Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức mạnh đức tin qua gương tử đạo
LM. Nguyễn Minh Hùng
09:26 24/11/2013
SỨC MẠNH ĐỨC TIN QUA GƯƠNG TỬ ĐẠO
Tin Mừng đến với dân tộc Việt nam gần 500 năm, thì hết 300 năm, Giáo Hội Việt Nam thấm đẫm dòng máu các anh hùng tử đạo. Giai đoạn bách hại nặng nề nhất là vào thế kỷ 19, trong các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngã cho dân tộc Việt Nam: những người Việt Nam tàn nhẫn sát hại nhau. Chính những đồng bào Việt Nam chung cội, chung nguồn lẽ ra phải yêu thương nhau, lại quay mũi kiếm giết nhau hàng loạt.
Thật vinh phúc cho Giáo Hội Việt Nam, một Giáo Hội còn non trẻ, nhưng lại căng tràn sức sống, đạp trên đầu sóng ngọn gió, vượt thắng mọi thử thách, mọi đau đớn, mà cho đến nay, dẫu đã qua đúng một thế kỷ, thời gian đủ bình tĩnh để suy niệm, sao vẫn còn nghe hãi hùng, vẫn còn nghe nhức nhối tâm can, làm lặng đi mọi tư tưởng, mọi lời nói, mọi thanh âm.
Những người con đất Việt tưởng như gục ngã không thể gượng dậy nổi dưới bàn tay tàn bạo của làn kiếm, mã tấu, gông cùm, tù đày, lửa nung, bá đao, tùng xẻo, xiết cổ, chém bay đầu…, lại là sức mạnh ngàn đời của một đức tin không gì lay chuyển nổi. Bởi Thân xác các thánh Tử đạo dù bị giết, nhưng đức tin của các ngài thì không ai giết được.
Một Giáo Hội còn non trẻ đến thế, lại có sức chịu đựng sự giày xéo quá sức tưởng tượng của người đời.
Giờ nhìn lại sự nhiệm mầu của sức chịu đựng, ta chỉ còn có thể bật thốt lên như thánh nữ Têrêsa: “Tất cả là hồng ân”. Hồng ân nhận được không chỉ là một quà tặng, nhưng còn là một quà tặng vinh dự, một quà tặng của niềm kiêu hãnh thánh thiện.
Hồng phúc tử đạo không chỉ là một hành động dâng hiến tận cùng mà còn là một dâng hiến vinh thắng tận cùng.
Đó không là một vinh phúc lớn lao lắm hay sao! Một vinh phúc lớn lao mà một Giáo Hội còn non trẻ như Giáo Hội Việt Nam, lại có thể cùng Giáo Hội hoàn vũ đã qua mấy ngàn năm, vẽ thêm vào đó một đường lịch sử của đức tin không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ dừng lại.
Các thánh Tử đạo đã viết sử bằng máu của mình.
Còn chính Thiên Chúa, Người cũng đã làm cho Giáo Hội Việt Nam được khai sinh, lớn lên và phát triển nhờ dòng máu các thánh.
Nếu cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngã cho dân tộc Việt Nam, thì đối với đức tin, đó lại là một trang sử hùng tráng cho Giáo Hội Việt Nam nói riêng và Giáo Hội hoàn vũ nói chung: Bởi những người con đất Việt càng yêu mến quê hương, yêu mến bản thân mình, luyến tiếc cuộc đời, luyến nhớ người thân… và điều đặc biệt: yêu mến các vua quan là những người bên trên mình, thì càng yêu mến đức tin khôn cùng.
Chính cái chết của các thánh Tử đạo là một lời nói xác quyết và chung quyết cho mọi lời tuyên xưng đức tin rằng: Không có bất cứ cái gì có thể ngang bằng đức tin…
Hiểu rất rõ Chúa Giêsu, Đấng mà mình tôn thờ vượt trên tất cả, dẫu là chính bản thân các vua quan hay lệnh truyền của các vua quan đi nữa, không có gì sánh ví được với Đức Chúa mà lẽ ra các vua quan cũng phải tôn thờ, các thánh Tử đạo đã chối từ một cuộc sống dễ dãi.
Hiểu rất rõ Chúa Giêsu, Đấng mà mình tôn thờ là Đức Chúa của mình, vì thế, dẫu chỉ là hai que củi vắt chéo trên mặt đất, bình thường chỉ là hai que củi không hơn, không kém, nhưng để biểu lộ đức tin, thì bất cứ một bàn chân giẫm đạp nào, bất cứ lời lỵ mạ nào, hay bất cứ một hành động nào đối lại đức tin khi đứng trước hai que củi ấy, tất cả đều là sự chà đạp đức tin, chà đạp Giáo Hội, chà đạp chính Đấng mà mình tôn thờ.
Ngược lại, bất cứ một hành động hay một lời nói nào để tuyên xưng đức tin mà phải tôn trọng hai que củi hình chữ thập ấy, điều đó không còn đơn thuần là hai que củi hình chữ thập nữa nhưng là hình tượng Thánh Giá, hình tượng của lòng tin, hình tượng của một tâm hồn quả cảm quyết một lòng tôn thờ Đức Chúa của mình!
Hiểu rất rõ điều đó, cho nên dù chỉ là đối điện với hai que củi vắt chéo hình chữ thập, các thánh Tử đạo không chỉ đứng trước hai que củi, nhưng là đối diện với nỗi giằng co mạnh bạo, đối diện với sự chọn lựa không khoan nhượng, nhưng dứt khoát: đức tin hay cuộc sống trần thế.
Và cái giá phải trả cho sự chọn lựa đứng về phía đức tin là bị tước đoạt tất cả những gì đang có trong cuộc trần. Bị tước đoạt cả sự sống, cả đến giọt máu sau cùng.
Máu các thánh Tử đạo Việt Nam đã dệt đỏ thắm dòng lịch sử Giáo Hội Việt Nam, vì thế, các thánh Tử đạo mãi mãi vẫn xứng đáng sống trong lòng Giáo Hội và nơi từng người tín hữu Việt Nam.
Vượt trên tất cả mọi tấm gương, vượt trên tất cả mọi bài học, máu các thánh phải là chính cuộc sống của những người Việt Nam Công Giáo hôm nay, khi làm người Việt Nam giữa dân tộc mình, và làm người giữa đời.
Lm. NGUYỄN MINH HÙNG
Tin Mừng đến với dân tộc Việt nam gần 500 năm, thì hết 300 năm, Giáo Hội Việt Nam thấm đẫm dòng máu các anh hùng tử đạo. Giai đoạn bách hại nặng nề nhất là vào thế kỷ 19, trong các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngã cho dân tộc Việt Nam: những người Việt Nam tàn nhẫn sát hại nhau. Chính những đồng bào Việt Nam chung cội, chung nguồn lẽ ra phải yêu thương nhau, lại quay mũi kiếm giết nhau hàng loạt.
Thật vinh phúc cho Giáo Hội Việt Nam, một Giáo Hội còn non trẻ, nhưng lại căng tràn sức sống, đạp trên đầu sóng ngọn gió, vượt thắng mọi thử thách, mọi đau đớn, mà cho đến nay, dẫu đã qua đúng một thế kỷ, thời gian đủ bình tĩnh để suy niệm, sao vẫn còn nghe hãi hùng, vẫn còn nghe nhức nhối tâm can, làm lặng đi mọi tư tưởng, mọi lời nói, mọi thanh âm.
Những người con đất Việt tưởng như gục ngã không thể gượng dậy nổi dưới bàn tay tàn bạo của làn kiếm, mã tấu, gông cùm, tù đày, lửa nung, bá đao, tùng xẻo, xiết cổ, chém bay đầu…, lại là sức mạnh ngàn đời của một đức tin không gì lay chuyển nổi. Bởi Thân xác các thánh Tử đạo dù bị giết, nhưng đức tin của các ngài thì không ai giết được.
Một Giáo Hội còn non trẻ đến thế, lại có sức chịu đựng sự giày xéo quá sức tưởng tượng của người đời.
Giờ nhìn lại sự nhiệm mầu của sức chịu đựng, ta chỉ còn có thể bật thốt lên như thánh nữ Têrêsa: “Tất cả là hồng ân”. Hồng ân nhận được không chỉ là một quà tặng, nhưng còn là một quà tặng vinh dự, một quà tặng của niềm kiêu hãnh thánh thiện.
Hồng phúc tử đạo không chỉ là một hành động dâng hiến tận cùng mà còn là một dâng hiến vinh thắng tận cùng.
Đó không là một vinh phúc lớn lao lắm hay sao! Một vinh phúc lớn lao mà một Giáo Hội còn non trẻ như Giáo Hội Việt Nam, lại có thể cùng Giáo Hội hoàn vũ đã qua mấy ngàn năm, vẽ thêm vào đó một đường lịch sử của đức tin không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ dừng lại.
Các thánh Tử đạo đã viết sử bằng máu của mình.
Còn chính Thiên Chúa, Người cũng đã làm cho Giáo Hội Việt Nam được khai sinh, lớn lên và phát triển nhờ dòng máu các thánh.
Nếu cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngã cho dân tộc Việt Nam, thì đối với đức tin, đó lại là một trang sử hùng tráng cho Giáo Hội Việt Nam nói riêng và Giáo Hội hoàn vũ nói chung: Bởi những người con đất Việt càng yêu mến quê hương, yêu mến bản thân mình, luyến tiếc cuộc đời, luyến nhớ người thân… và điều đặc biệt: yêu mến các vua quan là những người bên trên mình, thì càng yêu mến đức tin khôn cùng.
Chính cái chết của các thánh Tử đạo là một lời nói xác quyết và chung quyết cho mọi lời tuyên xưng đức tin rằng: Không có bất cứ cái gì có thể ngang bằng đức tin…
Hiểu rất rõ Chúa Giêsu, Đấng mà mình tôn thờ vượt trên tất cả, dẫu là chính bản thân các vua quan hay lệnh truyền của các vua quan đi nữa, không có gì sánh ví được với Đức Chúa mà lẽ ra các vua quan cũng phải tôn thờ, các thánh Tử đạo đã chối từ một cuộc sống dễ dãi.
Hiểu rất rõ Chúa Giêsu, Đấng mà mình tôn thờ là Đức Chúa của mình, vì thế, dẫu chỉ là hai que củi vắt chéo trên mặt đất, bình thường chỉ là hai que củi không hơn, không kém, nhưng để biểu lộ đức tin, thì bất cứ một bàn chân giẫm đạp nào, bất cứ lời lỵ mạ nào, hay bất cứ một hành động nào đối lại đức tin khi đứng trước hai que củi ấy, tất cả đều là sự chà đạp đức tin, chà đạp Giáo Hội, chà đạp chính Đấng mà mình tôn thờ.
Ngược lại, bất cứ một hành động hay một lời nói nào để tuyên xưng đức tin mà phải tôn trọng hai que củi hình chữ thập ấy, điều đó không còn đơn thuần là hai que củi hình chữ thập nữa nhưng là hình tượng Thánh Giá, hình tượng của lòng tin, hình tượng của một tâm hồn quả cảm quyết một lòng tôn thờ Đức Chúa của mình!
Hiểu rất rõ điều đó, cho nên dù chỉ là đối điện với hai que củi vắt chéo hình chữ thập, các thánh Tử đạo không chỉ đứng trước hai que củi, nhưng là đối diện với nỗi giằng co mạnh bạo, đối diện với sự chọn lựa không khoan nhượng, nhưng dứt khoát: đức tin hay cuộc sống trần thế.
Và cái giá phải trả cho sự chọn lựa đứng về phía đức tin là bị tước đoạt tất cả những gì đang có trong cuộc trần. Bị tước đoạt cả sự sống, cả đến giọt máu sau cùng.
Máu các thánh Tử đạo Việt Nam đã dệt đỏ thắm dòng lịch sử Giáo Hội Việt Nam, vì thế, các thánh Tử đạo mãi mãi vẫn xứng đáng sống trong lòng Giáo Hội và nơi từng người tín hữu Việt Nam.
Vượt trên tất cả mọi tấm gương, vượt trên tất cả mọi bài học, máu các thánh phải là chính cuộc sống của những người Việt Nam Công Giáo hôm nay, khi làm người Việt Nam giữa dân tộc mình, và làm người giữa đời.
Lm. NGUYỄN MINH HÙNG
Vua kỳ lạ và một thần dân kỳ thú
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:56 24/11/2013
Vua kỳ lạ và một thần dân kỳ thú
Hôm nay Lễ Kitô Vua. Nhưng bài Tin Mừng năm C lại cho ta một cung vua khác lạ. Năm A, hoàng cung là nơi Vua phán xét : “Khi Con Người ngự đến trên mây trời…” Năm B, hoàng cung là mượn tạm dinh Philatô : “Phải tôi là Vua.” Còn năm nay, cung điện của Vua Kitô lại chỉ là 2 thanh gỗ kết hình khổ giá với hai thần dân đạo tặc hai bên.
Ta sẽ nói về một trong hai thần dân này, y là tên trộm, mà là tên trộm biết ăn năn, thậm chí ở nhiều nước đạo gốc có nơi còn thờ y như một vị thánh.
Anh ta được gọi bằng những tên khác nhau như Dismas, Demas, Dumachus. Việt phiên âm là Đích Ma. Có người kể hắn là một thứ Robin Hood của Do-thái, chuyên ăn cướp của người giàu để phân phát cho người nghèo. Nhưng chuyện rất đáng yêu kể rằng khi Chúa Giê-su còn nhỏ được gia đình đem sang Ai-cập trốn Herôđê, dọc đường bị một bọn cướp tấn công. Một thanh niên là con của thủ lãnh bọn cướp thấy con trẻ Giê-su dễ thương quá nên không nỡ ra tay, hắn tha Ngài và nói : "Hỡi con trẻ rất có phước, nếu sau này có dịp nào để thương xót tôi, thì hãy nhớ đến tôi, đừng quên giây phút này nhé !" Tên cướp đó là kẻ đã cứu Chúa Giê-su khi còn nhỏ, nay lại gặp Ngài trên thập giá tại đồi Gôn-gô-tha. Lần này thì Chúa Giê-su đã cứu lại anh ta.
Câu chuyện thực hư thế nào không ai được rõ nhưng điều rõ rệt ấy là quang cảnh đóng đinh này đã ứng nghiệm điều mà trước đó cả bảy trăm năm tiên tri I-sai-a đã tuyên sấm : "Ngài đã hiến thân chịu chết và bị liệt vào hàng phạm nhân" (53,12). Mà chẳng những trong hàng phạm nhân mà thôi, nhưng theo vị trí xếp đặt, Ngài được coi là phạm nhân thượng hạng, là xếp sòng trong bọn đầu trộm đuôi cướp nữa, nếu hai tử tội đứng bên cạnh Ngài đúng là những tên trộm cướp.
Không biết ai đã bày ra cái trò này, xếp đặt thập giá của Ngài ở giữa hai tên cướp.
-Nếu là Phi-la-tô thì quả ông quan xâm lược này muốn làm tăng vẻ khôi hài của bản án mà ông treo trên đầu "Vua Do-thái".
-Cũng có thể do các đầu mục Do-thái, theo dõi kẻ thù đến đỉnh núi Sọ, mua chuộc bọn lính sắp đặt để tăng sỉ nhục cho nạn nhân, “cho biết mặt !”
-Hay có lẽ là chính bọn lính sắp đặt như vậy vì hiển nhiên Ngài là tử tội đáng chú ý hơn cả trong bọn.
Nhưng… nếu đây là một cái gì hiểm độc về phía loài người, thì điều ti tiện trước mặt người đời, lại cao sang trước mặt Thiên Chúa. Điều mà lòng độc ác của loài người bêu xấu Ngài, thì lại tôn vinh Ngài trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, vị trí của Ngài giữa hai tên trộm cướp đúng là địa vị của Ngài.
Bởi, từ lâu Ngài được gán cho danh hiệu "bạn của người thâu thuế và phường tội lỗi" (Mt 11,19). Giờ đây, qua hành động đóng đinh Ngài giữa hai người trộm cướp, ý tưởng ấy được thực hiện cách rõ rệt nhất. Chúa Giê-su đã đến thế gian để tự hòa mình vào đám tội nhân, Ngài đã chịu chung số phận của họ, Ngài đã sống giữa họ, và thật là thích hợp Ngài chết giữa họ. Cho đến lúc này, Ngài đang ở giữa họ. Và thái độ kỳ lạ của hai người đã bị treo hai bên Ngài, là một ứng nghiệm và và là một báo hiệu.
Ứng nghiệm điều cụ Si-mê-on nói về Hài Nhi Giê-su trong Đền Thờ : "Con trẻ này có mệnh làm cho nhiều người trong dân vấp ngã trong khi nhiều người được giải cứu." (Lc 2,34) Và báo hiệu điều sẽ xảy ra luôn luôn sau này, một số người tin nhận Ngài và được cứu, trong lúc một số khác không tin. Lịch sử loài người luôn luôn như thế, Tin Mừng sẽ đem lại sự sống cho nhiều người, và cũng đem lại án phạt cho nhiều người. Tình trạng ấy sẽ kéo dài cho đến ngày tận cùng, Ngài sẽ ở giữa họ, kẻ ăn năn đứng một bên, bên phải, và bên trái Ngài là những kẻ không ăn năn. Mát-thêu và Lu-ca đều ghi lại : “Cả những kẻ bị đóng đinh với Ngài cũng xỉ nhục Ngài,” Lu-ca ghi rõ hơn: Kẻ bên trái mắng nhiếc, kẻ bên phải ăn năn.
Ăn năn cách nào ? -Lên tiếng Bênh vực. Giữa lúc những kẻ trước đây cuồng nhiệt tung hô nay lại phản đối Ngài, giữa lúc đám môn đệ thề quyết trung tín bỏ trốn hết, thì một mình tên trộm lên tiếng bênh vực Ngài.
Nếu chàng thanh niên con của góa phụ thành Na-im, được cải tử hoàn sinh, lên tiếng tin vào quyền năng của Đấng xem ra mất hết quyền đế vương ; nếu Phê-rô đã từng chứng kiến Chúa biến hình trên núi, tuyên xưng Đấng “coi vậy chứ không phải vậy” ; nếu anh mù thành Giê-ri-khô đứng lên công nhận thần tính nơi Ngài …, chúng ta không ngạc nhiên. Phải, nếu một trong những người trước đây đã hưởng ân huệ của Chúa lên tiếng, có lẽ các môn đệ nhát sợ lấy lại can đảm, đám dân vô tâm sẽ tỉnh ngộ, bọn ký lục và biệt phái sẽ tin theo … Nhưng giữa lúc cái chết gần kề, giữa lúc Chúa Cứu Thế như hoàn toàn thất bại trước mặt người trần, chỉ có một người lên tiếng tin nhận Ngài, đó lại là tên trộm bị đóng đinh :
Anh thấy cây thập giá nhưng tôn thờ như ngai Vua Cả. Anh thấy người bị đóng đinh nhưng kêu cầu như Chúa Tể. Anh thấy sự sống trong cõi chết, anh thấy vinh quang trong nhục nhã … "Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi."
Có thể đây là lần đầu tiên tên trộm cầu nguyện và có lẽ cũng là lần cuối cùng, dầu vậy Đấng đã được tiên báo "Ngài không bẻ đứt cây sậy dập gẫy, không tắt hẳn tim đèn còn khói" (Mt 12,20), lại không đáp ứng lại một niềm tin như vậy sao ? Và đấng tuyên bố : "Người nào đến với Ta, chẳng bao giờ bị Ta xua đuổi" (Ga 6,37) lại đuổi xua sao ? Chúa Giê-su đã giữ lời và còn giữ hơn cả điều người ta trông đợi.
Trong khi nhà cầm quyền Giê-ru-sa-lem không thể làm Ngài rời khỏi thập giá ; trong lúc mọi tố cáo bất công không thắng được sự yên lặng của Ngài ; trong lúc những lời gào thét "nó đã cứu được người khác, mà không cứu nổi mình" không làm Ngài hé môi …, thì Ngài nghiêng đầu về người yếu đuối cạnh Ngài, Ngài nói và cứu một tên trộm : "Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta."
Trước đây không một ai được hứa như thế, dầu người đó là Áp-ra-ham, quốc mẫu tổ phụ của Giêsu ; dẫu người đó là Mô-sê, đại ngôn sứ, thủ lãnh Dân Riêng ; hay Gio-an, kẻ Giêsu yêu. Ngay cả Ma-da-lê-na hay chính Đức Ma-ri-a, Mẹ Ngài cũng vậy, vậy mà, Ngài lại hứa với tên trộm, thần dân đầu tiên của Ngài trên Nước Trời.
Augustino đã tinh ý khi sánh ví : khen thay cho tên trộm này, cả một đời trộm cắp mà đến giờ chót khi ra trước toà còn trổ nghề ăn trộm được cả Nước Trời. (Không biết vào Nước Trời rồi, có ăn trộm chìa khoá của Phêrô để mở cửa thiên đàng cho đồng nghiệp bên trái nhiếc mắng Chúa hay không ? Biết đâu !
Có một người ăn xin nọ ngày kia gặp một hiền sĩ ở dọc đường, ông ta đã chạy lại van xin hiền sĩ bố thí cho mình. Nhà hiền sĩ đã từ chối và cứ đi tiếp con đường ông đang đi. Người ăn xin vẫn tiếp tục đuổi theo, miệng không ngớt xin bố thí. Ông ta đã theo nhà hiền triết ra đến tận đầu phố, cuối cùng nhà hiền triết tuyệt vọng, dừng lại và nói:
- Được rồi, ta sẽ cho ngươi tiền, nhưng với điều kiện: trong hai con mắt của ta có một con mắt thủy tinh, ngươi hãy nói nó là mắt nào. Nếu nói đúng ngươi sẽ có tất cả những gì ta có.
Người ăn xin nhìn ông chăm chú, cuối cùng nghiêm giọng nói:
-Thưa thầy, con mắt trái là thủy tinh ạ.
Hiền sĩ kinh ngạc kêu lên:
-Hãy nói làm sao ngươi biết được điều đó. Con mắt đó do một người thợ giỏi nhất thế gian này làm ra, không thể nào phân biệt được mắt nào của ta là mắt thật, mắt nào là mắt thủy tinh?
-Thưa thầy, vì -người ăn xin chậm rãi đáp- mắt phải của thầy ánh lên lòng thương xót.
Vâng có lẽ người ăn trộm bên phải cây Thánh giá của Chúa Giêsu cũng có được con mắt phải “ánh lên lòng thương xót.” Chàng thương xót cho tử tội vô tội Giêsu, nên đã gặp được cặp mắt giàu lòng thương xót của Vua Giêsu bị xét là tử tội.
Tin giờ chót tôi mới nhận được qua email từ Giêsu.net, là trong vương quốc của Vua Giêsu, chỉ có những người có cặp mắt ánh lên lòng thương xót mới vào được.
Bạn muốn vào, xin hãy ánh lên lòng xót thương.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy phần chính từ cha Hàm)
Hôm nay Lễ Kitô Vua. Nhưng bài Tin Mừng năm C lại cho ta một cung vua khác lạ. Năm A, hoàng cung là nơi Vua phán xét : “Khi Con Người ngự đến trên mây trời…” Năm B, hoàng cung là mượn tạm dinh Philatô : “Phải tôi là Vua.” Còn năm nay, cung điện của Vua Kitô lại chỉ là 2 thanh gỗ kết hình khổ giá với hai thần dân đạo tặc hai bên.
Ta sẽ nói về một trong hai thần dân này, y là tên trộm, mà là tên trộm biết ăn năn, thậm chí ở nhiều nước đạo gốc có nơi còn thờ y như một vị thánh.
Anh ta được gọi bằng những tên khác nhau như Dismas, Demas, Dumachus. Việt phiên âm là Đích Ma. Có người kể hắn là một thứ Robin Hood của Do-thái, chuyên ăn cướp của người giàu để phân phát cho người nghèo. Nhưng chuyện rất đáng yêu kể rằng khi Chúa Giê-su còn nhỏ được gia đình đem sang Ai-cập trốn Herôđê, dọc đường bị một bọn cướp tấn công. Một thanh niên là con của thủ lãnh bọn cướp thấy con trẻ Giê-su dễ thương quá nên không nỡ ra tay, hắn tha Ngài và nói : "Hỡi con trẻ rất có phước, nếu sau này có dịp nào để thương xót tôi, thì hãy nhớ đến tôi, đừng quên giây phút này nhé !" Tên cướp đó là kẻ đã cứu Chúa Giê-su khi còn nhỏ, nay lại gặp Ngài trên thập giá tại đồi Gôn-gô-tha. Lần này thì Chúa Giê-su đã cứu lại anh ta.
Câu chuyện thực hư thế nào không ai được rõ nhưng điều rõ rệt ấy là quang cảnh đóng đinh này đã ứng nghiệm điều mà trước đó cả bảy trăm năm tiên tri I-sai-a đã tuyên sấm : "Ngài đã hiến thân chịu chết và bị liệt vào hàng phạm nhân" (53,12). Mà chẳng những trong hàng phạm nhân mà thôi, nhưng theo vị trí xếp đặt, Ngài được coi là phạm nhân thượng hạng, là xếp sòng trong bọn đầu trộm đuôi cướp nữa, nếu hai tử tội đứng bên cạnh Ngài đúng là những tên trộm cướp.
Không biết ai đã bày ra cái trò này, xếp đặt thập giá của Ngài ở giữa hai tên cướp.
-Nếu là Phi-la-tô thì quả ông quan xâm lược này muốn làm tăng vẻ khôi hài của bản án mà ông treo trên đầu "Vua Do-thái".
-Cũng có thể do các đầu mục Do-thái, theo dõi kẻ thù đến đỉnh núi Sọ, mua chuộc bọn lính sắp đặt để tăng sỉ nhục cho nạn nhân, “cho biết mặt !”
-Hay có lẽ là chính bọn lính sắp đặt như vậy vì hiển nhiên Ngài là tử tội đáng chú ý hơn cả trong bọn.
Nhưng… nếu đây là một cái gì hiểm độc về phía loài người, thì điều ti tiện trước mặt người đời, lại cao sang trước mặt Thiên Chúa. Điều mà lòng độc ác của loài người bêu xấu Ngài, thì lại tôn vinh Ngài trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, vị trí của Ngài giữa hai tên trộm cướp đúng là địa vị của Ngài.
Bởi, từ lâu Ngài được gán cho danh hiệu "bạn của người thâu thuế và phường tội lỗi" (Mt 11,19). Giờ đây, qua hành động đóng đinh Ngài giữa hai người trộm cướp, ý tưởng ấy được thực hiện cách rõ rệt nhất. Chúa Giê-su đã đến thế gian để tự hòa mình vào đám tội nhân, Ngài đã chịu chung số phận của họ, Ngài đã sống giữa họ, và thật là thích hợp Ngài chết giữa họ. Cho đến lúc này, Ngài đang ở giữa họ. Và thái độ kỳ lạ của hai người đã bị treo hai bên Ngài, là một ứng nghiệm và và là một báo hiệu.
Ứng nghiệm điều cụ Si-mê-on nói về Hài Nhi Giê-su trong Đền Thờ : "Con trẻ này có mệnh làm cho nhiều người trong dân vấp ngã trong khi nhiều người được giải cứu." (Lc 2,34) Và báo hiệu điều sẽ xảy ra luôn luôn sau này, một số người tin nhận Ngài và được cứu, trong lúc một số khác không tin. Lịch sử loài người luôn luôn như thế, Tin Mừng sẽ đem lại sự sống cho nhiều người, và cũng đem lại án phạt cho nhiều người. Tình trạng ấy sẽ kéo dài cho đến ngày tận cùng, Ngài sẽ ở giữa họ, kẻ ăn năn đứng một bên, bên phải, và bên trái Ngài là những kẻ không ăn năn. Mát-thêu và Lu-ca đều ghi lại : “Cả những kẻ bị đóng đinh với Ngài cũng xỉ nhục Ngài,” Lu-ca ghi rõ hơn: Kẻ bên trái mắng nhiếc, kẻ bên phải ăn năn.
Ăn năn cách nào ? -Lên tiếng Bênh vực. Giữa lúc những kẻ trước đây cuồng nhiệt tung hô nay lại phản đối Ngài, giữa lúc đám môn đệ thề quyết trung tín bỏ trốn hết, thì một mình tên trộm lên tiếng bênh vực Ngài.
Nếu chàng thanh niên con của góa phụ thành Na-im, được cải tử hoàn sinh, lên tiếng tin vào quyền năng của Đấng xem ra mất hết quyền đế vương ; nếu Phê-rô đã từng chứng kiến Chúa biến hình trên núi, tuyên xưng Đấng “coi vậy chứ không phải vậy” ; nếu anh mù thành Giê-ri-khô đứng lên công nhận thần tính nơi Ngài …, chúng ta không ngạc nhiên. Phải, nếu một trong những người trước đây đã hưởng ân huệ của Chúa lên tiếng, có lẽ các môn đệ nhát sợ lấy lại can đảm, đám dân vô tâm sẽ tỉnh ngộ, bọn ký lục và biệt phái sẽ tin theo … Nhưng giữa lúc cái chết gần kề, giữa lúc Chúa Cứu Thế như hoàn toàn thất bại trước mặt người trần, chỉ có một người lên tiếng tin nhận Ngài, đó lại là tên trộm bị đóng đinh :
Anh thấy cây thập giá nhưng tôn thờ như ngai Vua Cả. Anh thấy người bị đóng đinh nhưng kêu cầu như Chúa Tể. Anh thấy sự sống trong cõi chết, anh thấy vinh quang trong nhục nhã … "Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi."
Có thể đây là lần đầu tiên tên trộm cầu nguyện và có lẽ cũng là lần cuối cùng, dầu vậy Đấng đã được tiên báo "Ngài không bẻ đứt cây sậy dập gẫy, không tắt hẳn tim đèn còn khói" (Mt 12,20), lại không đáp ứng lại một niềm tin như vậy sao ? Và đấng tuyên bố : "Người nào đến với Ta, chẳng bao giờ bị Ta xua đuổi" (Ga 6,37) lại đuổi xua sao ? Chúa Giê-su đã giữ lời và còn giữ hơn cả điều người ta trông đợi.
Trong khi nhà cầm quyền Giê-ru-sa-lem không thể làm Ngài rời khỏi thập giá ; trong lúc mọi tố cáo bất công không thắng được sự yên lặng của Ngài ; trong lúc những lời gào thét "nó đã cứu được người khác, mà không cứu nổi mình" không làm Ngài hé môi …, thì Ngài nghiêng đầu về người yếu đuối cạnh Ngài, Ngài nói và cứu một tên trộm : "Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta."
Trước đây không một ai được hứa như thế, dầu người đó là Áp-ra-ham, quốc mẫu tổ phụ của Giêsu ; dẫu người đó là Mô-sê, đại ngôn sứ, thủ lãnh Dân Riêng ; hay Gio-an, kẻ Giêsu yêu. Ngay cả Ma-da-lê-na hay chính Đức Ma-ri-a, Mẹ Ngài cũng vậy, vậy mà, Ngài lại hứa với tên trộm, thần dân đầu tiên của Ngài trên Nước Trời.
Augustino đã tinh ý khi sánh ví : khen thay cho tên trộm này, cả một đời trộm cắp mà đến giờ chót khi ra trước toà còn trổ nghề ăn trộm được cả Nước Trời. (Không biết vào Nước Trời rồi, có ăn trộm chìa khoá của Phêrô để mở cửa thiên đàng cho đồng nghiệp bên trái nhiếc mắng Chúa hay không ? Biết đâu !
Có một người ăn xin nọ ngày kia gặp một hiền sĩ ở dọc đường, ông ta đã chạy lại van xin hiền sĩ bố thí cho mình. Nhà hiền sĩ đã từ chối và cứ đi tiếp con đường ông đang đi. Người ăn xin vẫn tiếp tục đuổi theo, miệng không ngớt xin bố thí. Ông ta đã theo nhà hiền triết ra đến tận đầu phố, cuối cùng nhà hiền triết tuyệt vọng, dừng lại và nói:
- Được rồi, ta sẽ cho ngươi tiền, nhưng với điều kiện: trong hai con mắt của ta có một con mắt thủy tinh, ngươi hãy nói nó là mắt nào. Nếu nói đúng ngươi sẽ có tất cả những gì ta có.
Người ăn xin nhìn ông chăm chú, cuối cùng nghiêm giọng nói:
-Thưa thầy, con mắt trái là thủy tinh ạ.
Hiền sĩ kinh ngạc kêu lên:
-Hãy nói làm sao ngươi biết được điều đó. Con mắt đó do một người thợ giỏi nhất thế gian này làm ra, không thể nào phân biệt được mắt nào của ta là mắt thật, mắt nào là mắt thủy tinh?
-Thưa thầy, vì -người ăn xin chậm rãi đáp- mắt phải của thầy ánh lên lòng thương xót.
Vâng có lẽ người ăn trộm bên phải cây Thánh giá của Chúa Giêsu cũng có được con mắt phải “ánh lên lòng thương xót.” Chàng thương xót cho tử tội vô tội Giêsu, nên đã gặp được cặp mắt giàu lòng thương xót của Vua Giêsu bị xét là tử tội.
Tin giờ chót tôi mới nhận được qua email từ Giêsu.net, là trong vương quốc của Vua Giêsu, chỉ có những người có cặp mắt ánh lên lòng thương xót mới vào được.
Bạn muốn vào, xin hãy ánh lên lòng xót thương.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy phần chính từ cha Hàm)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Bế Mạc Năm Đức Tin
J.B. Đặng Minh An dịch
07:44 24/11/2013
Tôi gởi lời chào thân ái đến các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương hiện diện nơi đây. Lời chúc bình an mà tôi sẽ trao đổi với các vị trước hết là một dấu hiệu của lòng mộ mến của vị Giám Mục Roma dành cho các cộng đoàn đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô với một lòng trung thành gương mẫu, mà thường là phải trả một giá rất cao. Với cử chỉ này, thông qua các vị, tôi muốn hướng đến tất cả những Kitô hữu đang sống ở Thánh Địa, ở Syria và trong toàn thế giới Đông Phương, với lời cầu chúc ân sủng của bình an và hòa hợp.
Các bài đọc Kinh Thánh được công bố cho chúng ta hôm nay có cùng một chủ đề chung là vị trí trung tâm của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm của sáng thế, là trung tâm của dân Ngài và là trung tâm của lịch sử.
1. Thánh Tông đồ Phaolô, trong bài đọc thứ hai, trích từ thư gửi tín hữu Côlôxê, cho chúng ta một tầm nhìn sâu sắc về vai trò trung tâm của Chúa Giêsu. Ngài trình bày với chúng ta Chúa Kitô như là nguyên ủy của tất cả các thụ tạo: trong Người, nhờ Người và với Người, muôn vật được tạo thành. Ngài là trung tâm của tất cả mọi thứ, là sự khởi đầu. Thiên Chúa đã ban cho Người sự viên mãn, tổng thể, nhờ đó trong Người tất cả mọi thứ có thể được giao hòa (x. Col 1:12-20) .
Hình ảnh này cho thấy Chúa Giêsu là trung tâm của sáng tạo, và như vậy thái độ phải có của người tín hữu thật sự là phải nhận biết và chấp nhận trong cuộc sống của chúng ta vị thế trung tâm của Chúa Giêsu Kitô, trong suy nghĩ của chúng ta, trong lời nói và trong các việc làm của chúng ta. Khi vị thế trung tâm này không còn nữa, khi nó được thay thế bằng cái gì khác, thì khi đó tác hại xảy đến cho tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta và cho chính chúng ta.
2. Không chỉ là trung tâm của sáng tạo, Chúa Kitô còn là trung tâm của dân Thiên Chúa. Chúng ta thấy điều này trong bài đọc thứ nhất trong đó mô tả thời điểm khi các chi tộc Israel tìm kiếm và xức dầu tấn phong David là vua của Israel trước mặt Chúa (x. 2 Sam 5:1-3). Khi tìm kiếm một vị vua lý tưởng, con người cũng đang tìm kiếm chính Thiên Chúa: một Thiên Chúa sẽ gần gũi với họ, sẽ đồng hành với họ trong cuộc lữ hành, và sẽ là một người anh em với họ.
Chúa Kitô, hậu duệ của vua David, là người "anh em" mà dân Chúa vây quanh. Người là Đấng chăm sóc cho dân mình, cho tất cả chúng ta, ngay cả với giá là cuộc đời Người. Trong Người chúng ta nên một; hiệp nhất với Ngài, và chia sẻ cùng một cuộc hành trình duy nhất, một vận mệnh duy nhất.
3. Cuối cùng, Đức Kitô là trung tâm của lịch sử loài người và của mỗi người nam nữ. Chúng ta có thể mang đến với Ngài niềm vui và hy vọng, những nỗi buồn và khó khăn trong cuộc sống của chúng ta. Khi Chúa Giêsu là trung tâm, ánh sáng bừng lên ngay cả trong lúc đen tối nhất của cuộc sống chúng ta, Ngài mang đến cho chúng ta hy vọng, như Ngài đã làm với người trộm lành trong Tin Mừng hôm nay.
Trong khi tất cả những người khác đối xử với Chúa Giêsu với thái độ khinh thị - "Nếu ông là Đấng Kitô, là Đấng Mêsia, thì hãy cứu mình đi và xuống khỏi cây thập tự!" – Người trộm đã lạc lối trong cuộc sống của mình nhưng bây giờ ăn năn, bám víu vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh, và cầu xin Ngài: "Khi vào nước của ông, xin nhớ đến tôi nhé" (Lc 23:42 ) . Và Chúa Giêsu đã hứa với anh: "Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên nước thiên đường" (câu 43). Chúa Giêsu chỉ nói một lời tha thứ, không chỉ trích, bất cứ khi nào có ta có đủ can đảm để thỉnh cầu sự tha thứ này, Chúa không để một lời thỉnh cầu như vậy không được nghe đến. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành đem lại cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao: nó cho thấy ân sủng Chúa luôn luôn lớn hơn lời cầu xin. Chúa luôn luôn ban cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta xin: anh chị em hãy xin Ngài nhớ đến anh chị em, và Ngài sẽ đưa anh chị em vào Vương quốc của Ngài!
Chúng ta hãy xin Chúa nhớ đến chúng ta, trong niềm xác tín rằng lòng thương xót của Ngài sẽ cho chúng ta được thông phần trong vinh quang thiên quốc. Amen!
20 năm Renovabis
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:13 24/11/2013
20 năm Renovabis
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi chế độ Cộng sản bên các nước vùng Đông Âu cùng với bức tường Berlin ngăn cách hai thế giới cộng sản và tự do bị người dân phá sập đổ, những thách thức đòi hỏi mới tiếp theo nảy sinh ra trong đời sống xã hội.
Một trong những thách thức đòi hỏi đó là sự xây dựng canh tân đổi mới đời sống vật chất, đời sống tinh thần, mà trong những năm tháng xưa kia dưới chế độ cộng sản đã bị phá hủy xuống dốc.
Gíao Hội Công Giáo nước Đức đã bày tỏ tình liên đới với các nước đó dưới khía cạnh tôn giáo. Nên Giáo Hội đã thành lập một Hội trợ giúp về lâu về dài: trợ giúp để họ tự giúp mình.
Từ phương châm đó Giáo Hội Công gíao Đức đã chọn tên Renovabis cho Hội bác ái từ thiện lấy từ lời Kinh Thánh trong Thánh Vịnh 104, 30: Renovabis faciem terrae - Xin đổi mới mặt địa cầu.
Tháng Ba 1993 Hội Renovabis được thành lập, và ngày 02. Tháng Năm 1993 chính thức đi vào hoạt động. Renovabis không chỉ do cùng được Hội Đồng Giám mục Giáo Hội Công gíao Đức, cùng Ủy Ban trung ương Giáo Hội Công Giáo Đức (ZDK) bảo trợ tài chánh cùng cơ cấu tổ chức điều hành. Nhưng Renovabis cũng được chính quyền nước Đức công nhận có tư cách pháp lý.
Renovabis đặt trọng tâm trợ giúp Giáo Hội Công gíao các nước vùng Trung Âu châu, vùng Đông Âu châu và vùng Đông Nam Âu châu, mà họ vừa thoát ra khỏi chế độ cộng sản. Renovabis giúp cho Giáo Hội những nước đó xây dựng, cải cách đổi mới nếp sống về phương diện mục vụ nơi các giáo xứ, về đời sống xã hội trong xứ đạo.
Công việc của Renovabis đặt nền tảng trên hai cột trụ chính: Dự án và trợ giúp.
Các dự án phải có phần tham dự đóng góp của phía chủ nhà muốn nhận được sự trợ giúp. Sự trợ giúp của Renovabis cho những dự án, cùng khi dự án xây dựng phải có chất lượng bảo đảm về lâu về dài cho công ích.
Renovabis kiểm tra dự án trước khi chấp thuận trợ giúp. Nhưng không vì thế tạo ra sự áp chế lệ thuộc vào Renovabis cho phía được trợ giúp.Trái lại, chỉ làm rõ rệt phương châm của Renovabis “ trợ giúp để tự giúp mình“.
Khía cạnh quan trọng nữa của Renovabis là sự trợ giúp về phương diện trao đổi kinh nghiệm, đối thoại và tình hữu nghị giữa Đông và Tây. Do đó khuyến khích cùng giới thiệu những giáo phận, giáo xứ giữa hai vùng Đông và Tây liên kết hữu nghị anh chị em cùng đồng hành trợ giúp nhau.
Hằng năm vào dịp lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống mọi xứ đạo thánh đường Công Giáo trên khắp nước Đức đều có chiến dịch kêu gọi đóng góp quyên tiền cho cơ quan bác ái Renovabis.
Cho tới năm nay dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, Renovabis đã cùng đồng hành trợ giúp 29 quốc gia đất nước vùng bên Đông Âu cho 19.100 dự án với tổng số tiền 560 triệu Euro.
Renovabis là một trong những cơ quan hội từ thiện bác ái của Gíao hội công gíao Đức trợ giúp những nước vùng Đông Âu châu.
Ngoài ra Giáo Hội Công Giáo Đức còn có những hội từ thiện bác ái khác nữa:
- Missio trợ giúp việc truyền giáo cho thế giới
- Misereor trợ giúp việc bác aí xã hội cho mọi nước trên hoàn cầu
- Caritas trợ giúp viếệc bác ái xã hội chung vớ caritas quốc tế cho thế giới
- Adveniat trợ giúp những Giáo Hội bên các quốc gia vùng Châu Mỹ Latinh.
- Kirche in Not nguyên thủy trợ giúp cho Gíao Hội thuộc những nước gặp khó khăn về đời sống tôn gíao như các nước xưa kia trong khối cộng sản Đông Ảu.
- Diaspora trợ giúp cho Giáo Hội thiểu số vùng Bắc Âu Châu.
- Kindermission Sternsingen trợ giúp những dự án cho trẻ em trên thế giới
„ Renovabis là cơ quan bác ái hội từ thiện qua những công việc trợ giúp đã đóng vai trò bắc nối nhịp cầu quan trọng giữa hai miền Đông và Tây. Như lời đức cố Á Thánh Gíao hoàng Phaolo II. đã nói lên cảm nghĩ tựa như „hai cánh lá phổi“ để thở hít không khí, tình đoàn kết và tình bạn hữu nghị cùng nhau trao đổi làm giầu cho nhau.
Vì thế, Renovabis không giới hạn chỉ trợ giúp cho những người công gíao, mà còn trợ giúp những dự án cho tất cà mọi con người trong hoàn cảnh gặp khó khăn khốn khó nữa. Hướng đại kết này đã cùng đang trở nên có ý nghĩa tầm quan trọng trong tương lai.
Renovabis, một hội đoàn từ thiện bác ái của Giáo Hội Công Giáo trong lòng xã hội đời sống nếp sống văn hóa nước Đức là một thực thể không thể bỏ qua được.“ ( Hồng Y Woelki, bài phát biểu mừng 20 năm Renovabis, 07.11.2013.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi chế độ Cộng sản bên các nước vùng Đông Âu cùng với bức tường Berlin ngăn cách hai thế giới cộng sản và tự do bị người dân phá sập đổ, những thách thức đòi hỏi mới tiếp theo nảy sinh ra trong đời sống xã hội.
Một trong những thách thức đòi hỏi đó là sự xây dựng canh tân đổi mới đời sống vật chất, đời sống tinh thần, mà trong những năm tháng xưa kia dưới chế độ cộng sản đã bị phá hủy xuống dốc.
Gíao Hội Công Giáo nước Đức đã bày tỏ tình liên đới với các nước đó dưới khía cạnh tôn giáo. Nên Giáo Hội đã thành lập một Hội trợ giúp về lâu về dài: trợ giúp để họ tự giúp mình.
Từ phương châm đó Giáo Hội Công gíao Đức đã chọn tên Renovabis cho Hội bác ái từ thiện lấy từ lời Kinh Thánh trong Thánh Vịnh 104, 30: Renovabis faciem terrae - Xin đổi mới mặt địa cầu.
Renovabis đặt trọng tâm trợ giúp Giáo Hội Công gíao các nước vùng Trung Âu châu, vùng Đông Âu châu và vùng Đông Nam Âu châu, mà họ vừa thoát ra khỏi chế độ cộng sản. Renovabis giúp cho Giáo Hội những nước đó xây dựng, cải cách đổi mới nếp sống về phương diện mục vụ nơi các giáo xứ, về đời sống xã hội trong xứ đạo.
Công việc của Renovabis đặt nền tảng trên hai cột trụ chính: Dự án và trợ giúp.
Các dự án phải có phần tham dự đóng góp của phía chủ nhà muốn nhận được sự trợ giúp. Sự trợ giúp của Renovabis cho những dự án, cùng khi dự án xây dựng phải có chất lượng bảo đảm về lâu về dài cho công ích.
Renovabis kiểm tra dự án trước khi chấp thuận trợ giúp. Nhưng không vì thế tạo ra sự áp chế lệ thuộc vào Renovabis cho phía được trợ giúp.Trái lại, chỉ làm rõ rệt phương châm của Renovabis “ trợ giúp để tự giúp mình“.
Khía cạnh quan trọng nữa của Renovabis là sự trợ giúp về phương diện trao đổi kinh nghiệm, đối thoại và tình hữu nghị giữa Đông và Tây. Do đó khuyến khích cùng giới thiệu những giáo phận, giáo xứ giữa hai vùng Đông và Tây liên kết hữu nghị anh chị em cùng đồng hành trợ giúp nhau.
Hằng năm vào dịp lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống mọi xứ đạo thánh đường Công Giáo trên khắp nước Đức đều có chiến dịch kêu gọi đóng góp quyên tiền cho cơ quan bác ái Renovabis.
Cho tới năm nay dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, Renovabis đã cùng đồng hành trợ giúp 29 quốc gia đất nước vùng bên Đông Âu cho 19.100 dự án với tổng số tiền 560 triệu Euro.
Renovabis là một trong những cơ quan hội từ thiện bác ái của Gíao hội công gíao Đức trợ giúp những nước vùng Đông Âu châu.
Ngoài ra Giáo Hội Công Giáo Đức còn có những hội từ thiện bác ái khác nữa:
- Missio trợ giúp việc truyền giáo cho thế giới
- Misereor trợ giúp việc bác aí xã hội cho mọi nước trên hoàn cầu
- Caritas trợ giúp viếệc bác ái xã hội chung vớ caritas quốc tế cho thế giới
- Adveniat trợ giúp những Giáo Hội bên các quốc gia vùng Châu Mỹ Latinh.
- Kirche in Not nguyên thủy trợ giúp cho Gíao Hội thuộc những nước gặp khó khăn về đời sống tôn gíao như các nước xưa kia trong khối cộng sản Đông Ảu.
- Diaspora trợ giúp cho Giáo Hội thiểu số vùng Bắc Âu Châu.
- Kindermission Sternsingen trợ giúp những dự án cho trẻ em trên thế giới
„ Renovabis là cơ quan bác ái hội từ thiện qua những công việc trợ giúp đã đóng vai trò bắc nối nhịp cầu quan trọng giữa hai miền Đông và Tây. Như lời đức cố Á Thánh Gíao hoàng Phaolo II. đã nói lên cảm nghĩ tựa như „hai cánh lá phổi“ để thở hít không khí, tình đoàn kết và tình bạn hữu nghị cùng nhau trao đổi làm giầu cho nhau.
Vì thế, Renovabis không giới hạn chỉ trợ giúp cho những người công gíao, mà còn trợ giúp những dự án cho tất cà mọi con người trong hoàn cảnh gặp khó khăn khốn khó nữa. Hướng đại kết này đã cùng đang trở nên có ý nghĩa tầm quan trọng trong tương lai.
Renovabis, một hội đoàn từ thiện bác ái của Giáo Hội Công Giáo trong lòng xã hội đời sống nếp sống văn hóa nước Đức là một thực thể không thể bỏ qua được.“ ( Hồng Y Woelki, bài phát biểu mừng 20 năm Renovabis, 07.11.2013.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Top Stories
Vatican unveils bone fragments said to be Peter's
Nicole Winfield /AP
12:17 24/11/2013
VATICAN CITY (AP) — The Vatican publicly unveiled a handful of bone fragments purportedly belonging to St. Peter on Sunday, reviving the scientific debate and tantalizing mystery over whether the relics found in a shoe box truly belong to the first pope.
The nine pieces of bone sat nestled like rings in a jewel box inside a bronze display case on the side of the altar during a Mass commemorating the end of the Vatican's yearlong celebration of the Christian faith. It was the first time they had ever been exhibited in public.
Pope Francis prayed before the fragments at the start of Sunday's service and then clutched the case in his arms for several minutes after his homily.
No pope has ever definitively declared the fragments to belong to the Apostle Peter, but Pope Paul VI in 1968 said fragments found in the necropolis under St. Peter's Basilica were "identified in a way that we can consider convincing."
Some archaeologists dispute the finding.
But last week, a top Vatican official, Archbishop Rino Fisichella, said it almost doesn't matter if archaeologists one day definitively determine that the bones aren't Peter's, saying Christians have prayed at Peter's tomb for two millennia and will continue to, regardless.
"It's not as if pilgrims who go to the altar (of Peter's tomb) think that in that moment in which they profess their faith that below them are the relics of Peter, or of another or another still," he told reporters. "They go there to profess the faith."
The relics were discovered during excavations begun under St. Peter's Basilica in the years following the 1939 death of Pope Pius XI, who had asked to be buried in the grottoes where dozens of popes are buried, according to the 2012 book by veteran Vatican correspondent Bruno Bartoloni, "The Ears of the Vatican."
During the excavations, archaeologists discovered a funerary monument with a casket built in honor of Peter and an engraving in Greek that read "Petros eni," or "Peter is here."
The scholar of Greek antiquities, Margherita Guarducci, who had deciphered the engraving continued to investigate and learned that one of the basilica workers had been given the remains found inside the casket and stored them in a shoe box kept in a cupboard. She reported her findings to Paul VI who later proclaimed that there was a "convincing" argument that the bones belonged to Peter.
Top Vatican Jesuits and other archaeologists strongly denied the claim, but had little recourse.
"No Pope had ever permitted an exhaustive study, partly because a 1,000-year-old curse attested by secret and apocalyptic documents, threatened anyone who disturbed the peace of Peter's tomb with the worst possible misfortune," Bartoloni wrote.
The Vatican newspaper, l'Osservatore Romano, published excerpts of the book last year, giving his account a degree of official sanction.
In 1971, Paul VI was given an urn containing the relics, which were kept inside the private papal chapel inside the Apostolic Palace and exhibited for the pope's private veneration each June 29, for the feast of Sts. Peter and Paul. Sunday marked the first time they were shown in public.
(Source: http://news.yahoo.com/vatican-unveils-bone-fragments-said-peters-095320034.html)
The nine pieces of bone sat nestled like rings in a jewel box inside a bronze display case on the side of the altar during a Mass commemorating the end of the Vatican's yearlong celebration of the Christian faith. It was the first time they had ever been exhibited in public.
Pope Francis prayed before the fragments at the start of Sunday's service and then clutched the case in his arms for several minutes after his homily.
No pope has ever definitively declared the fragments to belong to the Apostle Peter, but Pope Paul VI in 1968 said fragments found in the necropolis under St. Peter's Basilica were "identified in a way that we can consider convincing."
Some archaeologists dispute the finding.
But last week, a top Vatican official, Archbishop Rino Fisichella, said it almost doesn't matter if archaeologists one day definitively determine that the bones aren't Peter's, saying Christians have prayed at Peter's tomb for two millennia and will continue to, regardless.
"It's not as if pilgrims who go to the altar (of Peter's tomb) think that in that moment in which they profess their faith that below them are the relics of Peter, or of another or another still," he told reporters. "They go there to profess the faith."
The relics were discovered during excavations begun under St. Peter's Basilica in the years following the 1939 death of Pope Pius XI, who had asked to be buried in the grottoes where dozens of popes are buried, according to the 2012 book by veteran Vatican correspondent Bruno Bartoloni, "The Ears of the Vatican."
During the excavations, archaeologists discovered a funerary monument with a casket built in honor of Peter and an engraving in Greek that read "Petros eni," or "Peter is here."
The scholar of Greek antiquities, Margherita Guarducci, who had deciphered the engraving continued to investigate and learned that one of the basilica workers had been given the remains found inside the casket and stored them in a shoe box kept in a cupboard. She reported her findings to Paul VI who later proclaimed that there was a "convincing" argument that the bones belonged to Peter.
Top Vatican Jesuits and other archaeologists strongly denied the claim, but had little recourse.
"No Pope had ever permitted an exhaustive study, partly because a 1,000-year-old curse attested by secret and apocalyptic documents, threatened anyone who disturbed the peace of Peter's tomb with the worst possible misfortune," Bartoloni wrote.
The Vatican newspaper, l'Osservatore Romano, published excerpts of the book last year, giving his account a degree of official sanction.
In 1971, Paul VI was given an urn containing the relics, which were kept inside the private papal chapel inside the Apostolic Palace and exhibited for the pope's private veneration each June 29, for the feast of Sts. Peter and Paul. Sunday marked the first time they were shown in public.
(Source: http://news.yahoo.com/vatican-unveils-bone-fragments-said-peters-095320034.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Cầu Rầm bế mạc Năm Đức Tin
CTV Cầu Rầm
10:18 24/11/2013
Giáo hạt Cầu Rầm bế mạc Năm Đức Tin
Sáng Chúa Nhật, ngày 24/11/2013, các trục đường trong thành phố Vinh vốn đã nhộn nhịp, lại càng trở nên nhộn nhịp hơn khi hàng ngàn giáo dân từ các xứ đổ về nhà thờ hạt Cầu Rầm dự Lễ bế mạc Năm Đức Tin. Người muôn phương đổ về đã làm cho bầu trời Cầu rầm được ấm lên sau những ngày mưa phùn và lạnh giá. Sức sống của niềm tin đã trở nên lực hút vô hình, cuốn trôi mọi cách trở, khác biệt, không gian, và dẫn con người về cùng một điểm – điểm Tin, để hòa cùng một lời tuyên xưng, và tiếp bước trong sứ vụ mới.
Xem Hình
Thánh lễ khai mạc lúc 8h sáng, trước sự hiện diện của các Cha quản xứ trong giáo hạt, các tu sĩ nam nữ, và khoảng 10 ngàn giáo dân của giáo hạt Cầu rầm.
Đúng 8h sáng, đoàn rước nhập lễ khởi hành từ tiền sảnh Nhà xứ Cầu rầm, rão qua cữa tiền nhà thờ và tiến vào thánh đường trong những lời ca vang Đức Kitô Vua Vũ Trụ, Vua của Niềm Tin.
Chủ Tế trong thánh Lễ là Cha Giuse Hoàng Thái Lân,quản xứ Yên Đại, đồng tế với ngài có: Cha Phanxi cô Hoàng Sĩ Hướng, quản hạt Cầu rầm; Cha Phêrô Nguyễn Huy Hiền, quản xứ Mỹ Dụ; Cha Phanxicô Nguyễn Minh Đức, Dòng Đa Minh. Cha quản xứ Kẻ Gai đang ở ngoại quốc, và Cha quản xứ Phù long đang ở Sài gòn nên đã không thể về đồng tế trong Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin.
Giảng trong Thánh lễ, Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng, quản hạt Cầu rầm.
Trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, Ngài đã khéo léo đưa giáo dân khám phá ba điểm chính yếu đức tin của người Kitô hữu: Nền tảng của Đức tin; Hành trình của đức tin và Sứ vụ của Đức tin. Trở về với nền tảng của đức tin ngài nói: Nền tảng đức tin của người Kitô là Thiên Chúa, được cụ thể hóa trong chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Làm Người, đã chịu chết và Phục sinh để cứu độ con người.
Bởi nền tảng của đức tin là chính Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi Chúa Kitô, nên hành trình đức tin của người tín hữu chính là một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Kitô. Gặp giỡ Chúa Kitô đem đến sự đổi đời cho con người. Từ những bằng chứng cụ thể trong Kinh Thánh, đến những dẫn chứng sống động của tín hữu Giáo Hội từ cổ chí kim, Cha Phaxicô đã minh chứng và làm nổi bật điều đó.
Việc đưa giáo dân trở về khám phá nền tảng của đức tin, hành trình trình đức tin với những dẫn chứng sống động, như là điểm dừng chân, để người giáo dân nhìn lại hành trình đức tin của mình trong Năm Đức Tin vừa qua. Từ đó,Cha Phanxicô gợi mở một chân trời mới cho hành trình đức tin của người tín hữu sau Năm Đức Tin. Cụ thể, Sứ vụ đức tin của con cái trong giáo hạt Cầu rầm giai đoạn mới được tóm gọn trong ba từ: Tân Phúc Âm Hóa. Tân Phúc Âm Hóa cũng chính là đường hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tân Phúc Âm hóa được thực hiện trong ba môi trường cụ thể: Môi trường gia đình; môi trường xã hội chúng ta đang sống; và môi trường Giáo Hội.
Kết thúc Thánh lễ là buổi liên hoan được tổi chức cách ấm cúng, đầy tinh thần hiệp thông và yêu thương giữa các giáo xứ trong toàn giáo hạt.
Thánh Lễ bế bế mạc năm đức tin khép lại, nhưng dấu ấn còn đậm nét trong tâm khảm những người vê dự lễ. Mọi người ra về lòng đầy hân hoan và phấn khởi, hòa chung quyết tâm thực thi sứ vụ mới: Phúc âm hóa đời sống gia đình, Giáo Hội và xã hội hôm nay.
CTV Cầu Rầm
Sáng Chúa Nhật, ngày 24/11/2013, các trục đường trong thành phố Vinh vốn đã nhộn nhịp, lại càng trở nên nhộn nhịp hơn khi hàng ngàn giáo dân từ các xứ đổ về nhà thờ hạt Cầu Rầm dự Lễ bế mạc Năm Đức Tin. Người muôn phương đổ về đã làm cho bầu trời Cầu rầm được ấm lên sau những ngày mưa phùn và lạnh giá. Sức sống của niềm tin đã trở nên lực hút vô hình, cuốn trôi mọi cách trở, khác biệt, không gian, và dẫn con người về cùng một điểm – điểm Tin, để hòa cùng một lời tuyên xưng, và tiếp bước trong sứ vụ mới.
Xem Hình
Thánh lễ khai mạc lúc 8h sáng, trước sự hiện diện của các Cha quản xứ trong giáo hạt, các tu sĩ nam nữ, và khoảng 10 ngàn giáo dân của giáo hạt Cầu rầm.
Đúng 8h sáng, đoàn rước nhập lễ khởi hành từ tiền sảnh Nhà xứ Cầu rầm, rão qua cữa tiền nhà thờ và tiến vào thánh đường trong những lời ca vang Đức Kitô Vua Vũ Trụ, Vua của Niềm Tin.
Chủ Tế trong thánh Lễ là Cha Giuse Hoàng Thái Lân,quản xứ Yên Đại, đồng tế với ngài có: Cha Phanxi cô Hoàng Sĩ Hướng, quản hạt Cầu rầm; Cha Phêrô Nguyễn Huy Hiền, quản xứ Mỹ Dụ; Cha Phanxicô Nguyễn Minh Đức, Dòng Đa Minh. Cha quản xứ Kẻ Gai đang ở ngoại quốc, và Cha quản xứ Phù long đang ở Sài gòn nên đã không thể về đồng tế trong Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin.
Giảng trong Thánh lễ, Cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng, quản hạt Cầu rầm.
Trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, Ngài đã khéo léo đưa giáo dân khám phá ba điểm chính yếu đức tin của người Kitô hữu: Nền tảng của Đức tin; Hành trình của đức tin và Sứ vụ của Đức tin. Trở về với nền tảng của đức tin ngài nói: Nền tảng đức tin của người Kitô là Thiên Chúa, được cụ thể hóa trong chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Làm Người, đã chịu chết và Phục sinh để cứu độ con người.
Bởi nền tảng của đức tin là chính Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi Chúa Kitô, nên hành trình đức tin của người tín hữu chính là một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Kitô. Gặp giỡ Chúa Kitô đem đến sự đổi đời cho con người. Từ những bằng chứng cụ thể trong Kinh Thánh, đến những dẫn chứng sống động của tín hữu Giáo Hội từ cổ chí kim, Cha Phaxicô đã minh chứng và làm nổi bật điều đó.
Việc đưa giáo dân trở về khám phá nền tảng của đức tin, hành trình trình đức tin với những dẫn chứng sống động, như là điểm dừng chân, để người giáo dân nhìn lại hành trình đức tin của mình trong Năm Đức Tin vừa qua. Từ đó,Cha Phanxicô gợi mở một chân trời mới cho hành trình đức tin của người tín hữu sau Năm Đức Tin. Cụ thể, Sứ vụ đức tin của con cái trong giáo hạt Cầu rầm giai đoạn mới được tóm gọn trong ba từ: Tân Phúc Âm Hóa. Tân Phúc Âm Hóa cũng chính là đường hướng mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tân Phúc Âm hóa được thực hiện trong ba môi trường cụ thể: Môi trường gia đình; môi trường xã hội chúng ta đang sống; và môi trường Giáo Hội.
Kết thúc Thánh lễ là buổi liên hoan được tổi chức cách ấm cúng, đầy tinh thần hiệp thông và yêu thương giữa các giáo xứ trong toàn giáo hạt.
Thánh Lễ bế bế mạc năm đức tin khép lại, nhưng dấu ấn còn đậm nét trong tâm khảm những người vê dự lễ. Mọi người ra về lòng đầy hân hoan và phấn khởi, hòa chung quyết tâm thực thi sứ vụ mới: Phúc âm hóa đời sống gia đình, Giáo Hội và xã hội hôm nay.
CTV Cầu Rầm
Giáo hạt Bảo Nham bế mạc năm Đức Tin
An-tôn Nguyễn Văn Khánh
09:54 24/11/2013
Giáo hạt Bảo Nham bế mạc năm Đức Tin
Tọa lạc trên 4 huyện phía tây bắc của tỉnh Nghệ an. Một Giáo hạt rộng lớn gồm 13 Giáo xứ với gần 35 ngàn giáo dân. Hiệp thông với Đức Giám Mục Giáo phận và toàn thể Giáo Hội, sáng nay ngày 24 tháng 11 năm 2013 toàn thể con cái trong giáo hạt Bảo Nham trên các ngã đường đã tập trung về sở Hạt để cử hành thánh lễ bế mạc năm Đức Tin, ước tính số giáo dân về tham giữ khoản hơn 20 ngàn người…Nhưng một điều kì diệu mà tất cả những người có đức tin đều cảm nghiệm được, là thời gian vừa qua liên tục thời tiết mưa dầm gió rét, tưởng chừng đại lễ bế mac năm đức tin sẽ rất khó diễn ra một cách thuận lợi. Thế nhưng: Chẳng có gì mà Thiên Chúa không làm được, bắt đầu nủa đêm đến sáng và cho tới khi diễn ra đại lễ, thời tiết bỗng thay đổi cách kì diệu, không mưa, ló rạng ánh nắng ban mai với làn gió dịu nhẹ, tạo thêm không khí của ngày lễ hội thêm phần hứng khởi và long trọng.
Xem Hình
Với tự sắc Porta Fidei “ Cánh cửa Đức Tin”, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô thứ 16 đã công bố Năm Đức Tin như là lời mời gọi thực hiện trở về cùng Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới, và là dịp thích hợp để toàn thể Giáo Hội suy tư và tái khám phá Đức Tin. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) cũng nhìn nhận: “ Năm Đức Tin là cơ hội thuận lợi cho mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam củng cố Đức Tin của mình, hoán cải và đổi mới đời sống, trở về với Thiên Chúa là Đấng Cứu độ. Trong suốt một năm qua, từ cấp độ gia đình, giáo xứ, cộng đoàn, Giáo hạt cho đến Giáo phận chúng ta đã có dịp suy tư Đức Tin nơi Chúa Giê-su Phục Sinh tăng cường cử hành Đức Tin trong Phụng Vụ, đặc biệt là Phụng Vụ Thánh Thể, vốn là tột đỉnh và nguồn mạnh của đời sống Ki-tô hữu. Chúng ta cũng có cơ hội nhìn lại di sản Đức Tin của các bậc cha ông qua tấm gương sống động của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam và biết bao nhiêu người đã làm chứng cho đạo yêu thương, thấm đậm tinh thần cầu nguyện và bằng cả sự hiến dâng mạng sống. Qua đó, mọi người được tái khám phá niềm vui Đức Tin và tìm lại sự hăng hay thông truyền Đức Tin. Thật vậy Đức Tin là một quà tặng quý giá từ Thiên Chúa giúp chúng ta nhận biết và yêu mến người. Món quà của chúng ta không thể giữ lại cho riêng mình mà cần phải chia sẻ cho biết bao anh chị em khác.
Thánh lễ được diễn ra hết sức lọng trọng và trang nghiêm. Đoàn rước được khởi hành vào lúc 8h00’ từ tượng Mẹ la vang tiến về lễ đài, với sự tham gia đầy đủ của giáo dân, các Hội Đoàn, quý Tu Sỹ nam nữ, 4 đội kèn hơi trong Giáo Hạt và đông đủ các Cha trong Giáo Hạt.
Khi đoàn rước tiến hành người dẫn lễ đã diễn giải ý nghĩa của năm Đức Tin và nói lên phương hướng những năm tới của Giáo Hội cách riêng là Hội Đồng Giám Mục Việt nam.
Khởi đầu thánh lễ, Cha quản xứ Lưu Mỹ Phêrô Khanh -Nguyễn Duy Khanh đã điểm lại một số hoạt động trong năm Đức Tin của Giáo Hội, Giáo phận và đặc biệt là của các Giáo xứ trong Hạt Bảo nham.
Chia sẻ trong thánh lễ, Cha quản xứ Hội Yên Giu se Phan Văn Thắng đã nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, để hôm nay các thế hệ con cháu được kế thừa, phát huy và làm tăng trưởng. Đồng thời, Ngài muốn tất cả mọi ki tô hữu phải biết xét mình hàng ngày để kiểm điểm lại đời sống của mình. Mọi người hãy trở nên những con người tốt, con người hữu ích. Khi mà chủ nghĩa thực dụng đang len lỏi vào tận mọi ngõ ngách của cuộc sống; “sự giả dối, lọc lừa lên ngôi”; “vàng thau lẫn lộn”, “lương tâm không bằng lương tháng – chân lý, chân giò cùng một giá như nhau”. Khi mà nền giáo dục nước nhà đang có quá nhiều vấn đề thì người Ki tô hữu phải biết sống sự thật và làm chứng cho sự thật.
Thánh lễ kết thúc với nghi thức sai đi. Cha Quản Hạt đã mời gọi mọi người hãy noi gương Đức Mẹ các Thánh Tử Đạo Việt nam, các tiền nhân đã đi trước làm chứng cho đức tin. Đai diện của các Hội dòng, chủ tịch HĐMV của 13 Giáo xứ, đại diện các Hội đoàn, đã tuyên xưng đức tin và tuyên hứa sống Tin mừng làm chứng và loan truyền đức tin. Ngọn nến đức tin được sai đi vào đời sống cụ thể của mỗi người, mỗi gia đình, giáo xứ.
Dù cánh cửa Năm Đức Tin đã chính thức khép lại, nhưng mỗi chúng ta hãy mở rộng tấm lòng cho Chúa Thánh Thần tác động, để Ngài tiếp tục thắp sáng niềm tin cho mọi người trong cuộc sống. Nhờ đó, mọi người tín hữu biết cảm nếm về đức tin là một “Hồng ân tuyệt vời” Chúa ban, làm cho những bước chân lữ hành về trời luôn luôn tràn đầy niềm vui, bình an và hy vọng.
An-tôn Nguyễn Văn Khánh
Tọa lạc trên 4 huyện phía tây bắc của tỉnh Nghệ an. Một Giáo hạt rộng lớn gồm 13 Giáo xứ với gần 35 ngàn giáo dân. Hiệp thông với Đức Giám Mục Giáo phận và toàn thể Giáo Hội, sáng nay ngày 24 tháng 11 năm 2013 toàn thể con cái trong giáo hạt Bảo Nham trên các ngã đường đã tập trung về sở Hạt để cử hành thánh lễ bế mạc năm Đức Tin, ước tính số giáo dân về tham giữ khoản hơn 20 ngàn người…Nhưng một điều kì diệu mà tất cả những người có đức tin đều cảm nghiệm được, là thời gian vừa qua liên tục thời tiết mưa dầm gió rét, tưởng chừng đại lễ bế mac năm đức tin sẽ rất khó diễn ra một cách thuận lợi. Thế nhưng: Chẳng có gì mà Thiên Chúa không làm được, bắt đầu nủa đêm đến sáng và cho tới khi diễn ra đại lễ, thời tiết bỗng thay đổi cách kì diệu, không mưa, ló rạng ánh nắng ban mai với làn gió dịu nhẹ, tạo thêm không khí của ngày lễ hội thêm phần hứng khởi và long trọng.
Xem Hình
Với tự sắc Porta Fidei “ Cánh cửa Đức Tin”, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô thứ 16 đã công bố Năm Đức Tin như là lời mời gọi thực hiện trở về cùng Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới, và là dịp thích hợp để toàn thể Giáo Hội suy tư và tái khám phá Đức Tin. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) cũng nhìn nhận: “ Năm Đức Tin là cơ hội thuận lợi cho mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam củng cố Đức Tin của mình, hoán cải và đổi mới đời sống, trở về với Thiên Chúa là Đấng Cứu độ. Trong suốt một năm qua, từ cấp độ gia đình, giáo xứ, cộng đoàn, Giáo hạt cho đến Giáo phận chúng ta đã có dịp suy tư Đức Tin nơi Chúa Giê-su Phục Sinh tăng cường cử hành Đức Tin trong Phụng Vụ, đặc biệt là Phụng Vụ Thánh Thể, vốn là tột đỉnh và nguồn mạnh của đời sống Ki-tô hữu. Chúng ta cũng có cơ hội nhìn lại di sản Đức Tin của các bậc cha ông qua tấm gương sống động của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam và biết bao nhiêu người đã làm chứng cho đạo yêu thương, thấm đậm tinh thần cầu nguyện và bằng cả sự hiến dâng mạng sống. Qua đó, mọi người được tái khám phá niềm vui Đức Tin và tìm lại sự hăng hay thông truyền Đức Tin. Thật vậy Đức Tin là một quà tặng quý giá từ Thiên Chúa giúp chúng ta nhận biết và yêu mến người. Món quà của chúng ta không thể giữ lại cho riêng mình mà cần phải chia sẻ cho biết bao anh chị em khác.
Thánh lễ được diễn ra hết sức lọng trọng và trang nghiêm. Đoàn rước được khởi hành vào lúc 8h00’ từ tượng Mẹ la vang tiến về lễ đài, với sự tham gia đầy đủ của giáo dân, các Hội Đoàn, quý Tu Sỹ nam nữ, 4 đội kèn hơi trong Giáo Hạt và đông đủ các Cha trong Giáo Hạt.
Khi đoàn rước tiến hành người dẫn lễ đã diễn giải ý nghĩa của năm Đức Tin và nói lên phương hướng những năm tới của Giáo Hội cách riêng là Hội Đồng Giám Mục Việt nam.
Khởi đầu thánh lễ, Cha quản xứ Lưu Mỹ Phêrô Khanh -Nguyễn Duy Khanh đã điểm lại một số hoạt động trong năm Đức Tin của Giáo Hội, Giáo phận và đặc biệt là của các Giáo xứ trong Hạt Bảo nham.
Chia sẻ trong thánh lễ, Cha quản xứ Hội Yên Giu se Phan Văn Thắng đã nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, để hôm nay các thế hệ con cháu được kế thừa, phát huy và làm tăng trưởng. Đồng thời, Ngài muốn tất cả mọi ki tô hữu phải biết xét mình hàng ngày để kiểm điểm lại đời sống của mình. Mọi người hãy trở nên những con người tốt, con người hữu ích. Khi mà chủ nghĩa thực dụng đang len lỏi vào tận mọi ngõ ngách của cuộc sống; “sự giả dối, lọc lừa lên ngôi”; “vàng thau lẫn lộn”, “lương tâm không bằng lương tháng – chân lý, chân giò cùng một giá như nhau”. Khi mà nền giáo dục nước nhà đang có quá nhiều vấn đề thì người Ki tô hữu phải biết sống sự thật và làm chứng cho sự thật.
Thánh lễ kết thúc với nghi thức sai đi. Cha Quản Hạt đã mời gọi mọi người hãy noi gương Đức Mẹ các Thánh Tử Đạo Việt nam, các tiền nhân đã đi trước làm chứng cho đức tin. Đai diện của các Hội dòng, chủ tịch HĐMV của 13 Giáo xứ, đại diện các Hội đoàn, đã tuyên xưng đức tin và tuyên hứa sống Tin mừng làm chứng và loan truyền đức tin. Ngọn nến đức tin được sai đi vào đời sống cụ thể của mỗi người, mỗi gia đình, giáo xứ.
Dù cánh cửa Năm Đức Tin đã chính thức khép lại, nhưng mỗi chúng ta hãy mở rộng tấm lòng cho Chúa Thánh Thần tác động, để Ngài tiếp tục thắp sáng niềm tin cho mọi người trong cuộc sống. Nhờ đó, mọi người tín hữu biết cảm nếm về đức tin là một “Hồng ân tuyệt vời” Chúa ban, làm cho những bước chân lữ hành về trời luôn luôn tràn đầy niềm vui, bình an và hy vọng.
An-tôn Nguyễn Văn Khánh
Gx Bắc Hải bế mạc Năm Đức Tin
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:29 24/11/2013
HỐ NAI - Lúc 4 giờ 15 phút sáng Chúa Nhật 24/11/2013, Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, long trọng tổ chức Thánh lễ Bế mạc Năm Đức Tin 2013.
Hình ảnh
Sau phần dẫn lễ, ca đoàn hân hoan cất cao bài ca “Lạy Chúa, Chúa là Vua thống trị khắp địa cầu, Lạy Chúa, Chúa là Vua muôn loài thờ kính, là Vua trên khắp dương gian, là Vua trên các dân tộc, là Vua muôn dân đợi trông. Ôi Giêsu là Vua các Vua, Ôi Giêsu là Chúa các Chúa, Chúa thống trị địa cầu, Chúa thống trị loài người…” đoàn rước đi giữa cộng đoàn từ cuối thánh đường tiến lên cung thánh.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, Chánh xứ Bắc Hải ngỏ lời với cộng đoàn: “Ông Bà Anh Chị Em rất thân mến, hôm nay lễ trọng Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Hội Thánh bế mạc Năm Đức Tin. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân đức tin và những ân sủng Chúa ban cho toàn thể Hội Thánh và giáo xứ trong năm qua. Xin cho những nỗ lực đào sâu đức tin, làm chứng đức tin và loan truyền đức tin được tiếp tục tiến triển trong Hội Thánh và mỗi Kito hữu.
Trong ngày hôm nay, Hội Thánh ban Ơn toàn xá Năm Đức tin cho tín hữu dự lễ với điều kiện đã thành tâm sám hối, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Vậy chúng ta hãy sốt sắng dâng thánh lễ, lãnh nhận Ơn toàn xá. Xin Chúa Kitô làm Vua ngự trị tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta biết noi gương Ngài, suốt đời hy sinh phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
Đồng thời hôm nay cũng là ngày kỷ niệm Tòa Thánh thiết lập các giáo phận và hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24.11.1960), chúng ta hãy cảm tạ Chúa và cầu cho Hội Thánh tại Việt Nam”.
Tiếp đến là phần sám hối, đại diện cộng đoàn gồm 4 Giới là: Gia trưởng, Hiền Mẫu, Giới trẻ, và Ban hành giáo dâng những tâm tình đời thường và hồn xác lên Chúa, xin Chúa đoái thương nhậm lời nguyện cầu tha thiết của chúng con.
Trong phần giảng lễ, Cha Xứ chia sẻ: “Các bài đọc hôm nay giới thiệu cho con người vương quốc lý tưởng của Đức Kitô trên trời.
Trong bài đọc I, vua David được coi là vị vua lý tưởng nhất của người Do thái, vì vua có khả năng qui tụ tất cả 12 chi tộc Israel, thống nhất lãnh thổ và mở mang bờ cõi. Người Do thái vẫn hằng mong có một vị anh quân như thế xuất hiện để làm vua cai trị họ.
Trong bài đọc II, tác giả Thư Colosse cung cấp những suy tư thần học về cương vị và vương quốc của Đức Kitô và những đặc quyền các tín hữu được hưởng qua cái chết và sự sống lại của Vua Kitô. Chính Ngài đã giải thoát dân Ngài khỏi nô lệ của tội và quyền lực của ma quỉ, mang họ vào vương quốc đầy ánh sáng, và làm Vua cai trị họ muôn đời.
Trong Phúc Âm, Đức Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng cái chết khổ nhục trên Thập Giá và sẵn sàng tiếp nhận vào vương quốc những ai nhận ra và tin tưởng vào vương quyền của Ngài.
Cơn cám dỗ cuối cùng, khi bị treo trên thập giá tất cả mọi người nhạo cười Người: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô .... Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi”.
Ngay cả tên trộm cướp bị đóng đinh bên tả cạnh Đức Giêsu cũng nhạo báng Người. Nhưng Đức Giêsu đã đón nhận và tha thứ tất cả họ vì tình yêu. Chỉ có tình yêu mới làm thay đổi và cứu độ con người. Đứng trước lời cầu xin của một người trộm lành bên hữu, cũng bị đóng đinh bên cạnh Người, Đức Giêsu hứa với ông rằng ông sẽ vào vương quốc của Người ngay hôm nay: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”. Tình yêu của Đức Giêsu không loại trừ ai hoán cải và tin vào quyền năng của Người.
Trong dịp này Cha Xứ kêu gọi: mọi người chung tâm tình tạ ơn về những ơn Chúa ban trong Năm Đức Tin vừa qua. làm sao mỗi Kitô hữu đều nhận ra đức tin là một ơn quý báu, để luôn nhắc nhớ chính mình sứ mạng bảo vệ, gìn giữ ơn ban cao trọng này, và Ngài động viên: Đức tin của mỗi người sẽ được bảo vệ bằng hàng rào vững chắc là lề luật của Chúa qua 10 điều răn và 8 mối phúc thật.
Ngài tha thiết khuyên mọi người: Đức tin là một sự sống, nên cũng cần được nuôi dưỡng bằng ơn Chúa qua cầu nguyện, qua việc lãnh nhận các bí tích, qua việc nghe, đọc, suy niệm với lời Chúa, qua việc thực hiện các việc lành. Tất cả để kéo ơn Chúa xuống, nhằm bảo vệ, nuôi sống đức tin.
Lễ trọng Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ mở rộng sự suy niệm của chúng ta và cho chúng ta cơ hội để củng cố sự chắc chắn của đức tin vào Lời Chúa hứa với chúng ta, liên kết với niềm cậy trông không xao xuyến”.
Trước khi nhận phép lành kết thúc thánh lễ là nghi thức sai đi. Lấy lửa từ cây nến phục sinh Cha Xứ thắp sáng cho từng cây nến của quý chức Ban hành giáo đại diện cộng đoàn.
Với nến sáng trên tay, để nhớ lại Bí tích Rửa tội đã khởi đầu cuộc hành trình đức tin và sứ mạng mà mọi Kitô hữu đã lãnh nhận để làm chứng cho đức tin, chúng ta tuyên xưng trọng thể trong Hội Thánh sự hiệp thông của các tín hữu, và sự thông phần của chúng ta với Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, sống và loan truyền đức tin của mỗi tín hữu.
Tiếp đến Cha Xứ cầm Nến Phục Sinh và cùng với quý chức Ban hành giáo đi về cuối nhà thờ, biều tượng cho việc lên đường để “đến với muôn dân”.
Mong sao, tinh thần của Năm Đức tin vẫn luôn được tiếp nối trong trong niềm xác tín mạnh mẽ nơi cộng đoàn giáo xứ, giáo họ, nơi các giới các đoàn hội, nơi mỗi gia đình và mỗi Kito hữu: “Tôi biết tôi tin vào ai” và “Đức tin không việc làm là đức tin chết”.
Hình ảnh
Sau phần dẫn lễ, ca đoàn hân hoan cất cao bài ca “Lạy Chúa, Chúa là Vua thống trị khắp địa cầu, Lạy Chúa, Chúa là Vua muôn loài thờ kính, là Vua trên khắp dương gian, là Vua trên các dân tộc, là Vua muôn dân đợi trông. Ôi Giêsu là Vua các Vua, Ôi Giêsu là Chúa các Chúa, Chúa thống trị địa cầu, Chúa thống trị loài người…” đoàn rước đi giữa cộng đoàn từ cuối thánh đường tiến lên cung thánh.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, Chánh xứ Bắc Hải ngỏ lời với cộng đoàn: “Ông Bà Anh Chị Em rất thân mến, hôm nay lễ trọng Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Hội Thánh bế mạc Năm Đức Tin. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân đức tin và những ân sủng Chúa ban cho toàn thể Hội Thánh và giáo xứ trong năm qua. Xin cho những nỗ lực đào sâu đức tin, làm chứng đức tin và loan truyền đức tin được tiếp tục tiến triển trong Hội Thánh và mỗi Kito hữu.
Trong ngày hôm nay, Hội Thánh ban Ơn toàn xá Năm Đức tin cho tín hữu dự lễ với điều kiện đã thành tâm sám hối, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Vậy chúng ta hãy sốt sắng dâng thánh lễ, lãnh nhận Ơn toàn xá. Xin Chúa Kitô làm Vua ngự trị tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta biết noi gương Ngài, suốt đời hy sinh phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
Đồng thời hôm nay cũng là ngày kỷ niệm Tòa Thánh thiết lập các giáo phận và hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24.11.1960), chúng ta hãy cảm tạ Chúa và cầu cho Hội Thánh tại Việt Nam”.
Tiếp đến là phần sám hối, đại diện cộng đoàn gồm 4 Giới là: Gia trưởng, Hiền Mẫu, Giới trẻ, và Ban hành giáo dâng những tâm tình đời thường và hồn xác lên Chúa, xin Chúa đoái thương nhậm lời nguyện cầu tha thiết của chúng con.
Trong phần giảng lễ, Cha Xứ chia sẻ: “Các bài đọc hôm nay giới thiệu cho con người vương quốc lý tưởng của Đức Kitô trên trời.
Trong bài đọc I, vua David được coi là vị vua lý tưởng nhất của người Do thái, vì vua có khả năng qui tụ tất cả 12 chi tộc Israel, thống nhất lãnh thổ và mở mang bờ cõi. Người Do thái vẫn hằng mong có một vị anh quân như thế xuất hiện để làm vua cai trị họ.
Trong bài đọc II, tác giả Thư Colosse cung cấp những suy tư thần học về cương vị và vương quốc của Đức Kitô và những đặc quyền các tín hữu được hưởng qua cái chết và sự sống lại của Vua Kitô. Chính Ngài đã giải thoát dân Ngài khỏi nô lệ của tội và quyền lực của ma quỉ, mang họ vào vương quốc đầy ánh sáng, và làm Vua cai trị họ muôn đời.
Trong Phúc Âm, Đức Kitô chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng cái chết khổ nhục trên Thập Giá và sẵn sàng tiếp nhận vào vương quốc những ai nhận ra và tin tưởng vào vương quyền của Ngài.
Cơn cám dỗ cuối cùng, khi bị treo trên thập giá tất cả mọi người nhạo cười Người: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô .... Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi”.
Ngay cả tên trộm cướp bị đóng đinh bên tả cạnh Đức Giêsu cũng nhạo báng Người. Nhưng Đức Giêsu đã đón nhận và tha thứ tất cả họ vì tình yêu. Chỉ có tình yêu mới làm thay đổi và cứu độ con người. Đứng trước lời cầu xin của một người trộm lành bên hữu, cũng bị đóng đinh bên cạnh Người, Đức Giêsu hứa với ông rằng ông sẽ vào vương quốc của Người ngay hôm nay: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”. Tình yêu của Đức Giêsu không loại trừ ai hoán cải và tin vào quyền năng của Người.
Trong dịp này Cha Xứ kêu gọi: mọi người chung tâm tình tạ ơn về những ơn Chúa ban trong Năm Đức Tin vừa qua. làm sao mỗi Kitô hữu đều nhận ra đức tin là một ơn quý báu, để luôn nhắc nhớ chính mình sứ mạng bảo vệ, gìn giữ ơn ban cao trọng này, và Ngài động viên: Đức tin của mỗi người sẽ được bảo vệ bằng hàng rào vững chắc là lề luật của Chúa qua 10 điều răn và 8 mối phúc thật.
Ngài tha thiết khuyên mọi người: Đức tin là một sự sống, nên cũng cần được nuôi dưỡng bằng ơn Chúa qua cầu nguyện, qua việc lãnh nhận các bí tích, qua việc nghe, đọc, suy niệm với lời Chúa, qua việc thực hiện các việc lành. Tất cả để kéo ơn Chúa xuống, nhằm bảo vệ, nuôi sống đức tin.
Lễ trọng Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ mở rộng sự suy niệm của chúng ta và cho chúng ta cơ hội để củng cố sự chắc chắn của đức tin vào Lời Chúa hứa với chúng ta, liên kết với niềm cậy trông không xao xuyến”.
Trước khi nhận phép lành kết thúc thánh lễ là nghi thức sai đi. Lấy lửa từ cây nến phục sinh Cha Xứ thắp sáng cho từng cây nến của quý chức Ban hành giáo đại diện cộng đoàn.
Với nến sáng trên tay, để nhớ lại Bí tích Rửa tội đã khởi đầu cuộc hành trình đức tin và sứ mạng mà mọi Kitô hữu đã lãnh nhận để làm chứng cho đức tin, chúng ta tuyên xưng trọng thể trong Hội Thánh sự hiệp thông của các tín hữu, và sự thông phần của chúng ta với Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, sống và loan truyền đức tin của mỗi tín hữu.
Tiếp đến Cha Xứ cầm Nến Phục Sinh và cùng với quý chức Ban hành giáo đi về cuối nhà thờ, biều tượng cho việc lên đường để “đến với muôn dân”.
Mong sao, tinh thần của Năm Đức tin vẫn luôn được tiếp nối trong trong niềm xác tín mạnh mẽ nơi cộng đoàn giáo xứ, giáo họ, nơi các giới các đoàn hội, nơi mỗi gia đình và mỗi Kito hữu: “Tôi biết tôi tin vào ai” và “Đức tin không việc làm là đức tin chết”.
GP Đà Nẵng bế mạc Năm Đức Tin
Toma Trương Văn Ân
10:35 24/11/2013
Đà Nẵng, Thứ bảy 23 / 11 / 2013, lúc 8 giờ 30 tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin tại Giáo phận, lồng trong Thánh lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam. Trong dịp này, mừng tân Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV) của tất cả 50 giáo xứ trong Giáo phận, các thành viên được bầu theo tinh thần quy chế HĐMV mới được ban hành năm 2013; Tỏ lòng tri ân và cầu nguyện cho các tiền bối HĐMV còn sống cũng như đã qua đời.
Hình ảnh
Cộng đoàn dân Chúa hiện diện, cách riêng ủy viên Ban thường vụ HĐMV các giáo xứ, cảm tạ Chúa, qua Hội Thánh đã nhắc nhở mỗi người tín hữu canh tân đời sống Đức tin, làm chứng nhấn Tin Mừng, đem Chúa đến cho anh em chưa nhận biết Chúa theo tinh thần Thánh Công Đồng Vat II .
Trong bài chia sẻ, ĐGM kể về câu chuyện Ngài dâng Thánh lễ đám tang cho một tín hữu tại một giáo xứ vùng sâu, trong lời cám ơn cuối thánh lễ , vị Trưởng tộc đại diện là Lương dân, đã hết lòng ca ngợi người quá cố về đời sống đạo, là tấm gương sáng cho nhiều người xung quanh . Qua câu chuyện, Ngài nhắc nhở việc sống đạo tốt, không hơn thua ganh đua với đời, sẵn sàng hy sinh, phục vụ trong khiêm tốn và yêu thương… làm cảm hóa nhiều người chưa biết Chúa, đây là cách truyền giáo hữu hiệu .
Ngài đã đưa các con số thống kê hiện tình về tỉ lệ người tín hữu trong cộng đồng xã hội. Tại Quảng Nam : có 25.700 tín hữu trong 1.435.000 dân, chiếm 1,79% . Tại Đà Nẵng : có 43.000 tín hữu trong 957.000 dân, chiếm 4,53% . Qua đó , mọi tín hữu cần nhìn thẳng vấn đề truyền giáo bằng canh tân đời sống, canh tân Đức tin cộng đoàn, Đức tin mỗi người, ý thức trách nhiệm truyền giáo theo lệnh sai đi của Chúa với mỗi người khi nhận Bí tích rửa tội. Các Thánh Tử Đạo bị coi như tội đồ, nhưng máu các Ngài đã cảm phục những người thi hành án, làm nảy sinh mùa bội thu người có Đạo trong Giáo Hội ngày nay.
Cuối Thánh lễ, ĐGM giới thiệu và chúc mừng các thành viên tân HĐMV các giáo xứ, năm vị đại diện 5 giáo Hạt tiến lên cung thánh quì gối cùng tất cả các thành viên đưa cao tay, nhờ ơn Chúa giúp, khấn hứa chu toàn trách vụ mà Giáo Hội và cộng đoàn tín nhiệm giao phó, đồng trách nhiệm với Linh Mục Quản xứ và với ĐGM, trung thành với ơn gọi Tông Đồ giáo dân cách đặc biệt, để mỗi người và cộng đoàn mình đang phục vụ là ánh sáng của Chúa đến với anh em Lương dân.
Kết thúc Thánh lễ, ĐGM ban phép lành với ơn Toàn xá trong dịp bế mạc Năm Đức Tin. ĐGM , Linh Mục Đoàn đồng tế và các tân HĐMV cùng ghi hình lưu niệm tại tiền sảnh nhà thờ.
Sau Thánh lễ, ĐGM gặp gỡ, huấn từ về nhiều vấn đề liên quan đến công việc các thành viên HĐMV, Ngài cung cấp các thông tin và kế hoạch các Năm Thánh sắp đến, 2014 : Phúc Âm hóa gia đình; 2015 : canh tân đời sống cộng đoàn. Tầm nhìn giáo vụ trong việc tân Phúc Âm hóa bằng chính sự hiện diện Giáo Hội trong lòng xã hội. Sứ mệnh loan báo Tin Mừng thành công nhờ ơn Chúa, bằng chính sự thâm nhập thích ứng trong hoàn cảnh hiện tại xã hội của mỗi người, ra khỏi cái tôi, khỏi chính mình, khỏi bảo thủ tự khép kín của mình để đi vào lòng xã hội, đến với anh em, mỗi người là thành phần căn bản của Giáo Hội, góp phần xây dựng Giáo Hội.
ĐGM diễn giải các điểm trong qui chế HĐMV Ngài vừa ban hành, dựa trên qui chế ĐGM Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi (GM tiên khởi giáo phận) đã ban hành năm 1971, có vài điểm điều chỉnh phù hợp với hiện tại, theo đó tất cả các Giáo xứ bầu lại người Đại diện vào Ban thường vụ HĐMV Giáo xứ, và kết quả của 50 giáo xứ đã có tân HĐMV theo qui chế này.
Bữa cơm trưa thắm đậm tình gia đình giáo phận trước lúc mọi người tạm chia tay.
Hình ảnh
Cộng đoàn dân Chúa hiện diện, cách riêng ủy viên Ban thường vụ HĐMV các giáo xứ, cảm tạ Chúa, qua Hội Thánh đã nhắc nhở mỗi người tín hữu canh tân đời sống Đức tin, làm chứng nhấn Tin Mừng, đem Chúa đến cho anh em chưa nhận biết Chúa theo tinh thần Thánh Công Đồng Vat II .
Trong bài chia sẻ, ĐGM kể về câu chuyện Ngài dâng Thánh lễ đám tang cho một tín hữu tại một giáo xứ vùng sâu, trong lời cám ơn cuối thánh lễ , vị Trưởng tộc đại diện là Lương dân, đã hết lòng ca ngợi người quá cố về đời sống đạo, là tấm gương sáng cho nhiều người xung quanh . Qua câu chuyện, Ngài nhắc nhở việc sống đạo tốt, không hơn thua ganh đua với đời, sẵn sàng hy sinh, phục vụ trong khiêm tốn và yêu thương… làm cảm hóa nhiều người chưa biết Chúa, đây là cách truyền giáo hữu hiệu .
Ngài đã đưa các con số thống kê hiện tình về tỉ lệ người tín hữu trong cộng đồng xã hội. Tại Quảng Nam : có 25.700 tín hữu trong 1.435.000 dân, chiếm 1,79% . Tại Đà Nẵng : có 43.000 tín hữu trong 957.000 dân, chiếm 4,53% . Qua đó , mọi tín hữu cần nhìn thẳng vấn đề truyền giáo bằng canh tân đời sống, canh tân Đức tin cộng đoàn, Đức tin mỗi người, ý thức trách nhiệm truyền giáo theo lệnh sai đi của Chúa với mỗi người khi nhận Bí tích rửa tội. Các Thánh Tử Đạo bị coi như tội đồ, nhưng máu các Ngài đã cảm phục những người thi hành án, làm nảy sinh mùa bội thu người có Đạo trong Giáo Hội ngày nay.
Cuối Thánh lễ, ĐGM giới thiệu và chúc mừng các thành viên tân HĐMV các giáo xứ, năm vị đại diện 5 giáo Hạt tiến lên cung thánh quì gối cùng tất cả các thành viên đưa cao tay, nhờ ơn Chúa giúp, khấn hứa chu toàn trách vụ mà Giáo Hội và cộng đoàn tín nhiệm giao phó, đồng trách nhiệm với Linh Mục Quản xứ và với ĐGM, trung thành với ơn gọi Tông Đồ giáo dân cách đặc biệt, để mỗi người và cộng đoàn mình đang phục vụ là ánh sáng của Chúa đến với anh em Lương dân.
Kết thúc Thánh lễ, ĐGM ban phép lành với ơn Toàn xá trong dịp bế mạc Năm Đức Tin. ĐGM , Linh Mục Đoàn đồng tế và các tân HĐMV cùng ghi hình lưu niệm tại tiền sảnh nhà thờ.
Sau Thánh lễ, ĐGM gặp gỡ, huấn từ về nhiều vấn đề liên quan đến công việc các thành viên HĐMV, Ngài cung cấp các thông tin và kế hoạch các Năm Thánh sắp đến, 2014 : Phúc Âm hóa gia đình; 2015 : canh tân đời sống cộng đoàn. Tầm nhìn giáo vụ trong việc tân Phúc Âm hóa bằng chính sự hiện diện Giáo Hội trong lòng xã hội. Sứ mệnh loan báo Tin Mừng thành công nhờ ơn Chúa, bằng chính sự thâm nhập thích ứng trong hoàn cảnh hiện tại xã hội của mỗi người, ra khỏi cái tôi, khỏi chính mình, khỏi bảo thủ tự khép kín của mình để đi vào lòng xã hội, đến với anh em, mỗi người là thành phần căn bản của Giáo Hội, góp phần xây dựng Giáo Hội.
ĐGM diễn giải các điểm trong qui chế HĐMV Ngài vừa ban hành, dựa trên qui chế ĐGM Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi (GM tiên khởi giáo phận) đã ban hành năm 1971, có vài điểm điều chỉnh phù hợp với hiện tại, theo đó tất cả các Giáo xứ bầu lại người Đại diện vào Ban thường vụ HĐMV Giáo xứ, và kết quả của 50 giáo xứ đã có tân HĐMV theo qui chế này.
Bữa cơm trưa thắm đậm tình gia đình giáo phận trước lúc mọi người tạm chia tay.
TGP Huế bế mạc Năm Đức Tin và Rửa tội tân tòng
Trương Trí
10:41 24/11/2013
HUẾ - Sáng hôm nay, Chúa Nhật 24.11.2013, Lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ, mọi thành phần Dân Chúa quy tụ về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, để tham dự Thánh lễ Đại triều: Tạ ơn Bế mạc Năm Đức Tin do Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế. Từ Cung Thánh, vang vọng lời dẫn nhập của Cha Giuse Lê Văn Hồng, ban Đức Tin của Giáo phận hướng cộng đoàn đến Thánh lễ: “…Năm Đức Tin đã mở ra nhiều cơ hội thích hợp để tái khám phá hành trình đức tin hầu luôn làm nỗi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ gặp gỡ Chúa Giêsu, nhờ được nuôi dưỡng bằng lời Chúa và Bánh Hằng Sống, đồng thời khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng Đức Tin trong sự toàn vẹn và với niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng.
Hình ảnh
Cộng đồng Dân chúa Giáo phận chúng ta đã đồng tâm cùng với Giáo Hội toàn cầu sống Năm Đức Tin, qua việc tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, được cử hành, được thể hiện qua đời sống cầu nguyện và suy tư về chính việc làm của lòng tin. Cụ thể là mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn giáo xứ, Giáo hạt, dòng tu và các đoàn thể trong Giáo phận đã tích cực học hỏi và nỗ lực canh tân canh tân đời sống đức tin theo chương trình mục vụ được vị Chủ chăn Giáo phận đề ra, nhờ đó chúng ta đã thu hoạch được nhiều hoa trái thiêng liêng trong đời sống đạo đức, bác ái yêu thương và loan báo tin mừng.
Năm Đức Tin đã trở thành thời gian hồng ân thúc giục chúng ta thể hiện Đức Tin một cách sống động qua những chứng tá kiên cường công khai hay âm thầm nơi môi trường sống của mình…”
Đúng 9 giờ, đội Kèn cất lên chào mừng đoàn rước đoàn đồng tế tiến vào Nhà thờ giữa hàng rào danh dự là Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể của Địa phận, Thánh giá trang trọng dẫn đầu với đèn hầu hai bên và các em Lễ sinh, tiếp theo là 21 anh chị em dự tòng sẽ được Đức Tổng Giám mục ban phép Rửa tội và Thêm sức trong Thánh lễ hôm nay, các hội đoàn và các ban ngành đoàn thể, đại diện các Giáo xứ, đại diện tu sĩ nam nữ, Đại Chủng sinh. Đoàn đồng tế do Linh mục Georgio Nguyễn Thành Phương, Thư ký tòa Tổng Giám mục dẫn đầu thật long trọng với cuốn Kinh Thánh nâng cao trên đầu. Đức Tổng Giám mục ban Phép lành cho cộng đoàn dọc theo hai bên lối vào.
Trước Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc lại sự kiện ngày 17 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban hành Tự sắc “Cánh cửa Đức Tin”, công bố Năm Đức Tin để kỷ niệm 50 năm Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khai mạc Công đồng chung Vatican II (11.10.1962) và 20 năm Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo (11.10.1962).
Năm Đức Tin đã được khai mạc vào ngày 11.10.2012, và hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, kính trọng thể Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ trụ, Giáo Hội kết thúc Năm Đức Tin với Thánh lễ tạ ơn nầy.
Đức Tổng Giám mục nói tiếp: “Mục đích của Năm Đức Tin là mời gọi mỗi kitô hữu củng cố đức tin bằng cách học hỏi Lời Chúa và Giáo lý của Hội Thánh, tuyên xưng và thể hiện Đức Tin bằng việc làm trong cuộc sống hằng ngày, vì Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết. Giáo Hội còn muốn chúng ta tái khám phá niềm vui vì được Chúa ban hồng ân Đức Tin và ý thức rằng Đức Tin là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và từ đó chúng ta được thúc đẩy chia sẽ niềm tin và hạnh phúc đó cho người khác bằng sứ vụ truyền giáo…
Hôm nay cộng đoàn chúng ta cũng vui mừng đón nhận 21 anh chị em dự tòng được lãnh nhận đức tin. Đay là một tín hiệu vui mừng, đây là những hoa trái của Năm Đức Tin và cũng là cơ hội nhắc nhỡ chúng ta đến sứ vụ truyền giáo, chia sẽ niềm tin cho tha nhân…”
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẽ: “Bài Tin mừng đọc trong lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ hôm nay thật lạ lung: Chúa Giêsu bị treo trên Thập giá. Nhưng chính đây là lúc Chúa tỏ mình là Vua rõ ràng hơn bao giờ hết: “Đây là Vua người Do Thái”. Tấm bảng trên đầu Chúa Giêsu đã ghi như thế.
Chúa Giêsu là một vị vua rất khác thường: Thập giá là ngai, vòng gai là vương miện; không áo cẩm bào rực rỡ mà hoàn toàn trần trụi; không có diễn văn ca tụng mà chỉ có lời nhạo báng: “Nếu ông là vua dân Do Thái thì hãy tự cứu lấy mình đi”…
Ngài nói tiếp: “Năm Đức Tin đã khép lại, nhưng “cánh cửa Đức Tin” luôn mở rộng để chúng ta ra đi, lên đường nhiệt thành chia sẻ niềm vui đức tin cho mọi người chung quanh, bằng nỗ lực truyền giáo. Chúng ta chia sẻ điều quý giá nhất mà người Kitô hữu có được: Đức Giêsu Kitô-Vua Vũ trụ, Đấng khai mở và kiện toàn Đức Tin…
Để thể hiện và loan truyền Đức Tin, Thư chung của HĐGMVN kêu gọi cộng đồng Dân chúa dành năm 2014 cho việc Phúc âm hóa đời sống gia đình bằng một số công việc mục vụ cụ thể như sau:
1/Quyết tâm xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sốt sắng thờ phượng kính mến Chúa, nhiệt thành sống đức tin, hôm sớm cầu nguyện chung với nhau, làm cho gia đình trở thành một dền thờ sống động của Chúa…
2/Các Gia đình trẻ được mời gọi sống tình yêu vợ chồng chung thủy, quyết tâm tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa…
3/Để có một gia đình Kitô hữu tốt đẹp bền vững như lòng Chúa mong ước, các bạn trẻ hãy trang bị cho mình một nền tảng tin cậy mến vững chắc, bằng cách chuyên cần học hỏi Lời Chúa và giáo lý, tiến tới hôn nhân một nam một nữ, bền vững bất khả phân ly. Hãy ý thức hôn nhân gia đình là một ơn gọi cao cả và là sứ mệnh cao quý của người kitô hữu.
4/Các Linh mục, tu sĩ nam nữ và các chủng sinh luôn đồng hành với các gia đình bằng gương lành, lời cầu nguyện, hiệp dâng Thánh lễ, bằng việc trung thành loan truyền lời Chúa.
Đích đến của những nỗ lực Tân Phúc Âm hóa trên là “Để thông truyền Đức Tin Kitô giáo”, giới thiệu và đem Chúa đến cho trần gian.
Đức Tổng Giám mục cũng nhắn nhủ với anh chị em tân tòng: “Hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ trong cuộc đời của anh chị em, ngày mà anh chị em nhận được ánh sáng đức tin, dẫn đưa anh chị em đến với Thiên Chúa là Cha của mình, đến với Chúa Giêsu Kitô Đấng cứu độ của anh chị em.
Kể từ hôm nay, cuộc sống của anh chị em được mang một ý nghĩa mới: được làm con Thiên Chúa, được tái sinh trong lòng Mẹ Giáo Hội Công Giáo, được trở thành chi thể của thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Hồng ân này gắn liền với một sứ mệnh là anh chị em phải trở thành chứng nhân cho tình thương của Chúa, loan báo cho mọi người biết hạnh phúc mà anh chị em vừa lãnh nhận và mời gọi người khác đến với Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương và phục vụ của anh chị em…”
Nghi thức Rửa tội được bắt đầu, Đức Tổng Giám mục dùng nước dội lên đầu các dự tòng để thanh tẩy những tội lỗi mà họ mắc phải trước đây. Tiếp đó Ngài trao áo trắng thể hiện việc các tân tòng đã trở nên tinh tuyền và sạch mọi tội lỗi để trở thành con cái Chúa. Ngài cũng trao nến sáng, nến đức tin soi dẫn cho các dự tòng đi theo con đường đức tin mà mình vừ lãnh nhận.
Nghi thức Thêm sức bắt đầu với lời nguyện, Đức Tổng Giám mục dâng lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh và soi dẫn anh chị em dự tòng kiên vững với đức tin, trung thành với Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục trao tặng cho anh chị em tân tòng mỗi người một món quà và Chứng chỉ Rửa tội và Thêm sức.
Kết thúc Thánh lễ tạ ơn Bế mạc Năm Đức Tin, Đức Tổng Giám mục Giáo phận nhân danh Đức Thánh Cha, ban Phép lành Tòa Thánh cho tất cả những người hiện diện trong Thánh lễ này.
Kỷ niệm ngày vui đón nhận Đức Tin hôm nay, Đức Tổng Giám mục và Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh cùng quý Cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm chung, tiếp đó Ngài chụp lưu niệm riêng với 21 anh chị em tân tòng. Ban Lễ sinh cũng được Đức Tổng Giám mục chụp hình lưu niệm nhân kỷ niêm 30 năm thành lập ban Lễ sinh Phủ Cam.
Hình ảnh
Cộng đồng Dân chúa Giáo phận chúng ta đã đồng tâm cùng với Giáo Hội toàn cầu sống Năm Đức Tin, qua việc tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, được cử hành, được thể hiện qua đời sống cầu nguyện và suy tư về chính việc làm của lòng tin. Cụ thể là mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn giáo xứ, Giáo hạt, dòng tu và các đoàn thể trong Giáo phận đã tích cực học hỏi và nỗ lực canh tân canh tân đời sống đức tin theo chương trình mục vụ được vị Chủ chăn Giáo phận đề ra, nhờ đó chúng ta đã thu hoạch được nhiều hoa trái thiêng liêng trong đời sống đạo đức, bác ái yêu thương và loan báo tin mừng.
Năm Đức Tin đã trở thành thời gian hồng ân thúc giục chúng ta thể hiện Đức Tin một cách sống động qua những chứng tá kiên cường công khai hay âm thầm nơi môi trường sống của mình…”
Đúng 9 giờ, đội Kèn cất lên chào mừng đoàn rước đoàn đồng tế tiến vào Nhà thờ giữa hàng rào danh dự là Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể của Địa phận, Thánh giá trang trọng dẫn đầu với đèn hầu hai bên và các em Lễ sinh, tiếp theo là 21 anh chị em dự tòng sẽ được Đức Tổng Giám mục ban phép Rửa tội và Thêm sức trong Thánh lễ hôm nay, các hội đoàn và các ban ngành đoàn thể, đại diện các Giáo xứ, đại diện tu sĩ nam nữ, Đại Chủng sinh. Đoàn đồng tế do Linh mục Georgio Nguyễn Thành Phương, Thư ký tòa Tổng Giám mục dẫn đầu thật long trọng với cuốn Kinh Thánh nâng cao trên đầu. Đức Tổng Giám mục ban Phép lành cho cộng đoàn dọc theo hai bên lối vào.
Trước Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc lại sự kiện ngày 17 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban hành Tự sắc “Cánh cửa Đức Tin”, công bố Năm Đức Tin để kỷ niệm 50 năm Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khai mạc Công đồng chung Vatican II (11.10.1962) và 20 năm Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành Sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo (11.10.1962).
Năm Đức Tin đã được khai mạc vào ngày 11.10.2012, và hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, kính trọng thể Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ trụ, Giáo Hội kết thúc Năm Đức Tin với Thánh lễ tạ ơn nầy.
Đức Tổng Giám mục nói tiếp: “Mục đích của Năm Đức Tin là mời gọi mỗi kitô hữu củng cố đức tin bằng cách học hỏi Lời Chúa và Giáo lý của Hội Thánh, tuyên xưng và thể hiện Đức Tin bằng việc làm trong cuộc sống hằng ngày, vì Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết. Giáo Hội còn muốn chúng ta tái khám phá niềm vui vì được Chúa ban hồng ân Đức Tin và ý thức rằng Đức Tin là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và từ đó chúng ta được thúc đẩy chia sẽ niềm tin và hạnh phúc đó cho người khác bằng sứ vụ truyền giáo…
Hôm nay cộng đoàn chúng ta cũng vui mừng đón nhận 21 anh chị em dự tòng được lãnh nhận đức tin. Đay là một tín hiệu vui mừng, đây là những hoa trái của Năm Đức Tin và cũng là cơ hội nhắc nhỡ chúng ta đến sứ vụ truyền giáo, chia sẽ niềm tin cho tha nhân…”
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẽ: “Bài Tin mừng đọc trong lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ hôm nay thật lạ lung: Chúa Giêsu bị treo trên Thập giá. Nhưng chính đây là lúc Chúa tỏ mình là Vua rõ ràng hơn bao giờ hết: “Đây là Vua người Do Thái”. Tấm bảng trên đầu Chúa Giêsu đã ghi như thế.
Chúa Giêsu là một vị vua rất khác thường: Thập giá là ngai, vòng gai là vương miện; không áo cẩm bào rực rỡ mà hoàn toàn trần trụi; không có diễn văn ca tụng mà chỉ có lời nhạo báng: “Nếu ông là vua dân Do Thái thì hãy tự cứu lấy mình đi”…
Ngài nói tiếp: “Năm Đức Tin đã khép lại, nhưng “cánh cửa Đức Tin” luôn mở rộng để chúng ta ra đi, lên đường nhiệt thành chia sẻ niềm vui đức tin cho mọi người chung quanh, bằng nỗ lực truyền giáo. Chúng ta chia sẻ điều quý giá nhất mà người Kitô hữu có được: Đức Giêsu Kitô-Vua Vũ trụ, Đấng khai mở và kiện toàn Đức Tin…
Để thể hiện và loan truyền Đức Tin, Thư chung của HĐGMVN kêu gọi cộng đồng Dân chúa dành năm 2014 cho việc Phúc âm hóa đời sống gia đình bằng một số công việc mục vụ cụ thể như sau:
1/Quyết tâm xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sốt sắng thờ phượng kính mến Chúa, nhiệt thành sống đức tin, hôm sớm cầu nguyện chung với nhau, làm cho gia đình trở thành một dền thờ sống động của Chúa…
2/Các Gia đình trẻ được mời gọi sống tình yêu vợ chồng chung thủy, quyết tâm tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái nên người tốt và nên con cái Chúa…
3/Để có một gia đình Kitô hữu tốt đẹp bền vững như lòng Chúa mong ước, các bạn trẻ hãy trang bị cho mình một nền tảng tin cậy mến vững chắc, bằng cách chuyên cần học hỏi Lời Chúa và giáo lý, tiến tới hôn nhân một nam một nữ, bền vững bất khả phân ly. Hãy ý thức hôn nhân gia đình là một ơn gọi cao cả và là sứ mệnh cao quý của người kitô hữu.
4/Các Linh mục, tu sĩ nam nữ và các chủng sinh luôn đồng hành với các gia đình bằng gương lành, lời cầu nguyện, hiệp dâng Thánh lễ, bằng việc trung thành loan truyền lời Chúa.
Đích đến của những nỗ lực Tân Phúc Âm hóa trên là “Để thông truyền Đức Tin Kitô giáo”, giới thiệu và đem Chúa đến cho trần gian.
Đức Tổng Giám mục cũng nhắn nhủ với anh chị em tân tòng: “Hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ trong cuộc đời của anh chị em, ngày mà anh chị em nhận được ánh sáng đức tin, dẫn đưa anh chị em đến với Thiên Chúa là Cha của mình, đến với Chúa Giêsu Kitô Đấng cứu độ của anh chị em.
Kể từ hôm nay, cuộc sống của anh chị em được mang một ý nghĩa mới: được làm con Thiên Chúa, được tái sinh trong lòng Mẹ Giáo Hội Công Giáo, được trở thành chi thể của thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Hồng ân này gắn liền với một sứ mệnh là anh chị em phải trở thành chứng nhân cho tình thương của Chúa, loan báo cho mọi người biết hạnh phúc mà anh chị em vừa lãnh nhận và mời gọi người khác đến với Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương và phục vụ của anh chị em…”
Nghi thức Rửa tội được bắt đầu, Đức Tổng Giám mục dùng nước dội lên đầu các dự tòng để thanh tẩy những tội lỗi mà họ mắc phải trước đây. Tiếp đó Ngài trao áo trắng thể hiện việc các tân tòng đã trở nên tinh tuyền và sạch mọi tội lỗi để trở thành con cái Chúa. Ngài cũng trao nến sáng, nến đức tin soi dẫn cho các dự tòng đi theo con đường đức tin mà mình vừ lãnh nhận.
Nghi thức Thêm sức bắt đầu với lời nguyện, Đức Tổng Giám mục dâng lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban sức mạnh và soi dẫn anh chị em dự tòng kiên vững với đức tin, trung thành với Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục trao tặng cho anh chị em tân tòng mỗi người một món quà và Chứng chỉ Rửa tội và Thêm sức.
Kết thúc Thánh lễ tạ ơn Bế mạc Năm Đức Tin, Đức Tổng Giám mục Giáo phận nhân danh Đức Thánh Cha, ban Phép lành Tòa Thánh cho tất cả những người hiện diện trong Thánh lễ này.
Kỷ niệm ngày vui đón nhận Đức Tin hôm nay, Đức Tổng Giám mục và Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh cùng quý Cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm chung, tiếp đó Ngài chụp lưu niệm riêng với 21 anh chị em tân tòng. Ban Lễ sinh cũng được Đức Tổng Giám mục chụp hình lưu niệm nhân kỷ niêm 30 năm thành lập ban Lễ sinh Phủ Cam.
Thánh lễ bế mạc năm Đức Tin tại giáo hạt Cửa Lò
Giáo hạt Cửa Lò
11:08 24/11/2013
THÁNH LỄ BẾ MẠC NĂM ĐỨC TIN – GIÁO HẠT CỬA LÒ
Sáng nay 24/11/2013 giáo hạt Cửa Lò hợp với Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Chúa Giê-su Vua vũ trũ, kết thúc năm phụng vụ cũng đánh dấu sự kết thúc Năm Đức tin đã được khai mạc bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 11/10/2012. Chủ tế thánh lễ do cha Giuse Phan Sỹ Phương quản hạt, ngoài quý linh mục trong giáo hạt còn có cha dòng Chúa Cứu Thế đóng trên địa bàn giáo hạt và cha bề trên dòng Ngôi Lời cùng đồng tế và hàng nghìn giáo dân trong bảy giáo xứ tề tịu về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Xem Hình
Lời khai lễ mà cha quản hạt Giuse Phan Sỹ Phương đã chuyển đến cho mỗi người rằng “ Năm Đức tin đã được khép lại, nhưng cánh cửa Đức Tin của mỗi người bắt đầu mở ra...”
Cha Phaolô Đậu văn Pháp bề trên dòng ngôi lời giảng lễ, ngài đã chia sẻ lời Chúa hôm nay và qua đó làm nổi bật khía cạnh về Đức Tin Kitô giáo trong mỗi giai đoạn, ngài đã lấy mẫu gương và nhiều dẫn chứng sống Đức tin bằng tình yêu của Đức Hồng Y Phanxicôxaviê Nguyễn văn Thuận lúc ngài con ở trong tù ngục của cọng sản. sau thánh lễ cha Raphaen Trần Xuân Nhàn đã “Một thoáng nhìn lại Năm Đức tin” qua một năm sống và ý thức của người tín hữu trong toàn giáo hạt. “Năm Đức tin sẻ giúp mọi tín hữu có cơ hội thuận lợi tìm hiểu sâu hơn nền tảng Đức Tin Kitô giáo, là gặp gỡ một sự kiện, gặp gỡ một Người, Đấng mở ra một chân trời mới cho cuộc sống và qua đó đưa ra định hướng cho mình [1]. Nhờ gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, có thể tái khám phá đức tin với tất cả sự toàn vẹn và vẻ rạng ngời “Cũng vậy ngày nay Đức Tin là ơn Chúa ban, giúp chúng ta tái khám phá, vun trồng và làm chứng về Đức tin, để Chúa ban cho mỗi người chúng ta tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui được làm người Kitô hữu”. Nhìn chung trong giáo phận, giáo hạt có rất nhiều biến chuyển trong năm qua, chúng ta đã thu hoạch được nhiều hoa trái thiêng liêng nhờ tích cực học hỏi và nổ lực canh tân đơì sống Đức Tin. Các cử hành phụng vụ, các khóa thừa tác viên Lời Chúa, các cuộc hành hương và nhiều sinh hoạt mục vụ phong phú khác dành cho các giới, các đoàn thể từ cấp giáo phận cũng như giáo xứ, đã giúp cho đức tin của mỗi người được thanh luyện, cũng cố và đổi mới. Trong lãnh vực giáo lý toàn giáo phận cách riêng giáo hạt, đến các tổ chức giáo xứ, giáo họ đã nổ lực chuyển tải cho mọi người nhất là giới trẻ một chương trình giáo lý sát với Lời Chúa cả lý thuyết và thực hành.
Thêm những bất ngờ mà chúng ta có được nhờ hồng ân của Chúa trong năm Đức Tin vừa qua:
- Giáo Hội Một vị Giáo hoàng mới.
- Giáo phận một vị Giám mục mới.
- Giáo hạt một cha quản hạt mới.
- Giáo xứ, một giáo xứ mới...và còn nhiều mới lạ khác.
Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa khi năm Đức Tin khép lại, để mở ra một cuộc hành trình mới bằng nỗ lực “ Tân Phúc Âm Hóa để thông truyền Đức Tin Kitô Giáo” Theo định hướng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua thư chung gửi cộng đồng Dân Chúa ngày 10/10/2013. “ Công cuộc tân Phúc Âm hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi phương diện, nghĩa là phải thực hiện cuộc hoản cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ. (Thu Chung, 4) Dựa trên định hướng căn bản này, các Giám Mục mời gọi chúng ta hãy cùng với các ngài thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm. (2014-2016).
- Năm 2014: Phúc Âm hóa đời sống gia đình.
- Năm 2015: Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn.
- Năm 2016: Phúc Âm hóa đời sống vã hội. (x. Thư Chung 4).
Một lần nữa chúng ta tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cảm ơn cha quản hạt, cảm ơn quý cha, các ban ngành, các đoàn thể và mọi người tín hữu trong toàn hạt.
Năm Đức Tin đã khép lại, nhưng “Cánh Cửa Đức Tin” nơi mỗi tâm hồn chúng ta lại luôn phải được mở ra, nghĩa là chúng ta vẫn có nhiều cơ hội nữa để gặp gỡ Chúa từng giây, từng phút trong đời sống thường nhật. Mỗi tâm hồn là một viên gạch xây dựng giáo hạt vững chắc bằng Đức tin của chính mình.
Giáo hạt Cửa Lò.
Sáng nay 24/11/2013 giáo hạt Cửa Lò hợp với Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Chúa Giê-su Vua vũ trũ, kết thúc năm phụng vụ cũng đánh dấu sự kết thúc Năm Đức tin đã được khai mạc bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 11/10/2012. Chủ tế thánh lễ do cha Giuse Phan Sỹ Phương quản hạt, ngoài quý linh mục trong giáo hạt còn có cha dòng Chúa Cứu Thế đóng trên địa bàn giáo hạt và cha bề trên dòng Ngôi Lời cùng đồng tế và hàng nghìn giáo dân trong bảy giáo xứ tề tịu về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Xem Hình
Lời khai lễ mà cha quản hạt Giuse Phan Sỹ Phương đã chuyển đến cho mỗi người rằng “ Năm Đức tin đã được khép lại, nhưng cánh cửa Đức Tin của mỗi người bắt đầu mở ra...”
Cha Phaolô Đậu văn Pháp bề trên dòng ngôi lời giảng lễ, ngài đã chia sẻ lời Chúa hôm nay và qua đó làm nổi bật khía cạnh về Đức Tin Kitô giáo trong mỗi giai đoạn, ngài đã lấy mẫu gương và nhiều dẫn chứng sống Đức tin bằng tình yêu của Đức Hồng Y Phanxicôxaviê Nguyễn văn Thuận lúc ngài con ở trong tù ngục của cọng sản. sau thánh lễ cha Raphaen Trần Xuân Nhàn đã “Một thoáng nhìn lại Năm Đức tin” qua một năm sống và ý thức của người tín hữu trong toàn giáo hạt. “Năm Đức tin sẻ giúp mọi tín hữu có cơ hội thuận lợi tìm hiểu sâu hơn nền tảng Đức Tin Kitô giáo, là gặp gỡ một sự kiện, gặp gỡ một Người, Đấng mở ra một chân trời mới cho cuộc sống và qua đó đưa ra định hướng cho mình [1]. Nhờ gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, có thể tái khám phá đức tin với tất cả sự toàn vẹn và vẻ rạng ngời “Cũng vậy ngày nay Đức Tin là ơn Chúa ban, giúp chúng ta tái khám phá, vun trồng và làm chứng về Đức tin, để Chúa ban cho mỗi người chúng ta tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui được làm người Kitô hữu”. Nhìn chung trong giáo phận, giáo hạt có rất nhiều biến chuyển trong năm qua, chúng ta đã thu hoạch được nhiều hoa trái thiêng liêng nhờ tích cực học hỏi và nổ lực canh tân đơì sống Đức Tin. Các cử hành phụng vụ, các khóa thừa tác viên Lời Chúa, các cuộc hành hương và nhiều sinh hoạt mục vụ phong phú khác dành cho các giới, các đoàn thể từ cấp giáo phận cũng như giáo xứ, đã giúp cho đức tin của mỗi người được thanh luyện, cũng cố và đổi mới. Trong lãnh vực giáo lý toàn giáo phận cách riêng giáo hạt, đến các tổ chức giáo xứ, giáo họ đã nổ lực chuyển tải cho mọi người nhất là giới trẻ một chương trình giáo lý sát với Lời Chúa cả lý thuyết và thực hành.
Thêm những bất ngờ mà chúng ta có được nhờ hồng ân của Chúa trong năm Đức Tin vừa qua:
- Giáo Hội Một vị Giáo hoàng mới.
- Giáo phận một vị Giám mục mới.
- Giáo hạt một cha quản hạt mới.
- Giáo xứ, một giáo xứ mới...và còn nhiều mới lạ khác.
Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa khi năm Đức Tin khép lại, để mở ra một cuộc hành trình mới bằng nỗ lực “ Tân Phúc Âm Hóa để thông truyền Đức Tin Kitô Giáo” Theo định hướng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua thư chung gửi cộng đồng Dân Chúa ngày 10/10/2013. “ Công cuộc tân Phúc Âm hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi phương diện, nghĩa là phải thực hiện cuộc hoản cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm mục vụ. (Thu Chung, 4) Dựa trên định hướng căn bản này, các Giám Mục mời gọi chúng ta hãy cùng với các ngài thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm. (2014-2016).
- Năm 2014: Phúc Âm hóa đời sống gia đình.
- Năm 2015: Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn.
- Năm 2016: Phúc Âm hóa đời sống vã hội. (x. Thư Chung 4).
Một lần nữa chúng ta tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cảm ơn cha quản hạt, cảm ơn quý cha, các ban ngành, các đoàn thể và mọi người tín hữu trong toàn hạt.
Năm Đức Tin đã khép lại, nhưng “Cánh Cửa Đức Tin” nơi mỗi tâm hồn chúng ta lại luôn phải được mở ra, nghĩa là chúng ta vẫn có nhiều cơ hội nữa để gặp gỡ Chúa từng giây, từng phút trong đời sống thường nhật. Mỗi tâm hồn là một viên gạch xây dựng giáo hạt vững chắc bằng Đức tin của chính mình.
Giáo hạt Cửa Lò.
Giáo Đoàn Kitô Vua Lakemba mừng lễ bổn mạng
Diệp Hải Dung
19:47 24/11/2013
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 24/11/2013 các Đoàn thể, Quan Khách Úc Việt và các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Lakemba Sydney.
Hình ảnh
Trưóc khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Cha Gary Rawson Chính xứ La kemba xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua sau đó Thánh Tượng được rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt , cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Dòng Ba Đa Minh, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Lakemba chào mừng mọi người đồng thời Cha giới thiệu qúi Cha cùng hiện diện trong Thánh lễ mừng Bổn Mạng hôm nay: Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Cha Hà Ngọc Đoài, Cha Dominic Hồng Ân và Cha Nguyễn Kim Phán
Sau nghi thức cung nghinh Phúc Âm do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về Lễ Chúa KiTô Vua năm nay không chỉ là kết thúc của năm Phụng Vụ, cũng không chỉ là kết thúc của năm Đức Tin, nhưng là một tổng kết của cuộc sống Đức Tin của mỗi người chúng ta. Sứ điệp quan trọng nhất của lễ Chúa KiTô Vua không phải là việc Chúa có cai trị thế giới hay không, nhưng là tôi có để Người cai trị tôi hay không ? Cũng không phải là Vương Quyền của Người có được các quốc gia trên thế giới nhìn nhận hay không nhưng là tôi có nhìn nhận và để Vương Quyền của Người sống trong tôi hay không ? …
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Gary Rawson ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn kế tiếp anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau cùng Anh Nguyễn Quốc Hào Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt ông cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng ông cám ơn hai Ca đoàn Cecilia Thứ Bảy và Ca đoàn KiTô Vua Chúa Nhật đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng
Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ.
Hình ảnh
Trưóc khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Cha Gary Rawson Chính xứ La kemba xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua sau đó Thánh Tượng được rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt , cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Dòng Ba Đa Minh, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.
Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Lakemba chào mừng mọi người đồng thời Cha giới thiệu qúi Cha cùng hiện diện trong Thánh lễ mừng Bổn Mạng hôm nay: Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Cha Hà Ngọc Đoài, Cha Dominic Hồng Ân và Cha Nguyễn Kim Phán
Sau nghi thức cung nghinh Phúc Âm do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết nói về Lễ Chúa KiTô Vua năm nay không chỉ là kết thúc của năm Phụng Vụ, cũng không chỉ là kết thúc của năm Đức Tin, nhưng là một tổng kết của cuộc sống Đức Tin của mỗi người chúng ta. Sứ điệp quan trọng nhất của lễ Chúa KiTô Vua không phải là việc Chúa có cai trị thế giới hay không, nhưng là tôi có để Người cai trị tôi hay không ? Cũng không phải là Vương Quyền của Người có được các quốc gia trên thế giới nhìn nhận hay không nhưng là tôi có nhìn nhận và để Vương Quyền của Người sống trong tôi hay không ? …
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Gary Rawson ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn kế tiếp anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau cùng Anh Nguyễn Quốc Hào Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt ông cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng ông cám ơn hai Ca đoàn Cecilia Thứ Bảy và Ca đoàn KiTô Vua Chúa Nhật đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng
Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ.
Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin tại giáo phận Banmêthuột
Ban VH-TT / GP. BMT
21:05 24/11/2013
Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin tại giáo phận Banmêthuột
Lúc 8g00 sáng ngày 22. 11. 2013, một buổi sáng cuối thu se lạnh, tại Núi Đức Mẹ nhà thờ Chính tòa, ĐGM Giáo phận BMT đã chủ sự nghi thức bế mạc Năm Đức Tin, và dâng thánh lễ đồng tế cùng với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Saigòn và linh mục đoàn, mừng kính Các thánh tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng Giáo phận, dưới bầu trời mây giăng mắc.
Khởi đầu cuộc cung nghinh hài cốt các Thánh Tử Đạo, trời đổ mưa, nhưng đoàn rước vẫn trang nghiêm tiến về lễ đài trong tiếng nhạc trầm hùng, khiến người ta nghĩ đến hình ảnh các vị tử đạo Việt Nam hiên ngang tiến lên pháp trường chấp nhận những cực hình dưới những làn mưa roi, những nhát đao lạnh lùng... Bầu khí trở nên linh thiêng trong ba hồi chiêng trống, mọi người khấu đầu cung bái linh hài các Thánh Tử Đạo.
Mở đầu thánh lễ, ĐGM Vinh Sơn gợi lại về những hoạt động tích cực và thiết thực của mọi thành phần trong giáo phận đã thực hiện trong năm Đức Tin, có dịp đào sâu, học hỏi giáo lý và bày tỏ đức tin trong các cuộc tĩnh huấn, các cuộc hành hương và các buổi học giáo lý. Ngài mong ước mọi người tiếp tục đời sống Kitô hữu một cách có ý nghĩa hơn nữa trong công cuộc Tân Phúc-Âm hóa. Kỷ niệm 25 năm ngày Hội Thánh tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (19. 6.1988 – 19. 6. 2013), là những hoa trái đầu mùa của công cuộc Phúc-Âm-hóa. Người Kitô hữu phải trân trọng những di sản đức tin mà các Ngài đã để lại cho chúng ta bằng máu và nước mắt. Mỗi người quyết tâm thăng tiến cuộc sống đức tin của mình và làm cho đức tin của tổ tiên tiếp tục lan truyền sang thế hệ tương lai. ĐGM tuyên bố bế mạc Năm Đức Tin của Giáo phận Ban Mê Thuột.
Trong phần diễn giải Tin Mừng (Mt 10, 17-22) và liên hệ đến số phận nghiệt ngã của các tín hữu, Đức Cha Vinh Sơn đã đặt ra hai câu hỏi :
1. Có phải người Kitô hữu bị bách hại vì đi theo đế quốc, ngoại bang phản bội dân tộc ?
2. Có phải vì Công Giáo chỉ tuân phục Vatican ?
- Không phải như vậy. Tại Hàn quốc và Nhật Bản không hề có vết chân người ngoại quốc đến xâm lăng, thế tại sao người Kitô giáo cũng bị ngược đãi ? Chỉ vì họ tin vào một Thiên Chúa duy nhất dựng nên trời đất muôn vật. Chính Vị Thiên Chúa đó đã nhập thể làm người để cứu chuộc nhân loại. Họ cũng không tin theo hay thực hành những phong tục mê tín dị đoan …(x. 1V8, 60-61).
- Trả lời cho câu hỏi thứ 2, ĐGM khẳng định rằng : Người Công Giáo tuân phục Vatican hay Đức Giáo Hoàng, vì Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, tông truyền. Và họ chỉ buộc vâng theo về Đức tin và luân lý mà thôi. Chính ĐTC là người duy trì và là giềng mối của sự hiệp nhất.
Người Công Giáo đồng hành với mọi người và đồng bào của mình để trở thành những công dân tốt, những người làm kinh tế giỏi, những người trí thức khoa học, những công nhân viên chức trách nhiệm, những nông dân cần cù sản xuất … góp phần làm cho đất nước phồn vinh, Giáo Hội được tươi đẹp...
Được mời phát biểu “đôi tâm tình” với cộng đoàn phụng vụ trước phép lành trọng thể cuối lễ, ĐGM Phó Tổng thơ ký và là thành viên Ban Thường trực HĐGMVN, đã nhân danh Hội đồng Giám Mục VN cảm ơn Giáo Phận Banmêthuột, vì đã cống hiến rất nhiều ơn gọi cho các Giáo phận, các dòng tu nam nữ trong cũng như ngoài nước. Ngài khâm phục tinh thần truyền giáo của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Banmêthuột. Nhờ đó, Giáo phận Banmêthuột hôm nay là một cộng đoàn tín hữu rất sinh động, đầy triển vọng tương lai. Từ hiện tượng trời đổ mưa lúc bắt đầu cuộc cung nghinh và nắng lên khi đi vào các nghi thức và thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin, Đức Cha Phêrô khẳng định cuộc hành trình đức tin bao giờ cũng gặp những thử thách gian nan, nhưng rồi vinh quang rực rỡ sẽ đến. Cơn mưa cũng còn là dấu chỉ ơn trời đổ xuống tràn đầy trên Giáo phận Banmêthuột.
Tâm tình của Đức Cha Phêrô tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã bị ngắt quãng bởi nhiều tràng pháo tay dòn dã.
BAN VH-TT / GP. BMT
Khởi đầu cuộc cung nghinh hài cốt các Thánh Tử Đạo, trời đổ mưa, nhưng đoàn rước vẫn trang nghiêm tiến về lễ đài trong tiếng nhạc trầm hùng, khiến người ta nghĩ đến hình ảnh các vị tử đạo Việt Nam hiên ngang tiến lên pháp trường chấp nhận những cực hình dưới những làn mưa roi, những nhát đao lạnh lùng... Bầu khí trở nên linh thiêng trong ba hồi chiêng trống, mọi người khấu đầu cung bái linh hài các Thánh Tử Đạo.
Mở đầu thánh lễ, ĐGM Vinh Sơn gợi lại về những hoạt động tích cực và thiết thực của mọi thành phần trong giáo phận đã thực hiện trong năm Đức Tin, có dịp đào sâu, học hỏi giáo lý và bày tỏ đức tin trong các cuộc tĩnh huấn, các cuộc hành hương và các buổi học giáo lý. Ngài mong ước mọi người tiếp tục đời sống Kitô hữu một cách có ý nghĩa hơn nữa trong công cuộc Tân Phúc-Âm hóa. Kỷ niệm 25 năm ngày Hội Thánh tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (19. 6.1988 – 19. 6. 2013), là những hoa trái đầu mùa của công cuộc Phúc-Âm-hóa. Người Kitô hữu phải trân trọng những di sản đức tin mà các Ngài đã để lại cho chúng ta bằng máu và nước mắt. Mỗi người quyết tâm thăng tiến cuộc sống đức tin của mình và làm cho đức tin của tổ tiên tiếp tục lan truyền sang thế hệ tương lai. ĐGM tuyên bố bế mạc Năm Đức Tin của Giáo phận Ban Mê Thuột.
Trong phần diễn giải Tin Mừng (Mt 10, 17-22) và liên hệ đến số phận nghiệt ngã của các tín hữu, Đức Cha Vinh Sơn đã đặt ra hai câu hỏi :
1. Có phải người Kitô hữu bị bách hại vì đi theo đế quốc, ngoại bang phản bội dân tộc ?
2. Có phải vì Công Giáo chỉ tuân phục Vatican ?
- Không phải như vậy. Tại Hàn quốc và Nhật Bản không hề có vết chân người ngoại quốc đến xâm lăng, thế tại sao người Kitô giáo cũng bị ngược đãi ? Chỉ vì họ tin vào một Thiên Chúa duy nhất dựng nên trời đất muôn vật. Chính Vị Thiên Chúa đó đã nhập thể làm người để cứu chuộc nhân loại. Họ cũng không tin theo hay thực hành những phong tục mê tín dị đoan …(x. 1V8, 60-61).
- Trả lời cho câu hỏi thứ 2, ĐGM khẳng định rằng : Người Công Giáo tuân phục Vatican hay Đức Giáo Hoàng, vì Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, tông truyền. Và họ chỉ buộc vâng theo về Đức tin và luân lý mà thôi. Chính ĐTC là người duy trì và là giềng mối của sự hiệp nhất.
Người Công Giáo đồng hành với mọi người và đồng bào của mình để trở thành những công dân tốt, những người làm kinh tế giỏi, những người trí thức khoa học, những công nhân viên chức trách nhiệm, những nông dân cần cù sản xuất … góp phần làm cho đất nước phồn vinh, Giáo Hội được tươi đẹp...
Được mời phát biểu “đôi tâm tình” với cộng đoàn phụng vụ trước phép lành trọng thể cuối lễ, ĐGM Phó Tổng thơ ký và là thành viên Ban Thường trực HĐGMVN, đã nhân danh Hội đồng Giám Mục VN cảm ơn Giáo Phận Banmêthuột, vì đã cống hiến rất nhiều ơn gọi cho các Giáo phận, các dòng tu nam nữ trong cũng như ngoài nước. Ngài khâm phục tinh thần truyền giáo của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Banmêthuột. Nhờ đó, Giáo phận Banmêthuột hôm nay là một cộng đoàn tín hữu rất sinh động, đầy triển vọng tương lai. Từ hiện tượng trời đổ mưa lúc bắt đầu cuộc cung nghinh và nắng lên khi đi vào các nghi thức và thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin, Đức Cha Phêrô khẳng định cuộc hành trình đức tin bao giờ cũng gặp những thử thách gian nan, nhưng rồi vinh quang rực rỡ sẽ đến. Cơn mưa cũng còn là dấu chỉ ơn trời đổ xuống tràn đầy trên Giáo phận Banmêthuột.
Tâm tình của Đức Cha Phêrô tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã bị ngắt quãng bởi nhiều tràng pháo tay dòn dã.
BAN VH-TT / GP. BMT
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Thu
Lê Trị
22:15 24/11/2013
Ảnh của Lê Trị
Con suối mùa thu vẫn lặng lờ
Tao nhân mặc khách thả hồn thơ
Quanh co sườn núi qua thung lũng
Những lá thu vàng rụng ngẩn ngơ
Anh thả tình anh nhẹ xuống giòng.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)