Ngày 25-11-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một vài gợi ý cho đêm canh thức bước vào năm Đời Sống Thánh Hiến
Lm. JB. Trần Hữu Hạnh, fsf
10:25 25/11/2014
Một vài gợi ý cho ĐÊM CANH THỨC để bước vào năm Đời sống thánh hiến

Đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ (Hát: Phút than thở- Tuyển tập Thánh Ca I, tr. 369- Lưu ý: câu 3 cầu cho Tu sĩ)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn năm 2015 là năm của Đời sống thánh hiến trong bối cảnh 50 năm sau Công đồng Vatican II, đặc biệt là kỷ niệm 50 năm công bố sắc lệnh ”Đức Ái trọn hảo” (Perfectae Caritatis) của Công đồng về việc canh tân đời sống thánh hiến. Đây là một hồng ân lớn lao cho những người sống đời thánh hiến, là dịp để mỗi cộng đoàn tu và mỗi tu sĩ:

- Nhìn lại quá khứ với tâm tình tạ ơn Chúa và thống hối về những yếu đuối, lỗi lầm;

- Hướng về tương lai với niềm hy vọng;

- Sống đời thánh hiến với lòng nhiệt huyết, tiếp tục Phúc âm hóa ơn gọi thánh hiến để làm chứng về vẻ đẹp bước theo Chúa Kitô qua những hình thức khác nhau của đời sống thánh hiến.

1) Tâm tình tạ ơn và sám hối

a) Tạ ơn

Gầ
n 1 triệu người đang sống đời thánh hiến trong Giáo Hội, gấp đôi tổng số linh mục. Đây thực sự là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho Giáo Hội.

- Tạ ơn vì Chúa đã tuyển chọn và thánh hiến:

Sự thánh hiến của tu sĩ được thể hiện qua việc tuyên khấn ba Lời khuyên Phúc Âm: Vì yêu thương, Thiên Chúa đã tuyển chọn và thánh hiến họ để họ trở thành sở hữu của Ngài. Nhận thức được điều đó, họ hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa, hoàn toàn thuộc về Chúa với một trái tim không chia sẻ. Họ được thánh hiến cho Thiên Chúa, hoàn toàn trao hiến mình cho Thiên Chúa bằng cách dâng lên Ngài một tình yêu trọn vẹn nhất (x. LG 44) Giá trị của đời tu được đo lường ở mức độ tình yêu ấy. “Đời sống tu trì, xét như là sự thánh hiến của cả con người, biểu lộ trong Giáo Hội cuộc kết hôn huyền diệu do Thiên Chúa thiết lập, là dấu chỉ của đời sống mai hậu. Như thế, tu sĩ hoàn tất sự dâng hiến trọn vẹn như là một hy tế dâng cho Thiên Chúa. Nhờ đó, tất cả cuộc sống của mình trở thành việc thờ phượng liên lỉ trong đức ái.” (Can 607 §1)

Thánh hiến là thông dự vào sự thánh thiện của Chúa. Hậu quả quan trọng nhất của thánh hiến là nên thánh: “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh.”(Lv 11, 44- 45; 19, 2; 20, 7-8. 26)

Mẫu gương tuyệt đối của tu sĩ là Chúa Kitô, Đấng đã hiến trọn đời để sống cho tình yêu Thiên Chúa. Qua các lời khấn, người tu sĩ bắt chước mẫu gương ấy để dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II gọi đó là một sự thánh hiến mới, vì nó đòi hỏi một ý thức mới, một sự quyết tâm mới, tình yêu và ơn gọi mới, một sự cải hoán mới (x. RD 7) Đời sống thánh hiến được ví như “giao ước hôn nhân với Chúa” (RD 8; x. LG 44, PC 1; EE 5), Đấng đáng yêu trên hết mọi sự.

Tông huấn Vita Consecrata cũng trình bày Đức Maria như là mẫu gương của đời sống thánh hiến:

+ Mẫu gương tuyệt vời của việc thánh hiến hoàn hảo, vì Mẹ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và hiến thân trọn vẹn cho Ngài (số 28)

+ Mẫu gương trong việc bước theo Chúa Kitô (số 28)

+ Mẫu gương trong việc thông dự vào mầu nhiệm Vượt Qua: can trường trước thử thách khi đứng gần thập giá Chúa Giêsu (x. Ga 19, 25- 27) (số 23)

+ Mẫu gương của một tình yêu phong nhiêu đặc biệt, góp phần vào việc sinh ra và tăng triển sự sống thần linh trong các tâm hồn (số 34).

Ngoài ra, Đức Maria còn là Mẹ của các người tận hiến, cầu bầu cho họ trung thành với ơn gọi và trợ giúp họ rất hữu hiệu để tiến tới trong việc đáp trả và sống sung mãn ơn gọi của mình. Vì thế, tông huấn kết thúc với lời khẩn cầu Đức Trinh nữ Maria (số 112).

Noi gương Đức Maria, chúng ta hãy hân hoan đáp lại lời mời gọi của tình yêu bằng tiếng XIN VÂNG trung thành. Đức Maria đã ngợi khen Chúa và thần trí Mẹ hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa (Lc 1, 46- 55).

Thinh lặng …

Hát (Bao la tình Chúa, Tuyển tập Thánh Ca I, tr. 206; hoặc :Tâm tình hiến dâng…)

- Tạ ơn vì được Chúa thánh hiến và sai đi:

Chúa Giêsu gọi các môn đệ để họ ở với Ngài và để được Ngài sai đi (Đọc Tin mừng: Mc 3, 13- 19). Sự thánh hiến bao hàm sứ mệnh, vì việc trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô cũng có nghĩa là tham gia vào sứ mệnh của Ngài. Và sứ mệnh lại dẫn đến thánh hiến, vì việc truyền giáo của đời sống thánh hiến thiết yếu ở chứng tá của chính sự tận hiến (VC 76). Chứng tá quan trọng nhất của đời sống thánh hiến là sự thánh thiện (VC 32 - 35). Chứng tá của tình yêu thánh hiến hệ tại ở việc sống thân mật với Thiên Chúa, cảm nghiệm được tình yêu sâu thẳm của Ngài và cố gắng đáp lại tình yêu đó bằng đời sống noi gương Chúa Kitô trinh khiết, khó nghèo và vâng phục một cách triệt để. Việc họa lại nếp sống của Chúa Kitô làm cho Chúa Kitô luôn sống động trong cuộc sống. Hai chiều kích thánh hiến và sứ mệnh được gắn chặt với nhau, bổ túc cho nhau và đan quyện vào nhau, tạo nên căn tính của đời sống thánh hiến. Không thể hiểu cái này nếu không có cái kia. Người tận hiến không thể yêu Chúa, mà lại không yêu người thân cận (x. Mt 22, 34-40; 1Ga 4, 20-21). Sự thánh hiến, trước tất cả, là hành động của Chúa Cha; bước theo Chúa Kitô trên con đường đến với Chúa Cha và phục vụ kế hoạch cứu độ của Chúa Cha; Chúa Thánh Thần, nguồn gốc mọi đặc sủng, cụ thể hóa sứ mệnh của đời sống thánh hiến trong những tình huống lịch sử của nhân loại.

- Tạ ơn Chúa vì ơn đoàn sủng Chúa đã ban cho Hội dòng để phục vụ Chúa và Giáo Hội…

Thinh lặng …

Hát: Thần khí Chúa đã sai tôi đi…

b) Sám hối và xin ơn tha thứ

“Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy nơi nhiều người làm mục vụ, kể cả những người được thánh hiến, một bận tâm quá đáng về tự do cá nhân và giải trí của mình, khiến họ sống những nhiệm vụ của họ như là một phần phụ thuộc đơn giản của đời sống, như thể chúng không phải là một phần của căn tính của họ. Đồng thời, đời sống tâm linh được đồng hóa với những giây phút tôn giáo cung cấp một ít an ủi, nhưng không nuôi nấng được việc gặp gỡ với những người khác, tham gia vào thế giới, đam mê truyền giáo. Do đó, người ta có thể tìm thấy ở nhiều người làm việc truyền giáo, mặc dù họ có cầu nguyện, một nhấn mạnh đến chủ nghĩa cá nhân, một cuộc khủng hoảng căn tính và suy giảm nhiệt tình. Đây là ba tệ nạn tự nuôi nhau.” (Tông Huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Của Tin Mừng, số 78)

“Tôi cảm thấy rất đau lòng khi khám phá ra rằng làm sao trong một số cộng đồng Kitô hữu và thậm chí giữa những người được thánh hiến, còn có chỗ cho các hình thức khác nhau của hận thù, chia rẽ, vu khống, nói xấu, trả thù, ghen ghét, mong muốn áp đặt ý tưởng của mình với bất cứ giá nào, để đàn áp tương tự như một cuộc tróc nã phù thủy không thương xót. Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai với những hành vi như thế?” (Tông Huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Của Tin Mừng, số 100)

“Ở nhiều nơi ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến đang trở nên khan hiếm. Thường trong những cộng đồng này điều ấy xảy ra vì thiếu vắng một lòng nhiệt thành tông đồ hay lây, và vì lý do này mà không còn sự hăng say và hấp dẫn. Nơi nào có sự sống, sự nhiệt tình, mong ước đem Đức Kitô đến cho người khác, thì nơi đó ơn gọi đích thực phát sinh.” (Tông Huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Của Tin Mừng, số 107)

Hội dòng và mỗi cá nhân chúng ta đã:

- sống Ba Lời khuyên Phúc âm một cách triệt để để làm chứng cho Chúa chưa? Thinh lặng để xét mình….

- xây dựng được đời sống cộng đoàn hiệp nhất yêu thương chưa? Thinh lặng để xét mình….

- duy trì và phát triển ơn đoàn sủng (nhiệt thành thi hành sứ vụ theo ơn đoàn sủng của dòng) và sống linh đạo của mình chưa? Thinh lặng để xét mình….

Xin lỗi Chúa và xin Chúa thứ tha….

Hát: Tâm tình sám hối

2) Hướng về tương lai với niềm hy vọng

- Nhiều dòng tu ở Âu châu đang giảm sút ơn gọi trầm trọng. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, lý do giảm sút ơn gọi là: sự gia tăng chủ nghĩa cá nhân, sự khủng hoảng căn tính và sự giảm sút lòng nhiệt thánh tông đồ. Khoảng 2.624 linh mục và tu sĩ thánh hiến rời bỏ ơn gọi thánh hiến mỗi năm trong thời gian 4 năm từ 2008- 2012.

- Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II cũng đã nói về cuộc khủng hoảng này trong Tông huấn Vita Consecrata. Ngài coi cuộc khủng hoảng về ơn gọi này là do lối sống “buông thả” của nhiều tu sĩ và coi đó như là “những cám dỗ” cần phải vượt qua (số 2, 13, 38, 43b, 46b, 70) và phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa (số 70, 110a). Bởi đó, tông huấn mang một giọng văn tích cực: tạ ơn Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban cho Giáo Hội qua đời sống thánh hiến, khuyến khích các người tận hiến can đảm hướng đến tương lai để sống trọn vẹn sự dâng hiến của mình cho Thiên Chúa. Đây là thời điểm thuận tiện để tăng trưởng trong chiều sâu và hy vọng, với xác tín rằng Đời Sống Thánh Hiến không bao giờ có thể biến mất khỏi Giáo Hội.

- Lá thư luân lưu của Bộ tu sĩ đề ngày 2/2/2014 với nội dung “Anh chị em hãy vui mừng lên”. Những từ ngữ này thường trở lại trong những giai đoạn khủng hoảng, đau buồn, khó khăn để nài xin quyền năng Thiên Chúa ban cho đời sống được ý nghĩa và trọn vẹn, biến đổi con người và ban tia sáng mới của hy vọng. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi muốn nói một lời với anh chị em, đó là vui mừng. Ở đâu có những người thánh hiến, ở đó luôn có niềm vui mừng”

Thinh lặng…

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho có nhiều người quảng đại dâng mình cho Chúa để danh Chúa càng ngày càng cả sáng, nước Chúa được hiển trị trên quê hương đất nước chúng ta….

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho Hội dòng cũng như mỗi cá nhân chúng ta biết quí trọng ơn gọi của mình, cảm nghiệm được niềm vui trong đời tận hiến và luôn biết phó thác cuộc đời trong vòng tay yêu thương của Chúa……

Hát: Chúa là con đường- Tuyển tập Thánh Ca I, tr. 234- 235)

3) Sống đời thánh hiến với lòng nhiệt huyết, tiếp tục Phúc âm hóa ơn gọi thánh hiến để làm chứng về vẻ đẹp bước theo Chúa Kitô qua những hình thức khác nhau của đời sống thánh hiến.

- Nền văn hóa hiện nay thường dễ bị tục hóa, nhưng lại rất dễ nhạy cảm với ngôn ngữ của các dấu chỉ (VC 25). Việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm biến những người tận hiến trở thành dấu chỉ ngôn sứ cho cộng đoàn anh/chị em họ và cho thế gian (VC 15). Nhờ đoàn sủng của họ, những người tận hiến trở thành dấu chỉ của Thánh Thần hướng về một tương lai mới mẻ trong niềm tin và hy vọng. Sự mong đợi cánh chung này trở thành sứ mệnh để cho triều đại nước Thiên Chúa có thể hiện diện ngay từ bây giờ, qua việc thiết lập tinh thần các mối phúc, có khả năng khơi lên trong xã hội loài người lòng khát khao đích thực về công bằng, hòa bình, tình liên đới và sự khoan dung (VC 27).

- Trong thế giới hiện nay, dấu vết về Thiên Chúa dường như bị xóa nhòa, nên cần có một chứng tá ngôn sứ mãnh liệt từ phía những người được thánh hiến. Đặc biệt, người tu sĩ ngày nay cần có câu trả lời ngôn sứ cho ba thách thức của xã hội đương thời: nền văn hóa hưởng thụ phá bỏ mọi qui luật luân lý khách quan của tính dục, chủ nghĩa vật chất ích kỷ, và những quan niệm lệch lạc về tự do. Qua việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm, họ trả lời bằng thái độ và hành động ngôn sứ trong việc vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo, như chứng tá về quyền năng của tình yêu Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người; trong việc bước theo Chúa Kitô nghèo khó, làm chứng cho Thiên Chúa, kho tàng đích thực của trái tim con người, và luôn sống trong sự liên kết với người nghèo, chia sẻ điều kiện sống của những người cùng khốn nhất; và trong việc tuân phục thánh ý Chúa Cha, để cùng nhau tiến bước trong sự hiệp thông huynh đệ (VC 85- 92).

- Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn là dấu chỉ rõ ràng sự hiệp thông của Giáo Hội (VC 42a). Những người tận hiến là những chuyên gia về sự hiệp thông (VC 46a), trở thành men hiệp thông truyền giáo (VC 47a) và mở rộng sự hiệp thông tới toàn thể nhân loại (VC 51). Thật vậy, “Giáo Hội ký thác cho các cộng đoàn sống đời thánh hiến một nhiệm vụ đặc biệt: phát triển linh đạo hiệp thông trước tiên trong chính cộng đoàn của họ, sau đó trong cộng đồng Giáo Hội và ngoài Giáo Hội, bằng cách kiên trì theo đuổi cuộc đối thoại bác ái, nhất là tại những nơi mà nhân loại ngày nay đang bị xâu xé bởi hận thù chủng tộc hay bạo lực man rợ.” (VC 51a) Đời sống huynh đệ tuyên xưng Chúa Cha, Đấng muốn cho mọi người thành một gia đình duy nhất; tuyên xưng Chúa Con Nhập Thể, Đấng muốn qui tụ những người được cứu chuộc; tuyên xưng Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất trong Giáo Hội (VC 21f).

Thinh lặng …

- Thi hành sứ vụ theo ơn đoàn sủng của dòng:

“Các Bề trên và các phần tử hãy trung thành duy trì sứ mệnh và các công tác riêng của dòng. Tuy nhiên, họ hãy biết thích ứng chúng cách khôn ngoan chiếu theo nhu cầu của thời thế và địa phương, kể cả bằng việc sử dụng các phương tiện mới mẻ và thích ứng.” (Can 677 §1).

Dù nhu cầu mục vụ cấp bách thế nào đi nữa, chúng ta luôn phải nhớ rằng sự đóng góp tốt nhất mà một hội dòng có thể đem lại cho Giáo Hội là sự trung thành với đoàn sủng của họ. Hội dòng càng hiện diện theo đoàn sủng của mình, càng đem lại nhiều hoa trái (x. FLC 61; MR 49- 50).

Các đặc sủng sản sinh những hình thức sống khác nhau mà chúng nhập thể Tin Mừng vào trong những môi trường sống. Chúng thúc đẩy các hội dòng đảm nhận những sứ mệnh khác nhau. Do vậy, các hội dòng cần mở ra và ngoan ngoãn vâng theo sự hướng dẫn của Thần khí. Kết hợp mật thiết với Ngài chính là nguồn đổi mới và thích nghi thật sự của tất cả các cộng đoàn tu trì trong bối cảnh hiện nay.

Thinh lặng …

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho Hội dòng cũng như mỗi cá nhân chúng ta có đầy lòng nhiệt huyết trong việc làm chứng cho Chúa qua Ba Lời khuyên Phúc Âm, qua sứ vụ đặc thù của Hội dòng……

Hát: Lạy Chúa, Chúa sai con đi….

4) Phục vụ Giáo Hội địa phương:

Đời sống thánh hiến nằm trong bản chất thánh thiện của Giáo Hội. Giáo Hội có sứ mệnh chuyển thông Chúa Kitô cho nhân loại: không chỉ thông truyền những lời giảng, nhưng còn cả nếp sống của Ngài nữa. Do đó, đời sống thánh hiến, xét theo bản tính (họa lại nếp sống của Chúa Kitô trinh khiết, khó nghèo và vâng phục), gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội (VC 3, 29), thuộc về cơ cấu thần thiêng của Giáo Hội (VC 30- 31). Đời sống thánh hiến họa lại nếp sống của Chúa Kitô trinh sạch, khó nghèo và vâng phục- nếp sống biểu lộ tình con thảo của Ngài với Chúa Cha (VC 1a, 16, 18, 21...), nên nó có vị trí ưu việt trong Hội thánh, là một ân huệ qúi báu và cần thiết cho hiện tại và tương lai của dân Thiên Chúa (VC 3, 18, 32, x. 105). Giáo Hội cần họ để họa lại nếp sống của Con Thiên Chúa. Thêm vào đó, đời sống thánh hiến còn biểu lộ mối tình duy nhất của Giáo Hội dành cho Đức Lang Quân (VC 3, 34). Như thế, đời sống thánh hiến gắn liền với sứ mệnh (VC 1, 25) và cánh chung của toàn thể Giáo Hội (VC 26).

Nhờ có sự đóng góp của các tu sĩ mà Tin mừng có thể được biết đến rộng rãi như ngày nay, Giáo Hội mới được cắm sâu vào nhiều nơi trên thế giới và bộ mặt Giáo Hội được tươi thắm tại các Giáo Hội còn non trẻ (x. VC 47).

Mọi hội dòng được thành lập là để phục vụ Giáo Hội, làm cho Giáo Hội thêm phong phú qua đặc tính và sứ vụ riêng biệt của mình (MR 14b). Khi được thiết lập, hội dòng đương nhiên trở thành pháp nhân công trong Hội thánh. Họ hoạt động nhân danh Hội thánh để đạt được mục đích nhằm tới lợi ích chung của Hội thánh (x. PC 8; Can 116, §1; 675, §3). Đặc sủng của họ không chỉ được ban tặng cho riêng họ, nhưng còn là một ân huệ cho đời sống và sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội (x. LG 43, 44; PC 5).

“Các Giám mục được yêu cầu đón tiếp và trân trọng các đoàn sủng của các hội dòng, dành cho chúng một chỗ trong kế hoạch mục vụ của giáo phận. Các ngài phải đặc biệt quan tâm đến các hội dòng thuộc quyền giáo phận, được trao phó cho các ngài chăm sóc đặc biệt. Một giáo phận không có đời sống thánh hiến sẽ thiếu nhiều ơn huệ thiêng liêng, thiếu những nơi dành riêng cho việc tìm kiếm Thiên Chúa, thiếu các hoạt động tông đồ và những phương thức mục vụ chuyên biệt; hơn nữa, giáo phận đó có thể suy yếu đi rất nhiều, vì thiếu vắng tinh thần truyền giáo vốn là đặc điểm của hầu hết các hội dòng (x. AG 18 ). Vì thế, cần biết đón nhận, với lòng tri ân và quảng đại, hồng ân của đời sống thánh hiến mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội địa phương.” (VC 48)

- Trong năm Đời sống thánh hiến 2015, Bộ Tu sĩ sẽ tu chính và cập nhật cùng với Bộ Giám mục về Văn kiện “Mutuae Relationes”: Những quan hệ hỗ tương giữa các Giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội. Đây chính là ý định của Đức Thánh Cha Phanxicô, muốn duyệt lại văn kiện này để thăng tiến sự quí trọng đối với đoàn sủng của mỗi dòng. Trong cuộc gặp với 120 BTTQ nam ngày 29/11/2013, ngài nói: “Văn kiện Mutuae Relationes hồi đó là hữu ích, nhưng nay đã lỗi thời rồi. Các đoàn sủng của các dòng tu khác nhau cần được tôn trọng và thăng tiến, vì các dòng là những thực tại cần thiết trong Giáo Hội địa phương”.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho việc tu chính Văn kiện này đạt kết quả tốt đẹp để việc cộng tác giữa Giám mục và các dòng tu mang lại nhiều hoa trái và để mỗi hội dòng cũng như mỗi tu sĩ chúng ta luôn gắn bó với Giáo Hội, phục vụ Giáo Hội một cách nhiệt thành qua ơn đoàn sủng của dòng mình.

Hát: Lạy Chúa, xin thánh hiến con…

Tiếp tục Chầu Thánh Thể: Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, phép lành kết thúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức GH thúc giục một Âu Châu “cô đơn” “chỉ lưu tâm tới mình” tìm lại linh hồn mình
Vũ Văn An
07:36 25/11/2014
Tới quốc hội Âu Châu sáng nay, 25 tháng 11 và được chủ tịch Martin Schultz cùng hơn 7 trăm đại biểu nồng nhiệt chào đón, Đức GH Phanxicô đã đọc một bài diễn văn dài. Theo Đài Phát Thanh Vatican, Đức Phanxicô kêu gọi một Âu Châu cô đơn và chỉ lưu ý tới mình phục hồi vai trò chủ đạo thế giới của mình, căn tính của mình như người bảo vệ phẩm giá siêu việt của con người, người nghèo, di dân, người bị bách hại, người trẻ và người già, tìm lại linh hồn mình là Kitô Giáo.

Trong bài diễn văn dài của ngài, Đức Phanxicô nói với các đại biểu QH Âu Châu rằng lịch sử hai ngàn năm vốn liên kết Âu Châu và Kitô Giáo, “không hẳn không có tranh chấp hay sai lầm, nhưng được thúc đẩy bởi ước vọng cùng làm việc cho ích lợi của mọi người”. Ngài nói: “đó là hiệnn tại và là tương lai của chúng ta. Đó là căn tính của chúng ta”.

Đức GH cũng thúc giục 500 triệu công dân của Âu Châu hãy coi các vấn đề của Liên Hiệp, vấn đề kinh tế, ngưng đọng, thất nghiệp, di dân, mức nghèo gia tăng và càng ngày càng bị phân cực, như “sức mạnh của hợp nhất” để ta vượt thắng sợ sệt và bất tin tưởng lẫn nhau.

Ngài nói rằng phẩm giá là ý niệm then chốt trong diễn trình tái thiết sau Thế Chiến Hai và đã dẫn tới Dự Án Âu Châu. Ngày nay, nó vẫn còn là tâm điểm đối với cam kết của Liên Hiệp Âu Châu. Nhưng ngài cảnh cáo rằng : ý niệm nhân quyền thường bị hiểu lầm và sử dụng sai.

Ngài nói tới khuynh hướng đề cao các quyền của cá nhân “mà không lưu tâm gì tới sự kiện này: mỗi hữu thể nhân bản đều là thành phần của một bối cảnh xã hội, từ đó, các quyền lợi và nghĩa vụ của họ bị cột chặt với các quyền lợi và nghĩa vụ của người khác và với ích chung của chính xã hội”.

Nhân phẩm siêu việt- Đức GH nói tiếp, có nghĩa coi các hữu thể nhân bản không như những hữu thể tuyệt đối, mà như như những hữu thể trong tương quan. Ngài đề cập tới một Âu Châu đầy rẫy những cơn bệnh cô đơn, hậu quả trực tiếp của khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa. Ngài nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế càng làm tệ hơn sự cô đơn bàng bạc này và nuôi dưỡng một sự bất tin tưởng mỗi ngày một lớn hơn nơi con người đối với các định chế bị coi là xa vời và có tính bàn giấy.

Đức GH nói tới cảnh giầu có tạm bợ của các lối sống vị kỷ, dửng dưng đối với những người nghèo nhất trong các người nghèo, trong đó, các vấn đề kỹ thuật và kinh tế chiếm hết các cuộc tranh luận chính trị, có hại cho việc quan tâm chân chính đối với những con người nhân bản.

Ngài nhận định rằng điều trên giản lược sự sống nhân bản thành một “cái chốt trong một cỗ máy” mà nếu không hữu dụng nữa, ta có thể vứt bỏ chẳng lo âu gì, như trường hợp những người bệnh sắp chết, những người cao niên bị bỏ rơi không ai chăm sóc, và các trẻ em bị giết ngay trong bụng mẹ”. Trích dẫn lời Đức Bênêđíctô XVI, Đức Phanxicô nói rằng điều này là một sai lầm lớn mà ta phạm phải “khi để cho kỹ thuật thống trị”; hậu quả là hỗn độn giữa cùng đích và phương tiện.

Đức GH nói thêm rằng tương lai Âu Châu tùy thuộc việc phục hồi mối liên kết sinh tử giữa việc cởi mở đối với Thiên Chúa và khả năng thực tế và cụ thể biết đối đầu với các tình thế và vấn đề.

Ngài nói rằng Kitô Giáo không phải là một đe dọa đối với Âu Châu thế tục mà đúng hơn là một phong phú hóa. Theo ngài, các tôn giáo có thể giúp Âu Châu phản công “nhiều hình thức quá khích” đang tràn lan hiện nay; những hình thức này thường là “hậu quả của việc trống vắng lớn lao các lý tưởng mà ta đang chứng kiến hiện nay tại Tây Phương”.

Ở đây, ngài lên án “sự im lặng đáng xấu hổ và có tính đồng loã” của nhiều người trong khi các nhóm thiểu số tôn giáo bị “trục xuất khỏi nhà cửa và sinh quán của họ, bị bán làm nô lệ, bị giết, bị chặt đầu, bị đóng đinh hoặc thiêu sống”.

Đức Phanxicô tiếp tục nhận xét rằng huy hiệu của Liên Hiệp Âu Châu là Hợp Nhất Trong Đa Dạng, nhưng hợp nhất không có nghĩa độc dạng. Duy trì sống động nền dân chủ ở Âu Châu có nghĩa phải tránh những khuynh hướng hoàn cầu hóa nhằm xóa bỏ thực tại.

Duy trì sống động các nền dân chủ là một thách đố của thời điểm lịch sử hiện giờ, nhưng ta không được để cho thách đố này xụp đổ dưới áp lực các quyền lợi đa quốc vốn không có chi là phổ quát cả. Thách đố này có nghĩa là nuôi dưỡng các tài năng của mỗi người, đàn ông cũng như đàn bà; là đầu tư vào gia đình, tế bào nền tảng và là yếu tố qúy báu nhất của bất cứ xã hội nào; đầu tư vào các viện giáo dục; vào người trẻ ngày nay, những người đang yêu cầu một nền giáo dục thích đáng và đầy đủ, giúp họ nhìn về tương lai với niềm hy vọng chứ không chán nản.

Trong các lãnh vực như sinh thái, Âu Châu luôn là người tiền đạo, Đức Phanxicô nói thế, nhưng ngài nhận định thêm rằng ngày nay “hàng triệu người trên khắp thế giới đang chết đói trong khi hàng tấn thực phẩm bị vất bỏ khỏi bàn ăn của ta hàng ngày”.

Ngài cũng đề cập tới việc phải cổ vũ các chính sách tạo nhân dụng, nhưng trên hết “phục hồi phẩm giá lao động bằng cách bảo đảm các điều kiện làm việc thích đáng” trong khi tránh việc bóc lột nhân công và bảo đảm để họ “có khả năng tạo lập một gia đình và giáo dục con cái”.

Về vấn đề di dân, Đức GH Phanxicô kêu gọi một đáp ứng thống nhất và ngài lên án việc thiếu một cố gắng rộng lớn có phối hợp của Âu Châu trong việc chấp nhận các chính sách có thể trợ giúp di dân ngay tại quốc gia gốc của họ và cổ vũ việc hội nhập họ một cách hợp công lý và thực tiễn. Ngài nói giữa tiếng hoan hô vang dậy và thật dài: “Ta không thể để Địa Trung Hải thành một nghĩa địa bao la!”.
 
Đức Thánh Cha đề cập đến các vấn đề nóng bỏng của Liên Hiệp Âu Châu tại Strasbourg
Bùi Hữu Thư
10:37 25/11/2014
Strasbourg, Pháp (Associated Press) Đức Thánh Cha Phanxicô dự trù đọc diễn văn đầu tiên về Âu Châu, chú trọng tới các vấn đề phức tạp của lục địa này như di dân và nạn thất nghiệp trầm trọng của giới trẻ.

Chuyến công du tốc hành bốn ngày kể từ thứ ba đến Quốc Hội Âu Châu và Hội Đồng Âu Châu, là hai tổ chức chính về nhân quyền của Âu Châu, tại Strasbourg được thành hình như một chuyến đi có tính cách thế tục thay vì tôn giáo.

Các phụ tá của ngài nói Đức Thánh Cha sẽ đề cập đến các vấn đề bao gồm việc di dân và nạn thất nghiệp, là hai vấn đề nóng bỏng tại Âu Châu. Các bài diễn từ của ngài cũng sẽ lập lại các chủ đề ngài đã nêu lên trong một cuộc tiếp xúc riêng với một nhóm các giám mục Âu Châu trong tháng vừa qua.

Đôi khi không theo đúng bài đã soạn, Đức Thánh Cha nói Âu Châu bị “tổn thương” khi ngài đề cập đến nạn thất nghiệp trầm trọng, nhất là trong giới trẻ, tại các quốc gia như Tây Ban Nha và Ý, theo một phúc trình về bài diễn văn của ngài được nhà bình giải nổi tiếng tại Vatican Sandro Magister đăng tải ngày thứ hai vừa qua. Ngài nói: “Âu Châu đã đi từ thời kỳ rất thịnh vượng tới thời kỳ khủng hoảng đáng lo ngại trong đó giới trẻ cũng bị quên lãng.”

Một số các nhà lãnh đạo tôn giáo đã tỏ ý nuối tiếc là Đức Thánh Cha sẽ không thăm viếng Nhà Thờ Chánh Tòa Strasbourg nổi tiếng. Các nhà lãnh đạo Công Giáo Pháp đã thiết kế việc truyền hình bài diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu trên màn ảnh lớn tại nhà thờ Chánh Tòa ngày thứ ba.

Chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô là chuyến viếng thăm Strasbourg đầu tiên của một Giáo Hoàng kể từ chuyến tông du của Thánh Gioan Phaolô II năm 1988. Thời đó Âu Châu khác xa bây giờ, lúc đó Bức Tường Bá Linh chưa xụp đổ.
 
Đức Thánh Cha: Hãy truyền lại đức tin chứ không phải là lời nói suông .
Pt Huỳnh Mai Trác
11:17 25/11/2014

Một nhóm trẻ trong giáo xứ “Thánh Maria Mẹ của Thiên Chúa” ở Roma đến tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự . “Trên phương diện nào đó, tôi xem đây như là một buổi lễ cho giới trẻ khi Ngài bắt đầu bài giảng .
“Ngày hôm nay làm cho tôi suy nghĩ về thái độ của tôi đối với giới trẻ, các thanh niên và các trẻ em .
“Thật là quan trọng “ để nhận biết cách đối xử của chúng ta trong vấn đề này . Đúng vậy chúng ta cần phô bày điều tốt lành mà chúng ta đang có . Và điều tốt lành nhất mà chúng ta có được đó là đức tin : chúng ta hãy trao cho chúng, qua gương sáng hành đông. Chứ không phải bằng lời nói suông thì chả có ích lợi gì cả .
“Nếu các con đến tham dự thánh lễ ? Nếu các con có sợ hãi phải nói ra điều các con muốn nói không ?Tại sao ? Tại sao phải sợ ? Nhưng tại sao các con lại sợ hãi ! Một em thay các bạn nói: “Để nhìn thấy Đức Thánh Cha.” “ Để nhìn thấy Cha, cám ơn con! Cám ơn con nhiều lắm ! Đức Giáo hòang trả lời và thêm rằng: Điều này Cha rất hài lòng . Cha cũng vậy rất mong muốn được gặp các con! Và các con thấy có gì quan trọng khi con gặp một vị giám mục của giáo phận cũng là giáo hòang mà các con đã nhìn thấy trên màn ảnh bây giờ các con được nhìn thấy tận mặt .Đó pghải chăng là câu trả lời của em bé “ để được gặp Cha” .
“Cũng vậy, thật là quan trọng khi gặp những nhân vật quan trọng, những người làm gương tốt cho các con “ . . . trong gia đình , ở nhà , được gặp cha sở, các linh mục, các nữ tu : nhìn thấy lối sống của họ đời sống của một người Công Giáo “.
Đức Giáo Hòang sau đó còn nói chuyện với các em : “ Các con đã rước lễ Lần Đầu chưa ? Vâng ? Tất cả ? Và đã Chịu Phép Thêm Sức chưa ? Ai trong các con chưa Chịu Phép Thêm Sức ? Lắng nghe câu trả lời của từng em, và Đức Giáo Hòang giải thích : Con chưa rước lễ lần đầu à ? Con cũng vậy sao ? Ai trong các con chưa rước lễ lần đầu ? Và con nữa ? Con Chưa chịu Phép Thêm Sức à ? Trong đó có các em sẽ được chịu Phép Thêm sức vào tuần tới : Ngài khuyến khích các em . Bây giờ các con cứ chờ đợi !’
“Và như vậy đó là con đường , con đường của đời sống người Kitô hữu bắt đầu . . . “Với bí tích nào thì bắt đầu đời sống của người Kitô hữu ? “ Phép Rửa Tội ! “ Và Đức Giáo Hòang bảo : Với phép Rửa Tội mở ra con đường cho người Kitô hữu và thánh Gioan viết trong bài đọc “ Hãy bước đi trong sự thật và trong tình yêu thương . !”
“Đó chính là đời sống của người Kitô hữu : tin tưởng vào sự thật và tình yêu, yêu mến Thiên Chúa và yêu mến người khác” . Tiếp theo Ngài nhận xét, con đường tiếp theo là Rước Lễ Lần Đầu, rồi đến Chịu Phép Thêm Sức, sau đó là hôn phối . . . “Đó là con đường suốt cả cuộc sống và điều quan trọng là biết cách sống , biết cách sống theo như gương Chúa Giêsu .” (Nguồn Tin :News.va) .

 
Top Stories
Chine: «Ne vous laissez pas abuser par les soi-disant propositions de Pékin : un accord avec Rome n’est pas pour demain»
Eglises d'Asie
09:00 25/11/2014
Les agences de presse internationales se sont fait l’écho ces jours derniers d’articles de presse parus en Chine évoquant une proposition que Pékin aurait faite au Vatican à propos du mode de désignation des évêques de l’Eglise catholique en Chine continentale.

Dans son édition du vendredi 21 novembre, le Huanqiu Shibao (Global Times), voix très officielle de la presse chinoise, et média connu pour sa ligne résolument nationaliste, a cité une source anonyme proche du dossier selon laquelle les candidats à l’épiscopat seraient choisis après accord entre la Conférence des évêques catholiques de Chine et l’Administration d’Etat pour les affaires religieuses, puis présentés au Vatican pour qu’ils soient ordonnés. L’Association patriotique des catholiques chinois a affirmé qu’elle espérait recevoir une réponse du Vatican d’ici le début de l’année 2015. Le Saint-Siège n’a pas fait connaître sa réaction.

Dans la tribune ci-dessous, mise en ligne le 24 novembre sur les fils de l’agence Ucanews, un journaliste, qui signe sous le pseudonyme de Dan Long (1), très au fait de ce dossier, décrypte la proposition chinoise et invite à la plus grande prudence quant à la conclusion prochaine d’un accord entre la Chine et le Vatican. La traduction est de la Rédaction d’Eglises d’Asie.

A première vue, les nouvelles rapportées dans la presse chinoise à la fin de la semaine dernière quant à une possible avancée dans les relations sino-vaticanes semblent très positives. Alors qu’avait filtré le fait qu’au cours des derniers dix-huit mois, le pape François et le président Xi Jinping avaient échangé des courriers, et que l’avion papal avait, – c’était une première – , été autorisée en août dernier à traverser l’espace aérien chinois, le Wenweipo, un quotidien pro-Pékin de Hongkong, a rapporté la semaine dernière qu’un accord était sur le point d’être conclu au sujet de la nomination des évêques en Chine continentale, ce sujet étant la principale pierre d’achoppement empêchant la normalisation des relations diplomatiques entre Rome et Pékin.

Mais d’après ce que nous pouvons savoir des négociations secrètes qui existent entre les deux parties, cette nouvelle n’en est pas vraiment une et s’apparente plutôt à un classique coup à double détente du régime communiste : même s’il semble bien que des discussions soient en train d’avoir lieu et des compromis d’être négociés, la conclusion d’un accord semble tout sauf certaine.

Ce que cet article du Wenweipo signifie vraiment, c’est que nous sommes en présence d’une annonce délivrée volontairement par le Parti communiste afin de faire pression sur le Vatican et de l’amener à accepter sa proposition, tout en générant un courant de sympathie pour sa position, de manière à ce qu’au cas où les pourparlers échoueraient – ce qu’ils ne manqueront pas de faire –, Pékin puisse en rejeter la faute sur le Vatican. Qu’un responsable anonyme du Parti communiste fasse « fuiter » des détails sur ces négociations secrètes et qu’il le fasse auprès d’un quotidien pro-Pékin pour qu’ensuite l’ensemble de l’affaire soit repris par le Global Times, journal du continent considéré comme défendant une ligne nationaliste dure, tout ceci ne ressemble que trop à une tactique chinoise familière.

La substance réelle du compromis que la Chine veut imposer au Vatican s’apparente très exactement au modèle que Pékin a offert à Hongkong en matière de « démocratie ». A savoir, un choix très réduit de candidats présélectionnés par le gouvernement chinois. La formule peut apparaître comme présentant un progrès, mais en réalité elle n’équivaut qu’à mettre en place un nouveau système offrant une liberté de façade pour continuer à marginaliser les individus perçus comme étant hostiles au Parti communiste, et donc in fine à maintenir son contrôle.

Avec un bilan désastreux en matière de liberté religieuse et le fait que la Chine est l’un des six pays au monde qui ne soient pas parvenus à établir des relations diplomatiques avec le Saint-Siège – les cinq autres étant la Corée du Nord, la Birmanie, le Laos, Brunei et le Vietnam –, c’est bien à Pékin qu’il incombe de faire des compromis. Mais les récents articles de presse que nous venons de mentionner indiquent que la Chine est très peu disposée à changer.

L’article paru vendredi dernier dans le Global Times rejette toute perspective de voir dissoute l’Association patriotique des catholiques chinois, alors que c’est là une préoccupation majeure du Saint-Siège qui tient pour illégitime le fait que l’Association patriotique s’arroge le droit de nommer les évêques. En citant deux experts pour défendre le rôle de l’Association, le Global Times ne fait que recourir à une tactique bien rodée qui consiste à dépeindre les agissements du Parti communiste comme étant le reflet d’une opinion universellement acceptée en Chine même. L’article du quotidien d’Etat va jusqu’à grossir sans vergogne le trait en qualifiant l’Association patriotique de « groupement indépendant » alors que celle-ci est clairement un organe étatique dont la mission est de superviser et de contrôler l’Eglise catholique en Chine.

Nombre d’observateurs de l’Eglise en Chine seront sans doute impatients de voir ce que sera la réponse du Vatican. Ils seront certainement déçus tant une telle réponse n’est pas nécessaire, étant donné que le pape en personne a déjà indiqué la position de l’Eglise sur cette question, et c’est bien cela qui rend improbable la conclusion à court terme d’un accord entre les deux parties.

En août dernier, dans l’avion papal de retour de Corée, et alors qu’il était au-dessus du sol chinois, le pape François a été on ne peut plus clair : « Nous respectons le peuple chinois. L’Eglise demande seulement la liberté d’accomplir son œuvre, son travail. Il n’y a aucune autre condition, a-t-il déclaré. Ensuite, nous ne devons pas oublier la lettre fondamentale pour les questions chinoises qui a été adressée aux Chinois par le pape Benoît XVI. Cette lettre est toujours d’actualité et pertinente. Il est bon de la relire. »

Ce que Benoît XVI a fondamentalement fait avec sa lettre de mai 2007 a été de rappeler à tous – et particulièrement à la Chine et à son gouvernement – ce qu’est la position du Vatican sur l’état des relations et le rôle de l’Eglise auprès de la société, quelle que soit cette société. En clair, que l’Eglise se doit de se tenir à l’écart de la politique mais qu’elle se soucie particulièrement du bien-être des gens ainsi que de la défense du « bien commun ».

« A la lumière de ces principes fondamentaux, la solution aux problèmes existants ne peut pas être trouvée en menant un conflit permanent avec les autorités civiles légitimes ; toutefois, l’obéissance à ces mêmes autorités n’est pas acceptable lorsque celles-ci interfèrent indûment dans les affaires concernant la foi et la discipline de l’Eglise », écrivait le pape Benoît XVI.

En citant la lettre de son prédécesseur, le pape François a indiqué que la position de l’Eglise demeurait simple et inchangée ; il paraît donc hautement improbable que des changements soient intervenus en la matière ces trois derniers mois. Il faut se souvenir ici que François consulte son prédécesseur avant chacun de ses déplacements à l’étranger, et il l’a certainement fait avant de quitter Rome pour s’envoler vers Séoul en août dernier. La permanence des propos du pape sur ces questions se retrouve d’ailleurs avec ce que des représentants de l’Eglise dans la région affirment en privé lorsqu’on les interroge sur la situation de l’Eglise en Chine.

L’Eglise a su faire montre de flexibilité avec certains pays connus pour persécuter les chrétiens, un exemple récent pouvant être trouvé du côté du Vietnam. Après que le gouvernement vietnamien et le Vatican ont établi un groupe de travail en 2009, Mgr Girelli a été nommé deux ans plus tard pour être le représentant non résident et, sous ce statut particulier, il visite le pays très régulièrement. Mais cela ne veut pas dire que le Vatican souhaite conclure le même genre d’accord avec la Chine ; ce serait même plutôt le contraire.

Des voix critiques affirment que le Vatican a été trop rapide dans son souci d’établir des ponts avec Hanoi et qu’en dépit de l’accord conclu, la liberté religieuse n’a pas connu d’amélioration. Le Saint-Siège a sans doute tiré des leçons de son expérience avec le Vietnam, le point essentiel étant que les principes fondamentaux ne doivent pas être compromis au prétexte de parvenir à la normalisation des relations diplomatiques.

On peut attendre du Vatican qu’il soit beaucoup plus prudent dans le cas de la Chine, dont le gouvernement s’est montré nettement moins flexible en matière de respect de la démocratie et des droits fondamentaux que le Vietnam. Les enjeux sont encore plus grands : le Vatican sait pertinemment que tout faux-pas sur le dossier chinois l’exposerait à des critiques bien plus fortes.

Alors que le Vatican ne montre aucun signe qu’il est prêt à abandonner sa position quant au fait qu’il doit être le seul à choisir ses évêques sur le terrain, le gouvernement chinois ne semble pas prêt, non plus, à abandonner le contrôle du processus de nomination de ces évêques, de même qu’il n’a donné aucun signe selon lequel il serait prêt à abandonner le contrôle de tel ou tel organe d’influence ou de pouvoir – que ce soit au sein des pouvoirs législatif ou judiciaire ou au sein des secteurs-clés de l’économie.

En août, lors de son premier voyage en Asie, le pape François a lancé un appel à peine voilé à la Chine lorsqu’il a assuré que les chrétiens n’étaient pas des « conquérants » menaçant les identités nationales. Mais, auprès d’un gouvernement paranoïaque qui intensifie les mesures de répression contre une Eglise dynamique et en croissance, les paroles du pape sont peu susceptibles d’être entendues.

Que des pourparlers – fussent-ils superficiels – existent entre Pékin et le Vatican au sujet d’un compromis sur le mode de désignation des évêques chinois, c’est une chose. Mais que l’on ne s’imagine pas qu’un accord est proche et qu’une percée historique est en vue dans ce dossier difficile ! Ne vous laissez pas abuser par quelques articles de presse ! (eda/ra)
(1) Derrière le pseudonyme de Dan Long se cache un journaliste basé à Pékin qui suit l’actualité de la région depuis plus d’une décennie.

(Source: Eglises d'Asie, le 25 novembre 2014)
 
Vietnam: Plaidoyer pour la liberté de la presse par un journaliste communiste
Eglises d'Asie
11:38 25/11/2014
Le journal américain International New York Times a publié, le 19 novembre dernier, un long plaidoyer pour la liberté de presse au Vietnam. L’article a provoqué un certain nombre de réactions et débats dans le pays, plus particulièrement sur les sites et les blogs indépendants.

Le retentissement de l’article est dû non seulement à son contenu critique mais surtout à la personnalité de son auteur, qui n’est autre que Nguyên Công Kê, l’ancien rédacteur en chef, - évincé en 2009 - , du journal Thanh Niên ("Jeunesse"), organe des « Jeunesses communistes », l’un des journaux les plus lus dans le pays.

Cette revendication certes n’est pas originale et a été exprimée par nombre d’instances de la société civile. Dans un pays où tous les journaux vendus dans les kiosques sont contrôlés par le gouvernement et plus particulièrement par une commission nommée « Propagande et Education », la liberté d’expression se situe en tête de la liste des droits réclamés. L’Eglise catholique, qui n’a droit qu’à la publication d’un bulletin confidentiel de nouvelles, revendique ce droit depuis toujours. Plusieurs documents épiscopaux en font mention. Récemment, sous l’inspiration de certains prêtres journalistes, une association de journalistes indépendants a été fondée.

Cependant, la particularité de l’article publié aux États-Unis tient à la personnalité de son auteur, au fait qu’il ne met pas en cause la légitimité du régime actuel et considère au contraire, que la liberté accordée aux journalistes ne peut que renforcer les institutions actuelles.

L’auteur commence par déclarer que la liberté de la presse est indispensable au développement économique et politique du Vietnam et au parti communiste lui-même si celui-ci désire recouvrer le soutien de la population. Selon l’ancien rédacteur en chef de l’organe des Jeunesses communistes, les relations entre le gouvernement et la presse se sont largement dégradées au cours de la période écoulée. Les cinq années précédentes ont vu apparaître de nombreux changements dans le comportement des autorités vis-à-vis des journaux.

Le gouvernement vietnamien multiplie chaque jour le nombre des sujets censurés car considérés comme « sensibles », comme par exemple les relations avec la Chine, les conflits de terrains, la santé des dirigeants… Ces interdictions obligent les journalistes à ne traiter que des sujets sans intérêt, écartant ainsi les lecteurs de la lecture des journaux « orthodoxes ». Les deux plus grands hebdomadaires du Vietnam à savoir Tuôi Tre et Thanh Niên auraient ainsi perdu les deux tiers de leurs bénéfices publicitaires depuis 2008. Au lieu de lire la presse officielle, les lecteurs se tournent vers d’autres sources d’information, en particulier vers les journaux étrangers diffusés sur le réseau Internet.

Les réseaux sociaux se développent à une grande vitesse, ainsi que les blogs intellectuels, des anciens membres du parti et des militants critiques du régime. Le nombre des Vietnamiens surfant sur Internet est, aujourd’hui, l’un des plus élevés du monde…

Après cette description peu encourageante de la situation des médias officiels, l’ancien animateur de l’organe des Jeunesses communistes plaide pour l’avènement de la liberté de presse. Selon lui, elle aidera les dirigeants à reconquérir la confiance de la population. Il pense qu’une presse libre ne fera que renforcer le régime actuel. Elle concurrencera la diffusion de nouvelles non contrôlées sur Internet.

L’auteur de l’article paru sur le journal américain précise à ce sujet, que les textes diffusés sur Internet sont responsables du soupçon et de la méfiance affichée par une large partie du public à l’encontre de la présentation officielle d’un certain nombre de faits du passé, comme par exemple, les origines du Parti communiste vietnamien, la bataille de Dien-Bien-Phu, la biographie et la personnalité d’Ho Chi Minh, ainsi que beaucoup d’autres épisodes contestés de l’histoire officielle. Aucun journaliste de la presse officielle ne s’est en effet engagé dans la vérification ou la réfutation de ces versions des faits, par peur de la censure.

Il n’existe qu’un seul remède à cette anémie de la presse officielle : la liberté. L’auteur conclut : « la liberté de presse et une bonne chose pour notre pays, une bonne chose pour le régime ! ».

Le 31 décembre 2008 une décision émanant du comité central des Jeunesses communistes avait évincé le journaliste Nguyên Công Kê de son poste de rédacteur en chef du journal Thanh Niên, en poste depuis 23 ans. Dans l’esprit de ses lecteurs, son nom était associé à celui de ce journal.

(Source: Eglises d'Asie, le 25 novembre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:11 25/11/2014
Hòa trong niềm vui của cả Giáo Hội Việt Nam, chiều thứ Hai ngày 24/11/2014, tại nhà thờ giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc. Cha Quản hạt Đaminh Bùi Văn Án cùng quý cha trong giáo hạt Hố Nai đã long trọng dâng lễ mừng kính Các Thánh tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, cách riêng Bổn mạng Giáo Hạt Hố Nai.

Hình ảnh

Thánh lễ bắt đầu bằng cuộc rước xương các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đoàn rước tiến bước giữa một cộng đoàn đông đảo của 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai, hòa vang tiếng hát: “Ðây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa, Bài ca thắm đượm máu hồng. Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu…”

Kế đến, trên cung thánh, quý cha và cộng đoàn cử hành giây phút tưởng nhớ và cầu nguyện trước di ảnh và tro cốt các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Giây phút đầy xúc động, chan chứa niềm vui, niềm hạnh phúc tri ân.

Mở đầu thánh lễ, Cha Quản Hạt nhắc lại lịch sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam và ngài mời gọi cộng đoàn phụng vụ sốt sắng cầu nguyện trong ngày “Giỗ Tổ” hôm nay. Cách đặc biệt trong Năm Thánh Mừng Kim Khánh Giáo Phận; chúng ta nhớ đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý chức ban hành giáo, quý ân nhân và mọi người trong giáo hạt Hố Nai; chúng ta cầu nguyện cho những người đã chết mau về hưởng phúc thiên đàng, cho những người còn sống được giữ vững đức tin, noi gương các thánh tử đạo cha ông, sống chứng nhân Tin Mừng của Chúa trong thời đại hôm nay.

Trong bài giảng lễ, Cha Giuse Nguyễn Ý Định, Chánh xứ Xuân Trà chia sẻ: Trong số gần 130.000 người Công Giáo đã đổ máu đào làm chứng cho đức tin, có 117 vị đã được Giáo Hội tuyên phong hiển thánh và một vị được tuyên phong Á Thánh là Thầy giảng Anrê Phú Yên. Các Ngài gồm 8 giám mục, 50 linh mục, 14 thầy giảng, 01 chủng sinh và 44 giáo dân... Họ là những vị Thừa sai nhiệt tình quên mình, những người Việt Nam sống trong mọi hoàn cảnh khác nhau.

Dù các Ngài được sinh ra trong vùng đất nào, dù ngôn ngữ nào. Từ người phụ nữ hiền lành An-nê Lê thị Thành, hay chú chủng sinh Tôma Thiện, tất cả đã chấp nhận từ bỏ chính cuộc sống của mình vì lòng yêu mến Chúa và tha nhân với trọn niềm hy vọng và cậy trông nơi Thiên Chúa... Các Ngài đã đổ máu ra để chết cho Tình Yêu, hy sinh mạng sống mình để minh chứng cho Đức Tin. “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo…”, là Lời Chúa Giêsu ngỏ với mọi người chứ không phải dành riêng cho các môn đệ, một lời mời gọi kèm theo 3 mệnh lệnh: hãy chối chính mình, hãy vác thập giá của mình mỗi ngày và hãy theo Ta, trở thành môn đệ.

Thập giá là những khó khăn, đau khổ mà cuộc đời, con người hay hoàn cảnh khách quan bên ngoài áp đặt… Thập giá người Ki-tô hữu “vác” mỗi ngày theo Chúa Giêsu sẽ trở thành phương thế Chúa dùng để đào tạo người Ki-tô trở nên những dụng cụ hữu hiệu trong tay của Ngài. Trường hợp các Thánh Tử Đạo Việt Nam là một điển hình cụ thể.

Cha giảng lễ mời gọi mỗi Ki-tô hữu luôn can đảm sống niềm tin một cách mạnh mẽ hơn. Nhờ những giọt máu xưa các Thánh Tử Đạo đã đổ ra, rơi xuống lòng Đất Mẹ, vun trồng hạt giống Đức tin đơm hoa, kết trái dồi dào.

Thánh lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng giáo hạt Hố Nai diễn ra trang trọng và đầy cảm xúc.

Sau thánh lễ là cuộc kiệu rước Chúa Giesu Thánh Thể tiến ra lễ đài phía đông nhà thờ. Hành trình rước gồm ba chặng dừng chân, mỗi chặng dừng, quý cha và cộng đoàn quỳ đọc suy niệm và hát thờ lạy Thánh Thể.

Chầu Thánh Thể xong, cộng đoàn nhận phép lành của Chúa, rồi hân hoan tỏa ra khắp mọi nẻo đường, đèn điện thành phố muôn mầu tỏa sáng.

Về với gia đình, với mái nhà nhỏ bé ngập tràn yêu thương của mình và trong tâm thức, lời bài hát “Ðây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa, Bài ca thắm đượm máu hồng. Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu. Không có tình yêu nào trọng đại cho bằng chết vì yêu. Nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao, Từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường. Ai chối từ xác phàm trần lụy sẽ được sống hiển vinh. Vì Ðấng phán xét trong quyền uy đã tự nhận đau đớn với muôn khổ hình...” cứ vang vọng trong tâm hồn con.
 
Hội nghị tổng kết công tác Mục Vụ Giáo Hạt Lào Cai năm 2014
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:49 25/11/2014
LÀO CAI - Ngày 25/11/2014, tại nhà thờ Hầu Thào, giáo xứ Sapa, giáo hạt Lào Cai tổ chức tổng kết công tác mục vụ năm 2014. Tham dự hội nghị tổng kết có:

Hình ảnh

1. Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, Trưởng Hạt - quản nhiệm giáo xứ Sapa,
2. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ giáo xứ Lào Cai,
3. Cha Giuse Nguyễn Văn Cường, quản xứ giáo xứ Bảo Yên,
4. Cha Giuse Vũ Văn Nguyên, phó xứ Lào Cai,
5. Cha Giuse Đỗ Tiến Quyền, phó xứ Sapa,
6. Cha Phêrô Nguyễn Đình Thái, phó xứ Lào Cai,
7. Quí Thầy tập vụ và quí Dì đang phục vụ tại các giáo xứ trong giáo Hạt,
8. HĐGX và BHG của 4 giáo xứ: Lào Cai, Sapa, Bảo Yên, Phố Lu và 3 cộng đoàn: Điện Biên, Lai Châu và Mường Nhé.

Đúng 8g30, sau những giây phút ổn định và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, cha Phêrô Phạm Thanh Bình khai mạc hội nghị. Ông Giuse Nguyễn Công Tác, trưởng hạt, đọc bản báo cáo tổng kết công tác mục vụ giáo hạt Lào Cai năm 2014. Ông đã trình bầy báo cáo cách rõ ràng. Nội dung báo cáo gồm 03 phần chính như sau:

1. Nhìn lại tình hình chung của giáo hạt,
2. Báo cáo kết quả năm 2014,
3. Phương hướng hoạt động năm 2015.

Qua bản báo cáo, mọi người tham dự hội nghị đều cảm nhận được năm 2014 là năm thành công đối với giáo hạt Lào Cai, vùng đất truyền giáo Tây Bắc. Ông Trưởng hạt cũng nêu lên được những điểm tích cực cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục trong những năm tới. Bản báo cáo có nhiều điểm tích cực:

- Củng cố các Ban hành giáo, ban đại diện, các hội đoàn giáo dân.
- Phát triển được việc học giáo lý. Đặc biệt, giáo xứ Lào Cai đã duy trì đều đặn học giáo lí cấp 1, 2, 3, 4 và 5 (Hôn nhân và Dự tòng). Trước những buổi học ngày Chúa Nhật, các Thầy cô giáo lí viên và các em còn được ăn sáng miễn phí.
- Sửa hôn phối cho các đôi đã lập gia đình mà chưa có phép đạo.
- Làm việc bác ái, nhất là 2 giáo xứ Lào Cai và Sapa.
- Thành lập các giáo họ, giáo điểm mới.
- Xây dựng cơ sở vật chất như nhà thờ, nhà nguyện, nhà giáo lý.

Các tham dự viên đóng góp cho bản báo cáo và góp ý về công tác mục vụ trong năm 2014. Có rất nhiều ý kiến đóng góp và tịu chung là những ý kiến xây dựng tích cực.

Quí cha trong giáo hạt cũng tham gia đóng góp, trả lời thắc mắc và đưa ra những định hướng cho hoạt động mục vụ trong năm 2015.

Tưởng cũng nên biết, giáo hạt Lào Cai gồm 4 giáo xứ và 03 cộng đoàn trải rộng trong 03 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Giáo xứ gồm có: Lào Cai, Sapa, Phố Lu và Bảo Yên; Cộng đoàn gồm có: Lai Châu, Điện Biên và Mường Nhé. Số linh mục là 06. Số giáo dân gần 15 ngàn. Vì thế, mỗi Chúa Nhật các linh mục đi dâng lễ cả hàng 100 km để phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh của giáo dân.

Lần đầu tiên, giáo hạt Lào Cai – Lai Châu – Điện Biên có 6 linh mục (4 linh mục triều và 2 linh mục dòng) phục vụ và có 1 linh mục trưởng Hạt.

Hội nghị tổng kết mục vụ giáo hạt Lào Cai được kết thúc bằng Thánh lễ Tạ ơn. Tạ ơn Chúa vì những ơn Chúa ban trong năm 2014 và tiếp tục xin ơn cho năm tới.

Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Văn Thành đề cao lòng nhiệt thành phục vụ của các thành viên Ban hành giáo. Những người đã cùng với các linh mục ngày đêm âm thầm phục vụ. Hơn nữa, cha còn động viên các thành viên hãy bằng lòng về những gì mình đã làm được trong một bối cảnh khá tế nhị này. Ngài nói: “Chúng ta hãy bằng lòng về kết quả hiện tại nhiều khi không như ý chúng ta nhưng với con mắt đức tin có khi những khó khăn chúng ta gặp phải do hoàn cảnh lại là một cơ may. Chúng ta cũng xin Chúa ban thêm đức tin và lòng nhiệt thành phục vụ cho các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo hạt của chúng ta”.

Sau Thánh lễ, quí Cha và mọi thành viên tham dự hội nghị dùng cơm chung với nhau tại phòng hội của giáo họ. Tiếng nói, tiếng cười làm cho bầu khí thêm vui tươi phấn khởi. Hội nghị Tổng kết Mục vụ của giáo hạt Lào Cai – Lai Châu và Điện Biên năm 2014 đã kết thúc tốt đẹp trong tình yêu thương của Chúa.
 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle Mừng Lễ Chúa Kitô Vua
Nguyễn An Qúy
13:39 25/11/2014
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Seattle Mừng Lễ Chúa Kitô Vua

Tukwila. Hôm nay ngày 23 tháng 11 năm 2014 Chúa Nhật 34 mùa thường niên kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội mừng kính Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam TGP Seattle mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ là lễ Bổn Mạng. Thánh lễ được cử hành vào lúc 9giờ 30 một cách trọng thể do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế và linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế.

Xem Hình

Đúng 9 giờ 30, một vị trong ca đoàn đọc lời dẫn lễ với giọng đọc khá truyền cảm: “hoà chung niềm vui với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, vua tình yêu, vua sự thật, Ngài là Alpha và Omêga, là khởi nguyên và là cùng đích. Chúng ta có một vị Vua hòa bình, vị Vua nhân hậu luôn yêu thương và dẫn dắt đoàn chiên trên đồng cỏ xanh tươi, và thần dân của Ngài là những kẻ luôn hướng về chân - thiện - mỹ, đồng thời chúng ta sẵn sàng vâng nghe lời Người.”

Lời dẫn lễ vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng với cờ đoàn theo nghi đoàn cung nghi Thánh Giá tiến lên cung thánh nhịp nhàng theo tiếng hát.

Mở đầu thánh lễ cha củ tế chào mừng cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói: “Thưa quý ông bà và anh chị em, hôm nay Giáo Hội mừng kính trọng thể lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, ngài là Alpha và Omega là khởi thủy và cùng đích. Hoà chung với Giáo Hội Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của giaó xứ chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ Bổn Mạng của Đoàn, Đoàn chọn Chúa Kitô Vua Vũ Trụ làm Quan Thầy, đặc biệt Đoàn mừng 10 năm thành lập. Xin chúc mừng tất cả các thành viên đoàn Liên Minh Thánh Tâm. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong niềm vui tạ ơn của ngày trọng đại này “.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài tin mừng Thánh Matthêu đã nêu lên hình ảnh của ngày phán xét qua lời phán của Chúa Giêsu: “Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.”

Hình ảnh chiên và dê được ví như kẻ lành và người dữ sẽ được vị mục tử nhân lành là Đức Kitô phân xử một cách minh bạch theo bài tin mừng với lời chúc phúc cho chiên bên hữu và chúc dữ cho dê bên tả.

Bài giảng trong thánh lễ, cha chủ tế nhấn mạnh về quyền uy của vị Vua nhân từ là Đức Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ, Ngài không phải là Vua của quyền lực trần gian, khi đề cập đến ngày lễ Bổn mạng của Đoàn Liên Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: Anh em đoàn viên LMTT là những thành viên nòng cốt về đời sống đạo đức của từng gia đình và cũng là những thành viên gương mẫu luôn dấn thân phục vụ giáo xứ trong nhiều công tác như phụ trách phụng vụ, chầu Giờ Thánh, rước kiệu Thánh Thể … Đoàn luôn hướng đến việc cổ vũ lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa. Đoàn giữ vai trò phát động phong trào Gia Đình Tôn Vương… Xin Thánh Tâm Chúa nhân từ và yêu thương ban cho từng đoàn viên luôn được thêm lòng hăng say trong việc cổ vũ phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa..”

Sau bài giảng là nghi thức Tuyên hứa: anh Đoàn trưởng bước lên vị trí cử hành nghi thức tuyên hứa và nói: Kính thưa cha linh hướng, kính thưa cha đồng tế thánh lễ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Hôm nay chúng con kính mời cha linh hướng của đoàn chủ sự nghi thức tuyên hứa của một số anh em đoàn viên, những anh em này đã qua thời gian thử thách, hôm nay những anh em này xin tuyên hứa để trở thành những đoàn viên chính thức, xin các anh có tên sau đây bước lên vị trí để tuyên hứa: Giuse Mai Nhuệ Anh, Giuse Nguyễn Hoàng Thân, Giuse Đỗ Kim Ngân, Antôn Nguyễn Hữu Bửu, Vincentê Phạm Văn Bản và xin mời tât cả các đoàn viên cũ lên tuyên hứa lại hằng năm để nhắc lại lời hứa của mình. Cha linh hướng chủ sự đọc lời nguyện cầu, đoạn tất cả các đoàn viên đưa tay phải phải lên và đọc lời tuyên hứa như sau: “Để yên ủi Thánh Tâm Chúa, con xin long trọng tuyên hứa cùng Chúa, con không còn tham vọng nào khác, ngoài tham vọng sống chính sự sống của Thánh Tâm Chúa. Con hứa trung thành và siêng năng trong việc đền tạ Thánh Tâm Chúa, ít nữa mỗi tháng một lần để đền bù vì nhân loại đã xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa. Con sẽ nên gương sáng trụ cột gia đình, luôn cổ vũ lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa trong gia đình, trong Cộng Đoàn giáo xứ và hứa tuân giữ các luật của phong trào Liên Minh Thánh Tâm trong Giáo Hội hoàn vũ. Con xin hứa.” Cha chủ sự nhân danh linh mục tuyên uý chấp nhận lời tuyên hứa với đoạn kết nhấn mạnh: Anh em là những chiến sĩ tiên phong trong việc truyền bá lòng Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa “ Buổi tuyên hứa chấm dứt với lời chúc mừng của cha linh hướng. Niềm vui của đoàn hôm nay là có những vị già yếu như anh Bùi Hoàng Thư đi không vững cũng tham dự nghi thức tuyên hứa một cách sốt sắng.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể. Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Kiên Chủ Tịch HĐMV có lời chúc mừng đoàn Liên Minh Thánh Tâm và bày tỏ tâm tình với lời nhấn mạnh: “Xin cám ơn các bác, các chú, các anh trong Đoàn LMTT, nhìn vào gương sáng của quý bác, quý chú, và quý anh, con luôn cám ơn sự hy sinh của đoàn trong nhiều công tác dấn thân phục vụ giáo xứ, khi được làm việc chung với quý vị, cá nhân con cảm thấy vui và học hỏi được nhiều điều đáng học. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa chúc lành cho đoàn và xin cho đoàn luôn được thăng tiến..” Anh Đoàn Trưởng cũng đã bày tỏ lòng cám ơn đối với cha linh hướng, cha phụ tá, Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể cộng đòan dân Chúa, trước khi dứt lời anh đoàn trưởng nói: “sau Thánh Lễ kính mời quý cha, tất cả gia đình Liên Minh Thánh Tâm, quý chức trong các Hội Đồng, anh chị em ca đoàn Tin Yêu và toàn thể quý vị tham dự tiệc mừng với đoàn LMTT tại Hội Trường giáo xứ. Cha chánh xứ một lần nữa ân cần chúc mừng anh em đoàn LMTT, đặc biệt mừng 10 năm thành lập đoàn. Ngài nói: “Xin Thánh Tâm Chúa luôn phò trợ và đồng hành với từng đoàn viên trong mọi công tác phục vụ tha nhân và giáo xứ, Giáo Hội..”

Buổi liên hoan được cha linh hướng khai mạc lúc 10 giờ 40 với sự tham dự khá đông đảo của các vị đại diện các Cộng Đoàn, Hội Đoàn, Hội Đồng mục Vụ, Ca Đoàn Tin Yêu hát lễ, cùng toàn thể gia đình đoàn viên LMTT. Tiệc mừng chấm dứt lúc 12 giờ 40, mọi ngươì ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam và lễ Kitô Vua
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
17:26 25/11/2014
Mừng Lễ Chúa Kitô và Các Thánh TĐVN tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.

Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo Hội hân hoan mừng Lễ Chúa Kitô là Vua, tôn vinh Ngài là Đấng lãnh đạo toàn thế giới và nhân loại. Bên cạnh đó, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang cũng long trọng mừng kính 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, những tiền nhân đã anh dũng đổ máu đào minh chứng niềm tin vào Chúa Kitô.

Thánh Lễ trọng thể được bắt đầu với cuộc rước kiệu ảnh 117 vị Thánh Tử Đạo từ hội trường vào nhà thờ. Hội trường giáo xứ sau một thời gian sửa chữa, nay tạm thời sử dụng để khai mạc cuộc rước kiệu. Đúng 12:00 trưa, anh chị em giáo dân tập trung trong hội trường cùng với đại diện các Hội đoàn: Hội LTXC, Ban TTV/LC, Ban TTV/TT,Các BMCG, Ban TĐ.... Cha chủ tế là cha Giuse Trần quang Thiện, bề trên Tu viện Đaminh, Gò vấp từ Việt nam qua. Đồng tế với ngài là cha Quản xứ Gisue Nguyễn kim Long. Sau khi cầu nguyện và xông hương kiệu, đoàn rước bắt đầu tiến vào nhà thờ trong tiếng hát của ca đoàn Têresa với các bài hát tôn vinh các Thánh Tử Đạo.

Xem Hình

Trong bài giảng, cha chủ tế đã chia sẻ về ý nghĩa của Lễ Chúa Kitô Vua cũng như khắc họa nên hình ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngài nhấn mạnh Chúa Giêsu là Vua không như các vua chúa trần gian giàu có và quyền hành, nhưng là vị vua nghèo khó, sống hiền lành và yêu thương mọi người. Đồng thời cũng đề cao các nhân đức của các Anh hùng tử đạo đã kiên trung theo Chúa, chấp nhận những đau khổ và cả cái chết để làm chứng cho niền tin. Ngài kết luận người Kitô hãy vui mừng vì được làm dân của Vua Kitô và làm chứng nhân cho Ngài như các Thánh Tử Đạo, cha ông của chúng ta.

Kết thúc Thánh Lễ, mọi người được mời ra ngoài Patiô mua thức ăn ủng hộ cho Giáo xứ.

Linh mục Giuse Nguyễn kim Long

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ưu tiên trong các Kinh Chiều
Nguyễn Trọng Đa
20:52 25/11/2014
Giải đáp phụng vụ: Ưu tiên trong các Kinh Chiều

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi là một người Dòng Ba Cát-Minh OCDS, phụ trách phụng vụ cho cộng đoàn của tôi. Tôi cần cha giúp làm sáng tỏ về Kinh Chiều trong cộng đoàn. Khi lễ Thánh Têrêsa thành Avila hay Thánh Gioan Thánh Giá rơi vào ngày thứ Hai, thì trong Kinh chiều Chúa Nhật, liệu chúng tôi đọc kinh chiều 2 của ngày Chúa Nhật hay đọc Kinh Chiều 1 của lễ thánh Dòng chúng tôi? Cộng đoàn chúng tôi lấy bổn mạng là thánh Giuse. Vấn đề như thế cũng xảy ra cho ngày lễ của Ngài. Ngoài ra, giáo xứ của tôi có thánh bổn mạng là lễ Nữ Vương các thánh Nam Nữ. Trong Kinh Chiều ngày 21-8, liệu chúng tôi đọc Kinh Chiều cho thánh Giáo hoàng Piô X, hay đọc Kinh Chiều 1 cho lễ Nữ Vương các thánh Nam Nữ mừng ngày 22-8? Thưa cha, chúng tôi muốn đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ cho đúng, và cũng để huấn luyện cho các thỉnh sinh dòng Cát-Minh nữa. - C. F., Ville Platte, bang Louisiana, Mỹ.


Đáp: Câu trả lời cho câu hỏi này tùy thuộc vào bậc của lễ mừng trong lịch phụng vụ của gia đình Cát-Minh.

Điều này là chưa rõ ràng, vì một số lịch của Cát-Minh ghi bậc của lễ của Thánh Têrêsa Avila và Thánh Gioan Thánh Giá là lễ trọng, trong khi các lịch khác lại ghi là lễ kính.

Cũng có thể có sự khác biệt giữa các Dòng khác nhau của Cát-Minh, khi một lễ là lễ trọng cho các cộng đoàn đan sĩ và Dòng kín, nhưng lại là lễ kính cho Dòng Ba Cát-Minh.

Lịch phổ quát có các quy định sau đây cho các sự trùng hợp như vậy trong Dẫn nhập cho Các Giờ Kinh Phụng Vụ:

"59. Ưu tiên trong các ngày phụng vụ liên quan đến việc cử hành chỉ được ấn định bởi Bảng các Ngày Phụng vụ dưới đây.

"60. Nếu nhiều lễ rơi vào cùng một ngày, lễ nào có bậc cao nhất trong Bảng các Ngày Phụng vụ được tuân giữ. Nhưng một lễ trọng, khi bị cản trở bởi một ngày phụng vụ được ưu tiên hơn, được chuyển sang ngày gần nhất không được liệt kê trong các số 1-8 trong bảng thứ tự ưu tiên; luật của số 5 vẫn còn hiệu lực. Các lễ khác được bỏ qua trong năm đó.

"61. Nếu trong cùng một ngày, có việc đọc Kinh Chiều của ngày lễ hôm ấy và Kinh Chiều 1 của ngày hôm sau, Kinh Chiều của ngày lễ với bậc cao hơn trong Bảng các Ngày Phụng vụ sẽ được ưu tiên; trong trường hợp hai ngày có cùng bậc ngang nhau, Kinh Chiều của ngày hôm ấy sẽ được ưu tiên".

Chúng tôi xin trích dẫn một vài số trong Bảng các Ngày Phụng vụ có liên quan đến câu trả lời của chúng tôi như sau:

"2. Lễ Giáng sinh, Lễ Chúa Hiển Linh. Lễ Thăng Thiên và Lễ Hiện Xuống. Các Chúa Nhật của Mùa Vọng, Mùa Chay và mùa Phục Sinh.

"3. Lễ trọng của Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, và các vị thánh được liệt kê trong lịch chung.

"4. Các Lễ trọng riêng, cụ thể là:

"a. Lễ trọng thánh bổn mạng của khu vực, nghĩa là thành phố hoặc quốc gia.

"b. Lễ trọng cung hiến của một nhà thờ đặc biệt và kỷ niệm cung hiến nhà thờ ấy.

"c. Lễ trọng tước hiệu, hoặc vị sáng lập, hoặc thánh bổn mạng của một Dòng tu hay Tu hội

"5. Lễ kính Chúa trong lịch chung.

"6. Các Chúa Nhật của mùa Giáng sinh và các Chúa Nhật mùa thường niên.

"7. Lễ kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh trong lịch chung.

"8. Lễ kính riêng, cụ thể là:

"a. Lễ kính thánh bổn mạng của giáo phận..

"b. Lễ kính kỷ niệm cung hiến nhà thờ chính tòa.

"c. Lễ kính vị thánh bổn mạng chính của một vùng hoặc tỉnh, hoặc một lãnh thổ, hoặc một khu vực rộng lớn hơn.

"d. Lễ kính tước hiệu, vị sáng lập, hoặc thánh bổn mạng chính của một Dòng tu hoặc một Tỉnh Dòng, mà không ảnh hưởng đến các chỉ dẫn trong số 4.

"e. Các lễ kính khác riêng cho một nhà thờ.

"f. Các lễ kính khác được liệt kê trong lịch của một giáo phận hoặc của một Dòng tu hay tu hội.

"9. Các ngày trong tuần của Mùa Vọng từ 17-12 đến 24-12, và cả tuần Bát nhật Giáng Sinh. Các ngày trong tuần của Mùa Chay".

Vì vậy, nếu một lễ của Dòng tu, chẳng hạn lễ thánh Gioan Thánh Giá (ngày 14-12), có bậc lễ trọng, nó vẫn ở bậc lễ thấp hơn một Chúa Nhật của Mùa Vọng, như xảy ra trong năm nay (2014); nếu nó rơi vào ngày Chúa Nhật, nó được dời qua ngày thứ Hai kế đó..

Các nguyên tắc chung có nghĩa rằng Kinh chiều của ngày Chúa Nhật sẽ là Kinh chiều của Chúa Nhật mùa Vọng, vì nó có bậc cao hơn.

Tuy nhiên, như một số (nhưng không phải tất cả) lịch Cát-Minh mà tôi đã xem xét cho thấy, việc đọc Kinh Chiều 1 của lễ thánh Gioan Thánh Giá giả định rằng điều này là do một đặc quyền riêng hoặc chung, được ban cho Dòng, để dành ưu tiên cho việc mừng lễ riêng.

Ở nơi nào lịch Cát-Minh xếp lễ thánh Gioan Thánh Giá như là một lễ kính thay vì lễ trọng, người ta không đọc Kinh Chiều 1 của lễ này, bởi vì lễ của Chúa có Kinh Chiều 1, và Kinh chiều ấy chỉ được sử dụng khi nó là ưu tiên hơn một Chúa Nhật mùa Thường niên.

Các ngày lễ, như lễ thánh Gioan Thánh Giá, không được chuyển qua ngày khác, nhưng là được bỏ qua trong năm ấy.

Vì vậy, người đặt câu hõi trên đây nên kiểm tra thứ hạng của các ngày lễ, theo lịch Cát-Minh của đất nước, và tuân theo các quy tắc chung của sự ưu tiên.

Trong một số trường hợp, có thể có quy định riêng liên quan đến việc dời ngày lễ, do Hội đồng Giám mục công bố, và các qui định này cũng cần được cứu xét. (Zenit.org 25-11-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tâm tình tri ân.
Nguyễn Kim Ngân
10:59 25/11/2014
TÂM TÌNH TRI ÂN

Tháng 11, sắc thu đã chan hoà và đậm nét trên khắp mọi miền, nhất là những vùng phủ lấp những rặng cây, bụi cảnh. Gió thu đã tràn về đem theo những cơn lạnh càng ngày càng da diết. Nhưng ngoài tiết thu với những sắc thái rất riêng của đất trời, chính lúc này, không ai không nghĩ đến một ngày lễ trọng đại nhưng êm đềm, ngày lễ tuyệt vời nhưng không hào nhoáng, một ngày lễ nồng nàn ý nghĩa nhưng lại không mang cái bầu khí và dáng vẻ xô bồ của một ngày lễ hội thường quá chú trọng đến dịch vụ và thương mại. Trái lại, giữa cái hơi thu se sắt, ngày lễ này đến mang theo cái không khí thân thương ấm áp như ngọn nến thắp lên trên bàn ăn, như ánh lửa bập bùng trong lò sưởi, dưới mái ấm gia đình, thân mật và gần gũi, khi những người thân đã trở về họp mặt bên nhau, dù ở bất kỳ phương trời xa xôi cách trở nào. Đó là lễ Tạ Ơn, một ngày lễ đặc trưng của vùng Bắc Mỹ, mà theo Ray Stannard Baker, tức David Grayson, một nhà báo Mỹ, thì “Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ của hoà bình, môt cử hành lao công con người và nhịp sống đơn sơ, một ngày lễ thật bình dị nói lên cái thi vị của phút giao mùa, vẻ tươi đẹp của ngày thu hoạch lúa vàng, hoa thơm với trái chín, và nhất là ngày lễ kết nối chặt chẽ đậm đà tất cả những thứ này với Thiên Chúa.”

Biết ơn và nhớ ơn là một tâm tình tuyệt vời đến độ triết gia Cicêrô đã phải thốt lên: “Tấm lòng biết ơn không chỉ là một nhân đức cao cả nhất, nó là cha, là mẹ của tất cả mọi nhân đức.” Trong khi đó, nhà văn nữ Hoa Kỳ, Melody Beattie, đã ca ngợi lòng tri ân với những lời lẽ như sau: “Tâm tình biết ơn mở toang sự sung mãn của đời sống. Nó khiến những gì ta sở hữu trở thành đầy đủ, và có thể còn dồi dào hơn thế nữa. Nó biến chối từ thành chấp nhận, hỗn mang thành trật tự, lộn xộn thành minh bạch. Nó có thể chuyển bữa ăn bình thường thành một bữa đại tiệc, nơi ở xuyềnh xoàng trở thành mái ấm, kẻ xa lạ trở thành bạn hữu. Tâm tình tri ân đem lại ý nghĩa cho quá khứ, ổn định hiện tại, và sáng tạo viễn kiến cho tương lai.” Thật là một lời ngợi ca đẹp đẽ dành cho lòng tri ân!

Nói theo Jean Baptiste Massieu, nhà giáo dục lừng danh của Pháp (do bởi bị câm từ bẩm sinh) thì “tri ân chính là ký ức của trái tim.” Với triết gia Seneca, tri ân chính là “điều cao cả khôn sánh,” trong khi Aesop đặt tên cho tri ân là “dấu chỉ của tâm hồn cao thượng.” Văn sĩ Fred De Witt Van Amburgh tuyên bố rằng: “Không có gì nghèo nàn hơn là một con người vô ơn. Biết ơn chính là một thứ tiền ta có thể in ra để xài thoải mái mà không hề lo khánh tận.” Chính vì thế mà nhà văn Robert Casper Lintner đã thốt lên: “Tạ ơn chẳng là gì khác ngoài việc nâng cao tâm hồn--một cách vui vẻ và tôn kính--hướng về Thiên Chúa để tôn vinh và ngợi ca lòng từ ái của Ngài.” Henri Jacobsen lại thêm rằng: “Ta phải tôn vinh và ca ngợi Chúa ngay cả khi mình chẳng hiểu việc Ngài làm.” Thực vậy, biết ơn chính là “nhìn nhận giới hạn của mình” khiến ta phải nhờ đến người khác, nhờ cậy vào bề trên, tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Tất cả đều là hồng ân, từ sự hiện hữu (Chúa “đã chẳng bỏ con ‘không’ đời đời, mà lại sinh ra con, cho con được làm người”—Kinh Cám Ơn), cho đến từng phút giây cuộc đời, từng biến cố lớn nhỏ trong cuộc sống, cả buồn lẫn vui, thành công hay thất bại, thuận lợi hoặc trái ý, muốn hay không…tất cả đều là sự yêu thương và ân cần săn sóc của Thiên Chúa là Cha nhân từ, Đấng đã đếm hết số tóc trên đầu mỗi người chúng ta (xem Luca 12:7). Ngay cả sự kiện ta đang an cư lạc nghiệp tại đất nước này, cứ tưởng là một tất nhiên hay ngẫu nhiên, nhưng không phải thế! Cho dù vất vả ngược xuôi, đầu tắt mặt tối, ngày lại ngày, cuộc sống xem ra bình thường ở nơi này vẫn là một giấc mơ không thành của rất nhiều người. Đó phải là kết quả của một quan phòng hết sức diệu kỳ, có một không hai trong lịch sử dân tộc Viêt Nam, khởi sự từ những chuyến bay hốt hoảng ra khỏi một đất nước đang chìm ngập trong lửa đạn, còn dân chúng thì như đàn vịt tan tác vô định hướng…cho đến những chuyến hải hành cuối cùng, khi những “con tầu ngơ ngác ra khơi.” Đó là chưa kể những chuyến vượt biên, vượt biển tiếp nối suốt mười mấy năm trời. Nếu bảo rằng đó là kết quả do việc đánh đổi bằng biết bao toan tính đầy máu xương, liều lĩnh nguy hiểm đến cả tính mạng chăng nữa, thì vẫn chẳng có gì bảo đảm. Không thể là một điều gì khác ngoài hồng ân quan phòng, ngoài ơn trên an bài.

Về lời cảm ơn, nhà thần bí Meister Eckhart có lời bình như sau: “Nếu lời kinh duy nhất bạn đọc suốt cả đời chỉ là lời “cảm ơn” mà thôi, thì như thế cũng đã đủ rồi!” Nữ văn sĩ Sarah Ban Breathnach còn mạnh mẽ ca tụng lời cảm ơn hơn nữa: “Mỗi khi nhớ nói lời cảm ơn, thì ta không cảm nghiệm điều gì khác hơn là thiên đàng đang ngự trị ở giữa trần gian.” Cũng vậy, tác giả Mark Twain còn cho rằng: “Tấm lòng biết ơn chính là thứ ngôn ngữ mà người điếc cũng nghe được và người mù có thể trông thấy.” Thi sĩ J. A. Shedd viết: “Ai cảm ơn bằng lời thì mới chỉ làm một phần. Muốn đầy đủ, cần có thêm cả một tấm lòng.” Ấy thế mà thật đáng tiếc: tiếng cảm ơn, tuy đơn giản đến thế, cũng đang dần dần biến mất trên cửa môi của nhìểu người, để rồi không chừng gặp hiểm họa tuyệt chủng ở nhiều nơi!

Hơn một lời nói suông, tri ân phải là một tâm tình, một tấm lòng, một hành động cụ thể, đúng như William Arthur Ward, một tác giả Hoa Kỳ được trưng dẫn rất nhiều, đã nói: “Cảm nhận niềm biết ơn mà không biểu lộ ra thì cũng y như là cẩn thận gói một món quà và rồi không bao giờ gửi đi.” Tổng Thống thời danh, John F. Kennedy cũng có một ý tương tự: “Khi biểu lộ lòng tri ân, ta không nên quên rằng điều quý phục cao nhất không phải là thốt ra bằng lời, mà là phải bằng đời sống thật.” Tác giả Johannes A. Gaertner tóm gọn các ý tưởng này một cách tuyệt vời: “Nói lên lời cảm ơn đã là lịch sự và dễ thương rồi; nếu làm một hành động biết ơn thì càng quảng đại và cao thượng hơn nữa; nhưng nếu sống tâm tình tri ân thì sẽ chạm đến cả thiên đàng!”

Có một tác giả ẩn danh chia đôi từ ngữ “Thanksgiving” như thế này: “Thanksgiving, to be truly thanksgiving, is first thanks, then giving.” Phải, mùa Tạ Ơn cũng chính là mùa của cho đi, của sớt chia và tương trợ trong yêu thương và liên đới. Bất giác, bài học Anh Ngữ dậy về hai động từ “take” và “give” lại trở về rõ ràng trong ký ức tôi. Để minh hoạ, cuốn sách giáo khoa đưa ra hai bức hình. Bức hình thứ nhất cho thấy cảnh người cứu hộ ở trên miệng hố đang cố gắng giúp người bị nạn (sa hố) bằng cách vừa với tay xuống dưới, vừa hô lớn: “Give me your hand/Đưa tay ra đây cho tôi!” Cho dù nghe tiếng hô như thế, người bị nạn cứ đứng yên như trời trồng, dường như giả điếc không nghe, hay là chẳng hiểu ý người muốn cứu mình. Bức họa thứ hai cho thấy người cứu hộ vẫn làm cùng một động tác là vươn tay xuống dưới hố, nhưng nói một câu khác: “Take my hand/Nắm lấy tay tôi nè!” Thì ngay lập tức (còn nhanh hơn điện, chắc thế) nạn nhân vội chụp lấy tay ân nhân của mình để được kéo lên khỏi hố. Khó có cách giải thích nào cụ thể và minh bạch hơn! Nhưng bài học lớn nhất vẫn là bài học về thế thái nhân tình: người ta rất nhanh nhậy khi đưa tay đón nhận từ người khác, rồi nắm chặt lấy cái mình đã có, nhưng trái lại tỏ ra rất chậm chạp (đến khó hiểu) khi phải cho đi, hoặc trả lại món nợ, hay rộng tay giúp đõ, tóm lại, làm một hành vi quảng đại, một hành động biểu tỏ lòng biết ơn. Có lẽ chính vì sự chậm lụt này mà trong mười người bệnh phong được Chúa chữa lành, chỉ có một người trở lại cảm tạ ca khen Ngài (xem Luca 17:11-19). Lòng tri ân chân chính đúng là chìa khóa mở toang cánh cửa kho tàng ân sủng của Chúa. Nữ văn sĩ Louise Hay tâm sự: “Tôi thấy rằng càng tri ân trước những việc nhỏ nhặt trong đời, thì tôi càng nhận được những điều to tát hơn chợt đến không ngờ, và cứ thế tôi càng trông mong từng ngày nhận thêm những điều bất ngờ khác.”

Lễ Tạ Ơn phải là dịp để ta canh tân tâm tình cảm tạ tri ân này, bằng cách ôn lại cho thuộc kỹ hơn bài học về hai động từ “cho” và “nhận.” Lễ Tạ Ơn, rốt cuộc, phải là lễ ta cần cử hành không phải chỉ một lần trong năm, mà là quanh năm suốt tháng, đúng như lời của thẩm phán lừng danh, Edward Sandford Martin: “Lễ Tạ Ơn, theo thông lệ, chỉ đến mỗi năm một lần, nhưng đối với những ai thành thâm thiện chí, nó sẽ đến bất cứ khi nào tấm lòng tri ân mở cửa chào đón.” Chẳng phải là ngẫu nhiên khi hiến lễ trên đồi xưa được gọi là Lễ Tạ Ơn, mỗi khi chúng ta họp nhau cử hành và tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Đấng cứu độ trần gian. Đó phải là mẫu mực của tất cả mọi cử hành tâm tình tri ân vậy!

“It’s time to count our blessings,” người Mỹ thường nói thế trong mùa Lễ Tạ Ơn này. Ngoài kia, trong trời thu lộng gió hôm nay, “lá đổ muôn chiều” chính là hình ảnh những phúc lành Chúa ban xuống cho tôi, cho bạn, cho từng người, cho mọi người, không biết cơ man nào mà đểm xuể. Thôi thì chúng ta hãy cùng cất lên lời ca: “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người!”

Mùa Tạ Ơn 2014
Nguyễn Kim Ngân
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối
Lê Trị
22:04 25/11/2014
SUỐI

Ảnh của Lê Trị

Suối Ngọc rừng thu sương phủ mờ

Màn sương mỏnh mảnh buổi vào thu

(Trích thơ của Nguyên Đỗ)