Ngày 25-11-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô minh nhiên ủng hộ phương thức giải thích liên tục của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
10:50 25/11/2013
Lễ kỷ niệm lần thứ 450 ngày kết thúc Công Đồng Trent sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng Mười Hai sắp tới. Như mọi người đều biết: Trent tọa lạc tại miền Bắc nước Ý, thuộc vùng Tyrol nói tiếng Đức. Và theo thói quen thường lệ, Đức Phanxicô sẽ phái một vị Hồng Y làm đại diện riêng của ngài tới đó để chủ tọa nghi lễ. Còn vị Hồng Y nào xứng đáng với vai trò này cho bằng Đức Hồng Y Walter Brandmüller?

Cũng theo thói quen, khi phái một vị Hồng Y làm đại diện riêng tới một nơi nào, Đức Giáo Hoàng thường gửi cho ngài một lá thư chính thức, trao cho ngài nhiệm vụ và nói lên một kỳ vọng nào đó nhân dịp này. Lễ kỷ niệm ngày kết thúc Công Đồng Trent không tránh khỏi việc này.

Trong lá thư gửi Đức Hồng Y Brandmüller, Đức Giáo Hoàng Phanxicô minh nhiên trích dẫn bài diễn văn được coi như xác định ra triều đại của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, tức bài diễn văn đọc trước Giáo Triều Rôma năm 2005. Trong bài diễn văn này, Đức Bênêđíctô XVI nói tới “phương thức giải thích bất liên tục hay gián đoạn” và “phương thức giải thích canh tân” hay “phương thức giải thích liên tục”.

Khi minh nhiên trích dẫn như thế, Đức Phanxicô quả đã đứng cùng phía với Đức Bênêđíctô và giờ phút cũng như quan niệm chủ yếu trên của triều Giáo Hoàng tiền nhiệm.

Việc trên xẩy ra sau khi Đức Phanxicô viết một lá thư cho Đức TGM Marchetto, một người vốn chỉ trích mạnh mẽ một trong các trường phái “giải thích bất liên tục hay gián đoạn” mà người ta vốn gọi là “Trường Phái Bologna”. Chắc chắn Đức Phanxicô làm tan nát nhiều cõi lòng cấp tiến khi ngài gọi Marchetto, người hết lòng ủng hộ Đức Bênêđíctô, là một trong những người giải thích Công Đồng hay nhất ngài từng biết.

Lá thư của Đức Phanxicô gửi Đức HY Brandmüller được viết bằng tiếng La Tinh và đăng trên tờ Bollettino. Sau đây là bản dịch phần đầu lá thư, là phần liên hệ tới vấn đề ta đang bàn ở đây, dựa trên bản tiếng Anh của Linh Mục John Zuhlsdorf:

Gửi Hiền Huynh Đáng Kính

Hồng Y Walter Brandmüller (của Giáo Hội Công Giáo)

Phó Tế Nhà Thờ St. Julian Người Flemish

Nhân lễ kỷ niệm lần thứ 450 ngày Công Đồng Trent kết thúc, quả là thích hợp khi Giáo Hội tha thiết tưởng nhớ học lý hết sức phong phú của Công Đồng này được tổ chức tại Tyrol. Chắc chắn không phải là không có lý do chính đáng khi Giáo Hội, từ lâu nay, vốn hết sức lo toan để các sắc lệnh và qui tắc của Công Đồng được nhắc nhớ và lưu tâm, vì thấy rằng do các vấn đề và nan đề xuất hiện thời ấy, các Nghị Phụ đã hết sức cần cù lo sao cho đức tin Công Giáo được thấy rõ ràng hơn và được hiểu biết nhiều hơn. Điều chắc chắn là nhờ Chúa Thánh Thần luôn linh hứng và hướng dẫn các ngài, các Nghị Phụ đã hết sức lưu tâm để không những kho tàng tín lý Kitô Giáo thánh thiêng được bảo vệ, mà nhân loại cũng được soi sáng rạng rỡ hơn nữa, ngõ hầu công trình cứu thế của Chúa được loan truyền khắp mặt địa cầu và Tin Mừng được loan báo khắp thế giới.

Lắng nghe cùng một Chúa Thánh Thần ấy cách gần gũi, Giáo Hội thời nay đang canh tân và suy niệm học lý hết sức phong phú của Công Đồng Trent. Thực vậy, “phương thức giải thích canh tân” (interpretatio renovationis) mà vị Tiền Nhiệm Bênêđíctô XVI của tôi đã giải thích năm 2005 trước Giáo Triều Rôma, áp dụng vào Công Đồng Trent không kém gì vào Công Đồng Vatican II. Điều chắc chắn là lối giải thích này đã làm nổi bật đặc điểm tươi đẹp của Giáo Hội được chính Chúa truyền dạy: “Giáo Hội là một ‘chủ thể’ gia tăng với thời gian và phát triển, nhưng luôn luôn vẫn như thế, là một chủ thể Dân Chúa lữ hành” (Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI với Giáo Triều Rôma để chúc Giáng Sinh họ, ngày 22 tháng Mười Hai, 2005)…

Lá thư trên quả có ý nghĩa. Thứ nhất, nó cho thấy ta có thể đọc Đức Phanxicô qua Đức Bênêđíctô. Thứ hai, nó quả quyết rằng Đức Phanxicô đọc Đức Phanxicô, một cách chính xác, qua Đức Bênêđíctô. Thứ ba, Đức Phanxicô muốn lớn tiếng cải chính. Vì ngài thấy rằng một số người trong “thế gian” không đọc ngài cách chính xác. Cuộc “phỏng vấn” của Scalfari là điển hình rõ nhất và mới nhất. Những người bảo thủ cũng không hơn gì trong các quan niệm sai lầm và giải thích méo mó của họ đối với ngài.

Tin xấu cho phe cấp tiến

Trên đây, chúng tôi có nhắc tới “Trường Phái Bologna” và lối giải thích bất liên tục hay gián đoạn của họ. Trường phái này, hiện do Giáo Sư Alberto Melloni lãnh đạo, dám cho rằng cả Đức Bênêđíctô cũng giải thích Vatican II như họ. Về Đức Phanxicô, họ cho rằng “Ngài ít nói tới Công Đồng vì Công Đồng đang được thực thi qua các việc ngài làm”.

Người chỉ trích họ mạnh mẽ hơn cả là Đức TGM Agostino Marchetto, một viên chức của Vatican, trong tác phẩm đồ sộ tựa là The Second Vatican Ecumenical Council: A Counterpoint for the History of the Council (Công Đồng Chung Vatican II: Một Phản Điểm Đối Với Lịch Sử Công Đồng). Bản tiếng Anh do Kenneth D. Whitehead dịch và được nhà xuất bản University of Scranton Press ấn hành năm 2009. Năm 2010, nó lại được University of Chicago Press ấn hành. Trong phần giới thiệu, University of Chicago Press cho rằng:

“Cuốn nghiên cứu quan trọng này của Đức TGM Agostino Marchetto đã đóng góp đáng kể vào cuộc tranh luận chung quanh việc giải thích Công Đồng Vatican II. Đức TGM Marchetto chỉ trích Trường Phái Bologna, một trường phái, theo ngài, đã trình bày Công Đồng như một thứ ‘cách mạng Côpécních’, một biến đổi thành ‘một Đạo Công Giáo khác’. Ngược lại, Marchetto mời các độc giả xem sét lại Công Đồng cách trực tiếp, qua các văn kiện, các bình luận và lịch sử chính thức của nó. Trong một tiểu luận gần đây đăng trên tờ L’Osservatore Romano, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, đã viết rằng lối giải thích Công Đồng do Đức TGM Agostino Marchetto đề nghị có liên hệ hơn bao giờ hết. Đức TGM Marchetto ‘đã tiếp nối và sâu sắc hóa phương thức giải thích canh tân được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ủng hộ’”.

Dù thế, Trường Phái Bologna vẫn tiếp tục làm ngơ các luận điểm của Đức TGM Marchetto, coi ngài như không có. Cho tới ngày 12 tháng Mười Một năm nay, khi lá thư Đức Phanxicô gửi cho Đức TGM Marchetto được công bố, với nội dung như sau:

Đức Tổng Giám Mục Marchetto thân mến,

Với lá thư này, tôi muốn hiện diện với Đức Cha và hợp nhất với việc ra mắt cuốn sách của Đức Cha tựa là “Primato pontificio ed episcopato. Dal primo millennio al Concilio ecumenico Vaticano II” (Quyền Tối Thượng Giáo Hoàng và Hàng Giám Mục: từ Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất tới Công Đồng Chung Vatican II). Xin Đức Cha coi tôi như hiện diện bằng tinh thần.

Chủ đề của sách là lời yêu thương Đức Cha dành cho Giáo Hội, một tình yêu vừa trung thành vừa nên thơ. Lòng trung thành và thi ca không phải là vật dành cho thị trường: người ta không thể mua hay bán được chúng, chúng giản đơn là những đức tính bám rễ trong tâm hồn của người con biết cảm nhận Giáo Hội là Mẹ mình; hay, để chính xác hơn, và nói theo “giọng điệu” quen thuộc của Thánh Inhaxiô, là “Mẹ Thánh Giáo Hội Phẩm Trật”.

Đức Cha đã biểu lộ tình yêu này bằng nhiều cách, trong đó có việc đính chính các sai lầm hay nhận định không chính xác về tôi, và tôi xin cám ơn Đức Cha tận đáy lòng tôi về việc này, nhưng trên hết, tình yêu ấy còn hiển hiện hết sức tinh ròng trong các nghiên cứu về Công Đồng Vatican II. Có lần tôi đã nói với Đức Cha, Đức Tổng Giám Mục Marchetto thân yêu, và hôm nay tôi muốn lặp lại một lần nữa rằng tôi coi Đức Cha là người giải thích hay nhất Công Đồng Vatican II. Tôi biết đây là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng tôi cũng biết Đức Cha đã làm cho hồng ân ấy sinh hoa kết trái.

Tôi biết ơn Đức Cha về mọi công trình tốt đẹp Đức Cha đã thực hiện cho chúng ta qua chứng tá yêu thương của Đức Cha dành cho Giáo Hội và tôi xin Thiên Chúa thưởng công bội hậu.

Tôi xin Đức Cha đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa Giêsu chúc phúc cho Đức Cha và xin Nữ Trinh Rất Thánh che chở Đức Cha”

Vatican 7 tháng Mười, 2013

Thân ái,

Phanxicô
 
Chân dung người mục tử lý tưởng theo ĐTC Phanxicô
Nguyễn Minh Triệu. SJ
09:45 25/11/2013
Chân Dung Người Mục Tử Lý Tưởng Theo ĐTC Phanxicô

Sau hơn 8 tháng trong cương vị Giáo Hoàng, qua các bài giảng, bài giáo lý, các buổi nói chuyện, và đặc biệt là qua lối sống và tinh thần phục vụ đầy yêu mến của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phác họa khá rõ nét chân dung của một vị mục tử lý tưởng.

Trước hết, người mục tử lý tưởng theo ĐTC Phanxicô phải là người gần gũi với đàn chiên của mình. Các ngài không sống tách biệt với người khác, không được xem mình là người “quản trị” quà tặng ân sủng Thiên Chúa. Tinh thần gần gũi và sẻ chia luôn đồng hành với sự thanh bần như Đức Thánh Cha đã giải thích cho các chủng sinh và tập sinh vào ngày 6 tháng 7: “Cha nói cho các con biết, cha thực sự buồn khi thấy một linh mục hay một nữ tu sở hữu một chiếc xe hơi hiệu mới nhất…Cha nghĩ rằng xe hơi cũng cần thiết vì nó giúp công việc được tiến triển nhanh hơn nhiều, và cũng để đến nơi cần đến…nhưng nên chọn một chiếc xe khiêm nhường thôi. Và nếu các con thích một chiếc xe đẹp, thì hãy nghĩ đến những trẻ em đang phải chết đói.”

Trong lời khuyến dụ dành cho các giáo sĩ giáo phận Assisi trong cuộc thăm viếng ngày 4 tháng 10 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã xin các linh mục hãy nhớ rõ không những tên của những người giáo dân trong giáo xứ, mà còn cả các con thú cưng của họ nữa. Đây chính là con đường giúp người mục tử gần gũi với đàn chiên của mình. Sự gần gũi này là hết sức cần thiết, vì chỉ khi gần gũi với người tín hữu, người mục tử mới có thể trao ban cho họ hương thơm của Đức Giê-su. Hơn nữa, để có thể trao ban thứ hương thơm ấy, các ngài phải để hương thơm của Đức Ki-tô thấm đượm nơi chính bản thân mình.

“Chính đây là điều tôi xin anh em: anh em hãy làm những mục tử với “hương thơm của đoàn chiên”, hương thơm này phải được người ta cảm nhận; và thay vì làm những mục tử ở giữa đoàn chiên của mình, thì hãy làm những người thả lưới gom người. Đức Thánh Cha đã nói điều này trong bài giảng vào ngày 28 tháng 3 trong Thánh Lễ Dầu, ngài thêm rằng: “Dân chúng cám ơn chúng ta vì họ cảm thấy rằng chúng ta đã đưa vào lời cầu nguyện của mình những thực tại đời sống thường ngày của họ, những đau khổ và niềm vui, những lo âu và hy vọng. Và khi họ cảm thấy hương thơm của Đức Kitô, Đấng-Được-Xức-Dầu, đến với họ qua chúng ta, họ được khích lệ để ký thác cho chúng ta tất cả những gì họ ước muốn dâng lên Thiên Chúa: “Xin Cha cầu nguyện cho con, vì con có vấn đề này…”, “Xin chúc lành cho con”, “Xin cầu nguyện cho con”, đó là dấu hiệu cho thấy dầu xức đã đạt tới gấu chiếc áo choàng, bởi lẽ nó đã biến thành lời cầu khẩn, lời khẩn cầu của Dân Thiên Chúa.”

Kế đến, một vị linh mục là một người ở trong tình yêu, và các ngài phải luôn nhắc nhớ các tín hữu về tình yêu đầu tiên ấy, tình yêu của Đức Giê-su. Đặc tính chính yếu của một vị linh mục trong tình yêu chính khả năng quay về mối tình đầu ngang qua những kỷ niệm. Một Giáo Hội đánh mất ký ức là một Giáo Hội mang tính máy móc, Giáo Hội ấy không còn sức sống. Các linh mục phải là người công bố về lòng thương xót và sự tốt lành của Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta.

Là một khí cụ của lòng thương xót của Thiên Chúa, các linh mục trao ban ơn tha thứ của Thiên Chúa thông qua Bí tích Hòa Giải. Trong bài giáo lý thứ 4 ngày 20 tháng 11 vừa qua, ĐTC cho chúng ta thấy chân dung của một cha giải tội. “Linh mục chính là khí cụ để tha thứ tội lỗi. Sự tha thứ của Thiên Chúa được trao ban cho chúng ta nơi Giáo Hội, và được thông chuyển cho chúng ta thông qua thừa tác vụ của một người anh em chúng ta. Các linh mục, cũng là một con người như chúng ta, các ngài cũng cần sự thương xót, để trở nên một khí cụ đích thực của lòng thương xót, trao ban cho chúng ta tình yêu vô hạn của Chúa Cha. Các linh mục cũng phải xưng tội, các giám mục cũng vậy: Tất cả chúng ta là tội nhân. Đức Thánh Cha cũng xưng tội 15 ngày một lần, bởi vì Đức Thánh Cha cũng là một tội nhân!”

“Công việc phục vụ của các linh mục trong sứ vụ này, phát xuất từ Thiên Chúa, để tha thứ tội lỗi, là một việc rất tế nhị, là một việc phục vụ rất tế nhị, và nó hệ tại ở việc trái tim của họ có bình an hay không; khi trái tim của vị linh mục bình an, họ không đối xử tệ với các tín hữu, nhưng với lòng nhân từ, yêu thương và thương xót; họ biết gieo vào trái tim của các tín hữu niềm hi vọng, và trên hết, họ hiểu rằng, anh chị em của mình đến tòa giải tội là để tìm kiếm sự tha thứ và họ làm điều đó như biết bao nhiêu người đã đến với Chúa Giê-su để được chữa lành. Vị Linh mục không có tinh thần ấy thì tốt hơn không nên ban bí tích Hòa giải, cho đến khi vị linh mục ấy biết sửa mình. Mọi tín hữu đều có quyền tìm các vị linh mục, những người phục vụ ơn tha thứ của Thiên Chúa.”

Mặc dầu linh mục là người sống độc thân, nhưng các ngài phải là những người cha. Khao khát làm cha của một người nam là một khao khát sâu thẳm nơi mỗi người, Đức Thánh Cha giải thích về điều này trong thánh lễ tại nhà nguyện Marta vào ngày 26 tháng 6: “Khi một người đàn ông không có khao khát này, có gì đó thiếu nơi người đàn ông này”. Linh mục cần cảm nghiệm được niềm vui của tình phụ tử để cảm nhận được sự viên mãn và trưởng thành, kể cả trong đời sống độc thân. Tình phụ tử hệ tại ở việc trao ban sự sống cho người khác. Đối với người mục tử, điều đó có nghĩa là trở thành một người cha thiêng liêng, người trao ban sự sống thiêng liêng. Ngoài ra, người cha là người biết bảo vệ con cái mình khỏi những nguy hiểm và trao cho con cái mình những điều tốt đẹp nhất. Như vậy, mọi linh mục cần phải xin ân sủng này: đó là trở thành người cha đích thực.

Trong cương vị Giám mục, người mục tử của Chúa cần thể hiện rõ nét hơn những đặc tính trên. Trong sứ điệp gửi cho các tham dự viên tại hội nghị Tân Phúc âm hóa ở châu Mỹ được tổ chức ở Mê-xi-cô, ĐTC mô tả vị Giám mục là một người mục tử biết tất cả con chiên của mình, từng người một. Với tình yêu và sự kiên nhẫn, ngài hướng dẫn họ và ở bên cạnh họ, điều này sẽ minh chứng cho tình mẫu tử của Giáo Hội và lòng thương xót của Thiên Chúa. Thái độ của người mục tử đích thực thì không phải là thái độ của viên chức hay công nhân, chủ yếu tập trung vào kỷ luật, quy tắc hay các bộ máy tổ chức. Thái độ ấy sẽ khiến vị Giám mục rời xa đàn chiên, không có khả năng giúp đỡ anh chị em mình gặp gỡ Chúa Ki-tô.

“Dân Thiên Chúa muốn vị Giám mục thay mặt Thiên Chúa trông nom mình, đặc biệt quan tâm đến việc giúp họ hiệp nhất và thăng tiến niềm hy vọng trong trái tim họ. Do đó, Giám mục cũng cần biết huấn luyện người linh mục có khả năng gần gũi và gặp gỡ. Họ phải là những người biết thắp lên ngọn lửa trong trái tim con người, cùng đồng hành với họ và đi vào cuộc đối thoại trong niềm hy vọng cũng như trong nỗi sợ.”

Để trở thành một người mục tử nhân lành, các linh mục và giám mục phải tránh xa bệnh tìm địa vị cao và bệnh duy giáo sĩ. Thật vậy, trong lời nhắn nhủ với các Giám mục tại Mỹ Châu, ĐTC Phanxicô cảnh giác các Giám mục về chứng bệnh tìm địa vị cao: “Chúng ta là những người mục tử chứ không phải là những người có tâm lý ông hoàng, những người tham vọng, những người kết hôn với Giáo Hội này trong khi chờ đợi một Giáo Hội khác xinh đẹp hơn, giàu có hơn. Đừng rơi vào cái bẫy của bệnh tìm địa vị cao! Nó là một chứng ung thư!… Tôi nài xin anh em, xin hãy ở lại giữa những người con của anh em. Hãy tránh xa tiếng xấu khi trở thành “những vị Giám mục phi trường” (airport bishops)! Một tai hại khác của Giáo Hội đi kèm với bệnh tìm địa vị cao chính là bệnh duy giáo sĩ. Cũng trong sứ điệp trên, ĐTC Phanxicô nói: “Cám dỗ duy giáo sĩ thực sự làm hại Giáo Hội rất nhiều. Chứng bệnh đặc thù của một Giáo Hội khép kín là tự tham chiếu vào chính mình; là nhìn vào mình, tự hài lòng với chính mình.”

Tóm lại, người mục tử lý tưởng theo Đức Thánh Cha Phanxicô là “người gần gũi với dân chúng, là người cha, người anh em, với sự hiền dịu, kiên nhẫn và thương xót. Là những người yêu sự khó nghèo, sự khó nghèo nội tâm như sự tự do trước mặt Chúa, cũng như sự khó nghèo bên ngoài như sự đơn sơ và khắc khổ của cuộc sống. Là những người không có “tâm lý của các ông hoàng”. Là những người không tham vọng và là các phu quân của một Giáo Hội, chứ không đợi chờ một Giáo Hội khác. Là những người có khả năng thức tỉnh trên đoàn chiên đã được giao phó, và săn sóc tất cả những gì duy trì đoàn chiên hiệp nhất: canh giữ đoàn chiên, chú ý tới các hiểm nguy có thể đe dọa nó, nhưng nhất là, làm cho niềm hy vọng lớn lên: ước gì các Mục Tử ấy có mặt trời và ánh sáng trong tim. Là những người có khả năng nâng đỡ các bước đi của Thiên Chúa nơi dân Người với tình yêu thương và lòng kiên nhẫn. Và có ba chỗ của Giám Mục ở với dân mình: hoặc là ở đàng trước để chỉ đường, hay ở giữa để duy trì đoàn chiên hiệp nhất và trung lập hóa các tán loạn, hoặc ở đàng sau để tránh cho ai đó ở lại đàng sau, nhưng cũng một cách nền tảng, để cho chính đoàn chiên đánh hơi, hầu tìm ra các con đường mới.”

Nguyễn Minh Triệu sj từ Radio Vaticano
 
ĐGH Phanxicô cho giáo dân chiêm ngắm linh hài của Thánh Phêrô Tông Đồ
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
09:48 25/11/2013
ĐGH Phanxicô cho giáo dân chiêm ngắm linh hài của Thánh Phêrô Tông Đồ

Vatican – 24.11.2013 - Dịp bế mạc "Năm Đức Tin" vào Chúa Nhật, 24.11.2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho 60.000 khách hành hương nhìn thấy Xương Thánh của Thánh Cả Phêrô. ĐGH Phanxicô cầm trên tay một chiếc hộp nhỏ bằng đồng đen có chứa 8 mẩu xương của Thánh Phêrô, hộp đồng này được gìn giữ trong nhà nguyện riêng của Giáo Hoàng từ năm 1971.

Bên ngoài chiếc hộp đồng ghi khắc các dòng chữ Latinh: "Những mẫu xương được tìm thấy trong hang động của Vương Cung Thánh Đường Vatican, và đó là xương của Thánh Tông Đồ Phêrô".

Một cuộc rước Xương Thánh trang trọng lúc đầu lễ để tiến lên bàn thờ. ĐGH Phanxicô tôn kính, hôn xương thánh và xông hương xương Thánh Phêrô lúc nhập lễ. Sau thánh lễ hộp xương Thánh Phêrô lại được đưa về nhà nguyện riêng của Giáo Hoàng.

Các thánh tích này được cho mọi người chiêm ngắm công khai lần đầu tiên trong Giáo Hội. Tám mẩu xương có kích thước từ 2 đến 3 cm đã được tìm thấy trong một cuộc khai quật bên dưới Đền Thánh Phêrô trong khoảng năm 1940 đến 1951 tại một góc của ngôi mộ Thánh Phêrô .

Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958) đã ban hành một cuộc khai quật khảo cổ bí mật dưới bàn thờ chính của Đền Thánh Phêrô. Đào xâu đến 12 mét các nhà khảo cổ thấy một nghĩa trang thời cổ đại. Ở cuối một con đường bên những ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một phần còn lại của một tượng đài, mà họ xác định đó là ngôi mộ của Thánh Phêrô Tông Đồ. Dựa vào mô tả trong văn học cổ đại họ xác định được vị trí trung tâm đối với các ngôi mộ khác, nên cho đó là mộ của Thánh Phêrô. Nơi thờ phượng này đã có từ năm 160.

Tính xác thực của những mẩu xương này chưa bao giờ được xác nhận của Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào năm 1968, qua cuộc thử nghiệm khoa học đã cho rằng "rất có khả năng" là xương của Thánh Phêrô Tông Đồ.

Thánh lễ Chúa Nhật, 24.11.2013 mừng Chúa Kitô Vua, ĐGH Phanxicô kết thúc "Năm Đức Tin" của Hội Thánh Công Giáo do sáng kiến của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cộng Đồng Vaticanô II nhằm thúc đẩy sự hồi sinh của đức tin Kitô giáo và để chống lại sự tục hóa của xã hội ngày nay. Cộng Đồng Vaticanô II bắt đầu ngày 11.10.1962. Công Đồng triệu tập tất cả các Đức Giám Mục trên thế giới cũng như các vị Thượng Phụ, Giáo phụ của GH Đông Phương về Tòa Thánh Vatican, đã là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo của Thế kỷ XX.

"Năm Đức Tin" 2013 đã tiếp nhận khoảng 8,5 triệu khách hành hương đến Rôma.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
ĐTC cám ơn các thiện nguyện viên phục vụ trong Năm Đức Tin
Linh Tiến Khải
11:12 25/11/2013
VATICAN - Sáng 25-11-2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp hàng ngàn thiện nguyện viên phục vụ trong Năm Đức Tin, vì lòng quảng đại của họ hy sinh thời giờ và khả năng phục vụ các lộ trình đức tin của tín hữu và du khách hành hương với các sáng kiến mục vụ thích hợp.

Đức Thánh Cha nói: Năm Đức Tin đã là dịp quan phòng giúp tái nhóm lên ngọn lửa đức tin mà tín hữu lãnh nhận ngày được Rửa tội. Trong thời gian ơn thánh này chúng ta đã tái khám phá ra lộ trình Kitô, trong đó cùng với đức ái, đức tin chiếm chỗ nhất. Đức tin là điểm chính yếu huy động các lựa chọn và các cử chỉ của cuộc sống thường ngày. Đức tin là mạch sống không bao giờ cạn của mọi hành động trong gia đình, nơi làm việc, trong giáo xứ, với bạn bè, trong các môi trường xã hội khác nhau. Đức tin vững mạnh và tinh tuyền này đặc biệt lộ hiện trong những lúc khó khăn và thử thách. Khi đó tín hữu kitô để cho Thiên Chúa ôm họ vào lòng, bám chặt lấy Chúa với sự chắc chắn tín thác nơi một tình yêu mạnh như đá tảng không thể phá hủy. Chính trong những lúc khổ đau, nếu chúng ta phó thác cho Thiên Chúa với lòng khiêm tốn, thì có thể cống hiến một chứng tá tốt lành.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: việc phục vụ thiện nguyện qúy báu của anh chị em cho các biến cố khác nhau của Năm Đức Tin đã cho anh chị em cơ may tiếp nhận sự hăng say của nhiều thành phần liên hệ. Chúng ta phải cùng nhau chúc tụng Chúa vì độ mạnh tinh thần và lòng hăng say tông đồ do các sáng khiến mục vụ khác nhau khơi dậy trong các tháng qua tại Roma cũng như khắp nơi trên thế giới. Chúng ta nhận thấy rằng niềm tin nơi Chúa Kitô có khả năng sưởi ấm con tim, và trở thành sức đẩy của các công tác tái truyền giảng Tin Mừng. Một đức tin sống động sâu xa và xác tín hướng tới chỗ mở rộng ra ánh sáng cho việc loan báo Tin Mừng. Chính đức tin này khiến cho các cộng đoàn của chúng ta trở thành cộng đoàn truyền giáo. Và thật sự chúng ta cần có các cộng đoàn kitô dấn thân cho một công tác tông đồ can đảm, tới với con người trong các môi trường sống của họ, kể cả các môi trường khó khăn nhất.

Kinh nghiệm chín mùi mà anh chị em đã sống trong Năm Đức Tin giúp bản thân anh chị em trước tiên, rộng mở chính mình và các cộng đoàn của mình, cho cuộc gặp gỡ với tha nhân, nhất là với những người nghèo đức tin đức cậy trong cuộc sống. Có biết bao nhiêu người cần đến một cử chỉ nhân bản, một nụ cười, một lời khích lệ, một chứng tá qua đó họ nhận ra sự gần gũi của Chúa Giêsu Kitô. Ước chi đừng có ai thiếu dấu chỉ của tình yêu và sự hiền dịu nảy sinh từ đức tin ấy (SD 25-11-2013)
 
ĐTC Phanxicô tiếp kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin
Linh Tiến Khải
11:14 25/11/2013
VATICAN: Hôm 25-11-2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến tổng thống Nga ông Vladimir Putin. Hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế trong đó có chiến tranh Siria.

Đây là lần thứ tư tổng thống Vladimir Putin viếng thăm Tòa Thánh. Hai lần đầu vào năm 2000 và 2003 dưới thời Đức Gioan Phaolô II, lần thứ ba năm 2007 dưới thời Đức Biển Đức XVI.

Trong hội nghị thượng đỉnh của khối G20 tại San Pietroburgo đầu tháng 9 năm nay 2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi cho tổng thống Putin và giới lãnh đạo tham dự hội nghị một bức thư yêu cầu các cường quốc đừng ”bất động trước các thảm cảnh mà dân tộc Siria yêu dấu đã phải sống qúa lâu rồi, và có nguy cơ đem lại các khổ đau mới cho một vùng đất đã bị quá nhiều thử thách và cần có hòa bình”. Trong thư Đức Thánh Cha nhắc tới các nỗ lực và cam kết của các cường quốc thăng tiến kinh tế tài chánh và cuộc sống cho mọi dân tộc toàn thế giới. Nhưng các xung khắc vũ trang luôn là sự khước từ mọi thỏa thuận quốc tế, tạo ra các chia rẽ sâu xa và các vết thương rách nát đòi hỏi phải có nhiều năm mới lành được. Các cuộc chiến là sự khước từ cụ thể dấn thân đạt các mục tiêu kinh tế và xã hội, mà cộng đồng quốc tế đề ra, như các mục tiêu phát triển của Ngàn năm mới. Rất tiếc là các xung khắc vũ trang đang còn gây khổ đau trên thế giới cho chúng ta thấy mỗi ngày một hình ảnh thê thảm của bần cùng, đói khát, bệnh tật và chết chóc. Thật thế, không có hòa bình thì không có loại phát triển kinh tế nào cả. Bạo lực không bao giờ dẫn tới hòa bình là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ấy.

Cuộc họp của các quốc trưởng và chính quyền của 20 nước kinh tế lớn nhất thế giới chiếm 2 phần 3 dân số và 90% tổng sản lượng toàn cầu không có mục đích an ninh quốc tế. Tuy nhiên, không thể không suy tư về tình hình vùng Trung Đông và đặc biết tại Siria. Rất tiếc phải đau lòng mà nhận ra rằng có quá nhiều lợi lộc đã thắng thế, kể từ khi cuộc xung khắc bên Siria bắt đầu, ngăn cản tìm ra một giải pháp giúp tránh cuộc tàn sát vô ích mà chúng ta đang chứng kiến.

Tổng thống Putin cũng đã hội kiến với Đức Tổng Giám Mục Mục Pietro Parolin, Tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (SD 25-11-2013).
 
ĐTC: Khi có Chúa Kitô là trung tâm, cả những lúc tối tăm nhất trong cuộc đời cũng được soi sáng
Linh Tiến Khải
11:15 25/11/2013
Khi có Chúa Kitô ở trung tâm cuộc sống, chúng ta có thể quy chiếu về Người các niềm vui và niềm hy vọng, các nỗi buồn và lo lắng trong cuộc đời chúng ta. Cả những lúc đen tối nhất cuộc sống cũng được soi sáng và Người ban cho chúng ta niềm hy vọng, như xảy ra đối với người trộm lành trong Phúc âm hôm nay.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách tham dự thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin tại quảng trường Thánh Phêrô sáng Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua 24-11-2013.

Thánh lễ đã bắt đầu lúc 10 giờ rưỡi sáng. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 80 Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và 1.200 linh mục. Đảm trách phần thánh ca có ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, ca đoàn của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Nhạc và ca đoàn Mater Ecclesiae cũng như Dàn nhạc hòa tấu của tỉnh Bari nam Italia.

Trong khi chờ đơi Dàn nhạc đã trình tấu và các ca đoàn đã hát thánh ca chuẩn bị tinh thần cho tín hữu. Hàng trăm người thiện nguyện đã đi quyên tiền trợ giúp các nạn nhân bão lụt Hayan bên Philippinnes. Từ 15 năm qua đây là lần đầu tiên có việc quyên tiền trong thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Số tiền này sẽ được Đức Thánh Cha chuyển tới các nạn nhân trong những ngày tới.

Lúc 9 giờ 45 hòm đựng xương Thánh Phêrô đã được rước ra và để trên đế cao phía bên trái bàn thờ. Hòm xương thánh bằng đồng dài 30 cm rộng 10 cm có 8 mảnh xương, mỗi mảnh dài 2-3 cm. Trên hòm thánh tích có viết hàng chữ: ”Từ các xương tìm thấy trong lòng đất của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được coi là của Tông Đồ Phêrộ Diễm Phúc”. Thánh tích này đã được trao tặng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1971, và từ đó được giữ trong Nhà nguyện riêng của Đức Giáo Hoàng trong Dinh Tông Tòa. Trong các năm qua Thánh tích được trưng bầy trong nhà nguyện này mỗi ngày 29 tháng 6.

Hôm Chúa Nhật 24-11-2013 là lần đầu tiên Thánh tích được trưng bầy tại quảng trường Thánh Phêrô cho tín hữu tôn kính. Theo hai bút tích ”Sự lên trời của Isaia” và ”Sách Khải huyền của Phêrô” Tông Đồ Phêrô đã chịu tử đạo dưới thời hoàng đế Neron năm 64, và được chôn cất trong nghĩa trang bên cạnh hý trường Neron và Caligula. Bút tích đầu tiên nhắc tới mộ của Thánh Phêrô thuộc hai thế kỷ thứ II-III là của Giám Mục Eusebio, sử gia của Giáo Hội. Đức Cha Eusebio kể lai lời của một linh mục Roma tên là Gaio nói về phần mộ, mà cha định nghĩa là ”chiến tích” của Phêrô tại Vaticăng.

Vào đầu thế kỷ thứ IV hoàng đế Costantino đã cho lấp nghĩa trang này để xây đền thờ thánh Phêrô, nhưng trên dấu tích mộ của thánh nhân. Chỉ vào năm 1939 dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XII mới có các cuộc đào bới khảo cổ. Tuy nhiên, việc điều hành thiếu sót đã không đưa tới các kết qủa mong muốn, mà chỉ cung cấp một số dữ kiện, mà sau này nhà nữ khảo cổ Margherita Guarducci đã dùng để dựng lại khung cảnh lịch sử của các biến cố.

Thật ra, bên dưới bàn thờ Tuyên Xưng Đức Tin trong Đền Thờ Thánh Phêrô hiện nay có một loạt các bàn thờ có lẽ được dựng để kính thánh Phêrô giữa các năm 321-326. Đền thờ do hoàng đế Costantino cho xây cất bao trùm một bức tường thuộc hậu bán thế kỷ thứ III, một phần mộ gọi là ”chiến tích của Gaio” tựa vào một bức tường trát vữa mầu đỏ và một mộ nhỏ trên mặt đất gọi là ”terragna” ở bên trong phần mộ nói trên.

Năm 1952 bà Guarducci đọc ra tên của thánh Phêrô bằng tiếng Hy lạp mà tín hữu vạch trên tường. Thế rồi tháng 9 năm 1953 bà Guarducci tìm ra một chiếc hộp bị bỏ quên trong một nơi ẩm thấp. Bà giao cho các khoa học gia khảo xét trong đó có ông Venerando Correnti chuyên viên nhân chủng học. Kết luận đó là xương của một người đàn ông khoảng 60-70 tuổi bọc trong một mảnh vải điều có thêu chỉ vàng. Và các vết đất thuộc loại đất của mộ chôn sát đất ”terragna”. Đó là bằng chứng trong mộ có xương của thánh Phêrô trước khi được hoàng đế Costantino chuyển rời. Trong các chữ vạch trên tường có các chữ Hy lạp ”Phêrô ở trong này”. Ngày 26 tháng 6 năm 1968 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI chính thức loan báo tin này trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư, khi nói: ”Các điều tra rất kiên nhẫn và cẩn thận đã được thực thi với kết qủa mà chúng tôi, được củng cố bởi phán quyết của các chuyên viên có giá trị và thận trọng, chúng tôi tin là tích cực: cả các thánh tích của Thánh Phêrô cũng đã được nhận diện một cách, mà chúng ta có thể coi là thuyết phục”.

Trong thánh lễ, các bài Sách Thánh đã được đọc trong các thứ tiếng Anh, Tây Ban Nha và Ý. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng biết ơn Đức Biển Đức XVI đã tuyên bố Năm Đức Tin cống hiến cho toàn Giáo Hội cơ may tái khám phá ra vẻ đẹp của lộ trình đức tin, bắt đầu với bí tích Rửa Tội biến chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa và anh em với nhau trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha cũng chào mừng các Thượng Phụ, Tổng Giám Mục Trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, và qua các vị tín hữu các cộng đoàn của các vị hằng nêu gương trung thành với giá trả đắt đỏ cho lòng trung kiên ấy. Qua các vị Đức Thánh Cha cũng gửi lời chào thân ái tới tất cả mọi kitô hữu bên Thánh Địa, Siria và toàn vùng Đông Phương và cầu mong tất cả được ơn hòa bình và hòa hợp.

Tiếp đến ngài đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc nói về Chúa Kitô trung tâm của thụ tạo, của dân Chúa và của lịch sử. Thánh Phaolô trình bày Chúa Kitô như là Trưởng tử của mọi thụ tạo: trong Người, nhờ Người và cho Người mà mọi sự được tạo dựng. Ngài là Chúa của sự tạo dựng, Chúa của sự hòa giải. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Hình ảnh này giúp chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu là trung tâm của việc tạo dựng, và vì thế thái độ đòi hỏi nơi tín hữu, nếu họ muốn là tín hữu, là thái độ nhận biết và tiếp đón tính cách trung tâm ấy của Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống, trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Khi đó các tư tư tưởng các việc làm các lời nói của chúng ta sẽ là các tư tưởng kitô, các tư tưởng, việc làm và lời nói của Chúa Kitô. Trái lại, khi đánh mất đi trung tâm ấy vì thay thế nó với cái gì khác, thì chỉ phát sinh ra các thiệt hại cho môi trường chung quanh và cho chính con người.

Ngoài việc là trung tâm của thụ tạo, và của sự hòa giải, Chúa Kitô là trung tâm của dân Thiên Chúa. Chính hôm nay Người ở đây, giữa chúng ta. Bây giờ và ở đây trong Lời Người và sẽ ở đây trên bàn thờ, sống động, hiện diện giữa chúng ta là dân của Người. Đó là điều được chỉ cho chúng ta thấy trong bài đọc thứ nhất trích từ sách Samuel II, kể lại ngày dân Israel đến tìm Đavít và xức dầu tấn phong ông là vua trên Israel (x.2 Sm 5,1-3). Qua việc tìm kiếm gương mặt lý tưởng của nhà vua, các người ấy đã kiếm tìm chính Thiên Chúa: một vì Thiên Chúa đến gần con người, chấp nhận đồng hành với con người và trở thành anh của họ.

Chúa Kitô dòng dõi vua Đavít chính là ”người anh”, chung quanh Người dân được thành lập, là Đấng săn sóc dân Người, săn sóc tất cả chúng ta với giá cuộc sống Người. Nơi Người chúng ta là một, một dân duy nhất: hiệp nhất với Người chúng ta chia sẻ một con đường, một số phận duy nhất. Nơi Người chúng ta có căn tính như là dân Thiên Chúa.

Và sau cùng Chúa Kitô là trung tâm của lịch sử nhân loại và cũng là trung tâm lịch sử của mỗi một người. Chúng ta có thể quy chiếu về Người các niềm vui và niềm hy vọng, các nỗi buồn và lo lắng trong cuộc đời chúng ta. Khi Chúa Giêsu ở trung tâm, cả những lúc đen tối nhất cuộc sống cũng được soi sáng và Người ban cho chúng ta niềm hy vọng, như xảy ra đối với người trộm lành trong Phúc âm hôm nay.

Trong khi tất cả các người khác hướng tới Chúa Giêsu với sự khinh rẻ, họ nói: ”Nều ông là Đức Kitô, Vua Cứu Thế, thì hãy tự xuống khỏi thập giá đi”, thì ông này, là người đã sai lạc trong cuộc sống, hối hận bám chặt lấy Đức Giêsu chịu đóng định và nài xin: ”Xin nhớ đến tôi, khi Ngài vào Nước của Ngài” (Lc 23,42). Và Chúa Giêsu hứa với ông: ”Hôm nay con sẽ ở trên thiên đàng cùng Ta” (c.43). Chúa Giêsu chỉ nói lên lới tha thứ chứ không kết án; và khi con người tìm ra can đảm xin ơn tha thứ ấy, Chúa không bao giờ bỏ rơi một lời xin như vậy.

Hôm nay, tất cả chúng ta có thể nghĩ tới lịch sử của mình, con đường của mình. Mỗi người trong chúng ta có lịch sử của mình: mỗi người trong chúng ta, cả khi có các sai lầm, tội lỗi, các lúc sung sướng và tối tăm. Trong ngày này, thật là ích lợi, khi nghĩ tới lịch sử của chúng ta và nhìn lên Chúa Giêsu, và từ tận đáy lòng, mỗi người trong chúng ta hãy lập lại với Người biết bao lần, nhưng với con tim thinh lặng, rằng: ”Lậy Chúa, xin nhớ tới con, bây giờ Chúa đang ở trong Nước Chúa. Lậy Chúa Giêsu, xin nhớ tới con vì con muốn sống tốt lành, con muốn trở thành người tốt lành, nhưng con không có sức mạnh, con không thể, con là kẻ tội lỗi. Nhưng lậy Chúa Giêsu, xin nhớ tới con. Chúa có thể nhớ tới con, bởi vì Chúa ở trung tâm, Chúa ở trong Nước Chúa”. Thật đẹp biết bao! Hôm nay tất cả chúng ta hãy làm điều đó, mỗi người trong con tim mình, lập lại thật nhiều lần: ”Lậy Chúa, xin nhớ tới con, Chúa là trung tâm, Chúa ở trong Nước Chúa!”

Lời Chúa Giêsu hứa với ông trộm lành trao ban cho chúng ta môt niềm hy vọng rất lớn: nó nói với chúng ta rằng ơn thánh Chúa luôn luôn phong phú hơn lời cầu xin. Chúa luôn ban cho chúng ta nhiều hơn điều chúng ta xin Người: bạn xin Chúa nhớ tới bạn, và Ngài đem bạn vào trong Nước Ngài! Chúa Giêsu chính là trung tâm các ước mong, niềm vui và ơn cứu độ của chúng ta.

Lời nguyện giáo dân đã đựơc đọc trong các thứ tiếng: A rập, Pháp, Tầu, Bồ Đào Nha và Philippines, xin Chúa Kitô Vua giữ gìn tín hữu trong đức tin đức cậy và đức mến; xin Ngài chúc lành, nâng đỡ và khiến cho công việc của Đức Thánh Cha, các Giám Mục, linh mục, phó tế và các người loan báo Tin Mừng được hữu hiệu; xin Ngài chiến thắng thù hận giữa các dân tộc, rộng mở con tim cho sự tha thứ và ban tràn đầy an bình cho tất cả mọi người; xin Ngài giải thoát các người tội lỗi, các người không tin và các người nghi ngờ khỏi quyền lực của tối tăm, soi sáng tâm trí họ, hoán cải và thanh tẩy con tim họ với lòng xót thương của Ngài; xin Chúa an ủi, làm vơi nhẹ khổ đau và ban niềm vui cho các gia đình, những người nghèo túng và sống trong cô đơn không có tình thương.

Hàng trăm Linh Mục đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa. Sau lời nguyện cuối lễ Đức Thánh Cha đã trao biểu tượng CD Tông huấn ”Evangelii Gaudium Niềm vui Phúc Âm” cho 36 người thuộc 18 nước, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa trên năm châu. Trong số đó có một tân Giám Mục người Lettonia, một tân linh mục Tanzania, và một tân phó tế Australia. Ngoài ra cũng có các tu sĩ nam nữ, các người mới lãnh bí tich Thêm Sức, một chủng sinh, một nữ tập sinh, một gia đình, các giáo lý viên và một người mù.

Trước khi đọc Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã cám ơn tín hữu và du khách hành hương, các gia đình, các nhóm giáo xứ, hiệp hội và phong trào, đến từ nhiều nước, các tham dự viên đại hội toàn quốc Italia lòng Thương Xót Chúa, cộng đoàn tín hữu Ucraine nhân kỷ niệm 80 năm diệt chủng vì nạn đói do chế độ liên xô gây ra khiến cho hàng triệu người chết. Đức Thánh Cha cũng bầy tỏ lòng biết ơn các thừa sai đã loan báo Tin Mừng đó đây trên thế giới, trong đó có chân phước Junipéro Serra, thừa sai dòng Phanxicô, người Tây Ban Nha nhân kỷ niệm 300 năm ngày chân phước sinh ra. Ngài đặc biệt nồng nhiệt cám ơn Đức Tổng Giám Mục Fisichella và các cộng sự viên của Ủy ban Năm Đức Tin đã hoạt động tích cực trong năm qua.

Thánh lễ đã kết thúc với kinh Truyền Tin và phèp lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người. Ngài xin mọi người cầu nguyện đặc biệt cho biết bao nhiêu kitô hữu đang bị bách hại vì đức tin trên thế giới.
 
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện lòng tin tôn giáo của mình trong chuyến thăm thứ hai đến Vatican
Lm Trần Công Nghị
17:55 25/11/2013
VATICAN (AP) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện lòng tin tôn giáo của mình trong chuyến thăm thứ hai đến Vatican, ông đã hôn ảnh tượng Đức Maria (Madonna) trước khi trao quà tặng này cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mối liên hệ giữa Vatican và Moscow dừng lại ở đó mà thôi vì Tổng thống Putin đã không mời ĐGH Phanxicô đến thăm Nga sô.

Vatican cho biết rằng quan hệ đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo đã không thực sự được thảo luận trong các cuộc gặp mặt 35 ​​phút giữa Putin và ĐGH Phanxicô trong thư viện riêng của Đức Giáo Hoàng, mặc dù ông Putin đã mang lời chào từ Thượng phụ giáo chủ Chính thống Nga Kirill. Thay vào đó, các cuộc thảo luận giữa ông Putin và Đức Giáo Hoàng, và sau đó giữa ông Putin và các nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican, đươục tập trung vào vấn đề Syria và vai trò của Kitô giáo trong xã hội.

Tổng thống Putin cám ơn Đức Giáo Hoàng vì lá thơ Ngài viết cho Cuộc Họp Thượng Đỉnh G20 tại St Petersburg vào tháng Chín vừa qua, trong đó Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới từ bỏ "việc theo đuổi vô ích" giải pháp quân sự ở Syria và than phiền rằng những lợi ích một chiều đã làm cản trở mục tiêu ngoại giao nhằm kết thúc cuộc xung đột.

Lúc đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã huy động hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới để tham gia vào một ngày ăn chay và cầu nguyện cho Hòa bình, trong khi Hoa Kỳ đe dọa tấn công quân sự Syria vì vào ngày 21/8 Syria đã dùng vũ khí hóa học tấn công gần Damascus. Chính quyền Moscow khi đó cũng lên tiếng phản đối sự can thiệp quân sự.

Về phần Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Ngài đã tặng TT Putin một khảm gốm sứ cảnh khu vườn Vatican, và Thủ tướng Putin đã đã tặng Đức Giáo Hoàng hình ảnh icon Đức Mẹ Madonna của Vladimir, một biểu tượng tôn giáo quan trọng đối với Chính Thống giáo dân Nga.

Sau khi họ trao đổi những món quà, TT Putin hỏi cho Đức Giáo Hoàng có thích biểu tượng icon không, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết Ngài rất thích. Tức thì Putin vượt qua và hôn lên hình ảnh icon Madonna, và Đức Giáo Hoàng cũng hôn icon tiếp theo và làm dấu thánh giá.

Đức Thánh Cha người Argentina đặc biệt rất có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria.

Căng thẳng trong thời gian dài ở Nga giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo trung thành với Vatican ở Nga đã ngăn cản Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và trước đó là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong ước mơ từ lâu muốn làm cuộc hành hương tới Nga và muốn họp mặt với các vị lãnh đạo Chiúnh thống giáo Nga sô. Gần đây các quan chức đã nổi ý tưởng về một cuộc họp ở nước thứ ba, nhưng phát ngôn viên Vatican linh mục Federico Lombardi cho biết các vấn đề đại kết đã không được thảo luận hôm thứ Hai.

Ông khẳng định rằng ông Putin đã không mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, làm cho Tổng thống Nga một trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới đã đến thăm Đức Thánh Cha phổ biến và không được gia hạn lời mời trong trao đổi.

Sau cuộc họp mặt, phát ngôn viên Tòa Thánh cũng xác nhận nguồn tin là TT Putin đã không mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới thăm Nga, và đây là điều họa hiếm vì hấu hết các nguyên thủ quốc gia khi thăm các Vị Giáo Hoàng thì thường có lời mời Đức Giáo Hoàng tới thăm viếng quốc gia của mình.
 
Top Stories
Henan, Chine: pressions des autorités sur des chrétiens protestants, membres ou non d’Eglises enregistrées
Eglises d’Asie
10:55 25/11/2013
Au moins deux cas de pressions policières sur des chrétiens protestants ces derniers jours indiquent que celles-ci peuvent tout aussi bien viser des membres d’« Eglises domestiques », c’est-à-dire non enregistrées auprès du Mouvement des trois autonomies, que des membres appartenant à des Eglises dûment enregistrées auprès de cette organisation chargée par les autorités de superviser l’application de leur politique religieuse auprès des communautés protestantes.

La première affaire concerne le pasteur Zhang Shaojie. Agé de 48 ans, le Rév. Zhang est responsable de l’Eglise chrétienne du comté de Nanle (dans la province du Henan), un temple protestant dûment affilié au Mouvement des trois autonomies. Le 16 novembre dernier, la police locale l’a convoqué pour un entretien qui s’est avéré être un piège. Le pasteur a en effet été arrêté, sans que pour autant aucune charge soit retenue contre lui ou signifiée à ses proches. Le 18 novembre, des fidèles de son temple et deux de ses sœurs sont venus réclamer devant le poste de police sa remise en liberté. Le groupe a été dispersé par la force, plusieurs d’entre eux étant battus par la police et d’autres convoqués un peu plus tard pour être mis en garde et intimidés au cas où ils poursuivraient leur action. Finalement, rapporte l’association ChinaAid, qui défend depuis les Etats-Unis la liberté religieuse en Chine, un groupe d’une vingtaine d’avocats de Pékin, spécialisés dans la défense des droits de l’homme, s’est saisi de l’affaire au cours du week-end dernier et demande des comptes aux autorités locales.

Sur le fond de l’affaire, il semble que le Rév. Zhang ait aidé et assisté un groupe d’habitants de Nanle en conflit avec les autorités locales pour des questions foncières. Ne pouvant obtenir droit à leurs demandes, ces habitants étaient montés jusqu’à Pékin pour exercer leur « droit de pétition », ce droit multiséculaire et repris par le régime communiste qui permet aux habitants de se plaindre en haut lieu de l’arbitraire des autorités locales. En réalité, et comme cela se passe souvent, les pétitionnaires de Nanle ont été interceptés le 15 novembre à Pékin par des fonctionnaires de la province du Henan et remis de force dans un train pour Nanle, où ils ont été arrêtés par la police locale. Selon les informations disponibles, les responsables locaux du Mouvement des trois autonomies chercheraient à faire nommer un nouveau pasteur, à leurs yeux plus complaisant, pour remplacer le Rév. Zhang.

La deuxième affaire a aussi pour cadre la province du Henan. Le 28 octobre dernier, à Anyang, ville située un peu à l’est du comté de Nanle, des chrétiens se sont réunis en une foule de plusieurs milliers de personnes pour manifester devant la mairie. Ils ont manifesté pacifiquement en chantant des chants religieux et en lisant des psaumes de la Bible. L’objet de leurs revendications concerne le statut juridique du terrain qui porte leur église. « Prêté » en 1951 à la ville, ce terrain aurait dû être rendu à la communauté protestante en 1980, mais aucun accord formel n’a jamais entériné ce fait. Face à des projets immobiliers en cours, les chrétiens s’inquiètent des dispositions que pourrait prendre le Bureau des ressources foncières et qui viendraient à les léser. Le 28 octobre, des officiels de la mairie ont promis une réponse sous trois jours mais, rapporte encore ChinaAid, le délai est depuis longtemps passé et aucune réponse n’a été fournie à la communauté chrétienne.

Selon les informations disponibles, dans l’affaire d’Anyang, la foule des manifestants du 28 octobre était composée de chrétiens protestants, fidèles du temple qui fait l’objet du litige mais aussi membres de communautés indépendantes, les très nombreuses « Eglises domestiques » qui se développent beaucoup ces dernières années en Chine.

Selon l’organisation britannique de défense de la liberté religieuse Christian Solidarity Worlwide, (CSW) « ces manifestations pourraient être le signe que les chrétiens de Chine osent désormais s’affirmer face aux manœuvres déployées par les autorités. Si c’était effectivement le cas, ce serait le signe que les réformes proposées [à l’issue du 3ème plénum du Comité central du XVIIIème Congrès du Parti communiste, qui s’est tenu à huis clos du 9 au 13 novembre à Pékin] ne peuvent rester au simple stade de déclarations. Les chrétiens, qu’ils pratiquent leur religion dans le cadre du Mouvement des trois autonomies ou dans des Eglises non enregistrées, n’hésitent plus à revendiquer le droit à la liberté de religion et de croyance ». Mervyn Thomas, responsable exécutive de CSW, ajoute dans un communiqué en date du 22 novembre dernier : « CSW appelle le gouvernement chinois à défendre la liberté religieuse non seulement pour les citoyens chinois appartenant aux organisations religieuses reconnues par l’Etat mais aussi pour ceux qui appartiennent à des groupes religieux indépendants. » (eda/ra)

(Source: Eglises d’Asie, 25 novembre 2013)
 
Vietnam: La Sécurité publique continue de détruire les maisons funéraires des H’mongs, symboles de leur nouvelle religion
Eglises d’Asie
10:57 25/11/2013
Bien qu’ils soient parvenus jusque dans la capitale pour faire entendre leurs protestations, les H’mongs de quatre provinces septentrionales du Vietnam continuent d’être victimes de la répression des autorités locales. Les forces de l’ordre ont pris pour cible leurs maisons funéraires, construites pour y déposer les défunts et y accomplir les rites funéraires.

Les agents de la Sécurité publique organisent des opérations destinées à détruire les maisons funéraires, constructions symboliques du changement de vie introduit par la religion « Duong Van Minh », qualifiée de « culte pervers » (Ta Dao) par le gouvernement. De plusieurs sources convergentes (1), on apprend que, dans la matinée du 24 novembre, les forces de la Sécurité publique ont lancé une opération contre le village de Na Heng, commune de Nam Vang (ou Nam Quang), district de Bao Lam, dans la province de Cao Bang, frontalière de la Chine. Dès la veille au soir, d’importantes forces de police avaient été rassemblées au chef-lieu du district. Lors de l’attaque, au matin avant l’aube, une quarantaine de H’mongs s’étaient porté à la hauteur de la maison funéraire pour essayer de la protéger. Selon les témoignages oraux rapportés par la population, 37 personnes auraient été blessées et 17 menottées et arrêtées par les forces de l’ordre. Celles-ci ont également confisqué toutes les caméras et les appareils photographiques.

Le 24 octobre précédent, le Comité populaire communal avait envoyé au notable du village de Na Heng l’ordre de démanteler la maison funéraire de la « religion illégale » Duong Van Minh. Cette injonction de l’administration locale avait soulevé la protestation et l’incompréhension de tout le village.

Pour le peuple H’mong, la maison funéraire est véritablement le signe le plus fort du changement de vie qu’ils ont effectué en 1989, date à laquelle ils ont adhéré à une nouvelle religion syncrétiste. A cette époque, les anciens rites funéraires, qui les obligeaient à vivre pendant sept jours avec leurs morts au sein de la maison, avaient été modifiés grâce à l’édification d’un funérarium commun où sont désormais vénérés les défunts.

Selon des observateurs indépendants, la religion Duong Van Minh est le fruit d’un syncrétisme entre les croyances traditionnelles des H’mongs et le christianisme. Dans la maison funéraire, on trouve une cigale, une grenouille et une croix. De nombreux articles parus dans la presse officielle décrivent cette religion comme un « culte pervers ». Un article, paru dans la revue Sécurité de la capitale, affirme d’abord que la religion Duong Van Minh ne serait qu’une nouvelle version d’une religion plus ancienne et plus générale, propre aux H’mongs, la religion Vang Chu qui annonce la venue d’un roi mystérieux (2). Le monde serait menacé par un grand cataclysme: pour un être sauvé, il faudrait adhérer à la religion Duong Van Minh. (eda/jm)



(1) Voir dans VRNs (rédemptoristes vietnamiens) du 25 novembre 2013: http://chuacuuthenews.wordpress.com/2013/11/24/nguoi-hmong-tiep-tuc-bi-dan-ap-vao-ban-dem/, ainsi que le Dân Lam Bao du 25 novembre 2013: http://danlambaovn.blogspot.fr/2013/11/nguoi-h-mong-tiep-tuc-bi-ap.html#.UpMF-0rLSrQ

(2) Cette croyance aurait été le motif du grand rassemblement survenu à Muong Nhe au début du mois de mai 2011. Cependant, d’autres interprétations ont été données à ces événements. Voir les dépêches EDA du 6 et 10 mai 2011, ici et ici.

(Source: Eglises d’Asie, 25 novembre 2013)
 
Putin shows faith, kisses Madonna icon at Vatican
Nicole Winfield /AP
17:13 25/11/2013
VATICAN CITY (AP) — Russian President Vladimir Putin showed off his religious side during a visit Monday to the Vatican, stopping to cross himself and kiss an icon of the Madonna that he gave to Pope Francis. But Moscow's improving relations with the Vatican went only so far: Putin didn't invite Francis to visit.

The Vatican said Monday that ecumenical relations between the Catholic and Orthodox churches weren't really discussed during the 35-minute discussion between Putin and Francis in the pope's private library, though Putin brought greetings from Russian Orthodox Patriarch Kirill.

Rather, the discussions between Putin and the pope, and then Putin and the Vatican's top diplomats, focused on Syria and the role of Christianity in society.

Putin thanked Francis for his September letter to the Group of 20 meeting in St. Petersburg, in which Francis urged world leaders to abandon the "futile pursuit" of a military solution in Syria and lamented that one-sided interests had prevented a diplomatic end to the conflict.

Francis mobilized hundreds of thousands of people around the globe to participate in a daylong fast and prayer for peace, as the U.S. threatened military strikes following an Aug. 21 chemical weapons attack near Damascus. Moscow opposed military intervention as well.

Francis gave Putin a ceramic mosaic of the Vatican gardens, and Putin presented Francis with an image of the icon of the Madonna of Vladimir, an important religious icon for the Russian Orthodox faithful.

After they exchanged the gifts, Putin asked Francis if he liked the icon, and Francis said he did. Putin then crossed himself and kissed the image, and Francis followed suit.

The Argentine pope is particularly devoted to Marian icons.

Long-running tensions in Russia between Orthodox faithful and Catholics in Russia prevented Pope Benedict XVI and before him Pope John Paul II from achieving their long-sought dreams of a Russian pilgrimage and meeting with the Russian patriarch. Recently officials have floated the idea of a meeting in a third country, but the Vatican spokesman the Rev. Federico Lombardi said ecumenical issues weren't discussed Monday.

He confirmed that Putin didn't invite Francis, making the Russian president one of the few world leaders who have visited the popular pope and not extended an invitation in exchange.

(Source: http://news.yahoo.com/putin-shows-faith-kisses-madonna-icon-vatican-183741267.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Tin Giáo hội Việt Nam tuần này
VietCatholic Network
10:19 25/11/2013
Tin GHVN Tuần 34 - Năm 2013

-Cuộc hội thoại về “Chân Dung các Thánh Tử Đạo Việt Nam” và những tấm gương can trường của các vị Tử Đạo tiền nhân anh dũng của Giáo Hội Việt Nam

1. Tin GP Phan Thiết

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây nhà thờ giáo xứ Lương Sơn, giáo phận Phan Thiết

Sáng ngày 19.11.2013, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, đã đến cử hành Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo xứ Lương Sơn, hạt Bắc Tuy, GP Phan Thiết. Cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, quý cha Hạt Trưởng và quý linh mục trong giáo phận.

Giáo xứ Lương Sơn cũng vui mừng đón tiếp quý tu sĩ, chủng sinh, quan khách và ân nhân xa gần đến hiệp dâng Thánh lễ. Đức Cha Giuse ngỏ lời chào mừng quý quan khách, Ngài chúc mừng đến anh chị em giáo xứ Lương Sơn. Trước khi thánh lễ bắt đầu, một vị đại diện đã lên đọc sơ lược, về hình thành giáo xứ Lương Sơn. Giáo xứ Lương Sơn, thuở ban đầu có khoảng 100 người, giờ đây đã lên đến 1.800 tín hữu. Ngôi nhà thờ Lương Sơn đã hơn 50 năm, mặc dù được tu sửa nhiều lần, nhưng với vật liệu thô sơ lúc bấy giờ, nay đã xuống cấp trầm trọng, hơn nữa giáo dân ngày càng đông, con số 350 gia đình, cùng với người Công Giáo nhập cư ngày càng gia tăng, nên mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng, ngôi thánh đường không đủ chỗ chứa. Cha Phêrô Võ Tấn Luật chánh xứ Lương Sơn và giáo dân đã quyết tâm xây dựng lại ngôi nhà thờ mới để phụng thờ Thiên Chúa.

Đức Cha Giuse tin tưởng, Thiên Chúa sẽ chúc lành cho công trình xây dựng nhà thờ mới này sớm được hoàn thành. Kết thúc Thánh lễ, một vị đại diện giáo xứ Lương Sơn đã lên cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý ân nhân và tất cả cộng đoàn.

2. Tin GP Phú Cường

Khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo tại giáo xứ Phước An

Tiếp nối chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuần qua, tiểu ban y tế Caritas Phú Cường đã tổ chức chuyến đi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo tại giáo xứ mới Phước An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Theo số liệu thống kê, đã có 384 người đến khám bệnh, trong đó có nhiều người dân tộc thiểu số S’Tiêng. Buổi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo ở Phước An kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa

3. Tin GP Sàigòn

Ngày truyền giáo, Tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam

Ban truyền giáo Tỉnh Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco Việt Nam đã tổ chức ngày truyền giáo năm 2013 dành cho các cộng đoàn Sa-lê-diêng và gia đình Sa-lê-diêng, thuộc các vùng phía Nam, tại Học viện thần học Sa-lê-diêng Don Rinaldi , Xuân Hiệp, Thủ Đức tuần qua.

Đến tham dự có cha giám tỉnh Giuse Trần Hòa Hưng, cha phó giám tỉnh Tôma Vũ Kim Long kiêm trưởng ban truyền giáo Tỉnh Dòng, cha Piô Ngô Phúc Hậu, cùng quý cha, quý thầy Sa-lê-diêng, quý ông bà cố các tu sĩ đi truyền giáo, và các thành phần khác trong gia đình Sa-lê-diêng. Sau phần khai mạc, cộng đoàn đã lắng nghe cha Piô Ngô Phúc Hậu truyền đạt những kinh nghiệm gần 40 năm, đi truyền giáo ở vùng sông nước miền Tây, Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Sau giây phút giải lao và xem đoạn video clip, về hành trình truyền giáo hiện nay của 100 tu sĩ Dòng Don Bosco Việt Nam ở các nước trên thế giới.

Mọi người đã vui mừng chào đón một nhà truyền giáo người Ý, đó là cha Gevmaim Lagge Dòng Don Bosco, tên Việt Nam của cha là Bùi Như Lạc.

Mặc dù đã rời Việt Nam từ năm 1975, nhưng tiếng Việt, Ngài vẫn nói sành sỏi.

Thú vị hơn, khi Cha Lạc hát, bài thánh ca “Trên con đường về quê" và bài "Kinh Kính Mừng" bằng tiếng Việt.

Kết thúc cha Giám Tỉnh Dòng Don Bosco đã ân cần nói lời tri ân và gửi những món quà, đến quý ông bà cố của quý cha, quý thầy, đang đi truyền giáo ở các nước.
 
24/11: Lễ kính Thánh Anrê Dũng Lạc và các Bạn Tử Đạo Việt Nam
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:51 25/11/2013
24-11: THÁNH ANRÊ DŨNG-LẠC VÀ CÁC BẠN TỬ-ĐẠO VIỆT-NAM
(CHỦNG SINH PHAOLÔ BỘT VÀ CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ-YÊN)


... Tài liệu về cuộc đời, nhân đức và cái chết vinh quang của Chủng Sinh Phaolô Bột (1841-1858) phần lớn trích từ tác phẩm của Linh Mục Gustave Monteuuis: ”Anh hùng trong thống hối. Phaolô Bột, thiếu niên tử đạo Đàng Ngoài”. Tác phẩm trúng giải Hàn Lâm Viện Pháp và được hai nhà xuất bản Thánh-Phaolô ở thủ đô Paris (nước Pháp) và Hội Thánh-Charles ở Grammont (vương quốc Bỉ) đồng phát hành năm 1905.

Cha Gustave Monteuuis viết lời tựa:

”Tiểu sử vị tử đạo Phaolô Bột lần lượt tỏ lộ cho chúng ta thấy: trước tiên, nỗi đau đớn và những dày vò của một thiếu niên trong phút chốc bị sa ngã vì yếu đuối; tiếp đến, lòng nhiệt thành thánh thiện và tình yêu anh dũng của người môn đệ quảng đại, khóc lóc thảm thiết về lỗi lầm của mình và sau cùng, lòng cương quyết dùng chính máu đào xóa tẩy điều sỉ nhục xúc phạm đến Vị Thầy Chí Thánh dấu yêu.

”Hoàn cảnh sống và lộ trình Chủng Sinh Phaolô Bột trải qua thật đáng chú ý. Chúng ta cảm thông nỗi đau đớn và lòng thống hối, đồng thời nồng nhiệt tán thưởng cuộc hoán cải và cái chết vinh quang của Chủng Sinh Phaolô Bột. Một thi sĩ viết:
Không bao giờ lỗi bổn phận là điều đẹp nhất,
Nhưng thống hối trở về với bổn phận còn đẹp hơn.

”Nói thế, chúng ta không chối bỏ vẻ đẹp nguyên tuyền của lòng thanh sạch vô tội. Nhưng chúng ta cũng không thể không ca tụng cố gắng của một tâm hồn, sau khi nhận ra lầm lỗi, đã quyết định thoát khỏi vực sâu tội lỗi và vươn cao trên đường thánh thiện bằng trọn tình yêu thống hối của mình.

1. CUỘC ĐỜI THƠ TRẺ

Phaolô Bột chào đời năm 1841 tại thôn Kẻ-Lựa thuộc giáo xứ Sơn-Miêng. Kẻ-Lựa nay thuộc giáo xứ Canh-Hoạch. Sơn-Miêng ngày nay là Sơn-Lãng thuộc xã Hoa-Sơn, huyện Ứng-Hòa tỉnh Hà Tây, Tổng Giáo Phận Hà Nội. Trước kia Sơn-Miêng thuộc huyện Thanh-Oai, cách tỉnh Hà Nội 35 cây số về hướng Nam. Vào thời kỳ đó, Sơn-Miêng là một trong những giáo xứ rộng lớn nhất của giáo đoàn Đông Đàng Ngoài.

Phaolô Bột được diễm phúc là đồng hương với thánh Phanxicô Nguyễn Cần (1803-1837), Thầy Giảng. Thầy Giảng Phanxicô Nguyễn Cần tử vì đạo ngày 20-11-1837, dưới thời vua Minh Mạng. 150 năm sau, Chúa Nhật 19-6-1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) tôn phong Thầy Giảng Phanxicô Nguyễn Cần lên hàng hiển thánh cùng với 116 vị Tử Đạo Việt Nam.

Khi bản án châu phê từ Kinh Đô ra tới Hà Nội, quan tổng trấn khuyên Thầy Cần nhắm mắt bước đại qua Thánh Giá. Thầy Cần nói:
- Mắt thì nhắm được chứ lòng và trí khôn không thể nhắm được, nên tôi chẳng làm!

Tại pháp trường, viên quan cố thuyết phục lần chót:
- Anh có thể cứu mạng mình. Anh không trộm cướp, cũng không làm loạn. Bản án của anh còn có thể rút lại, chỉ cần anh bước một bước qua Thập Tự.

Thầy Giảng Phanxicô Nguyễn Cần trả lời:
- Tôi trung không thờ hai chủ, xin quan cứ án mà thi hành!

Thi hài vị tử vì đạo Cần được an táng tại Châu-Sơn, sau cải táng về nhà thờ xứ Sơn-Miêng.

Thời thơ ấu, khi theo mẹ đến nhà thờ Sơn-Miêng, cậu bé Phaolô Bột thường có dịp kính viếng di hài thánh Phanxicô Cần. Hẳn đây là một trong những lý do nuôi dưỡng ơn gọi sau này. Vào thời kỳ ấy, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trải qua cuộc bách hại dữ dội. 5 Linh Mục Thừa Sai người Pháp bị bắt và bị kết án tử hình.

Về phía Phaolô Bột, cậu bé không nếm hưởng nhiều niềm vui gia đình. Em trai Bột đột ngột qua đời lúc chưa tròn một tuổi. Sau đó đến lượt thân phụ - ông Phêrô Bính - từ trần năm 1845, khi Bột mới lên 4. Phaolô Bột trở thành quí tử duy nhất sống với mẹ góa, bà Maria Mận.

Từ khi chồng qua đời, bà Mận một mình tần tảo nuôi con. Bà hết lòng yêu thương và giáo dục con nên người. Bà là người mẹ Công Giáo đạo đức, giống như bao bà mẹ gương mẫu khác. Sơn-Miêng lúc ấy nổi tiếng về nghề chằm nón. Bà Maria Mận học nghề và không bao lâu có thể tự tay chằm những chiếc nón lá xinh xắn. Cậu bé Phaolô Bột ngoan ngoãn giúp mẹ. Khi đến tuổi có thể tự di chuyển, chính Phaolô Bột mang nón mẹ làm ra chợ Sơn-Miêng bán. Nét kháu khỉnh, khuôn mặt trong sáng và tính tình dễ thương của cậu thiếu niên bán nón lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Nhiều người đến mua nón của cậu. Thế là mỗi buổi chiều, Phaolô Bột hân hoan mang về cho mẹ cái túi đầy tiền. Bà Maria Mận cũng vui mừng không kém. Nhờ tiền bán nón, hai mẹ con có thể sống hàng ngày dùng đủ và nhất là, bà có ít tài chánh dưỡng dục con thành tín hữu Công Giáo tốt.

Phaolô Bột là niềm vui và là niềm an ủi rộng lớn nhất của bà Maria Mận trong cảnh góa bụa. Tuy nhiên, bà không đơn độc trong việc giáo dục con. Em gái bà cũng hết lòng yêu thương cháu. Nhờ sự chăm sóc của Mẹ và Dì, cậu Phaolô Bột tuy mới 10 tuổi, đã trổi vượt nhóm trẻ trong làng về nét ngây thơ và lòng đạo đức.

Phaolô Bột cảm thấy lớn lên trong tâm hồn xuân trẻ và trong trắng của mình ước muốn học hỏi và tiến xa trên đường thánh thiện. Cậu muốn trở thành môn đệ đích thật của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Cậu bày tỏ cùng mẹ tất cả ước vọng. Bà Maria Mận cảm động khi thấy con trai duy nhất có những ý tưởng cao đẹp. Bà biết Thiên Chúa Nhân Lành đã gieo vào lòng con hạt giống ơn gọi. Bà không so đo tính toán. Bà không ngần ngại chần chờ. Bà nhất định dâng cho Chúa kho tàng đáng giá nhất: Phaolô Bột, quí tử của bà.

Dịp may đến. Năm 1850, Linh Mục Khương, Cha Sở Sơn-Miêng đến xứ Kẻ-Lựa ban các Bí Tích cho giáo dân trong xứ. Năm 1850 cũng là Năm Thánh do Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Pio IX (1846-1878) công bố cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Giáo Đoàn Đàng Ngoài tại Việt Nam hiệp ý với Đức Thánh Cha, cử hành Năm Thánh với lòng sốt sắng đặc biệt. Cảm thấy ơn thánh Chúa tràn ngập tâm hồn, Phaolô Bột nài nỉ mẹ đưa đến gặp Cha Khương, xin Cha nhận cậu vào Nhà Đức Chúa Trời với hy vọng ngày kia trở thành Thầy Giảng và Linh Mục.

Dĩ nhiên bà Maria Mận không từ chối lời con xin. Bà mau mắn đưa con đến gặp Cha Sở. Sau khi lắng nghe lời tỏ bày của cả hai mẹ con, Cha Khương ngần ngại không chấp nhận lời thỉnh cầu. Phaolô Bột đành theo mẹ trở về, chuyên cần giúp mẹ việc nhà và đem nón mẹ chằm ra chợ bán.

Hai năm sau, 1852, Cha Khương có dịp trở lại Kẻ-Lựa. Phaolô Bột nài nỉ mẹ đưa đến gặp Cha, lập lại lời xin. Lần này Cha Khương động lòng thương xót. Cha chấp nhận cậu vào Nhà Đức Chúa Trời. Phaolô Bột được nhận với tư cách là chú giúp trường xứ Sơn-Miêng. Phaolô Bột để tâm ngay vào việc học và bắt đầu thực thi các nhân đức. Trong số các bạn đồng sinh, Phaolô Bột nổi bật về tính tình hiền dịu, khả ái và vui tươi. Ngoài ra, thân hình cao ráo trắng trẻo cũng khiến Phaolô Bột dễ dàng thu hút cảm tình của những người sống chung quanh. Tuy nhiên, Phaolô Bột không chú ý đến các chi tiết này, cũng không tỏ ra tự mãn kiêu căng. Trái lại, cậu chỉ chuyên chăm học hành và thực thi nhân đức.

Trong ba năm học tập tại nhà xứ Sơn-Miêng, Phaolô Bột không bao giờ xin phép về Kẻ-Lựa thăm mẹ. Phần bà Maria Mận, mỗi lần có dịp ra Sơn-Miêng, bà đều ghé thăm con trai. Chi phí học tập thường rất cao, bà Maria Mận không thể một mình gánh hết. May mắn thay, một phụ nữ đạo đức khá giả thuộc xứ Phúc-Lâm tên Marta Lịch nhận phần giúp đỡ. Để tỏ lòng biết ơn mẹ nuôi, thỉnh thoảng chú Bột đến thăm bà Marta Lịch. Tuy nhiên, mặc dù bà Marta Lịch nài nỉ, Phaolô Bột chỉ nhận những gì tối thiểu cần thiết. Chú lễ phép thưa với mẹ nuôi:
- Xin mẹ cầu cho con được ơn trung tín đến hơi thở cuối cùng trong Nhà Đức Chúa Trời.

Thời gian Phaolô Bột học tập tại nhà xứ Sơn-Miêng cũng là thời kỳ Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam bị bách hại dữ dội. Ngày 1-5-1851, Cha thánh Augustin Schoeffler Đông (1822-1851), thuộc Hội Linh Mục Thừa Sai Paris, bị hành quyết vì Đạo tại Sơn-Tây. Cùng ngày tháng đó một năm sau, 1852, Cha thánh Jean-Louis Bonnard Hương (1824-1852) cũng thuộc Hội Thừa Sai Paris, bị giết vì Đức Tin tại Nam-Định. Tất cả những chứng nhân anh dũng ấy ghi khắc vào con tim thơ trẻ của các chú giúp nhà xứ Sơn-Miêng lòng nhiệt thành khát khao ơn được dùng chính mạng sống tuyên xưng Đức Tin vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ con người.

Ba năm học hoàn tất, năm 1855 Phaolô Bột được Cha Sở Sơn-Miêng giao phó cho các Linh Mục thuộc Chủng Viện Vĩnh-Trị. Từ nay Phaolô Bột chính thức trở thành chủng sinh.

II. CUỘC SỐNG NƠI CHỦNG VIỆN VĨNH-TRỊ

Năm 1848, vua Tự Đức (1830-1883) lên ngôi, tiếp tục các cuộc bách hại chống lại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt là các Linh Mục người Pháp thuộc Hội Thừa Sai Paris.

Năm 1855 Phaolô Bột gia nhập chủng viện Vĩnh-Trị.

Vĩnh-Trị nằm trên bờ sông Nam-Định cách không xa Ninh-Bình bao nhiêu. Trong vòng 100 năm liền, Vĩnh-Trị là cứ điểm truyền giáo của địa phận Đông Đàng Ngoài. Hồi ấy, toàn thể dân cư Vĩnh-Trị đều là tín hữu Công Giáo. Nơi đây còn có chỗ cư trú của Đức Cha Retord Liêu (1840-1858), Đại Diện Tông Tòa. Và bên cạnh ngôi nhà của Đức Cha Liêu là chủng viện. Trong một xứ truyền giáo vào thời kỳ Giáo Hội bị bách hại, chủng viện Vĩnh-Trị lúc ấy là một cơ sở thô sơ. Nhưng chương trình huấn luyện không sơ sài. Các chủng sinh học La-ngữ, chữ Tàu, chữ Nho, tiếng Việt, sử học và bình ca. Ngoài ra, kể từ khi Cha thánh Phêrô-Phanxicô Néron Bắc (1818-1860), Linh Mục thuộc Hội Thừa Sai Paris, được chỉ định làm Bề Trên chủng viện Vĩnh-Trị, các chủng sinh có thêm chương trình học về toán pháp như hình học, đại số, số học và thiên văn, vv ..

Chủng sinh Phaolô Bột được diễm phúc thụ huấn với các tôn sư nổi bật về các khoa học đời cũng như đạo. Nhưng nhất là, các vị nêu cao gương sáng cho các môn sinh và cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam lòng trung thành cho đến chết.

Đây là thời kỳ Cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh (1793-1857) được chỉ định làm Giám Đốc chủng viện Vĩnh-Trị, kiêm giáo sư La-ngữ lớp chủng sinh lớn nhất sắp ra trường. Khi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được một thời gian tạm bằng an, Cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh lo tổ chức đời sống thiêng liêng cho các chủng sinh. Ngài dạy cho họ biết học hỏi Lời Chúa trong Phúc-Âm, trong Thánh-Kinh, sùng kính Đức Mẹ MARIA bằng việc lần hạt Mân Côi, ăn chay các ngày trước lễ Đức Mẹ, mang Áo Đức Mẹ trên mình, thương mến các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục và cầu nguyện cho các Linh Hồn. Nhất là rút kinh nghiệm bản thân trong thời kỳ chịu bách hại và lao tù, Cha thánh Tịnh nhấn mạnh với chủng sinh lòng tôn thờ Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Ngài dựng tượng Thánh Giá ở giữa con đường chính xuyên qua chủng viện và 4 tượng Thánh Giá khác ở 4 góc giáo xứ Vĩnh-Trị. Ngài làm phép long trọng các tượng Thánh Giá và mỗi ngày thứ sáu, Cha thánh Tịnh thường đưa một số chủng sinh tới đó đọc kinh. Tượng Thánh Giá thứ sáu được dựng trong Trại Phong Cùi gần Vĩnh-Trị. Hôm đó chính ngài vác cây Thánh Giá trên vai, theo sau là toàn thể chủng viện. Tất cả mọi người hát bài Vexilla Regis - Cờ Vua Chiến Thắng. Bên chân tượng Thánh Giá này, Cha thánh Tịnh xây một nhà nguyện nhỏ và năm nào cũng thế, ngài đến đây bốn lần để dâng Thánh Lễ.

Một thời gian ngắn sau khi Phaolô Bột gia nhập chủng viện, ngày 18-9-1855, vua Tự Đức ban hành sắc chỉ cấm đạo nghiêm ngặt. Tất cả các Linh Mục đều bị kết án tử hình. Các quan viên Công Giáo có thời hạn 1 tháng để chối Đạo. Binh lính và tín hữu thường được triển hạn 6 tháng. Dĩ nhiên các Thầy Giảng Nhà Đức Chúa Trời và các chủng sinh cũng bị kết án nặng nề, sau các Linh Mục.

Cùng thời gian này có Thầy giảng Augustino Điểm làm giáo sư chủng viện Vĩnh-Trị. Thầy có người em trai Marcô Hào là chủng sinh. Cả hai anh em đều được diễm phúc đổ máu làm chứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Thầy Augustino Điểm chịu chết vì Đạo năm 1860 tại Nam Định. Năm kế tiếp, ngày 1-1-1861, chủng sinh Marcô Hào nối gót bào huynh tuyên xưng Đức Tin cũng tại Nam Định, hưởng dương 19 tuổi.

Chi tiết trên đây cho thấy chủng sinh Phaolô Bột trải qua thời kỳ thụ huấn và thực tập nhân đức trong một bầu khí bất an, phập phồng lo sợ vì cơn bắt Đạo nỗi lên khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Mặc dầu thế, trong năm 1856, Đức Cha Retord Liêu vẫn quyết định tổ chức tuần tĩnh tâm cho giáo hữu Vĩnh-Trị. Dĩ nhiên các chủng sinh chủng viện Vĩnh-Trị là những thành phần đầu tiên tham dự tích cực vào tuần tĩnh tâm này. Đức Cha Liêu được sự hỗ trợ đắc lực của hàng giáo sĩ trong giáo phận. Mỗi ngày có 4 bài giảng, không kể những bài đọc Sách Thánh và bài suy niệm. Tín hữu tham dự đông đảo nên phải lập đến 14 tòa giải tội. Tuần tĩnh tâm được kết thúc với lễ truyền chức Linh Mục.

Quả là biến cố linh thiêng và trọng đại trong thời kỳ bách hại. Đây là biến cố phi thường đưa các tân Linh Mục cũng như tín hữu vào đời sống hầm trú nơi các hang toại đạo. Chủng sinh Phaolô Bột cảm thấy lòng dâng lên những tâm tình quảng đại cao đẹp. Cậu ước ao được bước theo các bậc thầy và đàn anh trên con đường tông đồ và tử đạo.

Và chuyện phải đến đã đến. Ngày 27-2-1857 quan phủ Nghĩa Hưng đem quân vây kín làng Vĩnh-Trị, nơi có nhà Đức Cha và chủng viện. Đức Cha Retord Liêu và hai Linh Mục thừa sai người Pháp là Cha Charbonnier và Cha thánh Jean-Théophane Vénard Ven (1829-1861) kịp thời trốn thoát. Nhưng vị Giám Đốc chủng viện, Cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh bị bắt cùng với hai ông Chánh-Phó Xã-Ủy làng Vĩnh-Trị và chủng sinh Lương. Cả bốn vị bị giải ra tỉnh Nam Định. Sau 38 ngày bị giam cầm, Cha Tịnh bị kết án tử vì cương quyết không chối bỏ đạo thánh Chúa. Cha nói với quan tổng đốc Nam Định Nguyễn Đình Hưng:
- Tôi xin chân thành cám ơn quan, vẫn luôn có lòng tốt tìm cách cứu tôi. Thân xác tôi ở trong tay quan, xin làm khổ nó tùy ý, tôi rất vui lòng, không oán than gì. Nó chết đi nhưng mai ngày sẽ sống lại vinh quang. Còn linh hồn tôi là của Thiên Chúa, không có gì làm tôi hy sinh nó được, không ai có thể lay chuyển lòng tin tưởng của tôi. Đạo Thiên Chúa là chính Đạo, là Đạo thật, tôi yêu mến và giữ Đạo ấy từ thưở bé, và dù có chết tôi cũng chẳng bỏ được.

Lời khẳng khái phát sinh từ quyết định can đảm và sáng suốt. Ngày 6-4-1857 tại pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định, Cha Phaolô Lê Bảo Tịnh nói lời từ biệt cuối cùng gởi tới mọi người:
- Anh em ở lại bình an, chịu khó giữ Đạo và can đản bền vững, đừng sợ chết!

Vài ngày sau khi Cha thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh bị giết, ba vị đồng tù với ngài bị phân tán mỗi người một nơi. Ông Chánh Xã-ủy Vĩnh-Trị bị lưu đày ở Thái-Nguyên, ông Phó Xã-ủy ở Lạng-Sơn và chủng sinh Lương ở Cao-Bằng. Cả ba vị đều trung thành với Đức Tin Công Giáo cho đến hơi thở cuối cùng. Riêng chủng sinh Lương, chú đã viết thư gởi đến quí Bề Trên và các chủng sinh cùng trường. Thư kể lại cuộc sống lưu đày như sau:

”Người dân hai tỉnh Cao-Bằng và Lạng-Sơn không toàn tòng là người Việt nhưng có thêm các sắc dân thiểu số và người Tàu. Ngôn ngữ bất đồng khiến cho việc giao thiệp trở nên khó khăn. Tại Lạng-Sơn hiện có 6 tân tòng bị lưu đày. Họ có thể an ủi và khích lệ lẫn nhau. Cha Sở tìm cách viếng thăm và ban các bí tích cho họ. Nhưng không mấy dễ dàng. Thường ngài chỉ có thể gặp các tân tòng một hay hai lần trong năm. Trong khi đó, tại Cao-Bằng này, con hoàn toàn cô thế cô thân. Con là người duy nhất được biết Đạo thánh Chúa, Đạo chân thật. Vì thế, con không rõ đến khi nào con mới được diễm phúc gặp một Linh Mục để xưng tội. Với sức khoẻ yếu kém cộng thêm khí hậu độc địa, con có thể chết bất kỳ lúc nào, chết mà không nhận được sự trợ giúp thiêng liêng nào. Do đó, con khẩn khoản xin mọi người thương cầu cho phần rỗi linh hồn con, hầu con được can đảm thực thi thánh ý Thiên Chúa đến cùng.

”Ngày con mới đặt chân đến đây, quan Án tỉnh Cao-Bằng truyền con đạp chân lên Thánh Giá. Thấy con cương quyết từ chối, quan nổi giận buông lời nguyền rủa. Con thưa với quan:
- Nếu trước đây vua đòi đầu cháu, hẳn cháu đã sẵn sàng dâng đầu đến một trăm lần, chẳng thà chối bỏ Đạo Chúa. Giờ đây, cháu đã chịu xét xử, bị tuyên án và cháu đã chấp nhận bản án lưu đày, đến một miền khỉ ho cò gáy, sau khi băng rừng lội suối đi qua một chặng đường dài gian lao khốn khó, làm sao quan có thể nghĩ là cháu sẽ chối bỏ Đạo Chúa, để trong phút chốc, mất hết mọi công phúc mà cháu cố gắng thu đạt, khi bằng lòng chịu đau khổ vì Đạo?..

”Một lần khác, cũng vị quan Án ấy gọi con đến nhà quan. Sau một hồi khuyên con bỏ Đạo không hiệu quả, quan nói với con: ”Đạo Vua Trời Đất là Đạo gì và đâu là những lý do khiến chú gắn bó đến độ không bỏ Đạo được?” Con liền trình bày cho quan nghe một số giáo lý Đạo Công Giáo. Con cũng dùng nhiều lý lẽ minh chứng Đạo Công Giáo là Đạo thật. Quan Án tỏ ra lắng nghe lời con nói. Sau khi thỏa mãn tính tò mò, quan Án cho con về và nói: ”Nếu quả thật như thế, chú hãy ra về bằng an”. Kể từ ngày ấy, quan Án tỉnh Cao-Bằng để con yên, không hạch hỏi cũng không truyền con phải bỏ Đạo nữa”.

Ký tên: Lương, người bị lưu đày vì Đức Tin.

Lá thư của chủng sinh Lương là một khích lệ lớn lao cho các bạn đồng trường tại Vĩnh-Trị. Lá thư cũng mang lại nhiệt huyết trung thành cho những môn đệ Đức Chúa GIÊSU KITÔ, đặc biệt trong thời kỳ cấm cách.

Trong lúc đó, chủng viện Vĩnh-Trị phải đóng cửa. Các chủng sinh phải phân tán từng nhóm ra các giáo xứ. Chú Phaolô Bột và một nhóm chủng sinh đồng lớp di tản về xứ Kẻ-Báng, cũng thuộc tỉnh Nam Định.

III. BỊ BẮT VÀ CHỐI ĐẠO

Ngày 21-5-1857, nhằm lễ Đức Chúa GIÊSU Thăng Thiên, Đức Cha thánh Giuse Diaz Sanjurjo An (1818-1857), Giám Mục thừa sai người Tây Ban Nha, Đại Diện Tông Tòa Trung Đàng Ngoài, bị bắt tại Bùi Chu và bị giải về Nam Định. Hồi ấy, ông Nguyễn Đình Hưng, Tổng Đốc Nam Định, vô cùng ghét Đạo Công Giáo. Ông cho dùng đủ mọi cực hình để làm khổ các tù nhân Công Giáo, vô phúc rơi vào tay ông. Gông cùm ngăn cản nghỉ ngơi ngày đêm, xiềng xích ăn mòn xương thịt, roi mây hằn lên những lằn đau, nhức buốt tận tim gan, kềm nung để lại những vết thương khó lành, và quì gối trên những tấm phản có đinh sắt nhọn, đau đớn vô cùng. Đó là những cực hình khủng khiếp mà lòng độc ác con người có thể nghĩ ra.

Năm 1857 báo hiệu nhiều tang thương thử thách cho Giáo Đoàn Đàng Ngoài. Tổng Đốc Nam Định biết rõ Kẻ-Báng là nơi trú ẩn của nhiều vị Linh Mục thừa sai và chủng sinh. Đêm 22 rạng ngày 23-1-1858, tổng đốc Nam Định sai quan tướng mang 700 binh lính về vây làng Kẻ-Báng. Cuộc tấn công chuẩn bị chu đáo đến nỗi dân làng không mảy may hay biết gì. Dầu vậy, một số Linh Mục và chủng sinh cũng may mắn thoát được, ngoại trừ chủng sinh Phaolô Bột, 17 tuổi và ba bạn đồng lớp: Gioan Pháp, Phaolô Tuấn và Hương. 4 chủng sinh bị bắt cùng với 17 bô lão, trong đó có ông Trùm xứ đạo Kẻ-Báng. Ngày hôm sau, tất cả bị giải về Nam Định và bị tống ngục. Nhờ được giam chung, các tù nhân vì Đức Tin đã an ủi khích lệ lẫn nhau hãy cương quyết trung thành với Đạo Công Giáo cho đến chết.

Ngày 25-1-1858, Tổng Đốc Nam Định Nguyễn Đình Hưng truyền mang Phaolô Bột cùng ba bạn chủng sinh và các vị bô lão Kẻ-Báng ra công đường. Ông truyền đặt Cây Thánh Giá dưới đất. Tất cả các tín hữu Công Giáo đoán biết thử thách nào sẽ diễn ra. Vừa xuất hiện, ông tổng đốc nói ngay:
- Hãy đạp lên Thánh Giá rồi tôi sẽ trả tự do cho mọi người.

Lệnh truyền ngầm hiểu rằng:
- Nếu bất tuân, sẽ bị lưu đày hoặc kết án tử hình.

Ông trùm Kẻ-Báng, trong tư cách là niên trưởng, trả lời thay cho tất cả:
- Thưa quan, tôi được hân hạnh trình với quan rằng, chúng tôi là tín hữu Công Giáo nên chúng tôi không đạp chân lên Thánh Giá.

Vừa nghe câu trả lời khẳng khái dõng dạc của ông trùm, quan tổng đốc nỗi giận đùng đùng. Ông truyền cho lính đánh đòn tức khắc các chiến sĩ Đức Tin.

Các người lính liền bắt các tù nhân nằm sấp mặt xuống đất, trói hai tay hai chân các tù nhân vào trụ và dùng roi mây thẳng tay đánh túi bụi vào thân mình các tù nhân. Thật là cực hình khủng khiếp. Bởi lẽ quan tổng đốc truyền cứ mỗi tù nhân bị hai người lính đánh đòn hai bên. Các roi đòn làm máu chảy thấm áo rồi nhuộm đỏ đất. Nhưng quan tổng đốc vẫn chưa nguôi giận. Ông còn truyền phải nung các kềm sắt và dí lên người các tù nhân.

Và quan tổng đốc đã thành công. Các cực hình đau đớn đến nỗi các cụ già yếu sức phải đầu hàng. Các bô lão Kẻ-Báng chấp nhận bước qua Thánh Giá để đánh đổi tự do, trở về đoàn tụ với gia đình. Nhìn các bô lão lần lượt bước qua Thánh Giá, 4 chủng sinh: Bột, Pháp, Hương và Tuấn cảm thấy lòng đau nhói. Các chú cay đắng tự nhủ:
- Làm sao các vị bô lão lại có thể phản bội Đức Chúa GIÊSU KITÔ, công khai chối bỏ Kitô Giáo là Đạo chân thật?

May mắn thay, ông trùm Kẻ-Báng, sau khi bước qua Thánh Giá đã hối hận tức khắc. Ông đền bù ngay tội lỗi tày trời vừa mới phạm và nhất là gương mù gương xấu ông gây ra cho các chủng sinh non trẻ. Ông quay trở lại nói với quan tổng đốc:
- Đức Tin nằm sâu trong lòng chúng tôi, và lòng chúng tôi không hề chối Đạo.

Vừa nghe, ông tổng đốc lên cơn thịnh nộ. Ông quát lớn:
- Người này chỉ chối Đạo bề ngoài, nhưng thật ra trong lòng vẫn trung tín với Đạo!

Ông kết án lưu đày ông trùm Kẻ-Báng lên Lạng Sơn. Nơi đây ngày 20-10-1858, ông trùm trút hơi thở cuối cùng, lòng vẫn một mực kiên trung với Đức Tin KITÔ. Ông được mọi người kính trọng tưởng nhớ như một vị anh hùng tử đạo.

Thành công với 16 bô lão Kẻ-Báng, bây giờ quan tổng đốc Nam Định dồn mọi chiến thuật tàn nhẫn tấn công 4 chủng sinh: Bột, Pháp, Hương và Tuấn. Quan biết rõ không dễ dầu gì lay chuyển Đức Tin của các thiếu niên, với tư cách là chủng sinh Nhà Đức Chúa Trời. Các lý hình cũng biết rõ như vậy. Và sự thật là như thế. Mặc bao lời đe dọa cũng như ngon ngọt dỗ dành, cả 4 chủng sinh đều đứng vững, cương quyết không bước chân qua Thánh Giá. Sau cùng, để đạt mục đích, các binh lính nghĩ ra diệu kế. Họ dùng vũ lực khiêng các chủng sinh ngang qua Thánh Giá, như thế, họ có thể rêu rao rằng, các thiếu niên Nhà Đức Chúa Trời đã nhát đảm công khai chối bỏ Đạo thánh!

Họ bắt đầu thi hành thủ đoạn với Gioan Pháp, chủng sinh nhỏ tuổi nhất. Năm ấy Gioan Pháp 14 tuổi và là bào đệ của Cha Triêm, giáo sư chủng viện Vĩnh-Trị. Mặc dầu đã kiệt lực và đau đớn vì trận đòn chí tử vừa chịu, chú Gioan Pháp vẫn giữ nguyên chí khí anh hùng ban đầu. Chú cương quyết và sáng suốt kháng cự. Khi bị quân lính lôi qua Thánh Giá, Gioan Pháp dùng trọn sức còn lại, uống cong mình và giữ cho đôi chân không hề chạm đến Thánh Giá. Tức giận và xấu hổ trước sức kháng cự vừa anh dũng vừa khéo léo của một thiếu niên, quan tổng đốc ra lệnh cho lý hình hãy dùng kềm nung nóng, kẹp vào người Gioan Pháp. Chú chủng sinh đau đớn ngất lịm đi. Nhưng khi vừa tỉnh lại, chú không ngừng lập đi lập lại:
- Thưa quan, điều quan vừa làm, quan chịu trách nhiệm. Phần con, con nhất định không chấp nhận đạp chân lên Thánh Giá.

Nếu chủng sinh Gioan Pháp cương quyết không tuân lệnh quan tổng đốc, đối lại, quan tổng đốc cũng đâu dễ dàng buông tha một thiếu niên 14 tuổi, dám cả gan bất tuân lệnh quan! Ông truyền lý hình đưa Pháp đến quì trên tấn ván có đầy đầu đinh nhọn. Thật là hình phạt khủng khiếp! Dầu vậy, Gioan Pháp vẫn trước sau như một. Cứ sau một hình khổ mới, chú Pháp lại cương quyết khẳng định:
- Con sẽ không bao giờ đạp chân lên Thánh Giá!

Thất bại trước sức kháng cự anh hùng của một học sinh Nhà Đức Chúa Trời, quan tổng đốc Nam Định tuyên bố kết án lưu đày chủng sinh Gioan Pháp lên Lạng Sơn, cùng với ông trùm Kẻ-Báng. Tại Lạng Sơn, Chúa Nhân Lành đã để cho Gioan Pháp được niềm an ủi lớn lao: đó là được trút hơi thở cuối cùng trong tay bào huynh: Linh Mục Triêm.

Gương anh dũng trung thành với Đạo Công Giáo của chủng sinh Gioan Pháp hẳn có sức mạnh vô biên củng cố Đức Tin của các bạn đi sau: Phaolô Bột, Phaolô Tuấn và Hương. Tất cả đã cùng trải qua các hình khổ dữ dằn như: bị cột tay chân vào trụ, bị đánh đòn bằng roi mây, bị kềm nung đỏ kẹp vào da thịt, vv.. Tổng đốc Nam Định hẳn cũng chờ đợi sức kháng cự tương tự nơi ba thiếu niên kia. Tuy nhiên, ông khéo léo bố trí để đưa các chủng sinh vào tròng. Ông truyền binh lính khiêng cả ba chú Bột, Tuấn và Hương qua Thánh Giá. Và hỡi ôi, lần này ông tổng đốc đã thành công! Cả ba chủng sinh một phần bị lừa dối, một phần quá yếu nhược và một phần có lẽ bị kinh hãi khi chứng kiến hình khổ dữ dằn của Gioan Pháp, nên cả ba đã để yên cho lý hình khiêng qua Thánh Giá mà không hề kháng cự!

Cử chỉ đó ngầm minh chứng rằng: cả ba chủng sinh đã đồng ý công khai chối bỏ Đạo thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ! Và ông tổng đốc Nam Định chỉ chờ đợi có thế! Ông hoan hỉ truyền ghi tên tức khắc ba thiếu niên vào danh sách các tín hữu Công Giáo đã đạp chân lên Thánh Giá, nghĩa là đã chối bỏ Đạo. Rồi ông trả tự do ngay cho ba chủng sinh. Hương lên đường về quê quán. Còn Phaolô Bột và Phaolô Tuấn lủi thủi trở lại Kẻ-Báng, nơi có Thầy giảng Augustino Điểm cùng với một số chủng sinh Vĩnh Trị đang trú ẩn ..

IV. THỐNG HỐI VÀ CƯƠNG QUYẾT DÙNG CHÍNH MẠNG SỐNG GỘT RỬA TỘI PHẢN ĐẠO

Ai có thể nói cho hết, diễn tả cho cùng nỗi lòng của hai thiếu niên, từ đây mang danh bội giáo, phản Đạo và chối Chúa??? Chính lúc này, Phaolô Bột hiểu thấm thía ý nghĩa cay đắng thế nào là bội giáo. Chú đau đớn nhủ thầm:
- Con đã bất trung cùng Thầy Chí Thánh con, Thầy Nhân Lành con! Sao con lại hèn nhát đến độ không dám kháng cự khi quân lính khiêng con qua Thánh Giá? Sao con không có được chí khí anh hùng của Gioan Pháp, một mực bày tỏ lòng trung tín với Đạo thánh?

Vì hết lòng ăn năn thống hối như thế, nên Phaolô Bột không ngừng nói với Phaolô Tuấn:
- Bạn à, chúng ta đã yếu đuối phạm tội chối Chúa, chúng ta phải tìm ngay một Linh Mục để xưng thú tội lỗi.

Ý tưởng đầu tiên của hai chủng sinh thất trận là tìm về với Thầy giảng Augustino Điểm, giáo sư chủng viện Vĩnh-Trị đang coi sóc một nhóm chủng sinh trú ẩn tại Kẻ-Báng. Với thân mình bầm dập rách nát và áo quần tả tơi vì roi đòn, hai chủng sinh trông thật đáng thương. Hai chú hy vọng sẽ được mọi người thông cảm, đặc biệt là Cha Sở và Thầy giảng Điểm, giang rộng cánh tay như người Cha nhân từ, tiếp đón hai đứa con hoang trở về. Hai chú sẽ sụp lạy và thưa với Cha và với Thầy giảng rằng:
- Ôi lạy Cha, lạy thầy, chúng con đã phạm tội với Trời và với hai ngài. Chúng con không xứng đáng được nhận vào sổ những thiếu niên con Nhà Đức Chúa Trời. Nhưng ít ra xin nhận chúng con vào số những người làm công trong nhà và cho phép chúng con được giúp việc cùng ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi chúng con đã phạm!

Khi Phaolô Bột và Phaolô Tuấn về đến Kẻ-Báng thì mọi người đã rõ đầu đuôi ngọn nguồn, không cần đợi hai chú kể lể dài dòng. Hẳn Cha Sở và thầy giảng thông cảm thảm trạng của hai thiếu niên, trong giây phút yếu đuối, đã trở thành kẻ bội giáo! Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, cần có những chứng nhân anh dũng, nêu cao gương sáng cho mọi tín hữu, đặc biệt các chủng sinh. Bởi vì, vào bất cứ lúc nào, quan quân cũng có thể bất ngờ xuất hiện để truy bắt các tín hữu Công Giáo. Vì lý do đó, Cha Sở Kẻ-Báng đành từ chối, không tái chấp nhận hai chú Phaolô Bột và Phaolô Tuấn vào số các chủng sinh Vĩnh-Trị. Cửa chủng viện khép kín trước hai kẻ bội giáo!

Phaolô Bột vô cùng đau đớn trước quyết định này. Tia hy vọng cuối cùng vừa bị dập tắt. Cùng với lời từ chối của Bề Trên, Phaolô Bột như nghe rõ tiếng kết án của chính lương tâm:
- Ngươi đã phản bội Thầy Chí Thánh. Ngươi là một tên bội giáo!

Mặc dầu thất bại ê chề, Phaolô Bột không tuyệt vọng. Chú quay trở lại nơi đã chứng kiến ơn gọi nẩy sinh thưở ban đầu. Đó là nhà xứ Sơn-Miêng, có Cha Sở Khương. Chính Cha đã tập luyện và giới thiệu chú vào chủng viện Vĩnh-Trị. Hẳn Cha còn nhớ hình ảnh bà Maria Mận, người mẹ hiền đức, và nhớ rõ những tháng ngày ngây thơ trong trắng của mình, Cha sẽ cảm thông và tha thứ cho tội phản giáo của mình. Nhưng chú đã lầm to. Vì sợ gây ảnh hưởng xấu nơi các thiếu niên khác, Cha Khương nghiêm khắc khiển trách:
- Con sống bao lâu tùy ý, nhưng đối với Cha, xem như thể con đã chết!

Nói xong, Cha cho chú Bột ít tiền đi đường và cấm Phaolô Bột không được lưu lại nhà xứ.

Bị xua đuổi tại hai nơi dấu yêu nhất của cuộc đời chủng sinh, khơi lên niềm đau khôn tả trong tâm hồn chú Phaolô Bột. Chú cay đắng dằn vặt với ý tưởng:
- Tại sao mình lại phản bội Thiên Chúa, Đấng đầy tình thương và an bình? Tại sao mình lại yếu đuối, lại dại dột phản bội Ngài?

Chính từ niềm đau khôn lường này, bắt đầu nẩy sinh nơi Phaolô Bột ước muốn đền bù tội lỗi, xóa bỏ gương xấu bội giáo, phản Thiên Chúa của mình.

Phaolô Bột nói với Gioan Pháp:
- Chúng ta hãy dốc lòng trở lại Nam-Định tái tuyên xưng Đức Tin!

Rồi thấy bạn do dự, Phaolô Bột khẳng khái nói:
- Chết hay sống, tôi đều trở lại Nam Định để rút lại hành vi phản giáo của tôi trước mặt các quan.

Khi nghe bạn nói thế, Gioan Pháp quá kinh hãi nên tự ý tách rời bạn, trở về quê Yên-Khoái.

Còn lại một mình, Phaolô Bột không dám trở về ngay với mẹ. Chú biết rõ người mẹ hiền đức sẽ phản ứng ra sao, trước tội chối Đạo tày trời của con trai. Thêm vào đó, chú còn nhen nhúm chút hy vọng tìm được một vị Linh Mục biết thương cảm, nhận chú vào lại Nhà Đức Chúa Trời. Do đó, Phaolô Bột lần lượt đến gõ cửa nhiều chủng viện và nhà xứ khác nhau, nhưng ở đâu chú cũng bị xua đuổi cách phũ phàng. Chỉ lúc này đây, chú mới nghĩ đến mái ấm gia đình, nơi có người mẹ góa thân yêu sống. Chú hy vọng tấm lòng mẫu tử bao la của mẹ sẽ rộng tay đón tiếp đứa con hoang trở về.

Dĩ nhiên tin dữ Phaolô Bột chối Đạo đã đến tai bà Maria Mận. Vì thế, vừa khi Phaolô Bột bước vào nhà, bà Maria không dằn được nỗi đau đớn, bà lớn tiếng trách móc:
- Không bao giờ tao tiếp nhận một kẻ phản Đạo, dù kẻ đó là con tao .. Con ơi, nếu con chết, mẹ được diễm phúc khóc con như khóc một vị Tử Đạo. Nhưng hỡi ôi, ngày hôm nay mẹ khóc, không phải vì sung sướng, nhưng là vì xấu hổ đau đớn vì đã trót sinh ra một kẻ phản Đạo .. Chẳng thà bỏ thân vì Đức Tin tại Nam-Định còn hơn vác xác về đây sau khi đã phản bội Thiên Chúa, gây ô nhục cho Đạo của mẹ và của dòng họ nhà ta!

Chúa Nhân Lành đã để cho người mẹ hiền đức có những lời cứng rắn ấy, hầu các bậc sinh thành cũng như các nhà giáo dục, đều có cùng một ngôn ngữ như nhau. Điều này nhắc nhở mỗi tín hữu phải trở về với nghĩa vụ tuyên xưng Đức Tin, cho dẫu phải hy sinh cả tính mạng.

Phản ứng đầu tiên của một người mẹ Công Giáo gương mẫu là như thế, nhưng sau đó, bà Maria Mận đã sẵn sàng tiếp rước con, cho con ở chung cùng nhà và giúp đỡ bà trong những công việc thường ngày. Rồi chỉ một thời gian ngắn, bà hiểu rõ nỗi lòng đau đớn của con, cương quyết đền bù tội lỗi đã phản nghịch cùng Thiên Chúa.

Vài ngày sau khi trở lại quê Kẻ-Lựa, Phaolô Bột đến Phúc-Lâm thăm mẹ nuôi là bà Martha Lịch. Bà Lịch chưa nghe tin buồn về việc chú đã bội giáo. Vì thế Phaolô Bột tỏ ra vô cùng lúng túng khi tỏ lộ cho mẹ nuôi biết sự thật. Sau này chính bà Martha Lịch kể lại cuộc gặp gỡ như sau.

Hôm ấy là một ngày mùa đông. Trời lạnh như cắt. Ngồi trong bếp nhìn ra tôi trông thấy một người ăn mặc tơi tả, tay chống gậy, lưng khòm, đang đi thẳng vào cửa chính. Tôi đoán là một người hành khất đến xin của bố thí. Khi tới gần, tôi mới vỡ lẽ: người hành khất không ai khác là Phaolô Bột, con nuôi của tôi. Tôi vội vàng mời con vào nhà và trải chiếu đẹp mời con ngồi. Nhưng Phaolô Bột không ngớt từ chối, vừa khóc vừa nói:

- Con phạm một tội tày trời khiến con vô cùng xấu hổ. Con là kẻ khốn cùng nhất trong các tội nhân. Con không xứng đáng ngồi trên chiếu đẹp.

Tôi vội bảo người giúp việc dọn cơm cho chú dùng. Nhưng Phaolô Bột lại xua tay từ chối:
- Không! Không! Xin mẹ chỉ cho con chút cơm thừa ăn với muối hột. Bởi vì con là kẻ tội lỗi nhất trong số những người tội lỗi!

Nói xong, Phaolô Bột lại khóc như mưa.

Tôi vẫn ngỡ ngàng, không hiểu lý do nào đưa con nuôi tôi đến tình trạng thảm thương như thế này? Tôi phải nài nỉ lắm, Phaolô Bột mới kể đầu đuôi câu chuyện cho tôi nghe, từ lúc bị bắt tại Kẻ-Báng, bị đưa ra Nam-Định và bị hành hung như thế nào. Phaolô Bột cho tôi xem những vết thương nưng mủ, những lằn roi bầm đen, những dấu thịt rửa vì bị kềm sắt nung đỏ kẹp vào. Sau cùng, Phaolô Bột kể cho tôi nghe chú bước qua Thánh Giá như thế nào. Nghe đến đây, tôi hỏi con có kêu xin Chúa trợ giúp trong lúc bị hành hung không, Phaolô Bột trả lời:
- Thưa mẹ có. Con dùng hết sức lực nghiến chặt răng và tự đáy lòng, con kêu danh Thầy Chí Thánh.

Tôi lại hỏi:
- Thế thì tại sao con lại không kiên vững đến cùng?

Phaolô Bột giải thích:
- Con đâu có muốn chối Chúa! Chính những người lính lôi con qua Thánh Giá!

Phaolô Bột ở lại với tôi một đêm hai ngày, nhưng dành trọn ngày thứ hai cầu nguyện nơi nhà thờ xứ đạo .. Không những chỉ khóc lóc ăn năn, Phaolô Bột còn hãm mình phạt xác, cam chịu mọi sỉ nhục để đền bù tội lỗi.

Rồi một ngày, Cha Triêm, lúc bấy giờ đang ẩn trốn, được thông báo có một người trẻ tuổi tìm gặp Cha. Vừa trông thấy Cha, người thiếu niên òa lên khóc nức nở:
- Con muốn xin gặp Đức Giám Mục, bởi vì con đã hèn nhát đạp qua Thánh Giá, chối bỏ Đạo thánh!

Cha Triêm đau thắt lòng. Qua những lời nói đứt quãng, chen lẫn tiếng khóc ức nghẹn, Cha đoán được rằng, đây là Phaolô Bột, bạn của Gioan Pháp, bào đệ của Cha. Cả hai đã ra đấu trường, nhưng Pháp đã chiến thắng còn Bột thì bại trận. Cha Triêm nói:
- Con thật tội nghiệp, từ đó đến nay con đã làm gì?

Phaolô Bột lần lượt kể lại cho Cha Triêm nghe. Kể xong, chú nài nỉ xin Cha dẫn đến gặp Đức Cha để xin ơn tha thứ và để chuộc lại lỗi lầm. Nhưng Cha Triêm giải thích rằng, trong thời buổi khó khăn, chỉ cần xưng tội với bất cứ Linh Mục nào cũng được.

Vài tuần sau, Cha Triêm nhận được thư Phaolô Bột bày tỏ ước muốn, nếu được phép, chú sẽ trở lại Nam Định, gặp quan lớn để tuyên xưng Đức Tin. Cha Triêm trả lời tức khắc và nói rằng, nếu chú muốn, thì đây là một hành động can đảm, đáng khuyến khích, vì chắc chắn nó làm đẹp lòng Chúa và vinh danh Giáo Hội. Nhận được thư, Phaolô Bột liền giã biệt mẹ hiền:
- Thưa mẹ, con đã hèn nhát chối bỏ Đạo Chúa và hành động phản Đạo này đã làm mẹ rất đau lòng. Con xin mẹ tha lỗi cho con, như con đã xin Chúa tha tội. Con đã đền tội, nhưng hôm nay con muốn chuộc lại lỗi lầm, bằng cách trở lại tỉnh, đến trước quan lớn để rút lại hành động mà quan lớn đã đánh lừa con làm. Con chào mẹ và xin mẹ cho phép con đi.

Thưa xong, Phaolô Bột cúi mình sát đất, xá mẹ bốn lần. Người mẹ anh dũng cất tiếng nói:
- Con ạ, con hãy ra đi bằng an và làm những gì con vừa nói. Đã từ lâu, mẹ dâng con cho Chúa để con trở thành Linh Mục của Ngài. Con đã thuộc về Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa che chở con luôn mãi.

Ngày hôm sau tại Nam Định, tổng đốc Nguyễn Đình Hưng vừa ra ngồi tòa xử, người ta bỗng trông thấy một thiếu niên vội vã đến trước mặt quan lớn và nói:
- Thưa quan, con là chủng sinh Bột. Cách đây mấy tháng, con đã phản Đạo vì quan đã lừa dối con, bằng cách cho lính khiêng con qua hình Thánh Giá, nhưng con không chấp nhận hành động này nữa nên con không muốn giữ nó. Hôm nay con đến đây để công khai phủ nhận nó trước mặt quan lớn và tuyên xưng Đức Tin của con ..

Bị quấy rối bất ngờ, quan nỗi giận truyền đuổi chú Bột ra khỏi tòa, nhưng chú khăng khăng trở lại trước mặt quan lớn và lập lại những lời vừa nói. Nổi giận, quan truyền đánh đòn chú Bột. Trong cơn đau đớn, chú luôn miệng la lớn:
- Hành động phản Đạo không phải của con, nó là của quan lớn nên hôm nay con đem trả lại quan lớn.

Cuối cùng, tức giận vì không thể nào làm cho chú Bột im tiếng, quan truyền ném Phaolô Bột cho voi chà.. Khi vị tử đạo trẻ tuổi bị cột cứng hai tay hai chân và bị đặt nằm dài dưới đất trong chuồng voi, các con voi khổng lồ tiến lại từ từ. Thông thường, chúng rất hung hăng dữ tợn, nhưng trước mặt Phaolô Bột, đàn voi xem chừng như kính trọng chú, không dám tiến lại gần. Chúng đứng im nhìn chú. Trong khi đó, Phaolô Bột luôn thầm thĩ nguyện xin Thiên Chúa trợ giúp, hoặc lập lại câu nói:
- Hành động phản Đạo không phải của con, nó là của quan lớn nên hôm nay con đem trả lại quan lớn.

Sau cùng, không thể nhẫn nhục chờ đợi thêm được nữa, người ta đã xông vào thúc mạnh đàn voi. Một con trong đàn, tiến lại gần, giơ cái cẳng khổng lồ đạp mạnh trên ngực Phaolô Bột. Một lời kinh, một tiếng kêu sau cùng.

Xương gãy, máu trào ra. Phaolô Bột trút hơi thở cuối cùng. Hôm ấy là ngày 14-9-1858, lễ Tôn Vinh Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ.

Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam hãnh diện ghi thêm vào danh sách tử đạo - PHAOLÔ BỘT - Chủng Sinh thống hối và chuộc tội bằng cái chết anh hùng, để nêu gương cho hậu thế.

(”L'héroisme dans le Repentir. PAUL BỘT: Jeune Martyr Tonkinois”, par l'Abbé Gustave Monteuuis, Librairie Saint-Paul, Paris, 1905).

... Cách đây 25 năm, Chúa Nhật 19-6-1988, trong bối cảnh Năm Thánh Mẫu, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) đã long trọng nâng 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt-Nam lên hàng hiển thánh. Thánh Lễ diễn ra tại quảng trường Thánh Phêrô. Cũng trong dịp này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ấn định Lễ Kính hàng năm của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là ngày 24-11. 24-11 cũng là ngày ghi dấu thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Đúng vậy. Ngày 24-11-1960 Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963) ban sắc lệnh thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Các giáo phận hiệu-tòa trở thành chính-tòa với 3 Tòa Tổng Giám Mục ở Hà Nội, Huế và Sài-Gòn.

Tổng Giám Mục tiên khởi của Hà Nội là Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898-1978) của Huế là Đức Cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục (1897-1984) và của Sài Gòn là Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910-1995). Cùng lúc, Đức Thánh Cha Gioan XXIII cũng thành lập 3 giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên.

Trong sách nhỏ - phân phát vào dịp Lễ Phong Thánh 19-6-1988 - ghi như sau:

LỄ TRỌNG
Do Đức Thánh Cha GIOAN PHAOLÔ II
chủ sự để tôn phong lên bậc Hiển-Thánh
Các Chân Phước
ANRÊ DŨNG-LẠC, Linh-mục
TÔMA THIỆN và EMMANUELE PHỤNG,
Giáo-dân
GIRÔLAMÔ HERMOSILLA
và VALENTINÔ BERRIÔ-OCHOA,
hai Giám-mục OP
và 6 Giám-mục khác
TÊÔPHAN VÉNARD,
Linh-mục Hội Thừa-sai Paris
và 105 Bạn Tử-Đạo Việt-Nam
Quảng-trường Thánh Phêrô, Vaticanô
19-6-1988


Giáo Hội VIỆT-NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

Công cuộc rao giảng Tin Mừng, khởi sự vào đầu thế kỷ thứ 16 tại hai địa phận đầu tiên ở miền Bắc (Đàng Ngoài) và miền Nam (Đàng Trong) được thiết lập vào năm 1659, qua các thế kỷ, đã biểu lộ sức phát triển lạ lùng, nhờ đó ngày nay có được 26 địa phận (10 ở miền Bắc và 15 ở miền Nam). Hàng Giáo Phẩm đã được thành lập (ngày 24 tháng 11 năm 1960), và trong toàn lãnh thổ Việt-Nam hiện nay có tới 6 triệu người Công Giáo.

Kết quả này có được là nhờ hạt giống đức tin, ngay từ những năm đầu tiên, đã hòa trộn với máu đào lai láng của các vị tử đạo đổ xuống trên mảnh đất Việt-Nam, của các giáo sĩ ngoại quốc, giáo sĩ bản xứ và của giáo dân Việt-Nam. Tất cả đã cùng chấp nhận những lao nhọc do việc tông đồ, đồng thời đã cùng sát cánh đương đầu với cái chết để làm chứng cho chân lý Phúc Âm. Lịch sử Giáo Hội Việt-Nam đã ghi nhận 53 sắc lệnh do các Chúa Trịnh và Nguyễn, hay do các Vua hạ bút ký, trong hơn hai thế kỷ, và suốt 261 năm (1625-1886), ra chỉ thị chống lại người Kitô giáo bằng những cuộc bách hại gắt gao cứ mỗi lần thêm dữ dội. Có tới khoảng 130.000 người đã ngã gục khắp nơi trong lãnh thổ Việt-Nam.

Người ta có thể nói rằng trong các thế kỷ trước đây những vị chết vì Đức tin này đã bị chôn vùi một cách lặng lẻ như là cùng nằm trong một ”Ngôi mộ của chiến sĩ vô danh”; tuy nhiên niềm thương nhớ các Ngài vẫn còn sống động trong lòng người Việt-Nam.

Từ đầu thế kỷ 20, có 117 vị trong số các anh hùng trên đây, là những người được coi là đã chịu đựng các thử thách lớn lao hơn, đã được chọn và được Tòa Thánh tôn lên bậc Chân Phước:

- Năm 1900 thời Đức Giáo Hoàng Lêô XIII: 64 vị
- Năm 1906 thời thánh Giáo Hoàng Piô X: 8 vị
- Năm 1909 thời thánh Giáo Hoàng Piô X: 20 vị
- Năm 1951 thời Đức Giáo Hoàng Piô XII: 25 vị

Các vị này được xếp theo các quốc gia như sau:

* 11 vị người Tây-Ban-Nha: tất cả thuộc dòng thánh Đaminh. Gồm 6 Giám Mục và 5 Linh Mục.
* 10 vị người Pháp: tất cả thuộc Hội Thừa Sai Paris. Gồm 2 Giám Mục và 8 Linh Mục.
* 96 vị là người Việt-Nam: Gồm 36 Linh Mục (trong số đó có 11 Linh Mục dòng thánh Đaminh), và 59 tín hữu (trong đó có một chủng sinh, 16 thầy giảng và một phụ nữ).

Các vị này là ”những người đến từ cơn thử thách lớn lao: họ đã giặt áo của họ và giủ sạch trong trắng trong máu Con Chiên” (Khải Huyền 7,13-14). Cuộc tử đạo của các Ngài được xếp theo niên biểu sau đây:
- 2 vị tử đạo dưới thời Chúa Trịnh-Doanh (1740-1767)
- 2 vị tử đạo dưới thời Chúa Trịnh-Sâm (1767-1782)
- 2 vị tử đạo dưới thời Vua Cảnh-Thịnh (1792-1802)
- 58 vị tử đạo dưới thời Vua Minh-Mạng (1820-1840)
- 3 vị tử đạo dưới thời vua Thiệu-Trị (1840-1847)
- 50 vị tử đạo dưới thời Vua Tự-Đức (1847-1883).

Tại pháp trường án lệnh của nhà vua đặt bên mỗi vị, có ghi rõ hình thức mỗi bản án như sau:

* 75 vị bị xử chém đầu;
* 22 vị bị xử bằng thừng thắt cổ;
* 6 vị bị thiêu sống;
* 5 vị bị phân thây từng mảnh;
* 9 vị bị tra tấn và chết rũ tù.

KINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Lạy Chúa là CHA Chí Nhân,
chúng con hân hoan ghi nhớ các ân huệ
Chúa đã ban cho dân tộc Việt Nam.

Nhờ lời rao giảng của Giáo Hội
Cha Ông chúng con đã đón nhận Tin Mừng cứu rỗi.
Các Ngài đã vững tin vào Chúa,
là Đấng tạo thành trời đất,
và Chúa Kitô Đấng Cứu Thế được sai đến trần gian.

Trong cơn gian lao thử thách,
Chúa đã ban cho Các Ngài sức mạnh của Thánh Linh
để Các Ngài can đảm tuyên xưng Đức Tin,
và hiên ngang hy sinh mạng sống,
để làm vinh quang Thập Giá Chúa Kitô.

Các Thánh Tử Đạo là ân huệ
Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam.
Vì thế chúng con dâng lời cảm tạ và ca tụng Chúa,
hợp với cuộc hy sinh tử đạo
của các tiền nhân anh dũng chúng con.

Xin dâng lên Chúa lời cảm tạ,
để biểu lộ tình con thảo với Chúa là CHA,
bằng chứng từ đức tin sống động của chúng con.

Vì công nghiệp của Các Thánh Tử Đạo
xin ban cho dân Việt Nam chúng con,
được an vui và thịnh vượng,
cho mọi người đón nhận Tin Mừng cứu rỗi,
và bước theo con đường chân lý.

Xin cho Giáo Hội Việt Nam,
được sống trong hòa thuận và hiệp nhất,
luôn thông hảo trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô,
và hăng say lo việc tông đồ,
nhiệt thành rao giảng Đức Kitô cho mọi người.

Xin cho chúng con
được trung thành với Chúa ở trần gian
để ngày sau về hưởng vinh quang bất diệt
cùng Các Thánh Tử Đạo chúng con ở trên trời. Amen.


(Domenica 19 Giugno 1988 - Piazza San Pietro, Anno Mariano, Tipografia Poliglotta Vaticana, trang 106-110).

CHÂN PHÚC ANRÊ PHÚ YÊN: HÃY LẤY TÌNH YÊU ĐỂ ĐÁP LẠI TÌNH YÊU

... Chúa Nhật 5-3-2000, trong khung cảnh Đại Năm Thánh 2000, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Thầy Giảng Anrê Phú Yên lên hàng Á Thánh. Trong tập sách nhỏ về nghi thức tôn phong chân phước được phân phát dịp này có phần Việt ngữ sơ lược tiểu sử vị Tôi Tớ Chúa tử vì đạo như sau.

THẦY GIẢNG ANRÊ,
VỊ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI CỦA Giáo Hội VIỆT NAM


Thầy Giảng Anrê, gốc tỉnh RanRan (Phú Yên), là con út của một phụ nữ tên thánh là Gioanna. Tuy góa bụa nhưng bà đã giáo dục con cái với tất cả lòng tận tụy và khôn ngoan. Anrê là một cậu bé mảnh khảnh, nhưng tư chất rất thông minh, có óc phán đoán tốt và tâm hồn hướng chiều về sự thiện. Do lời năn nỉ của bà mẹ, cha Đắc Lộ, vị Linh Mục thừa sai dòng Tên nổi tiếng, đã nhận cậu Anrê vào số các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học chữ Nho và chẳng bao lâu trổi vượt các bạn đồng môn.

Anrê được lãnh nhận bí tích Rửa Tội cùng với mẹ ba năm trước khi bà qua đời, tức là năm 1641, khi Anrê được 15 tuổi. Anrê sinh năm 1625 hay 1626, không rõ ngày tháng, và lúc chịu chết năm 1644, Thầy trạc độ 19 hay 20 tuổi.

Một năm sau khi chịu phép Rửa Tội, tức năm 1642, Anrê được cha Đắc Lộ nhận vào nhóm cộng sự viên thân tín của ngài, và sau một năm huấn luyện thêm về tôn giáo và văn hóa, Anrê được gia nhập Hội Thầy Giảng gọi là ”Nhà Đức Chúa Trời” mà Cha Đắc Lộ đã khôn ngoan thành lập: các thành viên Nhà Đức Chúa Trời cam kết, bằng lời hứa chính thức và công khai, suốt đời phụng sự Giáo Hội trong việc giúp các linh mục và truyền bá Tin Mừng.

Lòng hăng say của Thầy Anrê sống trọn điều quyết tâm khi chịu phép Rửa đã chuẩn bị cho Thầy can đảm đương đầu với cuộc tử đạo và ngoan ngoãn đón nhận ơn tử đạo Thiên Chúa rộng ban cho Thầy.

Trước cuối tháng 7 năm 1644, quan Nghè Bộ trở lại tỉnh nơi Thầy Giảng Anrê sinh sống. Quan mang theo sắc lệnh của chúa Nguyễn cấm truyền bá Đạo Kitô trong nước: vì thế quan quyết định hành động trước tiên chống lại các thầy giảng.

Cha Đắc Lộ không hề hay biết ý định này của quan, nên tới thăm quan vì xã giao, nhưng ngay sau đó cha được biết chúa Nguyễn rất giận dữ khi thấy vì cha mà có đông người dân bản xứ theo Đạo Kitô. Vì thế cha phải bỏ xứ Đàng Trong để trở về Macao và không được phép dạy giáo lý cho dân nữa. Còn các tín hữu theo đạo thì bị trừng phạt rất nặng nề.

Rời dinh quan Nghè Bộ, cha Đắc Lộ đi thẳng xuống nhà tù nơi giam giữ một Ông Trùm, cũng tên Anrê, đã 73 tuổi, mới bị bắt hai ngày trước đó. Trong khi ấy, quan ra lệnh cho lính tới nhà cha lùng bắt một thầy giảng khác tên là Ignatio. Nhưng thầy Ignatio đã đi làm việc tông đồ. Lính chỉ tìm thấy Thầy Giảng Anrê. Để khỏi trở về dinh quan Bộ tay không, lính đánh đập Thầy Anrê, trói Thầy lại, rồi giải xuống thuyền đem về dinh quan trấn thủ. Chiều ngày 25 tháng 7 năm 1644, Thầy được dẫn tới trước mặt quan. Lính thưa với quan rằng họ không tìm thấy thầy Ignatio, nhưng đã bắt được một ”thầy giảng khác giống như vậy, vì suốt cuộc hành trình, anh ta luôn nói về Đạo Kitô và khuyến khích họ theo Đạo”.

Nghe vậy quan tìm mọi cách làm cho Thầy Anrê ”từ bỏ cái đạo điên rồ đó và bỏ lòng tin”.

”Nhưng thanh niên can trường ấy trả lời quan rằng mình là Kitô hữu, và rất sẵn sàng chịu mọi khổ hình chứ không từ bỏ Đạo mình tuyên xưng: vậy xin quan cứ tùy ý chuẩn bị các hình cụ, chàng vui lòng đón nhận, với xác tín rằng, vì đức tin, càng chịu khổ đau chừng nào thì càng chết vinh quang chừng ấy”.

Tức giận vì sự bất khuất của Thầy Anrê không hề sợ hãi trước những lời đe dọa, quan truyền đóng gông và giải Thầy vào ngục, cùng nơi giam giữ Ông Trùm Anrê.

Cha Đắc Lộ và một vài thương gia Bồ Đào Nha tới thăm hai thầy: Thầy Giảng Anrê thanh thản và vui mừng vì được chịu khổ đau vì Chúa Kitô đến độ những người đến thăm Thầy bịn rịn không rời Thầy được, và nước mắt tràn bờ mi, họ xin Thầy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện. Thấy vậy, Thầy tự nhạo cười mình và xin họ cầu nguyện cho Thầy, để Chúa ban cho Thầy ơn trung thành với Chúa cho đến chết, ”dâng hiến mạng sống trong tình yêu trọn vẹn, hầu đáp trả tình yêu thương vô biên của Chúa, Đấng đã hiến mạng sống vì loài người .. Những lời Thầy luôn lập lại cho đến khi trút hơi thở cuối cùng là: Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp lại Tình Yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống”.

Sáng hôm sau, 26 tháng 7 năm 1644, hai tín hữu Kitô cùng tên Anrê, Ông Trùm Anrê 73 tuổi và Thầy Giảng Anrê, cổ mang gông, bị dẫn qua các đường phố đông người qua lại nhất trong thành, băng qua chợ Kẻ Chàm, đến dinh quan trấn thủ để bị tra hỏi công khai. Quan trấn triệu tập một vài quan khác, lôi kéo họ về phía mình và tuyên án tử cho Thầy Giảng Anrê, rồi ra lệnh dẫn Thầy về ngục thất. Còn Ông Trùm Anrê thì được tha vì lý do tuổi tác, nhờ lời xin của cha Đắc Lộ và các thương gia Bồ Đào Nha.

Vào khoảng 5 giờ chiều, một viên chỉ huy cùng với 30 người lính vào nhà tù, nơi vị Tôi Tớ Chúa bị giam giữ, và ra lệnh cho Thầy phải đi theo tới nơi hành quyết. Thầy Anrê cảm tạ Chúa vì giờ hiến tế đã tới, và sau khi chào mọi người hiện diện trong tù, Thầy nhanh nhẹn bước đi. Quân lính vây chặt chung quanh và dẫn Thầy Anrê đi qua các đường phố ở Kẻ Chàm, tới một cánh đồng ngoài thành. Cha Đắc Lộ, nhiều Kitô hữu Bồ Đào Nha và Việt Nam cũng như nhiều người lương đã đi theo và chứng kiến cuộc xử tử vị Tôi Tớ Chúa.

Theo thói quen tại đây, cha Đắc Lộ xin và được phép trải một tấm chiếu dưới người Thầy Anrê để hứng lấy máu Thầy, nhưng Thầy không muốn nhận điều ấy. Thầy muốn máu mình rơi xuống đất, như trường hợp Máu Cực Trọng Chúa Kitô đã đổ ra. Trong khi đó, Thầy Anrê nhắn nhủ các Kitô hữu hiện diện hãy luôn kiên vững trong Đức Tin, đừng buồn phiền vì cái chết của Thầy, và hãy giúp lời cầu cho Thầy được trung thành tới cùng.

Cuộc hành quyết Thầy Giảng Anrê được thi hành bằng mấy nhát lao đâm thấu cạnh sườn bên trái, và sau cùng khi một người lính sắp dùng đao chém đầu, Thầy lớn tiếng kêu lên ”GIÊSU”.

Cho tới hơi thở cuối cùng, Thầy Giảng Anrê đã chứng tỏ lòng kiên trung trong việc chấp nhận dâng hiến tế cuộc sống vì lòng tin yêu Chúa Kitô.

LỜI NGUYỆN LỄ KÍNH CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,
để đáp lại ơn thánh Chúa, Chân Phước tử đạo Anrê,
người thanh niên trung thành cho tới chết,
đã dâng hiến tình yêu đáp lại Tình Yêu Đức Chúa KITÔ.
Nhờ lời chuyển cầu của Người, xin cho tình yêu
đối với Đức Chúa GIÊSU KITÔ và với tha nhân
luôn được kiện toàn nơi mỗi người chúng con.
Chúng con cầu xin, nhờ Đức GIÊSU KITÔ,
Chúa chúng con. Amen.

(BEATIFICAZIONE, Piazza San Pietro, 5 Marzo 2000, Ufficio delle Celebrazioni Liturgiche del Sommo Pontefice, trang 83-86).
 
Giáo hạt Can Lộc, GP Vinh bế mạc năm Đức Tin
JB. Hoàng Hải Phạm
10:48 25/11/2013
GIÁO HẠT CAN LỘC- GIÁO PHẬN VINH

LONG TRỌNG CỬ HÀNH LỄ CHÚA KITÔ VUA VÀ BẾ MẠC NĂM ĐỨC TIN


Hưởng ứng lời mời gọi của chủ chăn Giáo phận, tất cả các cha và giáo dân trong toàn giáo hạt đã tập trung về sở hạt của mình để cử hành thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin. Vào lúc 08h ngày 24/11/2013, Giáo hạt Can Lộc đã tổ chức thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin tại nhà thờ Gx. Tiếp Võ. Trong niềm hân hoan vui mừng này, tại nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận đã chủ sự thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin và truyền chức linh mục cho hai thầy phó tế: Phêrô Dương Sỹ Nho và Antôn Lê Xuân Trường.

Xem Hình

Gần 10 ngàn giáo dân trong toàn giáo hạt Can Lộc đã tập trung về ngôi thánh đường của Giáo hạt để cùng với quý cha trong toàn hạt cử hành long trọng lễ Chúa Kitô Vua và bế mạc Năm Đức Tin.

Mặc dù thời tiết không được thuận lợi từ mấy ngày trước đó, nhưng đến sáng ngày 24/11 thời tiết rất lý tưởng cho buổi lễ. Cho nên, trên hầu hết các ngã đường, dòng người của các giáo xứ nối đuôi nhau kéo về trụ sở của giáo hạt càng lúc càng đông hơn. Dường như, trên các khuôn mặt, ai ai cũng mang trong mình tâm tình cảm tạ Chúa về hồng ân của Năm Đức Tin và thành tâm xin lỗi Chúa về những thiếu sót trong Năm Đức Tin. Quả thật là một ngày hồng ân đối với giáo hạt, như lời cha quản hạt chia sẻ đầu thánh lễ “hôm nay quả là một ngày hồng ân để mỗi người chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Thiên Chúa là Đấng nhân lành đã ban muôn vàn ơn lành cho toàn thể nhân loại. Người đã ban chính Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô, Vua nhân lành, Vua tình yêu, Vua muôn vua ”. Qua đó, để mỗi chúng ta nhìn nhận lại hành trình sống của mình: chúng ta đã làm gì mất lòng Người trong Năm Đức Tin này? Chúng ta đã sống Năm Đức Tin như thế nào?Chúng ta đã nhận được gì trong Năm Đức Tin này?Như vậy, một lần nữa, cha quản hạt đã gợi lại và nhấn mạnh đến ý nghĩa cũng như mục đích của Năm Đức Tin đối với mỗi người Kitô hữu. Năm Đức Tin là thời gian và cơ hội quý báu giúp mọi Kitô hữu “tái khám phá hành trình Đức Tin để luôn làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say mới của việc gặp gỡ Đức Kitô” đồng thời, “khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng Đức Tin trong sự toàn vẹn và với niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng” (Cánh Cửa Đức Tin số 2 và 9).

Trong bài giảng lễ, cha quản Hạt đã chia sẻ về một luồng sáng mới qua thảm kịch Núi Sọlà ánh sáng đức tin, qua đó mỗi người chúng ta xét duyệt lại đức tin của mình. Hôm nay, mừng Lễ Chúa Kitô Vua, chúng ta lại có dịp chiêm ngưỡng một luồng ánh sáng tuyệt đẹp, không phải là ánh sáng mặt trời, hay ánh sáng điện lực, nhưng là một luồng ánh sáng đức tin đã bất ngờ chiếu giải ra trong khung cảnh trời đất u ám như đang khóc thương Đức Giêsu, Con Thiên Chúa bị Dân Riêng Ngài coi là “tên tử tội Giêsu”…Thật là ấn tượng và ngỡ ngàng đến khâm phục, khi luồng ánh sáng đức tin ấy lại được chiếu sáng ra từ tâm hồn của một trong hai tên tử tội cùng chịu đóng đinh với Chúa Giêsu. Người trộm lành đã tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa Giêsu: là người vô tội, là Đấng Thánh…giờ phút sắp chấm hết cuộc đời, anh đã ý thức được thân phận tội lỗi của mình, để rồi con mắt tâm hồn của anh được bừng sáng….Anh không những tin vào Chúa Giêsu mà còn yêu mến Ngài hết lòng. Điều duy nhất mà người trộm lành xin là hạnh phúc vĩnh cữu của đời sau…Chúa đã cho anh ta toại nguyện, được hưởng ngay hạnh phúc này.Và đây chính lànhững thái độ phải có đối với mỗi người Kitô hữu chúng ta trong hành trình sống đức tin. Hơn 13 tháng hồng ân của năm đức tin đã đi qua. Hy vọng rằng:sống Năm Đức Tin, mỗi người chúng ta đã nghiêm túc duyệt xét lại đức tin của mình, để vừa nỗ lực thanh lọc đức tin thêm tinh tuyền và chân chính; vừa củng cố đức tin thêm kiên vững, lo vun trồng cây đức tin thêm xanh tươi. Nhờ đó đức tin của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của mỗi cộng đoàn sẽ ngày càng trổ sinh vô vàn hoa thơm trái ngọt... Như thế, Năm Đức Tin phải là cột mốc mới, là nguồn sức sống mãnh liệt mới, tạo đà cho cuộc hành trình đức tin tiếp theo của chúng ta ngày càng mạnh mẽ và càng khởi sắc hơn. Nói cách khác, Năm Đức Tin như là thời gian cần thiết chochúng ta nạp thật no điện năng đức tin vào bình ắc quy tâm hồn của mình, để tiếp tục cuộc lữ hành của mình và có thể chiếu sáng một cách mạnh mẽ hơn qua đời sống chứng tá của mình.

Thánh lễ Bế mạc Năm Đức Tin đã khép lại, nhưng không phải là kết thúc hành trình đức tin của người tín hữu, mà là mở ra cho chúng ta một luồng sáng mới, một hướng đi mới. Đó là sống chứng tá đức tin trong suốt hành trình bước theo Vua Giêsu, Vua tình yêu, Vua muôn vua. Xin Chúa hướng dẫn và chúc lành cho những “bước đi mới” của cuộc hành trình đức tin, đó là Phúc Âm hóa đời sống gia đình mà chúng ta sẽ sống trong suốt năm 2013 – 2014.

JB. Hoàng Hải Phạm
 
Giáo hạt Ngàn Sâu bế mạc năm Đức Tin
Việt Khôi
12:52 25/11/2013
GIÁO HẠT NGÀN SÂU BẾ MẠC NĂM THÁNH ĐỨC TIN TRONG TÌNH HIỆP NHẤT

Trong niềm hân hoan cùng Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ trọng Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, là triều thiên của năm phụng. Sáng Chúa Nhật (ngày 24/11/2013), hàng nghìn người Ki tô hữu khắp nơi trong 14 giáo xứ thuộc Giáo hạt Ngàn Sâu (huyện Hương Khê - Hà Tĩnh) đã nườm nượp đổ về Giáo xứ Tràng Lưu, trung tâm mục vụ của giáo hạt để tham dự và hiệp dâng Thánh lễ bế mạc năm Đức Tin, năm đã dành riêng để tuyên xưng, cử hành, và thực hành "Đức tin Công Giáo".

Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi bởi trong suốt hàng tuần qua mưa rét kéo dài, các ngã đường trên vùng quê sơn cước này dường như bị ngập chìm trong mưa rét, lầy lội. Thế nhưng Đức tin Ki tô giáo, lòng cảm mến và sự hiệp thông đã vượt lên tất cả làm nên sức sống mãnh liệt dẫn đưa hàng nghìn người vượt qua mọi khó khăn, cách trở để về tham dự Thánh lễ.

Là một giáo hạt thuộc miền sơn cước, đường sá cách trở, dân cư phân bố rải rác, có nơi cách xa trung tâm giáo hạt hơn 40 km, đường núi cheo leo cách trở, nhưng từ sáng sớm trên các nẻo đường đã rộn rã người xe với muôn sắc màu đổ về quảng trường của giáo xứ Tràng Lưu, trung tâm giáo hạt, đã xé tan giá lạnh của những ngày mưa dầm giá bấc làm cho không khí nơi đây trở nên ấm áp.

Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng tại quảng trường của giáo xứ sở hạt do cha quản hạt G.B Nguyễn Huy Tuấn làm chủ tế và sự hiệp dâng đồng tế của tất cả các Cha trong giáo hạt, hàng chục Tu sĩ nam nữ cùng với gần 10.000 giáo dân tham dự.

Với sự chuẩn bị chu đáo của Cha quản hạt Nguyễn Huy Tuấn cùng với sự cộng tác, phối hợp đắc lực của giáo xứ Ninh Cường, cha xứ Thịnh Lạc, cha xứ Ninh Cường, cha xứ Vĩnh Hội và một số cá nhân, hội đoàn. Từ việc làm Maket, lễ đài, âm thanh, ánh sáng cho đến ca đoàn, đội dâng của lễ, đội nhạc kèn phục vụ trong thánh lễ đều được ban tổ chức bố trí bài bản, chuẩn bị chu đáo, tập luyện công phu đã làm cho Thánh lễ trở nên một bầu khí hết sức trang trọng, hoành tráng và đầy sốt mến. Điều đáng nói là Đức tin và lòng phó thác của Ban tổ chức đã được Chúa ban thưởng một cách đặc biệt bằng một dấu lạ mà mọi người đều nghi nhận đó là cho mây ngừng trôi, gió ngừng thổi và mưa ngừng rơi để Thánh lễ diễn ra trong một thời tiết ấm áp, khô ráo khi mà những thời khắc trước đó là mưa dầm, gió bấc.

Quả thật, “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.” (Dt 11, 1). Niềm tin, lòng tín thác, tinh thần hiệp nhất của giáo hạt Ngàn Sâu đang được thắp lên. Niềm xác tín về một đấng tối cao, một vua vũ trụ đang được hàng nghìn giáo dân của giáo hạt khẳng định trong tâm tình hiệp dâng Thánh lễ trọng đại hôm nay bằng cả sự hi sinh và lòng sốt mến.

Trong bài chia sẻ trong Thánh lễ, cha G.B Nguyễn Huy Tuấn một lần nữa cho thấy ý nghĩa sâu xa của năm Đức tin, ý thức sống Đức tin và niềm tin ki tô giáo nhằm kêu gọi, nhắc nhớ và thôi thúc mọi người ý thức hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, vững vàng hơn nữa trong đời sống Đức tin, trong niềm tin yêu và tín thác. Ngài nhấn mạnh “Năm Đức Tin là một thúc đẩy mọi Kitô hữu hành động đức tin qua đức ái như một tiêu chuẩn mới và động lực mới cho việc học hỏi đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin, và loan truyền đức tin để làm thay đổi toàn thể cuộc sống của mình. Năm Đức tin đã qua nhưng hồng ân Đức tin đang tới, chúng ta hãy đón nhận bằng những hành động cụ thể, thiết thực để mỗi ngày sống chúng ta có thêm nhiều ý nghĩa, mỗi việc làm chúng ta có thêm nhiều hồng ân. Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình đức tin của mình, với một tương quan ngày càng trở nên thân thiết với Chúa Kitô, với niềm tín thác hướng về tương lai và được đảm bảo về một tình yêu đích thực và lâu bền, dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria, “Đấng có phúc vì đã tin”.

Niềm sốt mến còn được khẳng định và dâng cao trong sự hợp dâng qua từng câu hát, bài hát của ca đoàn giáo xứ Ninh Cường và đội nhạc kèn giáo họ Tân Phương, nhất là trong việc tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng của hàng nghìn giáo dân. Có thể nói Giáo hạt Ngàn Sâu đang được đón nhận nhiều đặc ân của Thiên Chúa khi ý thức sống đạo của giáo dân đang ngày càng vun đắp, tinh thần hiệp thông, đoàn kết, liên đới ngày càng được thể hiện một cách rõ nét.

Sau buổi lễ, cha G.B Nguyễn Huy Tuấn đã không giấu được niềm vui, sự xúc động bày tỏ lòng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, lòng biết ơn và sự cảm phục đối với cộng đoàn giáo dân, nhất là những người đã cùng cộng tác để tổ chức buổi lễ. Ngài nói “Tôi rất vui mừng và cảm kích trước sự có mặt rất đông của bà con giáo dân trong buổi lễ sáng nay, bởi thời tiết cả tuần qua và ngay cả lúc tảng sáng nay, nhưng bà con đã không quản ngại mọi khó khăn để về đây tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng như thế này. Điều đó chứng tỏ rằng Đức tin, niềm tin và lòng phó thác vào Chúa vẫn luôn bừng cháy trong lòng chúng ta. Như lời Thánh Phaolo đã nói “Tôi biết tôi tin vào ai”. Tôi hy vọng mỗi người chúng ta cũng biết sống và nêu gương Thánh nhân để luôn đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa…” Ngài cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới những thành phần đã tích cực đóng góp công, sức và trí tuệ cho việc tổ chức Thánh lễ.

Năm Đức tin khép lại, thánh lễ Bế mạc kết thúc nhưng hồng ân Đức tin đang mở ra, tình yêu và ân sủng đang được tuôn chảy để chúng ta tiến dâng và nhận lấy.

Việt Khôi
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Linh mục đoàn GP Bắc Ninh góp ý về hoạt động tín ngưỡngg tôn giáo trên địa bàn Bắc Ninh
Lm. Nguyễn Đức Hiểu
11:21 25/11/2013
LINH MỤC ĐOÀN BẮC NINH
Số: 01/2013/CV-TG

V/v Đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo: “Quy định một số việc cụ thể về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bắc Ninh, ngày 24 tháng 11 năm 2013

CÁC LINH MỤC TỈNH BẮC NINH NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý
DỰ THẢO QUY ĐỊNH MỘT SỐ VIỆC CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ
CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Kính gửi: Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh

Nhận được bản Dự thảo “Quy định một số việc cụ thể về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (sau đây gọi tắt là Dự thảo) của Sở Nội vụ, chúng tôi, toàn thể các linh mục đang sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh, sau khi đã đọc và thảo luận về bản Dự thảo, có một số nhận định và góp ý như sau:

1. Quá tiểu tiết chi li. Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định trên đã qui định chi tiết rồi, vậy mà Dự thảo còn ban hành thêm quá nhiều tiểu tiết chi li rắc rối, chẳng hạn điều 20 qui định hồ sơ xin phép xây dựng công trình tôn giáo cần tới 15 loại văn bản giấy tờ! Điều này đi ngược với chủ trương của Chính phủ về cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

2. Quyền tự do tôn giáo. Hiến Pháp và Pháp Lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo đều khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”. Tự do tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ. Nhưng Dự thảo cho thấy có nhiều bất cập và hạn chế về quyền này. Các tổ chức và chức sắc tôn giáo thay vì được hưởng những quyền lợi chính đáng thì phải đi xin những quyền đó như tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo, đào tạo, phong chức, xây dựng sửa chữa công trình…

3. Đi ngược lại đà tiến của xã hội. Xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng vận hành theo đà tiến ngày càng dân chủ tự do hơn. Nhưng nhìn chung Dự thảo là một sự thụt lùi so với Nghị Định số: 92/2012/NĐ-CP. Thực chất, những điều nêu trong Dự thảo muốn tái lập tình trạng Xin-Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin-Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép.

4. Bảo hộ tài sản tôn giáo. Pháp Lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo qui định tài sản thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Đề nghị Dự thảo đưa thêm những qui định về trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước và quyền lợi được bảo hộ của tổ chức tôn giáo, nhất là về đất đai của các cơ sở tôn giáo.

5. So sánh các địa phương khác. Giáo phận Bắc Ninh có đồng bào Công Giáo ở 11 tỉnh khác nhau. Tỉnh Bắc Ninh nằm sát thủ đô Hà Nội và là cái nôi của văn hóa quan họ giàu tình nghĩa. Nếu Dự thảo qui định quá khắt khe sẽ tạo hình ảnh không đẹp về tỉnh Bắc Ninh khi so với những tỉnh khác trong giáo phận Bắc Ninh.

Trên đây là môt số nhận định và góp ý chân thành. Chúng tôi mong muốn Dự thảo thực sự là một văn bản luật tiến bộ, thực sự vì hạnh phúc của người dân, trong đó có niềm hạnh phúc lớn nhất là được tự do thực hành niềm tin tôn giáo và đời sống tâm linh của mình, có như thế xã hội mới ngày càng phát triển bền vững và tốt đẹp.

Trân trọng kính chào.

Linh mục Nguyễn Đức Hiểu, Chủ tọa phiên họp
(ấn ký)

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu văn phòng.

CHÚNG TÔI ĐỒNG KÝ TÊN
(Các linh mục khác đồng kí tên ở trang sau)
 
Thông Báo
Thông báo : Chương trình chuyên đề giáo dục khóa 28
Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sàigòn
10:36 25/11/2013
 
Văn Hóa
Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội
Tạ Ân Phúc
10:10 25/11/2013
Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội

Đã qua lâu rồi cái thời thiếu thông tin; giờ đây, người ta có cảm giác “bội thực” thông tin; đôi khi, chúng ta phải tiếp nhận những thông tin không cần thiết; thậm chí, có lúc chúng ta bị một số thông tin định hướng cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên, tiếp cận và tiếp nhận thông tin như thế nào mới là điều quan trọng. Trước một thông tin xuất hiện, có người tin ngay, có người cho là tin đồn, người khác lại nhận ra đó là thông tin bóp méo sự thật.

Làm sao có thể phân định thật giả trước một lượng thông tin khổng lồ và đa chiều như thế? Chiều thứ Bảy 23/11/2013 vừa qua, Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, Giảng viên Đại học Hành Chánh, đã giới thiệu một cách “nghĩ khác” trước một tin tức chúng ta tiếp nhận qua đề tài “Tư Duy Phản Biện”, do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục, thuộc Ban Mục vụ Gia đình TGP Sài Gòn tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận.

Trước khoảng gần 100 bạn trẻ tham dự chuyên đề, cô Thúy đã tạo bầu khí sôi nổi ngay từ đầu khi đặt câu hỏi các bạn trẻ mong đợi gì khi đến tham gia chuyên đề này. Có bạn thì muốn biết phản biện là gì, có bạn thì muốn tìm hiểu khi nào nên phản biện, khi nào không, bạn khác lại muốn biết cách thuyết phục người khác. Còn Thạc sĩ Thúy thì nói rằng đây là đề tài không dễ chia sẻ gói gọn trong 3 giờ đồng hồ khi sinh viên đại học phải học đến 45 tiết. Tuy nhiên, cô sẽ trình bày một cách ngắn gọn và khái quát để các tham dự viên hiểu được thế nào là tư duy phản biện, cùng với kỹ năng phản biện và cách thức đón nhận sự phản biện của người khác.

Từ một câu chuyện thời sự

Cô Thúy đã đặt ra một tình huống thời sự trong những ngày qua. Bạn nghĩ gì khi nhận được thông tin: “Hủ tiếu gõ: nấu ngọt nước bằng chuột cống”. Trước thông tin này, trong số các tham dự viên có người kinh hãi những người bán hủ tiếu gõ, có người nghi ngờ thông tin, có người không tin, có người đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải tất cả những nồi hủ tiếu đều được nấu bằng thịt chuột cống hay không.

Trên thực tế, thông tin này đã được các tờ báo chứng minh đó chỉ là tin đồn giật gân câu khách, nhưng nó đã gây hệ luỵ không lường, ảnh hưởng trực tiếp đến những người mưu sinh bằng những chiếc xe hủ tiếu gõ trên đường phố. Vấn đề đặt ra là tại sao tin đồn có đất sống? Trong thời đại thông tin hiện nay, những tin đồn tương tự không ít, bên cạnh đó là những thực tế hỗn loạn của xã hội làm cho người ta nghi ngờ, lo lắng rất nhiều thứ, nhất là những vấn đề liên quan đến những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày, cũng như liên quan trực tiếp sức khoẻ, mạng sống con người. Sở dĩ tin đồn có đất sống là vì nó đánh vào tâm lý của con người lo lắng cho sức khoẻ trước thực trạng đã có quá nhiều thứ độc hại trong vấn đề vệ sinh thực phẩm, trong khi tin đồn đưa ra rất mơ hồ, chưa có thông tin chính xác cùng với cơ chế thông tin chưa công khai, minh bạch. Nguyên nhân chính là do người ta không có tư duy phản biện, không biết nghi ngờ, hoài nghi, không biết tìm thông tin kiểm chứng ở đâu, nên khi nghe tin đồn như trên là ngay lập tức tẩy chay hủ tiếu gõ. Tư duy phản biện vô cùng cần trong xã hội chúng ta, càng cần hơn bao giờ hết khi thông tin đến quá nhanh, quá mạnh, quá lớn.

Như vậy, những quan điểm hằng ngày là của chúng ta hay là quan điểm được gán cho chúng ta. Chẳng hạn phải làm ra nhiều tiền, phải sắm Ipad, Iphone… Rất nhiều luồng thông tin tác động đến chúng ta từ internet, từ báo chí, từ TV, từ người thân, từ đám đông. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông rất lớn. Đôi khi quan điểm không phải là của chúng ta mà là do người khác gán cho chúng ta. Vậy, chúng ta có nên tin vào những quan điểm bị gán cho đó không và sống với nó như thế nào? Cuộc sống chúng ta sẽ bị chi phối bởi những thông tin này, từ suy nghĩ, cảm xúc sẽ thúc bách chúng ta hành động ngay lập tức.

Đâu là quan điểm của chúng ta? Cái gì tạo nên quan điểm của chúng ta? Tư duy phản biện sẽ giúp thu nhận những kinh nghiệm, những kiến thức, những quan điểm, những thông tin từ các nguồn khác nhau. Nó trở thành quan điểm thực sự của mình khi chúng ta đã tin với sự xác tín. Tôi tin vì tôi biết nó đúng chứ không phải tôi tin vì người khác bảo tôi tin.

Tư duy phản biện là gì?

Có người nói tư duy là suy nghĩ nhưng không phải mọi suy nghĩ đều là tư duy. Khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi và tìm câu trả lời, thì đó cũng là lúc bạn đang tư duy. “Một người biết đặt câu hỏi là một người biết tư duy” (William Wilen). Về mặt thuật ngữ thì critical thinking là tư duy phê phán, tư duy phản biện, hai thuật ngữ tiếng Việt này là như nhau.

Theo Sơ đồ tư duy phản biện của John Hilsdon, Đại học Plymouth thì từ một vấn đề nào đó, chúng ta cần mô tả nó, thu thập thông tin về nó (5W1H: what - cái gì, when - khi nào, who - ai, where - ở đâu, why - tại sao, how - như thế nào), sau đó phân tích và đánh giá xem thông tin đó là gì, người ta đưa ra thông tin đó nhằm mục đích gì, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo (What it? So what? What next?). Cần phải đặt ra những câu hỏi đằng sau một vấn đề được đưa ra để đào sâu vấn đề, đó là mục tiêu của tư duy phản biện.

Theo tài liệu tập huấn về Kỹ Năng Sống của tổ chức World Vision Việt Nam, thì có hai định nghĩa về tư duy phản biện:

“Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”.

“Tư duy phê phán là hoạt động nhận thức của trí óc có đặc điểm nhìn vấn đề một cách hoài nghi tích cực, nhiều chiều, lật lại vấn đề / không xuôi chiều để phân tích độ tin cậy, nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý, chỉ ra chỗ không hợp lý. Sau đó, sử dụng lý lẽ, luận cứ, lập luận chặt chẽ, logic, có cơ sở thuyết phục để bảo vệ chính kiến / chân lý, lẽ phải, các quan điểm khác nhau”.

Những câu hỏi có tính phản biện

Tại sao lại bạn / họ đưa ra được kết luận đó? Dựa vào đâu mà bạn / họ có khẳng định điều đó? Bạn / họ lấy thông tin này từ đâu? Tại sao điều này lại quan trọng? Điều gì có thể giải thích cho hiện tượng này? Còn những phương án nào khác, làm thế nào để tốt hơn nữa?

Mục đích của những câu hỏi này là nhằm kiểm chứng tính hợp lý của thông tin, sự chính xác của thông tin, nghĩa là có một cách nhìn khác trước một thông tin. Thông tin được đưa ra là một cách nhìn của người đưa tin, còn cách nhìn của chúng ta thì sao?

Tư duy phản biện đòi hỏi phải có tư duy rõ ràng, lập luận phải có dẫn chứng, luận cứ phải thuyết phục, đáng tin cậy, thông tin có thể kiểm chứng được. Tư duy mở (open-minded): không bị đóng khuôn trong định kiến. Thái độ mở (open-hearted): mong muốn mở rộng vấn đề.

Bài tập thực hành

Để thực tập về tư duy phản biện, cô Thúy đã đề nghị chia nhóm tranh luận để đưa ra quan điểm của mình về câu nói:

“Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.


Các tham dự viên đã chia ra hai nhóm đồng ý và không đồng ý về câu nói trên và đã thảo luận nhóm, sau đó cử ra 3 người đại diện để bảo vệ quan điểm của mình.

Nhóm thứ nhất không đồng ý với câu nói trên thì cho rằng không phải khi nào con cái cãi cha mẹ cũng là con hư. Ngày nay, có những người con chọn trường đại học không theo ý cha mẹ, vì chỉ có bản thân họ hiểu mình hơn ai hết, hiểu khả năng và lực học của mình, cha mẹ chỉ nên định hướng cho con cái, chứ không nên áp đặt con cái. Có những điều cha mẹ dạy chưa chắc đã là đúng, nếu nghe theo lời cha mẹ dạy sai sẽ làm sai. Con cái không nghe lời cha mẹ cũng có thể tạo ra những điều mới mẻ, và với cách tư duy mới thì mới tạo động lực phát triển cho xã hội.

Nhóm đồng ý với câu nói trên thì cho rằng câu ca dao được đúc kết từ những kinh nghiệm bao đời của ông cha ta nên đó là một kinh nghiệm đúng. Tuỳ theo bối cảnh, góc nhìn mà nó đúng đến mức độ nào. Khi cha mẹ đưa ra định hướng để con đi theo, con cái nên thảo luận để thống nhất vấn đề với cha mẹ chứ đừng đi ngược với ý định của cha mẹ, chắc chắn sẽ gặp phải những kết quả không như mong muốn. Khi cha mẹ yêu cầu con làm điều gì đó cũng thường mong muốn những điều tốt đẹp cho con.

Hai nhóm đã rất nỗ lực để đưa ra lập luận bảo vệ quan điểm của mình, nhưng rõ ràng quá trình bảo vệ quan điểm không hề dễ dàng vì không khéo sẽ dẫn dắt từ tranh luận sang tranh cãi, từ phản biện sang nguỵ biện. Để tóm kết, cô Thúy đã đặt ra những câu hỏi “Câu nói này có hoàn toàn sai hay hoàn toàn đúng không? Trường hợp nào thì nên nghe lời cha mẹ, trường hợp nào thì không? Câu này còn đúng bao nhiêu phần trăm trong thời đại ngày nay? Tại sao ngày xưa họ khuyên con cái như vậy? Tại sao ngày nay chúng ta có thể làm khác đi?”. Ngày xưa, khi công nghệ thông tin chưa có, cha mẹ là người nhiều kinh nghiệm nhất, là người nhiều trải nghiệm nhất, họ nói với con những điều tốt nhất. Nhưng ngày nay, đôi khi con cái ở thành thị, cha mẹ ở nông thôn, có thể không biết mọi thứ đang xảy ra, họ không biết được những cơ hội nghề nghiệp hay trường học nào tốt, trường nào không, nghề nào tốt với khả năng với con cái. Vì thế, con cái có thể thảo luận với cha mẹ để tìm ra đường lối tốt nhất, vì thế con cái không phải cãi lời cha mẹ mà biết cách bảo vệ quan điểm của mình, biết đưa ra thông tin để thuyết phục cha mẹ.

Chính quan điểm trên của người Việt Nam mà tư duy phản biện của người Việt Nam không phát triển, dễ tin vào người khác mà không cần kiểm chứng. Tóm lại, tư duy phản biện là “NGHĨ KHÁC”, biết nhìn vấn đề với một suy nghĩ khác, biết ẩn ý đằng sau mỗi thông tin, biết mở rộng vấn đề, đào sâu vấn đề.

Tại sao cần tư duy phản biện? cần đến mức nào?

Trả lời câu hỏi này, một chị cho hay tư duy phản biện rất cần cho xã hội vì nếu không có tư duy phản biện thì xã hội không phát triển và xã hội sẽ dần đi đến thoái bộ, thậm chí là thụt lùi. Nếu không có tư duy phản biện người ta dễ bị dẫn dụ, bị lợi dụng vào những mục đích nào đó, vào chủ ý của một thế lực nào đó hoặc của một con người nào đó. Mỗi con người cần phải có tư duy phản biện trong đời sống, trong nhận thức, trong từng quyết định của mình. Nếu có tư duy phản biện sẽ làm xã hội mở, xã hội phát triển.

Một anh kể rằng thời đi học đại học, anh tiếp cận vấn đề một chiều từ thầy cô giáo, không được nói khác, nghĩ khác, ngay cả giải toán với mục đích tìm ra đáp số mà thôi cũng không được làm khác. Nhờ môi trường internet, anh mới biết được chỉ có một số nước chậm tiến bộ mới nghĩ rằng tư duy một chiều là hay, còn thế giới văn minh thì luôn chấp nhận những điều khác biệt từ người khác. Khi chấp nhận những cái hay, những sự khác biệt của người khác thì xã hội mới muôn màu, muôn vẻ, làm giàu có cho xã hội hơn.

Một bạn trẻ thì cho rằng tư duy phản biện giúp em không nhìn vấn đề một chiều mà nhìn đa chiều. Khi tiếp nhận thông tin, tư duy phản biện giúp bảo vệ chính kiến của mình, đồng thời khi được phản biện thì học hỏi thêm cách nghĩ khác, nhìn vấn đề sâu sát hơn.

Tư duy phản biện trong thời đại bùng nổ thông tin

Cần phải phản biện vì thông tin rất mau bị lỗi thời. Cần đánh giá tính xác thực của thông tin vì có quá nhiều luồng thông tin đến với chúng ta. Cần lọc ra những thông tin cần thiết, những thông tin chất lượng, những thông tin đáng tin cậy, những thông tin hợp lý, những thông tin có lợi, những thông tin đã được kiểm chứng. Muốn có tư duy phản biện thì người dân phải có môi trường phản biện, phải được cung cấp thông tin mới phản biện được vì phản biện dựa trên thông tin chứ không chỉ dựa trên lập luận.

Lợi ích của tư duy phản biện

Khi có tư duy phản biện, chúng ta sẽ biết cách quản lý đời sống của mình phụ thuộc vào những gì chúng ta tin là thật và những khẳng định - chân lý chúng ta chấp nhận. Tư duy phản biện giúp giải quyết vấn đề hay thuyết phục người khác một cách thấu tình, đạt lý. Nó giúp hiểu biết sâu về những quan điểm của bản thân cũng như những người xung quanh. Cần tránh những nhận định sai lầm do định kiến, những lý thuyết giáo điều hay những niềm tin mù quáng. Tư duy phản biện sẽ giúp ta vượt qua niềm tin cũ (nếu sai lầm, lạc hậu), xác lập niềm tin mới, và chúng ta sẽ có tư duy mở trước sự thay đổi.

Kỹ năng phản biện và nhận sự phản biện

Trước khi đưa ra những tiêu chí cần thiết cho kỹ năng phản biện và tiếp nhận sự phản biện, cô Thuý đã đặt ra 2 câu hỏi để thảo luận và đã nhận được những ý kiến trả lời phong phú từ các tham dự viên.

Câu 1: Làm thế nào để mình phản biện ý kiến người khác mà họ tâm phục khẩu phục?

Những ý chính trả lời câu hỏi của các tham dự viên: Hiểu vấn đề. Không hoàn toàn bác bỏ người khác. Lắng nghe để đặt mình vào vị trí của người khác. Chọn những điểm vô lý. Thông tin chính xác. Có dẫn chứng cụ thể. Lập luận logic. Chọn thời điểm đúng lúc. Khen chê dựa trên tinh thần xây dựng. Đặt câu hỏi. Phải có kỹ năng nói, khách quan, không chỉ trích. Tế nhị, tôn trọng. Rút ra bài học chung.

Câu 2: Làm thế nào để khi nghe người khác phản biện ý kiến của mình mà mình không tự ái?

Những ý chính trả lời câu hỏi của các tham dự viên: Chuẩn bị tâm thế đón nhận phản biện. Quan sát, tách mình ra khỏi vấn đề, lắng nghe và thấu hiểu. Hạ cái tôi của mình xuống. Quản lý cảm xúc. Có quy tắc tranh luận. Hiểu được lợi ích phản biện. Nghe kỹ và dùng lý trí để phân tích. Có tinh thần học hỏi, có kiến thức rộng. Khiêm nhường, hoà nhã, biết cách cười và có thiện chí. Có tư duy mở, nhìn nhiều chiều. Suy nghĩ tích cực. Cố tình tạo sự phản biện để có cơ hội nhận ra mình chưa chắc đúng.

Sau khi tóm kết những câu hỏi thảo luận cô Thuý đã đưa ra những điểm chính cần biết về kỹ năng phản biện. Muốn phê bình, ta phải khen trước vì khen là ghi nhận ý kiến người khác. Khi phản biện vấn đề, không phê phán con người vì dễ rơi vào công kích cá nhân, rơi vào bẫy nguỵ biện. Nên gợi ý để người ta có cách nhìn khác, quan điểm khác như đưa ra ý tưởng mới, cách nhìn mới, không nên nói ai sai, ai đúng. Đặc biệt là cần có thái độ tôn trọng, cởi mở.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là phản biện ý kiến bản thân quan trọng hơn phản biện ý kiến người khác vì phản biện là cách ý thức bản thân mình. Hãy tôn trọng sự khác biệt vì “người da trắng, người da màu đều có chung một Chúa là Cha”. Mọi quan điểm đều phải dựa trên những luận chứng và luận cứ tin cậy và có thể kiểm chứng, hãy tìm đủ chứng cứ cần thiết rồi hãy phản biện. Phản biện là một quá trình liên tục, không có điểm kết thúc, hãy dừng lại khi cuộc tranh luận căng thẳng. Người có tư duy phản biện không phải lúc nào cũng phản biện, mà là phản biện đúng lúc, đúng lúc về tâm lý hai bên, đúng lúc về thời điểm xã hội, về điều kiện khách quan. Một quá trình tư duy phản biện đòi hỏi phải rõ ràng, mạch lạc, chính xác, thống nhất, ngắn gọn. Có những giải thích và lý do phù hợp, khách quan, toàn diện và có chiều sâu.

Nếu đã hiểu phản biện là gì, nếu có tinh thần phản biện, có thái độ phản biện thì rất dễ đón nhận sự phản biện. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó không dễ dàng. Kỹ năng nhận phản biện đòi hỏi trước tiên cần phải lắng nghe, suy nghĩ tích cực để quản lý cảm xúc. Hoài nghi tích cực là nhìn nhận cái đúng và cái chưa đúng, nhìn ra cái hợp lý và chưa hợp lý, nhìn ra cái đầy đủ và chưa đầy đủ của vấn đề. Cần dẹp tự ái cá nhân để cùng tìm ra giải pháp hợp lý chứ không tìm cách trả đũa.

Kỹ năng phản biện và nhận sự phản biện sẽ giúp mọi người phát huy hiệu quả của tư duy phê phán, giúp mọi việc được giải quyết theo cách tốt nhất có thể một cách rõ ràng và hợp lý.

Qua ba tiếng đồng hồ trao đổi, chia sẻ, các tham dự viên đã được truyền thụ những kiến thức dẫu chỉ là nhập môn về tư duy phản biện, nhưng có thể nói nếu có được tư duy phản biện và kỹ năng phản biện, nhận phản biện, chúng ta không chỉ có thể phân định được thực hư trong một môi trường thông tin hỗn loạn mà còn có thể giúp tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề của xã hội, nhằm thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển bền vững.

Tạ Ân Phúc
 
Văn tế: Tiền nhân anh dũng Tử Đạo Việt Nam
Phạm Xuân Thu
16:41 25/11/2013
Văn Tế: TIỀN NHÂN ANH DŨNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Danh lưu muôn thuở!

Máu đổ một thời!

Những tưởng tờ ác dụ oai phong, củng cố vương quyền, bằng gươm chém đầu rơi, quân dân khiếp đảm.

Nào ngờ đấng tiền nhân anh dũng hiên ngang tín nghĩa, với cờ bay kiệu rước, chiêng trống liên hồi.

Chẳng điên rồ khi rao giảng Tin Mừng Thập Giá Yêu thương tại thế.(1Cr 1:18)

Không mê hoặc khi đợi trông cuộc sống trường sinh bất tử trên trời . (Kn 3: 2-4
)

Ơn Cứu Độ chứng minh đủ lẽ,.

Giá Tin Mừng biện bạch muôn lời.

Sao còn vu oan cho Gia tô đạo tà mà Đạo không lừa dưới dối trên, chỉ những ăn ngay ở thật ?

Sao lại giáng hoạ buộc Gia-tô đạo tả mà Đạo chẳng bài vua hại nước, lại luôn mến Chúa yêu người?

Trên đường rong ruổi truyền bá Tin Mừng, tình yêu thương không ngừng gắn bó,

Mỗi bước truân chuyên khai thông đạo thánh, đuốc chân lý liên tiếp sáng ngời.

Chuyên lo vun đắp đức tin kiên cố;

Chẳng nỡ làm ngơ đời sống tả tơi.

Không tham phú phụ bần, lại đỡ nâng bớt nặng nề cơn túng quẫn.

Không trọng nam khinh nữ, nhưng lo xoá tan cay đắng cảnh tôi đòi.

Cùng theo nho phong, buộc thảo hiếu mẹ cha, hoà thuận anh em, tuân theo điều răn hiếu đễ.

Chẳng bài mỹ tục, vẫn dạy nhớ ơn tiên tổ, nguyện cầu sớm tối, giảm bớt nhang nến thịt xôi.

Mang phận công dân trọng quyền thế tục,

Bền lòng tín hữu thờ Chúa cao vời.

Đạo đắp nghĩa xây tình là thế!

Ai đem ân đổi oán hỡi ơi?

Nhớ đến các bậc tiền nhân anh dũng khi xưa

Tử thần đe doạ,

Thánh giá chẳng rời.

Co ro trong vách kép nhà kho, ruột thắt miệng khô, từng giờ phút đợi chờ lưng cơm bát nước.

Trốn tránh từ làng trên xóm dưới, thân tàn bước mỏi, bao tháng ngày len lỏi hốc núi ven đồi.

Đã phân sáp tan cửa nát nhà, lạc vợ xa con, như ong vỡ tổ.

Còn săn lùng ngăn đò chặn ngõ, rình ngày bắt tối, như sói vây mồi.

Tra tấn ép cung, bắt nhận tội phản dân, thù vua chúa.

Dối lừa cáo vạ, phao đồn tin khoét mắt, móc con ngươi.

Thân cỏ xác ve, sức người có hạn;

Đòn thù gông sắt khổ nhục không ngơi!

Để thượng lệnh háo hức tuân hành, chẳng ngại nhử mồi tiến chức thăng quan, thi đua tỉnh xã.

Để toàn dân hăng say bắt bớ, thản nhiên cho phép moi tiền chuộc mạng, vỗ béo bầy tôi.

Thương ôi là thương ! cả xóm làng dưới lửa hờn thiêu sống.!

Xót ôi là xót ! từng đoàn lũ vùi sóng dữ cuốn trôi.

Ôi! Hai chữ nhân ái thánh hiền chẳng lẽ lu mờ hết!

Ôi! Cả kho tình người truyền thống vì đâu cạn kiệt rồi!

Khổng Tử hẳn không ngừa dại dạy khôn: trút bỏ tư thù, giết hại dân oan, làm lễ tế thần giải hạn!

Tôn Tử cũng chẳng bày mưu hiến kế : liên minh bại quốc, xông pha ngõ cụt, cầu may thắng địch, cầm hơi.

Dốc sức bình tây, mà khốn nỗi không nhận ra cán cân tương quan lực lượng!

Ra tay sát tả, lại nỡ lòng quên đi mất tình huống huyết thống giống nòi!

Vì đâu nên nỗi:

Lãnh đạo khước từ nhãn quan cầu tiến,

Triều đình vui nhận khẩu thiệt buông xuôi,

Chính tà lẫn lộn, thù bạn bất phân, quan quân hụt hẫng.

Non nước đổi dời, vua tôi ngơ ngác, sống thác chơi vơi.

Canh tân chối bỏ, đạo lý coi thường, gông làm tôi tất nhiên sẵn sàng đeo cổ.

Ngoại viện yếu hèn, nội tình ai oán, nạn mất nước sao khỏi nhanh chóng tới nơi .

Địch vào tới cửa, vua đổ tại dân, chỉ còn trômg cậy vị cái thế anh hùng trừ nan cứu khổ.

Súng nổ tư bề, gươm kề tận cổ, không ngớt cầu xin Đấng Bề Trên cao thủ tháo đạn gỡ ngòi.

Ôi ! Ơn cứu quốc khát khao bất tận!

Ôi ! Mộng thanh bình thao thức khôn nguôi!

Ngày đêm an phận tử tù, chờ tháng ngày qua, án ra máu đổ.

Thức ngủ khuya kinh sớm nguyện, xin ân huệ đến, Chúa đỡ đầu rơi.

Dẫu ngổn ngang trăm mối,

Nhưng kiên định một lời:

Lòng quyết không đưa chân quá khoá,

Miệng cương chẳng chối Chúa qua môi.

Tình yêu tận hiến bằng sinh mạng,

Chứng tích cao siêu nhất cõi đời.

Máu tử đạo tuôn dòng thấm đất,

Cây Tin Mừng phát lộc đâm chồi. . (Tv 71:6,14)


Cậy trông luôn mãi Chúa tôi.

Ngợi khen luôn mãi danh Người hiển vinh

Đây là lời nói chân tình:

Các con sẽ phải cực hình khóc than.

Còn trong thiên hạ hỉ hoan,

Các con sẽ phải lo toan ngậm ngùi,

Ngậm ngùi này hoá mừng vui. (Ga 16:20)


Amen

Phạm xuân Thu

Montréal, Trọng Thu Quý Tỵ 2013.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Cỏ Khô
Richard Drysdale
22:22 25/11/2013
HOA CỎ KHÔ
Ảnh của Richard Drysdale
Cánh hoa khô nẻ chiều thu
Một trời lặng gió , âm u não nề !
Tiễn đưa hoa cỏ trở về ...
Đất hiền ấp ủ, vỗ về chồi non.
(Trích thơ của Phạm Tuấn Anh)