Phụng Vụ - Mục Vụ
Rất dữ dội nhưng cũng rất thánh thiện
Lm Minh Anh
01:16 04/12/2022
RẤT DỮ DỘI NHƯNG CŨNG RẤT THÁNH THIỆN
“Nòi rắn độc kia! Ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối!”.
Nói về việc biện minh cho tội lỗi, Ancil Jenkins tóm tắt một cách rất thú vị, “Biết bao lần chúng ta biện minh cho tội lỗi bằng cách gọi nó bằng một tên khác! Chúng ta bào chữa cho tính tham lam bằng cách gọi đó là “thận trọng” hay “cần kiệm”; một cuộc sống dục lạc là “sống với sự thích thú”. Trả lời một nhà phê bình, A. Lincoln đã hỏi, “Con bò có mấy chân?”, “Bốn!” là câu trả lời. “Nếu bạn gọi cái đuôi của nó là một cái chân, thì nó có mấy chân?”, Lincoln hỏi. “Năm!”. “Không! Chỉ gọi cái đuôi là chân, không có nghĩa nó là một cái chân!”. Chúng ta đã phạm một sai lầm tương tự? Chúng ta nghĩ, tội không phải là tội, chỉ vì chúng ta không gọi đúng tên nó?”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chỉ vì chúng ta không gọi đúng tên nó!”. Nhận định của Jenkins được gặp lại trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, khi Gioan Tẩy Giả gọi ‘đúng tên’ những người Pharisêu và Saduccêô, “Hỡi nòi rắn độc kia!”. Rất dữ dội. Đúng! Vậy mà lời Gioan ‘rất dữ dội nhưng cũng rất thánh thiện!’.
Nó rất dữ dội khi Gioan, người đã trở nên khá nổi tiếng và được kính trọng, được coi là một tiên tri vĩ đại, đã gay gắt gọi những người Pharisêu và người Saduccêô là “Nòi rắn độc”. Đây không phải là cách họ thường nghe! Gioan phải nói theo cách này, bởi đó là sự thật. Các nhà lãnh đạo tôn giáo này đã không dẫn dắt bất cứ ai đến gần Chúa hơn. Chỉ cần suy gẫm những gì Chúa Giêsu, cuối cùng, sẽ nói với hai hạng người này để hiểu các nhà lãnh đạo này đã trở thành loại người nào. Ngài đã gọi họ là “mả tô vôi”, là “những kẻ dẫn đường đui mù…”. Nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là những lời xót thương! Vì vậy, những lời của Gioan chắc chắn là dữ dội; tuy nhiên, ‘rất dữ dội nhưng cũng rất thánh thiện!’. Nó là thánh vì “nòi rắn độc” này cần được thanh tẩy. Họ cần bị lên án và thách thức. Họ cần phải khiêm tốn. Và không có gì khiêm tốn hơn là chân thành ăn năn tội lỗi của mình một cách công khai.
Hãy lưu ý, Gioan không thẳng thừng loại trừ các nhà lãnh đạo này; thay vào đó, Gioan đòi hỏi họ phải có “bằng chứng” về sự ăn năn, “Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối!”. Tại sao? Vì những thiệt hại thiêng liêng mà những người này đã gây ra cho dân chúng vì tính kiêu ngạo, tự cho mình là công chính, giả hình, thích được trọng vọng, lên án người khác… là quá lớn. Họ đã bóp méo đức tin và lề luật đến nỗi lợi ích của các linh hồn đòi hỏi họ phải có một sự thống hối công khai. Nó đòi hỏi mọi người phải nhìn thấy những hoa trái tốt lành chân thành trổ sinh từ cuộc sống của họ như một dấu hiệu cho thấy họ đã thay đổi. Mặc dù đây là một yêu cầu rất cao đối với người Pharisêu và người Saduccêô, nhưng đó là con đường nên thánh dành cho họ. Nó ‘rất dữ dội nhưng cũng rất thánh thiện’ là vậy!
Anh Chị em,
“Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối!”. Điều này cũng đúng đối với chúng ta. Nếu bạn và tôi đã để mình rơi vào một số cạm bẫy giống như người Pharisêu và người Saduccêô, thì chúng ta cũng sẽ được lợi rất nhiều từ một sự thay đổi công khai rõ ràng và khiêm tốn. Nếu đã bảo thủ với tính tự cho mình là đúng, thái độ ‘thánh thiện hơn người’ hoặc hay phán xét người khác, thì bạn có thể rất cần một sự ăn năn khiêm nhường và công khai. Hôm nay, hãy suy gẫm về hai nhóm người này; hãy cố gắng hiểu tội lỗi của họ và lý do Gioan gọi họ là “nòi rắn độc”. Nếu bạn thấy bất kỳ sự kiêu ngạo và tự cao tự đại nào của họ trong tâm hồn mình, hãy lắng nghe lời khuyên của Gioan như thể nó được nói trực tiếp với bạn; nó ‘rất dữ dội nhưng cũng rất thánh thiện’. “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối!”. Hãy làm điều này, và Chúa sẽ giải thoát bạn ngang qua món quà khiêm nhường đích thực mà Chúa Thánh Thần sẽ ban!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn ra tội lỗi mình và không ngại đối mặt với nó, hầu Chúa có thể giải thoát con khỏi mọi uế nhơ để con có thể vững bước trên đường nên thánh!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 05/12: Đặt Niềm Tin vào Chúa – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS.
Giáo Hội Năm Châu
02:27 04/12/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Một hôm, Đức Giê-su giảng dạy, có những người Pha-ri-sêu và luật sĩ ngồi đó; họ đến từ khắp các làng mạc miền Ga-li-lê, Giu-đê và từ Giê-ru-sa-lem. Quyền năng Chúa ở với Người, để Người chữa bệnh. Bỗng có mấy người khiêng đến một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Người. Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giê-su. Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: “Này anh, tội anh được tha cho anh rồi.”
Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu suy nghĩ: “Ông này là ai mà nói phạm thượng như thế? Ai có thể tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” Nhưng Đức Giê-su thấu biết họ đang suy nghĩ như thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: “Các ông đang nghĩ gì trong bụng vậy? Trong hai điều: một là bảo: ‘Tội anh được tha cho anh rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy mà đi’, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su nói với người bại liệt-: Tôi bảo anh: Đứng dậy, vác giường mà đi về nhà!” Ngay lúc ấy, người bại liệt trỗi dậy trước mặt họ, vác cái giường anh đã nằm, vừa đi về nhà vừa tôn vinh Thiên Chúa.
Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Lòng đầy sợ hãi, họ bảo nhau: “Hôm nay, chúng ta đã thấy những chuyện lạ kỳ!”
Đó là lời Chúa
Nói Không Và Nói Có Hay Con Đường Mùa Vọng Hôm Nay
Lm.Trương Đình Hiền
15:43 04/12/2022
“Nói Không” Và “Nói Có” Hay Con Đường Mùa Vọng Hôm Nay
(CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG (A 2022)
Trong khi thế giới đang phập phồng hoang mang lo sợ trước một cuộc chiến tranh hủy diệt với vũ khí hạt nhân mà nguyên nhân và cuộc khơi mào chính là “chảo lửa chiến cuộc tại Ukraina” đã bùng phát hơn 10 tháng và càng ngày càng kinh hoàng dữ dội, thì trong ngày Chúa Nhật II Mùa Vọng hôm nay, dân Công Giáo chúng ta lại một lần nữa được nghe sứ điệp hòa bình của ngôn sứ Isaia thời Cựu ước cách đây hơn 2.600 năm. Thật vậy, khoảng 600 năm trước biến cố Chúa Giáng Sinh, giữa bối cảnh một Giêrusalem hoang tàn đang bị ngoại bang Babylon giày xéo, giữa một đoàn dân cúi đầu trước kiếp khổ nhục lưu đày, ngôn sứ Isaia đã long trong tiên báo: “Ngày ấy, từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống… Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; … Trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc. Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta. Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương.…” (BĐ 1).
Vị ngôn sứ thi sĩ nầy có quá ảo tưởng không, khi vẽ ra một viễn cảnh đất nước, dân tộc Israel như một “thiên đường hạ giới”, một xã hội loài người với một thế giới “đẹp như mơ”?
Ước mơ thì cứ ước mơ. Có ai cấm. Nhưng có điều lạ đó là ước mơ của Isaia ngày nào tưởng đâu đã rơi vào quên lãng của cát bụi trần gian, của bao cuộc chiến tranh hoang tàn, thay ngôi đổi chủ, của những hận thù, tranh đoạt với máu đổ, đầu rơi, với gươm đao súng đạn… lại trở thành hiện thực trong một thời gian ngắn, cũng trên dãi đất Palestine khô cằn sỏi đá và hằn sâu dấu vết của khổ nạn thương đau !
Thật vậy, khoảng năm 30 của thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, kể từ cuộc “sám hối tập thể” tại sông Giođan qua “tiếng hô từ hoang mạc” của vị nhà ‘tiên tri hoang mạc” Gioan Tẩy Giả, hay chính xác hơn, sau khi “chàng Thợ Mộc Giêsu Nadarét từ dòng sông Giođan bước lên bờ”, vùng đất “Israel bị trị” đã dậy sóng tưng bừng trước dồn dập những tin vui: kẻ què đi, người mù thấy, câm miệng nói, điếc tai nghe, phung cùi bỏ hoang mạc tối tăm lạnh lẽo trở về hội nhập cuộc sống với cộng đồng…. Chưa hết, con trai bà góa Naim sống lại, thiếu phụ Canaan 12 năm khổ đau với bệnh nan y loạn huyết, chỉ mới chạm đến gấu áo Ngài đã tự nhiên khỏe mạnh, chàng thanh niên Lazarô chết thúi bốn ngày trong huyệt đĩnh đạc bước ra,… Và còn hơn thế nữa, anh chàng Lêvi ngày nào chễm chệ trên chiếc ghế thu thuế bất chấp danh dự, sỹ diện, và cả lòng tự ái dân tộc miễn có tiền, thì nay đang thanh thản bước chung trong nhóm môn sinh rày đây mai đó để phục vụ Tin Mừng; hay cô thiếu nữ tai tiếng trong thành đã dùng cả nước mắt, tóc, dầu thơm và cả nụ hôn chân thành để đoan thệ với Ngài bắt đầu một cuộc đời mới. Và cũng có một chuyện hi hữu mà người ta vẫn nhắc mãi với nhau: cả đám đông năm ngàn người, không kể đàn bà con nít, có được một bữa no nê giữa chốn đồng không mông quạnh với chỉ võn vẹn 5 chiếc bánh và 2 con cá từ bàn tay kỳ diệu của chính Ngài, Đấng đã từng khẳng định về mình: Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân,…” (Is 61,1).
Thì ra, thế giới đã có một thời, cách đây hơn 2000 năm tại vùng đất Israel được đế quốc Rôma bảo hộ, đã từng chứng kiến sự kiện ngôn sứ Isaia tiên báo: “thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống…”.
Như vậy, chúng ta có thể phần nào nhận ra sứ điệp Lời Chúa của Mùa Vọng, đặc biệt với Chúa Nhật hôm nay, đó là: Thế giới nầy, cuộc sống nầy, xã hội nầy có đẹp hơn không, có hòa bình hiệp nhất không là do chính thái độ của chúng ta đối với chính Thiên Chúa, tương tự như, thái độ của những người nghèo, đui què mẻ sứt, tật bệnh phung cùi… đã dành cho Chúa Giêsu cách đây 2000 năm. Vâng, tất cả, nhờ tin vào Đức Kitô, quy tụ chung quanh Ngài, đón nhận Lời và chân lý do Ngài truyền giảng để hoán cải đổi đời, đặt niềm cậy trong vào quyền năng và tình yêu của Ngài… nên hòa bình và yêu thương, niềm vui và hạnh phúc đã trở về trên mọi nẻo đường Palestine thuở ấy; mà nếu áp dụng vào chính lời tiên báo của ngôn sứ Isaia, thì đó là: “Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; … thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương…”.
Nhưng rồi, cái khung cảnh “tuyệt vời” đó đã sớm lụi tàn, vì dân Israel đã quay lưng trở mặt, khi cùng hùa nhau “đóng đinh nó đi, đóng đính nó vào thập giá…” ! Và kể từ ngày “Thứ Sáu định mệnh” ấy, thế giới lại trôi đi trong một lịch sử dài lâu với đau thương và nước mắt, với chia rẽ và hận thù, với lầm lạc và tội ác… mà lý do cốt yếu vẫn chính là “sự tẩy chay hay khước từ Thien Chúa”, như những lời phát biểu của một cô gái con của một một nhà giảng thuyết, nhân dịp trả lời một cuộc phỏng vấn sau thảm kịch “khủng bố 11.9.2001” tại New York:
– “Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy.”
Câu trả lời của thiếu nữ nầy thật thâm thúy:
– “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Nhưng từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là “quân tử” nên đã lẵng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài hãy để mặc chúng ta một mình? Và những biến cố vừa xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh…tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’ Hare, khi bà ấy than phiền là không muốn để đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý…Rồi một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta : “Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu chính bản thân mình, v.v…”, và chúng ta đã đồng ý…..Thật là kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục. Thật kỳ lạ là chúng ta có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói”.
Xuyên qua những nhận định của cô thiếu nữ trên, Lời Chúa hôm nay dẫn tới một kết luận: Nơi nào thiếu vắng Thiên Chúa, nơi đó bóng tối hoành hành. Nơi nào mù tịt về Thiên Chúa, nơi đó sẽ lầm lạc và hổn loạn. Nơi nào gạt bỏ Thiên Chúa ra bên ngoài, nơi đó chỉ còn lại tội ác và sự dữ.
Vì thế, Lời Chúa cũng mạnh mẽ khẳng quyết: Nơi nào “đầy Thiên Chúa” nơi đó sẽ “thái bình thịnh trị”, sẽ tràn đầy hạnh phúc, bình an, công lý và yêu thương. “thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương”.
Thế nhưng, để thế giới của chúng ta, để cuộc sống chúng ta “hiểu biết Thiên Chúa như nước ngập tràn đại dương”, chắc chắn không có giải pháp nào hay hơn đề nghị của Thánh Gioan Tẩy Giả, một nhân vật đặc trưng của Mùa Vọng, theo Tin Mừng Matthêu vừa được công bố: “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến”... Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng… Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối”.
Thật vậy, Mùa Vọng mãi mãi sẽ là một cơ hội thích hợp để mỗi người chúng ta, mỗi gia đình và toàn thể dân Công Giáo cùng đứng lên làm cuộc cách mạng nội tâm, sửa đổi cuộc sống sao cho phù hợp với những đòi hỏi của Thiên Chúa. Và một trong những khía cạnh nhân bản cụ thể cần hoán cải đó là thiết lập những mối tương quan bằng hữu, huynh đệ thay cho thái độ chấp nhất nhỏ nhen, hẹp hòi đố ky… như lời khuyên dạy của Thánh Phaolô dành cho giáo đoàn Rôma: “Xin Thiên Chúa, nguồn kiên tâm và an ủi, ban cho anh em biết thông cảm với nhau theo gương Chúa Giêsu Kitô, để anh em đồng thanh tôn vinh Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vì thế, anh em hãy tiếp rước nhau như chính Chúa Giêsu đã tiếp nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa.”
Vâng, thế giới nầy chỉ có thể tốt đẹp hơn, trái đất nầy chỉ có thể thái bình thịnh trị, khi mỗi người nhận ra mình là anh em với nhau thuộc đại gia đình con cái Chúa trong Đức Kitô. Cách riêng đối với những người Kitô hữu, chỉ khi nào mỗi người sống một “lối sống mang hương vị Tin Mừng” (Fratelli Tutti 1) thì mới hy vọng có được công lý và hòa bình trong Giáo Hội và trên thế giới. Và điều kiện tiên quyết để có lối sống đó thì dứt khoát phải “nói không với văn hóa đối kháng và nói có với văn hóa gặp gỡ”, như lời khẳng quyết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp Fratelli Tutti: “Trong thế giới ngày nay, cảm thức thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất ngày càng phai nhạt, và giấc mơ cùng chung tay xây dựng công lý và hòa bình dường như là điều không tưởng, lỗi thời. (…) Sự cô lập hoặc khép kín trong những mối bận tâm của chính mình không bao giờ là con đường mang lại hy vọng và dẫn đến đổi mới. Con đường này chỉ được hình thành bởi sự gần gũi, bởi nền văn hóa gặp gỡ. Hãy nói không với sự cô lập và nói có với sự gần gũi. Hãy nói không với văn hóa đối kháng và nói có với văn hóa gặp gỡ” (FT 30).
Vâng, đó chính là “con đường” mà Mùa Vọng đang réo gọi từ hôm nay. Amen.
Lm.Trương Đình Hiền
(CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG (A 2022)
Trong khi thế giới đang phập phồng hoang mang lo sợ trước một cuộc chiến tranh hủy diệt với vũ khí hạt nhân mà nguyên nhân và cuộc khơi mào chính là “chảo lửa chiến cuộc tại Ukraina” đã bùng phát hơn 10 tháng và càng ngày càng kinh hoàng dữ dội, thì trong ngày Chúa Nhật II Mùa Vọng hôm nay, dân Công Giáo chúng ta lại một lần nữa được nghe sứ điệp hòa bình của ngôn sứ Isaia thời Cựu ước cách đây hơn 2.600 năm. Thật vậy, khoảng 600 năm trước biến cố Chúa Giáng Sinh, giữa bối cảnh một Giêrusalem hoang tàn đang bị ngoại bang Babylon giày xéo, giữa một đoàn dân cúi đầu trước kiếp khổ nhục lưu đày, ngôn sứ Isaia đã long trong tiên báo: “Ngày ấy, từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống… Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; … Trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc. Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta. Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương.…” (BĐ 1).
Vị ngôn sứ thi sĩ nầy có quá ảo tưởng không, khi vẽ ra một viễn cảnh đất nước, dân tộc Israel như một “thiên đường hạ giới”, một xã hội loài người với một thế giới “đẹp như mơ”?
Ước mơ thì cứ ước mơ. Có ai cấm. Nhưng có điều lạ đó là ước mơ của Isaia ngày nào tưởng đâu đã rơi vào quên lãng của cát bụi trần gian, của bao cuộc chiến tranh hoang tàn, thay ngôi đổi chủ, của những hận thù, tranh đoạt với máu đổ, đầu rơi, với gươm đao súng đạn… lại trở thành hiện thực trong một thời gian ngắn, cũng trên dãi đất Palestine khô cằn sỏi đá và hằn sâu dấu vết của khổ nạn thương đau !
Thật vậy, khoảng năm 30 của thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, kể từ cuộc “sám hối tập thể” tại sông Giođan qua “tiếng hô từ hoang mạc” của vị nhà ‘tiên tri hoang mạc” Gioan Tẩy Giả, hay chính xác hơn, sau khi “chàng Thợ Mộc Giêsu Nadarét từ dòng sông Giođan bước lên bờ”, vùng đất “Israel bị trị” đã dậy sóng tưng bừng trước dồn dập những tin vui: kẻ què đi, người mù thấy, câm miệng nói, điếc tai nghe, phung cùi bỏ hoang mạc tối tăm lạnh lẽo trở về hội nhập cuộc sống với cộng đồng…. Chưa hết, con trai bà góa Naim sống lại, thiếu phụ Canaan 12 năm khổ đau với bệnh nan y loạn huyết, chỉ mới chạm đến gấu áo Ngài đã tự nhiên khỏe mạnh, chàng thanh niên Lazarô chết thúi bốn ngày trong huyệt đĩnh đạc bước ra,… Và còn hơn thế nữa, anh chàng Lêvi ngày nào chễm chệ trên chiếc ghế thu thuế bất chấp danh dự, sỹ diện, và cả lòng tự ái dân tộc miễn có tiền, thì nay đang thanh thản bước chung trong nhóm môn sinh rày đây mai đó để phục vụ Tin Mừng; hay cô thiếu nữ tai tiếng trong thành đã dùng cả nước mắt, tóc, dầu thơm và cả nụ hôn chân thành để đoan thệ với Ngài bắt đầu một cuộc đời mới. Và cũng có một chuyện hi hữu mà người ta vẫn nhắc mãi với nhau: cả đám đông năm ngàn người, không kể đàn bà con nít, có được một bữa no nê giữa chốn đồng không mông quạnh với chỉ võn vẹn 5 chiếc bánh và 2 con cá từ bàn tay kỳ diệu của chính Ngài, Đấng đã từng khẳng định về mình: Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân,…” (Is 61,1).
Thì ra, thế giới đã có một thời, cách đây hơn 2000 năm tại vùng đất Israel được đế quốc Rôma bảo hộ, đã từng chứng kiến sự kiện ngôn sứ Isaia tiên báo: “thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống…”.
Như vậy, chúng ta có thể phần nào nhận ra sứ điệp Lời Chúa của Mùa Vọng, đặc biệt với Chúa Nhật hôm nay, đó là: Thế giới nầy, cuộc sống nầy, xã hội nầy có đẹp hơn không, có hòa bình hiệp nhất không là do chính thái độ của chúng ta đối với chính Thiên Chúa, tương tự như, thái độ của những người nghèo, đui què mẻ sứt, tật bệnh phung cùi… đã dành cho Chúa Giêsu cách đây 2000 năm. Vâng, tất cả, nhờ tin vào Đức Kitô, quy tụ chung quanh Ngài, đón nhận Lời và chân lý do Ngài truyền giảng để hoán cải đổi đời, đặt niềm cậy trong vào quyền năng và tình yêu của Ngài… nên hòa bình và yêu thương, niềm vui và hạnh phúc đã trở về trên mọi nẻo đường Palestine thuở ấy; mà nếu áp dụng vào chính lời tiên báo của ngôn sứ Isaia, thì đó là: “Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; … thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương…”.
Nhưng rồi, cái khung cảnh “tuyệt vời” đó đã sớm lụi tàn, vì dân Israel đã quay lưng trở mặt, khi cùng hùa nhau “đóng đinh nó đi, đóng đính nó vào thập giá…” ! Và kể từ ngày “Thứ Sáu định mệnh” ấy, thế giới lại trôi đi trong một lịch sử dài lâu với đau thương và nước mắt, với chia rẽ và hận thù, với lầm lạc và tội ác… mà lý do cốt yếu vẫn chính là “sự tẩy chay hay khước từ Thien Chúa”, như những lời phát biểu của một cô gái con của một một nhà giảng thuyết, nhân dịp trả lời một cuộc phỏng vấn sau thảm kịch “khủng bố 11.9.2001” tại New York:
– “Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy.”
Câu trả lời của thiếu nữ nầy thật thâm thúy:
– “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Nhưng từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là “quân tử” nên đã lẵng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài hãy để mặc chúng ta một mình? Và những biến cố vừa xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh…tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’ Hare, khi bà ấy than phiền là không muốn để đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý…Rồi một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta : “Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu chính bản thân mình, v.v…”, và chúng ta đã đồng ý…..Thật là kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục. Thật kỳ lạ là chúng ta có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói”.
Xuyên qua những nhận định của cô thiếu nữ trên, Lời Chúa hôm nay dẫn tới một kết luận: Nơi nào thiếu vắng Thiên Chúa, nơi đó bóng tối hoành hành. Nơi nào mù tịt về Thiên Chúa, nơi đó sẽ lầm lạc và hổn loạn. Nơi nào gạt bỏ Thiên Chúa ra bên ngoài, nơi đó chỉ còn lại tội ác và sự dữ.
Vì thế, Lời Chúa cũng mạnh mẽ khẳng quyết: Nơi nào “đầy Thiên Chúa” nơi đó sẽ “thái bình thịnh trị”, sẽ tràn đầy hạnh phúc, bình an, công lý và yêu thương. “thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương”.
Thế nhưng, để thế giới của chúng ta, để cuộc sống chúng ta “hiểu biết Thiên Chúa như nước ngập tràn đại dương”, chắc chắn không có giải pháp nào hay hơn đề nghị của Thánh Gioan Tẩy Giả, một nhân vật đặc trưng của Mùa Vọng, theo Tin Mừng Matthêu vừa được công bố: “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến”... Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng… Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối”.
Thật vậy, Mùa Vọng mãi mãi sẽ là một cơ hội thích hợp để mỗi người chúng ta, mỗi gia đình và toàn thể dân Công Giáo cùng đứng lên làm cuộc cách mạng nội tâm, sửa đổi cuộc sống sao cho phù hợp với những đòi hỏi của Thiên Chúa. Và một trong những khía cạnh nhân bản cụ thể cần hoán cải đó là thiết lập những mối tương quan bằng hữu, huynh đệ thay cho thái độ chấp nhất nhỏ nhen, hẹp hòi đố ky… như lời khuyên dạy của Thánh Phaolô dành cho giáo đoàn Rôma: “Xin Thiên Chúa, nguồn kiên tâm và an ủi, ban cho anh em biết thông cảm với nhau theo gương Chúa Giêsu Kitô, để anh em đồng thanh tôn vinh Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vì thế, anh em hãy tiếp rước nhau như chính Chúa Giêsu đã tiếp nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa.”
Vâng, thế giới nầy chỉ có thể tốt đẹp hơn, trái đất nầy chỉ có thể thái bình thịnh trị, khi mỗi người nhận ra mình là anh em với nhau thuộc đại gia đình con cái Chúa trong Đức Kitô. Cách riêng đối với những người Kitô hữu, chỉ khi nào mỗi người sống một “lối sống mang hương vị Tin Mừng” (Fratelli Tutti 1) thì mới hy vọng có được công lý và hòa bình trong Giáo Hội và trên thế giới. Và điều kiện tiên quyết để có lối sống đó thì dứt khoát phải “nói không với văn hóa đối kháng và nói có với văn hóa gặp gỡ”, như lời khẳng quyết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp Fratelli Tutti: “Trong thế giới ngày nay, cảm thức thuộc về một gia đình nhân loại duy nhất ngày càng phai nhạt, và giấc mơ cùng chung tay xây dựng công lý và hòa bình dường như là điều không tưởng, lỗi thời. (…) Sự cô lập hoặc khép kín trong những mối bận tâm của chính mình không bao giờ là con đường mang lại hy vọng và dẫn đến đổi mới. Con đường này chỉ được hình thành bởi sự gần gũi, bởi nền văn hóa gặp gỡ. Hãy nói không với sự cô lập và nói có với sự gần gũi. Hãy nói không với văn hóa đối kháng và nói có với văn hóa gặp gỡ” (FT 30).
Vâng, đó chính là “con đường” mà Mùa Vọng đang réo gọi từ hôm nay. Amen.
Lm.Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 04/12/2022
15. Khi chúng ta cho là cô độc thì Thiên Chúa vẫn ở bên chúng ta.
(Thánh Thomas de Aquino)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 04/12/2022
7. THAY ĐỔI THẤT THƯỜNG
Ở nước Tống có một người nuôi rất nhiều khỉ chó, ông ta rất hiểu lòng dạ của chúng nó, khỉ chó cũng biết làm cho ông chủ vui lòng. Ông ta thà để người trong nhà ăn cơm thiếu, nhưng luôn cho lũ khỉ chó có cảm giác thoả mãn khi ăn.
Không bao lâu lương thực không đủ dùng, chỉ có cách là hạn chế phần ăn của lũ khỉ chó, ông bèn nói với chúng:
- “Từ nay về sau cho chúng bây ăn hạt dẻ, buổi sáng ba hạt, buổi tối bốn hạt, đủ ăn chứ?”
Lũ khỉ chó không bằng lòng, rộ lên giận dữ.
Một lát sau, người nuôi khỉ lại thay đổi chủ trương như sau:
- “Vậy thì buổi sáng bốn hạt, buổi tối ba hạt, toàn bộ như thế đã đủ ăn chưa?”
Lũ khỉ chó cho rằng đã tăng thêm phần ăn, nên tất cả đều thích chí không thôi.
( Liệt tử)
Suy tư 7:
Khỉ là loài linh trưởng, có tài bắt chước, so với các loài vật khác thi khỉ là loài thông minh, nhưng cho dù thông minh đến đâu thì khỉ vẫn là khỉ, dù thông minh đến đâu cũng không thể giống như con người. Theo thuyết tiến hoá của ông Darwin thì loài vượn là tổ tiên của con người, nhưng cả mấy vạn năm qua con người ngày càng phát triển vượt bậc đến mức kiêu ngạo đòi thay Thiên Chúa vắt trời ra nước, làm mưa làm gió, vậy mà loài khỉ loài vượn cứ là khỉ là vượn, chẳng vượt qua con người về trí óc cũng như trong cung cách sinh hoạt.
Giống khỉ là như thế, cho ăn ba hạt buổi sáng và bốn hạt buổi tối, thì cũng giống như buổi sáng bốn hạt và buổi tối ba hạt, số lượng vẫn là bảy, vậy thì chỉ có khỉ mới vui vẻ và phấn khởi khi đổi ngược con số lại.
Con người ta tuy không phải là loài khỉ, nhưng cũng có những lúc tâm của ta biến thành khỉ khi chúng ta tham lợi, khi chúng ta tham danh, khi chúng ta tham sắc dục, mà lòng tham thì luôn thay đổi, nó không dừng lại ở một điểm nào miễn là có lợi cho bản thân.
Người có lòng tham thì luôn luôn thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với lòng tham của mình, nên họ không coi trọng tình nghĩa, họ không trọng danh dự, không thích nói chuyện đạo đức, và họ sẵn sàng từ bỏ mọi sự để được thỏa mãn lòng tham...
Cũng có những lúc tôi đánh mất ơn thiên triệu của mình vì lòng tham, bởi vì tôi đã cung nghinh lòng tham đặt vào trong lòng mình, mà đem Đấng tạo dựng nên mọi sự là Thiên Chúa quẳng ra ngoài đường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở nước Tống có một người nuôi rất nhiều khỉ chó, ông ta rất hiểu lòng dạ của chúng nó, khỉ chó cũng biết làm cho ông chủ vui lòng. Ông ta thà để người trong nhà ăn cơm thiếu, nhưng luôn cho lũ khỉ chó có cảm giác thoả mãn khi ăn.
Không bao lâu lương thực không đủ dùng, chỉ có cách là hạn chế phần ăn của lũ khỉ chó, ông bèn nói với chúng:
- “Từ nay về sau cho chúng bây ăn hạt dẻ, buổi sáng ba hạt, buổi tối bốn hạt, đủ ăn chứ?”
Lũ khỉ chó không bằng lòng, rộ lên giận dữ.
Một lát sau, người nuôi khỉ lại thay đổi chủ trương như sau:
- “Vậy thì buổi sáng bốn hạt, buổi tối ba hạt, toàn bộ như thế đã đủ ăn chưa?”
Lũ khỉ chó cho rằng đã tăng thêm phần ăn, nên tất cả đều thích chí không thôi.
( Liệt tử)
Suy tư 7:
Khỉ là loài linh trưởng, có tài bắt chước, so với các loài vật khác thi khỉ là loài thông minh, nhưng cho dù thông minh đến đâu thì khỉ vẫn là khỉ, dù thông minh đến đâu cũng không thể giống như con người. Theo thuyết tiến hoá của ông Darwin thì loài vượn là tổ tiên của con người, nhưng cả mấy vạn năm qua con người ngày càng phát triển vượt bậc đến mức kiêu ngạo đòi thay Thiên Chúa vắt trời ra nước, làm mưa làm gió, vậy mà loài khỉ loài vượn cứ là khỉ là vượn, chẳng vượt qua con người về trí óc cũng như trong cung cách sinh hoạt.
Giống khỉ là như thế, cho ăn ba hạt buổi sáng và bốn hạt buổi tối, thì cũng giống như buổi sáng bốn hạt và buổi tối ba hạt, số lượng vẫn là bảy, vậy thì chỉ có khỉ mới vui vẻ và phấn khởi khi đổi ngược con số lại.
Con người ta tuy không phải là loài khỉ, nhưng cũng có những lúc tâm của ta biến thành khỉ khi chúng ta tham lợi, khi chúng ta tham danh, khi chúng ta tham sắc dục, mà lòng tham thì luôn thay đổi, nó không dừng lại ở một điểm nào miễn là có lợi cho bản thân.
Người có lòng tham thì luôn luôn thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với lòng tham của mình, nên họ không coi trọng tình nghĩa, họ không trọng danh dự, không thích nói chuyện đạo đức, và họ sẵn sàng từ bỏ mọi sự để được thỏa mãn lòng tham...
Cũng có những lúc tôi đánh mất ơn thiên triệu của mình vì lòng tham, bởi vì tôi đã cung nghinh lòng tham đặt vào trong lòng mình, mà đem Đấng tạo dựng nên mọi sự là Thiên Chúa quẳng ra ngoài đường.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trở nên một người bạn
Lm Minh Anh
22:44 04/12/2022
TRỞ NÊN MỘT NGƯỜI BẠN
“Không tìm được lối đem người ấy vào, họ lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Chúa Giêsu”.
Phillips Brooks, một giáo sĩ rất bận rộn, nhưng sẵn sàng dành thời gian cho bất cứ ai. Trước khi Brooks qua đời, một bạn trẻ viết thư hỏi bí quyết về sức mạnh và sự thanh thản của ông; Brooks hồi âm, “Càng về chiều, tôi càng xác tín, những ngày cuối đời là những ngày bình an, viên mãn nhất đời mình. Đó là một sự hiểu biết sâu sắc hơn, chân thật hơn về tình yêu đối với Chúa Giêsu. Tôi không thể diễn tả nó; nhưng Ngài đang ở đây, Ngài biết tôi và tôi biết Ngài, một điều thực nhất trên thế giới; và mỗi ngày, nó càng thực hơn. Tôi tự hỏi, sự hiểu biết này sẽ phát triển đến mức nào nếu những ngày này cứ mãi kéo dài? Vì Ngài đã thực sự ‘trở nên một người bạn’ của tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ngài đã thực sự ‘trở nên một người bạn’ của tôi!”. Đồng tình với Brooks, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhìn vào ‘những người bạn’ của một người bất toại; để qua đó, chiêm ngắm ‘Giêsu’, một người bạn của tất cả những ai muốn có Ngài là bạn; và đến lượt họ, ‘trở nên một người bạn!’.
Tin Mừng nói, “Họ không tìm được lối vào, vì dân chúng quá đông”; nên họ đã đưa ra một quyết định không thể táo bạo hơn để có thể đặt được người bạn èo uột của mình trước Chúa Giêsu. Có thể nói, những người bạn tốt lành này là một phần của phép lạ; vì không có họ, phép lạ chữa lành đã không xảy ra. Đó là những người bạn đầy lòng tin; không tin, làm sao họ có thể tạo nên ‘một màn diễn’ ngoạn mục có một không hai đến thế! Chúa Giêsu không thể lờ đi những gì ‘đong đưa’ trên đầu Ngài và đang xảy ra trước mặt Ngài; Tin Mừng nói, “Thấy lòng tin của họ…”. Phải, Ngài đánh giá cao cái họ đang có, lòng tin; lòng tin của những người bạn và lòng tin của chính bệnh nhân. Mùa Vọng, mùa ‘trở nên một người bạn’ đầy lòng tin! Và thật thú vị, ‘trở nên một người bạn’ đầy lòng tin là phép lạ thực sự của Mùa Vọng, còn hơn cả được chữa lành.
Bài đọc một hôm nay nói, “Hãy nâng đỡ những bàn tay mỏi mệt, và làm vững mạnh những đầu gối rã rời… Này đây Thiên Chúa các ngươi đến!”. Những lời đầy khích lệ của Isaia một lần nữa được lặp lại trong Thánh Vịnh đáp ca, “Kìa Thiên Chúa chúng ta đến cứu chúng ta!”. Mùa Vọng, mùa mỗi người ‘trở nên một người bạn’, sẵn sàng nâng đỡ những bàn tay mỏi mệt, làm mạnh những đầu gối rã rời; mùa mỗi người nói với những tâm hồn xao xuyến rằng, “Can đảm lên, Chúa đang đến!”. Và cách tốt nhất, nhanh nhất để làm các điều đó cho các tâm hồn là đưa họ đến với Chúa Giêsu, Ngài là “Thánh Lộ” như Isaia nói. Có Giêsu, sa mạc sẽ mừng vui, đồng khô sẽ hoan hỷ; vì lẽ, ‘Giêsu’ là mạch suối vọt lên nơi hoang địa linh hồn, là sông chảy nơi đồng vắng lòng người; với Ngài, người mù sẽ thấy, người điếc sẽ nghe, và người què sẽ nhảy nhót như nai rừng!
Anh Chị em,
“Ngài đã thực sự ‘trở nên một người bạn’ của tôi!”. Giêsu, một người bạn, cũng là Đấng giải thoát; một người bạn mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận dễ dàng bất cứ cách nào, bất cứ lúc nào, miễn sao họ đến được với Ngài. Mùa Vọng, mùa nhắc nhở chúng ta, Ngài là “Một Người Bạn Cứu Độ”, và tuyệt vời hơn, Ngài còn là một người bạn lý tưởng cho tất cả những ai muốn ‘trở thành một người bạn’. Hôm nay, trên các bàn thờ, Ngài đang tiếp tục trở nên một người bạn “hiến mình cho kẻ mình yêu”, cách riêng cho những ai muốn bắt chước Ngài để hiến thân phục vụ anh chị em mình. Có được cảm thức đó, chúng ta mỏi mong gặp Ngài và dẫn đưa những người khác đến với Ngài. Thế giới đang bất an, biết bao con người đang mỏi mệt và rã rời. Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi trở nên những người bạn, những ‘Giêsu khác’ cho tha nhân trong môi trường mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin chữa lành con, để con thuộc trọn về Chúa, ‘trở nên một người bạn’ thiết thân của Chúa; để từ đó, con có thể ‘trở nên một người bạn’ của bất cứ ai!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nơi ở của đại sứ Ukraine cạnh Tòa thánh bị phá hoại
Đặng Tự Do
17:28 04/12/2022
Những kẻ phá hoại không rõ bằng cách nào đó đã đột nhập vào nhà của đại sứ Ukraine và phủ phân lên cửa và một số phòng.
Những cá nhân không rõ danh tính đã vào được nơi ở của đại sứ Ukraine tại Tòa thánh và phá hoại tòa nhà. Imedia đưa tin rằng vẫn chưa biết họ đột nhập bằng cách nào nhưng các khu vực chung và cửa trước được phát hiện phủ đầy phân vào ngày 2 tháng 12 năm 2022.
Đại sứ Ukraine Andriy Yurash đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình trong một bài đăng trên Twitter, trong đó ông gọi hành động này là “hành động phá hoại cực kỳ tàn bạo”, ám chỉ rằng nó nhằm đe dọa các đại diện của Ukraine.
Đại sứ Yurash không chỉ đích danh Nga là bên chịu trách nhiệm, nhưng ông cho rằng “hoàn toàn có thể hiểu được ai đã ra lệnh và truyền cảm hứng cho hành động phá hoại này”.
Ông liên kết vụ phá hoại này với các hành vi ác ý khác nhằm vào các đại sứ quán Ukraine khác ở Âu Châu. Hãng tin Ansa của Ý đưa tin rằng một hộp chứa đầy mắt động vật đã được chuyển đến lãnh sự quán Ukraine ở Napoli vào đầu ngày hôm đó.
Kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bắt đầu, Đại sứ Yurash đã lên tiếng hoan nghênh những hỗ trợ của Tòa thánh đối với Ukraine, cũng như phản ứng khi ông cảm thấy Vatican đã không làm hoặc nói chưa đủ.
Yurash chỉ mới được bổ nhiệm làm đại sứ vào đầu năm nay, và đã trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha vào ngày 7 tháng 4, ngay sau cuộc xâm lược của Nga.
Vụ phá hoại tại đại sứ quán diễn ra ngay sau cuộc tấn công vào trang web của Vatican vào ngày 30 tháng 11 vừa qua. Trong khi vẫn chưa được biết ai đã gây ra vụ hack, Đại sứ Yurash đã đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa, ông nói:
“Tin tặc Nga một lần nữa đã thể hiện bộ mặt thật của chính trị Nga, bị Nghị viện Âu Châu trực tiếp xác định là khủng bố.”
Yurash gợi ý rằng vụ hack là một phản ứng đối với những bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc phỏng vấn mới nhất của ông với tạp chí Dòng Tên America có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Source:Aleteia
Mỹ trừng phạt nhóm lính đánh thuê Nga vì chà đạp tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
17:29 04/12/2022
Chính quyền Biden hôm thứ Sáu đã đưa một tổ chức bán quân sự nổi tiếng của Nga vào danh sách những kẻ vi phạm tự do tôn giáo cùng với một số tổ chức khủng bố khét tiếng.
Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố ông đã chỉ định Tập đoàn Wagner là “thực thể cần quan tâm đặc biệt” vì các hoạt động của tập đoàn này tại Cộng hòa Trung Phi. Ngoài ra trong danh sách còn có Taliban của Afghanistan, Boko Haram của Nigeria, al-Shabab của Somalia và hai phe của nhóm Nhà nước Hồi giáo.
“Việc chúng tôi công bố những chỉ định này phù hợp với các giá trị và lợi ích của chúng tôi để bảo vệ an ninh quốc gia và thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu,” Blinken nói. “Các quốc gia bảo vệ hiệu quả quyền này và các quyền con người khác là đối tác hòa bình, ổn định, thịnh vượng và đáng tin cậy hơn của Hoa Kỳ so với những quốc gia không làm như vậy.”
Tập đoàn Wagner được điều hành bởi một người thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Yevgeny Prigozhin, và những người lính đánh thuê của họ bị các nước phương Tây và các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cáo buộc về nhiều vi phạm nhân quyền trên khắp Phi Châu, bao gồm cả ở Cộng hòa Trung Phi, Libya và Mali.
Việc chỉ định hôm thứ Sáu không thực hiện ngay các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ nhưng mở ra những hình phạt tiềm năng cho những người bị tấn công vì vi phạm tự do tôn giáo. Tập đoàn Wagner và “các tổ chức đặc biệt quan tâm” khác đã phải chịu một loạt lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Ngoài việc chỉ định Tập đoàn Wagner và những người khác, Blinken đã xác định Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Myanmar, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan là “các quốc gia đặc biệt quan tâm” đến tự do tôn giáo vi phạm.
Tất cả những quốc gia mà Blinken nói đã “tham gia hoặc dung túng cho những hành vi vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng,” đã từng có trong danh sách trước đây.
Blinken cũng đưa Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vào “danh sách theo dõi đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo, nghĩa là cuối cùng họ có thể bị Hoa Kỳ trừng phạt trừ khi hồ sơ của họ trong khu vực được cải thiện.
Source:AP
Bài giảng thứ nhất tĩnh tâm Mùa Vọng 2022 của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa trước Giáo triều Rôma
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
18:58 04/12/2022
Trong bài giảng đầu tiên cho Mùa Vọng 2022, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa nêu bật tầm quan trọng của nhân đức đối thần là đức tin trong hành trình Kitô hữu của chúng ta.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đây là lý do tại sao tôi nghĩ đến việc chọn ba nhân đức đối thần làm chủ đề cho ba bài giảng Mùa Vọng này. Đức tin, đức cậy và đức mến là vàng, nhũ hương và mộc dược mà chúng ta, những Đạo sĩ ngày nay, muốn mang đến như một món quà dâng lên Thiên Chúa, Đấng “từ trên cao đến thăm viếng chúng ta”. Tận dụng truyền thống cổ xưa – thời giáo phụ và thời trung cổ – về các nhân đức thần học, tôi sẽ cố gắng đào sâu– càng nhiều càng tốt trong ba bài suy niệm ngắn – một đường lối hiện đại và hiện sinh, nghĩa là, đáp lại những thách thức, những sự phong phú và, đôi khi, những điều thay thế được đề xuất ngày nay đối với các đức tính thần học của Kitô giáo.
* * *
Trong lời cầu nguyện của Kitô giáo, một Thánh Vịnh luôn có âm vang lớn, có nội dung sau:
Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên,
cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
để Đức Vua vinh hiển ngự vào.
Đức Vua vinh hiển đó là ai?
Là Thiên Chúa mạnh mẽ oai hùng
Thiên Chúa oai hùng khi xuất trận.
(Tv 24, 7-8).
Theo cách giải thích thiêng liêng của các Giáo phụ và phụng vụ, những cánh cửa được nói đến trong Thánh Vịnh là những cánh cửa của trái tim con người: “Phúc cho ai được Chúa Kitô gõ cửa”, Thánh Ambrôsiô bình luận. “Cánh cửa của chúng ta là đức tin… Nếu bạn muốn nâng cánh cửa đức tin của mình lên, thì vua vinh quang sẽ đến với bạn”. Thánh Gioan Phaolô II đã biến những lời trong Thánh Vịnh thành bản tuyên ngôn cho triều đại giáo hoàng của mình. “Hãy mở rộng những cánh cửa cho Chúa Kitô!”, ngài đã hét lên với thế giới, vào ngày bắt đầu sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh của mình.
Cánh cửa lớn mà con người có thể mở hoặc đóng với Chúa Kitô là một và được gọi là tự do. Tuy nhiên, nó mở ra theo ba cách khác nhau, hay theo ba loại quyết định khác nhau mà chúng ta có thể coi là ba cánh cửa: đức tin, đức cậy và đức mến. Đây đều là những cánh cửa đặc biệt: chúng mở từ bên trong và bên ngoài cùng một lúc: bằng hai chìa khóa, một chiếc nằm trong tay con người, chiếc còn lại nằm trong tay Chúa. Con người không thể mở chúng nếu không có sự giúp đỡ của Chúa và Chúa không muốn mở những cánh cửa ấy nếu không có sự hợp tác của con người.
Đức Kitô, nguồn gốc và sự viên mãn của đức tin
Vì thế, chúng ta hãy bắt đầu suy tư từ cánh cửa đầu tiên trong ba cánh cửa: đó là đức tin. Chúng ta đọc trong Sách Tông Đồ Công Vụ rằng Thiên Chúa “đã mở cánh cửa đức tin cho dân ngoại” (Cv 14:27). Thiên Chúa mở cánh cửa đức tin theo nghĩa Người ban khả năng tin bằng cách sai đến những người rao giảng Tin Mừng; con người mở cánh cửa đức tin bằng cách chấp nhận khả thể này.
Với sự xuất hiện của Chúa Kitô, có một bước nhảy vọt về chất liên quan đến đức tin. Không phải trong bản chất của nó, mà trong nội dung của nó. Giờ đây, vấn đề không còn là niềm tin chung chung vào Thiên Chúa, mà là niềm tin vào Chúa Kitô đã xuống thế làm người, chết và sống lại vì chúng ta. Thư gửi tín hữu Do Thái liệt kê một danh sách dài những người tin Chúa: “Nhờ đức tin Aben… Nhờ đức tin Ápraham… Nhờ đức tin Isaác… Nhờ đức tin Giacóp… Nhờ đức tin Môise…” Nhưng Thánh Phaolô kết luận bằng cách nói: “Nhờ đức tin, tất cả các nhân vật đó đã được chứng giám, thế mà họ không đạt được những điều Thiên Chúa đã hứa” (Dt 11, 39). Thiếu cái gì ở đây? Thưa: Thiếu Chúa Giêsu Đấng – như Bức thư nói – là “Đấng khai mở và kiện toàn đức tin. “ (Dt 12:2).
Do đó, đức tin Kitô giáo không chỉ bao gồm việc tin vào Thiên Chúa; nó hệ tại ở việc tin vào Đấng mà Thiên Chúa đã sai đến. Trước khi làm phép lạ, Chúa Giêsu hỏi: “Anh có tin không?” và sau khi hoàn thành, Ngài khẳng định: “Đức tin của anh đã cứu anh”, Ngài không ám chỉ một niềm tin chung chung vào Thiên Chúa (điều này được coi là điều hiển nhiên ở mọi người Israel); nhưng đề cập đến niềm tin vào Người, vào sức mạnh thiêng liêng được ban cho Người.
Bây giờ đây, đức tin công chính hóa kẻ gian ác, đức tin sinh ra sự sống mới. Nó được đặt ở phần cuối của một quá trình mà trong chương thứ mười của Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô lần theo dấu vết, gần như trực quan, các giai đoạn khác nhau, vẽ chúng trên bản đồ cơ thể con người. Ngài nói, mọi sự bắt đầu từ đôi tai, từ việc nghe công bố Tin Mừng: “Đức tin đến từ việc lắng nghe”, fides ex auditu. Từ đôi tai, chuyển động đi đến trái tim, nơi quyết định cơ bản được đưa ra: corde creditur, “người ta tin bằng trái tim”. Từ trái tim, chuyển động quay trở lại miệng: “bằng miệng người ta tuyên xưng đức tin”: ore fit confessionio.
Quá trình không kết thúc ở đó, mà – từ đôi tai, trái tim và cái miệng – nó chuyển sang đôi tay. Vâng, bởi vì như Thánh Tông Đồ nói “đức tin hành động nhờ tình yêu” (Gl 5:6). Thánh Giacôbê Tông đồ có thể cảm thấy yên tâm. Cũng có chỗ cho “việc làm”: tuy nhiên, không phải trước, mà là sau đức tin (về mặt luận lý nếu không phải theo trình tự thời gian). Thánh Grêgôriô Cả nói: “Người ta không đạt đến đức tin bắt đầu từ các nhân đức, nhưng đạt đến các nhân đức bắt đầu từ đức tin”.
Lúc này, một câu hỏi rất thời sự được đặt ra. Nếu đức tin cứu rỗi là đức tin nơi Chúa Kitô, thì phải nghĩ sao về tất cả những người không có cơ hội tin nơi Ngài? Chúng ta đang sống trong một xã hội đa nguyên, kể cả về tôn giáo. Các nền thần học của chúng ta - Đông phương và Tây phương, Công Giáo cũng như Tin lành - đã phát triển trong một thế giới mà trên thực tế chỉ có Kitô giáo tồn tại. Tuy nhiên, sự tồn tại của các tôn giáo khác đã được biết đến, nhưng các tôn giáo ấy đã bị coi là sai ngay từ đầu, hoặc hoàn toàn không được xem xét. Ngoài cách hiểu khác nhau về Giáo Hội, tất cả các Kitô hữu đều chia sẻ một tiên đề truyền thống: “Không có ơn cứu độ bên ngoài Giáo Hội”: Extra Ecclesiam nulla salus.
Ngày nay điều này không còn đúng nữa. Trong một thời gian, đã có một cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và thừa nhận các giá trị hiện diện trong mỗi tôn giáo. Trong Giáo Hội Công Giáo, điểm khởi đầu là tuyên nguyên “Nostra aetate” của Công đồng Vatican II, và tất cả các Giáo Hội Kitô lịch sử đều chia sẻ một định hướng tương tự. Với sự công nhận này, có một xác tín đã bám rễ cho rằng ngay cả những người bên ngoài Giáo Hội cũng có thể được cứu.
Theo quan điểm mới này, liệu còn có thể duy trì vai trò cho đến nay được gán cho niềm tin “rõ ràng” vào Chúa Kitô hay không? Trong trường hợp này, phải chăng châm ngôn cổ xưa: “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ” cuối cùng, tồn tại được trong định đề “ngoài đức tin không có ơn cứu độ”? Trên thực tế, trong một số giới Kitô Hữu, điều sau là học thuyết thống trị và nó là điều thúc đẩy sự dấn thân truyền giáo. Tuy nhiên, theo cách này, sự cứu rỗi ngay từ đầu đã bị giới hạn cho một thiểu số rất nhỏ người dân.
Điều này không thể khiến chúng ta hài lòng và nó có lỗi với Chúa Kitô, tước đoạt của Ngài một phần lớn nhân loại. Người ta không thể tin rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, rồi giới hạn sự liên quan thực sự của Ngài vào một phần rất hẹp duy nhất của nó. Chúa Giêsu là “Đấng Cứu Độ Thế Gian” (Ga 4:42); Chúa Cha đã sai Chúa Con “để thế gian nhờ Người mà được cứu độ” (Ga 3:17): thế gian, không phải là một tập hợp ít người trên thế giới!
Chúng ta hãy thử tìm câu trả lời trong Kinh Thánh. Kinh Thánh khẳng định rằng ai chưa biết Đức Kitô, nhưng hành động theo lương tâm của mình (Rm 2:14-15) và làm điều thiện cho người thân cận (Mt 25:3 tt.) thì được Thiên Chúa chấp nhận. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta nghe từ miệng Thánh Phêrô tuyên bố long trọng này: “Quả thật, tôi thấy Thiên Chúa không thiên vị ai. Trái lại, trong mọi nước, ai kính sợ Ngài và hành động ngay thẳng đều được Ngài chấp nhận” (Cv 10:34-35).
Ngay cả những người theo các tôn giáo khác nói chung cũng tin rằng “Thiên Chúa hiện hữu và ban thưởng cho những ai tìm kiếm Ngài” (Dt 11: 6); do đó, họ nhận ra điều mà Kinh thánh coi là dữ liệu cơ bản và chung của mọi niềm tin. Tất nhiên, điều này áp dụng theo một cách rất đặc biệt đối với những anh em Do Thái tin vào cùng một Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp mà Kitô hữu chúng ta tin.
Tuy nhiên, lý do chính cho sự lạc quan của chúng ta không dựa trên điều thiện mà những người theo tôn giáo khác có thể làm được, nhưng dựa trên “ân sủng muôn hình muôn vẻ của Thiên Chúa” (1Pr 4:10). Đôi khi tôi cảm thấy cần phải dâng hy tế Thánh Lễ chính xác nhân danh tất cả những người được cứu nhờ Chúa Kitô, nhưng không biết điều đó và không thể tạ ơn Người. Phụng vụ cũng thúc giục chúng ta làm như vậy. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể 4, ngoài lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục và tín hữu, một lời cầu nguyện được thêm vào “cho tất cả những ai thành tâm tìm kiếm Chúa”.
Thiên Chúa có nhiều cách để cứu rỗi hơn chúng ta có thể nghĩ đến. Ngài đã thiết lập các “kênh” ân sủng của mình, nhưng Ngài không tự ràng buộc mình với những kênh ấy. Một trong những phương tiện cứu rỗi “phi thường” này là đau khổ. Sau khi Đức Kitô đã mặc lấy và cứu chuộc, thì một cách nào đó, đau khổ cũng là một bí tích cứu độ phổ quát. Người đã xuống nước sông Giođan để thánh hóa nước trong mọi phép rửa, Người cũng xuống nước của khổ nạn và sự chết, biến chúng thành khí cụ cứu rỗi tiềm tàng. Một cách mầu nhiệm, mọi đau khổ – không chỉ đau khổ của các tín hữu –, theo một cách nào đó, hoàn thành “điều còn thiếu sót* trong những gian nan thử thách của Đức Kitô” (Cl 1:24) [Thánh Phaolô viết “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh]. Giáo Hội cử hành lễ Các Thánh Anh Hài; các thánh này cũng không biết rằng họ đang chịu khổ vì Chúa Kitô!
Chúng ta tin rằng tất cả những ai được cứu rỗi đều là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô: “Chẳng có sự cứu rỗi bởi đấng nào khác, cũng chẳng có danh nào khác dưới gầm trời ban cho loài người mà nhờ đó chúng ta được cứu.” (Công vụ 4:12). Tuy nhiên, khẳng định nhu cầu phổ quát của Chúa Kitô đối với ơn Cứu Độ là một chuyện, và khẳng định sự cần thiết phổ quát của đức tin nơi Chúa Kitô để được cứu rỗi lại là một chuyện khác.
Vậy có thừa không khi tiếp tục loan báo Tin Mừng cho mọi tạo vật? Còn cần hơn nữa! Cần phải thay đổi lý do truyền giáo, chứ không phải thay đổi việc truyền giáo. Chúng ta phải tiếp tục loan báo Chúa Kitô; không phải vì một lý do tiêu cực – là nếu không thì thế giới sẽ bị kết án – mà vì một lý do tích cực: vì ân sủng vô hạn mà Chúa Giêsu mang đến cho mỗi con người. Đối thoại liên tôn không đối lập với việc rao giảng Tin Mừng, nhưng nó xác định phong cách của việc rao giảng Tin Mừng. Cuộc đối thoại này – Thánh Gioan Phaolô II đã viết trong thông điệp “Sứ vụ của Đấng Cứu Chuộc” – “là một phần trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội”.
Mệnh lệnh của Đức Kitô: “Hãy đi khắp thế gian, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16:15) và “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19) vẫn có giá trị vĩnh cửu, nhưng phải được hiểu trong bối cảnh lịch sử của nó. Đây là những từ ám chỉ thời điểm chúng được viết ra, khi “cả thế giới” và “mọi dân tộc” là cách nói rằng thông điệp của Chúa Giêsu không chỉ dành cho dân Do Thái mà còn cho phần còn lại của thế giới. Chúng luôn có giá trị đối với tất cả mọi người, nhưng đối với những người đã thuộc về một tôn giáo thì cần có sự tôn trọng, kiên nhẫn và yêu thương. Thánh Phanxicô thành Assisi đã hiểu điều này và đem ra thực hành. Ngài dự tính hai cách để đi tới “người Hồi Giáo và những kẻ ngoại đạo khác”. Ngài viết trong Bản luật của mình:
Tuy nhiên, những anh em đi giữa những người Hồi Giáo và những người ngoại đạo khác có thể cư xử theo hai cách về mặt tinh thần giữa họ. Một cách là không tranh cãi hay tranh chấp; nhưng hãy để những người ấy là “chủ thể của sinh vật con người vì lợi ích của Chúa,” nhưng anh em vẫn tuyên xưng mình là Kitô hữu. Cách khác là khi họ thấy điều đó đẹp lòng Thiên Chúa, thì anh em công bố Lời của Thiên Chúa, để những người ấy có thể tin vào Thiên Chúa Toàn Năng, Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Đấng Tạo Hóa của muôn vật, Chúa Cứu Thế và Cứu Chuộc của chúng ta, ngõ hầu họ có thể được chịu phép rửa tội và trở thành Kitô hữu.
Thách thức của khoa học
Với trái tim rộng mở này, bây giờ chúng ta hãy trở lại với niềm tin Kitô giáo của mình. Thử thách lớn lao mà đức tin phải đương đầu trong thời đại chúng ta không đến từ triết học như trong quá khứ, nhưng đến từ khoa học. Có một tin tức giật gân cách đây vài tháng. Một kính viễn vọng được phóng lên vũ trụ vào ngày 25 tháng 12 năm 2021 và ở vị trí cách trái đất một triệu rưỡi km, đã gửi những hình ảnh phi thường về vũ trụ vào ngày 12 tháng 7 năm nay khiến giới khoa học phải say mê.
“Kính viễn vọng mới – chúng ta đọc trên tin tức – đã mở ra một cửa sổ mới về vũ trụ, có thể đưa chúng ta quay ngược thời gian, cho đến ngay sau vụ nổ lớn ban đầu của thế giới. Đó là cái nhìn chi tiết nhất về vũ trụ sơ khai từng có được. Nó đại diện cho hương vị đầu tiên của một ngành thiên văn học mới và mang tính cách mạng sẽ tiết lộ vũ trụ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây”.
Chúng ta sẽ thật ngu ngốc và vô ơn nếu không tham gia vào niềm tự hào chính đáng của nhân loại về điều này cũng đúng đối với bất kỳ khám phá khoa học nào khác. Như đã nói, nếu niềm tin được nảy sinh từ việc lắng nghe cũng như từ sự ngạc nhiên thì những khám phá khoa học này không nên làm giảm khả năng tin tưởng, mà phải làm tăng khả năng tin tưởng. Nếu sống ở thời nay, tác giả Thánh Vịnh sẽ còn nhiệt tình hát hơn nữa: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo kỳ công tay Người làm” (Tv 19:2) và Thánh Phanxicô Assisi: “Lạy Chúa, chúc tụng Chúa với muôn loài”.
Chúa muốn ban cho chúng ta một dấu hiệu hữu hình về sự vĩ đại vô tận của Ngài với sự bao la của vũ trụ và muốn ban cho chúng ta một dấu hiệu về “sự khó thấu hiểu” của Ngài với hạt vật chất nhỏ nhất mà vật lý học bảo đảm dù từng được biết đến vẫn có “sự không chắc chắn” của nó. Vũ trụ không tự tạo ra nó. Chất lượng của sự tồn tại là điều quyết định chứ không phải số lượng; và chất lượng của sự sáng tạo là… được tạo ra! Hàng tỷ thiên hà, cách xa hàng tỷ tỷ năm ánh sáng, không thay đổi chất lượng này.
Chúng ta đưa ra những suy tư về đức tin và khoa học này không phải để thuyết phục các nhà khoa học không có đức tin (không ai trong số họ ở đây để nghe hoặc đọc những lời này), mà là để củng cố chúng ta là những người tin vào đức tin của chúng ta và không bị quấy rầy bởi những tiếng nói trái ngược. Đó cũng là mục đích mà Thánh Luca nói với “Theophilô lừng lẫy” rằng ngài đã viết Tin Mừng của mình: “để anh em nhận ra sự chắc chắn của những lời anh em đã lãnh nhận” (Lc 1: 4).
Đối mặt với sự mở ra trước mắt chúng ta các chiều kích vô tận của vũ trụ, hành động đức tin lớn nhất đối với Kitô hữu chúng ta không phải là tin rằng tất cả những điều này được tạo ra bởi Thiên Chúa, mà là tin rằng “muôn vật được tạo dựng nhờ Chúa Kitô và cho Ngài. “(Cl 1:16), rằng “không có Người thì không có gì” (Ga 1:3). Kitô hữu có bằng chứng về Thiên Chúa thuyết phục hơn nhiều so với bằng chứng thu được từ vũ trụ: đó là con người và cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô.
Các tín hữu không phải là đà điểu. Chúng ta không giấu đầu trong cát để không nhìn thấy. Chúng ta chia sẻ với mỗi người sự hoang mang trước muôn vàn bí ẩn và mâu thuẫn của vũ trụ: của tiến hóa tự nhiên, của lịch sử, của chính Kinh thánh… Tuy nhiên, chúng ta có thể vượt qua sự hoang mang đó bằng một điều chắc chắn mạnh mẽ hơn mọi điều không chắc chắn: đó là sự khả tín của con người Đức Kitô, của đời sống và lời nói của Người. Sự chắc chắn trọn vẹn và vui mừng không đến trước mà đến sau khi đã tin.
Người công chính sẽ sống nhờ niềm tin
Đức tin là tiêu chí duy nhất có khả năng khiến chúng ta liên hệ đúng đắn, không chỉ với khoa học, mà còn với lịch sử. Khi nói về đức tin công chính hóa, thánh Phaolô trích dẫn lời sấm nổi tiếng Khabarúc: “người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình” (Ab 2:4). Thiên Chúa có ý gì qua lời tiên tri đó, vì chính Thiên Chúa đã thốt ra lời ấy?
Thông điệp mở đầu bằng lời than thở của nhà tiên tri, vì sự thất bại của công lý và vì Thiên Chúa từ trên cao dường như thản nhiên chứng kiến bạo lực và áp bức. Chúa trả lời rằng tất cả những điều này sắp kết thúc vì một tai họa mới sẽ sớm đến – người Chanđê – sẽ quét sạch mọi thứ và mọi người. Nhà tiên tri phản đối giải pháp này. Đây lại là câu trả lời của Chúa sao? Một sự áp bức thay thế cho một sự áp bức khác à?
Nhưng ngay tại đây, Thiên Chúa đang chờ đợi nhà tiên tri: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình” (Ab 2, 2-4). Nhà tiên tri được yêu cầu thực hiện bước nhảy vọt về đức tin. Thiên Chúa không giải quyết bí ẩn của lịch sử, nhưng yêu cầu chúng ta tin tưởng vào Ngài và công lý của Ngài, bất chấp mọi thứ. Giải pháp không nằm ở việc chấm dứt thử thách, mà nằm ở việc gia tăng đức tin.
Lịch sử là cuộc đấu tranh không ngừng giữa cái thiện và cái ác, kẻ ác chiến thắng và người chính nghĩa chịu đau khổ. Chiến thắng bền vững của cái thiện trước cái ác không được tìm thấy trong chính lịch sử, mà vượt ra ngoài lịch sử. Chúng ta hãy bỏ lại đằng sau tất cả các hình thức của chủ nghĩa thiên niên kỷ. Tuy nhiên, Thiên Chúa có quyền tể trị và kiểm soát mọi sự kiện đến nỗi ngay cả sự kích động của kẻ ác cũng phục vụ cho những kế hoạch bí ẩn của Ngài. Quả thật, Thiên Chúa viết thẳng bằng những đường cong! Các tình huống có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, nhưng với Chúa thì không.
Thông điệp của Khabacúc đặc biệt thích hợp cho chúng ta ngày nay. Nhân loại đã trải qua trong những năm cuối của thế kỷ sự giải phóng khỏi quyền lực áp bức của các hệ thống toàn trị cộng sản. Nhưng chúng ta không có thời gian để thở phào nhẹ nhõm vì những bất công và bạo lực khác đã phát sinh trên thế giới. Có những người, khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, đã ngây thơ tin rằng chiến thắng của nền dân chủ giờ đây sẽ dứt khoát khép lại chu kỳ của những biến động lớn và rằng lịch sử sẽ tiếp tục tiến trình của nó mà không có những cú sốc kinh hoàng. Chính xác là không có thêm “lịch sử” như thế. Luận điểm này đã sớm bị bác bỏ một cách đáng tiếc bởi các sự kiện, với sự xuất hiện của các chế độ độc tài khác và sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh mới, bắt đầu từ cuộc chiến “Vùng Vịnh”, cho đến cuộc chiến bất hạnh năm nay ở Ukraine.
Trong hoàn cảnh này, câu hỏi chân thành của vị tiên tri cũng được khuấy động trong chúng ta: “Lạy Chúa, cho đến khi nào? Chúa có đôi mắt quá trong sáng đến nỗi Chúa không thể nhìn thấy điều ác sao! Tại sao có quá nhiều bạo lực, quá nhiều xác người trơ xương vì đói, quá nhiều sự tàn ác trên thế giới mà Chúa không can thiệp?” Câu trả lời của Chúa vẫn thế: ai không có tấm lòng ngay thẳng với Chúa thì dễ bi quan và vấp phạm, còn người công chính sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình và tìm được câu trả lời trong đức tin của mình. Anh ta sẽ hiểu điều Chúa Giêsu muốn nói khi, trước mặt Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18:36).
Nhưng chúng ta hãy ghi nhớ kỹ điều đó trong đầu và nếu cần, hãy thông báo với thế giới: Thiên Chúa công minh và thánh thiện; Ngài sẽ không cho phép cái ác có tiếng nói cuối cùng và những kẻ bất lương thoát tội. Sẽ có một sự phán xét ở phần kết của câu chuyện, “một cuốn sách viết sẽ được mở ra, trong đó chứa đựng mọi thứ và theo đó thế giới sẽ được phán xét”: Liber scriptus proferetur – in quo totum continetur – und mundus judicetur.
Một sự phán xét đầu tiên, không hoàn hảo nhưng nằm trong tầm tay của tất cả mọi người, các tín hữu và những người không tin, hiện đã có sẵn, hơn nữa có cả trong lịch sử. Những ân nhân của nhân loại đã làm việc vì lợi ích thực sự của đất nước họ và vì hòa bình thế giới được ghi nhớ với sự vinh danh và chúc lành từ thế hệ này sang thế hệ khác; tên của bạo chúa và những kẻ bất lương tiếp tục qua nhiều thế kỷ đi kèm với sự ô nhục và bị trù dập. Chúa Giêsu đã mãi mãi đảo ngược vai trò. “Người chiến thắng vì là nạn nhân”, do đó, Thánh Augustinô định nghĩa Chúa Kitô: Victor quia victima. Dưới ánh sáng của sự vĩnh cửu – và cả của lịch sử – không phải những kẻ hành quyết mới là những người chiến thắng thực sự, mà là những nạn nhân của họ.
Điều mà Giáo Hội có thể làm, để không chứng kiến một cách thụ động lịch sử, là đứng về phía chống lại những kẻ áp bức và kiêu ngạo và luôn đặt mình, “đúng lúc cũng như toàn thời gian”, về phía người nghèo, người yếu thế, những nạn nhân, những người gánh chịu mọi bất hạnh và mọi cuộc chiến.
Những gì Giáo Hội có thể làm cũng là loại bỏ một trong những yếu tố luôn gây ra xung đột là sự cạnh tranh giữa các tôn giáo, những “cuộc chiến tôn giáo” khét tiếng. Một lực đẩy đạo đức có thể đến từ sự hiểu biết và sự hợp tác trung thành giữa các tôn giáo lớn đã ghi dấu ấn trong lịch sử chứ không phải tiến trình mới mà chúng ta mong đợi một cách vô ích từ các cường quốc chính trị. Theo nghĩa này, cần phải thấy được sự hữu ích của các sáng kiến cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các tôn giáo do thánh Gioan Phaolô II khởi xướng và được Đức Giáo Hoàng đương nhiệm thúc đẩy ngày nay.
Đức tin là vũ khí của Giáo Hội. Giáo Hội, giống như người công chính của Khabacúc, cũng “sống nhờ đức tin của mình”. Trong tiếng Ý, từ “đức tin” có nghĩa thứ hai, đó là chiếc nhẫn cưới mà vợ chồng trao nhau trong ngày cưới. Đức tin, nhân đức đối thần, là chiếc nhẫn cưới của Hiền Thê Chúa Kitô! Rôma từ lâu đã không còn là caput mundi, thủ đô của thế giới, nhưng nó phải là caput fidei, thủ đô của đức tin. Không chỉ có niềm tin đúng đắn, tức là chính thống, mà còn có cường độ tin tưởng.
Điều mà các tín hữu nắm bắt ngay lập tức nơi một linh mục và một mục tử là liệu họ có “tin vào điều đó” hay không, họ có tin vào những gì mình nói và những gì mình cử hành hay không. Ngày nay có rất nhiều việc sử dụng truyền dẫn không dây hay WiFi, như chúng ta nói trong tiếng Anh. Đức tin cũng được truyền đạt tốt hơn theo cách này: không ràng buộc, không nhiều lời nói và tranh luận, nhưng thông qua một luồng ân sủng được thiết lập giữa hai người.
Hành động đức tin lớn nhất mà Giáo Hội có thể làm – sau khi đã cầu nguyện và làm mọi điều có thể để tránh hoặc chấm dứt xung đột – là tuân phục Thiên Chúa với một hành động hoàn toàn tin tưởng và từ bỏ trong thanh thản, đồng thời lặp lại cùng với Thánh Tông đồ: “Tôi biết tôi tin vào ai!”: Scio cui credidi (2 Tim 1:12). Thiên Chúa không bao giờ rút lui để làm cho những ai lao vào vòng tay của Người sẽ rơi vào hư không.
Vì thế, chúng ta hãy đi gặp Chúa Kitô, Đấng đang đến, với một hành vi đức tin cũng như với một lời hứa của Thiên Chúa và do đó là một lời tiên tri: “Thế giới ở trong tay Thiên Chúa và khi lạm dụng tự do của mình, con người đã chạm đến đáy, Người sẽ can thiệp để cứu con người”. Vâng, Người sẽ can thiệp! Đây là lý do tại sao Người đến thế giới hai nghìn hai mươi hai năm trước.
1.Ambrôsiô thành Milano, Chú Giải Thánh Vịnh 118, XII, 14.
2.Gregory Đại đế, Bài giảng về tiên tri Edêkien, II, 7 (PL 76, 1018).
3. Bản luật không có sắc chỉ, XVI.
4. Sequence Dies irae.
Source:Cantalamessa
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Khu Phanxico Xavie, Melbourne mừng bổn mạng Năm 2022.
Trần Văn Minh
15:10 04/12/2022
Melbourne, Thánh lễ đồng tế cảm tạ đặc biệt, mừng bổn mạng của Giáo Khu Phanxico Xavier, thuộc Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, đã được cử hành lúc 3 giờ 30 chiều Thứ Bảy Ngày 3/12/2022, tại Nhà thờ Thánh Martin de Porres vùng Avondale Heights trong niềm hân hoan của mọi người trong giáo khu cũng như cộng đoàn về dâng lễ.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Phạm Minh Ước SJ Tuyên úy Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Chánh xứ Giáo xứ Saint Martin de Porres, Linh mục Lê Trọng Bình, Linh mục Nguyễn Thanh Huy, Linh mục Nguyễn Văn Dương và Linh mục Phạm Văn Ái SJ Tuyên úy cộng đoàn đồng tế. Ca đoàn Thánh Martin phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trước thánh lễ, đại diên giáo khu ông Phạm Văn Tiến đã lên đọc tiểu sử Thánh Phanxicô Xavier, vị thánh có công đi rao giảng và truyền giáo trong giáo hội, và cũng là vị Thánh mà Giáo Hội chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Mở đầu thánh lễ tạ ơn. Linh mục chủ tế đã dâng cách riêng mọi người trong giáo khu luôn được mọi sự bình an với nhiều ân sủng và qua lời cầu bầu của Thánh Phanxico Xavier vị Thánh là bổn mạng của giáo khu. Cũng trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các linh hồn những người trong giáo khu đã qua đời để các ngài sớm về hưởng tôn nhan Chúa. Và cũng không quên cầu nguyện cho quý vị trong ban mục vụ giáo khu hiện nay và các vị cựu ban mục vụ, luôn được Chúa ban cho ơn bình an và sức khỏe, để làm việc phục vụ chu toàn như kỳ vọng của mọi người.
Trong bài chia sẻ, linh mục Phạm Văn Ái SJ đã nhắc lại tiểu sử của Thánh Phanxico Xavier, vị Thánh đã tuyền giáo tới mọi nơi, và truyền giáo đến hơi thở cuối cùng. Vị Thánh mà trước đó đã sống trong giầu sang, hạnh phúc theo tiêu chuẩn của người đời. Nhưng sau khi ngộ ra lời vị Thánh I Nha Xio luôn nhắc nhở câu: lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì. Và Thánh nhân đã bỏ tất cả cuộc sống vật chất đầy đủ để lên đường đi truyền giáo, và nhờ công của Ngài, đã đưa được biết bao linh hồn về với Chúa.
Sau lời cám ơn của ông Đặng Thắng, trưởng ban mục vụ giáo khu. Cám ơn đến quý cha, quý hội đoàn đoàn thể trong cộng đoàn, đã về dâng lễ tạ ơn cùng giáo khu. Ông cũng không quên đến mọi người trong giáo khu, những mạnh thường quân, mọi người đã góp công, góp sức để tổ chức lễ mừng bổn mạng tốt đẹp.
Dịp này, ông Đặng Văn Thắng đã giới thiệu đến cộng đoàn và giáo khu, tân ban chấp hành giáo khu nhiệm kỳ mới như sau:
Tân trưởng ban Ông Trần Công Hùng
Phó ban ngoại vụ Bà Lại Thị Hoa
Phó ban nội vụ 1 Ông Phạm Văn Tiến
Phó ban nội vụ 2 Ông Nguyễn Trọng Đại
Thủ quỹ Bà Phạm Thu Thanh
Thư ký Ông Bùi Đình Tuấn
Quý vị trong tân ban chấp hành đã lên trước bàn thờ để trình diện quý cha và cộng đoàn. Linh mục Giuse Phạm Minh Ước đã chúc mừng tân ban chấp hành và cũng không quên cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của ban chấp hành cũ không những cho giáo khu, mà cho cả cộng đoàn nữa. Cha tuyên úy cũng chúc mọi người trong giáo khu, luôn hưởng muôn ơn phước của Chúa qua sự cầu bầu của Thánh bổn mạng.
Một buổi tiệc mừng được tổ chức trong hội trường của giáo xứ, để mọi người trong giáo khu có dịp thăm hỏi chào nhau trong tình thân ái. Giáo khu Phanxico Xavier là một trong sáu giáo khu lớn của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là một trong những giáo khu được thành lập rất lâu tại cộng đoàn, trong một vùng địa lý rất rộng.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Phạm Minh Ước SJ Tuyên úy Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Chánh xứ Giáo xứ Saint Martin de Porres, Linh mục Lê Trọng Bình, Linh mục Nguyễn Thanh Huy, Linh mục Nguyễn Văn Dương và Linh mục Phạm Văn Ái SJ Tuyên úy cộng đoàn đồng tế. Ca đoàn Thánh Martin phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trước thánh lễ, đại diên giáo khu ông Phạm Văn Tiến đã lên đọc tiểu sử Thánh Phanxicô Xavier, vị thánh có công đi rao giảng và truyền giáo trong giáo hội, và cũng là vị Thánh mà Giáo Hội chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Mở đầu thánh lễ tạ ơn. Linh mục chủ tế đã dâng cách riêng mọi người trong giáo khu luôn được mọi sự bình an với nhiều ân sủng và qua lời cầu bầu của Thánh Phanxico Xavier vị Thánh là bổn mạng của giáo khu. Cũng trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho các linh hồn những người trong giáo khu đã qua đời để các ngài sớm về hưởng tôn nhan Chúa. Và cũng không quên cầu nguyện cho quý vị trong ban mục vụ giáo khu hiện nay và các vị cựu ban mục vụ, luôn được Chúa ban cho ơn bình an và sức khỏe, để làm việc phục vụ chu toàn như kỳ vọng của mọi người.
Trong bài chia sẻ, linh mục Phạm Văn Ái SJ đã nhắc lại tiểu sử của Thánh Phanxico Xavier, vị Thánh đã tuyền giáo tới mọi nơi, và truyền giáo đến hơi thở cuối cùng. Vị Thánh mà trước đó đã sống trong giầu sang, hạnh phúc theo tiêu chuẩn của người đời. Nhưng sau khi ngộ ra lời vị Thánh I Nha Xio luôn nhắc nhở câu: lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì. Và Thánh nhân đã bỏ tất cả cuộc sống vật chất đầy đủ để lên đường đi truyền giáo, và nhờ công của Ngài, đã đưa được biết bao linh hồn về với Chúa.
Sau lời cám ơn của ông Đặng Thắng, trưởng ban mục vụ giáo khu. Cám ơn đến quý cha, quý hội đoàn đoàn thể trong cộng đoàn, đã về dâng lễ tạ ơn cùng giáo khu. Ông cũng không quên đến mọi người trong giáo khu, những mạnh thường quân, mọi người đã góp công, góp sức để tổ chức lễ mừng bổn mạng tốt đẹp.
Dịp này, ông Đặng Văn Thắng đã giới thiệu đến cộng đoàn và giáo khu, tân ban chấp hành giáo khu nhiệm kỳ mới như sau:
Tân trưởng ban Ông Trần Công Hùng
Phó ban ngoại vụ Bà Lại Thị Hoa
Phó ban nội vụ 1 Ông Phạm Văn Tiến
Phó ban nội vụ 2 Ông Nguyễn Trọng Đại
Thủ quỹ Bà Phạm Thu Thanh
Thư ký Ông Bùi Đình Tuấn
Quý vị trong tân ban chấp hành đã lên trước bàn thờ để trình diện quý cha và cộng đoàn. Linh mục Giuse Phạm Minh Ước đã chúc mừng tân ban chấp hành và cũng không quên cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của ban chấp hành cũ không những cho giáo khu, mà cho cả cộng đoàn nữa. Cha tuyên úy cũng chúc mọi người trong giáo khu, luôn hưởng muôn ơn phước của Chúa qua sự cầu bầu của Thánh bổn mạng.
Một buổi tiệc mừng được tổ chức trong hội trường của giáo xứ, để mọi người trong giáo khu có dịp thăm hỏi chào nhau trong tình thân ái. Giáo khu Phanxico Xavier là một trong sáu giáo khu lớn của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là một trong những giáo khu được thành lập rất lâu tại cộng đoàn, trong một vùng địa lý rất rộng.
Văn Hóa
Chuyện BÁC Chuyện EM: Ổ Gà!
Nguyễn Trung Tây
02:39 04/12/2022
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện BÁC Chuyện EM: Ổ Gà!
— Sao bác mặt mày bơ phờ như vậy?
— Rõ là khổ, nguyên cả một tuần rồi, sáng nào cũng vậy, mới sớm tinh mơ đã cứ rào rào lên cả với nhau y như chạy giặc, ai mà ngủ cho nổi. Hỏi sao mà không bơ phờ!
— Bác nói cái chi mà chạy giặc?
— Thì đó, nhìn ra ngoài đường cái đi.
— Khổ quá, em có nom thấy chi đâu.
— Ơ, cái ông này! Sao lại cứ như người mù dở như vậy! Hay là lại mắt toét rồi? Thấy mấy cái xe hủ lô ủi đất đang bò lổm ngổm bám đen ngoài mặt lộ chửa? Cả gần một tuần rồi, thợ công chánh kéo xuống sửa đường. Chỉ có được cái hão! Năm nào cũng vậy, cứ sửa tới sửa lui mà thấy có ăn được cái giải gì với ai. Đường xá trước sau là vẫn cứ lồi lõm y như cái ổ gà. Đấy, ông bạn của tôi mới tuần trước lái xe tới thăm, vớ vẩn thế nào mà sụp ổ gà, bẹp dí cả một bên cái gầm xe.
— Vất vả quá nhỉ. Nhưng mà bác ơi, bác có biết người ta đang sửa đường để làm chi hay không?
— Tôi là tôi chẳng cần biết cái chi sất. Trời thì nắng đổ lửa. Người lúc nào cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại như người sốt nặng, mà xe ủi đất thì cứ rào rào như tổ ruồi nhằng, ai mà ngủ nghê cho nổi.
— Khốn, em mới nói được một tiếng thì bác đã nói mười, em hỏi một câu thì bác cứ nhao nhao át tiếng em đi. Bác ơi, người ta đang sửa đường cho đại hội Giới Trẻ Thế Giới sang năm đấy. Khổ, con đường cái dẫn về hội trường chính mà không mở rộng ra thì làm sao mà đón được cả triệu triệu người hành hương về Sydney sang năm…
— (Ngường ngượng) Sao ông biết là người ta sửa đường cái cho đại hội Giới Trẻ?
— Bác thì cứ nằm ở trong nhà, tin tức thì không đọc, tối ngày thì hết phim Hàn Quốc lại tới phim Hồng Kông. Khổ, nói bác đừng giận, cứ thế thì nào có biết chi…
Suy Niệm
Hồi đó thợ công chánh Gioan Tiền Hô mặc áo công chánh da lạc đà xuất hiện trong sa mạc sửa đường lộ tâm hồn để dân Do Thái đón mừng ngày Đấng Thiên Sai giáng lâm.
Hồi đó bà tiên hiện ra may quần áo cho Cinderella. Không có bà tiên, Cinderella tiếp tục khoác trên người quần áo rách như tổ đỉa. Không có bà tiên, Cinderella không có xe ngựa phóng như bay tới cung điện để cô bé lọ lem diện kiến Hoàng Tử. Không có bà tiên vung đôi đũa thần, Cinderella không có đôi hài gót sen thủy tinh, một chiếc rớt trên bậc thềm của cung điện, chiếc hài còn lại vừa khít khao đôi chân lọ lem.
Mùa Vọng về, Gioan Tiền Hô đang tiếp tục kêu gọi người tín hữu của thiên niên thứ ba hãy tham dự tĩnh tâm, lãnh nhận bí tích Hòa Giải.
Mùa Vọng về, Bà Tiên đang may quần áo dạ hội trong những chương trình cấm phòng.
Tôi thì đang ở đâu bây giờ?□
(Trích Suy Niệm Người Ra Nương Đồng xuất bản năm 2023)
Chuyện BÁC Chuyện EM: Ổ Gà!
— Sao bác mặt mày bơ phờ như vậy?
— Rõ là khổ, nguyên cả một tuần rồi, sáng nào cũng vậy, mới sớm tinh mơ đã cứ rào rào lên cả với nhau y như chạy giặc, ai mà ngủ cho nổi. Hỏi sao mà không bơ phờ!
— Bác nói cái chi mà chạy giặc?
— Thì đó, nhìn ra ngoài đường cái đi.
— Khổ quá, em có nom thấy chi đâu.
— Ơ, cái ông này! Sao lại cứ như người mù dở như vậy! Hay là lại mắt toét rồi? Thấy mấy cái xe hủ lô ủi đất đang bò lổm ngổm bám đen ngoài mặt lộ chửa? Cả gần một tuần rồi, thợ công chánh kéo xuống sửa đường. Chỉ có được cái hão! Năm nào cũng vậy, cứ sửa tới sửa lui mà thấy có ăn được cái giải gì với ai. Đường xá trước sau là vẫn cứ lồi lõm y như cái ổ gà. Đấy, ông bạn của tôi mới tuần trước lái xe tới thăm, vớ vẩn thế nào mà sụp ổ gà, bẹp dí cả một bên cái gầm xe.
— Vất vả quá nhỉ. Nhưng mà bác ơi, bác có biết người ta đang sửa đường để làm chi hay không?
— Tôi là tôi chẳng cần biết cái chi sất. Trời thì nắng đổ lửa. Người lúc nào cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại như người sốt nặng, mà xe ủi đất thì cứ rào rào như tổ ruồi nhằng, ai mà ngủ nghê cho nổi.
— Khốn, em mới nói được một tiếng thì bác đã nói mười, em hỏi một câu thì bác cứ nhao nhao át tiếng em đi. Bác ơi, người ta đang sửa đường cho đại hội Giới Trẻ Thế Giới sang năm đấy. Khổ, con đường cái dẫn về hội trường chính mà không mở rộng ra thì làm sao mà đón được cả triệu triệu người hành hương về Sydney sang năm…
— (Ngường ngượng) Sao ông biết là người ta sửa đường cái cho đại hội Giới Trẻ?
— Bác thì cứ nằm ở trong nhà, tin tức thì không đọc, tối ngày thì hết phim Hàn Quốc lại tới phim Hồng Kông. Khổ, nói bác đừng giận, cứ thế thì nào có biết chi…
Suy Niệm
Hồi đó thợ công chánh Gioan Tiền Hô mặc áo công chánh da lạc đà xuất hiện trong sa mạc sửa đường lộ tâm hồn để dân Do Thái đón mừng ngày Đấng Thiên Sai giáng lâm.
Hồi đó bà tiên hiện ra may quần áo cho Cinderella. Không có bà tiên, Cinderella tiếp tục khoác trên người quần áo rách như tổ đỉa. Không có bà tiên, Cinderella không có xe ngựa phóng như bay tới cung điện để cô bé lọ lem diện kiến Hoàng Tử. Không có bà tiên vung đôi đũa thần, Cinderella không có đôi hài gót sen thủy tinh, một chiếc rớt trên bậc thềm của cung điện, chiếc hài còn lại vừa khít khao đôi chân lọ lem.
Mùa Vọng về, Gioan Tiền Hô đang tiếp tục kêu gọi người tín hữu của thiên niên thứ ba hãy tham dự tĩnh tâm, lãnh nhận bí tích Hòa Giải.
Mùa Vọng về, Bà Tiên đang may quần áo dạ hội trong những chương trình cấm phòng.
Tôi thì đang ở đâu bây giờ?□
(Trích Suy Niệm Người Ra Nương Đồng xuất bản năm 2023)
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, Chương mười, tiếp theo
Vu Van An
21:32 04/12/2022
III Sự hiện diện vô hình của Giáo Hội hữu hình; Giáo Hội, bí tích cứu rỗi cho các chi thể của mình và cho những người khác
Phong trào Đại kết Công Giáo
1. Công đồng Vatican II đã dành cho Giáo hội danh nghĩa "bí tích cứu rỗi", bí tích cứu rỗi phổ quát, {29} mà tầm ý nghĩa của nó đối với tôi rất lớn lao. Chính nó đã kêu gọi người Công Giáo đi vào con đường đại kết. Do đó, tiêu đề chung mà tôi đã đặt cho phần thứ ba này, trong đó sẽ bàn tới phong trào đại kết theo nghĩa thích đáng của nó (liên quan đến toàn bộ các Kitô hữu), nhưng cũng là "phong trào đại kết" theo nghĩa mở rộng (liên quan đến toàn thể con người).
Hạn từ phong trào đại kết là một hạn từ thánh thiện và đáng kính; không phải là lỗi của nó khi, phản bội lại tư tưởng của Công đồng, nhiều kẻ bất tài, bị kích thích bởi một số ít các nhà tư tưởng tiên phong (xin lỗi, tôi nên nói là có sức lôi cuốn), đã gọi phong trào đại kết ngày nay là tìm kiếm một chủ nghĩa phổ quát giả tạo, mà điều kiện đầu tiên là thờ ơ đối với sự thật: ý tưởng là hợp nhất tất cả các Kitô hữu bất chấp những bất đồng của họ, - và hợp nhất mọi người bất chấp sự đa dạng trong niềm tin của họ, - trong cùng một "Giáo hội" tập hợp họ lại nhân danh Chúa Giêsu nhằm dẫn họ đến sự viên mãn cuối cùng của chúng ta trên trái đất, mà không biết rằng điều nào là điều nào hoặc điều kia hệ ở điều gì. Tuy nhiên, bổn phận trung thành với ánh sáng là một bổn phận mà người ta không thể trốn tránh, mà không cùng một lúc từ bỏ trí hiểu của mình.
Theo nhận xét của Cha Cottier, người bạn của tôi, trong sự nối kết ấy, người ta có thể lưu ý điều này: những điều siêu việt chơi khăm chúng ta bởi vì chúng quá cao đối với chúng ta. Vào thời điểm diễn ra các cuộc chiến tranh tôn giáo, ý tưởng Chân lý đã làm vô số người trung hậu trở thành dữ tợn, nhân danh nó tàn sát lẫn nhau một cách không thương tiếc. Ngày nay, ý tưởng Hợp nhất khiến vô số người trung hậu giống như thế quên hẳn điều vốn thuộc sự thật, hay nói cách khác làm họ trở thành lố bịch không cứu chữa nổi.
Tuy nhiên, tạ ơn Chúa, có một phong trào đại kết đề cao chủ nghĩa phổ quát chân chính, (vì nó nối kết lòng trung thành trọn vẹn với chân lý và lòng nhiệt thành yêu thương hợp nhất) cần được tái lập, nếu có thể, giữa mọi Kitô hữu và cần được mọi người công nhận. Đối với những người anh em bất đồng của chúng ta, Cha Congar đã có công lớn vì, trong tác phẩm xuất bản sớm vào năm 1937, ngài đã kêu gọi người ta chú ý tới phong trào đại kết Công Giáo này{30}, tới sự tiến bộ mà Công đồng Vatican thứ hai ngày nay đang yêu cầu giới trí thức Kitô giáo cống hiến một nỗ lực đổi mới rộng lớn cho nó trong tinh thần đức tin tinh tuyền sốt sắng.
2. Vấn đề đặt ra trước hết liên quan đến các giáo phái Kitô giáo bất đồng. Vấn đề về họ sẽ được nói tới trong hai tiết sau. Lúc này, tôi sẽ tự giới hạn trong hai nhận xét:
Nhận xét đầu tiên, điều quả hiển nhiên là người ta không thể quan niệm một cuộc tập hợp đại kết như cuộc tập hợp của một loại hội đồng quản trị, mà các thành viên của nó đại diện và bảo vệ các lợi ích đa dạng và đi đến một thỏa thuận nhờ các nhượng bộ và thỏa hiệp hỗ tương. Sự thật của mạc khải Thiên Chúa không bị chia thành các phần được mỗi giáo phái Kitô giáo sở hữu riêng, đến nỗi, sự hợp nhất có được là nhờ việc tập hợp các phần khác nhau này lại thành một tổng thể đơn nhất. Thực ra, tổng thể này đã có sẵn rồi, trong Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Giáo hội mà người kế vị Phêrô là người đứng đầu ở đây trên trái đất này đã nhận sứ mệnh đề xuất cho con người toàn bộ chân lý của mạc khải đã được Chúa Kitô hoàn tất và của tín lý đức tin, với sự phong phú kỳ diệu và sự sâu sắc thần linh trong mọi chủ đề tương phản mà nó bao trùm và dung hòa. Sai lầm xuất phát từ chủ nghĩa độc quyền, và mọi sự được bao gồm trong sự hợp nhất bao la và đa dạng của đức tin Giáo hội.
Mọi người Công Giáo đều ý thức và phải ý thức được điều này. Đây là lý do tại sao họ chào đón một cách hân hoan và yêu thương mọi chân lý đức tin được một giáo phái bất đồng tuyên xưng, dù biết rằng họ cũng đã tuyên xưng điều đó rồi.
Và đó là lý do tại sao không có chuyện họ yêu cầu một người thuộc phái Luthêrô hoặc một người thuộc phái Quaker từ bỏ các chân lý đức tin mà chính họ vốn gắn bó với. Hãy để họ gắn bó với những người này nhiều hơn bao giờ hết! Nhờ chính những sự thật này, người ta có thể nói rằng chính trong và (một cách nào đó) qua cộng đồng tâm linh của họ, những người này sẽ được cứu rỗi. Điều mà người Công Giáo lấy làm tiếc là: người Luthêrô hay người Quaker này không công nhận các chân lý khác của đức tin.
Điều trên có nghĩa gì, nếu không phải là điều, từ lúc này, trước hết đòi hỏi người Công Giáo phải có một tình bạn huynh đệ với những người không nghĩ như họ trong các vấn đề tôn giáo, nhưng vẫn có thể là những Kitô hữu đáng ngưỡng mộ tuy không tuyên xưng đức tin Kitô giáo trong sự toàn vẹn của nó, bao lâu sự bất đồng vẫn còn kéo dài, và không gạt bỏ hy vọng chuẩn bị từ xa, và càng nhiều càng tốt, một sự thống nhất đức tin và quyền tài phán hoàn cầu (bao gồm tuyệt đối mọi Kitô hữu hiện đang bất đồng) điều mà người ta được phép coi là một lý tưởng không tưởng vĩ đại. Không gì ngu ngốc hơn việc tưởng tượng rằng để tình bạn được chân chính và sâu sắc, nó đòi sự đồng nhất về tư tưởng. Có rất nhiều người Công Giáo không phải là bạn của tôi; có những người không phải là người Công Giáo đã là những người bạn diễm phúc đối với tôi. Tình bạn chân thật và huynh đệ nhất có thể tồn tại giữa những người có suy nghĩ khác nhau về những vấn đề thiết yếu. Vì vậy, chắc chắn nó bao gồm yếu tố đau khổ, nhưng là một yếu tố khiến bạn bè trở thành thân yêu hơn nữa. Người ta cầu nguyện cho họ, nhưng không áp lực buộc họ chuyển sang đức tin của chính mình, họ có thế nào người ta yêu họ thế ấy, và người ta quý mến, người ta kính trọng, người ta cố gắng biết tốt hơn và hiểu rõ hơn điều họ tin và điều nhờ đó họ sống.
Điều lạ là nhận thấy rằng ngày nay người ta sử dụng rất nhiều hạn từ: đối thoại đại kết (trong đó người ta thường nói đến những ý tưởng và quan niệm trừu tượng, - đôi khi gây hại cho họ, khi người ta san bằng chúng để chúng có thể thích ứng hoặc có vẻ thích ứng với nhau); nhưng hầu như người ta không bao giờ nghe thấy ai nói về tình bạn đại kết (trong đó người ta phải tiếp xúc với những con người, và với thực tại của con người). Nhưng há điều này không được yêu cầu đầu tiên hay sao? Những thói quen lâu đời về tình bạn hỗ tương, được củng cố theo thời gian, - há chúng không phải là điều kiện tất yếu để tinh thần đại kết có thể trở thành hiện thực đó sao, nơi mà một ngày nào đó, nó sẽ có được các hình thức hợp nhất do pháp luật thiết lập? Xin cho phép tôi nói rằng từ quan điểm này, ở bình diện của chúng, dù các cuộc họp ủy ban, với các chương trình xác định, các báo cáo và bài phát biểu của chúng có hữu ích đến đâu, dường như, đối với tôi, các bữa tiệc huynh đệ vẫn hữu ích hơn, trong đó người Công Giáo và các thành viên của những giáo phái bất đồng sẽ ăn uống với nhau, và sau đó sẽ cùng nhau hút thuốc trong phòng khách, trò chuyện tự nhiên, nói đùa, chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, và bất ngờ tạo nên các mối liên hệ tin cậy lẫn nhau. Xem ra tôi có vẻ không nghiêm túc; nhưng thực sự tôi rất nghiêm túc. Bữa cơm chung là một nghi thức tự nhiên của tình bạn con người.
Cho là những bữa tiệc đó chỉ có trong giấc mơ của tôi, sự thực vẫn là vấn đề ở đây, trước hết, là biết nhau hơn, hiểu nhau hơn và yêu nhau hơn.
Và cùng một lúc, cũng là vấn đề trao đổi các điều tốt đẹp có giá trị lớn.
3. Vì nếu một trao đổi như vậy hoàn toàn không thể quan niệm được trong lãnh vực đức tin và chân lý được Thiên Chúa mạc khải, nói cách khác, lãnh vực giáo huấn, một mặt, được huấn quyền Công Giáo và mặt khác, được những giáo phái bất đồng khác nhau đưa ra{31}, thì nó vẫn là điều khả hữu và có thực liên quan tới cách thức trong đó giáo huấn này được các thành viên của tất cả các cộng đồng Kitô giáo đang bàn ở đây tiếp nhận và sống. Do đó, đây là nhận xét thứ hai của tôi, có một lãnh vực rộng lớn trong đó đối với phong trào đại kết Công Giáo, và trên cơ sở tình bạn hỗ tương, một sự trao đổi hữu hiệu là điều đáng mong ước giữa mọi người: Chẳng hạn, tôi nghĩ tới lòng nhiệt thành được người này thể hiện liên quan đến chân lý đức tin này hay chân lý đức tin nọ, trong khi người kia có xu hướng ít nhiều bỏ qua nó; và tới các loại thái độ và hành vi tâm lý đa dạng liên quan đến các sắc tộc khác nhau; hoặc tới các loại linh đạo và kinh nghiệm tôn giáo khác nhau mà người nào cũng cần học biết nơi những người khác; hoặc tới việc đọc Kinh thánh bằng ngôn ngữ bản xứ mà từ lâu, có thể nói, vốn được coi như một đặc ân của anh em Thệ phản, và từ đó đã được truyền sang người Công Giáo{32}. Đối với toàn bộ lãnh vực rộng lớn mà tôi vừa nhắc đến, người ta có thể nói tới một kiểu bổ sung đại kết, với điều kiện là lúc nào cũng phải quyết tâm sử dụng trí hiểu của mình, lưu ý đến việc phải phục vụ sự thật trước nhất. Há Thánh Augustinô đã không nói rằng lạc giáo là cái gai kích thích chúng ta ra khỏi tình trạng lờ đờ của chúng ta đó sao? Và há Đức Hồng Y Journet không nói thêm rằng trong những chiếc gai này có thể có hoa hồng đó sao? Ngài cũng nói thêm rằng "trong mức độ trong đó, các khám phá hoặc kinh nghiệm của những người bất đồng diễn ra dưới ảnh hưởng của lạc giáo, chúng vẫn cần được sửa chữa trước khi có thể được tích hợp..." {33}
Như thế, người Công Giáo phải vui lòng nhìn nhận các giá trị đích thực hiện có trong những người bất đồng. Họ phải tìm thấy nhiều điều để học hỏi từ linh đạo Nga, từ "Kitô giáo của những người ăn năn này, và của những người ăn năn không xấu hổ khi thú nhận những lỗi lầm nặng nề nhất của họ", từ sự tôn trọng thánh thiêng đối với những người bị sỉ nhục và bị xúc phạm, và đối với sự đau khổ chỉ vì nền linh đạo này, từ thời điểm một người đau khổ, nhất là đau khổ một cách bất công, họ trở nên đáng kính, đến mức người ta thấy "gương sáng của những trẻ em hoặc của những người vô tội khác" được phong thánh "vì những đau khổ oan ức của họ"{34}. Người Công Giáo phải có khả năng hưởng lợi nhờ sự dịu dàng và lòng nhiệt thành mà với chúng nhiều thành viên của Giáo hội Anh thực hành pietas anglicana [lòng đạo hạnh kiểu Anh] được Cha Congar nói tới một cách tốt đẹp. Họ phải thích đọc những bài thơ của Herbert, của Vaughan, của Traherne, của Crashaw. Họ phải biết ơn Paul Gerhardt thuộc giáo phái Luthêrô vì những bài thánh ca đầy tình yêu thương mà với chúng Bach đã nuôi dưỡng thiên tài của ông. Họ phải có khả năng đánh giá cao "thần học trái tim" của Zinzendorf và của các Anh em Moravia.
Và trong thời đại hiện nay, trong đó lòng kính sợ Thiên Chúa bị lãng quên rất nhiều, họ phải tìm cách xem xét kỹ lưỡng, một cách thiện cảm, cả tình cảm kính sợ sự siêu việt thần linh và vinh quang của Thiên Chúa mà linh hồn của Calvin vốn tràn ngập, một cách mù quáng đến nỗi Nhà Cải cách này đã làm cứng ngắc và sai lệch nó vì trên thực tế, ông đã tạo ra một ý niệm quá nhân bản về sự siêu việt thần linh (không phải trong tính vô hạn vốn mầu nhiệm và vô cùng đại lượng của yếu tính Người; mà trong sự so sánh với con người và với sự thấp hèn trong đó ông bị giam hãm, Calvin đã quan niệm sự vĩ đại của Thiên Chúa hay ghen tị này, Đấng khi công chính hóa con người không đặt vào trong họ bất cứ điều gì thánh thiện, bất cứ ân sủng nào vốn có trong họ){35}. Nhưng trước hết, - và không những chỉ để hiểu rõ hơn những người anh em Thệ phản của ông, nhưng cũng để nắm được sự phát triển của tư tưởng hiện đại trong lòng lịch sử, - trước hết chính kinh nghiệm nguyên ủy của Luthêrô mà người Công Giáo phải nghiên cứu một cách quan tâm say mê, tức cái nỗi lo âu xao xuyến khốn khổ của ông về ơn cứu rỗi, - xoay quanh nỗi khốn cùng không thể vượt qua của tính chủ quan, một nỗi lo âu xao xuyến cho thấy Thiên Chúa như thù địch và là nỗi lo âu xao xuyến, trong khi toàn bộ con người sụp đổ, đã tuyệt vọng phó mình cho đức tin (trong khi, chờ đợi phó mình cho sự phi lý triết học sau đó){36}. Hiểu rõ rằng trong hai trường hợp vừa nói, người ta không liên hệ gì tới việc "trao đổi" và không hề là vấn đề thanh lọc kinh nghiệm để tích hợp nó (người ta không tích hợp trải nghiệm hoàn toàn độc đáo và bản thân mà một người có), nhưng cố gắng xem xem kinh nghiệm của một Luther hoặc một Calvin được biến đổi ra sao nếu nó thuần khiết.
Các yếu tố của Giáo Hội
1. Trước Công đồng Vatican II, chính hạn từ vestigia Ecclesiae, "các vết tích của Giáo hội," được các nhà thần học sử dụng. Bởi hạn từ đó, họ muốn chỉ những gì vẫn còn thuộc Giáo hội trong các giáo phái bất đồng, tức các giáo phái đã tự tách mình ra khỏi Giáo hội bởi ly giáo hoặc lạc giáo, hoặc "những gì có thể còn lại của Giáo hội chân chính trong sự bất đồng".
Nhưng Công đồng đã không sử dụng hạn từ "vết tích"; nó dùng hạn từ "các yếu tố". "Trong các yếu tố hay sự thiện mà nhờ tổng hợp của chúng, Giáo Hội được xây dựng và làm cho sống động, nhiều, thậm chí rất nhiều yếu tố có thể tồn tại bên ngoài ranh giới hữu hình của Giáo Hội Công Giáo: Lời Chúa được viết ra; đời sống ân sủng; đức tin, đức cậy và đức ái, cùng với các ân phúc bên trong khác của Chúa Thánh Thần và các yếu tố hữu hình"{37}.
Do đó, các nhà thần học từ đó sử dụng thành ngữ "các yếu tố của Giáo hội."
Ở đây, về ngữ vựng, có một sự thay đổi rất đáng kể và là một trong những dấu ấn to lớn, và theo tôi, đánh dấu một sự tiến bộ nào đó. Với hạn từ "các yếu tố của Giáo hội", người ta phải ý thức được tuyên bố khách quan đơn giản này: có điểm chung giữa một giáo phái bất đồng và Giáo hội, mà không có hậu ý nhắc gì tới những vết sẹo ly giáo hoặc lạc giáo.
Đối với tôi, xem ra sự thay đổi về ngữ vựng này không phải là không liên hệ gì với lời tuyên bố hiển nhiên chân thực của Công đồng tìm thấy trong cùng một tiết mục: "Người ta không thể quy tội chia rẽ cho những ai hiện đang sinh ra trong các Cộng đồng này và đã được thấm nhuần đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội Công Giáo chấp nhận họ một cách tôn trọng và quý mến như anh em"{38}.
2. Những yếu tố này của Giáo hội hiện hữu bằng hoạt động trong các giáo phái bất đồng. Từ đó suy ra, như Đức Hồng Y Journet từng viết{39},"các Giáo hội và Cộng đồng ly khai có thể tiếp tục đại diện, làm cho Giáo Hội không thể phân chia của Chúa Kitô hiện diện, dĩ nhiên, một cách phiến diện, thiếu sót. Giáo Hội vừa nói tồn hữu [subsiste] một cách toàn diện dưới phẩm trật, trong đó Giáo Hội có tổ ấm của mình, nhưng, vui mừng một cách kín đáo, Giáo Hội tự nhận ra mình hiện diện ở khắp nơi nếu ở đó có hồng ân chân thực nào đó của Chúa Kitô hoạt động, Đấng mà Giáo Hội vốn là cơ thể của Người". Do đó, chúng ta hãy nói rằng qua các yếu tố của ơn thánh hóa và sự thật, Giáo hội hiện diện một cách nào đó trong các giáo phái bất đồng. Đây là sự hiện diện vô hình của Giáo hội hữu hình: ý tôi là vô hình đối với các gia đình tôn giáo khác, mặc dù cùng một sự hiện diện tự bộc lộ một cách nào đó trước mắt các nhà thần học Công Giáo, biết lưu ý đến các yếu tố của Giáo hội đang hoạt động, và do đó có thể biện phân được, và có thể nhìn thấy được trong chính chúng, trong các gia đình tôn giáo đang đề cập.
Và sự hiện diện vô hình này là một sự hiện diện tiềm ẩn. Vì qua các yếu tố của Giáo hội đang hiện hữu bằng hành động trong các cộng đồng bất đồng này, chính toàn thể Giáo hội hữu hình, chính ngôi vị của Giáo hội dưới trạng thái trần thế của mình được làm cho hiện diện một cách tiềm ẩn trong các cộn đồng này. Sự hiện diện tiềm ẩn và vô hình cùng một lúc, và ít nhiều mạnh mẽ tỷ lệ thuận với số lượng và giá trị của các yếu tố của Giáo hội có thể biện phân được trong các cộng đồng bất đồng, tỷ lệ thuận trước hết, phải nói như thế, với giá trị sự thật của các yếu tố vừa nói.
Tôi xin nói thêm rằng khi giải thích công thức: "Giáo hội, Bí tích cứu độ phổ quát", Công đồng có ý nhắc tới lý thuyết cổ điển về bí tích như dấu chỉ và dụng cụ: Giáo hội là signum et instrumentum intimae cum Deo unionis totiusque generis humani unitatis, dấu hiệu và dụng cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại.
Các yếu tố của Giáo hội, hiểu theo nghĩa riêng của hạn từ này, là nghĩa làm cho Giáo hội, Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, Giáo hội Rôma, hiện diện một cách tiềm ẩn và vô hình trong các giáo phái bất đồng, mà chính họ không biết, thông truyền đến mức đó hiệu quả của bí tích cứu độ phổ quát này; và đồng thời, tùy theo hành động của họ ở đó, họ biểu lộ cho chúng ta thấy các phương tiện cứu rỗi được chính các giáo phái Kitô giáo bất đồng này cung ứng cho con người sử dụng. "Có thể kết luận là, các Giáo hội và Cộng đồng ly khai này, mặc dù chúng ta tin rằng họ đau khổ vì những khiếm khuyết này..., Nhưng không hề bị tước hết ý nghĩa và tầm quan trọng trong mầu nhiệm cứu rỗi. Vì Thần Khí Chúa Kitô đã không ngần ngại sử dụng họ như những phương tiện cứu rỗi dẫn khởi hiệu năng của chúng từ chính sự viên mãn của ân sủng và chân lý được ủy thác cho Giáo Hội Công Giáo"{40}.
3. Đối với tôi, sự thay đổi về ngữ vựng mà tôi vừa nói kéo theo một câu hỏi mới có tầm quan trọng lớn. Vì các yếu tố của Giáo hội hiện hữu trong các cộng đồng Kitô giáo không Công Giáo chỉ ra điểm chung giữa các cộng đồng này và Giáo hội mà Thánh Phêrô là người lãnh đạo ở đây trên trái đất này, nên há không phải tự nhiên hay sao khi tự hỏi liệu các yếu tố đó có trong các gia đình tâm linh không theo Kitô giáo? Há mọi gia đình tâm linh trên trái đất, ngay cả những gia đình ở mức độ thấp nhất trong bậc thang này, và những gia đình có nhiều sai sót và lệch lạc nhất, lại không chứa đựng một số hạt giống của sự tốt lành hay sao? (Vì điều ác thuần túy không thể hiện hữu). Và há không đúng hay sao khi nói rằng Giáo hội không xa lạ gì đối với những điều tốt lành trong nhân loại? Há hết thẩy không có một điều gì đó chung với Giáo hội hay sao?
Chúng ta sẽ thảo luận câu hỏi này trong phần sau. Nhưng ngay ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng theo ý kiến của tôi cần phải trả lời: có, có một điều gì đó chung; nhưng liệu người ta có thể thấy trong đó một yếu tố của Giáo hội và khi nào họ có thể thấy như thế? Đây là một chuyện hoàn toàn khác.
Sự thực vẫn là dù sao, hạn từ "đại kết" đã được mở rộng một cách độc đáo, - đến tận cùng thế giới: vì Giáo hội, như bí tích cứu độ phổ quát, như Công đồng vốn nói, là dấu chỉ và dụng cụ hợp nhất của loài người; nói cách khác, vì mọi người được cứu rỗi trên toàn thế giới đều được cứu bởi Thiên Chúa và Chúa Kitô của Người qua tính dụng cụ của Giáo hội.
Đây là đối tượng cuối cùng - đối tượng mầu nhiệm sâu sắc - mà đôi mắt yếu ớt của chúng ta phải hướng chú ý vào. Chúng ta hãy nói ngay rằng việc xem xét các gia đình tâm linh đa dạng, dù quan trọng đến đâu, như chúng ta sẽ thấy, còn lâu mới đầy đủ khi chúng ta tìm cách tạo cho mình một số ý tưởng về mầu nhiệm vĩ đại này.
Các yếu tố của Giáo hội và các Gia đình Tâm linh Đa dạng
1. Chuyện thông thường là việc người ta thuộc một gia đình tâm linh. Ngoài ra, chúng ta nên nhớ rằng, theo quan điểm của những suy tư hiện tại của chúng ta, sự khác biệt căn bản hiện hữu giữa trường hợp của một cá nhân và trường hợp của gia đình tâm linh của họ. Trong trường hợp con người cá nhân hoặc của nhân vị, như tôi đã lưu ý ở trên, có một trạng thái siêu thức mà chúng ta cần phải xem xét. Trong trường hợp gia đình tâm linh thì hoàn toàn không y hệt như thế. Một tập thể như vậy, một gia đình như vậy không có hoạt động siêu thức nào của riêng nó. Những gì người ta phải xem xét trong đó chỉ là những đặc tính hữu hình đặc trưng cho nó, mà trên hết là những niềm tin được phát biểu một cách minh nhiên được nó tuyên xưng.
Từ đó có thể nói, một cách đặc biệt là, một gia đình tâm linh tự nó có thể rất thiếu sót, chẳng hạn như gia đình vô thần, và do đó phải được hình dung là mang đặc tính này. Trong khi đó, nhờ đời sống siêu thức của tinh thần, một điều hoàn toàn mang tính bản thân, thành viên cá nhân này hay thành viên cá nhân nọ trong gia đình này có thể có trong họ ân sủng của Chúa Kitô, và được cứu rỗi.
2. Vì vậy, ở đây tôi sẽ cố gắng xem xét một số gia đình tâm linh tiêu biểu nhất, liên quan đến các yếu tố của Giáo hội (mà lúc này, tôi xin hiểu theo nghĩa vô định và mơ hồ nhất). Tôi xin lỗi ngay ở đây vì ngữ vựng rất không hoàn hảo mà tôi sẽ sử dụng: đó là ngữ vựng của một triết gia già, người một mặt đã tìm cách đơn giản hóa sự việc, bằng cách không tính đến một số điểm chi tiết được nhà thần học quan tâm, và mặt khác, người đã chỉ lựa chọn lời nói của mình một cách rất do dự. Tôi đã rất khổ công đưa ra một phân tích chính xác. Nếu tôi chưa thành công trong việc này, thì một người khác có năng lực hơn sẽ thành công trong việc đó, tôi hy vọng như thế. Và dù sao, vẫn không hẳn là vô dụng khi nêu ra các vấn đề ngụ hàm trong một phân tích như vậy.
Còn tiếp
VietCatholic TV
50 triệu USD của Putin nổ tung trên trời. Mùa Đông sình lầy, chiến xa mắc kẹt, 510 lính Nga tử trận
VietCatholic Media
03:25 04/12/2022
1. Chiến đấu cơ hiện đại 50 triệu Mỹ Kim của Nga bị bắn rơi, 510 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến trong một ngày
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 4 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày thứ Bẩy, lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đánh trúng hai sở chỉ huy, một kho đạn và bắn hạ hai máy bay địch ở khu vực Donbas.
Chiến trường căng thẳng nhất diễn ra tại Bahkmut với một giới tuyến kéo dài đến 15 km ở phía Nam thành phố Bakhmut của tỉnh Donetsk.
Trong các ngày qua, quân Nga ít khi tung máy bay trợ chiến cho bộ binh vì e sợ hoả lực phòng không dày đặc của quân Ukraine. Tuy nhiên, trong ngày thứ Bẩy, không quân Nga đã phải xuất kích để hỗ trợ cho tàn quân bỏ chạy trước các cuộc phản công của quân Ukraine.
Phát ngôn nhân cho biết: “Lính biên phòng Ukraine bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-34 của đối phương ở ngoại ô Bakhmut, vùng Donetsk. Số phận của các phi công hiện chưa rõ.”
“Với một phát bắn chính xác bằng hỏa tiễn phòng không vác trên vai, lính biên phòng Ukraine đã hạ gục chiếc SU-34 của quân xâm lược ngay khi nó xuất hiện gần vị trí của các thành viên Lực lượng Biên phòng. Số phận của các phi công hiện chưa được xác định và chi phí cho chiếc máy bay bị phá hủy ước tính khoảng 50 triệu đô la.”
Sukhoi Su-34 là một loại máy bay chiến đấu và ném bom siêu âm có thể bay trong mọi thời tiết, có nguồn gốc từ Liên Xô. Nó bay lần đầu tiên vào năm 1990 trong Lực lượng Không quân Liên Xô, và nó được đưa vào phục vụ Lực lượng Không quân Nga từ năm 2014.
Dựa trên thiết kế của máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không Sukhoi Su-27 Flanker, Su-34 có buồng lái bọc thép với chỗ ngồi cạnh nhau cho hai phi công. Nó được thiết kế chủ yếu để triển khai chiến thuật chống lại các mục tiêu trên bộ và trên biển.
Ngoài ra, Lữ Đoàn Dù 71 báo cáo bắn rơi một chiến đấu cơ gần khu định cư Pidhorodne, vùng Donetsk. Tuy nhiên, phát ngôn nhân cho biết chi tiết này vẫn còn đang được xác minh nên chưa đưa vào thống kê kiểm đếm.
Thời tiết giá lạnh, mặt đất ẩm ướt sình lầy, đã làm cho cuộc chiến tại Bakhmut trở nên hết sức kinh hoàng. Con số thương vong của quân Nga trong suốt tuần qua ở mức khoảng 500 binh sĩ mỗi ngày. Hôm thứ Bẩy, quân Nga đã phải bỏ lại 1 xe tăng và 3 xe thiết giáp, cùng với một hệ thống pháo khi bỏ chạy khỏi làng Chop, phía Nam thành phố Bahkmut.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định như sau:
Các lực lượng Nga tiếp tục đầu tư một phần lớn nỗ lực quân sự và hỏa lực tổng thể của họ dọc theo khu vực tiền tuyến cố thủ dài khoảng 15 km xung quanh thị trấn Bakhmut của tỉnh Donetsk.
Kế hoạch của Nga có khả năng là nhằm bao vây thị trấn bằng các cuộc tiến công chiến thuật ở phía bắc và phía nam. Trong những ngày gần đây, rất có thể Nga đã đạt được những tiến bộ nhỏ ở trục phía nam của cuộc tấn công này, nơi họ đang tìm cách củng cố các đầu cầu hạn chế ở phía tây của vùng đất lầy lội quanh con sông nhỏ Bakhmutka.
Nga đã ưu tiên Bakhmut là nỗ lực tấn công chính của mình kể từ đầu tháng 8. Việc chiếm được thị trấn sẽ có giá trị tác chiến rất ít ỏi mặc dù nó có khả năng cho phép Nga đe dọa các khu đô thị lớn hơn như Kramatorsk và Sloviansk.
Tuy nhiên, chiến dịch đã tốn kém một cách không tương xứng so với những lợi ích có thể đạt được này. Có một khả năng thực tế là việc chiếm Bakhmut chủ yếu đã trở thành một mục tiêu chính trị mang tính biểu tượng đối với Nga.
Các quan sát viên cho rằng cuộc tấn công vào Bahkmut của quân Nga đã trở thành một biểu tượng cho sự điên cuồng và ngu xuẩn.
Trong ngày, những kẻ xâm lược đã tiến hành hai cuộc tấn công hỏa tiễn, 10 cuộc không kích và ba cuộc tấn công hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí của quân đội Ukraine và các khu định cư dọc theo giới tuyến. Cụ thể, một cơ sở hạ tầng dân sự ở Kramatorsk đã bị trúng hỏa tiễn.
Trong ngày 3 tháng 12, pháo binh đã mở 13 đợt tấn công vào các cụm nhân sự, vũ khí, khí tài của địch, đặc biệt là các vị trí bố trí hệ thống hỏa tiễn phòng không. Ở thị trấn Starobilsk, vùng Luhansk, pháo binh Ukraine đã bắn trúng một cụm quân Nga. Tại các quận Melitopol và Vasylivka thuộc vùng Zaporizhzhia, quân Nga đã chịu tổn thất nặng nề sau các cuộc không kích của quân Ukraine. Thông tin về số người thiệt mạng đang được làm rõ.
Tại khu vực Kherson, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đánh trúng hai sở chỉ huy, một kho đạn dược cùng các cụm vũ khí và thiết bị quân sự.
Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 3 tháng 12, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 90,600 quân xâm lược Nga, trong đó có 510 binh sĩ trong ngày qua.
Hơn nữa, quân đội Ukraine đã tiêu diệt 2,917 xe tăng, 5,886 xe thiết giáp, 1,906 hệ thống pháo, 395 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 210 hệ thống phòng không, 280 máy bay, 263 máy bay trực thăng, 1,572 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 531 tên lửa hành trình, 16 tàu chiến, 4,472 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 163 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Podolyak kêu gọi người Nga quên Bakhmut đi, đánh không thắng đâu, tốt hơn là chuẩn bị cho tòa án Yalta
Trước các tổn thất kinh hoàng của quân Nga tại các khu vực chung quanh thành phố Bakhmut, Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak đã kêu gọi người Nga hãy quên Bakhmut của khu vực Donetsk đi và chuẩn bị cho tòa án Yalta.
“Bakhmut. Điện Cẩm Linh loại bỏ hàng ngàn lính nghĩa vụ, tù nhân, lính đánh thuê và quân đội gần thành phố không có tầm quan trọng chiến lược gì cả. Tất cả chỉ để chứng tỏ bản thân: chúng ta vẫn có thể làm được điều gì đó! Không, các bạn không thể làm nổi. Hãy quên Bakhmut đi. Hãy bắt đầu chuẩn bị cho Yalta – tòa án Yalta,” Podolyak nói.
Xin nhắc lại rằng, từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 3 tháng 12 năm 2022, tổng thiệt hại trong chiến đấu của Nga ở Ukraine đã lên tới khoảng 90,600 quân.
Theo tình báo Anh, việc chiếm Bakhmut chủ yếu đã trở thành một mục tiêu chính trị mang tính biểu tượng đối với Nga hơn là một mục tiêu chiến lược về mặt quân sự.
3. Ngoại trưởng Ukraine thúc giục đưa ra quyết định về hệ thống hỏa tiễn Patriot
Ngoại trưởng Ukraine nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng “đã đến lúc” đưa ra quyết định về việc có cung cấp cho nước ông hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot hay không.
Dmytro Kuleba nói với CNN ở Kyiv : “ Chúng tôi bắt đầu trò chuyện về những Patriot ngay từ đầu cuộc chiến – thậm chí thực sự là trước chiến tranh. “Nhưng bây giờ đã đến lúc phải đưa ra quyết định.”
Mỹ đang xem xét gửi hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot tới Ukraine để hỗ trợ khả năng phòng không của họ trước các cuộc tấn công sắp tới của Nga, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên hôm thứ Ba. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Năm cho biết vẫn còn “quá sớm” để đưa ra kết luận về lời kêu gọi của Ba Lan chuyển hệ thống phòng không Patriot do Đức cung cấp cho Ukraine.
Kuleba cũng nói rằng anh ấy không có “một chút nghi ngờ nào về việc chúng tôi sẽ vượt qua mùa đông này.”
“Câu hỏi đặt ra là cái giá phải trả để vượt qua mùa đông này. Và chắc chắn việc có những chiếc Patriot, có những hệ thống phòng không tiên tiến khác, được chuyển giao cho Ukraine trong vòng vài tuần chứ không phải vài tháng, sẽ làm giảm đáng kể giá phải trả. Và sẽ cho phép chúng tôi bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của chúng tôi,” ông nói.
Kuleba nói rằng ông đã nói chuyện với các vị Ngoại trưởng Mỹ và Đức về hệ thống phòng thủ hỏa tiễn.
“Tôi sẽ không che giấu rằng đó sẽ là một sự trợ giúp to lớn. Nó thực sự sẽ giúp chúng tôi bảo vệ đất nước và giảm thiểu cái giá mà chúng tôi phải trả để sống sót qua mùa đông,” ông nói thêm.
4. Các quan chức Ukraine hy vọng thời tiết lạnh giá sẽ hỗ trợ khả năng di chuyển của quân đội ở Luhansk
Các quan chức Ukraine cho biết họ đang hy vọng thời tiết sẽ trở nên lạnh hơn ở khu vực Luhansk — và đóng băng lớp bùn đang cản trở bước tiến của quân đội.
Serhiy Hayday, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Luhansk, cho biết “khi thời tiết thay đổi, mùa đông đang đến. Tôi hy vọng nhiệt độ dưới 0 độ C sẽ giúp ích cho quân đội của chúng ta.”
Hayday nói với truyền hình Ukraine rằng điều kiện lầy lội đã ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của các đơn vị dọc theo tiền tuyến mà phần lớn đã trở nên bất động.
“Mới tuần trước, những người lính của chúng tôi trở về từ tiền tuyến, người lấm lem bùn đất. Thiết bị có thể bị kẹt trong bùn bất cứ lúc nào. Có bùn ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ngày hôm qua chúng tôi thấy rằng mặt đất bị đóng băng và cứng lại, và thiết bị có thể di chuyển tốt hơn và nhanh hơn một chút,” Hayday nói.
Các lực lượng Ukraine đang thăm dò dọc theo tiền tuyến chạy theo hướng bắc-nam qua Kharkiv và Luhansk từ biên giới Nga đến vành đai công nghiệp gồm các thị trấn như Kreminna và Rubizhne.
Hayday cho biết quân đội Ukraine đang ở gần Kreminna, chỉ “cách thành phố vài km”.
“Có những dấu hiệu cho thấy người Nga nhận ra rằng họ sẽ không giữ nổi Kreminna. Họ đang xây dựng tuyến phòng thủ thứ hai và khá mạnh gần Starobilsk. Thị trấn Rubizhne không thể là một pháo đài vững chắc, vì người Nga đã phá hủy 50% thành phố. Do đó, họ sẽ không thể tổ chức phòng thủ ở đó trong một thời gian dài”, ông nói.
“Tuy nhiên, đó sẽ không phải là một bước đi dễ dàng đối với quân đội của chúng tôi, vì quân xâm lược đã mang một lượng lớn thiết bị và nhân lực đến khu vực này.”
Hayday cũng nói rằng các cuộc tấn công của Ukraine tiếp tục vào các vị trí của Nga ở phía sau tiền tuyến.
“Các doanh trại, nơi tích trữ thiết bị, kho đạn dược của Nga liên tục nổ tung ở hậu phương của quân Nga. Các đơn vị Nga được chuyển đến từ vùng Kherson hiện đang tập trung xung quanh Starobilsk; họ đang thiết lập tuyến phòng thủ ở đó,” ông nói.
Hayday cho biết có nhiều đơn vị Nga ở Luhansk — các đơn vị Nga mới được huy động, tù nhân, cũng như các chiến binh Chechnya và Buryati, đồng thời tuyên bố rằng “một số lượng lớn các trạm kiểm soát bổ sung xuất hiện ngay cả trên những con đường nhỏ được thiết lập để bắt những kẻ đào ngũ.”
5. Lường trước một cuộc tấn công của Nga, Quân đội Ukraine đã huấn luyện đội xe tăng của mình để chiến đấu như pháo binh
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Anticipating A Russian Attack, The Ukrainian Army Trained Its Tank Crews To Fight Like Artillery”, nghĩa là “Lường trước một cuộc tấn công của Nga, Quân đội Ukraine đã huấn luyện đội xe tăng của mình để chiến đấu như pháo binh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Quân đoàn xe tăng của Ukraine chưa sẵn sàng cho cuộc xâm lược của Nga vào miền đông Ukraine vào năm 2014. Hai lữ đoàn xe tăng và 10 lữ đoàn cơ giới của quân đội Ukraine, cùng được trang bị khoảng 400 xe tăng T-64 cũ của Liên Xô, không phải là đối thủ của các lữ đoàn Nga với hàng nghìn chiếc T-72 và T-80 hiện đại hơn.
Nhưng người Ukraine đã học rất nhanh. Khi Nga mở rộng chiến tranh vào Ukraine bắt đầu từ tháng 2, các lữ đoàn Nga phải đối mặt với quân đoàn xe tăng Ukraine lớn hơn và được trang bị tốt hơn nhiều.
Các nhà phân tích Mykhaylo Zabrodskyi, Jack Watling, Oleksandr Danylyuk và Nick Reynolds đã giải thích sự phát triển của quân đoàn xe tăng Ukraine trong một nghiên cứu mới của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia ở London, gọi tắt là RUSI. Bên cạnh việc tăng gấp đôi cơ cấu lực lượng thiết giáp của mình, người Ukraine đã cải tiến những chiếc T-64 của họ, bổ sung thêm những chiếc T-80 và T-72, đồng thời phát triển các chiến thuật mới cho tổ lái ba người của xe tăng.
Quan trọng nhất, các đội xe tăng Ukraine đã thực hành bắn súng 125 ly ở góc cao để mở rộng tầm bắn của súng. Zabrodskyi, Watling, Danylyuk và Reynolds viết: “Kỹ thuật này làm mờ đi ranh giới giữa xe tăng và pháo binh.”
Tám năm sau cuộc xâm lược đầu tiên của Nga, quân đoàn thiết giáp Ukraine đã mở rộng thành 6 lữ đoàn xe tăng, 13 lữ đoàn cơ giới. Bên cạnh đó, 5 Lữ Đoàn Dù và 2 Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cũng tham gia vào việc vận hành 900 chiếc T-64, T-72 và T-80 đã được nâng cấp.
Quân đoàn thiết giáp Nga vẫn lớn hơn và tinh vi hơn về nhiều mặt. Lực lượng xâm lược của Nga tiến vào Ukraine tự do vào tháng 2 có khoảng 2,800 xe tăng, và cả một số chiếc T-90 mới nhất.
Sự không cân xứng này hóa ra không thành vấn đề. Các nhà phân tích nghiêm túc không bao giờ mong đợi nhiều cuộc giao tranh giữa xe tăng với xe tăng, vì học thuyết của Nga và Ukraine không dựa vào chiến xa để phá hủy chiến xa. Thay vào đó, các đơn vị xe tăng đang được định hình như một lực lượng giúp kìm hãm và cô lập quân địch để pháo binh, được xe tăng bảo vệ, có thể giáng đòn quyết định.
Không nhất thiết là quân đội này có nhiều xe tăng hơn quân đội kia. Điều thực sự quan trọng là mỗi quân đội sử dụng xe tăng của mình tốt như thế nào.
Quân đội Ukraine, trong nỗ lực hiện đại hóa điên cuồng sau cuộc xâm lược năm 2014, đã nhấn mạnh một cách khôn ngoan vào pháo binh và đến năm 2022, gần như sánh ngang với lực lượng xâm lược của Nga về các khẩu pháo. Các nhà phân tích của RUSI viết: “Sự khác biệt về quân số giữa pháo binh Nga và Ukraine không quá đáng kể vào đầu cuộc xung đột”.
Quân đội Ukraine đã triển khai 1,176 khẩu pháo và 1,680 bệ phóng hỏa tiễn chống lại 2,433 khẩu pháo và 3,547 bệ phóng hỏa tiễn của quân đội Nga. Đáng chú ý, người Ukraine có thể triển khai hầu như tất cả các loại súng lớn và bệ phóng của họ cho cuộc chiến năm 2022, trong khi người Nga thì không thể. Rốt cuộc, Nga vẫn phải duy trì một số lực lượng dọc biên giới của mình.
Vì vậy, người Ukraine đã tham chiến vào đầu năm nay với số lượng pháo gần bằng số lượng mà quân xâm lược có thể đưa vào cuộc chiến—và với đủ xe tăng hiện đại để áp sát quân xâm lược để trọng pháo và các bệ phóng hỏa tiễn có thể tấn công họ.
Hơn nữa, các lực lượng vũ trang Ukraine đã huấn luyện các xe tăng của họ chiến đấu như pháo binh khi cần thiết. Các nhà phân tích của RUSI viết: “Các xe tăng của quân Ukraine đã thay đổi đường lối truyền thống và phát triển các kỹ thuật bắn gián tiếp. Tức là bắn cao vào các mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn. Giống như pháo binh thường làm.
Các nhà phân tích cho biết: “Đối với nhiệm vụ này, các loại đạn có sức công phá cao thường được sử dụng. “Điều này yêu cầu sử dụng các thiết bị hướng dẫn đặc biệt.”
Các phương pháp tính toán mới “có thể đạt được độ chính xác cao ở khoảng cách lên đến sáu dặm.” Đó là xa hơn ba lần so với một khẩu súng xe tăng thường bắn. Các phương pháp của Ukraine cũng “giảm thời gian tính toán hiệu chỉnh hỏa lực xuống còn vài giây”.
Zabrodskyi, Watling, Danylyuk và Reynolds viết: “Giá trị của kỹ thuật này là nó cho phép xe tăng tập trung hỏa lực trên một khu vực rộng, trong khi chúng có thể cơ động mà không cần sự bảo vệ và che chắn cần thiết của pháo binh.
Vì vậy, trong tình thế khó khăn, xe tăng của Ukraine có thể thực hiện công việc của pháo binh—và, ít nhất theo một cách nào đó, thực hiện công việc đó hiệu quả hơn. Đúng vậy, một chiếc xe tăng ném đạn ở góc cao vẫn không có tầm bắn như một khẩu trọng pháo được chế tạo cho mục đích đó. Nhưng khi các khẩu đội pháo có thể phụ thuộc vào các tiểu đoàn thiết giáp gần đó để bảo vệ, thì các tiểu đoàn thiết giáp hoạt động như các khẩu đội pháo có thể tự bảo vệ mình.
Kết quả của những tiến bộ nói cho chính họ. Người Nga đã mở rộng cuộc chiến của họ với Ukraine trong năm nay với nhiều xe tăng và nhiều pháo hơn so với những gì người Ukraine có. Nhưng người Ukraine không chỉ chặn đứng cuộc tấn công của Nga, mà cuối cùng họ còn phản công - và bắt đầu đẩy lui quân Nga.
6. Zelenskiy chỉ trích giới hạn giá dầu của Nga của Liên Hiệp Âu Châu là một “thế yếu”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi quyết định của Liên minh Âu Châu áp đặt giá dầu tối đa đối với dầu mỏ của Nga là một “vị thế yếu” và vẫn quá “dễ chịu đối với ngân sách của một quốc gia khủng bố”. Ông đã đưa ra lập trường trên trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Bảy.
Liên Hiệp Âu Châu đã đạt được sự đồng thuận vào thứ Sáu về mức giá cao nhất đối với dầu của Nga, chỉ vài ngày trước khi lệnh cấm đối với hầu hết hàng nhập khẩu có hiệu lực. 27 quốc gia thành viên của khối đã đồng ý đặt mức giá cao nhất là 60 đô la một thùng.
Động thái này nhằm giảm dòng vốn chảy vào quỹ chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin mà không gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế toàn cầu vì e sợ sẽ giảm hơn nữa nguồn cung cấp năng lượng.
Nhưng tổng thống Ukraine nói rằng điều đó chưa đi đủ xa, và hô hào tình hình hiện nay đòi hỏi “những quyết định lớn.”
“Bạn sẽ không gọi đó là một quyết định lớn khi đặt ra giới hạn như vậy đối với giá dầu của Nga, điều này khá dễ chịu đối với ngân sách của một quốc gia khủng bố,” Zelenskiy nói. Ông nói thêm rằng Nga đã “gây tổn thất to lớn cho tất cả các nước trên thế giới bằng cách cố tình gây bất ổn thị trường năng lượng”.
“Logic rất rõ ràng: Nếu giới hạn giá đối với dầu của Nga là 60 đô la thay vì 30 đô la chẳng hạn - mà Ba Lan và các nước vùng Baltic đã nói đến - thì ngân sách Nga sẽ nhận được khoảng một trăm tỷ đô la mỗi năm”.
Tổng thống nói thêm rằng số tiền này sẽ chảy vào nỗ lực chiến tranh và “để tiếp tục tài trợ cho chế độ và các tổ chức khủng bố khác của Nga”.
Tòa Thánh cáo buộc TQ bội ước. Phản ứng chính thức của Bắc Kinh
VietCatholic Media
05:30 04/12/2022
1. Đức Thánh Cha tiếp các Bề trên Tổng quyền dòng nam
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các tu sĩ hãy trở thành những người xây dựng hòa bình và nêu gương cho Giáo hội về tình hiệp thông và tinh thần đồng hành. Ngài cũng mời gọi các bề trên cảnh giác trước nguy cơ độc đoán và lạm dụng quyền bính trong các dòng tu. Sau cùng cần đồng hành và đề cao giá trị các hồng ân của mỗi phần tử.
Trên đây là nội dung bài huấn dụ Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến sáng ngày 26 tháng Mười Một vừa qua, dành cho 150 Bề trên Tổng quyền tham dự viên khóa họp toàn thể thường niên lần thứ 98, từ ngày 23 đến ngày 25 tháng Mười Một của Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền các dòng nam, về chủ đề: “Được kêu gọi trở thành những người xây dựng hòa bình”.
Đức Thánh Cha không đọc bài huấn dụ nhưng trao văn bản cho các bề trên để đọc và suy niệm sau đó. Ngài ứng khẩu trình bày một suy tư sâu rộng về hòa bình, và khẳng định rằng hòa bình mà Chúa ban cho con người và làm cho tất cả chúng ta cảm thấy mình là anh em với nhau, đó không phải là tình trạng không chiến tranh hoặc hết chiến tranh, một trạng thái yên hàn và an sinh, nhưng hòa bình ấy là kết quả của tình bác ái, không bao giờ là một chinh phục của con người. Đức Thánh Cha nói: Đó là “một toàn thể hòa hợp những tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với thiên nhiên. Hòa bình cũng là cảm nghiệm về lòng thương xót, ơn tha thứ và lòng nhân từ của Thiên Chúa, làm cho chúng ta có khả năng thực thi lòng thương xót, tha thứ, loại bỏ mọi hình thức bạo hành, và đàn áp tha nhân”.
Và hòa bình cũng dựa trên sự nhìn nhận phẩm giá con người. Nó đòi một trật tự, trong đó công lý, lòng thương xót và sự thật cùng góp phần, không thể tách biệt với nhau”. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tu sĩ hãy dấn thân gieo vãi hòa bình qua những hoạt động thường nhật, những việc phục vụ, tình huynh đệ, đối thoại, lòng thương xót, và không ngừng cầu nguyện xin Chúa ban hồng ân hòa bình”. Tất cả những điều đó bắt nguồn từ cộng đoàn của mình, xây dựng những nhịp cầu, chứ không phải những bức tường trong và ngoài cộng đoàn.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Trong tư cách là những người thánh hiến, chúng ta đặc biệt phải có tinh thần đồng hành (sinodalità), vì đời tu tự bản chất là đồng hành. Nó cũng có nhiều cơ cấu có thể giúp đồng hành”. Nhưng theo Đức Thánh Cha, những cơ cấu ấy, như các công nghị, các cuộc viếng thăm huynh đệ và kinh lý, hội họp, ủy ban và những cơ cấu khác riêng của mỗi dòng, cần được duyệt lại, cần xét lại cả cách thực thi quyền bính, để tránh những hình thức độc tài, độc đoán, những lạm dụng lương tâm hoặc lạm dụng linh đạo, là những môi trường thuận tiện cho những lạm dụng tính dục, vì người ta không còn tôn trọng nhân vị và các quyền của con người. Ngoài ra, có nguy cơ quyền bính được thực thi như một đặc ân, đối với những người nắm quyền và cả những trường hợp đồng lõa giữa các phe, để rồi mỗi người làm điều mình muốn, và vô tình tạo nên một tình trạng “vô chính phủ” gây thiệt hại rất nhiều cho cộng đoàn”.
2. Người Nga ở Síp bị cản trở trong cuộc bầu cử tổng giám mục
Người Nga ở Síp sẽ không tham gia cuộc bầu cử tổng giám mục gây nhiều tranh cãi vào tháng tới, sau quyết định của Thánh Hội Đồng Tòa Thượng Phụ Síp hôm thứ Hai.
Trong một cuộc họp quan trọng vào thứ Hai, Thượng hội đồng đã quyết định rằng cuộc bầu cử tổng giám mục dự kiến vào tháng tới sẽ diễn ra dựa trên danh sách bỏ phiếu do Nhà nước cung cấp mà không có sự bổ sung của các thành viên sinh ra ở nước ngoài của Giáo hội, với lý do “không có thời gian” trước cuộc bỏ phiếu vào ngày 18 tháng 12.
Quyết định này dường như là một bước ngoặt sau khi các báo cáo trước đó cho thấy các tín hữu Chính thống giáo sinh ra ở nước ngoài sống ở Síp ít nhất một năm đủ điều kiện ghi danh bỏ phiếu, bao gồm cả người Nga và người nước ngoài từ Đông Âu và Balkan.
Các chuyên gia truyền thông đã mô tả nhóm người Nga là nhóm nhân khẩu học lớn, như một ẩn số, có thể khuynh đảo Chính Thống Giáo tại Síp.
Giáo Hội Chính Thống Giáo Síp là một trong những Giáo Hội Chính thống giáo cuối cùng thực hành quy trình bầu cử giám mục. Thủ tục này trước đây chỉ dành riêng cho một đại cử tri đoàn bao gồm các nhà thần học, linh mục và giám mục đã được dân chủ hóa trong quá trình thiết lập Hiến chương mới của Giáo Hội Síp bởi Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II, mở ra cuộc phổ thông đầu phiếu.
Theo Đức Tổng Giám Mục Chrysostomos II, ban đầu trong Giáo Hội sơ khai việc bầu các Giám Mục diễn ra theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Nhưng một phương pháp kết hợp gần đây quy định các cử tri chọn ba người đứng đầu, trong số đó người chiến thắng sẽ được chọn bởi Thánh Hội Đồng, theo đa số hoặc, trong trường hợp có hai người cùng số phiếu thì thẩy đồng xu.
Source:knews.kathimerini.com.cy
3. Trung Quốc cam kết 'đồng thuận thân thiện' hơn giữa những lời phàn nàn của Vatican
Bắc Kinh và Vatican một lần nữa lại vướng vào vấn đề nhức nhối trong việc bổ nhiệm các giám mục Trung Quốc.
Sau những khiếu nại từ Vatican rằng Bắc Kinh đang vi phạm thỏa thuận tạm thời năm 2018, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên cho biết nước này sẵn sàng mở rộng “sự đồng thuận thân thiện” đã đạt được với Vatican về việc đề cử giám mục.
Vatican đã đưa ra một tuyên bố gay gắt bất thường hôm thứ Bảy phàn nàn rằng Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 11 đã bổ nhiệm Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu làm Giám Mục Phụ Tá ở tỉnh Giang Tây, một giáo phận tỉnh mà Vatican không công nhận.
Trung Quốc và Vatican đã không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1951, sau khi Cộng sản lên nắm quyền và trục xuất các linh mục nước ngoài. Trong những năm gần đây, Vatican đã tìm cách mở rộng các mối quan hệ và giảm bớt xích mích, đặc biệt là về việc bổ nhiệm giám mục.
Trong cuộc họp báo hàng ngày, Triệu Ly Kiên nói rằng anh ta không biết về tình hình cụ thể liên quan đến Giám mục Bành Vệ Chiếu, nhưng nói rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican đã được cải thiện trong những năm gần đây vì lợi ích và “sự phát triển hài hòa” của Công Giáo Trung Quốc.
Anh ta nói với các phóng viên: “Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục mở rộng sự đồng thuận thân thiện với phía Vatican và cùng nhau duy trì tinh thần của thỏa thuận tạm thời của chúng tôi”.
Trong tuyên bố của mình, Vatican cho biết lễ nhậm chức của Đức Cha Bành Vệ Chiếu diễn ra sau các “áp lực nặng nề và lâu dài từ chính quyền địa phương”.
Tuyên bố của Vatican cho biết: “Trên thực tế, sự kiện này đã không diễn ra theo tinh thần đối thoại,” hoặc theo yêu cầu của hiệp định năm 2018.
Theo AsiaNews, khoảng 200 người đã tham dự buổi lễ, được tổ chức tại Nam Xương và được chủ trì bởi giám mục địa phương, Gioan Baotixita Lý Tô Quang (Li Suguang, 李稣光). Ông Quang là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Trung Quốc, là tổ chức không được Tòa Thánh công nhận.
Trong một tuyên bố ngày 26 tháng 11, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Tòa Thánh “ngạc nhiên và lấy làm tiếc” khi biết về việc Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu được bổ nhiệm về giáo phận Giang tây, và nói rằng giáo phận Giang Tây của Trung Quốc “không được Tòa thánh công nhận”.
“Sự kiện này đã không diễn ra theo tinh thần đối thoại hiện có giữa phía Vatican và phía Trung Quốc và với những gì đã được quy định trong Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục, ngày 22 tháng 9 năm 2018,” tuyên bố cho biết.
Vatican cho biết họ cũng đã nhận được thông tin nói rằng việc bổ nhiệm về phía dân sự của Đức Cha Bành đã xảy ra trước “áp lực nặng nề và lâu dài từ chính quyền địa phương”.
“Tòa thánh hy vọng rằng các tình tiết tương tự sẽ không lặp lại, và đang chờ các thông tin liên lạc thích hợp về vấn đề này từ các cơ quan chức năng và tái khẳng định hoàn toàn sẵn sàng tiếp tục đối thoại trong tinh thần tôn trọng liên quan đến tất cả các vấn đề cùng quan tâm”
Đức Cha Bành, 56 tuổi, học tại Chủng viện Quốc gia ở Bắc Kinh và được thụ phong linh mục năm 1989, kế vị Đức Cha Tôma Tăng Cảnh Mục (Zeng Jingmu, 曾景牧) làm giám mục Dư Giang sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào năm 2014.
Đức Cha Tôma Tăng Cảnh Mục, cũng là một giám mục “hầm trú”, đã bị bắt và ở tù 23 năm. Ngài mất năm 2016 ở tuổi 93.
Sau các cuộc đàm phán vào năm 2018, thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh chưa bao giờ được công khai, tuy nhiên, như một phần của thỏa thuận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bảy giám mục được tấn phong mà không có sự cho phép của Vatican và người ta tin rằng Đức Thánh Cha có thể đưa ra quyết định cuối cùng từ một danh sách các ứng viên Giám Mục do nhà cầm quyền Trung Quốc đề xuất.
Trong bốn năm qua, thỏa thuận, được gia hạn lần thứ hai vào tháng 10 vừa qua, đã bị tranh cãi và chỉ trích nặng nề bởi các giáo sĩ nổi tiếng như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, là người hôm thứ Sáu đã bị tòa án Hương Cảng kết án theo một pháp lệnh an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt vì ngài ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ của thành phố.
Vatican vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào về bản án Trung Quốc dành cho Đức Hồng Y Quân.
Source:AP
NATO: 40% lính Dù và Biệt Kích Nga tử trận ở Ukraine. Nga đưa chó sang TQ học ôm bom lao vào xe tăng
VietCatholic Media
15:22 04/12/2022
1. Bản tin tình báo của Bộ Quốc Phòng Anh về sự ủng hộ của công chúng Nga đối với cuộc xâm lược của Putin
Trong bản tin tình báo mới nhất vào hôm Chúa Nhật 4 tháng 12, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết sự ủng hộ của công chúng Nga đối với cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã giảm thiểu rõ rệt giữa cá thông tin công khai cho thấy người Nga không thể thắng trong cuộc xâm lược Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Cuộc thăm dò gần đây cho thấy sự ủng hộ của công chúng Nga đối với “chiến dịch quân sự đặc biệt” đang giảm đi đáng kể.
Một hãng truyền thông độc lập của Nga đã tuyên bố họ truy cập được vào dữ liệu do Cơ quan Bảo vệ Liên bang của Nga thu thập để sử dụng nội bộ. Dữ liệu cho thấy 55% người Nga ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, chỉ 25% tuyên bố ủng hộ việc tiếp tục xung đột. Những kết quả này phù hợp với một cuộc khảo sát khác vào tháng 10 vừa qua, trong đó 57% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ đàm phán. Vào tháng 4 năm 2022, khoảng 80% người Nga tuyên bố ủng hộ chiến dịch.
Bất chấp những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm thực thi quyền kiểm soát rộng rãi đối với môi trường thông tin, cuộc xung đột ngày càng trở nên rõ ràng đối với nhiều người Nga kể từ xảy ra đợt 'huy động từng phần' vào tháng 9. Với việc Nga khó có thể đạt được những thành công lớn trên chiến trường trong vài tháng tới, việc duy trì sự ủng hộ trong dân chúng dù là ngầm đi chăng nữa cuộc chiến này có thể sẽ ngày càng khó khăn đối với Điện Cẩm Linh.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sang Belarus
Theo truyền thông nhà nước Nga và Belarus, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới Minsk vào hôm thứ Bảy để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Belarus và Tổng thống Alexander Lukashenko.
Diễn biến này xảy ra sau cái chết bất thình lình của Ngoại trưởng Vladimir Makei, 64 tuổi. Nhà độc tài Alexander Lukashenko đã phải thay thế tất cả lính canh, đầu bếp, và những người phục vụ khác vì lo ngại sẽ bị đầu độc như Makei.
Theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS, Shoigu đã thảo luận về huấn luyện quân sự và an ninh khu vực trong cuộc gặp với Lukashenko.
Trong cuộc gặp trước đó với Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin, hai người đã ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực, theo Cục Hợp tác quân sự quốc tế Belarus.
“Cộng hòa Belarus đã và vẫn là đối tác tin cậy của chúng tôi. Điều này đặc biệt quan trọng hiện nay, trong điều kiện chịu áp lực chưa từng có từ phương Tây tập thể và cuộc chiến không tuyên bố chống lại các quốc gia của chúng tôi,” Shoigu nói.
Shoigu cũng ca ngợi “quyết tâm của Belarus trong việc chống lại sự thù địch của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ,” theo RIA Novosti.
Một số thông tin cơ bản: Nước láng giềng Belarus là một trong những đồng minh vững chắc nhất của Mạc Tư Khoa và hai quốc gia đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung trong thời gian kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.
Belarus đã từng là nơi đóng quân của các lực lượng Nga gần biên giới phía bắc của Ukraine. Đó là điểm khởi đầu cho cuộc hành quân đánh chiếm Kyiv hôm 24 tháng Hai khi bắt đầu cuộc xâm lược.
Theo các nguồn tin của phe đối lập Belarus, đối diện với cái chết của Ngoại trưởng Makei, nhà độc tài Alexander Lukashenko đã tỏ ra rất lo lắng và hầu chắc sẽ đồng ý với mọi yêu sách của Putin để giữ mạng sống của mình.
3. Putin sẽ đến thăm các khu vực của Ukraine mà ông ta tuyên bố là sáp nhập “vào thời điểm thích hợp”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm khu vực Donbas “vào đúng thời điểm”, một phát ngôn viên của Điện Cẩm Linh cho biết hôm thứ Bảy, đề cập đến các khu vực do Nga chiếm đóng ở miền đông Ukraine.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS: “Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra vì đây là một phần của Liên bang Nga”.
Một số thông tin cơ bản: Vào ngày 5 tháng 10, Putin đã ký các biện pháp sáp nhập bốn khu vực của Ukraine bất chấp luật pháp quốc tế. Các vùng lãnh thổ mà Mạc Tư Khoa tuyên bố chủ quyền là Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson.
Quá trình sáp nhập, bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, diễn ra sau cái gọi là trưng cầu dân ý ở các khu vực này, và đã bị Ukraine và các quốc gia phương Tây coi là “trò lừa bịp”.
Trong khi các quan chức Cẩm Linh tuyên bố những khu vực đó hiện thuộc về Nga, quân đội của Mạc Tư Khoa không kiểm soát được toàn bộ những vùng lãnh thổ đó.
4. Các đơn vị tinh nhuệ của Nga chịu tới 40% thương vong ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Elite Russian Units Take Up to 40 Percent Casualties in Ukraine: Official”, nghĩa là “Quan chức cho biết các đơn vị tinh nhuệ của Nga chịu tới 40% thương vong ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các binh sĩ từ một số đơn vị quân sự tinh nhuệ của Nga đóng dọc biên giới NATO đã phải chịu tỷ lệ thương vong từ 30 đến 40% trong cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Ukraine đang diễn ra, một quan chức quốc phòng Âu Châu cho biết.
Các quan chức quốc phòng và tình báo của NATO đang theo dõi chặt chẽ hoạt động và vận mệnh của các đơn vị chủ chốt của Nga - dự kiến sẽ đi tiên phong trong bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga trong tương lai chống lại NATO ở khu vực Baltic - vốn thường phải đối mặt với quân đội liên minh trên khắp 755 dặm của NATO và biên giới Nga; và sẽ sớm được tăng thêm khi Phần Lan gia nhập khối liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Một quan chức quốc phòng Âu Châu nói chuyện với Newsweek với điều kiện giấu tên do tính nhạy cảm của các phương pháp thu thập thông tin tình báo của NATO tiết lộ rằng các các nhóm được triển khai tới Ukraine từ ba sư đoàn Nga đóng gần biên giới với Estonia và Latvia đã tổn thất từ một phần ba đến một nửa số binh sĩ ban đầu của họ kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng Hai.
Sư đoàn Dù 76—một phần của Lực lượng đổ bộ đường không nổi tiếng của Nga,, gọi tắt là VDV—đóng tại thành phố Pskov, chỉ cách biên giới Estonia 40 dặm. Các thành viên của sư đoàn 76 chịu trách nhiệm về “các hoạt động thanh lý” ở vùng ngoại ô Bucha của Kyiv, trong đó nhiều thường dân đã bị tra tấn và hành quyết. Mạc Tư Khoa vẫn phủ nhận về các hành động tàn bạo đã được ghi chép đầy đủ trên khắp các khu vực bị chiếm đóng.
“Các đơn vị con của Sư đoàn Dù 76 đã được bố trí tại các khu vực giao tranh ác liệt: đầu tiên là theo hướng Kyiv, sau đó là Izyum và Kherson,” quan chức quốc phòng Âu Châu nói với Newsweek. “Rất có thể sư đoàn đã bị tổn thất nặng nề.”
“ Chúng tôi có thể đánh giá 30 đến 40% binh lính được triển khai tới cuộc chiến ở Ukraine bị thương, mất tích hoặc thiệt mạng. Chúng tôi đánh giá rằng tại căn cứ của họ ở Pskov và Cherekha chủ yếu chỉ còn lại lính nghĩa vụ và một số viên chức đau ốm bị bỏ lại,” họ nói.
Đã có những tin đồn về số phận kém may mắn của Sư Đoàn Dù 76. Vào tháng 5, Thiếu tướng Veiko-Vello Palm, phó chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Estonia, nói với Newsweek rằng sư đoàn này trong thời gian qua “chủ yếu tiến hành các tang lễ cho những người lính đã thiệt mạng ở Ukraine.”
Quan chức Âu Châu cho biết thêm: Những người không may bị gọi nhập ngũ gần đây đã được tổ chức thành hai tiểu đoàn — thường có quân số từ 700 đến 900. Họ đã bắt đầu được huấn luyện tại căn cứ của sư đoàn 76 vào đầu tháng 10. Đến cuối tháng 11, các đơn vị này được tường trình đã sang Ukraine hoặc ít nhất là vùng biên giới với Ukraine.
Hai đơn vị khác được cho là đã phải chịu tỷ lệ thương vong tương tự. Thứ nhất, là Lữ đoàn 2 Biệt Kích có trụ sở tại Pskov — một lực lượng đặc biệt Spetsnaz và là một phần của cơ quan tình báo quân sự GRU — đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng danh hiệu “Cận vệ” danh dự vào tháng 7 vì những hành động của lực lượng này ở Ukraine.
Thứ hai, là Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ biệt động số 25, một đơn vị Quân đội Nga có trụ sở tại thành phố Luga, được cho là đã bị đánh bại nặng nề trong cuộc phản công của Ukraine ở phía đông bắc tỉnh Kharkiv, giải phóng hơn 500 khu định cư và 4,600 dặm vuông, khiến Mạc Tư Khoa choáng váng.
Một quan chức quốc phòng Âu Châu cho biết cả hai lữ đoàn 2 và 25 đều “chịu tổn thất nặng nề”. “Chúng tôi đánh giá rằng tổn thất có thể xảy ra là 30 đến 40 phần trăm.”
Yêu cầu của cuộc chiến ở Ukraine của Nga đã buộc Mạc Tư Khoa phải bố trí lại quân đội từ các căn cứ biên giới đến chiến trường. Vào tháng 9, Foreign Policy trích dẫn ba quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Âu Châu cho biết khoảng 80% trong số 30,000 quân Nga trước đây đóng dọc biên giới Baltic và Phần Lan đã được chuyển hướng sang Ukraine.
Vào tháng 10, Kai Sauer – thứ trưởng phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh tại Bộ Ngoại giao Phần Lan – nói với Newsweek rằng Nga có thể mất “từ một đến ba năm, tùy thuộc vào diễn biến của chiến tranh cũng như cách huấn luyện lính mới, để các đơn vị biên giới của Nga trở lại sức mạnh trước cuộc xâm lược.”
Sauer cho biết Helsinki đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của các đơn vị truyền thống được bố trí dọc theo biên giới của Phần Lan, một số đơn vị mà ông cho biết đã nhận “thương vong nặng nề”.
Đến nay, Ukraine tuyên bố đã gây ra hơn 90,000 thương vong cho quân đội Nga kể từ ngày 24 tháng 2. Trong khi đó, Kyiv đưa ra con số tử sĩ tối đa là 13,000 người.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
5. Quan chức Nga muốn sử dụng chó làm kẻ đánh bom tự sát ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Official Wanted to Use Dogs as Suicide Bombers in Ukraine: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho biết: Quan chức Nga muốn sử dụng chó làm kẻ đánh bom tự sát ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Để giải quyết vấn đề động vật vô gia cư ở Nga, Viktor Makarov, đại biểu của Đảng Cộng sản ở Oryol, đã đề xuất sử dụng những con chó vô gia cư làm kẻ đánh bom tự sát để “làm nổ tung xe tăng” ở Ukraine, Orel Times đưa tin hôm thứ Sáu.
Lựa chọn này đã được đề cập tại một phiên họp gần đây của Hội đồng Lập pháp, nơi Makarov trước đây đã đề xuất rằng những con chó này sẽ được gửi đến Trung Quốc để huấn luyện. Những bình luận của Makarov đã thu hút sự chú ý của Kevin Rothrock, biên tập viên của Meduza, là người đã đưa lên Twitter vào thứ Bảy.
Rothrock viết: “Một phó tướng Cộng sản ở vùng Oryol của Nga muốn huấn luyện những con chó hoang chạy vào xe tăng Ukraine như những kẻ đánh bom tự sát”.
Tuy nhiên, cả hai đề xuất của Makarov đều không hấp dẫn các đồng nghiệp của ông vì họ có nhiều câu hỏi về hậu cần. Oleg Koshelev, phó chủ tịch quốc hội khu vực, đã hỏi về chi phí triệt sản những con chó ngài và làm cho chúng không cắn người. Trong khi đó, Dân biểu Andrei Frolov cũng hỏi về chi phí tài chính để nuôi một con vật vô gia cư mỗi ngày. Sau khi thảo luận và không có câu trả lời, luật đề xuất đã không được thông qua.
Mark Hertling, cựu chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu, cũng đã lên Twitter vào thứ Bảy và đặt câu hỏi về kế hoạch do quan chức Nga đề xuất.
Hertling đã tweet: “Không biết tại sao họ lại thấy cần phải huấn luyện chó làm việc này... hiện tại họ đang yêu cầu binh lính Nga làm điều tương tự.”
Rajan Menon, giám đốc chương trình Chiến lược lớn tại Defense Priorities, nói với Newsweek hôm thứ Bảy rằng “đây có thể là bằng chứng nữa cho thấy người Nga đang tìm mọi cách để thắng” trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho thấy Nga đang cố gắng tận dụng mong muốn đàm phán của phương Tây.
“Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài một giờ với Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào ngày 2 tháng 12, trong đó Putin tuyên bố sai sự thật rằng viện trợ tài chính và quân sự của phương Tây cho Ukraine tạo ra một tình huống trong đó chính phủ Ukraine bác bỏ hoàn toàn các cuộc đàm phán giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv và kêu gọi Scholz phải xem xét lại đường lối của Đức liên quan đến các diễn biến ở Ukraine,” nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Sáu.
Phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov cũng cho biết bất kể Tổng thống Joe Biden dường như đang yêu cầu rút lực lượng Nga khỏi Ukraine như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán, thì “chiến dịch quân sự đặc biệt” sẽ tiếp tục.
ISW kết luận rằng Putin không quan tâm đến việc đàm phán nghiêm túc với Ukraine và duy trì các mục tiêu tối đa cho cuộc chiến.
Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, cho biết khi Ukraine bước vào mùa đông và vị thế của Nga trên chiến trường bị xói mòn, nhà lãnh đạo Nga có thể sử dụng đến “hành động tấn công bằng thanh kiếm hạt nhân hết sức vô trách nhiệm”.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Sergei Shoigu, hôm thứ Tư, Nga đã công bố kế hoạch tăng cường chi tiêu quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết số tiền tài trợ cho quốc phòng của Nga “có tính đến các quỹ ngân sách được phân bổ bổ sung” vào năm 2023 sẽ tăng gần 1.5 lần.
6. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW cho biết Vladimir Putin 'không mấy hứng thú' đến lệnh ngừng bắn
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Vladimir Putin Has 'Little Interest' in a Ceasefire: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW cho biết Vladimir Putin 'không mấy hứng thú' đến lệnh ngừng bắn”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không muốn ngừng bắn ở Ukraine ngay cả khi một động thái như vậy có thể giúp ích cho nỗ lực chiến tranh đang bị đình trệ của ông, theo nhận định hôm thứ Sáu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW.
Trong đánh giá hàng ngày của mình, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ cho rằng Nga sẽ “được hưởng lợi” từ một thỏa thuận tạm thời có thể dẫn đến tạm dừng giao tranh. Điều này sẽ cho phép Mạc Tư Khoa “tăng cường Lực lượng vũ trang Nga cho các hoạt động quân sự trong tương lai nhằm theo đuổi các mục tiêu tối đa ở Ukraine”.
Các lực lượng của Putin đã phải chịu những thất bại đáng kể trong cuộc chiến với Ukraine, gần đây nhất là rút quân khỏi thành phố trọng điểm Kherson. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng những nỗ lực động viên từng phần thất bại của Mạc Tư Khoa nhằm thúc đẩy số lượng quân đội đang suy giảm có thể mang lại bất kỳ lợi thế ngắn hạn nào cho Putin.
Bất chấp đánh giá của ISW rằng việc tạm dừng có thể có lợi cho ông, Putin “không mấy hứng thú với một lệnh ngừng bắn như vậy”, vì những yêu sách liên tục của Mạc Tư Khoa là “tương đương với sự đầu hàng hoàn toàn của phương Tây”, điều này cho thấy mục tiêu của nhà lãnh đạo Nga là “theo đuổi chiến thắng quân sự. “
ISW cũng cho biết hôm thứ Sáu rằng Nga đang cố gắng lợi dụng mong muốn đàm phán của các nước phương Tây “để tạo ra một động lực trong đó các quan chức phương Tây cảm thấy bị ép buộc phải nhượng bộ trước để lôi kéo Nga vào bàn đàm phán”.
Nga và Mỹ cho biết sẵn sàng đàm phán, tuy nhiên Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ chỉ đàm phán với Putin nếu Putin thể hiện cam kết chấm dứt chiến tranh với Ukraine.
Kyiv cho biết các cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra nếu Nga ngừng tấn công và rút quân khỏi quốc gia Đông Âu này. Cùng với nhiều đồng minh của mình, Ukraine không muốn nhượng bộ Putin, đặc biệt là sau thành công của các cuộc phản công đã đẩy lùi lực lượng Nga khỏi các khu vực rộng lớn.
Tuy nhiên, hôm thứ Sáu, hãng thông tấn Nga TASS đưa tin rằng phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov tuyên bố Nga đã từ chối đàm phán với Mỹ với điều kiện tiên quyết là Mạc Tư Khoa phải rút khỏi Ukraine.
ISW cho biết đây là một phần trong mưu đồ của Điện Cẩm Linh nhằm tạo ra nhận thức rằng “Nga cần bị dụ dỗ mới chịu đàm phán” và chỉ đàm phán nếu Hoa Kỳ và Âu Châu đưa ra những nhượng bộ ban đầu như công nhận các vụ sáp nhập và kiềm chế các hành động quân sự của NATO và phương Tây ở Âu Châu.
Nhóm chuyên gia cố vấn trước đây đã nói rằng Putin không quan tâm đến việc đàm phán nghiêm túc với Ukraine và “giữ nguyên các mục tiêu tối đa cho cuộc chiến”.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gợi ý rằng để bảo đảm các cuộc đàm phán diễn ra, ông thông cảm với nhu cầu của Mạc Tư Khoa về bảo đảm an ninh, vốn là trọng tâm của thất bại ngoại giao trước thềm chiến tranh.
Reuters đưa tin hôm thứ Bảy rằng Macron nói với đài truyền hình TF1 của Pháp rằng “một trong những điểm thiết yếu mà chúng ta phải giải quyết... là nỗi sợ hãi rằng NATO đến ngay trước cửa nhà của Nga và việc triển khai vũ khí có thể đe dọa Nga”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Ukraine để xin bình luận.
Quá đáng: Khủng bố nhắm vào Đại Sứ Ukraine cạnh Tòa Thánh. Vatican bừng sáng cây thông và hang đá Giáng Sinh
VietCatholic Media
17:26 04/12/2022
1. Khánh thành hang đá và thắp sáng cây thông Giáng Sinh tại Vatican
Lúc 5 giờ chiều thứ Bảy, ngày 03 tháng Mười Hai vừa qua, Đức Hồng Y Fernando Vérgez Alzaga, Thống đốc quốc gia thành Vatican, đã khánh thành hang đá máng cỏ khổng lồ và thắp sáng cây thông Giáng Sinh, tại Quảng trường thánh Phêrô.
Hiện diện trong dịp này, có nữ tu Raffaella Petrini, dòng Phan Sinh Thánh Thể, Tổng thư ký Phủ Thống đốc, và các phái đoàn chính thức của chính quyền và giáo quyền từ các nơi xuất xứ hang đá và cây thông, đó là Sutrio thuộc miền Friuli-Venezia Giulia ở mạn đông bắc Ý, và từ làng Rosello miền Abruzzo, đã tặng cây thông.
Ngoài ra cũng có một đoàn từ Guatemala, do Ngoại trưởng Mario Búcaro Flores hướng dẫn, là nước thực hiện hang đá máng cỏ tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican.
Cây thông trắng tại Quảng trường cao 26 mét, do các thiếu niên thuộc viện phục hồi tâm trí Quadrifoglio trang trí, với sự cộng tác của các ông bà cụ già ở trung tâm đón tiếp người cao niên “Thánh Antonio” ở làng Borello và các học sinh ở làng này thực hiện.
Sáng thứ Bảy, cùng ngày 03 tháng Mười Hai, các phái đoàn được Đức Thánh Cha tiếp kiến nhân dịp họ chính thức trao tặng các món quà Giáng Sinh vừa nói cho ngài.
Hang đá và cây thông sẽ được trưng tại quảng trường cho đến Chúa nhật lễ Chúa chịu Phép rửa, ngày 08 tháng Giêng tới đây.
2. Nơi ở của đại sứ Ukraine cạnh Tòa thánh bị phá hoại
Những kẻ phá hoại không rõ bằng cách nào đó đã đột nhập vào nhà của đại sứ Ukraine và phủ phân lên cửa và một số phòng.
Những cá nhân không rõ danh tính đã vào được nơi ở của đại sứ Ukraine tại Tòa thánh và phá hoại tòa nhà. Imedia đưa tin rằng vẫn chưa biết họ đột nhập bằng cách nào nhưng các khu vực chung và cửa trước được phát hiện phủ đầy phân vào ngày 2 tháng 12 năm 2022.
Đại sứ Ukraine Andriy Yurash đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình trong một bài đăng trên Twitter, trong đó ông gọi hành động này là “hành động phá hoại cực kỳ tàn bạo”, ám chỉ rằng nó nhằm đe dọa các đại diện của Ukraine.
Đại sứ Yurash không chỉ đích danh Nga là bên chịu trách nhiệm, nhưng ông cho rằng “hoàn toàn có thể hiểu được ai đã ra lệnh và truyền cảm hứng cho hành động phá hoại này”.
Ông liên kết vụ phá hoại này với các hành vi ác ý khác nhằm vào các đại sứ quán Ukraine khác ở Âu Châu. Hãng tin Ansa của Ý đưa tin rằng một hộp chứa đầy mắt động vật đã được chuyển đến lãnh sự quán Ukraine ở Napoli vào đầu ngày hôm đó.
Kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bắt đầu, Đại sứ Yurash đã lên tiếng hoan nghênh những hỗ trợ của Tòa thánh đối với Ukraine, cũng như phản ứng khi ông cảm thấy Vatican đã không làm hoặc nói chưa đủ.
Yurash chỉ mới được bổ nhiệm làm đại sứ vào đầu năm nay, và đã trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha vào ngày 7 tháng 4, ngay sau cuộc xâm lược của Nga.
Vụ phá hoại tại đại sứ quán diễn ra ngay sau cuộc tấn công vào trang web của Vatican vào ngày 30 tháng 11 vừa qua. Trong khi vẫn chưa được biết ai đã gây ra vụ hack, Đại sứ Yurash đã đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa, ông nói:
“Tin tặc Nga một lần nữa đã thể hiện bộ mặt thật của chính trị Nga, bị Nghị viện Âu Châu trực tiếp xác định là khủng bố.”
Yurash gợi ý rằng vụ hack là một phản ứng đối với những bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc phỏng vấn mới nhất của ông với tạp chí Dòng Tên America có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Source:Aleteia
3. Mỹ trừng phạt nhóm lính đánh thuê Nga vì tự do tôn giáo
Chính quyền Biden hôm thứ Sáu đã đưa một tổ chức bán quân sự nổi tiếng của Nga vào danh sách những kẻ vi phạm tự do tôn giáo cùng với một số tổ chức khủng bố khét tiếng.
Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố ông đã chỉ định Tập đoàn Wagner là “thực thể cần quan tâm đặc biệt” vì các hoạt động của tập đoàn này tại Cộng hòa Trung Phi. Ngoài ra trong danh sách còn có Taliban của Afghanistan, Boko Haram của Nigeria, al-Shabab của Somalia và hai phe của nhóm Nhà nước Hồi giáo.
“Việc chúng tôi công bố những chỉ định này phù hợp với các giá trị và lợi ích của chúng tôi để bảo vệ an ninh quốc gia và thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu,” Blinken nói. “Các quốc gia bảo vệ hiệu quả quyền này và các quyền con người khác là đối tác hòa bình, ổn định, thịnh vượng và đáng tin cậy hơn của Hoa Kỳ so với những quốc gia không làm như vậy.”
Tập đoàn Wagner được điều hành bởi một người thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Yevgeny Prigozhin, và những người lính đánh thuê của họ bị các nước phương Tây và các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cáo buộc về nhiều vi phạm nhân quyền trên khắp Phi Châu, bao gồm cả ở Cộng hòa Trung Phi, Libya và Mali.
Việc chỉ định hôm thứ Sáu không thực hiện ngay các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ nhưng mở ra những hình phạt tiềm năng cho những người bị tấn công vì vi phạm tự do tôn giáo. Tập đoàn Wagner và “các tổ chức đặc biệt quan tâm” khác đã phải chịu một loạt lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Ngoài việc chỉ định Tập đoàn Wagner và những người khác, Blinken đã xác định Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Myanmar, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan là “các quốc gia đặc biệt quan tâm” đến tự do tôn giáo vi phạm.
Tất cả những quốc gia mà Blinken nói đã “tham gia hoặc dung túng cho những hành vi vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng,” đã từng có trong danh sách trước đây.
Blinken cũng đưa Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vào “danh sách theo dõi đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo, nghĩa là cuối cùng họ có thể bị Hoa Kỳ trừng phạt trừ khi hồ sơ của họ trong khu vực được cải thiện.
Source:AP