Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến
Lm Đan Vinh
04:31 27/11/2019
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng A
Is 2,1-5 ; Rm 13,11-14 ; Mt 24,37-44
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 24,37-44
(37) Quả thế, thời ông Nô-e thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (38) Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-e vào tàu. (39) Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (40) Bấy giờ hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. (41) Hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. (42) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. (43) Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. (44) Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
2. Ý CHÍNH:
Ngày tận thế sẽ đến vào lúc bất ngờ, nên đòi người ta phải luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng đón Chúa. Như trong nạn lụt hồng thủy thời No-e: chỉ có gia đình No-e vì đã tỉnh thức và đóng tàu mới được cứu thoát. Tỉnh thức như chủ nhà thức canh đề phòng kẻ trộm khoét vách nhà mình trong đêm tối. Tóm lại, các môn đệ cần luôn tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến bất ngờ.
3. CHÚ THÍCH:
- C 37-39: + Thời ông Nô-e thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy: “Con Người” ám chỉ Đấng Thiên Sai. Đức Giê-su đối chiếu nạn hồng thủy thời Nô-e với cuộc trở lại trong vinh quang vào ngày tận thế của Người để phán xét chung nhân loại hay phán xét riêng mỗi người vào giờ chết. + Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy…: Cuộc quang lâm của Con Người vào ngày tận thế cũng giống như nạn hồng thủy. Cũng như thời Nô-e thiên hạ cứ sinh hoạt vui chơi mà không quan tâm đến những dấu báo hiệu đại họa sắp đến, nên đã chết thê thảm, thì cuộc quang lâm của Vua Thẩm Phán Giê-su vào ngày tận thế cũng sẽ đến bất ngờ như vậy.
- C 40-41: + Hai người đàn ông… Hai người đàn bà…: để diễn tả số phận con người khác nhau tùy theo thái độ tỉnh thức và tùy lối sống của họ, Đức Giê-su đã dùng hai hình ảnh cụ thể minh họa: hai người đàn ông đang làm việc ngoài đồng, hai người đàn bà đang xay chung một cối bột. + Thì một được đem đi, một bị bỏ lại: Người ta có thể cùng làm chung một ngành nghề, nhưng tùy theo cách sống mà số phận đời đời của họ sẽ khác nhau: người này được tiếp nhận, kẻ kia bị bỏ rơi.
- C 42-44: + Hãy canh thức, vì không biết giờ nào…: Để khỏi bị bất ngờ như những dân chúng thời Nô-e, các môn đệ phải luôn tỉnh thức sẵn sàng. Tỉnh thức không phải là thụ động chong đèn ngồi chờ, nhưng là tích cực làm việc như người quản gia chu toàn nhiệm vụ cấp phát lương thực cho gia nhân (x. Mt 24,45); Như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang dầu theo cây đèn để đi đón chàng rể (x. Mt 25,4); Như người đầy tớ biết làm lợi gấp đôi số nén bạc được chủ trao phó (x. Mt 25,20). Tỉnh thức bằng việc luôn sống theo tám mối phúc thật (x. Mt 5,3-12), biết quan tâm chia sẻ và phục vụ tha nhân, nhất là đối với những người nghèo đói (x.Mt 25,34-40). + Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng…: Các môn đệ phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến bất ngờ, như chủ nhà tỉnh thức đề phòng kẻ trộm đến khoét vách nhà mình.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao phải tỉnh thức để đón chờ Chúa đến ?
2) Đức Giê-su đã dạy môn đệ bài học gì về sự tỉnh thức qua câu chuyện lụt đại hồng thủy thời No-e ?
3) Đức Giê-su đã dùng hai hình ảnh nào để minh họa cho lối sống tỉnh thức của người môn đệ hầu chuẩn bị cho ngày tận thế sẽ đến ?
4) Người môn đệ Chúa phải có thái độ tỉnh thức thế nào ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Mt 24,42).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KẾ SÁCH CÁM DỖ HOÀN HẢO NHẤT CỦA MA QUỶ:
Một câu chuyện ngụ ngôn về sự cám dỗ của ma quỷ như sau: Có ba tên quỷ con đang thời kỳ huấn luyện đi cám dỗ loài người. Một hôm tên quỷ già thầy giáo yêu cầu lũ quỷ học trò đề ra kế sách hòan hảo để cám dỗ loài người. Tên quỷ thứ nhất thưa rằng: “Tôi sẽ nói với loài người rằng: trên đời này làm gì có Thiên Chúa, nên các ngươi cứ việc ăn chơi thỏa thích theo lòng đam mê của mình”. Nhưng tên quỷ già bảo: “Kế sách đó khó thành công lắm, vì dù không thấy Thiên Chúa vô hình, nhưng hầu như mọi người đều cảm thấy sự hiệu hữu của ông ta”. Tên quỷ con thứ hai trình bày: “Phần tôi sẽ rỉ tai cho loài người biết: chết đi là hết. Thiên đàng hay hỏa ngục chỉ là sự tưởng tượng để hù dọa họ phải ăn ngay ở lành mà thôi chứ không có thực! Do đó, các ngươi cứ việc vui chơi thỏa thích, kẻo giờ chết đến thì khi ấy có muốn cũng không thể vui chơi được nữa!”. Tên quỷ già gật gù nói: “Kế đó cũng hay đấy. Nhưng có lẽ loài người vẫn biết có quả báo, có thiên đàng để thưởng kẻ lành và hỏa ngục để phạt kẻ dữ”. Tên quỷ con thứ ba thì nêu ý kiến này: “Phần tôi, tôi sẽ làm cho con cái loài người tin rằng còn lâu chúng mới chết. Do đó chúng cứ việc thỏa mãn những đam mê lạc thú ở đời. Khi nào phải nằm liệt giường sắp chết, sẽ ăn năn sám hối cũng chưa muộn!”. Nghe xong, tên quỷ già khoái chí cười hô hố. Nó vừa xoa đầu tên quỷ học trò vừa khen lấy khen để: “Trò giỏi lắm. Quả đó là kế sách rất hạp ý ta. Với phương kế này, chắc chắn nước hỏa ngục của chúng ta sẽ ngày càng bành trướng vì sẽ có thêm rất nhiều kẻ gia nhập đó!”.
2) CẦN TỈNH THỨC ĐỀ PHÒNG TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN:
Sách “Cổ Học Tinh Hoa” có kể lại một câu chuyện như sau:
Bấy giờ vua nước Ngô định đem quân đánh nước Tề, nhiều người lên tiếng can ngăn, nhưng vua chẳng chịu nghe, lại còn ra lệnh nếu ai nói tới việc đình chiến thì sẽ bị chém đầu. Một vị quan trẻ tuổi nhưng nổi tiếng khôn ngoan, luôn ba ngày liền cứ sáng sớm mang cung đến khu vườn trong hoàng cung. Không đếm xỉa gì tới sương rơi và nắng gội. Ngày thứ ba, vua gặp và hỏi:
- Khanh làm gì đó?
- Thưa trên ngọn cây cổ thụ này có con ve sầu hút gió, uống sương và kêu ve ve suốt ngày. Con ve nghĩ mình yên thân, nhưng đằng sau phía xa lại có một con bọ ngựa đang rình chờ nhảy tới vồ nó. Trong lúc bọ ngựa định tóm cổ con ve sầu, thì ở gần đó lại có một con chim sẻ đang dòm ngó, tìm cách bắt con bọ ngựa. Nhưng chính con chim sẻ này lại không dè dưới gốc cây có người lại đang nhắm bắn nó. Chính hạ thần đây là người đang rình bắn con chim sẻ. Nhưng hạ thần lại quên rằng sương rơi và nắng chiếu lại có thể làm cho mình bị cảm và chết. Cũng như nhiều người, hạ thần chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ nhen trước mắt mà quên mất cái hại tày đình đang rình chờ ở sau lưng.
Hiểu vị quan này có ý thức tỉnh mình, sau đó nhà vua nước Ngô đã nghĩ lại và quyết định thôi không đem quân đi xâm lấn nước Tề.
3) TỈNH THỨC ĐÓN CHÚA LÀ CHĂM CHỈ LÀM VIỆC THAY VÌ NGỒI CHỜ:
Một người thuộc bộ lạc miền núi cả đời như chưa từng thấy ánh sáng văn minh. Một hôm ông được đưa xuống thăm một đô thị. Ngay đêm đầu tiên, ông giật mình thức giấc vì tiếng trống vang cùng khắp đô thị. Sau khi được người chung quanh cho biết đó là tiếng trống báo động về một cuộc hỏa hoạn vừa xảy ra tại một khu phố. Người dân miền núi nhìn ngọn lủa đang bốc cháy tại một góc trời, rồi ông trở lại giường ngủ tiếp.
Trở về làng, ông báo cáo với các chức sắc trong làng như sau: Người dân thành thị có một hệ thống chữa cháy rất kỳ diệu. Khi có hỏa hoạn, người ta chỉ cần đánh trống là ngọn lửa được dập tắt ngay tức khắc. Nghe nói thế, các chức sắc liền sai người đi mua đủ các loại trống phát cho dân làng. Không bao lâu sau đó, hòa hoạn xảy đến trong làng, tất cả dân làng đều đem trống ra khua inh ỏi vì tin chắc tiếng trống sẽ xua đuổi được thần lửa. Thế nhưng ngọn lửa cứ vô tình thiêu rụi từ căn nhà này đến căn nhà khác trước cái nhìn ngỡ ngàng và thất vọng của mọi người.
Tình cờ ghé thăm bộ lạc và được nghe kể lại diễn tiến cơn hỏa hoạn, một người dân thành thị mới giải thích cho dân làng như sau: Các người thật ngây ngô, các người tưởng tiếng trống có thể dập tắt được ngọn lửa ư? Không phải thế đâu. Tại thành phố, người ta đánh trống để đánh thức dân chúng và kêu gọi họ tích cực tham gia chữa cháy, chứ không ngồi đó mà chờ ngọn lửa tắt đâu.
4) KHÔNG CẢM THÔNG GIÚP ĐỠ THA NHÂN CHÍNH LÀ THIẾU TỈNH THỨC:
Xưa kia ở New York, có một bà mẹ sống với một người con trai. Chẳng may đứa con trai bị bệnh nặng. Bà mẹ không còn mong muốn gì hơn là tìm ra thầy thuốc giỏi để nhờ chữa bệnh cho con bà. Bà nghe người ta nói về một ông bác sĩ rất giỏi sắp từ thành Vienna Áo quốc ghé thăm thành phố New York, và bà hy vọng sẽ mang đứa con trai của bà đến nhờ ông chữa bệnh.
Vào một buổi tối mùa đông, thời tiết rất xấu, bên ngoài trời đang mưa tuyết, bà nghe thấy có tiếng gõ cửa gấp. Mở hé cửa ngó ra ngoài bà thấy một người đàn ông đeo mắt kính. tóc phủ bờ vai và bộ râu dài lướt thướt đang đứng trước cửa. Ông ta nói: “Thưa bà, trời đêm tuyết lạnh, tôi vừa đến thành phố. Vậy tôi có thể vào tạm trú tại nhà bà được không?”. “Rất tiếc,” người đàn bà lạnh lùng trả lời, “Nhà tôi neo đơn nên không thể tiếp ông được. Mời ông đi nơi khác!” Nói xong bà đóng sầm cửa lại quay vào nhà.
Ngày hôm sau, người đàn bà mở tờ nhật báo ra. Ngay trang nhất, bà đọc được hàng chữ lớn in đậm: “VỊ BÁC SĨ NỔI TIẾNG TỪ VIENNA ĐÃ ĐẾN THĂM NEW YORK.” Phía dưới hàng chữ là bức hình ông bác sĩ. Thái độ của bà chuyển từ vui mừng đến buồn rầu. Vì đây chính là người đàn ông đeo kính tóc dài với bộ râu lướt thướt đã đến gõ cửa nhà bà tối hôm qua!
Trái với tỉnh thức là ngủ mê. Thánh Phao-lô khuyên tín hữu thành Thê-xa-lô-ni-ca như sau: “Thưa anh em, anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm bắt chợt anh em. Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ”.
5) TỈNH THỨC LÀ LUÔN CHU TOÀN CÔNG VIỆC BỔN PHẬN CỦA MÌNH:
Cách chuẩn bị cho ngày tận thế hay nhất vẫn là tỉnh thức theo kiểu thánh Louis Gonzaga, một vị thánh chết khi còn rất trẻ tuổi. Một hôm, vào giờ chơi, Louis đang chơi banh ngoài sân, cha linh hướng đến hỏi Louis: “Nếu một lát nữa Chúa gọi con về với Ngài, thì bây giờ con làm gì?” Câu trả lời của Louis làm cha linh hướng rất hài lòng: “Con sẽ tiếp tục chơi, vì bây giờ là giờ chơi, thánh ý của Thiên Chúa đối với con vào giờ này là muốn con chơi”. Điều đó cho thấy Louis lúc nào cũng cố gắng sống đúng thánh ý Chúa, đúng theo đòi hỏi của tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, nên Louis có thể sẵn sàng về với Chúa bất kỳ lúc nào.
Nếu ta là Louis lúc đó, chắc hẳn ta sẽ trả lời: “Con sẽ đi gặp một linh mục để xưng tội, và vào nhà thờ cầu nguyện để chết trong khi cầu nguyện”. Trả lời như thế chứng tỏ ta không thường xuyên sống trong tình trạng tỉnh thức chuẩn bị Chúa đến, mà đợi “nước đến chân mới nhảy”. Như vậy, giả như Thiên Chúa gọi ta về với Ngài ngay lúc này, khiến ta không có một phút nào để kịp ăn năn hay xưng tội, thì số phận ta sẽ thế nào?
6) PHỤC VỤ THA NHÂN LÀ CÁCH CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA HOÀN HẢO NHẤT:
Vào buổi sáng hôm ấy, bác thợ giầy đã thức dậy sớm hơn mọi khi, để dọn dẹp cửa hàng cho gọn ghẽ, để đón vị khách qúy là Chúa Giê-su đến viếng thăm. Vì đêm vừa qua, bác nằm mơ thấy Chúa hiện ra hứa sẽ ghé thăm nhà bác trong ngày hôm nay.
Bác thợ giầy ngồi chờ Chúa đến trong tâm trạng náo nức hân hoan. Khi những tia nắng ban mai dọi qua khung cửa thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, bác thợ giầy hồi hộp chạy ra mở cửa đón Chúa. Nhưng khi cánh cửa mở ra, người khách chính là người đưa báo đến vào mỗi buổi sáng. Mặt mũi ông xám ngoách vì trời cuối đông lạnh buốt. Không nỡ để ông đi ngay, bác mời ông giao báo vào trong nhà, đun bình nước nóng pha thứ trà hảo hạng dự định dành để đón Chúa để mời ông uống. Sau khi được sưởi ấm, người đưa thư đứng dậy cám ơn rồi ra đi tiếp tục công việc.
Bác thợ giầy trở lại chỗ ngồi chờ đón Chúa. Nhìn qua khung cửa kính, bác thấy một em bé khóc xướt mướt đang đứng trước cửa nhà. Bác ra mở cửa đón em vào nhà hỏi nguyên do. Biết em đi kiếm củi bị lạc mất mẹ và giờ không tìm ra đường về nhà do tuyết phủ khắp một màu trắng xóa. Bác thợ giầy lấy giấy viết vài chữ nguệch ngoạc đặt trên bàn, báo cho người Chúa biết mình phải ra ngoài giúp đưa em bé về nhà. Nhưng khi tìm thấy nhà thì phát hiện mẹ em bị cảm lạnh nóng sốt đang nằm trên giường cần phải cấp thời chữa trị, bác đã giúp đưa bà đến bệnh viện gần nhà để chữa trị. Mãi đến nửa đêm bác mới trở về nhà và nằm lăn ra giường ngủ chẳng kịp ăn uống. Trong giấc ngủ, bác nghe thấy tiếng Chúa phán: “Cám ơn con đã nấu trà nóng cho Ta uống, đã dẫn Ta về nhà, đã săn sóc an ủi Ta đang đau bệnh. Cám ơn con đã tiếp rước Ta trong cả ngày hôm nay”.
Chúa đến với chúng ta trong mọi hoàn cảnh và mọi lúc mọi nơi. Chúa đến với chúng ta qua mọi người ta gặp gỡ tiếp xúc hàng ngày. Điều quan trọng là ta có vui vẻ phục vụ Chúa đang hiện thân nơi họ hay không.
3. SUY NIỆM:
Trong cuộc sống, nếu muốn được thưởng hạnh phúc đời sau thì ngay từ bây giờ chúng ta phải luôn biết tỉnh thức và cầu nguyện.
1) Ý NGHĨA CỦA MÙA VỌNG:
a) Mùa Vọng là thời kỳ giúp các tín hữu chờ đợi Chúa đến:
Không giống như dân Do thái xưa mong chờ Đấng Thiên Sai đến, vì Người đã đến cách đây hơn 2000 năm rồi. Riêng đối với các tín hữu thì Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh, và cũng để chờ đón Đấng Thiên Sai tái lâm lầm thứ hai trong ngày tận thế để phán xét chung nhân loại, ban thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ.
b) Trước ngày tận thế sắp đến, loài người sẽ phản ứng khác nhau tùy đức tin như sau:
+ Đối với kẻ bất tín thì ngày tận thế sẽ là ngày đoán phạt: khi thấy các hiện tượng lạ lùng xảy ra trên trời dưới đất, những kẻ cứng lòng tin sẽ cảm thấy sợ hãi như sau: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Lc 21,25-27).
+ Còn đối với các tín hữu thì những hiện tượng xảy ra nói trên báo hiệu về ngày tận thế khiến họ sẽ cảm thấy vui mừng hy vọng sắp được Chúa đến ban ơn cứu độ như lời Chúa dạy: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21,28).
2) SỐ PHẬN THÀNH SÔ-ĐÔM BỊ HỦY DIỆT DO TỘI LỖI:
a) Tình trạng tội lỗi của dân thành Sô-đôm:
Ông Lót và gia đình sống tại thành Sô-đôm. Khi Sô-đôm bị các nước lân bang xâm chiếm thì Lót đã bị bắt đi. Tổ phụ Áp-ra-ham đã phải huy động gia nhân đi giải cứu. Sau khi được giải thoát, Lót đã cùng gia đình chọn đến sống tại thành Sô-đôm, tuy giàu có về của cải vật chất nhưng lại đầy những tội lỗi lớn lao. Vì tội của dân thành quá nhiều khiến Đức Chúa nổi giận và quyết định trừng phạt dân thành. Áp-ra-ham đã phải đứng ra khẩn cầu để xin Chúa tha thứ cho dân thành. Nhưng do thành Sô-đôm không tìm đủ mười người công chính, nên cuối cùng cả thành đều bị hủy diệt. Trước khi tai họa xảy ra, có hai thiên sứ đến cứu giúp đưa cả gia đình ông Lót ra khỏi thành. Lót tỏ vẻ chần chừ không muốn dời đi vì tiếc của, nhưng cuối cùng đồng ý. Rồi sau khi cả nhà đã ra khỏi thành, vợ ông Lót do tiếc của đã ngoái nhìn lại thành phố đang bốc cháy, nên bị phạt biến thành tượng muối, đúng như lệnh Chúa đã truyền (x. St 19,1-25).
b) Tình trạng tội lỗi của con người hôm nay:
Ngày nay, tình trạng sa đoạ ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của in-ter-net, sách báo, phim ảnh, băng hình đồi trụy… đến độ nhiều người đã bị mê đắm tưởng rằng hưởng các lạc thú nhục dục mới là văn minh tiến bộ. Từ đó nhiều thanh niên nam nữ đã dễ dàng quan hệ tình dục trước hôn nhân, dẫn đến có thai trước hôn nhân, rồi tội đồng tính luyến ái, ngoại tình, phá thai.... đến nỗi Đức Gio-an Phao-lo II đã phải than phiền: "Cái đáng buồn của thế giới ngày nay chính là mất đi ý thức về tội lỗi. Người ta không còn nghĩ đến tội phúc, và cũng chẳng cần nghĩ đến danh dự phẩm giá con người, mà chỉ cần thoả mãn các nhu cầu dục vọng, bất chấp lề luật mà Thiên Chúa đã an bài !".
Ngày nay chúng ta cần cấp thời hồi tâm sám hối, là loại trừ các tội lỗi đam mê và làm nhiều việc thiện để tránh chịu chung số phận bị hủy diệt như thành Sô-đôm xưa.
3) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ? :
a) Phải tỉnh thức chờ đợi ngày Chúa đến :
Chúa sẽ đến bất ngờ, nhưng sẽ không bất ngờ đối với những ai biết luôn tỉnh thức thể hiện qua thái độ tin cậy vào Chúa, luôn sống công minh chính trực như lời dạy của thánh Phao-lô: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày. Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14).
b) Tỉnh thức đợi chờ như thế nào? :
- Không đợi chờ Chúa đến trong lo lắng sợ hãi như người vô tín, nhưng trong niềm tín thác cậy trông và hy vọng Chúa đến sẽ ban ơn cứu độ ,như các tín hữu thuở ban đầu.
- Không đợi chờ Chúa đến cách thụ động, nhưng luôn chăm chỉ làm việc, như thánh Phao-lô đã khuyên dạy các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: "Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí!” (2 Tx 3,10-13).
- Cần đợi chờ Chúa đến bằng việc cộng tác với mọi người để xây dựng môi trường sống là gia đình, khu xóm và nơi làm việc trở thành « Trời Mới Đất Mới », ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn. Mỗi ngày quyết tâm làm vui lòng một người thân trong gia đình, nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân và sẵn sàng tha thứ cho kẻ nói xấu làm hại mình như kinh Thương Người đã dạy.
Nếu ta biết chờ đợi như thế thì ngày Chúa đến vào giờ chết mỗi người hay ngày tận thế chung nhân loại, chúng ta sẽ không bị bất ngờ sợ hãi, nhưng luôn vui mừng hân hoan. Vui vì tin rằng Chúa sẽ đến nhận ta vào thiên đàng hưởng hạnh phúc đời đời với Người.
4. THẢO LUẬN:
Có người nói: “Đời người mau qua chóng hết, nên ta cần phải nếm mọi lạc thú ở đời, để đến giờ chết ta sẽ không còn phải hối tiếc vì cuộc sống quá ngắn ngủi mau qua”. Bạn sẽ nói gì với người ấy giúp họ hy vọng vào một cuộc sống vĩnh hằng đời sau ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU: Nếu ngày mai Chúa quang lâm, chắc chúng con sẽ vô cùng bối rối. Bối rối vì bản thân chúng con vẫn còn nhiều tội lỗi, vì môi trường và thế giới chúng con đang sống còn đang dở dang và vẫn còn nhiều người chưa nhận biết tin yêu Thiên Chúa. Con biết Chúa được sai đến không phải để hủy diệt tội nhân, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống. Xin cho chúng con biết tích cực cộng tác với Chúa xây dựng gia đình khu xóm giáo xứ và nơi làm việc ngày một trở nên “Trời Mới Đất Mới” công bình nhân ái hơn, an vui hạnh phúc hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:47 27/11/2019
93. Đức Chúa Giê-su của chúng ta do khiêm tốn mà chiều theo con người, làm tất cả những gì mà chúng ta cầu cứu đến Ngài.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:52 27/11/2019
73. TIỀN CÓ THỂ THÀNH RƯỢU
Vợ của Tô Ngũ Nô đẹp và giỏi về khiêu vũ, thường có nhiều tên háo sắc mời vợ của Ngũ Nô đi dự tiệc, Ngũ Nô cũng không thoải mái, nên mỗi lần như thế thì cũng phải đi theo.
Có người muốn chuốc rượu cho Tô Ngũ Nô say để chọc ghẹo vợ của Ngũ Nô.
Ngũ Nô nói:
- “Không nên mời rượu, các ông chỉ việc cho tôi nhiều tiền và cho tôi ăn bánh hấp thì tôi cũng say, cần gì phải lãng phí rượu chứ !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 73:
Thời nay có nhiều quán cà phê đèn mờ “mọc” lên nhiều nơi trong thành phố cũng như ở thôn quê, nhiều quán cà phê không phải là có nhiều người sành điệu uống cà phê, nhưng người ta vào uống cà phê là vì có nhiều cô gái đẹp làm tiếp viên; thời nay cũng có nhiều nhà hàng “mọc” lên khắp các ngõ hẻm của thành phố, không phải là người dân không biết nấu ăn nên đi ăn nhà hàng, nhưng là vì trong nhà hàng người ta ăn thì ít mà uống thì nhiều và có các cô phục vụ hết mình…
Con người ta ai cũng thích cái đẹp, nhưng vợ đẹp của bạn thì đừng mơ tưởng đến vì có khi lỗi phạm đến điều răn thứ chín của Thiên Chúa: thứ chín chớ muốn vợ chồng người.
Có những nơi người ta cấm các loại xe vận tải nặng vào thành phố lúc ban ngày vì sợ gây ô nhiễm, hư đường nhựa và tai nạn cho người dân, có những nơi trong thành phố người ta cấm không cho xe xích lô chạy vào vì sợ mất vẽ mỹ quan của thành phố, có những khu vực trong thành phố người ta cấm các loại xe hai bánh (mô tô, xe đạp) lưu thông vì sợ…kẹt xe…
Người ta làm mọi cách để bảo vệ sinh mạng của người dân và cảnh mỹ quan của thành phố, dù kiểu bảo vệ ấy có thể làm người dân nghèo oán hận, nhưng người ta vẫn cứ thả lỏng và có khi cho phép các phương tiện dẫn đến tội lỗi, tội ác như: cà phê đèn mờ, cà phê ôm, những ổ đĩ điếm trá hình nhà hàng kara ôkê.v.v… hoạt động, đó chính là những cửa ngõ giết chết tâm hồn con người, đầu độc ý chí thanh thiếu niên và phá vỡ hạnh phúc gia đình rất trầm trọng…
Nhậu nhẹt mà có người đẹp phục vụ thì không chóng thì chầy cũng đưa đến tội lỗi, đó là “tửu sắc” mà tất cả mọi người đều biết.
Nhưng biết mà không tránh thì tội gấp đôi vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vợ của Tô Ngũ Nô đẹp và giỏi về khiêu vũ, thường có nhiều tên háo sắc mời vợ của Ngũ Nô đi dự tiệc, Ngũ Nô cũng không thoải mái, nên mỗi lần như thế thì cũng phải đi theo.
Có người muốn chuốc rượu cho Tô Ngũ Nô say để chọc ghẹo vợ của Ngũ Nô.
Ngũ Nô nói:
- “Không nên mời rượu, các ông chỉ việc cho tôi nhiều tiền và cho tôi ăn bánh hấp thì tôi cũng say, cần gì phải lãng phí rượu chứ !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 73:
Thời nay có nhiều quán cà phê đèn mờ “mọc” lên nhiều nơi trong thành phố cũng như ở thôn quê, nhiều quán cà phê không phải là có nhiều người sành điệu uống cà phê, nhưng người ta vào uống cà phê là vì có nhiều cô gái đẹp làm tiếp viên; thời nay cũng có nhiều nhà hàng “mọc” lên khắp các ngõ hẻm của thành phố, không phải là người dân không biết nấu ăn nên đi ăn nhà hàng, nhưng là vì trong nhà hàng người ta ăn thì ít mà uống thì nhiều và có các cô phục vụ hết mình…
Con người ta ai cũng thích cái đẹp, nhưng vợ đẹp của bạn thì đừng mơ tưởng đến vì có khi lỗi phạm đến điều răn thứ chín của Thiên Chúa: thứ chín chớ muốn vợ chồng người.
Có những nơi người ta cấm các loại xe vận tải nặng vào thành phố lúc ban ngày vì sợ gây ô nhiễm, hư đường nhựa và tai nạn cho người dân, có những nơi trong thành phố người ta cấm không cho xe xích lô chạy vào vì sợ mất vẽ mỹ quan của thành phố, có những khu vực trong thành phố người ta cấm các loại xe hai bánh (mô tô, xe đạp) lưu thông vì sợ…kẹt xe…
Người ta làm mọi cách để bảo vệ sinh mạng của người dân và cảnh mỹ quan của thành phố, dù kiểu bảo vệ ấy có thể làm người dân nghèo oán hận, nhưng người ta vẫn cứ thả lỏng và có khi cho phép các phương tiện dẫn đến tội lỗi, tội ác như: cà phê đèn mờ, cà phê ôm, những ổ đĩ điếm trá hình nhà hàng kara ôkê.v.v… hoạt động, đó chính là những cửa ngõ giết chết tâm hồn con người, đầu độc ý chí thanh thiếu niên và phá vỡ hạnh phúc gia đình rất trầm trọng…
Nhậu nhẹt mà có người đẹp phục vụ thì không chóng thì chầy cũng đưa đến tội lỗi, đó là “tửu sắc” mà tất cả mọi người đều biết.
Nhưng biết mà không tránh thì tội gấp đôi vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật I Mùa Vọng Năm A 1.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
17:39 27/11/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Năm Phụng Vụ bắt đầu với Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, Giáo Hội kêu moi hãy nỗ lực, hãy mở rộng tâm hồn, hãy thức giấc khỏi những giấc ngủ mê trong đàng tội lỗi, để đón Chúa, vì Ngài sắp đến.
Giáo Hội muốn nhan mạnh hai ý nghĩa đêm cực thánh Trời và Đất giao hòa, đồng thời, cũng nhấn mạnh đến việc Chúa đến lần thứ hai khi tận cùng thế gian và nhất là giờ vĩnh biệt cõi thế của mỗi người trong chúng ta.
Chúa đòi hỏi mỗi người trong chúng ta hãy tỉnh thức mà chờ đợi, vì Chúa sẽ đến như quan tòa. Ngài cũng đến như một Đấng Cứu Thế để giải thoát nhân loại khỏi vòng tội lỗi. Bởi vì Ngài đã hạ mình xuống làm người như chúng ta, nên Ngài sẽ không phán xét chúng ta như một kẻ xa lạ, nhưng là một người anh em thông cảm với chúng ta, vì thế, chúng ta hãy ngẩn đầu lên như bài đọc hôm nay diễn tả, vì:"Sự cứu rỗi đã gần đến"
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu giờ kinh tối của ngày Chù nhật thứ I Mùa Vọng - Khai Mạc Mùa Xuân Mới của Giáo Hội - với bài thánh ca sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia đã tiên báo về ngày Chúa đến, mà các dân sẽ được quy tụ lại để nghe Lời Chúa trên núi thánh. Ngày đó, không còn chiến tranh và hận thù, bao dụng cụ chiến tranh sẽ được biến đổi thành những dụng cụ có ích lợi cho con người.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đã cảnh tỉnh dân thành Rôma luôn sống trong đường công chính, đó cũng là lời khuyên nhủ cho chúng ta, những người đang sống trong thế hệ hôm nay. Vì Chúa sẽ đến vào lúc chúng ta không ngờ.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Tư tưởng của thánh Phaolô phần nào đã chuẩn bị cho bài Tin Mửng hôm nay. Thiên Chúa lúc nào cũng đứng bên ngưỡng cửa tâm hồn. Ngài sẽ gõ cửa lúc nào, chúng ta không hề biết.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với GH, chúng ta sửa soạn đón Chúa đến giữa chúng ta. Ngài đã đến và đang hiện diện giữa thế gian và Ngài lại đến trong tương lai. Chúng ta cầu xin Ngài ban ơn cho Giáo Hội, cho Cộng Đoàn và thế giới:
1. Xin cho Giáo Hội Chúa đã thiết lập chiếu giãi vào thế gian ánh sang của niềm hy vọng để qua Giáo Hội, thế gian nhận ra ánh sáng của ơn cứu độ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho cá phẫm trật trong Giáo Hội, xin cho những cố gắng của các ngài mang lại cho toàn thể các Kitô hữu và những người tin vào Chúa Kitô sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những người kém may mắn; đói khát, vô gia cư, nạn nhân của tai ương, thất nghiệp, bệnh hoạn, tật nguyền, cô đơn và thất vọng... luôn tìm được sự bình an và nâng đỡ của những quốc gia hay những tâm hồn quảng đại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta đang quây quần bên Bàn Tiệc Thánh Thể và Lời Chúa, trong những tuần chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh, được canh tân đời sống đức tin mà chúng ta được mời gọi biến đổi trong Mùa Vọng năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là ánh sáng và là nguồn sống, xin gìn giữ chúng con trong niềm hy vọng vào đời sống bất diệt mai ngày bằng chính cuộc tỉnh thức và trung thành trong những việc bổn phận hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Năm Phụng Vụ bắt đầu với Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, Giáo Hội kêu moi hãy nỗ lực, hãy mở rộng tâm hồn, hãy thức giấc khỏi những giấc ngủ mê trong đàng tội lỗi, để đón Chúa, vì Ngài sắp đến.
Giáo Hội muốn nhan mạnh hai ý nghĩa đêm cực thánh Trời và Đất giao hòa, đồng thời, cũng nhấn mạnh đến việc Chúa đến lần thứ hai khi tận cùng thế gian và nhất là giờ vĩnh biệt cõi thế của mỗi người trong chúng ta.
Chúa đòi hỏi mỗi người trong chúng ta hãy tỉnh thức mà chờ đợi, vì Chúa sẽ đến như quan tòa. Ngài cũng đến như một Đấng Cứu Thế để giải thoát nhân loại khỏi vòng tội lỗi. Bởi vì Ngài đã hạ mình xuống làm người như chúng ta, nên Ngài sẽ không phán xét chúng ta như một kẻ xa lạ, nhưng là một người anh em thông cảm với chúng ta, vì thế, chúng ta hãy ngẩn đầu lên như bài đọc hôm nay diễn tả, vì:"Sự cứu rỗi đã gần đến"
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu giờ kinh tối của ngày Chù nhật thứ I Mùa Vọng - Khai Mạc Mùa Xuân Mới của Giáo Hội - với bài thánh ca sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia đã tiên báo về ngày Chúa đến, mà các dân sẽ được quy tụ lại để nghe Lời Chúa trên núi thánh. Ngày đó, không còn chiến tranh và hận thù, bao dụng cụ chiến tranh sẽ được biến đổi thành những dụng cụ có ích lợi cho con người.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đã cảnh tỉnh dân thành Rôma luôn sống trong đường công chính, đó cũng là lời khuyên nhủ cho chúng ta, những người đang sống trong thế hệ hôm nay. Vì Chúa sẽ đến vào lúc chúng ta không ngờ.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Tư tưởng của thánh Phaolô phần nào đã chuẩn bị cho bài Tin Mửng hôm nay. Thiên Chúa lúc nào cũng đứng bên ngưỡng cửa tâm hồn. Ngài sẽ gõ cửa lúc nào, chúng ta không hề biết.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng với GH, chúng ta sửa soạn đón Chúa đến giữa chúng ta. Ngài đã đến và đang hiện diện giữa thế gian và Ngài lại đến trong tương lai. Chúng ta cầu xin Ngài ban ơn cho Giáo Hội, cho Cộng Đoàn và thế giới:
1. Xin cho Giáo Hội Chúa đã thiết lập chiếu giãi vào thế gian ánh sang của niềm hy vọng để qua Giáo Hội, thế gian nhận ra ánh sáng của ơn cứu độ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho cá phẫm trật trong Giáo Hội, xin cho những cố gắng của các ngài mang lại cho toàn thể các Kitô hữu và những người tin vào Chúa Kitô sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những người kém may mắn; đói khát, vô gia cư, nạn nhân của tai ương, thất nghiệp, bệnh hoạn, tật nguyền, cô đơn và thất vọng... luôn tìm được sự bình an và nâng đỡ của những quốc gia hay những tâm hồn quảng đại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng ta đang quây quần bên Bàn Tiệc Thánh Thể và Lời Chúa, trong những tuần chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh, được canh tân đời sống đức tin mà chúng ta được mời gọi biến đổi trong Mùa Vọng năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là ánh sáng và là nguồn sống, xin gìn giữ chúng con trong niềm hy vọng vào đời sống bất diệt mai ngày bằng chính cuộc tỉnh thức và trung thành trong những việc bổn phận hằng ngày. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Chúa Nhật 1 Vọng - A
Lm. Jude Siciliano, OP
23:21 27/11/2019
Isaia 2: 1-5; T.vịnh 121; Rôma 13: 11-14; Matthêu 24: 37-44
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng luôn là đầu năm phụng vụ mới, và các bài phúc âm đọc trong các ngày Chúa Nhật năm nay được trích từ phúc âm theo thánh Mátthêu. Thật là lạ vì phúc âm trong ngày Chúa Nhật hôm nay lại được trích từ các đoạn cuối cùng của phúc âm thánh Mátthêu. Theo chủ điểm nói về thời cánh chung được tiếp tục trong những tuần vừa qua ngay cả vào Mùa Vọng. Tin về những ngày cánh chung nói về việc Chúa Giêsu đến lần cuối cùng là những ngày mà chúng ta đang mong đợi. Bởi thế Mùa Vọng bắt đầu không phải với sự mong đợi Chúa Giêsu đến lần thứ nhất khi Ngài sinh ra, nhưng là phải nghĩ đến ngày Ngài trở lại, và lời kêu gọi nghĩ đến sự hiện diện của Ngài.
Bài đọc thứ nhất trích bởi sách ngôn sứ Isaia nói về thị kiến ngôn sứ chia sẻ với dân Giuđa. Ngôn sứ nghĩ đến việc Thiên Chúa sẽ trở lại để ban hòa bình... "Trong tương lai". Thiên Chúa đã có kế hoạch gì cho dân Ngài? Sẽ có hòa bình giữa các dân tộc ("tất cả các dân tộc"), và thịnh vượng trong khi dân chúng tránh những xung đột để sống trong hòa bình. Đến thế kỷ thứ 8 trước TC, ngôn sứ Isaia cố gắng loan báo cho dân Giuđa ở miền nam về những tai ương sắp xảy đến do từ sự xâm lấn của dân Ássyria sau khi họ đã bắt dân Israel ở miền bắc đi lưu đày. Ngôn sứ kêu gọi dân chúng hãy trung thành với Thiên Chúa và để nhấn mạnh về nguồn thông tin của mình, ngôn sứ đã cho họ biết một thị kiến về hòa bình và hợp nhất không chỉ cho họ, mà cho các dân tộc trên thế giới.
Ngôn sứ Isaia thức tỉnh chúng ta trong khi chúng ta nghe lời hứa của Ngài là trong tương lai các dân tộc sẽ "Nấu gươm giáo thành lưỡi cuốc lưỡi cày". Lời ngôn sứ nghe như một ước mơ, một niềm hy vọng cho một thời gian tốt đẹp hơn. Nếu đó là tẩt cả những gì mà ngôn sứ đang nói thì bài đọc phấn khởi này với những hình ảnh thi vị của nó có thể trở nên một cuộc thảo luận tốt trong môn văn của học sinh trung học. Nhưng, lời của ngôn sứ Isaia làm cho dân chúng hy vọng và tin tưởng rằng, cho dù bị các kẻ thù nhạo báng họ, Thiên Chúa vẫn không hề quên họ.
Chúng ta có thể dừng lại đây để đáp lại lời mời gọi của ngôn sứ Isaia "Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa". Leo lên núi cần phải cố gắng, kiên trì và quyết tâm. Ngôn sứ mời gọi chúng ta hãy nhận thấy được bóng tối âm u đang bao trùm đời sống cá nhân chúng ta và cả đời sống giáo hội, trong những ngày tháng này bởi những tai họa về lạm dụng tình dục. Lời ngôn sứ thức tỉnh chúng ta quay về với Thiên Chúa để xin ơn tha thứ và chữa lành. Chúng ta thật ra, sẽ phải “leo lên núi Đức Chúa”, và sự cố gắng leo núi đó bao gồm tất cả những khó khăn mà giáo hội và chúng ta phải thực hiện. Trên thực tế, chúng ta không có khả năng tự làm việc này.
Ngôn sứ Isaia không nghĩ là chỉ với nổ lực riêng của con người mà có thể đem hòa bình đến như ông ta thấy trong thị kiến. Hôm nay với những cố gắng tận lực và vô vọng về hòa bình của các người lãnh đạo trên thế giới xác nhận thị kiến của ngôn sứ là chỉ khi có Thiên Chúa thì chúng ta mới có thể đạt được đời sống hòa bình với nhau qua lời Thiên Chúa mời gọi chúng ta. Ngôn sứ quả quyết rằng hòa bình chỉ có thể xãy ra khi dân chúng quay về với Thiên Chúa để học nơi Ngài, và sống dưới sự phán xét của Thiên Chúa, và để tuân theo lời Thiên Chúa kêu gọi là "Người sẽ trở nên trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc".
Ngôn sứ Isaia mời gọi chúng ta nên "đồng hành, theo ánh sáng Đức Chúa soi đường", ánh sáng mà Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống trên chúng ta trong những tuần này lúc chúng ta sửa soạn đón Chúa Giêsu trở lại. Chúng ta sẽ phải đợi đến gần cuối Mùa Vọng để chú ý đến sự sinh ra của Chúa Giêsu Kitô. Trong Chúa Nhật này, chúng ta được mời gọi để suy ngẫm về việc "Chúa Kitô trở lại lần thứ hai" Không chỉ suy ngẫm những hãy hành động những gì như chúng ta đang sửa soạn đón chào Ngài khi Ngài đến. Nếu chúng ta là những người có xu hướng bỏ qua mọi việc - và ai cũng như thế - thì bài phúc âm này thúc đẩy chúng ta nên chú ý hành động ngay từ bây giờ. Hình ảnh cành báo chúng ta là ngày sắp đến để thử thách chúng ta xem có trì hoản hay không. Đó là ngày phán xét, vì ngày đó sẽ cho chúng ta thấy chúng ta đã đặt niềm tin vào những gì không thật, không tồn tại, và không an toàn.
Chúng ta phải làm gì để sửa soạn về ngày Chúa Kitô trở lại? Niềm hy vọng về tương lai kêu gọi chúng ta hành động ngay từ bây giờ. Mùa Vọng nói với chúng ta "hãy tỉnh thức. Đừng để thời gian trôi qua đi" Có những điều gì cần thay đổi bây giờ trong đời sống chúng ta hay không? Những thói quen gì, hay thái độ gì đã làm xáo trộn vô ích hay làm xao lãng cho những người trong Mùa Vọng tìm Chúa Kitô trong đời sống hằng ngày của chúng ta? Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta nên luôn luôn tỉnh thức như Ngài nói "Bởi thế hãy tỉnh thức". Vậy thì chúng ta nên sửa soạn cho Chúa Kitô đến một cách đặc biệt và hằng ngày. Chúng ta có thể thử làm như thế bằng các tìm kiếm Chúa Giêsu Kitô mỗi ngày, vì Ngài đã ở giữa chúng ta. Các câu chuyện về Chúa Giêsu sống lại cho chúng ta biết Chúa Kitô đang sống và đang cùng đi với chúng ta, thường trong những trường hợp chúng ta không trông thấy được.
Chúng ta thấy dấu chỉ trong phúc âm. Những dấu chỉ đó cho chúng ta thấy sự hiện diện của Chúa Kitô, và nhắc chúng ta là Ngài đã nuôi dưởng chúng ta qua lời Ngài và qua các bí tích nơi bàn thờ. Với sự nuôi dưởng bởi những bí tích qua sự gặp gỡ Chúa Kitô, chúng ta ra đi "sẵn sàng" và "tỉnh thức" để gặp Ngài nơi những người nghèo, những người cần được giúp đở của thế giới. Trong khi Mùa Vọng bắt đầu chúng ta nên thấy được Chúa Kitô đang hiện diện ở giữa chúng ta và chúng ta cũng tỉnh thức và chuẩn bị tinh thần luôn được tỉnh táo khi Ngài đến "trong những ngày đó".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
1st SD OF ADVENT –A–
Isaiah 2: 1-5; Psalm 122; Romans 13: 11-14; Matthew 24: 37-44
The first Sunday of Advent begins a new liturgical year when the Sunday gospel readings will be taken primarily from Matthew. It is strange then that the gospel reading for this Sunday is from one of the last chapters in Matthew. Thus, the apocalyptic theme of the past weeks continues as we enter Advent. Apocalyptic messages are about the final coming of the Lord, for whom we are waiting. So, Advent begins, not with in anticipation of Christ’s first coming at his birth, but with a look to his return and a call to be attentive now to his presence.
Our first reading from Isaiah is one of seven visions the prophet shared with the people of Judah. He looks to God’s future coming to establish peace… "In days to come." What has God planned for the people? There will be peace among nations ("all nations") and prosperity, as people turn away from conflict to peaceful relations. In the eighth century BCE Isaiah was trying to warn the people of Judah, in the south, of the imminent dangers of assault from the Assyrians, who had already enslaved Israel in the north. He was urging the people to remain faithful to God and, to reinforce his message, he offered them a vision of peace and unity, not just for them, but for all the peoples of the world.
Isaiah stirs us as we hear his promise for a future when nation shall "beat their swords into plowshares." The prophecy can sound like a mere pipe dream, a wistful hope for better times. If that is all the prophet is saying then this lovely reading, with its poetic images, would make a good discussion in a high school literature class. But Isaiah’s prophecy gave the people hope and reassurance that, despite appearances and the mockery of their enemies, God had not forgotten them.
We can pause here and respond to Isaiah’s invitation, "Come, let us climb the Lord’s mountain." Climbing a mountain takes effort, perseverance and determination. Isaiah invites us to acknowledge the darkness of our personal lives, as well as that of our church, overshadowed these days by the horrible accounts of sexual abuse. Stirred by Isaiah’s prophecy we turn to God for forgiveness and healing. We will indeed have to "climb the Lord’s mountain" and such a climb, with what it asks us and our church to do, is difficult. In fact, we are not capable of doing ll this on our own.
Isaiah did not think that mere human effort alone could bring about the peace he was visioning. Today’s halfhearted and frustrated efforts at peace by international leaders confirms Isaiah’s vision that only with God can we accomplish God’s call to live in peace with one another. The prophet was insistent that peace could only happen when people turn to God for instruction, live under God’s judgment and respond to God’s arbitration. "God shall judge between the nations, and impose terms on many peoples."
Isaiah invites us to "walk in the light of the Lord," – a light which the Holy Spirit pours out on us during these weeks of preparation for the Lord’s coming. We will have to wait till later in Advent to shift our attention to the birth of Christ. On this Sunday we are asked to reflect on his "second coming." Not just reflect, but live in ways that show we expect his return and are doing what we must to prepare for him when he does come. If we are a person who tends to put things off – and who isn’t? – the gospel has an urgency about it, that should stir us to action now. The images warn us that the day is coming that will test our complacency. It will be a day of judgment, for it will reveal how we have put confidence in what is not true, lasting or secure.
What do we need to do to be prepared for Christ’s return? Our future hope calls for action now. Advent is saying to us, "Wake up! Don’t let the time drift by." Are there specific changes we need to make now in our lives? What patterns and ways have been shown to be disruptive, wasteful, and distractions for Advent people looking for Christ in our daily lives? Jesus calls us to constant vigilance as he says, "Therefore, stay awake!" So, let us make our preparation for Christ’s coming very specific and daily. We can try doing that by searching for Christ each day, because he is already present to us. The resurrection stories show that Christ is alive and walks among us, often in unrecognizable ways.
We take our clues from the Gospels. They point us to his presence and remind us how he feeds us in word and sacrament at this table. Having been nourished by these sacramental encounters with Christ, we go forth "prepared" and "awake" to meet him in the poor and the needy of our world. As Advent begins we recommit ourselves to seeing Christ already present among us and we stay awake and prepare ourselves to be alert when he comes at last "in those days."
Thức tỉnh
Lm Vũđình Tường
23:26 27/11/2019
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng bắt đầu mùa phụng vụ. Giáo Hội hàng năm nhắc nhở con cái mình hãy tỉnh thức tâm linh, tâm hồn luôn sẵn sàng để bất cứ khi nào Đức Kitô đến lần thứ hai thì người đó đã sẵn sàng. Đức kitô hứa Ngài sẽ đến, điều này chắc chắn sẽ xảy đến, nhưng ngày và giờ thì không ai biết, ngoại trừ Chúa Cha. Hình ảnh dùng trong dụ ngôn cho biết điều chắc chắn là Đức Kitô sẽ đến trong vinh quang, thời gian Ngài đến thì hoàn toàn giữ kín, không ai biết khi nào. Vì thế Giáo Hội mời gọi con cái mình đặt trọng tâm vào điều 'chắc chắn sẽ xảy ra' mà ít quan tấm đến 'thời gian khi nào sẽ xảy ra'. Bởi điều chắc chắn sẽ xảy ra nên cần chuẩn bị kĩ để đón nhận điều sẽ xảy ra. Câu hỏi chuẩn bị bao nhiều thì đủ không phải là điều dễ trả lời. Sức riêng ta không thể cứu ta mà cần đến lòng Chúa xót thương. Lòng Chúa xót thương thì vô bờ nên ta không thể nào chuẩn bị đủ để đón nhận lòng Chúa xót thương. Chuẩn bị là dấu chỉ vui mừng, sẵn sàng đón nhận ơn Chúa ban. Chuẩn bị chờ thời gian dài thường làm cho ta nản lòng, chán nản và cuối cùng thờ ơ, thất vọng. Thái độ khôn ngoan nhất, là chuẩn bị ngắn hạn, hay nói rõ hơn, chuẩn bị mỗi ngày. Ngày nào chuẩn bị cho ngày đó. Chuẩn bị ngắn hạn, hàng ngày, mất ít công sức cho việc chuẩn bị và thời gian chờ đợi cũng vắn, gọn. Cuối ngày tâm hồn đó nhìn lại, xem xét ngày đó gắn bó với Thiên Chúa ra sao để ngày kế tiếp còn chỉnh đốn, sửa sang. Chuẩn bị hàng ngày giúp cho việc chuẩn bị luôn đổi mới, cập nhật mỗi ngày và việc chuẩn bị không nhàm chán. Mỗi buổi sáng thức dậy, người thì dâng ngày cho Chúa, kẻ thì cho công việc trong ngày quan trọng hơn. Thánh Phaolô kêu gọi Kitô hữu hãy mặc lấy áo choàng công chính, sống tinh thần Phúc Âm, làm nhân chứng đức tin nơi gia đình và nơi công sở. Sống tinh thần đức tin chính là mang lại hy vọng cho mình và cho tha nhân. Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều cạnh tranh, tranh chấp, bất hoà, không vì thế mà mất hy vọng, cậy trông; trái lại chúng ta mang hy vọng lại cho tha nhân. Đức Kitô dùng hình ảnh thời Noen vào tầu để nói về thế giới làm ngơ trước lời cảnh báo của Thiên Chúa. Họ coi thường lời cảnh báo, coi như là không có việc gì xảy ra cho đến ngày nước đổ ập xuống, họ vẫn sống như bình thường. Ngài cảnh báo con người bất lực trước hiểm hoạ thiên nhiên xảy đến. Thứ hai, thảm hoạ thiên nhiên mang đau khổ, sợ hãi cho mọi người. Tất cả cùng chung hoàn cảnh nhưng Kitô hữu có ơn đặc biệt. Thiên Chúa ban cho họ ơn can đảm, niềm hy vọng, cậy trông. Kitô hữu sống trong hy vọng, không nản lòng, mất cậy trông bởi trong cơn đau khổ, hoạn nạn chính là lúc sức mạnh của đức tin vùng lên trong tâm hồn, biến Kitô hữu thành người sống trong hy vọng. Chắc chắn tin tưởng, Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi họ. Câu chuyện Noen, Thiên Chúa ban cho ông sức mạnh, nguồn cậy trông và ông không bao giờ tự kiêu, tự nhận vào sức mạnh riêng mình, tự nhận vào tài trí riêng mình nhưng luôn sống tin tưởng, phó thác. Con người với kiến thức của mình có khả năng chuẩn bị tránh tai nạn thiên nhiên ở cấp nhỏ, giới hạn. Từ đó họ tự tin con người có thể làm chủ tất cả, ngay cả làm chủ thiên nhiên. Đừng lầm, con người hoàn toàn bất lực trước thiên tai. Dụ ngôn trong Kinh Thánh cho biết sẽ có ngày phân chia, kẻ ở người đi mà không ai có khả năng ngăn chặn. Con người cũng không biết điều gì xảy ra cho người ở lại, và điều gì đến với người ra đi. Hoàn toàn không biết. Khi điều đó xảy đến Kitô hữu không thất vọng, nhưng luôn sống trong hy vọng vào Thiên Chúa Phục Sinh.
TiengChuong.org
Spiritual awakening
The first Sunday of Advent begins a new liturgical year. Each year, the Church reminds her members, that they need to be ready to welcome Jesus whenever he returns. We know for sure, that Jesus will return, but either (a) the time is unknown or (b) when, is unknown to everyone except the Father. Images employed in the Bible give a sense of certainty, that Jesus will return for the second time, but the time remains unknown to us. The Church calls her members to focus on the 'sense of certainty', and not on 'the time of when'. Because his return is certain to happen, it is better to prepare for it, and when it happens, we have already prepared. There is no easy answer to know how much in advance the preparation is needed. God's mercy saves us. God's mercy in our hearts makes us worthy before God. Those who aim to make long term preparation in advance are likely to fail, because they get tired of waiting, get bored and give up. Alternatively, the good option is making daily preparation, and that is much easier, because it takes less time and effort to do it each day. At the end of each day, one can reflect and see how much hope and faith that person had in God in a given day. There is no need do preparation for tomorrow, because the time of his coming is unknown. Welcoming God into our life each day is a sensible thing to do. We wake up and go to work each day. Some people are offering that day for Jesus; others are not. St Paul calls us to wear the Christian virtues. Each day we conduct our lives in a good and benevolent manner. Each day we follow the way of the Lord. Children of God should make God's love known to others both at home and at work. Conducting our lives in that manner we bring hope for others. We live in the shadow of darkness of this world, and yet we don't lose hope; but become bringers of hope. Jesus talked about his return, He used the story of Noah to talk about human behaviour. First, when the time comes no human power can stop or prevent it. Second, the force of nature brings terror to every heart and tears to every eye, and that all human beings feel when they are confronted by the force of nature. Those who have faith in Jesus feel like others, but they have something extra, and that is hope in the Lord. In time of terror, the power of faith reveals its strength. Our hope anchors us in the Lord and we firmly believe that the Lord will never abandon his children. In the story of Noah, God gave Noah enough grace to have hope in God, to go on doing what he needed to do. Noah had the strength and wisdom from God, but he would never rely on his own strength. When human beings have a bit of knowledge they tend to rely on their own strength and knowledge, and believe that their own strength and knowledge can save them in times of need. God has no place in their lives. We are clever enough to learn from our failures and will be better equipped for the future. We are able to take control of natural disasters on a small scale level. Jesus reminds us that there are times human power is powerless to stop what is happening. When it happens there will be separation. One will be taken away and one remain. We live in the dark, we don't know what happens both for the one taken away or the one who remains. Whatever happens, we live in hope, not in despair.
TiengChuong.org
Spiritual awakening
The first Sunday of Advent begins a new liturgical year. Each year, the Church reminds her members, that they need to be ready to welcome Jesus whenever he returns. We know for sure, that Jesus will return, but either (a) the time is unknown or (b) when, is unknown to everyone except the Father. Images employed in the Bible give a sense of certainty, that Jesus will return for the second time, but the time remains unknown to us. The Church calls her members to focus on the 'sense of certainty', and not on 'the time of when'. Because his return is certain to happen, it is better to prepare for it, and when it happens, we have already prepared. There is no easy answer to know how much in advance the preparation is needed. God's mercy saves us. God's mercy in our hearts makes us worthy before God. Those who aim to make long term preparation in advance are likely to fail, because they get tired of waiting, get bored and give up. Alternatively, the good option is making daily preparation, and that is much easier, because it takes less time and effort to do it each day. At the end of each day, one can reflect and see how much hope and faith that person had in God in a given day. There is no need do preparation for tomorrow, because the time of his coming is unknown. Welcoming God into our life each day is a sensible thing to do. We wake up and go to work each day. Some people are offering that day for Jesus; others are not. St Paul calls us to wear the Christian virtues. Each day we conduct our lives in a good and benevolent manner. Each day we follow the way of the Lord. Children of God should make God's love known to others both at home and at work. Conducting our lives in that manner we bring hope for others. We live in the shadow of darkness of this world, and yet we don't lose hope; but become bringers of hope. Jesus talked about his return, He used the story of Noah to talk about human behaviour. First, when the time comes no human power can stop or prevent it. Second, the force of nature brings terror to every heart and tears to every eye, and that all human beings feel when they are confronted by the force of nature. Those who have faith in Jesus feel like others, but they have something extra, and that is hope in the Lord. In time of terror, the power of faith reveals its strength. Our hope anchors us in the Lord and we firmly believe that the Lord will never abandon his children. In the story of Noah, God gave Noah enough grace to have hope in God, to go on doing what he needed to do. Noah had the strength and wisdom from God, but he would never rely on his own strength. When human beings have a bit of knowledge they tend to rely on their own strength and knowledge, and believe that their own strength and knowledge can save them in times of need. God has no place in their lives. We are clever enough to learn from our failures and will be better equipped for the future. We are able to take control of natural disasters on a small scale level. Jesus reminds us that there are times human power is powerless to stop what is happening. When it happens there will be separation. One will be taken away and one remain. We live in the dark, we don't know what happens both for the one taken away or the one who remains. Whatever happens, we live in hope, not in despair.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tờ Asahi Shimbun tiết lộ: Trước khi ĐTC đến, Nhật tung lực lượng tìm cậu bé cõng em
Đặng Tự Do
06:03 27/11/2019
Nhật báo Asahi Shimbun tiết lộ rằng các quan chức Nhật đã tung ra một lực lượng rất lớn để tìm cậu bé cõng em trong bức ảnh do Đức Thánh Cha ký tên và truyền cho các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh công bố.
Ước mong của chính phủ Nhật là tìm cho được cậu bé ấy và dẫn đến diện kiến Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ của ngài với chính phủ Nhật và ngoại giao đoàn tại Tokyo vào hôm thứ Hai 25 tháng 11 tại lâu đài Kantei.
Vì không thể tìm được, cho nên trong cuộc gặp gỡ tại lâu đài Kantei, bức ảnh của cậu bé đã được phóng lên trên một màn ảnh TV rất lớn và rất đẹp. Trong cuộc gặp gỡ chiều thứ Hai, thủ tướng Nhật Bản là ông Abe Shinzō đã chào mừng Đức Thánh Cha và nói rằng việc ngài công bố bức ảnh này là một nghĩa cử cao đẹp chiếm trọn cảm tình của người Nhật. Ông cũng tiết lộ với Đức Thánh Cha rằng chính phủ Nhật muốn dành một sự ngạc nhiên cho Đức Thánh Cha nên đã âm thầm tìm kiếm cậu bé. Nhưng đáng tiếc là đến nay vẫn chưa tìm ra.
Tưởng cũng nên nhắc lại là cuối năm 2017, Đức Thánh Cha đã ký tên vào một tấm ảnh rất bi đát và truyền cho Vatican media công bố.
Bức ảnh cho thấy một cậu bé Nhật Bản đang cõng em trai của mình trên lưng. Đứa em đã chết, và cậu bé đang đứng xếp hàng chờ đợi trước một lò hoả thiêu.
Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau khi một quả bom nguyên tử rơi vào Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết thêm một nhận xét ngắn gọn: “il frutto della guera” (hoa trái của chiến tranh), tiếp theo là chữ ký của ngài.
Những dòng chữ bên dưới là tiếng Tây Ban Nha nghĩa là:
“Đứa bé trai đang xếp hàng tại một lò hoả thiêu cõng đứa em mình đã chết. Ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nagasaki. Cảm giác buồn bã của cậu bé thể hiện nơi đôi môi căng mọng và rướm máu.”
Bức ảnh có tựa đề “Cậu bé đứng bên lò thiêu,” đã trở thành một trong những hình ảnh mạnh mẽ nhất về tội ác chiến tranh.
Nhật báo Asahi Shimbun tiết lộ thêm rằng ông Masanori Muraoka, một người Công Giáo, năm nay 85 tuổi ở Nagasaki, nghĩ rằng ông ta biết cậu bé ấy. Nếu cậu bé ấy còn sống, cậu ta cũng trạc tuổi ông Muraoka.
Muraoka đã ở một địa điểm cách trung tâm vụ nổ nguyên tử khoảng 1.6 km vào ngày hè định mệnh đó. Anh trú ẩn trên ngọn đồi gần một trường học. Ở đó, anh nhìn thấy cậu bé.
“Tôi thấy cậu ta cõng theo một đứa trẻ trên lưng, y hệt như cậu bé trong hình.” Muraoka nhớ lại rằng “Khi ánh mắt chúng tôi gặp nhau, cậu ấy đi về phía tôi.”
Muraoka hỏi thăm cậu bé, và được trả lời rằng “Tôi đang đi tìm mẹ tôi,” và sau đó bỏ đi.
Muraoka nhớ anh và cậu bé đã chơi với nhau nhiều lần trong sân trường của ngôi trường mà hai người cùng theo học vào thời điểm đó.
Muraoka tin rằng họ bằng tuổi nhau, khoảng 10 tuổi. “Cậu bé có thể là một học sinh chuyển trường, từ một nơi khác đến,” Muraoka nói. Nhưng ông không thể nhớ tên của cậu bé.
Giáo Hội Công Giáo tại Nhật cũng âm thầm tìm người trong hình từ tháng 8 năm 2018. Do đó, từ năm ngoái, ông Muraoka đã được Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami mời vào nhóm tìm kiếm cậu bé này.
Từ đó ông bắt đầu tìm kiếm cậu bé, đến thăm khu vực mà ông nhìn thấy cậu bé sau vụ đánh bom.
Từng chút một, ông đã mở rộng phạm vi tìm kiếm, đi ra cả bên ngoài Nagasaki và cố gắng tập hợp các manh mối dựa trên ký ức của những người mà ông phỏng vấn.
Nhưng tiếc rằng đến nay, ông Muraoka vẫn chưa tìm thấy dấu vết của cậu bé.
O'Donnell, nhiếp ảnh gia người Mỹ, là người chụp bức ảnh này, có thể hỗ trợ được, nhưng ông đã qua đời năm 2007.
Trong một cuốn sách về những bức ảnh của mình, O'Donnell, lúc đó đóng quân ở Nagasaki sau khi chiến tranh kết thúc, đã mô tả cậu bé khoảng 10 tuổi và đứa trẻ trên lưng chưa đến 2 tuổi. Nhưng ông lại không nhắc đến vị trí đã chụp ảnh và các thông tin cụ thể khác.
Tetsuo Ohara, 72 tuổi, người chỉnh sửa cuốn sách, đã nói về bức ảnh vào ngày 16 tháng 11 tại một bài giảng ở Fukuoka.
“Chứng kiến cảnh tàn bạo và bi thương này, O'Donnell có một niềm tin mạnh mẽ rằng chiến tranh không bao giờ nên xảy ra một lần nữa. Tôi chắc chắn rằng ông muốn truyền đạt rằng vụ đánh bom nguyên tử ở Nagasaki không bao giờ có thể lặp lại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.”
Sei Matsuda, 64 tuổi, người đứng đầu nhóm tìm kiếm của chính phủ Nhật, tự hỏi tại sao bí ẩn xung quanh bức tranh của O'Donnell vẫn chưa được giải đáp.
“Khuôn mặt của cậu bé đứng ở lò hỏa táng được chụp rất rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta không biết cậu ấy là ai thì thật là không bình thường.”
Núi và trang trại có thể nhìn thấy đằng sau cậu bé trong bức ảnh. Đường dây điện bị cháy nám được nhìn thấy rải rác trên mặt đất.
“Có rất nhiều cây xanh,” Yoshitoshi Fukahori, 90 tuổi, một tình nguyện viên trong nhóm tìm kiếm nhận xét.
Dựa trên các đầu mối này, ông nói, “Tôi nghĩ chắc chắn rằng vị trí chụp hình không ở gần trung tâm vụ nổ.”
Tuổi thọ của người Nhật khá cao cho nên ít người tin rằng cậu bé có thể đã chết. Vì thế, tờ Asahi Shimbun tiết lộ các nhóm tìm kiếm của chính phủ và Giáo Hội vẫn chưa bỏ cuộc. Và bây giờ họ công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông với hy vọng người trong ảnh tiến ra. Nếu tìm được cậu, họ sẽ đưa cậu sang Rôma diện kiến Đức Thánh Cha. Người Nhật không chịu bỏ cuộc dễ dàng.
Source:THE ASAHI SHIMBUNPapal visit raises hopes of finding boy in iconic Nagasaki photo
Ước mong của chính phủ Nhật là tìm cho được cậu bé ấy và dẫn đến diện kiến Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ của ngài với chính phủ Nhật và ngoại giao đoàn tại Tokyo vào hôm thứ Hai 25 tháng 11 tại lâu đài Kantei.
Vì không thể tìm được, cho nên trong cuộc gặp gỡ tại lâu đài Kantei, bức ảnh của cậu bé đã được phóng lên trên một màn ảnh TV rất lớn và rất đẹp. Trong cuộc gặp gỡ chiều thứ Hai, thủ tướng Nhật Bản là ông Abe Shinzō đã chào mừng Đức Thánh Cha và nói rằng việc ngài công bố bức ảnh này là một nghĩa cử cao đẹp chiếm trọn cảm tình của người Nhật. Ông cũng tiết lộ với Đức Thánh Cha rằng chính phủ Nhật muốn dành một sự ngạc nhiên cho Đức Thánh Cha nên đã âm thầm tìm kiếm cậu bé. Nhưng đáng tiếc là đến nay vẫn chưa tìm ra.
Tưởng cũng nên nhắc lại là cuối năm 2017, Đức Thánh Cha đã ký tên vào một tấm ảnh rất bi đát và truyền cho Vatican media công bố.
Bức ảnh cho thấy một cậu bé Nhật Bản đang cõng em trai của mình trên lưng. Đứa em đã chết, và cậu bé đang đứng xếp hàng chờ đợi trước một lò hoả thiêu.
Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau khi một quả bom nguyên tử rơi vào Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết thêm một nhận xét ngắn gọn: “il frutto della guera” (hoa trái của chiến tranh), tiếp theo là chữ ký của ngài.
Những dòng chữ bên dưới là tiếng Tây Ban Nha nghĩa là:
“Đứa bé trai đang xếp hàng tại một lò hoả thiêu cõng đứa em mình đã chết. Ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nagasaki. Cảm giác buồn bã của cậu bé thể hiện nơi đôi môi căng mọng và rướm máu.”
Bức ảnh có tựa đề “Cậu bé đứng bên lò thiêu,” đã trở thành một trong những hình ảnh mạnh mẽ nhất về tội ác chiến tranh.
Nhật báo Asahi Shimbun tiết lộ thêm rằng ông Masanori Muraoka, một người Công Giáo, năm nay 85 tuổi ở Nagasaki, nghĩ rằng ông ta biết cậu bé ấy. Nếu cậu bé ấy còn sống, cậu ta cũng trạc tuổi ông Muraoka.
Muraoka đã ở một địa điểm cách trung tâm vụ nổ nguyên tử khoảng 1.6 km vào ngày hè định mệnh đó. Anh trú ẩn trên ngọn đồi gần một trường học. Ở đó, anh nhìn thấy cậu bé.
“Tôi thấy cậu ta cõng theo một đứa trẻ trên lưng, y hệt như cậu bé trong hình.” Muraoka nhớ lại rằng “Khi ánh mắt chúng tôi gặp nhau, cậu ấy đi về phía tôi.”
Muraoka hỏi thăm cậu bé, và được trả lời rằng “Tôi đang đi tìm mẹ tôi,” và sau đó bỏ đi.
Muraoka nhớ anh và cậu bé đã chơi với nhau nhiều lần trong sân trường của ngôi trường mà hai người cùng theo học vào thời điểm đó.
Muraoka tin rằng họ bằng tuổi nhau, khoảng 10 tuổi. “Cậu bé có thể là một học sinh chuyển trường, từ một nơi khác đến,” Muraoka nói. Nhưng ông không thể nhớ tên của cậu bé.
Giáo Hội Công Giáo tại Nhật cũng âm thầm tìm người trong hình từ tháng 8 năm 2018. Do đó, từ năm ngoái, ông Muraoka đã được Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami mời vào nhóm tìm kiếm cậu bé này.
Từ đó ông bắt đầu tìm kiếm cậu bé, đến thăm khu vực mà ông nhìn thấy cậu bé sau vụ đánh bom.
Từng chút một, ông đã mở rộng phạm vi tìm kiếm, đi ra cả bên ngoài Nagasaki và cố gắng tập hợp các manh mối dựa trên ký ức của những người mà ông phỏng vấn.
Nhưng tiếc rằng đến nay, ông Muraoka vẫn chưa tìm thấy dấu vết của cậu bé.
O'Donnell, nhiếp ảnh gia người Mỹ, là người chụp bức ảnh này, có thể hỗ trợ được, nhưng ông đã qua đời năm 2007.
Trong một cuốn sách về những bức ảnh của mình, O'Donnell, lúc đó đóng quân ở Nagasaki sau khi chiến tranh kết thúc, đã mô tả cậu bé khoảng 10 tuổi và đứa trẻ trên lưng chưa đến 2 tuổi. Nhưng ông lại không nhắc đến vị trí đã chụp ảnh và các thông tin cụ thể khác.
Tetsuo Ohara, 72 tuổi, người chỉnh sửa cuốn sách, đã nói về bức ảnh vào ngày 16 tháng 11 tại một bài giảng ở Fukuoka.
“Chứng kiến cảnh tàn bạo và bi thương này, O'Donnell có một niềm tin mạnh mẽ rằng chiến tranh không bao giờ nên xảy ra một lần nữa. Tôi chắc chắn rằng ông muốn truyền đạt rằng vụ đánh bom nguyên tử ở Nagasaki không bao giờ có thể lặp lại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.”
Sei Matsuda, 64 tuổi, người đứng đầu nhóm tìm kiếm của chính phủ Nhật, tự hỏi tại sao bí ẩn xung quanh bức tranh của O'Donnell vẫn chưa được giải đáp.
“Khuôn mặt của cậu bé đứng ở lò hỏa táng được chụp rất rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta không biết cậu ấy là ai thì thật là không bình thường.”
Núi và trang trại có thể nhìn thấy đằng sau cậu bé trong bức ảnh. Đường dây điện bị cháy nám được nhìn thấy rải rác trên mặt đất.
“Có rất nhiều cây xanh,” Yoshitoshi Fukahori, 90 tuổi, một tình nguyện viên trong nhóm tìm kiếm nhận xét.
Dựa trên các đầu mối này, ông nói, “Tôi nghĩ chắc chắn rằng vị trí chụp hình không ở gần trung tâm vụ nổ.”
Tuổi thọ của người Nhật khá cao cho nên ít người tin rằng cậu bé có thể đã chết. Vì thế, tờ Asahi Shimbun tiết lộ các nhóm tìm kiếm của chính phủ và Giáo Hội vẫn chưa bỏ cuộc. Và bây giờ họ công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông với hy vọng người trong ảnh tiến ra. Nếu tìm được cậu, họ sẽ đưa cậu sang Rôma diện kiến Đức Thánh Cha. Người Nhật không chịu bỏ cuộc dễ dàng.
Source:THE ASAHI SHIMBUN
Đức Giáo Hoàng họp báo trên không: sẽ đưa việc không sử dụng vũ khí hạch nhân vào Sách Giáo Lý, tiếp theo
Vũ Văn An
16:50 27/11/2019
Philip Pullella, Reuters: Trong mấy tuần gần đây, đã có sự lo ngại đối với các khai triển trong nền tài chính của Vatican và một số người nói rằng có một cuộc chiến nội bộ liên quan đến việc ai kiểm soát tiền bạc. Hầu hết các thành viên của AIF (Cơ quan tài chính Vatican) đã từ chức. Nhóm Egmont, một hiệp hội các cơ quan tài chính, đã ngưng việc cho Vatican tham gia các thông tin an toàn của họ sau cuộc lục soát ngày 1 tháng Mười. Giám đốc AIF vẫn còn bị ngưng chứ, như ngài nói, và vẫn không có Tổng Thanh lý viên. Ngài có thể làm gì hoặc nói gì để bảo đảm với cộng đồng tài chính quốc tế và các tín hữu được kêu gọi đóng góp cho Đồng Xu Thánh Phêrô rằng Vatican sẽ không một lần nữa bị coi là một kẻ hạ cấp (pariah) để bị loại trừ và không được tin tưởng, và các cải cách sẽ tiếp tục và sẽ không có chuyện trở về với các cách làm việc quá khứ?
Đức Thánh Cha: Vatican đã thực hiện tiến bộ trong việc quản trị của mình: ví dụ, ngày nay IOR [3] hiện đã được tất cả các ngân hàng chấp nhận và có thể hoạt động như các ngân hàng Ý, một điều chưa có một năm trước đây, do đó đã có tiến bộ. Rồi, liên quan đến Nhóm Egmont, đây là một nhóm quốc tế không chính thức, một nhóm mà AIF đã thuộc về và việc kiểm soát quốc tế không phụ thuộc vào Nhóm Egmont, vốn là một nhóm tư nhân dù được đánh giá cao. Moneyval sẽ tiến hành việc thanh tra dự định vào các tháng đầu năm tới; nó sẽ làm điều đó. Giám đốc của AIF đã bị đình chỉ vì có những nghi ngờ về quản trị kém. Chủ tịch của AIF đã cố lấy lại các tài liệu [bị yêu cầu để riêng ra] với sự giúp đỡ của Nhóm Egmont, một điều mà hệ thống tư pháp [của Vatican] không thể làm. Đứng trước việc này, tôi đã hỏi ý kiến một thẩm phán người Ý có tiếng tăm về việc phải làm gì. Công lý trước một cáo buộc tham nhũng là một điều hệ trọng đối với một quốc gia, không ai có thể can thiệp vào đó, không ai có thể đưa giấy tờ cho Nhóm Egmont. Các giấy tờ có thể đưa ra ánh sáng điều dường như là việc quản trị tồi, theo nghĩa giám sát xấu, phải được nghiên cứu. Có vẻ như AIF đã không kiểm soát được tội ác của người khác. Nhiệm vụ của nó là giám sát. Tôi hy vọng rằng người ta sẽ chứng minh rằng đây không phải là trường hợp. Ngay bây giờ có sự suy đoán vô tội. Hiện lúc này, thẩm phán là tối cao và phải nghiên cứu những gì đã xảy ra, nếu không một quốc gia sẽ phải chịu một việc quản trị cao hơn gây tổn hại đến chủ quyền của mình. Nhiệm vụ của Chủ tịch AIF đã hết hạn vào ngày 19 [tháng 11]. Tôi đã gọi cho ông ta vài ngày trước đó và ông ta không biết điều đó, ông nói với tôi sau đó như vậy. Tôi đã công bố rằng ông ấy sẽ rời chức vụ vào ngày 19. Tôi đã tìm được người kế vị ông, một thẩm phán, được qúy mến cao ở các bình diện pháp lý và kinh tế, cả trong nước lẫn quốc tế. Khi tôi trở về, ông ta sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch của AIF. Sẽ là một mâu thuẫn nếu cơ quan giám sát có chủ quyền trên Nhà nước. Đây không phải là một điều dễ hiểu. Điều hơi đáng lo ngại là Nhóm Egmont, một nhóm tư nhân: nó giúp ích rất nhiều nhưng nó không có thẩm quyền kiểm soát của Moneyval. Moneyval sẽ nghiên cứu các con số, các thủ tục, cách Cổ động viên Tư pháp hành động và cách thẩm phán và các thẩm phán xác định vấn đề. Tôi biết rằng trong những ngày này, cuộc thẩm vấn một số trong năm người bị ngưng chức sẽ bắt đầu. Điều đó không dễ dàng, nhưng chúng ta không nên ngây thơ, chúng ta không được làm nô lệ. Có người nói với tôi: “Nhưng tôi không tin điều đó: sự kiện về Nhóm Egmont đã được nêu lên, người ta sợ rằng đó là một thứ khủng bố [tâm lý]". Ta hãy để chuyện này qua một bên. Chúng ta tiến hành với pháp luật, với Moneyval và với Chủ tịch AIF mới. Còn giám đốc bị đình chỉ: ta hãy hy vọng ông ấy vô tội, tôi muốn như vậy bởi vì thật tốt khi một người vô tội và không có tội, tôi hy vọng như vậy. Nhưng một số tiếng ồn ào đã được tạo ra liên quan đến Nhóm này, những người không muốn các giấy tờ liên quan đến nhóm bị đụng chạm.
Đây là lần đầu tiên ở Vatican, chiếc nồi được mở vung từ bên trong, không phải từ bên ngoài. Nhiều lần từ bên ngoài rồi. Họ đã nói với chúng tôi nhiều lần và điều đó thực sự đáng xấu hổ ... Nhưng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô rất khôn ngoan, ngài đã bắt đầu một diễn trình rất chín chắn, và bây giờ có các định chế. Việc thanh lý viên có can đảm viết tờ khiếu nại chống lại năm người, [cho thấy] nó hoạt động ... Tôi thực sự không muốn xúc phạm Nhóm Egmont vì nhóm đó làm nhiều điều rất tốt, họ giúp ích, nhưng trong trường hợp này, chủ quyền của Nhà nước là vấn đề công lý, nhà nước có chủ quyền hơn là những người chấp pháp. Điều đó không dễ hiểu nhưng tôi yêu cầu ông hiểu điều đó.
Roland Juchem, CIC: Thưa Đức Thánh Cha, trên chuyến bay từ Bangkok đến Tokyo, Đức Thánh Cha đã gửi một bức điện tín tới Carrie Lam của Hồng Kông. Đức Thánh Cha nghĩ gì về tình hình ở đó, với các cuộc biểu tình và cuộc bầu cử thành phố? Và khi nào chúng con có thể tháp tùng Đức Thánh Cha đến Bắc Kinh?
Đức Thánh Cha: Những bức điện tín được gửi đến tất cả các nguyên thủ quốc gia, đây là một thư chào thăm tự động; và đó cũng là một cách lịch sự để xin phép bay qua lãnh thổ của họ. Điều này không có nghĩa là lên án hoặc ủng hộ. Đó là một điều máy móc mà tất cả các máy bay đều làm khi chúng đi vào về phương diện kỹ thuật, và chúng công bố rằng chúng đang đi vào, và chúng tôi làm điều đó vì phép lịch sự. Điều này không thực sự trả lời câu hỏi của ông; điện tín chỉ là một phép lịch sự.
Liên quan đến câu hỏi khác mà ông đã hỏi tôi: khi chúng ta nghĩ về nó, đây không chỉ là Hồng Kông. Hãy nghĩ đến Chile, nghĩ đến Pháp, nước Pháp dân chủ: một năm của áo khoác màu vàng. Hãy nghĩ đến Nicaragua, nghĩ đến các nước Mỹ Latinh khác cũng có vấn đề như thế này, và thậm chí cả một số nước châu Âu. Đó là một vấn đề tổng quát. Tòa thánh xử lý vấn đề này như thế nào? Tòa thánh kêu gọi đối thoại, hòa bình. Nhưng không phải chỉ có Hồng Kông, có nhiều tình huống rắc rối mà tôi không thể đánh giá vào lúc này được. Tôi tôn trọng hòa bình và tôi cầu xin hòa bình cho tất cả các quốc gia có vấn đề này, cả Tây Ban Nha nữa. Tốt hơn nên đặt mọi điều trong viễn tượng và kêu gọi đối thoại, hòa bình, để các vấn đề có thể được giải quyết. Và cuối cùng: Tôi muốn đến Bắc Kinh, tôi yêu Trung Quốc".
Valentina Alazraki, Televisa
Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Mỹ Latinh đang bùng cháy. Chúng ta đã thấy sau những hình ảnh của Venezuela và Chile, chúng ta không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy sau Pinochet. Chúng ta đã thấy tình hình ở Bôlivia, Nicaragua hoặc các quốc gia khác: các cuộc nổi dậy, bạo lực trên đường phố, tử vong, thương tích, thậm chí các nhà thờ bị cháy, vi phạm. Phân tích của ngài về những gì đang xảy ra ở các nước này? Giáo hội - và cá nhân ngài như một Giáo hoàng Mỹ Latinh – có sẽ làm gì không?
Đức Thánh Cha: Một số người nói với tôi điều này: Cần phải thực hiện một cuộc phân tích. Tình hình ngày nay ở Châu Mỹ Latinh giống như năm 1974-1980, ở Chile, Argentina, Uruguay, Brazil, Paraguay với Strössner và thậm chí cả Bolivia, tôi nghĩ... họ có Cuộc Hành quân Condor vào thời điểm đó. Một tình huống bốc lửa, nhưng tôi không biết đó cùng là một vấn đề hay là vấn đề khác. Thành thật mà nói, tại thời điểm này, tôi không thể thực hiện một cuộc phân tích về điều này. Đúng là có những tuyên bố không hề có tính hòa bình. Điều đang xảy ra ở Chile làm tôi khiếp sợ, vì Chile đang thoát khỏi vấn đề lạm dụng, từng gây ra nhiều đau khổ, và bây giờ có một loại vấn đề mà chúng ta không hiểu rõ. Nhưng quả đang bốc lửa như cô nói, và phải tìm kiếm đối thoại, cũng như phân tích. Tôi vẫn chưa tìm thấy một cuộc phân tích tốt nào về tình hình ở Mỹ Latinh. Và cũng có những chính phủ yếu, rất yếu, những chính phủ đã không có khả năng thiết lập trật tự và hòa bình; và vì lý do này, chúng ta đã gặp tình huống này".
Evo Morales đã yêu cầu ngài làm trung gian, chẳng hạn. Một điều cụ thể...
Có, một điều cụ thể. Venezuela đã yêu cầu trung gian, và Tòa thánh luôn sẵn sàng. Có một mối liên hệ tốt, thực sự là một mối liên hệ tốt, chúng tôi có mặt ở đó để giúp đỡ khi cần thiết. Bôlivia đã làm một điều giống như thế, đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc, nơi đã gửi các đại diện đến, và một ai đó từ một số quốc gia châu Âu nữa. Tôi không biết liệu Chile có đưa ra một yêu cầu hòa giải quốc tế nào không; Brazil, chắc chắn không, nhưng cũng có một số vấn đề ở đó nữa. Hơi lạ, nhưng tôi không muốn nói thêm lời nào nữa vì tôi không đủ điều kiện và tôi đã không nghiên cứu kỹ về nó, và thật lòng tôi cũng không hiểu điều đó lắm.
Tôi lợi dụng câu hỏi của cô để nói thêm rằng cô đã nói một chút về Thái Lan, một nước khác với Nhật Bản, một nền văn hóa siêu việt, cũng là một nền văn hóa của vẻ đẹp, nhưng khác với vẻ đẹp của Nhật Bản: một nền văn hóa, rất nhiều nghèo đói, nhưng lại rất nhiều phong phú tâm linh. Nhưng cũng có một vấn đề đau lòng, khiến chúng ta nghĩ đến “Hy Lạp và những người khác”. Cô là một chuyên gia về vấn đề khai thác này, cô đã nghiên cứu kỹ về nó và cuốn sách của cô đã làm rất nhiều điều tốt. Và Thái Lan, một số nơi ở Thái Lan, rất khó khăn về phương diện này. Nhưng có miền nam Thái Lan, và cũng có miền bắc Thái Lan xinh đẹp, nơi tôi không thể đến, đó là vùng bộ lạc và có một nền văn hóa hoàn toàn khác. Tôi đã tiếp khoảng hai mươi người từ khu vực đó, các Kitô hữu đầu tiên, được rửa tội đầu tiên, họ đã đến Rome, với một nền văn hóa khác, các nền văn hóa bộ lạc. Còn Bangkok, chúng ta thấy, là một thành phố lớn, rất hiện đại, nhưng có một số vấn đề khác với Nhật Bản, và có các hình thức giàu có khác với các hình thức của Nhật Bản. Tôi muốn nhấn mạnh vấn đề khai thác để cảm ơn về cuốn sách của cô, cũng như tôi cũng muốn cảm ơn Franca Giansoldati vì cuốn sách “Xanh” của cô ấy: hai người phụ nữ trên máy bay, mỗi người đã viết một cuốn sách, xử lý các vấn đề hiện đại. : vấn đề sinh thái và vấn đề hủy diệt mẹ đất, môi trường; và vấn đề khai thác của con người mà cô đã bàn tới. Điều này chứng tỏ rằng phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới và có khả năng. Cảm ơn các cô, cả hai cô, vì sự đóng góp này. Và tôi vẫn chưa quên chiêc áo sơ mi của Rocio [4] ".
Và cảm ơn các bạn đã đặt câu hỏi trực tiếp, điều đó thật tốt. Hãy thưởng thức cho tôi. Hãy thưởng thức bữa trưa của các bạn.
Ghi chú
[1] Ghi chú của Biên tập viên: trận động đất, sóng thần và thảm họa hạch nhân của nhà máy điện Fukushima vào năm 2011.
[2] Ghi chú của Biên tập viên: ở Chernobyl, năm 1986.
[3] Ghi chú của biên tập viên: Viện các công trình tôn giáo, thường được gọi là Ngân hàng Vatican.
[4] Ghi chú của biên tập viên: Có ý nhắc đến chiếc áo của một phụ nữ Mexico bị sát hại mà Valentina Alazraki đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn video gần đây.
Đức Thánh Cha: Vatican đã thực hiện tiến bộ trong việc quản trị của mình: ví dụ, ngày nay IOR [3] hiện đã được tất cả các ngân hàng chấp nhận và có thể hoạt động như các ngân hàng Ý, một điều chưa có một năm trước đây, do đó đã có tiến bộ. Rồi, liên quan đến Nhóm Egmont, đây là một nhóm quốc tế không chính thức, một nhóm mà AIF đã thuộc về và việc kiểm soát quốc tế không phụ thuộc vào Nhóm Egmont, vốn là một nhóm tư nhân dù được đánh giá cao. Moneyval sẽ tiến hành việc thanh tra dự định vào các tháng đầu năm tới; nó sẽ làm điều đó. Giám đốc của AIF đã bị đình chỉ vì có những nghi ngờ về quản trị kém. Chủ tịch của AIF đã cố lấy lại các tài liệu [bị yêu cầu để riêng ra] với sự giúp đỡ của Nhóm Egmont, một điều mà hệ thống tư pháp [của Vatican] không thể làm. Đứng trước việc này, tôi đã hỏi ý kiến một thẩm phán người Ý có tiếng tăm về việc phải làm gì. Công lý trước một cáo buộc tham nhũng là một điều hệ trọng đối với một quốc gia, không ai có thể can thiệp vào đó, không ai có thể đưa giấy tờ cho Nhóm Egmont. Các giấy tờ có thể đưa ra ánh sáng điều dường như là việc quản trị tồi, theo nghĩa giám sát xấu, phải được nghiên cứu. Có vẻ như AIF đã không kiểm soát được tội ác của người khác. Nhiệm vụ của nó là giám sát. Tôi hy vọng rằng người ta sẽ chứng minh rằng đây không phải là trường hợp. Ngay bây giờ có sự suy đoán vô tội. Hiện lúc này, thẩm phán là tối cao và phải nghiên cứu những gì đã xảy ra, nếu không một quốc gia sẽ phải chịu một việc quản trị cao hơn gây tổn hại đến chủ quyền của mình. Nhiệm vụ của Chủ tịch AIF đã hết hạn vào ngày 19 [tháng 11]. Tôi đã gọi cho ông ta vài ngày trước đó và ông ta không biết điều đó, ông nói với tôi sau đó như vậy. Tôi đã công bố rằng ông ấy sẽ rời chức vụ vào ngày 19. Tôi đã tìm được người kế vị ông, một thẩm phán, được qúy mến cao ở các bình diện pháp lý và kinh tế, cả trong nước lẫn quốc tế. Khi tôi trở về, ông ta sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch của AIF. Sẽ là một mâu thuẫn nếu cơ quan giám sát có chủ quyền trên Nhà nước. Đây không phải là một điều dễ hiểu. Điều hơi đáng lo ngại là Nhóm Egmont, một nhóm tư nhân: nó giúp ích rất nhiều nhưng nó không có thẩm quyền kiểm soát của Moneyval. Moneyval sẽ nghiên cứu các con số, các thủ tục, cách Cổ động viên Tư pháp hành động và cách thẩm phán và các thẩm phán xác định vấn đề. Tôi biết rằng trong những ngày này, cuộc thẩm vấn một số trong năm người bị ngưng chức sẽ bắt đầu. Điều đó không dễ dàng, nhưng chúng ta không nên ngây thơ, chúng ta không được làm nô lệ. Có người nói với tôi: “Nhưng tôi không tin điều đó: sự kiện về Nhóm Egmont đã được nêu lên, người ta sợ rằng đó là một thứ khủng bố [tâm lý]". Ta hãy để chuyện này qua một bên. Chúng ta tiến hành với pháp luật, với Moneyval và với Chủ tịch AIF mới. Còn giám đốc bị đình chỉ: ta hãy hy vọng ông ấy vô tội, tôi muốn như vậy bởi vì thật tốt khi một người vô tội và không có tội, tôi hy vọng như vậy. Nhưng một số tiếng ồn ào đã được tạo ra liên quan đến Nhóm này, những người không muốn các giấy tờ liên quan đến nhóm bị đụng chạm.
Đây là lần đầu tiên ở Vatican, chiếc nồi được mở vung từ bên trong, không phải từ bên ngoài. Nhiều lần từ bên ngoài rồi. Họ đã nói với chúng tôi nhiều lần và điều đó thực sự đáng xấu hổ ... Nhưng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô rất khôn ngoan, ngài đã bắt đầu một diễn trình rất chín chắn, và bây giờ có các định chế. Việc thanh lý viên có can đảm viết tờ khiếu nại chống lại năm người, [cho thấy] nó hoạt động ... Tôi thực sự không muốn xúc phạm Nhóm Egmont vì nhóm đó làm nhiều điều rất tốt, họ giúp ích, nhưng trong trường hợp này, chủ quyền của Nhà nước là vấn đề công lý, nhà nước có chủ quyền hơn là những người chấp pháp. Điều đó không dễ hiểu nhưng tôi yêu cầu ông hiểu điều đó.
Roland Juchem, CIC: Thưa Đức Thánh Cha, trên chuyến bay từ Bangkok đến Tokyo, Đức Thánh Cha đã gửi một bức điện tín tới Carrie Lam của Hồng Kông. Đức Thánh Cha nghĩ gì về tình hình ở đó, với các cuộc biểu tình và cuộc bầu cử thành phố? Và khi nào chúng con có thể tháp tùng Đức Thánh Cha đến Bắc Kinh?
Đức Thánh Cha: Những bức điện tín được gửi đến tất cả các nguyên thủ quốc gia, đây là một thư chào thăm tự động; và đó cũng là một cách lịch sự để xin phép bay qua lãnh thổ của họ. Điều này không có nghĩa là lên án hoặc ủng hộ. Đó là một điều máy móc mà tất cả các máy bay đều làm khi chúng đi vào về phương diện kỹ thuật, và chúng công bố rằng chúng đang đi vào, và chúng tôi làm điều đó vì phép lịch sự. Điều này không thực sự trả lời câu hỏi của ông; điện tín chỉ là một phép lịch sự.
Liên quan đến câu hỏi khác mà ông đã hỏi tôi: khi chúng ta nghĩ về nó, đây không chỉ là Hồng Kông. Hãy nghĩ đến Chile, nghĩ đến Pháp, nước Pháp dân chủ: một năm của áo khoác màu vàng. Hãy nghĩ đến Nicaragua, nghĩ đến các nước Mỹ Latinh khác cũng có vấn đề như thế này, và thậm chí cả một số nước châu Âu. Đó là một vấn đề tổng quát. Tòa thánh xử lý vấn đề này như thế nào? Tòa thánh kêu gọi đối thoại, hòa bình. Nhưng không phải chỉ có Hồng Kông, có nhiều tình huống rắc rối mà tôi không thể đánh giá vào lúc này được. Tôi tôn trọng hòa bình và tôi cầu xin hòa bình cho tất cả các quốc gia có vấn đề này, cả Tây Ban Nha nữa. Tốt hơn nên đặt mọi điều trong viễn tượng và kêu gọi đối thoại, hòa bình, để các vấn đề có thể được giải quyết. Và cuối cùng: Tôi muốn đến Bắc Kinh, tôi yêu Trung Quốc".
Valentina Alazraki, Televisa
Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Mỹ Latinh đang bùng cháy. Chúng ta đã thấy sau những hình ảnh của Venezuela và Chile, chúng ta không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy sau Pinochet. Chúng ta đã thấy tình hình ở Bôlivia, Nicaragua hoặc các quốc gia khác: các cuộc nổi dậy, bạo lực trên đường phố, tử vong, thương tích, thậm chí các nhà thờ bị cháy, vi phạm. Phân tích của ngài về những gì đang xảy ra ở các nước này? Giáo hội - và cá nhân ngài như một Giáo hoàng Mỹ Latinh – có sẽ làm gì không?
Đức Thánh Cha: Một số người nói với tôi điều này: Cần phải thực hiện một cuộc phân tích. Tình hình ngày nay ở Châu Mỹ Latinh giống như năm 1974-1980, ở Chile, Argentina, Uruguay, Brazil, Paraguay với Strössner và thậm chí cả Bolivia, tôi nghĩ... họ có Cuộc Hành quân Condor vào thời điểm đó. Một tình huống bốc lửa, nhưng tôi không biết đó cùng là một vấn đề hay là vấn đề khác. Thành thật mà nói, tại thời điểm này, tôi không thể thực hiện một cuộc phân tích về điều này. Đúng là có những tuyên bố không hề có tính hòa bình. Điều đang xảy ra ở Chile làm tôi khiếp sợ, vì Chile đang thoát khỏi vấn đề lạm dụng, từng gây ra nhiều đau khổ, và bây giờ có một loại vấn đề mà chúng ta không hiểu rõ. Nhưng quả đang bốc lửa như cô nói, và phải tìm kiếm đối thoại, cũng như phân tích. Tôi vẫn chưa tìm thấy một cuộc phân tích tốt nào về tình hình ở Mỹ Latinh. Và cũng có những chính phủ yếu, rất yếu, những chính phủ đã không có khả năng thiết lập trật tự và hòa bình; và vì lý do này, chúng ta đã gặp tình huống này".
Evo Morales đã yêu cầu ngài làm trung gian, chẳng hạn. Một điều cụ thể...
Có, một điều cụ thể. Venezuela đã yêu cầu trung gian, và Tòa thánh luôn sẵn sàng. Có một mối liên hệ tốt, thực sự là một mối liên hệ tốt, chúng tôi có mặt ở đó để giúp đỡ khi cần thiết. Bôlivia đã làm một điều giống như thế, đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc, nơi đã gửi các đại diện đến, và một ai đó từ một số quốc gia châu Âu nữa. Tôi không biết liệu Chile có đưa ra một yêu cầu hòa giải quốc tế nào không; Brazil, chắc chắn không, nhưng cũng có một số vấn đề ở đó nữa. Hơi lạ, nhưng tôi không muốn nói thêm lời nào nữa vì tôi không đủ điều kiện và tôi đã không nghiên cứu kỹ về nó, và thật lòng tôi cũng không hiểu điều đó lắm.
Tôi lợi dụng câu hỏi của cô để nói thêm rằng cô đã nói một chút về Thái Lan, một nước khác với Nhật Bản, một nền văn hóa siêu việt, cũng là một nền văn hóa của vẻ đẹp, nhưng khác với vẻ đẹp của Nhật Bản: một nền văn hóa, rất nhiều nghèo đói, nhưng lại rất nhiều phong phú tâm linh. Nhưng cũng có một vấn đề đau lòng, khiến chúng ta nghĩ đến “Hy Lạp và những người khác”. Cô là một chuyên gia về vấn đề khai thác này, cô đã nghiên cứu kỹ về nó và cuốn sách của cô đã làm rất nhiều điều tốt. Và Thái Lan, một số nơi ở Thái Lan, rất khó khăn về phương diện này. Nhưng có miền nam Thái Lan, và cũng có miền bắc Thái Lan xinh đẹp, nơi tôi không thể đến, đó là vùng bộ lạc và có một nền văn hóa hoàn toàn khác. Tôi đã tiếp khoảng hai mươi người từ khu vực đó, các Kitô hữu đầu tiên, được rửa tội đầu tiên, họ đã đến Rome, với một nền văn hóa khác, các nền văn hóa bộ lạc. Còn Bangkok, chúng ta thấy, là một thành phố lớn, rất hiện đại, nhưng có một số vấn đề khác với Nhật Bản, và có các hình thức giàu có khác với các hình thức của Nhật Bản. Tôi muốn nhấn mạnh vấn đề khai thác để cảm ơn về cuốn sách của cô, cũng như tôi cũng muốn cảm ơn Franca Giansoldati vì cuốn sách “Xanh” của cô ấy: hai người phụ nữ trên máy bay, mỗi người đã viết một cuốn sách, xử lý các vấn đề hiện đại. : vấn đề sinh thái và vấn đề hủy diệt mẹ đất, môi trường; và vấn đề khai thác của con người mà cô đã bàn tới. Điều này chứng tỏ rằng phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới và có khả năng. Cảm ơn các cô, cả hai cô, vì sự đóng góp này. Và tôi vẫn chưa quên chiêc áo sơ mi của Rocio [4] ".
Và cảm ơn các bạn đã đặt câu hỏi trực tiếp, điều đó thật tốt. Hãy thưởng thức cho tôi. Hãy thưởng thức bữa trưa của các bạn.
Ghi chú
[1] Ghi chú của Biên tập viên: trận động đất, sóng thần và thảm họa hạch nhân của nhà máy điện Fukushima vào năm 2011.
[2] Ghi chú của Biên tập viên: ở Chernobyl, năm 1986.
[3] Ghi chú của biên tập viên: Viện các công trình tôn giáo, thường được gọi là Ngân hàng Vatican.
[4] Ghi chú của biên tập viên: Có ý nhắc đến chiếc áo của một phụ nữ Mexico bị sát hại mà Valentina Alazraki đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn video gần đây.
Đức Thánh Cha nhìn lại chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản
Thanh Quảng sdb
17:18 27/11/2019
Đức Thánh Cha nhìn lại chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản
Trong buổi Triều yết vào thứ Tư 27/11 tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn lại và chia sẻ với khách hành hương về chuyến viếng thăm tông du của ngài tới Thái Lan và Nhật Bản. Đức Thánh Cha cho hay chuyến viếng thăm này đã làm tăng gấp sự gần gũi và tình cảm của ngài đối với các dân tộc Thái Lan và Nhật Bản.
Nụ cười Thái Lan
Ngay từ lúc khởi đầu cuộc hành trình đến Thái Lan, Đức Thánh Cha đã ca ngợi truyền thống văn hóa và tinh thần phong phú của người dân Thái, ngài nhấn mạnh đến nụ cười tươi xinh của dân Thái. Và Đức Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt chuyến viếng thăm này, trong các cuộc cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự, trao đổi với các giám mục, linh mục và tu sĩ chủng sinh, với các vị thiền sư Phật giáo và ngay cả trong cuộc diện kiến với Quốc vương Thái Lan.
ĐTC cho hay ngài đã khuyến khích hình thành một tổ chức tổng hợp tất cả những nét ưu tú của quốc gia, nhằm phát triển kinh tế và hàn gắn những tệ nạn bất công bóc lột, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chuyến viếng thăm Bệnh viện Thánh Louis, với sự hỗ trợ của Giáo hội dành cho các bệnh nhân đặc biệt những bệnh nhân nghèo khổ và ĐTC cũng đề cập tới hai Thánh lễ đại trào long trọng với các vũ điệu bài ca nói lên việc hăng say truyền bá Tin mừng cho dân chúng Thái như thế nào…
Bảo vệ sự sống người ta phải trân quí nó
Nhìn tới cuộc thăm viếng thứ hai của chuyến tông du tới Nhật Bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật cái phương châm của chuyến viếng thăm này là “Bảo vệ toàn vẹn sự sống”.
ĐTC nhấn mạnh tới tiêu đề quan trọng này tại một nơi mà xưa kia hai trái bom nguyên tử đã tiêu hủy bao sinh mạng con người và những thảm họa ấy vẫn tiếp diễn qua các cuộc chiến gần đây”.
ĐTC nói: Để bảo vệ sự sống, người ta phải yêu mến và trân quí nó! Ngày nay, mối đe dọa rất nghiêm trọng đang đe dọa các nước phát triển đó là sự mất đi ý niệm về sự sống! Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh rằng nạn nhân đầu tiên của việc này là những người trẻ, đó là lý do tại sao, ĐTC khuyến khích những người trẻ đừng sợ hãi, phải dám đối diện với tương lai bằng cách hướng lòng trí về tình yêu Chúa, cầu nguyện và phục vụ tha nhân.
Đức Thánh Cha cũng nhìn lại chuyến viếng thăm Nagasaki và Hiroshima, nơi ngài đã gặp gỡ những người sống sót và gia đình của họ sau các thảm họa! Ngài đã cương quyết lập lại lời kêu gọi hãy bãi bỏ vũ khí hạt nhân!
Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi dân chúng Nhật Bản vì "họ hằng trung thành với các giá trị tôn giáo và đạo đức của mình, nhưng cũng biết mở lòng đón nhận Tin Mừng; thêm vào đó, đây có thể nói được là một quốc gia hàng đầu, mẫu mực về một thế giới công bằng và hòa bình”.
Động đất tại Albania
Cuối cuộc triều yết, Đức Thánh Cha nói với các khách hành hương bằng tiếng Ý rằng ngài gần gũi với dân chúng Albania mới gánh chịu một trận động đất vào hôm thứ ba vừa qua (26/11/19). ĐTC cầu nguyện cho các nạn nhân tử vong lẫn những người bị thương và gia đình họ. ĐTC cũng cho hay Albania là quốc gia đầu tiên ở châu Âu mà ngài đã đến viếng thăm.
Viếng thăm Greccio
Đức Thánh Cha cho hay Chúa Nhật tuần tới 1/12/2019, Ngài sẽ viếng thăm địa danh Greccio ở vùng Lazio nước Ý, khởi đầu cho các tâm tư cầu nguyện đón mừng Chúa giáng sinh, khai mở Mùa Vọng của năm Phụng vụ thánh.
Trong buổi Triều yết vào thứ Tư 27/11 tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn lại và chia sẻ với khách hành hương về chuyến viếng thăm tông du của ngài tới Thái Lan và Nhật Bản. Đức Thánh Cha cho hay chuyến viếng thăm này đã làm tăng gấp sự gần gũi và tình cảm của ngài đối với các dân tộc Thái Lan và Nhật Bản.
Nụ cười Thái Lan
Ngay từ lúc khởi đầu cuộc hành trình đến Thái Lan, Đức Thánh Cha đã ca ngợi truyền thống văn hóa và tinh thần phong phú của người dân Thái, ngài nhấn mạnh đến nụ cười tươi xinh của dân Thái. Và Đức Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt chuyến viếng thăm này, trong các cuộc cuộc gặp gỡ với chính quyền dân sự, trao đổi với các giám mục, linh mục và tu sĩ chủng sinh, với các vị thiền sư Phật giáo và ngay cả trong cuộc diện kiến với Quốc vương Thái Lan.
ĐTC cho hay ngài đã khuyến khích hình thành một tổ chức tổng hợp tất cả những nét ưu tú của quốc gia, nhằm phát triển kinh tế và hàn gắn những tệ nạn bất công bóc lột, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chuyến viếng thăm Bệnh viện Thánh Louis, với sự hỗ trợ của Giáo hội dành cho các bệnh nhân đặc biệt những bệnh nhân nghèo khổ và ĐTC cũng đề cập tới hai Thánh lễ đại trào long trọng với các vũ điệu bài ca nói lên việc hăng say truyền bá Tin mừng cho dân chúng Thái như thế nào…
Bảo vệ sự sống người ta phải trân quí nó
Nhìn tới cuộc thăm viếng thứ hai của chuyến tông du tới Nhật Bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật cái phương châm của chuyến viếng thăm này là “Bảo vệ toàn vẹn sự sống”.
ĐTC nhấn mạnh tới tiêu đề quan trọng này tại một nơi mà xưa kia hai trái bom nguyên tử đã tiêu hủy bao sinh mạng con người và những thảm họa ấy vẫn tiếp diễn qua các cuộc chiến gần đây”.
ĐTC nói: Để bảo vệ sự sống, người ta phải yêu mến và trân quí nó! Ngày nay, mối đe dọa rất nghiêm trọng đang đe dọa các nước phát triển đó là sự mất đi ý niệm về sự sống! Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh rằng nạn nhân đầu tiên của việc này là những người trẻ, đó là lý do tại sao, ĐTC khuyến khích những người trẻ đừng sợ hãi, phải dám đối diện với tương lai bằng cách hướng lòng trí về tình yêu Chúa, cầu nguyện và phục vụ tha nhân.
Đức Thánh Cha cũng nhìn lại chuyến viếng thăm Nagasaki và Hiroshima, nơi ngài đã gặp gỡ những người sống sót và gia đình của họ sau các thảm họa! Ngài đã cương quyết lập lại lời kêu gọi hãy bãi bỏ vũ khí hạt nhân!
Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi dân chúng Nhật Bản vì "họ hằng trung thành với các giá trị tôn giáo và đạo đức của mình, nhưng cũng biết mở lòng đón nhận Tin Mừng; thêm vào đó, đây có thể nói được là một quốc gia hàng đầu, mẫu mực về một thế giới công bằng và hòa bình”.
Động đất tại Albania
Cuối cuộc triều yết, Đức Thánh Cha nói với các khách hành hương bằng tiếng Ý rằng ngài gần gũi với dân chúng Albania mới gánh chịu một trận động đất vào hôm thứ ba vừa qua (26/11/19). ĐTC cầu nguyện cho các nạn nhân tử vong lẫn những người bị thương và gia đình họ. ĐTC cũng cho hay Albania là quốc gia đầu tiên ở châu Âu mà ngài đã đến viếng thăm.
Viếng thăm Greccio
Đức Thánh Cha cho hay Chúa Nhật tuần tới 1/12/2019, Ngài sẽ viếng thăm địa danh Greccio ở vùng Lazio nước Ý, khởi đầu cho các tâm tư cầu nguyện đón mừng Chúa giáng sinh, khai mở Mùa Vọng của năm Phụng vụ thánh.
Linh mục Công Giáo bang Michigan từ chối ban Rước Lễ cho thẩm phán địa phương đã kết hôn với người đồng giới
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:49 27/11/2019
Thẩm phán Smolenski được báo cáo là đã kết hôn với một người phụ nữ khác từ năm 2016. Cô tuyên bố cô đã là thành viên của giáo xứ trong 62 năm và theo báo cáo gần đây cô đã đóng góp 7.000 đô la cho quỹ xây dựng giáo xứ. Theo báo cáo, một số thành viên của giáo xứ hỗ trợ cha Nolan, trong khi đó những người khác đang yêu cầu cha bị thuyên chuyển và họ đang muốn có một cuộc họp với giám mục địa phương.
“Cô Smolenski đã ngồi ghế thẩm phán gần 30 năm, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, cha cô cũng là thẩm phán tòa án khu vực và anh trai cô, một thẩm phán tòa phúc thẩm bang,” theo báo cáo của Truyền hình Wood TV.
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng hôn nhân là sự kết hợp trọn đời của một người nam và một người nữ để sinh sản và giáo dục con cái. Giáo hội dạy rằng các hành vi tình dục đồng giới vốn là tội lỗi nặng nề. Liên quan đến việc trao ban Rước Lễ, luật của Giáo Hội Công Giáo nêu rõ trong điều 915 của Bộ Giáo Luật năm 1983: “Những người bị vạ tuyệt thông và cấm chế sau khi hình phạt đã tuyên kết hay tuyên bố; những người khác cố chấp trong một tội nặng công khai không được Rước Lễ”
Vào tháng 3 năm nay, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của giáo phận Kansas đã công khai hỗ trợ một linh mục của giáo phận ngài, là người này đã từ chối không cho phép một cặp vợ chồng đồng giới kết hôn xin đăng ký cho con vào trường Công Giáo. Vào thời điểm đó, ĐTGM nói rằng “quyết định của một cặp đồng giới tiến tới hôn nhân là công khai đối nghịch với giáo huấn đạo đức Công Giáo về tội lỗi của các hành vi đồng giới và là một phần trong nỗ lực bình thường hóa các hành động vô đạo đức.”
Vào năm 2014, Đức Hồng Y Raymond Burke đã trả lời các câu hỏi về cách một linh mục nên tiến hành khi gặp một chính trị gia Công Giáo hoặc nhân vật công khai khác lên Rước Lễ trong khi họ đồng thời công khai ủng hộ phá thai hoặc hôn nhân đồng giới. Đức Hồng Y Burke nói: Việc loại trừ không được Rước Lễ đối với những người kiên trì với tội lỗi rõ ràng và nghiêm trọng, sau khi được khuyên răn đúng mức, không phải là một vấn đề về hình phạt mà là một vấn đề kỷ luật tôn trọng trạng thái khách quan của một người trong Giáo hội.” Đức Hồng Y Burke nói tiếp: Trong trường hợp một chính trị gia hoặc nhân vật công cộng khác hành động chống lại luật đạo đức trong một vấn đề nghiêm trọng và tiến lên Rước Lễ, linh mục nên khuyên răn người đó và sau đó, nếu người đó vẫn còn tiến lên để Rước Lễ, linh mục nên từ chối trao Mình Thánh Chúa cho người đó.”
Tháng trước, một linh mục Công Giáo ở Nam Carolina đã từ chối ban rước lễ cho ông Joe Biden, cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ và ứng cử viên tổng thống hiện tại của đảng Dân chủ, vì ông ủng hộ công khai việc phá thai theo yêu cầu. Không lâu sau đó, Biden – là người đã chủ sự một đám cưới đồng giới – đã tuyên bố rằng ông ta chưa bao giờ bị từ chối Rước Lễ trước đó và thậm chí còn được Rước Lễ từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không đưa ra tuyên bố nào để đáp lại lời tuyên bố của ông Biden.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Lite Site News
Văn Hóa
Chi một số ít người phản đối việc lấy tên giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes dặt tên cho đường phố ở thành phố Đà Nẵng
Nguyễn Văn Nghệ
09:33 27/11/2019
CHỈ CÓ MỘT SỐ ÍT NGƯỜI PHẢN ĐỐI VIỆC LẤY TÊN GIÁO SĨ
FRANCISCO DE PINA VÀ ALEXANDRE DE RHODES ĐẶT TÊN CHO ĐƯỜNG PHỐ
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngày 7/10/2019, Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết: đang lấy ý kiến dự thảo Đề án đặt tên gần 140 đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2019 trước khi trình HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp vào tháng 12 tới.
Trong danh sách đề xuất đặt tên đường lần này của Đà Nẵng đáng chú ý có hai giáo sĩ (linh mục) Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Cụ thể tên tuổi hai vị giáo sĩ này được đề nghị lấy ý kiến để đặt tên cho 2 tuyến đường (7,5m và 10,5m) ở khu đông nam đài tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.
Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes có công lao rất lớn trong quá trình tạo ra chữ Quốc ngữ.(1)
Khi Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng lấy ý kiến thì có một số ít cán bộ hưu trí nêu quan điểm không đồng ý với việc lấy tên của hai vị giáo sĩ để đặt tên đường ở thành phố Đà Nẵng.
Quan điểm của một số ít cán bộ hưu trí nêu ra là giáo sĩ Alexandre de Rhodes “không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ”; “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công Giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo)
Hậu thế suy tôn giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ.
Nếu nói giáo sĩ Alexandre de Rhodes “không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ” là hoàn toàn chính xác không ai phản đối cả. Nhưng nếu nói giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ cũng không có gì là sai.
Ai là ông tổ của Nho giáo? Nho giáo đã hình thành và phát triển trước Khổng tử rất lâu. Đến thời Khổng tử, Ngài chỉ là người “tập đại thành”(2) các tư tưởng Nho giáo cho có hệ thống và Ngài chỉ là người “thuật nhi bất tác”. Với công lao “tập đại thành” như vậy, nên hậu thế suy tôn Khổng tử là “Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương”, là ông tổ của Nho giáo, là vị “vạn thế sư biểu”.
Cũng vậy, đối với chữ quốc ngữ, trước giáo sĩ Alexandre de Rhodes, cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề dùng chữ La tinh để sáng chế ra chữ quốc ngữ để phục vụ công việc truyền giáo. Việc làm của các vị giáo sĩ ấy còn rời rạc chưa có hệ thống. Đến năm 1651 giáo sĩ Alexandre de Rhodes mới “tập đại thành” và cho ra đời cuốn tự điển mang tên: Việt- Bồ- La (Dictonarium Annamiticum Lusitanum et Latinum- Tự điển An Nam- Bồ Đào Nha- La Tinh). Với công lao “tập đại thành” ấy nên hậu thế suy tôn giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã công kích Tam giáo (Khổng- Lão- Phật) ở Việt Nam.
Trong Bản kiến nghị (V/v đặt tên đường ở Tp Đà Nẵng) gởi ngày 23/10/2019 viết “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công Giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo). Thật vậy, Khổng tử được hầu hết người Á Đông xưng tụng là nhà hiền triết, là Vạn thế sư biểu, và nhiều học lý của Nho giáo vẫn còn giá trị đến ngày nay. Còn Phật Thích Ca được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một vĩ nhân văn hóa của nhân loại…”(3)
Chúng ta dùng não trạng của con người đang sống ở thế kỷ 21 để đánh giá não trạng của một con người sống ở thế kỷ 17 có quá khắt khe không?
Ngay cả thời đại thông tin toàn cầu chúng ta đang sống đây, các Đấng sáng lập các tôn giáo còn bị hiểu sai lạc huống chi thời đại của giáo sĩ Alexandre de Rhodes sống. Từ sau năm 1975, thế hệ chúng tôi được giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa và được nhồi nhét tư tưởng công kích Nho giáo. Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10. Bài “Trung Quốc thời phong kiến” ở mục “Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến” có nhận xét về Nho giáo: “ Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kiềm hãm sự phát triển của xã hội” và gần đây Giáo sư- Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ, không sáng tạo làm sao có phát triển?”(4)
Karl Marx, ông tổ của cộng sản đã nhận định về tôn giáo:“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Do đó dưới mắt của những người cộng sản thì tôn giáo là mê hoặc, ru ngủ quần chúng nhân dân.
Wikipedia tiếng Việt viết về giáo sĩ Alexandre de Rhodes có nhận xét về vấn đề này: “Alexandre de Rhodes từng gọi Phật Thích Ca là “ thằng hay dối” trong sách Phép giảng tám ngày. Điều này dựa trên nhận thức của Đắc Lộ về bối cảnh xã hội thời đó, phản ánh thái độ chung của Nho giáo đối với Phật giáo, và cũng là do nhiệt tình truyền giáo của ông”.(5)
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes có “kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam” không?
Ngày 8/10/2019 có nhóm Sinh viên Sử 4, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Đắc Xuân đã kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes: “Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Francisco De Pina, đặc biệt Alexandre de Rhodes có công với Vatican trong sự nghiệp truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, nhưng đối với dân tộc Việt Nam là người có tội, phỉ báng văn hóa và đạo đức Việt Nam, ông đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam gây ra bao nhiêu chết chóc, đổ nát đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt nhiều thế kỷ” (6)
Trước đây vào năm 2009, khi nhà điêu khắc Phạm văn Hạng có ý nguyện hiến tặng tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes cho thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã bị Nguyễn Đắc Xuân “cản mũi kỳ đà” với bài viết trên tuần báo Giác Ngộ kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes: “ đã và đang bị các nhà sử học trong và ngoài nước chứng minh rằng đấy là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta”(7)
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes “là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta”. Sự thực “vấn đề này từ trước không thấy ai đặt ra. Bỗng đến năm 1998, nhà xuất bản Giao Điểm tại Hoa Kỳ tung ra cuốn “Alexandre de Rhodes người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ quốc ngữ”. Cuốn sách có nhiều bài của nhiều tác giả khác nhau, nhưng tựu trung đều nhắm kết án linh mục Đắc Lộ đã dọn đường cho thực dân Pháp chiếm Việt Nam và phủ nhận công trình của linh mục trong việc cải tiến chữ quốc ngữ. Lập luận của họ căn cứ trên bản dịch quyển “Thiên hồ Đế hồ” của Phan Bội Châu và một đoạn tường trình của linh mục Đắc Lộ trong cuốn “Divers Voyages et Missions” (Hành trình và truyền giáo)”(8)
Lịch sử không thể kết án giáo sĩ Alexandre de Rhodes sửa soạn cho Pháp xâm chiếm Việt Nam. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes bị trục xuất khỏi nước ta vào năm 1645. Quân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Chẳng lẽ giáo sĩ Alexandre de Rhodes có viễn kiến chính trị và biết tính toán trước 200 năm?
Trên các phương tiện thông tin gọi Nguyễn Đắc Xuân là “Nhà Nghiên cứu lịch sử” (NNCLS),theo tôi thì cần xem xét lại cái gọi là “nghiên cứu lịch sử” của Nguyễn Đắc Xuân khi ông kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes “đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam”. Như chúng ta biết từ giữa thế kỷ 19, nền kỹ nghệ Pháp phát triển và cần tài nguyên thiên nhiên để cung ứng cho nhu cầu sản xuất kể cả xuất cảng cho nên vấn đề đi xâm lược là tất yếu: “Như thế, hai sự kiện truyền giáo và ách thực dân cách nhau hơn 2 thế kỷ. Những kẻ nhập nhằng cho rằng giáo sĩ Đắc Lộ là đầu mối dẫn đến sự đô hộ của thực dân Pháp là một nhận định ấu trĩ, sai lạc và cực đoan. Công tâm mà nói, không cần sự hiện diện của giáo sĩ Đắc Lộ hơn 2 thế kỷ trước, thực dân Pháp vẫn phải lùng kiếm thị trường tiêu thụ và vơ vét tài nguyên của các nước bản xứ, chính vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chuyện đặt ách đô hộ thực dân lên người dân Việt Nam sớm muộn gì cũng xảy ra, vì thực dân Pháp là một cường quốc lúc bấy giờ”(9).
Nhóm người vin vào đoạn văn: “ J’ai cru la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui allait à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape” ( Tôi tưởng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn cõi Đông phương đưa về quy phục Chúa Ki tô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, Cha chúng tôi và Thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời Rô ma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo Hoàng- Các cuộc hành trình và truyền giáo [Divers voyagers et missions] của Alexandre de Rhodes, do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653, ở cuối chương 19) để kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã vận động thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là một sai lầm rất lớn.
Wikipedia tiếng Việt nhận xét đoạn văn ấy: “Tuy nhiên trên thực tế, cách dùng từ ngữ trong đoạn văn trên đề cập đến việc truyền giáo. Việc cố tình diễn giải thành ý đồ xâm lược là một suy luận “chủ quan võ đoán” thể hiện lập trường “hận thù tôn giáo”(10)
Ông cha ta có xem giáo sĩ Đắc Lộ “là địch” không?
Nguyễn Đắc Xuân bảo: “Ba bốn thế kỷ qua, ông cha ta đã xem Đắc Lộ là địch”. Nhận định của Nguyễn Đắc Xuân có “cả vú lấp miệng em” không? Tôi chưa thấy văn bản nào của triều Nguyễn trở về trước kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes “là địch” cả. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim nơi chương VII “Người u châu sang Việt Nam” cũng không tìm thấy chỗ nào cả, chỉ thấy đám hậu sinh “khả ố” có lập trường “hận thù tôn giáo” kết tội giáo sĩ “là địch”mà thôi!
Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc?
Khi được hỏi về chữ quốc ngữ, Nguyễn Đắc Xuân trả lời: “Xét về phương diện văn hóa, Việt Nam là nước ở trong vùng sử dụng chữ Hán( cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán- Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (La tinh hóa) mà tiến bộ văn minh”
Năm 2009 nhân việc nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng có ý nguyện hiến tặng tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes cho thành phố Hà Nội, Nguyễn Đắc Xuân cũng đã viết trên tuần báo Giác Ngộ: “Sự thật chữ quốc ngữ có công trong việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam và có tội là đã dựa vào thực dân Pháp đẩy chữ Hán- Nôm của dân tộc vào quên lãng”(11)
Để xét xem chữ quốc ngữ có công hay là có tội với dân tộc Việt Nam, thì chúng ta cùng ngược dòng thời gian xem thử tiền nhân chúng ta nhận định như thế nào.
Phong trào Đông Kinh nghĩa thục ra đời với mục tiêu là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Để phấn đấu cho mục đích mới mẻ này, việc dạy chữ quốc ngữ trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đông Kinh nghĩa thục. Trong bài “Chiêu hồn nước” đã đề cao chữ quốc ngữ, xem chữ quốc ngữ là hồn, là tinh hoa của dân tộc: “Chữ quốc ngữ là hồn trong nước/ Phải đem ra tỉnh trước dân ta/ Sách u Mỹ, sách Chi na/ Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường/ Công, nông, cổ trăm đường cũng thế/ Họp bày nhau thì dễ lo toan/ Á u chung lại một lò/ Đúc nên tư cách mới cho rằng người”. Tại sao các cụ xuất thân từ cửa Khổng sân Trình trong Phong trào Đông Kinh nghĩa thục không khuyến khích dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm mà lại sử dụng chữ quốc ngữ? Do “Nguyên lý của chữ Nôm là mượn âm tiếng Hán mà không mượn nghĩa. Ngược lại cũng có trường hợp chỉ mượn nghĩa chữ Hán mà không mượn âm. Chính thực tế này đã làm cho chữ Nôm khó nhớ, vì khó nhớ nên khó học do phải ghép các nét chữ liên tục, đồng thời một chữ lại có nhiều cách đọc, thậm chí phải vừa đọc vừa đoán. Điểm hạn chế này của chữ Nôm cộng với điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống, công nghệ in ấn đơn giản, vật liệu thô sơ, tính kỹ thuật thấp và đó chính là nguồn gốc của khái niệm: Tam sao thất bản( ba lần sao chép mất bản gốc)”(12)
Ngày 28/3/1907 tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử văn hóa ở phía Bắc Việt Nam ra đời. Đó là tờ Đăng cổ tùng báo (Tờ báo chia làm đôi: ½ là Hán văn, ½ là quốc ngữ, có nội dung riêng rẽ)
Ngay số báo đầu tiên của tờ Đăng cổ tùng báo có bài “Người An Nam nên viết chữ An Nam” thực sự mang tính tuyên ngôncủa tờ báo: “ Nước Nam xưa nay vẫn có tiếng nói, mà tiếng An nam lại hay được một điều là cả nước nói có một thứ tiếng…Nhưng vốn chỉ có tiếng nói, không có chữ viết, đến khi học chữ tầu, rồi mới lấy chữ tầu ghép ra thành một lối riêng, gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm tuy viết quấy quá cũng thành ra giạng chữ, nhưng không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường phải cao đoán mới đọc được thông…bây giờ có người Phương tây đến, bày ra chữ quốc ngữ, chắp vần theo như chữ các nước Phương tây, có mẹo mực, ba là ba, bốn là bốn, không thể sai được mà học dễ biết là bao nhiêu; sáng ý thì chỉ vài ngày, ngu đần thì trong một tháng cũng phải thông”(13).
Tháng 11/1907 thực dân Pháp quyết định dập tắt Đông Kinh nghĩa thục, họ bắt bớ, cầm tù, thậm chí tử hình một số thành viên của Phong trào. Tờ Đăng cổ tùng báo đương nhiên phải chấm dứt hoạt động. Sự nghiêp “khai dân trí” có quy mô lớn của đất nước bị phá bỏ.
Như vậy việc thực dân Pháp cho đóng cửa tờ Đăng cổ tùng báo cho ta thấy chữ quốc ngữ đâu phải là “một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta” như lời phát biểu của Nhà Nghiên cứu Lịch sử Nguyễn Đắc Xuân!
Ngày 29/7/1938 Hội Truyền bá chữ quốc ngữ chính thức được thành lập theo Quyết định số 3622-A của Thống sứ Bắc Kỳ là Yves Charles Châtel ký. Hội thành lập với mục đích là truyền bá chữ quốc ngữ đẻ người dân biết đọc biết viết từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện tại. Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố và các thành viên là Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước…
Nếu nói “ Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc” như Nguyễn Đắc Xuân nhận định, thì xin hỏi Nguyễn Đắc Xuân là các tác phẩm ông viết bằng chữ Hán- Nôm hay là chữ quốc ngữ? Nếu ông viết bằng chữ quốc ngữ thì chính ông là người làm cho những đứa con tinh thần của ông “mất cả hồn dân tộc”. Ngoài ra con cháu của ông rất thông thạo chữ Hán- Nôm? Và nếu có cuộc trưng cầu dân ý về việc dân tộc Việt Nam nên dùng chữ Hán- Nôm hay chữ Quốc ngữ, liệu Nguyễn Đắc Xuân và con cháu ông chọn chữ nào đây?
Chữ Quốc ngữ đã biến thành “linh hồn” của dân tộc
Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân còn nói: “chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ( la tinh hóa) mà tiến bộ, văn minh”.
Sinh thời Wilhelm von Humboldt nói: Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc. Mục đích của người sáng lập ra chữ quốc ngữ với mục đích để truyền đạo mà thôi, nhưng sau đó chúng ta tiếp thu và biến nó thành “linh hồn” của dân tộc. Chữ quốc ngữ đã trở thành linh hồn của dân tộc Việt Nam. Ngày 3/10/2015 tại Hội thảo ở Phú Yên với chủ đề “Chữ Quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hóa Việt Nam”, PGS-TS Võ Văn Sen- Hiệu trường Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu: “Tiếng Việt ngày nay như một chiếc cầu nối đưa văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới và góp phần đưa văn hóa thế giới đến với dân tộc Việt Nam. Có được diện mạo và có được một sức hút mãnh liệt như hiện nay, tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng trải qua bao thăng trầm cùng với dân tộc”(14)
Cũng vậy, khi thực dân Pháp xây dựng cầu Trường Tiền ở Huế với mục đích là phục vụ cho chiến tranh và khai thác thuộc địa chứ không có ý định phục vụ cho việc đi lại của người dân Việt Nam. Nhưng sau khi Pháp rút đi thì cầu Trường Tiền được người dân Huế tu bổ, tôn tạo và biến nó thành biểu tượng của xứ Huế. Vậy người dân xứ Huế nói riêng và người dân cả nước nói chung có nên biết ơn thực dân Pháp không? Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ơn kẻ dữ không ơn chi người lành”. Bài đồng dao “ Nhớ ơn”: “ Ăn một bát cơm/ Nhớ người cày ruộng/ Ăn đĩa rau muống/ Nhớ người đào ao…” đáng để cho Nguyễn Đắc Xuân suy ngẫm!
Nhất định không đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, dù là đường lớn hay đường nhỏ
Nguyễn Đắc Xuân nói: “Đặt tên đường là vinh danh cho một nhân vật có công, chúng ta không thể phớt lờ đi được những vấn đề đó. Khi đã vinh danh thì phải vinh danh những người có công với đất nước, với dân tộc. Còn với hai nhân vật này (Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes- T/g) dù là đặt tên đường lớn nhỏ gì cũng không được, vì như thế là đã vinh danh họ”
Không biết khi phát biểu câu này, Nguyễn Đắc Xuân có “uốn lưỡi” không? Ở TP. HCM tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes được đặt cho một con đường trước Hội trường Thống Nhất. Vậy xin hỏi Nguyễn Đắc Xuân: Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đồng chí của Nguyễn Đắc Xuân) thuộc đảng bộ TP.HCM “lú” hết rồi sao mà lại đem tên của một tội đồ dân tộc đặt cho một con đường trang trọng ở TP.HCM?
Kết luận
Trong thời gian qua, đây đó trên đất nước Việt Nam đã có những Hội thảo về chữ quốc ngữ với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không mang “hận thù tôn giáo” và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. Nhưng cũng có một số ít người mang tâm lý “hận thù tôn giáo”cố tình xuyên tạc công lao của các giáo sĩ đã có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ.
Theo tôi trong tương lai sẽ còn nhiều Hội thảo về chữ quốc ngữ và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. “Tháng 12 tới, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo 100 năm tôn vinh chữ Quốc ngữ. Ông Hùng cho biết, các chuyên gia sẽ tiếp tục đánh giá về những cống hiến của hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, từ đó dư luận có cái nhìn khách quan hơn”. Lời phát biểu của ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao Đà Nẵng rất là hợp với câu ngạn ngữ: “ Chó sủa thì chó cứ sủa, đoàn người đi cứ đi”
Thái độ bao dung, vị tha, biết ơn… là đức tính của những người Việt chân chính.
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa
CHÚ THÍCH
1- Bài viết: Đà Nẵng lấy ý kiến đặt tên đường hai giáo sĩ có công chế tác chữ Quốc ngữ- T/g Nguyễn Thành
baomoi.com/da-nang-lay-y-kien-dat-ten-duong-hai-giao-si-co-cong-che-tac-chu-quoc-ngu/c/32471693.epi
2- Tập đại thành: theo Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh, Nxb Trẻ trang 2136 giải thích: “Góp hết lại, thu góp rộng rãi đầy đủ (thu góp các ý kiến, tài liệu, sách vở để dựng nên một học thuyết lớn, một tác phẩm lớn)”
3- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
- xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html
4- Bài viết: Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?
nghiencuuquocte.org/2019/06/26/nho-giao-va-chu-le-co-troi-buoc-con-nguoi-khong/
5- vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes
6- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html
7- Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?
nghiencuulichsu.com/2016/08/31/ban-than-chu-quoc-ngu-co-toi-voi-dan-toc-viet-nam-khong/
8-Bài viết: Alexandre de Rhodes và việc hội nhập văn hóa Việt Nam. T/g Mặc Giao
vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/alexander-de-rhodes-va-viec-hoi-nhap-van-hoa-viet-nam
9-Bài viết: Đạo cộng sản T/g Mặc Giao
vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=115656
10- Bài viết:Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes dẫn đến các dẫn dụng khác nhau. T/g Chương Thâu
talawwas.org/talaDB/showFile.php?res=7314&rb=0302
-Bài viết: Những kẻ kiến nghị đã dung tài liệu giả để vu khống. T/g Nhã Hoàng
xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/nhung-ke-kien-ngh-dung-tai-lieu-gia-e.html
vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes
11- Xem bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?
12-Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ và chữ quốc ngữ. T/g Nguyễn Lân Bình
chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html
13-Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ…
14-Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?
FRANCISCO DE PINA VÀ ALEXANDRE DE RHODES ĐẶT TÊN CHO ĐƯỜNG PHỐ
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngày 7/10/2019, Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết: đang lấy ý kiến dự thảo Đề án đặt tên gần 140 đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2019 trước khi trình HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp vào tháng 12 tới.
Trong danh sách đề xuất đặt tên đường lần này của Đà Nẵng đáng chú ý có hai giáo sĩ (linh mục) Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Cụ thể tên tuổi hai vị giáo sĩ này được đề nghị lấy ý kiến để đặt tên cho 2 tuyến đường (7,5m và 10,5m) ở khu đông nam đài tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.
Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes có công lao rất lớn trong quá trình tạo ra chữ Quốc ngữ.(1)
Đường Alexandre De Rhodes hiện nay tại TP Hồ Chí Minh |
Quan điểm của một số ít cán bộ hưu trí nêu ra là giáo sĩ Alexandre de Rhodes “không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ”; “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công Giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo)
Hậu thế suy tôn giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ.
Nếu nói giáo sĩ Alexandre de Rhodes “không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ” là hoàn toàn chính xác không ai phản đối cả. Nhưng nếu nói giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ cũng không có gì là sai.
Ai là ông tổ của Nho giáo? Nho giáo đã hình thành và phát triển trước Khổng tử rất lâu. Đến thời Khổng tử, Ngài chỉ là người “tập đại thành”(2) các tư tưởng Nho giáo cho có hệ thống và Ngài chỉ là người “thuật nhi bất tác”. Với công lao “tập đại thành” như vậy, nên hậu thế suy tôn Khổng tử là “Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương”, là ông tổ của Nho giáo, là vị “vạn thế sư biểu”.
Cũng vậy, đối với chữ quốc ngữ, trước giáo sĩ Alexandre de Rhodes, cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề dùng chữ La tinh để sáng chế ra chữ quốc ngữ để phục vụ công việc truyền giáo. Việc làm của các vị giáo sĩ ấy còn rời rạc chưa có hệ thống. Đến năm 1651 giáo sĩ Alexandre de Rhodes mới “tập đại thành” và cho ra đời cuốn tự điển mang tên: Việt- Bồ- La (Dictonarium Annamiticum Lusitanum et Latinum- Tự điển An Nam- Bồ Đào Nha- La Tinh). Với công lao “tập đại thành” ấy nên hậu thế suy tôn giáo sĩ Alexandre de Rhodes là ông tổ của chữ quốc ngữ
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã công kích Tam giáo (Khổng- Lão- Phật) ở Việt Nam.
Trong Bản kiến nghị (V/v đặt tên đường ở Tp Đà Nẵng) gởi ngày 23/10/2019 viết “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công Giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo). Thật vậy, Khổng tử được hầu hết người Á Đông xưng tụng là nhà hiền triết, là Vạn thế sư biểu, và nhiều học lý của Nho giáo vẫn còn giá trị đến ngày nay. Còn Phật Thích Ca được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một vĩ nhân văn hóa của nhân loại…”(3)
Chúng ta dùng não trạng của con người đang sống ở thế kỷ 21 để đánh giá não trạng của một con người sống ở thế kỷ 17 có quá khắt khe không?
Ngay cả thời đại thông tin toàn cầu chúng ta đang sống đây, các Đấng sáng lập các tôn giáo còn bị hiểu sai lạc huống chi thời đại của giáo sĩ Alexandre de Rhodes sống. Từ sau năm 1975, thế hệ chúng tôi được giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa và được nhồi nhét tư tưởng công kích Nho giáo. Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10. Bài “Trung Quốc thời phong kiến” ở mục “Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến” có nhận xét về Nho giáo: “ Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kiềm hãm sự phát triển của xã hội” và gần đây Giáo sư- Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ, không sáng tạo làm sao có phát triển?”(4)
Karl Marx, ông tổ của cộng sản đã nhận định về tôn giáo:“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Do đó dưới mắt của những người cộng sản thì tôn giáo là mê hoặc, ru ngủ quần chúng nhân dân.
Wikipedia tiếng Việt viết về giáo sĩ Alexandre de Rhodes có nhận xét về vấn đề này: “Alexandre de Rhodes từng gọi Phật Thích Ca là “ thằng hay dối” trong sách Phép giảng tám ngày. Điều này dựa trên nhận thức của Đắc Lộ về bối cảnh xã hội thời đó, phản ánh thái độ chung của Nho giáo đối với Phật giáo, và cũng là do nhiệt tình truyền giáo của ông”.(5)
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes có “kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam” không?
Ngày 8/10/2019 có nhóm Sinh viên Sử 4, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Đắc Xuân đã kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes: “Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Francisco De Pina, đặc biệt Alexandre de Rhodes có công với Vatican trong sự nghiệp truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, nhưng đối với dân tộc Việt Nam là người có tội, phỉ báng văn hóa và đạo đức Việt Nam, ông đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam gây ra bao nhiêu chết chóc, đổ nát đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt nhiều thế kỷ” (6)
Trước đây vào năm 2009, khi nhà điêu khắc Phạm văn Hạng có ý nguyện hiến tặng tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes cho thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã bị Nguyễn Đắc Xuân “cản mũi kỳ đà” với bài viết trên tuần báo Giác Ngộ kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes: “ đã và đang bị các nhà sử học trong và ngoài nước chứng minh rằng đấy là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta”(7)
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes “là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta”. Sự thực “vấn đề này từ trước không thấy ai đặt ra. Bỗng đến năm 1998, nhà xuất bản Giao Điểm tại Hoa Kỳ tung ra cuốn “Alexandre de Rhodes người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ quốc ngữ”. Cuốn sách có nhiều bài của nhiều tác giả khác nhau, nhưng tựu trung đều nhắm kết án linh mục Đắc Lộ đã dọn đường cho thực dân Pháp chiếm Việt Nam và phủ nhận công trình của linh mục trong việc cải tiến chữ quốc ngữ. Lập luận của họ căn cứ trên bản dịch quyển “Thiên hồ Đế hồ” của Phan Bội Châu và một đoạn tường trình của linh mục Đắc Lộ trong cuốn “Divers Voyages et Missions” (Hành trình và truyền giáo)”(8)
Lịch sử không thể kết án giáo sĩ Alexandre de Rhodes sửa soạn cho Pháp xâm chiếm Việt Nam. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes bị trục xuất khỏi nước ta vào năm 1645. Quân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Chẳng lẽ giáo sĩ Alexandre de Rhodes có viễn kiến chính trị và biết tính toán trước 200 năm?
Trên các phương tiện thông tin gọi Nguyễn Đắc Xuân là “Nhà Nghiên cứu lịch sử” (NNCLS),theo tôi thì cần xem xét lại cái gọi là “nghiên cứu lịch sử” của Nguyễn Đắc Xuân khi ông kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes “đã kêu gọi, thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam”. Như chúng ta biết từ giữa thế kỷ 19, nền kỹ nghệ Pháp phát triển và cần tài nguyên thiên nhiên để cung ứng cho nhu cầu sản xuất kể cả xuất cảng cho nên vấn đề đi xâm lược là tất yếu: “Như thế, hai sự kiện truyền giáo và ách thực dân cách nhau hơn 2 thế kỷ. Những kẻ nhập nhằng cho rằng giáo sĩ Đắc Lộ là đầu mối dẫn đến sự đô hộ của thực dân Pháp là một nhận định ấu trĩ, sai lạc và cực đoan. Công tâm mà nói, không cần sự hiện diện của giáo sĩ Đắc Lộ hơn 2 thế kỷ trước, thực dân Pháp vẫn phải lùng kiếm thị trường tiêu thụ và vơ vét tài nguyên của các nước bản xứ, chính vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chuyện đặt ách đô hộ thực dân lên người dân Việt Nam sớm muộn gì cũng xảy ra, vì thực dân Pháp là một cường quốc lúc bấy giờ”(9).
Nhóm người vin vào đoạn văn: “ J’ai cru la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui allait à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape” ( Tôi tưởng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn cõi Đông phương đưa về quy phục Chúa Ki tô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, Cha chúng tôi và Thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời Rô ma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo Hoàng- Các cuộc hành trình và truyền giáo [Divers voyagers et missions] của Alexandre de Rhodes, do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653, ở cuối chương 19) để kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã vận động thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là một sai lầm rất lớn.
Wikipedia tiếng Việt nhận xét đoạn văn ấy: “Tuy nhiên trên thực tế, cách dùng từ ngữ trong đoạn văn trên đề cập đến việc truyền giáo. Việc cố tình diễn giải thành ý đồ xâm lược là một suy luận “chủ quan võ đoán” thể hiện lập trường “hận thù tôn giáo”(10)
Ông cha ta có xem giáo sĩ Đắc Lộ “là địch” không?
Nguyễn Đắc Xuân bảo: “Ba bốn thế kỷ qua, ông cha ta đã xem Đắc Lộ là địch”. Nhận định của Nguyễn Đắc Xuân có “cả vú lấp miệng em” không? Tôi chưa thấy văn bản nào của triều Nguyễn trở về trước kết tội giáo sĩ Alexandre de Rhodes “là địch” cả. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim nơi chương VII “Người u châu sang Việt Nam” cũng không tìm thấy chỗ nào cả, chỉ thấy đám hậu sinh “khả ố” có lập trường “hận thù tôn giáo” kết tội giáo sĩ “là địch”mà thôi!
Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc?
Khi được hỏi về chữ quốc ngữ, Nguyễn Đắc Xuân trả lời: “Xét về phương diện văn hóa, Việt Nam là nước ở trong vùng sử dụng chữ Hán( cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán- Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (La tinh hóa) mà tiến bộ văn minh”
Năm 2009 nhân việc nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng có ý nguyện hiến tặng tượng giáo sĩ Alexandre de Rhodes cho thành phố Hà Nội, Nguyễn Đắc Xuân cũng đã viết trên tuần báo Giác Ngộ: “Sự thật chữ quốc ngữ có công trong việc truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam và có tội là đã dựa vào thực dân Pháp đẩy chữ Hán- Nôm của dân tộc vào quên lãng”(11)
Để xét xem chữ quốc ngữ có công hay là có tội với dân tộc Việt Nam, thì chúng ta cùng ngược dòng thời gian xem thử tiền nhân chúng ta nhận định như thế nào.
Phong trào Đông Kinh nghĩa thục ra đời với mục tiêu là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Để phấn đấu cho mục đích mới mẻ này, việc dạy chữ quốc ngữ trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đông Kinh nghĩa thục. Trong bài “Chiêu hồn nước” đã đề cao chữ quốc ngữ, xem chữ quốc ngữ là hồn, là tinh hoa của dân tộc: “Chữ quốc ngữ là hồn trong nước/ Phải đem ra tỉnh trước dân ta/ Sách u Mỹ, sách Chi na/ Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường/ Công, nông, cổ trăm đường cũng thế/ Họp bày nhau thì dễ lo toan/ Á u chung lại một lò/ Đúc nên tư cách mới cho rằng người”. Tại sao các cụ xuất thân từ cửa Khổng sân Trình trong Phong trào Đông Kinh nghĩa thục không khuyến khích dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm mà lại sử dụng chữ quốc ngữ? Do “Nguyên lý của chữ Nôm là mượn âm tiếng Hán mà không mượn nghĩa. Ngược lại cũng có trường hợp chỉ mượn nghĩa chữ Hán mà không mượn âm. Chính thực tế này đã làm cho chữ Nôm khó nhớ, vì khó nhớ nên khó học do phải ghép các nét chữ liên tục, đồng thời một chữ lại có nhiều cách đọc, thậm chí phải vừa đọc vừa đoán. Điểm hạn chế này của chữ Nôm cộng với điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống, công nghệ in ấn đơn giản, vật liệu thô sơ, tính kỹ thuật thấp và đó chính là nguồn gốc của khái niệm: Tam sao thất bản( ba lần sao chép mất bản gốc)”(12)
Ngày 28/3/1907 tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử văn hóa ở phía Bắc Việt Nam ra đời. Đó là tờ Đăng cổ tùng báo (Tờ báo chia làm đôi: ½ là Hán văn, ½ là quốc ngữ, có nội dung riêng rẽ)
Ngay số báo đầu tiên của tờ Đăng cổ tùng báo có bài “Người An Nam nên viết chữ An Nam” thực sự mang tính tuyên ngôncủa tờ báo: “ Nước Nam xưa nay vẫn có tiếng nói, mà tiếng An nam lại hay được một điều là cả nước nói có một thứ tiếng…Nhưng vốn chỉ có tiếng nói, không có chữ viết, đến khi học chữ tầu, rồi mới lấy chữ tầu ghép ra thành một lối riêng, gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm tuy viết quấy quá cũng thành ra giạng chữ, nhưng không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường phải cao đoán mới đọc được thông…bây giờ có người Phương tây đến, bày ra chữ quốc ngữ, chắp vần theo như chữ các nước Phương tây, có mẹo mực, ba là ba, bốn là bốn, không thể sai được mà học dễ biết là bao nhiêu; sáng ý thì chỉ vài ngày, ngu đần thì trong một tháng cũng phải thông”(13).
Tháng 11/1907 thực dân Pháp quyết định dập tắt Đông Kinh nghĩa thục, họ bắt bớ, cầm tù, thậm chí tử hình một số thành viên của Phong trào. Tờ Đăng cổ tùng báo đương nhiên phải chấm dứt hoạt động. Sự nghiêp “khai dân trí” có quy mô lớn của đất nước bị phá bỏ.
Như vậy việc thực dân Pháp cho đóng cửa tờ Đăng cổ tùng báo cho ta thấy chữ quốc ngữ đâu phải là “một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta” như lời phát biểu của Nhà Nghiên cứu Lịch sử Nguyễn Đắc Xuân!
Ngày 29/7/1938 Hội Truyền bá chữ quốc ngữ chính thức được thành lập theo Quyết định số 3622-A của Thống sứ Bắc Kỳ là Yves Charles Châtel ký. Hội thành lập với mục đích là truyền bá chữ quốc ngữ đẻ người dân biết đọc biết viết từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện tại. Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố và các thành viên là Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước…
Nếu nói “ Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc” như Nguyễn Đắc Xuân nhận định, thì xin hỏi Nguyễn Đắc Xuân là các tác phẩm ông viết bằng chữ Hán- Nôm hay là chữ quốc ngữ? Nếu ông viết bằng chữ quốc ngữ thì chính ông là người làm cho những đứa con tinh thần của ông “mất cả hồn dân tộc”. Ngoài ra con cháu của ông rất thông thạo chữ Hán- Nôm? Và nếu có cuộc trưng cầu dân ý về việc dân tộc Việt Nam nên dùng chữ Hán- Nôm hay chữ Quốc ngữ, liệu Nguyễn Đắc Xuân và con cháu ông chọn chữ nào đây?
Chữ Quốc ngữ đã biến thành “linh hồn” của dân tộc
Ngoài ra Nguyễn Đắc Xuân còn nói: “chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ( la tinh hóa) mà tiến bộ, văn minh”.
Sinh thời Wilhelm von Humboldt nói: Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc. Mục đích của người sáng lập ra chữ quốc ngữ với mục đích để truyền đạo mà thôi, nhưng sau đó chúng ta tiếp thu và biến nó thành “linh hồn” của dân tộc. Chữ quốc ngữ đã trở thành linh hồn của dân tộc Việt Nam. Ngày 3/10/2015 tại Hội thảo ở Phú Yên với chủ đề “Chữ Quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hóa Việt Nam”, PGS-TS Võ Văn Sen- Hiệu trường Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu: “Tiếng Việt ngày nay như một chiếc cầu nối đưa văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới và góp phần đưa văn hóa thế giới đến với dân tộc Việt Nam. Có được diện mạo và có được một sức hút mãnh liệt như hiện nay, tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng trải qua bao thăng trầm cùng với dân tộc”(14)
Cũng vậy, khi thực dân Pháp xây dựng cầu Trường Tiền ở Huế với mục đích là phục vụ cho chiến tranh và khai thác thuộc địa chứ không có ý định phục vụ cho việc đi lại của người dân Việt Nam. Nhưng sau khi Pháp rút đi thì cầu Trường Tiền được người dân Huế tu bổ, tôn tạo và biến nó thành biểu tượng của xứ Huế. Vậy người dân xứ Huế nói riêng và người dân cả nước nói chung có nên biết ơn thực dân Pháp không? Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ơn kẻ dữ không ơn chi người lành”. Bài đồng dao “ Nhớ ơn”: “ Ăn một bát cơm/ Nhớ người cày ruộng/ Ăn đĩa rau muống/ Nhớ người đào ao…” đáng để cho Nguyễn Đắc Xuân suy ngẫm!
Nhất định không đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, dù là đường lớn hay đường nhỏ
Nguyễn Đắc Xuân nói: “Đặt tên đường là vinh danh cho một nhân vật có công, chúng ta không thể phớt lờ đi được những vấn đề đó. Khi đã vinh danh thì phải vinh danh những người có công với đất nước, với dân tộc. Còn với hai nhân vật này (Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes- T/g) dù là đặt tên đường lớn nhỏ gì cũng không được, vì như thế là đã vinh danh họ”
Không biết khi phát biểu câu này, Nguyễn Đắc Xuân có “uốn lưỡi” không? Ở TP. HCM tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes được đặt cho một con đường trước Hội trường Thống Nhất. Vậy xin hỏi Nguyễn Đắc Xuân: Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đồng chí của Nguyễn Đắc Xuân) thuộc đảng bộ TP.HCM “lú” hết rồi sao mà lại đem tên của một tội đồ dân tộc đặt cho một con đường trang trọng ở TP.HCM?
Kết luận
Trong thời gian qua, đây đó trên đất nước Việt Nam đã có những Hội thảo về chữ quốc ngữ với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử không mang “hận thù tôn giáo” và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. Nhưng cũng có một số ít người mang tâm lý “hận thù tôn giáo”cố tình xuyên tạc công lao của các giáo sĩ đã có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ.
Theo tôi trong tương lai sẽ còn nhiều Hội thảo về chữ quốc ngữ và qua đó vinh danh các giáo sĩ có công trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ. “Tháng 12 tới, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo 100 năm tôn vinh chữ Quốc ngữ. Ông Hùng cho biết, các chuyên gia sẽ tiếp tục đánh giá về những cống hiến của hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, từ đó dư luận có cái nhìn khách quan hơn”. Lời phát biểu của ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao Đà Nẵng rất là hợp với câu ngạn ngữ: “ Chó sủa thì chó cứ sủa, đoàn người đi cứ đi”
Thái độ bao dung, vị tha, biết ơn… là đức tính của những người Việt chân chính.
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Thị trấn Diên Khánh- Khánh Hòa
CHÚ THÍCH
1- Bài viết: Đà Nẵng lấy ý kiến đặt tên đường hai giáo sĩ có công chế tác chữ Quốc ngữ- T/g Nguyễn Thành
baomoi.com/da-nang-lay-y-kien-dat-ten-duong-hai-giao-si-co-cong-che-tac-chu-quoc-ngu/c/32471693.epi
2- Tập đại thành: theo Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh, Nxb Trẻ trang 2136 giải thích: “Góp hết lại, thu góp rộng rãi đầy đủ (thu góp các ý kiến, tài liệu, sách vở để dựng nên một học thuyết lớn, một tác phẩm lớn)”
3- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
- xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html
4- Bài viết: Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?
nghiencuuquocte.org/2019/06/26/nho-giao-va-chu-le-co-troi-buoc-con-nguoi-khong/
5- vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes
6- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/ai-tri-an-ai-boi-bac-trong-coi-tran-ai-ai.html
7- Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?
nghiencuulichsu.com/2016/08/31/ban-than-chu-quoc-ngu-co-toi-voi-dan-toc-viet-nam-khong/
8-Bài viết: Alexandre de Rhodes và việc hội nhập văn hóa Việt Nam. T/g Mặc Giao
vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/alexander-de-rhodes-va-viec-hoi-nhap-van-hoa-viet-nam
9-Bài viết: Đạo cộng sản T/g Mặc Giao
vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=115656
10- Bài viết:Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes dẫn đến các dẫn dụng khác nhau. T/g Chương Thâu
talawwas.org/talaDB/showFile.php?res=7314&rb=0302
-Bài viết: Những kẻ kiến nghị đã dung tài liệu giả để vu khống. T/g Nhã Hoàng
xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/nhung-ke-kien-ngh-dung-tai-lieu-gia-e.html
vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes
11- Xem bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?
12-Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ và chữ quốc ngữ. T/g Nguyễn Lân Bình
chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html
13-Bài viết: Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ…
14-Bài viết: Bản thân chữ quốc ngữ “có tội” với dân tộc Việt Nam không?
Cha Đắc Lộ và con đường Việt Nam
Lm Nguyễn Xuân Trường
23:13 27/11/2019
Dịp này một nhóm trí thức Huế phản đối đặt tên đường Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ). Thật sự thì cha Đắc Lộ đâu có màng danh vọng lấy danh ngài đặt tên cho 1 con đường.
Nhưng không thể chối bỏ được sự thật lịch sử là chính cha Đắc Lộ và các nhà truyền giáo tới Việt Nam đã sáng tạo nên chữ quốc ngữ, nhờ đó mở ra cho Việt Nam 1 con đường tiếp cận với văn hóa và văn minh thế giới được dễ dàng. Thử hỏi không nhờ công lao của các ngài, người Việt chúng ta hiện nay vẫn loay hoay với chữ Hán, chữ Nôm thì tỉ lệ người mù chữ ra sao? Việc tiếp cận với các tài liệu văn hóa, khoa học… của các nước văn minh sẽ khó khăn đến mức độ nào?
Với người Việt Nam, đường không chỉ là lối đi giao thông, nhưng còn là lối sống. Chúng ta hãy sống theo những ‘đường ngay nẻo chính’, chứ đừng theo những ‘đường nẻo gian tà’, đừng đi theo ‘ma đưa lối quỷ dẫn đường’.
Mong song người Việt đề cao lòng biết ơn, đừng để thiên hạ khinh “các ông là quân vô ơn”, tệ hơn nữa là loại “ăn cháo đá bát” thì buồn ơi là buồn!
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 27/11/2019: Buổi tiếp kiến chung
VietCatholic Network
15:16 27/11/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư 27/11/2019.
2- Đức Thánh Cha từ giã Nhật Bản và đã về lại Roma.
3- Đức Thánh Cha thăm đại học Sophia của dòng Tên ở Nhật Bản.
4- Đức Thánh Cha gặp Thủ tướng Nhật, các cấp chính quyền và ngoại giao Nhật Bản.
5- Đức Thánh Cha gặp các nạn nhân của “Tam Đại Họa - Triple Disaster”.
6- Đức Thánh Cha dâng thánh lễ tại hội trường thể thao Tokyo Dome.
7- Đức Thánh Cha với giới trẻ Nhật: không thể tự chụp hình linh hồn.
8- Đức Thánh Cha tham dự cuộc gặp gỡ vì hoà bình ở Hiroshima.
9- Ngày toàn quốc quyên góp trợ giúp các linh mục Ý.
10- Hơn 2000 giáo xứ ở Philippines tham gia “Thứ Tư Đỏ”.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Tán Tụng Hồng Ân.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: