Ngày 25-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy đứng thẳng và ngửng đầu lên!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:42 25/11/2009
Chúa Nhật I Mùa Vọng C

Một năm Phụng vụ mới lại về. Tôi đã từng ví ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng như là ngày Tết của đức tin. Với người dân trên hoàn cầu, cách riêng với con dân đất Việt thì những sự kiện, những sứ điệp… trong dịp đầu năm cũng thường mang tính thiêng thánh cách nào đó. Người ta nhận ra điều này qua những tục lệ kiêng cử, kỵ úy hay những tập tục hái lộc, xin xăm…Khoảng trên dưới mười năm trở lại, tín hữu Công giáo Việt Nam cũng đã quen với việc hái lộc Lời Chúa dịp đầu xuân dân tộc. Có thể nói rằng các bài trích đọc Lời Chúa trong Chúa Nhật I Mùa Vọng không phải là lộc hái mà chính là lộc ban cho đoàn con cái Chúa Công giáo. Xin được tuần tự mở lộc để không chỉ xem Thánh phán mà nhất là còn để thực thi Thiên Ý.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Giêrêmia ( Gr 33,14-16 ): “Sấm ngôn của Đức Chúa: Này sẽ đến những ngày Ta sẽ thực hiện điều tốt lành Ta đã phán về nhà Isrsel và về Giuđa…” ( 33,14 ). Điều tốt lành mà Thiên Chúa hứa ban đó là sẽ cho mọc lên một Đấng Công Chính. Đấng ấy sẽ giải cứu dân và cho dân được an cư lạc nghiệp bằng các chủ trương, chính sách, luật lệ đầy chính trực và công minh.

Đây là một quẻ tốt, nói như anh em lương dân. Kitô hữu thì khẳng định đó là một tin vui, một sứ điệp tràn trề hy vọng. Thế nhưng cái quẻ ấy, cái sứ điệp ấy đã ứng nghiệm cách đây hơn hai ngàn năm nơi Đức Giêsu Kitô. Vậy còn gì để mong, còn gì để chờ ? Xin thưa vẫn còn. Chúa Kitô đã từng hứa rằng “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28,20 ). Đấng Công Chính mãi ở cùng nhân loại chúng ta cách huyền nhiệm nơi thánh Phaolô, người đã từng khẳng định: “tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà Chúa Kitô đang sống trong tôi” ( Gal 2,20 ), nơi thánh Gioan Vianey, người được một cụ ông xác nhận trước tòa phong thánh rằng đã thấy Thiên Chúa hiện diện nơi Ngài. Chắc hẳn Chúa Kitô hằng mong mỗi người chúng ta góp phần để cho sứ điệp hy vọng ấy được ứng nghiệm trong môi trường, hoàn cảnh và thời đại chúng ta. Mong cho sứ điệp hy vọng được ứng nghiệm là điều tốt, nhưng góp phần làm cho sứ điệp ấy hiện thực thì tốt hơn nhiều. Xin đừng quên, mang danh Kitô hữu thì phải có trách vụ làm cho Đức Kitô hiện diện nơi con người và cuộc sống của mình, nghĩa là hãy làm cho mình, cuộc sống của mình trở thành sứ điệp của niềm hy vọng.

Thánh Phaolô tông đồ đã nhìn nhận tình yêu thương, liên đới giữa các tín hữu Thêxalônica. Và Ngài khuyên nhủ họ hãy bền tâm vững chí trong sự thánh thiện, tấn tới nhiều hơn nữa trong việc yêu thương nhau hầu xứng đáng đón chờ Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Các nhà chú giải Thánh Kinh cho ta hay thánh Tông đồ dân ngoại thưở ấy những tưởng rằng Chúa Kitô sắp giáng lâm. Giờ ngày Chúa Kitô tái giáng tức là ngày tận thế thì không một ai có thể biết, ngay cả với Chúa Kitô khi còn tại thế ( x.Mc 13,32 ). Tuy nhiên cái ngày giờ mỗi người chúng ta ra khỏi trần gian này thì có thể lường đoán cách nào đó vì nó có giới hạn. Chúa sẽ đến với anh, với chị, với bạn, với tôi không biết khi nào, nhưng chắc chắn là không quá xa. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta khi đón Chúa đến. Và thái độ ấy tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta.

Bài trích Tin mừng thánh Luca Chúa Nhật này hé mở cho chúng ta về mục đích việc Chúa lại đến. Chúa đến để cứu độ chúng ta, ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Chúa Kitô khẳng định sự thật này: “Khi những biến cố ấy ( những điềm lạ của thiên nhiên ) bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” ( Lc 21, 28 ). Chúa đến để ban ân phúc thì sao ta lại hãi sợ ? Trái lại, trong niềm tin thì chúng ta phải hân hoan vui mừng. Tuy nhiên cần phải tỉnh thức, canh chừng chớ để vuột mất ân phúc Chúa ban tặng. Đây chính là sứ điệp Chúa Kitô muốn nhắn gửi chúng ta. Người nhắc bảo chúng ta hãy “đứng thẳng và ngẩng đầu lên”, đừng để “ lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời” và “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”. Qua các mệnh lệnh của Chúa Kitô trên đây chúng ta có thể xếp thành hai chuỗi động thái hữu quan như sau:

1.Đứng thẳng: đây là động thái dứt mình khỏi hố sâu tội lỗi, hay những đam mê bất chính mà cụm từ “chè chén say sưa” minh họa. Để có thể đứng thẳng lên, nghĩa là ra khỏi tình trạng tội lỗi thì tiên vàn phải biết mình, một kiểu biết theo ngôn ngữ triết học là phản tỉnh và ngôn ngữ đạo đức là tỉnh thức. Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã nhận xét rằng cái hiểm họa của con người thời đại hôm nay không phải là phạm nhiều thứ tội mà là không còn ý thức về sự tội. Không ý thức việc mình vấp té thì sẽ không bao giờ có chuyện chỗi dậy. Không biết mình ngã quỵ thì không bao giờ có chuyện đứng lên.

2.Ngẩng đầu lên: Đây là động thái hướng thượng, vươn mình lên tới những giá trị cao cả hơn. Thiên Chúa dựng nên mọi sự ở trần gian này đều là tốt đẹp ( x. St 1 ). Tuy nhiên thần dữ đã ma mãnh sử dụng những thiện hảo giới hạn, chóng qua để kìm giữ con người không vuơn lên đến với nguồn của mọi thiện hảo. Là người, chúng ta phải chu toàn những sự ở đời này, nhưng đừng để chúng trói buộc chúng ta không cho chúng ta hướng thượng, bay lên. Chúa Kitô đã từng lập luận kiểu so sánh mạng sống với của ăn, thân thể với áo mặc, để nhắc nhủ chúng ta phải biết kiếm tìm thiện hảo cao hơn và cao nhất là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người ( x.Mt 6,25-34 ). Và Người đã cảnh tỉnh rằng nhiều khi chúng ta đã để cho cái việc “lo lắng sự đời” trở nên nguyên cớ khiến chúng ta đánh mất vĩnh phúc.

Để có thể thoát khỏi những ràng buộc của những thiện hảo hữu hạn thi không gì hơn là phải biết ngẩng đầu lên. Cầu nguyện chính là cách thế ngẩng đầu lên, chiêm ngắm, gặp gỡ Đấng là nguồn mọi thiện hảo. Gặp được Đấng ban ơn lành thì chúng ta sẽ dễ dàng tự do với các ơn lành. Tiếp xúc với nguồn hạnh phúc đích thật, vĩnh tồn, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng tự do với những thiện hảo hữu hạn và chóng qua.

Sứ điệp đầu năm đã tuyên ban hay nói như anh em lương dân là quẻ đã mở. Không phải ngồi chờ quẻ ứng, Kitô hữu chúng ta đón nhận sứ điệp là phải sống, phải gắng công, nỗ lực làm cho sứ điệp thành hiện thực. Đó là đứng dậy ra khỏi tình trạng tội lỗi, ngẩng đầu lên trong sự hướng thượng, vươn tới những giá trị cao cả, để trở nên một dấu chỉ hy vọng cho tha nhân bằng tình yêu trong sự công mình chính trực hay nói như Đức đương kim giáo hoàng Bênêđictô XVI là bằng “Bác Ái trong Chân Lý”.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:07 25/11/2009
THỢ VÁ GIÀY

N2T


Một người thợ vá giày thỉnh giáo với kinh sư Isaac: “Xin hỏi buổi sáng con phải cầu nguyện như thế nào, khách của con đều là người nghèo, đều chỉ có một đôi giày. Buổi tối con nhận giày hư, ban đêm phải làm gấp rút, nếu muốn vá giày xong trước khi khách đi làm, thì đến trời sáng vẫn còn một đống giày phải vá. Bây giờ con chỉ muốn hỏi thầy, việc cầu nguyện buổi sáng của con phải làm sao đây ?”

Đại sư hỏi:

- “Nếu vẫn cứ như thế thì con làm sao ?”

- “Có lúc con vội vội vàng vàng cầu nguyện cho xong, sau đó vội vàng làm việc, nhưng lại cảm thấy như thế thì không được, có lúc con không cầu nguyện nhưng lại có cảm giác mất mát. Do đó mỗi khi con giơ búa đóng giày thì hình như nghe được tiếng thở dài trong tâm: tôi thật là không hạnh phúc, vậy mà việc cầu nguyện buổi sáng cũng không làm được !”


Vị kinh sư nói:

- “Nếu ta là Thiên Chúa thì nhất định ta sẽ không so sánh lời cầu nguyện của con, trái lại rất coi trọng sự than thở ấy của con.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa nhất là lời cầu nguyện đơn sơ phát xuất từ tâm hồn chân thành, đó là những tâm hồn của trẻ em, của người nghèo, người đau khổ và của những người già cô đơn vì bệnh hoạn.

Có những người Ki-tô hữu mỗi năm chỉ đến nhà thờ trong các ngày lễ trọng, và than thở với cha sở là mình quá bận việc nên không đi lễ được !?

Có những việc bận quan trọng, như ở công ty phải làm theo ca theo giờ mà trùng vào ngày chủ nhật nên không đi lễ được, cái bận này có thể được Chúa chấp nhận; có những việc bận không quan trọng, như bận nhậu nhẹt với bạn bè, bận đưa người yêu đi sắm đồ, bận đi picnic với bạn học, cái bận này không một người Ki-tô hữu “ham bận” cả, bởi vì lý do không chính đáng để bỏ lễ ngày chủ nhật.

Lời cầu nguyện không phát xuất từ tấm lòng đơn sơ và chân thành, thì không thể “ăn mày” được ơn của Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi tâm hồn.

---------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 25/11/2009
N2T


22. Nếu con cảm thấy khó nhẫn nại với khuyết điểm của người khác, khi trong lòng ưu phiền thì con hãy nhớ nhẫn nại chẳng qua là ở đời này, sau khi chết mà muốn nhẫn nại thì cũng không được, huống hồ thế gian ngắn ngủi qua mau, bây giờ nhẫn nại lập công đức thì sau khi chết được thưởng công bội hậu.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 25/11/2009
N2T


300. Học vấn là căn bản lập quốc, văn minh của các nước đông tây, đều do học vấn mà có.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám mục có quyền kỷ luật chính trị gia?
Trần Mạnh Trác
10:19 25/11/2009
Washington DC, ngày 25 tháng 11 năm 2009 / 04:40 (CNA). - Một chuyên gia chính trị không Công Giáo nói rằng lời yêu cầu của Đức Giám mục Thomas Tobin với dân biểu Hoa Kỳ Patrick Kennedy nên kiềm chế không nhận Mình Thánh Chuá là “rỏ ràng hợp lý" ("eminently reasonable “) và là một khuyến khích "phù hợp" (“appropriate” ) để vị dân biểu kiểm tra lại các cam kết đức tin của mình.

Dân biểu Kennedy, một Đảng viên Dân chủ Rhode Island và là con trai của cố Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Edward Kennedy, đã bị Giám mục Tobin Providence chỉ trích vì cuộc tấn công chống lại các giám mục Công giáo trên vấn đề tài trợ phá thai trong dự luật chăm sóc sức khỏe. Gần đây, Kennedy tiết lộ rằng Đức cha Tobin đã yêu cầu ông phải kiềm chế không Hiệp Lễ vì mâu thuẫn công khai của ông với giáo huấn Công Giáo.

Peter Roff, Khoa trưởng tại Viện Institute for Liberty và là một niên trưởng Biên Tập Viên cho United Press International, đã viết tại FoxNews.com rằng người Mỹ tìm đến "những cơ sở đức tin" để xác định các vấn đề đạo đức như phá thai. Mặc dù không phải là Công Giáo, ông nói ông hiểu được bản chất phẩm trật của Giáo Hội và vai trò cuả giáo lý.

Với "sự tôn trọng lớn nhất," ông nói rằng giáo hội Công giáo không phải là một nơi khuyến khích "tự do tư duy" trên vấn đề tín lý.

"Có những điều được coi là chân lý tuyệt đối và rất ít điều cho phép tín đồ suy xét theo ý riêng," Roff tiếp tục. Nếu Dân biểu Kennedy muốn coi mình là Công giáo, ông "phải tỏ ra tôn trọng một cách thích hợp với giáo huấn cuả giáo hội" là cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai và phá thai là một tội.

"Bằng cách yêu cầu Kennedy tự nguyện xem xét hành động của chính mình, chứ không đe dọa cấm ông lãnh nhận các phép bí tích hoặc ra lệnh cho các thừa tác viên từ chối cho rước lễ, GM Tobin đã khuyến khích vị dân biểu xem xét những cam kết đức tin của mình – là một điều mà ta có thể kết luận là thích hợp cho vai trò cuả một giáo sĩ, "Roff nhận xét.

Ông nói rằng vấn đề này đang được "tách ra" như là một trường hợp của một giáo hội đang cố gắng áp đặt ý muốn của mình lên các chính trị gia là những người đại diện cho "nhiều thành viên của nhiều tôn giáo trên thế giới."

Trong những phê bình Đức Cha Tobin một số người đã dùng cụm từ của Thomas Jefferson về bức tường " chia ly giữa Giáo Hội và Nhà nước," Roff nói dòng chữ này không có trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Jefferson đang ở nước ngoài khi Hiến pháp được viết và cụm từ này là ý kiến riêng của ông trong một bức thư gởi cho những tín đồ Danbury Baptist ở Connecticut khi ông làm tổng thống năm 1802.

Không khi nào Jefferson đề nghị các giáo hội nên "bị cấm thi hành kỷ luật riêng của mình trong các bức tường riêng của mình giữa các thành viên của riêng mình, ngay cả khi có liên quan đến những vấn đề liên hệ đến chính sách công."

Mục đích của Tu chính án thứ nhất là để "bảo vệ những tín đồ không bị nhà nước cưỡng bức, chứ không phải để bảo vệ nhà nước khỏi bị "can thiệp bởi giáo hội."

Tuy nhiên, ông cho biết, rất khó lượng định được rằng lời yêu cầu cuả Giám mục Tobin là một sự can thiệp vào chính trị.

"Nếu Dân biểu Kennedy mong muốn giáo hội của mình coi ông ta một tín đồ tốt, thì ông tốt nhất phải quan tâm đến mối quan tâm của giáo hội cuả mình và hành động phù hợp," Roff kết luận.
 
Nhân ngày lễ Tạ Ơn: Xin cám ơn cuộc đời
Hoàng Thanh
12:24 25/11/2009
XIN CẢM ƠN CUỘC ĐỜI

Ngày mai là thứ Năm tuần lễ cuối của tháng 11, sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề “Xin Cám Ơn Cuộc Ðời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường, bắt đầu từ cái bình thường nhất: “Chỉ với một nụ cười...” Tựa đề mới được đặt lại theo tinh thần bài viết.

****

Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để người ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."

Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi.

Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn mười mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy người làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà dưỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm trước ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi.

Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

Dear Thanh,

My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.

Thank you, very much, for your smile...


(Cô Thanh quí mến,

Tên tôi là Josephine Smily, nhưng cuộc sống đã không mỉm cười với tôi. Nhiều lần tôi đã muốn kết liễu đời mình cho đến ngày tôi gặp được cô ở tiệm thuốc này. Cô là người Duy Nhất luôn mỉm cười với tôi sau cái ngày oan nghiệt về sự ra đi của chồng và con tôi. Cô đã khiến cho tôi lấy lại hạnh phúc và giúp tôi tiếp tục sống. Tôi uốn dung dịp Tạ Ơn này để nói lên lời Tri Ân với cô, Thanh.

Cảm ơn cô rất nhiều về nụ cười của cô…)

Rồi bà ôm tôi và bà chảy nước mắt.. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình ướt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cười, mà tôi đã có thể giúp cho một con người có thêm nghị lực để sống còn.

Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.

Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc trước khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm trước.. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn ước nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nước mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:

My dear Thanh,

I am thinking of you until the last minute of my life.

I miss you, and I miss your smile...

I love you, my "daughter"...


(Cô Thanh quí mến,

Tôi đang nghĩ về cô trong những phút cuối đời của tôi.

Tôi nhớ cô và nhớ nụ cười của cô.

Tôi thương cô nhiều lắm, “cô con gái” của tôi…)

Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, người "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...

Trước mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của người bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

***

Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi người đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho người mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn.. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).

Từ mấy tuần trước ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.

Người Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thường làm món gà ta, “gà đi bộ.” Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần trước ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi hướng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.

Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm đến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những người không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những người dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, người da vàng cũng có, và có cả người Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều người không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều người đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta....

Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều người khác. Chúng ta được sinh ra làm người, đã là một ơn sủng của Thượng Ðế. Như tôi đây, có được ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...

Cám ơn quê hương tôi -Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những người dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê hương tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê người...

Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn đi, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua....

Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học....

Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên người, đã truyền cho con biết bao kiến thức đêå con trở thành một người hữu dụng cho đất nước, xã hội...

Cám ơn các chị, các em tôi, đã xẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê người, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại..

Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà lưu luyến cả...

Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã "nuôi"tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon "gigo" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nho,û hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào.

Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật...

Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...

Cám ơn những người tình, cả những người từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết được cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương..

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thường... để từ đó bớt dần "cái tôi"- cái ngã mạn của ngày nào...

Xin cám ơn tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:



"Trăm năm trước thì ta chưa gặp,

Trăm năm sau biết gặp lại không?

Cuộc đời sắc sắc không không

Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."


Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những người đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải được đón nhận, bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?

Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này....

Hoàng Thanh

Mùa Thanksgiving 2009
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI và giới trẻ: Hãy sống Mùa Vọng trong cầu nguyện!
Bùi Hữu Thư
20:10 25/11/2009
“Xin thức tỉnh trong cầu nguyện” và “cam kết sống Phúc Âm.”

Rôma, Thứ Tư 25 tháng 11, 2009 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi giới trẻ sống Mùa Vọng “trong thức tỉnh và cầu nguyện” và “cam kết sống Phúc Âm.”

Đức Thánh Cha Benedict nhấn mạnh, “Chúa Nhật tới, bắt đầu mùa Vọng. Cha khuyên các con, các bạn trẻ thân mến, hãy sống “thời điểm căng thẳng này” trong canh thức và cầu nguyện, và cam kết quảng đại với Phúc Âm.”

Đức Thánh Cha Benedict đã khuyến khích các bệnh nhân “hãy được nâng đỡ bằng việc dâng tất cả những nỗi đau của các bạn trong hành trình chuẩn bị cho ngày Giáng Sinh thiêng liêng của các kitô hữu.”

Ngài đã yêu cầu các cặp vợ chồng mới cưới “hãy làm nhân chứng cho Thần Khí của tình yêu đang nâng đỡ đại gia đình của Thiên Chúa.”
 
Top Stories
Amnesty International Urgent Action for Father Nguyen Van Ly
Amnesty International
02:05 25/11/2009
AMNESTY INTERNATIONAL URGENT ACTION

UA: 313/09 Index: ASA 41/009/2009 Issue Date: 24 November 2009

VIETNAMESE PRIEST FALLS SERIOUSLY ILL IN PRISON

Imprisoned pro-democracy activist and Catholic priest Father Nguyen Van Ly suffered a suspected stroke on 14 November in Viet Nam. He is conscious but paralyzed on one side. He has been moved to a prison hospital in the Vietnamese capital, Ha Noi. He may be returned to prison, where he would not receive adequate medical treatment for a potentially life-threatening condition.

Father Nguyen Van Ly, who is 63 years old, has been moved from Ba Sao prison, in Ha Nam province, northern Viet Nam, where he has been held in solitary confinement since March 2007, to Prison Hospital 198, administered by the Ministry of Public Security in Ha Noi. Five prison officers are guarding his room, and they only allow family members to see him in order to give him additional care, including by providing him with changes of clothing and food. Sources in Viet Nam say that Father Ly is undergoing medical tests. While in prison he has suffered from high blood pressure and other health problems. He has been ill a number of times in the last six months, including an incident when he fell and hit his head and was unable to stand up, and also had temporary loss of movement on one side of his body. He recovered despite receiving inadequate medical treatment at Ba Sao prison.

Father Ly is a Catholic priest and activist for human rights and democracy. In March 2007 he was sentenced to eight years’ imprisonment for “conducting propaganda” against the state. He was accused of involvement in the internet-based pro-democracy movement Bloc 8406, which he co-founded in April 2006, and taking part in the establishment of banned political groups. He also secretly published a dissident journal, Tu Do Ngon Luan (Freedom and Democracy).
Since Father Ly was first jailed for his activism in the late 1970s, he has spent some 17 years as a prisoner of conscience, detained for calling for respect for human rights and freedom of expression, and criticizing government policies on religion.

ADDITIONAL INFORMATION
Freedom of expression and association is strictly controlled in Viet Nam. Dissidents who are critical of government policies and speak out about human rights violations face a range of sanctions to silence them. At least 30 dissidents have received long prison sentences, since a series of arrests began in 2006 after a short-lived period of official tolerance of increased web-based activism challenging the government. Another wave of arrests began in May 2009, and nine activists have recently been sentenced after unfair trials.
Law enforcement agencies arbitrarily use the Penal Code to stifle and criminalize peaceful dissent, in breach of international human rights treaties that Viet Nam has ratified. Restrictions and regulations on internet use penalize freedom of expression on topics deemed sensitive, including human rights and advocacy of democracy. Recent regulations on blogging enacted in December 2008 restrict content to personal matters, and prohibit dissemination of anti-government material, and “undermining national security”.


PLEASE WRITE IMMEDIATELY in English, Vietnamese or your own language:
- Expressing grave concern that if Father Ly is returned to prison after suffering a suspected stroke, he would not receive all the medical care he needs, and his life would be at risk;
- Urging the authorities to allow Father Ly's family frequent access to him in the prison hospital;
- Calling on the authorities to urgently release Father Ly into the care of his family so that they can arrange immediate provision of independent professional medical care and hospital treatment;
- Calling on the authorities to ensure that he is released unconditionally and not returned to prison.

PLEASE SEND APPEALS BEFORE 05 JANUARY 2010 TO:

Minister of Foreign Affairs
Pham Gia Khiem
Ministry of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Salutation: Dear Minister


Minister of Public Security
Le Hong Anh
Ministry of Public Security
44 Yet Kieu Street
Ha Noi
Viet Nam
Fax: + 8443 942 0223
Salutation: Dear Minister
 
Pope exhorts Vietnamese Catholics for missionary zeal and active commitment in Church’s life
Emily Nguyen
03:21 25/11/2009
Hundreds of thousands of Catholics participated in the Opening Ceremony of the Holy Jubilee in So Kien on Nov. 24, 2009, the Solemnity of the 117 Vietnamese martyrs canonized by Pope John Paul II in 1988. In his letter to Vietnamese Catholics, Pope Benedict XVI urged them to follow martyrs' examples, break down barriers between people, and give new strength and passionate zeal for missionary efforts.

On Tuesday morning, Nov. 24, 2009 a group of cardinals and bishops including Cardinals Roger Marie Élie Etchegaray, Vice-Dean of the College of Cardinals; André Armand Vingt-Trois, Archbishop of Paris, President of the French Episcopal Conference; Bernard Francis Law Archpriest of the Basilica di Santa Maria Maggiore; Jean Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Saigon, Bishop Tod David Brown of Orange County, 30 Vietnamese bishops of all 26 dioceses, 1200 priests including dozens of foreign priests from European countries and U.S.A; and hundreds of thousands of faithful of northern dioceses took part in the festive grand opening ceremony of the Holy Jubilee in Vietnam.

In a letter dated Nov. 17 sent to Catholics in Vietnam on this occasion, Pope Benedict XVI stated that he was “united in joy and thanksgiving prayers of bishops” for the celebration of 350 years since the foundation of the first two Apostolic Vicariates of Tonkin and Cochinchina (1659-2009) and the 50th anniversary of the establishment of the hierarchy in Vietnam (1960-2010).

For Pope Benedict XVI, “the selection of November 24 for the opening ceremony for the Jubilee Year was significant as the entire Catholic Church celebrates on that day the Solemnity of St. Andrew Dung-Lac and his 116 companions.” For being a priest and teacher of the Catholic faith he was beheaded in 1839 in Hanoi, after a long, harsh period of torture and intimidations. In the context of the Year for Priests, Pope Benedict XVI exhorted “religious and diocesan priests in Vietnam to follow his radiant virtues associated with his priesthood.”

Praising the good preparation of the local Church for the Jubilee Year, Pope Benedict XVI, observed that “the entire Church in Vietnam has just completed a Novena praying for and in anticipation of the Holy Jubilee, making this extraordinarily religious event an offering to God, enriching spiritual lives of Christians and promoting the Church's evangelicalism.”

Now with the opening of the Holy Jubilee, he urged Catholics to take this opportunity to renew the Church in Vietnam and its missionary efforts.

“The Holy Jubilee is being viewed as the time for Catholics as a whole to rejuvenate our mission of announcing the Good News to our fellow countrymen. It's also for us to become more of a Church of Unity and Mission,” the pope wrote.

In his speech, Cardinal Etchegary, who impressed Hanoi Catholics with a gesture interpreted by many as support from Rome for their Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, continued to urge Vietnamese Catholics to keep nurturing their hope in God despite “disappointments and different facets of life”.

An extraordinary event took placed in St Joseph's Cathedral on Sunday morning of Nov 22 when Cardinal Roger Etchegaray solemnly gave Archbishop Ngo Quang Kiet his crosier as a gift saying that he did not want to bring it back to Rome with him. The gesture since then has been passionately discussed in Catholic circles and even among non-Catholics.

“Hope requires courage, for we are living in a society where there are plenty of challenges and difficulties. We are confronting disappointments and different facets of life. Many times even hope is masked with a phony face. Other times we claim to be hopeful or delightful for having hope for something. But in reality we are hopeless. Hope- it is not a disillusion. This earth is not a waiting room for us to envision hope and happiness coming from a distant future," the cardinal said.

As an explicit reference to tensions between the Church and the communist State in recent years, Cardinal Etchegaray called for reconciliation.

"Reconciliation is something this world has been so eager to achieve, and it is so essential to us, since this world is being divided by so many different problems. There is huge difference among different individuals. Your bishops have been courageously stressing this issue, reconciliation, for that is how we can get connected with all our brothers and sisters in this country,” he continued.

Cardinal Etchegaray noted that the Church in Vietnam is alive and vigorous, blessed with strong and faithful bishops, and dedicated religious, and courageous and committed laypeople. For that, “if I could speak Vietnamese very well, I would say ‘Thank you’ a thousand times,” he concluded.

On Wednesday Nov. 25, all 26 dioceses of Vietnam have celebrated the opening of the Holy Jubilee at the diocesan level. Cardinal André Armand Vingt-Trois, Archbishop of Paris, President of the French Episcopal Conference presided the opening ceremony in Bac Ninh diocese.
 
Vietnam: Benoît XVI salue le témoignage des martyrs
Zenit
07:46 25/11/2009
Don de la foi dans le Christ

ROME, Mardi 24 novembre 2009 (ZENIT.org) - Benoît XVI salue le témoignage des martyrs du Vietnam, don de la foi dans le Christ, à l'occasion du Jubilé de l'Eglise du Vietnam qui s'est ouvert aujourd'hui, en la fête liturgique de ces martyres.

Ce jubilé a été inauguré lors d'une célébration eucharistique à So Kien, dans le diocèse de Hanoi, à l'occasion du 350e anniversaire des vicariats apostolique du Tonkin et de Cochinchine (cf. Zenit du 23 novembre 2009), en présence des cardinaux Roger Etchegaray, président émérite du Conseil pontifical Justice et Paix, André Vingt-Trois, archevêque de Paris et président de la Conférence des évêques de France, et Bernard Law, archevêque émérite de Boston.

Ce jubilé a été proclamé par le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man sur le thème: « L'Eglise catholique du Vietnam: mystère, communion, ministère ».

Le pape avait évoqué ce jubilé le 27 juin dernier, dans son discours aux évêques du Vietnam en visite ad limina.

« L'Eglise qui est au Viêt-nam se prépare actuellement à la célébration du cinquantième anniversaire de l'érection de la hiérarchie épiscopale vietnamienne. Cette célébration qui sera marquée tout spécialement par l'Année jubilaire 2010, pourra lui permettre de partager avec enthousiasme la joie de la foi avec tous les Vietnamiens en renouvelant ses engagements missionnaires », a déclaré le pape.

« A cette occasion, a-t-il ajouté, le peuple de Dieu doit être invité à rendre grâce pour le don de la foi en Jésus-Christ. Ce don a été accueilli généreusement, vécu et témoigné par de nombreux martyrs, qui ont voulu proclamer la vérité et l'universalité de la foi en Dieu ».

Le pape a souligné l'importance de ce témoignage pour tout le continent en disant: « En ce sens, le témoignage rendu au Christ est un service suprême que l'Eglise peut offrir au Viêt-nam et à tous les peuples d'Asie, parce qu'il répond à la recherche profonde de la vérité et des valeurs qui garantissent le développement humain intégral (cf. Ecclesia in Asia) ».

Le pape a souligné l'importance de la communion des évêques: « Devant les nombreux défis que ce témoignage rencontre actuellement, une collaboration plus étroite est nécessaire entre les différents diocèses, entre les diocèses et les congrégations religieuses, de même qu'entre ces dernières elles-mêmes ».

Le pape n'a pas répondu publiquement à l'invitation à accomplir un voyage au Vietnam, formulée par le président de la conférence épiscopale.
 
Vietnam: la Chiesa ringrazia i suoi martiri all'inizio del Giubileo
Zenit
07:48 25/11/2009
L'Arcivescovo di Hanoi presenta le sue dimissioni

SO KIEN, mercoledì, 25 novembre 2009 (ZENIT.org).- Benedetto XVI ha ringraziato la testimonianza dei martiri del Vietnam, dono della fede in Cristo, in occasione del Giubileo della Chiesa in Vietnam iniziato questo martedì, giorno della festa liturgica di questi martiri.

Il Giubileo è stato inaugurato in una celebrazione eucaristica a So Kien, nella Diocesi di Hanoi, e si celebra nel 350° annniversario dei vicariati apostolici del Tonchino e della Cocincina e nel 50° anniversario della Conferenza Episcopale del Paese.

Migliaia di persone hanno assistito all'apertura, tra cui i Cardinali Roger Etchegaray, presidente emerito del Pontificio Consiglio della Giustizia e della Pace; André Vingt-Trois, Arcivescovo di Parigi e presidente della Conferenza Episcopale Francese, e Bernard Law, Arcivescovo emerito di Boston.

Il Giubileo è stato proclamato dal Cardinale Jean-Baptiste Pham Minh Man, sul tema “La Chiesa cattolica in Vietnam: mistero, comunione, ministero”.

Una lunga processione con candele, guidata da monsignor Peter Nguyen Van Nhon, presidente della Conferenza Episcopale del Vietnam, seguita da una trentina di Vescovi di 26 Diocesi nel Paese, 250 sacerdoti e 600 religiose vietnamite, ha ricordato i 117 martiri vietnamiti.

Pressioni del Governo

L'Arcivescovo di Hanoi, monsignor Joseph Ngo Quang Kiet, ha affermato: “Provo orgoglio e gratitudine per i nostri antenati, che hanno sacrificato la vita per conservare il dono” della fede, come riporta l'agenzia AsiaNews.

“I cattolici vietnamiti debbono avere gratitudine per i missionari che hanno sacrificato la loro vita”, ha aggiunto.

Monsignor Kiet ha presentato recentemente le sue dimissioni al Papa, adducendo motivi di salute, anche se molti cattolici vietnamiti pensano che le dimissioni del presule, che ha 57 anni ed è uno dei principali leader della Chiesa cattolica in Vietnam, siano dovute alle pressioni del Governo vietnamita, come ha reso noto questo martedì Rome Reports.

Il presidente del Comitato Popolare di Hanoi ha chiesto in varie occasioni le sue dimissioni, dandogli la responsabilità delle proteste dei cattolici per la vendita dei terreni espropriati alla Chiesa e accusandolo di non rispettare e di non cooperare con le autorità per risolvere il problema.

Monsignor Kiet ha riconosciuto che il seme del Vangelo piantato in Vietnam “ha conosciuto molte esperienze difficili”.

“Sono le forze del male che vogliono uccidere il seme del Vangelo. Ma stranamente, più il seme del Vangelo incontra difficoltà, più è tempo di lavorare per un ricco raccolto”, ha aggiunto.

All'apertura del Giubileo è seguita una notte di celebrazioni per i 350 anni della Chiesa in Vietnam.

Rinnovare gli impegni

Il Papa ha richiamato il Giubileo, il 27 giugno scorso, nel suo discorso ai Vescovi del Vietnam in visita ad limina.

“La Chiesa in Viêt Nam si sta attualmente preparando alla celebrazione del cinquantesimo anniversario della creazione della gerarchia episcopale vietnamita”, ha detto in quell'occasione Benedetto XVI.

“Questa celebrazione, che sarà segnata in modo particolare dall'anno giubilare 2010, potrà permetterle di condividere con entusiasmo la gioia della fede con tutti i vietnamiti rinnovando i suoi impegni missionari”, ha aggiunto.

“In tale occasione il popolo di Dio deve essere invitato a rendere grazie per il dono della fede in Gesù Cristo. Questo dono è stato accolto generosamente, vissuto e testimoniato da molti martiri, che hanno voluto proclamare la verità e l'universalità della fede in Dio”.

Il Papa ha anche sottolineato l'importanza di questa testimonianza per tutto il continente asiatico: “In tal senso, la testimonianza resa a Cristo è un servizio supremo che la Chiesa può offrire al Viêt Nam e a tutti i popoli dell'Asia, poiché risponde alla ricerca profonda della verità e dei valori che garantiscono lo sviluppo umano integrale”, ha detto citando il documento “Ecclesia in Asia”.

“Dinanzi alle numerose sfide che questa testimonianza incontra attualmente, è necessaria una più stretta collaborazione fra le diverse diocesi, fra le diocesi e le congregazioni religiose, e anche fra le stesse congregazioni religiose”.

Il Papa non ha risposto pubblicamente all'invito del presidente della Conferenza Episcopale del Vietnam a compiere un viaggio nel Paese.
 
CHINE: Le cardinal Zen publie un guide de lecture pour aider à comprendre la Lettre du pape aux catholiques chinois
Eglises d'Asie
10:25 25/11/2009
Le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse catholique de Hongkong, a publié un livret en chinois de 22 pages afin d’aider à la compréhension de la Lettre du pape Benoît XVI aux catholiques chinois, rendue publique le 30 juin 2007. Cinq cents exemplaires du livret seront distribués dans les paroisses de Hongkong, ce dimanche 29 novembre, et le texte en sera prochainement consultable sur le site Internet du diocèse de Hongkong.

Intitulé « Une aide pour lire la lettre du Saint Père à l’Eglise de Chine », le texte a reçu le blanc-seing du Saint-Siège, a précisé le cardinal Zen, qui a ajouté que, bien que n’ayant pas le même degré d’autorité que le Compendium publié en mai dernier par le Vatican pour, là aussi, aider les catholiques chinois à comprendre la lettre pontificale, son texte était une « tentative personnelle » pour « aider [ses frères chinois] à comprendre correctement la lettre du pape ». Selon le cardinal, le Compendium a laissé « de nombreuses questions » sans réponse et justifie donc un éclairage supplémentaire à la lettre de Benoît XVI.

La lettre du pape abordait, sur un plan théologique, des questions essentielles relatives, notamment, à la nomination des évêques de l’Eglise en Chine et apportait des directives pratiques à propos de la vie de l’Eglise de Chine et de l’évangélisation. Le texte du cardinal Zen plonge sans détour dans les questions relatives à la division de l’Eglise catholique en Chine, à savoir les relations entre les communautés dites « clandestines » et celles qui sont approuvées par les autorités chinoises.

Le cardinal note que des catholiques chinois ont lu une contradiction dans la lettre du pape, dans la mesure où le texte pontifical demande, d’une part, aux catholiques « clandestins » de ne pas adhérer aux organes mis en place par le gouvernement chinois, notamment l’Association patriotique des catholiques chinois, mais, d’autre part, ne demande pas aux évêques « officiels » qui sont en communion avec Rome de quitter l’Association patriotique, et ce en dépit du fait que l’Association patriotique s’ingère de manière très évidente dans la conduite des affaires de l’Eglise.

Le cardinal répond qu’il n’y pas lieu de voir ici « une contradiction ». Il explique que la lettre du pape exprime seulement l’espoir que les évêques « officiels » vont « s’efforcer de se départir des agences étatiques pour, in fine, parvenir à transformer la structure actuellement en place ». Si contradiction il y a, elle se manifeste dans le fait que certains évêques « officiels », parmi ceux dont la qualité épiscopale a été légitimée par le Saint-Siège, n’agissent pas ainsi que la légitimation épiscopale qui leur a été conférée devrait les inciter à agir. « Comment peuvent-ils être en communion avec le Saint-Siège s’ils déclarent, ouvertement et de manière répétée, qu’ils sont favorables à une Eglise indépendante ? », interroge le cardinal Zen.

Dans le guide de Mgr Zen, on peut encore lire que la lettre du pape Benoît XVI dit qu’il n’y a pas de difficulté, pour un catholique, à se voir reconnu par les autorités civiles en place, pourvu que cette reconnaissance n’implique pas une « renonciation aux principes intangibles de la foi ». Le cardinal de Hongkong ajoute qu’il doute qu’il soit possible pour le clergé « clandestin » de se voir reconnaître par le gouvernement une existence légale afin d’exercer sa mission pastorale au grand jour, sans, pour autant, céder, d’une manière ou d’une autre, sur ces principes. Reprenant un point déjà exprimé dans le Compendium, le cardinal Zen affirme que la réconciliation sur un plan spirituel des communautés « clandestine » et « officielle » et la fusion de ces deux groupes en une seule et même structure sont deux questions distinctes qui ne doivent pas être confondues.

Quelques jours avant la publication de son guide, le cardinal Zen s’était exprimé le blog qu’il tient sur le site Internet du diocèse de Hongkong. Là où le cardinal Bertone disait voir des « signes d’espérance » depuis que la lettre de Benoît XVI a été publiée (1), le cardinal Zen exprimait l’opinion selon laquelle les événements qui s’étaient déroulés depuis deux ans en Chine étaient plutôt décevants. L’évêque émérite de Hongkong expliquait pourquoi, selon lui, la situation de l’Eglise en Chine n’allait pas en s’améliorant et que ce qui faisait que cette situation était anormale allait de facto en s’aggravant. Selon le cardinal, ceux de la partie « officielle » de l’Eglise qui avaient pris part aux festivités organisées par Pékin pour le cinquantième anniversaire de la fondation de l’Association patriotique (en juillet 2007) et des premières ordinations épiscopales illicites (en décembre 2008) avaient commis une erreur (2). Dans sa conclusion, le cardinal réitérait une affirmation maintes fois exprimée, à savoir que l’amour de la patrie n’est pas incompatible avec l’amour de l’Eglise et que la meilleure contribution que l’Eglise de Chine puisse apporter à la nation chinoise est de vivre et d’agir en Eglise selon les directives inscrites dans la lettre de Benoît XVI.

(1) Voir les dépêches diffusées les 17 et 18 novembre 2009

(2) Voir EDA 498

(Source: Eglises d'Asie, 24 novembre 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lời cám ơn của ĐTGM Hà Nội Trưởng Ban Tổ chức Lễ Khai Mạc Năm Thánh
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
02:02 25/11/2009
LỜI CÁM ƠN
CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI GIUSE NGÔ QUANG KIỆT
THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010


1- Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh đã gần kết thúc, con xin thay mặt cho Hội đồng Giám mục, Ban Năm Thánh và Ban Tổ chức lễ Khai mạc dâng lời cảm tạ.

2- Chúng con hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao hồng ân ban cho Giáo hội VN trong suốt 350 năm, đặc biệt trong 50 năm vừa qua. Xin tạ ơn Chúa, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

3- An quả nhớ kẻ trồng cây, chúng con tưởng nhớ công ơn của các vị thừa sai đã đổ bao mồ hôi nước mắt lẫn xương máu vất vả gieo vãi hạt giống Tin mừng trên quê hương Việt nam.

4- Với lòng thành kính, chúng con tri ân các bậc Tổ Tiên Anh Hùng, đã dâng hiến mạng sống như hạt lúa chịu mục nát, để hôm nay chúng con được hưởng mùa gặt phong phú dồi dào.

5- Chúng con tạ ơn Mẹ Hội Thánh đã luôn quan tâm, bằng mọi phương tiện giúp cho Giáo hội Việt nam được hình thành, phát triển và vững mạnh như hiện tại.

6- Lời cám ơn đặt biệt trân trọng chúng con muốn gửi đến các vị khách danh dự: ĐHY Roger Etchegaray, người với chuyến viếng thăm lịch sử 20 năm trước đem lại nhiều hi vọng cho Giáo hội Việt nam; ĐHY Bernard Law, người luôn quan tâm giúp đỡ Giáo hội và người Việt nam; ĐHY André Vingt-Trois, người thắt chặt thêm mối thân tình cố cựu giữa hai Giáo hội Pháp và Việt nam; Cha Jean-Baptiste Etcharren, bề trên Hội Thừa sai Balê, Hội liên tục góp phần xây dựng GH VN từ 350 năm qua; Đức cha Todd David Brown, Giáo phận Orange kết nghĩa luôn sát cánh bên Tổng Giáo phận Hà nội. Sự hiện diện của Quý Ngài hôm nay là dấu chỉ hữu hình của tình hiệp thông trong GH, tình bác ái huynh đệ, tình liên đới mật thiết dành cho Giáo hội Việt nam và Tổng Giáo phận Hà nội. Chúng con xin ghi khắc những tình cảm thân thương cao quí này.

7- Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng đại diện của các Tòa Đại sứ: Anh, Ao, Ba lan, Bỉ, Đan mạch, Đức, Hoa kỳ, Pháp, Thụy sĩ, Uc, Ý và các Tòa Đại sứ khác trong thánh lễ này. Cám ơn Quý Vị đã đến để nói lên lòng trân trọng đối với các giá trị tâm linh và sự quan tâm đến tôn giáo là nhu cầu và quyền lợi của con người.

8- Lời chào huynh đệ gửi đến Đức Ong Thomas Choi, cha J.B Jung và phái đoàn Hàn quốc. Xin cám ơn tình thân của Quý Cha dành cho Việt nam và Tổng giáo phận Hà nội.

9- Chúng tôi cám ơn thịnh tình của MTTQ TW, Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND, Ban Tôn giáo và MTTQ tỉnh Hà nam, UBND và CA huyện Thanh liêm và thị trấn Kiện Khê, trường PTCS thị trấn Kiện Khê, đã giúp điều phối các ban ngành liên quan, đến tặng hoa chúc mừng, bố trí địa điểm giữ xe, cho mượn trường học, giữ gìn trật tự. Sự cộng tác của Quý Ban góp phần quan trọng cho ngày lễ được an toàn và trang trọng.

10- Chúng tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện của các vị chức sắc các tôn giáo bạn. Khác niềm tin nhưng chúng ta cùng một thao thức phát triển phần tâm linh cao quí để con người được sống hạnh phúc. Với sự hiện diện của Quý Vị, sự cộng tác giữa các tôn giáo chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp.

11- Thay mặt cho Ban Tổ chức Lễ Khai mạc Năm Thánh, chúng con trân trọng bày tỏ lòng biết ơn lên Hội đồng Giám mục Việt nam, không những đã tin tưởng trao nhiệm vụ quan trọng mà còn quan tâm giúp đỡ để Tổng Giáo phận Hà nội có thể hoàn thành công việc.

12- Chúng con cám ơn Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân khắp nơi trong và ngoài nước, đặc biệt trong 10 giáo phận miền Bắc, đã tích cực đóng góp ý kiến, nhân lực,tài lực cho việc tổ chức. Đặc biệt các nhạc sĩ Phạm đức Huyến, Văn Duy Tùng, các đoàn diễn nguyện, các nhạc sĩ, ca trưởng, ca sĩ, các đội kèn, trống và các ca đoàn đã góp phần làm cho buổi lễ long trọng sốt sắng.

13- Chúng tôi không quên sự cộng tác của công ty điện lực, công ty vận tải, các hãng âm thanh, ánh sáng, màn hình phẳng, các cơ sở phục vụ ẩm thực, cung cấp lễ đài, ghế nhựa, bồn nước, nhà vệ sinh và lều bạt đã tích cực góp phần vào sự thành công của thánh lễ.

14- Tâm tình mến thương đặc biệt xin gửi đến Đức cha Lôrenso, Đức cha Giuse, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và Anh Chị Em giáo dân trong Tổng giáo phận nhà. Suốt mấy tháng qua tất cả các ban và tất cả mọi người đã hết sức vất vả chuẩn bị cho ngày lễ với một tinh thần hăng say quảng đại không gì so sánh được. Và trong giờ phút trọng đại này, anh chị em lại tận tâm phục vụ làm cho buổi lễ được thập phần hoàn hảo. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa và cám ơn nhau.

15- Sau cùng xin cám ơn tất cả mọi người từ khắp nơi đã quan tâm tới công tác tổ chức, đang theo dõi thánh lễ và đặc biệt anh chị em lương cũng như giáo đang tham dự thánh lễ này. Anh chị em đã góp phần tích cực vào sự thành công của thánh lễ hôm nay khi tham dự thật trang nghiêm sốt sắng đầy tinh thần cầu nguyện, hi sinh và vui tươi. Xin Chúa ban muôn phúc lành cho anh chị em.

16- Cuộc lễ thật lớn lao, năng lực chúng con lại hạn hẹp, dù đã cố gắng hết sức chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, xin mọi người hãy rộng tình tha thứ cho chúng con.

17- Trước khi ra về, chúng con kính chúc Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý chủng sinh, Quý Khách và toàn thể Anh Chị Em giáo dân được nhiều ơn lành và nhiều kết quả thiêng liêng trong Năm Thánh này. Chúng con xin cảm tạ.
 
Trời Sở Kiện: Dấu ấn lễ khai mạc Năm Thánh 2010
P. Hồng Nhung
09:02 25/11/2009
TRỜI SỞ KIỆN

Dấu ấn lễ khai mạc Năm Thánh 2010 -

Trời Sở Kiện một màu xanh thăm thẳm
Nắng hồn nhiên hong ấm cõi nhân trần
Năm Thánh về trong sức sống canh tân
Trong ánh mắt nụ cười Người Công Giáo

Đêm Canh Thức bên bạn lòng đồng đạo
Sương bay bay giăng mắc khắp quê nhà
Đất ẩm ướt rì rầm lời kể chuyện
Về một thời oanh liệt khúc hoan ca

Đã khép lại ngày hôm qua ở đó
Những đớn đau, lầm lỗi cũng qua rồi
Những chua xót thiệt thòi đã nhường lại
Cho hạt mầm Đức Ái nở xanh tươi

Bình minh tới cũng là giờ nến tắt
Dọn sẵn lòng đón Năm Thánh yêu thương
Bao linh hồn u mê nay tỉnh thức
Mở cửa tâm tư nhẹ nhõm để lên đường

Trở lại với văn phòng nơi đô thị
Được món quà của Chúa gửi bất ngờ
Chiếc vòng nhỏ từ nơi người hàng xóm
Cũng là Người Công Giáo rất đơn sơ

Ngày thứ hai của Năm Thánh kết thúc
Viết tặng mình, tặng Chúa một bài thơ
Ngoài khung cửa, phố đã lên đèn đỏ
Chắc Chúa đang đợi mình ở Nhà thờ

Sẽ mang mãi tâm tình Người Công Giáo
Trên mọi đường mọi nẻo sống đời thường
Con sẽ biến cuộc đời thành tu viện
Có Thánh đường của Chúa ở trong tim

Cúi xin Chúa và Mẹ luôn hiện diện
Cho con không lạc lối trở về
Cúi xin Chúa và Mẹ thương che chở
Cho con chỉ tìm Chúa để say mê

Tạ ơn Chúa và Cảm ơn Giáo Hội
Cho con thành Người Công Giáo hôm nay
Người Công Giáo yêu thương và phục vụ
Không băn khoăn không trăn trở mỗi ngày

Sẽ chỉ vui với niềm vui của Chúa
Mãi dõi theo Giáo Hội để đồng hành
Nơi gần nhất là nơi nhà cha xứ
Đến xin Ngài mảnh đất để thâm canh

Âm thầm sống lao động và cầu nguyện
Rồi Tình Yêu... Chúa biến đổi con người
Đất cằn cỗi bỗng một mai mềm mại
Hạt vun trồng cựa mình nở Niềm Vui

Tạm biệt nhé Ngày Khai Mạc Năm Thánh
Đã khắc ghi dấu ấn mới trong đời
Dấu ấn ấy vẫn là Tình Yêu Chúa
Là điểm nhìn, điểm tới của nơi nơi...



 
Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam tại Düsseldorf
CĐ Aachen
17:46 25/11/2009
Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam

ngày Chúa nhật 22.11.2009 tại Düsseldorf


Ngày Chủ nhật 22.11.2009, lễ kính trọng thể Chúa Kytô Vua vũ trụ, đồng thời Giáo Hội Việt Nam mừng kính các Thánh Tử đạo Việtnam sắp đến ngày 24.11. Dịp này Giáo Hội Công giáo Việt Nam mừng kỷ niệm 350 năm thành lập Giáo Hội Việtnam hai Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài năm 1659, và cũng mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việtnam năm 1960. Vì thế Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khai mạc năm Thánh từ ngày 24.11.2009 đến 06.01.2011 mừng kỷ niệm dịp vui mừng thánh đức này.

Dù ở xa Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam liên Giáo Phận Köln Aachen cũng hướng tâm hồn về Quê Hương và Giáo Hội, nên đã mời gọi toàn thể các Hội đoàn Công Giáo cũng như mọi Giáo dân trong Giáo đoàn và khắp nơi về Düsseldorf cùng hiệp thông dâng Thánh Lễ cầu nguyện xin ơn Hoà bình và Công lý cho Quê Hương Việtnam và cho Giáo Hội Việtnam.

Thánh lễ mừng kính cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam do Ban Chấp Hành Gíao đoàn đứng ra tổ chức mời gọi. Số Gíao dân về tham dự đông đảo cùng dâng lời kinh tiếng hát, thắp sáng ngọn nến đức tin. Cha Linh Hướng Giáo đoàn Köln- Aachen Đaminh Nguyễn Ngọc Long, Cha cố Phêrô Nguyễn Trọng Qúy, Cha cố Giuse Nguyễn văn Tịnh, Cha Đinh Xuân Minh, Cha Giuse Lê văn Thắng cùng đồng tế chung quanh bàn thờ dâng thánh lễ với mọi người hôm đó.

Từ 13 giờ trưa, Giáo dân từ mọi phương trời trong và ngoài nước Đức đã lần lượt tiến đến nhà thờ St. Maria Rosenkranz –Düsseldorf.

15.00 giờ Ca Đoàn cùng với moi người bắt đầu Thánh Lễ bằng bài hát ngợi khen Chúa Giêsu là vua vũ trụ: Ôi Giêsu, Chúa Giêsu là Vua.. .

Sau bài hát ca nhập lễ mừng kính Chúa Kitô Vua vũ trụ, Cha chủ tế chào mừng mọi người mở đầu Thánh lễ.

“Anh chị em thân mến trong cùng một Chúa là Cha,

Trong niềm hân hoan thánh đức xin chào mừng anh chị em, các Bạn trẻ, các em thiếu nhi từ mọi nơi về đây nơi mừng kính lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Chúa Kitô Vua vũ trụ không đến trần gian với quyền hành thống trị con người, nhưng Ngài là vị Vua tình yêu, vị vua hòa bình và công lý cho toàn thể mọi người trên khắp cùng trái đất. Hòa bình và công lý là căn bản cho đời sống mọi người ở khắp mọi nơi, và là điều con người luôn cần đến.

Các Thánh Tử đạo Việt Nam của chúng ta ngày xưa đã sống trung kiên đức tin vào Chúa, Đấng là nguồn hòa bình và công lý cho con người. Các Ngài đã sống làm chứng cho Chúa trong suốt dọc đời sống của mình cho tới hơi thở cuối cùng. Trước mắt loài người họ là những người yếu thế, thua kém. Nhưng đời sống những giọt máu đào của họ đã đổ ra làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, đấng là nền hòa bình và công lý.

Trong tâm tình đó cùng với anh chị em, con xin chào mừng qúy Cha khách cha cố Phêrô Quý, cha cố Giuse Tịnh, Cha Giuse Thắng và cha Đinh Xuân Minh hôm nay cùng đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam chúng ta.

Hòa bình và công lý phát xuất từ nơi Thiên Chúa. Vì thế giờ đây chúng ta tất cả cùng thắp sáng ngọn nến trứơc bàn thờ cầu xin Thiên Chúa ban hòa bình và công lý cho Quê Hương Việt Nam và cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta đang sắp khai mạc năm Thánh 2010, dịp mừng kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận Đàng trong và Đàng ngoài năm 1659, và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam năm 1960.

Cùng với ánh nến lung linh trong tay chúng ta cùng hát lời kinh hòa bình cho Quê hương và Giáo Hội Việt Nam chúng ta.“

Lời Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô được cất hát vang lên trong khắp thánh đường hòa nhịp với những ánh nến lung linh của mọi người lần lượt lên đặt trước bàn thờ có dựng tấm bản đồ Việt Nam hình chữ S xin ơn Hoà bình và Công lý cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.

Trong Bài giảng Cha cố Phêrô Nguyễn Trọng Qúy đã chia sẻ về lịch sử Giáo Hội Việt Nam qua mấy điểm chính như:

1. Những vết tích rực rỡ nhất

-Vết tích I: Ghi khắc tên tuổi của từng con dân Việt Nam vào dòng lịch sử đời trần thế của Chúa Giêsu để ghi mốc lịch sử hiện hữu của họ bằng cách cho họ một niên hiệu khai sinh vừa lúc mới ra đời.

-Vết tích II: Ghi khắc đời sống Xã Hội Việt Nam vào Lịch Trình Sáng Tạo của Thiên Chúa bằng cách đưa tuần lễ 7 ngày vào đời sống xã hội, như học trò mỗi tuần có ngày học ngày nghỉ; người dân có ngày họp chợ, ngày đi chơi, ngày xem hội; cơ quan có ngày mở cửa, ngày đóng cửa…. Hơn thế nữa, ngày chủ nhật, ngày Chúa Giêsu Sống Lại, ngày vui mừng, các cơ quan nghỉ ngơi. Một nếp sông vô ý thức nhưng không phải là vô nghĩa.

-Vết tích III: Tặng cho văn hóa Việt Nam một kho tàng vô giá: Chữ Quốc Ngữ.- Nhiều nét văn minh đã xuất hiện trên đất nước Việt Nam như văn minh đồ gốm, văn minh Trống Đồng, nhưng không có văn minh nào sánh được với văn minh chữ viết, vì qua chữ viết người ta có thế truyền lại cho nhau những kinh nghiệm cao quí, những đạo lý thâm sâu, những phát minh mới mẻ, những khám phá khoa học, những kiến thức bí ẩn, những áng thơ diệu huyền và bao nhiêu thứ khác.

Điểm quan trọng khác ngài muốn nhấn mạnh ở đây là:

2. Những mong đợi của Giáo Hội nơi chúng ta

Giáo Hội Việt Nam không mong đợi gì ở chúng ta hơn là những điều chính Chúa Giêsu đã mong đợi:

- Sống yêu thương;

- Sống hài hòa;

- Sống Bí tích, cầu nguyên.

a) Sống Yêu thương:

Sau khi rửa chân cho các tông đồ và nói lời từ giã thân mật nhất trong bữa Tiệc Ly, Chúa long trọng công bố với các tông đồ như một lời di chúc cuối cùng:

Ga 13,34: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."

b) Sống hài hòa:

Điều Chúa Giêsu lo âu nhất trước khi từ giã thế gian là nhìn thấy sự chia rẽ đáng lo ngại trong Giáo Hội, và ta phải nói, sự chia rẽ đó ở Việt Nam nặng nề hơn ở đâu hết.

Chúa biết rằng nếu những người tin theo Chúa sống hòa hợp với nhau, thi thiên hạ sẽ nhận biết Chúa Kitô và sẽ tin theo Người. Do đó Chúa kết lời cầu với Cha Trên Trời bằng lời tiên tri sau đây:

“Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.”

c) Sống Bí Tích và cầu nguyện.

Bí Tích Cáo Giải.

Sống trong tội là sống nô lệ ma quỉ, nó sẽ đến thống trị và gieo rắc sai lạc, các nết xấu, và bày ra “những chuyện nhảm nhí, trống rỗng, và những vấn đề của tri thức giả hiệu làm cho lạc mất đức tin.

Cha cố Phêrô đã kết thúc bài giảng bằng câu rất ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa như sau:

Năm Thánh là Năm Hồng Ân, nước trời sẽ mở ra ban phát tràn trề mọi ơn lành, chúng ta hãy hứng lấy cho Giáo Hội, cho Quê Hương và cho chính chúng ta.

Trong lời nguyện Giáo dân lần lượt từ Ông Bà, Thanh thiếu niên, các em nhỏ đã dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria những lời nguyện xin cho Giáo dân trên Quê hương Việtnam sớm được Tự do, Công lý và Hoà bình, nhân tháng các Linh Hồn, giáo dân cũng không quên cầu nguyện cho các Linh hồn trong các gia đình và trong các Cộng đoàn đã được Chúa gọi về đời sau.

Sau Thánh lễ mọi người tụ tập trong sân nhà Thờ,cùng chia sẻ với nhau một ly càfê nóng, một tách nước trà, hàn huyên tâm sự về đời sống hằng ngày cũng như đời sống trên Quê hương Việtnam, mọi người chia tay nhau ra về với một tâm tư, ước mong Trời Cao ban cho Quê hương Việtnam thân yêu có Hoà bình và Công Lý.

Hiệp cùng các Thánh Tử đạo Việt nam trên trời chúng ta cầu nguyện Đức Chúa Thánh Thần cho Đức Tin luôn được sống động để thực hành lời kinh cầu trong cuộc sống: «Lạy Chúa, xin dùng con làm khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp. Lạy Chúa, xin dạy con: Tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu, v.v…» (Kinh Hòa Bình).

Một tấm lòng thành kính nhân danh Thiên Chúa cùng nhau góp tay xây dựng một Cộng Đồng Dân Chúa trong tình đoàn kết và hiệp thông.

Và cùng nhau hướng về Quê Hương, và Giáo Hội Việt Nam yêu dấu của chúng ta bằng những lời kinh nguyện để dâng lên Thiên Chúa bằng chính tình yêu của chúng ta hằng ngày trong đời sống.

Düsseldorf, ngày 22.11.2009

Một tham dự viên ngày lễ cầu nguyện
 
Văn Hóa
Ba Mươi Năm Tạ Ơn
Vọng Sinh & LM Nguyễn Đức Vượng
09:11 25/11/2009
  • Ba mươi năm qua ta Tạ Ơn Cha
  • Ơn Trời Cao mãi đổ xuống chan hòa
  • Từ thuở ấy…Ba mươi mấy năm lưu lạc!
  • Đến hôm nay…Ngôi Thánh Đường lộng lẫy giữa trời Hoa.*


  • Đoàn con cháu Cha Ông Ta Tử Đạo
  • Máu Thánh tưới Cây Đức Tin vươn cao
  • Ta ra đi mang nắm đất nhuộm Máu Đào
  • Đất quê hương, Máu Cha Ông vẫn hồng Tim ta mãi.


  • Từ nắm đất thắm Máu Đào ấy
  • Ta trồng Cây Đức Tin vững nơi đây
  • Quê hương thứ hai dẫu gian khó giăng đầy
  • Tay vững lái vượt qua ngàn sóng cả


  • Ba mươi năm! Đã thăng trầm có cả!
  • Nhờ ơn phù giúp: Cha Ông Ta
  • Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thân yêu qúa!
  • Cha con cùng hát mãi bài ca:


  • “Ba mươi năm qua ta Tạ Ơn Cha”
  • Bài ca sao kể hết Ơn bao la?
  • Nhớ ngày đầu đặt chân nơi xứ lạ
  • Đoàn con phiêu bạt khắp gần xa


  • Ơn Cha thương đã dẫn dắt về nhà
  • Ngôi nhà thờ nhỏ! Tình thương Cha không nhỏ!
  • Nay đã có hai ngàn nóc gia
  • Cùng yêu thương xum họp: Giáo Xứ Nhà.


  • Chín ca đoàn dâng lời Ca Tụng Chúa
  • Mười mấy hội đoàn sinh hoạt qúa hăng say
  • Ngôi Thánh Đường mới sừng sững vươn cao đây!
  • Cho lớp trẻ lớn lên trong Ơn Đầy Tin Mến.


  • Biết lời nào nói lên sao cho hết
  • Muôn Hồng Ân Ơn Trên kể xiết bao?
  • Ba Mươi Năm xin ghi dạ khắc sâu
  • Ngàn sau mãi hát Bài Ca Cảm Tạ.


  • Vọng Sinh & Lm.JB. Nguyễn Đức Vượng

    Mừng Sinh Nhật thứ 30 Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington-VA
  • *Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
 
Giáo Hội Việt Nam luôn ngời sáng
Đinh văn Tiến Hùng
15:57 25/11/2009
Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,
Đã mở đầu vang dội Bản Hùng Ca,
Ba Trăm Năm Mươi Năm không xoá nhòa,
Ấn tích Anh Hùng Tử Đạo còn đó,
Gông cùm,tra tấn,đầu rơi,máu đổ,
Cho Hoa muôn màu trổ đẹp hôm nay,
Giáo Hội Việt Nam Hy vọng tràn đầy,
Chào Hiệp Thông trong Niềm Tin mãnh liệt.

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,
Bản Hùng Ca vang vọng khắp năm châu,
Lời Thánh Ca tràn ngập cả tinh câu,
Của hơn Một Trăm Ngàn Vị Tử Đạo,
Nhận cái chết lòng không hề than oán,
Để chứng minh một Đạo giáo Tình yêu,
Dâng cuộc đời làm của Lễ Toàn Thiêu,
Theo gương Chúa Hiến Mình trên Thập Giá.

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,
Hùng Sử Thi bất diệt rọi ngàn sau,
Xuyên suốt qua Bốn Thế Kỷ ngẩng đầu,
Không khiếp nhược trước xích xiềng gươm giáo,
Máu tuôn chảy giữa pháp trường tàn bạo,
Tưới nảy mầm bao hạt giống Đức Tin,
Chuông báo tử hay hồi chuông Phục Sinh
Nơi hàng triệu con tim đang thổn thức.

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,
Nét oai hùng rạng rỡ vẫn còn đây,
Cả địa cầu lòng ngưỡng mộ dâng đầy,
Vinh Hiển Thánh Một Trăm Mười Bảy Vị,
Những Anh hùng mang Tâm hồn tuyệt mỹ,
Con cúi đầu thành kính và cậy trông,
Xin gíúp con yêu cuộc sống Vĩnh Hằng,
Như Các Vị hân hoan vào Đất Hứa.

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,
Đã mở đầu vang vọng Bản Hùng Ca,
Ba Trăm Năm Mươi Năm không xóa nhoà,
Đây Sở Kiện Bảo tàng còn ghi dấu,
Anh hùng Tử Đạo muôn đời khoe sắc,
Giáo Hột Việt bao biến cố xoay vần,
Vẫn nở hoa thành Tám Triệu Giáo Dân,
Cùng đón nhận Hồng Ân Mừng Năm Thánh.

Khai Mạc Năm Thánh 2010
Ngày Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11/09.
Kỷ Niệm 350 năm Thành Lập Giáo Hội Việt Nam
Và 50 Thiết Lập Hàng Giáo Phẩm VN.
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Resisting Aggression – Rogation Days
Nguyễn Trọng Đa
06:29 25/11/2009
Resisting Aggression
Chống kẻ tấn công, kháng cự gây hấn. Là quyền dùng vũ lực chống lại kẻ tấn công mình. Quyền này hiện diện khi một số điều kiện được chu tòan, cụ thể là: 1. sự nhờ cậy vào chính quyền dân sự là không thể được. Công ích đòi hỏi rằng chỉ có Nhà nước cai trị mới sử dụng sự cưỡng bách thể lý được, vì nếu bất cứ công dân nào cứ tự ý sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền lợi của mình, thì hòa bình và trật tự của cộng đồng sẽ bị rối lọan; 2. sự tấn công là thực sự hoặc gần ngay bên; do đó sẽ sai lầm nếu sử dụng vũ khí giết người trước khi cuộc tấn công diễn ra, bởi vì sẽ có nguy hiểm nghiêm trọng khi vũ khí ấy được dùng chống lại người vô tội; cũng không được dùng vũ khí như thế sau khi cuộc tấn công chấm dứt, bởi vì sự tự vệ là quá trễ và hành vi có thể gây chết người lại tạo ra sự trả thù nữa; 3. sự tấn công phải là không chính đáng, có nghĩa là nó không hề bị khiêu khích; vì vậy sự tấn công là không biện minh được; 4. vũ lực sử dụng phải tương xứng với sự thiệt hại bị đe dọa, và không vượt quá sự cần thiết; sự giết người là không được phép nếu việc gây thương tích có thể là đủ cho sự tự vệ; việc gây thương tích là không được phép, nếu đã tước vũ khí của đối thủ, hoặc đã có người đến giúp đỡ mình rồi.
Resolution
Quyết định, nghị quyết, quyết tâm. Là sự xác định rõ ràng sẽ thực hiện điều mình đã quyết định phải làm. Nó bao gồm cả sự quyết định sử dụng các biện pháp nào để thực hiện quyết định ấy. Trong thần học tu đức, là một sự quyết tâm hàm ý có sự hóan cải đời sống đạo đức của mình, và sự quyết tâm này chỉ đến sau khi đã suy nghĩ và cầu nguyện nhiều.
Resolution Of Amendment
Quyết tâm cải thiện, quyết tâm chừa tội. Là quyết định chắc chắn và chân thành rằng một hối nhân sẽ không tái phạm các tội lỗi mà mình đã xưng tội trong bí tích xá giải. Một mục đích thật sự của quyết tâm cải thiện bao gồm quyết tâm tránh ít là mọi tội trọng, các dịp tội, sử dụng các biện pháp cần thiết để chừa tội, đền tội đã phạm, và sẵn sàng đền bù hay sửa chữa mọi thiệt hại có thể đã gây ra cho kẻ khác.
Resp
Resp, Responsum--trả lời, câu đáp.
Respect
Tôn trọng, kính trọng. Kính mến một người hay một vật, tỏ lòng kính trọng đối với đối tượng do sự xuất sắc của đối tượng. Nói chính xác hơn, sự kính trọng thường nói về người, và nó nhắc đến vật chỉ bởi vì nó liên quan đến người ấy. Nó bao hàm sự tôn trọng đối với người đáng được tôn trọng, và mở rộng thêm nghĩa là mình thua kém với người mình tôn trọng. (Từ nguyên Latinh respectus, nhìn với sự kính trọng; quan hệ, tỉ lệ; từ chữ respicere, nhìn vào, nhìn lại.)
Response
Câu đáp, ứng đáp. Là câu trả lời, bằng nói hay hát, cho lời nói hay câu hát của linh mục, bởi ca đoàn hay cộng đòan trong cử hành phụng vụ.
Responsibility
Trách nhiệm. Là khả năng đáng được tin cậy hay tùy thuộc vào, cho một chức vụ hay một hành động. Do đó nó đưa thêm sự có thể quy trách cho một người vì người ấy là đáng tin cậy, chứ không chỉ tin tưởng vào điều đã làm. Trách nhiệm có thể là luân lý, dựa vào sự có thể quy trách; có thể là pháp lý, dựa vào qui định của luật.
Responsorial
Xướng đáp ca. Là lời diễn tả, hay sự cử hành, hay hình thức âm nhạc khác trong nghi thức phụng vụ, bằng lời hát hay bằng nhạc khí, với một người đơn ca xen kẽ với ca đòan hay cộng đòan; linh mục và cộng đòan trả lời lẫn nhau, hai ca đòan đáp trả xen kẽ bằng lời hát.
Responsorial Psalm
Thánh vịnh xướng đáp. Là thánh vịnh đối xướng được đọc hay hát trước bài Tin Mừng trong Thánh lễ. Thông thường một thánh vịnh được lấy từ Sách bài đọc, và có liên quan đến một đọan văn đặc biệt trong Kinh thánh. Sau bài đọc thứ hai và trước bài Tin Mừng, câu Alleluia được đọc hay hát, tiếp đến là một câu thánh vịnh phù hợp. Nếu câu Alleluia hay câu Thánh vịnh trước Tin Mừng không hát, nó có thể được bỏ. Ngoại trừ ngày Chủ nhật Phục sinh và Chủ nhật Hiện Xuống, ca tiếp liên (thánh thi lễ đặc biệt) được tùy chọn.
Responsory
Xướng đáp ca. Là một Thánh vịnh hoặc một phần Thánh vịnh, được hát hay đọc giữa các bài đọc trong Thánh lễ và trong Kinh Nhật Tụng.
Ressentiment
Mối oán giận, mối hận thù. Là tình cảm quen thuộc của sự oán giận, đôi khi được diễn tả bằng hành vi bạo lực, do nhóm người này chống lại nhóm người khác. Nguồn gốc của sự óan giận có thể là sự ganh tị hoặc nhớ lại các đau khổ đã qua. Nó khác với thiên kiến ở chỗ rằng nó bị điều kiện hóa bởi tâm lý nhiều hơn là dựa vào một phán đoán sai lầm.
Restitution
Hoàn trả, hòan lại, hồi phục, bồi thường. Là trả lại cho chủ hợp pháp những gì đã lấy cách không chính đáng từ người ấy. Bởi vì quyền làm chủ trên một số vật không được tái lập, sự hòan trả có nghĩa chung là đền bù cho điều đã làm sai, dù là trả lại những gì đã bị lấy đi, hoặc có hình thức đền bù nào đó. Trong nghĩa luân lý này, bồi thường thuộc về công bằng giao hóan (giữa người với người), trong đó người ta trao lại cho chủ hợp pháp những gì đã bị lấy một cách sai trái, hoặc sửa chữa thiệt hại đã gây ra. Sự bồi thường là ràng buộc trong lương tâm, bởi vì một người không bồi thường, mặc dầu có thể bồi thường, là thực sự tiếp tục việc ăn cắp, hoặc làm tổn thất cho người khác vì không cho họ sử dụng đồ vật thuộc về họ. Công ích cũng đòi hỏi sự đền trả, bởi vì nếu không thì xã hội bị ảnh hưởng nếu việc ăn cắp cứ xảy ra, hoặc sự tổn thất bị gây ra mà không bị trừng phạt. Tuy nhiên, không tội nào có thể được tha mà không có sự ăn năn và quyết tâm chừa tội. Cả hai yếu tố được bao hàm trong ý muốn đền bù cho kẻ khác. (Từ nguyên Latinh restitutio, tái lập.)
Restoration
Hoàn trả, sửa chữa, khôi phục, trùng tu, phục chế. Là bổn phận trả lại hay làm lại cái không thuộc về mình. Nó khác với sự đền bù, vốn hàm ý có sự lấy cắp hoặc thủ đắc cách bất công. Nếu vật gì được mua từ một sở hữu chủ bất hợp pháp, nó phải được trả lại cho sở hữu chủ hợp pháp, nhưng người mua cần được trả lại đúng số tiền mua, trừ phi hàng hóa ấy được mua với giá đáng ngờ hoặc trong hòan cảnh đáng ngờ. Sự hòan trả cũng được làm với người chịu sự thiệt hại. Nếu người ấy đã qua đời, cần đền bù cho người thừa kế. Cái được đền trả là cái được mượn, cái thủ đắc hoặc cái có giá trị tương đương. Và nếu vật được giữ với ý gian lận, việc đền bù còn bao gồm các kết quả thu được từ sự sở hữu bất công. Nghĩa vụ hòan trả bị ngưng trong sự mất khả năng thể lý hoặc luân lý về phần người sở hữu đồ vật của người khác. Nhưng nếu người này có khả năng trả dần dần, người này bị buộc phải trả trong khả năng nhiều nhất, mà không gây thiệt hại nặng cho người dựa vào mình để sinh sống. Trong số các lý do có thể ngưng sự đền trả có: sự tha thứ cố ý của người có quyền sở hữu đồ vật, hoặc quyết định của chính quyền dân sự hay giáo quyền.
Restored Nature
Bản tính được phục hồi. Là thân phận của con người đã hòan tất vận mệnh siêu nhiên, nghĩa là sự chiêm ngưỡng Chúa. Sau khi sống lại, thân xác của những người trong tình trạng này sẽ được trao thêm các ơn ngọai nhiên của tính không thể phạm tội, thể xác bất tử, và không còn đau khổ.
Resurrection, Bodily
Thân xác sống lại. Là sự sống lại của tất cả mọi người, diễn ra trước cuộc phán xét chung của Chúa uy quyền cao cả. Mỗi linh hồn riêng được tái hiệp với thân xác cũ như khi còn sống ở trần gian này. Trong khi mọi kẻ chết đều sống lại, nhưng chỉ những người công chính mới có thể xác được vinh hóa.
Retreat
Tĩnh tâm, cấm phòng, nơi ẩn dật. Là rút lui một thời gian khỏi môi trường chung quanh quen thuộc và việc làm, đến một nơi yên tĩnh để suy niệm, tự xét mình và cầu nguyện, nhằm đưa ra một số quyết định nào đó cho đời mình. Mặc dầu việc tĩnh tâm đã có trước thời Kitô giáo, gương 40 ngày trong hoang địa của Chúa Kitô làm cho các cuộc tĩnh tâm trở thành một phần của Mặc khải, để cho tín hữu Chúa bắt chước càng nhiều càng tốt. Như là việc đạo đức chính thức của mọi tầng lớp tín hữu, cuộc tĩnh tâm được khởi xướng cùng thời với cuộc Phản Cải cách, do thánh Ignatius thành Loyola dẫn đầu, tiếp đến là các thánh Phanxicô Sales và thánh Vinh Sơn Phaolô. Việc tĩnh tâm một số ngày đã được qui định cho mọi linh mục và tu sĩ. Đức Giáo hòang Piô XI viết: “Chúng tôi mong ước rằng các nhà tĩnh tâm, nơi người ta đến sống một tháng, hoặc tám ngày, hoặc ít hơn, để tự đặt mình vào sự huấn luyện cho đời sống hoàn thiện Kitô giáo, có thể được xây dựng và phát triển nhiều lên về số lượng ở bất cứ nơi nào” (Tông hiến công bố thánh Ignatius là bổn mạng của mọi Linh thao, ngày 25-7-1922).
Retribution
Thưởng phạt, báo phục. Là sự thưởng hay phạt mà một người đáng hưởng cho lối sống đạo đức của mình. Nến tảng của thưởng phạt là đức công bình của Chúa, vốn trả cho mỗi người tùy theo việc làm của họ. Sự thưởng phạt thường qui chiếu đến sự trừng phạt nhiều hơn, nhưng về thần học nó cũng có nghĩa là công đức mà một người có được do hợp tác với ơn Chúa. Nhưng sự thưởng phạt thường được hiểu nhiều hơn là thưởng phạt đời đời, khi trong đời này đức công bình của Chúa đang hoạt động, thậm chí cả khi sự trừng phạt được giảm nhẹ lại nhờ lòng thương xót nhân từ của Chúa. (Từ nguyên Latinh retributio, thưởng, đền bù; từ chữ retribuere, cho lại, tái lập.)
Retributism
Thuyết báo phục. Là thuyết cho rằng người nào phạm tội sẽ bị trừng phạt do đã làm điều sai trái. Thuyết này có hai hình thức, mà theo từ ngữ tôn giáo gọi là đền tội và hình phạt. Thuyết này cho rằng một người tội phạm phải đền tội của mình vì bất tuân luật, và phải chịu một hình phạt nào đó do đã gây hại cho xã hội.
Retrogression
Sự suy đồi, thoái hóa. Trong thần học luân lý, là phản ứng với sự thất bại bằng cách trở lại với các thỏa mãn quan trọng hơn về mức độ thấp của sự trưởng thành đường thiêng liêng trước đó. Cũng gọi là trở lại tình trạng cũ (reversion.)
Reuben
Reuben, Rưu-vên. Là con trai trưởng trong 12 người con của ông Jacob (Gia-cóp) (St 29:32). Việc rắc rối đầu tiên được ghi lại trong sách Sáng thế có liên quan đến Reuben ăn nằm với vợ lẽ của thân phụ (St 35:22). Khi đã về già, ông Jacob không tha thứ việc này, vì trong một loạt sứ ngôn của ông về các người con, ông đã mô tả Reuben “là sức mạnh của cha, là tinh hoa của sinh lực cha, địa vị con trổi vượt, thế lực con trổi vượt. Dù mạnh như nước cuốn, con sẽ không trổi vượt, vì con đã trèo lên chỗ cha con nằm, khi ấy con đã xúc phạm đến nơi chăn gối của cha con" (St 49:3-4). Nhưng Reuben chứng tỏ có nhiều phẩm tính cứu chuộc. Khi các anh em đề nghị giết chết Giuse, chỉ một mình ông thuyết phục họ, hy vọng đưa Giuse về cho cha (St 37:21-22). Nhiều năm sau đó, ông giữ vai trò người anh cả trong việc bảo vệ Benjamin trong chuyến đi qua Ai Cập (St 42:37).
Rev
Rev, linh mục, cha đáng kính.
Revealing Secrets
Tiết lộ bí mật. Là các hoàn cảnh trong đó bí mật có thể được tiết lộ. Một nguyên nhân hợp lý cho tiết lộ bí mật là sự khẩn thiết của công ích hoặc ích lợi riêng. Trong sự khẩn thiết như vậy, sẽ là hợp lý khi đoán chừng có sự đồng ý cho tiết lộ bí mật. Vì công ích là ưu tiên hơn lợi ích của một cá nhân, có những lúc bí mật cá nhân nên hy sinh và nhường chỗ cho công ích của xã hội. Lợi ích của cá nhân, vốn bảo đảm tiết lộ bí mật, có thể qui chiếu hoặc cho người biết bí mật, hoặc người hưởng lợi từ việc giữ vấn đề bí mật, hoặc cho người thứ ba. Khi nào có nhu cầu thật sự, có thể được phép tiết lộ bí mật vì lợi ích của một trong ba người trên đây. Tuy nhiên bí mật tòa giải tội phải chịu ấn tòa giải tội và không bao giờ được tiết lộ.
Revelations, Private
Mặc khải tư. Là những sự tỏ lộ siêu nhiên cho một cá nhân kể từ thời các thánh Tông đồ. Mặc khải tư được phân biệt với thị kiến hay sự hiện ra, nếu gọi đúng như thế, trong đó các đối tượng được nhìn thấy nhưng không cần được hiểu. Khi điều được nhìn thấy cũng được hiểu nữa, thì gọi là mặc khải, mặc dầu mặc khải có thể được nhận trực tiếp trong tâm trí, mà không cần hình ảnh cảm giác trong bất cứ giác quan nào. Khi Giáo hội chấp thuận một số mặc khải tư, như mặc khải với thánh nữ Margaret Maria (1647-90) hoặc thánh nữ Bernadette Soubirous (1844-79), các mặc khải này phải được chấp thuận theo phán quyết của Giáo hội, nhưng không là phần của Mặc khải thánh.
Revenge
Báo thù, trả thù, báo oán. Là hành vi hay ý định gây thương tích cho người khác, bằng quyền hạn của mình, để trả thù một xúc phạm mình đã chịu. Đây là sự biểu lộ sự giận dữ không thể biện minh được, và là một trong các sai lầm thông thường của con người diễn ra với nhiều hình thức, từ sự thinh lặng nhất thời hoặc sự cau mày khó chịu, đến sự phỉ báng tính tình hay bạo lực thể lý. Là một hình thức của sự giận dữ có tội, nó là sự mong muốn thả lỏng cho trả thù. Sự mong muốn này là thái quá nếu một người muốn người không đáng phạt phải bị phạt, hoặc người có lỗi bị trừng phạt quá mức, hoặc sự trừng phạt diễn ra một cách không hợp pháp, hoặc nhằm để trút căm thù cho hả giận.
Reverence
Tôn kính, trọng kính, sùng kính. Là nhân đức giúp một người tỏ lòng kính trọng với người có địa vị hơn. Có bốn hình thức kính trọng, phù hợp với bốn địa vị: 1. tôn kính trong gia đình với cha mẹ hay người thay thế cha mẹ; 2. kính trọng dân sự với người có chức vụ cao; 3. tôn kính trong Giáo hội với Đức Giáo hòang, giám mục, linh mục, và những người phục vụ Giáo hội; 4. kính trọng trong đạo với bất cứ ai, địa điểm hoặc đồ vật có liên quan đến Chúa. (Từ nguyên Latinh reverentia, kính trọng, tôn kính.)
Revivification
Hồi sinh, phục hồi. Là niềm tin rằng mọi bí tích, ngoại trừ Bí tích Thánh Thể và Bí tích Xá giải, ban ơn có hiệu lực từ ban đầu, sau khi trở ngại ngăn chặn ơn ấy được cất đi. Người ta cho rằng một người muốn lãnh bí tích, nhưng thiếu các sự chuẩn bị hợp lý, chủ yếu là tình trạng ân sủng cho các bí tích kẻ sống và sự ăn năn thích hợp cho bí tích kẻ chết. Khi người ấy đạt được tình trạng ân sủng hoặc có sự sám hối đầy đủ, ơn của các bí tích ấy “được hồi sinh” mà không cần lặp lại nghi thức bí tích. Tính hiệu lực của bí tích Rửa tội, Thêm sức, Hôn phối và Truyền chức thánh là chắc chắn nằm trong trường hợp này. Sự hồi sinh chỉ liên quan đến hoa trái của các bí tích, nghĩa là sự chuyển thông ân sủng bí tích.
Revolution
Cách mạng. Là một nỗ lực cực đoan và nói chung là bạo động, để lật đổ một chính quyền dân sự hoặc hiến pháp. Cốt yếu cho cuộc cách mạng là rằng sự thay đổi chế độ không mang lại sự thay đổi an bình hoặc sự thỏa thuận chung, giữa chính quyền cũ và phe lật đổ nắm chính quyền mới. Cách mạng được gây nên hoặc bởi quần chúng hoặc bởi hành động của các quan chức cao cấp trong chính quyền. Trong trường hợp sau, nó được gọi là cuộc đảo chính (a coup d'état.) Trong thế kỷ 12, Gioan thành Salisbury (1115-80), và một số người khác, chủ trương rằng việc sát hại một bạo chúa là có thể được phép cho cá nhân công dân. Tuy nhiên luận đề này đã bị Công đồng chung Constance lên án năm 1415 (Denzinger 1235), và Đức Giáo hòang Phaolô V lên án năm 1615 (Tông hiến Curia Dominici Gregis).
Reward
Phần thưởng, tưởng thưởng, thưởng công. Là sự gì được ban trở lại do đã hòan thành một việc làm, vốn có thể đã không làm hoặc ít là không làm tốt như đã được làm. Trong thần học, công lao được Chúa hứa chính là phần thưởng, bởi vì con người được tự do hoặc chống lại hoặc hợp tác với ơn Chúa.
Righteous Anger
Sự giận dữ chính đáng. Là sự phẫn nộ có thể biện minh được. Sự giận dữ này là có thể được phép và được khen ngợi, khi nó đi kèm một mong muốn hợp lý để gây ra sự trừng phạt có thể biện minh được. Chính Chúa Kitô đã giận dữ chính đáng chống lại các kẻ buôn bán trong đền thờ làm giải thánh Nhà Chúa. Sự giận dữ như thế chỉ được phép nếu nó nhằm trừng phạt những kẻ đáng bị trừng phạt, tùy theo mức độ phạm lỗi của họ, và với ý định chân thành là khôi phục sự thiệt hại đã làm, hoặc để trừng phạt người làm điều sai. Ngòai lý này, sự giận dữ là có tội nặng. Điều khỏan cần thiết luôn là không có dấu vết của thù hận hoặc không ước muốn trả thù.
Right Intention
Ý ngay lành. Là động cơ cần thiết cho việc nhận lãnh các bí tích một cách hiệu lực và có kết quả. Một người biết sử dụng lý trí, phải muốn lãnh bí tích và, ít là mặc nhiên, lãnh ơn ích một cách siêu nhiên từ việc lãnh bí tích ấy.
Right To Life Movement
Phong trào đòi quyền sống. Là một nỗ lực có tổ chức ở các nước vốn hợp pháp hóa sự phá thai trực tiếp. Phong trào này có nhiều hình thức khác nhau ở các nơi khác nhau; từ các cố gắng chính trị chặt chẽ để thay đổi luật hiện hành của một quốc gia cho phép giết trẻ chưa sinh ra, đến sự cổ vũ nhiệt tình tinh thần của các nhóm cầu nguyện và đền tội để xin Chúa thương giúp. Phong trào này không chỉ là của người Công giáo, mà còn của người Tin lành, mặc dầu Giáo hội Công giáo là nổi bật trong việc bênh vực quyền sống của trẻ chưa ra đời. Như lời Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II: “Chúng tôi có thể nói về quyền của trẻ từ lúc thụ thai, và nhất là quyền sống của trẻ” (Diễn văn về quyền trẻ em, ngày 13-1-1979).
Rigidity
Sự cứng rắn, nghiêm khắc, sự không mềm dẻo. Là một tính cách luân lý có đặc điểm là không muốn, hoặc không có khả năng, thay đổi thái độ hay cách thức hành động của mình. Đó là sự khó khăn lớn trong việc điều chỉnh với sự thay đổi có thể biện minh được của xã hội. (Từ nguyên Latinh rigidus, cứng rắn, nghiêm khắc, cứng nhắc.)
Rigorism
Luân lý nghiêm khắc. Là thuyết luân lý cho rằng khi có sự xung đột của hai ý kiến, một ý ủng hộ luật và một ý ủng hộ sự tự do, thì cần phải giữ luật, cả khi ý kiến ủng hộ sự tự do xem ra là chắc chắn. Luân lý nghiêm khắc, hoặc đại xác cách thuyết, do phái Jansen (đạo lý khắc khổ) chủ trương, đã bị Đức Giáo hòang Alexander VIII lên án năm 1690 (Denzinger 2303).
Ring
Nhẫn. Là chiếc vòng kim loại thường được mang vào ngón tay thứ tư. Nhẫn được đeo ở ngón tay Đức Giáo hòang, hồng y, giám mục, viện phụ như một dấu hiệu của việc các ngài tán thành Giáo hội. Các nữ tu và một số Tu hội nam tu sĩ đeo nhẫn để nhắc nhở họ kết hiệp thân thiết với Chúa Kitô. Việc trao nhẫn là phần không thể thiếu của nghi thức hôn phối để diễn tả tình yêu giữa vợ và chồng, và đeo nhẫn cưới là biểu tượng cho lời thề trung thành hôn nhân của họ.
Ring
Chiếc nhẫn. Là một biểu tượng của nhiệm hôn với Chúa Kitô, là một biểu tượng của thánh nữ Catarina thành Siena (1347-80) và thánh nữ Catarina dei Ricci (1522-90) như là hiền thê của Chúa Kitô.
Ring Of The Fisherman
Nhẫn ngư phủ, nhẫn Giáo hoàng. Là chiếc nhẫn ấn vàng, mà với nó các Đức Giáo hòang được trao quyền lúc được bầu chọn xong. Nhẫn được dùng đóng ấn vào các văn kiện Giáo hoàng, và bị đập hủy bởi Hồng y Thị thần sau khi Giáo hoàng hăng hà. Nhẫn ấn này có hình thánh Phêrô chèo thuyền đánh cá.
R.I.P.
R.I.P., Requiescat in Pace, Xin cho linh hồn được nghỉ yên. Là một chữ tắt thường được trên các mộ bia và cuối các cáo phó (ai tín).
Risus Paschalis
Risus Paschalis, tiếng cười Phục sinh. Là một một tập tục miền Bavaria (Đức) khi một linh mục nên kể thêm một chuyện vui trong bài giảng mùa Phục sinh, để làm cho cộng đoàn cười vui. Từ chuyện cười này, linh mục rút ra một bài học luân lý cho cộng đòan tín hữu. Nhưng tập tục này đã bị Đức Giáo hòang Clement X cấm, do có nhiều lạm dụng nảy sinh.
Rit
Rit, Ritus—nghi thức, nghi lễ.
Rite
Nghi thức, nghi lễ, lễ điển. Nói chung, là cách thức và hình thức của một phận vụ tôn giáo. Từ đó có nghĩa là lời nói và hành vi được thực hiện để hoàn tất một việc cần làm, chẳng hạn nghi thức Rửa tội, hoặc nghi thức truyền chức, Nghi lễ Roma. Từ ngữ này trong nghĩa rộng nhất của Giáo hội nói đến các lễ nghi lịch sử chính yếu trong Giáo hội Công giáo, mà cốt yếu của chúng như là phái sinh từ Chúa Giêsu Kitô. Bốn nghi lễ chính yếu trong đạo Công giáo là Nghi lễ Antioch, Nghi lễ Alexandria, Nghi lễ Roma, và Nghi lễ Gallican (nước Pháp xưa). Một số Dòng tu có nghi thức riêng. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, nghi lễ phải được Tòa thánh phê chuẩn. (Từ nguyên Latinh ritus, tập tục tôn giáo, tục lệ, lễ nghi.)
Rite Of Peace
Nghi thức chúc hôn bình an. Là cử chỉ chúc bình an cho nhau trong Thánh lễ. Sau khi linh mục cầu nguyện cho hòa bình và hiệp nhất trong Giáo hội, tín hữu được đề nghị diễn tả tình thương cho nhau trước khi Rước lễ. Chi tiết thực hiện chúc hôn bình an này có thể được xác định bởi Hội đồng Giám mục toàn quốc, hay Hội đồng Giám mục miền, phù hợp với tính nhạy cảm và qui ước của người dân địa phương.
Ritibus Exsequiarum
Sắc lệnh Ritibus Exsequiarum. Là Sắc lệnh của Thánh bộ Phượng tự, đặt ra qui định và nghi thức cho việc an táng Kitô hữu qua đời (ngày 15-8-1969).
Ritual
Nghi thức, Sách nghi thức. Là lời nói và nghi thức cho một buổi lễ tôn giáo. Cũng là cuốn sách nghi thức chứa đựng các qui định ấy. Trong Giáo hội Công giáo, các sách này là phân biệt khác nhau tùy theo các giáo vụ khác nhau, chẳng hạn dành cho các giám mục, và cho các lễ khác nhau, chẳng hạn lễ truyền chức linh mục. Nghi thức cũng có nghĩa là toàn bộ các lễ nghi thánh sử dụng trong Giáo hội. (Từ nguyên Latinh ritualis, từ chữ ritus, nghi thức, hình thức.)
Ritual, Roman
Sách nghi thức Roma. Là cuốn sách chứa các kinh nguyện và nghi thức dành cho các giám mục, linh mục và phó tế dùng trong phụng vụ thánh. Năm 1614, Đức Giáo hòang Phaolô V ra lệnh xuất bản Sách nghi thức Roma lần đầu tiên, để thống nhất điều mà trước kia đã trở thành nhiều cuốn cẩm nang đôi khi xung khắc nhau trong Giáo hội Công giáo. Cuốn này đã được Đức Giáo hòang Biển Đức XIV duyệt lại năm 1742, được Đức Giáo hòang Lêô XIII biên tập lại năm 1884, và một lần nữa được Đức Giáo hòang Piô XI sửa lại, sau khi xuất bản Bộ Giáo luật. Công đồng chung Vatican II quy định rằng “các sách nghi lễ riêng biệt cần thích nghi với nhu cầu từng miền, cả về phương diện ngôn ngữ”, và “theo ấn bản mới của Sách Nghi Lễ Roma” (Hiến chế về Phụng vụ thánh, III, 63).
Ritual Unionism
Chủ nghĩa hợp nhất nghi lễ. Là một xu hướng trong phong trào đại kết cho sự thống nhất phụng vụ giữa các Giáo hội Kitô giáo, mà không cần phải nhất trí với nhau trước về tín lý.
Rivers Of Paradise
Các sông Thiên đàng. Là biểu tượng của bốn thánh sử, mà Tin mừng của các vị đã phổ biến việc hiểu biết Lời Chúa khắp thế giới. Biểu tượng cho thấy bốn dòng nước chảy ra từ một tảng đá, trên đó Chiên Thiên Chúa đang ngồi. Mảng cỏ xanh thường được đưa vào biểu tượng để nói về các hoa trái của “Tin mừng." Các sông Pison, Gihon, Tigris, và Euphrates được cho là con sông làm biểu tượng của thánh Gioan, thánh Mátthêu, thánh Máccô và thánh Luca trong trước tác của các vị.
Robber Council Of Ephesus
Công đồng ngụy Ê-phê-xô. Là một công nghị tổ chức tại Ephesus (Êphêxô) năm 449 để minh oan cho Eutyches khỏi sự kết án của thánh Flavian. Sau nhiều cảnh bạo lực hổ thẹn, Eutyches được minh oan. Flavian và Theodoret liền khiếu nại đến Roma. Vạ tuyệt thông được trao cho một số vị tham dự công đồng, và Đức Giáo hòang tuyên bố rằng mọi hành động của công nghị này là vô hiệu.
Rocamadour
Đền thánh Đức Mẹ Rocamadour. Gần Toulouse, trên một vách đứng của thung lũng, có đền thánh dâng kính Đức Mẹ Maria. Truyền thuyết nói rằng vị sáng lập đền thánh này chính là Chúa Kitô. Lịch sử nói đền thánh hiện diện từ thế kỷ 12, trong khi dân chúng lại cho rằng việc tôn sùng Đức Mẹ có từ thế kỷ thứ nhất. Tượng Đức Mẹ với Chúa ngồi trong lòng Mẹ được làm bằng gỗ cách đây 800 năm. Lối diễn tả trên gương mặt Đức Mẹ là tình cảm sầu buồn. Hơn 200 bậc cấp dẫn từ thung lũng lên đền thánh và Vương cung thánh đường. Vua Charlemagne, thánh Louis, và vua Henry II nước Anh đã làm đường lên tới đỉnh, và tín hữu ngày nay đi lên theo bậc cấp như một sự mộ mến Đức Mẹ. Tây Ban Nha và Pháp đều chọn Đức Mẹ Rocamadour làm bổn mạng của mình.
Rochet
Áo ren dài. Là chiếc áo dài ngoài, có tay áo, bằng vải trắng, có đăng ten trang trí hay thêu, dành cho giám mục, viện phụ và các giám chức khác. Nó là lễ phục không chính thức. (Từ nguyên miền trung nước Anh rochet, đỏ; từ chữ Latinh rubeus, đo đỏ.)
Rogation Days
Ngày cầu mùa. Là các ngày được qui định cầu nguyện và sám hối trong mùa xuân. Có hai nhóm ngày cầu mùa được tuân giữ kể từ thời đầu Kitô giáo: Ngày cầu Mùa Lớn là ngày 25-4, lễ thánh Máccô; và ngày Cầu Mùa Nhỏ là ba ngày trước Thứ Năm lễ Chúa Thăng Thiên. Các ngày này được đặt ra nhằm làm dịu đức công chính của Chúa, xin Chúa phù hộ che chở và xin Chúa chúc phúc cho mùa màng. Kinh cầu các thánh được đọc khi rước kiệu, và sau đó là Thánh lễ Cầu Mùa. Lễ thánh Máccô, là lễ khá xa xưa, cũng được gọi là Lễ Kinh cầu Lớn; lễ này Kitô hóa một lễ hội mùa xuân ngoại giáo để tôn vinh thần Robigus. Ba ngày cầu mùa khác được thích nghi tại Roma dưới triều Đức Giáo hòang Lêô III (trị vì năm 795-816). (Từ nguyên Latinh rogatio, xin, thỉnh cầu.)