Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:33 03/12/2014
SÁNG SUỐT CỦA THẦY GIÁO
Học sinh oán trách thầy giáo:
- “Thời gian của con không đủ dùng”.
Thế là thầy giáo đem lại một cái rương bên trong bỏ vài tảng đá, cái rương lúc này nhìn lại thì đầy rồi, nhưng thầy giáo vẫn cứ bắt học trò bỏ những viên đá nhỏ vào, và những khe hở giữa những tảng đá có thể bỏ vào rất nhiều viên đá nhỏ. Cứ thế mà nhìn thì cái rương hình như đã đầy, nhưng thầy giáo cứ bắt học sinh đổ thêm một thùng cát vào, khi cát không còn chảy được nữa, thì vẫn cứ còn có thể đổ vào một dĩa cát.
Cuối cùng, thầy giáo nói với học sinh:
- “Trò nhìn coi, cái rương đầy rồi đấy nhưng vẫn cứ có thể bỏ thêm vào, hình như trò cảm thấy mình đã sắp xếp thời gian đầy cả rồi, nhưng trong đó nhất định phải có một vài thời gian chưa dùng tới nên có thể lợi dụng nó.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Thời đại hôm nay hình như ai cũng phải “chạy” cho kịp thời gian, bằng không thì sẽ có nhiều chuyện bất ngờ xảy ra:
- Đi làm chậm sẽ bị quở trách và mất việc.
- Xe đưa rước công nhân đến và đi rất đúng giờ, đi chậm là mất việc như chơi.
- Sáng thức dậy chở con gái lớn đến trường học, rồi tiếp tục chạy đưa con gái nhỏ đến nhà trẻ, rồi chuẩn bị mở cửa tiệm, chuẩn bị xong xuôi thì đã gần đến trưa...
- Sinh viên thì sáng “chạy” vội vào giảng đường, chưa hết tiết học đã vội chạy làm gia sư, đến chiều chuẩn bị chạy làm tiếp thị...
Cuộc đời là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ với thời gian, cho nên có nhiều người than thở mình không có giờ đi dự lễ ngày Chúa Nhật, không có giờ đi tham dự các lớp giáo lý hoặc các hội đoàn trong giáo xứ, không có giờ đọc kinh chung trong gia đình với con cái, không có giờ đi xưng tội.v.v...
Có những người Ki-tô hữu không có giờ đi dự lễ, nhưng có giờ đi cà phê ôm; không có giờ tham dự các lớp giáo lý, nhưng giờ hẹn với bồ nhí và bạn nhậu thì không thiếu...
Đừng nói mình không có giờ cho Chúa, nhưng nghiêm chỉnh coi lòng mình có yêu mến Chúa hay không mà thôi, bởi vì khi đã yêu thì chắc chắn sẽ có giờ cho tình yêu của mình.
Chuyện đơn giản mà ai cũng mượn cớ này cớ nọ để qua mặt Chúa. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Học sinh oán trách thầy giáo:
- “Thời gian của con không đủ dùng”.
Thế là thầy giáo đem lại một cái rương bên trong bỏ vài tảng đá, cái rương lúc này nhìn lại thì đầy rồi, nhưng thầy giáo vẫn cứ bắt học trò bỏ những viên đá nhỏ vào, và những khe hở giữa những tảng đá có thể bỏ vào rất nhiều viên đá nhỏ. Cứ thế mà nhìn thì cái rương hình như đã đầy, nhưng thầy giáo cứ bắt học sinh đổ thêm một thùng cát vào, khi cát không còn chảy được nữa, thì vẫn cứ còn có thể đổ vào một dĩa cát.
Cuối cùng, thầy giáo nói với học sinh:
- “Trò nhìn coi, cái rương đầy rồi đấy nhưng vẫn cứ có thể bỏ thêm vào, hình như trò cảm thấy mình đã sắp xếp thời gian đầy cả rồi, nhưng trong đó nhất định phải có một vài thời gian chưa dùng tới nên có thể lợi dụng nó.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Thời đại hôm nay hình như ai cũng phải “chạy” cho kịp thời gian, bằng không thì sẽ có nhiều chuyện bất ngờ xảy ra:
- Đi làm chậm sẽ bị quở trách và mất việc.
- Xe đưa rước công nhân đến và đi rất đúng giờ, đi chậm là mất việc như chơi.
- Sáng thức dậy chở con gái lớn đến trường học, rồi tiếp tục chạy đưa con gái nhỏ đến nhà trẻ, rồi chuẩn bị mở cửa tiệm, chuẩn bị xong xuôi thì đã gần đến trưa...
- Sinh viên thì sáng “chạy” vội vào giảng đường, chưa hết tiết học đã vội chạy làm gia sư, đến chiều chuẩn bị chạy làm tiếp thị...
Cuộc đời là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ với thời gian, cho nên có nhiều người than thở mình không có giờ đi dự lễ ngày Chúa Nhật, không có giờ đi tham dự các lớp giáo lý hoặc các hội đoàn trong giáo xứ, không có giờ đọc kinh chung trong gia đình với con cái, không có giờ đi xưng tội.v.v...
Có những người Ki-tô hữu không có giờ đi dự lễ, nhưng có giờ đi cà phê ôm; không có giờ tham dự các lớp giáo lý, nhưng giờ hẹn với bồ nhí và bạn nhậu thì không thiếu...
Đừng nói mình không có giờ cho Chúa, nhưng nghiêm chỉnh coi lòng mình có yêu mến Chúa hay không mà thôi, bởi vì khi đã yêu thì chắc chắn sẽ có giờ cho tình yêu của mình.
Chuyện đơn giản mà ai cũng mượn cớ này cớ nọ để qua mặt Chúa. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:36 03/12/2014
N2T |
16. Công việc là chứng cứ của ái tình.
(Thánh Gregorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Suy niệm Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:07 03/12/2014
Maria Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Suy niệm Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
(St 3, 9-15. 20 ; Ep 1, 3-6. 11-12 ; Lc 1, 26-38)
Hôm nay toàn thể Hội Thánh tôn vinh Mẹ Maria, Ðấng Tuyệt Ðẹp “ Tota Pulchra”, Ðấng đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Con Một Ngài, Đấng được gìn giữ khỏi mắc tội nguyên tổ, là Ðấng đầu tiên đã được Con Mẹ cứu chuộc. Nét đẹp cao cả của Mẹ phản chiếu nét đẹp của Chúa Kitô, là bằng chứng cho tất cả mọi tín hữu về chiến thắng của Ân sủng Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết.
Tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Chân phước Piô IX Giáo hoàng long trọng tuyên bố bằng sắc lệnh “Ineffabilis Deus” vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm, 8/12/1854, rằng: “Để vinh danh Ba Ngôi thánh thiện duy nhất, để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, để phấn khởi đức tin Công Giáo và phát triển Kitô Giáo; bằng quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và bằng thẩm quyền của mình, Tôi tuyên xưng, công bố và xác nhận rằng: tín lý cho rằng rất Thánh Nữ Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của mình, nhờ ơn sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng, và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, đã được gìn giữ vô nhiễm khỏi mọi tì vết của nguyên tội, là điều được Thiên Chúa mạc khải, vì thế, tất cả mọi tín hữu đều phải mạnh mẽ và liên lỉ tin tưởng”. (DS 2803)
Như thế, Mầu nhiệm Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội nhắc nhớ chúng ta hai chân lý căn bản của đức tin, đó là tội nguyên tổ và nhất là sự chiến thắng của ơn thánh Chúa trên tội này, chiến thắng ấy được phản chiếu tuyệt vời nơi Đức Maria chí thánh.
Chúng ta cảm thấy sự hiện diện của tội nguyên tổ quanh chúng ta và nhất là trong chúng ta. Kinh nghiệm về sự ác thật tỏ tường đến độ khơi lên trong ta câu hỏi: sự ác ấy từ đâu mà tới? Các trang đầu tiên của sách Sáng Thế (x. St 1-3) cho ta câu trả lời. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đi vào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (x. Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo cả con người theo chúng. Thiên Chúa hỏi Ađam : “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư? ” Thiên Chúa hỏi Evà : “Tại sao ngươi đã làm điều đó? ” Và Thiên Chúa phán bảo con rắn: “Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi” (St 3, 9-15. 20). Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa sẽ có người con của một phụ nữ đạp dập đầu con rắn xưa (St 3,5); “ Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3,5).
Nhìn vào Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp cứu độ trần thế: vẻ đẹp của Thiên Chúa chiếu tỏ rạng ngời nơi tôn nhan Chúa Kitô. Nơi Mẹ Maria vẻ đẹp này hoàn toàn tinh tuyền, khiêm tốn, được giải thoát khỏi mọi kiêu căng và tự phụ.
“Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ! ” (Lc 1, 28). Lời của sứ thần Gabriel, chúng ta không ngớt dâng lên Đức Mẹ nhiều lần trong ngày. Hôm nay chúng ta lặp lại với niềm vui không tả, trong ngày lễ Đức Maria Vô nhiễm Nguyên Tội, một mầu nhiệm cao cả được trình bày trong Phụng vụ hôm nay ! Một mầu nhiệm không ngừng thu hút sự chiêm niệm của các tín hữu và truyền cảm hứng cho sự suy tư của các nhà thần học.
“Ðấng đầy ơn phúc”, đây là tên mà Thiên Chúa, qua sứ thần, muốn gọi Đức Trinh Nữ . Đó là cách Thiên Chúa đã nghĩ và nhìn đến từ trước muôn thủa.
Trong bài thánh thi của Thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô ca ngợi Thiên Chúa Cha vì Ngài “ đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Đức Kitô” ( 1, 3 ). Thiên Chúa đã gửi cho Đức Maria phúc lành thiêng liêng ấy! Mẹ là thực sự được chúc phúc hơn các người phụ nữ (x. Lc 1, 42) ! Chúa Cha đã chọn Mẹ trong Đức Giêsu Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, ngõ hầu Mẹ trở nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5).
Tiền định của Đức Maria, như tất cả chúng ta, trong tương quan với tiền đình của Chúa Con. Chúa Kitô là chổi non mọc lên để đạp dập đầu con rắn xưa, theo sách Sáng Thế (x. St 3 , 15) là Con Chiên không tì vết (x. Xh 12, 5 , 1 P 1 , 19), tự hiến tế để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi.
Với tiên đoán về cái chết cứu cứu chuộc của Ngài, Đức Maria đã được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ và mọi tội lỗi khác. Trong chiến thắng của Adam mới, đó cũng là của Eva mới, mẹ của những người đã được cứu chuộc. Do đó Đức Maria Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả chúng sinh, những người đã chiến thắng Sa tan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).
Hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng người thôn nữ khiêm hạ Nazarét thánh thiện và vô nhiễm trước nhan Thiên Chúa trong tình yêu (x. Ep 1, 4), tình yêu mà trong đó suối nguồn là chính Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ đó Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội và làm Mẹ Đấng Cứu Thế !
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là người đầu tiên được cứu chuộc bởi Con Mẹ, được tham gia vào sự viên mãn rất thánh thiện của Con Mẹ, là niềm ước mơ và hy vọng của Hội Thánh, là hình ảnh cánh chung của Giáo Hội. Mẹ là Trạng Sư của chúng con, Mẹ của Vua Hòa Bình, Ðấng đạp đầu con rắn, xin phù giúp chúng con biết chống lại những cám dỗ của sự dữ, xin Mẹ làm sống lại trong chúng con, đức tin, đức cậy và đức mến, ngõ hầu, trung thành với ơn gọi của mình, chúng con biết sống làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, bất chấp mọi hy sinh. Và như ngôi sao sáng, xin Mẹ hướng dẫn bước đường chúng con đến gặp Chúa đang ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
(St 3, 9-15. 20 ; Ep 1, 3-6. 11-12 ; Lc 1, 26-38)
Hôm nay toàn thể Hội Thánh tôn vinh Mẹ Maria, Ðấng Tuyệt Ðẹp “ Tota Pulchra”, Ðấng đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Con Một Ngài, Đấng được gìn giữ khỏi mắc tội nguyên tổ, là Ðấng đầu tiên đã được Con Mẹ cứu chuộc. Nét đẹp cao cả của Mẹ phản chiếu nét đẹp của Chúa Kitô, là bằng chứng cho tất cả mọi tín hữu về chiến thắng của Ân sủng Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết.
Tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Chân phước Piô IX Giáo hoàng long trọng tuyên bố bằng sắc lệnh “Ineffabilis Deus” vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm, 8/12/1854, rằng: “Để vinh danh Ba Ngôi thánh thiện duy nhất, để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, để phấn khởi đức tin Công Giáo và phát triển Kitô Giáo; bằng quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và bằng thẩm quyền của mình, Tôi tuyên xưng, công bố và xác nhận rằng: tín lý cho rằng rất Thánh Nữ Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của mình, nhờ ơn sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng, và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, đã được gìn giữ vô nhiễm khỏi mọi tì vết của nguyên tội, là điều được Thiên Chúa mạc khải, vì thế, tất cả mọi tín hữu đều phải mạnh mẽ và liên lỉ tin tưởng”. (DS 2803)
Như thế, Mầu nhiệm Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội nhắc nhớ chúng ta hai chân lý căn bản của đức tin, đó là tội nguyên tổ và nhất là sự chiến thắng của ơn thánh Chúa trên tội này, chiến thắng ấy được phản chiếu tuyệt vời nơi Đức Maria chí thánh.
Chúng ta cảm thấy sự hiện diện của tội nguyên tổ quanh chúng ta và nhất là trong chúng ta. Kinh nghiệm về sự ác thật tỏ tường đến độ khơi lên trong ta câu hỏi: sự ác ấy từ đâu mà tới? Các trang đầu tiên của sách Sáng Thế (x. St 1-3) cho ta câu trả lời. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đi vào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (x. Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo cả con người theo chúng. Thiên Chúa hỏi Ađam : “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư? ” Thiên Chúa hỏi Evà : “Tại sao ngươi đã làm điều đó? ” Và Thiên Chúa phán bảo con rắn: “Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi” (St 3, 9-15. 20). Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa sẽ có người con của một phụ nữ đạp dập đầu con rắn xưa (St 3,5); “ Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3,5).
Nhìn vào Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp cứu độ trần thế: vẻ đẹp của Thiên Chúa chiếu tỏ rạng ngời nơi tôn nhan Chúa Kitô. Nơi Mẹ Maria vẻ đẹp này hoàn toàn tinh tuyền, khiêm tốn, được giải thoát khỏi mọi kiêu căng và tự phụ.
“Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ! ” (Lc 1, 28). Lời của sứ thần Gabriel, chúng ta không ngớt dâng lên Đức Mẹ nhiều lần trong ngày. Hôm nay chúng ta lặp lại với niềm vui không tả, trong ngày lễ Đức Maria Vô nhiễm Nguyên Tội, một mầu nhiệm cao cả được trình bày trong Phụng vụ hôm nay ! Một mầu nhiệm không ngừng thu hút sự chiêm niệm của các tín hữu và truyền cảm hứng cho sự suy tư của các nhà thần học.
“Ðấng đầy ơn phúc”, đây là tên mà Thiên Chúa, qua sứ thần, muốn gọi Đức Trinh Nữ . Đó là cách Thiên Chúa đã nghĩ và nhìn đến từ trước muôn thủa.
Trong bài thánh thi của Thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô ca ngợi Thiên Chúa Cha vì Ngài “ đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Đức Kitô” ( 1, 3 ). Thiên Chúa đã gửi cho Đức Maria phúc lành thiêng liêng ấy! Mẹ là thực sự được chúc phúc hơn các người phụ nữ (x. Lc 1, 42) ! Chúa Cha đã chọn Mẹ trong Đức Giêsu Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, ngõ hầu Mẹ trở nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5).
Tiền định của Đức Maria, như tất cả chúng ta, trong tương quan với tiền đình của Chúa Con. Chúa Kitô là chổi non mọc lên để đạp dập đầu con rắn xưa, theo sách Sáng Thế (x. St 3 , 15) là Con Chiên không tì vết (x. Xh 12, 5 , 1 P 1 , 19), tự hiến tế để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi.
Với tiên đoán về cái chết cứu cứu chuộc của Ngài, Đức Maria đã được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ và mọi tội lỗi khác. Trong chiến thắng của Adam mới, đó cũng là của Eva mới, mẹ của những người đã được cứu chuộc. Do đó Đức Maria Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả chúng sinh, những người đã chiến thắng Sa tan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).
Hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng người thôn nữ khiêm hạ Nazarét thánh thiện và vô nhiễm trước nhan Thiên Chúa trong tình yêu (x. Ep 1, 4), tình yêu mà trong đó suối nguồn là chính Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ đó Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội và làm Mẹ Đấng Cứu Thế !
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là người đầu tiên được cứu chuộc bởi Con Mẹ, được tham gia vào sự viên mãn rất thánh thiện của Con Mẹ, là niềm ước mơ và hy vọng của Hội Thánh, là hình ảnh cánh chung của Giáo Hội. Mẹ là Trạng Sư của chúng con, Mẹ của Vua Hòa Bình, Ðấng đạp đầu con rắn, xin phù giúp chúng con biết chống lại những cám dỗ của sự dữ, xin Mẹ làm sống lại trong chúng con, đức tin, đức cậy và đức mến, ngõ hầu, trung thành với ơn gọi của mình, chúng con biết sống làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, bất chấp mọi hy sinh. Và như ngôi sao sáng, xin Mẹ hướng dẫn bước đường chúng con đến gặp Chúa đang ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dọn sẵn tâm hồn để Chúa đến
Lm Jude Siciliano OP
17:13 03/12/2014
Chúa Nhật II VỌNG –B
Isaia 40: 1-5, 9-11; Tvịnh 84; 2Phêrô 3: 8-14; Máccô 13: 33-37
HÃY DỌN SẴN TÂM HỒN ĐỂ CHÚA ĐẾN
“Cuối cùng thì bạn cũng đã đến!” Đó là câu nói với một người mà chúng ta đã phải đứng ở một góc đường chờ đợi. Sự mong chờ thêm nôn nóng nếu chúng ta gặp phải thời tiết xấu hay đang trong giờ cao điểm mọi người chen lấn nhau. Chúng ta nhìn đồng hồ, rảo mắt qua lại, tự hỏi rằng không biết người ấy sẽ đến bằng gì, đi bộ ư? Đến từ hướng nào nhỉ? Đi bằng taxi, xe buýt hay ô tô? Làm gì mà lâu đến thế? Mặt trời đang xế bóng và nhiệt độ đang thấp dần. Chờ đợi và thắc mắc khiến mọi thứ thêm trầm trọng vì sự bực dọc của chúng ta. Những gì làm tăng nỗi thất vọng và những nghi ngờ còn mang đến nhiều câu hỏi khác. Chắc họ quên buổi hẹn này rồi? Chúng ta có nhớ lộn giờ hay địa điểm không nhỉ? Chúng ta có nên kéo cổ áo lên để tiếp tục chờ đợi hay trở về nhà? Chúng ta cố gọi cho họ và chỉ nghe thấy câu trả lời tự động mà thôi! Giờ phải làm gì? Và khi cuối cùng họ cũng đến, chúng ta chào đón họ bằng những lời đại thể như : “Cuối cùng thì bạn cũng đã đến! Sao mà lâu vậy?”
Bài đọc ngôn sứ Isaia hôm nay trích từ “Isaia đệ nhị” (chương 40-45), được viết vào khoảng cuối thời kỳ dân Israel bị lưu đày sang Babylon (550 tCn). Phần đầu của sách Isaia (chương 1-39) tuyên bố rõ ràng rằng, nếu dân Israel không chịu thay đổi lối sống, họ sẽ phải chịu một kết cục thê thảm. Và sự việc đã xảy ra như thế. Quân Babylon đã phá hủy Israel và bắt dân thành làm nô lệ. Họ đã phải sống kiếp nô dịch; và trong lầm than, họ bắt đầu nghi ngờ Thiên Chúa của mình. Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi dân Isarel? Bao giờ Người mới đến cứu họ? Điều gì đã khiến mọi sự kéo dài lâu đến thế?
Bài đọc hôm nay mở đầu phần hai của sách ngôn sứ Isaia. Phải chăng đây là sứ điệp hy vọng mang đến niềm an ủi những người đang phải sống kiếp nô lệ? Nếu dân Israel tin vào lời của vị ngôn sứ thì quả đúng như vậy. Ngược lại, những năm tháng đau khổ cũng có thể khiến họ yếm thế và hoài nghi lời của Isaia. Có lẽ chúng ta có cùng tâm trạng hoài nghi giống dân Isarel xưa kia khi phải chán nản chờ đợi và tự hỏi không biết chúng ta có nghe lầm thông tin về cuộc hẹn của mình hay không. “Họ đã nói gì với tôi? Họ đáng tin đến mức nào? Chắc họ quên rồi? Còn tôi thì phải đứng đây, bực mình và bối rối !” Ngôn sứ Isaia tái khẳng định với những kẻ bị lưu đày rằng Thiên Chúa không quên họ dù họ có nghi ngờ Người. Thiên Chúa không bỏ mặc họ, dù họ đầy tội lỗi và bất trung.
Chúng ta hãy lắng nghe vị ngôn sứ khi thấy mình đang ở một góc đường chờ đợi ngay vào lúc này trong cuộc đời mình. Những lời của Isaia không khiến mọi sự được giải quyết ngay lập tức. Nhưng những lời đó thực sự khích lệ chúng ta thêm niềm hy vọng. Xét cho cùng, Thiên Chúa không bao giờ bỏ quên chúng ta. Người biết những nỗi đau của chúng ta, nên Người ban những lời trìu mến và bảo đảm: “Hãy an ủi, an ủi dân Ta…”
Lý do đầu tiên của sự an ủi này chính là Thiên Chúa đã tha thứ cho dân và Người đang đến với họ. Thiên Chúa mau đến để tha thứ và chữa lành. Một đại lộ đã được dọn sẵn, những con đường đã được san bằng, các thung lũng đã được lấp đầy – Thiên Chúa đang hối hả đến với chúng ta. Vì một lý do nào đó, có thể chúng ta phải chờ đợi lâu hơn, nhưng chúng ta đừng bao giờ từ bỏ hy vọng khi dựa vào những lời khích lệ của vị ngôn sứ và nương tựa vào niềm hy vọng mà lời ấy mang lại.
Giả thiết là chúng ta đang phải đợi ai đó ở một góc đường, giờ đã trễ, ánh đèn đang mờ dần và nhiệt độ ngày càng thấp. Cứ cho là chúng ta đang có những nghi ngờ liệu rằng mình có đến đúng chỗ và đúng ngày giờ hay không. Hay người mà chúng ta đang đợi sẽ không đến, nhưng khi đó có người mà chúng ta tin tưởng đến và bảo chúng ta rằng: “Tôi có thể đảm bảo với bạn là anh ta sẽ tới đấy. Đừng bỏ đi, cứ hãy sẵn sàng”. Và đó là công việc của thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài là người đi trước Đấng Mêsia; một người được Thiên Chúa trao quyền để dọn đường cho Người.
Theo niên đại, Tin Mừng Máccô là quyển đầu tiên trong các sách Tân Ước. Những lời mở đầu sách công bố một sự “khởi đầu” (giống như sách Sáng Thế: ‘lúc khởi đầu…’). Thánh Máccô báo hiệu rằng Thiên Chúa đang thực hiện một điều gì đó mới mẻ với sự quang lâm của Đức Kitô – một kỷ nguyên mới, một giao ước mới và một dân mới đang được hình thành. Thế giới này đang mắc kẹt trong những khuôn mẫu cũ kỹ, tội lỗi, phá hoại, và Thiên Chúa đã quyết định làm một điều gì đó thật mới. Cái khởi đầu mới mẻ này sẽ không chấm dứt. Những ai chấp nhận Đức Giêsu trong kỷ nguyên mới mà Người giới thiệu, cuối cùng sẽ có được sức mạnh để phá tan những định mệnh chết chóc trong cuộc đời mình. Những lề thói cũ kỹ và những con đường gồ ghề không còn tiếp tục giới hạn được chúng ta. Đức Giêsu Kitô đã khởi sự một điều gì đó mới mẻ cho chúng ta và Ngài sẽ “rửa chúng ta trong Thánh Thần”, ngõ hầu chúng ta sẽ luôn có được một đời sống mới nhờ cuộc quang lâm của Người.
Thánh Máccô bắt đầu bằng việc tuyên bố: Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa. Không có bất kỳ giới hạn nào trong những tin vui mà Đức Giêsu đến để công bố qua lời và hành động của Người. Chúng ta sẽ tiếp tục được nghe Tin Mừng Máccô mỗi Chúa Nhật trong năm phụng vụ mới mà chúng ta đã bước vào bằng Mùa Vọng này. Chúng ta lắng nghe thánh Gioan, người đi trước, công bố cuộc quang lâm của Đấng mà chúng ta hằng mong đợi. Vì Gioan là chứng nhân đáng tin cậy nhất, nên chúng ta hãy đáp lại lời công bố của ngài bằng cách dọn lòng của mình.
Thánh Gioan kêu gọi sám hối, không chỉ những tội này tội kia mà chúng ta đã phạm. Sám hối là một cuộc thay đổi hoàn toàn. Chúng ta phải thay đổi đường lối suy nghĩ và tái định hướng cuộc sống của mình. Thánh nhân mời gọi chúng ta xưng thú tội lỗi. Sự sám hối không đưa Thiên Chúa đến ngay trong cuộc đời chúng ta, thay vào đó, nó làm gia tăng nhận thức và khiến tri giác của chúng ta trở nên bén nhạy để biết được điều gì sắp xảy đến. Thánh Gioan quả quyết với chúng ta rằng Đức Kitô đang đến để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ trong chúng ta, và sự sám hối dọn sạch những bộn bề, lộn xộn trong tâm hồn, giúp chúng ta tự do để đón nhận Người vào thời khắc Người thực sự quang lâm.
Thánh Gioan đã chuẩn bị cho dân đón tiếp Đức Kitô bằng việc làm phép rửa cho họ tại sông Giođan. Nhưng chúng ta đã chịu phép rửa rồi. Vậy chúng ta có thể làm gì để chuẩn bị cho một “khởi đầu” mới trong Đức Kitô? Chúng ta có thể canh tân niềm tin phép rửa của mình: trong suốt những ngày đầu của Mùa Vọng này, chúng ta tái cam kết sẽ chú tâm hơn đến Lời Chúa và lãnh nhận bí tích Thánh Thể, là ân sủng biến đổi chúng ta “dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.
Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF ADVENT (B) -
Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8
"You’ve finally arrived!" That’s what we say to someone after waiting for them on a street corner. What makes the waiting worse is bad weather or rush-hour crowds jostling us. We check our watches and look in all directions, not sure how the one we are waiting for will arrive" On foot? From which direction? By taxi, bus or car? What’s taking them so long? The sun is going down and the thermometer is dropping. Waiting and wondering are made worse by our discomfort. What adds to the frustration and the doubts are still more questions. Did they forget the appointment? Have we gotten the time or location wrong? Should we turn up our collars and continue to wait or head for home? We try calling them and we get their voicemail! What should we do? When they finally arrive we greet them with, "You’ve finally arrived! What took you so long?"
Today’s reading from Isaiah is taken from a section of the book called "Second Isaiah" (chapters 40-55). It was written towards the end of Israel’s exile in Babylon (circa 550 B.C.E.). The first part of Isaiah (chapters 1-39) made it abundantly clear that if the people didn’t change their ways catastrophe would befall them. And so it did. The Babylonians crushed Israel and carried their prime citizens off into slavery. The people have been enslaved and, along with the misery, come doubts about their God. Had God abandoned them? When would God come to their aid? What was taking so long?
Today’s reading begins the second part of Isaiah. Was the message of hope it offered a comfort to those enslaved? It was, if they trusted the prophet’s words. Otherwise, so many years of pain might have caused them to become cynical to what Isaiah was saying or, at the least, doubtful. They might have had the kind of doubts we have as we stand in the cold waiting and wondering if we misheard the information about our appointment. "What did they tell me? How reliable are they? Suppose they forgot? And here I stand, uncomfortable and confused!" Isaiah reassures the exiles that God has not forgotten them despite their doubts. God did not turn away from them, despite their sins and apostasy.
We listen to the prophet from whatever uncomfortable "street corner" we find ourselves at this point in our lives. Isaiah’s words don’t bring about an immediate lift. But they do encourage us to have hope. God has not forgotten us after all. God knows our pain and speaks tender and assuring words to us, "Comfort, give comfort to my people…."
The first reason for the comfort is that God has forgiven the people and is coming to them. God comes swiftly to forgive and heal. A highway is prepared, the roads straightened, the valleys filled in – God is in a rush to get to us. For some reason we may have to wait longer, but we do not give up as we lean on the prophet’s words for support and cling to the hope his words offer.
Suppose we were waiting on a street corner for someone and the hour was late, the light fading and the temperature dropping. Suppose we were having those doubts about whether we had the day, time and place right. Suppose the person we were waiting for didn’t come, but someone we trust arrived and told us, "I can assure you, he is coming. Don’t give up, stay ready." That was John the Baptist’s job. He was the forerunner of the Messiah; one with God-given authority to prepare the way.
Mark’s gospel is chronologically the first of the New Testament books. Its opening words announce a "beginning" (just as Genesis did, "In the beginning…"). Mark is signaling that God is doing something new with the coming of Christ – a new era, a new covenant and a new people are beginning. The world was stuck in its old, sinful and destructive patterns and God has decided to do something new. This new beginning will have no and. Those who accept Jesus in the new age he introduces will finally have the power to break through the dead ends in their lives. Old habits and debilitating ways don’t have to continue limiting us. Jesus Christ has begun something new for us and he will "baptize you with the Holy Spirit," so that we will always have the new life his coming has begun.
Mark begins by announcing: Jesus Christ is the Son of God. There are no limits on the good news that Jesus comes to proclaim by his words and actions. We will continue to move through Mark’s gospel each Sunday in the new liturgical year that we have begun this Advent. We hear John, the forerunner, announce the coming of the one we have been waiting for. Since John is a most reputable witness, we respond to his announcement by preparing ourselves.
John calls for repentance; which isn’t just about this or that sin we have committed. Repentance involves total change. We must change our ways of thinking and redirect our lives. He invites us to confess our sins. But that doesn’t earn God’s coming into our lives, instead repentance heightens our awareness, and sharpens our perception of what is about to happen. John assures us that Christ is coming to begin something new in us and repentance clears the clutter so we are free to receive him when he does come.
John prepared the people for Christ by baptizing them in the Jordan. But we have already been baptized. What can we do as we prepare for a new "beginning" in Christ? We can renew our baptismal faith: we recommit ourselves during these early days of Advent to being more attentive to God’s Word and to receiving the Eucharist, which graces us and enables us to, "Prepare the way of the Lord make straight his paths."
Isaia 40: 1-5, 9-11; Tvịnh 84; 2Phêrô 3: 8-14; Máccô 13: 33-37
HÃY DỌN SẴN TÂM HỒN ĐỂ CHÚA ĐẾN
“Cuối cùng thì bạn cũng đã đến!” Đó là câu nói với một người mà chúng ta đã phải đứng ở một góc đường chờ đợi. Sự mong chờ thêm nôn nóng nếu chúng ta gặp phải thời tiết xấu hay đang trong giờ cao điểm mọi người chen lấn nhau. Chúng ta nhìn đồng hồ, rảo mắt qua lại, tự hỏi rằng không biết người ấy sẽ đến bằng gì, đi bộ ư? Đến từ hướng nào nhỉ? Đi bằng taxi, xe buýt hay ô tô? Làm gì mà lâu đến thế? Mặt trời đang xế bóng và nhiệt độ đang thấp dần. Chờ đợi và thắc mắc khiến mọi thứ thêm trầm trọng vì sự bực dọc của chúng ta. Những gì làm tăng nỗi thất vọng và những nghi ngờ còn mang đến nhiều câu hỏi khác. Chắc họ quên buổi hẹn này rồi? Chúng ta có nhớ lộn giờ hay địa điểm không nhỉ? Chúng ta có nên kéo cổ áo lên để tiếp tục chờ đợi hay trở về nhà? Chúng ta cố gọi cho họ và chỉ nghe thấy câu trả lời tự động mà thôi! Giờ phải làm gì? Và khi cuối cùng họ cũng đến, chúng ta chào đón họ bằng những lời đại thể như : “Cuối cùng thì bạn cũng đã đến! Sao mà lâu vậy?”
Bài đọc ngôn sứ Isaia hôm nay trích từ “Isaia đệ nhị” (chương 40-45), được viết vào khoảng cuối thời kỳ dân Israel bị lưu đày sang Babylon (550 tCn). Phần đầu của sách Isaia (chương 1-39) tuyên bố rõ ràng rằng, nếu dân Israel không chịu thay đổi lối sống, họ sẽ phải chịu một kết cục thê thảm. Và sự việc đã xảy ra như thế. Quân Babylon đã phá hủy Israel và bắt dân thành làm nô lệ. Họ đã phải sống kiếp nô dịch; và trong lầm than, họ bắt đầu nghi ngờ Thiên Chúa của mình. Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ rơi dân Isarel? Bao giờ Người mới đến cứu họ? Điều gì đã khiến mọi sự kéo dài lâu đến thế?
Bài đọc hôm nay mở đầu phần hai của sách ngôn sứ Isaia. Phải chăng đây là sứ điệp hy vọng mang đến niềm an ủi những người đang phải sống kiếp nô lệ? Nếu dân Israel tin vào lời của vị ngôn sứ thì quả đúng như vậy. Ngược lại, những năm tháng đau khổ cũng có thể khiến họ yếm thế và hoài nghi lời của Isaia. Có lẽ chúng ta có cùng tâm trạng hoài nghi giống dân Isarel xưa kia khi phải chán nản chờ đợi và tự hỏi không biết chúng ta có nghe lầm thông tin về cuộc hẹn của mình hay không. “Họ đã nói gì với tôi? Họ đáng tin đến mức nào? Chắc họ quên rồi? Còn tôi thì phải đứng đây, bực mình và bối rối !” Ngôn sứ Isaia tái khẳng định với những kẻ bị lưu đày rằng Thiên Chúa không quên họ dù họ có nghi ngờ Người. Thiên Chúa không bỏ mặc họ, dù họ đầy tội lỗi và bất trung.
Chúng ta hãy lắng nghe vị ngôn sứ khi thấy mình đang ở một góc đường chờ đợi ngay vào lúc này trong cuộc đời mình. Những lời của Isaia không khiến mọi sự được giải quyết ngay lập tức. Nhưng những lời đó thực sự khích lệ chúng ta thêm niềm hy vọng. Xét cho cùng, Thiên Chúa không bao giờ bỏ quên chúng ta. Người biết những nỗi đau của chúng ta, nên Người ban những lời trìu mến và bảo đảm: “Hãy an ủi, an ủi dân Ta…”
Lý do đầu tiên của sự an ủi này chính là Thiên Chúa đã tha thứ cho dân và Người đang đến với họ. Thiên Chúa mau đến để tha thứ và chữa lành. Một đại lộ đã được dọn sẵn, những con đường đã được san bằng, các thung lũng đã được lấp đầy – Thiên Chúa đang hối hả đến với chúng ta. Vì một lý do nào đó, có thể chúng ta phải chờ đợi lâu hơn, nhưng chúng ta đừng bao giờ từ bỏ hy vọng khi dựa vào những lời khích lệ của vị ngôn sứ và nương tựa vào niềm hy vọng mà lời ấy mang lại.
Giả thiết là chúng ta đang phải đợi ai đó ở một góc đường, giờ đã trễ, ánh đèn đang mờ dần và nhiệt độ ngày càng thấp. Cứ cho là chúng ta đang có những nghi ngờ liệu rằng mình có đến đúng chỗ và đúng ngày giờ hay không. Hay người mà chúng ta đang đợi sẽ không đến, nhưng khi đó có người mà chúng ta tin tưởng đến và bảo chúng ta rằng: “Tôi có thể đảm bảo với bạn là anh ta sẽ tới đấy. Đừng bỏ đi, cứ hãy sẵn sàng”. Và đó là công việc của thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài là người đi trước Đấng Mêsia; một người được Thiên Chúa trao quyền để dọn đường cho Người.
Theo niên đại, Tin Mừng Máccô là quyển đầu tiên trong các sách Tân Ước. Những lời mở đầu sách công bố một sự “khởi đầu” (giống như sách Sáng Thế: ‘lúc khởi đầu…’). Thánh Máccô báo hiệu rằng Thiên Chúa đang thực hiện một điều gì đó mới mẻ với sự quang lâm của Đức Kitô – một kỷ nguyên mới, một giao ước mới và một dân mới đang được hình thành. Thế giới này đang mắc kẹt trong những khuôn mẫu cũ kỹ, tội lỗi, phá hoại, và Thiên Chúa đã quyết định làm một điều gì đó thật mới. Cái khởi đầu mới mẻ này sẽ không chấm dứt. Những ai chấp nhận Đức Giêsu trong kỷ nguyên mới mà Người giới thiệu, cuối cùng sẽ có được sức mạnh để phá tan những định mệnh chết chóc trong cuộc đời mình. Những lề thói cũ kỹ và những con đường gồ ghề không còn tiếp tục giới hạn được chúng ta. Đức Giêsu Kitô đã khởi sự một điều gì đó mới mẻ cho chúng ta và Ngài sẽ “rửa chúng ta trong Thánh Thần”, ngõ hầu chúng ta sẽ luôn có được một đời sống mới nhờ cuộc quang lâm của Người.
Thánh Máccô bắt đầu bằng việc tuyên bố: Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa. Không có bất kỳ giới hạn nào trong những tin vui mà Đức Giêsu đến để công bố qua lời và hành động của Người. Chúng ta sẽ tiếp tục được nghe Tin Mừng Máccô mỗi Chúa Nhật trong năm phụng vụ mới mà chúng ta đã bước vào bằng Mùa Vọng này. Chúng ta lắng nghe thánh Gioan, người đi trước, công bố cuộc quang lâm của Đấng mà chúng ta hằng mong đợi. Vì Gioan là chứng nhân đáng tin cậy nhất, nên chúng ta hãy đáp lại lời công bố của ngài bằng cách dọn lòng của mình.
Thánh Gioan kêu gọi sám hối, không chỉ những tội này tội kia mà chúng ta đã phạm. Sám hối là một cuộc thay đổi hoàn toàn. Chúng ta phải thay đổi đường lối suy nghĩ và tái định hướng cuộc sống của mình. Thánh nhân mời gọi chúng ta xưng thú tội lỗi. Sự sám hối không đưa Thiên Chúa đến ngay trong cuộc đời chúng ta, thay vào đó, nó làm gia tăng nhận thức và khiến tri giác của chúng ta trở nên bén nhạy để biết được điều gì sắp xảy đến. Thánh Gioan quả quyết với chúng ta rằng Đức Kitô đang đến để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ trong chúng ta, và sự sám hối dọn sạch những bộn bề, lộn xộn trong tâm hồn, giúp chúng ta tự do để đón nhận Người vào thời khắc Người thực sự quang lâm.
Thánh Gioan đã chuẩn bị cho dân đón tiếp Đức Kitô bằng việc làm phép rửa cho họ tại sông Giođan. Nhưng chúng ta đã chịu phép rửa rồi. Vậy chúng ta có thể làm gì để chuẩn bị cho một “khởi đầu” mới trong Đức Kitô? Chúng ta có thể canh tân niềm tin phép rửa của mình: trong suốt những ngày đầu của Mùa Vọng này, chúng ta tái cam kết sẽ chú tâm hơn đến Lời Chúa và lãnh nhận bí tích Thánh Thể, là ân sủng biến đổi chúng ta “dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.
Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp
2nd SUNDAY OF ADVENT (B) -
Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8
"You’ve finally arrived!" That’s what we say to someone after waiting for them on a street corner. What makes the waiting worse is bad weather or rush-hour crowds jostling us. We check our watches and look in all directions, not sure how the one we are waiting for will arrive" On foot? From which direction? By taxi, bus or car? What’s taking them so long? The sun is going down and the thermometer is dropping. Waiting and wondering are made worse by our discomfort. What adds to the frustration and the doubts are still more questions. Did they forget the appointment? Have we gotten the time or location wrong? Should we turn up our collars and continue to wait or head for home? We try calling them and we get their voicemail! What should we do? When they finally arrive we greet them with, "You’ve finally arrived! What took you so long?"
Today’s reading from Isaiah is taken from a section of the book called "Second Isaiah" (chapters 40-55). It was written towards the end of Israel’s exile in Babylon (circa 550 B.C.E.). The first part of Isaiah (chapters 1-39) made it abundantly clear that if the people didn’t change their ways catastrophe would befall them. And so it did. The Babylonians crushed Israel and carried their prime citizens off into slavery. The people have been enslaved and, along with the misery, come doubts about their God. Had God abandoned them? When would God come to their aid? What was taking so long?
Today’s reading begins the second part of Isaiah. Was the message of hope it offered a comfort to those enslaved? It was, if they trusted the prophet’s words. Otherwise, so many years of pain might have caused them to become cynical to what Isaiah was saying or, at the least, doubtful. They might have had the kind of doubts we have as we stand in the cold waiting and wondering if we misheard the information about our appointment. "What did they tell me? How reliable are they? Suppose they forgot? And here I stand, uncomfortable and confused!" Isaiah reassures the exiles that God has not forgotten them despite their doubts. God did not turn away from them, despite their sins and apostasy.
We listen to the prophet from whatever uncomfortable "street corner" we find ourselves at this point in our lives. Isaiah’s words don’t bring about an immediate lift. But they do encourage us to have hope. God has not forgotten us after all. God knows our pain and speaks tender and assuring words to us, "Comfort, give comfort to my people…."
The first reason for the comfort is that God has forgiven the people and is coming to them. God comes swiftly to forgive and heal. A highway is prepared, the roads straightened, the valleys filled in – God is in a rush to get to us. For some reason we may have to wait longer, but we do not give up as we lean on the prophet’s words for support and cling to the hope his words offer.
Suppose we were waiting on a street corner for someone and the hour was late, the light fading and the temperature dropping. Suppose we were having those doubts about whether we had the day, time and place right. Suppose the person we were waiting for didn’t come, but someone we trust arrived and told us, "I can assure you, he is coming. Don’t give up, stay ready." That was John the Baptist’s job. He was the forerunner of the Messiah; one with God-given authority to prepare the way.
Mark’s gospel is chronologically the first of the New Testament books. Its opening words announce a "beginning" (just as Genesis did, "In the beginning…"). Mark is signaling that God is doing something new with the coming of Christ – a new era, a new covenant and a new people are beginning. The world was stuck in its old, sinful and destructive patterns and God has decided to do something new. This new beginning will have no and. Those who accept Jesus in the new age he introduces will finally have the power to break through the dead ends in their lives. Old habits and debilitating ways don’t have to continue limiting us. Jesus Christ has begun something new for us and he will "baptize you with the Holy Spirit," so that we will always have the new life his coming has begun.
Mark begins by announcing: Jesus Christ is the Son of God. There are no limits on the good news that Jesus comes to proclaim by his words and actions. We will continue to move through Mark’s gospel each Sunday in the new liturgical year that we have begun this Advent. We hear John, the forerunner, announce the coming of the one we have been waiting for. Since John is a most reputable witness, we respond to his announcement by preparing ourselves.
John calls for repentance; which isn’t just about this or that sin we have committed. Repentance involves total change. We must change our ways of thinking and redirect our lives. He invites us to confess our sins. But that doesn’t earn God’s coming into our lives, instead repentance heightens our awareness, and sharpens our perception of what is about to happen. John assures us that Christ is coming to begin something new in us and repentance clears the clutter so we are free to receive him when he does come.
John prepared the people for Christ by baptizing them in the Jordan. But we have already been baptized. What can we do as we prepare for a new "beginning" in Christ? We can renew our baptismal faith: we recommit ourselves during these early days of Advent to being more attentive to God’s Word and to receiving the Eucharist, which graces us and enables us to, "Prepare the way of the Lord make straight his paths."
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC kêu gọi các Kitô hữu đi theo con đường khiêm tốn và hiền lành của Chúa Kitô trong Mùa Vọng
Bùi Hữu Thư
09:44 03/12/2014
Vatican, ngày 2 tháng 12 2014 (Zenit.org) - “Chỉ có những ai có trái tim nhỏ bé như con trẻ” mới có thể được Thiên Chúa mặc khải. Đây là suy niệm của Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay trong Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Thánh Mác-ta.
Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha suy niệm về Phúc Âm Thánh Luca hôm nay, trong đó Chúa Kitô ca ngợi Chúa Cha vì đã mặc khải Thánh Ý Người cho những kẻ “bé mọn”.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Hạnh phúc cho những con mắt được xem thấy điều các con xem thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem thấy những điều các con thấy, mà chẳng được thấy, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng qua lời cầu xin của Chúa Kitô, Người đã mặc khải cho các Kitô hữu đời sống nội tâm của Người. Ngài nhấn mạnh, mặc khải này chỉ được ban cho “những trái tim khiêm nhường, hiền lành, những ai cảm thấy có nhu cầu phải cầu nguyện, và mở lòng cho Thiên Chúa, những ai cảm thấy mình nghèo hèn; chỉ ban cho những ai tiến bước trong mối Phúc Thật thứ nhất: đó là những người nghèo khó về tinh thần.”
Trong khi công nhận rằng có nhiều sự tinh tế đằng sau thần học, Đức Thánh Cha nói những ai không thực thi thần học này “trong khi qùy gối và khiêm tốn” sẽ chẳng bao giờ hiểu được gì hết.
Ngài tiếp: “Chỉ với sự nghèo hèn này thì con người mới có được sự mặc khải mà Chúa Cha đã trao ban qua Chúa Giêsu.”
Đề cập đến Bài Đọc Một của Tiên Tri Isaiah, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Kitô không phải là một đại úy hay một ông tướng Bộ Binh, nhưng Chúa giống như một nụ hoa. “Chúa là một nụ hoa khiêm tốn, hiền lành, và đến với những ai khiêm nhu, hiền lành, để đem ơn cứu độ đến cho người đau ốm, nghèo túng, và bị áp bức.”
Để kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu hãy đi theo con đường khiêm tốn, hiền lành, nghèo khó của Chúa Kitô trong Mùa Vọng, “để Chúa có thể đến để cứu rỗi và giải thoát chúng ta.”
Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha suy niệm về Phúc Âm Thánh Luca hôm nay, trong đó Chúa Kitô ca ngợi Chúa Cha vì đã mặc khải Thánh Ý Người cho những kẻ “bé mọn”.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Hạnh phúc cho những con mắt được xem thấy điều các con xem thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem thấy những điều các con thấy, mà chẳng được thấy, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng qua lời cầu xin của Chúa Kitô, Người đã mặc khải cho các Kitô hữu đời sống nội tâm của Người. Ngài nhấn mạnh, mặc khải này chỉ được ban cho “những trái tim khiêm nhường, hiền lành, những ai cảm thấy có nhu cầu phải cầu nguyện, và mở lòng cho Thiên Chúa, những ai cảm thấy mình nghèo hèn; chỉ ban cho những ai tiến bước trong mối Phúc Thật thứ nhất: đó là những người nghèo khó về tinh thần.”
Trong khi công nhận rằng có nhiều sự tinh tế đằng sau thần học, Đức Thánh Cha nói những ai không thực thi thần học này “trong khi qùy gối và khiêm tốn” sẽ chẳng bao giờ hiểu được gì hết.
Ngài tiếp: “Chỉ với sự nghèo hèn này thì con người mới có được sự mặc khải mà Chúa Cha đã trao ban qua Chúa Giêsu.”
Đề cập đến Bài Đọc Một của Tiên Tri Isaiah, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Kitô không phải là một đại úy hay một ông tướng Bộ Binh, nhưng Chúa giống như một nụ hoa. “Chúa là một nụ hoa khiêm tốn, hiền lành, và đến với những ai khiêm nhu, hiền lành, để đem ơn cứu độ đến cho người đau ốm, nghèo túng, và bị áp bức.”
Để kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu hãy đi theo con đường khiêm tốn, hiền lành, nghèo khó của Chúa Kitô trong Mùa Vọng, “để Chúa có thể đến để cứu rỗi và giải thoát chúng ta.”
Lãng quên Thiên Chúa đẩy đưa con người tới bạo lực
Linh Tiến Khải
12:09 03/12/2014
Chính việc lãng quên Thiên Chúa chứ không phải việc vinh danh Người làm nảy sinh ra bạo lực. Vì thế các tín hữu kitô và hồi giáo cần cùng nhau dấn thân cho tình liên đới, hòa bình và công lý, và mọi chính quyền phải bảo đảm cho các công dân và cộng đồng tôn giáo quyền tự do phụng tự đích thực.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư 3-12-2014 tại quảng trường thánh Phêrô. Như đã biết, Đức Thánh Cha mới viếng thăm mục vụ Thổ Nhĩ Kỳ ba ngày cuối tuần vừa qua, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các cảm tưởng và kinh nghiệm trong chuyến công du mục vụ này.
Đức Thánh Cha nói: Hôm nay chúng ta duyệt lại các chặng hành hương mà tôi đã đi từ thứ sáu cho tới Chúa Nhật vừa qua. Như tôi đã xin anh chị em chuẩn bị và đồng hành với nó bằng lời cầu nguyện, giờ đây tôi xin anh chị em cùng tôi cảm tạ Thiên Chúa vì việc thực hiện nó, và để cho nó sinh hoa trái trong cuộc đối thoại với các anh em chính thống và với các anh em hồi giáo, cũng như cho con đường hòa bình giữa các dân tộc.
Đức Thánh Cha đã cám ơn Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng tôn giáo cũng như các giới chức chính quyền khác của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp đón ngài với lòng kính trọng và bảo đảm cho chuyến viếng thăm diễn ra trong trật tự. Ngài cũng cám ơn các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ vì sự dấn thân của các vị, cũng như Đức Thượng Phụ Bartolomaios I vì sự tiếp đón thân tình. Chân phước Phaolô VI và Thánh Gioan Phaolô II đã viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ và Thánh Gioan XXIII, từng là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, từ Trời đã che chở chuyến hành hương của tôi, diễn ra tám năm sau chuyến viếng thăm của vị tiền nhiệm của tôi là Đức Biển Đức XVI. Vùng đất này thân thương đối với mọi kitô hữu, đặc biệt vì đã là nơi tông đồ Phaolô chào đời, và là nơi triệu tập bẩy Công Đồng và vì sự hiện diện của “Nhà Đức Maria” gần thành Êphêxô.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kể lại diễn tiễn các ngày viếng thăm, Trong ngày đầu tiên ngài đã thăm lăng của ông Ataturk và gặp gỡ chính quyền Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, nhưng Hiến pháp khẳng định tính chất đời của Nhà nước. Ám chỉ tình trạng bạo lực do các lực lượng hồi cực đoan gây ra đó đây trên thế giới, Đức Thánh Cha khẳng định:
Chính sự lãng quên Thiên Chúa chứ không phải việc vinh danh Người làm nảy sinh ra bạo lực. Vì thế tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng các tín hữu kitô và hồi giáo phải cùng nhau dấn thân cho tình liên đới, hòa bình và công lý, và khẳng định rằng mọi chính quyền phải bảo đảm cho các công dân sự tự do tôn giáo thực sự.
Trong ngày thứ hai tôi đã viếng thăm vài nơi biểu tượng của các tôn giáo khác nhau hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỹ. Tôi đã làm điều đó và cảm nhận trong tim lời khẩn cầu Chúa, là Thiên Chúa trời đất, là Cha thương xót của toàn nhân loại. Trọng tâm ngày viếng thăm là buổi cử hành Thánh Thể trong nhà thờ chính tòa với sự tham dự của các Chủ Chăn và tín hữu của nhiều nghi lễ Công Giáo hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tham dự cũng đã có Đức Thượng Phụ Đại Kết, Đại diện Đức Thượng Phụ Apostolico, Tổng Giám Mục chính thống Siro và các giới chức Tin Lành. Chúng tôi đã cùng nhau khẩn nài Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự hiệp nhất cho Giáo Hội: hiệp nhất trong đức tin, đức mến và hiệp nhất trong sự kết hợp chặt chẽ nội tâm. Trong sự phong phú của các truyền thống và cơ cấu của mình Dân Chúa được mời gọi để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong thái độ liên lỉ cởi mở, ngoan ngoãn và vâng phục.
Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm Đức Thánh Cha nói: Ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm lễ thánh Anrê Tông Đồ đã cống hiến bối cảnh lý tưởng cho việc củng cố các liên hệ huynh đệ giữa Giám Mục Roma, Người Kế Vị thánh Phêrô và Đức Thượng Phụ Đại Kết Costantinopoli, theo truyền thống là Giáo Hội do thánh Anrê, em của Simon Phêrô thành lập. Đức Thánh Cha cho biết như sau:
Tôi đã cùng với Đức Thượng Phụ canh tân dấn thân theo đuổi con đường tiến tới việc thiết lập sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu Công Giáo và chính thống. Chúng tôi đã cùng nhau ký một Tuyên ngôn chung là chặng cuối của con đường này. Đặc biệt ý nghĩa là hành động này đã được làm vào cuối buổi cử hành trọng thể Phụng vụ lễ thánh Anrê, mà tôi đã tham dự với niềm vui lớn, và nó đã được theo sau bởi phép lành của Đức Thượng Phụ Costantinopoli và Giám Mục Roma. Thật thế, lời cầu nguyện là nền tảng cho mọi cuộc đối thoại đại kết phong phú dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng là với nhóm các bạn trẻ tỵ nạn, được các tu sĩ Salesien tiếp đón.
Thật là điều rất quan trọng đối với tôi việc gặp gỡ vài người tỵ nạn Trung Đông, để bầy tỏ sự gần gũi của tôi và của Giáo Hội cũng như để nhấn mạnh giá trị của sự tiếp đón, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất dấn thân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các người di cư và tỵ nạn và để xóa bỏ các lý do gây ra thảm cảnh đau đớn này.
Anh chị em thân mến, Xin Thiên Chúa toàn năng và thương xót tiếp tục che chở dân nước và giới chức lãnh đạo chính trị và tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Ước chi họ có thể cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, để Thổ Nhĩ Kỳ có thể diễn tả một nơi của sự sống chung hòa bình giữa các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra chúng ta cũng hãy cầu nguyện để qua sư bầu cừ của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Thánh Thần khiến cho chuyến công du này được phong phú và tạo thuận tiện cho lòng hăng say truyền giáo, để trong sư tôn trọng và đối thoại huynh đệ, loan báo cho tất cả mọi dân tộc rằng Chúa Giêsu là sự thật, hòa bình và tình yêu.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ Bắc Mỹ, các nước Âu châu cũng như từ Malyasia, Nigeria, Argentina, Mêhicô, Paraguay. Bolivia và Chile.
Ngài đặc biệt chào các thành viên phong trào Truyền giáo Phi châu do các Giám Mục hai giáo phận Piacenza Bobbio và Moroto hướng dẫn, các tham dự viên đại hội gia đình, các người tổ chức hang đá lưu động vùng Pavullo. Ngài cầu mong Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp mọi người chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh và dấn thân canh tân lòng gắn bó với Chúa Kitô và liên đới với các anh chị em túng thiếu.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, Ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội kính nhớ thánh Phanxicô Xaviê. Đức Thánh Cha cầu mong thánh nhân giúp các bạn trẻ sống đức tin nghiêm chỉnh, các người đau yếu tin tưởng nơi sự trợ lực của Chúa Kitô trong những lúc khổ đau, và các đôi tân hôn biết tận hiến cho nhau trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư 3-12-2014 tại quảng trường thánh Phêrô. Như đã biết, Đức Thánh Cha mới viếng thăm mục vụ Thổ Nhĩ Kỳ ba ngày cuối tuần vừa qua, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các cảm tưởng và kinh nghiệm trong chuyến công du mục vụ này.
Đức Thánh Cha nói: Hôm nay chúng ta duyệt lại các chặng hành hương mà tôi đã đi từ thứ sáu cho tới Chúa Nhật vừa qua. Như tôi đã xin anh chị em chuẩn bị và đồng hành với nó bằng lời cầu nguyện, giờ đây tôi xin anh chị em cùng tôi cảm tạ Thiên Chúa vì việc thực hiện nó, và để cho nó sinh hoa trái trong cuộc đối thoại với các anh em chính thống và với các anh em hồi giáo, cũng như cho con đường hòa bình giữa các dân tộc.
Đức Thánh Cha đã cám ơn Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng tôn giáo cũng như các giới chức chính quyền khác của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp đón ngài với lòng kính trọng và bảo đảm cho chuyến viếng thăm diễn ra trong trật tự. Ngài cũng cám ơn các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ vì sự dấn thân của các vị, cũng như Đức Thượng Phụ Bartolomaios I vì sự tiếp đón thân tình. Chân phước Phaolô VI và Thánh Gioan Phaolô II đã viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ và Thánh Gioan XXIII, từng là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, từ Trời đã che chở chuyến hành hương của tôi, diễn ra tám năm sau chuyến viếng thăm của vị tiền nhiệm của tôi là Đức Biển Đức XVI. Vùng đất này thân thương đối với mọi kitô hữu, đặc biệt vì đã là nơi tông đồ Phaolô chào đời, và là nơi triệu tập bẩy Công Đồng và vì sự hiện diện của “Nhà Đức Maria” gần thành Êphêxô.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kể lại diễn tiễn các ngày viếng thăm, Trong ngày đầu tiên ngài đã thăm lăng của ông Ataturk và gặp gỡ chính quyền Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, nhưng Hiến pháp khẳng định tính chất đời của Nhà nước. Ám chỉ tình trạng bạo lực do các lực lượng hồi cực đoan gây ra đó đây trên thế giới, Đức Thánh Cha khẳng định:
Chính sự lãng quên Thiên Chúa chứ không phải việc vinh danh Người làm nảy sinh ra bạo lực. Vì thế tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng các tín hữu kitô và hồi giáo phải cùng nhau dấn thân cho tình liên đới, hòa bình và công lý, và khẳng định rằng mọi chính quyền phải bảo đảm cho các công dân sự tự do tôn giáo thực sự.
Trong ngày thứ hai tôi đã viếng thăm vài nơi biểu tượng của các tôn giáo khác nhau hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỹ. Tôi đã làm điều đó và cảm nhận trong tim lời khẩn cầu Chúa, là Thiên Chúa trời đất, là Cha thương xót của toàn nhân loại. Trọng tâm ngày viếng thăm là buổi cử hành Thánh Thể trong nhà thờ chính tòa với sự tham dự của các Chủ Chăn và tín hữu của nhiều nghi lễ Công Giáo hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tham dự cũng đã có Đức Thượng Phụ Đại Kết, Đại diện Đức Thượng Phụ Apostolico, Tổng Giám Mục chính thống Siro và các giới chức Tin Lành. Chúng tôi đã cùng nhau khẩn nài Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự hiệp nhất cho Giáo Hội: hiệp nhất trong đức tin, đức mến và hiệp nhất trong sự kết hợp chặt chẽ nội tâm. Trong sự phong phú của các truyền thống và cơ cấu của mình Dân Chúa được mời gọi để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong thái độ liên lỉ cởi mở, ngoan ngoãn và vâng phục.
Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm Đức Thánh Cha nói: Ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm lễ thánh Anrê Tông Đồ đã cống hiến bối cảnh lý tưởng cho việc củng cố các liên hệ huynh đệ giữa Giám Mục Roma, Người Kế Vị thánh Phêrô và Đức Thượng Phụ Đại Kết Costantinopoli, theo truyền thống là Giáo Hội do thánh Anrê, em của Simon Phêrô thành lập. Đức Thánh Cha cho biết như sau:
Tôi đã cùng với Đức Thượng Phụ canh tân dấn thân theo đuổi con đường tiến tới việc thiết lập sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu Công Giáo và chính thống. Chúng tôi đã cùng nhau ký một Tuyên ngôn chung là chặng cuối của con đường này. Đặc biệt ý nghĩa là hành động này đã được làm vào cuối buổi cử hành trọng thể Phụng vụ lễ thánh Anrê, mà tôi đã tham dự với niềm vui lớn, và nó đã được theo sau bởi phép lành của Đức Thượng Phụ Costantinopoli và Giám Mục Roma. Thật thế, lời cầu nguyện là nền tảng cho mọi cuộc đối thoại đại kết phong phú dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng là với nhóm các bạn trẻ tỵ nạn, được các tu sĩ Salesien tiếp đón.
Thật là điều rất quan trọng đối với tôi việc gặp gỡ vài người tỵ nạn Trung Đông, để bầy tỏ sự gần gũi của tôi và của Giáo Hội cũng như để nhấn mạnh giá trị của sự tiếp đón, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất dấn thân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các người di cư và tỵ nạn và để xóa bỏ các lý do gây ra thảm cảnh đau đớn này.
Anh chị em thân mến, Xin Thiên Chúa toàn năng và thương xót tiếp tục che chở dân nước và giới chức lãnh đạo chính trị và tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Ước chi họ có thể cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, để Thổ Nhĩ Kỳ có thể diễn tả một nơi của sự sống chung hòa bình giữa các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra chúng ta cũng hãy cầu nguyện để qua sư bầu cừ của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Thánh Thần khiến cho chuyến công du này được phong phú và tạo thuận tiện cho lòng hăng say truyền giáo, để trong sư tôn trọng và đối thoại huynh đệ, loan báo cho tất cả mọi dân tộc rằng Chúa Giêsu là sự thật, hòa bình và tình yêu.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ Bắc Mỹ, các nước Âu châu cũng như từ Malyasia, Nigeria, Argentina, Mêhicô, Paraguay. Bolivia và Chile.
Ngài đặc biệt chào các thành viên phong trào Truyền giáo Phi châu do các Giám Mục hai giáo phận Piacenza Bobbio và Moroto hướng dẫn, các tham dự viên đại hội gia đình, các người tổ chức hang đá lưu động vùng Pavullo. Ngài cầu mong Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp mọi người chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh và dấn thân canh tân lòng gắn bó với Chúa Kitô và liên đới với các anh chị em túng thiếu.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, Ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội kính nhớ thánh Phanxicô Xaviê. Đức Thánh Cha cầu mong thánh nhân giúp các bạn trẻ sống đức tin nghiêm chỉnh, các người đau yếu tin tưởng nơi sự trợ lực của Chúa Kitô trong những lúc khổ đau, và các đôi tân hôn biết tận hiến cho nhau trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Top Stories
Cardinal Parolin on importance of UK-Holy See relations
Vatican Radio
13:30 03/12/2014
(Vatican 2014-12-03 ) Vatican Secretary of State Cardinal Pietro Parolin presides on Wednesday at a special Mass in the Basilica of St Paul Outside the Walls to mark the 100th anniversary of the re-establishment of diplomatic relations between the United Kingdom and the Holy See. The celebration, attended by many ecumenical guests and a high level British government delegation, comes 100 years after Sir Henry Howard was appointed to bring “the cordial congratulations of His Majesty the King on the occasion of his election” to Pope Benedict XV.
Amidst the outbreak of the First World War, the British government recognised that the Pope was “a ruler of wide influence” and the Foreign Secretary of the time, Sir Edward Grey, wanted to assure him that his government also “used every effort to maintain the peace of Europe”.
A century later, what are the common concerns between Britain and the Holy See? How important is this diplomatic relationship today? And what about those who still remain wary of Rome’s “interference” in English affairs? Philippa Hitchen put those questions to the Vatican Secretary of State Cardinal Pietro Parolin.
Cardinal Parolin says it’s a very important anniversary because it’s important to dialogue and have channels of communication to deal together with the problems of the world today. Asked about those who remain wary of Rome’s “interference” in English affairs, he says with a smile that there are always those who’re afraid of the power of the Church. But he quotes from the Vatican II document Gaudium et Spes which clearly speaks of the Church and State as “two autonomous entities” which cooperate together for the good of the human person…..
Regarding controversial questions such as same-sex marriage legislation in Britain, the cardinal says diplomatic relations are not strained by these issues as they are simply a tool through which the two parties keep in touch. But the Holy See, he says, can express its concern about developments on moral issues and it’s important to listen to the voice of the local Church as well….
In the social sphere, the cardinal says there’s increased cooperation with governments including the UK which has shown interest in stepping up that cooperation. “We are also willing to continue and increase this cooperation” he says, particularly in areas of conflict prevention and resolution, in the defence of human rights and in the fight against poverty….
Asked about the high level of Euro-scepticism in Britain today, Cardinal Parolin says it’s not easy to convince people but the Pope’s visit to Strasbourg conveyed the simple message of the importance of the European project, which has led to 60 years of peace and development. Secondly, he notes, the Pope also wanted to bring hope and encouragement especially to the younger generations and to assure them that by resolving some points of weakness it is possible to build a united Europe…
On the possibility of another papal visit to Britain, the cardinal said the Pope has many journeys already planned, to Asia this year, to Philadelphia for the World Meeting of Families, then he is thinking about Africa, so for the moment there’s nothing fixed for Britain, though he said he hopes it may one day be possible to build on the good results of Pope Benedict’s trip to the country.
Amidst the outbreak of the First World War, the British government recognised that the Pope was “a ruler of wide influence” and the Foreign Secretary of the time, Sir Edward Grey, wanted to assure him that his government also “used every effort to maintain the peace of Europe”.
A century later, what are the common concerns between Britain and the Holy See? How important is this diplomatic relationship today? And what about those who still remain wary of Rome’s “interference” in English affairs? Philippa Hitchen put those questions to the Vatican Secretary of State Cardinal Pietro Parolin.
Cardinal Parolin says it’s a very important anniversary because it’s important to dialogue and have channels of communication to deal together with the problems of the world today. Asked about those who remain wary of Rome’s “interference” in English affairs, he says with a smile that there are always those who’re afraid of the power of the Church. But he quotes from the Vatican II document Gaudium et Spes which clearly speaks of the Church and State as “two autonomous entities” which cooperate together for the good of the human person…..
Regarding controversial questions such as same-sex marriage legislation in Britain, the cardinal says diplomatic relations are not strained by these issues as they are simply a tool through which the two parties keep in touch. But the Holy See, he says, can express its concern about developments on moral issues and it’s important to listen to the voice of the local Church as well….
In the social sphere, the cardinal says there’s increased cooperation with governments including the UK which has shown interest in stepping up that cooperation. “We are also willing to continue and increase this cooperation” he says, particularly in areas of conflict prevention and resolution, in the defence of human rights and in the fight against poverty….
Asked about the high level of Euro-scepticism in Britain today, Cardinal Parolin says it’s not easy to convince people but the Pope’s visit to Strasbourg conveyed the simple message of the importance of the European project, which has led to 60 years of peace and development. Secondly, he notes, the Pope also wanted to bring hope and encouragement especially to the younger generations and to assure them that by resolving some points of weakness it is possible to build a united Europe…
On the possibility of another papal visit to Britain, the cardinal said the Pope has many journeys already planned, to Asia this year, to Philadelphia for the World Meeting of Families, then he is thinking about Africa, so for the moment there’s nothing fixed for Britain, though he said he hopes it may one day be possible to build on the good results of Pope Benedict’s trip to the country.
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐCV Vinh Thanh: Đêm tri ân, đêm huyền diệu
Đức Hà
09:56 03/12/2014
Gần 140 năm lịch sử của Đại Chủng Viện Xã Đoài (1877 -2014), 25 năm Đại Chủng Viện Vinh Thanh (1988-2014) đã được tái hiện sống động, chân thật trong chương trình diễn nguyện diễn ra vào tối qua 2/12/2014.
Hình ảnh
Đêm diễn chào mừng sự hiện diện trân quý của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà thánh, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giáo phận Sài Gòn, quý Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Gioan Maria Vũ Tất (Gp Hưng Hoá); đông đảo quý cha, chủng sinh, các cộng đoàn nữ tu và quan khách.
Chương trình được khởi động bằng những phút giây thinh lặng, chìm đắm trong cô tịch, nhẹ nhàng như mời gọi mọi người cùng lắng lại tâm hồn mình, dành chỗ cho những suy tư về ân sủng và chân lý.
Đúng 19h30, đêm diễn nguyện đi vào phần chính với nghi thức thắp hương, tưởng nhớ công ơn Thiên Chúa, ghi ân thánh quan thầy Phanxicô Xaviê và các bậc tiền nhân.
Trong âm hưởng trầm hùng, nét truyền thống đạo hạnh, những trang sử vinh quang và đầy tự hào của Chủng Viện xưa và nay được gợi lại. Nghi thức niệm hương do Đức Giám Mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, giám đốc ĐCV chủ sự cùng với quý cha giáo GB Nguyễn Khắc Bá, Phaolô Nguyễn Văn Thái và đại diện chủng sinh đoàn.
Sau bản công bố Tin mừng (Mt 28,16-20), ngọn lửa truyền thống được thắp lên. Niềm tin nối kết muôn nghìn con tim. Ánh sáng từ ngọn nến Phục Sinh được Đức Cha Phêrô thắp lên, chuyền tay tới cộng đoàn rực rỡ, lung linh.
Từ trong ánh lửa bập bùng, thanh âm trong trẻo, tha thiết của bài hát “Thần Khí Chúa đã sai đi” thúc giục mỗi chủng sinh chuyên cần học tập, tích cực luyện rèn tu đức, tri thức, tâm linh, mục vụ để sẵn sàng được sai đi, đến với muôn dân. Ấn tượng nhất có lẽ là bản “Salve Regina” trầm hùng, lời kinh đồng hành với Chủng Viện trong mỗi tối Chúa Nhật, lễ trọng; giúp cộng đoàn hướng lòng về Mẹ Maria đang hiện diện giữa trung tâm quảng trường trong phút giây lịch sử.
Chủ đề xuyên suốt đêm nhạc hôm nay là “Giai điệu tri ân”: Tri ân tình thương Chúa vô vàn xiết kể bao năm tháng qua. Tri ân Đức Nữ Trinh Maria và thánh quan thầy Phanxicô Xavier. Tri ân các bậc tiền bối đã góp công, góp sức xây dựng mái trường Chủng Viện thân thương.
Có lẽ từ này về sau, hiếm có sự kiện đặc biệt xảy ra trùng lặp như vậy. Quả là hồng ân “5 trong 1”: 137 năm Đại Chủng Viện Xã Đoài, 25 năm Đại Chủng Viện Vinh Thanh, mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê quan thầy, khánh thành công trình tái thiết Đại Chủng Viện và truyền chức linh mục cho các phó tế khóa 10.
Để đón mừng sự kiện “vô tiền khoáng hậu” này, nội dung văn nghệ diễn ra trong khoảng 80 phút đã làm nổi bật nỗi niềm tri ân, cảm mến, hân hoan.
Khởi động những vũ điệu rộn rã mang màu sắc vui khỏe, trẻ trung, nhóm linh hoạt viên đến từ giáo xứ Bùi Ngõa đã làm không khí quảng trường ĐCV thêm sôi động,
Liền sau đó, những tiết mục của thầy GB. Nguyễn Ngọc Hùng và nhóm ảo thuật gia đã làm “nóng sân khấu” và cuốn hút phần lớn khán giả trong không gian mờ ảo.
Các hội dòng chung vui với niềm vui của Chủng Viện bằng những vũ khúc dịu dàng, uyển chuyển. Đó là “Tình khúc tri ân” của dòng Mến Thánh Giá Vinh; “Khúc dân ca đời con” của Thừa sai Bác ái Vinh. Những điệu múa lung linh ánh sáng làm rực rỡ một góc sân khấu.
Sứ vụ yêu thương và ơn gọi huyền nhiệm dâng hiến được khắc họa bằng những ca từ xen lẫn hình ảnh đượm khúc tri ân. Phần diễn tiếp theo là dịp trổ tài của những giọng ca mượt mà, đằm thắm qua các nhạc phẩm “Tình ca mùa dâng hiến” (ca sĩ Lệ Hằng); “Tình ca Giêsu” (song ca Minh Tâm-Văn Lượng), “Con chiên lạc trở về” (ca sỹ Lệ Thu) đã dẫn người xem vào huyền nhiệm tình yêu của lời mời gọi hy sinh, phụng sự.
Góp phần thay đổi không khí đêm diễn là vở nhạc kịch “Vượt qua cám dỗ” do Hội Sinh viên Công Giáo tại Vinh biểu diễn. Vở kịch làm toát lên ý tưởng Thiên Chúa nhân hiền sẽ không bỏ rơi con người dù con người tội lỗi và phản bội. Người vui mừng khi con người biết quay trở về, biết đứng lên sau những lần vấp ngã.
Gần với ý tưởng trên, vở kịch “Ai là người thân cận của tôi” do quý thầy Đại Chủng Viện dàn dựng và thể hiện cũng muốn nói lên điều tương tự: Thiên Chúa yêu thương con người bằng cách trở nên như con người để cứu chuộc con người. Thiên Chúa muốn con người trở nên khí cụ để loan truyền tình yêu của Chúa cho người khác bằng những hành động bác ái, an ủi, giúp đỡ, cảm thông với tha nhân...
Vở kịch của quý thầy chủng sinh kết thúc cũng là lời chào tạm biệt của đêm diễn nguyện. Trong lời xúc động sâu xa, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương, Phó Giám đốc Chủng viện Vinh Thanh đã bày tỏ tâm tình tri ân quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Cha, quý cha, quý khách và các đoàn hiện diện trong đêm nhạc hoan ca.
Đêm diễn nguyện “Giai điệu tri ân” mặc dù theo dự kiến ban đầu không quá quy mô nhưng đã thành công ngoài sức tưởng tượng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người tham dự và gói trọn ý nghĩa ghi ơn.
Một điểm quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là thời tiết thuận hoà diễn ra trong suốt đêm diễn trong khi mấy ngày trước đó mưa gió vần vũ tưởng chừng sẽ phá hỏng tất cả.
Đêm nhạc hội chấm dứt.
Đại Chủng Viện Vinh Thanh hôm nay sẽ canh thức trong niềm vui.
Tất cả đã sẵn sàng cho giây phút trọng đại của ngày mai...
Hình ảnh
Đêm diễn chào mừng sự hiện diện trân quý của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà thánh, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giáo phận Sài Gòn, quý Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Gioan Maria Vũ Tất (Gp Hưng Hoá); đông đảo quý cha, chủng sinh, các cộng đoàn nữ tu và quan khách.
Chương trình được khởi động bằng những phút giây thinh lặng, chìm đắm trong cô tịch, nhẹ nhàng như mời gọi mọi người cùng lắng lại tâm hồn mình, dành chỗ cho những suy tư về ân sủng và chân lý.
Đúng 19h30, đêm diễn nguyện đi vào phần chính với nghi thức thắp hương, tưởng nhớ công ơn Thiên Chúa, ghi ân thánh quan thầy Phanxicô Xaviê và các bậc tiền nhân.
Trong âm hưởng trầm hùng, nét truyền thống đạo hạnh, những trang sử vinh quang và đầy tự hào của Chủng Viện xưa và nay được gợi lại. Nghi thức niệm hương do Đức Giám Mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, giám đốc ĐCV chủ sự cùng với quý cha giáo GB Nguyễn Khắc Bá, Phaolô Nguyễn Văn Thái và đại diện chủng sinh đoàn.
Sau bản công bố Tin mừng (Mt 28,16-20), ngọn lửa truyền thống được thắp lên. Niềm tin nối kết muôn nghìn con tim. Ánh sáng từ ngọn nến Phục Sinh được Đức Cha Phêrô thắp lên, chuyền tay tới cộng đoàn rực rỡ, lung linh.
Từ trong ánh lửa bập bùng, thanh âm trong trẻo, tha thiết của bài hát “Thần Khí Chúa đã sai đi” thúc giục mỗi chủng sinh chuyên cần học tập, tích cực luyện rèn tu đức, tri thức, tâm linh, mục vụ để sẵn sàng được sai đi, đến với muôn dân. Ấn tượng nhất có lẽ là bản “Salve Regina” trầm hùng, lời kinh đồng hành với Chủng Viện trong mỗi tối Chúa Nhật, lễ trọng; giúp cộng đoàn hướng lòng về Mẹ Maria đang hiện diện giữa trung tâm quảng trường trong phút giây lịch sử.
Chủ đề xuyên suốt đêm nhạc hôm nay là “Giai điệu tri ân”: Tri ân tình thương Chúa vô vàn xiết kể bao năm tháng qua. Tri ân Đức Nữ Trinh Maria và thánh quan thầy Phanxicô Xavier. Tri ân các bậc tiền bối đã góp công, góp sức xây dựng mái trường Chủng Viện thân thương.
Có lẽ từ này về sau, hiếm có sự kiện đặc biệt xảy ra trùng lặp như vậy. Quả là hồng ân “5 trong 1”: 137 năm Đại Chủng Viện Xã Đoài, 25 năm Đại Chủng Viện Vinh Thanh, mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê quan thầy, khánh thành công trình tái thiết Đại Chủng Viện và truyền chức linh mục cho các phó tế khóa 10.
Để đón mừng sự kiện “vô tiền khoáng hậu” này, nội dung văn nghệ diễn ra trong khoảng 80 phút đã làm nổi bật nỗi niềm tri ân, cảm mến, hân hoan.
Khởi động những vũ điệu rộn rã mang màu sắc vui khỏe, trẻ trung, nhóm linh hoạt viên đến từ giáo xứ Bùi Ngõa đã làm không khí quảng trường ĐCV thêm sôi động,
Liền sau đó, những tiết mục của thầy GB. Nguyễn Ngọc Hùng và nhóm ảo thuật gia đã làm “nóng sân khấu” và cuốn hút phần lớn khán giả trong không gian mờ ảo.
Các hội dòng chung vui với niềm vui của Chủng Viện bằng những vũ khúc dịu dàng, uyển chuyển. Đó là “Tình khúc tri ân” của dòng Mến Thánh Giá Vinh; “Khúc dân ca đời con” của Thừa sai Bác ái Vinh. Những điệu múa lung linh ánh sáng làm rực rỡ một góc sân khấu.
Sứ vụ yêu thương và ơn gọi huyền nhiệm dâng hiến được khắc họa bằng những ca từ xen lẫn hình ảnh đượm khúc tri ân. Phần diễn tiếp theo là dịp trổ tài của những giọng ca mượt mà, đằm thắm qua các nhạc phẩm “Tình ca mùa dâng hiến” (ca sĩ Lệ Hằng); “Tình ca Giêsu” (song ca Minh Tâm-Văn Lượng), “Con chiên lạc trở về” (ca sỹ Lệ Thu) đã dẫn người xem vào huyền nhiệm tình yêu của lời mời gọi hy sinh, phụng sự.
Góp phần thay đổi không khí đêm diễn là vở nhạc kịch “Vượt qua cám dỗ” do Hội Sinh viên Công Giáo tại Vinh biểu diễn. Vở kịch làm toát lên ý tưởng Thiên Chúa nhân hiền sẽ không bỏ rơi con người dù con người tội lỗi và phản bội. Người vui mừng khi con người biết quay trở về, biết đứng lên sau những lần vấp ngã.
Gần với ý tưởng trên, vở kịch “Ai là người thân cận của tôi” do quý thầy Đại Chủng Viện dàn dựng và thể hiện cũng muốn nói lên điều tương tự: Thiên Chúa yêu thương con người bằng cách trở nên như con người để cứu chuộc con người. Thiên Chúa muốn con người trở nên khí cụ để loan truyền tình yêu của Chúa cho người khác bằng những hành động bác ái, an ủi, giúp đỡ, cảm thông với tha nhân...
Vở kịch của quý thầy chủng sinh kết thúc cũng là lời chào tạm biệt của đêm diễn nguyện. Trong lời xúc động sâu xa, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương, Phó Giám đốc Chủng viện Vinh Thanh đã bày tỏ tâm tình tri ân quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Cha, quý cha, quý khách và các đoàn hiện diện trong đêm nhạc hoan ca.
Đêm diễn nguyện “Giai điệu tri ân” mặc dù theo dự kiến ban đầu không quá quy mô nhưng đã thành công ngoài sức tưởng tượng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người tham dự và gói trọn ý nghĩa ghi ơn.
Một điểm quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là thời tiết thuận hoà diễn ra trong suốt đêm diễn trong khi mấy ngày trước đó mưa gió vần vũ tưởng chừng sẽ phá hỏng tất cả.
Đêm nhạc hội chấm dứt.
Đại Chủng Viện Vinh Thanh hôm nay sẽ canh thức trong niềm vui.
Tất cả đã sẵn sàng cho giây phút trọng đại của ngày mai...
Truyền chức 25 tân Linh mục tại Đại Chủng viện Vinh Thanh và những sự kiện lịch sử
Minh Quân
21:29 03/12/2014
VINH - Đại Chủng viện Vinh Thanh: Đại lễ kỷ niệm 137 năm thành lập ĐCV Xã Đoài, 25 năm thành lập ĐCV Vinh Thanh, mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê – Bổn mạng, khánh thành công trình tái thiết Đại Chủng viện và truyền chức linh mục cho quí thầy Phó tế khóa X.
Hình ảnh
137 năm ĐCV Xã Đoài, 25 năm ĐCV Vinh Thanh – một chặng đường, một mốc son đáng nhớ trong lịch sử hình thành phát triển của Đại Chủng viện, và cũng là thành quả, là niềm tự hào của hai Giáo phận Vinh và Thanh Hóa. Hành trình hơn một thế kỷ qua là hành trình đi trong ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa. Dấu mốc đó là một điểm nhấn lịch sử, để gia đình Vinh Thanh nhìn lại quá khứ với niềm tri ân cảm tạ, chấn hưng hiện tại với niềm vui và bình an, hướng tới tương lai với một hy vọng và xác tín. Giữa dòng chảy thời gian với những con sóng nghịch cảnh, nghiệt ngã, phũ phàng trào xô; giữa bao khó khăn của thời cuộc, con thuyền Vinh Thanh vẫn đang tiếp tục phiêu lưu cùng Thầy Giêsu với bản hòa tấu ngợi ca kỳ công và tình yêu vô biên của Thiên Chúa. ĐCV Vinh Thanh, những ngày vừa qua, đang đắm chìm trong thời khắc ân sủng đó với nhiều sự kiện trọng đại “phúc trùng lai”.
137 năm ĐCV Xã Đoài, 25 năm ĐCV Vinh Thanh: Dấu ấn lịch sử
Ngay từ thời kỳ đầu, Đại Chủng viện đã được các Đấng Bề Trên lưu tâm đặc biệt. Đó là từ năm 1836-1837, các vị hữu trách của Giáo phận Tây Đàng Ngoài đã bàn định địa điểm đặt Đại Chủng viện. Mãi tới năm 1877, Đại Chủng viện mới được khai sinh cách rõ ràng. Năm đó, Đức Cha Yves Marie Croc Hòa cho khởi công xây dựng Nhà thờ Chính tòa cùng một Chủng viện bên cạnh Nhà chung và được gọi là Đại Chủng viện Xã Đoài. Cha Sebastian Frichot Thanh được đặt làm Giám đốc tiên khởi (1884-1887). Chính vì địa dư cũng như khí hậu không phù hợp với khung cảnh của một Đại Chủng viện, nên sau khi được thụ phong năm 1886, Đức Cha Louis Pineau Trị đã quyết định đưa Đại Chủng viện ra khỏi khu vực Nhà chung. Ngài quyết định biến nhà nhà hưu dưỡng các linh mục, tọa lạc bên cạnh bờ sông, cách Tòa Giám mục 500m về phía Nam, thành Đại chủng viện và đổi tên thành Đại chủng viện Phanxicô Xaviê. Cha René Jacques Tessier Bình được đặt làm Giám đốc đầu tiên của cơ sở mới này (1887-1894). Năm 1898, cha Giám đốc Francios Belleville Thọ cho nâng cấp toàn bộ Chủng viện, dời nhà cũ vào nền mới, nới rộng khuôn viên, làm mới nhà cơm. Lúc này trong Chủng viện có 24 chủng sinh.
Đại Chủng viện chỉ được xây dựng cách quy mô dưới thời Đức Cha Andre Joseph Eloy Bắc (1913-1946). Vì năm 1912, Đức Cha Thọ đột ngột qua đời, cha Andre Joseph Eloy Bắc lên Giám mục, cha Louis Marie Dalaine Tân làm Giám đốc (1912-1945). Giai đoạn này rất nhiều hạng mục quan trọng của Đại Chủng viện đã được kiến thiết: nhà dành cho Ban giáo sư được xây dựng năm 1914; nhà nguyện, nhà Micae, nhà Maria, nhà Phanxicô và nhà sinh hoạt được xây dựng vào năm 1916. Cơ sở vật chất của Đại Chủng viện căn bản đã hoàn thiện và mô hình kiến trúc đó tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay. Tuy nhiên, biến cố các chủng sinh tham gia biểu tình đòi trao quyền tự trị cho hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời năm 1945 đã dẫn đến việc trường bị đóng cửa. Ngày 01 tháng 05 năm 1946, Đức Cha Andre Joseph Eloy Bắc ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn, đổi Giám đốc, các giáo sư Chủng viện đi xứ.
Mãi đến năm 1951, sau khi Đức Cha Gioan B. Trần Hữu Đức được tấn phong, trường mới được mở cửa hoạt động trở lại. Cha Gioan B. Trần Thanh Ngoạn được đặt làm Giám đốc (1945-1954), đón 17 chủng sinh trên tổng số 48 chủng sinh của niên khoá 1945-1946. Thời gian này các chủng sinh phải sống trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn mọi thứ. Trường đang dần đi vào hoạt động ổn định thì năm 1953 lại phải tạm ngừng một năm theo yêu cầu của cuộc kháng chiến. Sau hiệp định Genève năm 1954, trường lại tiếp tục hoạt động. Nhưng phong trào di cư đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân sự và hoạt động của Đại Chủng viện. Dù khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng trường vẫn tiếp tục hoạt động bởi sự quan tâm đặc biệt của Bề Trên Giáo phận. Cha Phaolô Trần Ðình Nhiên được đặt làm Giám đốc (1954-1963). Kế tiếp là cha Phêrô Nguyễn Văn Kính (1963-1969), cha Phanxicô Phạm Duy Chỉnh (1969-1971) và cha Phêrô Nguyễn Văn Huyền (1971-1988). Sau biến cố di cư 1954, do sự khủng hoảng về mặt nhân sự, cũng như tâm trạng hoang mang của những người ở lại, không biết tương lai của mình sẽ thế nào. Nhiều chủng sinh lần lượt bị đưa vào trại giam vì những lý do không rõ ràng, số còn lại bị quản thúc tại gia. Và đặc biệt, vì Trường Tập Xuân Phong và Tiểu chủng viện đã đều bị đóng cửa, nên không còn nguồn cung ứng học sinh cho Đại Chủng viện nữa. Đến nỗi số chủng sinh chỉ còn 4, rồi 3, rồi 1 và cuối cùng chỉ còn ‘vườn không nhà trống’. Vì thế, một lần nữa, Đại chủng viện phải tạm đóng cửa vào năm 1981.
Sau gần một thập kỷ (1981-1988) im lìm trong cảnh hoang tàn, ngày 22 tháng 11 năm 1988, Đại Chủng viện Phanxicô Xaviê lại được hồi sinh với một tên mới: Đại Chủng viện Vinh Thanh. Biến cố lịch sử này không chỉ là niềm vui, mà còn là niềm tự hào của mọi thành phần dân Chúa trong hai Giáo phận. Trong ngày khai giảng, Đại Chủng viện đã vui mừng đón nhận 30 chủng sinh (18 Vinh, 12 Thanh hóa). Vinh Thanh chào đời là thành quả hết sức lớn lao sau những năm dài thao thức và cố gắng không biết mệt mỏi của Bề Trên hai Giáo phận. Theo đó, Đức Cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, Giám mục Giáo phận Vinh làm Giám đốc (1988-2000), Đức Cha Phêrô Phạm Tần, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa và cha Giuse Vương Đình Ái làm Phó Giám đốc. Kế tiếp là Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (2000-2010). Các cha Bề trên và Giám đốc: cha Phêrô Nguyễn Văn Huyền (1988-1983), cha Phêrô Hoàng Bảo (1993-1999), cha Phêrô Lê Duy Lượng (1999-2007), cha Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Bá (2007-2014), và từ tháng 09.2014 đến nay là Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên.
Hoa trái ngọt lành…
Tiếp bước truyền thống kiên trung của các bậc tiền nhân, vườn ươm Vinh Thanh đã đáp ứng được tâm nguyện của mọi thành phần dân Chúa trên địa bàn bốn tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình và góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội và xã hội thông qua công cuộc đào tạo những Linh mục như lòng Chúa mong ước. Nơi đây được xem như vườn hoa vẫn không ngừng triển nở thêm những bông hoa xinh tươi, tỏa hương thơm cho đời, cho người trên cánh đồng truyền giáo bắc miền Trung rộng lớn và nhiều thách đố. Tính cho đến thời điểm này, có 286 linh mục là các thế hệ chủng sinh từ mái trường chủng viện Vinh Thanh đã ra đi hoạt động trên cánh đồng truyền giáo của 4 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình, 170 chủng sinh các khóa XI, XII và XIII đang học tập tại trường. Các kỳ tuyển sinh của Vinh Thanh luôn được đánh giá là có số lượng thí sinh đông nhất so với các Đại Chủng viện trong nước và trên thế giới. Kỳ thi tuyển khoá XIV (1-8-2013), là kỳ thi có số thí sinh kỷ lục, đông nhất từ trước đến nay, với 410 thí sinh tham dự.
Giáo phận Vinh vẫn được xem là một vùng đất cung cấp nhiều ơn gọi nhất, nhưng có một nghịch lý là tỉ lệ linh mục trên giáo dân lại quá thấp. Mặc dầu vậy, giáo phận vẫn phải duy trì cơ chế tuyển sinh 2 năm một lần và mỗi lần vẫn chỉ thâu nhận một số ứng sinh giới hạn. Nguyên do chính là cơ sở Đại chủng viện quá chật hẹp và đang xuống cấp, không đủ điều kiện sinh hoạt, học tập cho chủng sinh. Bởi thế giáo phận đang tập trung ưu tiên đầu tư tu sửa và xây mới một số công trình Đại chủng viện. Sau hơn hai năm thi công với tinh thần khẩn trương, liên tục và đầy cố gắng, các công trình của Đại Chủng viện bao gồm: ngôi nhà nguyện mới, 2 ngôi nhà ở chủng sinh 3 tầng, 1 nhà đa năng, khuôn viên và một số công trình khác đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng.
Âm vang “Giai điệu tri ân”
Vào lúc 19h30 tối ngày 02.12.2014, nghi thức niệm hương đã được cử hành long trọng khai mở cho đêm diễn nguyện đặc biệt. Tinh thần đạo hiếu đối với các bậc tiền nhân qua làn khói hương ngào ngạt hòa quyện với những câu kinh, tiếng hát, tiếng chiêng tạo nên một bầu khí linh thiêng sống động, gợi lên nơi cộng đoàn hiện diện những xúc cảm trào dâng về lòng thảo hiếu và tri ân các bậc tiền nhân, những con người trong đức tin, đã thắp lên ngọn lửa yêu mến Giáo Hội Việt Nam khi dốc lòng xây dựng và duy trì ngôi Chủng viện này.
Những giây phút suy niệm trầm lắng trong ánh nến chan hoà, khơi gợi và hướng các tham dự viên kín múc niềm tin, sức mạnh và đức ái cho công cuộc cải hoá các tâm hồn giữa thế giới hôm nay, để tạ ơn Chúa và dâng lên Ngài với những trăn trở và ưu tư, ngõ hầu, dù trong bất cứ nghịch cảnh nào, người ứng sinh luôn nguyên vẹn tinh ròng một bầu nhiệt huyết vì Chúa và vì Giáo Hội với tinh thần hiệp thông và liên đới sâu xa. Đó là hình ảnh người mục tử như lòng Chúa mong ước mà Thánh Phanxicô Xaviê đã diễn tả cách sống động nơi từng dấu chân không mệt mỏi vì Nước Trời. Thánh Nhân đã trở nên dấu chứng cụ thể về ước muốn được dâng hiến trọn vẹn vì tình yêu Thập giá và cũng là sứ điệp nền tảng cho cho các ứng sinh linh mục Vinh Thanh hôm nay trên bước đường dấn thân theo Chúa và phục vụ tha nhân.
Vào lúc 20h15, chương trình văn nghệ mang chủ đề “Giai điệu tri ân” đã thu hút hàng ngàn vị khách tứ phương tập trung về khuôn viên Đại Chủng viện để thưởng lãm những tiết mục độc đáo trong một buổi gặp gỡ hoàn hảo với sự xuất hiện của các ca sĩ, Hội dòng MTG Vinh, Hội dòng TSBA Vinh, sinh viên Công Giáo Vinh, giới trẻ thuộc hai giáo xứ Mỹ Yên, Bùi Ngõa và đơn vị chủ nhà. Khung cảnh đặc biệt với các gam màu khác nhau làm nên một tổng thể nhiều sắc màu, vừa truyền thống mà vẫn hiện đại với sự kết hợp giữa âm nhạc và vũ đạo, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất sang trọng và sâu lắng. Đêm diễn nguyện đã thực sự lan tỏa sâu rộng trong lòng giáo dân và quan khách, xóa nhòa tất cả khoảng cảnh không gian – thời gian để mọi người đến gần với nhau hơn trong tình liên đới và sẻ chia. Khung trời Đại Chủng viện rực sáng như tỏa ra để soi đường cho những hành trình loan báo Tin Mừng được khai mở từ buổi diễn nguyện mang nhiều ý nghĩa này.
Hồng ân Thánh Chức
Trước lúc bước vào thánh lễ trọng đại, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép công trình trùng tu Đại Chủng viện để đưa vào sử dụng sau gần 1000 ngày thi công.
Đúng 9 giờ sáng ngày 03.12.2014, vừa lúc bản thánh ca trầm hùng “Từ ngàn xưa” vang lên, đoàn rước bắt đầu tiến vào lễ đài. Thánh lễ do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam; Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc – Tổng giáo phận Sài Gòn, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa; Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục giáo phận Hưng Hóa; Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục giáo phận Kontum; Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên – giám đốc Đại Chủng viện; Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên; Đức Viện phụ Maria Bảo Tịnh Trần Văn Bảo cùng quý Cha trong và ngoài giáo phận trước sự hiện diện đông đảo của quý tu sĩ, chủng sinh, quý ông bà cố, thân ân, ân nhân của các tiến chức và hàng ngàn giáo dân khắp nơi cùng tề tựu về tham dự ngày đại lễ. Khuôn viên Đại Chủng viện dường như không còn chỗ trống với sự hiện diện của gần 20.000 người.
Con người khởi đầu hành trình đời dâng hiến với ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Đấng Tuyệt Đối đã cúi xuống, đụng chạm và nâng sự yếu hèn của con người đi vào “quỹ đạo” của đời thánh hiến. Được kêu mời trong tình yêu, đời thánh hiến được ấp ủ, dưỡng nuôi, nâng niu bởi bàn tay nhiệm mầu trên những con người bé nhỏ, yếu đuối và bất toàn. Đó là hình ảnh 25 phó tế khóa X – những người đã biểu lộ cam kết tình yêu bằng đời sống nỗ lực hi sinh thi hành sứ mạng phục vụ Giáo Hội, bác ái với tha nhân, trưởng thành trong ơn sủng và trung thành với Chúa Giêsu, Đấng đã âu yếm gọi họ giữa đêm tối trần gian.
Nghi thức phong chức gồm 3 phần: nghi thức mở đầu, nghi thức phong chức và nghi thức diễn nghĩa. Mở đầu, thầy Phó tế Phaolô Văn Đình Dũng đã gọi tên 25 Phó tế và giới thiệu lên Đức Cha Phaolô để xin ngài truyền chức linh mục cho các thầy.
25 thầy phó tế được truyền chức trong Thánh lễ này:
1. Fx. Nguyễn Hồng Ân – Gx. Cẩm Trường – Hạt Thuận Nghĩa
2. Fx. Trần Minh Chiến – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
3. Jos. Trần Văn Đồng – Gx. Đạo Đồng – Hạt Bảo Nham
4. Jos. Lê Văn Đương – Gx. Kẻ Dừa – Hạt Kẻ Dừa
5. Fx. Phan Đình Giáo – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
6. Jos. Nguyễn Văn Hảo – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
7. Pet. Thân Văn Hùng – Gx. Trại Lê – Hạt Can Lộc
8. Ant. Trương Văn Khẩn – Gx. Mỹ Yên – Hạt Nhân Hòa
9. Ant. Lê Mạnh Kiện – Gx. Cầu Rầm – Hạt Cầu Rầm
10. Jos. Nguyễn Hồng Lĩnh – Gx. Lộc Thủy – Hạt Văn Hạnh
11. JB. Nguyễn Ngọc Minh – Gx. Kẻ Gai – Hạt Cầu Rầm
12. JB. Ngô Năng – Gx. Trung Song – Hạt Đông Tháp
13. Paul. Phan Thành Ngữ - Gx. Song Ngọc – Hạt Thuận Nghĩa
14. Jos. Nguyễn Đức Nhân – Gx. Trang Cảnh – Hạt Cửa Lò
15. Jos. Nguyễn Duy Phương – Gx. Mỹ Dụ - Hạt Cầu Rầm
16. Paul. Phạm Trọng Phương – Gx. Trang Nứa – Hạt Xã Đoài
17. Pet. Nguyễn Văn Quang – Gx. Hội Yên – Hạt Bảo Nham
18. Pet. Nguyễn Xuân Sang – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
19. Jos. Trần Thuật – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
20. Jos. Hoàng Đại Tĩnh – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
21. Ant. Nguyễn Thanh Tịnh – Gx. Tân Phong – Hạt Hướng Phương
22. Paul. Vũ Văn Triều – Gx. Thuận Nghĩa – Hạt Thuận Nghĩa
23. Jos. Trần Chính Trực – Gx. Phú Linh – Hạt Đông Tháp
24. Fx. Chu Đức Tuệ - Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
25. Jos. Nguyễn Xuân Vinh – Gx. Yên Đại – Hạt Cầu Rầm
Vị chủ chăn, sau khi hỏi ý kiến cha Gioan B. Nguyễn Khắc Bá – nguyên giám đốc ĐCV Vinh Thanh về sự xứng hợp của các tiến chức đối với hồng ân Thánh chức sắp lãnh nhận, đã long trọng tuyên bố chấp thuận truyền chức. Cộng đoàn Phụng vụ vui mừng hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Đức Cha Phaolô, trong phần quảng diễn Lời Chúa, đã khai triển các chiều kích và vai trò của thiên chức linh mục. Theo đó, khi lãnh nhận Chức Thánh, các ngài được thánh hiến cho Thiên Chúa theo một cách thức mới: trở nên những khí cụ sống động của Chúa Kitô Linh Mục Ðời Ðời. Ngài không ngừng mời gọi những tâm hồn quảng đại hiến dâng cuộc sống của mình để trở nên một Chúa Kitô thứ hai tại trần gian. Đức Giám Mục cũng nhắn nhủ các tân chức phải ý thức về vai trò sứ vụ tư tế thừa tác mà Thiên Chúa đã ban, để từ đó, họ biết dùng cả cuộc đời mình để đáp trả tình yêu Chúa bằng một con tim không chia sẻ, hy sinh tận tụy phục vụ đoàn chiên. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn dân Chúa tiếp tục nâng đỡ các tiến chức bằng sự trợ giúp, nhất là bằng lời cầu nguyện.
Với các tiến chức, Đức Cha ngỏ bày bằng những lời cảm động và sâu sắc:
“Các con thân mến, các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm Luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nuôi dân Thiên Chúa, hương thơm đời sống các con phải nên niềm vui thú cho các tín hữu Đức Kitô, để lời nói và gương lành các con xây dựng nhà Thiên Chúa và Hội Thánh. Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng, thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế không đổ máu trên bàn thờ…”
Tiếp đến, các tiến chức phủ phục xin các thánh chuyển cầu qua kinh cầu Các Thánh. Sau đó là nghi thức chính yếu của bí tích Truyền Chức, mỗi tiến chức tiến lên quỳ trước mặt Đức Giám Mục để ngài đặt tay truyền chức và đọc lời nguyện phong chức. Cử chỉ đặt tay của Đức Cha nói lên việc thông ban Thánh Thần và lời nguyện thánh hiến làm cho các tân chức được tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Sau khi chủ tế đặt tay, các linh mục đồng tế lần lượt đặt tay trên các tân chức nói lên sự hiệp thông đón nhận các anh em vào linh mục đoàn.
Nghi thức diễn nghĩa gồm việc mặc phẩm phục cho các tân chức, xức dầu tay, trao sách Phúc Âm và chén thánh. Song thân của các tân chức đã tiến lên trao áo lễ gói ghém sự hy sinh vất vả của cha mẹ để dệt nên tấm áo lễ đầu đời này. Sau khi các tân linh mục mặc phẩm phục mới, Đức Giám Mục xức dầu lòng bàn tay và trao chén thánh cho từng tân chức, biểu thị sự tham dự đặc biệt của linh mục vào chức tư tế của Đức Kitô qua việc phục vụ cộng đoàn Dân Chúa. Từ đây, các ngài sẽ đón nhận lễ vật từ dân thánh để hiến dâng lên Chúa Cha trong Chúa Kitô để trở thành hiến lễ tình yêu.
Linh mục là người được tuyển chọn, nhưng không phải là những con người siêu phàm xuất chúng. Người linh mục cũng là người bình thường như bao con người khác, cũng xuất thân từ một gia đình, có ông bà, cha mẹ, dòng tộc, tổ tiên. Các ngài cũng có những khuyết điểm, cũng hỉ, nộ, ái… cũng tham, sân, si. Nhưng nhờ ơn Chúa, người linh mục sẽ vượt lên tất cả những tình cảm, những quyền lợi mang tính nhân loại đó để vươn tới một tình cảm, một quyền lợi cao hơn để trở thành Bí Tích về sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên chức linh mục không phải là điểm cùng đích, không phải là bệ phóng cho một cuộc sống vinh hoa, mà nó là điểm khởi đầu cho một cuộc sống mới, diễn tả một lời minh chứng của những con người dám sống và chết cho tình yêu. Chính ước nguyện thực hiện điều đẹp ý Chúa sẽ là hơi thở và là lẽ sống cho đời Linh Mục. Đó là động lực làm phát sinh lòng nhiệt thành tông đồ, không phải theo cảm hứng sáng kiến cá nhân, nhưng trong sự trung thành với Tin Mừng theo dấu chân Thánh Phanxicô Xaviê – bổn mạng.
Thánh lễ khép lại với tâm tình tạ ơn của các tân chức về hồng ân bao la của Thiên Chúa đã chọn gọi các ngài vào hàng tư tế, cảm tạ Đức Giám Mục đã truyền chức, cám ơn các linh mục đồng tế, các thân nhân, ân nhân và bạn hữu đã đồng hành, dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ và cầu nguyện cho các tân chức trong hành trình ơn gọi vừa qua.
Sau đó Đức Cha phụ tá, thay lời cho gia đình Chủng viện Vinh Thanh, bày tỏ niềm tri ân đến Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt Nam, quí Đức Tổng, quí Đức Cha, quí Đức Viện Phụ, quí Cha, quí Tu sĩ, chủng sinh, quí Ông Bà Cố, quí bà con giáo dân, quí vị đại diện chính quyền các cấp đã hiện diện, đồng hành và sẻ chia niềm vui với gia đình Vinh Thanh giữa thời khắc lịch sử này.
Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, trong bài phát biểu, gửi lời chúc mừng đến gia đình Đại Chủng viện trong ngày lễ trọng đại và cách riêng là các tân chức với những lời nhắn nhủ cảm động trong sứ vụ của người mục tử. Vị đại diện Tòa Thánh cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong đời sống xã hội tại Việt Nam nói chung và giáo phận Vinh nói riêng…
Như một dấu mốc quan trọng mở ra trang sử mới, chúng ta cùng hy vọng và tin tưởng rằng, thời điểm thiêng thánh này sẽ thổi một luồng sinh khí mới, khơi dậy bước phát triển mạnh mẽ nơi gia đình Vinh Thanh, viết tiếp trang sử hào hùng của các thế hệ tiền nhân.
Hình ảnh
137 năm ĐCV Xã Đoài, 25 năm ĐCV Vinh Thanh – một chặng đường, một mốc son đáng nhớ trong lịch sử hình thành phát triển của Đại Chủng viện, và cũng là thành quả, là niềm tự hào của hai Giáo phận Vinh và Thanh Hóa. Hành trình hơn một thế kỷ qua là hành trình đi trong ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa. Dấu mốc đó là một điểm nhấn lịch sử, để gia đình Vinh Thanh nhìn lại quá khứ với niềm tri ân cảm tạ, chấn hưng hiện tại với niềm vui và bình an, hướng tới tương lai với một hy vọng và xác tín. Giữa dòng chảy thời gian với những con sóng nghịch cảnh, nghiệt ngã, phũ phàng trào xô; giữa bao khó khăn của thời cuộc, con thuyền Vinh Thanh vẫn đang tiếp tục phiêu lưu cùng Thầy Giêsu với bản hòa tấu ngợi ca kỳ công và tình yêu vô biên của Thiên Chúa. ĐCV Vinh Thanh, những ngày vừa qua, đang đắm chìm trong thời khắc ân sủng đó với nhiều sự kiện trọng đại “phúc trùng lai”.
137 năm ĐCV Xã Đoài, 25 năm ĐCV Vinh Thanh: Dấu ấn lịch sử
Ngay từ thời kỳ đầu, Đại Chủng viện đã được các Đấng Bề Trên lưu tâm đặc biệt. Đó là từ năm 1836-1837, các vị hữu trách của Giáo phận Tây Đàng Ngoài đã bàn định địa điểm đặt Đại Chủng viện. Mãi tới năm 1877, Đại Chủng viện mới được khai sinh cách rõ ràng. Năm đó, Đức Cha Yves Marie Croc Hòa cho khởi công xây dựng Nhà thờ Chính tòa cùng một Chủng viện bên cạnh Nhà chung và được gọi là Đại Chủng viện Xã Đoài. Cha Sebastian Frichot Thanh được đặt làm Giám đốc tiên khởi (1884-1887). Chính vì địa dư cũng như khí hậu không phù hợp với khung cảnh của một Đại Chủng viện, nên sau khi được thụ phong năm 1886, Đức Cha Louis Pineau Trị đã quyết định đưa Đại Chủng viện ra khỏi khu vực Nhà chung. Ngài quyết định biến nhà nhà hưu dưỡng các linh mục, tọa lạc bên cạnh bờ sông, cách Tòa Giám mục 500m về phía Nam, thành Đại chủng viện và đổi tên thành Đại chủng viện Phanxicô Xaviê. Cha René Jacques Tessier Bình được đặt làm Giám đốc đầu tiên của cơ sở mới này (1887-1894). Năm 1898, cha Giám đốc Francios Belleville Thọ cho nâng cấp toàn bộ Chủng viện, dời nhà cũ vào nền mới, nới rộng khuôn viên, làm mới nhà cơm. Lúc này trong Chủng viện có 24 chủng sinh.
Đại Chủng viện chỉ được xây dựng cách quy mô dưới thời Đức Cha Andre Joseph Eloy Bắc (1913-1946). Vì năm 1912, Đức Cha Thọ đột ngột qua đời, cha Andre Joseph Eloy Bắc lên Giám mục, cha Louis Marie Dalaine Tân làm Giám đốc (1912-1945). Giai đoạn này rất nhiều hạng mục quan trọng của Đại Chủng viện đã được kiến thiết: nhà dành cho Ban giáo sư được xây dựng năm 1914; nhà nguyện, nhà Micae, nhà Maria, nhà Phanxicô và nhà sinh hoạt được xây dựng vào năm 1916. Cơ sở vật chất của Đại Chủng viện căn bản đã hoàn thiện và mô hình kiến trúc đó tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay. Tuy nhiên, biến cố các chủng sinh tham gia biểu tình đòi trao quyền tự trị cho hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời năm 1945 đã dẫn đến việc trường bị đóng cửa. Ngày 01 tháng 05 năm 1946, Đức Cha Andre Joseph Eloy Bắc ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn, đổi Giám đốc, các giáo sư Chủng viện đi xứ.
Mãi đến năm 1951, sau khi Đức Cha Gioan B. Trần Hữu Đức được tấn phong, trường mới được mở cửa hoạt động trở lại. Cha Gioan B. Trần Thanh Ngoạn được đặt làm Giám đốc (1945-1954), đón 17 chủng sinh trên tổng số 48 chủng sinh của niên khoá 1945-1946. Thời gian này các chủng sinh phải sống trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn mọi thứ. Trường đang dần đi vào hoạt động ổn định thì năm 1953 lại phải tạm ngừng một năm theo yêu cầu của cuộc kháng chiến. Sau hiệp định Genève năm 1954, trường lại tiếp tục hoạt động. Nhưng phong trào di cư đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân sự và hoạt động của Đại Chủng viện. Dù khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng trường vẫn tiếp tục hoạt động bởi sự quan tâm đặc biệt của Bề Trên Giáo phận. Cha Phaolô Trần Ðình Nhiên được đặt làm Giám đốc (1954-1963). Kế tiếp là cha Phêrô Nguyễn Văn Kính (1963-1969), cha Phanxicô Phạm Duy Chỉnh (1969-1971) và cha Phêrô Nguyễn Văn Huyền (1971-1988). Sau biến cố di cư 1954, do sự khủng hoảng về mặt nhân sự, cũng như tâm trạng hoang mang của những người ở lại, không biết tương lai của mình sẽ thế nào. Nhiều chủng sinh lần lượt bị đưa vào trại giam vì những lý do không rõ ràng, số còn lại bị quản thúc tại gia. Và đặc biệt, vì Trường Tập Xuân Phong và Tiểu chủng viện đã đều bị đóng cửa, nên không còn nguồn cung ứng học sinh cho Đại Chủng viện nữa. Đến nỗi số chủng sinh chỉ còn 4, rồi 3, rồi 1 và cuối cùng chỉ còn ‘vườn không nhà trống’. Vì thế, một lần nữa, Đại chủng viện phải tạm đóng cửa vào năm 1981.
Sau gần một thập kỷ (1981-1988) im lìm trong cảnh hoang tàn, ngày 22 tháng 11 năm 1988, Đại Chủng viện Phanxicô Xaviê lại được hồi sinh với một tên mới: Đại Chủng viện Vinh Thanh. Biến cố lịch sử này không chỉ là niềm vui, mà còn là niềm tự hào của mọi thành phần dân Chúa trong hai Giáo phận. Trong ngày khai giảng, Đại Chủng viện đã vui mừng đón nhận 30 chủng sinh (18 Vinh, 12 Thanh hóa). Vinh Thanh chào đời là thành quả hết sức lớn lao sau những năm dài thao thức và cố gắng không biết mệt mỏi của Bề Trên hai Giáo phận. Theo đó, Đức Cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, Giám mục Giáo phận Vinh làm Giám đốc (1988-2000), Đức Cha Phêrô Phạm Tần, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa và cha Giuse Vương Đình Ái làm Phó Giám đốc. Kế tiếp là Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (2000-2010). Các cha Bề trên và Giám đốc: cha Phêrô Nguyễn Văn Huyền (1988-1983), cha Phêrô Hoàng Bảo (1993-1999), cha Phêrô Lê Duy Lượng (1999-2007), cha Gioan Baotixita Nguyễn Khắc Bá (2007-2014), và từ tháng 09.2014 đến nay là Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên.
Hoa trái ngọt lành…
Tiếp bước truyền thống kiên trung của các bậc tiền nhân, vườn ươm Vinh Thanh đã đáp ứng được tâm nguyện của mọi thành phần dân Chúa trên địa bàn bốn tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình và góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội và xã hội thông qua công cuộc đào tạo những Linh mục như lòng Chúa mong ước. Nơi đây được xem như vườn hoa vẫn không ngừng triển nở thêm những bông hoa xinh tươi, tỏa hương thơm cho đời, cho người trên cánh đồng truyền giáo bắc miền Trung rộng lớn và nhiều thách đố. Tính cho đến thời điểm này, có 286 linh mục là các thế hệ chủng sinh từ mái trường chủng viện Vinh Thanh đã ra đi hoạt động trên cánh đồng truyền giáo của 4 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình, 170 chủng sinh các khóa XI, XII và XIII đang học tập tại trường. Các kỳ tuyển sinh của Vinh Thanh luôn được đánh giá là có số lượng thí sinh đông nhất so với các Đại Chủng viện trong nước và trên thế giới. Kỳ thi tuyển khoá XIV (1-8-2013), là kỳ thi có số thí sinh kỷ lục, đông nhất từ trước đến nay, với 410 thí sinh tham dự.
Giáo phận Vinh vẫn được xem là một vùng đất cung cấp nhiều ơn gọi nhất, nhưng có một nghịch lý là tỉ lệ linh mục trên giáo dân lại quá thấp. Mặc dầu vậy, giáo phận vẫn phải duy trì cơ chế tuyển sinh 2 năm một lần và mỗi lần vẫn chỉ thâu nhận một số ứng sinh giới hạn. Nguyên do chính là cơ sở Đại chủng viện quá chật hẹp và đang xuống cấp, không đủ điều kiện sinh hoạt, học tập cho chủng sinh. Bởi thế giáo phận đang tập trung ưu tiên đầu tư tu sửa và xây mới một số công trình Đại chủng viện. Sau hơn hai năm thi công với tinh thần khẩn trương, liên tục và đầy cố gắng, các công trình của Đại Chủng viện bao gồm: ngôi nhà nguyện mới, 2 ngôi nhà ở chủng sinh 3 tầng, 1 nhà đa năng, khuôn viên và một số công trình khác đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng.
Âm vang “Giai điệu tri ân”
Vào lúc 19h30 tối ngày 02.12.2014, nghi thức niệm hương đã được cử hành long trọng khai mở cho đêm diễn nguyện đặc biệt. Tinh thần đạo hiếu đối với các bậc tiền nhân qua làn khói hương ngào ngạt hòa quyện với những câu kinh, tiếng hát, tiếng chiêng tạo nên một bầu khí linh thiêng sống động, gợi lên nơi cộng đoàn hiện diện những xúc cảm trào dâng về lòng thảo hiếu và tri ân các bậc tiền nhân, những con người trong đức tin, đã thắp lên ngọn lửa yêu mến Giáo Hội Việt Nam khi dốc lòng xây dựng và duy trì ngôi Chủng viện này.
Những giây phút suy niệm trầm lắng trong ánh nến chan hoà, khơi gợi và hướng các tham dự viên kín múc niềm tin, sức mạnh và đức ái cho công cuộc cải hoá các tâm hồn giữa thế giới hôm nay, để tạ ơn Chúa và dâng lên Ngài với những trăn trở và ưu tư, ngõ hầu, dù trong bất cứ nghịch cảnh nào, người ứng sinh luôn nguyên vẹn tinh ròng một bầu nhiệt huyết vì Chúa và vì Giáo Hội với tinh thần hiệp thông và liên đới sâu xa. Đó là hình ảnh người mục tử như lòng Chúa mong ước mà Thánh Phanxicô Xaviê đã diễn tả cách sống động nơi từng dấu chân không mệt mỏi vì Nước Trời. Thánh Nhân đã trở nên dấu chứng cụ thể về ước muốn được dâng hiến trọn vẹn vì tình yêu Thập giá và cũng là sứ điệp nền tảng cho cho các ứng sinh linh mục Vinh Thanh hôm nay trên bước đường dấn thân theo Chúa và phục vụ tha nhân.
Vào lúc 20h15, chương trình văn nghệ mang chủ đề “Giai điệu tri ân” đã thu hút hàng ngàn vị khách tứ phương tập trung về khuôn viên Đại Chủng viện để thưởng lãm những tiết mục độc đáo trong một buổi gặp gỡ hoàn hảo với sự xuất hiện của các ca sĩ, Hội dòng MTG Vinh, Hội dòng TSBA Vinh, sinh viên Công Giáo Vinh, giới trẻ thuộc hai giáo xứ Mỹ Yên, Bùi Ngõa và đơn vị chủ nhà. Khung cảnh đặc biệt với các gam màu khác nhau làm nên một tổng thể nhiều sắc màu, vừa truyền thống mà vẫn hiện đại với sự kết hợp giữa âm nhạc và vũ đạo, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất sang trọng và sâu lắng. Đêm diễn nguyện đã thực sự lan tỏa sâu rộng trong lòng giáo dân và quan khách, xóa nhòa tất cả khoảng cảnh không gian – thời gian để mọi người đến gần với nhau hơn trong tình liên đới và sẻ chia. Khung trời Đại Chủng viện rực sáng như tỏa ra để soi đường cho những hành trình loan báo Tin Mừng được khai mở từ buổi diễn nguyện mang nhiều ý nghĩa này.
Hồng ân Thánh Chức
Trước lúc bước vào thánh lễ trọng đại, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép công trình trùng tu Đại Chủng viện để đưa vào sử dụng sau gần 1000 ngày thi công.
Đúng 9 giờ sáng ngày 03.12.2014, vừa lúc bản thánh ca trầm hùng “Từ ngàn xưa” vang lên, đoàn rước bắt đầu tiến vào lễ đài. Thánh lễ do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam; Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc – Tổng giáo phận Sài Gòn, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa; Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục giáo phận Hưng Hóa; Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục giáo phận Kontum; Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên – giám đốc Đại Chủng viện; Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên; Đức Viện phụ Maria Bảo Tịnh Trần Văn Bảo cùng quý Cha trong và ngoài giáo phận trước sự hiện diện đông đảo của quý tu sĩ, chủng sinh, quý ông bà cố, thân ân, ân nhân của các tiến chức và hàng ngàn giáo dân khắp nơi cùng tề tựu về tham dự ngày đại lễ. Khuôn viên Đại Chủng viện dường như không còn chỗ trống với sự hiện diện của gần 20.000 người.
Con người khởi đầu hành trình đời dâng hiến với ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Đấng Tuyệt Đối đã cúi xuống, đụng chạm và nâng sự yếu hèn của con người đi vào “quỹ đạo” của đời thánh hiến. Được kêu mời trong tình yêu, đời thánh hiến được ấp ủ, dưỡng nuôi, nâng niu bởi bàn tay nhiệm mầu trên những con người bé nhỏ, yếu đuối và bất toàn. Đó là hình ảnh 25 phó tế khóa X – những người đã biểu lộ cam kết tình yêu bằng đời sống nỗ lực hi sinh thi hành sứ mạng phục vụ Giáo Hội, bác ái với tha nhân, trưởng thành trong ơn sủng và trung thành với Chúa Giêsu, Đấng đã âu yếm gọi họ giữa đêm tối trần gian.
Nghi thức phong chức gồm 3 phần: nghi thức mở đầu, nghi thức phong chức và nghi thức diễn nghĩa. Mở đầu, thầy Phó tế Phaolô Văn Đình Dũng đã gọi tên 25 Phó tế và giới thiệu lên Đức Cha Phaolô để xin ngài truyền chức linh mục cho các thầy.
25 thầy phó tế được truyền chức trong Thánh lễ này:
1. Fx. Nguyễn Hồng Ân – Gx. Cẩm Trường – Hạt Thuận Nghĩa
2. Fx. Trần Minh Chiến – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
3. Jos. Trần Văn Đồng – Gx. Đạo Đồng – Hạt Bảo Nham
4. Jos. Lê Văn Đương – Gx. Kẻ Dừa – Hạt Kẻ Dừa
5. Fx. Phan Đình Giáo – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
6. Jos. Nguyễn Văn Hảo – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
7. Pet. Thân Văn Hùng – Gx. Trại Lê – Hạt Can Lộc
8. Ant. Trương Văn Khẩn – Gx. Mỹ Yên – Hạt Nhân Hòa
9. Ant. Lê Mạnh Kiện – Gx. Cầu Rầm – Hạt Cầu Rầm
10. Jos. Nguyễn Hồng Lĩnh – Gx. Lộc Thủy – Hạt Văn Hạnh
11. JB. Nguyễn Ngọc Minh – Gx. Kẻ Gai – Hạt Cầu Rầm
12. JB. Ngô Năng – Gx. Trung Song – Hạt Đông Tháp
13. Paul. Phan Thành Ngữ - Gx. Song Ngọc – Hạt Thuận Nghĩa
14. Jos. Nguyễn Đức Nhân – Gx. Trang Cảnh – Hạt Cửa Lò
15. Jos. Nguyễn Duy Phương – Gx. Mỹ Dụ - Hạt Cầu Rầm
16. Paul. Phạm Trọng Phương – Gx. Trang Nứa – Hạt Xã Đoài
17. Pet. Nguyễn Văn Quang – Gx. Hội Yên – Hạt Bảo Nham
18. Pet. Nguyễn Xuân Sang – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
19. Jos. Trần Thuật – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
20. Jos. Hoàng Đại Tĩnh – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
21. Ant. Nguyễn Thanh Tịnh – Gx. Tân Phong – Hạt Hướng Phương
22. Paul. Vũ Văn Triều – Gx. Thuận Nghĩa – Hạt Thuận Nghĩa
23. Jos. Trần Chính Trực – Gx. Phú Linh – Hạt Đông Tháp
24. Fx. Chu Đức Tuệ - Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
25. Jos. Nguyễn Xuân Vinh – Gx. Yên Đại – Hạt Cầu Rầm
Vị chủ chăn, sau khi hỏi ý kiến cha Gioan B. Nguyễn Khắc Bá – nguyên giám đốc ĐCV Vinh Thanh về sự xứng hợp của các tiến chức đối với hồng ân Thánh chức sắp lãnh nhận, đã long trọng tuyên bố chấp thuận truyền chức. Cộng đoàn Phụng vụ vui mừng hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Đức Cha Phaolô, trong phần quảng diễn Lời Chúa, đã khai triển các chiều kích và vai trò của thiên chức linh mục. Theo đó, khi lãnh nhận Chức Thánh, các ngài được thánh hiến cho Thiên Chúa theo một cách thức mới: trở nên những khí cụ sống động của Chúa Kitô Linh Mục Ðời Ðời. Ngài không ngừng mời gọi những tâm hồn quảng đại hiến dâng cuộc sống của mình để trở nên một Chúa Kitô thứ hai tại trần gian. Đức Giám Mục cũng nhắn nhủ các tân chức phải ý thức về vai trò sứ vụ tư tế thừa tác mà Thiên Chúa đã ban, để từ đó, họ biết dùng cả cuộc đời mình để đáp trả tình yêu Chúa bằng một con tim không chia sẻ, hy sinh tận tụy phục vụ đoàn chiên. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn dân Chúa tiếp tục nâng đỡ các tiến chức bằng sự trợ giúp, nhất là bằng lời cầu nguyện.
Với các tiến chức, Đức Cha ngỏ bày bằng những lời cảm động và sâu sắc:
“Các con thân mến, các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm Luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nuôi dân Thiên Chúa, hương thơm đời sống các con phải nên niềm vui thú cho các tín hữu Đức Kitô, để lời nói và gương lành các con xây dựng nhà Thiên Chúa và Hội Thánh. Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng, thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế không đổ máu trên bàn thờ…”
Tiếp đến, các tiến chức phủ phục xin các thánh chuyển cầu qua kinh cầu Các Thánh. Sau đó là nghi thức chính yếu của bí tích Truyền Chức, mỗi tiến chức tiến lên quỳ trước mặt Đức Giám Mục để ngài đặt tay truyền chức và đọc lời nguyện phong chức. Cử chỉ đặt tay của Đức Cha nói lên việc thông ban Thánh Thần và lời nguyện thánh hiến làm cho các tân chức được tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Sau khi chủ tế đặt tay, các linh mục đồng tế lần lượt đặt tay trên các tân chức nói lên sự hiệp thông đón nhận các anh em vào linh mục đoàn.
Nghi thức diễn nghĩa gồm việc mặc phẩm phục cho các tân chức, xức dầu tay, trao sách Phúc Âm và chén thánh. Song thân của các tân chức đã tiến lên trao áo lễ gói ghém sự hy sinh vất vả của cha mẹ để dệt nên tấm áo lễ đầu đời này. Sau khi các tân linh mục mặc phẩm phục mới, Đức Giám Mục xức dầu lòng bàn tay và trao chén thánh cho từng tân chức, biểu thị sự tham dự đặc biệt của linh mục vào chức tư tế của Đức Kitô qua việc phục vụ cộng đoàn Dân Chúa. Từ đây, các ngài sẽ đón nhận lễ vật từ dân thánh để hiến dâng lên Chúa Cha trong Chúa Kitô để trở thành hiến lễ tình yêu.
Linh mục là người được tuyển chọn, nhưng không phải là những con người siêu phàm xuất chúng. Người linh mục cũng là người bình thường như bao con người khác, cũng xuất thân từ một gia đình, có ông bà, cha mẹ, dòng tộc, tổ tiên. Các ngài cũng có những khuyết điểm, cũng hỉ, nộ, ái… cũng tham, sân, si. Nhưng nhờ ơn Chúa, người linh mục sẽ vượt lên tất cả những tình cảm, những quyền lợi mang tính nhân loại đó để vươn tới một tình cảm, một quyền lợi cao hơn để trở thành Bí Tích về sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên chức linh mục không phải là điểm cùng đích, không phải là bệ phóng cho một cuộc sống vinh hoa, mà nó là điểm khởi đầu cho một cuộc sống mới, diễn tả một lời minh chứng của những con người dám sống và chết cho tình yêu. Chính ước nguyện thực hiện điều đẹp ý Chúa sẽ là hơi thở và là lẽ sống cho đời Linh Mục. Đó là động lực làm phát sinh lòng nhiệt thành tông đồ, không phải theo cảm hứng sáng kiến cá nhân, nhưng trong sự trung thành với Tin Mừng theo dấu chân Thánh Phanxicô Xaviê – bổn mạng.
Thánh lễ khép lại với tâm tình tạ ơn của các tân chức về hồng ân bao la của Thiên Chúa đã chọn gọi các ngài vào hàng tư tế, cảm tạ Đức Giám Mục đã truyền chức, cám ơn các linh mục đồng tế, các thân nhân, ân nhân và bạn hữu đã đồng hành, dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ và cầu nguyện cho các tân chức trong hành trình ơn gọi vừa qua.
Sau đó Đức Cha phụ tá, thay lời cho gia đình Chủng viện Vinh Thanh, bày tỏ niềm tri ân đến Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli – đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt Nam, quí Đức Tổng, quí Đức Cha, quí Đức Viện Phụ, quí Cha, quí Tu sĩ, chủng sinh, quí Ông Bà Cố, quí bà con giáo dân, quí vị đại diện chính quyền các cấp đã hiện diện, đồng hành và sẻ chia niềm vui với gia đình Vinh Thanh giữa thời khắc lịch sử này.
Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, trong bài phát biểu, gửi lời chúc mừng đến gia đình Đại Chủng viện trong ngày lễ trọng đại và cách riêng là các tân chức với những lời nhắn nhủ cảm động trong sứ vụ của người mục tử. Vị đại diện Tòa Thánh cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong đời sống xã hội tại Việt Nam nói chung và giáo phận Vinh nói riêng…
Như một dấu mốc quan trọng mở ra trang sử mới, chúng ta cùng hy vọng và tin tưởng rằng, thời điểm thiêng thánh này sẽ thổi một luồng sinh khí mới, khơi dậy bước phát triển mạnh mẽ nơi gia đình Vinh Thanh, viết tiếp trang sử hào hùng của các thế hệ tiền nhân.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đèn Cù bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy. phần 4.
Bảo Giang
10:13 03/12/2014
Đèn Cù bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy. phần 4.
V. Thân phận tác giả và người dân Việt trong Đèn Cù.
Trần Đĩnh viết:“tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá” Đúng thế, Trần Đĩnh đã tự nguyện đi vào con đường này khi trở thành một đảng viên cộng sản. Nhưng xem ra đó không phải là một trường hợp đơn lẻ của tác gỉa. Trái lại, còn là số phận của rất nhiều người như Đĩnh. Nghĩa là, chẳng có ai ngờ hình ảnh của Đèn Cù với những voi giấy ngựa giấy, chó giấy bằng người trong cái vòng quay mê sảng kia lại là số phận, hay trói buộc vận mệnh của đất nước và người Việt Nam vào với nó!
Cuộc sống của cái Đèn Cù gắn liền với những vòng quay. Tác giả đã nhìn ra những vòng quay, đã vẽ lại chuyện của nó, mở ra cuộc sống của Đèn Cù. Ở đó, những hình thú xuất hiện từ 1930 đến nay đều như những đàn voi giấy, ngựa giấy, chó giấy làm người, cứ thay nhau mê sảng, chạy đuổi theo những vòng quay ma qoái, bất kể đến sự khốn khổ của con người, bất kể đến sinh mệnh và sự sống còn của cả một dân tộc. Để ở đó, thân phận của tác giả, của con ngưòi bị đè nghiến, bị chà đạp. Ở đó, niềm tin của tôn giáo bị lăng mạ, bị xúc phạm. Luân thường đạo lý và văn hóa nhân bản của dân tộc bị triệt hạ và đất nước dần mất chủ quyền. Trong nhà mất cha mẹ, mất anh em, ra ngoài mất tình nghĩa, mất láng giềng, mất xóm thôn. Mất trọn từ tinh thần đến vật chất. Gọn một câu là mất trắng. Sự mất trắng được tác giả định hình một cách sắc bén, rõ nét. Nó là kết quả từ việc nhà nước CS đưa ra định nghĩa về người đảng viên. Trần Đĩnh viết:
”Định nghĩa đảng viên là ngọc là vàng của đảng cho nên vào tổng kiểm thảo, Tố Hữu yêu cầu học viên rất ngặt. Hễ là con em hay liên quan với địa chủ, học viên đều phải thành khẩn tự khai báo với đảng mọi sai lầm tội lỗi của bản thân, chẳng hạn đồng tình, về hùa với gia đình, thậm chí cùng với gia đình trực tiếp đàn áp, bóc lột nông dân... Thứ hai, phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tộí ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng địa chủ, cường hào gian ác. Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình ( mới thôi). Tố Hữu làm đúng lời Bác Hồ thôi”.( trang 74-75)
Có ai không rùng mình, không kinh hoảng, không lạnh người khi đọc đoạn viết kể ra những quy định, những nguyên tắc căn bản làm thước đo cho lập trường vô sản của các học viên (đoàn đảng viên) cộng sản không? Có ai ngờ rằng trong lòng của tổ chức này lại có những điều khoản man rợ với chủ trương, trước là chối bỏ quyền làm người của con người, khước từ quyền có quan hệ tình cảm yêu thương với cha mẹ và gia đình. Sau còn phải “ công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” như là điều kiện tiên quyết để bày tỏ lập trường vô sản hay không?
Tôi thực sự kinh hoàng sợ hãi khi đọc lại những dòng chữ này. Lúc đầu mắt tôi hoa lên không thể tin vào chữ. Tâm trí tôi không thể tưởng tưởng ra được là trên đời này lại có một thứ giáo điều vô giáo dục đến như thế. Mà nào có phải chỉ có bấy nhiêu đâu. Sau khi học viên đã “ công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” là người Việt Nam, người đảng viên còn phải thể hiện mình theo bản điều lệ đảng, trong ấy có ghi rõ “lấy tư tuởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam,” .... Đảng Lao động Việt Nam nguyện học tập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc (tr. 49)” . Theo đó, chẳng còn một chút hình bóng Việt Nam nào ở trong lòng họ nữa. Thật kinh hãi quá.
Tôi thường đọc sách. Thỉnh thoảng có đọc những cuốn sách nói về đời sống trong hoang dã. Ở đó, nhiều tác giả viết về đời sống của những bầy sư tử, bầy cọp hay những đàn voi, bầy ngựa. Họ mô tả về cuộc sống hài hoà của từng đàn với sự góp mặt của ba hay bốn thế hệ. Chúng không thể chuyện trò với nhau, nên đôi khi có những cuộc tranh chiến, nhưng thường là rất ngắn, mang tính cá thể hơn là tập thể. Chúng có những tiếng kêu, những biểu lộ cho nhau biết sự đau đớn, sự vui mừng, đôi khi là giận dữ. Nhưng tuyệt đối, không bao giờ có sự biểu lộ là đoạn tuyệt với nhau. Càng không bao giờ coi nhau như kẻ thù. Vậy mà trong tổ chức của đảng cộng sản VN, một tổ chức tự ban cho mình đủ mọi danh nghĩa, danh hiệu, từ mức độ tiến bộ, đến trí tuệ đỉnh cao, tiến hoá hơn hẳn những trí tuệ của con người, kể cả con ngưòi thời cổ đại hay con người của hôm nay, mà có những quy định trong kiểm điểm, tự phê, kiểm thảo đòi buộc học viên phải “ công khai tuyên bố căm thủ bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ” để tỏ lập trường vô sản với đảng thì quả là sự kinh hoàng đến kinh tởm. Khi đọc những điều lệ, quy định này, tôi thực sự không biết đây là tổ chức của người hay của ma? Nếu bảo là tổ chức của ma qoái thì chắc không đúng. Mà bảo là của người thì có lẽ càng sai. Bởi vì, Lưu cộng Hòa,( một học viên?) đã cay đắng bảo với Trần Đĩnh là: “ Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy”(tr 244)
Tôi không biết nhận định của Lưu cộng Hòa đúng hay sai. Tuy nhiên, tôi cho rằng đoạn viết về định nghĩa và những quy định để tạo nên người đoàn đảng viên CS là một đoạn văn quan trọng và kinh dị nhất trong Đèn Cù. Quan trọng vì nó đã cho mọi ngưòi thấy rõ chủ trương vô gia đình và những phương cách triệt hạ, tiêu diệt tình cảm gia đình ở trong lòng các đoàn đảng viên CS. Kinh dị, vì nó không chỉ là một phương cách đào tạo cán bộ bằng thuần lý thuyết.Trái lại, là một phương cách triệt để trong thực hành. Hơn thế, còn là một điều kiện duy nhất. Bởi vì “Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” Nghĩa là điều kiện này không đạt, chưa đạt, học viên phải học tập lại cho đến khi đạt mới thôi! Như thế, chính cái quy luật “ tự phê, tự kiểm thảo” này là đầu mối của tất cả mọi bất hạnh của Việt Nam từ 80 năm qua. Từ đấu tố, gây tội ác, chiến tranh, cho đến nghèo đói tụt hậu, nước mất chủ quyền, mất đất đai, biển đảo và đạo đức của xã hội bị băng hoại đều bắt nguồn từ cái luật lệ man di này.
Nhớ lại, từ hơn 80 năm qua, người ta không xa lại gì với những câu chuyện ở làng này, huyện nọ, tỉnh kia, con cái phải đấu tố cha mẹ dưới áp lực từ cái búa, cái liềm của Hồ chí Minh. Ngay trong “ Chứng từ của một Giám Mục” cũng có ghi lại một câu chuyện rất thương tâm, đau đớn như sau: “ một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm sóc hằng ngày. Chị nói với bố” Ông có biết tôi là ai không?” người cha ngậm ngủi, trước nhìn đứa con dứt ruột mình đẻ ra và nói: Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ .” (tr393). Tuy nhiên, xưa nay, chưa có ai nhìn thấy, hay nghe ai nói đến sự kiện đảng CS buộc các đoàn đảng viên trong kiểm thảo phải “công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ “ như là một điều kiện tiên quyết để bày tỏ lập trưòng vô sản của bản thân. Cũng không ai biết các phương cách thực hiện chủ trương vô gia đình, triệt hạ tình cảm trong gia đình của cộng sản như thế nào. Nên hầu như đều cho rằng, việc các đội gọi là “ cải cách” làm áp lực, đẩy con cái ra đấu tố cha mẹ, với lời dụ dỗ của cán bộ là “làm như thế để cứu cha mẹ và cứu chính mình”, chỉ là những hành động lạm dụng quyền lực nhất thời của những kẻ vô giáo dục, trong hàng ngũ cán cộng vô văn hóa tự tung tự tác mà thôi. Đó không phải là một chủ trương, một sách lược lớn của cộng sản nhằm tiêu diệt nền tảng của các gia đình trong xã hội.
Nay thì mọi chuyện đã phơi bày, đã được xác minh. Đèn Cù như một bản cáo trạng luân lý, phơi bày tất cả những tội ác phạm đến con người và phạm đến nền luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam do cộng sản thực hiện.Theo đó việc các đội đấu áp lực, buộc con cái đấu tố bố mẹ, không phải là chuyện tự tung tự tác của những thành phần vô giáo dục trong đảng cộng sản tạo ra. Trái lại, đây là một trong những phương cách cơ bản trong sách lược vô gia đình của CS mà mọi học viên (đoàn đảng viên) cộng sản phải có nhiệm vụ thực hiện trong đời sống của công chúng đế phá hoại đời sống của các gia đình, ngõ hầu tận diệt tình cảm của các cá nhân trong các gia đình. Đánh bật con người ra khỏi nơi nương tựa vững chắc nhất là gia đình. Để từ đó, mọi ngưòi mất chỗ tựa, chỉ còn biết nhìn vào đảng và bước đi theo mệnh lệnh của CS. Theo chủ trương này, việc che râu dấu mặt đi dự đấu tố, việc viết bản cáo trạng ( bản đấu tố) “điạ chủ ác ghê” với nội dung ngậm máu phun người để mở đầu cho cuộc đấu tố nhân dân Việt Nam do Hồ chí Minh thực hiện, không phải đơn thuần là sự biểu lộ cái tư cách đểu cáng, tồi bại, tối bất lương của cá nhân Y. Nhưng còn là bài học thực tế cho mọi cán bộ đảng viên cộng sản phải noi theo nữa. Bằng chứng là:
“Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại... Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu.. - Biên nay làm gì? - Đề bạt thứ trưởng nông nghiệp!”( tr 109)
Chu văn Biên có là một học viên trong khóa học cao cấp trong Atêka hay không, không thấy Trần Đĩnh nhắc đến. Nhưng việc làm của tên cẩu trệ này, và việc y được đề bạt lên hàng thứ trưởng từ thành tích chỉ vào mặt mẹ mà đấu tố, đã chứng minh một cách quyết liệt là Y đã được đào tạo rất bài bản theo đúng chủ trương của CS. Nó đã chứng minh CS có chủ trương tận diệt tình cảm của con người ngay từ trong gia đình. Nó đã chứng minh CS chính là thủ phạm làm phá sản nền văn hóa nhân bản của dân tộc, làm băng hoại nền luân lý đạo đức của xã hội Việt Nam. Dĩ nghiên, sự tàn phá luân thường đạo lý cuả xã hội do CS chủ trương, chưa ngừng lại ở đó. Trái lại, nó còn tiếp diễn về lâu về dài và ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Nơi trường học, trong giáo dục, đào tạo, chẳng nơi nào trẻ em được giáo dục, được đào tạo với một tinh thần nhân bản hướng thượng, “Tiên học lễ, Hậu học văn” phải thảo hiếu với cha mẹ, kính trọng ông bà, bảo vệ tình nghĩa đồng bào. Trái lại, ở bất cứ nơi đâu cũng chỉ thấy những khẩu hiệu thúc dục mọi giới, moị cấp, học tập theo guơng đạo đức “ cụ” Hồ. Mà cái đạo đức lớn nhất của Hồ chí Minh lại chính là việc viết ra bản đấu tố “địa chủ ác ghê” để ngậm máu phun người, và sau đó “che râu đi dự đấu tố” người ân nhân, và giết vợ từ con!
Ở trên, nhắc đến Chu văn Biên, một kẻ chỉ vào mặt mẹ mà đấu tố để được đề bạt lên hàng thứ trưởng, mà không nhắc đến Nguyễn tư Nghiêm, một người đã giả điên, bị đưa vào nhà thương điên, khi từ chối, không thể nói căm thù bố mẹ được, dù chỉ là nói giả vờ cho qua mắt đảng là một thiếu xót lớn. Qua câu chuyện dù nhỏ, nhưng tôi cho rằng nó mang một ý nghĩa cực lớn, như một bài học luân lý làm người đầu tiên cho những đảng viên cộng sản phải nhận biết. Tiếc rằng, lý lẽ sống của họ là lòng căm thù, là gian dối và tội ác. Nên ngay cha mẹ, nguời sinh thành, dưỡng dục cho họ khôn lớn, họ còn căm thù, còn đoạn tuyệt, thì cái gương của Tư Nghiêm chẳng đáng là gì để bận tâm. Khéo mà nó đã như một truyện cười cho khoá học kiểm thảo ấy! Tôi thực sự ngưỡng mộ Nguyễn tư Nghiêm trong câu chuyện này. Nhờ đoạn viết này, mà người Việt Nam có thêm được một ít hiểu biết về cái tổ chức không có “ hàm tính người” đang ngự trị trên phần đất Việt Nam. Và có thêm một lý lẽ chính đáng nữa để cương quyết loại trừ cái tổ chức vô luân này ra khỏi xã hội Việt Nam.
Trở lại thân phận của tác giả trong Đèn Cù. Tôi cho rằng, vì cái quy luật không có hàm tính người trong kiểm thảo, và hình ảnh của Nguyên tư Nghiêm, mà trong gần 600 trang giấy trải lòng, Trần Đĩnh đã không viết ra thân phận của mình từ những hư cấu văn chương, khiếm thị, hay từ những bi quan yếm thế, thất bại. Trái lại, tác giả đã viết bằng cái minh mẫn từ những vòng quay. Khi thì nó đưa Trẫn Đĩnh lên cung mây với khát vọng của tuổi trẻ hoà thân vào nghiệp nước, hăng hái lên đường để góp phần mình vào việc tranh đấu cho đất nước thoát cảnh ngoại xâm với mong ước có Hòa Bình, Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập. Khi thì nó nuông chiều, ưu ái tác giả hơn ngưòi bằng những lời khen thưởng. Và rồi nó đưa tác giả vào một đường lên hãnh diện lớn “ Được gần gũi và biết và mến phục một dân tộc vĩ đại, một văn hoá vĩ đại. Được nói một ngôn ngữ nhiều người nói nhất hành tinh. (Tr.153). Tưởng thế là lên tít trên cao, cao mãi với đảng cộng không nhân tính. Không bao giờ ngờ đến chuyện có một ngày rơi trở lại làm ngưòi. Người có nhân!
Dù không ngờ, chuyện ấy đã đến.Từ đỉnh cao, trong mơ ước đi lên. Nó đạp Trần Đĩnh xuống hàng chó ngựa trong cuộc tranh dành vòng quay xin làm nô lệ cho ngoại bang của lãnh đạo. Bản thân tác giả bị hạ tầng công tác, đi lao công trong nhà máy. Dĩ nhiên, đi lao động không phải là cực hình, sự cực hình chính là bị đày ải như một tên nô lệ. Bấy nhiêu vẫn chưa đủ ê chề, nó đạp Trần Đĩnh ra khỏi cuộc chơi bằng một mảnh giấy khai trừ, để Trần Đĩnh rơi vào trong hoảng loạn, ray rứt, tủi hổ, nối tiếc và đầy những ân hận!
Trần Đĩnh viết về mình như thế có lẽ là thật. Rất thật. Nhưng tôi cho rằng, đó không đơn giản là số phận của riêng tác giả. Trái lại, nó còn là số phận của con dân Việt Nam nữa! Bởi vì khi Đĩnh lên Atêka, có hàng hàng lớp lớp người Việt Nam đã thực lòng ra đi theo bước chân sơn hà nguy biến. Mục đích của họ là cứu nước khỏi cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Ước mơ lên cao là thế, nhưng cái vòng quay ma qủy, vô gia đình do Nguyễn ái Quốc đưa vào Việt Nam theo lệnh của Mao từ 1930, được Hồ Quang tiếp nối từ sau 1933, đã không quay theo ước mong của người Việt Nam. Trái lại, nó quay sang Tàu, nó dần dần giết chết và thay đổi cả bộ nào của người dân Việt, để ở đó không còn sức sống. Ở đó chỉ còn lại những thân phận nô lệ bạc nhược, không tự chủ. Tệ hơn thế, bị vùi dập như thân chó ngựa trong cuộc đấu tố. Ở đó, nhân bản đạo lý và con người bị đào thải ra bên lề xã hội. Rồi được thay vào đó là lối sống, lẽ sống của xã hội là chủ nghĩa Cs chỉ có đúng năm chữ để hành sự: Gian trá và tội ác.
Từ cuộc thống trị của tội ác và phi nhân bản của CS, ngoài cái chết của hơn 172 ngàn người dân vô tội với hàng trăm ngàn gia đình phải ly tán, là nền luân lý đạo hạnh và văn hóa nhân bản của xã hội Việt Nam cũng bị đào bới tận gốc rễ. Những tội đại ác, con giết cha mẹ, chồng giết vợ, tình nhân giết nhau theo gương Hồ chí Minh giết Nông thị Xuân ngày càng nhiều. Và tận cuối đáy của xã hội là hàng năm có đến hàng trăm ngàn trẻ sơ sinh chưa nhìn thấy cuộc đời đã mất mạng vì cái “đạo đức” được gọi là đạo đức Hồ chí Minh. Một thứ “đạo đức” mà những thiếu niên, những bà mẹ trẻ chưa nhìn thấy mặt con, đã bị CS nhồi sọ ngay từ trưóc khi bước chân vào học đường. Và lớn lên trong một xã hội chỉ biết khai mở phần “hạ bộ” với những gian trá, lừa đảo. Không bao giờ có được những bài học đạo đức hướng thượng theo tinh thần của Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, Trung. Kết qủa, nghĩa trang Hài Nhi mỗi lúc một mọc lên như nấm ở trên mọi phần đất nước. Và rất thản nhiên, nhà nước mở ra những trung tâm gọi là nạo, cạo thai cho lũ trẻ! Rồi bên cạnh sách lược đào tạo cán bộ, đảng viên với lòng “căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ” , cộng sản còn thi hành sách lược ”Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, buộc mọi người phải tham gia vào những cuộc đấu tố giết người. Kết quả, luân thường đạo lý và tình nghĩa đồng bào của Việt Nam cũng đã tan bay theo những dòng máu chảy trong vu khống, đầy oan khiên của đồng bào mình. Từ đó, nó tiếp tục đẩy dân ta vào vòng cùng khốn và bị nghiền nát dưới cái chủ nghĩa vô gia đình, vô tổ quốc vô tôn giáo của CS. Và đây, mới chính là cái ý nghĩa đích thực xuống hàng chó ngựa trong xã hôi cộng sản do cái vòng quay ma qủy của nó tạo ra.
Vòng quay chưa dừng lại ở đó. Trái lại, còn trêu người, lửng lơ với câu chuyện được xét lại. Việc cá nhân là xét lại bản án xét lại của Trần Đĩnh. Việc chung là xét lại sách lược đấu tố trong cải cách ruộng đất. Vẽ ra con đường dân chủ gỉa hiệu. Kết quả, tất cả chỉ là những ngôn từ trống rỗng, nhằm mục đích xoa dịu sự phẫn uẫn của mỗi cá nhân hay tập thể cho trôi qua với thời gian. Sau đó, cộng sản lại bước sang một bước lừa gạt kế tiếp. Hoặc giả, thả thêm những cái lưỡi câu mới nhằm móc chặt vào cổ họng của từng cá nhân để không ai có thể lên tiếng. Như thế, cuộc khai trừ Đĩnh ra khỏi đảng như là một kết quả phải đến của hai sự sai lầm cộng chung lại. Một bên vì sai lầm tin và đi theo đảng. Một bên thì lợi dụng con người, bắt nó làm phương tiện cho một chủ trương của nhà nưóc. Cuộc khai trừ ấy có khác gì sự sai lầm của người dân đi theo CS, để rồi bị đuổi cùng giết tận do chính sách lược mà CS dành sẵn cho những người vì mơ ước có Độc Lập, có Tự Do mà lên đường?
Nó khác gì một cuộc tổng lừa bịp trong chiến tranh giải phóng miền nam để “ xây lại bằng mười năm xưa”, để bao nhiêu ngừời miền nam nhẹ dạ theo nó và bao nhiêu con cháu của họ từ nam đến bắc đã mất mạng, ngụp lặn trong bể máu của dân tộc, để thoả mãn cho một nhu cầu quyền lực giai đoạn của cộng sản, và mở rộng biên giới cho Trung cộng! Sau cùng, hàng trăm ngàn người chết trên biển khơi, hàng triệu ngưòi phải bỏ nươc đi tìm Tự Do, và hàng triệu người đi tù. Rồi cả nước phải ngồi chung trong một cái trại tù nô lệ kéo dài từ bắc đến nam. Với những hình ảnh ấy phơi bày, Đèn Cù không phải chỉ nói lên thân phận của một vài cá nhân, mà còn là thân phận của người Việt Nam, trong đó có cả tác giả nữa!
VI. Trần Đình và Đèn Cù trong cuộc sống nhân gian.
Thật rất khó để có được cái nhìn bao quát, đầy dủ về Đèn Cù. Khó vì, người đứng bên đây nhìn thấy cái đầu. Kẻ đứng bên kia lại thấy cái đuôi. Người thấy con voi, kẻ thấy bầy lang sói. Ấy là chưa kể đến những góc khuất mang tính bí hiểm. Nói về Đèn Cù, khác gì câu chuyện ngưòi đứng bên kia sông, người đứng bên này, cùng tả vê dòng nước đang cuồn cuộn trước mặt. Hẳn nhiên là có nhiều khác biệt, nhiều góc khuất. Nói chẳng bao giớ cùng. Đặc biệt, trong hoàn cảnh của Việt Nam hôm nay, cái nhìn về Đèn Cù còn có thể là một đối nghịch, khó gần, khó gỡ!
Người ở trong nươc vì cuộc sống, tìm đọc Đèn Cù có lẽ không nhiều. Và cái mục đích đi tìm cũng khác nhau. Nhưng hầu như đều có chung một ý tưởng: Táo bạo, táo bạo qúa. Viết thế này thì chết. Chả biết chữ chết họ muốn dành cho đảng cộng sản, dành cho Hồ chí Minh hay dành cho Trần Đĩnh?
Người ở bên kia đại dương, cũng háo hức tìm dọc, xem Trần Đĩnh viết gì. Họ thấy nhiều điểm khuất, nhiều góc tối, nhiều điều khác với ý nghĩ của họ. Họ chưa hay không nhìn nhận những điểm sáng nổi bật làm nên danh phận Đèn Cù. Kết quả là nhiều cái thở dài. Lại tuyên truyền, hảo tuyên truyền. Tác giả mà không đội quần đảng lên đầu, không viết theo tiếng kẻng mà còn sống được ư? Lại vẫn chung một đường thổi với kịch sỹ “ mặt thật”, thợ mò “đỉnh cao vòi vọi”, thợ bu “thắng cuộc”! Phần cá nhân, tôi cũng không có ngoại lệ.
Trước hết, tôi đã viết ra đôi, ba góc khuất trong Đèn Cù. Mục đích không phải để “vạch lá tìm sâu” vì nó nhiều qúa rồi, cần gì phải vạch. Cũng không để phản bác cái nhìn “ một bên” của tác giả. Trái lại, tôi chỉ muốn mở rộng thêm ra, làm sáng tỏ thêm những góc khuất, có thể là tác giả đã biết rất rõ, như trường hợp HCM là người Tàu? Y đã nói và viết tiếng Hẹ, tiếng nói của người “khách gia” khi đến thăm Móng Cái vào năm 1960. Xin nhớ , đây là lần đầu tiên HCM đến, tại sao Y lại thành thục khu vực, lại biết rõ cả ở góc bên kia đường là nơi ở của một chị bí thư? Những thắc mắc này đã tiềm ẩn trong Trần Đĩnh từ những năm đó, lẽ nào Trần Đĩnh không ngộ ra âm thanh, cũng như cách nói tiếng Việt của HCM?. Tuy nhiên, Trần Đĩnh phải nhắm mắt lại, tạm “quăng nó vào trong cái thùng rác vĩ đại là sự quên”. Bởi lẽ, nó là những điểm chết, điểm bí mật của nhà nước mà trong hoàn cảnh này, mạng sống của con người cần giữ lại để có thể lưu ký về sau, hơn là một thách thức, quá lớn vào lúc này?
Theo đó, tôi viết ra những điểm mà lẽ ra trong Đèn Cù phải có, phải bàn đến trong lẽ thật. Không có ý gì khác. Bởi lẽ, chính tôi cũng biết, đường còn dài, những người trong cuộc như tác giả không còn nhiều. Nếu họ không viết ra, thì ai sẽ viết đây? Những đời sau lấy gì để làm bằng chứng là nó thuộc thời của tội ác mà trị tội ác? Sự đòi hỏi, nhìn chung là như thế, nhưng thực tế, ai cũng biêt là không hề dễ dàng gì. Lý lẽ thì có nhiều, thực tế chỉ có một. Cái búa của CS chưa lúc nào rời xa Tràn Đĩnh. Cũng thế, Quản Trọng không chết theo chủ là công tử Củ, chẳng ai cho đó là bất trung, vì sự “ còn” của Quản Trọng không phải là vô ích. Hy vọng, sự “ còn” của Trần Đĩnh cũng sẽ hữu ích cho việc giải đáp và soi sáng cho nhiều góc tối còn thiếu xót trong Đèn Cù.
Trong khi đó, đảng và nhà nước CS mới lướt qua mấy hàng, răng đã nghiến ken két. Cái chốt lựu đạn đã mở ra rồi, chì còn một cái ném nữa là xong! Thật ra, việc nhà nước và đảng cộng sản muốn biếu không Trần Đĩnh một cái búa, hay một quả lựu đạn thì qúa dễ dàng. Nhưng làm thế là tự sát, là tự xác định những điều Trần Đĩnh viết về Hồ Quang, về đảng, về chủ trương đưòng lối cũng như phương án sử dụng nhân sự vào các vị trí cấp cao, trọng điểm của đảng, của nhà nước là hoàn toàn chính xác. Giết người là nghê của họ, nhưng trường hợp này xem ra rất khó diệt khẩu. Nên đành phải ngậm bồ hòn! Uất từng đám, nghẹn từng cơn mà không thể ra tay. Bởi vì, trời đã sinh ra “bác” muôn mặt, muôn gian trá, đã che râu dấu mặt đi làm chuyện gian ác hại người, còn sinh ra Trần Đĩnh để cho Y viết lại những chuyện ấy vào sách sử, thì đành chịu vậy. Phải chi nó viết vào cái thời… chưa giải phóng miền nam thì đã nhờ Lê văn Tám! Nói thế là Đèn Cù và tác giả luôn nằm trong nguy cơ bị đốt. Nếu nhà nước chưa tặng Đĩnh cái búa không phải là vì cộng sản tử tế. Trái lại, chỉ là một cái may cho Trần Đĩnh.
Nhưng dù đứng nhìn từ bất cứ góc cạnh nào, theo tôi, Đèn cù của Trần Đĩnh miên viễn có một cuộc sống vững chắc trong lòng nhân gian. Cuộc sống và gía trị của nó về mặt luân lý, đạo đức xã hội sẽ được nói đến nhiều hơn về mặt “ biến động “ chính trị. Nó còn sống mãi trong nhân gian bời vì, bản thân cái Đèn Cù, trước đây rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Nay nó lại nhắc cho ta thấy cảnh lang sói của đảng cộng. Trước kia nó mang tính hài, mua vui cho người bằng những hình ảnh voi giấy ngựa giấy. Nay, vẫn là những voi giấy, ngựa giấy, chó giấy, nhưng bằng hình ngừơi, bằng quan cán, đã làm bại hoại nền văn hoá và luân thường đạo lý của xã hội Việt Nam, bằng cách che râu dấu mặt, bằng sự áp đặt cho nhau một thứ luật lệ không có hàm tính người. Mà khởi đầu là hình ảnh tồi bại của Hồ chí Minh.
Với chỉ tám chữ “ “cụ” Hồ che râu đi dự đấu tố (một buổi)”, tác giả đã phô diễn trọn vẹn hình ảnh, và đạp nát tên tuổi và sự nghiệp cực vĩ đại của Hồ chí Minh. Một sự nghiệp phản luân lý, phản đạo đức mà có lẽ không có kẻ thứ hai dưới bầu trời này làm được. Những bạo chúa từ kim cổ như Kiệt, Trụ, Tần thủy Hoàng, hay Minh Mạng. Thiệu Trị, Tự Đức, Hítler, Stalin, kể cả Mao trạch Đông đã giết hàng trăm ngàn ngưòi, hàng triệu người, đều phải cúi đầu chào thua. Bởi vì, xét về bạo ác họ không thua Hồ chí Minh, nhưng chẳng một ai trong họ dám che râu dấu mặt đi dự một cuộc giết người ân nhân như Hồ đã làm. Như thế, tên tuổi ấy, việc che râu dấu mặt ấy mãi còn là hình ảnh sống động, còn là câu chuyện truyền tụng trong nhân gian. Rồi ra, nó sẽ còn là câu chuyện răn đe con trẻ trong nhân gian phải giữ lấy đạo làm ngưòi, “ Mày liệu đấy, ông Trời có mắt, không để cho mày che râu dấu mặt đi làm chuyện gian ác, giết người đâu!
Sau những câu chuyện ấy là đầy dẫy những hình ảnh của những voi giấy ngựa giấy chó giấy đã kinh qua kiểm thảo, thành lãnh đạo sau khi đã ” công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ “, là những người đã mang nặng đẻ đau, làm lụng vất vả cách này hay cách khác để nuôi sống chính bản thân họ. Để từ bài kiểm thảo này, kẻ thì trở thành cán nhớn buôn dân bán nước, kẻ thì chỉ vào mặt mẹ đang qùy dưói thềm như: ” Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi “. Ôi sao cái bài diễn này lại giống HCM và đúng như lời của Lưu cộng Hòa sau cuộc kiểm thảo đã nói đến thế “ Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy”(tr 244)
Kết quả của những câu chuyện ấy là hình ảnh của bà mẹ Việt Nam. Bà rất thương yêu con cái của mình. Nhưng bà đã phải chằp tay lạy đứa con khi nó trở về nhà, thay vì ôm con vào lòng chỉ vì nó đã thoát ly gia đình và đi theo tập đoàn vô gia đình, đầy gian dối của Hồ chí Minh. Bà lạy một cách nhẹ nhàng mà đau đớn. Bà không có cái uất ức, bộc trực như người em nhỏ bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, phải gào thét lên khi nhìn thấy mặt mũi của những tên cộng sản: “đảng cộng sản đi chết đi” ( Nguyễn phương Uyên). Bà nén nước mắt rơi “ Tôi lạy anh, anh hãy đi theo các đồng chí của anh đi. Xin anh để cho chúng tôi yên”. Bà đã thay mặt những người đàn bà Việt Nam mà nói lên nỗi đau đớn tận lòng bà. Bà đẻ ra con, nào ngờ nó học đượcc cái thói che râu dấu mặt gian trá của Hồ chí Minh! Bà nào muốn đuổi con đi, nhưng không thể để nó đem cái gian trá và tội ác với đồng bào vào nhà Việt Nam! Chỉ ngần ấy thôi Đèn Cù của Trần Đĩnh đã không bao giờ chết trong nhân gian.
Tuy nhiên, Trần Đĩnh còn làm được nhiều hơn thế trước khi đèn tắt, trước khi dậu đổ. Anh như người bị nghiện rồi cai nghiện. Sau hơn bốn mươi năm cai nghiện. Đĩnh nhận ra cái bàn đèn ( bác đảng) là một thứ tội ác. Khi ngủi thấy mùi thuốc của bàn đèn, của con nghiện là Trần Đĩnh ói mửa. Trần Đĩnh kể:” Phải viết một loạt bài về lịch sử đảng, tôi đã đọc những tài liệu về chuyện này. Lẽ tất nhiên đều ỉm đi, cho tất cả vào cái sọt giấy vĩ đại là sự quên, sự lờ, sự nhắm mắt lại. gọn một chữ là sự gian dối. Để đổi lấy uy tín đảng” (tr192) Viết thế là Trần Đĩnh đã công khai xác nhận, tất cả những gì Trần Đĩnh viết có liên quan đến đảng cộng sản đều là viết bằng sự gian trá, không có nhân bản tính, không có sự thật. Nghĩa là, những “ tiểu sử Hồ chí Minh”, “ Bất Khuất”, hay nhật kỳ của Phạm Hùng, Lê văn Lương… không được Trần Đĩnh viết ra bằng tài liệu thật, bằng cái trí năng, bằng sự chân thật của người. Trái lại, Trần Đĩnh đã phải viết ra những cuốn sách ấy từ cái bút đặt dưới cái búa của cộng sản. Nó là sự gian trá và tuyên truyền. Nay đã hết nghiện, trở lại đời sống bình thường của người, Trần Đĩnh đã công khai rút lại, hay phủ nhận những cuốn sách đó không phải là trí tuệ, tâm huyết của Đĩnh, nhưng là sự gian trá của người đảng viên chỉ biết tuyên truyền và dối trá theo lệnh từ cái búa đảng!
Kế đến, như một lời tạ ơn gia đình, tạ ơn đồng bào vì những bao dung để Trần Đĩnh được trở lại kiếp sống nhân bản của con người. Đồng thời cũng như một lời tạ tội với gia đình, tạ lỗi với đồng bào vì những hành động nông nổi của tác giả đã góp sức tuyên truyền cho tội ác để nó có thêm cơ hội tàn phá quê hương Việt Nam. Trần Đĩnh viết:“Mấy chục năm sau, sống với đất nước đang dần dần nhận diện được kẻ đã đày ải mình, tôi bắt đầu cảm nhận thấy hạnh phúc. Ít nhất tôi đã nhận ra tội ác và lên án nó giữa lúc nó đang có bộ mặt huy hoàng nhất, có niềm tin gần như trọn vẹn của dân. Ít nhất tôi đã đương đầu, không quỳ gối trước nó. Cũng như đã ngay thẳng nhận mình từng đi theo nó, tội ác.” (tr497) Lời xin lỗi, nhận mình đã dúng tay vào với tội ác của Trần Đĩnh làm súc động lòng người. Tôi ngưỡng mộ và nể trọng Trần Đĩnh vì những lời tự tâm này. Ngưỡng mộ Trần Đĩnh, sau vấp ngã, đã đứng dậy, đem cái tâm của mình vào ngòi bút để cùng với đồng bào lên án và tiêu diệt sự ác. Và nể trọng lòng quả cảm của một kẻ sĩ có tâm với đồng bào, với gia đình và đất nưóc. Xin chúc mừng anh đã giã từ bàn đèn và về với cuộc sống chân tình của một dân tộc đầy nghĩa cả.
Như thế, dẫu là muộn màng, nhưng quá đủ, điều mà nhiều người chờ nay đã thấy. Trần Đĩnh không công khai công bố chống cộng sản, không kêu gọi đồng bào và các đoàn đảng viên đứng lên đập nát cái vòng quay ma quỷ đang tàn phá quê hương Việt Mam. Nhưng xem ra, Đèn Cù trong thực tế đã làm nhiều hơn cả những điều nhiều người mong đợi. Trần Đĩnh đã đem lương tri của cuộc sống nhân bản sau 40 năm tủi hổ, nối tiếc, dàn vặt, đạp nát hình tượng Hồ chí Minh. Đạp nát cái khung hình và khẩu hiệu mà CS đã rêu rao trong suốt 80 năm qua chỉ bằng đúng tám chữ vỏn vẹn “ “cu” Hồ che râu đi dự một buổi” đấu tố ân nhân là bà Nguyễn thị Năm! Hàng nghìn tấn sách, báo cuả làng thổi ống đu đủ viết về cái gọi là đạo đức HCM đã thành đống giấy dơ bẩn, đống rác đầy ký sinh. Nó phải bị đào thải. Theo đó, nếu hình tượng của HCM chưa được cộng sản chính thức đeo cho tấm khăn che mặt, hay chưa bị dân chúng treo lên, cũng chưa bị đạp đổ từ những nơi nó đang chiếm ngự, cũng không còn ý nghĩa gì. Bạn tôi bảo ” Anh bán thịt chó không cần biết chữ, chỉ cần treo cái đầu chó lên trước quán thay cho những hàng chữ quảng cáo là đủ”!
Vâng, trên đất nước ta, hình ảnh của cái đầu chó và những người bán thịt chó, biết chữ hay không biết chữ, vẫn còn nhiều. Nhưng tôi hy vọng, sau Đèn Cù, sẽ có nhiều tiếng nói dõng dạc hơn, can đảm hơn, vững tin hơn, mạnh mẽ hơn và đồng loạt hơn, thay vì những tiếng ọp ẹp trong vũng nước dưới chân trâu, để cùng với mọi người, nhất là hỗ trợ lờp trẻ nhìn lại bản thân, nhìn lại con đường của quốc gia, của gia đình của dân tộc mà có được những hành động đồng thuận, thích ứng với trào lưu mới. Trào lưu xây dựng một đất nước trong yên vui, thái bình, thịnh trị. Ở đó người dân có quyền sống, sống trong tình nhân bản. Ở đó, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡing tự do xây đựng lấy đời sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình cũng như tập thể của mình được hoàn toàn tôn trọng. Ở đó, nền tảng văn hoá, luân lý đạo đức của xã hội phải được phục hồi, phục hoạt triệt để. Ở đó, trẻ vào học đường được học những bài học tử tế về lòng yêu nước thương nói về. tình bác ái về lòng cao thượng. Nhờ đó, hình ảnh của cái đầu chó cũng dần biến khỏi các cửa tiệm.
Cám ơn tác giả Trần Đĩnh, đã cho những đọc gỉa đi sau nhìn rõ tận mặt, những bộ mặt thật của một tập thể đã và đang sống với luật lệ vô gia đình, vô xã hội, vô tổ quốc, vô tôn giáo của cái bàn đèn cộng sản tại Việt Nam.
Bảo Giang.
V. Thân phận tác giả và người dân Việt trong Đèn Cù.
Trần Đĩnh viết:“tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá” Đúng thế, Trần Đĩnh đã tự nguyện đi vào con đường này khi trở thành một đảng viên cộng sản. Nhưng xem ra đó không phải là một trường hợp đơn lẻ của tác gỉa. Trái lại, còn là số phận của rất nhiều người như Đĩnh. Nghĩa là, chẳng có ai ngờ hình ảnh của Đèn Cù với những voi giấy ngựa giấy, chó giấy bằng người trong cái vòng quay mê sảng kia lại là số phận, hay trói buộc vận mệnh của đất nước và người Việt Nam vào với nó!
Cuộc sống của cái Đèn Cù gắn liền với những vòng quay. Tác giả đã nhìn ra những vòng quay, đã vẽ lại chuyện của nó, mở ra cuộc sống của Đèn Cù. Ở đó, những hình thú xuất hiện từ 1930 đến nay đều như những đàn voi giấy, ngựa giấy, chó giấy làm người, cứ thay nhau mê sảng, chạy đuổi theo những vòng quay ma qoái, bất kể đến sự khốn khổ của con người, bất kể đến sinh mệnh và sự sống còn của cả một dân tộc. Để ở đó, thân phận của tác giả, của con ngưòi bị đè nghiến, bị chà đạp. Ở đó, niềm tin của tôn giáo bị lăng mạ, bị xúc phạm. Luân thường đạo lý và văn hóa nhân bản của dân tộc bị triệt hạ và đất nước dần mất chủ quyền. Trong nhà mất cha mẹ, mất anh em, ra ngoài mất tình nghĩa, mất láng giềng, mất xóm thôn. Mất trọn từ tinh thần đến vật chất. Gọn một câu là mất trắng. Sự mất trắng được tác giả định hình một cách sắc bén, rõ nét. Nó là kết quả từ việc nhà nước CS đưa ra định nghĩa về người đảng viên. Trần Đĩnh viết:
”Định nghĩa đảng viên là ngọc là vàng của đảng cho nên vào tổng kiểm thảo, Tố Hữu yêu cầu học viên rất ngặt. Hễ là con em hay liên quan với địa chủ, học viên đều phải thành khẩn tự khai báo với đảng mọi sai lầm tội lỗi của bản thân, chẳng hạn đồng tình, về hùa với gia đình, thậm chí cùng với gia đình trực tiếp đàn áp, bóc lột nông dân... Thứ hai, phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tộí ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng địa chủ, cường hào gian ác. Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình ( mới thôi). Tố Hữu làm đúng lời Bác Hồ thôi”.( trang 74-75)
Có ai không rùng mình, không kinh hoảng, không lạnh người khi đọc đoạn viết kể ra những quy định, những nguyên tắc căn bản làm thước đo cho lập trường vô sản của các học viên (đoàn đảng viên) cộng sản không? Có ai ngờ rằng trong lòng của tổ chức này lại có những điều khoản man rợ với chủ trương, trước là chối bỏ quyền làm người của con người, khước từ quyền có quan hệ tình cảm yêu thương với cha mẹ và gia đình. Sau còn phải “ công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” như là điều kiện tiên quyết để bày tỏ lập trường vô sản hay không?
Tôi thực sự kinh hoàng sợ hãi khi đọc lại những dòng chữ này. Lúc đầu mắt tôi hoa lên không thể tin vào chữ. Tâm trí tôi không thể tưởng tưởng ra được là trên đời này lại có một thứ giáo điều vô giáo dục đến như thế. Mà nào có phải chỉ có bấy nhiêu đâu. Sau khi học viên đã “ công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” là người Việt Nam, người đảng viên còn phải thể hiện mình theo bản điều lệ đảng, trong ấy có ghi rõ “lấy tư tuởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam,” .... Đảng Lao động Việt Nam nguyện học tập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc (tr. 49)” . Theo đó, chẳng còn một chút hình bóng Việt Nam nào ở trong lòng họ nữa. Thật kinh hãi quá.
Tôi thường đọc sách. Thỉnh thoảng có đọc những cuốn sách nói về đời sống trong hoang dã. Ở đó, nhiều tác giả viết về đời sống của những bầy sư tử, bầy cọp hay những đàn voi, bầy ngựa. Họ mô tả về cuộc sống hài hoà của từng đàn với sự góp mặt của ba hay bốn thế hệ. Chúng không thể chuyện trò với nhau, nên đôi khi có những cuộc tranh chiến, nhưng thường là rất ngắn, mang tính cá thể hơn là tập thể. Chúng có những tiếng kêu, những biểu lộ cho nhau biết sự đau đớn, sự vui mừng, đôi khi là giận dữ. Nhưng tuyệt đối, không bao giờ có sự biểu lộ là đoạn tuyệt với nhau. Càng không bao giờ coi nhau như kẻ thù. Vậy mà trong tổ chức của đảng cộng sản VN, một tổ chức tự ban cho mình đủ mọi danh nghĩa, danh hiệu, từ mức độ tiến bộ, đến trí tuệ đỉnh cao, tiến hoá hơn hẳn những trí tuệ của con người, kể cả con ngưòi thời cổ đại hay con người của hôm nay, mà có những quy định trong kiểm điểm, tự phê, kiểm thảo đòi buộc học viên phải “ công khai tuyên bố căm thủ bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ” để tỏ lập trường vô sản với đảng thì quả là sự kinh hoàng đến kinh tởm. Khi đọc những điều lệ, quy định này, tôi thực sự không biết đây là tổ chức của người hay của ma? Nếu bảo là tổ chức của ma qoái thì chắc không đúng. Mà bảo là của người thì có lẽ càng sai. Bởi vì, Lưu cộng Hòa,( một học viên?) đã cay đắng bảo với Trần Đĩnh là: “ Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy”(tr 244)
Tôi không biết nhận định của Lưu cộng Hòa đúng hay sai. Tuy nhiên, tôi cho rằng đoạn viết về định nghĩa và những quy định để tạo nên người đoàn đảng viên CS là một đoạn văn quan trọng và kinh dị nhất trong Đèn Cù. Quan trọng vì nó đã cho mọi ngưòi thấy rõ chủ trương vô gia đình và những phương cách triệt hạ, tiêu diệt tình cảm gia đình ở trong lòng các đoàn đảng viên CS. Kinh dị, vì nó không chỉ là một phương cách đào tạo cán bộ bằng thuần lý thuyết.Trái lại, là một phương cách triệt để trong thực hành. Hơn thế, còn là một điều kiện duy nhất. Bởi vì “Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” Nghĩa là điều kiện này không đạt, chưa đạt, học viên phải học tập lại cho đến khi đạt mới thôi! Như thế, chính cái quy luật “ tự phê, tự kiểm thảo” này là đầu mối của tất cả mọi bất hạnh của Việt Nam từ 80 năm qua. Từ đấu tố, gây tội ác, chiến tranh, cho đến nghèo đói tụt hậu, nước mất chủ quyền, mất đất đai, biển đảo và đạo đức của xã hội bị băng hoại đều bắt nguồn từ cái luật lệ man di này.
Nhớ lại, từ hơn 80 năm qua, người ta không xa lại gì với những câu chuyện ở làng này, huyện nọ, tỉnh kia, con cái phải đấu tố cha mẹ dưới áp lực từ cái búa, cái liềm của Hồ chí Minh. Ngay trong “ Chứng từ của một Giám Mục” cũng có ghi lại một câu chuyện rất thương tâm, đau đớn như sau: “ một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm sóc hằng ngày. Chị nói với bố” Ông có biết tôi là ai không?” người cha ngậm ngủi, trước nhìn đứa con dứt ruột mình đẻ ra và nói: Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ .” (tr393). Tuy nhiên, xưa nay, chưa có ai nhìn thấy, hay nghe ai nói đến sự kiện đảng CS buộc các đoàn đảng viên trong kiểm thảo phải “công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ “ như là một điều kiện tiên quyết để bày tỏ lập trưòng vô sản của bản thân. Cũng không ai biết các phương cách thực hiện chủ trương vô gia đình, triệt hạ tình cảm trong gia đình của cộng sản như thế nào. Nên hầu như đều cho rằng, việc các đội gọi là “ cải cách” làm áp lực, đẩy con cái ra đấu tố cha mẹ, với lời dụ dỗ của cán bộ là “làm như thế để cứu cha mẹ và cứu chính mình”, chỉ là những hành động lạm dụng quyền lực nhất thời của những kẻ vô giáo dục, trong hàng ngũ cán cộng vô văn hóa tự tung tự tác mà thôi. Đó không phải là một chủ trương, một sách lược lớn của cộng sản nhằm tiêu diệt nền tảng của các gia đình trong xã hội.
Nay thì mọi chuyện đã phơi bày, đã được xác minh. Đèn Cù như một bản cáo trạng luân lý, phơi bày tất cả những tội ác phạm đến con người và phạm đến nền luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam do cộng sản thực hiện.Theo đó việc các đội đấu áp lực, buộc con cái đấu tố bố mẹ, không phải là chuyện tự tung tự tác của những thành phần vô giáo dục trong đảng cộng sản tạo ra. Trái lại, đây là một trong những phương cách cơ bản trong sách lược vô gia đình của CS mà mọi học viên (đoàn đảng viên) cộng sản phải có nhiệm vụ thực hiện trong đời sống của công chúng đế phá hoại đời sống của các gia đình, ngõ hầu tận diệt tình cảm của các cá nhân trong các gia đình. Đánh bật con người ra khỏi nơi nương tựa vững chắc nhất là gia đình. Để từ đó, mọi ngưòi mất chỗ tựa, chỉ còn biết nhìn vào đảng và bước đi theo mệnh lệnh của CS. Theo chủ trương này, việc che râu dấu mặt đi dự đấu tố, việc viết bản cáo trạng ( bản đấu tố) “điạ chủ ác ghê” với nội dung ngậm máu phun người để mở đầu cho cuộc đấu tố nhân dân Việt Nam do Hồ chí Minh thực hiện, không phải đơn thuần là sự biểu lộ cái tư cách đểu cáng, tồi bại, tối bất lương của cá nhân Y. Nhưng còn là bài học thực tế cho mọi cán bộ đảng viên cộng sản phải noi theo nữa. Bằng chứng là:
“Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại... Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành… Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu.. - Biên nay làm gì? - Đề bạt thứ trưởng nông nghiệp!”( tr 109)
Chu văn Biên có là một học viên trong khóa học cao cấp trong Atêka hay không, không thấy Trần Đĩnh nhắc đến. Nhưng việc làm của tên cẩu trệ này, và việc y được đề bạt lên hàng thứ trưởng từ thành tích chỉ vào mặt mẹ mà đấu tố, đã chứng minh một cách quyết liệt là Y đã được đào tạo rất bài bản theo đúng chủ trương của CS. Nó đã chứng minh CS có chủ trương tận diệt tình cảm của con người ngay từ trong gia đình. Nó đã chứng minh CS chính là thủ phạm làm phá sản nền văn hóa nhân bản của dân tộc, làm băng hoại nền luân lý đạo đức của xã hội Việt Nam. Dĩ nghiên, sự tàn phá luân thường đạo lý cuả xã hội do CS chủ trương, chưa ngừng lại ở đó. Trái lại, nó còn tiếp diễn về lâu về dài và ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Nơi trường học, trong giáo dục, đào tạo, chẳng nơi nào trẻ em được giáo dục, được đào tạo với một tinh thần nhân bản hướng thượng, “Tiên học lễ, Hậu học văn” phải thảo hiếu với cha mẹ, kính trọng ông bà, bảo vệ tình nghĩa đồng bào. Trái lại, ở bất cứ nơi đâu cũng chỉ thấy những khẩu hiệu thúc dục mọi giới, moị cấp, học tập theo guơng đạo đức “ cụ” Hồ. Mà cái đạo đức lớn nhất của Hồ chí Minh lại chính là việc viết ra bản đấu tố “địa chủ ác ghê” để ngậm máu phun người, và sau đó “che râu đi dự đấu tố” người ân nhân, và giết vợ từ con!
Ở trên, nhắc đến Chu văn Biên, một kẻ chỉ vào mặt mẹ mà đấu tố để được đề bạt lên hàng thứ trưởng, mà không nhắc đến Nguyễn tư Nghiêm, một người đã giả điên, bị đưa vào nhà thương điên, khi từ chối, không thể nói căm thù bố mẹ được, dù chỉ là nói giả vờ cho qua mắt đảng là một thiếu xót lớn. Qua câu chuyện dù nhỏ, nhưng tôi cho rằng nó mang một ý nghĩa cực lớn, như một bài học luân lý làm người đầu tiên cho những đảng viên cộng sản phải nhận biết. Tiếc rằng, lý lẽ sống của họ là lòng căm thù, là gian dối và tội ác. Nên ngay cha mẹ, nguời sinh thành, dưỡng dục cho họ khôn lớn, họ còn căm thù, còn đoạn tuyệt, thì cái gương của Tư Nghiêm chẳng đáng là gì để bận tâm. Khéo mà nó đã như một truyện cười cho khoá học kiểm thảo ấy! Tôi thực sự ngưỡng mộ Nguyễn tư Nghiêm trong câu chuyện này. Nhờ đoạn viết này, mà người Việt Nam có thêm được một ít hiểu biết về cái tổ chức không có “ hàm tính người” đang ngự trị trên phần đất Việt Nam. Và có thêm một lý lẽ chính đáng nữa để cương quyết loại trừ cái tổ chức vô luân này ra khỏi xã hội Việt Nam.
Trở lại thân phận của tác giả trong Đèn Cù. Tôi cho rằng, vì cái quy luật không có hàm tính người trong kiểm thảo, và hình ảnh của Nguyên tư Nghiêm, mà trong gần 600 trang giấy trải lòng, Trần Đĩnh đã không viết ra thân phận của mình từ những hư cấu văn chương, khiếm thị, hay từ những bi quan yếm thế, thất bại. Trái lại, tác giả đã viết bằng cái minh mẫn từ những vòng quay. Khi thì nó đưa Trẫn Đĩnh lên cung mây với khát vọng của tuổi trẻ hoà thân vào nghiệp nước, hăng hái lên đường để góp phần mình vào việc tranh đấu cho đất nước thoát cảnh ngoại xâm với mong ước có Hòa Bình, Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập. Khi thì nó nuông chiều, ưu ái tác giả hơn ngưòi bằng những lời khen thưởng. Và rồi nó đưa tác giả vào một đường lên hãnh diện lớn “ Được gần gũi và biết và mến phục một dân tộc vĩ đại, một văn hoá vĩ đại. Được nói một ngôn ngữ nhiều người nói nhất hành tinh. (Tr.153). Tưởng thế là lên tít trên cao, cao mãi với đảng cộng không nhân tính. Không bao giờ ngờ đến chuyện có một ngày rơi trở lại làm ngưòi. Người có nhân!
Dù không ngờ, chuyện ấy đã đến.Từ đỉnh cao, trong mơ ước đi lên. Nó đạp Trần Đĩnh xuống hàng chó ngựa trong cuộc tranh dành vòng quay xin làm nô lệ cho ngoại bang của lãnh đạo. Bản thân tác giả bị hạ tầng công tác, đi lao công trong nhà máy. Dĩ nhiên, đi lao động không phải là cực hình, sự cực hình chính là bị đày ải như một tên nô lệ. Bấy nhiêu vẫn chưa đủ ê chề, nó đạp Trần Đĩnh ra khỏi cuộc chơi bằng một mảnh giấy khai trừ, để Trần Đĩnh rơi vào trong hoảng loạn, ray rứt, tủi hổ, nối tiếc và đầy những ân hận!
Trần Đĩnh viết về mình như thế có lẽ là thật. Rất thật. Nhưng tôi cho rằng, đó không đơn giản là số phận của riêng tác giả. Trái lại, nó còn là số phận của con dân Việt Nam nữa! Bởi vì khi Đĩnh lên Atêka, có hàng hàng lớp lớp người Việt Nam đã thực lòng ra đi theo bước chân sơn hà nguy biến. Mục đích của họ là cứu nước khỏi cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Ước mơ lên cao là thế, nhưng cái vòng quay ma qủy, vô gia đình do Nguyễn ái Quốc đưa vào Việt Nam theo lệnh của Mao từ 1930, được Hồ Quang tiếp nối từ sau 1933, đã không quay theo ước mong của người Việt Nam. Trái lại, nó quay sang Tàu, nó dần dần giết chết và thay đổi cả bộ nào của người dân Việt, để ở đó không còn sức sống. Ở đó chỉ còn lại những thân phận nô lệ bạc nhược, không tự chủ. Tệ hơn thế, bị vùi dập như thân chó ngựa trong cuộc đấu tố. Ở đó, nhân bản đạo lý và con người bị đào thải ra bên lề xã hội. Rồi được thay vào đó là lối sống, lẽ sống của xã hội là chủ nghĩa Cs chỉ có đúng năm chữ để hành sự: Gian trá và tội ác.
Từ cuộc thống trị của tội ác và phi nhân bản của CS, ngoài cái chết của hơn 172 ngàn người dân vô tội với hàng trăm ngàn gia đình phải ly tán, là nền luân lý đạo hạnh và văn hóa nhân bản của xã hội Việt Nam cũng bị đào bới tận gốc rễ. Những tội đại ác, con giết cha mẹ, chồng giết vợ, tình nhân giết nhau theo gương Hồ chí Minh giết Nông thị Xuân ngày càng nhiều. Và tận cuối đáy của xã hội là hàng năm có đến hàng trăm ngàn trẻ sơ sinh chưa nhìn thấy cuộc đời đã mất mạng vì cái “đạo đức” được gọi là đạo đức Hồ chí Minh. Một thứ “đạo đức” mà những thiếu niên, những bà mẹ trẻ chưa nhìn thấy mặt con, đã bị CS nhồi sọ ngay từ trưóc khi bước chân vào học đường. Và lớn lên trong một xã hội chỉ biết khai mở phần “hạ bộ” với những gian trá, lừa đảo. Không bao giờ có được những bài học đạo đức hướng thượng theo tinh thần của Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, Trung. Kết qủa, nghĩa trang Hài Nhi mỗi lúc một mọc lên như nấm ở trên mọi phần đất nước. Và rất thản nhiên, nhà nước mở ra những trung tâm gọi là nạo, cạo thai cho lũ trẻ! Rồi bên cạnh sách lược đào tạo cán bộ, đảng viên với lòng “căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ” , cộng sản còn thi hành sách lược ”Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, buộc mọi người phải tham gia vào những cuộc đấu tố giết người. Kết quả, luân thường đạo lý và tình nghĩa đồng bào của Việt Nam cũng đã tan bay theo những dòng máu chảy trong vu khống, đầy oan khiên của đồng bào mình. Từ đó, nó tiếp tục đẩy dân ta vào vòng cùng khốn và bị nghiền nát dưới cái chủ nghĩa vô gia đình, vô tổ quốc vô tôn giáo của CS. Và đây, mới chính là cái ý nghĩa đích thực xuống hàng chó ngựa trong xã hôi cộng sản do cái vòng quay ma qủy của nó tạo ra.
Vòng quay chưa dừng lại ở đó. Trái lại, còn trêu người, lửng lơ với câu chuyện được xét lại. Việc cá nhân là xét lại bản án xét lại của Trần Đĩnh. Việc chung là xét lại sách lược đấu tố trong cải cách ruộng đất. Vẽ ra con đường dân chủ gỉa hiệu. Kết quả, tất cả chỉ là những ngôn từ trống rỗng, nhằm mục đích xoa dịu sự phẫn uẫn của mỗi cá nhân hay tập thể cho trôi qua với thời gian. Sau đó, cộng sản lại bước sang một bước lừa gạt kế tiếp. Hoặc giả, thả thêm những cái lưỡi câu mới nhằm móc chặt vào cổ họng của từng cá nhân để không ai có thể lên tiếng. Như thế, cuộc khai trừ Đĩnh ra khỏi đảng như là một kết quả phải đến của hai sự sai lầm cộng chung lại. Một bên vì sai lầm tin và đi theo đảng. Một bên thì lợi dụng con người, bắt nó làm phương tiện cho một chủ trương của nhà nưóc. Cuộc khai trừ ấy có khác gì sự sai lầm của người dân đi theo CS, để rồi bị đuổi cùng giết tận do chính sách lược mà CS dành sẵn cho những người vì mơ ước có Độc Lập, có Tự Do mà lên đường?
Nó khác gì một cuộc tổng lừa bịp trong chiến tranh giải phóng miền nam để “ xây lại bằng mười năm xưa”, để bao nhiêu ngừời miền nam nhẹ dạ theo nó và bao nhiêu con cháu của họ từ nam đến bắc đã mất mạng, ngụp lặn trong bể máu của dân tộc, để thoả mãn cho một nhu cầu quyền lực giai đoạn của cộng sản, và mở rộng biên giới cho Trung cộng! Sau cùng, hàng trăm ngàn người chết trên biển khơi, hàng triệu ngưòi phải bỏ nươc đi tìm Tự Do, và hàng triệu người đi tù. Rồi cả nước phải ngồi chung trong một cái trại tù nô lệ kéo dài từ bắc đến nam. Với những hình ảnh ấy phơi bày, Đèn Cù không phải chỉ nói lên thân phận của một vài cá nhân, mà còn là thân phận của người Việt Nam, trong đó có cả tác giả nữa!
VI. Trần Đình và Đèn Cù trong cuộc sống nhân gian.
Thật rất khó để có được cái nhìn bao quát, đầy dủ về Đèn Cù. Khó vì, người đứng bên đây nhìn thấy cái đầu. Kẻ đứng bên kia lại thấy cái đuôi. Người thấy con voi, kẻ thấy bầy lang sói. Ấy là chưa kể đến những góc khuất mang tính bí hiểm. Nói về Đèn Cù, khác gì câu chuyện ngưòi đứng bên kia sông, người đứng bên này, cùng tả vê dòng nước đang cuồn cuộn trước mặt. Hẳn nhiên là có nhiều khác biệt, nhiều góc khuất. Nói chẳng bao giớ cùng. Đặc biệt, trong hoàn cảnh của Việt Nam hôm nay, cái nhìn về Đèn Cù còn có thể là một đối nghịch, khó gần, khó gỡ!
Người ở trong nươc vì cuộc sống, tìm đọc Đèn Cù có lẽ không nhiều. Và cái mục đích đi tìm cũng khác nhau. Nhưng hầu như đều có chung một ý tưởng: Táo bạo, táo bạo qúa. Viết thế này thì chết. Chả biết chữ chết họ muốn dành cho đảng cộng sản, dành cho Hồ chí Minh hay dành cho Trần Đĩnh?
Người ở bên kia đại dương, cũng háo hức tìm dọc, xem Trần Đĩnh viết gì. Họ thấy nhiều điểm khuất, nhiều góc tối, nhiều điều khác với ý nghĩ của họ. Họ chưa hay không nhìn nhận những điểm sáng nổi bật làm nên danh phận Đèn Cù. Kết quả là nhiều cái thở dài. Lại tuyên truyền, hảo tuyên truyền. Tác giả mà không đội quần đảng lên đầu, không viết theo tiếng kẻng mà còn sống được ư? Lại vẫn chung một đường thổi với kịch sỹ “ mặt thật”, thợ mò “đỉnh cao vòi vọi”, thợ bu “thắng cuộc”! Phần cá nhân, tôi cũng không có ngoại lệ.
Trước hết, tôi đã viết ra đôi, ba góc khuất trong Đèn Cù. Mục đích không phải để “vạch lá tìm sâu” vì nó nhiều qúa rồi, cần gì phải vạch. Cũng không để phản bác cái nhìn “ một bên” của tác giả. Trái lại, tôi chỉ muốn mở rộng thêm ra, làm sáng tỏ thêm những góc khuất, có thể là tác giả đã biết rất rõ, như trường hợp HCM là người Tàu? Y đã nói và viết tiếng Hẹ, tiếng nói của người “khách gia” khi đến thăm Móng Cái vào năm 1960. Xin nhớ , đây là lần đầu tiên HCM đến, tại sao Y lại thành thục khu vực, lại biết rõ cả ở góc bên kia đường là nơi ở của một chị bí thư? Những thắc mắc này đã tiềm ẩn trong Trần Đĩnh từ những năm đó, lẽ nào Trần Đĩnh không ngộ ra âm thanh, cũng như cách nói tiếng Việt của HCM?. Tuy nhiên, Trần Đĩnh phải nhắm mắt lại, tạm “quăng nó vào trong cái thùng rác vĩ đại là sự quên”. Bởi lẽ, nó là những điểm chết, điểm bí mật của nhà nước mà trong hoàn cảnh này, mạng sống của con người cần giữ lại để có thể lưu ký về sau, hơn là một thách thức, quá lớn vào lúc này?
Theo đó, tôi viết ra những điểm mà lẽ ra trong Đèn Cù phải có, phải bàn đến trong lẽ thật. Không có ý gì khác. Bởi lẽ, chính tôi cũng biết, đường còn dài, những người trong cuộc như tác giả không còn nhiều. Nếu họ không viết ra, thì ai sẽ viết đây? Những đời sau lấy gì để làm bằng chứng là nó thuộc thời của tội ác mà trị tội ác? Sự đòi hỏi, nhìn chung là như thế, nhưng thực tế, ai cũng biêt là không hề dễ dàng gì. Lý lẽ thì có nhiều, thực tế chỉ có một. Cái búa của CS chưa lúc nào rời xa Tràn Đĩnh. Cũng thế, Quản Trọng không chết theo chủ là công tử Củ, chẳng ai cho đó là bất trung, vì sự “ còn” của Quản Trọng không phải là vô ích. Hy vọng, sự “ còn” của Trần Đĩnh cũng sẽ hữu ích cho việc giải đáp và soi sáng cho nhiều góc tối còn thiếu xót trong Đèn Cù.
Trong khi đó, đảng và nhà nước CS mới lướt qua mấy hàng, răng đã nghiến ken két. Cái chốt lựu đạn đã mở ra rồi, chì còn một cái ném nữa là xong! Thật ra, việc nhà nước và đảng cộng sản muốn biếu không Trần Đĩnh một cái búa, hay một quả lựu đạn thì qúa dễ dàng. Nhưng làm thế là tự sát, là tự xác định những điều Trần Đĩnh viết về Hồ Quang, về đảng, về chủ trương đưòng lối cũng như phương án sử dụng nhân sự vào các vị trí cấp cao, trọng điểm của đảng, của nhà nước là hoàn toàn chính xác. Giết người là nghê của họ, nhưng trường hợp này xem ra rất khó diệt khẩu. Nên đành phải ngậm bồ hòn! Uất từng đám, nghẹn từng cơn mà không thể ra tay. Bởi vì, trời đã sinh ra “bác” muôn mặt, muôn gian trá, đã che râu dấu mặt đi làm chuyện gian ác hại người, còn sinh ra Trần Đĩnh để cho Y viết lại những chuyện ấy vào sách sử, thì đành chịu vậy. Phải chi nó viết vào cái thời… chưa giải phóng miền nam thì đã nhờ Lê văn Tám! Nói thế là Đèn Cù và tác giả luôn nằm trong nguy cơ bị đốt. Nếu nhà nước chưa tặng Đĩnh cái búa không phải là vì cộng sản tử tế. Trái lại, chỉ là một cái may cho Trần Đĩnh.
Nhưng dù đứng nhìn từ bất cứ góc cạnh nào, theo tôi, Đèn cù của Trần Đĩnh miên viễn có một cuộc sống vững chắc trong lòng nhân gian. Cuộc sống và gía trị của nó về mặt luân lý, đạo đức xã hội sẽ được nói đến nhiều hơn về mặt “ biến động “ chính trị. Nó còn sống mãi trong nhân gian bời vì, bản thân cái Đèn Cù, trước đây rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Nay nó lại nhắc cho ta thấy cảnh lang sói của đảng cộng. Trước kia nó mang tính hài, mua vui cho người bằng những hình ảnh voi giấy ngựa giấy. Nay, vẫn là những voi giấy, ngựa giấy, chó giấy, nhưng bằng hình ngừơi, bằng quan cán, đã làm bại hoại nền văn hoá và luân thường đạo lý của xã hội Việt Nam, bằng cách che râu dấu mặt, bằng sự áp đặt cho nhau một thứ luật lệ không có hàm tính người. Mà khởi đầu là hình ảnh tồi bại của Hồ chí Minh.
Với chỉ tám chữ “ “cụ” Hồ che râu đi dự đấu tố (một buổi)”, tác giả đã phô diễn trọn vẹn hình ảnh, và đạp nát tên tuổi và sự nghiệp cực vĩ đại của Hồ chí Minh. Một sự nghiệp phản luân lý, phản đạo đức mà có lẽ không có kẻ thứ hai dưới bầu trời này làm được. Những bạo chúa từ kim cổ như Kiệt, Trụ, Tần thủy Hoàng, hay Minh Mạng. Thiệu Trị, Tự Đức, Hítler, Stalin, kể cả Mao trạch Đông đã giết hàng trăm ngàn ngưòi, hàng triệu người, đều phải cúi đầu chào thua. Bởi vì, xét về bạo ác họ không thua Hồ chí Minh, nhưng chẳng một ai trong họ dám che râu dấu mặt đi dự một cuộc giết người ân nhân như Hồ đã làm. Như thế, tên tuổi ấy, việc che râu dấu mặt ấy mãi còn là hình ảnh sống động, còn là câu chuyện truyền tụng trong nhân gian. Rồi ra, nó sẽ còn là câu chuyện răn đe con trẻ trong nhân gian phải giữ lấy đạo làm ngưòi, “ Mày liệu đấy, ông Trời có mắt, không để cho mày che râu dấu mặt đi làm chuyện gian ác, giết người đâu!
Sau những câu chuyện ấy là đầy dẫy những hình ảnh của những voi giấy ngựa giấy chó giấy đã kinh qua kiểm thảo, thành lãnh đạo sau khi đã ” công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ “, là những người đã mang nặng đẻ đau, làm lụng vất vả cách này hay cách khác để nuôi sống chính bản thân họ. Để từ bài kiểm thảo này, kẻ thì trở thành cán nhớn buôn dân bán nước, kẻ thì chỉ vào mặt mẹ đang qùy dưói thềm như: ” Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi “. Ôi sao cái bài diễn này lại giống HCM và đúng như lời của Lưu cộng Hòa sau cuộc kiểm thảo đã nói đến thế “ Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy”(tr 244)
Kết quả của những câu chuyện ấy là hình ảnh của bà mẹ Việt Nam. Bà rất thương yêu con cái của mình. Nhưng bà đã phải chằp tay lạy đứa con khi nó trở về nhà, thay vì ôm con vào lòng chỉ vì nó đã thoát ly gia đình và đi theo tập đoàn vô gia đình, đầy gian dối của Hồ chí Minh. Bà lạy một cách nhẹ nhàng mà đau đớn. Bà không có cái uất ức, bộc trực như người em nhỏ bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, phải gào thét lên khi nhìn thấy mặt mũi của những tên cộng sản: “đảng cộng sản đi chết đi” ( Nguyễn phương Uyên). Bà nén nước mắt rơi “ Tôi lạy anh, anh hãy đi theo các đồng chí của anh đi. Xin anh để cho chúng tôi yên”. Bà đã thay mặt những người đàn bà Việt Nam mà nói lên nỗi đau đớn tận lòng bà. Bà đẻ ra con, nào ngờ nó học đượcc cái thói che râu dấu mặt gian trá của Hồ chí Minh! Bà nào muốn đuổi con đi, nhưng không thể để nó đem cái gian trá và tội ác với đồng bào vào nhà Việt Nam! Chỉ ngần ấy thôi Đèn Cù của Trần Đĩnh đã không bao giờ chết trong nhân gian.
Tuy nhiên, Trần Đĩnh còn làm được nhiều hơn thế trước khi đèn tắt, trước khi dậu đổ. Anh như người bị nghiện rồi cai nghiện. Sau hơn bốn mươi năm cai nghiện. Đĩnh nhận ra cái bàn đèn ( bác đảng) là một thứ tội ác. Khi ngủi thấy mùi thuốc của bàn đèn, của con nghiện là Trần Đĩnh ói mửa. Trần Đĩnh kể:” Phải viết một loạt bài về lịch sử đảng, tôi đã đọc những tài liệu về chuyện này. Lẽ tất nhiên đều ỉm đi, cho tất cả vào cái sọt giấy vĩ đại là sự quên, sự lờ, sự nhắm mắt lại. gọn một chữ là sự gian dối. Để đổi lấy uy tín đảng” (tr192) Viết thế là Trần Đĩnh đã công khai xác nhận, tất cả những gì Trần Đĩnh viết có liên quan đến đảng cộng sản đều là viết bằng sự gian trá, không có nhân bản tính, không có sự thật. Nghĩa là, những “ tiểu sử Hồ chí Minh”, “ Bất Khuất”, hay nhật kỳ của Phạm Hùng, Lê văn Lương… không được Trần Đĩnh viết ra bằng tài liệu thật, bằng cái trí năng, bằng sự chân thật của người. Trái lại, Trần Đĩnh đã phải viết ra những cuốn sách ấy từ cái bút đặt dưới cái búa của cộng sản. Nó là sự gian trá và tuyên truyền. Nay đã hết nghiện, trở lại đời sống bình thường của người, Trần Đĩnh đã công khai rút lại, hay phủ nhận những cuốn sách đó không phải là trí tuệ, tâm huyết của Đĩnh, nhưng là sự gian trá của người đảng viên chỉ biết tuyên truyền và dối trá theo lệnh từ cái búa đảng!
Kế đến, như một lời tạ ơn gia đình, tạ ơn đồng bào vì những bao dung để Trần Đĩnh được trở lại kiếp sống nhân bản của con người. Đồng thời cũng như một lời tạ tội với gia đình, tạ lỗi với đồng bào vì những hành động nông nổi của tác giả đã góp sức tuyên truyền cho tội ác để nó có thêm cơ hội tàn phá quê hương Việt Nam. Trần Đĩnh viết:“Mấy chục năm sau, sống với đất nước đang dần dần nhận diện được kẻ đã đày ải mình, tôi bắt đầu cảm nhận thấy hạnh phúc. Ít nhất tôi đã nhận ra tội ác và lên án nó giữa lúc nó đang có bộ mặt huy hoàng nhất, có niềm tin gần như trọn vẹn của dân. Ít nhất tôi đã đương đầu, không quỳ gối trước nó. Cũng như đã ngay thẳng nhận mình từng đi theo nó, tội ác.” (tr497) Lời xin lỗi, nhận mình đã dúng tay vào với tội ác của Trần Đĩnh làm súc động lòng người. Tôi ngưỡng mộ và nể trọng Trần Đĩnh vì những lời tự tâm này. Ngưỡng mộ Trần Đĩnh, sau vấp ngã, đã đứng dậy, đem cái tâm của mình vào ngòi bút để cùng với đồng bào lên án và tiêu diệt sự ác. Và nể trọng lòng quả cảm của một kẻ sĩ có tâm với đồng bào, với gia đình và đất nưóc. Xin chúc mừng anh đã giã từ bàn đèn và về với cuộc sống chân tình của một dân tộc đầy nghĩa cả.
Như thế, dẫu là muộn màng, nhưng quá đủ, điều mà nhiều người chờ nay đã thấy. Trần Đĩnh không công khai công bố chống cộng sản, không kêu gọi đồng bào và các đoàn đảng viên đứng lên đập nát cái vòng quay ma quỷ đang tàn phá quê hương Việt Mam. Nhưng xem ra, Đèn Cù trong thực tế đã làm nhiều hơn cả những điều nhiều người mong đợi. Trần Đĩnh đã đem lương tri của cuộc sống nhân bản sau 40 năm tủi hổ, nối tiếc, dàn vặt, đạp nát hình tượng Hồ chí Minh. Đạp nát cái khung hình và khẩu hiệu mà CS đã rêu rao trong suốt 80 năm qua chỉ bằng đúng tám chữ vỏn vẹn “ “cu” Hồ che râu đi dự một buổi” đấu tố ân nhân là bà Nguyễn thị Năm! Hàng nghìn tấn sách, báo cuả làng thổi ống đu đủ viết về cái gọi là đạo đức HCM đã thành đống giấy dơ bẩn, đống rác đầy ký sinh. Nó phải bị đào thải. Theo đó, nếu hình tượng của HCM chưa được cộng sản chính thức đeo cho tấm khăn che mặt, hay chưa bị dân chúng treo lên, cũng chưa bị đạp đổ từ những nơi nó đang chiếm ngự, cũng không còn ý nghĩa gì. Bạn tôi bảo ” Anh bán thịt chó không cần biết chữ, chỉ cần treo cái đầu chó lên trước quán thay cho những hàng chữ quảng cáo là đủ”!
Vâng, trên đất nước ta, hình ảnh của cái đầu chó và những người bán thịt chó, biết chữ hay không biết chữ, vẫn còn nhiều. Nhưng tôi hy vọng, sau Đèn Cù, sẽ có nhiều tiếng nói dõng dạc hơn, can đảm hơn, vững tin hơn, mạnh mẽ hơn và đồng loạt hơn, thay vì những tiếng ọp ẹp trong vũng nước dưới chân trâu, để cùng với mọi người, nhất là hỗ trợ lờp trẻ nhìn lại bản thân, nhìn lại con đường của quốc gia, của gia đình của dân tộc mà có được những hành động đồng thuận, thích ứng với trào lưu mới. Trào lưu xây dựng một đất nước trong yên vui, thái bình, thịnh trị. Ở đó người dân có quyền sống, sống trong tình nhân bản. Ở đó, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡing tự do xây đựng lấy đời sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình cũng như tập thể của mình được hoàn toàn tôn trọng. Ở đó, nền tảng văn hoá, luân lý đạo đức của xã hội phải được phục hồi, phục hoạt triệt để. Ở đó, trẻ vào học đường được học những bài học tử tế về lòng yêu nước thương nói về. tình bác ái về lòng cao thượng. Nhờ đó, hình ảnh của cái đầu chó cũng dần biến khỏi các cửa tiệm.
Cám ơn tác giả Trần Đĩnh, đã cho những đọc gỉa đi sau nhìn rõ tận mặt, những bộ mặt thật của một tập thể đã và đang sống với luật lệ vô gia đình, vô xã hội, vô tổ quốc, vô tôn giáo của cái bàn đèn cộng sản tại Việt Nam.
Bảo Giang.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Kinh nhật tụng với chu kỳ 2 năm đọc sách các Giáo phụ.
Nguyễn Trọng Đa
20:38 03/12/2014
Giải đáp phụng vụ: Kinh nhật tụng với chu kỳ 2 năm đọc sách các Giáo phụ.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi và một bạn học đã thảo luận về các hình thức khác nhau của Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Cả hai chúng tôi đọc sách Các Giờ Kinh hàng ngày bằng tiếng Tây Ban Nha (phiên bản đã được Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha phê duyệt) để giúp chúng tôi học thêm về ngôn ngữ. Kinh nhật tụng này sử dụng sách các bài đọc Thánh Kinh trong hai năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi đã xem sách bài đọc Giáo phụ trong hai năm, bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, cả hai đều tốt. Thưa cha, liệu một linh mục, hoặc bất cứ ai buộc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình nếu người ấy bắt đầu sử dụng chu kỳ hai năm đọc sách các Giáo phụ không, bởi vì tôi được nghe rằng điều này không hề được chấp thuận bởi bất cứ Hội Đồng Giám mục nào? - J. G., Bethlehem, Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Bạn thân mến, thật ra không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này.
Tông hiến Laudis Canticum (Bài ca chúc tụng Thiên Chúa) đưa ra các qui tắc phổ quát liên quan đến bài đọc thay thế như sau:
"145. Các bài đọc Kinh thánh chia làm hai chu kỳ: một chu kỳ trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ gồm một năm, và một chu kỳ trong phần phụ lục có thể sử dụng tự do gồm hai năm, cũng như các bài đọc theo chu kỳ trong thánh lễ ngày thường mùa Thường Niên.
"146. Đã sắp xếp một cách gọn ghẽ chu kỳ hai năm, để năm nào cũng có thể đọc hầu hết các sách Kinh Thánh, hoặc trong thánh lễ hoặc trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Những bài nào dài hay khó hiểu không thể để trong thánh lễ được thì xếp vào Các Giờ Kinh Phụng vụ. Nhưng Tân Ước thì năm nào cũng đọc hết, một phần trong thánh lễ, một phần trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Còn các sách Cựu Ước thì đã chọn những đoạn nào quan trọng hơn cả, để giúp hiểu lịch sử cứu độ và nuôi dưỡng lòng đạo đức [...]
"159. Theo truyền thống trong Giáo Hội Rôma, thì trong giờ Kinh Sách, sau bài Kinh Thánh, có một bài đọc sách các Giáo phụ hay các văn sĩ của Hội thánh, kèm theo câu Xướng Đáp, trừ khi phải đọc bài về hạnh các thánh (xem số 228 và 239).
"160. Bài này, có thể dùng trong những bản văn lấy trong sách các Giáo phụ, các thánh tiến sĩ và các văn sĩ khác của Hội Thánh Đông phương cũng như Tây phương, nhưng phải dành ưu tiên cho các Giáo phụ nào có uy tín đặc biệt trong Hội Thánh.
"161. Ngoài các bài đọc dành cho mỗi ngày trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, lại có một cuốn các bài đọc tùy nghi, trong đó có rất nhiều bài có thể giúp người đọc kinh nhật tụng hưởng nhờ kho tàng truyền thống phong phú của Hội thánh. Mỗi người được tự ý lựa chọn bài đọc thứ hai, hoặc trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, hoặc trong sách các bài đọc được tùy ý lựa chọn.
"162. Hơn nữa, Hội Đồng Giám Mục có thể soạn những bài thích hợp với truyền thống và tinh thần của địa phương thuộc quyền mình coi sóc, và điền thêm vào cuốn các bài đọc được tùy ý lựa chọn như là phần phụ lục. Những bản văn này mượn trong các tác phẩm của những nhà văn Công Giáo nổi tiếng về đạo lý và đời sống thánh thiện.
"163. Tác dụng cốt yếu của bài đọc là làm cho ta suy niệm Lời Chúa đúng như Hội Thánh đã nhận được và truyền lại cho ta theo truyền thống. Quả vậy, Hội thánh thấy cần phải lấy Lời Chúa soi sáng cho tín hữu một cách chắc chắn, để “giữ vững lối giải thích theo đường hướng ngôn sứ và tông truyền, như Hội Thánh Công Giáo đã đề ra làm qui tắc”.
"164. Nhờ ân cần và siêng năng đọc các văn kiện mà truyền thống chung của Hội Thánh trình bày, người đọc đi tới chỗ nghiền ngẫm sâu sắc hơn và do đấy nếm cảm được hương vị ngọt ngào và sống động của Kinh thánh. Quả vậy, những bản văn của các Giáo phụ minh chứng cho thấy Hội Thánh, hiền thê của Ngôi Lời nhập thể trung thành với ý định và tinh thần của Đấng Phu Quân mình, đã từng nghiền ngẫm Lời Chúa từ đời này qua đời khác, và hằng nỗ lực để đạt tới một tri thức sâu sắc hơn về Kinh thánh.
“165. Đọc bản văn của các giáo phụ cũng giúp người Kitô hữu hiểu ý các mùa và lễ phụng vụ. Ngoài ra việc đó còn mở lối cho họ đạt tới kho tàng thiêng liêng vô giá, một gia sản vô cùng quý báu của Hội Thánh, đồng thời cung cấp cho họ một nền tảng xây dựng đời sống thiêng liêng vững chắc và một thức ăn phong phú nuôi dưỡng lòng đạo đức. Các nhà giảng thuyết Lời Chúa, nếu hàng ngày chuyên cần, sẽ tìm được ở đó những mẫu giảng đặc sắc.
"248. Giờ Kinh Sách bao giờ cũng đọc bài Kinh Thánh theo tuần lễ chỉ định. Khi đọc kinh nhật tụng cũng phải nhớ lời của Hội thánh là ‘trong khoảng thời gian mấy năm nhất định phải đọc cho giáo dân phần Kinh Thánh quan trọng hơn cả’.
"Vì thế, Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, không được bỏ đứt quãng các bài Kinh Thánh dành cho giờ Kinh Sách. Mùa Thường Niên, khi có lý do chính đáng như tĩnh tâm, hội học về mục vụ, cầu nguyện cho Hội Thánh được hiệp nhất và những trường hợp tương tự, thì một ngày nào đó, hay nhiều ngày liên tiếp, có thể chọn những bài Kinh Thánh trong số những bài khác hay dành cho các ngày khác.
"249. Nếu gặp lễ trọng, lễ kính hay lễ nào đặc biệt mà phải gián đoạn các bài đọc liên tiếp, thì trong tuần lễ đó được phép đọc thêm các phần đã bỏ, hay tùy ý lựa chọn.
"250. Giờ Kinh Sách, thay vì đọc bài thứ hai ngày hôm đó, thì khi có lý do chính đáng, có thể chọn một bài khác thuộc cùng một mùa. Có thể tìm bài đọc trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ hay trong sách các bài đọc được tùy ý lựa chọn (số 161). Ngoài ra các ngày Mùa Thường Niên, và ngay cả trong Mùa Vọng, Mùa Giáng sinh, Mùa Chay và Mùa Phục sinh, có thể tùy nghi đọc gần như liên tục tác phẩm của một giáo phụ nào hợp với tinh thần Kinh Thánh và Phụng Vụ” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Đáng tiếc là các bản văn thay thế được đề cập trong các số 145, 146 và 161 vẫn chưa được công bố chính thức. Một danh sách các bản văn Thánh Kinh thay thế đã được cung cấp bởi Thánh Bộ Phượng tự, và điều này tạo cơ sở cho chu kỳ thứ hai của các văn bản Thánh Kinh được tìm thấy trong phiên bản châu Mỹ Latinh của kinh Nhật tụng.
Đối với cuốn sách tùy chọn cho các bản văn của các Giáo phụ, cách đây vài năm, vị thư ký của Thánh Bộ Phượng Tự đã gửi một báo cáo cho các Giám mục thành viên, vốn sau này đã được xuất bản một phần trong báo Notitiae chính thức. Chủ yếu ngài giải thích rằng dự án này đã gặp trở ngại do việc thay đổi các người phụ trách, nên có nhiều dự án song song, nhưng không dự án nào hoàn thành cả. Thánh Bộ cố gắng thiết lập một dự án duy nhất và một bộ tiêu chuẩn duy nhất, nhưng công việc không tránh khỏi sự chậm trễ do thiếu người làm. Đã có nhiều sự tiến triển, nhưng dự án chưa hoàn thành.
Trong khi đó, có lẽ nhờ tín hiệu từ các tùy chọn được đưa ra trong số 250, nhiều nhóm cá nhân, tổ chức và thậm chí cả các tu viện, đã đề xuất các chu kỳ tùy chọn của các bài đọc Giáo phụ. Các bài này chưa được chính thức phê duyệt, nhưng có thể được sử dụng như là một nguồn, miễn là chúng đáp ứng các điều kiện của các số 160, 163-165 và 250.
Tại Ý, một sách có chu kỳ hai năm đã được xuất bản vào năm 1997 với tên gọi "L'ora dell'Ascolto" (Giờ đọc Sách). Cuốn sách này là kết quả của một tổ chức gọi là Liên minh Đan tu vì Phụng Vụ. Trong khi chính thức được nhắm tới các tu viện và đan viện, nó cũng đã được chấp nhận bởi nhiều giáo sĩ và giáo dân. Nó có lợi thế là đã được sự phê duyệt của Tòa Thánh cho việc sử dụng trong các đan viện. (Zenit.org 3-12-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi và một bạn học đã thảo luận về các hình thức khác nhau của Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Cả hai chúng tôi đọc sách Các Giờ Kinh hàng ngày bằng tiếng Tây Ban Nha (phiên bản đã được Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha phê duyệt) để giúp chúng tôi học thêm về ngôn ngữ. Kinh nhật tụng này sử dụng sách các bài đọc Thánh Kinh trong hai năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi đã xem sách bài đọc Giáo phụ trong hai năm, bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, cả hai đều tốt. Thưa cha, liệu một linh mục, hoặc bất cứ ai buộc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình nếu người ấy bắt đầu sử dụng chu kỳ hai năm đọc sách các Giáo phụ không, bởi vì tôi được nghe rằng điều này không hề được chấp thuận bởi bất cứ Hội Đồng Giám mục nào? - J. G., Bethlehem, Pennsylvania, Mỹ.
Đáp: Bạn thân mến, thật ra không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này.
Tông hiến Laudis Canticum (Bài ca chúc tụng Thiên Chúa) đưa ra các qui tắc phổ quát liên quan đến bài đọc thay thế như sau:
"145. Các bài đọc Kinh thánh chia làm hai chu kỳ: một chu kỳ trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ gồm một năm, và một chu kỳ trong phần phụ lục có thể sử dụng tự do gồm hai năm, cũng như các bài đọc theo chu kỳ trong thánh lễ ngày thường mùa Thường Niên.
"146. Đã sắp xếp một cách gọn ghẽ chu kỳ hai năm, để năm nào cũng có thể đọc hầu hết các sách Kinh Thánh, hoặc trong thánh lễ hoặc trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Những bài nào dài hay khó hiểu không thể để trong thánh lễ được thì xếp vào Các Giờ Kinh Phụng vụ. Nhưng Tân Ước thì năm nào cũng đọc hết, một phần trong thánh lễ, một phần trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Còn các sách Cựu Ước thì đã chọn những đoạn nào quan trọng hơn cả, để giúp hiểu lịch sử cứu độ và nuôi dưỡng lòng đạo đức [...]
"159. Theo truyền thống trong Giáo Hội Rôma, thì trong giờ Kinh Sách, sau bài Kinh Thánh, có một bài đọc sách các Giáo phụ hay các văn sĩ của Hội thánh, kèm theo câu Xướng Đáp, trừ khi phải đọc bài về hạnh các thánh (xem số 228 và 239).
"160. Bài này, có thể dùng trong những bản văn lấy trong sách các Giáo phụ, các thánh tiến sĩ và các văn sĩ khác của Hội Thánh Đông phương cũng như Tây phương, nhưng phải dành ưu tiên cho các Giáo phụ nào có uy tín đặc biệt trong Hội Thánh.
"161. Ngoài các bài đọc dành cho mỗi ngày trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, lại có một cuốn các bài đọc tùy nghi, trong đó có rất nhiều bài có thể giúp người đọc kinh nhật tụng hưởng nhờ kho tàng truyền thống phong phú của Hội thánh. Mỗi người được tự ý lựa chọn bài đọc thứ hai, hoặc trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, hoặc trong sách các bài đọc được tùy ý lựa chọn.
"162. Hơn nữa, Hội Đồng Giám Mục có thể soạn những bài thích hợp với truyền thống và tinh thần của địa phương thuộc quyền mình coi sóc, và điền thêm vào cuốn các bài đọc được tùy ý lựa chọn như là phần phụ lục. Những bản văn này mượn trong các tác phẩm của những nhà văn Công Giáo nổi tiếng về đạo lý và đời sống thánh thiện.
"163. Tác dụng cốt yếu của bài đọc là làm cho ta suy niệm Lời Chúa đúng như Hội Thánh đã nhận được và truyền lại cho ta theo truyền thống. Quả vậy, Hội thánh thấy cần phải lấy Lời Chúa soi sáng cho tín hữu một cách chắc chắn, để “giữ vững lối giải thích theo đường hướng ngôn sứ và tông truyền, như Hội Thánh Công Giáo đã đề ra làm qui tắc”.
"164. Nhờ ân cần và siêng năng đọc các văn kiện mà truyền thống chung của Hội Thánh trình bày, người đọc đi tới chỗ nghiền ngẫm sâu sắc hơn và do đấy nếm cảm được hương vị ngọt ngào và sống động của Kinh thánh. Quả vậy, những bản văn của các Giáo phụ minh chứng cho thấy Hội Thánh, hiền thê của Ngôi Lời nhập thể trung thành với ý định và tinh thần của Đấng Phu Quân mình, đã từng nghiền ngẫm Lời Chúa từ đời này qua đời khác, và hằng nỗ lực để đạt tới một tri thức sâu sắc hơn về Kinh thánh.
“165. Đọc bản văn của các giáo phụ cũng giúp người Kitô hữu hiểu ý các mùa và lễ phụng vụ. Ngoài ra việc đó còn mở lối cho họ đạt tới kho tàng thiêng liêng vô giá, một gia sản vô cùng quý báu của Hội Thánh, đồng thời cung cấp cho họ một nền tảng xây dựng đời sống thiêng liêng vững chắc và một thức ăn phong phú nuôi dưỡng lòng đạo đức. Các nhà giảng thuyết Lời Chúa, nếu hàng ngày chuyên cần, sẽ tìm được ở đó những mẫu giảng đặc sắc.
"248. Giờ Kinh Sách bao giờ cũng đọc bài Kinh Thánh theo tuần lễ chỉ định. Khi đọc kinh nhật tụng cũng phải nhớ lời của Hội thánh là ‘trong khoảng thời gian mấy năm nhất định phải đọc cho giáo dân phần Kinh Thánh quan trọng hơn cả’.
"Vì thế, Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, không được bỏ đứt quãng các bài Kinh Thánh dành cho giờ Kinh Sách. Mùa Thường Niên, khi có lý do chính đáng như tĩnh tâm, hội học về mục vụ, cầu nguyện cho Hội Thánh được hiệp nhất và những trường hợp tương tự, thì một ngày nào đó, hay nhiều ngày liên tiếp, có thể chọn những bài Kinh Thánh trong số những bài khác hay dành cho các ngày khác.
"249. Nếu gặp lễ trọng, lễ kính hay lễ nào đặc biệt mà phải gián đoạn các bài đọc liên tiếp, thì trong tuần lễ đó được phép đọc thêm các phần đã bỏ, hay tùy ý lựa chọn.
"250. Giờ Kinh Sách, thay vì đọc bài thứ hai ngày hôm đó, thì khi có lý do chính đáng, có thể chọn một bài khác thuộc cùng một mùa. Có thể tìm bài đọc trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ hay trong sách các bài đọc được tùy ý lựa chọn (số 161). Ngoài ra các ngày Mùa Thường Niên, và ngay cả trong Mùa Vọng, Mùa Giáng sinh, Mùa Chay và Mùa Phục sinh, có thể tùy nghi đọc gần như liên tục tác phẩm của một giáo phụ nào hợp với tinh thần Kinh Thánh và Phụng Vụ” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Đáng tiếc là các bản văn thay thế được đề cập trong các số 145, 146 và 161 vẫn chưa được công bố chính thức. Một danh sách các bản văn Thánh Kinh thay thế đã được cung cấp bởi Thánh Bộ Phượng tự, và điều này tạo cơ sở cho chu kỳ thứ hai của các văn bản Thánh Kinh được tìm thấy trong phiên bản châu Mỹ Latinh của kinh Nhật tụng.
Đối với cuốn sách tùy chọn cho các bản văn của các Giáo phụ, cách đây vài năm, vị thư ký của Thánh Bộ Phượng Tự đã gửi một báo cáo cho các Giám mục thành viên, vốn sau này đã được xuất bản một phần trong báo Notitiae chính thức. Chủ yếu ngài giải thích rằng dự án này đã gặp trở ngại do việc thay đổi các người phụ trách, nên có nhiều dự án song song, nhưng không dự án nào hoàn thành cả. Thánh Bộ cố gắng thiết lập một dự án duy nhất và một bộ tiêu chuẩn duy nhất, nhưng công việc không tránh khỏi sự chậm trễ do thiếu người làm. Đã có nhiều sự tiến triển, nhưng dự án chưa hoàn thành.
Trong khi đó, có lẽ nhờ tín hiệu từ các tùy chọn được đưa ra trong số 250, nhiều nhóm cá nhân, tổ chức và thậm chí cả các tu viện, đã đề xuất các chu kỳ tùy chọn của các bài đọc Giáo phụ. Các bài này chưa được chính thức phê duyệt, nhưng có thể được sử dụng như là một nguồn, miễn là chúng đáp ứng các điều kiện của các số 160, 163-165 và 250.
Tại Ý, một sách có chu kỳ hai năm đã được xuất bản vào năm 1997 với tên gọi "L'ora dell'Ascolto" (Giờ đọc Sách). Cuốn sách này là kết quả của một tổ chức gọi là Liên minh Đan tu vì Phụng Vụ. Trong khi chính thức được nhắm tới các tu viện và đan viện, nó cũng đã được chấp nhận bởi nhiều giáo sĩ và giáo dân. Nó có lợi thế là đã được sự phê duyệt của Tòa Thánh cho việc sử dụng trong các đan viện. (Zenit.org 3-12-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Quê Tôi
Dominic Đức Nguyễn
22:17 03/12/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Bình dị quê tôi
gói mình bên sông nước
Vẫn là cây bần cây đước
cùng với đám lục bình trôi
thuyền ai dong giữa năm tháng ngược xuôi
chỡ chuyên bao mảnh đời sang hèn, cơ cực
nắng vẫn ở trên cao, mưa vẫn về bất chợt
ấm lòng người rồi dịu bớt nồng oi.
(Trích thơ của Huyền Băng)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 27/11-03/12/2014 - Câu chuyện Chúa cho ông Ladarô chết chôn bốn ngày sống lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:21 03/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thực tại có thể bẽ bàng, nhưng bất chấp đau khổ, băng hoại và sự thờ ơ trong thế giới ngày nay, là những Kitô hữu chúng ta phải ngẩng cao đầu trong hy vọng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Năm, 27 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.
Suy tư trên các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về số phận của hai thành Babylon và Giêrusalem. Ngài chỉ ra rằng cả hai bài đọc trích từ sách Khải Huyền và từ Tin Mừng của Thánh Luca đều lôi cuốn sự chú ý của chúng ta đến thời kỳ thế mạt.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng các bài đọc đã đề cập đến sự sụp đổ của hai thành phố đã từ chối đón nhận Chúa và xa lánh Ngài. Hai thành phố này đã sụp đổ vì những lý do khác nhau. Babylon là “biểu tượng của sự dữ, và tội lỗi” và “sụp đổ vì sự băng hoại của nó”. Thành phố này tin rằng nó là “phi tần của thế giới và của chính nó”. Khi “tội lỗi chất chứa anh chị em sẽ mất khả năng chống trả và bắt đầu băng hoại”. Điều này cũng xảy ra với “một dân tộc băng hoại, là những người không còn sức để chống trả nữa”.
Đức Thánh Cha nói:
“Sự băng hoại đem lại cho con người chút hoan lạc nào đó. Nó đem lại cho anh chị em quyền lực và làm cho anh chị em cảm thấy hài lòng với chính mình. Nhưng nó khiến cho chúng ta không còn chỗ cho Chúa, cho sự ăn năn hoán cải. Kinh thành này băng hoại … Từ ‘băng hoại’ nói với chúng ta rất nhiều điều. Không chỉ băng hoại trong kinh tế, nhưng còn băng hoại với nhiều thứ tội lỗi đa dạng, băng hoại của một tinh thần ngoại giáo, tinh thần thế gian!
Nền “văn hóa băng hoại” làm cho anh chị em cảm thấy như đang ở trên thiên đường, ngay tại thế này” nhưng “bên trong, nền văn hóa băng hoại là một nền văn hóa thối nát”. Babylon là biểu tượng cho “mọi xã hội, mọi nền văn hóa trong đó con người tách mình ta khỏi Thiên Chúa. Họ tách ra khỏi tình yêu tha nhân và cuối cùng dẫn đến thối nát”.
Giêrusalem lại sụp đổ “vì lý do khác”. Giêrusalem là hôn thê của Thiên Chúa, nhưng lại không đón nhận Đấng Phu Quân của mình. Nó làm Chúa Giêsu bật khóc”.
Babylon sụp đổ vì băng hoại; còn Giêrusalem thì vì mất đi căn tính của mình, đã không tiếp nhận Chúa, là Đấng đến để giải thoát mình. Cô dâu này thấy không cần đến ơn cứu độ. Kinh thành này đã có luật của Mosê, và nó cảm thấy như thế là đủ rồi. Nhưng những luật lệ ấy là những bản văn đóng kín làm cho kinh thành ấy không còn chỗ cho ơn cứu độ. Nó đã đóng cửa không để Chúa đến. Ngài đã đến gõ cửa nhà nhưng gia nhân Ngài đã không tiếp nhận Ngài. Họ đã không lắng nghe tiếng Ngài hầu được cứu sống. Và vì vậy Giêrusalem sụp đổ.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng sự sụp đổ của hai thành này giúp chúng ta suy nghĩ về thái độ sống của chính chúng ta. Chúng ta có “băng hoại như Babylon và tự mãn như Giêrusalem” hay không?
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “sứ điệp của Giáo Hội trong những ngày này không kết thúc với sự hủy diệt. Thật thế, cả hai bài đọc đều chứa đựng những lời hứa đầy hy vọng”. Chúa Giêsu khích lệ chúng ta ngẩng đầu lên “đừng sợ hãi trước phường ngoại giáo.” Những kẻ này “có thời của chúng, và chúng ta phải kiên nhẫn, như Chúa đã kiên nhẫn chịu đựng cuộc Thương Khó của Ngài.”
“Khi chúng ta nghĩ về thời thế mạt, với tất cả những tội lỗi của chúng ta, lịch sử của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ đến bàn tiệc sẽ được ban cho chúng ta cách nhưng không và chúng ta hãy ngẩng đầu lên. Đừng chiều theo tuyệt vọng! nhưng hãy hy vọng! Thực tế có thể bẽ bàng: có rất nhiều người, nhiều thành phố và dân chúng sẽ phải chịu đau khổ, với cơ man những cuộc chiến tranh, vô vàn những thù hận, và ghen tị, tinh thần thế gian thống trị thế giới và bao nhiêu những băng hoại. Vâng, thật thế! Nhưng tất cả những điều này sẽ qua đi! Chúng ta hãy nài xin Chúa ban ơn để biết luôn luôn sẵn sàng cho bàn tiệc đang đón đợi chúng ta, và luôn luôn biết ngẩng cao đầu”.
2. Tất cả dành cho Chúa và tha nhân
Khi nào Giáo Hội sống khiêm nhường và khó nghèo, và trao ban tất cả những gì mình có cho Chúa và tha nhân, mà không giữ lại gì cho riêng mình thì khi đó Giáo Hội “trung tín” với Chúa Kitô. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 24 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.
Suy tư của Đức Thánh Cha dựa vào bài Tin Mừng trong đó kể lại câu chuyện một bà góa nghèo đã dâng cúng vào đền thờ tất cả những gì bà có dù chỉ là hai đồng xu, trong khi những kẻ giàu có dâng cúng những của dư thừa của họ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Tin Mừng trình bày hai khuynh hướng luôn luôn tái hiện trong lịch sử Giáo Hội. Một Giáo Hội bị cám dỗ vì sự phù hoa của thế giới và một “Giáo Hội nghèo”, không có thứ giàu sang nào khác hơn là vị Phu Quân của mình, như một bà goá khiêm nhường.
“Tôi thích thấy Giáo Hội trong hình ảnh của một bà goá, vì theo một nghĩa nào đó, Giáo Hội đang chờ đợi Phu Quân của mình sẽ trở lại. Nhưng hiện nay nàng đã gặp vị hôn phu của mình trong bí tích Thánh Thể, trong Lời Chúa, nơi những người nghèo khó. Vâng đúng là như vậy! Nhưng nàng vẫn còn phải chờ vị hôn phu của mình trở lại. Đó chính là thái độ của Giáo Hội. Bà góa nghèo này không phải là nhân vật quan trọng. Tên bà không được nêu trên báo chí. Chẳng ai biết bà là ai. Bà không có bằng đại học…không có gì cả. Bà không tỏa sáng bởi hào quang của chính mình. Đó là những gì khiến tôi thích nhìn Giáo Hội trong hình ảnh bà goá nghèo này. Giáo Hội không nên tỏa sáng trong hào quang của riêng mình nhưng trong ánh sáng đến từ vị Hôn phu của nàng. Trong suốt bao nhiêu thế kỷ, bất cứ khi nào Giáo Hội đi tìm vinh quang cho riêng mình thì lúc đó Giáo Hội đi sai đường.”
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Thật thế, đôi khi Thiên Chúa muốn Giáo Hội của Ngài có hào quang riêng, và tỏa sáng hào quang ấy, nhưng đó là vì sứ mạng của Giáo Hội là chiếu soi cho nhân loại ánh sáng mà Giáo Hội đã nhận được từ Chúa Kitô với một thái độ khiêm nhường.
Tất cả mọi thứ chúng ta thực hiện trong Giáo Hội là làm sao để chúng ta có thể nhận được ánh sáng này. Sứ vụ nào không được thực hiện dưới ánh sáng này đều là không tốt: nó sẽ làm cho Giáo Hội giàu có, quyền thế, hay khiến cho Giáo Hội say sưa tìm kiếm quyền lực, và đi lạc đường như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, và trong cuộc đời chúng ta khi chúng ta muốn có một thứ ánh sáng khác, không phải là ánh sáng từ Chúa Kitô mà chỉ là ánh sáng của chúng ta.
Đức Thánh Cha lặp lại rằng: Khi nào Giáo Hội trung thành với Hôn Phu của mình thì Giáo Hội vui mừng đón nhận ánh sáng từ Ngài theo đúng nghĩa của từ “góa bụa”: nghĩa là chờ đợi, như mặt trăng mong mặt trời ló dạng.
“Khi Giáo Hội khiêm nhường và khó nghèo, ngay cả khi Giáo Hội thú nhận những thê thảm của mình như tất cả chúng ta đã từng thấy thì Giáo Hội trung tín với Chúa Kitô. Giáo Hội nói: ‘Tôi đang trong tối tăm, nhưng ánh sáng của tôi đến từ phía bên kia!’ Điều này mang lại thiện ích cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin cùng bà góa nghèo này, là người chắc chắn giờ đây đang trên nước Thiên Đàng, xin bà dạy dỗ chúng ta để trở nên một Giáo Hội như thế, một Giáo Hội trao ban mọi thứ mình có mà không giữ lại riêng cho mình điều gì. Tất cả mọi thứ đều dành cho Chúa và cho tha nhân. Một Giáo Hội khiêm nhường. Không bao giờ tìm hào quang cho mình nhưng luôn luôn tìm kiếm ánh sáng đến từ Thiên Chúa.”
3. Chúa cho ông Ladarô chết chôn bốn ngày sống lại
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Phụng Vụ trong những ngày cuối năm trình bày về thời thế mạt. Như quý vị và anh chị em và anh chị em đã nghe trong bài chia sẻ đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chương trình hôm nay, thực tế có thể bẽ bàng: có rất nhiều người, nhiều thành phố và dân chúng sẽ phải chịu đau khổ, với cơ man những cuộc chiến tranh, vô vàn những thù hận, và ghen tị, tinh thần thế gian thống trị thế giới và bao nhiêu những băng hoại. Nhưng khi chúng ta nghĩ về thời thế mạt, ngay cả với tất cả những tội lỗi của chúng ta, lịch sử của chúng ta, chúng ta biết tất cả những điều này sẽ qua đi! Chúng ta hãy nài xin Chúa ban ơn để biết luôn luôn sẵn sàng cho bàn tiệc đang đón đợi chúng ta, và luôn luôn biết ngẩng cao đầu hy vọng chờ đợi Chúa đến trong Mùa Vọng hồng phúc này.
Trong bối cảnh đó, Như Ý xin giới thiệu với quý vị và anh chị em câu chuyện cảm động Chúa cho ông Ladarô chết bốn ngày sống lại.
Có một người bị đau nặng, tên là Ladarô, quê ở Bêtania, làng của hai chị em cô Mácta và Maria. Cô Maria là người sau này sẽ xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Anh Ladarô, người bị đau nặng, là em của cô. Hai cô cho người đến nói với Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng". Nghe vậy, Ðức Giêsu bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh".
Ðức Giêsu quý mến cô Mácta, cùng hai người em là cô Maria và anh Ladarô.
Tuy nhiên, sau khi được tin anh Ladarô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: "Nào chúng ta cùng trở lại miền Giuđê!" Các môn đệ nói: "Thưa Thầy, mới đây người Dothái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao?" Ðức Giêsu trả lời:
"Ban ngày chẳng có mười hai giờ đó sao? Ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì thấy ánh sáng của thế gian này. Còn ai đi ban đêm thì vấp ngã vì không có ánh sáng nơi mình!"
Nói những lời này xong, Người bảo họ: "Ladarô, bạn của chúng ta, đang yên giấc; tuy vậy, Thầy đi đánh thức anh ấy đây". Các môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, nếu anh ấy yên giấc được, anh ấy sẽ khỏe lại". Ðức Giêsu nói về cái chết của anh Ladarô, còn họ tưởng Người nói về giấc ngủ thường. Bấy giờ Người mới nói rõ: "Ladarô đã chết. Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta đến với anh ấy". Ông Tôma, gọi là Ðiđymô, nói với các bạn đồng môn: "Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!"
Khi đến nơi, Ðức Giêsu thấy anh Ladarô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi. Bêtania cách Giêrusalem không đầy ba cây số. Nhiều người Dothái đến chia buồn với hai cô Mácta và Maria, vì em các cô mới qua đời. Vừa được tin Ðức Giêsu đến, cô Mácta liền ra đón Người. Còn cô Maria thì ngồi ở nhà. Cô Mácta nói với Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy". Ðức Giêsu nói: "Em chị sẽ sống lại!" Cô Mácta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết". Ðức Giêsu liền phán:
"Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.
Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?"
Cô Mácta đáp: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa, Ðấng phải đến thế gian".
Nói xong, cô đi gọi em là Maria, và nói nhỏ: "Thầy đến rồi, Thầy gọi em đấy!" Nghe vậy, cô Maria vội vàng đứng lên và đến với Ðức Giêsu. Lúc đó, Người chưa vào làng, nhưng vẫn còn ở chỗ cô Mácta đã ra đón Người. Những người Dothái đang ở trong nhà với cô Maria để chia buồn, thấy cô vội vã đứng dậy đi ra, liền đi theo, tưởng rằng cô ra mộ khóc em.
Khi đến gần Ðức Giêsu, cô Maria vừa thấy Người, liền phủ phục dưới chân và nói: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết". Thấy cô khóc, và những người Dothái đi với cô cũng khóc, Ðức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến. Người hỏi: "Các người để xác anh ấy ở đâu?" Họ trả lời: "Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem". Ðức Giêsu liền khóc. Người Dothái mới nói: "Kìa xem! Ông ta thương anh Ladarô biết mấy!" Có vài người trong nhóm họ nói: "Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết được ư?" Ðức Giêsu lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. Ðức Giêsu nói: "Ðem phiến đá này đi". Cô Mácta là chị người chết liền nói: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày". Ðức Giêsu bảo: "Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" Rồi người ta đem phiến đá đi. Ðức Giêsu ngước mắt lên và nói:
"Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con".
Nói xong, Người kêu lớn tiếng: "Anh Ladarô, hãy ra khỏi mồ!" Người chết liền bước ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn liệm. Ðức Giêsu bảo: "Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi".
4. Kitô hữu trong viễn tượng ngày thế mạt
Khi trình bày Giáo Hội cho con người thời nay, Công đồng chung Vatican 2 ý thức rõ một chân lý cơ bản không bao giờ được quên, đó là: Giáo Hội không phải là một thực tại tĩnh, đứng im, không phải mục tiêu cho chính mình, nhưng Giáo Hội liên tục tiến bước trong lịch sử, hướng về mục tiêu tối hậu và tuyệt vời là Nước Trời, và Giáo Hội ngay tại trần thế này là mầm mống và là khởi đầu của Nước ấy (Xc LG 5). Khi hướng về chân trời đó, chúng ta nhận thấy trí tưởng tượng của chúng ta khựng lại, chỉ có thể trực giác được phần nào sự huy hoàng của mầu nhiệm vượt lên trên giác quan của chúng ta. Và tự nhiên nổi lên trong chúng ta một số câu hỏi: khi nào thì giai đoạn chót sẽ đến? Chiều kích mới mà Giáo Hội sẽ bước vào như thế nào? Nhân loại lúc ấy ra sao? và thiên nhiên bao quanh chúng ta sẽ thế nào?
Những câu hỏi này không mới mẻ gì, các môn đệ của Chúa Giêsu thời ấy cũng đã nêu lên: “Khi nào thì điều ấy sẽ xảy ra?”.. Khi nào thì Thần Trí chiến thắng thiên nhiên, trên công trình tạo dựng, trên mọi sự..? Đó là những câu hỏi của con người, những câu hỏi đã có từ xưa, và cả chúng ta cũng đặt những câu hỏi như vậy.
Đức Thánh Cha giải thích về những câu hỏi ấy như sau:
Hiến chế Vui Mừng và Hy vọng của Công đồng chung Vatican 2, đứng trước những vấn nạn vẫn vang vọng trong tâm hồn con người như thế, đã khẳng định rằng: “Chúng ta không biết khi nào sẽ đến ngày tận thế và chúng ta không biết cách thức vũ trụ sẽ biến đổi ra sao. Chắc chắn diện mạo của thế giới này qua đi, bị biến dạng vì tội lỗi. Nhưng do mạc khải, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chuẩn bị một nơi ở mới và đất mới, trong đó có công lý ngự trị, và hạnh phúc sẽ làm mãn nguyện hoàn toàn mọi ước muốn an bình từ tâm hồn con người” (n.39). Và thế là mục đích mà Giáo Hội hướng tới chính là ”thành Jerusalem mới”, là ”thiên đàng”. Đó không phải là một nơi cho bằng một ”trạng thái” trong đó những mong đợi sâu xa nhất của chúng ta sẽ thành tựu, và cuộc sống chúng ta, trong tư cách là thụ tạo và là con Thiên Chúa, sẽ đạt tới mức độ trưởng thành trọn vẹn. Sau cùng chúng ta sẽ được vinh quang, an bình và tình thương của Thiên Chúa hoàn toàn, không còn chịu giới hạn nào và chúng ta sẽ được diện đối diện với Chúa! (Xc 1 Cr 13,12).
Trong viễn tượng này, thật là đẹp khi nhận thấy có sự nối tiếp và hiệp thông sâu xa giữa Giáo Hội thiên quốc và Giáo Hội lữ hành trên mặt đất. Những người đang sống trước nhan Thiên Chúa có thể nâng đỡ và chuyển cầu cho chúng ta, cầu nguyện cho chúng ta. Đàng khác, cả chúng ta cũng luôn được mời gọi dâng những công việc lành, kinh nguyện và Thánh Lễ để xoa dịu sầu muộn của các linh hồn con đang chờ đợi hạnh phúc vô biên. Đúng vậy, vì trong nhãn giới Kitô giáo, không còn phân biệt giữa những người đã chết và những người còn sống, nhưng là giữa người ở trong Chúa Kitô và những người không ở trong Ngài! Đó chính là yếu tố chủ yếu, có tính chất quyết định đối với phần rỗi và hạnh phúc của chúng ta.
Đồng thời Kinh Thánh dạy chúng ta rằng sự hoàn thành ý định tuyệt vời này không thể không liên hệ tới tất cả những gì quanh chúng ta và xuất phát từ tư tưởng và tâm hồn của Thiên Chúa. Thánh Phaolô tông đồ khẳng định rõ ràng điều đó khi ngài nói rằng ”cả thụ tạo cũng sẽ được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ sự hư nát, để bước vào trong tự do của vinh quang con cái Thiên Chúa” (Rm 8,21). Các văn bản khác sử dụng hình ảnh “trời mới” và “đất mới” (Xc 2 Pr 3,13), Kh 21,1), theo nghĩa toàn thể vũ trụ sẽ được đổi mới và sẽ được giải thoát một lần cho tất cả khỏi mọi vết tích sự ác và cả sự chết. Điều được nhắm tới giống như hoàn thành một sự biến đổi đã khởi sự, trong thực tế, từ cái chết và sự sống lại của Chúa Ktiô, và vì thế đó là một sự tạo dựng mới; đó không phải là một sự tiêu diệt vũ trụ và tất cả những gì bao quanh, nhưng là đưa mọi sự đến mức độ viên mãn, đến chân lý và vẻ đẹp. Đó là ý định của Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, từ đời đời muốn thực hiện và đang thực hiện”.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
“Anh chị em thân mến, khi nghĩ đến những thực tại tuyệt vời đang chờ đợi chúng ta, chúng ta thấy rằng được thuộc về Giáo Hội quả là một hồng ân tuyệt vời, mang theo ơn gọi cao cả nhất của chúng ta! Vậy chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Giáo Hội, luôn canh chừng hành trình của chúng ta và giúp chúng ta, giống như Mẹ, trở thành dấu chỉ vui mừng tín thác và hy vọng giữa anh chị em chúng ta”.
5. Vai trò của Chúa Thánh Linh trong đời sống Giáo Hội
Trong thánh lễ chiều thứ Bẩy 29 tháng 11 tại nhà thờ chính toà Thánh Linh ở Istanbul Đức Thánh Cha đã diễn giải về vai trò của Chúa Thánh Linh trong đời sống của Giáo Hội và các tín hữu:
Chúa Thánh Linh là linh hồn của Giáo Hội. Ngài ban sự sống, khơi dậy các đoàn sủng khác nhau làm cho Dân Chúa được phong phú và nhất là Ngài kiến tạo sự hiệp nhất giữa các tín hữu: từ nhiều người, Chúa biến họ thành một thân thể duy nhất, thân mình của Chúa Kitô. Toàn thể cuộc sống và sứ mạng của Giáo Hội tùy thuộc Chúa Thánh Linh; Ngài thực hiện mọi sự.
Như thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta trong bài đọc thứ I hôm nay, chính việc tuyên xưng đức tin chỉ có thể thực hiện nhờ Chúa Thánh Linh soi dẫn: “Không ai có thể nói ‘Đức Giêsu là Chúa!’ nếu họ không được Chúa Thánh Linh tác động” (1 Cr 12,3b). Khi chúng ta cầu nguyện, chính là vì Chúa Thánh Linh khơi dậy kinh nguyện trong tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta phá vỡ cái vòng ích kỷ của mình, chúng ta ra khỏi chính mình và đến với tha nhân để gặp gỡ họ, lắng nghe, giúp đỡ họ, chính là Chúa Thánh Linh thúc đẩy chúng ta....
Đề cập đến những đoàn sủng đa dạng trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha nói:
Chúa Thánh Linh cũng khơi dậy những đoàn sủng khác nhau trong Giáo Hội; bề ngoài điều này có vẻ là tạo nên sự xáo trộn, nhưng trong thực tế, dưới sự hướng dẫn của Ngài, điều ấy tạo nên một sự phong phú vô biên, vì Thánh Linh là thần trí hiệp nhất, nhưng không có nghĩa đồng nhất. Chỉ Thánh Linh mới có thể khơi lên sự khác biệt, đa dạng, và đồng thời kiến tạo sự hiệp nhất. Khi chúng ta muốn tạo ra sự khác biệt và khép kín mình trong những cục bộ và độc quyền của mình, thì chúng ta gây ra chia rẽ; và khi chúng ta muốn thực thi sự hiệp nhất theo những kế hoạch con người, thì rốt cuộc chúng ta tạo nên sự đồng nhất. Trái lại nếu chúng ta để cho Chúa Thánh Linh hướng dẫn, thì sự phong phú, khác biệt, đa dạng không bao giờ trở thành xung đột, vì Chúa thúc đẩy chúng ta sống sự khác biệt trong tình hiệp thông của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng:
Nhiều chi thể và đoàn sủng có một nguyên lý hòa hợp trong Thần trí của Chúa Kitô, Đấng mà Chúa Cha đã và còn tiếp tục sai đến để thực hiện sự hiệp nhất nơi các tín hữu. Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội được hiệp nhất: hiệp nhất trong đức tin, trong đức ái, trong sự hòa hợp nội tâm. Hội Thánh và các Giáo Hội được mời gọi để cho Chúa Thánh Linh hướng dẫn, đặt mình trong thái độ cởi mở, ngoan ngoãn và vâng phục.
Đây là một viễn tượng hy vọng, nhưng đồng thời cũng là viễn tượng cơ cực, vì trong chúng ta luôn có cám dỗ chống lại Chúa Thánh Linh.. Ở lại trong tình trạng tĩnh và bất động thì dễ dàng và thoải mái hơn. Trong thực tế, Giáo Hội tỏ ra trung thành với Chúa Thánh Linh theo mức độ Giáo Hội không chủ trương điều hành và đòi Thánh Linh phải chiều theo ý mình. Và các tín hữu Kitô chúng ta trở thành những môn đệ chân chính, môn đệ thừa sai, có khả năng đánh động lương tâm, nếu chúng ta từ bỏ thái độ tự vệ và để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn. Ngài chính là sự tươi mát, là óc sáng tạo và mới mẻ.
Thái độ tự vệ của chúng ta có thể được biểu lộ qua sự bám víu thái quá vào những ý tưởng, sức mạnh của mình, và thế là chúng ta rơi vào chủ thuyết tự cứu độ bằng sức riêng của mình, hoặc thái độ tham vọng và háo danh. Những thái độ tự vệ như thế ngăn cản không cho chúng ta hiểu rõ tha nhân và chân thành cởi mở đối với với họ. Nhưng Giáo Hội xuất phát từ lễ Hiện Xuống, được giao phó lửa của Thánh Linh, Đấng không làm đầy tâm trí bằng những ý tưởng, nhưng thiêu đốt tâm hồn; Giáo Hội được luồng gió của Thánh Linh thổi vào, luồng gió không thông truyền quyền lực, nhưng làm cho Giáo Hội có khả năng phục vụ trong yêu thương, một ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: trong hành trình đức tin và đời sống huynh đệ của chúng ta, hễ chúng ta càng khiêm tốn để cho Thánh Linh của Chúa hướng dẫn, thì chúng ta càng vượt thắng được những hiểu lầm, chia rẽ và những tranh luận, chúng ta sẽ là dấu chỉ đáng tin cậy về sự hiệp nhất và an bình.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Pelatre dòng Đa Minh, Đại diện Tông Tòa Istanbul của Công Giáo la tinh đã đại diện mọi người chào mừng và cám ơn Đức Thánh Cha. Ngài nhắc đến cuộc viếng thăm của các vị Giáo Hoàng trước đây tại thánh đường này, đặc biệt là Đức Gioan 23 khi còn làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cộng đoàn Công Giáo địa phương đã vui mừng vì lễ phong hiển thánh cho Người và đã tổ chức nhiều sinh hoạt, trong đó có cả buổi thuyết trình của Đức Thượng Phụ Chính thống Báctôlômêô .
Đức Thánh Cha đã tặng cho Nhà Thờ chính tòa một chén lễ bằng bạc và một áo lễ.