Phụng Vụ - Mục Vụ
Sám hối để khỏi bị hủy diệt
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:50 02/12/2022
“Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.”
Đến khi Chúa Giê-su khởi sự rao giảng, sứ điệp đầu tiên Ngài gởi đến nhân loại cũng là lời mời gọi sám hối. Ngài nói: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4,17).
Và suốt trong ba năm rao giảng, Chúa Giê-su thường xuyên thúc giục mọi người hãy ăn năn sám hối qua nhiều dịp khác nhau.
Sau cùng, trước khi từ giã các môn đệ để lên trời, Chúa Giê-su cũng căn dặn các ông: “Hãy đi rao giảng cho muôn dân… kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội…” (Lc 24,47)
Như thế, sám hối là lời kêu gọi và là lệnh truyền rất quan trọng mà Chúa Giê-su gửi đến cho nhân loại qua mọi thời, rất đáng cho mọi người quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là chuyện nhỏ, chẳng đáng lưu tâm và không muốn đem ra thực hành, vì người ta cho rằng: Sám hối làm chi cho mệt; sám hối thì phải mất công chừa bỏ tội lỗi và thói hư… chi bằng cứ thoải mái, nếu có mắc tội thì đi xưng tội là xong, thế là nhẹ nhàng, khỏe khoắn…
Vì thế, cuộc đời đạo của họ như quả lắc đồng hồ, đong đưa từ phạm tội đến xưng tội, rồi từ xưng tội đến phạm tội và chu kỳ nầy cứ lặp đi lặp lại không ngừng, rốt cuộc thói hư tật xấu vẫn còn y nguyên, đời sống đạo chẳng khá lên chút nào!
Thiên Chúa không bao giờ chấp nhận luận điệu trên. Chúa Giê-su tỏ cho thấy sám hối là việc tối cần và số phận người không ăn năn sửa mình, không quyết tâm chừa tội thật là bi đát.
Không sám hối thì sẽ phải chết
Nhân sự kiện có một số người Ga-li-lê bị Phi-la-tô tàn sát cách man rợ, Chúa Giê-su cảnh báo: “Nếu các ngươi không sám hối, thì tất cả các ngươi cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc 13, 3).
Rồi, Chúa Giê-su cũng nêu lên trường hợp mười tám người bị tháp Si-lô-e đổ xuống đè chết thình lình, để cảnh báo: “Nếu các ngươi không sám hối, thì tất cả các ngươi cũng sẽ chết hết y như vậy” (Lc 13, 5).
Qua bài Tin mừng được trích đọc hôm nay, thánh Gioan tẩy giả cảnh báo rằng:
- Ai không ăn năn hối cải thì bị xem như một thứ cây xấu, sẽ bị chặt bỏ đi và bị ném vào lửa. Ngài nói: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (Mt 3, 10).
Ngài cảnh báo tiếp:
- Ai không ăn năn hối cải thì bị xem như lúa lép sẽ bị thiêu đốt trong lửa không hề tắt. Ngài nói: Thiên Chúa sẽ cầm nia và “rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3, 12).
Chúa Giê-su cũng răn đe những người không ăn năn hối cải, không cải thiện cuộc đời bằng nhiều dụ ngôn khác.
- Họ bị xem như cỏ lùng trong ruộng lúa, khi cuối mùa, sẽ bị đốt đi như lời Chúa nói: “Cứ để cả lúa và cỏ lùng cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi" ( Mt 13, 30).
- Họ sẽ bị xếp vào thành phần bị chúc dữ và bị Chúa Giê-su lên án: “Hỡi quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó...” (Mt 25,41).
Lạy Chúa Giê-su,
Mọi người sinh ra trên đời đều có tội nhưng ai biết sám hối chừa tội sẽ được Chúa thương xót thứ tha, còn những ai không ăn năn hối cải sẽ phải mang lấy hậu quả đau thương nặng nề.
Xin cho chúng con quyết tâm thực hành lời Chúa truyền dạy, sám hối, tu thân sửa mình để thoát khỏi hậu quả của tội và được hưởng phúc đời đời với Chúa. Amen.
Ngày 03/12: Loan báo Tin Mừng khắp tứ phương – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:02 02/12/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”
Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:12 02/12/2022
13. Khi tất cả đều bỏ chúng ta thì Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta.
(Thánh Thomas de Aquino)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:14 02/12/2022
5. HOA TỬ THÍCH BỆNH
Nơi đất phía nam nước Tống có một người tên là Hoa Tử, thời trung niên có bệnh hay quên, người nhà bèn đến sử quan xin coi bói, hướng về thầy cúng khấn vái, thầy cũng không đem lại hy vọng, bèn đến thầy thuốc xin trị bệnh, nhưng thầy thuốc không chữa.
Nước Lỗ có một vị thâm nho nói:
- “Bệnh này không phải đi coi quẻ mà hết, hoặc khấn vái là có thể diệt trừ được, hoặc dùng dược liệu là có thể thuyên giảm. Tôi thử biến hóa tư tưởng của nó xem sao, làm như thế có lẽ bệnh sẽ thuyên giảm chăng.”
Thế là, ông ta để Hoa Tử ngủ ngoài trời, bệnh nhân liền đòi áo quần; để Hoa Tử nhịn đói, bệnh nhân liền muốn ăn cơm; để Hoa Tử ở trong một căn phòng tối, bệnh nhân liền muốn ánh mặt trời.
Nhà thâm nho thích thú nói liền với con trai của Hoa Tử:
- “ Bệnh của cha anh có thể trị được, nhưng đơn thuốc của tôi rất là bí mật, không thể nói cho ai biết được. Để cho tôi ở một mình với bệnh nhân trong bảy ngày.”
Đứa con trai gật đầu đồng ý, kết quả căn bệnh hay quên của Hoa tử đã bị hơn nhiều năm, nay chỉ một chút là hết hẳn.
Nhưng, sau khi Hoa tử đã trở lại thành người thông minh, thì nổi giận ghê gớm, trách mắng vợ và con trai, lại xách giáo đuổi theo nhà thâm nho. Có người hỏi duyên cớ ra sao.
Hoa tử nói:
- “Trước đây tôi mắc bệnh hay quên, đầu óc trống trải không biết chuyện thiên hạ có không. Bây giờ đột nhiên nhớ lại chuyện ngày trước tồn vong thế nào, nó quấy rầy lòng dạ không dễ bồn chồn của tôi. Tôi lo lắng chuyện tồn vong, mất được, buồn vui, tốt xấu của tương lai tôi, lại còn làm cho tâm hồn tôi buồn phiền, thật đáng qúy thay cái bệnh hay quên đó, tôi bệnh mới lành, bệnh hay quên ấy có thể giữ nó lại được chăng?”
(Yến tử xuân thu)
Suy tư 5:
Đi học mà có bệnh hay quên thì học trước quên sau, học rồi thì trả lại cho thầy cô, thành tích chắc chắn là đội sổ.
Trai gái yêu nhau mà mắc bệnh hay quên thì thật là rắc rối, phiền phức, hẹn trước quên sau, làm người yêu đứng chờ dài cả cổ, rồi mất công xin lỗi, quên mười lần như thế, thì chắc chắn có ngày sẽ chia tay nhau.
Hay quên là căn bệnh rất phiền phức trong thời đại này, cho nên chẳng ai muốn mình mắc bệnh này cả. Nhưng có một người suốt đời thích mắc bệnh hay quên này, đó là Thiên Chúa chúng ta. Bạn nghĩ coi, Ngài đúng là Thiên Chuá hay quên:
- Khi chúng ta phạm tội xúc phạm đến Ngài, nếu chúng ta thật lòng hối cải ăn năn, thì nơi toà cáo giải, Ngài đã quên hết tội chúng ta.
- Cứ mỗi lần chúng ta sám hối về những tội lỗi của mình, thì Ngài đều quên mất tiêu tội lỗi của chúng ta, dù đó là tội lớn như trời, rộng như biển, như vậy có phải là Ngài hay quên không chứ?
Tôi có trí nhớ dai hơn cả Thiên chúa, vì tôi không quên những lỗi lầm của anh em; tôi có giọng lưỡi sắc bén hơn cả con dao khi tôi luận tội anh em, nhưng tôi có một cái bệnh rất tồi: đó là bệnh không nhớ những khuyết điểm sai lầm của mình, không nhớ những lần mình làm tổn thương anh em chị em vì những kiêu căng ngạo mạn của mình, nhưng lại nhớ hoài khuyết điểm của anh chị em.
Xin Chúa cho con biết nhớ những lỗi lầm của mình để sám hối, và quên đi những khuyết điểm của người khác để yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nơi đất phía nam nước Tống có một người tên là Hoa Tử, thời trung niên có bệnh hay quên, người nhà bèn đến sử quan xin coi bói, hướng về thầy cúng khấn vái, thầy cũng không đem lại hy vọng, bèn đến thầy thuốc xin trị bệnh, nhưng thầy thuốc không chữa.
Nước Lỗ có một vị thâm nho nói:
- “Bệnh này không phải đi coi quẻ mà hết, hoặc khấn vái là có thể diệt trừ được, hoặc dùng dược liệu là có thể thuyên giảm. Tôi thử biến hóa tư tưởng của nó xem sao, làm như thế có lẽ bệnh sẽ thuyên giảm chăng.”
Thế là, ông ta để Hoa Tử ngủ ngoài trời, bệnh nhân liền đòi áo quần; để Hoa Tử nhịn đói, bệnh nhân liền muốn ăn cơm; để Hoa Tử ở trong một căn phòng tối, bệnh nhân liền muốn ánh mặt trời.
Nhà thâm nho thích thú nói liền với con trai của Hoa Tử:
- “ Bệnh của cha anh có thể trị được, nhưng đơn thuốc của tôi rất là bí mật, không thể nói cho ai biết được. Để cho tôi ở một mình với bệnh nhân trong bảy ngày.”
Đứa con trai gật đầu đồng ý, kết quả căn bệnh hay quên của Hoa tử đã bị hơn nhiều năm, nay chỉ một chút là hết hẳn.
Nhưng, sau khi Hoa tử đã trở lại thành người thông minh, thì nổi giận ghê gớm, trách mắng vợ và con trai, lại xách giáo đuổi theo nhà thâm nho. Có người hỏi duyên cớ ra sao.
Hoa tử nói:
- “Trước đây tôi mắc bệnh hay quên, đầu óc trống trải không biết chuyện thiên hạ có không. Bây giờ đột nhiên nhớ lại chuyện ngày trước tồn vong thế nào, nó quấy rầy lòng dạ không dễ bồn chồn của tôi. Tôi lo lắng chuyện tồn vong, mất được, buồn vui, tốt xấu của tương lai tôi, lại còn làm cho tâm hồn tôi buồn phiền, thật đáng qúy thay cái bệnh hay quên đó, tôi bệnh mới lành, bệnh hay quên ấy có thể giữ nó lại được chăng?”
(Yến tử xuân thu)
Suy tư 5:
Đi học mà có bệnh hay quên thì học trước quên sau, học rồi thì trả lại cho thầy cô, thành tích chắc chắn là đội sổ.
Trai gái yêu nhau mà mắc bệnh hay quên thì thật là rắc rối, phiền phức, hẹn trước quên sau, làm người yêu đứng chờ dài cả cổ, rồi mất công xin lỗi, quên mười lần như thế, thì chắc chắn có ngày sẽ chia tay nhau.
Hay quên là căn bệnh rất phiền phức trong thời đại này, cho nên chẳng ai muốn mình mắc bệnh này cả. Nhưng có một người suốt đời thích mắc bệnh hay quên này, đó là Thiên Chúa chúng ta. Bạn nghĩ coi, Ngài đúng là Thiên Chuá hay quên:
- Khi chúng ta phạm tội xúc phạm đến Ngài, nếu chúng ta thật lòng hối cải ăn năn, thì nơi toà cáo giải, Ngài đã quên hết tội chúng ta.
- Cứ mỗi lần chúng ta sám hối về những tội lỗi của mình, thì Ngài đều quên mất tiêu tội lỗi của chúng ta, dù đó là tội lớn như trời, rộng như biển, như vậy có phải là Ngài hay quên không chứ?
Tôi có trí nhớ dai hơn cả Thiên chúa, vì tôi không quên những lỗi lầm của anh em; tôi có giọng lưỡi sắc bén hơn cả con dao khi tôi luận tội anh em, nhưng tôi có một cái bệnh rất tồi: đó là bệnh không nhớ những khuyết điểm sai lầm của mình, không nhớ những lần mình làm tổn thương anh em chị em vì những kiêu căng ngạo mạn của mình, nhưng lại nhớ hoài khuyết điểm của anh chị em.
Xin Chúa cho con biết nhớ những lỗi lầm của mình để sám hối, và quên đi những khuyết điểm của người khác để yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tấm lòng - Hòa bình và Chiến tranh
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
17:43 02/12/2022
TẤM LÒNG - HÒA BÌNH VÀ CHIẾN TRANH
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM A
Người Công Giáo bước vào tuần thứ hai của mùa Vọng. Nghĩa là thế giới càng lúc càng gần lễ Giáng Sinh.
Giáng Sinh cử hành ngày Con Thiên Chúa, Đấng đã từng được mệnh danh là "Hoàng Tử Bình An" (Is 9,5), "Ông Vua Thái Bình" (Is 9, 6).
Giữa lúc chờ đời ngày sinh nhật của vị Hoàng tử Bình An ấy, Ông Vua Thái Bình ấy, bên cạnh sự xáo trộn thường xuyên nỗ ra những tranh cãi về chủ quyền của những vùng biển thuộc Thái Bình Dương của châu Á là những lần thử vũ khí độc của Triều Tiên, ngày càng nhặt hơn, đe dọa hơn...
Trong khi cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine tiếp diễn và leo thang, không những chưa có tín hiệu hòa bình, lại thêm đe dọa hạt nhân trên đầu nhân loại.
Những tháng qua và sẽ còn tiếp tục, nỗi thống khổ của người dân Ukraine cứ theo thời gian và điều kiện thời tiết mà tăng dần. Từ cuối tháng 2.2022 đến nay, họ phải đối diện hầu như từng giờ với chết chóc; thương tật; lạc mất người thân; vượt biên để tránh bom đạn; chết mất xác trong rừng, trên biển, dọc biên giới; những người lính trẻ bảo vệ tổ quốc hy vọng mong manh giữ được mạng sống để về lại gia đình; hàng triệu người lao đao vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu ấm, thiếu điều kiện chữa trị bệnh tật; biết bao nhiêu cơ sở và nhà cửa bị tàn phá; hiện tại phải đối diện với cái khắc nghiệt dữ dội của mùa đông đang ập đến...
Lắng nghe Lời Chúa công bố cho tuần thứ hai của mùa Vọng mà thèm khát một nỗi yên bình, hòa thuận cho nơi nơi trong chốn loài người này.
Làm sao để có một ngày mà "sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò (cái) và gấu (cái) sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô..."?
Làm sao sẽ đến thời điểm mà "thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương"?
Bởi chỉ khi đơm đầy sự hiểu biết Chúa, thế gian mới chất chứa yêu thương, chất chứa tha thứ, chất chứa niềm vui tha thứ, chất chứa chỉ một lối đường, đó là nhân đạo, tương trợ và làm giàu sự sống.
Vũ khí ư? nguyên tử ư? Tất cả những phương tiện gieo chiến tranh, nhằm giết chóc và hủy diệt ư, nhằm cướp mất hòa bình nơi hành tinh ư?
Sẽ không có gì hết, nếu lòng người không ham muốn, không tìm kiếm chúng. Nơi này nơi khác đã không còn hòa bình, ngay cả nơi tưởng chừng có hòa bình, thì vẫn có thể có sự ngấm ngầm nuôi dưỡng chiến tranh. Tất cả đều xuất phát từ sự dữ của lòng người.
Để Chúa ở với mình, để Chúa có thể khai thông con đường của tình yêu mà từ đời đời Chúa đã mang đến, lòng người mới hết sự dữ, lòng người mới có cơ may mở ngỏ cho tình yêu.
Nếu không để Chúa làm trung tâm của một thế giới đầy xáo trộn, không mời Chúa đến trong các cuộc gặp gỡ dù đó là gặp gỡ thương mại hay để giải quyết khúc mắc và xung đột, không cho Chúa có cơ hội hiện diện trên bàn đàm phán..., còn lâu thế giới mới có thể có những ngày mà "chiên, dê, bò, beo, sư tử, trẻ con, gấu và rắn độc..." hòa cùng nhau, ở bên nhau trong cùng không gian, cùng lối hành xử, cùng ánh nhìn hay trong một suy tư và nhận định...
Một thế giới sa thải Thiên Chúa khỏi mọi ảnh hưởng của lý trí, lẽ sống, sự sống, đương nhiên sẽ cho ra một thế giới lạnh lẽo, giàn giụa khổ đau, giãy chết.
Khi Thiên Chúa không còn ở với, thế giới tồn tại sự dữ. Đã vắng bóng Thiên Chúa trong lòng, con người còn sợ ai mà không giết nhau, không đem mọi phương tiện giết người dữ dội nhất, khủng khiếp nhất tàn sát nhau, tàn sát mọi thứ trên đường mà cái ác ấy đi qua!
Lòng người đã là thứ đáng khiếp sợ. Lòng người xua đuổi Thiên Chúa khỏi ảnh hưởng của nó, sẽ còn kinh hoàng hơn, khiến phải run rẫy hơn.
Nhưng chiến tranh hay hòa bình, đâu chỉ là chuyện của một vùng, một quốc gia, mà còn là chuyện của mỗi chúng ta.
Là Kitô hữu, lòng chúng ta phải là cõi lòng đầy Chúa. Người Kitô hữu, gia đình Kitô hữu, cộng đoàn Kitô hữu mà không còn Chúa hiện diện, không còn ảnh hưởng bởi tình yêu của Chúa, người ấy, gia đình hay cộng đoàn ấy sẽ vô cùng ảm đạm, tăm tối và khổ đau.
Đừng để lòng đầy thù hận, đầy chiến tranh, đầy bóng đêm. Là Kitô hữu, dù cá nhân, hay gia đình, hay cộng đoàn, chúng ta là người của Lời Chúa, người của ân sủng, người của bí tích, người của sự thánh...
Hãy tận dụng tất cả những phương tiện trên để, hận thù nếu có, chiến tranh nếu có, bóng đêm nếu có sẽ được dập tắt, sẽ chỉ thay vào bằng một lối mở duy nhất cho tình yêu, cho ánh sáng cứu độ, cho chân lý đức tin, cho sự tương trợ, cho lòng vị tha, cho lẽ sống và hạnh phúc của từng ngày sống...
Nếu chiến tranh là do lòng người, thì tình yêu, hạnh phúc, nhân nghĩa, tương thân... cũng chỉ từ lòng người. Lòng người mà có Chúa, lòng người sẽ trổ sinh hoa trái cho mùa xuân sự sống.
Kitô hữu hãy nhanh chóng làm cho thế giới quanh mình có Chúa hiện diện nhờ bản thân luôn mang Chúa trong cõi lòng.
Kitô hữu hãy mau chóng làm cho thế giới xung quanh là thế giới lý tưởng của hòa hợp, liên kết, thế giới mà "chiên, dê, bò, beo, sư tử, trẻ con, gấu và rắn độc..." dù có phân biệt vùng của mình, kiểu sống riêng mình, cách thể hiện chỉ là mình mà vẫn tôn trọng sự hòa dịu, hòa hợp của một môi trường chung sống...
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM A
Người Công Giáo bước vào tuần thứ hai của mùa Vọng. Nghĩa là thế giới càng lúc càng gần lễ Giáng Sinh.
Giáng Sinh cử hành ngày Con Thiên Chúa, Đấng đã từng được mệnh danh là "Hoàng Tử Bình An" (Is 9,5), "Ông Vua Thái Bình" (Is 9, 6).
Giữa lúc chờ đời ngày sinh nhật của vị Hoàng tử Bình An ấy, Ông Vua Thái Bình ấy, bên cạnh sự xáo trộn thường xuyên nỗ ra những tranh cãi về chủ quyền của những vùng biển thuộc Thái Bình Dương của châu Á là những lần thử vũ khí độc của Triều Tiên, ngày càng nhặt hơn, đe dọa hơn...
Trong khi cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine tiếp diễn và leo thang, không những chưa có tín hiệu hòa bình, lại thêm đe dọa hạt nhân trên đầu nhân loại.
Những tháng qua và sẽ còn tiếp tục, nỗi thống khổ của người dân Ukraine cứ theo thời gian và điều kiện thời tiết mà tăng dần. Từ cuối tháng 2.2022 đến nay, họ phải đối diện hầu như từng giờ với chết chóc; thương tật; lạc mất người thân; vượt biên để tránh bom đạn; chết mất xác trong rừng, trên biển, dọc biên giới; những người lính trẻ bảo vệ tổ quốc hy vọng mong manh giữ được mạng sống để về lại gia đình; hàng triệu người lao đao vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu ấm, thiếu điều kiện chữa trị bệnh tật; biết bao nhiêu cơ sở và nhà cửa bị tàn phá; hiện tại phải đối diện với cái khắc nghiệt dữ dội của mùa đông đang ập đến...
Lắng nghe Lời Chúa công bố cho tuần thứ hai của mùa Vọng mà thèm khát một nỗi yên bình, hòa thuận cho nơi nơi trong chốn loài người này.
Làm sao để có một ngày mà "sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò (cái) và gấu (cái) sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô..."?
Làm sao sẽ đến thời điểm mà "thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương"?
Bởi chỉ khi đơm đầy sự hiểu biết Chúa, thế gian mới chất chứa yêu thương, chất chứa tha thứ, chất chứa niềm vui tha thứ, chất chứa chỉ một lối đường, đó là nhân đạo, tương trợ và làm giàu sự sống.
Vũ khí ư? nguyên tử ư? Tất cả những phương tiện gieo chiến tranh, nhằm giết chóc và hủy diệt ư, nhằm cướp mất hòa bình nơi hành tinh ư?
Sẽ không có gì hết, nếu lòng người không ham muốn, không tìm kiếm chúng. Nơi này nơi khác đã không còn hòa bình, ngay cả nơi tưởng chừng có hòa bình, thì vẫn có thể có sự ngấm ngầm nuôi dưỡng chiến tranh. Tất cả đều xuất phát từ sự dữ của lòng người.
Để Chúa ở với mình, để Chúa có thể khai thông con đường của tình yêu mà từ đời đời Chúa đã mang đến, lòng người mới hết sự dữ, lòng người mới có cơ may mở ngỏ cho tình yêu.
Nếu không để Chúa làm trung tâm của một thế giới đầy xáo trộn, không mời Chúa đến trong các cuộc gặp gỡ dù đó là gặp gỡ thương mại hay để giải quyết khúc mắc và xung đột, không cho Chúa có cơ hội hiện diện trên bàn đàm phán..., còn lâu thế giới mới có thể có những ngày mà "chiên, dê, bò, beo, sư tử, trẻ con, gấu và rắn độc..." hòa cùng nhau, ở bên nhau trong cùng không gian, cùng lối hành xử, cùng ánh nhìn hay trong một suy tư và nhận định...
Một thế giới sa thải Thiên Chúa khỏi mọi ảnh hưởng của lý trí, lẽ sống, sự sống, đương nhiên sẽ cho ra một thế giới lạnh lẽo, giàn giụa khổ đau, giãy chết.
Khi Thiên Chúa không còn ở với, thế giới tồn tại sự dữ. Đã vắng bóng Thiên Chúa trong lòng, con người còn sợ ai mà không giết nhau, không đem mọi phương tiện giết người dữ dội nhất, khủng khiếp nhất tàn sát nhau, tàn sát mọi thứ trên đường mà cái ác ấy đi qua!
Lòng người đã là thứ đáng khiếp sợ. Lòng người xua đuổi Thiên Chúa khỏi ảnh hưởng của nó, sẽ còn kinh hoàng hơn, khiến phải run rẫy hơn.
Nhưng chiến tranh hay hòa bình, đâu chỉ là chuyện của một vùng, một quốc gia, mà còn là chuyện của mỗi chúng ta.
Là Kitô hữu, lòng chúng ta phải là cõi lòng đầy Chúa. Người Kitô hữu, gia đình Kitô hữu, cộng đoàn Kitô hữu mà không còn Chúa hiện diện, không còn ảnh hưởng bởi tình yêu của Chúa, người ấy, gia đình hay cộng đoàn ấy sẽ vô cùng ảm đạm, tăm tối và khổ đau.
Đừng để lòng đầy thù hận, đầy chiến tranh, đầy bóng đêm. Là Kitô hữu, dù cá nhân, hay gia đình, hay cộng đoàn, chúng ta là người của Lời Chúa, người của ân sủng, người của bí tích, người của sự thánh...
Hãy tận dụng tất cả những phương tiện trên để, hận thù nếu có, chiến tranh nếu có, bóng đêm nếu có sẽ được dập tắt, sẽ chỉ thay vào bằng một lối mở duy nhất cho tình yêu, cho ánh sáng cứu độ, cho chân lý đức tin, cho sự tương trợ, cho lòng vị tha, cho lẽ sống và hạnh phúc của từng ngày sống...
Nếu chiến tranh là do lòng người, thì tình yêu, hạnh phúc, nhân nghĩa, tương thân... cũng chỉ từ lòng người. Lòng người mà có Chúa, lòng người sẽ trổ sinh hoa trái cho mùa xuân sự sống.
Kitô hữu hãy nhanh chóng làm cho thế giới quanh mình có Chúa hiện diện nhờ bản thân luôn mang Chúa trong cõi lòng.
Kitô hữu hãy mau chóng làm cho thế giới xung quanh là thế giới lý tưởng của hòa hợp, liên kết, thế giới mà "chiên, dê, bò, beo, sư tử, trẻ con, gấu và rắn độc..." dù có phân biệt vùng của mình, kiểu sống riêng mình, cách thể hiện chỉ là mình mà vẫn tôn trọng sự hòa dịu, hòa hợp của một môi trường chung sống...
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngoại trưởng Nga tấn công uy tín của Tòa Thánh sau những nhận xét bị cho là mang tính phân biệt chủng tộc của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:29 02/12/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một bình luận được xem như một lời bào chữa gián tiếp cho Mạc Tư Khoa, bằng cách nói rằng bản thân người Nga có thể không khát máu như được mô tả. Ngài nói:
“Như thường lệ, những kẻ tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân theo truyền thống Nga, chẳng hạn như người Chechnya, người Buryats, vân vân,” Đức Thánh Cha nói như trên khi đề cập đến hai sắc dân thiểu số thường bị quân Nga đẩy ra tiền tuyến trong các cuộc xung đột của Nga.
Người Nga đã không hiểu hay cố ý không hiểu thiện chí của Đức Thánh Cha. Thông tấn xã TASS của nhà nước Nga cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov chỉ ra rằng những nhận xét mang tính phân biệt chủng tộc gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô về các quân nhân Nga thuộc sắc tộc Chechnya và Buryat tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã làm suy yếu uy tín của Vatican.
Ông Lavrov nói: “Gần đây, có một tuyên bố rất khó hiểu, hoàn toàn không phải là Kitô giáo, đã phân loại hai sắc dân của Liên bang Nga thành những người mà từ đó chúng ta có thể mong đợi những hành động tàn bạo trong các cuộc chiến. Chúng tôi đã phản ứng với điều đó, Vùng Buryatia và Cộng hòa Chechnya đã làm như vậy. Điều đó chắc chắn không nâng cao uy tín của Tòa thánh,” ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo về các vấn đề an ninh Âu Châu hôm thứ Năm.
Source:TASS
Tòa Thánh nhìn nhận các trang web bị tấn công
Đặng Tự Do
17:30 02/12/2022
Trang web chính thức của Vatican đã bị đánh sập trong một cuộc tấn công mạng bị nghi ngờ, chỉ vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô bị Mạc Tư Khoa chỉ trích vì những nhận xét rằng mới đây trong đó ngài lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Trang web của Vatican, nơi các tín hữu có thể tìm thấy những lời cầu nguyện, thư từ và thông báo của Đức Giáo Hoàng, đã bị tắt vào thứ Tư. Các phần của trang web vẫn ngừng hoạt động vào sáng thứ Năm, với các thông báo lỗi cho khách truy cập.
Vụ tấn công xảy ra sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đổ lỗi cho Nga về cuộc xâm lược Ukraine. Những nhận xét trước đây của ngài về cuộc chiến có vẻ dè dặt hơn.
Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy ai là người chịu trách nhiệm cho một cuộc tấn công mạng quá hiển nhiên này.
Phát ngôn nhân của Tòa thánh, Matteo Bruni, nói với Reuters: “Các cuộc điều tra kỹ thuật đang diễn ra do những nỗ lực truy cập các trang web một cách đông đảo bất thường.”
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với tạp chí America của Dòng Tên: “Khi tôi nói về Ukraine, tôi nói về một dân tộc tử vì đạo.”
“Chắc chắn kẻ xâm lược là nhà nước Nga. Điều này rất rõ ràng.”
“Đôi khi tôi cố gắng không nói rõ để không xúc phạm và thay vào đó là lên án chung chung, mặc dù ai cũng biết tôi đang lên án ai.”
Đức Thánh Cha Phanxicô, 85 tuổi, có các tài khoản truyền thông xã hội tích cực trên web, và Twitter từ tài khoản @Pontifex. Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình được coi là một nhà cải cách cấp tiến hơn của Vatican và được biết đến với những nhận xét thẳng thắn về biến đổi khí hậu.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu an ninh mạng Recorded Future đã phát hiện ra một cuộc tấn công mạng của Trung Quốc vào mạng máy tính nội bộ của Vatican. Cuộc tấn công đã sử dụng phần mềm độc hại “Trojan” để xâm nhập vào các hệ thống của Tòa thánh. Các điện tặc Trung Quốc đã gửi một email cho một quan chức Vatican ở Hương Cảng.
Khi email được mở ra, nó cho phép tin tặc cố gắng truy cập thông tin cá nhân về các kế hoạch đàm phán của Giáo Hội Công Giáo với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Vào năm 2019, Vatican cũng đã ra mắt ứng dụng Chuỗi Mân Côi để theo dõi những lời cầu nguyện, ứng dụng này đã bị hack để lấy cắp thông tin chi tiết của người dùng trong vòng vài phút.
Source:Telegraph
Tiến sĩ George Weigel bàn về tội diệt chủng ở Ukraine
Đặng Tự Do
17:31 02/12/2022
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “GENOCIDE IN UKRAINE?”, nghĩa là “Tội diệt chủng ở Ukraine thì sao?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Bản ghi nhớ cho các thành viên mới được bầu của Quốc hội như JD Vance và cả những người đương nhiệm như Josh Hawley và Kevin McCarthy: Đã đến lúc ngừng hô các khẩu hiệu như “Nước Mỹ trên hết!” và “Không có chi phiếu khống nào cho Ukraine!”, và hãy nghiêm túc về những gì đang xảy ra ở Đông Âu.
Một tài liệu tốt để bắt đầu là xem lại Công ước diệt chủng năm 1948. Hiệp ước đó, mà Hoa Kỳ là một bên ký tên, đã định nghĩa “diệt chủng” là
bất kỳ hành vi nào sau đây được thực hiện với ý định tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc gia, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, như: (a) giết các thành viên của nhóm; (b) gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; (c) cố tình tạo ra các điều kiện sống của nhóm được tính toán để dẫn đến sự hủy diệt toàn bộ hoặc một phần về thể chất của nhóm đó; (d) áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh đẻ trong nhóm; (e) buộc chuyển trẻ em của nhóm này sang nhóm khác.
Nhà sử học Timothy Snyder của Đại học Yale cho rằng, được đo lường theo các tiêu chí của Công ước diệt chủng (mà Nga là một bên tham gia), cuộc chiến của Nga ở Ukraine là tội ác diệt chủng. Nhận định đó được chia sẻ bởi các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, những người đã cố gắng giải thích tình hình của Ukraine cho Đức Thánh Cha Phanxicô chính xác bằng những thuật ngữ đó. Trong một bài giảng gần đây, Giáo sư Snyder đã khuếch đại trường hợp buộc tội diệt chủng đối với Nga bằng cách xác định thêm các “dấu hiệu” về ý định và hoạt động diệt chủng, được rút ra từ nghiên cứu của ông về các cuộc xâm lược diệt chủng trong nhiều thế kỷ qua. Những “điểm nổi bật” đó bao gồm việc phủ nhận tư cách nhà nước của những người mà thực dân muốn kiểm soát; tuyên bố rằng một dân tộc hoặc quốc gia lịch sử không phải là như thế; phủ nhận nhân tính của người khác; từ chối thừa nhận rằng một người trước đó đã phạm tội diệt chủng đối với một nhóm dân cư nhất định; tuyên truyền các lý thuyết “thay thế” trong đó tuyên bố rằng “những người khác đang chiếm không gian của chúng ta nên chúng ta sẽ phải lấy lại”; và làm quá tải mạch khái niệm của thế giới bằng cách thực hiện quá nhiều hành động tàn ác đến nỗi những người không bị ảnh hưởng trực tiếp phải sửng sốt, đặt câu hỏi liệu những gì đang diễn ra có thực sự là “diệt chủng” hay không.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí của Công ước diệt chủng, làm thế nào để cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine minh họa cho những “dấu hiệu” khác của Giáo sư Snyder về ý định và hành động diệt chủng?
Phủ nhận tư cách nhà nước và quốc gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người có những tuyên bố được củng cố bởi một lịch sử tôn giáo sai lầm do các nhà chức trách cấp cao của Giáo Hội Chính thống Nga tuyên truyền, đã phủ nhận rằng người Ukraine là một quốc gia thực sự và Ukraine là một quốc gia thực sự, ít nhất là kể từ năm 2011. Kể từ đó, nhà độc tài đã tiếp tục sự quanh co đó, đặc biệt là trong khi chiếm đóng (và hiện tuyên bố đã sáp nhập) những vùng đất rộng lớn ở miền đông Ukraine. Putin cũng đã sử dụng ngôn ngữ diệt chủng một cách công khai trong những ngày ngay trước khi phát động cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 vừa qua.
Phi nhân hóa và ma quỷ hóa. Cái cớ của Putin để xâm lược một nước láng giềng hòa bình, không đe dọa là vì đó là một quốc gia phát xít do “Đức quốc xã” cai trị. Tuyên truyền của Nga trong chiến tranh đã liên tục mô tả người Ukraine là những người bị quỷ ám hoặc quỷ Satan - và do đó là một sự sỉ nhục đối với chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo mà Putin tuyên bố một cách kỳ cục như là sự biện minh cho chế độ của ông ta và các hành động của nó.
Dịch chuyển / Thay thế. Putin và bộ máy tuyên truyền của ông ta đã tuyên bố rằng những cư dân hợp pháp của lãnh thổ mà ngày nay là Ukraine đều là người Nga, và bị bắt làm nô lệ cho một âm mưu quốc tế thao túng các nhà lãnh đạo của Ukraine mà ông ta cho là soán ngôi, bất kể họ được bầu lên một cách dân chủ. Putin cho rằng nếu những kẻ soán ngôi có thể bị tiêu diệt, trật tự đúng đắn sẽ được khôi phục. Lập luận tồi tệ này là một đặc điểm chính trong tuyên truyền trên truyền hình của Nga, ngay cả khi hơn 100,000 trẻ em Ukraine đã bị đưa đến Nga để bị “Nga hóa”.
Phủ nhận các hành vi diệt chủng trước đây. Nước Nga của Putin tiếp tục phủ nhận rằng Liên Xô của Stalin đã tiến hành một chương trình bỏ đói hàng loạt người ở Ukraine trong hai năm 1932 và 1933, trong một cuộc diệt chủng có động cơ chính trị, đã giết chết ít nhất bẩy triệu người. Họ coi đó là một “thảm họa tự nhiên”. Nỗ lực của Nga ngày nay nhằm cắt nước, điện và lương thực ở Ukraine không thể không gợi lại tính chất cầm thú trong nạn đói khủng bố thời Stalinin được gọi là Holodomor.
Sự nhạy cảm và lương tâm bị lu mờ bởi những lời nói dối liên tục về vụ giết người hàng loạt. Các cơ quan điều tra quốc tế đã xác nhận tội ác diệt chủng của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, việc các nhà tuyên truyền Nga và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov liên tục phủ nhận những thực tế này có thể đã làm lu mờ sự nhạy cảm của thế giới – như chúng đã bị lu mờ ở Balkan và Rwanda trong những năm 1990; vì ngày nay họ đang bị lu mờ trước nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc.
Bài giảng dài hai mươi phút của Giáo sư Snyder có sẵn trên YouTube: “Timothy Snyder: 6 bước để chứng minh tội ác diệt chủng của Nga ở Ukraine.” Bất kỳ thành viên nào của Hạ viện hoặc Thượng viện Hoa Kỳ muốn tham gia cuộc tranh luận về Ukraine một cách nghiêm túc về mặt đạo đức dưới ánh sáng của các thông tin khách quan cần phải xem video này.
Source:First Things
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh giấc mơ thần thánh.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
18:11 02/12/2022
Hình ảnh giấc mơ thần thánh.
Giấc mơ suy tưởng thường bị cho là không thật, viển vông không đúng với thực tế đời sống.
Nhưng trong đời sống xưa nay luôn có những giấc mơ, và luôn có những người sống với những giấc mơ.
Đành rằng giấc mơ (tưởng) nhiều khi không đi đôi đúng với thực tế diễn xảy ra, hay chỉ là những mong muốn thôi. Nhưng xưa nay có ai là không có giấc mơ tưởng, và không cần sống có giấc mơ tưởng đâu!
Giấc mơ có thể có khía cạnh tiêu cực tựa như chuyện thần thoại hoang đường. Nhưng giấc mơ cũng có khía cạnh tích cực. Nó như hình ảnh phác họa thúc đẩy tâm trí có suy nghĩ sáng tạo vươn lên.
Trong niềm tin đạo giáo có giấc mơ tưởng không? Và mang đến hình ảnh gì?
Trong dòng thời gian xưa nay luôn vẫn có những giấc mơ giúp làm nên lịch sử đời sống riêng tư cùng cho tập thể xã hội.
Tổ phụ Giacop, như trong kinh thánh thuật lại (Sáng Thế 28,11) đã có giấc mơ thấy một cái thang từ mặt đất bắc lên tới trời cao. Trên những bậc thang đó có các Thiên Thần Chúa lên xuống. Và trên đỉnh cao của thang Ông đã nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng hứa ban cho dòng dõi ông trở nên một dân tộc lớn mạnh. Thức tỉnh dậy, Giacop cho lập bàn tôn thờ kính Thiên Chúa ngay nơi đó có tên là Bethel.
Rồi Ông Giuse con của Tổ phụ Giacop cũng có giấc mơ ( Sáng Thế 37,8). Ông thuật cho anh em mình thấy những bó lúa của các anh em qùi cúi đầu chung quanh bó lúa của mình. Và trong giấc mơ thứ hai Giuse thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao cũng phủ phục chung quanh mình. Như thế với các anh em ông là điều sỉ nhục họ qúa đáng. Nên họ tìm cách ám hại trả thù ông. Nhưng sau cùng họ đã bán Giuse cho những lái buôn sang làm nô lệ bên Ai Cập.
Sau đó Giuse lại bị bắt giam giữ trong tù ( Sách Sáng Thế 41,1..). Trong lao tù Giuse đã được triệu đến giải thích hai giấc mơ khác thường của nhà Vua Pharao, mà trước đó các nhà chiêm bói triều đình không sao lý giải cắt nghĩa cho nhà vua được ý nghĩa giấc mơ của ông: Vua mơ thấy bảy con bò no béo bị bẩy con bò đói khát ăn trọn nuốt trửng, và bẩy bông lúa khô héo lấn át phủ lấp bẩy bông lúa no mẩy.
Giấc mơ nhà khiến nhà Vua lo lắng bối rối sợ hãi. Nhưng người tù tội Giuse bỗng đã được đưa đến để cắt nghĩa hình ảnh hai giấc mơ cho nhà Vua: Nước Ai Cập sẽ có bẩy năm bội thu được mùa, và sau đó bẩy năm liền xẩy ra nạn mất mùa đói khát.
Sự cắt nghĩa những giấc mơ nầy của Giuse cho Vua Pharao không do tâm trí của chính mình. Nhưng do Thiên Chúa ban cho. Và đó là chương trình của Thiên Chúa sắp đặt định liệu. Vì thế, Giuse được nhà Vua Pharao ân xá trọng dụng phong làm quan tể tướng lo việc kinh bang tế thế lo cho dân nước trong toàn Ai cập.
Và khi nạn đó mất mùa xảy ra không chỉ ở nước Ai cập, mà còn cả toàn vùng xứ Canaan quê hương của Giuse. Tể tướng Giuse đã mở kho lúa cứu gíup mọi người có thóc lúa ăn no đủ, kể cả gia đình anh em sang cầu xin mua lúa, mà ngày xưa họ vì ghen ghét “giấc mơ bó lúa” đã bán ông sang Aicập. Và vì thế gia đình cha con anh em được hội ngộ gặp lại nhau.
Bàn tay Thiên Chúa đã quan phòng sắp đặt thành chương trình biến những giấc mơ thành hiện thực tích cực cho con người.
Kinh thánh thuật lại Ông Giuse đang trong khủng hoảng hoang mang bối rối vì danh dự chuyện gia đinh về luật đời cũng như luật lệ luân lý đạo đức… Trong giấc ngủ, Thiên Thần Chúa hiện đến nói cho biết: Giuse đừng sợ, hãy nhận Maria làm vợ. Vì bào thai trong cung lòng Maria là do quyền năng Chúa Thánh Thần tác động. Maria sẽ hạ sinh một người con, anh hãy đặt tên con trẻ là Giêsu.. Em bé Giêsu là Đấng cứu thế cho con người khỏi tội lỗi.
Tỉnh dậy nhận ra ý Chúa nói trong giấc mơ, Giuse bỏ ý định âm thầm đi trốn mà ở lại nhận là cha nuôi Chúa Giêsu, cùng với Maria đi xuống Bethlehem khai tên vào sổ bộ như lệnh hoàng đế ban truyền ra. ( Mt. 1,9).
Rồi ở Bethlehem, sau khi hài nhi Giesu sinh ra, gia đình Giuse lại gặp sự cố nguy hiểm nữa. Vua Herode đại đế cho truy lùng tìm bắt giết hài nhi Giesu. Trong lo âu sợ hãi, Thiên Thần Chúa lại hiện ra với Giuse trong giấc mơ báo tín hãy đem con trẻ Giesu và mẹ Maria đi tỵ nạn trốn sang Ai cập. Giuse cũng làm như Thiên Thần báo cho biết trong giấc mơ.
Sau thời gian tỵ nạn bên Ai cập, Thiên Thấn Chúa lại hiện ra với Giuse trong giấc mơ bảo vua Herode đã qua đời hãy đem gia đình trở về quê hương Nazareth sinh sống. ( Mt 2,19).Giuse lần nữa thực hiện như ý Thiên Chúa: đem gia đình thánh gia trở về quê nhà Nazareth bên nước Do Thái
Cả ba lần được báo tin trong giấc mơ, Giuse đã thực hiện đúng như ý Thiên Chúa qua lời báo tin của Thiên Thần Chúa.
Hoàng Đế Constantino của đế quốc Roma, vào thế kỷ thứ 4., theo sử sách thuật kể lại, đã có giấc mơ nhìn thấy thập gía Chúa Giêsu Kitô như hình ảnh dấu chỉ sự chiến thắng, hiện ra trên bầu trời ở thành Roma và nghe một tiếng nói với mình. Hoàng đế căn cứ theo hình ảnh dấu chỉ và lời nói đó cho là chương trình của Thiên Chúa nói cho. Ông tin vào thập gía Chúa Giêsu Kitô và đã thắng trận. Và giấc mơ đó là mốc điểm giờ khai sinh của nền văn hóa đạo Kitô giáo trong đế quốc Roma, được hoàng đế công nhận sau những thế kỷ bị theo dõi cấm cách bắt bớ.
Đức Giáo Hoàng Innocente III. Vào đầu thế kỷ 13. trong một giấc mơ đã nhìn thấy Phanxicô thành Assisi là người nâng đỡ xây dựng ngôi nhà Giáo Hội đang suy sụp. Nên ngài đã tin tưởng cho phép Phanxicô lập Dòng theo tinh thần phúc âm.
Mục sư Martin Luther King, bên Hoa Kỳ, ngày 28.08.1963 đã nói lên sự suy tưởng mong ước về sự bình đẳng, luật pháp cùng nhân phẩm cho mọi người trong xã hội Hoa Kỳ qua bài phát biểu thiên phú thần thoại “ I have a dream - Tôi có một giấc mơ”. Giấc mơ “ Ihave a dream “ của vị mục sư Martin Luther King đã đốt sáng lên ngọn đuốc phong đòi trào nhân quyền cho mọi người trong xã hội Hoakỳ được bình đẳng trong đời sống, và nạn kỳ thị chủng tộc mầu da trong đ
ời sống xã hội được dần xóa bỏ.
Đức cố giáo hoàng Gioan 23., bây giờ là vị Thánh, đã có giấc mơ về một Giáo Hội do Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn điều khiển. Ví thế, ngài đã thiết lập Công đồng chung Vatican II, năm 1962 để tìm cách đổi mới đời sống Giáo hội
Vào mùa Vọng, mùa chuẩn bị tâm hồn đớn mừng lễ Chúa giáng sinh, bài thánh thư sách Tiên Tri Isaia ( Is 11,1-10) về hình ảnh như “giấc mơ thần thánh” diễn tả khung cảnh hòa bình của triều đại Thiên Chúa.
Những hình ảnh Tiên tri Isaia nói về chồi non bật nẩy ra hoa từ thân cây khô héo, vể khung cảnh chó sói và chiên, bò non và sư tử, trẻ con và rắn lục cùng ăn chung, cùng chơi chung nhau, diễn tả mơ ước khát vọng của con người về sự bình an cho đời sống thịnh vượng, về một nếp sống hoà bình.
Mong ước này nằm sâu trong tận thâm tâm con người xưa nay. Nhưng thực tế đời sống lại khác. Phải, nó tàn bạo vũ phu kinh hoàng, như đã cùng đang diễn xảy ra trong chiến tranh bên đất nước Ukraina cùng các nơi khác trên thế giới.
Trong hoàn cảnh bi thương hoang mang, con người xưa nay đều hướng về tinh thần niềm tin đạo gíao tìm sự an ủi cứu giúp chữa lành. Và nơi đó tìm nhận được ánh sáng niềm hy vọng cho mơ ước đang trông mong chờ đợi.
Hình ảnh giấc mơ mùa vọng của Tiên tri Isaia là một mời gọi : xin đừng vội vàng cho là mọi sự không có thể. Với Thiên Chúa không có sự gì là không có thể.
“Ngày ấy gốc Giêsê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân. Các dân sẽ khẩn cầu Ngài, và mộ Ngài sẽ được vinh quang.” ( Tiên tri Isaia).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Giấc mơ suy tưởng thường bị cho là không thật, viển vông không đúng với thực tế đời sống.
Nhưng trong đời sống xưa nay luôn có những giấc mơ, và luôn có những người sống với những giấc mơ.
Đành rằng giấc mơ (tưởng) nhiều khi không đi đôi đúng với thực tế diễn xảy ra, hay chỉ là những mong muốn thôi. Nhưng xưa nay có ai là không có giấc mơ tưởng, và không cần sống có giấc mơ tưởng đâu!
Giấc mơ có thể có khía cạnh tiêu cực tựa như chuyện thần thoại hoang đường. Nhưng giấc mơ cũng có khía cạnh tích cực. Nó như hình ảnh phác họa thúc đẩy tâm trí có suy nghĩ sáng tạo vươn lên.
Trong niềm tin đạo giáo có giấc mơ tưởng không? Và mang đến hình ảnh gì?
Trong dòng thời gian xưa nay luôn vẫn có những giấc mơ giúp làm nên lịch sử đời sống riêng tư cùng cho tập thể xã hội.
Tổ phụ Giacop, như trong kinh thánh thuật lại (Sáng Thế 28,11) đã có giấc mơ thấy một cái thang từ mặt đất bắc lên tới trời cao. Trên những bậc thang đó có các Thiên Thần Chúa lên xuống. Và trên đỉnh cao của thang Ông đã nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng hứa ban cho dòng dõi ông trở nên một dân tộc lớn mạnh. Thức tỉnh dậy, Giacop cho lập bàn tôn thờ kính Thiên Chúa ngay nơi đó có tên là Bethel.
Rồi Ông Giuse con của Tổ phụ Giacop cũng có giấc mơ ( Sáng Thế 37,8). Ông thuật cho anh em mình thấy những bó lúa của các anh em qùi cúi đầu chung quanh bó lúa của mình. Và trong giấc mơ thứ hai Giuse thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao cũng phủ phục chung quanh mình. Như thế với các anh em ông là điều sỉ nhục họ qúa đáng. Nên họ tìm cách ám hại trả thù ông. Nhưng sau cùng họ đã bán Giuse cho những lái buôn sang làm nô lệ bên Ai Cập.
Sau đó Giuse lại bị bắt giam giữ trong tù ( Sách Sáng Thế 41,1..). Trong lao tù Giuse đã được triệu đến giải thích hai giấc mơ khác thường của nhà Vua Pharao, mà trước đó các nhà chiêm bói triều đình không sao lý giải cắt nghĩa cho nhà vua được ý nghĩa giấc mơ của ông: Vua mơ thấy bảy con bò no béo bị bẩy con bò đói khát ăn trọn nuốt trửng, và bẩy bông lúa khô héo lấn át phủ lấp bẩy bông lúa no mẩy.
Giấc mơ nhà khiến nhà Vua lo lắng bối rối sợ hãi. Nhưng người tù tội Giuse bỗng đã được đưa đến để cắt nghĩa hình ảnh hai giấc mơ cho nhà Vua: Nước Ai Cập sẽ có bẩy năm bội thu được mùa, và sau đó bẩy năm liền xẩy ra nạn mất mùa đói khát.
Sự cắt nghĩa những giấc mơ nầy của Giuse cho Vua Pharao không do tâm trí của chính mình. Nhưng do Thiên Chúa ban cho. Và đó là chương trình của Thiên Chúa sắp đặt định liệu. Vì thế, Giuse được nhà Vua Pharao ân xá trọng dụng phong làm quan tể tướng lo việc kinh bang tế thế lo cho dân nước trong toàn Ai cập.
Và khi nạn đó mất mùa xảy ra không chỉ ở nước Ai cập, mà còn cả toàn vùng xứ Canaan quê hương của Giuse. Tể tướng Giuse đã mở kho lúa cứu gíup mọi người có thóc lúa ăn no đủ, kể cả gia đình anh em sang cầu xin mua lúa, mà ngày xưa họ vì ghen ghét “giấc mơ bó lúa” đã bán ông sang Aicập. Và vì thế gia đình cha con anh em được hội ngộ gặp lại nhau.
Bàn tay Thiên Chúa đã quan phòng sắp đặt thành chương trình biến những giấc mơ thành hiện thực tích cực cho con người.
Kinh thánh thuật lại Ông Giuse đang trong khủng hoảng hoang mang bối rối vì danh dự chuyện gia đinh về luật đời cũng như luật lệ luân lý đạo đức… Trong giấc ngủ, Thiên Thần Chúa hiện đến nói cho biết: Giuse đừng sợ, hãy nhận Maria làm vợ. Vì bào thai trong cung lòng Maria là do quyền năng Chúa Thánh Thần tác động. Maria sẽ hạ sinh một người con, anh hãy đặt tên con trẻ là Giêsu.. Em bé Giêsu là Đấng cứu thế cho con người khỏi tội lỗi.
Tỉnh dậy nhận ra ý Chúa nói trong giấc mơ, Giuse bỏ ý định âm thầm đi trốn mà ở lại nhận là cha nuôi Chúa Giêsu, cùng với Maria đi xuống Bethlehem khai tên vào sổ bộ như lệnh hoàng đế ban truyền ra. ( Mt. 1,9).
Rồi ở Bethlehem, sau khi hài nhi Giesu sinh ra, gia đình Giuse lại gặp sự cố nguy hiểm nữa. Vua Herode đại đế cho truy lùng tìm bắt giết hài nhi Giesu. Trong lo âu sợ hãi, Thiên Thần Chúa lại hiện ra với Giuse trong giấc mơ báo tín hãy đem con trẻ Giesu và mẹ Maria đi tỵ nạn trốn sang Ai cập. Giuse cũng làm như Thiên Thần báo cho biết trong giấc mơ.
Sau thời gian tỵ nạn bên Ai cập, Thiên Thấn Chúa lại hiện ra với Giuse trong giấc mơ bảo vua Herode đã qua đời hãy đem gia đình trở về quê hương Nazareth sinh sống. ( Mt 2,19).Giuse lần nữa thực hiện như ý Thiên Chúa: đem gia đình thánh gia trở về quê nhà Nazareth bên nước Do Thái
Cả ba lần được báo tin trong giấc mơ, Giuse đã thực hiện đúng như ý Thiên Chúa qua lời báo tin của Thiên Thần Chúa.
Hoàng Đế Constantino của đế quốc Roma, vào thế kỷ thứ 4., theo sử sách thuật kể lại, đã có giấc mơ nhìn thấy thập gía Chúa Giêsu Kitô như hình ảnh dấu chỉ sự chiến thắng, hiện ra trên bầu trời ở thành Roma và nghe một tiếng nói với mình. Hoàng đế căn cứ theo hình ảnh dấu chỉ và lời nói đó cho là chương trình của Thiên Chúa nói cho. Ông tin vào thập gía Chúa Giêsu Kitô và đã thắng trận. Và giấc mơ đó là mốc điểm giờ khai sinh của nền văn hóa đạo Kitô giáo trong đế quốc Roma, được hoàng đế công nhận sau những thế kỷ bị theo dõi cấm cách bắt bớ.
Đức Giáo Hoàng Innocente III. Vào đầu thế kỷ 13. trong một giấc mơ đã nhìn thấy Phanxicô thành Assisi là người nâng đỡ xây dựng ngôi nhà Giáo Hội đang suy sụp. Nên ngài đã tin tưởng cho phép Phanxicô lập Dòng theo tinh thần phúc âm.
Mục sư Martin Luther King, bên Hoa Kỳ, ngày 28.08.1963 đã nói lên sự suy tưởng mong ước về sự bình đẳng, luật pháp cùng nhân phẩm cho mọi người trong xã hội Hoa Kỳ qua bài phát biểu thiên phú thần thoại “ I have a dream - Tôi có một giấc mơ”. Giấc mơ “ Ihave a dream “ của vị mục sư Martin Luther King đã đốt sáng lên ngọn đuốc phong đòi trào nhân quyền cho mọi người trong xã hội Hoakỳ được bình đẳng trong đời sống, và nạn kỳ thị chủng tộc mầu da trong đ
ời sống xã hội được dần xóa bỏ.
Đức cố giáo hoàng Gioan 23., bây giờ là vị Thánh, đã có giấc mơ về một Giáo Hội do Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn điều khiển. Ví thế, ngài đã thiết lập Công đồng chung Vatican II, năm 1962 để tìm cách đổi mới đời sống Giáo hội
Vào mùa Vọng, mùa chuẩn bị tâm hồn đớn mừng lễ Chúa giáng sinh, bài thánh thư sách Tiên Tri Isaia ( Is 11,1-10) về hình ảnh như “giấc mơ thần thánh” diễn tả khung cảnh hòa bình của triều đại Thiên Chúa.
Những hình ảnh Tiên tri Isaia nói về chồi non bật nẩy ra hoa từ thân cây khô héo, vể khung cảnh chó sói và chiên, bò non và sư tử, trẻ con và rắn lục cùng ăn chung, cùng chơi chung nhau, diễn tả mơ ước khát vọng của con người về sự bình an cho đời sống thịnh vượng, về một nếp sống hoà bình.
Mong ước này nằm sâu trong tận thâm tâm con người xưa nay. Nhưng thực tế đời sống lại khác. Phải, nó tàn bạo vũ phu kinh hoàng, như đã cùng đang diễn xảy ra trong chiến tranh bên đất nước Ukraina cùng các nơi khác trên thế giới.
Trong hoàn cảnh bi thương hoang mang, con người xưa nay đều hướng về tinh thần niềm tin đạo gíao tìm sự an ủi cứu giúp chữa lành. Và nơi đó tìm nhận được ánh sáng niềm hy vọng cho mơ ước đang trông mong chờ đợi.
Hình ảnh giấc mơ mùa vọng của Tiên tri Isaia là một mời gọi : xin đừng vội vàng cho là mọi sự không có thể. Với Thiên Chúa không có sự gì là không có thể.
“Ngày ấy gốc Giêsê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân. Các dân sẽ khẩn cầu Ngài, và mộ Ngài sẽ được vinh quang.” ( Tiên tri Isaia).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Đánh Bakhmut để giựt le, tướng đầu trọc mất cả chì lẫn chài, ra lệnh cho quân ở Zaporizhzhia bỏ chạy
VietCatholic Media
03:04 02/12/2022
1. Ukraine tuyên bố một số đơn vị Nga ở Zaporizhzhia đang rút lui khi quân Ukraine tấn công đồng loạt vào các kho đạn dược và binh lính
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 2 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov tuyên bố rằng một số đơn vị Nga đang rút khỏi vị trí của họ ở khu vực phía nam Zaporizhzhia.
Người Nga đang chuẩn bị di tản “nhân viên của chính quyền chiếm đóng” ở khu vực Zaporizhzhia.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các đơn vị Nga đã rời khỏi các khu định cư Mykhailivka, Polohy và Inzhenerne, tất cả các thị trấn phía nam thành phố Zaporizhzhia. Chiến tuyến trong khu vực chạy 200 km trên đất nông nghiệp. Diễn biến này xảy ra sau các cuộc tấn công vào các tòa nhà ở Polohy được tin là nơi dùng làm bộ chỉ huy của quân Nga trong vùng Zaporizhzhia.
Bộ Tổng tham mưu cho biết, tại khu định cư Burchak, cái gọi là chính quyền dân sự-quân sự do Nga dựng lên đang tiến hành một cuộc điều tra dân số về điều mà họ gọi là di tản dân cư tự nguyện.
Người Ukraine dường như đang lặp lại các hành động mà họ đã thực hiện ở Kherson - tấn công các cây cầu, trung tâm tiếp tế và các điểm tập trung quân của Nga phía sau chiến tuyến. Bộ Tổng tham mưu cho biết, trong những ngày gần đây, khoảng nửa tá cuộc không kích đã làm hơn 230 binh sĩ Nga bị thương và phá hủy kho đạn và thiết bị.
Điều gì có thể xảy ra tiếp theo: Các nhà phân tích cho rằng mặt trận tấn công tiếp theo của người Ukraine có thể sẽ là một mũi tấn công về phía nam tới thành phố Melitopol bị chiếm đóng.
Bộ Tổng tham mưu cho biết, ở những nơi khác, các lực lượng Nga tiếp tục bảo vệ các vị trí của họ ở khu vực phía đông Luhansk bằng cách sử dụng xe tăng, súng cối và pháo binh để ngăn chặn các bước tiến xa hơn của lực lượng Ukraine.
Các đơn vị Nga cũng đang pháo kích vào một số khu định cư ở các khu vực mới được giải phóng của vùng Kherson. Nhưng Chuẩn Tướng Oleksii Hromov tuyên bố rằng tuần trước lực lượng Nga đã vô tình bắn vào đơn vị của họ gần làng Tsukury ở Kherson, khiến 14 quân nhân thiệt mạng.
Tướng Hromov nói rằng các lực lượng Nga đã tập trung tại thành phố Dzankhoi ở Crimea, nơi “thực sự đã trở thành căn cứ quân sự lớn nhất trên lãnh thổ... từ đó quân đội chiếm đóng của Nga cũng như vũ khí và thiết bị quân sự của Lực lượng vũ trang Nga được triển khai lại.”
2. Giao tranh ác liệt tại Bakhmut
Hôm thứ Năm, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết, “do các hành động tấn công của quân đội Nga, khu định cư Kurdiumivka của Cộng hòa Nhân dân Donetsk đã được giải phóng hoàn toàn khỏi các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine.” Kurdiumivka là một ngôi làng nhỏ ở phía Nam thành phố Bahkmut với dân số là 737 người, theo thống kê của Ukraine vào tháng 7 năm 2021.
Bộ Quốc phòng Nga trước đó đã tuyên bố chiếm được ba khu định cư khác—nhưng tất cả đều là những ngôi làng nhỏ.
Các video trên mạng xã hội cho thấy quân đội Nga tại các khu vực xung quanh Bakhmut ở phía đông Donetsk đang chịu thương vong nặng nề, cho dù họ có chiếm được một số ngôi làng nhỏ, đặc biệt là phía nam thành phố.
Một số video từ máy bay không người lái của quân đội Ukraine cho thấy quân đội Nga trong các hố cá nhân và chiến hào đang bị tấn công bằng chất nổ thả từ máy bay không người lái. Các video khác trên mặt đất cho thấy thi thể của những người lính Nga nằm rải rác ở vùng nông thôn.
Một video do quân đội Ukraine quay và đưa lên Telegram cho thấy các hệ thống vũ khí khác nhau được sử dụng trong một cuộc tấn công phối hợp vào các vị trí của Nga, bao gồm cả pháo 155 ly và súng cối. Từ một số video, có vẻ như các vị trí của Nga có rất ít sự bảo vệ và lộ ra ở vùng nông thôn trống trải.
Các lực lượng Nga đã tấn công khu vực xung quanh Bakhmut trong nhiều tháng — và gần đây hơn đã gửi các đơn vị mới được huy động nhưng ít kinh nghiệm hơn về phía trước.
Một số đơn vị Nga - bao gồm cả những đơn vị liên kết với nhóm Wagner - dường như đã đạt được tiến bộ gia tăng, chiếm một số ngôi làng nhỏ ở phía nam thành phố.
Người Ukraine nói rằng giao tranh vẫn tiếp diễn trong khu vực quanh Kurdiumivka, các lực lượng Ukraine đã phá hủy ba kho đạn, một tổ súng cối “và đông đảo nhân lực của quân xâm lược.”
Các nhà phân tích cho rằng người Ukraine rõ ràng cũng đang phải chịu thương vong khi họ là mục tiêu của pháo binh và xe tăng Nga. Quân đội Ukraine cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực gần Bakhmut nhưng không thừa nhận mất khu vực nào, kể cả làng Kurdiumivka.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine cho biết trong tuần qua, các đơn vị đã đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù trong các khu vực Bakhmut và Avdiivka của vùng Donetsk và “phá hủy các kho đạn dược, thiết bị và binh lính Nga.”
Trong phân tích mới nhất của mình, Viện Nghiên cứu Chiến tranh nói rằng chiến dịch của Nga xung quanh Bakhmut chỉ ra rằng “các lực lượng Nga về cơ bản đã thất bại trong việc học hỏi từ các chiến dịch có thương vong cao trước đó. Họ tấn công vào các mục tiêu ít hoặc không có giá trị chiến lược gì cả”.
Trong bản báo cáo sáng thứ Sáu 2 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết máy bay Ukraine tiến hành 21 cuộc tấn công vào các vị trí của quân xâm lược.
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh đã đánh trúng 7 khu vực tập trung binh lực và vũ khí chống tăng, một kho nhiên liệu, cũng như 5 mục tiêu quan trọng khác của quân Nga.
Trong 24 giờ qua, quân Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 560 binh sĩ Nga, cùng với một xe tăng và 5 xe thiết giáp.
Nga đã mất khoảng 89,440 quân tính đến ngày 1 tháng 12. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga còn bao gồm 2,915 xe tăng, 5,877 xe thiết giáp, 1,904 hệ thống pháo, 395 hỏa tiễn phóng hàng loạt thống, 210 hệ thống tác chiến phòng không, 280 máy bay, 261 trực thăng, 1,562 máy bay không người lái, 531 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,441 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 163 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Đức bàn giao lô viện trợ quân sự mới cho Ukraine
Đức đã bàn giao một loạt viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm tàu nổi trên mặt nước không người lái, xe tăng bắc cầu và phương tiện bảo vệ biên giới.
Các thiết bị được chuyển giao cho Ukraine trong vài ngày qua bao gồm 3 xe tăng đặt cầu BEAVER, 8 tàu nổi trên mặt nước không người lái - hai chiếc đã được chuyển giao cho Ukraine trước đó, 12 phương tiện bảo vệ biên giới, tổng cộng 65 chiếc đã được cung cấp, 4,000 túi ngủ bên cạnh 10,000 chiếc đã được giao trước đó, phụ tùng thay thế cho trực thăng Mi-24 và 30 xe cứu thương.
“Danh sách bao gồm các chuyến hàng từ Lực lượng Vũ trang Liên bang Đức, cũng như từ các nguồn cung cấp thuộc ngành công nghiệp Đức được tài trợ từ quỹ của Chính phủ Liên bang việc xây dựng năng lực an ninh”.
Ngoài ra, Đức cũng đã quyết định chuyển giao thêm bảy khẩu pháo phòng không tự hành Gepard thêm vào số ba chiếc đã được chuyển giao vào tháng 8, và 100,000 bộ dụng cụ sơ cứu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người đang ở Berlin vào ngày 1 tháng 12, đã cảm ơn Đức vì là một trong những nhà cung cấp viện trợ quân sự chính cho Ukraine, bao gồm cả các thiết bị hiện đại. Đồng thời, ông cho biết nhiệm vụ không phải là mở rộng danh sách vũ khí, mà là bảo đảm sử dụng liên tục và hiệu quả các thiết bị đã được cung cấp.
4. Văn phòng Tổng thống cho biết quân đội Ukraine đã mất tới 13,000 binh sĩ kể từ khi chiến tranh bắt đầu
Quân đội Ukraine đã mất tới 13,000 binh sĩ kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24/2.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống, cho biết như trên trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu 2 tháng 12.
“Chúng tôi có ước tính chính thức từ Bộ Tổng tham mưu. Có những ước tính chính thức do Tổng tư lệnh tối cao đưa ra. Và chúng dao động từ 10,000 đến 12,500 hay 13,000 tử sĩ. Chúng tôi đang nói chuyện cởi mở về con số thương vong của chúng ta,” Podolyak nói.
Vào ngày 30 tháng 11, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng “Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã mang lại chết chóc, hủy diệt và đau khổ không kể xiết.” Theo ước tính của bà, “hơn 20,000 thường dân và 100,000 quân nhân Ukraine đã thiệt mạng cho đến nay.” Nhưng sau đó, Ủy ban Âu Châu đã thừa nhận rằng đã có nhầm lẫn và thông tin này đã bị xóa.
5. Nga sử dụng hỏa tiễn do Liên Xô sản xuất nhằm đánh lạc hướng phòng không Ukraine
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 2 tháng 12, Đại tá Mykola Danyliuk, đại diện Cục Khoa học Quân sự Trung ương, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết:
“Việc cố tình phóng những hỏa tiễn cũ rích này là nhằm mục đích làm mồi nhử, đánh lạc hướng sự chú ý của hệ thống phòng không Ukraine, làm chúng ta cạn kiệt các hỏa tiễn phòng không vào thời điểm các hỏa tiễn Kh-101 và 3M-14 hiện đại của Nga đang tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.”
Đại tá Danyliuk nhấn mạnh rằng ngay cả một hỏa tiễn với đầu đạn giả “không phát nổ” cũng có nguy cơ gây sát thương bừa bãi một cách đáng kể - do động năng của chính hỏa tiễn và nhiên liệu còn dư khi nó chạm vào mục tiêu.
Tại cuộc họp báo, các mảnh vỡ của đầu đạn hỏa tiễn Kh-55SM mà Liên bang Nga sử dụng trong cuộc pháo kích vào Ukraine đã được trưng bày. Đây là bản sửa đổi với tầm bắn tăng lên của hỏa tiễn hành trình Kh-55 của Liên Xô vốn được các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160 của Nga sử dụng để tấn công Ukraine từ tháng 3. Những hỏa tiễn này bay ở độ cao cực thấp, bám sát địa hình.
Các đặc điểm chính của Kh-55SM như sau: tầm bay — xa tới 3,500 km; khối lượng ban đầu — 1.5 tấn trong đó có tới 260 ký nhiên liệu
6. Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định 'chúng tôi sẽ không bao giờ ép buộc người Ukraine thỏa hiệp'
Trong cuộc họp báo trong chuyến thăm Hoa Kỳ, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết:
“Tôi xin cảm ơn tổng thống và chính quyền Hoa Kỳ vì cam kết tuyệt vời của họ đối với Ukraine và người dân Ukraine.”
“Hãy để tôi nói rõ rằng hai quốc gia của chúng ta được tạo nên từ các giá trị và lịch sử. Những gì đang bị đe dọa ở Ukraine bây giờ ở rất xa đây, ở một quốc gia nhỏ, một nơi nào đó ở Âu Châu. Nhưng đó là về các giá trị của chúng ta. Đó là về các nguyên tắc của chúng ta. Và đó là những gì chúng ta đã cùng nhau thỏa thuận trong hiến chương Liên Hiệp Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng việc Hoa Kỳ hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine trong thời gian này là rất quan trọng, không chỉ đối với người Ukraine mà cả người Âu Châu, mà còn đối với sự ổn định của thế giới chúng ta ngày nay.”
“Nếu chúng ta cho rằng chúng ta có thể từ bỏ một quốc gia và từ bỏ sự tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc này, điều đó có nghĩa là không thể có sự ổn định trên thế giới này. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải cam kết rất nhiều”.
“Chúng tôi sẽ theo dõi sự hỗ trợ của riêng mình. Chúng tôi đã tăng cường hỗ trợ quân sự, hỗ trợ nhân đạo và hỗ trợ kinh tế”.
Ông nói thêm rằng sẽ không cố gắng thúc ép chính phủ ở Kyiv đồng ý với một giải pháp mà họ không hài lòng.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ hối thúc người Ukraine thực hiện một thỏa hiệp mà họ sẽ không bao giờ chấp nhận được. Họ rất dũng cảm, và họ bảo vệ chính xác cuộc sống của họ, quốc gia và các nguyên tắc của chúng ta. Sẽ không bao giờ xây dựng được một nền hòa bình bền vững nếu chúng ta muốn có một nền hòa bình chóng vánh. Chúng ta phải tôn trọng người Ukraine trong việc quyết định thời điểm và các điều kiện mà họ sẽ đàm phán về lãnh thổ và tương lai của họ.”
7. Biden: 'Tôi không ngờ Nga lại tàn bạo như vậy'
Joe Biden đã nói trong cuộc họp báo rằng Hoa Kỳ sát cánh cùng các đồng minh của mình “mạnh mẽ hơn bao giờ hết” chống lại “cuộc chiến tàn bạo” của Nga chống lại Ukraine.
Biden cho biết sự hỗ trợ sẽ tiếp tục khi đối mặt với sự gây hấn của Nga, điều mà ông nói thêm là “cực kỳ tàn bạo”. Ông nói: “Tôi biết người Nga tàn bạo, nhưng tôi không ngờ họ lại tàn bạo đến như vậy”.
“Hôm nay chúng ta tái khẳng định rằng chúng ta sẽ sát cánh cùng nhau chống lại sự tàn bạo này. Chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân Ukraine khi họ bảo vệ nhà cửa, gia đình, bệnh viện, nhà trẻ, chủ quyền, toàn vẹn của họ trước sự xâm lược của Nga”.
Ông nói thêm rằng Pháp đã chào đón hơn 100,000 người tị nạn và Biden cảm ơn họ vì đã làm như vậy.
“Tấn công cơ sở hạ tầng dân sự, bóp nghẹt nguồn năng lượng tới Âu Châu để đẩy giá lên cao, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực. Điều đó đang làm tổn thương những người rất dễ bị tổn thương không chỉ ở Ukraine mà trên toàn thế giới. Nhưng Putin sẽ không thành công.”
“ Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để buộc Nga phải chịu trách nhiệm về hành động của họ và giảm thiểu tác động toàn cầu của cuộc chiến do Putin gây ra đối với phần còn lại của thế giới.”
Tổng thống Mỹ nói rằng Hoa Kỳ đang giúp Âu Châu bảo đảm an ninh năng lượng và một thỏa thuận mới đã được thống nhất với Pháp về năng lượng hạt nhân dân sự.
8. Tổng thống Hoa Kỳ và tổng thống Pháp khẳng định: Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh
Các tổng thống Hoa Kỳ và Pháp đã lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp của Nga chống lại Ukraine và nhấn mạnh rằng việc cố ý tấn công vào thường dân và cơ sở hạ tầng dân sự cấu thành tội ác chiến tranh mà thủ phạm phải chịu trách nhiệm.
Họ cũng lên án và bác bỏ nỗ lực của Putin nhằm sáp nhập bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine vào Nga, vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ và Pháp lên án các bước leo thang có chủ ý của Nga, đáng chú ý là lời lẽ vô trách nhiệm về hạt nhân và thông tin sai lệch của nước này về cáo buộc tấn công hóa học, cũng như các chương trình vũ khí hạt nhân và sinh học.
Họ tái khẳng định Hoa Kỳ và Pháp tiếp tục ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ chính trị, an ninh, nhân đạo và kinh tế cho Ukraine trong thời gian dài nhất.
Điều này bao gồm việc cung cấp các nguồn lực quan trọng để hỗ trợ khả năng phục hồi của người dân Ukraine trong suốt mùa đông, bao gồm đẩy mạnh việc cung cấp các hệ thống phòng không và thiết bị cần thiết để sửa chữa mạng lưới năng lượng của Ukraine. Hoa Kỳ và Pháp có kế hoạch tiếp tục làm việc với các đối tác và đồng minh để điều phối các nỗ lực hỗ trợ, bao gồm cả tại hội nghị quốc tế diễn ra ở Paris vào ngày 13 tháng 12.
Họ cũng có ý định tiếp tục cung cấp hỗ trợ ngân sách trực tiếp mạnh mẽ cho Ukraine và thúc giục các tổ chức tài chính quốc tế mở rộng quy mô hỗ trợ tài chính của họ.
Hoa Kỳ và Pháp nhắc lại nghĩa vụ duy trì các nghĩa vụ quốc tế hiện hành cũng như các nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Họ cũng nhắc lại quyết tâm kiên định buộc Nga phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh đã được ghi chép lại rộng rãi, do cả các lực lượng vũ trang chính quy và các lực lượng ủy nhiệm của nước này gây ra, bao gồm cả các tổ chức lính đánh thuê như Wagner và các tổ chức khác, thông qua hỗ trợ cho các cơ chế trách nhiệm giải trình quốc tế, bao gồm cả Ủy ban quốc tế. tòa án hình sự, tổng công tố Ukraine, Ủy ban Điều tra của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Hoa Kỳ và Pháp cũng cam kết giải quyết các tác động rộng lớn hơn từ cuộc chiến của Nga, bao gồm hợp tác với cộng đồng quốc tế để xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn trước sự gián đoạn lương thực và năng lượng.
9. Hơn 1,300 tù nhân trở về Ukraine từ khi Nga xâm lược
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Năm rằng hơn 1,300 tù nhân đã được trao trả cho Ukraine kể từ khi quân đội Nga xâm lược.
Zelenskiy đã phát biểu sau một cuộc trao đổi 50 tù nhân mới với các lực lượng Nga và thân Nga.
“Sau cuộc trao đổi ngày hôm nay, đã có 1,319 anh hùng trở về nhà,” Zelenskiy cho biết như trên trong phát biểu trước quốc dân đồng bào qua vidro.
“Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi đưa được tất cả người dân của mình trở lại quê hương,” nhà lãnh đạo Ukraine nói.
Chánh văn phòng của Zelenskiy, Andriy Yermak, cho biết 50 người Ukraine trở về bao gồm những người đã bảo vệ Mariupol và Azovstal.
Trong một cuộc họp với Hội Hồng Thập Tự vào tháng 10, Nga cho biết họ đang giam giữ khoảng 6,000 tù nhân chiến tranh Ukraine.
Phản ứng của Nga với cuộc phỏng vấn mới minh họa cho luận lý về sự im lặng của các vị Giáo Hoàng
VietCatholic Media
05:12 02/12/2022
1. Những người nhập cư Công Giáo đến Hoa Kỳ thách thức nền văn hóa thờ ngẫu tượng như thế nào?
Charles Camosy, một thần học gia người Mỹ, có vợ là người Phi Luật Tân vừa có bài viết nhan đề “How Catholic immigrants to the U.S. challenge political idolatry” nghĩa là “Những người nhập cư Công Giáo đến Hoa Kỳ thách thức nền văn hóa thờ ngẫu tượng mang tính chất chính trị như thế nào?” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Theo một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2021 do CARA, là tổ chức phân tích thống kê về Giáo hội ở Hoa Kỳ cho các hoạt động mục vụ, dựa trên 2,391 giáo xứ ở Hoa Kỳ, khoảng một phần tư cho biết họ phục vụ ít nhất một cộng đồng người nhập cư. Các cộng đồng phổ biến nhất được đề cập là ở 328 cộng đoàn Mễ Tây Cơ, 88 cộng đoàn Phi Luật Tân, 44 cộng đoàn El Salvador và 40 cộng đoàn Việt Nam.
Hơn 21% giáo xứ cho biết họ có ít nhất một Thánh lễ cuối tuần bằng tiếng Tây Ban Nha, và 8% có Thánh lễ cuối tuần bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha. Chúng bao gồm tiếng Việt, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hàn, tiếng Ả Rập và tiếng Tagalog.
Đây là những lời nhắc nhở mạnh mẽ về thực tế rằng chúng ta là một Giáo hội toàn cầu. Chúng cũng là những sự thật vô cùng bất tiện cho những ai muốn đồng nhất Công Giáo với văn hóa Hoa Kỳ. Hãy nhớ rằng mối ràng buộc chính của chúng ta không phải với tư cách là đồng bào của Hoa Kỳ, mà là anh chị em trong Chúa Kitô. Hoặc ít nhất họ nên như vậy.
Hãy nhớ lại lời nhấn mạnh của Thánh Phaolô rằng không còn chuyện “Do Thái hay Hy Lạp” mà tất cả đều là một trong Chúa Giêsu Kitô. Hơn nữa, di chuyển với hy vọng từ vùng đất này sang vùng đất khác - điều mà rõ ràng là Thánh Phaolô biết rất rõ trong chuyến du hành của mình - là một phần quan trọng trong kinh nghiệm của Kitô hữu, từ những thời điểm đầu tiên cho đến tận ngày nay.
Những người nhập cư Công Giáo từ Âu Châu vào nửa sau của thế kỷ 19 sẵn sàng chịu sự phân biệt đối xử khủng khiếp từ một nền văn hóa chống Công Giáo để thực hành đức tin của họ. Cách sống của họ—không đắm chìm hoàn toàn vào đất nước mới và không hoàn toàn lãng quên quê hương cũ—đặt họ vào một vị trí tuyệt vời để tránh sự thờ các thần tượng quá thường xuyên đi kèm với hiện trạng văn hóa của chúng ta.
Tôi đã vô cùng may mắn được trải nghiệm điều này trong cuộc sống của chính mình trong gia đình người Phi Luật Tân tuyệt vời của vợ tôi và đã chứng kiến những người nhập cư thế hệ đầu tiên sống trong không gian giữa hai nền văn hóa Mỹ và Phi Luật Tân. Bởi vì điều này, họ ở một vị trí tốt hơn nhiều so với những nhóm dân lâu đời hơn trong việc sống theo đức tin của họ.
Những người thân Phi Luật Tân của tôi đã nhiều lần truyền cảm hứng cho tôi để sống đức tin của mình theo những cách quan trọng nếu không tôi có lẽ tôi sẽ bị chủ nghĩa cá nhân kiểu Hoa Kỳ ám ảnh và sự lười biếng bắt giữ. Ví dụ, Giáng Sinh trong gia đình chúng tôi có nghĩa là một lễ kỷ niệm “Simbang Gabi” rất linh thiêng, lễ hội, và một chuỗi chín ngày gồm các Thánh lễ và cầu nguyện, thông công, và các bữa ăn dẫn đến Ngày Giáng Sinh. Thật dễ dàng để chống lại chủ nghĩa tiêu thụ đến mức tê liệt của một lễ Giáng Sinh điển hình của người Mỹ nếu chúng ta đang sống giữa kiểu truyền thống này và cử hành nó như một cộng đồng Công Giáo gắn bó chặt chẽ.
Điều này cũng đúng đối với nhiều cộng đồng người Latinh có các thực hành sùng kính mạnh mẽ tương tự, đặc biệt là với Đức Mẹ Guadalupe, Lễ Các Đẳng, Thứ Tư Lễ Tro, Giờ Thánh, v.v. Thật là một món quà lạ thường mà những người Công Giáo nhập cư tặng cho Giáo hội.
Một đức tin Công Giáo đích thực, một đức tin bắt đầu với phép rửa tội chung của chúng ta và cam kết với Tin Mừng như nguồn căn tính tối hậu của chúng ta, phải làm mọi thứ có thể để tránh sự chấp nhận một cách ngẫu tượng các giá trị của một nền văn hóa xung quanh đang nuốt chửng nền văn hóa Công Giáo.
Source:Angelus News
2. 200,000 người ghi danh tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Lisbon
Một tháng sau khi bắt đầu chương trình ghi danh, đã có 200,000 người tại các nước ghi tên tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ, từ 01 đến 06 tháng Tám năm tới đây, tại Lisbon Bồ Đào Nha, trong đó có Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Cha Americo Aguiar, Giám Mục Phụ Tá tại Lisbon, kiêm Trưởng ban tổ chức ở địa phương, cho biết trong số những người ghi danh, đông nhất là từ Ý, Brazil, Tây Ban Nha, và Pháp.
Trong những ngày qua, Đức Cha Aguiar đã tổ chức cuộc họp báo để giới thiệu chương trình mục vụ tại Trung tâm Thánh Mẫu Fatima, cách thủ đô Lisbon 120 cây số, và nhấn mạnh sự liên hệ chặt chẽ giữa Ngày Quốc tế Giới trẻ năm tới với Fatima, vì trung tâm này là nơi duy nhất đã có kinh nghiệm về việc đón tiếp con số người đông đảo nhất. Fatima không những là điểm hội tụ đối với những người trẻ hành hương tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ, mà còn đối với cả Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài cho biết rất có thể ngài cũng sẽ đến Fatima, nhân dịp đến Lisbon để gặp gỡ giới trẻ thế giới.
Đức Thánh Cha đã từng tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Rio de Janeiro, Brazil năm 2013, rồi tại Cracovia, Ba Lan năm 2016 và Panama năm 2019.
Đức Cha Aguiar cũng nói rằng tiến trình đồng hành trong Giáo hội hiện nay cũng giữ một vai trò nhân Ngày Quốc tế Giới trẻ. “Những người trẻ cũng sẽ có cơ hội nói về vấn đề này tại Lisbon vài tháng trước khi Thượng Hội đồng Giám mục thế giới tiến hành vào tháng Mười năm 2023 tại Roma”.
Ngoài ra, Đức Cha Jose Ornelas de Carvalho, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha cho biết đề tài hòa bình cũng sẽ là một điểm chính của Ngày Quốc tế Giới trẻ, vì chiến tranh tại Ukraine.
3. Phản ứng của Nga đối với cuộc phỏng vấn mới minh họa cho luận lý về sự 'im lặng' của các vị giáo hoàng
John Allen, phóng viên kỳ cựu của Vatican có bài viết nhan đề “Russian reaction to new interview illustrates logic for papal ‘silence’” nghĩa là “Phản ứng của Nga đối với cuộc phỏng vấn mới minh họa cho luận lý về sự 'im lặng' của các vị giáo hoàng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Trong một cuộc phỏng vấn mới với tạp chí America do Dòng Tên tài trợ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tự bảo vệ mình trước những cáo buộc đã quá im lặng đối với cả Nga và Trung Quốc – Nga trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine và Trung Quốc đối mặt với hồ sơ của họ về nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo.
Các nhà phê bình cho rằng giống như Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 đôi khi bị chỉ trích vì bị cho là “im lặng” trong thời kỳ xảy ra biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã, thì một ngày nào đó, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể phải đối mặt với phán quyết lịch sử rất tiêu cực vì quyết định của ngài đối với cả Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.
Thật đúng lúc, các sự kiện ngày hôm qua tiếp tục minh họa lý do tại sao Đức Phanxicô, hoặc bất kỳ giáo hoàng nào khác, cũng đều phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra các loại kết án cụ thể mà Đức Giáo Hoàng đã đề cập.
Cũng trong cuộc phỏng vấn đó với tờ America, Đức Phanxicô đã đề cập ngắn gọn về cái giá phải trả của con người trong cuộc xung đột ở Ukraine, và nói rằng ngài đã nhận được “nhiều thông tin về sự tàn ác của quân đội.” Ngài đưa ra một quan sát về nguồn gốc của những lạm dụng lớn nhất.
“Như thường lệ, những kẻ tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân theo truyền thống Nga, chẳng hạn như người Chechnya, người Buryats, vân vân,” Đức Thánh Cha nói như trên khi đề cập đến hai sắc dân thiểu số thường bị quân Nga đẩy ra tiền tuyến trong các cuộc xung đột của Nga.
Chechens, từ phía tây nam của Nga, chủ yếu là người Hồi giáo. Trong khi đó, Buryats là một nhóm dân tộc Mông Cổ bản địa ở miền đông Siberia, theo truyền thống theo tín ngưỡng Phật giáo và pháp sư.
Rất có thể, Đức Phanxicô dự định bình luận như một lời bào chữa gián tiếp cho Mạc Tư Khoa, bằng cách nói rằng bản thân người Nga có thể không khát máu như được mô tả. Dựa trên những phản ứng từ Mạc Tư Khoa, đó không hoàn toàn là cách những lời của Đức Giáo Hoàng được đón nhận.
Hôm qua, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, đã đả kích cuộc phỏng vấn của Đức Thánh Cha.
Zakharova nói với hãng thông tấn Nga TASS: “Đây không chỉ là còn là tâm tình bài Nga nữa, nó là sự bóp méo sự thật ở mức độ mà tôi thậm chí không thể gọi tên”.
Sau đó, Zakharova đã gửi một Tweet cáo buộc giáo hoàng đang cố gắng chia rẽ các lực lượng Nga: “Chúng tôi là một gia đình với người Buryats, người Chechnya và các đại diện khác của đất nước đa sắc tộc và đa tôn giáo của chúng tôi,” cô ta viết.
Alexey Tsydenov, thống đốc Cộng hòa Buryatia, cũng gay gắt không kém trong phản ứng của mình.
Tsydenov nói: “Nghe người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo nói về sự tàn ác của các dân tộc cụ thể, nghĩa là người Buryats và người Chechnya, ít nhất có thể nói là điều kỳ lạ. Những người lính của chúng tôi thực hiện nghĩa vụ của họ với danh dự,” và nói thêm rằng với lịch sử khó khăn của các cuộc Thập tự chinh, có lẽ các nhà lãnh đạo Công Giáo không nên đưa ra bài học cho người khác về đạo đức trong xung đột vũ trang.
Ngay cả người đứng đầu truyền thống Phật giáo mà hầu hết người Buryats theo sau, Damba Ayusheev, cũng tham gia vào dàn hợp xướng chỉ trích, gọi những lời lẽ của Đức Giáo Hoàng là “bất ngờ và không tử tế”.
Ayusheev nói: “Tôi nghĩ người Âu Châu Latinh không hiểu rằng việc sống ở vùng Siberia và Viễn Đông lạnh giá khiến con người trở nên kiên trì, nhẫn nại và kiên cường hơn trước những khó khăn khác nhau. Vì vậy, người dân của chúng tôi không độc ác, họ chỉ đơn giản là phải một lần nữa bảo vệ Tổ quốc của mình khỏi chủ nghĩa Quốc xã, giống như ông và cha của chúng tôi đã làm.”
Người ta có thể bị cám dỗ để coi những hành động ăn miếng trả miếng này chẳng qua cũng chỉ là một cơn bão trong ấm trà, hãy chờ đợi một sự thật bất tiện khác.
Cũng trong ngày hôm qua, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã báo cáo việc bắt giữ hai linh mục Công Giáo tại thành phố cảng Berdiansk do Nga chiếm đóng ở đông nam Ukraine. Cha Ivan Levitskyi và Cha Bohdan Heleta, đã chăm sóc mục vụ cho cả tín hữu Công Giáo Hy Lạp và nghi lễ Latinh, và là một trong số ít giáo sĩ ở lại sau khi Nga chiếm đóng.
Theo báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, hai linh mục bị buộc tội chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố và đang bị giam giữ trong một trung tâm giam giữ trước khi xét xử. Nếu bị kết án, tội danh mà các linh mục bị buộc tội về mặt lý thuyết có thể dẫn đến án tử hình. Giám mục địa phương, Đức Cha Stepan Meniok, đã gọi các vụ bắt giữ là “vô căn cứ và bất hợp pháp”.
Không rõ liệu các vụ bắt giữ là một phản ứng đối với cuộc phỏng vấn mới của giáo hoàng hay là trước đó, mặc dù một tờ báo Ý đã gợi ý rằng đó là một hình thức “tống tiền để buộc Đức Phanxicô phải im lặng”.
Trong mọi trường hợp, không chắc rằng những người đương thời sẽ giúp ích cho hoàn cảnh của các linh mục. Nó có khả năng cũng sẽ cản trở những nỗ lực của Vatican trong việc định vị mình như một nhà hòa giải tiềm năng trong cuộc xung đột với Ukraine.
Nhìn lại, hoàn toàn có thể là Đức Thánh Cha Phanxicô và các cố vấn của ngài ngày hôm nay đang ước gì họ có thể rút lại ngay cả sự cởi mở hạn chế mà Đức Giáo Hoàng đã thể hiện trong cuộc phỏng vấn của ngài với tờ America.
Nói cách khác, nếu bạn từng thắc mắc tại sao các giáo hoàng không thẳng thắn hơn trong những tình huống xung đột như vậy, chỉ cần nhớ rằng các giáo hoàng nhận thức rõ rằng họ không phải sống riêng với hậu quả của những tuyên bố như vậy - than ôi, đó là số phận của những nhân vật như Levitskyi và Heleta, và không có giáo hoàng nào muốn đẩy thêm người dân của mình vào con đường nguy hiểm.
https://cruxnow.com/news-analysis/2022/11/russian-reaction-to-new-interview-illusrates-logic-for-papal-silence
Hai tuần, Putin mất 6000 quân. Ukraine vượt sông Dnipro. Hoảng sợ, quân Nga tháo chạy. NATO cảnh báo
VietCatholic Network
15:07 02/12/2022
1. Ukraine cho biết Nga đã rút lực lượng khỏi các thị trấn đối diện Kherson
Quân đội Ukraine cho biết Nga đã rút một số binh sĩ khỏi các thị trấn ở bờ đối diện của sông Dnipro với thành phố Kherson. Đây là báo cáo chính thức đầu tiên của Ukraine về việc Nga rút quân khỏi khu vực hiện là tiền tuyến chính ở phía nam sau cuộc tháo chạy khỏi thành phố Kherson.
Tuyên bố chỉ đưa ra những chi tiết hạn chế nhưng ám chỉ rằng đã có các lực lượng Ukraine vượt qua sông Dnipro tiến đánh phần phía Đông của con sông. Các quan chức Ukraine cũng nhấn mạnh rằng Nga đã tăng cường pháo kích vào phần phía Tây của con sông, làm mất điện trở lại ở Kherson nơi điện chỉ mới bắt đầu được khôi phục gần 3 tuần sau khi quân đội Nga rời thành phố và tháo chạy qua sông.
Reuters đưa tin rằng: Kể từ khi Nga bỏ Kherson vào tháng trước, chín tháng sau cuộc xâm lược Ukraine, dòng sông hiện tạo thành toàn bộ phần phía nam của mặt trận.
Nga đã yêu cầu dân thường rời khỏi các thị trấn trong vòng 15 km quanh sông và rút chính quyền dân sự khỏi thành phố Nova Kakhovka. Các quan chức Ukraine trước đây cho biết Nga đã rút một số pháo binh gần sông đến các vị trí an toàn ở xa hơn, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa nói rằng lực lượng Nga đang rời khỏi thị trấn.
Quân đội cho biết: “Số lượng binh sĩ và thiết bị quân sự của Nga đã giảm ở khu định cư Oeshky”, đề cập đến thị trấn đối diện với thành phố Kherson, ở phía xa của cây cầu bắc qua Dnipro đã bị phá hủy.
“Quân địch đã rút khỏi một số khu định cư của tỉnh Kherson và phân tán trong các dải rừng dọc theo đoạn đường cao tốc Oeshky - Hola Prystan”. Đó là đoạn đường dài 25 km xuyên qua các thị trấn ven sông nằm rải rác trong rừng trên bờ đối diện thành phố Kherson.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết hầu hết quân đội Nga trong khu vực là lực lượng dự bị được huy động gần đây, cho thấy rằng quân đội chuyên nghiệp được đào tạo tốt nhất của Mạc Tư Khoa đã bỏ đi và đưa các tân binh ra làm bia đỡ đạn cho họ.
2. Ukraine cho biết Putin mất 6,000 quân trong 2 tuần khi những điểm yếu của Nga bị phơi bày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Loses 6,000 Troops in 2 Weeks as Russia's Weaknesses Exposed: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Putin mất 6,000 quân trong 2 tuần khi những điểm yếu của Nga bị phơi bày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mất hơn 6,000 quân trong hai tuần, làm tăng thêm đáng kể con số thương vong khổng lồ của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trong ước tính mới nhất hôm thứ Tư rằng Nga đã mất 88,880 nhân sự kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2. Đây là mức tăng 6.170 so với ước tính số người chết của Nga là 82.710 vào ngày 16 tháng 11, hai ngày thứ Tư trước đó. Con số vào ngày thứ Sáu 2 tháng 12, đã lên đến 89,440 tử sĩ Nga.
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, ngoài việc mất hàng nghìn binh sĩ, Nga còn phải đối mặt với tổn thất đáng kể về pháo binh và phương tiện trong thời gian hai tuần qua. Từ ngày 16 tháng 11 đến ngày thứ Tư vừa qua, Ukraine cho biết Nga đã mất 43 xe tăng, 75 xe bọc thép, 69 phương tiện và thùng nhiên liệu, theo tính toán của Newsweek.
Sau hơn chín tháng tham chiến mà một số người ủng hộ Điện Cẩm Linh kỳ vọng sẽ mang lại chiến thắng nhanh chóng cho Nga, quân đội của Putin vẫn chưa đạt được mục tiêu đã đề ra là “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine”. Trong khi đó, Nga gần đây đã phải đối mặt với một số thất bại đáng xấu hổ, bao gồm cả những thành tựu trong các cuộc phản công của Ukraine và việc rút quân khỏi thành phố Kherson ở khu vực phía nam vào đầu tháng này.
Dan Soller, cựu đại tá tình báo quân đội Hoa Kỳ, nói với Newsweek tuần trước rằng việc xây dựng các công sự biên giới của Nga gần khu vực phía đông Kharkiv của Ukraine, và những khu vực mà Ukraine đang tiến hành các cuộc phản công, phản ánh rằng Nga phải phòng thủ hơn là tấn công trong cuộc chiến.
Soller cũng lưu ý rằng Nga đã cố gắng chiếm thành phố Bakhmut, một “trung tâm giao thông” ở khu vực phía đông Donetsk, trong một thời gian dài, một động thái có khả năng cho phép Nga bảo vệ cả Donetsk và khu vực Luhansk và chống lại những bước tiến xa hơn của Ukraine. Nhưng ông nghi ngờ về việc liệu Nga có thực sự có thể chiếm được Bakhmut hay không, và ngay cả khi họ làm được, thì “về mặt chiến lược, mọi thứ khác đều đã mất”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết trong bản đánh giá ngày 29 tháng 11 rằng các lực lượng Nga đã đạt được một số “lợi ích nhỏ mọn” xung quanh Bakhmut, nhưng những tiến bộ này có thể không đáng kể so với các tổn thất kinh hoàng của Nga.
“ISW tiếp tục đánh giá rằng các lực lượng Nga suy yếu xung quanh Bakhmut khó có thể đặt Bakhmut dưới mối đe dọa bị bao vây trong tương lai gần,” bản đánh giá cho biết.
Bất chấp tất cả những điều này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong cuộc họp báo ngày 24 tháng 11 rằng Nga “không có lựa chọn nào khác” ngoài việc đạt được các mục tiêu của mình ở Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
3. Người đứng đầu NATO nói rằng “còn quá sớm” để quyết định về yêu cầu của Ba Lan chuyển hệ thống Patriot tới Ukraine
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Năm cho biết vẫn còn “quá sớm” để đưa ra kết luận về lời kêu gọi của Ba Lan chuyển các hệ thống phòng không Patriot do Đức cung cấp tới Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin, ông Stoltenberg cho biết: “Điều quan trọng là phải tách cuộc thảo luận về ba chiếc Patriot mà Đức đề nghị giúp bảo vệ không phận Ba Lan khỏi vấn đề tăng cường phòng không cho Ukraine.”
Ông nói: “Tất cả chúng ta đều đồng ý về nhu cầu cấp thiết phải giúp đỡ Ukraine, bao gồm cả các hệ thống phòng không,” đồng thời cho biết thêm rằng việc bảo đảm hoạt động tốt của các hệ thống đã được chuyển giao cũng quan trọng không kém việc cung cấp các hệ thống mới.”
Ông Stoltenberg nói: “Cần có đạn dược cho các hệ thống hiện có, cần có phụ tùng thay thế và bảo trì.
Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi Đức cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine “ngay khi” có thể. Bình luận của Kuleba được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak tuần trước cho biết Berlin nên gửi các hệ thống phòng không hỏa tiễn Patriot trực tiếp tới Ukraine thay vì Ba Lan.
4. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, đã nói rằng Âu Châu nên quay trở lại “trật tự hòa bình” trước chiến tranh với Nga nếu tổng thống Nga, Vladimir Putin, từ bỏ hành động gây hấn với các nước láng giềng của mình.
The Times đưa tin rằng trong một cuộc thảo luận nhóm tại sự kiện ở Berlin hôm thứ Tư, Scholz đã được hỏi Đức sẽ hành động như thế nào đối với Nga sau khi chiến tranh kết thúc dựa trên “mối quan hệ đối tác bền chặt” đã từng có giữa hai nước.
Ông nói: “Ở giai đoạn này, tôi sẽ nói rằng đó không phải là một quan hệ đối tác, thành thật mà nói. Nga đã phá hỏng trật tự hòa bình mà chúng tôi đã nỗ lực xây dựng trong nhiều thập kỷ trong đó chúng tôi đã đồng ý rằng sẽ không bao giờ có nỗ lực thay đổi biên giới bằng vũ lực nữa.”
“Và những gì Nga đang làm ngày nay là quay trở lại đường lối đế quốc của thế kỷ 19, 18, 17, nơi chỉ một quốc gia mạnh hơn mới nghĩ rằng họ có thể chiếm lãnh thổ của nước láng giềng, coi các nước láng giềng chỉ là chư hầu và một số nơi họ có thể áp đặt các quy tắc mà các nước khác phải tuân theo. Và điều này không bao giờ có thể được chấp nhận.”
Ông nói tiếp: “Chúng ta phải quay trở lại các thỏa thuận mà chúng ta đã có trong những thập kỷ qua và là cơ sở cho hòa bình và trật tự an ninh ở Âu Châu.
“Không hề có sự xâm lược nào xảy ra từ các quốc gia thành viên của Liên minh Âu Châu, không có sự gây hấn nào từ Nato và tất cả các câu hỏi về an ninh chung có thể được giải quyết và thảo luận. Nga phải có một sự sẵn sàng để nhìn nhận thực tế này”.
“Chúng ta có thể quay trở lại một trật tự hòa bình đã hoạt động và làm cho nó an toàn trở lại nếu người Nga sẵn sàng quay trở lại trật tự hòa bình này.”
5. Nga đang chuẩn bị cho một cuộc không kích rất lớn vào Ukraine
Trong cuộc họp báo tại Berlin sau cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết:
'Có một cuộc tấn công quy mô lớn sắp xảy ra' nhằm vào Ukraine. Các không ảnh của NATO cho thấy Nga dường như đang chuẩn bị cho một cuộc không kích quy mô lớn khác vào Ukraine với hàng chục máy bay ném bom được phát hiện tập trung tại một căn cứ không quân quan trọng.
Ít nhất 20 máy bay ném bom tầm xa Tu-95 và Tu-160 đã tập trung tại căn cứ không quân Engels-2, gần thành phố Saratov, bên cạnh các thùng nhiên liệu, phương tiện hỗ trợ và vật tư sửa chữa.
Các nhà phân tích cho biết các thùng - có khả năng là hộp đạn chứa hỏa tiễn hành trình Kh-55 và Kh-101 - cũng có thể nhìn thấy gần máy bay, cho thấy một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine 'sắp xảy ra'.
Cuộc tấn công gần như chắc chắn sẽ tập trung vào việc phá hủy mạng lưới điện và nước vốn đã bị tàn phá của Ukraine sau các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái kamikaze do Iran sản xuất trong những tuần gần đây, khiến người dân chết cóng trong nhà.
Hình ảnh về sân bay được chụp vào ngày 28 tháng 11 và lần đầu tiên được công bố bởi Der Spiegel của Đức.
Các nhà phân tích quân sự, nói với tạp chí này rằng: 'Số lượng máy bay ném bom trên đường băng cao bất thường là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng các hoạt động, nếu không muốn nói là một cuộc tấn công quy mô lớn sắp xảy ra.'
Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều cuộc không kích của Nga với ít nhất hai cảnh báo không kích trên toàn quốc được đưa ra trong tuần này nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, phát biểu hôm Chúa Nhật, cũng cảnh báo rằng Nga đang lên kế hoạch cho nhiều cuộc tấn công lớn hơn.
Ông nói: 'Chúng tôi hiểu rằng những kẻ khủng bố đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công mới. Chúng tôi biết điều này là một thực tế. Thật không may, chừng nào họ còn có hỏa tiễn trong tay họ sẽ không bình tĩnh lại.”
Zelenskiy cho biết tuần tới có thể khó khăn như tuần trước, khi các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng điện khiến người Ukraine bị cắt điện ở mức nghiêm trọng nhất kể từ khi quân đội Nga xâm lược vào tháng Hai.
'Lực lượng quốc phòng của chúng ta đã sẵn sàng. Cả đất nước đã sẵn sàng', ông nói. 'Chúng ta đã vạch trần tất cả các kịch bản có thể xảy ra với các đối tác của chúng ta.'
Các nhà lãnh đạo NATO hiện đang họp tại Rumani để thảo luận về giai đoạn hỗ trợ tiếp theo cho Ukraine, với hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tiên tiến là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Jen Stoltenberg, người đứng đầu liên minh, và các quan chức Mỹ đã gợi ý rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Kyiv.
Các khẩu đội hỏa tiễn Patriot rất hiệu quả trong việc bắn hạ các hỏa tiễn đang bay tới nhưng phức tạp và khó vận hành, có nghĩa là chúng thường được cung cấp cùng với một kíp lái có kinh nghiệm.
Ví dụ, khi Đức cho Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ mượn khẩu đội Patriot trong quá khứ, họ cũng đã cung cấp người vận hành loại vũ khí này.
Điều đó làm phức tạp thêm bức tranh ở Ukraine, do lo ngại Nga sẽ cố gắng tấn công vào những hệ thống Patriot và cuối cùng có thể giết chết các nhân viên NATO, và điều đó có khả năng gây ra chiến tranh giữa các siêu cường toàn cầu.
Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và hiện là người đứng đầu hội đồng an ninh, hôm qua cảnh báo rằng NATO sẽ tự biến mình thành “mục tiêu hợp pháp” bằng cách cung cấp vũ khí.
Ông ta nói: 'Nếu NATO cung cấp cho những kẻ cuồng tín ở Kyiv các tổ hợp Patriot cùng với nhân viên NATO, họ sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu hợp pháp.”
'Tôi hy vọng những kẻ điên cuồng ở Đại Tây Dương hiểu điều này.'
Kyiv cho biết khoảng 50% cơ sở hạ tầng năng lượng của họ bị hư hại, làm mất 1 phần 3 công suất phát điện, dẫn đến mất điện trên toàn quốc.
Toàn bộ các thành phố, bao gồm cả thủ đô Kyiv, đang chìm trong bóng tối hàng giờ hoặc hàng ngày ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng.
Ông Stoltenberg đã cáo buộc Putin cố gắng 'vũ khí hóa mùa đông' và châm ngòi cho một làn sóng người tị nạn mới vào Âu Châu sau khi không đạt được chiến thắng trên chiến trường.
Dù sao đi nữa, các đồng minh phương Tây của Ukraine đã thề sẽ tiếp tục hỗ trợ nước này “dù phải mất bao lâu” để đạt được chiến thắng.
6. NATO thăm dò khả năng Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Explores Ukraine Striking Military Targets in Russia”, nghĩa là “NATO thăm dò khả năng Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Ngoại trưởng Latvia, một thành viên của liên minh quân sự NATO, đã thăm dò khả năng Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga.
Edgars Rinkēvičs, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia, nói với Bloomberg rằng Ukraine nên được phép tiến hành các cuộc tấn công vào các địa điểm quân sự bên trong Nga để chống lại các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này.
“Chúng ta nên cho phép người Ukraine sử dụng vũ khí để tấn công vào các địa điểm hỏa tiễn hoặc sân bay nơi các hoạt động đó đang được tiến hành,” Rinkēvičs nói với hãng tin này vào ngày 29 tháng 11 bên lề cuộc họp của các ngoại trưởng NATO ở Bucharest, Rumani.
Rinkēvičs nói thêm rằng các đồng minh “không nên sợ hãi” leo thang. Ngoại trưởng đang đề cập đến cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine vào tháng 10 và tháng 11 đã gây ra tình trạng mất điện trên khắp đất nước.
Alexey Chepa, một thành viên của Duma Quốc gia Nga, cho biết các cuộc tấn công hàng loạt do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động là một phần của “các biện pháp trả đũa” sau vụ nổ cầu Kerch ở Crimea hôm 8 tháng 10.
Kyiv đã không nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào cây cầu bắc qua eo biển Kerch, cây cầu duy nhất nối Bán đảo Crimea đã sáp nhập với Nga. Vụ nổ đã làm hư hại một tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng của Nga trong bối cảnh điện Cẩm Linh đang đẩy mạnh nỗ lực chiến tranh ở Ukraine.
Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, nói rằng, dựa trên ước tính của Kyiv, Nga có tiềm năng hỏa tiễn cho ba hoặc bốn cuộc tấn công hàng loạt nữa vào đất nước của ông.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo rằng Ukraine nên mong đợi các cuộc tấn công quy mô lớn hơn của Nga, nhằm trợ lực cho một chiến dịch tấn công thành phố Bakhmut được tiến hành theo cách thức gợi nhớ đến các chiến trường trong Thế chiến thứ nhất.
Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine vũ khí để hỗ trợ trong cuộc chiến do Putin phát động vào cuối tháng 2, nhưng đã không gửi vũ khí cho phép nước này tiến hành các cuộc tấn công bên trong Nga. Nhiều người lo ngại một động thái như vậy có thể leo thang xung đột.
Đáp lại nhận xét của Rinkēvičs, đại sứ quán Nga tại Riga nói rằng đề xuất của ngoại trưởng có thể kích động một cuộc chiến tranh quy mô lớn.
“Những bước đi như vậy không phải do một chuyên gia quân sự điên cuồng nào đó kêu gọi, mà bởi người đứng đầu bộ ngoại giao Latvia E. Rinkēvičs,” đại sứ quán cho biết trong một tuyên bố trên kênh Telegram của mình.
“Đây là gì, nếu không phải là kích động việc phát động chiến tranh quy mô lớn sao?!”
Tuyên bố nói thêm “Bộ trưởng đã một lần nữa khẳng định bản chất bù nhìn của chế độ Kyiv, chế độ không dám tiến một bước nào nếu không có tín hiệu từ những người bảo trợ phương Tây.”
“Không cần phải nói, nhiệm vụ chuyên môn của bất kỳ nhân viên nào trong ngành ngoại giao, và đặc biệt là cấp cao như vậy, không phải là thổi bùng 'ngọn lửa chiến tranh', mà ngược lại, góp phần tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột,”
“Có vẻ như bộ trưởng Latvia có những ý tưởng riêng, nói một cách thẳng thắn, rất đặc biệt về bản chất và nhiệm vụ của ngoại giao trong thế giới hiện đại.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Latvia để xin bình luận.
7. Chiến tranh Ukraine kết thúc khi 'từng con đường' được tự do, Thủ tướng Ba Lan nói sau những tranh cãi về vụ phóng hỏa tiễn
Như chúng tôi đã tường trình với quý vị và anh chị em, nguyên nhân vụ tấn công hỏa tiễn ngày 15 tháng 11 khiến 2 người thiệt mạng ở Ba Lan xem ra vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố rằng Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng và Ba Lan vẫn tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine War Over When 'Each Road' Free, Polish PM Says After Missile Dustup”, nghĩa là “Chiến tranh Ukraine kết thúc khi 'từng con đường' được tự do, Thủ tướng Ba Lan nói sau những tranh cãi về vụ phóng hỏa tiễn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm thứ Bảy đã nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với Ukraine, chỉ vài tuần sau khi NATO xác định một hỏa tiễn tấn công một ngôi làng ở Ba Lan là do Ukraine vô tình bắn.
Morawiecki đã tổ chức một cuộc họp với các vị Thủ tướng của Ukraine và Lithuania, trong đó họ thảo luận về những nỗ lực hợp tác của họ trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine của Nga hiện đã bước sang tháng thứ chín.
Cuộc họp diễn ra sau những tranh cãi liên quan đến vụ hỏa tiễn rơi vào gần biên giới Ukraine-Ba Lan hồi đầu tháng này. Vào ngày 15 tháng 11, một hỏa tiễn đã bắn trúng một ngôi làng của Ba Lan, khiến hai người thiệt mạng. Các nhà lãnh đạo ban đầu tin rằng hỏa tiễn đến từ Nga, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột quân sự leo thang. Tuy nhiên, NATO cho rằng hỏa tiễn này có khả năng do lực lượng không quân Ukraine vô tình bắn.
Bất chấp vụ tấn công này, Ba Lan không có dấu hiệu dao động trong việc ủng hộ Ukraine trong những tuần gần đây. Hôm thứ Bảy, Thủ tướng Morawiecki đã gia tăng lời kêu gọi hỗ trợ quốc gia Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đó là một cuộc xâm lược đã bị quốc tế chỉ trích, và các nhà lãnh đạo thế giới nêu lên những quan ngại về tính chất vô cớ, và vô lý, cũng như sự ngang nhiên vi phạm chủ quyền một quốc gia khác của Nga.
Morawiecki lên án các nhà lãnh đạo Âu Châu đã “quá muộn” khi nhận ra rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên kế hoạch xâm lược Ukraine trước khi ông ta phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2.
“Âu Châu đã nhận thấy mối đe dọa từ Nga quá muộn, đó là lý do tại sao ngày nay chúng ta không thể trì hoãn việc giúp đỡ Ukraine. Cuộc chiến này sẽ kết thúc khi từng ngôi nhà, từng trường học, từng bệnh viện và từng con đường được giành lại,” Morawiecki cho biết trong nhận xét được The Kyiv Independent dịch sau cuộc họp.
Vụ tấn công, được nhiều người coi là tình cờ, không làm rung chuyển đáng kể quan hệ giữa Ukraine, Ba Lan và NATO. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết cuộc tấn công, được thực hiện khi Ukraine tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng của họ, “không phải là lỗi của Ukraine.”
Đầu tháng 11, ông Stoltenberg cho biết: “Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng khi tiếp tục cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine”.
Morawiecki là một người ủng hộ trung thành của Ukraine trong suốt cuộc xung đột. Đầu tuần này, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện “hành động phòng ngừa” để củng cố Ukraine trước mùa đông trong bài phát biểu tại Kosice, Slovenia.
Ông nói: “ Những tháng tới có thể rất, rất khó khăn, khi mùa đông ập đến và người Nga đang dội bom có tính toán trước vào cơ sở hạ tầng năng lượng, tước đoạt điện, nhiệt của người dân Ukraine và dẫn đến một thảm kịch nhân đạo”.
Cuộc tấn công ban đầu gây ra sự hoảng loạn, vì có rất ít thông tin về nguồn gốc của cuộc tấn công và cách Ba Lan sẽ phản ứng. Tuy nhiên, hầu hết các lo ngại đã được dập tắt và Ba Lan đã thúc đẩy triển khai các hỏa tiễn “Patriot” ở Ukraine, dọc theo biên giới chung của họ, trong bối cảnh lo ngại căng thẳng leo thang.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để bình luận.
Ngoại trưởng Nga tấn công uy tín ĐTC, Putin chưa hề muốn thương thảo, chuẩn bị không kích Ukraine
VietCatholic Network
17:26 02/12/2022
1. Ngoại trưởng Nga tấn công uy tín của Tòa Thánh sau những nhận xét bị cho là mang tính phân biệt chủng tộc của Đức Giáo Hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một bình luận được xem như một lời bào chữa gián tiếp cho Mạc Tư Khoa, bằng cách nói rằng bản thân người Nga có thể không khát máu như được mô tả. Ngài nói:
“Như thường lệ, những kẻ tàn ác nhất có lẽ là những người đến từ Nga, nhưng không tuân theo truyền thống Nga, chẳng hạn như người Chechnya, người Buryats, vân vân,” Đức Thánh Cha nói như trên khi đề cập đến hai sắc dân thiểu số thường bị quân Nga đẩy ra tiền tuyến trong các cuộc xung đột của Nga.
Người Nga đã không hiểu hay cố ý không hiểu thiện chí của Đức Thánh Cha. Thông tấn xã TASS của nhà nước Nga cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov chỉ ra rằng những nhận xét mang tính phân biệt chủng tộc gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô về các quân nhân Nga thuộc sắc tộc Chechnya và Buryat tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã làm suy yếu uy tín của Vatican.
Ông Lavrov nói: “Gần đây, có một tuyên bố rất khó hiểu, hoàn toàn không phải là Kitô giáo, đã phân loại hai sắc dân của Liên bang Nga thành những người mà từ đó chúng ta có thể mong đợi những hành động tàn bạo trong các cuộc chiến. Chúng tôi đã phản ứng với điều đó, Vùng Buryatia và Cộng hòa Chechnya đã làm như vậy. Điều đó chắc chắn không nâng cao uy tín của Tòa thánh,” ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo về các vấn đề an ninh Âu Châu hôm thứ Năm.
Source:TASS
2. Tòa Thánh xác nhận các trang web bị tấn công
Trang web chính thức của Vatican đã bị đánh sập trong một cuộc tấn công mạng bị nghi ngờ, chỉ vài ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô bị Mạc Tư Khoa chỉ trích vì những nhận xét rằng mới đây trong đó ngài lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Trang web của Vatican, nơi các tín hữu có thể tìm thấy những lời cầu nguyện, thư từ và thông báo của Đức Giáo Hoàng, đã bị tắt vào thứ Tư. Các phần của trang web vẫn ngừng hoạt động vào sáng thứ Năm, với các thông báo lỗi cho khách truy cập.
Vụ tấn công xảy ra sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đổ lỗi cho Nga về cuộc xâm lược Ukraine. Những nhận xét trước đây của ngài về cuộc chiến có vẻ dè dặt hơn.
Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy ai là người chịu trách nhiệm cho một cuộc tấn công mạng quá hiển nhiên này.
Phát ngôn nhân của Tòa thánh, Matteo Bruni, nói với Reuters: “Các cuộc điều tra kỹ thuật đang diễn ra do những nỗ lực truy cập các trang web một cách đông đảo bất thường.”
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với tạp chí America của Dòng Tên: “Khi tôi nói về Ukraine, tôi nói về một dân tộc tử vì đạo.”
“Chắc chắn kẻ xâm lược là nhà nước Nga. Điều này rất rõ ràng.”
“Đôi khi tôi cố gắng không nói rõ để không xúc phạm và thay vào đó là lên án chung chung, mặc dù ai cũng biết tôi đang lên án ai.”
Đức Thánh Cha Phanxicô, 85 tuổi, có các tài khoản truyền thông xã hội tích cực trên web, và Twitter từ tài khoản @Pontifex. Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình được coi là một nhà cải cách cấp tiến hơn của Vatican và được biết đến với những nhận xét thẳng thắn về biến đổi khí hậu.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu an ninh mạng Recorded Future đã phát hiện ra một cuộc tấn công mạng của Trung Quốc vào mạng máy tính nội bộ của Vatican. Cuộc tấn công đã sử dụng phần mềm độc hại “Trojan” để xâm nhập vào các hệ thống của Tòa thánh. Các điện tặc Trung Quốc đã gửi một email cho một quan chức Vatican ở Hương Cảng.
Khi email được mở ra, nó cho phép tin tặc cố gắng truy cập thông tin cá nhân về các kế hoạch đàm phán của Giáo Hội Công Giáo với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Vào năm 2019, Vatican cũng đã ra mắt ứng dụng Chuỗi Mân Côi để theo dõi những lời cầu nguyện, ứng dụng này đã bị hack để lấy cắp thông tin chi tiết của người dùng trong vòng vài phút.
Source:Telegraph
3. Tiến sĩ George Weigel bàn về tội diệt chủng ở Ukraine
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “GENOCIDE IN UKRAINE?”, nghĩa là “Tội diệt chủng ở Ukraine thì sao?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Bản ghi nhớ cho các thành viên mới được bầu của Quốc hội như JD Vance và cả những người đương nhiệm như Josh Hawley và Kevin McCarthy: Đã đến lúc ngừng hô các khẩu hiệu như “Nước Mỹ trên hết!” và “Không có chi phiếu khống nào cho Ukraine!”, và hãy nghiêm túc về những gì đang xảy ra ở Đông Âu.
Một tài liệu tốt để bắt đầu là xem lại Công ước diệt chủng năm 1948. Hiệp ước đó, mà Hoa Kỳ là một bên ký tên, đã định nghĩa “diệt chủng” là
bất kỳ hành vi nào sau đây được thực hiện với ý định tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc gia, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, như: (a) giết các thành viên của nhóm; (b) gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; (c) cố tình tạo ra các điều kiện sống của nhóm được tính toán để dẫn đến sự hủy diệt toàn bộ hoặc một phần về thể chất của nhóm đó; (d) áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh đẻ trong nhóm; (e) buộc chuyển trẻ em của nhóm này sang nhóm khác.
Nhà sử học Timothy Snyder của Đại học Yale cho rằng, được đo lường theo các tiêu chí của Công ước diệt chủng (mà Nga là một bên tham gia), cuộc chiến của Nga ở Ukraine là tội ác diệt chủng. Nhận định đó được chia sẻ bởi các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, những người đã cố gắng giải thích tình hình của Ukraine cho Đức Thánh Cha Phanxicô chính xác bằng những thuật ngữ đó. Trong một bài giảng gần đây, Giáo sư Snyder đã khuếch đại trường hợp buộc tội diệt chủng đối với Nga bằng cách xác định thêm các “dấu hiệu” về ý định và hoạt động diệt chủng, được rút ra từ nghiên cứu của ông về các cuộc xâm lược diệt chủng trong nhiều thế kỷ qua. Những “điểm nổi bật” đó bao gồm việc phủ nhận tư cách nhà nước của những người mà thực dân muốn kiểm soát; tuyên bố rằng một dân tộc hoặc quốc gia lịch sử không phải là như thế; phủ nhận nhân tính của người khác; từ chối thừa nhận rằng một người trước đó đã phạm tội diệt chủng đối với một nhóm dân cư nhất định; tuyên truyền các lý thuyết “thay thế” trong đó tuyên bố rằng “những người khác đang chiếm không gian của chúng ta nên chúng ta sẽ phải lấy lại”; và làm quá tải mạch khái niệm của thế giới bằng cách thực hiện quá nhiều hành động tàn ác đến nỗi những người không bị ảnh hưởng trực tiếp phải sửng sốt, đặt câu hỏi liệu những gì đang diễn ra có thực sự là “diệt chủng” hay không.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí của Công ước diệt chủng, làm thế nào để cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine minh họa cho những “dấu hiệu” khác của Giáo sư Snyder về ý định và hành động diệt chủng?
Phủ nhận tư cách nhà nước và quốc gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người có những tuyên bố được củng cố bởi một lịch sử tôn giáo sai lầm do các nhà chức trách cấp cao của Giáo Hội Chính thống Nga tuyên truyền, đã phủ nhận rằng người Ukraine là một quốc gia thực sự và Ukraine là một quốc gia thực sự, ít nhất là kể từ năm 2011. Kể từ đó, nhà độc tài đã tiếp tục sự quanh co đó, đặc biệt là trong khi chiếm đóng (và hiện tuyên bố đã sáp nhập) những vùng đất rộng lớn ở miền đông Ukraine. Putin cũng đã sử dụng ngôn ngữ diệt chủng một cách công khai trong những ngày ngay trước khi phát động cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 vừa qua.
Phi nhân hóa và ma quỷ hóa. Cái cớ của Putin để xâm lược một nước láng giềng hòa bình, không đe dọa là vì đó là một quốc gia phát xít do “Đức quốc xã” cai trị. Tuyên truyền của Nga trong chiến tranh đã liên tục mô tả người Ukraine là những người bị quỷ ám hoặc quỷ Satan - và do đó là một sự sỉ nhục đối với chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo mà Putin tuyên bố một cách kỳ cục như là sự biện minh cho chế độ của ông ta và các hành động của nó.
Dịch chuyển / Thay thế. Putin và bộ máy tuyên truyền của ông ta đã tuyên bố rằng những cư dân hợp pháp của lãnh thổ mà ngày nay là Ukraine đều là người Nga, và bị bắt làm nô lệ cho một âm mưu quốc tế thao túng các nhà lãnh đạo của Ukraine mà ông ta cho là soán ngôi, bất kể họ được bầu lên một cách dân chủ. Putin cho rằng nếu những kẻ soán ngôi có thể bị tiêu diệt, trật tự đúng đắn sẽ được khôi phục. Lập luận tồi tệ này là một đặc điểm chính trong tuyên truyền trên truyền hình của Nga, ngay cả khi hơn 100,000 trẻ em Ukraine đã bị đưa đến Nga để bị “Nga hóa”.
Phủ nhận các hành vi diệt chủng trước đây. Nước Nga của Putin tiếp tục phủ nhận rằng Liên Xô của Stalin đã tiến hành một chương trình bỏ đói hàng loạt người ở Ukraine trong hai năm 1932 và 1933, trong một cuộc diệt chủng có động cơ chính trị, đã giết chết ít nhất bẩy triệu người. Họ coi đó là một “thảm họa tự nhiên”. Nỗ lực của Nga ngày nay nhằm cắt nước, điện và lương thực ở Ukraine không thể không gợi lại tính chất cầm thú trong nạn đói khủng bố thời Stalinin được gọi là Holodomor.
Sự nhạy cảm và lương tâm bị lu mờ bởi những lời nói dối liên tục về vụ giết người hàng loạt. Các cơ quan điều tra quốc tế đã xác nhận tội ác diệt chủng của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, việc các nhà tuyên truyền Nga và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov liên tục phủ nhận những thực tế này có thể đã làm lu mờ sự nhạy cảm của thế giới – như chúng đã bị lu mờ ở Balkan và Rwanda trong những năm 1990; vì ngày nay họ đang bị lu mờ trước nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc.
Bài giảng dài hai mươi phút của Giáo sư Snyder có sẵn trên YouTube: “Timothy Snyder: 6 bước để chứng minh tội ác diệt chủng của Nga ở Ukraine.” Bất kỳ thành viên nào của Hạ viện hoặc Thượng viện Hoa Kỳ muốn tham gia cuộc tranh luận về Ukraine một cách nghiêm túc về mặt đạo đức dưới ánh sáng của các thông tin khách quan cần phải xem video này.
Source:First Things
Bão nổi lên rồi: Biểu tình chống Tập Cận Bình lan đến 51 địa phương của trên 24 thành phố ở Hoa Lục
VietCatholic Media
22:01 02/12/2022
1. Thành phố Trung Quốc nới lỏng phong tỏa sau nhiều đêm biểu tình chống lại các quy định về COVID
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Úc các cuộc biểu tình chính trị lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm qua đã bắt đầu vào ngày 25 tháng 11 và đã lan đến 51 địa điểm trên 24 thành phố. Họ cũng nhận định rằng chiến lược của bọn cầm quyền Trung Quốc hiện nay là “mềm nắn rắn buông”.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Chinese City Eases Lockdowns After Nights of Protests Against COVID Rules”, nghĩa là “Thành phố Trung Quốc nới lỏng phong tỏa sau nhiều đêm biểu tình chống lại các quy định về COVID.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Anh Chi.
Một siêu đô thị ở miền nam Trung Quốc đã tuyên bố đảo ngược lệnh phong tỏa gắt gao trên hàng loạt quận vào hôm thứ Năm sau những đêm bạo loạn về các chính sách hạn chế COVID-19.
Tại Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, các quận bao gồm Hải Châu, Bạch Vân, Thái Đạo, Thiên Hà, Tung Hoa, Hoa Đô và Lệ Loan cho biết các hạn chế di chuyển sẽ được dỡ bỏ để thực hiện kế hoạch tối ưu hóa bao gồm 20 điểm do chính quyền trung ương công bố vào đầu tháng này. Tuy nhiên, các khu vực “rủi ro cao” sẽ vẫn bị phong tỏa.
Trung tâm sản xuất gần 19 triệu dân này là nơi sinh sống của nhiều lao động nhập cư. Thành phố này là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách hạn chế COVID đối với nền kinh tế Trung Quốc, một chính sách đã đóng cửa các nhà máy và ngăn cản những người lao động không có việc làm trở về quê hương bản quán hoặc tìm kiếm việc làm ở các khu vực khác.
Cư dân của Quảng Châu nằm trong số những người trên khắp đất nước đã xuống đường biểu tình trước sự kiểm soát đại dịch quá đáng và không khoan nhượng của chính phủ. Các cuộc đụng độ bất thường với cảnh sát địa phương ở một số quận đã diễn ra trong ít nhất hai tuần qua.
Các cuộc biểu tình được tường trình là vẫn tiếp tục ở Hải Châu, một quận có khoảng 1.8 triệu người, theo đoạn phim truyền thông xã hội được đăng lại trên Twitter, nơi những người biểu tình Trung Quốc và cộng đồng người hải ngoại đã sử dụng để lưu trữ các video kỹ thuật số thoát được bức tường lửa kiểm duyệt vĩ đại của Trung Quốc.
Các video cho thấy những người biểu tình ném chai thủy tinh vào cảnh sát mặc đồ bảo hộ cầm khiên chống bạo động. Trong một clip khác, một cuộc biểu tình nhỏ dường như bị giải tán bằng hơi cay.
Một báo cáo của Reuters đã xác minh đoạn phim được quay ở Hải Châu, nhưng các sự kiện dẫn đến cuộc đụng độ vẫn chưa rõ ràng. Báo cáo của các nhân chứng trên mạng xã hội cho biết sự bất bình gia tăng vượt quá giới hạn khi người dân càng ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc đi lại và mua các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết nước này đã ghi nhận 37,828 ca nhiễm COVID mới vào ngày 29 tháng 11, trong đó cứ 10 người thì có khoảng 1 người có triệu chứng. Như vậy là số ca nhiễm mới đang giảm trong hai ngày qua sau khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm gia tăng liên tục ở mức kỷ lục trong 5 ngày liên tiếp khi Trung Quốc đối mặt với đợt bùng phát dịch lớn nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu cách đây 3 năm.
Giống như đợt bùng phát lớn trước đó ở Thượng Hải vào mùa xuân vừa qua, phần lớn các ca bệnh đều không có triệu chứng và tỷ lệ tử vong vẫn ở mức thấp. Số người chết chính thức của Trung Quốc là 5,233, không có trường hợp tử vong mới trong 48 giờ qua.
Biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao nhưng ít nghiêm trọng hơn đang góp phần gây ra sự bất bình của công chúng về chiến lược Zero-COVID do Chủ tịch Tập Cận Bình hô hào. Ông Tập Cận Bình đòi phải đóng cửa liên tục và xét nghiệm hàng loạt thường xuyên.
Các cuộc biểu tình chính trị lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm bắt đầu vào ngày 25 tháng 11 và đã lan đến 51 địa điểm trên 24 thành phố, theo viện nghiên cứu tình báo của Úc. Riêng Quảng Đông đã chiếm ba trong số năm cuộc biểu tình diễn ra hôm thứ Ba, tại Quảng Châu, Thâm Quyến và Đông Hoán.
Source:Newsweek
2. Trung Quốc bắt từng người một trong nhà của họ để đàn áp các cuộc biểu tình
Trung Quốc đang phản ứng ra sao với các cuộc biểu tình tại ít nhất là 51 địa điểm của 24 thành phố? Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China's Private Crackdown on Protests Targets People in Their Homes”, nghĩa là “Trung Quốc bắt từng người một trong nhà của họ để đàn áp các cuộc biểu tình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Anh Chi.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt đầu đàn áp các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại các giao thức khóa COVID-19 đang diễn ra trên toàn quốc bằng cách thỉnh thoảng bắt giữ hoặc thẩm vấn cư dân tại nhà riêng của họ, một dấu hiệu mà một số chuyên gia coi là biện pháp để tránh gây phản cảm trong một tình huống vốn đã tế nhị.
Trong những ngày gần đây, nhiều báo cáo từ trong nước đã vẽ nên bức tranh về một quốc gia đang nổi dậy, với các cuộc biểu tình chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ nổ ra tại các trung tâm dân cư lớn để phản đối các chính sách “Zreo COVID” của Tập Cận Bình, cũng như cảm giác không hài lòng một cách tổng quát với đường lối cai trị đất nước của họ Tập.
Hoạt động biểu tình thường chỉ dành cho các khiếu nại của địa phương, khi bọn cán bộ địa phương hành xử như một bọn cường hào ác bá. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình gần đây bao gồm cả sự bất mãn với những tiếng hô đả đảo đối với sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là nhà lãnh đạo đất nước trong thập kỷ qua. Các cuộc biểu tình này tạo ra một tâm trạng chưa từng thấy kể từ các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn ở cuối những năm 1980.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, ông Tập đã tìm cách cá nhân hóa các chính sách COVID-19 của đất nước đặc biệt khi những chính sách này đem lại những thành công nào đó. Nói cho dễ hiểu là ông ta muốn cướp công của rất nhiều người để tạo thêm hào quang cho cá nhân mình. Và khi các cuộc biểu tình bắt đầu chống lại những chính sách đó, dư luận đã trở thành những mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ của ông ta.
Một chuyên gia nói với Newsweek rằng khi những người biểu tình bắt đầu đụng độ với cảnh sát, các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của các cuộc biểu tình, và hiện đang tìm cách đàn áp những người bất đồng chính kiến trước khi nó lan rộng thành một đám cháy không còn kiểm soát được. Họ bắt đầu nhắm vào những công dân ngay trong nhà của họ và tịch thu điện thoại di động để ngăn cản người dân xuống đường.
Mặc dù công nghệ đang sử dụng là mới, nhưng nguyên tắc là giống nhau: Ngừng lan truyền thông tin trước khi nó trở thành chất xúc tác cho số đông.
Jeremy Wallace, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc tại Đại học Cornell, tác giả của cuốn sách mới “Tìm kiếm sự thật và che giấu sự thật: Thông tin, tư tưởng và chủ nghĩa độc tài ở Trung Quốc”, nói với Newsweek rằng:
“Đối với tôi, điều này rất quen thuộc, ít nhất là ở phần này: ý tưởng chính là cố đừng tạo ra một cảnh tượng nào gây căm phẫn, cố gắng hạ nhiệt các phản ứng dữ dội trong thời điểm hiện tại,”
Wallace nói thêm: “Họ đàn áp có mục tiêu hơn và hy vọng rằng nỗi sợ hãi cá nhân về những điều như vậy sẽ ngăn chặn mọi người ngay từ đầu”.
Hôm thứ Ba, một video được lan truyền rộng rãi trên mạng mô tả cảnh sát Trung Quốc kiểm tra điện thoại di động của hành khách trên một chuyến tàu điện ngầm ở Thượng Hải để tìm bằng chứng về các nhu liệu điện toán vượt tường lửa nhằm thoát khỏi lệnh phong tỏa quốc gia đối với các ứng dụng truyền thông xã hội như Telegram.
Động thái này diễn ra trước điều mà truyền thông nhà nước mô tả vào đầu tuần này là một cuộc đàn áp sắp xảy ra của các cơ quan thực thi pháp luật đối với hoạt động biểu tình.
Một báo cáo khác, của AFP, mô tả một phụ nữ biểu tình đã chia sẻ câu chuyện về việc cô và năm người bạn của cô nhận được điện thoại từ cảnh sát Bắc Kinh sau khi tham gia một cuộc biểu tình. Họ yêu cầu cung cấp thông tin về số người họ đi cùng, thời gian họ đi và cách họ di chuyển.
Trong một trường hợp, cô ấy nói với AFP, một sĩ quan cảnh sát đã đến nhà bạn của cô ấy sau khi họ gọi một cuộc điện thoại đến nơi ở của cô ấy mà không được trả lời.
“Cảnh sát nhấn mạnh rằng cuộc biểu tình đêm qua là một cuộc tụ tập bất hợp pháp và nếu chúng tôi có yêu cầu thì chúng tôi có thể gửi chúng qua các kênh thông thường,” người phụ nữ nói với AFP.
Nhưng thông điệp của những người biểu tình đã tìm cách lan truyền hoàn toàn khác. Họ muốn truyền cảm hứng cho một cuộc trò chuyện quốc gia về hướng đi của đất nước, là điều chưa bao giờ có cơ hội nở rộ như hiện nay.
Wallace cho biết bản chất của khả năng kiểm soát sự lan truyền thông tin của đất nước đã truyền cảm hứng cho các khía cạnh khác của phong trào—cụ thể là thói quen giơ tờ giấy trắng của người biểu tình—để thể hiện sự bất mãn đối với bọn cầm quyền Trung Quốc.
Wallace cho biết, mặc dù không nói gì cả, nhưng những trang trắng tinh có ý nghĩa chung đối với tất cả những ai nhìn thấy chúng, đó là xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc mà không trực tiếp thách thức chế độ.
Nhưng nó cũng giúp nắm bắt được những mong muốn vô định hình của dân chúng—những người phản đối Tập, và cả những người khác không nhất thiết muốn ông ta từ chức—đều mong muốn quyền tự do ngôn luận trong xã hội Trung Quốc.
Wallace nói: “Tôi nghĩ rằng có sự khác biệt thực sự trong dân chúng về nội dung của sự thất vọng”.
“Có phải họ chỉ mong muốn dẹp bỏ cái chính sách zero- COVID và ngừng khóa cửa không? Hay nó vượt xa COVID-19 và phong tỏa, và bao gồm cả nỗi chán chường về sự giám sát liên tục, kiểm duyệt liên tục và sự thất vọng đối với một nhà lãnh đạo không muốn cho người dân được cai trị hoặc tham gia vào chính trị? Đó là một phần thú vị mà tôi chưa thấy được nhấn mạnh,” anh ấy nói thêm.
Source:Newsweek