Ngày 27-11-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh Thức Chờ Đợi Chúa Đến
Lm. Anthony Trung Thành
17:09 27/11/2015
Chúa Nhật I Mùa Vọng C

Tỉnh Thức Chờ Đợi Chúa Đến

Mùa Vọng là mùa chờ đợi Chúa đến. Chờ đợi Chúa đến trong ngày lễ Giáng Sinh. Đây là ngày kỷ niệm, vì Chúa đã đến cách đây 2015 năm. Nhưng quan trọng hơn, Mùa Vọng mời gọi mỗi người kitô hữu chúng ta chờ đợi Chúa đến với từng người trong giờ chết và với toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.

Thật vậy, chết là có thật. Ngày tận thế cũng có thật. Nhưng giờ chết và ngày tận thế sẽ đến một cách thình lình như chiếc lưới chụp xuống trên mặt đất (x. Lc 21,34-35). Ngày đó lại quyết định số phận đời đời của con người. Cho nên, con người muốn được hạnh phúc vĩnh cửu cần phải chờ đợi trong “Tỉnh thức”.

1. Tỉnh thức là biết sống yêu thương (x. 1Tx. 3,12):

Thánh Phaolô mời gọi: Mọi người phải thể hiện tình thương đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết (x. 1Tx 3,12). Thông thường khi biết mình sắp chết, con người sẽ nói những lời yêu thương đối với người thân của mình: Cám ơn, xin lỗi, yêu mến…Nhưng vì cái chết thường xảy đến quá đột ngột nên con người ít có cơ hội để thực hiện điều đó. Chính vì vậy, hãy thể hiện tình yêu thương nhau khi còn có thể. Vợ chồng hãy yêu thương nhau, cha mẹ hãy yêu thương con cái. Con cái hãy yêu mến cha mẹ. Mọi người hãy thể hiện tình yêu thương nhau. Hãy cám ơn, hãy bỏ qua những bất bình, hãy xin lỗi nhau“Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).

2. Tỉnh thức là giữ mình không chè chén say sưa (x. Lc. 21,34):

Các chất có men như bia, rượu tự nó không xấu. Xấu tốt là do con người sử dụng nó. Khi dùng bia rượu quá liều lượng sẽ gây ra biết bao hậu quả khôn lường. Do bia rượu nên gây ra tai nạn giao thông, chính mình chết, người khác thiệt mạng (Khoảng 15% người chết tai nạn giao thông là do bia rượu). Do bia rượu nên nhiều gia đình tan nát: Vợ chồng ly tán; Anh em từ nhau; Làng xóm mất lòng nhau. Do bia rượu người ta chém giét lẫn nhau và biết bao nhiêu tội lỗi khác. Chính vì vậy, tỉnh thức là không chè chén say sưa.

Ngày xưa có một thanh niên tính tình hiền lành, luôn ăn ở hiếu thảo với cha mẹ, và rất yêu thương vợ mình. Một hôm, một con quỷ đã hiện ra và cám dỗ anh ta phạm tội. Quỷ cho anh được quyền chọn làm một trong ba điều xấu: Một là chửi mắng cha mẹ. Hai là giết chết cô vợ thân yêu. Ba là uống rượu. Bấy giờ chàng thanh niên liền suy nghĩ như sau: “Chửi mắng cha mẹ là bất hiếu, nên ta quyết không làm. Giết chết người vợ thân ỵêu là bất nghĩa, ta cũng không thể làm được. Chỉ có uống rượu là ta có thể làm được thôi, vì uống rượu đâu phải là điều quá xấu xa!” Thế là anh ta chọn uống rượu. Quỷ liền sai người cung cấp cho anh ta đủ các thứ rượu ngon trên đời. Lúc đầu chàng thanh niên còn uống hạn chế mỗi bữa một ly nhỏ, nên không có điều gì xảy ra. Nhưng dần dần việc uống rượu trở thành thói quen, mỗi bữa anh ta phải tăng "đô" lên và uống gấp nhiều lần mới thấy "phê". Cuối cùng, anh đã trở thành một tên bợm nhậu: lúc nào cũng say xỉn! Một hôm, anh ta say đến nỗi không biết trời trăng gì nữa. Trong cơn say, anh ta đập bể tất cả chén bát và vứt mọi thứ đồ đạc trong nhà ra đường. Bị cha mẹ ngăn cản rầy la, anh ta liền to tiếng cãi lại và buông ra những lời thô tục xúc phạm đến cha mẹ. Cô vợ thấy chồng vô lễ và bất hiếu như vậy liền chạy tới khuyên can liền bị anh đâm một nhát dao khiến cô ngã lăn ra chết. Thế là từ việc uống rượu tưởng chừng vô hại lúc đầu, về sau đã trở nên nguyên nhân dẫn đến hai tội ác lớn lao là bất hiếu xúc phạm cha mẹ, và bất nghĩa giết người vợ thân yêu của mình.

3. Tỉnh thức là giữ mình, không lo lắng việc đời(x. Lc 21,34):

Dự tiệc Nước trời là công việc quan trọng hàng đầu, nhưng con người vẫn vịn lý do này khác để từ chối. Dụ ngôn khách được mời xin kiếu (x. Lc 14, 15,24) nói lên điều đó. Người thì bảo: "Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu”. Người khác thì nói: "Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu”. Kẻ khác nữa lại vịn lý do: "Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được”. Ngày nay con người vẫn vịn vào những lý do đó và các lý do khác tương tự để từ chối việc giữ đạo, sống đạo. Chẳng hạn: Vì ngày Chúa Nhật tôi phải đi làm, phải đi học nên không thể tham dự thánh lễ. Vì bận công việc tối ngày nên tôi không còn thời gian để đọc kinh, cầu nguyện. Vì để thăng quan tiến chức nên tôi phải kết nạp Đảng, phải chấp nhận “Xa Chúa” một thời gian, sau này sẽ tiếp tục trở lại đạo. Vì chuyện gia đình, vì chuyện nghề nghiệp, vì chuyện nọ kia nên chưa có thể xưng tội rước lễ được, khi nào giải quyết xong việc tôi sẽ đi xưng tội…Đó là những hạng người quá lo lắng việc đời.

Nhưng lời Chúa hôm nay lại mời gọi chúng ta “không lo lắng việc đời”. Vì “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?” (Mt 6,27). Nghĩa là đừng tìm bảo đảm nơi của cải vật chất mà phải tìm điều chính yếu của cuộc đời đã rồi mọi sự khác Ngài sẽ ban cho. “Trước tiên, hãy tìm kiếm nước Chúa, mọi thứ khác Ngài sẽ ban cho sau”(x. Mt 6, 33). Vậy, hãy chọn Chúa và những gì thuộc về Chúa, chọn sự sống đời đời hơn sự sống tạm bợ chóng qua, đừng quá lo lắng việc đời.

4. Tỉnh thức là luôn nghĩ về sự chết, sự phán xét (x. Gr. 33,15):

Ngày đó, “Chúa sẽ xét xử và thi hành công lý”(Gr. 33,15). Cho nên luôn nghĩ về sự chết, sự phán xét sẽ giúp con người biết tránh xa tội lỗi, chu toàn bổn phận và sống tỉnh thức hơn. Thánh Louis Gonzaga luôn “Nhìn mọi sự và đánh giá mọi sự dưới khía cạnh đời đời”. Cho nên, Ngài không hề sợ chết, cho dù giờ chết sắp đến.

Một hôm, ban giáo sư trường muốn trắc nghiệm các thiếu niên đang chơi ở sân, bèn đặt một câu hỏi: "Nếu anh được biết anh sắp chết trong một giờ nữa thì anh sẽ làm gì?

Có nhiều câu trả lời khác nhau:

- Tôi sẽ vào nhà thờ cầu nguyện.

- Tôi sẽ dọn mình xưng tội.

- Tôi sẽ tìm gặp cha mẹ và người thân lần cuối cùng.

- Còn tôi, nếu tôi biết tôi sắp chết, tôi vẫn tiếp tục chơi!.

Câu trả lời ấy của cậu Louis Gonzaga làm ban giáo sư vô cùng bỡ ngỡ.

- Tại sao trước giờ phút nghiêm trọng như vậy mà anh cả gan tiếp tục chơi?

- Vì Chúa dạy phải luôn luôn sẵn sàng, mà bổn phận hiện giờ của tôi là chơi nên tôi cứ tiếp tục chơi. Thánh ý Chúa trong giây phút hiện tại này đối với tôi là chơi, nên tôi chơi là làm đẹp lòng Ngài vậy!

5. Tỉnh thức là luôn cầu nguyện (x. Lc 21,36):

Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không có Ta, các con không thể làm được gì”(Ga 15,5). Vì vậy, để sống tỉnh thức cần phải cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Bao lâu con người không còn cầu nguyện thì giống như linh hồn đã chết. Thánh Phaolô mời gọi: “Anh em hãy cầu nguyện không ngừng”(1 Tx 5,17. Lúc nào ta cũng có thể cầu nguyện: Cầu nguyện hôm sớm; Cầu nguyện trước và sau khi dùng cơm; Cầu nguyện trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; Cầu nguyện trong khi làm việc; Cầu nguyện khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như khi thất bại. Chúng ta có thể cầu nguyện khắp mọi nơi: Cầu nguyện ở nhà thờ; Cầu nguyện trong gia đình; Cầu nguyện trên đường đi làm việc. Chúng ta có thể biến tất cả mọi thời gian trong ngày thành thời gian cầu nguyện. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Dù ở ngoài chợ hay đang đi dạo một mình, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng. Ngồi trong tiệm của bạn, hoặc khi mua khi bán, cả khi làm bếp, bạn cũng có thể cầu nguyện”. Làm được như vậy, tức là chúng ta đang tỉnh thức trong cầu nguyện.

Để đón mừng Chúa Giáng Sinh sắp tới, để chờ đợi Chúa đến với chúng ta trong giờ chết và trong ngày tận thế, chúng ta phải luôn sống tỉnh thức: Tỉnh thức là biết sống yêu thương; Tỉnh thức là không chè chén say sưa; Tỉnh thức là không lo lắng việc đời; Tỉnh thức là luôn nghĩ về sự chết và phán xét; Tỉnh thức là luôn biết cầu nguyện. Làm được như vậy, chúng ta sẽ “Không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta trong ngày Ngài ngự đến viếng thăm” (1Tx 3, 13). Nhờ vậy, chúng ta sẽ được Ngài đón nhận vào hưởng hạnh phúc với Ngài trên Thiên đàng. Amen

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tỉnh thức và cầu nguyện đón Chúa lại đến
Lm. Đan Vinh
17:16 27/11/2015
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG C

Gr 33,14-16 ; 1Tx 3,12-4,2 ; Lc 21,25-28.34-36

TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN ĐÓN CHÚA LẠI ĐẾN

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 21,25-28.34-36

(25) Khi ấy Đức Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. (26) Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. (27) Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. (28) Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”. (34) Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, (35) vì ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. (36) Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay là một phần trong diễn từ cánh chung của Đức Giê-su và được viết theo lối văn khải huyền (x. Lc 21,5-36). Trong đó Đức Giê-su cho biết sẽ có những điềm lạ trên trời dưới đất, tiên báo việc Con Người sẽ đến trên đám mây, đầy quyền uy cao cả. Người cũng dạy các tín hữu phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để chờ đón ngày ấy. Cần tránh sa đà vào các đam mê, để khi Chúa đến bất ngờ, họ sẽ không lo bị phạt, và có thể đứng vững trước mặt Đức Ki-tô Thẩm Phán.

3. CHÚ THÍCH:

- C 25-26: + Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao: Người Do thái thời xưa quan niệm không gian có ba tầng: Trời, đất và biển. Qua câu này, Đức Giê-su muốn dùng những hình ảnh có tính khải huyền, để diễn tả sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa trên vũ trụ mà Ngài sắp giải thoát chúng khỏi sự dữ (x. Rm 8,19). Vì thế sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ báo hiệu sự sụp đổ của chúng trong ngày tận thế (x. Kh 21,1-8).

- C 27-28: + Con Người: Đức Giê-su tự xưng là Con Người, vì danh hiệu này thể hiện đúng sứ mệnh Thiên Sai của Người. Danh hiệu Con Người có hai ý nghĩa khác nhau nhưng bổ túc cho nhau: Một là: “Người Tôi Tớ của Đức Gia-vê” sẽ phải chịu đau khổ để đền tội thay cho nhân loại (x. Mc 8,31); Hai là “Chúa Con sẽ được đưa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha” (x. Tv 110,1), và sẽ tái lâm đến trên mây trời vào ngày tận thế, để trở thành Thẩm Phán tối cao xét xử thế gian và thiết lập một “Vương quyền vĩnh cửu” (x. Đn 7,13-14). +Ngự trên đám mây: Mây được coi như xa giá của Thiên Chúa. Câu này cho biết Đức Ki-tô sẽ ngự đến trong uy quyền và vinh quang giống như Thiên Chúa. +Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên: Trong ngày đó, thái độ của các tín hữu sẽ là “đứng thẳng” và “ngẩng đầu lên” trong niềm hy vọng và vui mừng vì sắp nhận được ơn cứu độ. Trong Tân ước, cứu độ không những ám chỉ cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Giê-su thực hiện trên núi Sọ (x. Rm 3,24-26), mà còn ám chỉ công trình Người sẽ hoàn tất vào lúc cuối thời, khi Người quang lâm và làm cho mọi xác phàm được sống lại (x. Lc 21,28).

- C 34-35: + Đề phòng: Đồng nghĩavớp cảnh giác. Đức Giê-su nhắn nhủ các tín hữu phải luôn cảnh giác vì tính cách bất ngờ của ngày tận thế. +Chiếc lưới bất thần chụp xuống: Giờ chết của mỗi người hay ngày tận thế chung toàn nhân lọai ví như chiếc lưới bất thần chụp xuống như người thuyền chài lưới bắt cá. Việc chụp lưới này mang ý nghĩa không ai tránh thoát được.

- C 36: + Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Tỉnh thức là không mê ngủ, là luôn ở tư thế “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” để chu toàn bổn phận được trao phó (x. Lc 12,35-48). Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa. Cầu nguyện luôn nghĩa là cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1). Cầu nguyện luôn là cách biểu hiện một đức tin mạnh mẽ sống động. +Đứng vững trước mặt Con Người: Nếu biết tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng thì các tín hữu sẽ được cứu khỏi cơn gian nan thử thách sắp xảy đến và có thể đứng vững được trước toà phán xét.

4. CÂU HỎI: 1) Sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ tiên báo điều gì sắp xảy đến? 2) Trong Thánh Kinh từ ngữ “Con Người” mang ý nghĩa thế nào? 3) Tại sao Đức Giê-su lại tự xưng là Con Người? 4) Tỉnh thức khác với ngủ mê ra sao? 5) Làm sao có thể cầu nguyện luôn khi phải lo quá nhiều công việc hằng ngày?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa” (Lc 21,34).

2. CÂU CHUYỆN:

1) SỐ PHẬN BẤT NGỜ CỦA CON TÀU NỔI TIẾNG TI-TA-NIC:

Đêm 15.04.1912 các báo đài trên thế giới đồng loạt đưa tin về con tàu Ti-ta-nic nổi tiếng bị đắm. Bấy giờ tàu này đang chạy trên vùng Bắc Đại tây dương đụng phải tảng băng ngầm, khiên thành tàu bị lủng một miếng lớn và nước ào vào các khoang hầm tàu. Mấy tiếng đồng hồ sau thì con tàu đã bị gãy ra làm đôi và chìm xuống lòng biển, mang theo phần lớn hành khách và toàn bộ thủy thủ đoàn.

Ti-ta-nic là một con tàu vĩ đại: dài 271 mét, rộng 28 mét, cao 22 mét với 8 tầng đầy đủ tiện nghi. Trên tàu có phố chợ, hồ bơi, sân chơi thể thao, rạp hát, vườn bông, nhà hàng... Số hành khách có mặt trên tàu khi gặp nạn vào khoảng 1500 người. Hầu hết hành khách là các người có địa vị cao trong xã hội như các ông hoàng bà chúa, chính khách, đại phú gia, nghệ sĩ, thương gia... Con tàu Ti-ta-nic khi hạ thủy đã được người ta đánh giá là an toàn tuyệt đối, có thể thách thức trước mọi thời tiết. Nhưng trong thực tế khi mới khởi hành được mấy ngày thì tàu đã gặp tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hàng hải thế giới từ trước đến nay.

2) TẦM QUAN TRỌNG CỦA NIỀM HY VỌNG TRONG CUỘC SỐNG:

Trong một căn phòng nọ có bốn ngọn nến đang cháy sáng trước bàn thờ. Bỗng cây nến thứ nhất mở miệng than van: “Tôi là biểu tượng của An bình. Thế nhưng thời nay, thế giới đã không có sự bình an hòa thuận: con người không còn biết nhường nhịn nhau và hơi một chút đụng chạm là họ dùng gươm đao súng đạn nói chuyện hơn thua với nhau... Thế rồi ánh sáng của ngọn nến mờ dần và sau cùng tắt ngúm.

Cây nến thứ hai kiền bắt đầu tâm sự: “Tôi là biểu tượng cho Tin yêu. Thế nhưng thời nay, xem ra tôi đã trở nên thừa thãi. Biết bao người sống không tin yêu vào bất cứ ai và bất cứ sự gì! ”. Nói xong cây nến cũng từ từ lịm tắt.

Đến lượt cây nến thứ ba than van: “Tôi là biểu tượng của Hạnh phúc, nhưng đến nay tôi không còn đủ sức để tỏa sáng nữa. Người ta đã gạt tôi sang một bên và không cần biết đến giá trị của tôi nữa. Nhiều người đã quên luôn cả hạnh phúc đời sau mà chỉ tìm hạnh phúc chóng qua đời tạm này”. Dứt lời, ngọn nến liền vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối mịt và chỉ còn một ngọn nến thứ tư tiếp tục phát ra ánh sáng yếu ớt. Bất chợt, một cô bé bước vào trong phòng nhìn lên bàn thờ, thấy ba ngọn nến đã tắt, cô liền tự nhủ: “Tại sao ba cây nến Hòa Bình, Tin Yêu và Hạnh Phúc lại bị tắt hết như thế? Cuộc sống của thế giới luôn cần đến ánh sáng từ những cây nến này”.

Bấy giờ cô gái nghe có tiếng nói yếu ớt phát ra từ cây nến thứ tư: “Đừng lo! Tôi là biểu tượng của Hy Vọng. Bao lâu tôi còn cháy sáng dù rất nhỏ bé mong manh, thì nhân loại vẫn hy vọng có lại được nền Hòa Bình, Tin Yêu và Hạnh phúc”. Nghe vậy cô bé liền dùng cây nến Hy Vọng đang cháy leo lét để thắp sáng ba cây nến kia và căn phòng đã chiếu tỏa đầy ánh sáng chan hòa như trước.

Niềm hy vọng rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Khi mọi sự xem ra đã bị tắt ngúm thì chúng ta cũng đừng thất vọng, vì chỉ cần một chút ánh sáng hy vọng là chúng ta vẫn có thể tìm lại được các thứ ánh sáng khác. Vì thế có người đã nói: “Thà thắp lên một ngọn đèn, còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”. Ngọn đèn cháy sáng đó chính là niềm Hy Vọng vào một tương lai tươi sáng sẽ đến.

Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng, thời kỳ Hội Thánh mong chờ Chúa lại đến. Đức Giêsu đã được Thiên Chúa sai đến trần gian cách đây 2015 năm để trở thành Đấng Emmanuel nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Người đã thiết lập một Nước Trời, để mở ra một “Trời Mới Đất Mới” yêu thương an bình và hạnh phúc cho loài người. Người chính “là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” cho chúng ta. Người đã chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang, để mở ra một Nước Trời là Hội Thánh sơ khai. Hội Thánh đó đã dần dần lớn lên thành cây cải to lớn nhờ sự phù trợ của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu đã đến mở ra con đường sống là đường hẹp leo dốc, là đường khổ nạn “ngang qua đau khổ thập giá để vào vinh quang Phục Sinh”. Người hứa sẽ tái lâm vào ngày tận thế để phán xét chung nhân loại và đưa mọi người tin và thực hành Lời Người được lên trời ở với Người, để Người ở đâu, họ cũng được ở đó với Người (x. Ga 14,3).

3. SUY NIỆM:

Gần đây, trong dịp kỷ niệm biến cố đắm tàu Ti-ta-nic, một tạp chí tôn giáo kia, sau khi nhắc lại thảm họa, đã nêu ra một câu hỏi để độc giả suy nghĩ như sau: “Giả như chúng ta có mặt trên con tàu Ti-ta-nic khi nó đang bị chìm, thì chúng ta có tiếp tục vui chơi ăn uống khiêu vũ... mà quên rằng mình sắp chết chìm hay không?”. Câu hỏi này phù hợp với câu nói của Đức Giê-su mà Hội thánh đề nghị các tín hữu suy nghĩ trong Mùa Vọng như sau: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34).

1) Chết là gì ? Tại sao phải chết ? Chết rồi sẽ đi đâu ?:

- Giáo lý dạy cho chúng ta: chết là khi linh hồn lìa ra khỏi xác. Nói chung mọi người đều phải chết: Không hẳn già yếu mới chết mà ngay cả trẻ em mới sinh cũng có thể chết; Không nhất thiết người bệnh nặng mới chết mà có khi kẻ đang khỏe mạnh bình thường cũng tự nhiên lăn đùng ra chết. Có thể nói: Cái chết là quy luật tất yếu của đời người: con người sinh ra là bắt đầu tiến dần về cái chết. Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su cũng tiên báo về giờ chết của riêng mỗi người và ngày tận thế chung của nhân loại. Vũ trụ có lúc khởi đầu thì cũng có ngày kết thúc. Sự sống con người cũng sẽ kết thúc cùng một lúc với ngày tận thế chung của vũ trụ. Ngày ấy Đức Giêsu tiên báo sẽ đến cùng với những điềm báo là sự biến động trên trời dưới đất. Mỗi người chúng ta tùy theo cách sống hiện tại cũng sẽ được sống lại trong hạnh phúc thiên đàng hay trong nỗi bất hạnh hỏa ngục. Nếu chúng ta biết đi con đường hẹp, con đường từ bỏ những thú vui tội lỗi bất chính để chu toàn bổn phận thì sự sống lại sẽ là hạnh phúc thiên đàng của chúng ta. Ngược lại, chúng ta sẽ chịu hình phạt hỏa ngục cùng với ma quỷ khi chúng ta có lối sống buông thả theo các đam mê dục vọng, vô trách nhiệm và thiếu tình người.

2) Cái chết thường đến bất ngờ : Lời Chúa hôm nay cũng nói đến sự bất ngờ như sau: “Anh em phải đề phòng, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34). Nơi khác Chúa cũng nói: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến... Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,42.44).

Nhưng không hoàn toàn bất ngờ: Vì Chúa vẫn luôn thương yêu chúng ta. Người hằng ban cho chúng ta những tín hiệu báo trước về cái chết, để chúng ta kịp thời chuẩn bị. Mỗi khi chứng kiến một người chết vì bệnh tật hay bị tai nạn xe cộ... là một tín hiệu Chúa gửi tới để nhắc ta về cái chết của mỗi người chúng ta. Mỗi khi ta không may bị trơn trượt té ngã … Khi phát hiện ra mấy sợi tóc bạc xuất hiện trên đầu, khi một chiếc răng sâu phát đau phải đi nhổ, khi đôi mắt ngày càng mờ dần phải đi cắt kiếng, tay chân bị thấp khớp sưng tấy lên khiến đi lại khó khăn, hay một cơn đau tim nhẹ xuất hiện... là những tín hiệu cho thấy sức khỏe chúng ta bắt đầu suy yếu và thần chết đang đến gần hơn ! Chúng ta không nên bịt tai nhắm mắt trước những tín hiệu ấy, nhưng hãy tìm hiểu ý nghĩa của nó và chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng đón chờ giờ chết đến bất cứ lúc nào trong cuộc đời mình.

3)Chúng ta phải làm gì?

- Phải canh thức và đề phòng: Đừng để cho những đam mê lạc thú bất chính, những nhu cầu của thể xác như cơm, áo, gạo, tiền... chi phối chúng ta, làm cho chúng ta quên đi cùng đích cuộc đời là được trở về Nhà Cha trên trời. Trong khi chờ đợi ngày ấy, chúng ta cần phó thác cuộc sống trong tay Chúa Quan Phòng và ưu tiên tìm kiếm Nước Trời như Lời Chúa phán: “Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: Ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây?” (Mt 6,31). Nhưng “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

- Phải tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1): vì “tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn." (Mt 26,41). Tỉnh thức là không “chè chén say sưa”,nghĩa là không quá mê đắm hưởng thụ các đam mê vật chất đời này. Tỉnh thức là không “lo lắng sự đời”, không chỉ lo tìm kiếm những giá trị tạm thời là danh, lợi, thú,… mà phải biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn hồn lên cao. Tỉnh thức là luôn “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” để đón Chúa đến bất cứ vào lúc nào và để luôn trung tín với Chúa (x. Lc 12,35-48). Hãy luôn cầu nguyện và không được nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1). Cầu nguyện là biểu hiện đức tin một cách mạnh mẽ và sống động. Khi cầu nguyện là chúng ta tự tách lìa mình khỏi các ràng buộc của thế giới vật chất để hướng tới những sự trên trời. Nhất là cầu nguyện còn để xin ơn Chúa trợ giúp, vì xác thịt dễ bị các thú vui nhục dục lôi kéo. Chỉ khi được Chúa giúp sức, chúng ta mới hy vọng sống siêu thóat, khỏi những quyến luyến lạc thú đời này để vươn tới cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. Cụ thể, cầu nguyện là năng nhớ đến Chúa, dâng lên Người những lời nguyện tắt kèm theo những việc cụ thể phục vụ tha nhân. Cầu nguyện còn là năng đến nhà thờ dự lễ và rước lễ hằng ngày. Nhờ đó chúng ta sẽ có đủ ơn thánh hoá của Chúa giúp nên hoàn thiện noi gương Chúa Cha trên trời hơn (x. Mt 5,48).

- Phải sẵn sàng đón chờ Chúa lại đến: Khi tổ chức mừng thọ 60, 70, 80 tuổi… chúng ta cần ý thức ngày giờ Chúa đến có thể đã gần bên cửa. Hãy nhớ rằng khi chết, chúng ta không thể mang theo vàng bạc trần gian. Chỉ những của cải thiêng liêng như các việc từ thiện bác ái và các đóng góp “làm cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” mới có giá trị trước tòa Chúa phán xét (x Mt 25,34-40). Do đó ta cần phải cấp thời lo hòan thành những gì còn dở dang hoặc các công trình văn hóa muốn lưu truyền cho con cháu. Ngòai ra các bậc làm cha mẹ hay các vị có trách nhiệm lãnh đạo cộng đòan cũng cần phải làm di chúc. Cần liệu sao để bản di chúc có giá trị pháp lý và ủy thác cho người có uy tín thi hành, hầu tránh tình trạng tranh chấp chia rẽ nội bộ vì phân chia của cải không đồng đều giữa các thành viên gia đình.

- Tin và sống tình thương của Thiên Chúa: Thiên Chúa không đến để trừng phạt, nhưng để xót thương và ban ơn cứu độ cho loài người chúng ta. Tình yêu thương của Người sẽ đổ tràn trên những tâm hồn biết khiêm hạ và xót thương, như thánh Phaolô đã viết như sau: “Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết… Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách trước nhan Thiên Chúa trong ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta quang lâm”.

4. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: 1) Khi vừa thức dậy, tôi quyết tâm sẽ dâng ngày mới cho Chúa và noi gương thánh nữ Tê-rê-sa : “làm những việc bình thường bằng một cách thức phi thường”. 2) Tôi sẽ năng dâng lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giê-su. Xin dạy con yêu mến Chúa”.- “Lạy Chúa. Con xin làm việc này để cầu cho (cha mẹ, con cái, anh em hay một tội nhân quen biết) được sớm nhận biết, ăn năn trở lại cùng Chúa”.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay Chúa dạy chúng con phải sẵn sàng tỉnh thức và cầu nguyện chờ đợi ngày cánh chung hay giờ chết của chúng con sẽ đến bất ngờ. Ngày nay những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các sản phẩm kèm theo của nó thường là nguyên nhân phát sinh lối sống ích kỷ: Người ta chỉ lo kiếm tiền để rồi sau đó lại chiều theo các đam mê lạc thú bất chính. Chẳng mấy ai tỉnh thức nghĩ tới ngày tận thế chung hay giờ chết riêng của mỗi người chắc chắn sẽ đến. Thật hạnh phúc cho chúng con nếu khi Chúa đến, chúng con vẫn đang tỉnh thức cầu nguyện và ở trong tư thế sẵn sàng đón chờ Chúa đến.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ)XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM

 
Chờ đợi Chúa đến trong cầu nguyện và phó thác
Lm Jude Siciliano OP
22:24 27/11/2015
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG (C)

Giêrêmia 33:14-16; Tv 25; I Thêssalonica 3:12-4:2; Luca 21: 25-28, 34-36

CHỜ ĐỢI CHÚA ĐẾN TRONG CẦU NGUYỆN VÀ PHÓ THÁC

Mùa vọng là mùa pha trộn thời gian và mục đích đan xen nhau, có phải chúng ta chờ đợi chúa Kitô giáng thế, hay là đếm ngược tưng ngày đến mùa mua sắm Giáng sinh? Lễ các thánh được tính là ngày đầu tiên của mùa Giáng sinh. Hãy đi ra các trung tâm thương mại và xem các chương trình quảng cáo trên truyền hình chúng ta sẽ thấy rõ bầu không khí đó mỗi ngày đều nhộn nhịp lôi kéo chúng ta “ra ngoài”.

Nhưng, trong Giáo Hội, Mùa Vọng là mùa chúng ta lắng nghe lời hứa của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Chúng ta nghe thấy rằng: những sai lầm sẽ được tốt hơn, kẻ lưu đày sẽ trở về nhà, người đói khát sẽ được no nê và, trên tất cả những điều đó là Chúa Kitô đang trở lại. Vậy chúng ta phải làm trong lúc đó? Thông điệp Mùa Vọng là để chờ đợi và chuẩn bị cho sự quan lâm của triều đại của Thiên Chúa. Chờ đợi âm thanh nghe như là thái độ rất thụ động, đặc biệt là đối với người dân của dất nước Mỹ rất hiếu động. Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu ban cho chúng ta việc phải làm. Ngài cảnh báo rằng trước khi Ngài lại đến sẽ có những dấu hiệu đau buồn, vì vậy chúng ta nên cầu nguyện, kẻo chúng ta thất vọng và chán nản. Nhưng đó không phải là tất cả mà lời cầu nguyện cần thêm nghị lực cho chúng ta và hướng dẫn chúng ta dự phần vào chương trình của Chúa Kitô để làm cho thế gian nên thẳng ngay và công chính. Hăng say cầu nguyện sẽ giúp chúng ta nghe và tỉnh thức về phần việc của mỗi chúng ta trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho thế gian.

Các bài đọc đầu tiên trong mùa vọng nói đến sự đảo lộn và sự đổi mới của toàn thế giới. Nghe Kinh Thánh giúp chúng ta chuẩn bị cầu nguyện với Giáo Hội bằng lời kinh Mùa Vọng: "Lạy Chúa Giê-su, xin Hãy đến". Các bài đọc hôm nay mang lại một lời hứa từ Đức Chúa của chúng ta, tóm tắc trong lời của ngôn sứ Giêrêmia. Thiên Chúa sẽ mang lại sự đổi mới cho dân của Người; không chỉ là sự thay đổi bên trong, nhưng là một sự biến đổi của toàn thế giới. Những nhu cầu thiết yếu của người dân không thể ngăn cản Thiên Chúa hành động thay cho họ. Họ đã phản bội và bị bắt làm nô lệ. Nhưng Đức Chúa sẽ đến giúp họ, không phải vì họ tốt lành, hoặc xứng đáng được giúp đỡ, nhưng vì Thiên Chúa nhìn thấy họ cần được giúp. Thiên Chúa đã hứa và lời hứa đó không hề đổi thay.

Khi dân chúng trở về quê hương; mọi người phải vâng giữ lời Thiên Chúa nói với họ bởi vì sau này họ sẽ phải đối mặt với những thử thách và gian nan mới. Người La Mã sẽ phá hủy đền thờ của họ một lần nữa và một lần nữa mọi người sẽ trở thành nô lệ. Họ cần phải tin tưởng vào lời hứa của Đức Chúa mà họ đã nghe qua lời ngôn sứ Giêrêmia khi họ đang lưu vong. Thành đô có thể bị phá hủy, nhưng Đức Chúa sẽ đứng bên họ trong bất kỳ sự việc nào. Lời hứa của Chúa sẽ không làm họ lay chuyển dù trong bóng tối và đau khổ. Giêrêmia nhắc nhở họ và cả chúng ta, "Chúa là sự công chính của chúng ta". Đó là Đức Chúa bây giờ và luôn mãi về sau..

Thánh Vịnh 25 đáp lời ngôn sứ Giêrêmia khi thế giới mà chúng ta biết, bị lay chuyển, mọi người cần phải cầu nguyện để được ơn hướng dẫn. Tác giả thánh vịnh cho chúng ta lời cầu nguyện của Mùa Vọng, nhất là câu: "Xin Thiên Chúa cho con biết đường lối Ngài". Lời kinh đó tương tự như những gì chúng ta nghe trong phúc âm thánh Luca hôm nay, "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều khó khăn chắc chắn xảy ra trước khi Con Người đến".

Nếu chúng ta phải chọn một từ, hoặc "chủ đề", từ bài đọc hôm nay; chúng ta sẽ chọn "lời hứa." Trong sách Giêrêmia, Thiên Chúa đã hứa sẽ mang lại sự công chính cho thế gian qua một "Mầm công chính" Thánh Phaolô nói Thiên Chúa sẽ cho cộng đoàn Thêssalônica biết trong các hành vi tốt của họ đã làm. Trong Tin Mừng có một lời hứa về một thế giới mới sẽ đến.



Năm phụng vụ đã kết thúc với lễ Chúa Kitô Vua. Chúng ta nghe Thiên Chúa sẽ chiến thắng tất cả những gì ngăn cản đường lối của Ngài. Hôm nay chúng ta được an ủi trong khi chờ đợi tương lai mà trong kinh nguyện và trong hy vọng. Chúng ta đã được Đức Chúa lãnh nhận và bây giờ chúng ta cầu nguyện cho được sẵn sàng cho tới khi Đức Kitô đến để làm thay đổi mọi người. Mùa Vọng nói về những gì Thiên Chúa đang làm vượt quá khả năng của con người. Thiên Chúa đang đến. Khi nào? Chúng ta không biết được lúc nào Đức Chúa sẽ tới.

Khi chúng ta lên máy bay, hành lý đã được gởi, các tiếp viên nói chúng ta cài dây an toàn, và chờ thời gian cất cánh? có khi họ thông báo có một "trục trặc nhỏ về cơ khí" sẽ làm trì hoãn chuyến bay 10 phút; mà biến thành 30 phút; sau đó một giờ. Chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn và nóng long cùng với các hành khách khác. Khi chúng ta lên họ hứa với chúng ta về thời gian khởi hành? Bây giờ chúng ta đang chờ đợi và chờ đợi, hy vọng người đi đón chúng ta sẽ không từ bỏ thời gian chờ chúng ta, hoặc lo lắng rằng sẽ có điều gì đã xảy ra cho chúng ta. Bị ở lại phi trường là điều bất tiện, nhưng không phải là một vấn đề lớn, nhất là khi so sánh với người Do Thái đang lưu đày ở Babylon và với những người di cư hiện nay, người tị nạn, bị bắt bớ và có kinh nghiệm đau khổ. Vậy Thiên Chúa ở đâu? Điều gì làm cho Chúa chờ đợi quá lâu để đến giúp dân Ngài? Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi đó khi chúng ta bị giam cầm hiện nay. Khi Đức Chúa không giúp đỡ, khi chúng ta phải chờ đợi lâu dài, chúng ta có xu hướng tự hỏi sao Thiên Chúa là đấng trung tín đã quên hẳn chúng ta; hay để chúng ta chờ đợi quá đáng chăng?.



Chúng ta không nói về cầu nguyện để được trúng xổ số. Đó là khi chúng ta, hoặc một người nào đó chúng ta yêu thương, đang chịu đau khổ và đang cố gắng kiên nhẫn vượt qua, và chúng ta cảm thấy như chúng ta đang đi vào một vòng xoáy nhận chìm sự nghi ngờ. Chúng ta cầu nguyện và không có gì thay đổi. hy vọng ngày càng nhỏ đi; trái tim nặng nề. Sự chờ đợi và thất vọng cám dỗ chúng ta để nói lên một điều là Thiên Chúa không quan tâm; Tôi không xứng đáng; Tôi không cầu nguyện một cách đúng đắn. Chúng ta cũng có thể kết luận rằng Thiên Chúa không giữ lời hứa.

Những biến động của vũ trụ Đức Giêsu tiên đoán sẽ làm cho chúng ta sợ hãi. Nhưng sẽ không phải là lúc hoảng hốt. "Nhưng khi những dấu hiệu này bắt đầu xảy ra, hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên vì thời khắc cứu chuộc đã tới”. Ngày Chúa Kitô trở lại giữa tất cả các dấu hiệu ngày tận thế, sẽ là một ngày đầy hồng ân cho các tín hữu. Tuy nhiên, sự sụp đổ của quyền lực thế gian và những biến động của các "quyền uy trên trời" sẽ gây ra hoảng sợ và cầu nguyện lúc đó là điều cần thiết để giúp các tín hữu tiếp tục canh thức. Chúng ta không nên mất hy vọng vào Thiên Chúa và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ củng cố chúng ta trong những cơn hoảng sợ.

Với tất cả sự phong phú của mùa Vọng và các bài đọc Kinh Thánh, tôi tự hỏi, tôi sẽ giảng gì trong Chúa Nhật này? Tôi có thể chú trọng vào sự trung tín và những lời hứa của Ngài cho những người bị tù đày. Tôi sẽ cố gắng để giúp mọi người xác định theo kinh nghiệm riêng của họ về sự tù đày chính là: “tội lỗi”? xa lạ? chán nản? Thất bại? Bệnh tật? Mất người thân yêu?v.v… Tôi sẽ cố gắng khuyến khích họ đặt niềm tín thác Thiên Chúa là đấng đã hứa qua ngôn sứ: Thiên Chúa sẽ đến nơi họ bị tù đày, ở với họ và dẫn họ về nhà.

Phúc âm nói về thời gian có thể làm lay chuyển những gì làm chúng ta đặt niềm tin vũng chắc vào đó để sống. Tôi sẽ cố gắng cho họ biết một số những kinh nghiệm đó và chỉ cho họ lời Chúa Giêsu khuyến khích họ cầu nguyện "để thoát khỏi khổ nạn". Cầu nguyện có thể cung cấp cho chúng ta sức mạnh vượt qua khó khăn trong lúc đau khổ khi thế giới đổ sập trên chúng ta.

Một cách giảng giải khác theo Tin Mừng: Thật khó để duy trì đức tin của chúng ta trong thời gian dài đó. Trong một thế giới đầy trái ngược như vậy, đặc biệt là trong mùa Giáng sinh làm chúng ta so lảng. Chúa Giêsu ban cho chúng ta sự giúp đỡ để giữ tập trung vào những gì sẽ thực sự tồn tại và giúp chúng ta, "Đứng thẳng trước mặt Con Người."

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP

1st Sunday of Advent –C-

Jeremiah 33:14-16; Psalm 25; I Thessalonians 3:12-4:2; Luke 21: 25-28, 34-36

Advent is a mixed up time. Are we waiting for Christ, or counting the shopping days till Christmas? Since the day after Halloween the "Christmas season" has begun in the world around us. A trip to the mall, or watching television ads since early November, would confirm that. Things are only going to get more frenetic for us – "out there."

But in Advent, here in church, we listen to promises God has made to us. We hear that: wrongs will be righted, exiles will return home, the hungry will be fed and, in addition to all that, Christ is returning. What are we to do in the meanwhile? The Advent message is to wait and be prepared for the coming of God’s reign. Waiting sounds so passive, especially to us hyperactive Americans. In today’s gospel Jesus gives us something to do. He warns us that his coming will be preceded by distressing signs, so we should pray, lest we give in to discouragement and distress. But that’s not all we can do. Our prayer should energize and direct us to participate in Christ’s plan to restore the world to rightness. Vigilant prayer will provide a listening post to help awaken us to the part each of us has in God’s plan to heal the world.

The readings early in Advent point to the overturning and the renewal of the whole world. Listening to the Scriptures will prepare us to pray with the church our Advent prayer, "Come, Lord Jesus." Today’s readings bring a promise from our God, summed up in Jeremiah’s message. God will bring renewal to God’s people; not just an interior change, but by a transformation of the world. The people’s dire straits cannot prevent God from acting decisively on their behalf. They had been unfaithful and were taken into slavery. But God will come to help them, not because they are good, or deserving of help, but because God sees their need. God made a promise which cannot be thwarted.

When they return to their land the people have to hold onto the word God spoke to them because later they will face new challenges and trials. The Romans will destroy their temple again and the people will again be slaves. They will have to trust the promise they once heard through Jeremiah when they were exiles. The city might be destroyed, but God will stand with them whatever happens. God’s word will not fail them in their darkness and misery. Jeremiah reminds them and us, "The Lord is our justice." That is who God is and how God shall be.

The response to the Jeremiah reading is from Psalm 25. When the world, as we know it, is overturned the people will need to pray for guidance. The psalmist provides us with an Advent prayer, especially the verse, "Your ways, O Lord, make known to me; teach me your paths." It’s similar to what we hear in Luke today, "Be vigilant at all times and pray that you have the strength to escape the tribulations that are imminent and to stand before the Son of Man."

If I were to pick one word, or "theme," from today’s readings I would choose "promise." In Jeremiah God has promised to bring righteousness and justice to the land through a "just shoot." Paul says that God will confirm the Thessalonian community in their good works. In the gospel there’s a promise of a new world to come.



The liturgical year came to an end with last week’s feast of Christ the King. We heard that God will triumph over all that is contrary to God’s ways. Today we are encouraged to await that future in prayer and hope. We have already been claimed by our God and now we pray and stay ready for when Christ comes to make things right. Advent is about what God is doing beyond human capabilities. God is coming. When? We don’t know. But however uncertain the precise day and hour, God is surely coming.

Haven’t we boarded a plane, stowed our luggage, fastened our seatbelts, as the flight attendants told us and anticipated an on-time take off? Only to be told there is a "slight mechanical problem" that will delay us 10 minutes; which turns into 30 minutes; then an hour. We become impatient along with the rest of the passengers. When we boarded they promised us and on-time departure? Now we are waiting and waiting, hoping we will make our connection; hoping the person who will pick us up will not give up on us, or worry that something has happened.

Being left at an airport is inconvenient, but not a big deal, especially compared to what the Jewish exiles in Babylon went through – and today’s exiles, refugees, persecuted and distressed experience. Where was God? What was taking God so long to come to their aid? The questions could easily be ours, we modern exiles. When God doesn’t help when we ask and we have to wait longer than seems reasonable, we tend to wonder if God’s reputation for faithfulness has not been exaggerated or misplaced.

We are not talking about praying to win the lottery. It’s when we, or someone we love, is suffering and the pain tries our patience, and we feel like we are about to go into a downward spiral of doubt. We pray and nothing changes. Hope grows thin; hearts go heavy. The waiting and frustration tempt us to say something like: God doesn’t care; I’m not worthy; I’m not praying in the right way. We might also conclude that God doesn’t keep promises.

As frightening as the cosmic upheavals Jesus predicts will be for his followers it will not be an occasion for terror. "But when these signs begin to happen, stand erect and raise your heads because your redemption is at hand." The day Christ returns amid all these apocalyptic signs, will be a day of grace for the faithful. Still, the collapse of worldly power and the upheaval of the "powers of the heavens" will cause distress and so prayer is essential to help believers keep watch. We need not lose hope in God and our prayer will strengthen us in times of distress.

With all the richness of the Advent season and the scriptural readings, I ask myself, what would I preach this Sunday? I might focus on God’s faithfulness and promises to those in exile. I would try to help people identify their own experience of exile: Sin? Alienation? Depression? Failure? Sickness? Loss of a loved one? Etc. I would try to encourage trust in what God has promised through the prophet: God will come out to their place of exile, be with them and lead them home.

The gospel speaks of times that can shatter even our most stable and secure lives. I would try to name some of those experiences and point to Jesus’ encouragement to pray "to escape the tribulations." Prayer can give us strength in hard times when our world caves in on us.

Another preaching approach to the gospel: It’s hard to maintain our faith over the long haul in such a contrary world, especially during this distracting Christmas season. Jesus offers us help to keep focus on what will truly last and enable us to, "Stand before the Son of Man."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Văn Phòng Liên Hiệp Quốc tại Nairobi: Hoặc cải thiện hoặc tiêu diệt môi sinh
Vũ Văn An
17:11 27/11/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc ngày đầy đủ đầu tiên của ngài tại Phi Châu bằng cách tới thăm Văn Phòng Liên Hiệp Quốc ở Nairobi, viết tắt là UNON.

Văn Phòng này là một trong bốn văn phòng chính của Liên Hiệp Quốc trong đó, có sự hiện diện của nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc. Văn Phòng có một toà nhà gọi là Nhà Xanh, nơi làm việc của hai cơ quan UNEP và UN-Habitat. Tòa nhà này có điều đặc biệt là sử dụng nước tái chế biến và ánh sáng tự nhiên để giảm thiểu việc lệ thuộc ánh sáng nhân tạo. Tòa nhà cũng được thiết kế để sử dụng không khí tự nhiên thay thế cho không khí được điều hòa: họ dùng các tấm năng lượng mặt trời để sản xuất năng lượng cho tòa nhà. Tòa nhà này được Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon khánh thành ngày 31 tháng Ba năm 2011.

Không còn dịp nào thích hợp hơn để Đức Phanxicô “đánh tiếng” với Hội Nghị Thượng Đỉnh tại Paris về khí hậu sẽ được khai mạc vào ngày 30 tháng này, trùng với ngày ngài chấm dứt chuyến tông du Phi Châu đầu tiên của ngài. Nhân dịp này, ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chăm sóc công trình sáng thế của Thiên Chúa. Theo ngài sẽ là một thảm họa nếu quyền lợi cá thể thắng lướt ích chung, dẫn tới việc thao túng thông tin để bảo vệ “các kế hoạch và dự án riêng của họ”.

Đức Giáo Hoàng được đón tiếp nồng hậu tai UNON vì cử tọa được yêu cầu ba lần hoan hô vang dậy lúc ngài mới tới. Sau ba bài diễn văn chào mừng của các viên chức Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha đã đọc một bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha, chủ yếu nhấn mạnh tới các đề tài chính của Thông Điệp Laudato Si’, đặc biệt là hai vấn đề khai thác kim cương và săn bắn voi.

Đức Giáo Hoàng giải thích rằng trước khi vào đại sảnh, ngài được yêu cầu trồng một cây tượng trưng: “trước hết và trên hết đây là một lời mời tiếp tục cuộc chiến đấu chống các hiện tượng như phá rừng và hoang địa khóa” cũng như nhắc người ta nhớ tới “tầm quan trọng của việc bảo vệ và quản trị có trách nhiệm những ‘lá phổi đa sinh phong phú của hành tinh ta’”.

Đức Giáo Hoàng nhắc tới Hội Nghị Khí Hậu ở Paris cũng có tên là COP21, một hội nghị lần đầu tiên trong 20 năm thương thảo vừa qua, hy vọng sẽ thông qua một thỏa hiệp phổ quát có tính bắt buộc về khí hậu, nhằm duy trì việc hâm nóng địa cầu ở mức dưới 2 độ bách phân.

Một chọn lựa

Đức Giáo Hoàng từng nhắc tới hội nghị trên nhiều lần và ngài đã ban hành Thông Điệp Laudato Si’, trước biến cố này, với hy vọng nó sẽ góp phần vào cuộc thảo luận lần này.

Hôm nay, ngài nói về hội nghị này như sau: “Sẽ là điều đáng buồn, và tôi dám nói là thảm họa nữa, nếu các quyền lợi riêng thắng lướt ích chung và dẫn tới việc thao túng thông tin để bảo vệ kế hoạch và dự án riêng của họ”.

“Trong bối cảnh quốc tế này, chúng ta bị đối đầu với một chọn lựa không thể nào bỏ qua được là: hoặc cải thiện hoặc tiêu diệt môi sinh”.

Ngài nói thêm: “COP21 biểu tượng cho một giai đoạn quan trọng trong diễn trình khai triển một hệ thống năng lượng mới ít lệ thuộc vào việc sử dụng nhiên liệu từ xác động vật (fossil fuel), nhằm việc hiệu năng hóa nhiên liệu và việc sử dụng các nguồn năng lượng không có hoặc có rất ít nội dung cácbon. Chúng ta đang đương đầu với một nghĩa vụ chính trị và kinh tế lớn lao là phải suy nghĩ lại và điều chỉnh các trục trặc và bóp méo mô thức phát triển hiện thời”.

Ba mục tiêu

Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài hy vọng thoả hiệp tại Paris sẽ đặt căn bản trên “các nguyên tắc liên đới, công lý, bình đẳng và tham dự” và nó sẽ nhắm ba mục tiêu: “giảm thiểu tác động của việc thay đổi khí hậu, chống nghèo đói và bảo đảm việc tôn trọng nhân phẩm”.

Ngài nói rằng “việc đối thoại thành thực và cởi mở” là điều cần thiết để giúp các điều trên diễn ra “với sự hợp tác có trách nhiệm của mọi người: các nhà cầm quyền chính trị, cộng đồng khoa học, thế giới kinh doanh và xã hội dân sự”.

Ngài nhìn nhận rằng con người “có khả năng làm điều tồi tệ nhất”, nhưng họ cũng “có khả năng vươn cao hơn chính họ, biết chọn lại những gì là tốt và thực hiện một khởi đầu mới”.

Do đó, thế kỷ 21 có thể được ghi nhớ là đã “quảng đại gánh vác các trách nhiệm nặng nề của mình” ngược với thời kỳ hậu kỹ nghệ, là thời kỳ “đáng bị ghi nhớ là một trong các thời vô trách nhiệm nhất trong lịch sử”.

Không phải là một ảo tưởng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng cho biết: để việc trên diễn ra, cần phải bắt kinh tế và chính trị “phục vụ con người”.

Điều trên sẽ giúp con người tái cấu trúc “tòan bộ hệ thống sản xuất và phân phối một cách khiến cho các khả năng và các nhu cầu của mỗi cá nhân tìm được biểu thức thích đáng trong đời sống xã hội” trong sự hoà hợp với thiên nhiên.

Đức Phanxicô quả quyết rằng đây không phải là “một ảo tưởng kiểu lý tưởng chủ nghĩa”. Trái lại, nó là “viễn ảnh thực tiễn biến con người và nhân phẩm thành khởi điểm và mục tiêu của mọi sự”.

Ngài cho rằng muốn cho điều trên xẩy ra, điều cần thiết là phải dấn thân vào giáo dục: “một diễn trình giáo dục biết cổ vũ trẻ trai trẻ gái, đàn bà đàn ông, người trẻ người trưởng thành, tiếp nhận nền văn hóa chăm sóc, chăm sóc cho mình, chăm sóc cho người khác, chăm sóc cho môi sinh, thay thế cho nền văn hóa vứt bỏ, trong đó người ta sử dụng rồi quăng bỏ chính mình, quăng bỏ người khác và quăng bỏ môi sinh”.

Ngài cho rằng “chúng ta vẫn còn thì giờ”.

Hoàn cầu hóa lòng dửng dưng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận định rằng “nền văn hóa làm hư và vứt bỏ” này đã tế sống quần chúng trước bàn thờ các ngẫu thần “lợi nhuận và tiêu thụ”.

Và ngài cảnh cáo “ta cần đề cao cảnh giác đối với dấu hiệu xấu xa của ‘việc hoàn cầu hóa lòng dửng dưng’, nghĩa là cảnh giác sự kiện này: ta đang dần dần trở nên quen mắt đối với sự đau khổ của người khác, coi nó như một điều bình thường, hoặc tệ hơn nữa, trở nên nhẫn nhục trước những kiểu cực đoan và đầy tai tiếng của việc ‘dùng rồi bỏ’ và loại trừ xã hội như các hình thức mới của nạn nô lệ, nạn buôn bán người, nạn lao động cưỡng bức, nạn đĩ điếm và buôn bán bộ phận người”.

Ngài đặc biệt nhắc đến các di dân phải “chạy trốn cảnh nghèo đang gia tăng và còn bị việc xuống dốc môi sinh làm cho trầm trọng hơn” vậy mà vẫn không được thừa nhận là người tị nạn.

“Nhiều cuộc đời, nhiều câu truyện, nhiều giấc mơ đã thành mây khói trong thời đại ta. Ta không thể mãi dửng dưng trước tình huống này. Ta không có quyền làm thế".

Vượt qua các quyền lợi thương mại

Đức Giáo Hoàng cũng đề cập tới vấn đề đô thị hóa bừa bãi, và ngài khuyến khích những ai có nhiệm vụ bảo đảm để việc đô thị hóa trở thành một phương thế phát triển nên lưu ý tới những người ở những khu vực ngoại biên.

Ngài cũng đề cập tới các tương quan buôn bán giữa các chính phủ bằng cách nhắc tới suy nghĩ của Đức Phaolô VI, một suy nghĩ cho rằng các tương quan này rất có thể “là yếu tố căn bản cho việc phát triển các dân tộc”, nhưng, mặt khác, cũng có thể là “nguyên nhân gây ra nghèo đói và loại trừ cùng cực”.

Ngài nói: “dù nhận rằng còn nhiều điều phải làm trong lãnh vực này, nhưng xem ra ta vẫn chưa đạt được một hệ thống buôn bán quốc tế công bình và hoàn toàn phục vụ cuộc chiến đấu chống nghèo đói và loại trừ”.

Trong bối cảnh ấy, ngài nói tới vấn đề phát triển và chăm sóc y tế, nhất là các thỏa hiệp liên quan tới tài sản trí thức và quyền có thuốc men và chăm sóc y tế cốt yếu. Ngài nói: “các hiệp ước tự do buôn bán trong vùng có đề cập tới việc bảo vệ tài sản trí thức, nhất là trong các lãnh vực dược học và kỹ sinh học, không những nên duy trì nguyên vẹn các quyền hạn đã được các thỏa hiệp đa quốc dành cho các chính phủ, mà còn phải trở thành phương thế bảo đảm mức tối thiểu cho việc chăm sóc sức khỏe và quyền được chữa trị căn bản cho mọi người”.

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng một số vấn đề về sức khỏe, như bệnh sốt rét và bệnh lao, “đòi các chính phủ phải lưu ý đặc biệt, trên và vượt quá mọi lợi ích buôn bán hay chính trị”.

Tiếng kêu từ trái đất

Đề cập tới tình thế môi sinh của Phi Châu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô than phiền rằng sự phong phú tự nhiên của lục địa này “thường xuyên bị lâm vào nguy cơ bị hủy diệt do lòng vị kỷ đủ loại của con người và do việc lạm dụng các tình huống nghèo đói và bị loại trừ gây ra”.

Ngài lên án việc buôn bán bất hợp pháp, phát sinh “từ các tình huống nghèo đói và kết quả càng dẫn tới nghèo đói và loại trừ nhiều hơn”.

Ngài cho hay: “Việc buôn bán bất hợp pháp kim cương và đá qúy, cũng như kim loại qúy hoặc những thứ có giá trị lớn về chiến lược, gỗ, chất liệu sinh học và các sản phẩm từ động vật, như việc buôn bán ngà voi và vì thế sát hại voi, đang đổ dầu thêm vào lửa bất ổn chính trị, tội ác và khủng bố có tổ chức. Tình thế này cũng là một tiếng kêu từ nhân loại và từ chính trái đất, một tiếng kêu cần được cộng đồng quốc tế lắng nghe”.

Đức Giáo Hoàng kết thúc bài diễn văn bằng lời đoan hứa: Giáo Hội sẽ hỗ trợ và cố gắng làm việc cho ích chung.
 
Đức Thánh Cha thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nairobi, Kenya
VietCatholic Network
11:31 27/11/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chiều thứ Năm 26 tháng 11, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trụ sở ở Nairobi, Kenya, của hai cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Phi châu gồm “Chương trình Liên Hiệp Quốc về môi sinh”, gọi tắt là UNEF, và Chương trình Liên Hiệp Quốc định cư con người, gọi tắt là UN-Habitat.

Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã kêu gọi chính quyền các nước tham dự hội nghị COP21 về thay đổi khí hậu hãy đặt công ích lên trên tư lợi.

Hội nghị sẽ khai diễn ngày 30-11 tới đây tại Paris với sự tham dự của 150 phái đoàn chính phủ các nước. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm Phi châu, sẽ rời phái đoàn, về Paris tham dự Hội nghị trong tư cách là đại diện Tòa Thánh.

Khi đến nơi vào lúc 5 giờ chiều ngày 26-11-2015, Đức Thánh Cha đã được bà Sable Work Zewde, người Ethiopia, Tổng giám đốc trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Phi châu, cùng với các cộng sự viên đón tiếp. Bà hướng dẫn ngài trồng tượng trưng một cây ở vườn trụ sở, trước khi tiến vào hội trường mới của trụ sở để gặp gỡ hàng ngàn người gồm đại diện các nước và các nhân viên hai tổ chức UNEF và UN-Habitat.

Lên tiếng sau lời chào mừng của bà tổng giám đốc Zewde, Đức Thánh Cha nhắc đến cử chỉ trồng cây và nói bằng tiếng Tây Ban nha:

“Trồng một cây, trước tiên, đó là một lời mời gọi tiếp tục chiến đấu chống những hiện tượng như phá rừng và sự lan rộng sa mạc. Điều này nhắc nhớ chúng ta tầm quan trọng của việc bảo vệ và quản trị trong tinh thần trách nhiệm “những lá phổi của trái đất đầy những sinh vật khác nhau, như lưu vực sông Congo, nơi quan trọng đối với toàn thể trái đất và tương lai của nhân loại”.

Đức Thánh Cha nhắc đến hội nghị COP21 ở Paris và khẳng định rằng: “Trong vài ngày nữa tại Paris sẽ bắt đầu một cuộc gặp gỡ quan trọng về sự thay đổi khí hậu, trong đó cộng đồng quốc tế sẽ tái bàn đến vấn đề này. Thật là buồn, và tôi dám nói rằng, thật là thảm họa, nếu các tư lợi chiếm ưu thế trên công ích và đưa tới sự lèo lái thông tin để bảo vệ các dự án của họ”.

“Khí hậu là một công ích của tất cả và cho tất cả mọi người (..) Sự thay đổi khí hậu là một vấn đề hoàn cầu có âm hưởng nặng nề trên các môi trường, xã hội, kinh tế, phân phối cũng như chính trị, và là một trong những thách đố chính hiện nay đối với nhân loại. Câu trả lời cho vấn đề này phải bao gồm một viễn tượng xã hội, để ý đến các quyền căn bản của những người kém may mắn nhất.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng hội nghị COP21 ở Paris về sự thay đổi khí hậu là một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển một hệ thống mới về năng lượng, ít lệ thuộc các nhiên liệu phiến thạch, nhiều hiệu năng hơn về năng lượng và có cấu trúc nhờ sử dụng năng lượng có ít chất than hoặc không có chất này. Chúng ta đang đứng trước một sự dấn thân chính trị và kinh tế to lớn, hệ tại xét lại và sửa chữa những bất ổn và sai trái trong kiểu mẫu phát triển hiện nay”.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng: “Hiệp định ở Paris trong Hội nghị COP21 có thể gửi một tín hiệu rõ ràng theo chiều hướng đó, với điều kiện chúng ta tránh cám dỗ rơi vào một thứ chủ thuyết duy danh trong những lời tuyên bố nhắm trấn an lương tâm. Chúng ta phải cảnh giác làm sao để các cơ chế của chúng ta thực sự hữu hiệu. Vì thế tôi hy vọng Hội nghị COP21 sẽ đi tới kết quả là một hiệp định toàn cầu, và biến đổi, dựa trên các nguyên tắc liên đới, công bằng, ngay chính và tham gia, hướng đến việc thực thi 3 mục tiêu phức tạp và liên hệ với nhau, đó là làm dịu bớt ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu, chiến đấu chống nghèo đói và tôn trọng phẩm giá con người”... Cần có sự đối thoại chân thành và cởi mở, với sự cộng tác trách nhiệm của tất cả mọi người: các giới chức chính quyền, cộng đồng khoa học, các xí nghiệp và xã hội dân sự”.

Cuộc viếng thăm trụ sở LHQ UNON là hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha trong ngày 26-11 là ngày thứ hai trong cuộc viếng thăm của ngài tại Phi châu.

Thứ Sáu, 27-11, ngài sẽ viếng thăm một khu phố nghèo ở Nairobi, gặp gỡ các bạn trẻ ở sân vận động thành phố và các Giám Mục Kenya, trước khi lên đường sang Uganda, chặng thứ hai trong chuyến tông du của ngài ở Phi châu.
 
Đức Thánh Cha thăm xóm nghèo Kangemi tố giác tình trạng kẻ ăn không hết, người lần không ra
VietCatholic Network
16:53 27/11/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thứ Sáu ngày 27 tháng 11, là ngày thứ ba trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Kenya. Đức Thánh Cha đã thăm khu phố nghèo Kangemi ở Nairobi lúc 8:30 sáng trước khi có cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại sân vận động Kasarani lúc 10 giờ.

Thủ đô Nairobi của Kenya có hơn 4 triệu dân cư. Ngoài những khu sang trọng và trung lưu, còn có hàng trăm khu xóm tồi tàn, những nơi không có điện nước cũng chẳng có hệ thống cống rãnh thoát nước.

Khu nghèo Đức Thánh Cha đến thăm sáng thứ Sáu 27 tháng 11 tên là Kangemi cách tòa Sứ Thần 5 cây số. Khu vực này tọa lạc trong một thung lũng, có hơn 100 ngàn dân cư, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau, nhưng đông nhất là bộ lạc Luhya. Kenya có hơn 40 bộ tộc chính.

Ở khu Kangemi có giáo xứ Công Giáo mang tên thánh Giuse Thợ với khoảng 20 ngàn tín hữu do các cha dòng Tên đảm trách. Các cha cũng đảm trách một bệnh xá, một trường cao đẳng kỹ thuật, một trung tâm giúp đỡ các bà mẹ gặp khó khăn, và những sáng kiến giúp các bạn trẻ hội nhập vào môi trường nghề nghiệp.

Đến nơi, Đức Thánh Cha đã đi xe trên những con đường nhỏ hẹp bằng đất nén, để tới nhà thờ thánh Giuse. Tại đây ngài được cha Joseph Oduor Afulo, Bề trên tỉnh dòng Tên Đông Phi châu, cùng với cha sở Pascal Mwijage S.J, và một số chức sắc khác đón tiếp, trong đó có Đức Cha Kivuva, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình Kenya đón tiếp, tiến vào nhà thờ, giữa tiếng ca của các tín hữu.

Thánh đường chỉ chứa được 1.200 người: 300 người thuộc giáo xứ sở tại và phần còn lại là những người đại diện đến từ các khu xóm nghèo khác ở thủ đô Nairobi.

Đức Thánh Cha đã xem một phim tài liệu ngắn về lịch sử và sinh hoạt của khu phố trước khi nghe đọc đoạn 25 của phúc âm theo thánh Mathêu về cảnh phán xét chung, theo các hoạt động bác ái mỗi người đã làm khi còn sống. Một đại diện dân cư trong khu phố đã chào mừng Đức Thánh Cha.

Ngỏ lời trong dịp này bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ tố giác những bất công và bênh vực quyền của người dân được hưởng những thiện ích cơ bản. Ngài nói:

“Tôi đến đây vì tôi muốn anh chị em biết rằng tôi không dửng dưng đối với những vui mừng và hy vọng, những lo âu và đau khổ của anh chị em. Tôi biết những khó khăn anh chị em gặp phải hằng ngày! Làm sao chúng ta có thể không tố giác những bất công mà anh chị em phải chịu?”

Đức Thánh Cha ca ngợi những điểm tích cực nơi những người dân trong các khu bình dân, đó là khả năng liên đới và chia sẻ, “trao tặng một chỗ cho những người bệnh trong nhà mình, chia sẻ bánh với người đói, kiên nhẫn và có tâm hồn can đảm đứng trước những nghịch cảnh lớn: đó là những giá trị dựa trên sự kiện mỗi người quan trọng hơn là thần tiền bạc.

Ngài nói tiếp: “Cám ơn anh chị em vì đã nhắc nhở cho chúng tôi rằng có thể một thứ văn hóa khác... Tôi chúc mừng anh chị em, tôi tháp tùng và muốn anh chị em biết rằng Chúa không bao giờ quên anh chị em. Con đường của Chúa Giêsu bắt đầu ở ngoại ô, đi từ những người nghèo và với người nghèo hướng về tất cả mọi người.

“Nhìn nhận những biểu hiện ấy của đời sống tốt lành tăng trưởng mỗi ngày nơi anh chị em, không hề có nghĩa là cố tình không biết đến bất công kinh khủng do tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội nơi thành thị. Đó là những vết thương do một thiểu số tập trung trong tay quyền lực, giàu sang gây ra: họ phung phí một cách ích kỷ trong khi đại đa số người khác, phải tị nạn tới các khu ngoại ô bị bỏ rơi, bị ô nhiễm và gạt bỏ.

Điều này càng trầm trọng khi chúng ta thấy sự phân phối đất đai một cách bất công (có lẽ không phải ở khu phố này, nhưng ở các khu khác) khiến cho bao nhiêu gia đình, trong nhiều trường hợp phải trả tiền thuê những nơi ở trong những điều kiện không thích hợp tí nào. Tôi cũng đã biết vấn đề trầm trọng những người chủ không mặt mũi vơ vét đất đai, thậm chí họ còn muốn chiếm hữu cả những sân trường của chính con cái họ. Điều này xảy ra vì người ta quên rằng “Thiên Chúa đã ban trái đất cho toàn thể nhân loại, để nâng đỡ mọi phần tử, không loại trừ hoặc ưu đãi một ai” (G.P. II, Centesimus annus, 31).

“Theo nghĩa vừa nói, một vấn đề trầm trọng là không được hưởng những cơ cấu hạ tầng và dịch vụ cơ bản. Tôi muốn nói đến nhà vệ sinh, cống rãnh, nơi đổ rác, điện, đường xá và cả những trường học, nhà thương, trung tâm giải trí và thể thao, những nhà sáng chế tạo thủ công nghệ thuật. Đặc biệt tôi muốn nói đến nước uống. “Một quyền căn bản, phổ quát, thiết yếu của con người là quyền được nước uống chắc chắn vì nước xác định sự sống còn của con người, và vì thế nó là điều kiện để thực thi các nhân quyền khác. Thế giới này có một món nợ lớn đối với những người nghèo không được nước uống, vì điều này có nghĩa là họ không có quyền sống, vốn có nguồn gốc nơi phẩm giá bất khả nhượng của họ” (Laudato sì 30). Không cho một gia đình được nước, viện những cớ bàn giấy hành chánh, là một bất công lớn, nhất là khi người ta thủ lợi với những biện pháp như thế”.

Đức Thánh Cha cũng cố giác nạn bạo lực, và các tổ chức bất lương, tội phạm trong các khu phố bình dân, phục vụ cho những quyền lợi kinh tế hoặc chính trị, chúng lợi dụng các trẻ em và người trẻ như để mưu lợi cho sự kinh doanh đẫm máu của họ. Ngài nói: “Tôi cũng biết những đau khổ của các phụ nữ can đảm chiến đấu để bảo vệ con cái của họ khỏi những nguy hiểm ấy. Tôi cầu xin Chúa để chính quyền cùng với anh chị em chọn con đường hội nhập xã hội, cung cấp nền giáo dục, thể thao, hoạt động cộng đồng và bảo vệ các gia đình, vì đó là bảo đảm duy nhất cho một nền hòa bình công chính, đích thực và lâu bền”.

Những thực tại mà tôi liệt kê ra đây không phải là một sự liên kết tình cờ các vấn đề riêng rẽ. Đúng hơn chúng là hậu quả của những hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, cho rằng các nước Phi châu là “những mảnh của một cơ cấu, là những bộ phận của một guồng máy khổng lồ” (G.P. II, Ecclesia in Africa, 32-33). Trong thực tế, không thiếu những áp lực buộc Phi châu phải chấp nhận những chính sách gạt bỏ như giảm bớt số sinh, để “hợp thức hóa kiểu mẫu phân phối hiện nay, trong đó một thiểu số tưởng mình có quyền tiêu thụ theo một tỷ lệ không thể nào tổng quát hóa được” (Laudato sì, 50).

Đức Thánh Cha cũng tố giác hiện tượng người ta chỉ công bố các quyền, nhưng trong thực tế lại không tôn trọng các quyền ấy. Cần phải vượt qua thái độ như vậy để nhất loạt thực thi những hành động cải tiến môi trường sống của dân chúng và đề ra các dự án mới thành thị hóa có chất lượng để đón nhận các thế hệ tương lai.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nói: Tôi kêu gọi tất cả các tín hữu Kitô, đặc biệt là các vị mục tử, hãy canh tân đà tiến truyền giáo, đề ra những sáng kiến chống lại bao nhiêu bất công, dấn thân vào những vấn đề của công dân, tháp tùng họ trong các cuộc chiến đấu của họ, bảo tốn những thành quả công việc tập thể của họ, cùng nhau cử hành mỗi chiến thắng nhỏ hoặc lớn đạt được. Tôi biết anh em đang làm rất nhiều, nhưng tôi xin anh em hãy những rằng đó không phải là một công tác làm thêm, nhưng có lẽ đó là công tác quan trọng nhất, vì “những người nghèo là đối tượng ưu tiên của Tin Mừng” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Diễn văn với các Giám Mục Brazil, 11-5-2007, 3).

Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha còn đối thoại với những người hiện diện và chúc lành cho mọi người. Ngài cũng tặng một số tiền cho cộng đoàn giáo xứ địa phương. Liền đó ngài đến sân bóng đá Kasarani cách đó 22 cây số để gặp gỡ 70 ngàn giới trẻ Kenya.

Sau thánh lễ với giới trẻ, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục Kenya trong phòng khánh tiết của sân vận động lúc 11:15.

Lúc 15:10, tổng thống Kenya đã tiễn Đức Thánh Cha bay sang Uganda tại sân bay quốc tế Jomo Kenyatta ở Nairobi.
 
Đức Thánh Cha thăm Kenya: Diễn từ trước tổng thống và ngoại giao đoàn
VietCatholic Network
17:10 27/11/2015
Lúc 7 giờ 15 phút sáng thứ Tư 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đến phi trường quốc tế Fiumicino, cách Vatican 29 cây số, để đáp máy bay đi Kenya.

Chào đón và tiễn chân Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Cha Gino Reali, Giám Mục giáo phận Porto-Santa Rufina, bao gồm phi trường Fiumicino. Chiếc A330 của hãng hàng không Alitalia đã cất cánh lúc 7 giờ 45 và phải bay mất gần 7 tiếng vượt đoạn đường dài 5,389 cây số để đến thủ đô Nairobi của Kenya.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp xuống phi trường quốc tế Jomo Kenyatta lúc 16:40 cùng ngày, tức là 20’ sớm hơn dự liệu.

Qúy vị và anh chị em có thể thấy an ninh rất nghiêm ngặt đến mức các Giám Mục ra đón ngài cũng phải đứng ở vòng ngoài.

Giờ đây Đức Thánh Cha đang vào trong phòng khánh tiết sân bay để ký sổ lưu niệm trong khi các đoàn múa hát của anh chị em giáo dân tiếp tục nhảy múa bên ngoài.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã trở thành vị Giáo Hoàng hiện đại đầu tiên đến Phi Châu vào năm 1969 và tuyên bố châu lục này một “quê hương mới” cho Chúa Giêsu Kitô. Trong triều đại giáo hoàng kéo dài một phần tư thế kỷ của mình, Thánh Gioan Phaolô II đã đến 42 quốc gia châu Phi và được người dân châu lục này tặng cho biệt danh “Giáo Hoàng Phi Châu.” Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cũng từng thăm viếng châu Phi và gọi lục địa này là hy vọng của Giáo Hội. Trong những ngày sắp tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp nối truyền thống những người tiền nhiệm của ngài khi tông du một khu vực có số lượng ngày càng tăng những người Công Giáo, một khu vực được nhiều người đánh giá là một bức tường thành cho một Giáo Hội đang tìm cách mở rộng sự lôi cuốn của mình trong khi quyết liệt chống trả lại những thách thức từ chủ nghĩa thế tục, đến chủ nghĩa bài Công Giáo và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Cuộc tấn công khủng bố tại Paris hôm 13/11, và cuộc tấn công sau đó tại Mali một tuần sau đó chắc chắn sẽ là một chủ đề quan trọng trong chuyến đi kéo dài từ thứ Tư 25 tháng 11 cho đến 30 tháng 11 của Đức Thánh Cha tại Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi. Nhưng, đó cũng đồng thời là nguồn gốc gợi lên những âu lo cho an ninh của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du đầy nguy hiểm này.

Mỗi một nước trong ba nước này đều có những câu chuyện riêng của họ về những chia rẽ sắc tộc và tôn giáo. Ở Kenya, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đưa ra một lời khích lệ cho các Kitô hữu vẫn còn quay cuồng sau một cuộc tấn công hồi tháng Tư vừa qua của nhóm Hồi giáo al-Shabab, là những kẻ đã giết chết gần 150 người tại một trường đại học của Kenya nơi phần lớn sinh viên là Kitô hữu.

Cha Stephen Okello, một linh mục Công Giáo Kenya, nhận xét rằng Đức Thánh Cha sẽ tiếp cận với “những người vẫn còn rất sợ, những người đã từng bị khủng bố, những người ngày qua ngày đã và đang phải chịu rất nhiều phiền hà bởi cơ man những trạm kiểm soát an ninh và tất cả những tệ đoan xuất phát từ đó”. Cha Stephen cũng không quên nhắc lại những vụ bạo động sắc tộc trong cuộc bầu cử hồi năm 2007 gây ra cái chết của hơn 1,000 người tại Kenya.

“Người Kenya thực sự cần hòa giải,” cha Stephen, trong ban tổ chức chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng nói thêm. Trước tình trạng bạo lực lan tràn trong các khu vực khác, cha bày tỏ hy vọng lạc quan rằng “điều này có thể là một thông điệp tốt cho toàn bộ châu Phi”.

Jo-Renee Formicola, một chuyên gia và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Seton Hall ở Hoa Kỳ nhận định rằng thách thức đối với Đức Giáo Hoàng, là người đã mô tả bạo lực bùng lên tại Paris và các nơi khác như một phần của “chiến tranh thế giới thứ ba từng mảng” là làm sao kêu gọi người dân “vượt lên trên con người của mình” chống lại cám dỗ chiều theo những thái độ cứng rắn, ăn miếng trả miếng.

“Làm thế nào để bạn hòa giải được giữa lòng thương xót và bạo lực tàn nhẫn của chiến tranh?” Formicola hỏi.

Bên cạnh những cuộc xung đột đẫm máu khắp đại lục này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được dự kiến sẽ động chạm đến những chủ đề thân thiết với trái tim mình, và được quan tâm rất lớn tại châu Phi, đó là chuyện nghèo đói và môi trường, cũng như nhu cầu đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo.

Bất chấp những thách thức, châu Phi là một nơi hứa hẹn cho Giáo Hội Công Giáo, trái ngược với châu Âu và châu Mỹ nơi Giáo Hội đang vất vả đương đầu với sự gia tăng của chủ nghĩa thế tục và sự cạnh tranh quyết liệt của Tin Lành.

82.5% trong tổng số 45 triệu dân Kenya theo Kitô Giáo trong đó người Công Giáo chiếm 24% dân số. Người Hồi Giáo chỉ chiếm 11% tại quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều nhóm cực đoan Hồi Giáo đã muốn biến Kenya thành một quốc gia Hồi Giáo. Lúc 5:30 sáng ngày thứ Năm 2 tháng 4, tức là thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, bọn khủng bố Al-Shabaab với chủ trương nhằm thiết lập một nhà nước Hồi Giáo theo luật Sharia tại Kenya đã gây ra cuộc thảm sát tại Đại Học Garissa, cách thủ đô Nairobi của Kenya 350km về hướng Đông Bắc và cách biên giới với Somali 150km. 148 sinh viên bị giết chết và 79 sinh viên khác bị thương nặng.

Mohamed Mohamud, một thầy giáo người Kenya đã dạy học nhiều năm tại nước này cùng với Abdirahim Abdullahi, đã từng tốt nghiệp Luật Khoa tại đại học Nairobi vào năm 2013 và là con trai của tỉnh trưởng tỉnh Mandera, ở phía Bắc Kenya, giáp biên giới với Kenya đã dẫn đường cho bọn khủng bố Al-Shabaab từ Somali đột nhập vào Kenya gây ra cuộc thảm sát này. Abdirahim Abdullahi bị bắn chết cùng với 3 tên khủng bố khác trong khi Mohamed Mohamud nhanh chân tẩu thoát. Chính phủ trao giải thưởng lên đến 215,000 Mỹ Kim cho ai chỉ điểm dẫn đến việc bắt sống hay giết chết y nhưng đến nay vẫn chưa biết tông tích tên khủng bố này.

Kenya có 4 tổng giáo phận, 21 giáo phận và một miền Giám Quản Tông Tòa.

Lúc 18:00, nghi thức đón tiếp chính thức đã diễn ra tại dinh tổng thống.

Sau 21 phát súng chào mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có bài diễn từ trước tổng thống, đại diện chính quyền dân sự của Kenya và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:

Kính thưa Tổng Thống,

Kính thưa các Nhà Lãnh Đạo Chính Phủ và Dân Chính,

Kính thưa các Thành Viên Ngoại Giao Đoàn,

Kính thưa các Hiền Huynh Giám Mục

Kính thưa qúy Bà và qúy Ông,

Tôi rất biết ơn sự nghinh đón nồng hậu của qúy vị nhân chuyến viếng thăm này, chuyến viếng thăm Phi Châu đầu tiên của tôi. Tôi cám ơn ngài, thưa Tổng Thống, vì những lời lẽ tốt đẹp của ngài nhân danh dân chúng Kenya, và tôi mong được ở cùng qúy vị. Kenya là một quốc gia trẻ và sinh động, một xã hội đa diện phong phú đang đóng một vai trò quan trọng trong vùng. Về nhiều phương diện, kinh nghiệm hình thành nền dân chủ của qúy vị đã được nhiều quốc gia Phi Châu khác chia sẻ. Giống Kenya, họ cũng đang cố gắng xây dựng một xã hội đa sắc tộc hết sức hòa hợp, công bằng và bao gồm mọi người, trên nền móng vững chắc của tôn trọng lẫn nhau, của đối thoại và hợp tác.

Quốc gia của qúy vị cũng là một quốc gia của giới trẻ. Trong những ngày ở đây, tôi mong được gặp nhiều người trong số họ, nói chuyện với họ, và khích lệ các hy vọng và khát vọng của họ đối với tương lai. Giới trẻ luôn là tài nguyên qúy giá nhất của bất cứ quốc gia nào. Bảo vệ họ, đầu tư vào họ và giúp họ một tay là cách hay nhất để ta có thể bảo đảm một tương lai xứng đáng với sự khôn ngoan và các giá trị thiêng liêng rất thân thiết đối với các bậc cha ông của họ, các giá trị vốn nằm trong trái tim và linh hồn của một dân tộc.

Kenya vốn được chúc phúc không những trong vẻ đẹp mênh mông, trong núi, song, hồ, rừng, thảo nguyên và bán sa mạc của nó, mà còn vì sự dư dật của tài nguyên thiên nhiên. Dân chúng Kenya biết đánh giá cao các kho báu Chúa ban này và nổi tiếng có một nền văn hóa bảo tồn vốn làm vinh dự qúy vị. Cuộc khủng hoảng trầm trọng về môi sinh đang đe dọa thế giới chúng ta đòi phải có sự mẫn cảm mỗi ngày một lớn hơn đối với mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Chúng ta có trách nhiệm phải chuyển giao vẻ đẹp của thiên nhiên trong tính nguyên tuyền của nó cho các thế hệ tương lai, và có nghĩa vụ phải thực thi vai trò quản lý một cách công chính đối với các ơn phúc ta đã nhận được. Các giá trị này bén rễ rất sâu trong linh hồn Kenya. Trong một thế giới vẫn đang tiếp tục bóc lột căn nhà chung của chúng ta, thay vì bảo vệ nó, các giá trị này phải linh hứng các cố gắng của các nhà lãnh đạo quốc gia trong việc cổ vũ các mô thức có trách nhiệm đối với việc phát triển kinh tế.

Quả vậy, có một mối liên kết rõ ràng giữa việc bảo vệ thiên nhiên và việc xây dựng một trật tự xã hội công chính và công bằng. Sẽ không thể có việc đổi mới mối liên hệ của ta với thiên nhiên, nếu không có việc đổi mới chính nhân loại (xem Laudato Si’, 118). Bao lâu các xã hội của ta còn trải nghiệm chia rẽ, bất luận là sắc tộc, tôn giáo hay kinh tế, thì mọi người nam nữ có thiện chí vẫn còn được mời gọi làm việc cho hòa giải và hòa bình, cho tha thứ và hàn gắn. Trong công trình xây dựng một trật tự dân chủ vững vàng, củng cố sự gắn bó và hội nhập, khoan dung và tôn trọng người khác, việc mưu cầu ích chung phải là mục tiêu hàng đầu. Kinh nghiệm vốn cho thấy: bạo lực, tranh chấp và khủng bố chỉ nuôi dưỡng sợ hãi, bất tín và thất vọng do nghèo đói và ngã lòng phát sinh ra. Cuối cùng, cuộc tranh đấu chống những kẻ thù của hoà bình và thịnh vượng này phải được thi hành bởi những người nam nữ không biết sợ sệt trong việc tin tưởng vào và làm chứng trung thực cho các giá trị tâm linh và chính trị vĩ đại, vốn linh hứng cho việc ra đời của một quốc gia.

Thưa qúy Bà và quý Ông, việc thăng tiến và bảo tồn các giá trị vĩ đại nói trên được đặc biệt ủy thác trong tay qúy vị, các nhà lãnh đạo đời sống chính trị, văn hóa và kinh tế của xứ sở. Đây là một trách nhiệm lớn lao, một ơn gọi thực sự, trong việc phục vụ toàn thể nhân dân Kenya. Tin Mừng dạy chúng ta rằng những người được ban cho nhiều, sẽ bị đòi hỏi nhiều (Lc 12:48). Trong tinh thần này, tôi khuyến khích qúy vị làm việc trong tinh thần liêm khiết và trong sáng vì ích chung, và phát huy tinh thần liên đới trên mọi bình diện của xã hội. Cách riêng, tôi yêu cầu qúy vị chứng tỏ một quan tâm đích thực đối với các nhu cầu của người nghèo, các khát vọng của người trẻ, và việc phân phối công chính các tài nguyện thiên nhiên và nhân bản mà Đấng Tạo Hóa đã chúc phúc cho đất nước qúy vị. Tôi cam đoan với qúy vị các cố gắng liên tục của cộng đồng Công Giáo trong các công trình giáo dục và bác ái, để cung hiến phần đóng góp chuyên biệt của mình trong các lãnh vực này.

Các bạn thân mến, tôi được cho hay tại đây, tại Kenya này, vốn có truyền thống để các học sinh nhỏ tuổi trồng cây cho hậu thế. Cầu mong cho dấu hiệu hùng biện của hy vọng vào tương lai này, và niềm tin tưởng vào tuổi trẻ do Thiên Chúa ban cho này nâng đỡ tất cả qúy vị trong các cố gắng vun sới một xã hội liên đới, công lý và hòa bình trên mảnh đất quê hương và khắp lục địa Phi Châu vĩ đại. Một lần nữa, tôi xin cám ơn qúy vị vì sự nghinh đón nồng hậu của qúy vị, và tôi khẩn xin Thiên Chúa ban phúc lành dư thừa của Người xuống trên qúy vị và gia đình qúy vị, cũng như trên mọi người dân Kenya yêu qúy.

Mungu abariki Kenya!

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Kenya!
 
Đức Phanxicô rời Kenya qua thăm Uganda: diễn văn trước các nhà cầm quyền và các giáo lý viên Uganda
Vũ Văn An
18:57 27/11/2015
Chiều ngày 27 tháng 11, Đức Phanxicô đã kết thúc đoạn đầu tiên trong chuyến thăm ba nước Phi Châu của ngài. Ngài đã từ Kenya bay qua Uganda, để lại ấn tượng sâu xa trong lòng người dân Kenya với lời kêu gọi liên tiếp phải trám cho đầy hố phân cách giữa người giầu và người nghèo, bảo vệ phụ nữ và chăm sóc tuổi trẻ, cũng như đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống thay đổi khí hậu, đoàn kết giữa các tín ngưỡng để chống lại chủ nghĩa khủng bố...

Nhưng trên hết, lời lẽ và các cử chỉ của ngài đã đánh động họ một cách thân thiết, từng người một: ngài không nói với họ từ bệ cao, ngài lắng nghe họ và trả lời họ với một sự hiểu biết và nhậy cảm của một con người thực sự quan tâm tới cuộc sống và câu truyện của từng người họ.

Máy bay của Đức Phanxicô đáp xuống Phi Trường Entebbe của Uganda lúc 5 giờ chiều. Ngài sẽ ở lại đây hai ngày để viếng thăm đền các thánh tử đạo Anh Giáo và Công Giáo, viếng thăm Tổng Thống Uganda, gặp gỡ các nhà ngoại giao, các giáo lý viên và giáo viên, người trẻ, các giám mục, linh mục, tu sĩ cũng như thăm viếng một nhà chăm sóc người nghèo. Uganda hiện có 40% dân số theo Côg Giáo, 40% dân số theo Thệ Phản và 12% dân số theo Hồi Giáo.

Diễn văn trước Tổng Thống Uganda tại Nhà Chính Phủ ở Entebbe

Sau cuộc nghinh đón long trọng tại Phi Trường Entebbe, cách Thủ Đô Kampala của Uganda 37 kilô mét, Đức Giáo Hoàng đã đến Nhà Chính Phủ cũng đặt tại Entebbe, và đọc bài diễn văn sau đây bằng tiếng Anh, trước Tổng Thống Uganda, ngoại giao đoàn và các thành viên chính phủ

Kính thưa Tổng Thống

Qúy Thành Viên Chính Phủ,

Qúy Thành Viên Ngoại Giao Đoàn,

Các Hiền Huynh Giám Mục,

Qúy Bà và Qúy Ông,

Tôi cám ơn qúy vị về sự nghinh đón ân cần của qúy vị, và tôi rất sung sướng được có mặt tại Uganda. Chuyến viếng thăm của tôi tới xứ sở của qúy vị trước nhất nhằm kỷ niệm 50 năm ngày vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ VI phong hiển thánh cho các vị tử đạo Uganda. Nhưng tôi hy vọng: sự hiện diện của tôi ở đây cũng sẽ được coi như một dấu chỉ tình thân hữu, qúy mến và khích lệ đối với mọi người dân của quốc gia vĩ đại này.

Các vị tử đạo, cả Công Giáo lẫn Anh Giáo, đều là những vị anh hùng thực sự của quốc gia. Họ làm chứng cho các nguyên tắc hướng dẫn được phát biểu trên huy hiệu của Uganda: Vì Thiên Chúa và Vì Quê Hương. Họ nhắc chúng ta nhớ tới tầm quan trọng mà đức tin, sự ngay thẳng luân lý và việc dấn thân cho ích chung vốn thủ diễn và tiếp tục thủ diễn trong đời sống văn hóa, kinh tế và chính trị của xứ sở này. Họ cũng nhắc chúng ta nhớ rằng, bất chấp các tín ngưỡng và xác tín khác nhau của chúng ta, tất cả mọi người chúng ta đều được kêu gọi tìm kiếm sự thật, làm việc cho công lý và hòa giải, cũng như kính trọng, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau như các thành viên của cùng một gia đình nhân loại duy nhất. Các lý tưởng cao đẹp này được đặc biệt đòi hỏi nơi những người nam nữ như qúy vị, những người đã được trao phó việc phải bảo đảm một nền cai trị tốt đẹp và trong sáng, một việc phát triển toàn diện con người, một sự tham gia rộng rãi vào đời sống quốc gia, cũng như một sự phân phối khôn ngoan và công bằng các của cải mà Đấng Tạo Hóa đã ban xuống mảnh đất này một cách hậu hĩnh.

Chuyến viếng thăm của tôi cũng nhằm kéo sự chú ý tới Phi Châu như một toàn bộ, các hứa hẹn, các hy vọng, các đấu tranh và các thành tựu của nó. Thế giới nhìn Phi Châu như một lục địa đầy hy vọng. Uganda quả đã và đang được Thiên Chúa chúc phúc với nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà qúy vị được thách thức phải quản trị như những viên quản lý có trách nhiệm. Nhưng trên hết, quốc gia đã và đang được chúc phúc nơi nhân dân của nó: nơi các gia đình vững mạnh, nơi người trẻ và nơi người gìa của nó. Tôi mong được gặp giới trẻ vào ngày mai để ngỏ với họ những lời khuyến khích và thách đố. Mang lại cho họ hy vọng, cơ hội giáo dục và nhân dụng hữu lợi, và trên hết mọi cơ may để tham gia trọn vẹn vào đời sống xã hội là điều quan trọng xiết bao! Nhưng tôi cũng muốn nhắc tới hồng phúc mà qúy vị hiện có nơi người cao niên. Họ chính là ký ức sống động của mọi người. Sự khôn ngoan và kinh nghiệm của họ phải luôn được trân qúy như chiếc la bàn giúp xã hội tìm được phương hướng đúng trong việc đương đầu với các thách đố hiện nay một cách liêm chính, khôn ngoan và có viễn kiến.

Ở đây, tại Đông Phi Châu này, Uganda đã tỏ ra hết sức quan tâm đến việc tiếp đón người tỵ nạn, giúp họ xây dựng lại cuộc sống của họ trong an ninh và cảm nhận được phẩm giá vốn phát sinh từ việc kiếm được kế sinh nhai bằng việc làm lương thiện. Thế giới chúng ta, bị lâm vào chiến tranh, bạo động, và nhiều hình thức bất công, đang mục kích một cuộc di chuyển người vô tiền khoáng hậu. Xử sự với họ ra sao hiện đang là một thử thách đối với nhân tính, với lòng kính trọng nhân phẩm, và trên hết với tình liên đới của ta đối với các anh chị em đang thiếu thốn của ta.

Dù chuyến viếng thăm của tôi ngắn ngủi, nhưng tôi hy vọng sẽ khuyến khích nhiều cố gắng âm thầm đang được thực hiện để chăm sóc người nghèo, người bệnh và những ai đang gặp đủ thứ trở ngại. Chính qua những dấu hiệu nhỏ nhoi này, ta nhìn thấy linh hồn đích thực của cả một dân tộc. Thế giới chúng ta, bằng rất nhiều cách, đang xích lại gần nhau hơn; ấy thế nhưng, cùng một lúc, ta cũng thấy việc hoàn cầu hóa “nền văn hóa vứt bỏ” đang làm mờ các giá trị tâm linh, làm tâm hồn ta ra chai đá trước nhu cầu người nghèo, và cướp đi hy vọng của người trẻ.

Trong khi mong được gặp gỡ qúy vị và được sống thời gian này với qúy vị, tôi cầu xin để qúy vị và toàn dân Uganda yêu qúy luôn tỏ ra xứng đáng với các giá trị vốn tạo khuôn cho linh hồn của quốc gia qúy vị. Tôi khẩn cầu phúc lành dồi dào của Thiên Chú xuống trên tất cả qúy vị.

Mungu awabariki!

Xin Thiên Chúa chúc lành cho qúy vị!


Gặp gỡ các giáo lý viên và các thầy cô

Vào buổi tối, Đức Phanxicô đã tới đền các Thánh Tử Đạo Munyonyo, cách Thủ Đô Kampala 40 kilô mét về phía nam. Tại đây, ngài đã gặp gỡ các giáo lý viên và các giáo viên Công Giáo với nhiều điệu vũ và trống phách ầm vang. Theo tường trình của Điều Hợp Viên Toàn Quốc, Uganda hiện có 15,000 giáo lý viên dưới sự điều hợp của một Uỷ Ban Giám Mục. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài:

Các giáo lý viên và các giáo viên thân mến,

Các bạn thân mến,

Tôi âu yếm thân chào anh chị em nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa và Thầy chúng ta.

“Thầy!” Một danh xưng đẹp xiết bao! Chúa Giêsu là thầy trước nhất và vĩ đại nhất của chúng ta. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu ban cho Giáo Hội của Người không những các tông đồ và các mục tử, mà cả các thầy giáo nữa, để xây dựng toàn bộ nhiệm thể trong đức tin và trong tình yêu. Cùng với các giám mục, các linh mục và phó tế được thụ phong để rao giảng Tin Mừng và để săn sóc đoàn chiên của Chúa, anh chị em, trong tư cách giáo lý viên, đóng một vai trò quan trọng trong việc đem Tin Mừng tới mọi thôn làng, ấp trại của xứ sở.

Trước nhất, tôi muốn cám ơn anh chị em vì các hy sinh mà anh chị em cùng gia đình anh chị em đã thực hiện, và vì lòng nhiệt thành và tận tụy mà anh chị em đã dùng để thi hành nhiệm vụ quan trọng của mình. Anh chị em dạy những gì Chúa Giêsu đã dạy, anh chị em huấn giáo người trưởng thành và giúp các cha mẹ dưỡng dục con em họ trong đức tin, và anh chị em đem niềm vui và hy vọng của sự sống đời đời đến cho mọi người. Cám ơn anh chị em vì sự tận tụy ấy, vì gương sáng của anh chị em, vì sự gần gũi của anh chị em với dân của Chúa trong đời sống hàng ngày của họ, và đủ mọi cách anh chị em trồng và nuôi dưỡng hạt giống đức tin trên mảnh đất mênh mông này. Đặc biệt cám ơn anh chị em đã dạy các trẻ em và giới trẻ của chúng ta biết cầu nguyện.

Tôi biết rõ: việc làm của anh chị em, dù đáng làm, nhưng không dễ dàng. Nên tôi khuyến khích anh chị em kiên nhẫn, và tôi yêu cầu các giám mục và các linh mục của anh chị em nâng đỡ anh chị em bằng một nền huấn luyện tín lý, thiêng liêng và mục vụ có khả năng giúp anh chị em mỗi ngày mỗi hữu hiệu hơn trong các cố gắng của anh chị em. Ngay trong những lúc nhiệm vụ xem ra quá nhiều, tài nguyên quá ít, trở ngại quá lớn, thì anh chị em cũng đừng nên quên rằng việc làm của anh chị em là một việc làm thánh thiện. Chúa Thánh Thần hiện diện ở bất cứ nơi nào danh Chúa Kitô được công bố. Người ở giữa chúng ta bất cứ khi nào ta nâng tâm và trí lên cùng Thiên Chúa trong lúc cầu nguyện. Người sẽ ban cho anh chị em ánh sáng và sức mạnh anh chị em cần tới! Sứ điệp anh chị em đem đến sẽ càng bén rễ chắc chắn hơn trong tâm hồn người ta nếu anh chị em không chỉ là các thầy cô mà còn là các chứng tá. Gương sáng của anh chị em nên nói cho mọi người biết cái đẹp của việc cầu nguyện, sức mạnh của lòng thương xót và tha thứ, niềm vui của việc chia sẻThánh Thể với anh chị em mình.

Cộng đồng Kitô hữu ở Uganda lớn mạnh nhờ chứng tá các tử đạo. Các ngài làm chứng cho sự thật đã giải phóng con người; các ngài sẵn sàng đổ máu mình ra để trung thành với điều các ngài biết là tốt, là đẹp và là thật. Hôm nay, chúng ta đứng tại đây, tại Munyonyo, tại nơi Vua Mwanga nhất quyết quét sạch mọi môn đệ của Chúa Kitô. Ông đã thất bại trong mưu đồ này, giống hệt Vua Hêrốt đã thất bại trong việc hạ sát Hài Nhi Giêsu. Ánh sáng soi trong đêm tối, và đêm tối không thắng được nó (xem Ga 1:5). Sau khi thấy chứng từ không biết sợ của Thánh Andrew Kaggwa và các bạn tử đạo, các Kitô hữu Uganda càng trở nên xác tín hơn vào lời hứa của Chúa Kitô.

Xin Thánh Andrew, quan thầy anh chị em, và mọi vị giáo lý viên tử đạo của Uganda, cầu bầu để anh chị em nhận được ơn trở thành các giáo lý viên khôn ngoan, những giáo lý viên nam nữ mà lời nói nào cũng đầy ơn thánh, thành các chứng tá đầy thuyết phục đối với sự sáng lạn của sự thật Thiên Chúa và niềm vui Tin Mừng! Anh chị em hãy ra đi một cách không sợ hãi đến mọi thị trấn và thôn làng của xứ sở này, để loan truyền hạt giống tốt của Lời Chúa, và anh chị em hãy tin tưởng vào lời hứa của Người rằng anh chị em sẽ trở về hân hoan, với những bó lúa nặng trĩu của mùa gặt hái.

Omukama Abawe Omukisa!

(Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!)
 
Một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong hang đá nhà thờ Chúa Hài Đồng
Giuse Thẩm Nguyễn
19:23 27/11/2015
Một trẻ sơ sinh còn dính cuống rốn đã bị bỏ rơi trong hang đá của Nhà Thờ Chúa Hài Đồng.

New York (AP) Một điều bất ngờ đã xảy vào chiều ngày thứ hai tại một nhờ ở New York: Một trẻ sơ sinh còn dính cuốn rốn đã bị bỏ rơi tại ngay máng cỏ mừng Chúa Giánh Sinh. Cảnh sát đang truy tìm xem ai là người đã bỏ rơi đứa trẻ này.

Vào ngày thứ hai vào khoảng 11:30 trưa, người dọn dẹp nhà thờ Chúa Hài Đồng ở vùng Richmond Hill of Queen đã rời nhà thờ để đi ăn trưa và khi trở về lúc 1:00 chiều, anh ta nghe thấy tiếng trẻ em khóc nhưng không thấy ai ở đó cả.

Anh ta liền báo cảnh sát và chỉ cho thấy phía hang đá trước cửa nhà thờ có cảnh một trẻ em được bọc bằng khăn bông đặt nằm trong máng cỏ. Cha chính xứ Christopher Heanue viết trên trang mạng xã hội của mình rắng đứa trẻ là một bé trai, nặng khoảng 5 pounds.

Nhân viên cấp cứu đã đến và mang đứa trẻ vào nhà thương gần đó. Cảnh sát cho hay sức khỏe của đứa bé trong tình trạng tốt.

Thành phố New York có một luật mà người ta gọi nôm ra là luật thiên đàng an toàn quy định rằng bất cứ ai không cần phải khai tên của mình có thể đem bỏ rơi một trẻ sơ sinh tại một nhà thờ, bệnh viện, sở cảnh sát hay trạm cứu hỏa mà không bị truy tố. Nhưng cũng theo luật này, gọi là Luật Bảo Vệ Trẻ Em Bị Bỏ Rơi thì đứa trẻ bị bỏ rơi phải được ở lại với một người nào đó hay gọi cho cơ quan chức năng ngay lập tức. Cảnh sát cho biết, trường hợp bỏ rơi em bé trong nhà thờ hôm nay đã vi phạm luật Bảo Vệ Trẻ Em và cảnh sát đang truy tìm xem ai là người đã bỏ rơi em bé này.

Trong ngày thứ Ba, cảnh sát đã vào các khu phố lân cận để dò hỏi, tìm xem có ai, có cơ sở nào ghi lại được hình ảnh gì, cũng như phỏng vấn các nhân chứng để tìm ra mẹ của đứa bé.

Cha Haanue viết “ Chúng ta hãy cầu nguyện cho đứa trẻ, cho cha mẹ và cho cả người sẽ nhận nuôi đứa trẻ trong nhà mình.”
 
Chuyện bên lề cuộc tông du Kenya: những giọt nước mắt cuả các bà thợ may.
Trần Mạnh Trác
19:31 27/11/2015

"Tất cả đều quì xuống và oà lên khóc vì vui", Sơ Ida Lagonegro cho biết khi mô tả những thợ may cuả xưởng mà Sơ đã điều hành 48 năm qua, khi họ được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng mặc chiếc aó lễ mà họ đã khâu vá với chính bàn tay cuả họ.

Là một nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đến từ Pavoda, Bắc Ý, Sơ Ida giúp đỡ các phụ nữ trong khu ổ chuột Kangemi bằng cách điều hành một xưởng thợ có tên là 'the Worker Women’s Project,'( Chương trình phụ nữ lao động).

Xưởng may hiện đang có 6 thợ chính và 24 thợ may. Nhờ công việc cuả Chương Trình, và với sự giúp đỡ tinh thần cuả các linh mục dòng Tên đang cai quản giáo xứ Thánh Giuse Thợ ở bên cạnh, nhiều phụ nữ đã có thể xây dựng lại tương lai cuả họ và lánh xa đường dây mại dâm.

Khu ổ chuột Kangemi nôn nóng mong đợi sự thăm viếng cuả ĐTC, "Trong từng túp lều một của khu ổ chuột, đã có một sự phấn khích và nhiệt tình mà tôi chưa từng thấy trong 48 năm qua", Sơ Ida nói thêm.

Theo tin cuả tờ báo Kenya's Standard, cũng nhờ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, các đơn đặt hàng đã tới tấp gởi đến xuởng may: 2.000 dây stola, 70 áo lễ và 370 áo trắng.
 
Đức Thánh Cha sẽ tới thăm biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ vào tháng Hai
Đặng Tự Do
23:30 27/11/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận rằng ngài sẽ đến thăm Mễ Tây Cơ vào tháng Hai năm tới, và dừng chân tại biên giới Mỹ.

Trong chuyến bay từ Rôma đến Nairobi hôm 25 tháng 11, Đức Thánh Cha nói với các phóng viên rằng ngài sẽ tới Ciudad Juarez, nằm ngay bên kia Rio Grande đối diện với El Paso, Texas. Việc dừng chân của Đức Thánh Cha ở thành phố biên giới chắc chắn sẽ gây sự chú ý đến tình cảnh những người nhập cư phải đối mặt khi tìm cách nhập cảnh vào Mỹ.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng hồi tháng Chín vừa qua ban đầu ngài đã hy vọng có thể đến một thành phố biên giới Mexico và vào Mỹ qua con đường này. Kế hoạch đó đã bị hủy bỏ vì tình trạng sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng.
 
Đức Hồng Y André Vingt-Trois nói: Môi sinh là vấn đề sinh tử
Đặng Tự Do
23:45 27/11/2015
Trong một bài giảng thuyết một tuần trước khi bắt đầu Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015, gọi tắt là COP 21, tại Paris, Đức Hồng Y André Vingt-Trois cảnh báo chống lại hai cám dỗ liên quan đến sinh thái.

Cám dỗ đầu tiên là “mơ về một vũ trụ tinh khiết”, thuần khiết đến mức không có chỗ cho nhân loại. “Đây là một thiên đường trần thế mà không có con người. Đó là hệ sinh thái chống lại loài người, nói cách khác là viễn kiến xem con người như một kẻ xâm nhập và một tên phá hoại”

Cám dỗ thứ hai, theo Đức Hồng Y Vingt-Trois là mơ về một “hệ sinh thái cục bộ” trong đó chúng ta tận dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên để “bảo vệ cách sống của chúng ta” và để “đảm bảo sự thịnh vượng của riêng chúng ta có thể được tiếp tục.”

Đề cập đến thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Vingt-Trois gọi sinh thái là một dự án toàn cầu của cuộc sống mà phải vươn tới được tất cả các lĩnh vực của đời sống con người ... Sinh thái học không phải là một sự trang trí sang trọng cho các xã hội phát triển, nó là một vấn đề sinh tử mời gọi chúng ta sửa đổi cách sống của chúng ta để có thể tồn tại được.”

Ngài nói thêm, sinh thái học “không chỉ tính đến công việc của chúng ta, lợi ích của chúng ta, hy vọng của chúng ta, hệ tư tưởng của chúng ta,” nhưng là “tổng thể của vũ trụ trong đó Chúa Kitô là trung tâm”.
 
Top Stories
Vietnam: Projet de loi sur la religion : nouveau débat à l’Assemblée nationale
Eglises d'Asie
20:55 27/11/2015
27/11/2015 - Le 20 novembre dernier, l’Assemblée nationale a consacré la 10e réunion de son actuelle session à la discussion du projet de « loi sur les croyances et la religion ». Plusieurs journaux et sites officiels en ont présenté un compte-rendu. Cependant, la version des débats qui ont eu lieu entre les députés varie considérablement selon les sources.

Site officiel, Biênphong (‘Gardes-frontières’), qui titre son article : « Il n’y a pas encore une véritable valorisation de la liberté religieuse », affirme d’emblée que les députés ont critiqué le comité de rédaction du projet de loi, car celui-ci a été présenté à l’Assemblée nationale avec des prescriptions sommairement rédigées, ne répondant pas aux besoins réels, et surtout trop loin les conceptions du Parti et de l’Etat en matière religieuse. Le même article affirme également que de nombreux députés ont déclaré que la liberté religieuse n’était pas encore reconnue dans sa vraie nature. Le projet contient encore trop d’activités pour lesquelles les responsables religieux doivent demander une permission avant d’obtenir une autorisation du gouvernement, souligne le site Internet.

Le compte-rendu officiel, visible sur le site Internet de l’Assemblée nationale, donne une image plus positive de ce débat concernant la future loi sur la religion. L’ensemble des députés, affirme-t-il, apprécierait les nouveautés contenues dans le projet, des nouveautés absentes de l’Ordonnance sur la religion en vigueur depuis 2004. Le projet de loi lui serait supérieur par son ouverture et par la clarté de ses prescriptions. Entre autres choses, la future loi reconnaîtrait que la liberté de croyances et de religion est le droit de tous, un droit de l’homme.

Cependant, les députés ont proposé d’apporter des clarifications supplémentaires à un certain nombre de conceptions introduites à l’intérieur du nouveau projet. Certains représentants du peuple ont fait remarquer que la future loi est très prolixe en matière de « religion » alors qu’elle est trop discrète lorsqu’elle parle de « croyances ». Les critiques ont laissé entendre que les « croyances » prendraient davantage de place dans l’avenir. Ce sera, en particulier, le cas pour le culte des ancêtres qui est à la racine de la plupart les « croyances ». Il a été proposé de créer une commission d’études destinée à compléter la partie de la loi consacrée aux « croyances ».

D’autres faiblesses du projet ont été soulignées lors de cette réunion à l’Assemblée nationale. Certains ont déclaré qu’il fallait y ajouter la liste des responsabilités et des devoirs des citoyens à l’égard de leur propre religion, ainsi que le respect que chacun doit manifester à l’égard des religions des autres personnes.

Il faut cependant marquer que les critiques émises par certains députés sont fort éloignées de celles qui ont été mises par les diverses religions. Il est d’ailleurs assez étonnant que les représentants du peuple ne se soient jamais fait l’écho, dans leurs débats, des vigoureuses critiques lancées contre ce texte par les responsables des grands courants religieux du Vietnam.

A titre d’exemple, on peut citer les conclusions sans appel du jugement porté par la Conférence épiscopale sur ce projet de loi. Celui-ci, ont affirmé les évêques, ne cherche pas le bonheur du peuple mais ne vise qu’à satisfaire les intérêts des gouvernants. Le projet tourne le dos à la liberté de croyance et de religion, et suscite davantage d’inquiétudes dans la population qu’il n’apporte de satisfaction. Enfin, après avoir relevé quatorze articles ou paragraphes qui font difficulté ou sont contraires au droit international, les évêques concluaient que ce nouveau texte de loi était en opposition avec la Déclaration universelle des droits de l’homme et la Constitution en vigueur au Vietnam, et qu’il constituait un véritable retour en arrière. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 27 novembre 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gx CTTD VN Arlington mừng Bổn Mạng 2015
Trần Trọng Long - Trịnh Hiệp
14:17 27/11/2015
Xem hình ảnh do Trịnh Hiệp

“Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam.
Tiếng lòng tha thiết, con dân Nước Nam hoà khúc khải hoàn ca…”


Lời nhạc mở đầu cho Thánh lễ Đại Trào Tôn Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN). Để chuẩn bị mừng ngày trọng đại này, giáo xứ đã tổ chức Tuần Ba gồm có các giờ chầu Thánh Thể trước các thánh lễ sáng và chiều hằng ngày của giáo xứ từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 11, năm 2015.

Được biết hàng năm Giáo xứ CTTĐVN long trọng mừng Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn Mạng Giáo Xứ vào dịp Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day). Đặc biệt năm nay, giáo xứ vui mừng và hân hạnh được đón tiếp Đức Cha Đa-Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc và qúi Cha trong phái đoàn đi công tác mục vụ của giáo phận tại hải ngoại. Đức Cha Đa-Minh và phái đoàn đã không quảng ngại đến thăm giáo xứ cùng hiệp ý dâng Lễ Tạ Ơn và Mừng Bổn Mạng Giáo xứ.

Chương trình mừng lễ trong ngày gồm có:

1. Cung nghinh Hài Cốt CTTĐVN và Tượng Chúa Kitô Vua.
2. Nghi thức dâng hương kính thờ Ba Ngôi Thiên Chúa và Tôn kính CTTĐVN theo nghi lễ cố truyền Việt Nam.
3. Thánh lễ Đại Trào Tôn Kính CTTĐVN.
4. Văn Nghệ và Tiệc mừng Thanksgiving.

Trong phần giảng lễ, Đức Cha Đa-Minh đã ân cần nhắn nhủ đoàn chiên mục đích mừng Lễ Tạ Ơn là những gì Chúa ban cho chúng ta không phải chỉ để làm lời… nhưng để chia sẻ với mọi người. Tạ ơn về những ơn lành Chúa ban và biết chia sẻ những ơn lành đó để chúng ta cùng trung thành với Các Thánh trên trời.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha chánh xứ Phanxicô-Maria Vũ Văn Vinh, CMC., có đôi lời cám ơn đến Đức Cha và quí Cha đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ. Cũng nhân dịp này, Cha chánh xứ không quên nhắc nhở giáo dân về lòng biết ơn của giáo xứ đến với Đức Cha Giáo phận Fort Worth và quí Cha tiền nhiệm. Vì cách đây 17 năm về trước, lúc đó cộng đoàn giáo dân Việt Nam đang sinh hoạt chung với hai cộng đoàn Mỹ và Mễ tại giáo xứ Saint Matthew, Arlington, Texas. Thì vào dịp lễ Thanksgiving năm 1998, giáo phận cho phép cộng đoàn giáo dân Việt Nam thành lập Giáo Xứ Các Thánh Từ Đạo Việt Nam tại Arlington, Texas mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Trước khi ban phép lành kết lễ, Đức Cha Đa-Minh có đôi lời khen ngợi về sự sống động và lòng sùng đạo của giáo dân cũng như nếp sống chan hòa với nhau trong tình bác ái. Đức Cha chúc mừng và chúc lành cho toàn thể mỗi gia đình trong xứ đạo. Và nhân dịp Giáo Phận Xuân Lộc Kỷ Niệm 50 Năm Hồng Ân (1965-2015) và khởi công xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Núi Cúi còn được gọi là Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Núi Cúi thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Đức Cha trao tặng cho giáo xứ tượng Đức Mẹ Núi Cúi, để Mẹ luôn luôn ở cùng và cầu bầu cho đoàn con Giáo xứ CTTĐVN. Trong tiếng pháo tay reo mừng biết ơn của toàn thể giáo dân trong xứ đạo và … qua phép lành của Đức Cha và quí Cha đồng tế, giáo dân Giáo xứ CTTĐVN hoà nhịp reo mừng theo tiếng đàn ca:

“Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la.
Xin dâng lời cảm mến hòa theo tiếng hát dâng lên…”
 
Lễ Tạ ơn tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
LM. Nguyễn Kim Long
16:59 27/11/2015
Lễ Tạ ơn (Thanksgiving) tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.

Hằng năm, người dân Hoa Kỳ tổ chức Lễ Tạ ơn vào ngày Thứ Năm thứ tư của tháng 11. Tạ ơn (Thanksgiving) luôn là một hành động tuyệt vời con người dâng lên Thiên Chúa, cảm tạ Ngài về những hồng ân đã đón nhận trong cuộc sống: sức khoẻ, gia đình, con cái, sự nghiệp; và cám ơn những ân nhân đã giúp đỡ trong cuộc sống.

Xem Hình

Lịch sử của ngày Lễ Tạ ơn được bắt nguồn từ thế kỷ 16-17, khi một số những người Công Giáo và Thanh giáo từ nước Anh, không tuân lệnh nhà vua bỏ đạo và muốn con cái được giữ đạo, đã vượt biển đến vùng đất Châu mỹ. Họ đặt chân đến thành phố Plymouth của New England và đối diện với một mùa đông khắc nghiệt và thiếu lương thực. Một số đã bỏ mạng. Khi mùa xuân đến và được những người dân da đỏ gần đó giúp đỡ và chỉ cho cách trồng trọt, họ đã được một mùa bội thu hoa màu để sống. Trong tâm tình tạ ơn Thuợng đế và những người da đỏ tốt bụng, những người hành hương này (pilgrims) đã tổ chức tiệc tạ ơn, ăn các thực phẩm họ trồng và vui chơi nhiều ngày.

Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, hoà chung niềm vui Tạ ơn với người dân Hoa Kỳ, tổ chức Thánh Lễ Tạ ơn lúc 10:30am thứ Năm 26-11. Số người tham dự vượt ngoài điều mong ước lên đến khoảng 700 người. Thánh Lễ hôm nay, có sự hiện diện của 2 cha khách cùng đồng tế đến từ Missouri và Texas. Cha chủ tế, trong bài giảng, đã nhấn mạnh đến tâm tình tạ ơn đối với Thiên Chúa và với những người đã giúp mình bắt nguồn từ lòng nhạy cảm và sự chia sẻ. Ngài kể 2 câu chuy ện: 1- Cái hôn của Đức Giáo Hoàng Phanxico, khi đến Philadelphia tháng 8 vừa qua, lên trán em bé Giani bị ung thư não, giúp em đang bình phục, được xem như một phép lạ. 2- Một bé trai 7 tuổi quyết định lấy $20 dành dụm trong heo đất để mua Ipad, giúp cho một đền thờ Hồi giáo gần nhà mới bị trộm viếng. Ngài nhấn mạnh: Tạ ơn không chỉ dừng lại ở sự biết ơn vì những điều đã lãnh nhận: Tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Cha mẹ, tạ ơn đất nước và người dân Hoa Kỳ, và tạ ơn những ân nhân; nhưng còn phải biết chia sẻ, cho đi điều mình có cho những người nghèo và bất hạnh.

Sau Thánh Lễ, mọi người được mời ra hội trường cùng chia sẻ bữa cơm tạ ơn là những món ăn do các gia đình mang tới và hát karokee tạo nên bầu khi vui tươi cho ngày lễ.

Chúng con xin tạ ơn Chúa về một ngày tràn đầy hồng ân và niềm vui.

LM. Nguyễn Kim Long
 
Tân Giám Mục Phó Bà Rịa: Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
G. Trần Đức Anh OP
18:41 27/11/2015
VATICAN. Ngày 27-11-2015, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn làm Giám Mục Phó với quyền kế vị tại Giáo Phận Bà Rịa.


Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, 63 tuổi, cho đến nay là Tổng Đại diện Giáo phận Bà Rịa. Ngài sinh ngày 2-1-1952 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, theo học tại tiểu chủng viện Sàigòn từ năm 1961 đến 1971, rồi tại Giáo Hoàng Học Viện Piô 10 Đà Lạt từ 1971 đến 1977. Thụ phong linh mục ngày 31-12-1980 thuộc giáo phận Xuân Lộc. Từ năm 2005, ngài nhập tịch giáo phận tân lập Bà Rịa.

Sau khi thụ phong linh mục, cha Nguyễn Hồng Sơn lần lượt làm Cha sở giáo xứ Bình Sơn trong 10 năm (1981-1991), rồi 10 năm làm cha sở Giáo xứ Phước lễ (1991-2001), đồng thời làm Quản hạt Bà Rịa trong 4 năm (1994-2001).

Năm 2001, cha sang Pháp du học trong 5 năm, và đậu cao học thần học tín lý tại Đại Học Công Giáo Paris.

Trở về nước năm 2006, Cha Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc tiểu chủng viện thánh Tôma ở Bà rịa, đồng thời đặc trách thường huấn cho hàng giáo sĩ trong giáo phận. Cha cũng là thành viên Ủy ban giáo lý đức tin của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.

Từ năm 2009, Cha làm Tổng thư ký Hội đồng linh mục giáo phận Bà Rịa và năm 2011 được bổ làm Tổng đại diện của giáo phận này.

Trong nhiệm vụ mới, Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn phụ giúp Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, năm nay 73 tuổi, và sẽ kế nhiệm khi giáo phận trống tòa.

Giáo phận Bà Rịa được thành lập năm 2005 và có 254.302 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1.427.024 dân cư, với 84 giáo xứ, 107 LM giáo phận và 65 LM dòng, 282 tu huynh, 517 nữ tu và 72 đại chủng sinh.
 
Giáo xứ Tân Hội, Nha Trang dâng Thánh lễ cầu cho các vị tiền bối và ân nhân
Antôn Nguyễn Minh Dũng
20:37 27/11/2015
Giáo xứ Tân Hội, Nha Trang dâng Thánh lễ cầu cho các vị tiền bối và ân nhân

Vào sáng thứ bảy cuối tháng các đẳng, ngày 28/11/2015, giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các vị tiền bối và ân nhân đã đóng góp công sức và của cải vật chất xây dựng giáo xứ.

Nếu tính từ thời điểm cuối thế kỷ 19 là thời điểm một số giáo dân từ Nam-Ngãi-Bình-Phú vào lập nghiệp tại Đài Sơn và Tân Hội, thì đến nay đã hơn 130 năm.

Xem Hình

Còn nếu tính từ năm 1914 là năm giáo dân giáo họ Láng Mun xây 3 lò gạch để chuẩn bị làm 2 nhà vuông và nhà thờ, thì đến nay cũng đã hơn 100 năm.

Vào thời điểm mới hình thành đó, biết bao vị tiền bối và ân nhân đã đóng góp công sức và của cải vật chất để xây dựng giáo xứ. Một số người còn dâng cúng cả ruộng nương với diện tích khá lớn để giáo xứ có thêm thu nhập hằng năm trả dần món nợ đã vay của Hội Phaolô Châu.

Trước đây, giáo xứ Tân Hội là giáo họ Láng Mun, trực thuộc giáo xứ Dinh Thủy-Tấn Tài. Do đó, trong Thánh lễ cầu nguyện cho các vị tiền bối và ân nhân, giáo xứ không thể không nhớ tới các Cố đã từng coi sóc giáo xứ Dinh Thủy-Tấn Tài, đó là Cố Đề (RP Gonzague Villaume 1882-1900), Cố Nhạc (RP Louis Nezeys 1900-1903), Cố Nhã (RP Alexis Boivin 1903-1907), Cố Sáng (RP Jules Labiausse 1907-1920), Cố Yên (RP Guillaume David 1920-1924), Cố Lợi (RP Marcel Piquet 1924-1928), Cố Châu (RP Pierre Ledarré 1928-1945).

Đặc biệt, giáo xứ thành kính tưởng nhớ các Linh mục đã từng coi sóc giáo xứ mà nay đã về với Chúa. Trước tiên là Cha Phêrô Nguyễn Văn Quyển, Linh mục Quản xứ tiên khởi (6/1947-16/7/1955), rồi đến Cha Giacôbê Nguyễn Hữu Thiên (9/1956-9/1957), Cha Gioan Vũ Văn Nghiêm (6/1961-10/1970), Cố Kim (RP Marc Lefebvre 12/1970-30/12/1975), Cha Giuse Đinh Tường Huấn (1976-3/1990) và Cha Gioan Baotixita Hoàng Kim Đạt (21/2/2002-13/9/2006).

Cùng với các Linh mục Quản xứ qua các thời kỳ, giáo xứ cũng nhớ tới những vị đã tham gia Hội đồng giáo xứ, những người đã sinh hoạt trong các Đoàn thể, Ca đoàn, Ban Thủ liệt, Ban Trợ táng, Giáo lý viên v.v.

Giáo xứ chuyển qua một giai đoạn mới kể từ ngày 21/11/2011. Đó là ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ. Ngày hôm đó, giáo xứ chính thức khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới với phần thi công khai móng.

Thật ra, để có thể khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới, trong khoảng gần 10 năm trước đó, giáo xứ đã bắt đầu đón nhận sự ủng hộ, giúp đỡ của rất nhiều ân nhân xa gần.

Sau hơn 1 năm 8 tháng xây dựng, nhờ sự giúp đỡ quảng đại của quý ân nhân trong nước cũng như hải ngoại, sự nỗ lực hy sinh của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ, ngôi nhà thờ mới đã được khánh thành và cung hiến ngày 23/8/2013.

Trong quá trình hình thành và phát triển của giáo xứ, biết bao mồ hôi và máu đào của các vị tiền bối và ân nhân đã đổ xuống, biết bao mẫu gương anh dũng đã kiên cường sống và làm chứng về đức tin của mình, biết bao hy sinh và đóng góp đã được dâng cúng, công khai có, âm thầm có, để giáo xứ có được như ngày hôm nay.

Từ nay về sau, giáo xứ sẽ dành riêng sáng thứ bảy cuối tháng các đẳng để dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các vị tiền bối và ân nhân đã đóng góp công sức và của cải vật chất xây dựng giáo xứ mà nay đã về với Chúa.

Trong số các ngài, chắc chắn có rất nhiều vị đã được Chúa cho vui hưởng hạnh phúc trong Nước của Chúa. Với những vị này, giáo xứ xin các ngài chuyển cầu để Chúa tuôn đổ dồi dào ơn lành cho giáo xứ.

Đối với những người còn đang phải trải qua giai đoạn thanh luyện nơi luyện ngục, giáo xứ cầu xin Chúa, vì những hy sinh đóng góp cách này cách khác của họ dành cho giáo xứ, xin Chúa dủ lòng thương rộng ban cho họ ơn tha thứ và mau đón nhận họ vào Vương Quốc Vĩnh Cửu của Chúa.

Antôn Nguyễn Minh Dũng
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bàn về bản dịch kinh “Xin Chúa Thương Xót”
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
10:45 27/11/2015
Bàn về bản dịch kinh “Xin Chúa Thương Xót”

Như chúng ta đã biết, sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965), Giáo Hội đã tiến hành việc canh tân phụng vụ, trong đó có Sách lễ Rôma. Ấn bản mẫu thứ nhất (tiếng La-tinh) xuất bản năm 1970, được chuyển ngữ sang tiếng Việt và được Tòa Thánh chuẩn y vào năm 1971. Năm năm sau, ấn bản mẫu thứ hai ra đời (có thêm và sửa đổi đôi chút), bản này được dịch ra tiếng Việt và đưa vào sử dụng vào năm 1992. Và ấn bản mới nhất, lần thứ ba, được công bố từ năm 2000, và được xuất bản vào năm 2002.

Tại Việt Nam, trong khi chờ đợi bản dịch mới của Sách Lễ Rôma, Uỷ Ban Phụng Tự, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã xuất bản cuốn “Nghi thức Thánh lễ” vào tháng 9 năm 2005, tuy chỉ là một phần nhỏ, nhưng quan trọng nhất của Sách lễ Rôma, được sử dụng từ lễ Phục Sinh năm 2006. Để dùng vào việc tham khảo, Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần đã dịch Quy Chế Tổng Quát (QCTQ) (Institutio generalis Missalis Romani) (đây là bản dịch của QCTQ 2000; QCTQ 2002 mới đầy đủ nhất).

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn về bản dịch của kinh “Xin Chúa Thương Xót”.

Trong cả ba ấn bản mẫu của Sách Lễ Rôma, đều có câu bằng tiếng Hy-lạp: Kyrie, eleison - Christe, eleison - Kyrie, eleison.

Ta cùng xem bản dịch của một số ngôn ngữ:

- Tiếng Anh: Lord, have mercy - Christ, have mercy - Lord, have mercy.

- Tiếng Pháp: Seigneur, prends pitié - O Christ, prends pitié - Seigneur, prends pitié.

- Tiếng Đức: Herr, erbarme dich - Christus, erbarme dich - Herr, erbarme dich.

- Tiếng Ý: Signore, pietà - Cristo, pietà - Signore, pietà.

- Tiếng Tây Ban Nha: Señor, ten piedad - Cristo, ten piedad - Señor, ten piedad.

- Tiếng Việt : Xin Chúa thương xót chúng con - Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con - Xin Chúa thương xót chúng con.

Như vậy, ta nhận thấy bản dịch tiếng Việt chưa chính xác, đáng lẽ phải được dịch như sau: Lạy Chúa, xin thương xót - Lạy Chúa Ki-tô, xin thương xót - Lạy Chúa, xin thương xót.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, ta phải tìm hiểu nguồn gốc của kinh “Xin Chúa Thương Xót”.

Vào thời văn minh Hy-lạp cổ đại, từ Kyrios trong tiếng Hy-lạp được coi như một lời chúc tụng dành cho một thần minh hay một vị chúa tể mà người ta tôn kính như vị thần. Giáo Hội đã chấp nhận từ này theo nghĩa của các bản văn thánh Phaolô về Chúa Ki-tô Phục Sinh, Đấng được coi như là Thiên Chúa của Phao-lô:

- Trong sách Công Vụ Tông đồ (2, 36), thánh Phêrô nói với đám đông sau khi Chúa Thánh Thần ngự đến, “Đức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa (Kyrios) và làm Đấng Ki-tô”.

- Thánh Phao-lô gửi tín hữu Phi-líp-phê (2, 11): “và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Kyrios).

Thời Giáo Hội sơ khai, ba lời cầu khẩn: Lạy Chúa, Lạy Chúa Ki-tô, Lạy Chúa đều thưa lên với Chúa Ki-tô. Nhưng từ thế kỷ thứ IV, thời mà Giáo Hội phải chiến đấu chống lại những lạc giáo từ chối thần tính của Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần, thì những lời cầu khẩn này được qui hướng về Chúa Ba Ngôi: lời Lạy Chúa đầu tiên được xem như thưa lên với Chúa Cha, lời Lạy Chúa Ki-tô đương nhiên là thưa lên với Chúa Ki-tô, và lời Lạy Chúa cuối cùng để thưa lên với Chúa Thánh Thần. Chính cuộc canh tân phụng vụ của Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã trả lại chiều kích qui Ki-tô cho lời Kinh Thương Xót, tức là lấy Chúa Ki-tô làm trung tâm. Như thế, mỗi khi chúng ta đọc hay hát “Lạy Chúa, xin thương xót”, chính là ta thưa lên với Chúa Ki-tô.

Một số người đã đặt câu hỏi này: tại sao lại không có những từ tương đương với Kyrie, eleison bằng tiếng La-tinh ? Câu trả lời là tiếng Hy-lạp vốn là ngôn ngữ phổ biến của các Giáo Hội tiên khởi cho tới thế kỷ thứ III, trong đó có cả giáo phận Rôma; và lời cầu nguyện Kyrie, eleison quen thuộc đến mức lời này vẫn được sử dụng khi tiếng La-tinh trở thành thông dụng ở thành Rô-ma.

QCTQ 1975, số 30 nói về Kinh Thương Xót như sau:

“Sau nghi thức sám hối, bắt đầu kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” trừ khi đã dùng kinh này trong ghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là cộng đoàn, ca đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó”.

Trong QCTQ 2000 (bản dịch của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần), số 52: “Sau nghi thức sám hối, là luôn luôn đến kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, trừ khi đã dùng kinh này trong nghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó.”

Theo cả hai đoạn văn này thì mẫu tiếng Hy-lạp “Kyrie, eleison” và các mẫu ngôn ngữ khác đều có hai khía cạnh: tung hô và kêu cầu. Hình như bản dịch tiếng Việt không thể hiện được khía cạnh tung hô của kinh này.

Điều đáng nói là cả hai QCTQ 1975 (số 30) và 2000 (số 52) đều nói đến kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, và tựa đề của hai số trên cũng đều là “Lạy Chúa, xin thương xót”; Thế mà trong Sách lễ Rô-ma 1992 và trong sách “Nghi thức Thánh lễ” (2005), bản dịch chính thức vẫn là “Xin Chúa thương xót chúng con” ! Tại sao kinh này tới bây giờ vẫn chưa được sửa ? Lý do nào kinh này không được sửa ? Hơn nữa với ấn bản mẫu thứ ba này, Thánh Bộ Phụng Tự yêu cầu các Hội Đồng Giám Mục phải trung thành hết mức với bản mẫu.

Rất mong Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cứu xét lại về bản dịch của kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”.

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Buổi Sáng Bình An
Nguyễn Đức Cung
21:33 27/11/2015
BUỔI SÁNG BÌNH AN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hồ thu tĩnh lặng sương sa
Bỗng nhiên lòng thấy thật là bình yên.
(nđc)