Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:51 23/11/2022
5. Phải biết lòng con yêu mến Thiên Chúa đã đến cực điểm chưa? Nên xét mình cẩn thận, ngoài Thiên Chúa ra con có yêu thích sự vật gì không, nếu có một sự vật không vì Thiên Chúa mà yêu thích, thì lòng con chưa thể nói là yêu mến Thiên Chúa đến cực điểm.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:53 23/11/2022
58. NÓI KHOÁC NÓI LÁC
Triệu Lục Chính tươi cười đắc ý kể lại kinh nghiệm rùng rợn trong rừng sâu của mình, hắn nói:
- “…Tôi bị một con sư tử cắn một miếng, hôn mê, nhưng lúc ấy tôi nghĩ…”
Trong đám người nghe đột nhiên có tiếng nói:
- “Đã hôn mê rồi, anh còn có thể nghĩ được nữa sao?”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 58:
Đã hôn mê rồi thì biết gì nữa mà nói, chẳng qua là kể thêm bớt cho câu chuyện thêm ly kỳ mà thôi.
Những người đang sống trong tội thì không còn biết gì về thiên đàng hay hỏa ngục nữa, bởi vì họ chỉ biết sống theo đam mê xác thịt và thỏa mãn lòng tham hưởng thụ thế gian này của mình. Đối với những người này thì không thể đem giáo lý kinh thánh ra nói với họ, cũng không thể đem việc đạo đức ra khuyên bảo bọ, nhưng cần đến lời cầu nguyện chân thành và ân sủng với lòng thương xót của Thiên Chúa mới có thể làm cho họ tỉnh lại.
Cuộc đời biến đổi không ngừng, cho nên có người nói cuộc sống như tỉnh như mê, hôm qua như vậy hôm nay lại khác nhau xa.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng vậy, cần phải tỉnh thức để chuẩn bị giờ Chúa đến, nếu cứ sống trong cơn mê của trần thế, thì chắc chắn khó mà tỉnh dậy để chờ đón thời khắc của Chúa đến, bởi vì Chúa đến thì như kẻ trộm không ai biết cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Triệu Lục Chính tươi cười đắc ý kể lại kinh nghiệm rùng rợn trong rừng sâu của mình, hắn nói:
- “…Tôi bị một con sư tử cắn một miếng, hôn mê, nhưng lúc ấy tôi nghĩ…”
Trong đám người nghe đột nhiên có tiếng nói:
- “Đã hôn mê rồi, anh còn có thể nghĩ được nữa sao?”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tư 58:
Đã hôn mê rồi thì biết gì nữa mà nói, chẳng qua là kể thêm bớt cho câu chuyện thêm ly kỳ mà thôi.
Những người đang sống trong tội thì không còn biết gì về thiên đàng hay hỏa ngục nữa, bởi vì họ chỉ biết sống theo đam mê xác thịt và thỏa mãn lòng tham hưởng thụ thế gian này của mình. Đối với những người này thì không thể đem giáo lý kinh thánh ra nói với họ, cũng không thể đem việc đạo đức ra khuyên bảo bọ, nhưng cần đến lời cầu nguyện chân thành và ân sủng với lòng thương xót của Thiên Chúa mới có thể làm cho họ tỉnh lại.
Cuộc đời biến đổi không ngừng, cho nên có người nói cuộc sống như tỉnh như mê, hôm qua như vậy hôm nay lại khác nhau xa.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng vậy, cần phải tỉnh thức để chuẩn bị giờ Chúa đến, nếu cứ sống trong cơn mê của trần thế, thì chắc chắn khó mà tỉnh dậy để chờ đón thời khắc của Chúa đến, bởi vì Chúa đến thì như kẻ trộm không ai biết cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
24/11: Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ - Kính các Thánh Tử Đạo VN – Lm. Phêrô Hoàng Kim Huy, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:47 23/11/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan
Khi ấy, Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng: Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.
Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh.Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con.Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian.Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.
Đó là lời Chúa
Giá phải trả
Lm Minh Anh
06:05 23/11/2022
GIÁ PHẢI TRẢ
“Người ta sẽ tra tay bắt bớ và ngược đãi các con, nộp các con cho các hội đường và bỏ tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy!”.
Một nhà thần học nói, “Giá phải trả đối với ba nhà đạo sĩ là cuộc hành trình dài với những món quà đắt tiền và cuộc sống họ đã thay đổi. Giá phải trả của các sứ đồ đầu tiênlà bắt bớ và đôi khi là cái chết.Giá phải trả của các vị tử đạo trong mọi thời là mạng sống của họ. Và hơn tất cả những điều này, giá phải trả của Thiên Chúa Cha là Con Một của Ngài để cứu cả nhân loại!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cùng với các giá cả ở trên mà giá Thiên Chúa Cha phải trả là đắt nhất, thì trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho biết, sự chống đối và bắt bớ của thế gian là ‘giá phải trả’của người môn đệ cho việc họ đi theo Ngài.
Tại sao điều đó làm chúng ta ngạc nhiên? Nếu dễ dàng sống theo Phúc Âm, cả thế giới này đã đầy ắp các vị thánh. Tin Mừng thì đòi hỏi; vì lẽ, Tin Mừng cọ xát với bản chất con người sa ngã của chúng ta. Nó đòi hỏi chúng ta, đòi hỏi đến độ khiến người khác không ưa chuộng. Tại sao? Bởi vì những người làm điều tốt là một lời nhắc nhở gai góc cho những người không làm điều tốt. Sẽ không ngạc nhiên khi chúng ta bị những hàng xóm coi thường vì nhà chúng ta có quá nhiều trẻ em; hoặc rằng,chúng ta gặp phải sự chế nhạo những thầy cô trong nhà trường vì chúng ta là những giáo viên nghiêm túc; hoặc khi tăng lương và khen thưởng, ông chủ bỏ qua chúng ta vì chúng ta đã không đóng góp cho nhóm ủng hộ phá thai. Tôi có nhận ra rằng, trở thành người Công Giáo là phải chịu bắt bớ và chịu thiệt?
Vậy mà, Chúa Giêsu bảo chúng ta đừng chống lại họ! Khi dạy đừng chống lại cũng đừng kháng cự, Ngài không bảo chúng ta cứ ngồi một chỗ và không làm gì cả; đúng hơn, Ngài muốn chúng ta vận dụng tài năng của mình để mở rộng Vương Quốc dù thuận tiện hay không thuận tiện; mời gọi chúng ta tin tưởng, cuối cùng, sự chiến thắng của điều thiện trước điều ác luôn thuộc về Ngài. Thiên Chúa có thời gian và vị trí cho mọi thứ. Trong khi chờ đợi, chúng ta được kêu gọi xây dựng Nước Trời ở bất cứ nơi nào có thể - trong gia đình, ở văn phòng, trường học, nơi cộng đồng mình. Tôi đang xây dựng Vương Quốc tại môi trườngChúa đã đặt tôi như thế nào?
Đọc tiếp Tin Mừng, chúng ta còn nghe Chúa Giêsu căn dặn, mỗi khi bị bắt bớ và ra trước mặt quan quyền, đừng sợ phải nói gì và nói làm sao; Ngài sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan từ trên, “Chính Thầy sẽ cho các con ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của các con không tài nào chống chọi hay cãi lại được”. Một khi chúng ta ở gần Chúa Kitô trong cầu nguyện và hành động, Ngài sẽ tiếp quản cuộc sống của chúng ta từng chút một; và điều này thật khích lệ! Tính ích kỷ sẽ mất dần; trái tim của chúng ta ngày càng triển nở khi dám chết cho cái tôi của mình, “Ngài phải lớn lên, còn tôi nhỏ lại”. Nhưng điều này đòi hỏi chúng ta phải tuyệt đối tin vào Tin Mừng và tin rằng, chính Lời Chúa sẽ giúp chúng ta biết cách đáp lại cái nhìn không mấy thiện cảm của những người không tin.
Anh Chị em,
“Người ta sẽ tra tay bắt bớ và ngược đãi các con”. Chúa Giêsu là mẫu gương chịu bắt bớ và ngược đãi. Suốt ba năm rao giảng và thi ân giáng phúc, Ngài không ngừng bị rình rập và mưu hại, mặc dù vô tội, như Ngài từng nói, “Nào ai bắt Tôi được lỗi nào!”. Ấy thế, Ngài đã nhẫn nhịn đến cùng; thậm chí,chấp nhận một cái chết tủi nhục trên thập giá. Thế nhưng, nhờ đó, Ngài đã chiến thắng các tâm hồn, chinh phục hàng triệu con tim.Phần chúng ta, nếu kiên trì sống như con cái Thiên Chúa, nhẫn nhịn như Thầy Chí Thánh của mình, một ngày nào đó, ác cảm của những người chung quanh sẽ biến thành thiện cảm, khi họ thấy sự khoan dung và hiền hậu của chúng ta; ngày nào đó, họ phải nhìn nhận có ‘một Ai đó’ đang ở trong chúng ta. Và như Chúa Giêsu, chúng ta có quyền hy vọng sẽ chinh phục được trái tim của những người anh em chung quanh mình. Tại sao không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con hiểu những cảm giác cô đơn Chúa đã trải qua khi đi ngược lại các tiêu chuẩn của thế gian. Cho con luôn chung thuỷ với Chúa bất kể phải trả một giá cao nào!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mùa Của Chờ Mong: Chúa Nhật I Mùa Vọng – A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:55 23/11/2022
Mùa Của Chờ Mong: Chúa Nhật I Mùa Vọng – A
(Mt 24, 37-44)
Hôm nay, ngày 27 tháng 11 năm 2022, chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng, mùa của sự chờ đợi chất chứa niềm vui và hy vọng. Bởi mùa này, từ phụng vụ lễ ca cho đến khung cảnh bên ngoài gợi lên trong ta những tâm tình chứa đầy niềm hy vọng và sự chờ đợi thánh thiêng, khiến tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên với niềm vui mong chờ Chúa đến và cầu xin tha thiết: “Maranatha – Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi”, hơn thế nữa theo dân Do Thái kêu van: “Xin Ngài xé tầng trời mà ngự xuống” (Is 63,19).
Trong lịch phụng vụ Công Giáo, Mùa Vọng kéo dài bốn tuần và mỗi Chúa nhật với tên gọi truyền thống đặc thù của nó gồm những lời đầu tiên của bài thánh ca mở đầu :
- Chúa nhật I Mùa Vọng : Ad Te levavi... (= Con nâng tâm hồn con lên tới Chúa, lạy Chúa… )
- Chúa nhật II Mùa Vọng : Populus Sion... (Này hỡi Dân Sion…)
- Chúa nhật III Mùa Vọng : Gaudete... (= Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa…)
- Chủ nhật IV Mùa Vọng : Rorate... (= Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa Đấng Công Chính...)
Mùa Vọng Giáo hội đang sống là sống với hai chiều kích: một là tưởng niệm biến cố Nhập thể làm người của Đức Giêsu Con Thiên Chúa khi sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria; hai là chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang để “phán xét kẻ sống và người chết”, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Đó là lý do chữ “chờ đợi” được người ta nhắc nhiều đến trong Mùa Vọng.
Phụng vụ lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa Mùa Vọng, cũng như về thái độ căn bản của người tín hữu trong Mùa này là hướng lòng chúng ta về Ngày "Con Người sẽ đến". Vì thế, Mùa Vọng khơi lại niềm tin về Ngày Chúa sẽ trở lại, để tất cả cuộc đời của chúng ta là Mùa Vọng, trông đợi "Ngày Chúa lại đến".
Cả đời chúng ta phải chờ Ngày Chúa trở lại. Nhưng để nuôi dưỡng lòng chờ đợi này, chúng ta cần làm sống lại mầu nhiệm Chúa đến trong xác thịt hầu khi thấy Chúa đã nhập làm người để thêm vững tin về việc Chúa sẽ trở lại.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta : “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào” (Mc 13,33). Đúng thế, trong cuộc đời có những giây phút quyết định. Khi nào thì sự ấy xảy đến? Chúng ta không hay biết. Ngay cả Thiên Chúa cũng không muốn mạc khải thời điểm chung cuộc của thế giới cho chúng ta. Chúng ta phải luôn tỉnh thức và đợi chờ. Chính Chúa Giêsu nhắc bảo chúng ta hãy tỉnh thức để sẵn sàng cho lần đến cuối cùng của Chúa (Mt 24, 37-44). Chúa đến sẽ giống như thời ông Nôe: “Thình lình đại hồng thủy đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy” (Mt 24, 37). Những điều Chúa loan báo trên đây thật quá bất ngờ, vì bất ngờ nên “phải tỉnh thức” là thượng sách.
Phải nói rằng, mỗi phút giây chúng ta sống là những thời khắc của ân sủng, để chờ đợi cách nghiêm túc với lòng yêu mến, chứ không phải là thời gian giải trí. Đây là lúc chuẩn bị cho sự hiệp thông với Thiên Chúa và Các Thánh trong cuộc sống mai ngày.
Cuộc sống luôn bắt đầu và lại bắt đầu. Thực tế, chúng ta phải đối mặt với những khoảnh khắc quyết định: mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây có thể là những phút giây quyết định. Trong cuộc sống nói chung, trong đời sống người Kitô hữu nói riêng, điều quan trọng chính là hoán cải, khoảnh khắc độc đáo này làm người ta nhớ đến mình, và khám phá ra điều Chúa đòi hỏi cách rõ ràng nhất, nhưng quan trọng và khó khăn hơn cả vẫn là tỉnh thức. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta : “ Các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến” (Mt 24, 44).
Bước vào Mùa Vọng năm nay, mỗi gia đình, mỗi người chúng ta tự hỏi: về phần tôi, tôi đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này của đời tôi, con tim tôi đang hướng về điều gì? Lòng tôi có bị vướng vào những hành vi ám muội… ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị… thỏa mãn xác không? (x. Rm 13, 11-14) Trái tim tôi có bị nặng nề bởi những lo âu trần thế không? Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt sức ta, khiến ta không còn khả năng mở lòng mình ra với Chúa và tha nhân? Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim. Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất, nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao. Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Anh em biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy” (Rm 13, 11).
Isaia đã khuyên nhà Giacóp, hãy đi trong ánh sáng của Chúa (x.Is 2,2). Thánh Phaolô cũng bảo, hãy từ bỏ công việc của đêm tối và mặc lấy mã giáp của sự sáng (x.Rm 13,13). Vì Chúa đã đến trong thế gian khi Ngài giáng sinh làm người
Chúa Giêsu dạy chúng ta “hãy tỉnh thức”. Vậy mỗi người chúng ta đây hãy thức tỉnh và cầu nguyện, để khi Con Người là Đức Giêsu ngự đến trên mây trời, Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế sẵn sàng, đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ “đầy ân sủng”, Mẹ đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, xin giúp chúng con cởi mở tâm hồn đón nhận Chúa Giêsu Con Mẹ.
Lạy Ðấng Cứu Thế là Vua Hòa Bình xin ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 24, 37-44)
Hôm nay, ngày 27 tháng 11 năm 2022, chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng, mùa của sự chờ đợi chất chứa niềm vui và hy vọng. Bởi mùa này, từ phụng vụ lễ ca cho đến khung cảnh bên ngoài gợi lên trong ta những tâm tình chứa đầy niềm hy vọng và sự chờ đợi thánh thiêng, khiến tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên với niềm vui mong chờ Chúa đến và cầu xin tha thiết: “Maranatha – Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi”, hơn thế nữa theo dân Do Thái kêu van: “Xin Ngài xé tầng trời mà ngự xuống” (Is 63,19).
Trong lịch phụng vụ Công Giáo, Mùa Vọng kéo dài bốn tuần và mỗi Chúa nhật với tên gọi truyền thống đặc thù của nó gồm những lời đầu tiên của bài thánh ca mở đầu :
- Chúa nhật I Mùa Vọng : Ad Te levavi... (= Con nâng tâm hồn con lên tới Chúa, lạy Chúa… )
- Chúa nhật II Mùa Vọng : Populus Sion... (Này hỡi Dân Sion…)
- Chúa nhật III Mùa Vọng : Gaudete... (= Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa…)
- Chủ nhật IV Mùa Vọng : Rorate... (= Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa Đấng Công Chính...)
Mùa Vọng Giáo hội đang sống là sống với hai chiều kích: một là tưởng niệm biến cố Nhập thể làm người của Đức Giêsu Con Thiên Chúa khi sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria; hai là chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang để “phán xét kẻ sống và người chết”, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Đó là lý do chữ “chờ đợi” được người ta nhắc nhiều đến trong Mùa Vọng.
Phụng vụ lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa Mùa Vọng, cũng như về thái độ căn bản của người tín hữu trong Mùa này là hướng lòng chúng ta về Ngày "Con Người sẽ đến". Vì thế, Mùa Vọng khơi lại niềm tin về Ngày Chúa sẽ trở lại, để tất cả cuộc đời của chúng ta là Mùa Vọng, trông đợi "Ngày Chúa lại đến".
Cả đời chúng ta phải chờ Ngày Chúa trở lại. Nhưng để nuôi dưỡng lòng chờ đợi này, chúng ta cần làm sống lại mầu nhiệm Chúa đến trong xác thịt hầu khi thấy Chúa đã nhập làm người để thêm vững tin về việc Chúa sẽ trở lại.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta : “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào” (Mc 13,33). Đúng thế, trong cuộc đời có những giây phút quyết định. Khi nào thì sự ấy xảy đến? Chúng ta không hay biết. Ngay cả Thiên Chúa cũng không muốn mạc khải thời điểm chung cuộc của thế giới cho chúng ta. Chúng ta phải luôn tỉnh thức và đợi chờ. Chính Chúa Giêsu nhắc bảo chúng ta hãy tỉnh thức để sẵn sàng cho lần đến cuối cùng của Chúa (Mt 24, 37-44). Chúa đến sẽ giống như thời ông Nôe: “Thình lình đại hồng thủy đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy” (Mt 24, 37). Những điều Chúa loan báo trên đây thật quá bất ngờ, vì bất ngờ nên “phải tỉnh thức” là thượng sách.
Phải nói rằng, mỗi phút giây chúng ta sống là những thời khắc của ân sủng, để chờ đợi cách nghiêm túc với lòng yêu mến, chứ không phải là thời gian giải trí. Đây là lúc chuẩn bị cho sự hiệp thông với Thiên Chúa và Các Thánh trong cuộc sống mai ngày.
Cuộc sống luôn bắt đầu và lại bắt đầu. Thực tế, chúng ta phải đối mặt với những khoảnh khắc quyết định: mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây có thể là những phút giây quyết định. Trong cuộc sống nói chung, trong đời sống người Kitô hữu nói riêng, điều quan trọng chính là hoán cải, khoảnh khắc độc đáo này làm người ta nhớ đến mình, và khám phá ra điều Chúa đòi hỏi cách rõ ràng nhất, nhưng quan trọng và khó khăn hơn cả vẫn là tỉnh thức. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta : “ Các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến” (Mt 24, 44).
Bước vào Mùa Vọng năm nay, mỗi gia đình, mỗi người chúng ta tự hỏi: về phần tôi, tôi đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này của đời tôi, con tim tôi đang hướng về điều gì? Lòng tôi có bị vướng vào những hành vi ám muội… ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị… thỏa mãn xác không? (x. Rm 13, 11-14) Trái tim tôi có bị nặng nề bởi những lo âu trần thế không? Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt sức ta, khiến ta không còn khả năng mở lòng mình ra với Chúa và tha nhân? Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim. Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất, nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao. Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Anh em biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy” (Rm 13, 11).
Isaia đã khuyên nhà Giacóp, hãy đi trong ánh sáng của Chúa (x.Is 2,2). Thánh Phaolô cũng bảo, hãy từ bỏ công việc của đêm tối và mặc lấy mã giáp của sự sáng (x.Rm 13,13). Vì Chúa đã đến trong thế gian khi Ngài giáng sinh làm người
Chúa Giêsu dạy chúng ta “hãy tỉnh thức”. Vậy mỗi người chúng ta đây hãy thức tỉnh và cầu nguyện, để khi Con Người là Đức Giêsu ngự đến trên mây trời, Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế sẵn sàng, đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ “đầy ân sủng”, Mẹ đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, xin giúp chúng con cởi mở tâm hồn đón nhận Chúa Giêsu Con Mẹ.
Lạy Ðấng Cứu Thế là Vua Hòa Bình xin ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hãy Sẵn Sàng
Lm. Thái Nguyên
14:58 23/11/2022
suy niem va cau nguyen CN 1 MV A
https://www.youtube.com/watch?v=kGsyhyErKkE&t=58s
HÃY SẴN SÀNG
Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A: Mt 24, 37- 44
Suy niệm
Mở đầu Mùa Vọng cho năm phụng vụ mới, trước tiên chúng ta nghe bài đọc của ngôn sứ Isaia: loan báo cho dân Ítraen về một viễn tượng huy hoàng ở cuối chân trời lịch sử: là Thiên Chúa sẽ qui tụ muôn dân để cho họ được hưởng hòa bình vĩnh cửu trong Nước Người (Is 2, 1-5). Và 700 năm sau lời tiên tri đó đã ứng nghiệm: Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Ngài là Hoàng Tử Bình An; Ngài đến để qui tụ và hợp nhất muôn dân, khởi đầu một Vương Quốc vĩnh hằng.
Để hướng tới ngày cuối cùng đó, Chúa Giêsu cũng đã nói về ngày quang lâm. Ngài cho biết:“Thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”, nghĩa là Chúa sẽ đến bất thình lình, vào ngày ta không ngờ, vào giờ ta không biết. Gia đình ông Nôê đã nghe Lời Chúa, đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận đại hồng thủy, nên đã được cứu thoát. Đang khi đó, những người khác chẳng quan tâm gì, họ cứ “ăn uống, cưới vợ lấy chồng”. Những bận tâm đó đã chiếm hết tâm trí họ. Dù ông Nôê có kể lại cho họ nghe lời cảnh báo của Chúa, thì họ cũng cho là chuyện viễn vông, nên cuối cùng đã tiêu vong. Thật ra, vẫn có những dấu chỉ Chúa cho biết trước (Mt 24,32-33), nhưng con người lại không muốn biết, hoặc nghĩ những gì xảy ra vẫn còn xa xăm.
Đức Giêsu còn đưa ra hai ví dụ: hai người cùng đang làm việc, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Như vậy, trong ngày Chúa tái lâm sẽ có sự phân rẽ, số phận loài người được phân thành hai hạng khác nhau: hạng người “được đem đi”, nghĩa là được tiếp nhận vào nơi hằng sống, và hạng người sẽ “bị bỏ lại”. Thật éo le! Một hoàn cảnh, hai số phận, vì một người có sự chuẩn bị, còn một người thì sống lơ là; một người tin, còn một người không tin; một người làm chỉ nhằm để kiếm tiền và sống thỏa thích cho riêng mình; một người làm với tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ và cho đi; tiền của không làm hoa mắt họ; lạc thú không làm xao động tâm hồn họ.
Đức Giêsu kết thúc bằng việc cho biết Ngài sẽ đến bất ngờ như kẻ trộm đột nhập vào nhà. Vì thế, Ngài mời gọi chúng ta hãy luôn sẵn sàng luôn trong từng giây phút sống. Thái độ sẵn sàng là “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” như ngôn sứ Isaia đã khuyên nhủ trong bài đọc 1 (Is 2,5). Thánh Phaolô trong bài đọc 2 cũng mời gọi chúng ta hãy sống tỉnh thức vì“đêm sắp tàn, ngày gần đến, chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng…” (Rm 13,11-14).
Phải luôn tỉnh thức vì ta dễ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế, tâm tim ta dễ bị trì vì những lo lắng trần gian. Cả những lo lắng chính đáng cũng có thể kéo ta đi xa, khiến ta mất khả năng dừng lại và quên đi lẽ sống đích thực. Thế giới hôm nay có nhiều thứ gây ngủ, gây nghiện, gây mê. Vì thế, tỉnh thức hay sẵn sàng là thái độ hiện sinh của người Kitô hữu để sống như Chúa muốn mình sống. Đó là một tâm thái rất bình an giữa cuộc đời đầy xáo trộn và lôi cuốn. Tập qui hướng về Chúa hay đặt mình trước mặt Chúa trong mọi lúc, giúp ta dễ dàng sống tỉnh thức, là một cách để Chúa làm chủ mình trong mọi hành động.
Mùa Vọng không chỉ là thời gian chờ mừng lễ Giáng sinh, để cử hành biến cố Chúa đã đến, mà nhất là chờ đợi Chúa sẽ đến. Ngày đó xem ra là một ngày đáng sợ, không vì những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra, nhưng còn là ngày Chúa đến phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tuy nhiên, đối với người Kitô hữu, ngày đó là ngày toàn thắng và vinh quang của Đức Giêsu, cũng là ngày vui mừng của những người được cứu chuộc; là ngày hoan hỉ của cả vũ trụ vật chất được giải phóng (Rm 8, 19). Nói cách khác, ngày quang lâm hay tận thế chính là ngày hoàn tất công trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, ngày mà cánh cửa thiên quốc mở ra, ngày của trời mới đất mới, nên lòng chúng ta đầy hy vọng.
Càng hy vọng, ta càng an vui để sống đẹp từng giây phút hiện tại, là sống toàn tâm toàn ý trong từng công việc, từng bổn phận, từng mối liên hệ, với tâm hồn đầy yêu mến. Thánh Phaolô đã lưu ý chúng ta: “Lúc này là lúc thuận tiện. Hôm nay là ngày cứu độ” (2Cr 6, 2). Hôm nay là của Chúa, giây phút hiện tại này là vĩnh cửu. Trong các bí tích, Thiên Chúa tự hiến cho ta một cách đặc biệt, nhưng mọi khoảnh khắc hiện tại đều trao ban Thiên Chúa cho ta. Hiện tại cũng là bí tích thường hằng, là dấu chỉ sự hiện diện sống động của Thiên Chúa, nên mọi lãng phí thời gian đều là phạm thánh. Tận dụng mọi giây phút để sống thuộc về Chúa, chính là cuộc hiện sinh, sẽ làm thành cuộc sống trường sinh.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Con không biết ngày nào Chúa quang lâm,
nhưng Chúa kêu mời con hãy sẵn sàng,
đừng để đời sống mình bị ngổn ngang,
đừng chạy theo những lo toan tính toán,
khiến cuộc đời vướng mắc những đa đoan,
kẻo ngày mai Chúa đến phải bàng hoàng.
Xin cho con chú tâm trong mọi lúc,
để nhận ra Chúa trong từng giây phút,
là Đấng vẫn thường đến với chúng con,
trong từng biến cố trong từng sự việc.
Mùa vọng là thời gian rất đặc biệt,
để cho con tập sống trong đợi chờ,
vì rằng Chúa sẽ đến thật bất ngờ,
con tỉnh thức sẽ không phải lo sợ.
Con tin ngày Chúa đến thật huy hoàng,
vì là ngày Chúa chiến thắng vinh quang,
ngày con người và vũ trụ được giải thoát,
ngày mà trời mới đất mới sẽ mở ra,
để chúng con được vào nơi vĩnh cửu,
hưởng an bình và hạnh phúc thiên thu.
Nghĩ đến cái chết giúp con biết sống,
biết cùng nhau xây dựng thế giới này,
sống công bình và bác ái yêu thương,
là hành trình con bước tới Thiên Đường.
Xin cho con gạt bỏ những vấn vương,
đừng đa mang vướng mắc chốn tình trường,
đừng bị ru ngủ bởi vui thú phù du,
không dại dột theo đường xưa lối cũ.
Xin cho tâm hồn con luôn thanh thoát,
luôn sống trong một tâm thế sẵn sàng,
để rồi ngày Chúa đến thật hân hoan,
con vui sướng ngập tràn trong ánh sáng. Amen.
https://www.youtube.com/watch?v=kGsyhyErKkE&t=58s
HÃY SẴN SÀNG
Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A: Mt 24, 37- 44
Suy niệm
Mở đầu Mùa Vọng cho năm phụng vụ mới, trước tiên chúng ta nghe bài đọc của ngôn sứ Isaia: loan báo cho dân Ítraen về một viễn tượng huy hoàng ở cuối chân trời lịch sử: là Thiên Chúa sẽ qui tụ muôn dân để cho họ được hưởng hòa bình vĩnh cửu trong Nước Người (Is 2, 1-5). Và 700 năm sau lời tiên tri đó đã ứng nghiệm: Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Ngài là Hoàng Tử Bình An; Ngài đến để qui tụ và hợp nhất muôn dân, khởi đầu một Vương Quốc vĩnh hằng.
Để hướng tới ngày cuối cùng đó, Chúa Giêsu cũng đã nói về ngày quang lâm. Ngài cho biết:“Thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy”, nghĩa là Chúa sẽ đến bất thình lình, vào ngày ta không ngờ, vào giờ ta không biết. Gia đình ông Nôê đã nghe Lời Chúa, đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận đại hồng thủy, nên đã được cứu thoát. Đang khi đó, những người khác chẳng quan tâm gì, họ cứ “ăn uống, cưới vợ lấy chồng”. Những bận tâm đó đã chiếm hết tâm trí họ. Dù ông Nôê có kể lại cho họ nghe lời cảnh báo của Chúa, thì họ cũng cho là chuyện viễn vông, nên cuối cùng đã tiêu vong. Thật ra, vẫn có những dấu chỉ Chúa cho biết trước (Mt 24,32-33), nhưng con người lại không muốn biết, hoặc nghĩ những gì xảy ra vẫn còn xa xăm.
Đức Giêsu còn đưa ra hai ví dụ: hai người cùng đang làm việc, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Như vậy, trong ngày Chúa tái lâm sẽ có sự phân rẽ, số phận loài người được phân thành hai hạng khác nhau: hạng người “được đem đi”, nghĩa là được tiếp nhận vào nơi hằng sống, và hạng người sẽ “bị bỏ lại”. Thật éo le! Một hoàn cảnh, hai số phận, vì một người có sự chuẩn bị, còn một người thì sống lơ là; một người tin, còn một người không tin; một người làm chỉ nhằm để kiếm tiền và sống thỏa thích cho riêng mình; một người làm với tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ và cho đi; tiền của không làm hoa mắt họ; lạc thú không làm xao động tâm hồn họ.
Đức Giêsu kết thúc bằng việc cho biết Ngài sẽ đến bất ngờ như kẻ trộm đột nhập vào nhà. Vì thế, Ngài mời gọi chúng ta hãy luôn sẵn sàng luôn trong từng giây phút sống. Thái độ sẵn sàng là “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” như ngôn sứ Isaia đã khuyên nhủ trong bài đọc 1 (Is 2,5). Thánh Phaolô trong bài đọc 2 cũng mời gọi chúng ta hãy sống tỉnh thức vì“đêm sắp tàn, ngày gần đến, chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng…” (Rm 13,11-14).
Phải luôn tỉnh thức vì ta dễ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế, tâm tim ta dễ bị trì vì những lo lắng trần gian. Cả những lo lắng chính đáng cũng có thể kéo ta đi xa, khiến ta mất khả năng dừng lại và quên đi lẽ sống đích thực. Thế giới hôm nay có nhiều thứ gây ngủ, gây nghiện, gây mê. Vì thế, tỉnh thức hay sẵn sàng là thái độ hiện sinh của người Kitô hữu để sống như Chúa muốn mình sống. Đó là một tâm thái rất bình an giữa cuộc đời đầy xáo trộn và lôi cuốn. Tập qui hướng về Chúa hay đặt mình trước mặt Chúa trong mọi lúc, giúp ta dễ dàng sống tỉnh thức, là một cách để Chúa làm chủ mình trong mọi hành động.
Mùa Vọng không chỉ là thời gian chờ mừng lễ Giáng sinh, để cử hành biến cố Chúa đã đến, mà nhất là chờ đợi Chúa sẽ đến. Ngày đó xem ra là một ngày đáng sợ, không vì những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra, nhưng còn là ngày Chúa đến phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tuy nhiên, đối với người Kitô hữu, ngày đó là ngày toàn thắng và vinh quang của Đức Giêsu, cũng là ngày vui mừng của những người được cứu chuộc; là ngày hoan hỉ của cả vũ trụ vật chất được giải phóng (Rm 8, 19). Nói cách khác, ngày quang lâm hay tận thế chính là ngày hoàn tất công trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, ngày mà cánh cửa thiên quốc mở ra, ngày của trời mới đất mới, nên lòng chúng ta đầy hy vọng.
Càng hy vọng, ta càng an vui để sống đẹp từng giây phút hiện tại, là sống toàn tâm toàn ý trong từng công việc, từng bổn phận, từng mối liên hệ, với tâm hồn đầy yêu mến. Thánh Phaolô đã lưu ý chúng ta: “Lúc này là lúc thuận tiện. Hôm nay là ngày cứu độ” (2Cr 6, 2). Hôm nay là của Chúa, giây phút hiện tại này là vĩnh cửu. Trong các bí tích, Thiên Chúa tự hiến cho ta một cách đặc biệt, nhưng mọi khoảnh khắc hiện tại đều trao ban Thiên Chúa cho ta. Hiện tại cũng là bí tích thường hằng, là dấu chỉ sự hiện diện sống động của Thiên Chúa, nên mọi lãng phí thời gian đều là phạm thánh. Tận dụng mọi giây phút để sống thuộc về Chúa, chính là cuộc hiện sinh, sẽ làm thành cuộc sống trường sinh.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Con không biết ngày nào Chúa quang lâm,
nhưng Chúa kêu mời con hãy sẵn sàng,
đừng để đời sống mình bị ngổn ngang,
đừng chạy theo những lo toan tính toán,
khiến cuộc đời vướng mắc những đa đoan,
kẻo ngày mai Chúa đến phải bàng hoàng.
Xin cho con chú tâm trong mọi lúc,
để nhận ra Chúa trong từng giây phút,
là Đấng vẫn thường đến với chúng con,
trong từng biến cố trong từng sự việc.
Mùa vọng là thời gian rất đặc biệt,
để cho con tập sống trong đợi chờ,
vì rằng Chúa sẽ đến thật bất ngờ,
con tỉnh thức sẽ không phải lo sợ.
Con tin ngày Chúa đến thật huy hoàng,
vì là ngày Chúa chiến thắng vinh quang,
ngày con người và vũ trụ được giải thoát,
ngày mà trời mới đất mới sẽ mở ra,
để chúng con được vào nơi vĩnh cửu,
hưởng an bình và hạnh phúc thiên thu.
Nghĩ đến cái chết giúp con biết sống,
biết cùng nhau xây dựng thế giới này,
sống công bình và bác ái yêu thương,
là hành trình con bước tới Thiên Đường.
Xin cho con gạt bỏ những vấn vương,
đừng đa mang vướng mắc chốn tình trường,
đừng bị ru ngủ bởi vui thú phù du,
không dại dột theo đường xưa lối cũ.
Xin cho tâm hồn con luôn thanh thoát,
luôn sống trong một tâm thế sẵn sàng,
để rồi ngày Chúa đến thật hân hoan,
con vui sướng ngập tràn trong ánh sáng. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:59 23/11/2022
6. Người yêu mến Thiên Chúa thì như chạy như bay, trong lòng an vui, tự chủ tự tại, những việc thế tục không thể trói họ lại được.
(Sách Gương Đức Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:01 23/11/2022
59. GIỮA VỢ CHỒNG
Chồng:
- “Tôi thật là hối hận khi lấy bà, trước kia tại sao tôi lại ngu như thế?”
Vợ:
- “Đúng rồi, trước đây tại sao tôi không chú ý đến tại sao ông ngu như vậy !”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tứ 59:
Hôn nhân là chuyện lâu dài, cả một đời người chứ không phải một hai ngày ăn ở với nhau; hôn nhân là chuyện trọng đại chứ không phải là chuyện tình cảm bạn bè khi vui thì tìm nhau khi đụng chuyện không vui thì tránh nhau.
Vì là chuyện ở đời với nhau nên hai người nam nữ trước khi kết hôn thì cần phải tìm hiểu nhau cho thật kỷ, bởi vì điều cần thiết khi tìm hiểu nhau là cần có một tâm hồn chân thành và sự tin tưởng lẫn nhau. Tìm hiểu nhau để biết tính tình và cá tính của nhau, để biết ưu khuyết điểm của nhau, để chấp nhận nhau sau này…
Nếu đã tìm hiểu nhau và thật tình yêu thương nhau thì chồng sẽ không nói hai chữ hối hận khi với vợ mình, và người vợ cũng sẽ không nói câu: chú ý đến cái ngu của chồng.
Hai đặc tính cốt yếu của hôn nhân công giáo là: một vợ một chồng và bất khả phân ly. Cho nên khi đã kết hôn với nhau rồi thì họ sẽ dùng tình yêu của mình để chấp nhận và kiên nhẫn những khuyết điểm của nhau, bởi cả hai không còn là hai nữa, nhưng là một trong đời sống hôn nhân gia đình. Đó chính là hôn nhân và tình yêu chân chính vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chồng:
- “Tôi thật là hối hận khi lấy bà, trước kia tại sao tôi lại ngu như thế?”
Vợ:
- “Đúng rồi, trước đây tại sao tôi không chú ý đến tại sao ông ngu như vậy !”
(Tiếu thoại đại tập hợp)
Suy tứ 59:
Hôn nhân là chuyện lâu dài, cả một đời người chứ không phải một hai ngày ăn ở với nhau; hôn nhân là chuyện trọng đại chứ không phải là chuyện tình cảm bạn bè khi vui thì tìm nhau khi đụng chuyện không vui thì tránh nhau.
Vì là chuyện ở đời với nhau nên hai người nam nữ trước khi kết hôn thì cần phải tìm hiểu nhau cho thật kỷ, bởi vì điều cần thiết khi tìm hiểu nhau là cần có một tâm hồn chân thành và sự tin tưởng lẫn nhau. Tìm hiểu nhau để biết tính tình và cá tính của nhau, để biết ưu khuyết điểm của nhau, để chấp nhận nhau sau này…
Nếu đã tìm hiểu nhau và thật tình yêu thương nhau thì chồng sẽ không nói hai chữ hối hận khi với vợ mình, và người vợ cũng sẽ không nói câu: chú ý đến cái ngu của chồng.
Hai đặc tính cốt yếu của hôn nhân công giáo là: một vợ một chồng và bất khả phân ly. Cho nên khi đã kết hôn với nhau rồi thì họ sẽ dùng tình yêu của mình để chấp nhận và kiên nhẫn những khuyết điểm của nhau, bởi cả hai không còn là hai nữa, nhưng là một trong đời sống hôn nhân gia đình. Đó chính là hôn nhân và tình yêu chân chính vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một trọng tâm mới
Lm Minh Anh
23:59 23/11/2022
MỘT TRỌNG TÂM MỚI
“Người ta sợ hãi kinh hồn, chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, các tầng trời rung chuyển!”.
Lường trước cái chết sắp đến của mình, một học giả ở thế kỷ thứ ba viết cho một người bạn: “Đó là một thế giới tồi tệ, vô cùng tồi tệ! Nhưng tôi khám phá ra ở giữa nó một cộng đồng thầm lặng và thánh thiện gồm những con người đã có một bí mật tuyệt vời. Họ đã tìm thấy một niềm vui gấp ngàn lần bất kỳ niềm vui nào trong cuộc sống tội lỗi của thế giới. Họ bị coi thường, chịu bắt bớ, nhưng họ không quan tâm. Làm chủ cuộc sống mình, họ vượt qua cả thế giới. Đó là các Kitô hữu, và tôi là một trong số họ! Chúng tôi có Chúa Kitô, ‘một trọng tâm mới’ của đời sống!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúng tôi có Chúa Kitô, ‘một trọng tâm mới’ của đời sống!”. Đó cũng là những gì chúng ta ước ao cho nhau trong suốt cuộc đời này. Tin Mừng hôm nay nói đến ngày Giêrusalem thất thủ; cùng lúc nói đến ngày cùng tận của thế giới; qua đó, chúng ta nhớ đến ngày cùng tận của mình, một ngày chắc chắn sẽ tới, dù không ai biết khi nào. Qua những gì được báo trước, Chúa Giêsu dạy chúng ta đặt niềm tin vào Ngài, hãy chọn Ngài như ‘một trọng tâm mới’ của đời sống!
Ngay trong thời đại hôm nay, chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh hoành hành khắp nơi, và chúng ta tự hỏi, tại sao thế giới một đôi khi lại là một nơi tồi tệ đến thế; tại sao cuộc sống không thể dễ dàng hơn? Tại sao nhiều người vô tội phải chịu đựng và Thiên Chúa xem ra xa vắng? Than ôi! Chính Thiên Chúa, Ngài cũng đã đặt ra những câu hỏi tương tự. Tất cả những điều ác chúng ta đang chứng kiến đều bắt nguồn từ tội nguyên tổ, từ sự sa ngã của Ađam. Đối với tất cả những đau khổ này, nhất định đó không phải là kế hoạch của Thiên Chúa - nhưng chúng ta biết chắc một điều, chính Thiên Chúa cho phép chúng xảy ra. Ngài cho phép chúng xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của con người; Ngài cho phép vì Ngài biết, Ngài có thể rút ra điều tốt từ nó; qua đó, Ngài muốn hướng chúng ta vào ‘một trọng tâm mới’, chính Ngài. Vậy tôi sử dụng tự do của mình thế nào? Tôi có đủ đức tin nơi Chúa Kitô để lạc quan không?
Với Chúa Giêsu, Giêrusalem thất thủ không có nghĩa là Chúa đã bỏ rơi thành! Thế giới đau khổ không phải là Thiên Chúa đã lãng quên con người. Hơn thế nữa, trọng tâm của tôn giáo sẽ không còn là đền thờ; đúng hơn, đền thờ mới là chính Chúa Kitô, Ngài là ‘một trọng tâm mới’. Ngài thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Nhà tạm sẽ là trung tâm mới của sự chú ý. Có mấy linh hồn nắm được chân lý đó! Sau hơn 2.000 năm, Chúa Giêsu vẫn khiêm nhường, để mình được cất trong các nhà tạm. Sự thật đó có ảnh hưởng đến cách thức tôi đến với Ngài mỗi khi bước vào nhà thờ? Tôi có bước vào đó với tình trạng thích hợp của trái tim và tâm trí không?
Anh Chị em,
“Người ta sợ hãi kinh hồn”. Phải, người ta sợ hãi kinh hồn, nhưng chúng ta thì không! Việc trung thành đi theo Chúa Kitô mang lại cho chúng ta sự bảo đảm tốt nhất rằng, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa. Chúa Kitô sẽ có ý nghĩa về mọi thứ vào cuối cuộc đời của mỗi người. Tất cả những cuộc đấu tranh của chúng ta để sống theo Phúc Âm sẽ rất đáng giá. Vào ngày cuối cùng, chúng ta có thể hối tiếc về nhiều điều, nhưng sẽ không bao giờ hối tiếc về những gì chúng ta đã làm cho Chúa Kitô khi nhìn nhận Ngài là ‘một trọng tâm mới’. Sự thật đó có hướng dẫn cuộc sống của chúng ta mỗi ngày không? Mỗi ngày, trong các nhà chầu, Ngài đang chờ đợi chúng ta; Ngài đang muốn lắng nghe mọi vui buồn nhân thế của từng ngày sống từ mỗi người chúng ta. Hãy đến với Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con nhìn mọi thứ bằng đôi mắt của Chúa. Cho con thấy những gì thực sự có giá trị và những gì là phù du khi con có Chúa, ‘một trọng tâm mới’ cho cuộc đời mình!”, Amen
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bác sĩ của đội túc cầu Atletico Madrid được gọi đến Rôma để điều trị chấn thương đầu gối của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
16:59 23/11/2022
Bác sĩ José María Villalón, người đứng đầu các dịch vụ y tế của gã khổng lồ túc cầu Tây Ban Nha Atletico Madrid, đã được gọi đến để giúp đỡ Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề đầu gối lâu năm, mạng phát thanh COPE của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã đưa tin trên cổng thông tin của mình.
Đức Giáo Hoàng thường xuyên phải sử dụng xe lăn hoặc chống gậy vì vấn đề này.
COPE cho biết Bác sĩ Villalón đã được gọi đến để xem liệu anh ta có thể đưa ra các giải pháp không liên quan đến phẫu thuật hay không.
COPE dẫn lời Villalón cho biết, Đức Giáo Hoàng là “một bệnh nhân rất quyến rũ và rất bướng bỉnh theo nghĩa là ngài không muốn một số đề xuất phẫu thuật”.
Vị bác sĩ Tây Ban Nha nói rằng anh ấy cảm thấy “lo lắng” về “trách nhiệm” trong việc đưa một “nhân vật thế giới” trở lại hình dạng ban đầu.
Anh ấy nói rằng có thêm những khó khăn vì Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là một bệnh nhân bình thường và có một lịch trình hoạt động bận rộn.
“Nhưng tôi lạc quan,” anh nói. “Đức Giáo Hoàng có thể được giúp đỡ”.
Source:ANSA
Linh mục Công Giáo bị bắt cóc ở Enugu trong giờ cầu nguyện
Đặng Tự Do
17:01 23/11/2022
Cha Victor Ishiwu, Linh mục quản xứ của Nhà thờ Công Giáo Thánh Jude ở Eburummiri, Ibagwa-Aka, trong khu vực chính quyền địa phương phía Nam Igbo-Eze của Bang Enugu, Nigeria đã bị bắt cóc vào đầu giờ thứ Bảy, khi đang cầu nguyện.
Tờ Vanguard cho biết những kẻ bắt cóc đã xông vào sân nhà thờ vào tảng sáng và bắt đầu bắn chỉ thiên.
Các tín hữu, bao gồm cả Cha Ishiwu, chạy trốn và phân tán đến các địa điểm khác nhau.
Tuy nhiên, theo lời kể của một nhân chứng, những kẻ bắt cóc, những kẻ được cho là nói tiếng Anh bình dân và tiếng Fulani, đã theo dấu vị giáo sĩ đến nhà xứ và đe dọa sẽ đốt các cơ sở của nhà thờ nếu ngài không chịu ra ngoài.
Người ta còn biết thêm rằng khi giáo sĩ từ chối nghe theo lời cảnh báo của họ, những kẻ bắt cóc được cho là đã xông vào nhà xứ thông qua nhà nguyện của nhà thờ.
Họ được cho là đã đưa vị linh mục đến một địa điểm cảnh sát chưa xác định.
Khi được liên lạc, phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Bang Enugu, Daniel Ndukwe, cho biết ông vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết về vụ việc.
“Xin vui lòng, tôi vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết về vụ việc,” ông nói.
Source:Vangaurd
Mẹ hát con khen: Putin tuyên bố rằng những lời khôn ngoan của Thượng phụ Kirill củng cố sự gắn kết của xã hội
Đặng Tự Do
17:01 23/11/2022
Theo hãng tin Russia Today, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị của bài phát biểu sáng suốt của người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, vì nó có tác dụng củng cố và củng cố xã hội Nga.
Ông Putin đã phát biểu như trên khi chúc mừng sinh nhật Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga, và nói thêm: “Hãy nhận lời chúc mừng chân thành của tôi nhân ngày sinh nhật của ngài. Là mục tử của Giáo Hội Chính thống Nga, ngài hướng nỗ lực của mình vào việc bảo tồn các giá trị đạo đức và tinh thần truyền thống trong xã hội, điều phối các mối quan hệ giữa các tôn giáo và sắc tộc, đồng thời cải thiện sự hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước. Lời nói mục vụ khôn ngoan của bạn có tác dụng đoàn kết mọi người và hỗ trợ mọi người trong những lúc khó khăn và nghịch cảnh.”
Kirill sinh ngày 20 tháng 11, 1946 đã trở thành Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga vào ngày 1 tháng 2 năm 2009. Anh và Canada đã ra lệnh tịch thu các tài sản của Kirill mà họ ước tính lên đến 4 tỷ Mỹ Kim. Liên Hiệp Âu Châu cũng đưa ra một biện pháp tương tự nhưng vấp phải sự chống đối của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, một đồng minh thân cận của Putin.
Là một đồng minh thân cận của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, Kirill đã mô tả sự cai trị của Putin là “phép lạ của Chúa”. Theo Putin, cha của Kirill đã rửa tội cho ông. Sau khi Kirill ca ngợi cuộc xâm lược Ukraine của Nga, các giáo sĩ ở các giáo phận Chính thống giáo khác đã lên án nhận xét của Kirill. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nói rằng sự ủng hộ của Kirill dành cho Putin và cuộc chiến đã “làm tổn hại đến uy tín của toàn bộ Chính thống giáo.”
Đầu tháng Ba, Đức Phanxicô đã có cuộc nói chuyện với Thượng Phụ Kirill, Đức Thánh Cha kể lại với tờ Corriere della Sera hôm 2 tháng 5 như sau: “Tôi đã nói chuyện với Kirill trong 40 phút qua Zoom. Trong suốt 20 phút đầu tiên, với một tấm thiệp trên tay, ngài ấy đã đọc cho tôi tất cả những lời biện minh cho cuộc chiến. Tôi đã lắng nghe và nói với ngài: Tôi không hiểu gì về điều này. Anh à, chúng ta không phải là các giáo sĩ nhà nước, chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ của chính trị, mà phải sử dụng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Chúng ta là mục tử của cùng một dân thánh của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm cách tạo hòa bình, ngăn chặn ngọn lửa chiến tranh.”
Đức Phanxicô cũng nói rằng “Đức Thượng phụ không thể trở thành cậu bé giúp lễ của Putin,” và cuộc gặp thứ hai giữa hai vị, được dự định tổ chức vào ngày 14 tháng 6 tại Giêrusalem, đã bị hủy bỏ.
Source:nna-leb.gov.lb
Các nhà lãnh đạo Công Giáo phản ứng trước vụ nổ súng tại hộp đêm Colorado
Đặng Tự Do
17:02 23/11/2022
Các nhà lãnh đạo Công Giáo đã lên án vụ tấn công ngày 19 tháng 11 vào một hộp đêm LGBTQ ở Colorado Springs, Colorado, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và không dưới 25 người bị thương.
Bảy người trong số những người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội bao gồm Đức Tổng Giám Mục Denver, lãnh đạo các dòng tu, và một nhóm Công Giáo tiếp cận các thành viên của cộng đồng LGBTQ - cũng cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công và kêu gọi chấm dứt tội ác căm thù và sử dụng ngôn ngữ lên án những người trong cộng đồng LGBTQ.
Tay súng bị nghi ngờ, Anderson Lee Aldrich, 22 tuổi, phải đối mặt với cáo buộc giết người và tội ác căm thù vào ngày 21 tháng 11, một quan chức thực thi pháp luật nói với thông tấn xã AP, đồng thời cho biết thêm rằng nghi phạm đã sử dụng vũ khí bán tự động kiểu AR-15 trong vụ tấn công tại Câu lạc bộ trước khi anh ta bị khống chế bởi những người ở câu lạc bộ.
Trên trang Facebook của mình, câu lạc bộ cảm ơn “phản ứng nhanh chóng của những khách hàng anh hùng đã khuất phục tay súng và chấm dứt cuộc tấn công thù hận này” trong vòng vài phút sau khi tay súng bị cáo buộc nổ súng sau khi vào câu lạc bộ ngay trước nửa đêm ngày 19 tháng 11.
Đức Tổng Giám Mục Denver Samuel J. Aquila cho biết ngài “rất đau buồn trước hành động bi thảm và vô nghĩa này.”
Trong một tuyên bố ngày 20 tháng 11, ngài nói rằng “trong khi động cơ vẫn chưa rõ ràng, thì điều hiển nhiên là những vụ việc xấu xa như thế này đã trở nên quá phổ biến trong xã hội của chúng ta. Những hành động tùy tiện giết hại những con người vô tội phải bị xã hội dân sự lên án.”
Tương tự, Đức Cha James R. Golka của Colorado Springs, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 21 tháng 11 gọi vụ xả súng ở hộp đêm là “đặc biệt đáng lo ngại” vì kẻ xả súng “dường như nhắm vào các thành viên của cộng đồng LGBTQ.” Ông nói bất cứ lúc nào “các thành viên cụ thể của cộng đồng dân cư trở thành mục tiêu của bạo lực, tất cả chúng ta nên quan tâm.”
Đức Cha cũng lên tiếng chống lại bạo lực súng đạn và đề cập đến sự lo lắng và áp lực mà nhiều người đang cảm thấy kể từ sau đại dịch và kêu gọi bất kỳ ai đang gặp khó khăn hãy liên hệ với một linh mục từ nhà thờ của họ hoặc Tổ chức bác ái Công Giáo của Trung tâm Colorado.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đăng lại thông điệp của vị giám mục và cho biết các ngài và “cộng đồng Colorado Springs than khóc về hành động bạo lực này và cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng.”
Các Giám Mục cũng nhắc lại rằng cần phân biệt giữa khuynh hướng tự nhiên về đồng tính và hành vi đồng tính.
Một người được sinh ra với khuynh hướng tự nhiên hướng chiều về đồng tính thì đây không phải là lỗi của họ, nghĩa là họ không có tội vì có khuynh hướng tự nhiên này.
Sách giáo lý Công Giáo khoản 2357 cho biết: Họ cần được giáo dục, giúp đỡ và thông cảm để vượt thắng khuynh hướng tâm sinh lý bất bình thường đó. Chỉ những ai cố ý muốn thực hành những hành vi đồng phái tính mới có tội mà thôi, vì những hành vi này là “những hành vi thác loạn tự bản chất nghịch với luật tự nhiên vì chúng ngăn cản hành vi tính dục đưa đến đón nhận quà tặng sự sống.”
Source:CNS
Chính quyền Ukraine đột kích tu viện Chính thống giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa để thăm dò các hoạt động lật đổ
Đặng Tự Do
05:02 23/11/2022
Cơ quan an ninh Ukraine cho biết họ đã đột kích vào một tu viện Chính Thống Giáo lịch sử ở Kyiv hôm thứ Ba như một phần trong nỗ lực chống lại “các hoạt động lật đổ của các cơ quan đặc vụ Nga” bị nghi ngờ đang hoạt động ở nước này.
Cuộc đột kích vào tu viện Kyiv-Pechersk Lavra nhằm mục đích “ngăn chặn việc sử dụng Lavra như một cơ sở nằm vùng của 'thế giới Nga'“ và “sử dụng các cơ sở của Giáo Hội Chính thống Ukraine để che giấu các nhóm phá hoại và trinh sát, các công dân nước ngoài, cất giữ vũ khí, v.v,” Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết trong một tuyên bố.
Lavra là tu viện của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC – đó là một nhánh của Chính Thống Giáo ở Ukraine có truyền thống trung thành với Thượng phụ Kirill, lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga. Kirill là đồng minh thân cận của Vladimir Putin và là người ủng hộ cuộc chiến của ông với Ukraine. Vào tháng 5, UOC cắt đứt quan hệ với Mạc Tư Khoa và tuyên bố “độc lập hoàn toàn”.
Điện Cẩm Linh đã lên án cuộc đột kích và nói rằng đây là một ví dụ khác về sự thù địch của Ukraine đối với Chính thống giáo Nga.
“Phía Ukraine từ lâu đã có chiến tranh với Giáo hội Chính thống Nga,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
“Tôi muốn nói rằng đây có thể được coi là một mắt xích khác trong chuỗi hành động thù địch chống lại Chính thống giáo Nga.”
Thượng Phụ Kirill cũng phản ứng với cuộc đột kích, mô tả đó là một “hành động đe dọa”.
“Giáo Hội Chính thống Nga, phục vụ ở Nga, Ukraine và Belarus, đã là mục tiêu bị chính quyền vô thần tiêu diệt.”
“Chúng tôi cầu nguyện cho những người đồng đạo ở Kyiv-Pechersk Lavra, những người trở thành nạn nhân của tình trạng vô luật pháp, và chúng tôi kêu gọi tất cả những người quan tâm làm mọi thứ có thể để cuộc đàn áp chấm dứt, và ngôi đền cổ vẫn là nơi cầu nguyện cho hòa bình.”
Lavra được thành lập vào thế kỷ 11. Tu viện này là một nơi hành hương, và là một Di sản Thế giới của UNESCO. Nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất ở Kyiv.
Tưởng cũng nên biết thêm: Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Cẩm Linh tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là có thể thấy trước. Hiện nay họ vẫn tồn tại được là vì bọn cầm quyền cộng sản Nga đã đưa một số lớn di dân sang Ukraine. Đám con cháu người Nga, nhận tiền của Putin và Kirill, làm mọi cách để UOC tồn tại được.
Tháng 7 vừa qua, SBU đã bắt một linh mục người Nga, bạn cùng lớp với Thượng Phụ Kirill vì ông ta giữ 5 khẩu súng lục trong nhà xứ của mình. Linh mục giữ súng trái phép để làm gì? Vụ đột kích vào tu viện Lavra là một vấn đề nhạy cảm, nhưng có thể hiểu được. Cho đến nay, các quan chức tình báo của Ukraine vẫn chưa công bố đã tìm thấy gì trong tu viện Lavra hay không. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 23 tháng 11, tu viện đã được mở cửa hoạt động như bình thường.
Source:The Guardian
Những gì phương Tây không nhận ra là cuộc đàn áp Kitô giáo ngày càng tồi tệ
Đặng Tự Do
05:03 23/11/2022
Tổ chức Viện trợ Giáo hội Đau khổ phát hành báo cáo mới “Bị bách hại và Lãng quên?” nói rằng một số tình huống đã đạt đến mức độ diệt chủng: “Một phần của vấn đề là nhận thức sai lầm về văn hóa ở phương Tây tiếp tục phủ nhận một thực tế là Kitô hữu vẫn là nhóm tín ngưỡng bị đàn áp quyết liệt nhất.”
“Thế giới đã quay lưng lại với Nigeria. Một cuộc diệt chủng đang diễn ra, nhưng không ai quan tâm,” cha Andrew Adeniyi Abayomi, cha phó của Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Owo, Bang Ondo, Nigeria nhận xét cay đắng như trên.
Điều gì đã khiến ngài xác tín rằng một cuộc diệt chủng đang diễn ra ở Nigeria? Trước hết, ngài đã sống sót sau cuộc tấn công vào nhà thờ của mình vào Chúa Nhật Lễ Hiện xuống vừa qua, khi các tay súng giết chết ít nhất 40 giáo dân trong Thánh lễ. Ngài nói rằng mặc dù cuộc tấn công kéo dài 20 phút đau đớn, trong khi ngài che chắn cho những đứa trẻ đang sợ hãi và những người khác trong phòng thánh, “ nhân viên an ninh và cảnh sát gần đó đã không đến giải cứu chúng tôi” Cha Abayomi viết như trên trong lời tựa báo cáo mới có nhan đề “Bị bách hại và Lãng quên? Báo cáo về các Kitô hữu bị áp bức vì Đức tin của họ 2020-22” của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN.
ACN, một tổ chức bác ái Công Giáo phục vụ các nhu cầu mục vụ và nhân đạo của Giáo hội đang bị đàn áp và đau khổ, báo cáo rằng hơn 7,600 Kitô hữu đã bị giết ở Nigeria trong giai đoạn được xem xét từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022.
“Các Kitô hữu bị giết trên khắp Phi Châu, các nhà thờ của họ bị tấn công và các ngôi làng bị san bằng,” Cha. Abayomi nói. “Ở Pakistan, họ bị giam giữ một cách bất công vì tội báng bổ. Các cô gái Kitô chưa đủ tuổi bị bắt cóc, hãm hiếp, buộc phải cải đạo và kết hôn với những người đàn ông trung niên ở các quốc gia như Ai Cập, Mozambique và Pakistan. Ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các chính phủ độc tài đè bẹp các tín hữu dưới chân, theo dõi mọi hành động của họ.”
Báo cáo mới cho biết tại 75% các quốc gia được khảo sát, tình trạng áp bức hoặc bách hại các Kitô hữu đã gia tăng trong giai đoạn được xem xét. ACN nói rằng ở Á Châu, chủ nghĩa độc đoán của nhà nước là nhân tố quan trọng gây ra sự đàn áp tồi tệ hơn đối với các Kitô hữu ở Miến Điện, Trung Quốc, Việt Nam và các nơi khác.
Các Kitô hữu Trung Quốc đang phải đối đầu với cuộc đàn áp tồi tệ nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa. Các nhà thờ do nhà nước quản lý đang bị giám sát gắt gao, người dưới 18 tuổi bị cấm đến nơi thờ phượng, chia sẻ tài liệu tôn giáo trực tuyến bị cấm và các nhà thờ được yêu cầu trưng bầy hình ảnh của Tập Cận Bình và các biểu ngữ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc bên cạnh - hoặc đôi khi thay thế hẳn cho các hình ảnh tôn giáo. Không có một giám mục hoặc linh mục Công Giáo nào trong tù trước thỏa thuận được trả tự do.
Tệ hơn nữa, một số giáo sĩ Công Giáo đã bị bắt kể từ khi có thỏa thuận này - và vì thỏa thuận này một số giám mục trung thành với Rôma trong nhiều thập niên đã bị buộc phải nghỉ hưu nhường chỗ cho các ứng viên ưa thích của Bắc Kinh. Chỉ hai tháng sau khi thỏa thuận được công bố, Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵祝敏) của Ôn Châu đã bị bắt lần thứ năm trong hai năm. Vào tháng Giêng năm 2020, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦) của Mân Đông - người đã bị giáng chức xuống vị trí Giám Mục Phụ Tá để nhường chỗ cho một giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm - đã bị chính quyền buộc phải rời khỏi nơi cư trú của ngài nơi đã bị đóng cửa. Kết cục, ngài đã ngủ ở ngưỡng cửa văn phòng nhà thờ của mình; sau khi quốc tế phản đối kịch liệt, ngài đã được phép trở lại căn hộ của mình, nhưng với các tiện ích bị cắt giảm.
Vào tháng 6 năm 2020, Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), Giám mục phó giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化), lại bị bắt đi – sau khi đã phải chịu 13 năm giam giữ. Nơi ở của ngài vẫn chưa được biết. Vào ngày 21 tháng 5 năm 2021, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱) của Giáo phận Tân Hương ở tỉnh Hà Nam, một ngày sau khi họ bắt giữ bảy linh mục của ngài và một số lượng không xác định chủng sinh vì bị cáo buộc vi phạm các quy định mới của đất nước về các vấn đề tôn giáo. Ngài đã bị giam giữ kể từ đó và nơi ở của ngài cũng không rõ. Không ai biết hai vị giáo phẩm này đang được giam giữ ở đâu.
Năm nay, một trong những giám mục cao cấp và được kính trọng nhất của Giáo hội, Giám mục hưu trí 90 tuổi của Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đã bị bắt; ngài hiện đang bị xét xử.
Source:Aleteia
Thánh lễ Latinh tìm thấy một cử tọa người Mỹ mới, bất chấp chỉ thị của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
05:04 23/11/2022
Tờ New York Times có bài tường trình nhan đề “The Latin Mass Finds A New American Audience, Despite Pope’s Directives” nghĩa là “Thánh lễ Latinh tìm thấy một cử tọa người Mỹ mới, bất chấp chỉ thị của Đức Giáo Hoàng.”
“Tôi không nói tiếng Latinh […] Nhưng có cảm giác như mình đang kết nối nhiều hơn với Chúa.” Đây là điều mà một người Công Giáo đã nói với tờ New York Times trong một bài báo dài về việc ngày càng có nhiều tín hữu chọn tham dự thánh lễ được cử hành theo sách lễ năm 1962. Người phóng viên viết rằng những người Công Giáo này đôi khi sẵn sàng đi nhiều dặm để tìm một nhà thờ và một linh mục cử hành nghi thức mà cho đến gần đây được gọi là Hình thức Ngoại thường của Nghi lễ Rôma. Có 17,000 giáo xứ ở Hoa Kỳ và số nơi cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh đang gia tăng, tờ báo ghi nhận.
Dường như có ít nhất 600 địa điểm trong cả nước cử hành điều nhiều người mô tả là Thánh lễ “truyền thống”. Theo tờ New York Times, nghi lễ này thu hút những người theo chủ nghĩa truyền thống, các gia đình trẻ, những người mới cải đạo và cả những người chống lại Đức Phanxicô. Vị Giáo hoàng người Á Căn Đình đã cắt giảm đáng kể khả năng cử hành Thánh lễ Tridentinô trong khi người tiền nhiệm của ngài, là Đức Bênêđictô XVI, đã chọn đường lối cởi mở hơn về vấn đề này.
Bài báo lập luận rằng có một số lý do dẫn đến sự hồi sinh của Thánh lễ Latinh. Chẳng hạn, do đại dịch, các giáo xứ thông thường dường như vẫn đóng cửa lâu hơn, khiến một số người Công Giáo, mong muốn được sống lại những nghi thức phụng vụ đẹp đẽ, đã tìm kiếm những địa điểm mở cửa khác. Ngoài ra, nhiều tín hữu nói rằng họ đã phát hiện ra những người theo chủ nghĩa truyền thống và những người có ảnh hưởng đã hướng dẫn họ đến với Thánh lễ Latinh truyền thống. Một lý do khác giải thích tại sao nhiều người Công Giáo quay trở lại với truyền thống này là Giáo hội ở Mỹ ngày càng đặt câu hỏi về vai trò văn hóa và chính trị của mình trong một tình trạng thế giới khó khăn. Nhà báo New York Times báo cáo rằng nhiều cuộc khảo sát cho thấy các tín hữu thích Thánh lễ Latinh có quan điểm bảo thủ, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến phá thai và hôn nhân đồng tính. Bài báo cũng nhấn mạnh sự chia rẽ sâu sắc tồn tại trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì một số giám chức đã giảm đáng kể việc sử dụng sách lễ năm 1962 trong khi những người khác, chỉ thực hiện một chút các chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tự sắc Traditionis Custodes của ngài.
Source:New York Times
Bài Giáo Lý Hàng tuần của Đức Phanxicô về biện phân: Sự An Ủi
Vu Van An
14:24 23/11/2022
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung, thứ tư ngày 23 tháng 11, 2022, tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục nói về biện phân, nhấn mạnh đến sự an ủi. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về việc biện phân thần khí: làm thế nào để biện phân những gì đang xảy ra trong trái tim của chúng ta, trong linh hồn của chúng ta. Sau khi đã xem xét một số khía cạnh của sự buồn phiền – cái bóng tối ấy của linh hồn – hôm nay chúng ta hãy nói về niềm an ủi, vốn là ánh sáng của linh hồn, và là một yếu tố quan trọng khác để biện phân, và không nên coi là việc đương nhiên, bởi vì nó có thể tự dẫn đến hiểu lầm. Chúng ta phải hiểu an ủi là gì, cũng như chúng ta đã cố gắng hiểu rõ buồn phiền là gì.
An ủi thiêng liêng nghĩa là gì? Đó là việc trải nghiệm được niềm vui nội tâm, hệ ở việc người ta nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự; nó củng cố đức tin và đức cậy, cũng như khả năng làm điều tốt. Người trải nghiệm được sự an ủi không bỏ cuộc trước khó khăn, vì họ cảm nghiệm được một sự bình an mạnh hơn thử thách. Do đó, nó là một hồng ân lớn lao cho đời sống thiêng liêng và cho cuộc sống nói chung... Và trải nghiệm được niềm vui bên trong này.
An ủi là một chuyển động nội tâm chạm đến tận đáy lòng chúng ta. Nó không hào nhoáng nhưng nhẹ nhàng, tinh tế, như một giọt nước trên miếng bọt biển (x. Thánh Inhaxiô Loyola, Linh Thao, 335): con người cảm thấy được bao bọc trong sự hiện diện của Thiên Chúa, một cách luôn tôn trọng tự do của chính họ. Nó không bao giờ là một điều lạc điệu, cố gắng ép buộc ý chí của chúng ta, nó thậm chí không phải là một sự phớn phở sảng khoái thoáng qua: ngược lại, như chúng ta đã thấy, ngay cả nỗi đau - chẳng hạn vì tội lỗi của người ta - có thể trở thành một lý do để an ủi.
Chúng ta hãy nghĩ đến kinh nghiệm của Thánh Augustinô khi ngài nói với mẹ ngài là Thánh nữ Monica về vẻ đẹp của sự sống vĩnh cửu; hoặc nghĩ đến niềm vui trọn vẹn của Thánh Phanxicô, vốn liên kết với những hoàn cảnh rất khó chịu đựng; và chúng ta hãy nghĩ đến nhiều vị thánh đã có thể làm được những điều vĩ đại, không phải vì họ cho mình là tuyệt hảo và có khả năng, nhưng vì họ đã bị chinh phục bởi sự ngọt ngào êm đềm của tình yêu Thiên Chúa. Nó là sự bình an mà Thánh Inhaxiô đã ngạc nhiên ghi nhận nơi ngài khi đọc hạnh các thánh. Được an ủi là được bình an với Thiên Chúa, cảm thấy mọi sự được giải quyết trong bình an, mọi sự hài hòa trong chúng ta. Đó là sự bình an mà Thánh Edith Stein cảm thấy sau khi trở lại đạo; một năm sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, bà viết –chính Edith Stein cho biết điều này: «Khi tôi buông mình theo cảm giác này, từng chút một, một cuộc sống mới bắt đầu tràn ngập tôi và – không có bất cứ căng thẳng nào của ý chí tôi – thúc đẩy tôi hướng tới những thể hiện mới. Dòng sinh lực tuôn trào này dường như bắt nguồn từ một hoạt động và từ một sức mạnh không phải của tôi và sức mạnh đó, không gây ra bất cứ bạo lực nào đối với tôi, trở nên tích cực trong tôi» (Psychology and Spiritual Sciences [Tâm lý học và Khoa học Tâm linh], Città Nuova, 1996, 116). Nghĩa là, một nền hòa bình đích thực là một nền hòa bình làm nảy mầm những tâm tình tốt đẹp trong chúng ta.
Niềm an ủi trước nhất liên quan tới đức cậy, nó vươn tới tương lai, nó đưa chúng ta lên đường, nó cho phép chúng ta thực hiện những sáng kiến cho đến lúc đó vẫn luôn bị trì hoãn, hoặc thậm chí không tưởng tượng ra, chẳng hạn như Phép Rửa của Thánh Edith Stein.
Sự an ủi là một sự bình an như vậy nhưng không phải ngồi đó để tận hưởng nó, không, nó mang lại cho anh chị em sự bình an và lôi kéo anh chị em đến với Chúa và đưa anh chị em lên đường để làm sự việc, làm những điều tốt đẹp. Trong những lúc được an ủi, khi chúng ta được an ủi, chúng ta luôn cảm thấy muốn làm thật nhiều điều tốt. Thay vào đó, khi có một khoảnh khắc buồn phiền, chúng ta cảm thấy muốn rút lui vào chính mình và không làm gì cả... An ủi thúc đẩy anh chị em tiến tới, phục vụ người khác, xã hội, con người. Sự an ủi thiêng liêng không thể được "lái như lái máy bay" - bây giờ anh chị em không thể nói rằng sự an ủi đến, không, nó không thể được lái như lái máy bay - nó không thể được lập trình theo ý muốn, đó là một hồng ân của Chúa Thánh Thần: nó cho phép một sự quen thuộc với Thiên Chúa, một sự quen thuộc dường như hủy bỏ mọi phân cách. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, khi viếng thăm vương cung thánh đường Santa Croce in Gerusalemme, ở Rôma lúc 14 tuổi, đã chạm vào chiếc đinh được tôn kính ở đó, một trong những chiếc đinh đã đóng đinh Chúa Giêsu. Thánh Têrêxa cảm thấy sự dạn dĩ này như một phương tiện chuyên chở tình yêu và sự tự tin. Và rồi bà viết: «Tôi đã thực sự quá táo bạo. Nhưng Chúa nhìn thấy tận đáy lòng, Người biết rằng ý định của tôi là trong sáng [...]. Tôi đã hành động với Người như một đứa trẻ tin rằng mọi sự đều được phép và coi kho báu của Cha như của riêng mình" (Bản thảo tự truyện, 183). Sự an ủi là tự phát, nó khiến anh chị em làm mọi sự một cách tự nhiên, như thể chúng ta là những đứa trẻ. Trẻ em rất tự nhiên, và sự an ủi dẫn anh chị em trở nên tự phát với sự ngọt ngào, với chính sự bình an lớn lao. Một cô gái mười bốn tuổi cho chúng ta một mô tả tuyệt vời về sự an ủi thiêng liêng: người ta nhận thấy một cảm giác dịu dàng đối với Thiên Chúa, khiến người ta mạnh dạn ước muốn tham gia vào chính sự sống của Người, làm những gì đẹp lòng Người, vì chúng ta cảm thấy quen thuộc với Người, chúng ta cảm thấy nhà của Người là nhà của chúng ta, chúng ta cảm thấy được chào đón, được yêu thương, được phục hồi. Với niềm an ủi này, người ta không bỏ cuộc trước những khó khăn: thực vậy, với cùng một sự táo bạo, Têrêsa đã xin phép Đức Thánh Cha được vào Dòng Cát Minh, mặc dù còn quá trẻ, và ước nguyện của bà đã được lắng nghe. Điều đó có nghĩa gì? Điều đó có nghĩa là sự an ủi làm cho chúng ta mạnh dạn: khi chúng ta ở trong thời kỳ tăm tối, buồn phiền, chúng ta nghĩ rằng: “Tôi không có khả năng làm điều này”. Sự tuyệt vọng khiến anh chị em xuống tinh thần, khiến anh chị em nhìn mọi sự đều trở nên đen tối: "Không, tôi không làm được, tôi không làm đâu". Thay vào đó, trong những lúc được an ủi, anh chị em nhìn cùng những sự việc đó theo cách khác và nói: "Không, tôi sẽ tiến tới, tôi sẽ làm điều ấy". “Nhưng anh chị em có chắc không?” “Tôi cảm nhận được sức mạnh của Chúa và tôi tiến tới”. Và vì vậy, niềm an ủi thúc đẩy anh chị em tiến tới và làm những điều mà trong thời kỳ buồn phiền, anh chị em sẽ không thể làm được; thúc đẩy anh chị em thực hiện bước đầu tiên. Đó là vẻ đẹp của sự an ủi.
Nhưng chúng ta hãy cẩn thận. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng niềm an ủi đến từ Thiên Chúa với những niềm an ủi giả tạo. Điều gì đó tương tự xảy ra trong đời sống thiêng liêng với điều xảy ra trong các sản phẩm của con người: có bản gốc và có bản sao. Nếu sự an ủi đích thực giống như một giọt nước trên miếng bọt biển, nó mềm mại và gần gũi, sự bắt chước của nó to hơn và sặc sỡ hơn, chúng là sự nhiệt tình thuần túy, chúng là những tia chớp nhoáng, không có thực chất, chúng dẫn đến sự thu mình vào chính mình và không quan tâm đến những người khác. Sự an ủi giả dối cuối cùng khiến chúng ta trống rỗng, xa rời trung tâm hiện hữu của chúng ta. Vì lý do này, khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, bình yên, chúng ta có khả năng làm bất cứ điều gì. Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn sự yên bình đó với một sự nhiệt tình thoáng qua, bởi vì sự nhiệt tình này có đó hôm nay, nhưng rồi nó rơi rụng và biến mất dạng.
Đó là lý do tại sao phải có sự biện phân, ngay cả khi ta cảm thấy được an ủi. Bởi vì sự an ủi giả tạo có thể trở thành mối nguy hiểm nếu chúng ta tìm kiếm nó như một mục đích trong chính nó, một cách ám ảnh và quên Chúa. Như Thánh Bernard đã nói, người ta tìm kiếm sự an ủi của Thiên Chúa chứ không tìm kiếm Thiên Chúa của sự an ủi. Chúng ta phải tìm kiếm Chúa và Chúa, với sự hiện diện của Người, an ủi chúng ta, giúp chúng ta tiến bước. Và đừng tìm kiếm vị Thiên Chúa chỉ mang lại cho chúng ta sự an ủi ở đời này: không, điều này không đúng, chúng ta không nên quan tâm đến điều này. Đó là sự năng động của đứa trẻ mà chúng ta đã nói đến lần trước, đứa trẻ tìm kiếm cha mẹ mình chỉ để lấy đồ của họ chứ không tìm kiếm chính họ: nó tìm kiếm lợi ích của chính nó. “Thưa bố, thưa mẹ” Và trẻ em biết làm điều này thế nào, biết chơi thế nào..., khi gia đình chia rẽ, chúng có thói quen đến với người này và đến với người nọ, điều này không tốt, điều này không phải là an ủi, nhưng là lợi ích bản thân. Chúng ta cũng có nguy cơ sống mối liên hệ với Thiên Chúa một cách trẻ con, tìm kiếm tư lợi của mình, cố gắng hạ thấp Thiên Chúa thành một đối tượng để chúng ta sử dụng và tiêu thụ, đánh mất hồng ân đẹp nhất là chính Người. Như vậy, chúng ta tiến bước trong cuộc sống của mình, một cuộc sống diễn ra giữa sự an ủi của Thiên Chúa và sự đau buồn của tội lỗi thế gian, nhưng biết cách phân biệt khi nào nó là niềm an ủi phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng ban cho anh chị em bình an tận đáy linh hồn, khi nào nó là một sự nhiệt tình thoáng qua, vốn không xấu, nhưng không phải là niềm an ủi của Thiên Chúa.
VietCatholic TV
Cú bất ngờ: Crimea vừa bị tấn công. Chiến hạm Nga lũ lượt bỏ chạy. TV Nga kêu gọi tấn công Hoa Kỳ
VietCatholic Media
03:04 23/11/2022
1. Ukraine tấn công Crimea bằng máy bay không người lái
Sáng sớm ngày thứ Ba 22 tháng 11, còi báo động đã vang lên tại thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea, nơi Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.
Mikhail Razvozhayev, thống đốc Sevastopol do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, cho biết:
“Có một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Lực lượng phòng không của chúng tôi đang làm việc ngay bây giờ.”
Ông ta cho biết hai máy bay không người lái “đã bị bắn hạ”. Ông nói thêm rằng không có cơ sở hạ tầng dân sự nào bị hư hại, đồng thời kêu gọi mọi người bình tĩnh.
Sevastopol là trụ sở đặt hạm đội Hắc Hải của Nga. Một cư dân địa phương cho biết khói đen bốc lên cao như một tòa nhà 5 tầng với những tiếng nổ lớn.
Cuộc tấn công mới nhất của quân Ukraine diễn ra chỉ 5 ngày sau khi một cuộc tấn công r bằng tàu không người lái của Ukraine vào Novorossiysk, cách Crimea hàng trăm dặm ở miền nam nước Nga.
Hạm đội Hắc Hải đã chuyển nhiều hoạt động tàu ngầm của mình từ Sevastopol tới Novorssiysk sau khi căn cứ Sevastopol của họ ở Crimea bị Ukraine tấn công vào mùa hè.
Hải quân Nga đã đảm nhận vai trò quan trọng hơn trong việc tiếp tế cho lực lượng Nga ở Ukraine kể từ khi cầu Kerch bị hư hại vào tháng 10. Do đó, quân Ukraine tấn công cả vào Sevastopol và Novorossiysk.
Các cuộc tấn công nhắm vào bán đảo Crimea đã bắt đầu từ tháng 7, trong đó các cuộc tấn công vào tháng 10 được kể là nghiêm trọng nhất.
Vào ngày 1 tháng 10, đã xảy ra các vụ nổ tại sân bay quân sự Belbek gần Sevastopol, hệ thống phòng không được cho là đã bắn hạ một máy bay không người lái trong khu vực. Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 8 tháng 10, một vụ nổ đã xảy ra trên cầu Crimea. Nó khiến hai làn đường bị sập và một toa nhiên liệu trên một đoàn tàu đang di chuyển trên cầu đường sắt bốc cháy. Cuộc tấn công vào cây cầu được Putin tuyên bố là lý do dẫn đến cuộc tấn công hỏa tiễn dữ dội vào Ukraine. Vào ngày 27 tháng 10, một nhà máy điện ở Balaklava, vùng Sevastopol, được cho là đã bị tấn công, gây thiệt hại nhẹ và không có thương vong nào được báo cáo.
Vào ngày 29 tháng 10, Căn cứ Hải quân Sevastopol, do Nga chiếm đóng, đã bị tấn công bởi các máy bay không người lái và những chiếc tàu không người lái. Theo TASS, 9 máy bay không người lái và 7 tàu không người lái đã tham gia cuộc tấn công. Các nhà phân tích của GeoConfirmed tin rằng có từ sáu đến tám máy bay không người lái đã tham gia vào cuộc tấn công tàu Nga và chúng đã bắn trúng ít nhất ba tàu; hai máy bay không người lái của hải quân rất có thể đã bị phá hủy. Một trong những con tàu bị hư hại là Soái hạm Đô đốc Makarov, là soái hạm mới của Hạm đội Hắc Hải của Nga, thay cho tàu Moskva đã bị chìm.
Sau vụ tấn công, Nga đã đình chỉ tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải trong 4 ngày. Tuy nhiên, các tàu ngũ cốc tiếp tục đi từ Ukraine bất chấp thông báo của Nga. Thỏa thuận về xuất cảng ngũ cốc do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc bảo trợ sau đó đã được tái tục.
2. Vì sợ bị tấn công, Nga phải lùi các chiến hạm ra xa, chỉ còn giữ sáu tàu chiến ở Hắc Hải, tất cả đều không có hỏa tiễn Kalibr
Trong bản báo cáo sáng thứ Tư 23 tháng 11, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết sau các cuộc tấn công vào Novorssiysk và Sevastopol, đã có một sự tái phối trí đáng kể của Hạm đội Hắc Hải.
Nga chỉ còn giữ 6 tàu chiến ở Hắc Hải, không chiếc nào mang hỏa tiễn hành trình Kalibr. 5 tàu mang hỏa tiễn hành trình vẫn thường lảng vảng trong Hắc Hải đã lùi ra Địa Trung Hải vì sợ bị các tàu không người lái của Ukraine tấn công.
Ông nói: “Sáu tàu địch đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở Hắc Hải. Ở Biển Azov, kẻ thù tiếp tục kiểm soát thông tin liên lạc trên biển bằng cách giữ hai tàu trực chiến. Có 10 tàu địch ở Địa Trung Hải, 5 trong số đó mang theo tổng cộng 76 hỏa tiễn hành trình Kalibr”.
Nga tiếp tục vi phạm Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, gọi tắt là SOLAS, mà nước này đã ký năm 1974 khi tắt hệ thống nhận dạng tự động, gọi tắt là AIS, trên các tàu dân sự ở biển Azov.
3. Giao tranh leo thang ở miền đông Ukraine, với “cuộc pháo kích dữ dội” vào Avdiivka
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 23 tháng 11, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết đã nổ ra ở khu vực Donetsk của Ukraine hôm thứ Ba, cùng lúc với việc Nga tiến hành một “đợt pháo kích lớn chưa từng có” vào các thị trấn và làng mạc ở tiền tuyến phía đông. Đặc biệt thị trấn Avdiivka đã bị tấn công bằng một loạt đạn pháo.
“Avdiivka chịu thiệt hại nặng nề nhất ở hướng Donetsk: Có những cuộc tấn công trong đêm và vào buổi sáng, có một cuộc pháo kích lớn vào trung tâm thành phố. Theo thông tin sơ bộ, không có thương vong.”
Avdiivka đã là chiến trường căng thẳng trong vài tháng qua, nhưng vẫn nằm trong tay Ukraine.
Trung Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết quân Nga cũng bắn “đạn pháo lớn” vào hai khu vực gần thành phố chiến lược Lyman ở vùng Donetsk. Ông nói thêm rằng bốn thường dân trong khu vực đã thiệt mạng hôm thứ Hai.
“Kẻ thù không ngừng pháo kích vào các vị trí của quân đội chúng ta và các khu định cư gần giới tuyến,” ông nói.
Hôm 24 tháng 8, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố lực lượng Nga và Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng chiếm được Pisky, gần Avdiivka. Ukraine đã phủ nhận tin này. Vào đầu tháng 9, Konashenkov cho biết một số đơn vị Nga, bao gồm Tiểu đoàn Sparta và Tiểu đoàn Somalia, đã phát động một cuộc tấn công vào Pisky. Tuyên bố này xem ra có vẻ trái ngược với tuyên bố đã chiếm được Pisky của ông ta.
Vào cuối tháng 9, Wall Street Journal đưa tin rằng các lực lượng Ukraine “vẫn giữ vững phòng tuyến” ở Avdiivka. Từ ngày 10 tháng 10, Ukraine loan báo Nga đang tiếp tục tấn công ở Avdiivka và đang cố gắng bao vây thành phố.
Các nguồn tin tình báo Hoa Kỳ cho biết ít nhất 10,000 quân của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk đã tử trận tại Avdiivka.
4. Truyền hình Nga kêu gọi tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ, và Vương quốc Anh như một sự răn đe trực tiếp
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Calls for 'Hurting' U.S., U.K. Territory With Direct Deterrence”, nghĩa là “Truyền hình Nga kêu gọi tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ, và Vương quốc Anh bằng một sự răn đe trực tiếp.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, những lời kêu gọi chính quyền Nga tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đang được đưa ra bởi các phương tiện truyền thông nhà nước Nga.
Gerashchenko đã lên Twitter hôm thứ Bảy, tweet một đoạn clip có phụ đề của một nhà phân tích truyền thông nhà nước Nga gần đây nói rằng, “Việc chúng ta giết lính đánh thuê của họ ở Ukraine không làm tổn hại gì đến Hoa Kỳ. Việc chúng ta giết quân lính của họ đã được biên chế vào lực lượng dự bị ở Ukraine cũng chẳng hại gì. Chúng ta cần bắt đầu làm tổn thương Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ngay trên hoặc gần lãnh thổ Hoa Kỳ và lãnh thổ Anh, điều này hiển nhiên phải như thế.”
Trong khi đó, bản đồ chiến trường và báo cáo từ Statista cho thấy Ukraine đã giành lại gần 74,443 km vuông lãnh thổ kể từ ngày 12 tháng 11. Thông tin cập nhật này được đưa ra sau khi Nga rút lui khỏi khu vực tả ngạn Kherson.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm thành phố Kherson mới được giải phóng hôm thứ Hai và tham gia nghi lễ kéo cờ Ukraine trên quảng trường trung tâm.
“Đây là một niềm vui lớn cho trái tim và tâm hồn tôi. Tôi muốn cảm ơn các bạn vì đã đưa Ukraine trở lại vùng Kherson. Chúng tôi đang trả lại Lực lượng vũ trang của chúng tôi, nhà nước của chúng tôi, lá cờ của chúng tôi,” Zelenskiy nói trong một thông cáo báo chí.
Liên quan đến tuyên bố của truyền thông nhà nước Nga, Gerashchenko nói với Newsweek hôm thứ Bảy: “Tôi nghĩ rằng để đáp lại từng tuyên bố này, Mỹ nên áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga và cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Sau đó, vấn đề sẽ tự được giải quyết.”
Hôm thứ Ba, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty và những người bị cáo buộc có liên quan đến việc sản xuất hoặc chuyển giao các phương tiện bay không người lái của Iran được Nga sử dụng trong các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine.
“Như chúng tôi đã nhiều lần chứng minh, Hoa Kỳ quyết tâm trừng phạt những cá nhân và công ty, bất kể họ ở đâu, nếu họ ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine phi lý của Nga. Hành động hôm nay vạch trần và buộc các công ty và cá nhân phải chịu trách nhiệm đã cho phép Nga sử dụng các máy bay không người lái do Iran chế tạo để tàn sát thường dân Ukraine,” Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết hôm thứ Ba. “Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của chúng tôi nhằm làm gián đoạn nỗ lực chiến tranh của Nga và cấm các thiết bị mà nước này cần thông qua các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu.”
Các báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, hôm thứ Sáu đã chỉ ra rằng các quan chức Nga đang chuẩn bị cho các nỗ lực huy động bí mật hơn ngay cả khi chu kỳ nhập ngũ mùa thu đang diễn ra. ISW cho biết điều này có thể sẽ dẫn đến việc “làm ngập thêm bộ máy chiến tranh vốn đã quá tải của Nga, và sẽ gây bất lợi thêm cho các quân nhân bị gọi nhập ngũ”.
5. Quân Nga đang cố gắng kiềm chế các hành động tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine, tiến hành tập hợp lại
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 23 tháng 11, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov lực lượng Phòng vệ Ukraine tiếp tục thực hiện các cuộc phản công trong vùng Luhansk.
“Quân xâm lược Nga đang cố gắng giữ các vùng lãnh thổ tạm thời chiếm được, họ đang tập trung nỗ lực vào việc kiềm chế hành động của các đơn vị Lực lượng Phòng vệ Ukraine. Họ đang cải tiến thiết bị củng cố tuyến phòng thủ, tiến hành các hành động tấn công theo một số hướng nhất định và tiến hành trinh sát trên không. Để trang bị và bổ sung tổn thất cho các đơn vị của mình, kẻ thù đang di chuyển binh lính và thiết bị quân sự đến các khu vực chiến sự”.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov lưu ý rằng quân Nga đã phát động khoảng 15 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí của quân đội Ukraine và các khu vực đông dân cư trong ngày qua.
Theo Bộ Tổng tham mưu, tại thành phố Yenakiieve, vùng Donetsk, việc huấn luyện những người bị gọi nhập ngũ từ lãnh thổ của các vùng tạm thời bị chiếm đóng vào hàng ngũ của quân xâm lược Nga vẫn tiếp tục. Họ đóng quân trong một trường bách khoa địa phương, nơi sinh viên đang theo học để tránh bị pháo kích.
Ngoài ra, các đơn vị riêng biệt từ lãnh thổ của Cộng hòa Chechnya và công ty quân sự tư nhân Wagner đã được chuyển đến thị trấn Debaltseve tạm thời bị chiếm đóng ở vùng Donetsk.
Hai Lữ Đoàn Dù Nga bị đánh bại trong vùng Luhansk đã được gom lại trong khu vực định cư Molochansk, vùng Zaporizhzhia; và tiếp tục chịu tổn thất vì các cuộc không kích của quân Ukraine.
Trong 24 giờ qua, 400 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 5 xe thiết giáp, 12 hệ thống pháo và 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.
Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 22 tháng 11, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 85,000 quân nhân Nga cùng với 2,895 xe tăng, 5,827 xe thiết giáp, 1,882 hệ thống pháo, 395 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 209 hệ thống phòng không, 278 máy bay, 261 máy bay trực thăng, 1,537 máy bay không người lái tác chiến, 480 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,393 xe chuyển quân và nhiên liệu, 161 đơn vị thiết bị đặc biệt.
6. Liên Hiệp Âu Châu thông báo tài trợ 2.5 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine
Liên minh Âu Châu sẽ cung cấp thêm 2.5 tỷ euro, tức là khoảng 2.57 tỷ Mỹ Kim viện trợ tài chính cho Ukraine, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen tuyên bố hôm thứ Ba.
Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu đang lên kế hoạch hỗ trợ Ukraine với gói hỗ trợ trị giá 18 tỷ euro hay khoảng 18.5 tỷ Mỹ Kim vào năm 2023, với nguồn tài trợ được giải ngân thường xuyên, để sửa chữa và phục hồi khẩn cấp.
Bà Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine chừng nào còn cần thiết”.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cảm ơn sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu, mô tả động thái này là “một bước nữa của tình đoàn kết.”
7. Người dẫn chương trình truyền hình Nga bị chuyên gia chỉ trích: 'Đánh bom các thành phố yên bình là tội ác'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Host Slammed by Pundit: 'It's Criminal To Bomb Peaceful Cities'“, nghĩa là “Người dẫn chương trình truyền hình Nga bị chuyên gia chỉ trích: 'Đánh bom các thành phố yên bình là tội ác'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trong một khoảnh khắc bất đồng quan điểm hiếm hoi trên truyền hình Nga, người dẫn chương trình Vladimir Solovyov đã vấp phải sự lên án của một trong những vị khách của ông ta trên Russia-1 vì những lời đe dọa hủy diệt Kyiv và quét sạch Kharkiv “khỏi mặt đất” để đáp trả các cuộc pháo kích vào miền Belgorod của Nga mà các phương tiện truyền thông cáo buộc là do quân Ukraine gây ra.
Phóng viên Julia Davis của Daily Beast đã chia sẻ một đoạn clip từ chương trình trò chuyện của Solovyov, trong đó Yaakov Kedmi, một chính trị gia và nhà ngoại giao người Israel, gọi ý tưởng của người dẫn chương trình liên quan đến việc đánh bom các thành phố của Ukraine để buộc người Ukraine phục tùng là một ý tưởng “bẩn thỉu”.
“Thật là bẩn thỉu, không mang tính xây dựng, đánh bom các thành phố yên bình là tội ác”. Kedmi nói: “Những lời này, 'Xóa sổ Kyiv và Kharkiv khỏi bề mặt Trái đất', không nên được thốt ra, đặc biệt là ở Nga”.
“Không có cuộc chiến nào trong lịch sử mà việc đánh bom một thành phố yên bình, tấn công dân thường lại dẫn đến một số kết quả trên chiến trường. Ai đã từng bị khuất phục bởi điều đó? Khi nào nó xảy ra? Nó chưa hề xảy ra trong bất kỳ cuộc chiến nào,” Kedmi nói.
Solovyov, người đã im lặng lắng nghe, không tỏ ra khó chịu trước nhận xét của Kedmi, nhanh chóng nói: “Được rồi, vậy thì chúng ta hãy tiếp tục trả lời theo mức độ của một cô bé học lớp 5, người đang khóc rằng các thành phố yên bình của chúng ta đang bị đánh bom.”
“Tôi không nói thế,” Kedmi nói, “nhưng có những lựa chọn khác. Đánh bom một thành phố yên bình và dân chúng của nó không phải là một lựa chọn. Có 1,001 cách để chiến đấu mà không đụng đến thường dân vô tội.”
Solovyov, đã cố gắng bảo vệ quan điểm của mình rằng họ sẽ cảnh báo dân thường trước khi ném bom các thành phố của họ, tạm thời im lặng khi Kedmi kết thúc bài phát biểu, đứng khoanh tay và cúi đầu.
Vụ việc là một ví dụ hiếm hoi về sự bất đồng giữa một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất Điện Cẩm Linh.
Kedmi, sinh tại Mạc Tư Khoa năm 1947 nhưng công khai từ bỏ quyền công dân Liên Xô vào năm 1968 để di cư sang Israel, là gương mặt quen thuộc trên truyền hình Nga từ những năm 2010.
Theo cơ sở dữ liệu được lưu giữ bởi Diễn đàn Nước Nga Tự do, gọi tắt là FRF—một hội nghị của phe đối lập Nga được tổ chức hai lần một năm tại Vilnius, Lithuania—Kedmi bị cáo buộc hợp tác với chế độ Putin và tham gia tuyên truyền trên truyền hình Điện Cẩm Linh.
Theo FRF, Kedmi “thường xuyên chỉ trích Ukraine, cáo buộc giới lãnh đạo Ukraine theo chủ nghĩa Quốc xã và xã hội Ukraine là bài Do Thái, sử dụng những cách diễn đạt như 'thằng khốn nạn Maidan', bất chấp thực tế rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là người Do Thái chính cống.
Solovyov, 58 tuổi, được coi là một trong những người ủng hộ chính của Putin trên truyền hình Nga.
Năm 2014, Solovyov ủng hộ việc sáp nhập Crimea và kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, ông ta đã ủng hộ “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Điện Cẩm Linh ở Ukraine.
Khi cuộc xung đột tiếp diễn mà không có bất kỳ chiến thắng đáng kể nào từ Mạc Tư Khoa, Solovyov thường leo thang giọng điệu của mình, thường đề cập đến khả năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân của Nga và kêu gọi Điện Cẩm Linh ném bom và phá hủy các thành phố của Ukraine.
An ninh Kyiv đột kích tu viện Chính Thống Nga. Chân tu giữ súng làm gì? Thánh Lễ Latinh ở Mỹ
VietCatholic Media
05:01 23/11/2022
1. Chính quyền Ukraine đột kích tu viện Chính thống giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa để thăm dò “các hoạt động lật đổ”
Cơ quan an ninh Ukraine cho biết họ đã đột kích vào một tu viện Chính Thống Giáo lịch sử ở Kyiv hôm thứ Ba như một phần trong nỗ lực chống lại “các hoạt động lật đổ của các cơ quan đặc vụ Nga” bị nghi ngờ đang hoạt động ở nước này.
Cuộc đột kích vào tu viện Kyiv-Pechersk Lavra nhằm mục đích “ngăn chặn việc sử dụng Lavra như một cơ sở nằm vùng của 'thế giới Nga'“ và “sử dụng các cơ sở của Giáo Hội Chính thống Ukraine để che giấu các nhóm phá hoại và trinh sát, các công dân nước ngoài, cất giữ vũ khí, v.v,” Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết trong một tuyên bố.
Lavra là tu viện của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC – đó là một nhánh của Chính Thống Giáo ở Ukraine có truyền thống trung thành với Thượng phụ Kirill, lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga. Kirill là đồng minh thân cận của Vladimir Putin và là người ủng hộ cuộc chiến của ông với Ukraine. Vào tháng 5, UOC cắt đứt quan hệ với Mạc Tư Khoa và tuyên bố “độc lập hoàn toàn”.
Điện Cẩm Linh đã lên án cuộc đột kích và nói rằng đây là một ví dụ khác về sự thù địch của Ukraine đối với Chính thống giáo Nga.
“Phía Ukraine từ lâu đã có chiến tranh với Giáo hội Chính thống Nga,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
“Tôi muốn nói rằng đây có thể được coi là một mắt xích khác trong chuỗi hành động thù địch chống lại Chính thống giáo Nga.”
Thượng Phụ Kirill cũng phản ứng với cuộc đột kích, mô tả đó là một “hành động đe dọa”.
“Giáo Hội Chính thống Nga, phục vụ ở Nga, Ukraine và Belarus, đã là mục tiêu bị chính quyền vô thần tiêu diệt.”
“Chúng tôi cầu nguyện cho những người đồng đạo ở Kyiv-Pechersk Lavra, những người trở thành nạn nhân của tình trạng vô luật pháp, và chúng tôi kêu gọi tất cả những người quan tâm làm mọi thứ có thể để cuộc đàn áp chấm dứt, và ngôi đền cổ vẫn là nơi cầu nguyện cho hòa bình.”
Lavra được thành lập vào thế kỷ 11. Tu viện này là một nơi hành hương, và là một Di sản Thế giới của UNESCO. Nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất ở Kyiv.
Tưởng cũng nên biết thêm: Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Cẩm Linh tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là có thể thấy trước. Hiện nay họ vẫn tồn tại được là vì bọn cầm quyền cộng sản Nga đã đưa một số lớn di dân sang Ukraine. Đám con cháu người Nga, nhận tiền của Putin và Kirill, làm mọi cách để UOC tồn tại được.
Tháng 7 vừa qua, SBU đã bắt một linh mục người Nga, bạn cùng lớp với Thượng Phụ Kirill vì ông ta giữ 5 khẩu súng lục trong nhà xứ của mình. Linh mục giữ súng trái phép để làm gì? Vụ đột kích vào tu viện Lavra là một vấn đề nhạy cảm, nhưng có thể hiểu được. Cho đến nay, các quan chức tình báo của Ukraine vẫn chưa công bố đã tìm thấy gì trong tu viện Lavra hay không. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 23 tháng 11, tu viện đã được mở cửa hoạt động như bình thường.
Source:The Guardian
2. Những gì phương Tây không nhận ra là Cuộc đàn áp Kitô giáo ngày càng tồi tệ
Tổ chức Viện trợ Giáo hội Đau khổ phát hành báo cáo mới “Bị bách hại và Lãng quên?” nói rằng một số tình huống đã đạt đến mức độ diệt chủng: “Một phần của vấn đề là nhận thức sai lầm về văn hóa ở phương Tây tiếp tục phủ nhận một thực tế là Kitô hữu vẫn là nhóm tín ngưỡng bị đàn áp quyết liệt nhất.”
“Thế giới đã quay lưng lại với Nigeria. Một cuộc diệt chủng đang diễn ra, nhưng không ai quan tâm,” cha Andrew Adeniyi Abayomi, cha phó của Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Owo, Bang Ondo, Nigeria nhận xét cay đắng như trên.
Điều gì đã khiến ngài xác tín rằng một cuộc diệt chủng đang diễn ra ở Nigeria? Trước hết, ngài đã sống sót sau cuộc tấn công vào nhà thờ của mình vào Chúa Nhật Lễ Hiện xuống vừa qua, khi các tay súng giết chết ít nhất 40 giáo dân trong Thánh lễ. Ngài nói rằng mặc dù cuộc tấn công kéo dài 20 phút đau đớn, trong khi ngài che chắn cho những đứa trẻ đang sợ hãi và những người khác trong phòng thánh, “ nhân viên an ninh và cảnh sát gần đó đã không đến giải cứu chúng tôi” Cha Abayomi viết như trên trong lời tựa báo cáo mới có nhan đề “Bị bách hại và Lãng quên? Báo cáo về các Kitô hữu bị áp bức vì Đức tin của họ 2020-22” của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN.
ACN, một tổ chức bác ái Công Giáo phục vụ các nhu cầu mục vụ và nhân đạo của Giáo hội đang bị đàn áp và đau khổ, báo cáo rằng hơn 7,600 Kitô hữu đã bị giết ở Nigeria trong giai đoạn được xem xét từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022.
“Các Kitô hữu bị giết trên khắp Phi Châu, các nhà thờ của họ bị tấn công và các ngôi làng bị san bằng,” Cha. Abayomi nói. “Ở Pakistan, họ bị giam giữ một cách bất công vì tội báng bổ. Các cô gái Kitô chưa đủ tuổi bị bắt cóc, hãm hiếp, buộc phải cải đạo và kết hôn với những người đàn ông trung niên ở các quốc gia như Ai Cập, Mozambique và Pakistan. Ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các chính phủ độc tài đè bẹp các tín hữu dưới chân, theo dõi mọi hành động của họ.”
Báo cáo mới cho biết tại 75% các quốc gia được khảo sát, tình trạng áp bức hoặc bách hại các Kitô hữu đã gia tăng trong giai đoạn được xem xét. ACN nói rằng ở Á Châu, chủ nghĩa độc đoán của nhà nước là nhân tố quan trọng gây ra sự đàn áp tồi tệ hơn đối với các Kitô hữu ở Miến Điện, Trung Quốc, Việt Nam và các nơi khác.
Các Kitô hữu Trung Quốc đang phải đối đầu với cuộc đàn áp tồi tệ nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa. Các nhà thờ do nhà nước quản lý đang bị giám sát gắt gao, người dưới 18 tuổi bị cấm đến nơi thờ phượng, chia sẻ tài liệu tôn giáo trực tuyến bị cấm và các nhà thờ được yêu cầu trưng bầy hình ảnh của Tập Cận Bình và các biểu ngữ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc bên cạnh - hoặc đôi khi thay thế hẳn cho các hình ảnh tôn giáo. Không có một giám mục hoặc linh mục Công Giáo nào trong tù trước thỏa thuận được trả tự do.
Tệ hơn nữa, một số giáo sĩ Công Giáo đã bị bắt kể từ khi có thỏa thuận này - và vì thỏa thuận này một số giám mục trung thành với Rôma trong nhiều thập niên đã bị buộc phải nghỉ hưu nhường chỗ cho các ứng viên ưa thích của Bắc Kinh. Chỉ hai tháng sau khi thỏa thuận được công bố, Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵祝敏) của Ôn Châu đã bị bắt lần thứ năm trong hai năm. Vào tháng Giêng năm 2020, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦) của Mân Đông - người đã bị giáng chức xuống vị trí Giám Mục Phụ Tá để nhường chỗ cho một giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm - đã bị chính quyền buộc phải rời khỏi nơi cư trú của ngài nơi đã bị đóng cửa. Kết cục, ngài đã ngủ ở ngưỡng cửa văn phòng nhà thờ của mình; sau khi quốc tế phản đối kịch liệt, ngài đã được phép trở lại căn hộ của mình, nhưng với các tiện ích bị cắt giảm.
Vào tháng 6 năm 2020, Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), Giám mục phó giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化), lại bị bắt đi – sau khi đã phải chịu 13 năm giam giữ. Nơi ở của ngài vẫn chưa được biết. Vào ngày 21 tháng 5 năm 2021, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱) của Giáo phận Tân Hương ở tỉnh Hà Nam, một ngày sau khi họ bắt giữ bảy linh mục của ngài và một số lượng không xác định chủng sinh vì bị cáo buộc vi phạm các quy định mới của đất nước về các vấn đề tôn giáo. Ngài đã bị giam giữ kể từ đó và nơi ở của ngài cũng không rõ. Không ai biết hai vị giáo phẩm này đang được giam giữ ở đâu.
Năm nay, một trong những giám mục cao cấp và được kính trọng nhất của Giáo hội, Giám mục hưu trí 90 tuổi của Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đã bị bắt; ngài hiện đang bị xét xử.
Source:Aleteia
3. Thánh lễ Latinh tìm thấy một cử tọa người Mỹ mới, bất chấp chỉ thị của Đức Giáo Hoàng
Tờ New York Times có bài tường trình nhan đề “The Latin Mass Finds A New American Audience, Despite Pope’s Directives” nghĩa là “Thánh lễ Latinh tìm thấy một cử tọa người Mỹ mới, bất chấp chỉ thị của Đức Giáo Hoàng.”
“Tôi không nói tiếng Latinh […] Nhưng có cảm giác như mình đang kết nối nhiều hơn với Chúa.” Đây là điều mà một người Công Giáo đã nói với tờ New York Times trong một bài báo dài về việc ngày càng có nhiều tín hữu chọn tham dự thánh lễ được cử hành theo sách lễ năm 1962. Người phóng viên viết rằng những người Công Giáo này đôi khi sẵn sàng đi nhiều dặm để tìm một nhà thờ và một linh mục cử hành nghi thức mà cho đến gần đây được gọi là Hình thức Ngoại thường của Nghi lễ Rôma. Có 17,000 giáo xứ ở Hoa Kỳ và số nơi cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh đang gia tăng, tờ báo ghi nhận.
Dường như có ít nhất 600 địa điểm trong cả nước cử hành điều nhiều người mô tả là Thánh lễ “truyền thống”. Theo tờ New York Times, nghi lễ này thu hút những người theo chủ nghĩa truyền thống, các gia đình trẻ, những người mới cải đạo và cả những người chống lại Đức Phanxicô. Vị Giáo hoàng người Á Căn Đình đã cắt giảm đáng kể khả năng cử hành Thánh lễ Tridentinô trong khi người tiền nhiệm của ngài, là Đức Bênêđictô XVI, đã chọn đường lối cởi mở hơn về vấn đề này.
Bài báo lập luận rằng có một số lý do dẫn đến sự hồi sinh của Thánh lễ Latinh. Chẳng hạn, do đại dịch, các giáo xứ thông thường dường như vẫn đóng cửa lâu hơn, khiến một số người Công Giáo, mong muốn được sống lại những nghi thức phụng vụ đẹp đẽ, đã tìm kiếm những địa điểm mở cửa khác. Ngoài ra, nhiều tín hữu nói rằng họ đã phát hiện ra những người theo chủ nghĩa truyền thống và những người có ảnh hưởng đã hướng dẫn họ đến với Thánh lễ Latinh truyền thống. Một lý do khác giải thích tại sao nhiều người Công Giáo quay trở lại với truyền thống này là Giáo hội ở Mỹ ngày càng đặt câu hỏi về vai trò văn hóa và chính trị của mình trong một tình trạng thế giới khó khăn. Nhà báo New York Times báo cáo rằng nhiều cuộc khảo sát cho thấy các tín hữu thích Thánh lễ Latinh có quan điểm bảo thủ, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến phá thai và hôn nhân đồng tính. Bài báo cũng nhấn mạnh sự chia rẽ sâu sắc tồn tại trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì một số giám chức đã giảm đáng kể việc sử dụng sách lễ năm 1962 trong khi những người khác, chỉ thực hiện một chút các chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tự sắc Traditionis Custodes của ngài.
Source:New York Times
4. Hội đồng Giám mục Bolivia kêu gọi chấm dứt cảnh huynh đệ tương tàn tại nước này
Hội đồng Giám mục Bolivia kêu gọi chấm dứt tình trạng “anh em giết nhau” tại nước này, tôn trọng và bảo đảm cho những người không đồng ý với nhà cầm quyền.
Từ ngày 22 tháng Mười vừa qua, Bolivia đang ở trong tình trạng đình công vô thời hạn để đòi chính phủ thực hiện cuộc kiểm tra dân số vào năm tới, thay vì vào năm 2024. Cuộc đình công bắt đầu từ thành phố Santa Cruz, là đầu tàu kinh tế của Bolivia, rồi lan sang các miền khác, tạo nên những cuộc đụng độ, bạo động, giữa những người phò và người chống, và nay có màu sắc chính trị giữa những người ủng hộ và chống chính phủ của Tổng thống Luis Arce.
Trong thông cáo chung kết công bố hôm 18 tháng Mười Một vừa qua, sau khóa họp thứ 60 của Hội đồng Giám mục, các giám mục Bolivia khẳng định rằng: “Nhân danh Thiên Chúa, chúng tôi kêu gọi chấm dứt sự thù nghịch, đố kỵ giữa các anh chị em Bolivia với nhau, chúng tôi kêu gọi những người hữu trách hãy mở ra không gian đối thoại đích thực, bao dung và hòa giải, khơi dậy tình huynh đệ giữa tất cả mọi người. Chúng tôi cũng kêu gọi tôn trọng và bảo đảm cho những người, trong công lý và luật pháp, không đồng ý với quan điểm của những người đang cai trị chúng ta, để họ không trở thành nạn nhân của những cuộc bách hại, và nạn sử dụng công lý không đúng đắn. Chúng tôi kêu gọi các nhân viên công lực đừng trở thành những tác nhân gây nên đụng độ và bạo lực, nhưng hành động theo sứ mạng của mình, bảo vệ toàn thể dân chúng”.
Văn phòng bảo vệ dân quyền ở Bolivia cũng đã ra thông báo nhìn nhận rằng “tất cả các cuộc biểu tình xã hội đều hợp pháp”, nhưng Văn phòng bác bỏ sự không khoan nhượng của những người giữ vai chính trong cuộc xung đột. Họ duy trì những nút chặn đường, đồng thời Văn phòng kêu gọi “đừng vi phạm bằng những hành vi bạo lực khi thi hành quyền phản đối. Ngoài ra, Văn phòng dân quyền kêu gọi cảnh sát Bolivia chu toàn phận sự của mình trong khuôn khổ pháp luật, tương ứng với các nhu cầu, và bảo vệ sự toàn vẹn của những nhân viên công lực và an ninh, cũng như các thường dân”.
Source:Fides
Putin báo hại: Ngôi làng thành lò lửa đốt cháy các Lữ Đoàn TQLC Nga. Đặc vụ Nga giả giọng TT Pháp
VietCatholic Media
15:29 23/11/2022
1. Ngôi làng Pavlivka là 'lò lửa' đốt cháy các lữ đoàn thủy quân lục chiến Nga
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Village Of Pavlivka Is A ‘Furnace’ Burning Up Russian Marine Brigades”, nghĩa là “Ngôi làng Pavlivka là 'lò' đốt cháy các lữ đoàn thủy quân lục chiến Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Hãy gọi nó là một cuộc phản công. Hai tháng sau khi các lực lượng vũ trang Ukraine tiến hành các cuộc phản công kép ở miền đông và miền nam Ukraine, nhanh chóng giải phóng các khu vực Kharkiv và Kherson khỏi sự chiếm đóng tàn bạo của Nga trong nhiều tháng, các lực lượng Nga đã phản công.
Các cuộc phản công của Ukraine đã dẫn đến những bước đột phá lớn cho người Ukraine — và các cuộc tháo chạy theo kiểu phi nước đại của quân đội Nga — còn cuộc phản công của Nga lại là một cuộc tấn công tàn bạo, đẫm máu dường như giết chết nhiều người Nga hơn là người Ukraine. Tồi tệ hơn cho người Nga, họ không giành được vị thế đáng kể nào.
Ba tuần trước, người Nga đã tấn công phía tây Donetsk, thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Donetsk ly khai. Mục đích của họ là giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk từ người Ukraine. Các trung đoàn và lính đánh thuê của Nga và quân ly khai từ Nhóm Wagner đã tấn công các đơn vị đồn trú của Ukraine ở Bakhmut, Siversk, Pavlivka và các khu định cư khác ở phía tây Donetsk.
Mọi chuyện diễn ra không thuận lợi cho người Nga và các đồng minh của họ. Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, nói với các phóng viên hôm thứ Tư: “Người Ukraine đang chiến đấu bằng một hệ thống phòng thủ di động rất, rất thành công”.
Trận chiến đang diễn ra ở Pavlivka, cách Donetsk 25 dặm về phía tây nam, là một mô hình thu nhỏ bi thảm về chiến dịch thất bại của Nga. Trong ba tuần, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 và Trung Đoàn 40 Bộ Binh Nga và các lực lượng khác đã cố gắng nhưng thất bại trong việc bứng Lữ đoàn cơ giới số 72 của Ukraine khỏi Pavlivka, nơi trước chiến tranh có dân số 2,500 người.
Thủy Quân Lục Chiến Nga đã mất tới 300 binh sĩ thiệt mạng, bị thương hoặc mất tích chỉ trong vài ngày đầu tiên của cuộc tấn công tại Pavlivka. Tổn thất tiếp tục trong vài tuần tới khi pháo binh Ukraine bắn phá bộ binh Nga và các đội hỏa tiễn Ukraine hạ gục xe tăng Nga.
Aleksandr Khodakovsky, một chỉ huy ly khai khét tiếng ở Donetsk, mô tả Pavlivka như một “lò lửa” cho các lữ đoàn thủy quân lục chiến Nga. Khodakovsky giải thích, vấn đề là các chỉ huy thủy quân lục chiến không có khả năng tập trung lực lượng còn sót lại của họ để đánh bại quân đội Ukraine tại các điểm quan trọng trong tuyến phòng thủ và đạt được bước đột phá. Khodakovsky viết: “Lỗi lập kế hoạch đã dẫn đến những tổn thất phi lý và các kết quả ít ỏi”.
Các lực lượng Nga chỉ có thể bám được vào rìa phía nam của Pavlivka— đó là “kết quả ít ỏi” mà Khodakovsky đề cập. Nhưng việc chiếm được vài dãy nhà của một ngôi làng nhỏ không đáng để đánh đổi bằng hàng trăm hoặc hàng nghìn sinh mạng của hai trong số ít lữ đoàn của quân Nga. Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 và Trung Đoàn 40 Bộ Binh Nga, với sức mạnh tối đa của mỗi lữ đoàn là 3,000 quân, trước cuộc xâm lược của Putin, chắc chắn không thể chịu đựng những tổn thất này lâu hơn nữa.
Viễn cảnh ảm đạm đối với Điện Cẩm Linh khi cuộc phản công của Ukraine đạt được đà và cuộc phản công của Nga chùn bước. Milley nói: “Người Ukraine đã đạt được hết thành công này đến thành công khác và người Nga đã thất bại hết lần này đến lần khác. Họ thua về mặt chiến lược, họ thua về mặt hành quân, và tôi xin nhắc lại, họ thua về mặt chiến thuật.”
2. Canada đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với chính quyền của nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko vì ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Canada cho biết họ sẽ xử phạt thêm 22 quan chức Belarus cũng như 16 công ty Belarus liên quan đến sản xuất quân sự, công nghệ, kỹ thuật, ngân hàng và vận tải đường sắt.
Các quan chức bao gồm một số người “đồng lõa trong việc đóng quân và vận chuyển nhân viên quân sự và thiết bị của Nga liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine”.
Trong một tuyên bố, ngoại trưởng Canada Mélanie Joly cáo buộc chế độ của Lukashenko “để lãnh thổ của mình làm bệ phóng cho các cuộc tấn công nghiêm trọng của Nga nhằm vào Ukraine”.
Khi làm như vậy, Belarus đã “tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm nhân quyền của chế độ Nga ở những nơi như Bucha, Izium và Mariupol và góp phần gây ra nỗi đau và sự đau khổ của hàng triệu người trên toàn cầu do việc vũ khí hóa lương thực và năng lượng của Tổng thống Putin”.
3. Đặc vụ Nga giả danh tổng thống Pháp gọi điện thoại cho tổng thống Ba Lan để thăm dò phản ứng sau vụ tấn công hỏa tiễn
Tổng thống Ba Lan đã nói chuyện với một kẻ gọi điện giả danh Emmanuel Macron của Pháp vào đêm mà một hỏa tiễn tấn công một ngôi làng gần biên giới Ukraine. Văn phòng tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã xác nhận như trên.
Trong đoạn ghi âm cuộc gọi dài 7 phút rưỡi được đăng trên internet bởi các diễn viên hài người Nga Vovan và Lexus, người ta có thể nghe thấy tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói bằng tiếng Anh với người gọi, khi người này cố gắng nói giọng Pháp.
Reuters đưa tin rằng, cuộc gọi này là lần thứ hai trong những năm gần đây mà những kẻ giả danh từ Nga đã thành công trong việc tiếp cận tổng thống Duda, diễn ra vào một buổi tối khi thế giới lo sợ rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể lan ra ngoài biên giới.
“Emmanuel, tin tôi đi, tôi hết sức cẩn thận,” Duda nói với người gọi. “Tôi không muốn có chiến tranh với Nga và tin tôi đi, tôi cực kỳ cẩn thận, cực kỳ cẩn thận.”
Văn phòng của tổng thống Duda cho biết:
“Sau vụ nổ hỏa tiễn ở Przewodow, trong các cuộc gọi đang diễn ra với các nguyên thủ quốc gia và chính phủ, một người tự xưng là tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được kết nối.
Trong cuộc gọi, Tổng thống Andrzej Duda nhận ra cách bất thường mà người đối thoại tiến hành cuộc trò chuyện và ông e ngại có thể có một âm mưu nên đã kết thúc cuộc trò chuyện.”
4. Thủ tướng Đức cảnh báo người Đức 'phải sẵn sàng cho sự leo thang ở Ukraine'
Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, đã cảnh báo đất nước của ông phải chuẩn bị cho tình hình leo thang ở Ukraine.
Phát biểu với các phóng viên báo chí tại một hội nghị ở Berlin do báo Süddeutsche Zeitung tổ chức, Scholz nói:
Trước sự phát triển của cuộc chiến và những thất bại ngày càng rõ ràng của Nga... chúng ta phải sẵn sàng cho một sự leo thang.
Điều này có thể bao gồm việc phá hủy cơ sở hạ tầng, ông nói thêm.
Scholz đã đến thăm Trung Quốc vào đầu tháng này để gặp chủ tịch Tập Cận Bình, một chuyến đi mà ông nói là xứng đáng để chỉ ra lập trường chung của hai nước chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trong chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo G7 tới Trung Quốc kể từ sau đại dịch Covid, Scholz đã thúc ép Tập Cận Bình phải thuyết phục Nga chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine.
Trong một bài báo được truyền thông nhà nước Trung Quốc loan báo về cuộc họp, ông Tập đã đồng ý rằng cả hai nhà lãnh đạo “cùng phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân” đối với Ukraine, mặc dù ông đã kiềm chế không chỉ trích Nga hoặc kêu gọi Mạc Tư Khoa rút quân.
5. Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết sẽ triệu tập đại sứ Hung Gia Lợi để yêu cầu xin lỗi sau khi Thủ tướng nước này Viktor Orbán xuất hiện trước công chúng với chiếc khăn quàng cổ mô tả một số lãnh thổ Ukraine là một phần của Hung Gia Lợi.
Một bức ảnh chụp Orbán, một đồng minh của Vladimir Putin, đang tham dự một trận đấu túc cầu với chiếc khăn quàng cổ mà tờ báo Ukrainska Pravda cho biết có vẽ bản đồ “Đại Hung Gia Lợi” bao gồm các lãnh thổ hiện là một phần của các quốc gia láng giềng Áo, Slovakia, Rumani, Croatia, Serbia và Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Ukraine Oleg Nikolenko cho biết:
“Việc thúc đẩy các tư tưởng xét lại ở Hung Gia Lợi không đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Ukraine-Hungary và không tuân thủ các nguyên tắc của chính sách Âu Châu.”
Ông nói thêm rằng Ukraine muốn một lời xin lỗi và bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của Hung Gia Lợi đối với lãnh thổ Ukraine.
6. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết các quan chức Iran và Ukraine đã gặp nhau để thảo luận về những cáo buộc rằng Nga đang sử dụng máy bay không người lái tấn công do Iran sản xuất.
Đầu tháng này, Iran lần đầu tiên thừa nhận đã cung cấp máy bay không người lái cho Mạc Tư Khoa nhưng cho biết chúng được gửi đi trước cuộc chiến ở Ukraine. Nga phủ nhận lực lượng của họ đã sử dụng máy bay không người lái của Iran để tấn công Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết: “Một cuộc họp chuyên gia giữa 2 bên đã diễn ra. Tôi không thể tiết lộ chi tiết, nhưng tôi có thể bảo đảm với các bạn rằng phía Ukraine sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt nhất để ngăn chặn việc Nga sử dụng vũ khí của Iran cho cuộc chiến chống lại Ukraine.”
Ông nói thêm: “Ukraine đã thông báo với Iran rằng hậu quả của việc đồng lõa với cuộc xâm lược của Nga sẽ không thể so sánh được với những lợi ích tiềm năng khi hợp tác với Nga”.
Thông tin tình báo thu thập được từ các máy bay không người lái của Iran bị bắn rơi ở Ukraine cho thấy hầu hết các bộ phận của máy bay không người lái được sản xuất bởi các công ty ở Hoa Kỳ, Âu Châu và các quốc gia đồng minh khácm tờ Wall Street Journal, đã cho biết như trên.
Báo cáo của tờ Wall Street Journal cho biết:
“Thông tin tình báo mới được thu thập từ máy bay không người lái của Iran bị bắn rơi ở Ukraine cho thấy phần lớn các bộ phận của máy bay được sản xuất bởi các công ty ở Mỹ, Âu Châu và các quốc gia đồng minh khác, khiến các quan chức và nhà phân tích phương Tây lo ngại và thúc đẩy một cuộc điều tra của chính phủ Mỹ”.
Wall Street Journal nói thêm rằng tình báo Ukraine ước tính rằng ba phần tư thành phần của máy bay không người lái Iran bị bắn rơi ở Ukraine là do Mỹ sản xuất. Theo các nhà điều tra Ukraine, phát hiện này được đưa ra sau khi quân đội Ukraine bắn hạ một số máy bay không người lái, bao gồm một máy bay không người lái Mohajer-6 của Iran mà các đặc vụ đã bắt được còn nguyên vẹn.
7. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine máy phát điện và đèn năng lượng mặt trời dưới dạng viện trợ không hoàn lại khẩn cấp trị giá tương đương 2.57 triệu đô la.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết: “Mất điện quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau của Ukraine do phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng bị phá hủy.”
“Trong khi mùa đông trở nên lạnh hơn và ngày ngắn lại mỗi ngày ở Ukraine, viện trợ này có tầm quan trọng đáng kể vì nó hỗ trợ việc trú đông cho những người không thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm và thiết bị chiếu sáng do mất điện.”
Nhật Bản sẽ tiếp tục “hỗ trợ và sát cánh” với người dân Ukraine “đang gặp khó khăn bao lâu còn cần thiết”, Ông Fumio Kishida nói.
8. Nga sẽ giảm cung cấp khí đốt cho Âu Châu qua Ukraine
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ sẽ giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Âu Châu kể từ thứ Hai tới bằng cách hạn chế lưu lượng đến một đường ống chạy qua Ukraine.
Công ty thuộc sở hữu nhà nước này cho biết khí đốt dành cho Moldova đang được giữ ở Ukraine nên họ sẽ giảm nguồn cung cấp cho đường ống Sudzha để bù vào khoản chênh lệch.
“Khối lượng khí đốt do Gazprom cung cấp cho GIS Sudzha để vận chuyển đến Moldova qua lãnh thổ Ukraine vượt quá khối lượng vật lý được vận chuyển ở biên giới Ukraine với Moldova,” nó cho biết.
“Trong khi duy trì sự mất cân bằng quá cảnh qua Ukraine đối với người tiêu dùng Moldova, vào ngày 28 tháng 11, từ 10 giờ, Gazprom sẽ bắt đầu giảm nguồn cung cấp khí đốt cho Sudzha GIS để quá cảnh qua Ukraine với lượng khí đốt được giao hàng ngày,” công ty cho biết thêm.
Một xu hướng rộng lớn hơn: Âu Châu đã chạy đua để bổ sung nguồn dự trữ trong năm nay trước mùa đông khi Nga cắt giảm đáng kể dòng khí đốt qua đường ống, bao gồm cả việc tạm dừng tất cả các chuyến hàng qua đường ống Nord Stream từ ngày 1 tháng 9.
Nhưng một thách thức lớn hơn có thể xuất hiện vào mùa xuân khi Âu Châu cố gắng nạp đầy các kho chứa của mình bằng nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga đã giảm đi nhiều. Theo công ty nghiên cứu Wood Mackenzie, dòng chảy đến Âu Châu chỉ bằng 20% so với mức trước chiến tranh.
9. Vợ của người lính nói rằng: Lính nghĩa vụ Nga 'Không biết phải làm gì' ở Ukraine vì chỉ huy bỏ mặc họ hay lẻn trốn đi
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Conscripts Have 'No Clue What to Do' in Ukraine: Soldier's Wife”, nghĩa là “Vợ của người lính nói rằng: Lính nghĩa vụ Nga 'Không biết phải làm gì' ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các câu chuyện tiếp tục xuất hiện cho thấy các lính nghĩa vụ mới của Nga đang được triển khai tới tiền tuyến ở Ukraine mà không được đào tạo đầy đủ.
Trong bối cảnh những thất bại quân sự đang diễn ra và ngày càng nghiêm trọng ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành lệnh huy động một phần vào cuối tháng 9, đây là lệnh động viên đầu tiên của nước này kể từ Thế chiến thứ hai. Mục tiêu đã nêu là đưa 300,000 quân vào phục vụ, mặc dù con số cuối cùng được các quan chức đưa ra là 220,000 trước khi việc huy động được kết thúc.
Kể từ khi được huy động, vô số báo cáo đã xuất hiện chỉ ra rằng những người lính nhập ngũ đang phải đối mặt với những khó khăn lớn, bao gồm cả điều kiện sống tồi tệ trong trại và cáo buộc huấn luyện không đầy đủ. Hôm Chúa Nhật, tờ Washington Post đã thêm vào xu hướng này với một báo cáo mới về những lo ngại được bày tỏ bởi những người vợ của nhiều quân nhân Nga. Những người phụ nữ này cho biết chồng họ khóc lóc và cho biết họ bị bỏ rơi, chỉ huy lẻn trốn đi khi tình hình trở nên gay go, khiến họ không biết phải làm gì.
Báo cáo trích dẫn nhiều phụ nữ, trong đó có một phụ nữ St. Petersburg chỉ được gọi là “Yana”, người tự mô tả mình là người ủng hộ chiến tranh trước khi chồng cô nhập ngũ. Yana nói với tờ Washington Post rằng cô đã nghe những cáo buộc rằng đàn ông phải tự mua quần áo ấm và được gửi đến mặt trận ở Ukraine với trình độ đào tạo không đầy đủ và bị bỏ mặc để tự lo cho bản thân mà không có mệnh lệnh rõ ràng.
“Họ không có bất kỳ mệnh lệnh nào và họ không có bất kỳ nhiệm vụ nào,” cô nói. “Tôi đã nói chuyện với chồng tôi ngày hôm qua và anh ấy nói rằng họ không biết phải làm gì. Họ chỉ bị bỏ rơi và họ đã mất hết lòng tin, hết niềm tin vào chính quyền.”
Một người vợ khác, Irina Sokolova, 37 tuổi, nói rằng các báo cáo được trình bày cho công dân Nga về nỗ lực chiến tranh trên TV là không chính xác và không phản ánh những rắc rối mà cô ấy đã nghe. Cô ấy mô tả một cuộc điện thoại từ chồng mình, trong đó anh ấy vừa khóc vừa nói rằng các chuyên gia truyền thông nhà nước “đang nói dối trên truyền hình” về cuộc xâm lược Ukraine. Trước khi nhập ngũ, chồng cô đã tin rằng mọi thứ tốt hơn nhiều so với thực tế.
Sokolova nói với tờ Washington Post: “Tất nhiên anh ấy không biết nó sẽ khủng khiếp như thế nào ở đó. “Chúng tôi xem các kênh truyền hình liên bang của mình và họ nói rằng mọi thứ đều hoàn hảo.”
Sokolova còn cáo buộc rằng chồng cô không hề được huấn luyện quân sự thực sự trước khi được cử đến Ukraine. Theo lời khai của cô ấy, anh ấy đã được nhập ngũ vào ngày 22 tháng 9 và đến ngày 26 tháng 9, anh ấy đã ra mặt trận.
Trong báo cáo gần đây nhất về cuộc chiến ở Ukraine, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết khoảng 1,500 phụ nữ Nga có con khuyết tật hoặc hơn ba con đã kiến nghị Điện Cẩm Linh miễn nghĩa vụ quân sự cho chồng của họ.
Newsweek đã liên hệ với các quan chức Nga để bình luận.
10. Nga đánh vào trung tâm phân phối viện trợ của Caritas ở vùng Zaporizhzhia của Ukraine
Thống đốc Oleksandr Starukh cho biết trên Telegram rằng một nhân viên Caritas Ukraine đã thiệt mạng sau khi lực lượng Nga nã pháo vào một điểm phân phối viện trợ ở thị trấn Orikhiv thuộc vùng Zaporizhzhia.
Starukh, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Zaporizhzhia, cho biết: “Do một vụ tấn công trực tiếp vào trung tâm phân phối viện trợ nhân đạo được đặt trong một trường học, một nhân viên Caritas đã thiệt mạng và hai phụ nữ khác bị thương”.
11. Chính quyền Ukraine đột kích tu viện Chính thống giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa để thăm dò “các hoạt động lật đổ”
Cơ quan an ninh Ukraine cho biết họ đã đột kích vào một tu viện Chính Thống Giáo lịch sử ở Kyiv hôm thứ Ba như một phần trong nỗ lực chống lại “các hoạt động lật đổ của các cơ quan đặc vụ Nga” bị nghi ngờ đang hoạt động ở nước này.
Cuộc đột kích vào tu viện Kyiv-Pechersk Lavra nhằm mục đích “ngăn chặn việc sử dụng Lavra như một cơ sở nằm vùng của 'thế giới Nga'“ và “sử dụng các cơ sở của Giáo Hội Chính thống Ukraine để che giấu các nhóm phá hoại và trinh sát, các công dân nước ngoài, cất giữ vũ khí, v.v,” Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết trong một tuyên bố.
Lavra là tu viện của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC – đó là một nhánh của Chính Thống Giáo ở Ukraine có truyền thống trung thành với Thượng phụ Kirill, lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga. Kirill là đồng minh thân cận của Vladimir Putin và là người ủng hộ cuộc chiến của ông với Ukraine. Vào tháng 5, UOC cắt đứt quan hệ với Mạc Tư Khoa và tuyên bố “độc lập hoàn toàn”.
Điện Cẩm Linh đã lên án cuộc đột kích và nói rằng đây là một ví dụ khác về sự thù địch của Ukraine đối với Chính thống giáo Nga.
“Phía Ukraine từ lâu đã có chiến tranh với Giáo hội Chính thống Nga,” phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
“Tôi muốn nói rằng đây có thể được coi là một mắt xích khác trong chuỗi hành động thù địch chống lại Chính thống giáo Nga.”
Thượng Phụ Kirill cũng phản ứng với cuộc đột kích, mô tả đó là một “hành động đe dọa”.
“Giáo Hội Chính thống Nga, phục vụ ở Nga, Ukraine và Belarus, đã là mục tiêu bị chính quyền vô thần tiêu diệt.”
“Chúng tôi cầu nguyện cho những người đồng đạo ở Kyiv-Pechersk Lavra, những người trở thành nạn nhân của tình trạng vô luật pháp, và chúng tôi kêu gọi tất cả những người quan tâm làm mọi thứ có thể để cuộc đàn áp chấm dứt, và ngôi đền cổ vẫn là nơi cầu nguyện cho hòa bình.”
Lavra được thành lập vào thế kỷ 11. Tu viện này là một nơi hành hương, và là một Di sản Thế giới của UNESCO. Nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất ở Kyiv.
Tưởng cũng nên biết thêm: Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Cẩm Linh tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là có thể thấy trước. Hiện nay họ vẫn tồn tại được là vì bọn cầm quyền cộng sản Nga đã đưa một số lớn di dân sang Ukraine. Đám con cháu người Nga, nhận tiền của Putin và Kirill, làm mọi cách để UOC tồn tại được.
Tháng 7 vừa qua, SBU đã bắt một linh mục người Nga, bạn cùng lớp với Thượng Phụ Kirill vì ông ta giữ 5 khẩu súng lục trong nhà xứ của mình. Linh mục giữ súng trái phép để làm gì? Vụ đột kích vào tu viện Lavra là một vấn đề nhạy cảm, nhưng có thể hiểu được. Cho đến nay, các quan chức tình báo của Ukraine vẫn chưa công bố đã tìm thấy gì trong tu viện Lavra hay không. Tuy nhiên, tính đến sáng thứ Tư 23 tháng 11, tu viện đã được mở cửa hoạt động như bình thường.
Mẹ hát con khen: Mặc sinh linh đồ thán, Putin-Kirill ca tụng lẫn nhau. Bác sĩ đội banh chữa cho ĐGH
VietCatholic Media
16:58 23/11/2022
1. Bác sĩ của đội túc cầu Atletico Madrid được gọi đến Rôma để điều trị chấn thương đầu gối của Đức Giáo Hoàng
Bác sĩ José María Villalón, người đứng đầu các dịch vụ y tế của gã khổng lồ túc cầu Tây Ban Nha Atletico Madrid, đã được gọi đến để giúp đỡ Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề đầu gối lâu năm, mạng phát thanh COPE của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã đưa tin trên cổng thông tin của mình.
Đức Giáo Hoàng thường xuyên phải sử dụng xe lăn hoặc chống gậy vì vấn đề này.
COPE cho biết Bác sĩ Villalón đã được gọi đến để xem liệu anh ta có thể đưa ra các giải pháp không liên quan đến phẫu thuật hay không.
COPE dẫn lời Villalón cho biết, Đức Giáo Hoàng là “một bệnh nhân rất quyến rũ và rất bướng bỉnh theo nghĩa là ngài không muốn một số đề xuất phẫu thuật”.
Vị bác sĩ Tây Ban Nha nói rằng anh ấy cảm thấy “lo lắng” về “trách nhiệm” trong việc đưa một “nhân vật thế giới” trở lại hình dạng ban đầu.
Anh ấy nói rằng có thêm những khó khăn vì Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là một bệnh nhân bình thường và có một lịch trình hoạt động bận rộn.
“Nhưng tôi lạc quan,” anh nói. “Đức Giáo Hoàng có thể được giúp đỡ”.
Source:ANSA
2. Linh mục Công Giáo bị bắt cóc ở Enugu trong giờ cầu nguyện
Cha Victor Ishiwu, Linh mục quản xứ của Nhà thờ Công Giáo Thánh Jude ở Eburummiri, Ibagwa-Aka, trong khu vực chính quyền địa phương phía Nam Igbo-Eze của Bang Enugu, đã bị bắt cóc vào đầu giờ thứ Bảy, khi đang cầu nguyện.
Tờ Vanguard cho biết những kẻ bắt cóc đã xông vào sân nhà thờ vào tảng sáng và bắt đầu bắn chỉ thiên.
Các tín hữu, bao gồm cả Cha Ishiwu, chạy trốn và phân tán đến các địa điểm khác nhau.
Tuy nhiên, theo lời kể của một nhân chứng, những kẻ bắt cóc, những kẻ được cho là nói tiếng Anh bình dân và tiếng Fulani, đã theo dấu vị giáo sĩ đến nhà xứ và đe dọa sẽ đốt các cơ sở của nhà thờ nếu ngài không chịu ra ngoài.
Người ta còn biết thêm rằng khi giáo sĩ từ chối nghe theo lời cảnh báo của họ, những kẻ bắt cóc được cho là đã xông vào nhà xứ thông qua nhà nguyện của nhà thờ.
Họ được cho là đã đưa vị linh mục đến một địa điểm cảnh sát chưa xác định.
Khi được liên lạc, phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Bang Enugu, Daniel Ndukwe, cho biết ông vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết về vụ việc.
“Xin vui lòng, tôi vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết về vụ việc,” ông nói.
Source:Vangaurd
3. Mẹ hát con khen: Putin tuyên bố rằng những lời khôn ngoan của Thượng phụ Kirill củng cố sự gắn kết của xã hội
Theo hãng tin Russia Today, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị của bài phát biểu sáng suốt của người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, vì nó có tác dụng củng cố và củng cố xã hội Nga.
Ông Putin đã phát biểu như trên khi chúc mừng sinh nhật Thượng phụ Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga, và nói thêm: “Hãy nhận lời chúc mừng chân thành của tôi nhân ngày sinh nhật của ngài. Là mục tử của Giáo Hội Chính thống Nga, ngài hướng nỗ lực của mình vào việc bảo tồn các giá trị đạo đức và tinh thần truyền thống trong xã hội, điều phối các mối quan hệ giữa các tôn giáo và sắc tộc, đồng thời cải thiện sự hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước. Lời nói mục vụ khôn ngoan của bạn có tác dụng đoàn kết mọi người và hỗ trợ mọi người trong những lúc khó khăn và nghịch cảnh.”
Kirill sinh ngày 20 tháng 11, 1946 đã trở thành Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga vào ngày 1 tháng 2 năm 2009. Anh và Canada đã ra lệnh tịch thu các tài sản của Kirill mà họ ước tính lên đến 4 tỷ Mỹ Kim. Liên Hiệp Âu Châu cũng đưa ra một biện pháp tương tự nhưng vấp phải sự chống đối của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, một đồng minh thân cận của Putin.
Là một đồng minh thân cận của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, Kirill đã mô tả sự cai trị của Putin là “phép lạ của Chúa”. Theo Putin, cha của Kirill đã rửa tội cho ông. Sau khi Kirill ca ngợi cuộc xâm lược Ukraine của Nga, các giáo sĩ ở các giáo phận Chính thống giáo khác đã lên án nhận xét của Kirill. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nói rằng sự ủng hộ của Kirill dành cho Putin và cuộc chiến đã “làm tổn hại đến uy tín của toàn bộ Chính thống giáo.”
Đầu tháng Ba, Đức Phanxicô đã có cuộc nói chuyện với Thượng Phụ Kirill, Đức Thánh Cha kể lại với tờ Corriere della Sera hôm 2 tháng 5 như sau: “Tôi đã nói chuyện với Kirill trong 40 phút qua Zoom. Trong suốt 20 phút đầu tiên, với một tấm thiệp trên tay, ngài ấy đã đọc cho tôi tất cả những lời biện minh cho cuộc chiến. Tôi đã lắng nghe và nói với ngài: Tôi không hiểu gì về điều này. Anh à, chúng ta không phải là các giáo sĩ nhà nước, chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ của chính trị, mà phải sử dụng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Chúng ta là mục tử của cùng một dân thánh của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm cách tạo hòa bình, ngăn chặn ngọn lửa chiến tranh.”
Đức Phanxicô cũng nói rằng “Đức Thượng phụ không thể trở thành cậu bé giúp lễ của Putin,” và cuộc gặp thứ hai giữa hai vị, được dự định tổ chức vào ngày 14 tháng 6 tại Giêrusalem, đã bị hủy bỏ.
Source:nna-leb.gov.lb
4. Các nhà lãnh đạo Công Giáo phản ứng trước vụ nổ súng tại hộp đêm Colorado
Các nhà lãnh đạo Công Giáo đã lên án vụ tấn công ngày 19 tháng 11 vào một hộp đêm LGBTQ ở Colorado Springs, Colorado, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và không dưới 25 người bị thương.
Bảy người trong số những người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội bao gồm Đức Tổng Giám Mục Denver, lãnh đạo các dòng tu, và một nhóm Công Giáo tiếp cận các thành viên của cộng đồng LGBTQ - cũng cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công và kêu gọi chấm dứt tội ác căm thù và sử dụng ngôn ngữ lên án những người trong cộng đồng LGBTQ.
Tay súng bị nghi ngờ, Anderson Lee Aldrich, 22 tuổi, phải đối mặt với cáo buộc giết người và tội ác căm thù vào ngày 21 tháng 11, một quan chức thực thi pháp luật nói với thông tấn xã AP, đồng thời cho biết thêm rằng nghi phạm đã sử dụng vũ khí bán tự động kiểu AR-15 trong vụ tấn công tại Câu lạc bộ trước khi anh ta bị khống chế bởi những người ở câu lạc bộ.
Trên trang Facebook của mình, câu lạc bộ cảm ơn “phản ứng nhanh chóng của những khách hàng anh hùng đã khuất phục tay súng và chấm dứt cuộc tấn công thù hận này” trong vòng vài phút sau khi tay súng bị cáo buộc nổ súng sau khi vào câu lạc bộ ngay trước nửa đêm ngày 19 tháng 11.
Đức Tổng Giám Mục Denver Samuel J. Aquila cho biết ngài “rất đau buồn trước hành động bi thảm và vô nghĩa này.”
Trong một tuyên bố ngày 20 tháng 11, ngài nói rằng “trong khi động cơ vẫn chưa rõ ràng, thì điều hiển nhiên là những vụ việc xấu xa như thế này đã trở nên quá phổ biến trong xã hội của chúng ta. Những hành động tùy tiện giết hại những con người vô tội phải bị xã hội dân sự lên án.”
Tương tự, Đức Cha James R. Golka của Colorado Springs, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 21 tháng 11 gọi vụ xả súng ở hộp đêm là “đặc biệt đáng lo ngại” vì kẻ xả súng “dường như nhắm vào các thành viên của cộng đồng LGBTQ.” Ông nói bất cứ lúc nào “các thành viên cụ thể của cộng đồng dân cư trở thành mục tiêu của bạo lực, tất cả chúng ta nên quan tâm.”
Đức Cha cũng lên tiếng chống lại bạo lực súng đạn và đề cập đến sự lo lắng và áp lực mà nhiều người đang cảm thấy kể từ sau đại dịch và kêu gọi bất kỳ ai đang gặp khó khăn hãy liên hệ với một linh mục từ nhà thờ của họ hoặc Tổ chức bác ái Công Giáo của Trung tâm Colorado.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đăng lại thông điệp của vị giám mục và cho biết các ngài và “cộng đồng Colorado Springs than khóc về hành động bạo lực này và cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng.”
Các Giám Mục cũng nhắc lại rằng cần phân biệt giữa khuynh hướng tự nhiên về đồng tính và hành vi đồng tính.
Một người được sinh ra với khuynh hướng tự nhiên hướng chiều về đồng tính thì đây không phải là lỗi của họ, nghĩa là họ không có tội vì có khuynh hướng tự nhiên này.
Sách giáo lý Công Giáo khoản 2357 cho biết: Họ cần được giáo dục, giúp đỡ và thông cảm để vượt thắng khuynh hướng tâm sinh lý bất bình thường đó. Chỉ những ai cố ý muốn thực hành những hành vi đồng phái tính mới có tội mà thôi, vì những hành vi này là “những hành vi thác loạn tự bản chất nghịch với luật tự nhiên vì chúng ngăn cản hành vi tính dục đưa đến đón nhận quà tặng sự sống.”
Source:CNS
Thánh Ca
Trời cao hỡi !
Lm. Thái Nguyên
14:52 23/11/2022