Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Lễ Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội : Mẹ đầy ơn phúc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:21 04/12/2016
Ôi Mẹ Đầy Ơn Phúc!
Suy niệm Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
(St 3, 9-15. 20 ; Ep 1, 3-6. 11-12 ; Lc 1, 26-38)
Hôm nay toàn thể Hội Thánh tôn vinh Mẹ Maria, Ðấng Tuyệt Ðẹp “ Tota Pulchra”, Ðấng đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Con Một Ngài, Đấng được gìn giữ khỏi mắc tội nguyên tổ, là Ðấng đầu tiên đã được Con Mẹ cứu chuộc. Nét đẹp cao cả của Mẹ phản chiếu nét đẹp của Chúa Kitô, là bằng chứng cho tất cả mọi tín hữu về chiến thắng của Ân sủng Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết.
Tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Chân phước Piô IX Giáo hoàng long trọng tuyên bố bằng sắc lệnh “Ineffabilis Deus” vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm, 8/12/1854, rằng: “Để vinh danh Ba Ngôi thánh thiện duy nhất, để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, để phấn khởi đức tin Công Giáo và phát triển Kitô Giáo; bằng quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và bằng thẩm quyền của mình, Tôi tuyên xưng, công bố và xác nhận rằng: tín lý cho rằng rất Thánh Nữ Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của mình, nhờ ơn sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng, và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, đã được gìn giữ vô nhiễm khỏi mọi tì vết của nguyên tội, là điều được Thiên Chúa mạc khải, vì thế, tất cả mọi tín hữu đều phải mạnh mẽ và liên lỉ tin tưởng”. (DS 2803)
Như thế, Mầu nhiệm Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội nhắc nhớ chúng ta hai chân lý căn bản của đức tin, đó là tội nguyên tổ và nhất là sự chiến thắng của ơn thánh Chúa trên tội này, chiến thắng ấy được phản chiếu tuyệt vời nơi Đức Maria chí thánh.
Chúng ta cảm thấy sự hiện diện của tội nguyên tổ quanh chúng ta và nhất là trong chúng ta. Kinh nghiệm về sự ác thật tỏ tường đến độ khơi lên trong ta câu hỏi: sự ác ấy từ đâu mà tới? Các trang đầu tiên của sách Sáng Thế (x. St 1-3) cho ta câu trả lời. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đi vào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (x. Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo cả con người theo chúng. Thiên Chúa hỏi Ađam : “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư? ” Thiên Chúa hỏi Evà : “Tại sao ngươi đã làm điều đó? ” Và Thiên Chúa phán bảo con rắn: “Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi”. (St 3, 9-15. 20). Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa sẽ có người con của một phụ nữ đập dập đầu con rắn xưa (St 3,5); “ Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3,5).
Nhìn vào Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp cứu độ trần thế: vẻ đẹp của Thiên Chúa chiếu tỏ rạng ngời nơi tôn nhan Chúa Kitô. Nơi Mẹ Maria vẻ đẹp này hoàn toàn tinh tuyền, khiêm tốn, được giải thoát khỏi mọi kiêu căng và tự phụ.
“Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ! ” (Lc 1, 28). Lời của sứ thần Gabriel, chúng ta không ngớt dâng lên Đức Mẹ nhiều lần trong ngày. Hôm nay chúng ta lặp lại với niềm vui không tả, trong ngày lễ Đức Maria Vô nhiễm Nguyên Tội, một mầu nhiệm cao cả, chúng ta trình bày trong Phụng vụ hôm nay ! Một mầu nhiệm không ngừng thu hút sự chiêm niệm của các tín hữu và truyền cảm hứng cho sự suy tư của các nhà thần học. “Ðấng đầy ơn phúc”, đây là tên mà Thiên Chúa, qua sứ thần, muốn gọi Đức Trinh Nữ . Đó là cách Thiên Chúa đã nghĩ và nhìn đến từ trước muôn thủa.
Trong bài thánh thi của Thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô ca ngợi Thiên Chúa Cha vì Ngài “ đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Đức Kitô” ( 1, 3 ) . Thiên Chúa đã gửi cho Đức Maria phúc lành thiêng liêng ấy! Mẹ là thực sự được chúc phúc hơn các người phụ nữ (x. Lc 1 : 42) ! Chúa Cha đã chọn Mẹ trong Đức Giêsu Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, ngõ hầu Mẹ trở nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5).
Tiền định của Đức Maria, như tất cả chúng ta, trong tương quan với tiền đình của Chúa Con. Chúa Kitô là chổi non mọc lên để đạp dập đầu con rắn xưa, theo sách Sáng Thế (x. St 3 , 15) là Con Chiên không tì vết (x. Xh 12, 5 , 1 P 1 , 19) tự hiến tế để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi.
Với tiên đoán về cái chết cứu cứu chuộc của Ngài, Đức Maria đã được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ và mọi tội lỗi khác. Trong chiến thắng của Adam mới, đó cũng là của Eva mới, mẹ của những người đã được cứu chuộc. Do đó Đức Maria Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả chúng sinh, những người đã chiến thắng Sa-tan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).
Hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng người thôn nữ khiêm hạ Nazareth thánh thiện và vô nhiễm trước nhan Thiên Chúa trong tình yêu (x. Ep 1 : 4), tình yêu mà trong đó suối nguồn là chính Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ đó Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội và làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc !
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là người đầu tiên được cứu chuộc bởi Con Mẹ, được tham gia vào sự viên mãn rất thánh thiện của Con Mẹ, là niềm ước mơ và hy vọng của Hội Thánh, là hình ảnh cánh chung của Giáo Hội. Mẹ là Trạng Sư của chúng con, Mẹ của Vua Hòa Bình, Ðấng đạp đầu con rắn, xin phù giúp chúng con biết chống lại những cám dỗ của sự dữ; Xin Mẹ làm sống lại trong chúng con, đức tin, đức cậy và đức mến, ngõ hầu, trung thành với ơn gọi của mình, chúng con biết sống làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, bất chấp mọi hy sinh. Và như ngôi sao sáng, xin Mẹ hướng dẫn bước đường chúng con đến gặp Chúa đang ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
(St 3, 9-15. 20 ; Ep 1, 3-6. 11-12 ; Lc 1, 26-38)
Hôm nay toàn thể Hội Thánh tôn vinh Mẹ Maria, Ðấng Tuyệt Ðẹp “ Tota Pulchra”, Ðấng đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Con Một Ngài, Đấng được gìn giữ khỏi mắc tội nguyên tổ, là Ðấng đầu tiên đã được Con Mẹ cứu chuộc. Nét đẹp cao cả của Mẹ phản chiếu nét đẹp của Chúa Kitô, là bằng chứng cho tất cả mọi tín hữu về chiến thắng của Ân sủng Thiên Chúa trên tội lỗi và sự chết.
Tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Chân phước Piô IX Giáo hoàng long trọng tuyên bố bằng sắc lệnh “Ineffabilis Deus” vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm, 8/12/1854, rằng: “Để vinh danh Ba Ngôi thánh thiện duy nhất, để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, để phấn khởi đức tin Công Giáo và phát triển Kitô Giáo; bằng quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và bằng thẩm quyền của mình, Tôi tuyên xưng, công bố và xác nhận rằng: tín lý cho rằng rất Thánh Nữ Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của mình, nhờ ơn sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng, và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, đã được gìn giữ vô nhiễm khỏi mọi tì vết của nguyên tội, là điều được Thiên Chúa mạc khải, vì thế, tất cả mọi tín hữu đều phải mạnh mẽ và liên lỉ tin tưởng”. (DS 2803)
Như thế, Mầu nhiệm Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội nhắc nhớ chúng ta hai chân lý căn bản của đức tin, đó là tội nguyên tổ và nhất là sự chiến thắng của ơn thánh Chúa trên tội này, chiến thắng ấy được phản chiếu tuyệt vời nơi Đức Maria chí thánh.
Chúng ta cảm thấy sự hiện diện của tội nguyên tổ quanh chúng ta và nhất là trong chúng ta. Kinh nghiệm về sự ác thật tỏ tường đến độ khơi lên trong ta câu hỏi: sự ác ấy từ đâu mà tới? Các trang đầu tiên của sách Sáng Thế (x. St 1-3) cho ta câu trả lời. Thiên Chúa không tạo nên sự chết, nhưng sự chết đã đi vào thế giới vì sự ghen tương của ma quỉ (x. Kn 1,13-14; 2,23-24). Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, ma quỉ đã lường gạt và lôi kéo cả con người theo chúng. Thiên Chúa hỏi Ađam : “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư? ” Thiên Chúa hỏi Evà : “Tại sao ngươi đã làm điều đó? ” Và Thiên Chúa phán bảo con rắn: “Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi”. (St 3, 9-15. 20). Đó là thảm kịch tự do mà Thiên Chúa chấp nhận đến cùng vì yêu thương, nhưng Ngài hứa sẽ có người con của một phụ nữ đập dập đầu con rắn xưa (St 3,5); “ Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người” (St 3,5).
Nhìn vào Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp cứu độ trần thế: vẻ đẹp của Thiên Chúa chiếu tỏ rạng ngời nơi tôn nhan Chúa Kitô. Nơi Mẹ Maria vẻ đẹp này hoàn toàn tinh tuyền, khiêm tốn, được giải thoát khỏi mọi kiêu căng và tự phụ.
“Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ! ” (Lc 1, 28). Lời của sứ thần Gabriel, chúng ta không ngớt dâng lên Đức Mẹ nhiều lần trong ngày. Hôm nay chúng ta lặp lại với niềm vui không tả, trong ngày lễ Đức Maria Vô nhiễm Nguyên Tội, một mầu nhiệm cao cả, chúng ta trình bày trong Phụng vụ hôm nay ! Một mầu nhiệm không ngừng thu hút sự chiêm niệm của các tín hữu và truyền cảm hứng cho sự suy tư của các nhà thần học. “Ðấng đầy ơn phúc”, đây là tên mà Thiên Chúa, qua sứ thần, muốn gọi Đức Trinh Nữ . Đó là cách Thiên Chúa đã nghĩ và nhìn đến từ trước muôn thủa.
Trong bài thánh thi của Thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô ca ngợi Thiên Chúa Cha vì Ngài “ đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Đức Kitô” ( 1, 3 ) . Thiên Chúa đã gửi cho Đức Maria phúc lành thiêng liêng ấy! Mẹ là thực sự được chúc phúc hơn các người phụ nữ (x. Lc 1 : 42) ! Chúa Cha đã chọn Mẹ trong Đức Giêsu Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, ngõ hầu Mẹ trở nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5).
Tiền định của Đức Maria, như tất cả chúng ta, trong tương quan với tiền đình của Chúa Con. Chúa Kitô là chổi non mọc lên để đạp dập đầu con rắn xưa, theo sách Sáng Thế (x. St 3 , 15) là Con Chiên không tì vết (x. Xh 12, 5 , 1 P 1 , 19) tự hiến tế để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi.
Với tiên đoán về cái chết cứu cứu chuộc của Ngài, Đức Maria đã được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ và mọi tội lỗi khác. Trong chiến thắng của Adam mới, đó cũng là của Eva mới, mẹ của những người đã được cứu chuộc. Do đó Đức Maria Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả chúng sinh, những người đã chiến thắng Sa-tan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).
Hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng người thôn nữ khiêm hạ Nazareth thánh thiện và vô nhiễm trước nhan Thiên Chúa trong tình yêu (x. Ep 1 : 4), tình yêu mà trong đó suối nguồn là chính Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ đó Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội và làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc !
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là người đầu tiên được cứu chuộc bởi Con Mẹ, được tham gia vào sự viên mãn rất thánh thiện của Con Mẹ, là niềm ước mơ và hy vọng của Hội Thánh, là hình ảnh cánh chung của Giáo Hội. Mẹ là Trạng Sư của chúng con, Mẹ của Vua Hòa Bình, Ðấng đạp đầu con rắn, xin phù giúp chúng con biết chống lại những cám dỗ của sự dữ; Xin Mẹ làm sống lại trong chúng con, đức tin, đức cậy và đức mến, ngõ hầu, trung thành với ơn gọi của mình, chúng con biết sống làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, bất chấp mọi hy sinh. Và như ngôi sao sáng, xin Mẹ hướng dẫn bước đường chúng con đến gặp Chúa đang ngự đến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:36 04/12/2016
79. BÚT PHÁP XUÂN THU.
Giữa Nguyên niên, có một người tên là Trần Sinh chuyên môn đọc sách nghiên cứu “xuân thu”, cùng thân cận với một kỷ nữ ở Tống Môn.
Một hôm, hai người hẹn hò bí mật tại Tào Môn, Trần Sinh nhất thời hứng lên, bắt chước bút pháp giản thể “xuân thu” viết nhanh trên tường một án văn chương:
“Xuân tháng giêng,
người đẹp nước Ngô hội ở Tống.
Hè tháng tư,
lại nhóm hội ở đất Tào.”
Có người thấy như vậy, bèn viết thêm bên dưới:
Đói mùa thu,
tuyết mùa đông,
công hầu tạ thế”.
Du khách nhìn thấy thế thì cười ha ha.
(Thanh Ba tạp chí)
Suy tư 79:
Khi yêu nhau thì người ta không còn thấy những đau khổ chết chóc, cho nên mới có “xuân tháng tư và hè tháng tư” trai gái hội ngộ; khi đau khổ chết chóc thì người ta không màng đến chuyện gì nữa vì không còn hứng thú, cho nên mới có “đói mùa thu, tuyết mùa đông”...
Người Ki-tô hữu dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ vững niềm tin của mình vào Thiên Chúa, bởi vì sống mà không có một niềm tin thì cuộc sống chỉ là những chuỗi ngày thất vọng, nhưng trong thất vọng thì những người có niềm tin vào Chúa sẽ luôn có hy vọng.
Người Ki-tô hữu là người lạc quan, bởi vì trong cuộc sống họ luôn có một suy nghĩ: sống là sống cho Chúa và đau khổ hay chết chóc thì cũng là cho Chúa, cho nên họ vẫn “phớt lờ” những phê bình của người ác ý, họ vẫn quan tâm đến những công việc trong cuộc sống mà không bận bịu lo lắng vì nó có thành tựu hay không, bởi vì họ đang làm việc cho Đấng không biết phê bình và chỉ trích, nhưng chỉ biết ban ơn và khuyến khích họ đổi mới con người của mình mỗi ngày mà thôi.
Đó chính là một bài thơ tuyệt vời mà người Ki-tô hữu đã dùng cuộc sống của mình để viết mà ca tụng tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Giữa Nguyên niên, có một người tên là Trần Sinh chuyên môn đọc sách nghiên cứu “xuân thu”, cùng thân cận với một kỷ nữ ở Tống Môn.
Một hôm, hai người hẹn hò bí mật tại Tào Môn, Trần Sinh nhất thời hứng lên, bắt chước bút pháp giản thể “xuân thu” viết nhanh trên tường một án văn chương:
“Xuân tháng giêng,
người đẹp nước Ngô hội ở Tống.
Hè tháng tư,
lại nhóm hội ở đất Tào.”
Có người thấy như vậy, bèn viết thêm bên dưới:
Đói mùa thu,
tuyết mùa đông,
công hầu tạ thế”.
Du khách nhìn thấy thế thì cười ha ha.
(Thanh Ba tạp chí)
Suy tư 79:
Khi yêu nhau thì người ta không còn thấy những đau khổ chết chóc, cho nên mới có “xuân tháng tư và hè tháng tư” trai gái hội ngộ; khi đau khổ chết chóc thì người ta không màng đến chuyện gì nữa vì không còn hứng thú, cho nên mới có “đói mùa thu, tuyết mùa đông”...
Người Ki-tô hữu dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ vững niềm tin của mình vào Thiên Chúa, bởi vì sống mà không có một niềm tin thì cuộc sống chỉ là những chuỗi ngày thất vọng, nhưng trong thất vọng thì những người có niềm tin vào Chúa sẽ luôn có hy vọng.
Người Ki-tô hữu là người lạc quan, bởi vì trong cuộc sống họ luôn có một suy nghĩ: sống là sống cho Chúa và đau khổ hay chết chóc thì cũng là cho Chúa, cho nên họ vẫn “phớt lờ” những phê bình của người ác ý, họ vẫn quan tâm đến những công việc trong cuộc sống mà không bận bịu lo lắng vì nó có thành tựu hay không, bởi vì họ đang làm việc cho Đấng không biết phê bình và chỉ trích, nhưng chỉ biết ban ơn và khuyến khích họ đổi mới con người của mình mỗi ngày mà thôi.
Đó chính là một bài thơ tuyệt vời mà người Ki-tô hữu đã dùng cuộc sống của mình để viết mà ca tụng tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:37 04/12/2016
26. Do chúng ta không muốn dùng tâm hồn để thưởng thức phẩm vật ngọt ngào đã chuẩn bị, do đó mà cảm nhận được bụng đói cồn cào.
(Thánh Gregory Pope)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà vô thần nổi tiếng nước Anh Stephen Hawking gặp Đức Thánh Cha Phanxicô
Nguyễn Long Thao
12:27 04/12/2016
Nhà vô thần nổi tiếng nước Anh Stephen Hawking gặp Đức Thánh Cha Phanxicô
Tờ Osservatore Romano đưa tin khoa học gia nổi tiếng người Anh Stephen Hawking đã gặp ĐGH Phanxicô vào ngày 28 Tháng 11 năm 2016 tại Vatican. Chỉ vài ngày trước đây nhà vật lý thiên văn nổi tiếng này đã tuyên bố “thật là vô nghiã nếu đặt câu hỏi “ Trước khi có vụ nổ vũ trụ Big Bang thì có chuyện gì” Câu hỏi này cũng y như câu hỏi “Sau Nam Cực thì là cái gì”
Mặc dù có quan điểm trái ngược nhau về Thiên Chúa nhưng cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật này đã diễn ra trong khung cảnh thân ái cởi mở. Một vị đại diện cho thế giới của Đức Tin Công Giáo là ĐGH Phanxicô và vị kia đại diện cho kiến thức khoa học là Stephen Hawking
Đức Thánh Cha Phanxicô coi Thiên Chúa là người Cha vô cùng nhân hậu, lòng nhân hậu của Ngài to lớn hơn vũ trụ mà ngài đã tạo dựng nên. Còn Hawking, trong nhiều thập kỷ nghiên cứu thiên văn, vẫn tin rằng vũ trụ phát sinh từ không có gì, không có sự can thiệp của Thiên Chúa.
Hawking nói " khám phá ra việc vũ trụ bung lớn ra mà tiếng Anh gọi là Big Bang - là một trong những "khám phá trí tuệ quan trọng nhất" của thời gian gần đây.
Mặc dù Big Bang là một lý thuyết được các chuyên gia chấp nhận, là nền tảng cho sự hình thành của các thiên hà và các hành tinh. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi như những gì đã xảy ra trước khi có hiện tượng bùng nổ Big Bang. Cái gì đã gây ra Big Bang,. Tuy nhiên, lý thuyết này phù hợp với việc giải thích của vũ trụ.
Đức Thánh Cha Phanxicô và Big Bang
Trong một diễn từ đọc trước phiên họp toàn thể các thành viên Viện Khoa Học Toà Thánh vào tháng mười năm 2014, ĐGH Giáo hoàng Phanxicô-không cho rằng có sự xung đột giữa khoa học và đức tin. Ngài khẳng định lý thuyết Bùng Nổ Vũ Trụ hay Big Bang là hành vi yêu thương của Thiên Chúa.
Ngài cũng cho rằng những khám phá khoa học không phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa. Trái lại, Tiến Hoá là mẫu hoạch đinh của Thiên Chúa trong việc tạo dựng của Ngài.
Stephen Hawking là một trong những nhà Thiên Văn Học uy tín trên thế giới. Năm 2010, trong cuốn sách The Grand Design, ông lập luận rằng vũ trụ phát sinh là do tự nhiên, tuân theo luật vật lý. Ông không giải thích căn nguyên sự sống là do Thiên Chúa. Ông công khai tuyên bố mình là người vô thần và mô tả tôn giáo là tin vào phép lạ. Ông nhấn mạnh không có Thiên Chúa
Ông không tin phép lạ, nhưng dưới khiá cạnh khoa học, người ta lại cho rằng chính Hawking đang được hưởng một phép lạ. Ông bị bệnh teo cơ (Amyotrophic Lateral Sclerosis ALS) ở tuổi 21 năm nay ông 73 tuổi mà vẫn còng sống, có gia đình, có con. Tài liệu y khoa cho biết những người bị bệnh teo cơ, chỉ sống được 3 đến 5 năm từ ngày mắc bệnh.
Nguyễn Long Thao
Mặc dù có quan điểm trái ngược nhau về Thiên Chúa nhưng cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật này đã diễn ra trong khung cảnh thân ái cởi mở. Một vị đại diện cho thế giới của Đức Tin Công Giáo là ĐGH Phanxicô và vị kia đại diện cho kiến thức khoa học là Stephen Hawking
Đức Thánh Cha Phanxicô coi Thiên Chúa là người Cha vô cùng nhân hậu, lòng nhân hậu của Ngài to lớn hơn vũ trụ mà ngài đã tạo dựng nên. Còn Hawking, trong nhiều thập kỷ nghiên cứu thiên văn, vẫn tin rằng vũ trụ phát sinh từ không có gì, không có sự can thiệp của Thiên Chúa.
Hawking nói " khám phá ra việc vũ trụ bung lớn ra mà tiếng Anh gọi là Big Bang - là một trong những "khám phá trí tuệ quan trọng nhất" của thời gian gần đây.
Mặc dù Big Bang là một lý thuyết được các chuyên gia chấp nhận, là nền tảng cho sự hình thành của các thiên hà và các hành tinh. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi như những gì đã xảy ra trước khi có hiện tượng bùng nổ Big Bang. Cái gì đã gây ra Big Bang,. Tuy nhiên, lý thuyết này phù hợp với việc giải thích của vũ trụ.
Đức Thánh Cha Phanxicô và Big Bang
Trong một diễn từ đọc trước phiên họp toàn thể các thành viên Viện Khoa Học Toà Thánh vào tháng mười năm 2014, ĐGH Giáo hoàng Phanxicô-không cho rằng có sự xung đột giữa khoa học và đức tin. Ngài khẳng định lý thuyết Bùng Nổ Vũ Trụ hay Big Bang là hành vi yêu thương của Thiên Chúa.
Ngài cũng cho rằng những khám phá khoa học không phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa. Trái lại, Tiến Hoá là mẫu hoạch đinh của Thiên Chúa trong việc tạo dựng của Ngài.
Stephen Hawking là một trong những nhà Thiên Văn Học uy tín trên thế giới. Năm 2010, trong cuốn sách The Grand Design, ông lập luận rằng vũ trụ phát sinh là do tự nhiên, tuân theo luật vật lý. Ông không giải thích căn nguyên sự sống là do Thiên Chúa. Ông công khai tuyên bố mình là người vô thần và mô tả tôn giáo là tin vào phép lạ. Ông nhấn mạnh không có Thiên Chúa
Ông không tin phép lạ, nhưng dưới khiá cạnh khoa học, người ta lại cho rằng chính Hawking đang được hưởng một phép lạ. Ông bị bệnh teo cơ (Amyotrophic Lateral Sclerosis ALS) ở tuổi 21 năm nay ông 73 tuổi mà vẫn còng sống, có gia đình, có con. Tài liệu y khoa cho biết những người bị bệnh teo cơ, chỉ sống được 3 đến 5 năm từ ngày mắc bệnh.
Nguyễn Long Thao
Tìm giải pháp cho Nicaragua: Giáo Hội vẫn có nhiều lo âu trước thực tế chính trị-xã hội.
Kateri Diễm Châu
14:27 04/12/2016
Managua, Nicaragua (Agenzia Fides 03/12/2016) - Giáo Hội Nicaragua luôn luôn quan tâm đến thực tế chính trị-xã hội của đất nước và sẵn sàng đóng góp cho lợi ích chung cuả đất nước.
Đó là những tóm lược từ cuộc họp giữa ông Luis Almagro, Tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ, và những đại diện của Hội Đồng Giám Mục Nicaragua.
Ông Almagro vừa kết thúc chuyến viếng thăm Nicaragua, sau một thỏa thuận được ký kết vào ngày 15 tháng 10 với chính phủ Ortega, đồng ý cho ông cộng tác với các tổ chức và hội đoàn của nước này (để mưu tìm một giải pháp cho những biến động hiện nay.)
Ông Tổng thư ký đã hội họp với nhiều nhóm khác nhau: doanh nhân, ngoại giao, chính trị và các tổ chức tôn giáo xã hội. Hôm thứ Sáu, 2/12/2016, ông gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Công Giáo.
Theo tin nhậ̣n được từ hãng thông tấn Fides, những diễn biến chính trị gần đây ở nước này đã được thảo luận với một không khí cởi mở, và nhắm vào việc tìm kiếm lợi ích chung và hòa bình.
Giáo Hội Công Giáo Nicaragua đã được đại diện bởi: Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng Giám mục của Giáo phận Managua; Đức Cha Silvio Baez, Giám mục phụ tá của Managua; Đức Cha Pablo Schmitz Simon, OFM Cap, Giám mục đại diện tông tòa của Bluefields; Đức Cha René Sándigo, Giám Mục Giáo Phận Juigalpa.
Các vị giám mục mong muốn đoàn kết với nhân dân Nicaragua trong những nỗ lực xây dựng dân chủ, hòa bình và đối thoại thực sự.
Trong dịp này, Hội đồng Giám mục đã trao cho ông Almagro một bản sao cuả một tài liệu cuả Hội Đồng có tiêu đề "Tìm kiếm những chân trời mới cho một Nicaragua tốt đẹp hơn".
Tài liệu này đã được soạn và gửi lên Tổng thống Ortega vào ngày 21 Tháng 5 năm 2014, và theo những gì Đức Hồng Y Brenes cho biết vào cuối cuộc họp thì, "Tổng thống vẫn chưa trả lời".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Tiệc Mừng và Văn Nghệ VietCatholic 20 năm (Phần 1)
VietCatholic Network
09:23 04/12/2016
Video Tiệc Mừng và Văn Nghệ VietCatholic 20 năm (Phần 2)
VietCatholic Network
14:46 04/12/2016
Video Tiệc Mừng và Văn Nghệ VietCatholic 20 năm (phần 3)
VietCatholic Network
15:03 04/12/2016
“1000 ly sữa” đến với các em thiếu nhi đồng bào dân tộc S’Tiêng
Bách Thập
16:50 04/12/2016
“1000 ly sữa” đến với các em thiếu nhi đồng bào dân tộc S’Tiêng
Diễn ra trong hai ngày 03-04/12, với chủ đề “1000 ly sữa”. Hành trình Ra khơi lần thứ 24 đã tổ chức tại giáo xứ An Khương (Gp. Phú Cường) cho các em thiếu nhi Công Giáo và ngoài Công Giáo đồng bào dân tộc S’Tiêng trong giáo xứ.
Chiều 03/12, hơn 150 em thiếu nhi Công Giáo và ngoài Công Giáo đồng bào dân tộc S’Tiêng, đã quy tụ về ngôi nhà nguyện bé nhỏ thuộc giáo xứ An Khương tham gia chương trình văn nghệ. Không những các em cùng nhau thưởng thức những bữa ăn do các anh chị trong Ban mục vụ giới trẻ giáo xứ Hàng Xanh (Hạt Gia Định - Gp. TPHCM) đảm nhiệm, mà còn cùng nhau hòa mình vào không khí Giáng Sinh mà chính các anh chị mang lại.
Các em thiếu nhi phấn khởi trước giờ khai mạc văn nghệ
Tranh thủ ăn tối trước khi xem văn nghệ
Trong lúc chương trình đang diễn ra, dù cơn mưa bắt đầu đổ xuống, nhưng các em vẫn hăng say ngồi xem hoạt cảnh và những tiết mục văn nghệ Giáng Sinh. Khi các em đã quen dần với môi trường xung quanh, ngỏ lời mời các em lên sân khấu, có đến hàng chục em tự lên biểu diễn cùng. Thậm chí, nhiều em còn hăng say giơ tay để trả lời những câu hỏi đố vui liên quan đến chủ đề trên. Điều này đã làm cho không khí Giáng Sinh trở nên sôi động và ấm cúng hơn.
Ánh mắt của các em không thể rời khỏi những tiết mục Giáng Sinh hấp dẫn
Sáng hôm sau, hội chợ Giáng Sinh dành cho thiếu nhi gồm các gian hàng như ẩm thực, trò chơi, chụp - in hình, đặc biệt là gian hàng “1000 ly sữa” và hội chợ quần áo cho người lớn cũng diễn ra song song sau Thánh lễ. Điều đáng ngạc nhiên hơn, ước tính số lượng người tham dự Thánh lễ Chúa nhật thì đông nhất từ trước đến nay, theo nhận định của quý Cha, quý Souer đang giúp nơi nầy.
Sau khi hội chợ dành cho thiếu nhi và người lớn kết thúc. Ban mục vụ giới trẻ Hàng Xanh đã làm kệ sách, làm tủ thuốc biếu tặng cho bà con nơi đây, và được đặt tại trong nhà nguyện nhỏ.
Giới trẻ Hàng Xanh chụp hình chung với các em thiếu nhi S’Tiêng
Được biết, thành phần Ban tổ chức hành trình Ra khơi với chủ đề “1000 ly sữa” đến với các em thiếu nhi đồng bào dân tộc S’Tiêng do Cha Giuse Nguyễn Minh Chánh là Cha sở của giáo xứ An Khương, Ban mục vụ giới trẻ Hàng Xanh cùng các bạn trẻ và quý ân nhân.
Bách Thập
Chiều 03/12, hơn 150 em thiếu nhi Công Giáo và ngoài Công Giáo đồng bào dân tộc S’Tiêng, đã quy tụ về ngôi nhà nguyện bé nhỏ thuộc giáo xứ An Khương tham gia chương trình văn nghệ. Không những các em cùng nhau thưởng thức những bữa ăn do các anh chị trong Ban mục vụ giới trẻ giáo xứ Hàng Xanh (Hạt Gia Định - Gp. TPHCM) đảm nhiệm, mà còn cùng nhau hòa mình vào không khí Giáng Sinh mà chính các anh chị mang lại.
Các em thiếu nhi phấn khởi trước giờ khai mạc văn nghệ
Tranh thủ ăn tối trước khi xem văn nghệ
Trong lúc chương trình đang diễn ra, dù cơn mưa bắt đầu đổ xuống, nhưng các em vẫn hăng say ngồi xem hoạt cảnh và những tiết mục văn nghệ Giáng Sinh. Khi các em đã quen dần với môi trường xung quanh, ngỏ lời mời các em lên sân khấu, có đến hàng chục em tự lên biểu diễn cùng. Thậm chí, nhiều em còn hăng say giơ tay để trả lời những câu hỏi đố vui liên quan đến chủ đề trên. Điều này đã làm cho không khí Giáng Sinh trở nên sôi động và ấm cúng hơn.
Ánh mắt của các em không thể rời khỏi những tiết mục Giáng Sinh hấp dẫn
Sáng hôm sau, hội chợ Giáng Sinh dành cho thiếu nhi gồm các gian hàng như ẩm thực, trò chơi, chụp - in hình, đặc biệt là gian hàng “1000 ly sữa” và hội chợ quần áo cho người lớn cũng diễn ra song song sau Thánh lễ. Điều đáng ngạc nhiên hơn, ước tính số lượng người tham dự Thánh lễ Chúa nhật thì đông nhất từ trước đến nay, theo nhận định của quý Cha, quý Souer đang giúp nơi nầy.
Sau khi hội chợ dành cho thiếu nhi và người lớn kết thúc. Ban mục vụ giới trẻ Hàng Xanh đã làm kệ sách, làm tủ thuốc biếu tặng cho bà con nơi đây, và được đặt tại trong nhà nguyện nhỏ.
Giới trẻ Hàng Xanh chụp hình chung với các em thiếu nhi S’Tiêng
Được biết, thành phần Ban tổ chức hành trình Ra khơi với chủ đề “1000 ly sữa” đến với các em thiếu nhi đồng bào dân tộc S’Tiêng do Cha Giuse Nguyễn Minh Chánh là Cha sở của giáo xứ An Khương, Ban mục vụ giới trẻ Hàng Xanh cùng các bạn trẻ và quý ân nhân.
Bách Thập
Đại hội Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ lần thứ VIII
Br. Nguyễn Văn Danh
20:08 04/12/2016
Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ
Đại hội lần thứ VIII tại Tampa, Florida từ ngày 27/12/2016 đến ngày 1/1/2017
Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Việt Nam Du Học tại Hoa Kỳ được hỗ trợ bởi tổ chức Formation Support for Vietnam (viết tắt FSVN), do Linh mục Phêrô Nguyễn Quốc Bảo, dòng Tên, sáng lập và cùng với Hội đồng Quản trị điều hành. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển (2005-2016), FSVN đã góp phần rất tích cực vào việc đào tạo nhân sự cho nhiều giáo phận, chủng viện và dòng tu tại Việt Nam bằng cách liên lạc, kết nối và tìm kiếm học bổng du học tại các trường đại học, chủng viện, và dòng tu ở Hoa Kỳ cho nhiều linh mục, tu sĩ và chủng sinh Việt Nam. Việc trợ giúp nâng cao tri thức cho các linh mục, tu sĩ và chủng sinh Việt Nam du học hôm nay đã, đang và sẽ góp phần cách gián tiếp và trực tiếp vào công cuộc loan báo Tin mừng, chuẩn bị nhân sự, và xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngày mai.
Sau hơn một thập kỷ hoạt động, FSVN đã bảo trợ gần 200 linh mục, tu sĩ, và chủng sinh thuộc 26 Giáo phận và gần 40 dòng tu, tu hội, và tu đoàn tông đồ tại Việt Nam qua du học tại nhiều trường đại học hay chủng viện tại Hoa Kỳ như: The Catholic University of America, Notre Dame University, Villanova University, Loyola University, Boston College, College of the Holy Cross, Saint Thomas University, Brescia University, Franciscan School of Theology, Aquinas Institute of Theology, Assumption College, Oblate School of Theology, Alverno College, Saint Louis University, Divine Word College, Notre Dame Seminary, Saint Meinrad Seminary and School of Theology, Saint Joseph’s Seminary, Holy Apostles College & Seminary, Saint John’s Seminary,… Sau khi tốt nghiệp các chương trình cử nhân hay thạc sĩ, nhiều linh mục và tu sĩ đã trở về Việt Nam phục vụ trong công tác giảng dạy hay đào tạo tại các chủng viện, dòng tu, và các trung tâm thần học. Hiện nay, phần lớn các tu học sinh còn lại vẫn đang miệt mài học tập, nghiên cứu tại Hoa Kỳ để trau dồi các nhân đức và đào sâu thêm kiến thức về các chuyên ngành như Kinh thánh, triết học, thần học, Giáo luật, linh đạo, linh hướng, tâm lý, giáo dục, y tế, tư vấn mục vụ, v.v… Trong các ngành kể trên, Hội hiện có 7 người đang học chương trình tiến sĩ (PhD, STD, Doctor of Ministry), 4 người đang học cao học về thần học (Licentiate in Sacred Theology - S.T.L.), 31 người đang học các chương trình thạc sĩ (Master of Arts), 16 người đang theo cao học thần học của chủng viện (Master of Divinity), 32 người học chương trình cử nhân (Bachelor’s Degrees), 9 người đang học cao đẳng (Associate Degrees), và 55 người đang học chương trình tiếng Anh (ESL).
Theo truyền thống hàng năm, Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ tổ chức họp mặt mỗi năm một lần vào dịp sau Giáng sinh và đầu năm mới Dương lịch. Mục đích của Đại hội thường niên này là tạo cơ hội cho các tham dự viên gặp gỡ, làm quen, chia sẻ và nâng đỡ nhau trong việc hội nhập văn hóa và học tập tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, đây cũng là dịp thuận lợi để các tu học sinh có cơ hội làm việc nhóm, kết nối tình huynh đệ, với hy vọng trong tương lai khi trở về Việt Nam có thể cộng tác với nhau trong những lãnh vực chuyên môn như triết học, thần học, văn hóa, giáo dục, y tế và mục vụ. Cũng trong thời gian tham gia đại hội này, các linh mục, tu sĩ và chủng sinh sẽ được một số bác sĩ tư vấn, khám sức khoẻ và chăm sóc ý tế hoàn toàn miễn phí. Năm nay, Đại hội lần thứ VIII sẽ diễn ra tại Tampa, tiểu bang Florida từ ngày 27/12/2016 đến ngày 1/1/2017. Với chủ đề “Trong Tình Yêu Hoàn Hảo, không có sự sợ hãi” (1Ga.4:18), Đại hội năm nay hứa hẹn sẽ đầy ắp tiếng cười, niềm vui, hy vọng, ân sủng và trải nghiệm quý giá cho các tham dự viên của cuộc gặp gỡ huynh đệ trong Chúa Kitô. Đại hội lần này quy tụ gần 150 linh mục, tu sĩ và chủng sinh đang theo học các chương trình cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ tại nhiều trường đại học và chủng viện trên khắp mọi miền đất nước Hoa Kỳ.
Thành phần thuyết trình và hướng dẫn cho Đại hội năm nay bao gồm: Đức Cha Michael Barber, dòng Tên, Giám mục Giáo phận Oakland, thành viên Hội đồng Quản trị của Formation Support for Vietnam; Đức Cha Peter Baldacchino, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Miami, Florida; Cha Mark Lewis, nguyên Bề trên Giám tỉnh Dòng Tên, Tiến sĩ Lịch sử Giáo Hội, sẽ hướng dẫn tĩnh tâm; Cha Việt Hưng, Bề trên Tổng quyền Tu hội Tận hiến; Sơ Mary Vallerie, Bề trên Tổng quyền Dòng Crucified Jesus and Sorrowful Mother; Sơ Mary Anne Owen, Bề trên Giám tỉnh Dòng Đức Mẹ Học đường; Sơ Đinh Nga, Bề trên Tổng quyền Tu hội Tận hiến Nữ; Sơ Judith Diltz, Bề trên Giám tỉnh Dòng Poor Handmaids of Jesus Christ, Tỉnh Dòng Bắc Mỹ và Mêxicô; Sơ Rose Mary Nassif, Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Trường Đại học ở Maryland, Giám đốc Hilton Foundation và Global Sisterhood; và Giáo sư Lê Xuân Hy, Tiến sĩ Tâm lý tại Trường Đại học Dòng Tên Seattle University; Giáo sư Quyên Di, Giảng viên của hai Trường Đại học California cơ sở Los Angeles (UCLA) và Irvine (UC Irvine). Với sự đồng hành của đội ngũ thuyết trình và hướng dẫn viên hùng hậu này, hy vọng các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tham dự Đại hội sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm về các chuyên ngành đang theo học cũng như việc hội nhập văn hoá tại Hoa Kỳ.
Đặc biệt trong kỳ Đại hội thường niên năm nay, Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức Thánh lễ Truyền chức Linh mục cho thầy Phó tế Raymond Trần Thái Sơn thuộc Dòng Thánh Gia, là một thành viên của Hội. Thánh lễ Truyền chức sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng, ngày 31 tháng 12 năm 2016 tại Nguyện đường Mary Help of Christians Center. Cùng ngày, Hội sẽ tổ chức một đêm diễn nguyện “Ca Khúc Tri Ân” vào lúc 7:30 tối để chúc mừng tân linh mục và quảng bá, cổ vũ ơn gọi linh mục, tu sĩ tạị Mary Help of Christians Center, 6400 E Chelsea St., Tampa, FL 33610. Đến tham dự đêm diễn nguyện này, quý vị sẽ có cơ hội sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cách riêng cho ơn thiên triệu. Các diễn viên và ca sĩ trong đêm diễn nguyện này gồm quý cha, quý thầy và quý sơ tu học sinh đến từ các giáo phận và hội dòng khác nhau ở Việt Nam hiện đang du học tại Hoa Kỳ. Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ Trân trọng kính mới quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách và bà con giáo dân tham dự đêm diễn nguyện và cầu nguyện cho ơn gọi đời sống thánh hiến.
Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ có được những thành tựu bước đầu như ngày hôm nay là nhờ sự tận tâm giúp đỡ của biết bao tấm lòng hảo tâm từ Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ nói chung, cách riêng là các trường đại học và chủng viện, các giáo sư và chuyên gia, các giáo xứ, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sự đóng góp quảng đại cả vật chất lẫn tinh thần của quý vị đã và đang mang lại sự thành công của Hội và góp phần vào sự thăng tiến của Giáo Hội quê hương Việt Nam trong tương lai. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân và thưởng công bội hậu cho quý vị!
Ban Đại diện Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ
Đại hội lần thứ VIII tại Tampa, Florida từ ngày 27/12/2016 đến ngày 1/1/2017
Sau hơn một thập kỷ hoạt động, FSVN đã bảo trợ gần 200 linh mục, tu sĩ, và chủng sinh thuộc 26 Giáo phận và gần 40 dòng tu, tu hội, và tu đoàn tông đồ tại Việt Nam qua du học tại nhiều trường đại học hay chủng viện tại Hoa Kỳ như: The Catholic University of America, Notre Dame University, Villanova University, Loyola University, Boston College, College of the Holy Cross, Saint Thomas University, Brescia University, Franciscan School of Theology, Aquinas Institute of Theology, Assumption College, Oblate School of Theology, Alverno College, Saint Louis University, Divine Word College, Notre Dame Seminary, Saint Meinrad Seminary and School of Theology, Saint Joseph’s Seminary, Holy Apostles College & Seminary, Saint John’s Seminary,… Sau khi tốt nghiệp các chương trình cử nhân hay thạc sĩ, nhiều linh mục và tu sĩ đã trở về Việt Nam phục vụ trong công tác giảng dạy hay đào tạo tại các chủng viện, dòng tu, và các trung tâm thần học. Hiện nay, phần lớn các tu học sinh còn lại vẫn đang miệt mài học tập, nghiên cứu tại Hoa Kỳ để trau dồi các nhân đức và đào sâu thêm kiến thức về các chuyên ngành như Kinh thánh, triết học, thần học, Giáo luật, linh đạo, linh hướng, tâm lý, giáo dục, y tế, tư vấn mục vụ, v.v… Trong các ngành kể trên, Hội hiện có 7 người đang học chương trình tiến sĩ (PhD, STD, Doctor of Ministry), 4 người đang học cao học về thần học (Licentiate in Sacred Theology - S.T.L.), 31 người đang học các chương trình thạc sĩ (Master of Arts), 16 người đang theo cao học thần học của chủng viện (Master of Divinity), 32 người học chương trình cử nhân (Bachelor’s Degrees), 9 người đang học cao đẳng (Associate Degrees), và 55 người đang học chương trình tiếng Anh (ESL).
Theo truyền thống hàng năm, Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ tổ chức họp mặt mỗi năm một lần vào dịp sau Giáng sinh và đầu năm mới Dương lịch. Mục đích của Đại hội thường niên này là tạo cơ hội cho các tham dự viên gặp gỡ, làm quen, chia sẻ và nâng đỡ nhau trong việc hội nhập văn hóa và học tập tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, đây cũng là dịp thuận lợi để các tu học sinh có cơ hội làm việc nhóm, kết nối tình huynh đệ, với hy vọng trong tương lai khi trở về Việt Nam có thể cộng tác với nhau trong những lãnh vực chuyên môn như triết học, thần học, văn hóa, giáo dục, y tế và mục vụ. Cũng trong thời gian tham gia đại hội này, các linh mục, tu sĩ và chủng sinh sẽ được một số bác sĩ tư vấn, khám sức khoẻ và chăm sóc ý tế hoàn toàn miễn phí. Năm nay, Đại hội lần thứ VIII sẽ diễn ra tại Tampa, tiểu bang Florida từ ngày 27/12/2016 đến ngày 1/1/2017. Với chủ đề “Trong Tình Yêu Hoàn Hảo, không có sự sợ hãi” (1Ga.4:18), Đại hội năm nay hứa hẹn sẽ đầy ắp tiếng cười, niềm vui, hy vọng, ân sủng và trải nghiệm quý giá cho các tham dự viên của cuộc gặp gỡ huynh đệ trong Chúa Kitô. Đại hội lần này quy tụ gần 150 linh mục, tu sĩ và chủng sinh đang theo học các chương trình cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ tại nhiều trường đại học và chủng viện trên khắp mọi miền đất nước Hoa Kỳ.
Thành phần thuyết trình và hướng dẫn cho Đại hội năm nay bao gồm: Đức Cha Michael Barber, dòng Tên, Giám mục Giáo phận Oakland, thành viên Hội đồng Quản trị của Formation Support for Vietnam; Đức Cha Peter Baldacchino, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Miami, Florida; Cha Mark Lewis, nguyên Bề trên Giám tỉnh Dòng Tên, Tiến sĩ Lịch sử Giáo Hội, sẽ hướng dẫn tĩnh tâm; Cha Việt Hưng, Bề trên Tổng quyền Tu hội Tận hiến; Sơ Mary Vallerie, Bề trên Tổng quyền Dòng Crucified Jesus and Sorrowful Mother; Sơ Mary Anne Owen, Bề trên Giám tỉnh Dòng Đức Mẹ Học đường; Sơ Đinh Nga, Bề trên Tổng quyền Tu hội Tận hiến Nữ; Sơ Judith Diltz, Bề trên Giám tỉnh Dòng Poor Handmaids of Jesus Christ, Tỉnh Dòng Bắc Mỹ và Mêxicô; Sơ Rose Mary Nassif, Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Trường Đại học ở Maryland, Giám đốc Hilton Foundation và Global Sisterhood; và Giáo sư Lê Xuân Hy, Tiến sĩ Tâm lý tại Trường Đại học Dòng Tên Seattle University; Giáo sư Quyên Di, Giảng viên của hai Trường Đại học California cơ sở Los Angeles (UCLA) và Irvine (UC Irvine). Với sự đồng hành của đội ngũ thuyết trình và hướng dẫn viên hùng hậu này, hy vọng các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tham dự Đại hội sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm về các chuyên ngành đang theo học cũng như việc hội nhập văn hoá tại Hoa Kỳ.
Đặc biệt trong kỳ Đại hội thường niên năm nay, Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức Thánh lễ Truyền chức Linh mục cho thầy Phó tế Raymond Trần Thái Sơn thuộc Dòng Thánh Gia, là một thành viên của Hội. Thánh lễ Truyền chức sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng, ngày 31 tháng 12 năm 2016 tại Nguyện đường Mary Help of Christians Center. Cùng ngày, Hội sẽ tổ chức một đêm diễn nguyện “Ca Khúc Tri Ân” vào lúc 7:30 tối để chúc mừng tân linh mục và quảng bá, cổ vũ ơn gọi linh mục, tu sĩ tạị Mary Help of Christians Center, 6400 E Chelsea St., Tampa, FL 33610. Đến tham dự đêm diễn nguyện này, quý vị sẽ có cơ hội sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cách riêng cho ơn thiên triệu. Các diễn viên và ca sĩ trong đêm diễn nguyện này gồm quý cha, quý thầy và quý sơ tu học sinh đến từ các giáo phận và hội dòng khác nhau ở Việt Nam hiện đang du học tại Hoa Kỳ. Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ Trân trọng kính mới quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách và bà con giáo dân tham dự đêm diễn nguyện và cầu nguyện cho ơn gọi đời sống thánh hiến.
Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ có được những thành tựu bước đầu như ngày hôm nay là nhờ sự tận tâm giúp đỡ của biết bao tấm lòng hảo tâm từ Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ nói chung, cách riêng là các trường đại học và chủng viện, các giáo sư và chuyên gia, các giáo xứ, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sự đóng góp quảng đại cả vật chất lẫn tinh thần của quý vị đã và đang mang lại sự thành công của Hội và góp phần vào sự thăng tiến của Giáo Hội quê hương Việt Nam trong tương lai. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân và thưởng công bội hậu cho quý vị!
Ban Đại diện Hội Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh Du học tại Hoa Kỳ
Văn Hóa
Mùa Vọng và những con đường còn dang dở
Sơn Ca Linh
09:23 04/12/2016
Hỡi nhà ngôn sứ I-sa,
Mấy ngàn năm trước ôi xa ngút ngàn.
Mà nay sao vẫn âm vang,
Những lời réo gọi dọn đàng lối đi !
Đường qua phố thị kinh kỳ,
Đường xuyên trũng thấp đường đi núi rừng.
Đèo cao bạt xuống cho lưng,
Hố kia lấp lại cho đừng lõm sâu.
Ngăn sông cách suối bắt cầu,
Quanh co uốn thẳng thắm màu hoa xinh…
Sẵn sàng đón Vị Cứu tinh,
Quang lâm từ chốn thiên đình cao quang…!
Hôm nay cũng chuyện dọn đàng,
Quanh co khắp nẻo, ngổn ngang trăm đường.
Đường gia đạo, lối uyên ương,
Đường lên cung thánh, đường vương chợ đời.
Đường gặp gỡ giữa mọi người,
Đường chia cảnh ngộ phận đời hẩm hiu.
Đường phục vụ, nẻo thương yêu,
Gia đình, xã hội bao nhiêu là đường…!
Hận thù giờ đổi yêu thương,
Xa xôi cách biệt nay đương lại gần.
Đường nào dục vọng, tham sân,
Nay theo lối mới lại gần phúc thiêng.
Mỗi người có một đường riêng,
Canh tân sám hối cần chuyên nguyện cầu.
Bước chân Người có xa đâu,
Người qua mấy độ ta đâu có ngờ !
Những Mùa Vọng tím nên thơ,
Mang theo những khúc bâng quơ nhạc buồn :
“Trời cao xin hãy mưa sương,
Mây ơi mưa Đấng mang ơn cứu đời…”
Đường Mùa Vọng mở ai ơi,
Đường tình yêu đó muôn nơi đón chờ.
Đón Ngài hoa trải đường thơ,
Ngài về Ngài sẽ ngẩn ngơ vui mừng.
Niềm vui hạnh phúc tưng bừng,
Kiếm cung bẻ gãy, rượu mừng tràn ly.
Mùa Vọng về lại chuyến đi,
Đường nào dang dở ta thì đắp xây.
Sơn Ca Linh
Thơ nhạc cảnh Giáng Sinh : Hài Nhi và Mục Đồng
Đinh Văn Tiến Hùng
16:42 04/12/2016
*Diễn nguyện :
“…Trong vùng ấy, có các mục đồng ở ngoài trời và đêm khuya thức canh để giữ đàn vật. Thiên Thần Chúa bỗng hiện đến với họ và vinh quang Chúa rạng ngời bao quanh họ, làm họ kinh khiếp hãi hùng.
Nhưng Thiên Thần nói với họ : Đừng sợ ! Này ta đem Tin mừng cho các ngươi về một niềm vui to lớn, tức là niềm vui cho toàn dân, là hôm nay, vị Cứu Chúa tức là Đức Ki-tô, đã sinh ra cho các ngươi trong thành Đa-vít. Và đây là dấu cho các ngươi : các ngươi sẽ thấy một hài nhi vấn tã, đặt năm trong máng cỏ.
Rồi bỗng đâu đây hợp đoàn với Thiên Thần, có đoàn cơ binh trên trời ngợi khen Thiên Chúa rằng :
‘Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an đưới thế cho người thiện tâm.’
Khi Thiên Thần từ giã họ mà về trời, mục đồng bảo nhau : Chúng ta hãy đi Belem xem điều gì xảy ra và Chúa đã tỏ cho ta biết…” ( Lc.2 : 8- 15 )
-Đừng sợ ! Ta không mang sự dữ cho các con đâu ! Ta đem cho các con một tin vui vĩ đại cho Israel và cho tất cả các dân tộc trên trái đất.
Tiếng nói Thiên Thần là cung đàn cầm du dương cùng với tiếng họa mi hòa đệm.
-Hôm nay, Đấng Cứu Tinh đã sinh ra trong thành Đavít !
Với những lời này, Thiên Thần giang đôi cánh rộng hơn và vẫy như nhảy mừng. Một làn mưa các tia vàng lấp lánh như bụi đá quí tỏa ra từ đôi cánh. Một chiếc cầu vồng vẽ một vòng cung chiến thắng.
-Đấng Cứu Tinh là Đức Kitô !
Thiên Thần xếp lại đôi cánh rực rỡ phủ toàn thân, như chiếc áo choàng kim cương trên chiếc áo trắng ngọc trai. Người cúi xuống như thờ lạy, tay ôm ngực. Mọi người chỉ còn thấy hình bóng kéo dài, sáng láng, bất động trong khoảng thời gian đọc kinh vinh danh.
Nhưng rồi, người lại nhúc nhích mở đôi cánh và ngửa mặt trong ánh sáng rạng ngời với nụ cười Thiên Quốc và nói :
-Các con sẽ nhận ra Ngài bằng dấu này : Trong một chuồng súc vật nghèo hèn ở phía sau Belem. Các con sẽ thấy một trẻ sơ sinh bọc trong tã, nằm trong máng súc vật. Vì không có một mái nhà cho Đấng Mêsia trong thành Đavít.
Khi nói lời này, Thiên Thần trở nên nghiêm trang u buồn.
Nhưng từ trời cao có một đám đông xuống. Ôi đông chừng nào ! Một đám đông Thiên Thần giống như Thiên Thần loan tin. Một đoàn Thiên Thần bay xuống trong hân hoan, làm lu mờ mặt trăng bằng ánh sáng Thiên đàng. Các đấng hợp đoàn, vẫy cánh lan tỏa hương thơm cùng những khúc nhạc du dương,
Nếu hội họa là cố gắng của vật chất để trở nên ánh sáng, thì ở đây, sự du dương là cố gắng của âm nhạc để diễn tả cho con người là vẻ đẹp của Thiên Chúa. Vì nghe sự du dương này là biết đến Thiên đàng, nơi tất cả đều hòa hợp trọn vẹn trong tình yêu Thiên Chúa ban mình ra, lan tỏa, làm hạnh phúc cho các Thánh, rồi các Thánh lại trở về với Thiên Chúa để thốt lên : ‘ Chúng con yêu Chúa ! ‘
Kinh Vinh danh của các Thiên Thần tỏa ra thành những làn sóng ánh sáng, càng lúc càng lan rộng trên miền quê yên tĩnh. Chim hòa ca chào đón ánh sáng đến sớm và chiên cừu kêu be be mừng đón mặt trời mọc trước giờ. Nhưng chúng tôi cùng với những con bò, con lừa, chào đón Đấng Tạo Hóa chúng ta, đã đến ở giữa chúng ta để yêu thương chúng ta.
Tiếng hát và ánh sáng giảm bớt dần khi các Thiên Thần bay về trời. Các mục đồng hoan hỉ bảo nhau :
-Anh có nghe gì không ?
-Chúng ta đi coi không ?
-Còn các con vật ?
-Ôi chúng chăng sao đâu !
-Chúng ta hãy đi vâng theo lời Thiên Chúa gọi.
-Nhưng đi đâu ?
-Thiên Thần đã chẳng nói rằng hôm nay Người sinh ra và không tìm được nơi trọ ở Belem sao ?
Một mục đồng lên tiếng :
-Đi, tôi biết ! Tôi đã gặp người đàn bà, bởi tôi nghĩ chắc. bà đã không tìm được chỗ trọ tôi đã đưa sữa cho người đàn ông để cho bà uống. Bà còn rất trẻ và rất đẹp. Chắc chắn bà tốt như Thiên Thần đã cho chúng ta biết.
-Đi ! Đi ! Chúng ta hãy lấy sữa, phó-mát, một con cừu và mảnh da thuộc. Chắc là họ rất nghèo.
Ai biết được đấng mà tôi không dám gọi tên đã bị lạnh chừng nào. Tôi nghĩ bà mẹ rất tội nghiệp.
Họ vào nhà kho rồi một lúc sau trở ra. Kẻ thì mang các bình đựng sữa, người thì với những cục phó mát
tròn bọc trong các lưới bằng cỏ lác. Người mang theo cái rổ với con cừu kêu be be.
-Tôi mang theo con cừu mới đẻ 1 tháng nay, sữa của nó rất tốt. Nó sẽ có ích cho ông bà nếu họ thiếu sữa.Tôi thấy bà gầy yếu và rất xanh xao.
Dưới vầng trăng tỏa sáng, họ dắt nhau đi. Họ đi dưới ánh trăng và ánh đuốc, sau khi đóng cửa nhà kho và cổng rào. Họ đi theo lối mòn đồng quê, băng qua các hàng dậu bằng cây gai trơ trụi về mùa đông.
Họ đi vòng về Belem và tới chuồng bò. Như vậy họ đi qua các hang tốt hơn và tìm thấy ngay chỗ trẻ trú ẩn. Họ đã đến cửa hang.
-Vào đi !
-Tôi không dám !
-Anh vào trước đi !
-Không !
-Thì phải coi xem sao chứ!
-Lêvi ! Mày đã nhìn thấy Thiên Thần trước tiên ! Điều đó có nghĩa là mày tốt hơn chúng ta.
Thực sự lúc đầu họ đã cho cậu là điên. Nhưng bây giờ cậu có ích cho họ, vì cậu dám làm điều mà họ không dám làm.
Cậu ngập ngừng nhưng rồi quyết định, nó tới gần cửa hang, hơi vén màn che và dừng lại xuất thần.
-Mày thấy gì ? Những người khác lo lắng hỏi nhỏ.
-Tôi thấy 1 người đàn bà rất trẻ rất đẹp và 1 người đàn ông cúi trên máng cỏ. Tôi nghe 1 trẻ sơ sinh khóc. Người đàn bà nói với bé thơ với giọng ngọt ngào êm dịu tuyệt vời.
-Bà nói gì ?
- Bà nói : Giêsu bé tí của má ! Giêsu tình yêu của má !
Đừng khóc, con nhỏ của má ! Ôi nếu má có thể nói với con, hãy bú sữa đi, bé tí của má. Tình yêu của má, con lạnh quá à ? Rơm cỏ chích con đau đớn chừng nào cho má của con. Phải nghe con khóc như vậy, mà không thể làm dễ chịu cho con. Ngủ đi linh hồn nhỏ của má ! Trái tim má vỡ ra nghe tiếng khóc và nhìn thấy nước mắt con.
Rồi bà hôn bé ủ chân bé bỏng trong bàn tay bà. Bà cúi xuống để hai tay trên máng cỏ.
-Gọi đi ! Hãy cho họ biết là mày đang ở đây.
-Tôi không !
-Đúng hơn là anh đã dẫn chúng tôi đến đây vì đã gặp họ trước.
Người mục đồng mở miệng gọi, nhưng chỉ giới hạn trong tiếng xít xoa.
Giuse quay lại và đi ra cửa hỏi :
-Quí vị là ai ?
-Các mục đồng ! Chúng tôi đem lương thực cho các ngài cùng len ấm. Chúng tôi đến thờ lạy Đấng
Cứu Tinh.
-Vào đi !
Họ bước vào trong chuồng, soi sáng bằng ngọn đuốc đang cầm. Những người lớn tuổi đẩy những đứa trẻ đi trước.
Maria quay lại mỉm cười nói :
-Xin vào ! Xin vào !
Cô mời họ với đôi tay và nụ cười hiền dịu. Cô cầm tay đứa con trai đã thấy Thiên Thần đầu tiên và kéo lại bên máng cỏ. Đứa trẻ , hớn hở vui mừng.
Còn Giuse mời những người khác tiến vào với những lễ vật. Rồi với những lời đơn sơ cảm động, họ đặt lễ vật dưới chân Maria. Họ nhìn bé tí khóc êm êm mỉm cười, sung sướng xúc động.
Một người mạnh bạo hơn nói :
-Cầm lấy đi mẹ ! Nó mềm sạch sẽ. Con sửa soạn cho đứa bé sắp sinh trong nhà con, nhưng con biếu mẹ.
Hãy đặt con mẹ vào tấm len này, nó mềm và ấm. Ông dâng lên tấm da cừu lông trắng tinh.
Maria cầm tấm da lên và quấn cho bé. Cô cho các mục đồng chiêm ngắm Người. Họ quì gối xuống trên cỏ rơm và xuất thần nhìn Hài Nhi.
Họ cảm thấy mạnh dạn hơn và một người đề nghị :
-Phải cho bé một ngụm sữa. Hay tốt hơn là nước pha mật ong, vì người ta thường cho trẻ sơ sinh uống như vậy.
-Thưa bà sữa đây ! Xin bà nhận.
-Nhưng nó lạnh, phải cần sữa nóng. Eli đâu ? Ông ta có con cừu, nhưng ông không ở đó và dừng lại bên ngoài, nhìn qua kẽ hở rồi biến mất trong bóng đêm.
- Ai dẫn quí vị đến đây ?
- Một Thiên Thần bảo chúng con tới và Êli dẫn đường cho chúng con. Nhưng bây giờ ông ta đâu rồi ?
Tiếng kêu be be của con cừu đã tiết lộ ông.
-Vào đi ! Người ta đang hỏi anh đó !
Ông ta vào cùng với con cừu, rụt rè vì bị lưu ý nhất.
-À anh ! Giuse nói khi nhận ra ông.
-Anh rất tốt ! Maria cũng mỉm cười nói với ông.
Họ vắt sữa con cừu. Maria nhúng một chút vào chiếc khăn sạch và rơ môi cho em bé. Chú mút lấy chút kem ngon. Tất cả đều mỉm cười và tươi cười hơn, khi thấy bé ngủ ngay trong sự ấm áp của vải len.
-Nhưng ông bà không thể ở đây được ! Trời lạnh và ẩm thấp. Lại nữa, toàn mùi súc vật, như vậy không được đối với Vị Cứu Tinh.
- Tôi biết ! Nhưng không có chỗ cho chúng tôi trong thành Belem- Maria nói với tiếng thở dài.
- Ôi bà can đảm lên ! Chúng tôi sẽ kiếm hộ cho bà một căn nhà.
Êli thêm vào :
-Tôi sẽ nói với bà chủ, bà ta rất tốt. Bà ta sẽ đón nhận ông bà. Bà sẽ nhường một phòng cho quí vị.
Khi trời vừa sáng, tôi sẽ đến nói với bà. Nhà bà tuy đã đầy hết, nhưng bà sẽ để cho quí vị một chỗ.
-Ít nhất là cho em bé ! Tôi và Giuse có phải tiếp tục nằm dưới đất cũng không sao. Nhưng cần cho bé.
-Bà ơi, đừng lo ! Tôi sẽ nghĩ tới điều đó. Tôi sẽ kể cho nhiều người điều chúng tôi đã được thấy. Quí vị sẽ
không thiếu thốn gì đâu. Lúc này xin hãy nhận lấy sự nghèo nàn của chúng tôi biếu ông bà. Chúng tôi chỉ là những mục đồng.
Giuse trả lời :
-Chúng tôi cũng là những người nghèo và chúng tôi không thể đền bù cho anh em được.
-Ôi ! Chúng tôi không muốn. Dù là ông bà có thể, chúng tôi cũng không muốn. Chúa đã thưởng cho chúng tôi rồi. Người đã hứa bình an cho chúng tôi qua lời các Thiên Thần. Riêng chúng tôi đã được ban rồi, vì Thiên Thần cho biết Hài Nhi này là chính Đấng Cứu Tinh, là Đức Kitô.
Chúng tôi nghèo nàn và ngu dốt, nhưng chúng tôi biết các tiên tri đã nói Đấng Cứu Tinh là Vua Bình An.
Thiên Thần còn bảo chúng tôi đến thờ lạy Người. Như vậy là Người đã ban bình an trước tiên cho chúng tôi rồi.
Còn Bà đã được chúc phúc vì đã sinh ra Người. Xin hãy truyền lệnh cho chúng tôi như một Bà Hoàng, vì chúng tôi rất vui khi được phục vụ Bà. Chúng tôi có thể làm gì cho Bà đây ?
-Hãy yêu con tôi ! Và hãy giữ trong lòng các anh những tư tưởng lúc này.
-Nhưng còn Bà, Bà không muốn điều gì sao ? Bà không có bà con nào để báo tin Bà đã sinh con sao ?
-Có, tôi có ! Nhưng họ không ở gần đây. Họ ở Hebron cơ.
Êli vội đáp lời :
-Tôi sẽ đi ! Họ là ai ?
-Zacaria vị thày cả, và Elisabeth chị họ tôi.
-Ô ! Zacaria, tôi biết ông. Vào mùa hè tôi đã ở trên các ngọn núi đó, nơi có những đồng cỏ tốt. Tôi đã là bạn với người mục đồng của ông. Khi tôi biết Bà đã thu xếp tạm ổn, tôi sẽ đi.
-Cám ơn Êli !
-Không có gì, đó là vinh dự lớn cho tôi, một mục đồng hèn mọn mà được tới nói với vị thày cả là Đấng
Cứu Thế đã sinh ra.
-Không, anh sẽ nói với ông ta : Maria Nazareth em họ ông bảo là Giêsu đã sinh ra và mời ông tới Belem.
-Tôi sẽ nói như vậy !
- Nguyện xin Chúa thưởng công cho anh. Tôi sẽ nhớ đến anh, cùng tất cả các anh.
-Bà sẽ nói với con Bà về chúng tôi ?
-Phải.
-Tôi là Êli.
-Tôi, Lêvi.
-Tôi, Samuel.
-Tôi, Jonas.
-Tôi, Issaac.
-Tôi, Tobi.
-Tôi, Jonatha.
-Tôi, Daniel.
-Tôi, Simeon.
-Và Tôi là Gioan.
-Còn tôi là Giuse và em tôi là Benjamin. Chúng tôi là anh em sinh đôi.
-Tôi sẽ nhớ tên các anh.
-Bây giờ chúng tôi phải đi…Nhưng chúng sẽ trở lại mang cho Bà những thứ cần thiết hơn.
Một mục đồng tỏ ra ái ngại :
-Làm sao chúng ta có thể trở về và để lại chú bé này ở đây !
-Vinh danh Chúa đã chỉ Người cho chúng ta.
Lêvi nói với nụ cười Thiên thần :
-Xin cho chúng tôi hôn áo Người.
Maria ngồi trên cỏ nâng nhẹ Giêsu lên, giơ ra cho họ hôn đôi chân nhỏ bé bọc trong vải.
Họ đi giật lùi ra và để lại quả tim bên máng cỏ…..
( Trích Tác phẩm thị kiến của Maria Valtorta : “ Tin Mừng đã mặc khải cho tôi “ )
*Diễn ngâm :
Chói sáng một vì sao,
Không trung đầy huyền diệu,
Vang khúc nhạc đón chào.
Hạnh phúc ôi Be-lem !
Một làng nhỏ nghèo hèn,
Hồng ân đang lan tỏa,
Tràn ngập trong màn đêm.
Chúa Hài Nhi ra đời,
Chiên bò nằm thở hơi,
Sưởi thân Người lạnh lẽo,
Ngoài trời tuyết đang rơi.
Bọn mục đồng quanh miền,
Nằm say giấc ngủ yên,
Bỗng giật mình tỉnh dậy,
Nghe tiếng hát vang rền.
Một Sứ thần uy nghi,
Trong ánh sáng diệu kỳ,
Đôi cánh vàng lấp lánh,
Thúc giục dậy mau đi.
‘Hãy tìm đến Be-lem !
Nơi máng cỏ mà xem,
Một Hài Nhi giáng thế,
Trong khung cảnh khó nghèo.’
Bọn mục đồng bảo nhau :
‘Ta cùng đến cho mau,
Mừng Vương Nhi cứu độ,
Nhân loại đợi từ lâu.’
Mục đồng theo ánh sao,
Dừng lại từ trên cao,
Chiếu xuống nơi hang đá,
Họ vội vã bước vào.
Nhìn thấy một Trẻ Thơ,
Nằm trong máng bò lừa,
Không một manh áo ấm,
Họ bái lạy tôn thờ .
Này đây Cha Mẹ Người,
Bên Con Trẻ xinh tươi,
Lặng nghiêng mình chiêm bái,
Chúa giáng thế cứu đời.
Chúa xuống từ trời cao,
Lấp lánh muôn vì sao,
Mục đồng được mời gọi,
Ôi hạnh phúc ngọt ngào !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ghi chú : Hoạt cảnh trên có thể trình diễn trong dịp Giáng Sinh với :
-Các vai diễn : Mẹ Maria, Thánh Giuse, Chúa Hài Nhi và các Mục đồng.
-Lời Diễn nguyện gồm đoạn trích Phúc Âm và đoạn văn trích dịch về mặc khải Chúa Giáng Sinh và Mục đồng đến thờ lạy.
-Lời Diễn ngâm bài thơ Giáng Sinh : ‘Hài Nhi và Mục Đồng’.
-Phần nhạc đệm với những bài ca Giáng Sinh chọn lựa thích hợp với từng phần trình diễn như: Cao cung lên – Đêm Thánh vô cùng- Hang Belem- Tiếng hát Thiên Thần- Đêm đông …. ( Xin lưu ý đừng để tiếng hát lớn át cả tiéng Diễn nguyện và Diễn ngâm )
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Trời Cuối Thu
Tấn Đạt
20:22 04/12/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Cuối thu tranh vẽ của Trời
Núi cao tuyết trắng, dưới đồi vàng ươm
Tạ ơn Thượng đế yêu thương.
(bt)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 29/11-05/12/2016: Hàng triệu trẻ em mồ côi vì các cuộc xung đột
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:58 04/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo đài Radio Vatican ngày 29/11/2016 thì các nhà lãnh đạo quốc gia, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp từ hơn 100 quốc gia đã tụ họp về Budapest để thảo luận làm thế nào để ngăn chặn những khủng hoảng và xung đột toàn cầu về việc xử lý nước. Các đại biểu tham dự ba ngày hội nghị thượng đỉnh Budapest về việc xử lý nước đã lắng nghe các bài từng trình của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống của nước Hung gia lợi, người đã mô tả nước như là "nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa nhất" và kêu gọi hành động ngay lập tức để tăng cường an ninh về việc xử lý nước.
Theo bản báo cáo của ông Stefan Bos thì khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia đã đáp lại lời kêu gọi của các vị lãnh đạo các Giáo Hội trước việc việc duy trì an toàn các nguồn nước. Đức Thánh Cha Phanxicô và Thương phụ Bartholomew I, Tổng Giám Mục thành Constantinople, kêu gọi những người tham dự hãy ý thức giá trị của nước trong viễn tượng phát triển bền vững.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ông Ban Ki-moon cũng đồng ý quan điểm ấy. Trong một thông điệp bằng video, ông nói việc cấu trúc lại cách thức thế giới sử dụng tài nguyên thiên nhiên là điều rất quan yếu. Ông nói tiếp: "Chúng ta phải thay đổi cách chúng ta quản lý các nguồn tài nguyên của chúng ta. Chúng ta phải đầu tư về nước và vệ sinh môi trường vì lợi ích của tất cả".
Nhưng Ngài Tổng thống János Ader của Hung Gia Lợi đề nghị chúng ta không có nhiều thời giờ để xây dựng một chiến lược. Ông cho rằng sự tăng trưởng dân số toàn cầu và nhu cầu thực phẩm làm tăng việc xử dụng nước tiêu thụ tăng vọt thêm 30 phần trăm vào năm 2030. Và Ông Ader cho rằng ngành công nghiệp sẽ cần nhiều nước hơn ít nhất 50 phần trăm vào năm 2050, sẽ làm cho cho việc chống lại sự biến đổi khí hậu trở nên phức tạp và cấp bách hơn! Nhưng ông nhấn mạnh: "Nước là nguồn thiên nhiên tối quan trọng nên đây phải là đề tài trọng yếu cho những tư duy và hành động chính trị!”
Tư tưởng đó đã được Thủ tướng Sheikh Hasina của Bangladesh ủng hộ hoan nghênh khi bà nêu lên rằng hầu hết nhiều người công dân trong nước bà không có được nước sạch mà dùng! Bà nói: "Các quốc gia trong vùng của chúng tôi đối diện với một thách đố lớn lao là làm sao có khả năng xây dựng và phục hồi thảm họa liên quan đến nước, song song với những nỗ lực thích ứng trước cố gắng phòng chống nạn biến đổi khí hậu nữa."
Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng thế giới sẽ phải đối diện với một trận chiến đầy khó khăn để bảo đảm nguồn xử lý nước và ngăn chặn xung đột toàn cầu như thế giới đã và đang có nhiều xung khắc trước vấn nạn biến đổi khí hậu.
Mặc dù có nhiều nhà phê bình còn hoài nghi, nhưng LHQ đã công bố số liệu cho thấy mức tăng về nhiệt độ trung bình là 3-4 độ C trong thế kỷ này hơn 1,5-2 độ C được nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trước đây.
Các tham dự viên tại Hội nghị cấp cao về việc xử lý nước đồng ý phải cấp bách việc phối hợp cần thiết để đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại trong khắp thế giới trước vấn nạn về việc xứ lý nước này.
2. Goma Phi Châu - Hàng triệu trẻ em mồ côi vì các cuộc xung đột và khai thác
Ngày thứ ba 29/11/2016 theo Hãng Thông Tấn xã Fides thì hàng triệu trẻ em bị mồ côi và trở thành nạn nhân của bạo lực kể từ năm 1994. Các đơn khiếu nại từ Trung tâm "Vì tương lai Tuổi Thơ" (INUKA) cho hay có hơn 4 triệu trẻ em đã mất ít là cha hay mẹ trong hai mươi năm qua, đã trở thành những nạn nhân cho bạo lực. Những trẻ em này là một phần trong số hơn 26 triệu trẻ mồ côi sống ở miền Trung và Tây Phi. Quốc gia nơi những trẻ em này đã trở thành những nạn nhân do các cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh nhằm tranh dành quyền khai thác khoáng sản có giá trị.
Hiện trạng này đã gây ra nhiều bạo lực, cưỡng bức di dời hàng triệu trẻ em đang được lớn lên trong môi trường gia đình bình thường. Nhiều trẻ em mồ côi buộc phải đi lang thang kiếm sống, và phải chăm sóc cho anh chị em ruột của chúng. Một số được tuyển chọn vào các tổ chức vũ trang hoặc vào các tổ chức buôn bán hoặc làm nô lệ tình dục.
3. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân quan ngại về một thoả hiệp giữa Vatican và Trung Quốc
Các hãng tin lớn trên thế giới trong ngày 28 tháng 11 năm 2016 đều loan tin Đức Hồng Y Joseph Trần Nhật Quân quan ngại về viễn tượng có thể có một thoả hiệp đạt được giữa Vatican và Trung Quốc
Vị Hồng Y nguyên Giám Mục của Hồng Kông lo ngại rằng vì quá nóng lòng muốn đạt được một thoả hiệp với Bắc Kinh, mà Toà Thánh Vatican có thể nhượng bộ Bắc Kinh một cách thiếu thận trọng, chịu hy sinh sự độc lập của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ngài cũng thừa nhận dù không thể đạt được một thoả hiệp hoàn hảo, nhưng không thể vì thế mà phải chấp nhận một điều xấu xa trong thoả hiệp đó.
Phát biểu tại hội nghị ở Hồng Kông bàn về cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh và Vatican, ĐHY nói rằng có tin Tòa Thánh sẽ chấp nhận những ứng viên Giám Mục do Bắc Kinh đề nghị, và như thế, theo Ngài, đó là một thảm họa. ĐHY cho biết thêm Tòa Thánh luôn luôn ở thế tự vệ, bị áp lực phải chấp nhận những ứng viên Giám Mục do Bắc Kinh đề nghị.
Tuy thế Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho rằng cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh cũng có thể đưa lại kết quả tốt nếu đảo ngược những đề nghị hiện nay trong thoả hiệp, nghiã là để Tòa Thánh đề nghị danh sách ứng viên Giám Mục và chính quyền Bắc Kinh chấp thuận ứng viên đó. Như thế, theo Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha có thể uyển chuyển bổ nhiệm Giám Mục và ép chính quyền Bắc Kinh phải nhận ứng viên Giám Mục của Tòa Thánh.
ĐHY Trần Nhật Quân kết luận: Sở dĩ Ngài bi quan vì tin rằng các giới chức ở Vatican đã quá nóng lòng muốn đạt được một thoả hiệp với Trung Quốc nên đã làm suy yếu những chính sách của Tòa Thánh đã đặt ra từ trước.
Ngỏ lời với báo chí, Ngài nói ngài muốn được diện kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô để trình bày quan điểm của ngài, nhưng lại nghi ngờ giới chức ở Vatican sẽ cản trở, không để Ngài gặp Đức Giáo Hoàng.
4. Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà khoa học bảo vệ thiên nhiên
Trong buổi tiếp kiến sáng 28-11-2016, dành cho 60 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hàn lâm viện Tòa Thánh về khoa học, ĐTC kêu gọi các nhà khoa học góp phần phần giải quyết các cuộc khủng hoảng về môi sinh.
Ngài nhận xét rằng ”chưa bao giờ như thời đại chúng ta ngày nay, người ta thấy rõ sứ mạng của khoa học phục vụ một sự quân bình mới về môi sinh trên thế giới... Tôi muốn nói rằng trước tiên các nhà khoa học, - không chịu sự chi phối của các lợi lộc chính trị, kinh tế hoặc ý thức hệ,- có nghĩa vụ kiến tạo một kiểu mẫu văn hóa để đương đầu với cuộc khủng hoảng về những thay đổi khí hậu và những hậu quả của chúng về mặt xã hội, để tiềm năng sản xuất rất lớn lao không chỉ dành cho một thiểu số mà thôi. Đồng thời cộng đồng khoa học, qua sự đối thoại đa ngành với nhau, cũng được kêu gọi kiến tạo một hàng ngũ lãnh đạo đề ra những giải pháp tổng quát, đặc biệt liên quan đến những đề tài được bàn đến trong đại hội của quí vị hiện nay, đó là nước, các năng lượng có thể đổi mới, và an ninh lương thực.”
ĐTC cũng phê bình hiện tượng trong chính trị quốc tế, ít có ý chí cụ thể tìm kiếm công ích và những thiện ích chung, và người ta cũng ít chú ý đến những lời khuyên dựa trên khoa học về tình trạng trái đất. Sự tùng phục của chính trị đối với kỹ thuật và tài chánh tìm kiếm lợi lộc trước tiên khiến cho nhiều chính phủ không chú ý hoặc chậm trễ áp dụng các hiệp định quốc tế về môi trường, và người ta cũng thấy rõ điều đó qua các cuộc chiến tranh liên tục để tìm cách thống trị, những cuộc chiến được ngụy trang bằng những đòi hỏi cao thượng, gây thiệt hại ngày càng trầm trọng cho môi trường và cho sự phong phú luân lý và văn hóa của các dân tộc”
5. Các ứng cử viên tổng thống Pháp tìm cách kiếm phiếu người Công Giáo
Hai cựu Thủ tướng Pháp kiếm phiếu cử tri Công Giáo bằng cách thuyết phục rằng họ có cùng tư tưởng với Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tranh luận để giành quyền đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc tranh cử tổng thống.
Hai phong trào giáo dân bảo vệ định chế hôn nhân, Manif Pour Tous và Sens Commun, ủng hộ cho Francois Fillon. Đối thủ Fillon là Alain Juppé, lập luận rằng ông ta ủng hộ người Công Giáo tốt hơn. Ông nói: “Tôi cởi mở hơn với chủ nghĩa hiện đại và tư tưởng của tôi gần gũi hơn với Đức Giáo Hoàng so với Manif Pour Tous và Sens Commun”
Fillon không đồng ý. “Trên Hầu hết các vấn đề Alain Juppé muốn tranh cãi với tôi, Đức Thánh Cha Phanxicô nói cùng một cung giọng như tôi.”
Người chiến thắng trong cuộc tranh cử giành quyền đại diện cho Đảng Cộng hòa sẽ phải đối mặt với lãnh tụ quốc gia Marine Le Pen trong cuộc tổng tuyển cử tổng thống mùa xuân 2017.
6. Hồi Giáo quá khích Indonesia đòi đốt nhà thờ Công Giáo
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Fides, hơn 500 người Hồi giáo quá khích đã biểu tình ở Bekasi, một vùng ngoại ô của thủ đô Jakarta, để ngăn chặn việc xây dựng nhà thờ Công Giáo Santa Chiara. Họ đe dọa sẽ đốt nhà thờ. Những người biểu tình cáo buộc giáo xứ đã vi phạm luật pháp xây dựng, đã giả mạo chữ ký của người dân hỗ trợ việc xây dựng nhà thờ
Theo quy định của Indonesia, muốn xây dựng một cơ sở thờ tự của bất cứ tôn giáo nào, luật đòi hỏi phải có chữ ký của một số tín hữu và một số cư dân nơi cơ sở tôn giáo đó được xây dựng.
Linh mục dòng Phanxicô, Raymundus Sianipar của giáo xứ Santa Clara, cho biết trong 17 năm qua giáo xứ đã nghiêm chỉnh tuân theo tất cả những quy định và đòi hỏi của thành phố để được cấp giấy phép xây dựng
Hiện nay, giáo xứ Santa Chiara có 9422 giáo dân sống rải rác trong các khu vực rộng lớn phía bắc Bekasi. Bốn linh mục dòng Phanxicô đang làm công tác mục vụ tại đây. Hiện nay vì chưa có nhà thờ nên thánh lễ Chúa Nhật được cử hành tại một căn phòng tạm bợ có sức chứa khoảng 300 người, đôi khi phải làm lễ ngoài trời và nếu gặp trời mưa giáo dân vào trú tại các nhà lân cận.
Sau một thời gian kéo dài 17 năm làm đơn xin, ngày 28 tháng 7 năm 2015 thị trưởng Bekasi đã cấp giấy phép cho giáo xứ Santa Chiara xây dựng nhà thờ.
Tại Indonesia, một nước đa số dân theo Hồi Giáo, việc xin phép xây dựng nhà thờ gặp rất nhiều trở ngại và thường xuyên gặp sự phản đối của các nhóm Hồi Giáo quá khích.
Hiện nay chính phủ Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã dễ dãi hơn trong việc giải quyết xin giấy phép xây dựng nơi thờ tự, loại bỏ một số hạn chế do luật lệ trước đây quy định.
Theo nghị định hiện nay, mỗi dự án xây dựng nơi thời tự, phải có chữ ký của ít nhất 99 tín đồ và phải được hỗ trợ bởi ít nhất 60 người dân trong khu vực. Chính quyền điạ phương có quyền phê duyệt dự án.
Trong lịch sử, Giáo Hội Công Giáo Indonesia gặp rất nhiều trở ngại trong việc xin giấy phép xây dựng nhà thờ hoặc cải tạo nhà nguyện. Các nhóm Hồi giáo cực đoan thường xuyên chống đối và gây áp lực với chính quyển để những dự án này không được thực hiện.
7. Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella: Năm Thánh Lòng Thương Xót chứng tỏ Giáo Hội là Mẹ ruột, không phải mẹ ghẻ
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm Hóa nói rằng các tín hữu đón Năm Thánh Lòng Thương Xót với niềm vui.
“Năm Thánh Lòng Thương Xót đem lại cho các Kitô hữu một tiếng thở dài nhẹ nhõm” Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella nói như trên trong cuộc phỏng vấn, được đăng trong ấn bản ngày 23 tháng 11 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
“Đừng quên rằng nhiều lần Giáo Hội đã tỏ ra là một 'mẹ kế' hơn là một người mẹ ruột. Và Giáo Hội xuất hiện với Giáo Luật trong tay, chứ không phải là Tin Mừng. Vì lý do này, hơi thở tuyệt vời của lòng thương xót được hoan nghênh như một làn gió của mùa xuân. “
Đức Cha cũng thảo luận về các sáng kiến được đề cập trong Tông huấn mới của Đức Thánh Cha Phanxicô “Misericordia và Misera”.
Một trong những sáng kiến ấy là việc nới rộng năng quyền cho các linh mục giải tội vạ phá thai sau khi kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Đức Thánh Cha cho biết: “Để không có chướng ngại nào ngăn chặn giữa yêu cầu được hòa giải và sự tha thư của Chúa, từ nay trở đi tôi ban cho tất cả các linh mục, do sứ vụ của mình, được năng quyền giải vạ cho những người đã phạm tội phá thai. Điều mà tôi đã ban trước đây trong Năm Thánh, nay được nới rộng trong thời gian, bất chấp điều gì trái ngược. Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng phá thai là một tội trọng, vì nó chấm dứt một sinh mạng vô tội. Tôi cũng có thể và phải mạnh mẽ khẳng định rằng không có tội nào mà lòng thương xót của Thiên Chúa không thể đi tới và tiêu hủy khi Ngài tìm thấy một con tim thống hối xin được hòa giải với Chúa Cha. Vì thế, mỗi linh mục hãy làm người hướng dẫn, nâng đỡ và an ủi trong việc đồng hành với các hối nhân trong hành trình hòa giải đặc biệt này”.
Ngài cũng nới rộng năng quyền giải tội cho các linh mục thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10
“Trong Năm Thánh vừa qua, tôi cũng đã ban cho các tín hữu, vì nhiều lý do khác nhau, lui tới các nhà thờ do các linh mục thuộc huynh đoàn thánh Piô 10 để lãnh nhận một cách hữu hiệu và hợp pháp bí tích giải tội. Vì thiện ích của các tín hữu ấy, và tin tưởng nơi thiện chí của các linh mục ấy, để với sự trợ giúp của Chúa, các linh mục ấy có thể phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn trong Giáo Hội Công Giáo, do quyết định riêng của tôi, tôi quyết định nới rộng năng quyền này vượt qua thời kỳ Năm Thánh, cho đến khi có quyết định mới về vấn đề này, để không ai bị thiếu dấu chỉ bí tích về ơn hòa giải qua sự tha thứ của Giáo Hội”
8. Người dân Âu châu ngày càng sống lâu hơn, nhưng không phải luôn ở trong tình trạng sức khỏe tốt
Tại Âu châu, người dân càng ngày càng sống lâu hơn, nhưng không phải luôn luôn ở trong tình trạng sức khỏe tốt đẹp. Tỷ số dân chúng Âu châu trên 65 tuổi gia tăng từ dưới 10% dạo năm 1960 lên đến gần 20% vào năm 2015, và dự tính sẽ lên đến gần 30% từ nay cho đến năm 2060.
Hy vọng đời sống đã kéo dài đến hơn 80 tuổi tại 18 trong tổng số các quốc gia thành viên liên hiệp châu Âu, nhưng cũng có trên 50 triệu người lớn tuổi trong liên hiệp châu Âu bị bệnh kinh niên. Trên nửa triệu người dân còn trong tuổi lao động chết vì bệnh nan y mỗi năm, khiến cho chi phí về y tế của châu Âu gia tăng mạnh, lên đến 115 tỷ euro. Các trợ giúp xã hội có liên quan đến sức khỏe, như bệnh tim mạch, về hô hấp, tiểu đường hay các vấn đề tâm lý, bình quân chiếm 1,7 tổng sản lượng quốc gia mỗi năm chỉ riêng trong lãnh vực nghỉ làm vì bệnh, tức là cao hơn cả trợ cấp thất nghiệp.
Trong một tuyên ngôn, cao ủy đặc trách vấn đề sức khỏe của liên hiệp châu Âu, ông Vytenis Andriukaitis, lấy làm tiếc vì hàng năm một số lớn người dân Âu châu chết vì những chứng bệnh có thể tránh được liên quan đến những nhân tố nguy hại chẳng hạn như thuốc lá hay bệnh mập phì.
Trong lãnh thổ liên hiệp châu Âu, một trên 5 người dân vẫn tiếp tục hút thuốc và 16% tổng số người trưởng thành bị bệnh mập phì, so với tỷ lệ 11% dạo năm 2000. Bệnh mập phì, cộng với sự lạm dụng rượu chè, đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn tại nhiều quốc gia trong liên hiệp châu Âu, vốn là một trong những vùng tiêu thụ rượu mạnh đứng hàng đầu trên thế giới.
Hiện tượng dân số già nua và phí tổn điều trị bệnh tật gia tăng, kèm theo việc ngân sách quốc gia đang bị giới hạn, khiến cho liên hiệp Âu châu phải tìm cách thay đổi chiều hướng săn sóc sức khỏe cho dân chúng hiện nay, chẳng hạn như giới hạn thời gian nhập viện điều trị và hợp lý hóa phí tổn thuốc men. Trong năm 2015, chi phí về lãnh vực sức khỏe đã chiếm 9,9% tổng sản lượng các nước liên hiệp châu Âu, so với 8,7% hồi năm 2005.