Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tỉnh thức
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:27 24/11/2015
Chúa Nhật I MÙA VỌNG, năm C
Lc 21, 25-28.34-36
HÃY TỈNH THỨC
Mùa Vọng là mùa chờ đợi, đợi chờ Con Thiên Chúa đến cứu độ nhân loại, cứu rỗi con người. Phụng vụ Mùa Vọng đặt người Kitô hữu trước thái độ phải có để có thể đón chờ Chúa đến : tỉnh thức. Tỉnh thức theo nghĩa Mùa Vọng là nhận ra ý nghĩa, nội dung của thời cứu độ, nhận ra những điềm báo như khởi điểm của thời cứu độ đang đến, và nhờ những điềm báo trước, con người chúng ta sẽ có thái độ thích hợp như Chúa đòi hỏi.
Các bài đọc cho thấy thời điểm và những điềm báo, chẳng hạn bài đọc thứ I, ngôn sứ Giêrêmia cho hay thời cứu độ trong đó nhà Israen và nhà Giuđa sẽ được một vị vua thuộc dòng dõi vua Đavít cai trị, lãnh đạo. Vị vua ấy là vị vua lý tưởng của lịch sử dân Thiên Chúa. Vị vua ấy sẽ luôn đi theo đường lối của Chúa, biết lắng nghe lời Chúa và thực thi giáo huấn của Chúa theo lẽ công bình và công lý. Vị vua này sẽ không cai trị dân cách tùy tiện như các nhà lãnh đạo bất lương, như các mục tử xấu, nhưng luôn luôn theo đường chính trực của Thiên Chúa. Nhờ vị vua công chính lãnh đạo : cả vua lẫn dân đều làm theo ý Chúa, lúc đó đất nước sẽ an bình, không còn chiến tranh, không còn chia rẽ vv…Vị vua của thời cứu rỗi sẽ được gọi là vị cứu tinh, là “ Thiên Chúa, Đấng công chính của chúng tôi “. Thực vậy, dân Do Thái tin tưởng rằng khi các vị mục tử không làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình thì chính Thiên Chúa sẽ thực hiện và gửi đến một “ chồi công chính “ của vua Đavít và Ngài sẽ làm cho đất nước an bình.
Bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay là một điềm báo của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Ngài đón nhận ý định cứu độ của Thiên Chúa Cha khi Chúa Giêsu loan báo cuộc thương khó, và tử nạn của Chúa Giêsu. Chúa chuẩn bị trước để các môn đệ của Chúa đón nhận những việc lớn lao và quyết định của Chúa Giêsu, vâng phục Chúa Cha để chấp nhận cái chết trên khổ giá, để cứu độ nhân loại, cứu rỗi con người. Việc đó sẽ xẩy ra với chính bản thân của Ngài.
Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Thessaloniaca dạy người Kitô hữu phải sống Mùa vọng làm sao để đức tin của mình luôn bừng sáng. Mặc dầu tín hữu Thessalonica đã sốt sắng, đã thánh thiện, họ cần phải sống sao để thánh thiện hơn, sốt sắng, đạo đức hơn. Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta phải có mối giây thân tình với Chúa và phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Sống như thế là mục đích của Mùa Vọng và là cốt lõi của Tin Mừng, của thánh thiện. Tin Mừng của thánh Luca cho chúng ta một cái nhìn bao quát về thời kỳ cứu độ, lớn lao đó. Đoạn Tin Mừng này được viết theo văn chương khải huyền nói đến ngày Chúa đến lần thứ nhất, việc chấp nhận đau khổ, cái chết và nói đến ngày cánh chung. Thời kỳ thứ nhất đến thời tận cùng là thời kỳ của Giáo Hội. Chúa đến để tiêu diệt bóng tối và sự dữ ra khỏi con người. Chính vì thế, Giáo huấn của Giáo Hội khuyên nhủ con người phải tỉnh thức và cầu nguyện để tránh xa những thói hư tật xấu, những đam mê hư đốn của thế gian. Chúa loan báo ngày cánh chung nhưng thực tế Ngài không mặc khải lúc nào. Giờ nào, nhưng Ngài chỉ nói tới những điềm báo, những sự việc sẽ xẩy ra như những hiện tượng : bão lụt, hạn hán, chiến tranh, mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú lay chuyển vv…Chúa giũ bí mật về ngày tận thế và kêu gọi con người phải luôn sẵn sàng tỉnh thức và cầu nguyện.
Phụng vụ nhắc chúng ta về việc Chúa đã đến lần thứ nhất trong thế giới, trong lịch sử nhân loại, tuy nhiên Mùa Vọng không chỉ để chuẩn bị đón mừng Mầu nhiệm Giáng Sinh vì Chúa đã đến từ lâu hơn hai ngàn năm trong lịch sử cứu độ, nhưng là giúp chúng ta tỉnh thức, cầu nguyện, đón chờ ngày cùng tận của mỗi người chúng ta. Giờ đó, Chúa không báo trước cho chúng ta mà đó là một bí mật hoàn toàn.
Chúng ta đón chờ ngày cùng tận không phải với thái độ thụ động, ù lì, nhưng với thái độ tỉnh thức, tích cực như Chúa Giêsu đã dấn thân vào đời, Ngài đã chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, làm cho con người bớt đau khổ, Ngài đã đến với mọi lớp người trong xã hội , đẩy xa bóng tối tội lỗi, sự dữ và rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Sống Mùa Vọng là sống tích cực điều Chúa muốn, điều Chúa dạy là chu toàn sứ mạng Chúa Phục Sinh đã giao cho các môn đệ, cho Giáo Hội và cho chúng ta : rao giảng Tin Mừng khắp mọi nơi và sống yêu thương như Ngài.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mùa Vọng dạy chúng ta những gì ?
2.Tỉnh thức theo nghĩa Tin Mừng là sao ?
3.Viết theo văn chương Khải huyền là sao ?
4.Những điềm báo nói cho chúng ta những gì ?
5.Chúa có mặc khải ngày cánh chung không ? Tại sao ?
Lc 21, 25-28.34-36
HÃY TỈNH THỨC
Mùa Vọng là mùa chờ đợi, đợi chờ Con Thiên Chúa đến cứu độ nhân loại, cứu rỗi con người. Phụng vụ Mùa Vọng đặt người Kitô hữu trước thái độ phải có để có thể đón chờ Chúa đến : tỉnh thức. Tỉnh thức theo nghĩa Mùa Vọng là nhận ra ý nghĩa, nội dung của thời cứu độ, nhận ra những điềm báo như khởi điểm của thời cứu độ đang đến, và nhờ những điềm báo trước, con người chúng ta sẽ có thái độ thích hợp như Chúa đòi hỏi.
Các bài đọc cho thấy thời điểm và những điềm báo, chẳng hạn bài đọc thứ I, ngôn sứ Giêrêmia cho hay thời cứu độ trong đó nhà Israen và nhà Giuđa sẽ được một vị vua thuộc dòng dõi vua Đavít cai trị, lãnh đạo. Vị vua ấy là vị vua lý tưởng của lịch sử dân Thiên Chúa. Vị vua ấy sẽ luôn đi theo đường lối của Chúa, biết lắng nghe lời Chúa và thực thi giáo huấn của Chúa theo lẽ công bình và công lý. Vị vua này sẽ không cai trị dân cách tùy tiện như các nhà lãnh đạo bất lương, như các mục tử xấu, nhưng luôn luôn theo đường chính trực của Thiên Chúa. Nhờ vị vua công chính lãnh đạo : cả vua lẫn dân đều làm theo ý Chúa, lúc đó đất nước sẽ an bình, không còn chiến tranh, không còn chia rẽ vv…Vị vua của thời cứu rỗi sẽ được gọi là vị cứu tinh, là “ Thiên Chúa, Đấng công chính của chúng tôi “. Thực vậy, dân Do Thái tin tưởng rằng khi các vị mục tử không làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình thì chính Thiên Chúa sẽ thực hiện và gửi đến một “ chồi công chính “ của vua Đavít và Ngài sẽ làm cho đất nước an bình.
Bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay là một điềm báo của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Ngài đón nhận ý định cứu độ của Thiên Chúa Cha khi Chúa Giêsu loan báo cuộc thương khó, và tử nạn của Chúa Giêsu. Chúa chuẩn bị trước để các môn đệ của Chúa đón nhận những việc lớn lao và quyết định của Chúa Giêsu, vâng phục Chúa Cha để chấp nhận cái chết trên khổ giá, để cứu độ nhân loại, cứu rỗi con người. Việc đó sẽ xẩy ra với chính bản thân của Ngài.
Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Thessaloniaca dạy người Kitô hữu phải sống Mùa vọng làm sao để đức tin của mình luôn bừng sáng. Mặc dầu tín hữu Thessalonica đã sốt sắng, đã thánh thiện, họ cần phải sống sao để thánh thiện hơn, sốt sắng, đạo đức hơn. Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta phải có mối giây thân tình với Chúa và phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Sống như thế là mục đích của Mùa Vọng và là cốt lõi của Tin Mừng, của thánh thiện. Tin Mừng của thánh Luca cho chúng ta một cái nhìn bao quát về thời kỳ cứu độ, lớn lao đó. Đoạn Tin Mừng này được viết theo văn chương khải huyền nói đến ngày Chúa đến lần thứ nhất, việc chấp nhận đau khổ, cái chết và nói đến ngày cánh chung. Thời kỳ thứ nhất đến thời tận cùng là thời kỳ của Giáo Hội. Chúa đến để tiêu diệt bóng tối và sự dữ ra khỏi con người. Chính vì thế, Giáo huấn của Giáo Hội khuyên nhủ con người phải tỉnh thức và cầu nguyện để tránh xa những thói hư tật xấu, những đam mê hư đốn của thế gian. Chúa loan báo ngày cánh chung nhưng thực tế Ngài không mặc khải lúc nào. Giờ nào, nhưng Ngài chỉ nói tới những điềm báo, những sự việc sẽ xẩy ra như những hiện tượng : bão lụt, hạn hán, chiến tranh, mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú lay chuyển vv…Chúa giũ bí mật về ngày tận thế và kêu gọi con người phải luôn sẵn sàng tỉnh thức và cầu nguyện.
Phụng vụ nhắc chúng ta về việc Chúa đã đến lần thứ nhất trong thế giới, trong lịch sử nhân loại, tuy nhiên Mùa Vọng không chỉ để chuẩn bị đón mừng Mầu nhiệm Giáng Sinh vì Chúa đã đến từ lâu hơn hai ngàn năm trong lịch sử cứu độ, nhưng là giúp chúng ta tỉnh thức, cầu nguyện, đón chờ ngày cùng tận của mỗi người chúng ta. Giờ đó, Chúa không báo trước cho chúng ta mà đó là một bí mật hoàn toàn.
Chúng ta đón chờ ngày cùng tận không phải với thái độ thụ động, ù lì, nhưng với thái độ tỉnh thức, tích cực như Chúa Giêsu đã dấn thân vào đời, Ngài đã chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, làm cho con người bớt đau khổ, Ngài đã đến với mọi lớp người trong xã hội , đẩy xa bóng tối tội lỗi, sự dữ và rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Sống Mùa Vọng là sống tích cực điều Chúa muốn, điều Chúa dạy là chu toàn sứ mạng Chúa Phục Sinh đã giao cho các môn đệ, cho Giáo Hội và cho chúng ta : rao giảng Tin Mừng khắp mọi nơi và sống yêu thương như Ngài.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Mùa Vọng dạy chúng ta những gì ?
2.Tỉnh thức theo nghĩa Tin Mừng là sao ?
3.Viết theo văn chương Khải huyền là sao ?
4.Những điềm báo nói cho chúng ta những gì ?
5.Chúa có mặc khải ngày cánh chung không ? Tại sao ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các bà góa là hình ảnh của Giáo Hội giữ lòng trung tín
Bùi Hữu Thư
09:24 24/11/2015
Tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, suy niệm về hai đồng tiền được quảng đại cho đi
Rome, 23, tháng 11, 2015 (ZENIT.org)
Giáo Hội sẽ trung thành nếu luôn luôn hướng nhìn Chúa Giêsu, nhưng sẽ trở nên hâm hấp và tồi tệ nếu chỉ tìm kiếm những tiện nghi của thế gian. Đây là sứ điệp của Đức Thánh Cha hôm nay khi ngài suy niệm về bài Phúc Âm trong Thánh Lễ tại Casa Santa Marta.
Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận rằng bài Phúc Âm theo Thánh Luca kể truyện một bà góa bỏ hai đồng kẽm vào hộp tiền của đền thờ, trong khi các người giầu có khác khoe khoang về số tiền họ bỏ vào đó. Chúa Giêsu nói: “bà góa này đã bỏ vào đó nhiều hơn tất cả mọi người khác” vì những người khác chỉ cho đi những gì dư thừa trong của cải của họ, trong khi bà ấy trong sự nghèo khó, “đã cho đi tất cả tài sản của bà.”
Trong Phúc Âm, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, bà góa là người phụ nữ cô đơn, không có chồng chăm sóc, và phải tự lo liệu một mình, bà sống nhờ vào lòng bác ái của mọi người. Bà góa trong đoạn phúc Âm này là người đã “đặt hết niềm tin vào Chúa”. Ngài nói, “Tôi muốn nhìn bà góa này trong Phúc Âm như hình ảnh của một Giáo Hội “góa bụa” đang chờ đợi Chúa Giêsu trở lại.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô, nhưng Chúa đã ra đi, và tất cả tài sản của Giáo Hội đều ở nơi Chúa. Nếu Giáo Hội luôn luôn trung thành, thì có thể từ bỏ tất cả trong khi chờ đợi Chúa Kitô trở lại. Nếu không có đủ niềm tin trong tình yêu Chúa, thì sẽ cố gắng sống còn bằng các cách thức khác, và tìm sự an toàn trong những gì thuộc về trần thế hơn là thuộc về Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: Các bà góa trong Phúc Âm đã nói lên những gì đẹp đẽ nhất về Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người. Có bà góa thành Naim đang khóc than trong khi tiễn đưa người con trai đi an táng ở ngoại thành. Có bà góa kia đã đến trước quan tòa bất công để bảo vệ cho các con mình, gõ cửa nhà ông ta mỗi ngày và quấy nhiễu ông ta liên tiếp cho đến khi ông phải tuyên án công bằng cho con bà. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: Đây là Giáo Hội góa bụa cầu nguyện và can thiệp cho các con cái của mình. Nhưng tâm hồn của Giáo Hội vần luôn luôn ở với Chúa Giêsu, Đấng Phu Quân trên Thiên Đàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Theo các giáo phụ sống ở sa mạc, tâm hồn chúng ta cũng giống như Giáo Hội, và nếu tâm hồn và đời sống gần gũi Chúa Giêsu nhiều hơn, thì chúng ta càng có khả năng tránh xa những gì vô ích thuộc về trần thế đang dẫn đưa chúng ta xa lìa Chúa Kitô. Ngài nói: Trong khi Giáo Hội ‘góa bụa’ đợi chờ Chúa Giêsu, cần phải trung thành, tin tưởng rằng phu quân sẽ trở lại, hay là lại bất trung với tình trạng góa bụa của mình, như một Giáo Hội hâm hấp, tầm thường và trần tục, chỉ tìm sự an toàn nơi những gì là vật chất.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: Trong những ngày cuối cùng của niên lịch phụng vụ, chúng ta cần tự hỏi xem tâm hồn chúng ta có đang tìm kiếm Chúa không, hay lại đang tìm kiếm những gì thuộc về trần gian là những gì Chúa không ưa thích. Hãy để cho tâm hồn chúng ta nói lên: “Lạy Chúa Giêsu! Xin hãy đến!” Và chớ gì chúng ta có thể bỏ lại đàng sau tất cả những gì vô ích ngăn cản chúng ta không thể trung thành với Chúa.
Rome, 23, tháng 11, 2015 (ZENIT.org)
Giáo Hội sẽ trung thành nếu luôn luôn hướng nhìn Chúa Giêsu, nhưng sẽ trở nên hâm hấp và tồi tệ nếu chỉ tìm kiếm những tiện nghi của thế gian. Đây là sứ điệp của Đức Thánh Cha hôm nay khi ngài suy niệm về bài Phúc Âm trong Thánh Lễ tại Casa Santa Marta.
Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận rằng bài Phúc Âm theo Thánh Luca kể truyện một bà góa bỏ hai đồng kẽm vào hộp tiền của đền thờ, trong khi các người giầu có khác khoe khoang về số tiền họ bỏ vào đó. Chúa Giêsu nói: “bà góa này đã bỏ vào đó nhiều hơn tất cả mọi người khác” vì những người khác chỉ cho đi những gì dư thừa trong của cải của họ, trong khi bà ấy trong sự nghèo khó, “đã cho đi tất cả tài sản của bà.”
Trong Phúc Âm, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, bà góa là người phụ nữ cô đơn, không có chồng chăm sóc, và phải tự lo liệu một mình, bà sống nhờ vào lòng bác ái của mọi người. Bà góa trong đoạn phúc Âm này là người đã “đặt hết niềm tin vào Chúa”. Ngài nói, “Tôi muốn nhìn bà góa này trong Phúc Âm như hình ảnh của một Giáo Hội “góa bụa” đang chờ đợi Chúa Giêsu trở lại.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô, nhưng Chúa đã ra đi, và tất cả tài sản của Giáo Hội đều ở nơi Chúa. Nếu Giáo Hội luôn luôn trung thành, thì có thể từ bỏ tất cả trong khi chờ đợi Chúa Kitô trở lại. Nếu không có đủ niềm tin trong tình yêu Chúa, thì sẽ cố gắng sống còn bằng các cách thức khác, và tìm sự an toàn trong những gì thuộc về trần thế hơn là thuộc về Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: Các bà góa trong Phúc Âm đã nói lên những gì đẹp đẽ nhất về Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người. Có bà góa thành Naim đang khóc than trong khi tiễn đưa người con trai đi an táng ở ngoại thành. Có bà góa kia đã đến trước quan tòa bất công để bảo vệ cho các con mình, gõ cửa nhà ông ta mỗi ngày và quấy nhiễu ông ta liên tiếp cho đến khi ông phải tuyên án công bằng cho con bà. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: Đây là Giáo Hội góa bụa cầu nguyện và can thiệp cho các con cái của mình. Nhưng tâm hồn của Giáo Hội vần luôn luôn ở với Chúa Giêsu, Đấng Phu Quân trên Thiên Đàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Theo các giáo phụ sống ở sa mạc, tâm hồn chúng ta cũng giống như Giáo Hội, và nếu tâm hồn và đời sống gần gũi Chúa Giêsu nhiều hơn, thì chúng ta càng có khả năng tránh xa những gì vô ích thuộc về trần thế đang dẫn đưa chúng ta xa lìa Chúa Kitô. Ngài nói: Trong khi Giáo Hội ‘góa bụa’ đợi chờ Chúa Giêsu, cần phải trung thành, tin tưởng rằng phu quân sẽ trở lại, hay là lại bất trung với tình trạng góa bụa của mình, như một Giáo Hội hâm hấp, tầm thường và trần tục, chỉ tìm sự an toàn nơi những gì là vật chất.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: Trong những ngày cuối cùng của niên lịch phụng vụ, chúng ta cần tự hỏi xem tâm hồn chúng ta có đang tìm kiếm Chúa không, hay lại đang tìm kiếm những gì thuộc về trần gian là những gì Chúa không ưa thích. Hãy để cho tâm hồn chúng ta nói lên: “Lạy Chúa Giêsu! Xin hãy đến!” Và chớ gì chúng ta có thể bỏ lại đàng sau tất cả những gì vô ích ngăn cản chúng ta không thể trung thành với Chúa.
ĐGH: Bạn không thể nói về giáo dục mà không nói về lòng nhân đạo!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:52 24/11/2015
ĐGH: Bạn không thể nói về giáo dục mà không nói về lòng nhân đạo!
Trả lời những câu hỏi của vài nhà giáo dục được chọn ra từ hàng ngàn người tham dự với mình, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích ý tưởng của mình về những thách đố mà chúng ta đang đối diện trong lĩnh vực giáo dục.
Roberto Zappala tại Viện Gonzaga (Italy) hỏi: “Theo Cha, một tổ chức phải làm những gì để giúp tín hữu trở nên Kitô hữu đích thực?”
ĐTC Phanxicô trả lời: “Chúng con không thể nói về giáo dục Công Giáo mà không nói gì về lòng nhân đạo, bởi căn tính Công Giáo chính là Thiên Chúa đã trở nên người phàm.”
Ngài nói rằng việc giáo dục tín hữu trong đức tin không chỉ là việc dạy giáo lý nhưng hãy giúp người trẻ hiểu được thực tại và để khám phá siêu việt.
ĐTC Phanxicô nói: “Đối với cha, từ quan điểm Kitô giáo, cuộc khủng hoảng lớn nhất trong giáo dục là đóng kín sự siêu việt này. Chúng ta khép kín chính mình trước siêu việt.”
Đức Giáo Hoàng cũng đề cập đến việc những người nghèo ít được tiếp cận nhất với giáo dục. Ngài chỉ trích những quốc gia không nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục.
ĐTC Phanxicô nói: “Trong số những công nhân được trả ít tiền lương nhất, đó chính là những nhà giáo dục. Chúng con sẽ nói gì về điều này? Đơn giản là quốc gia ấy không quan tâm đến giáo dục. Nếu họ quan tâm, việc trả lương ít như vậy đã không xảy ra. Hiệp ước giáo dục bị phá vỡ và đấy là công việc của chúng ta: hãy tìm ra những cách thế mới.”
Giáo sư lúc nãy nói rằng, một nhà giáo dục tốt phải chịu rủi ro để dạy học sinh làm thế nào để chúng đi trên chính đôi chân của chúng. Giáo sư ấy nói thêm rằng sinh viên tốt thường là những người có cha mẹ không có nhiều tiền. Các trẻ em nghèo nhất kinh nghiệm được một cái gì đó tốt hơn so với những đứa trẻ không cảm nghiệm được khổ đau .
Đức Giáo Hoàng nói: “Các em ấy có một cái gì đó mà giới thanh niên trong các khu phố giàu sang hơn không có được. Đó không phải là lỗi của các em. Đó là một thực tế thuộc về xã hội. Các em có kinh nghiệm về sự sống sót, về sự khắc nghiệt, cả đói khát, và những bất công mà các em phải chịu. Lòng nhân đạo của các em đang bị tổn thương. TIA SÁNG- thực tế là chúng con hiểu rõ hơn từ những vùng ngoại biên hơn là từ các trung tâm; bởi trong trung tâm, chúng con luôn được bao bọc, luôn được bảo vệ.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị rằng giáo dục không thể được giảm thiểu vào việc chỉ truyền tải những ý tưởng. Hơn hết, chúng ta phải tìm ra những cách thế mới để giúp người trẻ phát triển khả năng của chúng để suy tư, thực thi và yêu thương.
(Romereports, 23-11-2015)
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Roberto Zappala tại Viện Gonzaga (Italy) hỏi: “Theo Cha, một tổ chức phải làm những gì để giúp tín hữu trở nên Kitô hữu đích thực?”
ĐTC Phanxicô trả lời: “Chúng con không thể nói về giáo dục Công Giáo mà không nói gì về lòng nhân đạo, bởi căn tính Công Giáo chính là Thiên Chúa đã trở nên người phàm.”
Ngài nói rằng việc giáo dục tín hữu trong đức tin không chỉ là việc dạy giáo lý nhưng hãy giúp người trẻ hiểu được thực tại và để khám phá siêu việt.
ĐTC Phanxicô nói: “Đối với cha, từ quan điểm Kitô giáo, cuộc khủng hoảng lớn nhất trong giáo dục là đóng kín sự siêu việt này. Chúng ta khép kín chính mình trước siêu việt.”
Đức Giáo Hoàng cũng đề cập đến việc những người nghèo ít được tiếp cận nhất với giáo dục. Ngài chỉ trích những quốc gia không nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục.
ĐTC Phanxicô nói: “Trong số những công nhân được trả ít tiền lương nhất, đó chính là những nhà giáo dục. Chúng con sẽ nói gì về điều này? Đơn giản là quốc gia ấy không quan tâm đến giáo dục. Nếu họ quan tâm, việc trả lương ít như vậy đã không xảy ra. Hiệp ước giáo dục bị phá vỡ và đấy là công việc của chúng ta: hãy tìm ra những cách thế mới.”
Giáo sư lúc nãy nói rằng, một nhà giáo dục tốt phải chịu rủi ro để dạy học sinh làm thế nào để chúng đi trên chính đôi chân của chúng. Giáo sư ấy nói thêm rằng sinh viên tốt thường là những người có cha mẹ không có nhiều tiền. Các trẻ em nghèo nhất kinh nghiệm được một cái gì đó tốt hơn so với những đứa trẻ không cảm nghiệm được khổ đau .
Đức Giáo Hoàng nói: “Các em ấy có một cái gì đó mà giới thanh niên trong các khu phố giàu sang hơn không có được. Đó không phải là lỗi của các em. Đó là một thực tế thuộc về xã hội. Các em có kinh nghiệm về sự sống sót, về sự khắc nghiệt, cả đói khát, và những bất công mà các em phải chịu. Lòng nhân đạo của các em đang bị tổn thương. TIA SÁNG- thực tế là chúng con hiểu rõ hơn từ những vùng ngoại biên hơn là từ các trung tâm; bởi trong trung tâm, chúng con luôn được bao bọc, luôn được bảo vệ.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị rằng giáo dục không thể được giảm thiểu vào việc chỉ truyền tải những ý tưởng. Hơn hết, chúng ta phải tìm ra những cách thế mới để giúp người trẻ phát triển khả năng của chúng để suy tư, thực thi và yêu thương.
(Romereports, 23-11-2015)
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Phải chăng đây là phép lạ của ĐGH Phanxicô với em bé Gianna ở Philadelphia
Nguyễn Long Thao
14:22 24/11/2015
ĐGH hôn em bé Gianna Masciantonio |
Cha mẹ của em bé cho các cơ quan truyền thông biết là con của họ tên Gianna Masciantonio, một tuổi, có ung bướu trong não khi mới sinh ra.
Vào tháng 9 vừa qua, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Philadelphia dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới và trên con đường Ngài đi chào đón khách hành hương, thì một nhân viên an ninh đã bế em bé Gianna Masciantonio đến để Đức Giáo Hoàng ôm hôn em bé.
Theo cha mẹ em nói với các cơ quan truyền thông thì sau giây phút ngắn ngủi con của họ được gần gũi Đức Thánh Cha, thì ung bướu trong não em Gianna Masciantonio đã nhỏ teo lại. Họ cho các cơ quan truyền thông xem hình ảnh MRI (Magnetic resonance imaging) chụp não bộ của em vào tháng 8 và hình MRI chụp vào tháng 11.
Hai hình MRI chụp thánt 8 và tháng 11 2015 |
Các bác sĩ y khoa không đưa ra lời giải thích nào về hiện tượng ung bướu trong đầu em Gianna Masciantonio teo nhỏ lại. Tuy nhiên gia đình thì tin rằng đó là phép lạ.
Tòa Thánh Vatican ra lệnh trình tòa năm người trong vụ “Rò Rỉ Thông Tin Tòa Thánh ”.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:43 24/11/2015
Tòa Thánh Vatican ra lệnh trình tòa năm người trong vụ “Rò Rỉ Thông Tin Tòa Thánh ”.
Catholic news Service: Một quan tòa của Tòa Thánh Vatican đã cho đòi năm người, gồm một Đức Ông người Tây Ban Nha và hai nhà báo ra tòa liên quan đến việc rò rỉ và xuất bản về những tài liệu liên quan đến vấn đề tài chánh của Vatican.
Tòa án hình sự này sẽ bắt đầu xử vào ngày 24 tháng 11 trong một phòng án nhỏ phía sau nhà thờ Thánh Phêrô.
Những người bị ra tòa là: Đức Ông người Tây Ban Nha Luci Angel Vallejo Balda ; Thư ký của cơ quan tài chánh Tòa Thánh ; Francesca Chaouqui, một thành viên của cựu Hội Đồng Giáo Hoàng về cơ cấu quản trị kinh tế của Tòa Thánh ; Nicola Maio, người phụ tá cho Đức Ông Vallejo Balda khi làm việc cho ủy ban tài chánh ; Gianluigi Nuzzi, nhà báo và là tác giả cuốn sách có tên là “Các Thương Gia Trong Đền Thờ”; và Emiliano Fittipaldi, nhà báo và tác giả cuốn sách có tên là “Tham Lam”.
Ngày 21 tháng 11, khi công bố ngày ra tòa, Tòa Thánh Vatican cho biết rằng Đức Ông Vallejo Balda, Chaouqui và Maio bị cáo buộc là đã thành lập “nhóm tội phạm có tổ chức” với mục đích phạm pháp bằng cách tiết lộ những tin tức và tài liệu mật phương hại đến quyền lợi cơ bản của Tòa Thánh và quốc gia Vatican.
Theo bộ luật hình sự Vatican, đây là loại tội phạm phân phối và xuất bản những tài liệu mật.
Cũng theo Tòa Thánh, Ittipaldi và Nuzzi bị cáo buộc là đã thuyết phục cũng như gây áp lực, đặc biệt đối với Đức Ông Vallejo Balda để có tài liệu mật và tin tức và đã dùng nguồn thông tin này để viết sách của họ. Những cuốn sách đã được tung ra bán vào đầu tháng 11.
Tòa Thánh cho biết rằng, ai trong năm người này không có mặt tại tòa trong ngày 24 tháng 11 thì sẽ được xét xử khiếm diện.
Fittipaldi và Nuzzi đã phản bác lại bằng cách dùng mạng Twitter của mình, cũng như qua phỏng vấn, nhất định cho rằng luật mà Tòa Thánh đang áp dụng trong trường hợp này và quyết định truy tố họ trước tòa là vi phạm quyền tự do báo chí. Nuzzi đã dùng mạng Tweets xử dụng tiếng Ý. Còn Fittipaldi thì tuyên bố ầm ĩ rằng “Đây không phải là phiên tòa xét xử tôi, nhưng tự do báo chí bị xét xử.”
Cả hai người Fittipaldi và Nuzzi đều viết sách vạch ra những yếu kém nghiêm trọng trong việc quản lý tài chánh của Tòa Thánh; nhiều bằng chứng mà họ trích dẫn đã lấy ra từ những tài liệu được soạn ra bởi một ủy ban được Đức Giáo Hoàng Phanxico thành lập vào tháng Bẩy năm 2013 nhằm cải cách việc quản lý tài chánh của tòa thánh. Đức Ông Ballejo Balda và Chaouqui cũng là những thành viên của ủy ban đó.
Catholic news Service: Một quan tòa của Tòa Thánh Vatican đã cho đòi năm người, gồm một Đức Ông người Tây Ban Nha và hai nhà báo ra tòa liên quan đến việc rò rỉ và xuất bản về những tài liệu liên quan đến vấn đề tài chánh của Vatican.
Tòa án hình sự này sẽ bắt đầu xử vào ngày 24 tháng 11 trong một phòng án nhỏ phía sau nhà thờ Thánh Phêrô.
Những người bị ra tòa là: Đức Ông người Tây Ban Nha Luci Angel Vallejo Balda ; Thư ký của cơ quan tài chánh Tòa Thánh ; Francesca Chaouqui, một thành viên của cựu Hội Đồng Giáo Hoàng về cơ cấu quản trị kinh tế của Tòa Thánh ; Nicola Maio, người phụ tá cho Đức Ông Vallejo Balda khi làm việc cho ủy ban tài chánh ; Gianluigi Nuzzi, nhà báo và là tác giả cuốn sách có tên là “Các Thương Gia Trong Đền Thờ”; và Emiliano Fittipaldi, nhà báo và tác giả cuốn sách có tên là “Tham Lam”.
Ngày 21 tháng 11, khi công bố ngày ra tòa, Tòa Thánh Vatican cho biết rằng Đức Ông Vallejo Balda, Chaouqui và Maio bị cáo buộc là đã thành lập “nhóm tội phạm có tổ chức” với mục đích phạm pháp bằng cách tiết lộ những tin tức và tài liệu mật phương hại đến quyền lợi cơ bản của Tòa Thánh và quốc gia Vatican.
Theo bộ luật hình sự Vatican, đây là loại tội phạm phân phối và xuất bản những tài liệu mật.
Cũng theo Tòa Thánh, Ittipaldi và Nuzzi bị cáo buộc là đã thuyết phục cũng như gây áp lực, đặc biệt đối với Đức Ông Vallejo Balda để có tài liệu mật và tin tức và đã dùng nguồn thông tin này để viết sách của họ. Những cuốn sách đã được tung ra bán vào đầu tháng 11.
Tòa Thánh cho biết rằng, ai trong năm người này không có mặt tại tòa trong ngày 24 tháng 11 thì sẽ được xét xử khiếm diện.
Fittipaldi và Nuzzi đã phản bác lại bằng cách dùng mạng Twitter của mình, cũng như qua phỏng vấn, nhất định cho rằng luật mà Tòa Thánh đang áp dụng trong trường hợp này và quyết định truy tố họ trước tòa là vi phạm quyền tự do báo chí. Nuzzi đã dùng mạng Tweets xử dụng tiếng Ý. Còn Fittipaldi thì tuyên bố ầm ĩ rằng “Đây không phải là phiên tòa xét xử tôi, nhưng tự do báo chí bị xét xử.”
Cả hai người Fittipaldi và Nuzzi đều viết sách vạch ra những yếu kém nghiêm trọng trong việc quản lý tài chánh của Tòa Thánh; nhiều bằng chứng mà họ trích dẫn đã lấy ra từ những tài liệu được soạn ra bởi một ủy ban được Đức Giáo Hoàng Phanxico thành lập vào tháng Bẩy năm 2013 nhằm cải cách việc quản lý tài chánh của tòa thánh. Đức Ông Ballejo Balda và Chaouqui cũng là những thành viên của ủy ban đó.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm tân Tổng Giám Đốc nhà Băng Vatican.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:51 24/11/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm tân Tổng Giám Đốc nhà Băng Vatican.
Zenit.org: Đức Giáo Hoàng thăm Viện Giáo Vụ (IOR: Institute for the Works of Religion), còn được gọi là nhà Băng Vatican, và chỉ định Tiến Sĩ Gian Franco Mammi làm tân Tổng Giám Đốc.
Theo tin từ Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Hội Đồng Quản Trị sáng nay (ngày 24 tháng 11 năm 2015) trong khoảng 20 phút và trong thời điểm đó Ngài đã công bố bổ nhiệm vị Phó Giám Đốc hiện nay, Tiến Sĩ Mammi là tân Tổng Giám Đốc của viện. Trong thời gian này, tiến sĩ Giulilo Mattietti sẽ phụ giúp Tiến Sĩ Mammi trong khi chờ bổ nhiệm vị phó giám đốc mới.
Cũng theo trang mạng của Viện Giáo Vụ thì viện được thành lập vào ngày 27 tháng Sáu năm 1942 bởi sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng và để phục vụ Giáo Hội Công Giáo toàn cầu trong việc bảo vệ và phát triển tài sản của Giáo Hội, cung cấp tư vấn và các dịch vụ chi tiêu của Tòa Thánh và các Bộ liên hệ, các dòng tu, các học viện Công Giáo khác, giáo sĩ, nhân viên của Tòa Thánh và các đoàn ngoại giao chính thức.
Được quy định bởi “ Autorita di Informazione Finanziari” (AIF), cơ quan giám sát tài chánh của quốc gia Vatican, Viện Giáo Vụ (IOR) là cơ quan duy nhất trên lãnh thổ Vatican với nhiệm vụ quản lý tài chánh và đã được tu chính bởi Thánh Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1990. Viện hoạt động theo pháp luật, quản lý và điều hành tài sản ký thác cho mục đích tôn giáo hay từ thiện. Viện cũng có thể nhận tài sản ký gởi của một tổ chức hay cá nhân trong Tòa Thánh và trong quốc gia Vatican.
Cũng như vị tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng để minh bạch hóa vấn đề tài chánh và những vấn đề khác của Tòa Thánh. Ngài đã lập ra Bộ Kinh Tế, hiện đứng đầu là Đức Hồng Y người Úc, George Pell.
Zenit.org: Đức Giáo Hoàng thăm Viện Giáo Vụ (IOR: Institute for the Works of Religion), còn được gọi là nhà Băng Vatican, và chỉ định Tiến Sĩ Gian Franco Mammi làm tân Tổng Giám Đốc.
Theo tin từ Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Hội Đồng Quản Trị sáng nay (ngày 24 tháng 11 năm 2015) trong khoảng 20 phút và trong thời điểm đó Ngài đã công bố bổ nhiệm vị Phó Giám Đốc hiện nay, Tiến Sĩ Mammi là tân Tổng Giám Đốc của viện. Trong thời gian này, tiến sĩ Giulilo Mattietti sẽ phụ giúp Tiến Sĩ Mammi trong khi chờ bổ nhiệm vị phó giám đốc mới.
Cũng theo trang mạng của Viện Giáo Vụ thì viện được thành lập vào ngày 27 tháng Sáu năm 1942 bởi sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng và để phục vụ Giáo Hội Công Giáo toàn cầu trong việc bảo vệ và phát triển tài sản của Giáo Hội, cung cấp tư vấn và các dịch vụ chi tiêu của Tòa Thánh và các Bộ liên hệ, các dòng tu, các học viện Công Giáo khác, giáo sĩ, nhân viên của Tòa Thánh và các đoàn ngoại giao chính thức.
Được quy định bởi “ Autorita di Informazione Finanziari” (AIF), cơ quan giám sát tài chánh của quốc gia Vatican, Viện Giáo Vụ (IOR) là cơ quan duy nhất trên lãnh thổ Vatican với nhiệm vụ quản lý tài chánh và đã được tu chính bởi Thánh Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1990. Viện hoạt động theo pháp luật, quản lý và điều hành tài sản ký thác cho mục đích tôn giáo hay từ thiện. Viện cũng có thể nhận tài sản ký gởi của một tổ chức hay cá nhân trong Tòa Thánh và trong quốc gia Vatican.
Cũng như vị tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng để minh bạch hóa vấn đề tài chánh và những vấn đề khác của Tòa Thánh. Ngài đã lập ra Bộ Kinh Tế, hiện đứng đầu là Đức Hồng Y người Úc, George Pell.
Kenya sẵn sàng nghinh đón Đức Phanxicô
Vũ Văn An
22:36 24/11/2015
Chỉ còn một ngày nữa, Đức Phanxicô sẽ đặt chân lên Kenya trong chuyến viếng thăm ba nước Châu Phi từ 25 tới 30 tháng Mười Một. Để tỏ lòng tôn kính ngài, chính phủ Kenya vừa tuyên bố ngày 26 tháng Mười Một sẽ là ngày nghỉ của cả nước. Khi loan báo tin này, Bộ Trưởng Truyền Thông Manoah Esipisu nhận định rằng: “Trong dịp chúng ta được vinh hạnh đón tiếp Đức Thánh Cha, ngài sẽ lên cung giọng cho ngày này”.
Bài học cho các chính trị gia
Cung giọng đó được tờ The Standard phân tích qua bài nhận định tựa là “Điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô có mà các chính trị gia Kenya rất thèm thuồng”. Theo tờ này, Đức Phanxicô tới đúng vào lúc Kenya đang ở một ngã ba đường. Nhiều thách đố đã và đang đe dọa nhận chìm đất nước; viễn cảnh kinh tế không sáng sủa, nạn tham nhũng, tranh chấp sắc tộc, mất an ninh gia tăng, nhiều biến cố khủng bố, và trên hết, một giai cấp chính trị chuyên cãi cọ nhau nhưng lại đi hẳn ra ngoài các vấn đề đang đe dọa đất nước.
Tờ báo này quả quyết rằng Đức Phanxicô “đem tới một sứ điệp hy vọng và công lý và nhờ thế, chuyến viếng thăm của ngài sẽ củng cố niềm tin nơi tín hữu, và có thể nơi những người không tin; tất cả, có lúc, đã buông xuôi trước hai giá trị vừa kể. Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm nhiều người bẽ mặt. Phong cách bình dân của ngài, kiểu cách cư xử của ngài làm ngỡ ngàng một Vatican vốn quen thói cửa quyền. Ngài cung ứng một giọng nói hữu lý khích lệ một thế giới đang khó chịu với chính nó. Không như vị tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, ngài là một người không lãnh đạo bằng đầu mà bằng trái tim. Trong khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô dùng bộ óc sắc như dao và trí nhớ nhậy như máy để tích lũy càng nhiều kiến thức bao nhiêu có thể theo sự đòi hỏi của sứ vụ, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô hài lòng với sự lôi cuốn và phong cách thanh thản trong lối nói năng. Nhưng bạn chớ vội bác bỏ phương thức xem ra kém dùng đầu óc này. Vì trong gần ba năm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện được những điều mà nhiều chính trị gia chuyên nghiệp thèm thuồng và không thu lượm được trong suốt cuộc đời chạy vạy và vận động ở hậu trường. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có đức tính qúy hóa mà mọi chính trị gia khắp trần hoàn này sẵn sàng bỏ cả hàng tỷ đồng mà vẫn không mua được. Ngài sở hữu điều mà các bậc thánh tiếp thị của thế giới này gọi là “tính chân thực”.
Ngài sở hữu được nó nhờ làm tốt những điều đơn giản. Ngài nói một ngôn ngữ được cả thế giới hiểu. Ngài nói ngôn ngữ này với người giầu và người nghèo, người không được ai đụng tới, người không chịu hoán cải, người bị đẩy qua bên lề. Không như phần đông chúng ta, ngài nhìn nhận những người này như là những hữu thể đồng nhân bản. Ngài nói ngôn ngữ đó với người Cuba và với người Iran và ngôn ngữ này có hiệu quả. Ngài đóng vai trò chính trong việc xích lại gần nhau từng đem hai quốc gia từ trước tới nay vẫn “đi hoang” trở về với căn nhà quốc tế. Người ta lắng nghe ngài vì ngài nói thẳng thắn. Ngài đả kích sự ác trong đời ta, những sự ác như khủng bố, đói khát, bệnh tật và nghèo khó. Ngài không khiếp sợ bước vào tranh cãi. Ngài nói mạnh dạn về các đe dọa xuất phát từ việc hâm nóng địa cầu, về chủ nghĩa tư bản mất thăng bằng trong đó cơm bánh, dù dư thừa, nhưng đã không được phân phối cùng khắp. Đã đành ngài là người mạnh mẽ bảo vệ đức tin Kitô Giáo, nhưng ngài vẫn dành giờ cho các tín ngưỡng khác nữa. Ngài đã tìm cách hợp tác với các tôn giáo khác để tìm giải pháp cho các cơn bệnh của thế giới. Ngài cũng được ban phúc kiên nhẫn của tuổi già. Ngài biết thì giờ của ngài không còn lâu, nên ngài không để phí một giây. Ngài thấy thế giới đầy tự mãn và sứ mệnh của ngài là lấy cái tự mãn ấy ra khỏi chúng ta. Cũng không thể nói ngài tìm danh tiếng. Ngài từng bị kết án là đã lảng tránh một số vấn đề lớn đang ám ảnh Giáo Hội trong nhiều năm qua; vấn đề hôn nhân đồng tính, vấn đề tính dục và hôn nhân, vấn đề lạm dụng trẻ em trong Giáo Hội. Ngài từng nói Chúa mới là người phê phán, không phải ngài. Chủ trương này có thể chưa làm hài lòng những người đòi phải cải tổ nhiều hơn, nhưng điều chắc chắn là ngài không phải là người dạy đời. Ngài coi tôn giáo như một lực lượng hòa bình và thịnh vượng chứ không phải là máng dẫn bất đồng, bạo lực và vô chính phủ. Các chính trị gia của chúng ta có thể học được dăm ba điều nơi ngài”.
“Giáo Hoàng Kenya”
Làm sao bảo vệ được vị giáo hoàng bình dân? Đó là ưu tư của các giới chức an ninh Vatican và nhất là Kenya. Ngài có tiếng là phá bỏ mọi qui định an ninh, thường làm ngơ các vệ sĩ mà xông vào đám đông để thăm hỏi và chúc lành cho họ. Quả là một cơn đau đầu. Phải tìm cách thôi.
Thế là một toán chuyên viên an ninh Kenya đã được phái qua Rôma để thao tác chuyến viếng thăm này một cách thấu đáo, thấu đáo đến nỗi một người trong toán này đã nhận thủ vai “giáo hoàng”. Anh ta thuộc Đơn Vị Hộ Tống Tổng Thống, được chọn để phản ảnh mọi di chuyển và ngôn ngữ thân xác của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Viên chức này nghiên cứu các cuốn video, thậm chí còn học cách mô phỏng thế đứng của ngài khi đọc diễn văn hay bài giảng. Ở Rôma, anh dành thì giờ mô phỏng mọi di chuyển có thể có của Đức Phanxicô. Khi trở lại Kenya, anh đã sử dụng các hiểu biết của mình để mô phỏng Đức Phanxicô trong buổi tập dượt an ninh về ngài. Vatican nhấn mạnh tới những sắp xếp này vì họ quan tâm tới cung cách đám đông náo nhiệt tới gần Đức Giáo Hoàng bao nhiêu có thể. Vì Đức Phanxicô có thói quen dừng giáo hoàng xa bất chợt để thăm dân chúng xếp hàng hai hè phố, hay để an ủi người bệnh, nên “vị giáo hoàng Kenya” cũng phải thực tập việc ra lệnh cho tài xế dừng lại cách đột ngột ngay bên vệ đường.
Vị đứng đầu cảnh sát Nairobi là Japheth Koome cho hay họ đã thực tập đủ và đã sẵn sàng nghinh đón Đức Giáo Hoàng. “Chúng tôi sẽ để một số người chúc mừng ngài nhưng chúng tôi có đủ an ninh để theo dõi các cử động của họ. Chúng tôi có bổn phận giữ an ninh cho Đức Giáo Hoàng”. Vatican cho hay Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới việc sử dụng xe không cửa trong một số dịp tại Nairobi, nhưng việc này còn tùy ở tóan an ninh. Trong khi toán an ninh của Kenya ở Rôma, thì toán an ninh của Vatican, dưới sự hướng dẫn của ThanhTra Trưởng Domenico Giani, tới Nairobi để nghiên cứu lộ trình Đức Giáo Hoàng sẽ theo trong chuyến tông du của ngài và kiểm soát các sắp xếp an ninh ở đây dành cho ngài. “Các bạn hẳn biết dân chúng sẽ ném nhiều thứ: nào cờ, nào búp bê và cả em bé nữa. Quả là khó khăn vì chúng tôi không muốn nhân viên của chúng tôi quá bạo tay. Đức Giáo Hoàng không bao giờ muốn thế, nhưng chắc bạn cũng không thể sơ suất được”.
An ninh ở Nairobi được tăng cường vì tin tình báo cho hay các ổ khủng bố rất có thể hành động trước, trong và sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Ngoài 10,000 cảnh sát viên ra, còn có khoảng 10,000 nhân viên Nghĩa Vụ Quốc Gia hỗ trợ nữa. Không như chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama vào đầu năm nay, Thanh Tra Trưởng Cảnh Sát Joseph Boinet cho hay họ sẽ vận động để càng nhiều người Kenya ra nghinh đón Đức Phanxicô càng hay.
Thách đố kinh tế và thiếu đoàn kết trên bình diện lãnh đạo
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Kenya có một ưu tư khác nhân chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô. Đức Cha Alfred Rotich, đặc trách phối hợp chuyến viếng thăm này, cho hay: “Đất nước chúng ta đang đương đầu với nhiều thử thách lớn lao đe doạ xé nát nó. Xứ sở và nhân dân chúng ta vốn từng chịu đựng nhiều hoạn nạn như kinh tế leo thang nhưng không thể chịu đựng cảnh thiếu đoàn kết trên bình diện lãnh đạo”.
“Chúng ta tuyên bố và đòi một cuộc ngưng bắn trung thực và chấm dứt việc không ngừng réo gọi tên xấu của nhau nơi các chính trị gia của chúng ta. Chúng ta yêu cầu phải chấm dứt ngay những giọng điệu kỳ thị chủng tộc và những nhận định gây khích động của các nhà lãnh đạo vốn được bầu lên để bảo vệ phúc lợi của mọi người”.
“Chúng ta kêu gọi một ngày toàn quốc cầu nguyện và hoán cải. Chúng ta hãy nhân dịp này mưu cầu một đời sống mới và một khởi đầu mới cho đất nước chúng ta, cho gia đình chúng ta và cho nơi làm việc của chúng ta”.
Nhiều tiềm năng, trừ thực dân ý thức hệ
Linh Mục Conor Donnelly, một người Ái Nhĩ Lan, thuộc Tu Hội Opus Dei, đang làm việc tại Kenya trong 10 năm qua, có cái nhìn khá lạc quan về Kenya. Theo Cha, nước này đang rộn ràng với nhiều tiềm năng: gần 50% dân số dưới 20 tuổi, giáo dục được trân quí, trẻ em nào cũng muốn đến trường, dù học phí hơi cao; Nairobi luôn là một thành phố quan trọng của miền Đông Châu Phi, nhiều tổ chức đa quốc chuyển trụ sở của họ từ Johannesburg về đây…
Dù việc phát triển có bị tham nhũng và chủ nghĩa bộ lạc ngăn cản, nhưng một xã hội mới đang xuất hiện gồm những người trẻ được học hành đàng hoàng, có tài chuyên môn và liêm chính.
Giáo Hội hiện điều khiển 30% số bệnh viện trong nước và rất nhiều trường học hàng đầu. Các chủng viện lúc nào cũng đầy người. Các vị giám mục thì trẻ trung; số người tham dự Thánh Lễ cao; có lòng tôn kính những gì thánh thiêng; không có vấn đề cho phép người ly dị tái hôn rước lễ; dân chúng trân quí đức tin của họ; gia đình vững ổn; không có những hình thức rối loạn của hôn nhân đồng tính; người Công Giáo chiếm khoảng 40% dân số…
Tuy nhiên, Cha Donnelly ưu tư về điều Đức Phanxicô vốn gọi là “chính sách thực dân ý thức hệ”. Theo Cha, “cần phải thay đổi các chương trình của nền văn hóa sự chết và biến chúng thành các chương trình của nền văn hóa sự sống”.
Đặc biệt là tử xuất của các bà mẹ: tỷ xuất này tại các nước đã phát triển chỉ là 1 trên 15,000, nhưng ở vùng quê Kenya nó là 1 trên 15. Đây là một tai tiếng vĩ đại của nền y khoa hiện đại.
Chính phủ và các cơ quan viện trợ chỉ lưu ý tới HIV/AIDS, mà quên phụ nữ và các bà mẹ: chỉ 7.9% ngân sách Liên Hiệp Quốc được dành cho sức khỏe sản phụ và thai nhi mà thôi, phiền một nỗi đây chính là nơi tử vong diễn ra nhiều hơn cả.
Ngừa thai và phá thai, oái oăm thay, đã được nâng lên hàng đầu trong trận chiến chống tử suất cao nơi các bà mẹ. Theo cha, chính sách này vừa phản hậu quả, vừa chống lại nền văn hóa và tâm tư Châu Phi, nơi hôn nhân, sinh nở và việc làm mẹ được đề cao. Nó nhằm loại trừ việc làm mẹ chứ không nhằm giảm tử xuất nơi các bà mẹ.
Cha hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ đem lại nhiều hòa bình và hoà hợp hơn cho xứ sở, đức tin được thâm hậu hóa hơn, thấm nhập vào cuộc sống xã hội hơn “để có được những quyết định nghề nghiệp đúng đắn”, không sợ phải có lập trường Công Giáo, nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe, mọi người nên thông thạo các nguyên tắc của Humanae vitae và Donum vitae… hai văn kiện của Huấn Quyền nói về việc cổ vũ nền văn hóa sự sống.
Bài học cho các chính trị gia
Cung giọng đó được tờ The Standard phân tích qua bài nhận định tựa là “Điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô có mà các chính trị gia Kenya rất thèm thuồng”. Theo tờ này, Đức Phanxicô tới đúng vào lúc Kenya đang ở một ngã ba đường. Nhiều thách đố đã và đang đe dọa nhận chìm đất nước; viễn cảnh kinh tế không sáng sủa, nạn tham nhũng, tranh chấp sắc tộc, mất an ninh gia tăng, nhiều biến cố khủng bố, và trên hết, một giai cấp chính trị chuyên cãi cọ nhau nhưng lại đi hẳn ra ngoài các vấn đề đang đe dọa đất nước.
Tờ báo này quả quyết rằng Đức Phanxicô “đem tới một sứ điệp hy vọng và công lý và nhờ thế, chuyến viếng thăm của ngài sẽ củng cố niềm tin nơi tín hữu, và có thể nơi những người không tin; tất cả, có lúc, đã buông xuôi trước hai giá trị vừa kể. Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm nhiều người bẽ mặt. Phong cách bình dân của ngài, kiểu cách cư xử của ngài làm ngỡ ngàng một Vatican vốn quen thói cửa quyền. Ngài cung ứng một giọng nói hữu lý khích lệ một thế giới đang khó chịu với chính nó. Không như vị tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, ngài là một người không lãnh đạo bằng đầu mà bằng trái tim. Trong khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô dùng bộ óc sắc như dao và trí nhớ nhậy như máy để tích lũy càng nhiều kiến thức bao nhiêu có thể theo sự đòi hỏi của sứ vụ, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô hài lòng với sự lôi cuốn và phong cách thanh thản trong lối nói năng. Nhưng bạn chớ vội bác bỏ phương thức xem ra kém dùng đầu óc này. Vì trong gần ba năm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện được những điều mà nhiều chính trị gia chuyên nghiệp thèm thuồng và không thu lượm được trong suốt cuộc đời chạy vạy và vận động ở hậu trường. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có đức tính qúy hóa mà mọi chính trị gia khắp trần hoàn này sẵn sàng bỏ cả hàng tỷ đồng mà vẫn không mua được. Ngài sở hữu điều mà các bậc thánh tiếp thị của thế giới này gọi là “tính chân thực”.
Ngài sở hữu được nó nhờ làm tốt những điều đơn giản. Ngài nói một ngôn ngữ được cả thế giới hiểu. Ngài nói ngôn ngữ này với người giầu và người nghèo, người không được ai đụng tới, người không chịu hoán cải, người bị đẩy qua bên lề. Không như phần đông chúng ta, ngài nhìn nhận những người này như là những hữu thể đồng nhân bản. Ngài nói ngôn ngữ đó với người Cuba và với người Iran và ngôn ngữ này có hiệu quả. Ngài đóng vai trò chính trong việc xích lại gần nhau từng đem hai quốc gia từ trước tới nay vẫn “đi hoang” trở về với căn nhà quốc tế. Người ta lắng nghe ngài vì ngài nói thẳng thắn. Ngài đả kích sự ác trong đời ta, những sự ác như khủng bố, đói khát, bệnh tật và nghèo khó. Ngài không khiếp sợ bước vào tranh cãi. Ngài nói mạnh dạn về các đe dọa xuất phát từ việc hâm nóng địa cầu, về chủ nghĩa tư bản mất thăng bằng trong đó cơm bánh, dù dư thừa, nhưng đã không được phân phối cùng khắp. Đã đành ngài là người mạnh mẽ bảo vệ đức tin Kitô Giáo, nhưng ngài vẫn dành giờ cho các tín ngưỡng khác nữa. Ngài đã tìm cách hợp tác với các tôn giáo khác để tìm giải pháp cho các cơn bệnh của thế giới. Ngài cũng được ban phúc kiên nhẫn của tuổi già. Ngài biết thì giờ của ngài không còn lâu, nên ngài không để phí một giây. Ngài thấy thế giới đầy tự mãn và sứ mệnh của ngài là lấy cái tự mãn ấy ra khỏi chúng ta. Cũng không thể nói ngài tìm danh tiếng. Ngài từng bị kết án là đã lảng tránh một số vấn đề lớn đang ám ảnh Giáo Hội trong nhiều năm qua; vấn đề hôn nhân đồng tính, vấn đề tính dục và hôn nhân, vấn đề lạm dụng trẻ em trong Giáo Hội. Ngài từng nói Chúa mới là người phê phán, không phải ngài. Chủ trương này có thể chưa làm hài lòng những người đòi phải cải tổ nhiều hơn, nhưng điều chắc chắn là ngài không phải là người dạy đời. Ngài coi tôn giáo như một lực lượng hòa bình và thịnh vượng chứ không phải là máng dẫn bất đồng, bạo lực và vô chính phủ. Các chính trị gia của chúng ta có thể học được dăm ba điều nơi ngài”.
“Giáo Hoàng Kenya”
Làm sao bảo vệ được vị giáo hoàng bình dân? Đó là ưu tư của các giới chức an ninh Vatican và nhất là Kenya. Ngài có tiếng là phá bỏ mọi qui định an ninh, thường làm ngơ các vệ sĩ mà xông vào đám đông để thăm hỏi và chúc lành cho họ. Quả là một cơn đau đầu. Phải tìm cách thôi.
Thế là một toán chuyên viên an ninh Kenya đã được phái qua Rôma để thao tác chuyến viếng thăm này một cách thấu đáo, thấu đáo đến nỗi một người trong toán này đã nhận thủ vai “giáo hoàng”. Anh ta thuộc Đơn Vị Hộ Tống Tổng Thống, được chọn để phản ảnh mọi di chuyển và ngôn ngữ thân xác của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Viên chức này nghiên cứu các cuốn video, thậm chí còn học cách mô phỏng thế đứng của ngài khi đọc diễn văn hay bài giảng. Ở Rôma, anh dành thì giờ mô phỏng mọi di chuyển có thể có của Đức Phanxicô. Khi trở lại Kenya, anh đã sử dụng các hiểu biết của mình để mô phỏng Đức Phanxicô trong buổi tập dượt an ninh về ngài. Vatican nhấn mạnh tới những sắp xếp này vì họ quan tâm tới cung cách đám đông náo nhiệt tới gần Đức Giáo Hoàng bao nhiêu có thể. Vì Đức Phanxicô có thói quen dừng giáo hoàng xa bất chợt để thăm dân chúng xếp hàng hai hè phố, hay để an ủi người bệnh, nên “vị giáo hoàng Kenya” cũng phải thực tập việc ra lệnh cho tài xế dừng lại cách đột ngột ngay bên vệ đường.
Vị đứng đầu cảnh sát Nairobi là Japheth Koome cho hay họ đã thực tập đủ và đã sẵn sàng nghinh đón Đức Giáo Hoàng. “Chúng tôi sẽ để một số người chúc mừng ngài nhưng chúng tôi có đủ an ninh để theo dõi các cử động của họ. Chúng tôi có bổn phận giữ an ninh cho Đức Giáo Hoàng”. Vatican cho hay Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới việc sử dụng xe không cửa trong một số dịp tại Nairobi, nhưng việc này còn tùy ở tóan an ninh. Trong khi toán an ninh của Kenya ở Rôma, thì toán an ninh của Vatican, dưới sự hướng dẫn của ThanhTra Trưởng Domenico Giani, tới Nairobi để nghiên cứu lộ trình Đức Giáo Hoàng sẽ theo trong chuyến tông du của ngài và kiểm soát các sắp xếp an ninh ở đây dành cho ngài. “Các bạn hẳn biết dân chúng sẽ ném nhiều thứ: nào cờ, nào búp bê và cả em bé nữa. Quả là khó khăn vì chúng tôi không muốn nhân viên của chúng tôi quá bạo tay. Đức Giáo Hoàng không bao giờ muốn thế, nhưng chắc bạn cũng không thể sơ suất được”.
An ninh ở Nairobi được tăng cường vì tin tình báo cho hay các ổ khủng bố rất có thể hành động trước, trong và sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Ngoài 10,000 cảnh sát viên ra, còn có khoảng 10,000 nhân viên Nghĩa Vụ Quốc Gia hỗ trợ nữa. Không như chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama vào đầu năm nay, Thanh Tra Trưởng Cảnh Sát Joseph Boinet cho hay họ sẽ vận động để càng nhiều người Kenya ra nghinh đón Đức Phanxicô càng hay.
Thách đố kinh tế và thiếu đoàn kết trên bình diện lãnh đạo
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Kenya có một ưu tư khác nhân chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô. Đức Cha Alfred Rotich, đặc trách phối hợp chuyến viếng thăm này, cho hay: “Đất nước chúng ta đang đương đầu với nhiều thử thách lớn lao đe doạ xé nát nó. Xứ sở và nhân dân chúng ta vốn từng chịu đựng nhiều hoạn nạn như kinh tế leo thang nhưng không thể chịu đựng cảnh thiếu đoàn kết trên bình diện lãnh đạo”.
“Chúng ta tuyên bố và đòi một cuộc ngưng bắn trung thực và chấm dứt việc không ngừng réo gọi tên xấu của nhau nơi các chính trị gia của chúng ta. Chúng ta yêu cầu phải chấm dứt ngay những giọng điệu kỳ thị chủng tộc và những nhận định gây khích động của các nhà lãnh đạo vốn được bầu lên để bảo vệ phúc lợi của mọi người”.
“Chúng ta kêu gọi một ngày toàn quốc cầu nguyện và hoán cải. Chúng ta hãy nhân dịp này mưu cầu một đời sống mới và một khởi đầu mới cho đất nước chúng ta, cho gia đình chúng ta và cho nơi làm việc của chúng ta”.
Nhiều tiềm năng, trừ thực dân ý thức hệ
Linh Mục Conor Donnelly, một người Ái Nhĩ Lan, thuộc Tu Hội Opus Dei, đang làm việc tại Kenya trong 10 năm qua, có cái nhìn khá lạc quan về Kenya. Theo Cha, nước này đang rộn ràng với nhiều tiềm năng: gần 50% dân số dưới 20 tuổi, giáo dục được trân quí, trẻ em nào cũng muốn đến trường, dù học phí hơi cao; Nairobi luôn là một thành phố quan trọng của miền Đông Châu Phi, nhiều tổ chức đa quốc chuyển trụ sở của họ từ Johannesburg về đây…
Dù việc phát triển có bị tham nhũng và chủ nghĩa bộ lạc ngăn cản, nhưng một xã hội mới đang xuất hiện gồm những người trẻ được học hành đàng hoàng, có tài chuyên môn và liêm chính.
Giáo Hội hiện điều khiển 30% số bệnh viện trong nước và rất nhiều trường học hàng đầu. Các chủng viện lúc nào cũng đầy người. Các vị giám mục thì trẻ trung; số người tham dự Thánh Lễ cao; có lòng tôn kính những gì thánh thiêng; không có vấn đề cho phép người ly dị tái hôn rước lễ; dân chúng trân quí đức tin của họ; gia đình vững ổn; không có những hình thức rối loạn của hôn nhân đồng tính; người Công Giáo chiếm khoảng 40% dân số…
Tuy nhiên, Cha Donnelly ưu tư về điều Đức Phanxicô vốn gọi là “chính sách thực dân ý thức hệ”. Theo Cha, “cần phải thay đổi các chương trình của nền văn hóa sự chết và biến chúng thành các chương trình của nền văn hóa sự sống”.
Đặc biệt là tử xuất của các bà mẹ: tỷ xuất này tại các nước đã phát triển chỉ là 1 trên 15,000, nhưng ở vùng quê Kenya nó là 1 trên 15. Đây là một tai tiếng vĩ đại của nền y khoa hiện đại.
Chính phủ và các cơ quan viện trợ chỉ lưu ý tới HIV/AIDS, mà quên phụ nữ và các bà mẹ: chỉ 7.9% ngân sách Liên Hiệp Quốc được dành cho sức khỏe sản phụ và thai nhi mà thôi, phiền một nỗi đây chính là nơi tử vong diễn ra nhiều hơn cả.
Ngừa thai và phá thai, oái oăm thay, đã được nâng lên hàng đầu trong trận chiến chống tử suất cao nơi các bà mẹ. Theo cha, chính sách này vừa phản hậu quả, vừa chống lại nền văn hóa và tâm tư Châu Phi, nơi hôn nhân, sinh nở và việc làm mẹ được đề cao. Nó nhằm loại trừ việc làm mẹ chứ không nhằm giảm tử xuất nơi các bà mẹ.
Cha hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ đem lại nhiều hòa bình và hoà hợp hơn cho xứ sở, đức tin được thâm hậu hóa hơn, thấm nhập vào cuộc sống xã hội hơn “để có được những quyết định nghề nghiệp đúng đắn”, không sợ phải có lập trường Công Giáo, nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe, mọi người nên thông thạo các nguyên tắc của Humanae vitae và Donum vitae… hai văn kiện của Huấn Quyền nói về việc cổ vũ nền văn hóa sự sống.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx. Thuận Nghĩa: Đại lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa 2015
Jos. Đức Tiến
10:46 24/11/2015
Gx. Thuận Nghĩa: Đại lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa 2015
Hòa chung niềm vui mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo xứ Thuận Nghĩa long trọng mừng lễ kính Thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa.
Xem Hình
Chương trình bắt đầu từ 19h00 ngày 23/11/2015 với nghi thức dâng hương trọng thể kính Thánh Tổ, với sự hiện diện đầy tôn quý của Đức Cha Phao-lô Maria Cao Đình Thuyên, quý Cha quê hương, quý Cha trong và ngoài giáo hạt, cùng toàn thể con cái Thuận Nghĩa. Mỗi nén hương dâng lên là thể hiện những tấm lòng hiếu kính của mỗi con dân Thuận Nghĩa đối với vị Thánh Tổ.
Sau nghi thức dâng hương là thánh lễ vọng do Đức Cha Phao-lô Maria chủ sự. Trong thánh lễ, Ngài nhắc lại đời sống chứng tá của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt là đời sống can đảm, bất khuất và luôn bảo vệ đức tin đến đổ máu của Thánh Tổ Phê-rô Vũ Đăng Khoa. Từ đó, Ngài gọi mời con cái Thuận Nghĩa nhớ và sống theo mẫu gương của Ngài. Thật vậy, thân xác các thánh tử đạo tuy đã chết, nhưng linh hồn của các Ngài lại được vui mừng trong vinh quang thiên quốc và nhất là tinh thần của các ngài luôn bừng cháy trong tâm hồn mọi người dân Việt, của mỗi con dân Thuận Nghĩa qua mọi thời đại..
Đúng 07h00, ngày 24/11/2015, Ban Giáo Lý Hạt tổng kết năm học giáo lý 2014-2015. Trong lời khai mạc, Cha Quản hạt đã nói lên tầm quan trọng của việc dạy và học giáo lý. Ngài trích dẫn lời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Hội Thánh luôn coi việc dạy giáo lý là một trong những công tác chính của mình”(Tông Huấn DGL số 1). Từ đó cho thấy tính chất quan trọng của việc dạy giáo lý trong trong Giáo Hội, cụ thể tại các giáo xứ: “Một giáo xứ có thể thiếu các đoàn thể này, hoặc chưa có đoàn thể khác, nhưng bao giờ thiếu việc dạu giáo lý và không được phép không có giáo lý”. Sau đó, Cha quản hạt điểm qua một vài con số mà Giáo hạt Thuận Nghĩa đạt được về công tác Giáo lý trong năm qua. Số Giáo lý viên là 493 vị. Số học sinh tham gia học giáo lý là 7980 em. Thí sinh đạt điểm từ 55/60 trở lên trong kỳ thi giáo lý xứ là 563 em. Số học sinh đạt giải trong kỳ thi Giáo lý hạt là 132/243 em. Có ba đơn vị đạt giải nhất, nhì, ba là Giáo xứ Phú Yên, Giáo xứ Cầm Trường và Giáo xứ Mành Sơn.
Tiếp theo chương trình là phần trao thưởng cho các cá nhân cũng như tập thể đã đạt được thành tích trong năm học vừa qua. Thành tích hôm nay đã phần nào phản ánh được sự cố gắng, hăng say và yêu mến Chúa trong năm học giáo lý vừa qua của Giáo hạt Thuận Nghĩa. Cha đặc trách Giáo lý hạt, Antôn Nguyễn Văn Thanh, đã thay lời cho Giáo hạt cám ơn quý Cha, Ban Giáo Lý hạt, Ban Giáo lý các giáo xứ, các Thầy cô Giáo lý viên và mọi người cách này cách khác đã đóng góp cho công tác Giáo lý của Giáo hạt trong thời gian qua và mời gọi mọi người tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học giáo lý của Giáo hạt.
07h30, thánh lễ long trọng được diễn ra với sự hiện diện của Đức Cha Phụ Tá Phê-rô Nguyễn Văn Viên cùng 40 linh mục đồng tế. Trong thánh lễ, Đức Cha chia sẻ ý nghĩa tử đạo: “Tử đạo là làm chứng”, làm chứng có nhiều cách nhiều thể, bằng lời cầu nguyện, bằng đời sống sinh hoạt hằng ngày, bằng cái chết như thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa. Ngoài ra, Ngài mời gọi mọi người bước theo con đường của Đức Giê-su đã đi: “Bao lâu con người không đi theo con đường của Đức Giê-su thì bấy lâu nhân loại còn đó những hiểm nguy, những đổ vỡ”. Thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa là mẫu gương về hành trình đi theo con đường của Đức Giê-su, Ngài luôn sống trong niềm tin yêu và một lòng sắt son với tình yêu Chúa. Như trong thư của thánh Phaolô: “Sống là Đức Kitô, chết là một mối lợi.
Như vậy, lại một lần nữa, thánh lễ mừng kính Thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa như giúp cho giáo dân trong và ngoài giáo xứ Thuận Nghĩa xác tín và tự hào khi có Thánh Tử Đạo Phê-rô Vũ Đăng Khoa là người con ưu tú của quê hương, cùng với 116 Thánh Tử Đạo Việt Nam đã chiếu soi ánh sáng Đức Kitô trên toàn địa cầu. Con cháu mọi thế hệ có bổn phận phát huy truyền thống và tiếp tục viết tiếp những trang sử hào hùng mà các Ngài đã dẫn lối mới xứng đáng là con cháu của các tiền nhân Tử đạo.
Jos. Đức Tiến
Hòa chung niềm vui mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo xứ Thuận Nghĩa long trọng mừng lễ kính Thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa.
Xem Hình
Chương trình bắt đầu từ 19h00 ngày 23/11/2015 với nghi thức dâng hương trọng thể kính Thánh Tổ, với sự hiện diện đầy tôn quý của Đức Cha Phao-lô Maria Cao Đình Thuyên, quý Cha quê hương, quý Cha trong và ngoài giáo hạt, cùng toàn thể con cái Thuận Nghĩa. Mỗi nén hương dâng lên là thể hiện những tấm lòng hiếu kính của mỗi con dân Thuận Nghĩa đối với vị Thánh Tổ.
Sau nghi thức dâng hương là thánh lễ vọng do Đức Cha Phao-lô Maria chủ sự. Trong thánh lễ, Ngài nhắc lại đời sống chứng tá của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt là đời sống can đảm, bất khuất và luôn bảo vệ đức tin đến đổ máu của Thánh Tổ Phê-rô Vũ Đăng Khoa. Từ đó, Ngài gọi mời con cái Thuận Nghĩa nhớ và sống theo mẫu gương của Ngài. Thật vậy, thân xác các thánh tử đạo tuy đã chết, nhưng linh hồn của các Ngài lại được vui mừng trong vinh quang thiên quốc và nhất là tinh thần của các ngài luôn bừng cháy trong tâm hồn mọi người dân Việt, của mỗi con dân Thuận Nghĩa qua mọi thời đại..
Đúng 07h00, ngày 24/11/2015, Ban Giáo Lý Hạt tổng kết năm học giáo lý 2014-2015. Trong lời khai mạc, Cha Quản hạt đã nói lên tầm quan trọng của việc dạy và học giáo lý. Ngài trích dẫn lời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Hội Thánh luôn coi việc dạy giáo lý là một trong những công tác chính của mình”(Tông Huấn DGL số 1). Từ đó cho thấy tính chất quan trọng của việc dạy giáo lý trong trong Giáo Hội, cụ thể tại các giáo xứ: “Một giáo xứ có thể thiếu các đoàn thể này, hoặc chưa có đoàn thể khác, nhưng bao giờ thiếu việc dạu giáo lý và không được phép không có giáo lý”. Sau đó, Cha quản hạt điểm qua một vài con số mà Giáo hạt Thuận Nghĩa đạt được về công tác Giáo lý trong năm qua. Số Giáo lý viên là 493 vị. Số học sinh tham gia học giáo lý là 7980 em. Thí sinh đạt điểm từ 55/60 trở lên trong kỳ thi giáo lý xứ là 563 em. Số học sinh đạt giải trong kỳ thi Giáo lý hạt là 132/243 em. Có ba đơn vị đạt giải nhất, nhì, ba là Giáo xứ Phú Yên, Giáo xứ Cầm Trường và Giáo xứ Mành Sơn.
Tiếp theo chương trình là phần trao thưởng cho các cá nhân cũng như tập thể đã đạt được thành tích trong năm học vừa qua. Thành tích hôm nay đã phần nào phản ánh được sự cố gắng, hăng say và yêu mến Chúa trong năm học giáo lý vừa qua của Giáo hạt Thuận Nghĩa. Cha đặc trách Giáo lý hạt, Antôn Nguyễn Văn Thanh, đã thay lời cho Giáo hạt cám ơn quý Cha, Ban Giáo Lý hạt, Ban Giáo lý các giáo xứ, các Thầy cô Giáo lý viên và mọi người cách này cách khác đã đóng góp cho công tác Giáo lý của Giáo hạt trong thời gian qua và mời gọi mọi người tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học giáo lý của Giáo hạt.
07h30, thánh lễ long trọng được diễn ra với sự hiện diện của Đức Cha Phụ Tá Phê-rô Nguyễn Văn Viên cùng 40 linh mục đồng tế. Trong thánh lễ, Đức Cha chia sẻ ý nghĩa tử đạo: “Tử đạo là làm chứng”, làm chứng có nhiều cách nhiều thể, bằng lời cầu nguyện, bằng đời sống sinh hoạt hằng ngày, bằng cái chết như thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa. Ngoài ra, Ngài mời gọi mọi người bước theo con đường của Đức Giê-su đã đi: “Bao lâu con người không đi theo con đường của Đức Giê-su thì bấy lâu nhân loại còn đó những hiểm nguy, những đổ vỡ”. Thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa là mẫu gương về hành trình đi theo con đường của Đức Giê-su, Ngài luôn sống trong niềm tin yêu và một lòng sắt son với tình yêu Chúa. Như trong thư của thánh Phaolô: “Sống là Đức Kitô, chết là một mối lợi.
Như vậy, lại một lần nữa, thánh lễ mừng kính Thánh Phê-rô Vũ Đăng Khoa như giúp cho giáo dân trong và ngoài giáo xứ Thuận Nghĩa xác tín và tự hào khi có Thánh Tử Đạo Phê-rô Vũ Đăng Khoa là người con ưu tú của quê hương, cùng với 116 Thánh Tử Đạo Việt Nam đã chiếu soi ánh sáng Đức Kitô trên toàn địa cầu. Con cháu mọi thế hệ có bổn phận phát huy truyền thống và tiếp tục viết tiếp những trang sử hào hùng mà các Ngài đã dẫn lối mới xứng đáng là con cháu của các tiền nhân Tử đạo.
Jos. Đức Tiến
Các Đại Diện Tư Pháp Giáo Tỉnh Sài Gòn học tập Tự sắc “Mitis Iudex Dominus Iesus”.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:54 24/11/2015
Các Đại Diện Tư Pháp Giáo Tỉnh Sài Gòn học tập Tự sắc “Mitis Iudex Dominus Iesus”.
Từ chiều ngày 23 đến trưa ngày 24.11.2015, các Linh mục đại diện tư pháp và các Linh mục làm việc cho Toà Án Hôn Phối Giáo Hội trong Giáo tỉnh Sài Gòn đã tề tựu tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài gòn để học tập Tự sắc “Mitis Iudex Dominus Iesus” của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Xem Hình
Có 32 vị đến từ 9 giáo phận (Vĩnh long vắng mặt vì đang tĩnh tâm). Đức TGM Phaolô - Chủ tịch HĐGMVN đến khai mạc và ban huấn từ. Đức Cha Tôma – Giám mục Giáo phận Bà rịa chủ trì.
Trong 2 buổi làm việc, căn cứ theo nhu cầu do Tự Sắc đề ra, Cha Gioan Bùi Thái Sơn hướng dẫn các tham dự viên thảo luận qua 5 nội dung như sau:
1*- Xem lại bản dịch Tự Sắc để giới thiệu với HĐGMVN.
2*- Nội dung và lược đồ một bản “Hướng dẫn” (Vademecum) dành cho những người làm công tác tư vấn cho người đã ly thân hay ly dị, cấp giáo phận hay toàn quốc, theo tinh thần Khoản 3 của “Những quy định…”.
3*- Cách phối hợp làm việc mới giữa Toà án Cấp I và Cấp II trong giáo tỉnh.
4*- Những gợi ý chi tiết cho “Thủ tục vắn tắt trước vị Giám mục” để tiến hành một vụ án.
5*- Những trường hợp cụ thể, cũ và mới, để áp dụng “thủ tục xét xử theo tài liệu”, theo tinh thần điều 1688 và Khoản 21.
Với nhiều góp ý của các Linh mục chuyên viên giáo luật qua từng nội dung, quý cha (Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Luy Nguyễn Anh Tuấn, JB Nguyễn Đức Tuệ, Luy Gonzaga Huỳnh Phước Lâm, Gioan Bùi Thái Sơn) nhận trách nhiệm sẽ viết lại các nội dung trên và sẽ trình bày trong dịp họp mặt sắp tới tại Bãi dâu – Bà rịa.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Từ chiều ngày 23 đến trưa ngày 24.11.2015, các Linh mục đại diện tư pháp và các Linh mục làm việc cho Toà Án Hôn Phối Giáo Hội trong Giáo tỉnh Sài Gòn đã tề tựu tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài gòn để học tập Tự sắc “Mitis Iudex Dominus Iesus” của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Xem Hình
Có 32 vị đến từ 9 giáo phận (Vĩnh long vắng mặt vì đang tĩnh tâm). Đức TGM Phaolô - Chủ tịch HĐGMVN đến khai mạc và ban huấn từ. Đức Cha Tôma – Giám mục Giáo phận Bà rịa chủ trì.
Trong 2 buổi làm việc, căn cứ theo nhu cầu do Tự Sắc đề ra, Cha Gioan Bùi Thái Sơn hướng dẫn các tham dự viên thảo luận qua 5 nội dung như sau:
1*- Xem lại bản dịch Tự Sắc để giới thiệu với HĐGMVN.
2*- Nội dung và lược đồ một bản “Hướng dẫn” (Vademecum) dành cho những người làm công tác tư vấn cho người đã ly thân hay ly dị, cấp giáo phận hay toàn quốc, theo tinh thần Khoản 3 của “Những quy định…”.
3*- Cách phối hợp làm việc mới giữa Toà án Cấp I và Cấp II trong giáo tỉnh.
4*- Những gợi ý chi tiết cho “Thủ tục vắn tắt trước vị Giám mục” để tiến hành một vụ án.
5*- Những trường hợp cụ thể, cũ và mới, để áp dụng “thủ tục xét xử theo tài liệu”, theo tinh thần điều 1688 và Khoản 21.
Với nhiều góp ý của các Linh mục chuyên viên giáo luật qua từng nội dung, quý cha (Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Luy Nguyễn Anh Tuấn, JB Nguyễn Đức Tuệ, Luy Gonzaga Huỳnh Phước Lâm, Gioan Bùi Thái Sơn) nhận trách nhiệm sẽ viết lại các nội dung trên và sẽ trình bày trong dịp họp mặt sắp tới tại Bãi dâu – Bà rịa.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Tân Việt Mừng Bổn Mạng
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
12:47 24/11/2015
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Tân Việt Mừng Bổn Mạng
Trong niềm hân hoan Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam ,vào lúc 17g30 ngày 24/11/2015 tại Giáo Xứ Tân Việt Giáo hạt Tân Sơn Nhì đã long trọng cử hành Thánh Lể trọng thể mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Tân Việt. Thánh lễ Do Cha Phó Giuse chủ tế, đồng tế với Ngài là cha Chánh Xứ Đaminh cùng với sự tham dự của các Quý chức các Giáo Họ, Đại diện các Đoàn Thể và rất đông cộng đoàn dân Chúa cùng tham dự
Xem Hình
Qua Bài tin mừng Cha Chánh Xứ Đa Minh chia sẻ Hôm nay là một ngày vui của Giáo Hội toàn cầu, của Giáo Hội Việt nam, và cách riêng của Hội Đồng MV Giáo Xứ
Các Thánh tử đạo là gương mẫu cho mọi KiTô hữu . Tạ ơn Chúa vì chúng ta có 117 vị thánh Tử Đạo. Niềm vui không dừng lại ở tình cảm mà phải có trách nhiệm viết lên những trang sử oai hùng tiếp nối các Thánh Tử Đạo Việt nam bằng cách sống hy sinh phục vụ của mình
Cha Chánh Xứ cũng đã gợi nhớ lại lòng sốt mến của các Thánh Tử Đạo bằng câu chuyện về Ông Micae Lý Mỹ, Cha Duệ, Bà Ine Lê Thị Thành ...là đại diện của mọi tầng lớp , mọi thành phần.
Qua những câu chuyện Cha muốn nói đến lòng sùng đạo của giáo dân và ơn Chúa ban và lòng đáp trả của chúng ta.
Nguyện xin cho các tín hữu trong Giáo Xứ can đảm tuyên xưng đức tin, can đảm sống đức tin trong môi trường sống của mình.
Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu cho chúng con là con cháu các Ngài, biết can đảm sống đức tin của Cha Ông biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu bằng một đời sống hiến thân phục vụ
Thánh lễ kết thúc lúc 18g30 trong niềm hân hoan mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trong niềm hân hoan Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam ,vào lúc 17g30 ngày 24/11/2015 tại Giáo Xứ Tân Việt Giáo hạt Tân Sơn Nhì đã long trọng cử hành Thánh Lể trọng thể mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Tân Việt. Thánh lễ Do Cha Phó Giuse chủ tế, đồng tế với Ngài là cha Chánh Xứ Đaminh cùng với sự tham dự của các Quý chức các Giáo Họ, Đại diện các Đoàn Thể và rất đông cộng đoàn dân Chúa cùng tham dự
Xem Hình
Qua Bài tin mừng Cha Chánh Xứ Đa Minh chia sẻ Hôm nay là một ngày vui của Giáo Hội toàn cầu, của Giáo Hội Việt nam, và cách riêng của Hội Đồng MV Giáo Xứ
Các Thánh tử đạo là gương mẫu cho mọi KiTô hữu . Tạ ơn Chúa vì chúng ta có 117 vị thánh Tử Đạo. Niềm vui không dừng lại ở tình cảm mà phải có trách nhiệm viết lên những trang sử oai hùng tiếp nối các Thánh Tử Đạo Việt nam bằng cách sống hy sinh phục vụ của mình
Cha Chánh Xứ cũng đã gợi nhớ lại lòng sốt mến của các Thánh Tử Đạo bằng câu chuyện về Ông Micae Lý Mỹ, Cha Duệ, Bà Ine Lê Thị Thành ...là đại diện của mọi tầng lớp , mọi thành phần.
Qua những câu chuyện Cha muốn nói đến lòng sùng đạo của giáo dân và ơn Chúa ban và lòng đáp trả của chúng ta.
Nguyện xin cho các tín hữu trong Giáo Xứ can đảm tuyên xưng đức tin, can đảm sống đức tin trong môi trường sống của mình.
Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu cho chúng con là con cháu các Ngài, biết can đảm sống đức tin của Cha Ông biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu bằng một đời sống hiến thân phục vụ
Thánh lễ kết thúc lúc 18g30 trong niềm hân hoan mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ 2015.
Nguyễn An Quý
12:53 24/11/2015
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ 2015.
Chúa Nhật 34 cuối năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle long trọng mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ Bổn mạng của Đoàn vào lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 22 tháng 11 năm 2015. Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục Antôn Trần Hữu Lân chủ tế , cùng đồng tế thánh lễ có linh mục chánh xứ Gioakim Đào Xuân Thành và linh mục phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Sơn Miên, Ca đoàn Tin Yêu hát lễ. Đúng 9:30 lời dẫn lễ vừa dứt, anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng với nghi đoàn và các linh mục cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của bài ca nhập lễ do ca đoàn Tin Yêu hát lễ.
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ , cha chủ tế chào mừng cộng đoàn dâng lễ , ngài nói: hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, Chúa là Vua trên hết các Vua, đặc biệt Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ bổn mạng của Đoàn, chúc mừng toàn thể các thành viên của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong ngày trọng đại này, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài Đọc 2 theo sách khải huyền của Thánh Gioan Tông Đồ có đoạn xác minh Chúa Kitô là Vua vũ trụ: "Chúa là Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có, và sẽ đến, là Ðấng Toàn Năng phán: "Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thuỷ và là cứu cánh". Bài tin mừng theo Thánh Gioan đã tường thuật việc đối đáp giữa Philatô và Chúa Giêsu để xác minh Chúa Giêsu là Vua : Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" Chúa Giêsu đáp: "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"
Philatô đáp: "Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?" Chúa Giêsu đáp: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này".
Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?"
Chúa Giêsu đáp: "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi".
Bài chia sẻ tin mừng của Cha chủ tế khá ngắn gọn nói lên ý nghĩa của tin mừng hôm nay, ngài nhấn mạnh : xin cho chúng ta tin thật vững vàng Chúa Giêsu là Vua của vũ trụ càn khôn, chúng ta hãy tin tưởng vào quyền năng của Chúa để kiên vững theo Chúa trong cuộc hành trình nơi trần thế.., "khi đề cập đến ngày lễ bổn mạng của đoàn Liên Minh Tâm ngài nói: "xin cho anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm theo chân Chúa Kitô Vua hầu mang lại sự yêu thương trong gia đình cũng như cộng đoàn giáo xứ..."
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời chúc mừng anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: mời tất cả anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm đứng dậy và ngài tiếp : anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là những thành viên trụ cột của từng gia đình đã đảm trách nhiều công tác giúp giáo xứ như lo việc phụng vụ thánh lễ, lo việc tiếp đón và nhiều công tác khác, ngoài ra còn lo phục vụ quán ăn giáo xứ, quý anh em đã làm những công việc không khác gì các bà nội trợ, đã vào nhà bếp, cũng làm đủ các loại bánh, gói bánh rất đẹp, nấu phở nổi tiếng nhất trong giáo xứ, ai ăn phỡ Liên Minh Thánh Tâm cũng khen ngon , đặc biệt cách tiếp đón khách rất chu đáo tuyệt vời, đã tạo nên bầu khí thân thiện trong giáo xứ, chúc mừng anh em Liên Minh Thánh Tâm trong ngày mừng bổn mạng, xin Chúa chúc lành cho tất cả đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm và gia đình, mời quý cha cùng chúc lành cho Đoàn. Cả 3 cha cùng ban phép lành đặc biệt cho toàn thể anh em Đoàn viên hiện diện.
Sau phần nghi thức ban phép lành cho anh em Đoàn LMTT, anh Đoàn trưởng có lời cám ơn ngắn gọn: Kính thưa quý cha và toàn thể cộng đoàn dâng lễ. Hôm nay Đoàn Liên Minh Thánh Tâm hiện diện không được đông đủ do một số anh em già yếu vắng mặt cùng với một số anh em bận phục vụ quán ăn. Giờ đây Đoàn Liên Minh Thánh Tâm chúng con, xin cám ơn cha chủ tế, cám ơn cha chánh xứ tuyên uý Đoàn và cha phụ tá đã dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho đoàn chúng con, cám ơn quý Hội Đồng Mục Mục và các ban ngành cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện đã hiệp thông cầu nguyện cho đoàn chúng tôi, đặc biệt cám ơn ca đoàn Tin Yêu đã luôn sát cánh với đoàn LMTT trong các thánh lễ mừng kính của đoàn, một lần nữa xin cám ơn quý cha cùng toàn thể quý vị.
Hiệp thông và chung vui với Đoàn trong ngày mừng bổn mạng cha Nguyễn Sơn Miên cùng vui với đoàn qua bài hát tặng anh em đoàn LMTT: "Con có một tổ quốc" của HY NguyễnVăn Thuận với tiếng vỗ tay nhịp nhàng của cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 40 phút trong tâm tình tạ ơn và cầu nguyện.
Nguyễn An Quý
Chúa Nhật 34 cuối năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle long trọng mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ Bổn mạng của Đoàn vào lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 22 tháng 11 năm 2015. Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục Antôn Trần Hữu Lân chủ tế , cùng đồng tế thánh lễ có linh mục chánh xứ Gioakim Đào Xuân Thành và linh mục phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Sơn Miên, Ca đoàn Tin Yêu hát lễ. Đúng 9:30 lời dẫn lễ vừa dứt, anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng với nghi đoàn và các linh mục cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của bài ca nhập lễ do ca đoàn Tin Yêu hát lễ.
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ , cha chủ tế chào mừng cộng đoàn dâng lễ , ngài nói: hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, Chúa là Vua trên hết các Vua, đặc biệt Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ bổn mạng của Đoàn, chúc mừng toàn thể các thành viên của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong ngày trọng đại này, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài Đọc 2 theo sách khải huyền của Thánh Gioan Tông Đồ có đoạn xác minh Chúa Kitô là Vua vũ trụ: "Chúa là Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có, và sẽ đến, là Ðấng Toàn Năng phán: "Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thuỷ và là cứu cánh". Bài tin mừng theo Thánh Gioan đã tường thuật việc đối đáp giữa Philatô và Chúa Giêsu để xác minh Chúa Giêsu là Vua : Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" Chúa Giêsu đáp: "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"
Philatô đáp: "Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?" Chúa Giêsu đáp: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này".
Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?"
Chúa Giêsu đáp: "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi".
Bài chia sẻ tin mừng của Cha chủ tế khá ngắn gọn nói lên ý nghĩa của tin mừng hôm nay, ngài nhấn mạnh : xin cho chúng ta tin thật vững vàng Chúa Giêsu là Vua của vũ trụ càn khôn, chúng ta hãy tin tưởng vào quyền năng của Chúa để kiên vững theo Chúa trong cuộc hành trình nơi trần thế.., "khi đề cập đến ngày lễ bổn mạng của đoàn Liên Minh Tâm ngài nói: "xin cho anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm theo chân Chúa Kitô Vua hầu mang lại sự yêu thương trong gia đình cũng như cộng đoàn giáo xứ..."
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời chúc mừng anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: mời tất cả anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm đứng dậy và ngài tiếp : anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là những thành viên trụ cột của từng gia đình đã đảm trách nhiều công tác giúp giáo xứ như lo việc phụng vụ thánh lễ, lo việc tiếp đón và nhiều công tác khác, ngoài ra còn lo phục vụ quán ăn giáo xứ, quý anh em đã làm những công việc không khác gì các bà nội trợ, đã vào nhà bếp, cũng làm đủ các loại bánh, gói bánh rất đẹp, nấu phở nổi tiếng nhất trong giáo xứ, ai ăn phỡ Liên Minh Thánh Tâm cũng khen ngon , đặc biệt cách tiếp đón khách rất chu đáo tuyệt vời, đã tạo nên bầu khí thân thiện trong giáo xứ, chúc mừng anh em Liên Minh Thánh Tâm trong ngày mừng bổn mạng, xin Chúa chúc lành cho tất cả đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm và gia đình, mời quý cha cùng chúc lành cho Đoàn. Cả 3 cha cùng ban phép lành đặc biệt cho toàn thể anh em Đoàn viên hiện diện.
Sau phần nghi thức ban phép lành cho anh em Đoàn LMTT, anh Đoàn trưởng có lời cám ơn ngắn gọn: Kính thưa quý cha và toàn thể cộng đoàn dâng lễ. Hôm nay Đoàn Liên Minh Thánh Tâm hiện diện không được đông đủ do một số anh em già yếu vắng mặt cùng với một số anh em bận phục vụ quán ăn. Giờ đây Đoàn Liên Minh Thánh Tâm chúng con, xin cám ơn cha chủ tế, cám ơn cha chánh xứ tuyên uý Đoàn và cha phụ tá đã dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho đoàn chúng con, cám ơn quý Hội Đồng Mục Mục và các ban ngành cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện đã hiệp thông cầu nguyện cho đoàn chúng tôi, đặc biệt cám ơn ca đoàn Tin Yêu đã luôn sát cánh với đoàn LMTT trong các thánh lễ mừng kính của đoàn, một lần nữa xin cám ơn quý cha cùng toàn thể quý vị.
Hiệp thông và chung vui với Đoàn trong ngày mừng bổn mạng cha Nguyễn Sơn Miên cùng vui với đoàn qua bài hát tặng anh em đoàn LMTT: "Con có một tổ quốc" của HY NguyễnVăn Thuận với tiếng vỗ tay nhịp nhàng của cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 40 phút trong tâm tình tạ ơn và cầu nguyện.
Nguyễn An Quý
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại mộ tử đạo An Hội Quảng Ngãi
LM Trương Đình Hiền
13:04 24/11/2015
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại mộ tử đạo An Hội
NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
Trên 300.000 nhân chứng đức tin đã hy sinh vì Đạo Chúa kể từ “hạt giống tử đạo đầu tiên” gieo xuống trên mảnh đất mang hình chữ S vào năm 1644 : Thầy giảng Anrê Phú Yên.
Trong “đoàn người đông đảo từ đau khổ lớn lao mà đến” đó phải kể đến các anh chị em giáo dân tử đạo thời bách hại của triều Nguyễn và phong trào Văn Thân – Bình Tây sát Tả tại vùng đất cố cựu An Hội, nay là một giáo họ thuộc giáo xứ Quảng Ngãi.
Xem Hình
Tương truyền rằng : quan quân Văn Thân đã nhốt mấy trăm giáo dân vào nhà thờ An Hội và chỉ mở một cánh cửa. Trên nền đất ngay giữa cửa, quân bách hại đã dùng vôi kẻ một hình Thánh Giá thật lớn nét và bảo rằng : Ai muốn sống thì bước ra khỏi cửa nhà thờ. Và tất cả đều ở lại bên trong. Quân Văn Thân đã đóng cửa chất rơm chung quanh và đốt nhà thờ. Tất cả đã bị chết thiêu.
Cũng tương truyền rằng : sau thời Văn Thân, có linh mục Đặng Đức Tuấn, một mục tử tài ba trí thức, khi làm mục vụ nơi nầy, đã chỉ đạo cho những giáo dân sống sót thu tập hài cốt các vị tử đạo khắp nơi tại vùng đất nầy để cải táng. Số hài cốt thu tập được đựng đầy trong 20 chiếc chảo lớn nấu đường. Sau đó được rửa sạch, gói vào khăn vải điều và an táng trong một giếng nước trong khuôn viên nhà thờ. Số hài cốt nhiều đến độ giếng chứa không hết, phải xây cao hộc lên trên. Vào thời chiến tranh nam bắc, có người chứng kiến từ nơi mộ nầy, khi bị đạn pháo chiến tranh rơi đúng, xương từ trong vương vải khắp chung quanh…Ngôi mộ nầy đã được trùng tu và hiện vẫn tồn tại trên mảnh đất nhà thờ cũ An Hội.
Ngoài ngôi mộ tử đạo tập thể đó, cũng có nhiều mộ tử đạo cá nhân khác được thân nhân chôn cất trên những mảnh vườn tư nhân. Một số ngôi mộ nầy, do trúng đường cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng, nên được bồi thường và cấp một khu đất mới để cải táng tại vùng nghĩa trang Truông Ổi.
Năm nay, nhân ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11), cũng là ngày truyền thống bổn mạng của ban Chức Việc và giới trẻ An Hội, cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền, cùng với cha phó Carôlô Bôrômêô Nguyễn Phan Huy Dũng, đã về cử hành thánh lế đồng tế tại khu mới lăng mộ các vị tử đạo An Hội.
Cho dù trên bàn thờ Giáo Hội chỉ mới có được 117 Vị Hiển Thánh và một Á Thánh (Anrê Phú Yên) ; thì trong con tim của giáo dân Việt Nam, tất cả những ông bà tiên tổ và những ai đã hy sinh vì đức tin trong tình yêu trọn hảo dành cho Chúa và trong yêu thương tha thứ cho con người, đều đã trở thành thánh. Chính vì thế, trong ngày Phụng Vụ mừng kính 117 Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, cũng là dịp để con cháu tín hữu Việt Nam hôm nay tiếp bước cha ông trên con đường nhân chứng. Đặc biệt, khi cử hành Thánh lễ nầy tại vùng đất mà các vị tử đạo An Hội đang an nghỉ, lại là một dấu chỉ rõ nét và nhắc nhớ sống động để những hạt giống được gieo vào lòng đất mãi mãi được nối kết và sinh bông kết hạt nơi thế hệ con cháu hôm nay.
Và như thế, đối với cộng đoàn, với ban chức việc và với giới trẻ An Hội, Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam Năm nay đã làm nên một chuyện mà cứ ngỡ như chỉ có trong câu từ. Chuyện đó chính là : “Người chết nối linh thiêng vào đời” ! [1]
LM Trương Đình Hiền
NỐI LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
Trên 300.000 nhân chứng đức tin đã hy sinh vì Đạo Chúa kể từ “hạt giống tử đạo đầu tiên” gieo xuống trên mảnh đất mang hình chữ S vào năm 1644 : Thầy giảng Anrê Phú Yên.
Trong “đoàn người đông đảo từ đau khổ lớn lao mà đến” đó phải kể đến các anh chị em giáo dân tử đạo thời bách hại của triều Nguyễn và phong trào Văn Thân – Bình Tây sát Tả tại vùng đất cố cựu An Hội, nay là một giáo họ thuộc giáo xứ Quảng Ngãi.
Xem Hình
Tương truyền rằng : quan quân Văn Thân đã nhốt mấy trăm giáo dân vào nhà thờ An Hội và chỉ mở một cánh cửa. Trên nền đất ngay giữa cửa, quân bách hại đã dùng vôi kẻ một hình Thánh Giá thật lớn nét và bảo rằng : Ai muốn sống thì bước ra khỏi cửa nhà thờ. Và tất cả đều ở lại bên trong. Quân Văn Thân đã đóng cửa chất rơm chung quanh và đốt nhà thờ. Tất cả đã bị chết thiêu.
Cũng tương truyền rằng : sau thời Văn Thân, có linh mục Đặng Đức Tuấn, một mục tử tài ba trí thức, khi làm mục vụ nơi nầy, đã chỉ đạo cho những giáo dân sống sót thu tập hài cốt các vị tử đạo khắp nơi tại vùng đất nầy để cải táng. Số hài cốt thu tập được đựng đầy trong 20 chiếc chảo lớn nấu đường. Sau đó được rửa sạch, gói vào khăn vải điều và an táng trong một giếng nước trong khuôn viên nhà thờ. Số hài cốt nhiều đến độ giếng chứa không hết, phải xây cao hộc lên trên. Vào thời chiến tranh nam bắc, có người chứng kiến từ nơi mộ nầy, khi bị đạn pháo chiến tranh rơi đúng, xương từ trong vương vải khắp chung quanh…Ngôi mộ nầy đã được trùng tu và hiện vẫn tồn tại trên mảnh đất nhà thờ cũ An Hội.
Ngoài ngôi mộ tử đạo tập thể đó, cũng có nhiều mộ tử đạo cá nhân khác được thân nhân chôn cất trên những mảnh vườn tư nhân. Một số ngôi mộ nầy, do trúng đường cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng, nên được bồi thường và cấp một khu đất mới để cải táng tại vùng nghĩa trang Truông Ổi.
Năm nay, nhân ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11), cũng là ngày truyền thống bổn mạng của ban Chức Việc và giới trẻ An Hội, cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền, cùng với cha phó Carôlô Bôrômêô Nguyễn Phan Huy Dũng, đã về cử hành thánh lế đồng tế tại khu mới lăng mộ các vị tử đạo An Hội.
Cho dù trên bàn thờ Giáo Hội chỉ mới có được 117 Vị Hiển Thánh và một Á Thánh (Anrê Phú Yên) ; thì trong con tim của giáo dân Việt Nam, tất cả những ông bà tiên tổ và những ai đã hy sinh vì đức tin trong tình yêu trọn hảo dành cho Chúa và trong yêu thương tha thứ cho con người, đều đã trở thành thánh. Chính vì thế, trong ngày Phụng Vụ mừng kính 117 Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, cũng là dịp để con cháu tín hữu Việt Nam hôm nay tiếp bước cha ông trên con đường nhân chứng. Đặc biệt, khi cử hành Thánh lễ nầy tại vùng đất mà các vị tử đạo An Hội đang an nghỉ, lại là một dấu chỉ rõ nét và nhắc nhớ sống động để những hạt giống được gieo vào lòng đất mãi mãi được nối kết và sinh bông kết hạt nơi thế hệ con cháu hôm nay.
Và như thế, đối với cộng đoàn, với ban chức việc và với giới trẻ An Hội, Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam Năm nay đã làm nên một chuyện mà cứ ngỡ như chỉ có trong câu từ. Chuyện đó chính là : “Người chết nối linh thiêng vào đời” ! [1]
LM Trương Đình Hiền
Cảm nhận nhân ngày HĐGX Quảng Ngãi tuyên hứa trong lễ Chúa Kitô Vua
LM Trương Đình Hiền
14:51 24/11/2015
NHỮNG BÀN TAY XÂY VƯƠNG QUỐC
(Cảm nhận nhân ngày HĐGX Quảng Ngãi tuyên hứa trong lễ Chúa Kitô Vua)
Mặc cho thế giới bàng hoàng về những vụ khủng bố tại thủ đô ánh sáng Paris, mặc cho những tội ác cứ ngày càng gia tăng trên mọi miền thế giới, và mặc cho những ai đó nhìn cuộc sống hôm nay bằng đôi kính màu đen ảm đạm, thì trên từng centimet của địa cầu, những hạt mầm sự sống, với muôn điều kỳ diệu, bao vẽ đẹp rạng ngời…cứ đâm chồi nẫy lộc vươn lên !
Xem Hình
Trong ý nghĩa đó, chúng ta cóa thể nói được rằng : sự khôn ngoan của những người Trung Hoa cổ xưa có lẽ chưa bao giờ hết giá trị khi họ đã từng cảm nhận sâu sắc rằng : “Một cây đỗ thì ồn ào hơn là cả một cánh rừng đang mọc”.
Và ở giữa “những chồi non của một cánh rừng đang mọc” ấy, (xin giới hạn ở đây là “cánh rừng đức tin”), có những bàn tay siết chặt với nhau lên đường để xây dựng một Vương Quốc mang tên Kitô.
Vâng, chúng ta có thể ám chỉ như thế mà chẳng sợ “lộng ngôn” hay nói dóc khi nhắc lại sự kiện 53 thành viên mới của HĐGX Quảng Ngãi, trong chính ngày lễ trọng Chúa Ki-tô Vua, đã long trọng tuyên hứa và nhận chứng thư để chính thức lên đường phục vụ cộng đoàn, phục vụ Hội Thánh địa phương trong những điều kiện khiêm tốn của mình.
Trong một thế giới đầy bất an và hổn loạn, vô tín và ngã lòng, dục vọng và sai lạc, Chúa Kitô một lần nữa, đúng hơn, tiếp diễn liền lạc qua Phụng Vụ, để tuyên cáo rằng : “Ai đứng về phía của sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Người Kitô hữu hôm nay liệu có thể làm khác hơn những gì mà các Tông Đồ đã làm ngày xưa, nhất là trong công cuộc “Tân Phúc Âm hóa”, đó là “làm cho mọi người đứng về phía của sự thật trong quyền năng của Chúa Kitô”, như Phêrô đã từng làm như thế : “Vàng bạc thì tôi không có ; nhưng tôi có điều nầy cho anh : Nhân Danh Đức Giêsu Kitô người Na-da-rte, anh đứng dậy mà đi” (Cv 3, 6)
Khi chọn ngày lễ Chúa Kitô Vua để ra mắt cộng đoàn và tuyên hứa nhận trách nhiệm “tông đồ giáo dân”, quả thật các chức việc trong HĐGX Quảng Ngãi đã phần nào muốn ngụ ý rằng : Vương Quốc của Chúa Kitô chưa bao giờ đóng cửa biên giới” và đã cạn việc làm. Lời tuyên hứa của 53 thành viên chức việc lại được vang lên tiếp liền Lời Tuyên Xưng Đức Tin truyền thống của Giáo Hội (Kinh Tin Kính) đã phần nào gói gém tất cả ý nghĩa của sự dấn thân tông đồ và xây dựng Nước trời luôn phải được quy chiếu trên nền tảng đức tin Tông Truyền và trong sự hiệp nhất của Nhiệm Thể.
Nếu như chiều thứ Sáu ngày xưa, ở giữa thương đau và bụi bặm, ồn ào và xúc phạm, máu và nước mắt, thì người kẻ trộm bên hữu vẫn trực nhận “một Vương Quốc diệu kỳ đang đến” ; thì sau ngày 13 thứ Sáu của năm 2015, với khủng bố và bạo lực, với chiến tranh và tội ác, với chia rẽ và hận thù…vẫn có những con người hân hoan tiến về phía trước để xác tín và hy vọng rằng : họ đang cùng nhau ra tay xây dựng để làm cho “Vương Quốc của vĩnh hằng và vô biên, của sự thật và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của tình yêu công lý và bình an…” [1] được mau hiển trị !
Trương Đình Hiền
(Cảm nhận nhân ngày HĐGX Quảng Ngãi tuyên hứa trong lễ Chúa Kitô Vua)
Mặc cho thế giới bàng hoàng về những vụ khủng bố tại thủ đô ánh sáng Paris, mặc cho những tội ác cứ ngày càng gia tăng trên mọi miền thế giới, và mặc cho những ai đó nhìn cuộc sống hôm nay bằng đôi kính màu đen ảm đạm, thì trên từng centimet của địa cầu, những hạt mầm sự sống, với muôn điều kỳ diệu, bao vẽ đẹp rạng ngời…cứ đâm chồi nẫy lộc vươn lên !
Xem Hình
Trong ý nghĩa đó, chúng ta cóa thể nói được rằng : sự khôn ngoan của những người Trung Hoa cổ xưa có lẽ chưa bao giờ hết giá trị khi họ đã từng cảm nhận sâu sắc rằng : “Một cây đỗ thì ồn ào hơn là cả một cánh rừng đang mọc”.
Và ở giữa “những chồi non của một cánh rừng đang mọc” ấy, (xin giới hạn ở đây là “cánh rừng đức tin”), có những bàn tay siết chặt với nhau lên đường để xây dựng một Vương Quốc mang tên Kitô.
Vâng, chúng ta có thể ám chỉ như thế mà chẳng sợ “lộng ngôn” hay nói dóc khi nhắc lại sự kiện 53 thành viên mới của HĐGX Quảng Ngãi, trong chính ngày lễ trọng Chúa Ki-tô Vua, đã long trọng tuyên hứa và nhận chứng thư để chính thức lên đường phục vụ cộng đoàn, phục vụ Hội Thánh địa phương trong những điều kiện khiêm tốn của mình.
Trong một thế giới đầy bất an và hổn loạn, vô tín và ngã lòng, dục vọng và sai lạc, Chúa Kitô một lần nữa, đúng hơn, tiếp diễn liền lạc qua Phụng Vụ, để tuyên cáo rằng : “Ai đứng về phía của sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Người Kitô hữu hôm nay liệu có thể làm khác hơn những gì mà các Tông Đồ đã làm ngày xưa, nhất là trong công cuộc “Tân Phúc Âm hóa”, đó là “làm cho mọi người đứng về phía của sự thật trong quyền năng của Chúa Kitô”, như Phêrô đã từng làm như thế : “Vàng bạc thì tôi không có ; nhưng tôi có điều nầy cho anh : Nhân Danh Đức Giêsu Kitô người Na-da-rte, anh đứng dậy mà đi” (Cv 3, 6)
Khi chọn ngày lễ Chúa Kitô Vua để ra mắt cộng đoàn và tuyên hứa nhận trách nhiệm “tông đồ giáo dân”, quả thật các chức việc trong HĐGX Quảng Ngãi đã phần nào muốn ngụ ý rằng : Vương Quốc của Chúa Kitô chưa bao giờ đóng cửa biên giới” và đã cạn việc làm. Lời tuyên hứa của 53 thành viên chức việc lại được vang lên tiếp liền Lời Tuyên Xưng Đức Tin truyền thống của Giáo Hội (Kinh Tin Kính) đã phần nào gói gém tất cả ý nghĩa của sự dấn thân tông đồ và xây dựng Nước trời luôn phải được quy chiếu trên nền tảng đức tin Tông Truyền và trong sự hiệp nhất của Nhiệm Thể.
Nếu như chiều thứ Sáu ngày xưa, ở giữa thương đau và bụi bặm, ồn ào và xúc phạm, máu và nước mắt, thì người kẻ trộm bên hữu vẫn trực nhận “một Vương Quốc diệu kỳ đang đến” ; thì sau ngày 13 thứ Sáu của năm 2015, với khủng bố và bạo lực, với chiến tranh và tội ác, với chia rẽ và hận thù…vẫn có những con người hân hoan tiến về phía trước để xác tín và hy vọng rằng : họ đang cùng nhau ra tay xây dựng để làm cho “Vương Quốc của vĩnh hằng và vô biên, của sự thật và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của tình yêu công lý và bình an…” [1] được mau hiển trị !
Trương Đình Hiền
Giáo xứ Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: Mừng lễ Chúa Kitô Vua
Văn Minh
21:35 24/11/2015
Giáo xứ Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: Mừng lễ Chúa Kitô Vua
“ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20-28).
Vào lúc 17g30 Chúa Nhật ngày 22.11.2015, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha GioanBaotixita Nguyễn Quốc Phong (SCJ) đã long trọng dâng Thánh lễ mừng Chúa Kitô Vua vũ trụ. Theo lịch phụng vụ, hôm nay cũng là ngày mừng kính Thánh nữ Cêcilia - bổn mạng ca đoàn Cêcilia. Đến tham dự trong Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn còn có quý khách mời cùng cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán, cha GioanBaotixita Nguyễn Quốc Phong, cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ cung nghinh tượng Chúa Kitô Vua xung quanh thánh đường dưới con mưa lất phất từ đầu giờ - cùng hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Giêsu muôn vua” do Ban kèn đồng.
Đầu lễ, cha Gioan Bt nhắc nhở cộng đoàn mỗi người luôn biết tín thác cậy trông vào vị Vua đích thực hầu mang lại cho mỗi người chúng ta được sự sống vĩnh cửu muôn đời. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng Lời cầu nguyện cho các thành viên trong ca đoàn Cêcilia biết đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, hy sinh, phục vụ, đem Lời ca tiếng hát của mình làm Sáng Danh Chúa. “ Hát là hai lần cầu nguyện” ( Thánh Augustinô).
Trong phần giảng lễ, cha GB diễn giảng: Trong cuộc sống hôm nay, người ta thường gán chữ “vua” cho những ai thành công trong một lĩnh vực nào đó như; ông vua dầu hỏa, vua bóng đá, vua chứng khoán, vua bất động sản…vv. Tất cả những vị vua ấy đều có tiền và có quyền. Vì vậy, đối với con người ai cũng muốn được làm vua. Vì khi làm vua thì họ sẽ được người khác hầu hạ - phục vụ. Trái lại, đối với Chúa Giêsu - Ngài là một vị Vua đích thực đã xuống thế gian mang thân phận kiếp con người để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, vị Vua ấy đã chấp nhận bị người ta đánh đòn, bị sỉ nhục, bị chết treo trên cây thập tự. Quả vậy, “ Con Người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Ngài đến trong thế gian này để làm chứng cho chân lý – cho tình yêu. Một tình yêu cho không, biếu không “ không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”.
Cha GioanBaotixita diễn giảng thêm, mừng Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ hôm nay: Mỗi người trong mỗi gia đình, cách riêng, đối với các thành viên trong ca đoàn. Chúng ta hãy lặp lại niềm tin của mình, sống yêu thương, phục vụ, và giúp đỡ lẫn nhau. Khi chúng ta đã thuộc về Đức Kitô thì hãy để Người sống và lớn lên trong cuộc đời mình và chấp nhận để Người biến đổi toàn diện. Đồng thời, chính bản thân mình cũng cần nỗ lực “làm chứng” sao cho niềm tin luôn luôn vươn lên, mà cũng không quên nhiệt tình tông đồ là làm cho những người lân cận nhận biết và tin yêu Chúa Kitô nữa.
Trong gia đình, nếu không có tình yêu thương, gia đình ấy sẽ đi đến đổ vỡ và tan nát. Ngược lại, trong một gia đình biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau, thì gia đình ấy luôn cảm thấy bình an và hạnh phúc ngay chính ở đời này và ở đời sau.
Sau bài giảng, vị đại diện thay mặt ca đoàn đọc Lời nguyện tín hữu và dâng những của lễ hèn mọn cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa bằng tất cả tấm lòng thành kính.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g45, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế ra về trong niềm vui tươi và ra đi làm chứng nhân của Đức Kitô giữa lòng xã hội và trong môi trường sống của mình.
Được biết, hiện nay, ca đoàn Cêcilia có gần 30 ca viên và thường hát lễ vào lúc 17g30 Chúa Nhật hàng tuần.
“ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20-28).
Vào lúc 17g30 Chúa Nhật ngày 22.11.2015, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha GioanBaotixita Nguyễn Quốc Phong (SCJ) đã long trọng dâng Thánh lễ mừng Chúa Kitô Vua vũ trụ. Theo lịch phụng vụ, hôm nay cũng là ngày mừng kính Thánh nữ Cêcilia - bổn mạng ca đoàn Cêcilia. Đến tham dự trong Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn còn có quý khách mời cùng cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán, cha GioanBaotixita Nguyễn Quốc Phong, cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ cung nghinh tượng Chúa Kitô Vua xung quanh thánh đường dưới con mưa lất phất từ đầu giờ - cùng hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Giêsu muôn vua” do Ban kèn đồng.
Đầu lễ, cha Gioan Bt nhắc nhở cộng đoàn mỗi người luôn biết tín thác cậy trông vào vị Vua đích thực hầu mang lại cho mỗi người chúng ta được sự sống vĩnh cửu muôn đời. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng Lời cầu nguyện cho các thành viên trong ca đoàn Cêcilia biết đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, hy sinh, phục vụ, đem Lời ca tiếng hát của mình làm Sáng Danh Chúa. “ Hát là hai lần cầu nguyện” ( Thánh Augustinô).
Trong phần giảng lễ, cha GB diễn giảng: Trong cuộc sống hôm nay, người ta thường gán chữ “vua” cho những ai thành công trong một lĩnh vực nào đó như; ông vua dầu hỏa, vua bóng đá, vua chứng khoán, vua bất động sản…vv. Tất cả những vị vua ấy đều có tiền và có quyền. Vì vậy, đối với con người ai cũng muốn được làm vua. Vì khi làm vua thì họ sẽ được người khác hầu hạ - phục vụ. Trái lại, đối với Chúa Giêsu - Ngài là một vị Vua đích thực đã xuống thế gian mang thân phận kiếp con người để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại. Tuy nhiên, vị Vua ấy đã chấp nhận bị người ta đánh đòn, bị sỉ nhục, bị chết treo trên cây thập tự. Quả vậy, “ Con Người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Ngài đến trong thế gian này để làm chứng cho chân lý – cho tình yêu. Một tình yêu cho không, biếu không “ không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”.
Cha GioanBaotixita diễn giảng thêm, mừng Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ hôm nay: Mỗi người trong mỗi gia đình, cách riêng, đối với các thành viên trong ca đoàn. Chúng ta hãy lặp lại niềm tin của mình, sống yêu thương, phục vụ, và giúp đỡ lẫn nhau. Khi chúng ta đã thuộc về Đức Kitô thì hãy để Người sống và lớn lên trong cuộc đời mình và chấp nhận để Người biến đổi toàn diện. Đồng thời, chính bản thân mình cũng cần nỗ lực “làm chứng” sao cho niềm tin luôn luôn vươn lên, mà cũng không quên nhiệt tình tông đồ là làm cho những người lân cận nhận biết và tin yêu Chúa Kitô nữa.
Trong gia đình, nếu không có tình yêu thương, gia đình ấy sẽ đi đến đổ vỡ và tan nát. Ngược lại, trong một gia đình biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau, thì gia đình ấy luôn cảm thấy bình an và hạnh phúc ngay chính ở đời này và ở đời sau.
Sau bài giảng, vị đại diện thay mặt ca đoàn đọc Lời nguyện tín hữu và dâng những của lễ hèn mọn cùng cha chủ tế dâng lên Thiên Chúa bằng tất cả tấm lòng thành kính.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g45, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế ra về trong niềm vui tươi và ra đi làm chứng nhân của Đức Kitô giữa lòng xã hội và trong môi trường sống của mình.
Được biết, hiện nay, ca đoàn Cêcilia có gần 30 ca viên và thường hát lễ vào lúc 17g30 Chúa Nhật hàng tuần.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phụng Vụ Lời Chúa được thực hiện ra sao ở nơi làm việc?
Nguyễn Trọng Đa
09:55 24/11/2015
Giải đáp phụng vụ: Phụng Vụ Lời Chúa được thực hiện ra sao ở nơi làm việc?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nơi làm việc Công Giáo của chúng tôi đã bắt đầu thực hiện “Phụng vụ Lời Chúa”, vốn bao gồm một kinh mở đầu, đọc Kinh Thánh, Thánh Vịnh, Tin Mừng, lời cầu theo ngày, lời nguyện theo ngày. Suy nghĩ ban đầu của tôi là rằng Phụng vụ Lời Chúa này là luôn luôn một thành phần của một phụng vụ khác, và không có một Phụng vụ Lời Chúa riêng, bởi vì nó thiếu một số đặc điểm phụng vụ khác. Nếu chúng tôi tập trung nhau vì một mong muốn để cầu nguyện chung, Giáo Hội dường như có các thực hành thích hợp và lòng mộ đạo khác, vốn đáp ứng nhu cầu này, mà không cắt rời Phụng vụ Lời Chúa từ một công việc phụng vụ rộng hơn. Thưa cha, liệu có phụng vụ riêng như thế không? --M. C., Toronto, Canada.
Đáp: Tôi sẽ nói rằng một có sự phân biệt trong trật tự. Có hai dạng thức mà trong đó việc cử hành Phụng vụ Lời Chúa có thể diễn ra. Một là một hình thức phụng vụ chặt chẽ, mà trong đó việc cử hành Lời Chúa diễn ra vào ngày Chúa Nhật (hoặc hiếm hơn, vào ngày trong tuần) trong các nhà thờ, khi Thánh lễ không được cử hành do thiếu linh mục. Trong các lần cử hành này, đôi khi có nghi thức Rước lễ.
Một dạng thức khác, hình như là dạng thức của độc giả trên đây, là một việc đạo đức, vốn được cảm hứng bởi phụng vụ, có thể sử dụng các kiểu mẫu phụng vụ, nhưng tự thân nó không chính thức là một hành vi phụng vụ. Các hành vi đạo đức này không nhất thiết được thực hiện trong nhà thờ.
Nhiều Hội đồng Giám mục và nhiều Giáo phận đã ban hành các hướng dẫn, vốn làm cho cụ thể các áp dụng các qui chế tổng quát do Tòa Thánh đã công bố. Thí dụ, Sách nghi thức Canada nói như sau về việc cử hành Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật:
“Một việc cử hành thật sự Lời Chúa
“Nghi thức Canada cho các cử hành ngày Chúa Nhật, vốn đã phát triển trong các trường hợp này, không phải là một hình thức điều chỉnh của Thánh Lễ, nhưng là một sự cử hành đích thực Lời Chúa, với các đặc điểm riêng của nó. Nó có đặc tính riêng là việc tôn vinh Lời Chúa, sử dụng đầy đủ các bài đọc của ngày Chúa Nhật và Thánh Vịnh, một bài giảng phản ánh Lời Chúa, các lời cầu phát sinh từ việc nghe Lời Chúa, và một lời nguyện ca ngợi Chúa, vốn thường đến từ Kinh Thánh. Việc cử hành Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật như thế là thật sự phụng vụ. Nó cử hành và làm cho hiện diện hành động cứu độ của Chúa Kitô Thủ Lãnh giữa dân Ngài, và ban sức mạnh cho công việc của Thân Thể Ngài là Giáo Hội. Tập trung vào ngày mà cả Giáo Hội trên khắp thế giới tưởng niệm việc Chúa phục sinh, các tín hữu của một cộng đồng cụ thể công bố vinh quang của Chúa Cha, thông qua Chúa Con, trong sự thông hiệp của Chúa Thánh thần. Hơn nữa, một cộng đoàn nhóm họp để cử hành Lời Chúa, luôn cử hành phụng vụ này trong sự hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ. Cộng đoàn chứng tỏ sự tôn kính Lời Chúa, giống như sự tôn kính, theo Giáo Hội dạy, đối với Mình Chúa, vì trong cả hai trường hợp, chính Chúa Kitô được tôn kính. Trong việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, Chúa Kitô trở nên thực sự hiện diện giữa dân Ngài, vì Giáo Hội dạy rõ ràng rằng Chúa Kitô hiện diện trong Lời Chúa khi Kinh Thánh được đọc trong nhà thờ. Do đó, thậm chí khi không có việc Rước lễ, sự hiện diện của Chúa Kitô được thể hiện trong cả cộng đoàn đang cử hành và trong Lời Chúa được công bố”.
Về khả năng cử hành vào các ngày thường, các Giám mục không ủng hộ:
“Ngày trong tuần
“Bất chấp có thể có sự xem xét liên quan đến việc thờ phượng ngày Chúa Nhật, không gì trong các tài liệu liên quan biện minh cho việc áp dụng vào ngày thường các qui định phụng vụ, khi vắng linh mục vào ngày Chúa Nhật. Điều này sẽ là trường hợp như nhau cho các khu vực thành thị và nông thôn. Thí dụ, Phần Hướng dẫn chỉ nhắm rõ ràng đến tình hình của ngày Chúa Nhật, nơi mà người ta thiếu cơ hội để cử hành Ngày của Chúa theo đúng phụng vụ . Các qui định cho ngày Chúa Nhật của Phần Hướng Dẫn được dựa vào sự giả định của một nhu cầu thực tế và nghiêm túc, chứ không phải dựa vào sự thuận tiện. Một lần nữa, cần phải nói rằng điều hết sức quan trọng ở đây là việc cử hành Lời Chúa không được trình bày, và cũng không được xem như là một sự chọn lựa thay thế cho Thánh lễ. Vào các ngày trong tuần trong khu vực thành thị, Thánh lễ hàng ngày là thường có ở các giáo xứ gần đó. Nếu không, hoặc nếu vì lý do nào có nhu cầu để cung cấp một cử hành phụng vụ khác, thay vì Thánh lễ vào ngày trong tuần, việc đọc Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều là luôn phù hợp, cho dù là ở thành thị hay nông thôn. Thật vậy, việc đọc Các Giờ Kinh Phụng vụ mỗi ngày ở giáo xứ là hoàn toàn thích hợp, ngay cả khi Thánh lễ được cử hành”.
Mặc dù các tài liệu này không đề cập đến loại hành vi đạo đức mà độc giả của chúng tôi đề cập, các tài liệu ấy cũng rọi ánh sáng vào một số khía cạnh của câu hỏi. Văn bản đầu tiên nói rõ rằng việc cử hành Lời Chúa có thể diễn ra theo một cách riêng, và không chỉ như một phần của việc cử hành phụng vụ khác. Văn bản thứ hai cho thấy sự ưa thích việc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ hơn việc cử hành Lời Chúa.
Điều này không có nghĩa rằng một nhóm tín hữu Công Giáo không thể cử hành Lời Chúa trong một buổi lễ riêng tư. Nhưng nó nhắc nhở người Công Giáo rằng chúng ta đã có, trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, một sự cử hành Lời Chúa đã được phê chuẩn đầy đủ, vốn tạo thành một phần không thể thiếu của phụng vụ Giáo Hội. Một người Công Giáo, hoặc cá nhân hay cùng với các người khác, khi cử hành một phần của Thần Vụ, là tham gia cách tích cực vào việc cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội.
Tuy nhiên, có một số tài liệu, trước hết là Nghi thức Khai Tâm Kitô giáo cho người Trưởng thành (các số 85-89), đề xuất việc cử hành Lời Chúa và đề nghị các kiểu thức cho các nhóm khác nhau:
“Về các cử hành Lời Chúa, vốn được tổ chức đặc biệt vì lợi ích của các dự tòng (xem số 82), cấu trúc sau đây (các số 86-89) có thể được sử dụng như một kiểu thức:
“86. Bài hát: Một bài hát phù hợp có thể được cất lên để mở đầu việc cử hành.
“87. Các bài đọc: một hoặc nhiều bài đọc từ Kinh Thánh, được lựa chọn liên quan đến sự huấn luyện các dự tòng, được công bố bởi một thành viên đã rửa tội của cộng đoàn.
“88. Bài giảng: Một bài giảng ngắn gọn, giải thích và áp dụng các bài đọc vừa đọc.
“89. Nghi thức kết thúc: Việc cử hành Lời Chúa có thể kết thúc với một sự trừ tà nhỏ (số 94) sau bài giảng, hoặc với việc chúc lành cho các dự tòng (số 97), hoặc với cả hai việc này [...]”.
Chương trình này rõ ràng giả thiết sự hiện diện của một thừa tác viên có chức thánh, để cho một số sự thích ứng có thể được thực hiện trong một môi trường làm việc. Chương trình được đề cập trong câu hỏi của độc giả trên đây cũng có thể tạo thành một phác thảo hợp lệ, và có thể có một số kiểu thức khác nữa.
Tuy nhiên, bản thân tôi muốn khuyên nơi làm việc Công Giáo này hãy xem xét để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ thay cho cử hành phụng vụ. (Zenit.org 24-11-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nơi làm việc Công Giáo của chúng tôi đã bắt đầu thực hiện “Phụng vụ Lời Chúa”, vốn bao gồm một kinh mở đầu, đọc Kinh Thánh, Thánh Vịnh, Tin Mừng, lời cầu theo ngày, lời nguyện theo ngày. Suy nghĩ ban đầu của tôi là rằng Phụng vụ Lời Chúa này là luôn luôn một thành phần của một phụng vụ khác, và không có một Phụng vụ Lời Chúa riêng, bởi vì nó thiếu một số đặc điểm phụng vụ khác. Nếu chúng tôi tập trung nhau vì một mong muốn để cầu nguyện chung, Giáo Hội dường như có các thực hành thích hợp và lòng mộ đạo khác, vốn đáp ứng nhu cầu này, mà không cắt rời Phụng vụ Lời Chúa từ một công việc phụng vụ rộng hơn. Thưa cha, liệu có phụng vụ riêng như thế không? --M. C., Toronto, Canada.
Đáp: Tôi sẽ nói rằng một có sự phân biệt trong trật tự. Có hai dạng thức mà trong đó việc cử hành Phụng vụ Lời Chúa có thể diễn ra. Một là một hình thức phụng vụ chặt chẽ, mà trong đó việc cử hành Lời Chúa diễn ra vào ngày Chúa Nhật (hoặc hiếm hơn, vào ngày trong tuần) trong các nhà thờ, khi Thánh lễ không được cử hành do thiếu linh mục. Trong các lần cử hành này, đôi khi có nghi thức Rước lễ.
Một dạng thức khác, hình như là dạng thức của độc giả trên đây, là một việc đạo đức, vốn được cảm hứng bởi phụng vụ, có thể sử dụng các kiểu mẫu phụng vụ, nhưng tự thân nó không chính thức là một hành vi phụng vụ. Các hành vi đạo đức này không nhất thiết được thực hiện trong nhà thờ.
Nhiều Hội đồng Giám mục và nhiều Giáo phận đã ban hành các hướng dẫn, vốn làm cho cụ thể các áp dụng các qui chế tổng quát do Tòa Thánh đã công bố. Thí dụ, Sách nghi thức Canada nói như sau về việc cử hành Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật:
“Một việc cử hành thật sự Lời Chúa
“Nghi thức Canada cho các cử hành ngày Chúa Nhật, vốn đã phát triển trong các trường hợp này, không phải là một hình thức điều chỉnh của Thánh Lễ, nhưng là một sự cử hành đích thực Lời Chúa, với các đặc điểm riêng của nó. Nó có đặc tính riêng là việc tôn vinh Lời Chúa, sử dụng đầy đủ các bài đọc của ngày Chúa Nhật và Thánh Vịnh, một bài giảng phản ánh Lời Chúa, các lời cầu phát sinh từ việc nghe Lời Chúa, và một lời nguyện ca ngợi Chúa, vốn thường đến từ Kinh Thánh. Việc cử hành Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật như thế là thật sự phụng vụ. Nó cử hành và làm cho hiện diện hành động cứu độ của Chúa Kitô Thủ Lãnh giữa dân Ngài, và ban sức mạnh cho công việc của Thân Thể Ngài là Giáo Hội. Tập trung vào ngày mà cả Giáo Hội trên khắp thế giới tưởng niệm việc Chúa phục sinh, các tín hữu của một cộng đồng cụ thể công bố vinh quang của Chúa Cha, thông qua Chúa Con, trong sự thông hiệp của Chúa Thánh thần. Hơn nữa, một cộng đoàn nhóm họp để cử hành Lời Chúa, luôn cử hành phụng vụ này trong sự hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ. Cộng đoàn chứng tỏ sự tôn kính Lời Chúa, giống như sự tôn kính, theo Giáo Hội dạy, đối với Mình Chúa, vì trong cả hai trường hợp, chính Chúa Kitô được tôn kính. Trong việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, Chúa Kitô trở nên thực sự hiện diện giữa dân Ngài, vì Giáo Hội dạy rõ ràng rằng Chúa Kitô hiện diện trong Lời Chúa khi Kinh Thánh được đọc trong nhà thờ. Do đó, thậm chí khi không có việc Rước lễ, sự hiện diện của Chúa Kitô được thể hiện trong cả cộng đoàn đang cử hành và trong Lời Chúa được công bố”.
Về khả năng cử hành vào các ngày thường, các Giám mục không ủng hộ:
“Ngày trong tuần
“Bất chấp có thể có sự xem xét liên quan đến việc thờ phượng ngày Chúa Nhật, không gì trong các tài liệu liên quan biện minh cho việc áp dụng vào ngày thường các qui định phụng vụ, khi vắng linh mục vào ngày Chúa Nhật. Điều này sẽ là trường hợp như nhau cho các khu vực thành thị và nông thôn. Thí dụ, Phần Hướng dẫn chỉ nhắm rõ ràng đến tình hình của ngày Chúa Nhật, nơi mà người ta thiếu cơ hội để cử hành Ngày của Chúa theo đúng phụng vụ . Các qui định cho ngày Chúa Nhật của Phần Hướng Dẫn được dựa vào sự giả định của một nhu cầu thực tế và nghiêm túc, chứ không phải dựa vào sự thuận tiện. Một lần nữa, cần phải nói rằng điều hết sức quan trọng ở đây là việc cử hành Lời Chúa không được trình bày, và cũng không được xem như là một sự chọn lựa thay thế cho Thánh lễ. Vào các ngày trong tuần trong khu vực thành thị, Thánh lễ hàng ngày là thường có ở các giáo xứ gần đó. Nếu không, hoặc nếu vì lý do nào có nhu cầu để cung cấp một cử hành phụng vụ khác, thay vì Thánh lễ vào ngày trong tuần, việc đọc Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều là luôn phù hợp, cho dù là ở thành thị hay nông thôn. Thật vậy, việc đọc Các Giờ Kinh Phụng vụ mỗi ngày ở giáo xứ là hoàn toàn thích hợp, ngay cả khi Thánh lễ được cử hành”.
Mặc dù các tài liệu này không đề cập đến loại hành vi đạo đức mà độc giả của chúng tôi đề cập, các tài liệu ấy cũng rọi ánh sáng vào một số khía cạnh của câu hỏi. Văn bản đầu tiên nói rõ rằng việc cử hành Lời Chúa có thể diễn ra theo một cách riêng, và không chỉ như một phần của việc cử hành phụng vụ khác. Văn bản thứ hai cho thấy sự ưa thích việc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ hơn việc cử hành Lời Chúa.
Điều này không có nghĩa rằng một nhóm tín hữu Công Giáo không thể cử hành Lời Chúa trong một buổi lễ riêng tư. Nhưng nó nhắc nhở người Công Giáo rằng chúng ta đã có, trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, một sự cử hành Lời Chúa đã được phê chuẩn đầy đủ, vốn tạo thành một phần không thể thiếu của phụng vụ Giáo Hội. Một người Công Giáo, hoặc cá nhân hay cùng với các người khác, khi cử hành một phần của Thần Vụ, là tham gia cách tích cực vào việc cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội.
Tuy nhiên, có một số tài liệu, trước hết là Nghi thức Khai Tâm Kitô giáo cho người Trưởng thành (các số 85-89), đề xuất việc cử hành Lời Chúa và đề nghị các kiểu thức cho các nhóm khác nhau:
“Về các cử hành Lời Chúa, vốn được tổ chức đặc biệt vì lợi ích của các dự tòng (xem số 82), cấu trúc sau đây (các số 86-89) có thể được sử dụng như một kiểu thức:
“86. Bài hát: Một bài hát phù hợp có thể được cất lên để mở đầu việc cử hành.
“87. Các bài đọc: một hoặc nhiều bài đọc từ Kinh Thánh, được lựa chọn liên quan đến sự huấn luyện các dự tòng, được công bố bởi một thành viên đã rửa tội của cộng đoàn.
“88. Bài giảng: Một bài giảng ngắn gọn, giải thích và áp dụng các bài đọc vừa đọc.
“89. Nghi thức kết thúc: Việc cử hành Lời Chúa có thể kết thúc với một sự trừ tà nhỏ (số 94) sau bài giảng, hoặc với việc chúc lành cho các dự tòng (số 97), hoặc với cả hai việc này [...]”.
Chương trình này rõ ràng giả thiết sự hiện diện của một thừa tác viên có chức thánh, để cho một số sự thích ứng có thể được thực hiện trong một môi trường làm việc. Chương trình được đề cập trong câu hỏi của độc giả trên đây cũng có thể tạo thành một phác thảo hợp lệ, và có thể có một số kiểu thức khác nữa.
Tuy nhiên, bản thân tôi muốn khuyên nơi làm việc Công Giáo này hãy xem xét để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ thay cho cử hành phụng vụ. (Zenit.org 24-11-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Lễ Tạ Ơn
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:18 24/11/2015
Tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng,
Ban muôn phước lộc, bao dung cõi lòng.
Tổ tiên nối kết bao dòng,
Ông bà cha mẹ, ước mong từng ngày.
Con ơi ghi nhớ lời này,
Đền ơn đáp nghĩa, đẹp thay phận người.
Tri ân Giáo Hội ngàn đời,
Truyền rao chân lý, cao vời cõi thiên.
Biết ơn Xã Hội mọi miền,
Công dân các nước, nối liền quê hương.
Cám ơn Thầy dậy bốn phương,
Mở mang kiến thức, dọn đường tư duy.
Đền ơn Cha Bác Chú Dì,
Thân nhân bạn hữu, thực thi trong đời.
Cộng Đoàn tín hữu khắp nơi,
Niềm tin Tôn Giáo, rạng khơi tâm hồn.
Thành tâm nhân chứng chính ngôn,
Ân nhân già trẻ, ôn tồn ghi ân.
Cuộc đời nhận lãnh hồng ân,
Mang ơn đền đáp, cho cân mối tình.
Bao la tình Chúa hiển linh,
Tạ ơn ghi nhớ, bình sinh trong đời..
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Lưng Trời
Nguyễn Bá Khanh
21:49 24/11/2015
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ôi thập giá tín thành oai vệ,
Đứng ngang nhiên sừng sững giữa trời.
Dù núi sông lịch sử đổi dời
Những thời đại lùi vào xưa cũ,
Thập giá vẫn là nền vũ trụ,
(Trích thơ của Trăng Thập Tự)