Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật II mùa vọng A
Lm. Anthony Trung Thành
09:26 29/11/2016
Suy Niệm Chúa Nhật II MÙA VỌNG A
Tiếp tục chủ đề “chờ đợi Chúa đến” của Mùa vọng, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: Hãy ăn năn thống hối; hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối; bởi vì, cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây.
1. Hãy ăn năn thống hối
Thống hối là gì? "Thống hối là cảm thấy đau buồn, gớm ghét tội đã phạm và quyết chí chừa cải" (DZ.1676, Cđ Trentô). Những ai phải thống hối? Tất cả mọi người cần phải thống hối. Vì sao? Vì ai cũng có thể phạm tội. Thánh Gioan khẳng định: “Ai bảo mình vô tội là kẻ nói dối” (1Ga 1,10). Sách châm ngôn thì cho biết: “Người lành thánh có thể sa ngã mỗi ngày 7 lần”( 24,16). Nhà giảng thuyết trứ danh của Pháp, Cha Lacordaire cũng nói rằng: “Tổ tông chúng ta đã phạm tội, cha ông chúng ta đã phạm tội, thì tại sao chúng ta lại thanh sạch đến thế? Chớ thì con cái lại khôn hơn ông bà cha mẹ ư? Kẻ nói mình không có tội là người có tội – có tội vì nói dối – có tội vì kiêu ngạo. Kiêu ngạo và nói dối mà không có tội gì, thì thế nào mới là có tội?”
Vì vậy, ai cũng cần phải Thống hối. Thống hối là từ bỏ tội lỗi: tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Tội lỗi làm cho con người xa cách Thiên Chúa. Thống hối làm cho con người xích lại gần Thiên Chúa. Thống hối là điều kiện cần thiết để lãnh nhận các Bí tích: Người lớn khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội cần phải có lòng thống hối ăn năn tội mới có thể được khỏi tội riêng; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu nếu vì lý do nào đó không thể xưng thú tội mình ra thì cần phải có lòng thống hối mới được khỏi tội; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Hòa Giải cần phải có một trong hai cách thống hối này: thống hối cách trọn, tức là ghét tội vì lòng mến Chúa và thống hối cách chẳng trọn, là ghét tội vì sợ sa Hỏa ngục. Nếu không có một trong hai cách thống hối đó thì hối nhân sẽ không được tha tội.
Thống hối cũng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày giữa con người với nhau. Bởi vì, con người không chỉ phạm tội làm mất lòng Chúa mà còn phạm tội làm mất lòng anh chị em mình. Vì vậy, cần có thái độ thống hối đối với anh chị em bằng những hành vi như xin lỗi, chấp nhận sửa sai…Để nhận được sự tha thứ từ anh chị em mình.
2. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối
Nói đến thống hối, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc xét mình xưng tội, nhưng lại không nghĩ đến những việc làm sau khi được khỏi tội. Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối”(x. Mt 3,8).
Thật vậy, sau khi xưng tội, tùy vào tội đã phạm, cha giải tội ra việc đền tội cho hối nhân. Việc đền tội có thể là: đọc kinh, lần hạt, ăn chay hãm mình, tham dự thánh lễ, làm việc bác ái, đền trả tiền bạc, của cải nếu hối nhân lỗi phép công bằng…Đó là những việc lành mà hối nhân cần làm để đền bù tương xứng với tội mình đã phạm. Mặt khác, hối nhân cũng có thể làm nhiều việc lành phúc đức khác để đền vì tội lỗi mình. Giáo lý dạy ta về Luyện ngục là nơi các linh hồn phải chịu hình phạt vì các tội nhẹ cố tình hoặc vì việc đền tội chưa đủ ở đời này. Vì vậy, chúng ta cố gắng dùng thời gian ở đời này để làm việc đền tội cho cân xứng với các tội mình đã phạm, nhất là những tội lỗi đức công bằng. Tội lỗi đức công bằng có thể về tiền bạc, của cải, cũng có thể là những lời nói hành nói xấu phạm đến thanh danh của người khác. Phúc Âm cho chúng ta gương của ông Gia-kêu (x. Lc 19,1-10). Sau khi gặp Đức Giêsu, ông quyết tâm lấy ½ của cải mình có để làm phúc bố thí. Còn nếu làm thiệt hại ai ông sẽ đền gấp bốn.
Ngoài ra, chúng ta còn phải quyết tâm giữ sự công bằng: không trộm cắp gian lận, không tham ô tham nhũng, không dối trá lừa lọc, không nói xấu nói hành, không bỏ vạ cáo gian người khác…
Để dạy cho một phụ nữ quen tật nói xấu người khác, Thánh Philiphê Nêri dạy hãy mua một con gà giết chết, rồi vừa đi vừa nhổ lông trên đường tới gặp ngài. Chị ta ngạc nhiên, nhưng vẫn làm như vậy.
Tới nơi thánh nhân dạy: Chị hãy trở về đường cũ và lượm hết các lông đó lại.
Người phụ nữ la lối không thể được vì gió thổi bay khắp chốn rồi. Thánh nhân mới nói: Những lời nói xấu vu oan cho người ta một khi ra khỏi miệng sẽ truyền từ tai này qua tai nọ. Chị có thể lấy lại được không?
Và thánh Nhân khuyên nhủ: Khi muốn nói về một người nào làm khổ mình, hãy nói với Chúa mà thôi để cầu nguyện và giúp họ sửa sai.
3. Cái Rìu đã để sẵn dưới gốc cây
Cái rìu là dụng cụ quen thuộc của dân vùng núi. Nó thường được dùng để đốn cây…Hình ảnh “cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây”, làm cho chúng ta liên tưởng đến một lúc nào đó gốc cây sẽ bị đốn. Hình ảnh đó cũng nhắc nhở chúng ta về biến cố ra đi của mỗi người chúng ta, đó là giờ chết, xa hơn nữa là ngày Tận thế. Cây có thể bị chết lúc nào đó do nhiều nguyên nhân: chết do sâu đục; chết do thiếu nước; chết do trốc rễ…Nhưng nếu bị con người dùng rìu mà đốn thì không thể thoát chết. Mạng sống con người của chúng ta cũng giống như gốc cây. Chúng ta có thể chết lúc nào không hay biết: có thể chết do bệnh tật; chết do tai nạn; chết do thiếu thức ăn nước uống...
Sau khi chết, chúng ta sẽ chịu phán xét. Thiên Chúa lấy sự công minh mà xét xử mọi người (x. Is 11, 4). Vì thế, tùy theo tội phúc mà chúng ta sẽ được lên Thiên đàng hay xuống Hỏa ngục, tương tự như cây tốt và cây xấu, lúa và rơm: “Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa” (Mt 3,10); “Ngài cầm nia trong tay mà sảy lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt" (Mt 3,12).
Như vậy, ngày chết sẽ đến bất ngờ, sự phán xét thì công minh nên đòi hỏi mỗi người chúng ta luôn phải tỉnh thức sẵn sáng bằng cách tỏ lòng thống hối và làm những việc lành cho xứng với sự thống hối.
Lạy Chúa, xin cho mọi người chúng con luôn có tinh thần thống hối và biết làm nhiều việc lành cho xứng với sự thống hối của mình để khi Chúa đến chúng con được Ngài dẫn chúng con vào hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tiếp tục chủ đề “chờ đợi Chúa đến” của Mùa vọng, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: Hãy ăn năn thống hối; hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối; bởi vì, cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây.
1. Hãy ăn năn thống hối
Thống hối là gì? "Thống hối là cảm thấy đau buồn, gớm ghét tội đã phạm và quyết chí chừa cải" (DZ.1676, Cđ Trentô). Những ai phải thống hối? Tất cả mọi người cần phải thống hối. Vì sao? Vì ai cũng có thể phạm tội. Thánh Gioan khẳng định: “Ai bảo mình vô tội là kẻ nói dối” (1Ga 1,10). Sách châm ngôn thì cho biết: “Người lành thánh có thể sa ngã mỗi ngày 7 lần”( 24,16). Nhà giảng thuyết trứ danh của Pháp, Cha Lacordaire cũng nói rằng: “Tổ tông chúng ta đã phạm tội, cha ông chúng ta đã phạm tội, thì tại sao chúng ta lại thanh sạch đến thế? Chớ thì con cái lại khôn hơn ông bà cha mẹ ư? Kẻ nói mình không có tội là người có tội – có tội vì nói dối – có tội vì kiêu ngạo. Kiêu ngạo và nói dối mà không có tội gì, thì thế nào mới là có tội?”
Vì vậy, ai cũng cần phải Thống hối. Thống hối là từ bỏ tội lỗi: tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Tội lỗi làm cho con người xa cách Thiên Chúa. Thống hối làm cho con người xích lại gần Thiên Chúa. Thống hối là điều kiện cần thiết để lãnh nhận các Bí tích: Người lớn khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội cần phải có lòng thống hối ăn năn tội mới có thể được khỏi tội riêng; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu nếu vì lý do nào đó không thể xưng thú tội mình ra thì cần phải có lòng thống hối mới được khỏi tội; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Hòa Giải cần phải có một trong hai cách thống hối này: thống hối cách trọn, tức là ghét tội vì lòng mến Chúa và thống hối cách chẳng trọn, là ghét tội vì sợ sa Hỏa ngục. Nếu không có một trong hai cách thống hối đó thì hối nhân sẽ không được tha tội.
Thống hối cũng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày giữa con người với nhau. Bởi vì, con người không chỉ phạm tội làm mất lòng Chúa mà còn phạm tội làm mất lòng anh chị em mình. Vì vậy, cần có thái độ thống hối đối với anh chị em bằng những hành vi như xin lỗi, chấp nhận sửa sai…Để nhận được sự tha thứ từ anh chị em mình.
2. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối
Nói đến thống hối, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc xét mình xưng tội, nhưng lại không nghĩ đến những việc làm sau khi được khỏi tội. Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối”(x. Mt 3,8).
Thật vậy, sau khi xưng tội, tùy vào tội đã phạm, cha giải tội ra việc đền tội cho hối nhân. Việc đền tội có thể là: đọc kinh, lần hạt, ăn chay hãm mình, tham dự thánh lễ, làm việc bác ái, đền trả tiền bạc, của cải nếu hối nhân lỗi phép công bằng…Đó là những việc lành mà hối nhân cần làm để đền bù tương xứng với tội mình đã phạm. Mặt khác, hối nhân cũng có thể làm nhiều việc lành phúc đức khác để đền vì tội lỗi mình. Giáo lý dạy ta về Luyện ngục là nơi các linh hồn phải chịu hình phạt vì các tội nhẹ cố tình hoặc vì việc đền tội chưa đủ ở đời này. Vì vậy, chúng ta cố gắng dùng thời gian ở đời này để làm việc đền tội cho cân xứng với các tội mình đã phạm, nhất là những tội lỗi đức công bằng. Tội lỗi đức công bằng có thể về tiền bạc, của cải, cũng có thể là những lời nói hành nói xấu phạm đến thanh danh của người khác. Phúc Âm cho chúng ta gương của ông Gia-kêu (x. Lc 19,1-10). Sau khi gặp Đức Giêsu, ông quyết tâm lấy ½ của cải mình có để làm phúc bố thí. Còn nếu làm thiệt hại ai ông sẽ đền gấp bốn.
Ngoài ra, chúng ta còn phải quyết tâm giữ sự công bằng: không trộm cắp gian lận, không tham ô tham nhũng, không dối trá lừa lọc, không nói xấu nói hành, không bỏ vạ cáo gian người khác…
Để dạy cho một phụ nữ quen tật nói xấu người khác, Thánh Philiphê Nêri dạy hãy mua một con gà giết chết, rồi vừa đi vừa nhổ lông trên đường tới gặp ngài. Chị ta ngạc nhiên, nhưng vẫn làm như vậy.
Tới nơi thánh nhân dạy: Chị hãy trở về đường cũ và lượm hết các lông đó lại.
Người phụ nữ la lối không thể được vì gió thổi bay khắp chốn rồi. Thánh nhân mới nói: Những lời nói xấu vu oan cho người ta một khi ra khỏi miệng sẽ truyền từ tai này qua tai nọ. Chị có thể lấy lại được không?
Và thánh Nhân khuyên nhủ: Khi muốn nói về một người nào làm khổ mình, hãy nói với Chúa mà thôi để cầu nguyện và giúp họ sửa sai.
3. Cái Rìu đã để sẵn dưới gốc cây
Cái rìu là dụng cụ quen thuộc của dân vùng núi. Nó thường được dùng để đốn cây…Hình ảnh “cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây”, làm cho chúng ta liên tưởng đến một lúc nào đó gốc cây sẽ bị đốn. Hình ảnh đó cũng nhắc nhở chúng ta về biến cố ra đi của mỗi người chúng ta, đó là giờ chết, xa hơn nữa là ngày Tận thế. Cây có thể bị chết lúc nào đó do nhiều nguyên nhân: chết do sâu đục; chết do thiếu nước; chết do trốc rễ…Nhưng nếu bị con người dùng rìu mà đốn thì không thể thoát chết. Mạng sống con người của chúng ta cũng giống như gốc cây. Chúng ta có thể chết lúc nào không hay biết: có thể chết do bệnh tật; chết do tai nạn; chết do thiếu thức ăn nước uống...
Sau khi chết, chúng ta sẽ chịu phán xét. Thiên Chúa lấy sự công minh mà xét xử mọi người (x. Is 11, 4). Vì thế, tùy theo tội phúc mà chúng ta sẽ được lên Thiên đàng hay xuống Hỏa ngục, tương tự như cây tốt và cây xấu, lúa và rơm: “Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa” (Mt 3,10); “Ngài cầm nia trong tay mà sảy lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt" (Mt 3,12).
Như vậy, ngày chết sẽ đến bất ngờ, sự phán xét thì công minh nên đòi hỏi mỗi người chúng ta luôn phải tỉnh thức sẵn sáng bằng cách tỏ lòng thống hối và làm những việc lành cho xứng với sự thống hối.
Lạy Chúa, xin cho mọi người chúng con luôn có tinh thần thống hối và biết làm nhiều việc lành cho xứng với sự thống hối của mình để khi Chúa đến chúng con được Ngài dẫn chúng con vào hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà khoa học bảo vệ thiên nhiên
Lm. Trần Đức Anh OP
08:12 29/11/2016
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 28-11-2016, dành cho 60 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hàn lâm viện Tòa Thánh về khoa học, ĐTC kêu gọi các nhà khoa học góp phần phần giải quyết các cuộc khủng hoảng về môi sinh.
Ngài nhận xét rằng ”chưa bao giờ như thời đại chúng ta ngày nay, người ta thấy rõ sứ mạng của khoa học phục vụ một sự quân bình mới về môi sinh trên thế giới... Tôi muốn nói rằng trước tiên các nhà khoa học, - không chịu sự chi phối của các lợi lộc chính trị, kinh tế hoặc ý thức hệ,- có nghĩa vụ kiến tạo một kiểu mẫu văn hóa để đương đầu với cuộc khủng hoảng về những thay đổi khí hậu và những hậu quả của chúng về mặt xã hội, để tiềm năng sản xuất rất lớn lao không chỉ dành cho một thiểu số mà thôi. Đồng thời cộng đồng khoa học, qua sự đối thoại đa ngành với nhau, cũng được kêu gọi kiến tạo một hàng ngũ lãnh đạo đề ra những giải pháp tổng quát, đặc biệt liên quan đến những đề tài được bàn đến trong đại hội của quí vị hiện nay, đó là nước, các năng lượng có thể đổi mới, và an ninh lương thực.”
ĐTC cũng phê bình hiện tượng trong chính trị quốc tế, ít có ý chí cụ thể tìm kiếm công ích và những thiện ích chung, và người ta cũng ít chú ý đến những lời khuyên dựa trên khoa học về tình trạng trái đất. Sự tùng phục của chính trị đối với kỹ thuật và tài chánh tìm kiếm lợi lộc trước tiên khiến cho nhiều chính phủ không chú ý hoặc chậm trễ áp dụng các hiệp định quốc tế về môi trường, và người ta cũng thấy rõ điều đó qua các cuộc chiến tranh liên tục để tìm cách thống trị, những cuộc chiến được ngụy trang bằng những đòi hỏi cao thượng, gây thiệt hại ngày càng trầm trọng cho môi trường và cho sự phong phú luân lý và văn hóa của các dân tộc” (SD 28-11-2016)
Ngài nhận xét rằng ”chưa bao giờ như thời đại chúng ta ngày nay, người ta thấy rõ sứ mạng của khoa học phục vụ một sự quân bình mới về môi sinh trên thế giới... Tôi muốn nói rằng trước tiên các nhà khoa học, - không chịu sự chi phối của các lợi lộc chính trị, kinh tế hoặc ý thức hệ,- có nghĩa vụ kiến tạo một kiểu mẫu văn hóa để đương đầu với cuộc khủng hoảng về những thay đổi khí hậu và những hậu quả của chúng về mặt xã hội, để tiềm năng sản xuất rất lớn lao không chỉ dành cho một thiểu số mà thôi. Đồng thời cộng đồng khoa học, qua sự đối thoại đa ngành với nhau, cũng được kêu gọi kiến tạo một hàng ngũ lãnh đạo đề ra những giải pháp tổng quát, đặc biệt liên quan đến những đề tài được bàn đến trong đại hội của quí vị hiện nay, đó là nước, các năng lượng có thể đổi mới, và an ninh lương thực.”
ĐTC cũng phê bình hiện tượng trong chính trị quốc tế, ít có ý chí cụ thể tìm kiếm công ích và những thiện ích chung, và người ta cũng ít chú ý đến những lời khuyên dựa trên khoa học về tình trạng trái đất. Sự tùng phục của chính trị đối với kỹ thuật và tài chánh tìm kiếm lợi lộc trước tiên khiến cho nhiều chính phủ không chú ý hoặc chậm trễ áp dụng các hiệp định quốc tế về môi trường, và người ta cũng thấy rõ điều đó qua các cuộc chiến tranh liên tục để tìm cách thống trị, những cuộc chiến được ngụy trang bằng những đòi hỏi cao thượng, gây thiệt hại ngày càng trầm trọng cho môi trường và cho sự phong phú luân lý và văn hóa của các dân tộc” (SD 28-11-2016)
Người dân Âu châu ngày càng sống lâu hơn, nhưng không phải luôn ở trong tình trạng sức khỏe tốt
Mai Anh
08:14 29/11/2016
Tại Âu châu, người dân càng ngày càng sống lâu hơn, nhưng không phải luôn luôn ở trong tình trạng sức khỏe tốt đẹp. Tỷ số dân chúng Âu châu trên 65 tuổi gia tăng từ dưới 10% dạo năm 1960 lên đến gần 20% vào năm 2015, và dự tính sẽ lên đến gần 30% từ nay cho đến năm 2060.
Hy vọng đời sống đã kéo dài đến hơn 80 tuổi tại 18 trong tổng số các quốc gia thành viên liên hiệp châu Âu, nhưng cũng có trên 50 triệu người lớn tuổi trong liên hiệp châu Âu bị bệnh kinh niên. Trên nửa triệu người dân còn trong tuổi lao động chết vì bệnh nan y mỗi năm, khiến cho chi phí về y tế của châu Âu gia tăng mạnh, lên đến 115 tỷ euro. Các trợ giúp xã hội có liên quan đến sức khỏe, như bệnh tim mạch, về hô hấp, tiểu đường hay các vấn đề tâm lý, bình quân chiếm 1,7 tổng sản lượng quốc gia mỗi năm chỉ riêng trong lãnh vực nghỉ làm vì bệnh, tức là cao hơn cả trợ cấp thất nghiệp.
Trong một tuyên ngôn, cao ủy đặc trách vấn đề sức khỏe của liên hiệp châu Âu, ông Vytenis Andriukaitis, lấy làm tiếc vì hàng năm một số lớn người dân Âu châu chết vì những chứng bệnh có thể tránh được liên quan đến những nhân tố nguy hại chẳng hạn như thuốc lá hay bệnh mập phì.
Trong lãnh thổ liên hiệp châu Âu, một trên 5 người dân vẫn tiếp tục hút thuốc và 16% tổng số người trưởng thành bị bệnh mập phì, so với tỷ lệ 11% dạo năm 2000. Bệnh mập phì, cộng với sự lạm dụng rượu chè, đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn tại nhiều quốc gia trong liên hiệp châu Âu, vốn là một trong những vùng tiêu thụ rượu mạnh đứng hàng đầu trên thế giới.
Hiện tượng dân số già nua và phí tổn điều trị bệnh tật gia tăng, kèm theo việc ngân sách quốc gia đang bị giới hạn, khiến cho liên hiệp Âu châu phải tìm cách thay đổi chiều hướng săn sóc sức khỏe cho dân chúng hiện nay, chẳng hạn như giới hạn thời gian nhập viện điều trị và hợp lý hóa phí tổn thuốc men. Trong năm 2015, chi phí về lãnh vực sức khỏe đã chiếm 9,9% tổng sản lượng các nước liên hiệp châu Âu, so với 8,7% hồi năm 2005. (AFP 231116)
(Nguồn: Vatican Radio)
Hy vọng đời sống đã kéo dài đến hơn 80 tuổi tại 18 trong tổng số các quốc gia thành viên liên hiệp châu Âu, nhưng cũng có trên 50 triệu người lớn tuổi trong liên hiệp châu Âu bị bệnh kinh niên. Trên nửa triệu người dân còn trong tuổi lao động chết vì bệnh nan y mỗi năm, khiến cho chi phí về y tế của châu Âu gia tăng mạnh, lên đến 115 tỷ euro. Các trợ giúp xã hội có liên quan đến sức khỏe, như bệnh tim mạch, về hô hấp, tiểu đường hay các vấn đề tâm lý, bình quân chiếm 1,7 tổng sản lượng quốc gia mỗi năm chỉ riêng trong lãnh vực nghỉ làm vì bệnh, tức là cao hơn cả trợ cấp thất nghiệp.
Trong một tuyên ngôn, cao ủy đặc trách vấn đề sức khỏe của liên hiệp châu Âu, ông Vytenis Andriukaitis, lấy làm tiếc vì hàng năm một số lớn người dân Âu châu chết vì những chứng bệnh có thể tránh được liên quan đến những nhân tố nguy hại chẳng hạn như thuốc lá hay bệnh mập phì.
Trong lãnh thổ liên hiệp châu Âu, một trên 5 người dân vẫn tiếp tục hút thuốc và 16% tổng số người trưởng thành bị bệnh mập phì, so với tỷ lệ 11% dạo năm 2000. Bệnh mập phì, cộng với sự lạm dụng rượu chè, đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn tại nhiều quốc gia trong liên hiệp châu Âu, vốn là một trong những vùng tiêu thụ rượu mạnh đứng hàng đầu trên thế giới.
Hiện tượng dân số già nua và phí tổn điều trị bệnh tật gia tăng, kèm theo việc ngân sách quốc gia đang bị giới hạn, khiến cho liên hiệp Âu châu phải tìm cách thay đổi chiều hướng săn sóc sức khỏe cho dân chúng hiện nay, chẳng hạn như giới hạn thời gian nhập viện điều trị và hợp lý hóa phí tổn thuốc men. Trong năm 2015, chi phí về lãnh vực sức khỏe đã chiếm 9,9% tổng sản lượng các nước liên hiệp châu Âu, so với 8,7% hồi năm 2005. (AFP 231116)
(Nguồn: Vatican Radio)
Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu nhóm Đại hội thứ 11
Lm. Trần Đức Anh OP
08:15 29/11/2016
COLOMBO. Trong những ngày này, từ 28-11 đến 4-12-2016, Liên HĐGM Á châu đang nhóm đại hội lần thứ 11 tại Negombo, thuộc tổng giáo phận Colombo, thủ đô Sri Lanka.
Đại hội này nhóm 4 năm 1 lần. Lần thứ 10 trước đây, năm 2012, các GM Á châu đã nhóm tại Xuân Lộc và Sàigòn.
Chủ đề khóa họp hiện nay là ”Gia đình Công Giáo tại Á châu: Giáo Hội tại gia của người nghèo trong sứ mạng từ bi thương xót”. Các tham dự viên cũng bàn về ”Niềm vui Phúc Âm và gia đình tại Á châu dưới ánh sáng Thượng HĐGM thế giới”. Các vị đặc biệt quan tâm tới những khó khăn lớn mà các gia đình đang gặp phải: những quan hệ ngoài hôn nhân, sự vắng bóng con cái, số ly dị gia tăng, và những giờ làm việc bên ngoài khiến cho nhiều cha mẹ càng ít giờ cho gia đình, nạn dâm ô lan tràn, phá thai, làm cho chết êm dịu và nạn xuất cư.
ĐTC đã cử ĐHY Telesphore Placidus Toppo, TGM giáo phận Ranchi ở miền đông bắc Ấn độ, làm đặc sứ của ngài tại Đại hội. Khoảng 140 đại biểu của các HĐGM Á Châu, trong đó có Việt Nam, đã đến tham dự Hội nghị.
ĐHY Oswald Gravias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ, Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, trong diễn văn khai mạc đã mời gọi các GM và các tham dự viên đặc biệt cầu nguyện cho tất cả các gia đình và các tín hữu Kitô tại Siria đang chịu thảm cảnh chiến tranh từ hơn 5 năm nay. Ngài nói: ”Chúng ta tụ họp nhau nơi đây để thảo luận và quyết định về gia đình, nhưng chúng ta không thể quên các gia đình ở Siria đang chịu đau khổ, phải di tản và chết chóc, vì cuộc nội chiến. Đặc biệt các tín hữu Kitô đang sống thời điểm thật là khó khăn. Trong đại hội này, chúng ta cần cầu nguyện cho họ”.
Trong khuôn khổ Đại hội, các vị lãnh đạo Công Giáo sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo Phật giáo, Hồi giáo và Ấn giáo.
Vào cuối khóa họp, Liên HĐGM Á châu sẽ công bố một văn kiện chung kết, như một tài liệu hướng dẫn việc mục vụ gia đình tại Á châu.
Chính Phủ Sri Lanka đã giúp 10 triệu Rupee tương đương với gần 66.700 Mỹ kim để góp phần trang trải phí tổn tổ chức và tiến hành Đại hội này.
Liên HĐGM Á châu là một tổ chức được thành lập cách đây 44 năm với sự phê chuẩn của Tòa Thánh và nhắm thăng tiến tình liên đới cũng như tinh thần đồng trách nhiệm của các HĐGM thành viên đối với thiện ích của Giáo Hội và xã hội tại Á châu, đồng thời thăng tiến và bảo vệ bất cứ những gì nhắm đến thiện ích lớn hơn (Ucan 28-11-2016; Asia News 29-11-2016)
Đại hội này nhóm 4 năm 1 lần. Lần thứ 10 trước đây, năm 2012, các GM Á châu đã nhóm tại Xuân Lộc và Sàigòn.
Chủ đề khóa họp hiện nay là ”Gia đình Công Giáo tại Á châu: Giáo Hội tại gia của người nghèo trong sứ mạng từ bi thương xót”. Các tham dự viên cũng bàn về ”Niềm vui Phúc Âm và gia đình tại Á châu dưới ánh sáng Thượng HĐGM thế giới”. Các vị đặc biệt quan tâm tới những khó khăn lớn mà các gia đình đang gặp phải: những quan hệ ngoài hôn nhân, sự vắng bóng con cái, số ly dị gia tăng, và những giờ làm việc bên ngoài khiến cho nhiều cha mẹ càng ít giờ cho gia đình, nạn dâm ô lan tràn, phá thai, làm cho chết êm dịu và nạn xuất cư.
ĐTC đã cử ĐHY Telesphore Placidus Toppo, TGM giáo phận Ranchi ở miền đông bắc Ấn độ, làm đặc sứ của ngài tại Đại hội. Khoảng 140 đại biểu của các HĐGM Á Châu, trong đó có Việt Nam, đã đến tham dự Hội nghị.
ĐHY Oswald Gravias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ, Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, trong diễn văn khai mạc đã mời gọi các GM và các tham dự viên đặc biệt cầu nguyện cho tất cả các gia đình và các tín hữu Kitô tại Siria đang chịu thảm cảnh chiến tranh từ hơn 5 năm nay. Ngài nói: ”Chúng ta tụ họp nhau nơi đây để thảo luận và quyết định về gia đình, nhưng chúng ta không thể quên các gia đình ở Siria đang chịu đau khổ, phải di tản và chết chóc, vì cuộc nội chiến. Đặc biệt các tín hữu Kitô đang sống thời điểm thật là khó khăn. Trong đại hội này, chúng ta cần cầu nguyện cho họ”.
Trong khuôn khổ Đại hội, các vị lãnh đạo Công Giáo sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo Phật giáo, Hồi giáo và Ấn giáo.
Vào cuối khóa họp, Liên HĐGM Á châu sẽ công bố một văn kiện chung kết, như một tài liệu hướng dẫn việc mục vụ gia đình tại Á châu.
Chính Phủ Sri Lanka đã giúp 10 triệu Rupee tương đương với gần 66.700 Mỹ kim để góp phần trang trải phí tổn tổ chức và tiến hành Đại hội này.
Liên HĐGM Á châu là một tổ chức được thành lập cách đây 44 năm với sự phê chuẩn của Tòa Thánh và nhắm thăng tiến tình liên đới cũng như tinh thần đồng trách nhiệm của các HĐGM thành viên đối với thiện ích của Giáo Hội và xã hội tại Á châu, đồng thời thăng tiến và bảo vệ bất cứ những gì nhắm đến thiện ích lớn hơn (Ucan 28-11-2016; Asia News 29-11-2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi điện văn chia buồn vì sự ra đi của cha cựu Tổng Quyền Dòng Tên
Bình Minh
09:04 29/11/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn đến Cha Arturo Sosa Abascal, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, để bày tỏ “lời chia buồn chân thành” của ngài về sự qua đời của Cha Peter Hans Kolvenbach, nguyên Tổng Quyền Dòng Tên.
Cha Kolvenbach đã qua đời tại Beirut hôm thứ bảy vừa qua chỉ một vài ngày trước khi mừng sinh nhật lần thứ 88.
Toàn văn bức điện chia buồn của Đức Thánh Cha:
Nghe tin Cha Peter Hans Kolvenbach, S.J., nguyên Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên qua đời, tôi muốn gửi đến cha và toàn thể gia đình Dòng Tên lời phân ưu chân thành. Nhớ lại lòng trung tín trọn vẹn của Cha Kolvenbach với Chúa Kitô và Tin Mừng của Người, sự dấn thân quảng đại trong việc thi hành trách vụ của ngài với một tinh thần phục vụ vì thiện ích của Giáo Hội, tôi cầu khẩn lòng thương xót của Thiên Chúa ban cho linh hồn của ngài được bình an vĩnh cửu. Hiện diện cách thiêng liêng tại tang lễ, tôi thành tâm ban phép lành Toà Thánh cho cha, cho anh em của cha và những ai đang cùng chia sẻ đau buồn về sự mất mát này.
Phanxicô
Thành Vatican ngày 27.11.2016.
Bình Minh
Hồi Giáo quá khích Indonesia đòi đốt nhà thờ Công Giáo
Nguyễn Long Thao
10:40 29/11/2016
Jakarta - Theo nguồn tin của hãng thông tấn Fides, hơn 500 người Hồi giáo quá khích đã biểu tình ở Bekasi, một vùng ngoại ô của thủ đô Jakarta, để ngăn chặn việc xây dựng nhà thờ Công Giáo Santa Chiara . Họ đe dọa sẽ đốt nhà thờ . Những người biểu tình cáo buộc giáo xứ đã vi phạm luật pháp xây dựng, đã giả mạo chữ ký của người dân hỗ trợ việc xây dựng nhà thờ
Theo quy định của Indonesia , muốn xây dựng một cơ sở thờ tự của bất cứ tôn giáo nào, luật đòi hỏi phải có chữ ký của một số tín hữu và một số cư dân nơi cơ sở tôn giáo đó được xây dựng.
Linh mục dòng Phanxicô, Raymundus Sianipar của giáo xứ Santa Clara, cho biết trong 17 năm qua giáo xứ đã nghiêm chỉnh tuân theo tất cả những quy định và đòi hỏi của thành phố để được cấp giấy phép xây dựng
Hiện nay, giáo xứ Santa Chiara có 9422 giáo dân sống rải rác trong các khu vực rộng lớn phía bắc Bekasi. Bốn linh mục dòng Phanxicô đang làm công tác mục vụ tại đây. Hiện nay vì chưa có nhà thờ nên thánh lễ Chúa Nhật được cử hành tại một căn phòng tạm bợ có sức chứa khoảng 300 người, đôi khi phải làm lễ ngoài trời và nếu gặp trời mưa giáo dân vào trú tại các nhà lân cận.
Sau một thời gian kéo dài 17 năm làm đơn xin, ngày 28 tháng 7 năm 2015 thị trưởng Bekasi đã cấp giấy phép cho giáo xứ Santa Chiara xây dựng nhà thờ.
Tại Indonesia, một nước đa số dân theo Hồi Giáo, việc xin phép xây dựng nhà thờ gặp rất nhiều trở ngại và thường xuyên gặp sự phản đối của các nhóm Hồi Giáo quá khích.
Hiện nay chính phủ Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã dễ dãi hơn trong việc giải quyết xin giấy phép xây dựng nơi thờ tự, loại bỏ một số hạn chế do luật lệ trước đây quy định.
Theo nghị định hiện nay, mỗi dự án xây dựng nơi thời tự, phải có chữ ký của ít nhất 99 tín đồ và phải được hỗ trợ bởi ít nhất 60 người dân trong khu vực. Chính quyền điạ phương có quyền phê duyệt dự án.
Trong lịch sử, Giáo Hội Công Giáo Indonesia gặp rất nhiều trở ngại trong việc xin giấy phép xây dựng nhà thờ hoặc cải tạo nhà nguyện. Các nhóm Hồi giáo cực đoan thường xuyên chống đối và gây áp lực với chính quyển để những dự án này không được thực hiện .
Nguyễn Long Thao
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân quan ngại về một thoả hiệp giữa Vatican và Trung Quốc
Nguyễn Long Thao
19:11 29/11/2016
Các hãng tin lớn trên thế giới trong ngày 28 tháng 11 năm 2016 đều loan tin Đức Hồng Y Joseph Trần Nhật Quân quan ngại về viễn tượng có thể có một thoả hiệp đạt được giữa Vatican và Trung Quốc
Vị Hồng Y nguyên Giám Mục của Hồng Kông lo ngại rằng vì quá nóng lòng muốn đạt được một thoả hiệp với Bắc Kinh, mà Toà Thánh Vatican có thể nhượng bộ Bắc Kinh một cách thiếu thận trọng, chịu hy sinh sự độc lập của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ngài cũng thừa nhận dù không thể đạt được một thoả hiệp hoàn hảo, nhưng không thể vì thế mà phải chấp nhận một điều xấu xa trong thoả hiệp đó.
Phát biểu tại hội nghị ở Hồng Kông bàn về cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và Vatican, ĐHY nói rằng có tin Tòa Thánh sẽ chấp nhận những ứng viên Giám Mục do Bắc Kinh đề nghị, và như thế, theo Ngài, đó là một thảm họa. ĐHY cho biết thêm Tòa Thánh luôn luôn ở thế tự vệ, bị áp lực phải chấp nhận những ứng viên Giám Mục do Bắc Kinh đề nghị.
Tuy thế Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho rằng cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh cũng có thể đưa lại kết quả tốt nếu đảo ngược những đề nghị hiện nay trong thoả hiệp, nghiã là để Tòa Thánh đề nghị danh sách ứng viên Giám Mục và chính quyền Bắc Kinh chấp thuận ứng viên đó. Như thế, theo Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha có thể uyển chuyển bổ nhiệm Giám Mục và ép chính quyền Bắc Kinh phải nhận ứng viên Giám Mục của Tòa Thánh.
ĐHY Trần Nhật Quân kết luận: Sở dĩ Ngài bi quan vì tin rằng các giới chức ở Vatican đã quá nóng lòng muốn đạt được một thoả hiệp với Trung Quốc nên đã làm suy yếu những chính sách của Tòa Thánh đã đặt ra từ trước.
Ngỏ lời với báo chí, Ngài nói ngài muốn được diện kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô để trình bày quan điểm của ngài, nhưng lại nghi ngờ giới chức ở Vatican sẽ cản trở, không để Ngài gặp Đức Giáo Hoàng.
Nguyễn Long Thao
Vị Hồng Y nguyên Giám Mục của Hồng Kông lo ngại rằng vì quá nóng lòng muốn đạt được một thoả hiệp với Bắc Kinh, mà Toà Thánh Vatican có thể nhượng bộ Bắc Kinh một cách thiếu thận trọng, chịu hy sinh sự độc lập của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ngài cũng thừa nhận dù không thể đạt được một thoả hiệp hoàn hảo, nhưng không thể vì thế mà phải chấp nhận một điều xấu xa trong thoả hiệp đó.
Phát biểu tại hội nghị ở Hồng Kông bàn về cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và Vatican, ĐHY nói rằng có tin Tòa Thánh sẽ chấp nhận những ứng viên Giám Mục do Bắc Kinh đề nghị, và như thế, theo Ngài, đó là một thảm họa. ĐHY cho biết thêm Tòa Thánh luôn luôn ở thế tự vệ, bị áp lực phải chấp nhận những ứng viên Giám Mục do Bắc Kinh đề nghị.
Tuy thế Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho rằng cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh cũng có thể đưa lại kết quả tốt nếu đảo ngược những đề nghị hiện nay trong thoả hiệp, nghiã là để Tòa Thánh đề nghị danh sách ứng viên Giám Mục và chính quyền Bắc Kinh chấp thuận ứng viên đó. Như thế, theo Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha có thể uyển chuyển bổ nhiệm Giám Mục và ép chính quyền Bắc Kinh phải nhận ứng viên Giám Mục của Tòa Thánh.
ĐHY Trần Nhật Quân kết luận: Sở dĩ Ngài bi quan vì tin rằng các giới chức ở Vatican đã quá nóng lòng muốn đạt được một thoả hiệp với Trung Quốc nên đã làm suy yếu những chính sách của Tòa Thánh đã đặt ra từ trước.
Ngỏ lời với báo chí, Ngài nói ngài muốn được diện kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô để trình bày quan điểm của ngài, nhưng lại nghi ngờ giới chức ở Vatican sẽ cản trở, không để Ngài gặp Đức Giáo Hoàng.
Nguyễn Long Thao
Hội nghị thượng đỉnh được nhóm họp tại Budapest để giải quyết những xung đột quốc tế về việc xử lý nước
Thanh Quảng sdb
19:01 29/11/2016
Hội nghị thượng đỉnh được nhóm họp tại Budapest để giải quyết những xung đột quốc tế về việc xử lý nước
Thanh Quảng sdb
Theo đài Radio Vatican ngày 29/11/2016 thì các nhà lãnh đạo quốc gia, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp từ hơn 100 quốc gia đã tụ họp về Budapest để thảo luận làm thế nào để ngăn chặn những khủng hoảng và xung đột toàn cầu về việc xử lý nước. Các đại biểu tham dự ba ngày hội nghị thượng đỉnh Budapest về việc xử lý nước đã lắng nghe các bài từng trình của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống của nước Hung gia lợi, người đã mô tả nước như là "nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa nhất" và kêu gọi hành động ngay lập tức để tăng cường an ninh về việc xử lý nước.
Theo bản báo cáo của ông Stefan Bos thì khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia đã đáp lại lời kêu gọi của các vị lãnh đạo các Giáo Hội trước việc việc duy trì an toàn các nguồn nước. Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Bartholomew I, Tổng Giám Mục thành Constantinople, kêu gọi những người tham dự hãy ý thức giá trị của nước trong viễn tượng phát triển bền vững.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ông Ban Ki-moon cũng đồng ý quan điểm ấy. Trong một thông điệp bằng video, ông nói việc cấu trúc lại cách thức thế giới sử dụng tài nguyên thiên nhiên là điều rất quan yếu. Ông nói tiếp: "Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta quản lý các nguồn tài nguyên của chúng ta. Chúng ta phải đầu tư về nước và vệ sinh môi trường vì lợi ích của tất cả".
Nhưng Ngài Tổng thống János Ader của Hung Gia Lợi đề nghị chúng ta không có nhiều thời giờ để xây dựng một chiến lược. Ông cho rằng sự tăng trưởng dân số toàn cầu và nhu cầu thực phẩm làm tăng việc xử dụng nước tiêu thụ tăng vọt thêm 30 phần trăm vào năm 2030. Và Ông Ader cho rằng ngành công nghiệp sẽ cần nhiều nước hơn ít nhất 50 phần trăm vào năm 2050, sẽ làm cho cho việc chống lại sự biến đổi khí hậu trở nên phức tạp và cấp bách hơn! Nhưng ông nhấn mạnh: "Nước là nguồn thiên nhiên tối quan trọng nên đây phải là đề tài trọng yếu cho những tư duy và hành động chính trị!”
Tư tưởng đó đã được Thủ tướng Sheikh Hasina của Bangladesh ủng hộ hoan nghênh khi bà nêu lên rằng hầu hết nhiều người công dân trong nước bà không có được nước sạch mà dùng! Bà nói: "Các quốc gia trong vùng của chúng tôi đối diện với một thách đố lớn lao là làm sao có khả năng xây dựng và phục hồi thảm họa liên quan đến nước, song song với những nỗ lực thích ứng trước cố gắng phòng chống nạn biến đổi khí hậu nữa."
Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng thế giới sẽ phải đối diện với một trận chiến đầy khó khăn để bảo đảm nguồn xử lý nước và ngăn chặn xung đột toàn cầu như thế giới đã và đang có nhiều xung khắc trước vấn nạn biến đổi khí hậu.
Mặc dù có nhiều nhà phê bình còn hoài nghi, nhưng LHQ đã công bố số liệu cho thấy mức tăng về nhiệt độ trung bình là 3-4 độ C trong thế kỷ này hơn 1,5-2 độ C được nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trước đây.
Các tham dự viên tại Hội nghị cấp cao về việc xử lý nước đồng ý phải cấp bách việc phối hợp cần thiết để đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại trong khắp thế giới trước vấn nạn về việc xứ lý nước này.
Thanh Quảng sdb
Theo bản báo cáo của ông Stefan Bos thì khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia đã đáp lại lời kêu gọi của các vị lãnh đạo các Giáo Hội trước việc việc duy trì an toàn các nguồn nước. Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Bartholomew I, Tổng Giám Mục thành Constantinople, kêu gọi những người tham dự hãy ý thức giá trị của nước trong viễn tượng phát triển bền vững.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ông Ban Ki-moon cũng đồng ý quan điểm ấy. Trong một thông điệp bằng video, ông nói việc cấu trúc lại cách thức thế giới sử dụng tài nguyên thiên nhiên là điều rất quan yếu. Ông nói tiếp: "Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta quản lý các nguồn tài nguyên của chúng ta. Chúng ta phải đầu tư về nước và vệ sinh môi trường vì lợi ích của tất cả".
Nhưng Ngài Tổng thống János Ader của Hung Gia Lợi đề nghị chúng ta không có nhiều thời giờ để xây dựng một chiến lược. Ông cho rằng sự tăng trưởng dân số toàn cầu và nhu cầu thực phẩm làm tăng việc xử dụng nước tiêu thụ tăng vọt thêm 30 phần trăm vào năm 2030. Và Ông Ader cho rằng ngành công nghiệp sẽ cần nhiều nước hơn ít nhất 50 phần trăm vào năm 2050, sẽ làm cho cho việc chống lại sự biến đổi khí hậu trở nên phức tạp và cấp bách hơn! Nhưng ông nhấn mạnh: "Nước là nguồn thiên nhiên tối quan trọng nên đây phải là đề tài trọng yếu cho những tư duy và hành động chính trị!”
Tư tưởng đó đã được Thủ tướng Sheikh Hasina của Bangladesh ủng hộ hoan nghênh khi bà nêu lên rằng hầu hết nhiều người công dân trong nước bà không có được nước sạch mà dùng! Bà nói: "Các quốc gia trong vùng của chúng tôi đối diện với một thách đố lớn lao là làm sao có khả năng xây dựng và phục hồi thảm họa liên quan đến nước, song song với những nỗ lực thích ứng trước cố gắng phòng chống nạn biến đổi khí hậu nữa."
Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng thế giới sẽ phải đối diện với một trận chiến đầy khó khăn để bảo đảm nguồn xử lý nước và ngăn chặn xung đột toàn cầu như thế giới đã và đang có nhiều xung khắc trước vấn nạn biến đổi khí hậu.
Mặc dù có nhiều nhà phê bình còn hoài nghi, nhưng LHQ đã công bố số liệu cho thấy mức tăng về nhiệt độ trung bình là 3-4 độ C trong thế kỷ này hơn 1,5-2 độ C được nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trước đây.
Các tham dự viên tại Hội nghị cấp cao về việc xử lý nước đồng ý phải cấp bách việc phối hợp cần thiết để đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại trong khắp thế giới trước vấn nạn về việc xứ lý nước này.
Goma Phi Châu - Hàng triệu trẻ em mồ côi vì các cuộc xung đột và khai thác
Thanh Quảng sdb
20:42 29/11/2016
Goma Phi Châu - Hàng triệu trẻ em mồ côi vì các cuộc xung đột và khai thác
Goma Phi Châu ngày thứ ba 29/11/2016 theo Hãng Thông Tấn xã Fides thì hàng triệu trẻ em bị mồ côi và trở thành nạn nhân của bạo lực kể từ năm 1994. Các đơn khiếu nại từ Trung tâm "Vì tương lai Tuổi Thơ" (INUKA) cho hay có hơn 4 triệu trẻ em đã mất ít là cha hay mẹ trong hai mươi năm qua, đã trở thành những nạn nhân cho bạo lực. Những trẻ em này là một phần trong số hơn 26 triệu trẻ mồ côi sống ở miền Trung và Tây Phi. Quốc gia nơi những trẻ em này đã trở thành những nạn nhân do các cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh nhằm tranh dành quyền khai thác khoáng sản có giá trị.
Hiện trạng này đã gây ra nhiều bạo lực, cưỡng bức di dời hàng triệu trẻ em đang được lớn lên trong môi trường gia đình bình thường. Nhiều trẻ em mồ côi buộc phải đi lang thang kiếm sống, và phải chăm sóc cho anh chị em ruột của chúng. Một số được tuyển chọn vào các tổ chức vũ trang hoặc vào các tổ chức buôn bán hoặc làm nô lệ tình dục. (AP) (Agenzia Fides 29/11/2016)
Hiện trạng này đã gây ra nhiều bạo lực, cưỡng bức di dời hàng triệu trẻ em đang được lớn lên trong môi trường gia đình bình thường. Nhiều trẻ em mồ côi buộc phải đi lang thang kiếm sống, và phải chăm sóc cho anh chị em ruột của chúng. Một số được tuyển chọn vào các tổ chức vũ trang hoặc vào các tổ chức buôn bán hoặc làm nô lệ tình dục. (AP) (Agenzia Fides 29/11/2016)
Công giáo đang phát triển nhanh ở Na Uy
Chân Phương
08:22 29/11/2016
Công Giáo đang phát triển nhanh ở Na Uy
Giáo Hội đã đón hàng chục ngàn tín hữu mới trong bốn năm qua.
Cơ quan thống kê chính thức của Na Uy (Norway) cho biết cộng đoàn Công Giáo của nước này đã có thêm hàng chục ngàn thành viên trong những năm gần đây, trong khi tình trạng Giáo Hội Tin Lành Luthêrô đang suy giảm.
Hôm Thứ Sáu 25 tháng 11, Cơ quan Thống kê Na Uy cho biết số người Công Giáo đã tăng 42% kể từ năm 2012, và năm nay đã đạt đến 145.000 tín hữu.
Các tín đồ Hồi giáo cũng đã tăng 32% và đạt đến 148.000 người trong cùng một thời gian. Số liệu thống kê cho thấy cộng đồng Do Thái giáo ở Na Uy khá khiêm tốn, chỉ có 770 thành viên vào đầu năm 2016.
Những biến chuyển này đã phản ánh rằng đất nước Na Uy đang ngày càng đa dạng trong bối cảnh có thêm người di cư đến từ Trung Đông, Á Châu và Phi Châu.
Thống kê riêng của Giáo Hội Tin Lành Luthêrô cho thấy họ đã mất gần 37.000 thành viên vào năm 2015. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Na Uy với 3.8 triệu thành viên, chiếm khoảng 73% dân số.
Kitô giáo đã tới Na Uy vào năm 900 thông qua các nhà truyền giáo Anglo-Saxon. (CatholicHerald)
Chân Phương
Giáo Hội đã đón hàng chục ngàn tín hữu mới trong bốn năm qua.
Cơ quan thống kê chính thức của Na Uy (Norway) cho biết cộng đoàn Công Giáo của nước này đã có thêm hàng chục ngàn thành viên trong những năm gần đây, trong khi tình trạng Giáo Hội Tin Lành Luthêrô đang suy giảm.
Hôm Thứ Sáu 25 tháng 11, Cơ quan Thống kê Na Uy cho biết số người Công Giáo đã tăng 42% kể từ năm 2012, và năm nay đã đạt đến 145.000 tín hữu.
Các tín đồ Hồi giáo cũng đã tăng 32% và đạt đến 148.000 người trong cùng một thời gian. Số liệu thống kê cho thấy cộng đồng Do Thái giáo ở Na Uy khá khiêm tốn, chỉ có 770 thành viên vào đầu năm 2016.
Những biến chuyển này đã phản ánh rằng đất nước Na Uy đang ngày càng đa dạng trong bối cảnh có thêm người di cư đến từ Trung Đông, Á Châu và Phi Châu.
Thống kê riêng của Giáo Hội Tin Lành Luthêrô cho thấy họ đã mất gần 37.000 thành viên vào năm 2015. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Na Uy với 3.8 triệu thành viên, chiếm khoảng 73% dân số.
Kitô giáo đã tới Na Uy vào năm 900 thông qua các nhà truyền giáo Anglo-Saxon. (CatholicHerald)
Chân Phương
Tin Giáo Hội Việt Nam
Làm sao để nhà hưu dưỡng của các linh mục đúng như tên gọi: Nghỉ-Dưỡng.
David Minh
08:58 29/11/2016
Làm sao để nhà hưu dưỡng của các linh mục đúng như tên gọi: Nghỉ-Dưỡng.
Đọc bài Đến thăm khu nhà hưu dưỡng của các linh mục của bạn Thanh Bình, làm tôi cứ suy ngẫm hoài và tôi đã tìm hiểu và cảm nhận rằng, đó là không phải ai cũng hiểu đâu hay vì không muốn hiểu, một số thôi. Một sự thật mà qua bài viết này làm tôi thấy chạnh lòng cho đời sống các ngài vào tuổi xế chiều.
Ở đó có một số cha tôi biết, một số không. Nhưng thừa nhận rẳng các ngài cô đơn quá. Thiếu thốn tình, sự chăm sóc và có thể nói mọi thứ đang phải tự lo là chính hay có chăm sóc thì cũng một cách qua loa đại khái thôi. Cảm nhận của tôi là ở phương trời đó các ngài đang chống chọi với sự cô đơn, buồn tẻ, bệnh tật đau yếu, thiếu bóng người thân người quen…
Có một số cha thì anh chị em ruột tuy đang còn sống nhưng cũng do tuổi già, bệnh tật nên họ không thể có điều kiện để ra thăm viếng đã đành, đáng trách là mấy đứa thế hệ cháu chắt bà con họ hàng chúng nó không biết để thay phiên mà chăm sóc, có đứa tôi còn biết được cha nuôi khi còn nhỏ nhưng thử hỏi một năm đi được mấy lần. Có những giáo xứ giáo dân mà trước đây các cha đã cống hiến phục vụ hàng chục năm trời thử hỏi có một ai đến thăm viếng cha già không?
Tôi cũng đã có lần ghé thăm cha ở đó nhưng công nhận cái giường ngủ của cha hôi bẩn quá. Có phải những con người này mà bạn Thanh Bình muốn nói tới là họ hiểu cả nhưng vì không muốn hiểu; hay những người khác hiểu nhưng giả vờ không hiểu. Cuối đời các ngài có nên phải vậy hay như có chương trình từ thiện quyên góp cho mỗi cha 300$/năm như kiểu này (lên danh sách để ủng hộ). Hiện tại cũng có một số cha đã nhìn thấy cảnh đó, lo tương lai cho mình nên đã tậu đất xây nhà ở các vùng quê, nghe có vẻ “khôn thì sống vống thì chết”.
Bạn Thanh Bình có nhắc tới cái Tivi, tức là cứ bật lên cho có tiếng người cho vui. Cũng cái Tivi nhưng khi còn nhỏ tôi bị cha xứ nhắc nhở là hãy tránh xa vì nó ảnh hưởng tới kinh hạt, hay nói cách khác nó là cái xấu. Một đời phục vụ các ngài bày dạy cho giáo dân học cách yêu thương, lòng từ bi, sự hiếu thảo và tình yêu thương được thể hiện như thế nào hay “Ai cũng hiểu nhưng vì không muốn hiểu”.
Đời sống gia đình, khi về già người ta cảm nhận được hạnh phúc khi có con cháu sum vầy thay nhau chăm sóc, lo cho bát cơm, bát cháo, thuốc men, chạy thầy chạy thuốc, bồng bế, vệ sinh… trẻ cậy cha già cậy con là thế. Ai chẳng biết sống đời linh mục là 24/24 thưa lời xin vâng, nhưng không có nghĩa mặc kệ “mây trời để gió cuốn đi” mà chúng ta không làm gì để giúp các ngài.
Thiết nghĩ, để quý cha có được cuộc sống an nhàn thư thái sau một đời hết mình phụng sự Chúa và Giáo Hội, theo tôi cần phải xây dựng một quy chế rõ ràng, chẳng hạn:
· Có một khu nghĩ dưỡng độc lập, khang trang sạch sẽ, gần nơi có bà con giáo dân.
Luôn đề cao giáo dục nhận thức về sự biết ơn, sự hiểu thảo đối với các cha.
· Điều động các thầy trường đại, trường tiểu, các chú… luân phiên định kỳ ở, sinh hoạt tham gia Thánh lễ, kinh hạt, chăm sóc và học tập ở các cha già.
· Giáo dân trong toàn giáo phận đóng góp vật chất phù hợp với điều kiện sống hiện tại, không nhờ đến sự trợ giúp từ nơi khác.
· Đến tuổi nghỉ hưu, có thể tất cả các cha về nghỉ dưỡng chung, không tách bạch, không riêng rẽ, nhằm xây dựng và phát triển khu nghĩ dưỡng lâu dài: an vui- hạnh phúc-công bằng- bình đẳng.
· …
DAVID MINH.
Đọc bài Đến thăm khu nhà hưu dưỡng của các linh mục của bạn Thanh Bình, làm tôi cứ suy ngẫm hoài và tôi đã tìm hiểu và cảm nhận rằng, đó là không phải ai cũng hiểu đâu hay vì không muốn hiểu, một số thôi. Một sự thật mà qua bài viết này làm tôi thấy chạnh lòng cho đời sống các ngài vào tuổi xế chiều.
Ở đó có một số cha tôi biết, một số không. Nhưng thừa nhận rẳng các ngài cô đơn quá. Thiếu thốn tình, sự chăm sóc và có thể nói mọi thứ đang phải tự lo là chính hay có chăm sóc thì cũng một cách qua loa đại khái thôi. Cảm nhận của tôi là ở phương trời đó các ngài đang chống chọi với sự cô đơn, buồn tẻ, bệnh tật đau yếu, thiếu bóng người thân người quen…
Có một số cha thì anh chị em ruột tuy đang còn sống nhưng cũng do tuổi già, bệnh tật nên họ không thể có điều kiện để ra thăm viếng đã đành, đáng trách là mấy đứa thế hệ cháu chắt bà con họ hàng chúng nó không biết để thay phiên mà chăm sóc, có đứa tôi còn biết được cha nuôi khi còn nhỏ nhưng thử hỏi một năm đi được mấy lần. Có những giáo xứ giáo dân mà trước đây các cha đã cống hiến phục vụ hàng chục năm trời thử hỏi có một ai đến thăm viếng cha già không?
Tôi cũng đã có lần ghé thăm cha ở đó nhưng công nhận cái giường ngủ của cha hôi bẩn quá. Có phải những con người này mà bạn Thanh Bình muốn nói tới là họ hiểu cả nhưng vì không muốn hiểu; hay những người khác hiểu nhưng giả vờ không hiểu. Cuối đời các ngài có nên phải vậy hay như có chương trình từ thiện quyên góp cho mỗi cha 300$/năm như kiểu này (lên danh sách để ủng hộ). Hiện tại cũng có một số cha đã nhìn thấy cảnh đó, lo tương lai cho mình nên đã tậu đất xây nhà ở các vùng quê, nghe có vẻ “khôn thì sống vống thì chết”.
Bạn Thanh Bình có nhắc tới cái Tivi, tức là cứ bật lên cho có tiếng người cho vui. Cũng cái Tivi nhưng khi còn nhỏ tôi bị cha xứ nhắc nhở là hãy tránh xa vì nó ảnh hưởng tới kinh hạt, hay nói cách khác nó là cái xấu. Một đời phục vụ các ngài bày dạy cho giáo dân học cách yêu thương, lòng từ bi, sự hiếu thảo và tình yêu thương được thể hiện như thế nào hay “Ai cũng hiểu nhưng vì không muốn hiểu”.
Đời sống gia đình, khi về già người ta cảm nhận được hạnh phúc khi có con cháu sum vầy thay nhau chăm sóc, lo cho bát cơm, bát cháo, thuốc men, chạy thầy chạy thuốc, bồng bế, vệ sinh… trẻ cậy cha già cậy con là thế. Ai chẳng biết sống đời linh mục là 24/24 thưa lời xin vâng, nhưng không có nghĩa mặc kệ “mây trời để gió cuốn đi” mà chúng ta không làm gì để giúp các ngài.
Thiết nghĩ, để quý cha có được cuộc sống an nhàn thư thái sau một đời hết mình phụng sự Chúa và Giáo Hội, theo tôi cần phải xây dựng một quy chế rõ ràng, chẳng hạn:
· Có một khu nghĩ dưỡng độc lập, khang trang sạch sẽ, gần nơi có bà con giáo dân.
Luôn đề cao giáo dục nhận thức về sự biết ơn, sự hiểu thảo đối với các cha.
· Điều động các thầy trường đại, trường tiểu, các chú… luân phiên định kỳ ở, sinh hoạt tham gia Thánh lễ, kinh hạt, chăm sóc và học tập ở các cha già.
· Giáo dân trong toàn giáo phận đóng góp vật chất phù hợp với điều kiện sống hiện tại, không nhờ đến sự trợ giúp từ nơi khác.
· Đến tuổi nghỉ hưu, có thể tất cả các cha về nghỉ dưỡng chung, không tách bạch, không riêng rẽ, nhằm xây dựng và phát triển khu nghĩ dưỡng lâu dài: an vui- hạnh phúc-công bằng- bình đẳng.
· …
DAVID MINH.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam/Nam Úc- Rước Kiệu Chúa Kitô Vua
CGVN Nam Úc
08:21 29/11/2016
CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM - NAM ÚC
Rước Kiệu Lễ Chúa Kitô Vua,
Kết Thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót
Chúa Nhật 20/11/2016, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc hiệp cùng với Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng Lễ Chúa Kitô Vua, là Vua Vũ Trụ và cũng là ngày Bổn Mạng của Đoàn Liên Minh Song Tâm (LMST). Đây cũng là ngày kết thúc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/2015.
Thánh Lễ do Đức Ông Quản Nhiệm, Phaolô Nguyễn Minh-Tâm chủ tế với hơn một ngàn giáo dân tham dự. Trong Thánh Lễ, Đức Ông Quản Nhiệm chia sẻ ý nghĩa kinh thánh của Ngày Lễ Kitô Vua lồng trong bối cảnh Cộng Đồng có cuộc rước kiệu ngay sau Thánh Lễ để tôn kính Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Đức Ông đã đưa ra ba điểm cho mọi người suy tư:
1. 1 - ‘Cuộc rước kiệu không phải chỉ là để phô trương hình thức cho vui mắt, nhưng diễn tả ý nghĩa sâu xa đức tin Kitô Giáo. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Vào dịp Lễ này, Chúa đã chịu khổ hình thập giá, đã trở nên Chiên Vượt Qua để đem lại sự sống muôn đời cho nhân loại. Trong cuộc hành trình của Chúa Giêsu, có các môn đệ và dân chúng đi theo. Tương tự như thế, cuộc rước kiệu nói lên việc các tín hữu là những môn đệ đi theo Chúa trong cuộc hành trình về Giêrusalem. Đây không phải là Giêrusalem tại thế mà là Giêrusalem trên trời, là Thiên Đàng mà mọi người hằng mong ước.
2. 2 - Chúa Giêsu lên Giêrusalem để chịu khổ nạn và chết trên thập giá. Tương tự như thế, mọi người tín hữu, qua cuộc rước kiệu bày tỏ ý muốn vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa như Ngài đã từng nói: Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc 9:23; Mt 16:24; Mc 8:34). Thập giá của Chúa không chỉ dừng lại ở sự chết, nhưng vượt qua sự chết để đạt đến sự phục sinh vinh quang. Người tín hữu vác thập giá hằng ngày không chỉ dừng lại ở đau khổ hay sự chết nhưng luôn đi tới sự phục sinh và cuộc sống muôn đời mà Chúa hứa ban.
3. 3 - Việc rước kiệu cũng nói lên rằng người tín hữu nhất quyết chọn Chúa Giêsu Kitô làm Vua của mình và quyết chí sống theo đường lối tình yêu của Ngài.’
Xem Hình: http://conggiaonamuc.org.au/sinh_hoat/2016/ruoc%20kieu%20ket%20thuc%20nam%20thanh.html
Sau Thánh Lễ, Ban Phụng Vụ hướng dẫn Cộng Đồng đọc Kinh Mân Côi - Ngắm Thứ Nhất của Mầu Nhiệm Năm Sự Sáng. Sau đó, Ban Phụng Vụ điều hợp hướng dẫn đoàn rước rời khỏi Nhà Thờ trong tâm tình cầu nguyện. Thật vậy, mọi người rước kiệu trong bầu khí cầu nguyện sốt sắng: tay cầm Tiểu Tập Cầu Nguyện, miệng hát câu điệp khúc “Yêu thương như Chúa Cha là Đấng nhân từ.” của bài hát Năm Thánh ‘Tôn Nhan Thương Xót, chân nhịp bước đi theo Đoàn Kiệu, mắt cùng hướng về các Lều Cầu Nguyện của mỗi Họ Đạo và rồi một lòng quy về Kiệu có Tượng Chúa Giêsu Kitô được Đoàn LMST cung kính kiệu thờ tiến tới các Lều Họ Đạo. Đoàn Kiệu tuần tự đi đến từng lều của mỗi họ đạo được dựng sẵn trong khuôn viên Cộng Đồng- Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, Pooraka, Nam Úc, Úc Châu. Thánh Giá Nến Cao và các em trong Phụng Đoàn nhịp nhàng cùng với Ca Đoàn Việt Linh, Ca Đoàn Philiphê Minh và các em huynh trưởng trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể lần lượt chịu trách nhiệm bắt câu hát chung cho Cộng Đồng cùng hát và dẫn Đoàn Kiệu đi tới từng Lều Họ Đạo.
Tại mỗi Lều Cầu Nguyện, 10 thành viên của mỗi họ đạo mặc quần áo chỉnh tề với hai màu trắng và đỏ tượng trưng cho Chúa Giêsu Kitô, tay cầm bông hồng đỏ và đứng dàn hàng để cung nghinh Tượng Chúa Giêsu. Sau khi Đức Ông xông hương, một thành viên của họ đạo hướng dẫn toàn thể Cộng Đồng ngắm Năm Sự Sáng. Cứ tới mỗi lều họ đạo nào, thì họ đạo đó chịu trách nhiệm hướng dẫn một trong năm ngắm. Cứ thế mà tuần tự cho tới hết bốn họ đạo thì vừa xong ngắm thứ năm của mầu nhiệm Năm Sự Sáng, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành, nhằm tôn vinh đời sống công khai và sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Sau mỗi ngắm, Đức Ông dâng lời nguyện tôn vinh, chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa ban ân sủng trên Cộng Đồng cho Năm Thánh vừa qua. Đồng thời Đức Ông cũng nguyện dâng toàn thể Họ Đạo lên Chúa để Chúa thánh hóa, canh tân và gìn giữ mọi người trong từng Họ Đạo.
Sau khi hoàn tất chuỗi Mân Côi - Năm Sự Sáng, Đoàn Kiệu từ Lều Họ Đạo Thánh Tâm trở về Hội Trường chính để tiếp tục Chầu Thánh Thể. Mặc dầu thời tiết nóng bức lên đến 35 độ, đoàn người theo sau Kiệu vẫn kiên trì tới cùng. Hội trường vẫn đông đủ đoàn chiên từ lúc bắt đầu Rước Kiệu cho tới phần phụng vụ cuối cùng - Chầu Thánh Thể để hoàn tất mọi nghi thức bế mạc Năm Thánh.
Có gần 900 người tham dự buổi Rước Kiệu. Với con số giáo dân đông đảo như thế, nhưng buổi Rước kiệu vẫn diễn ra trong bầu khí nghiêm trang mà không cần lời nhắc nhở trên loa âm thanh nào hết. Mọi người cùng tiến bước trong tâm tình cầu nguyện. Rất ít tiếng ồn ào huyên náo, ngay cả đoàn trẻ con đi theo cha mẹ, ông bà và đông đảo các em trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể mồ hôi, mồ kê nhỏ ra ròng ròng nhưng vẫn kiên nhẫn, sốt sắng rước kiệu. Thật là một điểm son và là điều đáng hãnh diện cho mọi giáo dân trong Cộng Đồng. Suy cho cùng, buổi Rước Kiệu không chỉ là một cách bày tỏ lòng đạo đức, nhưng đây cũng là một cơ hội quan trọng để đào tạo và giúp cho mọi tín hữu, đặc biệt là các con trẻ và thanh thiếu niên cảm nghiệm một trong nhiều chiều kích cụ thể của đức tin Công Giáo.
Nhìn lại Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa qua, Cộng Đồng đã có những sinh hoạt thiêng liêng cho suốt Năm Thánh. Thật vậy, trong tinh thần của Năm Thánh đặc biệt này, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc đã trải qua những chuỗi ngày sống trong hồng phúc của buổi tĩnh tâm Mùa Chay cho toàn thể Cộng
Đồng với chủ đề “Trở Về Bên Chúa”. Kế đến là tham dự Tam Nhật Thánh với tâm hồn thanh luyện của mùa Chay thánh để rồi bước tới đón mừng đại lễ Phục Sinh. Trong Mùa Phục Sinh, Cộng Đồng làm Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Đây là chuỗi chín ngày cầu nguyện theo những ý chỉ mà chính Chúa Giêsu đã chỉ dạy cho chị thánh Faustina. Tiếp nối theo đó, trong tâm tình hân hoan của mùa Phục Sinh và để sống tinh thần Năm Thánh Lòng Thương Xót, Cộng Đồng bước vào chương trình học hỏi và suy niệm Năm Thánh Lòng Thương Xót do Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh-Tâm và Sơ Maria Trần Thị Thu Trang RSM hướng dẫn. Chương trình học này kéo dài cho đến khi kết thúc Năm Thánh. Đặc biệt, vào tháng tám 2016, toàn thể Cộng Đồng đã có cơ hội tham dự cuộc hành hương bước qua Cửa Thánh Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo Phận Adelaide, để được kín múc thêm ân sủng Chúa trong Năm Thánh.
Ôn lại những sinh hoạt của Năm Thánh vừa qua, cũng như nhìn lại các diễn tiến tổ chức trước buổi Rước Kiệu này mới thấy được sự sốt sắng của rất nhiều giáo dân trong Cộng Đồng. Những hoạt động bề chìm đằng sau cuộc Rước Kiệu cũng không kém phần năng động, nhộn nhịp. Thật vậy, suốt ngày thứ Bảy trước buổi Rước Kiệu, Sơ Phụ Tá Mục Vụ, Ban Nội Vụ, Ban Phụng Vụ, các thiện nguyện viên của Đoàn Liên Minh Song Tâm và bốn Họ Đạo: Fatima, Mông Triệu, Phaolô và Thánh Tâm đã tụ họp nơi trung tâm để hội họp, tổ chức dựng lều và chuẩn bị cho ngày Rước Kiệu hôm sau. Mọi người, dù vất vả trong bầu khí nóng bức nhưng rất hăng say, không quản ngại khó khăn, bỏ công bỏ việc riêng tư, tới Trung Tâm để dàn dựng âm thanh, làm kiệu, kết hoa, dựng lều, làm bàn thờ, bàn thảo phân chia công tác… Qua những nỗ lực đóng góp cụ thể nhằm giúp việc tổ chức buổi Rước Kiệu được chu đáo, đã nói lên tinh thần trưởng thành của Cộng Đồng, đặc biệt nơi những người có trách nhiệm. Nhưng sâu xa hơn nữa là đã nói lên tấm lòng đạo đức chân thành của người giáo dân, muốn sống đạo bằng hành động cụ thể, trong tâm tình hướng về Chúa Giêsu Kitô. Bằng những phương tiện hữu hình, cụ thể như thế, mọi sinh hoạt chìm nổi của Cuộc Rước Kiệu diễn tả tâm tình trân trọng Chúa Giêsu Kitô là Vua của vũ trụ, nhưng cũng là Vua của cõi lòng mọi tín hữu. Đồng thời, buổi rước kiệu này cũng thể hiện sự hiệp thông của các giáo dân trong Cộng Đồng và với Giáo Hội hoàn vũ trong ngày Kết Thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Xin tôn vinh, chúc tụng và tri ân Thiên Chúa qua mọi ơn lành Chúa ban trên Cộng Đồng. Nguyện xin ân sủng của Năm Thánh Lòng Thương Xót tiếp tục nuôi dưỡng và sinh hoa trái cho đời sống đức tin của mọi thành phần trong Cộng Đồng, cũng như xin Chúa Giêsu Kitô-Vua Vũ Trụ tiếp tục ngự trị trong tâm hồn của từng tín hữu thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam -Nam Úc.
Ban Thông Tin
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
Rước Kiệu Lễ Chúa Kitô Vua,
Kết Thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót
Chúa Nhật 20/11/2016, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc hiệp cùng với Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng Lễ Chúa Kitô Vua, là Vua Vũ Trụ và cũng là ngày Bổn Mạng của Đoàn Liên Minh Song Tâm (LMST). Đây cũng là ngày kết thúc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/2015.
Thánh Lễ do Đức Ông Quản Nhiệm, Phaolô Nguyễn Minh-Tâm chủ tế với hơn một ngàn giáo dân tham dự. Trong Thánh Lễ, Đức Ông Quản Nhiệm chia sẻ ý nghĩa kinh thánh của Ngày Lễ Kitô Vua lồng trong bối cảnh Cộng Đồng có cuộc rước kiệu ngay sau Thánh Lễ để tôn kính Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Đức Ông đã đưa ra ba điểm cho mọi người suy tư:
1. 1 - ‘Cuộc rước kiệu không phải chỉ là để phô trương hình thức cho vui mắt, nhưng diễn tả ý nghĩa sâu xa đức tin Kitô Giáo. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Vào dịp Lễ này, Chúa đã chịu khổ hình thập giá, đã trở nên Chiên Vượt Qua để đem lại sự sống muôn đời cho nhân loại. Trong cuộc hành trình của Chúa Giêsu, có các môn đệ và dân chúng đi theo. Tương tự như thế, cuộc rước kiệu nói lên việc các tín hữu là những môn đệ đi theo Chúa trong cuộc hành trình về Giêrusalem. Đây không phải là Giêrusalem tại thế mà là Giêrusalem trên trời, là Thiên Đàng mà mọi người hằng mong ước.
2. 2 - Chúa Giêsu lên Giêrusalem để chịu khổ nạn và chết trên thập giá. Tương tự như thế, mọi người tín hữu, qua cuộc rước kiệu bày tỏ ý muốn vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa như Ngài đã từng nói: Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo (Lc 9:23; Mt 16:24; Mc 8:34). Thập giá của Chúa không chỉ dừng lại ở sự chết, nhưng vượt qua sự chết để đạt đến sự phục sinh vinh quang. Người tín hữu vác thập giá hằng ngày không chỉ dừng lại ở đau khổ hay sự chết nhưng luôn đi tới sự phục sinh và cuộc sống muôn đời mà Chúa hứa ban.
3. 3 - Việc rước kiệu cũng nói lên rằng người tín hữu nhất quyết chọn Chúa Giêsu Kitô làm Vua của mình và quyết chí sống theo đường lối tình yêu của Ngài.’
Xem Hình: http://conggiaonamuc.org.au/sinh_hoat/2016/ruoc%20kieu%20ket%20thuc%20nam%20thanh.html
Sau Thánh Lễ, Ban Phụng Vụ hướng dẫn Cộng Đồng đọc Kinh Mân Côi - Ngắm Thứ Nhất của Mầu Nhiệm Năm Sự Sáng. Sau đó, Ban Phụng Vụ điều hợp hướng dẫn đoàn rước rời khỏi Nhà Thờ trong tâm tình cầu nguyện. Thật vậy, mọi người rước kiệu trong bầu khí cầu nguyện sốt sắng: tay cầm Tiểu Tập Cầu Nguyện, miệng hát câu điệp khúc “Yêu thương như Chúa Cha là Đấng nhân từ.” của bài hát Năm Thánh ‘Tôn Nhan Thương Xót, chân nhịp bước đi theo Đoàn Kiệu, mắt cùng hướng về các Lều Cầu Nguyện của mỗi Họ Đạo và rồi một lòng quy về Kiệu có Tượng Chúa Giêsu Kitô được Đoàn LMST cung kính kiệu thờ tiến tới các Lều Họ Đạo. Đoàn Kiệu tuần tự đi đến từng lều của mỗi họ đạo được dựng sẵn trong khuôn viên Cộng Đồng- Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, Pooraka, Nam Úc, Úc Châu. Thánh Giá Nến Cao và các em trong Phụng Đoàn nhịp nhàng cùng với Ca Đoàn Việt Linh, Ca Đoàn Philiphê Minh và các em huynh trưởng trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể lần lượt chịu trách nhiệm bắt câu hát chung cho Cộng Đồng cùng hát và dẫn Đoàn Kiệu đi tới từng Lều Họ Đạo.
Tại mỗi Lều Cầu Nguyện, 10 thành viên của mỗi họ đạo mặc quần áo chỉnh tề với hai màu trắng và đỏ tượng trưng cho Chúa Giêsu Kitô, tay cầm bông hồng đỏ và đứng dàn hàng để cung nghinh Tượng Chúa Giêsu. Sau khi Đức Ông xông hương, một thành viên của họ đạo hướng dẫn toàn thể Cộng Đồng ngắm Năm Sự Sáng. Cứ tới mỗi lều họ đạo nào, thì họ đạo đó chịu trách nhiệm hướng dẫn một trong năm ngắm. Cứ thế mà tuần tự cho tới hết bốn họ đạo thì vừa xong ngắm thứ năm của mầu nhiệm Năm Sự Sáng, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành, nhằm tôn vinh đời sống công khai và sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Sau mỗi ngắm, Đức Ông dâng lời nguyện tôn vinh, chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa ban ân sủng trên Cộng Đồng cho Năm Thánh vừa qua. Đồng thời Đức Ông cũng nguyện dâng toàn thể Họ Đạo lên Chúa để Chúa thánh hóa, canh tân và gìn giữ mọi người trong từng Họ Đạo.
Sau khi hoàn tất chuỗi Mân Côi - Năm Sự Sáng, Đoàn Kiệu từ Lều Họ Đạo Thánh Tâm trở về Hội Trường chính để tiếp tục Chầu Thánh Thể. Mặc dầu thời tiết nóng bức lên đến 35 độ, đoàn người theo sau Kiệu vẫn kiên trì tới cùng. Hội trường vẫn đông đủ đoàn chiên từ lúc bắt đầu Rước Kiệu cho tới phần phụng vụ cuối cùng - Chầu Thánh Thể để hoàn tất mọi nghi thức bế mạc Năm Thánh.
Có gần 900 người tham dự buổi Rước Kiệu. Với con số giáo dân đông đảo như thế, nhưng buổi Rước kiệu vẫn diễn ra trong bầu khí nghiêm trang mà không cần lời nhắc nhở trên loa âm thanh nào hết. Mọi người cùng tiến bước trong tâm tình cầu nguyện. Rất ít tiếng ồn ào huyên náo, ngay cả đoàn trẻ con đi theo cha mẹ, ông bà và đông đảo các em trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể mồ hôi, mồ kê nhỏ ra ròng ròng nhưng vẫn kiên nhẫn, sốt sắng rước kiệu. Thật là một điểm son và là điều đáng hãnh diện cho mọi giáo dân trong Cộng Đồng. Suy cho cùng, buổi Rước Kiệu không chỉ là một cách bày tỏ lòng đạo đức, nhưng đây cũng là một cơ hội quan trọng để đào tạo và giúp cho mọi tín hữu, đặc biệt là các con trẻ và thanh thiếu niên cảm nghiệm một trong nhiều chiều kích cụ thể của đức tin Công Giáo.
Nhìn lại Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa qua, Cộng Đồng đã có những sinh hoạt thiêng liêng cho suốt Năm Thánh. Thật vậy, trong tinh thần của Năm Thánh đặc biệt này, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc đã trải qua những chuỗi ngày sống trong hồng phúc của buổi tĩnh tâm Mùa Chay cho toàn thể Cộng
Đồng với chủ đề “Trở Về Bên Chúa”. Kế đến là tham dự Tam Nhật Thánh với tâm hồn thanh luyện của mùa Chay thánh để rồi bước tới đón mừng đại lễ Phục Sinh. Trong Mùa Phục Sinh, Cộng Đồng làm Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Đây là chuỗi chín ngày cầu nguyện theo những ý chỉ mà chính Chúa Giêsu đã chỉ dạy cho chị thánh Faustina. Tiếp nối theo đó, trong tâm tình hân hoan của mùa Phục Sinh và để sống tinh thần Năm Thánh Lòng Thương Xót, Cộng Đồng bước vào chương trình học hỏi và suy niệm Năm Thánh Lòng Thương Xót do Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh-Tâm và Sơ Maria Trần Thị Thu Trang RSM hướng dẫn. Chương trình học này kéo dài cho đến khi kết thúc Năm Thánh. Đặc biệt, vào tháng tám 2016, toàn thể Cộng Đồng đã có cơ hội tham dự cuộc hành hương bước qua Cửa Thánh Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo Phận Adelaide, để được kín múc thêm ân sủng Chúa trong Năm Thánh.
Ôn lại những sinh hoạt của Năm Thánh vừa qua, cũng như nhìn lại các diễn tiến tổ chức trước buổi Rước Kiệu này mới thấy được sự sốt sắng của rất nhiều giáo dân trong Cộng Đồng. Những hoạt động bề chìm đằng sau cuộc Rước Kiệu cũng không kém phần năng động, nhộn nhịp. Thật vậy, suốt ngày thứ Bảy trước buổi Rước Kiệu, Sơ Phụ Tá Mục Vụ, Ban Nội Vụ, Ban Phụng Vụ, các thiện nguyện viên của Đoàn Liên Minh Song Tâm và bốn Họ Đạo: Fatima, Mông Triệu, Phaolô và Thánh Tâm đã tụ họp nơi trung tâm để hội họp, tổ chức dựng lều và chuẩn bị cho ngày Rước Kiệu hôm sau. Mọi người, dù vất vả trong bầu khí nóng bức nhưng rất hăng say, không quản ngại khó khăn, bỏ công bỏ việc riêng tư, tới Trung Tâm để dàn dựng âm thanh, làm kiệu, kết hoa, dựng lều, làm bàn thờ, bàn thảo phân chia công tác… Qua những nỗ lực đóng góp cụ thể nhằm giúp việc tổ chức buổi Rước Kiệu được chu đáo, đã nói lên tinh thần trưởng thành của Cộng Đồng, đặc biệt nơi những người có trách nhiệm. Nhưng sâu xa hơn nữa là đã nói lên tấm lòng đạo đức chân thành của người giáo dân, muốn sống đạo bằng hành động cụ thể, trong tâm tình hướng về Chúa Giêsu Kitô. Bằng những phương tiện hữu hình, cụ thể như thế, mọi sinh hoạt chìm nổi của Cuộc Rước Kiệu diễn tả tâm tình trân trọng Chúa Giêsu Kitô là Vua của vũ trụ, nhưng cũng là Vua của cõi lòng mọi tín hữu. Đồng thời, buổi rước kiệu này cũng thể hiện sự hiệp thông của các giáo dân trong Cộng Đồng và với Giáo Hội hoàn vũ trong ngày Kết Thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Xin tôn vinh, chúc tụng và tri ân Thiên Chúa qua mọi ơn lành Chúa ban trên Cộng Đồng. Nguyện xin ân sủng của Năm Thánh Lòng Thương Xót tiếp tục nuôi dưỡng và sinh hoa trái cho đời sống đức tin của mọi thành phần trong Cộng Đồng, cũng như xin Chúa Giêsu Kitô-Vua Vũ Trụ tiếp tục ngự trị trong tâm hồn của từng tín hữu thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam -Nam Úc.
Ban Thông Tin
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Gian dối không thể ''Thành Nhân'' được !
Nguyễn Văn Nghệ
08:56 29/11/2016
GIAN DỐI KHÔNG THỂ “THÀNH NHÂN” ĐƯỢC!
Đầu năm học 2016-2017, Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo- Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo đã có “ Thư gửi các sinh viên, học sinh Công Giáo dịp đầu năm học 2016-2017”. Trong thư có viết: “…Vì vậy, để trở thành những người con xứng đáng và hữu ích cho Giáo Hội và Quê hương, ngay từ bây giờ, khi đến trường, các con không được chỉ tìm học thêm kiến thức, nhưng còn phải rèn luyện con người của mình về mọi mặt mà Cha gồm tóm lại trong 4 chữ “Thành”: Thành Tài, Thành Công, Thành Nhân, Thành Thánh”. Và trong “ Thư gửi anh chị em giáo chức Công Giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2016” Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo đã giải thích : “ để Thành Nhân, các em phải rèn luyện để có lòng ngay thẳng, có con tim nhạy bén để cảm thông với những đau khổ của nhân loại”.
Đức Giám Mục Giuse đã căn dặn các giáo chức: “ Để Thành Nhân, các em phải được giúp đỡ trong việc luyện tập các đức tính nhân bản. Ở đây, tôi xin được nhắc đặc biệt đến đức tính ngay thẳng, vì trên khắp thế giới và ngay cả tại Việt Nam thân yêu của chúng ta, người ta ngao ngán vì những chuyện lừa bịp, tham nhũng bất công lan tràn nhan nhản khắp nơi”.
Hiện nay tỷ lệ học sinh nói dối tăng dần theo tuổi. Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức vào ngày 24/09/2013, Giáo sư – Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm. Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng (ĐHQGTP.HCM) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%( www.nguoiduatin.vn/ti-le-hoc-sinh-noi-doi-tang-dan-theo-tuoi-a106618.html)
Tình trạng gian dối trong sinh viên, học sinh hiện nay là do đâu? Đã có “quả” ắt phải có “nhân”.Kinh Dịch viết: “thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỹ, do biện chi bất tảo biện giả”(làm tôi mà giết vua, làm con mà giết cha, há phải cái cớ một sớm một chiều mà gây nên đâu, cái gốc là đã có từ lâu rồi mà người ta không biện biệt sớm mà thôi).Cũng vậy tình trạng gian dối trong sinh viên, học sinh cũng không phải một sớm một chiều mà có, nó đã có gốc rễ từ lâu rồi. Hiện nay gian dối len lõi vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống của người Việt. Từ trụ sở chính quyền, bệnh viện, trường học đến những nơi hỗn tạp như bến tàu, bến xe, không nơi nào mà người ta không phải gian dối.
Gian dối được sử dụng như một phương cách để thăng tiến bản thân trong sự nghiệp. Ông Hạ Đình Nguyên nói: “Đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị giày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu là điển hình! Vì thế mà không thể nói thật. Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…”
Nhiều người có tâm huyết đã day dứt với việc kêu gọi “ Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã diễn ra trong suốt nhiều năm nhưng tiêu cực vẫn còn và ngày càng tinh vi hơn. Không đơn giản là những kỳ thi phổ thông, mà ngay cả bằng đại học, thạc sĩ hay thậm chí cả tiến sĩ vẫn có thể mua bằng tiền chứ không phải bằng nỗ lực đèn sách. Bệnh thành tích vẫn còn đó: Nhiều học sinh thậm chí lớp 5, lớp 6 không biết đọc, biết viết vẫn phải lên lớp; Học sinh lớp 6 bị xuống lớp 1 vì không biết đọc biết viết…(quechoaplus.blogspot.com/2016/11/nhieu-hoc-sinh-tham-chi-lop-5-lop-6-khong-biet-doc-biet-viet-van-phai-len-lop.html; thanhnien.vn/giao-duc/hoc-sinh-lop-6-bi-xuong-lop-1-vi-khong-biet-doc-biet-viet-750053.html).
Mẩu chuyện “Vì sao con bỏ học” của tác giả Bút Bi đăng trên trang 2 báo Tuổi Trẻ ra thứ tư ngày 12/03/2008 cho thấy phần nào cách giáo dục thiếu trung thực trong ngành giáo dục:
“ Con là Nguyễn Văn Tèo. Nay con rấm rứt viết thơ này để bày tỏ nỗi niềm vì sao con nghỉ học, cái việc mà hổm rày người lớn bàn tán tùm lum.
“ Vì sao con nghỉ học? Mấy cô chú nói đúng rồi đó: Nhà con nghèo, con phải đi làm kiếm ăn; con học yếu, con nản…Nhưng đâu chỉ có vậy. Con nghỉ học vì nhiều chuyện phát ớn…
“Hồi con học lớp 2, thầy dạy vẽ cho cả lớp chủ đề “Vẽ về quyền thiếu nhi”. Nhà con nghèo, con thèm được ăn no nên con vẽ hai bát cơm to. Thầy nói con vẽ sai, phải vẽ trẻ em vui chơi, có chim bồ câu và trái địa cầu mới đúng. Con bị 1 điểm.
“ Lên lớp 3, con được dự thi “vở sạch chữ đẹp”. Con mừng nhưng té ra lại khổ cái thân: con không được đưa cuốn vở mình đang học để đi thi mà trường bắt mua một cuốn vở mới, chép lại y chang cuốn vở đã học để đi thi cho nó sạch và đẹp. Con thấy thi thố kiểu này chẳng sạch và đẹp chút nào.
“ Mới đây trường con có đoàn thanh tra dự giờ. Trường gom hết học sinh xịn nhất khối về một lớp, tụi con giải toán rẹt rẹt, đọc bài re re làm mấy thầy thanh tra khen quá trời đất! Tụi con mắc cười bể bụng luôn…Và nhiều chuyện nữa mắc cười lắm.
“Con kể mấy chuyện này với ngoại. Ngoại buồn lắm. Ngoại nói học hành kiểu đó thì khó thành người. Con sợ quá, chẳng thà con làm con người không biết chữ chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu.
“Vì vậy mà con nghỉ học!”
Đức Giám Mục Giuse đã nhắn nhủ các giáo chức: “ Xã hội sẽ trong lành, người người sẽ sống trong an bình và tin tưởng nhau, khi lòng con người trong sáng và sống ngay thẳng trung thực. Loại xã hội này hình thành từ trường học, nếu sinh viên , học sinh được dạy dỗ”.
Phải giáo dục tính chân thật trong học đường: “Thấy vui muốn cười cứ cười/ Thấy buồn muốn khóc là khóc/ Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn- Phùng Quán)
Kinh Thánh dạy: Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng sẽ trung tín trong việc lớn; Ai gian dối trong việc nhỏ thì cũng sẽ gian dối trong việc lớn.
Sách Luận ngữ viết: “ Nhơn nhi vô tín bất tri kỳ khả dã” (Người mà không có tín thật, không biết người ấy làm việc gì cho nên được)
Nếu không được giáo dục lối sống ngay thẳng trung thực cho sinh viên , học sinh thì sinh viên , học sinh khó mà thành người được. Nói một cách văn vẻ là khó mà “Thành Nhân” được!
Nguyễn Văn Nghệ
Gx. Cây Vông- Nha Trang
Đầu năm học 2016-2017, Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo- Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo đã có “ Thư gửi các sinh viên, học sinh Công Giáo dịp đầu năm học 2016-2017”. Trong thư có viết: “…Vì vậy, để trở thành những người con xứng đáng và hữu ích cho Giáo Hội và Quê hương, ngay từ bây giờ, khi đến trường, các con không được chỉ tìm học thêm kiến thức, nhưng còn phải rèn luyện con người của mình về mọi mặt mà Cha gồm tóm lại trong 4 chữ “Thành”: Thành Tài, Thành Công, Thành Nhân, Thành Thánh”. Và trong “ Thư gửi anh chị em giáo chức Công Giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2016” Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo đã giải thích : “ để Thành Nhân, các em phải rèn luyện để có lòng ngay thẳng, có con tim nhạy bén để cảm thông với những đau khổ của nhân loại”.
Đức Giám Mục Giuse đã căn dặn các giáo chức: “ Để Thành Nhân, các em phải được giúp đỡ trong việc luyện tập các đức tính nhân bản. Ở đây, tôi xin được nhắc đặc biệt đến đức tính ngay thẳng, vì trên khắp thế giới và ngay cả tại Việt Nam thân yêu của chúng ta, người ta ngao ngán vì những chuyện lừa bịp, tham nhũng bất công lan tràn nhan nhản khắp nơi”.
Hiện nay tỷ lệ học sinh nói dối tăng dần theo tuổi. Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức vào ngày 24/09/2013, Giáo sư – Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm. Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng (ĐHQGTP.HCM) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%( www.nguoiduatin.vn/ti-le-hoc-sinh-noi-doi-tang-dan-theo-tuoi-a106618.html)
Tình trạng gian dối trong sinh viên, học sinh hiện nay là do đâu? Đã có “quả” ắt phải có “nhân”.Kinh Dịch viết: “thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỹ, do biện chi bất tảo biện giả”(làm tôi mà giết vua, làm con mà giết cha, há phải cái cớ một sớm một chiều mà gây nên đâu, cái gốc là đã có từ lâu rồi mà người ta không biện biệt sớm mà thôi).Cũng vậy tình trạng gian dối trong sinh viên, học sinh cũng không phải một sớm một chiều mà có, nó đã có gốc rễ từ lâu rồi. Hiện nay gian dối len lõi vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống của người Việt. Từ trụ sở chính quyền, bệnh viện, trường học đến những nơi hỗn tạp như bến tàu, bến xe, không nơi nào mà người ta không phải gian dối.
Gian dối được sử dụng như một phương cách để thăng tiến bản thân trong sự nghiệp. Ông Hạ Đình Nguyên nói: “Đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị giày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu là điển hình! Vì thế mà không thể nói thật. Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…”
Nhiều người có tâm huyết đã day dứt với việc kêu gọi “ Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã diễn ra trong suốt nhiều năm nhưng tiêu cực vẫn còn và ngày càng tinh vi hơn. Không đơn giản là những kỳ thi phổ thông, mà ngay cả bằng đại học, thạc sĩ hay thậm chí cả tiến sĩ vẫn có thể mua bằng tiền chứ không phải bằng nỗ lực đèn sách. Bệnh thành tích vẫn còn đó: Nhiều học sinh thậm chí lớp 5, lớp 6 không biết đọc, biết viết vẫn phải lên lớp; Học sinh lớp 6 bị xuống lớp 1 vì không biết đọc biết viết…(quechoaplus.blogspot.com/2016/11/nhieu-hoc-sinh-tham-chi-lop-5-lop-6-khong-biet-doc-biet-viet-van-phai-len-lop.html; thanhnien.vn/giao-duc/hoc-sinh-lop-6-bi-xuong-lop-1-vi-khong-biet-doc-biet-viet-750053.html).
Mẩu chuyện “Vì sao con bỏ học” của tác giả Bút Bi đăng trên trang 2 báo Tuổi Trẻ ra thứ tư ngày 12/03/2008 cho thấy phần nào cách giáo dục thiếu trung thực trong ngành giáo dục:
“ Con là Nguyễn Văn Tèo. Nay con rấm rứt viết thơ này để bày tỏ nỗi niềm vì sao con nghỉ học, cái việc mà hổm rày người lớn bàn tán tùm lum.
“ Vì sao con nghỉ học? Mấy cô chú nói đúng rồi đó: Nhà con nghèo, con phải đi làm kiếm ăn; con học yếu, con nản…Nhưng đâu chỉ có vậy. Con nghỉ học vì nhiều chuyện phát ớn…
“Hồi con học lớp 2, thầy dạy vẽ cho cả lớp chủ đề “Vẽ về quyền thiếu nhi”. Nhà con nghèo, con thèm được ăn no nên con vẽ hai bát cơm to. Thầy nói con vẽ sai, phải vẽ trẻ em vui chơi, có chim bồ câu và trái địa cầu mới đúng. Con bị 1 điểm.
“ Lên lớp 3, con được dự thi “vở sạch chữ đẹp”. Con mừng nhưng té ra lại khổ cái thân: con không được đưa cuốn vở mình đang học để đi thi mà trường bắt mua một cuốn vở mới, chép lại y chang cuốn vở đã học để đi thi cho nó sạch và đẹp. Con thấy thi thố kiểu này chẳng sạch và đẹp chút nào.
“ Mới đây trường con có đoàn thanh tra dự giờ. Trường gom hết học sinh xịn nhất khối về một lớp, tụi con giải toán rẹt rẹt, đọc bài re re làm mấy thầy thanh tra khen quá trời đất! Tụi con mắc cười bể bụng luôn…Và nhiều chuyện nữa mắc cười lắm.
“Con kể mấy chuyện này với ngoại. Ngoại buồn lắm. Ngoại nói học hành kiểu đó thì khó thành người. Con sợ quá, chẳng thà con làm con người không biết chữ chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu.
“Vì vậy mà con nghỉ học!”
Đức Giám Mục Giuse đã nhắn nhủ các giáo chức: “ Xã hội sẽ trong lành, người người sẽ sống trong an bình và tin tưởng nhau, khi lòng con người trong sáng và sống ngay thẳng trung thực. Loại xã hội này hình thành từ trường học, nếu sinh viên , học sinh được dạy dỗ”.
Phải giáo dục tính chân thật trong học đường: “Thấy vui muốn cười cứ cười/ Thấy buồn muốn khóc là khóc/ Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn- Phùng Quán)
Kinh Thánh dạy: Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng sẽ trung tín trong việc lớn; Ai gian dối trong việc nhỏ thì cũng sẽ gian dối trong việc lớn.
Sách Luận ngữ viết: “ Nhơn nhi vô tín bất tri kỳ khả dã” (Người mà không có tín thật, không biết người ấy làm việc gì cho nên được)
Nếu không được giáo dục lối sống ngay thẳng trung thực cho sinh viên , học sinh thì sinh viên , học sinh khó mà thành người được. Nói một cách văn vẻ là khó mà “Thành Nhân” được!
Nguyễn Văn Nghệ
Gx. Cây Vông- Nha Trang
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục được dùng máy tính bảng để dâng Lễ và đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ không?
Nguyễn Trọng Đa
23:28 29/11/2016
Giải đáp phụng vụ: Linh mục được dùng máy tính bảng để dâng Lễ và đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi là một linh mục lâu năm và đã học cách sử dụng công nghệ hiện đại, ở nơi nào tôi có thể. Trên bàn thờ trong nhà nguyện riêng của tôi, tôi sử dụng một máy tính bảng để dâng lễ. Thật dễ dàng để sử dụng nó hơn so với cuốn sách lễ nặng nề, mọi sự là tiện lợi hơn ngay tại một nơi. Câu hỏi của tôi là về việc đọc Kinh Thần Vụ. Tôi sử dụng hoặc máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để đọc Kinh Thần Vụ - còn bộ Các Giờ Kinh Phụng vụ nằm yên trên kệ sách. Trong khi lái xe, liệu tôi có thể chính thức đọc Kinh Thần Vụ, bằng cách lắng nghe máy đọc, còn tôi không đọc chữ nào chăng? Liệu việc như thế có đủ cho tôi làm bổn phận đọc Kinh Thần Vụ không, thưa cha? - J. H., Austin, Texas, Hoa Kỳ.
Đáp: Có hai câu hỏi được bao hàm ở đây: câu thứ nhất về việc sử dụng một máy tính bảng để dâng Lễ; câu thứ hai về cách thức đọc Kinh Thần Vụ. Năm 2012, tôi đã trả lời cho một câu hỏi tương tự và, theo như tôi biết, tình hình vẫn không thay đổi đáng kể. Bốn năm trước (Bài trả lời ngày 12-6-2012), tôi đã viết như sau:
"Cho đến nay, Giáo Hội hoàn vũ chưa có tuyên bố chính thức nào về việc sử dụng các máy tính bảng điện tử trong phụng vụ. Ít nhất một Đức Hồng Y, khi cử hành thánh lễ trong nhà thờ chính tòa của ngài, đã công khai sử dụng một máy tính bảng thay cho sách lễ, nhưng điều này không tạo ra sự phê chuẩn chính thức. Ngược lại, một tuyên bố gần đây của Hội đồng Giám mục New Zealand nói rằng máy tính bảng không được sử dụng cho Thánh Lễ và các nghi lễ công khai khác.
“Do đó những gì tôi nói không có chỗ đứng chính thức nào. Tôi tự giới hạn vào điều tôi xem có liên quan đến các nguyên tắc phụng vụ mà thôi.
“Mặc dù tôi sử dụng một máy tính, tôi thừa nhận rằng tôi không ái mộ công nghệ và tự quản lý để tồn tại, mà không bị ràng buộc bởi điện thoại di động hay máy tính bảng.
“Liên quan đến việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, tôi không thấy bất kỳ khó khăn lớn nào cho linh mục hay bất cứ ai khác, trong việc sử dụng các thiết bị này để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhất là khi đi đường xa hoặc du lịch.
“Đối với việc sử dụng một máy tính bảng để thay thế cho sách lễ, sách bài đọc và sách Tin Mừng trong Thánh Lễ, tôi sẽ do dự nhiều hơn.
“Một mặt, người ta có thể lập luận rằng các sách phụng vụ, giống như bất kỳ cuốn sách nào khác, là một phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin. Trong ý nghĩa này, máy tính bảng thực hiện tốt chức năng tương tự như các trang sách in, nhưng với một số lợi thế gia tăng khác. Ví dụ, máy tính bảng có thể chứa tất cả các sách nghi lễ vào một chỗ, và nó cho phép chủ tế có thể chuyển đổi bản văn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khi cần thiết, và điều chỉnh kích cỡ chữ để đọc cách thoải mái nhất.
“Mặt khác, có một nguyên tắc, vốn trong khi không cần thiết cho phụng vụ, là nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng các công cụ như vậy.
“Giáo Hội có truyền thống dành riêng các vật dụng được sử dụng trong phụng vụ cho các chức năng thiêng liêng mà thôi. Do đó, các vật dụng này thường được làm phép, để tách rời chúng ra khỏi tất cả các sự sử dụng khác. Người ta không được dùng chén thánh cho mục đích gia dụng; linh mục cũng không được lái xe xung quanh thị trấn trong bộ áo lễ. Lý do cho điều này là không phải sự phi thực tế của hành động, nhưng bởi vì các vật dụng thánh thiêng được dành riêng cho một thời gian, một địa điểm và một chức năng đặc biệt.
“Tương tự như vậy, các cuốn sách được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ thường được làm phép và chỉ dành cho việc sử dụng linh thiêng. Chúng cũng được in và bị ràng buộc trong một định dạng, vốn nhấn mạnh mục đích thánh thiêng của chúng.
“Tuy nhiên, máy tính bảng, do bản chất của nó, có khả năng đa dụng. Có một cái gì đó phi lý trong việc sử dụng một máy tính bảng như là một sách lễ hoặc sách bài đọc, và ngay sau đó nó được sử dụng nó để trả lời điện thư, lướt web, hoặc tải về máy một bộ phim.
“Sách Tin Mừng là một trường hợp, mà trong đó tôi tin rằng các qui tắc hiện hành áp dụng cho vấn đề của chúng ta. “Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma”, số 120d, xác định rằng chỉ có sách Tin Mừng, chứ không phải sách bài đọc, có thể được rước đi trong cuộc rước đầu lễ, đặt trên bàn thờ. Sự phân biệt này chắc chắn có nhắm tới máy tính bảng đa dụng, do đó tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng các qui tắc ấy đã loại trừ việc rước máy tính bảng, đặt nó trên bàn thờ, và xông hương cho nó.
“Có thể suy đoán rằng sau này ai đó có thể phát triển một máy tính bảng để sử dụng độc quyền cho phụng vụ, với một thiết kế thích hợp và không có các chương trình khác được cài đặt kèm theo. Lúc ấy, điều đó có thể làm thay đổi cuộc tranh luận về vấn đề này.
“Cho đến khi thời gian ấy xảy ra, tôi nghĩ rằng tốt nhất chúng ta nên tránh sử dụng các công cụ này, để duy trì sự nổi biệt thiêng liêng của phụng vụ khỏi sự buồn tẻ của các hoạt động thông thường.
“Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một linh mục đi du lịch, tự tìm thấy mình bị bắt buộc và không có sách lễ nào để sử dụng, tôi tin rằng linh mục ấy có thể sử dụng một máy tính bảng để cử hành Thánh Lễ”.
Đối với việc đọc Kinh Thần vụ, như đã đề cập ở trên, tôi thấy không có khó khăn đặc biệt và nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên, thật là không rõ ràng liệu linh mục có thể chu toàn bổn phận đọc Kinh Thần vụ không, bằng cách nghe Giờ kinh được đọc trên một trong vô số ứng dụng.
Trong một trả lời chính thức, Thánh Bộ Phượng Tự ngày 15-11-2000, làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến bổn phận đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ (Prot. Số 2330/00 / L). Bản dịch tiếng Anh không chính thức này đã được xuất bản bởi Văn phòng phụng vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Trước tiên, Thánh Bộ đưa ra một khẳng định cốt yếu liên quan đến bản chất của Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
"Việc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ đầy đủ và mỗi ngày, đối với các linh mục và phó tế chuẩn bị đến chức linh mục, là một phần cốt yếu của thừa tác vụ Giáo Hội của họ.
"Chỉ một tầm nhìn nghèo nàn mới xem trách nhiệm này như một sự hoàn thành thuần túy bổn phận theo Giáo luật, mặc dù nó là như vậy, và không nhớ trong tâm trí rằng việc truyền chức thánh trao cho thầy phó tế và linh mục một sứ vụ đặc biệt, để dâng lên một Thiên Chúa Ba Ngôi lời ca ngợi vì sự nhân từ của Ngài, vẻ đẹp tối thượng của Ngài, và chương trình thương xót của Ngài cho sự cứu rỗi siêu nhiên của chúng ta.
"Cùng với việc ca khen Chúa, các linh mục và phó tế dâng lên Đấng Tối Cao một lời nguyện cầu bầu để xứng đáng đáp ứng các nhu cầu tinh thần và vật chất của Giáo Hội và toàn thể nhân loại.
"Trong thực tế, ngay cả trong các hoàn cảnh tương tự, lời cầu nguyện này không cấu thành một hành động cá nhân, nhưng tạo nên phần của việc thờ phượng công khai của Giáo Hội, trong một cách mà khi đọc Giờ Kinh Phụng Vụ, thừa tác viên thánh chu toàn bổn phận Giáo Hội của mình: linh mục hay phó tế, sống trong sự thân mật của Giáo Hội, hoặc của một nhà nguyện, hoặc nơi cư trú của mình, tự dâng mình để đọc Kinh Thần Vụ, ngay cả khi có thể không có ai cùng đọc với mình, là thực hiện một hành vi, vốn có tính Giáo Hội cao cả nhân danh Giáo Hội, và vì lợi ích của toàn Giáo Hội, kể cả toàn nhân loại nữa. Sách Nghi thức Giám mục nói: “Các con có muốn gìn giữ và gia tăng tinh thần cầu nguyện phù hợp với cách sống của các con, và trong tinh thần ấy, các con có muốn chu toàn các Giờ Kinh Phụng Vụ theo điều kiện của các con, làm một với dân Thiên Chúa, để cầu nguyện cho họ và cho toàn thể thế giới không” (Sách Nghi thức Giám mục, Nghi thức truyền chức Phó tế).
"Như vậy, trong nghi thức truyền chức phó tế, thừa tác viên thánh khẩn cầu và tiếp nhận từ Giáo Hội nhiệm vụ của việc đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ, do đó, nhiệm vụ này liên quan đến quỹ đạo của các trách nhiệm thừa tác của tân chức, và đi xa hơn về lòng đạo đức cá nhân của mình. Các thừa tác viên thánh, cùng với các Giám mục, tự thấy mình tham gia vào sứ vụ cầu bầu cho Dân Thiên Chúa, vốn đã được giao phó cho họ, như họ được giao cho Môsê (Xh 17, 8-16), các Tông Đồ (1 Tm 2, 1-6) và cho Chúa Giêsu Kitô 'đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?’ (Rm 8, 34). Tương tự như vậy, Qui định Các Giờ Kinh Phụng Vụ, số 108, nói: "Khi đọc Thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Trong khi điều này không được nói rõ ràng đầy đủ, tôi tin rằng các tài liệu trên đây hàm ý rằng những người có bổn phận đọc Kinh Thần Vụ, cần phải chu toàn một cách trọn vẹn. Kinh Thần Vụ cũng cần được thực hiện cách cá nhân, vốn bao gồm việc đọc cộng đồng, với một người khác nữa hay riêng tư một mình.
Đây là ý kiến của hầu hết các chuyên viên về luật phụng vụ trước Công đồng chung Vatican II. Thí dụ, nghiên cứu năm 1920 của linh mục E.J.Quigley về Kinh Nhật Tụng theo thần học luân lý nói như sau:
"Liệu một linh mục có thể chu toàn bổn phận của mình bằng cách đọc Kinh Thần Vụ với một người bạn khác không? Được, ngài đã chu toàn, bởi vì việc đọc như thế là lý tưởng của Giáo Hội; và vị linh mục, khi đọc phần của mình (đọc các câu xen kẻ, vv), như trong cộng đoàn, đã thực hiện tốt bổn phận của mình, ngay cả khi người bạn cùng đọc là một giáo dân hoặc một người thiếu chú ý. Trong việc đọc như thế, một linh mục nên thận trọng (1) rằng mình đọc câu xen kẻ, (2) rằng việc đọc câu là liên tiếp với nhau chứ không đồng thời, (3) rằng các câu, vv, được một người bạn (hay cộng đoàn) đọc rõ, phải được nghe rõ bởi người bạn khác hoặc cộng đoàn... ".
Cuốn sách này cũng khuyến nghị rằng "việc phát âm các từ ngữ của Giờ Kinh phải là đầy đủ. Nghĩa là, các từ và âm tiết được lặp lại hoàn toàn mà không cắt xén hoặc đọc tắt”. Và rằng “việc
phát âm phải là liên tục. Nghĩa là, việc đọc Giờ Kinh phải là liên tục, chứ không bị gián đoạn".
Công việc trên nhằm xác định mức độ tội lỗi liên quan đến việc không phát âm tốt hoặc làm gián đoạn việc đọc Giờ Kinh, nhưng chúng tôi bỏ qua các tham chiếu này, bởi vì Bộ giáo luật hiện hành nói về sự buộc nặng là phải trung thành với cam kết đọc Kinh Thần Vụ, nhưng không còn đề cập đến tội trọng hoặc tội nhẹ nữa. Điều này là phù hợp với các tiêu chuẩn chung của Bộ Giáo luật là không chính thức buộc sự vi phạm các giới luật của Giáo Hội bằng hình phạt tội lỗi nữa.
Trong việc giải quyết điểm này, câu trả lời chính thức nói trên cho biết thêm:
"Câu hỏi # 2: Liệu sự bắt buộc nặng (sub gravi) mở ra cho việc đọc toàn bộ Kinh Thần vụ không?
"Đáp: Xin nhớ rõ các điều sau đây:
"- Một lý do nghiêm trọng, chẳng hạn sức khỏe, hoặc bận công tác mục vụ, hoặc một hành động từ thiện, hay mệt mỏi, chứ không phải là một sự bất tiện đơn giản, có thể cho miễn đọc một phần và thậm chí toàn bộ Kinh Thần vụ , theo nguyên tắc chung, vốn xác định rằng một luật Giáo Hội thuần túy không ràng buộc, khi một sự bất tiện nghiêm trọng hiện diện;
"- Việc bỏ một phần hay toàn bộ Kinh Thần Vụ do sự lười biếng hoặc do việc thực hiện các hoạt động giải trí không cần thiết, là không hợp pháp, và thậm chí còn tạo thành một đánh giá thấp, theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, về bổn phận thừa tác của mình và luật của Giáo Hội;
"- Việc bỏ giờ Kinh Sáng (Lauds) và Giờ Kinh Chiều đòi hỏi một lý do lớn hơn, vì các Giờ Kinh này là "hai giờ then chốt của Kinh nguyện hàng ngày” (SC 89);
"- Nếu một linh mục phải cử hành Thánh Lễ nhiều lần trong một ngày, hoặc giải tội nhiều giờ liền, hoặc giảng nhiều lần trong một ngày, và việc này khiến ngài mệt mỏi, ngài có thể xem xét, theo sự thanh thản của lương tâm, rằng ngài có một lý do chính đáng để bỏ một phần tương ứng của Kinh Thần vụ;
"- Đấng Bản quyền của linh mục hay phó tế có thể, vì một lý do chính đáng hoặc nghiêm trọng, tùy theo trường hợp, miễn cho ngài hoàn toàn hoặc một phần việc đọc Kinh Thần Vụ, hoặc thay thế việc đọc kinh bằng một hành động đạo đức (thí dụ, lần chuỗi Mân Côi, đi đàng Thánh giá, đọc Kinh Thánh hay sách thiêng liêng, một thời gian cầu nguyện thầm kéo dài hợp lý, vv)”.
Vì vậy, trong kết luận, tôi tin rằng một cách tổng quát việc sử dụng một ứng dụng, vốn đọc Kinh Thần Vụ, là không đủ để chu toàn bổn phận theo chức thánh. Tuy nhiên, tôi nhìn nhận rằng ý kiến của tôi là một suy luận, và không có lập trường chính thức cách này hay cách khác, và một ứng dụng như vậy có thể nhận được sự chấp thuận chính thức một ngày nào đó.
Các ứng dụng này có thể được sử dụng cách hữu ích bởi bất kỳ tín hữu nào, khi họ không có nghĩa vụ phải đọc Kinh Thần Vụ, nhưng người ấy mong muốn làm như vậy. Tôi tin rằng nó cũng là một lựa chọn hợp pháp cho các linh mục, và những người thường có bổn phận đọc Kinh Thần Vụ, nhưng họ được miễn đọc, do họ gặp một trong các điều kiện nêu trên trong câu trả lời chính thức. (Zenit.org 29-11-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi là một linh mục lâu năm và đã học cách sử dụng công nghệ hiện đại, ở nơi nào tôi có thể. Trên bàn thờ trong nhà nguyện riêng của tôi, tôi sử dụng một máy tính bảng để dâng lễ. Thật dễ dàng để sử dụng nó hơn so với cuốn sách lễ nặng nề, mọi sự là tiện lợi hơn ngay tại một nơi. Câu hỏi của tôi là về việc đọc Kinh Thần Vụ. Tôi sử dụng hoặc máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để đọc Kinh Thần Vụ - còn bộ Các Giờ Kinh Phụng vụ nằm yên trên kệ sách. Trong khi lái xe, liệu tôi có thể chính thức đọc Kinh Thần Vụ, bằng cách lắng nghe máy đọc, còn tôi không đọc chữ nào chăng? Liệu việc như thế có đủ cho tôi làm bổn phận đọc Kinh Thần Vụ không, thưa cha? - J. H., Austin, Texas, Hoa Kỳ.
Đáp: Có hai câu hỏi được bao hàm ở đây: câu thứ nhất về việc sử dụng một máy tính bảng để dâng Lễ; câu thứ hai về cách thức đọc Kinh Thần Vụ. Năm 2012, tôi đã trả lời cho một câu hỏi tương tự và, theo như tôi biết, tình hình vẫn không thay đổi đáng kể. Bốn năm trước (Bài trả lời ngày 12-6-2012), tôi đã viết như sau:
"Cho đến nay, Giáo Hội hoàn vũ chưa có tuyên bố chính thức nào về việc sử dụng các máy tính bảng điện tử trong phụng vụ. Ít nhất một Đức Hồng Y, khi cử hành thánh lễ trong nhà thờ chính tòa của ngài, đã công khai sử dụng một máy tính bảng thay cho sách lễ, nhưng điều này không tạo ra sự phê chuẩn chính thức. Ngược lại, một tuyên bố gần đây của Hội đồng Giám mục New Zealand nói rằng máy tính bảng không được sử dụng cho Thánh Lễ và các nghi lễ công khai khác.
“Do đó những gì tôi nói không có chỗ đứng chính thức nào. Tôi tự giới hạn vào điều tôi xem có liên quan đến các nguyên tắc phụng vụ mà thôi.
“Mặc dù tôi sử dụng một máy tính, tôi thừa nhận rằng tôi không ái mộ công nghệ và tự quản lý để tồn tại, mà không bị ràng buộc bởi điện thoại di động hay máy tính bảng.
“Liên quan đến việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, tôi không thấy bất kỳ khó khăn lớn nào cho linh mục hay bất cứ ai khác, trong việc sử dụng các thiết bị này để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhất là khi đi đường xa hoặc du lịch.
“Đối với việc sử dụng một máy tính bảng để thay thế cho sách lễ, sách bài đọc và sách Tin Mừng trong Thánh Lễ, tôi sẽ do dự nhiều hơn.
“Một mặt, người ta có thể lập luận rằng các sách phụng vụ, giống như bất kỳ cuốn sách nào khác, là một phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin. Trong ý nghĩa này, máy tính bảng thực hiện tốt chức năng tương tự như các trang sách in, nhưng với một số lợi thế gia tăng khác. Ví dụ, máy tính bảng có thể chứa tất cả các sách nghi lễ vào một chỗ, và nó cho phép chủ tế có thể chuyển đổi bản văn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khi cần thiết, và điều chỉnh kích cỡ chữ để đọc cách thoải mái nhất.
“Mặt khác, có một nguyên tắc, vốn trong khi không cần thiết cho phụng vụ, là nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng các công cụ như vậy.
“Giáo Hội có truyền thống dành riêng các vật dụng được sử dụng trong phụng vụ cho các chức năng thiêng liêng mà thôi. Do đó, các vật dụng này thường được làm phép, để tách rời chúng ra khỏi tất cả các sự sử dụng khác. Người ta không được dùng chén thánh cho mục đích gia dụng; linh mục cũng không được lái xe xung quanh thị trấn trong bộ áo lễ. Lý do cho điều này là không phải sự phi thực tế của hành động, nhưng bởi vì các vật dụng thánh thiêng được dành riêng cho một thời gian, một địa điểm và một chức năng đặc biệt.
“Tương tự như vậy, các cuốn sách được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ thường được làm phép và chỉ dành cho việc sử dụng linh thiêng. Chúng cũng được in và bị ràng buộc trong một định dạng, vốn nhấn mạnh mục đích thánh thiêng của chúng.
“Tuy nhiên, máy tính bảng, do bản chất của nó, có khả năng đa dụng. Có một cái gì đó phi lý trong việc sử dụng một máy tính bảng như là một sách lễ hoặc sách bài đọc, và ngay sau đó nó được sử dụng nó để trả lời điện thư, lướt web, hoặc tải về máy một bộ phim.
“Sách Tin Mừng là một trường hợp, mà trong đó tôi tin rằng các qui tắc hiện hành áp dụng cho vấn đề của chúng ta. “Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma”, số 120d, xác định rằng chỉ có sách Tin Mừng, chứ không phải sách bài đọc, có thể được rước đi trong cuộc rước đầu lễ, đặt trên bàn thờ. Sự phân biệt này chắc chắn có nhắm tới máy tính bảng đa dụng, do đó tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng các qui tắc ấy đã loại trừ việc rước máy tính bảng, đặt nó trên bàn thờ, và xông hương cho nó.
“Có thể suy đoán rằng sau này ai đó có thể phát triển một máy tính bảng để sử dụng độc quyền cho phụng vụ, với một thiết kế thích hợp và không có các chương trình khác được cài đặt kèm theo. Lúc ấy, điều đó có thể làm thay đổi cuộc tranh luận về vấn đề này.
“Cho đến khi thời gian ấy xảy ra, tôi nghĩ rằng tốt nhất chúng ta nên tránh sử dụng các công cụ này, để duy trì sự nổi biệt thiêng liêng của phụng vụ khỏi sự buồn tẻ của các hoạt động thông thường.
“Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một linh mục đi du lịch, tự tìm thấy mình bị bắt buộc và không có sách lễ nào để sử dụng, tôi tin rằng linh mục ấy có thể sử dụng một máy tính bảng để cử hành Thánh Lễ”.
Đối với việc đọc Kinh Thần vụ, như đã đề cập ở trên, tôi thấy không có khó khăn đặc biệt và nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên, thật là không rõ ràng liệu linh mục có thể chu toàn bổn phận đọc Kinh Thần vụ không, bằng cách nghe Giờ kinh được đọc trên một trong vô số ứng dụng.
Trong một trả lời chính thức, Thánh Bộ Phượng Tự ngày 15-11-2000, làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến bổn phận đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ (Prot. Số 2330/00 / L). Bản dịch tiếng Anh không chính thức này đã được xuất bản bởi Văn phòng phụng vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Trước tiên, Thánh Bộ đưa ra một khẳng định cốt yếu liên quan đến bản chất của Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
"Việc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ đầy đủ và mỗi ngày, đối với các linh mục và phó tế chuẩn bị đến chức linh mục, là một phần cốt yếu của thừa tác vụ Giáo Hội của họ.
"Chỉ một tầm nhìn nghèo nàn mới xem trách nhiệm này như một sự hoàn thành thuần túy bổn phận theo Giáo luật, mặc dù nó là như vậy, và không nhớ trong tâm trí rằng việc truyền chức thánh trao cho thầy phó tế và linh mục một sứ vụ đặc biệt, để dâng lên một Thiên Chúa Ba Ngôi lời ca ngợi vì sự nhân từ của Ngài, vẻ đẹp tối thượng của Ngài, và chương trình thương xót của Ngài cho sự cứu rỗi siêu nhiên của chúng ta.
"Cùng với việc ca khen Chúa, các linh mục và phó tế dâng lên Đấng Tối Cao một lời nguyện cầu bầu để xứng đáng đáp ứng các nhu cầu tinh thần và vật chất của Giáo Hội và toàn thể nhân loại.
"Trong thực tế, ngay cả trong các hoàn cảnh tương tự, lời cầu nguyện này không cấu thành một hành động cá nhân, nhưng tạo nên phần của việc thờ phượng công khai của Giáo Hội, trong một cách mà khi đọc Giờ Kinh Phụng Vụ, thừa tác viên thánh chu toàn bổn phận Giáo Hội của mình: linh mục hay phó tế, sống trong sự thân mật của Giáo Hội, hoặc của một nhà nguyện, hoặc nơi cư trú của mình, tự dâng mình để đọc Kinh Thần Vụ, ngay cả khi có thể không có ai cùng đọc với mình, là thực hiện một hành vi, vốn có tính Giáo Hội cao cả nhân danh Giáo Hội, và vì lợi ích của toàn Giáo Hội, kể cả toàn nhân loại nữa. Sách Nghi thức Giám mục nói: “Các con có muốn gìn giữ và gia tăng tinh thần cầu nguyện phù hợp với cách sống của các con, và trong tinh thần ấy, các con có muốn chu toàn các Giờ Kinh Phụng Vụ theo điều kiện của các con, làm một với dân Thiên Chúa, để cầu nguyện cho họ và cho toàn thể thế giới không” (Sách Nghi thức Giám mục, Nghi thức truyền chức Phó tế).
"Như vậy, trong nghi thức truyền chức phó tế, thừa tác viên thánh khẩn cầu và tiếp nhận từ Giáo Hội nhiệm vụ của việc đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ, do đó, nhiệm vụ này liên quan đến quỹ đạo của các trách nhiệm thừa tác của tân chức, và đi xa hơn về lòng đạo đức cá nhân của mình. Các thừa tác viên thánh, cùng với các Giám mục, tự thấy mình tham gia vào sứ vụ cầu bầu cho Dân Thiên Chúa, vốn đã được giao phó cho họ, như họ được giao cho Môsê (Xh 17, 8-16), các Tông Đồ (1 Tm 2, 1-6) và cho Chúa Giêsu Kitô 'đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?’ (Rm 8, 34). Tương tự như vậy, Qui định Các Giờ Kinh Phụng Vụ, số 108, nói: "Khi đọc Thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Trong khi điều này không được nói rõ ràng đầy đủ, tôi tin rằng các tài liệu trên đây hàm ý rằng những người có bổn phận đọc Kinh Thần Vụ, cần phải chu toàn một cách trọn vẹn. Kinh Thần Vụ cũng cần được thực hiện cách cá nhân, vốn bao gồm việc đọc cộng đồng, với một người khác nữa hay riêng tư một mình.
Đây là ý kiến của hầu hết các chuyên viên về luật phụng vụ trước Công đồng chung Vatican II. Thí dụ, nghiên cứu năm 1920 của linh mục E.J.Quigley về Kinh Nhật Tụng theo thần học luân lý nói như sau:
"Liệu một linh mục có thể chu toàn bổn phận của mình bằng cách đọc Kinh Thần Vụ với một người bạn khác không? Được, ngài đã chu toàn, bởi vì việc đọc như thế là lý tưởng của Giáo Hội; và vị linh mục, khi đọc phần của mình (đọc các câu xen kẻ, vv), như trong cộng đoàn, đã thực hiện tốt bổn phận của mình, ngay cả khi người bạn cùng đọc là một giáo dân hoặc một người thiếu chú ý. Trong việc đọc như thế, một linh mục nên thận trọng (1) rằng mình đọc câu xen kẻ, (2) rằng việc đọc câu là liên tiếp với nhau chứ không đồng thời, (3) rằng các câu, vv, được một người bạn (hay cộng đoàn) đọc rõ, phải được nghe rõ bởi người bạn khác hoặc cộng đoàn... ".
Cuốn sách này cũng khuyến nghị rằng "việc phát âm các từ ngữ của Giờ Kinh phải là đầy đủ. Nghĩa là, các từ và âm tiết được lặp lại hoàn toàn mà không cắt xén hoặc đọc tắt”. Và rằng “việc
phát âm phải là liên tục. Nghĩa là, việc đọc Giờ Kinh phải là liên tục, chứ không bị gián đoạn".
Công việc trên nhằm xác định mức độ tội lỗi liên quan đến việc không phát âm tốt hoặc làm gián đoạn việc đọc Giờ Kinh, nhưng chúng tôi bỏ qua các tham chiếu này, bởi vì Bộ giáo luật hiện hành nói về sự buộc nặng là phải trung thành với cam kết đọc Kinh Thần Vụ, nhưng không còn đề cập đến tội trọng hoặc tội nhẹ nữa. Điều này là phù hợp với các tiêu chuẩn chung của Bộ Giáo luật là không chính thức buộc sự vi phạm các giới luật của Giáo Hội bằng hình phạt tội lỗi nữa.
Trong việc giải quyết điểm này, câu trả lời chính thức nói trên cho biết thêm:
"Câu hỏi # 2: Liệu sự bắt buộc nặng (sub gravi) mở ra cho việc đọc toàn bộ Kinh Thần vụ không?
"Đáp: Xin nhớ rõ các điều sau đây:
"- Một lý do nghiêm trọng, chẳng hạn sức khỏe, hoặc bận công tác mục vụ, hoặc một hành động từ thiện, hay mệt mỏi, chứ không phải là một sự bất tiện đơn giản, có thể cho miễn đọc một phần và thậm chí toàn bộ Kinh Thần vụ , theo nguyên tắc chung, vốn xác định rằng một luật Giáo Hội thuần túy không ràng buộc, khi một sự bất tiện nghiêm trọng hiện diện;
"- Việc bỏ một phần hay toàn bộ Kinh Thần Vụ do sự lười biếng hoặc do việc thực hiện các hoạt động giải trí không cần thiết, là không hợp pháp, và thậm chí còn tạo thành một đánh giá thấp, theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, về bổn phận thừa tác của mình và luật của Giáo Hội;
"- Việc bỏ giờ Kinh Sáng (Lauds) và Giờ Kinh Chiều đòi hỏi một lý do lớn hơn, vì các Giờ Kinh này là "hai giờ then chốt của Kinh nguyện hàng ngày” (SC 89);
"- Nếu một linh mục phải cử hành Thánh Lễ nhiều lần trong một ngày, hoặc giải tội nhiều giờ liền, hoặc giảng nhiều lần trong một ngày, và việc này khiến ngài mệt mỏi, ngài có thể xem xét, theo sự thanh thản của lương tâm, rằng ngài có một lý do chính đáng để bỏ một phần tương ứng của Kinh Thần vụ;
"- Đấng Bản quyền của linh mục hay phó tế có thể, vì một lý do chính đáng hoặc nghiêm trọng, tùy theo trường hợp, miễn cho ngài hoàn toàn hoặc một phần việc đọc Kinh Thần Vụ, hoặc thay thế việc đọc kinh bằng một hành động đạo đức (thí dụ, lần chuỗi Mân Côi, đi đàng Thánh giá, đọc Kinh Thánh hay sách thiêng liêng, một thời gian cầu nguyện thầm kéo dài hợp lý, vv)”.
Vì vậy, trong kết luận, tôi tin rằng một cách tổng quát việc sử dụng một ứng dụng, vốn đọc Kinh Thần Vụ, là không đủ để chu toàn bổn phận theo chức thánh. Tuy nhiên, tôi nhìn nhận rằng ý kiến của tôi là một suy luận, và không có lập trường chính thức cách này hay cách khác, và một ứng dụng như vậy có thể nhận được sự chấp thuận chính thức một ngày nào đó.
Các ứng dụng này có thể được sử dụng cách hữu ích bởi bất kỳ tín hữu nào, khi họ không có nghĩa vụ phải đọc Kinh Thần Vụ, nhưng người ấy mong muốn làm như vậy. Tôi tin rằng nó cũng là một lựa chọn hợp pháp cho các linh mục, và những người thường có bổn phận đọc Kinh Thần Vụ, nhưng họ được miễn đọc, do họ gặp một trong các điều kiện nêu trên trong câu trả lời chính thức. (Zenit.org 29-11-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cuối Thu Sau Thềm
Nguyễn Ngọc Liên
20:27 29/11/2016
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Mới đây mà đả cuối thu
Vấn vương cây cỏ vẫn thu sau vườn.
(bt)