Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 34 Mùa Quanh Năm B 25.11.2018
Lm Francis Lý văn Ca
13:50 21/11/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua. Tất cả các bài đọc đều hướng chúng ta đến Ngày Thế Mạt – Ngày Cánh Chung.
Đức Kitô là Vua của sự thật: mọi việc Ngài làm, mọi lời Ngài nói đều chứa đựng Vương Quyền của một tình yêu. Con đường Chúa đi từ hang đá Bêlem cho đến đỉnh đồi Gôlgotha là con đường của tình yêu: “Không có tình yêu nào cao quý hơn mối tình của người hiến mình vì bạn hữu”.
Ước gì với những tâm tình dẫn nhập và những lời chia sẻ trong thánh lễ hôm nay sẽ giúp mỗi người trong chúng ta hiểu rõ hơn về chân dung của Đấng Cứu Thế, là Vua muôn thuở và chúng ta là thần dân của Ngài cùng đi theo Ngài và sống tinh thần phục vụ như Ngài đã làm.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Đaniel trình bày cho chúng ta về thị kiến của Ngày Quang Lâm - Ngày Phán Xét. Tất cả quyền năng trên trời dưới đất được ban cho CON NGƯỜI, tức Chúa Kitô, quyền xét xử được Thiên Chúa Cha trao ban.
TRƯỚC BÀI II:
Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta những điều tiên báo về Chúa Kitô giáng lâm để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Kitô trước toà án Philatô. Đây là lúc Chúa trực diện với sự thật, Ngài không chối khi cần phải bày tỏ cho thế gian biết Ngài là ai.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô là Vua, chúng ta là thần dân của Ngài. Với tình con thảo, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho tâm hồn chúng ta rộng mở, đón nhận lời rao giảng của Chúa: để thiết lập nước tình yêu giữa thế gian. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết học nơi Đức Kitô là Vua sự thật: trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn thành thật trong lời nói cũng như công ăn việc làm. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho mỗi ngưởi trong chúng ta biết điểm tô thế giới chúng ta đang sống bằng những hoa trái yêu thương, công bằng và bác ái. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta học nơi Vua Kitô sự khiêm nhường, phục vụ Chúa qua tha nhân: Đến với anh em như Chúa đã đến với người tội lỗi và những kẻ thiếu thốn tình thương. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những anh chị em sắp bước vào đời sống hôn nhân: luôn hiểu được giá trị cao cả của bí tích họ sắp cử hành và sự cao quý của đời sống gia đình họ gầy dựng trong tương lai. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin cho các linh hồn đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi, những nạn nhân của những cuộc khủng bố khủng khiếp - kinh hoàng trên thế giới trong những ngày tháng gần đây, được nghĩ yên trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đến trước nhan thánh Chúa với của lễ sắp hiến dâng, cùng với những lời cầu xin. Xin Chúa khấn nhậm và ban cho chúng con những điều chúng con van nài Chúa hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua. Tất cả các bài đọc đều hướng chúng ta đến Ngày Thế Mạt – Ngày Cánh Chung.
Đức Kitô là Vua của sự thật: mọi việc Ngài làm, mọi lời Ngài nói đều chứa đựng Vương Quyền của một tình yêu. Con đường Chúa đi từ hang đá Bêlem cho đến đỉnh đồi Gôlgotha là con đường của tình yêu: “Không có tình yêu nào cao quý hơn mối tình của người hiến mình vì bạn hữu”.
Ước gì với những tâm tình dẫn nhập và những lời chia sẻ trong thánh lễ hôm nay sẽ giúp mỗi người trong chúng ta hiểu rõ hơn về chân dung của Đấng Cứu Thế, là Vua muôn thuở và chúng ta là thần dân của Ngài cùng đi theo Ngài và sống tinh thần phục vụ như Ngài đã làm.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Đaniel trình bày cho chúng ta về thị kiến của Ngày Quang Lâm - Ngày Phán Xét. Tất cả quyền năng trên trời dưới đất được ban cho CON NGƯỜI, tức Chúa Kitô, quyền xét xử được Thiên Chúa Cha trao ban.
TRƯỚC BÀI II:
Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta những điều tiên báo về Chúa Kitô giáng lâm để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Kitô trước toà án Philatô. Đây là lúc Chúa trực diện với sự thật, Ngài không chối khi cần phải bày tỏ cho thế gian biết Ngài là ai.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô là Vua, chúng ta là thần dân của Ngài. Với tình con thảo, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho tâm hồn chúng ta rộng mở, đón nhận lời rao giảng của Chúa: để thiết lập nước tình yêu giữa thế gian. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết học nơi Đức Kitô là Vua sự thật: trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn thành thật trong lời nói cũng như công ăn việc làm. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho mỗi ngưởi trong chúng ta biết điểm tô thế giới chúng ta đang sống bằng những hoa trái yêu thương, công bằng và bác ái. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta học nơi Vua Kitô sự khiêm nhường, phục vụ Chúa qua tha nhân: Đến với anh em như Chúa đã đến với người tội lỗi và những kẻ thiếu thốn tình thương. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những anh chị em sắp bước vào đời sống hôn nhân: luôn hiểu được giá trị cao cả của bí tích họ sắp cử hành và sự cao quý của đời sống gia đình họ gầy dựng trong tương lai. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin cho các linh hồn đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi, những nạn nhân của những cuộc khủng bố khủng khiếp - kinh hoàng trên thế giới trong những ngày tháng gần đây, được nghĩ yên trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đến trước nhan thánh Chúa với của lễ sắp hiến dâng, cùng với những lời cầu xin. Xin Chúa khấn nhậm và ban cho chúng con những điều chúng con van nài Chúa hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Vương Miện
Lm Vũdình Tường
19:22 21/11/2018
Philatô ngồi toà xử và các câu hỏi của ông xoay quanh vấn đề Đức Kitô tự nhận mình là vua hay do đám đông ca tụng Ngài là vua. Sau khi biết rõ Đức Kitô không có í định làm hại đến ngai vàng của ông cũng không chủ trương lật đổ chính phủ bảo hộ Roma do Caesar lãnh đạo, Philatô tuyên bố Đức Kitô vô tội và tha Ngài. Thầy cả thượng phẩm Do Thái không hài lòng về quyết định của Philatô nên họ gây áp lực buộc Philatô kết án người vô tội và bản án đó phải là bản án tử hình. Philatô miễn cưỡng trước áp lực đó nên ông rửa tay tuyên bố vô tội trong việc đổ máu người vô tội.
Vua quan trần thế coi vương quyền là quyền ăn trên, ngồi cao. Hoàng tộc được ăn, được nói, đứng trên luật lệ vì luật lệ phải phục vụ họ. Hoàng gia ưu tiên hưởng mọi quyền lợi và thần dân có nhiệm vụ hầu hạ, phục tùng hoàng gia. Mọi con dân đều có trách nhiệm tôi tớ cho hoàng gia và coi đó là đặc ân riêng cho hoàng gia. Vua quan trần thế đều mong được như thế. Đức Kitô đưa ra cách nhìn mới về vương quyền. Cách nhìn mới của Ngài, mọi vua quan trần thế lớn nhỏ đều cố tránh. Theo Đức Kitô vương quyền chính đáng là đến để phục vụ. Quan trọng hơn vương quyền không phải chỉ phục vụ mà còn đi chung với hiến dâng mạng sống mình vì mọi người. Đây chính là điều thánh Gioan Tẩy Giả tiên tri khi thánh nhân nói về Đức Kitô:
Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng đến xoá tội trần gian Jn 1,28.
Chính Đức Kitô sau này khi nói về vương quyền của Ngài cũng nói thập giá là dấu chỉ của đoàn kết:
Khi Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta 12:32.
Không phải sức mạnh của gươm giáo hay vũ khí tân kì mà chính là sức mạnh tình yêu thập giá nối kết con người. Đức Kitô coi sóc nhân loại bằng tình yêu, ban cho họ an bình nội tâm và hướng dẫn họ sống trong sự thật. Điều Đức Kitô trao ban thế gian không thể có để ban tặng
Thầy để lại bình anh cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy Jn 14,27
Khi trả lời Philatô:
Vậy Ông là vua sao c.37? Đức Kitô đáp: Chính Ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian với mục đích này: Làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi c.38
Xác nhận trước mặt Philatô, Đức Kitô tuyên bố Ngài là vua sự thật. Những kẻ tin theo Ngài phải sống trong sự thật, làm chứng cho sự thật. Sự thật là Đức Kitô, Con Một Thiên Chúa, xuống thế gian công bố tình yêu Chúa Cha ban cho nhân loại và ai tin vào Ngài sẽ nhận được ơn cứu rỗi. Trong vương quốc của Ngài con người đối xử với nhau bằng tình yêu, chân lí và sự thật. Công lí được coi trọng bởi công lí đó nhằm mục đích bảo vệ mạng sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi sống lại về cùng Thiên Chúa. Mọi người đều mang hình ảnh Chúa và là anh chị em với nhau. Để có thể sống trong tình yêu, chân lí và sự thật người đó phải được tái sinh trong nước Thanh Tẩy và chịu sự hướng dẫn của Thánh Thần Jn 3,3-7.
Nước Thiên Chúa bắt đầu khi Đức Kitô đội triều thiên mạo gai và treo trên thập tự phía trên đầu cho viết chữ 'Vua Dân Do Thái'. Các Thầy Cả Thượng Phẩm Do Thái cực lực phản đối nhưng Philatô cương quyết giữ điều ông phán quyết.
Đức Kitô là Vua vũ trụ bởi một mình Ngài đã chiến thắng tội lỗi, ma quỷ và thần chết, chính chúng đại diện cho nước của bóng tối.
TiengChuong.org
The Crown
Pilate was sitting on the seat of judgement and several times he scrutinized Jesus about whether Jesus had claimed that he himself was a king or the crowds claimed him as their king. After finding that Jesus would cause no threat to his own authority and Jesus had no intention to overthrow the power of the Roman Empire whom Pilate served, he declared Jesus was innocent of the charges people made against him. He wanted to set him free but the crowds and his opponents determined to press charge against him and to eliminate him.
The concept of kingship was the central interrogation of Jesus' trial. The world understands that kingship and authority and glory and prestige that are all interconnected. All earthly kings would love to exercise their role in such a way and they would define it as their right. Jesus, on the other hand, defined the role of a king in the direction that all earthly kings would try hard to avoid it at all cost. For Jesus kingship and personal sacrifice are interconnected and he would show it to the world. Jesus' kingship is revealed at the cross: 'Look, the Lamb of God, who takes away the sin of the world!' Jn 1:29. It is the prophesy John the Baptist predicted about the future king. Jesus later on confirmed what John had said about him that the cross is the symbol of unity and love: 'And I, when I am lifted up from the earth, will draw all people to myself' 12:32. It is not the power of the sword or the mighty weaponry that unite people but by the cross Jesus revealed his unconditional love for the world. Jesus ruled people with love and peace and truth. It is the true peace that comes from God:
Peace I bequeath to you, my own peace I give you John 14:27.
Jesus' responded to Pilate saying that his kingship is not of this world 18:36. Pilate said to Jesus 'So you are a king then? It is you who say it' Jesus responded. He went on to say 'Yes, I am a king. I was born for this, I came into the world for this: to bear witness for the truth; and all who are on the side of truth listen to my voice'. 18, 36-38.
Jesus confirmed to Pilate that he is the king of truth and his followers must live a life of truth, bearing witness for the truth. The truth Jesus talked about means that Jesus who is the Son of God came to this world to bring God's love for the world and those who believe in him will have eternal life. In God's kingdom love and peace and justice rule. Justice is defined in terms of respecting a human life right from the moments of conception to the moments of resurrection. We all bear the image and likeness of God and we are all sisters and brothers in Christ. To live a life of peace and love and justice that person must be born again by the Spirit ( John 3,3-7).
Jesus' kingdom began with the thorny crown on his head and the composition of the cross with the inscription above his head 'King of the Jews'. Despite strong objection from the Jewish chief priests, Pilate stood firm in his writing.
Jesus is king of the universe because he alone has defeated Satan, sin, and death the latter represents the power of the kingdom of darkness.
Vua quan trần thế coi vương quyền là quyền ăn trên, ngồi cao. Hoàng tộc được ăn, được nói, đứng trên luật lệ vì luật lệ phải phục vụ họ. Hoàng gia ưu tiên hưởng mọi quyền lợi và thần dân có nhiệm vụ hầu hạ, phục tùng hoàng gia. Mọi con dân đều có trách nhiệm tôi tớ cho hoàng gia và coi đó là đặc ân riêng cho hoàng gia. Vua quan trần thế đều mong được như thế. Đức Kitô đưa ra cách nhìn mới về vương quyền. Cách nhìn mới của Ngài, mọi vua quan trần thế lớn nhỏ đều cố tránh. Theo Đức Kitô vương quyền chính đáng là đến để phục vụ. Quan trọng hơn vương quyền không phải chỉ phục vụ mà còn đi chung với hiến dâng mạng sống mình vì mọi người. Đây chính là điều thánh Gioan Tẩy Giả tiên tri khi thánh nhân nói về Đức Kitô:
Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng đến xoá tội trần gian Jn 1,28.
Chính Đức Kitô sau này khi nói về vương quyền của Ngài cũng nói thập giá là dấu chỉ của đoàn kết:
Khi Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta 12:32.
Không phải sức mạnh của gươm giáo hay vũ khí tân kì mà chính là sức mạnh tình yêu thập giá nối kết con người. Đức Kitô coi sóc nhân loại bằng tình yêu, ban cho họ an bình nội tâm và hướng dẫn họ sống trong sự thật. Điều Đức Kitô trao ban thế gian không thể có để ban tặng
Thầy để lại bình anh cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy Jn 14,27
Khi trả lời Philatô:
Vậy Ông là vua sao c.37? Đức Kitô đáp: Chính Ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian với mục đích này: Làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi c.38
Xác nhận trước mặt Philatô, Đức Kitô tuyên bố Ngài là vua sự thật. Những kẻ tin theo Ngài phải sống trong sự thật, làm chứng cho sự thật. Sự thật là Đức Kitô, Con Một Thiên Chúa, xuống thế gian công bố tình yêu Chúa Cha ban cho nhân loại và ai tin vào Ngài sẽ nhận được ơn cứu rỗi. Trong vương quốc của Ngài con người đối xử với nhau bằng tình yêu, chân lí và sự thật. Công lí được coi trọng bởi công lí đó nhằm mục đích bảo vệ mạng sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi sống lại về cùng Thiên Chúa. Mọi người đều mang hình ảnh Chúa và là anh chị em với nhau. Để có thể sống trong tình yêu, chân lí và sự thật người đó phải được tái sinh trong nước Thanh Tẩy và chịu sự hướng dẫn của Thánh Thần Jn 3,3-7.
Nước Thiên Chúa bắt đầu khi Đức Kitô đội triều thiên mạo gai và treo trên thập tự phía trên đầu cho viết chữ 'Vua Dân Do Thái'. Các Thầy Cả Thượng Phẩm Do Thái cực lực phản đối nhưng Philatô cương quyết giữ điều ông phán quyết.
Đức Kitô là Vua vũ trụ bởi một mình Ngài đã chiến thắng tội lỗi, ma quỷ và thần chết, chính chúng đại diện cho nước của bóng tối.
TiengChuong.org
The Crown
Pilate was sitting on the seat of judgement and several times he scrutinized Jesus about whether Jesus had claimed that he himself was a king or the crowds claimed him as their king. After finding that Jesus would cause no threat to his own authority and Jesus had no intention to overthrow the power of the Roman Empire whom Pilate served, he declared Jesus was innocent of the charges people made against him. He wanted to set him free but the crowds and his opponents determined to press charge against him and to eliminate him.
The concept of kingship was the central interrogation of Jesus' trial. The world understands that kingship and authority and glory and prestige that are all interconnected. All earthly kings would love to exercise their role in such a way and they would define it as their right. Jesus, on the other hand, defined the role of a king in the direction that all earthly kings would try hard to avoid it at all cost. For Jesus kingship and personal sacrifice are interconnected and he would show it to the world. Jesus' kingship is revealed at the cross: 'Look, the Lamb of God, who takes away the sin of the world!' Jn 1:29. It is the prophesy John the Baptist predicted about the future king. Jesus later on confirmed what John had said about him that the cross is the symbol of unity and love: 'And I, when I am lifted up from the earth, will draw all people to myself' 12:32. It is not the power of the sword or the mighty weaponry that unite people but by the cross Jesus revealed his unconditional love for the world. Jesus ruled people with love and peace and truth. It is the true peace that comes from God:
Peace I bequeath to you, my own peace I give you John 14:27.
Jesus' responded to Pilate saying that his kingship is not of this world 18:36. Pilate said to Jesus 'So you are a king then? It is you who say it' Jesus responded. He went on to say 'Yes, I am a king. I was born for this, I came into the world for this: to bear witness for the truth; and all who are on the side of truth listen to my voice'. 18, 36-38.
Jesus confirmed to Pilate that he is the king of truth and his followers must live a life of truth, bearing witness for the truth. The truth Jesus talked about means that Jesus who is the Son of God came to this world to bring God's love for the world and those who believe in him will have eternal life. In God's kingdom love and peace and justice rule. Justice is defined in terms of respecting a human life right from the moments of conception to the moments of resurrection. We all bear the image and likeness of God and we are all sisters and brothers in Christ. To live a life of peace and love and justice that person must be born again by the Spirit ( John 3,3-7).
Jesus' kingdom began with the thorny crown on his head and the composition of the cross with the inscription above his head 'King of the Jews'. Despite strong objection from the Jewish chief priests, Pilate stood firm in his writing.
Jesus is king of the universe because he alone has defeated Satan, sin, and death the latter represents the power of the kingdom of darkness.
Chúa Giêsu Kitô, Vua tình yêu và sự thật
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:12 21/11/2018
Chúa Giêsu Kitô, Vua tình yêu và sự thật (CN QN 34 B)
Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37
Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ trọng thể lễ Chúa Kitô Vua, được Đức Giáo Hoàng Pio XI thiết lập vào năm 1925. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa Giêsu Kitô chính là Vua vũ trụ, Vua nhân loại. Người là khởi nguyên và là cùng đích, là Alpha và Ômêga (x. Kh 1,8). Vì thế, chúng ta hiểu ý nghĩa tước hiệu vua và vương quyền của Chúa Giêsu.
1- Ý nghĩa tước hiệu vua
Ngày nay tước hiệu vua, Chúa khá xa lạ với con người của thời đại dân chủ. Ngày xưa nó là một tước hiệu quen thuộc và phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Theo quan niệm thông thường, vua là người đứng đầu một quốc gia, một chính thể, lãnh đạo đất nước, người có mọi quyền hành trong tay.
Theo quan niệm Nho Giáo, vua là thiên tử, con trời, người thay Trời trị dân. Nên vua có mọi quyền hành trong tay, cả quyền quyết định số phận sinh tử của thần dân, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Vua cũng là người được người khác phục vụ và hầu hạ. Nên người ta vẫn nói “sướng như vua.” Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vị vua lạm đã dụng quyền hành và làm cho đất nước, người dân phải điêu đứng như các vua thời Nhà Nguyễn.
Kinh Thánh Tân Ước mạc khải chúng ta biết: Chúa Giêsu đến trần gian để làm vua, nhưng không theo kiểu vua trần thế và chính trị. Mặc dầu dân Do Thái đã nhiều lần muốn tôn phong Người lên làm vua của họ theo kiểu chính trị, để giải phóng họ và dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã thời bấy giờ. Nhưng Đức Giêsu đã mạnh mẽ từ chối kiểu làm vua như thế (x. Ga 6,15; Lc 19,38). Người không muốn làm vua theo kiểu trần thế và Người quả quyết rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 20,36). Hơn một lần Đức Giêsu quả quyết với các môn đệ rằng: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em… Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,24). Như thế, vương quốc của Chúa Giêsu không nhắm những tục tiêu chính trị, cũng chẳng sử dụng những phương thế trần gian như bạo lực, quân đội, súng đạn… Nên Người không phải là Đấng Messia theo quan niệm trần thế chỉ đến để thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc. Nhưng người sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.
2- Chúa Kitô, vua đích thực
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu trả lời: “Chính ngài nói tôi là vua.” Trước đó không lâu, Caipha đã hỏi Người cũng một câu hỏi như thế nhưng với một hình thức khác: “Ông có phải là Con Thiên Chúa không?” Chúa Giêsu đã lời một cách chắc chắn rằng: “Vâng, tôi là Con Thiên Chúa.” Theo Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi này, Người quy chiếu và áp dụng cho chính mình điều mà sách tiên tri Đanien nói về Con Người đến trong đám mây từ các tầng trời và triều đại Người trị vì đến muôn đời (Bài đọc I).
Theo đó, Chúa Kitô xuất hiện như là vị vua, vị cứu tinh của nhân loại. Người là vị vua không dùng quyền lực hùng mạnh để cai trị nhưng bằng phục vụ khiêm tốn cho chân lý và ơn cứu độ của loài người. Bởi lẽ, Chúa Cha đã giao phó cho Người sứ mạng đến để giải thoát con người khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi và đau khổ. Người đã chịu chết và phục sinh để giải thoát và đưa chúng ta vào vương quốc vĩnh cửu của Người. Như bài đọc II diễn tả: “Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian. Người đã yêu mến chúng ta và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh 1,5-6).
Bởi thế, thánh Gioan đã trình bày giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang, giờ chiến thắng và tôn vinh. Vì giờ đó mà Người đến, giờ đó là giờ Người lên làm vua. Như thế, theo ý nghĩa này, khi Philatô có ý châm biếm khi viết trên thập giá Chúa chữ “Inri - Giêsu Nadarét là vua dân Do Thái,” ông vô tình đã nói tiên tri về Người. Người là vua không chỉ vua dân Do Thái mà còn là vua hoàn vũ. Người là vua tình yêu và sự thật.
3- Những công dân của vương triều Người
Như thế, Chúa Giêsu đến trong thế gian và đã khai mở vương quốc tình yêu và sự thật. Ai đứng về phía sự thật và sống yêu thương thì thuộc về Nước Trời. Ai đón nhận sự thật và tình yêu của Người là thuộc về vương quyền Người. Thật vậy, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được về công dân Nước Trời, trở thành vương quốc và một dân tộc tư tế để phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta thật hạnh phúc vì được làm con dân trong vương quốc Vua Giêsu. Đồng thời chúng ta có sứ mạng phục vụ cho “vương quốc chân lý và sự thật, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công bình, tình yêu và hòa bình” mà Chúa Kitô đã khai mở được ngự đến, lan rộng khắp nơi, trong lòng mỗi người. Thế giới hôm nay vẫn đang bị thống bị bởi vương quốc ma quỷ, bởi sự gian dối, bất công, chiến tranh và hận thù. Chúng ta được mời gọi đóng góp phần mình để làm vương quốc sự thật và tình yêu của Chúa Kitô được hiện diện trong tâm hồn mỗi người, không phải bằng sức mạnh chính trị, quân sự, nhưng bằng việc phục vụ khiêm tốn của mình đối với tha nhân.
Để kết thúc bài suy niệm về Chúa Kitô Vua, chúng ta nghe lại câu chuyện sau đây: Lịch sử nước Anh có câu chuyện về vua Canut III có lòng khiêm nhường và đạo đức. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua đứng trước biển tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!” Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát, làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình. Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quỳ gối trước tượng thánh giá Chúa Giêsu, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa mới là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa. Chỉ có Chúa mới có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi. Con chúc tụng ngợi khen Chúa.”
Xin cho mỗi người Kitô hữu chúng ta luôn có được tâm tình khiêm hạ và niềm xác tín mạnh mẽ vào Chúa Kitô Vua, như vị vua nước Anh này. Amen!
Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37
Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ trọng thể lễ Chúa Kitô Vua, được Đức Giáo Hoàng Pio XI thiết lập vào năm 1925. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa Giêsu Kitô chính là Vua vũ trụ, Vua nhân loại. Người là khởi nguyên và là cùng đích, là Alpha và Ômêga (x. Kh 1,8). Vì thế, chúng ta hiểu ý nghĩa tước hiệu vua và vương quyền của Chúa Giêsu.
1- Ý nghĩa tước hiệu vua
Ngày nay tước hiệu vua, Chúa khá xa lạ với con người của thời đại dân chủ. Ngày xưa nó là một tước hiệu quen thuộc và phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Theo quan niệm thông thường, vua là người đứng đầu một quốc gia, một chính thể, lãnh đạo đất nước, người có mọi quyền hành trong tay.
Theo quan niệm Nho Giáo, vua là thiên tử, con trời, người thay Trời trị dân. Nên vua có mọi quyền hành trong tay, cả quyền quyết định số phận sinh tử của thần dân, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Vua cũng là người được người khác phục vụ và hầu hạ. Nên người ta vẫn nói “sướng như vua.” Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vị vua lạm đã dụng quyền hành và làm cho đất nước, người dân phải điêu đứng như các vua thời Nhà Nguyễn.
Kinh Thánh Tân Ước mạc khải chúng ta biết: Chúa Giêsu đến trần gian để làm vua, nhưng không theo kiểu vua trần thế và chính trị. Mặc dầu dân Do Thái đã nhiều lần muốn tôn phong Người lên làm vua của họ theo kiểu chính trị, để giải phóng họ và dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã thời bấy giờ. Nhưng Đức Giêsu đã mạnh mẽ từ chối kiểu làm vua như thế (x. Ga 6,15; Lc 19,38). Người không muốn làm vua theo kiểu trần thế và Người quả quyết rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 20,36). Hơn một lần Đức Giêsu quả quyết với các môn đệ rằng: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em… Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,24). Như thế, vương quốc của Chúa Giêsu không nhắm những tục tiêu chính trị, cũng chẳng sử dụng những phương thế trần gian như bạo lực, quân đội, súng đạn… Nên Người không phải là Đấng Messia theo quan niệm trần thế chỉ đến để thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc. Nhưng người sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.
2- Chúa Kitô, vua đích thực
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu trả lời: “Chính ngài nói tôi là vua.” Trước đó không lâu, Caipha đã hỏi Người cũng một câu hỏi như thế nhưng với một hình thức khác: “Ông có phải là Con Thiên Chúa không?” Chúa Giêsu đã lời một cách chắc chắn rằng: “Vâng, tôi là Con Thiên Chúa.” Theo Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi này, Người quy chiếu và áp dụng cho chính mình điều mà sách tiên tri Đanien nói về Con Người đến trong đám mây từ các tầng trời và triều đại Người trị vì đến muôn đời (Bài đọc I).
Theo đó, Chúa Kitô xuất hiện như là vị vua, vị cứu tinh của nhân loại. Người là vị vua không dùng quyền lực hùng mạnh để cai trị nhưng bằng phục vụ khiêm tốn cho chân lý và ơn cứu độ của loài người. Bởi lẽ, Chúa Cha đã giao phó cho Người sứ mạng đến để giải thoát con người khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi và đau khổ. Người đã chịu chết và phục sinh để giải thoát và đưa chúng ta vào vương quốc vĩnh cửu của Người. Như bài đọc II diễn tả: “Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian. Người đã yêu mến chúng ta và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh 1,5-6).
Bởi thế, thánh Gioan đã trình bày giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang, giờ chiến thắng và tôn vinh. Vì giờ đó mà Người đến, giờ đó là giờ Người lên làm vua. Như thế, theo ý nghĩa này, khi Philatô có ý châm biếm khi viết trên thập giá Chúa chữ “Inri - Giêsu Nadarét là vua dân Do Thái,” ông vô tình đã nói tiên tri về Người. Người là vua không chỉ vua dân Do Thái mà còn là vua hoàn vũ. Người là vua tình yêu và sự thật.
3- Những công dân của vương triều Người
Như thế, Chúa Giêsu đến trong thế gian và đã khai mở vương quốc tình yêu và sự thật. Ai đứng về phía sự thật và sống yêu thương thì thuộc về Nước Trời. Ai đón nhận sự thật và tình yêu của Người là thuộc về vương quyền Người. Thật vậy, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được về công dân Nước Trời, trở thành vương quốc và một dân tộc tư tế để phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta thật hạnh phúc vì được làm con dân trong vương quốc Vua Giêsu. Đồng thời chúng ta có sứ mạng phục vụ cho “vương quốc chân lý và sự thật, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công bình, tình yêu và hòa bình” mà Chúa Kitô đã khai mở được ngự đến, lan rộng khắp nơi, trong lòng mỗi người. Thế giới hôm nay vẫn đang bị thống bị bởi vương quốc ma quỷ, bởi sự gian dối, bất công, chiến tranh và hận thù. Chúng ta được mời gọi đóng góp phần mình để làm vương quốc sự thật và tình yêu của Chúa Kitô được hiện diện trong tâm hồn mỗi người, không phải bằng sức mạnh chính trị, quân sự, nhưng bằng việc phục vụ khiêm tốn của mình đối với tha nhân.
Để kết thúc bài suy niệm về Chúa Kitô Vua, chúng ta nghe lại câu chuyện sau đây: Lịch sử nước Anh có câu chuyện về vua Canut III có lòng khiêm nhường và đạo đức. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua đứng trước biển tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!” Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát, làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình. Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quỳ gối trước tượng thánh giá Chúa Giêsu, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa mới là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa. Chỉ có Chúa mới có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi. Con chúc tụng ngợi khen Chúa.”
Xin cho mỗi người Kitô hữu chúng ta luôn có được tâm tình khiêm hạ và niềm xác tín mạnh mẽ vào Chúa Kitô Vua, như vị vua nước Anh này. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị thừa sai suốt đời phục vụ người nghèo Ấn Độ đã qua đời
Nguyễn Long Thao
13:31 21/11/2018
LM Giám Tỉnh Rayarala Vijay Kuman của tu hội Truyền Giáo Hải Ngoại gọi tắt là PIME cho cơ quan AsiaNews biết có hơn một ngàn người Ấn Độ, cả kitô hữu lẫn những người thuộc tôn giáo khác đã tham dự lễ an táng Lm Antonio Grugni, một nhà truyền giáo người Ý, đã chọn phục vụ người nghèo Ấn Độ trong 40 năm.
Xem Hình
Thánh lễ an táng được cử hành tại thánh đường Warangal, Telangana do vị Giám Mục đia phương chủ sự. Cùng đồng tế với Ngài có cha Bề Trên Giám Tỉnh Kuman
Cha Antonio Grugni đã suốt đời phục vụ người nghèo. Ngài gầy dựng cộng đồng Kitô Giáo tại Warangal. Khi Ngài qua đời những người nghèo, bệnh tật Ấn Độ đã đến kính viếng tiễn biệt vị thừa sai.
Cha Bề Trên kể rằng, Cha Antonio Grugni được bạn bè thân hữu tặng đồ vật gì, như quần áo mới, điện thoại dị động, thì Ngài lại lấy những đồ đó tặng lại người nghèo.
Điều đặc biệt là Cha Antonio Grugni là một bác sĩ. Ngài đã chọn không "từ bỏ người nghèo cho đến khi chết, mặc dù Ngài có thể trở về Ý để chữa bệnh."
Ngài luôn thao thức, khi qua đời, ai sẽ tiếp nối công việc Ngài để săn sóc người nghèo. Ai sẽ chăm sóc các bệnh nhân phong, HIV, và lao phổi ? Ai sẽ tiếp nối công việc ở viện Phúc Lợi Preva Sarva mà ngài đã thành lập năm 2005 để chữa trị cho hàng ngàn người nghèo khổ bệnh tật.
Nhờ Hội Phúc lợi Preva Sarva, mà cha thành lập năm 2005, mà hàng ngàn người đã được chữa lành.
Cha Antonio Grugni là vi thừa sai cuối cùng của Hội Truyền Giáo PIME tạiWarangal,
Cha Bề trên Kuman đau xót phát biểu rằng liệu Hội truyền giáo PIME cũng sẽ chết theo cha Antonio Grugni ở Warangal chăng? Đức Giám Mục điạ phương yêu cầu chúng tôi ở lại và tiếp tục phục vụ công tác truyền giáo và phục vụ người nghèo.
Nguyễn Long Thao
Xem Hình
Thánh lễ an táng được cử hành tại thánh đường Warangal, Telangana do vị Giám Mục đia phương chủ sự. Cùng đồng tế với Ngài có cha Bề Trên Giám Tỉnh Kuman
Cha Bề Trên kể rằng, Cha Antonio Grugni được bạn bè thân hữu tặng đồ vật gì, như quần áo mới, điện thoại dị động, thì Ngài lại lấy những đồ đó tặng lại người nghèo.
Điều đặc biệt là Cha Antonio Grugni là một bác sĩ. Ngài đã chọn không "từ bỏ người nghèo cho đến khi chết, mặc dù Ngài có thể trở về Ý để chữa bệnh."
Ngài luôn thao thức, khi qua đời, ai sẽ tiếp nối công việc Ngài để săn sóc người nghèo. Ai sẽ chăm sóc các bệnh nhân phong, HIV, và lao phổi ? Ai sẽ tiếp nối công việc ở viện Phúc Lợi Preva Sarva mà ngài đã thành lập năm 2005 để chữa trị cho hàng ngàn người nghèo khổ bệnh tật.
Nhờ Hội Phúc lợi Preva Sarva, mà cha thành lập năm 2005, mà hàng ngàn người đã được chữa lành.
Cha Antonio Grugni là vi thừa sai cuối cùng của Hội Truyền Giáo PIME tạiWarangal,
Cha Bề trên Kuman đau xót phát biểu rằng liệu Hội truyền giáo PIME cũng sẽ chết theo cha Antonio Grugni ở Warangal chăng? Đức Giám Mục điạ phương yêu cầu chúng tôi ở lại và tiếp tục phục vụ công tác truyền giáo và phục vụ người nghèo.
Nguyễn Long Thao
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi giới trẻ thế giới nhân ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2019 tại Panama
Vũ Văn An
16:28 21/11/2018
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi giới trẻ
nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34
tại Panama, từ 22 tới 27 tháng Giêng, 2019
Các người trẻ thân mến,
Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang đến nhanh. Nó sẽ được tổ chức tại Panama vào Tháng Giêng và chủ đề là lời đáp trả của Đức Maria đối với lời mời gọi của Thiên Chúa: “Tôi là nữ tỳ của Chúa. Xin làm cho tôi theo lời ngài nói” (Lc 1:38).
Lời lẽ của ngài là tiếng “xin vâng” can đảm và quảng đại. Nó là câu trả lời tích cực của một người hiểu rõ bí nhiệm của ơn gọi: đi quá con người mình và đặt mình vào thế phục vụ người khác. Đời sống chúng ta chỉ tìm được ý nghĩa trong việc phục vụ Thiên Chúa và người khác.
Có nhiều người trẻ, cả người tin lẫn người không tin, những người khi tới cuối giai đoạn học tập của họ, cảm thấy uớc nguyện làm một điều gì đó cho những người đang chịu đau khổ. Đây là một sức mạnh nơi người trẻ, một sức mạnh mà tất cả chúng con đều có. Nó là một sức mạnh có thể thay đổi thế giới. Nó là một cuộc cách mạng có thể lật nhào các thế lực mạnh mẽ đang tung hoành trong thế giới của chúng ta. Nó là “cuộc cách mạng” phục vụ.
Đặt mình vào việc phục vụ người khác không chỉ có nghĩa là sẵn sàng hành động. Nó cũng có nghĩa là ở thế chuyện vãn với Thiên Chúa với một thái độ lắng nghe, y hệt Đức Maria. Ngài lắng nghe điều thiên thần nói với ngài và sau đó đáp lời. Chính nhờ liên kết với Thiên Chúa trong im lặng của cõi lòng mà chúng ta khám phá ra căn tính của mình và ơn gọi mà Thiên Chúa đang ngỏ cùng chúng ta. Ơn gọi này có thể được diễn tả nhiều cách: trong hôn nhân, trong đời sống thánh hiến, trong chức linh mục... Tất cả đều là những cách bước theo Chúa Giêsu. Điều quan trọng là khám phá ra điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta và can đảm đủ để nói “xin vâng”.
Đức Maria là một phụ nữ hạnh phúc, và sở dĩ như thế là vì ngài đáp lại Thiên Chúa một cách quảng đại và mở lòng mình ra đón nhận kế hoạch Thiên Chúa dành cho mình. Khi Thiên Chúa có một đề nghị với chúng ta, như đề nghị Người dành cho Đức Maria, thì đề nghị này không hề nhằm dập tắt các giấc mơ của ta, nhưng khơi động các hoài bão của ta. Các đề nghị như đề nghị này nhằm làm cho cuộc đời chúng ta sinh hoa trái và làm phát sinh nhiều nụ cười và những cõi lòng hạnh phúc. Đáp lời Thiên Chúa một cách tích cực là bước đi bước đầu tiên hướng tới việc trở thành hạnh phúc và hướng tới việc làm nhiều người khác hạnh phúc.
Các người trẻ thân mến, hãy can đảm, hãy đi vào chính các con và thưa với Chúa: “Chúa muốn con làm gì?” Hãy để Thiên Chúa trả lời các con. Sau đó, các con sẽ thấy đời các con biến đổi và tràn đầy niềm vui.
Với Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp đến trong tầm mắt, Cha mời gọi tất cả các con chuẩn bị cho nó bằng cách theo dõi và dự phần vào các sáng kiến đang diễn ra. Chúng sẽ giúp các con trên đường dẫn tới mục tiêu này. Xin Đức Mẹ ở với các con trong cuộc hành hương này, và xin gương sáng của ngài khuyến khích các con can đảm và quảng đại trong đáp trả của các con.
Chúc các con một cuộc hành trình tốt đẹp trên đường tới Panama! Và, làm ơn, đừng quên cầu nguyện cho cha. Hẹn sớm được gặp các con.
nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34
tại Panama, từ 22 tới 27 tháng Giêng, 2019
Các người trẻ thân mến,
Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang đến nhanh. Nó sẽ được tổ chức tại Panama vào Tháng Giêng và chủ đề là lời đáp trả của Đức Maria đối với lời mời gọi của Thiên Chúa: “Tôi là nữ tỳ của Chúa. Xin làm cho tôi theo lời ngài nói” (Lc 1:38).
Lời lẽ của ngài là tiếng “xin vâng” can đảm và quảng đại. Nó là câu trả lời tích cực của một người hiểu rõ bí nhiệm của ơn gọi: đi quá con người mình và đặt mình vào thế phục vụ người khác. Đời sống chúng ta chỉ tìm được ý nghĩa trong việc phục vụ Thiên Chúa và người khác.
Có nhiều người trẻ, cả người tin lẫn người không tin, những người khi tới cuối giai đoạn học tập của họ, cảm thấy uớc nguyện làm một điều gì đó cho những người đang chịu đau khổ. Đây là một sức mạnh nơi người trẻ, một sức mạnh mà tất cả chúng con đều có. Nó là một sức mạnh có thể thay đổi thế giới. Nó là một cuộc cách mạng có thể lật nhào các thế lực mạnh mẽ đang tung hoành trong thế giới của chúng ta. Nó là “cuộc cách mạng” phục vụ.
Đặt mình vào việc phục vụ người khác không chỉ có nghĩa là sẵn sàng hành động. Nó cũng có nghĩa là ở thế chuyện vãn với Thiên Chúa với một thái độ lắng nghe, y hệt Đức Maria. Ngài lắng nghe điều thiên thần nói với ngài và sau đó đáp lời. Chính nhờ liên kết với Thiên Chúa trong im lặng của cõi lòng mà chúng ta khám phá ra căn tính của mình và ơn gọi mà Thiên Chúa đang ngỏ cùng chúng ta. Ơn gọi này có thể được diễn tả nhiều cách: trong hôn nhân, trong đời sống thánh hiến, trong chức linh mục... Tất cả đều là những cách bước theo Chúa Giêsu. Điều quan trọng là khám phá ra điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta và can đảm đủ để nói “xin vâng”.
Đức Maria là một phụ nữ hạnh phúc, và sở dĩ như thế là vì ngài đáp lại Thiên Chúa một cách quảng đại và mở lòng mình ra đón nhận kế hoạch Thiên Chúa dành cho mình. Khi Thiên Chúa có một đề nghị với chúng ta, như đề nghị Người dành cho Đức Maria, thì đề nghị này không hề nhằm dập tắt các giấc mơ của ta, nhưng khơi động các hoài bão của ta. Các đề nghị như đề nghị này nhằm làm cho cuộc đời chúng ta sinh hoa trái và làm phát sinh nhiều nụ cười và những cõi lòng hạnh phúc. Đáp lời Thiên Chúa một cách tích cực là bước đi bước đầu tiên hướng tới việc trở thành hạnh phúc và hướng tới việc làm nhiều người khác hạnh phúc.
Các người trẻ thân mến, hãy can đảm, hãy đi vào chính các con và thưa với Chúa: “Chúa muốn con làm gì?” Hãy để Thiên Chúa trả lời các con. Sau đó, các con sẽ thấy đời các con biến đổi và tràn đầy niềm vui.
Với Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp đến trong tầm mắt, Cha mời gọi tất cả các con chuẩn bị cho nó bằng cách theo dõi và dự phần vào các sáng kiến đang diễn ra. Chúng sẽ giúp các con trên đường dẫn tới mục tiêu này. Xin Đức Mẹ ở với các con trong cuộc hành hương này, và xin gương sáng của ngài khuyến khích các con can đảm và quảng đại trong đáp trả của các con.
Chúc các con một cuộc hành trình tốt đẹp trên đường tới Panama! Và, làm ơn, đừng quên cầu nguyện cho cha. Hẹn sớm được gặp các con.
Các lãnh đạo doanh nghiệp Công Giáo trong nhóm Legatus quyết định không đóng góp cho Tòa Thánh trong năm 2019
Đặng Tự Do
16:48 21/11/2018
Một nhóm các lãnh đạo doanh nghiệp Công Giáo đã quyết định không thu tiền đóng góp hàng năm của mình cho Tòa Thánh trong năm 2019.
Thomas Monaghan, chủ tịch của Legatus, đã viết thư cho thành viên vào ngày 16/11 yêu cầu họ tiếp tục cầu nguyện “cho Giáo hội và tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta,” vì “rõ ràng là cần phải mất một thời gian dài để giải quyết cho cuộc khủng hoảng hiện tại trong Giáo hội đến độ mà Ban Quản Trị tin rằng việc khôi phục việc đóng góp hàng năm của chúng ta phải được xem xét một cách thận trọng.”
Chiều ngày 11/11, vài giờ trước khi khai mạc phiên khoáng đại mùa thu của các Giám Mục Hoa Kỳ, Vatican đã chỉ thị cho các Giám Mục đình hoãn việc bỏ phiếu hai đề nghị về chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục. Quyết định này của Tòa Thánh đã gây ra những phản ứng bất lợi tại Hoa Kỳ.
Thông báo của Legatus đưa ra hôm 16/11 có lẽ đã bị thúc đẩy bởi những tâm tình không hài lòng trước quyết định trên của Tòa Thánh.
Thomas Monaghan cho biết thêm những ai đã đóng góp thì Legatus sẽ gởi số tiền đó cho Tòa Thánh. Những ai chưa đóng góp thì ngưng đóng góp trong tài khóa năm 2019.
Nhóm Legatus gồm khoảng 5,000 doanh nhân người Mỹ. Theo tờ Wall Street Journal, tiền đóng góp hàng năm cho Tòa Thánh của nhóm này là khoảng $820,000.
Tháng 9 vừa qua, Legatus cũng đã chặn lại việc đóng góp cho Tòa Thánh trong năm 2018. Thomas Monaghan, chủ tịch và giám đốc điều hành của tổ chức, cho biết số tiền đóng góp trong năm 2018 đã được “ký quỹ”, trong khi chờ Tòa Thánh giải thích về việc chi tiêu.
Trong một bức thư gửi cho các thành viên, ông nói: “Trong ánh sáng của những tiết lộ và những câu hỏi gần đây, chúng tôi tin rằng cần phải có sự minh bạch tương ứng về việc sử dụng cụ thể của các quỹ này.”
Ông cho biết Legatus đã có các cuộc thảo luận về cách chi tiêu tiền và “đâu là trách nhiệm giải trình tài chính hiện hành trong Vatican đối với những đóng góp từ thiện như thế”.
Legatus được biết đến như “tổ chức hàng đầu thế giới dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Công Giáo dấn thân học hỏi, sống và truyền bá đức tin Công Giáo”.
Theo National Catholic Register, các thành viên phải là người Công Giáo có hạnh kiểm tốt với doanh thu hàng năm tối thiểu là 6.5 triệu đô la.
Vào đầu những năm 1990, Đức Hồng Y Anthony Bevilacqua gọi Legatus là “tổ chức giáo dân có ảnh hưởng nhất trong Giáo Hội”.
Monaghan, người sáng lập của nó, là chủ của Domino's Pizza, một chuỗi các cửa hàng toàn cầu đã bán Domino's Pizza với giá một tỷ đô la vào năm 1998.
Source: Catholic News Agency Legatus will not collect 2019 tithe to Holy See
Thomas Monaghan, chủ tịch của Legatus, đã viết thư cho thành viên vào ngày 16/11 yêu cầu họ tiếp tục cầu nguyện “cho Giáo hội và tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta,” vì “rõ ràng là cần phải mất một thời gian dài để giải quyết cho cuộc khủng hoảng hiện tại trong Giáo hội đến độ mà Ban Quản Trị tin rằng việc khôi phục việc đóng góp hàng năm của chúng ta phải được xem xét một cách thận trọng.”
Chiều ngày 11/11, vài giờ trước khi khai mạc phiên khoáng đại mùa thu của các Giám Mục Hoa Kỳ, Vatican đã chỉ thị cho các Giám Mục đình hoãn việc bỏ phiếu hai đề nghị về chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục. Quyết định này của Tòa Thánh đã gây ra những phản ứng bất lợi tại Hoa Kỳ.
Thông báo của Legatus đưa ra hôm 16/11 có lẽ đã bị thúc đẩy bởi những tâm tình không hài lòng trước quyết định trên của Tòa Thánh.
Thomas Monaghan cho biết thêm những ai đã đóng góp thì Legatus sẽ gởi số tiền đó cho Tòa Thánh. Những ai chưa đóng góp thì ngưng đóng góp trong tài khóa năm 2019.
Nhóm Legatus gồm khoảng 5,000 doanh nhân người Mỹ. Theo tờ Wall Street Journal, tiền đóng góp hàng năm cho Tòa Thánh của nhóm này là khoảng $820,000.
Tháng 9 vừa qua, Legatus cũng đã chặn lại việc đóng góp cho Tòa Thánh trong năm 2018. Thomas Monaghan, chủ tịch và giám đốc điều hành của tổ chức, cho biết số tiền đóng góp trong năm 2018 đã được “ký quỹ”, trong khi chờ Tòa Thánh giải thích về việc chi tiêu.
Trong một bức thư gửi cho các thành viên, ông nói: “Trong ánh sáng của những tiết lộ và những câu hỏi gần đây, chúng tôi tin rằng cần phải có sự minh bạch tương ứng về việc sử dụng cụ thể của các quỹ này.”
Ông cho biết Legatus đã có các cuộc thảo luận về cách chi tiêu tiền và “đâu là trách nhiệm giải trình tài chính hiện hành trong Vatican đối với những đóng góp từ thiện như thế”.
Legatus được biết đến như “tổ chức hàng đầu thế giới dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Công Giáo dấn thân học hỏi, sống và truyền bá đức tin Công Giáo”.
Theo National Catholic Register, các thành viên phải là người Công Giáo có hạnh kiểm tốt với doanh thu hàng năm tối thiểu là 6.5 triệu đô la.
Vào đầu những năm 1990, Đức Hồng Y Anthony Bevilacqua gọi Legatus là “tổ chức giáo dân có ảnh hưởng nhất trong Giáo Hội”.
Monaghan, người sáng lập của nó, là chủ của Domino's Pizza, một chuỗi các cửa hàng toàn cầu đã bán Domino's Pizza với giá một tỷ đô la vào năm 1998.
Source: Catholic News Agency Legatus will not collect 2019 tithe to Holy See
Đức Hồng Y Charles Bo, Myanmar được bầu vào chức vụ Chủ tịch của Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á .
Thanh Quảng sdb
17:14 21/11/2018
Đức Hồng Y Charles Bo, Myanmar được bầu vào chức vụ Chủ tịch của Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC).
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon mới được bầu vào chức vụ Chủ tịch của FABC trong cuộc họp của Ủy ban Trung ương FABC vào ngày 16 tháng 11 vừa qua và Ngài sẽ bắt đầu chức vụ này vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Hồng Y Gracias, người trước đây từng giữ chức Tổng thư ký FABC từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012, hiện là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI).
Đôi nét tiểu sử của Đức Tân Chủ Tịch
ĐHY Bo sinh ngày 29 tháng 10 năm 1948 tại Monhla, một ngôi làng nhỏ trong Tổng giáo phận Mandalay. Sau khi theo học tại đệ tử viện rồi tập viện Nazareth của Dòng Salesians Don Bosco ở Anisakan, Pyin Oo Lwin, từ năm 1962 đến năm 1976, ngài đã được khấn dòng vào ngày 24 tháng 5 năm 1970, và khấn trọn vào ngày 10 tháng 3 năm 1976.
Sau khi được thụ phong linh mục tại Lashio, bang Shan ngày 9 tháng 4 năm 1976, ngài được bài sai về làm cha phó tại Loihkam (1976-1981) và Lashio (1981-1983). Từ 1983 đến 1985, ngài giảng dạy tại chủng viện Anisakan.
ĐHY Bo từng giữ chức vụ Quản Trị Tông Tòa tại Lashio từ năm 1985 đến năm 1986 và làm Giám quản Tông Tòa từ năm 1986 đến năm 1990. Khi giám quản được nâng lên hàng giáo phận vào ngày 7 tháng 7 năm 1990, ngài được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên cho tân giáo phận. Ngài thụ phong giám mục vào ngày 16 tháng 12 năm 1990.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã chuyển ngài về Giáo Phận Pathein, bang Ayeyarwaddy vào ngày 24 tháng 5 năm 1996, nhưng ngài vẫn tiếp tục làm Giám Quản Tông Đồ của Lashio cho đến tháng 11 năm 1998. Ngày 15 tháng 5 năm 2003, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Yangon. Từ năm 2000 đến 2006, ngài là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y, và ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Myanmar vào ngày 14 tháng 2 năm 2015 tại Vatican. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm thành viên của Thánh bộ về Đời sống thánh hiến và Tu hội Giáo hoàng và là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Truyền thông của Tòa thánh Vatican.
FABC qui tụ 19 Hội đồng Giám mục châu Á với tư cách là thành viên đầy đủ và 8 thành viên liên đới. Mục đích của Liên đoàn nhằm thúc đẩy sự đoàn kết giữa các thành viên và đồng trách nhiệm về phúc lợi của Giáo hội và xã hội ở châu Á. Các quyết định của Liên đoàn không bị ràng buộc bởi pháp lý; sự đồng thuận của các thành viên là một biểu hiện của sự liên đới trách nhiệm Giám mục đoàn.
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon mới được bầu vào chức vụ Chủ tịch của FABC trong cuộc họp của Ủy ban Trung ương FABC vào ngày 16 tháng 11 vừa qua và Ngài sẽ bắt đầu chức vụ này vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Hồng Y Gracias, người trước đây từng giữ chức Tổng thư ký FABC từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012, hiện là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI).
Đôi nét tiểu sử của Đức Tân Chủ Tịch
ĐHY Bo sinh ngày 29 tháng 10 năm 1948 tại Monhla, một ngôi làng nhỏ trong Tổng giáo phận Mandalay. Sau khi theo học tại đệ tử viện rồi tập viện Nazareth của Dòng Salesians Don Bosco ở Anisakan, Pyin Oo Lwin, từ năm 1962 đến năm 1976, ngài đã được khấn dòng vào ngày 24 tháng 5 năm 1970, và khấn trọn vào ngày 10 tháng 3 năm 1976.
Sau khi được thụ phong linh mục tại Lashio, bang Shan ngày 9 tháng 4 năm 1976, ngài được bài sai về làm cha phó tại Loihkam (1976-1981) và Lashio (1981-1983). Từ 1983 đến 1985, ngài giảng dạy tại chủng viện Anisakan.
ĐHY Bo từng giữ chức vụ Quản Trị Tông Tòa tại Lashio từ năm 1985 đến năm 1986 và làm Giám quản Tông Tòa từ năm 1986 đến năm 1990. Khi giám quản được nâng lên hàng giáo phận vào ngày 7 tháng 7 năm 1990, ngài được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên cho tân giáo phận. Ngài thụ phong giám mục vào ngày 16 tháng 12 năm 1990.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã chuyển ngài về Giáo Phận Pathein, bang Ayeyarwaddy vào ngày 24 tháng 5 năm 1996, nhưng ngài vẫn tiếp tục làm Giám Quản Tông Đồ của Lashio cho đến tháng 11 năm 1998. Ngày 15 tháng 5 năm 2003, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Yangon. Từ năm 2000 đến 2006, ngài là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y, và ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Myanmar vào ngày 14 tháng 2 năm 2015 tại Vatican. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm thành viên của Thánh bộ về Đời sống thánh hiến và Tu hội Giáo hoàng và là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Truyền thông của Tòa thánh Vatican.
FABC qui tụ 19 Hội đồng Giám mục châu Á với tư cách là thành viên đầy đủ và 8 thành viên liên đới. Mục đích của Liên đoàn nhằm thúc đẩy sự đoàn kết giữa các thành viên và đồng trách nhiệm về phúc lợi của Giáo hội và xã hội ở châu Á. Các quyết định của Liên đoàn không bị ràng buộc bởi pháp lý; sự đồng thuận của các thành viên là một biểu hiện của sự liên đới trách nhiệm Giám mục đoàn.
Trận hỏa hoạn kinh hoàng tại California, Hoa Kỳ
Lệ Hằng, F.M.A.
17:21 21/11/2018
Ngày 8 tháng 11 năm 2018 đánh dấu một sự kiện kinh hoàng trong lịch sử tiểu bang California, khi hai đám cháy liên tiếp, cách nhau chỉ vài giờ, gây tổn thất nhân mạng lớn lao nhất bởi nạn hoả hoạn trong lịch sử tiểu bang. Cả hai đám cháy này hiện đang là đề tài nóng bỏng trên các phương tiện truyên thông đại chúng khắp thế giới, sau khi hỏa hoạn đã thiêu rụi cả một vùng rộng lớn ở hai miền nam và bắc California.
Một thành phố có tên là Paradise (thiên đường hạ giới), nằm dọc theo chân rặng Sierra Nevada về hướng đông bắc của thủ phủ Sacramento là nơi bị nhắc đến nhiều nhất về sự tàn phá của thần hoả. Cả thành phố bị thiêu rụi hoàn toàn, không còn dấu tích gì của một “thiên đường hạ giới”. Cả khu vực rộng hơn 240 ngàn mẫu tây nơi có đến 12, 872 căn nhà đã ra tro bụi sau vài ngày thần hoả hoành hành không thương tiếc.
Tính cho đến cuối ngày 19 tháng 11, con số thương vong đã lên đến 77 cư dân, trong số gần một ngàn người mất tích kể từ khi lửa bắt đầu cháy vào hôm thứ Năm ngày 8 tháng 11. Những nạn nhân này đa số thiệt mạng không rõ vì chậm chân, hay chỉ đơn thuần vì muốn ở lại chống chọi với ngọn lửa để cố giữ cho nhà cửa, của cải không bị thiêu rụi. Nhưng thật đáng buồn vì cả người lẫn vật chất đều trở thành tro bụi trong một sớm một chiều.
Hai trận hoả hoạn đang làm California điêu đứng làm người ta nhớ lại một trận hoả hoạn khác xảy ra vào ngày 8 tháng Mười năm 1871 ở làng Peshtigo (ngày nay thuộc vùng Champion, thành phố Green Bay) thuộc tiểu bang Wisconsin. Đây là một đám cháy được coi là gây tử vong nghiêm trọng nhất trong lịch sử toàn nước Mỹ vì đã gây ra cái chết của tổng cộng là 2,500 người trong vùng. Nguyên nhân gây ra trận hoả hoạn được cho là do những công nhân đường sắt gây ra khi họ đốt cây dọn chỗ cho việc xây cất đường rầy xe lửa, một thói quen các công ty xây dựng vẫn thường làm vào thời đó mà không gặp trở ngại đáng kể nào.
Peshtigo, ngoài việc đã đi vào lịch sử như một trận hoả hoạn chết chóc nhất chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ, còn được biết đến vì một sự kiện thiêng liêng mầu nhiệm vượt lên trên những hoang tàn đau thương của con người. Đó là sự kiện Đức Mẹ đã hiện ra để bảo vệ và an ủi con người khi họ đang ở tận cùng của sự sợ hãi và tuyệt vọng. Đã có những nhân chứng sống kể lại sự việc mà ngày nay Giáo Hội Công Giáo đã chính thức công nhận là phép lạ đầu tiên -và duy nhất- mà Đức Mẹ Maria đã làm tại Hoa Kỳ.
Một trong những người này là một cô gái di dân từ nước Bỉ tên là Adele Brise. Sử liệu địa phương ghi chép rằng Adele di dân đến Peshtigo vào năm 1855. Là một giáo dân Công Giáo nhiệt thành, Adele có lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt. Cô thường có thói quen đọc kinh cầu nguyện hàng ngày. Hôm xảy ra đám cháy, nhóm cầu nguyện của Adele đã thoát hiểm một cách kỳ lạ, mặc dù họ tụ tập ngay tâm điểm của trận hoả hoạn. Câu chuyện thoát hiểm này được coi là một sự kiện hi hữu, nhưng không ai biết rằng trước đó Adele đã được Đức Mẹ hiện đến để trao phó cho cô một trọng trách là khuyên nhủ mọi người hãy cầu nguyện, ăn năn hối tội và siêng năng lần hạt, rước lễ cũng như học hỏi về ơn cứu rỗi.
Adele kể rằng, vào ngày 2 tháng Mười năm 1859, trong lúc cô đang rảo bước về nhà, ngang qua khu rừng rậm thì bóng dáng một phụ nữ trang phục trắng tinh bỗng hiện ra giữa vầng hào quang chói loà. Bà đứng giữa hai gốc cây lớn, trên đầu có vương miện bằng những vì sao sáng rực được cài trên mái tóc vàng óng ả. bà đeo một giải thắt lưng màu vàng. Ban đầu Adele cảm thấy vô cùng sợ hãi. mở miệng cầu nguyện, và bóng bà lạ bỗng biến mất. Adele về nhà, tức tốc kể lại cho cha mẹ và cha xứ nghe sự lạ xảy đến với cô ở trong rừng. Cha mẹ thì trấn an cô, nói rằng đó hẳn là một linh hồn đang cần lời cầu nguyện. Còn cha xứ thì hướng dẫn cô cách ứng xử theo giáo lý Công Giáo khi gặp phải trường hợp như thế.
Sáng Chúa Nhật kế tiếp, khi đang trên đường đi lễ với người em gái và một phụ nữ hàng xóm, Adele lại thấy bà lạ hiện ra. Tuy nhiên, hai phụ nữ kia đều không thấy gì. Khi trở về nhà, bà lạ lại hiện ra lần thứ ba với Adele. Lần này cô lấy hết can đảm, đọc nguyênlời khấn mà cha xứ đã dạy cô đọc “ Nhân danh Chúa, bà là ai và bà muốn con làm gì?” Tức khắc, bà trả lời “Ta là Nữ Vương Thiên Đàng, hằng cầu nguyện cho các linh hồn trở lại đạo và ta cũng muốn con làm như thế. Con đã rước lễ sáng nay, điều đó tốt lắm. Nhưng con cần làm nhiều hơn thế. Hãy xưng tội thay cho mọi người và dâng mình thánh mà con đã rước vào lòng cho việc hoán cải của những kẻ tội lỗi. Hãy gom các trẻ nhỏ từ những vùng đất hoang lại, dạy dỗ chúng về sự cứu rỗi”.
Adele nghe thấy thế thì sợ hãi lắm, vì cô chẳng biết gì nhiều về đạo Chúa. Cô bèn xin Đức Mẹ cho biết cô phải làm gì với mớ kiến thức khiêm tốn của mình. Đức Mẹ bảo cô “Hãy dạy dỗ các trẻ nhỏ về giáo lý, cách làm dấu thánh giá, cách tiếp nhận các phép bí tích, đó là những gì ta muốn con làm. Hãy làm và đừng sợ hãi gì. Ta sẽ giúp con”.
Adele ghi nhớ lời dặn dò của Đức Mẹ, từ đó cống hiến cả đời mình cho sứ vụ dạy dỗ các trẻ nhỏ về đức tin Công Giáo. Cô lặn lội đi gõ cửa từng nhà, xin được dạy giáo lý tại gia cho các trẻ em. Phụ thân của cô, ông Lambert Brise thấy con gái vất vả quá, bèn tự tay dựng một ngôi nhà bé nhỏ bằng gỗ ngay tại địa điểm Đức Mẹ đã hiện ra với Adele để cô tiện việc giảng dạy. Vài năm sau một vị ân nhân tên Isabella Doyen hiến tặng 5 mẫu tây đất chung quanh khu này, và thế là Adele đã có thể xây dựng một ngôi trường bé nhỏ nhưng khang trang hơn. Thêm vào đó, một nguyện đường bằng gỗ cũng đã được xây dựng với tên “Our Lady of Good Help” - “Đức Mẹ Ban Sự Lành”. Tại nơi này, Adele và một nhóm phụ nữ đã thành lập chi dòng Ba Phanxicô. Dù cô chưa bao giờ chính thức khấn dòng, ai cũng cho rằng cô là một nữ tu đúng nghĩa.
Vào thời đó, Wisconsin còn đang trong thời kỳ khai phá hoang sơ. Người dân vẫn còn phá rừng lấy gỗ để xây cất nhà cửa. Đâu đâu cũng thấy cây cối bị đốn, chặt bừa bãi ngổn ngang, không ai màng dọn dẹp. Bỗng nhiên xảy ra vụ cháy vào buổi tối ngày 8 tháng Mười năm 1871. Ngọn lửa gặp cơn gió bấc tràn xuống, lan rộng và bùng phát nhờ đám cây rừng người dân địa phương đốn hạ bừa bãi. Hầu hết những ngôi nhà bằng gỗ được cất lên với bao công sức đều bị thiêu rụi hoàn toàn mà không lực nào cản trở được.
Tuy nhiên, giữa cơn nguy khốn, một số người tìm về nguyện đường để cùng quây quần cầu nguyện dưới chân tượng Đức Mẹ. mong ơn che chở của Người. Có người còn dẫn theo gia súc về nhà nguyện để không bị tổn thất quá nặng nề. Trong khi chị Adele đang hướng dẫn mọi người canh thức cầu nguyện, bên ngoài ngọn lửa vẫn cứ hùng hổ lấn lướt khắp nơi. Lạ lùng thay, mặc dù lửa quét qua khu vực này, như nó đã lần lượt thiêu đốt hết 1,2 triệu mẫu tây (khoảng 4 ngàn 9 trăm cây số vuông) quanh đó, nhưng nhà nguyện không hề bị thiêu rụi. Và tất cả mọi người bên trong đều sống sót một cách lạ lùng. Khi mọi người nhìn thấy cảnh tượng hoang tàn, trơ trụi bên ngoài nhà nguyện, họ không khỏi kinh ngạc và hết lời tạ ơn Đức Mẹ đã nhận lời kêu xin tha thiết trong tuyệt vọng của họ.
Sự việc lạ lùng mang tính chất siêu nhiên này đã được trình lên giáo quyền để được điều tra tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2009, nhân dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Giám Mục David Ricken dâng thánh lễ tuyên xưng phép lạ của Đức Mẹ hiện ra với chị Adele là hiện tượng có thật, “xứng đáng được tôn kính”, nâng tổng số hiện tượng phép lạ được toà thánh chính thức công nhận trên toàn thế giới là 15.
Ngày 15 tháng 8 năm 2016 Đức Cha Ricken cũng chính thức tuyên bố quyết định của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhằm tôn vinh đền thờ Đức Mẹ ở Champion (nằm cách 16 dặm về hướng đông bắc của thành phố Green Bay) lên hàng quốc gia.
Source: Aleteia This is the only officially recognized Marian apparition in the United States
Một thành phố có tên là Paradise (thiên đường hạ giới), nằm dọc theo chân rặng Sierra Nevada về hướng đông bắc của thủ phủ Sacramento là nơi bị nhắc đến nhiều nhất về sự tàn phá của thần hoả. Cả thành phố bị thiêu rụi hoàn toàn, không còn dấu tích gì của một “thiên đường hạ giới”. Cả khu vực rộng hơn 240 ngàn mẫu tây nơi có đến 12, 872 căn nhà đã ra tro bụi sau vài ngày thần hoả hoành hành không thương tiếc.
Tính cho đến cuối ngày 19 tháng 11, con số thương vong đã lên đến 77 cư dân, trong số gần một ngàn người mất tích kể từ khi lửa bắt đầu cháy vào hôm thứ Năm ngày 8 tháng 11. Những nạn nhân này đa số thiệt mạng không rõ vì chậm chân, hay chỉ đơn thuần vì muốn ở lại chống chọi với ngọn lửa để cố giữ cho nhà cửa, của cải không bị thiêu rụi. Nhưng thật đáng buồn vì cả người lẫn vật chất đều trở thành tro bụi trong một sớm một chiều.
Hai trận hoả hoạn đang làm California điêu đứng làm người ta nhớ lại một trận hoả hoạn khác xảy ra vào ngày 8 tháng Mười năm 1871 ở làng Peshtigo (ngày nay thuộc vùng Champion, thành phố Green Bay) thuộc tiểu bang Wisconsin. Đây là một đám cháy được coi là gây tử vong nghiêm trọng nhất trong lịch sử toàn nước Mỹ vì đã gây ra cái chết của tổng cộng là 2,500 người trong vùng. Nguyên nhân gây ra trận hoả hoạn được cho là do những công nhân đường sắt gây ra khi họ đốt cây dọn chỗ cho việc xây cất đường rầy xe lửa, một thói quen các công ty xây dựng vẫn thường làm vào thời đó mà không gặp trở ngại đáng kể nào.
Peshtigo, ngoài việc đã đi vào lịch sử như một trận hoả hoạn chết chóc nhất chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ, còn được biết đến vì một sự kiện thiêng liêng mầu nhiệm vượt lên trên những hoang tàn đau thương của con người. Đó là sự kiện Đức Mẹ đã hiện ra để bảo vệ và an ủi con người khi họ đang ở tận cùng của sự sợ hãi và tuyệt vọng. Đã có những nhân chứng sống kể lại sự việc mà ngày nay Giáo Hội Công Giáo đã chính thức công nhận là phép lạ đầu tiên -và duy nhất- mà Đức Mẹ Maria đã làm tại Hoa Kỳ.
Một trong những người này là một cô gái di dân từ nước Bỉ tên là Adele Brise. Sử liệu địa phương ghi chép rằng Adele di dân đến Peshtigo vào năm 1855. Là một giáo dân Công Giáo nhiệt thành, Adele có lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt. Cô thường có thói quen đọc kinh cầu nguyện hàng ngày. Hôm xảy ra đám cháy, nhóm cầu nguyện của Adele đã thoát hiểm một cách kỳ lạ, mặc dù họ tụ tập ngay tâm điểm của trận hoả hoạn. Câu chuyện thoát hiểm này được coi là một sự kiện hi hữu, nhưng không ai biết rằng trước đó Adele đã được Đức Mẹ hiện đến để trao phó cho cô một trọng trách là khuyên nhủ mọi người hãy cầu nguyện, ăn năn hối tội và siêng năng lần hạt, rước lễ cũng như học hỏi về ơn cứu rỗi.
Adele kể rằng, vào ngày 2 tháng Mười năm 1859, trong lúc cô đang rảo bước về nhà, ngang qua khu rừng rậm thì bóng dáng một phụ nữ trang phục trắng tinh bỗng hiện ra giữa vầng hào quang chói loà. Bà đứng giữa hai gốc cây lớn, trên đầu có vương miện bằng những vì sao sáng rực được cài trên mái tóc vàng óng ả. bà đeo một giải thắt lưng màu vàng. Ban đầu Adele cảm thấy vô cùng sợ hãi. mở miệng cầu nguyện, và bóng bà lạ bỗng biến mất. Adele về nhà, tức tốc kể lại cho cha mẹ và cha xứ nghe sự lạ xảy đến với cô ở trong rừng. Cha mẹ thì trấn an cô, nói rằng đó hẳn là một linh hồn đang cần lời cầu nguyện. Còn cha xứ thì hướng dẫn cô cách ứng xử theo giáo lý Công Giáo khi gặp phải trường hợp như thế.
Sáng Chúa Nhật kế tiếp, khi đang trên đường đi lễ với người em gái và một phụ nữ hàng xóm, Adele lại thấy bà lạ hiện ra. Tuy nhiên, hai phụ nữ kia đều không thấy gì. Khi trở về nhà, bà lạ lại hiện ra lần thứ ba với Adele. Lần này cô lấy hết can đảm, đọc nguyênlời khấn mà cha xứ đã dạy cô đọc “ Nhân danh Chúa, bà là ai và bà muốn con làm gì?” Tức khắc, bà trả lời “Ta là Nữ Vương Thiên Đàng, hằng cầu nguyện cho các linh hồn trở lại đạo và ta cũng muốn con làm như thế. Con đã rước lễ sáng nay, điều đó tốt lắm. Nhưng con cần làm nhiều hơn thế. Hãy xưng tội thay cho mọi người và dâng mình thánh mà con đã rước vào lòng cho việc hoán cải của những kẻ tội lỗi. Hãy gom các trẻ nhỏ từ những vùng đất hoang lại, dạy dỗ chúng về sự cứu rỗi”.
Adele nghe thấy thế thì sợ hãi lắm, vì cô chẳng biết gì nhiều về đạo Chúa. Cô bèn xin Đức Mẹ cho biết cô phải làm gì với mớ kiến thức khiêm tốn của mình. Đức Mẹ bảo cô “Hãy dạy dỗ các trẻ nhỏ về giáo lý, cách làm dấu thánh giá, cách tiếp nhận các phép bí tích, đó là những gì ta muốn con làm. Hãy làm và đừng sợ hãi gì. Ta sẽ giúp con”.
Adele ghi nhớ lời dặn dò của Đức Mẹ, từ đó cống hiến cả đời mình cho sứ vụ dạy dỗ các trẻ nhỏ về đức tin Công Giáo. Cô lặn lội đi gõ cửa từng nhà, xin được dạy giáo lý tại gia cho các trẻ em. Phụ thân của cô, ông Lambert Brise thấy con gái vất vả quá, bèn tự tay dựng một ngôi nhà bé nhỏ bằng gỗ ngay tại địa điểm Đức Mẹ đã hiện ra với Adele để cô tiện việc giảng dạy. Vài năm sau một vị ân nhân tên Isabella Doyen hiến tặng 5 mẫu tây đất chung quanh khu này, và thế là Adele đã có thể xây dựng một ngôi trường bé nhỏ nhưng khang trang hơn. Thêm vào đó, một nguyện đường bằng gỗ cũng đã được xây dựng với tên “Our Lady of Good Help” - “Đức Mẹ Ban Sự Lành”. Tại nơi này, Adele và một nhóm phụ nữ đã thành lập chi dòng Ba Phanxicô. Dù cô chưa bao giờ chính thức khấn dòng, ai cũng cho rằng cô là một nữ tu đúng nghĩa.
Vào thời đó, Wisconsin còn đang trong thời kỳ khai phá hoang sơ. Người dân vẫn còn phá rừng lấy gỗ để xây cất nhà cửa. Đâu đâu cũng thấy cây cối bị đốn, chặt bừa bãi ngổn ngang, không ai màng dọn dẹp. Bỗng nhiên xảy ra vụ cháy vào buổi tối ngày 8 tháng Mười năm 1871. Ngọn lửa gặp cơn gió bấc tràn xuống, lan rộng và bùng phát nhờ đám cây rừng người dân địa phương đốn hạ bừa bãi. Hầu hết những ngôi nhà bằng gỗ được cất lên với bao công sức đều bị thiêu rụi hoàn toàn mà không lực nào cản trở được.
Tuy nhiên, giữa cơn nguy khốn, một số người tìm về nguyện đường để cùng quây quần cầu nguyện dưới chân tượng Đức Mẹ. mong ơn che chở của Người. Có người còn dẫn theo gia súc về nhà nguyện để không bị tổn thất quá nặng nề. Trong khi chị Adele đang hướng dẫn mọi người canh thức cầu nguyện, bên ngoài ngọn lửa vẫn cứ hùng hổ lấn lướt khắp nơi. Lạ lùng thay, mặc dù lửa quét qua khu vực này, như nó đã lần lượt thiêu đốt hết 1,2 triệu mẫu tây (khoảng 4 ngàn 9 trăm cây số vuông) quanh đó, nhưng nhà nguyện không hề bị thiêu rụi. Và tất cả mọi người bên trong đều sống sót một cách lạ lùng. Khi mọi người nhìn thấy cảnh tượng hoang tàn, trơ trụi bên ngoài nhà nguyện, họ không khỏi kinh ngạc và hết lời tạ ơn Đức Mẹ đã nhận lời kêu xin tha thiết trong tuyệt vọng của họ.
Sự việc lạ lùng mang tính chất siêu nhiên này đã được trình lên giáo quyền để được điều tra tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2009, nhân dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Giám Mục David Ricken dâng thánh lễ tuyên xưng phép lạ của Đức Mẹ hiện ra với chị Adele là hiện tượng có thật, “xứng đáng được tôn kính”, nâng tổng số hiện tượng phép lạ được toà thánh chính thức công nhận trên toàn thế giới là 15.
Ngày 15 tháng 8 năm 2016 Đức Cha Ricken cũng chính thức tuyên bố quyết định của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhằm tôn vinh đền thờ Đức Mẹ ở Champion (nằm cách 16 dặm về hướng đông bắc của thành phố Green Bay) lên hàng quốc gia.
Source: Aleteia This is the only officially recognized Marian apparition in the United States
Đối thoại thần học Công Giáo và Chính Thống Giáo về quyền bính Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:38 21/11/2018
Đối thoại thần học Công Giáo và Chính Thống Giáo đã bàn sang một vấn đề gay góc nhất trong các cuộc đối thoại giữa hai bên, đó là quyền bính tối thượng của vị Giám Mục Rôma.
Văn phòng Điều phối của Ủy ban Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống, dưới sự đồng chủ tịch của Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, và Đức Tổng Giám Mục Job của tổng giáo phận Telmessos, thuộc Tòa Thượng Phụ Constantinople, đã gặp nhau từ ngày 13 đến 17 tháng 11 năm 2018, tại Tu viện Bose, bên Ý.
Hiện diện tại cuộc họp là mười thành viên Công Giáo và chín đại diện Chính Thống Giáo của các Giáo Hội Chính Thống khác nhau. Các thành viên của Ủy ban đã được đón tiếp nồng hậu bởi Cộng đồng tu viện Bose. Tại buổi khai mạc cuộc họp, Người sáng lập Cộng đồng, Sư huynh Enzo Bianchi, và Bề trên tu viện Luciano Manicardi, đã chào mừng những tham dự viên và bảo đảm với họ về lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của cộng đồng cho công việc của Ủy ban.
Ủy ban đã xem xét một bản dự thảo của văn bản có tựa đề, “Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng và tính Công Đồng trong Thiên niên kỷ thứ hai và hôm nay”, được chuẩn bị bởi một ủy ban hỗn hợp. Ủy ban Điều phối sẽ đánh giá một phiên bản sửa đổi dự thảo tại cuộc họp tiếp theo của họ, được lên kế hoạch cho tháng 11 năm 2019.
Source: JOINT INTERNATIONAL COMMISSION FOR THEOLOGICAL DIALOGUE BETWEEN THE ROMAN CATHOLIC CHURCH AND THE ORTHODOX CHURCH Coordinating Committee Meeting Bose (Italy), 13-17 November 2018
Văn phòng Điều phối của Ủy ban Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống, dưới sự đồng chủ tịch của Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, và Đức Tổng Giám Mục Job của tổng giáo phận Telmessos, thuộc Tòa Thượng Phụ Constantinople, đã gặp nhau từ ngày 13 đến 17 tháng 11 năm 2018, tại Tu viện Bose, bên Ý.
Hiện diện tại cuộc họp là mười thành viên Công Giáo và chín đại diện Chính Thống Giáo của các Giáo Hội Chính Thống khác nhau. Các thành viên của Ủy ban đã được đón tiếp nồng hậu bởi Cộng đồng tu viện Bose. Tại buổi khai mạc cuộc họp, Người sáng lập Cộng đồng, Sư huynh Enzo Bianchi, và Bề trên tu viện Luciano Manicardi, đã chào mừng những tham dự viên và bảo đảm với họ về lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của cộng đồng cho công việc của Ủy ban.
Ủy ban đã xem xét một bản dự thảo của văn bản có tựa đề, “Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng và tính Công Đồng trong Thiên niên kỷ thứ hai và hôm nay”, được chuẩn bị bởi một ủy ban hỗn hợp. Ủy ban Điều phối sẽ đánh giá một phiên bản sửa đổi dự thảo tại cuộc họp tiếp theo của họ, được lên kế hoạch cho tháng 11 năm 2019.
Source: JOINT INTERNATIONAL COMMISSION FOR THEOLOGICAL DIALOGUE BETWEEN THE ROMAN CATHOLIC CHURCH AND THE ORTHODOX CHURCH Coordinating Committee Meeting Bose (Italy), 13-17 November 2018
Venice được chiếu sáng bằng ánh đèn đỏ để nêu bật tình cảnh của Asia Bibi và các tín hữu Kitô bị bách hại trên thế giới
Đặng Tự Do
18:32 21/11/2018
Để bày tỏ tình đoàn kết với các Kitô hữu bị bách hại, trong đó có Asia Bibi, một phụ nữ Pakistan gần đây đã được tha bổng sau 8 năm tù oan vì bị vu cáo tội báng bổ Mumhammad, thành phố Venice đã được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ trong đêm thứ Ba 20 tháng 11.
Trong một thông điệp ủng hộ sáng kiến này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói sự kiện “sẽ thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến vấn đề nghiêm trọng về sự phân biệt đối xử mà các Kitô hữu phải chịu đựng ở nhiều nơi trên thế giới.”
“Có những quốc gia nơi một tôn giáo được áp đặt, ở những nơi đó, các môn đệ của Chúa Giêsu phải chịu một sự đàn áp bạo lực hoặc chế giễu văn hóa có hệ thống”, ngài nói.
Bắt đầu từ tối ngày 20 tháng 11, tám tòa nhà lịch sử của Venice, cũng như Cầu Rialto và Nhà thờ Santa Maria della Salute, được thắp sáng bằng ánh đèn màu đỏ để thu hút sự chú ý của công luận về hoàn cảnh bi thảm của các Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới.
Tối 20/11, những người trẻ tại Tổng Giáo Phận Venice đã thực hiện một cuộc hành hương đi bộ qua thành phố để cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại.
Sự kiện này, được tài trợ bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, sau một sáng kiến tương tự vào tháng Hai, tại Đấu trường Côlôsêô ở Rôma.
Vào năm 2017, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cũng vận động thành công việc chiếu sáng bằng đèn đỏ tại tòa nhà Quốc hội Anh ở Luân Đôn, Nhà thờ Thánh Tâm ở Paris và nhà thờ chính tòa Manila, Phi Luật Tân. Năm trước nữa, Đài phun nước Trevi nổi tiếng ở Rôma cũng đã được thắp sáng bằng đèn đỏ.
Từ ngày 21 đến 28 tháng 11 năm nay, các địa danh chính khác ở các thành phố Montreal, Toronto, Paris, Barcelona, London, Sydney và Washington, DC cũng sẽ được chiếu sáng màu đỏ trong một vài buổi tối.
Sáng kiến năm nay, được tổ chức với sự kết hợp của thành phố Venice và Đức Thượng Phụ Francesco Moraglia của Venice, nhằm thu hút sự chú ý một cách đặc biệt vào tình cảnh của chị Asia Bibi người Pakistan.
Năm 2009, Bibi bị buộc tội đưa ra những nhận xét phỉ báng tiên tri Hồi giáo Muhammad sau một cuộc tranh luận bắt nguồn từ một ly nước. Bibi đang thu hoạch quả dâu với các công nhân nông trại khác khi được yêu cầu đi lấy nước từ giếng.
Một người nhìn thấy cô uống nước từ một cái ly mà trước đó đã được những người Hồi giáo sử dụng. Người ấy nói với Bibi rằng một Kitô hữu không thể sử dụng chung một ly nước với người Hồi Giáo, vì Kitô hữu là người ô uế. Một cuộc cãi vã xảy ra sau đó, và năm ngày sau đó người ta báo cáo với một giáo sĩ Hồi giáo rằng Bibi đã phỉ báng Muhammad. Bibi và gia đình cô là những Kitô hữu duy nhất trong khu vực, và đã phải đối mặt với những áp lực buộc cải đạo sang Hồi giáo.
Cô bị kết tội phạm tội phạm thượng vào năm 2010, và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Cô kháng cáo ngay lập tức. Tòa án Tối cao Lahore đã y án vào năm 2014, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao của Pakistan. Tòa án tối cao đã đồng ý nghe kháng cáo của cô vào năm 2015 nhưng khất lần hẹn nữa cho đến nay mới xử.
Kể từ khi bị bắt giữ, Bibi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã tiếp chồng và con gái cô và cầu nguyện cho cô.
Từ ngày 31 tháng 10, sau khi Tối Cao Pháp Viện Pakistan tuyên bố tha bổng cho Asia Bibi, đến nay, những người cuồng tín với gậy gộc, dao và mã tấu trong tay lang thang khắp các đường đường phố. Họ đốt xe hơi, phá phách tài sản công cộng và đánh đấm túi bụi các công dân bình thường, trong khi gào lên “Bàn giao ngay tên báng bổ Asia Bibi cho chúng tôi.”
Source: Catholic Herald Venice illuminated in red for Asia Bibi, persecuted Christians
Trong một thông điệp ủng hộ sáng kiến này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói sự kiện “sẽ thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến vấn đề nghiêm trọng về sự phân biệt đối xử mà các Kitô hữu phải chịu đựng ở nhiều nơi trên thế giới.”
“Có những quốc gia nơi một tôn giáo được áp đặt, ở những nơi đó, các môn đệ của Chúa Giêsu phải chịu một sự đàn áp bạo lực hoặc chế giễu văn hóa có hệ thống”, ngài nói.
Bắt đầu từ tối ngày 20 tháng 11, tám tòa nhà lịch sử của Venice, cũng như Cầu Rialto và Nhà thờ Santa Maria della Salute, được thắp sáng bằng ánh đèn màu đỏ để thu hút sự chú ý của công luận về hoàn cảnh bi thảm của các Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới.
Tối 20/11, những người trẻ tại Tổng Giáo Phận Venice đã thực hiện một cuộc hành hương đi bộ qua thành phố để cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại.
Sự kiện này, được tài trợ bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, sau một sáng kiến tương tự vào tháng Hai, tại Đấu trường Côlôsêô ở Rôma.
Vào năm 2017, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cũng vận động thành công việc chiếu sáng bằng đèn đỏ tại tòa nhà Quốc hội Anh ở Luân Đôn, Nhà thờ Thánh Tâm ở Paris và nhà thờ chính tòa Manila, Phi Luật Tân. Năm trước nữa, Đài phun nước Trevi nổi tiếng ở Rôma cũng đã được thắp sáng bằng đèn đỏ.
Từ ngày 21 đến 28 tháng 11 năm nay, các địa danh chính khác ở các thành phố Montreal, Toronto, Paris, Barcelona, London, Sydney và Washington, DC cũng sẽ được chiếu sáng màu đỏ trong một vài buổi tối.
Sáng kiến năm nay, được tổ chức với sự kết hợp của thành phố Venice và Đức Thượng Phụ Francesco Moraglia của Venice, nhằm thu hút sự chú ý một cách đặc biệt vào tình cảnh của chị Asia Bibi người Pakistan.
Năm 2009, Bibi bị buộc tội đưa ra những nhận xét phỉ báng tiên tri Hồi giáo Muhammad sau một cuộc tranh luận bắt nguồn từ một ly nước. Bibi đang thu hoạch quả dâu với các công nhân nông trại khác khi được yêu cầu đi lấy nước từ giếng.
Một người nhìn thấy cô uống nước từ một cái ly mà trước đó đã được những người Hồi giáo sử dụng. Người ấy nói với Bibi rằng một Kitô hữu không thể sử dụng chung một ly nước với người Hồi Giáo, vì Kitô hữu là người ô uế. Một cuộc cãi vã xảy ra sau đó, và năm ngày sau đó người ta báo cáo với một giáo sĩ Hồi giáo rằng Bibi đã phỉ báng Muhammad. Bibi và gia đình cô là những Kitô hữu duy nhất trong khu vực, và đã phải đối mặt với những áp lực buộc cải đạo sang Hồi giáo.
Cô bị kết tội phạm tội phạm thượng vào năm 2010, và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Cô kháng cáo ngay lập tức. Tòa án Tối cao Lahore đã y án vào năm 2014, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao của Pakistan. Tòa án tối cao đã đồng ý nghe kháng cáo của cô vào năm 2015 nhưng khất lần hẹn nữa cho đến nay mới xử.
Kể từ khi bị bắt giữ, Bibi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã tiếp chồng và con gái cô và cầu nguyện cho cô.
Từ ngày 31 tháng 10, sau khi Tối Cao Pháp Viện Pakistan tuyên bố tha bổng cho Asia Bibi, đến nay, những người cuồng tín với gậy gộc, dao và mã tấu trong tay lang thang khắp các đường đường phố. Họ đốt xe hơi, phá phách tài sản công cộng và đánh đấm túi bụi các công dân bình thường, trong khi gào lên “Bàn giao ngay tên báng bổ Asia Bibi cho chúng tôi.”
Source: Catholic Herald Venice illuminated in red for Asia Bibi, persecuted Christians
Giám Mục Áo nói đàn chiên của ngài công khai kêu gọi Đức Giáo Hoàng bãi bỏ luật độc thân linh mục
Anthony Nguyễn
18:59 21/11/2018
Đức Cha Manfred Scheuer, Giám Mục giáo phận Linz, bên Áo đã viết một lá thư gửi cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để nói về những kỳ vọng của dân chúng đối với tương lai của các thừa tác vụ dành cho các vị có chức thánh.
Tin tức về bức thư của ngài gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô được đăng ngay trên trang Web của giáo phận Linz.
Liên quan đến Thánh Thể như là trung tâm, và tột đỉnh của đời sống Giáo Hội, có ba sự thay đổi được đề nghị:
- Viri probati, tức là những người nam đã lập gia đình, trưởng thành và đáng tin cậy, nên được phong chức linh mục.
- Bãi bỏ luật độc thân linh mục
- Phụ nữ nên được phong chức, ít là chức phó tế.
Đức Giám Mục Scheuer nói về một “tiếng nói rầm rộ nổi bật” trong số các tín hữu, và lưu ý rằng trong thời gian ngắn Giáo Hội cần phải có cho những thay đổi đáng kể. Ngài nói lá thư trên đã được linh hứng từ một cuộc họp giáo phận dưới tiêu đề “Kirche weit denken” (“Những suy nghĩ thoáng về Giáo Hội”).
Bản thân bức thư chưa được công bố. Dường như Đức Cha Scheuer vẫn còn trong tình trạng thăm dò, nên không nêu rõ quan điểm trên là quan điểm của các tín hữu hay quan điểm của chính ngài. Nhưng trong những năm gần đây, ngài đã nhiều lần cho thấy rằng ngài có xu hướng ủng hộ tất cả những ý tưởng này.
Nhiều quan sát viên cho rằng một Giám Mục ủng hộ các quan điểm ấm ớ như thế cần phải bị cách chức ngay tức khắc.
Source: Pray Tell Austrian Bishop: People Call for Married Priests and Female Deacons
Tin tức về bức thư của ngài gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô được đăng ngay trên trang Web của giáo phận Linz.
Liên quan đến Thánh Thể như là trung tâm, và tột đỉnh của đời sống Giáo Hội, có ba sự thay đổi được đề nghị:
- Viri probati, tức là những người nam đã lập gia đình, trưởng thành và đáng tin cậy, nên được phong chức linh mục.
- Bãi bỏ luật độc thân linh mục
- Phụ nữ nên được phong chức, ít là chức phó tế.
Đức Giám Mục Scheuer nói về một “tiếng nói rầm rộ nổi bật” trong số các tín hữu, và lưu ý rằng trong thời gian ngắn Giáo Hội cần phải có cho những thay đổi đáng kể. Ngài nói lá thư trên đã được linh hứng từ một cuộc họp giáo phận dưới tiêu đề “Kirche weit denken” (“Những suy nghĩ thoáng về Giáo Hội”).
Bản thân bức thư chưa được công bố. Dường như Đức Cha Scheuer vẫn còn trong tình trạng thăm dò, nên không nêu rõ quan điểm trên là quan điểm của các tín hữu hay quan điểm của chính ngài. Nhưng trong những năm gần đây, ngài đã nhiều lần cho thấy rằng ngài có xu hướng ủng hộ tất cả những ý tưởng này.
Nhiều quan sát viên cho rằng một Giám Mục ủng hộ các quan điểm ấm ớ như thế cần phải bị cách chức ngay tức khắc.
Source: Pray Tell Austrian Bishop: People Call for Married Priests and Female Deacons
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô dự trù ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine trong tháng 12
Đặng Tự Do
19:18 21/11/2018
Tòa Thượng Phụ Constantinople đã tái khẳng định quyết tâm ban cấp Tomos, tức là quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine. Một tuyên bố từ Chánh Văn Phòng Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Constantinople đã cho biết như trên.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và các Giám Mục Chính Thống Giáo sẽ gặp nhau từ ngày 27 đến 29 tháng 11, để soạn thảo và phê chuẩn nội dung của Tomos trong đó ban cấp quy chế tự trị cho một Giáo Hội Chính Thống độc lập tại Ukraine.
Tuyên bố cho biết thêm rằng một ngày cụ thể cho việc công bố Tomos được dự trù “trong tháng Mười hai”.
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục của Chính Thống Giáo thống nhất Ukraine cũng sẽ được triệu tập tại Kiev vào đầu tháng 12 để bầu một vị đứng đầu Giáo hội Chính thống tân lập Ukraine. Phát ngôn viên quốc hội Andriy Parubiy đã cho biết như trên trong một cuộc họp của Hội đồng Hòa giải Chính Thống Giáo. Tomos sẽ được trao cho bất cứ ai được chọn làm Đức Thượng Phụ Giáo Hội tân lập.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Source: Hromadske International Ecumenical patriarch confirms Tomos for Ukrainian Orthodox Church
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và các Giám Mục Chính Thống Giáo sẽ gặp nhau từ ngày 27 đến 29 tháng 11, để soạn thảo và phê chuẩn nội dung của Tomos trong đó ban cấp quy chế tự trị cho một Giáo Hội Chính Thống độc lập tại Ukraine.
Tuyên bố cho biết thêm rằng một ngày cụ thể cho việc công bố Tomos được dự trù “trong tháng Mười hai”.
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục của Chính Thống Giáo thống nhất Ukraine cũng sẽ được triệu tập tại Kiev vào đầu tháng 12 để bầu một vị đứng đầu Giáo hội Chính thống tân lập Ukraine. Phát ngôn viên quốc hội Andriy Parubiy đã cho biết như trên trong một cuộc họp của Hội đồng Hòa giải Chính Thống Giáo. Tomos sẽ được trao cho bất cứ ai được chọn làm Đức Thượng Phụ Giáo Hội tân lập.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Source: Hromadske International Ecumenical patriarch confirms Tomos for Ukrainian Orthodox Church
Tâm thư của các Giám Mục Ba Lan về tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ
Đặng Tự Do
20:24 21/11/2018
Các giám mục của Ba Lan đã công bố hôm thứ Hai một bức tâm thư gởi anh chị em tín hữu về tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi một số giáo sĩ, cầu xin sự tha thứ của các nạn nhân và kêu gọi hành động, cầu nguyện, và sám hối.
Khi lạm dụng tình dục “xuất hiện giữa các giáo sĩ, nó trở thành nguồn gốc của một tai tiếng nghiêm trọng,” các giám mục nói trong tuyên bố ngày 19 tháng 11, được chuẩn bị trong hội nghị khoáng đại của các ngài tại Jasna Gora.
“Sự vỡ mộng và phẫn nộ còn đau đớn hơn nhiều vì trẻ em, thay vì nhận được tình yêu và sự chăm sóc chu đáo khi họ tìm kiếm sự gần gũi với Chúa Giêsu, lại phải trải nghiệm bạo lực và sự cướp đi phẩm giá ngây thơ thời niên thiếu một cách tàn bạo.”
Các giám mục đã thường xuyên trích dẫn trong tâm thư của các ngài những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Bênêđíctô thứ 16, cũng như của Thánh Gioan Phaolô II.
Các Giám Mục nhận xét chua chát rằng:
“Đối với nhiều tín hữu, đặc biệt là đối với những người trẻ, những người chân thành tìm kiếm Thiên Chúa, những vụ tai tiếng tình dục liên quan đến hàng giáo sĩ đang trở thành một thử thách khó khăn về đức tin và là lý do cho những băng hoại gây ra bởi các gương mù này”.
Vì thế, các Giám Mục nhấn mạnh rằng “Ước muốn của Giáo hội ở Ba Lan để ngày càng trở nên hiệu quả hơn trong việc bảo vệ sự an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên, theo thánh ý Chúa, phải trở thành một ưu tiên hàng đầu cho tất cả các cộng đồng và gia đình”.
Các giám mục cho biết các ngài đã bắt đầu thu thập dữ liệu về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của các giáo sĩ ở Ba Lan, và nói rằng hành động lạm dụng tính dục là “một tội lỗi cực kỳ nghiêm trọng.”
“Chúng tôi cầu xin Chúa, các nạn nhân bị lạm dụng, gia đình họ và cộng đoàn Giáo Hội tha thứ cho tất cả những tổn hại đã gây ra cho trẻ em và thanh thiếu niên và người thân của họ bởi các giáo sĩ, những người thánh hiến và những thừa tác viên khác trong Giáo Hội. Chúng tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta ánh sáng, sức mạnh và lòng dũng cảm để kiên quyết chống lại sự băng hoại đạo đức và tinh thần là nguồn mạch chính yếu gây ra tội lỗi lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên. Chúng tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta biết nỗ lực để tạo ra một môi trường cởi mở và thân thiện với trẻ em trong Giáo Hội một cách hiệu quả.”
Các Giám Mục cho biết các ngài đã hành động trong nhiều năm qua để loại trừ những tội ác như vậy trong số các giáo sĩ: “Bất kỳ dấu hiệu nào về hành vi tội phạm đều có thể dẫn đến một cuộc điều tra sơ bộ, và nếu sự khả tín của lời cáo buộc được xác nhận, Tòa Thánh và văn phòng công tố của chính phủ được thông báo. Chúng tôi yêu cầu những người đã bị tổn hại bởi các giáo sĩ hãy báo cáo những đau khổ phải chịu cho các cấp trong Giáo Hội và cho cả các cơ quan nhà nước thích hợp.”
Các Giám Mục lưu ý rằng mỗi giáo phận có một đại biểu để nhận các báo cáo về lạm dụng tính dục. Đây là người sẽ “giúp nạn nhân nhận được sự hỗ trợ tâm lý, pháp lý và mục vụ” để “giúp các nạn nhân thực hiện các bước cần thiết nhằm khắc phục hậu quả của những đau khổ phải chịu đựng.”
Trong 5 năm qua, Hội Đồng Giám Mục đã bổ nhiệm những điều phối viên bảo vệ trẻ em để “tổ chức nhiều cuộc họp cung cấp các khóa đào tạo cho hàng giáo sĩ các giáo phận cũng như các nam nữ tu sĩ nhằm thay đổi thái độ và nâng cao nhận thức. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị trong các giáo phận, các dòng tu và các tổ chức khác của Giáo Hội một hệ thống phòng ngừa để giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Chúng tôi muốn các cộng đồng Giáo Hội trở thành một nơi an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên và làm sao để sự an toàn của họ trở thành ưu tiên cho toàn xã hội. Nhân dịp này, chúng tôi kêu gọi tất cả những người thực hiện điều này tận tâm chống lại một cách có hiệu quả các mối đe dọa chống lại trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là trong lĩnh vực Internet.”
“Chúng tôi cũng chú ý hơn đến việc đào tạo về nhân bản và linh đạo trong các chủng viện trong tiến trình đào tạo các linh mục. Với mục đích này, trong nhiều năm qua, chúng tôi đã cung cấp việc đào tạo cho các nhà giáo dục trong các chủng viện để họ có thể làm việc thành thạo trong việc đào tạo các linh mục trong tương lai và tránh nhận vào chủng viện những người chưa trưởng thành, không thể giữ lời khấn và những hứa hẹn của họ một cách trung thực”
Các Giám Mục cũng thúc giục lời cầu nguyện và sám hối để “mở lòng chúng ta ra với tinh thần hoán cải chân thực; sống hòa hợp và yêu thương với tất cả mọi người thiện chí và chiến đấu chống lại mọi hành vi lạm dụng quyền lực, tình dục và lương tâm, trong mọi môi trường, đặc biệt là trong cộng đồng Giáo Hội nơi trẻ em sống và phát triển.”
Các Giám Mục cũng lên tiếng kêu gọi những kẻ phạm tội ăn năn: “Hãy can đảm công khai nhìn nhận tội lỗi của anh em, tự nộp mình cho nhà chức trách theo những đòi hỏi của công lý, nhưng đừng thất vọng về lòng thương xót của Thiên Chúa.”
“Cầu xin Đức Maria, Mẹ của tình yêu dịu hiền, cầu bầu cùng Con Mẹ ban cho chúng ta ân sủng biết bày tỏ nỗi buồn chân thành của mình và hành động với quyết tâm trong một cuộc đấu tranh dũng cảm chống lại mọi loại nguy hiểm, đến từ một số giáo sĩ, gây ra trên trẻ em”
“Chúng ta đừng quên cầu xin ơn hoán cải cho các thủ phạm của những sai lầm này. Chúng ta cầu xin cho toàn thể Giáo Hội, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, biết vun đắp tình đoàn kết và tình yêu Kitô đối với người lân cận của chúng ta. Cầu xin cho chúng ta được củng cố thêm bằng gương sáng và lời cầu bầu của các linh mục tử đạo, những người hiến mạng sống để bảo vệ phẩm giá con người.”
Source: Catholic Herald Polish bishops beg forgiveness from abuse survivors
Khi lạm dụng tình dục “xuất hiện giữa các giáo sĩ, nó trở thành nguồn gốc của một tai tiếng nghiêm trọng,” các giám mục nói trong tuyên bố ngày 19 tháng 11, được chuẩn bị trong hội nghị khoáng đại của các ngài tại Jasna Gora.
“Sự vỡ mộng và phẫn nộ còn đau đớn hơn nhiều vì trẻ em, thay vì nhận được tình yêu và sự chăm sóc chu đáo khi họ tìm kiếm sự gần gũi với Chúa Giêsu, lại phải trải nghiệm bạo lực và sự cướp đi phẩm giá ngây thơ thời niên thiếu một cách tàn bạo.”
Các giám mục đã thường xuyên trích dẫn trong tâm thư của các ngài những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Bênêđíctô thứ 16, cũng như của Thánh Gioan Phaolô II.
Các Giám Mục nhận xét chua chát rằng:
“Đối với nhiều tín hữu, đặc biệt là đối với những người trẻ, những người chân thành tìm kiếm Thiên Chúa, những vụ tai tiếng tình dục liên quan đến hàng giáo sĩ đang trở thành một thử thách khó khăn về đức tin và là lý do cho những băng hoại gây ra bởi các gương mù này”.
Vì thế, các Giám Mục nhấn mạnh rằng “Ước muốn của Giáo hội ở Ba Lan để ngày càng trở nên hiệu quả hơn trong việc bảo vệ sự an toàn của trẻ em và thanh thiếu niên, theo thánh ý Chúa, phải trở thành một ưu tiên hàng đầu cho tất cả các cộng đồng và gia đình”.
Các giám mục cho biết các ngài đã bắt đầu thu thập dữ liệu về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của các giáo sĩ ở Ba Lan, và nói rằng hành động lạm dụng tính dục là “một tội lỗi cực kỳ nghiêm trọng.”
“Chúng tôi cầu xin Chúa, các nạn nhân bị lạm dụng, gia đình họ và cộng đoàn Giáo Hội tha thứ cho tất cả những tổn hại đã gây ra cho trẻ em và thanh thiếu niên và người thân của họ bởi các giáo sĩ, những người thánh hiến và những thừa tác viên khác trong Giáo Hội. Chúng tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta ánh sáng, sức mạnh và lòng dũng cảm để kiên quyết chống lại sự băng hoại đạo đức và tinh thần là nguồn mạch chính yếu gây ra tội lỗi lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên. Chúng tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta biết nỗ lực để tạo ra một môi trường cởi mở và thân thiện với trẻ em trong Giáo Hội một cách hiệu quả.”
Các Giám Mục cho biết các ngài đã hành động trong nhiều năm qua để loại trừ những tội ác như vậy trong số các giáo sĩ: “Bất kỳ dấu hiệu nào về hành vi tội phạm đều có thể dẫn đến một cuộc điều tra sơ bộ, và nếu sự khả tín của lời cáo buộc được xác nhận, Tòa Thánh và văn phòng công tố của chính phủ được thông báo. Chúng tôi yêu cầu những người đã bị tổn hại bởi các giáo sĩ hãy báo cáo những đau khổ phải chịu cho các cấp trong Giáo Hội và cho cả các cơ quan nhà nước thích hợp.”
Các Giám Mục lưu ý rằng mỗi giáo phận có một đại biểu để nhận các báo cáo về lạm dụng tính dục. Đây là người sẽ “giúp nạn nhân nhận được sự hỗ trợ tâm lý, pháp lý và mục vụ” để “giúp các nạn nhân thực hiện các bước cần thiết nhằm khắc phục hậu quả của những đau khổ phải chịu đựng.”
Trong 5 năm qua, Hội Đồng Giám Mục đã bổ nhiệm những điều phối viên bảo vệ trẻ em để “tổ chức nhiều cuộc họp cung cấp các khóa đào tạo cho hàng giáo sĩ các giáo phận cũng như các nam nữ tu sĩ nhằm thay đổi thái độ và nâng cao nhận thức. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị trong các giáo phận, các dòng tu và các tổ chức khác của Giáo Hội một hệ thống phòng ngừa để giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Chúng tôi muốn các cộng đồng Giáo Hội trở thành một nơi an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên và làm sao để sự an toàn của họ trở thành ưu tiên cho toàn xã hội. Nhân dịp này, chúng tôi kêu gọi tất cả những người thực hiện điều này tận tâm chống lại một cách có hiệu quả các mối đe dọa chống lại trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là trong lĩnh vực Internet.”
“Chúng tôi cũng chú ý hơn đến việc đào tạo về nhân bản và linh đạo trong các chủng viện trong tiến trình đào tạo các linh mục. Với mục đích này, trong nhiều năm qua, chúng tôi đã cung cấp việc đào tạo cho các nhà giáo dục trong các chủng viện để họ có thể làm việc thành thạo trong việc đào tạo các linh mục trong tương lai và tránh nhận vào chủng viện những người chưa trưởng thành, không thể giữ lời khấn và những hứa hẹn của họ một cách trung thực”
Các Giám Mục cũng thúc giục lời cầu nguyện và sám hối để “mở lòng chúng ta ra với tinh thần hoán cải chân thực; sống hòa hợp và yêu thương với tất cả mọi người thiện chí và chiến đấu chống lại mọi hành vi lạm dụng quyền lực, tình dục và lương tâm, trong mọi môi trường, đặc biệt là trong cộng đồng Giáo Hội nơi trẻ em sống và phát triển.”
Các Giám Mục cũng lên tiếng kêu gọi những kẻ phạm tội ăn năn: “Hãy can đảm công khai nhìn nhận tội lỗi của anh em, tự nộp mình cho nhà chức trách theo những đòi hỏi của công lý, nhưng đừng thất vọng về lòng thương xót của Thiên Chúa.”
“Cầu xin Đức Maria, Mẹ của tình yêu dịu hiền, cầu bầu cùng Con Mẹ ban cho chúng ta ân sủng biết bày tỏ nỗi buồn chân thành của mình và hành động với quyết tâm trong một cuộc đấu tranh dũng cảm chống lại mọi loại nguy hiểm, đến từ một số giáo sĩ, gây ra trên trẻ em”
“Chúng ta đừng quên cầu xin ơn hoán cải cho các thủ phạm của những sai lầm này. Chúng ta cầu xin cho toàn thể Giáo Hội, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, biết vun đắp tình đoàn kết và tình yêu Kitô đối với người lân cận của chúng ta. Cầu xin cho chúng ta được củng cố thêm bằng gương sáng và lời cầu bầu của các linh mục tử đạo, những người hiến mạng sống để bảo vệ phẩm giá con người.”
Source: Catholic Herald Polish bishops beg forgiveness from abuse survivors
Thánh lễ cầu nguyện cho một Linh Mục Trung quốc “anh hùng”.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:44 21/11/2018
Đức Hồng Y Zen nói rằng Cha Weis Heping không tự tử và kêu gọi phong thánh cho cha.
Một thánh lễ tưởng niệm đã được tổ chức cho một linh mục hầm trú người Trung Quốc đã chết một cách bí ẩn cách đây ba năm.
Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho Cha Wei Heping tại Nhà thờ Thánh Bonaventure ở Tsz Wan Shan, Kowloon, Hồng Kông, vào ngày 15 tháng 11.
Thi thể của Cha Wei thuộc Giáo phận Ningxia, 41 tuổi đã được tìm thấy trên một con sông ở Taiyuan, tỉnh Shanxi, miền bắc Trung Quốc, vào tháng 11 năm 2015. Công an nói rằng cha đã tự sát nhưng gia đình của cha không tin lời giải thích của bọn này vì một phần lớn phía đầu của Cha Wei bị chấn thương có chảy máu bên trong.
Đức Hồng Y nói rằng ngài không tin là Cha Wei đã tự tử và hy vọng một ngày nào đó giáo hội sẽ phong thánh cho cha.
Trước khi bắt đầu Thánh Lễ với khoảng 100 người tham dự, một đoạn phim dài sáu phút đã được chiếu về cuộc đời linh mục của cha, với lòng nhiệt thành rao giảng, nuôi dưỡng những thanh thiếu niên, dạy dỗ và chăm sóc những người kém may mắn, đặc biệt là những người nghèo.
Nhạc nền của đoạn phim có tên là "Hòa bình" với lời bài hát mô tả Cha Wei là người không sợ quyền lực và cổ vũ cho sự thật, sự rộng lượng và lòng khiêm tốn trong lúc " chiếu tỏa ánh sáng của hòa bình."
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Zen nói rằng Cha Wei " đã hướng dẫn nhiều người trở thành linh mục, để họ tạo sự liên đới với các tín hữu và đến với những nơi nghèo khổ nhất để chia sẻ với những người trung thành nhất của Thiên Chúa, và những con người đó là những người bình thường nhất như những hạt giống reo vào trong tim họ và lập tức nở hoa và kết trái.”
"Những ai đã từng biết cha thì không bao giờ tin rằng cha sẽ tự tử vì một anh hùng sẽ không tự sát",
Các tín hữu đã cầu nguyện cho cha Wei và gia đình của cha cùng với các giáo sĩ Trung Quốc bị áp bức khác như các vị giám mục mất tích là Su Zhimin của Baoding ở tỉnh Hebei; Giám mục Shao Zhumin thuộc Wenzhou tỉnh Zhejiang; Giám mục Cui Tai, cha Su Guipeng và cha Zhao He của Xuanhua, Hebie; và cha Liu Honggen của Baoding.
Họ cũng cầu nguyện cho các tín hữu Trung Quốc để họ vẫn có thể kiên trì trong đức tin và vượt qua đêm dài của bách hại tôn giáo.
Tín hữu Công Giáo Charles Tsang nói với ucanews.com rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã không đưa ra một lời giải thích phù hợp nào về cái chết của Cha Wei hay là hứa chấm dứt đàn áp giáo sĩ và giáo hội, "chúng ta khó có thể tin rằng nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ bảo đảo tự do tôn giáo theo như quy định trong hiến pháp của họ.”
Maria Lee, môt giáo dân Công Giáo nói với ucanews.com rằng cái chết của Cha Wei làm cho bà nhớ đến các nhà hoạt động nhân quyền, luật sư và thường dân đã chết hoặc bị giam giữ mà không có lý do. "Đó là một điều khủng khiếp.”
Bà nói rằng bà rất buồn vì Toà Thánh đã không yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc điều tra sự thật về cái chết của Cha Wei.
"Sự im lặng này cũng là một cách trợ giúp kẻ ác duy trì những hành vi xấu xa. Làm sao mà nhà cầm quyền Trung Quốc có thể tôn trọng niềm tin của chúng ta? Tôi hy vọng họ sẽ hành động để cho chúng ta thấy họ bảo vệ các giá trị của đức tin và tự do tôn giáo".
Đức Hồng Y Zen nói rằng vừa qua giáo hội hoàn vũ đã triệu tập một hội nghị các giám mục để bàn về những vấn đề của giới trẻ.
“Nhưng người ta nghĩ rằng giới trẻ không đủ tiêu chuẩn để nghe được sự thật bởi vì ở Trung Quốc những em dưới 18 tuổi không được phép vào nhà thờ.
“Họ cũng muốn các linh mục hầm trú ký giấy tờ để tham gia vào cái gọi là Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc. Nhưng cái hội này lại là công cụ để đàn áp giáo hội. Thế thì làm sao chúng tôi ký vào được.?
.
Source: Ucanews 'Catholics hold memorial for 'hero' Chinese priest'
Chúng ta hãy đón nhận những người di dân với tấm lòng thương cảm
Thanh Quảng sdb
22:06 21/11/2018
Chúng ta hãy đón nhận những người di dân với tấm lòng thương cảm
Từ Tijuana - Thông tấn xã Fides cho hay ĐTGM Rogelio Cabrera, Tổng Giám mục Monterrey và là tân chủ tịch của Hội đồng Giám mục Mexico (CEM), vài ngày trước khi Hội đồng Giám mục Mexico kết thúc, có bàn về những người di cư băng qua đất nước Mexico, và Ngài kêu gọi: "Chúng ta phải giúp tất cả mọi người vượt qua lãnh thổ của chúng ta với lòng từ bi, chúng ta đừng vô cảm và khinh khi họ mà hãy thể hiện tình thương cảm, tôn kính và hỗ trợ họ. Tôi hy vọng mọi người Mexico sẽ xèo tay ra hỗ trợ những người di cư, vì Mexico chúng ta cũng từng là những người di dân trước đây: một phần lớn dân số của chúng ta phải di dân qua Hoa Kỳ. Đây là một thực tại! không ai có thể phủ nhận quyền được di dân, tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Chúng ta đều là những người di dân và vì thế chúng ta phải nhìn những người di dân bằng đôi mắt cảm thông, hỗ trợ những người đang cần tới sự giúp đỡ của chúng ta!
Hàng ngàn người di cư đã đến thành phố Tijuana và chính quyền địa phương nơi đây không thể đáp ứng dòng người di cư này! Thành phố không có một nơi nào để tiếp đón họ. Hôm qua cư dân của thành phố đã biểu tình ở Tijuana, la hét những khẩu hiệu: "Đây là những kẻ xâm lược, họ có vũ trang: hãy cút ra khỏi đất nước chúng tôi!"
Ở Tijuana, người ta tràn ngập, ngủ nghỉ trên các đường phố! Thật là khó để mà ước tính số lượng bao nhiêu người di dân đã đến thành phố. Người ta dự kiến sẽ có ít là 4 nghìn người sẽ đến từ Mexicali, một thị trấn lân cận của Mexico. Ông Thị trưởng Tijuana đã yêu cầu Chính quyền liên bang giúp đỡ để ngăn chặn tình hình rối loạn hiện nay. Ông ta nói: "Chúng tôi không phải là người di cư, nhưng chúng tôi yêu cầu tôn trọng luật pháp và trật tự". (CE) (Agenzia Fides, 20/11/2018)
Từ Tijuana - Thông tấn xã Fides cho hay ĐTGM Rogelio Cabrera, Tổng Giám mục Monterrey và là tân chủ tịch của Hội đồng Giám mục Mexico (CEM), vài ngày trước khi Hội đồng Giám mục Mexico kết thúc, có bàn về những người di cư băng qua đất nước Mexico, và Ngài kêu gọi: "Chúng ta phải giúp tất cả mọi người vượt qua lãnh thổ của chúng ta với lòng từ bi, chúng ta đừng vô cảm và khinh khi họ mà hãy thể hiện tình thương cảm, tôn kính và hỗ trợ họ. Tôi hy vọng mọi người Mexico sẽ xèo tay ra hỗ trợ những người di cư, vì Mexico chúng ta cũng từng là những người di dân trước đây: một phần lớn dân số của chúng ta phải di dân qua Hoa Kỳ. Đây là một thực tại! không ai có thể phủ nhận quyền được di dân, tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Chúng ta đều là những người di dân và vì thế chúng ta phải nhìn những người di dân bằng đôi mắt cảm thông, hỗ trợ những người đang cần tới sự giúp đỡ của chúng ta!
Hàng ngàn người di cư đã đến thành phố Tijuana và chính quyền địa phương nơi đây không thể đáp ứng dòng người di cư này! Thành phố không có một nơi nào để tiếp đón họ. Hôm qua cư dân của thành phố đã biểu tình ở Tijuana, la hét những khẩu hiệu: "Đây là những kẻ xâm lược, họ có vũ trang: hãy cút ra khỏi đất nước chúng tôi!"
Ở Tijuana, người ta tràn ngập, ngủ nghỉ trên các đường phố! Thật là khó để mà ước tính số lượng bao nhiêu người di dân đã đến thành phố. Người ta dự kiến sẽ có ít là 4 nghìn người sẽ đến từ Mexicali, một thị trấn lân cận của Mexico. Ông Thị trưởng Tijuana đã yêu cầu Chính quyền liên bang giúp đỡ để ngăn chặn tình hình rối loạn hiện nay. Ông ta nói: "Chúng tôi không phải là người di cư, nhưng chúng tôi yêu cầu tôn trọng luật pháp và trật tự". (CE) (Agenzia Fides, 20/11/2018)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xú Tân Phú - Giáo Họ Chư Thánh Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Viêt Nam
Phương Nga
10:28 21/11/2018
“ Chúng tôi luôn mang trong thân xác mình sự chết của Đức Giêsu) (2 Cr 4 7-15)
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là niềm tự hào của Giáo hội Việt Nam,là tấm gương sáng cho các tín hữu noi theo;vì các ngài đã hy sinh hạnh phúc riêng tư ,danh vọng,tiền tài thế gian và hy sinh cả mạng sống để tìm Thiên Đàng vĩnh cửu.Hàng năm Giáo hội chọn tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn và kính nhớ các ngài;cùng chung niềm vui lớn,giáo xứ Tân Phú đã hân hoan mừng kính các Thánh Tử đạo để nói lên tình con cháu thảo hiếu với Cha ông.Buổi lễ được cử hành trọng thể lúc 17g30 ngày 17-11-2018 tại thánh đường giáo xứ Tân Phú.
Xem Hình
Để suy niệm về tiểu sử và công đức các ngài;giáo họ Chư Thánh đã tổ chức tuần Tam nhật từ ngày 14 đến 16-08-2018 cho cộng đoàn cầu nguyện và nghe biết về tiểu sử của các ngài.Ngoài bàn thờ chính của các Thánh,Ban điều hành còn cho trang trí chân dung từng vị Tử Đạo với đầy đủ chi tiết đặt chung quanh hành lang nhà thờ cho cộng đoàn chiêm ngắm.
Trước giờ thánh lễ đã có cuộc cung nghinh các anh hùng Tử Đạo Việt Nam,với sự hiện diện của HĐMV xứ họ,các đoàn thể,Thiếu nhi Thánh Thể và cộng đoàn,các đội hoa của giáo xứ,kiệu các Thánh Tử đạo,Quý Sơ cùng Quý Cha..những bài thánh ca hùng hồn đã được ca đoàn và Ban tây nhạc liên tục xướng lên cho cộng đoàn hiệp thông.
Hai kiệu hoa và chân dung các Thánh được các anh và các chị toán Anne Lê Thị Thành (Các BMCG )trong quốc phục phụ trách ,các cháu đội hoa họ Chư Thánh cũng trong quốc phục tung hoa cho kiệu Các Thánh Tử Đạo.Sau khi đi vòng quanh thánh đường,tất cả cùng vào nhà thờ.Cha xứ Giuse Lê Hoàng và Quý Cha Phó với lễ phục đỏ đã tiến đến bàn thờ các Thánh Tử Đạo dâng hương .Cha xứ Giuse chủ sự nói :Chiều nay,chúng ta long trọng mừng lễ các Thánh Tử Đạo;chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì Người đã ban những vị anh hùng là Cha ông chúng ta,các chứng nhân Đức Tin đã đổ máu ra là hạt giống để hy sinh đời mình vì chúng ta,noi gương các ngài chúng ta hãy sống Lời Chúa và đưa Lời Chúa vào đời sống hàng ngày.
Theo bài Tin mừng Thánh Marco (Mc 12.38-44)Cha Giuse chủ sự chia sẻ:
Lễ các Thánh Tử Đạo năm nay có phần long trọng hơn mọi năm vì Tòa Thánh cho phép Giáo hội Việt Nam mở Năm Thánh các Thánh Tử đạo cùng kỷ nệm 30 năm ngày phong Thánh cho các ngài là 19-06-1988.Để mừng bổn mạng họ Chư Thánh đã chuẩn bị kỹ lưỡng và chúng ta đã học tập gương Thánh qua các cuộc hành hương cũng là để lãnh ơn Toàn xá.Vì ngày 24-11-2018 Năm Thánh sẽ kết thúc tại nhà thờ Chánh tòa.
Đây là dịp chúng ta nhìn lại các vị Tử Đạo;họ là những người đã tin vào Chúa và Chúa Giêsu đã xuống thế làm người và chết vinh quang.Trong hàng trăm ngàn người thì chi có 117 vị và Thánh Anrê Phú Yên là 118 mới được phong Thánh năm 2000.Có nhiều quốc tịch khác nhau như Pháp,Tây Ban Nha và không chỉ có Giám mục,linh mục mà còn có giáo dân,không chỉ có thường dân mà có cả những Quan chức,Thương nhân và Trí thức và phụ nữ như Thánh Annê Lê Thị Thành.nhưng làm sao các Thánh dám hy sinh thân mình để làm chứng cho Đức Tin? Chắc chắn các ngài đã trải nghiệm cuộc sống với nhiều thăng trầm và trong gặp gỡ với những người chung quanh,nên mới dám liều mình khi bị bắt đạo và tra tấn khủng khiếp cùng các cực hình dã man như voi dầy,ngựa xé,bá đao,lăng trì như vậy...Tất cả đã được mời gọi làm chứng cho đời sống Đức Tin.Mừng kính các ngài,chúng ta phải noi gương bắt chước vì chúng ta có cả một cộng đoàn Đức Tin và phải cụ thể bằng hành động vì”Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết “Ngày nay,chúng ta không có cơ hội Tử Đạo giống như vậy thì một lời nói thật,một hành động bác ái và hy sinh cũng là cách Tử đạo,ngay cả các em Thiếu nhi cũng có thể Tử đạo mỗi ngày vì xã hội hôm nay đã làm băng hoại đời sống Đức Tin của nhiều người mà nếu chúng ta dám lội ngược dòng và chấp nhận thua thiệt tức là sống Tin mừng của Chúa”Nếu anh em dám xưng Ta ra trước mặt người đời thì Ta sẽ xưng anh em ra trước mặt Cha Ta “(Mt 10-32) hay”Anh em đừng lo phải nói gì làm gì vì Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho anh em”(Mt 17-22)
Mừng lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam chúng ta hãy hỏi lại mình xem chúng ta có can đảm như các ngài hay không ?Hãy can đảm vượt qua những cám dỗ,tiện nghi đang lôi kéo chúng ta để làm chứng cho Chúa chúng ta đừng lo phải nói gì và làm gì mà có Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho chúng ta Thánh Phaolo nói” Khốn cho tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng’(1Cr 9-16)còn chúng ta lại nói rằng”Khốn cho tôi,nếu tôi không làm chứng cho Chúa!”
Xin Chúa vì công nghiệp các Thánh Tử đạo Việt Nam giúp chúng ta trở nên những Chứng nhân Đức Tin trong thời đại nhiều cám dỗ và xao động này Amen.
Vì sân nhà thờ đang sửa chữa nên trước khi ban phép lành Cha chủ sự mời cộng đoàn ở lại trong nhà thờ để đọc kinh Kính Đức Mẹ.Ca đoàn Thánh Tâm hát bài “Xin Vâng”.Công đoàn cùng hiệp thông và ra vè trong niềm tin yêu vào Chúa qua lời chuyển cầu của các Thánh Tử đạo Việt Nam .
Phương Nga
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là niềm tự hào của Giáo hội Việt Nam,là tấm gương sáng cho các tín hữu noi theo;vì các ngài đã hy sinh hạnh phúc riêng tư ,danh vọng,tiền tài thế gian và hy sinh cả mạng sống để tìm Thiên Đàng vĩnh cửu.Hàng năm Giáo hội chọn tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn và kính nhớ các ngài;cùng chung niềm vui lớn,giáo xứ Tân Phú đã hân hoan mừng kính các Thánh Tử đạo để nói lên tình con cháu thảo hiếu với Cha ông.Buổi lễ được cử hành trọng thể lúc 17g30 ngày 17-11-2018 tại thánh đường giáo xứ Tân Phú.
Xem Hình
Để suy niệm về tiểu sử và công đức các ngài;giáo họ Chư Thánh đã tổ chức tuần Tam nhật từ ngày 14 đến 16-08-2018 cho cộng đoàn cầu nguyện và nghe biết về tiểu sử của các ngài.Ngoài bàn thờ chính của các Thánh,Ban điều hành còn cho trang trí chân dung từng vị Tử Đạo với đầy đủ chi tiết đặt chung quanh hành lang nhà thờ cho cộng đoàn chiêm ngắm.
Trước giờ thánh lễ đã có cuộc cung nghinh các anh hùng Tử Đạo Việt Nam,với sự hiện diện của HĐMV xứ họ,các đoàn thể,Thiếu nhi Thánh Thể và cộng đoàn,các đội hoa của giáo xứ,kiệu các Thánh Tử đạo,Quý Sơ cùng Quý Cha..những bài thánh ca hùng hồn đã được ca đoàn và Ban tây nhạc liên tục xướng lên cho cộng đoàn hiệp thông.
Hai kiệu hoa và chân dung các Thánh được các anh và các chị toán Anne Lê Thị Thành (Các BMCG )trong quốc phục phụ trách ,các cháu đội hoa họ Chư Thánh cũng trong quốc phục tung hoa cho kiệu Các Thánh Tử Đạo.Sau khi đi vòng quanh thánh đường,tất cả cùng vào nhà thờ.Cha xứ Giuse Lê Hoàng và Quý Cha Phó với lễ phục đỏ đã tiến đến bàn thờ các Thánh Tử Đạo dâng hương .Cha xứ Giuse chủ sự nói :Chiều nay,chúng ta long trọng mừng lễ các Thánh Tử Đạo;chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì Người đã ban những vị anh hùng là Cha ông chúng ta,các chứng nhân Đức Tin đã đổ máu ra là hạt giống để hy sinh đời mình vì chúng ta,noi gương các ngài chúng ta hãy sống Lời Chúa và đưa Lời Chúa vào đời sống hàng ngày.
Theo bài Tin mừng Thánh Marco (Mc 12.38-44)Cha Giuse chủ sự chia sẻ:
Lễ các Thánh Tử Đạo năm nay có phần long trọng hơn mọi năm vì Tòa Thánh cho phép Giáo hội Việt Nam mở Năm Thánh các Thánh Tử đạo cùng kỷ nệm 30 năm ngày phong Thánh cho các ngài là 19-06-1988.Để mừng bổn mạng họ Chư Thánh đã chuẩn bị kỹ lưỡng và chúng ta đã học tập gương Thánh qua các cuộc hành hương cũng là để lãnh ơn Toàn xá.Vì ngày 24-11-2018 Năm Thánh sẽ kết thúc tại nhà thờ Chánh tòa.
Đây là dịp chúng ta nhìn lại các vị Tử Đạo;họ là những người đã tin vào Chúa và Chúa Giêsu đã xuống thế làm người và chết vinh quang.Trong hàng trăm ngàn người thì chi có 117 vị và Thánh Anrê Phú Yên là 118 mới được phong Thánh năm 2000.Có nhiều quốc tịch khác nhau như Pháp,Tây Ban Nha và không chỉ có Giám mục,linh mục mà còn có giáo dân,không chỉ có thường dân mà có cả những Quan chức,Thương nhân và Trí thức và phụ nữ như Thánh Annê Lê Thị Thành.nhưng làm sao các Thánh dám hy sinh thân mình để làm chứng cho Đức Tin? Chắc chắn các ngài đã trải nghiệm cuộc sống với nhiều thăng trầm và trong gặp gỡ với những người chung quanh,nên mới dám liều mình khi bị bắt đạo và tra tấn khủng khiếp cùng các cực hình dã man như voi dầy,ngựa xé,bá đao,lăng trì như vậy...Tất cả đã được mời gọi làm chứng cho đời sống Đức Tin.Mừng kính các ngài,chúng ta phải noi gương bắt chước vì chúng ta có cả một cộng đoàn Đức Tin và phải cụ thể bằng hành động vì”Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết “Ngày nay,chúng ta không có cơ hội Tử Đạo giống như vậy thì một lời nói thật,một hành động bác ái và hy sinh cũng là cách Tử đạo,ngay cả các em Thiếu nhi cũng có thể Tử đạo mỗi ngày vì xã hội hôm nay đã làm băng hoại đời sống Đức Tin của nhiều người mà nếu chúng ta dám lội ngược dòng và chấp nhận thua thiệt tức là sống Tin mừng của Chúa”Nếu anh em dám xưng Ta ra trước mặt người đời thì Ta sẽ xưng anh em ra trước mặt Cha Ta “(Mt 10-32) hay”Anh em đừng lo phải nói gì làm gì vì Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho anh em”(Mt 17-22)
Mừng lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam chúng ta hãy hỏi lại mình xem chúng ta có can đảm như các ngài hay không ?Hãy can đảm vượt qua những cám dỗ,tiện nghi đang lôi kéo chúng ta để làm chứng cho Chúa chúng ta đừng lo phải nói gì và làm gì mà có Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho chúng ta Thánh Phaolo nói” Khốn cho tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng’(1Cr 9-16)còn chúng ta lại nói rằng”Khốn cho tôi,nếu tôi không làm chứng cho Chúa!”
Xin Chúa vì công nghiệp các Thánh Tử đạo Việt Nam giúp chúng ta trở nên những Chứng nhân Đức Tin trong thời đại nhiều cám dỗ và xao động này Amen.
Vì sân nhà thờ đang sửa chữa nên trước khi ban phép lành Cha chủ sự mời cộng đoàn ở lại trong nhà thờ để đọc kinh Kính Đức Mẹ.Ca đoàn Thánh Tâm hát bài “Xin Vâng”.Công đoàn cùng hiệp thông và ra vè trong niềm tin yêu vào Chúa qua lời chuyển cầu của các Thánh Tử đạo Việt Nam .
Phương Nga
HRW kêu gọi Việt Nam rút bỏ cáo buộc chống lại một người bất đồng Công Giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:47 21/11/2018
Một nhóm nhân quyền quốc tế đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận và rút lại những cáo buộc chống lại một người hoạt động nhân quyền Công Giáo đang chờ xét xử vì xúc phạm đến biểu tượng quốc gia.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói rằng, "Việt Nam nên rút bỏ những cáo buộc chống lại nhà hoạt động nhân quyền Huỳnh Thục Vy, đang phải ra tòa xét xử theo điều 276 của bộ luật hình sự năm 1999 vì bị cáo buộc không tôn trọng lá cờ quốc gia”.
Phiên tòa xét xử của Vy, theo lịch trình sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 11, đã được Toà án nhân dân Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak dời lại vào ngày 30 tháng 11 với lý do là “tòa nhà đang sửa chữa và các công tố viên thì đang bận với công tác bất ngờ khác.”
Phó giám đốc HRW,Phil Robertson cho biết Vy đã bị nhà chức trách theo dõi từ lâu.
"Trong nhiều năm, Việt Nam đã tìm đủ lý do gì để trừng phạt Huỳnh Thục Vy vì sự vận động không mệt mỏi cho nhân quyền và dân chủ của cô, và trong sự tuyệt vọng, bây giờ nhà cầm quyền kiếm cớ là cô đã sơn lên lá cờ của họ màu trắng.”
“Thật là ngớ ngẩn đem việc bảo vệ biểu tượng quốc gia lên trên việc bảo vệ quyền của người dân.”
Nhóm có trụ sở tại New York nói rằng vào trước ngày 2 tháng 9, 2017, ngày gọi là Quốc khánh của Việt Nam, Vy đã phản đối nhà cầm quyền bằng cách bôi sơn trắng lên lá cờ quốc gia.
Cô viết trên Facebook rằng “Đất nước này nợ nần chồng chất! chẳng có gì để mà ăn mừng. Formosa thì hoàn toàn bị ô nhiễm; ung thư, thuốc giả; tù nhân lương tâm; vi phạm nhân quyền; đất nước sắp mất tới nơi rồi… Tôi chống lại việc ăn mừng bằng cách sơn màu trắng lên lá cờ. “
Nhà cầm quyền cáo buộc cô không tôn trọng lá cờ và buộc cô không được rời nhà để chờ điều tra.
Vy, 33 tuổi là một blogger chính trị có những bài viết được phổ biến rộng khắp trên mạng xã hội. Cha cô là ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã phải ở tù 10 năm từ 1992-2002 chỉ vì đã cố gắng gởi một tiểu thuyết và một số truyện ngắn phê bình chính sách của nhà cầm quyền ra nước ngoài.
Vì cha cô là một tù nhân chính trị, Vy và gia đình đã bị quấy nhiễu, bị đe đọa, bị phân biệt đối xử về chính trị của nhà cầm quyền trong thời gian cô còn thơ ấu.
Roberson nói rằng, “Đưa Vy ra tòa để bỏ tù chỉ chứng tỏ sự thất bại của bọn cầm quyền trong việc đè bẹp các nhà hoạt động để giới hạn ảnh hưởng của họ tới xã hội và các nhà chính trị khác.”
Ông kêu gọi Liên minh Âu châu và các nhà tài trợ nước ngoài và những đối tác hãy “kêu gọi Việt Nam và đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực hiện cam kết cải thiện hồ sơ nhân quyền nếu muốn có quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn.”
.
Source: ucanews 'Vietnam urged to drop charges against Catholic dissident'
Cầu Nguyện Cho Thai Nhi
Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Thắng
15:53 21/11/2018
Cầu Nguyện Cho Thai Nhi
Nhiều người hay thắc mắc rằng có cần cầu nguyện cho thai nhi đã qua đời không?
Hội Thánh như một thân thể liên kết các chi thể, gồm đủ thành phần dân Chúa, từ các thánh trên Thiên Quốc, các tín hữu ở luyện ngục và với Giáo Hội trên trần thế. Chúng ta liên kết với nhau bằng sợi dây đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và được thể hiện ra bằng các bí tích.
Thánh Lễ, các bí tích hay lời cầu nguyện là phương cách hữu hình để chúng ta nối kết sợi dây đức tin với nhau và để hiệp thông trong tín điều các thánh thông công.
Do vậy, sẽ rất khó cho đại đa số tín hữu, những người có cảm thức đức tin mạnh mẽ về sự ác khi giết các thai nhi bé bỏng, nhưng lại không thể làm một điều gì đó để bày tỏ tình liên đới với chính nạn nhân của mình. Bởi lẽ các thai nhi đó không được tuyên thánh, nên cũng không có ngày mừng kính riêng biệt. Cách thế duy nhất các tín hữu dễ dàng hiệp thông là cầu nguyện hoặc xin Lễ cho các cháu.
Đặc biệt đối với những người mẹ đã từng phá thai, họ đau khổ và chịu nỗi đau tận cùng trong tim suốt chiều dài cuộc sống. Thánh Lễ họ cầu nguyện cho đứa con đáng thương sẽ là niềm an ủi lớn lao mà họ có thể bù đắp. Về mặt tinh thần, đó là phương thế trị liệu tâm linh giúp họ lấy lại thăng bằng trong cuộc sống đức tin.
Ngay cả trên website chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong phần cầu cho sự sống, cũng có lời cầu xin cho các trẻ em đã chết vì phá thai như sau: “Cầu cho các trẻ em qua đời vì nạn phá thai”: Xin Thiên Chúa bồng ẵm các cháu trong vòng tay của Người đồng thời ban cho các cháu được hưởng phần phúc vĩnh cửu với Người” .
Về mặt suy tư thần học, các trẻ em bị giết do phá thai, được xem và hy vọng luôn ở trong Lòng Thương Xót vô biên của Chúa. Tuy nhiên, cho con người yếu đuối và lầm lạc, việc cầu nguyện cho các thai nhi vô tội vẫn rất là cần thiết. Bởi niềm hy vọng cậy trông sẽ không loại trừ các lời cầu nguyện và cử chỉ hiệp thông yêu thương của người sống cho các thai nhi, mà biểu hiện cao nhất là Thánh Lễ. Vì sự luân chuyển trong tình hiệp thông, các Thánh Lễ và lời cầu nguyện đó còn có tính chữa lành cho người mẹ và những người liên quan, vì lý do khủng hoảng nào đó trong quá khứ, đã đành lòng giết hại chính đứa con thơ bé của mình. Đồng thời chúng có sức lay động và cảnh tỉnh tất cả mọi người chúng ta, giúp chúng ta ý thức hơn để chung tay bảo vệ sự sống vô cùng quý giá.
Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Thắng
Rev. Peter Duc Thang Nguyen
EAST ASIAN PASTORAL INSTITUTE
Ateneo de Manila Univ. Campus
Katipunan Ave., Loyola Heights
1108 Quezon City
PHILIPPINES
Phone: +63.9156926971
Nhiều người hay thắc mắc rằng có cần cầu nguyện cho thai nhi đã qua đời không?
Hội Thánh như một thân thể liên kết các chi thể, gồm đủ thành phần dân Chúa, từ các thánh trên Thiên Quốc, các tín hữu ở luyện ngục và với Giáo Hội trên trần thế. Chúng ta liên kết với nhau bằng sợi dây đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và được thể hiện ra bằng các bí tích.
Thánh Lễ, các bí tích hay lời cầu nguyện là phương cách hữu hình để chúng ta nối kết sợi dây đức tin với nhau và để hiệp thông trong tín điều các thánh thông công.
Do vậy, sẽ rất khó cho đại đa số tín hữu, những người có cảm thức đức tin mạnh mẽ về sự ác khi giết các thai nhi bé bỏng, nhưng lại không thể làm một điều gì đó để bày tỏ tình liên đới với chính nạn nhân của mình. Bởi lẽ các thai nhi đó không được tuyên thánh, nên cũng không có ngày mừng kính riêng biệt. Cách thế duy nhất các tín hữu dễ dàng hiệp thông là cầu nguyện hoặc xin Lễ cho các cháu.
Đặc biệt đối với những người mẹ đã từng phá thai, họ đau khổ và chịu nỗi đau tận cùng trong tim suốt chiều dài cuộc sống. Thánh Lễ họ cầu nguyện cho đứa con đáng thương sẽ là niềm an ủi lớn lao mà họ có thể bù đắp. Về mặt tinh thần, đó là phương thế trị liệu tâm linh giúp họ lấy lại thăng bằng trong cuộc sống đức tin.
Ngay cả trên website chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong phần cầu cho sự sống, cũng có lời cầu xin cho các trẻ em đã chết vì phá thai như sau: “Cầu cho các trẻ em qua đời vì nạn phá thai”: Xin Thiên Chúa bồng ẵm các cháu trong vòng tay của Người đồng thời ban cho các cháu được hưởng phần phúc vĩnh cửu với Người” .
Về mặt suy tư thần học, các trẻ em bị giết do phá thai, được xem và hy vọng luôn ở trong Lòng Thương Xót vô biên của Chúa. Tuy nhiên, cho con người yếu đuối và lầm lạc, việc cầu nguyện cho các thai nhi vô tội vẫn rất là cần thiết. Bởi niềm hy vọng cậy trông sẽ không loại trừ các lời cầu nguyện và cử chỉ hiệp thông yêu thương của người sống cho các thai nhi, mà biểu hiện cao nhất là Thánh Lễ. Vì sự luân chuyển trong tình hiệp thông, các Thánh Lễ và lời cầu nguyện đó còn có tính chữa lành cho người mẹ và những người liên quan, vì lý do khủng hoảng nào đó trong quá khứ, đã đành lòng giết hại chính đứa con thơ bé của mình. Đồng thời chúng có sức lay động và cảnh tỉnh tất cả mọi người chúng ta, giúp chúng ta ý thức hơn để chung tay bảo vệ sự sống vô cùng quý giá.
Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Thắng
Rev. Peter Duc Thang Nguyen
EAST ASIAN PASTORAL INSTITUTE
Ateneo de Manila Univ. Campus
Katipunan Ave., Loyola Heights
1108 Quezon City
PHILIPPINES
Phone: +63.9156926971
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngoài Mặt Tươi Cười –Trong Bụng Dao Găm
Phạm Trần
10:31 21/11/2018
Đã có những chỉ dấu Cộng sản Việt Nam chỉ còn ngoài mặt giữ chuyện Biển Đông để được sống chung hòa bình với Trung Cộng.
Chuyện này đã xẩy ra trong một chuỗi những hoạt động của hai nước tại một số diễn đàn quốc tế và giữa hai bên.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra tại Singapore từ ngày 13-15/11/2018, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu về tình hình Biển Đông. Nội dung được cổng thông tin chính phủ phổ biến viết rằng:”Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC.(Chinhphu.vn, ngày 16-11-2018)(chú thích: DOC, Declaration of Conduct : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông. COC, Code of Conduct, Bộ Quy Tắc)
Tuy nhiên, khi nói lời tuyên bố của ông Phúc “được nhiều nước đồng tình” mà không nêu tên nước nào trong số 9 nước còn lại trong khối ASEAN đã gây ra sự hoài nghi về tính xác thực của vấn đề.
Nhưng tuyên bố của ông Phúc không có gì mới mà chỉ lập lại quan điểm cố hữu của Việt Nam đã được nói đi nói lại trong nhiều năm qua. Ông Phúc cũng không trực tiếp đối kháng Trung Cộng là nước đã quân sự hóa Biển Đông và sẵn sàngtấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa bất cứ lúc nào.
Cũng có mặt ở Singapore nhưng Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, giống như các viên chức khác của Bắc Kinh trước đây, đã không bình luận tuyên bố của ông Phúc, vì ông Phúc tránh không dám nêu đích danh Trung Cộng là thủ phạm đang gây ra“diễn biến phức tạp” ở Biển Đông.
Một tin của Zing.VN ngày 14/11/2018 viết:”Lên tiếng tại cuộc họp (riêng với ASEAN), ông Lý Khắc Cường cho rằng ASEAN và Trung Quốc chưa bao giờ né tránh các bất đồng giữa hai bên. Ông khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với tất cả các nước ASEAN để hoàn thành quá trình tham vấn về COC trong 3 năm tới.”
Nhưng tại sao phải đợi tới 3 năm nữa, tức năm 2021, Trung Hoa mới có thể “hoàn thành quá trình tham vấn” với ASEAN, thay vì thương thuyết ngay lập tức ?
Nên biết các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Cộng đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ngày 06/08/2017 ở Manila, Phi Luật Tân, sau nhiều năm trì hoãn.
Trung Hoa nhiều lần nói rằng Bắc Kinh chỉ thảo luận về COC với ASEAN khi nào không còn sự can thiệp từ bên ngoài, một cách ám chỉ đến các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Giờ đây, sau những căng thẳng và khác biệt lập trường giữa Mỹ và Trung Cộng về tình hình Biển Đông đã diễn ra ngày 09/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Mỹ giữa Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Uỷ ban công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Ngoại trưởng Michael Pompeo. Sau đó, giữa Phó Tổng thống Michael Pence và Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC ở Papua New Guineangày 16/11/2018, không ai có thể biết tương lai COC sẽ đi về đâu, hay chằng bao giờ xẩy ra.
Tại Hoa Thịnh Đốn, ông Dương Khiết Trìnói :”Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệ theo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa.”
Tại APEC ( Asia-Pacific Economic Cooperation, Tổ chức Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương ), Phó Tổng thống Pence đã lập lại lập trường cố hữu của Mỹ ở Biên Đông.
Ông nói:”And you can be confident: The United States of America will continue to uphold the freedom of the seas and the skies, which are so essential to our prosperity. We will continue to fly and sail wherever international law allows and our national interests demand; harassment will only strengthen our resolve. We will not change course. And we will continue to support efforts within ASEAN to adopt a meaningful and binding code of conduct that respects the rights of all nations, including the freedom of navigation, in the South China Sea.” (Tài liệu Tòa Bạch Ốc, ngày 16/11/2018)
(Tạm dịch:”Qúy vị có thể tin tưởng rằng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì tự do trên biển và không phận, nguồn thịnh vượng cốt lõi của tất cả chúng ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, lướt sóng ở bất kỳ nơi nào luật pháp Quốc tế cho phép, và vì quyền lợi quốc gia của chúng tôi. Đe dọa chỉ làm tăng thêm quyết tâm của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi hướng đi. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của khối ASEAN đạt tới thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử có ý nghĩa là tôn trọng quyền của mọi quốc gia, bao gồm cả quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.”
TẠI SAO CHỈ BIÊN GIỚI ?
Như vậy, trong khi Trung Cộng nói rõ lập trường của họ ở Biển Đông để khẳng định “quyền chủ quyền” theo chủ quan không có bằng chứng pháp lý thì Hoa Kỳ muốn chống lại chủ trương này để bảo vệ đường giao thông trên vùng biển huyết mạch của Thế giới.
Nhưng Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông đang đứng ở đâu giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh ?
Hỏi vậy, nhưng ai cũng biết đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức duy nhất cai trị độc quyền và độc tài đã buông xuôi vận mệnh của họ từ lâu trong trận đồ Biển Đông. Sự có mặt của Quân đội CSVN trên 21 vị trí mong manh ở Trường Sa chẳng nghĩa lý gì nếu Trung Cộng muốn đánh chiếm. Do đó, chẳng ai ngạc nhiên khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bị nhận diện là người thân và chịu phục tùng Bắc Kinh trong mọi động tác ở Biển Đông.
Cách hành xử nhu nhược của ông Trọng trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng ngang nhiên vào tìm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong 75 ngày (từ 2/5 đến 16/07/2014) là một bằng chứng.
Vì vậy, càng không ngạc nhiên khi thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam, riêng biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một người được coi là thân Trung Cộng khác, và báo, đài nhà nước đã rùm beng ca ngợi cuộc Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 5 tổ chức từ ngày 19-21/11/2018 tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Tướng Vịnh, con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với báo Tin Tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN, 16/11/2018) :”Cuộc giao lưu nào cũng thu hút sự ủng hộ, tạo được sự phấn khởi cho người dân vùng biên, vì đối tượng trung tâm của giao lưu quốc phòng biên giới là nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc giáp biên giới. Các chương trình Giao lưu biên giới Quốc phòng nhằm giúp nhân dân có một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và được quản lý chặt chẽ; để người dân tham gia Giao lưu có niềm tin vào quan hệ bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Ông Vịnh nói thêm:”Giao lưu biên giới luôn đi liền với hội đàm giữa hai bên, trong đó nội dung quan trọng nhất là bàn giải pháp quản lý tốt khu vực biên giới tốt, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực sự trở thành những người chăm lo, xây dựng, bảo vệ đường biên giới của chính họ. Vì vậy, nhân dân ở các địa phương của Việt Nam - Trung Quốc giáp biên đều rất hồ hởi, phấn khởi.”
Đoàn Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc làm Trưởng đoàn.
BIẾT MỘT DỐT MƯỜI
Cao rao như thế nhưng tướng Vịnh, người đứng đầu khối đối ngoại Quốc phòng của Quân đội có biết rằng, tướng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa từng tuyên bố ngày 25/10/2018tại Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh:”Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ, dù chỉ một phân phần lãnh thổ của mình, cho dù là đảo Đài Loan hay vùng tranh chấp trên Biển Đông.” (China will never give up an inch of its territory, whether the self-ruled island of Taiwan it claims as its own, or in the disputed waters of the South China Sea.” (hãngThông tấn Reuters)
Ngoàii ra báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/10/2018 còn dẫn lời Thông tấn xã Đài Loan (CAN, Central News Agency), theo đó tướng Ngụy Phượng Hòa còn nói:”Trung Quốc vẫn là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa thống nhất lãnh thổ, quân đội Trung Quốc luôn luôn khắc cốt ghi tâm: lãnh thổ thiêng liêng của tổ tông để lại một tấc cũng không được để mất, cái gì của người khác một mẩu cũng không cần.
Các đảo ở Biển Đông từ xưa tới nay là lãnh thổ Trung Quốc, do tổ tông để lại, một tấc cũng không để mất.
Trung Quốc xây dựng trên các đảo ở Biển Đông là thực hiện chủ quyền và quyền tự vệ quốc gia, không liên quan gì đến quân sự hóa.”
Như vậy thì khi tổ chức liên hoan hợp tác Quốc phòng biên giới với Trung Cộng ở Cao Bằng thì liệu Bộ Quốc phòng nói riêng và đảng CSVN và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói chung, có còn nhớ đến trên dưới 40,000 đồng bào và binh sỹ đã chết và bị tàn sát bởi Quân Trung Cộng trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ?
Điều mà Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ Trung Hoa thời đó nói là “dạy cho Việt Nam môt bài học” đã xẩy ra đẫm máu tại 6 Tỉnh gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nhưng cuộc tấn công của 600,000 quân Trung Cộng không chỉ diễn ra trong 30 ngày, kể từ rạng sáng ngày 17/02/1979 mà sau đó đã kéo dài cho đến năm 1990 ở chiến trường máu chảy thành song ở Vỵ Xuyên (Hà Giang).
Vậy mà, nếu không cúi đầu trước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa thì tại sao cho đến bây giờ, 39 năm sau, ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN vẫn không dám để dân và đồng đội của những người lính đã hy sinh tổ chức truy niệm và ghi ơn họ ?
Liệu có mũi dao nào sắc hơn mà đảng CSVN chưa thấy sau những nụ cười của người phương Bắc trong cuộc giao lưu Quốc phòng Việt-Trung từ 19 đến 21/11/2018 ở Cao Bằng ? -/-
Phạm Trần
(11/018)
Chuyện này đã xẩy ra trong một chuỗi những hoạt động của hai nước tại một số diễn đàn quốc tế và giữa hai bên.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra tại Singapore từ ngày 13-15/11/2018, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu về tình hình Biển Đông. Nội dung được cổng thông tin chính phủ phổ biến viết rằng:”Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC.(Chinhphu.vn, ngày 16-11-2018)(chú thích: DOC, Declaration of Conduct : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông. COC, Code of Conduct, Bộ Quy Tắc)
Tuy nhiên, khi nói lời tuyên bố của ông Phúc “được nhiều nước đồng tình” mà không nêu tên nước nào trong số 9 nước còn lại trong khối ASEAN đã gây ra sự hoài nghi về tính xác thực của vấn đề.
Nhưng tuyên bố của ông Phúc không có gì mới mà chỉ lập lại quan điểm cố hữu của Việt Nam đã được nói đi nói lại trong nhiều năm qua. Ông Phúc cũng không trực tiếp đối kháng Trung Cộng là nước đã quân sự hóa Biển Đông và sẵn sàngtấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa bất cứ lúc nào.
Cũng có mặt ở Singapore nhưng Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, giống như các viên chức khác của Bắc Kinh trước đây, đã không bình luận tuyên bố của ông Phúc, vì ông Phúc tránh không dám nêu đích danh Trung Cộng là thủ phạm đang gây ra“diễn biến phức tạp” ở Biển Đông.
Một tin của Zing.VN ngày 14/11/2018 viết:”Lên tiếng tại cuộc họp (riêng với ASEAN), ông Lý Khắc Cường cho rằng ASEAN và Trung Quốc chưa bao giờ né tránh các bất đồng giữa hai bên. Ông khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với tất cả các nước ASEAN để hoàn thành quá trình tham vấn về COC trong 3 năm tới.”
Nhưng tại sao phải đợi tới 3 năm nữa, tức năm 2021, Trung Hoa mới có thể “hoàn thành quá trình tham vấn” với ASEAN, thay vì thương thuyết ngay lập tức ?
Nên biết các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Cộng đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ngày 06/08/2017 ở Manila, Phi Luật Tân, sau nhiều năm trì hoãn.
Trung Hoa nhiều lần nói rằng Bắc Kinh chỉ thảo luận về COC với ASEAN khi nào không còn sự can thiệp từ bên ngoài, một cách ám chỉ đến các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Giờ đây, sau những căng thẳng và khác biệt lập trường giữa Mỹ và Trung Cộng về tình hình Biển Đông đã diễn ra ngày 09/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Mỹ giữa Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Uỷ ban công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Ngoại trưởng Michael Pompeo. Sau đó, giữa Phó Tổng thống Michael Pence và Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC ở Papua New Guineangày 16/11/2018, không ai có thể biết tương lai COC sẽ đi về đâu, hay chằng bao giờ xẩy ra.
Tại Hoa Thịnh Đốn, ông Dương Khiết Trìnói :”Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệ theo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa.”
Tại APEC ( Asia-Pacific Economic Cooperation, Tổ chức Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương ), Phó Tổng thống Pence đã lập lại lập trường cố hữu của Mỹ ở Biên Đông.
Ông nói:”And you can be confident: The United States of America will continue to uphold the freedom of the seas and the skies, which are so essential to our prosperity. We will continue to fly and sail wherever international law allows and our national interests demand; harassment will only strengthen our resolve. We will not change course. And we will continue to support efforts within ASEAN to adopt a meaningful and binding code of conduct that respects the rights of all nations, including the freedom of navigation, in the South China Sea.” (Tài liệu Tòa Bạch Ốc, ngày 16/11/2018)
(Tạm dịch:”Qúy vị có thể tin tưởng rằng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì tự do trên biển và không phận, nguồn thịnh vượng cốt lõi của tất cả chúng ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, lướt sóng ở bất kỳ nơi nào luật pháp Quốc tế cho phép, và vì quyền lợi quốc gia của chúng tôi. Đe dọa chỉ làm tăng thêm quyết tâm của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi hướng đi. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của khối ASEAN đạt tới thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử có ý nghĩa là tôn trọng quyền của mọi quốc gia, bao gồm cả quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.”
TẠI SAO CHỈ BIÊN GIỚI ?
Như vậy, trong khi Trung Cộng nói rõ lập trường của họ ở Biển Đông để khẳng định “quyền chủ quyền” theo chủ quan không có bằng chứng pháp lý thì Hoa Kỳ muốn chống lại chủ trương này để bảo vệ đường giao thông trên vùng biển huyết mạch của Thế giới.
Nhưng Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông đang đứng ở đâu giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh ?
Hỏi vậy, nhưng ai cũng biết đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức duy nhất cai trị độc quyền và độc tài đã buông xuôi vận mệnh của họ từ lâu trong trận đồ Biển Đông. Sự có mặt của Quân đội CSVN trên 21 vị trí mong manh ở Trường Sa chẳng nghĩa lý gì nếu Trung Cộng muốn đánh chiếm. Do đó, chẳng ai ngạc nhiên khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bị nhận diện là người thân và chịu phục tùng Bắc Kinh trong mọi động tác ở Biển Đông.
Cách hành xử nhu nhược của ông Trọng trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng ngang nhiên vào tìm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong 75 ngày (từ 2/5 đến 16/07/2014) là một bằng chứng.
Vì vậy, càng không ngạc nhiên khi thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam, riêng biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một người được coi là thân Trung Cộng khác, và báo, đài nhà nước đã rùm beng ca ngợi cuộc Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 5 tổ chức từ ngày 19-21/11/2018 tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Tướng Vịnh, con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với báo Tin Tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN, 16/11/2018) :”Cuộc giao lưu nào cũng thu hút sự ủng hộ, tạo được sự phấn khởi cho người dân vùng biên, vì đối tượng trung tâm của giao lưu quốc phòng biên giới là nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc giáp biên giới. Các chương trình Giao lưu biên giới Quốc phòng nhằm giúp nhân dân có một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và được quản lý chặt chẽ; để người dân tham gia Giao lưu có niềm tin vào quan hệ bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Ông Vịnh nói thêm:”Giao lưu biên giới luôn đi liền với hội đàm giữa hai bên, trong đó nội dung quan trọng nhất là bàn giải pháp quản lý tốt khu vực biên giới tốt, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực sự trở thành những người chăm lo, xây dựng, bảo vệ đường biên giới của chính họ. Vì vậy, nhân dân ở các địa phương của Việt Nam - Trung Quốc giáp biên đều rất hồ hởi, phấn khởi.”
Đoàn Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc làm Trưởng đoàn.
BIẾT MỘT DỐT MƯỜI
Cao rao như thế nhưng tướng Vịnh, người đứng đầu khối đối ngoại Quốc phòng của Quân đội có biết rằng, tướng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa từng tuyên bố ngày 25/10/2018tại Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh:”Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ, dù chỉ một phân phần lãnh thổ của mình, cho dù là đảo Đài Loan hay vùng tranh chấp trên Biển Đông.” (China will never give up an inch of its territory, whether the self-ruled island of Taiwan it claims as its own, or in the disputed waters of the South China Sea.” (hãngThông tấn Reuters)
Ngoàii ra báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/10/2018 còn dẫn lời Thông tấn xã Đài Loan (CAN, Central News Agency), theo đó tướng Ngụy Phượng Hòa còn nói:”Trung Quốc vẫn là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa thống nhất lãnh thổ, quân đội Trung Quốc luôn luôn khắc cốt ghi tâm: lãnh thổ thiêng liêng của tổ tông để lại một tấc cũng không được để mất, cái gì của người khác một mẩu cũng không cần.
Các đảo ở Biển Đông từ xưa tới nay là lãnh thổ Trung Quốc, do tổ tông để lại, một tấc cũng không để mất.
Trung Quốc xây dựng trên các đảo ở Biển Đông là thực hiện chủ quyền và quyền tự vệ quốc gia, không liên quan gì đến quân sự hóa.”
Như vậy thì khi tổ chức liên hoan hợp tác Quốc phòng biên giới với Trung Cộng ở Cao Bằng thì liệu Bộ Quốc phòng nói riêng và đảng CSVN và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói chung, có còn nhớ đến trên dưới 40,000 đồng bào và binh sỹ đã chết và bị tàn sát bởi Quân Trung Cộng trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ?
Điều mà Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ Trung Hoa thời đó nói là “dạy cho Việt Nam môt bài học” đã xẩy ra đẫm máu tại 6 Tỉnh gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nhưng cuộc tấn công của 600,000 quân Trung Cộng không chỉ diễn ra trong 30 ngày, kể từ rạng sáng ngày 17/02/1979 mà sau đó đã kéo dài cho đến năm 1990 ở chiến trường máu chảy thành song ở Vỵ Xuyên (Hà Giang).
Vậy mà, nếu không cúi đầu trước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa thì tại sao cho đến bây giờ, 39 năm sau, ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN vẫn không dám để dân và đồng đội của những người lính đã hy sinh tổ chức truy niệm và ghi ơn họ ?
Liệu có mũi dao nào sắc hơn mà đảng CSVN chưa thấy sau những nụ cười của người phương Bắc trong cuộc giao lưu Quốc phòng Việt-Trung từ 19 đến 21/11/2018 ở Cao Bằng ? -/-
Phạm Trần
(11/018)
Văn Hóa
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của Raissa Maritain, Chương IV
Vũ Văn An
04:45 21/11/2018
Chương IV: Kinh Nguyện của Chúa Giêsu
Nếu không run rẩy và không khẩn cầu ơn trên, ai dám nâng mắt nhìn lên điều hẳn phải là những giờ phút của lời cầu nguyện nội tâm không thể nào tưởng tượng được khi Ngôi Lời Nhập Thể bắt mọi sự ở trong Người phải im lặng để linh hồn Người có thể tự do cảm nghiệm một cách đầy yêu thương, dưới ánh sáng thị kiến, vinh quang của Cha Người, của Thần Tính của chính Người, và của Chúa Thánh Thần? Các nhà thần học nói với chúng ta rằng nơi các thánh, ngoài thị kiến vinh phúc (vision béatifique), trong đó yếu tính thần linh tự làm cho mình được trí khôn thụ tạo nắm bắt, còn có sự tham gia của kinh nghiệm yêu thương nhờ ơn phúc của Chúa Thánh Thần {1}; chính nhờ cách này, người ta có thể nghĩ rằng khi Người bước vào lời cầu nguyện vượt trội hơn bất cứ khái niệm nào, Chúa Kitô đã chiêm ngưỡng Thiên Chúa, và khẩn cầu lòng Chúa thương xót xuống trên con người.
Và chắc chắn, trong những giọt nước mắt của hồng phúc Nhận Thức, sự chiêm ngưỡng của Người cũng hướng về nhân loại đáng thương mà sự bạc nhược vốn được sứ vụ của Người cưu mang.
Lạy Thiên Chúa của con, xin soi sáng cho con một chút về bí ẩn này, những lọn gai trên đầu của Chúa Kitô và, bên trong, những suy nghĩ rất cay đắng của Người. Sự suy niệm mà những kẻ tội lỗi đã vẽ điểm trên cơ thể của Đấng Diễm Phúc, bằng cách đánh đòn và những tàn ác khác và việc đeo vương miện làm trò hề, trong khi chờ đợi Thập Giá và Cái Chết.
Trên Núi Cây Dầu, Chúa Giêsu để trước mắt Người chủ đề lời cầu nguyện của Người, mọi tội lỗi phải gánh và sự bỏ rơi của con người và của Thiên Chúa. Rồi, bắt đầu cơn hấp hối của Người trong run rẩy và sợ hãi và mồ hôi máu. Và giờ đây, dưới mão gai, Người thị kiến trong nhân tính của Người mọi điều ác đã có, đang có, và sẽ có.
Bóng tối của việc chiêm ngưỡng tội lỗi, đêm tối thực sự khôn nguôi, đêm huyền nhiệm và khôn dò, kinh nghiệm xây dựng trong đức ái và trong sự hiệp nhất yêu thương của Chúa Kitô với những kẻ tội lỗi. Chính vì họ mà Người đã đến, mang họ trên vai qua cơn lũ mọi thời đại để tới lãnh thổ đời đời vững chắc.
Giường của Vua bằng gỗ Libăng, vương miện của Người bằng gai. Chúng con đã đặt Người nằm trên thập giá, mọi khốn cùng đều trần truồng trước mặt Người, và đầu đẫm máu của Người ngả nhẹ trên vai Người. Người nếm trải sự cay đắng vô tận của tội lỗi chúng con, như các thánh nếm hưởng hương vị ngọt ngào của yếu tính Thiên Chúa trong đêm tối của sự chiêm nghiệm thần thiêng. {2}
Khi Chúa Giêsu rút vào cô tịch để cầu nguyện, thì điều chắc là trước tiên và chủ yếu, Người đã cầu nguyện im lặng.
Nhưng Chúa Giêsu cũng cầu nguyện bằng đôi môi cũng như bằng trái tim của Người. Người đã cầu nguyện lớn tiếng vào ngày Lễ Lá (3); Người đã cầu nguyện lớn tiếng trong lời kinh nguyện linh mục của Người, tại Bữa Tiệc Ly, Người đã cầu nguyện lớn tiếng trong Vườn Cây Dầu, Người đã cầu nguyện lớn tiếng trên Thập giá. Và lời cầu nguyện lớn tiếng hàng ngày của Người há không phải là chính lời cầu nguyện Người dạy ta cùng đọc với Người, theo Người đó sao? Kinh Lạy Cha không phải chỉ là Kinh Chúa Giêsu dạy chúng ta, nó còn là kinh của chính Chúa Giêsu.
Những ước nguyện lớn lao chứa đựng trong ba lời cầu xin đầu tiên đã được Người đọc lên với niềm âu yếm và tha thiết xiết bao! Chúng là những ước nguyện của chính Người được Người dâng lên Cha của Người, vì Danh Cha của Người, vì Nước của Cha Người, vì thánh ý của Cha Người; chúng là những ước nguyện của chính Người trước khi là ước nguyện được Người dâng lên nhân danh anh em của Người trong tư cách người đứng đầu nhân loại.
Các lời cầu xin khác của Kinh Lạy Cha, Người đọc nhân danh những người tội lỗi mà Người đã đến để cứu vớt, và do đó, trong tư cách Đấng Trung Gian và Chiên Con được hứa dâng làm của lễ, Người là một với những kẻ Người đã gánh lấy tội lỗi.
Điều trên đúng đến nỗi từ trong yếu tính, Kinh Lạy Cha quả là lời cầu nguyện chung {4}, lời cầu nguyện trong đó mỗi người chúng ta tự ý ngỏ cùng Thiên Chúa nhân danh anh chị em mình cũng như nhân danh chính mình, lời cầu nguyện trong đó Con Thiên Chúa đọc không những lời cầu xin mà ý nghĩa được chỉ về chính bản thân Người, mà cả những lời cầu xin mà ý nghĩa được chỉ về những người tội lỗi mà Người đã đồng hóa với vì tình yêu. Rõ ràng là ba lời cầu xin cuối cùng không hề liên quan đến Chúa Giêsu. Người không có tội để được tha thứ; Người không có nguy cơ rơi vào sự cám dỗ; Người không cần được cứu khỏi sự dữ - Vì Người chính là Đấng chinh phục sự dữ, Đấng Cứu Rỗi của thế giới.
Tuy nhiên, lời cầu xin thứ tư, Người đã đọc như chúng ta phải đọc, cùng một lúc xin cho có bánh ăn mà Người và anh em của Người cần hàng ngày khi còn lữ thứ trên trần gian, và cho có bánh ăn mà người nghèo trên thế giới cần có hàng ngày.
Và theo một nghĩa nào đó, Người cũng đọc lời cầu xin thứ sáu cho chính bản thân Người, không vì sợ phạm tội mà vì sợ phải chịu đựng điều chống lại tự nhiên; và Người thậm chí còn có thể đọc lời cầu xin thứ bảy, theo như nó liên quan đến sự dữ đau khổ. (Pater, si possibile est, transeat a me calix iste [Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi Con]).
Suy niệm mỗi lời cầu xin của Kinh Lạy Cha, bằng cách cố gắng đi sâu vào tình cảm của Chúa Giêsu khi Người đọc nó, chắc chắn sẽ là cách cầu nguyện tốt đẹp.
Chúng ta không có sự hướng dẫn nào khác về sự sống đời đời, về sự sống thần thiêng, về mối phúc, hơn là Cuộc Sống của Chúa Kitô, Giáo Huấn của Chúa Kitô, Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, và Lời Cầu Nguyện của Chúa Kitô. Việc noi gương Chúa Kitô là con đường của tình yêu và sự thánh thiện.
Như thế, Kinh Lạy Cha, do Chúa Kitô dạy chúng ta{5}, là lời cầu nguyện chân thực nhất, chân thực một cách hoàn toàn và hoàn hảo nhất, chính đáng và đẹp lòng Chúa, lời cầu nguyện mà ngọn lửa phải luôn luôn bừng cháy trong chúng ta.
Sẽ không có lời cầu nguyện, không có sự suy ngẫm nào, nếu không có Chúa Kitô ở trong linh hồn, và nếu sự bắt chước Chúa Kitô, việc tham dự vào các trạng thái, cuộc sống và lời cầu nguyện của Người, điều mà Thánh Phaolô gọi là tái tạo hình ảnh của Người{6}, không hiện diện trong thẳm sâu linh hồn. Chính Người cũng hiện diện ở đó, vì mọi ơn thánh linh hồn nhận được đạt tới việc tái tạo này nhờ "khí cụ kết hợp" với Thiên Chúa, tức nhân tính của Đấng Cứu Rỗi.
Nếu nói về những điều tốt lành đặc thù, ngay cả những điều đáng ao ước một cách chính đáng nhất ngay trong chúng, mà trong các dịp vô số trong đời người, chúng ta đã cầu xin Chúa cho có được, nhưng về những sự tốt lành đó chúng ta không biết vai trò ở mặt trái của sự vật và của nhiệm cục thần thiêng, nên chúng ta phải tin Thánh Phaolô: “Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả{7}. Và Thần Khí làm gì? Người làm cho chúng ta kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! "{8} Điều này nói gì nếu không phải là Thần Khí, khi làm cho chúng ta cầu nguyện như chúng ta phải cầu nguyện, nhắc nhở chúng ta trong nội tâm nhớ tấm gương của Chúa Giêsu và dạy chúng ta cầu nguyện, như “những con nuôi", căn cứ vào Kinh Lạy Cha? Mọi lời cầu nguyện trong tinh thần và trong sự thật, đặc biệt là lời cầu nguyện thiên truyền (infuse) trong mọi mức độ của nó, đều tiến hành căn cứ vào Kinh Lạy Cha.
Lối cầu nguyện không dùng lời tự nó cũng dựa vào Ngôi Lời, tức Chúa Kitô. Nó được xây dựng trên Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Linh hồn được Kinh Lạy Cha đào tạo sẽ cầu nguyện – bằng lời hoặc không bằng lời, trong những lời thì thầm cũng như trong thẳm sâu im lặng của chiêm niệm thuần túy - trong sự chính trực thiêng liêng của Kinh Lạy Cha, theo gương Chúa Giêsu.
Trong chiêm niệm không lời, Kinh Tin Kính luôn có mặt, trong thẳm sâu linh hồn. Và người ta có thể nói rằng chính trong ánh sáng và sức mạnh của nó mà linh hồn bước vào một nhận thức hay kinh nghiệm phát xuất từ đức tin và từ sự kết hợp của tình yêu, và trong đó mọi khái niệm đều phải im lặng (lúc đó, ánh sáng đức tin đi qua họ mà không đánh thức họ, hoặc hiếm khi khuấy động họ, để đi về phía Thực Tại vốn là đối tượng của nó, và làm cho linh hồn phải khổ vì yêu, dưới sự linh hứng của các ơn Chúa Thánh Thần).
Cũng vậy, người ta có thể nói rằng chính ở trong cái đà và sức mạnh của Kinh Lạy Cha mà phát sinh sự ước muốn, ước nguyện, và lời cầu xin, bất kể không được nói ra như thế nào, vẫn nội tại trong chiêm niệm không lời, trong đó không có tiếng nói nào khác ngoài hơi thở của tình yêu. Bảy lời cầu xin luôn có đó, trong thẳm sâu linh hồn, nhưng không còn cần phải nói rõ chúng bằng lời; chính tinh thần của chúng được Chúa Thánh Thần làm cho bay lên tới Thiên Chúa.
Nếu từ trải nghiệm huyền nhiệm mà ta có thể trở lại với lời nói, mà không làm gián đoạn trải nghiệm này, thì, ở dưới đáy, ta thấy chính lời lẽ của Kinh Lạy Cha, vì, nói cho đúng, chính nhờ bắt đầu từ những lời lẽ này, theo mức chúng được khắc ghi trong linh hồn, linh hồn đã được nâng lên, hướng tới sự kết hợp không lời.
Trong việc tìm kiếm Đấng nó yêu thương, mà không có hướng dẫn hay ánh sáng soi đường, chỉ có ngọn lửa bừng cháy trong tim {9},
Khi linh hồn trải nghiệm các phúc lành của đêm thâu,
Ôi Đêm vốn là hướng dẫn của tôi!
Ôi Đêm sáng đẹp hơn bình minh
Ôi Đêm hạnh phúc kết hợp Đấng yêu thương với nàng dâu của Người {10},
thì lúc đó, như thể, các lời cầu xin của Kinh Lạy Cha, hay một trong số các lời cầu xin này, hay thậm chí đôi khi cả một sự hé mở của một khứng nhận nào đó, đã để cho sự nặng nề của các công thức nhân bản rớt xuống để không còn lại gì ngoại trừ nhịp đập của tình yêu.
Do đó, người ta thấy từ người bận bịu chỉ có thể đọc Kinh Lạy Cha (nhưng có lẽ họ đã qua chế độ Ơn Phúc, có lẽ họ đã tiến xa hơn người ta tưởng trong đời sống thiêng liêng) đến người chiêm niệm bị lôi cuốn một cách thầm lặng vào sự kết hợp với Thiên Chúa được biết đến như là Đấng Vô Minh, và là người, trong những khoảnh khắc như thế, chỉ còn tiếng thở dài của con tim để thốt lên những lời khẩn cầu đã được Thầy Chí Thánh của mình giảng dậy, chính nhờ cùng một nẻo đường duy nhất mà tất cả những ai đến với Thiên Chúa, bất cứ họ là người như thế nào, bất kể từ ngõ ngách nào của thế giới, thẩy đều nghe lời kêu gọi của tình yêu và làm hết sức mình để bắt chước Chúa Giêsu.
Thánh Tôma nhắc lại (nhưng dường như không chấp nhận trách nhiệm về nó) {11} rằng theo Thánh Augustinô {12} có một sự tương ứng nào đó giữa các lời cầu xin của Kinh Lạy Cha và các ơn phúc của Chúa Thánh Thần. Tương ứng với lời cầu xin đầu tiên là ơn Kính Sợ Chúa, tương ứng với lời cầu xin thứ hai là ơn Đạo Đức, tương ứng với lời cầu xin thứ ba là ơn Suy Biết; tương ứng với lời cầu xin thứ tư là ơn Mạnh Mẽ; tương ứng với lời cầu xin thứ năm là ơn Lo Liệu; tương ứng với lời cầu xin thứ sáu là ơn Thông Hiểu; tương ứng với lời cầu xin thứ bảy là ơn Khôn Ngoan.
Trong một vấn đề mà dù sao vẫn chỉ là một vấn đề ý kiến, bất kể nó không quan trọng như thế nào, liệu có được phép áp dụng nó cách khác so với cách Thánh Tiến Sĩ tuyệt vời của Hippo đã áp dụng, trong khi vẫn tôn trọng nguyên tắc?
Đối với chúng ta, dường như sự tương ứng này thỏa đáng hơn cho tâm trí nếu ta thiết lập nó theo cách sau: {13}
Đọc “Lạy Cha chúng con ở trên trời, nguyện danh Cha cả sáng” điều này đặc biệt thích hợp với ơn Khôn Ngoan - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Yêu Chuộng Hòa Bình, người vốn được hứa sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời.
Xin cho Nước Người ngự đến, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Thông Hiểu - và nó là lời cầu nguyện tuyệt vời của Người Có Lòng Trong Sạch, người vốn được hứa sẽ được thấy Thiên Chúa.
Xin cho ý Người được thể hiện trên trái đất cũng như trên thiên đàng, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Suy Biết - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Khóc Lóc, người vốn được hứa sẽ được an ủi.
Xin Người ban cho chúng ta hôm nay bánh ăn hàng ngày, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Mạnh Mẽ - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Đói Khát Công Lý, người vốn được hứa sẽ được no đầy.
Xin Người tha nợ cho chúng ta như chúng ta cũng tha cho những người mắc nợ chúng ta, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Lo Liệu - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Có Lòng Thương Xót, người vốn được hứa sẽ được thương xót.
Xin Người chớ để chúng ta sa chước cám dỗ đặc biệt thích hợp với ơn Đạo Đức - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Hiền Lành, người vốn được hứa sẽ chiếm hữu trái đất.
Xin Người cứu chúng ta khỏi sự dữ, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Kính Sợ Chúa - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của Người Nghèo Trong Tinh Thần, người vốn được hứa nước trời là của họ.
_____________________________________________________________________________________
{1} Xem Thánh Tôma Aquinô , Sum. theol., I-II, 68, 6. – Trong khảo luận của ông về Các Ơn Chúa Thánh Thần (Cursus theol., t. VI, disp. 18, a. 3, par. 77-79) bản dịch của Raissa Maritain in lần hai, Paris, Téqui 1950) Jean de St Thomas viết rằng: “nhận thức về Thiên Chúa trong quê thật có hai phương diện... Thị kiến vinh phúc (vision béatifique) phát xuất từ ánh sáng vinh quang kích thích và điều khiển tình yêu, trong khi nhận thức do ơn thông hiểu và khôn ngoan cung cấp thì xây dựng trên tình yêu vinh phúc (amour béatifique); nó là một sự nếm trải (goût) ta có về Thiên Chúa được yêu thương và nên một với linh hồn” (tr. 88); “từ thị kiến phát sinh tình yêu Thiên Chúa đầy thân mật và sinh hoa trái, và từ việc sinh hoa trái này mà có sự nhận thức nào đó có tính cảm giới và cảm nghiệm không những đối với Thiên Chúa tự tại (en soi, điều làm nên thị kiến), mà còn đối với Thiên Chúa như được nếm trải, cảm nghiệm và có quan hệ mật thiết trong ta” (tr.89).
{2} Raïssa Maritain, "La Couronne d'épines," rải rác (trong Lettre de Nuit, La Vie Donnée (Paris: Desclée de Brouwer, 1950).
{3} Xem Ga 12:27-28.
{4} Xem Thánh Cyprianô, De Orat. Domin., n. 8, P.L., 4, 524.
{5} "Nobis formam orandi tradens, per quam maxime spes nostra in Deum erigitur, dum ab ipso Deo edocemur quid ad ipso petendum sit" ("cho chúng ta một hình thức cầu nguyện nâng các niềm hy vọng cao nhất của chúng ta lên Thiên Chúa, chính Thiên Chúa dạy ta điều ta nên xin nơi Người”). Thánh Tôma Aquinô, Compendium Theologiae, II, cap. 3 (Marietti), n. 549.
{6} Rm. 8:29.
{7} Ibid. 8:26
{8} Ibid., 8:15.
{9} Thánh Gioan Thánh Giá, Cantiques de l’Ame (La Nuit Obscure), str. 3, bản dịch của Cha Cyprien de la Nativité, trong Oeuvres Spirituelles, Paris, Desclée de Brouwer, 1949, p. 1210.
{10} Thánh Gioan Thánh Giá, Cantiques de l’Ame ("La Nuit Obscure"), str. 5, p. 1211.
{11} Sum. theol., II-II, 83, 9, ad. 3. "Ad tertium dicendum quod Augustinus, in libro De serm. Dom. in monte, adaptat septem petitiones donis et beatitudinibus, dicens . . ." ("Thánh Augustinô [ De serm. Dom. in monte ] thích ứng 7 lời cầu xin vào các ơn và mối phúc. Ngài nói...”)
{12} De Serm. Domini in monte, lib. II, cap. 11, P.L., 34, 1286.
{13} Trong bản liệt kê này, chúng tôi đi ra ngoài Thánh Augustinô (loc. supra cit.) phần nào trong những điều liên quan đến sự tương ứng giữa các Lời Cầu Xin của Kinh Lạy Cha và các Ơn của Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng tối nhất trí với ngài trong những điều liên quan đến sự tương ứng giữa các Ơn của Chúa Thánh Thần và các Mối Phúc (Xem Sum. theol., I-II, 69, 3, ad. 3; II-II, 8, 7; 9, 4; 45, 6; 52, 4; 121, 2; 139, 2).
Nếu không run rẩy và không khẩn cầu ơn trên, ai dám nâng mắt nhìn lên điều hẳn phải là những giờ phút của lời cầu nguyện nội tâm không thể nào tưởng tượng được khi Ngôi Lời Nhập Thể bắt mọi sự ở trong Người phải im lặng để linh hồn Người có thể tự do cảm nghiệm một cách đầy yêu thương, dưới ánh sáng thị kiến, vinh quang của Cha Người, của Thần Tính của chính Người, và của Chúa Thánh Thần? Các nhà thần học nói với chúng ta rằng nơi các thánh, ngoài thị kiến vinh phúc (vision béatifique), trong đó yếu tính thần linh tự làm cho mình được trí khôn thụ tạo nắm bắt, còn có sự tham gia của kinh nghiệm yêu thương nhờ ơn phúc của Chúa Thánh Thần {1}; chính nhờ cách này, người ta có thể nghĩ rằng khi Người bước vào lời cầu nguyện vượt trội hơn bất cứ khái niệm nào, Chúa Kitô đã chiêm ngưỡng Thiên Chúa, và khẩn cầu lòng Chúa thương xót xuống trên con người.
Và chắc chắn, trong những giọt nước mắt của hồng phúc Nhận Thức, sự chiêm ngưỡng của Người cũng hướng về nhân loại đáng thương mà sự bạc nhược vốn được sứ vụ của Người cưu mang.
Lạy Thiên Chúa của con, xin soi sáng cho con một chút về bí ẩn này, những lọn gai trên đầu của Chúa Kitô và, bên trong, những suy nghĩ rất cay đắng của Người. Sự suy niệm mà những kẻ tội lỗi đã vẽ điểm trên cơ thể của Đấng Diễm Phúc, bằng cách đánh đòn và những tàn ác khác và việc đeo vương miện làm trò hề, trong khi chờ đợi Thập Giá và Cái Chết.
Trên Núi Cây Dầu, Chúa Giêsu để trước mắt Người chủ đề lời cầu nguyện của Người, mọi tội lỗi phải gánh và sự bỏ rơi của con người và của Thiên Chúa. Rồi, bắt đầu cơn hấp hối của Người trong run rẩy và sợ hãi và mồ hôi máu. Và giờ đây, dưới mão gai, Người thị kiến trong nhân tính của Người mọi điều ác đã có, đang có, và sẽ có.
Bóng tối của việc chiêm ngưỡng tội lỗi, đêm tối thực sự khôn nguôi, đêm huyền nhiệm và khôn dò, kinh nghiệm xây dựng trong đức ái và trong sự hiệp nhất yêu thương của Chúa Kitô với những kẻ tội lỗi. Chính vì họ mà Người đã đến, mang họ trên vai qua cơn lũ mọi thời đại để tới lãnh thổ đời đời vững chắc.
Giường của Vua bằng gỗ Libăng, vương miện của Người bằng gai. Chúng con đã đặt Người nằm trên thập giá, mọi khốn cùng đều trần truồng trước mặt Người, và đầu đẫm máu của Người ngả nhẹ trên vai Người. Người nếm trải sự cay đắng vô tận của tội lỗi chúng con, như các thánh nếm hưởng hương vị ngọt ngào của yếu tính Thiên Chúa trong đêm tối của sự chiêm nghiệm thần thiêng. {2}
Khi Chúa Giêsu rút vào cô tịch để cầu nguyện, thì điều chắc là trước tiên và chủ yếu, Người đã cầu nguyện im lặng.
Nhưng Chúa Giêsu cũng cầu nguyện bằng đôi môi cũng như bằng trái tim của Người. Người đã cầu nguyện lớn tiếng vào ngày Lễ Lá (3); Người đã cầu nguyện lớn tiếng trong lời kinh nguyện linh mục của Người, tại Bữa Tiệc Ly, Người đã cầu nguyện lớn tiếng trong Vườn Cây Dầu, Người đã cầu nguyện lớn tiếng trên Thập giá. Và lời cầu nguyện lớn tiếng hàng ngày của Người há không phải là chính lời cầu nguyện Người dạy ta cùng đọc với Người, theo Người đó sao? Kinh Lạy Cha không phải chỉ là Kinh Chúa Giêsu dạy chúng ta, nó còn là kinh của chính Chúa Giêsu.
Những ước nguyện lớn lao chứa đựng trong ba lời cầu xin đầu tiên đã được Người đọc lên với niềm âu yếm và tha thiết xiết bao! Chúng là những ước nguyện của chính Người được Người dâng lên Cha của Người, vì Danh Cha của Người, vì Nước của Cha Người, vì thánh ý của Cha Người; chúng là những ước nguyện của chính Người trước khi là ước nguyện được Người dâng lên nhân danh anh em của Người trong tư cách người đứng đầu nhân loại.
Các lời cầu xin khác của Kinh Lạy Cha, Người đọc nhân danh những người tội lỗi mà Người đã đến để cứu vớt, và do đó, trong tư cách Đấng Trung Gian và Chiên Con được hứa dâng làm của lễ, Người là một với những kẻ Người đã gánh lấy tội lỗi.
Điều trên đúng đến nỗi từ trong yếu tính, Kinh Lạy Cha quả là lời cầu nguyện chung {4}, lời cầu nguyện trong đó mỗi người chúng ta tự ý ngỏ cùng Thiên Chúa nhân danh anh chị em mình cũng như nhân danh chính mình, lời cầu nguyện trong đó Con Thiên Chúa đọc không những lời cầu xin mà ý nghĩa được chỉ về chính bản thân Người, mà cả những lời cầu xin mà ý nghĩa được chỉ về những người tội lỗi mà Người đã đồng hóa với vì tình yêu. Rõ ràng là ba lời cầu xin cuối cùng không hề liên quan đến Chúa Giêsu. Người không có tội để được tha thứ; Người không có nguy cơ rơi vào sự cám dỗ; Người không cần được cứu khỏi sự dữ - Vì Người chính là Đấng chinh phục sự dữ, Đấng Cứu Rỗi của thế giới.
Tuy nhiên, lời cầu xin thứ tư, Người đã đọc như chúng ta phải đọc, cùng một lúc xin cho có bánh ăn mà Người và anh em của Người cần hàng ngày khi còn lữ thứ trên trần gian, và cho có bánh ăn mà người nghèo trên thế giới cần có hàng ngày.
Và theo một nghĩa nào đó, Người cũng đọc lời cầu xin thứ sáu cho chính bản thân Người, không vì sợ phạm tội mà vì sợ phải chịu đựng điều chống lại tự nhiên; và Người thậm chí còn có thể đọc lời cầu xin thứ bảy, theo như nó liên quan đến sự dữ đau khổ. (Pater, si possibile est, transeat a me calix iste [Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi Con]).
Suy niệm mỗi lời cầu xin của Kinh Lạy Cha, bằng cách cố gắng đi sâu vào tình cảm của Chúa Giêsu khi Người đọc nó, chắc chắn sẽ là cách cầu nguyện tốt đẹp.
Chúng ta không có sự hướng dẫn nào khác về sự sống đời đời, về sự sống thần thiêng, về mối phúc, hơn là Cuộc Sống của Chúa Kitô, Giáo Huấn của Chúa Kitô, Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, và Lời Cầu Nguyện của Chúa Kitô. Việc noi gương Chúa Kitô là con đường của tình yêu và sự thánh thiện.
Như thế, Kinh Lạy Cha, do Chúa Kitô dạy chúng ta{5}, là lời cầu nguyện chân thực nhất, chân thực một cách hoàn toàn và hoàn hảo nhất, chính đáng và đẹp lòng Chúa, lời cầu nguyện mà ngọn lửa phải luôn luôn bừng cháy trong chúng ta.
Sẽ không có lời cầu nguyện, không có sự suy ngẫm nào, nếu không có Chúa Kitô ở trong linh hồn, và nếu sự bắt chước Chúa Kitô, việc tham dự vào các trạng thái, cuộc sống và lời cầu nguyện của Người, điều mà Thánh Phaolô gọi là tái tạo hình ảnh của Người{6}, không hiện diện trong thẳm sâu linh hồn. Chính Người cũng hiện diện ở đó, vì mọi ơn thánh linh hồn nhận được đạt tới việc tái tạo này nhờ "khí cụ kết hợp" với Thiên Chúa, tức nhân tính của Đấng Cứu Rỗi.
Nếu nói về những điều tốt lành đặc thù, ngay cả những điều đáng ao ước một cách chính đáng nhất ngay trong chúng, mà trong các dịp vô số trong đời người, chúng ta đã cầu xin Chúa cho có được, nhưng về những sự tốt lành đó chúng ta không biết vai trò ở mặt trái của sự vật và của nhiệm cục thần thiêng, nên chúng ta phải tin Thánh Phaolô: “Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả{7}. Và Thần Khí làm gì? Người làm cho chúng ta kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! "{8} Điều này nói gì nếu không phải là Thần Khí, khi làm cho chúng ta cầu nguyện như chúng ta phải cầu nguyện, nhắc nhở chúng ta trong nội tâm nhớ tấm gương của Chúa Giêsu và dạy chúng ta cầu nguyện, như “những con nuôi", căn cứ vào Kinh Lạy Cha? Mọi lời cầu nguyện trong tinh thần và trong sự thật, đặc biệt là lời cầu nguyện thiên truyền (infuse) trong mọi mức độ của nó, đều tiến hành căn cứ vào Kinh Lạy Cha.
Lối cầu nguyện không dùng lời tự nó cũng dựa vào Ngôi Lời, tức Chúa Kitô. Nó được xây dựng trên Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Linh hồn được Kinh Lạy Cha đào tạo sẽ cầu nguyện – bằng lời hoặc không bằng lời, trong những lời thì thầm cũng như trong thẳm sâu im lặng của chiêm niệm thuần túy - trong sự chính trực thiêng liêng của Kinh Lạy Cha, theo gương Chúa Giêsu.
Trong chiêm niệm không lời, Kinh Tin Kính luôn có mặt, trong thẳm sâu linh hồn. Và người ta có thể nói rằng chính trong ánh sáng và sức mạnh của nó mà linh hồn bước vào một nhận thức hay kinh nghiệm phát xuất từ đức tin và từ sự kết hợp của tình yêu, và trong đó mọi khái niệm đều phải im lặng (lúc đó, ánh sáng đức tin đi qua họ mà không đánh thức họ, hoặc hiếm khi khuấy động họ, để đi về phía Thực Tại vốn là đối tượng của nó, và làm cho linh hồn phải khổ vì yêu, dưới sự linh hứng của các ơn Chúa Thánh Thần).
Cũng vậy, người ta có thể nói rằng chính ở trong cái đà và sức mạnh của Kinh Lạy Cha mà phát sinh sự ước muốn, ước nguyện, và lời cầu xin, bất kể không được nói ra như thế nào, vẫn nội tại trong chiêm niệm không lời, trong đó không có tiếng nói nào khác ngoài hơi thở của tình yêu. Bảy lời cầu xin luôn có đó, trong thẳm sâu linh hồn, nhưng không còn cần phải nói rõ chúng bằng lời; chính tinh thần của chúng được Chúa Thánh Thần làm cho bay lên tới Thiên Chúa.
Nếu từ trải nghiệm huyền nhiệm mà ta có thể trở lại với lời nói, mà không làm gián đoạn trải nghiệm này, thì, ở dưới đáy, ta thấy chính lời lẽ của Kinh Lạy Cha, vì, nói cho đúng, chính nhờ bắt đầu từ những lời lẽ này, theo mức chúng được khắc ghi trong linh hồn, linh hồn đã được nâng lên, hướng tới sự kết hợp không lời.
Trong việc tìm kiếm Đấng nó yêu thương, mà không có hướng dẫn hay ánh sáng soi đường, chỉ có ngọn lửa bừng cháy trong tim {9},
Khi linh hồn trải nghiệm các phúc lành của đêm thâu,
Ôi Đêm vốn là hướng dẫn của tôi!
Ôi Đêm sáng đẹp hơn bình minh
Ôi Đêm hạnh phúc kết hợp Đấng yêu thương với nàng dâu của Người {10},
thì lúc đó, như thể, các lời cầu xin của Kinh Lạy Cha, hay một trong số các lời cầu xin này, hay thậm chí đôi khi cả một sự hé mở của một khứng nhận nào đó, đã để cho sự nặng nề của các công thức nhân bản rớt xuống để không còn lại gì ngoại trừ nhịp đập của tình yêu.
Do đó, người ta thấy từ người bận bịu chỉ có thể đọc Kinh Lạy Cha (nhưng có lẽ họ đã qua chế độ Ơn Phúc, có lẽ họ đã tiến xa hơn người ta tưởng trong đời sống thiêng liêng) đến người chiêm niệm bị lôi cuốn một cách thầm lặng vào sự kết hợp với Thiên Chúa được biết đến như là Đấng Vô Minh, và là người, trong những khoảnh khắc như thế, chỉ còn tiếng thở dài của con tim để thốt lên những lời khẩn cầu đã được Thầy Chí Thánh của mình giảng dậy, chính nhờ cùng một nẻo đường duy nhất mà tất cả những ai đến với Thiên Chúa, bất cứ họ là người như thế nào, bất kể từ ngõ ngách nào của thế giới, thẩy đều nghe lời kêu gọi của tình yêu và làm hết sức mình để bắt chước Chúa Giêsu.
Thánh Tôma nhắc lại (nhưng dường như không chấp nhận trách nhiệm về nó) {11} rằng theo Thánh Augustinô {12} có một sự tương ứng nào đó giữa các lời cầu xin của Kinh Lạy Cha và các ơn phúc của Chúa Thánh Thần. Tương ứng với lời cầu xin đầu tiên là ơn Kính Sợ Chúa, tương ứng với lời cầu xin thứ hai là ơn Đạo Đức, tương ứng với lời cầu xin thứ ba là ơn Suy Biết; tương ứng với lời cầu xin thứ tư là ơn Mạnh Mẽ; tương ứng với lời cầu xin thứ năm là ơn Lo Liệu; tương ứng với lời cầu xin thứ sáu là ơn Thông Hiểu; tương ứng với lời cầu xin thứ bảy là ơn Khôn Ngoan.
Trong một vấn đề mà dù sao vẫn chỉ là một vấn đề ý kiến, bất kể nó không quan trọng như thế nào, liệu có được phép áp dụng nó cách khác so với cách Thánh Tiến Sĩ tuyệt vời của Hippo đã áp dụng, trong khi vẫn tôn trọng nguyên tắc?
Đối với chúng ta, dường như sự tương ứng này thỏa đáng hơn cho tâm trí nếu ta thiết lập nó theo cách sau: {13}
Đọc “Lạy Cha chúng con ở trên trời, nguyện danh Cha cả sáng” điều này đặc biệt thích hợp với ơn Khôn Ngoan - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Yêu Chuộng Hòa Bình, người vốn được hứa sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời.
Xin cho Nước Người ngự đến, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Thông Hiểu - và nó là lời cầu nguyện tuyệt vời của Người Có Lòng Trong Sạch, người vốn được hứa sẽ được thấy Thiên Chúa.
Xin cho ý Người được thể hiện trên trái đất cũng như trên thiên đàng, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Suy Biết - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Khóc Lóc, người vốn được hứa sẽ được an ủi.
Xin Người ban cho chúng ta hôm nay bánh ăn hàng ngày, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Mạnh Mẽ - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Đói Khát Công Lý, người vốn được hứa sẽ được no đầy.
Xin Người tha nợ cho chúng ta như chúng ta cũng tha cho những người mắc nợ chúng ta, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Lo Liệu - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Có Lòng Thương Xót, người vốn được hứa sẽ được thương xót.
Xin Người chớ để chúng ta sa chước cám dỗ đặc biệt thích hợp với ơn Đạo Đức - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của người Hiền Lành, người vốn được hứa sẽ chiếm hữu trái đất.
Xin Người cứu chúng ta khỏi sự dữ, điều này đặc biệt thích hợp với ơn Kính Sợ Chúa - và là lời cầu nguyện tuyệt vời của Người Nghèo Trong Tinh Thần, người vốn được hứa nước trời là của họ.
_____________________________________________________________________________________
{1} Xem Thánh Tôma Aquinô , Sum. theol., I-II, 68, 6. – Trong khảo luận của ông về Các Ơn Chúa Thánh Thần (Cursus theol., t. VI, disp. 18, a. 3, par. 77-79) bản dịch của Raissa Maritain in lần hai, Paris, Téqui 1950) Jean de St Thomas viết rằng: “nhận thức về Thiên Chúa trong quê thật có hai phương diện... Thị kiến vinh phúc (vision béatifique) phát xuất từ ánh sáng vinh quang kích thích và điều khiển tình yêu, trong khi nhận thức do ơn thông hiểu và khôn ngoan cung cấp thì xây dựng trên tình yêu vinh phúc (amour béatifique); nó là một sự nếm trải (goût) ta có về Thiên Chúa được yêu thương và nên một với linh hồn” (tr. 88); “từ thị kiến phát sinh tình yêu Thiên Chúa đầy thân mật và sinh hoa trái, và từ việc sinh hoa trái này mà có sự nhận thức nào đó có tính cảm giới và cảm nghiệm không những đối với Thiên Chúa tự tại (en soi, điều làm nên thị kiến), mà còn đối với Thiên Chúa như được nếm trải, cảm nghiệm và có quan hệ mật thiết trong ta” (tr.89).
{2} Raïssa Maritain, "La Couronne d'épines," rải rác (trong Lettre de Nuit, La Vie Donnée (Paris: Desclée de Brouwer, 1950).
{3} Xem Ga 12:27-28.
{4} Xem Thánh Cyprianô, De Orat. Domin., n. 8, P.L., 4, 524.
{5} "Nobis formam orandi tradens, per quam maxime spes nostra in Deum erigitur, dum ab ipso Deo edocemur quid ad ipso petendum sit" ("cho chúng ta một hình thức cầu nguyện nâng các niềm hy vọng cao nhất của chúng ta lên Thiên Chúa, chính Thiên Chúa dạy ta điều ta nên xin nơi Người”). Thánh Tôma Aquinô, Compendium Theologiae, II, cap. 3 (Marietti), n. 549.
{6} Rm. 8:29.
{7} Ibid. 8:26
{8} Ibid., 8:15.
{9} Thánh Gioan Thánh Giá, Cantiques de l’Ame (La Nuit Obscure), str. 3, bản dịch của Cha Cyprien de la Nativité, trong Oeuvres Spirituelles, Paris, Desclée de Brouwer, 1949, p. 1210.
{10} Thánh Gioan Thánh Giá, Cantiques de l’Ame ("La Nuit Obscure"), str. 5, p. 1211.
{11} Sum. theol., II-II, 83, 9, ad. 3. "Ad tertium dicendum quod Augustinus, in libro De serm. Dom. in monte, adaptat septem petitiones donis et beatitudinibus, dicens . . ." ("Thánh Augustinô [ De serm. Dom. in monte ] thích ứng 7 lời cầu xin vào các ơn và mối phúc. Ngài nói...”)
{12} De Serm. Domini in monte, lib. II, cap. 11, P.L., 34, 1286.
{13} Trong bản liệt kê này, chúng tôi đi ra ngoài Thánh Augustinô (loc. supra cit.) phần nào trong những điều liên quan đến sự tương ứng giữa các Lời Cầu Xin của Kinh Lạy Cha và các Ơn của Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng tối nhất trí với ngài trong những điều liên quan đến sự tương ứng giữa các Ơn của Chúa Thánh Thần và các Mối Phúc (Xem Sum. theol., I-II, 69, 3, ad. 3; II-II, 8, 7; 9, 4; 45, 6; 52, 4; 121, 2; 139, 2).
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hồ Thu Tịnh Yên
Lê Trị
09:25 21/11/2018
Ảnh của Lê Trị
Tránh xa thị tứ ồn ào
Về nơi thanh vắng lặng vào tâm linh
Con tim nhỏ, mái nhà xinh.
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22/11/2018: Bình an dưới thế cho người thiện tâm / Chúa thương, ý kiến các Giám Mục Ý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:30 21/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong báo cáo đưa ra hôm 13 tháng 11, Cục điều tra liên bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FBI, cho biết số vụ tội phạm vì hận thù trong năm 2017 đã tăng 17% so với năm trước đó.
Báo cáo Thống kê Tội phạm Tội phạm Hàng năm (UCR), cho biết đã có 7,175 tội phạm vì hận thù trong năm 2017, so với 6,121 trường hợp trong năm 2016.
Theo báo cáo này, tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên chiếm 59.6 phần trăm, vì hận thù tôn giáo 20.6 phần trăm và vì hận thù khuynh hướng tình dục là 15.8 phần trăm.
Trong tổng số 1,679 tội phạm vì hận thù tôn giáo, có 76 trường hợp được xem là vì lòng căm ghét đức tin Công Giáo, chiếm 4.5%. Trong mục các tội phạm vì hận thù tôn giáo, các trường hợp bài Do Thái Giáo là cao nhất, lên đến 58.1%, kế đó là các trường hợp bài Hồi Giáo với 18.7%.
Trong năm 2016, có 63 trường hợp được xem là vì lòng thù ghét đức tin Công Giáo, chiếm 4.1% trong tổng số 1,538 trường hợp.
Trong số 4,832 tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên, cao nhất là bài người da đen 48.8%, bài da trắng 17.5%. Đặc biệt các trường hợp bài người Á Châu đã tăng từ 132 vụ trong năm 2016 lên 150 vụ trong năm 2017, chiếm 3.1% trong tổng số các trường hợp tội phạm vì hận thù chủng tộc/dân tộc/tổ tiên.
Tội ác vì căm thù là ưu tiên điều tra cao nhất trong các chương trình bảo vệ nhân quyền của FBI.
2. Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna làm Đồng Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin
Giữa một mối quan tâm toàn cầu ngày càng tăng về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng tính dục và che đậy trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, người Malta, nguyên là công tố viên hàng đầu của Vatican về các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, trở lại nhiệm sở cũ của mình; mặc dù vị giám mục sẽ tiếp tục lãnh đạo Giáo hội ở Malta.
Với quyết định bổ nhiệm ngài làm Đồng Tổng Thư Ký, Đức Tổng Giám Mục Scicluna sẽ là nhân vật quan trọng thứ ba trong Bộ Giáo Lý Đức Tin. Quyết định trên đã được công bố hôm thứ Ba 13 tháng 11, một năm sau khi ngài lãnh trách nhiệm điều tra những cáo buộc lạm dụng tính dục tại Chí Lợi.
Giữa những trách nhiệm khác, Bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm thụ lý các cáo buộc lạm dụng chống lại các giáo sĩ, và Đức Cha Scicluna cũng là chủ tịch của phân bộ này.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna đã từng là một thành viên toàn thời gian của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho đến năm 2014, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài về coi sóc Malta.
Trước đây, tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Scicluna đã làm việc dưới quyền Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, và cả hai vị là những người đã tuyên án ngàn của các linh mục lạm dụng tính dục, trong đó có Cha Marcial Maciel Degollado, người Mễ Tây Cơ, là sáng lập viên Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.
Theo kết quả của hai cuộc điều tra trong năm nay bởi Đức Cha Scicluna, và Đức Ông Jordi Bertomeu, người Tây Ban Nha, một viên chức của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận ngài đã sai lầm trong đánh giá tình hình ở Chí Lợi. Đức Thánh Cha đã xin lỗi những nạn nhân bị lạm dụng tính dục và triệu tập các Giám Mục Chí Lợi đến Rôma. Các Giám Mục Chí Lợi đã từ chức đồng loạt sau cuộc họp đó.
Đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của 7 trong số 34 giám mục Chí Lợi đang tại chức, và dự kiến sẽ chấp nhận đơn từ chức của một vài vị nữa, trong đó có Đức Hồng Y Ricardo Ezzati, Tổng Giám Mục Santiago và một trong tám giám mục đã bị văn phòng công tố viên địa phương triệu tập để trả lời cho các cáo buộc che đậy.
Đức Tổng Giám Mục Scicluna sẽ thay thế Đức Tổng Giám Mục Joseph Di Noia, người Mỹ, nghỉ hưu vì lý do tuổi tác.
3. Các Giám Mục Ý bỏ phiếu sửa lại bản dịch Kinh Lạy Cha
Các Giám Mục Ý đã thông qua một bản dịch mới những lời cầu nguyện trong thánh lễ, bao gồm những sửa đổi trong Kinh Vinh Danh và Kinh Lạy Cha. Các ngài cũng thông qua quyết định hình thành một văn phòng quốc gia dành riêng cho việc giúp các giáo phận trong việc bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương.
Phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Ý đã diễn ra từ 12 đến 15 tháng 11 tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới của Vatican. Các Giám Mục Ý đã phê chuẩn bản dịch của ấn bản thứ ba sách lễ Rôma, là sách lễ được sử dụng trong các Thánh Lễ, trong đó bao gồm những thay đổi đối với văn bản của Kinh Lạy Cha và Kinh Vinh Danh.
Bản dịch cũ của Kinh Lạy Cha kết thúc với lời cầu “non ci indurre in tentazione” (“xin đừng dẫn đưa chúng con vào chước cám dỗ”) nay được đổi lại “non abbandonarci alla tentazione” (“xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”)
Năm 2002, các Giám Mục Ý đã phê chuẩn cách dịch “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” khi các ngài phê duyệt bản dịch Kinh Thánh được đọc trong Phụng Vụ.
Bản dịch cũ của Kinh Vinh Danh bắt đầu với câu “Gloria a Dio nell'alto dei cieli e pace in terra agli uomini di buona volontà.” (“Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm”) , được sửa thành “Gloria a Dio nell'alto dei cieli e pace in terra agli uomini amati dal Signore.” (“Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người Chúa thương”).
Bản dịch mới sang tiếng Ý của sách lễ Rôma còn phải được Vatican chấp thuận.
Các giám mục cũng đã phê duyệt hai đề xuất được thực hiện bởi ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương.
Đề xuất thứ nhất là hình thành tại Hội Đồng Giám Mục Ý một văn phòng “dịch vụ quốc gia” dành riêng cho việc bảo vệ. Văn phòng sẽ có các đạo luật, tiêu chuẩn và ban thư ký thường trực là anh chị em giáo dân, các linh mục, tu sĩ và các chuyên gia nhằm giúp các giám mục trên toàn quốc.
Đề xuất thứ hai là chọn từ mỗi giáo phận một hay nhiều đại diện tham dự các khóa học được tổ chức ở các miền với sự giúp đỡ của Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em của Đại Học Giáo Hoàng Grêgôriô.
4. Linh mục Ý chỉ trích Đức Giáo Hoàng bị vạ tuyệt thông
Ngày 13 tháng 11, 2018, Tổng Giáo Phận Palermo, Sicily, đã công bố một sắc lệnh chính thức ra vạ tuyệt thông “latae sententiae” (tiền kết) đối với một linh mục người Ý về tội lạc giáo và ly giáo.
Dưới đây, là thông báo về sắc lệnh ra vạ tuyệt thông đối với linh mục Alessandro Maria Minutella, được Tổng Giáo Phận Palermo công bố. Bản gốc bằng tiếng Ý có thể được tìm thấy trên trang web của Tổng Giáo Phận Palermo.
Vào ngày 13 tháng 11 năm 2018, Cha Alessandro Maria Minutella đã được thông báo về sắc lệnh số Prot. 046/18 do Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice ký ngày 15 tháng 8 năm 2018 liên quan đến vạ tuyệt thông tiền kết đối với linh mục này về tội lạc giáo và ly giáo, theo quy định của giáo luật số 1364 triệt 1 bộ Giáo Luật, cùng với tất cả các hậu quả phát sinh từ vạ này.
Chưởng ấn Tòa Tổng Giám Mục
Cha Vincenzo Talluto
5. Vạ tuyệt thông là gì?
Vạ tuyệt thông (hay dứt phép thông công, rút phép thông công) là một hình phạt của Giáo hội dành cho những giáo sĩ và giáo dân phạm trọng tội. Khi một người bị tuyên án vạ tuyệt thông thì về bản chất, người ấy bị tách rời ra khỏi sự “hiệp thông” với những tín hữu khác trong Giáo hội, về hình thức là bị khai trừ khỏi Giáo hội. Tuy nhiên, vạ tuyệt thông không phải là Thiên Luật (luật của Chúa) mà là Nhân Luật (giáo luật của Giáo hội), nên vạ tuyệt thông không ảnh hưởng đến mối liên hệ riêng rẽ giữa cá nhân người bị vạ với Thiên Chúa.
Người Công Giáo bị vạ tuyệt thông vẫn còn là người Công Giáo và họ vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ tham dự Thánh Lễ, mặc dù họ bị tước quyền lãnh nhận Bí tích Thánh Thể và không được tham gia vào các việc thừa tác phụng vụ; người bị vạ tuyệt thông nếu là giáo sĩ thì còn bị tước mọi chức vụ trong Giáo hội. Mặc dù vậy, họ được khuyến khích duy trì một mối quan hệ với Giáo hội, mục đích là để khuyến khích họ ăn năn và quay trở lại tham gia tích cực trong Giáo hội.
Giáo luật khoản 1331 quy định người mắc vạ tuyệt thông bị cấm không được tham phần bằng bất cứ cách nào như thừa tác viên vào việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, hay vào các lễ nghi phụng tự nào khác; không được cử hành các bí tích hay á bí tích, và lãnh nhận các bí tích; không được hành sử chức vụ, tác vụ, hay bất cứ nhiệm vụ nào, hay thi hành các hành vi cai trị.
Ngoài ra, còn có thể có các hậu quả tiếp theo sau khi một sắc lệnh về vạ tuyệt thông được chính thức công bố.
Vạ tuyệt thông tiền kết được ấn định cho một số tội. Ngay sau khi phạm, đương sự lập tức bị vạ, không cần Giáo hội phải ra công bố. Theo Bộ Giáo luật hiện hành, hiện nay chỉ còn bảy loại vi phạm bị vạ tuyệt thông tiền kết. Đặc biệt người phá thai, hay trợ giúp phá thai bị vạ tuyệt thông tức khắc ngay khi việc phá thai có kết quả.
6. Lý do Cha Alessandro Maria Minutella bị vạ tuyệt thông
Cha Alessandro Maria Minutella năm nay 45 tuổi nguyên là cha sở nhà thờ San Giovanni Bosco, tại quận Romagnolo, một quận ngoại ô thành phố Palermo. Ngài thường lên tiếng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô và đi xa đến mức gọi Đức Giáo Hoàng là “tiên tri giả”. Tháng Ba, 2016 ngài thực hiện một video thu hình ngay tại tòa giảng trong đó ngài lên tiếng kêu gọi Đức Thánh Cha rút lại Tông Huấn Amoris Laetitia mà ngài cho là gây ra những ngộ nhận và sai lầm trong Giáo Hội Công Giáo. Sau đó, ngài còn kêu gọi một hội nghị gọi là “Công Giáo phản kháng” để chống lại Tông Huấn Amoris Laetitia.
Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice của Palermo cách chức cha sở San Giovanni Bosco của ngài và đe dọa treo chén nếu ngài không từ bỏ ý định mở hội nghị “Công Giáo phản kháng”. Cha Minutella vâng lời và hủy bỏ hội nghị này.
Tuy nhiên, cha tiếp tục điều hành Radio Domina Nostra (Radio Đức Mẹ), viết sách, quy tụ anh chị em giáo dân trong các thánh lễ rất đông người, và tiếp tục chỉ trích Đức Giáo Hoàng.
7. Hà Lan triệu hồi nhân viên sứ quán tại Pakistan về nước sau khi bị Hồi Giáo cực đoan đe dọa
Hà Lan đã triệu hồi các nhân viên làm việc tại đại sứ quán ở Pakistan về nước sau các mối đe dọa vì nước này đã cho luật sư bào chữa cho Asia Bibi được quyền tị nạn. Ngoại trưởng Hà Lan cho biết như trên hôm thứ Hai 12/11.
Những người Hồi giáo cực đoan ở Pakistan đã tổ chức các cuộc biểu tình làm tê liệt sinh hoạt tại nhiều thành phố của quốc gia này sau khi Tòa án tối cao Pakistan tuyên bố tha bổng cho Asia Bibi hôm 31 tháng 10. Asia Bibi, 50 tuổi, đã bị kết án tử hình vào năm 2010 và đã bị giam trong tám năm qua.
Ngoại trưởng Stef Blok nói với đài phát thanh quốc gia rằng “đã có các mối đe dọa nhắm vào Hà Lan, và các nhà ngoại giao Hà Lan. Tôi đã thảo luận vấn đề này với các đối tác Pakistan và quyết định rút hết nhân viên sứ quán về nước.”
Đại sứ quán đã đóng cửa vào ngày thứ Hai và “một số lượng lớn các nhân viên” đã trở về đến Hà Lan, ngoại trưởng Blok nói.
Luật sư của Bibi, là ông Saiful Mulook, đã được các nhân viên Liên Hiệp Quốc đưa lên máy bay trốn sang Hà Lan vì lo sợ bị giết trước cơn cuồng loạn của người Hồi Giáo. Chính phủ Hà Lan hôm thứ Năm tuần trước đã công bố quyết định cho Mulook được hưởng quyền tị nạn tại quốc gia này.
Một ngày sau đó, hôm thứ Sáu, chính phủ Hà Lan cho biết đại sứ quán ở Pakistan, đã tạm thời ngừng cấp thị thực “vì những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”.
8. Pakistan muốn trao đổi Asia Bibi với nữ sát thủ Aafia Siddiqui
Trong cuộc họp báo tại Islamabad, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Pakistan Mohammad Faisal cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Canada, bà Chrystia Freeland đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Shah Mehmood Qureshi về triển vọng cho cô Asia Bibi và gia đình được sang Canada sinh sống.
Bà Chrystia Freeland đã lên tiếng ca ngợi quyết định can đảm của Tòa án tối cao và bài phát biểu tích cực của Thủ tướng Imran Khan, và bày tỏ mong muốn phía Pakistan cho cô Asia Bibi và gia đình được xuất cảng sang Canada.
Đáp lại, Ngoại trưởng Qureshi nói rằng Asia Bibi là công dân Pakistan và chính phủ quốc gia này hoàn toàn tôn trọng quyền lợi hợp pháp của cô.
Việc xác nhận các cuộc đàm phán giữa hai chính phủ về vấn đề này được đưa ra sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói hôm thứ Hai 12/11 rằng chính phủ của ông đang đàm phán với Pakistan về khả năng cung cấp nơi tị nạn cho Asia Bibi.
“Chúng tôi đang thảo luận với chính phủ Pakistan,” Trudeau nói trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã AFP ở Paris, nơi ông đang tham dự một hội nghị hòa bình do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức.
“Vì bối cảnh tế nhị tại quốc gia này nên tôi không muốn nói thêm về chi tiết, nhưng tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người rằng Canada là một đất nước chào đón”, ông nói.
Radio Pakistan cho biết sau cuộc trò chuyện này, Ngoại trưởng Qureshi đã tiếp xúc với gia đình nữ sát thủ Aafia Siddiqui tại Islamabad và thông báo cho họ về nỗ lực của chính phủ Pakistan nhằm đưa Aafia Siddiqui ra khỏi một nhà tù tại Hoa Kỳ.
Có thể Pakistan thực sự đang nuôi giấc mộng đẹp là đưa được Aafia Siddiqui ra khỏi nhà tù Carswell ở Fort Worth, Texas nơi cô ta đang thụ án tù 86 năm.
Tuy nhiên, cũng có thể là chính phủ Pakistan chỉ muốn tìm cách ve vãn các thành phần Hồi Giáo cực đoan của quốc gia này nhằm cho Asia Bibi được xuất cảnh dưới áp lực của dư luận quốc tế. Thật thế, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã hai lần đòi trao đổi Aafia Siddiqui với hai tù binh Mỹ là anh James Foley và cô Kayla Mueller; nhưng cả hai lần chính phủ Mỹ đều từ chối.
9. Aafia Siddiqui là ai?
Aafia Siddiqui /ɑːfiə sɪdiːki/ sinh ngày 2 tháng 3 năm 1972 trong một gia đình Hồi giáo giàu có và rất cực đoan tại Islamabad. Từ năm 1990, cô theo học ngành thần kinh học tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ và năm 2001 giành được bằng tiến sĩ về thần kinh học tại đây.
Ngay sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001, cô trở về thăm Pakistan. Cô trở về nước một lần nữa vào năm 2003 khi cuộc chiến ở Afghanistan đang ở thời cao độ.
Ngày 1 tháng Ba, 2003, tên Khalid Sheikh Muhammad, kẻ bị tình báo Hoa Kỳ cáo buộc là “kiến trúc sư” vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 của al-Qaeda bị bắt tại thành phố Rawalpindi. Tên này khai với FBI và CIA rằng Aafia Siddiqui là người cung cấp tiền bạc quyên góp tại Hoa Kỳ và các phương tiện kỹ thuật cho bọn khủng bố al-Qaeda. Lệnh lùng bắt được đưa ra, nhưng lúc đó Aafia Siddiqui đã dẫn 3 đứa con bỏ trốn về Pakistan.
Tháng 5, 2004, FBI đưa Siddiqui vào danh sách 7 tên khủng bố và trao giải thưởng cho bất cứ ai cung cấp tin tức dẫn đến việc bắt giữ hay giết chết Siddiqui.
Tháng 7, 2008 trong khi đang hoạt động tại Ghazni, Afghanistan, cô bị cảnh sát Afghanistan bắt giữ và bị các nhân viên tình báo Hoa Kỳ thẩm vấn.
Trong khi bị giam giữ, Siddiqui nói với các nhân viên tình báo rằng cô ta đã bị khủng bố Taliban bắt cóc và cầm tù. Tuy nhiên, người ta tìm thấy trên người cô các tài liệu chế tạo bom và một số lượng đáng kể sodium cyanide (NaCN).
Trong ngày thứ hai của cuộc phỏng vấn, Siddiqui bất ngờ chụp khẩu súng của người thẩm vấn và bắn một nhân viên FBI vừa đến từ Hoa Kỳ và một quân nhân Mỹ. Người quân nhân này bắn cô bị thương.
Sau khi được điều trị; cô được về Mỹ. Ngày 3 tháng 2 năm 2010 cô bị kết án 86 năm tù. Hiện nữ sát thủ này tại đang thụ án tại Trung Tâm Y Khoa Liên Bang Carswell ở Fort Worth, Texas. Đây là một nhà tù dành để chăm sóc y tế cho các tù nhân nữ bệnh nặng hoặc mắc bệnh tâm thần. Siddiqui bị nhốt trong khu biệt giam được canh gác rất nghiêm nhặt.
10. Lord Alton: Chính phủ Anh nên đình chỉ các khoản viện trợ cho Pakistan để gây áp lực trong vụ Asia Bibi
Chính phủ Anh nên đình chỉ các khoản viện trợ dành cho Pakistan cho đến khi Asia Bibi được phép xuất cảnh.
Lord David Alton, dân biểu đảng Dân Chủ Tự Do thuộc đơn vị Liverpool, cho rằng chính quyền Anh nên sử dụng kinh phí - tổng cộng lên đến 463 triệu bảng Anh - làm đòn bẩy giúp Asia Bibi có thể xuất cảnh tị nạn an toàn ở một quốc gia khác.
Lord Alton, một người Công Giáo, nói tại Quốc Hội Anh rằng “thất bại của chính phủ” không dám “nói hay hành động [thay mặt cho cô Bibi] là rất hèn nhát và đáng xấu hổ”.
Trước đó, Bộ Trưởng Nội Vụ Anh Sajid Javid, một người Hồi Giáo gốc Pakistan, viện dẫn các lý do lo sợ bị tấn công khủng bố đã khuyên chính phủ không nên cho Asia Bibi và gia đình được tị nạn tại Anh. Tuyên bố này của Sajid Javid đã bị lên án từ nhiều phía.
Tuy nhiên, thủ tướng Anh có vẻ xuôi theo chiều hướng này. Hôm thứ Tư 14/11, bà Theresa May nói rằng Vương quốc Anh đã “tiếp xúc gần gũi” với các nước khác để bảo đảm an toàn cho Asia Bibi và gia đình.
Lord Alton nói thêm: “Nước Anh cần làm hai việc. Đầu tiên, hãy cho cô ấy tị nạn ở đây. Thứ hai là, cho đến khi Pakistan tái lập sự cai trị bằng pháp luật và bảo vệ những sắc dân và các tôn giáo thiểu số, chúng ta nên chuyển hướng số tiền viện trợ lên đến 2.8 tỷ Anh trong hai thập kỷ qua – cho một quốc gia xứng đáng hơn.”
Asia Bibi đã được trả tự do và đưa ra khỏi nhà tù phụ nữ ở Multan và được đưa về một địa điểm bí mật tại thủ đô Islamabad của Pakistan.
Những kẻ Hồi Giáo cực đoan vẫn tiếp tục các cuộc biểu tình đòi treo cổ cô ngay lập tức.
11. Đoàn di dân Trung Mỹ đã đến thành phố Guadalajara tại Mễ Tây Cơ
Hơn hai ngàn người di dân từ Trung Mỹ đã đến thành phố lớn thứ hai của Mễ Tây Cơ là Guadalajara ở về phía Tây sau một tháng cuốc bộ. Họ vẫn còn một chặng đường dài mới có thể tới được biên giới Hoa Kỳ. .
Một số tài xế xe tải công tư đã giúp đoàn di dân này cho hay những người di dân này rất mệt mỏi và điểm đến tiếp theo của họ là thành phố Guadalajara. Khi họ đến nơi các nhà chức trách sẽ đưa họ về hội trường Benito Juarez, nơi đó họ được ăn uống, chăm sóc y tế, cung cấp chăn màn và truy cập vào internet, để họ có thể liên lạc với gia đình của họ. Cho đến nay, có 2,697 người di dân đã nộp đơn xin di dân tại Mễ Tây Cơ, mục đích là phòng ngừa một khi khi bị từ chối vào Hoa kỳ thì ít nhất họ có thể sinh sống tại Mễ Tây Cơ.
Đoàn di dân này đã phát xuất từ Honduras vào ngày 13 tháng 10. Một tháng qua họ dong duổi trên hành trình đường dài gần 2,000 km. Bây giờ mục tiêu của họ là đi tiếp con đường Thái Bình Dương đến Tijuana, giáp ranh giới San Diego của Hoa Kỳ. Đoạn hành trình này dài 2,500km nữa. Vấn nạn chính của cuộc hành trình di dân đường bộ này vận chuyển. Cho đến nay, các nhà chức trách Mễ Tây Cơ, không màng tới những lời cảnh báo của Hoa Kỳ, vẫn cung cấp các chuyến xe buýt cho những người di dân.
12. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm Marốc vào tháng 3 năm 2019
Thông cáo báo chí của Tòa Thánh loan báo vua Mohammed VI và Hội Đồng Giám Mục Marốc đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm quốc gia này nơi mà 99% dân chúng theo Hồi Giáo phái Sunni.
Theo dự trù, Đức Giáo Hoàng sẽ thăm Maroc từ ngày 30 đến 31 tháng Ba năm 2019. Ngài sẽ thăm các thành phố Rabat và Casablanca.
Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô diễn ra 34 năm sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 19 tháng 8 năm 1985.
Năm 1985 là năm đầu tiên trong lịch sử một Đức Giáo Hoàng phát biểu trước những người trẻ Hồi Giáo. Thời đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gặp gỡ các bạn trẻ tại sân vận động Casablanca. Cả sân vận động chật ních người trẻ. Tất cả họ đều mặc áo trắng giống như Vua Hassan II để bày tỏ tinh thần đón tiếp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II một cách nồng nhiệt.
Những người trẻ đã lắng nghe lời Đức Giáo Hoàng Ba Lan nói về niềm tin của hai tôn giáo có chung một Thiên Chúa. Ngài nói: “Các người Kitô giáo và Hồi giáo đã biết nhau, và đôi khi, trong quá khứ, hai bên đã chống đối và thậm chí còn dốc toàn lực tiêu diệt lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh. Tôi tin rằng, ngày nay, Thiên Chúa mời gọi chúng ta thay đổi. Chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau, phải khuyến khích nhau trong những công việc tốt trên con đường của Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha cũng nói về quyền con người có nền tảng từ Thiên Chúa bất kể giới tính: “họ phải được thừa nhận và phải được kính trọng như nhau”
13. Tổng thống Do Thái cám ơn Đức Thánh Cha về lập trường chống chủ nghĩa bài Do Thái
Tổng thống Reuven Rivlin đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong điện Tông Tòa của Vatican vào sáng thứ Năm 15 tháng 11. Thay mặt cho Israel và thế giới Do Thái, ông bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha về lập trường chống chủ nghĩa bài Do Thái.
Tổng thống nói: “Sự kết án tuyệt đối của ngài đối với các hành vi bài Do Thái và định nghĩa của ngài về những hành động đó như những gì không phù hợp với các Kitô hữu là một bước quan trọng trong cuộc chiến đấu vẫn đang tiếp diễn nhằm quét sạch chủ nghĩa bài Do Thái”.
Tổng thống cũng đề cập đến những tranh cãi chung quanh việc thành phố Giêrusalem áp đặt các loại thuế lên tài sản của các Giáo Hội tại thành thánh này.
Ông khẳng định với Đức Thánh Cha: “Nhà nước Israel hoàn toàn tôn trọng tự do thờ phượng của mọi tôn giáo ở mọi nơi thánh”.
Tháng Hai vừa qua, chính quyền thành phố Giêrusalem đã công bố ý định bắt đầu thu thuế trên các tài sản không phải là nhà cầu nguyện. 887 tài sản của các Giáo Hội tại Giêrusalem phải đóng hàng năm một con số lên đến 650 triệu tiền Do Thái, tương đương 175 triệu Mỹ Kim. Số tiền khổng lồ này đủ làm sạt nghiệp các Giáo Hội Kitô trong điều kiện khách hành hương không có bao nhiêu do tình hình an ninh bất ổn trong khu vực.
Các Giáo Hội Kitô đã đóng cửa Nhà thờ Thánh Mộ để gây áp lực ngăn chặn loại thuế này.
14. Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz của Chí Lợi không còn là thành viên trong Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn
Hôm thứ Tư 14 tháng 11, một vị Hồng Y Chí Lợi hiện đang là trung tâm bị tấn công trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ tại quốc gia này cho biết ngài không còn là thành viên của Hội Đồng 9 vị Hồng Y Cố Vấn, thường được gọi là C9.
Nói chuyện với Radio Cooperativa , Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz nói rằng ngài đã không còn là thành viên C9 nữa, không phải vì ngài từ chức nhưng đơn giản là vì nhiệm kỳ 5 năm của ngài đã đến lúc kết thúc. Vị Hồng Y 85 tuổi nói ngài dự định sang Rôma để nói lời tạm biệt với Đức Giáo Hoàng và “cảm ơn ngài vì đã tin tưởng giao phó công việc này cho tôi.”
C9 là một nhóm các vị Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô hình thành vào đầu triều giáo hoàng của ngài để cải cách việc quản trị Giáo Hội, cụ thể là cải cách giáo triều Rôma. Đức Hồng Y Errazuriz đã mời vào Hội Đồng này khi ngài đã 80 tuổi và đã về hưu.
Cũng trong ngày thứ Tư, văn phòng Công tố của Chí Lợi cho biết Đức Hồng Y Errazuriz sẽ phải ra tòa để trả lời cho cáo buộc theo đó ngài đã bao che cho linh mục Jorge Laplagne, là người đã bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
15. Thảm sát kinh hoàng tại Cộng Hòa Trung Phi: 42 người bị thiêu sống, Tòa Giám Mục bị cướp phá, cha Tổng đại diện bị giết
Cha Mathieu Bondobo, Tổng đại diện của tổng giáo phận thủ đô Bangui của Cộng Hòa Trung Phi cho biết Tòa Giám Mục Alindao bị cướp phá và nhà thờ chánh tòa bị đốt cháy. Ít nhất 42 người chết trong cuộc tấn công của người Hồi giáo bắt đầu từ hôm thứ Năm 15/11 và kéo dài sang đến ngày thứ Sáu.
Cha Marcellin Kpeou, một linh mục người Cộng Hòa Trung Phi, đã từng sống tại Rôma trong 20 năm, hiện đang làm mục vụ tại Alindao cho Vatican News biết quân du kích Hồi Giáo trong cái gọi là Union for Peace in CAR (Liên minh vì hòa bình của Trung phi – gọi tắt là UPC) đã mở cuộc tấn công vào hôm thứ Năm. Chúng cướp phá Tòa Giám Mục Alindao và giết chết cha Tổng đại diện của giáo phận này. Đức Cha Cyr-Nestor Yapaupa, Giám Mục Alindao được tin là không có mặt tại Tòa Giám Mục khi xảy ra vụ tấn công.
Sau đó, chúng quay sang tấn công một trại tị nạn nằm đối diện với Tòa Giám Mục. Chúng thiêu sống các nạn nhân trong các lều bạt của họ. Nhà thờ chánh tòa Thánh Tâm của giáo phận cũng bị đốt cháy.
Ít nhất 42 người bị thiêu sống và một linh mục bị bọn UPC bắt đi mất.
UPC được các quan sát viên xem là một biến thể của quân Hồi Giáo Séneka.
Tòa Giám Mục Alindao thuộc về thành phố Alicia trên trục giao thông chiến lược Nam Bắc, là một điểm nóng trong cuộc nội chiến hiện nay tại Cộng Hòa Trung Phi.
Ước lượng khoảng 20,000 đã bỏ chạy tán loạn sau vụ tấn công hôm thứ Sáu.
Vladimir Monteiro, người phát ngôn cho quân gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nói với AFP “Nhiều người đã chạy trốn vào các bụi rậm trong rừng. Họ sẽ gặp những khó khăn về lương thực và những nguy hiểm về an ninh vì giờ đây không ai bảo vệ cho họ”.
Giáo phận Alindao được thành lập từ năm 2004, tách ra từ giáo phận Bangassou. Tổng dân số là 162,000 dân trong đó có 39,200 tín hữu Công Giáo chiếm tỷ lệ 24% dân số.