Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Phanxicô Xaviê
Lm. Anthony Trung Thành
10:42 30/11/2015
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Phanxicô Xaviê
Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Tây Ban Nha. Năm 1525 Ngài du học Paris, nước Pháp. Nhờ sự hướng dẫn của chân phước Phêrô Favre và thánh Ignatiô, Ngài đã gia nhập Dòng Tên với ba lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 1537, được thụ phong linh mục ở Rôma. Năm 1541, Ngài đi truyền giáo vùng Á Đông theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Trong 10 năm truyền giáo tại Ấn Độ và Nhật Bản Ngài đã đi hàng trăm ngàn cây số và rửa tội được khoảng 100 ngàn người. Ngài qua đời năm 1552, tại đảo Xanxian, cửa ngỏ vào Trung Quốc. Năm 1622, Đức Thánh Cha Grêgôriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1904, được Đức Giáo Hoàng Piô X đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Qua một vài điểm liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Phanxicô và qua Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm vài ý tưởng sau đây:
1. Loan báo Tin mừng là nhiệm vụ bắt buộc mỗi Kitô hữu
Có một thời người ta quan niệm rằng “Việc loan báo Tin mừng là của các Giám mục, linh mục, tu sĩ”. Còn giáo dân chỉ cần giữ đạo là đủ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Nhiệm vụ truyền giáo là của tất cả mọi kitô hữu. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15). Khi dùng động từ “Hãy đi”, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ của mọi người kitô hữu. Trong bài đọc I, Thánh Phaolô đã ý thức việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ “Bắt buộc”, Ngài nói: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm”. Ngài còn nói thêm: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”(1Cr 9,16).
Như vậy, ai cũng có nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Nhưng việc loan báo Tin mừng như thế nào thì tuỳ thuộc vào khả năng và hoàn cảnh của từng người. Có người lên đường đem Chúa đến với dân ngoại như thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê. Có người suốt đời cầu nguyện cho việc truyền giáo và cho phần rỗi các linh hồn như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Có người loan báo Tin mừng bằng việc bác ái như Mẹ Têrêxa Caculta. Có người loan báo Tin mừng bằng chứng tá đời sống, nhất là làm chứng bằng máu như các thánh Tử đạo…Mỗi chúng ta đã và đang loan báo Tin mừng bằng cách nào?
2. Loan báo Tin mừng vì ý thức được sự cao trọng của linh hồn
Khi còn học tại Paris, Thánh Phanxicô Xaviê đã thấm nhuần Lời Chúa mà thánh Ignatiô nhắc đi nhắc lại rằng: “Được lời lãi cả thế gian, thiệt mất linh hồn nào được ích gì”(Mc 8,36). Thật vậy, linh hồn là kho tàng vô giá, không có gì đánh đổi được. Mất linh hồn là mất tất cả. Giữ được linh hồn là được tất cả. Ý thức được điều đó, Ngài đã quyết định lên đường tới các miền xa xôi như Ấn Độ, Nhật Bản để giúp họ biết Chúa, biết cách sống để được rỗi linh hồn. Ngài đã làm việc tông đồ một cách nhiệt tâm, đến nỗi không còn giờ để nghỉ ngơi. Trong thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài viết: “Từ khi đến đây, tôi chẳng ngưng chút nào: Tôi rảo khắp làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh bí tích này. Tôi đã làm phép rửa cho một số rất đông các em chưa biết phân biệt bên phải với bên trái. Khi tôi đến các làng, trẻ em không để cho tôi đọc kinh nhật tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu tôi chưa dạy cho chúng một kinh”(x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Ngài khao khát phần rỗi linh hồn người khác và mong muốn có nhiều người làm việc tông đồ. Cũng trong lá thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài kể: “Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định tới các đại học ở Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay vì lỗi của các ông mà biết bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hoả ngục. Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ như vậy, để có thể trả lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó cho họ”( x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Đó là những lời tâm huyết thốt ra từ một tâm hồn nhiệt tâm làm việc tông đồ: Khát khao vì phần rỗi linh hồn người khác. Sau này, chính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cũng đã thốt lên những lời tương tự: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; Con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”.
Mong rằng, mọi người chúng ta cũng ý thức được sự cao trọng của linh hồn và có được lòng nhiệt tâm tông đồ như Thánh Phanxicô và Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: Ước ao phần rỗi linh hồn người khác để dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc loan báo Tin mừng.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng: Loan báo Tin mừng là sứ mạng Chúa trao phó cho mọi người kitô hữu chúng con. Nhưng trong thực tế, không mấy ai nhớ để chu toàn sứ mạng này. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho mỗi chúng con từ nay biết quyết tâm chu toàn bổn phận ấy hầu Giáo Hội ngày càng có nhiều con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Tây Ban Nha. Năm 1525 Ngài du học Paris, nước Pháp. Nhờ sự hướng dẫn của chân phước Phêrô Favre và thánh Ignatiô, Ngài đã gia nhập Dòng Tên với ba lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 1537, được thụ phong linh mục ở Rôma. Năm 1541, Ngài đi truyền giáo vùng Á Đông theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Trong 10 năm truyền giáo tại Ấn Độ và Nhật Bản Ngài đã đi hàng trăm ngàn cây số và rửa tội được khoảng 100 ngàn người. Ngài qua đời năm 1552, tại đảo Xanxian, cửa ngỏ vào Trung Quốc. Năm 1622, Đức Thánh Cha Grêgôriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1904, được Đức Giáo Hoàng Piô X đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Qua một vài điểm liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Phanxicô và qua Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm vài ý tưởng sau đây:
1. Loan báo Tin mừng là nhiệm vụ bắt buộc mỗi Kitô hữu
Có một thời người ta quan niệm rằng “Việc loan báo Tin mừng là của các Giám mục, linh mục, tu sĩ”. Còn giáo dân chỉ cần giữ đạo là đủ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Nhiệm vụ truyền giáo là của tất cả mọi kitô hữu. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15). Khi dùng động từ “Hãy đi”, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ của mọi người kitô hữu. Trong bài đọc I, Thánh Phaolô đã ý thức việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ “Bắt buộc”, Ngài nói: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm”. Ngài còn nói thêm: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”(1Cr 9,16).
Như vậy, ai cũng có nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Nhưng việc loan báo Tin mừng như thế nào thì tuỳ thuộc vào khả năng và hoàn cảnh của từng người. Có người lên đường đem Chúa đến với dân ngoại như thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê. Có người suốt đời cầu nguyện cho việc truyền giáo và cho phần rỗi các linh hồn như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Có người loan báo Tin mừng bằng việc bác ái như Mẹ Têrêxa Caculta. Có người loan báo Tin mừng bằng chứng tá đời sống, nhất là làm chứng bằng máu như các thánh Tử đạo…Mỗi chúng ta đã và đang loan báo Tin mừng bằng cách nào?
2. Loan báo Tin mừng vì ý thức được sự cao trọng của linh hồn
Khi còn học tại Paris, Thánh Phanxicô Xaviê đã thấm nhuần Lời Chúa mà thánh Ignatiô nhắc đi nhắc lại rằng: “Được lời lãi cả thế gian, thiệt mất linh hồn nào được ích gì”(Mc 8,36). Thật vậy, linh hồn là kho tàng vô giá, không có gì đánh đổi được. Mất linh hồn là mất tất cả. Giữ được linh hồn là được tất cả. Ý thức được điều đó, Ngài đã quyết định lên đường tới các miền xa xôi như Ấn Độ, Nhật Bản để giúp họ biết Chúa, biết cách sống để được rỗi linh hồn. Ngài đã làm việc tông đồ một cách nhiệt tâm, đến nỗi không còn giờ để nghỉ ngơi. Trong thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài viết: “Từ khi đến đây, tôi chẳng ngưng chút nào: Tôi rảo khắp làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh bí tích này. Tôi đã làm phép rửa cho một số rất đông các em chưa biết phân biệt bên phải với bên trái. Khi tôi đến các làng, trẻ em không để cho tôi đọc kinh nhật tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu tôi chưa dạy cho chúng một kinh”(x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Ngài khao khát phần rỗi linh hồn người khác và mong muốn có nhiều người làm việc tông đồ. Cũng trong lá thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài kể: “Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định tới các đại học ở Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay vì lỗi của các ông mà biết bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hoả ngục. Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ như vậy, để có thể trả lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó cho họ”( x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Đó là những lời tâm huyết thốt ra từ một tâm hồn nhiệt tâm làm việc tông đồ: Khát khao vì phần rỗi linh hồn người khác. Sau này, chính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cũng đã thốt lên những lời tương tự: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; Con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”.
Mong rằng, mọi người chúng ta cũng ý thức được sự cao trọng của linh hồn và có được lòng nhiệt tâm tông đồ như Thánh Phanxicô và Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: Ước ao phần rỗi linh hồn người khác để dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc loan báo Tin mừng.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng: Loan báo Tin mừng là sứ mạng Chúa trao phó cho mọi người kitô hữu chúng con. Nhưng trong thực tế, không mấy ai nhớ để chu toàn sứ mạng này. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho mỗi chúng con từ nay biết quyết tâm chu toàn bổn phận ấy hầu Giáo Hội ngày càng có nhiều con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng tại Bangui: Hãy mở cửa lòng thương xót và chống bạo lực bằng tình yêu.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:35 30/11/2015
Đức Giáo Hoàng tại Bangui: Hãy mở cửa lòng thương xót và chống bạo lực bằng tình yêu.
BANGUI, Central African Republic (CNS). Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi nhân dân Cộng Hòa Trung Phi hãy buông vũ khí và kiến tạo công bình.
Đức Giáo Hoàng đã nói trong bài giảng vào Thánh Lễ chiều nay ngày 29 tháng 11 tại nhà thờ chính tòa Bangui rằng “Cho dù cửa hỏa ngục có mở ra thì người tín hữu vẫn phải đứng thẳng lên theo tiếng gọi, ngẩng cao đầu và sẵn sàng đương đầu trong trận chiến này trong đó Thiên Chúa sẽ có tiếng nói cuối cùng, tiếng đó sẽ là tình yêu và hòa bình,”
Được biết, từ năm 2013, một cuộc nội chiến đã xảy ra và càng ngày càng khốc liệt giữa những lực lượng Hồi Giáo và Kitô Giáo, đã gieo khủng bố kinh hoàng tại Công Hòa Trung Phi, một đất nước nghèo nhất Châu Phi. Một phần năm dân số đã phải bỏ nước ra đi hay sống trong các trại tỵ nạn.
Hôm nay, thành phố Bangui này sẽ là “ thủ đô tinh thần của thế giới” vì Đức Giáo Hoàng Phanxico đã cầu xin lòng thương xót và ơn an bình khi Ngài mở cửa năm thánh tại nhà thờ chính tòa Bangui này. Ngài đã dùng hai tay và cả thân mình để mở cửa Năm Thánh, môt Năm Thánh Của Lòng Thương Xót. Năm thánh chính thức sẽ được mở tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro tại Roma vào ngày 8 tháng 12 sắp tới.
Khi dâng thánh lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng cùng với các linh mục, tu sĩ, các giáo lý viên và giới trẻ, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi cộng đồng Công Giáo hãy quyết tâm đưa đất nước đến một giai đoạn của một trang sử mới.
Ngài cũng kêu gọi tất cả các tín hữu, và đặc biệt là những linh mục và tu sĩ , xin hãy yêu kẻ thù của mình “ vì điều đó tránh cho chúng ta cơn cám dỗ trả thù, một vòng xoáy thù hận không bao giờ dứt,”
“Bất cứ ai có vai trò của người loan báo Tin Mừng, thày dạy hay thày giảng trong cộng đồng tín hữu thì trước hết và quan trọng nhất là phải thực hành tha thứ, phải là chuyên viên xuất sắc trong sự hòa giải với lòng thương xót.”
“Mùa Vọng là thời gian chúng ta chờ đợi, mong mỏi Chúa đến, chúng ta nên nhớ rằng Chúa là Chúa của công bình và yêu thương: hai điều ấy người dân Cộng Hòa Trung Phi đã chờ đợi trong tuyệt vọng.”
Đức Giáo Hoàng nói “Thiên Chúa có sức mạnh vô song,”. Niềm tin này giúp cho những người tin giữ được lòng thanh thản, can đảm và sức mạnh để tiếp tục sống còn giữa những khó khăn tưởng chừng quá lớn lao của cuộc đời.
“Những ai đang dùng vũ khí của sự bất công trong thế giới này, tôi xin họ, hãy bỏ những thứ chết người ấy xuống. Hãy trang bị cho mình sự ngay chính, với tình yêu và lòng thương xót. Bảo đảm là sẽ có hòa bình.”
Đức Giáo Hoàng cũng đã có cuộc họp với các lãnh đạo Tinh Lành và Phúc Âm Cộng Hòa Trung Phi. Đức Tổng Giám Mục Dieudonne Nzapalainga của Bangui, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Châu Phi, Cha Nicolas Guerekoyame- Gbangou, Chủ Tịch Liên Minh Tin Mừng của Cộng Hòa Trung Phi và Imam Oumar Kobine Layama, Chủ Tịch Cộng Đồng Hồi Giáo Trung Phi đã cùng làm việc và kêu gọi tín hữu của mình chấm dứt thù hận đẫm máu để kiến tạo hòa bình và hòa giải.
Đức Giáo Hoàng công khai bày tỏ “ sự gần gũi và đoàn kết với mục sư Nicolas, người mà nhà của mình đã bị lục soát và đốt cháy khi mục sư dùng ngôi nhà này là nơi hội họp của cộng đồng. Trong những hoàn cảnh khó khăn này, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hãy đến với họ va mang theo sự an ủi , cảm thông và thương xót của Người.”
Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng rất nhiều người dân trung phi đã phải chịu đau khổ quá lâu rồi.
“Rất nhiều người đã phải mang thương tích nơi tâm hồn và thể xác vì hận thù bạo lực, bị chiến tranh cướp đi mọi thứ, công việc, nhà cửa và những người thân yêu,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ Khi Thiên Chúa nhìn đến những khổ đau, Ngài không hề phân biệt đến việc thành viên của giáo phái này thống trị giáo phái khác.
Đức Giáo Hoàng nói “ Tôi thường gọi đây là cộng đồng máu, tất cả cộng đồng của chúng ta đều chịu chung một nỗi khổ đau gây ra do bất công, hận thù đến từ ma quỷ.”
Ngài kêu gọi mọi người hãy chọn con đường đại kết, hợp tác và cùng cầu nguyện chung. “Sự thiếu thống nhất giữa các Kito hữu là một điều đáng buồn và nhất là nó đi ngược lại với ý Cha Trên Trời. Hơn thế nữa, một thế giới đang bị xâu xé bởi hận thù và bạo lực, một thế giới đang khao khát một lời hòa bình và thông nhất cũng là một điều đáng buồn hơn nữa,”
BANGUI, Central African Republic (CNS). Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi nhân dân Cộng Hòa Trung Phi hãy buông vũ khí và kiến tạo công bình.
Được biết, từ năm 2013, một cuộc nội chiến đã xảy ra và càng ngày càng khốc liệt giữa những lực lượng Hồi Giáo và Kitô Giáo, đã gieo khủng bố kinh hoàng tại Công Hòa Trung Phi, một đất nước nghèo nhất Châu Phi. Một phần năm dân số đã phải bỏ nước ra đi hay sống trong các trại tỵ nạn.
Hôm nay, thành phố Bangui này sẽ là “ thủ đô tinh thần của thế giới” vì Đức Giáo Hoàng Phanxico đã cầu xin lòng thương xót và ơn an bình khi Ngài mở cửa năm thánh tại nhà thờ chính tòa Bangui này. Ngài đã dùng hai tay và cả thân mình để mở cửa Năm Thánh, môt Năm Thánh Của Lòng Thương Xót. Năm thánh chính thức sẽ được mở tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro tại Roma vào ngày 8 tháng 12 sắp tới.
Khi dâng thánh lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng cùng với các linh mục, tu sĩ, các giáo lý viên và giới trẻ, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi cộng đồng Công Giáo hãy quyết tâm đưa đất nước đến một giai đoạn của một trang sử mới.
Ngài cũng kêu gọi tất cả các tín hữu, và đặc biệt là những linh mục và tu sĩ , xin hãy yêu kẻ thù của mình “ vì điều đó tránh cho chúng ta cơn cám dỗ trả thù, một vòng xoáy thù hận không bao giờ dứt,”
“Bất cứ ai có vai trò của người loan báo Tin Mừng, thày dạy hay thày giảng trong cộng đồng tín hữu thì trước hết và quan trọng nhất là phải thực hành tha thứ, phải là chuyên viên xuất sắc trong sự hòa giải với lòng thương xót.”
“Mùa Vọng là thời gian chúng ta chờ đợi, mong mỏi Chúa đến, chúng ta nên nhớ rằng Chúa là Chúa của công bình và yêu thương: hai điều ấy người dân Cộng Hòa Trung Phi đã chờ đợi trong tuyệt vọng.”
Đức Giáo Hoàng nói “Thiên Chúa có sức mạnh vô song,”. Niềm tin này giúp cho những người tin giữ được lòng thanh thản, can đảm và sức mạnh để tiếp tục sống còn giữa những khó khăn tưởng chừng quá lớn lao của cuộc đời.
“Những ai đang dùng vũ khí của sự bất công trong thế giới này, tôi xin họ, hãy bỏ những thứ chết người ấy xuống. Hãy trang bị cho mình sự ngay chính, với tình yêu và lòng thương xót. Bảo đảm là sẽ có hòa bình.”
Đức Giáo Hoàng cũng đã có cuộc họp với các lãnh đạo Tinh Lành và Phúc Âm Cộng Hòa Trung Phi. Đức Tổng Giám Mục Dieudonne Nzapalainga của Bangui, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Châu Phi, Cha Nicolas Guerekoyame- Gbangou, Chủ Tịch Liên Minh Tin Mừng của Cộng Hòa Trung Phi và Imam Oumar Kobine Layama, Chủ Tịch Cộng Đồng Hồi Giáo Trung Phi đã cùng làm việc và kêu gọi tín hữu của mình chấm dứt thù hận đẫm máu để kiến tạo hòa bình và hòa giải.
Đức Giáo Hoàng công khai bày tỏ “ sự gần gũi và đoàn kết với mục sư Nicolas, người mà nhà của mình đã bị lục soát và đốt cháy khi mục sư dùng ngôi nhà này là nơi hội họp của cộng đồng. Trong những hoàn cảnh khó khăn này, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hãy đến với họ va mang theo sự an ủi , cảm thông và thương xót của Người.”
Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng rất nhiều người dân trung phi đã phải chịu đau khổ quá lâu rồi.
“Rất nhiều người đã phải mang thương tích nơi tâm hồn và thể xác vì hận thù bạo lực, bị chiến tranh cướp đi mọi thứ, công việc, nhà cửa và những người thân yêu,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ Khi Thiên Chúa nhìn đến những khổ đau, Ngài không hề phân biệt đến việc thành viên của giáo phái này thống trị giáo phái khác.
Đức Giáo Hoàng nói “ Tôi thường gọi đây là cộng đồng máu, tất cả cộng đồng của chúng ta đều chịu chung một nỗi khổ đau gây ra do bất công, hận thù đến từ ma quỷ.”
Ngài kêu gọi mọi người hãy chọn con đường đại kết, hợp tác và cùng cầu nguyện chung. “Sự thiếu thống nhất giữa các Kito hữu là một điều đáng buồn và nhất là nó đi ngược lại với ý Cha Trên Trời. Hơn thế nữa, một thế giới đang bị xâu xé bởi hận thù và bạo lực, một thế giới đang khao khát một lời hòa bình và thông nhất cũng là một điều đáng buồn hơn nữa,”
Ý nghĩa việc Đức Thánh Cha mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Bangui
Đặng Tự Do
12:41 30/11/2015
Nhiều người trông đợi rằng cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên được mở là cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tại Thánh Đô Rôma, trung tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ, vào ngày 08 tháng 12 tới đây. Tuy nhiên, cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên, do chính Đức Thánh Cha mở, lại là cửa thánh tại nhà thờ chính toà Thánh Giuse ở thủ đô Bangui của một nước cộng hòa mà nhiều người có lẽ cũng chẳng biết cái quốc gia ấy nằm ở đâu trên bản đồ thế giới; và biến cố này đã xảy ra hôm Chúa Nhật 29 tháng 11, trước cả ngày chính thức khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Giải thích với các ký giả về điều này, cha Lombardi cho biết lòng thương xót Chúa và mối quan hệ gần gũi giữa con người và Thiên Chúa là những khía cạnh trung tâm trong sứ vụ tông đồ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là lý do tại sao cử chỉ quan trọng của Đức Thánh Cha tại nhà thờ Bangui có ý nghĩa đặc biệt. “Đức Thánh Cha muốn bắt đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót ở một vùng đất nghèo, cần lòng thương xót, tha thứ, hòa giải, tình yêu. Đó là một thông điệp mạnh mẽ đối với châu Phi và trên thế giới”.
Dịp này, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cũng nhận xét rằng trong thời gian qua, câu hỏi thường được nhiều người đặt ra cho ngài là liệu Đức Thánh Cha có tông du Cộng hòa Trung Phi hay không. Cha Lombardi cho biết ngài “không bao giờ nghi ngờ việc Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Cộng hòa Trung Phi”.
Bình luận về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại nhà thờ Hồi giáo trung ương ở Bangui, cha Lombardi cho biết đây là biểu tượng của việc tìm kiếm một tinh thần đối thoại giữa các tôn giáo của Đức Giáo Hoàng.
Cha Lombardi cũng nhắc lại lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hôm nay Bangui là thủ đô tinh thần của thế giới ... Năm Thánh Lòng Thương Xót bắt đầu sớm hơn ở vùng đất đã phải chịu đựng trong nhiều năm những hậu quả của chiến tranh, hận thù, sự hiểu lầm và tình trạng thiếu vắng hòa bình.”
Giải thích với các ký giả về điều này, cha Lombardi cho biết lòng thương xót Chúa và mối quan hệ gần gũi giữa con người và Thiên Chúa là những khía cạnh trung tâm trong sứ vụ tông đồ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đây là lý do tại sao cử chỉ quan trọng của Đức Thánh Cha tại nhà thờ Bangui có ý nghĩa đặc biệt. “Đức Thánh Cha muốn bắt đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót ở một vùng đất nghèo, cần lòng thương xót, tha thứ, hòa giải, tình yêu. Đó là một thông điệp mạnh mẽ đối với châu Phi và trên thế giới”.
Dịp này, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cũng nhận xét rằng trong thời gian qua, câu hỏi thường được nhiều người đặt ra cho ngài là liệu Đức Thánh Cha có tông du Cộng hòa Trung Phi hay không. Cha Lombardi cho biết ngài “không bao giờ nghi ngờ việc Đức Giáo Hoàng sẽ tới thăm Cộng hòa Trung Phi”.
Bình luận về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại nhà thờ Hồi giáo trung ương ở Bangui, cha Lombardi cho biết đây là biểu tượng của việc tìm kiếm một tinh thần đối thoại giữa các tôn giáo của Đức Giáo Hoàng.
Cha Lombardi cũng nhắc lại lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hôm nay Bangui là thủ đô tinh thần của thế giới ... Năm Thánh Lòng Thương Xót bắt đầu sớm hơn ở vùng đất đã phải chịu đựng trong nhiều năm những hậu quả của chiến tranh, hận thù, sự hiểu lầm và tình trạng thiếu vắng hòa bình.”
Hai biến cố sau cùng của Đức Phanxicô tại Cộng Hòa Trung Phi: thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo và Thánh Lễ Đại Trào
Vũ Văn An
18:48 30/11/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã rời Phi Châu vào buổi chiều ngày 30 tháng 11 sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm ba nước Kenya, Uganda và Cộng Hòa Trung Phi. Phóng viên của CNN tóm tắt phản ứng của báo chí thế giới trước tin Đức Phanxicô quyết định hoàn tất chuyến đi tại Cộng Hòa Trung Phi: tất cả chúng tôi đều nhẹ nhõm vì nếu ngài tới đó thì chúng tôi cũng có thể tới đó.
Thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo
Và ngài không ngại đích thân tới thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo ở Koudoukou, nơi mà người ta vốn nghĩ chịu ảnh hưởng nặng nề của Phe Thánh Chiến (jihadist). Đây là một trong các hoạt động sau cùng của ngài tại Trung Phi và là hoạt động có ý nghĩa hơn cả: thăm nơi “nóng” nhất của một quốc gia “nóng” nhất không những về nhiệt độ (41 độ bách phân) mà nhất là vì cuộc chiến tranh “tương tàn” đang diễn ra khốc liệt giữa quân Hồi Giáo (đông hơn) và quân Kitô Giáo (ít hơn).
Tại đây, ngài nhấn mạnh rằng người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là anh chị em của nhau và cho hay: bạo lực gần đây không dựa trên các động lực tôn giáo. Người Hồi Giáo và ugười Kitô Giáo vì thế phải cùng nhau bác bỏ hận thù, trả đũa và bạo lực, “nhất là thứ bạo lực nhân danh tôn giáo và chính Thiên Chúa”, Đấng vốn là hòa bình.
Theo ngài, ai muốn chứng tỏ mình tin vào Thiên Chúa phải là người của hòa bình. Ngài nhắc lại lịch sử sống chung hòa bình lâu dài giữa người Kitô Giáo, người Hồi Giáo và các tôn giáo truyền thống. Chính vì thế, họ cần “tiếp tục hợp nhất để chấm dứt mọi hành vi, bất cứ từ phía nào, nhằm làm méo mó Gương Mặt Thiên Chúa với mục đích sau cùng là bảo vệ tư lợi bằng mọi và bất cứ phương thế nào dù gây hại tới ích chung”.
Trong thời buổi bi thảm hiện nay, Đức Giáo Hoàng vẫn có thể ca ngợi nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo và Hồi Giáo từng đứng lên đương đầu với các thách đố bằng cách cùng nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc tái lập sự hòa hợp và tình huynh đệ giữa mọi người.
Đức Giáo Hoàng cũng mạnh mẽ thúc giục mọi người hiện diện biến đất nước họ thành “căn nhà nghinh đón” mọi con cái của nó, bất chấp nguồn gốc sắc tộc, thống thuộc chính trị hay tuyên tín tôn giáo. Làm được như thế, Cộng Hòa Trung Phi sẽ chứng minh cho toàn lục địa thấy rằng mình quả là một kích thích lớn về phương diện này, cũng như là một ảnh hưởng tích cực góp phần vào việc “giập tắt các căng thẳng đang âm ỉ vốn ngăn cản người Phi Châu hưởng được ơn phúc của một phát triển mà họ đáng được và có quyền được hưởng”.
Đức Phanxicô cũng yêu cầu họ cầu nguyện và làm việc cho hòa giải, tình huynh đệ và liên đới giữa mọi người.
Thánh Lễ Đại Trào
Trước khi lên đường trở lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Vận Động Trường Barthélémy Boganda ở Bagui để cử hành Thánh Lễ Đại Trào sau cùng của ngài trên đất Trung Phi.
Trong Thánh Lễ này, ngài khuyến khích các tín hữu canh tân lòng nhiệt thành truyền giáo của họ. Ngài nói: “Sự sống đời đời không phải là một ảo tưởng; nó không phải là một cuộc trốn chạy khỏi thế gian. Nó là một thực tại mạnh mẽ mời gọi và thách thức chúng ta kiên trì trong tin yêu”.
Trong bài giảng lễ, ngài nhắc lại “hai bờ” đang chờ đợi tín hữu: bờ sự sống đời đời hay thiên đường, và bờ bên kia ngay cạnh bên, một bến bờ đòi ta phải thay đổi cuộc sống và thế giới chung quanh.
Nên nhớ: chủ đề chuyến thăm Cộng Hòa Trung Phi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được trích từ Tin Mừng Luca qua câu Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ “hãy qua bờ bên kia” của Hồ Galilê.
Trong cuộc hành trình vựợt qua bờ bên kia này, Chúa Giêsu Sống Lại luôn nắm lấy tay ta và hướng dẫn ta. “Ta hãy tạ ơn Chúa về sự hiện diện và sức mạnh Người ban cho ta trong cuộc sống hàng ngày, trong những lúc ta cảm thấy đau khổ, đau đớn và buồn phiền”.
Ta vẫn chưa tới đích. Ngài nhấn mạnh: “ta vẫn còn đang ở giữa dòng, đang còn cần nhiều can đảm để quyết định qua bờ bên kia, bằng một nhiệt tâm truyền giáo đổi mới”.
Ngài cho rằng “Mọi người đã chịu phép rửa cần phải liên tục phá bỏ những gì còn lại của Ađam cũ, của con người tội lỗi, lúc nào cũng sẵn sàng nghe theo xúi giục của ma qủy. Điều này năng xẩy ra xiết bao trong thế giới chúng ta, trong các thời buổi tranh chấp, hận thù và chiến tranh! Chúng ta dễ dàng bị dẫn vào vị kỷ, bất tín, bạo lực, tàn phá, trả thù, dửng dưng xiết bao trước việc những người yếu thế nhất bị bóc lột”.
Những người thợ canh tân
Đức Phanxicô nhìn nhận rằng các cộng đồng Kitô hữu chúng ta, dù được kêu gọi nên thánh, nhưng đường ta đi vẫn còn dài lắm, nên chắc chắn một điều là ta “cần nài xin Chúa tha thứ cho sự dùng dằng và lưỡng lự thường xuyên của ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng”.
Ngài khuyến khích tín hữu Trung Phi làm chứng cho Tin Mừng trong Năm Thánh Thương Xót này, một năm đã khởi đầu sớm hơn tại đất nước họ với việc ngài mở Cửa Thánh của Nhà Thờ Chính Tòa Bangui vào hôm Chúa Nhật.
Ngài nói: “Anh chị em Trung Phi thân mến, xin anh chị em nhìn về tương lai và, nhờ được tăng sức bởi đoạn đường dài đã đi, anh chị em hãy cương quyết khởi đầu một chương mới trong lịch sử Kitô Giáo tại xứ sở anh chị em, để lên đường hướng tới những chân trời mới, để ra biển khơi”.
Đức Thánh Cha nhắc họ nhớ tới các Tông Đồ, những người đầy hào hứng đến nỗi khi Chúa Kitô kéo họ lại gần Người, họ thấy họ có khả năng làm mọi sự và sẵn sàng liều làm mọi sự với Người. “Mỗi người chúng ta, trong trái tim mình, có thể hỏi câu hỏi chủ yếu là ta đang đứng ở đâu với Chúa Giêsu, tự hỏi mình rằng mình đã chấp nhận những gì, hay đã khước từ những gì, trong việc đáp lại lời Người mời gọi ta bước chân theo Người cách thân thiết hơn”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở họ “mỗi người chúng ta đều được mời gọi trở thành các sứ giả trên, những người mà anh chị em ta thuộc mọi nhóm sắc tộc, tôn giáo và văn hóa luôn mong đợi dù có khi không biết tới. Vì, như Thánh Phaolô vốn thắc mắc, làm thế nào các anh chị em ta tin vào Chúa Kitô nếu Lời Người không được công bố hoặc nghe thấy?”
Đức Giáo Hoàng khích lệ: cũng như các Tông Đồ, chúng ta cũng cần tràn trề hy vọng và hào hứng đối với tương lai. Ngài bảo: “Các Kitô Hữu của Trung Phi thân mến, mỗi người chúng con được kêu gọi trở thành những người thợ canh tân xứ sở về nhân bản cũng như thiêng liêng, qua việc kiên vững trong đức tin và dấn thân truyền giáo”.
Thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo
Và ngài không ngại đích thân tới thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo ở Koudoukou, nơi mà người ta vốn nghĩ chịu ảnh hưởng nặng nề của Phe Thánh Chiến (jihadist). Đây là một trong các hoạt động sau cùng của ngài tại Trung Phi và là hoạt động có ý nghĩa hơn cả: thăm nơi “nóng” nhất của một quốc gia “nóng” nhất không những về nhiệt độ (41 độ bách phân) mà nhất là vì cuộc chiến tranh “tương tàn” đang diễn ra khốc liệt giữa quân Hồi Giáo (đông hơn) và quân Kitô Giáo (ít hơn).
Tại đây, ngài nhấn mạnh rằng người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là anh chị em của nhau và cho hay: bạo lực gần đây không dựa trên các động lực tôn giáo. Người Hồi Giáo và ugười Kitô Giáo vì thế phải cùng nhau bác bỏ hận thù, trả đũa và bạo lực, “nhất là thứ bạo lực nhân danh tôn giáo và chính Thiên Chúa”, Đấng vốn là hòa bình.
Theo ngài, ai muốn chứng tỏ mình tin vào Thiên Chúa phải là người của hòa bình. Ngài nhắc lại lịch sử sống chung hòa bình lâu dài giữa người Kitô Giáo, người Hồi Giáo và các tôn giáo truyền thống. Chính vì thế, họ cần “tiếp tục hợp nhất để chấm dứt mọi hành vi, bất cứ từ phía nào, nhằm làm méo mó Gương Mặt Thiên Chúa với mục đích sau cùng là bảo vệ tư lợi bằng mọi và bất cứ phương thế nào dù gây hại tới ích chung”.
Trong thời buổi bi thảm hiện nay, Đức Giáo Hoàng vẫn có thể ca ngợi nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo và Hồi Giáo từng đứng lên đương đầu với các thách đố bằng cách cùng nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc tái lập sự hòa hợp và tình huynh đệ giữa mọi người.
Đức Giáo Hoàng cũng mạnh mẽ thúc giục mọi người hiện diện biến đất nước họ thành “căn nhà nghinh đón” mọi con cái của nó, bất chấp nguồn gốc sắc tộc, thống thuộc chính trị hay tuyên tín tôn giáo. Làm được như thế, Cộng Hòa Trung Phi sẽ chứng minh cho toàn lục địa thấy rằng mình quả là một kích thích lớn về phương diện này, cũng như là một ảnh hưởng tích cực góp phần vào việc “giập tắt các căng thẳng đang âm ỉ vốn ngăn cản người Phi Châu hưởng được ơn phúc của một phát triển mà họ đáng được và có quyền được hưởng”.
Đức Phanxicô cũng yêu cầu họ cầu nguyện và làm việc cho hòa giải, tình huynh đệ và liên đới giữa mọi người.
Thánh Lễ Đại Trào
Trước khi lên đường trở lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Vận Động Trường Barthélémy Boganda ở Bagui để cử hành Thánh Lễ Đại Trào sau cùng của ngài trên đất Trung Phi.
Trong Thánh Lễ này, ngài khuyến khích các tín hữu canh tân lòng nhiệt thành truyền giáo của họ. Ngài nói: “Sự sống đời đời không phải là một ảo tưởng; nó không phải là một cuộc trốn chạy khỏi thế gian. Nó là một thực tại mạnh mẽ mời gọi và thách thức chúng ta kiên trì trong tin yêu”.
Trong bài giảng lễ, ngài nhắc lại “hai bờ” đang chờ đợi tín hữu: bờ sự sống đời đời hay thiên đường, và bờ bên kia ngay cạnh bên, một bến bờ đòi ta phải thay đổi cuộc sống và thế giới chung quanh.
Nên nhớ: chủ đề chuyến thăm Cộng Hòa Trung Phi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được trích từ Tin Mừng Luca qua câu Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ “hãy qua bờ bên kia” của Hồ Galilê.
Trong cuộc hành trình vựợt qua bờ bên kia này, Chúa Giêsu Sống Lại luôn nắm lấy tay ta và hướng dẫn ta. “Ta hãy tạ ơn Chúa về sự hiện diện và sức mạnh Người ban cho ta trong cuộc sống hàng ngày, trong những lúc ta cảm thấy đau khổ, đau đớn và buồn phiền”.
Ta vẫn chưa tới đích. Ngài nhấn mạnh: “ta vẫn còn đang ở giữa dòng, đang còn cần nhiều can đảm để quyết định qua bờ bên kia, bằng một nhiệt tâm truyền giáo đổi mới”.
Ngài cho rằng “Mọi người đã chịu phép rửa cần phải liên tục phá bỏ những gì còn lại của Ađam cũ, của con người tội lỗi, lúc nào cũng sẵn sàng nghe theo xúi giục của ma qủy. Điều này năng xẩy ra xiết bao trong thế giới chúng ta, trong các thời buổi tranh chấp, hận thù và chiến tranh! Chúng ta dễ dàng bị dẫn vào vị kỷ, bất tín, bạo lực, tàn phá, trả thù, dửng dưng xiết bao trước việc những người yếu thế nhất bị bóc lột”.
Những người thợ canh tân
Đức Phanxicô nhìn nhận rằng các cộng đồng Kitô hữu chúng ta, dù được kêu gọi nên thánh, nhưng đường ta đi vẫn còn dài lắm, nên chắc chắn một điều là ta “cần nài xin Chúa tha thứ cho sự dùng dằng và lưỡng lự thường xuyên của ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng”.
Ngài khuyến khích tín hữu Trung Phi làm chứng cho Tin Mừng trong Năm Thánh Thương Xót này, một năm đã khởi đầu sớm hơn tại đất nước họ với việc ngài mở Cửa Thánh của Nhà Thờ Chính Tòa Bangui vào hôm Chúa Nhật.
Ngài nói: “Anh chị em Trung Phi thân mến, xin anh chị em nhìn về tương lai và, nhờ được tăng sức bởi đoạn đường dài đã đi, anh chị em hãy cương quyết khởi đầu một chương mới trong lịch sử Kitô Giáo tại xứ sở anh chị em, để lên đường hướng tới những chân trời mới, để ra biển khơi”.
Đức Thánh Cha nhắc họ nhớ tới các Tông Đồ, những người đầy hào hứng đến nỗi khi Chúa Kitô kéo họ lại gần Người, họ thấy họ có khả năng làm mọi sự và sẵn sàng liều làm mọi sự với Người. “Mỗi người chúng ta, trong trái tim mình, có thể hỏi câu hỏi chủ yếu là ta đang đứng ở đâu với Chúa Giêsu, tự hỏi mình rằng mình đã chấp nhận những gì, hay đã khước từ những gì, trong việc đáp lại lời Người mời gọi ta bước chân theo Người cách thân thiết hơn”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở họ “mỗi người chúng ta đều được mời gọi trở thành các sứ giả trên, những người mà anh chị em ta thuộc mọi nhóm sắc tộc, tôn giáo và văn hóa luôn mong đợi dù có khi không biết tới. Vì, như Thánh Phaolô vốn thắc mắc, làm thế nào các anh chị em ta tin vào Chúa Kitô nếu Lời Người không được công bố hoặc nghe thấy?”
Đức Giáo Hoàng khích lệ: cũng như các Tông Đồ, chúng ta cũng cần tràn trề hy vọng và hào hứng đối với tương lai. Ngài bảo: “Các Kitô Hữu của Trung Phi thân mến, mỗi người chúng con được kêu gọi trở thành những người thợ canh tân xứ sở về nhân bản cũng như thiêng liêng, qua việc kiên vững trong đức tin và dấn thân truyền giáo”.
Đức Thánh Cha đã về tới Vatican
Đặng Tự Do
19:05 30/11/2015
Lúc 18:45 chiều ngày thứ Hai 30 tháng 11, Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino của Rôma.
Trên chuyến bay từ phi trường M’Poko của thủ đô Bangui, Cộng hòa Trung Phi, về Rôma, Đức Thánh Cha đã dành ra một giờ để trả lời phỏng vấn của giới báo chí.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các phóng viên rằng ngài nhận thức rõ rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của những điều bất ngờ, nhưng Đức Thánh Cha đã trải qua hết kinh ngạc này đến kinh ngạc khác trong chuyến thăm châu Phi đầy hào hứng.
Đức Giáo Hoàng trông rất mệt mỏi, nhưng rất vui. Ngài nói với các phóng viên rằng ngài đã cầu nguyện trong một đền thờ Hồi Giáo ở Bangui, Cộng hòa Trung Phi, và cùng dạo quanh một khu phố Hồi giáo với các lãnh tụ Hồi giáo ngồi với ngài trong chiếc xe popemobile. Cả hai điều này đều là các sáng kiến tự phát của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng 11, ngày cuối cùng của ngài ở châu Phi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Những đám đông, những khuôn mặt hân hoan của những người có khả năng cử mừng ngay cả với một dạ dày trống rỗng” là những ấn tượng mà ngài sẽ mang về nhà với ngài sau chuyến đi sáu ngày tới Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.
Đức Thánh Cha nói với các phóng viên sau hai năm nội chiến, người dân của nước Cộng hòa Trung Phi muốn “hòa bình, hòa giải và tha thứ.”
“Trong nhiều năm, họ đã từng sống như anh chị em,” và giờ đây Đức Thánh Cha tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo, Hồi giáo và Tin Lành địa phương đang làm hết sức mình để giúp đỡ người dân của họ trở về tình trạng hòa bình, cùng tồn tại và tôn trọng lẫn nhau.
Các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo phải dạy bảo các tín hữu về những giá trị.
“Một trong những giá trị hiếm hoi nhất ngày nay đó là tình anh em,” một giá trị cần thiết cho hòa bình, ngài nói.
“Trào lưu tôn giáo cực đoan là một thứ bệnh tìm thấy trong tất cả các tôn giáo. Ngay cả một số người Công Giáo. Tôi dám nói điều này bởi vì đó là Giáo Hội của tôi.”
Đức Thánh Cha khẳng định với báo chí: “Trào lưu tôn giáo cực đoan không phải là tôn giáo, đó chỉ là việc thờ ngẫu tượng, trong đó người ta thay thế đức tin, tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân bởi những ý tưởng và những xác tín sai lầm”.
Trong khi Đức Thánh Cha kết thúc chuyến đi của ngài, đại diện của các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Paris để bàn về khả năng đạt đến một thỏa thuận quốc tế để giảm thiểu những biến đổi khí hậu.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài không biết chắc những gì sẽ xảy ra tại hội nghị “nhưng tôi có thể nói điều này, bây giờ hoặc không bao giờ.” Quá ít biện pháp đã được thực hiện trong vòng 10 đến 15 năm qua, và “mỗi năm tình hình sẽ tồi tệ hơn.”
“Chúng ta đang trên bờ vực của tự tử”, Đức Thánh Cha đã nói một cách mạnh mẽ như vậy.
Trên chuyến bay từ phi trường M’Poko của thủ đô Bangui, Cộng hòa Trung Phi, về Rôma, Đức Thánh Cha đã dành ra một giờ để trả lời phỏng vấn của giới báo chí.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các phóng viên rằng ngài nhận thức rõ rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của những điều bất ngờ, nhưng Đức Thánh Cha đã trải qua hết kinh ngạc này đến kinh ngạc khác trong chuyến thăm châu Phi đầy hào hứng.
Đức Giáo Hoàng trông rất mệt mỏi, nhưng rất vui. Ngài nói với các phóng viên rằng ngài đã cầu nguyện trong một đền thờ Hồi Giáo ở Bangui, Cộng hòa Trung Phi, và cùng dạo quanh một khu phố Hồi giáo với các lãnh tụ Hồi giáo ngồi với ngài trong chiếc xe popemobile. Cả hai điều này đều là các sáng kiến tự phát của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng 11, ngày cuối cùng của ngài ở châu Phi.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Những đám đông, những khuôn mặt hân hoan của những người có khả năng cử mừng ngay cả với một dạ dày trống rỗng” là những ấn tượng mà ngài sẽ mang về nhà với ngài sau chuyến đi sáu ngày tới Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.
Đức Thánh Cha nói với các phóng viên sau hai năm nội chiến, người dân của nước Cộng hòa Trung Phi muốn “hòa bình, hòa giải và tha thứ.”
“Trong nhiều năm, họ đã từng sống như anh chị em,” và giờ đây Đức Thánh Cha tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo, Hồi giáo và Tin Lành địa phương đang làm hết sức mình để giúp đỡ người dân của họ trở về tình trạng hòa bình, cùng tồn tại và tôn trọng lẫn nhau.
Các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo phải dạy bảo các tín hữu về những giá trị.
“Một trong những giá trị hiếm hoi nhất ngày nay đó là tình anh em,” một giá trị cần thiết cho hòa bình, ngài nói.
“Trào lưu tôn giáo cực đoan là một thứ bệnh tìm thấy trong tất cả các tôn giáo. Ngay cả một số người Công Giáo. Tôi dám nói điều này bởi vì đó là Giáo Hội của tôi.”
Đức Thánh Cha khẳng định với báo chí: “Trào lưu tôn giáo cực đoan không phải là tôn giáo, đó chỉ là việc thờ ngẫu tượng, trong đó người ta thay thế đức tin, tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân bởi những ý tưởng và những xác tín sai lầm”.
Trong khi Đức Thánh Cha kết thúc chuyến đi của ngài, đại diện của các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Paris để bàn về khả năng đạt đến một thỏa thuận quốc tế để giảm thiểu những biến đổi khí hậu.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài không biết chắc những gì sẽ xảy ra tại hội nghị “nhưng tôi có thể nói điều này, bây giờ hoặc không bao giờ.” Quá ít biện pháp đã được thực hiện trong vòng 10 đến 15 năm qua, và “mỗi năm tình hình sẽ tồi tệ hơn.”
“Chúng ta đang trên bờ vực của tự tử”, Đức Thánh Cha đã nói một cách mạnh mẽ như vậy.
Đức Thánh Cha khai mạc canh thức của các bạn trẻ Trung Phi
Lm. Trần Đức Anh OP
19:54 30/11/2015
30/11/2015 - BANGUI. ĐTC khuyến khích các bạn trẻ Cộng Hòa Trung Phi kiên trì như ”cây chuối”, đừng bỏ chạy trước những khó khăn!
Chiều Chúa Nhật 29-11-2015, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, ĐTC Phanxicô đã chủ sự một nghi thức mở cửa Năm Thánh ngoài Roma. Ngài đã mở cửa Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Bangui lúc 5 giờ chiều giờ địa phương và cử hành thánh lễ Chúa Nhật thứ I mùa vọng.
Liền sau thánh lễ, ĐTC đã khởi sự buổi canh thức cầu nguyện được các bạn trẻ tiếp tục sau đó cho đến nửa đêm. Sau lời chào mừng của một đại diện bạn trẻ, ĐTC bỏ bài huấn dụ dọn sẵn và ứng khẩu nói với các bạn trẻ. Ngài dựa vào biểu tượng cây chuối để mời gọi họ hãy kiên trì giữa những khó khăn.
Huấn dụ của ĐTC
”Các bạn trẻ thân mến, tôi thân ái chào các bạn. Người bạn của các bạn đã nhân danh mọi ngừơi, nói về biểu tượng của các bạn là cây chuối, vì cây chuối là một biểu tượng sự sống: luôn tăng trưởng, luôn sinh hoa quả với năng lực dinh dưỡng. Cây chuối cũng bền bỉ kháng cự. Tôi nghĩ rằng điều này chỉ rõ con đường được đề nghị cho các bạn trong thời điểm khó khăn này, đầy oán thù, chia rẽ: con đường đó là sự kháng cự.
”Người bạn của các bạn nói rằng một số người trong các bạn muốn ra đi. Trốn chạy những thách đố của cuộc sống không bao giờ là một giải pháp! Cần kháng cự lại, can đảm chống lại, chiến đấu cho sự thiện! Ai trốn chạy thì không có can đảm sinh ra sự sống. Cây chuối ban sự sống và tiếp tục sản xuất và ngày càng trao ban sự sống vì nó chống cự, nó ở lại vì nó ở đó. Một số người trong các bạn sẽ hỏi tôi: ”Nhưng thưa cha, chúng con có thể làm gì? Chống cự làm sao? Tôi nói với các bạn hai, ba điều hữu ích cho các bạn để chống cự.
- Trước tiên là cầu nguyện. Kinh nguyện thật là mạnh mẽ! Kinh nguyện chiến thắng sự ác! Cầu nguyện đưa các bạn gần Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng. Tôi hỏi các bạn một câu: Các bạn có cầu nguyện không! Các bạn trẻ hô lớn: Có! ĐTC nói tiếp: Chúng ta đừng quên cầu nguyện!
- Thứ hai là: hoạt động cho hòa bình. Hòa bình không phải là một văn kiện người ta ký kết rồi bỏ đó. Hòa bình là điều tất cả mọi người thực hiện mỗi ngày! Hòa bình là một công việc thủ công, được làm bằng tay, bằng chính cuộc sống của mình. Nhưng có thể có người nói với tôi: ”Nhưng thưa cha, con có thể là người xây dựng hòa bình thế nào?” ĐTC đáp: Trước tiên là đừng bao giờ oán ghét. Nếu có người gây hại cho bạn, hãy tìm cách tha thứ, đừng oán thù! Tha thứ nhiều. Chúng ta hãy cùng nhau nói: ”Không oán thù, nhiều tha thứ”..
Và nếu bạn không có oán thù trong tâm hồn, nếu bạn tha thứ, thì bạn sẽ là người chiến thắng, chiến thắng trong tình thương. Và qua tình thương, hòa bình sẽ đến.
Tiếp tục bài huấn dụ ngắn, ĐTC nói:
”Các bạn muốn bị đánh bại hay muốn là ngừơi chiến thắng trong cuộc sống? Các bạn muốn gì? - Các bạn trẻ hô lớn: chúng con muốn là ngừơi chiến thắng!
”Ta chỉ chiến thắng trên con đường tình thương. Ta có thể yêu thương kẻ thù không? Ta có thể tha thứ cho những kẻ gây hại cho ta không? Mọi người đều thưa: Có! Và ĐTC nói: Như thế, với tình thương và sự tha thứ, các các bạn có thể chiến thắng. Với tình thương các bạn sẽ là những người chiến thắng trong cuộc sống và mang lại nhiều hoa trái. Tình thương không bao giờ làm các bạn chiến bại.
”Và giờ đây tôi cầu chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất. Hãy nghĩ đến cây chuối. Hãy nghĩ đến sự kháng cự trước những khó khăn. Trốn chạy đi xa không phải là một giải pháp. Các bạn phải can đảm... Can đảm trong tha thứ, trong tình thương, trong việc xây dựng hòa bình. Các bạn có đồng ý không? Mọi người đều thưa có!
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn trẻ Trung Phi thân mến, tôi rất hài lòng gặp gỡ các bạn. Hôm nay chúng ta đã mở cửa Năm Thánh này, đó là Cửa Lòng Thương xót của Thiên Chúa! Các bạn hãy tín thác nơi Thiên Chúa, vì Ngài là tình thương, có khả năng ban cho chúng ta hòa bình..
”Vì thế tôi đã nói với các bạn ban đầu: hãy cầu nguyện, cần cầu nguyện để chống cự, để yêu thương, để tha thứ, để trở thành những người xây dựng hòa bình”
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã ban phép giải tội cho một vài bạn trẻ tại tiền đường Nhà thờ chính tòa Bangui, trước khi tiến ra bên ngoài để ban phép lành cho mọi người, rồi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây số rưỡi để dùng bữa tối và qua đêm.”
Chiều Chúa Nhật 29-11-2015, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, ĐTC Phanxicô đã chủ sự một nghi thức mở cửa Năm Thánh ngoài Roma. Ngài đã mở cửa Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Bangui lúc 5 giờ chiều giờ địa phương và cử hành thánh lễ Chúa Nhật thứ I mùa vọng.
Liền sau thánh lễ, ĐTC đã khởi sự buổi canh thức cầu nguyện được các bạn trẻ tiếp tục sau đó cho đến nửa đêm. Sau lời chào mừng của một đại diện bạn trẻ, ĐTC bỏ bài huấn dụ dọn sẵn và ứng khẩu nói với các bạn trẻ. Ngài dựa vào biểu tượng cây chuối để mời gọi họ hãy kiên trì giữa những khó khăn.
Huấn dụ của ĐTC
”Các bạn trẻ thân mến, tôi thân ái chào các bạn. Người bạn của các bạn đã nhân danh mọi ngừơi, nói về biểu tượng của các bạn là cây chuối, vì cây chuối là một biểu tượng sự sống: luôn tăng trưởng, luôn sinh hoa quả với năng lực dinh dưỡng. Cây chuối cũng bền bỉ kháng cự. Tôi nghĩ rằng điều này chỉ rõ con đường được đề nghị cho các bạn trong thời điểm khó khăn này, đầy oán thù, chia rẽ: con đường đó là sự kháng cự.
”Người bạn của các bạn nói rằng một số người trong các bạn muốn ra đi. Trốn chạy những thách đố của cuộc sống không bao giờ là một giải pháp! Cần kháng cự lại, can đảm chống lại, chiến đấu cho sự thiện! Ai trốn chạy thì không có can đảm sinh ra sự sống. Cây chuối ban sự sống và tiếp tục sản xuất và ngày càng trao ban sự sống vì nó chống cự, nó ở lại vì nó ở đó. Một số người trong các bạn sẽ hỏi tôi: ”Nhưng thưa cha, chúng con có thể làm gì? Chống cự làm sao? Tôi nói với các bạn hai, ba điều hữu ích cho các bạn để chống cự.
- Trước tiên là cầu nguyện. Kinh nguyện thật là mạnh mẽ! Kinh nguyện chiến thắng sự ác! Cầu nguyện đưa các bạn gần Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng. Tôi hỏi các bạn một câu: Các bạn có cầu nguyện không! Các bạn trẻ hô lớn: Có! ĐTC nói tiếp: Chúng ta đừng quên cầu nguyện!
- Thứ hai là: hoạt động cho hòa bình. Hòa bình không phải là một văn kiện người ta ký kết rồi bỏ đó. Hòa bình là điều tất cả mọi người thực hiện mỗi ngày! Hòa bình là một công việc thủ công, được làm bằng tay, bằng chính cuộc sống của mình. Nhưng có thể có người nói với tôi: ”Nhưng thưa cha, con có thể là người xây dựng hòa bình thế nào?” ĐTC đáp: Trước tiên là đừng bao giờ oán ghét. Nếu có người gây hại cho bạn, hãy tìm cách tha thứ, đừng oán thù! Tha thứ nhiều. Chúng ta hãy cùng nhau nói: ”Không oán thù, nhiều tha thứ”..
Và nếu bạn không có oán thù trong tâm hồn, nếu bạn tha thứ, thì bạn sẽ là người chiến thắng, chiến thắng trong tình thương. Và qua tình thương, hòa bình sẽ đến.
Tiếp tục bài huấn dụ ngắn, ĐTC nói:
”Các bạn muốn bị đánh bại hay muốn là ngừơi chiến thắng trong cuộc sống? Các bạn muốn gì? - Các bạn trẻ hô lớn: chúng con muốn là ngừơi chiến thắng!
”Ta chỉ chiến thắng trên con đường tình thương. Ta có thể yêu thương kẻ thù không? Ta có thể tha thứ cho những kẻ gây hại cho ta không? Mọi người đều thưa: Có! Và ĐTC nói: Như thế, với tình thương và sự tha thứ, các các bạn có thể chiến thắng. Với tình thương các bạn sẽ là những người chiến thắng trong cuộc sống và mang lại nhiều hoa trái. Tình thương không bao giờ làm các bạn chiến bại.
”Và giờ đây tôi cầu chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất. Hãy nghĩ đến cây chuối. Hãy nghĩ đến sự kháng cự trước những khó khăn. Trốn chạy đi xa không phải là một giải pháp. Các bạn phải can đảm... Can đảm trong tha thứ, trong tình thương, trong việc xây dựng hòa bình. Các bạn có đồng ý không? Mọi người đều thưa có!
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn trẻ Trung Phi thân mến, tôi rất hài lòng gặp gỡ các bạn. Hôm nay chúng ta đã mở cửa Năm Thánh này, đó là Cửa Lòng Thương xót của Thiên Chúa! Các bạn hãy tín thác nơi Thiên Chúa, vì Ngài là tình thương, có khả năng ban cho chúng ta hòa bình..
”Vì thế tôi đã nói với các bạn ban đầu: hãy cầu nguyện, cần cầu nguyện để chống cự, để yêu thương, để tha thứ, để trở thành những người xây dựng hòa bình”
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã ban phép giải tội cho một vài bạn trẻ tại tiền đường Nhà thờ chính tòa Bangui, trước khi tiến ra bên ngoài để ban phép lành cho mọi người, rồi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây số rưỡi để dùng bữa tối và qua đêm.”
Thánh lễ cuối cùng của Đức Thánh Cha tại Phi châu
Lm. Trần Đức Anh OP
19:55 30/11/2015
30/11/2015 - BANGUI. Sáng thứ hai, 30-11-2015, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ trong chuyến viếng thăm của ngài tại Phi châu và lên đường trở về Roma.
Thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng tại trung tâm thể thao Barthélémy Boganda ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi. Boganda là tên LM Công Giáo bản xứ đầu tiên tại Trung Phi, thụ phong hồi năm 1938. Sau này đã cha hồi tục hồi năm 1950 và trở thành tổng thống trong một thời gian ngắn khi Trung Phi được độc lập hồi năm 1960. Boganda được coi là vị lập quốc, và ngày qua đời 29-3 của vị này cũng là Lễ Quốc Khánh của Cộng hòa Trung Phi.
Trung tâm thể thao chỉ có 30 ngàn chỗ nên nhiều tín hữu tham dự thánh lễ với ĐTC từ bên ngoài qua những màn hình khổng lồ.
Thánh lễ do ĐTC cử hành bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi và mừng kính thánh Anrê Tông Đồ. Đồng tế với ĐTC có 30 GM và hàng trăm linh mục. Trong số những người hiện diện cũng có bà Tổng thống lâm thời Catherine Samba-Panza.
ĐTC đã đi xe vòng quanh thao trường để chào thăm mọi người, trong bầu không khí rất nồng nhiệt. Trong thánh lễ những những đoàn vũ theo nhịp điệu và tiếng trống cổ truyền, nhất là lúc rước sách Phúc Âm, khi dâng lễ và sau khi rước lễ.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Ý và được dịch từng đoạn ra tiếng địa phương, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy thực hành lời dạy của Chúa Giêsu với các môn đệ ”Hãy sang bờ bên kia”, vượt thắng những khó khăn và đau khổ trong niềm tín thác. Ngài nói:
”Thật là tốt đẹp, nhất là trong thời kỳ khó khăn, khi những thử thách và đau khổ không thiếu, khi tương lai bất định và ta cảm thấy mệt mỏi, không chịu nổi, thật là tốt đẹp quây quần quanh Chúa, như chúng ta đang làm hôm nay, để vui hưởng sự hiện diện của Chúa, đời sống mới và ơn cứu độ Chúa đề nghị cho chúng ta, như bờ bên kiên mà chúng ta phải hướng tới.
”Bờ bên kia, chắc chắn là đời sống vĩnh cửu, là Trời nơi chúng ta được chờ đợi. Cái nhìn này hướng về thế giới tương lai luôn nâng đỡ lòng can đảm của các tín hữu Kitô, những người nghèo nhất, bé nhỏ nhất, trong cuộc lữ hành trần thế của họ. Cuộc sống vĩnh cửu ấy không phải là một ảo tưởng, không phải là một sự trốn chạy trần thế; đó là một thực tại quyền năng kêu gọi chúng ta và đòi chúng ta dấn thân trong sự kiên trì tin tưởng và yêu thương.
”Nhưng bờ bên kia gần kề hơn, mà chúng ta tìm cách đạt tới là một thực tại đã biến đổi cuộc sống của chúng ta ngay từ bây giờ và thế
giới chúng ta đang sống: ”Người tin tưởng từ thâm tâm thì trở nên công chính” (Xc Rm 10,10). Họ đón nhận chính sự sống của Chúa Kitô, đấng làm cho họ có khả năng yêu mến Thiên Chúa và anh chị em một cách mới mẻ, đến độ làm nảy sinh một thế giới được tình yêu canh tân.
ĐTC cũng nói với các tín hữu Công Giáo Trung Phi rằng: ”Tôi muốn cùng với anh chị em cảm tạ Chúa Từ Bi vì tất cả những gì Chúa ban cho anh chị em, nhưng gì là đẹp đẽ, quảng đại, can đảm, trong các gia đình và cộng đoàn của anh chị em, trong những biến cố xảy ra tại đất nước Anh chị em từ nhiều năm nay. Nhưng thực sự là chúng ta chưa đi tới đích, chúng ta còn như ở giữa dòng sông, chúng ta phải can đảm quyết định, với một quyết tâm truyền giáo được đổi mới, đi sang bờ bên kia. Mỗi Kitô hữu phải liên tục đoạn giao với những gì là con người cũ còn ở trong mình, con người tội lỗi, và luôn sẵn sàng thức tỉnh đối với tiếng gọi của ma quỉ, và những gì nó hành động trong thế giới chúng ta, và trong những thời kỳ xung đột, oán thù và chiến tranh, nó muốn đưa chúng ta tới ích kỷ, co cụm vào mình và nghi kỵ, bạo lực và bản năng tàn phá, báo thủ, bỏ rơi và bóc lột những người yếu thế nhất...
Tiếp tục bài giảng thánh lễ cuối cùng tại Phi châu sáng hôm qua (30-11), ĐTC nói:
“Chúng ta cũng biết rằng các cộng đoàn Kitô của chúng ta được kêu gọi nên thánh, nhưng còn bao nhiêu đường dài phải đi. Chắc chắn tất cả chúng ta phải xin lỗi Chúa vì quá nhiều kháng cự và chậm chạp của chúng ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng. Ước gì Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa mới bắt đầu tại đất nước Anh chị em, là cơ hội để thực thi lòng thương xót. Hỡi anh chị em Trung Phi thân mến, nhất là anh chị em cần hướng nhìn về tương lai, và dựa vào kinh nghiệm con đường đã đi qua, hãy quyết định thực hiện một giai đoạn mới trong lịch sử Kitô tại đất nước Anh chị em, mạnh mẽ tiến về chân trời mới, ra khơi..
ĐTC mời gọi mỗi tín hữu hãy tự hỏi trong thâm tâm về quan hệ bản thân của mìh với Chúa Giêsu, xem xét xem điều gì mình đã chấp nhận - hoặc từ khước, để đáp lại tiếng Chúa gọi theo sát ngài. Tiếng kêu của các sứ giả vang dội hơn bao giờ hết nơi tai chúng ta, chính trong thời kỳ cam go..Tiếng kêu ấy hôm nay cũng vang dội tại đất nước Trung Phi này.. Cả chúng ta, như thánh Phaolô Tông Đồ, cũng phải tràn đầy hy vọng và hăng hái đối với tương lai.. Bờ bên kia ở trong tầm tay, và Chúa Giêsu vượt qua sông với chúng ta..
ĐTC nói: ”Hỡi các tín hữu Kitô Trung Phi, mỗi người trong anh chị em được kêu gọi trở thành người thực hiện sự canh tân nhân bản và tinh thần cho đất nước Anh chị em, với lòng kiên trì trong đức tin và dấn thân truyền giáo. Tôi nhấn mạnh rằng: trở thành người thực hiện sự canh tân về mặt nhân bản và tinh thần.”
Cuối thánh lễ, Đức TGM Dieudonné Nzapalainga, của giáo phận thủ đô Bangui cũng là chủ tịch HĐGM Trung Phi đã đại diện mọi người cám ơn ĐTC. Ngài gọi cuộc viếng thăm của ĐTC là ”Những ngày chắc chắn được ghi vào tâm hồn chúng con cũng như vào lịch sử đất nước chúng con.. Cuộc tông du của ĐTC chắc chắn đánh dấu khởi đầu một giai đoạn mới cho toàn dân Trung Phi. Mặc dù có những cuộc khủng hoảng quân sự và chính trị, với những hậu quả kèm theo là các vụ ám sát, tàn hại và phá hủy, nhưng mỗi quan tâm mục vụ của ĐTC đối với chúng con là một dấu chỉ hy vọng”.
Đức TGM đã giới thiệu 3 bức tranh mà cộng đoàn Công Giáo Trung Phi tặng ĐTC được làm bằng gỗ và những cánh bướm, 2 bức tượng bằng gỗ mun. Và ĐTC tặng mỗi giáo phận Trung Phi một Mặt Nhật Mình Thánh Chúa để dùng trong việc chầu Thánh Thể liên lỷ.
Trước khi ban phép lành kết thúc, ĐTC nhắc đến lễ thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng Giáo Hội Chính Thống Constantinople ở Thổ nhĩ kỳ và nói: ”Trong ngày lễ kính thánh Anrê, từ đây, nơi con tim của Phi châu, tôi muốn ngỏ lời với người anh em rất yêu quí của tôi, Bartolomaios, Thượng Phụ chung. Tôi cầu chúc ngài hạnh phúc và tình huynh đẹ, tôi cầu xin Chúa chúc lành cho các Giáo Hội anh em của chúng ta”.
Thánh lễ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó ĐTC ra phi trường cách đó 5 cây số để đáp máy bay trở về Roma. Và sau hơn 6 tiếng đồng hồ, ngài đã trở về tới Phi trường Ciampino ở Roma lúc gần 7 giờ tối 30-11 cùng ngày.
Thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng tại trung tâm thể thao Barthélémy Boganda ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi. Boganda là tên LM Công Giáo bản xứ đầu tiên tại Trung Phi, thụ phong hồi năm 1938. Sau này đã cha hồi tục hồi năm 1950 và trở thành tổng thống trong một thời gian ngắn khi Trung Phi được độc lập hồi năm 1960. Boganda được coi là vị lập quốc, và ngày qua đời 29-3 của vị này cũng là Lễ Quốc Khánh của Cộng hòa Trung Phi.
Trung tâm thể thao chỉ có 30 ngàn chỗ nên nhiều tín hữu tham dự thánh lễ với ĐTC từ bên ngoài qua những màn hình khổng lồ.
Thánh lễ do ĐTC cử hành bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi và mừng kính thánh Anrê Tông Đồ. Đồng tế với ĐTC có 30 GM và hàng trăm linh mục. Trong số những người hiện diện cũng có bà Tổng thống lâm thời Catherine Samba-Panza.
ĐTC đã đi xe vòng quanh thao trường để chào thăm mọi người, trong bầu không khí rất nồng nhiệt. Trong thánh lễ những những đoàn vũ theo nhịp điệu và tiếng trống cổ truyền, nhất là lúc rước sách Phúc Âm, khi dâng lễ và sau khi rước lễ.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Ý và được dịch từng đoạn ra tiếng địa phương, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy thực hành lời dạy của Chúa Giêsu với các môn đệ ”Hãy sang bờ bên kia”, vượt thắng những khó khăn và đau khổ trong niềm tín thác. Ngài nói:
”Thật là tốt đẹp, nhất là trong thời kỳ khó khăn, khi những thử thách và đau khổ không thiếu, khi tương lai bất định và ta cảm thấy mệt mỏi, không chịu nổi, thật là tốt đẹp quây quần quanh Chúa, như chúng ta đang làm hôm nay, để vui hưởng sự hiện diện của Chúa, đời sống mới và ơn cứu độ Chúa đề nghị cho chúng ta, như bờ bên kiên mà chúng ta phải hướng tới.
”Bờ bên kia, chắc chắn là đời sống vĩnh cửu, là Trời nơi chúng ta được chờ đợi. Cái nhìn này hướng về thế giới tương lai luôn nâng đỡ lòng can đảm của các tín hữu Kitô, những người nghèo nhất, bé nhỏ nhất, trong cuộc lữ hành trần thế của họ. Cuộc sống vĩnh cửu ấy không phải là một ảo tưởng, không phải là một sự trốn chạy trần thế; đó là một thực tại quyền năng kêu gọi chúng ta và đòi chúng ta dấn thân trong sự kiên trì tin tưởng và yêu thương.
”Nhưng bờ bên kia gần kề hơn, mà chúng ta tìm cách đạt tới là một thực tại đã biến đổi cuộc sống của chúng ta ngay từ bây giờ và thế
giới chúng ta đang sống: ”Người tin tưởng từ thâm tâm thì trở nên công chính” (Xc Rm 10,10). Họ đón nhận chính sự sống của Chúa Kitô, đấng làm cho họ có khả năng yêu mến Thiên Chúa và anh chị em một cách mới mẻ, đến độ làm nảy sinh một thế giới được tình yêu canh tân.
ĐTC cũng nói với các tín hữu Công Giáo Trung Phi rằng: ”Tôi muốn cùng với anh chị em cảm tạ Chúa Từ Bi vì tất cả những gì Chúa ban cho anh chị em, nhưng gì là đẹp đẽ, quảng đại, can đảm, trong các gia đình và cộng đoàn của anh chị em, trong những biến cố xảy ra tại đất nước Anh chị em từ nhiều năm nay. Nhưng thực sự là chúng ta chưa đi tới đích, chúng ta còn như ở giữa dòng sông, chúng ta phải can đảm quyết định, với một quyết tâm truyền giáo được đổi mới, đi sang bờ bên kia. Mỗi Kitô hữu phải liên tục đoạn giao với những gì là con người cũ còn ở trong mình, con người tội lỗi, và luôn sẵn sàng thức tỉnh đối với tiếng gọi của ma quỉ, và những gì nó hành động trong thế giới chúng ta, và trong những thời kỳ xung đột, oán thù và chiến tranh, nó muốn đưa chúng ta tới ích kỷ, co cụm vào mình và nghi kỵ, bạo lực và bản năng tàn phá, báo thủ, bỏ rơi và bóc lột những người yếu thế nhất...
Tiếp tục bài giảng thánh lễ cuối cùng tại Phi châu sáng hôm qua (30-11), ĐTC nói:
“Chúng ta cũng biết rằng các cộng đoàn Kitô của chúng ta được kêu gọi nên thánh, nhưng còn bao nhiêu đường dài phải đi. Chắc chắn tất cả chúng ta phải xin lỗi Chúa vì quá nhiều kháng cự và chậm chạp của chúng ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng. Ước gì Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa mới bắt đầu tại đất nước Anh chị em, là cơ hội để thực thi lòng thương xót. Hỡi anh chị em Trung Phi thân mến, nhất là anh chị em cần hướng nhìn về tương lai, và dựa vào kinh nghiệm con đường đã đi qua, hãy quyết định thực hiện một giai đoạn mới trong lịch sử Kitô tại đất nước Anh chị em, mạnh mẽ tiến về chân trời mới, ra khơi..
ĐTC mời gọi mỗi tín hữu hãy tự hỏi trong thâm tâm về quan hệ bản thân của mìh với Chúa Giêsu, xem xét xem điều gì mình đã chấp nhận - hoặc từ khước, để đáp lại tiếng Chúa gọi theo sát ngài. Tiếng kêu của các sứ giả vang dội hơn bao giờ hết nơi tai chúng ta, chính trong thời kỳ cam go..Tiếng kêu ấy hôm nay cũng vang dội tại đất nước Trung Phi này.. Cả chúng ta, như thánh Phaolô Tông Đồ, cũng phải tràn đầy hy vọng và hăng hái đối với tương lai.. Bờ bên kia ở trong tầm tay, và Chúa Giêsu vượt qua sông với chúng ta..
ĐTC nói: ”Hỡi các tín hữu Kitô Trung Phi, mỗi người trong anh chị em được kêu gọi trở thành người thực hiện sự canh tân nhân bản và tinh thần cho đất nước Anh chị em, với lòng kiên trì trong đức tin và dấn thân truyền giáo. Tôi nhấn mạnh rằng: trở thành người thực hiện sự canh tân về mặt nhân bản và tinh thần.”
Cuối thánh lễ, Đức TGM Dieudonné Nzapalainga, của giáo phận thủ đô Bangui cũng là chủ tịch HĐGM Trung Phi đã đại diện mọi người cám ơn ĐTC. Ngài gọi cuộc viếng thăm của ĐTC là ”Những ngày chắc chắn được ghi vào tâm hồn chúng con cũng như vào lịch sử đất nước chúng con.. Cuộc tông du của ĐTC chắc chắn đánh dấu khởi đầu một giai đoạn mới cho toàn dân Trung Phi. Mặc dù có những cuộc khủng hoảng quân sự và chính trị, với những hậu quả kèm theo là các vụ ám sát, tàn hại và phá hủy, nhưng mỗi quan tâm mục vụ của ĐTC đối với chúng con là một dấu chỉ hy vọng”.
Đức TGM đã giới thiệu 3 bức tranh mà cộng đoàn Công Giáo Trung Phi tặng ĐTC được làm bằng gỗ và những cánh bướm, 2 bức tượng bằng gỗ mun. Và ĐTC tặng mỗi giáo phận Trung Phi một Mặt Nhật Mình Thánh Chúa để dùng trong việc chầu Thánh Thể liên lỷ.
Trước khi ban phép lành kết thúc, ĐTC nhắc đến lễ thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng Giáo Hội Chính Thống Constantinople ở Thổ nhĩ kỳ và nói: ”Trong ngày lễ kính thánh Anrê, từ đây, nơi con tim của Phi châu, tôi muốn ngỏ lời với người anh em rất yêu quí của tôi, Bartolomaios, Thượng Phụ chung. Tôi cầu chúc ngài hạnh phúc và tình huynh đẹ, tôi cầu xin Chúa chúc lành cho các Giáo Hội anh em của chúng ta”.
Thánh lễ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó ĐTC ra phi trường cách đó 5 cây số để đáp máy bay trở về Roma. Và sau hơn 6 tiếng đồng hồ, ngài đã trở về tới Phi trường Ciampino ở Roma lúc gần 7 giờ tối 30-11 cùng ngày.
Top Stories
Vietnam: Nomination d’un évêque coadjuteur pour le diocèse de Ba Ria
Eglises d'Asie
15:48 30/11/2015
30/11/2015 - Le pape François vient de nommer un évêque coadjuteur pour Ba Ria, un diocèse de la côte du sud-est vietnamien érigé il y a tout juste dix ans. La nouvelle a été annoncée par le Bureau de presse du Saint-Siège le 27 novembre dernier.
Le nouvel évêque assistera l’évêque en titre, Mgr Thomas Nguyên Van Tram, qui a aujourd’hui 73 ans. Il lui succédera lorsque le Saint-Siège aura accepté la démission de son prédécesseur, présentée à l’âge de 75 ans, ou en cas de vacance du siège.
C’est le vicaire général du diocèse, le P. Emmanuel Nguyên Hông Son, âgé de 63 ans, qui a été choisi pour cette fonction. Il est né le 2 janvier 1952 dans la province du Dong Nai, au nord de Saigon. Après dix années d’études au petit séminaire de Saigon (1961-1971), il fut envoyé à l’Institut pontifical Pie X de Da Lat pour se préparer au sacerdoce. Ces études étaient achevées lorsque l’institut fut obligé de fermer ses portes en 1977. Son ordination sacerdotale eut lieu le 21 décembre 1980 pour le diocèse de Xuân Lôc.
Après son ordination, le P. Son exerça son ministère pastoral pendant vingt ans dans deux paroisses successives. En même temps, il remplit les fonctions de curé doyen de la région de Ba Ria.
En 2001, il fut envoyé en France pour y poursuivre des études de théologie à l’Institut catholique de Paris. Après avoir obtenu un Master en cette discipline, il revint au Vietnam en 2006. Tandis qu’il était à Paris, en 2005, le diocèse de Ba Ria avait été détaché du diocèse de Xuân Lôc. Le P. Emmanuel Son fut alors incardiné au sein du nouveau diocèse.
A son arrivée dans le diocèse, il fut nommé directeur du petit séminaire Saint-Thomas et en même temps chargé de la formation permanente pour le clergé du diocèse. Il était également membre de la Commission pour la doctrine de la foi, organisme dépendant de la Conférence épiscopale du Vietnam.
A partir de 2009, le P. Emmanuel Son devint secrétaire général du conseil presbytéral diocésain. C’est en 2011 qu’il avait été nommé vicaire général du diocèse Ba Ria.
Le diocèse de Ba Ria est le plus récent des diocèses du Vietnam. Il a été créé le 22 novembre 2011, par le décret Ad Aptius Consulendum du pape Benoît XVI. Il recouvre exactement le territoire de la province civile de Ba Ria - Vung Tau (connu avant 1954 sous le nom de Cap Saint-Jacques). L’évêque actuel, Thomas Nguyên Van Tram, fut évêque auxiliaire du vaste diocèse de Xuân Lôc jusqu’à la création du nouveau diocèse en 2005. Au total, 172 prêtres (dont 65 religieux) exerçaient leur ministère dans le diocèse en 2014.
Bien qu’elle n’ait que très récemment été érigée au rang de diocèse, la région de Ba Ria - Vung Tau est en réalité une très ancienne terre de chrétienté. Selon les récits des pères jésuites, en 1670, il y aurait eu 300 familles catholiques dans une agglomération toute proche de Ba Ria. Au siècle suivant, selon Adrien Launay, les communautés catholiques étaient très nombreuses dans la région. Toujours est-il qu’aujourd’hui, le pourcentage de catholiques vivant dans la région est exceptionnel. Avec 268 574 fidèles, la communauté catholique représente 25,5 % de la population globale, très loin du pourcentage moyen qui est de 7 à 8 %.(eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 30 novembre 2015)
Le nouvel évêque assistera l’évêque en titre, Mgr Thomas Nguyên Van Tram, qui a aujourd’hui 73 ans. Il lui succédera lorsque le Saint-Siège aura accepté la démission de son prédécesseur, présentée à l’âge de 75 ans, ou en cas de vacance du siège.
C’est le vicaire général du diocèse, le P. Emmanuel Nguyên Hông Son, âgé de 63 ans, qui a été choisi pour cette fonction. Il est né le 2 janvier 1952 dans la province du Dong Nai, au nord de Saigon. Après dix années d’études au petit séminaire de Saigon (1961-1971), il fut envoyé à l’Institut pontifical Pie X de Da Lat pour se préparer au sacerdoce. Ces études étaient achevées lorsque l’institut fut obligé de fermer ses portes en 1977. Son ordination sacerdotale eut lieu le 21 décembre 1980 pour le diocèse de Xuân Lôc.
Après son ordination, le P. Son exerça son ministère pastoral pendant vingt ans dans deux paroisses successives. En même temps, il remplit les fonctions de curé doyen de la région de Ba Ria.
En 2001, il fut envoyé en France pour y poursuivre des études de théologie à l’Institut catholique de Paris. Après avoir obtenu un Master en cette discipline, il revint au Vietnam en 2006. Tandis qu’il était à Paris, en 2005, le diocèse de Ba Ria avait été détaché du diocèse de Xuân Lôc. Le P. Emmanuel Son fut alors incardiné au sein du nouveau diocèse.
A son arrivée dans le diocèse, il fut nommé directeur du petit séminaire Saint-Thomas et en même temps chargé de la formation permanente pour le clergé du diocèse. Il était également membre de la Commission pour la doctrine de la foi, organisme dépendant de la Conférence épiscopale du Vietnam.
A partir de 2009, le P. Emmanuel Son devint secrétaire général du conseil presbytéral diocésain. C’est en 2011 qu’il avait été nommé vicaire général du diocèse Ba Ria.
Le diocèse de Ba Ria est le plus récent des diocèses du Vietnam. Il a été créé le 22 novembre 2011, par le décret Ad Aptius Consulendum du pape Benoît XVI. Il recouvre exactement le territoire de la province civile de Ba Ria - Vung Tau (connu avant 1954 sous le nom de Cap Saint-Jacques). L’évêque actuel, Thomas Nguyên Van Tram, fut évêque auxiliaire du vaste diocèse de Xuân Lôc jusqu’à la création du nouveau diocèse en 2005. Au total, 172 prêtres (dont 65 religieux) exerçaient leur ministère dans le diocèse en 2014.
Bien qu’elle n’ait que très récemment été érigée au rang de diocèse, la région de Ba Ria - Vung Tau est en réalité une très ancienne terre de chrétienté. Selon les récits des pères jésuites, en 1670, il y aurait eu 300 familles catholiques dans une agglomération toute proche de Ba Ria. Au siècle suivant, selon Adrien Launay, les communautés catholiques étaient très nombreuses dans la région. Toujours est-il qu’aujourd’hui, le pourcentage de catholiques vivant dans la région est exceptionnel. Avec 268 574 fidèles, la communauté catholique représente 25,5 % de la population globale, très loin du pourcentage moyen qui est de 7 à 8 %.(eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 30 novembre 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tông đoàn Gioan Phaolô 2 về Xuy Xá, giáo phận Hà Nội
Triết Giang
14:46 30/11/2015
Về Xuy Xá
Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng, Tông đoàn Gioan Phaolô 2 chọn nhà thờ Xuy Xá thuộc huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội chừng 50 km để tĩnh tâm theo lịch hàng năm của Tông đoàn. Tất cả thành viên của Tông đoàn đều có mặt cộng với 11 gương mặt mới. Đó là những anh chị em sắp được gia nhập vào Kitô giáo vào đầu tháng 12, sau gần 1 năm học hỏi về đạo Chúa. Chúng tôi đi trên 10 xe gia đình để tiết kiệm chi tiêu, nhằm lấy tiền quyên góp ủng hộ Mái ấm Thánh Tâm đang hoạt động tại cơ sở giáo xứ Xuy Xá.
Đi qua chiếc cổng làng của Xuy Xá, một quãng chạy xe, chúng tôi đã thấy một công viên Chúa Kitô Vua rất đẹp với chiếc cầu đá chạy giữa lòng hồ ra tượng đài. Nhà thờ Xuy Xá cổ kính được xây dựng từ lâu đời với tên cổ là giáo xứ Kẻ Gườm. Đúng 9h, chúng tôi vào thăm Mái ấm Thánh Tâm. Mái ấm này được xây dựng từ năm 2008, dưới sự giúp đỡ của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Mái ấm do 8 nữ tu cộng đoàn Bác ái giáo phận Vinh điều hành. Mái ấm hiện chăm sóc cho 28 em và 2 cụ già. Trong số đó chỉ có 4 em là tự phục vụ được nên công việc vô cùng vất vả vì các em không tự chủ trong sinh hoạt cá nhân cũng như ăn uống mất rất nhiều thời giờ. Mỗi thành viên ở đây là một câu chuyện cảm động. Có em mới 15 tuổi, thiểu năng trí tuệ mà lại mang thai. Có em bị bại liệt, bố mẹ ly hôn, không nơi nương tựa nên Mái ấm đã đón về.
Sơ Maria Nguyễn Thị Ngát, phụ trách cơ sở luôn tất bật với các em (ảnh dưới). Sơ cho biết, để nuôi dưỡng các em, Mái ấm phải lo lắng đủ cách từ việc thu lá sen ở hồ đem sao thành chè để bán đến làm hũ gạo tình thương gửi cho từng gia đình. Có khi hết tiền mua gạo thì các nữ tu phải nhịn để phần cơm cho các em. Rất nhiều em nhờ vào Mái ấm tập luyện, chăm sóc từ người bại liệt nay đã tự phục vụ bản thân và giúp việc vặt cho Mái ấm. Sơ Ngát có nói với chúng tôi về em Nguyễn Thị Huyền bị liệt nhưng từ mày mò học tập nay đã biết đọc, sử dụng máy vi tính và tương lai sẽ cho đi học hội họa vì em có năng khiếu. Tôi biết Sơ Ngát cũng mang căn bệnh ung thư nhưng sơ luôn quên bệnh tật coi các em như con cái của mình. Sơ cảm động nói về trường hợp cụ Nguyễn Thị Lộc cô đơn làm nghề hàn dép ở chợ Bưởi, sau đó bị bệnh viêm tắc chi, bị cắt chân. Mái ấm đón cụ về chăm sóc. Ngày cụ qua đời không chỉ có các sơ, mà cả giáo xứ đi đưa tang. Chúng tôi quyên góp được 23 triệu cùng với một số thùng kẹo bánh, thuốc uống. Riêng lương y Sơn do bận việc không đi được cũng gửi biếu 5 triệu và 1 bao thuốc nam. 9h30, chúng tôi tập trung trong nhà thờ để tập hát lễ.
10h, cha linh hướng Giuse Đỗ Đình Tư đã từ Thị xã Sơn Tây để đón đưa cha giáo Piô Ngô Phúc Hậu về chia sẻ cho cộng đoàn. Buổi sáng, cha Piô nói về Lòng Thương xót của Chúa nhân Giáo Hội chuẩn bị khai mạc năm thánh Lòng Thương xót Chúa. Bằng chất giọng pha chút Nam Bộ, vì cha đã nhiều năm truyền giáo tại miền Đất Mũi, Năm Căn, cha Piô đã làm cho người nghe hiểu về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Chúa đã thương yêu tổ tông của loài người nhưng Adam và Eva đã phản bội và làm mất tình yêu thương đó. Nhưng Chúa không bỏ rơi loài người. Ngược lại, người ta chỉ thương phần xác của nhau thôi. Có người ốm yếu thì lo lắng chạy chữa. Xã hội lập ra bệnh viện để cứu chữa người ốm đau. Còn kẻ đau yếu, tội lỗi về phần hồn thì bị lên án, bị tống vào trại giam, không ai thương xót cả. Chỉ có Đức Giêsu là người duy nhất yêu thương người tội lỗi. Lúc 11h, hai cha Giuse và Piô đã dâng lễ Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng cho cộng đoàn rất sốt sắng. Sau bữa cơm trưa ở Mái ấm, chúng tôi tản mạn để nghỉ trưa. Cha Piô cũng chẳng nghỉ mà ra chân tượng Chúa Kitô Vua để nói chuyện tâm sự với chúng tôi. 14h, cha Piô lại tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo. Cha cho rằng, chính giáo dân mới là nhân tố quan trọng trong xây dựng Giáo Hội. Nhiều cộng đoàn buổi sơ khai ở Giêrusalem là do giáo dân hình thành như Samaria, Antiokia. Nhưng sang thời Trung cổ, vai trò của giáo dân bị lu mờ . Công đồng Vatican 2 đã tìm lại vai trò của giáo dân. Giáo dân có thể truyền giáo trong các môi trường đặc biệt mà giới linh mục, tu sĩ không sao đến được. Giáo dân nhập ngũ cũng có thể truyền giáo, họp chi bộ Đảng cũng có thể truyền giáo. Họ có thể truyền giáo mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
Trả lời các câu hỏi của cộng đoàn, cha Piô thật dí dỏm, hài hước làm hài lòng mọi người. Khi được hỏi: giữ đạo tại tâm đã đủ chưa? Cha Piô nói, khi yêu mà người yêu muốn cử chỉ âu yếm như vuốt tóc, hôn má có thể nói, không được, yêu tại tâm thôi. Khi mẹ yêu con mà chỉ có yêu tại tâm thì đứa con có tin không? Vậy phải có việc làm để chứng tỏ tình yêu đó. Trả lời câu hỏi: Sao cứ suốt ngày đọc một kinh kính mừng, có nhàm chán không? Cha Piô nói, khi các bạn yêu nhau nói suốt câu anh yêu em hay em yêu anh có nhàm chán không? Nếu có tình yêu thì có bao nhiêu lần lặp lại cũng không có gì là nhàm chán. Khi một người phàn nàn sao Chúa lại để cho mẹ con sinh ra con trong cơn đau vật vã khổ sở như thế, sao không làm cho mẹ con đẻ con ra đơn giản như con gà đẻ trứng có được không? Cha Piô kể, khi con bò đẻ, người ta tiêm thuốc giảm đau cho con bò mẹ. Nó đẻ không hề đau đớn. Nhưng lạ thay khi con bê con đến bú bò mẹ, bò mẹ đá văng con bê. Vậy đấy, nếu bà mẹ không đau đẻ thì bà mẹ có lẽ chẳng thương con và con cũng chẳng thương mẹ. Vậy chúng ta phải cám ơn Chúa vì sự mang nặng đẻ đau này mà có tình mẫu tử sâu nặng như ngày nay. Buổi chia sẻ của cha Piô đã được vỗ tay hoan nghênh nhiều lần. Kết thúc, buổi tĩnh tâm, cả cha Giuse, cha Piô và cha FX Nguyễn Văn Xuân, chính xứ Xuy Xá cùng chụp chung bức ảnh kỷ niệm với cộng đoàn ở cuối nhà thờ (ảnh trên).
Triết Giang
Đi qua chiếc cổng làng của Xuy Xá, một quãng chạy xe, chúng tôi đã thấy một công viên Chúa Kitô Vua rất đẹp với chiếc cầu đá chạy giữa lòng hồ ra tượng đài. Nhà thờ Xuy Xá cổ kính được xây dựng từ lâu đời với tên cổ là giáo xứ Kẻ Gườm. Đúng 9h, chúng tôi vào thăm Mái ấm Thánh Tâm. Mái ấm này được xây dựng từ năm 2008, dưới sự giúp đỡ của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Mái ấm do 8 nữ tu cộng đoàn Bác ái giáo phận Vinh điều hành. Mái ấm hiện chăm sóc cho 28 em và 2 cụ già. Trong số đó chỉ có 4 em là tự phục vụ được nên công việc vô cùng vất vả vì các em không tự chủ trong sinh hoạt cá nhân cũng như ăn uống mất rất nhiều thời giờ. Mỗi thành viên ở đây là một câu chuyện cảm động. Có em mới 15 tuổi, thiểu năng trí tuệ mà lại mang thai. Có em bị bại liệt, bố mẹ ly hôn, không nơi nương tựa nên Mái ấm đã đón về.
10h, cha linh hướng Giuse Đỗ Đình Tư đã từ Thị xã Sơn Tây để đón đưa cha giáo Piô Ngô Phúc Hậu về chia sẻ cho cộng đoàn. Buổi sáng, cha Piô nói về Lòng Thương xót của Chúa nhân Giáo Hội chuẩn bị khai mạc năm thánh Lòng Thương xót Chúa. Bằng chất giọng pha chút Nam Bộ, vì cha đã nhiều năm truyền giáo tại miền Đất Mũi, Năm Căn, cha Piô đã làm cho người nghe hiểu về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Chúa đã thương yêu tổ tông của loài người nhưng Adam và Eva đã phản bội và làm mất tình yêu thương đó. Nhưng Chúa không bỏ rơi loài người. Ngược lại, người ta chỉ thương phần xác của nhau thôi. Có người ốm yếu thì lo lắng chạy chữa. Xã hội lập ra bệnh viện để cứu chữa người ốm đau. Còn kẻ đau yếu, tội lỗi về phần hồn thì bị lên án, bị tống vào trại giam, không ai thương xót cả. Chỉ có Đức Giêsu là người duy nhất yêu thương người tội lỗi. Lúc 11h, hai cha Giuse và Piô đã dâng lễ Chúa Nhật thứ 1 Mùa Vọng cho cộng đoàn rất sốt sắng. Sau bữa cơm trưa ở Mái ấm, chúng tôi tản mạn để nghỉ trưa. Cha Piô cũng chẳng nghỉ mà ra chân tượng Chúa Kitô Vua để nói chuyện tâm sự với chúng tôi. 14h, cha Piô lại tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo. Cha cho rằng, chính giáo dân mới là nhân tố quan trọng trong xây dựng Giáo Hội. Nhiều cộng đoàn buổi sơ khai ở Giêrusalem là do giáo dân hình thành như Samaria, Antiokia. Nhưng sang thời Trung cổ, vai trò của giáo dân bị lu mờ . Công đồng Vatican 2 đã tìm lại vai trò của giáo dân. Giáo dân có thể truyền giáo trong các môi trường đặc biệt mà giới linh mục, tu sĩ không sao đến được. Giáo dân nhập ngũ cũng có thể truyền giáo, họp chi bộ Đảng cũng có thể truyền giáo. Họ có thể truyền giáo mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
Trả lời các câu hỏi của cộng đoàn, cha Piô thật dí dỏm, hài hước làm hài lòng mọi người. Khi được hỏi: giữ đạo tại tâm đã đủ chưa? Cha Piô nói, khi yêu mà người yêu muốn cử chỉ âu yếm như vuốt tóc, hôn má có thể nói, không được, yêu tại tâm thôi. Khi mẹ yêu con mà chỉ có yêu tại tâm thì đứa con có tin không? Vậy phải có việc làm để chứng tỏ tình yêu đó. Trả lời câu hỏi: Sao cứ suốt ngày đọc một kinh kính mừng, có nhàm chán không? Cha Piô nói, khi các bạn yêu nhau nói suốt câu anh yêu em hay em yêu anh có nhàm chán không? Nếu có tình yêu thì có bao nhiêu lần lặp lại cũng không có gì là nhàm chán. Khi một người phàn nàn sao Chúa lại để cho mẹ con sinh ra con trong cơn đau vật vã khổ sở như thế, sao không làm cho mẹ con đẻ con ra đơn giản như con gà đẻ trứng có được không? Cha Piô kể, khi con bò đẻ, người ta tiêm thuốc giảm đau cho con bò mẹ. Nó đẻ không hề đau đớn. Nhưng lạ thay khi con bê con đến bú bò mẹ, bò mẹ đá văng con bê. Vậy đấy, nếu bà mẹ không đau đẻ thì bà mẹ có lẽ chẳng thương con và con cũng chẳng thương mẹ. Vậy chúng ta phải cám ơn Chúa vì sự mang nặng đẻ đau này mà có tình mẫu tử sâu nặng như ngày nay. Buổi chia sẻ của cha Piô đã được vỗ tay hoan nghênh nhiều lần. Kết thúc, buổi tĩnh tâm, cả cha Giuse, cha Piô và cha FX Nguyễn Văn Xuân, chính xứ Xuy Xá cùng chụp chung bức ảnh kỷ niệm với cộng đoàn ở cuối nhà thờ (ảnh trên).
Triết Giang
Ngôi nhà thờ đầu tiên và hành trình 60 năm truyền giáo trên miền Khánh Vĩnh
Nữ tu Hồng Hương
16:07 30/11/2015
Ngôi nhà thờ đầu tiên và hành trình 60 năm truyền giáo trên miền Khánh Vĩnh
Chuyến xe Đà Lạt - Nha Trang xuất bến đúng 6g00 đưa hành khách từ cao nguyên về với cát trắng biển xanh. Tôi nói với tài xế: “Anh nhớ cho em xuống đúng nhà thờ Khánh Vĩnh nha !”. Anh tài cười: “Yên tâm đi em, suốt lộ trình dài 120km từ Đà Lạt đến Nha Trang, xuyên qua huyện Khánh Vĩnh chỉ có duy nhất một ngôi nhà thờ thôi thì làm sao nhầm được”. Bác gái ngồi bên tôi ngạc nhiên: “Khánh Vĩnh có nhà thờ rồi sao! Tạ ơn Chúa sau nhiều năm mong đợi”.
Xem Hình
Xe vào địa phận tỉnh Khánh Hòa, đường quanh quanh khúc khuỷu đèo này nối tiếp đèo khác giữa màu xanh cây rừng. Thỉnh thoảng bên đường có làng người dân tộc ở. Khi đến cột mốc cách Nha Trang 35km thì nhà thờ Khánh Vĩnh thanh thoát hiện ra. Ama Quý đón tôi ngay tại cổng với nụ cười tỏa nắng (người Raglai gọi cha là ama, gọi mẹ là away).
Cha Giuse Nguyễn Xuân Quý, dòng Phanxicô - Ama Quý theo tiếng dân tộc - cha xứ tiên khởi, dắt tôi đi thăm các hạng mục nhà thờ đang trong giai đoạn cuối để kịp khánh thành và cung hiến vào ngày 14 tháng 12 sắp tới, cùng với việc làm phép tượng đài và đền thánh Mẹ Nhân Lành, nơi sẽ là trung tâm hành hương của giáo phận Nha Trang. Nhà thờ Khánh Vĩnh mang dáng dấp một “nhà rông cách điệu” nổi bật trên màu xanh của núi đồi chập chùng. Trong quần thể công trình gồm nhà thờ ở trung tâm còn có nhà xứ, nhà sinh hoạt, và nhà cộng đoàn của các nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ, cộng đoàn Anh Em Dòng Thánh Phanxicô nằm bên phải.
Bên ly nước mía ngọt lịm của quán lá đối diện nhà thờ, cha Quý đã kể cho tôi nghe về hành trình dài 60 năm các tu sĩ áo nâu truyền giáo cho bà con dân tộc tại Khánh Vĩnh do chính các Đức Giám Mục Nha Trang giao phó.
Giai đoạn truyền giáo khởi sắc
Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở cực Tây tỉnh Khánh Hòa, diện tích 1.165 km² với dân số là 36.024 người gồm 15 dân tộc thiểu số cùng chung sống (thống kê của huyện năm 2014). Người dân đa phần sinh sống bằng nương rẫy như cây lương thực lúa, ngô; cây công nghiệp như mía, khoai mì, cây keo nguyên liệu giấy. Một số ít thì chăn nuôi bò, lợn và gia cầm.
Ngay trước khi giáo phận Nha Trang được thành lập (1957), với nhiệt tâm truyền giáo, các cha xứ Hà Dừa - Đồng Hộ - Đồng Dài đã có những tiếp xúc đầu tiên với nhóm anh em Raglai trong vùng. Thời gian cố Donatien Béliard Phước làm quản xứ Đồng Dài - Đất Sét, ngài đã có những liên lạc mật thiết hơn qua những chăm sóc thuốc men và đầu tư cung cấp trâu bò giúp đồng bào dân tộc vùng Bến Khế nhằm phát triển đời sống. Ngày 05.7.1957, giáo phận Nha Trang được chính thức thành lập, với Đức Cha tiên khởi Marcel Piquet Lợi (MEP), công cuộc truyền giáo cho anh em dân tộc càng được chú trọng hơn.
Năm 1958, linh mục Corentin Savary (dòng Thánh Phanxicô hiện còn sống tại Pháp) cùng một viên chức người Pháp thực hiện một chuyến đi dọc theo sông Cái đến thượng nguồn vùng Sơn Thái ngày nay. Tại đây, họ bắt gặp nhiều sắc tộc sinh sống, phần đông dân làng là người Raglai và K’hor (và một ít người Tring, Chu Ru và Rhade), từ đó nảy sinh sứ vụ đến với các dân tộc thiểu số thuộc vùng Tây Bắc Khánh Hòa (nay là huyện Khánh Vĩnh). Sứ vụ này đã được Đức Cha Marcel Piquet Lợi và Hội dòng Phanxicô chuẩn nhận trong văn thư chính thức ký ngày 16.2.1960, ủy thác công cuộc truyền giáo cho anh em sắc tộc vùng Khánh Vĩnh, Ba Ngòi và Khánh Dương trong giáo phận Nha Trang cho dòng Thánh Phanxicô.
Từ đây, khắp vùng núi đồi Khánh Vĩnh ít nhiều đều in dấu chân của các tu sĩ mang màu áo nâu, màu của đất mẹ. Được giáo phận và chính quyền hỗ trợ, cùng với một số anh em tu sĩ trong dòng, cha Corentin đã dấn thân thực sự đến với bà con dân tộc. Dân bản địa Raglai thuộc nhóm Malayô – Ponilêdiên, sinh sống bằng nương rẫy và săn bắn. Họ theo chế độ mẫu hệ, tin có Thượng Đế, cùng nhiều thần trong vũ trụ. Tháng 10.1959, một phòng học nhỏ được xây cất tại Gia Lê. Thời gian 1960-1965, chiến tranh bùng phát, một số đông gia đình được dời về Phước Lương nằm trên tỉnh lộ gần nhà thờ Đồng Dài. Sau bao cố gắng giới thiệu Chúa cho anh em sắc tộc, năm 1962 niềm vui tràn đầy đến với các tu sĩ Phanxicô với hoa trái dâng Chúa, người đầu tiên được rửa tội là Maria Ha Hiên, tiếp đến là hai gia đình của Ma Yên và A Giá.
Một nhà nguyện nhỏ được dựng lên tại Phước Lương, Diên Phước. Tiếp đó, 12 gia đình được được rửa tội tại Suối Dầu và một nhà nguyện nhỏ cũng được dựng nên tại vùng này. Đồng thời với việc truyền giáo, cha Corentin cùng anh em Phanxicô còn lập trạm xá, xây dựng đội ngũ giáo lý viên người dân tộc, dạy chữ Raglay, dạy cách chăn nuôi và trồng trọt, dạy chăm sóc con cái. Ngài còn có cả một công trình giá trị là cuốn từ điển Raglai - Việt - Pháp. Sau năm 1975, cha Corentin về lại tỉnh dòng ở Paris, xa đoàn chiên còn thơ dại. Ngài trao lại cho người anh em là cha Giuse Cup. Nguyễn Đình Ngọc đảm trách bao dự tính còn chưa thực hiện.
Tưởng chừng công cuộc truyền giáo phải dang dở, nhưng tình yêu luôn nảy sinh sáng kiến. Vì không thể đến các làng như xưa, nên từ tháng 5.1975, dòng Thánh Phanxicô về phụ trách mục vụ tại Đồng Dài. Khánh Vĩnh được xem như một giáo họ biệt lập của giáo xứ Đồng Dài, bổn mạng là Thánh Phanxicô Assisi. Nhà thờ Đồng Dài dành riêng hẳn một khu vực cho anh em dân tộc đi bộ từ núi xuống có thể nghỉ lại đêm để tham dự lễ Chúa Nhật. Khi hoàn cảnh dễ dàng hơn, hàng tuần, các thầy Phanxicô đánh xe đến các làng cách xa 30-40km đón giáo dân về Đồng Dài dự lễ, học giáo lý, sinh hoạt theo lứa tuổi. Giáo họ chia ra 10 nhóm lớn để tiện cho việc sinh hoạt, tuy phân bố như vậy nhưng mỗi nhóm vẫn liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà thờ Đồng Dài dành lễ thứ 3 lúc 10g10 cho họ Khánh Vĩnh. Trước lễ có một giờ học giáo lý riêng cho 3 lớp: Người có gia đình, lớp thanh thiếu niên và lớp thiếu nhi (từ năm 2000 được các nữ tu dòng Khiết Tâm đến giúp mỗi tuần). Những năm gần đây, vào dịp hè tháng 7-8, còn có 3 giáo lý: hợp thức hóa, xưng tội rước lễ lần đầu và Thêm sức do các chủng sinh Lâm Bích được Tòa Giám Mục gởi lên thực tập đứng lớp.
Công cuộc khai thông thành lập Giáo Hội tại chỗ
Những cố gắng âm thầm của các cha các thầy Phanxicô như những nhánh rễ sâu cắm thẳng xuống đất khô cằn và lan tỏa để giữ vững cây niềm tin của anh em dân tộc. Thiên Chúa không phụ lòng người, thời điểm chín mùi đã đến. Ngày đầu năm 01.01.2006, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh bắt đầu chức vụ Giám mục Phó giáo phận Nha Trang. Trong những trách nhiệm được Đức Cha chánh Phaolô Nguyễn Văn Hòa giao phó, việc đẩy mạnh tiến trình truyền giáo tại Khánh Vĩnh là mối quan tâm hàng đầu của ngài. Đáp lại khát khao của giáo dân, vượt qua bao khó khăn về thủ tục hành chính, trên mảnh “đất vườn chanh” cũng gọi là “đất ông Chín” thuộc xã Sông Cầu, đêm 24.12.2006, thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh đầu tiên trên vùng đất Khánh Vĩnh được cử hành và đích thân Đức Cha Giuse đến thăm giáo dân. Biến cố này đánh dấu một bước ngoặt lớn cho công cuộc truyền giáo tại chỗ. Và trong 3 năm tiếp theo từ 2007-2009, thánh lễ Giáng Sinh đều được cử hành tại đây do chính Đức Cha Giuse chủ sự.
Tiến thêm một bước nữa, từ năm 2010, thánh lễ Giáng Sinh được tổ chức tại tổ 3 thị trấn Khánh Vĩnh, dưới chân dốc Ameo, đây là thửa đất giáo phận Nha Trang đã mua từ năm 2007 để chuẩn bị xây nhà thờ. Trong đêm lễ Giáng Sinh 2014, Đức Cha Giuse hân hoan xác tín với hơn 2 ngàn giáo dân dự lễ: “Với ơn Chúa và lời cầu nguyện thiết tha cùng những hy sinh của cha, của chúng con và toàn thể giáo phận, Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh sang năm (2015), cha con chúng ta sẽ dâng lễ trong ngôi thánh đường giáo xứ Khánh Vĩnh thay cho mái che tạm này”. Điều đó đã thành sự thật, ngày 10.3.2015, Đức Cha đã chủ sự lễ động thổ xây dựng nhà thờ Khánh Vĩnh.
Từ cửa nhà thờ nhìn ra khắp núi đồi, nắng ban trưa rực rỡ tôn thêm vẻ nổi bật của những bồn hoa muôn màu. Ama Quý bộc bạch, niềm vui tràn đầy nhưng nỗi lo lắng vẫn canh cánh bên lòng bởi nhiều lý do cho một giáo xứ mới lập: Về đời sống giáo dân, Khánh Vĩnh là một trong hai huyện nghèo nhất của tỉnh Khánh Hòa, làm sao để đời sống tinh thần và vật chất của người dân được phát triển. Thứ đến, dân số toàn huyện là 36.024 dân thì người Công Giáo chỉ có gần 4.000 người, trong đó có gần 1000 người Kinh và 3.000 người sắc tộc gồm nhóm đa số Raglai và các nhóm Koho, Radê và Tring sống trải rộng trên diện tích 1.165 km². Vậy làm cách nào để bà con đều có thể đến tham dự thánh lễ, lãnh nhận các bí tích và học hỏi giáo lý được ? Phải cần nhiều điều kiện thuận lợi và khá đông giáo lý viên cần cù, nhiệt huyết đến với các làng xã hẻo lánh rải rác trong khắp huyện. Khánh Vĩnh cần lắm lời cầu nguyện, sự hỗ trợ nhân lực và vật lực từ giáo phận và tất cả mọi người xa gần để giáo xứ mới này có thể phát triển toàn diện như những giáo xứ khác. Từ ngôi nhà thờ mới và việc được chủ chăn nâng Khánh Vĩnh lên thành giáo xứ, sẽ mở ra niềm hy vọng cho cánh đồng truyền giáo mênh mông trên miền cao với phong cảnh đẹp như tranh này. (theo cgvdt.vn)
Hồng Hương
Chú thích ảnh:
1: Nhà thờ Khánh Vĩnh
2: Cha Corentin Savary với giáo dân
3: Cha Corentin tại phòng học đầu tiên tại Gia Lê
4: Cha Ngọc và giáo dân tại Trung tâm Truyền giáo Đồng Dài
5: Đức Cha Giuse đặt viên đá đầu tiên
6: Cha Ngọc – Đức Cha Giuse – Cha Quý trong ngày khởi công xây dựng nhà thờ
7,8: Lễ Giáng sinh 2014 tại Khánh Vĩnh
Chuyến xe Đà Lạt - Nha Trang xuất bến đúng 6g00 đưa hành khách từ cao nguyên về với cát trắng biển xanh. Tôi nói với tài xế: “Anh nhớ cho em xuống đúng nhà thờ Khánh Vĩnh nha !”. Anh tài cười: “Yên tâm đi em, suốt lộ trình dài 120km từ Đà Lạt đến Nha Trang, xuyên qua huyện Khánh Vĩnh chỉ có duy nhất một ngôi nhà thờ thôi thì làm sao nhầm được”. Bác gái ngồi bên tôi ngạc nhiên: “Khánh Vĩnh có nhà thờ rồi sao! Tạ ơn Chúa sau nhiều năm mong đợi”.
Xem Hình
Xe vào địa phận tỉnh Khánh Hòa, đường quanh quanh khúc khuỷu đèo này nối tiếp đèo khác giữa màu xanh cây rừng. Thỉnh thoảng bên đường có làng người dân tộc ở. Khi đến cột mốc cách Nha Trang 35km thì nhà thờ Khánh Vĩnh thanh thoát hiện ra. Ama Quý đón tôi ngay tại cổng với nụ cười tỏa nắng (người Raglai gọi cha là ama, gọi mẹ là away).
Cha Giuse Nguyễn Xuân Quý, dòng Phanxicô - Ama Quý theo tiếng dân tộc - cha xứ tiên khởi, dắt tôi đi thăm các hạng mục nhà thờ đang trong giai đoạn cuối để kịp khánh thành và cung hiến vào ngày 14 tháng 12 sắp tới, cùng với việc làm phép tượng đài và đền thánh Mẹ Nhân Lành, nơi sẽ là trung tâm hành hương của giáo phận Nha Trang. Nhà thờ Khánh Vĩnh mang dáng dấp một “nhà rông cách điệu” nổi bật trên màu xanh của núi đồi chập chùng. Trong quần thể công trình gồm nhà thờ ở trung tâm còn có nhà xứ, nhà sinh hoạt, và nhà cộng đoàn của các nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ, cộng đoàn Anh Em Dòng Thánh Phanxicô nằm bên phải.
Bên ly nước mía ngọt lịm của quán lá đối diện nhà thờ, cha Quý đã kể cho tôi nghe về hành trình dài 60 năm các tu sĩ áo nâu truyền giáo cho bà con dân tộc tại Khánh Vĩnh do chính các Đức Giám Mục Nha Trang giao phó.
Giai đoạn truyền giáo khởi sắc
Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở cực Tây tỉnh Khánh Hòa, diện tích 1.165 km² với dân số là 36.024 người gồm 15 dân tộc thiểu số cùng chung sống (thống kê của huyện năm 2014). Người dân đa phần sinh sống bằng nương rẫy như cây lương thực lúa, ngô; cây công nghiệp như mía, khoai mì, cây keo nguyên liệu giấy. Một số ít thì chăn nuôi bò, lợn và gia cầm.
Ngay trước khi giáo phận Nha Trang được thành lập (1957), với nhiệt tâm truyền giáo, các cha xứ Hà Dừa - Đồng Hộ - Đồng Dài đã có những tiếp xúc đầu tiên với nhóm anh em Raglai trong vùng. Thời gian cố Donatien Béliard Phước làm quản xứ Đồng Dài - Đất Sét, ngài đã có những liên lạc mật thiết hơn qua những chăm sóc thuốc men và đầu tư cung cấp trâu bò giúp đồng bào dân tộc vùng Bến Khế nhằm phát triển đời sống. Ngày 05.7.1957, giáo phận Nha Trang được chính thức thành lập, với Đức Cha tiên khởi Marcel Piquet Lợi (MEP), công cuộc truyền giáo cho anh em dân tộc càng được chú trọng hơn.
Năm 1958, linh mục Corentin Savary (dòng Thánh Phanxicô hiện còn sống tại Pháp) cùng một viên chức người Pháp thực hiện một chuyến đi dọc theo sông Cái đến thượng nguồn vùng Sơn Thái ngày nay. Tại đây, họ bắt gặp nhiều sắc tộc sinh sống, phần đông dân làng là người Raglai và K’hor (và một ít người Tring, Chu Ru và Rhade), từ đó nảy sinh sứ vụ đến với các dân tộc thiểu số thuộc vùng Tây Bắc Khánh Hòa (nay là huyện Khánh Vĩnh). Sứ vụ này đã được Đức Cha Marcel Piquet Lợi và Hội dòng Phanxicô chuẩn nhận trong văn thư chính thức ký ngày 16.2.1960, ủy thác công cuộc truyền giáo cho anh em sắc tộc vùng Khánh Vĩnh, Ba Ngòi và Khánh Dương trong giáo phận Nha Trang cho dòng Thánh Phanxicô.
Từ đây, khắp vùng núi đồi Khánh Vĩnh ít nhiều đều in dấu chân của các tu sĩ mang màu áo nâu, màu của đất mẹ. Được giáo phận và chính quyền hỗ trợ, cùng với một số anh em tu sĩ trong dòng, cha Corentin đã dấn thân thực sự đến với bà con dân tộc. Dân bản địa Raglai thuộc nhóm Malayô – Ponilêdiên, sinh sống bằng nương rẫy và săn bắn. Họ theo chế độ mẫu hệ, tin có Thượng Đế, cùng nhiều thần trong vũ trụ. Tháng 10.1959, một phòng học nhỏ được xây cất tại Gia Lê. Thời gian 1960-1965, chiến tranh bùng phát, một số đông gia đình được dời về Phước Lương nằm trên tỉnh lộ gần nhà thờ Đồng Dài. Sau bao cố gắng giới thiệu Chúa cho anh em sắc tộc, năm 1962 niềm vui tràn đầy đến với các tu sĩ Phanxicô với hoa trái dâng Chúa, người đầu tiên được rửa tội là Maria Ha Hiên, tiếp đến là hai gia đình của Ma Yên và A Giá.
Một nhà nguyện nhỏ được dựng lên tại Phước Lương, Diên Phước. Tiếp đó, 12 gia đình được được rửa tội tại Suối Dầu và một nhà nguyện nhỏ cũng được dựng nên tại vùng này. Đồng thời với việc truyền giáo, cha Corentin cùng anh em Phanxicô còn lập trạm xá, xây dựng đội ngũ giáo lý viên người dân tộc, dạy chữ Raglay, dạy cách chăn nuôi và trồng trọt, dạy chăm sóc con cái. Ngài còn có cả một công trình giá trị là cuốn từ điển Raglai - Việt - Pháp. Sau năm 1975, cha Corentin về lại tỉnh dòng ở Paris, xa đoàn chiên còn thơ dại. Ngài trao lại cho người anh em là cha Giuse Cup. Nguyễn Đình Ngọc đảm trách bao dự tính còn chưa thực hiện.
Tưởng chừng công cuộc truyền giáo phải dang dở, nhưng tình yêu luôn nảy sinh sáng kiến. Vì không thể đến các làng như xưa, nên từ tháng 5.1975, dòng Thánh Phanxicô về phụ trách mục vụ tại Đồng Dài. Khánh Vĩnh được xem như một giáo họ biệt lập của giáo xứ Đồng Dài, bổn mạng là Thánh Phanxicô Assisi. Nhà thờ Đồng Dài dành riêng hẳn một khu vực cho anh em dân tộc đi bộ từ núi xuống có thể nghỉ lại đêm để tham dự lễ Chúa Nhật. Khi hoàn cảnh dễ dàng hơn, hàng tuần, các thầy Phanxicô đánh xe đến các làng cách xa 30-40km đón giáo dân về Đồng Dài dự lễ, học giáo lý, sinh hoạt theo lứa tuổi. Giáo họ chia ra 10 nhóm lớn để tiện cho việc sinh hoạt, tuy phân bố như vậy nhưng mỗi nhóm vẫn liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà thờ Đồng Dài dành lễ thứ 3 lúc 10g10 cho họ Khánh Vĩnh. Trước lễ có một giờ học giáo lý riêng cho 3 lớp: Người có gia đình, lớp thanh thiếu niên và lớp thiếu nhi (từ năm 2000 được các nữ tu dòng Khiết Tâm đến giúp mỗi tuần). Những năm gần đây, vào dịp hè tháng 7-8, còn có 3 giáo lý: hợp thức hóa, xưng tội rước lễ lần đầu và Thêm sức do các chủng sinh Lâm Bích được Tòa Giám Mục gởi lên thực tập đứng lớp.
Công cuộc khai thông thành lập Giáo Hội tại chỗ
Những cố gắng âm thầm của các cha các thầy Phanxicô như những nhánh rễ sâu cắm thẳng xuống đất khô cằn và lan tỏa để giữ vững cây niềm tin của anh em dân tộc. Thiên Chúa không phụ lòng người, thời điểm chín mùi đã đến. Ngày đầu năm 01.01.2006, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh bắt đầu chức vụ Giám mục Phó giáo phận Nha Trang. Trong những trách nhiệm được Đức Cha chánh Phaolô Nguyễn Văn Hòa giao phó, việc đẩy mạnh tiến trình truyền giáo tại Khánh Vĩnh là mối quan tâm hàng đầu của ngài. Đáp lại khát khao của giáo dân, vượt qua bao khó khăn về thủ tục hành chính, trên mảnh “đất vườn chanh” cũng gọi là “đất ông Chín” thuộc xã Sông Cầu, đêm 24.12.2006, thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh đầu tiên trên vùng đất Khánh Vĩnh được cử hành và đích thân Đức Cha Giuse đến thăm giáo dân. Biến cố này đánh dấu một bước ngoặt lớn cho công cuộc truyền giáo tại chỗ. Và trong 3 năm tiếp theo từ 2007-2009, thánh lễ Giáng Sinh đều được cử hành tại đây do chính Đức Cha Giuse chủ sự.
Tiến thêm một bước nữa, từ năm 2010, thánh lễ Giáng Sinh được tổ chức tại tổ 3 thị trấn Khánh Vĩnh, dưới chân dốc Ameo, đây là thửa đất giáo phận Nha Trang đã mua từ năm 2007 để chuẩn bị xây nhà thờ. Trong đêm lễ Giáng Sinh 2014, Đức Cha Giuse hân hoan xác tín với hơn 2 ngàn giáo dân dự lễ: “Với ơn Chúa và lời cầu nguyện thiết tha cùng những hy sinh của cha, của chúng con và toàn thể giáo phận, Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh sang năm (2015), cha con chúng ta sẽ dâng lễ trong ngôi thánh đường giáo xứ Khánh Vĩnh thay cho mái che tạm này”. Điều đó đã thành sự thật, ngày 10.3.2015, Đức Cha đã chủ sự lễ động thổ xây dựng nhà thờ Khánh Vĩnh.
Từ cửa nhà thờ nhìn ra khắp núi đồi, nắng ban trưa rực rỡ tôn thêm vẻ nổi bật của những bồn hoa muôn màu. Ama Quý bộc bạch, niềm vui tràn đầy nhưng nỗi lo lắng vẫn canh cánh bên lòng bởi nhiều lý do cho một giáo xứ mới lập: Về đời sống giáo dân, Khánh Vĩnh là một trong hai huyện nghèo nhất của tỉnh Khánh Hòa, làm sao để đời sống tinh thần và vật chất của người dân được phát triển. Thứ đến, dân số toàn huyện là 36.024 dân thì người Công Giáo chỉ có gần 4.000 người, trong đó có gần 1000 người Kinh và 3.000 người sắc tộc gồm nhóm đa số Raglai và các nhóm Koho, Radê và Tring sống trải rộng trên diện tích 1.165 km². Vậy làm cách nào để bà con đều có thể đến tham dự thánh lễ, lãnh nhận các bí tích và học hỏi giáo lý được ? Phải cần nhiều điều kiện thuận lợi và khá đông giáo lý viên cần cù, nhiệt huyết đến với các làng xã hẻo lánh rải rác trong khắp huyện. Khánh Vĩnh cần lắm lời cầu nguyện, sự hỗ trợ nhân lực và vật lực từ giáo phận và tất cả mọi người xa gần để giáo xứ mới này có thể phát triển toàn diện như những giáo xứ khác. Từ ngôi nhà thờ mới và việc được chủ chăn nâng Khánh Vĩnh lên thành giáo xứ, sẽ mở ra niềm hy vọng cho cánh đồng truyền giáo mênh mông trên miền cao với phong cảnh đẹp như tranh này. (theo cgvdt.vn)
Hồng Hương
Chú thích ảnh:
1: Nhà thờ Khánh Vĩnh
2: Cha Corentin Savary với giáo dân
3: Cha Corentin tại phòng học đầu tiên tại Gia Lê
4: Cha Ngọc và giáo dân tại Trung tâm Truyền giáo Đồng Dài
5: Đức Cha Giuse đặt viên đá đầu tiên
6: Cha Ngọc – Đức Cha Giuse – Cha Quý trong ngày khởi công xây dựng nhà thờ
7,8: Lễ Giáng sinh 2014 tại Khánh Vĩnh
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khủng bố, chống khủng bố và khủng bố đồng bào
Hà Minh Thảo
16:43 30/11/2015
KHỦNG BỐ, CHỐNG KHỦNG BỐ VÀ KHỦNG BỐ ĐỒNG BÀO 2
B./ Phương tiện kinh tài.
Vì tự nhận là một cường quốc, IS buộc phải có một loại tiền riêng và mạnh. Hè năm 2015, tổ chức khủng bố này đã phát hành chính thức đồng ‘dinar vàng’, được đúc từ vàng thật. Sự kiện này cho thấy IS đang muốn gây chiến tiền tệ chống lại tờ ‘US dollar xanh’, và thiết lập một trật tự tiền tệ mới trong thế giới Hồi giáo. Báo Les Echos ngày 19.11.2015 cho rằng IS đúc tiền để củng cố tầm ảnh hưởng của mình. IS thay thế các đồng livre Syria và dinar Iraq để gia tăng ảnh hưởng trên những vùng lãnh thổ chiếm đóng và để lại một ‘dấu ấn không thể phai mờ’. Đây là đồng tiền được lưu hành hồi thế kỷ VII, thời Quốc vương Hồi giáo đệ tam Abd Al Malik, vị Vua đầu tiên đúc tiền có in hình mình với các câu kinh Coran.
Hệ thống tiền tệ IS bao gồm : 2 loại đồng vàng 1 dinar (4,25 grammes vàng, tương đương với 164 mỹ kim) và 5 dinars (820 mỹ kim) ; 3 đồng xu bạc – 1,5 và 10 dirhams và cuối cùng là những xu bằng đồng. Tất cả các loại đồng tiền này đều được thể hiện bằng những biểu tượng rất rõ ràng : một bản đồ thế giới, vùng cai trị tương lai của ISSL, một tháp thánh đường Al Aqsa tại Jerusalem, một trong những mục tiêu chinh phục thành phố Thánh quan trọng nhất của họ.
Khi chiếm thành phố Mossoul (Iraq) tháng 6/2014 đã giúp IS sở hữu được một khối lượng lớn tiền mặt và vàng dự trữ trong ngân khố Iraq, ước tính trị giá 425 triệu mỹ kim. Trên thực tế, IS đã dự tính đúc tiền riêng trước đó một năm. Theo dự đoán, chi phí để đúc đồng tiền mới này ước tính khoảng 100 triệu bảng Anh và, có thể, thiết bị dùng để đúc tiền đã xuất xứ từ Vương quốc Anh.
C./ Nguồn thu nhập IS thật đa dạng hóa.
Để đúc tiền và điều hành Nhà nước Hồi giáo, IS cần phải có rất nhiều tiền. Ngoài việc chiếm được từ ngân hàng trung ương Iraq ở Mossoul, IS phải còn có rất nhiều nguồn thu khác :
1. Dầu thô. Các vựa dầu thô bị IS chiếm ở Syria và Iraq là nguồn thu tiền chính của IS. Dù Hoa kỳ và các nước đồng minh có vẻ dễ ngăn chặn việc xuất cảng dầu thô từ các lãnh thổ bị IS chiếm đóng, việc kiểm soát thị trường đen lại khó khăn hơn. IS chiếm gần hết dầu từ những mỏ dầu nhỏ và trung bình, sau đó dùng xe tải chở sang biên giới Thổ nhĩ kỳ. Tại đây các bên mua bán trao đổi hoặc đấu thầu, một cách bất hợp pháp, nên giá bán giảm. Theo Boston Globe, một số lái buôn còn bán lại dầu từ IS cho chính chế độ Tổng thống al-Assad tại Syria. Từ khi Mỹ và các nước tham chiến không kích vào các khu vực khai thác dầu và khí đốt, nguồn thu lợi này đã bắt đầu giảm. Cho đến tháng 10/2014, các nước này đã phá hủy lối một nửa cơ sở sản xuất dầu của IS. Họ cũng cố gắng định vị và nhắm vào những kẻ môi giới dầu thô, và khuyến nghị Thổ nhĩ kỳ thắt chặt kiểm soát biên giới để ngăn chặn buôn lậu. Với 8 điểm khai thác dầu tại Iraq và Syria, theo ước tính của Daveed Gartenstein-Ross, một chuyên gia về tài chính thuộc Foudation for Defense of Democraties tại Washington : với mức bán 30-40 mỹ kim/thùng dầu thô, thì mỗi ngày IS thu về từ 1 đến 2 triệu mỹ kim.
2. Thu thuế. IS kiểm soát trên lãnh thổ với diện tích rộng lớn, nên chúng có quyền đánh thuế trên mọi người dân sống tại khu vực đó. Ngoài những loại thuế thông thường, một số loại khác còn đau hơn là ‘tra tấn’, như thuế thân đánh trên những người không phải Hồi giáo. Thomson Reuters dự tính hệ thống đánh thuế này thu về hơn 360 triệu mỹ kim hàng năm cho IS. Có thể mô tả Syria, hay Iraq tồn tại ‘2 chế độ’ khi các chiến binh IS, và gia đình chúng hưởng thụ miễn phí mọi dịch vụ về nhà cửa, y tế, trong khi những người khác phải trả thuế rất nặng, một hình thức tống tiền như mafia để đổi lấy sự an toàn cho bản thân và gia đình. Thứ đến là nhờ vào việc thu do lịnh tịch biên gia sản của người dân (những người phải chạy trốn quân khủng bố hay tiền phạt vi phạm các quy định của tổ chức này) hoặc là cướp bóc các hàng cứu trợ từ các chính phủ Iraq và Syria.
3. Tiền chuộc bắt cóc. Theo báo cáo tháng 10/2014, Liên hiệp quốc dự tính IS thu về 35 - 45 triệu mỹ kim năm trước từ tiền chuộc bắt cóc. Hoa kỳ và Anh đã cố gắng hạn chế nguồn thu tiền này bằng cách ban hành quy định đây là một hành vi bất hợp pháp. Điều này có vẻ cứng rắn đối với nhiều gia đình có thân nhân bị bắt cóc, nhưng các Chính phủ khẳng định điều này sẽ khiến cho các tổ chức khủng bố từ bỏ có ý định bắt cóc người Mỹ và Anh. Tuy nhiên, IS cũng thu về một số tiền khổng lồ từ sự tàn ác này này tại chính Syria và Iraq. Ngoài ra, số thu còn do việc bán các thanh, thiếu nữ.
4. Buôn cổ vật. Tại các thành phố chiếm đóng, IS kiểm soát các viện Bảo tàng, khu Khảo cổ học chứa đầy những đồ cổ vô giá (tùy theo sở thích người mua hay sự khan hiếm của nó), bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, và lịch sử vô giá. Trong năm 2015, IS đã chiếm hơn 4.500 nơi lưu trữ văn hóa. Một số cổ vật không đáng giá bị phá hủy để phi tang, nhưng số khác đắc giá thì được đưa chui ra ngoài bán trời tại các chợ đen ở Thổ nhĩ kỳ và Jordan, nơi chưng bày hàng cổ dành cho các dân buôn đến từ Âu châu và các nước giàu khác. Đây có thể được coi là nguồn thu hàng nhì của IS, dự đoán đạt được 100 triệu mỹ kim/năm, trong thời gian đầu.
5. Cướp ngân hàng. Theo dự đoán, IS thu đoạt hơn 500 triệu mỹ kim từ các chi nhánh của khắp ngân hàng quốc doanh ở Bắc và Đông Iraq năm 2014. Một viên chức Mỹ nói với báo Guardian, trước thời Mosul, tổng tiền mặt và tài sản của IS là 875 triệu mỹ kim, nay đã lên đến 1,4 tỷ mỹ kim.
6. Tiền đóng góp. Ước tính IS nhận được lối 49 triệu mỹ kim từ các doanh nhân, triệu phú ở Saudi-Arabia, Qatar, Kuwait, các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất trong các năm 2013 và 2014 vì nỗi sợ hãi, hay oán hận đối với Iran và Syria. Sau khi cộng đồng quốc tế lên án các quốc gia về việc tài trợ khủng bố, nhà nước các quốc gia này đã hạn chế, nhưng vẫn còn thông qua các tổ chức từ thiện.
7. Bán nông sản. IS kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn, nằm dọc theo thung lũng sông Tigris và Euphrate, một vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Theo ước tính, mỗi năm IS thu được khoảng 200 triệu mỹ kim từ thu hoạch lúa mì và đại mạch, rồi bán tại chợ đen.
Báo Bloomberg ước tính một súng AK-47 bán chợ đen là 500 mỹ kim. Với số doanh thu khổng lồ nói trên, IS giàu nhất trong lịch sử loài người lo gì mà không có vũ khí gây án mạng khắp nơi và tận diệt các Kitô hữu ở Trung đông.
IV.- CẢNH SÁT TẤN CÔNG XÀO HUYỆT NHÓM KHỦNG BỐ.
Khi tấn công vào nhà hát Bataclan sáng sớm ngày 14.11.2015ù, cảnh sát đã tìm được một điện thoại di dộng của kẻ khủng bố vứt trong thùng rác. Phân tích dữ liệu trong điện thoại, trong đó có một tin nhắn phát lệnh hành động, cảnh sát đã xác định được địa điểm căn nhà ở Saint-Denis, phía Bắc Paris. Phối hợp với nguồn tin nói Abdelhamid Abaaoud, kẻ bị nghi đã lên kế hoạch tổ chức các vụ khủng bố đêm 13.11.2015, đang có mặt ở Pháp, lực lượng cảnh sát đã lập tức mở cuộc đột kích vào sáng sớm ngày 18.11.2015 và kết thúc 7 tiếng đồng hồ sau đó với mức độ khốc liệt chưa từng thấy. Cư dân địa phương cho biết những tên khủng bố đã chống cự mạnh mẽ, giao tranh kéo dài nhiếu giờ trước khi ngưng tiếng súng. Trong cuộc họp báo cùng ngày, Chưởng lý (Procureur de la République) Paris François Molins cho biết, lực lượng đặc nhiệm đã sử dụng tới 5.000 viên đạn và 86 quả lựu đạn trong vụ tấn công. Kết quả, có ít nhất 2 kẻ khủng bố cố thủ trong căn hộ đã thiệt mạng, cảnh sát bắt giữ 8 người. Danh tính các kẻ bị tạm giam không được công bố.
Hôm sau, ngày 19.11.2015, Chưởng lý Paris đã chính thức thông báo : Abdehamid Abaaoud quốc tịch Bỉ, bị tình nghi là đầu não của các vụ khủng bố tại Paris đã bị tiêu diệt trong cuộc tập kích của đặc nhiệm vào căn hộ ở Saint-Denis sáng sớm hôm qua. Anh ta vừa mới chính thức được nhận diện, sau khi đã so sánh, phân tích các mẫu xét nghiệm trên tử thi tại hiện trường.
Căn cứ vào các nguồn tin tình báo Âu châu, báo Mỹ Washington Post quả quyết Abaaoud nằm trong những kẻ bị tiêu diệt tại Saint-Denis ngày 18.11.2015. Ngoài ra, Abdeslam Sala, một nghi phạm tham gia các vụ khủng bố tại Paris đang được truy tìm gắt gao ở Pháp và Bỉ. Đồng thời, truyền thông Pháp dẫn các nguồn tin riêng cho biết nhóm khủng bố này đã lên kế hoạch tấn công khu La Défense và phi trường Charles de Gaulle.
Trong cuộc họp báo ngày 24.11.2015, Chưởng lý Paris François Molins xác nhận Abdelhamid Abaaoud đã dựng kế hoạch tấn công khu trung tâm thương mại và văn phòng La Défense, ở ngoại ô phía tây Paris. Hai kẻ khủng bố, Abaaoud và người đàn ông chết bên cạnh, đã dự định dùng bom tự sát vào ngày 18 hay 19.11.2015 tại nơi tọa lạc khu thương mại và văn phòng lớn nhất Âu Châu với khoảng 3.000 doanh nghiệp và có tới 180.000 nhân viên làm việc mỗi ngày. Tại đây, cũng có thưong xá ‘Quatre-Temps’ lớn nhất vùng Paris và luôn được coi là mục tiêu tấn công của khủng bố. Tuy nhân viên điều tra chưa tìm được danh tính kẻ khủng bố đã tự sát chết trong căn hộ khi cảnh sát tấn công tại Saint-Denis ngày 18.11.2015, nhưng có thể đây là kẻ khủng bố thứ ba đã xả súng vào các quán cà phê và nhà hàng ở Paris, cùng với Abdelhamid Abaaoud và Brahim Abdeslam. Ngày 13.11.2015, sau khi trực tiếp tham gia xả súng tại quận 10 và 11, Abdelhamid Abaaoud đã đến nhà hát Bataclan trong khi cảnh sát đang thanh toán các kẻ khủng bố khác đang cố thủ tại. Theo kết quả phân tích các cuộc nói chuyện điện thoại, Abaaoud cũng đã liên lạc với Bilal Hadfi, một trong ba kẻ khủng bố tại Stade de France.
Ngày 25.11.2015, Tư pháp Bỉ phát lệnh truy nã quốc tế đối với Mohamed Abrini, nghi phạm mới, đi cùng với Salah Abdeslam hai ngày trước loạt khủng bố tại Paris. Hắn được miêu tả là nguy hiểm và có thể mang vũ khí. Viện Chưởng lý Bỉ cho biết hình ảnh hai người này được máy chụp ảnh tự động tại một trạm xăng ở bắc Paris ghi lại, bên cạnh chiếc xe hơi được dùng trong các vụ tấn công. Nghi phạm sống sót duy nhất Salah Abdeslam đang lẩn trốn, vẫn bị cảnh sát truy nã gắt gao. Có thể hắn đã đến được Bruxelles nhờ sự trợ giúp của một người khác.
Ngày 27.11.2015, bản tin Reuters, trích tin điều tra cho biết, Abdelhamid Abaaoud đã lập kế hoạch khủng bố nhiều mục tiêu người Do Thái, trường học và hệ thống giao thông tại Pháp. Abaaoud lợi dụng làn sóng di dân hỗn loạn từ 2 tháng qua để đi từ Syria qua Hy lạp và nhập về Âu châu để hình thành các kế hoạch khủng bố tại Pháp.
V.- PHÁP TĂNG CHI PHÍ QUÂN SỰ VÀ OANH TẠC.
Ngày 16.11.2015, Tổng thống François Hollande đã đọc Diễn văn trước Lưỡng viện Lập pháp được triệu tập khẩn cấp đồng họp tại Điện Versailles. Tổng thống Pháp bày tỏ quyết tâm và nghị lực ‘tiêu diệt’ chứ ‘không chỉ ngăn chận’ Daech, tên tiếng Ả rập của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, đặt ‘thủ phủ’ ở Syria. Nước nầy đã trở thành ‘lò sản xuất khủng bố lớn nhất thế giới’ử đe dọa toàn cầu nhưng ‘cộng đồng quốc tế còn chia rẽ và thiếu nhất quán’ trong chiến lược đối phó. Do đó, cần phải ‘tấn công mạnh hơn’. Ông thông báo sẽ đi gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin để ‘kết hợp lực lượng’ tiến tới ‘một liên quân hùng hậu và duy nhất’ chống kẻ thù chung.
Ngoài ra, ông cũng tuyên bố tuyển dụng thêm 5.000 cảnh sát và hiến binh, 2.500 nhân viên trong lĩnh vực tư pháp và 1.000 công chức quan thuế. Ông hủy bỏ quyết định giải ngũ 9.200 quân nhân dự tính cho từ năm 2017 đến năm 2019. Ông tuyên bố chịu trách nhiệm về những kinh phí bổ sung trên vì vấn đề an ninh (pacte de sécurité) quan trọng hơn việc cân đối ngân sách (pacte de stabilité). Đây là một khoản kinh phí ngoài dự kiến, song vẫn nằm trong giới hạn cân đối ngân sách và không ảnh hưởng tới những cam kết của nước Pháp đối với Âu châu.
Tuy nhiên, hôm sau, qua France Inter, Thủ tướng Manuel Valls dự đoán Pháp sẽ không đạt được cam kết đạt mức thâm hụt ngân sách dưới 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2017 và Liên minh Âu châu ‘phải thông cảm điều này’ vì đây là một cuộc chiến liên quan tới Pháp, nhưng cũng liên quan tới toàn Âu châu’.
Ngay đêm 16.11.2015 Không quân Pháp đã cho các phi cơ Rafale và Mirage không kích ồ ạt vào Raqqa, thủ phủ IS tại Syria. Các phi cơ đã thả 20 quả bom xuống, phá hủy một cơ quan chỉ huy và một trại huấn luyện chiến binh IS. Pháp cũng sẽ cho hàng không mẫu hạm Charles-De-Gaulle tới vùng Vịnh. Với 24 phi cơ mang theo trên tàu sân bay này, năng lực oanh kích Pháp sẽ tăng lên gấp ba lần. Ngược lại, Pháp vẫn loại trừ khả năng tấn công bằng bộ binh.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
B./ Phương tiện kinh tài.
Vì tự nhận là một cường quốc, IS buộc phải có một loại tiền riêng và mạnh. Hè năm 2015, tổ chức khủng bố này đã phát hành chính thức đồng ‘dinar vàng’, được đúc từ vàng thật. Sự kiện này cho thấy IS đang muốn gây chiến tiền tệ chống lại tờ ‘US dollar xanh’, và thiết lập một trật tự tiền tệ mới trong thế giới Hồi giáo. Báo Les Echos ngày 19.11.2015 cho rằng IS đúc tiền để củng cố tầm ảnh hưởng của mình. IS thay thế các đồng livre Syria và dinar Iraq để gia tăng ảnh hưởng trên những vùng lãnh thổ chiếm đóng và để lại một ‘dấu ấn không thể phai mờ’. Đây là đồng tiền được lưu hành hồi thế kỷ VII, thời Quốc vương Hồi giáo đệ tam Abd Al Malik, vị Vua đầu tiên đúc tiền có in hình mình với các câu kinh Coran.
Hệ thống tiền tệ IS bao gồm : 2 loại đồng vàng 1 dinar (4,25 grammes vàng, tương đương với 164 mỹ kim) và 5 dinars (820 mỹ kim) ; 3 đồng xu bạc – 1,5 và 10 dirhams và cuối cùng là những xu bằng đồng. Tất cả các loại đồng tiền này đều được thể hiện bằng những biểu tượng rất rõ ràng : một bản đồ thế giới, vùng cai trị tương lai của ISSL, một tháp thánh đường Al Aqsa tại Jerusalem, một trong những mục tiêu chinh phục thành phố Thánh quan trọng nhất của họ.
Khi chiếm thành phố Mossoul (Iraq) tháng 6/2014 đã giúp IS sở hữu được một khối lượng lớn tiền mặt và vàng dự trữ trong ngân khố Iraq, ước tính trị giá 425 triệu mỹ kim. Trên thực tế, IS đã dự tính đúc tiền riêng trước đó một năm. Theo dự đoán, chi phí để đúc đồng tiền mới này ước tính khoảng 100 triệu bảng Anh và, có thể, thiết bị dùng để đúc tiền đã xuất xứ từ Vương quốc Anh.
C./ Nguồn thu nhập IS thật đa dạng hóa.
Để đúc tiền và điều hành Nhà nước Hồi giáo, IS cần phải có rất nhiều tiền. Ngoài việc chiếm được từ ngân hàng trung ương Iraq ở Mossoul, IS phải còn có rất nhiều nguồn thu khác :
1. Dầu thô. Các vựa dầu thô bị IS chiếm ở Syria và Iraq là nguồn thu tiền chính của IS. Dù Hoa kỳ và các nước đồng minh có vẻ dễ ngăn chặn việc xuất cảng dầu thô từ các lãnh thổ bị IS chiếm đóng, việc kiểm soát thị trường đen lại khó khăn hơn. IS chiếm gần hết dầu từ những mỏ dầu nhỏ và trung bình, sau đó dùng xe tải chở sang biên giới Thổ nhĩ kỳ. Tại đây các bên mua bán trao đổi hoặc đấu thầu, một cách bất hợp pháp, nên giá bán giảm. Theo Boston Globe, một số lái buôn còn bán lại dầu từ IS cho chính chế độ Tổng thống al-Assad tại Syria. Từ khi Mỹ và các nước tham chiến không kích vào các khu vực khai thác dầu và khí đốt, nguồn thu lợi này đã bắt đầu giảm. Cho đến tháng 10/2014, các nước này đã phá hủy lối một nửa cơ sở sản xuất dầu của IS. Họ cũng cố gắng định vị và nhắm vào những kẻ môi giới dầu thô, và khuyến nghị Thổ nhĩ kỳ thắt chặt kiểm soát biên giới để ngăn chặn buôn lậu. Với 8 điểm khai thác dầu tại Iraq và Syria, theo ước tính của Daveed Gartenstein-Ross, một chuyên gia về tài chính thuộc Foudation for Defense of Democraties tại Washington : với mức bán 30-40 mỹ kim/thùng dầu thô, thì mỗi ngày IS thu về từ 1 đến 2 triệu mỹ kim.
2. Thu thuế. IS kiểm soát trên lãnh thổ với diện tích rộng lớn, nên chúng có quyền đánh thuế trên mọi người dân sống tại khu vực đó. Ngoài những loại thuế thông thường, một số loại khác còn đau hơn là ‘tra tấn’, như thuế thân đánh trên những người không phải Hồi giáo. Thomson Reuters dự tính hệ thống đánh thuế này thu về hơn 360 triệu mỹ kim hàng năm cho IS. Có thể mô tả Syria, hay Iraq tồn tại ‘2 chế độ’ khi các chiến binh IS, và gia đình chúng hưởng thụ miễn phí mọi dịch vụ về nhà cửa, y tế, trong khi những người khác phải trả thuế rất nặng, một hình thức tống tiền như mafia để đổi lấy sự an toàn cho bản thân và gia đình. Thứ đến là nhờ vào việc thu do lịnh tịch biên gia sản của người dân (những người phải chạy trốn quân khủng bố hay tiền phạt vi phạm các quy định của tổ chức này) hoặc là cướp bóc các hàng cứu trợ từ các chính phủ Iraq và Syria.
3. Tiền chuộc bắt cóc. Theo báo cáo tháng 10/2014, Liên hiệp quốc dự tính IS thu về 35 - 45 triệu mỹ kim năm trước từ tiền chuộc bắt cóc. Hoa kỳ và Anh đã cố gắng hạn chế nguồn thu tiền này bằng cách ban hành quy định đây là một hành vi bất hợp pháp. Điều này có vẻ cứng rắn đối với nhiều gia đình có thân nhân bị bắt cóc, nhưng các Chính phủ khẳng định điều này sẽ khiến cho các tổ chức khủng bố từ bỏ có ý định bắt cóc người Mỹ và Anh. Tuy nhiên, IS cũng thu về một số tiền khổng lồ từ sự tàn ác này này tại chính Syria và Iraq. Ngoài ra, số thu còn do việc bán các thanh, thiếu nữ.
4. Buôn cổ vật. Tại các thành phố chiếm đóng, IS kiểm soát các viện Bảo tàng, khu Khảo cổ học chứa đầy những đồ cổ vô giá (tùy theo sở thích người mua hay sự khan hiếm của nó), bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, và lịch sử vô giá. Trong năm 2015, IS đã chiếm hơn 4.500 nơi lưu trữ văn hóa. Một số cổ vật không đáng giá bị phá hủy để phi tang, nhưng số khác đắc giá thì được đưa chui ra ngoài bán trời tại các chợ đen ở Thổ nhĩ kỳ và Jordan, nơi chưng bày hàng cổ dành cho các dân buôn đến từ Âu châu và các nước giàu khác. Đây có thể được coi là nguồn thu hàng nhì của IS, dự đoán đạt được 100 triệu mỹ kim/năm, trong thời gian đầu.
5. Cướp ngân hàng. Theo dự đoán, IS thu đoạt hơn 500 triệu mỹ kim từ các chi nhánh của khắp ngân hàng quốc doanh ở Bắc và Đông Iraq năm 2014. Một viên chức Mỹ nói với báo Guardian, trước thời Mosul, tổng tiền mặt và tài sản của IS là 875 triệu mỹ kim, nay đã lên đến 1,4 tỷ mỹ kim.
6. Tiền đóng góp. Ước tính IS nhận được lối 49 triệu mỹ kim từ các doanh nhân, triệu phú ở Saudi-Arabia, Qatar, Kuwait, các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất trong các năm 2013 và 2014 vì nỗi sợ hãi, hay oán hận đối với Iran và Syria. Sau khi cộng đồng quốc tế lên án các quốc gia về việc tài trợ khủng bố, nhà nước các quốc gia này đã hạn chế, nhưng vẫn còn thông qua các tổ chức từ thiện.
7. Bán nông sản. IS kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn, nằm dọc theo thung lũng sông Tigris và Euphrate, một vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Theo ước tính, mỗi năm IS thu được khoảng 200 triệu mỹ kim từ thu hoạch lúa mì và đại mạch, rồi bán tại chợ đen.
Báo Bloomberg ước tính một súng AK-47 bán chợ đen là 500 mỹ kim. Với số doanh thu khổng lồ nói trên, IS giàu nhất trong lịch sử loài người lo gì mà không có vũ khí gây án mạng khắp nơi và tận diệt các Kitô hữu ở Trung đông.
IV.- CẢNH SÁT TẤN CÔNG XÀO HUYỆT NHÓM KHỦNG BỐ.
Khi tấn công vào nhà hát Bataclan sáng sớm ngày 14.11.2015ù, cảnh sát đã tìm được một điện thoại di dộng của kẻ khủng bố vứt trong thùng rác. Phân tích dữ liệu trong điện thoại, trong đó có một tin nhắn phát lệnh hành động, cảnh sát đã xác định được địa điểm căn nhà ở Saint-Denis, phía Bắc Paris. Phối hợp với nguồn tin nói Abdelhamid Abaaoud, kẻ bị nghi đã lên kế hoạch tổ chức các vụ khủng bố đêm 13.11.2015, đang có mặt ở Pháp, lực lượng cảnh sát đã lập tức mở cuộc đột kích vào sáng sớm ngày 18.11.2015 và kết thúc 7 tiếng đồng hồ sau đó với mức độ khốc liệt chưa từng thấy. Cư dân địa phương cho biết những tên khủng bố đã chống cự mạnh mẽ, giao tranh kéo dài nhiếu giờ trước khi ngưng tiếng súng. Trong cuộc họp báo cùng ngày, Chưởng lý (Procureur de la République) Paris François Molins cho biết, lực lượng đặc nhiệm đã sử dụng tới 5.000 viên đạn và 86 quả lựu đạn trong vụ tấn công. Kết quả, có ít nhất 2 kẻ khủng bố cố thủ trong căn hộ đã thiệt mạng, cảnh sát bắt giữ 8 người. Danh tính các kẻ bị tạm giam không được công bố.
Hôm sau, ngày 19.11.2015, Chưởng lý Paris đã chính thức thông báo : Abdehamid Abaaoud quốc tịch Bỉ, bị tình nghi là đầu não của các vụ khủng bố tại Paris đã bị tiêu diệt trong cuộc tập kích của đặc nhiệm vào căn hộ ở Saint-Denis sáng sớm hôm qua. Anh ta vừa mới chính thức được nhận diện, sau khi đã so sánh, phân tích các mẫu xét nghiệm trên tử thi tại hiện trường.
Căn cứ vào các nguồn tin tình báo Âu châu, báo Mỹ Washington Post quả quyết Abaaoud nằm trong những kẻ bị tiêu diệt tại Saint-Denis ngày 18.11.2015. Ngoài ra, Abdeslam Sala, một nghi phạm tham gia các vụ khủng bố tại Paris đang được truy tìm gắt gao ở Pháp và Bỉ. Đồng thời, truyền thông Pháp dẫn các nguồn tin riêng cho biết nhóm khủng bố này đã lên kế hoạch tấn công khu La Défense và phi trường Charles de Gaulle.
Trong cuộc họp báo ngày 24.11.2015, Chưởng lý Paris François Molins xác nhận Abdelhamid Abaaoud đã dựng kế hoạch tấn công khu trung tâm thương mại và văn phòng La Défense, ở ngoại ô phía tây Paris. Hai kẻ khủng bố, Abaaoud và người đàn ông chết bên cạnh, đã dự định dùng bom tự sát vào ngày 18 hay 19.11.2015 tại nơi tọa lạc khu thương mại và văn phòng lớn nhất Âu Châu với khoảng 3.000 doanh nghiệp và có tới 180.000 nhân viên làm việc mỗi ngày. Tại đây, cũng có thưong xá ‘Quatre-Temps’ lớn nhất vùng Paris và luôn được coi là mục tiêu tấn công của khủng bố. Tuy nhân viên điều tra chưa tìm được danh tính kẻ khủng bố đã tự sát chết trong căn hộ khi cảnh sát tấn công tại Saint-Denis ngày 18.11.2015, nhưng có thể đây là kẻ khủng bố thứ ba đã xả súng vào các quán cà phê và nhà hàng ở Paris, cùng với Abdelhamid Abaaoud và Brahim Abdeslam. Ngày 13.11.2015, sau khi trực tiếp tham gia xả súng tại quận 10 và 11, Abdelhamid Abaaoud đã đến nhà hát Bataclan trong khi cảnh sát đang thanh toán các kẻ khủng bố khác đang cố thủ tại. Theo kết quả phân tích các cuộc nói chuyện điện thoại, Abaaoud cũng đã liên lạc với Bilal Hadfi, một trong ba kẻ khủng bố tại Stade de France.
Ngày 25.11.2015, Tư pháp Bỉ phát lệnh truy nã quốc tế đối với Mohamed Abrini, nghi phạm mới, đi cùng với Salah Abdeslam hai ngày trước loạt khủng bố tại Paris. Hắn được miêu tả là nguy hiểm và có thể mang vũ khí. Viện Chưởng lý Bỉ cho biết hình ảnh hai người này được máy chụp ảnh tự động tại một trạm xăng ở bắc Paris ghi lại, bên cạnh chiếc xe hơi được dùng trong các vụ tấn công. Nghi phạm sống sót duy nhất Salah Abdeslam đang lẩn trốn, vẫn bị cảnh sát truy nã gắt gao. Có thể hắn đã đến được Bruxelles nhờ sự trợ giúp của một người khác.
Ngày 27.11.2015, bản tin Reuters, trích tin điều tra cho biết, Abdelhamid Abaaoud đã lập kế hoạch khủng bố nhiều mục tiêu người Do Thái, trường học và hệ thống giao thông tại Pháp. Abaaoud lợi dụng làn sóng di dân hỗn loạn từ 2 tháng qua để đi từ Syria qua Hy lạp và nhập về Âu châu để hình thành các kế hoạch khủng bố tại Pháp.
V.- PHÁP TĂNG CHI PHÍ QUÂN SỰ VÀ OANH TẠC.
Ngày 16.11.2015, Tổng thống François Hollande đã đọc Diễn văn trước Lưỡng viện Lập pháp được triệu tập khẩn cấp đồng họp tại Điện Versailles. Tổng thống Pháp bày tỏ quyết tâm và nghị lực ‘tiêu diệt’ chứ ‘không chỉ ngăn chận’ Daech, tên tiếng Ả rập của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, đặt ‘thủ phủ’ ở Syria. Nước nầy đã trở thành ‘lò sản xuất khủng bố lớn nhất thế giới’ử đe dọa toàn cầu nhưng ‘cộng đồng quốc tế còn chia rẽ và thiếu nhất quán’ trong chiến lược đối phó. Do đó, cần phải ‘tấn công mạnh hơn’. Ông thông báo sẽ đi gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin để ‘kết hợp lực lượng’ tiến tới ‘một liên quân hùng hậu và duy nhất’ chống kẻ thù chung.
Ngoài ra, ông cũng tuyên bố tuyển dụng thêm 5.000 cảnh sát và hiến binh, 2.500 nhân viên trong lĩnh vực tư pháp và 1.000 công chức quan thuế. Ông hủy bỏ quyết định giải ngũ 9.200 quân nhân dự tính cho từ năm 2017 đến năm 2019. Ông tuyên bố chịu trách nhiệm về những kinh phí bổ sung trên vì vấn đề an ninh (pacte de sécurité) quan trọng hơn việc cân đối ngân sách (pacte de stabilité). Đây là một khoản kinh phí ngoài dự kiến, song vẫn nằm trong giới hạn cân đối ngân sách và không ảnh hưởng tới những cam kết của nước Pháp đối với Âu châu.
Tuy nhiên, hôm sau, qua France Inter, Thủ tướng Manuel Valls dự đoán Pháp sẽ không đạt được cam kết đạt mức thâm hụt ngân sách dưới 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2017 và Liên minh Âu châu ‘phải thông cảm điều này’ vì đây là một cuộc chiến liên quan tới Pháp, nhưng cũng liên quan tới toàn Âu châu’.
Ngay đêm 16.11.2015 Không quân Pháp đã cho các phi cơ Rafale và Mirage không kích ồ ạt vào Raqqa, thủ phủ IS tại Syria. Các phi cơ đã thả 20 quả bom xuống, phá hủy một cơ quan chỉ huy và một trại huấn luyện chiến binh IS. Pháp cũng sẽ cho hàng không mẫu hạm Charles-De-Gaulle tới vùng Vịnh. Với 24 phi cơ mang theo trên tàu sân bay này, năng lực oanh kích Pháp sẽ tăng lên gấp ba lần. Ngược lại, Pháp vẫn loại trừ khả năng tấn công bằng bộ binh.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bữa No
Lê Trị
21:39 30/11/2015
Ảnh của Lê Trị
Kìa chim trời, chúng không gieo, không gặt
Cha trên trời vẫn nuôi chúng đầy no.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
VietCatholic TV
Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên đã được mở tại Bangui
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:19 30/11/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Năm Thánh sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 12 tới đây nhưng Đức Thánh Cha đã muốn mở cửa Năm Thánh tại ngôi giáo đường này trước vì một biến cố bi thảm đã diễn ra tại đây.
Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em.
Ngay chính tại ngôi nhà thờ mà quý vị và anh chị em thấy đây lúc 3h chiều ngày 7 tháng 7 năm 2014, tức là chỉ mới hơn một năm, 4 tháng trước đây, quân khủng bố Hồi Giáo Seneka đã tấn công vào ngôi nhà thờ này nơi đang có 6000 dân thường tạm trú. Chúng tàn sát hàng trăm người trong khuôn viên nhà thờ, và cả những người đã chạy vào trú ẩn bên trong ngôi thánh đường này.
Trong nghi thức mở cửa Thánh, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người cầu nguyện cho hòa bình tại xứ sở này và tại mọi quốc gia đang khốn khổ vì chiến tranh và tranh chấp. Khi ngài vừa mở toang hai cánh cửa bằng gỗ, cộng đoàn đã vỗ tay vang dội và ca hát tưng bừng trước khi Đức Giáo Hoàng bắt đầu cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng.
Trong bài giảng trong Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng nói về ơn gọi Kitô hữu là yêu thương kẻ thù của chúng ta, điều này bảo vệ chúng ta "khỏi chước cám dỗ tìm cách trả thù và khỏi vòng xoắn ốc của những cuộc trả thù trả oán bất tận."
Đức Thánh Cha nói: (Bản dịch của Vũ Văn An)
Vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng năm nay, mùa phụng vụ của hân hoan mong chờ Đấng Cứu Rỗi và là biểu tượng của niềm hy vọng Kitô Giáo, Thiên Chúa đã đem tôi tới đây giữa anh chị em, tại lãnh thổ này, trong khi Giáo Hội hoàn vũ đang chuẩn bị mở Năm Thánh Thương Xót. Tôi đặc biệt vui mừng thấy chuyến viếng thăm mục vụ của tôi trùng với việc mở Năm Thánh ở xứ sở của anh chị em. Từ ngôi nhà thờ chính tòa này, tôi hết tâm hết trí và với tình âu yếm lớn lao vươn tới mọi linh mục, mọi tu sĩ nam nữ, mọi nhân viên mục vụ của quốc gia này, những người đang hợp nhất một cách thiêng liêng với chúng ta trong giây phút này. Qua anh chị em, tôi muốn chào hỏi mọi người dân của Cộng Hòa Trung Phi: người bệnh, người già cả, những ai từng trải nghiệm các thương tích của đời sống. Một số những người này có lẽ đang chán chường và mất sinh khí, chỉ muốn được bố thí, bố thí cơm bánh, bố thí công lý, bố thí lưu tâm và tốt bụng.
Nhưng, cũng như các Tông Đồ Phêrô và Gioan trên đường tới Đền Thờ, những người không có vàng có bạc để tặng người bất toại túng thiếu, tôi đến đây đem lại sức mạnh và quyền lực của Thiên Chúa; vì những thứ này đem hàn gắn lại cho chúng ta, giúp chúng ta đứng dậy bằng đôi chân và bước vào một cuộc sống mới, “qua tới bờ bên kia” (xem Lc 8:22).
Chúa Giêsu không bảo chúng ta qua bờ bên kia một mình; thay vào đó, Người yêu cầu chúng ta cùng qua với Người, khi mỗi người chúng ta đáp lại ơn gọi chuyên biệt của mình. Chúng ta cần hiểu rằng ta chỉ có thể qua bờ bên kia với Người mà thôi, nhờ biết tự giải thoát mình khỏi những ý niệm chia rẽ về gia đình và dòng máu để xây dựng một Giáo Hội như là gia đình Thiên Chúa, mở cửa chào đón mọi người, biết quan tâm tới những người thiếu thốn hơn cả. Điều này đòi ta phải gần gũi với các anh chị em của ta; nó hàm ngụ một tinh thần hiệp thông. Đây chủ yếu không phải là vấn đề tài chánh; mà là dự phần vào đời sống của dân Chúa, vào việc giải thích lý do niềm hy vọng của chúng ta (xem 1Pr 3:15), vào việc chứng thực lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa, Đấng “tốt lành [và] dạy dỗ các kẻ tội lỗi đang đi đường” như Thánh Vịnh Đáp Ca của phụng vụ Chúa Nhật hôm nay từng viết (Tv 24:8). Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Cha của chúng ta ở trên trời “làm mặt trời mọc lên cho cả người xấu lẫn người tốt” (Mt 5:45). Chính mình đã cảm nghiệm được sự tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác. Đây là ơn gọi nền tảng của ta: “do đó, các con phải hoàn thiện như Cha các con ở trên trời hoàn thiện vậy” (Mt 5:48).
Một trong các đặc điểm chủ yếu của ơn gọi nên hoàn thiện nói trên là yêu thương kẻ thù của chúng ta; điều này sẽ bảo bệ chúng ta khỏi cơn cam dỗ tìm cách trả thù và cái vòng luẩn quẩn trả đũa không thôi. Chúa Giêsu đặc biệt nhấn mạnh tới khía cạnh này trong chứng từ Kitô Giáo (xem Mt 5:46-47). Do đó, những ai rao giảng Tin Mừng đều phải là những người trước nhất và trên hết thực hành sự tha thứ, phải là các chuyên viên hòa giải, chuyên viên thương xót. Đó là cách chúng ta giúp các anh chị em ta “qua bờ bên kia”, bằng cách chỉ cho họ thấy bí quyết sức mạnh, niềm hy vọng và niềm vui của ta, tất cả đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, vì chúng đặt cơ sở trên xác tín rằng Người ở trong thuyền với chúng ta. Như Người đã làm với các tông đồ lúc làm bánh hóa nhiều thế nào, Chúa cũng ủy thác ơn phúc của Người cho chúng ta như vậy, để ta ra đi và phân phối chúng khắp nơi, bằng cách công bố những lời trấn an của Người rằng: “Này, ngày giờ đã đến để Ta làm nên trọn các lời hứa Ta đã ngỏ với Nhà Israel và Nhà Giuđa” (Gr 33:14).
Trong các bài đọc của phụng vụ Chúa Nhật hôm nay, ta có thể thấy các khía cạnh khác nhau của ơn cứu rỗi được Thiên Chúa công bố ở trên; chúng là những cột mốc để hướng dẫn ta trên đường sứ mệnh. Trước nhất, hạnh phúc mà Thiên Chúa hứa ban được trình bầy như là công lý. Mùa Vọng là một thời kỳ để ta cố gắng mở rộng trái tim mình ra tiếp nhận Chúa Cứu Thế, Đấng chỉ có Người mới công chính và là Quan Án duy nhất có thể ban cho mỗi người chúng ta phần của mình. Ở đây cũng như ở những nơi khác, biết bao con người nam nữ đang khao khát được tôn trọng, có công lý, được bình đẳng, ấy thế nhưng chưa thấy được dấu hiệu tích cực nào ở chân trời. Đây là những người được Chúa đem ơn phúc công lý của Người tới cho (x3m Gr 33:15). Người tới làm phong phú cho lịch sử bản thân và lịch sử tập thể của chúng ta, làm phong phú các niềm hy vọng đã vỡ và các khát vọng vô dụng của ta. Và Người sai ta đi để công bố đặc biệt với những ai đang bị áp bức bởi những kẻ quyền thế của thế gian hay đang bị oằn lưng dưới gánh nặng của tội lỗi, rằng “Giuđa sẽ được cứu vớt và Giêrusalem sẽ được an toàn. Và đây là tên nó sẽ được gọi ‘Chúa là sự công chính của ta’” (Gr 33:16). Đúng, Thiên Chúa là sự công chính; Thiên Chúa là công lý. Do đó, đây là lý do tại sao các Kitô hữu trên thế giới được kêu gọi phải làm việc cho hòa bình xây dựng trên công lý.
Ơn cứu rỗi của Thiên Chúa mà chúng ta mong đợi cũng đượm mùi yêu thương. Trong lúc chuẩn bị mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng ta làm sống lại cuộc hành trình từng chuẩn bị cho dân Chúa đón nhận Chúa Con, Đấng đã tới để mạc khải điều này: Thiên Chúa không những chỉ là sự công chính, mà còn là và trước hết là tình yêu nữa (xem 1Ga 4:8). Ở khắp nơi, nhất là tại những nơi bạo lực, hận thù, bất công và bách hại đang hoành hành, các Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cho vị Thiên Chúa vốn là tình yêu này. Khi khuyến khích các linh mục, các tu sĩ nam nữ, và các giáo dân dấn thân, những người, trong xứ sở này, đang sống các nhân đức Kitô Giáo, đôi lúc đến độ anh hùng, tôi hiểu rõ điều này: khoảng cách giữa lý tưởng nhiều đòi hỏi này và chứng tá thực sự của các Kitô hữu đôi lúc rất lớn lao. Vì lý do này, tôi xin lặp lại lời cầu nguyện của Thánh Phaolô: “Thưa anh chị em, xin Chúa làm anh chị em gia tăng và dồi dào trong tình yêu thương lẫn nhau và yêu thương mọi người nam nữ” (1 Tx 3:12). Nhờ thế, điều mà người ngoại giáo từng nói về các Kitô hữu tiên khởi mãi sẽ ở trước mắt ta như một hải đăng: “Xem kìa họ yêu thương nhau, họ thực sự yêu thương nhau xiết bao” (Tertullian, Apology, 39, 7).
Cuối cùng, ơn cứu rỗi do Thiên Chúa công bố có một sức mạnh vô địch; sức mạnh này cuối cùng sẽ làm ơn cứu rỗi kia chiến thắng. Sau khi nói cho các môn đệ biết các dấu hiệu khủng khiếp trước ngày Người đến, Chúa Giêsu kết luận: “Khi những điều này bắt đầu diễn ra, các con hãy nhìn lên và hãy ngẩng cao đầu, vì ơn cứu chuộc của các con đã gần kề” (Lc 21:28). Nếu Thánh Phaolô có thể nói tới một tình yêu “lớn lên và tràn ngập”, thì đó là vì chứng tá Kitô hữu đã phản ảnh sức mạnh vô địch được nói tới trong Tin Mừng. Chính trong sự tàn phá vô tiền khoáng hậu, Chúa Giêsu muốn tỏ quyền lực vĩ đại của Người, vinh quang khôn sánh của Người (xem Lc 21:27) và sức mạnh của tình yêu ấy không dừng lại trước bất cứ điều gì, dù là trước sự sụp đổ của các tầng trời, đại họa của thế giới hay náo động của biển khơi. Thiên Chúa mạnh hơn bất cứ điều gì khác. Xác tín này đem lại cho tín hữu sự thanh thản, lòng can đảm và sức mạnh để kiên trì trong điều thiện giữa những thử thách cam go nhất. Dù cả lúc mọi sức mạnh của Hỏa Ngục đều được xổ lồng, các Kitô hữu cũng phải đứng lên đáp lại lời réo gọi, ngẩng cao đầu và sẵn sàng coi thường các đánh đấm trong trận chiến này, một trận chiến mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có tiếng nói cuối cùng. Và lời cuối cùng đó chính là tình yêu!
Với tất cả những ai đang sử dụng bất chính các vũ khí trên thế giới, tôi xin có lời kêu gọi này: hãy hạ các dụng cụ giết người đó xuống! Thay vào đó, hãy trang bị cho các bạn bằng công chính, bằng tình yêu và lòng thương xót, chỉ có chúng mới bảo đảm được hòa bình. Các linh mục, tu sĩ và nhân viên mục vụ giáo dân thân mến, là các môn đệ của Chúa Kitô ở đây trên đất nước này, như tên của nó đã gợi ý, tọa lạc giữa trung tâm Phi Châu và được mời gọi khám phá ra Thiên Chúa như trung tâm đích thực của tất cả những gì tốt đẹp, ơn gọi của anh chị em là nhập thể chính trái tim Thiên Chúa giữa đồng bào của anh chị em. Xin Chúa đoái thương “củng cố trái tim anh chị em trong sự thánh thiện, để anh chị em trở nên vô tì tích trước mặt Thiên Chúa và là Cha chúng ta vào lúc Chúa Giêsu Kitô lại đến cùng với mọi vị thánh của ngài” (1Tx 3:13). Amen.