Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC bổ nhiệm giám mục cho Giáo hội Công Giáo Hy Lạp tại Rômani
Bùi Hữu Thư
09:50 23/11/2011
Và tân linh mục quản hạt cho nhà thờ Đức Bà Cả (St. Mary Major)
VATICAN, ngày 21 tháng 11, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI chấp thuận việc bổ nhiệm viện trưởng Giáo Hoàng Học Viện Pio Romeno làm giám mục của giáo phận Công Giáo Hy Lạp chính của giáo hội Rômani.
FLinh mục Claudiu-Lucian Pop, 39 tuổi, sẽ nhận nhiệm vụ sau khi được bầu lên bởi thượng hội đồng giám mục cuả giáo hội này, và Đức Thánh Cha bây giờ đã chấp thuận việc đề cử ấy.
Cha Claudiu-Lucian Pop sanh tại Piscolt, Rômani năm 1972 và được truyền chức linh mục năm 1995. Trước khi đến Rôma, cha đạ làm việc mục vụ tại xứ truyền giáo Công Giáo Hy Lạp Rômani tại Paris, Pháp.
Cũng tại Rôma
Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm tổng giám mục Santos Abril y Castelló, phụ tá nhiếp chính Giáo Hội Rôma (Holy Roman Church), làm vị quản hạt của Vương Cung Thánh Đường của Đức Thánh Cha tại Nhà thờ Đức Bà Cả (Basilica of St. Mary Major). Ngài thay thế Đức Hồng Y Bernard Law, sẽ 80 tuổi vào ngày 4 tháng 11.
Trong thập niên 80, Tổng Giám Mục Abril y Castelló làm việc tại Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh với chức vụ Giám Đốc văn phòng đặc trách những người nói tiếng Tây Ban Nha. Trong vai trò này, ngài dậy tiếng Tây Ban Nha cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và tháp tùng trong nhiều chuyến tông du các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Ông Cesare Burgazzi, một giới chức trong Văn Phòng các dịch vụ tổng quát (official of the Section for General Affairs) của Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, làm Giám Đốc Văn Phòng này.
Nhà Thờ Đức Bà Cả tại Rôma |
FLinh mục Claudiu-Lucian Pop, 39 tuổi, sẽ nhận nhiệm vụ sau khi được bầu lên bởi thượng hội đồng giám mục cuả giáo hội này, và Đức Thánh Cha bây giờ đã chấp thuận việc đề cử ấy.
Cha Claudiu-Lucian Pop sanh tại Piscolt, Rômani năm 1972 và được truyền chức linh mục năm 1995. Trước khi đến Rôma, cha đạ làm việc mục vụ tại xứ truyền giáo Công Giáo Hy Lạp Rômani tại Paris, Pháp.
Cũng tại Rôma
Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm tổng giám mục Santos Abril y Castelló, phụ tá nhiếp chính Giáo Hội Rôma (Holy Roman Church), làm vị quản hạt của Vương Cung Thánh Đường của Đức Thánh Cha tại Nhà thờ Đức Bà Cả (Basilica of St. Mary Major). Ngài thay thế Đức Hồng Y Bernard Law, sẽ 80 tuổi vào ngày 4 tháng 11.
Trong thập niên 80, Tổng Giám Mục Abril y Castelló làm việc tại Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh với chức vụ Giám Đốc văn phòng đặc trách những người nói tiếng Tây Ban Nha. Trong vai trò này, ngài dậy tiếng Tây Ban Nha cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và tháp tùng trong nhiều chuyến tông du các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Ông Cesare Burgazzi, một giới chức trong Văn Phòng các dịch vụ tổng quát (official of the Section for General Affairs) của Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, làm Giám Đốc Văn Phòng này.
ĐTC: Tôi mang đến một thông điệp Hòa bình và Hy vọng
Jos. Tú Nạc, NMS
07:42 23/11/2011
Dười đây là toàn văn bài giảng của Ngài:
Chư huynh Giám Mục và Linh mục thân mến,
Anh Chị Em thân mến,
Theo những dấu chân người tiền nhiệm của tôi, Chân Phước ĐTC John Paul II, quả là một niềm vui vĩ đại đối với tôi đến thăm lần thứ hai đại lục Phi châu thân mến này. Đến cùng với các bạn, ở Benin, để tuyên bố đến các bạn một thông điệp về hy vọng và hòa bình. Trước hết, tôi muốn tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi đến Tổng Giám mục Antoine Ganyé Cotonou, về lời chào mừng của ngài đón tiếp Quý Giám mục Benin, cũng như Quý Hồng y và Giám mục đến từ các quốc gia Phi châu khác. Thưa quý vị, anh chị em thân mến, những người đến với Thánh Lễ được cử hành bời Người Kế vị Thánh Phê-rô, tôi xin gửi đến lời chào nống nhiệt. Tất nhiên, tôi đang nghĩ về những giáo dân Benin, cũng như những người từ các quốc gia nói tiếng Pháp, chẳng hạn như Togo, Burkina Faso, Niger và những quốc gia khác. Cử hành nghi lễ Thánh Thể của chúng ta về sự Tôn Nghiêm của Đức Ki-tô Vua là một cơ hội để tạ ơn Thiên Chúa về một trăm năm mươi năm đã qua kể từ khi bắt đầu công cuộc tuyền giáo của Benin; đó cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với Người đã dành cho Hội nghị Đặc biệt thứ Hai của Hội đồng Giám mục Phi châu đã được tổ chức ở Roma cách đây vài tháng.
Bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe kể cho chúng ta rằng Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa, người mà phán xét sau cùng cuộc đời của chúng ta, đã mong muốn hiện ra như một người đói khát, như một người xa lạ, như một người của những ai không được bảo vệ như cách mà chúng ta đối xử với chính người. Ở đây chúng ta đã không thấy được hinh ảnh tượng trưng của phong cách văn chương đơn giản hoặc ẩn dụ pháp đơn giản. sự tồn tại hoàn toàn là một điển hình về sự kiện đó. Người, Con Một Thiên Chúa, trở thành con người, Người đã chia sẻ với sự sống của chúng ta, thậm chí hạ xuống với những chi tiết hèn mọn nhất, Người đã trở nên người tôi tớ thấp hèn với anh chị em mình. Không nơi nào mà Người không đặt đầu của Người, bị kết án sinh thì trên thập giá. Đây là vị Vua chúng ta tưởng niệm! Không một băn khoăn về điều này có thể xuất hiện với đôi chút bối rối của chúng. Hôm nay, giống như hai ngàn năm cách đây, đã quen với sự gặp gỡ những dấu chỉ của uy quyền trong sự thành công, quyền lực, sức mãnh liệt của sự giàu có cùng tài năng, chúng ta khó mà chấp nhận một vị vua như vậy, một vị vua mà tự mình làm tôi tớ của những thứ thấp hèn, của tận cùng khiêm hạ, một vị vua bằng việc tấn phong của mình trên thập giá. Và lại nữa, Phúc Âm kể cho chúng ta, đây là vinh quang của Đức Ki-tô đã thể hiện, sống cùng với nhân loại loại thuộc sự sống trần thế của Người mà Người đã thấy quyền năng của Người để phán xét thế giới này. Đối với Người, cai trị là để phục vụ! Và những gì Người đòi hỏi chúng ta là theo Người suốt chặng đường này, để phục vụ, để ân cần trước những than khóc của người nghèo, người yếu đuối, người bị hất hủi. Những ai được chịu Phép Rửa hãy biết rằng quyết định theo Đức Ki-tô có thể thừa kế nhưng cống hiến to lớn, thậm chí ngay giờ này sự cống hiến của chính cuộc đời mình. Tuy nhiên, Thánh Phao-lô đã nhắc nhở chúng ta, Chúa Gie-su đã chiến thắng sự chết và người đem chúng ta đến với Người trong sự phục sinh của Người. Người đưa chúng ta đến một thế giới mới, một thế giới tự do và hoan lạc. Ngày nay, chúng ta còn rất nhiều ràng buộc với thế giới của quá khứ, còn quá nhiều sợ hãi giam giữ chúng ta những tù nhân và cản trở chúng ta không được sống trong tự do và hạnh phúc. Hãy để chúng ta cho phép Đức Ki-tô giải thoát chúng ta khỏi thế giới của quá khứ. Đức tin của chúng ta ở nơi Người, điều mà giải phóng chúng ta thoát khỏi cảnh mọi sợ hãi và cảnh cơ hàn, cho chúng ta lối vào thế giới mới, một thế giới nơi mà công lý và chân lý không còn là một ngạn ngữ, một thế giới của tự do và hòa bình in sâu trong trí não với chính chúng ta, với người an hem và với Thiên Chúa của chúng ta. Đây là món quà mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta lúc chúng ta chịu Phép Rửa.
“Hãy đến, nào những kẻ được cha chúc phúc, hãy thừa hưởng vương quốc được chuẩn bị cho các người từ thuở tọa thiên lập địa” (Mt. 25: 34). Chúng ta hãy đón nhận lời chúc phúc này mà Con Một Thiên Chúa đã dành cho chúng ta, vào Ngày Phán Xét, tuyên bố với những ai đã nhận ra sự hiện diện của Người trong sự khiêm hạ giữa những người đồng tôn của mình, với một trái tim rộng mở và tràn đầy tình yêu của Chúa! Thưa anh chị em, những lời của bài Tin Mừng là những lời toàn thiện của hy vọng bởi vị vua của vũ trụ đã tiến lại gần với chúng ta, người đầy tớ hèn mọn và vô cùng khiêm hạ. Ở đây tôi muốn chào mừng với sự yêu thương tất cả những cá nhân, những người đang phải chịu đau khổ, những người bệnh tật, những người bị nhiễm bệnh AIDS hoặc những bệnh tật khác, đến tất cả những ai bị xã hội bỏ quên. Hãy can đảm lên! Đức Giáo Hoàng ở gần với các bạn trong những suy tư và những lời cầu nguyện. Hãy can đảm lên! Chúa Gie-su đã muốn tự Người gắn bó mật thiết với những người nghèo khổ, người bệnh tật; Người muốn chia sẻ sự đau khổ của Người và nhìn chúng ta như anh chị em của Người, giải thoát các bạn khỏi mọi tình trạng bệnh tật, khỏi tất cả những nỗi khỗ đau. Mọi người bệnh tật, mọi người khổ đau đáng được sự quan tâm của chúng ta và tình yêu thương của chúng ta bởi vì, qua họ, Thiên chúa chỉ cho chúng ta đường tới thiên đàng. Sáng nay, một lần nữa tôi mời các bạn cùng hân hoan với tôi. Một trăm năm mươi năm cách đây thập giá của Đức Ki-tô đã vươn cao trên đất nước của các bạn và Tin Mừng đã được công bố lần đầu tiên. Hôm nay, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì công việc đã hoàn thành bởi các nhà truyền giáo, bởi “những người làm việc tông đồ”, những người mà lần đầu tiên đến giữa các bạn hoặc từ những vùng đất xa xôi, những giám mục, những linh mục, những người nam, nữ mộ đạo, những giáo lý viên, tất cả những người hôm qua và hôm nay. Tôi tôn vinh ở đây ký ức về Đức Hồng y Bernardine Gantin khả kính, một điển hình về đức tin và sự khôn ngoan cho Benin và cho toàn bộ đại lục Phi châu.
Anh chị em thân mấn, mỗi người chúng ta ai nhận ai nhận được món quà đức tin tuyệt vời này, món quà của cuộc gặp gỡ Chúa sống lại, tuần tự cảm nhận sự cần thiết để công bố với tha nhân. Giáo Hội tồn tại để công bố Tin Mừng này! Và nhiệm vụ này luôn cấp bách! Sau 150 năm, nhiều người không nghe thấy thông điệp cứu độ trong Đức Ki-tô! Cũng có nhiều người do dự mở tâm hồn mình trước Lời Chúa! Nhiều người đức tin còn yếu đuối, cách nghĩ, thói quen và lối sống của họ không biết bản chất thực sự của Tin Mừng, và những ai nghĩ rằng việc tìm kiếm sự thỏa mãn ích kỷ, lợi ích dễ dàng. Với sự hang hái, khôn ngoan mãnh liệt của đức tin mà các bạn đã lãnh nhận! Hãy tạo cho dung mạo yêu thương của Đấng Cứu Độ tỏa sáng mọi nơi, nhất là đối với giới trẻ, những người tìm kiếm lý do để sống và hy vọn trong một thế giới khó lường!Giáo Hội Benin đã nhạn được nhiều nhà truyền giáo của mình: nó phản lần lượt mang thông điệp hy vọng tới mọi người mà không biết hoặc không còn biết Chúa Giê-su. Anh chị em thân mến, tôi yêu cầu các bạn quan tâm đến việc theo đạo công giáo trong đất nước của mình, và những người trong đại lục của các bạn và trên toàn thế giới. Hội đồng Giám mục Phi châu mới đây đã tuyên bố điều này bằng những thuật ngữ quả quyết: con người của hy vọng, Ki-tô hữu, không thể không quan tâm đến anh chị em mình. Vì điều này sẽ trái với gương Chúa Giê-su. Ki-tô hữu là người xây dựng không mệt mỏi sự chia sẻ, hòa bình và đoàn kết, món quà mà Chúa Giê-su tự ban cho chúng ta. Bằng sự trung thành đối với người, chúng sẽ cộng tác bằng sự nhận thức kế hoạch của Thiên Chúa về công cuộc cứu độ nhân loại.
Anh chị em thân mến, tôi xin các bạn, dù sao, hãy trở nên mạnh mẽ đức tin của mình vào Chúa Giê-su Ki-tô, cải tâm khả tín ở nơi Người. Người duy nhất cho chúng ta sự sống đích thực và có thể giải phóng mọi sợ hãi và thụ động của chúng ta, khỏi nỗi thống khổ tinh thần. Tái khám phá những nguồn gốc sự hiện hữu của các bạn trong phép rửa mà các bạn đã lãnh nhận và tạo các bạn trở nên con cái Chúa! Xin chúa Giê-su ki-tô cho các bạn sức mạnh để sống với tư cách là những Ki-tô hữu và tìm thấy những con đường chuyển giao một cách hào phóng tới những thế hệ mà các bạn nhận được từ những người cha của mình trong đức tin.Xin Chúa tuôn đổ hồng ân của Người cho các bạn.
Nhân dịp ngày lễ này, tôi hân cùng hân hoan trong triều đạ uy quyền của Đức Ki-tô trên toàn thế giới. Người là đấng duy nhất đã khử bỏ mọi cản trở hòa giải, công lý và hòa bình. Chúng ta phải nhớ rằng địa vị vương quyền không dùng sự phô trương quyền lực, mà bằng sự khiêm nhường phục vụ; không bằng sự đán áp đê hèn, mà bằng năng lực bảo vệ họ với đời sống phong phú dồi dào (Jn. 10: 10). Đức Ki-tô ngự trị từ Thánh Giá và, với đôi cánh tay Người ấp ủ mọi dân tộc của thế giới và lôi kéo họ đến sự hiệp nhất. qua Thánh Giá, Người đá phá tan sự chia rẽ, Người đã hòa giải chúng ta với nhau và với Đức Chúa Cha. Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho nhân dân Phi châu, để tất cả có thể sống trong công lý, bình an và hoan lạc của Vương Quốc Thiên Chúa (Rom. 14: 17). Với tình cảm này, tôi gửi lời chào thân thương tới tất cả tín hữu nói tiếng Anh, những người đến từ Ghana, Nigeria và những quốc gia lân cận. Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho tất cả các bạn!
(Nguồn: News.VA)
Tổng thống Ukraina tặng Cây Giáng Sinh cho Tòa thánh
Trầm Thiên Thu
07:46 23/11/2011
RomeReports.com (22-11-2011) – Năm nay, cây Giáng sinh của Tòa thánh sẽ tới từ đất nước Ukraina. Tổng tống Viktor Yanukovich của Ukraina sẽ tới Rôma vào tháng 12 này để tặng món quá Giáng sinh cho ĐGH Bênêđictô XVI.
Cây Giáng sinh này cao khoảng 100 bộ (gần 30,5 m) và nặng vài tấn. Cây Giáng sinh này sẽ được vận chuyển từ Ukraina bằng chiếc xe tải chuyên dụng, bắt đầu chuyển bánh từ thứ Tư, 23-11-2011, dự tính sẽ đến Rôma sau 1 tuần.
Cây Giáng sinh này cao khoảng 100 bộ (gần 30,5 m) và nặng vài tấn. Cây Giáng sinh này sẽ được vận chuyển từ Ukraina bằng chiếc xe tải chuyên dụng, bắt đầu chuyển bánh từ thứ Tư, 23-11-2011, dự tính sẽ đến Rôma sau 1 tuần.
Benin: ‘Chuyến thăm của ĐTC là thành công’, Đức Giám mục Ganyé tuyên bố
Nguyễn Trọng Đa
09:48 23/11/2011
Benin: ‘Chuyến thăm của ĐTC là thành công’, - Đức Giám mục Ganyé tuyên bố
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục tổng Giáo phận Cotonou
ROMA - "Hoà giải, công lý và hòa bình": phương châm của chuyến tông du đến Benin là thách thức lớn mà ĐTC Biển Đức XVI đã đưa ra cho toàn Châu Phi. Đức Tổng Giám mục Antoine Ganyé, Tổng Giáo phận Cotonou, và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Benin, đã xác tín như thế.
Vị giám chức đã đưa ra sự đánh giá cho chuyến tông du lần thứ hai của ĐTC Biển Đức XVI tại châu Phi, với Đài phát thanh Vatican, ngày 21-11.
Hỏi: Sau chuyến thăm của ĐTC, Đức TGM rút ra kết luận nào?
Đức TGM Antoine Ganyé: Đó là một thành công cho người dân! Chuyến đi này mời gọi chúng tôi đi vào tình bạn thật sự với Chúa, với tha nhân và với chính bản thân chúng tôi. Chuyến đi này mời gọi chúng tôi yêu mến Thiên Chúa sâu đậm, và trở nên các Kitô hữu thật sự và hãy yêu thương nhau. Chúng tôi rất nhạy cảm với ba giá trị này: hòa giải, công lý và hòa bình. Và người dân Benin đã cảm nhận chúng thật sâu sắc.
Hỏi: Chủ đề của chuyến đi, và của Tông huấn Thượng Hội đồng là sự hy vọng. ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh các khía cạnh tích cực của châu Phi, chống lại nhiều định kiến và quan điểm bị bóp méo. Đâu là suy tư của Ngài về vấn đề này?
Đức TGM Antoine Ganyé: Tôi mạnh mẽ tin vào sự hy vọng này: Thiên Chúa sẽ làm tất cả để hỗ trợ chúng tôi, để giúp đức tin của chúng tôi tiến về phía trước. Mọi người sẵn sàng làm mọi thứ, để sự hy vọng này trở thành hiện thực!
Hỏi: Sự đón tiếp tuyệt vời của người dân tại mỗi cuộc gặp gỡ với ĐTC đã đánh động rất nhiều. Không chỉ các Kitô hữu, nhưng mọi người dân Benin đều hân hoan đón chào ĐTC Biển Đức XVI ...
Đức TGM Antoine Ganyé: Mọi người dân Benin, người Hồi giáo, người theo tôn giáo truyền thống ... mọi tôn giáo đã có mặt dọc theo tuyến đường để chào đón ĐTC, bởi vì tất cả mọi người muốn nhận phúc lành của Ngài ban. Phúc lành của ĐTC là rất, rất quan trọng cho chúng tôi, những người châu Phi!
Hỏi: Chuyến tông du đã chấm dứt. Đâu là các hy vọng của Ngài cho tương lai của Giáo Hội Benin và của toàn Châu Phi?
Đức TGM Antoine Ganyé: Tôi đề nghị tất cả các linh mục hãy làm việc với người dân, với các Kitô hữu và với những người khác, để cho ba giá trị - hòa giải, công lý và hòa bình – có thể bén rễ trong cuộc sống của mọi người chúng tôi. Bây giờ công việc thực sự mới bắt đầu, bởi vì người dân nhìn nhận tầm quan trọng của các giá trị này. Vì vậy, bây giờ chúng tôi phải làm việc với tất cả các Kitô hữu, để cho mỗi Kitô hữu trở nên một nhà truyền giáo cho những người chưa là Kitô hữu. (ZENIT.org 22-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục tổng Giáo phận Cotonou
ROMA - "Hoà giải, công lý và hòa bình": phương châm của chuyến tông du đến Benin là thách thức lớn mà ĐTC Biển Đức XVI đã đưa ra cho toàn Châu Phi. Đức Tổng Giám mục Antoine Ganyé, Tổng Giáo phận Cotonou, và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Benin, đã xác tín như thế.
Vị giám chức đã đưa ra sự đánh giá cho chuyến tông du lần thứ hai của ĐTC Biển Đức XVI tại châu Phi, với Đài phát thanh Vatican, ngày 21-11.
Hỏi: Sau chuyến thăm của ĐTC, Đức TGM rút ra kết luận nào?
Đức TGM Antoine Ganyé: Đó là một thành công cho người dân! Chuyến đi này mời gọi chúng tôi đi vào tình bạn thật sự với Chúa, với tha nhân và với chính bản thân chúng tôi. Chuyến đi này mời gọi chúng tôi yêu mến Thiên Chúa sâu đậm, và trở nên các Kitô hữu thật sự và hãy yêu thương nhau. Chúng tôi rất nhạy cảm với ba giá trị này: hòa giải, công lý và hòa bình. Và người dân Benin đã cảm nhận chúng thật sâu sắc.
Hỏi: Chủ đề của chuyến đi, và của Tông huấn Thượng Hội đồng là sự hy vọng. ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh các khía cạnh tích cực của châu Phi, chống lại nhiều định kiến và quan điểm bị bóp méo. Đâu là suy tư của Ngài về vấn đề này?
Đức TGM Antoine Ganyé: Tôi mạnh mẽ tin vào sự hy vọng này: Thiên Chúa sẽ làm tất cả để hỗ trợ chúng tôi, để giúp đức tin của chúng tôi tiến về phía trước. Mọi người sẵn sàng làm mọi thứ, để sự hy vọng này trở thành hiện thực!
Hỏi: Sự đón tiếp tuyệt vời của người dân tại mỗi cuộc gặp gỡ với ĐTC đã đánh động rất nhiều. Không chỉ các Kitô hữu, nhưng mọi người dân Benin đều hân hoan đón chào ĐTC Biển Đức XVI ...
Đức TGM Antoine Ganyé: Mọi người dân Benin, người Hồi giáo, người theo tôn giáo truyền thống ... mọi tôn giáo đã có mặt dọc theo tuyến đường để chào đón ĐTC, bởi vì tất cả mọi người muốn nhận phúc lành của Ngài ban. Phúc lành của ĐTC là rất, rất quan trọng cho chúng tôi, những người châu Phi!
Hỏi: Chuyến tông du đã chấm dứt. Đâu là các hy vọng của Ngài cho tương lai của Giáo Hội Benin và của toàn Châu Phi?
Đức TGM Antoine Ganyé: Tôi đề nghị tất cả các linh mục hãy làm việc với người dân, với các Kitô hữu và với những người khác, để cho ba giá trị - hòa giải, công lý và hòa bình – có thể bén rễ trong cuộc sống của mọi người chúng tôi. Bây giờ công việc thực sự mới bắt đầu, bởi vì người dân nhìn nhận tầm quan trọng của các giá trị này. Vì vậy, bây giờ chúng tôi phải làm việc với tất cả các Kitô hữu, để cho mỗi Kitô hữu trở nên một nhà truyền giáo cho những người chưa là Kitô hữu. (ZENIT.org 22-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hội Nghị Quốc Tế về Mục Vụ Y Tế kêu gọi mọi người yêu mến đời sống
Bùi Hữu Thư
09:48 23/11/2011
Chân Phước Gioan Phao Lô II |
Hôm nay, Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 26 do Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Y Tế được tổ chức.
Chương trình từ ngày thứ năm đến thứ bẩy có chủ đề: "Mục Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe, Phục Vụ Đời Sống dưới ánh sáng của giáo huấn của Chân Phước Gioan Phao Lô II."
Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng ghi nhận là hội nghị nhắm bảo đảm rằng "Giáo huấn của Chân Phước Gioan Phao Lô II về Phúc Âm của Đời Sống, và việc chuyển tiếp giáo huấn này sang các hoạt động mục vụ của Giáo Hội," mời gọi tất cả mọi người "yêu mến và phục vụ cho đời sống, nhất là khi yếu đuối và đau khổ."
Ngài cũng bầy tỏ niềm hy vọng là hội nghị sẽ "tuyên xưng sự thánh thiêng của đời sống và phẩm giá của con người, là hai điều phải được bảo vệ trong mọi hoàn cảnh."
Ngài cũng ghi nhận là Chân Phước Gioan Phao Lô II là người sáng lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Y Tế, cũng như Ngày Quốc tế cho Bệnh Nhân, và Qũy Người Samaritanô Nhân Từ.
Diễn Tiến
Vào ngày thứ nhất sẽ có một nghi lễ vinh danh Chân Phước Gioan Phao Lô II, vói sự tham dự của Hồng Y Fiorenzo Angelini, cựu chủ tịch đã về hưu của Hội Đồng Giáo Hoàng về Y Tế và Hồng Y Stanislaw Dziwisz, cựu Thư Ký của Chân Phước Gioan Phao Lô II.
Chương trình bao gồm một buổi hòa nhạc vào ngày thứ sáu, mang tên "Thánh Giá, Lòng Thương Xót, và Vinh Quang", được tổ chức để vinh danh Đức Thánh Cha Benedict XVI và chú trọng đến con người của Chân Phước Gioan Phao Lô II.
Linh mục Augusto Chendi, phó thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Y Tế tuyên bố là một hiến chương mới cho những nhân viên phụ trách y tế sẽ được phổ biến trong một thời gian gần đây.
Tài liệu này "có một tóm lược của giáo lý của Giáo Hội về các vấn đề liên quan đến giá trị nền tảng và chính yếu của đời sống của mỗi con người trong suốt cuộc đời; nghĩa là từ lúc thụ thai cho đến khi qua đời cách tự nhiên."
Hiến chương đương thời đã có từ năm 1995; ấn bản được tu chính có giáo huấn của Chân Phước Gioan Phao Lô II và của Đức Thánh Cha Benedict XVI, cũng như các vấn đề luân lý được đặt ra qua những tiến triển về Y Tế và Sinh Học.
Canh tân trong đức tin để phục vụ hòa giải công lý và hòa bính
Linh Tiến Khải
17:33 23/11/2011
Các Giáo Hội Phi châu được mời gọi canh tân trong đức tin để ngày càng phục vụ sự hòa giải công lý và hòa bình hơn, cũng như hòa giải trong chính mình để trở thành dụng cụ tươi vui lòng xót thương của Thiên Chúa, bằng cách đóng góp các phong phú tinh thần và vật chất cho dấn thân chung.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trước 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 23-11-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Như đã biết, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mới công du mục vụ tại Benin bên Phi châu về tối Chúa Nhật 20-11-2011, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với các tín hữu một số cảm nghĩ và kinh nghiệm trong các ngày viếng thăm Benin.
Đức Thánh Cha đã nâng lời cảm tạ Thiên Chúa Quan Phòng đã cho ngài trở lại viếng thăm Phi châu lần thứ hai trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, nhân dịp Giáo Hội Benin mừng kỷ niệm 150 năm lãnh nhận hạt giống Tin Mừng, và để ký và trao cho các Giáo Hội Phi châu Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II. Tông huấn muốn đề ra một số đường nét cho hoạt động mục vụ trong đại lục của niềm hy vọng này. Cũng nhân địp này Đức Thánh Cha đã viếng mộ của Đức Hồng Y Bernardin Gantin, được coi như Người Cha của dân nước Benin và toàn Phi châu.
Đức Thánh Cha cũng không quên cám ơn chính quyền các cấp, Hội Đồng Giám Mục Benin, cũng như các linh mục, tu sĩ nam nữ, các phó tế, các giáo lý viên, tín hữu và tất cả những ai cộng tác vào việc tổ chức để chuyến viếng thăm diễn tiến tốt đẹp.
Trong vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Ngyên Tội tại Ouidah, Đức Thánh Cha đã đặt dưới chân Mẹ các hoa trái của Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II. Noi gương Mẹ Maria, Giáo Hội tại Phi châu đã tiếp nhận Tin Mừng và sinh ra nhiều dân tộc trong đức tin. Giờ đây, Giáo Hội được mời gọi hòa giải trong chính mình và canh tân trong đức tin, để ngày càng trở thành dụng cụ phục vụ hòa giải công lý và hòa bình và thăng tiến công ích.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huần dụ: tinh thần hòa giải đó cũng cần thiết trong lãnh vực dân sự và linh hoạt cuộc sống chính trị kinh tế của đại lục Phi châu. Đó là điều tôi đã nói lên trong cuộc gặp gỡ hàng lãnh đạo các cơ cấu chính trị, ngoại giao đoàn và đại diện các tôn giáo trong thủ đô Cotonou. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Trong hoàn cảnh này tôi đã muốn nhấn mạnh trên niềm hy vọng phải linh hoạt con đường của đại lục, bằng cách nêu bật ước mong tự do và công lý đã bừng lên trong con tim của nhiều dân tộc phi châu trong các tháng qua. Rồi tôi cũng nêu bật sự cần thiết xây dựng một xã hội, trong đó các tương quan giữa các chủng tộc và tôn giáo khác nhau có các đặc thái đối thoại và hài hòa. Tôi đã mời gọi tất cả mọi người hãy là các người gieo vãi niềm hy vọng trong mọi thực tại và môi trường sống.
Các kitô hữu là những con người của niềm hy vọng. Vì thế họ không thể không chú ý đến các anh chị em khác. Tôi đã nhắc lại điều này cho đám đông mênh mông tín hữu đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tại sân vận động Thân Hữu trong thủ đô Cotonou. Đây đã là một lúc cầu nguyện ngoại thường và là ngày lễ có sự tham dự của hàng chục ngàn giáo dân Benin cũng như giáo dân của các nước Phi châậu lân cận, từ người già nhất cho tới người trẻ nhất: một chứng tá tuyệt vời cho thấy đức tin có thể hiệp nhất các thế hệ như thế nào và biết trả lời cho các thách đố của mỗi lứa tuổi ra sao.
Trong buổi cử hành này tôi đã trao cho các vị Chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục Phi châu Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II ”Africae munus”, mà tôi đã ký ngày hôm trước tại Ouidah. Nó được dành để cho các Giám Mục, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các giáo lý viên và giáo dân toàn đại lục Phi châu. Khi trao cho các vị hoa trái của Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho Phi châu, tôi đã xin các vị chú ý suy gẫm và sống tràn đầy các hoa trái đó, để trả lời một cách hữu hiệu cho sứ mệnh dấn thân rao truyền Tin Mừng của Giáo Hội đang lữ hành tại Phi châu trong ngàn năm thứ ba. Trong tài liệu quan trong này mỗi tín hữu đều tìm thấy các đường nét nền tảng hướng dẫn và khích lệ con đường của Giáo Hội tại Phi châu, được mời gọi là muối đất và ánh sáng thế gian (Mt 5,13-14). Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Tôi đã kêu gọi tất cả mọi người trở thành các người xây dựng hiệp thông, hòa bình và tình liên đới không biết mỏi mệt, để cộng tác vào việc thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại.
Đức Thánh Cha cho biết ngài cũng đã đụng chạm được các dấu chỉ niềm hăng say của tín hữu Phi châu trong cuộc gặp gỡ với các trẻ em và với thế giới của những người đau khổ. Trong nhà thờ thánh nữ Rita Đức Thánh Cha đã nếm hưởng được sự tươi vui và lòng hăng say của các thế hệ mới là tương lai của Phi châu. Ngài đã chỉ cho các em gương sống của thánh Kizito, một bạn trẻ người Uganda bị giết vì muốn sống theo Tin Mừng, và ngài khích lệ các em làm chứng cho Chúa Giêsu trước các trẻ em cùng lứa tuổi. Buổi viếng thăm Tổ ấm ”Hòa bình và niềm vui”, do các nữ tu Thừa Sai Bác Ái trông coi, đã cho ngài dịp gặp các trẻ em bị bỏ rơi, đau yếu, và cảm nghiệm được tình yêu và tình liên đới có thể trao ban sức mạnh và tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh cho sự yếu đuối như thế nào.
Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và giáo dân như dấu chỉ niềm hy vọng của Giáo Hội Benin. Ngài đã khuyến khích tất cả sống đời kitô đích thực, trung thành với Huấn quyền, hiệp thông với nhau và với các chủ chăn, và ngài đặc biệt khích lệ các linh mục nên thánh, vì linh mục là người của Chúa, chứ không phải là nhân viên xã hội.
Buổi gặp gỡ các Giám Mục Benin giúp suy tư về nguồn gốc công cuộc loan báo Tin Mừng, do công sức của các thừa sai quảng đại tận hiến cuộc đời để rao truyền tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người. Đức Thánh Cha đã mời gọi các Giám Mục đề ra các sáng kiến mục vụ thích hợp để khích lệ các gia đình, các giáo xứ, cộng đoàn và phong trào liên lỉ khám phá Thánh Kinh, là suối nguồn của việc canh tân tinh thần và là dịp đào sâu đức tin. Chính việc tái khám phá ấy giúp tín hữu tìm ra sức mạnh làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa trong cuộc sống thường ngày. Trong giai đoạn định đoạt này của đại lục Phi châu, qua dấn thân phục vụ Tin Mừng và can đảm làm chứng cho tình liên đới cụ thể, Giáo Hội có thể là tác nhân của một mùa hy vọng mới. Vì toàn Phi châu là một kho tàng sự sống và sức sinh động cho tương lai, mà chúng ta có thể tin cậy và Giáo Hội có thể cây dựa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn du như sau: Chuyến viếng thăm này của tôi đã là một lời mời gọi Phi châu hướng mọi cố gắng vào việc loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa. Đây là việc canh tân dấn thân cho công tác truyền giáo mà mọi tín hữu được kêu mời góp phần bằng cách thăng tiến hòa giải, công lý và hòa bình.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trước 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 23-11-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Như đã biết, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mới công du mục vụ tại Benin bên Phi châu về tối Chúa Nhật 20-11-2011, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với các tín hữu một số cảm nghĩ và kinh nghiệm trong các ngày viếng thăm Benin.
Đức Thánh Cha đã nâng lời cảm tạ Thiên Chúa Quan Phòng đã cho ngài trở lại viếng thăm Phi châu lần thứ hai trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, nhân dịp Giáo Hội Benin mừng kỷ niệm 150 năm lãnh nhận hạt giống Tin Mừng, và để ký và trao cho các Giáo Hội Phi châu Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II. Tông huấn muốn đề ra một số đường nét cho hoạt động mục vụ trong đại lục của niềm hy vọng này. Cũng nhân địp này Đức Thánh Cha đã viếng mộ của Đức Hồng Y Bernardin Gantin, được coi như Người Cha của dân nước Benin và toàn Phi châu.
Đức Thánh Cha cũng không quên cám ơn chính quyền các cấp, Hội Đồng Giám Mục Benin, cũng như các linh mục, tu sĩ nam nữ, các phó tế, các giáo lý viên, tín hữu và tất cả những ai cộng tác vào việc tổ chức để chuyến viếng thăm diễn tiến tốt đẹp.
Trong vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Ngyên Tội tại Ouidah, Đức Thánh Cha đã đặt dưới chân Mẹ các hoa trái của Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II. Noi gương Mẹ Maria, Giáo Hội tại Phi châu đã tiếp nhận Tin Mừng và sinh ra nhiều dân tộc trong đức tin. Giờ đây, Giáo Hội được mời gọi hòa giải trong chính mình và canh tân trong đức tin, để ngày càng trở thành dụng cụ phục vụ hòa giải công lý và hòa bình và thăng tiến công ích.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huần dụ: tinh thần hòa giải đó cũng cần thiết trong lãnh vực dân sự và linh hoạt cuộc sống chính trị kinh tế của đại lục Phi châu. Đó là điều tôi đã nói lên trong cuộc gặp gỡ hàng lãnh đạo các cơ cấu chính trị, ngoại giao đoàn và đại diện các tôn giáo trong thủ đô Cotonou. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Trong hoàn cảnh này tôi đã muốn nhấn mạnh trên niềm hy vọng phải linh hoạt con đường của đại lục, bằng cách nêu bật ước mong tự do và công lý đã bừng lên trong con tim của nhiều dân tộc phi châu trong các tháng qua. Rồi tôi cũng nêu bật sự cần thiết xây dựng một xã hội, trong đó các tương quan giữa các chủng tộc và tôn giáo khác nhau có các đặc thái đối thoại và hài hòa. Tôi đã mời gọi tất cả mọi người hãy là các người gieo vãi niềm hy vọng trong mọi thực tại và môi trường sống.
Các kitô hữu là những con người của niềm hy vọng. Vì thế họ không thể không chú ý đến các anh chị em khác. Tôi đã nhắc lại điều này cho đám đông mênh mông tín hữu đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tại sân vận động Thân Hữu trong thủ đô Cotonou. Đây đã là một lúc cầu nguyện ngoại thường và là ngày lễ có sự tham dự của hàng chục ngàn giáo dân Benin cũng như giáo dân của các nước Phi châậu lân cận, từ người già nhất cho tới người trẻ nhất: một chứng tá tuyệt vời cho thấy đức tin có thể hiệp nhất các thế hệ như thế nào và biết trả lời cho các thách đố của mỗi lứa tuổi ra sao.
Trong buổi cử hành này tôi đã trao cho các vị Chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục Phi châu Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Phi châu kỳ II ”Africae munus”, mà tôi đã ký ngày hôm trước tại Ouidah. Nó được dành để cho các Giám Mục, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các giáo lý viên và giáo dân toàn đại lục Phi châu. Khi trao cho các vị hoa trái của Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho Phi châu, tôi đã xin các vị chú ý suy gẫm và sống tràn đầy các hoa trái đó, để trả lời một cách hữu hiệu cho sứ mệnh dấn thân rao truyền Tin Mừng của Giáo Hội đang lữ hành tại Phi châu trong ngàn năm thứ ba. Trong tài liệu quan trong này mỗi tín hữu đều tìm thấy các đường nét nền tảng hướng dẫn và khích lệ con đường của Giáo Hội tại Phi châu, được mời gọi là muối đất và ánh sáng thế gian (Mt 5,13-14). Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Tôi đã kêu gọi tất cả mọi người trở thành các người xây dựng hiệp thông, hòa bình và tình liên đới không biết mỏi mệt, để cộng tác vào việc thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại.
Đức Thánh Cha cho biết ngài cũng đã đụng chạm được các dấu chỉ niềm hăng say của tín hữu Phi châu trong cuộc gặp gỡ với các trẻ em và với thế giới của những người đau khổ. Trong nhà thờ thánh nữ Rita Đức Thánh Cha đã nếm hưởng được sự tươi vui và lòng hăng say của các thế hệ mới là tương lai của Phi châu. Ngài đã chỉ cho các em gương sống của thánh Kizito, một bạn trẻ người Uganda bị giết vì muốn sống theo Tin Mừng, và ngài khích lệ các em làm chứng cho Chúa Giêsu trước các trẻ em cùng lứa tuổi. Buổi viếng thăm Tổ ấm ”Hòa bình và niềm vui”, do các nữ tu Thừa Sai Bác Ái trông coi, đã cho ngài dịp gặp các trẻ em bị bỏ rơi, đau yếu, và cảm nghiệm được tình yêu và tình liên đới có thể trao ban sức mạnh và tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh cho sự yếu đuối như thế nào.
Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và giáo dân như dấu chỉ niềm hy vọng của Giáo Hội Benin. Ngài đã khuyến khích tất cả sống đời kitô đích thực, trung thành với Huấn quyền, hiệp thông với nhau và với các chủ chăn, và ngài đặc biệt khích lệ các linh mục nên thánh, vì linh mục là người của Chúa, chứ không phải là nhân viên xã hội.
Buổi gặp gỡ các Giám Mục Benin giúp suy tư về nguồn gốc công cuộc loan báo Tin Mừng, do công sức của các thừa sai quảng đại tận hiến cuộc đời để rao truyền tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người. Đức Thánh Cha đã mời gọi các Giám Mục đề ra các sáng kiến mục vụ thích hợp để khích lệ các gia đình, các giáo xứ, cộng đoàn và phong trào liên lỉ khám phá Thánh Kinh, là suối nguồn của việc canh tân tinh thần và là dịp đào sâu đức tin. Chính việc tái khám phá ấy giúp tín hữu tìm ra sức mạnh làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa trong cuộc sống thường ngày. Trong giai đoạn định đoạt này của đại lục Phi châu, qua dấn thân phục vụ Tin Mừng và can đảm làm chứng cho tình liên đới cụ thể, Giáo Hội có thể là tác nhân của một mùa hy vọng mới. Vì toàn Phi châu là một kho tàng sự sống và sức sinh động cho tương lai, mà chúng ta có thể tin cậy và Giáo Hội có thể cây dựa.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn du như sau: Chuyến viếng thăm này của tôi đã là một lời mời gọi Phi châu hướng mọi cố gắng vào việc loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa. Đây là việc canh tân dấn thân cho công tác truyền giáo mà mọi tín hữu được kêu mời góp phần bằng cách thăng tiến hòa giải, công lý và hòa bình.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
“Africae Munus'' - Một viễn ảnh cho Phi châu
Jos. Tú Nạc, NMS
21:19 23/11/2011
Trong số những người hiện diện tham dự những sự kiện của Giáo Hoàng ở Benin, có Hồng y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám mục Durban, Nam Phi.
Hồng y Napier cũng là một trong những thành viên của Ủy ban Đặc biệt Phi châu từ sau Hội đồng Giám mục phi châu II diễn ra năm 2009, lần đầu tiên diễn ra vào năm 1994.
Hồng y Napier cũng quan tâm sâu sắc Hội đồng Giám mục, trong những cuộc thảo luận để củng cố và hoàn thiện, cùng toàn bộ những tiến trình theo sau Hội đồng. Ngài đã bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình khi ngài thừa nhận ký tên Tông Huấn “Aficae Munus”.
Hồng y Napier chỉ ra rằng văn kiện này hàm chứa những nguyên tắc và đường lối chỉ đạo nghiêm túc cho Giáo hội Nam Phi.
Hồng y Napier đề cập đến sự thích ứng của văn kiện này đối với những chính trị gia khi nó đưa ra những vấn đề chẳng hạn như sự cai trị tin tưởng và nhân quyền, và xây dựng sự bang hoại tính ưu việt của đạo đức đã hành động vội vã bởi các nhà lãnh đạo Phi châu, sự bang hoại về nững chuẩn mực và những nguyên tắc đã được cổ vũ bởi những nhân vật đấu tranh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Cuối cùng, Hồng y Napier giải thích bằng cách nào để những giám mục Nam Phi thực hiện tiến trình rao giảng Tông Huấn “Afrcae Munus” và trù tính hiệu lực của nó.
Hồng y Napier cũng là một trong những thành viên của Ủy ban Đặc biệt Phi châu từ sau Hội đồng Giám mục phi châu II diễn ra năm 2009, lần đầu tiên diễn ra vào năm 1994.
Hồng y Napier cũng quan tâm sâu sắc Hội đồng Giám mục, trong những cuộc thảo luận để củng cố và hoàn thiện, cùng toàn bộ những tiến trình theo sau Hội đồng. Ngài đã bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình khi ngài thừa nhận ký tên Tông Huấn “Aficae Munus”.
Hồng y Napier chỉ ra rằng văn kiện này hàm chứa những nguyên tắc và đường lối chỉ đạo nghiêm túc cho Giáo hội Nam Phi.
Hồng y Napier đề cập đến sự thích ứng của văn kiện này đối với những chính trị gia khi nó đưa ra những vấn đề chẳng hạn như sự cai trị tin tưởng và nhân quyền, và xây dựng sự bang hoại tính ưu việt của đạo đức đã hành động vội vã bởi các nhà lãnh đạo Phi châu, sự bang hoại về nững chuẩn mực và những nguyên tắc đã được cổ vũ bởi những nhân vật đấu tranh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Cuối cùng, Hồng y Napier giải thích bằng cách nào để những giám mục Nam Phi thực hiện tiến trình rao giảng Tông Huấn “Afrcae Munus” và trù tính hiệu lực của nó.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Kitô Vua tại giáo xứ Việt Nam Seatle
Nguyễn An Qúy
08:27 23/11/2011
Lễ Kitô Vua tại giáo xứ Việt Nam Seatle
SEATTLE. Hôm nay, ngày 20 tháng 11 năm 2011, ngày Chúa Nhật 34 Mùa Thường Niên kết thúc năm phụng vụ của năm A. Giáo Hội mừng lễ kính Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam long trọng mừng Lễ Chúa Kitô Vua một cách đặc biệt vì là ngày lễ Bổn Mạng Đoàn. Thánh lễ được cử hành lúc 10 giờ sáng.
Vừa bước vào Thánh Đường, mọi người đều nhìn thấy một Bàn Thờ Thánh Tâm Chúa được đặt ở vị trí trang trọng với lối bày trí đơn giản nhưng đầy vẻ tôn nghiêm có biển đề : TÔN VINH CHÚA KITÔ VUA , với cờ hiệu Đoàn LMTT được đặt bên cạnh bàn thờ có tượng Thánh Tâm Chúa. Khói hương trầm nghi ngút bay lên tạo thêm phần trịnh trọng mang tính thiêng liêng nhiệm mầu.
Bây giờ là 9 giờ 50, tất cả anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm đã tập trung xếp hàng cùng với nghi đoàn để sẳn sàng chuẩn bị Thánh Lễ. Đúng 10 giờ Thánh lễ bắt đầu với bài ca nhập lễ do ca đoàn Tin Yêu đảm trách. Linh mục Nguyễn Sơn Miên Chủ tế Thánh Lễ, linh mục Chánh Xứ Đào Xuân Thành cùng Đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế cùng với nghi đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh giữa tiếng hát của bài ca nhập lễ.
Mở đầu Thánh Lễ cha chủ tế Nguyễn Sơn Miên đã ngỏ lời chào mừng toàn thể công đoàn dâng lễ, chào mừng toàn thể anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, đặc biệt ngài có lời chúc mừng Đoàn LMTT trong ngày vui mừng lễ Bổn Mạng Chúa Kitô Vua.. Lời chào mừng của ngài vừa dứt thì tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu.
Trong Thánh lễ hôm nay, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm có nghi thức Tuyên hứa nên sau phần chia sẻ lời Chúa trong Thánh Lễ, anh Đoàn Trưởng Đoàn Liên Minh Thánh Tâm đã tiến lên bục công bố Lời Chúa để điều hành nghi thức tuyên hứa, mở đầu anh Đoàn Trưởng nói: ‘’Kính thưa Cha chủ tế Thánh Lễ, kính thưa cha chánh xứ cũng là vị tuyên uý của Đoàn LMTT, kính thưa công đoàn dâng lễ. Hôm nay Đoàn Liên Minh Thánh Tâm có nghi thức tuyên hứa cho một số Đoàn viên mới.
Anh Đoàn trưởng nói tiếp:
Kính thưa cha Tuyên uý: Chúng con xin giới thiệu sau đây là một số anh em Đoàn Viên LMTT được tuyên hứa, là những người đã trải qua một thời gian thử thách khá dài. Căn cứ vào sự bền đổ và quyết tâm cũng như sự nhiệt thành phục vụ theo luật của Phong trào của những an hem này, nay Đoàn Quyết định cử hành nghi thức Tuyên Hứa để cho những anh em này được trở thành Đoàn Viên Chính Thức của phong trào LMTT.
Xem hình
Nghi thức Tuyên hứa có 2 phần: Phần thứ nhất: Cha Tuyên Uý làm phép phù hiệu của Đoàn và phần thứ 2 là nghi thức Tuyên hứa.
Chúng con trân trọng kính mời cha Tuyên Uý bắt đầu cử han2h phần nghi thức thứ nhất: làm phép các phù hiệu Đoàn, xin 2 vị đại diện đưa phù hiệu ra và tiến đến đứng gần cha Tuyên Uý để ngài làm phép Phù Hiệu Đoàn.
Sau phần làm phép những chiếc phù hiệu của Đoàn là nghi thức Tuyên Hứa. Anh Đoàn Trưởng nói: Xin quý Đoàn viên có tên sau đây tiến lên đứng hàng thứ nhất . Đoạn anh Đoàn Trưởng đọc tên từng người. Danh sách tuyên hứa hôm nay có 9 Đoàn Viên được mời lên , sau đó anh Đoàn Trưởng đã mời toàn thể Đoàn Viên hiện diện tiến lên để cùng tuyên hứa lại với những anh em Đoàn viên mới. Sau lời khấn nguyện của cha tuyên uý. Tất cả Đoàn Viên LMTT đã đưa tay phải lên đồng thời đọc lời tuyên hứa như sau:
“Để yên ủi Thánh Tâm Chúa, con xin long trọng tuyên hứa cùng Thánh Tâm Chúa, con không còn tham vọng nào khác, ngoài tham vọng được sống với chính sự sống của Thánh tâm Chúa. Ít nửa mỗi tháng một lần đền tạ Thánh Tâm Chúa để đền bù vì nhân loại đã xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa. Con sẽ nên gương sáng trụ cột gia đình, luôn cổ vũ lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa trong gia đình, trong Cộng Đoàn Giáo xứ và hứa sẽ tuân giữ các luật của phong trào Liên Minh Thánh Tâm trong Giáo Hội hoàn vũ”.
Kết thúc lời tuyên hứa, tất cả đoàn viên đều mạnh mẽ hô to: “Con Xin Hứa” . Sau lời tuyên hứa của anh em đoàn viên, cha Tuyên Uý đã cử hành nghi thức chấp nhận buổi tuyên hứa, ngài nói:
“Nhân danh linh mục Tuyên uý, đại diện Phong trào LMTT trong Giáo Hội hoàn vũ, tôi xin nhận anh em chính thức vào Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tổng Giáo Phận Seattle. Từ nay, anh em được hưởng những ân ích của Phong Trào và giờ đây anh em được hưởng một ơn Đại Xá theo thể lệ thông thường của phong trào. Anh em là những chiến sĩ tiên trong việc tuyền bá lòng tôn sung Tháh Tâm Chúa.
Nguyện xin Chúa ban bình an cho anh em, nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô chúa chúng ta. Amen.
Sau đó, Cha Tuyên Uý đã trao phù hiệu Đoàn cho 9 anh em Đoàn Viên mới và ngài vui vẻ chúc mừng Đoàn Liên Minh Thánh Tâm có thêm 9 Đoàn viên mới gia nhập phong trào Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: Xin cho một tràng pháo tay để chào đón những Đoàn Vien mới gia nhập phong trào LMTT. ( tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu ).
Trước khi kết thúc Thánh lễ , anh Nguyễn Văn Kiên Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đã nói lên lời chúc mừng Đoàn LMTT nhân ngày Bổn Mạng của Đoàn, đồng thời anh Đoàn Trưởng Đoàn LMTT cũng đã cám ơn cha Tuyên Uý, cám ơn Cha Chủ tế Thánh Lễ cùng toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ và trịnh trọng mời Cộng Đoàn dân Chúa hiện diện tham dự buổi liên hoan của Đoàn sau Thánh lễ. Đặc biệt nhân ngày vui của Đoàn LMTT , cha Nguyễn Sơn Miên cũng góp lời ca tiếng hát qua bài ca : “Anh là Ai”. Sau Thánh lễ là buổi liên hoan gồm đông đảo các gia đình Đoàn Viên LMTT, và Đại diện các Hội Đoàn, các Cộng Đoàn tham dự cùng với sự hiện diện của cha Nguyễn Sơn Miên. Buổi liên hoan chấm dứt lúc 1 giờ . Ai nấy đều tay bắt mặt mừng để từ giả ra về.
Nguyễn An Quý
Thi hát thánh ca tại giáo hạt Phát Diệm
BTT Phát Diệm
10:57 23/11/2011
Thi hát thánh ca tại giáo hạt Phát Diệm
Sáng Chúa nhật ngày 20 tháng 11 năm 2011, giáo hạt Phát Diệm đã tổ chức buổi thi hát thánh ca tại nhà hát Nam Thanh trong khuôn viên quần thể nhà thờ Phát Diệm. Đây là giáo hạt cuối cùng trong số 9 giáo hạt của giáo phận tổ chức cuộc thi vòng loại để chọn ra đội xuất sắc nhất tham dự cuộc thi chung kết toàn giáo phận được tổ chức vào chiều ngày 28 tháng 11 năm 2011.
8 giờ 15 phút, chúng tôi có mặt tại nhà hát Nam Thanh. Không khí của buổi thi bắt đầu nóng dần với tiếng nhạc khởi động và tiếng chào nhau hân hoan của các các thành phần tham dự buổi thi hát thánh ca này.
Hiện diện trong cuộc thi, ngoài thành phần chính là ca đoàn của sáu giáo xứ trong giáo hạt còn có cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, trưởng Ban Thánh Nhạc của giáo phận; cha quản hạt Phêrô Nguyễn Hồng Phúc; quý cha trong giáo hạt Phát Diệm và Ban Giám Khảo gồm quý cha, quý thầy, quý nữ tu dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và một vài giáo dân chuyên môn về âm nhạc. Cũng như mọi cuộc thi, thành phần khán giả cổ vũ luôn là động lực rất lớn để giúp các đội thi có thêm sự tự tin và hứng khởi trong tiết mục của mình. Hôm nay, các ca đoàn đều có khán giả đến cổ vũ nhiệt tình cho đội mình, đặc biệt phải kể đến lực lượng khán giả đông đảo và sôi nổi của ca đoàn giáo xứ chủ nhà Phát Diệm.
Đúng 8 giờ 30 phút, nghi thức khai mạc buổi thi bắt đầu. Cha quản hạt Phát Diệm chào mừng quý cha, quý thầy, quý sơ, các ca đoàn và mọi thành phần dân Chúa về tham dự cuộc thi hát thánh ca này. Ngài nói lên mục đích và ý nghĩa của cuộc thi này là để khích lệ tinh thần học hỏi, giao lưu giữa các ca đoàn trong giáo hạt, giáo phận và nâng cao khả năng hát thánh ca để phục vụ trong các thánh lễ tại các giáo xứ. Đây cũng chính là ý hướng mục vụ và mong muốn của Đức cha giáo phận khi quyết định tổ chức cuộc thi hát thánh ca này.
Sau lời khai mạc của cha quản hạt, cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, trưởng Ban Thánh Nhạc, công bố thể lệ cuộc thi và thứ tự các ca đoàn sẽ trình diễn. Theo sự thống nhất của Ban Tổ Chức, ca đoàn giáo xứ ở xa nhất sẽ hát trước và ca đoàn chủ nhà sẽ hát sau cùng. Thứ tự các đội từ xa về gần như sau: Hảo Nho, Bình Sa, Yên Bình, Phương Thượng, Trì Chính, Phát Diệm. Trước khi bắt đầu vào trình diễn chính thức, cả hội trường cùng nhau hát vang lời kinh xin ơn Chúa Thánh Thần trong tâm tình sốt sắng và bầu khí linh thiêng.
Các tiết mục diễn tiến rất nhịp nhàng và liên tục đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Ban Giám Khảo so sánh đánh giá về từng đội cách chính xác, đồng thời cũng tạo cho khán giả trong hội trường cảm nhận được bữa tiệc thánh ca với dòng chảy cảm xúc liên tục. Theo thể lệ cuộc thi, mỗi đội trình bày hai ca khúc, một về chủ đề Giáng Sinh và một về chủ đề Các Thánh Tử Đạo. Tuy mỗi đội chọn ca khúc khó hay dễ khác nhau để phù hợp với sắc thái của ca đoàn mình nhưng tất cả đều toát lên điểm chung đó là tinh thần cố gắng tập luyện, sự chuẩn bị khá chu đáo và sự quyết tâm để thắng vượt chính mình.
Khi bài hát “Tiếng Nhạc Oai Hùng” do ca đoàn giáo xứ Phát Diệm trình diễn kết thúc cũng là giây phút hồi hộp nhất. Mọi người đều chăm chú hướng về Ban Giám Khảo chờ đợi kết quả của cuộc thi. Sau vài phút hội ý tổng kết, đại diện Ban Giám Khảo đã công bố điều mọi người đang nóng lòng mong chờ. Ca đoàn giáo xứ chính tòa Phát Diệm, với số ca viên đông nhất, trang phục đẹp nhất và kỹ thuật biểu diễn tốt nhất đã đạt giải quán quân của giáo hạt. Đây cũng chính là ca đoàn sẽ đại diện cho giáo hạt Phát Diệm tham dự cuộc thi chung kết hát thánh ca của giáo phận. Ca đoàn Trì Chính đạt giải nhì, ca đoàn Hảo Nho đạt giải ba. Giải khuyến khích thuộc về ba ca đoàn: Bình Sa, Yên Bình và Phương Thượng.
Có thể nói, buổi thi hát thánh ca đã diễn ra tốt đẹp không chỉ về công tác tổ chức của giáo hạt nhưng đặc biệt là cú hích tinh thần cho các ca đoàn. Mục đích lớn nhất của cuộc thi cấp giáo hạt đã đạt được, đó là giúp mọi người ý thức tinh thần đoàn kết, giao lưu học hỏi và vui tươi để phục vụ. Điều này thể hiện rõ nét qua nhận xét tổng kết của cha trưởng Ban Thánh Nhạc “Tôi xin chúc mừng tất cả anh chị em. Tất cả chúng ta hôm nay đều là người chiến thắng: chiến thắng trong tinh thần hiệp thông, chiến thắng trong tinh thần phục vụ và chiến thắng trong việc phụng thờ Thiên Chúa bằng lời ca tiếng hát chứ không phải chiến thắng vì thành tích ở thế gian ”.
Sau nghi thức trao giải, với phép lành của quý cha, buổi thi hát thánh ca của giáo hạt Phát Diệm đã kết thúc trong tiếng nhạc “lên đường” rộn ràng và niềm vui hân hoan nơi nét mặt của mọi người tham dự
8 giờ 15 phút, chúng tôi có mặt tại nhà hát Nam Thanh. Không khí của buổi thi bắt đầu nóng dần với tiếng nhạc khởi động và tiếng chào nhau hân hoan của các các thành phần tham dự buổi thi hát thánh ca này.
Hiện diện trong cuộc thi, ngoài thành phần chính là ca đoàn của sáu giáo xứ trong giáo hạt còn có cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, trưởng Ban Thánh Nhạc của giáo phận; cha quản hạt Phêrô Nguyễn Hồng Phúc; quý cha trong giáo hạt Phát Diệm và Ban Giám Khảo gồm quý cha, quý thầy, quý nữ tu dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và một vài giáo dân chuyên môn về âm nhạc. Cũng như mọi cuộc thi, thành phần khán giả cổ vũ luôn là động lực rất lớn để giúp các đội thi có thêm sự tự tin và hứng khởi trong tiết mục của mình. Hôm nay, các ca đoàn đều có khán giả đến cổ vũ nhiệt tình cho đội mình, đặc biệt phải kể đến lực lượng khán giả đông đảo và sôi nổi của ca đoàn giáo xứ chủ nhà Phát Diệm.
Đúng 8 giờ 30 phút, nghi thức khai mạc buổi thi bắt đầu. Cha quản hạt Phát Diệm chào mừng quý cha, quý thầy, quý sơ, các ca đoàn và mọi thành phần dân Chúa về tham dự cuộc thi hát thánh ca này. Ngài nói lên mục đích và ý nghĩa của cuộc thi này là để khích lệ tinh thần học hỏi, giao lưu giữa các ca đoàn trong giáo hạt, giáo phận và nâng cao khả năng hát thánh ca để phục vụ trong các thánh lễ tại các giáo xứ. Đây cũng chính là ý hướng mục vụ và mong muốn của Đức cha giáo phận khi quyết định tổ chức cuộc thi hát thánh ca này.
Các tiết mục diễn tiến rất nhịp nhàng và liên tục đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Ban Giám Khảo so sánh đánh giá về từng đội cách chính xác, đồng thời cũng tạo cho khán giả trong hội trường cảm nhận được bữa tiệc thánh ca với dòng chảy cảm xúc liên tục. Theo thể lệ cuộc thi, mỗi đội trình bày hai ca khúc, một về chủ đề Giáng Sinh và một về chủ đề Các Thánh Tử Đạo. Tuy mỗi đội chọn ca khúc khó hay dễ khác nhau để phù hợp với sắc thái của ca đoàn mình nhưng tất cả đều toát lên điểm chung đó là tinh thần cố gắng tập luyện, sự chuẩn bị khá chu đáo và sự quyết tâm để thắng vượt chính mình.
Khi bài hát “Tiếng Nhạc Oai Hùng” do ca đoàn giáo xứ Phát Diệm trình diễn kết thúc cũng là giây phút hồi hộp nhất. Mọi người đều chăm chú hướng về Ban Giám Khảo chờ đợi kết quả của cuộc thi. Sau vài phút hội ý tổng kết, đại diện Ban Giám Khảo đã công bố điều mọi người đang nóng lòng mong chờ. Ca đoàn giáo xứ chính tòa Phát Diệm, với số ca viên đông nhất, trang phục đẹp nhất và kỹ thuật biểu diễn tốt nhất đã đạt giải quán quân của giáo hạt. Đây cũng chính là ca đoàn sẽ đại diện cho giáo hạt Phát Diệm tham dự cuộc thi chung kết hát thánh ca của giáo phận. Ca đoàn Trì Chính đạt giải nhì, ca đoàn Hảo Nho đạt giải ba. Giải khuyến khích thuộc về ba ca đoàn: Bình Sa, Yên Bình và Phương Thượng.
Có thể nói, buổi thi hát thánh ca đã diễn ra tốt đẹp không chỉ về công tác tổ chức của giáo hạt nhưng đặc biệt là cú hích tinh thần cho các ca đoàn. Mục đích lớn nhất của cuộc thi cấp giáo hạt đã đạt được, đó là giúp mọi người ý thức tinh thần đoàn kết, giao lưu học hỏi và vui tươi để phục vụ. Điều này thể hiện rõ nét qua nhận xét tổng kết của cha trưởng Ban Thánh Nhạc “Tôi xin chúc mừng tất cả anh chị em. Tất cả chúng ta hôm nay đều là người chiến thắng: chiến thắng trong tinh thần hiệp thông, chiến thắng trong tinh thần phục vụ và chiến thắng trong việc phụng thờ Thiên Chúa bằng lời ca tiếng hát chứ không phải chiến thắng vì thành tích ở thế gian ”.
Sau nghi thức trao giải, với phép lành của quý cha, buổi thi hát thánh ca của giáo hạt Phát Diệm đã kết thúc trong tiếng nhạc “lên đường” rộn ràng và niềm vui hân hoan nơi nét mặt của mọi người tham dự
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hơn 100 giáo dân Thái Hà biểu tình trước UBND quận Đống Đa
Người Buôn Gió
10:04 23/11/2011
Ông dân phòng quận Đống Đa xông lên cung thánh lăng mạ linh mục chủ tế, gọi linh mục chính xứ bằng thằng trước mặt hàng nghìn giáo dân, đặc biệt là nhiều thiếu nhi. Khi xông lên cung thánh, ông dân phòng quận Đống Đa tay nắm chặt dùi cui điện, tay cầm thuốc lá vung vẩy, chỉ trỏ vào mặt linh mục chủ tế, lúc 16:20, ngày 20.11.2011 vừa qua, tại nhà thờ Thái Hà.
Quận Đống Đa huy động nhiều công an, an ninh ra ngăn cản không cho người dân vào UBND. Những người giáo dân đã sang bên tiếp dân cách đó một đoạn để kiến nghị.
Từ hôm xảy ra sự việc dân phòng quận Đống Đa phá rối buổi lễ đến nay, mặc dù sự việc này cực kỳ nhạy cảm và nghiêm trọng, thế nhưng phía chính quyền tỏ ra như không hề biết gì.
Trong những sự việc mà nhân dân là người bị hại, người gây ra là cán bộ chính quyền, thì chính quyền thường thờ ơ, chờ đợi người dân phải làm đơn mới xem xét một cách trì trệ. Nhưng nếu người bị hại là chính quyền như vụ một cô gái tát cảnh sát giao thông, tất cả bộ máy chính quyền đều lao vào cuộc một cách cực nhanh chóng để lên án qua báo chí, và bắt giữ, xét xử kịp thời.
Sáng nay nhiều dân phòng vẫn ngang nhiên tung hoành trước đền thánh Giêrađô, sự đi lại đầy ngỗ ngược này khiến người giáo dân càng cảm thấy bị xúc phạm hơn.
Sự ‘mập mờ’ của cái gọi là “Dự án xử lý nước thải BV Đống Đa”
Alf. Hoàng Gia Bảo
13:03 23/11/2011
Sự ‘mập mờ’ của cái gọi là “Dự án xử lý nước thải BV Đống Đa”
Những gì mà báo đài nhà nước rêu rao về “Dự án Xử lý Nước Thải BV Đống Đa” hẳn đã khiến nhiều người lên án các linh mục giáo dân Thái Hà sao lại có thể ‘ngoan cố’ đến mức chống đối lại một dự án tốt đẹp, mà nay mai khi hoàn thành, nó sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng trong đó có cả giáo xứ này?
Quả thật! Nếu chúng ta để cái đầu mình xoay quanh mấy chữ “xử lý nước thải” của họ chắc chắn ai nấy cũng sẽ lên án Thái Hà là ‘ích kỷ’ và làm chuyện sai trái v.v… Đơn giản chỉ vì như chúng ta đều đã biết ‘bảo vệ môi trường’ đang ngày được nhắc đến nhiều trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ là những lời kêu gọi suông, mà từ lâu, đã được xem như ‘mệnh lệnh’ của cuộc sống. Để cuộc sống an toàn mọi người buộc phải có ý thức và thực hiện bảo vệ môi trường.
Sự quan trọng và hấp dẫn của đề tài này lớn đến mức đã từng khiến một cô người mẫu VN trở nên ‘dại dột’ khi tự phơi mình trần truồng giữa thiên nhiên, chụp hình nude rồi đem khoe với báo chí, bảo làm thế là để “kêu gọi mọi người ý thức bảo vệ môi trường”!?
Bởi vậy, viện lý do này ra lo cho sức khỏe người dân để làm việc này chuyện nọ giữa thời buổi nhập nhằng ‘vàng thau lẫn lộn’ như VN hiện nay thử hỏi còn sự ‘nhân danh’ nào cao đẹp cho bằng?
Tuy nhiên, sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Cũng như cô người mẫu Q ‘nhẹ dạ’ kia sau này tự thấy chuyện mình làm là ‘lố bịch’, những gì mà nhà cầm quyền Hà Nội đã và đang làm tại BV Đống Đa không hẳn là ‘bảo vệ môi trường’. Xử lý nước thải chỉ là một phần khá khiêm tốn trong một dự án lớn ‘ngốn’ hết những 75 tỷ đồng, được UBND Tp.Hà Nội duyệt chi hồi đầu năm nay.
Chi tiết về dự án này vì chỉ có một số rất ít báo chuyên ngành xây dựng đăng tải qua bản tin “Đấu thầu dự án nâng cấp bệnh viện Đống Đa và Saint Paul, Hà Nội (Thứ tư, 27/04/2011)” hầu hết trích lại từ tờ Doanh nhân VN Toàn cầu, nên không chắc đã có nhiều người biết rõ về những hạng mục khá ‘rối rắm’ bên trong dự án này ra sao?
Nhưng mặt khác, như một sự cố tình gây bất lợi dư luận, tạo sự hiểu lầm ác ý cho giáo xứ Thái Hà. Gần đây khi xảy ra căng thẳng báo chí ‘lề phải’ lại luôn trưng cụm từ “Dự án Xử lý Nước Thải BV Đống Đa” ra để nói về cái dự án 75 tỷ này!? Đây chính là sự nhập nhằng mà chính quyền Hà Nội đã cố tình ‘định hướng’ cho dư luận.
Nguyên văn đoạn nói về dự án sẽ thực hiện tại BV Đống Đa từ bản tin trên, như sau:
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa và dự án hiện đại hoá trang biết bị y tế Bệnh viện đa khoa Saint Paul.
Tại dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa, toàn bộ phần xây lắp, thiết bị của dự án được chia thành 5 gói thầu với tổng giá trị hơn 75 tỷ đồng. Cụ thể,
1.Gói thầu số 1 gồm các hạng mục cải tạo nâng cấp khu nhà A, B, D, nhà giặt, nhà vệ sinh, nhà đại thể, căng tin, mua sắm, lắp đặt thiết bị liên lạc gắn liền với các công trình nêu trên; hệ thống khí y tế và khí sạch; mua sắm, lắp đặt thang máy. Giá gói thầu hơn 43 tỷ đồng.
2.Gói thầu số 2 gồm cải tạo nâng cấp nhà C; mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn liền với nhà C; cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà gồm sân vườn, đường dạo, cấp thoát nước, chiếu sáng ngoài nhà… Giá gói thầu hơn 11,2 tỷ đồng.
3.Gói thầu số 3 gần 11 tỷ đồng gồm mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế.
4.Gói thầu số 4 hơn 8 tỷ đồng, gồm xây dựng nhà trạm biến áp, hệ thống cấp điện ngoài nhà, máy biến áp, máy phát điện dự phòng.
5.Gói thầu số 5 hơn 2 tỷ đồng, gồm mua sắm, lắp đặt trang thiết bị văn phòng.
…. (hết trích)
Cứ theo như nội dung trên thì ‘công trình xử lý nước thải’ nằm ở hạng mục cấp thoát nước trong gói thầu số 2, có tổng trị giá 11,2 tỷ.
Toàn bộ gói thầu này chỉ chiếm 15% trị giá tổng dự án. Gồm 7 hạng mục, trong đó có ‘công trình xử lý nước thải’. Vậy % đầu tư thực sự cho việc xử lý nước thải tại BV Đống Đa còn lại được bao nhiêu sau khi trừ đi 6 hạng mục kia? Liệu nó có đáng để lấy muợn danh nghĩa ‘bảo vệ môi trường’ ra để dùng vào việc chi tiêu 75 tỷ đồng kia không? Chắc chắn là khó nghe rồi!
Như vậy, tên gọi “Dự án Xử lý Nước thải BV Đống Đa” rốt cuộc chỉ là chiêu ‘đánh lận con đen’ nhằm gây lạc hướng dư luận.
Lý do ‘bảo vệ môi trường’ ở đây chỉ là tấm khiên che chắn cho hành vi họ xâm phạm nhà dòng, mà họ biết sai nên cần phải lôi kéo dân chúng về phía họ. Dân chúng, thay vì phải phản đối dự án tốn tiền tỷ này, bởi lẽ với kiểu ‘vay mượn’ danh nghĩa như vậy thì chưa biết ai, quan chức hay dân, là người thực sự sắp được hưởng lợi, thì họ lại quay sang ‘nguyền rủa’ Thái Hà. Một kiểu ‘gắp lửa bỏ tay người’ rất quen thuộc.
Nhà nước VN hiện chẳng còn được lòng dân như trước kia, đó là điều chắc chắn. Nhưng dù họ có ghét họ thế nào chắc cũng chẳng ai ‘điên khùng’ đến mức thấy nhà nước chuẩn bị làm điều tốt cho mình hưởng mà lại đi ‘kiếm chuyện’ chống laị họ.
Mọi người hiểu vậy thì nhà thờ Thái Hà không thể làm khác đi được. Hơn nữa nơi này lại thuộc về Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng tu lớn và lâu đời rất có uy tín trên toàn thế giới. Xưa nay nhà dòng chẳng bao giờ cổ súy giáo dân chống chính quyền bản địa bao giờ. Mà chỉ biết hướng dẫn mọi người nói lên sự thật và cùng họ quyết tâm bảo vệ nó đến cùng mà thôi.
Sàigòn, 24/11/2011
Alf. Hoàng Gia Bảo
Những gì mà báo đài nhà nước rêu rao về “Dự án Xử lý Nước Thải BV Đống Đa” hẳn đã khiến nhiều người lên án các linh mục giáo dân Thái Hà sao lại có thể ‘ngoan cố’ đến mức chống đối lại một dự án tốt đẹp, mà nay mai khi hoàn thành, nó sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng trong đó có cả giáo xứ này?
Quả thật! Nếu chúng ta để cái đầu mình xoay quanh mấy chữ “xử lý nước thải” của họ chắc chắn ai nấy cũng sẽ lên án Thái Hà là ‘ích kỷ’ và làm chuyện sai trái v.v… Đơn giản chỉ vì như chúng ta đều đã biết ‘bảo vệ môi trường’ đang ngày được nhắc đến nhiều trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ là những lời kêu gọi suông, mà từ lâu, đã được xem như ‘mệnh lệnh’ của cuộc sống. Để cuộc sống an toàn mọi người buộc phải có ý thức và thực hiện bảo vệ môi trường.
Sự quan trọng và hấp dẫn của đề tài này lớn đến mức đã từng khiến một cô người mẫu VN trở nên ‘dại dột’ khi tự phơi mình trần truồng giữa thiên nhiên, chụp hình nude rồi đem khoe với báo chí, bảo làm thế là để “kêu gọi mọi người ý thức bảo vệ môi trường”!?
Bởi vậy, viện lý do này ra lo cho sức khỏe người dân để làm việc này chuyện nọ giữa thời buổi nhập nhằng ‘vàng thau lẫn lộn’ như VN hiện nay thử hỏi còn sự ‘nhân danh’ nào cao đẹp cho bằng?
Tuy nhiên, sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Cũng như cô người mẫu Q ‘nhẹ dạ’ kia sau này tự thấy chuyện mình làm là ‘lố bịch’, những gì mà nhà cầm quyền Hà Nội đã và đang làm tại BV Đống Đa không hẳn là ‘bảo vệ môi trường’. Xử lý nước thải chỉ là một phần khá khiêm tốn trong một dự án lớn ‘ngốn’ hết những 75 tỷ đồng, được UBND Tp.Hà Nội duyệt chi hồi đầu năm nay.
Nhưng mặt khác, như một sự cố tình gây bất lợi dư luận, tạo sự hiểu lầm ác ý cho giáo xứ Thái Hà. Gần đây khi xảy ra căng thẳng báo chí ‘lề phải’ lại luôn trưng cụm từ “Dự án Xử lý Nước Thải BV Đống Đa” ra để nói về cái dự án 75 tỷ này!? Đây chính là sự nhập nhằng mà chính quyền Hà Nội đã cố tình ‘định hướng’ cho dư luận.
Nguyên văn đoạn nói về dự án sẽ thực hiện tại BV Đống Đa từ bản tin trên, như sau:
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa và dự án hiện đại hoá trang biết bị y tế Bệnh viện đa khoa Saint Paul.
Tại dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đống Đa, toàn bộ phần xây lắp, thiết bị của dự án được chia thành 5 gói thầu với tổng giá trị hơn 75 tỷ đồng. Cụ thể,
1.Gói thầu số 1 gồm các hạng mục cải tạo nâng cấp khu nhà A, B, D, nhà giặt, nhà vệ sinh, nhà đại thể, căng tin, mua sắm, lắp đặt thiết bị liên lạc gắn liền với các công trình nêu trên; hệ thống khí y tế và khí sạch; mua sắm, lắp đặt thang máy. Giá gói thầu hơn 43 tỷ đồng.
2.Gói thầu số 2 gồm cải tạo nâng cấp nhà C; mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn liền với nhà C; cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà gồm sân vườn, đường dạo, cấp thoát nước, chiếu sáng ngoài nhà… Giá gói thầu hơn 11,2 tỷ đồng.
3.Gói thầu số 3 gần 11 tỷ đồng gồm mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế.
4.Gói thầu số 4 hơn 8 tỷ đồng, gồm xây dựng nhà trạm biến áp, hệ thống cấp điện ngoài nhà, máy biến áp, máy phát điện dự phòng.
5.Gói thầu số 5 hơn 2 tỷ đồng, gồm mua sắm, lắp đặt trang thiết bị văn phòng.
…. (hết trích)
Cứ theo như nội dung trên thì ‘công trình xử lý nước thải’ nằm ở hạng mục cấp thoát nước trong gói thầu số 2, có tổng trị giá 11,2 tỷ.
Toàn bộ gói thầu này chỉ chiếm 15% trị giá tổng dự án. Gồm 7 hạng mục, trong đó có ‘công trình xử lý nước thải’. Vậy % đầu tư thực sự cho việc xử lý nước thải tại BV Đống Đa còn lại được bao nhiêu sau khi trừ đi 6 hạng mục kia? Liệu nó có đáng để lấy muợn danh nghĩa ‘bảo vệ môi trường’ ra để dùng vào việc chi tiêu 75 tỷ đồng kia không? Chắc chắn là khó nghe rồi!
Như vậy, tên gọi “Dự án Xử lý Nước thải BV Đống Đa” rốt cuộc chỉ là chiêu ‘đánh lận con đen’ nhằm gây lạc hướng dư luận.
Lý do ‘bảo vệ môi trường’ ở đây chỉ là tấm khiên che chắn cho hành vi họ xâm phạm nhà dòng, mà họ biết sai nên cần phải lôi kéo dân chúng về phía họ. Dân chúng, thay vì phải phản đối dự án tốn tiền tỷ này, bởi lẽ với kiểu ‘vay mượn’ danh nghĩa như vậy thì chưa biết ai, quan chức hay dân, là người thực sự sắp được hưởng lợi, thì họ lại quay sang ‘nguyền rủa’ Thái Hà. Một kiểu ‘gắp lửa bỏ tay người’ rất quen thuộc.
Nhà nước VN hiện chẳng còn được lòng dân như trước kia, đó là điều chắc chắn. Nhưng dù họ có ghét họ thế nào chắc cũng chẳng ai ‘điên khùng’ đến mức thấy nhà nước chuẩn bị làm điều tốt cho mình hưởng mà lại đi ‘kiếm chuyện’ chống laị họ.
Mọi người hiểu vậy thì nhà thờ Thái Hà không thể làm khác đi được. Hơn nữa nơi này lại thuộc về Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng tu lớn và lâu đời rất có uy tín trên toàn thế giới. Xưa nay nhà dòng chẳng bao giờ cổ súy giáo dân chống chính quyền bản địa bao giờ. Mà chỉ biết hướng dẫn mọi người nói lên sự thật và cùng họ quyết tâm bảo vệ nó đến cùng mà thôi.
Sàigòn, 24/11/2011
Alf. Hoàng Gia Bảo
Thông Báo
Cáo phó: Cụ bà Maria Nguyễn thị Trương đã về Nhà Cha Trên Trời
Tang gia kính báo
10:53 23/11/2011
Trong niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh
Chúng tôi báo tin:
Cụ Bà Maria Nguyễn Thị Trương
Sinh ngày 24 tháng 6 năm 1924, tại Bắc Ninh, Việt Nam.
Đã đựơc Chúa gọi về lúc 10:30 phút sáng, ngày 11.11.2011
tại Westminster, California.
Hưởng thọ 87 tuổi.
Chương Trình Tang Lễ
Thứ Ba (11/15/2011): Thánh Lễ Đưa Chân, lúc 7:00 p.m.
tại St. Boniface Catholic Church, 120 N. Janss St., Anaheim, CA. 92805
Thứ Năm (11/17/2011): Lễ Nhập quan và phát tang, lúc 2:00 p.m.
Thăm viếng và cầu nguyện (3:00 p.m. – 8:00 p.m.)
Tại nhà quàn Melrose Abbey Memorial Park (Rose Chapel)
Thứ Sáu (11/18/2011): Thăm viếng và cầu nguyện (2:00 p.m. – 6:00 p.m.)
Lễ tưởng niệm (6:00 p.m. – 8:00 p.m.)
Tại nhà quàn Melrose Abbey Memorial Park (Abbey Chapel)
Thứ Bảy (11/19/2011): Lễ Di quan (9:30 a.m. – 11:00 a.m.) tại nhà quàn Melrose
Thánh Lễ An Táng, lúc 12:00 p.m.
tại Thánh Đường St. Boniface, 120 N. Janss St. Anaheim, CA 92805
Sau Thánh lễ linh cữu sẽ được an táng tại nghĩa trang Melrose Abbey Memorial Park.
Tiểu sử Cụ Bà Maria Nguyễ thị Trương
Là con gái cả trong một gia đình Nho giáo gồm cha mẹ và 2 gem gái và 1 em trai.
Lập gia đình năm 18 tuổi, hai bên thong gia đều là Công giáo toàn tong.
Hạnh phúc đầm ấm của gia đình, đầu tiên là 2 bé gái sinh đôi kháu khỉnh,
rồi tới cấu cháu đích tôn bụ bẫm, rồi một bé gái nữa chào đời thời chiến tranh loạn lạc,
tan đàn xẻ nghé, bao gian truân nguy hiểm…
để rồi nhập dòng di cư vĩ đại chia đôi đất nước năm 1954 cuôi Nam…
Gia đình có tất cả 11 người con.
Saigòn, Nha trang, lâm đồng, Bình Tuy… cuộc mưu sinh miệt mài đầy gian khổ nơi miền đất lạ.
Gia đình càng them đông … đứa lớn trông đứa bé.
Khó khăn mưu sinh nhưng cũng cố gắng gửi hơn một nửa đàn con đi học chủng viện.
Thánh thức này tiếp đến thách thức khác, để rồi năm 1975 lịch sử sang trang,
ngơ ngác một nách 7 con với 2 cháu vội chóng trên đường vượt biên
trong cuộc di cư lịch sử thứ hau của dân Việt dầy máu và nước mắt…
Đặt chân đến Hoa Kỳ tự do…
để khóc thương về Việt Nam với những đưa con còn sót lại…
Vừa làm mẹ, vừa đi làm để nuôi đàn con còn nhỏ tại Hoa Kỳ
cũng như giúp đỡ những đứa con còn kẹt lại ở Việt Nam.
Đã dành giụm ki cóp tiền già để nuôi các chủng sinh tại Nhà Dòng Thánh Giuse Việt Nam.
Chúa đã đền công Cụ Bà cho them 2 người con thiên gliêng làm linh mục và 1 con làm Thầy Sáu.
Lưu vong, tha hương, nhọc nhằn, nhắm mắt đưa chân.
Tang tóc xẩy đến, 2 con trai lớn đã lần lượt ra đi ở miền đất mịt mùng xa..
Ông cụ đã già lão, 87 tuổi, 13 người con nay còn 9.
Sau 87 năm sống trên dương thế, trên đương đời d8ầy gian nan và thử thách,
để lại biết bao thương tiếc cho chồng, các con, các cháu chắt, thân nhân và thân hữu.
Alleluia! Nếu chúng ta cùng chết với Chúa Kitô, thì chúng ta cùng sống với người;
Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với người. Alleluia!
Yêu
Tôi chỉ yêu có mỗi mình Bà
Nhạc tình chỉ viết một âm ba
Tóc bạc lơm nhơm thì đi nhuộm
Da mồi đã có thợ Bôn sa
Đôi mắt hàm răng đâu quản ngại
Lưng đau gối mỏi có tay ta
Một đôi gậy trúc leo về núi
Tới đỉnh non bồng hát Thánh ca
Việt Nhân Tháng 5/93
BÔNG HỒNG GIAO CẢM
Em đã tặng anh một bông hồng
Tươi như môi em
Thắm như tim anh
Là tiếng lòng đôi đứa cảm thông
Anh đã tặng em một bông hồng
Thơm như đôi má em
Đượm như đôi mắt anh trìu mến
Là trung trinh nghĩa vợ tình chồng
Ta hãy nâng niu những cánh hồng
Như sương sớm tinh trong
Như thuở ban đầu em cài tóc
Như hương hoa mới lúc động phòng
Bấy lâu vun tưới những mầm hồng
Cây lá xanh tươi trải nhiều công
Xoa dịu tay nhau vì gai góc
Chung sức chăm lo thuận vợ chồng
Em đã tặng anh một vườn hồng
Anh đã tặng em thật nhiều bông
Cài lên mái tóc đôi đầu bạc
Công phúc sau này Chúa trả công
Việt Nhân (1989 – Bố tặng Mẹ Lễ Tạ Ơn 50 năm thành hôn)
BÀI THƠ NĂM MƯƠI
Anh viết cho em bài thơ năm mươi
Thuở ấy thương em thắm nụ cười
Hàm răng đen nhánh em vừa nhuộm
Áo cưới em may mầu vàng tươi.
Khăn vấn vành dây trang điểm khéo
Đám cưới cô dâu đẹp tuyệt vời
Mười bẩy tuổi tròn em làm vợ
Một năm hương lửa đã hai con.
Quí mến nâng niu đôi ngọc qúy
Tứ thân phụ mẫu thuở vàng son
Năm tháng dần trôi tuổi đã mòn
Dòng đời lưu lạc với đàn con
Nam Bắc phân chia dòng lệ sử
Đổi đời viễn xứ vận nước non
Đất khách tha hương thân lữ thứ
Đa đoan đa sự một tâm hồn
Bèo bọt nổi trôi sông có khúc
Thăng trầm vinh nhục dạ sắt son.
Nàng rằng thôi oán thôi hờn
Thôi thương dĩ vãng, mình còn tương lai
Yên tâm lo chuyện ngày mai
Đêm rồi sẽ sáng đêm dài mãi đâu
“Trăm năm một cuộc bể dâu”
Gánh tình chung đã qua cầu năm mươi.
Cảm ơn Thiên Chúa vạn lời
Cảm ơn Đức Mẹ một đời cậy trông
Cảm ơn Bà, cảm ơn Ông
Cảm ơn tình nghĩa thâm sâu vợ chồng
Đồng tâm chung sức nguyện cầu
Một trăm năm sẽ dìu nhau theo Người
Anh viết cho em bài thơ năm mươi.
Việt Nhân (1989-Bố tặng Mẹ kỷ niệm 50 năm thành hôn)
Mẹ kính mến,
Không có nỗi đau nào cho bằng nỗi đau mất Mẹ. Cách đây có mấy tháng con vẫn gọi điện và được nói chuyện với mẹ,
Mẹ vẫn tươi cười nói với con rất nhiều điều. Mẹ luôn vui vẻ và niềm nở.
Mẹ vẫn thường xuyên nói ngày nào cũng cầu nguyện cho con và cho giáo xứ Bắc Kạn vùng sâu xa.
Thế mà giờ đây, Mẹ đã bỏ Bố cùng toàn thể gia đình để về với Chúa.
Mẹ kính mến,
Mẹ ra đi là mất đi một chỗ dựa cho bố và cho cả gia đình. Với con, Mẹ ra đi là mất chỗ dựa thiêng liêng của con.
Mỗi lần con gọi điện là mẹ nghe máy và nói chuyện với con, khuyên con rất nhiều.
Mỗi lần được nói chuyện với mẹ là con cảm thấy nhẹ đi nhiều với công việc.
Mẹ cũng là người mà con được nói chuyện, được chia sẻ nhiều nhất….mẹ cũng rất thương con.
Tối qua con đã dâng lễ cho mẹ, và trong suốt tuần này con vẫn dâng lễ cho mẹ.
Dẫu rằng ai cũng biết sống ở trần chỉ là tạm bợ và ai cũng biết không ai
có sự sống trường sinh ở trên dương gian này, thế nhưng vẫn nhớ vẫn thương nhất là người mẹ của mình ra đi.
Giá mà lúc này con được ở bên mẹ, được nhìn thấy mẹ, thì cũng mãn nguyện.
Nhưng thật quá xa xôi nên con chỉ biết hướng về Mẹ, hướng về gia đình;
nhất là trong những ngạy đại tang này, và cũng chỉ biết cầu nguyện dâng lễ cho Mẹ thôi.
Nguyện xin Chúa tha thứ cho mẹ và xin Chúa cũng cho mẹ
được thanh thảnh bình an trong tay của Chúa và Mẹ Maria.
Con của Mẹ,
Nhà thờ Bắc Kạn, Việtnam
Lm. Vincente Nguyễn Văn Quân
CHÚNG CON XIN CHÀO MẸ.
Mẹ mất vào ngày Cự Chiến Binh.
Là ngày nhớ các vị Anh Hùng Liệt Sĩ.
Họ đã hy sinh thân mình cho tòan dân được sống
Mẹ cũng thế, mẹ là vị Nữ Anh Hùng
Cuộc đời mẹ cũng không thua các Anh Hùng Liệt Sĩ.
Mẹ phấn đấu cho đến khi an nghỉ
Nghỉ an bình trong tay Đấng Chí Tôn.
Mẹ đã làm xong bổn phận thật vuông tròn
Bổn phận làm vợ, bổn phận làm mẹ một đàn con
Hy sinh vì chồng, vì con đến khi sức lực hao mòn.
Từ một thiếu nữ xinh tươi nhan sắc vẹn toàn…
Rồi theo chồng, rồi cho ra đời một đàn con.
Biết bao hy sinh bao khổ cực để nuôi con khôn lớn
Từ Bắc Ninh tới Cẩm Giàng, từ Hà Nội rồi vô Nam
Rồi Sài Gòn, rồi Thủ Đức, rồi Nha TRang
Và cuối cùng là Cali. nước Mỹ.
Mẹ luôn cặm cụi, siêng năng, chăm chỉ.
Đức độ của Mẹ nào ai dám so bì.
Luôn yêu Chúa, luôn nguyện kinh liên lỉ.
Cho chồng con được Thiên Chúa phù trì.
Đức tin vào Chúa làm mẹ luôn an bình vui vẻ.
Thắng vượt bao cảnh đời quá đỗi gian truân.
Mười ba người con mẹ săn sóc yêu thương từng đứa
Hai người con Chúa cất về khi chưa tròn một tuổi.
Hai người con, một vượt biên mất xác trên biển Đông
Một chết trong trại tù Cộng sản tanh...nồng…
Họ là những sĩ quan trẻ trung, mạnh mẽ, hiên ngang
Đã bao lần mẹ nhìn con với hy vọng ngút ngàn
Khi chúng chết mẹ ở xa vạn dặm.
Mẹ buồn.. .đứt ruột, mẹ buồn nát tâm can...
Nhưng mẹ vẫn can đảm, vẫn bền gan dâng hiến
Nay chúng con, (chín đứa) con của mẹ còn trên cõi Trần gian
Đã thành người, đã hữu ích cho nhà, cho xã hội.
Chúng con xin cúi đầu ghi nhớ ơn sâu.
Công sinh thành, công nuôi dưỡng thật cao như núi
Giã biệt chúng con, mẹ về Trời…
Cầu xin mẹ được ngàn đời an nghỉ
Trên cõi Thiên Đàng tuyệt mỹ...bình an
Chúng con nguyện sống luôn luôn xứng đáng.
Tha thứ, yêu thương và luôn nhớ rằng
Chúng con đều được mẹ cưu mang chín tháng trong lòng...
Đều được mẹ nuôi dưỡng từ dòng sữa mát trong.
Từ tấm lòng mẹ chan chứa chờ mong…
Các con mẹ được sống trong Hạnh Phúc
Xin chào mẹ,chúng con xin cúi đầu chào me.
(Mẹ mất ngày 11 tháng 11 năm 2011 nhằm ngày lễ Chiến sĩ trận
Vũ Thùy Nhân)
Mẹ Yêu
Mẹ là mạch nước nguồn trong mát
Chảy xuống đời con dào dạt thương yêu
Tắm đẫm hồn con trong êm ả ngọt ngào
Giòng suối Mẹ ngát thơm nguồn hạnh phúc
Khóc làm sao cho vơi niềm cảm xúc
Đưa tiễn mẹ hiền về cõi thiên thu
Từ đây lẻ loi giữa chốn sa mù
Con lạc lõng còn đâu nơi nương náu
Tấm lòng mẹ ôi kho tàng châu báu
Lóng lánh muôn màu những hạt yêu thương
Ban phát bao la mà nhận rất khiêm nhường
Xin dâng mẹ lòng tri ân tha thiết
Mẹ yêu quí đàn con luôn hãnh diện
Mẹ đẹp tâm hồn đẹp cả dung nhan
Cô gái Bắc Ninh e ấp dịu dàng
Ôi nhan sắc “mười thương” toàn vẹn
Nhan sắc ấy là nguồn thơ bất tận
Ngây ngất bút nghiên Hà Nội thi nhân
Âu yếm một đời sánh bước giai nhân
Duyên tình mẹ nhạc thơ hòa diễm tuyệt
Vầng trăng Mẹ đẹp tròn hay xinh khuyết
Vằng vặc một đời soi sáng bước đường con
Đường êm vui hay bước dẫu mỏi mòn
Con có Mẹ ánh trăng vàng soi lối
Và những khi lòng con vò tơ rối
Có Mẹ ân cần nâng đỡ ủi an
Ôi tiếng ru êm ôi tiếng dịu dàng
Vòng tay Mẹ ấm êm từ thơ dại
Mẹ có nụ cười suốt đời con gái
E ấp tay che và mắt long lanh
Mẹ bao dung mẹ rất hiền lành
Mẹ thanh tú và vô cùng duyên dáng
Mẹ là ánh bình minh trong sáng
Mẹ là chiều tà ấm áp hoàng hôn
Mẹ là không gian bát ngát tâm hồn
Mẹ là thời gian không bao giờ tận
Thương tiếc Mẹ lòng con buồn chất ngất
Mất không gian và mất cả thời gian
Con quì đây nước mắt ứa dâng tràn
Lời kinh nguyện tuôn thành muôn giọt lệ
Giữa muôn sắc của ngàn hoa trần thế
Mẹ là bông hoa đẹp nhất đời con
Tiễn Mẹ hôm nay về cõi Thiên Đàng
Hoa nhân đức mãi thơm Miền Vĩnh Cửu.
Vũ Thùy Hạnh (11.11.11)
Tâm Sự
Mẹ đã cho con những ngày riêng
Xin mãi ghi ơn Mẹ dịu hiền
Một mình một Mẹ con riêng hưởng
Hạnh phúc này con giữ miên niên
Tháng chín mùa thu nắng vàng hanh
Lá thu chuyển sắc để lìa cành
Úa theo mầu lá, du theo gió
Mẹ chìm theo hy vọng mong manh
Từ đó bình yên giấc ngủ ngoan
Không màng thế sự chẳng lo toan
Mắt nâu khép kín say giấc điệp
Để mặc con trong cõi tuần hoàn
Ôm ấp khuôn mặt sáng như gương
Có nghe con nói tiếng yêu thương?
Mẹ tôi đẹp quá! Mẹ đẹp quá!
Dậy Mẹ ơi! bỏ chốn vô thường
Mẹ đẹp tự nhiên, đẹp từ tâm
Mấp máy môi xinh trong lặng câm
Đọc kinh hát xướng nài van Chúa?
Đưa về thiên quốc cách âm thầm?
Tóc óng mềm sợi bạc sợi nâu
Gỡ rối dùm con những lo âu
Đừng rơi rụng quá theo tay chuốt
Tỉnh dậy cho con bớt u sầu
Hơi thở ngắn là câu an ủi
Mắt mở hờ là nỗi cảm thông
Lời yêu thương là cánh môi hồng
Hạnh phúc nhỏ như chùm tóc búi
Cơn sốt nhẹ cũng làm bối rối
Khóc cười theo Mẹ tỉnh hoặc say
Con nâng niu góp nhặt từng ngày
Những giây phút heo may bên Mẹ
Mẹ đã sống chuỗi ngày đẹp đẽ
Được mọi người kính nể thương yêu
“Tám mươi bẩy năm cũng đã nhiều
Sống lâu thế Mẹ cho là đủ”
“Không nuối tiếc vấn vương thế sự
Dọn linh hồn xin Chúa rủ thương
Đón Me về chốn thiên đường
Hưởng nhan thánh Chúa ngát hương muôn đời”
Con đâu biết lời tâm sự cuối
Thay cho lời trăn trối Mẹ ơi!
Mẹ về với Chúa thảnh thơi
Để người ở lại suốt đời nhớ thương
Minh Ngọc (11/8/11-11/11/11)
Tiễn Mẹ
Mẹ - tuổi trẻ lầm than sớm tối
Mẹ - tuổi già nhiều nỗi ưu tư
Trần gian Mẹ đã giã từ
Mẹ về nước Chúa thiên thu an nhàn
Con sẽ cố ngăn ngang giòng lệ
Đã thoát rồi – nhân thế - Mẹ ơi!
Mừng Mẹ đến chốn nghỉ ngơi
Dõi theo bóng Mẹ bời bời nhớ thương
Minh Ngọc (Saturday, 11/16/2011)
Mẹ ơi! Mẹ vẫn nói với con là: “Đứa con nào, như thế nào, thì Mẹ biết hết....”
Vậy thì...con đang nhớ Mẹ, muốn khóc, Mẹ có biết không?
Mẹ ơi! Mỗi khi con bi làm sao là con gọi Mẹ và chạy đến Mẹ để được nghe Mẹ ủi an và lo lắng cho con.
Con quá quen tìm đến Mẹ rồi; nhưng bây giờ....con chỉ còn tim Mẹ trong tâm trí mà thôi.
Thôi, đêm đã khuya rồi. Goodnight Mẹ.
Con mong ước Mẹ tâm hồn luôn được thanh thản và đang ở một nơi chốn rất bình an..
Con Vũ Tuấn Đức
DEATH & FEAR
This poem came to me in my sleep.
These thoughts I have I can not keep.
My biggest fear is loosing both of you
No knowing how I’ll feel or what I’ll do
In my mind knowing you’re aging year by year
The time I spend with both of you is so precious and dear
Trying hard not to think that the end maybe near
Talks of death is something I don’t want to hear
Cause death is what I dread and that I fear
Each time I think of this I shed a tear
I’ll treasure these moments with you now
The best that I know how
I’ll cherish these moments forever
And forget you I would never
I give you all of me
Cause at the end I know you will be free
Free from pain
Free from all your strains
Free from stress
Oh mom don’t be depressed
Each time I think of you I have this ache in my chest
If you shall go to your eternal rest
I give you my blessings and know I wish you the best
I will miss your smile, touch and gentle crest
Sorry for all the times I was a little pest
But one thing is I was never rude to your guest
You always taught me how to add a little zest
Like I said momma knows best
Oh mom I should stop so you can rest
Just remember one thing I never loved you less
I never thought you would be lying lifeless here
Knowing that death is around the corner and is drawing near
This is the moment that I’ve always feared
Looking at you is hard without shedding a tear
My mother who is so precious and dear
Everything I wanted to say, I’ve whispered it in your ear
I just wish you were able to hear
Your life means more to me then gold
I just wish I still have you to hold
My days have been lonely, empty and cold
Things will never be the same
I can’t even call out your name
Knowing that you’re laying there and could be dying
How can I go on each day without crying?
I got to remind myself to keep on trying
If I told myself it would get easier I’d just be lying
I love you mom
Trang Vu (10/13/11)
Cáo phó: Cha Giuse Đỗ Tiến Hiệp
Ban Tuyên Uý CĐCG Việt Nam TGP Sydney
03:05 23/11/2011
CÁO PHÓ Trong niềm cậy trông phó thác vào lòng nhân từ của Chúa, Ban Tuyên Uý CĐCG Việt Nam TGP Sydney chúng con xin được kính báo đến Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Quý Hội Đoàn, Quý thân bằng quyến thuộc và bạn hữu: Cha Cố Giuse Đỗ Tiến Hiệp Vừa hoàn tất cuộc hành trình đức tin Công Giáo nơi dương thế Lúc 4g13 chiều Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011 Tại Bệnh Viện Breaside, Fairfield, NSW Hưởng thọ 72 tuổi Chương Trình Cầu Nguyện và Tang Lễ • Thánh Lễ Làm Phép Xác: 8g15 tối Thứ Tư ngày 23.11.2011, tại nhà thờ Sacred Heart Cabramatta. 13 Park Rd, Cabramatta NSW 2166. • Giờ Kinh Nguyện: 7g30-8.30 tối Thứ Năm ngày 24.11.201 tại nhà thờ Sacred Heart, Cabramatta. • Thánh Lễ An Táng: 10.30 sáng Thứ Sáu ngày 25.11.2011 tại nhà thờ Sacred Heart, Cabramatta. Sau đó nghi thức An Táng tại nghĩa trang CĐCGVN Công Giáo Lidcombe. Kính xin Qúy Cha và Quý Vị thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Cha Cố Giuse Đỗ Tiến Hiệp sớm được về hưởng Nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng. Ban Tuyên Uý CĐCG Việt Nam TGP Sydney. TIỂU SỬ CHA GIUSE ĐỖ TIẾN HIỆP. Sinh Ngày: 13.12.1939-RIP 22.11.2011. Cha Đỗ Tiến Hiệp, sinh ngày 13.12.1939, gốc Địa Phận Hưng Hoá, là con của cha cố Nguyễn Khắc Nghiêu ̣Tuyên Úy Quân Đội, Giáo Phận Long Xuyên. Ngài là anh em linh tông với cha Nguyễn Phúc Hậu ở Năm Căn, hồi còn nhỏ ngài tên là Môn. Khi lên Đại Chủng Viện, ngài đã đổi tên là Giuse Đỗ Tiến Hiệp. Năm 1961, ngài dạy Tiểu Chủng Viện Á Thánh Phụng Long Xuyên tại Xóm Mới. Ngài học Đại chủng Viện Giáo Hoàng Đàlạt Khóa 11 và Đại Chủng Viện Vĩnh Long trong niên khoá 1974-1975. Ngài chịu chức Linh Mục ngày 15.6.1975 tại Sàigòn. Cha Cố Giuse bị bắt trong những ngày sau vụ nhà thờ Vinh Sơn, Sài Gòn và bị quản thúc từ năm 1975-1986. Ngài vượt biên tới Malaysia năm 1986 và định cư tại Tasmania năm 1987 và Phụ Trách Giáo Xứ Sandy Bay và Lutana. Ngài đổi tên là Father John Peter Joseph và coi sóc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Tasmania. Ngài về hưu tại Nhà Betania Canley Heights từ tháng 10 năm 2006. Tháng 10 năm 2010, ngài bị cơn bạo bệnh và chữa trị gần 2 tháng tại Bệnh Viện Liverpool. Tháng 10 năm 2011, cơn bệnh tái phát nặng hơn. Mặc dù với sự chăm sóc tận tình của Bệnh Viện và những người thân, Cha Cố Giuse Đỗ Tiến Hiệp về với Chúa trong bình an vào lúc 4.13pm Thứ Ba ngày 22.11.2011, tại Bệnh Viện Braeside Fairfield. Xin Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria đón nhận Linh Hồn Cha Cố Giuse Đỗ Tiến Hiệp vào cõi trường sinh. |
Văn Hóa
Học hỏi về phụng vụ: Bông hoa
Lm Vũđình Tường
06:27 23/11/2011
Các bình hoa trong thánh đường làm tăng thêm vẻ trang trọng của cung thánh trong buổi lễ, và giúp tín hữu hướng tâm hồn về Chúa trong cầu nguyện. Vì thế việc chưng hoa bàn thờ phải diễn tả ý nghĩa này. Làm thế nào bàn thờ phải trở thành trung tâm của tất cả các cử hành phụng vụ. Không cần trang trí mỗi nơi trong cung thánh một bình hoa, nhưng cần chú ý sự hài hòa của trang trí trong cung thánh và khung cảnh của buổi lễ. Việc chưng hoa nói lên lòng tôn kính của chúng ta đối với Chúa, do vậy dâng cúng hoa cho các ngày lễ cần diễn tả tấm lòng thành.
Cắm hoa trong phụng vụ không theo thị hiếu của người ngắm hoa, nhưng giúp cho cử hành phụng vụ thêm trang trọng. Vì thế bình hoa trang nhã trong phòng khách, đẹp nơi phòng tiếp tân, đầy nghệ thuật trong phòng triển lãm đôi khi không hợp trong phụng tự nếu bình hoa đó không sinh lợi ích cho việc cầu nguyện, giúp ta tìm về với Chúa.
Hoa có tác dụng nhãn quan giúp ta hân hoan tham dự phụng vụ cho sốt sắng. Hoa giúp trang trí cho cung thánh tươi mát nên tránh để các bình hoa che lấp chủ tế, chén thánh, các bình đựng Mình Thánh hay sách lễ. Cần tránh cản trở việc di chuyển hay phục vụ quanh bàn thờ. Quy chế sách lễ không cho phép để các bình hoa trên bàn thờ, nhưng phải để bên ngoài bàn thờ và chỉ cần trang trí vừa phải để không làm lu mờ vị trí trung tâm của bàn thờ. Không được phép chưng hoa trong mùa chay ngoại trừ Chúa Nhật thứ 4 mùa chay, còn gọi là Chúa Nhật hân hoan, và các ngày lễ trọng và lễ kính. Mùa vọng nên chưng hoa đơn giản hết sức có thể để hướng tất cả niềm vui và sự trang trọng vào ngày lễ Mừng Chúa Giáng Sinh.
Tránh các hình thức cắm hoa hình con thú, kiểu cọ mang tính cách trình diễn hơn là thờ phượng. Cắm hoa cần phối hợp sao cho hài hòa, gọn gàng, đẹp mắt và trang nhã. Mọi bình hoa thu hút sự chú ý của cộng đoàn phụng tự vì tính cách cầu kì, tượng hình (thú vật, nhà cửa, vật dụng…) đều phải loại ra khỏi nơi cử hành phụng tự.
Việc dâng hoa cần diễn tả tâm tình yêu mến Chúa và Mẹ của cá nhân hoặc gia đình.
Lm Vũđình Tường
Inala 10/12/2005
TiengChuong.org
Cắm hoa trong phụng vụ không theo thị hiếu của người ngắm hoa, nhưng giúp cho cử hành phụng vụ thêm trang trọng. Vì thế bình hoa trang nhã trong phòng khách, đẹp nơi phòng tiếp tân, đầy nghệ thuật trong phòng triển lãm đôi khi không hợp trong phụng tự nếu bình hoa đó không sinh lợi ích cho việc cầu nguyện, giúp ta tìm về với Chúa.
Hoa có tác dụng nhãn quan giúp ta hân hoan tham dự phụng vụ cho sốt sắng. Hoa giúp trang trí cho cung thánh tươi mát nên tránh để các bình hoa che lấp chủ tế, chén thánh, các bình đựng Mình Thánh hay sách lễ. Cần tránh cản trở việc di chuyển hay phục vụ quanh bàn thờ. Quy chế sách lễ không cho phép để các bình hoa trên bàn thờ, nhưng phải để bên ngoài bàn thờ và chỉ cần trang trí vừa phải để không làm lu mờ vị trí trung tâm của bàn thờ. Không được phép chưng hoa trong mùa chay ngoại trừ Chúa Nhật thứ 4 mùa chay, còn gọi là Chúa Nhật hân hoan, và các ngày lễ trọng và lễ kính. Mùa vọng nên chưng hoa đơn giản hết sức có thể để hướng tất cả niềm vui và sự trang trọng vào ngày lễ Mừng Chúa Giáng Sinh.
Tránh các hình thức cắm hoa hình con thú, kiểu cọ mang tính cách trình diễn hơn là thờ phượng. Cắm hoa cần phối hợp sao cho hài hòa, gọn gàng, đẹp mắt và trang nhã. Mọi bình hoa thu hút sự chú ý của cộng đoàn phụng tự vì tính cách cầu kì, tượng hình (thú vật, nhà cửa, vật dụng…) đều phải loại ra khỏi nơi cử hành phụng tự.
Việc dâng hoa cần diễn tả tâm tình yêu mến Chúa và Mẹ của cá nhân hoặc gia đình.
Lm Vũđình Tường
Inala 10/12/2005
TiengChuong.org
Lời nguyện bóng nến
Nguyễn Huy Hoàng
07:44 23/11/2011
Quên mất bạn xa xôi
Trong ngôi thánh đường thành phố, trang hoàng bằng khung kính màu rực rỡ
Tôi để lòng mình đi hoang trên kỉ niệm ủ rũ
Quên mất bạn lênh đênh
Chiều nay trong ngôi thánh đường thành phố vừa được sơn sửa lộng lẫy
Tôi bỗng dưng nhớ bạn nơi xứ người chênh vênh
Và bạn tôi ơi - lời nguyện này cho bạn
Xin cùng tôi cất tiếng chứa chan
Tha thiết như thuở ban đầu đăng trình theo chân Chúa
Một lời nguyện cầu cho bạn đang bôn ba miền núi để đem hạt giống niềm tin gieo vãi trên miền đất hoang.
Một lời nguyện cầu cho bạn băng mình vượt trùng khơi để làm chứng cho niềm tin.
Một lời nguyện cầu cho bạn đã thấm mệt kiếp trần gian
Bạn xa xôi nghe mệt mỏi,
Bạn xa xôi nghe hoang vắng lúc đêm về
Bạn xa xôi nghe trống trải buổi chiều muộn
Lê thê...
Xin một lời nguyện cho niềm tin cháy rực
Soi một vùng nhân tâm
Thượng Đế hỡi vẫn còn trong tim một thao thức
Sao mỏi mòn gặm nhấm nghị lực
Muốn buông tay rã rời...
Ai đem khát khao đong đầy ước mơ
Ai đem hạnh phúc chao nghiêng tiếng khóc nụ cười
Vẫn còn thao thức, phải không người
Thì đôi chân xin gắng dậy
Thì đôi vai xin vươn thẳng
Thì lời kinh xin bỏng nến trên môi
Và bạn tôi ơi, xin nở nụ cười
Một nụ cười làm chứng cho sự thật
Một nụ cười lau khô giòng nước mắt
Như ngọn nến thắp sáng tàn vơi
Soi thấu kiếp người
Nghĩ bạn xa xôi
Tôi xin nguyện với hai hàng lệ ứa
Xin cho bạn tha thiết như thuở ban đầu đăng trình theo chân Chúa.
Tặng những người ra đi cho sứ vụ truyền giáo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tạ Ơn
Lê Trị
22:46 23/11/2011
TẠ ƠN
Ảnh của Lê Trị
Xin tạ ơn Trời, Đấng tạo sinh, Thượng Đế
Đã cho con giòng nước mát, ánh mặt trời
Không khí trong lành, mặt đất đầy hoa trái
Đã cho con vào thế giới của loài người
Có trí khôn ngoan và Linh hồn bất diệt.
(Trích thơ của Sa Mạc Hồng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Xin tạ ơn Trời, Đấng tạo sinh, Thượng Đế
Đã cho con giòng nước mát, ánh mặt trời
Không khí trong lành, mặt đất đầy hoa trái
Đã cho con vào thế giới của loài người
Có trí khôn ngoan và Linh hồn bất diệt.
(Trích thơ của Sa Mạc Hồng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền