Phụng Vụ - Mục Vụ
Thức tỉnh
Lm. Vinh Sơn. scj
09:29 03/12/2017
Chúa Nhật I Mùa Vọng B
Is 63,16b-17.19b; 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37
Baden-Powell ông tổ của ngành hướng đạo (hướng đạo sinh thế giới gọi âu yếm là BP) sinh ngày 22 tháng 2 năm 1857 tại London, sau khi tốt nghiệp trung học gia nhập trường sĩ quan võ bị Hoàng Gia Anh năm 19 tuổi. Powell là một sĩ quan kỵ binh, chiến đấu ở Ấn Ðộ, Ai Cập và Phi Châu... Tại Nam Phi, khi ở thành Mafeking bị bộ lạc người Boers bao vây, Powell đã thành công trong việc huấn luyện các thiếu niên Phi Châu giúp đỡ tải thương, truyền tin, vận chuyển lương thực thay thế các binh sĩ trực tiếp chiến đấu. Lòng can đảm, tháo vát và hiệu quả tác chiến của Đội Thiếu sinh đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến Ông khi định hướng chương trình huấn luyện và thành lập phong trào Hướng đạo sau này: huấn luyện và tận dụng các khả năng mình có.
Khi ở cấp bậc là đại tá chỉ huy những cuộc chiến đấu tại Âu Châu, lần kia đoàn quân của ông có một ngàn mà phải đương đầu với địch quân những chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được cứu viện, ông đã dùng chiến thuật nghi binh : ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ chỗ này chỗ khác mấy trái lựu đạn. Ban đêm trong một vùng rộng lớn, ông cho thắp đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích là để đánh lừa đối phương, khiến địch tin rằng ông có nhiều lính và hiện diện ở khắp nơi, chớ có liều lĩnh mà tấn công. Khi viện binh tới, ông mới tấn công đối phương và đã dành được thắng lợi.
Giữa lúc chính phủ nước Anh định nâng ông lên cấp bậc thống tướng thì ông rút lui, để rồi lập nên phong trào hướng đạo, huấn luyện các em thiếu nhi trở thành những người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mục đích của phong trào hướng đạo là lúc nào cũng phải tỉnh thức và sẵn sàng để đương đầu với mọi hoàn cảnh… luôn là người hữu dụng cho mình, cho xã hội bằng chính sự thức tỉnh và sẵn sàng bước vào cuộc sống… Đó là tinh thần rất nhân bản trong giáo dục con người tiến bước vào cuộc sống.
Người Kitô hữu không chỉ có tinh thần nhân bản, nhưng còn tiến bước trong Đức Tin: Tinh thần Thức tỉnh, sẵn sàng cũng chính là sứ điệp vang lên Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa trong chờ đón Chúa đến. Phải tỉnh thức vì Chúa đến rất bất ngờ và rất âm thầm… Lời kêu gọi “tỉnh thức” gửi đến các môn đệ (33). Các môn đệ của Đức Kitô cần phải canh thức, bởi vì họ không biết ngày giờ của cuộc Quang Lâm.
Thánh Phaolô đã dùng những ý tưởng về “đêm” để mô tả thời kỳ hiện tại cho đến ngày Quang Lâm (Rm 13,12) là ban ngày. Vì thế, Phaolô sử dụng một thứ ngôn ngữ bi thiết để nói về thái độ tỉnh thức, Ngài đòi hỏi: “Đã đến lúc anh em phải thức dậy” (Rm 13,11) vì ơn cứu độ đã gần hơn khi họ mới tin, như Phaolô nhấn mạnh : “đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13,12; x. 1 Tx 5,5tt). Những giờ đó không ai biết và vị Tông đồ dân ngọai nhấn mạnh thêm : “Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2). Hình ảnh “kẻ trộm đến ban đêm” chỉ có trong Tân Ước mà Chúa Giêsu đã dùng và sau các môn đệ khai triển (x. Mt 24,42-44; Lc 12,39t; 2 Pr 3,10; Kh 3,3; 16,15). Đây là một yếu tố thuộc truyền thống Kitô giáo bắt nguồn từ Đức Giêsu. Từ truyến thống đó Phaolô khuyên tín hữu thành Thêxalônica : hãy tỉnh thức (1 Tx 5,6).
Trong Dụ ngôn Mười cô Trinh Nữ (x. Mt 25, 1-13) mà Chúa Kitô minh họa cho Giáo huấn Tỉnh Thức : khi tiếng hô“Kìa chàng rễ đến” thình lình vang lên giữa đêm khuya, Trong mười cô Trinh Nữ đón rể, chỉ có năm trinh nữ khôn ngoan tỉnh thức sẵn sàng đem đèn với dầu nên thắp sáng đèn sáng được vào hội Hoa Đăng Tiệc cuới với chàng rể, còn năm cô khờ dại còn lại vì không chịu chuẩn bị sẵn sàng dầu nên đã không được vào dự tiệc cưới.
Chủ đề phải canh thức mà Chúa Giêsu rao giảng, rất dễ hiểu với dân tộc Do Thái vì được đề cập đến trong một viễn tượng quốc gia Israel luôn bị bị các Đế Quốc áp bức như chúng ta thấy suốt trong lịch sử Dân Tộc Do Thái bị xâm lược, bị lưu đày và có khi bi đát vô tổ quốc phân tán khắp thế giới… Nên đối với dân tộc Do Thái nói chung, tỉnh thức đối diện với cuộc sống là việc phải làm đối diện sống còn với cuộc sống riêng với cuộc sống cộng đồng quốc gia.
Chúa Giêsu minh họa cho giáo lý tỉnh thức bằng Dụ ngôn người chủ đi xa (Mc 34) ông chủ đi phương xa, “để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ” và “chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức”. Ngày trở về của ông chủ không ai biết trước : Ông có thể về bất cứ lúc nào. Chính vì thế buộc người giữ cửa phải canh thức liên tục. Không biết giờ nào có thể xa và cũng có thể gần, nên các gia nhân luôn phải thức tỉnh với các công việc của nhà và sinh lợi cho chủ. Các môn đệ của Đức Giêsu vừa là “các gia nhân” vừa là “người giữ cửa”; họ phải vừa làm việc vừa canh thức.
Nhấn mạnh “khi nào chủ nhà đến” vào “Thời ấy” chính là lúc chủ nhà trở về, tức ngày Quang Lâm của Đức Giêsu. Các môn đệ của Đức Giêsu đang ở trong “đêm”, nhưng họ không được “ngủ”, vẫn sinh hoạt bởi vì ông chủ có thể về ngay trong đêm nay. Cho nên các môn đệ phải canh thức vì khi ông chủ trở về thay đổi mọi sự, người môn đệ của Chúa “làm việc” và “cùng làm việc” trong thức tỉnh. Trong hiện tại, khi người môn đệ thức tỉnh và làm việc là Đức Giêsu đang hành động trong thế giới để đưa đến một nhân loại mới. Người lôi kéo con người cùng thức tỉnh làm việc cùng với Ngài, làm cho họ thành những đầy tớ phục vụ hoạt động của Ngài… làm cho thế giới trù phú sinh hoa trái cho chính con người, và hoa trái dâng lên Thiên Chúa như là những hoa quả do sự thức tỉnh.
Bước vào mùa vọng chúng ta được mời gọi sống giáo huấn của Đức Giêsu : sẵn sàng thức tỉnh chờ đón Chúa, chúng ta gọi là canh thức:
• Theo tác giả Lohmeyer canh thức là: “Đời sống của người đạo đức không diễn tiến trong những trạng thái thiu thiu ngủ, những giấc mơ và những đam mê, nhưng trong nỗ lực dấn thân luôn luôn chăm chú và điều độ của con tim nhân loại”. Thật thế, chăm chú điều độ con tim nhân loại luôn hướng về Chúa đến và nỗ lực canh tân làm việc với tất cả tấm lòng cho Chúa và cho anh em.
• Tác giả Schweizer nhận định thêm canh thức là luôn mang “thái độ trong đó con người luôn luôn chờ đợi với tinh thần trách nhiệm Đức Chúa đến và không để mình bị sao nhãng trong thái độ sẵn sàng thường hằng này đối với Ngài bởi bất cứ điều gì”. Có nghĩa là dấn thân trong chính cuộc sống hằng ngày có trách nhiệm ở công sở, xã hội và trong gia đình.
Chính vì lẽ đó ngươi sống canh thức là:
Biết sống là biết chờ đợi
Chờ đợi làm nên cuộc sống
(‘Manna’)
Như tâm tình Thi sĩ Tagore với cuộc sống:
”Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui.
Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận.
Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.
Cho nên, chúng ta bước vào Mùa Vọng, cùng với Giáo hội sống một Mùa Vọng mới, thức tỉnh cầm đèn sáng trong tay ra đón Chúa với lời khấn nguyện thật thiết tha:
Maranatha, Lạy Chúa, xin hãy đến!
(Kh 22,20).
Lm Vinh Sơn scj
Is 63,16b-17.19b; 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37
Baden-Powell ông tổ của ngành hướng đạo (hướng đạo sinh thế giới gọi âu yếm là BP) sinh ngày 22 tháng 2 năm 1857 tại London, sau khi tốt nghiệp trung học gia nhập trường sĩ quan võ bị Hoàng Gia Anh năm 19 tuổi. Powell là một sĩ quan kỵ binh, chiến đấu ở Ấn Ðộ, Ai Cập và Phi Châu... Tại Nam Phi, khi ở thành Mafeking bị bộ lạc người Boers bao vây, Powell đã thành công trong việc huấn luyện các thiếu niên Phi Châu giúp đỡ tải thương, truyền tin, vận chuyển lương thực thay thế các binh sĩ trực tiếp chiến đấu. Lòng can đảm, tháo vát và hiệu quả tác chiến của Đội Thiếu sinh đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến Ông khi định hướng chương trình huấn luyện và thành lập phong trào Hướng đạo sau này: huấn luyện và tận dụng các khả năng mình có.
Khi ở cấp bậc là đại tá chỉ huy những cuộc chiến đấu tại Âu Châu, lần kia đoàn quân của ông có một ngàn mà phải đương đầu với địch quân những chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được cứu viện, ông đã dùng chiến thuật nghi binh : ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ chỗ này chỗ khác mấy trái lựu đạn. Ban đêm trong một vùng rộng lớn, ông cho thắp đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích là để đánh lừa đối phương, khiến địch tin rằng ông có nhiều lính và hiện diện ở khắp nơi, chớ có liều lĩnh mà tấn công. Khi viện binh tới, ông mới tấn công đối phương và đã dành được thắng lợi.
Giữa lúc chính phủ nước Anh định nâng ông lên cấp bậc thống tướng thì ông rút lui, để rồi lập nên phong trào hướng đạo, huấn luyện các em thiếu nhi trở thành những người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mục đích của phong trào hướng đạo là lúc nào cũng phải tỉnh thức và sẵn sàng để đương đầu với mọi hoàn cảnh… luôn là người hữu dụng cho mình, cho xã hội bằng chính sự thức tỉnh và sẵn sàng bước vào cuộc sống… Đó là tinh thần rất nhân bản trong giáo dục con người tiến bước vào cuộc sống.
Người Kitô hữu không chỉ có tinh thần nhân bản, nhưng còn tiến bước trong Đức Tin: Tinh thần Thức tỉnh, sẵn sàng cũng chính là sứ điệp vang lên Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa trong chờ đón Chúa đến. Phải tỉnh thức vì Chúa đến rất bất ngờ và rất âm thầm… Lời kêu gọi “tỉnh thức” gửi đến các môn đệ (33). Các môn đệ của Đức Kitô cần phải canh thức, bởi vì họ không biết ngày giờ của cuộc Quang Lâm.
Thánh Phaolô đã dùng những ý tưởng về “đêm” để mô tả thời kỳ hiện tại cho đến ngày Quang Lâm (Rm 13,12) là ban ngày. Vì thế, Phaolô sử dụng một thứ ngôn ngữ bi thiết để nói về thái độ tỉnh thức, Ngài đòi hỏi: “Đã đến lúc anh em phải thức dậy” (Rm 13,11) vì ơn cứu độ đã gần hơn khi họ mới tin, như Phaolô nhấn mạnh : “đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13,12; x. 1 Tx 5,5tt). Những giờ đó không ai biết và vị Tông đồ dân ngọai nhấn mạnh thêm : “Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2). Hình ảnh “kẻ trộm đến ban đêm” chỉ có trong Tân Ước mà Chúa Giêsu đã dùng và sau các môn đệ khai triển (x. Mt 24,42-44; Lc 12,39t; 2 Pr 3,10; Kh 3,3; 16,15). Đây là một yếu tố thuộc truyền thống Kitô giáo bắt nguồn từ Đức Giêsu. Từ truyến thống đó Phaolô khuyên tín hữu thành Thêxalônica : hãy tỉnh thức (1 Tx 5,6).
Trong Dụ ngôn Mười cô Trinh Nữ (x. Mt 25, 1-13) mà Chúa Kitô minh họa cho Giáo huấn Tỉnh Thức : khi tiếng hô“Kìa chàng rễ đến” thình lình vang lên giữa đêm khuya, Trong mười cô Trinh Nữ đón rể, chỉ có năm trinh nữ khôn ngoan tỉnh thức sẵn sàng đem đèn với dầu nên thắp sáng đèn sáng được vào hội Hoa Đăng Tiệc cuới với chàng rể, còn năm cô khờ dại còn lại vì không chịu chuẩn bị sẵn sàng dầu nên đã không được vào dự tiệc cưới.
Chủ đề phải canh thức mà Chúa Giêsu rao giảng, rất dễ hiểu với dân tộc Do Thái vì được đề cập đến trong một viễn tượng quốc gia Israel luôn bị bị các Đế Quốc áp bức như chúng ta thấy suốt trong lịch sử Dân Tộc Do Thái bị xâm lược, bị lưu đày và có khi bi đát vô tổ quốc phân tán khắp thế giới… Nên đối với dân tộc Do Thái nói chung, tỉnh thức đối diện với cuộc sống là việc phải làm đối diện sống còn với cuộc sống riêng với cuộc sống cộng đồng quốc gia.
Chúa Giêsu minh họa cho giáo lý tỉnh thức bằng Dụ ngôn người chủ đi xa (Mc 34) ông chủ đi phương xa, “để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ” và “chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức”. Ngày trở về của ông chủ không ai biết trước : Ông có thể về bất cứ lúc nào. Chính vì thế buộc người giữ cửa phải canh thức liên tục. Không biết giờ nào có thể xa và cũng có thể gần, nên các gia nhân luôn phải thức tỉnh với các công việc của nhà và sinh lợi cho chủ. Các môn đệ của Đức Giêsu vừa là “các gia nhân” vừa là “người giữ cửa”; họ phải vừa làm việc vừa canh thức.
Nhấn mạnh “khi nào chủ nhà đến” vào “Thời ấy” chính là lúc chủ nhà trở về, tức ngày Quang Lâm của Đức Giêsu. Các môn đệ của Đức Giêsu đang ở trong “đêm”, nhưng họ không được “ngủ”, vẫn sinh hoạt bởi vì ông chủ có thể về ngay trong đêm nay. Cho nên các môn đệ phải canh thức vì khi ông chủ trở về thay đổi mọi sự, người môn đệ của Chúa “làm việc” và “cùng làm việc” trong thức tỉnh. Trong hiện tại, khi người môn đệ thức tỉnh và làm việc là Đức Giêsu đang hành động trong thế giới để đưa đến một nhân loại mới. Người lôi kéo con người cùng thức tỉnh làm việc cùng với Ngài, làm cho họ thành những đầy tớ phục vụ hoạt động của Ngài… làm cho thế giới trù phú sinh hoa trái cho chính con người, và hoa trái dâng lên Thiên Chúa như là những hoa quả do sự thức tỉnh.
Bước vào mùa vọng chúng ta được mời gọi sống giáo huấn của Đức Giêsu : sẵn sàng thức tỉnh chờ đón Chúa, chúng ta gọi là canh thức:
• Theo tác giả Lohmeyer canh thức là: “Đời sống của người đạo đức không diễn tiến trong những trạng thái thiu thiu ngủ, những giấc mơ và những đam mê, nhưng trong nỗ lực dấn thân luôn luôn chăm chú và điều độ của con tim nhân loại”. Thật thế, chăm chú điều độ con tim nhân loại luôn hướng về Chúa đến và nỗ lực canh tân làm việc với tất cả tấm lòng cho Chúa và cho anh em.
• Tác giả Schweizer nhận định thêm canh thức là luôn mang “thái độ trong đó con người luôn luôn chờ đợi với tinh thần trách nhiệm Đức Chúa đến và không để mình bị sao nhãng trong thái độ sẵn sàng thường hằng này đối với Ngài bởi bất cứ điều gì”. Có nghĩa là dấn thân trong chính cuộc sống hằng ngày có trách nhiệm ở công sở, xã hội và trong gia đình.
Chính vì lẽ đó ngươi sống canh thức là:
Biết sống là biết chờ đợi
Chờ đợi làm nên cuộc sống
(‘Manna’)
Như tâm tình Thi sĩ Tagore với cuộc sống:
”Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui.
Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận.
Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.
Cho nên, chúng ta bước vào Mùa Vọng, cùng với Giáo hội sống một Mùa Vọng mới, thức tỉnh cầm đèn sáng trong tay ra đón Chúa với lời khấn nguyện thật thiết tha:
Maranatha, Lạy Chúa, xin hãy đến!
(Kh 22,20).
Lm Vinh Sơn scj
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích tại sao ngài không dùng từ “Rohingya” ở Miến Điện
Đặng Tự Do
09:52 03/12/2017
Đức Thánh Cha nói với các phóng viên trên chuyến bay từ Dhaka, Bangladesh, trở về Rôma rằng: "Nếu tôi dùng từ này, các cánh cửa sẽ đóng lại".
Ngài đã dành gần một giờ để trả lời các câu hỏi của các phóng viên sau chuyến đi 6 ngày tới Miến Điện và Bangladesh, nhưng yêu cầu rằng các câu hỏi nên tập trung về chuyến đi hơn là các chủ đề khác.
Trong các bài diễn văn ở Miến Điện, Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại nhiều lần nghĩa vụ bảo vệ sự sống và nhân quyền của tất cả mọi người. Nhưng ngài không đề cập cụ thể đến Rohingya, một nhóm Hồi giáo thiểu số tại bang Rakhine mà Liên Hiệp Quốc báo động là đang bị thanh lọc sắc tộc một cách có hệ thống. Quân đội Miến Điện, tuyên bố rằng họ đang tấn công vào các chiến binh thánh chiến, nhưng Liên Hiệp Quốc và các nhóm nhân quyền trên thế giới đều cả quyết họ đã và đang phạm vào tội ác thanh lọc sắc tộc.
Chỉ từ tháng Tám đến nay, hơn 620,000 người Rohingya đã chạy trốn qua biên giới Bangladesh và sống chen chúc cùng hàng trăm ngàn người khác đã sống trong các trại tị nạn ở đó.
Đối với chính phủ Miến Điện, người Rohingya không tồn tại; thay vào đó họ được coi là các di dân không có giấy tờ.
Đức Thánh Cha nói với các phóng viên:
"Tôi biết rằng nếu, trong một bài phát biểu chính thức, tôi sử dụng từ này, thì họ sẽ đóng sầm các cánh cửa lại trước mặt tôi". Tuy nhiên, "tôi công khai mô tả tình hình và tôi đã có thể đi xa hơn nữa trong các cuộc họp riêng" với các quan chức chính phủ.
"Tôi rất, rất hài lòng với các cuộc họp," Đức Giáo Hoàng nói. "Tôi đã nói được tất cả những gì tôi muốn nói."
Đức Thánh Cha nói tiếp: Đúng là, "Tôi không có được hứng thú" khi có thể đưa ra "một lời tố cáo công khai, nhưng tôi hài lòng về các cuộc đối thoại, cho phép người kia nói và, theo cách đó, thông điệp đã được chuyển tải".
Cuối cùng việc có thể gặp được một số người tị nạn Rohingya ở Bangladesh là một khoảnh khắc cảm xúc đối với Đức Thánh Cha.
Chính quyền Bangladesh đã sắp xếp cho 16 người tị nạn đến Dhaka từ tỉnh Cox's Bazar, nơi có các trại tị nạn lớn, để họ có thể tham gia với các nhà lãnh đạo tôn giáo trong một cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha nhằm củng cố hòa bình.
Những người tị nạn đã phải di chuyển rất xa và đã trải qua quá nhiều những bi kịch trong đời nên Đức Thánh Cha nói ngài không thể chỉ bắt tay họ và thầm thì mấy câu an ủi như một số nhà tổ chức sự kiện này đã hoạch định.
Đức Thánh Cha đã có một vài phút với mỗi người, lắng nghe câu chuyện của họ với sự giúp đỡ của một thông dịch viên, nắm tay họ và nhìn vào mắt họ.
"Tôi đã khóc, nhưng cố giấu nó," Đức Giáo Hoàng nói với các phóng viên. "Họ cũng khóc."
Thật là cảm động khi lắng nghe họ và "Tôi không thể để họ bỏ đi mà không nói gì cả" với họ. Vì vậy, ngài yêu cầu người ta trao cho ngài một micrô và ngài nói về phẩm giá của Thiên Chúa ban cho họ và nghĩa vụ của các tín hữu của tất cả các tôn giáo phải đứng lên bênh vực cho họ như những người anh chị em. Ngài cũng xin lỗi vì tất cả những gì họ đã chịu đựng.
Đức Giáo Hoàng đã từ chối cung cấp cho các phóng viên những chi tiết về những cuộc gặp riêng tư của ngài với các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo quân sự ở Miến Điện, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc gặp gỡ đã được đánh dấu bởi những "cuộc đối thoại văn minh" và ngài đã có thể đưa ra những điểm được xem là quan trọng đối với mình.
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha ngày 3-12-2017
LM. Trần Đức Anh OP
11:02 03/12/2017
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3-12-2017, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa Mùa Vọng và ngài cám ơn mọi người đã đồng hành với ngài qua kinh nguyện trong cuộc viếng thăm vừa qua tại Myanmar và Bangladesh.
ĐTC đã về Roma bằng an đêm thứ bẩy, 2-12-2017 sau 6 ngày viếng thăm mục vụ tại Myanmar và Bangladesh. Sáng hôm qua, theo thói quen, ngài đã đến Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để dâng hoa trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và cảm tạ Mẹ Thiên Chúa vì đã phù hộ trong cuộc viếng thăm ngài mới thực hiện.
Đúng 12 giờ trưa Chúa Nhật 3-12-2017, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ căn hộ Giáo Hoàng ở dinh tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 30 ngàn tín hữu và khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Bài huấn dụ
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn về ý nghĩa mùa vọng mới bắt đầu, mùa chuẩn bị đón Chúa đến gặp gỡ chúng ta, đồng thời mời gọi các tín hữu hãy chú ý và tỉnh thức, để không còn vị lạc hướng trong những tội lỗi và những bất trung của chúng ta và để Chúa tràn vào cuộc sống chúng ta. ĐTC nói:
”Hôm nay chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Vọng, với đích điểm là lễ Giáng Sinh. Mùa vọng là mùa được ban cho chúng ta để đón Chúa đến gặp chúng ta, và cũng để kiểm chứng ước muốn của chúng ta đối với Thiên Chúa, để nhìn về đằng trước và chuẩn bị đón Chúa Kitô trở lại. Chúa sẽ trở lại với chúng ta trong lễ Giáng Sinh, khi chúng ta tưởng niệm việc Chúa đến trong sự khiêm hạ của thân phận loài người; nhưng Ngài cũng đến trong chúng ta mỗi khi chúng ta sẵn sàng đón tiếp Chúa, và Ngài sẽ trở lại vào thời tận thế để ”phán xét kẻ sống và người chết”. Vì thế chúng ta phải luôn tỉnh thức và chờ đợi Chúa với hy vọng được gặp Ngài. Phụng vụ hôm nay dẫn chúng ta vào đề tài đầy xúc tích về sự tỉnh thức và chờ đợi.
”Trong Tin Mừng (Xc Mc 13,33-37), Chúa Giêsu khuyên nhủ chúng ta hãy chú ý và tỉnh thức, để sẵn sàng đón tiếp Chúa khi Ngài trở lại. Chúa nói với chúng ta: ”Các con hãy chú ý, hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào [...]; Hãy làm sao để khi đến bất chợt, Chúa không thấy các con đang ngủ” (vv.33-36).
Người nào biết chú ý là người, giữa những ồn ào huyên náo của thế giới, không để cho mình bị đảo lộn vì sự chia trí và hời hợt, nhưng sống trọn vẹn và ý thức, quan tâm đặc biệt tới tha nhân. Với thái độ này, chúng ta ý thức những nước mắt và những nhu cầu của tha nhân và chúng ta cũng có thể đón nhận những khả năng và năng khiếu nhân bản và thiêng liêng của họ. Người chăm chú cũng hướng về thế giới, tìm cách chống lại thái độ dửng dưng và sự tàn bạo trong đó, và vui mừng vì những kho tàng đẹp đẽ cũng hiện diện trong thế giới và cần bảo tồn chúng. Vấn đề ở đây là có cái nhìn cảm thông để nhận ra những lầm than và nghèo đói của cá nhân và xã hôi, cũng như những sự phong phú tiềm ẩn trong những sự việc bé nhỏ thường nhật, chính tại nơi Chúa đặt để chúng ta”.
”Người tỉnh thức là người đón nhận lời mời gọi tỉnh thức, nghĩa là không để cho mình bị ngộp vì giấc ngủ của sự nản chí, thiếu hy vọng, thất vọng; và đồng thời đẩy lui những quyến rũ của bao nhiêu điều phù vân từ thế giới trào lên và nhiều khi người ta hy sinh thời giờ và sự thanh thản của bản thân và gia đình vì chúng. Đó là kinh nghiệm đau thương của dân Israel, được ngôn sứ Isaia kể lại: Thiên Chúa dường như để cho dân Ngài lang thang xa lìa những con đường của Ngài (Xc 63,17), nhưng đó là hậu quả của sự bất trung của chính dân Chúa (Xc 64,4b). Cả chúng ta cũng thường ở trong tình trạng bất trung đối với tiếng gọi của Chúa: Chúa chỉ cho chúng ta con đường tốt, con đường đức tin, con đường tình thương, nhưng chúng ta lại tìm kiếm hạnh phúc cho mình ở nơi khác”.
”Chú ý và tỉnh thức, đó là những điều kiện cần có để khỏi tiếp tục lang thang xa rời những con đường của Chúa”, lạc hướng trong những tội lỗi và bất trung của chúng ta; đó là những điều kiện để Chúa tràn vào cuộc sống của chúng ta, hầu trả lại cho nó ý nghĩa và giá trị nhờ sự hiện diện đầy lòng từ nhân và dịu dàng của Chúa. Xin Mẹ Maria rất thánh, mẫu gương về sự chờ đợi Thiên Chúa và là hình ảnh sự tỉnh thức, hướng dẫn chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Con của Mẹ, bằng cách làm cho tình yêu của chúng ta đối với Chúa được sinh động”.
Cám ơn và chào thăm
Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC nói: ”Đêm hôm qua, tôi đã trở về sau cuộc tông du ở Myanmar và Bangladesh. Tôi cám ơn những người đã đồng hành với tôi bằng kinh nguyện và mời gọi họ hiệp với tôi cảm tạ Chúa, Đấng đã cho tôi được gặp các dân tộc ấy, đặc biệt là các cộng đồng Công Giáo, và được cảm kích vì chứng tá của họ. Nơi tâm trí tôi còn ký ức về bao nhiêu khuôn mặt bị thử thách vì cuộc đời, nhưng cao quí vá tươi cười. Tôi mang tất cả họ trong trái tim và trong kinh nguyện. Tôi cám ơn nhân dân Myanmar và Bangladesh thật nhiều!
”Tôi cũng đặc biệt nhớ đến trong kinh nguyện nhân dân Honduras, để họ vượt thắng tình trạng khó khăn hiện nay bằng đường lối ôn hòa”.
Quốc gia này đang ở trong tình trạng căng thẳng sau cuộc bầu cử tổng thống hôm 26-11 vừa qua. Lãnh tụ phe đối lập Salvador Nasralla tuyên bố kết quả cuộc bầu cử nếu tổng thống Juan Orlando Hernandez được nhìn nhận là người thắng cử. Theo tòa án tuyển cử, tổng thống Hernandez được 42,9% số phiếu và ông Nasralla được 41,4%, chỉ cách nhau 0,5%.
ĐTC đã về Roma bằng an đêm thứ bẩy, 2-12-2017 sau 6 ngày viếng thăm mục vụ tại Myanmar và Bangladesh. Sáng hôm qua, theo thói quen, ngài đã đến Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để dâng hoa trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và cảm tạ Mẹ Thiên Chúa vì đã phù hộ trong cuộc viếng thăm ngài mới thực hiện.
Đúng 12 giờ trưa Chúa Nhật 3-12-2017, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ căn hộ Giáo Hoàng ở dinh tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 30 ngàn tín hữu và khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Bài huấn dụ
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn về ý nghĩa mùa vọng mới bắt đầu, mùa chuẩn bị đón Chúa đến gặp gỡ chúng ta, đồng thời mời gọi các tín hữu hãy chú ý và tỉnh thức, để không còn vị lạc hướng trong những tội lỗi và những bất trung của chúng ta và để Chúa tràn vào cuộc sống chúng ta. ĐTC nói:
”Hôm nay chúng ta bắt đầu hành trình Mùa Vọng, với đích điểm là lễ Giáng Sinh. Mùa vọng là mùa được ban cho chúng ta để đón Chúa đến gặp chúng ta, và cũng để kiểm chứng ước muốn của chúng ta đối với Thiên Chúa, để nhìn về đằng trước và chuẩn bị đón Chúa Kitô trở lại. Chúa sẽ trở lại với chúng ta trong lễ Giáng Sinh, khi chúng ta tưởng niệm việc Chúa đến trong sự khiêm hạ của thân phận loài người; nhưng Ngài cũng đến trong chúng ta mỗi khi chúng ta sẵn sàng đón tiếp Chúa, và Ngài sẽ trở lại vào thời tận thế để ”phán xét kẻ sống và người chết”. Vì thế chúng ta phải luôn tỉnh thức và chờ đợi Chúa với hy vọng được gặp Ngài. Phụng vụ hôm nay dẫn chúng ta vào đề tài đầy xúc tích về sự tỉnh thức và chờ đợi.
”Trong Tin Mừng (Xc Mc 13,33-37), Chúa Giêsu khuyên nhủ chúng ta hãy chú ý và tỉnh thức, để sẵn sàng đón tiếp Chúa khi Ngài trở lại. Chúa nói với chúng ta: ”Các con hãy chú ý, hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào [...]; Hãy làm sao để khi đến bất chợt, Chúa không thấy các con đang ngủ” (vv.33-36).
Người nào biết chú ý là người, giữa những ồn ào huyên náo của thế giới, không để cho mình bị đảo lộn vì sự chia trí và hời hợt, nhưng sống trọn vẹn và ý thức, quan tâm đặc biệt tới tha nhân. Với thái độ này, chúng ta ý thức những nước mắt và những nhu cầu của tha nhân và chúng ta cũng có thể đón nhận những khả năng và năng khiếu nhân bản và thiêng liêng của họ. Người chăm chú cũng hướng về thế giới, tìm cách chống lại thái độ dửng dưng và sự tàn bạo trong đó, và vui mừng vì những kho tàng đẹp đẽ cũng hiện diện trong thế giới và cần bảo tồn chúng. Vấn đề ở đây là có cái nhìn cảm thông để nhận ra những lầm than và nghèo đói của cá nhân và xã hôi, cũng như những sự phong phú tiềm ẩn trong những sự việc bé nhỏ thường nhật, chính tại nơi Chúa đặt để chúng ta”.
”Người tỉnh thức là người đón nhận lời mời gọi tỉnh thức, nghĩa là không để cho mình bị ngộp vì giấc ngủ của sự nản chí, thiếu hy vọng, thất vọng; và đồng thời đẩy lui những quyến rũ của bao nhiêu điều phù vân từ thế giới trào lên và nhiều khi người ta hy sinh thời giờ và sự thanh thản của bản thân và gia đình vì chúng. Đó là kinh nghiệm đau thương của dân Israel, được ngôn sứ Isaia kể lại: Thiên Chúa dường như để cho dân Ngài lang thang xa lìa những con đường của Ngài (Xc 63,17), nhưng đó là hậu quả của sự bất trung của chính dân Chúa (Xc 64,4b). Cả chúng ta cũng thường ở trong tình trạng bất trung đối với tiếng gọi của Chúa: Chúa chỉ cho chúng ta con đường tốt, con đường đức tin, con đường tình thương, nhưng chúng ta lại tìm kiếm hạnh phúc cho mình ở nơi khác”.
”Chú ý và tỉnh thức, đó là những điều kiện cần có để khỏi tiếp tục lang thang xa rời những con đường của Chúa”, lạc hướng trong những tội lỗi và bất trung của chúng ta; đó là những điều kiện để Chúa tràn vào cuộc sống của chúng ta, hầu trả lại cho nó ý nghĩa và giá trị nhờ sự hiện diện đầy lòng từ nhân và dịu dàng của Chúa. Xin Mẹ Maria rất thánh, mẫu gương về sự chờ đợi Thiên Chúa và là hình ảnh sự tỉnh thức, hướng dẫn chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Con của Mẹ, bằng cách làm cho tình yêu của chúng ta đối với Chúa được sinh động”.
Cám ơn và chào thăm
Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC nói: ”Đêm hôm qua, tôi đã trở về sau cuộc tông du ở Myanmar và Bangladesh. Tôi cám ơn những người đã đồng hành với tôi bằng kinh nguyện và mời gọi họ hiệp với tôi cảm tạ Chúa, Đấng đã cho tôi được gặp các dân tộc ấy, đặc biệt là các cộng đồng Công Giáo, và được cảm kích vì chứng tá của họ. Nơi tâm trí tôi còn ký ức về bao nhiêu khuôn mặt bị thử thách vì cuộc đời, nhưng cao quí vá tươi cười. Tôi mang tất cả họ trong trái tim và trong kinh nguyện. Tôi cám ơn nhân dân Myanmar và Bangladesh thật nhiều!
”Tôi cũng đặc biệt nhớ đến trong kinh nguyện nhân dân Honduras, để họ vượt thắng tình trạng khó khăn hiện nay bằng đường lối ôn hòa”.
Quốc gia này đang ở trong tình trạng căng thẳng sau cuộc bầu cử tổng thống hôm 26-11 vừa qua. Lãnh tụ phe đối lập Salvador Nasralla tuyên bố kết quả cuộc bầu cử nếu tổng thống Juan Orlando Hernandez được nhìn nhận là người thắng cử. Theo tòa án tuyển cử, tổng thống Hernandez được 42,9% số phiếu và ông Nasralla được 41,4%, chỉ cách nhau 0,5%.
Đức Phanxicô trả lời báo chí trên đường từ Bangladesh trở về Rôma
Vũ Văn An
18:01 03/12/2017
Theo tin của Crux, trên đường từ Bangladesh trở về Rôma, Đức Phanxicô đã dành chừng 1 tiếng đồng hồ để trả lời các câu hỏi của các nhà báo tháp tùng.
Dĩ nhiên, câu hỏi đầu tiên là liệu ngài có hối tiếc khi không sử dụng danh xưng Rohingya tại Miến Điện. Trả lời, ngài cho hay: dĩ nhiên ngài không thoải mái lắm khi không sử dụng danh xưng ấy tại Miến Điện, nhưng sứ điệp về họ thì ngài đã truyền được một cách không những đầy đủ mà còn rõ ràng nữa. Điều quan trọng, là có dịp lắng nghe và đối thoại. Đối thoại, xét cho cùng, bao giờ cũng là một chiến thắng! Nó mở được mọi cánh cửa. Ngài vẫn ở thế thượng phong!
Và mặc dù ngài yêu cầu các nhà báo chỉ hỏi những điều liên quan tới chuyến đi, vẫn có hai ngoại lệ: đó là 1 câu hỏi về gián chỉ hạch nhân và 1 câu về khả thể chuyến tông du Ấn Độ.
Về vấn đề gián chỉ hạch nhân, Đức Phanxicô nói rằng theo ý kiến của ngài, “chúng ta đã tới giới hạn của những gì được phép” khi nói tới việc sở hữu và sử dụng vũ khí hạch nhân.
Đức Phanxicô được hỏi về một diễn từ ngài đọc cách nay 1 tháng, tại một hội nghị về giải giới hạch nhân do Vatican tổ chức, và hội nghị này bao gồm nhiều nhà lãnh giải Nobel Hòa Bình và đại diện của một số cường quốc hạch nhân, trong đó có Hoa Kỳ và Nga.
Dịp đó, Đức Phanxicô nói rằng vũ khí hạch nhân không những vô luân mà “còn phải bị coi là phương tiện bất hợp pháp của chiến tranh”.
Câu hỏi đặt ra với ngài tương phản lời ngài với những gì Đức Gioan Phaolô II viết năm 1982, trong một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc: “Trong các điều kiện hiện thời, ‘gián chỉ’ dựa trên cân bằng, chắc chắn không như một cùng đích tự tại nhưng như một bước trên con đường tiến tới giải giới từ từ, vẫn có thể được phán kết là chấp nhận được về phương diện luân lý”.
Đức Phanxicô được hỏi liệu có điều gì trong tình hình hoàn cầu hiện nay, nhất là các đe dọa và lăng mạ trao đổi giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, khiến phải có sự thay đổi lập trường chăng.
Đức Phanxicô trả lời: “Tính phi lý đã thay đổi từ thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói điều ấy, nhiều năm đã trôi qua”.
Ngài cho hay: trong các năm trên, các vũ khí hạch nhân đã phát triển đến độ con người có thể bị sát hại trong khi hạ tầng cơ sở vẫn nguyên vẹn.
Ngài nói tiếp: “Ngày nay, với kho hạch nhân tân tiến như thế, chúng ta có nguy cơ tiêu diệt nhân loại hay ít nhất, một phần nhân loại”.
Đức Phanxicô nói ngài tự hỏi ngài câu hỏi, “không như một huấn quyền giáo hoàng, nhưng như một vị giáo hoàng hỏi một câu hỏi” rằng liệu có được phép tiếp tục có các kho hạch nhân như hiện nay hay liệu “để cứu sáng thế, để cứu nhân loại, há không cần thiết phải lùi bước hay sao”.
Sau khi đề cập tới sức mạnh hạch nhân, cho hay khó có thể kiểm soát nó “hãy nghĩ tới tai nạn ở Ukraine”, ngài nhấn mạnh rằng ngài tin thế giới đang ở tận cùng điều được phép, “vì các vũ khí này nhằm đánh bại bằng cách tiêu diệt”.
Người ta hẳn còn nhớ, lời tuyên bố của Đức Phanxicô hồi tháng 11 là dựa vào lời kêu gọi của Đức Bênêđíctô XVI, là vị giáo hoàng, trong thông điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình năm 2006, đã viết về các chính phủ chỉ biết dựa vào vũ khí hạch nhân để bảo đảm an ninh cho đất nước họ: Ngài gọi thái độ này không những “tai quái mà còn hoàn toàn sai lầm” nữa.
Nhắc lại lời kết án việc sở hữu vũ khí hạch nhân của Công Đồng Vatican II và của Thông Điệp Pacem in Terris của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô XVI viết rằng “Chân lý hòa bình đòi mọi chính phủ, bất luận các chính phủ đã công khai hay bí mật sở hữu vũ khí hạch nhân, hay các chính phủ đang dự tính có được chúng, phải thoả thuận thay đổi đường lối bằng các quyết định rõ ràng và cương quyết, và cố gắng đạt được sự giải giới tiệm tiến và đồng bộ”.
Vả lại, lập trường chính thức của Tòa Thánh về gián chỉ hạch nhân đã được minh xác năm 2014, khi Tòa Thánh cho công bố một văn kiện tựa là “Giải Giới Hạch Nhân: Thời để Bãi Bỏ” trong khuôn khổ Hội Nghị Vienna về Tác Động Nhân Đạo của Vũ Khí Hạch Nhân. Trong văn kiện này, Giáo Hội quả quyết rằng “không thể giả thiết rằng hệ thống vũ khí hạch nhân là một chính sách được xây dựng vững chắc trên cơ sở luân lý”.
Về chuyến đi Ấn Độ, Đức Phanxicô nói rằng vì thủ tục hành chánh cần thiết để một cuộc tông du diễn ra kéo dài quá lâu, mà thời gian thì có hạn. Ngài nói: “Cũng là do Chúa quan phòng. Để viếng Ấn Độ, qúy vị cần cả một chuyến tông du. Qúy vị phải tới miền nam, miền trung, miền bắc, miền đông, vì các nền văn hóa đa dạng của nước này. Tôi hy vọng có thể tới đó năm 2018”.
Như thường lệ khi nói tới kế hoạch tương lai, ngài thêm: “Nếu tôi còn sống”.
Trở lại Miến Điện, có người hỏi về những chỉ trích gần đây của cộng đồng quốc tế đối với bà Aung San Suu Kyi, người hiện đứng đầu chính phủ dân cử đầu tiên của Miến Điện sau 60 năm chế độ quân phiệt, Đức Phanxicô cho hay ngài có nghe lời chỉ trích này. Tuy nhiên, theo ngài, ở Myanmar, khó mà lượng giá một lời chỉ trích mà không hỏi thực tiễn ra mình nên mong đợi những gì.
Đức Phanxicô cho rằng “tình hình Myanmar là một tình hình đang lớn mạnh về chính trị, đang chuyển tiếp, vốn có nhiều giá rị lịch sử và văn hóa, nhưng đang chuyển tiếp. Các khả thể [hành động] cần được lượng giá trong viễn tượng này”.
Ngoài quyết định không dùng danh xưng Rohingya ra, cũng có vấn đề ngài gặp Tướng Min Aung Hlaing, hôm thứ Hai, ngay sau khi đặt chân lên Miến Điện. Cuộc gặp gỡ này vào phút chót vốn đã được thêm vào chương trình chuyến tông du. Điều đáng nói là thoạt đầu, nó được dự tính diễn ra ngày cuối cùng Đức Phanxicô thăm Miến Điện. Việc đưa nó lên hôm thứ Hai được báo chí địa phương giải thích rằng quân đội muốn chứng tỏ cho mọi người biết họ mới là người điều khiển quốc gia.
Nhưng theo Đức Phanxicô, sự thay đổi trên là vì Tướng Hlaing bận đi Trung Quốc.
Nói về chính cuộc gặp gỡ, Đức Phanxicô cho rằng “tôi lưu ý tới đối thoại, và họ đến với tôi”. Và một khi sứ điệp của ngài đã được nói ra, ngài “dám nói mọi điều tôi muốn nói”, vì ý thức rằng ở Myanmar, tiến tới là điều phức tạp nhưng lùi bước cũng không dễ, bởi “lương tâm nhân loại” đã được đánh thức khi Liên Hiệp Quốc chính thức coi người Rohingya là nhóm sắc tộc và tôn giáo bị bách hại hơn hết.
Đức Phanxicô nói thêm về cuộc gặp gỡ với Tướng Hlaing: “Ông ấy yêu cầu nói chuyện, tôi hoan nghinh ông ấy. Tôi không bao giờ đóng kín cửa. Qúy vị yêu cầu nói chuyện, xin qúy vị tới. Chẳng có điều gì mất mát khi nói chuyện, nó luôn là một chiến thắng”.
Ngài từ khước không cho biết chi tiết cuộc gặp gỡ, vì đây là một cuộc đàm thọai tư riêng, nhưng ngài cho hay: “tôi không mang sự thật ra thương thảo. Nhưng tôi làm thế một cách để thấy rõ ràng rằng đi lùi trở lại con đường quá khứ là điều không nên”.
Quá khứ đây chính là nền độc tài quân phiệt, một nền độc tài có thể tái xuất giang hồ bất cứ lúc nào, vì hiến pháp Miên Điện, do quân đội oạn thảo năm 2008, đã dự liệu điều này trong trường hợp chính phủ dân chủ “gặp khủng hoảng”.
Dĩ nhiên, câu hỏi đầu tiên là liệu ngài có hối tiếc khi không sử dụng danh xưng Rohingya tại Miến Điện. Trả lời, ngài cho hay: dĩ nhiên ngài không thoải mái lắm khi không sử dụng danh xưng ấy tại Miến Điện, nhưng sứ điệp về họ thì ngài đã truyền được một cách không những đầy đủ mà còn rõ ràng nữa. Điều quan trọng, là có dịp lắng nghe và đối thoại. Đối thoại, xét cho cùng, bao giờ cũng là một chiến thắng! Nó mở được mọi cánh cửa. Ngài vẫn ở thế thượng phong!
Và mặc dù ngài yêu cầu các nhà báo chỉ hỏi những điều liên quan tới chuyến đi, vẫn có hai ngoại lệ: đó là 1 câu hỏi về gián chỉ hạch nhân và 1 câu về khả thể chuyến tông du Ấn Độ.
Về vấn đề gián chỉ hạch nhân, Đức Phanxicô nói rằng theo ý kiến của ngài, “chúng ta đã tới giới hạn của những gì được phép” khi nói tới việc sở hữu và sử dụng vũ khí hạch nhân.
Đức Phanxicô được hỏi về một diễn từ ngài đọc cách nay 1 tháng, tại một hội nghị về giải giới hạch nhân do Vatican tổ chức, và hội nghị này bao gồm nhiều nhà lãnh giải Nobel Hòa Bình và đại diện của một số cường quốc hạch nhân, trong đó có Hoa Kỳ và Nga.
Dịp đó, Đức Phanxicô nói rằng vũ khí hạch nhân không những vô luân mà “còn phải bị coi là phương tiện bất hợp pháp của chiến tranh”.
Câu hỏi đặt ra với ngài tương phản lời ngài với những gì Đức Gioan Phaolô II viết năm 1982, trong một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc: “Trong các điều kiện hiện thời, ‘gián chỉ’ dựa trên cân bằng, chắc chắn không như một cùng đích tự tại nhưng như một bước trên con đường tiến tới giải giới từ từ, vẫn có thể được phán kết là chấp nhận được về phương diện luân lý”.
Đức Phanxicô được hỏi liệu có điều gì trong tình hình hoàn cầu hiện nay, nhất là các đe dọa và lăng mạ trao đổi giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, khiến phải có sự thay đổi lập trường chăng.
Đức Phanxicô trả lời: “Tính phi lý đã thay đổi từ thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói điều ấy, nhiều năm đã trôi qua”.
Ngài cho hay: trong các năm trên, các vũ khí hạch nhân đã phát triển đến độ con người có thể bị sát hại trong khi hạ tầng cơ sở vẫn nguyên vẹn.
Ngài nói tiếp: “Ngày nay, với kho hạch nhân tân tiến như thế, chúng ta có nguy cơ tiêu diệt nhân loại hay ít nhất, một phần nhân loại”.
Đức Phanxicô nói ngài tự hỏi ngài câu hỏi, “không như một huấn quyền giáo hoàng, nhưng như một vị giáo hoàng hỏi một câu hỏi” rằng liệu có được phép tiếp tục có các kho hạch nhân như hiện nay hay liệu “để cứu sáng thế, để cứu nhân loại, há không cần thiết phải lùi bước hay sao”.
Sau khi đề cập tới sức mạnh hạch nhân, cho hay khó có thể kiểm soát nó “hãy nghĩ tới tai nạn ở Ukraine”, ngài nhấn mạnh rằng ngài tin thế giới đang ở tận cùng điều được phép, “vì các vũ khí này nhằm đánh bại bằng cách tiêu diệt”.
Người ta hẳn còn nhớ, lời tuyên bố của Đức Phanxicô hồi tháng 11 là dựa vào lời kêu gọi của Đức Bênêđíctô XVI, là vị giáo hoàng, trong thông điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình năm 2006, đã viết về các chính phủ chỉ biết dựa vào vũ khí hạch nhân để bảo đảm an ninh cho đất nước họ: Ngài gọi thái độ này không những “tai quái mà còn hoàn toàn sai lầm” nữa.
Nhắc lại lời kết án việc sở hữu vũ khí hạch nhân của Công Đồng Vatican II và của Thông Điệp Pacem in Terris của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô XVI viết rằng “Chân lý hòa bình đòi mọi chính phủ, bất luận các chính phủ đã công khai hay bí mật sở hữu vũ khí hạch nhân, hay các chính phủ đang dự tính có được chúng, phải thoả thuận thay đổi đường lối bằng các quyết định rõ ràng và cương quyết, và cố gắng đạt được sự giải giới tiệm tiến và đồng bộ”.
Vả lại, lập trường chính thức của Tòa Thánh về gián chỉ hạch nhân đã được minh xác năm 2014, khi Tòa Thánh cho công bố một văn kiện tựa là “Giải Giới Hạch Nhân: Thời để Bãi Bỏ” trong khuôn khổ Hội Nghị Vienna về Tác Động Nhân Đạo của Vũ Khí Hạch Nhân. Trong văn kiện này, Giáo Hội quả quyết rằng “không thể giả thiết rằng hệ thống vũ khí hạch nhân là một chính sách được xây dựng vững chắc trên cơ sở luân lý”.
Về chuyến đi Ấn Độ, Đức Phanxicô nói rằng vì thủ tục hành chánh cần thiết để một cuộc tông du diễn ra kéo dài quá lâu, mà thời gian thì có hạn. Ngài nói: “Cũng là do Chúa quan phòng. Để viếng Ấn Độ, qúy vị cần cả một chuyến tông du. Qúy vị phải tới miền nam, miền trung, miền bắc, miền đông, vì các nền văn hóa đa dạng của nước này. Tôi hy vọng có thể tới đó năm 2018”.
Như thường lệ khi nói tới kế hoạch tương lai, ngài thêm: “Nếu tôi còn sống”.
Trở lại Miến Điện, có người hỏi về những chỉ trích gần đây của cộng đồng quốc tế đối với bà Aung San Suu Kyi, người hiện đứng đầu chính phủ dân cử đầu tiên của Miến Điện sau 60 năm chế độ quân phiệt, Đức Phanxicô cho hay ngài có nghe lời chỉ trích này. Tuy nhiên, theo ngài, ở Myanmar, khó mà lượng giá một lời chỉ trích mà không hỏi thực tiễn ra mình nên mong đợi những gì.
Đức Phanxicô cho rằng “tình hình Myanmar là một tình hình đang lớn mạnh về chính trị, đang chuyển tiếp, vốn có nhiều giá rị lịch sử và văn hóa, nhưng đang chuyển tiếp. Các khả thể [hành động] cần được lượng giá trong viễn tượng này”.
Ngoài quyết định không dùng danh xưng Rohingya ra, cũng có vấn đề ngài gặp Tướng Min Aung Hlaing, hôm thứ Hai, ngay sau khi đặt chân lên Miến Điện. Cuộc gặp gỡ này vào phút chót vốn đã được thêm vào chương trình chuyến tông du. Điều đáng nói là thoạt đầu, nó được dự tính diễn ra ngày cuối cùng Đức Phanxicô thăm Miến Điện. Việc đưa nó lên hôm thứ Hai được báo chí địa phương giải thích rằng quân đội muốn chứng tỏ cho mọi người biết họ mới là người điều khiển quốc gia.
Nhưng theo Đức Phanxicô, sự thay đổi trên là vì Tướng Hlaing bận đi Trung Quốc.
Nói về chính cuộc gặp gỡ, Đức Phanxicô cho rằng “tôi lưu ý tới đối thoại, và họ đến với tôi”. Và một khi sứ điệp của ngài đã được nói ra, ngài “dám nói mọi điều tôi muốn nói”, vì ý thức rằng ở Myanmar, tiến tới là điều phức tạp nhưng lùi bước cũng không dễ, bởi “lương tâm nhân loại” đã được đánh thức khi Liên Hiệp Quốc chính thức coi người Rohingya là nhóm sắc tộc và tôn giáo bị bách hại hơn hết.
Đức Phanxicô nói thêm về cuộc gặp gỡ với Tướng Hlaing: “Ông ấy yêu cầu nói chuyện, tôi hoan nghinh ông ấy. Tôi không bao giờ đóng kín cửa. Qúy vị yêu cầu nói chuyện, xin qúy vị tới. Chẳng có điều gì mất mát khi nói chuyện, nó luôn là một chiến thắng”.
Ngài từ khước không cho biết chi tiết cuộc gặp gỡ, vì đây là một cuộc đàm thọai tư riêng, nhưng ngài cho hay: “tôi không mang sự thật ra thương thảo. Nhưng tôi làm thế một cách để thấy rõ ràng rằng đi lùi trở lại con đường quá khứ là điều không nên”.
Quá khứ đây chính là nền độc tài quân phiệt, một nền độc tài có thể tái xuất giang hồ bất cứ lúc nào, vì hiến pháp Miên Điện, do quân đội oạn thảo năm 2008, đã dự liệu điều này trong trường hợp chính phủ dân chủ “gặp khủng hoảng”.
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 04/12/2017: Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2018
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:17 03/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm 24 tháng 11, Sứ điệp của Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Hòa bình thế giới mùng 1 tháng 1 năm 2018 đã được công bố với chủ đề: “Di dân và tị nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình”.
Trong sứ điệp, sau khi nhắc đến sự kiện trên thế giới hiện có hơn 250 triệu người di cư và trong đó có 22 triệu rưỡi người tị nạn, Ðức Thánh Cha khẳng định rằng “cởi mở tâm hồn trước những đau khổ của tha nhân, điều này chưa đủ, còn phải làm sao để các anh chị em di dân và tị nạn có thể sống an bình trong một căn nhà an ninh”. Ngài nhìn nhận các chính quyền có nhiệm vụ thực thi nhân đức khôn ngoan thận trọng, biết đón nhận, thăng tiến, bảo vệ và hội nhập những người nhập cư, thiết lập các biện pháp thực hành... Chính quyền có trách nhiệm rõ ràng đối với các cộng đoàn của mình, đảm bảo các quyền lợi chính đáng và sự phát triển hòa hợp”.
Ðức Thánh Cha cũng phân tích những nguyên nhân tạo nên số người di cư và tị nạn đông đảo như ngày nay, và ngài mời gọi mọi người nhìn vấn đề này trong viễn tượng đức tin, tình liên đới và huynh đệ, ước muốn thiện ích, sự thật và công lý, nhìn nhận những khía cạnh tích cực của những người di dân và tị nạn. Ngài viết:
“Khi quan sát những người di dân và tị nạn, ta sẽ khám phá thấy họ không đến tay không: họ mang nhiều can đảm, khả năng, nghị lực và khát vọng, cùng với những kho tàng văn hóa nguyên quán, nhờ đó họ làm cho cuộc sống quốc gia đón nhận được thêm phong phú. Chúng ta cũng sẽ nhận thấy tinh thần sáng tạo, kiên trì, tinh thần hy sinh của bao nhiêu cá nhân, gia đình và cộng đoàn ở các nơi trên thế giới mở tâm lòng đố với những người di dân và tị nạn, kể cả tại những nơi không có nhiều tài nguyên”.
Ði vào cụ thể hơn, Sứ điệp của Ðức Thánh Cha đề nghị 4 hành động cần thực hiện đối với những người di dân và tị nạn, đó là: đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập.
- Việc đón tiếp đòi phải cấp thiết mở rộng khả thể cho người di dân và tị nạn được nhập cư hợp pháp, không đẩy đưa họ vào những nơi có bách hại và bạo lực, quân bình mối quan tâm về an ninh quốc gia với sự bảo vệ các quyền căn bản của con người.
- Việc bảo vệ nhắc nhớ nghĩa vụ nhìn nhận và bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của những người trốn chạy nguy hiểm, và tìm kiếm nơi ẩn náu, an ninh, ngăn cản sự bóc lộc họ.
- Việc thăng tiến có liên quan đến sự phát triển nhân bản toàn diện cho người di dân và tị nạn: ví dụ đảm bảo cho các trẻ em và người trẻ được giáo dục ở các cấp..
- Sau cùng, việc hội nhập giúp người di dân và tị nạn hoàn toàn được tham gia vào đời sống xã hội đón tiếp họ, làm cho nhau được thêm phong phú.
2. Các Giám mục kêu gọi dân chúng hãy kiên tâm và bình thản trước sự kiện nhà độc tài Mulgabe từ chức
Trước biến cố tổng thống nước Cộng Hòa Zimbabue là Ông Robert Mugabe từ chức, các Giám mục Công Giáo của đất nước này đã kêu gọi dân chúng hãy vì lợi ích của quốc gia mà kiên nhẫn và nỗ lực vãn hồi hòa bình trật tự theo Hiến pháp.
Trong một tuyên bố ngày 19/11 các giám mục Zimbabwe tuyên bố: “Giáo hội hết lòng cầu nguyện trong khi theo dõi các sự kiện căng thẳng đang xảy ra cho đất nước. Chúng tôi, các chủ chăn của khối người Công Giáo kêu mời mọi người công dân, các chiến binh của Lực lượng Quốc phòng Zimbabue và các chính trị gia hãy vì lợi ích chung của quốc gia mà quan tâm, không ngừng làm việc không mệt mỏi cho mục tiêu hòa bình của cuộc khủng hoảng hiện nay hầu nhanh chóng khôi phục hòa bình và bình thường hóa cuộc sống theo trật tự của Hiến pháp”.
Bức thư đã được các vị Giám mục sau đây ký: Đức cha Michael D. Bhasera của Giáo phận Masvingo và Gweru; Đức Tổng Giám Mục Robert C. Ndlovu của Harare và của Chinhoyi; Đức Tổng Giám Mục Alex Thomas của Bulawayo; Đức Giám Mục Albert Serrano của Hwange; Đức Giám Mục Paul Horan của Mutare; và Đức Giám Mục Rudolf Nyandoro của Gokwe.
Sau khi Tổng thống Mugabe sa thải phó chủ tịch Emmerson Mnangagwa cách đây hai tuần, hàng ngàn người đã biểu tình, xuống đường yêu cầu ông Mugabe từ chức. Sau đó Lực lượng quân đội Quốc gia Zimbabwe đã làm áp lực và cô lập ông trong tư gia như một cuộc đảo chính và đòi hỏi Tổng thống phải điều trần trước quốc dân. Trong cuộc điều trần đó, ông đã tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 21 tháng 11, sau 37 năm trị vì!
Các thành viên của Zanu-PF đã lên án Tổng thống Mugabe, để cho vợ ông là phu nhân Grace Mugabe, lạm quyền thay đổi hiến pháp và vi phạm hiến pháp trong các cuộc tranh cử.
Ông cũng bị cáo buộc là quản lý tài chánh đất nước một cách tồi tệ. Theo đài BBC, hiện nay mức sống của người dân trung bình ở Zimbabwe còn thấp hơn 15% so với nếp sống trước khi ông lên cầm quyền.
Theo đài BBC cho hay nhiều nghị sĩ đã nhảy múa trên sàn nghị viện khi nghe tin ông ta từ chức; còn dân chúng thì reo hò nhẩy múa trên các đường phố của thủ đô.
Thủ tướng Anh Theresa May đã gọi việc từ chức này là cơ hội cho Zimbabwe “thăng tiến trước những con đường khép kín độc đoán của ông Mugabe”.
Tổng thống Mugabe là người lãnh đạo lâu đời nhất thế giới, dù đã đạt tới 93 tuổi thọ. Ông đã nắm quyền hành từ năm 1980. Trong quá trình chuyển giao quyền lực và quản trị sắp tới, các giám mục Công Giáo đã khuyến khích tổ chức “các cuộc bầu cử, tham vấn vô vị lợi và công bằng”, đồng thời ưu tiên cho sự tôn trọng nhân quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế cho cuộc sống của nhân dân.
“Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người hãy kiềm chế và kiên nhẫn trong một thời điểm căng thẳng này; dân chúng cần tôn trọng luật pháp. Chúng tôi cũng nhắc nhở tất cả các nhà lãnh đạo chính trị, các phương tiện truyền thông, và toàn thể dân chúng đừng có những hành động quá khích hay bạo động xảy ra trong thời phút tiến hành các thủ tục xây dựng quốc gia đầy tế nhị và căng thẳng hiện nay. Hãy tiến về phía trước, các giám mục Zimbabue nhấn mạnh sự cần thiết phải có tòa án dân sự xét xử công minh những người đã gây ra thiệt hại cho đất nước, đồng thời cũng cầu nguyện cho một tương lai yên bình và thịnh vượng của đất nước”.
3. Khủng bố Hồi Giáo tung bích chương xúc phạm Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong một hành động đáng bị lên án mạnh mẽ, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tung ra một tấm bích chương mô tả Đức Giáo Hoàng bị chúng chặt đầu.
Hình ảnh mà chúng tôi quyết định không đưa lên, mô tả một tên thánh chiến Hồi Giáo. Y đứng đắc thắng trên thân thể của một tù nhân trong bộ quần áo màu da cam, trong khi vẫn giữ đầu của Đức Giáo Hoàng.
Tên khủng bố, đội một chiếc khăn màu trắng, đang đứng trước một số tòa nhà bị cháy rụi và phá hủy. Bên cạnh đầu của Đức Giáo Hoàng với hàng chữ “Jorge Mario Bergoglio”.
Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, gọi tắt là MEMRI, báo cáo rằng nhóm truyền thông Wafa, một cơ quan tuyên truyền có liên kết với bọn khủng bố Hồi Giáo IS, đã tung ra hình ảnh này. Tấm hình xuất hiện chỉ vài ngày sau khi bọn chúng tung ra một tấm bích chương mô tả một tên khủng bố đang lái xe lao vào Đền Thờ Thánh Phêrô, với những lời lẽ đe dọa một cuộc tấn công khủng bố tại Vatican vào dịp Giáng sinh năm nay.
Các nhà phân tích MEMRI cảnh báo rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS này có thể đang cố thúc đẩy các cuộc tấn công vào dịp Giáng Sinh của những “con sói đơn độc” ở châu Âu khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS nhìn nhận sự sụp đổ của chúng ở Iraq và Syria.
Tháng 12 năm ngoái, một tên khủng bố ISIS đã lái xe một tải tông vào một khu chợ Giáng sinh ở Berlin, giết chết 11 người và làm bị thương 56 người khác.
Vào ngày lễ các Thánh năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân của các vụ tấn công gần đây trên khắp thế giới. Ngài nói rằng: “Chúng ta cầu xin Chúa hóa cải con tim của những kẻ khủng bố và giải thoát thế giới khỏi hận thù và sự điên rồ giết người lạm dụng danh Chúa, đang gây ra tử vong tràn lan trên thế giới.”
4. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và những thị kiến về cuộc xâm lược của Hồi Giáo tại Âu Châu
Đức Gioan Phaolô II nổi tiếng là vị Giáo Hoàng thúc đẩy mạnh các cuộc đối thoại liên tôn giữa người Công Giáo và người Hồi giáo. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân vào một đền thờ Hồi giáo vào năm 2001.
Tuy nhiên, trong thông điệp Ecclesia in Europa (Giáo Hội tại Âu Châu), vào năm 2003, vị thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã viết rằng đối thoại với Hồi giáo “cần được tiến hành thận trọng, với những ý tưởng rõ ràng về những khả thể và những giới hạn, trong khi tin tưởng vững chắc vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho tất cả con cái của Người”.
Ngài cũng cho biết thêm: “Cần phải tính đến những dị biệt đáng kể giữa văn hoá châu Âu, nguồn gốc Kitô giáo sâu xa, và tư tưởng Hồi giáo.”
Trong bài St John Paul II ‘had vision of an Islamist invasion of Europe’ (Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có một thị kiến về một cuộc xâm lược của Hồi Giáo tại Âu Châu), tờ Catholic Herald cho biết, Đức Ông Mauro Longhi nói rằng vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã tiên đoán một 'vết thương chết người' cho Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có một cái nhìn tiên tri về “một cuộc xâm lược Hồi giáo vào châu Âu”, Đức Ông Mauro Longhi cả quyết.
Đức Ông Mauro Longhi, thường đi cùng với vị Giáo Hoàng Ba Lan trong những chuyến đi nghỉ hè trên các miền núi, nói rằng Thánh Gioan Phaolô là người có đặc sủng được thị kiến và “đàm thoại” với Đức Mẹ.
Đức Ông Mauro Longhi, linh mục Opus Dei, đã nhận xét như trên trong bài thuyết trình tại Tu Viện hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ ở Bienno, miền bắc nước Ý. Bài thuyết trình của ngài đã được đăng trên YouTube.
Trong một chuyến nghỉ hè vào năm 1992, vị Đức Ông Longhi nói, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có về một thị kiến bi quan về tương lai của Châu Âu.
“Đức Giáo Hoàng đã nói với tôi: ‘Tôi thấy Giáo Hội bị tổn thương bởi một vết thương chết người. Sâu sắc hơn, đau đớn hơn những gì đã xảy ra thiên niên kỷ này’, ám chỉ đến chế độ Cộng sản và Đức Quốc xã. Nó được gọi là Hồi Giáo hóa. Họ sẽ xâm chiếm châu Âu. Tôi đã nhìn thấy những đám đám đông đến từ phương Tây và phương Đông.”
Theo Đức Ông Mauro Longhi, vị Giáo Hoàng Ba Lan nói thêm: rằng “Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba, phải ngăn chặn cuộc xâm lăng này. Không phải với quân đội, vì quân đội không ăn thua gì, nhưng với đức tin, và một cuộc sống liêm chính”
Đức Ông Longhi đã đi cùng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong các chuyến đi bộ và trượt tuyết từ năm 1985. Ngài nói vị Giáo Hoàng Ba Lan thường rời khỏi Rôma trong một chiếc xe rẻ tiền, để không thu hút sự chú ý của công chúng, và ngài thường cư trú trong một nhà của Opus Dei ở vùng núi Abruzzo.
Vào ban đêm, Đức Giáo Hoàng thường quỳ gối trước nhà tạm bên trong nhà nguyện, nói chuyện “đôi khi rất sống động” với Chúa.
Đức Ông Longhi cũng nói rằng Đức Hồng Y Andrzej Deskur, một trong những người bạn thân của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, cho biết vị giáo hoàng có “đặc sủng được thị kiến với Chúa Giêsu và Mẹ Người”
5. Đức Thánh Cha bổ sung vào chương trình tông du cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo quân đội Miến Điện
Theo lời đề nghị của Đức Hồng Y Charles Bo, Đức Thánh Cha đã bổ sung thêm hai cuộc họp vào chuyến thăm viếng đất nước này. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các nhóm tôn giáo thiểu số; và thứ hai là cuộc gặp gỡ với tư lệnh quân đội Miến Điện, người nắm giữ quyền lực chính trị rất lớn tại quốc gia này.
Ông Greg Burke, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp các đại diện của các tôn giáo tại Miến Điện vào ngày 28 tháng Mười Một và gặp Tướng Min Aung Hlaing vào ngày hôm sau. Ông Burke cũng cho biết Thánh lễ dành cho công chúng ở Yangon vào ngày 29 tháng 11 sẽ bắt đầu sớm hơn một giờ so với kế hoạch ban đầu vì thời tiết quá nóng.
Khoảng 90 phần trăm dân số của Miến Điện theo Phật giáo Theravada, và theo dự kiến Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp với hội đồng tối cao Phật Giáo Miến Điện gọi tắt là Sangha vào lúc 16:15 chiều thứ Tư 30 tháng 11 tại chùa Kaba Aye. Nhưng Miến Điện cũng là quê hương của người Hồi giáo, người Ấn Giáo và những người theo các truyền thống Phật giáo khác, cũng như những người Tin Lành, là nhóm Kitô hữu vượt xa số người Công Giáo trong nước.
Quân đội ở Miến Điện, đặc biệt là tướng Min Aung Hlaing, đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt trong những chiến dịch chống lại người Rohingya. Quân đội Miến Điện luôn tuyên bố cuộc đàn áp của họ là một phản ứng đối với bạo động Hồi Giáo, nhưng Liên Hiệp Quốc nói rằng những cuộc đàn áp này là các phản ứng không cân xứng và chủ yếu là để thanh lọc sắc tộc.
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, người đề nghị Đức Giáo Hoàng gặp gỡ tướng Min Aung Hlaing, nói rằng ngài đề nghị Đức Thánh Cha không sử dụng từ “Rohingya” vì sợ sẽ có những căng thẳng từ phía những người Phật Giáo và những người theo chủ nghĩa dân tộc, cũng như từ quân đội Miến Điện.
Ông Burke nói với các phóng viên rằng họ sẽ phải lắng nghe những bài phát biểu của Đức Thánh Cha để xem ngài có chấp nhận đề nghị đó hay không.
Ông Burke nói thêm là đại diện của hàng trăm nghìn người tị nạn Rohingya đang sống ở Bangladesh sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 1 tháng 12 tại Dhaka trong một cuộc họp liên tôn và đại kết vì hòa bình.
6. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Latvia, Lithuania và Estonia
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Latvia, Lithuania và Estonia trong năm tới, khi ba quốc gia Baltic này kỷ niệm 100 năm ngày thành lập.
Janis Siksnis, cố vấn của Tổng thống Latvia, khẳng định như trên với hãng thông tấn AP hôm thứ Năm nhưng không đưa ra thêm chi tiết nào.
Phát ngôn viên của Tổng thống Litva, Dalia Grybauskaite, là Daiva Ulbinaite, trước đó cũng đã nói với hãng tin Baltic News rằng chuyến tông du này được dự kiến diễn ra vào mùa thu năm 2018. Baltic News cho biết Vatican sẽ sớm công bố chính xác ngày giờ cụ thể cho chuyến đi.
Đây sẽ là lần thứ hai một vị Giáo Hoàng thăm viếng các nước Baltic. Tháng 9 năm 1993, Đức Gioan Phaolô II đã đến vùng này. Ngài bắt đầu chuyến tông du tại Lithuania, nơi có cộng đồng Công Giáo lớn nhất ở vùng Baltic. Hơn 75 phần trăm trong số gần ba triệu cư dân của quốc gia này là người Công Giáo.
Ba nước Baltic tuyên bố độc lập khỏi Nga vào năm 1918 nhưng đã bị sáp nhập vào Nga vào năm 1940 và đã bị xem là một phần của Liên Xô cho đến năm 1991.
Trong năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một chuyến đi được xác nhận là chuyến tông du từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng tại Chile và Peru. Ngài cũng sẽ thăm Ái Nhĩ Lan vào tháng Tám năm tới trong khuôn khổ Đại hội Thế giới Các Gia đình.
7. Đức Thánh Cha chia buồn với nhân dân Ai Cập và mạnh mẽ lên án vụ khủng bố Đền thờ Hồi giáo tại miền bắc bán đảo Sinai.
Hôm thứ sáu 24-11, quân khủng bố đã tấn công bằng lựu đạn và bắn loại xạ vào các tín hữu đang cầu nguyện tại Đền thờ Hồi giáo Rawda làm cho ít nhất 235 người thiệt mạng và 130 người bị thương.
Trong điện văn nhân danh Đức Thánh Cha gửi đến chính quyền và nhân dân Ai Cập, Đức Hồng Y Pietro Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, viết:
“Đức Thánh Cha Phanxicô rất đau buồn khi hay tin bao nhiêu người bị thiệt mạng do các cuộc tấn công khủng bố tại Đền thờ Hồi giáo Rawda ở miền bắc Sinai. Ngài bày tỏ tình liên đới với nhân dân Ai Cập trong giờ phút tang thương này của quốc gia và ngài phó thác các nạn nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa tối cao, đồng thời khẩn cầu phúc lành an ủi và bình an cho gia đình họ.
Đức Thánh Cha tái mạnh mẽ lên án hành động hèn nhát tàn ác chống lại các thường dân vô tội đang họp nhau cầu nguyện và ngài hiệp với mọi người thiện chí cầu nguyện để những tâm hồn chai đá học cách từ bỏ con đường bạo lực, dẫn tới những đau khổ lớn lao, và chọn lựa con đường hòa bình”.
Cho đến nay dân quân IS của Nhà Nước Hồi giáo đã gây ra nhiều vụ tấn công khủng bố ở đảo Sinai và đã giết hại hàng trăm binh sĩ và cảnh sát Ai Cập. Nhưng vụ tấn công đền thờ Rawda làm trầm trọng nhất từ trước đến nay.
Tổng thống Morsi ở Cairo đã ra lệnh cho không quân tấn công các nơi bị coi là sào huyệt của các nhóm khủng bố
8. Ðức Thánh Cha qui định thủ tục cứu xét vắn tắt giải hôn phối.
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 25 tháng 11 năm 2017 dành cho các tham dự viên khóa học do Tòa Thượng Thẩm Rota tổ chức, Ðức Thánh Cha Phanxicô qui định thủ tục vắn tắt “giải” hôn phối do Giám mục Giáo phận thi hành.
Trong tự sắc công bố ngày 8 tháng 9 năm 2015 với tựa đề “Chúa Giêsu là thẩm phán hiền từ” (Mitis Iudex Dominus Iesus) đơn giản hóa thủ tục cứu xét tuyên bố hôn nhân vô hiệu, Ðức Thánh Cha đã qui định một thủ tục cứu xét vắn tắt (processo breviore) trong trường hợp sự vô hiệu của hôn phối được chứng tỏ bằng những lý lẽ thật là tỏ tường. Trong trường hợp này, Ðức Giám Mục ban sắc lệnh tuyên bố hôn nhân đó là vô hiệu.
Ðức Thánh Cha viết:
“Tôi cũng biết một phán quyết thu vắn có thể gặp nguy cơ làm thương tổn tính chất bất khả phân ly của hôn phối; chính vì thế tôi đã muốn việc xét xử, cứu xét như thế do chính Giám Mục làm thẩm phán. Do chức vụ mục tử hiệp thông, ngài cùng với Phêrô là người bảo đảm lớn nhất sự hiệp nhất của Công Giáo trong đức tin và kỷ luật.”
Trong buổi tiếp kiến, sau khi nhắc nhở các tham dự viên khóa học về đặc tính “công nghị” của các thủ tục mới do ngài ban hành, như kết quả của Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới về gia đình, nhắm củng cố gia đình, nhưng đồng thời cũng chứng tỏ lòng thương xót đối với những người đau khổ vì hôn nhân thất bại, mang lại cho họ sự an ủi mục vụ, Ðức Thánh Cha, trong tư cách là Giám Mục Roma và là người kế vị Thánh Phêrô, đặc biệt xác định một số khía cạnh cơ bản liên quan đến vai trò của Giám Mục giáo phận, với tư cách là thẩm phán, trong thủ tục ngắn giải hôn phối.
Đức Thánh Cha gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ Bangladesh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:57 03/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong cuộc gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và tập sinh Bangladesh, Đức Thánh Cha tái kêu gọi bài trừ tật xấu nói hành nói xấu, gây hại cho cộng đoàn. Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha diễn ra lúc gần 11 giờ trưa tại Nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận Chittagong, gần thủ đô Dhara. Tại giáo phận này có 30 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 20 triệu dân cư, với 11 giáo xứ và 12 linh mục.
Khi Đức Thánh Cha tiến vào nhà thờ, 1.500 người gồm các linh mục, tu sĩ và chủng sinh đã nồng nhiệt đón vị chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ, cùng với Đức TGM sở tại của tổng giáo phận Moses Costa, dòng Thánh Giá.
Đức Tổng Giám Mục bản quyền đã lên tiếng chào mừng Đức Thánh Cha.
Ngài cho biết các linh mục, tu sĩ ở Bangladesh rất được dân chúng kính trọng và họ có một uy tín tinh thần lớn trong xã hội. Tuy là thiểu số, nhưng các linh mục, tu sĩ hoạt động giúp đỡ mọi người, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng, màu da và chủng tộc. Tuy nhiên, ưu tiên vẫn được dành cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Ngoài việc mục vụ, các linh mục, tu sĩ còn dấn thân giúp đỡ người nhập cư, những người di tản, các bệnh nhân và người khuyết tật, trẻ em cũng như ngươi lớn, các nạn nhân thiên tai thường xảy ra tại nước này.
Đức cha Costa cũng nói đến những thách đố và khó khăn lớn các linh mục, tu sĩ thường gặp phải trong việc mục vụ, đó là thách đố nghèo đói, phải di chuyển quá xa, những giới hạn đối với các dân thiểu số và các hoạt động thừa sai.
Tiếp lời Đức Cha Costa, Đức Thánh Cha và mọi người đã lần lượt nghe chứng từ của 1 linh mục, một vị thừa sai, một nữ tu, một tu huynh và sau cùng là một chủng sinh.
- Ví dụ, Cha Abel Rozario, làm linh mục từ hơn 50 năm nay, cho biết vẫn quyết tâm rao giảng Lời Chúa trọn đời, và luôn cảm thấy khát khao phát triển mối liên hệ mật thiết với Chúa. Cha nói: “Đời sống thiêng liêng của con trở thành nguồn sức mạnh cho công việc mục vụ của con, và việc phục vụ ấy cũng giúp con tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng và mối liên hệ với Thiên Chúa”. Cha Rozario cũng thú nhận rằng nhiều khi “con cũng cảm thấy tinh thần lên xuống, nỗi cô đơn và trống rỗng, nhưng con tín thác nơi Chúa, vì Chúa gọi con và đặt con dưới bàn tay che chở của Ngài”.
- Nữ tu Mary Chandra, thuộc dòng Nữ Vương các tông đồ (SMRA) cho biết đoàn sủng dòng của chị là mang ơn cứu độ cho dân chúng bằng cách phục vụ người nghèo, các trẻ em và phụ nữ, trong vui tươi và không chút dè dặt. Chị thi hành công tác dạy học cho các em, giúp các em tăng trưởng trong đời sống luân lý và tinh thần. Chị cũng thường viếng thăm gia đình các học sinh, cầu nguyện với họ, lắng nghe các cha mẹ già, nhất là dành thời giờ ở với họ, giúp họ cảm thấy tình thương của Thiên Chúa trong cuộc đời của họ.
- Tu Huynh Lawrence Dias, dòng Thánh Giá, ở trong dòng từ hơn 63 năm nay, cho biết đã cố gắng hết sức phục vụ Giáo Hội qua nhiều sứ vụ của dòng. Thầy từng làm giáo viên, quản trị, huynh trưởng hướng đạo, nhân viên xã hội, đảm trách nhà huấn luyện, làm bề trên dòng, và từ 17 năm nay thầy sống trong một đền Đức Mẹ, được tuyên bố là Đền Thánh Mẫu quốc gia đầu tiên ở Bangladesh. Nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đến Đền Thánh này để bồi dưỡng đời sống thiêng liêng và thầy giúp đỡ họ. Tại Đền thánh, có kinh nguyện đều đặn, suy niệm, chầu Minh Thánh Chúa, kinh Mân Côi và các kinh nguyện khác.
Đức Thánh Cha đã trao bài huấn dụ dọn sẵn để phổ biến và mọi người đọc sau. Và ngài ứng khẩu nói về sự hòa họp liên tôn ở Bangladesh, và từ đó ngài nói về sự hòa hợp cần có trong các cộng đồng tu trì và hàng giáo sĩ. Ngài nói:
“Anh chị em thân mến, cám ơn Đức TGM Costa vì lời giới thiệu và cám ơn những chứng từ của anh chị em.. Tôi đã dọn bài diễn văn dài 8 trang cho anh chị em... nhưng chúng ta đến đây để nghe Đức Giáo Hoàng chứ không phải để buồn chán. Vì thế, để khỏi buồn chán, tôi giao diễn văn nà cho Đức Hồng Y, ngài sẽ cho dịch ra tiếng Bengali, trong khi tôi nói với anh chị em điều mà tôi vẫn quan tâm.”
Đức Thánh Cha tái lên án tật nói hành nói xấu và nói rằng “Có những người phê bình là tôi cứ lập đi lập lại, nhưng tôi phải nói kẻ thù của sự hòa hợp là tật nói hành nói xấu. Đây không phải là một ý tưởng của tôi. Cách đây 2 ngàn năm, thánh Giacôbê tông đồ đã viết trong một thư. Miệng lưỡi phá hủy cộng đoàn. Không nói những lời phê bình trực tiếp với ngừơi liên hệ, nhưng với người khác, tạo nên một bầu không khí nghi kỵ, ghen tương, chia rẽ. Đó là một thứ bom, đó là nạn khủng bố. Ai có một quả bom, ai là kẻ khủng bố. Ai nói xấu người thác, thì họ là kẻ ném bom và ra đi yên hàn!”..
Đức Thánh Cha khuyên rằng “khi anh chị em muốn nói xấu người khác, thì hãy cắn lưỡi mình, điều này có nguy cơ làm cho anh chị em bị đau, nhưng nhờ đó anh chị em không ném bom.”
Đức Thánh Cha nhận xét, có thể có ngừơi nêu vấn nạn: “Nhưng thưa cha, khi con thấy một điều không ổn, chẳng lẽ con không được ném bom hay sao? Bạn hãy nói thẳng điều đó với người bạn muốn phê bình. Chúa Giêsu cũng đã làm như vậy. Chắc chắn có người sẽ nói với tôi: thưa cha, không thể được. Đó là một người phức tạp. Đúng vậy, nhưng nếu anh chị em không thể nói điều đó với người ấy, thì hãy nói với người nào có thể chữa lành sự ấy. Vậy, một là bạn nói thẳng mặt, hai là nói với người nào có thể can thiệp chứ đừng nói với ai khác. Bao nhiêu cộng đoàn tôi thấy đã bị phá hủy vì những lời nói hành nói xấu nhau.
Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các linh mục, tu sĩ nam nữ Bangladesh về sự đơn sơ, có tình người đối với nọi người, và nghĩa vụ phải chăm sóc ơn gọi của mình, như khi chăm sóc một bệnh nhân, một trẻ em, một người già. Nếu thiếu sự chăm sóc này, thì hạt lúa nhỏ sẽ không tăng trưởng được, nó sẽ bị khô đi. Hãy dịu dàng chăm sóc ơn gọi, vì mỗi anh em trong hàng linh mục, trong cộng đoàn tu trì, mỗi chủng sinh, đều là một hạt giống của Thiên Chúa và Chúa nhìn hạt giống ấy với sự dịu dàng của một người Cha”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người hãy vui tươi và nói: “Thật là đau lòng khi gặp một linh mục, tu sĩ, chủng sinh và cả Giám Mục cay đắng, với bộ mặt sầu thảm, đến độ người ta bị cám dỗ hỏi người ấy: Anh hoặc chị ăn gì sáng nay vậy? Có phải ăn giấm không?”
Sau Kinh Lạy Cha và ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha còn viếng thăm nghĩa trang giáo xứ và cầu nguyện trong thinh lặng trước mộ của nhiều tu sĩ được an táng tại đây, rồi thắp lên một ngọn nến.
Ngài cũng tiến vào ngôi thánh đường cổ kính cạnh đó, là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi do các thừa sai người Bồ Đào Nha xây cất cách đây 340 năm (1677) và nay được dùng làm nhà nguyện chầu Mình Thánh Chúa liên tục. Tại nhà thờ, Đức Thánh Cha được Đức Cha Sebastian Tudu, Giám Mục giáo phận Dinapur sở tại và Nữ tu Bề trên tu viện thừa sai bác ái ở địa phương đón tiếp. Trong dịp này cũng có 200 cô nhi được các nữ tu săn sóc. Đức Thánh Cha thăm hỏi và chúc lành cho các em. Bấy giờ là 12 giờ trưa. Đức Thánh Cha về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 8 cây số để dùng bữa trưa cuối cùng.