Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Kitô Vua : Dân vi qúy
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:18 22/11/2013
DÂN VI QUÝ
(Chúa Nhật XXXIV TN C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ)
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội hiệp với toàn thể vũ hoàn suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô, Người Con chí ái của Thiên Chúa (x.Col 1,16). Khi suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, Giáo Hội muốn khẳng định chân lý mà thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Côlôxê, đó là mọi sự trên trời cùng dưới đất đều được Thiên Chúa tạo thành nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô. Chúa Kitô không chỉ là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu mà Người còn là khuôn mẫu của mọi vật mọi loài, vì người là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh.
Loài người là loài cao trọng nhất trong các loài thọ tạo hữu hình. Thánh Kinh minh định chân lý này qua việc bàn bạc của Thiên Chúa trước khi tạo dựng con người và sự lao nhọc của Thiên Chúa khi dựng nên con người, trong khi các loài thọ tạo khác thì Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền “có như vậy”. Sự cao trọng của con người còn được khẳng định khi được dựng nên “giống hình ảnh” của Đấng Tạo Thành và được trao quyền làm chủ vũ trụ vạn vật (x.St 1,26-29). Hình ảnh của Đấng vô hình nay đã được mạc khải cách hoàn hảo và rõ nét nơi chính Đức Kitô (x.Col 1,15). Qua các bài đọc của Chúa Nhật XXXIV TN C mà Giáo Hội cho trích đọc chúng ta nhận ra khuôn mẫu, lẽ sống mà Đức Kitô tỏ bày đó là hiện hữu cùng và hiện hữu cho.
“Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai và người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23). Khi vào trần gian, Đức Kitô đã mạc khải cho nhân loại chúng thấy ý nghĩa của các hiện hữu là hiện hữu trong tương quan. Mọi thụ tạo, nhất là loài người, không ai là một hòn đảo. Ta chỉ là ta trong tương quan với người. Có người thì mới có ta. Trong mối tương quan gia đinh dòng tộc, cha ông chúng ta có câu ngạn ngữ rất tượng hình: có con rồi mới có cha, có cháu rồi mới có ông, có bà.
Mối tương quan “cùng-với” này vừa nói lên sự tuỳ thuộc vừa nói lên sự liên đới giữa các hiện hữu. Nhiều muông thú hay vật nuôi như chim, gà, mèo, chó…, khi được nuôi riêng một mình thì chúng vẫn phát triển thành chúng, trái lại, con người không thể lớn lên, phát triển thành người cách đúng nghĩa khi sống một mình. Hiện tượng “người rừng” đó đây, không có khả năng nói, không có khả năng giao tiếp với đồng loại…là một minh chứng. Chúng ta làm người, chào đời, có mặt ở trần gian này là nhờ ai đó và với ai đó. Vì thế có thể nói rằng một trong những mục đích và ý nghĩa nền tảng của sự hiện hữu của con người đó là sống cùng, sống với và sống cho.
Cả cuộc đời của Đức Kitô trên trần gian, rõ nét nhất là quảng thời gian rao giảng Tin mừng và đích điểm là cái chết trên thập giá khẳng định cho chúng ta về mục đích ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Đức Kitô là Đấng đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cvtđ 10,38). Và chính Người đã minh định rõ ràng: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Trên đỉnh đồi Gôngôta, dù có thể tự cứu mình khỏi án hình thập giá, nhưng Chúa Kitô đã không tự cứu mình. Dù không tìm cách tự cứu mình thế mà Người đã hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho người bị treo bên phải Người, đồng thời xin Chúa Cha tha cho những người đang phỉ nhổ, hành hạ và giết mình mà trong số đó chắc chắn có cả người gian phi bị treo bên trái Người (x.Lc 23,39-43).
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Một vị minh quân đúng nghĩa là người lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ. Hình ảnh vị minh quân này đã được Chúa Kitô thể hiện bằng vị mục tử nhân lành sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và vì từng con chiên một. Xuất thân từ một người chăn chiên, Đavít đã được chọn gọi để làm vua Israel. Dù còn nhiều thiếu sót và lỗi lầm tày trời, nhưng Đavít chính là một hình ảnh tiên báo cho vị Mục Tử Nhân lành, vị Vua Công chính là Đức Kitô, Đấng đã dùng tình yêu của mình để dẫn đưa mọi thụ tạo, nhất là loài người về với sự thật căn bản: chúng ta là loài thụ tạo, chúng ta sẽ chỉ là mình khi hiện hữu đúng với thánh ý Đấng Tạo Thành đó là sống cùng và sống cho tha nhân.
Dõng dạc trước Philatô, Chúa Kitô minh nhiên công bố: “Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật, thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Và sự thật ấy được tỏ bày cách hoàn hảo bằng một Con Người chịu treo trên thập giá, với trái tim bị đâm thâu, hầu đưa toàn thề nhân loại đi lên và những ai tin vào Người thì sẽ được sống muôn đời (x.Ga 3,14-15), đồng thời làm cho muôn vật muôn loài được hòa giải với Thiên Chúa (x.Col 1,20).
Suy tôn Chúa Kitô là Vua tức nhìn nhận quyền tối thượng của Người trên đời chúng ta, là đón nhận lẽ sống, quy luật hiện hữu mà Người đã ban ra. Chúng ta có thể nhận ra quy luật ấy qua lời khẳng định của Chúa Kitô: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy…( Mc 8,34-38; Mt 16,24-28; Lc9,23-27).Và đến ngày tận thế, chính Đấng là Vua Vũ Trụ, khi “ngự trên ngai vinh hiển của Người” sẽ thẩm xét chúng ta dựa trên tiêu chí là thái độ sống cùng, sống cho tha nhân của chúng ta, đặc biệt cho những người anh em “bé mọn” (x.Mt 25,31-46).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
(Chúa Nhật XXXIV TN C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ)
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội hiệp với toàn thể vũ hoàn suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô, Người Con chí ái của Thiên Chúa (x.Col 1,16). Khi suy tôn Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ, Giáo Hội muốn khẳng định chân lý mà thánh tông đồ dân ngoại đã nói với tín hữu Côlôxê, đó là mọi sự trên trời cùng dưới đất đều được Thiên Chúa tạo thành nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô. Chúa Kitô không chỉ là nguyên lý và là cứu cánh của mọi hiện hữu mà Người còn là khuôn mẫu của mọi vật mọi loài, vì người là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh.
Loài người là loài cao trọng nhất trong các loài thọ tạo hữu hình. Thánh Kinh minh định chân lý này qua việc bàn bạc của Thiên Chúa trước khi tạo dựng con người và sự lao nhọc của Thiên Chúa khi dựng nên con người, trong khi các loài thọ tạo khác thì Thiên Chúa chỉ phán một lời thì liền “có như vậy”. Sự cao trọng của con người còn được khẳng định khi được dựng nên “giống hình ảnh” của Đấng Tạo Thành và được trao quyền làm chủ vũ trụ vạn vật (x.St 1,26-29). Hình ảnh của Đấng vô hình nay đã được mạc khải cách hoàn hảo và rõ nét nơi chính Đức Kitô (x.Col 1,15). Qua các bài đọc của Chúa Nhật XXXIV TN C mà Giáo Hội cho trích đọc chúng ta nhận ra khuôn mẫu, lẽ sống mà Đức Kitô tỏ bày đó là hiện hữu cùng và hiện hữu cho.
“Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai và người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23). Khi vào trần gian, Đức Kitô đã mạc khải cho nhân loại chúng thấy ý nghĩa của các hiện hữu là hiện hữu trong tương quan. Mọi thụ tạo, nhất là loài người, không ai là một hòn đảo. Ta chỉ là ta trong tương quan với người. Có người thì mới có ta. Trong mối tương quan gia đinh dòng tộc, cha ông chúng ta có câu ngạn ngữ rất tượng hình: có con rồi mới có cha, có cháu rồi mới có ông, có bà.
Mối tương quan “cùng-với” này vừa nói lên sự tuỳ thuộc vừa nói lên sự liên đới giữa các hiện hữu. Nhiều muông thú hay vật nuôi như chim, gà, mèo, chó…, khi được nuôi riêng một mình thì chúng vẫn phát triển thành chúng, trái lại, con người không thể lớn lên, phát triển thành người cách đúng nghĩa khi sống một mình. Hiện tượng “người rừng” đó đây, không có khả năng nói, không có khả năng giao tiếp với đồng loại…là một minh chứng. Chúng ta làm người, chào đời, có mặt ở trần gian này là nhờ ai đó và với ai đó. Vì thế có thể nói rằng một trong những mục đích và ý nghĩa nền tảng của sự hiện hữu của con người đó là sống cùng, sống với và sống cho.
Cả cuộc đời của Đức Kitô trên trần gian, rõ nét nhất là quảng thời gian rao giảng Tin mừng và đích điểm là cái chết trên thập giá khẳng định cho chúng ta về mục đích ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Đức Kitô là Đấng đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó (x.Cvtđ 10,38). Và chính Người đã minh định rõ ràng: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Trên đỉnh đồi Gôngôta, dù có thể tự cứu mình khỏi án hình thập giá, nhưng Chúa Kitô đã không tự cứu mình. Dù không tìm cách tự cứu mình thế mà Người đã hứa ban hạnh phúc Thiên đàng cho người bị treo bên phải Người, đồng thời xin Chúa Cha tha cho những người đang phỉ nhổ, hành hạ và giết mình mà trong số đó chắc chắn có cả người gian phi bị treo bên trái Người (x.Lc 23,39-43).
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Một vị minh quân đúng nghĩa là người lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ. Hình ảnh vị minh quân này đã được Chúa Kitô thể hiện bằng vị mục tử nhân lành sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì đàn chiên và vì từng con chiên một. Xuất thân từ một người chăn chiên, Đavít đã được chọn gọi để làm vua Israel. Dù còn nhiều thiếu sót và lỗi lầm tày trời, nhưng Đavít chính là một hình ảnh tiên báo cho vị Mục Tử Nhân lành, vị Vua Công chính là Đức Kitô, Đấng đã dùng tình yêu của mình để dẫn đưa mọi thụ tạo, nhất là loài người về với sự thật căn bản: chúng ta là loài thụ tạo, chúng ta sẽ chỉ là mình khi hiện hữu đúng với thánh ý Đấng Tạo Thành đó là sống cùng và sống cho tha nhân.
Dõng dạc trước Philatô, Chúa Kitô minh nhiên công bố: “Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật, thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Và sự thật ấy được tỏ bày cách hoàn hảo bằng một Con Người chịu treo trên thập giá, với trái tim bị đâm thâu, hầu đưa toàn thề nhân loại đi lên và những ai tin vào Người thì sẽ được sống muôn đời (x.Ga 3,14-15), đồng thời làm cho muôn vật muôn loài được hòa giải với Thiên Chúa (x.Col 1,20).
Suy tôn Chúa Kitô là Vua tức nhìn nhận quyền tối thượng của Người trên đời chúng ta, là đón nhận lẽ sống, quy luật hiện hữu mà Người đã ban ra. Chúng ta có thể nhận ra quy luật ấy qua lời khẳng định của Chúa Kitô: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy…( Mc 8,34-38; Mt 16,24-28; Lc9,23-27).Và đến ngày tận thế, chính Đấng là Vua Vũ Trụ, khi “ngự trên ngai vinh hiển của Người” sẽ thẩm xét chúng ta dựa trên tiêu chí là thái độ sống cùng, sống cho tha nhân của chúng ta, đặc biệt cho những người anh em “bé mọn” (x.Mt 25,31-46).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Lễ Chúa Giêsu Vua: Những ngọn núi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:53 22/11/2013
Dịp Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio Brazil, tôi đi hành hương lên ngọn núi Corcovado cao 704m, kính viếng bức tượng Cristo Redentor - Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi cao.
Có loại xe lửa nhỏ khoảng 30 chỗ ngồi đưa du khách lên núi theo đường ray. Cũng có một đường xe hơi chạy lên núi theo hình xoắn ốc, đây cũng là đường bộ cho những ai thích leo núi. Năm 1985, Francisco Passos và Tegesra Suris xây dựng tuyến đường sắt thông đến núi Corcovado.
Lên đến trạm cuối, chúng tôi đi thang máy lên chỉ cách đỉnh núi khoảng 100m và tiếp tục đi bộ khoảng 120 bậc thang là đến chân tượng Chúa.
Từ đỉnh cao phóng tầm mắt nhìn thành phố Rio de Janeiro tuyệt đẹp. Tôi dành nhiều thời giờ để ngắm trời mây cảnh vật và chụp hình lưu niệm; đặc biệt chiêm ngắm tượng Chúa Cứu Thế là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Bức tương màu trắng thiên nhiên hướng nhìn về phía ngọn núi Zuckerhut - Sugarload.
Bức tượng Chúa Giêsu Vua là một đài kỷ niệm trên đỉnh ngọn núi Corcovado ở phía Nam thành phố. Bức tượng được dự định xây dựng để kỷ niệm 100 năm độc lập của nước Brazil do Kỹ sư kiến thiết Heitor da Silva Costa người Brazil phác họa vẽ mẫu. Bức tượng được khởi công thi hành năm 1922, nhưng gặp trở ngại vấn đề tài chánh. Nên việc thi hành kéo dài hằng 10 năm. Sau khi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp cùng trợ giúp cho dự án, công trình được hoàn thành, và khánh thành ngày 12.10.1931.
Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1.145 tấn. Đầu và hai tay Chúa Giêsu do nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski làm ở Paris. Bức tượng làm bằng vật liệu bêtông cốt sắt theo từng phần ráp nối lại, và được kết bên ngoài bằng những viên đá dát theo kiểu Mosaic.
Năm 2006 dịp mừng kỷ niệm bức tượng được 75 năm, Giáo Hội đã chính thức nâng nơi đây thành nơi hành hương kính viếng Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Đứng nơi đây, tôi nhớ đến Tượng Kitô Vua (Tao Phùng) ở Vũng tàu. Với chiều dài 500m đi lên khoảng 1.000 bậc thang. Tượng được xây dựng 1974, do điêu khắc gia Văn Nhân và 50 thợ lành nghề thực hiện. Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; được đặt trên bệ khối chạm hình Tiệc ly. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Trong lòng tượng có thể chứa 100 người cùng một lúc.
So với tượng Kitô Vua ở Rio de Janeiro ở Brazil thì tượng ở Vũng Tàu cao hơn 2 mét. Tượng Chúa ở Brazil đứng trên đỉnh núi Corcovado cao hơn 704 mét so với mực nước biển, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 170 mét của núi Nhỏ. Bệ tượng ở Brazil cao 8 mét, còn bệ tượng ở Vũng Tàu chỉ cao 4 mét.
Để diễn tả vương quyền của Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, bài Tin Mừng mỗi năm Phụng vụ khai triển về một khía cạnh đặc biệt. Năm A với bài Tin Mừng Matthêu (25,31-46), đề cao Vua Giêsu như vị Thẩm phán xét xử muôn loài. Năm B với bài Tin Mừng Gioan (18,33-37), một cái nhìn thần học về uy quyền của Vua Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể đến để làm chứng cho sự thật rằng Thiên Chúa hằng yêu thương nhân loại và chờ đợi con người đáp lại tình yêu ấy bằng cách tin vào Đấng được sai đến. Năm C với bài Tin Mừng Luca (23,35-43) trình bày Vua Giêsu hiển trị từ trên thập giá. Ngai vàng là thập giá, vương miện là mão gai. Vua Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để đem lại sự tha thứ tội lỗi cho nhân loại. Ngài không là vị Vua Cứu Độ bảo đảm cho con người ta những sự thiện hảo thế tạm. Ngài chẳng giải thoát ngay cả chính bản thân Ngài khỏi cái chết thảm thương trên thập giá. Ngài cũng chẳng hứa sẽ giải thoát con người khỏi bệnh tật hay đói nghèo. Quyền bính của Ngài là ơn cứu độ và sự sống trong Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Ngài đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Núi Bát Phúc, nơi Chúa Giêsu công bố Hiến Chương Nước Trời. Núi Tabo, nơi Chúa Giêsu biến hình và nhận sự tấn phong của Chúa Cha: "Đây là Con Ta. Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người". Núi Sọ, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, đây là đỉnh điểm của ơn Cứu Độ.
Núi Corcovado hay núi Tao Phùng, nơi Chúa Giêsu giang đôi tay ôm trọn nhân loại trong tình thương cứu rỗi.Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Đức Thánh Cha Phanxiô mời gọi bạn trẻ: “Chính các con là con tim và đôi tay của Đức Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Ngài. Hãy trở thành một thế hệ truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và rộng mở với tất cả. Hãy theo gương mẫu những nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như như thánh Phanxicô Xaviê và bao nhiêu vị khác”.
Lên đến trạm cuối, chúng tôi đi thang máy lên chỉ cách đỉnh núi khoảng 100m và tiếp tục đi bộ khoảng 120 bậc thang là đến chân tượng Chúa.
Từ đỉnh cao phóng tầm mắt nhìn thành phố Rio de Janeiro tuyệt đẹp. Tôi dành nhiều thời giờ để ngắm trời mây cảnh vật và chụp hình lưu niệm; đặc biệt chiêm ngắm tượng Chúa Cứu Thế là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Bức tương màu trắng thiên nhiên hướng nhìn về phía ngọn núi Zuckerhut - Sugarload.
Bức tượng Chúa Giêsu Vua là một đài kỷ niệm trên đỉnh ngọn núi Corcovado ở phía Nam thành phố. Bức tượng được dự định xây dựng để kỷ niệm 100 năm độc lập của nước Brazil do Kỹ sư kiến thiết Heitor da Silva Costa người Brazil phác họa vẽ mẫu. Bức tượng được khởi công thi hành năm 1922, nhưng gặp trở ngại vấn đề tài chánh. Nên việc thi hành kéo dài hằng 10 năm. Sau khi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp cùng trợ giúp cho dự án, công trình được hoàn thành, và khánh thành ngày 12.10.1931.
Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1.145 tấn. Đầu và hai tay Chúa Giêsu do nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski làm ở Paris. Bức tượng làm bằng vật liệu bêtông cốt sắt theo từng phần ráp nối lại, và được kết bên ngoài bằng những viên đá dát theo kiểu Mosaic.
Năm 2006 dịp mừng kỷ niệm bức tượng được 75 năm, Giáo Hội đã chính thức nâng nơi đây thành nơi hành hương kính viếng Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Đứng nơi đây, tôi nhớ đến Tượng Kitô Vua (Tao Phùng) ở Vũng tàu. Với chiều dài 500m đi lên khoảng 1.000 bậc thang. Tượng được xây dựng 1974, do điêu khắc gia Văn Nhân và 50 thợ lành nghề thực hiện. Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; được đặt trên bệ khối chạm hình Tiệc ly. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Trong lòng tượng có thể chứa 100 người cùng một lúc.
So với tượng Kitô Vua ở Rio de Janeiro ở Brazil thì tượng ở Vũng Tàu cao hơn 2 mét. Tượng Chúa ở Brazil đứng trên đỉnh núi Corcovado cao hơn 704 mét so với mực nước biển, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 170 mét của núi Nhỏ. Bệ tượng ở Brazil cao 8 mét, còn bệ tượng ở Vũng Tàu chỉ cao 4 mét.
Để diễn tả vương quyền của Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, bài Tin Mừng mỗi năm Phụng vụ khai triển về một khía cạnh đặc biệt. Năm A với bài Tin Mừng Matthêu (25,31-46), đề cao Vua Giêsu như vị Thẩm phán xét xử muôn loài. Năm B với bài Tin Mừng Gioan (18,33-37), một cái nhìn thần học về uy quyền của Vua Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể đến để làm chứng cho sự thật rằng Thiên Chúa hằng yêu thương nhân loại và chờ đợi con người đáp lại tình yêu ấy bằng cách tin vào Đấng được sai đến. Năm C với bài Tin Mừng Luca (23,35-43) trình bày Vua Giêsu hiển trị từ trên thập giá. Ngai vàng là thập giá, vương miện là mão gai. Vua Giêsu tuyệt đối vâng phục Chúa Cha để đem lại sự tha thứ tội lỗi cho nhân loại. Ngài không là vị Vua Cứu Độ bảo đảm cho con người ta những sự thiện hảo thế tạm. Ngài chẳng giải thoát ngay cả chính bản thân Ngài khỏi cái chết thảm thương trên thập giá. Ngài cũng chẳng hứa sẽ giải thoát con người khỏi bệnh tật hay đói nghèo. Quyền bính của Ngài là ơn cứu độ và sự sống trong Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Ngài đã thi hành vương quyền bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Núi Bát Phúc, nơi Chúa Giêsu công bố Hiến Chương Nước Trời. Núi Tabo, nơi Chúa Giêsu biến hình và nhận sự tấn phong của Chúa Cha: "Đây là Con Ta. Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người". Núi Sọ, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, đây là đỉnh điểm của ơn Cứu Độ.
Núi Corcovado hay núi Tao Phùng, nơi Chúa Giêsu giang đôi tay ôm trọn nhân loại trong tình thương cứu rỗi.Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Đức Thánh Cha Phanxiô mời gọi bạn trẻ: “Chính các con là con tim và đôi tay của Đức Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Ngài. Hãy trở thành một thế hệ truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và rộng mở với tất cả. Hãy theo gương mẫu những nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như như thánh Phanxicô Xaviê và bao nhiêu vị khác”.
Lịch phụng vụ tháng 12 năm 2013
LM. An Phong Trần Đức Phương
20:11 22/11/2013
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 12/2013
Từ Tháng 12 này, chúng ta bắt đầu bước sang Niên Lịch Phụng Vụ mới (Năm A) với các Chúa Nhật Mùa Vọng 1,2,3,4 và Chúa Nhật tiếp theo là Lễ Thánh Gia Thất. Ngoài ra Chúng ta sẽ mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lễ Đức Mẹ Guadalupe; đặc biệt Đại Lễ Giáng Sinh; rồi Lễ Thánh Gioan Tông Đồ, Lễ Các Thánh Anh Hài.
Chúa Nhật 1 MÙA VỌNG (Ngày 1/12): Mùa Vọng ngày xưa gọi là Mùa Áp (Tiếng La Tinh gọi là Adventus, tiếng Anh là Advent) là thời gian đặc biệt trong năm Phụng Vụ để chuẩn bị tâm hồn mừng ngày Chúa đến với chúng ta lần thứ nhất qua việc Chúa sinh ra trong Hang Đá Belem, nước Do Thái; nhưng Mùa Vọng cũng là thời gian để chúng ta nhớ đến ngày Chúa đến với chúng ta lần thứ hai vào ngày cuối cùng của thế giới này ( ngày Tận Thế), để "phán xét kẻ sống và kẻ chết." (Kinh Tin Kính). Mùa Vọng cũng là thời gian tĩnh tâm dài, để chúng ta cầu nguyện và suy nghĩ về ngày cuối cùng của mọi người chúng ta khi chúng ta qua cuộc đời này để bước sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau.
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Matthêu 24:37-44) nói đến ngày tận thế đến rất bất ngờ và cái chết của mọi người chúng ta cũng đến bất ngờ; vì thế Chúa bảo chúng ta: "Vậy các con hãy tỉnh thức vì không biết giờ nào Chúa các con đến...Các con phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến." Trong Bài Đọc 2 (Rôma 13:11-14), Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng "Không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp hay ganh tị; nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thỏa mãn những dục vọng xác thịt." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 2:1-5)), Tiên Tri Isaia được Thiên Chúa soi sáng, đã tiên báo về ngày Đấng Thiên Sai đến sẽ đem lại sự bình an cho mọi người và mọi nơi: "Người ta sẽ lấy gươm mà rèn nên lưởi cầy; lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa. Người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa."
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG (Ngày 8/12): Trong Bài Đọc 1 (Isaia11:1-10), tiên tri Isaia tiếp tục loan báo một cách bóng bẩy, về ngày Đấng Cứu Thế đến sẽ đem lại sự an vui và hòa hợp yêu thương: "Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau....các dân nước sẽ nhận biết và thờ phượng Thiên Chúa." Trong Bài Đọc 2 (Roma 15:4-9), Thánh Phaolo nói Thánh Kinh là Lời của Chúa "đã được viết ra để giáo huấn chúng ta, để thêm sức và an ủi chúng ta..." và Thánh Phaolo nói Ngài cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta biết tôn vinh Thiên Chúa là Cha và yêu thuơng lẫn nhau như anh chị em trong một nhà, là gia đình Giáo Hội.
Bài Phúc Âm (Matthêu 3:1-12) ghi lại việc Thánh Gioan Baotixita được Chúa sai đến rao giảng sự thống hối và hô hào mọi người chuẩn bị tâm hồn cho sẵn sàng để đón Đấng Cứu Thế đến (vì thế Thánh Gioan cũng được gọi là Gioan Tiền Hô). Để giúp dân chúng thống hối tội lỗi, Thánh Gioan đã đến dòng sông Giođanô để ban Phép Rửa Thống Hối. Dân chúng đã đến rất đông để nghe Thánh Gioan rao giảng và lĩnh nhận phép rửa Thống Hối với Ngài. Nhưng Ngài khiêm tốn và thành thật cho dân chúng biết: "Đấng sẽ đến quyền năng hơn tôi và tôi không xứng đáng xách giầy cho Người." Ngài cũng tuyên bố phép rửa Ngài ban chỉ là Phép Rửa Thống Hối...Khi Đấng Cứu Thế đến " Ngài sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và lửa" (tức là Phép Rửa Tội mà Chúa Giêsu thiết lập, là một Bí Tích, để tha tội Tổ Tông Truyền cho chúng ta, và tội riêng của chúng ta, nếu chúng ta chịu khi đã trưởng thành).
LỄ TRỌNG KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Ngày 9/12): Hôm nay hợp cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta vui mừng kính Mầu Nhiệm Đức Mẹ Maria không mắc Tội Tổ Tông (cũng gọi là Nguyên Tội). Sau khi hai ông bà nguyên tổ là Adong và Eva đã bị cám dỗ phạm tội phản nghịch với Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên hai ông bà, hai ông bà đã phạm tội với Thiên Chúa; đó là tội Tổ Tông và truyền lại cho con cháu đến muôn đời. Vì thế mọi người chúng ta đều phạm tội tổ tông truyền lại (Xin xem Bài Đọc 1 : Sách Sáng Thế 3: 9-15,20) . Chúng ta được tha tội Tổ Tông khi chúng ta chịu phép Rửa Tội. Riêng Đức Maria được ơn phúc đặc biệt không mắc Tội Tổ Tông (Vô Nhiễm Nguyên Tội) , Mẹ hoàn toàn trinh trong, sạch mọi tội lỗi; vì thế khi Thiên Thần Gabriel đến truyền tin cho Mẹ, Thiên Thần đã chào mừng Mẹ "Kính chào Đấng Đầy Ơn Phúc!" (Xin xem Luca 1: 28 và nhớ đến kinh Kính Mừng). Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38) ghi lại việc Thiên Chúa sai Thiên Thần đến thành Nagiaret để truyền tin cho Đức Mẹ là Mẹ được diễm phúc "chịu Thai Ngôi Lời xuống thế làm Người bởi Phép Đức Chúa Thánh Thần" mà Mẹ vẫn đồng trinh trọn đời, và cũng báo tin ngay cho Mẹ biết "bà Eligiabet chị họ của Mẹ cũng đã thụ thai một con trai trong lúc tuổi già và nay đã được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ, vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được... " Sau khi đã nhận ra Thánh Ý Chúa, Đức Maria đã thưa lời "Xin Vâng" Và Ngôi Lời đã xuống thế làm người trong lòng Đức Trinh Nữ (Xin nhớ đến Kinh Truyền Tin). Trong Bài Đọc 2 (Êphêsô 1:3-6,11-12), Thánh Phaolo tạ ơn Chúa đã thương ban cho chúng ta "mọi phúc lộc thiêng liêng," đã chọn chúng ta cả "trước khi tạo thành vũ trụ.....hầu chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người......và được làm dưỡng tử của Người..." (Xin xem thêm Bài "Một Vài Suy Tư về Lòng Sùng Kính Đức Maria Trong Giáo Hội Công Giáo" mà chúng tôi đã viết và gửi đến quý vị).
LỄ ĐỨC MẸ GUADALUPE (Ngày 12/12): Hôm nay chúng ta hợp với Giáo Hội toàn cầu và đặc biệt với Giáo Hội Mexico để kính Lễ Đức Mẹ hiện ra tại sườn đồi Tepeyac, Guadalupe (Mexico) với Thánh Juan Diego (1474-1548 - Được phong thánh vào ngày 31/7/2002, Lễ kính ngày 9/12), lúc đó là một thổ dân bình thường, mới theo đạo Công Giáo. Đức Mẹ hiện ra với ông từ ngày 9/12/1531 cho đến ngày 12/12/1531. Ngày nay địa danh Guadalupe rất nổi tiếng và hằng năm có hàng triệu người đến kính viếng Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe (Gần Thủ Đô Mecico City).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: Giacaria 2:14-17; hoặc Khải Huyền 11: 19,12:1-6,10; Bài Phúc Âm: Luca 1:26-38; hoặc Luca 1: 39-47.
Chúa Nhật 3 MÙA VỌNG (ngày 15/12): Chúa Nhật hôm nay thường được gọi là Chúa Nhật "Hãy vui lên! Rejoice! Gaudete!" vì Ca Nhập Lễ khởi đầu với lời " Hãy vui mừng lên, tôi nhắc lại, anh em hãy vui mừng lên; vì Chúa đã đến gần..." ( Philiphe 4:4-5). Bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 11:2-11) nói về việc Thánh Gioan Baotixita đang bị Hêrôđê nhốt trong tù, đã sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi phải đợi Đấng nào khác?" Một cách gián tiếp, Chúa Giêsu đã xác nhận Ngài là Đấng phải đến. Sau đó Chúa Giêsu đã ca tụng đời sống khắc khổ của Thánh Gioan và nói về vai trò của Thánh Gioan là "đến trước để dọn đường cho Chúa Giêsu." Bài Đọc 1 (Isaia 35:1-6,10) nói về ngày Đấng Cứu Thế đến sẽ đem lại niềm vui lớn lao cho các dân tộc: "Bấy giờ người mù sẽ nhìn thấy; người điếc sẽ nghe được; người què sẽ nhảy mừng như nai...Những người được Chúa cứu chuộc sẽ hân hoan..." Trong Bài Đọc 2 ( Giacôbê 5:7-10), Thánh Giacôbê mời gọi chúng ta hãy " kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, như các Tiên Tri ngày xưa đã chịu đựng" và hãy yêu thương lẫn nhau và cùng nhau chờ đợi ngày Chúa sắp đến.
Chúa Nhật 4 MÙA VỌNG (Ngày 22/12): Chúng ta đang tiến gần đến ngày mừng Đại Lễ Giáng Sinh; vì thế hôm nay Bài Phúc Âm (Mathêu 1: 18-24) nói về việc Đức Maria đã chịu thai Đức Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần; nhưng "Thánh Giuse, là người công chính, không biết Đức Maria đã chịu Thai là bởi phép Chúa Thánh Thần, nên khi thấy Đức Maria có thai, nhưng không muốn tố cáo, chỉ định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng Thiên Thần Chúa đã hiện đến và báo cho Thánh Giuse biết mọi sự việc và bảo Thánh Giuse: đừng ngại nhận Đức Maria về nhà mình và khi con trẻ sinh ra thì đặt tên là Giêsu." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 7:10-14), Tiên Tri Isaia đã loan báo trước: "Này một Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một người con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta." Trong Bài Đọc 2 (Thơ Rôma 1:1-7), Thánh Phaolo nói về việc Chúa Giêsu đến để thực thi thánh ý Thiên Chúa và để chúng ta được thánh hóa và hưởng ơn cứu độ như các Tiên Tri đã tiên báo trước. Chúa Giêsu đã gọi Ngài đi làm tông đồ để rao giảng cho các dân tộc Tin Mừng cứu độ.
LỄ CHÚA GIÁNG SINH (Ngày 25/12): Khi Sứ Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến để báo tin cho Đức Mẹ là Đức Mẹ đã được diễm phúc Thiên Chúa chọn để cưu mang Đấng Cứu Thế mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn và sau khi đã nhận biết thánh ý Chúa, Đức Maria đã thưa lời "Xin Vâng," và đã thụ thai Ngôi Lời bởi phép Chúa Thánh Thần. Ngay lúc đó "Ngôi Hai đã xuống thế làm người." Nhưng khi Đức Mẹ sinh Chúa Hài Nhi nơi hang đá Belem thì Ngôi Hai mới thực sự là một người giữa nhân loại. Ngài đã sinh ra như một trẻ sơ sinh, không phải trong một ngôi nhà sang trọng, nhưng trong hang đá bò lừa; không phải trong một gia đình quyền quý, nhưng trong gia đình bình dân, và sinh ra do một người phụ nữ khiêm nhường, nhưng hoàn toàn trinh trong. Tuy nhiên, khi Người giáng sinh "các Thiên Thần và đông đảo các đạo binh thiên quốc vang tiếng hát mừng, và các mục đồng được Thiên Thần báo tin cho biết, "đã hối hả tới nơi để chiêm ngưởng và vào trong thành phố báo tin cho cả thành Belem biết để ra chiêm ngưỡng Hài Nhi."
Hằng năm Lễ Giáng Sinh đem lại niềm vui mừng chẳng những cho các Kitô Hữu mà còn cho cả thế giới. Mùa Giáng Sinh là mùa chia sẻ tình thương cho nhau, qua các việc giúp người nghèo, cô đơn, bịnh hoạn.
Câu chuyện về Chúa giáng sinh tại Belem đã được Thánh Luca tường thuật đầy đủ về thời gian và các chi tiết khác trong Phúc Âm Ngài viết (Đoạn 2 từ câu 1 đến câu 20) (Xin xem thêm Bài "Nhân dịp Lễ Giáng Sinh: Tìm hiểu Sinh Nhật Chúa" đã được gửi đến quý vị trước đây).
Các Thánh Lễ: Hôm nay có 4 Thánh Lễ: Lễ Vọng (chiều 24/12), Lễ Đêm, Lễ Rạng Đông, Lễ Ban Ngày.
Các Bài Đọc: Lễ Vọng : Bài Đọc 1(Isaia 62:1-5); Bài đọc 2 (Công Vụ Tông Đồ 13:16-17,22-25); Bài Phúc Âm (Matthêu 1:1-25). Lễ Đêm: Bài đọc 1 (Isaia 9:1-6); Bài đọc 2 (Titô 2:11-14); Bài Phúc Âm (Luca 2:1-14). Lễ Rạng Đông: Bài Đọc 1 ( Isaia 62:11-12); Bài Đọc 2 (Titô 3:4-7); Bài Phúc Âm (Luca 2:15-20). Lễ Ban Ngày : Bài đọc1 (Isaia 52:7-10); Bài Đọc 2 (Thư Do Thái 1:1-6); Bài Phúc Âm (Gioan 1:1-18).
LỄ THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ (27/12): Theo các sách Phúc Âm thuật lại, thì Thánh Gioan Tông Đồ là anh em với Thánh Giacobe, cha là Giebede và mẹ là Salome (Matcô 1:20; Matthêu 15:40; 27:56) , quê ở Bethsaiđa, làm nghề đánh cá. Lúc đầu Gioan làm môn đệ Thánh Gioan Baotixita (Gioan 1:39);sau đó đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu khi Chúa Giêsu gọi ông trong khi ông đang vá lưới. Thánh Gioan đã được cùng với Thánh Giacôbê (người anh em) và Thánh Phêrô, tham dự vào biến cố đặc biệt khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê. Thánh Gioan đã viết Phúc Âm IV, ba Thánh Thư , và sách Khải Huyền. Chúa Giêsu trước khi tắt thở trên cây Thánh Giá đã "trao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan."
Thánh Gioan cùng với Thánh Phêrô là hai Tông Đồ đầu tiên đã được diễm phúc "chạy đến Mộ Chúa Giêsu", và nhận ra Chúa Giêsu đã sống lại thật: "Ông đã thấy và ông đã tin!" Xin xem Phúc Âm Gioan 20: 1-8). Thánh Gioan đã đi rao giảng Phúc Âm tại Samaria, Antiokia và sau đó tại Ephesus. Thánh Gioan cũng đến Roma, rồi bị đầy đi đảo Patmos (dưới thời Hoàng Đế Domitian) và chết tại đó.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: 1Gioan 1;1-14; Bài Phúc Âm: Gioan 20: 1-8.
LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI (Tử Đạo) (Ngày 28/12): Các Thánh Anh Hài là những em bé con trai từ 2 tuổi trở xuống ở Belem mà Vua Hêrôđê đã ra lệnh giết mà tưởng là Hài Nhi Giêsu cũng ở trong số đó; nhưng ban đêm Thiên Chúa đã báo mộng cho Thánh Giuse "phải chỗi dậy và đưa ngay Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập..." Đây là câu chuyện thật thương tâm do mưu đồ thâm độc của Vua Hêrôđê muốn giết Hài Nhi Giêsu vì sợ rằng con trẻ lớn lên sẽ được Thiên Chúa phù trợ để cướp ngôi vua của ông. (Tất cả câu chuyện thương tâm này đã được Thánh Matthêu ghi lại trong Phúc Âm Ngài viết ở Đoạn 2). Các Anh Hài đã bị giết vì Chúa Hài Nhi và được tôn vinh là các Thánh Anh Hài Tử Đạo mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1(1 Gioan 1: 5-2:2). Bài Phúc Âm (Matthêu 2:13-18).
Chúa Nhật LỄ THÁNH GIA (29/12): Hôm nay chúng ta mừng lễ kính gia đình của Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Hôm nay có thể nói là Lễ Bổn Mạng của mỗi gia đình chúng ta, để mọi người cầu nguyện, học hỏi và noi gương các Ngài mà xây dựng gia đình chúng ta cho được đạo đức, hạnh phúc, được hòa thuận thương yêu nhau. Các người chồng hãy noi gương Thánh Giuse, yêu thương và chung thủy với vợ mình, chăm chỉ làm việc để nuôi sống gia đình, và luôn biết vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Các người vợ hãy noi gương Đức Mẹ Maria, sống chung thủy với chồng, chăm chỉ làm công việc gia đình, cộng tác với chồng để làm gương sáng và giáo dục con cái nên người. Con cái hãy noi gương Chúa Giêsu "hằng vâng phục cha mẹ...ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến." (Luca 2:51-52)
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Huấn ca 3: 2-6,2-14) nói đến bổn phận của những người con là phải hiếu thảo với cha mẹ; nhất là "trong lúc các ngài đã đến tuổi già, tinh thần sa sút..." Trong Bài Đọc 2 (Thơ Côlôssê 3: 12-21): Thánh Phaolo khuyên nhủ chúng ta hãy thương yêu nhau, tha thứ cho nhau, nếu người này có chuyện buồn phiền với người kia: "Như Chúa đã tha thứ cho anh chị em, anh chị em hãy tha thứ cho nhau." Thánh Phaolô cũng nói đến đời sống gia đình: "Các bà vợ hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Các người chồng hãy yêu thương vợ mình, đừng ghen ghét vợ mình. Những người làm con, hay vâng phục cha mẹ trong mọi sự."
Bài Phúc Âm (Matthêu 2:13-15,19-23) ghi lại biến cố Hêrôđê định tâm giết Hài Nhi Giêsu, nhưng Thiên Thần Chúa đã hiện ra và bảo Ông Giuse đưa Hài Nhi và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập ngay lúc ban đêm và ở lại đó chờ đến khi Hêrôđê băng hà. Lúc đó Thánh Giuse lại đưa Hài Nhi và Mẹ Maria trở về " xứ Galilêa, lập cư trong thành Nagiarét."
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, xin cho mọi người chúng ta tin tưởng mạnh mẽ vào Mầu Nhiệm Ngôi Lời đã xuống thế làm người, đã chết đau khổ để cứu chuộc chúng ta; nhưng đã sống lại và Lên Trời vinh hiển để mở đường Lên Trời cho chúng ta. Xin cho chúng ta luôn giữ các giới răn Chúa, xa tránh dịp tội , sống bác ái yêu thương, luôn sẵn sàng, để khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi đời này, chúng ta đáng được Chúa thưởng công trên Nước Chúa cùng với Mẹ Maria và các Thánh.
Từ Tháng 12 này, chúng ta bắt đầu bước sang Niên Lịch Phụng Vụ mới (Năm A) với các Chúa Nhật Mùa Vọng 1,2,3,4 và Chúa Nhật tiếp theo là Lễ Thánh Gia Thất. Ngoài ra Chúng ta sẽ mừng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lễ Đức Mẹ Guadalupe; đặc biệt Đại Lễ Giáng Sinh; rồi Lễ Thánh Gioan Tông Đồ, Lễ Các Thánh Anh Hài.
Chúa Nhật 1 MÙA VỌNG (Ngày 1/12): Mùa Vọng ngày xưa gọi là Mùa Áp (Tiếng La Tinh gọi là Adventus, tiếng Anh là Advent) là thời gian đặc biệt trong năm Phụng Vụ để chuẩn bị tâm hồn mừng ngày Chúa đến với chúng ta lần thứ nhất qua việc Chúa sinh ra trong Hang Đá Belem, nước Do Thái; nhưng Mùa Vọng cũng là thời gian để chúng ta nhớ đến ngày Chúa đến với chúng ta lần thứ hai vào ngày cuối cùng của thế giới này ( ngày Tận Thế), để "phán xét kẻ sống và kẻ chết." (Kinh Tin Kính). Mùa Vọng cũng là thời gian tĩnh tâm dài, để chúng ta cầu nguyện và suy nghĩ về ngày cuối cùng của mọi người chúng ta khi chúng ta qua cuộc đời này để bước sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau.
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Matthêu 24:37-44) nói đến ngày tận thế đến rất bất ngờ và cái chết của mọi người chúng ta cũng đến bất ngờ; vì thế Chúa bảo chúng ta: "Vậy các con hãy tỉnh thức vì không biết giờ nào Chúa các con đến...Các con phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến." Trong Bài Đọc 2 (Rôma 13:11-14), Thánh Phaolô cũng bảo chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng "Không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp hay ganh tị; nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thỏa mãn những dục vọng xác thịt." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 2:1-5)), Tiên Tri Isaia được Thiên Chúa soi sáng, đã tiên báo về ngày Đấng Thiên Sai đến sẽ đem lại sự bình an cho mọi người và mọi nơi: "Người ta sẽ lấy gươm mà rèn nên lưởi cầy; lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa. Người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa."
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG (Ngày 8/12): Trong Bài Đọc 1 (Isaia11:1-10), tiên tri Isaia tiếp tục loan báo một cách bóng bẩy, về ngày Đấng Cứu Thế đến sẽ đem lại sự an vui và hòa hợp yêu thương: "Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau....các dân nước sẽ nhận biết và thờ phượng Thiên Chúa." Trong Bài Đọc 2 (Roma 15:4-9), Thánh Phaolo nói Thánh Kinh là Lời của Chúa "đã được viết ra để giáo huấn chúng ta, để thêm sức và an ủi chúng ta..." và Thánh Phaolo nói Ngài cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta biết tôn vinh Thiên Chúa là Cha và yêu thuơng lẫn nhau như anh chị em trong một nhà, là gia đình Giáo Hội.
Bài Phúc Âm (Matthêu 3:1-12) ghi lại việc Thánh Gioan Baotixita được Chúa sai đến rao giảng sự thống hối và hô hào mọi người chuẩn bị tâm hồn cho sẵn sàng để đón Đấng Cứu Thế đến (vì thế Thánh Gioan cũng được gọi là Gioan Tiền Hô). Để giúp dân chúng thống hối tội lỗi, Thánh Gioan đã đến dòng sông Giođanô để ban Phép Rửa Thống Hối. Dân chúng đã đến rất đông để nghe Thánh Gioan rao giảng và lĩnh nhận phép rửa Thống Hối với Ngài. Nhưng Ngài khiêm tốn và thành thật cho dân chúng biết: "Đấng sẽ đến quyền năng hơn tôi và tôi không xứng đáng xách giầy cho Người." Ngài cũng tuyên bố phép rửa Ngài ban chỉ là Phép Rửa Thống Hối...Khi Đấng Cứu Thế đến " Ngài sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và lửa" (tức là Phép Rửa Tội mà Chúa Giêsu thiết lập, là một Bí Tích, để tha tội Tổ Tông Truyền cho chúng ta, và tội riêng của chúng ta, nếu chúng ta chịu khi đã trưởng thành).
LỄ TRỌNG KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Ngày 9/12): Hôm nay hợp cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta vui mừng kính Mầu Nhiệm Đức Mẹ Maria không mắc Tội Tổ Tông (cũng gọi là Nguyên Tội). Sau khi hai ông bà nguyên tổ là Adong và Eva đã bị cám dỗ phạm tội phản nghịch với Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên hai ông bà, hai ông bà đã phạm tội với Thiên Chúa; đó là tội Tổ Tông và truyền lại cho con cháu đến muôn đời. Vì thế mọi người chúng ta đều phạm tội tổ tông truyền lại (Xin xem Bài Đọc 1 : Sách Sáng Thế 3: 9-15,20) . Chúng ta được tha tội Tổ Tông khi chúng ta chịu phép Rửa Tội. Riêng Đức Maria được ơn phúc đặc biệt không mắc Tội Tổ Tông (Vô Nhiễm Nguyên Tội) , Mẹ hoàn toàn trinh trong, sạch mọi tội lỗi; vì thế khi Thiên Thần Gabriel đến truyền tin cho Mẹ, Thiên Thần đã chào mừng Mẹ "Kính chào Đấng Đầy Ơn Phúc!" (Xin xem Luca 1: 28 và nhớ đến kinh Kính Mừng). Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38) ghi lại việc Thiên Chúa sai Thiên Thần đến thành Nagiaret để truyền tin cho Đức Mẹ là Mẹ được diễm phúc "chịu Thai Ngôi Lời xuống thế làm Người bởi Phép Đức Chúa Thánh Thần" mà Mẹ vẫn đồng trinh trọn đời, và cũng báo tin ngay cho Mẹ biết "bà Eligiabet chị họ của Mẹ cũng đã thụ thai một con trai trong lúc tuổi già và nay đã được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ, vì không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được... " Sau khi đã nhận ra Thánh Ý Chúa, Đức Maria đã thưa lời "Xin Vâng" Và Ngôi Lời đã xuống thế làm người trong lòng Đức Trinh Nữ (Xin nhớ đến Kinh Truyền Tin). Trong Bài Đọc 2 (Êphêsô 1:3-6,11-12), Thánh Phaolo tạ ơn Chúa đã thương ban cho chúng ta "mọi phúc lộc thiêng liêng," đã chọn chúng ta cả "trước khi tạo thành vũ trụ.....hầu chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người......và được làm dưỡng tử của Người..." (Xin xem thêm Bài "Một Vài Suy Tư về Lòng Sùng Kính Đức Maria Trong Giáo Hội Công Giáo" mà chúng tôi đã viết và gửi đến quý vị).
LỄ ĐỨC MẸ GUADALUPE (Ngày 12/12): Hôm nay chúng ta hợp với Giáo Hội toàn cầu và đặc biệt với Giáo Hội Mexico để kính Lễ Đức Mẹ hiện ra tại sườn đồi Tepeyac, Guadalupe (Mexico) với Thánh Juan Diego (1474-1548 - Được phong thánh vào ngày 31/7/2002, Lễ kính ngày 9/12), lúc đó là một thổ dân bình thường, mới theo đạo Công Giáo. Đức Mẹ hiện ra với ông từ ngày 9/12/1531 cho đến ngày 12/12/1531. Ngày nay địa danh Guadalupe rất nổi tiếng và hằng năm có hàng triệu người đến kính viếng Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe (Gần Thủ Đô Mecico City).
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: Giacaria 2:14-17; hoặc Khải Huyền 11: 19,12:1-6,10; Bài Phúc Âm: Luca 1:26-38; hoặc Luca 1: 39-47.
Chúa Nhật 3 MÙA VỌNG (ngày 15/12): Chúa Nhật hôm nay thường được gọi là Chúa Nhật "Hãy vui lên! Rejoice! Gaudete!" vì Ca Nhập Lễ khởi đầu với lời " Hãy vui mừng lên, tôi nhắc lại, anh em hãy vui mừng lên; vì Chúa đã đến gần..." ( Philiphe 4:4-5). Bài Phúc Âm hôm nay (Matthêu 11:2-11) nói về việc Thánh Gioan Baotixita đang bị Hêrôđê nhốt trong tù, đã sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi phải đợi Đấng nào khác?" Một cách gián tiếp, Chúa Giêsu đã xác nhận Ngài là Đấng phải đến. Sau đó Chúa Giêsu đã ca tụng đời sống khắc khổ của Thánh Gioan và nói về vai trò của Thánh Gioan là "đến trước để dọn đường cho Chúa Giêsu." Bài Đọc 1 (Isaia 35:1-6,10) nói về ngày Đấng Cứu Thế đến sẽ đem lại niềm vui lớn lao cho các dân tộc: "Bấy giờ người mù sẽ nhìn thấy; người điếc sẽ nghe được; người què sẽ nhảy mừng như nai...Những người được Chúa cứu chuộc sẽ hân hoan..." Trong Bài Đọc 2 ( Giacôbê 5:7-10), Thánh Giacôbê mời gọi chúng ta hãy " kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, như các Tiên Tri ngày xưa đã chịu đựng" và hãy yêu thương lẫn nhau và cùng nhau chờ đợi ngày Chúa sắp đến.
Chúa Nhật 4 MÙA VỌNG (Ngày 22/12): Chúng ta đang tiến gần đến ngày mừng Đại Lễ Giáng Sinh; vì thế hôm nay Bài Phúc Âm (Mathêu 1: 18-24) nói về việc Đức Maria đã chịu thai Đức Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần; nhưng "Thánh Giuse, là người công chính, không biết Đức Maria đã chịu Thai là bởi phép Chúa Thánh Thần, nên khi thấy Đức Maria có thai, nhưng không muốn tố cáo, chỉ định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng Thiên Thần Chúa đã hiện đến và báo cho Thánh Giuse biết mọi sự việc và bảo Thánh Giuse: đừng ngại nhận Đức Maria về nhà mình và khi con trẻ sinh ra thì đặt tên là Giêsu." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 7:10-14), Tiên Tri Isaia đã loan báo trước: "Này một Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một người con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta." Trong Bài Đọc 2 (Thơ Rôma 1:1-7), Thánh Phaolo nói về việc Chúa Giêsu đến để thực thi thánh ý Thiên Chúa và để chúng ta được thánh hóa và hưởng ơn cứu độ như các Tiên Tri đã tiên báo trước. Chúa Giêsu đã gọi Ngài đi làm tông đồ để rao giảng cho các dân tộc Tin Mừng cứu độ.
LỄ CHÚA GIÁNG SINH (Ngày 25/12): Khi Sứ Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến để báo tin cho Đức Mẹ là Đức Mẹ đã được diễm phúc Thiên Chúa chọn để cưu mang Đấng Cứu Thế mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn và sau khi đã nhận biết thánh ý Chúa, Đức Maria đã thưa lời "Xin Vâng," và đã thụ thai Ngôi Lời bởi phép Chúa Thánh Thần. Ngay lúc đó "Ngôi Hai đã xuống thế làm người." Nhưng khi Đức Mẹ sinh Chúa Hài Nhi nơi hang đá Belem thì Ngôi Hai mới thực sự là một người giữa nhân loại. Ngài đã sinh ra như một trẻ sơ sinh, không phải trong một ngôi nhà sang trọng, nhưng trong hang đá bò lừa; không phải trong một gia đình quyền quý, nhưng trong gia đình bình dân, và sinh ra do một người phụ nữ khiêm nhường, nhưng hoàn toàn trinh trong. Tuy nhiên, khi Người giáng sinh "các Thiên Thần và đông đảo các đạo binh thiên quốc vang tiếng hát mừng, và các mục đồng được Thiên Thần báo tin cho biết, "đã hối hả tới nơi để chiêm ngưởng và vào trong thành phố báo tin cho cả thành Belem biết để ra chiêm ngưỡng Hài Nhi."
Hằng năm Lễ Giáng Sinh đem lại niềm vui mừng chẳng những cho các Kitô Hữu mà còn cho cả thế giới. Mùa Giáng Sinh là mùa chia sẻ tình thương cho nhau, qua các việc giúp người nghèo, cô đơn, bịnh hoạn.
Câu chuyện về Chúa giáng sinh tại Belem đã được Thánh Luca tường thuật đầy đủ về thời gian và các chi tiết khác trong Phúc Âm Ngài viết (Đoạn 2 từ câu 1 đến câu 20) (Xin xem thêm Bài "Nhân dịp Lễ Giáng Sinh: Tìm hiểu Sinh Nhật Chúa" đã được gửi đến quý vị trước đây).
Các Thánh Lễ: Hôm nay có 4 Thánh Lễ: Lễ Vọng (chiều 24/12), Lễ Đêm, Lễ Rạng Đông, Lễ Ban Ngày.
Các Bài Đọc: Lễ Vọng : Bài Đọc 1(Isaia 62:1-5); Bài đọc 2 (Công Vụ Tông Đồ 13:16-17,22-25); Bài Phúc Âm (Matthêu 1:1-25). Lễ Đêm: Bài đọc 1 (Isaia 9:1-6); Bài đọc 2 (Titô 2:11-14); Bài Phúc Âm (Luca 2:1-14). Lễ Rạng Đông: Bài Đọc 1 ( Isaia 62:11-12); Bài Đọc 2 (Titô 3:4-7); Bài Phúc Âm (Luca 2:15-20). Lễ Ban Ngày : Bài đọc1 (Isaia 52:7-10); Bài Đọc 2 (Thư Do Thái 1:1-6); Bài Phúc Âm (Gioan 1:1-18).
LỄ THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ (27/12): Theo các sách Phúc Âm thuật lại, thì Thánh Gioan Tông Đồ là anh em với Thánh Giacobe, cha là Giebede và mẹ là Salome (Matcô 1:20; Matthêu 15:40; 27:56) , quê ở Bethsaiđa, làm nghề đánh cá. Lúc đầu Gioan làm môn đệ Thánh Gioan Baotixita (Gioan 1:39);sau đó đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu khi Chúa Giêsu gọi ông trong khi ông đang vá lưới. Thánh Gioan đã được cùng với Thánh Giacôbê (người anh em) và Thánh Phêrô, tham dự vào biến cố đặc biệt khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê. Thánh Gioan đã viết Phúc Âm IV, ba Thánh Thư , và sách Khải Huyền. Chúa Giêsu trước khi tắt thở trên cây Thánh Giá đã "trao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan."
Thánh Gioan cùng với Thánh Phêrô là hai Tông Đồ đầu tiên đã được diễm phúc "chạy đến Mộ Chúa Giêsu", và nhận ra Chúa Giêsu đã sống lại thật: "Ông đã thấy và ông đã tin!" Xin xem Phúc Âm Gioan 20: 1-8). Thánh Gioan đã đi rao giảng Phúc Âm tại Samaria, Antiokia và sau đó tại Ephesus. Thánh Gioan cũng đến Roma, rồi bị đầy đi đảo Patmos (dưới thời Hoàng Đế Domitian) và chết tại đó.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1: 1Gioan 1;1-14; Bài Phúc Âm: Gioan 20: 1-8.
LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI (Tử Đạo) (Ngày 28/12): Các Thánh Anh Hài là những em bé con trai từ 2 tuổi trở xuống ở Belem mà Vua Hêrôđê đã ra lệnh giết mà tưởng là Hài Nhi Giêsu cũng ở trong số đó; nhưng ban đêm Thiên Chúa đã báo mộng cho Thánh Giuse "phải chỗi dậy và đưa ngay Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập..." Đây là câu chuyện thật thương tâm do mưu đồ thâm độc của Vua Hêrôđê muốn giết Hài Nhi Giêsu vì sợ rằng con trẻ lớn lên sẽ được Thiên Chúa phù trợ để cướp ngôi vua của ông. (Tất cả câu chuyện thương tâm này đã được Thánh Matthêu ghi lại trong Phúc Âm Ngài viết ở Đoạn 2). Các Anh Hài đã bị giết vì Chúa Hài Nhi và được tôn vinh là các Thánh Anh Hài Tử Đạo mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1(1 Gioan 1: 5-2:2). Bài Phúc Âm (Matthêu 2:13-18).
Chúa Nhật LỄ THÁNH GIA (29/12): Hôm nay chúng ta mừng lễ kính gia đình của Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Hôm nay có thể nói là Lễ Bổn Mạng của mỗi gia đình chúng ta, để mọi người cầu nguyện, học hỏi và noi gương các Ngài mà xây dựng gia đình chúng ta cho được đạo đức, hạnh phúc, được hòa thuận thương yêu nhau. Các người chồng hãy noi gương Thánh Giuse, yêu thương và chung thủy với vợ mình, chăm chỉ làm việc để nuôi sống gia đình, và luôn biết vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Các người vợ hãy noi gương Đức Mẹ Maria, sống chung thủy với chồng, chăm chỉ làm công việc gia đình, cộng tác với chồng để làm gương sáng và giáo dục con cái nên người. Con cái hãy noi gương Chúa Giêsu "hằng vâng phục cha mẹ...ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến." (Luca 2:51-52)
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Huấn ca 3: 2-6,2-14) nói đến bổn phận của những người con là phải hiếu thảo với cha mẹ; nhất là "trong lúc các ngài đã đến tuổi già, tinh thần sa sút..." Trong Bài Đọc 2 (Thơ Côlôssê 3: 12-21): Thánh Phaolo khuyên nhủ chúng ta hãy thương yêu nhau, tha thứ cho nhau, nếu người này có chuyện buồn phiền với người kia: "Như Chúa đã tha thứ cho anh chị em, anh chị em hãy tha thứ cho nhau." Thánh Phaolô cũng nói đến đời sống gia đình: "Các bà vợ hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Các người chồng hãy yêu thương vợ mình, đừng ghen ghét vợ mình. Những người làm con, hay vâng phục cha mẹ trong mọi sự."
Bài Phúc Âm (Matthêu 2:13-15,19-23) ghi lại biến cố Hêrôđê định tâm giết Hài Nhi Giêsu, nhưng Thiên Thần Chúa đã hiện ra và bảo Ông Giuse đưa Hài Nhi và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập ngay lúc ban đêm và ở lại đó chờ đến khi Hêrôđê băng hà. Lúc đó Thánh Giuse lại đưa Hài Nhi và Mẹ Maria trở về " xứ Galilêa, lập cư trong thành Nagiarét."
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, xin cho mọi người chúng ta tin tưởng mạnh mẽ vào Mầu Nhiệm Ngôi Lời đã xuống thế làm người, đã chết đau khổ để cứu chuộc chúng ta; nhưng đã sống lại và Lên Trời vinh hiển để mở đường Lên Trời cho chúng ta. Xin cho chúng ta luôn giữ các giới răn Chúa, xa tránh dịp tội , sống bác ái yêu thương, luôn sẵn sàng, để khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi đời này, chúng ta đáng được Chúa thưởng công trên Nước Chúa cùng với Mẹ Maria và các Thánh.
Đức Giêsu Kitô xử dụng quyên lực như thế nào?
Lm. Jude Siciliano, OP
21:43 22/11/2013
CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ - C
2 Samuen 5: 1-3; T. vịnh 122; Côlôxê 1: 12-20; Luca 23: 35-43
ĐỨC GIÊSU-KITÔ XỬ DỤNG QUYỀN LỰC NHƯ THẾ NÀO
Từ chương 9, thánh Luca đã kể về hành trình của Đức Giêsu lên Giêrusalem. Các môn đệ đi theo Đức Giêsu hy vọng những điều lớn lao một khi Người đến nơi đó. Thoạt đầu, khi họ đến nơi, mọi thứ có vẻ tốt lành như mong đợi, vì đám đông lớn tiếng tung hô Đức Giêsu khi Người vào thành (Lc 19,28-40). Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Nếu mọi thứ suôn sẻ theo như các môn đệ hy vọng, thì hôm nay chúng ta sẽ đọc bài đọc về sự tôn phong của Đức Giêsu trên đất nước Israel. Nhưng đây, chúng ta lại tìm thấy Đức Giêsu được tôn phong trên thập giá.
Đức Giêsu chịu đóng đinh với hai tội phạm. Nhưng những người lãnh đạo không quan tâm đến các tội phạm đó đang bị treo hai bên Đức Giêsu. Sự nháo báng của họ nhắm thẳng vào “Vua dân Dothái.” Những kẻ hành hạ Đức Giêsu chỉ muốn chứng kiến Người chết. Một khi Người chết rồi, thì sự đe dọa cho cấp trên của họ không còn nữa, và họ sẽ tiếp tục những âm mưu hợp tác với quân Rôma. Bởi lẽ, Đức Giêsu không còn có mặt ở đó nữa để làm sụp đổ những mẫu người được đặt lên nhằm bảo vệ sự yên ổn của họ.
Những người bình dị đặt niềm hy vọng vào Đức Giêsu thì lại thấy niềm hy vọng của mình phai mờ đi theo từng nhịp thở yếu dần của Đức Giêsu trên thập giá, nhưng Người đã làm cho họ có khả năng cảm nhận được lòng trắc ẩn tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Những ai đi theo và chào đón Đức Giêsu với lòng nhiệt thành khi Người tiến vào Giêrusalem đều nhiều lần nhún vai tỏ vẻ thất vọng trong cuộc sống. Đấng “cứu tinh” khác mà họ đặt niềm hy vọng đã đến và ra đi.
Khi nhìn lên Đức Giêsu trên thập giá, họ băn khoăn không biết Thiên Chúa đang ở đâu. Liệu Đức Giêsu có phải là ngôn sứ của Thiên Chúa hay không? Lẽ nào Người lại không được trao quyền chữa lành và tha tội? Chẳng phải Người đã chữa lành và tha tội nhiều lần cho họ đó sao? Sao Thiên Chúa lại để cho Đức Giêsu bị bắt, hành hạ và bị treo trên thập giá? Thế cuối cùng Thiên Chúa đứng về phía nào? Phải chăng Thiên Chúa đã đứng về phía những người bị lãng quên như Đức Giêsu đã rao giảng? Nếu quả thật như vậy, tại sao Thiên Chúa không lập tức ra tay hành động để giải cứu Đức Giêsu? Một lần nữa, tại sao lại để cho kẻ xấu xa đánh bại một tâm hồn hiền lành và cao quý?
Những câu hỏi của họ dễ dàng được nêu lên trong thời đại chúng ta. Có những thứ chẳng thay đổi gì nhiều đó sao? Bởi lẽ, bóng tối vẫn còn ngự trị; những người vô tội vẫn bị khống chế; kẻ mạnh thế vẫn áp bức người cô thế. Nhưng ngay trong cơn hấp hối, kẻ phạm tội bên cạnh Đức Giêsu đã có thể nhìn ra Chúa Giêsu đang trên đường Ngài về Nước Trời. Phải chăng đó là ơn sũng của Thiên Chúa đã hiện diện trong người đó?. Quả thật, Thiên Chúa không vắng mặt như ta tưởng. Chính Thiên Chúa hiện diện, trong lúc bóng tối sự dữ báo trùm sự vật, thì Thiên Chúa tỏ mình ra trong người kẻ phạm tội trên cây thập giá: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”
Tất nhiên, Đức Giêsu sẽ nhớ đến ông ta. Đức Giêsu luôn luôn tỏ lòng hiếu khách với những ai không được nơi nào tiếp đón. Tại bàn ăn của Đức Giêsu, những người không cùng địa vị đều được ngồi vào chỗ danh dự. Bất cứ khi nào, Đức Giêsu đều đáp ứng cho kẻ nghèo khó và lầm lũi biết tìm đến Người để xin được chữa lành và tha thứ tội lỗi. Những điều Người đã thực thi trong suốt hành trình sứ vụ, thì Người vẫn tiếp tục thực hiện trên thập giá, đó là tha thứ và đón nhận kẻ xa lạ vào vương quốc của Người.
Phía trên đầu thập giá của Đức Giêsu có một bảng hiệu nhằm phản đối Người ghi rằng: “Đây là vua dân Dothái”. Những người lính Rôma chế nhạo và khích bác Người rằng: “Nếu ông là vua dân Dothái thì hãy tự cứu lấy mình đi”. Dường như họ muốn nói rằng: “Đây là điều mà chúng tôi trừng phạt đối với những ai chống lại luật Rôma”. Một trong hai tên tội phạm lại sỉ vả Đức Giêsu khi dùng một danh hiệu khác để gọi Người rằng: “Ông không phải là Đấng Kitô sao?” Có nhiều danh hiệu dành cho Đức Giêsu như muốn tung hô Người; Nhưng chẳng có danh hiệu nào trong số đó tỏ lòng kính trọng hoặc tin tưởng khi tuyên xưng. Những danh hiệu đó là: “Đức Kitô của Thiên Chúa”, “Đấng đã được tuyển chọn”, “Vua dân Dothái”.
“Đức Kitô của Thiên Chúa” là cùng với chúng ta trong nỗi đau khổ. “Đấng đã được tuyển chọn” chia sẻ địa vị đặc biệt của Người với chúng ta, và nhờ đó, chúng ta cũng được tuyển chọn. “Vua dân Dothái” cai trị từ trên thập giá, được tìm thấy giữa những tội nhân, và chia sẻ cùng thân phận với họ. Một trong những tội phạm đó đã ý thức được tội lỗi của mình và của đồng bọn, nên mới nói rằng: “Quả thật, chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái.” Ông ta biết mình sẽ chịu xét xử về những gì mình đã gây ra. Kế đến, ông quay sang Đức Giêsu, rồi chân thành và thẳng thắn nói với Người, chứ không cần dùng một danh hiệu nào rằng: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi”.
Ông xin được vào vương quốc mà Đức Giêsu đã công bố trên đường lên Giêrusalem. Đức Giêsu vẫn công bố vương quốc đó từ trên thập giá; chính nơi vương quốc đó sự tha thứ được trao ban cho bất cứ ai biết cầu xin, đặc biệt tội nhân đang hấp hối. Thế tội nhân kia đã làm gì xứng đáng để lãnh nhận ơn tha thứ? Xin thưa, ông ta chẳng phải làm gì cả, mà chỉ đơn thuần biết khẩn cầu tha thứ.
Có bao giờ cuộc hội nghị đã đạt tỉ lệ tán thành thấp hơn như thời đại ngày nay hay không? Tiến trình chính trị của chúng ta là một trong những cuộc đấu tranh đầy thế lực. Những cuộc đấu tranh mang tính quyền lực đó cũng được thể hiện trên thương trường và trong các mối quan hệ với người khác. Kẻ quyền thế lại bành trướng ý định của họ, lãng quên những ai không có khả năng bảo vệ bản thân, nhưng lại lớn tiếng bênh vực cho quyền lợi của mình.
Ngày nay chúng ta vẫn tìm thấy Đức Kitô đang hấp hối trên thập giá. Những loại quyền lực đó là gì vậy? Làm sao Người thu hút được dân chúng từ nơi bất lực như thế? Thánh Luca nói với chúng ta rằng: “Dân chúng thì đứng nhìn...” Họ không sẵn sàng để theo một vị lãnh đạo bị thất bại như thế. Đức Giêsu không chứng tỏ được một loại quyền lực mà nhờ đó trở thành nguồn trợ giúp cho họ khi có nhu cầu.
Nhưng Người không có bất cứ một loại quyền lực nào khác. Ngày nay, thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, trong Đức Kitô, “Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái, trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.” Thay vì thống trị trên chúng ta, quyền lực của Đức Giêsu được chứng thực khi Người đem chúng ta vào cộng đoàn mà Người gọi là Vương quốc của Thiên Chúa. Trong vương quốc đó, có những mối quan hệ mới về bình đẳng, công lý, tha thứ và lòng trắc ẩn. Trong vương quốc Đức Vua của ta, các mối quan hệ chúng ta rộng khắp trên toàn thế giới, vì chúng ta làm công việc hòa giải và mang bình an đến giữa các dân tộc.
“Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” “Hôm nay”, ngay cả một tên tội phạm cũng có thể thay đổi, nhìn chằm vào Đức Kitô, và xin được đón nhận vào vương quốc của Người ngay “hôm nay.” Đó là cách mà Đức Vua sử dụng quyền lực của mình để thống trị từ trên thập giá.
Chúng ta sử dụng quyền lực của mình như thế nào? Liệu chúng ta có theo đường lối Đức Vua của chúng ta chính là Đức Kitô, và làm việc để xây dựng cũng như duy trì các mối quan hệ dựa trên tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau hay không? Chúng ta có điều khiển quyền lực của mình để duy trì thế giới quanh ta như trái đất, tôm cá, động vật, chim trời và không khí chăng? Nói cách khác, chúng ta có sử dụng quyền lực của mình để giúp đỡ, khuyến khích, chữa lành, an ủi và trao quyền hành cho những ai bị loại bỏ hay không? Nếu có, thì chúng ta đều là những công dân trong cùng một vương quốc mà Đức Giêsu đã công bố trừ trên thập giá với tên tội phạm đang hấp hối bên cạnh.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
CHRIST THE KING -C-
2 Samuel 5: 1-3; Psalm 122; Colossians 1: 12-20; Luke 23: 35-43
Since chapter 9 Luke has been narrating Jesus’s journey to Jerusalem. His disciples following behind expected big things from him once he got there. At first, when they arrived, it looked good, as the crowds shouted their praises of Jesus as he entered the city (19:28 – 40). Today is the last Sunday of the liturgical year. If things had gone the way the disciples hoped, today we would be reading of Jesus’ enthronement over the nation of Israel. Instead, we find Jesus is enthroned on the cross.
Jesus is crucified with two criminals. But the rulers don’t care about the criminals hanging on both sides of Jesus. Their mockery is directed at "the King of the Jews." Jesus’ tormentors just wanted to see him die. Once he did, the threat to their order would be no more and they could go on with their schemes in collaboration with the Romans. Jesus would not be there to upset their established patterns of security.
The ordinary people, who had placed their hopes on Jesus, those he enabled to feel the love compassion and forgiveness of God, watched their hopes fade with each of Jesus’ diminishing breaths. Those who followed Jesus and those who greeted him with enthusiasm when he entered Jerusalem, would shrug their shoulders over one more disappointment in their lives. Another "messiah" they had pinned their hopes on – come and gone.
As they looked upon Jesus on the cross they might have wondered where God was. Wasn’t Jesus God’s prophet? Wasn’t he empowered to heal and forgive? Hadn’t he done that so many times for them? Why did God let him be taken, brutalized and hung on the cross? Whose side was God on anyway? Was God on the side of the neglected, as Jesus had said, or not? If God was, why didn’t God act to save Jesus immediately? Why let the evil people, once again, defeat the meek and gentle of heart?
Their questions could easily be asked in our age. Things haven’t changed very much, have they? Darkness still seems to reign; the innocent still victimized; the strong still overpower the frail.
But the criminal by Jesus’ side, even in his agony, could look over to Jesus and recognize in him the way into God’s kingdom. That had to be a manifestation of God’s grace at work in him. God wasn’t as absent as it might seem. Just when God appeared most detached from what was happening and the day darkened by evil, evidence of God’s life showed itself in the suffering criminal, "Jesus remember me when you come into your kingdom."
Of course Jesus would remember him. Jesus always showed hospitality to those who were unaccepted elsewhere. At Jesus’ table the outsider got the place of honor. Jesus responded whenever a searching and needy person came to him for healing, or forgiveness of sins. What he did throughout his missionary journey, he continues to do from the cross – forgive and admit the stranger into his kingdom.
Over Jesus’ head on the cross the charge against him reads, "This is the King of the Jews. The Roman soldiers mocked Jesus, challenging him, "If you are the King of the Jews, save yourself." As if to say, "This is what we do to those who threaten Roman rule." One of the criminals reviles Jesus by using another title, "Are you not the Christ?" There are several titles for Jesus being tossed at him; none of which carry respect or belief in what the titles profess. "Christ of God." "The chosen one." "The King of the Jews."
"The Christ of God" is with us in our pain. "The chosen one" shares his special status with us and we too are chosen. "The King of the Jews" rules from the cross and is found among sinners, sharing their fate. One of the criminals acknowledges his and the other’s guilt, "indeed, we have been condemned justly… but this man has done nothing criminal." He knows he will be judged for what he did. He turns to Jesus and speaks simply and directly to him, without titles, "Jesus, remember me when you come into your kingdom."
He requests entrance into the kingdom Jesus had been proclaiming on his way to Jerusalem. Jesus still proclaims the kingdom from the cross; it’s a kingdom where forgiveness is given to anyone who asks, especially a dying criminal. What did he do to deserve forgiveness? Nothing, but ask for it.
Has Congress ever had a lower approval rating than it does these days? Our political process is one of power struggles. Those struggles for power also show themselves in the business world and in our relationships with others. The powerful extend their will and ignore those without resources to protect themselves, or to speak up for their rights.
We find Christ today dying on the cross. What kind of power is that? How will he attract people from such a powerless place? Luke tells us that, "the people stood there watching…." They weren’t about ready to follow such a defeated leader. He wasn’t showing the kind of power that would be of any help to them in their need.
But he did have another kind of power. Paul tells us today that in Christ, "God delivered us from the power of darkness and transferred us to the kingdom of his Son beloved in whom we have redemption, the forgiveness of sins." Instead of ruling over us, Jesus’ power is shown in his drawing us into the community he calls the Kingdom of God. In his kingdom there are new kinds of relationships of equality, justice, forgiveness and compassion. Our relationships, within our King’s realm, overflow to the world around us as we work for reconciliation and peace among peoples.
"Amen I say to you, today you will be with me in paradise." "Today" – Even a criminal can change, turn his gaze towards Christ and be accepted into his Kingdom – "today." That’s how the King uses his power ruling from the cross.
How do we use our power? Shall we follow Christ our King’s way and work to build and sustain relationships based on mutual love and respect? Shall we direct our power to sustain the world around us – earth, fish, animals, birds and air? Will we, in other words, use our powers to help and encourage, heal and give comfort, and empower those who have been sidelined? If we do, then we are citizens of the same kingdom Jesus proclaimed from the cross to the criminal dying at his side.
2 Samuen 5: 1-3; T. vịnh 122; Côlôxê 1: 12-20; Luca 23: 35-43
ĐỨC GIÊSU-KITÔ XỬ DỤNG QUYỀN LỰC NHƯ THẾ NÀO
Từ chương 9, thánh Luca đã kể về hành trình của Đức Giêsu lên Giêrusalem. Các môn đệ đi theo Đức Giêsu hy vọng những điều lớn lao một khi Người đến nơi đó. Thoạt đầu, khi họ đến nơi, mọi thứ có vẻ tốt lành như mong đợi, vì đám đông lớn tiếng tung hô Đức Giêsu khi Người vào thành (Lc 19,28-40). Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Nếu mọi thứ suôn sẻ theo như các môn đệ hy vọng, thì hôm nay chúng ta sẽ đọc bài đọc về sự tôn phong của Đức Giêsu trên đất nước Israel. Nhưng đây, chúng ta lại tìm thấy Đức Giêsu được tôn phong trên thập giá.
Đức Giêsu chịu đóng đinh với hai tội phạm. Nhưng những người lãnh đạo không quan tâm đến các tội phạm đó đang bị treo hai bên Đức Giêsu. Sự nháo báng của họ nhắm thẳng vào “Vua dân Dothái.” Những kẻ hành hạ Đức Giêsu chỉ muốn chứng kiến Người chết. Một khi Người chết rồi, thì sự đe dọa cho cấp trên của họ không còn nữa, và họ sẽ tiếp tục những âm mưu hợp tác với quân Rôma. Bởi lẽ, Đức Giêsu không còn có mặt ở đó nữa để làm sụp đổ những mẫu người được đặt lên nhằm bảo vệ sự yên ổn của họ.
Những người bình dị đặt niềm hy vọng vào Đức Giêsu thì lại thấy niềm hy vọng của mình phai mờ đi theo từng nhịp thở yếu dần của Đức Giêsu trên thập giá, nhưng Người đã làm cho họ có khả năng cảm nhận được lòng trắc ẩn tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Những ai đi theo và chào đón Đức Giêsu với lòng nhiệt thành khi Người tiến vào Giêrusalem đều nhiều lần nhún vai tỏ vẻ thất vọng trong cuộc sống. Đấng “cứu tinh” khác mà họ đặt niềm hy vọng đã đến và ra đi.
Khi nhìn lên Đức Giêsu trên thập giá, họ băn khoăn không biết Thiên Chúa đang ở đâu. Liệu Đức Giêsu có phải là ngôn sứ của Thiên Chúa hay không? Lẽ nào Người lại không được trao quyền chữa lành và tha tội? Chẳng phải Người đã chữa lành và tha tội nhiều lần cho họ đó sao? Sao Thiên Chúa lại để cho Đức Giêsu bị bắt, hành hạ và bị treo trên thập giá? Thế cuối cùng Thiên Chúa đứng về phía nào? Phải chăng Thiên Chúa đã đứng về phía những người bị lãng quên như Đức Giêsu đã rao giảng? Nếu quả thật như vậy, tại sao Thiên Chúa không lập tức ra tay hành động để giải cứu Đức Giêsu? Một lần nữa, tại sao lại để cho kẻ xấu xa đánh bại một tâm hồn hiền lành và cao quý?
Những câu hỏi của họ dễ dàng được nêu lên trong thời đại chúng ta. Có những thứ chẳng thay đổi gì nhiều đó sao? Bởi lẽ, bóng tối vẫn còn ngự trị; những người vô tội vẫn bị khống chế; kẻ mạnh thế vẫn áp bức người cô thế. Nhưng ngay trong cơn hấp hối, kẻ phạm tội bên cạnh Đức Giêsu đã có thể nhìn ra Chúa Giêsu đang trên đường Ngài về Nước Trời. Phải chăng đó là ơn sũng của Thiên Chúa đã hiện diện trong người đó?. Quả thật, Thiên Chúa không vắng mặt như ta tưởng. Chính Thiên Chúa hiện diện, trong lúc bóng tối sự dữ báo trùm sự vật, thì Thiên Chúa tỏ mình ra trong người kẻ phạm tội trên cây thập giá: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”
Tất nhiên, Đức Giêsu sẽ nhớ đến ông ta. Đức Giêsu luôn luôn tỏ lòng hiếu khách với những ai không được nơi nào tiếp đón. Tại bàn ăn của Đức Giêsu, những người không cùng địa vị đều được ngồi vào chỗ danh dự. Bất cứ khi nào, Đức Giêsu đều đáp ứng cho kẻ nghèo khó và lầm lũi biết tìm đến Người để xin được chữa lành và tha thứ tội lỗi. Những điều Người đã thực thi trong suốt hành trình sứ vụ, thì Người vẫn tiếp tục thực hiện trên thập giá, đó là tha thứ và đón nhận kẻ xa lạ vào vương quốc của Người.
Phía trên đầu thập giá của Đức Giêsu có một bảng hiệu nhằm phản đối Người ghi rằng: “Đây là vua dân Dothái”. Những người lính Rôma chế nhạo và khích bác Người rằng: “Nếu ông là vua dân Dothái thì hãy tự cứu lấy mình đi”. Dường như họ muốn nói rằng: “Đây là điều mà chúng tôi trừng phạt đối với những ai chống lại luật Rôma”. Một trong hai tên tội phạm lại sỉ vả Đức Giêsu khi dùng một danh hiệu khác để gọi Người rằng: “Ông không phải là Đấng Kitô sao?” Có nhiều danh hiệu dành cho Đức Giêsu như muốn tung hô Người; Nhưng chẳng có danh hiệu nào trong số đó tỏ lòng kính trọng hoặc tin tưởng khi tuyên xưng. Những danh hiệu đó là: “Đức Kitô của Thiên Chúa”, “Đấng đã được tuyển chọn”, “Vua dân Dothái”.
“Đức Kitô của Thiên Chúa” là cùng với chúng ta trong nỗi đau khổ. “Đấng đã được tuyển chọn” chia sẻ địa vị đặc biệt của Người với chúng ta, và nhờ đó, chúng ta cũng được tuyển chọn. “Vua dân Dothái” cai trị từ trên thập giá, được tìm thấy giữa những tội nhân, và chia sẻ cùng thân phận với họ. Một trong những tội phạm đó đã ý thức được tội lỗi của mình và của đồng bọn, nên mới nói rằng: “Quả thật, chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái.” Ông ta biết mình sẽ chịu xét xử về những gì mình đã gây ra. Kế đến, ông quay sang Đức Giêsu, rồi chân thành và thẳng thắn nói với Người, chứ không cần dùng một danh hiệu nào rằng: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi”.
Ông xin được vào vương quốc mà Đức Giêsu đã công bố trên đường lên Giêrusalem. Đức Giêsu vẫn công bố vương quốc đó từ trên thập giá; chính nơi vương quốc đó sự tha thứ được trao ban cho bất cứ ai biết cầu xin, đặc biệt tội nhân đang hấp hối. Thế tội nhân kia đã làm gì xứng đáng để lãnh nhận ơn tha thứ? Xin thưa, ông ta chẳng phải làm gì cả, mà chỉ đơn thuần biết khẩn cầu tha thứ.
Có bao giờ cuộc hội nghị đã đạt tỉ lệ tán thành thấp hơn như thời đại ngày nay hay không? Tiến trình chính trị của chúng ta là một trong những cuộc đấu tranh đầy thế lực. Những cuộc đấu tranh mang tính quyền lực đó cũng được thể hiện trên thương trường và trong các mối quan hệ với người khác. Kẻ quyền thế lại bành trướng ý định của họ, lãng quên những ai không có khả năng bảo vệ bản thân, nhưng lại lớn tiếng bênh vực cho quyền lợi của mình.
Ngày nay chúng ta vẫn tìm thấy Đức Kitô đang hấp hối trên thập giá. Những loại quyền lực đó là gì vậy? Làm sao Người thu hút được dân chúng từ nơi bất lực như thế? Thánh Luca nói với chúng ta rằng: “Dân chúng thì đứng nhìn...” Họ không sẵn sàng để theo một vị lãnh đạo bị thất bại như thế. Đức Giêsu không chứng tỏ được một loại quyền lực mà nhờ đó trở thành nguồn trợ giúp cho họ khi có nhu cầu.
Nhưng Người không có bất cứ một loại quyền lực nào khác. Ngày nay, thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, trong Đức Kitô, “Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái, trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.” Thay vì thống trị trên chúng ta, quyền lực của Đức Giêsu được chứng thực khi Người đem chúng ta vào cộng đoàn mà Người gọi là Vương quốc của Thiên Chúa. Trong vương quốc đó, có những mối quan hệ mới về bình đẳng, công lý, tha thứ và lòng trắc ẩn. Trong vương quốc Đức Vua của ta, các mối quan hệ chúng ta rộng khắp trên toàn thế giới, vì chúng ta làm công việc hòa giải và mang bình an đến giữa các dân tộc.
“Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” “Hôm nay”, ngay cả một tên tội phạm cũng có thể thay đổi, nhìn chằm vào Đức Kitô, và xin được đón nhận vào vương quốc của Người ngay “hôm nay.” Đó là cách mà Đức Vua sử dụng quyền lực của mình để thống trị từ trên thập giá.
Chúng ta sử dụng quyền lực của mình như thế nào? Liệu chúng ta có theo đường lối Đức Vua của chúng ta chính là Đức Kitô, và làm việc để xây dựng cũng như duy trì các mối quan hệ dựa trên tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau hay không? Chúng ta có điều khiển quyền lực của mình để duy trì thế giới quanh ta như trái đất, tôm cá, động vật, chim trời và không khí chăng? Nói cách khác, chúng ta có sử dụng quyền lực của mình để giúp đỡ, khuyến khích, chữa lành, an ủi và trao quyền hành cho những ai bị loại bỏ hay không? Nếu có, thì chúng ta đều là những công dân trong cùng một vương quốc mà Đức Giêsu đã công bố trừ trên thập giá với tên tội phạm đang hấp hối bên cạnh.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
CHRIST THE KING -C-
2 Samuel 5: 1-3; Psalm 122; Colossians 1: 12-20; Luke 23: 35-43
Since chapter 9 Luke has been narrating Jesus’s journey to Jerusalem. His disciples following behind expected big things from him once he got there. At first, when they arrived, it looked good, as the crowds shouted their praises of Jesus as he entered the city (19:28 – 40). Today is the last Sunday of the liturgical year. If things had gone the way the disciples hoped, today we would be reading of Jesus’ enthronement over the nation of Israel. Instead, we find Jesus is enthroned on the cross.
Jesus is crucified with two criminals. But the rulers don’t care about the criminals hanging on both sides of Jesus. Their mockery is directed at "the King of the Jews." Jesus’ tormentors just wanted to see him die. Once he did, the threat to their order would be no more and they could go on with their schemes in collaboration with the Romans. Jesus would not be there to upset their established patterns of security.
The ordinary people, who had placed their hopes on Jesus, those he enabled to feel the love compassion and forgiveness of God, watched their hopes fade with each of Jesus’ diminishing breaths. Those who followed Jesus and those who greeted him with enthusiasm when he entered Jerusalem, would shrug their shoulders over one more disappointment in their lives. Another "messiah" they had pinned their hopes on – come and gone.
As they looked upon Jesus on the cross they might have wondered where God was. Wasn’t Jesus God’s prophet? Wasn’t he empowered to heal and forgive? Hadn’t he done that so many times for them? Why did God let him be taken, brutalized and hung on the cross? Whose side was God on anyway? Was God on the side of the neglected, as Jesus had said, or not? If God was, why didn’t God act to save Jesus immediately? Why let the evil people, once again, defeat the meek and gentle of heart?
Their questions could easily be asked in our age. Things haven’t changed very much, have they? Darkness still seems to reign; the innocent still victimized; the strong still overpower the frail.
But the criminal by Jesus’ side, even in his agony, could look over to Jesus and recognize in him the way into God’s kingdom. That had to be a manifestation of God’s grace at work in him. God wasn’t as absent as it might seem. Just when God appeared most detached from what was happening and the day darkened by evil, evidence of God’s life showed itself in the suffering criminal, "Jesus remember me when you come into your kingdom."
Of course Jesus would remember him. Jesus always showed hospitality to those who were unaccepted elsewhere. At Jesus’ table the outsider got the place of honor. Jesus responded whenever a searching and needy person came to him for healing, or forgiveness of sins. What he did throughout his missionary journey, he continues to do from the cross – forgive and admit the stranger into his kingdom.
Over Jesus’ head on the cross the charge against him reads, "This is the King of the Jews. The Roman soldiers mocked Jesus, challenging him, "If you are the King of the Jews, save yourself." As if to say, "This is what we do to those who threaten Roman rule." One of the criminals reviles Jesus by using another title, "Are you not the Christ?" There are several titles for Jesus being tossed at him; none of which carry respect or belief in what the titles profess. "Christ of God." "The chosen one." "The King of the Jews."
"The Christ of God" is with us in our pain. "The chosen one" shares his special status with us and we too are chosen. "The King of the Jews" rules from the cross and is found among sinners, sharing their fate. One of the criminals acknowledges his and the other’s guilt, "indeed, we have been condemned justly… but this man has done nothing criminal." He knows he will be judged for what he did. He turns to Jesus and speaks simply and directly to him, without titles, "Jesus, remember me when you come into your kingdom."
He requests entrance into the kingdom Jesus had been proclaiming on his way to Jerusalem. Jesus still proclaims the kingdom from the cross; it’s a kingdom where forgiveness is given to anyone who asks, especially a dying criminal. What did he do to deserve forgiveness? Nothing, but ask for it.
Has Congress ever had a lower approval rating than it does these days? Our political process is one of power struggles. Those struggles for power also show themselves in the business world and in our relationships with others. The powerful extend their will and ignore those without resources to protect themselves, or to speak up for their rights.
We find Christ today dying on the cross. What kind of power is that? How will he attract people from such a powerless place? Luke tells us that, "the people stood there watching…." They weren’t about ready to follow such a defeated leader. He wasn’t showing the kind of power that would be of any help to them in their need.
But he did have another kind of power. Paul tells us today that in Christ, "God delivered us from the power of darkness and transferred us to the kingdom of his Son beloved in whom we have redemption, the forgiveness of sins." Instead of ruling over us, Jesus’ power is shown in his drawing us into the community he calls the Kingdom of God. In his kingdom there are new kinds of relationships of equality, justice, forgiveness and compassion. Our relationships, within our King’s realm, overflow to the world around us as we work for reconciliation and peace among peoples.
"Amen I say to you, today you will be with me in paradise." "Today" – Even a criminal can change, turn his gaze towards Christ and be accepted into his Kingdom – "today." That’s how the King uses his power ruling from the cross.
How do we use our power? Shall we follow Christ our King’s way and work to build and sustain relationships based on mutual love and respect? Shall we direct our power to sustain the world around us – earth, fish, animals, birds and air? Will we, in other words, use our powers to help and encourage, heal and give comfort, and empower those who have been sidelined? If we do, then we are citizens of the same kingdom Jesus proclaimed from the cross to the criminal dying at his side.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư Cha Bề trên Cả gửi toàn Dòng Tên về việc kỷ niệm 200 năm Dòng được tái lập
Chỉnh Trần, S.J.
11:28 22/11/2013
Thư Cha Bề trên Cả gửi toàn Dòng Tên về việc kỷ niệm 200 năm Dòng được tái lập
Adolfo-Nicolas-2-G
Quý anh em và bạn hữu quý mến trong Chúa Kitô,
Cách đây gần 2 năm, vào ngày 1.1.2012, tôi đã viết thư cho tất cả các Bề trên Thượng cấp để đề nghị các ngài bắt đầu chuẩn bị cho việc kỷ niệm 200 năm Dòng được tái lập vào năm 2014. Với lá thư này, tôi muốn mời gọi mỗi Giêsu hữu, tất cả các cộng tác viên của chúng ta, mỗi cộng đoàn, sứ vụ tông đồ, các Miền và Tỉnh Dòng hướng đến việc kỷ niệm 200 năm Dòng được tái lập vào năm 2014 với lòng tri ân chân thành và khiêm nhường đối với Chúa Kitô, với ước mong học hỏi từ lịch sử của chúng ta và xem đây là dịp để canh tân đời sống thiêng liêng và tông đồ của chúng ta.
Năm 2014 sẽ là một năm quan trọng đối với việc nghiên cứu và học hỏi chính lịch sử của Dòng chúng ta. Ở nhiều nơi trên thế giới, những nghiên cứu, xuất bản, hội họp và hội thảo đã được lên kế hoạch để thăng tiến sự hiểu biết và am tường sâu xa hơn về những thực tại phức tạp liên quan đến biến cố Dòng bị giải thể và được tái lập như: những sự kiện, những nguyên nhân, những tác nhân chính và những hậu quả. Xin cám ơn anh em về tất cả những công việc đã và đang được tiến hành và tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu và học hỏi lịch sử quan trọng này sẽ được tiếp tục ngay cả sau năm 2014. Như tất cả chúng ta biết, ký ức và căn tính được liên kết cách sâu sắc với nhau: người nào quên quá khứ thì người đó không thể biết mình là ai. Chúng ta càng nhớ về lịch sử của mình chúng ta càng hiểu lịch sử đó sâu sắc hơn, chúng ta càng hiểu về chính mình và căn tính của chúng ta tốt hơn trong tư cách là một thân thể tông đồ trong Giáo Hội.
Đồng thời, tôi đề nghị việc nghiên cứu và học hỏi lịch sử trong suốt năm 2014 cần phải được đào sâu bằng việc cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn, bằng phản tỉnh và nhận định. Tôi tin phương thức tốt nhất bước vào năm đặc biệt này một cách thiêng liêng – năm kỷ niệm 200 năm Trọng sắc Sollicitudo omnium ecclesiarum của Đức Giáo Hoàng Piô VII ngày 7.8.1814 – là để nhận ra ân sủng như thánh I-nhã đề nghị trong bài Chiêm niệm để yêu mến: xin Chúa “một sự hiểu biết thâm sâu về tất cả mọi ơn lành tôi đã nhận được để với lòng biết ơn sâu xa, tôi có thể yêu mến và phụng sự Chúa chí tôn trong mọi sự.” (Linh Thao 233) Nói cách khác, không phải chúng ta muốn tập trung mọi sự chú ý vào quá khứ. Chúng ta ao ước hiểu và nhận thức quá khứ của mình tốt hơn để chúng ta có thể hướng đến tương lai với “lòng nhiệt tâm đã được canh tân” (Tổng Hội 35, Sắc lệnh 1) trong đời sống và sứ mạng của chúng ta hôm nay.
Vì thế, tôi muốn gợi ý vài chủ đề cho việc cầu nguyện, phản tỉnh và nhận định của chúng ta trong năm sắp tới.
1. Lòng trung thành cách sáng tạo: Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay khi mà xưa kia, ngoại trừ ở Nga, Dòng đã mất tất cả trong suốt thời gian bị giải thể, lại có thể bắt đầu lại mà không có bất kỳ nguồn trợ lực nào? Thêm nữa, chúng ta có thể học hỏi được gì từ những nỗ lực của Dòng sau khi được tái lập để trung thành với di sản của thánh I-nhã trong những cảnh huống với nhiều thay đổi to lớn.
2. Tình yêu đối với Thể chế của Dòng: Theo một lá thư quan trọng của cha Bề trên Cả Jan Roothaan, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất sau khi Dòng được tái lập, có tựa đề Về tình yêu đối với Dòng và Thể chế của chúng ta (1830), thì cám dỗ đối với một số thành viên của Dòng khi mới được tái lập là một thứ tình yêu, mà chúng ta có thể nói, khá hời hợt và mang tính bề ngoài: lệ thuộc vào sự sung túc nơi giá trị của việc có nhiều cơ sở; thanh danh từ những lời xưng tụng của người khác; lòng kiêu ngạo vì lại tiếp tục có quyền lực và ảnh hưởng. Thay vào đó, cha Roothaan đã tìm cách thúc đẩy một tình yêu nội tâm đối với Dòng: Thể chế, tinh thần và giá trị, cung cách hành xử của Dòng được bắt rễ trong Linh Thao. Lời mời gọi tập trung hết sức vào lòng yêu mến và hiểu biết Thể chế của Dòng có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?
3. Tình huynh đệ: Một nhân vật quan trọng khác trong giai đoạn này là thánh Giuse Pignatelli, người đã liên kết, củng cố và động viên các anh em của mình trong suốt thời gian bị trục xuất và phiêu bạt khắp nơi đầy khó khăn. Ngay cả khi Dòng bị giải thể, ngài vẫn duy trì sự hiệp thông, tình bạn và niềm hy vọng giữa những anh em cựu Giêsu hữu. Chứng tá của những người đã chăm sóc anh em mình trong suốt thời gian khủng hoảng nói gì với chúng ta hôm nay, những người được Tổng Hội 35 mời gọi sống “cộng đoàn như là sứ mạng”?
4. Sứ mạng phổ quát: Một trong những dấu ấn của Dòng sau khi được tái lập đó là có một tinh thần và hoạt động truyền giáo nổi bật. Dưới thời cha Bề trên Cả Roothaan, 19% trong số 5,208 thành viên của Dòng phục vụ bên ngoài các Tỉnh Dòng mà họ gia nhập. Nhiều Tỉnh Dòng ở Á Châu, Phi Châu, Mỹ Châu và Úc Châu hình thành trong thời gian Dòng vừa được tái lập. Cảm thức mạnh mẽ đối với sứ mạng phổ quát này trong Dòng khi mới được tái lập có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?
5. Niềm tin vào Đấng Quan Phòng: Các bậc tiền nhân trong Dòng đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách: thời Dòng bị giải thể; tình trạng tồn tại đầy bấp bênh của Dòng ở Nga; việc tìm kiếm sự nhìn nhận Dòng ở từng địa phương cho đến khi Dòng được tái lập trên toàn thế giới năm 1814; khởi đầu đầy khó khăn và mong manh khi Dòng được tái lập. Chúng ta có thể học được điều gì từ lòng kiên nhẫn, can trường, niềm tin và tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và sự hiện diện của Thần Khí trong Giáo Hội nơi những anh em của chúng ta trong thời kỳ đầy biến động này?
Tôi muốn xác nhận những gì tôi đã đề nghị trong lá thư trước của tôi về năm 2014 rằng việc kỷ niệm Dòng được tái lập vốn sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 3.1, dịp lễ Thánh Danh Chúa Giêsu và kết thúc vào ngày 27.9 dịp kỷ niệm ngày Dòng được phê chuẩn năm 1540 cần phải tránh bất cứ hình thức phô trương và tự hào nào. Tuy nhiên, ngay cả trong những cách thức tổ chức đơn sơ và khiêm tốn nhất, tôi hy vọng rằng tất cả các cộng đoàn, Miền và Tỉnh Dòng cần nỗ lực để nhớ về việc kỷ niệm này trong một cách thế nào đó đáng nhớ cũng như có ý nghĩa đối với cá nhân và cộng đoàn.
Khi chúng ta nhìn về bước ngoặt lịch sử này của Dòng, chúng ta hãy khiêm nhường tạ ơn Thiên Chúa vì Dòng nhỏ bé của chúng ta tiếp tục tồn tại cho đến hôm nay; hãy tiếp tục tìm kiếm con đường dẫn tới Thiên Chúa trong linh đạo của thánh I-nhã; hãy tiếp tục sống triển nở cả trong sự trợ giúp lẫn thách đố đến từ anh em của chúng ta trong cộng đoàn; hãy tiếp tục kinh nghiệm về niềm vui và ân huệ được phục vụ Giáo Hội và thế giới, đặc biệt những người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta nhất, ngang qua các thừa tác vụ của chúng ta. Tôi cầu nguyện cho dịp kỷ niệm hồng ân 200 năm Dòng được tái lập của chúng ta được chúc phúc bằng một sự dấn thân sâu xa hơn cho lối sống của chúng ta và một cam kết sáng tạo, quảng đại và hân hoan hơn để hiến thân phục vụ cho vinh danh Thiên Chúa hơn.
Thân ái trong Chúa Kitô,
Adolfo Nicolás, S.J.
Bề trên Tổng quyền
Rôma ngày 14.11.2013
Lễ thánh Giuse Pignatelli
Adolfo-Nicolas-2-G
Quý anh em và bạn hữu quý mến trong Chúa Kitô,
Năm 2014 sẽ là một năm quan trọng đối với việc nghiên cứu và học hỏi chính lịch sử của Dòng chúng ta. Ở nhiều nơi trên thế giới, những nghiên cứu, xuất bản, hội họp và hội thảo đã được lên kế hoạch để thăng tiến sự hiểu biết và am tường sâu xa hơn về những thực tại phức tạp liên quan đến biến cố Dòng bị giải thể và được tái lập như: những sự kiện, những nguyên nhân, những tác nhân chính và những hậu quả. Xin cám ơn anh em về tất cả những công việc đã và đang được tiến hành và tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu và học hỏi lịch sử quan trọng này sẽ được tiếp tục ngay cả sau năm 2014. Như tất cả chúng ta biết, ký ức và căn tính được liên kết cách sâu sắc với nhau: người nào quên quá khứ thì người đó không thể biết mình là ai. Chúng ta càng nhớ về lịch sử của mình chúng ta càng hiểu lịch sử đó sâu sắc hơn, chúng ta càng hiểu về chính mình và căn tính của chúng ta tốt hơn trong tư cách là một thân thể tông đồ trong Giáo Hội.
Đồng thời, tôi đề nghị việc nghiên cứu và học hỏi lịch sử trong suốt năm 2014 cần phải được đào sâu bằng việc cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn, bằng phản tỉnh và nhận định. Tôi tin phương thức tốt nhất bước vào năm đặc biệt này một cách thiêng liêng – năm kỷ niệm 200 năm Trọng sắc Sollicitudo omnium ecclesiarum của Đức Giáo Hoàng Piô VII ngày 7.8.1814 – là để nhận ra ân sủng như thánh I-nhã đề nghị trong bài Chiêm niệm để yêu mến: xin Chúa “một sự hiểu biết thâm sâu về tất cả mọi ơn lành tôi đã nhận được để với lòng biết ơn sâu xa, tôi có thể yêu mến và phụng sự Chúa chí tôn trong mọi sự.” (Linh Thao 233) Nói cách khác, không phải chúng ta muốn tập trung mọi sự chú ý vào quá khứ. Chúng ta ao ước hiểu và nhận thức quá khứ của mình tốt hơn để chúng ta có thể hướng đến tương lai với “lòng nhiệt tâm đã được canh tân” (Tổng Hội 35, Sắc lệnh 1) trong đời sống và sứ mạng của chúng ta hôm nay.
Vì thế, tôi muốn gợi ý vài chủ đề cho việc cầu nguyện, phản tỉnh và nhận định của chúng ta trong năm sắp tới.
1. Lòng trung thành cách sáng tạo: Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay khi mà xưa kia, ngoại trừ ở Nga, Dòng đã mất tất cả trong suốt thời gian bị giải thể, lại có thể bắt đầu lại mà không có bất kỳ nguồn trợ lực nào? Thêm nữa, chúng ta có thể học hỏi được gì từ những nỗ lực của Dòng sau khi được tái lập để trung thành với di sản của thánh I-nhã trong những cảnh huống với nhiều thay đổi to lớn.
2. Tình yêu đối với Thể chế của Dòng: Theo một lá thư quan trọng của cha Bề trên Cả Jan Roothaan, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất sau khi Dòng được tái lập, có tựa đề Về tình yêu đối với Dòng và Thể chế của chúng ta (1830), thì cám dỗ đối với một số thành viên của Dòng khi mới được tái lập là một thứ tình yêu, mà chúng ta có thể nói, khá hời hợt và mang tính bề ngoài: lệ thuộc vào sự sung túc nơi giá trị của việc có nhiều cơ sở; thanh danh từ những lời xưng tụng của người khác; lòng kiêu ngạo vì lại tiếp tục có quyền lực và ảnh hưởng. Thay vào đó, cha Roothaan đã tìm cách thúc đẩy một tình yêu nội tâm đối với Dòng: Thể chế, tinh thần và giá trị, cung cách hành xử của Dòng được bắt rễ trong Linh Thao. Lời mời gọi tập trung hết sức vào lòng yêu mến và hiểu biết Thể chế của Dòng có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?
3. Tình huynh đệ: Một nhân vật quan trọng khác trong giai đoạn này là thánh Giuse Pignatelli, người đã liên kết, củng cố và động viên các anh em của mình trong suốt thời gian bị trục xuất và phiêu bạt khắp nơi đầy khó khăn. Ngay cả khi Dòng bị giải thể, ngài vẫn duy trì sự hiệp thông, tình bạn và niềm hy vọng giữa những anh em cựu Giêsu hữu. Chứng tá của những người đã chăm sóc anh em mình trong suốt thời gian khủng hoảng nói gì với chúng ta hôm nay, những người được Tổng Hội 35 mời gọi sống “cộng đoàn như là sứ mạng”?
4. Sứ mạng phổ quát: Một trong những dấu ấn của Dòng sau khi được tái lập đó là có một tinh thần và hoạt động truyền giáo nổi bật. Dưới thời cha Bề trên Cả Roothaan, 19% trong số 5,208 thành viên của Dòng phục vụ bên ngoài các Tỉnh Dòng mà họ gia nhập. Nhiều Tỉnh Dòng ở Á Châu, Phi Châu, Mỹ Châu và Úc Châu hình thành trong thời gian Dòng vừa được tái lập. Cảm thức mạnh mẽ đối với sứ mạng phổ quát này trong Dòng khi mới được tái lập có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?
5. Niềm tin vào Đấng Quan Phòng: Các bậc tiền nhân trong Dòng đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách: thời Dòng bị giải thể; tình trạng tồn tại đầy bấp bênh của Dòng ở Nga; việc tìm kiếm sự nhìn nhận Dòng ở từng địa phương cho đến khi Dòng được tái lập trên toàn thế giới năm 1814; khởi đầu đầy khó khăn và mong manh khi Dòng được tái lập. Chúng ta có thể học được điều gì từ lòng kiên nhẫn, can trường, niềm tin và tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và sự hiện diện của Thần Khí trong Giáo Hội nơi những anh em của chúng ta trong thời kỳ đầy biến động này?
Tôi muốn xác nhận những gì tôi đã đề nghị trong lá thư trước của tôi về năm 2014 rằng việc kỷ niệm Dòng được tái lập vốn sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 3.1, dịp lễ Thánh Danh Chúa Giêsu và kết thúc vào ngày 27.9 dịp kỷ niệm ngày Dòng được phê chuẩn năm 1540 cần phải tránh bất cứ hình thức phô trương và tự hào nào. Tuy nhiên, ngay cả trong những cách thức tổ chức đơn sơ và khiêm tốn nhất, tôi hy vọng rằng tất cả các cộng đoàn, Miền và Tỉnh Dòng cần nỗ lực để nhớ về việc kỷ niệm này trong một cách thế nào đó đáng nhớ cũng như có ý nghĩa đối với cá nhân và cộng đoàn.
Khi chúng ta nhìn về bước ngoặt lịch sử này của Dòng, chúng ta hãy khiêm nhường tạ ơn Thiên Chúa vì Dòng nhỏ bé của chúng ta tiếp tục tồn tại cho đến hôm nay; hãy tiếp tục tìm kiếm con đường dẫn tới Thiên Chúa trong linh đạo của thánh I-nhã; hãy tiếp tục sống triển nở cả trong sự trợ giúp lẫn thách đố đến từ anh em của chúng ta trong cộng đoàn; hãy tiếp tục kinh nghiệm về niềm vui và ân huệ được phục vụ Giáo Hội và thế giới, đặc biệt những người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta nhất, ngang qua các thừa tác vụ của chúng ta. Tôi cầu nguyện cho dịp kỷ niệm hồng ân 200 năm Dòng được tái lập của chúng ta được chúc phúc bằng một sự dấn thân sâu xa hơn cho lối sống của chúng ta và một cam kết sáng tạo, quảng đại và hân hoan hơn để hiến thân phục vụ cho vinh danh Thiên Chúa hơn.
Thân ái trong Chúa Kitô,
Adolfo Nicolás, S.J.
Bề trên Tổng quyền
Rôma ngày 14.11.2013
Lễ thánh Giuse Pignatelli
Vatican II và cái chết của Tổng Thống Kennedy
Vũ Văn An
22:19 22/11/2013
Bất chấp các bất cập của John F. Kennedy mà ngay lúc còn sống đã được rất nhiều người biết đến, lúc nằm xuống, ông chỉ được tưởng niệm như một tổng thống qúy yêu của đất nước Hoa Kỳ.
Nhân ngày kỷ niệm 50 năm ông qua đời, Đức Ông John T. Myler, Cha Sở Nhà Thờ Chánh Tòa St Peter tại Belleville, Illinois, chuyên nghiên cứu về lịch sử và nền thần học Công Giáo thời Công Đồng Vatican II, đã thuật lại một số chi tiết lịch sử diễn ra tại Vatican II lúc John F. Kennedy qua đời, dưới tựa đề: Năm Mươi Năm Trước Đây Tại Công Đồng... Ngày 22 Tháng Mười Một, 1963.
Thứ Sáu, 22 tháng Mười Một, sau trưa (giờ Rôma) một chút, phòng báo chí của các giám mục Mỹ công bố một thông cáo báo chí, do Đức Ông Tucek viết: “Phiên họp toàn thể thứ 73 của Công Đồng Vatican II, ngày 22 tháng Mười Một, sẽ là ngày đáng ghi nhớ không những trong lịch sử Công Đồng mà còn trong cả lịch sử của Giáo Hội nữa”.
Biến cố lịch sử được nhắc tới chính là việc các giám mục thế giới chấp thuận gần như nhất trí văn kiện Sacrosanctum Concilium, tức văn kiện cải tổ Nền Phụng Vụ Thánh và cho phép việc cử hành Thánh Lễ bằng tiếng địa phương.
Tuy nhiên, bản tin ấy mau chóng bị lu mờ bởi bản tin đánh đi từ Dallas, Texas, do một sự kiện xẩy ra cùng ngày thứ Sáu hôm ấy, vào đầu buổi tối, giờ Rôma.
Khoảng cuối buổi chiều, nhiều giám mục tới viếng Nhà Thờ Thánh Nữ Cecilia tại Trastevere; vì ngày 22 tháng Mười Một là ngày lễ kính Thánh Nữ Bổn Mạng của âm nhạc. Xác Thánh Cecilia được chôn trong ngôi thánh đường xinh đẹp xây ngay trên các phế tích ngôi nhà của Thánh Nữ. Lúc 5 giờ chiều, Đức HY Meyer của Chicago cử hành Thánh Lễ Đại Trào tại đó, vì Nhà Thờ Thánh Cecilia vốn là nhà thờ “hiệu toà” của ngài.
Sau đó, lúc 8 giờ tối, một nhóm giám mục Hoa Kỳ đi ăn tối tại Cavalieri Hilton, dự tính để mừng tin vui trong ngày với một số chuyên viên (periti) từng giúp soạn thảo văn kiện phụng vụ mới. Lúc các ngài vừa nâng ly chúc mừng, thì Đức TGM John Cody bước vào phòng, tiến tới chiếc bàn, và trịnh trọng loan báo: “Tôi vừa nghe truyền thanh cho biết Tổng Thống Kennedy đã bị bắn tại Dallas”.
Tất cả đều rời khỏi Hilton, lặng lẽ bước vào đêm tối.
Một quan sát viên Thệ Phản tại Công Đồng nhắc lại việc nhóm của ông dự tính gặp các giám mục Hoa Kỳ tối hôm đó để thảo luận văn kiện kế tiếp bàn về đại kết: “Trước khi lên đường, chúng tôi đã nghe trên truyền hình tin khủng khiếp về việc Tổng Thống Kennedy bị bắn. Chúng tôi ra bến taxi và lấy một chiếc trong âm thầm và cầu nguyện, vì lúc ấy, chúng tôi vẫn hy vọng là phát đạn không gây tử vong. Tuy nhiên, khi tới căn phòng của các giám mục, chúng tôi biết chắc sự thật kinh hoàng. Sau khi bắt tay, có người đề nghị chúng tôi cùng đọc kinh, và một giám mục hướng dẫn chúng tôi đọc kinh “Từ Vực Sâu”. Chúng tôi ngồi trong tư thế ngỡ ngàng một lúc lâu, lắng nghe các tường trình truyền thanh mới nhất bằng tiếng Anh”.
Một số giám mục Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm một nhà thờ nào đó còn mở cửa để có thể dâng thánh lễ cầu hồn.
Và kể từ đêm thứ Sáu trở đi, nhiều đám đông bắt đầu tụ tập đàng trước Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Via Veneto. Nhiều công dân Ý đặt hoa ở lối ra vào. Một số giám mục Hoa Kỳ cũng tụ họp ở đó. Thấy một số giám mục dàn dụa nước mắt, một linh mục già người Anh nhận xét: “Vì lòng tôn sùng Chúa, đem ra thực hành ở khắp mọi nơi trên lục địa, các giám mục Hoa Kỳ quả là độc đáo. Âu Châu không có gì để chứng tỏ cho các ngài về lòng mộ mến các bí tích, về sự hy sinh cho nền giáo dục Công Giáo, về lòng độ lượng đối với các xứ truyền giáo. Các ngài ít nói tới điều này... Có lẽ cuộc đời của vị tổng thống trẻ vừa bị ám sát phản ảnh một cách anh hùng lòng sốt sắng của các ngài chăng”.
Trong tác phẩm đồ sộ “Lịch Sử Công Đồng”, Guiseppe Alberigo có viết: “Biến cố có tầm quan trọng quốc tế xẩy ra trong các tuần lễ của khóa hai (Công Đồng) là vụ ám sát J.F. Kennedy... một vụ ám sát được Vatican II cảm nhận mạnh mẽ không khác gì tại những nơi khác”.
Thứ Bẩy, ngày 23 tháng Mười Một, Đức HY Cushing của Boston đã có mặt tại Hoa Kỳ. Ngài từng chủ tọa lễ cưới của John Kennedy và Jacqueline Bouvier năm 1953 và rửa tội cho hai đứa con của họ là Caroline và John, Jr. Tháng Tám, 1963, chỉ 3 tháng trước vụ ám sát, ngài còn cử hành Thánh Lễ cho đứa con thứ ba, là Patrick Bouvier Kennedy, chết 2 ngày sau khi sinh ra. Khi JFK nhậm chức Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng Giêng, 1961, Đức HY Cushing đã dâng lời cầu nguyện. Giờ đây, ngài dự tính sẽ dâng Thánh Lễ An Táng cho Tổng Thống tại Washington D.C.
Trong khi hai linh mục Công Giáo được vào Tòa Bạch Ốc vào sáng Thứ Bẩy để cầu nguyện hai bên cỗ quan tài bằng gỗ gụ, thì Đức Giáo Hoàng Phaolô VI dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng của ngài để cầu cho linh hồn Tổng Thống. Sau đó, ngài cho phép các máy quay phim của truyền hình vào Tông Điện để ngài có thể trực tiếp thưa chuyện với nhân dân Hoa Kỳ:
“Tôi ngỡ ngàng sâu xa trước tin đau buồn và bi đát về việc sát hại Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, và việc gây thương tích nặng cho Thống Đốc Connally.
“Tôi đau buồn sâu sắc vì tội ác này, vì cái tang đang làm sầu khổ đất nước vĩ đại và văn minh, vì nỗi đau đớn đang giáng xuống Bà Kennedy, con cái ông bà và gia đình họ.
“Tôi hết lòng đau buồn về những gì đã xẩy ra. Tôi tha thiết mong rằng cái chết của chính khách vĩ đại này sẽ không gây thiệt hại đến chính nghĩa của nhân dân Hoa Kỳ, đúng hơn, sẽ tăng cường các tâm tư luân lý và dân chính cũng như củng cố các cảm thức cao thượng và hoà hợp của họ.
“Ông là vị tổng thống Công Giáo đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc. Tôi nhớ lại niềm hân hoan được tiếp ông tới thăm và khám phá nơi ông sự khôn ngoan lớn lao và quyết tâm cao vì thiện ích của nhân loại.
“Ngày mai, tôi sẽ dâng Thánh Lễ để xin Thiên Chúa ban cho ông sự nghỉ ngơi đời đời, xin Người an ủi tất cả những ai đang khóc thương ông và xin cho tình yêu Kitô Giáo thống trị toàn thể nhân loại”.
Trong một điện tín riêng gửi cho Bà Jacqueline Kennedy, Đức Giáo Hoàng viết: “Con gái thân yêu, cha vội gửi tới con... tới con và con cái con sự an ủi của ơn thánh Chúa, và phúc lành tòa thánh đầy âu yếm của cha”.
Đức Giáo Hoàng cũng gửi thông điệp riêng cho thân phụ mẫu vị Cố Tổng Thống. Bà Rose Kennedy đã tham dự hai thánh lễ vào sáng sớm thứ Bẩy tại Nhà Thờ Thánh Phanxicô Xaviê, là nhà thờ giáo xứ của gia đình tại Hyannis Port, Massachusetts. Một trong hai Thánh Lễ này được cử hành tại bàn thờ do gia đình Kennedy dâng cúng để tưởng nhớ người con trai lớn nhất của họ là Joseph, Jr., tử nạn lúc là phi công của Hải Quân trong Thế Chiến II.
Nhà Thờ Santa Susanna, trên đường Via XX Settembre, đầy ních người tham dự Thánh Lễ lúc 5 giờ chiều do Đức HY Spellman cử hành.
Cùng lúc ấy, Đức Tổng Giám Mục O’Boyle của Washington và Đức Cha Phụ Tá Hannan lên đường trở lại Hoa Kỳ để tham dự tang lễ vào hôm thứ Hai.
Về các biến cố trong ngày Chúa Nhật, 24 tháng Mười Một, một trong các quan sát viên không Công Giáo tại Công Đồng ghi lại như sau: “Cuối tuần này, mọi suy nghĩ, trong đó hình như có cả các suy nghĩ của dân tộc Ý nữa, đều hướng về cái chết của Tổng Thống Kennedy.
“Sáng Chúa Nhật, vợ tôi và tôi trước nhất tới một nhà thờ Công Giáo, là Nhà Thờ Santa Susanna... sau đó, tới một nhà thờ Methodist. Các buổi lễ khác nhau xiết bao! Ấy thế nhưng chúng cũng tương tự xiết bao, vì ở mỗi nơi, việc thờ phượng đều hướng về cùng một Thiên Chúa, Đấng đã tự mặc khải nơi Chúa Giêsu Kitô.
“... Tại nhà thờ Công Giáo, chúng tôi im lặng tham dự một Thánh Lễ trầm lặng, chúng tôi được mặc tình cầu nguyện và suy niệm cá nhân. Tại nhà thờ Thệ Phản, chúng tôi ca hát, cầu nguyện, và cùng nhau lắng nghe một bài giảng. Trong tình hiệp thông hoàn toàn, tôi tin chắc rằng trong Giáo Hội tương lai, cả hai kinh nghiệm này cần được dâng lên và không ai tự cho mình là Kitô Hữu hoàn toàn mà lại không biết tự tiếp nhận các giá trị đặc thù của mỗi bên”.
Sau đó trong ngày, Đức Hồng Y Ritter của St Louis đã ra một tuyên bố cám ơn mọi nghị phụ Công Đồng đã gừi lời phân ưu và hứa hẹn cầu nguyên: “Nơi nào trái tim con người không chiếm hữu được tình bác ái và sự ân cần hỗ tương, nơi ấy chỉ có thể có hận thù, mà cái chết này là một trong các hoa trái”.
Cùng khoảng lúc ấy, người ám sát Tổng Thống cũng đã bị ám sát.
Sáng thứ Hai, ngày 25 tháng Mười Một, trong các loan báo thường lệ lúc bắt đầu ngày làm việc của Công Đồng, cái chết của Tổng Thống Kennedy đã được Đức TGM Felici ghi nhận. Ngài thông báo với các nghị phụ rằng một Thánh Lễ cầu hồn long trọng sẽ được cử hành lúc 5 giờ chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateran để cầu cho linh hồn cố Tổng Thống Hoa Kỳ được nghỉ yên. Mọi nghị phụ đều được mời tham dự.
Sau đó, các nghị phụ đã bắt đầu ngày làm việc như thường lệ và đã chấp thuận sắc lệnh về truyền thông xã hội Inter Mirifica.
Và cũng vào chính ngày này, khi các giám mục chấp thuận việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để loan truyền Tin Mừng, mười triệu người nam nữ khắp thế giới đã mở máy truyền hình và truyền thanh để theo dõi đám tang của Tổng Thống Kennedy.
Đây là một Thánh Lễ âm thầm, theo lời yêu cầu của Bà Kennedy. Quan tài được đặt ở phía trước, giữa lòng nhà thờ chính tòa. Trong khi Đức HY Cushing dâng Thánh Lễ bằng một giọng “ê a quen thuộc”, thì Luigi Vena, từ ca đoàn, hát bài Ave Maria cao vút của Gounod, y như ông từng hát tại lễ cưới của vợ chồng Kennedy 10 năm trước đó.
Tờ New York Times tường thuật: “Đức Hồng Y, khổ người cao lớn và đường bệ trong ngôi thánh đường đồ sộ, đọc Thánh Lễ hoàn toàn bằng tiếng La Tinh cổ truyền ("Dominus vobiscum. Et cum spiritu tuo"). Ngài đọc đều đặn, không vấp váp, đôi khi bằng một giong như hát nghe tựa tiếng ê-a đều đặn chứ không hẳn đọc từng chữ, từ phần Nhập Lễ, Kinh Thương Xót, lời truyền phép, qua mọi phần Thánh Lễ khác vốn quen thuộc với người Công Giáo Rô Ma khắp thế giới, tới tận phần rước lễ...
“Bà Kennedy và Robert Kennedy là những người đầu tiên lên rước lễ. Sau đó là Edward Kennedy. Hàng trăm người khác trong nhà thờ cũng đã lên rước lễ... Khi Thánh Lễ chấm dứt, giám mục phụ tá Hannan đã lên bục giảng nói khoảng 11 phút bằng tiếng Anh.
“Các cửa nhà thờ mở ra, buổi lễ tại nhà thờ chính tòa kết thúc, gia đình, các giáo phẩm và vị vọng lên đường tham dự lễ nghi tại huyệt mộ ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington”
Cũng cùng lúc ấy, Thánh Lễ buổi chiều cho John F. Kennedy tại nhà thờ chính tòa Rôma, tức Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateran, cũng chấm dứt.
Thánh Lễ trên được cử hành non sáu tháng sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Sau khi Tổng Thống Kennedy qua đời, một giám mục Hoa Kỳ có mặt tại Công Đồng đã nhắc lại một biến cố “để tưởng niệm ông”: “Điều con nhớ là như sau: đang đứng tại công trường ở Florence để chiêm ngưỡng bức tượng David nổi tiếng của Michelangelo, thì một người đàn ông lịch thiệp người Ý đến sau lưng vỗ vai con. Con quay lại, ông ta vừa dàn dụa nước mắt vừa nói với con: ‘chúng ta mất cả hai Gioan của chúng ta rồi’”.
Nhà triết học chính trị Đức gốc Do Thái là Hannah Arendt, từng qua Mỹ trong thập niên 1930, đã viết trên tờ The New York Review of Books như sau:
“Có một sự tương tự rất lạ lùng và vô cùng buồn bã giữa cái chết của hai người vĩ đại nhất mà chúng ta vừa mới mất năm nay, một người rất già, người kia thì rất trẻ.
“Cả Đức Cố Giáo Hoàng lẫn Cố Tổng Thống đều chết quá sớm nếu nói về công trình đã được các vị khởi diễn nhưng đã để lại dở dang. Cả thế giới bỗng thay đổi và ra tối tăm khi tiếng nói của các vị im bặt.
“Ấy thế nhưng thế giới sẽ không bao giờ được như thế trước khi các vị lên tiếng và hành động theo lời lên tiếng này”.
Ngày 25 tháng Mười Một, ở cuối bài tường thuật chi tiết Thánh Lễ cầu hồn và an táng, nhà báo Tom Wicker viết: “ Lúc 3 giờ 34 chiều, chiếc quan tài được hạ xuống lòng đất. Đời ngắn, ngày dài, đã vĩnh viễn ra đi. Và không một long trọng và hoành tráng nào, không một nghi lễ hay âm nhạc nào, không lời nói hay khóc thương nào, không khuôn mặt tại đường phố nào, không nhân vật bất động nào trong các xe limousines, có thể nói được điều gì hay hơn lời kinh vắn tắt in đàng sau tấm hình vị tổng thống tử nạn và được phân phối tại Nhà Thờ Chính Tòa: ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin thương chăm sóc đầy tớ Ngài là John Fitzgerald Kennedy!’”.
Nhân ngày kỷ niệm 50 năm ông qua đời, Đức Ông John T. Myler, Cha Sở Nhà Thờ Chánh Tòa St Peter tại Belleville, Illinois, chuyên nghiên cứu về lịch sử và nền thần học Công Giáo thời Công Đồng Vatican II, đã thuật lại một số chi tiết lịch sử diễn ra tại Vatican II lúc John F. Kennedy qua đời, dưới tựa đề: Năm Mươi Năm Trước Đây Tại Công Đồng... Ngày 22 Tháng Mười Một, 1963.
Thứ Sáu, 22 tháng Mười Một, sau trưa (giờ Rôma) một chút, phòng báo chí của các giám mục Mỹ công bố một thông cáo báo chí, do Đức Ông Tucek viết: “Phiên họp toàn thể thứ 73 của Công Đồng Vatican II, ngày 22 tháng Mười Một, sẽ là ngày đáng ghi nhớ không những trong lịch sử Công Đồng mà còn trong cả lịch sử của Giáo Hội nữa”.
Biến cố lịch sử được nhắc tới chính là việc các giám mục thế giới chấp thuận gần như nhất trí văn kiện Sacrosanctum Concilium, tức văn kiện cải tổ Nền Phụng Vụ Thánh và cho phép việc cử hành Thánh Lễ bằng tiếng địa phương.
Tuy nhiên, bản tin ấy mau chóng bị lu mờ bởi bản tin đánh đi từ Dallas, Texas, do một sự kiện xẩy ra cùng ngày thứ Sáu hôm ấy, vào đầu buổi tối, giờ Rôma.
Khoảng cuối buổi chiều, nhiều giám mục tới viếng Nhà Thờ Thánh Nữ Cecilia tại Trastevere; vì ngày 22 tháng Mười Một là ngày lễ kính Thánh Nữ Bổn Mạng của âm nhạc. Xác Thánh Cecilia được chôn trong ngôi thánh đường xinh đẹp xây ngay trên các phế tích ngôi nhà của Thánh Nữ. Lúc 5 giờ chiều, Đức HY Meyer của Chicago cử hành Thánh Lễ Đại Trào tại đó, vì Nhà Thờ Thánh Cecilia vốn là nhà thờ “hiệu toà” của ngài.
Sau đó, lúc 8 giờ tối, một nhóm giám mục Hoa Kỳ đi ăn tối tại Cavalieri Hilton, dự tính để mừng tin vui trong ngày với một số chuyên viên (periti) từng giúp soạn thảo văn kiện phụng vụ mới. Lúc các ngài vừa nâng ly chúc mừng, thì Đức TGM John Cody bước vào phòng, tiến tới chiếc bàn, và trịnh trọng loan báo: “Tôi vừa nghe truyền thanh cho biết Tổng Thống Kennedy đã bị bắn tại Dallas”.
Tất cả đều rời khỏi Hilton, lặng lẽ bước vào đêm tối.
Một quan sát viên Thệ Phản tại Công Đồng nhắc lại việc nhóm của ông dự tính gặp các giám mục Hoa Kỳ tối hôm đó để thảo luận văn kiện kế tiếp bàn về đại kết: “Trước khi lên đường, chúng tôi đã nghe trên truyền hình tin khủng khiếp về việc Tổng Thống Kennedy bị bắn. Chúng tôi ra bến taxi và lấy một chiếc trong âm thầm và cầu nguyện, vì lúc ấy, chúng tôi vẫn hy vọng là phát đạn không gây tử vong. Tuy nhiên, khi tới căn phòng của các giám mục, chúng tôi biết chắc sự thật kinh hoàng. Sau khi bắt tay, có người đề nghị chúng tôi cùng đọc kinh, và một giám mục hướng dẫn chúng tôi đọc kinh “Từ Vực Sâu”. Chúng tôi ngồi trong tư thế ngỡ ngàng một lúc lâu, lắng nghe các tường trình truyền thanh mới nhất bằng tiếng Anh”.
Một số giám mục Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm một nhà thờ nào đó còn mở cửa để có thể dâng thánh lễ cầu hồn.
Và kể từ đêm thứ Sáu trở đi, nhiều đám đông bắt đầu tụ tập đàng trước Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Via Veneto. Nhiều công dân Ý đặt hoa ở lối ra vào. Một số giám mục Hoa Kỳ cũng tụ họp ở đó. Thấy một số giám mục dàn dụa nước mắt, một linh mục già người Anh nhận xét: “Vì lòng tôn sùng Chúa, đem ra thực hành ở khắp mọi nơi trên lục địa, các giám mục Hoa Kỳ quả là độc đáo. Âu Châu không có gì để chứng tỏ cho các ngài về lòng mộ mến các bí tích, về sự hy sinh cho nền giáo dục Công Giáo, về lòng độ lượng đối với các xứ truyền giáo. Các ngài ít nói tới điều này... Có lẽ cuộc đời của vị tổng thống trẻ vừa bị ám sát phản ảnh một cách anh hùng lòng sốt sắng của các ngài chăng”.
Trong tác phẩm đồ sộ “Lịch Sử Công Đồng”, Guiseppe Alberigo có viết: “Biến cố có tầm quan trọng quốc tế xẩy ra trong các tuần lễ của khóa hai (Công Đồng) là vụ ám sát J.F. Kennedy... một vụ ám sát được Vatican II cảm nhận mạnh mẽ không khác gì tại những nơi khác”.
Thứ Bẩy, ngày 23 tháng Mười Một, Đức HY Cushing của Boston đã có mặt tại Hoa Kỳ. Ngài từng chủ tọa lễ cưới của John Kennedy và Jacqueline Bouvier năm 1953 và rửa tội cho hai đứa con của họ là Caroline và John, Jr. Tháng Tám, 1963, chỉ 3 tháng trước vụ ám sát, ngài còn cử hành Thánh Lễ cho đứa con thứ ba, là Patrick Bouvier Kennedy, chết 2 ngày sau khi sinh ra. Khi JFK nhậm chức Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng Giêng, 1961, Đức HY Cushing đã dâng lời cầu nguyện. Giờ đây, ngài dự tính sẽ dâng Thánh Lễ An Táng cho Tổng Thống tại Washington D.C.
Trong khi hai linh mục Công Giáo được vào Tòa Bạch Ốc vào sáng Thứ Bẩy để cầu nguyện hai bên cỗ quan tài bằng gỗ gụ, thì Đức Giáo Hoàng Phaolô VI dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng của ngài để cầu cho linh hồn Tổng Thống. Sau đó, ngài cho phép các máy quay phim của truyền hình vào Tông Điện để ngài có thể trực tiếp thưa chuyện với nhân dân Hoa Kỳ:
“Tôi ngỡ ngàng sâu xa trước tin đau buồn và bi đát về việc sát hại Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, và việc gây thương tích nặng cho Thống Đốc Connally.
“Tôi đau buồn sâu sắc vì tội ác này, vì cái tang đang làm sầu khổ đất nước vĩ đại và văn minh, vì nỗi đau đớn đang giáng xuống Bà Kennedy, con cái ông bà và gia đình họ.
“Tôi hết lòng đau buồn về những gì đã xẩy ra. Tôi tha thiết mong rằng cái chết của chính khách vĩ đại này sẽ không gây thiệt hại đến chính nghĩa của nhân dân Hoa Kỳ, đúng hơn, sẽ tăng cường các tâm tư luân lý và dân chính cũng như củng cố các cảm thức cao thượng và hoà hợp của họ.
“Ông là vị tổng thống Công Giáo đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc. Tôi nhớ lại niềm hân hoan được tiếp ông tới thăm và khám phá nơi ông sự khôn ngoan lớn lao và quyết tâm cao vì thiện ích của nhân loại.
“Ngày mai, tôi sẽ dâng Thánh Lễ để xin Thiên Chúa ban cho ông sự nghỉ ngơi đời đời, xin Người an ủi tất cả những ai đang khóc thương ông và xin cho tình yêu Kitô Giáo thống trị toàn thể nhân loại”.
Trong một điện tín riêng gửi cho Bà Jacqueline Kennedy, Đức Giáo Hoàng viết: “Con gái thân yêu, cha vội gửi tới con... tới con và con cái con sự an ủi của ơn thánh Chúa, và phúc lành tòa thánh đầy âu yếm của cha”.
Đức Giáo Hoàng cũng gửi thông điệp riêng cho thân phụ mẫu vị Cố Tổng Thống. Bà Rose Kennedy đã tham dự hai thánh lễ vào sáng sớm thứ Bẩy tại Nhà Thờ Thánh Phanxicô Xaviê, là nhà thờ giáo xứ của gia đình tại Hyannis Port, Massachusetts. Một trong hai Thánh Lễ này được cử hành tại bàn thờ do gia đình Kennedy dâng cúng để tưởng nhớ người con trai lớn nhất của họ là Joseph, Jr., tử nạn lúc là phi công của Hải Quân trong Thế Chiến II.
Nhà Thờ Santa Susanna, trên đường Via XX Settembre, đầy ních người tham dự Thánh Lễ lúc 5 giờ chiều do Đức HY Spellman cử hành.
Cùng lúc ấy, Đức Tổng Giám Mục O’Boyle của Washington và Đức Cha Phụ Tá Hannan lên đường trở lại Hoa Kỳ để tham dự tang lễ vào hôm thứ Hai.
Về các biến cố trong ngày Chúa Nhật, 24 tháng Mười Một, một trong các quan sát viên không Công Giáo tại Công Đồng ghi lại như sau: “Cuối tuần này, mọi suy nghĩ, trong đó hình như có cả các suy nghĩ của dân tộc Ý nữa, đều hướng về cái chết của Tổng Thống Kennedy.
“Sáng Chúa Nhật, vợ tôi và tôi trước nhất tới một nhà thờ Công Giáo, là Nhà Thờ Santa Susanna... sau đó, tới một nhà thờ Methodist. Các buổi lễ khác nhau xiết bao! Ấy thế nhưng chúng cũng tương tự xiết bao, vì ở mỗi nơi, việc thờ phượng đều hướng về cùng một Thiên Chúa, Đấng đã tự mặc khải nơi Chúa Giêsu Kitô.
“... Tại nhà thờ Công Giáo, chúng tôi im lặng tham dự một Thánh Lễ trầm lặng, chúng tôi được mặc tình cầu nguyện và suy niệm cá nhân. Tại nhà thờ Thệ Phản, chúng tôi ca hát, cầu nguyện, và cùng nhau lắng nghe một bài giảng. Trong tình hiệp thông hoàn toàn, tôi tin chắc rằng trong Giáo Hội tương lai, cả hai kinh nghiệm này cần được dâng lên và không ai tự cho mình là Kitô Hữu hoàn toàn mà lại không biết tự tiếp nhận các giá trị đặc thù của mỗi bên”.
Sau đó trong ngày, Đức Hồng Y Ritter của St Louis đã ra một tuyên bố cám ơn mọi nghị phụ Công Đồng đã gừi lời phân ưu và hứa hẹn cầu nguyên: “Nơi nào trái tim con người không chiếm hữu được tình bác ái và sự ân cần hỗ tương, nơi ấy chỉ có thể có hận thù, mà cái chết này là một trong các hoa trái”.
Cùng khoảng lúc ấy, người ám sát Tổng Thống cũng đã bị ám sát.
Sáng thứ Hai, ngày 25 tháng Mười Một, trong các loan báo thường lệ lúc bắt đầu ngày làm việc của Công Đồng, cái chết của Tổng Thống Kennedy đã được Đức TGM Felici ghi nhận. Ngài thông báo với các nghị phụ rằng một Thánh Lễ cầu hồn long trọng sẽ được cử hành lúc 5 giờ chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateran để cầu cho linh hồn cố Tổng Thống Hoa Kỳ được nghỉ yên. Mọi nghị phụ đều được mời tham dự.
Sau đó, các nghị phụ đã bắt đầu ngày làm việc như thường lệ và đã chấp thuận sắc lệnh về truyền thông xã hội Inter Mirifica.
Và cũng vào chính ngày này, khi các giám mục chấp thuận việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để loan truyền Tin Mừng, mười triệu người nam nữ khắp thế giới đã mở máy truyền hình và truyền thanh để theo dõi đám tang của Tổng Thống Kennedy.
Đây là một Thánh Lễ âm thầm, theo lời yêu cầu của Bà Kennedy. Quan tài được đặt ở phía trước, giữa lòng nhà thờ chính tòa. Trong khi Đức HY Cushing dâng Thánh Lễ bằng một giọng “ê a quen thuộc”, thì Luigi Vena, từ ca đoàn, hát bài Ave Maria cao vút của Gounod, y như ông từng hát tại lễ cưới của vợ chồng Kennedy 10 năm trước đó.
Tờ New York Times tường thuật: “Đức Hồng Y, khổ người cao lớn và đường bệ trong ngôi thánh đường đồ sộ, đọc Thánh Lễ hoàn toàn bằng tiếng La Tinh cổ truyền ("Dominus vobiscum. Et cum spiritu tuo"). Ngài đọc đều đặn, không vấp váp, đôi khi bằng một giong như hát nghe tựa tiếng ê-a đều đặn chứ không hẳn đọc từng chữ, từ phần Nhập Lễ, Kinh Thương Xót, lời truyền phép, qua mọi phần Thánh Lễ khác vốn quen thuộc với người Công Giáo Rô Ma khắp thế giới, tới tận phần rước lễ...
“Bà Kennedy và Robert Kennedy là những người đầu tiên lên rước lễ. Sau đó là Edward Kennedy. Hàng trăm người khác trong nhà thờ cũng đã lên rước lễ... Khi Thánh Lễ chấm dứt, giám mục phụ tá Hannan đã lên bục giảng nói khoảng 11 phút bằng tiếng Anh.
“Các cửa nhà thờ mở ra, buổi lễ tại nhà thờ chính tòa kết thúc, gia đình, các giáo phẩm và vị vọng lên đường tham dự lễ nghi tại huyệt mộ ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington”
Cũng cùng lúc ấy, Thánh Lễ buổi chiều cho John F. Kennedy tại nhà thờ chính tòa Rôma, tức Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateran, cũng chấm dứt.
Thánh Lễ trên được cử hành non sáu tháng sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Sau khi Tổng Thống Kennedy qua đời, một giám mục Hoa Kỳ có mặt tại Công Đồng đã nhắc lại một biến cố “để tưởng niệm ông”: “Điều con nhớ là như sau: đang đứng tại công trường ở Florence để chiêm ngưỡng bức tượng David nổi tiếng của Michelangelo, thì một người đàn ông lịch thiệp người Ý đến sau lưng vỗ vai con. Con quay lại, ông ta vừa dàn dụa nước mắt vừa nói với con: ‘chúng ta mất cả hai Gioan của chúng ta rồi’”.
Nhà triết học chính trị Đức gốc Do Thái là Hannah Arendt, từng qua Mỹ trong thập niên 1930, đã viết trên tờ The New York Review of Books như sau:
“Có một sự tương tự rất lạ lùng và vô cùng buồn bã giữa cái chết của hai người vĩ đại nhất mà chúng ta vừa mới mất năm nay, một người rất già, người kia thì rất trẻ.
“Cả Đức Cố Giáo Hoàng lẫn Cố Tổng Thống đều chết quá sớm nếu nói về công trình đã được các vị khởi diễn nhưng đã để lại dở dang. Cả thế giới bỗng thay đổi và ra tối tăm khi tiếng nói của các vị im bặt.
“Ấy thế nhưng thế giới sẽ không bao giờ được như thế trước khi các vị lên tiếng và hành động theo lời lên tiếng này”.
Ngày 25 tháng Mười Một, ở cuối bài tường thuật chi tiết Thánh Lễ cầu hồn và an táng, nhà báo Tom Wicker viết: “ Lúc 3 giờ 34 chiều, chiếc quan tài được hạ xuống lòng đất. Đời ngắn, ngày dài, đã vĩnh viễn ra đi. Và không một long trọng và hoành tráng nào, không một nghi lễ hay âm nhạc nào, không lời nói hay khóc thương nào, không khuôn mặt tại đường phố nào, không nhân vật bất động nào trong các xe limousines, có thể nói được điều gì hay hơn lời kinh vắn tắt in đàng sau tấm hình vị tổng thống tử nạn và được phân phối tại Nhà Thờ Chính Tòa: ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin thương chăm sóc đầy tớ Ngài là John Fitzgerald Kennedy!’”.
Top Stories
Cambodge: Le point sur l’actualité politique et sociale du 1er octobre au 21 novembre 2013
Eglises d’Asie
09:52 22/11/2013
Elections législatives -
Le bras de fer entre le Parti du Peuple Cambodgien (PPC), qui a officiellement gagné les élections du 28 juillet dernier, et le Parti de Salut National Cambodgien (PSNC), qui s’estime vainqueur, continue. Après avoir boycotté l’ouverture de la 5ème législature (23 septembre), les 55 députés de l’opposition organisent des manifestations populaires pour tenter de délégitimer le nouveau gouvernement sur le plan intérieur, et Sam Rainsy tente de le délégitimer à l’extérieur.
* Le PSCN lance une campagne de signatures d’une pétition pour réclamer la création d’un comité neutre afin de vérifier les résultats électoraux. Les autorités tentent en vain de bloquer la récolte des signatures.
* Après la manifestation des 15-17 septembre, les 23-25 octobre, entre 20 000 et 50 000 personnes, selon les estimations, se rassemblent à nouveau au Parc de la Liberté de Phnom Penh, à l’occasion du 22ème anniversaire de la signature des Accords de Paris de 1991. Des délégations de plus d’un millier de personnes apportent des pétitions portant plus de deux millions d’empreintes digitales aux ambassades de huit pays signataires de ces accords (Etats-Unis, France, Grande-Bretagne, Australie, Japon, Russie, Chine, Indonésie) ainsi qu’au bureau de l’ONU. Après avoir opposé leur refus, les autorités gouvernementales et municipales autorisent ces déplacements. Tout se passe sans incident.
* Sam Rainsy fait une tournée à l’étranger pour demander aux pays donateurs de suspendre leur aide au gouvernement qualifié d’« illégitime ». Il se rend cependant compte que la communauté internationale a d’autres soucis plus urgents que le Cambodge. Tant les Etats-Unis que l’UE demande aux deux partis de négocier une solution à l’impasse politique.
* Si l’opposition estime que les pays signataires ont le devoir de faire appliquer les accords de Paris, le Japon pense que c’est aux Cambodgiens de le faire. Le 4 octobre, le Premier ministre français félicite Hun Sen de sa victoire, ce que l’opposition cambodgienne estime être une faute. Le 6 octobre, le Premier ministre australien fait de même. La plupart des pays reconnaissent les Etats et non les gouvernements. Le Phnom Penh Post, à son tour, présente ses félicitations. Le 30 octobre, le nouvel ambassadeur allemand affirme que sa seule présence est un soutien au gouvernement actuel, sans se prononcer toutefois sur sa légitimité. Lors du 23ème sommet de l’ASEAN tenu à Brunei les 15-16 octobre, Ban Ki-Moon félicite Hun Sen pour sa victoire. On peut donc noter un certain illogisme de la position de l’Europe et de l’ONU, qui, d’une part, a refusé d’envoyer des observateurs parce qu’elles estimaient le processus électoral biaisé, et qui, d’autre part, félicitent le vainqueur.
* Les manifestations marquent un nouveau progrès vers la démocratie : le gouvernement s’est rendu compte qu’utiliser la force était contre-productif, tant à l’intérieur qu’à l’extérieur du pays. Il mise sur la lassitude des manifestants. Le PSNC, quant à lui, a fait également preuve de retenue. Pour la première fois les médias cambodgiens rapportent les manifestations de l’opposition, même s’ils le font avec des commentaires critiques.
* Une statue en bronze du roi Sihanouk de 7 mètres de hauteur, d’un coût de 1,2 million de dollars, est inaugurée le 11 octobre, en présence des seuls députés du PPC. Les 55 députés du PSCN prétextent avoir été prévenus trop tard. Ils auraient dû, d’autre part, revêtir l’habit de députés, or ils n’ont pas encore prêté serment. La foule est tenue à distance, ce que d’aucuns estiment être une mesure causée par la peur de PPC qui redoute un peuple désormais hostile.
* Le roi Sihanouk a légué à ses enfants les 16 000 euros qui restaient comme bien propre lors de son décès. Tout ce qu’il possédait est désormais propriété de l’Etat.
* Selon une étude menée par le National Democratic Institut de Washington, 29,5 % des électeurs qui ont tenté de voter le 28 juillet n’ont pas pu le faire. Les résultats de cette étude sont démentis par le CNE (Comité national électoral).
* A partir du 1er octobre et pendant une période de 20 jours, le CNE enregistre les nouveaux électeurs. 94 468 noms en double sont supprimés et 174 105 ajoutés. Il y a quelques mois, le CNE estimait que 200 000 noms étaient des doublons ou ceux d’« électeurs fantômes », et que 337 000 nouveaux électeurs devaient portés sur les listes. Sam Rainsy retrouve ses droits d’électeur et d’éventuel candidat. Le CNE fixe les prochaines élections communales au 18 mai 2014. A Phnom Penh, on projette un nouveau découpage électoral que l’opposition estime une manipulation du PPC pour gagner ces élections.
* Le 13 octobre, lors d’une manifestation de l’Association Indépendante des Enseignants du Cambodge (AIEC), un homme qui se prétendait journaliste est appréhendé par le service d’ordre de l’AIEC en possession d’un pistolet. Il a se dit membre des gardes du corps de Hun Sen. La manifestation tourne court.
* Le PSNC lance une chaîne de télévision en ligne pour briser la mainmise totale des neuf chaînes nationale par des proches du PPC.
* Le 25 octobre, Sam Rainsy demande à Sâr Kheng, ministre de l’Intérieur, la reprise des négociations entre les deux partis pour tenter de débloquer la situation. Les deux partis renouvellent cependant sans changement leurs conditions : le PPC demande au PSNC de reconnaître le résultat des élections du 28 juillet et de prêter serment comme membres du parlement ; le PSNC réclame la création d’un comité neutre pour examiner le scrutin et la démission des 9 membres du CNE, ou du moins la mise en place de mécanismes sûrs de réforme du CNE et des autres institutions d’Etat. Comme 1ors des discussions des 15-17 septembre, le PPC propose à nouveau d’accorder au PSNC la vice-présidence de l’Assemblée nationale, la présidence de quatre comités parlementaires et la vice-présidence de cinq autres. Le PSNC exige la présidence de l’Assemblée ainsi que de six comités, afin de détenir un pouvoir de veto qui bloquerait les décisions du PPC. En cas de refus de la part du PPC, le PSNC continuera « des manifestations et grèves sans fin ». Le PPC propose un séminaire de réflexion de réforme du système électoral pour le mois de décembre, mais le PSNC répond que l’ONU, l’UE, Surya Subédi ainsi que les ONG d’observation du processus électoral ont déjà fait des propositions à appliquer. Les discussions reprises le 5 novembre n’aboutissent à aucun progrès.
* Pour la troisième année consécutive, la fête des Eaux, prévue pour le 15 novembre, est annulée. Comme motif de cette annulation, les autorités avancent la nécessité d’apporter des secours aux sinistrés des inondations. Plusieurs observateurs pensent que le gouvernement cherche à éviter les grands rassemblements qui risqueraient très facilement d’être transformés en manifestations.
* Le Premier ministre décharge Sok An, Vice-Premier ministre, du contrôle de onze institutions étatiques pour les attribuer à des ministères de tutelle correspondants. L’opposition salue ce changement qui permettra une meilleure efficacité.
Politique extérieure
* Le 12 novembre, le Tribunal international de la Haye reconnaît au Cambodge la possession du temple de Préah Vihéar ainsi que des 4,6 hectares entourant le temple.
* Après la construction du barrage hydroélectrique de Xayaburi l’an dernier, le Laos annonce celle d’un barrage de 240 MW à Don Sahon, à environ un kilomètre au nord de la frontière cambodgienne, sur l’un des 17 bras du Mékong, aux chutes de Khône. La construction devait commencer en ce mois d’octobre et se terminer en février 2018. La société malaisienne Mega First y a déjà investi 10 millions de dollars. Le Cambodge et le Vietnam protestent contre cette construction décidée unilatéralement par le Laos, car elle risque de mettre en danger la reproduction du poisson dans le Mékong, notamment des souffleurs et des poissons-chats géants. Le Mékong contient plus de 200 espèces de poissons. Le Laos, pour sa part, estime que la diminution du poisson dans le Mékong provient surtout des pêches excessives ; qu’il reste plusieurs bras à travers les quelques 4 000 îlots situés dans les rapides pour permettre au poisson de remonter le fleuve ; qu’il installera des turbines qui laisseront passer le poisson (« fish frendly ») ; qu’il capturera le poisson qui ne peut remonter le fleuve pour le revendre au Cambodge...
* Le 18 octobre, le Cambodge devient le 114ème signataire du traité international sur le commerce des armes.
Chambres extraordinaires pour juger les ex-chefs Khmers rouges
* Le 18 octobre, après son retour du sommet de l’ASEAN à Brunei, le Premier ministre Hun Sen accepte de verser 1,8 million de dollars nécessaires au versement des salaires des membres cambodgiens des Chambres jusqu’à la fin de l’année. Ils n’ont pas été payés depuis trois mois.
* Le 18 octobre, la Grande-Bretagne annonce un don de 500 000 dollars pour la partie internationale. Ce pays a déjà versé un total de 10 millions. Le Japon s’engage à verser 336 700 dollars. Il a déjà contribué à hauteur de 79 millions.
* Les procureurs demandent les peines de prison à vie pour Nuon Chéa et Khieu Samphân pour la déportation de la population des villes et l’exécution de soldats de l’armée de Lon Nol, au titre « d’entreprise criminelle en réunion ».
* Un nouveau stupa de 10 m sur 10 sera érigé à S-21 en mémoire des torturés, l’ancien stupa tombant en ruines faute d’entretien. L’Allemagne finance ce stupa à hauteur de 80 000 dollars.
Economie
Budget
* L’Assemblée Nationale approuve le budget pour 2014 d’un montant de 3,54 milliards de dollars. Il comporte une augmentation de 13 % par rapport à celui de l’an dernier. L’augmentation est officiellement justifiée par les dépenses engendrées par les inondations, chiffrées à 1 milliard. 335 millions sont attribués à l’Education nationale, soit une augmentation de 19,6 %, mais seulement 2 % du PIB (17,2 milliards). Le ministère de la Défense et de l’Intérieur se voient dotés de 489 millions, soit 17 % de plus qu’en 2013, et 14 % du PIB. Cette augmentation est motivée par des « affaires sociales » internes à l’armée, sans autre précision. L’allocation au ministère de la Santé augmente de 18,4 % (244 millions), celui de l’Agriculture de 13 % (14 millions). Ce budget prévoit un emprunt de 920 millions. Le FMI et la Banque mondiale mettent en garde contre due dette trop forte.
* Selon l’OMS, en 2011, le gouvernement cambodgien a dépensé 11,5 dollars par personne et par an pour la santé, alors qu’au Vietnam le gouvernement en a dépensé 38,30 et en Thaïlande 152,30.
Inondations
* Le bilan des inondations du mois de septembre semblerait plus grave que celles de l’an dernier : 168 décès. De 50 à 60 000 familles ont dû être déplacées. 1,8 million de personnes ont été touchées par ces inondations, des dizaines de milliers d’hectares inondés, des routes et ponts coupés. Le ministère chargé de répondre aux catastrophes naturelles estime les dégâts à un milliard de dollars. Chaque famille des victimes a reçu 250 dollars.
* Même si le changement climatique est responsable d’une partie des dégâts, la déforestation en est sans doute la principale cause.
* 500 détenus dans la prison de Banteay Méan Chey doivent être évacués sur la prison de Siemréap et 344 autres sur celle de Battambang déjà surpeuplées.
* Les deux partis s’accusent mutuellement de ne distribuer des aides qu’aux populations qui ont voté pour eux lors des dernières élections.
* En réponse aux critiques de Bun Rany, épouse du Premier ministre et présidente de la Croix-Rouge cambodgienne, qui reprochait au le PSNC de préférer les discussions politiques à l’aide aux réfugiés, le PSNC fait remarquer que cette institution se doit observer la neutralité politique, et que 14 millions de dollars recueillis lors d’un gala, le 8 mai dernier, seraient suffisants pour aider toutes les victimes. La Croix-Rouge Cambodgienne n’a d’ailleurs pas aidé les victimes la fête du Pchum Ben (5 octobre) parce que son personnel était en congé, laissant le travail aux ONG. Plus de 60 ONG ont secouru les victimes, mais on constate le manque de coordination et de direction dans cette aide. Même l’aide destinée au typhon d’il n’y a deux ans n’a pas encore été totalement distribuée.
* La communauté thaïlandaise du Cambodge fait un don de 520 000 dollars et le Japon de 400 000 pour aider les sinistrés. Le gouvernement thaïlandais fait un don de 200 000 à la Croix-Rouge cambodgienne.
Dons et investissements
* Un rapport de la Banque mondiale place la Malaisie au 6ème rang, la Thaïlande au 18ème, le Vietnam au 99ème et le Cambodge au 137ème rang dans les facilités pour faire des affaires. Le Laos est au 159ème rang.
* Le 16 octobre, la Banque chinoise d’export-import signe un prêt de 121 millions de dollars à un taux situé entre de 4 et 6 %. Ce prêt est destiné à financer un projet d’irrigation à Kompong Chhnang et la construction d’une ligne électrique de 115 kilovolts entre Phnom Penh et Bavet. La Chine a déjà fournit 2,856 milliards de dollars pour développer les infrastructures cambodgiennes. En échange, le Cambodge exportera 1 million de tonnes de riz en Chine en 2015.
* En dépit de l’interdiction faite par le Premier ministre d’exporter du sable de la rivière de Koh Kong, le sénateur Ly Yong Phat vient de recevoir une licence pour continuer son travail.
Société
* Une étude de la Banque mondiale félicite le gouvernement d’avoir réduit le taux de pauvreté au Cambodge : de 53 % en 2004 à 20 % aujourd’hui. La classe moyenne a doublé de 2004 à 2011, mais le nombre des personnes qui sont proches du seuil de pauvreté est passé de 35 à 56 %, ce qui signifie que les trois quarts des Cambodgiens vivent soit en état de pauvreté soit proches dans cet état. Selon la BM, le PIB individuel se situe à 880 dollars.
Mouvements sociaux
* Le 18 octobre près de 2 000 ouvriers et ouvrières de l’usine SF Garment, qui produit des vêtements pour les marques Gap et H&M, manifestent devant la résidence du Premier ministre. Ils ont déjoué la police en arrivant par petits groupes. Le propriétaire singapourien de leur usine ne le leur fournit ni travail ni salaire, sans les licencier (donc pas d’indemnités) depuis trois mois.
* Le 12 novembre, ces mêmes ouvriers et ouvrières tentent porter une lettre de revendications au ministère du Travail. La police veut les arrêter, mais doit reculer devant les jets de pierres, et abandonne deux véhicules qui sont incendiés. La police militaire intervient alors, en tirant à balles réelles à hauteur d’homme, sur les manifestants ; une vendeuse de nourriture est tuée, plusieurs manifestants blessés. 31 personnes, dont plusieurs moines, sont arrêtées, puis relâchées. Deux jeunes gens sont inculpés de destruction de biens de l’Etat. Les autorités démentent avoir tiré sur la foule, mais les témoins oculaires et les photos prises avec téléphones portables et diffusées par Internet affirment l’inverse. Le PSNC prévoit une manifestation dans tout le pays le 10 décembre, journée des droits de l’Homme, pour demander une enquête sur la fusillade.
* La marque suédoise H&M, seconde pourvoyeuse de vente de vêtements au monde, qui a fait un bénéfice net de 3,4 milliards de dollars en 2012, désirerait engager des pourparlers avec le Premier ministre cambodgien en vue d’augmenter les salaires des ouvriers.
Concessions
* Le 15 octobre, une centaine de familles de Rovieng (province de Préah Vihéar) bloquent en vain un bulldozer chargé de raser la forêt adjacente à une concession attribuée au magnat cambodgien Try Phéap afin de créer une concession économique de 1 000 hectares pour 212 familles de l’ethnie Kuy. Il semble, en fait, que le tout puissant Try Phéap veuille étendre la superficie de sa concession et avoir des terrains en bord de route. On propose de nouvelles terres à ces familles, situées à 500 m de la route nationale.
* Kéat Kolney, sœur de l’ancien ministre des Finances Kéat Chhon, achète 150 hectares de terres appartenant à 50 familles Djarai de la province de Mondolkiri. L’an dernier, les autorités ont incité les Montagnards à demander des titres de propriétés individuels...
* Oxfam demande à Coca-Cola de boycotter la société thaïlandaise Kon Kaen Sugar (KSL), tenue pour responsable de l’expulsion de 456 familles de Srè Ambel par le sénateur Ly Yong Phat. En 2010, KSL a exporté 10 000 tonnes de sucre cambodgien pour 3,13 millions de dollars ; en 2011, elle en a exporté pour 13,8 millions. Oxfam prévoit une augmentation de superficies plantées en canne à sucre de 25 % dans les sept ans à venir, et donc d’autres expropriations. Cependant, le représentant de l’UE fait remarquer que ces exportations ont contribué à tripler le PIB individuel cambodgien qui se situerait, selon lui, à 980 dollars.
* Le gouvernement attribue des terrains à 33 expulsés de Boeung Kâk.
Déforestations
* Le 25 octobre, l’Administration forestière de Ratanakiri confisque plus de 1 000 pièces de bois de luxe dans la province de Ratanakiri (O Yadav). Les Djarais ont découvert ce stock à l’intérieur de la concession attribuée à la société vietnamienne Compagnie 72.
* Au début novembre, près de 100 familles laotiennes qui vivent dans la province de Ratanakiri accusent la société Daun Penh Agrico de déboiser le sanctuaire de vie sauvage de Ratanakiri. Elles ont découvert 2 012 pièces de bois précieux. Cette société, liée à une société vietnamienne filiale de Hoang Anh Gia Lai, aurait reçu récemment une deuxième concession. Le magnat Try Phéap serait mêlé de près dans le trafic du bois vers le Vietnam.
* Une étude par satellite menée par l’université de Maryland (Etats-Unis) révèle que le Cambodge a perdu 7,1 % de ses forêts depuis l’an 2000, soit 12.600 km². Le gouvernement avance le chiffre de 5 %. Cette déforestation s’est accélérée durant les dernières années, spécialement dans les zones couvertes en forêts primaires. La Malaisie, le Paraguay, l’Indonésie et le Guatemala connaissent des taux de déforestation encore plus élevés.
Travailleurs migrants
* Le 21 octobre, les médias malaisiens annoncent que le Cambodge enverra chaque mois un millier de femmes travailler en Malaisie. L’exportation des femmes cambodgiennes avait été interdite en octobre 2011 suite aux mauvais traitements subis dans ce pays. Environ 30 000 Cambodgiennes travaillent en Malaisie. En dépit d’un accord signé entre les deux pays, les groupes de défense des droits de l’homme déclarent que ces femmes resteront peu protégées.
Santé
* Le 16 novembre, un rapport du Fonds mondial pour la lutte contre le paludisme, la tuberculose et le sida révèle un détournement de plus de 410 000 dollars sur un don de 12 millions de dollars, ainsi qu’une rétro-commission de 15 % sur don de 315 000. La société suisse Vestergaard Frandsen et la société singapourienne Sumitomo Chemical ont versé des commissions occultes aux fonctionnaires du ministère de la Santé. Le ministère nie tout détournement. Il faudrait 15 millions pour aider le Cambodge.
* Des milliers de malades incurables du Cambodge, Laos et Vietnam se rendent chaque jour auprès d’un enfant aux pouvoirs magiques, qui vit à Damber (province de Kompong Cham) dans l’espoir de guérison. Durant les derniers mois, on a assisté à plusieurs lynchages de « sorciers » qui auraient jeté des sorts.
* Selon l’UNICEF, 2 000 enfants cambodgiens mourraient chaque année par manque d’hygiène. L’ONG lance donc une campagne pour que les enfants se lavent les mains.
* Le roi Sihamoni donne un million de dollars afin de construire un bâtiment dans l’Hôpital khméro-soviétique, pour l’accueil des personnes âgées dans lequel les soins seront gratuits.
* Le ministère de la Santé lance une campagne de vaccination contre la variole et rubéole qui doit toucher quatre millions d’enfants. On note plus de 4 100 cas de conjonctivite en trois semaines.
* Le Japon s’engage à verser 9,13 millions de dollars pour le déminage de 5 000 hectares des districts de Bavel et de Ratanak Mondol, dans la province de Battambang.
Divers
* Le ministère de l’Information a échangé les 11 hectares du site de la radio nationale situé à Stoeung Méan Chhey pour un autre terrain situé à 25 km de la capitale, sans aucun appel d’offres préalables. L’échange devrait permettre de meilleures qualités d’émission, et de substantiels bénéfices à certains. Après la construction, le personnel de la radio recevra une moto de 125cc en compensation des frais de déplacement.
Divers
* Le 26 septembre, le réseau de protection de la forêt de Prey Long reçoit le prix de la Fondation Alexandre Soros, d’un montant de 25 000 dollars. C’est un hommage posthume à Chut Vutty assassiné en avril 2012.
* Miss Univers est une jeune femme khmère née au Kampuchéa Krom.
(Source: Eglises d’Asie, 22 novembre 2013)
Le bras de fer entre le Parti du Peuple Cambodgien (PPC), qui a officiellement gagné les élections du 28 juillet dernier, et le Parti de Salut National Cambodgien (PSNC), qui s’estime vainqueur, continue. Après avoir boycotté l’ouverture de la 5ème législature (23 septembre), les 55 députés de l’opposition organisent des manifestations populaires pour tenter de délégitimer le nouveau gouvernement sur le plan intérieur, et Sam Rainsy tente de le délégitimer à l’extérieur.
* Le PSCN lance une campagne de signatures d’une pétition pour réclamer la création d’un comité neutre afin de vérifier les résultats électoraux. Les autorités tentent en vain de bloquer la récolte des signatures.
* Après la manifestation des 15-17 septembre, les 23-25 octobre, entre 20 000 et 50 000 personnes, selon les estimations, se rassemblent à nouveau au Parc de la Liberté de Phnom Penh, à l’occasion du 22ème anniversaire de la signature des Accords de Paris de 1991. Des délégations de plus d’un millier de personnes apportent des pétitions portant plus de deux millions d’empreintes digitales aux ambassades de huit pays signataires de ces accords (Etats-Unis, France, Grande-Bretagne, Australie, Japon, Russie, Chine, Indonésie) ainsi qu’au bureau de l’ONU. Après avoir opposé leur refus, les autorités gouvernementales et municipales autorisent ces déplacements. Tout se passe sans incident.
* Sam Rainsy fait une tournée à l’étranger pour demander aux pays donateurs de suspendre leur aide au gouvernement qualifié d’« illégitime ». Il se rend cependant compte que la communauté internationale a d’autres soucis plus urgents que le Cambodge. Tant les Etats-Unis que l’UE demande aux deux partis de négocier une solution à l’impasse politique.
* Si l’opposition estime que les pays signataires ont le devoir de faire appliquer les accords de Paris, le Japon pense que c’est aux Cambodgiens de le faire. Le 4 octobre, le Premier ministre français félicite Hun Sen de sa victoire, ce que l’opposition cambodgienne estime être une faute. Le 6 octobre, le Premier ministre australien fait de même. La plupart des pays reconnaissent les Etats et non les gouvernements. Le Phnom Penh Post, à son tour, présente ses félicitations. Le 30 octobre, le nouvel ambassadeur allemand affirme que sa seule présence est un soutien au gouvernement actuel, sans se prononcer toutefois sur sa légitimité. Lors du 23ème sommet de l’ASEAN tenu à Brunei les 15-16 octobre, Ban Ki-Moon félicite Hun Sen pour sa victoire. On peut donc noter un certain illogisme de la position de l’Europe et de l’ONU, qui, d’une part, a refusé d’envoyer des observateurs parce qu’elles estimaient le processus électoral biaisé, et qui, d’autre part, félicitent le vainqueur.
* Les manifestations marquent un nouveau progrès vers la démocratie : le gouvernement s’est rendu compte qu’utiliser la force était contre-productif, tant à l’intérieur qu’à l’extérieur du pays. Il mise sur la lassitude des manifestants. Le PSNC, quant à lui, a fait également preuve de retenue. Pour la première fois les médias cambodgiens rapportent les manifestations de l’opposition, même s’ils le font avec des commentaires critiques.
* Une statue en bronze du roi Sihanouk de 7 mètres de hauteur, d’un coût de 1,2 million de dollars, est inaugurée le 11 octobre, en présence des seuls députés du PPC. Les 55 députés du PSCN prétextent avoir été prévenus trop tard. Ils auraient dû, d’autre part, revêtir l’habit de députés, or ils n’ont pas encore prêté serment. La foule est tenue à distance, ce que d’aucuns estiment être une mesure causée par la peur de PPC qui redoute un peuple désormais hostile.
* Le roi Sihanouk a légué à ses enfants les 16 000 euros qui restaient comme bien propre lors de son décès. Tout ce qu’il possédait est désormais propriété de l’Etat.
* Selon une étude menée par le National Democratic Institut de Washington, 29,5 % des électeurs qui ont tenté de voter le 28 juillet n’ont pas pu le faire. Les résultats de cette étude sont démentis par le CNE (Comité national électoral).
* A partir du 1er octobre et pendant une période de 20 jours, le CNE enregistre les nouveaux électeurs. 94 468 noms en double sont supprimés et 174 105 ajoutés. Il y a quelques mois, le CNE estimait que 200 000 noms étaient des doublons ou ceux d’« électeurs fantômes », et que 337 000 nouveaux électeurs devaient portés sur les listes. Sam Rainsy retrouve ses droits d’électeur et d’éventuel candidat. Le CNE fixe les prochaines élections communales au 18 mai 2014. A Phnom Penh, on projette un nouveau découpage électoral que l’opposition estime une manipulation du PPC pour gagner ces élections.
* Le 13 octobre, lors d’une manifestation de l’Association Indépendante des Enseignants du Cambodge (AIEC), un homme qui se prétendait journaliste est appréhendé par le service d’ordre de l’AIEC en possession d’un pistolet. Il a se dit membre des gardes du corps de Hun Sen. La manifestation tourne court.
* Le PSNC lance une chaîne de télévision en ligne pour briser la mainmise totale des neuf chaînes nationale par des proches du PPC.
* Le 25 octobre, Sam Rainsy demande à Sâr Kheng, ministre de l’Intérieur, la reprise des négociations entre les deux partis pour tenter de débloquer la situation. Les deux partis renouvellent cependant sans changement leurs conditions : le PPC demande au PSNC de reconnaître le résultat des élections du 28 juillet et de prêter serment comme membres du parlement ; le PSNC réclame la création d’un comité neutre pour examiner le scrutin et la démission des 9 membres du CNE, ou du moins la mise en place de mécanismes sûrs de réforme du CNE et des autres institutions d’Etat. Comme 1ors des discussions des 15-17 septembre, le PPC propose à nouveau d’accorder au PSNC la vice-présidence de l’Assemblée nationale, la présidence de quatre comités parlementaires et la vice-présidence de cinq autres. Le PSNC exige la présidence de l’Assemblée ainsi que de six comités, afin de détenir un pouvoir de veto qui bloquerait les décisions du PPC. En cas de refus de la part du PPC, le PSNC continuera « des manifestations et grèves sans fin ». Le PPC propose un séminaire de réflexion de réforme du système électoral pour le mois de décembre, mais le PSNC répond que l’ONU, l’UE, Surya Subédi ainsi que les ONG d’observation du processus électoral ont déjà fait des propositions à appliquer. Les discussions reprises le 5 novembre n’aboutissent à aucun progrès.
* Pour la troisième année consécutive, la fête des Eaux, prévue pour le 15 novembre, est annulée. Comme motif de cette annulation, les autorités avancent la nécessité d’apporter des secours aux sinistrés des inondations. Plusieurs observateurs pensent que le gouvernement cherche à éviter les grands rassemblements qui risqueraient très facilement d’être transformés en manifestations.
* Le Premier ministre décharge Sok An, Vice-Premier ministre, du contrôle de onze institutions étatiques pour les attribuer à des ministères de tutelle correspondants. L’opposition salue ce changement qui permettra une meilleure efficacité.
Politique extérieure
* Le 12 novembre, le Tribunal international de la Haye reconnaît au Cambodge la possession du temple de Préah Vihéar ainsi que des 4,6 hectares entourant le temple.
* Après la construction du barrage hydroélectrique de Xayaburi l’an dernier, le Laos annonce celle d’un barrage de 240 MW à Don Sahon, à environ un kilomètre au nord de la frontière cambodgienne, sur l’un des 17 bras du Mékong, aux chutes de Khône. La construction devait commencer en ce mois d’octobre et se terminer en février 2018. La société malaisienne Mega First y a déjà investi 10 millions de dollars. Le Cambodge et le Vietnam protestent contre cette construction décidée unilatéralement par le Laos, car elle risque de mettre en danger la reproduction du poisson dans le Mékong, notamment des souffleurs et des poissons-chats géants. Le Mékong contient plus de 200 espèces de poissons. Le Laos, pour sa part, estime que la diminution du poisson dans le Mékong provient surtout des pêches excessives ; qu’il reste plusieurs bras à travers les quelques 4 000 îlots situés dans les rapides pour permettre au poisson de remonter le fleuve ; qu’il installera des turbines qui laisseront passer le poisson (« fish frendly ») ; qu’il capturera le poisson qui ne peut remonter le fleuve pour le revendre au Cambodge...
* Le 18 octobre, le Cambodge devient le 114ème signataire du traité international sur le commerce des armes.
Chambres extraordinaires pour juger les ex-chefs Khmers rouges
* Le 18 octobre, après son retour du sommet de l’ASEAN à Brunei, le Premier ministre Hun Sen accepte de verser 1,8 million de dollars nécessaires au versement des salaires des membres cambodgiens des Chambres jusqu’à la fin de l’année. Ils n’ont pas été payés depuis trois mois.
* Le 18 octobre, la Grande-Bretagne annonce un don de 500 000 dollars pour la partie internationale. Ce pays a déjà versé un total de 10 millions. Le Japon s’engage à verser 336 700 dollars. Il a déjà contribué à hauteur de 79 millions.
* Les procureurs demandent les peines de prison à vie pour Nuon Chéa et Khieu Samphân pour la déportation de la population des villes et l’exécution de soldats de l’armée de Lon Nol, au titre « d’entreprise criminelle en réunion ».
* Un nouveau stupa de 10 m sur 10 sera érigé à S-21 en mémoire des torturés, l’ancien stupa tombant en ruines faute d’entretien. L’Allemagne finance ce stupa à hauteur de 80 000 dollars.
Economie
Budget
* L’Assemblée Nationale approuve le budget pour 2014 d’un montant de 3,54 milliards de dollars. Il comporte une augmentation de 13 % par rapport à celui de l’an dernier. L’augmentation est officiellement justifiée par les dépenses engendrées par les inondations, chiffrées à 1 milliard. 335 millions sont attribués à l’Education nationale, soit une augmentation de 19,6 %, mais seulement 2 % du PIB (17,2 milliards). Le ministère de la Défense et de l’Intérieur se voient dotés de 489 millions, soit 17 % de plus qu’en 2013, et 14 % du PIB. Cette augmentation est motivée par des « affaires sociales » internes à l’armée, sans autre précision. L’allocation au ministère de la Santé augmente de 18,4 % (244 millions), celui de l’Agriculture de 13 % (14 millions). Ce budget prévoit un emprunt de 920 millions. Le FMI et la Banque mondiale mettent en garde contre due dette trop forte.
* Selon l’OMS, en 2011, le gouvernement cambodgien a dépensé 11,5 dollars par personne et par an pour la santé, alors qu’au Vietnam le gouvernement en a dépensé 38,30 et en Thaïlande 152,30.
Inondations
* Le bilan des inondations du mois de septembre semblerait plus grave que celles de l’an dernier : 168 décès. De 50 à 60 000 familles ont dû être déplacées. 1,8 million de personnes ont été touchées par ces inondations, des dizaines de milliers d’hectares inondés, des routes et ponts coupés. Le ministère chargé de répondre aux catastrophes naturelles estime les dégâts à un milliard de dollars. Chaque famille des victimes a reçu 250 dollars.
* Même si le changement climatique est responsable d’une partie des dégâts, la déforestation en est sans doute la principale cause.
* 500 détenus dans la prison de Banteay Méan Chey doivent être évacués sur la prison de Siemréap et 344 autres sur celle de Battambang déjà surpeuplées.
* Les deux partis s’accusent mutuellement de ne distribuer des aides qu’aux populations qui ont voté pour eux lors des dernières élections.
* En réponse aux critiques de Bun Rany, épouse du Premier ministre et présidente de la Croix-Rouge cambodgienne, qui reprochait au le PSNC de préférer les discussions politiques à l’aide aux réfugiés, le PSNC fait remarquer que cette institution se doit observer la neutralité politique, et que 14 millions de dollars recueillis lors d’un gala, le 8 mai dernier, seraient suffisants pour aider toutes les victimes. La Croix-Rouge Cambodgienne n’a d’ailleurs pas aidé les victimes la fête du Pchum Ben (5 octobre) parce que son personnel était en congé, laissant le travail aux ONG. Plus de 60 ONG ont secouru les victimes, mais on constate le manque de coordination et de direction dans cette aide. Même l’aide destinée au typhon d’il n’y a deux ans n’a pas encore été totalement distribuée.
* La communauté thaïlandaise du Cambodge fait un don de 520 000 dollars et le Japon de 400 000 pour aider les sinistrés. Le gouvernement thaïlandais fait un don de 200 000 à la Croix-Rouge cambodgienne.
Dons et investissements
* Un rapport de la Banque mondiale place la Malaisie au 6ème rang, la Thaïlande au 18ème, le Vietnam au 99ème et le Cambodge au 137ème rang dans les facilités pour faire des affaires. Le Laos est au 159ème rang.
* Le 16 octobre, la Banque chinoise d’export-import signe un prêt de 121 millions de dollars à un taux situé entre de 4 et 6 %. Ce prêt est destiné à financer un projet d’irrigation à Kompong Chhnang et la construction d’une ligne électrique de 115 kilovolts entre Phnom Penh et Bavet. La Chine a déjà fournit 2,856 milliards de dollars pour développer les infrastructures cambodgiennes. En échange, le Cambodge exportera 1 million de tonnes de riz en Chine en 2015.
* En dépit de l’interdiction faite par le Premier ministre d’exporter du sable de la rivière de Koh Kong, le sénateur Ly Yong Phat vient de recevoir une licence pour continuer son travail.
Société
* Une étude de la Banque mondiale félicite le gouvernement d’avoir réduit le taux de pauvreté au Cambodge : de 53 % en 2004 à 20 % aujourd’hui. La classe moyenne a doublé de 2004 à 2011, mais le nombre des personnes qui sont proches du seuil de pauvreté est passé de 35 à 56 %, ce qui signifie que les trois quarts des Cambodgiens vivent soit en état de pauvreté soit proches dans cet état. Selon la BM, le PIB individuel se situe à 880 dollars.
Mouvements sociaux
* Le 18 octobre près de 2 000 ouvriers et ouvrières de l’usine SF Garment, qui produit des vêtements pour les marques Gap et H&M, manifestent devant la résidence du Premier ministre. Ils ont déjoué la police en arrivant par petits groupes. Le propriétaire singapourien de leur usine ne le leur fournit ni travail ni salaire, sans les licencier (donc pas d’indemnités) depuis trois mois.
* Le 12 novembre, ces mêmes ouvriers et ouvrières tentent porter une lettre de revendications au ministère du Travail. La police veut les arrêter, mais doit reculer devant les jets de pierres, et abandonne deux véhicules qui sont incendiés. La police militaire intervient alors, en tirant à balles réelles à hauteur d’homme, sur les manifestants ; une vendeuse de nourriture est tuée, plusieurs manifestants blessés. 31 personnes, dont plusieurs moines, sont arrêtées, puis relâchées. Deux jeunes gens sont inculpés de destruction de biens de l’Etat. Les autorités démentent avoir tiré sur la foule, mais les témoins oculaires et les photos prises avec téléphones portables et diffusées par Internet affirment l’inverse. Le PSNC prévoit une manifestation dans tout le pays le 10 décembre, journée des droits de l’Homme, pour demander une enquête sur la fusillade.
* La marque suédoise H&M, seconde pourvoyeuse de vente de vêtements au monde, qui a fait un bénéfice net de 3,4 milliards de dollars en 2012, désirerait engager des pourparlers avec le Premier ministre cambodgien en vue d’augmenter les salaires des ouvriers.
Concessions
* Le 15 octobre, une centaine de familles de Rovieng (province de Préah Vihéar) bloquent en vain un bulldozer chargé de raser la forêt adjacente à une concession attribuée au magnat cambodgien Try Phéap afin de créer une concession économique de 1 000 hectares pour 212 familles de l’ethnie Kuy. Il semble, en fait, que le tout puissant Try Phéap veuille étendre la superficie de sa concession et avoir des terrains en bord de route. On propose de nouvelles terres à ces familles, situées à 500 m de la route nationale.
* Kéat Kolney, sœur de l’ancien ministre des Finances Kéat Chhon, achète 150 hectares de terres appartenant à 50 familles Djarai de la province de Mondolkiri. L’an dernier, les autorités ont incité les Montagnards à demander des titres de propriétés individuels...
* Oxfam demande à Coca-Cola de boycotter la société thaïlandaise Kon Kaen Sugar (KSL), tenue pour responsable de l’expulsion de 456 familles de Srè Ambel par le sénateur Ly Yong Phat. En 2010, KSL a exporté 10 000 tonnes de sucre cambodgien pour 3,13 millions de dollars ; en 2011, elle en a exporté pour 13,8 millions. Oxfam prévoit une augmentation de superficies plantées en canne à sucre de 25 % dans les sept ans à venir, et donc d’autres expropriations. Cependant, le représentant de l’UE fait remarquer que ces exportations ont contribué à tripler le PIB individuel cambodgien qui se situerait, selon lui, à 980 dollars.
* Le gouvernement attribue des terrains à 33 expulsés de Boeung Kâk.
Déforestations
* Le 25 octobre, l’Administration forestière de Ratanakiri confisque plus de 1 000 pièces de bois de luxe dans la province de Ratanakiri (O Yadav). Les Djarais ont découvert ce stock à l’intérieur de la concession attribuée à la société vietnamienne Compagnie 72.
* Au début novembre, près de 100 familles laotiennes qui vivent dans la province de Ratanakiri accusent la société Daun Penh Agrico de déboiser le sanctuaire de vie sauvage de Ratanakiri. Elles ont découvert 2 012 pièces de bois précieux. Cette société, liée à une société vietnamienne filiale de Hoang Anh Gia Lai, aurait reçu récemment une deuxième concession. Le magnat Try Phéap serait mêlé de près dans le trafic du bois vers le Vietnam.
* Une étude par satellite menée par l’université de Maryland (Etats-Unis) révèle que le Cambodge a perdu 7,1 % de ses forêts depuis l’an 2000, soit 12.600 km². Le gouvernement avance le chiffre de 5 %. Cette déforestation s’est accélérée durant les dernières années, spécialement dans les zones couvertes en forêts primaires. La Malaisie, le Paraguay, l’Indonésie et le Guatemala connaissent des taux de déforestation encore plus élevés.
Travailleurs migrants
* Le 21 octobre, les médias malaisiens annoncent que le Cambodge enverra chaque mois un millier de femmes travailler en Malaisie. L’exportation des femmes cambodgiennes avait été interdite en octobre 2011 suite aux mauvais traitements subis dans ce pays. Environ 30 000 Cambodgiennes travaillent en Malaisie. En dépit d’un accord signé entre les deux pays, les groupes de défense des droits de l’homme déclarent que ces femmes resteront peu protégées.
Santé
* Le 16 novembre, un rapport du Fonds mondial pour la lutte contre le paludisme, la tuberculose et le sida révèle un détournement de plus de 410 000 dollars sur un don de 12 millions de dollars, ainsi qu’une rétro-commission de 15 % sur don de 315 000. La société suisse Vestergaard Frandsen et la société singapourienne Sumitomo Chemical ont versé des commissions occultes aux fonctionnaires du ministère de la Santé. Le ministère nie tout détournement. Il faudrait 15 millions pour aider le Cambodge.
* Des milliers de malades incurables du Cambodge, Laos et Vietnam se rendent chaque jour auprès d’un enfant aux pouvoirs magiques, qui vit à Damber (province de Kompong Cham) dans l’espoir de guérison. Durant les derniers mois, on a assisté à plusieurs lynchages de « sorciers » qui auraient jeté des sorts.
* Selon l’UNICEF, 2 000 enfants cambodgiens mourraient chaque année par manque d’hygiène. L’ONG lance donc une campagne pour que les enfants se lavent les mains.
* Le roi Sihamoni donne un million de dollars afin de construire un bâtiment dans l’Hôpital khméro-soviétique, pour l’accueil des personnes âgées dans lequel les soins seront gratuits.
* Le ministère de la Santé lance une campagne de vaccination contre la variole et rubéole qui doit toucher quatre millions d’enfants. On note plus de 4 100 cas de conjonctivite en trois semaines.
* Le Japon s’engage à verser 9,13 millions de dollars pour le déminage de 5 000 hectares des districts de Bavel et de Ratanak Mondol, dans la province de Battambang.
Divers
* Le ministère de l’Information a échangé les 11 hectares du site de la radio nationale situé à Stoeung Méan Chhey pour un autre terrain situé à 25 km de la capitale, sans aucun appel d’offres préalables. L’échange devrait permettre de meilleures qualités d’émission, et de substantiels bénéfices à certains. Après la construction, le personnel de la radio recevra une moto de 125cc en compensation des frais de déplacement.
Divers
* Le 26 septembre, le réseau de protection de la forêt de Prey Long reçoit le prix de la Fondation Alexandre Soros, d’un montant de 25 000 dollars. C’est un hommage posthume à Chut Vutty assassiné en avril 2012.
* Miss Univers est une jeune femme khmère née au Kampuchéa Krom.
(Source: Eglises d’Asie, 22 novembre 2013)
Myanmar:Le gouvernement birman rejette un appel des Nations Unies à reconnaître la citoyenneté des Royingyas
Eglises d’Asie
10:34 22/11/2013
En dépit des pressions internationales et notamment des Nations Unies, dont le Comité pour les droits de l’homme a voté une résolution ce 19 novembre où il est souligné que le traitement réservé aux Rohingyas dans l’Etat d’Arakan et des musulmans ailleurs dans le pays est la cause d’« une grave inquiétude », le gouvernement birman a répété, hier, 22 novembre, qu’il ne reconnaissait pas l’existence d’« une minorité Rohingya » et que, par conséquent, il n’accorderait pas la citoyenneté aux musulmans de Birmanie qui se présentent comme Rohingyas.
Le 22 novembre, c’est par un message sur sa page Facebook, canal régulièrement utilisé par le gouvernement birman pour faire connaître ses prises de position officielle, que Ye Htut, porte-parole du président Thein Sein, a répondu à l’appel de la Commission des droits de l’homme de l’ONU. « La position du gouvernement du Myanmar est de ne pas reconnaître le terme ‘Rohingya’ », écrit le porte-parole, ajoutant que « les Bengalis qui vivent dans l’Etat [de l’Arakan], pour autant qu’ils répondent aux critères fixés par la Loi sur la citoyenneté de 1982, peuvent obtenir la citoyenneté [birmane] ».
Le porte-parole a insisté sur le droit du gouvernement birman à agir selon sa propre législation. « Nous ne pouvons accorder la citoyenneté à ceux qui ne répondent pas aux critères fixés par la loi, et ce quelles que soient les pressions. C’est là notre droit souverain », a-t-il affirmé. De son côté, l’ambassadeur de Birmanie à l’ONU, Kyaw Tin, a expliqué à la commission onusienne que son pays « avait une position ancienne contre le fait d’utiliser le terme de ‘minorité Rohingya’ ».
Pour les Nations Unies, qui ont décrit, dans de précédents rapports, les Rohingyas comme étant « l’une des minorités les plus persécutées au monde », la Birmanie est certes sur la bonne voie, étant donné les progrès réalisés dans le pays en matière de respect des droits de l’homme sous la présidence de Thein Sein, mais le traitement réservé aux Rohingyas en Arakan et, par voie d’extension, aux musulmans ailleurs dans le pays « inquiète ». Le gouvernement « devrait accorder à la minorité Rohingya un accès équitable à la citoyenneté et autoriser la conduite d’enquêtes pleinement indépendantes et transparentes au sujet des rapports faisant état de violation des droits de l’homme », demande ainsi la Commission pour les droits de l’homme de l’ONU, dont les appels sont transmis à l’assemblée générale des Nations Unies.
Depuis juin 2012, la situation des Rohingyas de l’Arakan, qui n’était déjà pas bonne, s’est considérablement dégradée. Des heurts entre Royingyas et Arakanais avaient alors fait près de deux cents morts – principalement des Rohingyas – et des dizaines de milliers de déplacés – surtout des Rohingyas qui vivent depuis dans des camps particulièrement insalubres. Depuis, des incidents, souvent meurtriers, se sont multiplié.
Pour le gouvernement birman, les Rohingyas, de religion musulmane, ne sont que des « Bengalis », termes à la fois péjoratifs et qui renvoie cette minorité à un statut d’immigrés illégaux venus du Bangladesh voisin. La loi de 1982, passée sous la junte militaire alors au pouvoir, stipule que les minorités ethniques du pays peuvent prétendre à la citoyenneté birmane pour autant qu’elles sont en mesure d’attester leur présence sur le sol national avant 1823 – une disposition taillée sur mesure pour écarter les Rohingyas de la citoyenneté, ceux-ci étant en grande partie formés de migrants du Bangladesh venus en Arakan à l’époque du colonisateur britannique pour travailler dans les exploitations agricoles. En dépit des changements survenus à la tête du pays depuis 2011 et de la mue de la junte militaire en un régime civil, la politique à l’endroit des Rohingyas n’a pas changé et le pouvoir en place persiste à ne pas reconnaître aux Rohingyas le statut de minorité. A titre d’exemple, dans les formulaires du recensement qui sera mené l’an prochain – le premier depuis trente ans –, la longue liste des 135 communautés ethniques minoritaires reconnues par les autorités ne comprend pas celle des Rohingyas.
Au-delà du gouvernement, la politique des autorités vis-à-vis des Rohingyas semble partagée par la majeure partie des acteurs de la scène politique nationale. Dans l’Etat de l’Arakan, le Rakhine National Development Party (RNDP), qui représente la majorité bouddhiste de la population de l’Etat, tient un discours très ouvertement anti-Rohingya. « A travers les Nations Unies, je sens que les grandes puissances tentent de faire pression sur nous. Nous ne donnerons jamais notre terre [aux Rohingyas], pas un seul mètre carré, jamais. Nous protégerons nos terres en faisant le sacrifice de nos vies, si cela est nécessaire », a réagi Aye Maung, président du RNDP auprès du magazine en ligne The Irrawaddy. Du côté de la Ligue nationale pour la démocratie (LND), le parti d’Aung San Suu Kyi, le ton est moins combatif mais « l’accord » avec le président Thein Sein sur ce point est très réel. « Les Rohingyas n’existent pas selon la loi du Myanmar », a déclaré Nyan Win, porte-parole de la LND, à un journaliste de l’AFP.
Du côté de la société civile, le sentiment anti-musulman, latent dans la société, s’exprime assez ouvertement. En visite en Birmanie du 14 au 17 novembre dernier, une délégation de l’Organisation de la Conférence islamique (OCI) a pu se rendre près de Sittwe, en Arakan, où elle a visité un camp de Rohingyas. Le jour de leur visite, une foule de quelque 5 000 personnes, emmenée par des moines bouddhistes, a manifesté pour protester contre la présence de la délégation issue de pays musulmans. Des manifestations semblables ont eu lieu à Rangoun et à Lashio. Le 20 novembre, la police a arrêté trois hommes à Rangoun, des bouddhistes de l’Arakan, suspectés de préparer des attentats à la bombe contre des mosquées de la ville.
Par ailleurs, avec la fin de la saison des pluies, les départs d’embarcations emmenant des Rohingyas qui tentent de fuir l’Arakan pour gagner la Thaïlande ou la Malaisie ont recommencé. Le 3 novembre, un de ces bateaux a chaviré dans le golfe du Bengale, peu avoir quitté la région de Sittwe. Sur les 70 occupants de ce bateau, seulement six survivants ont été retrouvés. Selon le témoignage de réfugiés rohingyas qui ont réussi le passage, les forces de sécurité birmanes laissent les Rohingyas partir contre des pots-de-vin s’élevant à 2 000 dollars par bateau. (eda/ra)
(Source: Eglises d’Asie, 22 novembre 2013)
Le 22 novembre, c’est par un message sur sa page Facebook, canal régulièrement utilisé par le gouvernement birman pour faire connaître ses prises de position officielle, que Ye Htut, porte-parole du président Thein Sein, a répondu à l’appel de la Commission des droits de l’homme de l’ONU. « La position du gouvernement du Myanmar est de ne pas reconnaître le terme ‘Rohingya’ », écrit le porte-parole, ajoutant que « les Bengalis qui vivent dans l’Etat [de l’Arakan], pour autant qu’ils répondent aux critères fixés par la Loi sur la citoyenneté de 1982, peuvent obtenir la citoyenneté [birmane] ».
Le porte-parole a insisté sur le droit du gouvernement birman à agir selon sa propre législation. « Nous ne pouvons accorder la citoyenneté à ceux qui ne répondent pas aux critères fixés par la loi, et ce quelles que soient les pressions. C’est là notre droit souverain », a-t-il affirmé. De son côté, l’ambassadeur de Birmanie à l’ONU, Kyaw Tin, a expliqué à la commission onusienne que son pays « avait une position ancienne contre le fait d’utiliser le terme de ‘minorité Rohingya’ ».
Pour les Nations Unies, qui ont décrit, dans de précédents rapports, les Rohingyas comme étant « l’une des minorités les plus persécutées au monde », la Birmanie est certes sur la bonne voie, étant donné les progrès réalisés dans le pays en matière de respect des droits de l’homme sous la présidence de Thein Sein, mais le traitement réservé aux Rohingyas en Arakan et, par voie d’extension, aux musulmans ailleurs dans le pays « inquiète ». Le gouvernement « devrait accorder à la minorité Rohingya un accès équitable à la citoyenneté et autoriser la conduite d’enquêtes pleinement indépendantes et transparentes au sujet des rapports faisant état de violation des droits de l’homme », demande ainsi la Commission pour les droits de l’homme de l’ONU, dont les appels sont transmis à l’assemblée générale des Nations Unies.
Depuis juin 2012, la situation des Rohingyas de l’Arakan, qui n’était déjà pas bonne, s’est considérablement dégradée. Des heurts entre Royingyas et Arakanais avaient alors fait près de deux cents morts – principalement des Rohingyas – et des dizaines de milliers de déplacés – surtout des Rohingyas qui vivent depuis dans des camps particulièrement insalubres. Depuis, des incidents, souvent meurtriers, se sont multiplié.
Pour le gouvernement birman, les Rohingyas, de religion musulmane, ne sont que des « Bengalis », termes à la fois péjoratifs et qui renvoie cette minorité à un statut d’immigrés illégaux venus du Bangladesh voisin. La loi de 1982, passée sous la junte militaire alors au pouvoir, stipule que les minorités ethniques du pays peuvent prétendre à la citoyenneté birmane pour autant qu’elles sont en mesure d’attester leur présence sur le sol national avant 1823 – une disposition taillée sur mesure pour écarter les Rohingyas de la citoyenneté, ceux-ci étant en grande partie formés de migrants du Bangladesh venus en Arakan à l’époque du colonisateur britannique pour travailler dans les exploitations agricoles. En dépit des changements survenus à la tête du pays depuis 2011 et de la mue de la junte militaire en un régime civil, la politique à l’endroit des Rohingyas n’a pas changé et le pouvoir en place persiste à ne pas reconnaître aux Rohingyas le statut de minorité. A titre d’exemple, dans les formulaires du recensement qui sera mené l’an prochain – le premier depuis trente ans –, la longue liste des 135 communautés ethniques minoritaires reconnues par les autorités ne comprend pas celle des Rohingyas.
Au-delà du gouvernement, la politique des autorités vis-à-vis des Rohingyas semble partagée par la majeure partie des acteurs de la scène politique nationale. Dans l’Etat de l’Arakan, le Rakhine National Development Party (RNDP), qui représente la majorité bouddhiste de la population de l’Etat, tient un discours très ouvertement anti-Rohingya. « A travers les Nations Unies, je sens que les grandes puissances tentent de faire pression sur nous. Nous ne donnerons jamais notre terre [aux Rohingyas], pas un seul mètre carré, jamais. Nous protégerons nos terres en faisant le sacrifice de nos vies, si cela est nécessaire », a réagi Aye Maung, président du RNDP auprès du magazine en ligne The Irrawaddy. Du côté de la Ligue nationale pour la démocratie (LND), le parti d’Aung San Suu Kyi, le ton est moins combatif mais « l’accord » avec le président Thein Sein sur ce point est très réel. « Les Rohingyas n’existent pas selon la loi du Myanmar », a déclaré Nyan Win, porte-parole de la LND, à un journaliste de l’AFP.
Du côté de la société civile, le sentiment anti-musulman, latent dans la société, s’exprime assez ouvertement. En visite en Birmanie du 14 au 17 novembre dernier, une délégation de l’Organisation de la Conférence islamique (OCI) a pu se rendre près de Sittwe, en Arakan, où elle a visité un camp de Rohingyas. Le jour de leur visite, une foule de quelque 5 000 personnes, emmenée par des moines bouddhistes, a manifesté pour protester contre la présence de la délégation issue de pays musulmans. Des manifestations semblables ont eu lieu à Rangoun et à Lashio. Le 20 novembre, la police a arrêté trois hommes à Rangoun, des bouddhistes de l’Arakan, suspectés de préparer des attentats à la bombe contre des mosquées de la ville.
Par ailleurs, avec la fin de la saison des pluies, les départs d’embarcations emmenant des Rohingyas qui tentent de fuir l’Arakan pour gagner la Thaïlande ou la Malaisie ont recommencé. Le 3 novembre, un de ces bateaux a chaviré dans le golfe du Bengale, peu avoir quitté la région de Sittwe. Sur les 70 occupants de ce bateau, seulement six survivants ont été retrouvés. Selon le témoignage de réfugiés rohingyas qui ont réussi le passage, les forces de sécurité birmanes laissent les Rohingyas partir contre des pots-de-vin s’élevant à 2 000 dollars par bateau. (eda/ra)
(Source: Eglises d’Asie, 22 novembre 2013)
Pope's video message to Festival of Church's Social Doctrine
Vatican Radio
13:04 22/11/2013
2013-11-22 Vatican - Celebrating the social teaching of the Church: that’s the focus of a video message sent by Pope Francis to a four day meeting taking place in Verona, Italy, this week on the theme ‘Less inequality, more difference’.
In the message to participants at the 3rd Festival of Catholic Social Doctrine, the Pope reiterates his belief that young people and the elderly are central to the wellbeing of society – even if they are not contributing directly to its economic growth. Noting that in some countries youth unemployment has risen to over 40% of the population, the Holy Father says that the future of society is in jeopardy if we do not find ways of valuing the energy of young people and the wisdom of the elderly.
Solidarity with the unemployed, the weak, the fragile, the Pope goes on, has become a virtual swear word in our profit-oriented environment. Yet this solidarity, he says, is central to the social teaching of the Church which contains within it an almost mystical vision of justice, equality and long-term development for allFinally Pope Francis recalls how, as a young man in the early 1950s, he heard his own father speaking about Christian cooperatives that offer a slower but more just model of economic development. That model, which draws on Pope Leo XIII’s encyclical Rerum Novarum he says, can continue to inspire concrete actions and solutions to the economic and social problems we’re facing today.
In the message to participants at the 3rd Festival of Catholic Social Doctrine, the Pope reiterates his belief that young people and the elderly are central to the wellbeing of society – even if they are not contributing directly to its economic growth. Noting that in some countries youth unemployment has risen to over 40% of the population, the Holy Father says that the future of society is in jeopardy if we do not find ways of valuing the energy of young people and the wisdom of the elderly.
Solidarity with the unemployed, the weak, the fragile, the Pope goes on, has become a virtual swear word in our profit-oriented environment. Yet this solidarity, he says, is central to the social teaching of the Church which contains within it an almost mystical vision of justice, equality and long-term development for allFinally Pope Francis recalls how, as a young man in the early 1950s, he heard his own father speaking about Christian cooperatives that offer a slower but more just model of economic development. That model, which draws on Pope Leo XIII’s encyclical Rerum Novarum he says, can continue to inspire concrete actions and solutions to the economic and social problems we’re facing today.
Pope says 'no Middle East without Christians'
AFP
18:24 22/11/2013
Vatican City (AFP) - Pope Francis on Thursday said the Catholic Church will not accept a Middle East without Christians, who often find themselves forced to flee areas of conflict and unrest in the region.
"We will not resign ourselves to imagining a Middle East without Christians," he said after meeting with patriarchs from Syria, Iran and Iraq, before calling for "the universal right to lead a dignified life and freely practise one's own faith to be respected."
The political upheaval that has swept the Arab world over the past three years has led to a rise of radical Islam, leaving minority Christians feeling threatened and sometimes forcing them to emigrate.
Francis said he had spoken to the patriarchs about "those who live in the Middle East, often in small flocks, in environments marked by hostility and conflicts" and "the size of the diaspora, which is notably growing."
He said he was concerned by "the situation of Christians, who suffer in a particularly severe way the consequences of tensions and conflicts in many parts of the Middle East."
"Syria, Iraq, Egypt and other areas of the Holy Land sometimes overflow with tears," he said.
Amid reports Christians are being 'punished' for the actions of Western powers, some faith experts have warned that Christianity is in danger of becoming extinct in its own cradle.
Francis said he "will not rest while there are still men and women, of any religion, whose dignity is affronted, who are stripped of the basics necessary for survival, whose future is stolen, who are forced to become refugees or displaced people."
He called on the patriarchs for "tireless zeal and that fraternal and paternal charity which bishops, priests and faithful look to us for, especially if they are alone and marginalised."
Last year, Francis' predecessor Benedict XVI used a trip to the Middle East to offer support to Christian minorities, calling on them not to emigrate or give in to a sense of "victimisation" amid the rising tide of Islamism.
Eastern Christians number between an estimated 10 and 13 million.
They make up 36 percent of the population in Lebanon, 10 percent in Egypt, 5.5 percent in Jordan, 5.0 percent in Syria, up to 2.0 percent in Iraq, 2.0 percent in Israel and 1.2 percent of Palestinians, according to the Oeuvre d'Orient Catholic association.
Among those meeting with Francis Thursday were Lebanon's Maronite Christian patriarch, Bishara Rai, the Syrian patriarch of the Melkite Greek Catholic church, Gregory Laham, and the patriarch of the Iraq-based Chaldean church, Louis Sako.
Sako told Vatican Radio that Iraqi authorities were supplying visas as part of "a whole strategy to help Christians leave Iraq", even in areas in the north of the country where they are not under threat.
"The Middle East is going to empty of Christians", he warned.
The 2,000-year-old Christian community in the country has shrunk by more than half since the 2003 US-led invasion of Iraq.
In Syria and Lebanon, Christians claim they are persecuted by rebels challenging the regime, because of their perceived allegiance to President Bashar al-Assad.
(Source: http://news.yahoo.com/pope-says-no-middle-east-without-christians-205916701.html)
(AFP Photo) |
The political upheaval that has swept the Arab world over the past three years has led to a rise of radical Islam, leaving minority Christians feeling threatened and sometimes forcing them to emigrate.
Francis said he had spoken to the patriarchs about "those who live in the Middle East, often in small flocks, in environments marked by hostility and conflicts" and "the size of the diaspora, which is notably growing."
He said he was concerned by "the situation of Christians, who suffer in a particularly severe way the consequences of tensions and conflicts in many parts of the Middle East."
"Syria, Iraq, Egypt and other areas of the Holy Land sometimes overflow with tears," he said.
Amid reports Christians are being 'punished' for the actions of Western powers, some faith experts have warned that Christianity is in danger of becoming extinct in its own cradle.
Francis said he "will not rest while there are still men and women, of any religion, whose dignity is affronted, who are stripped of the basics necessary for survival, whose future is stolen, who are forced to become refugees or displaced people."
He called on the patriarchs for "tireless zeal and that fraternal and paternal charity which bishops, priests and faithful look to us for, especially if they are alone and marginalised."
Last year, Francis' predecessor Benedict XVI used a trip to the Middle East to offer support to Christian minorities, calling on them not to emigrate or give in to a sense of "victimisation" amid the rising tide of Islamism.
Eastern Christians number between an estimated 10 and 13 million.
They make up 36 percent of the population in Lebanon, 10 percent in Egypt, 5.5 percent in Jordan, 5.0 percent in Syria, up to 2.0 percent in Iraq, 2.0 percent in Israel and 1.2 percent of Palestinians, according to the Oeuvre d'Orient Catholic association.
Among those meeting with Francis Thursday were Lebanon's Maronite Christian patriarch, Bishara Rai, the Syrian patriarch of the Melkite Greek Catholic church, Gregory Laham, and the patriarch of the Iraq-based Chaldean church, Louis Sako.
Sako told Vatican Radio that Iraqi authorities were supplying visas as part of "a whole strategy to help Christians leave Iraq", even in areas in the north of the country where they are not under threat.
"The Middle East is going to empty of Christians", he warned.
The 2,000-year-old Christian community in the country has shrunk by more than half since the 2003 US-led invasion of Iraq.
In Syria and Lebanon, Christians claim they are persecuted by rebels challenging the regime, because of their perceived allegiance to President Bashar al-Assad.
(Source: http://news.yahoo.com/pope-says-no-middle-east-without-christians-205916701.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một thoáng đan viện Châu Sơn - Ninh Bình
Anmai, CSsR
09:40 22/11/2013
MỘT THOÁNG ĐAN VIỆN CHÂU SƠN - NINH BÌNH
Sài Thành phồn hoa đô thị xa dần xa dần, tôi được ra Thủ Đô để thăm viếng. Lần ra Thủ Đô thăm viếng này không chủ đích đến những danh lam thắng cảnh hay lăng này lăng nọ nhưng đến thăm một nơi lặng lẽ cô tịch.
Xem Hình
Tờ mờ sáng, vội vàng “khăn gói quả mướp”, tôi lên xe. Vì đi thật sớm để tránh được cái cảnh “tắt đường” diễn ra như cơm bữa ở Thủ Đô đất chật người đông như thế này. Ngồi trên chiếc xe còn khá mới nhưng khá sốc bởi lẽ xe đi ngang qua những con đường vừa mới khánh thành nhưng gắn bên mình dòng chữ “đường đang theo dõi lún”.
Sau một đoạn đường dài khá mệt, chúng tôi được đưa đến nơi cô tịch cần đến.
Hình ảnh của Đan Viện cổ kính Ninh Bình hiện dần trước mắt tôi.
Ngôi Thánh đường cổ kính – nơi các đan sĩ cử hành các giờ kinh phục vụ, các bí tích đang hiện ra trước mắt chúng tôi.
Sau cổng chính vào Đan Viện là bức tượng Chúa Giêsu lên Trời như muốn mời gọi mọi người hãy hướng lòng về trời cao dẫu đang sống trong thực tại trần gian. Cũng đúng với tâm tình trong ngôi Đan Viện này bởi lẽ đi vào Đan Viện như đi vào cõi lặng của tâm hồn – nơi mà người ta có thể gặp Chúa một cách thiết thực nhất.
Ngôi Thánh đường được xây theo hướng Đông – Tây, mặt tiền hướng về phía Đông, tác giả công trình – Cha Placiđô Trương Minh Trạch như muốn quy hướng về Đức Kitô như là Vầng Hồng xuất hiện ở phía Đông, được Thiên Chúa sai đến viếng thăm và cứu chuộc dân Ngài.
Thánh đường được thiết kế theo kiểu gothique với chiều dài 64m, rộng 20 m và cao 21 m. Tháp chuông dự tính cao 60 m nhưng vì hoàn cảnh ngọn tháp này vẫn chưa đươc hoàn thành.
Tường bao quanh dày 0,6m, cỗ có cột dày 1,2m. Hai bên tường có nhiều tháp nhỏ và các gờ chỉ nối kết với nhau bằng những viên gạch đã được đúc sẵn theo hình vuông, tròn và hình thoi. Cửa sổ các tầng trên và tầng dưới được trang trí bằng bức họa hoa văn hình Thánh giá, các thánh, hình người vác Thánh giá và cầu nguyện.
Hai hàng cột vững chắc đỡ mái vòm phân chia lòng nhà thờ với hành lang hai tầng chạy vòng chung quanh, mỗi hàng 14 cột, mỗi cột dày 1,05m. Tường dày tạo sự ấm áp vào mùa Đông và sức nóng của mùa Hạ.
Cha Placiđô trình bày biểu tượng và hình ảnh như trình bày mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi khởi đi từ Chúa Giêsu Kiô là trung tâm và là đỉnh cao của mạc khải. Ngoài biểu tượng Chúa Ba Ngôi còn có biểu tượng 4 tác giả sách Tin Mừng đắp nổi ngang bàn tay. Với biểu tượng này như muốn mời gọi các đan sĩ siêng năng đọc lời Chúa và suy niệm bởi lẽ đây là một trong những yếu tố căn bản của đời đan tu.
Bên dưới bàn tay là tượng Đức Mẹ bế Chúa Con, chung quanh có nhiền thiên thần hầu cận. Theo truyền thống đan tu, các đan viện dược thiết lập để tôn kính Đức Mẹ. Thế nên, Đức Mẹ được đặt giữa bàn thờ trong Thánh đường Châu Sơn để các đan sĩ chiêm ngắm, noi gương, kêu cầu và cùng Đức Mẹ ca ngợi Thiên Chúa.
Hai bên Đức Mẹ là bốn vị thánh: Thánh Giuse là mẫu gương chiêm niệm. Thánh Biển Đức là tổ phụ của các đan sĩ. Thánh Bênađô là vị thánh nổi tiếng của dòng Xitô. Thánh Phanxicô Xaviê là mẫu gương truyền giáo của các đan sĩ.
Bàn thờ chính làm bằng đá nguyên khối mài nhẵn, điểm hoa văn. Bàn thờ dâng Lễ là phiến đá dài 2,62m, rộng 0,82m và dày 0,19m. Nhà Chầu cũng bằng đá nguyên khối. Hai bên nhà chầu có 2 dòng chữ: CARITAS ET AMOR (bác ái và yêu thương), ECCE VOBISCUM SUM OMNIBUS DIEBUS (này đây Thầy ơ cùng anh em mọi ngày). Bên dưới nhà chầu là chữ PAX (bình an).
Ngoài bàn thờ chính, trong Thánh đường còn có 11 bàn thờ khác ở tầng trên và tầng dưới.
Bên phải bàn thờ là bức phù điêu Đức Mẹ Lộ Đức, ghi nhớ ngày khấn vĩnh cư của cộng đoàn Châu Sơn, dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 8 tháng 12 năm 1937. Bên trái bàn thờ là bức phù điêu sinh nhật Đức Mẹ, ghi nhớ ngày khai sinh cộng đoàn Châu Sơn, dịp lễ sinh nhật Đức Mẹ, ngày 8 tháng 9 năm 1936.
Chung quanh Thánh đường có nhiều bức phù điêu chân dung các thiên thần. Đây là chi tiết độc đáo nhằm nói lên rằng: việc thờ phượng mà các đan sĩ thực hiện không đơn thuần là của cá nhân hay cộng đoàn, nhưng luôn được đặt trong sự hiệp thông với toàn thể thần thánh trên trời để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Quanh Thánh đường có những bức hoa văn đặt ở các khung cửa sổ hình người vác Thánh Giá và cầu nguyện diễn tả căn tính của đời đan tu: cầu nguyện liên lỷ và hân hoan hy sinh. Các bức hình này mời gọi các đan sĩ ý thức và sống sâu xa về ơn gọi chuyên biệt của mình.
Điểm khác biệt đó là trên mỗi khung cửa ra vào Thánh đường đều có ghi chữ La tinh như lời nguyện tắt, nhằm giúp các đan sĩ liên tục hướng lòng lên cùng Thiên Chúa. Phía bên ngoài cửa là những chữ về sự khát khao, ước tìm gặp Chúa: VIDEO (thấy); SITIO (khát); VOLO TECUM (muốn ở với Chúa). Phía bên trong cửa là những lời tri ân cảm tạ: MAGNIFICAT (ngợi khen); GRATIAS (cảm tạ); TE DEUM (tạ ơn); LAUS DEO (chúc tụng).
Phía sau, cách đan viện khoảng 300 m về phía Tây có hang Đức Mẹ Lộ Đức Châu Sơn. Hang ở độ cao 60m so với chân núi, rộng 16m, cao 17m, sâu 17m, chứa khoảng 250 người. Dưới chân núi là sông Nho Quan chảy vòng lượn quanh tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Bên tay phải của Thánh đường đường là công trình núi đá Đức Mẹ cũng như vườn cầu nguyện đang được xây dựng. Sau công trình núi đá là phân mở rộng của Đan Viện đang được mở rộng thêm để đón thêm đan sĩ mới.
Sau lưng nhà nguyện là nội vi của Đan Viện. Khu nội vi này được phân cách rõ ràng và nhắc nhớ cho khách đến thăm với dòng chữ “Khu nội vi – xin miễn vào”.
Cánh trái của nguyện đường là dãy nhà khá khang trang với đầy đủ các phòng ốc được trang bị cần thiết để đón các đoàn khách hành hương cũng như tĩnh tâm.
Bước vào nhà tĩnh tâm bầu khí trầm tĩnh đưa con người sống kết hợp mật thiết hơn. Một ngày ở nhà Chúa được bắt đầu từ 3 g 40 sáng và nghỉ đêm vào lúc 21 g 30. Từ sáng sớm đến chiều tối: Thánh Lễ, kinh nguyện, đọc sách thiêng liêng, học tập, lao động, ăn uống … như đưa những ai đến đây sống trọn vẹn bầu khí của đời đan tu.
Đời đan tu được dệt nên bởi đời sống tinh thần chuyên chăm cầu nguyện, lao động và hân hoan hãm mình.
Qua tìm hiểu, Đan Viện Châu Sơn được thành lập vào ngày 8 tháng 9 năm 1936. 9 g 30, mọi người tập trung về lễ đài, cha bề trên Anselmô chủ sự Thánh Lễ khai sinh cộng đoàn Châu Sơn.
Bề trên tiên khởi là Cha Tađêô Anselmô Lê Hữu Từ (1897-1967)
Bề trên tiên khởi 1936 - 1945
Cha Martinô Võ Hồng Khanh (… - 1953)
Bề trên quyền tạm 08.09.1945 – 08.12.1945
Cha Marcô Nguyễn Quang Vinh (1902-1966)
Bề trên 08.12.1945 - 1952
Cha Philipphê Trần Ngọc Năng (1893-1993)
Bề trên 1952 – 11.08.1993
Cha Giuse Hà Tâm Sự (1913-1997)
Bề trên 15.8.1993 – 17.09.1997
Cha Jean Berchmans Nguyễn Văn Thảo
Bề trên 10.06.1998 đến 10 tháng 4 năm 2013 Cha qua đời
Bề trên đương nhiệm: Cha Đaminh Saviô Nguyễn Tuấn Hào
Ngày nay, đến đan viện Châu Sơn – Ninh Bình, ta sẽ nhận thấy sự hiện diện hết sức đặc biệt của vị “ẩn sĩ” cũng hết sức đặc biệt đó là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt – nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội. Đức Cha ẩn mình trong đan viện để sống đời chiêm niệm, gắn kết mật thiết với Chúa hơn trong đời sống cầu nguyện.
Nhờ ơn Chúa và nhờ chữ "duyên", tôi may mắn được nghe những chia sẻ của Đức Cha về những thao thức của việc Tân Phúc Âm Hóa. Đức Cha Giuse đã gợi lại những cảm thức của Giáo Hội cũng như xã hội về Thiên Chúa … Đức Cha gợi lại hình ảnh Chúa mời gọi Matthêu, Chúa gọi ông Giakêu, chúa nói chuyện với người phụ nữ tại bờ giếng Giacob, cuộc gặp gỡ giữa ông Nicôđêmô và Chúa Giêsu … Đặc biệt, Đức Cha gợi lên hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô, người làm những nhịp cầu để đưa người ta đến Thiên Chúa … Đức Thánh Cha Phanxicô đang họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là cây cầu để cho người ta bước qua để đến với Thiên Chúa. Muốn là cây cầu, muốn làm nhịp cầu phải bỏ đi cái vỏ bọc của chính mình … Đức Cha đặc biệt nhấn mạnh đến tâm tình của Đức Thánh Cha khi Ngài nhận mình là người tội lỗi và Đức Cha xoáy về lòng thương xót của Chúa mà Đức Thánh Cha Phanxicô cảm nhận.
Thời gian lại qua mau, tôi lại rời bỏ ngôi đan viện cô tịch này để trở lại với đời thường, với công việc và sứ mạng của “cây cầu” như chia sẻ của Đức Cha Giuse. Ước gì tâm tình chia sẻ của Cha Giuse ở lại mãi trong tôi và nhờ ơn Chúa giúp. Và như thế tôi cũng phải cố gắng bỏ đi những vỏ bọc của mình để cho Chúa chiếm đoạt và Chúa sử dụng tôi như những nhịp cầu để đưa người khác đến với Chúa.
Những ngày qua, những trải nghiệm về ơn Chúa lại tăng thêm phần xác tín. Như ai đó ví von: Thiên Chúa vẽ đường thẳng bằng compa ! Giữa chợ đời đầy bon chen giành giật, vẫn có những người hiến mình cho Chúa trong đời sống đan sĩ. Những đan sĩ khắp đó đây trên đất nước hay toàn thế giới như nói rằng Thiên Chúa vẫn hiện diện âm thầm với con người và luôn luôn lắng nghe lời cầu nguyện cách riêng của các đan sĩ. Giữa chợ đời người ta đi tìm quyền, danh và lợi thì có những nơi cô tịch như thế này vẫn đón chờ những tâm hồn muốn dâng hiến cho Chúa bằng đời sống chiêm niệm của đời đan sĩ. Và, một Đức nguyên Tổng Giám Mục, vì hoàn cảnh nào đó giờ đây Ngài chọn lối sống âm thầm và lặng lẽ. Chính trong lối sống âm thầm và lặng lẽ này, Đức Cha Giuse lại chia sẻ, lại chuyển tải những dòng nhựa tâm linh cho những ai đến với Ngài.
Người đời nhìn khác nhưng Thiên Chúa có cách, có lối và có hướng đi của Ngài. Chỉ những ai chìm đắm trong cô tịch, trong chiêm niệm mới đọc ra những dấu chỉ mà Thiên Chúa muốn nói với con người.
Tạ ơn Chúa ! Tất cả là hồng ân.
Anmai, CSsR
Sài Thành phồn hoa đô thị xa dần xa dần, tôi được ra Thủ Đô để thăm viếng. Lần ra Thủ Đô thăm viếng này không chủ đích đến những danh lam thắng cảnh hay lăng này lăng nọ nhưng đến thăm một nơi lặng lẽ cô tịch.
Xem Hình
Tờ mờ sáng, vội vàng “khăn gói quả mướp”, tôi lên xe. Vì đi thật sớm để tránh được cái cảnh “tắt đường” diễn ra như cơm bữa ở Thủ Đô đất chật người đông như thế này. Ngồi trên chiếc xe còn khá mới nhưng khá sốc bởi lẽ xe đi ngang qua những con đường vừa mới khánh thành nhưng gắn bên mình dòng chữ “đường đang theo dõi lún”.
Sau một đoạn đường dài khá mệt, chúng tôi được đưa đến nơi cô tịch cần đến.
Hình ảnh của Đan Viện cổ kính Ninh Bình hiện dần trước mắt tôi.
Ngôi Thánh đường cổ kính – nơi các đan sĩ cử hành các giờ kinh phục vụ, các bí tích đang hiện ra trước mắt chúng tôi.
Sau cổng chính vào Đan Viện là bức tượng Chúa Giêsu lên Trời như muốn mời gọi mọi người hãy hướng lòng về trời cao dẫu đang sống trong thực tại trần gian. Cũng đúng với tâm tình trong ngôi Đan Viện này bởi lẽ đi vào Đan Viện như đi vào cõi lặng của tâm hồn – nơi mà người ta có thể gặp Chúa một cách thiết thực nhất.
Ngôi Thánh đường được xây theo hướng Đông – Tây, mặt tiền hướng về phía Đông, tác giả công trình – Cha Placiđô Trương Minh Trạch như muốn quy hướng về Đức Kitô như là Vầng Hồng xuất hiện ở phía Đông, được Thiên Chúa sai đến viếng thăm và cứu chuộc dân Ngài.
Thánh đường được thiết kế theo kiểu gothique với chiều dài 64m, rộng 20 m và cao 21 m. Tháp chuông dự tính cao 60 m nhưng vì hoàn cảnh ngọn tháp này vẫn chưa đươc hoàn thành.
Tường bao quanh dày 0,6m, cỗ có cột dày 1,2m. Hai bên tường có nhiều tháp nhỏ và các gờ chỉ nối kết với nhau bằng những viên gạch đã được đúc sẵn theo hình vuông, tròn và hình thoi. Cửa sổ các tầng trên và tầng dưới được trang trí bằng bức họa hoa văn hình Thánh giá, các thánh, hình người vác Thánh giá và cầu nguyện.
Hai hàng cột vững chắc đỡ mái vòm phân chia lòng nhà thờ với hành lang hai tầng chạy vòng chung quanh, mỗi hàng 14 cột, mỗi cột dày 1,05m. Tường dày tạo sự ấm áp vào mùa Đông và sức nóng của mùa Hạ.
Cha Placiđô trình bày biểu tượng và hình ảnh như trình bày mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi khởi đi từ Chúa Giêsu Kiô là trung tâm và là đỉnh cao của mạc khải. Ngoài biểu tượng Chúa Ba Ngôi còn có biểu tượng 4 tác giả sách Tin Mừng đắp nổi ngang bàn tay. Với biểu tượng này như muốn mời gọi các đan sĩ siêng năng đọc lời Chúa và suy niệm bởi lẽ đây là một trong những yếu tố căn bản của đời đan tu.
Bên dưới bàn tay là tượng Đức Mẹ bế Chúa Con, chung quanh có nhiền thiên thần hầu cận. Theo truyền thống đan tu, các đan viện dược thiết lập để tôn kính Đức Mẹ. Thế nên, Đức Mẹ được đặt giữa bàn thờ trong Thánh đường Châu Sơn để các đan sĩ chiêm ngắm, noi gương, kêu cầu và cùng Đức Mẹ ca ngợi Thiên Chúa.
Hai bên Đức Mẹ là bốn vị thánh: Thánh Giuse là mẫu gương chiêm niệm. Thánh Biển Đức là tổ phụ của các đan sĩ. Thánh Bênađô là vị thánh nổi tiếng của dòng Xitô. Thánh Phanxicô Xaviê là mẫu gương truyền giáo của các đan sĩ.
Bàn thờ chính làm bằng đá nguyên khối mài nhẵn, điểm hoa văn. Bàn thờ dâng Lễ là phiến đá dài 2,62m, rộng 0,82m và dày 0,19m. Nhà Chầu cũng bằng đá nguyên khối. Hai bên nhà chầu có 2 dòng chữ: CARITAS ET AMOR (bác ái và yêu thương), ECCE VOBISCUM SUM OMNIBUS DIEBUS (này đây Thầy ơ cùng anh em mọi ngày). Bên dưới nhà chầu là chữ PAX (bình an).
Ngoài bàn thờ chính, trong Thánh đường còn có 11 bàn thờ khác ở tầng trên và tầng dưới.
Bên phải bàn thờ là bức phù điêu Đức Mẹ Lộ Đức, ghi nhớ ngày khấn vĩnh cư của cộng đoàn Châu Sơn, dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 8 tháng 12 năm 1937. Bên trái bàn thờ là bức phù điêu sinh nhật Đức Mẹ, ghi nhớ ngày khai sinh cộng đoàn Châu Sơn, dịp lễ sinh nhật Đức Mẹ, ngày 8 tháng 9 năm 1936.
Chung quanh Thánh đường có nhiều bức phù điêu chân dung các thiên thần. Đây là chi tiết độc đáo nhằm nói lên rằng: việc thờ phượng mà các đan sĩ thực hiện không đơn thuần là của cá nhân hay cộng đoàn, nhưng luôn được đặt trong sự hiệp thông với toàn thể thần thánh trên trời để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Quanh Thánh đường có những bức hoa văn đặt ở các khung cửa sổ hình người vác Thánh Giá và cầu nguyện diễn tả căn tính của đời đan tu: cầu nguyện liên lỷ và hân hoan hy sinh. Các bức hình này mời gọi các đan sĩ ý thức và sống sâu xa về ơn gọi chuyên biệt của mình.
Điểm khác biệt đó là trên mỗi khung cửa ra vào Thánh đường đều có ghi chữ La tinh như lời nguyện tắt, nhằm giúp các đan sĩ liên tục hướng lòng lên cùng Thiên Chúa. Phía bên ngoài cửa là những chữ về sự khát khao, ước tìm gặp Chúa: VIDEO (thấy); SITIO (khát); VOLO TECUM (muốn ở với Chúa). Phía bên trong cửa là những lời tri ân cảm tạ: MAGNIFICAT (ngợi khen); GRATIAS (cảm tạ); TE DEUM (tạ ơn); LAUS DEO (chúc tụng).
Phía sau, cách đan viện khoảng 300 m về phía Tây có hang Đức Mẹ Lộ Đức Châu Sơn. Hang ở độ cao 60m so với chân núi, rộng 16m, cao 17m, sâu 17m, chứa khoảng 250 người. Dưới chân núi là sông Nho Quan chảy vòng lượn quanh tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Bên tay phải của Thánh đường đường là công trình núi đá Đức Mẹ cũng như vườn cầu nguyện đang được xây dựng. Sau công trình núi đá là phân mở rộng của Đan Viện đang được mở rộng thêm để đón thêm đan sĩ mới.
Sau lưng nhà nguyện là nội vi của Đan Viện. Khu nội vi này được phân cách rõ ràng và nhắc nhớ cho khách đến thăm với dòng chữ “Khu nội vi – xin miễn vào”.
Cánh trái của nguyện đường là dãy nhà khá khang trang với đầy đủ các phòng ốc được trang bị cần thiết để đón các đoàn khách hành hương cũng như tĩnh tâm.
Bước vào nhà tĩnh tâm bầu khí trầm tĩnh đưa con người sống kết hợp mật thiết hơn. Một ngày ở nhà Chúa được bắt đầu từ 3 g 40 sáng và nghỉ đêm vào lúc 21 g 30. Từ sáng sớm đến chiều tối: Thánh Lễ, kinh nguyện, đọc sách thiêng liêng, học tập, lao động, ăn uống … như đưa những ai đến đây sống trọn vẹn bầu khí của đời đan tu.
Đời đan tu được dệt nên bởi đời sống tinh thần chuyên chăm cầu nguyện, lao động và hân hoan hãm mình.
Qua tìm hiểu, Đan Viện Châu Sơn được thành lập vào ngày 8 tháng 9 năm 1936. 9 g 30, mọi người tập trung về lễ đài, cha bề trên Anselmô chủ sự Thánh Lễ khai sinh cộng đoàn Châu Sơn.
Bề trên tiên khởi là Cha Tađêô Anselmô Lê Hữu Từ (1897-1967)
Bề trên tiên khởi 1936 - 1945
Cha Martinô Võ Hồng Khanh (… - 1953)
Bề trên quyền tạm 08.09.1945 – 08.12.1945
Cha Marcô Nguyễn Quang Vinh (1902-1966)
Bề trên 08.12.1945 - 1952
Cha Philipphê Trần Ngọc Năng (1893-1993)
Bề trên 1952 – 11.08.1993
Cha Giuse Hà Tâm Sự (1913-1997)
Bề trên 15.8.1993 – 17.09.1997
Cha Jean Berchmans Nguyễn Văn Thảo
Bề trên 10.06.1998 đến 10 tháng 4 năm 2013 Cha qua đời
Bề trên đương nhiệm: Cha Đaminh Saviô Nguyễn Tuấn Hào
Ngày nay, đến đan viện Châu Sơn – Ninh Bình, ta sẽ nhận thấy sự hiện diện hết sức đặc biệt của vị “ẩn sĩ” cũng hết sức đặc biệt đó là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt – nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội. Đức Cha ẩn mình trong đan viện để sống đời chiêm niệm, gắn kết mật thiết với Chúa hơn trong đời sống cầu nguyện.
Nhờ ơn Chúa và nhờ chữ "duyên", tôi may mắn được nghe những chia sẻ của Đức Cha về những thao thức của việc Tân Phúc Âm Hóa. Đức Cha Giuse đã gợi lại những cảm thức của Giáo Hội cũng như xã hội về Thiên Chúa … Đức Cha gợi lại hình ảnh Chúa mời gọi Matthêu, Chúa gọi ông Giakêu, chúa nói chuyện với người phụ nữ tại bờ giếng Giacob, cuộc gặp gỡ giữa ông Nicôđêmô và Chúa Giêsu … Đặc biệt, Đức Cha gợi lên hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô, người làm những nhịp cầu để đưa người ta đến Thiên Chúa … Đức Thánh Cha Phanxicô đang họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là cây cầu để cho người ta bước qua để đến với Thiên Chúa. Muốn là cây cầu, muốn làm nhịp cầu phải bỏ đi cái vỏ bọc của chính mình … Đức Cha đặc biệt nhấn mạnh đến tâm tình của Đức Thánh Cha khi Ngài nhận mình là người tội lỗi và Đức Cha xoáy về lòng thương xót của Chúa mà Đức Thánh Cha Phanxicô cảm nhận.
Thời gian lại qua mau, tôi lại rời bỏ ngôi đan viện cô tịch này để trở lại với đời thường, với công việc và sứ mạng của “cây cầu” như chia sẻ của Đức Cha Giuse. Ước gì tâm tình chia sẻ của Cha Giuse ở lại mãi trong tôi và nhờ ơn Chúa giúp. Và như thế tôi cũng phải cố gắng bỏ đi những vỏ bọc của mình để cho Chúa chiếm đoạt và Chúa sử dụng tôi như những nhịp cầu để đưa người khác đến với Chúa.
Những ngày qua, những trải nghiệm về ơn Chúa lại tăng thêm phần xác tín. Như ai đó ví von: Thiên Chúa vẽ đường thẳng bằng compa ! Giữa chợ đời đầy bon chen giành giật, vẫn có những người hiến mình cho Chúa trong đời sống đan sĩ. Những đan sĩ khắp đó đây trên đất nước hay toàn thế giới như nói rằng Thiên Chúa vẫn hiện diện âm thầm với con người và luôn luôn lắng nghe lời cầu nguyện cách riêng của các đan sĩ. Giữa chợ đời người ta đi tìm quyền, danh và lợi thì có những nơi cô tịch như thế này vẫn đón chờ những tâm hồn muốn dâng hiến cho Chúa bằng đời sống chiêm niệm của đời đan sĩ. Và, một Đức nguyên Tổng Giám Mục, vì hoàn cảnh nào đó giờ đây Ngài chọn lối sống âm thầm và lặng lẽ. Chính trong lối sống âm thầm và lặng lẽ này, Đức Cha Giuse lại chia sẻ, lại chuyển tải những dòng nhựa tâm linh cho những ai đến với Ngài.
Người đời nhìn khác nhưng Thiên Chúa có cách, có lối và có hướng đi của Ngài. Chỉ những ai chìm đắm trong cô tịch, trong chiêm niệm mới đọc ra những dấu chỉ mà Thiên Chúa muốn nói với con người.
Tạ ơn Chúa ! Tất cả là hồng ân.
Anmai, CSsR
Đại Hội Liên Tu Sĩ Giáo Phận Phan Thiết 2013
Hồng Hương
10:55 22/11/2013
Sáng thứ năm ngày 21.11.2013, tại nhà thờ Chính Tòa, trong niềm vui mừng Lễ Mẹ Dâng Mình, Bổn mạng Liên Tu sĩ, 180 nữ tu trên toàn Giáo phận đã về tham dự Ngày Thánh Hóa Liên Tu Sĩ Giáo phận Phan Thiết với chủ đề: “Tái Truyền Giáo”.
Hình ảnh
Ngay từ chiều 20.11, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã trang hoàng và chuẩn bị chu đáo mọi mặt để sáng ngày 21.11, nhà thờ Chính Tòa rực rỡ cờ hoa rộn ràng đón quý nữ tu về hội ngộ. Thời tiết bất chợt đổ mưa cả ngày, nhưng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống - Giám Mục Giáo Phận, Cha Tổng đại diện GB. Hoàng Văn Khanh - Đặc trách Liên tu sĩ, Cha Hạt trưởng Phan Thiết và Hạt Hàm Thuận Nam, Cha Giám đốc CV Nicôla quý cha vẫn cố gắng hiện diện để chúc mừng và cầu nguyện cho Liên Tu Sĩ.
Sau vài phút khởi động giao lưu, Nữ tu Maria Trần Thị Hương, Trưởng Liên tu sĩ (LTS) GP Phan Thiết, tuyên bố khai mạc Đại hội Liên tu sĩ Gp Phan Thiết 2013 chủ đề “Tái Truyền Giáo”.
Ngỏ lời với Đại hội, cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh, Đặc trách LTS Phan Thiết sau lời chào mừng đã nêu lên đôi nét ý nghĩa của ngày Lễ Mẹ Dâng Mình. Ngài cầu chúc cho chị em nữ tu luôn noi gương Mẹ Maria sống quyết liệt lời “xin vâng” đối với Thiên Chúa. Đồng thời biết “yêu đến tận cùng”, khiêm tốn phục vụ mọi người như Chúa Giêsu đã sống và dạy ta phải sống.
Nữ tu Maria Quỳnh Liên, thay mặt Ban điều hành đọc tường trình sinh hoạt LTS Giáo phận Phan Thiết năm 2013. Theo thống kê thì GP Phan Thiết hiện có 18 Hội Dòng, Tu Hội, Tu Đoàn, Huynh Đoàn hiện diện với tổng số nữ tu là 497, phục vụ trong 108 cộng đoàn từ thành phố đến thôn quê, từ đèo heo hút gió Đa Mi hay vùng sâu vùng xa Vĩnh Hảo. v.v nơi đâu cũng có bóng dáng các nữ tu âm thầm làm công việc mục vụ và phục vụ xã hội với nhiều hình thức.
Tiếp đến, cha Đặc trách tóm tắt Đường hướng mục vụ của Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam với nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa” (thư của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc) qua 5 điểm: Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo; Giáo Hội của mọi người và cho mọi người; Giáo Hội dấn thân loan báo Tin mừng như là bản chất của Giáo Hội; Giáo Hội cần biết diễn tả, biểu lộ đức tin của mình; Giáo Hội phải đóng góp xây dựng xã hội hôm nay bằng tình thương và chân lý. Từ những điểm này, Cha Đặc trách nhắn nhủ chị em nữ tu 3 đều: Mở rộng con tim của mình để biết xin vâng như Đức Maria; Yêu thương – phục vụ hết mình như Chúa Giêsu đã sống; Đóng góp và sống nhịp sống của Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội của người nghèo trong tình thương và chân lý.
Thánh lễ trọng thể Mẹ Dâng Mình do Đức Cha Giuse chủ tế. Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse nhắc đến hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria dâng mình vào đền thờ với 3 nét: Thứ nhất về thời gian Đức Mẹ dâng mình. Từ 3 tuổi đến 12 tuổi là một quá trình thể hiện tiện tiến, với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, về mặt khách quan, Mẹ đã được Thiên Chúa chọn làm lễ dâng hoàn hoàn, nhưng chủ quan về phía Mẹ, lễ dâng ấy phải được bộc lộ tuần tự theo sự tăng trưởng của tuổi đời. Điều này khơi mở lời khấn Khó Nghèo của người tu sĩ. Dâng hiến không phải 1 ngày mà là 1 quá trình dài suốt cuộc đời nên cần tu sĩ cần nhiều ơn thánh và sự cố gắng phấn đấu không ngừng mới có thể xứng đáng đạt được đời sống thánh hiến toàn vẹn. Thứ hai là không gian dâng mình. Đức Maria được cha mẹ đem đến đền thờ để tìm gặp Thiên Chúa trong nhà của Người. Cả đời Mẹ diễn tả công trình tìm biết và làm theo ý Chúa từ khi nhận lời truyền tin đến giây phút chứng kiến Chuá Giêsu trút hơi thở cuối. Sống lời khấn Vâng Phục, người tu sĩ sống liên lỉ tâm tình một “lời xin vâng, một đời xin vâng”. Và thứ ba là tinh thần dâng mình: chương trình hun đúc cho sứ vụ tương lai. Để có thể trở thành thiếu nữ Sion 12 tuổi trổi trang, Đức Maria nhận được sự đóng góp xây dựng tinh thần và vật chất của cha mẹ, các thượng tế, bạn bè trang lứa trong đền thờ và cộng đồng Do Thái. Đức Maria quyết chọn đời sống khiết tịnh, mở ra cho ơn thánh. Thiên Chúa đã chọn Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh. Người tu sĩ để sống lời khấn Khiết Tịnh dài lâu và trọn đời thì phải luôn ý thức châm ngôn “nỗ lực và cậy trông”.
Đức Cha tóm kết những điều ngài chia sẻ bằng lời của ĐGH Phaolô VI nhắn gởi người tu sĩ phải luôn ý thức sống với Chúa tâm tình như Mẹ Maria là lắng nghe, cầu nguyện, sinh hạ và hiến dâng. Đức Cha cũng thay mặt Giáo phận cám ơn những đóng góp của chị em nữ tu trên khắp các giáo xứ từ thành thị đến thôn quê. Ngài cầu chúc từng hội dòng, từng cộng đoàn, từng cá nhân tìm được hạnh phúc trong đời hiến dâng phục vụ của mình. Cuối thánh lễ, Ban đại diện dâng lời tri ân Đức Cha, cha Đặc trách và quý cha.
Chương trình buổi chiều, chị em học hỏi thư của HĐGM VN 2013 do cha Đặc trách hướng dẫn. Đại Hội kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể.
“Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 8,21), là điểm kết cho tất cả các giáo huấn của Chúa Giêsu cho các môn đệ và những ai theo Chúa. Chia tay nhau từ Đại hội, trở về với môi trường mình đang phục vụ, các nữ tu sống một quyết tâm mới gắn bó với Thiên Chúa và hăng say phục vụ mọi người theo gương Mẹ Maria. Đây cũng chính là sự hiệp thông với GP Phan Thiết trong “Năm Tân Phúc Âm Hoá Gia Đình” 2014 này.
Hình ảnh
Ngay từ chiều 20.11, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã trang hoàng và chuẩn bị chu đáo mọi mặt để sáng ngày 21.11, nhà thờ Chính Tòa rực rỡ cờ hoa rộn ràng đón quý nữ tu về hội ngộ. Thời tiết bất chợt đổ mưa cả ngày, nhưng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống - Giám Mục Giáo Phận, Cha Tổng đại diện GB. Hoàng Văn Khanh - Đặc trách Liên tu sĩ, Cha Hạt trưởng Phan Thiết và Hạt Hàm Thuận Nam, Cha Giám đốc CV Nicôla quý cha vẫn cố gắng hiện diện để chúc mừng và cầu nguyện cho Liên Tu Sĩ.
Sau vài phút khởi động giao lưu, Nữ tu Maria Trần Thị Hương, Trưởng Liên tu sĩ (LTS) GP Phan Thiết, tuyên bố khai mạc Đại hội Liên tu sĩ Gp Phan Thiết 2013 chủ đề “Tái Truyền Giáo”.
Ngỏ lời với Đại hội, cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh, Đặc trách LTS Phan Thiết sau lời chào mừng đã nêu lên đôi nét ý nghĩa của ngày Lễ Mẹ Dâng Mình. Ngài cầu chúc cho chị em nữ tu luôn noi gương Mẹ Maria sống quyết liệt lời “xin vâng” đối với Thiên Chúa. Đồng thời biết “yêu đến tận cùng”, khiêm tốn phục vụ mọi người như Chúa Giêsu đã sống và dạy ta phải sống.
Nữ tu Maria Quỳnh Liên, thay mặt Ban điều hành đọc tường trình sinh hoạt LTS Giáo phận Phan Thiết năm 2013. Theo thống kê thì GP Phan Thiết hiện có 18 Hội Dòng, Tu Hội, Tu Đoàn, Huynh Đoàn hiện diện với tổng số nữ tu là 497, phục vụ trong 108 cộng đoàn từ thành phố đến thôn quê, từ đèo heo hút gió Đa Mi hay vùng sâu vùng xa Vĩnh Hảo. v.v nơi đâu cũng có bóng dáng các nữ tu âm thầm làm công việc mục vụ và phục vụ xã hội với nhiều hình thức.
Tiếp đến, cha Đặc trách tóm tắt Đường hướng mục vụ của Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam với nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa” (thư của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc) qua 5 điểm: Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo; Giáo Hội của mọi người và cho mọi người; Giáo Hội dấn thân loan báo Tin mừng như là bản chất của Giáo Hội; Giáo Hội cần biết diễn tả, biểu lộ đức tin của mình; Giáo Hội phải đóng góp xây dựng xã hội hôm nay bằng tình thương và chân lý. Từ những điểm này, Cha Đặc trách nhắn nhủ chị em nữ tu 3 đều: Mở rộng con tim của mình để biết xin vâng như Đức Maria; Yêu thương – phục vụ hết mình như Chúa Giêsu đã sống; Đóng góp và sống nhịp sống của Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội của người nghèo trong tình thương và chân lý.
Thánh lễ trọng thể Mẹ Dâng Mình do Đức Cha Giuse chủ tế. Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse nhắc đến hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria dâng mình vào đền thờ với 3 nét: Thứ nhất về thời gian Đức Mẹ dâng mình. Từ 3 tuổi đến 12 tuổi là một quá trình thể hiện tiện tiến, với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, về mặt khách quan, Mẹ đã được Thiên Chúa chọn làm lễ dâng hoàn hoàn, nhưng chủ quan về phía Mẹ, lễ dâng ấy phải được bộc lộ tuần tự theo sự tăng trưởng của tuổi đời. Điều này khơi mở lời khấn Khó Nghèo của người tu sĩ. Dâng hiến không phải 1 ngày mà là 1 quá trình dài suốt cuộc đời nên cần tu sĩ cần nhiều ơn thánh và sự cố gắng phấn đấu không ngừng mới có thể xứng đáng đạt được đời sống thánh hiến toàn vẹn. Thứ hai là không gian dâng mình. Đức Maria được cha mẹ đem đến đền thờ để tìm gặp Thiên Chúa trong nhà của Người. Cả đời Mẹ diễn tả công trình tìm biết và làm theo ý Chúa từ khi nhận lời truyền tin đến giây phút chứng kiến Chuá Giêsu trút hơi thở cuối. Sống lời khấn Vâng Phục, người tu sĩ sống liên lỉ tâm tình một “lời xin vâng, một đời xin vâng”. Và thứ ba là tinh thần dâng mình: chương trình hun đúc cho sứ vụ tương lai. Để có thể trở thành thiếu nữ Sion 12 tuổi trổi trang, Đức Maria nhận được sự đóng góp xây dựng tinh thần và vật chất của cha mẹ, các thượng tế, bạn bè trang lứa trong đền thờ và cộng đồng Do Thái. Đức Maria quyết chọn đời sống khiết tịnh, mở ra cho ơn thánh. Thiên Chúa đã chọn Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh. Người tu sĩ để sống lời khấn Khiết Tịnh dài lâu và trọn đời thì phải luôn ý thức châm ngôn “nỗ lực và cậy trông”.
Đức Cha tóm kết những điều ngài chia sẻ bằng lời của ĐGH Phaolô VI nhắn gởi người tu sĩ phải luôn ý thức sống với Chúa tâm tình như Mẹ Maria là lắng nghe, cầu nguyện, sinh hạ và hiến dâng. Đức Cha cũng thay mặt Giáo phận cám ơn những đóng góp của chị em nữ tu trên khắp các giáo xứ từ thành thị đến thôn quê. Ngài cầu chúc từng hội dòng, từng cộng đoàn, từng cá nhân tìm được hạnh phúc trong đời hiến dâng phục vụ của mình. Cuối thánh lễ, Ban đại diện dâng lời tri ân Đức Cha, cha Đặc trách và quý cha.
Chương trình buổi chiều, chị em học hỏi thư của HĐGM VN 2013 do cha Đặc trách hướng dẫn. Đại Hội kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể.
“Mẹ tôi và anh em tôi là những ai nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 8,21), là điểm kết cho tất cả các giáo huấn của Chúa Giêsu cho các môn đệ và những ai theo Chúa. Chia tay nhau từ Đại hội, trở về với môi trường mình đang phục vụ, các nữ tu sống một quyết tâm mới gắn bó với Thiên Chúa và hăng say phục vụ mọi người theo gương Mẹ Maria. Đây cũng chính là sự hiệp thông với GP Phan Thiết trong “Năm Tân Phúc Âm Hoá Gia Đình” 2014 này.
Hoan ca mừng Đại lễ Năm Thánh Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:00 22/11/2013
Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hân hoan cử hành Đại lễ mừng Năm Thánh kỷ niệm bách chu niên Tòa Thánh thiết lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng. Đây thực sự là dịp trọng đại, một ngày hội lớn đối với mọi thành phần Dân Chúa nơi miền đất truyền giáo xa xôi này.
Hình ảnh
Đại lễ Năm Thánh được khởi đầu bằng Đêm Diễn Nguyện – Hoan ca Tạ ơn được tổ chức quy mô và ý nghĩa trước thềm Nhà thờ Chính Tòa của Giáo phận vào buổi tối ngày 20 tháng 11 năm 2013.
Trong suốt ngày hôm nay, các Giáo xứ và Dòng Tu đã về mái Nhà Chung của Giáo phận để tham gia các công việc chung, chuẩn bị cho ngày Đại lễ. Các phần của Đêm Diễn Nguyện cũng được tập dợt và tổng duyệt ngay tại Lễ đài chính thức của Đại lễ. Một không khí hồ hởi, vui tươi tràn ngập khắp khuôn viên và tỏa rạng trên gương mặt mỗi người.
Vào cuối buổi chiều, những cơn mưa nhẹ không làm chùn bước chân những người con Giáo phận tiến về Nhà thờ Chính Tòa để tham dự chương trình Đại lễ Năm Thánh, tạo nên một bầu khí thân thiện và ấm tình gia đình. Các đoàn tham gia Diễn nguyện cũng chuẩn bị những công việc và tập luyện cuối cùng, sẵn sàng cho một chương trình hứa hẹn nhiều sinh động, phong phú và ý nghĩa, có chiều sâu.
Đúng 19 giờ 30, tiếng trống khai hội của Đội trống cùng với tiếng kèn trầm hùng của Đội Kim nhạc Giáo xứ Chính Tòa vang lên rộn ràng, mở màn cho chương trình Đêm Diễn Nguyện – Hoan ca Tạ ơn. Cộng đoàn vui mừng chào đón sự hiện diện đầy nghĩa tình của quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Giám Mục, đông đảo quý Cha, quý tu sỹ và quý khách.
Cha Tổng Đại diện Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Giuse Trần Đức Hạnh, long trọng đọc diễn văn chào mừng các Đấng bậc cùng quý khách và mọi thành phần Dân Chúa trong dịp Đại lễ Năm Thánh mà khởi đầu bằng chương trình Diễn nguyện tối nay. Ngài tuyên bố khai mạc Đêm diễn nguyện – Hoan ca tạ ơn của Giáo phận với chủ đề Trăm Năm Hồng Ân.
Phần I của Đêm diễn nguyện tái hiện lại một cách phong phú và cảm động về những giai đoạn lịch sử đầu tiên của Giáo phận, khi hạt giống Tin Mừng được loan báo trên miền đất xa xôi hẻo lánh, vốn khi đó còn hết sức hoang sơ cô quạnh với núi rừng đìu hiu và con người nghèo khổ. Giữa màn sương trùm phủ núi rừng, một ánh bình minh của Tin Mừng đã le lói để rồi trải qua bao thăng trầm, trở nên một ngọn đuốc chiếu tỏa khắp bốn bề không gian, làm sáng lên Đạo Chúa nơi này.
Hình ảnh của miền đất Lạng Sơn – Cao Bằng những năm đầu thế kỷ XX cũng như cuộc sống của các dân tộc thiểu số nơi đây đã được tái hiện thật sinh động. Từ những giáo dân đầu tiên, đến khi việc truyền giáo bắt đầu có tiến triển, trải qua thời kỳ Phủ Doãn Tông Tòa rồi Đại diện Tông Tòa, cùng với hình ảnh các vị mục tử và các nhà truyền giáo… tất cả đều được gợi nhớ trong một tâm tình tri ân và cảm mến.
Các nữ tu Đaminh, Phaolo và các Giáo xứ đã mang đến những chương trình với một sợi chỉ xuyên suốt là dòng lịch sử với bao thăng trầm của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, trong đó ánh lên giá trị của Đức tin, ngọn đuốc sáng Tin Mừng và tinh thần dấn thân của mục tử cùng đoàn chiên nhỏ bé nơi này.
Xen giữa những chương trình tái hiện lịch sử, các Giáo xứ và Dòng Tu cùng các bạn trẻ cũng thể hiện những ca khúc, những vũ điệu mang tâm tình Tạ ơn và Chúc tụng Thiên Chúa, vì muôn hồng ân của Người trên Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng trong suốt dòng lịch sử 100 năm qua cũng như trên mọi bước đường hiện tại và tương lai. Các nữ tu Phaolô dùng chính tâm tình của Đức Mẹ trong lời kinh Ngợi Khen Magnificat để dâng lên tâm tình của mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận trong Năm Thánh hồng phúc này.
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa để cảm ơn sự hiện diện rất quý báu của quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha và quý khách với Giáo phận trong dịp Đại lễ Năm Thánh này. Ngài cũng đã chia sẻ những suy tư và thao thức trong vai trò của vị Mục tử coi sóc đoàn chiên Giáo phận. Ngài cảm nhận về ơn phúc của Thiên Chúa luôn tuôn tràn trên miền đất này, cảm nghiệm được sức sống mạnh mẽ của hạt giống Tin Mừng giữa bao thăng trầm và thách đố. Ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa đoàn kết yêu thương, sống tình liên đới để xây dựng Gia đình Giáo phận vững tâm tiến bước vào một giai đoạn lịch sử mới. Tin tưởng chắc chắn rằng, với ơn của Chúa và sự cộng tác nỗ lực của mọi người, Giáo phận sẽ ngày một khởi sắc và có những mùa gặt thiêng liêng tràn đầy lúa vàng.
Cuối buổi Diễn nguyện, toàn thể Cộng đoàn có những giây phút lắng đọng tâm hồn, bên những ánh nến lung linh giữa màn đêm và mưa rơi, để cảm nghiệm về một giai đoạn lịch sử đã qua với lòng tri ân cảm mến, sống hiện tại cho xứng đáng và hướng tới tương lai tiếp tục hành trình bước đi trong ơn phúc và bình an của Thiên Chúa. Đức Cha Giuse, đại diện linh mục đoàn, tu sỹ, giáo dân và giới trẻ đã dâng lên những tâm tình cầu nguyện thật cảm động và ý nghĩa.
Buổi Diễn nguyện khép lại lúc 22 giờ 15, quý Đức Tổng, quý Đức Cha cùng long trọng ban phép lành cho Cộng đoàn hiện diện. Mọi người nán lại trong khuôn viên để chia sẻ tâm tình, và cũng góp phần chuẩn bị cho Đại lễ ngày mai với Thánh lễ trọng thể. Buổi diễn nguyện để lại trong mỗi người những ấn tượng thật đẹp, những sự xúc động sâu xa và thêm lòng hiểu biết, yêu mến Giáo phận.
TÂM TÌNH CỦA Đức Giám Mục GIÁO PHẬN LẠNG SƠN – CAO BẰNG
Trọng kính Đức Tổng Phêrô, Tổng Giám mục Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng Phanxico Xavie, Tổng Giám mục Giáo phận Huế, PCT HDGM
Trọng kính quý Đức Cha, quý Cha Tổng đại diện, quý Cha
Quý Tu sĩ nam nữ, quý Khách đại biểu và quý Ông Bà Anh chị em.
Chiều tối hôm nay, gia đình giáo phận chúng con đã được hân hạnh đón tiếp quý Đức Tổng, quý Đức Cha và quý khách gần xa tại Giáo phận xa xôi này; nhân dịp giáo phận chúng con mừng Đại lễ kỷ niệm 100 năm Tòa Thánh thiết lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng.
Chúng con rất vui mừng và cảm động khi các Đấng và cộng đoàn gần xa không ngại trời lạnh để cùnghiện diện với chúng con trong đêm Diễn Nguyện với chủ đề: “Trăm Năm Hồng Ân”.
• Cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng; là hình ảnh của chính giáo phận chúng con được Người đi gieo giống mang TIN MỪNG TÌNH YÊU NƯỚC TRỜI đến với miền đất biên giới này. Khởi đi từ những anh chị em Kitô hữu bị đày lên Cao Bằng rồi trở thành những hạt giống Tin Mừng trên cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng.
• Điều khiến cộng đoàn bồi hồi nhớ lại cảnh “Đoàn chiên Lạng sơn tan tác bởi chiến tranh và thời cuộc. Nhưng chính từ những khó khăn, thử thách chúng ta thấy những dấu chân của Chúa Giêsu Kitô nơi Giáo Hội của Người như lời Người đã phán: “Thầy luôn ở cùng anh em mọi ngày cho tới tận thế”. Với Ơn Chúa, với Hồng ân của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh Chúa Giêsu hiện diện tại đây mà Hình ảnh của những mục tử nhân lành, những chủ chăn, và Dân Chúa bày tỏ sự can đảm với lòng luôn TRÔNG CẬY VÀO CHÚA để tiếp tục đi con đường của Chúa Giêsu, người Thầy Chí Thánh, đầy yêu thương và đồng hành. Đời sống đạo của mọi thành phần trong cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận nơi hành trình 100 năm đã qua làm chúng ta cảm động và hãnh diện.
• Từ những hạt giống Tin Mừng đầu tiên, trải dài qua năm tháng không thiếu khó khăn thử thách khắc nghiệt để Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng hôm nay có thể cảm nhận sự quy tụ, phát triển và hiệp nhất theo hướng đi của Hội Thánh với tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, tri ân Hội Thánh, cám ơn các tiền nhân tiên tổ, các vị chủ chăn, quý Ông bà anh chị em mà lịch sử 100 năm đã khắc ghi. Khi lắng đọng lời Tạ Ơn và tâm tình Cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa cũng là tâm tình CẢM MẾN TÌNH THƯƠNG với giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng thân thương này.
Với khả năng không chuyên nghiệp của đại diện đến từ các giáo xứ của cả Giáo phận, được sự đóng góp của chị em Dòng Đaminh Lạng Sơn, chị em Dòng Thánh Phaolô thuộc tỉnh Dòng Hà Nội, quý anh chị em thuộc giáo phận Bắc Ninh quan họ, đặc biệt với sự hướng dẫn của Đạo diễn Ngô Quang Minh từ miền Nam ra giúp, và chính sự đồng cảm, lắng nghe, hiệp nhất của cộng đoàn hiện diện đã làm nên một đêm diễn nguyện thật lắng đọng, suy tư, khởi đi từ chính tâm tình cầu nguyện của mỗi người chúng ta để có thể cùng thốt lên cụm từ tổng kết lại 100 năm của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng: “QUÁ KHỨ LÀ TRI ÂN - HIẾN TẠI LÀ DẤN THÂN, VÀ TƯƠNG LAI LÀ HY VỌNG”.
• Trong giờ phút tâm tình lắng đọng của lời Tri ân và cám ơn sự hiện diện của toàn thể cộng đoàn, con xin kính mời quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha và toàn thể cộng đoàn cùng thắp ngọn nến để dâng lời cầu nguyện, xin cho Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô luôn là Giáo Hội Mầu nhiệm, Giáo Hội Hiệp thông và Giáo Hội sứ vụ nhưng cũng luôn là Giáo Hội CỦA TÌNH YÊU Thiên Chúa GIỮA THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI HÔM NAY.
Xin chân thành cám ơn quý Đấng Bậc và toàn thể cộng đoàn hiện diện.
Hình ảnh
Đại lễ Năm Thánh được khởi đầu bằng Đêm Diễn Nguyện – Hoan ca Tạ ơn được tổ chức quy mô và ý nghĩa trước thềm Nhà thờ Chính Tòa của Giáo phận vào buổi tối ngày 20 tháng 11 năm 2013.
Trong suốt ngày hôm nay, các Giáo xứ và Dòng Tu đã về mái Nhà Chung của Giáo phận để tham gia các công việc chung, chuẩn bị cho ngày Đại lễ. Các phần của Đêm Diễn Nguyện cũng được tập dợt và tổng duyệt ngay tại Lễ đài chính thức của Đại lễ. Một không khí hồ hởi, vui tươi tràn ngập khắp khuôn viên và tỏa rạng trên gương mặt mỗi người.
Vào cuối buổi chiều, những cơn mưa nhẹ không làm chùn bước chân những người con Giáo phận tiến về Nhà thờ Chính Tòa để tham dự chương trình Đại lễ Năm Thánh, tạo nên một bầu khí thân thiện và ấm tình gia đình. Các đoàn tham gia Diễn nguyện cũng chuẩn bị những công việc và tập luyện cuối cùng, sẵn sàng cho một chương trình hứa hẹn nhiều sinh động, phong phú và ý nghĩa, có chiều sâu.
Đúng 19 giờ 30, tiếng trống khai hội của Đội trống cùng với tiếng kèn trầm hùng của Đội Kim nhạc Giáo xứ Chính Tòa vang lên rộn ràng, mở màn cho chương trình Đêm Diễn Nguyện – Hoan ca Tạ ơn. Cộng đoàn vui mừng chào đón sự hiện diện đầy nghĩa tình của quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Giám Mục, đông đảo quý Cha, quý tu sỹ và quý khách.
Cha Tổng Đại diện Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Giuse Trần Đức Hạnh, long trọng đọc diễn văn chào mừng các Đấng bậc cùng quý khách và mọi thành phần Dân Chúa trong dịp Đại lễ Năm Thánh mà khởi đầu bằng chương trình Diễn nguyện tối nay. Ngài tuyên bố khai mạc Đêm diễn nguyện – Hoan ca tạ ơn của Giáo phận với chủ đề Trăm Năm Hồng Ân.
Phần I của Đêm diễn nguyện tái hiện lại một cách phong phú và cảm động về những giai đoạn lịch sử đầu tiên của Giáo phận, khi hạt giống Tin Mừng được loan báo trên miền đất xa xôi hẻo lánh, vốn khi đó còn hết sức hoang sơ cô quạnh với núi rừng đìu hiu và con người nghèo khổ. Giữa màn sương trùm phủ núi rừng, một ánh bình minh của Tin Mừng đã le lói để rồi trải qua bao thăng trầm, trở nên một ngọn đuốc chiếu tỏa khắp bốn bề không gian, làm sáng lên Đạo Chúa nơi này.
Hình ảnh của miền đất Lạng Sơn – Cao Bằng những năm đầu thế kỷ XX cũng như cuộc sống của các dân tộc thiểu số nơi đây đã được tái hiện thật sinh động. Từ những giáo dân đầu tiên, đến khi việc truyền giáo bắt đầu có tiến triển, trải qua thời kỳ Phủ Doãn Tông Tòa rồi Đại diện Tông Tòa, cùng với hình ảnh các vị mục tử và các nhà truyền giáo… tất cả đều được gợi nhớ trong một tâm tình tri ân và cảm mến.
Các nữ tu Đaminh, Phaolo và các Giáo xứ đã mang đến những chương trình với một sợi chỉ xuyên suốt là dòng lịch sử với bao thăng trầm của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, trong đó ánh lên giá trị của Đức tin, ngọn đuốc sáng Tin Mừng và tinh thần dấn thân của mục tử cùng đoàn chiên nhỏ bé nơi này.
Xen giữa những chương trình tái hiện lịch sử, các Giáo xứ và Dòng Tu cùng các bạn trẻ cũng thể hiện những ca khúc, những vũ điệu mang tâm tình Tạ ơn và Chúc tụng Thiên Chúa, vì muôn hồng ân của Người trên Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng trong suốt dòng lịch sử 100 năm qua cũng như trên mọi bước đường hiện tại và tương lai. Các nữ tu Phaolô dùng chính tâm tình của Đức Mẹ trong lời kinh Ngợi Khen Magnificat để dâng lên tâm tình của mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận trong Năm Thánh hồng phúc này.
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, thay mặt mọi thành phần Dân Chúa để cảm ơn sự hiện diện rất quý báu của quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha và quý khách với Giáo phận trong dịp Đại lễ Năm Thánh này. Ngài cũng đã chia sẻ những suy tư và thao thức trong vai trò của vị Mục tử coi sóc đoàn chiên Giáo phận. Ngài cảm nhận về ơn phúc của Thiên Chúa luôn tuôn tràn trên miền đất này, cảm nghiệm được sức sống mạnh mẽ của hạt giống Tin Mừng giữa bao thăng trầm và thách đố. Ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa đoàn kết yêu thương, sống tình liên đới để xây dựng Gia đình Giáo phận vững tâm tiến bước vào một giai đoạn lịch sử mới. Tin tưởng chắc chắn rằng, với ơn của Chúa và sự cộng tác nỗ lực của mọi người, Giáo phận sẽ ngày một khởi sắc và có những mùa gặt thiêng liêng tràn đầy lúa vàng.
Cuối buổi Diễn nguyện, toàn thể Cộng đoàn có những giây phút lắng đọng tâm hồn, bên những ánh nến lung linh giữa màn đêm và mưa rơi, để cảm nghiệm về một giai đoạn lịch sử đã qua với lòng tri ân cảm mến, sống hiện tại cho xứng đáng và hướng tới tương lai tiếp tục hành trình bước đi trong ơn phúc và bình an của Thiên Chúa. Đức Cha Giuse, đại diện linh mục đoàn, tu sỹ, giáo dân và giới trẻ đã dâng lên những tâm tình cầu nguyện thật cảm động và ý nghĩa.
Buổi Diễn nguyện khép lại lúc 22 giờ 15, quý Đức Tổng, quý Đức Cha cùng long trọng ban phép lành cho Cộng đoàn hiện diện. Mọi người nán lại trong khuôn viên để chia sẻ tâm tình, và cũng góp phần chuẩn bị cho Đại lễ ngày mai với Thánh lễ trọng thể. Buổi diễn nguyện để lại trong mỗi người những ấn tượng thật đẹp, những sự xúc động sâu xa và thêm lòng hiểu biết, yêu mến Giáo phận.
TÂM TÌNH CỦA Đức Giám Mục GIÁO PHẬN LẠNG SƠN – CAO BẰNG
Trọng kính Đức Tổng Phêrô, Tổng Giám mục Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng Phanxico Xavie, Tổng Giám mục Giáo phận Huế, PCT HDGM
Trọng kính quý Đức Cha, quý Cha Tổng đại diện, quý Cha
Quý Tu sĩ nam nữ, quý Khách đại biểu và quý Ông Bà Anh chị em.
Chiều tối hôm nay, gia đình giáo phận chúng con đã được hân hạnh đón tiếp quý Đức Tổng, quý Đức Cha và quý khách gần xa tại Giáo phận xa xôi này; nhân dịp giáo phận chúng con mừng Đại lễ kỷ niệm 100 năm Tòa Thánh thiết lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng.
Chúng con rất vui mừng và cảm động khi các Đấng và cộng đoàn gần xa không ngại trời lạnh để cùnghiện diện với chúng con trong đêm Diễn Nguyện với chủ đề: “Trăm Năm Hồng Ân”.
• Cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng; là hình ảnh của chính giáo phận chúng con được Người đi gieo giống mang TIN MỪNG TÌNH YÊU NƯỚC TRỜI đến với miền đất biên giới này. Khởi đi từ những anh chị em Kitô hữu bị đày lên Cao Bằng rồi trở thành những hạt giống Tin Mừng trên cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng.
• Điều khiến cộng đoàn bồi hồi nhớ lại cảnh “Đoàn chiên Lạng sơn tan tác bởi chiến tranh và thời cuộc. Nhưng chính từ những khó khăn, thử thách chúng ta thấy những dấu chân của Chúa Giêsu Kitô nơi Giáo Hội của Người như lời Người đã phán: “Thầy luôn ở cùng anh em mọi ngày cho tới tận thế”. Với Ơn Chúa, với Hồng ân của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh Chúa Giêsu hiện diện tại đây mà Hình ảnh của những mục tử nhân lành, những chủ chăn, và Dân Chúa bày tỏ sự can đảm với lòng luôn TRÔNG CẬY VÀO CHÚA để tiếp tục đi con đường của Chúa Giêsu, người Thầy Chí Thánh, đầy yêu thương và đồng hành. Đời sống đạo của mọi thành phần trong cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận nơi hành trình 100 năm đã qua làm chúng ta cảm động và hãnh diện.
• Từ những hạt giống Tin Mừng đầu tiên, trải dài qua năm tháng không thiếu khó khăn thử thách khắc nghiệt để Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng hôm nay có thể cảm nhận sự quy tụ, phát triển và hiệp nhất theo hướng đi của Hội Thánh với tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, tri ân Hội Thánh, cám ơn các tiền nhân tiên tổ, các vị chủ chăn, quý Ông bà anh chị em mà lịch sử 100 năm đã khắc ghi. Khi lắng đọng lời Tạ Ơn và tâm tình Cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa cũng là tâm tình CẢM MẾN TÌNH THƯƠNG với giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng thân thương này.
Với khả năng không chuyên nghiệp của đại diện đến từ các giáo xứ của cả Giáo phận, được sự đóng góp của chị em Dòng Đaminh Lạng Sơn, chị em Dòng Thánh Phaolô thuộc tỉnh Dòng Hà Nội, quý anh chị em thuộc giáo phận Bắc Ninh quan họ, đặc biệt với sự hướng dẫn của Đạo diễn Ngô Quang Minh từ miền Nam ra giúp, và chính sự đồng cảm, lắng nghe, hiệp nhất của cộng đoàn hiện diện đã làm nên một đêm diễn nguyện thật lắng đọng, suy tư, khởi đi từ chính tâm tình cầu nguyện của mỗi người chúng ta để có thể cùng thốt lên cụm từ tổng kết lại 100 năm của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng: “QUÁ KHỨ LÀ TRI ÂN - HIẾN TẠI LÀ DẤN THÂN, VÀ TƯƠNG LAI LÀ HY VỌNG”.
• Trong giờ phút tâm tình lắng đọng của lời Tri ân và cám ơn sự hiện diện của toàn thể cộng đoàn, con xin kính mời quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha và toàn thể cộng đoàn cùng thắp ngọn nến để dâng lời cầu nguyện, xin cho Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô luôn là Giáo Hội Mầu nhiệm, Giáo Hội Hiệp thông và Giáo Hội sứ vụ nhưng cũng luôn là Giáo Hội CỦA TÌNH YÊU Thiên Chúa GIỮA THẾ GIỚI VÀ CON NGƯỜI HÔM NAY.
Xin chân thành cám ơn quý Đấng Bậc và toàn thể cộng đoàn hiện diện.
Đại lễ mừng 100 năm Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
11:11 22/11/2013
ĐẠI LỄ NĂM THÁNH GIÁO PHẬN LẠNG SƠN – CAO BẰNG
Ngày hôm nay, 21 tháng 11 năm 2013, hàng ngàn trái tim của mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chung nhịp đập hướng về Nhà thờ Chính Tòa của Giáo phận trong ngày hân hoan cử hành Đại lễ Năm Thánh kỷ niệm 100 năm Tòa Thánh thiết lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng.
Hình ảnh
Những cơn mưa rả rích cùng với tiết trời lạnh miền sơn cước không làm vơi đi niềm vui, không làm chùn đi bước chân của dòng người từ khắp các nẻo đường của Giáo phận để về tham dự Đại lễ. Đoàn xa xôi nhất đến từ Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang đã vượt qua chặng đường 450 km đã về từ sáng sớm ngày 20.11. Dẫu đường sá xa xôi với bao khó khăn nhưng không làm giảm sự háo hức và niềm vui của mọi người. Nhà thờ Chính Tòa đã thực sự trở nên mái nhà chung và diễn tả sống động một bầu khí gia đình thật đẹp nơi Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng.
Ngay từ rạng sáng ngày hôm nay, nhiều người đã đến Nhà thờ Chính Tòa để cùng cộng tác tùy theo khả năng của mình chuẩn bị cho Đại lễ mừng Năm Thánh Giáo phận.
Trong phòng khách của Tòa Giám mục, Đức Cha Giuse đón tiếp phái đoàn của các Giáo phận, các đoàn thể và ban ngành, các đại diện Chính quyền từ Trung ương đến Tỉnh, thành phố và phường sở tại… đến chúc mừng và chia vui với gia đình Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nhận dịp Đại lễ Năm Thánh.
Đúng 9 giờ 15, đồng hồ và các chuông trên tháp Nhà thờ Chính Tòa ngân lên rộn ràng, báo hiệu giờ cử hành Thánh lễ. Đoàn đồng tế gồm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli và quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Giám Mục, quý linh mục và phó tế từ khuôn viên Tòa Giám mục rước qua quảng trường Nhà thờ Chính Tòa, tiến lên lễ đài chính để cử hành Thánh lễ. Trên 3.500 người gồm quý khách, quý tu sỹ và ba con giáo dân tham dự Thánh lễ đặc biệt long trọng này.
Sau khi đoàn đồng tế đã tiến lên Lễ đài, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận phát biểu chào mừng các vị khách quý. Hiện diện trong Thánh lễ hôm nay có Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức TGM.Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Đức TGM.Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức Cha Phê-rô Maria Nguyễn Văn Đệ, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Đức Cha Tô-ma Aquinô Vũ Đình Hiệu, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến và Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh; các cha Tổng Đại diện các Giáo phận, quý cha bề trên Dòng và rất đông quý cha trong và ngoài Giáo phận. Đức Cha Giuse cũng chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của đại diện Chính quyền các cấp, từ Trung ương đến địa phương, các ban ngành đoàn thể, quý vị đại diện các Tôn giáo bạn và các vị khách từ khắp các Giáo phận trong cả nước, đoàn đến từ TGP.Nam Ninh (Trung quốc)… Với tư cách vị mục tử của Giáo phận, ngài vui mừng chào đón mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã về mái nhà chung của Giáo phận để hợp mừng Đại lễ và cộng tác trong nhiều công việc được tốt đẹp.
Trong diễn văn chào mừng, Đức Cha Giuse đã khái lược dòng lịch sử 100 năm của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng qua những mốc quan trọng và những thời điểm đáng ghi nhớ. Từ khi hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trong một cách thức rất đặc biệt, miền đất Lạng Sơn – Cao Bằng này đã trở nên một dấu chỉ tình thương và sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Hành trình 100 năm qua là hành trình đi trong ân sủng và phúc lành gìn giữ của Thiên Chúa. Hành trình trước mắt mang nhiều dấu chỉ của niềm vui và sự hy vọng về một mùa lúa thiêng liêng dồi dào cho cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát nhưng đang ngày một khởi sắc. Dấu mốc lịch sử 100 năm của Giáo phận là một thời khắc quan trọng, để Giáo phận nhìn lại quá khứ với niềm tri ân cảm tạ, chấn hưng hiện tại với niềm vui và bình an, hướng tới tương lai với một hy vọng và xác tín.
Đúng 9g45, Thánh lễ đại trào mừng 100 năm Tòa Thánh thiết lập Phủ doãn Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng được chính thức cử hành do Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli chủ sự. Cộng đoàn Phụng vụ tham dự trong một niềm sốt sắng, trang nghiêm và một tâm tình đầy xúc động.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa, đã có một bài chia sẻ đầy ý nghĩa. Ngài điểm qua một vài kỷ niệm khi đến thăm Giáo phận thời khó khăn với một vị Giám mục, một linh mục, một nữ tu và số giáo hữu khiêm tốn, đời sống giáo phận nghèo nàn, cơ sở vật chất tiêu điều, một bầu khí cô quạnh, đìu hiu. Tưởng chừng như có những thời điểm Giáo phận truyền giáo này chỉ còn là danh nghĩa. Nhưng, ơn Chúa quan phòng đầy tình thương đã luôn gìn giữ và nâng đỡ bằng nhiều cách thức khác nhau, khi âm thầm, khi mãnh liệt, để rồi hôm nay, Giáo phận bừng lên sức sống mới, một sự hồi sinh đến bất ngờ. Giai đoạn lịch sử 100 năm đánh dấu bao thăng trầm trong đời sống Giáo phận, nhưng đó cũng là những năm tháng hạt giống Tin Mừng được âm thâm gieo vãi và chờ ngày kết trái đơm bông. Đức Cha Giuse bày tỏ hy vọng và niềm xác tín rằng với ơn Chúa và sự nỗ lực của mọi thành phần Dân Chúa nơi đây, ánh sáng Tin Mừng sẽ được chiếu tỏa mạnh mẽ hơn, xuyên qua từng dãy núi, chiếu tỏa trên núi rừng và thấm đẫm vào từng bản làng, thôn xóm.
Sau phần hiệp lễ và lời nguyện của vị Chủ tế, Cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, nói lên tâm tình tri ân và niềm cảm tạ tới Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh, quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Giám Mục, quý Cha, quý tu sỹ, quý khách đã đến chúc mừng, chia sẻ niềm vui mừng với Giáo phận nhân dịp Đại lễ Năm Thánh kỷ niệm 100 năm của Giáo phận truyền giáo. Với sự quan tâm ưu ái của Tòa Thánh, của các Đấng bậc trong Hội Thánh và của các vị mục tử, con thuyền Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã vượt qua được những thăng trầm và thách đố khắc nghiệt của hoàn cảnh và thời cuộc, để hôm nay, Giáo phận có những sự hồi sinh và những phát triển đáng khích lệ. Ngày Đại lễ Năm Thánh hôm nay được diễn ra thật tốt đẹp và cảm động. Đó là bằng chứng rõ nét tình thương Thiên Chúa và tấm lòng của quý Đấng bậc, quý khách với Giáo phận nhỏ bé xa xôi này. Cha Giuse cũng cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của các Giáo xứ, Dòng Tu và các đoàn hội cùng mọi thành phần Dân Chúa cho ngày Đại lễ hôm nay.
Những bó hoa tươi như gói ghém bao tâm tình tri ân của con cái xứ Lạng được kính tặng Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh, quý Đức Tổng, quý Đức Cha hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli bày tỏ sự vui mừng và cảm kích khi lần thứ ba được đến thăm Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và nhất là hiện diện, chủ sự Thánh lễ mừng bách chu niên Giáo phận. Nhìn vào bầu khí long trọng của Thánh lễ hôm nay, cũng như đêm Diễn nguyện đầy ý nghĩa hôm qua, ngài nói lên sự phát triển đầy khích lệ của Giáo phận, cũng như sự nỗ lực với tất cả nhiệt tâm của Đức Cha Giuse, quý Cha và toàn thể Dân Chúa nơi đây. Một Giáo phận truyền giáo nhỏ bé nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, nhưng đang có những sự vươn lên đầy hy vọng. Lạng Sơn – Cao Bằng được ví như hai con mắt thật đẹp của Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
Ngài ví von một cách thật ấn tượng: hôm nay chúng ta thấy trời mưa nên quảng trường này được che bằng hai chiếc ô rất lớn, tượng trưng cho Lạng Sơn và Cao Bằng, nhưng chúng ta chỉ có một mái thật rộng để che lễ đài này, nói lên chỉ có một Giáo Hội duy nhất, và tất cả chúng ta quy tụ nơi đây để bày tỏ một tinh thần Gia đình duy nhất. Chúng ta hãy hết sức gìn giữ những giá trị quý báu của tiền nhân đi trước đã dầy công vun trồng, và hôm nay hãy tiếp tục chăm sóc cho cánh đồng truyền giáo có được những mùa gặt bội thu.
Sau lời huấn từ, Đức Tổng Giám mục chủ sự và quý Đức Tổng, quý Đức Cha đã long trọng ban phép lành cho toàn thể Cộng đoàn hiện diện. Thánh lễ kết thúc lúc 11g15, mọi người cất cao lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và chia sẻ với nhau niềm hân hoan vui mừng trong ngày Đại lễ.
___________________________________
DIỄN VĂN CHÀO MỪNG
CỦA Đức Giám Mục GIUSE ĐẶNG VĂN NGÂN, GIÁM MỤC LẠNG SƠN – CAO BẰNG
Thánh lễ Tạ Ơn, ngày 21 tháng 11 năm 2013
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
Đại Diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt nam,
Trọng kính quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha Tổng Đại Diện
Quý Bề trên Dòng, quý Cha, quý đại biểu Chính quyền các cấp
Quý Tu sĩ nam nữ, chủng sinh
Quý khách đại biểu, quý Ông Bà Anh Chị em rất thân mến.
Hôm nay giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng chúng con rất vui mừng hân hoan được chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; Đức TGM Giáo phận Hà Nội, Đức TGM Giáo phận Huế, quý Đức Cha, quý Cha, quý khách đại biểu, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và quý ông bà anh chị em gần xa cùng hiện diện trong ngày Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa vì bao ơn lành Ngài đã ban cho Giáo phận 100 năm qua, cùng cám ơn các bậc tiền nhân tiên tổ, quý đấng bậc chủ chăn, tu sĩ nam nữ và mọi thành phần Dân Chúa trong hành trình 100 năm sống Đức Tin của mình.
Hôm nay cũng là ngày Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng bế mạc Năm Đức Tin. Hội Thánh đã mở năm Đức Tin để mời gọi chúng ta nhìn lại hành trình sống Đức Tin của mình, để từ đó canh tân và tiếp tục sống giá trị đức tin cách sống động trong một thế giới đầy biến động hôm nay.
1. Lịch sử truyền giáo cho thấy từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, các thừa sai đã vào Việt Nam và ghi dấu chân tại nhiều nơi, nhưng chưa thấy có công cuộc truyền giáo nào nơi vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng này. Thật lạ lùng, những Kitô hữu đầu tiên hiện diện trên địa đầu đất nước lại là những người bị đi đày, vì theo lịch sử tính đến năm 1876, Cao Bằng có chừng 300 giáo hữu, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây.
Khởi đầu cho công cuộc truyền giáo tại vùng đất này chính sự tiếp cận và hiện diện của các thừa sai Dòng Đaminh thuộc tỉnh dòng Lyon tại Lạng Sơn. Ban đầu, các ngài hỗ trợ công việc mục vụ như tuyên úy, chăm sóc bí tích cho những người từ miền xuôi lên lập nghiệp. Khi thấy các cộng đoàn phát triển, các Ngài đã đề nghị với Tòa Thánh về các cộng đoàn giáo dân tại đây.
Ngày 30-12-1913, Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng được thiết lập. Theo Sắc lệnh này, Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn-Cao Bằng bao gồm tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng và một phần của tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô).
Vạn sự khởi đầu nan, Phủ Doãn Tông Tòa mới thành lập thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như nhân sự. Tuy nhiên, sau 26 năm, dưới sự dẫn dắt của các Đức Ông thuộc Dòng Đaminh, Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng ngày càng thay da đổi thịt. Có thể nói từ 1919-1939, công việc truyền giáo tại giáo phận Lạng Sơn đã phát triển đáng khích lệ.
Năm 1939, Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn được nâng lên thành hạt Đại Diện Tông Tòa với vị Giám Mục đại diện Tông Tòa đầu tiên là Đức Cha Maurice Félix Hedde Minh. Đức Cha Félix Hedde Minh được tấn phong Giám mục vào ngày 30.11.1939. Vào thời điểm này, ngoài Đức Cha Félix Hedde Minh, Lạng Sơn có 30 linh mục (16 người Pháp, 14 người Việt), 8 đại chủng sinh (trong đó có 4 người đang du học tại Pháp), tiểu chủng viện có 40 chú; Giáo phận có tất cả 22 giáo xứ, giáo họ, giáo điểm với 18 nhà thờ hay nhà nguyện, số giáo dân đã lên tới khoảng 5.000 người.
Năm 1954, đất nước chia đôi thành hai miền với ý thức hệ khác nhau, nhân sự của giáo phận cũng bị chia đôi, một nửa miền Nam một nửa miền Bắc. Các cơ sở và nhà thờ bị tàn phá bởi chiến tranh, số giáo sĩ và giáo dân cũng giảm sút nghiêm trọng (chỉ còn 2500).
Ngày 4-5-1960, sau khi Đức Cha Félix Hedde Minh qua đời, giáo phận chỉ còn 4 linh mục Việt Nam. Ngày 5-3-1960, Toà Thánh đặt cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ làm giám mục hiệu toà Boseta; rồi ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, Đức Cha Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ trở thành giám mục chính toà tiên khởi Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
2. Giai đoạn 1954-1991 là thời kỳ với những khó khăn và thử thách lớn đã làm cho giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng bị tổn hại nặng nề. Các cơ sở của giáo phận dần bị tàn phá bởi chiến tranh, nhân sự ngày càng cằn cỗi và kiệt quệ. Đức Cha Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ chỉ được tấn phong Giám mục âm thầm tại tòa giám mục Bắc Ninh năm 1979, sau 19 năm được bổ nhiệm là Giám mục, sau đó Ngài trở về tiếp tục sống tại giáo xứ Thất Khê cho tới đầu năm 1991. Chính trong hoàn cảnh bi đát như vậy, hạt giống đức tin được thanh luyện và nẩy mầm.
Năm 1991, Đức Cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê. Công cuộc hồi sinh được khởi đầu. Trong 7 năm, Đức Cha Vinhsơn đã dốc hết sức lực, khả năng và tình yêu của người mục tử để tái thiết giáo phận: cơ sở và con người.
Tuy nhiên, tuổi tác cùng sức khỏe làm cho ngài không thể đảm đương công việc quá nặng nề. Ngày 9-3-1998, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng giám mục Hà Nội, kiêm nhiệm Giám quản Tông Toà giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng để giúp Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Vì tuổi già sức yếu và bệnh tật, Đức Cha Vinhsơn Phaolô đã được Chúa gọi về ngày 2-9-1998, sau 38 năm phục vụ giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng trong âm thầm và lặng lẽ.
3. Đầu tháng 6 năm 1999, Toà Thánh bổ nhiệm linh mục Giuse Ngô Quang Kiệt, thư ký toà giám mục Long Xuyên, làm giám mục chính toà giáo phận Lạng Sơn. Ngày 29-6-1999, ngài được Đức Cha G.B. Bùi Tuần tấn phong giám mục lại Long Xuyên, và nhận giáo phận vào ngày 11-7-1999. Với sự năng động, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã từng bước tái thiết giáo phận về mọi phương diện: cơ sở vật chất, nhân sự. Ngài đã tạo cho giáo phận Lạng Sơn một đà tiến mới. Năm 2003, Ngài được Tòa Thánh cử về làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo phận Hà Nội, rồi sau đặt làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội năm 2005. Ngày 12-10-2007 Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm tôi, đang là Cha sở Nhà thờ Chính tòa kiêm Tổng Đại diện Giáo phận Hà Nội, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Tôi nhận Giáo phận ngày 21-11-2007, lễ Đức Mẹ Dâng Mình, với mong muốn mình cũng theo gương và xin Đức Mẹ nâng đỡ cầu bầu để tôi luôn Dâng mình cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho Giáo phận truyền giáo này.
Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng ngày nay có 5400 giáo dân, có 16 linh mục (9 linh mục giáo phận, 7 linh mục Dòng, có 32 nữ tu, có 8 thầy đã học xong Đại Chủng Viện hoặc Học viện liên dòng, có 15 chủng sinh đang học tại các Đại Chủng viện tại Việt Nam, 4 chủng sinh đang học ở nước ngoài, 5 ứng viên lớp tu đức tiền Đại chủng viện, các ứng viên khác giúp xứ, giáo phận ngày càng thêm nhân sự tin yêu và phục vụ là niềm hy vọng của Dân Chúa giáo phận truyền giáo này.
4. Thánh 10/2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mở Năm Đức Tin với mục đích là nhằm “khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức Tin trong sự toàn vẹn và với một niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng” (Trích Tự sắc Porta Fidei, số 9). Năm Đức Tin là một cơ hội để nhìn lại cách sống và thực hành đức tin của mỗi người chúng ta. Hôm nay, Năm Đức Tin của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng được khép lại, nhưng Ánh sáng Đức Tin đã luôn được chiếu rọi 100 năm qua tiếp tục là ánh bình minh cho toàn thể Dân Chúa Giáo phận cùng bước. Đây cũng là giai đoạn mới, giai đoạn sống và làm cho ánh sáng đức tin ấy được lan tỏa với tinh thần truyền giáo như lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16:“Toàn thể Giáo Hội và các Mục tử trong Giáo Hội, cũng như Đức Kitô, phải lên đường để đưa con người ra khỏi sa mạc, đến nơi có sự sống, đến việc làm bạn với Con Thiên Chúa, đến với Đấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống dồi dào”. (Bài giảng Thánh lễ khai mạc sứ vụ Giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16).
5. Trải qua 100 năm, từ khi thành lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng đến nay, với những biến đổi của thời cuộc, hạt giống đức tin đã được âm thầm gieo vãi nơi giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng vẫn đang từng bước đâm chồi nẩy lộc và hứa hẹn một mùa lúa dồi dào. Giờ đây chúng ta cùng:
Tạ ơn Chúa vì hồng ân đức tin mà Ngài đã ban tặng.
Tạ ơn Chúa vì công lao vất vả của các tiền nhân.
Tạ ơn Chúa vì sự nỗ lực và dầy công của các đấng bậc hiện thời.
Tạ ơn Chúa vì biết bao lời cầu nguyện và hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần của Tòa Thánh, của các vị ân nhân bạn hữu xa gần.
Lời tạ ơn hôm nay còn là một lời cam kết dấn thân cho hành trình mới của giáo phận, của tất cả mọi thành phần, từ Đức Giám Mục giáo phận cho đến từng cá nhân của cộng đồng Dân Chúa.
Cam kết làm cho Danh Chúa được mọi người biết đến.
Cam kết làm cho giáo phận sẽ trở nên một ngôi nhà, một gia đình thân thương, chan hòa tình mến.
Cam kết để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Hãy đi Rao giảng Tin Mừng khắp thế gian” mà đặc biệt cho mọi miền đất của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Cam kết sẽ khôi phục lại những giá trị đức tin, những dấu chỉ của đời sống đức tin (nhà thờ, nhà xứ) mà một thời đã bị tàn phá hay hư hoại.
Tất cả những lời tạ ơn và quyết tâm đó được gom kết trong Hy Tế Tạ Ơn hôm nay.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các đấng bậc tiền nhân tiên tổ, các ân nhân và cho tất cả chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể cộng đoàn phụng vụ trong thánh lễ Tạ Ơn này.
Giờ đây, con xin kính mời Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thánh lễ Tạ Ơn.
------------------------------------
BÀI GIẢNG CỦA Đức Cha GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Thanh Hoá
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.
Chúng ta đang có mặt tại Lạng Sơn, nơi có những thắng cảnh nổi tiếng đã gợi hứng cho hai câu thơ hữu tình “Ai lên xứ Lạng cùng anh. Bõ công cha mẹ sinh thành nên em”.
Về lãnh địa tôn giáo, chúng ta đang có mặt tại giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, giáo phận ít người có đạo nhất của Giáo Hội Việt Nam. Đại lễ như hôm nay, nếu là tại các giáo phận khác, chắc chắn là sẽ chật ních giáo dân. Nhưng ở đây, như mọi người đang thấy, đa số người hiện diện đều là khách đến từ xa. Tổng số giáo dân của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hiện nay chỉ trên năm nghìn, ít hơn một giáo xứ cỡ trung của các giáo phận khác. Chẳng những ít, lại còn rải rác trên một địa bàn dài hơn năm trăm kilômét.
Điều đó đủ nói lên hoàn cảnh đặc thù của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Mỗi lần nghĩ đến miền đất Giáo Hội địa đầu giới tuyến này, dường như ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy ít nhiều bồi hồi thương cảm. Bản thân tôi, mỗi lần nghĩ đến Lạng Sơn – Cao Bằng, tôi lại nhớ đến kỷ niệm một chuyến đi tham quan miền Bắc hai mươi năm về trước. Đoàn chúng tôi, gồm 9 linh mục hạt Phan Rang, giáo phận Nhatrang, đã dừng chân tại Lạng sơn. Trong tâm tưởng của tôi lúc đó, Toà giám mục nào cũng phải là một ngôi nhà bề thế, vững chắc. Thế mà, đến cái nơi gọi là Toà Giám mục Lạng Sơn ấy, bước vào cổng băng qua một khu vườn hoang liêu cô tịch, chỉ thấy một căn nhà gỗ, còn mới, nhưng thô sơ và nhỏ như một hộ thường dân nghèo. Trước hiên, một cái lu nước trơ vơ, một con khỉ lặng lẽ ăn chuối, vài cái cuốc dựng hững hờ bên vách ván… Lòng tôi lúc ấy chùng xuống theo cảnh vật im lìm tĩnh mịch. Càng xúc động hơn nữa khi nhìn thấy một linh mục già yếu hom hem, lẫm đẫm bước ra tiếp khách. Thì ra đó chính là Đức Cha Vinh-sơn Phaolô Phạm văn Dụ, giám mục giáo phận LS-CB… Từ sau nhà, một cụ bà tuổi chừng 90, nhỏ thó, gầy còm. Thoắt một cái đã thấy bà leo lên cây hồng trong sân, hái quả để tặng chúng tôi. Đức Cha giới thiệu đó là sr Mến, nữ tu duy nhất của giáo phận. Ngài còn nói giáo phận có một cha già duy nhất đã ngoài 80 nhưng hôm nay không ở đây.
Thì ra Lạng Sơn – Cao Bằng chỉ có một Giám mục già, một linh mục cũng già, và một nữ tu còn già hơn. Ba con số 1 gầy yếu ấy xem ra rất biểu trưng cho lịch sử giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Thật vậy, thời cực thịnh trước năm 1954, LS-CB có đến hai giám mục, 30 linh mục. Thế mà bây giờ chỉ có 1 giám mục và 16 linh mục. Thời bấy giờ đã có chủng viện Têrêxa, nay chủng viện không còn nữa, và không biết đến bao giờ mới khôi phục lại được. Thời bấy giờ, con số giáo dân là 5000. Bây giờ là 5400, chỉ hơn được 400 sau một chằng đường dài đằng đẵng gần sáu mươi năm.
Bao nhiêu năm xây dựng từ khi thiết lập Phủ Doãn Tông Toà năm 1913 để rồi khi đất nước chia đôi năm 1954, LS-CB hầu như hoàn toàn phá sản, chỉ còn lại sợ hãi và đói nghèo! Chưa kịp đứng lên thì cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 lại cướp đi tất cả: Lạng Sơn – Cao Bằng chỉ còn lại hốt hoảng lo âu ?
Phải chăng lịch sử của miền đất này chỉ là lịch sử của đau thương khốn khó ? Phải chăng một trăm năm Phũ doãn Tông toà Lạng Sơn – Cao Bằng chỉ là một trăm năm thoái hoá, một trăm năm đi lùi, một trăm năm hao mòn hy vọng ?
Lấy gì để tạ ơn Chúa với một quá khứ dập vùi như thế ? Tìm đâu ra nghị lực với một hiện tại mong manh như hiện nay ? Trông vào đâu bây giờ để tiến vào tương lai ? Đến khi nào Lạng Sơn – Cao Bằng mới theo kịp các giáo phận bạn ?
Thật vậy, với những con số thật đáng bi quan hiện nay, Lạng Sơn – Cao Bằng, chúng ta dễ mà nghĩ rằng chả bao lâu nữa giáo phận này sẽ bị xoá tên.
Nhưng thưa cộng đoàn phụng vụ.
Cứ cái nhìn nhân loại, người đời có thể nghĩ như thế. Nhưng dưới con mắt đức tin, lịch sử không chỉ là những con số. Lịch sử chủ yếu là thời gian Thiên Chúa thực hiện ý định của Ngài. Lịch sử dẫu có thăng trầm, có là thất bại, vẫn là lịch sử của tình thương Thiên Chúa. Cuộc đời 25 năm của Têrêxa Hài Đồng Giêsu là một cuộc đời diễn ra trong đau khổ, nhưng cuối cùng chị đã vui mừng kêu lên “mọi sự đều là hồng ân Thiên Chúa”. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay cũng cho rằng lịch sử là thời gian chúng ta mong đợi Thiên Chúa bày tỏ vinh quang của Người.
Quả thế, lần dở lịch sử, chúng ta thấy: Lạng Sơn – Cao Bằng đã được khai sinh bằng máu các thánh tử đạo. Người giáo dân đầu tiên tới đây năm 1858 là Ông Phó Nhậm, thời Tự Đức bị đày lên Lạng Sơn chỉ vì ông là con ruột của ông Trùm Đích, Nam Định, can tội chứa chấp cha Thánh Giacôbê Đỗ mai Năm Thanh hoá nên bị xử trảm năm 1838.
Người có đạo thứ hai tại Lạng Sơn cũng là một người bị phát vãng, đó là thầy Trần Triêm tức cụ sáu Trần Lục, người sau này xây nhà thờ đá Phát Diệm. Ba trăm người giáo hữu kế tiếp ở Lạng Sơn hầu hết đều là dân bị triều đình Huế lưu đày biệt xứ. Rõ ràng là Thiên Chúa đã “rút sự lành từ sự dữ”. Ngài đã dùng “viên đá bị thợ xây loại bỏ” làm “đá góc tường” để xây dựng Toà nhà Hội Thánh Chúa tại đây.
Từ đó, hàng hàng lớp lớp linh mục Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha, Dòng Đa minh và các cha triều kế tiếp nhau đổ về LS-CB. Giáo dân từ các giáo phận bạn đến Lạng Sơn – Cao Bằng đến đây lập nghiệp tuy không đông nhưng cũng đủ để tạo ra một cộng đoàn mỗi lúc một phát triển.
Có thể nói được rằng giáo phận LS-CB là thành phẩm của một công trình hợp tác rộng lớn đa thành phần và đa quốc gia. Phải chăng đó là nét biệt loại nhất của Giáo Hội Chúa tại LS-CB ? Mãi đến nay, LS-CB vẫn còn là một điểm hẹn truyền giáo của các linh mục, nữ tu, chủng sinh và giáo dân đến từ mọi nẻo đường đất nước, từ Long Xuyên xa xôi cực Nam cho đến thủ đô Hà Nội tận miền Bắc, từ giáo phận Thái Bình, Bắc Ninh, Phát Diệm, Bùi Chu, cho đến các dòng Đa Minh, Ngôi Lời, Phanxicô, Don Bosco, Chúa cứu thế, tu hội Lazarristes, các nữ tu Đa minh Lạng sơn, St Paul de Chartres, Thủ Thiêm…Tất cả đang có mặt trên cánh đồng Lạng Sơn – Cao Bằng sặc sỡ muôn màu với các dân tộc Kinh, Hoa, H’mong, Dao, Tày, Nùng… Đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy trong suốt dòng lịch sử đầy máu, mồ hôi và nước mắt, chưa bao giờ cánh đồng Lạng Sơn – Cao Bằng thiếu thợ gặt từ muôn phương đổ về.
Phải chăng Lạng Sơn – Cao Bằng là nơi ứng nghiệm lời tiên tri của thánh vịnh 126: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống. Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”? Phải chăng Lạng Sơn – Cao Bằng là nơi hạt cải tẻo teo đang lớn dần và trở thành “đất lành chim đậu” ?
Trên đường về Lạng Sơn hôm qua, tôi bỗng phát hiện lượng xe trọng tải đông gấp bội lượng xe trên các trục lộ khác. Tôi chợt nghĩ rằng đó là hình ảnh tuyệt vời nhất về giáo phận Lạng Sơn – cao Bằng. Rồi đây, sức sống của Lạng Sơn – Cao Bằng sẽ tuôn chảy ào ạt như thác lũ về muôn nơi. Rồi đây, muôn dân sẽ rầm rồ đổ về Lạng Sơn – Cao Bằng như xưa kia các dân tộc thi nhau trẩy hội Giêrusalem.
Tôi còn nhận thấy Lạng Sơn – Cao Bằng có nhiều núi đá vôi nổi tiếng. Đẹp thì có đẹp nhưng cũng phải nhìn nhận là khô cằn và trơ trụi. Thế mà kể từ ngày nông dân tại đây biết cách trồng cây na, thảm xanh bạt ngàn đã bao phủ khô cằn trơ trụi. Đó là ý tưởng mà mà Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, nhân một lần giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn Nha Trang, đã dùng để mô tả viễn ảnh tương lai tươi đẹp của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Có nghĩa là rồi đây, hạt giống đức tin cũng sẽ phủ xanh mọi nơi Lạng Sơn – Cao Bằng như cây na.
Trong bài “tâm tình về quá khứ, hiện tại và tương lai” ngày 20-10-203, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân của chúng ta đã kể lại chuyến đi thăm LS-CB năm 1991 và ngài đã viết rằng: “Lúc bấy giờ, trong tôi không có một tư tưởng nào dù nhỏ nhất là sẽ có ngày mình sẽ hiện diện, sống và làm việc tại Tòa Giám mục của Giáo phận luôn được gọi là “truyền giáo” này? Quả thật, đó là thánh ý của Thiên Chúa mà ngày hôm nay nhìn lại, tôi cảm nhận rằng đó chính là sự huyền diệu trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa”.
Ơn Chúa là thế đó. Ngài đưa chúng ta vào sự nghiệp của Ngài một cách tài tình đến độ chúng ta không ngờ. Như lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay, Ngài dành cho chúng ta vinh dự được “hiệp thông với Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô” trong công cuộc xây dựng Nước Chúa trên trần gian.
Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay đi trên vùng biên giới Samaria và Galilêa, bên này là tín hữu, bên kia là lương dân. Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hôm nay cũng đang đi trên miền biên giới cực Bắc Việt Nam. Biết đâu, cũng giống như Đức Cha Giuse Ngân không ngờ một ngày nào đó sẽ là Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng, người Lạng Sơn – Cao Bằng một ngày nào đó sẽ là những tay thợ gặt lành nghề trên cánh đồng truyền giáo mênh mông bát ngát bên kia thác Bản Giốc ? Và nếu vậy phải chăng Chúa đang chuẩn bị cho Lạng Sơn – Cao Bằng một sứ mệnh và một vinh dự lớn lao ?
“Các Đấng Tiền Bối đã làm được bao công việc nơi đây, lẽ nào mình không làm được gì?” Đó là lời tuyên bố đầy tự tin, đầy lạc quan và đầy hứa hẹn của Đức Cha Giuse đương nhiệm nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 100 năm Phũ Doãn Tông Toà Lạng Sơn.
Thay mặt cho tất cả khách mời hôm nay, tôi xin mượn ý tưởng đó của ngài làm lời cầu chúc tốt đẹp nhất gửi đến mọi thành viên đại gia đình Lạng Sơn – Cao Bằng, đến tất cả những ai yêu mến Lạng Sơn – Cao Bằng, đến những người phương xa đang hướng lòng về Lạng Sơn – Cao Bằng.
Bên kia đám mây, mặt trời vẫn chiếu sáng. Hỡi con cái Lạng Sơn – Cao Bằng, hãy cố lên. Amen
Ngày hôm nay, 21 tháng 11 năm 2013, hàng ngàn trái tim của mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng chung nhịp đập hướng về Nhà thờ Chính Tòa của Giáo phận trong ngày hân hoan cử hành Đại lễ Năm Thánh kỷ niệm 100 năm Tòa Thánh thiết lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng.
Hình ảnh
Những cơn mưa rả rích cùng với tiết trời lạnh miền sơn cước không làm vơi đi niềm vui, không làm chùn đi bước chân của dòng người từ khắp các nẻo đường của Giáo phận để về tham dự Đại lễ. Đoàn xa xôi nhất đến từ Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang đã vượt qua chặng đường 450 km đã về từ sáng sớm ngày 20.11. Dẫu đường sá xa xôi với bao khó khăn nhưng không làm giảm sự háo hức và niềm vui của mọi người. Nhà thờ Chính Tòa đã thực sự trở nên mái nhà chung và diễn tả sống động một bầu khí gia đình thật đẹp nơi Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng.
Ngay từ rạng sáng ngày hôm nay, nhiều người đã đến Nhà thờ Chính Tòa để cùng cộng tác tùy theo khả năng của mình chuẩn bị cho Đại lễ mừng Năm Thánh Giáo phận.
Trong phòng khách của Tòa Giám mục, Đức Cha Giuse đón tiếp phái đoàn của các Giáo phận, các đoàn thể và ban ngành, các đại diện Chính quyền từ Trung ương đến Tỉnh, thành phố và phường sở tại… đến chúc mừng và chia vui với gia đình Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng nhận dịp Đại lễ Năm Thánh.
Đúng 9 giờ 15, đồng hồ và các chuông trên tháp Nhà thờ Chính Tòa ngân lên rộn ràng, báo hiệu giờ cử hành Thánh lễ. Đoàn đồng tế gồm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli và quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Giám Mục, quý linh mục và phó tế từ khuôn viên Tòa Giám mục rước qua quảng trường Nhà thờ Chính Tòa, tiến lên lễ đài chính để cử hành Thánh lễ. Trên 3.500 người gồm quý khách, quý tu sỹ và ba con giáo dân tham dự Thánh lễ đặc biệt long trọng này.
Sau khi đoàn đồng tế đã tiến lên Lễ đài, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận phát biểu chào mừng các vị khách quý. Hiện diện trong Thánh lễ hôm nay có Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức TGM.Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Đức TGM.Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức Cha Phê-rô Maria Nguyễn Văn Đệ, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Đức Cha Tô-ma Aquinô Vũ Đình Hiệu, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến và Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh; các cha Tổng Đại diện các Giáo phận, quý cha bề trên Dòng và rất đông quý cha trong và ngoài Giáo phận. Đức Cha Giuse cũng chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của đại diện Chính quyền các cấp, từ Trung ương đến địa phương, các ban ngành đoàn thể, quý vị đại diện các Tôn giáo bạn và các vị khách từ khắp các Giáo phận trong cả nước, đoàn đến từ TGP.Nam Ninh (Trung quốc)… Với tư cách vị mục tử của Giáo phận, ngài vui mừng chào đón mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã về mái nhà chung của Giáo phận để hợp mừng Đại lễ và cộng tác trong nhiều công việc được tốt đẹp.
Trong diễn văn chào mừng, Đức Cha Giuse đã khái lược dòng lịch sử 100 năm của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng qua những mốc quan trọng và những thời điểm đáng ghi nhớ. Từ khi hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trong một cách thức rất đặc biệt, miền đất Lạng Sơn – Cao Bằng này đã trở nên một dấu chỉ tình thương và sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Hành trình 100 năm qua là hành trình đi trong ân sủng và phúc lành gìn giữ của Thiên Chúa. Hành trình trước mắt mang nhiều dấu chỉ của niềm vui và sự hy vọng về một mùa lúa thiêng liêng dồi dào cho cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát nhưng đang ngày một khởi sắc. Dấu mốc lịch sử 100 năm của Giáo phận là một thời khắc quan trọng, để Giáo phận nhìn lại quá khứ với niềm tri ân cảm tạ, chấn hưng hiện tại với niềm vui và bình an, hướng tới tương lai với một hy vọng và xác tín.
Đúng 9g45, Thánh lễ đại trào mừng 100 năm Tòa Thánh thiết lập Phủ doãn Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng được chính thức cử hành do Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli chủ sự. Cộng đoàn Phụng vụ tham dự trong một niềm sốt sắng, trang nghiêm và một tâm tình đầy xúc động.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa, đã có một bài chia sẻ đầy ý nghĩa. Ngài điểm qua một vài kỷ niệm khi đến thăm Giáo phận thời khó khăn với một vị Giám mục, một linh mục, một nữ tu và số giáo hữu khiêm tốn, đời sống giáo phận nghèo nàn, cơ sở vật chất tiêu điều, một bầu khí cô quạnh, đìu hiu. Tưởng chừng như có những thời điểm Giáo phận truyền giáo này chỉ còn là danh nghĩa. Nhưng, ơn Chúa quan phòng đầy tình thương đã luôn gìn giữ và nâng đỡ bằng nhiều cách thức khác nhau, khi âm thầm, khi mãnh liệt, để rồi hôm nay, Giáo phận bừng lên sức sống mới, một sự hồi sinh đến bất ngờ. Giai đoạn lịch sử 100 năm đánh dấu bao thăng trầm trong đời sống Giáo phận, nhưng đó cũng là những năm tháng hạt giống Tin Mừng được âm thâm gieo vãi và chờ ngày kết trái đơm bông. Đức Cha Giuse bày tỏ hy vọng và niềm xác tín rằng với ơn Chúa và sự nỗ lực của mọi thành phần Dân Chúa nơi đây, ánh sáng Tin Mừng sẽ được chiếu tỏa mạnh mẽ hơn, xuyên qua từng dãy núi, chiếu tỏa trên núi rừng và thấm đẫm vào từng bản làng, thôn xóm.
Sau phần hiệp lễ và lời nguyện của vị Chủ tế, Cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, nói lên tâm tình tri ân và niềm cảm tạ tới Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh, quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Giám Mục, quý Cha, quý tu sỹ, quý khách đã đến chúc mừng, chia sẻ niềm vui mừng với Giáo phận nhân dịp Đại lễ Năm Thánh kỷ niệm 100 năm của Giáo phận truyền giáo. Với sự quan tâm ưu ái của Tòa Thánh, của các Đấng bậc trong Hội Thánh và của các vị mục tử, con thuyền Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã vượt qua được những thăng trầm và thách đố khắc nghiệt của hoàn cảnh và thời cuộc, để hôm nay, Giáo phận có những sự hồi sinh và những phát triển đáng khích lệ. Ngày Đại lễ Năm Thánh hôm nay được diễn ra thật tốt đẹp và cảm động. Đó là bằng chứng rõ nét tình thương Thiên Chúa và tấm lòng của quý Đấng bậc, quý khách với Giáo phận nhỏ bé xa xôi này. Cha Giuse cũng cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của các Giáo xứ, Dòng Tu và các đoàn hội cùng mọi thành phần Dân Chúa cho ngày Đại lễ hôm nay.
Những bó hoa tươi như gói ghém bao tâm tình tri ân của con cái xứ Lạng được kính tặng Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh, quý Đức Tổng, quý Đức Cha hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli bày tỏ sự vui mừng và cảm kích khi lần thứ ba được đến thăm Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng và nhất là hiện diện, chủ sự Thánh lễ mừng bách chu niên Giáo phận. Nhìn vào bầu khí long trọng của Thánh lễ hôm nay, cũng như đêm Diễn nguyện đầy ý nghĩa hôm qua, ngài nói lên sự phát triển đầy khích lệ của Giáo phận, cũng như sự nỗ lực với tất cả nhiệt tâm của Đức Cha Giuse, quý Cha và toàn thể Dân Chúa nơi đây. Một Giáo phận truyền giáo nhỏ bé nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, nhưng đang có những sự vươn lên đầy hy vọng. Lạng Sơn – Cao Bằng được ví như hai con mắt thật đẹp của Giáo Hội Việt Nam hôm nay.
Ngài ví von một cách thật ấn tượng: hôm nay chúng ta thấy trời mưa nên quảng trường này được che bằng hai chiếc ô rất lớn, tượng trưng cho Lạng Sơn và Cao Bằng, nhưng chúng ta chỉ có một mái thật rộng để che lễ đài này, nói lên chỉ có một Giáo Hội duy nhất, và tất cả chúng ta quy tụ nơi đây để bày tỏ một tinh thần Gia đình duy nhất. Chúng ta hãy hết sức gìn giữ những giá trị quý báu của tiền nhân đi trước đã dầy công vun trồng, và hôm nay hãy tiếp tục chăm sóc cho cánh đồng truyền giáo có được những mùa gặt bội thu.
Sau lời huấn từ, Đức Tổng Giám mục chủ sự và quý Đức Tổng, quý Đức Cha đã long trọng ban phép lành cho toàn thể Cộng đoàn hiện diện. Thánh lễ kết thúc lúc 11g15, mọi người cất cao lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và chia sẻ với nhau niềm hân hoan vui mừng trong ngày Đại lễ.
___________________________________
DIỄN VĂN CHÀO MỪNG
CỦA Đức Giám Mục GIUSE ĐẶNG VĂN NGÂN, GIÁM MỤC LẠNG SƠN – CAO BẰNG
Thánh lễ Tạ Ơn, ngày 21 tháng 11 năm 2013
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
Đại Diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt nam,
Trọng kính quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Cha Tổng Đại Diện
Quý Bề trên Dòng, quý Cha, quý đại biểu Chính quyền các cấp
Quý Tu sĩ nam nữ, chủng sinh
Quý khách đại biểu, quý Ông Bà Anh Chị em rất thân mến.
Hôm nay giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng chúng con rất vui mừng hân hoan được chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; Đức TGM Giáo phận Hà Nội, Đức TGM Giáo phận Huế, quý Đức Cha, quý Cha, quý khách đại biểu, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và quý ông bà anh chị em gần xa cùng hiện diện trong ngày Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa vì bao ơn lành Ngài đã ban cho Giáo phận 100 năm qua, cùng cám ơn các bậc tiền nhân tiên tổ, quý đấng bậc chủ chăn, tu sĩ nam nữ và mọi thành phần Dân Chúa trong hành trình 100 năm sống Đức Tin của mình.
Hôm nay cũng là ngày Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng bế mạc Năm Đức Tin. Hội Thánh đã mở năm Đức Tin để mời gọi chúng ta nhìn lại hành trình sống Đức Tin của mình, để từ đó canh tân và tiếp tục sống giá trị đức tin cách sống động trong một thế giới đầy biến động hôm nay.
1. Lịch sử truyền giáo cho thấy từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, các thừa sai đã vào Việt Nam và ghi dấu chân tại nhiều nơi, nhưng chưa thấy có công cuộc truyền giáo nào nơi vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng này. Thật lạ lùng, những Kitô hữu đầu tiên hiện diện trên địa đầu đất nước lại là những người bị đi đày, vì theo lịch sử tính đến năm 1876, Cao Bằng có chừng 300 giáo hữu, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây.
Khởi đầu cho công cuộc truyền giáo tại vùng đất này chính sự tiếp cận và hiện diện của các thừa sai Dòng Đaminh thuộc tỉnh dòng Lyon tại Lạng Sơn. Ban đầu, các ngài hỗ trợ công việc mục vụ như tuyên úy, chăm sóc bí tích cho những người từ miền xuôi lên lập nghiệp. Khi thấy các cộng đoàn phát triển, các Ngài đã đề nghị với Tòa Thánh về các cộng đoàn giáo dân tại đây.
Ngày 30-12-1913, Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng được thiết lập. Theo Sắc lệnh này, Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn-Cao Bằng bao gồm tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng và một phần của tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô).
Vạn sự khởi đầu nan, Phủ Doãn Tông Tòa mới thành lập thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như nhân sự. Tuy nhiên, sau 26 năm, dưới sự dẫn dắt của các Đức Ông thuộc Dòng Đaminh, Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng ngày càng thay da đổi thịt. Có thể nói từ 1919-1939, công việc truyền giáo tại giáo phận Lạng Sơn đã phát triển đáng khích lệ.
Năm 1939, Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn được nâng lên thành hạt Đại Diện Tông Tòa với vị Giám Mục đại diện Tông Tòa đầu tiên là Đức Cha Maurice Félix Hedde Minh. Đức Cha Félix Hedde Minh được tấn phong Giám mục vào ngày 30.11.1939. Vào thời điểm này, ngoài Đức Cha Félix Hedde Minh, Lạng Sơn có 30 linh mục (16 người Pháp, 14 người Việt), 8 đại chủng sinh (trong đó có 4 người đang du học tại Pháp), tiểu chủng viện có 40 chú; Giáo phận có tất cả 22 giáo xứ, giáo họ, giáo điểm với 18 nhà thờ hay nhà nguyện, số giáo dân đã lên tới khoảng 5.000 người.
Năm 1954, đất nước chia đôi thành hai miền với ý thức hệ khác nhau, nhân sự của giáo phận cũng bị chia đôi, một nửa miền Nam một nửa miền Bắc. Các cơ sở và nhà thờ bị tàn phá bởi chiến tranh, số giáo sĩ và giáo dân cũng giảm sút nghiêm trọng (chỉ còn 2500).
Ngày 4-5-1960, sau khi Đức Cha Félix Hedde Minh qua đời, giáo phận chỉ còn 4 linh mục Việt Nam. Ngày 5-3-1960, Toà Thánh đặt cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ làm giám mục hiệu toà Boseta; rồi ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, Đức Cha Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ trở thành giám mục chính toà tiên khởi Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
2. Giai đoạn 1954-1991 là thời kỳ với những khó khăn và thử thách lớn đã làm cho giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng bị tổn hại nặng nề. Các cơ sở của giáo phận dần bị tàn phá bởi chiến tranh, nhân sự ngày càng cằn cỗi và kiệt quệ. Đức Cha Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ chỉ được tấn phong Giám mục âm thầm tại tòa giám mục Bắc Ninh năm 1979, sau 19 năm được bổ nhiệm là Giám mục, sau đó Ngài trở về tiếp tục sống tại giáo xứ Thất Khê cho tới đầu năm 1991. Chính trong hoàn cảnh bi đát như vậy, hạt giống đức tin được thanh luyện và nẩy mầm.
Năm 1991, Đức Cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê. Công cuộc hồi sinh được khởi đầu. Trong 7 năm, Đức Cha Vinhsơn đã dốc hết sức lực, khả năng và tình yêu của người mục tử để tái thiết giáo phận: cơ sở và con người.
Tuy nhiên, tuổi tác cùng sức khỏe làm cho ngài không thể đảm đương công việc quá nặng nề. Ngày 9-3-1998, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng giám mục Hà Nội, kiêm nhiệm Giám quản Tông Toà giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng để giúp Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Vì tuổi già sức yếu và bệnh tật, Đức Cha Vinhsơn Phaolô đã được Chúa gọi về ngày 2-9-1998, sau 38 năm phục vụ giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng trong âm thầm và lặng lẽ.
3. Đầu tháng 6 năm 1999, Toà Thánh bổ nhiệm linh mục Giuse Ngô Quang Kiệt, thư ký toà giám mục Long Xuyên, làm giám mục chính toà giáo phận Lạng Sơn. Ngày 29-6-1999, ngài được Đức Cha G.B. Bùi Tuần tấn phong giám mục lại Long Xuyên, và nhận giáo phận vào ngày 11-7-1999. Với sự năng động, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã từng bước tái thiết giáo phận về mọi phương diện: cơ sở vật chất, nhân sự. Ngài đã tạo cho giáo phận Lạng Sơn một đà tiến mới. Năm 2003, Ngài được Tòa Thánh cử về làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo phận Hà Nội, rồi sau đặt làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội năm 2005. Ngày 12-10-2007 Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm tôi, đang là Cha sở Nhà thờ Chính tòa kiêm Tổng Đại diện Giáo phận Hà Nội, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Tôi nhận Giáo phận ngày 21-11-2007, lễ Đức Mẹ Dâng Mình, với mong muốn mình cũng theo gương và xin Đức Mẹ nâng đỡ cầu bầu để tôi luôn Dâng mình cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho Giáo phận truyền giáo này.
Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng ngày nay có 5400 giáo dân, có 16 linh mục (9 linh mục giáo phận, 7 linh mục Dòng, có 32 nữ tu, có 8 thầy đã học xong Đại Chủng Viện hoặc Học viện liên dòng, có 15 chủng sinh đang học tại các Đại Chủng viện tại Việt Nam, 4 chủng sinh đang học ở nước ngoài, 5 ứng viên lớp tu đức tiền Đại chủng viện, các ứng viên khác giúp xứ, giáo phận ngày càng thêm nhân sự tin yêu và phục vụ là niềm hy vọng của Dân Chúa giáo phận truyền giáo này.
4. Thánh 10/2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mở Năm Đức Tin với mục đích là nhằm “khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức Tin trong sự toàn vẹn và với một niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng” (Trích Tự sắc Porta Fidei, số 9). Năm Đức Tin là một cơ hội để nhìn lại cách sống và thực hành đức tin của mỗi người chúng ta. Hôm nay, Năm Đức Tin của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng được khép lại, nhưng Ánh sáng Đức Tin đã luôn được chiếu rọi 100 năm qua tiếp tục là ánh bình minh cho toàn thể Dân Chúa Giáo phận cùng bước. Đây cũng là giai đoạn mới, giai đoạn sống và làm cho ánh sáng đức tin ấy được lan tỏa với tinh thần truyền giáo như lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16:“Toàn thể Giáo Hội và các Mục tử trong Giáo Hội, cũng như Đức Kitô, phải lên đường để đưa con người ra khỏi sa mạc, đến nơi có sự sống, đến việc làm bạn với Con Thiên Chúa, đến với Đấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống dồi dào”. (Bài giảng Thánh lễ khai mạc sứ vụ Giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16).
5. Trải qua 100 năm, từ khi thành lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn-Cao Bằng đến nay, với những biến đổi của thời cuộc, hạt giống đức tin đã được âm thầm gieo vãi nơi giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng vẫn đang từng bước đâm chồi nẩy lộc và hứa hẹn một mùa lúa dồi dào. Giờ đây chúng ta cùng:
Tạ ơn Chúa vì hồng ân đức tin mà Ngài đã ban tặng.
Tạ ơn Chúa vì công lao vất vả của các tiền nhân.
Tạ ơn Chúa vì sự nỗ lực và dầy công của các đấng bậc hiện thời.
Tạ ơn Chúa vì biết bao lời cầu nguyện và hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần của Tòa Thánh, của các vị ân nhân bạn hữu xa gần.
Lời tạ ơn hôm nay còn là một lời cam kết dấn thân cho hành trình mới của giáo phận, của tất cả mọi thành phần, từ Đức Giám Mục giáo phận cho đến từng cá nhân của cộng đồng Dân Chúa.
Cam kết làm cho Danh Chúa được mọi người biết đến.
Cam kết làm cho giáo phận sẽ trở nên một ngôi nhà, một gia đình thân thương, chan hòa tình mến.
Cam kết để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Hãy đi Rao giảng Tin Mừng khắp thế gian” mà đặc biệt cho mọi miền đất của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
Cam kết sẽ khôi phục lại những giá trị đức tin, những dấu chỉ của đời sống đức tin (nhà thờ, nhà xứ) mà một thời đã bị tàn phá hay hư hoại.
Tất cả những lời tạ ơn và quyết tâm đó được gom kết trong Hy Tế Tạ Ơn hôm nay.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các đấng bậc tiền nhân tiên tổ, các ân nhân và cho tất cả chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho toàn thể cộng đoàn phụng vụ trong thánh lễ Tạ Ơn này.
Giờ đây, con xin kính mời Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại Diện Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thánh lễ Tạ Ơn.
------------------------------------
BÀI GIẢNG CỦA Đức Cha GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH
Giám mục Thanh Hoá
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.
Chúng ta đang có mặt tại Lạng Sơn, nơi có những thắng cảnh nổi tiếng đã gợi hứng cho hai câu thơ hữu tình “Ai lên xứ Lạng cùng anh. Bõ công cha mẹ sinh thành nên em”.
Về lãnh địa tôn giáo, chúng ta đang có mặt tại giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, giáo phận ít người có đạo nhất của Giáo Hội Việt Nam. Đại lễ như hôm nay, nếu là tại các giáo phận khác, chắc chắn là sẽ chật ních giáo dân. Nhưng ở đây, như mọi người đang thấy, đa số người hiện diện đều là khách đến từ xa. Tổng số giáo dân của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hiện nay chỉ trên năm nghìn, ít hơn một giáo xứ cỡ trung của các giáo phận khác. Chẳng những ít, lại còn rải rác trên một địa bàn dài hơn năm trăm kilômét.
Điều đó đủ nói lên hoàn cảnh đặc thù của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Mỗi lần nghĩ đến miền đất Giáo Hội địa đầu giới tuyến này, dường như ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy ít nhiều bồi hồi thương cảm. Bản thân tôi, mỗi lần nghĩ đến Lạng Sơn – Cao Bằng, tôi lại nhớ đến kỷ niệm một chuyến đi tham quan miền Bắc hai mươi năm về trước. Đoàn chúng tôi, gồm 9 linh mục hạt Phan Rang, giáo phận Nhatrang, đã dừng chân tại Lạng sơn. Trong tâm tưởng của tôi lúc đó, Toà giám mục nào cũng phải là một ngôi nhà bề thế, vững chắc. Thế mà, đến cái nơi gọi là Toà Giám mục Lạng Sơn ấy, bước vào cổng băng qua một khu vườn hoang liêu cô tịch, chỉ thấy một căn nhà gỗ, còn mới, nhưng thô sơ và nhỏ như một hộ thường dân nghèo. Trước hiên, một cái lu nước trơ vơ, một con khỉ lặng lẽ ăn chuối, vài cái cuốc dựng hững hờ bên vách ván… Lòng tôi lúc ấy chùng xuống theo cảnh vật im lìm tĩnh mịch. Càng xúc động hơn nữa khi nhìn thấy một linh mục già yếu hom hem, lẫm đẫm bước ra tiếp khách. Thì ra đó chính là Đức Cha Vinh-sơn Phaolô Phạm văn Dụ, giám mục giáo phận LS-CB… Từ sau nhà, một cụ bà tuổi chừng 90, nhỏ thó, gầy còm. Thoắt một cái đã thấy bà leo lên cây hồng trong sân, hái quả để tặng chúng tôi. Đức Cha giới thiệu đó là sr Mến, nữ tu duy nhất của giáo phận. Ngài còn nói giáo phận có một cha già duy nhất đã ngoài 80 nhưng hôm nay không ở đây.
Thì ra Lạng Sơn – Cao Bằng chỉ có một Giám mục già, một linh mục cũng già, và một nữ tu còn già hơn. Ba con số 1 gầy yếu ấy xem ra rất biểu trưng cho lịch sử giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng.
Thật vậy, thời cực thịnh trước năm 1954, LS-CB có đến hai giám mục, 30 linh mục. Thế mà bây giờ chỉ có 1 giám mục và 16 linh mục. Thời bấy giờ đã có chủng viện Têrêxa, nay chủng viện không còn nữa, và không biết đến bao giờ mới khôi phục lại được. Thời bấy giờ, con số giáo dân là 5000. Bây giờ là 5400, chỉ hơn được 400 sau một chằng đường dài đằng đẵng gần sáu mươi năm.
Bao nhiêu năm xây dựng từ khi thiết lập Phủ Doãn Tông Toà năm 1913 để rồi khi đất nước chia đôi năm 1954, LS-CB hầu như hoàn toàn phá sản, chỉ còn lại sợ hãi và đói nghèo! Chưa kịp đứng lên thì cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 lại cướp đi tất cả: Lạng Sơn – Cao Bằng chỉ còn lại hốt hoảng lo âu ?
Phải chăng lịch sử của miền đất này chỉ là lịch sử của đau thương khốn khó ? Phải chăng một trăm năm Phũ doãn Tông toà Lạng Sơn – Cao Bằng chỉ là một trăm năm thoái hoá, một trăm năm đi lùi, một trăm năm hao mòn hy vọng ?
Lấy gì để tạ ơn Chúa với một quá khứ dập vùi như thế ? Tìm đâu ra nghị lực với một hiện tại mong manh như hiện nay ? Trông vào đâu bây giờ để tiến vào tương lai ? Đến khi nào Lạng Sơn – Cao Bằng mới theo kịp các giáo phận bạn ?
Thật vậy, với những con số thật đáng bi quan hiện nay, Lạng Sơn – Cao Bằng, chúng ta dễ mà nghĩ rằng chả bao lâu nữa giáo phận này sẽ bị xoá tên.
Nhưng thưa cộng đoàn phụng vụ.
Cứ cái nhìn nhân loại, người đời có thể nghĩ như thế. Nhưng dưới con mắt đức tin, lịch sử không chỉ là những con số. Lịch sử chủ yếu là thời gian Thiên Chúa thực hiện ý định của Ngài. Lịch sử dẫu có thăng trầm, có là thất bại, vẫn là lịch sử của tình thương Thiên Chúa. Cuộc đời 25 năm của Têrêxa Hài Đồng Giêsu là một cuộc đời diễn ra trong đau khổ, nhưng cuối cùng chị đã vui mừng kêu lên “mọi sự đều là hồng ân Thiên Chúa”. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay cũng cho rằng lịch sử là thời gian chúng ta mong đợi Thiên Chúa bày tỏ vinh quang của Người.
Quả thế, lần dở lịch sử, chúng ta thấy: Lạng Sơn – Cao Bằng đã được khai sinh bằng máu các thánh tử đạo. Người giáo dân đầu tiên tới đây năm 1858 là Ông Phó Nhậm, thời Tự Đức bị đày lên Lạng Sơn chỉ vì ông là con ruột của ông Trùm Đích, Nam Định, can tội chứa chấp cha Thánh Giacôbê Đỗ mai Năm Thanh hoá nên bị xử trảm năm 1838.
Người có đạo thứ hai tại Lạng Sơn cũng là một người bị phát vãng, đó là thầy Trần Triêm tức cụ sáu Trần Lục, người sau này xây nhà thờ đá Phát Diệm. Ba trăm người giáo hữu kế tiếp ở Lạng Sơn hầu hết đều là dân bị triều đình Huế lưu đày biệt xứ. Rõ ràng là Thiên Chúa đã “rút sự lành từ sự dữ”. Ngài đã dùng “viên đá bị thợ xây loại bỏ” làm “đá góc tường” để xây dựng Toà nhà Hội Thánh Chúa tại đây.
Từ đó, hàng hàng lớp lớp linh mục Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha, Dòng Đa minh và các cha triều kế tiếp nhau đổ về LS-CB. Giáo dân từ các giáo phận bạn đến Lạng Sơn – Cao Bằng đến đây lập nghiệp tuy không đông nhưng cũng đủ để tạo ra một cộng đoàn mỗi lúc một phát triển.
Có thể nói được rằng giáo phận LS-CB là thành phẩm của một công trình hợp tác rộng lớn đa thành phần và đa quốc gia. Phải chăng đó là nét biệt loại nhất của Giáo Hội Chúa tại LS-CB ? Mãi đến nay, LS-CB vẫn còn là một điểm hẹn truyền giáo của các linh mục, nữ tu, chủng sinh và giáo dân đến từ mọi nẻo đường đất nước, từ Long Xuyên xa xôi cực Nam cho đến thủ đô Hà Nội tận miền Bắc, từ giáo phận Thái Bình, Bắc Ninh, Phát Diệm, Bùi Chu, cho đến các dòng Đa Minh, Ngôi Lời, Phanxicô, Don Bosco, Chúa cứu thế, tu hội Lazarristes, các nữ tu Đa minh Lạng sơn, St Paul de Chartres, Thủ Thiêm…Tất cả đang có mặt trên cánh đồng Lạng Sơn – Cao Bằng sặc sỡ muôn màu với các dân tộc Kinh, Hoa, H’mong, Dao, Tày, Nùng… Đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy trong suốt dòng lịch sử đầy máu, mồ hôi và nước mắt, chưa bao giờ cánh đồng Lạng Sơn – Cao Bằng thiếu thợ gặt từ muôn phương đổ về.
Phải chăng Lạng Sơn – Cao Bằng là nơi ứng nghiệm lời tiên tri của thánh vịnh 126: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống. Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”? Phải chăng Lạng Sơn – Cao Bằng là nơi hạt cải tẻo teo đang lớn dần và trở thành “đất lành chim đậu” ?
Trên đường về Lạng Sơn hôm qua, tôi bỗng phát hiện lượng xe trọng tải đông gấp bội lượng xe trên các trục lộ khác. Tôi chợt nghĩ rằng đó là hình ảnh tuyệt vời nhất về giáo phận Lạng Sơn – cao Bằng. Rồi đây, sức sống của Lạng Sơn – Cao Bằng sẽ tuôn chảy ào ạt như thác lũ về muôn nơi. Rồi đây, muôn dân sẽ rầm rồ đổ về Lạng Sơn – Cao Bằng như xưa kia các dân tộc thi nhau trẩy hội Giêrusalem.
Tôi còn nhận thấy Lạng Sơn – Cao Bằng có nhiều núi đá vôi nổi tiếng. Đẹp thì có đẹp nhưng cũng phải nhìn nhận là khô cằn và trơ trụi. Thế mà kể từ ngày nông dân tại đây biết cách trồng cây na, thảm xanh bạt ngàn đã bao phủ khô cằn trơ trụi. Đó là ý tưởng mà mà Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, nhân một lần giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn Nha Trang, đã dùng để mô tả viễn ảnh tương lai tươi đẹp của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Có nghĩa là rồi đây, hạt giống đức tin cũng sẽ phủ xanh mọi nơi Lạng Sơn – Cao Bằng như cây na.
Trong bài “tâm tình về quá khứ, hiện tại và tương lai” ngày 20-10-203, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân của chúng ta đã kể lại chuyến đi thăm LS-CB năm 1991 và ngài đã viết rằng: “Lúc bấy giờ, trong tôi không có một tư tưởng nào dù nhỏ nhất là sẽ có ngày mình sẽ hiện diện, sống và làm việc tại Tòa Giám mục của Giáo phận luôn được gọi là “truyền giáo” này? Quả thật, đó là thánh ý của Thiên Chúa mà ngày hôm nay nhìn lại, tôi cảm nhận rằng đó chính là sự huyền diệu trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa”.
Ơn Chúa là thế đó. Ngài đưa chúng ta vào sự nghiệp của Ngài một cách tài tình đến độ chúng ta không ngờ. Như lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay, Ngài dành cho chúng ta vinh dự được “hiệp thông với Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô” trong công cuộc xây dựng Nước Chúa trên trần gian.
Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay đi trên vùng biên giới Samaria và Galilêa, bên này là tín hữu, bên kia là lương dân. Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng hôm nay cũng đang đi trên miền biên giới cực Bắc Việt Nam. Biết đâu, cũng giống như Đức Cha Giuse Ngân không ngờ một ngày nào đó sẽ là Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng, người Lạng Sơn – Cao Bằng một ngày nào đó sẽ là những tay thợ gặt lành nghề trên cánh đồng truyền giáo mênh mông bát ngát bên kia thác Bản Giốc ? Và nếu vậy phải chăng Chúa đang chuẩn bị cho Lạng Sơn – Cao Bằng một sứ mệnh và một vinh dự lớn lao ?
“Các Đấng Tiền Bối đã làm được bao công việc nơi đây, lẽ nào mình không làm được gì?” Đó là lời tuyên bố đầy tự tin, đầy lạc quan và đầy hứa hẹn của Đức Cha Giuse đương nhiệm nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 100 năm Phũ Doãn Tông Toà Lạng Sơn.
Thay mặt cho tất cả khách mời hôm nay, tôi xin mượn ý tưởng đó của ngài làm lời cầu chúc tốt đẹp nhất gửi đến mọi thành viên đại gia đình Lạng Sơn – Cao Bằng, đến tất cả những ai yêu mến Lạng Sơn – Cao Bằng, đến những người phương xa đang hướng lòng về Lạng Sơn – Cao Bằng.
Bên kia đám mây, mặt trời vẫn chiếu sáng. Hỡi con cái Lạng Sơn – Cao Bằng, hãy cố lên. Amen
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu
Nguyễn Vy Khanh
08:36 22/11/2013
Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu
Ở hải-ngoại, từ giữa thập niên 1980, từ sau cuốn hồi-ký của ông Đỗ Mậu, các hồi-ký về cái chết của Việt-Nam Cộng-Hòa, về cái chết của Đệ nhất cộng hòa và anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, về cuộc chiến chấm dứt ngày 30-4-1975 ở miền Nam, ... đua nhau xuất-bản, tái-bản. Sử liệu thì cũng có dù giả-chân đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe nhóm; toàn là lời chót lưỡi của những con người khi có quyền lực đã không làm gì hoặc đã nhúng tay vô chàm hay đồng lõa, nay đánh bóng lại cái sai lầm, cái đồng lõa một thời, và nếu có thủ phạm thì toàn là người đã chết không còn tự biện hộ hoặc phản pháo lại “đồng đội” được nữa! Và mỗi năm đến ngày 2 tháng 11, người ta lại tổ chức tưởng niệm người đã chết, chạy theo khí tiết người bị giết, đăng đàn diễn thuyết, ra sách, viết báo về những chuyện tưởng chưa bao giờ nghe nhưng thực ra đã nghe đâu đó rồi! Năm nay là đã 50 năm sau ngày đảo chánh 1-11-1963, công tội đã rõ, nhưng người ta vẫn chưa thỏa mãn, đặc-biệt người ta mong đợi cuốn Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu từ nhiều năm qua – mong đợi có thể vì tò mò và sẵn sàng “phản pháo, đính chính, chụp mũ” hơn là vì muốn biết Bà Ngô Đình Nhu nghĩ gì về những biến cố bi thảm đã xảy ra cho đất nước và cho riêng gia-đình bà và chồng bà.
Và cuối cùng, sau gần 47 năm im hơi lặng tiếng, bà viết xong tập hồi-ký ngày 22-8-2010 tại nhà riêng (Tịnh-Quang-Lâu) ở ngoại ô Rome nước Ý, do sự thôi thúc của cô gái út Lệ Quyên và con rể Olindo Borsoi (mà bà xem là do Chúa sắp đặt vì bà đã muốn giữ im lặng, tr. 190), và 6 tháng sau, ngày 24-4-2011, bà qua đời tại bệnh viện ở La-Mã, tên thánh Maria (bà trở lại đạo Công-giáo sau khi lập gia-đình), thọ 87 tuổi, sau 48 năm sống lưu vong. Hôm 2-11-2013 vừa qua tại nhà thờ giáo xứ Việt-Nam ở Paris, nhân lễ tưởng niệm 50 năm ngày qua đời của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, thứ nam của ông bà Ngô Đình Nhu là ông Ngô Đình Quỳnh đã cho ra mắt quyển sách tiếng Pháp La République du Việt Nam et les Ngô-Đình ( Nền Cộng Hòa Việt Nam và Gia Đình Ngô-Đình) mà hơn một nửa là di-cảo hồi ký của mẹ ông. Ông đã cho biết lý do ra đời của quyển sách này như sau: “Cuốn sách được xuất bản hôm nay có một phần hồi ức của Mẹ tôi được ghi chép từ năm 1963. Đồng thời chúng tôi có ý muốn soi sáng một phần của lịch sử hãy còn mù mờ. Một số sai lầm về hình ảnh của hai anh em họ Ngô mà cả bên Tây Phương lẫn đảng Cộng sản Việt Nam đã lưu truyền. Từ quyển sách này chúng tôi muốn đem lại cái nhìn đúng đắn hơn, đồng thời có phần đóng góp của Mẹ tôi với nhãn quan có phần huyền bí của Bà. Thế thôi!». Chúng tôi được một tín hữu cùng giáo xứ với bà Nhu ở Paris gởi cho một bản; trong bài này chúng tôi chỉ ghi lại những điểm đặc-biệt hoặc ít được biết, hoặc theo cách nhìn và cắt nghĩa của bà Nhu, còn phần thần học tâm linh, sẽ để một dịp khác hoặc người khác trong ngành bàn đến.
Tập sách 246 trang nhưng phần hồi-ký do Bà Ngô Đình Nhu viết với tựa đề “Le Caillou blanc” (Viên Sỏi Trắng) được hơn 130 trang (tr. 109-241) kể cả phụ lục 3 bức thư viết tay chưa từng công bố của ông Ngô Đình Nhu viết gởi cho đồng môn Ecole des Chartes ở Paris (20-4-1956, Tết 1963 và 2-9-1963) nay vẫn được giữ ở Văn khố nhà trường này. Phần đầu do hai người con Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ-Quyên (tử nạn giao thông, 16-4-2012) và bà Jacqueline Willemetz dẫn nhập với tài liệu gia-đình về lịch-sử Việt-Nam từ sau ngày thành lập nền đệ nhất cộng hòa, ngày 26-10-1956, đến cuộc đảo chánh 1-11-1963 và sau đó.
Bà Ngô-Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân, sinh năm 1924 tại Hà-Nội, thân phụ là Trần Văn Chương, con Tổng đốc Nam Định, mẹ là Thân Thị Nam-Trân - với bên ngoại, bà Nhu là cháu ngoại vua Đồng Khánh và là cháu họ vua Bảo Đại. Bà Nhu gọi ông Bùi Quang Chiêu là “ông bác” (anh cả của bà nội) bị Hồ Chí Minh ra lệnh giết một cách tàn ác giết hết cả nhà kể cả 6 người con mà đứa nhỏ nhất mới 6 tuổi; cả Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cũng là anh em họ với thân phụ bà. Bà học Albert Sarrault, thi đậu tú tài Pháp. Năm 19 tuổi, bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu ở Hà-Nội ngày 30-4-1943, sau đó ông bà về sống ở Huế.
Không biết khi đặt tựa Viên Sỏi Trắng/Le Caillou blanc cho cuốn hồi-ký, bà muốn nói thân phận bà bị lịch-sử đối xử như vậy mà vẫn trắng trong, nhỏ bé, hay muốn tả nỗi lòng trơ như đá, bất nhẫn trước thời cuộc? Thật vậy, trong hơn nửa tập hồi-ký, bà nói đến chuyện tâm linh, những chuyện cao xa hơn chuyện thế tục thường tình, về sự hiện hữu của Thượng Đế và của con người. Mở đầu hồi-ký, bà Nhu ghi lại lời sách Khải Huyền “Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng, Ta sẽ ban cho man-na đã được giấu kỹ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận” (Apocalyse 2, 17). Và thêm lời Thánh Thư Luca : “Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” (Luc 9, 48).
Bà bắt đầu hồi-ký ở chương 1, “Lý lẽ của định mệnh” như sau: “Vào cuối cuộc đời tôi, sau nửa thế kỷ im lặng, và vì ý nghĩa đơn thuần của nhiệm vụ, tôi ghi lại những gì cần phải được biết. Đó là sự giải thoát cho tất cả. Không phải để thỏa mãn tò mò nào đó, nhưng để trả lại những gì mà định mệnh đã đòi hỏi “kẻ nhỏ nhất” của Thiên Chúa, vào thời điểm của kẻ đó. Tôi bắt đầu cuốn ký ức này, nếu tôi có thể viết xong được, cốt để làm cho người khác hiểu được những đòi hỏi của một chuỗi dài đời-sống đã được định sẵn trước, nhận ra rằng cuộc sống không bao giờ có hành động trái với ý muốn của mình, mà trái lại, luôn luôn như là phải như vậy” (tr. 112).
Như vậy, bà xem thân phận bà như viên sỏi trắng “nhỏ bé” mà định mệnh đã đặt vào thời đó, nơi đó. Từ suy nghĩ về cuộc đời mình, bà khám phá ra được Thiên Chúa một cách bất chợt và khủng khiếp. Cái gì thuộc về Tạo Hóa sẽ trả lại cho Tạo Hóa để thực hiện đầy đủ và tột cùng chương trình của con người. Định mệnh, đó là cắt nghĩa đơn giản của bà lúc này là lúc bà đã bắt đầu cảm nhận sống những ngày tháng cuối đời, và trước nay bà sống một cuộc sống mà bà không bao giờ nghi ngờ gì.
Bà ra đời do một bác sĩ người Pháp đỡ đẻ thay vì là một cô mụ người Việt, ông ta nắm 2 chân trẻ sơ sinh và đánh vào mông thật mạnh cho đến khi đừa bé khóc ré lên phản đối. Đó là khung cách bạo lực mà bà đến với cuộc đời này, đã vậy mẹ bà lại thất vọng vì bà là cô con gái thứ hai. Sau bà là một em trai sẽ khiến mẹ bà càng hất hủi bà - khi cha mẹ bà vào Sài-Gòn, đã để một mình bà lại cho bà nội nhưng sinh hoạt chung với người làm, khiến bà bị bệnh nặng. Được về sống lại với gia-đình, bà lớn lên trong tự tin một cách tự nhiên, dễ chấp nhận nhưng cũng sẵn sàng đối đầu với thực tại, ở trường cũng như trong gia-đình, nhưng bà không được yêu thương như chị và em trai, trở thành đứa trẻ không thể động đến (Intouchable). Khiến về sau bà biết lúc cần xuất hiện và lánh mặt khi không còn cần thiết, cho đến khi bà phải đối đầu với Tây phương, thực-dân và đế quốc, bà vốn dè dặt một cách đặc-biệt. Đối đầu đòi hỏi sự tôn trọng tha nhân, nhưng ở đời không phải lúc nào cũng vậy, bà thường rút lui, không muốn tấn công ra mặt, cuối cùng bà chịu sự bất cảm thông hoặc ác ý của kẻ kia.
Năm 17 tuổi, bà gặp ông quản thủ thư viện Ngô Đình Nhu, lần đầu khi đến thăm gia-đình bà vốn là chỗ thân giao từ kinh thành Huế. Hai người mến nhau từ việc ông Nhu đến mà cô Trần Lệ Xuân chưa chưng xong hoa vừa đi mua về theo lệnh mẹ; cô gái đẩy ông Nhu vào phòng đợi nhỏ và dặn chỉ được đi ra khi cô xong chậu hoa. Sau đó thì chàng tặng sách, nàng hồi thư – được chàng tặng cho danh hiệu “Bà De Sévigné” vì thư nào cũng dài hơi và linh hoạt. Chính ông Ngô Đình Diệm quyền huynh thế phụ (đã mất) đến xin hỏi cưới cô Xuân cho em mình. Sau ngày cưới, cô Xuân hài lòng thoát gia-đình, đưa theo bà vú, về nhà chồng ở Huế. Vai trò bà đã thay đổi, hết bị rẻ rúng như ở với cha mẹ, nhất là từ khi anh cả Ngô Đình Khôi và con trai nối dòng bị Việt-minh giết, con cái bà sẽ nối dõi tông đường. Bà vú xin thôi việc sau đó vì cảm thấy không thiết yếu trong khung cảnh sống mới, điều mà bà Nhu sau này tiếc nuối, nhất là thời gian bị Việt-minh bắt lên rừng và sống ở Đà-Lạt.
Bà cảm nhận rằng rừng núi Nam-Giao, một nơi thiêng liêng độc nhất ở Việt-Nam, tượng trưng cho sự đợi chờ Thần Thánh Vạn Năng không tên, của cả một dân-tộc, trãi qua nhiều tôn giáo. Bà đã du lịch nhiều nơi nhưng chỉ có Nam Giao là đã cho bà ấn tượng mãnh liệt rằng thần linh đã chúc phúc cho dân-tộc Việt. Bà không thể lường trước cuộc sống đầy bất trắc với chồng và gia-đình chồng, nhiều lúc bà trách chồng “dối” bà (không tiết lộ gì) khi làm chính-trị, bí mật. Ban đầu ông Nhu thường sang nhà các người anh để trò chuyện, đến bữa ăn ông bà sang nhà từ đường phía bên kia kinh An Cựu để dùng bữa. Một năm làm quen với Huế và đại gia-đình nhà chồng, thì bất hạnh xảy đến cho người anh cả Ngô Đình Khôi và con trai ngày 22-8-1944. Sau đó chồng bà biến mất, sợ rơi vào tình huống của ông anh cả và ông Ngô Đình Diệm, người anh thứ ba, cũng đã bị Việt-minh bắt trên xe lửa từ Sài-Gòn về Huế và đưa ra nhốt ở miền thượng-du Bắc Việt từ tháng 9-1945 đến 12-1946. Ông Diệm được thả ở Hà-Nội nhờ chồng bà đã gặp ông Hồ, vả lại họ Hồ bí không trả lời ông Diệm được tại sao lại giết anh cả và cháu của ông. Ông Nhu đã ra Hà-Nội lúc đó, ở nhà cha mẹ bà và không ai biết ông làm gì lúc đó (bà Nhu không hay biết gì, mà ông Nhu cũng không hề kể). 20 tuổi, một mình ở Huế dù có người làm, bà dần dà thấy chồng bà không những không bảo vệ bà mà còn là một mối nguy cơ đe dọa bà và tiểu gia-đình bà (tr. 135) – may mà bà còn có an ủi: ngày 27-8-1945, bà hạ sinh cô con gái đầu Lệ-Thủy.
Ông bà Trần Văn Chương cuối cùng bỏ Hà-Nội (villa bị tịch thu) vào ở Huế, ông Nhu cũng trở về Huế, nhưng cán bộ cộng-sản đến nhà tìm, bà Nhu đã khéo léo lần lữa bắt tên này chờ đến phải bỏ về và hẹn trở lại, nhưng đêm đó ông Nhu phải bỏ trốn, và bà Nhu không có tin tức chồng trong một thời-gian dài sau đó. Sau ngày 19-12-1946, chiến-tranh lại bùng nổ, bộ đội Việt-minh cưỡng bách gia-đình bà Nhu phải bỏ nhà cửa sơ tán khỏi thành phố Huế theo vào vùng họ kiểm soát, trãi qua suốt mùa Đông lạnh lẽo. Cuối cùng mẹ con bà được một linh-mục Dòng Chúa Cứu Thế đem thuyền đến giúp trốn về Nhà Dòng, ở nhà kho nơi ông Cẩn đang tạm trú, nhưng hôm sau bà ôm con 3 tuối theo xe vào Đà Nẵng và mua vé máy bay quân sự vào Sài-Gòn. Tạm trú ở nhà người chị, bà Nhu vô cùng ngạc nhiên gặp lại chồng bí mật ở nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Sau đó ông bà lên sống ở Đà Lạt, ở nhà người chị của bà, theo bà là "thời gian hạnh phúc nhất", bà sinh thêm hai người con trai, Ngô Đình Trác 1947 và Ngô Đình Quỳnh 1952, và cuộc sống của gia-đình bà tại Đà Lạt tuy giản dị, trong khung cảnh hoang dã nhưng an ninh, lúc đầu xa rời chính trị. Nhưng rồi bà thừa nhận bà đã cô độc khi ở đây và viết: "Chồng tôi thường biến mất mà chẳng nhắn lại gì" (tr. 152).
Từ khi ông Ngô Đình Diệm, anh chồng bà, được cử làm Thủ tướng từ Pháp về nhận chức (7-7-1954), ông bà Nhu xuống Sài-Gòn để phụ tá. Ông bà Nhu và 3 con sống tạm nhiều nơi trước khi về ở trong Dinh Độc Lập. Ông Nhu làm báo Xã-Hộitòa soạn ngay trong căn nhà nhỏ hẹp. Trong lúc thủ đô Sài-Gòn tình hình chưa ổn định, phe Bình Xuyên và tay chân của Pháp liên tục quấy phá, bà Nhu đã thành công một việc ngoài sức tưởng tượng: nhân dịp tướng Nguyễn Văn Xuân mời ông bà Nhu ăn ở một nhà hàng trong Chợ Lớn, bà Nhu đã hỏi thẳng ông Xuân tại sao không cách chức tướng Nguyễn Văn Hinh tổng tư lệnh quân đội, ông Xuân đã thách thức bà Nhu tìm cho được 5 chữ ký thì ông sẽ thuận theo yêu cầu đó. Bà Nhu tình cờ gặp những người từ Bắc mới di cư vào, cùng họ vận động những người di cư kín đáo tụ tập rồi giơ cao biểu ngữ trước nhà thờ Chánh tòa Sài-Gòn ngày 21-9-1954. Dù cảnh sát Bình Xuyên được mật báo nên đã có mặt ở trại di cư trước với 2 xe tăng, bà lái chiếc xe hiệu Panhard đến và tra hỏi tại sao cảnh sát lại cấm cản người dân đi chợ. Đám cảnh sát bỏ đi, xong trở lại, bà lên xe rồ máy bỏ chạy đến trước nhà thờ nơi mà những người di cư đang chờ, và họ đã giương cao biểu ngữ ủng hộ kiến nghị của bà Nhu (đòi hỏi tướng Hinh phải từ chức). Hình ảnh và thông tin được gởi cho tờ báo tiếng Pháp duy nhất ở Sài-Gòn.
Ông Trần Chánh Thành bộ trưởng Thông tin đã kiểm duyệt không cho báo-chí VN đăng tin đó, nhưng báo tiếng Pháp đã đăng tải phổ biến thông tin và hình ảnh vụ biểu dương mà không được phép của chính phủ. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Xuân đã phải từ chức 3 ngày sau đó, trở thành “nạn nhân” đầu tiên của bà Nhu (tr. 165). Nội các Ngô Đình Diệm phải cải tổ, bà Nhu bị người Pháp với sự giúp đỡ của người Mỹ, ép đưa đi ra ngoại quốc 3 tháng để Nội các cải tổ được ổn định, và để bà Nhu không thể ra ứng cử dân biểu Quốc hội lập hiến và lập pháp sau đó. Nhưng vô ích, vì dù ở xa, bà sẽ vẫn đắc cử, với sự ủng hộ của tập thể người di cư. Bà sang Hoa-Thịnh-Đốn nơi ông thân bà làm đại sứ ở Hoa-Kỳ, ông đưa bà đến ăn sáng do thượng nghị sĩ J.F. Kennedy (về sau đắc cử Tổng thống) mời, sau đó bà ở lâu hơn ở tu viện nữ người Ý ở Hương-Cảng. Bà tận dụng thời-gian ở đó để học thêm tiếng Anh.
Bà Nhu trở về miền Nam và vào ở trong Dinh Độc Lập. Sau Trưng cầu dân ý 23-10-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống, mở đầu cho nền Đệ nhất Cộng-hòa, và cử ông Ngô Đình Nhu chính thức làm Cố vấn chính-trị – với chức này, ông Nhu đề ra thuyết Nhân Vị đề cao tính siêu việt của con người, tức sự tái sinh bởi khả năng con người hành xử Đức độ như Thiên Chúa đã dạy (Mt. 19, 28). Theo bà Nhu, thực dân Pháp chưa buông tha, rút người về Cam Bốt, từ nơi đó tổ chức gây rối ở miền Nam.
Vụ tiếp theo là vụ ám sát Tổng thống Diệm ở Ban-Mê-Thuột, có liên quan đến Lê Văn Kim người của Pháp đào tạo và từng là tùy viên của Thierry d'Argenlieu, đang là chỉ huy Trường Võ bị Đà-Lạt. Rồi đến vụ đảo chánh 11-11-1960 và vai trò của tướng Nguyễn Khánh từng là tùy viên của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và từng tổ chức những buổi pique-nique ở Đà Lạt có bà Nhu và Bảo Đại, Nguyễn Khánh xưng là đại diện cho nhóm đảo chánh. Bà Nhu tin là do Pháp giật dây. Bà Nhu đã can thiệp khi thấy tướng Khánh dùng thủ đoạn đánh điểm yếu của Tổng thống Diệm là thương người và sợ đổ máu. Bà Nhu hối chồng hất cẳng tướng Khánh và kêu gọi quân lính trung thành về chiếm lại đài phát thanh. Tướng Khánh do đó bị đám đảo chánh kết tội phản bội, nhưng đã thua nên phần lớn bỏ trốn sang Nam Vang. Đại diện CIA gặp anh em Tổng thống Diệm cam đoan là Hoa-Kỳ đã đứng ngoài vụ đảo chánh, bà Nhu có mặt ở đó đã trách móc người Mỹ “Tôi không mong chờ các ông đồng minh, tức là bạn, giữ trung lập trong vụ này!”.
Thái độ của bà Nhu gây chú ý của Hoa-Thịnh-Đốn. Vụ tiếp theo là chuyến viếng thăm Việt-Nam của Phó tổng thống Lyndon B. Jonhson ngày 12-5-1961. PTT Mỹ xuống máy bay, bất chấp nghi thức ngoại giao, thay vì đến chào PTT Nguyễn Ngọc Thơ trước, ông đã đến thẳng bà Nhu, khiến ông Thơ phải chạy theo sau lưng ông PTT Mỹ. Trong buổi điểm tâm sau đó do PTT Thơ mời, có cả ngoại giao đoàn và các dân biểu, ông PTT Johnson thêm một lần gây bối rối khi mời bà Nhu sang thăm trang trại của ông ở Texas mà bà Nhu lại từ chối với lý là chưa có dự tính đó. Vô tình bà Nhu nói dí dỏm sẽ sang thăm nếu ông PTT trở thành Tổng thống. Không ngờ lời nói đó khích động PTT Mỹ, ông kéo bà Nhu ra bao lơn nhưng vô tình sức mạnh kéo tay bà Nhu lại kéo luôn phu nhân Chủ tịch Quốc hội, ông nhìn thấy hớ hênh bèn chữa thẹn rằng muốn bà Nhu giới thiệu thắng cảnh Sài-Gòn từ bao-lơn. Không ngờ lời nói cho qua chuyện lại thành sự thật hơn 2 năm sau đó. Năm 1964, ông Ngô Đình Cẩn - thành viên cuối cùng của dòng họ Ngô Đình còn ở Việt-Nam, bị xử tử sau khi đã xin tị nạn chính-trị với lãnh sự Hoa-Kỳ ở Huế lại bị giao cho nhóm đảo chánh dựng tòa án kêu án tử hình. Bà Nhu đã viết thư yêu cầu TT Johnson can thiệp, nhưng ông đã tỏ ra “hèn hạ” (tr. 177)
- Bà Nhu từng khen ông Cẩn phụ trách cả miền Trung khiến nơi đó yên bình mà không tốn kém gì cho chính quyền Sài-Gòn (tr. 182). Trước đó, vào mùa Thu 1963 khi sang Hoa-Kỳ “giải độc”, bà Nhu đã nhận lời mời đến thăm trang trại của hàng xóm của Johnson, Johnson đã không có hành động gì và trong 1 lá thư duy nhất trả lời thư bà Nhu hỏi tại sao ông ta có vẻ sợ bà, ông viết ”Làm sao tôi có thể sợ một phụ nữ tuyệt vời như bà?”. Lá thư này về sau bà gởi lại một người bạn đồng môn của ông Nhu ở Paris nhờ giữ khi bà Nhu dọn về Rome, đã bị một người đánh tiếng với con trai trưởng của bà Nhu là sắp chết nên muốn nhìn thấy nó trước khi chết, nhưng lá thư không bao giờ trở lại - về sau bà Nhu mới biết người này làm cho tình báo Pháp.
Đắc cử dân-biểu, đến năm 1958, bà đề nghị Luật Gia-Đình có mục-đích giải phóng phụ nữ về mặt pháp lý (một vợ một chồng, nam nữ bình quyền cả trong quản trị, sử-dụng và phân chia gia sản, thừa kế di sản, v.v.), đã bị đa số vẫn còn tinh thần gia trưởng, gia tộc hoặc đa thê, phản đối; dù Hiến pháp 26-10-1956 đã nêu cao nam nữ bình quyền nhưng trong thực tế, người phụ nữ vẫn phải phục-tùng chồng là người vẫn được xã-hội xem là giám-hộ. Bà tổ chức Phong trào Phụ nữ Liên đới (với hình biểu tượng Ngọn đèn dầu của những cô trinh nữ trong Thánh Kinh) kêu gọi và giúp đỡ người phụ nữ ra đời làm việc xã-hội, thiện nguyện. Bà Nhu kêu gọi tinh thần tái dựng lòng yêu nước. Cùng lúc, bà tổ chức lực lượng Phụ nữ bán quân sự (10-1961) tự nguyện, được huấn luyện tự vệ, sử-dụng vũ khí và y tế thường thức. Trưởng nữ Lệ Thủy cũng gia nhập lực lượng này từ khi 16 tuổi.
Sáng sớm ngày 27-2-1962, thêm một vụ chính biến do 2 phi công bắn phá Dinh Tổng thống. Con cái bà bị thương và bà phải vào bệnh viện vì muốn cứu con với bà vú của cô út Lệ Quyên. Biến cố khiến bà thêm ghê tởm bọn thực dân (tr. 180) - bà ghi rõ vụ bắn phá Dinh Tổng thống là do thực dân (“colon”), sau đó là căn nhà từ đường bằng gỗ của gia-đình Ngô Đình ở Huế cũng bị phá hủy, do “la rage francaise contre le Việt-Nam que nous représentions...”(tr. 181).
Xảy ra vụ Phật giáo, bà Nhu muốn có đại diện các đảng phái và các nhóm xã-hội trong Ủy Ban Liên Phái, nhưng Tổng thống Diệm không thuận vì không muốn có bà. Nhưng khi xong Thông cáo chung và bên Phật giáo đã ký, ông Nhu lại hỏi ý kiến bà trước khi cố vấn Tổng thống ký. Bà thấy lạ vì các đòi hỏi của Phật giáo đều là những thứ chưa bao giờ cấm, bà đề nghị ký nhưng ghi tay thêm mấy chữ là những đòi hỏi trong đây chưa bao giờ cấm. Ông Cố vấn đem Thông cáo chung đến buổi họp sau đó và nói lại ý vừa kể, ngoại trưởng Phật giáo Vũ Văn Mẫu yên lặng không nói gì, nhưng Phó Tổng thống Thơ phát biểu: ”Họ uống trà sâm còn mình uống trà thường khiến mình thành người ngu”. Vì câu nói này mà ông Mẫu cạo đầu từ chức. Theo bà Nhu cũng ông VV Mẫu này đến cận ngày 30-4-1975 nghe lời thực dânủng hộ và theo tướng Big Minh (lực lượng thứ 3), nhưng đế quốc mạnh hơn muốn chấm chấm dứt chiến-tranh (tr. 188)!
Trước ngày đảo chánh, từ ngày 12-9-1963, bà Nhu và cô trưởng nữ Ngô-Đình Lệ-Thủy lên đường đi “giải độc” ở Âu châu và Hoa-Kỳ; trước khi xảy ra vụ ám sát anh em Tổng thống, bà và con gái được đông đảo cảnh sát bảo vệ, nhưng sau đó thì bị bỏ rơi, may có một gia-đình người Mỹ do 1 linh-mục giới thiệu, đã giúp đỡ mẹ con bà cho đến khi rời nước Mỹ đi Rome. Phần ông Cô vấn Ngô Đình Nhu, vài ngày trước đảo chánh đã gọi cậu Ngô Đình Trác đưa 2 em lên Đà-Lạt và dặn dò khi có biến hoặc ông Nhu chết, thì phải đưa 2 em trốn vào rừng. Khi xảy ra tiếng súng đảo chánh, các cô cậu đã chạy trốn vào rừng phía sau nhà, trãi qua một đêm trong mưa lạnh. Cả ngày hôm sau đi xuyên qua sông rạch để tránh để lại dấu vết, và cuối cùng đến một nơi trực thăng có thể đáp và chờ đợi. Chỉ trong vòng ba ngày, mấy đứa trẻ đã thoát khỏi sự nguy hại và tới được Rome trước khi mẹ và chị cũng đến đó.
Ngày 15-11-1963, bà và con gái rời Los Angeles để đi Roma sinh sống. Bị đế quốc bỏ rơi, nhưng ở phi trường đầy phóng viên báo-chí và truyền hình. Rồi lúc ghé Paris, bà cũng được đông đảo báo-chí phóng viên đón như vậy, ông đại sứ Mỹ ở Paris bí không biết phải trả lời báo-chí ra sao bèn nói “Chúng tôi có làm gì thì cũng vẫn bị nguyền rủa!”. Nhưng ít có nhà báo nào dám nói lên hết sự thật, bà Nhu được ông nhà báo Georged Mazoyer dám bênh phía bà, nhưng ông ta vừa được thăng chức giám đốc một nhật báo ở Paris ra ban chiều thì liền bị xe đụng chết khi đi bộ. Bà Nhu thấy những ai đứng về phía bà đều bị biến mất (tr. 189-190): kế đó là bà Suzanne Labin và Marguerite Higgins (3-1-1966) – được Tổng thống Kennedy gửi sang Việt-Nam điều tra riêng, bà là tác-giả cuốn Our Việt-Nam Nightmare (1965), trong đó bà cho rằng biến cố Phật giáo chỉ là một trò đánh lừa (leurre), mục-đích không vì Phật giáo mà vì muốn lấy đầu ông Diệm và thay vì bỏ lên mâm bạc như Thánh Jean-Baptiste tử đạo, thì nay phải quấn cờ Mỹ; và bà nhận xét các sư sãi rất rành tên các phóng viên ngoại quốc, gọi họ bằng tên/prénom!
Vào tháng 6 năm 1964, hiệp hội báo chí Hoa-Kỳ tổ chức mời bà Nhu và con gái Lệ Thủy sang Mỹ làm một vòng để các cơ quan thông tin báo-chí tìm hiểu sự thật (Truth Rally) về thực trạng Việt-Nam vì các cơ quan này không tin giải thích của Hoa-Thịnh-Đốn (tr. 71). Lúc đó nước Mỹ chuẩn bị bầu cử Tổng thống thay thế T.T. Kennedy, chính phủ Mỹ đã từ chối cấp visa cho 2 mẹ con bà Nhu lấy “lý do an ninh quốc-gia“. Ngày 9-5-1975, khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình, bà Nhu đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ". Bà cũng bình luận cảnh đại sứ Mỹ Martin chờ trực thăng tới đón trên nóc nhà, cờ Mỹ cuộn dưới nách: “Cường quốc Mỹ dùng để làm gì, nếu không phải là để phải trốn chạy theo họ?”.
Năm 1985 khi báo-chí Hoa-Kỳ làm kiểm điểm 10 năm Hà-Nội chiếm miền Nam, bà Nhu đã nhận trả lời phỏng vấn cho Newsweek, nhưng các cơ quan thông tin này đồng lõa với nhau để không ai liên lạc được với bà (tr. 71). Bà sống lúc tại vùng Riviera nước Pháp, lúc ở nhà bên Roma, bà trả lời phỏng vấn một lần khác để lấy tiền và vé máy bay khứ hồi cho con gái út qua thăm ông bà ngoại ở Mỹ. Bà Monique Brinson Demery phỏng vấn bà Nhu năm 2005 đánh dấu lần đầu tiên bà trả lời báo chí phương Tây sau một thời-gian khá lâu, phỏng vấn để thực hiện cuốn sách về bà Nhu, Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu (New York : Public Affairs, 2013), nội-dung cuốn sách cho thấy bà Nhu đã nói chuyện với bà Demery với nội-dung cuốn hồi-ký.
Suốt tập hồi-ký, bà Nhu cho người đọc thấy và hiểu rằng bà căm ghét thực dân Phápvà đế quốc Hoa-Kỳ(bà gọi chung là “Occident criminel”). Bà có thắc mắc là ngoài Thánh lễ khai mạc Cộng đồng Vatican II ngày 2-12-1963 có nhắc ý lễ cầu cho anh em Tổng thống Diệm, Tòa thánh Vatican đã không lên tiếng và không làm gì về cái chết của anh em chồng bà (và người mà Tòa thánh giới thiệu giúp làm giấy tờ cho căn nhà mà Đức Cha Thục mua cho mẹ con bà ở Roma lại lừa dối cướp hết tiền gia-đình bà). Bà kể có thể đã góp phần (qua một phỏng vấn ngay trước đó) trong việc khiến cho Hà-Nội đã phải để cho Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, cháu của ông Nhu, ra ngoại quốc chữa bệnh và thoát cộng-sản; và hơi trách móc Ngài đã không làm gì cho những cái chết của chồng và các anh em chồng bà.
Bà cho rằng sau ngày 2-11-1963 anh em Tổng thống bị giết, nước Việt-Nam rơi vào địa ngục là do các đế quốc thực dân và cộng-sản(tr. 201). Bà thêm, cái chết của Lệ Thủy con gái bà vẫn chưa được điều tra đến cùng! Về phần người Pháp, bà gọi là “tên thực dân” (colon) và so sánh với quỷ Satan khi dùng lời Chúa Jesus cảnh báo Thánh Phê-Rô: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của con người” (Mt 16, 23) – vì thực dân đã lợi dụng danh nghĩa của Giáo Hội để làm chuyện Ác đã khá lâu rồi ở Việt-Nam. Bà Nhu cho người đọc hiểu rằng bao nhiêu biến cố, đảo chánh, ám sát, v.v. thời Việt-Nam Cộng-Hòa đều là do bàn tay của thực dân và đế quốc chủ động hết, do đó bà không nói nhiều đến những tay sai người Việt của chúng. Bà cho rằng với những gì bà viết ra, chỉ có đám thực dân là phải tự vấn lương tâm (tr. 190)!
Cuối cùng là những suy niệm tâm linh cuối đời của bà; bà tạ ơn Chúa đã đoái nhìn con chiên Việt-Nam qua việc đức Hồng Y tân cử của Hoa-Kỳ đã đến La-Vang ngày 21-8-2009 dâng lời cầu nguyện “Đức Mẹ La-Vang cũng là Đức Mẹ của quốc-gia Hoa-Kỳ và của Giáo Hội Công-giáo“. Và bà cảm ơn và hiểu Chúa đã trao phó cho bà trọng trách làm mẹ và bà đã làm hết mình cho đến cuối đời!
*
Trong Phần Phụ lục, trong lá thư đề ngày 2-9-1963, 2 tháng trước ngày bị giết, ông Ngô Đình Nhu trình bày lập trường Việt-Nam chính-thực của chính phủ của Tổng thống anh ông (Việt-Nam của người Việt Nam!) trước âm mưu của Hoa-Kỳ đi chung với Liên Xô cộng-sản, âm mưu đưa đến phương-tiện thôi miên, tuyên truyền, huyền-hoặc các sư sãi rồi đẩy những kẻ này vào lửa thiêu sau khi báo cho thông tín viên quốc tế biết để đến quay phim, chụp hình (và cản cứu người “tự thiêu”!) (1). Từ ngày ra thiết quân luật 20-8-1963 thì hết còn tự thiêu, nhưng 2 thế lực kia lại xúi sinh viên học sinh xuống đường như đã làm ở Đại Hàn và Thổ-nhĩ-kỳ, nhưng ông Nhu cho là thất bại vì chính quyền bắt đi học quân sự và tẩy não chúng. Ông Nhu biết 2 thế lực đó chưa ngừng tay vì phải biện minh với cấp trên về việc chi 20 triệu đô Mỹ (2) cho âm mưu này!
Chú thích:
1- Sau ngày đảo chánh 1-11-1963, còn có 6 vụ tự thiêu Phật tử khác, nhưng không báo chí Tây phương nào để ý đến nữa! Và sau ngày 30-4-1975, đã có biết bao nhiêu kỳ thị, kiểm soát, khủng bố tôn giáo và toàn dân, tù đày, cướp của dân,... nhưng thượng tọa Trí Quang không có hành động nào, trở thành câm, lặng, đồng lõa với cộng-sản Hà-Nội! Còn vụPhái đoàn Liên Hiệp Quốc đến VN điều tra về vụ gọi là «đàn áp Phật giáo», Báo cáo được dịch ra Việt ngữ - Vi Phạm Nhân Quyền Tại Miền Nam Việt-Nam, do Võ Đình Cường dịch, 1 nhóm Phật giáo xuất-bản năm 1966, từ tay Thích Trí Quang người đề tựa, nhưng đã bỏ đi phần kết luận (1 thứ lừa dư luận từ cái thật, lộng giả thành như ... thật!). Đây là Báo cáo 234 trang trình ngày 7-12-1963 của Phái đoàn với kết luận không có đàn áp lẫn kỳ thị tôn giáo, và những đụng độ với chính quyền chỉ là do 1 nhóm nhỏ, và có tính cách chính-trị, không phải tôn giáo. Bản báo cáo bị giấu kín, đến tháng 2-1964, văn bản này đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ xuất-bản.
2- Ông Nhu tiên đoán đúng, tiếp đó là chi tiền mua chuộc mấy ông tướng Việt-Nam làm đảo chánh và giết anh em ông ngày 2-11-1963 và sau đó là ông Cẩn, người em khác! Lou Conein đưa 3 triệu đồng tương đương 42 ngàn đô la Mỹ cho nhóm tướng lãnh đảo chánh để chia chác cho nhau, thật ra chỉ là những đồng bạc lẽ từ 20 triệu đô!
Nguyễn Vy Khanh
Montreal, 11-2013
Ở hải-ngoại, từ giữa thập niên 1980, từ sau cuốn hồi-ký của ông Đỗ Mậu, các hồi-ký về cái chết của Việt-Nam Cộng-Hòa, về cái chết của Đệ nhất cộng hòa và anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, về cuộc chiến chấm dứt ngày 30-4-1975 ở miền Nam, ... đua nhau xuất-bản, tái-bản. Sử liệu thì cũng có dù giả-chân đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe nhóm; toàn là lời chót lưỡi của những con người khi có quyền lực đã không làm gì hoặc đã nhúng tay vô chàm hay đồng lõa, nay đánh bóng lại cái sai lầm, cái đồng lõa một thời, và nếu có thủ phạm thì toàn là người đã chết không còn tự biện hộ hoặc phản pháo lại “đồng đội” được nữa! Và mỗi năm đến ngày 2 tháng 11, người ta lại tổ chức tưởng niệm người đã chết, chạy theo khí tiết người bị giết, đăng đàn diễn thuyết, ra sách, viết báo về những chuyện tưởng chưa bao giờ nghe nhưng thực ra đã nghe đâu đó rồi! Năm nay là đã 50 năm sau ngày đảo chánh 1-11-1963, công tội đã rõ, nhưng người ta vẫn chưa thỏa mãn, đặc-biệt người ta mong đợi cuốn Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu từ nhiều năm qua – mong đợi có thể vì tò mò và sẵn sàng “phản pháo, đính chính, chụp mũ” hơn là vì muốn biết Bà Ngô Đình Nhu nghĩ gì về những biến cố bi thảm đã xảy ra cho đất nước và cho riêng gia-đình bà và chồng bà.
Và cuối cùng, sau gần 47 năm im hơi lặng tiếng, bà viết xong tập hồi-ký ngày 22-8-2010 tại nhà riêng (Tịnh-Quang-Lâu) ở ngoại ô Rome nước Ý, do sự thôi thúc của cô gái út Lệ Quyên và con rể Olindo Borsoi (mà bà xem là do Chúa sắp đặt vì bà đã muốn giữ im lặng, tr. 190), và 6 tháng sau, ngày 24-4-2011, bà qua đời tại bệnh viện ở La-Mã, tên thánh Maria (bà trở lại đạo Công-giáo sau khi lập gia-đình), thọ 87 tuổi, sau 48 năm sống lưu vong. Hôm 2-11-2013 vừa qua tại nhà thờ giáo xứ Việt-Nam ở Paris, nhân lễ tưởng niệm 50 năm ngày qua đời của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, thứ nam của ông bà Ngô Đình Nhu là ông Ngô Đình Quỳnh đã cho ra mắt quyển sách tiếng Pháp La République du Việt Nam et les Ngô-Đình ( Nền Cộng Hòa Việt Nam và Gia Đình Ngô-Đình) mà hơn một nửa là di-cảo hồi ký của mẹ ông. Ông đã cho biết lý do ra đời của quyển sách này như sau: “Cuốn sách được xuất bản hôm nay có một phần hồi ức của Mẹ tôi được ghi chép từ năm 1963. Đồng thời chúng tôi có ý muốn soi sáng một phần của lịch sử hãy còn mù mờ. Một số sai lầm về hình ảnh của hai anh em họ Ngô mà cả bên Tây Phương lẫn đảng Cộng sản Việt Nam đã lưu truyền. Từ quyển sách này chúng tôi muốn đem lại cái nhìn đúng đắn hơn, đồng thời có phần đóng góp của Mẹ tôi với nhãn quan có phần huyền bí của Bà. Thế thôi!». Chúng tôi được một tín hữu cùng giáo xứ với bà Nhu ở Paris gởi cho một bản; trong bài này chúng tôi chỉ ghi lại những điểm đặc-biệt hoặc ít được biết, hoặc theo cách nhìn và cắt nghĩa của bà Nhu, còn phần thần học tâm linh, sẽ để một dịp khác hoặc người khác trong ngành bàn đến.
Tập sách 246 trang nhưng phần hồi-ký do Bà Ngô Đình Nhu viết với tựa đề “Le Caillou blanc” (Viên Sỏi Trắng) được hơn 130 trang (tr. 109-241) kể cả phụ lục 3 bức thư viết tay chưa từng công bố của ông Ngô Đình Nhu viết gởi cho đồng môn Ecole des Chartes ở Paris (20-4-1956, Tết 1963 và 2-9-1963) nay vẫn được giữ ở Văn khố nhà trường này. Phần đầu do hai người con Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ-Quyên (tử nạn giao thông, 16-4-2012) và bà Jacqueline Willemetz dẫn nhập với tài liệu gia-đình về lịch-sử Việt-Nam từ sau ngày thành lập nền đệ nhất cộng hòa, ngày 26-10-1956, đến cuộc đảo chánh 1-11-1963 và sau đó.
Bà Ngô-Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân, sinh năm 1924 tại Hà-Nội, thân phụ là Trần Văn Chương, con Tổng đốc Nam Định, mẹ là Thân Thị Nam-Trân - với bên ngoại, bà Nhu là cháu ngoại vua Đồng Khánh và là cháu họ vua Bảo Đại. Bà Nhu gọi ông Bùi Quang Chiêu là “ông bác” (anh cả của bà nội) bị Hồ Chí Minh ra lệnh giết một cách tàn ác giết hết cả nhà kể cả 6 người con mà đứa nhỏ nhất mới 6 tuổi; cả Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cũng là anh em họ với thân phụ bà. Bà học Albert Sarrault, thi đậu tú tài Pháp. Năm 19 tuổi, bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu ở Hà-Nội ngày 30-4-1943, sau đó ông bà về sống ở Huế.
Không biết khi đặt tựa Viên Sỏi Trắng/Le Caillou blanc cho cuốn hồi-ký, bà muốn nói thân phận bà bị lịch-sử đối xử như vậy mà vẫn trắng trong, nhỏ bé, hay muốn tả nỗi lòng trơ như đá, bất nhẫn trước thời cuộc? Thật vậy, trong hơn nửa tập hồi-ký, bà nói đến chuyện tâm linh, những chuyện cao xa hơn chuyện thế tục thường tình, về sự hiện hữu của Thượng Đế và của con người. Mở đầu hồi-ký, bà Nhu ghi lại lời sách Khải Huyền “Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng, Ta sẽ ban cho man-na đã được giấu kỹ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận” (Apocalyse 2, 17). Và thêm lời Thánh Thư Luca : “Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” (Luc 9, 48).
Bà bắt đầu hồi-ký ở chương 1, “Lý lẽ của định mệnh” như sau: “Vào cuối cuộc đời tôi, sau nửa thế kỷ im lặng, và vì ý nghĩa đơn thuần của nhiệm vụ, tôi ghi lại những gì cần phải được biết. Đó là sự giải thoát cho tất cả. Không phải để thỏa mãn tò mò nào đó, nhưng để trả lại những gì mà định mệnh đã đòi hỏi “kẻ nhỏ nhất” của Thiên Chúa, vào thời điểm của kẻ đó. Tôi bắt đầu cuốn ký ức này, nếu tôi có thể viết xong được, cốt để làm cho người khác hiểu được những đòi hỏi của một chuỗi dài đời-sống đã được định sẵn trước, nhận ra rằng cuộc sống không bao giờ có hành động trái với ý muốn của mình, mà trái lại, luôn luôn như là phải như vậy” (tr. 112).
Như vậy, bà xem thân phận bà như viên sỏi trắng “nhỏ bé” mà định mệnh đã đặt vào thời đó, nơi đó. Từ suy nghĩ về cuộc đời mình, bà khám phá ra được Thiên Chúa một cách bất chợt và khủng khiếp. Cái gì thuộc về Tạo Hóa sẽ trả lại cho Tạo Hóa để thực hiện đầy đủ và tột cùng chương trình của con người. Định mệnh, đó là cắt nghĩa đơn giản của bà lúc này là lúc bà đã bắt đầu cảm nhận sống những ngày tháng cuối đời, và trước nay bà sống một cuộc sống mà bà không bao giờ nghi ngờ gì.
Bà ra đời do một bác sĩ người Pháp đỡ đẻ thay vì là một cô mụ người Việt, ông ta nắm 2 chân trẻ sơ sinh và đánh vào mông thật mạnh cho đến khi đừa bé khóc ré lên phản đối. Đó là khung cách bạo lực mà bà đến với cuộc đời này, đã vậy mẹ bà lại thất vọng vì bà là cô con gái thứ hai. Sau bà là một em trai sẽ khiến mẹ bà càng hất hủi bà - khi cha mẹ bà vào Sài-Gòn, đã để một mình bà lại cho bà nội nhưng sinh hoạt chung với người làm, khiến bà bị bệnh nặng. Được về sống lại với gia-đình, bà lớn lên trong tự tin một cách tự nhiên, dễ chấp nhận nhưng cũng sẵn sàng đối đầu với thực tại, ở trường cũng như trong gia-đình, nhưng bà không được yêu thương như chị và em trai, trở thành đứa trẻ không thể động đến (Intouchable). Khiến về sau bà biết lúc cần xuất hiện và lánh mặt khi không còn cần thiết, cho đến khi bà phải đối đầu với Tây phương, thực-dân và đế quốc, bà vốn dè dặt một cách đặc-biệt. Đối đầu đòi hỏi sự tôn trọng tha nhân, nhưng ở đời không phải lúc nào cũng vậy, bà thường rút lui, không muốn tấn công ra mặt, cuối cùng bà chịu sự bất cảm thông hoặc ác ý của kẻ kia.
Năm 17 tuổi, bà gặp ông quản thủ thư viện Ngô Đình Nhu, lần đầu khi đến thăm gia-đình bà vốn là chỗ thân giao từ kinh thành Huế. Hai người mến nhau từ việc ông Nhu đến mà cô Trần Lệ Xuân chưa chưng xong hoa vừa đi mua về theo lệnh mẹ; cô gái đẩy ông Nhu vào phòng đợi nhỏ và dặn chỉ được đi ra khi cô xong chậu hoa. Sau đó thì chàng tặng sách, nàng hồi thư – được chàng tặng cho danh hiệu “Bà De Sévigné” vì thư nào cũng dài hơi và linh hoạt. Chính ông Ngô Đình Diệm quyền huynh thế phụ (đã mất) đến xin hỏi cưới cô Xuân cho em mình. Sau ngày cưới, cô Xuân hài lòng thoát gia-đình, đưa theo bà vú, về nhà chồng ở Huế. Vai trò bà đã thay đổi, hết bị rẻ rúng như ở với cha mẹ, nhất là từ khi anh cả Ngô Đình Khôi và con trai nối dòng bị Việt-minh giết, con cái bà sẽ nối dõi tông đường. Bà vú xin thôi việc sau đó vì cảm thấy không thiết yếu trong khung cảnh sống mới, điều mà bà Nhu sau này tiếc nuối, nhất là thời gian bị Việt-minh bắt lên rừng và sống ở Đà-Lạt.
Bà cảm nhận rằng rừng núi Nam-Giao, một nơi thiêng liêng độc nhất ở Việt-Nam, tượng trưng cho sự đợi chờ Thần Thánh Vạn Năng không tên, của cả một dân-tộc, trãi qua nhiều tôn giáo. Bà đã du lịch nhiều nơi nhưng chỉ có Nam Giao là đã cho bà ấn tượng mãnh liệt rằng thần linh đã chúc phúc cho dân-tộc Việt. Bà không thể lường trước cuộc sống đầy bất trắc với chồng và gia-đình chồng, nhiều lúc bà trách chồng “dối” bà (không tiết lộ gì) khi làm chính-trị, bí mật. Ban đầu ông Nhu thường sang nhà các người anh để trò chuyện, đến bữa ăn ông bà sang nhà từ đường phía bên kia kinh An Cựu để dùng bữa. Một năm làm quen với Huế và đại gia-đình nhà chồng, thì bất hạnh xảy đến cho người anh cả Ngô Đình Khôi và con trai ngày 22-8-1944. Sau đó chồng bà biến mất, sợ rơi vào tình huống của ông anh cả và ông Ngô Đình Diệm, người anh thứ ba, cũng đã bị Việt-minh bắt trên xe lửa từ Sài-Gòn về Huế và đưa ra nhốt ở miền thượng-du Bắc Việt từ tháng 9-1945 đến 12-1946. Ông Diệm được thả ở Hà-Nội nhờ chồng bà đã gặp ông Hồ, vả lại họ Hồ bí không trả lời ông Diệm được tại sao lại giết anh cả và cháu của ông. Ông Nhu đã ra Hà-Nội lúc đó, ở nhà cha mẹ bà và không ai biết ông làm gì lúc đó (bà Nhu không hay biết gì, mà ông Nhu cũng không hề kể). 20 tuổi, một mình ở Huế dù có người làm, bà dần dà thấy chồng bà không những không bảo vệ bà mà còn là một mối nguy cơ đe dọa bà và tiểu gia-đình bà (tr. 135) – may mà bà còn có an ủi: ngày 27-8-1945, bà hạ sinh cô con gái đầu Lệ-Thủy.
Ông bà Trần Văn Chương cuối cùng bỏ Hà-Nội (villa bị tịch thu) vào ở Huế, ông Nhu cũng trở về Huế, nhưng cán bộ cộng-sản đến nhà tìm, bà Nhu đã khéo léo lần lữa bắt tên này chờ đến phải bỏ về và hẹn trở lại, nhưng đêm đó ông Nhu phải bỏ trốn, và bà Nhu không có tin tức chồng trong một thời-gian dài sau đó. Sau ngày 19-12-1946, chiến-tranh lại bùng nổ, bộ đội Việt-minh cưỡng bách gia-đình bà Nhu phải bỏ nhà cửa sơ tán khỏi thành phố Huế theo vào vùng họ kiểm soát, trãi qua suốt mùa Đông lạnh lẽo. Cuối cùng mẹ con bà được một linh-mục Dòng Chúa Cứu Thế đem thuyền đến giúp trốn về Nhà Dòng, ở nhà kho nơi ông Cẩn đang tạm trú, nhưng hôm sau bà ôm con 3 tuối theo xe vào Đà Nẵng và mua vé máy bay quân sự vào Sài-Gòn. Tạm trú ở nhà người chị, bà Nhu vô cùng ngạc nhiên gặp lại chồng bí mật ở nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Sau đó ông bà lên sống ở Đà Lạt, ở nhà người chị của bà, theo bà là "thời gian hạnh phúc nhất", bà sinh thêm hai người con trai, Ngô Đình Trác 1947 và Ngô Đình Quỳnh 1952, và cuộc sống của gia-đình bà tại Đà Lạt tuy giản dị, trong khung cảnh hoang dã nhưng an ninh, lúc đầu xa rời chính trị. Nhưng rồi bà thừa nhận bà đã cô độc khi ở đây và viết: "Chồng tôi thường biến mất mà chẳng nhắn lại gì" (tr. 152).
Từ khi ông Ngô Đình Diệm, anh chồng bà, được cử làm Thủ tướng từ Pháp về nhận chức (7-7-1954), ông bà Nhu xuống Sài-Gòn để phụ tá. Ông bà Nhu và 3 con sống tạm nhiều nơi trước khi về ở trong Dinh Độc Lập. Ông Nhu làm báo Xã-Hộitòa soạn ngay trong căn nhà nhỏ hẹp. Trong lúc thủ đô Sài-Gòn tình hình chưa ổn định, phe Bình Xuyên và tay chân của Pháp liên tục quấy phá, bà Nhu đã thành công một việc ngoài sức tưởng tượng: nhân dịp tướng Nguyễn Văn Xuân mời ông bà Nhu ăn ở một nhà hàng trong Chợ Lớn, bà Nhu đã hỏi thẳng ông Xuân tại sao không cách chức tướng Nguyễn Văn Hinh tổng tư lệnh quân đội, ông Xuân đã thách thức bà Nhu tìm cho được 5 chữ ký thì ông sẽ thuận theo yêu cầu đó. Bà Nhu tình cờ gặp những người từ Bắc mới di cư vào, cùng họ vận động những người di cư kín đáo tụ tập rồi giơ cao biểu ngữ trước nhà thờ Chánh tòa Sài-Gòn ngày 21-9-1954. Dù cảnh sát Bình Xuyên được mật báo nên đã có mặt ở trại di cư trước với 2 xe tăng, bà lái chiếc xe hiệu Panhard đến và tra hỏi tại sao cảnh sát lại cấm cản người dân đi chợ. Đám cảnh sát bỏ đi, xong trở lại, bà lên xe rồ máy bỏ chạy đến trước nhà thờ nơi mà những người di cư đang chờ, và họ đã giương cao biểu ngữ ủng hộ kiến nghị của bà Nhu (đòi hỏi tướng Hinh phải từ chức). Hình ảnh và thông tin được gởi cho tờ báo tiếng Pháp duy nhất ở Sài-Gòn.
Ông Trần Chánh Thành bộ trưởng Thông tin đã kiểm duyệt không cho báo-chí VN đăng tin đó, nhưng báo tiếng Pháp đã đăng tải phổ biến thông tin và hình ảnh vụ biểu dương mà không được phép của chính phủ. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Xuân đã phải từ chức 3 ngày sau đó, trở thành “nạn nhân” đầu tiên của bà Nhu (tr. 165). Nội các Ngô Đình Diệm phải cải tổ, bà Nhu bị người Pháp với sự giúp đỡ của người Mỹ, ép đưa đi ra ngoại quốc 3 tháng để Nội các cải tổ được ổn định, và để bà Nhu không thể ra ứng cử dân biểu Quốc hội lập hiến và lập pháp sau đó. Nhưng vô ích, vì dù ở xa, bà sẽ vẫn đắc cử, với sự ủng hộ của tập thể người di cư. Bà sang Hoa-Thịnh-Đốn nơi ông thân bà làm đại sứ ở Hoa-Kỳ, ông đưa bà đến ăn sáng do thượng nghị sĩ J.F. Kennedy (về sau đắc cử Tổng thống) mời, sau đó bà ở lâu hơn ở tu viện nữ người Ý ở Hương-Cảng. Bà tận dụng thời-gian ở đó để học thêm tiếng Anh.
Bà Nhu trở về miền Nam và vào ở trong Dinh Độc Lập. Sau Trưng cầu dân ý 23-10-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống, mở đầu cho nền Đệ nhất Cộng-hòa, và cử ông Ngô Đình Nhu chính thức làm Cố vấn chính-trị – với chức này, ông Nhu đề ra thuyết Nhân Vị đề cao tính siêu việt của con người, tức sự tái sinh bởi khả năng con người hành xử Đức độ như Thiên Chúa đã dạy (Mt. 19, 28). Theo bà Nhu, thực dân Pháp chưa buông tha, rút người về Cam Bốt, từ nơi đó tổ chức gây rối ở miền Nam.
Vụ tiếp theo là vụ ám sát Tổng thống Diệm ở Ban-Mê-Thuột, có liên quan đến Lê Văn Kim người của Pháp đào tạo và từng là tùy viên của Thierry d'Argenlieu, đang là chỉ huy Trường Võ bị Đà-Lạt. Rồi đến vụ đảo chánh 11-11-1960 và vai trò của tướng Nguyễn Khánh từng là tùy viên của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và từng tổ chức những buổi pique-nique ở Đà Lạt có bà Nhu và Bảo Đại, Nguyễn Khánh xưng là đại diện cho nhóm đảo chánh. Bà Nhu tin là do Pháp giật dây. Bà Nhu đã can thiệp khi thấy tướng Khánh dùng thủ đoạn đánh điểm yếu của Tổng thống Diệm là thương người và sợ đổ máu. Bà Nhu hối chồng hất cẳng tướng Khánh và kêu gọi quân lính trung thành về chiếm lại đài phát thanh. Tướng Khánh do đó bị đám đảo chánh kết tội phản bội, nhưng đã thua nên phần lớn bỏ trốn sang Nam Vang. Đại diện CIA gặp anh em Tổng thống Diệm cam đoan là Hoa-Kỳ đã đứng ngoài vụ đảo chánh, bà Nhu có mặt ở đó đã trách móc người Mỹ “Tôi không mong chờ các ông đồng minh, tức là bạn, giữ trung lập trong vụ này!”.
Thái độ của bà Nhu gây chú ý của Hoa-Thịnh-Đốn. Vụ tiếp theo là chuyến viếng thăm Việt-Nam của Phó tổng thống Lyndon B. Jonhson ngày 12-5-1961. PTT Mỹ xuống máy bay, bất chấp nghi thức ngoại giao, thay vì đến chào PTT Nguyễn Ngọc Thơ trước, ông đã đến thẳng bà Nhu, khiến ông Thơ phải chạy theo sau lưng ông PTT Mỹ. Trong buổi điểm tâm sau đó do PTT Thơ mời, có cả ngoại giao đoàn và các dân biểu, ông PTT Johnson thêm một lần gây bối rối khi mời bà Nhu sang thăm trang trại của ông ở Texas mà bà Nhu lại từ chối với lý là chưa có dự tính đó. Vô tình bà Nhu nói dí dỏm sẽ sang thăm nếu ông PTT trở thành Tổng thống. Không ngờ lời nói đó khích động PTT Mỹ, ông kéo bà Nhu ra bao lơn nhưng vô tình sức mạnh kéo tay bà Nhu lại kéo luôn phu nhân Chủ tịch Quốc hội, ông nhìn thấy hớ hênh bèn chữa thẹn rằng muốn bà Nhu giới thiệu thắng cảnh Sài-Gòn từ bao-lơn. Không ngờ lời nói cho qua chuyện lại thành sự thật hơn 2 năm sau đó. Năm 1964, ông Ngô Đình Cẩn - thành viên cuối cùng của dòng họ Ngô Đình còn ở Việt-Nam, bị xử tử sau khi đã xin tị nạn chính-trị với lãnh sự Hoa-Kỳ ở Huế lại bị giao cho nhóm đảo chánh dựng tòa án kêu án tử hình. Bà Nhu đã viết thư yêu cầu TT Johnson can thiệp, nhưng ông đã tỏ ra “hèn hạ” (tr. 177)
- Bà Nhu từng khen ông Cẩn phụ trách cả miền Trung khiến nơi đó yên bình mà không tốn kém gì cho chính quyền Sài-Gòn (tr. 182). Trước đó, vào mùa Thu 1963 khi sang Hoa-Kỳ “giải độc”, bà Nhu đã nhận lời mời đến thăm trang trại của hàng xóm của Johnson, Johnson đã không có hành động gì và trong 1 lá thư duy nhất trả lời thư bà Nhu hỏi tại sao ông ta có vẻ sợ bà, ông viết ”Làm sao tôi có thể sợ một phụ nữ tuyệt vời như bà?”. Lá thư này về sau bà gởi lại một người bạn đồng môn của ông Nhu ở Paris nhờ giữ khi bà Nhu dọn về Rome, đã bị một người đánh tiếng với con trai trưởng của bà Nhu là sắp chết nên muốn nhìn thấy nó trước khi chết, nhưng lá thư không bao giờ trở lại - về sau bà Nhu mới biết người này làm cho tình báo Pháp.
Đắc cử dân-biểu, đến năm 1958, bà đề nghị Luật Gia-Đình có mục-đích giải phóng phụ nữ về mặt pháp lý (một vợ một chồng, nam nữ bình quyền cả trong quản trị, sử-dụng và phân chia gia sản, thừa kế di sản, v.v.), đã bị đa số vẫn còn tinh thần gia trưởng, gia tộc hoặc đa thê, phản đối; dù Hiến pháp 26-10-1956 đã nêu cao nam nữ bình quyền nhưng trong thực tế, người phụ nữ vẫn phải phục-tùng chồng là người vẫn được xã-hội xem là giám-hộ. Bà tổ chức Phong trào Phụ nữ Liên đới (với hình biểu tượng Ngọn đèn dầu của những cô trinh nữ trong Thánh Kinh) kêu gọi và giúp đỡ người phụ nữ ra đời làm việc xã-hội, thiện nguyện. Bà Nhu kêu gọi tinh thần tái dựng lòng yêu nước. Cùng lúc, bà tổ chức lực lượng Phụ nữ bán quân sự (10-1961) tự nguyện, được huấn luyện tự vệ, sử-dụng vũ khí và y tế thường thức. Trưởng nữ Lệ Thủy cũng gia nhập lực lượng này từ khi 16 tuổi.
Sáng sớm ngày 27-2-1962, thêm một vụ chính biến do 2 phi công bắn phá Dinh Tổng thống. Con cái bà bị thương và bà phải vào bệnh viện vì muốn cứu con với bà vú của cô út Lệ Quyên. Biến cố khiến bà thêm ghê tởm bọn thực dân (tr. 180) - bà ghi rõ vụ bắn phá Dinh Tổng thống là do thực dân (“colon”), sau đó là căn nhà từ đường bằng gỗ của gia-đình Ngô Đình ở Huế cũng bị phá hủy, do “la rage francaise contre le Việt-Nam que nous représentions...”(tr. 181).
Xảy ra vụ Phật giáo, bà Nhu muốn có đại diện các đảng phái và các nhóm xã-hội trong Ủy Ban Liên Phái, nhưng Tổng thống Diệm không thuận vì không muốn có bà. Nhưng khi xong Thông cáo chung và bên Phật giáo đã ký, ông Nhu lại hỏi ý kiến bà trước khi cố vấn Tổng thống ký. Bà thấy lạ vì các đòi hỏi của Phật giáo đều là những thứ chưa bao giờ cấm, bà đề nghị ký nhưng ghi tay thêm mấy chữ là những đòi hỏi trong đây chưa bao giờ cấm. Ông Cố vấn đem Thông cáo chung đến buổi họp sau đó và nói lại ý vừa kể, ngoại trưởng Phật giáo Vũ Văn Mẫu yên lặng không nói gì, nhưng Phó Tổng thống Thơ phát biểu: ”Họ uống trà sâm còn mình uống trà thường khiến mình thành người ngu”. Vì câu nói này mà ông Mẫu cạo đầu từ chức. Theo bà Nhu cũng ông VV Mẫu này đến cận ngày 30-4-1975 nghe lời thực dânủng hộ và theo tướng Big Minh (lực lượng thứ 3), nhưng đế quốc mạnh hơn muốn chấm chấm dứt chiến-tranh (tr. 188)!
Trước ngày đảo chánh, từ ngày 12-9-1963, bà Nhu và cô trưởng nữ Ngô-Đình Lệ-Thủy lên đường đi “giải độc” ở Âu châu và Hoa-Kỳ; trước khi xảy ra vụ ám sát anh em Tổng thống, bà và con gái được đông đảo cảnh sát bảo vệ, nhưng sau đó thì bị bỏ rơi, may có một gia-đình người Mỹ do 1 linh-mục giới thiệu, đã giúp đỡ mẹ con bà cho đến khi rời nước Mỹ đi Rome. Phần ông Cô vấn Ngô Đình Nhu, vài ngày trước đảo chánh đã gọi cậu Ngô Đình Trác đưa 2 em lên Đà-Lạt và dặn dò khi có biến hoặc ông Nhu chết, thì phải đưa 2 em trốn vào rừng. Khi xảy ra tiếng súng đảo chánh, các cô cậu đã chạy trốn vào rừng phía sau nhà, trãi qua một đêm trong mưa lạnh. Cả ngày hôm sau đi xuyên qua sông rạch để tránh để lại dấu vết, và cuối cùng đến một nơi trực thăng có thể đáp và chờ đợi. Chỉ trong vòng ba ngày, mấy đứa trẻ đã thoát khỏi sự nguy hại và tới được Rome trước khi mẹ và chị cũng đến đó.
Ngày 15-11-1963, bà và con gái rời Los Angeles để đi Roma sinh sống. Bị đế quốc bỏ rơi, nhưng ở phi trường đầy phóng viên báo-chí và truyền hình. Rồi lúc ghé Paris, bà cũng được đông đảo báo-chí phóng viên đón như vậy, ông đại sứ Mỹ ở Paris bí không biết phải trả lời báo-chí ra sao bèn nói “Chúng tôi có làm gì thì cũng vẫn bị nguyền rủa!”. Nhưng ít có nhà báo nào dám nói lên hết sự thật, bà Nhu được ông nhà báo Georged Mazoyer dám bênh phía bà, nhưng ông ta vừa được thăng chức giám đốc một nhật báo ở Paris ra ban chiều thì liền bị xe đụng chết khi đi bộ. Bà Nhu thấy những ai đứng về phía bà đều bị biến mất (tr. 189-190): kế đó là bà Suzanne Labin và Marguerite Higgins (3-1-1966) – được Tổng thống Kennedy gửi sang Việt-Nam điều tra riêng, bà là tác-giả cuốn Our Việt-Nam Nightmare (1965), trong đó bà cho rằng biến cố Phật giáo chỉ là một trò đánh lừa (leurre), mục-đích không vì Phật giáo mà vì muốn lấy đầu ông Diệm và thay vì bỏ lên mâm bạc như Thánh Jean-Baptiste tử đạo, thì nay phải quấn cờ Mỹ; và bà nhận xét các sư sãi rất rành tên các phóng viên ngoại quốc, gọi họ bằng tên/prénom!
Vào tháng 6 năm 1964, hiệp hội báo chí Hoa-Kỳ tổ chức mời bà Nhu và con gái Lệ Thủy sang Mỹ làm một vòng để các cơ quan thông tin báo-chí tìm hiểu sự thật (Truth Rally) về thực trạng Việt-Nam vì các cơ quan này không tin giải thích của Hoa-Thịnh-Đốn (tr. 71). Lúc đó nước Mỹ chuẩn bị bầu cử Tổng thống thay thế T.T. Kennedy, chính phủ Mỹ đã từ chối cấp visa cho 2 mẹ con bà Nhu lấy “lý do an ninh quốc-gia“. Ngày 9-5-1975, khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình, bà Nhu đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ". Bà cũng bình luận cảnh đại sứ Mỹ Martin chờ trực thăng tới đón trên nóc nhà, cờ Mỹ cuộn dưới nách: “Cường quốc Mỹ dùng để làm gì, nếu không phải là để phải trốn chạy theo họ?”.
Năm 1985 khi báo-chí Hoa-Kỳ làm kiểm điểm 10 năm Hà-Nội chiếm miền Nam, bà Nhu đã nhận trả lời phỏng vấn cho Newsweek, nhưng các cơ quan thông tin này đồng lõa với nhau để không ai liên lạc được với bà (tr. 71). Bà sống lúc tại vùng Riviera nước Pháp, lúc ở nhà bên Roma, bà trả lời phỏng vấn một lần khác để lấy tiền và vé máy bay khứ hồi cho con gái út qua thăm ông bà ngoại ở Mỹ. Bà Monique Brinson Demery phỏng vấn bà Nhu năm 2005 đánh dấu lần đầu tiên bà trả lời báo chí phương Tây sau một thời-gian khá lâu, phỏng vấn để thực hiện cuốn sách về bà Nhu, Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu (New York : Public Affairs, 2013), nội-dung cuốn sách cho thấy bà Nhu đã nói chuyện với bà Demery với nội-dung cuốn hồi-ký.
Suốt tập hồi-ký, bà Nhu cho người đọc thấy và hiểu rằng bà căm ghét thực dân Phápvà đế quốc Hoa-Kỳ(bà gọi chung là “Occident criminel”). Bà có thắc mắc là ngoài Thánh lễ khai mạc Cộng đồng Vatican II ngày 2-12-1963 có nhắc ý lễ cầu cho anh em Tổng thống Diệm, Tòa thánh Vatican đã không lên tiếng và không làm gì về cái chết của anh em chồng bà (và người mà Tòa thánh giới thiệu giúp làm giấy tờ cho căn nhà mà Đức Cha Thục mua cho mẹ con bà ở Roma lại lừa dối cướp hết tiền gia-đình bà). Bà kể có thể đã góp phần (qua một phỏng vấn ngay trước đó) trong việc khiến cho Hà-Nội đã phải để cho Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, cháu của ông Nhu, ra ngoại quốc chữa bệnh và thoát cộng-sản; và hơi trách móc Ngài đã không làm gì cho những cái chết của chồng và các anh em chồng bà.
Bà cho rằng sau ngày 2-11-1963 anh em Tổng thống bị giết, nước Việt-Nam rơi vào địa ngục là do các đế quốc thực dân và cộng-sản(tr. 201). Bà thêm, cái chết của Lệ Thủy con gái bà vẫn chưa được điều tra đến cùng! Về phần người Pháp, bà gọi là “tên thực dân” (colon) và so sánh với quỷ Satan khi dùng lời Chúa Jesus cảnh báo Thánh Phê-Rô: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của con người” (Mt 16, 23) – vì thực dân đã lợi dụng danh nghĩa của Giáo Hội để làm chuyện Ác đã khá lâu rồi ở Việt-Nam. Bà Nhu cho người đọc hiểu rằng bao nhiêu biến cố, đảo chánh, ám sát, v.v. thời Việt-Nam Cộng-Hòa đều là do bàn tay của thực dân và đế quốc chủ động hết, do đó bà không nói nhiều đến những tay sai người Việt của chúng. Bà cho rằng với những gì bà viết ra, chỉ có đám thực dân là phải tự vấn lương tâm (tr. 190)!
Cuối cùng là những suy niệm tâm linh cuối đời của bà; bà tạ ơn Chúa đã đoái nhìn con chiên Việt-Nam qua việc đức Hồng Y tân cử của Hoa-Kỳ đã đến La-Vang ngày 21-8-2009 dâng lời cầu nguyện “Đức Mẹ La-Vang cũng là Đức Mẹ của quốc-gia Hoa-Kỳ và của Giáo Hội Công-giáo“. Và bà cảm ơn và hiểu Chúa đã trao phó cho bà trọng trách làm mẹ và bà đã làm hết mình cho đến cuối đời!
*
Trong Phần Phụ lục, trong lá thư đề ngày 2-9-1963, 2 tháng trước ngày bị giết, ông Ngô Đình Nhu trình bày lập trường Việt-Nam chính-thực của chính phủ của Tổng thống anh ông (Việt-Nam của người Việt Nam!) trước âm mưu của Hoa-Kỳ đi chung với Liên Xô cộng-sản, âm mưu đưa đến phương-tiện thôi miên, tuyên truyền, huyền-hoặc các sư sãi rồi đẩy những kẻ này vào lửa thiêu sau khi báo cho thông tín viên quốc tế biết để đến quay phim, chụp hình (và cản cứu người “tự thiêu”!) (1). Từ ngày ra thiết quân luật 20-8-1963 thì hết còn tự thiêu, nhưng 2 thế lực kia lại xúi sinh viên học sinh xuống đường như đã làm ở Đại Hàn và Thổ-nhĩ-kỳ, nhưng ông Nhu cho là thất bại vì chính quyền bắt đi học quân sự và tẩy não chúng. Ông Nhu biết 2 thế lực đó chưa ngừng tay vì phải biện minh với cấp trên về việc chi 20 triệu đô Mỹ (2) cho âm mưu này!
Chú thích:
1- Sau ngày đảo chánh 1-11-1963, còn có 6 vụ tự thiêu Phật tử khác, nhưng không báo chí Tây phương nào để ý đến nữa! Và sau ngày 30-4-1975, đã có biết bao nhiêu kỳ thị, kiểm soát, khủng bố tôn giáo và toàn dân, tù đày, cướp của dân,... nhưng thượng tọa Trí Quang không có hành động nào, trở thành câm, lặng, đồng lõa với cộng-sản Hà-Nội! Còn vụPhái đoàn Liên Hiệp Quốc đến VN điều tra về vụ gọi là «đàn áp Phật giáo», Báo cáo được dịch ra Việt ngữ - Vi Phạm Nhân Quyền Tại Miền Nam Việt-Nam, do Võ Đình Cường dịch, 1 nhóm Phật giáo xuất-bản năm 1966, từ tay Thích Trí Quang người đề tựa, nhưng đã bỏ đi phần kết luận (1 thứ lừa dư luận từ cái thật, lộng giả thành như ... thật!). Đây là Báo cáo 234 trang trình ngày 7-12-1963 của Phái đoàn với kết luận không có đàn áp lẫn kỳ thị tôn giáo, và những đụng độ với chính quyền chỉ là do 1 nhóm nhỏ, và có tính cách chính-trị, không phải tôn giáo. Bản báo cáo bị giấu kín, đến tháng 2-1964, văn bản này đã được Thượng Viện Hoa-Kỳ xuất-bản.
2- Ông Nhu tiên đoán đúng, tiếp đó là chi tiền mua chuộc mấy ông tướng Việt-Nam làm đảo chánh và giết anh em ông ngày 2-11-1963 và sau đó là ông Cẩn, người em khác! Lou Conein đưa 3 triệu đồng tương đương 42 ngàn đô la Mỹ cho nhóm tướng lãnh đảo chánh để chia chác cho nhau, thật ra chỉ là những đồng bạc lẽ từ 20 triệu đô!
Nguyễn Vy Khanh
Montreal, 11-2013
Thánh Phaolô: Thần-học niềm tin như quà tặng: mô-hình vô-thức
Mai Tá
16:57 22/11/2013
Thánh Paholô: Thần-học niềm tin như quà tặng: mô-hình vô-thức – Chương 3
(bài 19)
Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)
Tính hiệp-nhất nơi huyền-nhiệm tin.
Tôi nghĩ: thánh Augustinô vẫn duy trì/gìn giữ quan-niệm này trong sách của ông có nhan đề là: “De Doctrina Christiana” (Tín Điều Kitô-hữu) và thánh Tôma Akinô lại cũng theo sát nguồn tư-tưởng của bậc thày mình, hệt như thế. Nếu hỏi: điều gì kết-thành sự hiệp-nhất giữa bí-nhiệm thánh-thiêng như kinh Tin Kính vẫn cho biết, thì câu trả lời là: Thiên Chúa thấy được mọi huyền-nhiệm và Ngài sẻ-san cho ta ân-huệ cao cả rất như thế.
Huyền-nhiệm đầu, tỏ cho ta biết Đức Giêsu là Con Thiên-Chúa. Điều này nghĩa là: ở nơi Chúa, vẫn có huyền-nhiệm về gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, tinh-tuyền. Huyền-nhiệm tiếp, là: Thần Khí Chúa vẫn ở nơi Ngài; tức, có nghĩa: nơi Chúa, luôn có điều gì đó mà các tổ-phụ Hy Lạp gọi là “ekporeusis” khiến các học-giả quen dịch sát nghĩa hầu dẫn về ý-tưởng của sự “đổ tràn” ân-huệ xuống cho nhân-gian loài người.
Theo tôi, những gì được bộc-bạch nơi niềm tin, là: Thiên-Chúa kết-hiệp với gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết, mà các thiên-tài bên tiếng La-tinh cũng đã diễn-bày điều này; còn tự-vựng “ekporeusis” bên tiếng Hy Lạp lại đã nói đến tiến-trình thuần-khiết giản-đơn mà ngôn-ngữ con người thừa-nhận sự bất-lực của tự-vựng La-tinh những muốn nắm bắt thứ gì đó cách “tột bực” nơi tổ-phụ Hy Lạp, có điều là: các vị đã lập nên tự-vựng đặc biệt cho tư-tưởng diễn-bày ra như thế.
Giả như ta tin vào gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết đã tràn-đầy ân-huệ rồi, thiết tưởng ta cũng nên hỏi các đấng tổ-phụ xem Cha và Con có “nên một” đồng đều nơi Thiên Chúa không? Đương nhiên, các Ngài làn như thế, vẫn “ở bên trong” huyền-nhiệm còn đang diễn-tiến. Ở đây, tôi không nghĩ mình nên nhìn vào mỗi Đấng theo cách tĩnh-diện rồi đưa thêm giả-thuyết về sự hiệp-thông giữa các Ngài. Kết quả là, tôi và quý vị đây, ta sẽ chẳng còn ưu-tư gì về Thiên-Chúa-là-Cha là Đấng ở bên trên Đức Giêsu hoặc về Đức-Giêsu-không-là-Thiên-Chúa như Thiên-Chúa-là-Cha, nữa. Riêng tôi, tôi vẫn thấy mình cũng không ưu-tư nhiều về một thực-tại, cùng lúc, là Đấng nào khác. Tôi hiểu là: Đức Giêsu đã kịp thời được đưa vào với tiến-trình-“ở bên trong Thiên-Chúa đến độ Chúa Cha và Nghài cùng ở nơi đó. Và như thế, các Ngài đã “nên một” đồng đều, ở trong nhau. Nhiều nỗ-lực lâu nay vẫn muốn bãi-bỏ Thiên-Chúa-là-Cha ra khỏi trọng-tâm của mọi sự việc để chỉ nhắm vào riêng mình Đức Giêsu mà thôi, để rồi bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm ấy. Lại cũng có nhiều nỗ-lực nhằm bãi bỏ Đức Giêsu ra khỏi nơi đó rồi lại nói Ngài là “Đấng-Người” tuyệt-vời nhưng không đích-thực là Thiên-Chúa, chuyên tập-trung nhấn-mạnh vào chỉ một mình Chúa mà thôi; làm như thế, họ cũng đã bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm, rồi. Giả như không có gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết/tinh-tuyền, thì những gì ta tin vào Thiên-Chúa và vào chính Đức Giêsu, sẽ không thêm gì vào huyền-nhiệm ấy hết. Bằng vào niềm tin, ta tin tưởng rằng gốc-nguồn và sự khác-biệt đã thực-sự đổ tràn Thần Khí Chúa như thế “bên trong” sự Hiệp-nhất của Thiên-Chúa. Thiên Chúa, với huyền-nhiệm Ba Ngôi, có Ngôi Lời Nhập thể và có Lễ Ngũ Tuần Thần-Khí “tuôn trào” gộp lại với nhau, trong niềm tin.
Ở đây, tôi có một đề nghị, là: để tránh mọi cạm-bẫy của ngôn-ngữ là những thứ có thể dẫn mọi người về với lập-trường của Arius. Làm thế, nó giúp ta có câu trả lời cho phản-chống có từ quan-điểm của phân-tâm-học khi họ nghĩ rằng: lai-lịch giữa thực-tại thánh-thiêng và con người vẫn là chuyện khả-thi. Sẽ như thế, nếu ta sử-dụng ngôn-từ theo cách tĩnh-diện. Tuy nhiên, đối-tượng của niềm tin nơi ta không như thế, mà toàn-bộ huyền-nhiệm ở trong động-lực rộng lớn.
Lại có huyền-nhiệm thứ hai chung quanh cái chết của Đức Giêsu, trên thập-giá. Đức Giêsu chết trên thập-giá là để chứng tỏ rằng Ngài là Thiên-Chúa. Thế nên, Thiên-Chúa cũng chết trên đó nữa. Vâng. Thiên-Chúa-là-Cha đã chết và đã bị ám-sát cho đến chết. Điều này làm tôi nhớ đến cái-gọi-là “Phức hợp Oeđíp” trong đó, vai-trò của người Cha được gỡ bỏ cốt để bảo rằng: đối-tượng lòng dục nơi Ngài đã có nơi Người-Con. Vâng. Đó là quyết-định nhằm có lợi cho những ai ưa-thích những chuyện như thế. Tuy nhiên, có điều chắc chắn: đây không là huyền-nhiệm của sự chết rất đích-thực nơi Đức Giêsu, hoặc cái chết của Thiên-Chúa. Vấn-đề là: ta hiểu thế nào về “cái chết” hay “sự chết”, mà thôi. Đó, không là sự-thể cuối cùng; cũng không là dấu chấm hết cuộc đời, rất dứt khoát. Đó, là sự việc nằm “bên trong” tiến-trình của sự sống đang còn diễn-tiến. Cái chết của Đức Giêsu là một phần trong tiến-trình sự sống Ngài còn tiếp-diễn. Cái chết của Thiên-Chúa-Cha là khẳng-định về tiến-trình gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, mà đến cái chết cũng không thể làm ngưng đọng, dù ngắn hạn. Đồi Can-va-riô, là khẳng-định quyết bảo rằng: những gì ta thấy về Thiên-Chúa theo ngôn-từ về Chúa Ba Ngôi và Ngôi Lời Nhập-Thể không hề bị cái chết làm ngưng-đọng, dù phút chốc. Đó là chuyện thiên thu ngàn đời còn tiếp diễn đến vô tận. Đôi khi, ta cũng nói: Thần Khí Chúa tràn đầy nơi Đức Giêsu, Đấng chết trên thập-giá, đã đưa Ngài ngang qua nỗi chết đi vào với sự sống mới, rất Phục Sinh. Và, giòng chảy cứ thế tuôn trào mãi với Thiên Chúa và tràn vào với Đức Giêsu.
Đến đây, tôi lại cũng đề nghị thêm điều nữa, là: những gì nói ở đây cốt để tránh phương-án khả dĩ dẫn con người từng có lòng tin-tưởng đi vào thứ thần-học khốn-khổ bằng việc sám hối/đền tội. Giả như ta tư-duy về Thiên-Chúa và vào Đức Giêsu chịu chết trên thập giá một cách “tĩnh-diện” như thể các Đấng tách-biệt nhau, vậy thì tại sao Thiên-Chúa-là-Cha lại yêu-cầu Đức Giêsu phải chết, và đâu là động-thái của riêng Ngài, với nỗi chết? Đành rằng, nói thì nói thế, chứ vấn-đề không nảy-sinh nơi đây, nếu ta nhìn vào toàn-bộ thực-tại lịch-sử như thành-phần và một phần của giòng chảy Thiên-Chúa vẫn tuôn-trào có Thần Khí Chúa luôn ở nơi Ngài, và với Ngài.
Tới đây, tôi cũng muốn đề cập đến huyền-nhiệm thứ ba của niềm tin, nữa. Ở đây, lại có khẳng định bảo rằng: bằng vào tính thiêng liêng linh đạo, cả chúng ta cũng “nên một” với Đức Giêsu và “nên một” với Thiên-Chúa. “Nên một” với Đức Giêsu Đấng đã chết vì ta và cho ta. “Nên một” với Thiên-Chúa-là-Cha cũng chết cho ta nữa. Điều đó đem đến cho ta thông-điệp nhắn nhủ rằng: nay ta cũng thủ vai diễn đang chết dần mòn. Đôi khi, ta cũng nói được rằng ta từng chết đi với các Ngài. Nhưng, đó không thực sự là điều mà niềm tin đề-xuất cho ta. Giả như nỗi chết tự nó bị đào thải, phế bỏ đi, thay vào đó là tiến-trình của Người Con rất thuần-khiết, và nơi Thần Khí Chúa luôn có huyền-nhiệm trở “nên một” với Thiên-Chúa, thì ta cũng có thể kinh qua sự sống và nỗi chết để rồi cuối cùng đi vào huyền-nhiệm với các Ngài. Như thế, ta có thể sử-dụng lối hung-biện diễm-kiều có hy vọng được như thế, trong khi ta vẫn ở đây, trên địa cầu này, nhưng ta biết và tin rằng điều ấy được đặt trước cả ta khi ta lướt qua đó. Một lần nữa, đây là giòng chảy đi vào với huyền nhiệm của Thiên-Chúa-trở-nên-một.
Đến đây, tôi lại nghĩ: điều này có thể tránh cho ta động-thái hăng say kích-ngất với hình-thức nào đó của thuyết Ngộ Đạo trong cuộc sống thiêng liêng, linh đạo. Ở nơi đó, không có người chiến thắng rất thẳng thừng trong thi-đấu rất căng giữa hai bên là chính Chúa và con người chúng ta. Hư không/trống rỗng, là thực tại có thật, nhưng đó là con đường để ta đi vào với giòng chảy Thiên-Chúa mà ta được phép làm thành-viên tham-dự, trong đó. Ở đây nữa, phương-án Phục sinh/trỗi dậy còn đang diễn-tiến vẫn làm lợi cho ta rất nhiều.
Hy vọng rằng sự việc này lại cũng đề-nghị thứ gì đó khả dĩ bày-tỏ cung-cách của nhận-thức tập-trung nay mở ra với mọi người, để ta cùng với mọi người đi vào tâm-thức đích-thực và giản-đơn của Thiên-Chúa, với công cuộc tạo-dựng, sự quan phòng của Chúa cũng như cánh-chung-luận và nhiệm-tích về mọi thứ...
-------------------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 19)
Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)
Tính hiệp-nhất nơi huyền-nhiệm tin.
Tôi nghĩ: thánh Augustinô vẫn duy trì/gìn giữ quan-niệm này trong sách của ông có nhan đề là: “De Doctrina Christiana” (Tín Điều Kitô-hữu) và thánh Tôma Akinô lại cũng theo sát nguồn tư-tưởng của bậc thày mình, hệt như thế. Nếu hỏi: điều gì kết-thành sự hiệp-nhất giữa bí-nhiệm thánh-thiêng như kinh Tin Kính vẫn cho biết, thì câu trả lời là: Thiên Chúa thấy được mọi huyền-nhiệm và Ngài sẻ-san cho ta ân-huệ cao cả rất như thế.
Huyền-nhiệm đầu, tỏ cho ta biết Đức Giêsu là Con Thiên-Chúa. Điều này nghĩa là: ở nơi Chúa, vẫn có huyền-nhiệm về gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, tinh-tuyền. Huyền-nhiệm tiếp, là: Thần Khí Chúa vẫn ở nơi Ngài; tức, có nghĩa: nơi Chúa, luôn có điều gì đó mà các tổ-phụ Hy Lạp gọi là “ekporeusis” khiến các học-giả quen dịch sát nghĩa hầu dẫn về ý-tưởng của sự “đổ tràn” ân-huệ xuống cho nhân-gian loài người.
Theo tôi, những gì được bộc-bạch nơi niềm tin, là: Thiên-Chúa kết-hiệp với gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết, mà các thiên-tài bên tiếng La-tinh cũng đã diễn-bày điều này; còn tự-vựng “ekporeusis” bên tiếng Hy Lạp lại đã nói đến tiến-trình thuần-khiết giản-đơn mà ngôn-ngữ con người thừa-nhận sự bất-lực của tự-vựng La-tinh những muốn nắm bắt thứ gì đó cách “tột bực” nơi tổ-phụ Hy Lạp, có điều là: các vị đã lập nên tự-vựng đặc biệt cho tư-tưởng diễn-bày ra như thế.
Giả như ta tin vào gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết đã tràn-đầy ân-huệ rồi, thiết tưởng ta cũng nên hỏi các đấng tổ-phụ xem Cha và Con có “nên một” đồng đều nơi Thiên Chúa không? Đương nhiên, các Ngài làn như thế, vẫn “ở bên trong” huyền-nhiệm còn đang diễn-tiến. Ở đây, tôi không nghĩ mình nên nhìn vào mỗi Đấng theo cách tĩnh-diện rồi đưa thêm giả-thuyết về sự hiệp-thông giữa các Ngài. Kết quả là, tôi và quý vị đây, ta sẽ chẳng còn ưu-tư gì về Thiên-Chúa-là-Cha là Đấng ở bên trên Đức Giêsu hoặc về Đức-Giêsu-không-là-Thiên-Chúa như Thiên-Chúa-là-Cha, nữa. Riêng tôi, tôi vẫn thấy mình cũng không ưu-tư nhiều về một thực-tại, cùng lúc, là Đấng nào khác. Tôi hiểu là: Đức Giêsu đã kịp thời được đưa vào với tiến-trình-“ở bên trong Thiên-Chúa đến độ Chúa Cha và Nghài cùng ở nơi đó. Và như thế, các Ngài đã “nên một” đồng đều, ở trong nhau. Nhiều nỗ-lực lâu nay vẫn muốn bãi-bỏ Thiên-Chúa-là-Cha ra khỏi trọng-tâm của mọi sự việc để chỉ nhắm vào riêng mình Đức Giêsu mà thôi, để rồi bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm ấy. Lại cũng có nhiều nỗ-lực nhằm bãi bỏ Đức Giêsu ra khỏi nơi đó rồi lại nói Ngài là “Đấng-Người” tuyệt-vời nhưng không đích-thực là Thiên-Chúa, chuyên tập-trung nhấn-mạnh vào chỉ một mình Chúa mà thôi; làm như thế, họ cũng đã bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm, rồi. Giả như không có gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết/tinh-tuyền, thì những gì ta tin vào Thiên-Chúa và vào chính Đức Giêsu, sẽ không thêm gì vào huyền-nhiệm ấy hết. Bằng vào niềm tin, ta tin tưởng rằng gốc-nguồn và sự khác-biệt đã thực-sự đổ tràn Thần Khí Chúa như thế “bên trong” sự Hiệp-nhất của Thiên-Chúa. Thiên Chúa, với huyền-nhiệm Ba Ngôi, có Ngôi Lời Nhập thể và có Lễ Ngũ Tuần Thần-Khí “tuôn trào” gộp lại với nhau, trong niềm tin.
Ở đây, tôi có một đề nghị, là: để tránh mọi cạm-bẫy của ngôn-ngữ là những thứ có thể dẫn mọi người về với lập-trường của Arius. Làm thế, nó giúp ta có câu trả lời cho phản-chống có từ quan-điểm của phân-tâm-học khi họ nghĩ rằng: lai-lịch giữa thực-tại thánh-thiêng và con người vẫn là chuyện khả-thi. Sẽ như thế, nếu ta sử-dụng ngôn-từ theo cách tĩnh-diện. Tuy nhiên, đối-tượng của niềm tin nơi ta không như thế, mà toàn-bộ huyền-nhiệm ở trong động-lực rộng lớn.
Lại có huyền-nhiệm thứ hai chung quanh cái chết của Đức Giêsu, trên thập-giá. Đức Giêsu chết trên thập-giá là để chứng tỏ rằng Ngài là Thiên-Chúa. Thế nên, Thiên-Chúa cũng chết trên đó nữa. Vâng. Thiên-Chúa-là-Cha đã chết và đã bị ám-sát cho đến chết. Điều này làm tôi nhớ đến cái-gọi-là “Phức hợp Oeđíp” trong đó, vai-trò của người Cha được gỡ bỏ cốt để bảo rằng: đối-tượng lòng dục nơi Ngài đã có nơi Người-Con. Vâng. Đó là quyết-định nhằm có lợi cho những ai ưa-thích những chuyện như thế. Tuy nhiên, có điều chắc chắn: đây không là huyền-nhiệm của sự chết rất đích-thực nơi Đức Giêsu, hoặc cái chết của Thiên-Chúa. Vấn-đề là: ta hiểu thế nào về “cái chết” hay “sự chết”, mà thôi. Đó, không là sự-thể cuối cùng; cũng không là dấu chấm hết cuộc đời, rất dứt khoát. Đó, là sự việc nằm “bên trong” tiến-trình của sự sống đang còn diễn-tiến. Cái chết của Đức Giêsu là một phần trong tiến-trình sự sống Ngài còn tiếp-diễn. Cái chết của Thiên-Chúa-Cha là khẳng-định về tiến-trình gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, mà đến cái chết cũng không thể làm ngưng đọng, dù ngắn hạn. Đồi Can-va-riô, là khẳng-định quyết bảo rằng: những gì ta thấy về Thiên-Chúa theo ngôn-từ về Chúa Ba Ngôi và Ngôi Lời Nhập-Thể không hề bị cái chết làm ngưng-đọng, dù phút chốc. Đó là chuyện thiên thu ngàn đời còn tiếp diễn đến vô tận. Đôi khi, ta cũng nói: Thần Khí Chúa tràn đầy nơi Đức Giêsu, Đấng chết trên thập-giá, đã đưa Ngài ngang qua nỗi chết đi vào với sự sống mới, rất Phục Sinh. Và, giòng chảy cứ thế tuôn trào mãi với Thiên Chúa và tràn vào với Đức Giêsu.
Đến đây, tôi lại cũng đề nghị thêm điều nữa, là: những gì nói ở đây cốt để tránh phương-án khả dĩ dẫn con người từng có lòng tin-tưởng đi vào thứ thần-học khốn-khổ bằng việc sám hối/đền tội. Giả như ta tư-duy về Thiên-Chúa và vào Đức Giêsu chịu chết trên thập giá một cách “tĩnh-diện” như thể các Đấng tách-biệt nhau, vậy thì tại sao Thiên-Chúa-là-Cha lại yêu-cầu Đức Giêsu phải chết, và đâu là động-thái của riêng Ngài, với nỗi chết? Đành rằng, nói thì nói thế, chứ vấn-đề không nảy-sinh nơi đây, nếu ta nhìn vào toàn-bộ thực-tại lịch-sử như thành-phần và một phần của giòng chảy Thiên-Chúa vẫn tuôn-trào có Thần Khí Chúa luôn ở nơi Ngài, và với Ngài.
Tới đây, tôi cũng muốn đề cập đến huyền-nhiệm thứ ba của niềm tin, nữa. Ở đây, lại có khẳng định bảo rằng: bằng vào tính thiêng liêng linh đạo, cả chúng ta cũng “nên một” với Đức Giêsu và “nên một” với Thiên-Chúa. “Nên một” với Đức Giêsu Đấng đã chết vì ta và cho ta. “Nên một” với Thiên-Chúa-là-Cha cũng chết cho ta nữa. Điều đó đem đến cho ta thông-điệp nhắn nhủ rằng: nay ta cũng thủ vai diễn đang chết dần mòn. Đôi khi, ta cũng nói được rằng ta từng chết đi với các Ngài. Nhưng, đó không thực sự là điều mà niềm tin đề-xuất cho ta. Giả như nỗi chết tự nó bị đào thải, phế bỏ đi, thay vào đó là tiến-trình của Người Con rất thuần-khiết, và nơi Thần Khí Chúa luôn có huyền-nhiệm trở “nên một” với Thiên-Chúa, thì ta cũng có thể kinh qua sự sống và nỗi chết để rồi cuối cùng đi vào huyền-nhiệm với các Ngài. Như thế, ta có thể sử-dụng lối hung-biện diễm-kiều có hy vọng được như thế, trong khi ta vẫn ở đây, trên địa cầu này, nhưng ta biết và tin rằng điều ấy được đặt trước cả ta khi ta lướt qua đó. Một lần nữa, đây là giòng chảy đi vào với huyền nhiệm của Thiên-Chúa-trở-nên-một.
Đến đây, tôi lại nghĩ: điều này có thể tránh cho ta động-thái hăng say kích-ngất với hình-thức nào đó của thuyết Ngộ Đạo trong cuộc sống thiêng liêng, linh đạo. Ở nơi đó, không có người chiến thắng rất thẳng thừng trong thi-đấu rất căng giữa hai bên là chính Chúa và con người chúng ta. Hư không/trống rỗng, là thực tại có thật, nhưng đó là con đường để ta đi vào với giòng chảy Thiên-Chúa mà ta được phép làm thành-viên tham-dự, trong đó. Ở đây nữa, phương-án Phục sinh/trỗi dậy còn đang diễn-tiến vẫn làm lợi cho ta rất nhiều.
Hy vọng rằng sự việc này lại cũng đề-nghị thứ gì đó khả dĩ bày-tỏ cung-cách của nhận-thức tập-trung nay mở ra với mọi người, để ta cùng với mọi người đi vào tâm-thức đích-thực và giản-đơn của Thiên-Chúa, với công cuộc tạo-dựng, sự quan phòng của Chúa cũng như cánh-chung-luận và nhiệm-tích về mọi thứ...
-------------------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Kennedy 'sai nghiêm trọng' khi lật ông Diệm
Không rõ xuất xứ
12:17 22/11/2013
Trong sự kiện Vịnh Con Heo tháng Tư 1961, Tổng thống Kennedy thông qua kế hoạch hỗ trợ cho người Cuba lưu vong đổ bộ vào Cuba nhằm lật đổ chính quyền của Chủ tịch Fidel Castro. Cuộc đổ bộ đã sớm bị phát hiện, ngăn chặn và vai trò của Hoa Kỳ cũng bị lộ cho dù ông Kennedy cố tình che giấu.
Năm 1963, ông Kennedy và các quan chức dưới quyền đã phát đi những tín hiệu mà giới tướng lĩnh ở Sài Gòn xem như đèn xanh để họ đảo chính và khiến Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn-em trai Ngô Đình Nhu bị giết chết vào tháng 11.
Đánh dấu 50 năm cuộc đảo chính ở Sài Gòn, Mục sư Byron Williams, tác giả cuốn sách sắp ra mắt '1963 - Năm của Hy vọng và Thù nghịch', viết cho Bấm Huffington Post rằng sai lầm ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hồi năm 1963 còn tai hại hơn vụ Bấm Vịnh Con Heo hồi năm 1961.
Ông Williams viết: "Vụ đảo chính ông Diệm, theo tôi, là sai lầm chính sách ngoại giao lớn nhất của John Kennedy, thậm chí lớn hơn cả vụ Vịnh Con Heo."
"Cái chết của ông Diệm đã mở cánh cửa vào một loạt các vũng lầy cho Hoa Kỳ."
Tác giả nhắc lại rằng hồi cuối năm 1962, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Hoa Kỳ Mike Mansfield đã gợi ý với ông Kennedy sau khi tới thực địa ở Việt Nam theo yêu cầu của vị tổng thống:
"Đó là đất nước của họ, tương lai của họ chứ không phải của chúng ta."
"Bỏ qua thực tế này sẽ không chỉ gây thiệt hại to lớn về người và của đối với Hoa Kỳ mà nó còn có thể kéo chúng ta vào một tình thế không hay ho gì như người Pháp từng vướng phải."
Mặc dù ông Kennedy cũng bị bắn chết hôm 22/11, tiên đoán của ông Mansfield đã hoàn toàn đúng với sự thiệt mạng của 58.000 lính Mỹ trong số gần nửa triệu quân Hoa Kỳ tới tham chiến ở Việt Nam chưa kể tới thiệt hại về tiền của.
Tác giả Williams cũng dẫn lời ông Kennedy bình về đánh giá của ông Mansfield: "Tôi rất bực Mike vì ông bất đồng hoàn toàn với chính sách của chúng ta và tôi cũng giận chính bản thân vì tôi thấy mình đồng ý với ông ấy."
Điện tín 243.
Cây viết cho Huffington Post cũng nhắc tới Điện tín số 243 mà Roger Hilsman, Vụ trưởng Viễn Đông của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gửi cho Đại sứ Henry Cabot Lodge, Đại sứ ở Nam Việt Nam hôm 24/8/1963:
"Hiện chưa rõ quân đội đề nghị thiết quân luật hay ông Nhu lừa họ làm vậy, ông Nhu đã lợi dụng việc này để đập phá chùa chiền với Cảnh sát và Lực lượng Đặc nhiệm của [Lê Quang] Tung vốn trung thành với ông ta và qua đó đổ tội cho quân đội trong con mắt của thế giới và người dân Việt Nam."
"Chính quyền [Hoa Kỳ] không thể chấp nhận để quyền lực trong tay Nhu. Cần cho ông Diệm cơ hội để rũ bỏ Nhu và vây cánh để thay thế bằng những nhân vật chính trị và quân sự tốt nhất có thể. Nếu, bất chấp mọi nỗ lực của ông, Diệm vẫn ngoan cố và từ chối, chúng ta phải tính tới khả năng không giữ chính ông Diệm nữa."
"Tôi cảm thấy tôi phải chịu phần trách nhiệm lớn đối với vụ việc, bắt đầu với điện tín hồi đầu tháng Tám trong đó chúng tôi gợi ý đảo chính." (Tổng thống Kennedy)
Điện tín đánh dấu sự thay đổi chính sách này được đưa ra vào một ngày thứ Bảy khi Tổng thống Kennedy, Phó tổng thống Lyndon Johnson, Ngoại trưởng Dean Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy và Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy đều đi vắng.
Mặc dù không hài lòng với lời lẽ của điện tín, chính ông Kennedy và các nhân vật trọng yếu khác của Hoa Kỳ đã có thái độ 'tùy cơ ứng biến' với tình hình ở Sài Gòn trong các cuộc họp liên tục sau khi Điện tín 243 được gửi đi.
Sau khi ông Diệm và Cố vấn Nhu bị sát hại, theo trích dẫn của ông Williams, Tổng thống Kennedy nói:
"Tôi cảm thấy tôi phải chịu phần trách nhiệm lớn đối với vụ việc, bắt đầu với điện tín hồi đầu tháng Tám trong đó chúng tôi gợi ý đảo chính. Theo tôi, điện tín đó (Điện tín 243) đã được viết ẩu và lẽ ra không nên gửi nó đi vào thứ Bảy.
"Đáng ra tôi không nên đồng ý mà không có hội nghị bàn tròn để nghe ý kiến của ông McNamara và ông [Tướng Maxwell] Taylor."
Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy Tổng thống John F. Kennedy đồng ý phải lật đổ người tương nhiệm tại Sài Gòn, ông Ngô Đình Diệm, hồi năm 1963.
Mặc dù phản đối đảo chính ngay lập tức khi các tướng lĩnh ở Sài Gòn tiếp cận Hoa Kỳ hồi cuối tháng Tám năm 1963, ông Kennedy dần dần cảm thấy rằng không còn lựa chọn nào khác trong cố gắng mang lại thành công cho cuộc chiến chống cộng sản ở nam Việt Nam, theo dẫn chứng từ các băng ghi âm những cuộc họp của Tổng thống Kennedy với các quan chức Hoa Kỳ.
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm diễn ra ngày 1/11/1963. Một ngày sau đó, ông Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị phe đảo chính hạ sát.
Đến ngày 22/11 cùng năm, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas, tiểu bang Texas.
Nov-1-1963 -Nov-22-1963
Đánh dấu 50 năm cuộc đảo chính ở Sài Gòn, Mục sư Byron Williams, tác giả cuốn sách sắp ra mắt '1963 - Năm của Hy vọng và Thù nghịch', viết cho Bấm Huffington Post rằng sai lầm ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hồi năm 1963 còn tai hại hơn vụ Bấm Vịnh Con Heo hồi năm 1961.
Ông Williams viết: "Vụ đảo chính ông Diệm, theo tôi, là sai lầm chính sách ngoại giao lớn nhất của John Kennedy, thậm chí lớn hơn cả vụ Vịnh Con Heo."
"Cái chết của ông Diệm đã mở cánh cửa vào một loạt các vũng lầy cho Hoa Kỳ."
Tác giả nhắc lại rằng hồi cuối năm 1962, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Hoa Kỳ Mike Mansfield đã gợi ý với ông Kennedy sau khi tới thực địa ở Việt Nam theo yêu cầu của vị tổng thống:
"Đó là đất nước của họ, tương lai của họ chứ không phải của chúng ta."
"Bỏ qua thực tế này sẽ không chỉ gây thiệt hại to lớn về người và của đối với Hoa Kỳ mà nó còn có thể kéo chúng ta vào một tình thế không hay ho gì như người Pháp từng vướng phải."
Mặc dù ông Kennedy cũng bị bắn chết hôm 22/11, tiên đoán của ông Mansfield đã hoàn toàn đúng với sự thiệt mạng của 58.000 lính Mỹ trong số gần nửa triệu quân Hoa Kỳ tới tham chiến ở Việt Nam chưa kể tới thiệt hại về tiền của.
Tác giả Williams cũng dẫn lời ông Kennedy bình về đánh giá của ông Mansfield: "Tôi rất bực Mike vì ông bất đồng hoàn toàn với chính sách của chúng ta và tôi cũng giận chính bản thân vì tôi thấy mình đồng ý với ông ấy."
Điện tín 243.
Cây viết cho Huffington Post cũng nhắc tới Điện tín số 243 mà Roger Hilsman, Vụ trưởng Viễn Đông của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gửi cho Đại sứ Henry Cabot Lodge, Đại sứ ở Nam Việt Nam hôm 24/8/1963:
"Hiện chưa rõ quân đội đề nghị thiết quân luật hay ông Nhu lừa họ làm vậy, ông Nhu đã lợi dụng việc này để đập phá chùa chiền với Cảnh sát và Lực lượng Đặc nhiệm của [Lê Quang] Tung vốn trung thành với ông ta và qua đó đổ tội cho quân đội trong con mắt của thế giới và người dân Việt Nam."
"Chính quyền [Hoa Kỳ] không thể chấp nhận để quyền lực trong tay Nhu. Cần cho ông Diệm cơ hội để rũ bỏ Nhu và vây cánh để thay thế bằng những nhân vật chính trị và quân sự tốt nhất có thể. Nếu, bất chấp mọi nỗ lực của ông, Diệm vẫn ngoan cố và từ chối, chúng ta phải tính tới khả năng không giữ chính ông Diệm nữa."
"Tôi cảm thấy tôi phải chịu phần trách nhiệm lớn đối với vụ việc, bắt đầu với điện tín hồi đầu tháng Tám trong đó chúng tôi gợi ý đảo chính." (Tổng thống Kennedy)
Điện tín đánh dấu sự thay đổi chính sách này được đưa ra vào một ngày thứ Bảy khi Tổng thống Kennedy, Phó tổng thống Lyndon Johnson, Ngoại trưởng Dean Rusk, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy và Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy đều đi vắng.
Mặc dù không hài lòng với lời lẽ của điện tín, chính ông Kennedy và các nhân vật trọng yếu khác của Hoa Kỳ đã có thái độ 'tùy cơ ứng biến' với tình hình ở Sài Gòn trong các cuộc họp liên tục sau khi Điện tín 243 được gửi đi.
Sau khi ông Diệm và Cố vấn Nhu bị sát hại, theo trích dẫn của ông Williams, Tổng thống Kennedy nói:
"Tôi cảm thấy tôi phải chịu phần trách nhiệm lớn đối với vụ việc, bắt đầu với điện tín hồi đầu tháng Tám trong đó chúng tôi gợi ý đảo chính. Theo tôi, điện tín đó (Điện tín 243) đã được viết ẩu và lẽ ra không nên gửi nó đi vào thứ Bảy.
"Đáng ra tôi không nên đồng ý mà không có hội nghị bàn tròn để nghe ý kiến của ông McNamara và ông [Tướng Maxwell] Taylor."
Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy Tổng thống John F. Kennedy đồng ý phải lật đổ người tương nhiệm tại Sài Gòn, ông Ngô Đình Diệm, hồi năm 1963.
Mặc dù phản đối đảo chính ngay lập tức khi các tướng lĩnh ở Sài Gòn tiếp cận Hoa Kỳ hồi cuối tháng Tám năm 1963, ông Kennedy dần dần cảm thấy rằng không còn lựa chọn nào khác trong cố gắng mang lại thành công cho cuộc chiến chống cộng sản ở nam Việt Nam, theo dẫn chứng từ các băng ghi âm những cuộc họp của Tổng thống Kennedy với các quan chức Hoa Kỳ.
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm diễn ra ngày 1/11/1963. Một ngày sau đó, ông Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị phe đảo chính hạ sát.
Đến ngày 22/11 cùng năm, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas, tiểu bang Texas.
Nov-1-1963 -Nov-22-1963
Văn Hóa
Xin yêu sự bình thường vì đó chính là hạnh phúc là bình an mà cả ta kiếm tìm
Hùng Cường
16:53 22/11/2013
Con ít khi hài lòng với những điều mình đang có vì chúng quá tầm thường, theo cách con suy nghĩ, nên con đau khổ bấy lâu nay.
Con chán đôi mắt của con. Vì nó to quá rồi lại bị lồi. Vì nó bé ti hí. Vì nó xếch lên. Vì nó một mí. Vì nó xụ xuống. Con muốn nó đẹp hơn. Con muốn nó thay đổi... Cho đến ngày con bị đau mắt hay bị tai nạn mù đôi mắt con mới nhận ra rằng con chẳng cần nó đẹp... Mà giờ đây con chỉ cần Chúa cho con lại đôi mắt xưa cũ của con. Chắc chắn con sẽ hạnh phúc vô cùng. À thì ra đôi mắt chỉ cần rất đóng đúng vai trò chức năng của nó, là để con nhìn mọi vật, cách thật bình thường. Đó là hạnh phúc, là bình an. Con hứa sẽ chăm chú nhìn ngắm những bông hoa dại bên đường mỗi sớm mai. Con sẽ không vội vã khi nhìn người thân yêu của con thật kỹ mỗi khi nói lời bye bye vì biết đâu đó là lần cuối trong đời. Con sẽ không vội vã để bỏ qua sự giúp đỡ khi nhìn thấy người ăn xin cần giúp đỡ bên đường. Con sẽ chăm chú nhìn khuôn mặt mọi người khi tiếp xúc với cái nhìn trì mến dịu dàng nhất. Con sẽ ngắm nhìn biết bao kỳ công Chúa tạo dựng quanh con. Rực rỡ muôn màu. Muôn vẻ. Muôn kích cỡ. Ôi con yêu đôi mắt bình thường của con. Đó chính là hạnh phúc của con. Và dĩ nhiên con không quên ngước nhìn trời cao ngắm nhìn tinh tú trăng sao là bước chân của Ngài dạo qua hằng đêm mà tạ ơn. Mà lặng kính tôn thờ!
Rồi bao lâu nay con ghét cay ghét đắng cái mũi của con. Vì nó to quá. Rộng quá. Tẹt quá. Hếch quá. Thế là con đau khổ. Cho đến một ngày kia con bị cảm nghẹt mũi nặng hay bị mất khả năng của khứu giác nên không còn biết phân biệt đâu là mùi cà phê và đâu là mùi thơm của bông hoa. Con mới nhận ra. Chỉ cần mũi con đóng đúng chức năng của nó, rất đỗi bình thường, để con hít thở không khí trong lành. Biết phân biệt tất cả những mùi của cuộc sống quanh con. Con sẽ hạnh phúc con sẽ bình an.
Này cả đôi tay con nữa. Con không thích chúng. Vì chúng thô quá. Những ngón tay cứng cỏi khô cằn. Con lóng ngóng. Con vụng về. Con không khéo tay. Con đau khổ miễn cưỡng sống với nó. Rồi một ngày nào đó tai nạn bỗng ụp đến lấy mất một cánh tay của con. Con mới tiếc vô cùng. Vì bao lâu nay con không dùng nó để ôm ấp người con thương. Vỗ về kẻ cô đơn. Nâng đỡ người yếu đuối. An ủi người sầu buồn. Lau nước mắt cho người đau khổ. Ước chỉ giờ này Chúa cho con lại cách tay cũ...với chức năng bình thường của nó. Con sẽ sung sướng mà quỳ xuống mỗi ngày chắp đôi tay Tạ ơn Trời đã cho con đôi tay với chức năng rất đỗi bình thường. Bình thường. Chắc chắn con sẽ hạnh phúc và sẽ không bao giờ càm ràm bất cứ điều gì về chúng nữa.
Cả đôi chân con nữa chứ! Đã bao nhiêu năm con mặc cảm vì nó. Nó ngắn quá lại to như bắp chuối. Nó bé như đôi đũa. Nó to quá. Nó cong quá. Con chán nó vô cùng. Con đau khổ vì nó. Rồi một ngày con bị gẫy chân. Con mới nhận ra bấy lâu nay con hạnh phúc thế mà không biết! Đôi chân cho con đến bao nơi con muốn đến. Dẫn con đến với bao người con yêu mến. Đồng hành tung tăng với bạn bè với những người con yêu. Và chúng cho con nhẩy múa nhún nhẩy mỗi dịp vui chơi với bạn bè thâu đêm suốt sáng. Chúng vẫn âm thầm phục vụ con trong những lần vui chơi như thế của con. Thế mà con đã không hạnh phúc cũng chẳng tí hài lòng. Con chưa một lần thấy chúng là quan trọng. Chỉ thấy chúng quá xấu xa và ghét chúng làm sao! Giờ đây khi mất đi con tiếc chúng và ao ước chỉ cần mình có đôi chân như xưa. Con hứa sẽ không kêu ca. Trái lại sẽ đi đến với những người cần đến con nhiều hơn nữa. Sẽ bước đến tận cùng từng ước mơ. Sẽ đồng hành với ai cần sự hiện diện của con. Sẽ tiến lên mỗi ngày. Sẽ đứng thẳng trước bất công. Quyết không quỳ gối quỵ lụy hèn hạ. Con chỉ quỳ xuống trước Đấng Hoá Công để Tạ ơn Ngài đã cho con đôi chân. Bình thường thôi. Con sẽ hạnh phúc mỗi ngày. Con sẽ chỉ nhẩy múa ca tụng Ngài... Cả trong cơn mưa...vì con cảm nhận được hạnh phúc của đôi chân hết sức bình thường.
Và này đôi tai nữa chứ! Chúng vô duyên làm sao! Chúng vảnh ra. Chúng bé như tai chuột. Dài như tai tượng. Cụp vào trong hay vảnh lên như tai chó. Con đau khổ. Con không dám đeo những trang sức trên chúng. Cho đến một ngày kia con mất khả năng thính giác. Con chẳng còn nghe thấy gì. Cả những tiếng nói ngọt ngào của người yêu con. Con đẫn đờ vì chẳng còn phân biệt được những tiếng động quanh con. Ôi Chúa ơi! Cho con lại đôi tai xưa ấy thôi! Con sẽ sung sướng và hạnh phúc. Con sẽ lắng nghe nhiều hơn nữa. Con sẽ mẫn cảm hơn trước những tiếng kêu than của người đau khổ cầu cứu. Con sẽ kiên nhẫn trước những lo âu của đứa con mới lớn. Con không còn bịt tai ngay cả trước những phê bình chỉ trích con. Hạnh phúc biết bao khi được nghe. Chúa ơi! Con sẽ đi vào thinh lặng nhiều hơn mỗi ngày để lắng nghe những lời âm thầm khôn ngoan chỉ bảo của Ngài. Lạy Thượng Đế của con!!
Đến chính chiếc miệng con. Đôi môi con. Hàm răng con. Con có bao giờ hài lòng với chúng đâu? Con đã đau khổ vì chúng! Nên lời nói con cay đắng chua ngoa đanh đá cọc cằn. Đôi môi con to quá! Dầy quá! Mỏng quá! Cong quá! Hàm răng chiếc đưa ra chiếc thụt vào. Chiếc bé quá hay to như bàn cuốc. Nên con có bao giờ cười với nụ cười tươi tắn thoải mái đâu? Mặt con cau có nhăn nhó làu bàu. Chỉ khi nào một tai nạn xẩy ra làm chúng mất khả năng bình thường của chúng con mới bừng tỉnh. Bấy lâu con hạnh phúc thế mà không biết! Ôi giờ chỉ cần có lại chiếc miệng xưa. Đôi môi ấy. Hàm răng cũ. Con sẽ cười tươi suốt ngày. Sẽ chỉ nói lời ngọt ngào tử tế để yêu thương. Để vỗ về. Để khuyến khích. Để thì thầm. Để ca vang ngợi khen Ngài. Để nghiền ngẫm thức ăn ngọt ngào trong miệng con. Đôi môi con...sẽ hôn lên trán đứa con mỗi tối trước khi ngủ. Sẽ chúc lành người thân yêu mỗi lần đi xa hay khi vui mừng gặp gỡ. Ôi con sẽ sung sướng biết bao! Sẽ hạnh phúc biết bao! Chỉ với những gì hết sức tầm thường.
Nói sao cho vừa, cho hết. Chúa ơi! Con Tạ ơn Ngài đã ban tặng cuộc sống rất nhiều cho con. Con hối lỗi bao lâu đã thờ ơ không nhận ra quyền năng tình yêu Ngài trong những gì bình thường quanh con. Giờ đây con hạnh phúc mãn nguyện tràn đầy với những gì rất bình thường ngập tràn vây con mỗi ngày. Con yêu Ngài! Con yêu con. Yêu mọi người và yêu thương trân quý cuộc sống từng phút giây suốt đời con. Chúc tụng Ngài...vì những bình thường Ngài ban từng ngày trong cuộc sống.
Hạnh phúc chính là những gì bình thường!!!
(Viết vội những ý tưởng vụn vặt trên chuyến bay dài từ Tokyo- Narita đến Hartsfield Jackson-Atlanta. Xin được chia sẻ với tất cả những người yêu thương, thân quen và cả những người chưa hề gặp mặt trong đời. Xin đón nhận nơi đây sự tôn trọng và lòng quý mến đến từng người như là một lời tri ân Thiên Chúa, cám ơn mọi người trong mùa Thanksgiving năm nay.)
Con chán đôi mắt của con. Vì nó to quá rồi lại bị lồi. Vì nó bé ti hí. Vì nó xếch lên. Vì nó một mí. Vì nó xụ xuống. Con muốn nó đẹp hơn. Con muốn nó thay đổi... Cho đến ngày con bị đau mắt hay bị tai nạn mù đôi mắt con mới nhận ra rằng con chẳng cần nó đẹp... Mà giờ đây con chỉ cần Chúa cho con lại đôi mắt xưa cũ của con. Chắc chắn con sẽ hạnh phúc vô cùng. À thì ra đôi mắt chỉ cần rất đóng đúng vai trò chức năng của nó, là để con nhìn mọi vật, cách thật bình thường. Đó là hạnh phúc, là bình an. Con hứa sẽ chăm chú nhìn ngắm những bông hoa dại bên đường mỗi sớm mai. Con sẽ không vội vã khi nhìn người thân yêu của con thật kỹ mỗi khi nói lời bye bye vì biết đâu đó là lần cuối trong đời. Con sẽ không vội vã để bỏ qua sự giúp đỡ khi nhìn thấy người ăn xin cần giúp đỡ bên đường. Con sẽ chăm chú nhìn khuôn mặt mọi người khi tiếp xúc với cái nhìn trì mến dịu dàng nhất. Con sẽ ngắm nhìn biết bao kỳ công Chúa tạo dựng quanh con. Rực rỡ muôn màu. Muôn vẻ. Muôn kích cỡ. Ôi con yêu đôi mắt bình thường của con. Đó chính là hạnh phúc của con. Và dĩ nhiên con không quên ngước nhìn trời cao ngắm nhìn tinh tú trăng sao là bước chân của Ngài dạo qua hằng đêm mà tạ ơn. Mà lặng kính tôn thờ!
Rồi bao lâu nay con ghét cay ghét đắng cái mũi của con. Vì nó to quá. Rộng quá. Tẹt quá. Hếch quá. Thế là con đau khổ. Cho đến một ngày kia con bị cảm nghẹt mũi nặng hay bị mất khả năng của khứu giác nên không còn biết phân biệt đâu là mùi cà phê và đâu là mùi thơm của bông hoa. Con mới nhận ra. Chỉ cần mũi con đóng đúng chức năng của nó, rất đỗi bình thường, để con hít thở không khí trong lành. Biết phân biệt tất cả những mùi của cuộc sống quanh con. Con sẽ hạnh phúc con sẽ bình an.
Này cả đôi tay con nữa. Con không thích chúng. Vì chúng thô quá. Những ngón tay cứng cỏi khô cằn. Con lóng ngóng. Con vụng về. Con không khéo tay. Con đau khổ miễn cưỡng sống với nó. Rồi một ngày nào đó tai nạn bỗng ụp đến lấy mất một cánh tay của con. Con mới tiếc vô cùng. Vì bao lâu nay con không dùng nó để ôm ấp người con thương. Vỗ về kẻ cô đơn. Nâng đỡ người yếu đuối. An ủi người sầu buồn. Lau nước mắt cho người đau khổ. Ước chỉ giờ này Chúa cho con lại cách tay cũ...với chức năng bình thường của nó. Con sẽ sung sướng mà quỳ xuống mỗi ngày chắp đôi tay Tạ ơn Trời đã cho con đôi tay với chức năng rất đỗi bình thường. Bình thường. Chắc chắn con sẽ hạnh phúc và sẽ không bao giờ càm ràm bất cứ điều gì về chúng nữa.
Cả đôi chân con nữa chứ! Đã bao nhiêu năm con mặc cảm vì nó. Nó ngắn quá lại to như bắp chuối. Nó bé như đôi đũa. Nó to quá. Nó cong quá. Con chán nó vô cùng. Con đau khổ vì nó. Rồi một ngày con bị gẫy chân. Con mới nhận ra bấy lâu nay con hạnh phúc thế mà không biết! Đôi chân cho con đến bao nơi con muốn đến. Dẫn con đến với bao người con yêu mến. Đồng hành tung tăng với bạn bè với những người con yêu. Và chúng cho con nhẩy múa nhún nhẩy mỗi dịp vui chơi với bạn bè thâu đêm suốt sáng. Chúng vẫn âm thầm phục vụ con trong những lần vui chơi như thế của con. Thế mà con đã không hạnh phúc cũng chẳng tí hài lòng. Con chưa một lần thấy chúng là quan trọng. Chỉ thấy chúng quá xấu xa và ghét chúng làm sao! Giờ đây khi mất đi con tiếc chúng và ao ước chỉ cần mình có đôi chân như xưa. Con hứa sẽ không kêu ca. Trái lại sẽ đi đến với những người cần đến con nhiều hơn nữa. Sẽ bước đến tận cùng từng ước mơ. Sẽ đồng hành với ai cần sự hiện diện của con. Sẽ tiến lên mỗi ngày. Sẽ đứng thẳng trước bất công. Quyết không quỳ gối quỵ lụy hèn hạ. Con chỉ quỳ xuống trước Đấng Hoá Công để Tạ ơn Ngài đã cho con đôi chân. Bình thường thôi. Con sẽ hạnh phúc mỗi ngày. Con sẽ chỉ nhẩy múa ca tụng Ngài... Cả trong cơn mưa...vì con cảm nhận được hạnh phúc của đôi chân hết sức bình thường.
Và này đôi tai nữa chứ! Chúng vô duyên làm sao! Chúng vảnh ra. Chúng bé như tai chuột. Dài như tai tượng. Cụp vào trong hay vảnh lên như tai chó. Con đau khổ. Con không dám đeo những trang sức trên chúng. Cho đến một ngày kia con mất khả năng thính giác. Con chẳng còn nghe thấy gì. Cả những tiếng nói ngọt ngào của người yêu con. Con đẫn đờ vì chẳng còn phân biệt được những tiếng động quanh con. Ôi Chúa ơi! Cho con lại đôi tai xưa ấy thôi! Con sẽ sung sướng và hạnh phúc. Con sẽ lắng nghe nhiều hơn nữa. Con sẽ mẫn cảm hơn trước những tiếng kêu than của người đau khổ cầu cứu. Con sẽ kiên nhẫn trước những lo âu của đứa con mới lớn. Con không còn bịt tai ngay cả trước những phê bình chỉ trích con. Hạnh phúc biết bao khi được nghe. Chúa ơi! Con sẽ đi vào thinh lặng nhiều hơn mỗi ngày để lắng nghe những lời âm thầm khôn ngoan chỉ bảo của Ngài. Lạy Thượng Đế của con!!
Đến chính chiếc miệng con. Đôi môi con. Hàm răng con. Con có bao giờ hài lòng với chúng đâu? Con đã đau khổ vì chúng! Nên lời nói con cay đắng chua ngoa đanh đá cọc cằn. Đôi môi con to quá! Dầy quá! Mỏng quá! Cong quá! Hàm răng chiếc đưa ra chiếc thụt vào. Chiếc bé quá hay to như bàn cuốc. Nên con có bao giờ cười với nụ cười tươi tắn thoải mái đâu? Mặt con cau có nhăn nhó làu bàu. Chỉ khi nào một tai nạn xẩy ra làm chúng mất khả năng bình thường của chúng con mới bừng tỉnh. Bấy lâu con hạnh phúc thế mà không biết! Ôi giờ chỉ cần có lại chiếc miệng xưa. Đôi môi ấy. Hàm răng cũ. Con sẽ cười tươi suốt ngày. Sẽ chỉ nói lời ngọt ngào tử tế để yêu thương. Để vỗ về. Để khuyến khích. Để thì thầm. Để ca vang ngợi khen Ngài. Để nghiền ngẫm thức ăn ngọt ngào trong miệng con. Đôi môi con...sẽ hôn lên trán đứa con mỗi tối trước khi ngủ. Sẽ chúc lành người thân yêu mỗi lần đi xa hay khi vui mừng gặp gỡ. Ôi con sẽ sung sướng biết bao! Sẽ hạnh phúc biết bao! Chỉ với những gì hết sức tầm thường.
Nói sao cho vừa, cho hết. Chúa ơi! Con Tạ ơn Ngài đã ban tặng cuộc sống rất nhiều cho con. Con hối lỗi bao lâu đã thờ ơ không nhận ra quyền năng tình yêu Ngài trong những gì bình thường quanh con. Giờ đây con hạnh phúc mãn nguyện tràn đầy với những gì rất bình thường ngập tràn vây con mỗi ngày. Con yêu Ngài! Con yêu con. Yêu mọi người và yêu thương trân quý cuộc sống từng phút giây suốt đời con. Chúc tụng Ngài...vì những bình thường Ngài ban từng ngày trong cuộc sống.
Hạnh phúc chính là những gì bình thường!!!
(Viết vội những ý tưởng vụn vặt trên chuyến bay dài từ Tokyo- Narita đến Hartsfield Jackson-Atlanta. Xin được chia sẻ với tất cả những người yêu thương, thân quen và cả những người chưa hề gặp mặt trong đời. Xin đón nhận nơi đây sự tôn trọng và lòng quý mến đến từng người như là một lời tri ân Thiên Chúa, cám ơn mọi người trong mùa Thanksgiving năm nay.)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cuối Thu
Tấn Đạt
22:14 22/11/2013
Ảnh của Tấn Đạt
Thoi thóp hồn thu sợi nắng hanh
Đìu hiu dăm chiếc lá xa cành
Chờ ai se sắt đời sương phụ
Đợi gió đông về thoáng lạnh tanh
(Trích thơ của Nguyễn Khánh Chân)