transformed into a spider web.
But, how about the visa to Kingdom of Heaven? Have you ever wondered what kind of visa one should apply for to reach heaven? Are you mumbling the name, Peter? Am I right? Bingo! You are correct, for Peter has been endowed with the keys to heaven. So, try your best to be friends with Peter for when you find yourself standing at the gate of heaven. You knock and Peter opens the door for you.
Or perhaps you’re thinking about Matthew 25, on that final day, when Jesus Christ returns. The king will confront people with these questions, “Did you give your neighbor food when he was hungry? Did you give him something to drink when he was thirsty? Did you welcome him when he was a stranger in your land? He was naked, did you give him clothing? He was sick, did you take care of him? He was in prison, did you visit him?” Basically, what Jesus Christ will confront us with on the final day, is related to kindness. If we are kind to our neighbors, our applications for the visa to heaven will be approved.
Nevertheless, I neither think Peter nor kindness are the visas to Kingdom of Heaven, but rather a sincere repentance. The thief who was crucified to the right of Jesus only showed his sincere repentance to the glorified King by pleading with Him, “Jesus, remember me when you come into your kingdom” (Luke 23:42). And that’s all it took for a criminal to be granted a visa to heaven. How easy it is for one to enter Kingdom of Heaven. We don’t have to do anything but have a change of heart, a sincere repentance-a visa which takes only a matter of a minute to fill in the application and receive the approval stamp from the King of all kings.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
The Thirty Fourth Sunday, Year C: Visa! Oh Visa!
I believe you are fully aware that modern society has been unable to get rid of human trafficking. In many countries, especially the third world countries, young ladies are still treated as economic goods and subject to sexual abuse. Some priests, therefore, commit to the fight against human trafficking for sexual exploitation. When the situation allows, I fly every three years to Taiwan and conduct numerous interviews with the victims. As expected, before boarding the jumbo plane to Taiwan, I am always asked by the Australian officers at the custom office to show them my US Passport and the Working Visa (4 years, expired soon on 3 December! Lord, have mercy!). After being in the sky for about four or five hours, the Qantas plane eventually touches down in Taipei International Airport. I get out of the airplane for a long queue for a tourist visa to Taiwan. But I love the Taiwan airport in all aspects. The workers at the restaurants, the employees at the duty free shops, and the officers at the visa and custom offices, they are all pleasant while doing business and dealing with the tourists. While waiting for my turn at the visa window, I aimlessly read the Chinese words at the airport and wonder about the meanings of the words. My turn eventually comes. I receive the applications from the officer and quickly fill in the visa application. Depending on the numbers of people who show up for the visa, it normally takes me about thirty minutes to be granted a tourist visa to Taiwan. Piece of cake! Life is easy! Welcome to Taiwan!
But, if going to Vietnam and the Kingdom of Cambodia, the story is very different. One of the normal ways to get the visa to these two nations is to apply for the E-visa through the internet. So, before flying, I must turn to the computer, turn on the internet (Wi-Fi), search for the websites for the instructions on how to download the visa application, and last but not least, have the MasterCard ready to pay for the visa fees… To name only a few of the many procedures that one must endure for an E-visa. And by the time I arrive at the airport, either Saigon or Siem Reap, for a documented visa, I have to join a very long queue of those tourists who enter Vietnam or Cambodia by E-visa. Oh life! Headache! Anxiety! I don’t like it. Life for me at that moment has become complicated, as complicated as the Sydney traffic that has been transformed into a spider web.
But, how about the visa to Kingdom of Heaven? Have you ever wondered what kind of visa one should apply for to reach heaven? Are you mumbling the name, Peter? Am I right? Bingo! You are correct, for Peter has been endowed with the keys to heaven. So, try your best to be friends with Peter for when you find yourself standing at the gate of heaven. You knock and Peter opens the door for you.
Or perhaps you’re thinking about Matthew 25, on that final day, when Jesus Christ returns. The king will confront people with these questions, “Did you give your neighbor food when he was hungry? Did you give him something to drink when he was thirsty? Did you welcome him when he was a stranger in your land? He was naked, did you give him clothing? He was sick, did you take care of him? He was in prison, did you visit him?” Basically, what Jesus Christ will confront us with on the final day, is related to kindness. If we are kind to our neighbors, our applications for the visa to heaven will be approved.
Nevertheless, I neither think Peter nor kindness are the visas to Kingdom of Heaven, but rather a sincere repentance. The thief who was crucified to the right of Jesus only showed his sincere repentance to the glorified King by pleading with Him, “Jesus, remember me when you come into your kingdom” (Luke 23:42). And that’s all it took for a criminal to be granted a visa to heaven. How easy it is for one to enter Kingdom of Heaven. We don’t have to do anything but have a change of heart, a sincere repentance-a visa which takes only a matter of a minute to fill in the application and receive the approval stamp from the King of all kings.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 34 Lễ Chúa Kitô Vua năm C 24.11..2013
Mai Tá
23:29 21/11/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 34 Lễ Chúa Kitô Vua năm C 24.11..2013
“Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!”
“Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 23: 35-43
Trời mơ hôm ấy, có phút thiêng liêng thật huyền mơ, cũng rất thơ. Trời mơ hôm này, có Đấng là Trời Thơ rất Tôi Cao Linh Đạo là Vua vũ trụ cũng rất thực.
Trời Thơ huyền mơ, được thánh Luca ghi chép ở trình-thuật hôm nay, cho thấy nhiều biểu trưng/biểu tượng về văn chương thi tứ, thứ văn hoá của người Do thái trong đó, có yếu tố lưu vong, hành trình dài đằng đẵng. Thánh Luca coi hành-trình này là công-trình dựng-xây thành thánh Giêrusalem vẫn rất lớn. Với thánh-sử, mọi việc đều dẫn về với Giêrusalem hoặc chảy từ Giêrusalem như thế hết. Và khi người người về với Giêrusalem mà lập nghiệp, họ đều mừng kỷ niệm bằng các lễ hội có vui chơi, ăn uống.
Tình-thuật thánh Luca ghi chép cũng như thế, vẫn chứa đầy biểu-tượng xuất tự Hy Lạp và La Mã, trong đó có hành-trình một huyền-thoại kiểu Odyssey mà dưới tầm nhìn của thánh-sử, đó lại là lối sống rất mới ở đô-thị người Hy Lạp dựng nên. Với thánh-nhân, tất cả đều về với và xuất tự thành-đô. Đạo Chúa cũng mở rộng qua các thành-phố của người Ê-Giê. Và, khi những người có cùng một văn-hoá như thế, họ thiết lập bất cứ thành phố nào, cũng đều ăn mừng thành-tựu bằng lễ-hội có ăn có uống rất linh đình.
Bởi thế nên, thật cũng dễ để thấy được những song song/song hành mà thánh Luca đã ăn sâu trong đầu ông. Bởi, thánh-sử cứ muốn tỏ cho tín-hữu nào đọc Tin Mừng đều sẽ thấy biểu-trưng/biểu-tượng có từ nền văn-hoá Do-thái như lai-lịch để chuyển qua đặc-trưng chính của văn-hoá Hy-Lạp ngay nơi đó. Thánh-nhân sử-dụng các huyền-thoại được Đạo Chúa rút tự xuất-xứ hoặc đặt vào thế-giới huyền-nhiệm khác mà vẫn ở lại hoặc quen thuộc trong đời người dân. Và thánh-nhân cũng đã thành-công trong việc này.
Theo các nhà chú giải, thì thánh Luca ghi chép cuộc khổ nạn của Chúa vào thời gian viết sau các tác-giả Tin Mừng khác như thánh Máccô và Mátthêu. Thánh-sử Luca, không mấy thích thú làm người đầu tiên ghi chép trình thuật truyện kể giống như thế, do bởi thánh-nhân thường sử-dụng các yếu-tố nằm sẵn trong đầu tín-hữu thời tiên-khởi, rồi mới đưa vào Tin Mừng của mình thêm vào đó luồng sáng mới soi dọi mọi sự. Ngay như cuộc thống-khổ và cái chết của Chúa, thánh Luca cũng ít thích đặt nặng vấn đề như ưu-tư của ta ngày hôm nay.
Cả, việc Chúa Phục Sinh quang vinh xem ra cũng không là trọng-tâm ham thích của thánh Luca. Trọng-tâm ý-thức mà thánh-nhân đặt vào trình-thuật, là việc ăn uống chính Thân Mình Chúa mà ta vẫn gọi là Tiệc Tạ Từ, hôm đó. Tiệc đích-thực, được thánh-nhân ghi chú là Tiệc Thánh Thể kéo dài mãi trong đời người. Chính đó là Tiệc Tạ Ơn kéo dài cho tất cả mọi người mà ta từng thấy và sẽ còn thấy.
Tiệc Tạ Từ hôm ấy, có lúc đã bị đứt đoạn, khi Giuđa Iscariốt rời hiện-trường ra đi bội-phản Thày mình. Tuy nhiên, Tiệc Tạ Ơn hôm ấy, không đạt đến kết đoạn như dự trù. Bởi, Đức Giêsu đã bị bắt giữ quá nhanh như địch-thù, rồi Ngài đã bị dẫn đi và treo trên khổ giá. Và, Phục SInh cũng hiện đến quá nhanh chóng, đến không ngờ. Việc ban đầu, được Chúa Phục Sinh làm trước nhất trên đoạn đường đi Emmaus, là sự kiện duy nhất ở trình-thuật thánh Luca ghi, là: Ngài ngồi vào bàn với môn đệ để, một lần nữa, lại ăn và uống, cũng như tạ ơn cách nhanh chóng, rất đứt đoạn.
Các môn-đệ nhận ra Thày mình qua việc Thày bẻ bánh có ăn/có uống trong bữa tối được tái-lập, sau ngày Ngài chết đi và Sống Lại. Thế nhưng, thánh Luca không kết thúc bằng chủ-đề ăn uống rất như thế mà sau thời gian ngắn, với các cuộc hiện ra với đồ đệ, Đức Giêsu Phục Sinh lại được thăng-hoa ra khỏi thế-trần này, để về chốn thiên-cung trong trạng-thái có Chúa Cha và Thánh Thần. Việc này dẫn đến cũng một dứt đoạn khác, dài hơn trong khi các bữa ăn uống Phục Sinh còn tiếp tục, rất không lâu. Bởi, mười ngày sau, Thánh Thần Chúa đến với các thánh tông đồ cũng từ và ngang qua Đức Giêsu, Đấng đã ra đi về chốn vinh thăng, hằng sống.
Nơi Thánh Thần Chúa, các thánh đến với nhau cùng mừng kính bằng buổi tiệc có ăn có uống vào bữa tối nhưng đã trỗi dậy qua giai đoạn mới. Nơi sách Công Vụ, ta có câu truyện về thánh Phêrô đã dùng bữa với người Do thái và cả người không phải là Do thái như Cornêliô. Ta cũng lại có truyện kể về thánh Phaolô, nhân vật chính trong Đạo với cộng đoàn của thánh-nhân tại các thành phố ở Hy Lạp. Nhưng không một ai, kể cả những vị kế-nhiệm cũng như chúng dân hỗ trợ, chẳng bao giờ thật sự kết thúc các bữa có ăn uống cả. Rồi, lại xảy đến các cuộc bách-hại đôi lúc đưa các thánh đi thật xa, ra khỏi cộng-đoàn mừng kính cũng có tiệc ăn uống thường xảy đến sự-kiện tử vì đạo, để rồi các vị bị bỏ rơi ở cộng-đoàn; và rồi cứ thế tiếp tục sử-liệu về Đức Giêsu cũng như sử hạnh về các Kitô-hữu cũng chỉ là các giai-đoạn của truyện kể về các bữa tiệc đứt khúc để cộng đoàn dân Chúa bẻ bánh tạ ơn chung vui với Chúa suốt chặng đường dài lịch-sử thánh.
Nhưng hỏi rằng, những chuyện như thế có đi đến kết thúc hay không? Thánh Luca cũng không rõ về chuyện đó. Thời sau này, ta lại có nhà cổ-sinh-vật-học người Pháp là Teilhard de Chardin trong một lần ở ngoài hiện trường nước Mông Cổ, ông cũng đã mơ về một “Thánh Lễ Toàn Cầu”. Ông dâng lên Chúa toàn bộ vũ-trụ, chứ không chỉ mỗi dấu chỉ về bánh và rượu mà là vạn vật có hình-thù và tiến-hoá nơi tầm kích vĩ mô của nó và cả nơi tính-chất thường xuyên không hoàn-tất mà lại không gián đoạn.
Học-giả Teilhard de Chardin xem như đã nhìn thấy nơi vũ trụ, một luồng hào quang rất thần thánh. Ông hiểu đó như việc kéo dài một Nhập Thể. Ông coi đó như loại hình lớn rộng về sự hoá-thể biến bánh rượu thành thân mình Chúa. Thánh lễ trong vũ-trụ là sự nới rộng, đầy đặn của “Thánh lễ trên bàn thờ”. Cùng chung lại, đó là Tiệc Thánh Thể, cũng ra như thể ông nắm trong tay mình niềm khát-vọng của toàn thế giới với niềm vui to lớn đầy cảm kích để thể giới được gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng vĩ đại luôn tặng ban mọi sự mà chỉ mỗi Ngài mới có khả-năng làm thế. Ông nhìn thấy thân mình của Đức Kitô nơi thân hình của vũ trụ; ông thấy Máu Đức Kitô nơi cơm bánh của toàn thế giới; và ông thấy Đức Giêsu Phục Sinh đang tiến về phía trước có vũ trụ vạn vật.
Phải chăng thánh Phaolô lại đã không nói như thế trong thư Rôma đoạn 8: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.” (Rm 8: 19-23)
Với Teilhard de Chardin, thì Đức Giêsu còn hơn nhân vật trong kịch-bản viết như thế. Ngài là sự tập trung và là trọng-tâm của tất cả mọi sự như thế. Trong ngày dài lịch-sử, Ngài sống ở trần-thế cũng đã diễn ra rất nhiều điều qua cung cách Đức Kitô-Vũ Trụ. Ngài là Đấng Ômêga rất Kitô của mọi sự. Triết-gia Teilhard de Chardin hiểu tính phực hợp ở đây chính là dấu hiệu đặc-trưng của tầm-kích mới về ý-thức và hiểu biết. “Hiện tượng Con người” còn hơn cả tính người; mà là “dẫn nhập” vào Niềm Vui có ý-thức về Đức Kitô-Sự Thể trong toàn thể Thực-tại.
Còn lại, chỉ là chiêm ngưỡng/thờ phượng và hiệp thông. Nói như thế, có đi quá xa tư tưởng của thánh Luca không? Không hẳn thế. Có thể là, triết-gia Teilhard de Chardin đã viết ra nhiều chương đoạn chưa kết thúc về sách Công vụ nào đó. Phần chúng ta, phải chăng cũng có người quên mất Lễ Đức Kitô Vua? Không hẳn thế! Chắc có thể, chúng ta không coi Ngài là Vua theo cung cách bình thường ở đời, vì Vương quốc của Ngài không ở thế gian này. Nhưng ta có thể bảo rằng: Ngài là Thượng tế của vũ trụ và Vua vũ trụ. Dâng lên Lễ Tạ Ơn cho Niềm vui này. Của lễ dâng tiến đó là thức ăn sẽ không bao giờ bị gián đoạn hết. Và Ngài luôn nói lời ân huệ lên của ăn đó.
Trong cảm nghiệm về thực tại của lễ có ăn và có uống, ta lại sẽ ngâm nga lời thờ rằng:
“ Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!
Trời mơ, trong cảnh thực huyền mơ.”
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
Như đón từ xa một ý thơ.”
(Hàn Mặc Tử - ĐàLạt Trăng Mờ)
Ý thơ ấy. Trăng mờ đây. Vẫn và sẽ là các bữa Tiệc vui có ăn và có uống do Vua Vũ Trụ tiếp đãi mọi thực khách là chúng ta, ở cõi trời mơ trăng mờ này.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!”
“Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 23: 35-43
Trời mơ hôm ấy, có phút thiêng liêng thật huyền mơ, cũng rất thơ. Trời mơ hôm này, có Đấng là Trời Thơ rất Tôi Cao Linh Đạo là Vua vũ trụ cũng rất thực.
Trời Thơ huyền mơ, được thánh Luca ghi chép ở trình-thuật hôm nay, cho thấy nhiều biểu trưng/biểu tượng về văn chương thi tứ, thứ văn hoá của người Do thái trong đó, có yếu tố lưu vong, hành trình dài đằng đẵng. Thánh Luca coi hành-trình này là công-trình dựng-xây thành thánh Giêrusalem vẫn rất lớn. Với thánh-sử, mọi việc đều dẫn về với Giêrusalem hoặc chảy từ Giêrusalem như thế hết. Và khi người người về với Giêrusalem mà lập nghiệp, họ đều mừng kỷ niệm bằng các lễ hội có vui chơi, ăn uống.
Tình-thuật thánh Luca ghi chép cũng như thế, vẫn chứa đầy biểu-tượng xuất tự Hy Lạp và La Mã, trong đó có hành-trình một huyền-thoại kiểu Odyssey mà dưới tầm nhìn của thánh-sử, đó lại là lối sống rất mới ở đô-thị người Hy Lạp dựng nên. Với thánh-nhân, tất cả đều về với và xuất tự thành-đô. Đạo Chúa cũng mở rộng qua các thành-phố của người Ê-Giê. Và, khi những người có cùng một văn-hoá như thế, họ thiết lập bất cứ thành phố nào, cũng đều ăn mừng thành-tựu bằng lễ-hội có ăn có uống rất linh đình.
Bởi thế nên, thật cũng dễ để thấy được những song song/song hành mà thánh Luca đã ăn sâu trong đầu ông. Bởi, thánh-sử cứ muốn tỏ cho tín-hữu nào đọc Tin Mừng đều sẽ thấy biểu-trưng/biểu-tượng có từ nền văn-hoá Do-thái như lai-lịch để chuyển qua đặc-trưng chính của văn-hoá Hy-Lạp ngay nơi đó. Thánh-nhân sử-dụng các huyền-thoại được Đạo Chúa rút tự xuất-xứ hoặc đặt vào thế-giới huyền-nhiệm khác mà vẫn ở lại hoặc quen thuộc trong đời người dân. Và thánh-nhân cũng đã thành-công trong việc này.
Theo các nhà chú giải, thì thánh Luca ghi chép cuộc khổ nạn của Chúa vào thời gian viết sau các tác-giả Tin Mừng khác như thánh Máccô và Mátthêu. Thánh-sử Luca, không mấy thích thú làm người đầu tiên ghi chép trình thuật truyện kể giống như thế, do bởi thánh-nhân thường sử-dụng các yếu-tố nằm sẵn trong đầu tín-hữu thời tiên-khởi, rồi mới đưa vào Tin Mừng của mình thêm vào đó luồng sáng mới soi dọi mọi sự. Ngay như cuộc thống-khổ và cái chết của Chúa, thánh Luca cũng ít thích đặt nặng vấn đề như ưu-tư của ta ngày hôm nay.
Cả, việc Chúa Phục Sinh quang vinh xem ra cũng không là trọng-tâm ham thích của thánh Luca. Trọng-tâm ý-thức mà thánh-nhân đặt vào trình-thuật, là việc ăn uống chính Thân Mình Chúa mà ta vẫn gọi là Tiệc Tạ Từ, hôm đó. Tiệc đích-thực, được thánh-nhân ghi chú là Tiệc Thánh Thể kéo dài mãi trong đời người. Chính đó là Tiệc Tạ Ơn kéo dài cho tất cả mọi người mà ta từng thấy và sẽ còn thấy.
Tiệc Tạ Từ hôm ấy, có lúc đã bị đứt đoạn, khi Giuđa Iscariốt rời hiện-trường ra đi bội-phản Thày mình. Tuy nhiên, Tiệc Tạ Ơn hôm ấy, không đạt đến kết đoạn như dự trù. Bởi, Đức Giêsu đã bị bắt giữ quá nhanh như địch-thù, rồi Ngài đã bị dẫn đi và treo trên khổ giá. Và, Phục SInh cũng hiện đến quá nhanh chóng, đến không ngờ. Việc ban đầu, được Chúa Phục Sinh làm trước nhất trên đoạn đường đi Emmaus, là sự kiện duy nhất ở trình-thuật thánh Luca ghi, là: Ngài ngồi vào bàn với môn đệ để, một lần nữa, lại ăn và uống, cũng như tạ ơn cách nhanh chóng, rất đứt đoạn.
Các môn-đệ nhận ra Thày mình qua việc Thày bẻ bánh có ăn/có uống trong bữa tối được tái-lập, sau ngày Ngài chết đi và Sống Lại. Thế nhưng, thánh Luca không kết thúc bằng chủ-đề ăn uống rất như thế mà sau thời gian ngắn, với các cuộc hiện ra với đồ đệ, Đức Giêsu Phục Sinh lại được thăng-hoa ra khỏi thế-trần này, để về chốn thiên-cung trong trạng-thái có Chúa Cha và Thánh Thần. Việc này dẫn đến cũng một dứt đoạn khác, dài hơn trong khi các bữa ăn uống Phục Sinh còn tiếp tục, rất không lâu. Bởi, mười ngày sau, Thánh Thần Chúa đến với các thánh tông đồ cũng từ và ngang qua Đức Giêsu, Đấng đã ra đi về chốn vinh thăng, hằng sống.
Nơi Thánh Thần Chúa, các thánh đến với nhau cùng mừng kính bằng buổi tiệc có ăn có uống vào bữa tối nhưng đã trỗi dậy qua giai đoạn mới. Nơi sách Công Vụ, ta có câu truyện về thánh Phêrô đã dùng bữa với người Do thái và cả người không phải là Do thái như Cornêliô. Ta cũng lại có truyện kể về thánh Phaolô, nhân vật chính trong Đạo với cộng đoàn của thánh-nhân tại các thành phố ở Hy Lạp. Nhưng không một ai, kể cả những vị kế-nhiệm cũng như chúng dân hỗ trợ, chẳng bao giờ thật sự kết thúc các bữa có ăn uống cả. Rồi, lại xảy đến các cuộc bách-hại đôi lúc đưa các thánh đi thật xa, ra khỏi cộng-đoàn mừng kính cũng có tiệc ăn uống thường xảy đến sự-kiện tử vì đạo, để rồi các vị bị bỏ rơi ở cộng-đoàn; và rồi cứ thế tiếp tục sử-liệu về Đức Giêsu cũng như sử hạnh về các Kitô-hữu cũng chỉ là các giai-đoạn của truyện kể về các bữa tiệc đứt khúc để cộng đoàn dân Chúa bẻ bánh tạ ơn chung vui với Chúa suốt chặng đường dài lịch-sử thánh.
Nhưng hỏi rằng, những chuyện như thế có đi đến kết thúc hay không? Thánh Luca cũng không rõ về chuyện đó. Thời sau này, ta lại có nhà cổ-sinh-vật-học người Pháp là Teilhard de Chardin trong một lần ở ngoài hiện trường nước Mông Cổ, ông cũng đã mơ về một “Thánh Lễ Toàn Cầu”. Ông dâng lên Chúa toàn bộ vũ-trụ, chứ không chỉ mỗi dấu chỉ về bánh và rượu mà là vạn vật có hình-thù và tiến-hoá nơi tầm kích vĩ mô của nó và cả nơi tính-chất thường xuyên không hoàn-tất mà lại không gián đoạn.
Học-giả Teilhard de Chardin xem như đã nhìn thấy nơi vũ trụ, một luồng hào quang rất thần thánh. Ông hiểu đó như việc kéo dài một Nhập Thể. Ông coi đó như loại hình lớn rộng về sự hoá-thể biến bánh rượu thành thân mình Chúa. Thánh lễ trong vũ-trụ là sự nới rộng, đầy đặn của “Thánh lễ trên bàn thờ”. Cùng chung lại, đó là Tiệc Thánh Thể, cũng ra như thể ông nắm trong tay mình niềm khát-vọng của toàn thế giới với niềm vui to lớn đầy cảm kích để thể giới được gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng vĩ đại luôn tặng ban mọi sự mà chỉ mỗi Ngài mới có khả-năng làm thế. Ông nhìn thấy thân mình của Đức Kitô nơi thân hình của vũ trụ; ông thấy Máu Đức Kitô nơi cơm bánh của toàn thế giới; và ông thấy Đức Giêsu Phục Sinh đang tiến về phía trước có vũ trụ vạn vật.
Phải chăng thánh Phaolô lại đã không nói như thế trong thư Rôma đoạn 8: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.” (Rm 8: 19-23)
Với Teilhard de Chardin, thì Đức Giêsu còn hơn nhân vật trong kịch-bản viết như thế. Ngài là sự tập trung và là trọng-tâm của tất cả mọi sự như thế. Trong ngày dài lịch-sử, Ngài sống ở trần-thế cũng đã diễn ra rất nhiều điều qua cung cách Đức Kitô-Vũ Trụ. Ngài là Đấng Ômêga rất Kitô của mọi sự. Triết-gia Teilhard de Chardin hiểu tính phực hợp ở đây chính là dấu hiệu đặc-trưng của tầm-kích mới về ý-thức và hiểu biết. “Hiện tượng Con người” còn hơn cả tính người; mà là “dẫn nhập” vào Niềm Vui có ý-thức về Đức Kitô-Sự Thể trong toàn thể Thực-tại.
Còn lại, chỉ là chiêm ngưỡng/thờ phượng và hiệp thông. Nói như thế, có đi quá xa tư tưởng của thánh Luca không? Không hẳn thế. Có thể là, triết-gia Teilhard de Chardin đã viết ra nhiều chương đoạn chưa kết thúc về sách Công vụ nào đó. Phần chúng ta, phải chăng cũng có người quên mất Lễ Đức Kitô Vua? Không hẳn thế! Chắc có thể, chúng ta không coi Ngài là Vua theo cung cách bình thường ở đời, vì Vương quốc của Ngài không ở thế gian này. Nhưng ta có thể bảo rằng: Ngài là Thượng tế của vũ trụ và Vua vũ trụ. Dâng lên Lễ Tạ Ơn cho Niềm vui này. Của lễ dâng tiến đó là thức ăn sẽ không bao giờ bị gián đoạn hết. Và Ngài luôn nói lời ân huệ lên của ăn đó.
Trong cảm nghiệm về thực tại của lễ có ăn và có uống, ta lại sẽ ngâm nga lời thờ rằng:
“ Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!
Trời mơ, trong cảnh thực huyền mơ.”
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
Như đón từ xa một ý thơ.”
(Hàn Mặc Tử - ĐàLạt Trăng Mờ)
Ý thơ ấy. Trăng mờ đây. Vẫn và sẽ là các bữa Tiệc vui có ăn và có uống do Vua Vũ Trụ tiếp đãi mọi thực khách là chúng ta, ở cõi trời mơ trăng mờ này.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY O’Malley: Việc sống chung không hôn thú và nợ nần của sinh viên là hai đe dọa đối với hôn nhân
Vũ Văn An
13:20 21/11/2013
Trong đại hội toàn thể các giám mục Hoa Kỳ tại Baltimore vừa qua, Đức Hồng Y Seán O’Malley, TGM Boston, nói với hãng tin CNA rằng các khuynh hướng văn hóa đang đe dọa hôn nhân là những thách đố lớn nhất đối với Giáo Hội Hoa Kỳ. Theo ngài “Các âu lo về hôn nhân, như người ta không cưới nhau, không tham dự Thánh Lễ, cũng như thách đố trong việc phúc âm hóa giới trẻ là một số các khuynh hướng gây bối rối hơn cả đối với Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ”.
Đức HY O'Malley là một thành viên trong nhóm 8 Hồng Y được Đức GH Phanxicô yêu cầu giúp ngài cải tổ Giáo Triều Rôma. Ngài cũng là chủ tịch Ủy Ban Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống của HĐGM Hoa Kỳ.
Ngài cho rằng “trọn bộ ý niệm gia đình hiện đang bị phá hủy bởi não trạng sống chung” và các khuynh hướng xã hội này đang tác động nột cách tai hại lên các cộng đồng thuộc giai cấp công nhân “trước đây vốn là xương sống của Giáo Hội”.
“Đến phân nửa trẻ em của giai cấp trên đã sinh ra ở bên ngoài hôn nhân” một con số thống kê mà Đức HY O’Malley cho rằng trước đây vài thập niên “không ai tưởng tượng được”.
Hiện tượng trốn chạy việc cưu mang con trong hôn nhân là “đe dọa lớn nhất đối với hôn nhân”. Tuy nhiên, theo ngài, bí tích hôn nhân cũng đang đối đầu với nhiều thách thức khác.
Ngài nhận định rằng “một phần của vấn đề có tính kinh tế” vì “hệ thống giáo dục của ta quá mắc mỏ, nên các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hay cao hơn phải mang những món nợ khổng lồ”.
“Nếu bạn mang món nợ 150,000 đôla lúc tốt nghiệp trường luật, thì liệu bạn có dám cưới một cô bạn mang món nợ 130,000 đôla để khởi hành cuộc hôn nhân với món nợ hơn một phần tư triệu đôla hay không?”
“Thành thử người ta bắt buộc phải hoãn hôn nhân lại, hoãn cả việc vào chủng viện hay nhà dòng, vì trĩu nặng với những món nợ kếch xù mà các thế hệ trước đây không hề có”.
Thêm vào đó, Đức HY O'Malley cũng cho thấy Giáo Hội cần một chuẩn bị hôn nhân và một chương trình nối kết tốt hơn giúp người trẻ hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân. Giáo Hội cần “dạy giáo lý cho giới trẻ của chúng ta và khơi lên trong họ một cảm thức về ơn gọi, đồng thời giúp họ hiểu ý nghĩa của việc hẹn hò”.
Cùng với sự hiểu lầm về hôn nhân, thiếu tham dự Thánh Lễ, và thiếu giáo lý cho người trẻ, Giáo Hội còn đương đầu với nhiều thách đố do hiện tượng “thế tục hóa văn hóa” mang lại.
Tuy nhiên, bất chấp những điều trên, Đức HY O’Malley cho rằng vẫn có những dấu hiệu hy vọng về văn hóa. Trong phong trào phò sự sống, chẳng hạn, “càng ngày càng có nhiều ngươì trẻ biết cổ vũ Phúc Âm Sự Sống” và tham dự các cuộc tuần hành tại Hoa Thịnh Đốn để bảo vệ sự sống con người.
Người trẻ cũng lũ lượt kéo nhau tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới “với hơn 3 triệu người có mặt” tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Tây vừa qua.
Đức HY O'Malley cho biết thêm: ngài “rất được khích lệ bởi đáp ứng của thế giới đối với Đức Tân Thánh Cha của chúng ta”. Người khắp thế giới đang biểu lộ “sự phấn khởi lớn lao đối với sứ điệp của ngài, và nhiều người từng lìa bỏ Giáo Hội nay đang bắt đầu nhìn Giáo Hội dưới một ánh sáng khác”.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đang “nhấn mạnh tới bổn phận của ta phải phục vụ lẫn nhau, nhất là phục vụ người nghèo”. Ngài còn cung cấp cho ta điển hình phải chăm sóc cho nhau ra sao. “Hy vọng rằng điều này sẽ giúp người ta tìm được đường trở lại với đoàn chiên”.
Đức HY O'Malley là một thành viên trong nhóm 8 Hồng Y được Đức GH Phanxicô yêu cầu giúp ngài cải tổ Giáo Triều Rôma. Ngài cũng là chủ tịch Ủy Ban Các Sinh Hoạt Phò Sự Sống của HĐGM Hoa Kỳ.
Ngài cho rằng “trọn bộ ý niệm gia đình hiện đang bị phá hủy bởi não trạng sống chung” và các khuynh hướng xã hội này đang tác động nột cách tai hại lên các cộng đồng thuộc giai cấp công nhân “trước đây vốn là xương sống của Giáo Hội”.
“Đến phân nửa trẻ em của giai cấp trên đã sinh ra ở bên ngoài hôn nhân” một con số thống kê mà Đức HY O’Malley cho rằng trước đây vài thập niên “không ai tưởng tượng được”.
Hiện tượng trốn chạy việc cưu mang con trong hôn nhân là “đe dọa lớn nhất đối với hôn nhân”. Tuy nhiên, theo ngài, bí tích hôn nhân cũng đang đối đầu với nhiều thách thức khác.
Ngài nhận định rằng “một phần của vấn đề có tính kinh tế” vì “hệ thống giáo dục của ta quá mắc mỏ, nên các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hay cao hơn phải mang những món nợ khổng lồ”.
“Nếu bạn mang món nợ 150,000 đôla lúc tốt nghiệp trường luật, thì liệu bạn có dám cưới một cô bạn mang món nợ 130,000 đôla để khởi hành cuộc hôn nhân với món nợ hơn một phần tư triệu đôla hay không?”
“Thành thử người ta bắt buộc phải hoãn hôn nhân lại, hoãn cả việc vào chủng viện hay nhà dòng, vì trĩu nặng với những món nợ kếch xù mà các thế hệ trước đây không hề có”.
Thêm vào đó, Đức HY O'Malley cũng cho thấy Giáo Hội cần một chuẩn bị hôn nhân và một chương trình nối kết tốt hơn giúp người trẻ hiểu rõ ý nghĩa của hôn nhân. Giáo Hội cần “dạy giáo lý cho giới trẻ của chúng ta và khơi lên trong họ một cảm thức về ơn gọi, đồng thời giúp họ hiểu ý nghĩa của việc hẹn hò”.
Cùng với sự hiểu lầm về hôn nhân, thiếu tham dự Thánh Lễ, và thiếu giáo lý cho người trẻ, Giáo Hội còn đương đầu với nhiều thách đố do hiện tượng “thế tục hóa văn hóa” mang lại.
Tuy nhiên, bất chấp những điều trên, Đức HY O’Malley cho rằng vẫn có những dấu hiệu hy vọng về văn hóa. Trong phong trào phò sự sống, chẳng hạn, “càng ngày càng có nhiều ngươì trẻ biết cổ vũ Phúc Âm Sự Sống” và tham dự các cuộc tuần hành tại Hoa Thịnh Đốn để bảo vệ sự sống con người.
Người trẻ cũng lũ lượt kéo nhau tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới “với hơn 3 triệu người có mặt” tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Tây vừa qua.
Đức HY O'Malley cho biết thêm: ngài “rất được khích lệ bởi đáp ứng của thế giới đối với Đức Tân Thánh Cha của chúng ta”. Người khắp thế giới đang biểu lộ “sự phấn khởi lớn lao đối với sứ điệp của ngài, và nhiều người từng lìa bỏ Giáo Hội nay đang bắt đầu nhìn Giáo Hội dưới một ánh sáng khác”.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đang “nhấn mạnh tới bổn phận của ta phải phục vụ lẫn nhau, nhất là phục vụ người nghèo”. Ngài còn cung cấp cho ta điển hình phải chăm sóc cho nhau ra sao. “Hy vọng rằng điều này sẽ giúp người ta tìm được đường trở lại với đoàn chiên”.
Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha tội cho chúng ta qua các linh mục
Linh Tiến Khải
11:36 21/11/2013
Chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta; qua chức thừa tác của linh mục Thiên Chúa lại ôm chúng ta trong vòng tay, tái sinh chúng ta và cho phép chúng ta đứng dậy và tiếp tục lộ trình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 20-11-2013 tại quảng trường thánh Phêrô, trong đó có rất nhiều người trẻ. Họ không ngớt reo hò và réo gọi Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh Cha quay qua một bên hơi lâu một chút, thì tín hữu phía bên kia lại réo gọi. Cũng như mọi lần đã có hàng chục trẻ em được các cận vệ bế đưa lên cho Đức Thánh Cha hôn và xoa đầu các em. Đức Thánh Cha đã chào thăm, hôn, vuốt ve an ủi hàng trăm bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi ngồi trên xe lăn.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục khai triển đề tài tha tội, nhưng liên quan tới ”quyền trao chìa khóa”, là biểu tượng kinh thánh Chúa Kitô đã ban cho các Tông Đồ.
Điều cần nhớ trước tiên đó là Chúa Thánh Thần là Tác Nhân của ơn tha tội. Người là nhân vật chính! Trong lần hiện ra đầu tiên với các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu phục sinh đã thổi hơi trên các ông và nói: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần; các con tha tội cho ai thì người đó sẽ được tha, các con không tha tội cho ai, thì tội sẽ không được tha” (Ga 20,22-23). Đức Thánh Cha giải thích quyền này như sau:
Chúa Giêsu được biến hình trong thân xác Người, từ nay là người mới, cống hiến các ơn phục sinh, hoa trái cái chết và sự phục sinh của Người: và các ơn này là gì? Là hòa bình, niềm vui, ơn tha tội, sứ mệnh truyền giáo và nhất là ơn Thánh Thần, Đấng là suối nguồn của tất cả những điều đó. Tất cả các ơn này đến từ Chúa Thánh Thần. Hơi thở của Chúa Giêsu, được đi kèm bởi các lời, qua đó Người thông truyền Thần Khí, ám chỉ việc thông truyền sự sống, sự sống mới được tái sinh bởi ơn tha tội.
Nhưng trước khi làm cử chỉ thở hơi và trao ban Thần Khí, Chúa Giêsu cho thấy các vết thương trên tay và cạnh sườn Người: các vết thương ấy diễn tả giá của ơn cứu chuộc chúng ta. Chúa Thánh Thần đem đến cho chúng ta ơn tha tội của Thiên Chúa, qua các vết thương của Chúa Giêsu. Các vết thương này mà Người đã muốn duy trì.
Cả trong lúc này nữa, trên trời, Ngài cho Thiên Chúa Cha trông thấy các vết thương qua đó Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Và nhờ sức mạnh của các vết thương ấy các tội lỗi của chúng ta được tha thứ. Như vậy Chúa Giêsu đã trao ban sự sống của Người cho sự bình an và niềm vui của chúng ta, cho ơn thánh trong linh hồn, cho ơn tha tội của chúng ta. Và thật là rất đẹp khi nhìn Chúa Giêsu như vậy.
Yếu tố thứ hai là Chúa Giêsu cho các Tông Đồ quyền tha tội. Nhưng mà điều này xảy ra làm sao? Bởi vì thật hơi khó hiểu: làm thế nào một người có thể tha tội. Chúa Giêsu ban quyền. Giáo Hội là nơi gìn giữ quyền chìa khóa tha tội, có thể mở và đóng, tha tội. Thiên Chúa tha tội cho mọi người trong lòng thương xót cao cả của Ngài, nhưng chính Ngài đã muốn rằng những kẻ thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài, nhận ơn tha tội qua các thừa tác viên của Cộng đoàn. Qua chức thừa tác tông đồ, lòng xót thương của Thiên Chúa đến với tôi, các tội lỗi của tôi được tha, và niềm vui được ban cho tôi.
Trong cách thế đó Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống sự hòa giải cả trong chiều kích Giáo Hội, cộng đoàn nữa. Và điều này thật là đẹp! Giáo Hội là thánh nhưng đồng thời cần sám hối, đồng hành với con đường hoán cải của chúng ta trong suốt cuộc sống. Giáo Hội không phải là chủ của quyền tha tội, nhưng dùng chức thừa tác của lòng thương xót và vui mừng vì tất cả những lần có thể cống hiến ơn này của Thiên Chúa.
Rồi Đức Thánh Cha đề cập tới lý do khiến cho nhiều người không hiểu chiều kích Giáo Hội của ơn tha tội và nói:
Có lẽ biết bao nhiêu người ngày nay không hiểu chiều kích Giáo Hội của ơn tha tội, bởi vì chủ thuyết cá nhân, khuynh hướng chủ quan luôn thống trị, và kitô hữu chúng ta cũng cảm thấy điều đó. Dĩ nhiên Thiên Chúa tha thứ cho mọi kẻ có tội thống hối một cách cá nhân, nhưng kitô hữu được gắn liền với Chúa Kitô, và Chúa Kitô hiệp nhất với Giáo Hội. Đối với kitô hữu chúng ta, có một ơn hơn nữa và cũng có một dấn thân hơn nữa: một cách khiêm tốn nó đi qua chức thừa tác của Giáo Hội. Chúng ta phải đánh giá cao nó! Nó là một ơn và cũng là sự chữa trị, một che chở và cũng là an ninh mà Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi. Tôi tới với người anh em linh mục và nói: ”Thưa Cha, con đã làm điều này...” ”Nhưng tôi tha tội cho bạn: chính Thiên Chúa tha tội, và tôi xác tín trong lúc đó rằng Thiên Chúa đã tha cho tôi.” Đây là điều thật đẹp! Đó là có được sự chắc chắn mà chúng ta luôn luôn nói: ”Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta. Ngài tha thứ không mệt mỏi!”
Chúng ta phải không mệt mỏi đến xin tha thứ. ”Nhưng thưa Cha, con xấu hổ đi nói tội của con...” Nhưng coi đây, các bà mẹ của chúng ta, các phụ nữ nói rằng đỏ mặt một lần thì tốt hơn là vàng mặt một ngàn lần”. Bạn đỏ mặt một lần, Người tha tội cho bạn, và hãy tiến lên.
Điểm thứ ba, linh mục là dụng cụ của ơn tha tội. Sự tha thứ của Thiên Chúa được ban cho chúng ta trong Giáo Hội, nó được ban cho chúng ta qua chức thừa tác của một người anh em là linh mục; cả linh mục cũng là một người cần đến lòng thương xót như chúng ta, và thực sự trở thành dụng cụ của lòng thương xót, bằng cách trao ban cho chúng ta tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Cả các linh mục cũng phải xưng tội, cả các Giám Mục nữa: tất cả chúng ta đều là kẻ có tội. Cả Giáo Hoàng cũng xưng tội hai tuần một lần, bởi vì Giáo Hoàng cũng là tội nhân! Và Cha giải tội nghe những điều tôi nói và khuyên nhủ tôi và tha thứ cho tôi, bởi vì chúng ta tất cả đều cần sự tha thứ này.
Đôi khi xảy ra là chúng ta nghe có người cho rằng họ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa... Đúng, như tôi đã nói, Thiên Chúa luôn luôn lắng nghe bạn, nhưng trong bí tích Hòa Giải Ngài gửi một người anh em đem ơn tha tội đến cho bạn, nhân danh Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nêu bật các thái độ mà linh mục giải tội phải có như sau:
Sự phục vụ mà linh mục cống hiến như thừa tác viên, từ phía Thiên Chúa để tha tội rất tế nhị. Đó là một phục vụ rất tế nhị, và nó đòi hỏi vị linh mục phải có sự bình an trong tim; không xử tệ với các tín hữu, nhưng khiêm tốn, nhân từ, và thương xót; biết gieo vãi hy vọng trong các con tim và nhất là ý thức rằng người anh chị em đến với bí tích Hòa Giải tìm ơn tha thứ, và họ làm điều đó như biết bao người đã tới gần Chúa Giêsu để Ngài chữa lành họ. Vị linh mục không có năng khiếu tinh thần này, thì tốt hơn là không nên ban bí tích này, cho tới khi nào linh mục ấy sửa mình. Các tín hữu có bổn phận? Không, họ có quyền! Chúng ta có quyền, tất cả mọi tín hữu có quyền tìm thấy nơi các linh mục các người phục vụ ơn tha tội của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, như là chi thể của Giáo Hội - tôi xin hỏi - chúng ta có ý thức được vẻ đẹp của ơn mà chính Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta hay không? Chúng ta có cảm thấy niềm vui của sự chữa lành này, của sự chú ý hiền mẫu mà Giáo Hội có đối với chúng ta hay không? Chúng ta có biết đánh giá cao sự chú ý đó với lòng đơn sơ hay không? Chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta; qua chức thừa tác của linh mục Thiên Chúa lại ôm chúng ta trong vòng tay, tái sinh chúng ta và cho phép chúng ta đứng dậy và tiếp tục lộ trình.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và cầu chúc mọi người có những ngày hành hương Roma tươi vui, bổ ích, giúp trung thành đi theo Chúa.
Ngỏ lời với nhóm các linh mục tuyên úy Ba Lan đặc trách mục vụ cho các người di cư Ba Lan đó đây trên thế giới, Đức Thánh Cha khích lệ các vị nhiệt thành đáp ứng các nhu cầu của họ và phát triển cuộc sống thiêng liêng cho họ. Vì di cư, bởi bất cứ lý do gì, cũng bao gồm các lo âu, vấn đề và nguy hiểm, vì người di cư bị bẻ gẫy với các nguồn gốc lịch sử văn hóa và cả gia đình nữa. Do đó, các linh mục tuyên úy phải giúp họ duy trì đức tin và là chứng nhân trong các xã hội họ sinh sống.
Chào các bạn trẻ người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết tháng 11 là tháng kính các đẳng linh hồn. Ngài khuyên mọi người cầu nguyện nhiều cho những người thân yêu và ân nhân đã qua đời, cách trợ giúp tinh thần tốt nhất là xin lễ cầu nguyện cho họ, đặc biệt là những người bị quên lãng nhất.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 20-11-2013 tại quảng trường thánh Phêrô, trong đó có rất nhiều người trẻ. Họ không ngớt reo hò và réo gọi Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh Cha quay qua một bên hơi lâu một chút, thì tín hữu phía bên kia lại réo gọi. Cũng như mọi lần đã có hàng chục trẻ em được các cận vệ bế đưa lên cho Đức Thánh Cha hôn và xoa đầu các em. Đức Thánh Cha đã chào thăm, hôn, vuốt ve an ủi hàng trăm bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi ngồi trên xe lăn.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục khai triển đề tài tha tội, nhưng liên quan tới ”quyền trao chìa khóa”, là biểu tượng kinh thánh Chúa Kitô đã ban cho các Tông Đồ.
Điều cần nhớ trước tiên đó là Chúa Thánh Thần là Tác Nhân của ơn tha tội. Người là nhân vật chính! Trong lần hiện ra đầu tiên với các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu phục sinh đã thổi hơi trên các ông và nói: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần; các con tha tội cho ai thì người đó sẽ được tha, các con không tha tội cho ai, thì tội sẽ không được tha” (Ga 20,22-23). Đức Thánh Cha giải thích quyền này như sau:
Chúa Giêsu được biến hình trong thân xác Người, từ nay là người mới, cống hiến các ơn phục sinh, hoa trái cái chết và sự phục sinh của Người: và các ơn này là gì? Là hòa bình, niềm vui, ơn tha tội, sứ mệnh truyền giáo và nhất là ơn Thánh Thần, Đấng là suối nguồn của tất cả những điều đó. Tất cả các ơn này đến từ Chúa Thánh Thần. Hơi thở của Chúa Giêsu, được đi kèm bởi các lời, qua đó Người thông truyền Thần Khí, ám chỉ việc thông truyền sự sống, sự sống mới được tái sinh bởi ơn tha tội.
Nhưng trước khi làm cử chỉ thở hơi và trao ban Thần Khí, Chúa Giêsu cho thấy các vết thương trên tay và cạnh sườn Người: các vết thương ấy diễn tả giá của ơn cứu chuộc chúng ta. Chúa Thánh Thần đem đến cho chúng ta ơn tha tội của Thiên Chúa, qua các vết thương của Chúa Giêsu. Các vết thương này mà Người đã muốn duy trì.
Cả trong lúc này nữa, trên trời, Ngài cho Thiên Chúa Cha trông thấy các vết thương qua đó Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Và nhờ sức mạnh của các vết thương ấy các tội lỗi của chúng ta được tha thứ. Như vậy Chúa Giêsu đã trao ban sự sống của Người cho sự bình an và niềm vui của chúng ta, cho ơn thánh trong linh hồn, cho ơn tha tội của chúng ta. Và thật là rất đẹp khi nhìn Chúa Giêsu như vậy.
Yếu tố thứ hai là Chúa Giêsu cho các Tông Đồ quyền tha tội. Nhưng mà điều này xảy ra làm sao? Bởi vì thật hơi khó hiểu: làm thế nào một người có thể tha tội. Chúa Giêsu ban quyền. Giáo Hội là nơi gìn giữ quyền chìa khóa tha tội, có thể mở và đóng, tha tội. Thiên Chúa tha tội cho mọi người trong lòng thương xót cao cả của Ngài, nhưng chính Ngài đã muốn rằng những kẻ thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài, nhận ơn tha tội qua các thừa tác viên của Cộng đoàn. Qua chức thừa tác tông đồ, lòng xót thương của Thiên Chúa đến với tôi, các tội lỗi của tôi được tha, và niềm vui được ban cho tôi.
Trong cách thế đó Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống sự hòa giải cả trong chiều kích Giáo Hội, cộng đoàn nữa. Và điều này thật là đẹp! Giáo Hội là thánh nhưng đồng thời cần sám hối, đồng hành với con đường hoán cải của chúng ta trong suốt cuộc sống. Giáo Hội không phải là chủ của quyền tha tội, nhưng dùng chức thừa tác của lòng thương xót và vui mừng vì tất cả những lần có thể cống hiến ơn này của Thiên Chúa.
Rồi Đức Thánh Cha đề cập tới lý do khiến cho nhiều người không hiểu chiều kích Giáo Hội của ơn tha tội và nói:
Có lẽ biết bao nhiêu người ngày nay không hiểu chiều kích Giáo Hội của ơn tha tội, bởi vì chủ thuyết cá nhân, khuynh hướng chủ quan luôn thống trị, và kitô hữu chúng ta cũng cảm thấy điều đó. Dĩ nhiên Thiên Chúa tha thứ cho mọi kẻ có tội thống hối một cách cá nhân, nhưng kitô hữu được gắn liền với Chúa Kitô, và Chúa Kitô hiệp nhất với Giáo Hội. Đối với kitô hữu chúng ta, có một ơn hơn nữa và cũng có một dấn thân hơn nữa: một cách khiêm tốn nó đi qua chức thừa tác của Giáo Hội. Chúng ta phải đánh giá cao nó! Nó là một ơn và cũng là sự chữa trị, một che chở và cũng là an ninh mà Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi. Tôi tới với người anh em linh mục và nói: ”Thưa Cha, con đã làm điều này...” ”Nhưng tôi tha tội cho bạn: chính Thiên Chúa tha tội, và tôi xác tín trong lúc đó rằng Thiên Chúa đã tha cho tôi.” Đây là điều thật đẹp! Đó là có được sự chắc chắn mà chúng ta luôn luôn nói: ”Thiên Chúa luôn tha thứ cho chúng ta. Ngài tha thứ không mệt mỏi!”
Chúng ta phải không mệt mỏi đến xin tha thứ. ”Nhưng thưa Cha, con xấu hổ đi nói tội của con...” Nhưng coi đây, các bà mẹ của chúng ta, các phụ nữ nói rằng đỏ mặt một lần thì tốt hơn là vàng mặt một ngàn lần”. Bạn đỏ mặt một lần, Người tha tội cho bạn, và hãy tiến lên.
Điểm thứ ba, linh mục là dụng cụ của ơn tha tội. Sự tha thứ của Thiên Chúa được ban cho chúng ta trong Giáo Hội, nó được ban cho chúng ta qua chức thừa tác của một người anh em là linh mục; cả linh mục cũng là một người cần đến lòng thương xót như chúng ta, và thực sự trở thành dụng cụ của lòng thương xót, bằng cách trao ban cho chúng ta tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Cả các linh mục cũng phải xưng tội, cả các Giám Mục nữa: tất cả chúng ta đều là kẻ có tội. Cả Giáo Hoàng cũng xưng tội hai tuần một lần, bởi vì Giáo Hoàng cũng là tội nhân! Và Cha giải tội nghe những điều tôi nói và khuyên nhủ tôi và tha thứ cho tôi, bởi vì chúng ta tất cả đều cần sự tha thứ này.
Đôi khi xảy ra là chúng ta nghe có người cho rằng họ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa... Đúng, như tôi đã nói, Thiên Chúa luôn luôn lắng nghe bạn, nhưng trong bí tích Hòa Giải Ngài gửi một người anh em đem ơn tha tội đến cho bạn, nhân danh Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nêu bật các thái độ mà linh mục giải tội phải có như sau:
Sự phục vụ mà linh mục cống hiến như thừa tác viên, từ phía Thiên Chúa để tha tội rất tế nhị. Đó là một phục vụ rất tế nhị, và nó đòi hỏi vị linh mục phải có sự bình an trong tim; không xử tệ với các tín hữu, nhưng khiêm tốn, nhân từ, và thương xót; biết gieo vãi hy vọng trong các con tim và nhất là ý thức rằng người anh chị em đến với bí tích Hòa Giải tìm ơn tha thứ, và họ làm điều đó như biết bao người đã tới gần Chúa Giêsu để Ngài chữa lành họ. Vị linh mục không có năng khiếu tinh thần này, thì tốt hơn là không nên ban bí tích này, cho tới khi nào linh mục ấy sửa mình. Các tín hữu có bổn phận? Không, họ có quyền! Chúng ta có quyền, tất cả mọi tín hữu có quyền tìm thấy nơi các linh mục các người phục vụ ơn tha tội của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, như là chi thể của Giáo Hội - tôi xin hỏi - chúng ta có ý thức được vẻ đẹp của ơn mà chính Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta hay không? Chúng ta có cảm thấy niềm vui của sự chữa lành này, của sự chú ý hiền mẫu mà Giáo Hội có đối với chúng ta hay không? Chúng ta có biết đánh giá cao sự chú ý đó với lòng đơn sơ hay không? Chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta; qua chức thừa tác của linh mục Thiên Chúa lại ôm chúng ta trong vòng tay, tái sinh chúng ta và cho phép chúng ta đứng dậy và tiếp tục lộ trình.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và cầu chúc mọi người có những ngày hành hương Roma tươi vui, bổ ích, giúp trung thành đi theo Chúa.
Ngỏ lời với nhóm các linh mục tuyên úy Ba Lan đặc trách mục vụ cho các người di cư Ba Lan đó đây trên thế giới, Đức Thánh Cha khích lệ các vị nhiệt thành đáp ứng các nhu cầu của họ và phát triển cuộc sống thiêng liêng cho họ. Vì di cư, bởi bất cứ lý do gì, cũng bao gồm các lo âu, vấn đề và nguy hiểm, vì người di cư bị bẻ gẫy với các nguồn gốc lịch sử văn hóa và cả gia đình nữa. Do đó, các linh mục tuyên úy phải giúp họ duy trì đức tin và là chứng nhân trong các xã hội họ sinh sống.
Chào các bạn trẻ người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết tháng 11 là tháng kính các đẳng linh hồn. Ngài khuyên mọi người cầu nguyện nhiều cho những người thân yêu và ân nhân đã qua đời, cách trợ giúp tinh thần tốt nhất là xin lễ cầu nguyện cho họ, đặc biệt là những người bị quên lãng nhất.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương
LM. Trần Đức Anh OP
11:37 21/11/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, sáng ngày 21-11-2013, ĐTC bày tỏ lo âu về tình trạng của nhiều tín hữu Kitô nhất là tại Trung Đông, đang phải chịu những hậu quả vì căng thẳng và xung đột.
55 vị, trong đó có 28 HY, Thượng Phụ, TGM trưởng tham dự khóa họp toàn thể của Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, tiến hành tại Roma từ ngày 19 đến 22-11-2013 dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng trưởng Leonardo Sandri, để kiểm điểm hành trình từ sau Công đồng chung Vatican 2 đến nay, và để đề ra những đường hướng thích hợp nâng đỡ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.
ĐTC tái khẳng định sự hiện hữu hợp pháp của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản trong cộng đoàn hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo, với những truyền thống riêng, tuy vẫn duy trì nguyên vẹn quyền tối thượng của Tòa Thánh Phêrô. Ngài nhắc nhở các tín hữu trong toàn Giáo Hội Công Giáo phải biết ơn đối với các Giáo Hội Kitô đang sống tại Thánh Địa, họ bảo tồn sự hiện diện của Kitô giáo tại miền này, dù gặp phải bao nhiêu khó khăn.
ĐTC nói: ”Điều gây lo âu rất nhiều là hoàn cảnh sống của các tín hữu Kitô, tại nhiều nơi ở Trung Đông, đang phải chịu những hậu quả nặng nề do những căng thẳng và xung đột hiện nay. Siria, Irak, Ai Cập và các vùng khác ở Thánh Địa, vẫn còn làm cho nước mắt phải tuôn trào. GM Roma không thể an tâm bao lâu còn những người nam nữ, thuộc bất kỳ tôn giáo nào, đang bị thương tổn trong phẩm giá, thiếu những điều cần thiết để sinh tồn, bị cướp mất tương lai, bị bó buộc phải sống thân phận của người tản cư và tị nạn. Hôm nay, cùng với các vị chủ chăn của các Giáo Hội Đông Phương, chúng ta lên tiếng kêu gọi tôn trọng quyền sống xứng đáng của tất cả mọi người, và quyền tự do tuyên xưng tín ngưỡng của mình. Chúng ta không được có thái độ cam chịu khi nghĩ đến Trung Đông không còn Kitô hữu, những ngừơi từ 2 ngàn năm nay tuyên xưng Danh Chúa Giêsu tại vùng này, họ được tháp nhập như những công dân với trọn danh nghĩa vào đời sống xã hội, văn hóa và tôn giáo của các quốc gia mà họ là thành phần”.
ĐTC nói đến thân phận của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương bé nhỏ và yếu thế nhất, sống trong im lặng như những nạn nhân, và họ đặt câu hỏi tha thiết: ”Đêm đen này còn kéo dài cho đến bao giờ?” (Is 21,11). Ngài trấn an rằng:
”Chúng ta tiếp tục canh thức, như người canh đêm trong Kinh Thánh, chắc chắn Chúa không để cho chúng ta thiếu sự phù trợ. Vì thế, tôi ngỏ lời với toàn thể Giáo Hội, nhắn nhủ hãy cầu nguyện, kinh nguyện làm cho chúng ta đạt được hòa giải và hòa bình nhờ lòng từ bi của Thiên Chúa. Kinh nguyện giải giáp sự điên rồ và tạo nên cuộc đối thoại tại nơi có xung đột công khai. Nếu kinh nguyện chân thành và kiên trì, thì sẽ làm cho tiếng nói dịu dàng và cương quyết của chúng ta có khả năng được lắng nghe, kể cả nơi những vị hữu trách của các dân nước”. (SD 21-11-2013)
55 vị, trong đó có 28 HY, Thượng Phụ, TGM trưởng tham dự khóa họp toàn thể của Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, tiến hành tại Roma từ ngày 19 đến 22-11-2013 dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng trưởng Leonardo Sandri, để kiểm điểm hành trình từ sau Công đồng chung Vatican 2 đến nay, và để đề ra những đường hướng thích hợp nâng đỡ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.
ĐTC tái khẳng định sự hiện hữu hợp pháp của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản trong cộng đoàn hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo, với những truyền thống riêng, tuy vẫn duy trì nguyên vẹn quyền tối thượng của Tòa Thánh Phêrô. Ngài nhắc nhở các tín hữu trong toàn Giáo Hội Công Giáo phải biết ơn đối với các Giáo Hội Kitô đang sống tại Thánh Địa, họ bảo tồn sự hiện diện của Kitô giáo tại miền này, dù gặp phải bao nhiêu khó khăn.
ĐTC nói: ”Điều gây lo âu rất nhiều là hoàn cảnh sống của các tín hữu Kitô, tại nhiều nơi ở Trung Đông, đang phải chịu những hậu quả nặng nề do những căng thẳng và xung đột hiện nay. Siria, Irak, Ai Cập và các vùng khác ở Thánh Địa, vẫn còn làm cho nước mắt phải tuôn trào. GM Roma không thể an tâm bao lâu còn những người nam nữ, thuộc bất kỳ tôn giáo nào, đang bị thương tổn trong phẩm giá, thiếu những điều cần thiết để sinh tồn, bị cướp mất tương lai, bị bó buộc phải sống thân phận của người tản cư và tị nạn. Hôm nay, cùng với các vị chủ chăn của các Giáo Hội Đông Phương, chúng ta lên tiếng kêu gọi tôn trọng quyền sống xứng đáng của tất cả mọi người, và quyền tự do tuyên xưng tín ngưỡng của mình. Chúng ta không được có thái độ cam chịu khi nghĩ đến Trung Đông không còn Kitô hữu, những ngừơi từ 2 ngàn năm nay tuyên xưng Danh Chúa Giêsu tại vùng này, họ được tháp nhập như những công dân với trọn danh nghĩa vào đời sống xã hội, văn hóa và tôn giáo của các quốc gia mà họ là thành phần”.
ĐTC nói đến thân phận của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương bé nhỏ và yếu thế nhất, sống trong im lặng như những nạn nhân, và họ đặt câu hỏi tha thiết: ”Đêm đen này còn kéo dài cho đến bao giờ?” (Is 21,11). Ngài trấn an rằng:
”Chúng ta tiếp tục canh thức, như người canh đêm trong Kinh Thánh, chắc chắn Chúa không để cho chúng ta thiếu sự phù trợ. Vì thế, tôi ngỏ lời với toàn thể Giáo Hội, nhắn nhủ hãy cầu nguyện, kinh nguyện làm cho chúng ta đạt được hòa giải và hòa bình nhờ lòng từ bi của Thiên Chúa. Kinh nguyện giải giáp sự điên rồ và tạo nên cuộc đối thoại tại nơi có xung đột công khai. Nếu kinh nguyện chân thành và kiên trì, thì sẽ làm cho tiếng nói dịu dàng và cương quyết của chúng ta có khả năng được lắng nghe, kể cả nơi những vị hữu trách của các dân nước”. (SD 21-11-2013)
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng
LM. Trần Đức Anh OP
11:37 21/11/2013
VATICAN. ĐTC khích lệ các vị Thượng Phụ và TGM trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương gia tăng tình hiệp trong trong các Giáo Hội thuộc quyền và làm sao để chứng tá của mình luôn đáng tin.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến các vị Thượng Phụ và TGM Trưởng, là những thủ lãnh của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, nhân dịp các vị về Roma tham dự khóa họp toàn thể của Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương từ ngày 19 đến 22-11-2013.
ĐTC nói: ”Sự kiện được tháp nhập vào sự hiệp thông của toàn thể Thân Mình Chúa Kitô làm cho chúng ta ý thức nghĩa vụ phải củng cố sự hiệp nhất và tình liên đới giữa lòng các Công nghị thượng phụ, ”luôn dành ưu tiên cho sự đồng thuận về những vấn đề quan trọng đối với Giáo Hội, nhắm tới một hoạt động đoàn thể và thống nhất”.
ĐTC nhắc nhủ các Thượng Phụ và TGM Trưởng rằng: ”Để chứng tá của chúng ta đáng tin cậy, chúng ta được kêu gọi luôn luôn tìm kiếm “công lý, đạo đức, đức tin, đức ái, sự kiên nhẫn và dịu hiền, (Xc 1 Tm 6,11); có lối sống điều độ theo hình ảnh Chúa Kitô Chúa đã cởi bỏ trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài (Xc 2 Cr 8,9); chúng ta cũng được kêu gọi có lòng nhiệt thành không biết mệt mỏi và có đức bác ái huynh đệ và hiền phụ mà các GM, các LM và tín hữu, nhất là những người sống lẻ loi và bị gạt ra ngoài lề, đang mong đợi nơi chúng ta. Nhất là tôi nghĩ đến các linh mục đang cần được cảm thông, nâng đỡ, kể cả về phương diện cá nhân. Các LM ấy có quyền nhận được gương lành từ phía chúng ta trong những điều liên quan đến Thiên Chúa, cũng như trong mọi hoạt động của Giáo Hội. Họ đòi chúng ta phải minh bạch trong việc quản lý tài sản và quan tâm ân cần đối với những yếu đuối và nhu cầu cần thiết”
Hiện nay có 21 Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương tự quản, với khoảng 15 triệu tín hữu, trong đó đông nhất là Giáo Hội Công Giáo Ucraine với gần 4 triệu 350 ngàn tín hữu, tiếp đến là Giáo Hội Syro-Malabar bên Ấn độ và Maronite, mỗi Giáo Hội có hơn 3 triệu 380 ngàn tín hữu. Đứng thứ tư là Giáo Hội Công Giáo Melkite với 1 triệu 650 ngàn tín hữu. Các Giáo Hội nhỏ nhất chỉ có từ 3 ngàn một vài chục ngàn tín hữu như tại Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Croát, Albani (SD 17-11-2013)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến các vị Thượng Phụ và TGM Trưởng, là những thủ lãnh của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, nhân dịp các vị về Roma tham dự khóa họp toàn thể của Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương từ ngày 19 đến 22-11-2013.
ĐTC nói: ”Sự kiện được tháp nhập vào sự hiệp thông của toàn thể Thân Mình Chúa Kitô làm cho chúng ta ý thức nghĩa vụ phải củng cố sự hiệp nhất và tình liên đới giữa lòng các Công nghị thượng phụ, ”luôn dành ưu tiên cho sự đồng thuận về những vấn đề quan trọng đối với Giáo Hội, nhắm tới một hoạt động đoàn thể và thống nhất”.
ĐTC nhắc nhủ các Thượng Phụ và TGM Trưởng rằng: ”Để chứng tá của chúng ta đáng tin cậy, chúng ta được kêu gọi luôn luôn tìm kiếm “công lý, đạo đức, đức tin, đức ái, sự kiên nhẫn và dịu hiền, (Xc 1 Tm 6,11); có lối sống điều độ theo hình ảnh Chúa Kitô Chúa đã cởi bỏ trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài (Xc 2 Cr 8,9); chúng ta cũng được kêu gọi có lòng nhiệt thành không biết mệt mỏi và có đức bác ái huynh đệ và hiền phụ mà các GM, các LM và tín hữu, nhất là những người sống lẻ loi và bị gạt ra ngoài lề, đang mong đợi nơi chúng ta. Nhất là tôi nghĩ đến các linh mục đang cần được cảm thông, nâng đỡ, kể cả về phương diện cá nhân. Các LM ấy có quyền nhận được gương lành từ phía chúng ta trong những điều liên quan đến Thiên Chúa, cũng như trong mọi hoạt động của Giáo Hội. Họ đòi chúng ta phải minh bạch trong việc quản lý tài sản và quan tâm ân cần đối với những yếu đuối và nhu cầu cần thiết”
Hiện nay có 21 Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương tự quản, với khoảng 15 triệu tín hữu, trong đó đông nhất là Giáo Hội Công Giáo Ucraine với gần 4 triệu 350 ngàn tín hữu, tiếp đến là Giáo Hội Syro-Malabar bên Ấn độ và Maronite, mỗi Giáo Hội có hơn 3 triệu 380 ngàn tín hữu. Đứng thứ tư là Giáo Hội Công Giáo Melkite với 1 triệu 650 ngàn tín hữu. Các Giáo Hội nhỏ nhất chỉ có từ 3 ngàn một vài chục ngàn tín hữu như tại Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Croát, Albani (SD 17-11-2013)
Đức Giáo Hoàng bị trích dẫn sai để bênh vực việc tái định nghĩa hôn nhân
Vũ Văn An
17:47 21/11/2013
Đức Cha chủ tịch ủy ban cổ vũ và bảo vệ hôn nhân của HĐGM Hoa Kỳ vừa lên tiếng chỉ trích các nhà lập pháp đã trân tráo trích dẫn sai lời của Đức GH Phanxicô để hỗ trợ việc họ nhìn nhận “hôn nhân” đồng tính.
Thưc vậy, thống đốc tiểu bang Illinois, vào thứ Tư qua, đã ký ban hành đạo luật nhằm biến tiểu bang của ông thành TB thứ 16 chấp thuận “hôn nhân” đồng tính.
Về việc này, Đức TGM Salvatore Cordileone của San Francisco, chủ tịch Tiểu Ban Cổ Vũ và Bảo Vệ Hôn Nhân của các GM Hoa Kỳ nhận định rằng: “Quyết định của ngành lập pháp và của thống đốc Illinois nhằm tái định nghĩa hôn nhân về luật pháp không thay đổi được thực tại tự nhiên này: hôn nhân là và chỉ có thể là sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Hơn nữa, việc tái định nghĩa hôn nhân còn là một bất công nghiêm trọng. Luật hiện hữu là để gìn giữ ích chung và bảo vệ các quyền chân chính, nhất là quyền trẻ em được có cha và mẹ kết hôn”.
Thao túng
Đức Tổng Giám Mục cũng chỉ trích các nhà làm luật đã dám trích dẫn sai lời Đức GH Phanxicô để bênh vực cho hành động của mình.
Tờ Chicago Sun-Times tường thuật rằng Chủ Tịch Quốc Hội Illinois là Michael Madigan, vốn là một người Công Giáo, đã trích dẫn cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô hồi tháng Bẩy trên đường ngài từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới trở về Rôma. Ông ta nói với quốc hội rằng: “Và câu trích tôi muốn đưa ra là câu trích của Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Giáo Hội Công Giáo; ngài nói rằng: ‘nếu một ai đó là người đồng tính, nhưng biết tìm kiếm Thiên Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà dám phê phán?'”
Madigan nói thêm: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng, và ngài đã nói rõ nền tảng suy tư của tôi trong vấn đề này”.
Còn tờ Chicago Tribune thì ghi nhận lời một nhà làm luật khác, cũng Công Giáo, là Linda Chapa. Bà này nói rằng “là một người Công Giáo theo chân Chúa Giêsu và Đức Giáo Hoàng, Đức Phanxicô, tôi biết rõ tín lý Công Giáo của chúng tôi lấy tình yêu, lòng xót thương và công bình đối với mọi người làm nòng cốt”. Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây: thống đốc Illinois cũng là một người Công Giáo.
Đức TGM Cordileone cho rằng những người trên đã đơn thuần thao túng lời của Đức Giáo Hoàng. Vì theo Đức Tổng Giám Mục, “Trong thông điệp đầu tiên của ngài, khi nhắc đến gia đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rất rõ: ‘tôi nghĩ trước hết và trên hết tới sự kết hợp bền vững của một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân’. Và rất gần đây, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra các lời này: ‘Do đó, ta hãy đề xuất một cách tôn trọng và can đảm cho mọi người vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình vốn được Tin Mừng soi sáng’. Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta nhớ rằng chúng ta có bổn phận phải tỏ lòng yêu thương và kính trọng đối với mọi người và tìm kiếm sự thiện hảo lớn nhất của họ, và bởi thế lúc nào ngài cũng cổ vũ và bảo vệ hôn nhân và gia đình, vì ngài thừa nhận rằng đây là lợi ích tốt đẹp nhất của mọi người trong tư cách thành viên của cộng đồng xã hội”.
Đức TGM Cordileone nói thêm: “Thực vậy, khi đối đầu với mưu toan tái định nghĩa hôn nhân tại quê hương Á Căn Đình của ngài, ngài từng nói trong tư cách TGM Buenos Aires rằng: ‘Căn tính của gia đình, và việc sống còn của nó, đang gặp nguy cơ ở đây: cha, mẹ, và con cái’. Thậm chí ngài còn nói thêm: ‘nguy cơ còn là việc hoàn toàn bác bỏ lề luật của Thiên Chúa vốn được ghi khắc trong trái tim ta’. Bởi thế thật là xấu hổ khi một số nhà làm luật thao túng lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để gợi ý rằng ngài hỗ trợ việc tái định nghĩa hôn nhân”.
Đức TGM Cordileone kết luận “Các cố gắng đầy can đảm của những ai, trong đó có cả các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà làm luật, từng hỗ trợ việc bảo vệ hôn nhân tại Illinois đáng được ca ngợi. Bảo vệ chân lý và sự thiện không bao giời vô ích cả”.
Thưc vậy, thống đốc tiểu bang Illinois, vào thứ Tư qua, đã ký ban hành đạo luật nhằm biến tiểu bang của ông thành TB thứ 16 chấp thuận “hôn nhân” đồng tính.
Về việc này, Đức TGM Salvatore Cordileone của San Francisco, chủ tịch Tiểu Ban Cổ Vũ và Bảo Vệ Hôn Nhân của các GM Hoa Kỳ nhận định rằng: “Quyết định của ngành lập pháp và của thống đốc Illinois nhằm tái định nghĩa hôn nhân về luật pháp không thay đổi được thực tại tự nhiên này: hôn nhân là và chỉ có thể là sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Hơn nữa, việc tái định nghĩa hôn nhân còn là một bất công nghiêm trọng. Luật hiện hữu là để gìn giữ ích chung và bảo vệ các quyền chân chính, nhất là quyền trẻ em được có cha và mẹ kết hôn”.
Thao túng
Đức Tổng Giám Mục cũng chỉ trích các nhà làm luật đã dám trích dẫn sai lời Đức GH Phanxicô để bênh vực cho hành động của mình.
Tờ Chicago Sun-Times tường thuật rằng Chủ Tịch Quốc Hội Illinois là Michael Madigan, vốn là một người Công Giáo, đã trích dẫn cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô hồi tháng Bẩy trên đường ngài từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới trở về Rôma. Ông ta nói với quốc hội rằng: “Và câu trích tôi muốn đưa ra là câu trích của Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Giáo Hội Công Giáo; ngài nói rằng: ‘nếu một ai đó là người đồng tính, nhưng biết tìm kiếm Thiên Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà dám phê phán?'”
Madigan nói thêm: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng, và ngài đã nói rõ nền tảng suy tư của tôi trong vấn đề này”.
Còn tờ Chicago Tribune thì ghi nhận lời một nhà làm luật khác, cũng Công Giáo, là Linda Chapa. Bà này nói rằng “là một người Công Giáo theo chân Chúa Giêsu và Đức Giáo Hoàng, Đức Phanxicô, tôi biết rõ tín lý Công Giáo của chúng tôi lấy tình yêu, lòng xót thương và công bình đối với mọi người làm nòng cốt”. Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây: thống đốc Illinois cũng là một người Công Giáo.
Đức TGM Cordileone cho rằng những người trên đã đơn thuần thao túng lời của Đức Giáo Hoàng. Vì theo Đức Tổng Giám Mục, “Trong thông điệp đầu tiên của ngài, khi nhắc đến gia đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rất rõ: ‘tôi nghĩ trước hết và trên hết tới sự kết hợp bền vững của một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân’. Và rất gần đây, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra các lời này: ‘Do đó, ta hãy đề xuất một cách tôn trọng và can đảm cho mọi người vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình vốn được Tin Mừng soi sáng’. Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta nhớ rằng chúng ta có bổn phận phải tỏ lòng yêu thương và kính trọng đối với mọi người và tìm kiếm sự thiện hảo lớn nhất của họ, và bởi thế lúc nào ngài cũng cổ vũ và bảo vệ hôn nhân và gia đình, vì ngài thừa nhận rằng đây là lợi ích tốt đẹp nhất của mọi người trong tư cách thành viên của cộng đồng xã hội”.
Đức TGM Cordileone nói thêm: “Thực vậy, khi đối đầu với mưu toan tái định nghĩa hôn nhân tại quê hương Á Căn Đình của ngài, ngài từng nói trong tư cách TGM Buenos Aires rằng: ‘Căn tính của gia đình, và việc sống còn của nó, đang gặp nguy cơ ở đây: cha, mẹ, và con cái’. Thậm chí ngài còn nói thêm: ‘nguy cơ còn là việc hoàn toàn bác bỏ lề luật của Thiên Chúa vốn được ghi khắc trong trái tim ta’. Bởi thế thật là xấu hổ khi một số nhà làm luật thao túng lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để gợi ý rằng ngài hỗ trợ việc tái định nghĩa hôn nhân”.
Đức TGM Cordileone kết luận “Các cố gắng đầy can đảm của những ai, trong đó có cả các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà làm luật, từng hỗ trợ việc bảo vệ hôn nhân tại Illinois đáng được ca ngợi. Bảo vệ chân lý và sự thiện không bao giời vô ích cả”.
Top Stories
Pope Francis: priests must excercise their ministry in humility and mercy
Vatican Radio
11:39 21/11/2013
2013-11-20 Vatican - Pope Francis on Wednesday called on priests to be servants of the Sacrament of Forgiveness.
Speaking to the the faithful during the weekly General Audience in St. Peter's Square, the Pope said the Church accompanies us on our journey of conversion for the whole of our lives, calling us to experience reconciliation in its communal and ecclesial dimension.
He said that we receive forgiveness through priests who are the servants of this sacrament, and that they must recognise - he said - that they too are are in need of forgiveness and healing and thus they must excercise their ministry in humilty and mercy.
Below, please find Pope Francis' remarks to English speaking pilgrims, read out in English by an assistant:
Dear Brothers and Sisters: Today I would like to speak again on the forgiveness of sins by reflecting on the power of the keys, which is a biblical symbol of the mission Jesus entrusted to the Apostles. First and foremost, we recall that the source of the forgiveness of sins is the Holy Spirit, whom the Risen Jesus bestowed upon the Apostles. Hence, he made the Church the guardian of the keys, of this power.
The Church, however, is not the master of forgiveness, but its servant. The Church accompanies us on our journey of conversion for the whole of our lives and calls us to experience reconciliation in its communal and ecclesial dimension. We receive forgiveness through the priest. Through his ministry, God has given us a brother to bring us forgiveness in the name of the Church. Priests, who are the servants of this sacrament, must recognize that they also are in need of forgiveness and healing, and so they must exercise their ministry in humility and mercy. Let us then remember always that God never tires of forgiving us. Let us truly value this sacrament and rejoice in the gift of pardon and healing that comes to us through the ministry of priests.
Speaking to the the faithful during the weekly General Audience in St. Peter's Square, the Pope said the Church accompanies us on our journey of conversion for the whole of our lives, calling us to experience reconciliation in its communal and ecclesial dimension.
He said that we receive forgiveness through priests who are the servants of this sacrament, and that they must recognise - he said - that they too are are in need of forgiveness and healing and thus they must excercise their ministry in humilty and mercy.
Below, please find Pope Francis' remarks to English speaking pilgrims, read out in English by an assistant:
Dear Brothers and Sisters: Today I would like to speak again on the forgiveness of sins by reflecting on the power of the keys, which is a biblical symbol of the mission Jesus entrusted to the Apostles. First and foremost, we recall that the source of the forgiveness of sins is the Holy Spirit, whom the Risen Jesus bestowed upon the Apostles. Hence, he made the Church the guardian of the keys, of this power.
The Church, however, is not the master of forgiveness, but its servant. The Church accompanies us on our journey of conversion for the whole of our lives and calls us to experience reconciliation in its communal and ecclesial dimension. We receive forgiveness through the priest. Through his ministry, God has given us a brother to bring us forgiveness in the name of the Church. Priests, who are the servants of this sacrament, must recognize that they also are in need of forgiveness and healing, and so they must exercise their ministry in humility and mercy. Let us then remember always that God never tires of forgiving us. Let us truly value this sacrament and rejoice in the gift of pardon and healing that comes to us through the ministry of priests.
Pope Francis: appeal for religious liberty in Mideast
Vatican Radio
11:40 21/11/2013
2013-11-20 Vatican - Pope Francis appealed for universal respect of the basic right to religious liberty on Thursday, especially in lands where Christian communities constitute struggling minorities. The call came in the second of two related addresses to the Patriarchs and Major Archbishops of Eastern Churches, who are here in Rome this week for the Plenary Assembly of the Congregation for Eastern Churches, and to the full body of participants in the Assembly. In his remarks to the Patriarchs and Major Archbishops, the Holy Father thanked his brothers for their visit, saying their coming together gives him the opportunity to renew his esteem for the spiritual patrimony of Eastern Christianity.
Citing the words of his predecessor, Pope emeritus Benedict XVI in the post-Synodal exhortation, Ecclesia in medio oriente (nn. 39-40), Pope Francis said, “[You are] watchful guardians of communion and servants of Ecclesial unity,” adding, “that union, which you are called to realize in your Churches, finds natural and full expression in the ‘indefectible union with the Bishop of Rome’.” Pope Francis went on to say, “In order that our witness be credible, we are called ever to seek justice, mercy, faith, charity, patience and meekness.”
The Holy Father also delivered a separate address to all the participants in the Congregation’s Plenary Assembly, which is looking at the Eastern Churches a half century on from the II Vatican Ecumenical Council. Pope Francis spoke of his joy at the new growth and flowering of the Churches that spent long decades of oppression under Communist regimes, and also of the perseverance of the Churches in the Middle East, which often live as “little flocks” in areas signed by hostility and conflict. Pope Francis’ thoughts turned in a particular way, “To that blessed land in which Christ lived, died and rose again. “Every Catholic,” he said, “owes a debt of gratitude to the Churches living [there].” The Pope specifically mentioned the plight of Christians in Egypt, Syria and Iraq, saying that there and elsewhere throughout the region there is often too much cause for weeping.
“The Bishop of Rome will not rest,” he said, “so long as there are men and women, of any religion, affected in their dignity, deprived of life’s basic necessities, robbed of a future, forced to the status of refugees and displaced persons.” He went on to say, “Today, along with the pastors of the Churches of the East, we make an appeal: that the right of all [people] to a decent life and to freely profess their faith be respected.”
Citing the words of his predecessor, Pope emeritus Benedict XVI in the post-Synodal exhortation, Ecclesia in medio oriente (nn. 39-40), Pope Francis said, “[You are] watchful guardians of communion and servants of Ecclesial unity,” adding, “that union, which you are called to realize in your Churches, finds natural and full expression in the ‘indefectible union with the Bishop of Rome’.” Pope Francis went on to say, “In order that our witness be credible, we are called ever to seek justice, mercy, faith, charity, patience and meekness.”
The Holy Father also delivered a separate address to all the participants in the Congregation’s Plenary Assembly, which is looking at the Eastern Churches a half century on from the II Vatican Ecumenical Council. Pope Francis spoke of his joy at the new growth and flowering of the Churches that spent long decades of oppression under Communist regimes, and also of the perseverance of the Churches in the Middle East, which often live as “little flocks” in areas signed by hostility and conflict. Pope Francis’ thoughts turned in a particular way, “To that blessed land in which Christ lived, died and rose again. “Every Catholic,” he said, “owes a debt of gratitude to the Churches living [there].” The Pope specifically mentioned the plight of Christians in Egypt, Syria and Iraq, saying that there and elsewhere throughout the region there is often too much cause for weeping.
“The Bishop of Rome will not rest,” he said, “so long as there are men and women, of any religion, affected in their dignity, deprived of life’s basic necessities, robbed of a future, forced to the status of refugees and displaced persons.” He went on to say, “Today, along with the pastors of the Churches of the East, we make an appeal: that the right of all [people] to a decent life and to freely profess their faith be respected.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cầu Rầm: Thánh Thể - Điểm hẹn thường niên
CTV Cầu Rầm
13:19 21/11/2013
Cầu Rầm: Thánh Thể - Điểm Hẹn Thường Niên
“Chầu Thánh Thể là một hình thức diễn tả việc thờ phượng của kitô-hữu đối với Thánh Thể, vốn đã được phổ biến một cách đặc biệt, và Giáo Hội hằng nhiệt liệt khuyến khích các vị Chủ chăn cũng như các tín hữu”. Nhận rõ tầm mức quan trọng của Thánh Thể - mạch suối trường sinh của người Kitô hữu, Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng ( Cha quản xứ Cầu Rầm, Giáo phận Vinh) đã khởi xướng chương trình Chầu Thánh Thể xuyên niên trường kỳ.
Xem Hình
Vào ngày thứ năm hàng tuần, sau Thánh Lễ sáng được dâng ở ngôi nhà nguyện nhỏ (nằm dưới lòng cung thánh nhà thờ Cầu rầm), Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ, để giáo dân chầu Thánh Thể Chúa luân phiên suốt từ sáng tới tối (5h30 – 19h45’). Lần lượt 14 giờ Chầu của 9 giáo họ và 5 hội đoàn trong giáo xứ Cầu Rầm liên tiếp nhau. Sau giờ chầu thứ 14 kết thúc, Cha Phanxicô dâng Thánh Lễ tạ ơn và bế mạc vào lúc 19h45’.
Được biết, chầu Thánh Thể vào ngày thứ năm hàng tuần là sáng kiến của Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng từ năm 2009, Năm Thánh Linh Mục. Từ đó đến nay, mặc cho thời gian lần lượt đuổi nhau về quá khứ, dòng đời nổi trôi, thời tiết thay đổi ….thì Giêsu Thánh Thể với giáo dân Cầu rầm vẫn là điểm hẹn không hề đổi thay. Đến với điểm hẹn Thánh Thể, người giáo dân có cơ hội thể hiện lòng sùng mộ Chúa bằng hành động thiết thực, đồng thời là dịp để đáp lại nguồn ân sủng dồi dào từ Thánh Thể với lòng biết sâu xa nhất.
Chầu Thánh Thể lại càng có ý nghĩa hơn khi được cử hành trong Năm Đức Tin này, bởi: "niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa đương nhiên đưa tới việc biểu lộ bên ngoài và công khai niềm tin ấy”. Bởi vậy, suốt năm nay, trong vai trò là Cha quản xứ, đồng thời là Cha quản Hạt Cầu Rầm, bên cạnh những sáng kiến mục vụ mới cho năm đức tin trong toàn hạt, Cha Phanxicô không ngừng mời gọi con cái mình ưu tiên hơn nữa cho việc Chầu Thánh Thể và tham dự Thánh Lễ Misa hằng ngày. Ngài nhấn mạnh và mời gọi cộng đoàn phải đi vào chiều sâu nội tâm trong việc cử hành phụng vụ, cũng như việc đạo đức bình dân. Đối với các giờ chầu: bớt đọc, bớt hát, ưu tiên thinh lặng để suy chiêm Lời Chúa, tâm sự riêng tư và chiêm ngắm Chúa nhiều hơn.
Phải nói rằng, chương trình Chầu Thánh Thể trọn ngày thứ năm hàng tuần trong suốt thời gian dài là một là một sáng kiến khôn ngoan và đầy can đảm của Cha Phanxicô. Bởi Cầu Rầm, một giáo xứ thành phố, giáo dân đa số làm công ăn lương, công việc lệ thuộc thời gian, khách hàng…… việc chầu Thánh Thể suốt ngày là vấn đề không dễ đối với giáo dân. Liệu sáng kiến này có khả thi không? Liệu có người đến Chầu Thánh Thể không? Có thể duy trì được bao lâu…….? Nhưng cho đến hôm nay, khi lịch phụng vụ 2012 – 2013 sắp được gấp lại, nhường chỗ cho niên lịch 2013 – 2014, thì cứ vào mỗi thứ năm hàng tuần, dù nắng hay mưa, hễ ai đi vào khuôn viên thánh đường giáo xứ Cầu rầm đều nghe Lời Chúa cùng với những lời ca, câu kinh tôn vinh Thánh Thể vang lên từ lòng đất suốt từ sáng tới tối.
Việc làm của Cha - con giáo xứ Cầu rầm đã, đang kéo dài liên lỉ suốt mấy năm qua, nhưng ít ai biết đến, tôi cũng là một trong số đó. Phải chăng, đây cũng là căn tính và chiều hướng mục vụ của Cha Phanxicô? Mọi hoạt động mục vụ đều nhắm tới chiều sâu nội tâm, ích lợi thiêng liêng hơn là hình thức bên ngoài; âm thầm hơn là hoành tráng, rầm rộ; liên lỉ và bền vững hơn là nhất thời chóng qua…..?
Tinh thần và việc làm của Mục tử và đàn chiên giáo xứ Cầu rầm giống như mạch nước ngầm trong lòng đất, đang ngày đêm làm cho vườn hoa nhân loại được dạt dào ơn thánh. Chắc hẳn Chúa rất hài lòng, nhân loại cũng đón nhận được nhiều ơn thánh sủng vọt ra từ Thánh Thể Chúa.
Ước gì việc làm của Cha Phanxiccô Hoàng Sĩ Hướng và giáo dân giáo xứ Cầu rầm, Giáo Phận Vinh được các Mục Tử của Chúa lưu tâm và nhân rộng ở tất cả các giáo xứ trên toàn cầu, nhất là trên quê hương Việt nam yêu dấu này.
CTV Cầu Rầm
“Chầu Thánh Thể là một hình thức diễn tả việc thờ phượng của kitô-hữu đối với Thánh Thể, vốn đã được phổ biến một cách đặc biệt, và Giáo Hội hằng nhiệt liệt khuyến khích các vị Chủ chăn cũng như các tín hữu”. Nhận rõ tầm mức quan trọng của Thánh Thể - mạch suối trường sinh của người Kitô hữu, Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng ( Cha quản xứ Cầu Rầm, Giáo phận Vinh) đã khởi xướng chương trình Chầu Thánh Thể xuyên niên trường kỳ.
Xem Hình
Vào ngày thứ năm hàng tuần, sau Thánh Lễ sáng được dâng ở ngôi nhà nguyện nhỏ (nằm dưới lòng cung thánh nhà thờ Cầu rầm), Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ, để giáo dân chầu Thánh Thể Chúa luân phiên suốt từ sáng tới tối (5h30 – 19h45’). Lần lượt 14 giờ Chầu của 9 giáo họ và 5 hội đoàn trong giáo xứ Cầu Rầm liên tiếp nhau. Sau giờ chầu thứ 14 kết thúc, Cha Phanxicô dâng Thánh Lễ tạ ơn và bế mạc vào lúc 19h45’.
Được biết, chầu Thánh Thể vào ngày thứ năm hàng tuần là sáng kiến của Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng từ năm 2009, Năm Thánh Linh Mục. Từ đó đến nay, mặc cho thời gian lần lượt đuổi nhau về quá khứ, dòng đời nổi trôi, thời tiết thay đổi ….thì Giêsu Thánh Thể với giáo dân Cầu rầm vẫn là điểm hẹn không hề đổi thay. Đến với điểm hẹn Thánh Thể, người giáo dân có cơ hội thể hiện lòng sùng mộ Chúa bằng hành động thiết thực, đồng thời là dịp để đáp lại nguồn ân sủng dồi dào từ Thánh Thể với lòng biết sâu xa nhất.
Chầu Thánh Thể lại càng có ý nghĩa hơn khi được cử hành trong Năm Đức Tin này, bởi: "niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa đương nhiên đưa tới việc biểu lộ bên ngoài và công khai niềm tin ấy”. Bởi vậy, suốt năm nay, trong vai trò là Cha quản xứ, đồng thời là Cha quản Hạt Cầu Rầm, bên cạnh những sáng kiến mục vụ mới cho năm đức tin trong toàn hạt, Cha Phanxicô không ngừng mời gọi con cái mình ưu tiên hơn nữa cho việc Chầu Thánh Thể và tham dự Thánh Lễ Misa hằng ngày. Ngài nhấn mạnh và mời gọi cộng đoàn phải đi vào chiều sâu nội tâm trong việc cử hành phụng vụ, cũng như việc đạo đức bình dân. Đối với các giờ chầu: bớt đọc, bớt hát, ưu tiên thinh lặng để suy chiêm Lời Chúa, tâm sự riêng tư và chiêm ngắm Chúa nhiều hơn.
Phải nói rằng, chương trình Chầu Thánh Thể trọn ngày thứ năm hàng tuần trong suốt thời gian dài là một là một sáng kiến khôn ngoan và đầy can đảm của Cha Phanxicô. Bởi Cầu Rầm, một giáo xứ thành phố, giáo dân đa số làm công ăn lương, công việc lệ thuộc thời gian, khách hàng…… việc chầu Thánh Thể suốt ngày là vấn đề không dễ đối với giáo dân. Liệu sáng kiến này có khả thi không? Liệu có người đến Chầu Thánh Thể không? Có thể duy trì được bao lâu…….? Nhưng cho đến hôm nay, khi lịch phụng vụ 2012 – 2013 sắp được gấp lại, nhường chỗ cho niên lịch 2013 – 2014, thì cứ vào mỗi thứ năm hàng tuần, dù nắng hay mưa, hễ ai đi vào khuôn viên thánh đường giáo xứ Cầu rầm đều nghe Lời Chúa cùng với những lời ca, câu kinh tôn vinh Thánh Thể vang lên từ lòng đất suốt từ sáng tới tối.
Việc làm của Cha - con giáo xứ Cầu rầm đã, đang kéo dài liên lỉ suốt mấy năm qua, nhưng ít ai biết đến, tôi cũng là một trong số đó. Phải chăng, đây cũng là căn tính và chiều hướng mục vụ của Cha Phanxicô? Mọi hoạt động mục vụ đều nhắm tới chiều sâu nội tâm, ích lợi thiêng liêng hơn là hình thức bên ngoài; âm thầm hơn là hoành tráng, rầm rộ; liên lỉ và bền vững hơn là nhất thời chóng qua…..?
Tinh thần và việc làm của Mục tử và đàn chiên giáo xứ Cầu rầm giống như mạch nước ngầm trong lòng đất, đang ngày đêm làm cho vườn hoa nhân loại được dạt dào ơn thánh. Chắc hẳn Chúa rất hài lòng, nhân loại cũng đón nhận được nhiều ơn thánh sủng vọt ra từ Thánh Thể Chúa.
Ước gì việc làm của Cha Phanxiccô Hoàng Sĩ Hướng và giáo dân giáo xứ Cầu rầm, Giáo Phận Vinh được các Mục Tử của Chúa lưu tâm và nhân rộng ở tất cả các giáo xứ trên toàn cầu, nhất là trên quê hương Việt nam yêu dấu này.
CTV Cầu Rầm
Hội Y Dược giáo hạt Thuận Nghĩa mừng lễ Quan thầy
Pv: Thuận Nghĩa
11:31 21/11/2013
VINH - Vào chiều ngày 20- 11- 2013, tại giáo xứ Cẩm Trường, hội Y-Dược Công Giáo hạt Thuận Nghĩa đã hân hoan thành kính tham dự Thánh Lễ Quan thầy của Hội - Thánh tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa, một người con ¬ưu tú của Quê hương Giáo hạt.
Hình ảnh
Ch¬ương trình bắt đầu từ 13h30 với các nghi thức tĩnh tâm, xư¬ng tội do cha Quản Hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, Cha Linh Hướng Antôn Nguyễn Văn Thanh và các cha trong hạt chủ sự.
Trước đó vào lúc 14h30 ngày 16-11-2013, hội Y Dược và Giáo xứ Cầm Trường có cuộc giao lưu bóng đá với Giáo xứ Thuận Nghĩa tại quảng trường Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa.
Buổi chiều se lạnh tại giáo xứ Cẩm Trường, không khí sôi động và ấm cúng lạ th¬ường khi gần 50 con tim Hội Y D¬ược đ¬ược tham dự một thánh lễ Quan thầy long trọng lần đầu tiên. Hội đã thành lập chưa đầy 1 năm nhưng đã kịp có những hành động nhằm chia sẻ với các bệnh nhân.
Phần chia sẻ tĩnh tâm của cha Linh h¬ớng thật ý nghĩa khi Cha đã đan xen cuộc đời của Thánh nhân liên hệ với các Kitô hữu. Ngài cũng chỉ ra rằng: Không có nghề nào nhạy cảm nh¬ nghề Y, không có nơi nào buồn và đau khổ hơn ở bệnh viện, không có nơi nào cần sẻ chia, hy sinh và nâng đỡ nhóm Nghề Y- Dược và không có sai lầm nào khó sửa chữa như Ngành Y. Ngài cũng chia sẻ: nhận Thánh Quan thầy, anh chị em phải noi g¬ưong đời sống chứng nhân để hy sinh phuc vụ và làm chứng đức tin thông qua việc chữa trị, an ủi và chăm sóc bệnh nhân.
Cha Quản hạt, Cha Linh hướng và các Cha trong hạt đã dâng Thánh lễ trọng thể với sự tham dự rất đông bà con giáo dân trong giáo xứ. Phần khai lễ của Cha quản hạt với những tâm tình chủ đạo cho Hội, Ngài đã ghi nhận, động viên và định hướng cho Hội phát triển, theo đó Cha nói: Thành lập một hội thì dễ nh¬ưng giữ vững và phát triển hội thì cần phải có sự hi sinh với tinh thần cống hiến hết mình của các thành viên.
Bài chia sẻ của Cha Quản xứ Mành Sơn cũng rất sâu sắc: Nhìn lại cuộc đời của thánh nhân là bài ca tôn vinh Thiên Chúa cách đặc biệt nhất nh¬ư lời mời gọi thế hệ chúng ta nh¬ưng không phải để gợi lại cho chúng ta một thời kỳ bách hại kinh hoàng hay nhắc lại quá khứ gian nan, bất công mà gợi lại cho chúng ta một mùa gặt phong phú với hình ảnh ngừoi đổ mồ hôi gieo giống trên nương đồng, đến ngày thu hoạch thì vui ca tay ôm bó lúa chín vàng lựng hương (TV125). Ngài cũng m¬ượn lời của văn sĩ Tertulliano: máu của các vị tử đạo là hạt giống phát sinh các Kitô hữu.
Thánh lễ kết thúc với niềm vui hân hoan, và một điều ấn tượng là ngày Lễ Quan thầy nhằm ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam, lại được một dịp để tri ân các thầy cô tận tụy trồng ng¬ười. Trong tiệc vui sau Thánh lễ, anh chi em đã dành lời chúc tới các thầy cô dạy đạo lẫn đời, và một điều đặc biệt đó là hội đã dành tặng các Cha, các Thầy các Xơ là những người THẦY TRỌN ĐỜI đích thực, và đã gửi gắm những sự tôn vinh, tri ân thành kính.
Mang niềm vui và trách nhiệm, Hội Y dược Công Giáo Hạt Thuận Nghĩa lại tiếp tục lên đường.
Hình ảnh
Ch¬ương trình bắt đầu từ 13h30 với các nghi thức tĩnh tâm, xư¬ng tội do cha Quản Hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, Cha Linh Hướng Antôn Nguyễn Văn Thanh và các cha trong hạt chủ sự.
Trước đó vào lúc 14h30 ngày 16-11-2013, hội Y Dược và Giáo xứ Cầm Trường có cuộc giao lưu bóng đá với Giáo xứ Thuận Nghĩa tại quảng trường Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa.
Buổi chiều se lạnh tại giáo xứ Cẩm Trường, không khí sôi động và ấm cúng lạ th¬ường khi gần 50 con tim Hội Y D¬ược đ¬ược tham dự một thánh lễ Quan thầy long trọng lần đầu tiên. Hội đã thành lập chưa đầy 1 năm nhưng đã kịp có những hành động nhằm chia sẻ với các bệnh nhân.
Phần chia sẻ tĩnh tâm của cha Linh h¬ớng thật ý nghĩa khi Cha đã đan xen cuộc đời của Thánh nhân liên hệ với các Kitô hữu. Ngài cũng chỉ ra rằng: Không có nghề nào nhạy cảm nh¬ nghề Y, không có nơi nào buồn và đau khổ hơn ở bệnh viện, không có nơi nào cần sẻ chia, hy sinh và nâng đỡ nhóm Nghề Y- Dược và không có sai lầm nào khó sửa chữa như Ngành Y. Ngài cũng chia sẻ: nhận Thánh Quan thầy, anh chị em phải noi g¬ưong đời sống chứng nhân để hy sinh phuc vụ và làm chứng đức tin thông qua việc chữa trị, an ủi và chăm sóc bệnh nhân.
Cha Quản hạt, Cha Linh hướng và các Cha trong hạt đã dâng Thánh lễ trọng thể với sự tham dự rất đông bà con giáo dân trong giáo xứ. Phần khai lễ của Cha quản hạt với những tâm tình chủ đạo cho Hội, Ngài đã ghi nhận, động viên và định hướng cho Hội phát triển, theo đó Cha nói: Thành lập một hội thì dễ nh¬ưng giữ vững và phát triển hội thì cần phải có sự hi sinh với tinh thần cống hiến hết mình của các thành viên.
Bài chia sẻ của Cha Quản xứ Mành Sơn cũng rất sâu sắc: Nhìn lại cuộc đời của thánh nhân là bài ca tôn vinh Thiên Chúa cách đặc biệt nhất nh¬ư lời mời gọi thế hệ chúng ta nh¬ưng không phải để gợi lại cho chúng ta một thời kỳ bách hại kinh hoàng hay nhắc lại quá khứ gian nan, bất công mà gợi lại cho chúng ta một mùa gặt phong phú với hình ảnh ngừoi đổ mồ hôi gieo giống trên nương đồng, đến ngày thu hoạch thì vui ca tay ôm bó lúa chín vàng lựng hương (TV125). Ngài cũng m¬ượn lời của văn sĩ Tertulliano: máu của các vị tử đạo là hạt giống phát sinh các Kitô hữu.
Thánh lễ kết thúc với niềm vui hân hoan, và một điều ấn tượng là ngày Lễ Quan thầy nhằm ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam, lại được một dịp để tri ân các thầy cô tận tụy trồng ng¬ười. Trong tiệc vui sau Thánh lễ, anh chi em đã dành lời chúc tới các thầy cô dạy đạo lẫn đời, và một điều đặc biệt đó là hội đã dành tặng các Cha, các Thầy các Xơ là những người THẦY TRỌN ĐỜI đích thực, và đã gửi gắm những sự tôn vinh, tri ân thành kính.
Mang niềm vui và trách nhiệm, Hội Y dược Công Giáo Hạt Thuận Nghĩa lại tiếp tục lên đường.
Huế, đất thánh
Lm. Minh Anh
13:59 21/11/2013
HUẾ, ĐẤT THÁNH
Các bạn trẻ thân mến,
“Những giọt máu rơi xuống lòng Đất Mẹ,
như hạt giống Nước Trời mong ngày đơm bông…
Xác các ngài chết chôn dưới lòng Đất Mẹ,
Như lễ tế thấp hèn dâng về thiên cung”.
Hẳn không ít nhà thờ sẽ hào hùng cất lên bài ca Những Giọt Máu Trong Lòng Đất Mẹ nhân ngày mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đất Mẹ ở đây, với tác giả Phương Anh, là Việt Nam dấu yêu; nhưng với bạn, với tôi, đó còn là Huế, là Sài Gòn, là Hà Nội… với những gì đặc trưng nhất của nó.
Đức Giêsu, hạt giống tình yêu của Thiên Chúa, hạt giống Nước Trời, đã được gieo vào lòng đời, đã chết đi, đã thối đi… và qua hơn hai ngàn năm, cả một đồng lúa chín vàng bát ngát. Hôm nay, tôi cũng muốn chia sẻ cùng các bạn những hạt giống trên Đất Mẹ quê tôi, Huế của tôi, với một nguyện ước nhỏ muốn ngỏ với các bạn, là người con của Huế hay một khi đến Huế “nắng bùn hoá đá, mưa đá hoá bùn” này, các bạn biết rằng, các bạn còn là những khách hành hương đang rảo bước hoặc đang sống trên một miền Đất Thánh vậy.
Chúng ta thử nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế, tiêu biểu bởi lẽ Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới đang sừng sững đó đây những thánh tích mà nếu vô tình, chúng ta đến Huế hay thậm chí ở ngay trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một cố đô văn vật hay là một nơi du lịch không hơn không kém với những danh lam thắng cảnh như bao nơi khác.
Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự, nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền; nhưng đối với một số lớn du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng đất thánh, ở đó, máu các vị tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường. Với đất thiêng Huế, Cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách của ngài đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có viết:
“Tang thương tràn cả đất thiêng,
Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,
Dõi nhìn với cả lòng thành,
Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,
Mới hay dưới những rụng rơi,
Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành”.
Với ngài, đất Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường. Đất mà hồn thiêng các vị cha ông tử đạo của chúng ta đã trở thành làn sinh khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương đất thánh, một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng.
Ngay hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Hương giang, Phu Văn Lâu duyên dáng, các bạn có biết đó là nhà niêm sắc chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo?
Chúng ta nghe ngài viết tiếp: “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua. Thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Đức Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được quý trọng biết bao!”.
Tác giả nói đến các tòa án nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa bị tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là tiệm cà phê Tỳ Bà Trang.
Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất thời bấy giờ của xứ An Nam dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần bước vào thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó bây giờ là trường Tiểu Học Tây Lộc ở số 7 đường Trần Quốc Toản.
Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường tiểu học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng cổ mang gông, chân mang xiềng đã bị kéo lê đi.
Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du. Ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh đô Huế mất hết 6 tuần lễ, để rồi ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, sau bảy phát súng thần công quy tụ dân chúng đến chứng kiến, vua Minh Mạng ném cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết.
Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam, ngài chết ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc, mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó.
Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẻ bảnh bao, áo xống nghiêm túc, môi ngậm ống điếu.
Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:
“Mẹ sao trí con sao trung bấy,
Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,
Tôi vì Chúa phải đầu rơi,
Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy”.
Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu. Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hòa, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm đất và máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy, người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu. Và còn bao nhiêu vị khác nữa…
Mừng kính các đấng anh hùng tử đạo, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ ơn Chúa đã ban cho dải đất Thần Kinh thân yêu này những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, để nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa. Đồng thời, mỗi người ý thức rằng, chúng ta không có cơ hội để chết vì đạo như các ngài ngày xưa, nhưng xã hội hôm nay đang cho chúng ta bao cơ hội để sống vì đạo. Sống vì đạo hôm nay cũng khó khăn không kém như chết vì đạo năm xưa. Để trung thành với Chúa và Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết liệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém việc chịu tử hình.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng của bao bậc anh hùng, các thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần, xin cho chúng con biết tựa nương vào Chúa để can đảm chọn lựa mỗi ngày. Amen.
Mời đọc tác phẩm HUẾ CỔ, VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI tại: http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailbook&id=461&ib=378)
“Những giọt máu rơi xuống lòng Đất Mẹ,
như hạt giống Nước Trời mong ngày đơm bông…
Xác các ngài chết chôn dưới lòng Đất Mẹ,
Như lễ tế thấp hèn dâng về thiên cung”.
Hẳn không ít nhà thờ sẽ hào hùng cất lên bài ca Những Giọt Máu Trong Lòng Đất Mẹ nhân ngày mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đất Mẹ ở đây, với tác giả Phương Anh, là Việt Nam dấu yêu; nhưng với bạn, với tôi, đó còn là Huế, là Sài Gòn, là Hà Nội… với những gì đặc trưng nhất của nó.
Đức Giêsu, hạt giống tình yêu của Thiên Chúa, hạt giống Nước Trời, đã được gieo vào lòng đời, đã chết đi, đã thối đi… và qua hơn hai ngàn năm, cả một đồng lúa chín vàng bát ngát. Hôm nay, tôi cũng muốn chia sẻ cùng các bạn những hạt giống trên Đất Mẹ quê tôi, Huế của tôi, với một nguyện ước nhỏ muốn ngỏ với các bạn, là người con của Huế hay một khi đến Huế “nắng bùn hoá đá, mưa đá hoá bùn” này, các bạn biết rằng, các bạn còn là những khách hành hương đang rảo bước hoặc đang sống trên một miền Đất Thánh vậy.
Chúng ta thử nhìn lại đôi nét tiêu biểu của tử đạo Huế, tiêu biểu bởi lẽ Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới đang sừng sững đó đây những thánh tích mà nếu vô tình, chúng ta đến Huế hay thậm chí ở ngay trên Huế, Huế vẫn mãi chỉ là một cố đô văn vật hay là một nơi du lịch không hơn không kém với những danh lam thắng cảnh như bao nơi khác.
Nói đến Huế là nói đến sông Hương núi Ngự, nói đến Huế là nói đến lăng tẩm chùa chiền; nhưng đối với một số lớn du khách Âu Châu, nói đến Huế là nói đến một vùng đất thánh, ở đó, máu các vị tử đạo đã nhỏ giọt trên các nẻo đường. Với đất thiêng Huế, Cha J.B. Roux, một vị thừa sai Paris, một nhà viết sử, trong cuốn sách của ngài đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời”, có viết:
“Tang thương tràn cả đất thiêng,
Nơi tình chỉ để cho duyên đạo lành,
Dõi nhìn với cả lòng thành,
Mới hay tro bụi long lanh phúc trời,
Mới hay dưới những rụng rơi,
Hồn thiêng tử đạo, làn hơi sinh thành”.
Với ngài, đất Huế là đất mà phúc trời long lanh trong mùn cát, trong bụi đường. Đất mà hồn thiêng các vị cha ông tử đạo của chúng ta đã trở thành làn sinh khí hà hơi sự sống đức tin cho bao thế hệ cháu con. Vì thế, một lần đến Huế là một lần hành hương đất thánh, một lần trở lại xứ Thần Kinh, là một lần kính viếng thánh địa bao đấng anh hùng.
Ngay hình ảnh đầu tiên trên con đường cạnh dòng Hương giang, Phu Văn Lâu duyên dáng, các bạn có biết đó là nhà niêm sắc chỉ, nơi liệt kê danh sách các tội danh với những hình án dành cho các đấng tử đạo?
Chúng ta nghe ngài viết tiếp: “Ở Rôma, nơi mà ngày ngày bao khách hành hương mắt nhoà lệ, chân run run, kính cẩn chạm môi hôn lấy bụi đường, chỉ vì nơi đó xưa kia, các tông đồ và các vị tử đạo đã đi qua. Thì ở đây, nhờ những khổ đau và máu của cha ông các bạn, cả một đạo quân vinh thắng của Đức Kitô đã rảo bước, Huế của các bạn được biết đến với những địa danh rành rành lại càng đáng được quý trọng biết bao!”.
Tác giả nói đến các tòa án nơi các vị tử đạo vừa bị hỏi cung vừa bị tra tấn, nổi tiếng là Toà Tam Pháp ngay chân tường thành nội ở cửa Thượng Tứ và cửa Thể Nhơn, nay là tiệm cà phê Tỳ Bà Trang.
Tác giả nói đến nhà tù Trấn Phủ dọc đường Xuân 68, cạnh cửa Đông Ba; tác giả nói đến Khám Đường, một ngục thất nổi tiếng nhất thời bấy giờ của xứ An Nam dưới triều Nguyễn, nơi mà ai đã một lần bước vào thì chỉ đi ra với một tên đao phủ dẫn đến pháp trường hoặc đã co quắp trong chiếc quan tài gỗ tạp. Khám Đường đó bây giờ là trường Tiểu Học Tây Lộc ở số 7 đường Trần Quốc Toản.
Tác giả nói đến các pháp trường, đó là Cống Chém An Hòa, nay vẫn còn bảng địa danh nằm cạnh cây xăng An Hoà; một pháp trường nổi tiếng khác là Chợ An Hòa, nay là trường tiểu học Hương Sơ. Tác giả còn nói đến Bãi Dâu, đồi đá Thợ Đúc và những nẻo đường thành nội, nơi các các đấng anh hùng cổ mang gông, chân mang xiềng đã bị kéo lê đi.
Vị thừa sai còn nói đến cái chết ghê rợn của cha Marchand Du. Ngài đã phải co ro trong chiếc cũi dài 0,7m, rộng 0,5m được gánh bộ từ Gia Định ra Kinh đô Huế mất hết 6 tuần lễ, để rồi ngày 30 tháng 11 năm 1835, trước Cửa Ngọ Môn, sau bảy phát súng thần công quy tụ dân chúng đến chứng kiến, vua Minh Mạng ném cờ tuyên án bá đao dành cho ngài; người ta xẻo ngài từ mảnh thịt này đến mảnh thịt kia cho đến chết.
Tác giả nói đến cái chết cảm động của Phaolô Tống Viết Bường, người con của làng Phước Quả, Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam, ngài chết ngay trước cổng nhà con gái mình vốn là nàng dâu của làng Phường Đúc, mắt ngài hướng về nền nhà thờ Thợ Đúc vốn đã bị tàn phá theo lệnh vua, ngài ước ao được chết trên đó.
Tác giả nói đến cái chết điềm tĩnh của quan thái bộc Hồ Đình Hy cạnh cầu An Hoà, cụ chuẩn bị chết với một dáng vẻ bảnh bao, áo xống nghiêm túc, môi ngậm ống điếu.
Tác giả nói đến cái chết não nùng của người lính trẻ Anrê Trần Văn Trông thảo hiếu:
“Mẹ sao trí con sao trung bấy,
Ôi thanh phong lưu lại muôn đời,
Tôi vì Chúa phải đầu rơi,
Rơi vào tay mẹ, con thời toàn quy”.
Ngày xưa, chết không con cũng như chết không toàn thây là bất hiếu. Anrê Trông chịu chém tại chợ An Hòa, mẹ ngài đưa ngay vạt áo đón lấy chiếc đầu lấm đất và máu của con. Anrê Trông trả hiếu rồi vậy, người thanh niên 21 tuổi đó trả toàn thây cho mẹ, không lỗi bất hiếu. Và còn bao nhiêu vị khác nữa…
Mừng kính các đấng anh hùng tử đạo, chúng ta biết nói gì đây, một hãy cảm tạ ơn Chúa đã ban cho dải đất Thần Kinh thân yêu này những hạt giống tốt gieo vào lòng đời, để nhờ công phúc và máu của các ngài, đồng lúa ngào ngạt hương thơm đang trổ đòng ngậm sữa. Đồng thời, mỗi người ý thức rằng, chúng ta không có cơ hội để chết vì đạo như các ngài ngày xưa, nhưng xã hội hôm nay đang cho chúng ta bao cơ hội để sống vì đạo. Sống vì đạo hôm nay cũng khó khăn không kém như chết vì đạo năm xưa. Để trung thành với Chúa và Tin Mừng, chúng ta phải chọn lựa quyết liệt mỗi ngày. Những chọn lựa đó cũng đau đớn không kém những khổ hình cha ông chúng ta đã chịu, những hy sinh vì Tin Mừng đó cũng khiến tim chúng ta rỉ máu không kém việc chịu tử hình.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng Anh Hùng của bao bậc anh hùng, các thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần, xin cho chúng con biết tựa nương vào Chúa để can đảm chọn lựa mỗi ngày. Amen.
Mời đọc tác phẩm HUẾ CỔ, VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI tại: http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailbook&id=461&ib=378)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiến pháp bấm nút - Quyền dân mất hút.
Phạm Trần
10:57 21/11/2013
HIẾN PHÁP BẤM NÚT –QUYỀN DÂN MẤT HÚT
Tại sao phải cần “do pháp luật quy định” ?
Nếu nói Hiến pháp là “luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất” như viết trong Dự thảo thì nó phải nghiêm chỉnh, phản ảnh tâm huyết và ý chí của tòan dân để xây dựng đất nước.
Đằng này Hiến pháp đã dựa vào nội dung “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa”(bổ sung và phát triển năm 2011) để viết với mục đích trên hết và duy nhất là bảo vệ vị trí cầm quyền độc tôn cho đảng mà Quốc hội vẫn nhắm mắt “bấm nút” chấp thuận ngày 28/11 (2013) thì 500 Đại biểu Quốc hội Khoá 13 đã phản lại quyền lợi của dân để hại nước lâu dài.
Kịch bản “không cần lòng dân, miễn đẹp lòng đảng” đã có từ Hội nghị Trung ương 2, Khóa đảng XI từ ngày 04 đến ngày 10-7-2011 với quyết định “sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”, nhưng không có bất cứ ai trong các đảng viên Đại biểu Quốc hội lên tiếng phản đối.
Nghị quyết này viết : “Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn, phương châm và phương pháp tiến hành; xác định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992, căn cứ vào nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội XI của Đảng; khẳng định bản chất Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và của dân tộc Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh….”
Quốc hội đã mau mắn “tát nước theo mưa” bằng cách ra Nghị quyết ngày (01/01/2013) để “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” nhằm : “ Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.”
Nghị quyết mang chữ ký của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn cam đoan: “Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.”
Sau đó một ngày, Bộ Chính trị cũng ra Chỉ thị ( 02/01/2013) khoe khoang rằng: “Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”
Nhưng Chỉ thị không quên rào đón : “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng; động viên sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc...”
LẤY Ý DÂN CHO AI ?
Ông bà ta thường nói “có tật thì giật mình” nên tuy đảng biết mình đang đánh lừa dân “sửa mà không chữa” nhưng vẫn cảnh giác “không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc..”
Nhưng ai là thế lực xấu và xuyên tạc để phục vụ ai ? Nhân dân đâu có nhầm lẫn. Họ vẫn tin vào cơ hội ngàn năm một thuở của Sửa đổi Hiến pháp để nói ra lòng mình muốn gì.
Họ muốn có một Nhà nước thật sự là “của dân, do dân và vì dân”; họ muốn dành lại quyền “làm chủ đất nước” từ tay đảng và muốn có bầu cử tự do chứ không dối trá như đảng vẫn tổ chức theo lối “đảng cử dân bầu”.
Họ cũng hy vọng với sự đồng thuận của đa số, đất nước sẽ có cơ hội “thay da đổi thịt” để cho dân có dịp mở mày mở mặt thi đua với năm châu, bốn biển.
Thế nên cả nước, từ giới khoa bảng xuống thứ dân, từ giới khoa học đến đảng viên, từ giới tu hành đến lực lượng võ trang và cả những người dân lao động lam lũ buôn thúng bán bưng, chạy ngược chạy xuôi kiếm cơm bỏ bụng, chữ nghĩa nhập nhằng cũng được vận động tham gia cho đủ mặt “tòan dân, nhất trí, phấn khởi, hồ hởi đồng lòng, cùng dạ sốt sắng” nắm lầy cơ hội đời người có một để làm nghĩa vụ công dân hiên ngang xốc tới với cách mạng với hy vọng cho con cháu đời sau được “sáng mắt sáng lòng” hơn ông bà, cha mẹ chúng.
Một phong trào quần chúng cuồn cuộn nổi lên với những tấm lòng và trí tuệ thành khẩn phát ra từ các Kiến nghị 72 của hàng ngàn Trí thức, đảng viên; từ ý kiến của trên 7 triệu tín đồng Công Giáo cộng thêm hàng triệu tín đồ của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, của đạo Tin Lành cho đến Gíao hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy và hàng trăm Trí thức của Mặt trận Tổ quốc và của nhiều thành phần thanh nữ, thanh niên Việt Nam đã tấp nập gửi về Ban sọan thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với mong mỏi chính đáng duy nhất: Xin đảng hãy thôi độc quyền lãnh đạo ghi trong Điều 4 Hiến pháp từ 1980 để cho nhân dân tự quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình qua việc thực thi quyền làm chủ đất nước bằng bầu cử tự do, dân chủ lập lên một Nhà nước pháp quyền thật sự là của dân, do dân và vì dân.
Trước sức sống mãnh liệt và thành tâm như thế của dân, tưởng đâu hai ông lãnh đạo Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là những người từng hứa lấy ý kiến dân là để “phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân” sẽ ngồi lại với dân để tìm ra giải pháp. Nào ngờ hai ông đã “tát vào mặt dân” một cái “lóe lửa con mắt” qua những phát ngôn rất “dao búa” của dân sống “không cần hộ khẩu”.
Ông Trọng nói: “ Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.” (Lời phát biểu có ghi âm của Ông Trọng tại Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013)
Đến phiên ông Hùng thì ông này cũng phát ngôn rất “chụp mũ” tại buổi làm việc với Thành phố Hà Nội ngày 28/02/2013 : “Thứ nhất, TP. Hà Nội tổng hợp và ghi nhận nhưng cần đánh giá phân tích nắm bắt tình hình đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối việc lợi dụng việc lấy ý kiến, góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, chống lại chính quyền.
Thứ hai, Nghị quyết Quốc hội quy định bản lấy ý kiến là bản của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của Quốc hội và đã được Quốc hội nhất trí là bản duy nhất. Nếu tự tổ chức lấy ý kiến theo một cách khác là không được. Đó là cách làm không đúng quy định”. (Báo Giáo dục Việt Nam)
Làm gì có chuyện người dân đã “lợi dụng việc lấy ý kiến, góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, chống lại chính quyền” ?
Dân chỉ có hai bàn tay trắng thì lấy gì mà chống với đỡ ? Chủ tịch Quốc hội đã cố tình “bẻ cong” các đóng góp ý kiến chân thành của dân để vu oan cho dân. Nếu ông Hùng coi việc đã có nhiều triệu người dân chống duy trì Điều 4 Hiến pháp để không cho đảng có nhiều “đặc quyền đặc lợi” là “chống lại đảng, chống lại chính quyền” là ông đã phạm tội “vu khống ” nhân dân rồi đấy.
Nhưng tại sao đảng biết là “ý dân không bằng lệnh đảng” mà vẫn muốn “đánh lừa” dân khi đem bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi ra lấy ý kiến ?
Để chứng minh “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, là nhà nước có nền dân chủ tiên tiến hơn nhiều nước dân chủ tư bản khác, hay chỉ để “mị dân” ?
Con số 26 triệu lượt người đã góp ý vào Dự thảo Hiến pháp với tổ dân phố, công an phường, xã mà không cần có thời giờ đọc để hiểu cho thông và không được viết “không đồng ý” trên Phiếu lấy ý kiến có nghĩa lý gì với hai kỳ lấy ý kiến dân của nhà nước ?
Tất nhiên cả hai đợt lấy ý kiến dân từ 02/01 đến 31/3/2013 và từ 01/04 đến 30/9/2013 chỉ có giá trị trên giấy với hàng trăm cuộc hội nghị, hội thảo và tọa đàm từ trung ướng về địa phương.
Những đóng góp của dân thuận, nghịch ra sao thì không thấy đảng làm rõ. Có bao nhiêu triệu con người đã không muốn duy trì Điều 4 Hiến pháp cũng không thấy đảng công bố cho dân biết.
Chỉ thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định từ sau Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013: “Trong thời gian qua, chúng ta đã phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp; việc đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng Dự thảo Hiến pháp 1992 cũng như thực thi Hiến pháp sau này….”
BẤM NÚT CHO MẤT HÚT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có vẻ rất “thành khẩn” muốn mọi người biết rằng ông đã điều hành Quốc hội làm việc hết sức để hòan tất Bản Hiến pháp tốt như sẽ có.
Ông nói tại Phiên họp ngày 18/11 (2013) : “Chúng ta đã làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao…Chúng tôi làm việc với tinh thần rất cần mẫn, rất khiêm tốn và rất cầu thị để tiếp thu cho được tinh hoa trí tuệ của nhân dân mà các đại biểu tiếp tục phản ảnh. Có đại biểu phát biểu, có đại biểu chưa phát biểu nhưng gửi ý kiến về, có các vị khách của chúng ta gửi ý kiến chúng tôi cũng nghiên cứu để tiếp thu đầy đủ. Vừa tiếp thu ý kiến phát biểu của đại biểu tại hội trường, vừa tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội gửi đến, vừa tiếp thu ý kiến của các vị khách và nhân dân, một số ý kiến tiếp tục gửi đến” (Báo Quân đội Nhân dân, 18/11/2013)
Tuy nhiên ông Hùng lại cho rằng những gì đã do “đa số” đồng ý rồi thì không thảo luận thêm nữa.
Ông nói : “Cho nên những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất mà đã được các kỳ họp trước của Quốc hội và đã tiếp thu ý kiến nhân dân, các kỳ họp của Trung ương, của Bộ Chính trị, của Ủy ban Dự thảo mà đã cơ bản nhất trí cao, đạt được ý chí, nguyện vọng của nhân dân rồi thì xin với các vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu ở kỳ họp này, trong phiên họp vừa rồi, chúng ta phải giữ nguyên tắc là đã đa số rồi, đã nhất trí rồi thì chúng tôi xin giữ như tinh thần đó. Giữ như dự thảo một số điểm là nguyên tắc như vậy.”
Tuy nhiên trái với loan báo từ trước, phiên thảo luận “công khai” của các đại biểu Quốc hội dự trù diễn ra ngày 18/11 (2013) đã bị bỏ vào phút chót.
Thay vào đó, các Đại biểu Quốc hội sẽ “góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.”
Tại sao đảng lại sợ thảo luận công khai ? Chả nhẽ lại sợ bị các “thế lực thù địch lợi dụng chống phá” ?
Ông Hùng nói với các Đại biểu : “Chúng ta làm việc cần mẫn, trách nhiệm trước nhân dân. Mong rằng, tất cả các vị đại biểu Quốc hội lại một vòng nữa chúng ta xây dựng bản dự thảo này bằng cách sửa vào và góp ý vào, chúng tôi lại tiếp thu lần nữa để có bản dự thảo tốt nhất, tiếp thu tận cùng những ý kiến hợp lý, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, để chúng ta có thể yên tâm. Mặc dù còn ý kiến khác, nhưng chúng ta đã làm việc hết sức mình, hết trách nhiệm, chúng ta dù còn khác nhau cũng thể hiện biểu quyết của mình theo tinh thần đa số. Theo nguyên tắc Nhà nước ta hoạt động tập trung, dân chủ. Ngày 28 này chúng ta sẽ thể hiện đồng thuận đó trên nguyên tắc đó.” (Báo Quân đội Nhân dân, 18/11/2013)
Nhưng đó mới là việc của Quốc hội làm theo ý đảng. Còn lòng dân thì sao, tại sao nhân dân không có quyền quyết định vào bộ Luật cao nhất của Quốc gia ?
Bởi vì khỏan 4 của Điều 120 Hiến pháp sửa đổi đã “phán” rằng : “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.”
Nhưng đến năm Thìn, tháng Ngọ nào Quốc hội mới quyết định cho dân được bỏ phiếu Hiến pháp qua “trưng cầu ý dân” thì đố ai mà biết được !
BÌNH MỚI RƯỢU CŨ
Chỉ biết rằng, bản “Hiến pháp mới nhưng vẫn cũ” như xưa đã có mấy điều cũng nên bàn.
Thứ nhất, ngay trong Lời mở đầu, Cương lĩnh của đảng đã được đặt “đứng trên đầu” Hiến pháp với câu : “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Thứ nhì, trong Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2), Hiến pháp đã viết những điều chưa thấy có trong thực tế ở Việt Nam như : “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”
Nhân dân chưa bao giờ được quyền tự do lựa chọn Nhà nước theo ý muốn của mình nên không thể nào Nhà nước hiện nay và trong tường lai là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Thứ ba, Đảng đã “tự phong” mình lên hàng lãnh đạo không do dân bầu nên chuyện Hiến pháp ghi Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” là do Đảng bảo Quốc hội phải viết như thế trong đọan 1 của Điều 4 mới: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Thứ tư, trong Dự thảo đầu tiên phổ biến ngày 2/1/2013, Hiến pháp không có vai trò “chủ qủan” của Kinh tế nhà nước vì các nhà sọan thảo đã “thất kinh” với nhiều năm “ăn hại đái nát” của các Doanh nghiệp Nhà nước, tiêu biểu như thua lỗ nhiều ngàn tỷ bạc của hai Tổng Công ty Vinashine và Vinalines.
Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25) của Dự thảo đầu tiên viết
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Thế nhưng, sau Hội nghị Trung ương 8/XI từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013, hai chữ “ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” thay vì “chủ qủan” lại được gài vào mà không nghĩ đến ngày sẽ “mang họa vào thân” như khó mà được Hoa Kỳ nhìn nhận cho Việt Nam được hưởng quy chế “kinh tế thị trường” để được hưởng nhiều ưu đãi trong Thuế quan Phổ cập (Generalized System of Preferences (GSP), hay gia nhập Hiệp ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,TPP) mà Việt Nam đang thương thuyết với Mỹ và 10 nước khác (Brunei, Chile, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba,Úc Đại Lợi, Peru, Ma Lai Á, Mexico, Gia Nã Đại và Nhật Bản)
Điều 51 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 25) của bản phổ biến ngày 17/11/2013 viết :
1.Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Nhưng “kinh tế nhà nước” có khác với “doanh nghiệp nhà nước” không là điều “mập mờ”.
Thứ năm, đến chuyện Đất đai cũng vẫn còn bàn tay nhà nước “qủan lý” dùm dân là quyền “tư hữu” của dân tiếp tục mất toi từ đời này qua đời khác như viết trong Điều 53 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18):
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Thứ sáu, về Quyền con người, cái “giây thong lọng” của nhà nước trong cạm bẫy “do pháp luật quy định” và rất “mơ hồ” vẫn còn nhan nhản trong Hiến pháp mới như ghi trong các điều dưới đây:
Điều 14 (sửa đổi, bổ sung Điều 50)
1. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Nhưng thế nào là các lý do rất mơ hồ và tùy tiện theo lý giải của nhà nước ghi trong khỏan 2 ?
Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nhưng thế nào là các “lợi ích” này và ai có thể định nghĩa cho chính xác mà dân không bị là nạn nhân của “các quan chức an ninh thông thái” của nhà nước ?
Đến những bảo đảm ghi trong Điều 21 (sửa đổi, bổ sung Điều 73) đã khó chứng minh các cơ quan an ninh, tình báo của nhà nước Việt Nam vô can trong qúa khứ liệu có ai tin được nhà nước sẽ “trong sạch” trong tương lai khi thi hành theo các khỏan ghi dưới đây:
1. “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Thứ bảy, thế còn các quyền tự do quan trọng khác thì sao, tại sao vẫn có chiếc còng số 8 dính vào mấy chữ “do pháp luật quy định” ?
Chẳng hạn như dân đã chờ đến mỏi cổ mà nào có được hưởng các quyền tự do ghi trong 2 điều quan trọng sau đây:
Điều 23 (sửa đổi, bổ sung Điều 68):”Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 69): “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Hiện nay ở Việt Nam không có báo tư nhân, không có đảng chính trị và người dân đi biểu tình, dù chống chủ trương xâm lược của ngọai bang Trung Quốc ở trên đất liền và ở Biển Đông cũng vẫn bị bắt bỏ tù và bị khủng bố thì Hiến pháp viết ra để làm gì ?
Hay là Quốc hội đã quen chơi trò “bấm nút” nên phen này cứ ấn cho quyền dân biến luôn ?
Phạm Trần
(11/013)
Tại sao phải cần “do pháp luật quy định” ?
Nếu nói Hiến pháp là “luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất” như viết trong Dự thảo thì nó phải nghiêm chỉnh, phản ảnh tâm huyết và ý chí của tòan dân để xây dựng đất nước.
Đằng này Hiến pháp đã dựa vào nội dung “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa”(bổ sung và phát triển năm 2011) để viết với mục đích trên hết và duy nhất là bảo vệ vị trí cầm quyền độc tôn cho đảng mà Quốc hội vẫn nhắm mắt “bấm nút” chấp thuận ngày 28/11 (2013) thì 500 Đại biểu Quốc hội Khoá 13 đã phản lại quyền lợi của dân để hại nước lâu dài.
Kịch bản “không cần lòng dân, miễn đẹp lòng đảng” đã có từ Hội nghị Trung ương 2, Khóa đảng XI từ ngày 04 đến ngày 10-7-2011 với quyết định “sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”, nhưng không có bất cứ ai trong các đảng viên Đại biểu Quốc hội lên tiếng phản đối.
Nghị quyết này viết : “Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn, phương châm và phương pháp tiến hành; xác định việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992, căn cứ vào nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội XI của Đảng; khẳng định bản chất Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và của dân tộc Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh….”
Quốc hội đã mau mắn “tát nước theo mưa” bằng cách ra Nghị quyết ngày (01/01/2013) để “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” nhằm : “ Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.”
Nghị quyết mang chữ ký của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn cam đoan: “Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.”
Sau đó một ngày, Bộ Chính trị cũng ra Chỉ thị ( 02/01/2013) khoe khoang rằng: “Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”
Nhưng Chỉ thị không quên rào đón : “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng; động viên sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc...”
LẤY Ý DÂN CHO AI ?
Ông bà ta thường nói “có tật thì giật mình” nên tuy đảng biết mình đang đánh lừa dân “sửa mà không chữa” nhưng vẫn cảnh giác “không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc..”
Nhưng ai là thế lực xấu và xuyên tạc để phục vụ ai ? Nhân dân đâu có nhầm lẫn. Họ vẫn tin vào cơ hội ngàn năm một thuở của Sửa đổi Hiến pháp để nói ra lòng mình muốn gì.
Họ muốn có một Nhà nước thật sự là “của dân, do dân và vì dân”; họ muốn dành lại quyền “làm chủ đất nước” từ tay đảng và muốn có bầu cử tự do chứ không dối trá như đảng vẫn tổ chức theo lối “đảng cử dân bầu”.
Họ cũng hy vọng với sự đồng thuận của đa số, đất nước sẽ có cơ hội “thay da đổi thịt” để cho dân có dịp mở mày mở mặt thi đua với năm châu, bốn biển.
Thế nên cả nước, từ giới khoa bảng xuống thứ dân, từ giới khoa học đến đảng viên, từ giới tu hành đến lực lượng võ trang và cả những người dân lao động lam lũ buôn thúng bán bưng, chạy ngược chạy xuôi kiếm cơm bỏ bụng, chữ nghĩa nhập nhằng cũng được vận động tham gia cho đủ mặt “tòan dân, nhất trí, phấn khởi, hồ hởi đồng lòng, cùng dạ sốt sắng” nắm lầy cơ hội đời người có một để làm nghĩa vụ công dân hiên ngang xốc tới với cách mạng với hy vọng cho con cháu đời sau được “sáng mắt sáng lòng” hơn ông bà, cha mẹ chúng.
Một phong trào quần chúng cuồn cuộn nổi lên với những tấm lòng và trí tuệ thành khẩn phát ra từ các Kiến nghị 72 của hàng ngàn Trí thức, đảng viên; từ ý kiến của trên 7 triệu tín đồng Công Giáo cộng thêm hàng triệu tín đồ của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, của đạo Tin Lành cho đến Gíao hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy và hàng trăm Trí thức của Mặt trận Tổ quốc và của nhiều thành phần thanh nữ, thanh niên Việt Nam đã tấp nập gửi về Ban sọan thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với mong mỏi chính đáng duy nhất: Xin đảng hãy thôi độc quyền lãnh đạo ghi trong Điều 4 Hiến pháp từ 1980 để cho nhân dân tự quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình qua việc thực thi quyền làm chủ đất nước bằng bầu cử tự do, dân chủ lập lên một Nhà nước pháp quyền thật sự là của dân, do dân và vì dân.
Trước sức sống mãnh liệt và thành tâm như thế của dân, tưởng đâu hai ông lãnh đạo Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là những người từng hứa lấy ý kiến dân là để “phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân” sẽ ngồi lại với dân để tìm ra giải pháp. Nào ngờ hai ông đã “tát vào mặt dân” một cái “lóe lửa con mắt” qua những phát ngôn rất “dao búa” của dân sống “không cần hộ khẩu”.
Ông Trọng nói: “ Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.” (Lời phát biểu có ghi âm của Ông Trọng tại Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013)
Đến phiên ông Hùng thì ông này cũng phát ngôn rất “chụp mũ” tại buổi làm việc với Thành phố Hà Nội ngày 28/02/2013 : “Thứ nhất, TP. Hà Nội tổng hợp và ghi nhận nhưng cần đánh giá phân tích nắm bắt tình hình đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối việc lợi dụng việc lấy ý kiến, góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, chống lại chính quyền.
Thứ hai, Nghị quyết Quốc hội quy định bản lấy ý kiến là bản của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của Quốc hội và đã được Quốc hội nhất trí là bản duy nhất. Nếu tự tổ chức lấy ý kiến theo một cách khác là không được. Đó là cách làm không đúng quy định”. (Báo Giáo dục Việt Nam)
Làm gì có chuyện người dân đã “lợi dụng việc lấy ý kiến, góp ý vào dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, chống lại chính quyền” ?
Dân chỉ có hai bàn tay trắng thì lấy gì mà chống với đỡ ? Chủ tịch Quốc hội đã cố tình “bẻ cong” các đóng góp ý kiến chân thành của dân để vu oan cho dân. Nếu ông Hùng coi việc đã có nhiều triệu người dân chống duy trì Điều 4 Hiến pháp để không cho đảng có nhiều “đặc quyền đặc lợi” là “chống lại đảng, chống lại chính quyền” là ông đã phạm tội “vu khống ” nhân dân rồi đấy.
Nhưng tại sao đảng biết là “ý dân không bằng lệnh đảng” mà vẫn muốn “đánh lừa” dân khi đem bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi ra lấy ý kiến ?
Để chứng minh “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, là nhà nước có nền dân chủ tiên tiến hơn nhiều nước dân chủ tư bản khác, hay chỉ để “mị dân” ?
Con số 26 triệu lượt người đã góp ý vào Dự thảo Hiến pháp với tổ dân phố, công an phường, xã mà không cần có thời giờ đọc để hiểu cho thông và không được viết “không đồng ý” trên Phiếu lấy ý kiến có nghĩa lý gì với hai kỳ lấy ý kiến dân của nhà nước ?
Tất nhiên cả hai đợt lấy ý kiến dân từ 02/01 đến 31/3/2013 và từ 01/04 đến 30/9/2013 chỉ có giá trị trên giấy với hàng trăm cuộc hội nghị, hội thảo và tọa đàm từ trung ướng về địa phương.
Những đóng góp của dân thuận, nghịch ra sao thì không thấy đảng làm rõ. Có bao nhiêu triệu con người đã không muốn duy trì Điều 4 Hiến pháp cũng không thấy đảng công bố cho dân biết.
Chỉ thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định từ sau Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013: “Trong thời gian qua, chúng ta đã phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp; việc đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng Dự thảo Hiến pháp 1992 cũng như thực thi Hiến pháp sau này….”
BẤM NÚT CHO MẤT HÚT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có vẻ rất “thành khẩn” muốn mọi người biết rằng ông đã điều hành Quốc hội làm việc hết sức để hòan tất Bản Hiến pháp tốt như sẽ có.
Ông nói tại Phiên họp ngày 18/11 (2013) : “Chúng ta đã làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao…Chúng tôi làm việc với tinh thần rất cần mẫn, rất khiêm tốn và rất cầu thị để tiếp thu cho được tinh hoa trí tuệ của nhân dân mà các đại biểu tiếp tục phản ảnh. Có đại biểu phát biểu, có đại biểu chưa phát biểu nhưng gửi ý kiến về, có các vị khách của chúng ta gửi ý kiến chúng tôi cũng nghiên cứu để tiếp thu đầy đủ. Vừa tiếp thu ý kiến phát biểu của đại biểu tại hội trường, vừa tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội gửi đến, vừa tiếp thu ý kiến của các vị khách và nhân dân, một số ý kiến tiếp tục gửi đến” (Báo Quân đội Nhân dân, 18/11/2013)
Tuy nhiên ông Hùng lại cho rằng những gì đã do “đa số” đồng ý rồi thì không thảo luận thêm nữa.
Ông nói : “Cho nên những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất mà đã được các kỳ họp trước của Quốc hội và đã tiếp thu ý kiến nhân dân, các kỳ họp của Trung ương, của Bộ Chính trị, của Ủy ban Dự thảo mà đã cơ bản nhất trí cao, đạt được ý chí, nguyện vọng của nhân dân rồi thì xin với các vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu ở kỳ họp này, trong phiên họp vừa rồi, chúng ta phải giữ nguyên tắc là đã đa số rồi, đã nhất trí rồi thì chúng tôi xin giữ như tinh thần đó. Giữ như dự thảo một số điểm là nguyên tắc như vậy.”
Tuy nhiên trái với loan báo từ trước, phiên thảo luận “công khai” của các đại biểu Quốc hội dự trù diễn ra ngày 18/11 (2013) đã bị bỏ vào phút chót.
Thay vào đó, các Đại biểu Quốc hội sẽ “góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.”
Tại sao đảng lại sợ thảo luận công khai ? Chả nhẽ lại sợ bị các “thế lực thù địch lợi dụng chống phá” ?
Ông Hùng nói với các Đại biểu : “Chúng ta làm việc cần mẫn, trách nhiệm trước nhân dân. Mong rằng, tất cả các vị đại biểu Quốc hội lại một vòng nữa chúng ta xây dựng bản dự thảo này bằng cách sửa vào và góp ý vào, chúng tôi lại tiếp thu lần nữa để có bản dự thảo tốt nhất, tiếp thu tận cùng những ý kiến hợp lý, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, để chúng ta có thể yên tâm. Mặc dù còn ý kiến khác, nhưng chúng ta đã làm việc hết sức mình, hết trách nhiệm, chúng ta dù còn khác nhau cũng thể hiện biểu quyết của mình theo tinh thần đa số. Theo nguyên tắc Nhà nước ta hoạt động tập trung, dân chủ. Ngày 28 này chúng ta sẽ thể hiện đồng thuận đó trên nguyên tắc đó.” (Báo Quân đội Nhân dân, 18/11/2013)
Nhưng đó mới là việc của Quốc hội làm theo ý đảng. Còn lòng dân thì sao, tại sao nhân dân không có quyền quyết định vào bộ Luật cao nhất của Quốc gia ?
Bởi vì khỏan 4 của Điều 120 Hiến pháp sửa đổi đã “phán” rằng : “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.”
Nhưng đến năm Thìn, tháng Ngọ nào Quốc hội mới quyết định cho dân được bỏ phiếu Hiến pháp qua “trưng cầu ý dân” thì đố ai mà biết được !
BÌNH MỚI RƯỢU CŨ
Chỉ biết rằng, bản “Hiến pháp mới nhưng vẫn cũ” như xưa đã có mấy điều cũng nên bàn.
Thứ nhất, ngay trong Lời mở đầu, Cương lĩnh của đảng đã được đặt “đứng trên đầu” Hiến pháp với câu : “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Thứ nhì, trong Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2), Hiến pháp đã viết những điều chưa thấy có trong thực tế ở Việt Nam như : “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”
Nhân dân chưa bao giờ được quyền tự do lựa chọn Nhà nước theo ý muốn của mình nên không thể nào Nhà nước hiện nay và trong tường lai là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Thứ ba, Đảng đã “tự phong” mình lên hàng lãnh đạo không do dân bầu nên chuyện Hiến pháp ghi Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” là do Đảng bảo Quốc hội phải viết như thế trong đọan 1 của Điều 4 mới: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Thứ tư, trong Dự thảo đầu tiên phổ biến ngày 2/1/2013, Hiến pháp không có vai trò “chủ qủan” của Kinh tế nhà nước vì các nhà sọan thảo đã “thất kinh” với nhiều năm “ăn hại đái nát” của các Doanh nghiệp Nhà nước, tiêu biểu như thua lỗ nhiều ngàn tỷ bạc của hai Tổng Công ty Vinashine và Vinalines.
Điều 54 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25) của Dự thảo đầu tiên viết
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Thế nhưng, sau Hội nghị Trung ương 8/XI từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013, hai chữ “ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” thay vì “chủ qủan” lại được gài vào mà không nghĩ đến ngày sẽ “mang họa vào thân” như khó mà được Hoa Kỳ nhìn nhận cho Việt Nam được hưởng quy chế “kinh tế thị trường” để được hưởng nhiều ưu đãi trong Thuế quan Phổ cập (Generalized System of Preferences (GSP), hay gia nhập Hiệp ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,TPP) mà Việt Nam đang thương thuyết với Mỹ và 10 nước khác (Brunei, Chile, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba,Úc Đại Lợi, Peru, Ma Lai Á, Mexico, Gia Nã Đại và Nhật Bản)
Điều 51 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 25) của bản phổ biến ngày 17/11/2013 viết :
1.Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Nhưng “kinh tế nhà nước” có khác với “doanh nghiệp nhà nước” không là điều “mập mờ”.
Thứ năm, đến chuyện Đất đai cũng vẫn còn bàn tay nhà nước “qủan lý” dùm dân là quyền “tư hữu” của dân tiếp tục mất toi từ đời này qua đời khác như viết trong Điều 53 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18):
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Thứ sáu, về Quyền con người, cái “giây thong lọng” của nhà nước trong cạm bẫy “do pháp luật quy định” và rất “mơ hồ” vẫn còn nhan nhản trong Hiến pháp mới như ghi trong các điều dưới đây:
Điều 14 (sửa đổi, bổ sung Điều 50)
1. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Nhưng thế nào là các lý do rất mơ hồ và tùy tiện theo lý giải của nhà nước ghi trong khỏan 2 ?
Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nhưng thế nào là các “lợi ích” này và ai có thể định nghĩa cho chính xác mà dân không bị là nạn nhân của “các quan chức an ninh thông thái” của nhà nước ?
Đến những bảo đảm ghi trong Điều 21 (sửa đổi, bổ sung Điều 73) đã khó chứng minh các cơ quan an ninh, tình báo của nhà nước Việt Nam vô can trong qúa khứ liệu có ai tin được nhà nước sẽ “trong sạch” trong tương lai khi thi hành theo các khỏan ghi dưới đây:
1. “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Thứ bảy, thế còn các quyền tự do quan trọng khác thì sao, tại sao vẫn có chiếc còng số 8 dính vào mấy chữ “do pháp luật quy định” ?
Chẳng hạn như dân đã chờ đến mỏi cổ mà nào có được hưởng các quyền tự do ghi trong 2 điều quan trọng sau đây:
Điều 23 (sửa đổi, bổ sung Điều 68):”Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 69): “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Hiện nay ở Việt Nam không có báo tư nhân, không có đảng chính trị và người dân đi biểu tình, dù chống chủ trương xâm lược của ngọai bang Trung Quốc ở trên đất liền và ở Biển Đông cũng vẫn bị bắt bỏ tù và bị khủng bố thì Hiến pháp viết ra để làm gì ?
Hay là Quốc hội đã quen chơi trò “bấm nút” nên phen này cứ ấn cho quyền dân biến luôn ?
Phạm Trần
(11/013)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhớ về Ông Bà Ngô Đình Nhu
Nguyễn văn Lục
13:50 21/11/2013
Tôi mới nhận được một giấy mời tham dự Lễ Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 02/11. Tôi không một chút suy nghĩ và đã nhận lời. Lần đầu tiên nhận một giấy mời như thế kể từ khi ông chết. Cám ơn ban tổ chức. Tôi nhìn thấy tên người tổ chức: ông Lê Châu Lộc. Người đã có thời hãnh diện vì đã được sống bên cạnh vị Tổng Thống ấy.
Từ Lê Châu Lộc, tôi liên tưởng đến những người từng có cơ hội gần gũi với Tổng Thống Ngô Đình Diệm như Đỗ Thọ, Nguyễn Hữu Duệ, Cao Xuân Vỹ, Tôn Thất Thiện, Cụ Quách Tòng Đức, Huỳnh Văn Lang, Trần Kim Tuyến, Lâm Lễ Trinh, cụ Đoàn Thêm, Võ Văn Hải, Nguyễn Thành Cung, Nguyễn Cửu Đắc, Nguyễn Văn Minh và v.v... Ít ai có lời phỉ báng, nặng nhẹ, nếu không nói là một lòng, một dạ. Hình như ít có vị lãnh đạo nào, dù đạo hay đời mà khi chết đi để lại thương nhớ và niềm kính trọng nơi những kẻ dưới quyền đến như ông? Hồ Chí Minh chăng? Không. Nào ai khác không có.
Nhớ những người này, những kẻ một lòng, một dạ với ông thì đồng thời tôi cũng muốn không nhớ tới Đỗ Mậu, một số tướng lãnh hay Thích Trí Quang và Cabot Lodge. Nói chi đến thứ như Nguyễn Đắc Xuân, viết bẩn, bôi lọ khi viết về khu biệt thự Trần Lệ Xuân (2 Yết Kiêu, Đà Lạt) lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Nơi đây lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn.
Tôi sẽ đến đó với một tấm lòng thanh thản, bởi vì tôi:
- Đến đó không phải để vinh danh một vị tổng thống của nền đệ nhất cộng hoà.
- Đến đó không phải để tôn sùng, không phải để thần thánh hóa như người ta mỉa mai.
- Đến đó không phải vì ngu muội, vì thiếu hiểu biết lịch sử, như người ta chửi.
- Đến đó cũng chẳng một chút mưu cầu gì, bất cứ mưu cầu gì.
Và có thể, tất cả những người đến đó, như tôi, đều chẳng có mưu mô, mưu cầu nào cả. Mưu cầu dựng lại đảng Cần lao nhân vị? Buồn cười. Đừng ai gán ghép gì cả. Có người vui mừng vì những cái chết đó. Có người buồn, thương tiếc. Người vui thì được, tại sao lại khó chịu khi người khác không vui, khi người khác buồn? Hãy cứ để cho người vui được vui và người buồn được phép buồn.
Tôi đến với một chút lòng. Chỉ có thế. Đến vì nghĩ rằng những năm tháng ấy, mặc dù chẳng phải là một xã hội toàn hảo, mặc dù xã hội ấy chập chững khập khễnh giữa dân chủ, phong kiến, tự do và độc đoán. Tôi tránh chữ độc tài bởi vì nó nhiều mức độ quá. Và tôi vẫn tự hào với mình, với bạn bè mình rằng đó là những năm tháng đẹp nhất quãng đời tuổi trẻ của tôi, của chúng tôi. Tôi đã hỏi các bạn bè tôi, ít ai nói khác.
Hỡi những ai, những loài chim ri, chim sẻ của các trường Chu Văn An, Petrus Ký, Gia Long, Trưng Vương, hãy nói lên đi: đã có lần nào các anh bị tù, bị bịt mồm, bịt miệng một cách bất công, bị đàn áp một cách vô lý… Và các anh, các chị đã có lúc nào cảm thấy bị ngộp thở, bị đè nén trong thời gian đó vì lý do tôn giáo?
Do ai và người nào, bầy tôi nào mà chúng ta bị đối xử như thế? Hãy tìm cho tôi một thời gian nào của mảnh đất miền Nam trong 20 năm và đến nay được nửa thế kỷ, đã trãi qua những ngày tháng tốt đẹp hơn những ngày tháng ấy?
Tôi nhắc lại nơi đây một nhận xét của Võ Phiến về giai đoạn 1954-1963 như sau: “Trong khung cảnh thái bình, nước nhà vừa có chủ quyền. .., chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do, văn học nghệ thuật đã phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. Tình hình văn học trong giai đoạn mở đầu miền Nam phản ánh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực… Sang giai đoạn sau cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần… (Trích Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến, trang 207).
Trước 1954 và sau 1963, chúng ta đã sống thế nào? Trước 1954, nhiều nỗi bấp bênh, tương lai vô định. Sau 1963, tình thế rối beng, tuổi trẻ chán ngán. Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả !
Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu. Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam.
Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, hỏi cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo !
Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ. Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn. Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế. Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam ? Hãy cố nhớ lại xem, hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành.
Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo: “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở.” Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông. Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học. Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử. Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ”.
Nay thì thời gian đã gấp mấy lần từ ngày 01/11/1963 ? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không ? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta.
Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội. Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu.
Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu. Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu. Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi.
Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó. Với đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi, thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung, Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội.
Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học. Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu.
Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào! Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.
Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt. Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm. Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc. Nhưng khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là cớ sự cho những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.
Đối với tôi, sau 1963, cái gì cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đình ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không ? Xin được nhắc lại một lần cuối rằng trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn tháng 11–63”Ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau: Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?
Và Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp: Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn còn ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lý Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đình Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v... Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không còn nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba thì thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lãnh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất vì bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi. Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho người viết hay: phòng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác. Chi tiết mà ông Ngô Bảo, nay đã 78 tuổi, cho biết một lần nữa chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đã bịa đặt, viết lếu láo là đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đã im lặng. Im lặng ở đây được coi là đồng loã.
Dù chỉ nhìn thoáng qua, ấn tượng về ông còn được ghi nhớ mãi trong tôi. Nhưng ấn tượng đó còn được ghi khắc thêm là trong số học trò của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho tôi là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thầy cũ. Ông đã hết lời nói về gia đình thầy của mình. Ông Nhu thì học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nhìn nhận như vậy.
Cụ Đoàn Thêm nhận xét: “Về phương diện trí thức, trình độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ý có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.” Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu.
Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng. Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt.
Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho. Nghe sao thì nói lại. Mà câu chuyện này tôi nghe khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư. Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều gì đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được? Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi không là không. Nói xấu cho một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó.
Bẵng đi một thời gian gần 10 năm, tôi lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, tôi còn là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen thì khen. Ai vỗ tay thì vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, còn vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề gì khác. Gần như ông không chú ý đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài rình rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời. Nói như cụ Đoàn Thêm thì ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ mình là đủ).”
Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc gì với ông, tôi nhìn chăm chăm vào ông. Kính phục thì có, sợ thì không. Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ thì khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ý đến những cử chỉ, thái độ của mấy ông này. Ông không phải là loại người của đám đông.
Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết trình học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay hình ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng. Không! Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống. Tôi đã đọc lại các số báo Lập Trường, Hành Trình, Đất nước và Trình bày sau 1963. Không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đã làm được như vậy?
Xin hãy đọc vài dòng của cụ Đoàn Thêm viết về ộng Nhu để thấy con người ấy sống như thế nào: “Tôi còn ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn. Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn phòng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy còn những phòng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, thì ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để còn luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đã kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh. .. Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.” Theo như lời kể của cụ Đoàn Thêm: “Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đã được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).”
Người nào đã đọc cụ Đoàn Thêm thì đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Vậy nên những nhận xét của cụ phải được coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn bôi bẩn hay xưng tụng quá mức.
Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, hẳn người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người thế nào rồi ! Tư cách ở chỗ ấy, trí thức thứ thiệt ở chỗ ấy. Cứ thử nhìn lại, những người thay thế ông sau này, quyền bính vào trong tay, họ đã hành xử thế nào ? Cứ như ông Đỗ Mậu hồi làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đình Nhu trong 9 năm làm cố vấn. Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đình Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đình Diệm ?
Từ đầu đến giờ, tôi chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập gì đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu con người mà không xứng đáng thì nói chi đến thứ khác?
Sau này, tại California, tôi lại một lần nữa nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục. Tôi đã nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng.
Ông đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.
Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đã yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đã vui vẻ chào. Một lần nữa, ông Lộc vội vã không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan thì chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ gì lại phải chào bà Nhu. Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.
Trường hợp thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh. Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm trong các buổi lễ chính thức. Vì thế, ông đã nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đình ông Diệm. Ông đã kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà.
Nhiều nhà văn, nhà báo đã tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v… Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý. Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám mục Ngô Đình Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm.
Bà Nhu là một phụ nữ đạo đức
Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà? Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì gần như tất cả. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm 1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó. Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Không làm cũng chết chỉ vì bà là một người đàn bà, lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào chịu được ! Có lẽ chúng ta lại cần đến lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu xem sao.
Theo cụ Đoàn Thêm:
– Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
- Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.
– Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, theo cụ Đoàn Thêm là nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khoe và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu thì người ta còn nhẫn nhịn chờ đợi, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
– Người đàn bà VN muốn vội sống theo gương đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, dù trái hay phải, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu và những Từ Hy.
– Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt. Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó. Người ghét cứ ghét, cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm do cái thể chế tam đầu chế, cộng thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đình Nhu. Những người ngưỡng mộ và quý mến bà chẳng bao nhiêu.
Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. Vì không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đã không làm cho đến khi ông lìa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm. Tôi hiểu. Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đã tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lõa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những điều bôi nhọ bà Nhu của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai. Nói sai dĩ nhiên là không dám nói. Nói đúng thì hóa ra đồng lõa bôi nhọ. Trả lời khôn ngoan nhất là không nhớ. Không nhớ gì hết. Theo quý vị độc giả, tôi phải nghĩ thế nào về những sinh viên đã im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân? Nhưng nếu chúng ta có thể tạm quên đi tất cả những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nhìn lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào ? Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đã có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đều nhận thấy bà sống cuộc đời ẩn dật và sống chết với quá khứ đó. Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm này? Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ. Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà. Kể như bà đã chết cùng với hai ông Diệm Nhu. Đối với bà, cuộc sống đã không còn nữa. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: Đắng cay và tủi hận. Những ai từng kết án bà thì xin nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa trăng hoa, mất nết… thì chúng ta sẽ thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.
Nhưng ngay những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà. Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý rồi sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài, ngày ngày đi lễ nhà thờ, lấy kinh nguyện làm lẽ sống. Một con người như thế, chịu biết bao điều sỉ nhục, biết bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình. Nhân cách ấy, cách chọn lựa lối sống ấy, không phải là dễ, không phải ai cũng làm được. Và chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà? Người ta đồn bà đang viết nhật ký. Mong là như vậy. Ông Lê Châu Lộc có nói với tôi là bà viết nhiều lắm. Tôi chỉ biết vậy. Trong cuộc sống này, trong suốt những năm làm vợ ông Nhu. Tôi mường tượng hình ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh nói tới ánh mắt reo vui, âu yếm của ông Nhu khi nhìn mẹ con bà Nhu ăn mặc chuẩn bị chụp hình. Đặc biệt, ông nuông chiều cậu Út. Đó là một gia đình êm ấm.
Ông đã chết từ 02/11/1963. Phần bà Nhu đã chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.
Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ không khỏi bất công. Tôi quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quý mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu.
(2 tháng 11, 1963 – Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu)
Nhớ những người này, những kẻ một lòng, một dạ với ông thì đồng thời tôi cũng muốn không nhớ tới Đỗ Mậu, một số tướng lãnh hay Thích Trí Quang và Cabot Lodge. Nói chi đến thứ như Nguyễn Đắc Xuân, viết bẩn, bôi lọ khi viết về khu biệt thự Trần Lệ Xuân (2 Yết Kiêu, Đà Lạt) lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Nơi đây lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn.
Tôi sẽ đến đó với một tấm lòng thanh thản, bởi vì tôi:
- Đến đó không phải để vinh danh một vị tổng thống của nền đệ nhất cộng hoà.
- Đến đó không phải để tôn sùng, không phải để thần thánh hóa như người ta mỉa mai.
- Đến đó không phải vì ngu muội, vì thiếu hiểu biết lịch sử, như người ta chửi.
- Đến đó cũng chẳng một chút mưu cầu gì, bất cứ mưu cầu gì.
Và có thể, tất cả những người đến đó, như tôi, đều chẳng có mưu mô, mưu cầu nào cả. Mưu cầu dựng lại đảng Cần lao nhân vị? Buồn cười. Đừng ai gán ghép gì cả. Có người vui mừng vì những cái chết đó. Có người buồn, thương tiếc. Người vui thì được, tại sao lại khó chịu khi người khác không vui, khi người khác buồn? Hãy cứ để cho người vui được vui và người buồn được phép buồn.
Tôi đến với một chút lòng. Chỉ có thế. Đến vì nghĩ rằng những năm tháng ấy, mặc dù chẳng phải là một xã hội toàn hảo, mặc dù xã hội ấy chập chững khập khễnh giữa dân chủ, phong kiến, tự do và độc đoán. Tôi tránh chữ độc tài bởi vì nó nhiều mức độ quá. Và tôi vẫn tự hào với mình, với bạn bè mình rằng đó là những năm tháng đẹp nhất quãng đời tuổi trẻ của tôi, của chúng tôi. Tôi đã hỏi các bạn bè tôi, ít ai nói khác.
Hỡi những ai, những loài chim ri, chim sẻ của các trường Chu Văn An, Petrus Ký, Gia Long, Trưng Vương, hãy nói lên đi: đã có lần nào các anh bị tù, bị bịt mồm, bịt miệng một cách bất công, bị đàn áp một cách vô lý… Và các anh, các chị đã có lúc nào cảm thấy bị ngộp thở, bị đè nén trong thời gian đó vì lý do tôn giáo?
Do ai và người nào, bầy tôi nào mà chúng ta bị đối xử như thế? Hãy tìm cho tôi một thời gian nào của mảnh đất miền Nam trong 20 năm và đến nay được nửa thế kỷ, đã trãi qua những ngày tháng tốt đẹp hơn những ngày tháng ấy?
Tôi nhắc lại nơi đây một nhận xét của Võ Phiến về giai đoạn 1954-1963 như sau: “Trong khung cảnh thái bình, nước nhà vừa có chủ quyền. .., chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do, văn học nghệ thuật đã phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. Tình hình văn học trong giai đoạn mở đầu miền Nam phản ánh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực… Sang giai đoạn sau cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần… (Trích Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến, trang 207).
Trước 1954 và sau 1963, chúng ta đã sống thế nào? Trước 1954, nhiều nỗi bấp bênh, tương lai vô định. Sau 1963, tình thế rối beng, tuổi trẻ chán ngán. Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả !
Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu. Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam.
Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, hỏi cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo !
Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ. Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn. Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế. Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam ? Hãy cố nhớ lại xem, hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành.
Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo: “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở.” Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông. Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học. Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử. Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ”.
Nay thì thời gian đã gấp mấy lần từ ngày 01/11/1963 ? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không ? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta.
Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội. Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu.
Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu. Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu. Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi.
Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó. Với đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi, thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung, Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội.
Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học. Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu.
Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào! Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.
Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt. Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm. Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc. Nhưng khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là cớ sự cho những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.
Đối với tôi, sau 1963, cái gì cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đình ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không ? Xin được nhắc lại một lần cuối rằng trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn tháng 11–63”Ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau: Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?
Và Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp: Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn còn ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lý Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đình Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v... Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không còn nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba thì thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lãnh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất vì bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi. Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho người viết hay: phòng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác. Chi tiết mà ông Ngô Bảo, nay đã 78 tuổi, cho biết một lần nữa chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đã bịa đặt, viết lếu láo là đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đã im lặng. Im lặng ở đây được coi là đồng loã.
Dù chỉ nhìn thoáng qua, ấn tượng về ông còn được ghi nhớ mãi trong tôi. Nhưng ấn tượng đó còn được ghi khắc thêm là trong số học trò của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho tôi là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thầy cũ. Ông đã hết lời nói về gia đình thầy của mình. Ông Nhu thì học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nhìn nhận như vậy.
Cụ Đoàn Thêm nhận xét: “Về phương diện trí thức, trình độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ý có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.” Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu.
Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng. Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt.
Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho. Nghe sao thì nói lại. Mà câu chuyện này tôi nghe khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư. Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều gì đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được? Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi không là không. Nói xấu cho một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó.
Bẵng đi một thời gian gần 10 năm, tôi lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, tôi còn là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen thì khen. Ai vỗ tay thì vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, còn vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề gì khác. Gần như ông không chú ý đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài rình rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời. Nói như cụ Đoàn Thêm thì ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ mình là đủ).”
Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc gì với ông, tôi nhìn chăm chăm vào ông. Kính phục thì có, sợ thì không. Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ thì khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ý đến những cử chỉ, thái độ của mấy ông này. Ông không phải là loại người của đám đông.
Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết trình học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay hình ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng. Không! Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống. Tôi đã đọc lại các số báo Lập Trường, Hành Trình, Đất nước và Trình bày sau 1963. Không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đã làm được như vậy?
Xin hãy đọc vài dòng của cụ Đoàn Thêm viết về ộng Nhu để thấy con người ấy sống như thế nào: “Tôi còn ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn. Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn phòng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy còn những phòng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, thì ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để còn luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đã kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh. .. Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.” Theo như lời kể của cụ Đoàn Thêm: “Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đã được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).”
Người nào đã đọc cụ Đoàn Thêm thì đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Vậy nên những nhận xét của cụ phải được coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn bôi bẩn hay xưng tụng quá mức.
Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, hẳn người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người thế nào rồi ! Tư cách ở chỗ ấy, trí thức thứ thiệt ở chỗ ấy. Cứ thử nhìn lại, những người thay thế ông sau này, quyền bính vào trong tay, họ đã hành xử thế nào ? Cứ như ông Đỗ Mậu hồi làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đình Nhu trong 9 năm làm cố vấn. Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đình Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đình Diệm ?
Từ đầu đến giờ, tôi chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập gì đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu con người mà không xứng đáng thì nói chi đến thứ khác?
Sau này, tại California, tôi lại một lần nữa nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục. Tôi đã nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng.
Ông đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.
Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đã yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đã vui vẻ chào. Một lần nữa, ông Lộc vội vã không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan thì chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ gì lại phải chào bà Nhu. Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.
Trường hợp thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh. Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm trong các buổi lễ chính thức. Vì thế, ông đã nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đình ông Diệm. Ông đã kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà.
Nhiều nhà văn, nhà báo đã tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v… Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý. Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám mục Ngô Đình Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm.
Bà Nhu là một phụ nữ đạo đức
Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà? Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì gần như tất cả. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm 1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó. Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Không làm cũng chết chỉ vì bà là một người đàn bà, lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào chịu được ! Có lẽ chúng ta lại cần đến lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu xem sao.
Theo cụ Đoàn Thêm:
– Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
- Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.
– Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, theo cụ Đoàn Thêm là nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khoe và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu thì người ta còn nhẫn nhịn chờ đợi, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
– Người đàn bà VN muốn vội sống theo gương đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, dù trái hay phải, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu và những Từ Hy.
– Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt. Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó. Người ghét cứ ghét, cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm do cái thể chế tam đầu chế, cộng thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đình Nhu. Những người ngưỡng mộ và quý mến bà chẳng bao nhiêu.
Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. Vì không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đã không làm cho đến khi ông lìa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm. Tôi hiểu. Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đã tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lõa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những điều bôi nhọ bà Nhu của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai. Nói sai dĩ nhiên là không dám nói. Nói đúng thì hóa ra đồng lõa bôi nhọ. Trả lời khôn ngoan nhất là không nhớ. Không nhớ gì hết. Theo quý vị độc giả, tôi phải nghĩ thế nào về những sinh viên đã im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân? Nhưng nếu chúng ta có thể tạm quên đi tất cả những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nhìn lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào ? Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đã có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đều nhận thấy bà sống cuộc đời ẩn dật và sống chết với quá khứ đó. Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm này? Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ. Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà. Kể như bà đã chết cùng với hai ông Diệm Nhu. Đối với bà, cuộc sống đã không còn nữa. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: Đắng cay và tủi hận. Những ai từng kết án bà thì xin nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa trăng hoa, mất nết… thì chúng ta sẽ thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.
Nhưng ngay những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà. Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý rồi sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài, ngày ngày đi lễ nhà thờ, lấy kinh nguyện làm lẽ sống. Một con người như thế, chịu biết bao điều sỉ nhục, biết bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình. Nhân cách ấy, cách chọn lựa lối sống ấy, không phải là dễ, không phải ai cũng làm được. Và chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà? Người ta đồn bà đang viết nhật ký. Mong là như vậy. Ông Lê Châu Lộc có nói với tôi là bà viết nhiều lắm. Tôi chỉ biết vậy. Trong cuộc sống này, trong suốt những năm làm vợ ông Nhu. Tôi mường tượng hình ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh nói tới ánh mắt reo vui, âu yếm của ông Nhu khi nhìn mẹ con bà Nhu ăn mặc chuẩn bị chụp hình. Đặc biệt, ông nuông chiều cậu Út. Đó là một gia đình êm ấm.
Ông đã chết từ 02/11/1963. Phần bà Nhu đã chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.
Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ không khỏi bất công. Tôi quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quý mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu.
(2 tháng 11, 1963 – Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Trái Cuối Năm
Joseph Ngọc Phạm
22:15 21/11/2013
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Tháng mười mùa gặt pumpkin
Tháng một, tháng chạp Giáng Sinh mùa quà.
(Phỏng theo ca dao VN)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15/11 -21/11/2013 - Mafia muốn ám sát Đức Giáo Hoàng?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:35 21/11/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong tuần qua, truyền thông thế giới đã rộ lên tin tức về âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng của Mafia. Nguồn tin Đức Giáo Hoàng có nguy cơ bị ám hại đầu tiên xuất phát từ Ý khi thẩm phán Nicola Gratteri trả lời phỏng vấn tờ báo Il Fatto. Ông cho rằng vì quyết tâm lên án tội phạm, gây cản trở cho công việc làm ăn của Mafia, nên Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể trở thành mục tiêu của các trùm Mafia tại Ý.
Vị thẩm phán Gratteri là người nổi tiếng quyết tâm chống Mafia từ năm 1989. Hiện nay ông được cảnh sát Ý bảo vệ rất cẩn mật 24/24 giờ mỗi ngày.
Nguồn tin trên gây lo ngại cho nhiều người vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người cởi mở, gần gũi, mở rộng vòng tay đón tiếp giáo dân và không chịu dùng xe có lồng kính chống đạn. Sau mỗi buổi triều yết chung sáng thứ Tư hằng tuần, Đức Thánh Cha thường trực tiếp bắt tay với hàng trăm giáo dân. Chính vì vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dễ bị kẻ xấu hãm hại.
Trong khi tin Đức Giáo Hoàng có thể bị ám hại đang được loan truyền một cách rộng rãi trên các cơ quan truyền thông thì tại Vatican phát ngôn viên Tòa Thánh cha Federico Lombardi nói chúng tôi “rất bình tĩnh”
Trả lời hệ thống truyền hình ABC tại Mỹ cha Federico Lombardi nói “Không có lý do cụ thể nào làm chúng tôi phải quan tâm, cũng không thấy có lý do gì hỗ trợ cho lời cảnh báo đó.”
Trong buổi triều yết chung Thứ Tư 20 tháng 11 mà chúng tôi sẽ tường trình ngay sau đây, quý vị và anh chị em có thể thấy là Đức Thánh Cha vẫn dùng chiếc xe mui trần như thường lệ, và không có một biện pháp an ninh nào được tăng cường.
Sáng ngày 14 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm chính thức tổng thống Giorgio Napolitano tại điện Quirinale. Ngài di chuyển trên một chiếc xe hơi bình thường không hề có cảnh sát hộ tống bảo vệ.
2. Mafia là gì?
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Mafia là một thuật ngữ dùng để mô tả một hình thức tội phạm có tổ chức chuyên sử dụng bạo lực đe dọa để thực hiện các hoạt động kinh tế, thương mại bất hợp pháp. Họ có thể có các hoạt động phụ khác như buôn bán ma túy, cho vay nặng lãi, gian lận và bắt buộc phụ nữ hành nghề mãi dâm với doanh thu được ước tính là hơn 100 tỷ Mỹ Kim mỗi năm .
Mafia sống sót được chủ yếu vì các thành viên Mafia bị buộc phải tuân giữ luật im lặng, gọi là omerta, tức là trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bị bắt, thậm chí bị tra tấn, cũng không được khai báo cho các cơ quan thi hành pháp luật nếu không gia đình họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả tàn khốc.
Trong đoạn phim quý vị đang xem, người thợ lau kính này bị giết chết chỉ vì vô tình xuất hiện vào đúng thời điểm Mafia đang hạ sát một người. Người vô tội này đã bị giết oan ức vì Mafia muốn giữ luật tuyệt đối im lặng.
Kể từ khi xuất hiện vào thập niên 1800, Mafia đã thâm nhập vào cơ cấu kinh tế và xã hội của Ý và bây giờ ảnh hưởng đến thế giới.
Cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ ước tính Mafia có khoảng 25,000 thành viên hoạt động tích cực trong 4 nhóm, và khoảng 250,000 cảm tình viên trên toàn thế giới. Tại Mỹ, hiện có hơn 3,000 thành viên chủ yếu tại các thành phố lớn ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ , miền Trung Tây, California, và miền Nam Hoa Kỳ. Trung tâm lớn nhất của Mafia tại Mỹ là chung quanh thành phố New York , miền nam New Jersey và Philadelphia .
3. Đức Giáo Hoàng nói về Mafia
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 5 với hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói về Mafia và những hậu quả tiêu cực của nó.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi đang suy nghĩ với nỗi buồn về những người nam nữ, thậm chí cả trẻ em, đang bị khai thác bởi nhiều thứ Mafia, là những kẻ bắt họ phải làm công việc khiến họ trở nên nô lệ, như mại dâm chẳng hạn, với rất nhiều áp lực xã hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa hoán cải trái tim của họ, chúng ta hãy tha thiết xin Chúa cho những người nam nữ Mafia biết hoán cải".
Những lời của Đức Thánh Cha có liên hệ đến một linh mục tử đạo là cha Giuseppe Puglisi, là người vừa được phong chân phước vào ngày 25 tháng 5 vừa qua. Cha Giuseppe đã bị nhóm Mafia "Cosa Nostra" giết hại cách đây 20 năm vào năm 1993.
Rất hùng hồn, Đức Thánh Cha nói:
"Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài."
Cha Giuseppe Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 tại làng quê nghèo Palermo thuộc đảo Sicily. Năm 1960 ngài được thụ phong linh mục. Trong các hoạt động mục vụ của mình, cha Puglisi đã cố gắng để thay đổi tâm lý giáo dân của ngài đang bị Mafia khống chế bởi sự sợ hãi, thụ động và luật omerta - im lặng áp . Trong bài giảng các thánh lễ Chúa Nhật, ngài khích lệ anh chị em giáo dân tố cáo với các cơ quan công quyền về các hoạt động bất hợp pháp của Mafia trong vùng Brancaccio.
Ngài đã cố gắng để ngăn cản các trẻ em bỏ học, ngăn ngừa chúng tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy và bán thuốc lá lậu.
Ngài phớt lờ một loạt các cảnh báo và từ chối một hợp đồng béo bở của một công ty xây dựng được Mafia chỉ định đến phục hồi lại nhà thờ của ngài mà không lấy tiền.
Cha Giuseppe Puglisi đã bị giết đúng vào ngày sinh nhật của ngài là ngày 15 tháng 9 năm 1993. Gần hai mươi năm sau, Giáo Hội đã phong Chân Phước Tử Đạo cho ngài.
4. Buổi tiếp kiến chung thứ Tư 20 tháng 11.
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 20 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự tha thứ tội lỗi qua bí tích hòa giải. Đức Thánh Cha nói rằng ngài đi xưng tội mỗi hai tuần một lần. Ngài cũng lên tiếng yêu cầu tất cả các linh mục, những người không dịu dàng với mọi người, phải thay đổi thái độ trước khi ban phát Bí Tích này.
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần là "nhân vật chính" trong Bí Tích Hòa Giải, và sứ vụ của các linh mục trong bí tích này là một điều “rất tế nhị” vì qua bí tích này mọi người thấy rằng Thiên Chúa không bao giờ trở nên mệt mỏi trong việc tha thứ cho loài người.
Đức Thánh Cha nói:
“Hôm nay tôi lại muốn đề cập một lần nữa đến việc thứ tha tội lỗi bằng cách suy tư trên quyền bính của chìa khoá Nước Trời, là một biểu tượng Kinh Thánh khi Chúa Giêsu giao phó nhiệm vụ cho các Tông Đồ.
Trước hết, chúng ta nhớ lại rằng nguồn mạch của ơn tha tội là Chúa Thánh Thần, là Đấng mà Chúa Giêsu Phục Sinh gởi đến với các Tông Đồ. Do đó, Chúa đã biến Giáo Hội thành người giám hộ của chìa khoá Nước Trời. Giáo Hội, tuy nhiên, không phải là chủ tể của ơn tha tội, nhưng chỉ là người đầy tớ phục vụ ơn này. Giáo Hội đồng hành với chúng ta trong hành trình hoán cải diễn ra trong suốt cuộc đời chúng ta và mời gọi chúng ta cảm nghiệm bí tích hòa giải trong chiều kích cộng đoàn và Giáo Hội của bí tích này. Chúng ta nhận được ơn tha thứ thông qua các linh mục. Thông qua năng quyền của vị linh mục, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một người anh em để mang đến cho chúng ta ơn tha thứ nhân danh Giáo Hội. Các linh mục, là những người đầy tớ của bí tích này, cần phải nhận ra rằng họ cũng cần ơn tha thứ và chữa lành, và do đó, họ phải thực hiện sứ vụ của mình trong khiêm nhường và với lòng thương xót. Xin Chúa cho chúng ta luôn luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Xin cho chúng ta biết thực sự đánh giá cao bí tích này và vui mừng trước hồng ân tha thứ và chữa lành mà chúng ta lãnh nhận thông qua thừa tác vụ của các linh mục.
5. Đức Giáo Hoàng nói: Tôi không phải là dược sĩ, nhưng bạn nên dùng "phương dược dành cho linh hồn" này.
Hàng trăm ngàn người đã có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Phanxicô vào trưa Chúa Nhật 17 tháng 11. Họ thực sự nhận được một món quà và đã ra về với một hộp nhỏ chứa đựng phương dược tâm linh .
Đức Thánh Cha nói:
"Anh chị em hãy cầm lấy! Trong đó có một xâu chuỗi để anh chị em có thể lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa. Đây là phương dược nâng đỡ linh hồn chúng ta, để chúng ta có thể loan truyền tình yêu, sự tha thứ và tình huynh đệ ở khắp mọi nơi. "
Quà tặng này là một cách để đánh dấu sự kết thúc của Năm Đức Tin, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật 24 tháng 11. Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng kinh Mân Côi với 59 hạt , giống như 59 viên thuốc nhằm bổ sức cho linh hồn .
Suy tư trên Tin Mừng Chúa Nhật 33 Mùa Thường Niên, Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu đã cảnh báo các môn đệ về các tiên tri giả, là một lời cảnh báo ngày hôm nay vẫn mang tính thời sự.
Đức Thánh Cha giải thích:
"Ngày nay, có rất nhiều vị cứu tinh giả, là những kẻ đang mưu toan thay thế Chúa Giêsu. Các nhà lãnh đạo trên thế giới này, các thứ thánh nhân giả hiệu và những nhân vật muốn lung lạc con tim và tâm trí của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta về điều này. Đừng theo họ!"
Đức Giáo Hoàng cũng cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại. Ngài cảm ơn họ vì chứng tá dũng cảm của họ và lòng trung tín với Chúa Kitô và Giáo Hội, và thêm rằng họ sẽ không đơn độc.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô:
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh chị em bị bách hại vì đức tin Kitô của họ. Hiện có rất nhiều người bị bách hại. Có lẽ thậm chí còn nhiều hơn trong các thế kỷ sơ khai của Kitô Giáo."
Khi cuộc sống trở nên khó khăn, Đức Giáo Hoàng khích lệ anh chị em tín hữu Kitô đừng mất niềm tin. Thay vào đó, họ phải tin tưởng vào Thiên Chúa và bền đỗ trong đức tin, đức cậy, và đức mến.
6. Đức Thánh Cha tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Vérgez Alzaga
Mặc dù bị cảm và đã phải hủy bỏ tất cả các cuộc tiếp kiến được dự trù vào sáng thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Quốc gia thành Vatican.
Đức Cha Vérgez Alzaga người Tây Ban Nha, thuộc dòng Chiến Sĩ Chúa Kitô, năm nay 68 tuổi, đã từng phục vụ tại Bộ các Dòng Tu và Đời Sống Thánh Hiến, trước khi chuyển sang Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, và sau đó sang phân bộ Internet của Tòa Thánh. Từ năm 2008, ngài là Giám đốc về viễn thông của Quốc gia thành Vatican. Ngày 30 tháng 8 năm nay, ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Vatican, một nhiệm vụ tương đương với “thủ tướng” điều hành công việc của quốc gia bé nhỏ này, với khoảng 1900 nhân viên.
Đây là lễ truyền chức Giám Mục thứ hai do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành. Lần đầu tiên cách đây 3 tuần, vào chiều ngày 24 tháng 10 khi ngài truyền chức Giám Mục cho 2 tiến chức là Đức Tổng Giám Mục Jean-Marie Speich, người Pháp, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Ghana bên Phi châu, và Đức Tổng Giám Mục Giampiero Gloder, người Italia, tân Giám đốc Trường ngoại giao Tòa Thánh.
Hai vị phụ phong trong lễ tấn phong là Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống Đốc Vatican, và Đức Cha Bryan Farrell, người Mỹ, cùng thuộc dòng Chiến sĩ Chúa Kitô, và là Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có khoảng 40 vị Hồng Y và Giám Mục trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
“Chức Giám Mục là một công tác phục vụ chứ không phải là một vinh dự: Giám Mục có nghĩa vụ phục vụ chứ không phải thống trị. Một trọng trách cao cả của Giám Mục là mang trong mình sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô: Giám Mục là người cha và người anh của tất cả mọi người”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại việc phục vụ trong khiêm tốn và âm thần của Đức Cha Vergéz Alzaga khi còn là linh mục thư ký của Đức Hồng Y Antonio Quarracino, Cố Tổng Giám Mục Buenos Aires, Á Căn Đình, và Đức Hồng Y Pironio người Á Căn Đình Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân. Ngài khích lệ vị tân Giám Mục chu toàn công tác chăm sóc mục vụ cho các nhân viên tại Vatican, săn sóc họ như người cha, người anh với một tình yêu chân thành và dịu dàng. Ngoài ra hãy quan tâm tới những người không thuộc đoàn chiên duy nhất của Chúa Kitô, vị họ cũng được ủy thác cho con trong Chúa”.
Đức Thánh Cha nói với Đức Tân Giám Mục:
"Đức Cha đã dịu dàng và bác ái đồng hành cùng Đức Hồng Y Pironio. Tôi chắc chắn rằng ngài đang hiện diện giữa chúng ta, trong thời điểm này, và đang mỉm cười." Cuối thánh lễ truyền chức chiều hôm qua, tại nhà nguyện Đức Mẹ Sầu Bi ở cuối Đền thờ thánh Phêrô, ĐTC đã chào thăm vị Tân Giám Mục cùng với 25 thân nhân của ngài.
Sáng ngày 15 tháng 11, lẽ ra Đức Thánh Cha tiếp kiến riêng một số Hồng Y và Giám Mục, nhưng ngài hơi bị cảm, nên các cuộc tiếp kiến này bị hủy bỏ.
Cha Lombardi cho biết tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha không có gì đáng lo ngại. Cha cũng xác nhận Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh, về Roma vào ngày thứ Bẩy 16-11, và cư ngụ tại Nhà trọ Thánh Marta, cùng nhà với Đức Thánh Cha. Văn phòng làm việc của Đức Tổng Giám Mục Parolin vẫn ở lầu một trong dinh Tông Tòa.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm chính thức Tổng thống Cộng hòa Italia
Sáng ngày 14 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm chính thức tổng thống Giorgio Napolitano tại điện Quirinale, để đáp lễ cuộc viếng thăm chính thức của Tổng thống tại Vatican hồi tháng 6 năm nay.
Điện Quirinale là dinh của Đức Giáo Hoàng trong 300 năm trời, cho đến ngày 20 tháng năm 1870, khi quân Italia chiếm nước Tòa Thánh và thống nhất bán đảo Italia.
Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 6 đến viếng thăm tại điện Quirinale và đây là lần thứ 3 ngài gặp Tổng thống Giorgio Napolitano. Ông năm nay đã 88 tuổi và đã mãn 7 năm làm tổng thống. Nhưng hồi tháng 4 năm nay, trước tình thế nguy kịch của đất nước, theo lời khẩn khoản của các đảng phái chính trị, ông đã nhận lời làm nhiệm kỳ hai.
Tháp tùng Đức Thánh Cha trong cuộc viếng thăm sáng 14 tháng 11 có 11 người, đứng đầu là Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, vì Đức Tổng Giám Mục Quốc vụ khanh Pietro Parolin còn dưỡng bệnh cho đến thứ Bẩy 16 tháng 11. Ngoài ra có Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh Dominique Mamberti, Đức Hồng Y Chủ tịch Phủ Thống đốc Vatican, Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia và Đức Hồng Y Giám quản Roma.
Đến điện Quirinale vào lúc gần 11 giờ, Đức Thánh Cha đã được Tổng thống chào đón nồng nhiệt, trước đoàn quân danh dự, với quốc thiều Vatican và Italia được trổi lên. Tiếp đó, Đức Thánh Cha và Tổng thống đã hội kiến riêng trong thư phòng, trong khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Nicola Letta, và một số vị Bộ trưởng trao đổi với phái đoàn Tòa Thánh do Đức Tổng Giám Mục Becciu hướng dẫn.
Tiếp đến là nghi thức trao đổi tặng vật, và Đức Thánh Cha chào thăm các vị Chủ tịch Thượng Viện, Hạ Viện và tòa bảo hiến của Italia, trước khi viếng nhà nguyện Đức Mẹ Truyền Tin.
Sau đó vào lúc quá 12 giờ trưa, tại sảnh đường Đại Lễ, trước sự hiện diện đông đảo của các quan chức chính quyền và phái đoàn Tòa Thánh, Tổng thống Napolitano đã đọc diễn văn chính thức chào mừng Đức Thánh Cha.
Ông tái bày tỏ tâm tình gần gũi và quí mến, đồng thời nhận xét rằng “Quan niệm của Ngài về Giáo Hội và đức tin đã được chuyển đến tất cả mọi người, dù là tín hữu hay không có tín ngưỡng, qua những lời đơn sơ và mạnh mẽ của Ngài. Điều gây ấn tượng mạnh nơi chúng tôi là sự vắng bóng mọi thái độ giáo điều.”
Tổng thống nói đến những khăn, bầu không khí căng thẳng giữa các lực lượng chính trị khác nhau, và ông nhận xét rằng nhiều lời của Đức Giáo Hoàng có thể soi sáng cho xã hội Italia trong bối cảnh này, đặc biệt là tinh thần đối thoại. Cũng vậy đối với tệ nạn tham ô hối lộ.
Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nói:
“Thưa Tổng thống, trong hoàn cảnh này, tôi muốn bày tỏ mong ước, được hỗ trợ bằng lời cầu nguyện: ước gì Italia, kín múc từ gia sản phong phú của mình với các giá trị dân sự và tinh thần, biết tái tìm được sự sáng tạo và hòa hợp cần thiết cho sự phát triển hài hòa, thăng tiến công ích và phẩm giá của mỗi người, và đóng góp phần của mình cho hòa bình và công lý trong bối cảnh quốc tế.
Sau cùng, tôi cũng đặc biệt liên kết với lòng quí chuộng và yêu mến mà nhân dân Italia dành cho Tổng thống, và tái cầu chúc tổng thống những điều tốt đẹp nhất để chu toàn nghĩa vụ cao cả của Tổng Thống. Xin Thiên Chúa bảo vệ Italia và tất cả mọi người dân nước này.”
8. Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhân viên phủ tổng thống và gia đình tổng thống Italia.
Sau khi trao đổi diễn văn, Đức Thánh Cha được Tổng thống hướng dẫn đến thăm Nhà Nguyện Paolina trong Điện Quirinale, rồi gặp gỡ 200 người gồm các nhân viên, gia đình và con cái của họ.
Đây là lần đầu tiên trong một cuộc viếng thăm của vị Giáo Hoàng tại dinh Quirinale có một cuộc gặp gỡ như vậy. Trong dịp này Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên tại Phủ Tổng Thống rằng:
“Qua công việc của anh chị em, nhiều khi âm thầm nhưng quí giá, anh chị em tiếp xúc với những biến cố thông thường và ngoại thường, đánh dấu hành trình của một quốc gia. Một số người trong anh chị em có cơ hội tiếp cận những vấn đề xã hội, gia đình và con người, mà các công dân tin tưởng gửi đến Tổng Thống. Tôi cầu chúc anh chị em luôn có một tinh thần hiếu khách, và cảm thông đối với tất cả mọi người. Rất cần có những người dấn thân với khả năng chuyên môn và với tinh thần nhân đạo, cảm thông, với sự quan tâm liên đới đặc biệt với những người yếu thế nhất. Tôi khuyến khích anh chị em đừng nản chí trong những khó khăn, và luôn sẵn sàng nâng đỡ tha nhân”.
Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống Italia kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Sau nghi thức tiễn biệt, Ngài đã trở về Vatican lúc gần 1 giờ trưa.
9. Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha của tờ Repubblica được gỡ bỏ khỏi trang Web của Vatican
Bài phỏng vấn với Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Nhật Báo La Repubblica của Ý đã được gỡ bỏ khỏi trang web của Vatican. Trong thời gian qua, bài phỏng vấn này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Cuộc phỏng vấn, đã được thực hiện bởi người sáng lập ra tờ La Repubblica là ông Eugenio Scalfari, là một người vô thần. Theo bản văn bằng tiếng Ý của tờ báo này, có 4 điểm chính trong bài phỏng vấn. Thứ nhất, Eugenio Scalfari nói rằng Đức Giáo Hoàng đã tỏ ra không quan tâm đến việc hoán cải nhà báo vô thần này. Thứ hai, Đức Thánh Cha nói rằng hiện tượng thất nghiệp trong thanh niên là vấn đề nghiêm trọng nhất trên thế giới. Thứ ba, đối với một người không phải là tín hữu, lương tâm là đủ để hướng dẫn suy nghĩ và cách hành xử. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng đã chỉ trích gay gắt một thái độ đang rất thịnh hành tại Vatican.
Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, nói với các phóng viên rằng quyết định gỡ bỏ khỏi trang Web của Vatican bài phỏng vấn này là không phải là một quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng là một trong những quyết định của Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sau khi ngài chính thức bắt đầu công việc tại Vatican hôm thứ Bẩy 16 tháng 11.
Lý do chủ yếu là vì những lời nói của Đức Giáo Hoàng không được tường trình chính xác, và không thích hợp để đăng tải một văn bản không chính xác, và có thể gây ra nhiều ngộ nhận như thế trên trang web của Vatican.
Thực tế là ông Eugenio Scalfari đã không ghi chép hay thu âm trong suốt cuộc trò chuyện với Đức Thánh Cha, và những nhận xét được cho là của Đức Giáo Hoàng thực ra chỉ là những lời ông ta nhớ mang máng trong đầu.
10. Chương trình buổi lễ kết thúc Năm Đức Tin
Trong thánh lễ Chúa Nhật 24 tháng 11 tới đây nhân dịp bế mạc Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm) cho một số đại diện các tầng lớp Dân Chúa.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng thứ Hai 18 tháng 11, để giới thiệu một số hoạt động nhân dịp bế mạc Năm Đức Tin.
Theo Đức Tổng Giám Mục, trong Năm Đức Tin, đã có hơn 8 triệu tín hữu đến hành hương và tuyên xưng đức tin tại Mộ Thánh Phêrô Tông Đồ. Đây chỉ là một dấu hiệu nhỏ bé trong bao nhiêu sáng kiến trên bình diện địa phương để cử hành Năm Đức Tin.
- Lúc 5 giờ kém 15 phút chiều thứ Năm 21 tháng 11, ngày cầu nguyện cho các đan sĩ chiêm niệm, Đức Thánh Cha sẽ đến cử hành kinh chiều với các nữ đan sĩ tại Đan viện Camaldolesi trên đồi Avventino ở Roma, là nơi có những vết tích đầu tiên về đời sống nữ đan tu ở Roma. Sau đó, ngài gặp riêng cộng đồng các nữ đan sĩ tại đây.
Tiếp đến chiều thứ Bẩy 23 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ khoảng 500 dự tòng tại đền thờ Thánh Phêrô. Họ thuộc 47 quốc tịch khác nhau. Ngài đón tiếp 35 dự tòng tại cửa Đền thờ và đặt cho họ những câu hỏi theo nghi thức truyền thống: tên con là gì? Con xin gì với Giáo Hội của Thiên Chúa? Đức tin mang lại cho con điều gì?
- Sau cùng là thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 24-11 để bế mạc Năm Đức Tin.
Tại buổi lễ này, Đức Thánh Cha sẽ trao Tông Huấn “Niềm Vui Phúc Âm” như một quyết tâm mà Giáo Hội được yêu cầu đón nhận. Tin có nghĩa là chia sẻ cho tha nhân niềm vui được gặp gỡ với Chúa Kitô. Tông Huấn này của Đức Thánh Cha trở thành một sứ mạng được ủy thác cho mỗi tín hữu đã chịu phép rửa để họ trở thành người loan báo Tin Mừng.
Đức Thánh Cha sẽ trao Tông Huấn mới cho 1 Giám Mục, 1 linh mục và một phó tế được chọn trong số những người trẻ nhất được truyền chức. Họ đến từ Lettoni, Tanzania và Australia. Tiếp đến ngài trao cho đại diện tu sĩ nam nữ, rồi những người chịu phép thêm sức, một chủng sinh, một nữ tập sinh và một gia đình, các giáo lý viên, một người mù, Đức Thánh Cha trao cho người này một đĩa CD để sao lại cho người trẻ, các hội đoàn, các phong trào. Cùng được nhận Tông Huấn còn có đại diện của giới nghệ sĩ để làm nổi bật giá trị của thẩm mỹ như một hình thức ưu tiên để loan báo Tin Mừng. Hai đại diện đó là nhà điêu khắc Etsuro Sotoo nổi tiếng của Nhật Bản, đã cộng tác vào việc xây Đền Thờ Thánh Gia ở Barcelona, Tây Ban Nha, và nữ họa sĩ trẻ Anna Gulak người Ba Lan. Ngoài ra có hai đại diện của giới ký giả. Tổng cộng có 36 đại diện các giới đến từ 18 quốc gia năm châu.
Trong thánh lễ sẽ có cuộc lạc quyên để trợ giúp các nạn nhân siêu bão Hayan ở Philippines.
Việc trao Tông Huấn trên đây chỉ có tính cách tượng trưng. Việc công bố Văn kiện này sẽ được trình bày trong cuộc họp báo lúc 12 giờ ngày thứ Ba, 26 tháng 11 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Thông thường một tông huấn thường là bản tóm tắt các chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cho nên, chúng ta thường nghe những cụm từ như Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng. Thực tế là vào năm 2012 đã có một cuộc họp của Thượng Hội Đồng dành cho việc tân phúc âm hóa. Tuy nhiên, tông huấn này không phải là Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hoá. Vào tháng Sáu vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố rằng ngài sẽ đưa ra một tông huấn trong đó trình bày những suy tư của ngài về truyền giáo nói chung, trong khi đưa các chủ đề của Thượng Hội Đồng vào một "khuôn khổ rộng lớn hơn."
11. Đức Giáo Hoàng tiếp Thủ Tướng Chính phủ Bahamas
Sáng thứ Hai 18 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp thủ tướng nước Bahamas là ông Gladstone Christie tại điện Tông Tòa của Vatican. Ông Gladstone Christie đã đến thăm Vatican sau khi tham dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Khối Thịnh Vượng Chung tại Sri Lanka.
Trong cuộc gặp gỡ hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các chủ đề như nhập cư và làm thế nào Giáo Hội Công Giáo có thể giúp đất nước Bahamas trong các vấn đề như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Phu nhân thủ tướng và đoàn tùy tùng cũng được Đức Thánh Cha tiếp.
Thủ tướng đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô hai cuốn sách, một cuốn nói về nghệ thuật của Bahamas và một cuốn nói về những thành tựu của quốc gia này 40 năm sau đảo quốc này được độc lập khỏi sự cai trị của người Anh.
12. Đức Giáo Hoàng nói hãy nhớ rằng chủ nghĩa tiến bộ ngây thơ kéo dài những hy sinh của con người
Trong Thánh lễ sáng thứ Hai 18 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nói về sự nguy hiểm của chủ nghĩa thế tục. Ngài đặc biệt lưu ý đến những cách thế tinh vi dẫn dụ các Kitô hữu đến chỗ đánh mất các giá trị và đức tin của họ.
Mong muốn ta đây cũng giống như tất cả mọi người khác thường dẫn đến thứ lý thuyết “tiến bộ vị thành niên”, nghĩa là suy nghĩ cho rằng hễ ta giống như muôn vàn những người khác thì là tiến bộ, là văn minh. Đức Giáo Hoàng nói điều này dẫn đến những hy sinh của con người, thậm chí còn được bảo vệ bởi pháp luật.
Tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin cũng tham dự trong Thánh Lễ
Đức Thánh Cha nói:
"Thiên Chúa trung thành với dân Ngài, mặc dù dân Ngài thường bất tín. Với tinh thần của trẻ thơ, chúng ta hãy xin cho Giáo Hội biết cầu nguyện với Chúa, để nhờ lòng nhân từ và thành tín của Ngài, Chúa sẽ cứu chúng ta khỏi tinh thần thế gian này, là thứ não trạng muốn thương lượng tất cả mọi thứ. Xin Ngài bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta tiến về phía trước, giống như dân Ngài đã làm trong sa mạc khi xưa, khi Ngài cầm tay họ, như cha con tay trong tay. Trong tay Chúa, chúng ta sẽ tiến bước an toàn."
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói thêm rằng tinh thần của thế gian, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng đang gây ra hiện tượng "thống nhất hoá toàn cầu" làm mất đi sự đa dạng phong phú của các nền văn hóa và vùi dập các giá trị tôn giáo bằng chủ nghĩa thế tục.
13. Đức Thánh Cha tiếp Tổng giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế
Sáng thứ Hai 18 tháng Mười Một, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế, gọi tắt là ILO.
Ông Ryder, cùng đi với hai quan chức của tổ chức ILO, là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc lo về quyền lợi người lao động, và thúc đẩy công bằng xã hội.
Hai vị đã bàn bạc về các chủ đề này. Đức Giáo Hoàng thường xuyên lên tiếng về quyền được có công ăn việc làm, và làm sao để người lao động có thể sống với nhân phẩm. Đức Thánh Cha trong dịp này đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với công việc mà ILO thực hiện nhân danh những người lao động.
14. Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng các ông bà và những người già
Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng các ông bà và những người già. “Dân tộc nào không tôn trọng các ông bà” thì không có ký ức và vì thế không có tương lai”.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 19 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta. Đức Thánh Cha diễn giải bài đọc trích từ sách Macabê kể lại chuyện cụ Eleázaro thà chết chứ không bỏ đạo và không có thái độ mập mờ hoặc giả hình, trái lại quyết liệt trung thành và nghĩ đến các thế hệ trẻ, để lại cho họ nghĩa cử can đảm, để lại một gia sản cao thượng.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà người già không được coi trọng, bị gạt bỏ. Nhưng người già là những người mang lại cho chúng ta lịch sử, mang lại đạo lý và đức tin làm gia sản. Họ là những người - như rượu cũ là rượu ngọn, - có một sức mạnh nội tâm để cho chúng ta một gia sản cao quí”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Đôi khi tuổi già gây khó chịu vì những bệnh tật đi kèm, nhưng sự khôn ngoan mà các ông bà nội ngoại chúng ta có chính là một gia sản chúng ta phải đón nhận. Dân tộc nào không giữ gìn các ông bà, dân tộc nào không tôn trọng ông bà thì không có tương lai, vì không có ký ức, vì đã đánh mất ký ức.
Đức Thánh Cha bày tỏ đau buồn vì nhiều ông bà bị con cháu bỏ rơi trong các nhà dưỡng lão. Họ thực là kho tàng của xã hội chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các ông bà chúng ta, bao nhiêu lần họ đã có một vai trò anh hùng trong việc thông truyền đức tin trong thời kỳ bách hại.