Phụng Vụ - Mục Vụ
Cái rìu đã đặt sát gốc cây
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:41 05/12/2010
CÁI RÌU ĐÃ ĐẶT SÁT GỐC CÂY
Trong một bức ảnh nổi tiếng của Picasso (1881-1973) được thế giới đánh giá nghệ thuật rất cao, thì đơn giản chỉ là hai người đang đánh nhau. Hai người đánh nhau trong một khung cảnh giữa một sa mạc mênh mông. Ở phía chân trời là đám mây đen cuồn cuộn, nhưng đó không phải là đám mây hình thành từ hơi nước mà là từ những đám cát của sa mạc, người ta gọi đó là bão cát. Cơn bão cát đang tiến đến gần hai người. Hình ảnh để thấy rõ cơn bão cát đang đến gần là vì thấy rõ cát đã phủ đến mắt cá chân của hai người. Vậy mà hai người vẫn đánh nhau! Chính lẽ ra, người ta phải tháo chạy vì cơn bão cát sẽ vùi lấp đi tất cả những gì trong sa mạc. Nhưng vì mải đánh nhau nên hai người không nhận ra bão cát và họ cứ tiếp tục đánh nhau. Có lẽ họ nghĩ rằng có một người sẽ được sống nếu họ thắng. Giả sử có thắng thì cơn bão cát kia cũng sẽ vùi lấp người chiến thắng cũng như đã vùi lấp người chiến bại, phương chi là cả hai người đang đánh nhau thì cơn bão đã đến và chắc là sẽ vùi lấp cả hai người trong khi họ còn chưa phân thắng bại.
Bức tranh trên của họa sĩ Picasso khiến cho chúng ta nghĩ tới thế giới:
Thế giới ngày nay cũng đang quay cuồng với những cạnh tranh của thị trường, cạnh tranh khốc liệt, nhưng họ không nhận ra dấu chỉ của thời đại, những đám mây đang xuất hiện và ập đến bất cứ lúc nào. Những đám mây đen đó là thần chết, là tai nạn, là bệnh tật, là bệnh dịch thế kỷ HIV/AIDS... có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng mà người ta còn đang mải mê cạnh tranh với thị trường, không nhận ra điều đó. Cả lời Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan Tẩy Giả nói rất rõ: “Cái rìu đã kề sẵn gốc cây, và cây nào không sinh hoa trái thì sẽ bị chặt bỏ vào lửa” (Mt 3,10). Và cả cái rìu kề sẵn gốc cây đó, người ta cũng chẳng quan tâm !
- Thế giới ngày nay mắc bệnh Stress. Họ quá căng thẳng với những đấu tranh sinh tồn, với những cạnh tranh của thị trường, với những cuộc sống duy vật chất, duy kinh tế. Họ không còn để ý tới điều gì nữa. Ở trong miền Nam, người ta nói là hầu như nhà nào cũng có bát hương thờ thần tài. Chúng tôi hỏi rằng: “Có lẽ là thờ tổ tiên?”. Họ trả lời: “Không! Là thờ thần tài, không phải hiếu kính tổ tiên”. Như vậy, thần tài đã được nâng lên thành một vị thần để người ta thờ bái.
Cho nên, thế giới ngày nay đã trở nên giống như bức tranh của Picasso, mải mê mà không nhận ra những dấu chỉ của thời đại. Và vì thế, đây là điều nguy hiểm nhất. Đức thánh cha Gioan Phaolô II nói: “Tội lớn nhất của thời đại chúng ta đó là tội đánh mất ý thức về tội”. Người ta đánh mất ý thức về tội khi phá thai mà không cho đó là tội. Người ta đánh mất ý thức về tội khi nghĩ rằng, “Buôn là phải ăn lãi, chớ cãi mà lâu”, kể cả ăn lãi gian lận đến mức làm hàng nhái hàng giả và chiếm cả bản quyền thì người ta cũng vẫn nghĩ rằng đó là điều tự nhiên. Thế giới hôm nay đánh mất bản quyền mà còn chiếm cả bản quyền của Thiên Chúa về sự sống, về tình yêu gia đình. Cho nên cái nguy hiểm của thời đại là không tỉnh thức. Họ nghĩ rằng họ quyết định tất cả vận mệnh bằng đồng tiền, bằng thần tài và vì thế họ sẵn sàng vi phạm, vi phạm bản quyền sự sống, vi phạm bản quyền tình yêu gia đình cũng không xem sao. Lương tâm đã đánh mất ý thức về tội thì còn gì để mà áy náy nữa.
Mùa Vọng về là một tiếng chuông gióng lên, hay nói như Gioan là “Tiếng kêu trong hoang địa” (Mt 3,3). Kêu gọi tất cả mọi người hãy biết quay trở lại với Thiên Chúa. Sự sống bị vi phạm, tình yêu bị chia rẽ. Tách ra khỏi tình yêu là tình dục thì làm sao con người có thể sống hạnh phúc được? Hẫng hụt hạnh phúc, mất bình an, nhưng người ta vẫn tôn thờ giá trị của đồng tiền. Khủng hoảng kinh tế cả thế giới lo, còn khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng đức tin thì người ta coi thường. Và đó là điều nguy hiểm vì cái rìu để ở gốc cây mà người ta cũng không để ý tới. Thiên Chúa không bao giờ lại đe dọa con cái, luôn luôn là yêu thương, luôn luôn là cứu độ. Việc Chúa giáng trần là để đem ơn giải thoát và cứu con người khỏi cái chết. Nhưng khi con người như con thiêu thân cố tình lao vào lửa thì hỏi Thiên Chúa làm được gì đây? Nói như vậy không có nghĩa là Thiên Chúa bó tay, nhưng vì Thiên Chúa tôn trọng tự do đã ban cho con người để từ sự tự do đó con người biết khoanh vùng trong tội hay là phúc. Khi con người cố tình dùng sự tự do đó để khoanh mình trong bóng đêm của tội lỗi thì Thiên Chúa làm gì được? Có nghĩa là phải đợi đến lúc Thiên Chúa đến trong ngày quang minh để phán xét kẻ sống và kẻ chết, hay là phải đợi họ đến trước tòa phán xét công thẳng vô cùng thì khi đó con người hết quyền tự do mới thấy cái ân hận của mình, khóc lóc và nghiến răng là những đặc điểm diễn tả về hình thức hỏa ngục hay luyện ngục. Người ta không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa tại trời, tại đất. Người ta cũng chẳng thể đổ tội cho người khác đã xúi, đã giục, đã cám dỗ. Càng không thể đổ tội cho ma quỉ đã hoành hành tác quái. Hãy nghiến răng và ân hận vì chính mình đã không nhận ra dấu chỉ của thời đại, đã không tỉnh thức để nhận ra tiếng gọi mà Thiên Chúa yêu thương gửi đến, đã không nhận ra sứ điệp của sứ thần trong đêm Giáng Sinh là:
“Vinh danh Thiên Chúa trên khắp tầng trời.
Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14).
Sự thiếu tỉnh thức, sự đam mê là cuốn vào một cuộc chiến khốc liệt, cạnh tranh thị trường ấy đã khiến cho con người đã dám lao vào tất cả, lao vào HIV/ AIDS, lao vào phá thai, lao vào những cuộc đỏ đen, lao vào những nơi đâu mà bất kỳ người ta thấy có bóng dáng của mỏ vàng, của đá đỏ. Nói tóm lại, nhân loại ngày nay đã trở nên – tự bản thân mình – lao vào chỗ chết. Chúng ta không dám kết luận để vơ đũa cả nắm nhưng những gì mà con người hôm nay đang thực hiện thì đúng là đang đi vào con đường cấm và những lề luật của Chúa, Lời Chúa, ánh sáng của Chúa, tình thương của Chúa không đủ để lay tỉnh họ. Hơn bao giờ hết, Mùa Vọng kêu gọi chúng ta ý thức về thân phận của chính mình và ý thức về những gì mà con người cần phải đáp trả trước tình yêu bao la của Chúa. Mong đợi Chúa đến, đó mới là bước khởi đầu. Người lương dân cũng ngửa mặt lên trời để kêu trời kêu đất “Xin thương đến phận của tôi, phận hẩm, phận hiu, phận bạc”. Nhưng kêu trời là một chuyện, còn chuyện tin và sống theo lòng tin của mình lại là chuyện khác. Người Do Thái mong đợi hơn chúng ta gấp trăm lần, gấp ngàn lần, nhưng khi Chúa đến thì họ lại quyết tâm giết Chúa bằng được. Bởi vì giữa lòng khát mong của mình với sự đón nhận lại là chuyện khác. Ước mong một Đấng Cứu Thế đến theo ý mình nhưng khi Đấng Cứu Thế đến ngược lại ý mình thì Đấng Cứu Thế phải chết. Bởi vậy bao lâu người ta chưa giết chết ý riêng của mình, người ta chưa khiêm tốn “Xin vâng” như Đức Mẹ, người ta còn mổ xẻ, phân tích, đưa Chúa lên bàn mổ thì bấy lâu, Chúa Cứu Thế chưa thể tái nhập thể trong lòng của người đó. Chúa đã giáng sinh nhưng hằng ngày Chúa vẫn tái nhập thể trong tâm hồn của những con người, những gia đình, những thành nào mà Chúa nói: “Ở đâu có sự bình an thì sự bình an của các con ở với họ, bằng không sẽ lại trở về với các con” (Mt 10,13). Một cách tương tự, Chúa sẽ nhập thể trong cung lòng của những người nào đã đón nhận, bằng không thì Thiên Chúa lại vẫn hoàn toàn là đến với nhân loại trong cô đơn, trong đêm vắng, trong hang bò lừa như năm xưa.
Mỗi người chúng ta hãy tha thiết xin Chúa đừng để Mùa Vọng đến rồi Mùa Vọng đi, Giáng Sinh về rồi Giáng Sinh lại khuất. Nhưng mỗi lần Mùa Vọng về là chúng ta lại mở rộng tấm lòng nhiều hơn, cảm nhận về một Thiên Chúa yêu thương gần gũi ở giữa con người đầy đặn hơn. Và cùng với thời gian, cùng với ơn thánh, những người biết mở rộng tâm hồn trong tỉnh thức, trong lắng nghe, trong đón nhận thì họ sẽ thấy cùng với Chúa Hài Đồng Giêsu lớn lên trong tâm hồn của mình, dẫu là âm thầm như trong ba mươi năm trong nhà Nazareth xưa thì cũng sẽ có một lúc thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và sự thật là không thể nói cách khác.
Đức tin là một cuộc hành trình và hình trình đó dẫu âm thầm ba mươi năm trong nhà Nazareth thì cũng sẽ tới đích. Thiên Chúa vẫn đang chờ đợi, yêu thương và đón nhận mỗi người chúng ta. Ngày hôm nay, những gì chúng ta thực hiện chẳng qua chỉ là để chuẩn bị cho ngày cuối cùng. Chúng ta từ chối Chúa là chúng ta tự lên án mình. Chúng ta quay lưng lại với Chúa là chúng ta tự ra khỏi ơn cứu độ của mình. Chúng ta tôn thờ của cải tức là chúng ta gạt bỏ Thiên Chúa đích thật của chúng ta sang một bên.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Mùa Vọng lại trở về đánh động tâm hồn chúng con.
Đừng chỉ bằng âm thanh và mầu sắc
nhưng xin đánh động tâm hồn chúng con
bằng ân sủng và tình thương,
bằng đức tin và lòng mến.
Để chúng con mở rộng cõi lòng
đón Chúa như Đức Mẹ Maria,
với hai tiếng “Xin vâng”
trong khiêm nhường,
trong lắng nghe,
trong phó thác
đã đưa Mẹ vào một hành trình ơn cứu độ
ban tặng cho thế giới món quà vô giá
là Đức Giêsu Kitô.
Cùng với Mẹ và nhờ Mẹ,
xin cho chúng con biết dâng lên Chúa
hai tiếng “Xin vâng” trong suốt cuộc đời.
Để ơn cứu độ đến với mỗi người chúng con,
gia đình chúng con,
cộng đoàn của chúng con,
quê hương, đất nước và thế giới của chúng con. Amen.
Trong một bức ảnh nổi tiếng của Picasso (1881-1973) được thế giới đánh giá nghệ thuật rất cao, thì đơn giản chỉ là hai người đang đánh nhau. Hai người đánh nhau trong một khung cảnh giữa một sa mạc mênh mông. Ở phía chân trời là đám mây đen cuồn cuộn, nhưng đó không phải là đám mây hình thành từ hơi nước mà là từ những đám cát của sa mạc, người ta gọi đó là bão cát. Cơn bão cát đang tiến đến gần hai người. Hình ảnh để thấy rõ cơn bão cát đang đến gần là vì thấy rõ cát đã phủ đến mắt cá chân của hai người. Vậy mà hai người vẫn đánh nhau! Chính lẽ ra, người ta phải tháo chạy vì cơn bão cát sẽ vùi lấp đi tất cả những gì trong sa mạc. Nhưng vì mải đánh nhau nên hai người không nhận ra bão cát và họ cứ tiếp tục đánh nhau. Có lẽ họ nghĩ rằng có một người sẽ được sống nếu họ thắng. Giả sử có thắng thì cơn bão cát kia cũng sẽ vùi lấp người chiến thắng cũng như đã vùi lấp người chiến bại, phương chi là cả hai người đang đánh nhau thì cơn bão đã đến và chắc là sẽ vùi lấp cả hai người trong khi họ còn chưa phân thắng bại.
Bức tranh trên của họa sĩ Picasso khiến cho chúng ta nghĩ tới thế giới:
Thế giới ngày nay cũng đang quay cuồng với những cạnh tranh của thị trường, cạnh tranh khốc liệt, nhưng họ không nhận ra dấu chỉ của thời đại, những đám mây đang xuất hiện và ập đến bất cứ lúc nào. Những đám mây đen đó là thần chết, là tai nạn, là bệnh tật, là bệnh dịch thế kỷ HIV/AIDS... có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng mà người ta còn đang mải mê cạnh tranh với thị trường, không nhận ra điều đó. Cả lời Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan Tẩy Giả nói rất rõ: “Cái rìu đã kề sẵn gốc cây, và cây nào không sinh hoa trái thì sẽ bị chặt bỏ vào lửa” (Mt 3,10). Và cả cái rìu kề sẵn gốc cây đó, người ta cũng chẳng quan tâm !
- Thế giới ngày nay mắc bệnh Stress. Họ quá căng thẳng với những đấu tranh sinh tồn, với những cạnh tranh của thị trường, với những cuộc sống duy vật chất, duy kinh tế. Họ không còn để ý tới điều gì nữa. Ở trong miền Nam, người ta nói là hầu như nhà nào cũng có bát hương thờ thần tài. Chúng tôi hỏi rằng: “Có lẽ là thờ tổ tiên?”. Họ trả lời: “Không! Là thờ thần tài, không phải hiếu kính tổ tiên”. Như vậy, thần tài đã được nâng lên thành một vị thần để người ta thờ bái.
Cho nên, thế giới ngày nay đã trở nên giống như bức tranh của Picasso, mải mê mà không nhận ra những dấu chỉ của thời đại. Và vì thế, đây là điều nguy hiểm nhất. Đức thánh cha Gioan Phaolô II nói: “Tội lớn nhất của thời đại chúng ta đó là tội đánh mất ý thức về tội”. Người ta đánh mất ý thức về tội khi phá thai mà không cho đó là tội. Người ta đánh mất ý thức về tội khi nghĩ rằng, “Buôn là phải ăn lãi, chớ cãi mà lâu”, kể cả ăn lãi gian lận đến mức làm hàng nhái hàng giả và chiếm cả bản quyền thì người ta cũng vẫn nghĩ rằng đó là điều tự nhiên. Thế giới hôm nay đánh mất bản quyền mà còn chiếm cả bản quyền của Thiên Chúa về sự sống, về tình yêu gia đình. Cho nên cái nguy hiểm của thời đại là không tỉnh thức. Họ nghĩ rằng họ quyết định tất cả vận mệnh bằng đồng tiền, bằng thần tài và vì thế họ sẵn sàng vi phạm, vi phạm bản quyền sự sống, vi phạm bản quyền tình yêu gia đình cũng không xem sao. Lương tâm đã đánh mất ý thức về tội thì còn gì để mà áy náy nữa.
Mùa Vọng về là một tiếng chuông gióng lên, hay nói như Gioan là “Tiếng kêu trong hoang địa” (Mt 3,3). Kêu gọi tất cả mọi người hãy biết quay trở lại với Thiên Chúa. Sự sống bị vi phạm, tình yêu bị chia rẽ. Tách ra khỏi tình yêu là tình dục thì làm sao con người có thể sống hạnh phúc được? Hẫng hụt hạnh phúc, mất bình an, nhưng người ta vẫn tôn thờ giá trị của đồng tiền. Khủng hoảng kinh tế cả thế giới lo, còn khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng đức tin thì người ta coi thường. Và đó là điều nguy hiểm vì cái rìu để ở gốc cây mà người ta cũng không để ý tới. Thiên Chúa không bao giờ lại đe dọa con cái, luôn luôn là yêu thương, luôn luôn là cứu độ. Việc Chúa giáng trần là để đem ơn giải thoát và cứu con người khỏi cái chết. Nhưng khi con người như con thiêu thân cố tình lao vào lửa thì hỏi Thiên Chúa làm được gì đây? Nói như vậy không có nghĩa là Thiên Chúa bó tay, nhưng vì Thiên Chúa tôn trọng tự do đã ban cho con người để từ sự tự do đó con người biết khoanh vùng trong tội hay là phúc. Khi con người cố tình dùng sự tự do đó để khoanh mình trong bóng đêm của tội lỗi thì Thiên Chúa làm gì được? Có nghĩa là phải đợi đến lúc Thiên Chúa đến trong ngày quang minh để phán xét kẻ sống và kẻ chết, hay là phải đợi họ đến trước tòa phán xét công thẳng vô cùng thì khi đó con người hết quyền tự do mới thấy cái ân hận của mình, khóc lóc và nghiến răng là những đặc điểm diễn tả về hình thức hỏa ngục hay luyện ngục. Người ta không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa tại trời, tại đất. Người ta cũng chẳng thể đổ tội cho người khác đã xúi, đã giục, đã cám dỗ. Càng không thể đổ tội cho ma quỉ đã hoành hành tác quái. Hãy nghiến răng và ân hận vì chính mình đã không nhận ra dấu chỉ của thời đại, đã không tỉnh thức để nhận ra tiếng gọi mà Thiên Chúa yêu thương gửi đến, đã không nhận ra sứ điệp của sứ thần trong đêm Giáng Sinh là:
“Vinh danh Thiên Chúa trên khắp tầng trời.
Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2,14).
Sự thiếu tỉnh thức, sự đam mê là cuốn vào một cuộc chiến khốc liệt, cạnh tranh thị trường ấy đã khiến cho con người đã dám lao vào tất cả, lao vào HIV/ AIDS, lao vào phá thai, lao vào những cuộc đỏ đen, lao vào những nơi đâu mà bất kỳ người ta thấy có bóng dáng của mỏ vàng, của đá đỏ. Nói tóm lại, nhân loại ngày nay đã trở nên – tự bản thân mình – lao vào chỗ chết. Chúng ta không dám kết luận để vơ đũa cả nắm nhưng những gì mà con người hôm nay đang thực hiện thì đúng là đang đi vào con đường cấm và những lề luật của Chúa, Lời Chúa, ánh sáng của Chúa, tình thương của Chúa không đủ để lay tỉnh họ. Hơn bao giờ hết, Mùa Vọng kêu gọi chúng ta ý thức về thân phận của chính mình và ý thức về những gì mà con người cần phải đáp trả trước tình yêu bao la của Chúa. Mong đợi Chúa đến, đó mới là bước khởi đầu. Người lương dân cũng ngửa mặt lên trời để kêu trời kêu đất “Xin thương đến phận của tôi, phận hẩm, phận hiu, phận bạc”. Nhưng kêu trời là một chuyện, còn chuyện tin và sống theo lòng tin của mình lại là chuyện khác. Người Do Thái mong đợi hơn chúng ta gấp trăm lần, gấp ngàn lần, nhưng khi Chúa đến thì họ lại quyết tâm giết Chúa bằng được. Bởi vì giữa lòng khát mong của mình với sự đón nhận lại là chuyện khác. Ước mong một Đấng Cứu Thế đến theo ý mình nhưng khi Đấng Cứu Thế đến ngược lại ý mình thì Đấng Cứu Thế phải chết. Bởi vậy bao lâu người ta chưa giết chết ý riêng của mình, người ta chưa khiêm tốn “Xin vâng” như Đức Mẹ, người ta còn mổ xẻ, phân tích, đưa Chúa lên bàn mổ thì bấy lâu, Chúa Cứu Thế chưa thể tái nhập thể trong lòng của người đó. Chúa đã giáng sinh nhưng hằng ngày Chúa vẫn tái nhập thể trong tâm hồn của những con người, những gia đình, những thành nào mà Chúa nói: “Ở đâu có sự bình an thì sự bình an của các con ở với họ, bằng không sẽ lại trở về với các con” (Mt 10,13). Một cách tương tự, Chúa sẽ nhập thể trong cung lòng của những người nào đã đón nhận, bằng không thì Thiên Chúa lại vẫn hoàn toàn là đến với nhân loại trong cô đơn, trong đêm vắng, trong hang bò lừa như năm xưa.
Mỗi người chúng ta hãy tha thiết xin Chúa đừng để Mùa Vọng đến rồi Mùa Vọng đi, Giáng Sinh về rồi Giáng Sinh lại khuất. Nhưng mỗi lần Mùa Vọng về là chúng ta lại mở rộng tấm lòng nhiều hơn, cảm nhận về một Thiên Chúa yêu thương gần gũi ở giữa con người đầy đặn hơn. Và cùng với thời gian, cùng với ơn thánh, những người biết mở rộng tâm hồn trong tỉnh thức, trong lắng nghe, trong đón nhận thì họ sẽ thấy cùng với Chúa Hài Đồng Giêsu lớn lên trong tâm hồn của mình, dẫu là âm thầm như trong ba mươi năm trong nhà Nazareth xưa thì cũng sẽ có một lúc thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và sự thật là không thể nói cách khác.
Đức tin là một cuộc hành trình và hình trình đó dẫu âm thầm ba mươi năm trong nhà Nazareth thì cũng sẽ tới đích. Thiên Chúa vẫn đang chờ đợi, yêu thương và đón nhận mỗi người chúng ta. Ngày hôm nay, những gì chúng ta thực hiện chẳng qua chỉ là để chuẩn bị cho ngày cuối cùng. Chúng ta từ chối Chúa là chúng ta tự lên án mình. Chúng ta quay lưng lại với Chúa là chúng ta tự ra khỏi ơn cứu độ của mình. Chúng ta tôn thờ của cải tức là chúng ta gạt bỏ Thiên Chúa đích thật của chúng ta sang một bên.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Mùa Vọng lại trở về đánh động tâm hồn chúng con.
Đừng chỉ bằng âm thanh và mầu sắc
nhưng xin đánh động tâm hồn chúng con
bằng ân sủng và tình thương,
bằng đức tin và lòng mến.
Để chúng con mở rộng cõi lòng
đón Chúa như Đức Mẹ Maria,
với hai tiếng “Xin vâng”
trong khiêm nhường,
trong lắng nghe,
trong phó thác
đã đưa Mẹ vào một hành trình ơn cứu độ
ban tặng cho thế giới món quà vô giá
là Đức Giêsu Kitô.
Cùng với Mẹ và nhờ Mẹ,
xin cho chúng con biết dâng lên Chúa
hai tiếng “Xin vâng” trong suốt cuộc đời.
Để ơn cứu độ đến với mỗi người chúng con,
gia đình chúng con,
cộng đoàn của chúng con,
quê hương, đất nước và thế giới của chúng con. Amen.
Gioan, Tiếng Kêu Trong Hoang Địa
Tuyết Mai
16:07 05/12/2010
Ngày ấy, Gioan Tẩy Giả đến giảng trong hoang địa xứ Giuđêa rằng: "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến". Chính ông là người mà Tiên tri Isaia đã tiên báo: "Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". (Mt 3, 1-12).
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta xem chừng như giống một thứ người máy không hơn không kém. Chuyện gì chúng ta cũng cứ bơ bơ ra đấy!. Chẳng nhúc nhích chẳng cục cựa gì! Cứ đờ ra đấy!. Chắc Chúa chúng ta Ngài cũng chẳng trách cứ chúng ta nếu tất cả chúng ta trở thành người máy; vì người máy chẳng còn biết gì để mà biết mà phạm tội mắc lỗi cùng Chúa cho được. Nếu chúng ta hết thảy là người máy thì lúc bấy giờ Thiên Chúa không cần làm việc nữa; Ngài cũng khỏe re không phiền hà, không buồn giận, đau khổ vì một loạt người máy được làm ra giống y chang nhau; nếu Ngài có cần đến chúng ta thì Ngài sẽ sai khiến chúng ta bằng cái đồ bấm (remote) là được rồi!.
Nhưng có phải ngay chúng ta đây, chỉ có con nít chúng mới thích chơi với loại người máy mà thôi, chứ rất ít người lớn lại thích chơi với những loại đồ chơi đó!. Loại người máy nhân tạo này chúng đang trên đà được phát triển cũng nhanh và mạnh lắm!. Trong tương lai rất gần đây, chúng cũng có thể sẽ thay thế chỗ của con người đang làm việc gì đó bây giờ; hay hơn cả vì chúng vừa có sức, vừa nhanh như cắt trong mọi hành động và việc làm của chúng. Càng ngày sẽ có rất nhiều hãng xưởng cho nhân công nghỉ việc mà thay thế họ bằng những con người máy (robot) rất chính xác, rất nhanh, và rất khỏe này. Để mọi hàng hóa sẽ được rẻ hơn, và hãng xưởng không bị trách nhiệm gì để cần phải bảo bọc cho từng công nhân, trong mọi tai nạn có thể xảy ra trong suốt thời gian làm việc, và cũng không sợ bị nhân công đệ đơn thưa kiện và gây ra mọi liên hệ phiền phức khác.
Đấy, chỉ có con người đối xử với con người mà chúng ta cũng phải đối diện đến mọi vấn đề có liên quan với nhau; đầy những phức tạp và tranh chấp; ghen ghét nhau trong ngôi thứ và chức vụ; giầu nghèo và quyền lợi cá nhân, v.v….. Chỉ vì Chúa thấy con người sống phức tạp quá, tầm thường quá, tội lỗi quá, nếu cứ như thế thì con người Chúa tác tạo nên không khác gì với những loài tạo vật khác mà không có khối óc biết suy nghĩ. Cứ đà sống ấy, con người sẽ dần dần tiêu diệt lẫn nhau; và rồi không bao lâu trái đất cũng sẽ không còn một ai là còn có hình ảnh của Thiên Chúa. Cho nên giải quyết sau cùng hết của Chúa là nếu Ngài muốn để cho nhân loại được sống, sống dồi dào, và sống cả ở đời sau, Thiên Chúa cần phải có một biện pháp hữu hiệu và rất con người.
Chúa của chúng ta tuy Ngài không có thân xác và là tàng hình, nhưng Ngài lại có trái tim rất thịt còn hơn cả chúng ta nữa!. Ngài rất biết xót thương, thông cảm, và luôn tội nghiệp cho chúng ta đã mang thân phận một con người luôn mỏng dòn, dễ phạm tội, tái phạm tội, và sống giữa những đam mê chết người khó bỏ. Thiên Chúa luôn yêu thương con người cho nên suốt từ bao nhiêu thế kỷ, Ngài đã sai bao nhiêu tiên tri đến sống giữa con người, để con người nhờ Lời Chúa mà biết hoán cải, ăn năn, sám hối, và chừa tội lỗi của mình. Và đó là lý do mà Thiên Chúa chúng ta đã cho Thánh Gioan Tiền Hô chào đời, để giới thiệu cho con người biết rằng hãy sống cuộc sống ngay lành. “Hãy ăn năn thống hối vì Nước Trời gần đến”, và “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng" để đón Con Người đến trần gian đầy tội lỗi này!.
Như Thiên Chúa nhân loại chúng ta Ngài luôn hiểu rằng, con người trần gian luôn có bản tánh rất ngông, chướng, và bướng bỉnh. Dù có gần cái chết cũng vẫn không nghĩ lại và không chịu thua vì cái kiêu ngạo dại dột của mình; tưởng rằng bỏ dao xuống là thua cuộc là mất cái dũng của người đàn ông? Cũng giống như cái dại dột của tên Giuda bán Chúa năm xưa vậy!. Hay đến nước này mà Chúa còn thương yêu gì cái tấm thân nhơ nhuốc của những Mađalina lỡ chân sa bước, tiến vào con đường của tội lỗi của sa đọa? Con người khi chưa có Chúa hiện diện trong tâm hồn và trong trái tim của họ, thường nghĩ rằng Chúa không bao giờ dung thứ cho những kẻ trót phạm tội trọng. Vì thế họ càng đi sâu vào con đường của tội lỗi, chôn vùi thân xác, và linh hồn của họ trong hỏa ngục đời đời kiếp kiếp không có ngày ra. Bởi vì thế mà Thiên Chúa luôn yêu thương của chúng ta đã mang đến cho trần gian nhân loại một Hy Vọng và là Vị Cứu Tinh duy nhất mà trần gian không thể từ chối được. Đó là ai thưa anh chị em???. Ai lại có thể biến đổi được cách nhìn của anh chị em đối xử với nhau trong sự hiệp nhất và yêu thương, trong tương thân tương ái?. Trong hòa bình và xây dựng? Trong sự nể trọng và biết nhường nhịn lẫn nhau trong tình yêu huynh đệ?
Ai thế? Ai lại có thể làm được bao điều lành thánh và trọng đại đến thế???. Xin thưa, đó là nguồn Hy Vọng thật khát khao và thật lớn lao của cả toàn nhân loại đang ngóng chờ, trông đợi, và sẽ đến trong thế gian.
Ước gì trong Mùa Vọng này khi chờ đợi Thiên Chúa đến, chúng ta biết nghe theo lời khuyên răn của Thánh Gioan Tiền Hô là biết ăn ở theo luật công bằng. Từ bỏ nếp sống tội lỗi cũ bê bối của mình; biết ăn năn chừa cải; cầu nguyện liên lỉ cùng Thiên Chúa. Xin cho chúng ta có Đức Tin vững mạnh trong Chúa, hầu mọi việc chúng ta suy nghĩ hay chúng ta làm đều được đẹp lòng Chúa hay được theo Thánh Ý Chúa. Xin cho chúng ta có tấm lòng cao thượng và bác ái từ trong lời nói và việc làm của chúng ta, nhất là trong mùa đông giá lạnh này. Hãy nhìn tất cả anh chị em có nhu cầu hằng ngày sống bên cạnh chúng ta họ rất túng thiếu và rất cần đến sự giúp đỡ của chúng ta ! Chúng ta hãy hy sinh mà chia sớt cùng với họ; vì họ là hình ảnh Chúa Con Giêsu ra đời trong một đêm đông giá lạnh, nằm trong máng cỏ hang lừa tanh hôi và cùng khổ.
Chúng ta may mắn lắm thay! Vì có một Thiên Chúa Đấng Tối Cao ngự Trên Ngôi Tòa của Thiên Quốc, mà vì thương yêu con người tội lỗi trần gian, đã chịu hy sinh giáng trần, để cùng được sưởi ấm cho những ai có cùng cảnh ngộ với Ngài. Amen.
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta xem chừng như giống một thứ người máy không hơn không kém. Chuyện gì chúng ta cũng cứ bơ bơ ra đấy!. Chẳng nhúc nhích chẳng cục cựa gì! Cứ đờ ra đấy!. Chắc Chúa chúng ta Ngài cũng chẳng trách cứ chúng ta nếu tất cả chúng ta trở thành người máy; vì người máy chẳng còn biết gì để mà biết mà phạm tội mắc lỗi cùng Chúa cho được. Nếu chúng ta hết thảy là người máy thì lúc bấy giờ Thiên Chúa không cần làm việc nữa; Ngài cũng khỏe re không phiền hà, không buồn giận, đau khổ vì một loạt người máy được làm ra giống y chang nhau; nếu Ngài có cần đến chúng ta thì Ngài sẽ sai khiến chúng ta bằng cái đồ bấm (remote) là được rồi!.
Nhưng có phải ngay chúng ta đây, chỉ có con nít chúng mới thích chơi với loại người máy mà thôi, chứ rất ít người lớn lại thích chơi với những loại đồ chơi đó!. Loại người máy nhân tạo này chúng đang trên đà được phát triển cũng nhanh và mạnh lắm!. Trong tương lai rất gần đây, chúng cũng có thể sẽ thay thế chỗ của con người đang làm việc gì đó bây giờ; hay hơn cả vì chúng vừa có sức, vừa nhanh như cắt trong mọi hành động và việc làm của chúng. Càng ngày sẽ có rất nhiều hãng xưởng cho nhân công nghỉ việc mà thay thế họ bằng những con người máy (robot) rất chính xác, rất nhanh, và rất khỏe này. Để mọi hàng hóa sẽ được rẻ hơn, và hãng xưởng không bị trách nhiệm gì để cần phải bảo bọc cho từng công nhân, trong mọi tai nạn có thể xảy ra trong suốt thời gian làm việc, và cũng không sợ bị nhân công đệ đơn thưa kiện và gây ra mọi liên hệ phiền phức khác.
Đấy, chỉ có con người đối xử với con người mà chúng ta cũng phải đối diện đến mọi vấn đề có liên quan với nhau; đầy những phức tạp và tranh chấp; ghen ghét nhau trong ngôi thứ và chức vụ; giầu nghèo và quyền lợi cá nhân, v.v….. Chỉ vì Chúa thấy con người sống phức tạp quá, tầm thường quá, tội lỗi quá, nếu cứ như thế thì con người Chúa tác tạo nên không khác gì với những loài tạo vật khác mà không có khối óc biết suy nghĩ. Cứ đà sống ấy, con người sẽ dần dần tiêu diệt lẫn nhau; và rồi không bao lâu trái đất cũng sẽ không còn một ai là còn có hình ảnh của Thiên Chúa. Cho nên giải quyết sau cùng hết của Chúa là nếu Ngài muốn để cho nhân loại được sống, sống dồi dào, và sống cả ở đời sau, Thiên Chúa cần phải có một biện pháp hữu hiệu và rất con người.
Chúa của chúng ta tuy Ngài không có thân xác và là tàng hình, nhưng Ngài lại có trái tim rất thịt còn hơn cả chúng ta nữa!. Ngài rất biết xót thương, thông cảm, và luôn tội nghiệp cho chúng ta đã mang thân phận một con người luôn mỏng dòn, dễ phạm tội, tái phạm tội, và sống giữa những đam mê chết người khó bỏ. Thiên Chúa luôn yêu thương con người cho nên suốt từ bao nhiêu thế kỷ, Ngài đã sai bao nhiêu tiên tri đến sống giữa con người, để con người nhờ Lời Chúa mà biết hoán cải, ăn năn, sám hối, và chừa tội lỗi của mình. Và đó là lý do mà Thiên Chúa chúng ta đã cho Thánh Gioan Tiền Hô chào đời, để giới thiệu cho con người biết rằng hãy sống cuộc sống ngay lành. “Hãy ăn năn thống hối vì Nước Trời gần đến”, và “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng" để đón Con Người đến trần gian đầy tội lỗi này!.
Như Thiên Chúa nhân loại chúng ta Ngài luôn hiểu rằng, con người trần gian luôn có bản tánh rất ngông, chướng, và bướng bỉnh. Dù có gần cái chết cũng vẫn không nghĩ lại và không chịu thua vì cái kiêu ngạo dại dột của mình; tưởng rằng bỏ dao xuống là thua cuộc là mất cái dũng của người đàn ông? Cũng giống như cái dại dột của tên Giuda bán Chúa năm xưa vậy!. Hay đến nước này mà Chúa còn thương yêu gì cái tấm thân nhơ nhuốc của những Mađalina lỡ chân sa bước, tiến vào con đường của tội lỗi của sa đọa? Con người khi chưa có Chúa hiện diện trong tâm hồn và trong trái tim của họ, thường nghĩ rằng Chúa không bao giờ dung thứ cho những kẻ trót phạm tội trọng. Vì thế họ càng đi sâu vào con đường của tội lỗi, chôn vùi thân xác, và linh hồn của họ trong hỏa ngục đời đời kiếp kiếp không có ngày ra. Bởi vì thế mà Thiên Chúa luôn yêu thương của chúng ta đã mang đến cho trần gian nhân loại một Hy Vọng và là Vị Cứu Tinh duy nhất mà trần gian không thể từ chối được. Đó là ai thưa anh chị em???. Ai lại có thể biến đổi được cách nhìn của anh chị em đối xử với nhau trong sự hiệp nhất và yêu thương, trong tương thân tương ái?. Trong hòa bình và xây dựng? Trong sự nể trọng và biết nhường nhịn lẫn nhau trong tình yêu huynh đệ?
Ai thế? Ai lại có thể làm được bao điều lành thánh và trọng đại đến thế???. Xin thưa, đó là nguồn Hy Vọng thật khát khao và thật lớn lao của cả toàn nhân loại đang ngóng chờ, trông đợi, và sẽ đến trong thế gian.
Ước gì trong Mùa Vọng này khi chờ đợi Thiên Chúa đến, chúng ta biết nghe theo lời khuyên răn của Thánh Gioan Tiền Hô là biết ăn ở theo luật công bằng. Từ bỏ nếp sống tội lỗi cũ bê bối của mình; biết ăn năn chừa cải; cầu nguyện liên lỉ cùng Thiên Chúa. Xin cho chúng ta có Đức Tin vững mạnh trong Chúa, hầu mọi việc chúng ta suy nghĩ hay chúng ta làm đều được đẹp lòng Chúa hay được theo Thánh Ý Chúa. Xin cho chúng ta có tấm lòng cao thượng và bác ái từ trong lời nói và việc làm của chúng ta, nhất là trong mùa đông giá lạnh này. Hãy nhìn tất cả anh chị em có nhu cầu hằng ngày sống bên cạnh chúng ta họ rất túng thiếu và rất cần đến sự giúp đỡ của chúng ta ! Chúng ta hãy hy sinh mà chia sớt cùng với họ; vì họ là hình ảnh Chúa Con Giêsu ra đời trong một đêm đông giá lạnh, nằm trong máng cỏ hang lừa tanh hôi và cùng khổ.
Chúng ta may mắn lắm thay! Vì có một Thiên Chúa Đấng Tối Cao ngự Trên Ngôi Tòa của Thiên Quốc, mà vì thương yêu con người tội lỗi trần gian, đã chịu hy sinh giáng trần, để cùng được sưởi ấm cho những ai có cùng cảnh ngộ với Ngài. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục người Ý gìn giữ cho niềm hy vọng được sống động trong trại tị nạn người Congo tại Sudan
Bùi Hữu Thư
04:02 05/12/2010
MAKPANDU, Nam Sudan (CNS) – Cha Mario Benedetti Dòng Comboni, một linh mục người Ý đã sống bốn mươi năm tại Đông Châu Phi nói: giáo hội cam kết tháp tùng các nạn nhân của Quân Kháng Chiến (Lord's Resistance Army: LRA) dù bất cứ họ ở nơi nào. Cha nói: “một phần sứ mệnh của chúng tôi là giúp các nạn nhân gánh vác thập giá khổ đau của họ.”
Cha tiếp: "Đó là điều Thánh Daniel Comboni muốn trình bầy khi ngài nói rằng nỗi đau của các bạn chính là nỗi đau của tôi. Để cho chúng ta cùng đồng hành, cùng sống, và cùng hy vọng. Đó là điều tôi chia sẻ cho các giáo dân trong giáo xứ của tôi.”
Giáo xứ của Cha Benedetti là một trại tị nạn đông nghẹt với trên 4,000 người đã chạy trốn trước bạo lực của quân lính LRA bên trong nước Congo, là một trong bốn quốc gia có các quân phản loạn LRA hoành hành.
Trại tị nạn là một loạt các lều tả tơi trải dài trên một cánh rừng cách Yambio, thủ đô của nước Nam Sudan tại Miền Tây Xích Đạo 25 dặm. Lều của cha Benedetti – tường đất và mái rơm giống y hệt như lều của các láng giềng của ngài – nằm ngay giữa trại, gần một nhà nguyện giản dị và tầm thường.
Linh mục 73 tuổi này đã sống tại Congo 38 năm như một nhà truyền giáo. Rồi năm 2008, quân LRA tấn công và phóng hỏa giáo xứ truyền giáo của ngài tại Duru, giết hại rất nhiều người và bắt cóc hàng chục trẻ em.
Đã có lúc cha bị quân phản loạn bắt giữ nhưng ngài đã trốn thoát. Cùng với hai linh mục Dòng Comboni khác, cha đã tìm được đường đến Nam Sudan kế cận, nơi hàng ngàn người Congo đã trốn sang đó.
Cha Benedetti nói: "Sự đe dọa bằng bạo lực của quân phản loạn LRA tiếp tục ám ảnh người dân trong vùng khiến cho đa số các người dân tị nạn không dám trở về quê hương."
Mặc dầu các người tị nạn có thể trồng trọt một ít thức ăn tại các mảnh đất kế bên, họ rất lo sợ không dám đi xa khỏi trại vì có thể gặp phải quân LRA, do đó họ vẫn phải trông nhờ vào sự trợ cấp của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới của Liên Hiệp Quốc.
Cha tiếp: "Đó là điều Thánh Daniel Comboni muốn trình bầy khi ngài nói rằng nỗi đau của các bạn chính là nỗi đau của tôi. Để cho chúng ta cùng đồng hành, cùng sống, và cùng hy vọng. Đó là điều tôi chia sẻ cho các giáo dân trong giáo xứ của tôi.”
Giáo xứ của Cha Benedetti là một trại tị nạn đông nghẹt với trên 4,000 người đã chạy trốn trước bạo lực của quân lính LRA bên trong nước Congo, là một trong bốn quốc gia có các quân phản loạn LRA hoành hành.
Trại tị nạn là một loạt các lều tả tơi trải dài trên một cánh rừng cách Yambio, thủ đô của nước Nam Sudan tại Miền Tây Xích Đạo 25 dặm. Lều của cha Benedetti – tường đất và mái rơm giống y hệt như lều của các láng giềng của ngài – nằm ngay giữa trại, gần một nhà nguyện giản dị và tầm thường.
Linh mục 73 tuổi này đã sống tại Congo 38 năm như một nhà truyền giáo. Rồi năm 2008, quân LRA tấn công và phóng hỏa giáo xứ truyền giáo của ngài tại Duru, giết hại rất nhiều người và bắt cóc hàng chục trẻ em.
Đã có lúc cha bị quân phản loạn bắt giữ nhưng ngài đã trốn thoát. Cùng với hai linh mục Dòng Comboni khác, cha đã tìm được đường đến Nam Sudan kế cận, nơi hàng ngàn người Congo đã trốn sang đó.
Cha Benedetti nói: "Sự đe dọa bằng bạo lực của quân phản loạn LRA tiếp tục ám ảnh người dân trong vùng khiến cho đa số các người dân tị nạn không dám trở về quê hương."
Mặc dầu các người tị nạn có thể trồng trọt một ít thức ăn tại các mảnh đất kế bên, họ rất lo sợ không dám đi xa khỏi trại vì có thể gặp phải quân LRA, do đó họ vẫn phải trông nhờ vào sự trợ cấp của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới của Liên Hiệp Quốc.
ĐTC: lắng nghe giọng nói của Thiên Chúa vang lên trong sa mạc
Lưu Minh Gian
10:36 05/12/2010
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
VATICAN.- Hôm qua, Chúa nhật thứ II Mùa Vọng, bầu trời Roma có chút nắng sớm, nhưng lại trở lạnh đột ngột. Vào khoảng giữa trưa, Quảng Trường Thánh Phêrô được hong ấm bởi sự hiện diện của hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp mọi nơi đổ về tham dự buổi tiếp kiến và đọc Kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha. Trước giờ Kinh, Đức Thánh Cha đã chia sẻ vài ý tưởng quảng diễn bài Tin Mừng của ngày Chúa nhật. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Tin Mừng của Ngày Chúa nhật thứ II Mùa Vọng (Mt 3, 1-12) trình bày cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy Giả, là nhân vật đã được tiền báo trong một lời tiên tri nổi tiếng của sách ngôn sứ Isaia (Is 42,3). Gioan Tẩy giả lui vào sa mạc của vùng Giudea, dùng lời rao giảng của mình kêu gọi toàn dân hoán cải để được sẵn sàng đón nhận cuộc quang lâm sắp đến của Đấng Mesia. Thánh Gregorio Cả đã bình giải rằng: “Gioan Tẩy Giả rao giảng kêu gọi một Đức Tin chân thật và những việc làm tốt lành, để nhờ đó sức mạnh của ân sủng được thấm nhập, ánh sáng của chân lý được chiếu giãi, và những nẻo đường hướng về Thiên Chúa được sinh ra trong những tư tưởng thành tâm thiện chí, sau khi đã lắng nghe Lời Chúa, là Lời dẫn đến mọi sự tốt lành”. Vị Tiền hô của Đức Giêsu, là người ở giữa Giao Ước cũ và Giao Ước mới, tựa như một ngôi sao báo trước sự xuất hiện của Vầng Thái Dương, là chính Đức Kitô, theo như một lời tiên báo khác: “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên Đấng ấy: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa”(Is 11, 2).
Trong thời gian Mùa Vọng, chúng ta cũng được mời gọi để lắng nghe giọng nói của Thiên Chúa. Giọng nói ấy vang lên trong sa mạc của thế giới ngang qua Kinh Thánh, nhất là khi những trang Kinh Thánh được rao giảng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Quả thế, càng để cho ánh sáng của Lời Chúa chiếu dọi, Đức Tin của chúng ta sẽ càng được cũng cố vững mạnh, như lời Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở chúng ta: “Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy”(Rm 15, 4). Khuôn mẫu của việc lắng nghe này chính là Đức Trinh Nữ Maria: “Chiêm ngắm Mẹ Thiên Chúa, một gương mẫu được định hình hoàn toàn nhờ vào Lời Chúa, chúng ta khám phá ra rằng chính chúng ta cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, ngang qua đó Đức Kitô đến và cư ngụ trong chính cuộc đời của chúng ta. Thánh Ambrogio nhắc nhở chúng ta rằng: mỗi người Kitô hữu có niềm tin, theo một nghĩa nào đó, cưu mang và sinh hạ chính Ngôi Lời của Thiên Chúa”(Trích Tông Huấn Verbum Domini, số 28).
Trong phần cuối của bài huấn từ, Đức Thánh Cha trích dẫn những đoạn văn ý nghĩa trong tác phẩm “La Santa Notte – Đêm Thánh” của tác giả Romano Guardini, một thần học gia người Đức gốc Ý. Ngài quảng diễn: “Ơn cứu độ của chúng ta cậy nhờ vào một cuộc giáng lâm. Đấng Cứu Độ đã đến từ ý định tự do của Thiên Chúa.. Như thế, quyết định của đức tin chính là việc đón nhận chính Đấng đã đến gần bên chúng ta… Đấng Cứu Độ đến gần gũi với từng con người: cả trong những vui mừng và lo lắng, cả trong những hiểu biết rõ ràng hay trong những bối rối nghi nan và cám dỗ, trong tất cả những gì làm nên bản tính và sự sống của con người”. (Romano Guardini, La santa notte. Dall’Avvento all’Epifania, Brescia 1994, p. 13.)
Kết thúc bài huấn từ, Đức Thánh Cha nói: Thứ Tư ngày 8.12 tới đây chúng ta sẽ mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng đã cưu mang Con Đấng Tối Cao trong cung lòng mình. Chúng ta cùng cầu xin Mẹ nâng đỡ chúng ta trong cuộc lữ hành thiêng liêng này, để chúng ta có thể đón mừng cuộc giáng lâm của Đấng cứu thế trong niềm tin và lòng yêu mến.
Ngay sau Kinh Truyền Tin, trong tâm tình sống Mùa Vọng, Đức Thánh Cha gởi đến tất cả mọi người lời mời gọi hiệp thông và cầu nguyện cho các tín hữu đang chịu nhiều đau khổ. Ngài tâm tình: Trong thời điểm Mùa Vọng này chúng ta được kêu gọi gia tăng niềm mong đợi Thiên Chúa của chúng ta và đón nhận Người ở giữa chúng ta. Tôi muốn kêu gọi mọi người cầu nguyện cho tất cả những nơi trên thế gới đang còn trong tình trạng bạo lực, bất bao dung, đau khổ… Nguyện xin cho cuộc giáng lâm của Đức Giêsu mang lại niềm an ủi, sự hòa giải và hòa bình. Tôi nghĩ đến vô số những hoàn cảnh khó khăn như sự tiếp diễn của những toan tính chống lại các tín hữu Kitô giáo và Hồi giáo ở Iraq, như những cuộc xung đột ở Ai Cập khiến nhiều người chết và bị thương, những nạn nhân của nạn buôn người và tội phạm, như thảm kịch những người bị bắt giữ làm con tin ở tiểu quốc Eritrea và ở nhiều quốc gia khác trong vùng sa mạc Sinai. Sự tôn trọng quyền của mọi con người là điều kiện thiết yếu cho sự chung sống của mọi công dân. Lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Thiên Chúa và sự liên đới của chúng ta có thể mang lại niềm hy vọng cho những người đang đau khổ…
Tiếp theo sau đó, Đức Thánh Cha gởi lời chào đến những người hiện diện và tóm tắt ý chính của bài chia sẻ trước đó bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Ngài chúc mọi người có một ngày Chúa nhật tốt lành.
VATICAN.- Hôm qua, Chúa nhật thứ II Mùa Vọng, bầu trời Roma có chút nắng sớm, nhưng lại trở lạnh đột ngột. Vào khoảng giữa trưa, Quảng Trường Thánh Phêrô được hong ấm bởi sự hiện diện của hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp mọi nơi đổ về tham dự buổi tiếp kiến và đọc Kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha. Trước giờ Kinh, Đức Thánh Cha đã chia sẻ vài ý tưởng quảng diễn bài Tin Mừng của ngày Chúa nhật. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Tin Mừng của Ngày Chúa nhật thứ II Mùa Vọng (Mt 3, 1-12) trình bày cho chúng ta nhân vật Gioan Tẩy Giả, là nhân vật đã được tiền báo trong một lời tiên tri nổi tiếng của sách ngôn sứ Isaia (Is 42,3). Gioan Tẩy giả lui vào sa mạc của vùng Giudea, dùng lời rao giảng của mình kêu gọi toàn dân hoán cải để được sẵn sàng đón nhận cuộc quang lâm sắp đến của Đấng Mesia. Thánh Gregorio Cả đã bình giải rằng: “Gioan Tẩy Giả rao giảng kêu gọi một Đức Tin chân thật và những việc làm tốt lành, để nhờ đó sức mạnh của ân sủng được thấm nhập, ánh sáng của chân lý được chiếu giãi, và những nẻo đường hướng về Thiên Chúa được sinh ra trong những tư tưởng thành tâm thiện chí, sau khi đã lắng nghe Lời Chúa, là Lời dẫn đến mọi sự tốt lành”. Vị Tiền hô của Đức Giêsu, là người ở giữa Giao Ước cũ và Giao Ước mới, tựa như một ngôi sao báo trước sự xuất hiện của Vầng Thái Dương, là chính Đức Kitô, theo như một lời tiên báo khác: “Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên Đấng ấy: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa”(Is 11, 2).
Trong thời gian Mùa Vọng, chúng ta cũng được mời gọi để lắng nghe giọng nói của Thiên Chúa. Giọng nói ấy vang lên trong sa mạc của thế giới ngang qua Kinh Thánh, nhất là khi những trang Kinh Thánh được rao giảng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Quả thế, càng để cho ánh sáng của Lời Chúa chiếu dọi, Đức Tin của chúng ta sẽ càng được cũng cố vững mạnh, như lời Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở chúng ta: “Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy”(Rm 15, 4). Khuôn mẫu của việc lắng nghe này chính là Đức Trinh Nữ Maria: “Chiêm ngắm Mẹ Thiên Chúa, một gương mẫu được định hình hoàn toàn nhờ vào Lời Chúa, chúng ta khám phá ra rằng chính chúng ta cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, ngang qua đó Đức Kitô đến và cư ngụ trong chính cuộc đời của chúng ta. Thánh Ambrogio nhắc nhở chúng ta rằng: mỗi người Kitô hữu có niềm tin, theo một nghĩa nào đó, cưu mang và sinh hạ chính Ngôi Lời của Thiên Chúa”(Trích Tông Huấn Verbum Domini, số 28).
Trong phần cuối của bài huấn từ, Đức Thánh Cha trích dẫn những đoạn văn ý nghĩa trong tác phẩm “La Santa Notte – Đêm Thánh” của tác giả Romano Guardini, một thần học gia người Đức gốc Ý. Ngài quảng diễn: “Ơn cứu độ của chúng ta cậy nhờ vào một cuộc giáng lâm. Đấng Cứu Độ đã đến từ ý định tự do của Thiên Chúa.. Như thế, quyết định của đức tin chính là việc đón nhận chính Đấng đã đến gần bên chúng ta… Đấng Cứu Độ đến gần gũi với từng con người: cả trong những vui mừng và lo lắng, cả trong những hiểu biết rõ ràng hay trong những bối rối nghi nan và cám dỗ, trong tất cả những gì làm nên bản tính và sự sống của con người”. (Romano Guardini, La santa notte. Dall’Avvento all’Epifania, Brescia 1994, p. 13.)
Kết thúc bài huấn từ, Đức Thánh Cha nói: Thứ Tư ngày 8.12 tới đây chúng ta sẽ mừng trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng đã cưu mang Con Đấng Tối Cao trong cung lòng mình. Chúng ta cùng cầu xin Mẹ nâng đỡ chúng ta trong cuộc lữ hành thiêng liêng này, để chúng ta có thể đón mừng cuộc giáng lâm của Đấng cứu thế trong niềm tin và lòng yêu mến.
Ngay sau Kinh Truyền Tin, trong tâm tình sống Mùa Vọng, Đức Thánh Cha gởi đến tất cả mọi người lời mời gọi hiệp thông và cầu nguyện cho các tín hữu đang chịu nhiều đau khổ. Ngài tâm tình: Trong thời điểm Mùa Vọng này chúng ta được kêu gọi gia tăng niềm mong đợi Thiên Chúa của chúng ta và đón nhận Người ở giữa chúng ta. Tôi muốn kêu gọi mọi người cầu nguyện cho tất cả những nơi trên thế gới đang còn trong tình trạng bạo lực, bất bao dung, đau khổ… Nguyện xin cho cuộc giáng lâm của Đức Giêsu mang lại niềm an ủi, sự hòa giải và hòa bình. Tôi nghĩ đến vô số những hoàn cảnh khó khăn như sự tiếp diễn của những toan tính chống lại các tín hữu Kitô giáo và Hồi giáo ở Iraq, như những cuộc xung đột ở Ai Cập khiến nhiều người chết và bị thương, những nạn nhân của nạn buôn người và tội phạm, như thảm kịch những người bị bắt giữ làm con tin ở tiểu quốc Eritrea và ở nhiều quốc gia khác trong vùng sa mạc Sinai. Sự tôn trọng quyền của mọi con người là điều kiện thiết yếu cho sự chung sống của mọi công dân. Lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Thiên Chúa và sự liên đới của chúng ta có thể mang lại niềm hy vọng cho những người đang đau khổ…
Tiếp theo sau đó, Đức Thánh Cha gởi lời chào đến những người hiện diện và tóm tắt ý chính của bài chia sẻ trước đó bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Ngài chúc mọi người có một ngày Chúa nhật tốt lành.
Nhân mùa Giáng Sinh: Catholic Charities và những mảnh đời vỡ vụn lang thang
Trần Mạnh Trác
14:00 05/12/2010
Mặc dù bị tấn công tứ bề bởi cơn bão thị phi từ mọi giới, nhưng Giáo Hội Công Giáo vẫn âm thầm trung thành với ơn gọi của mình là đem Tin Mừng đến cho Nhân Lọai và thực thi Đức Ái với Tha Nhân. Xin đan cử một ví dụ, những sinh họat tại một cơ sở Bác Ái Công Giáo ở Colorado trong mùa Giáng Sinh năm nay:
Tối nào cũng như tối ấy, cảnh đau lòng này lại diễn ra vào lúc 6 giờ chiều trên đường Linden Center Dr ở Fort Collins, Colorado: hàng chục người vô gia cư lủi thủi đi ra, tìm những gầm cầu góc phố quanh quẩn để tạm trú qua đêm. Họ là những người vừa bị lọai khỏi vòng rút thăm để có một chỗ nằm trong cơ sở Bác Ái Công Giáo Catholic Charities Mission!
Những người này sẽ trở lại vào ngày hôm sau, và phần đông sẽ lại thất vọng ra đi nữa! Có trường hợp một thanh niên xui xẻo đã phải thử thời vận tới 2 tuần rưỡi mới được trúng thăm vào ngủ một lần!
Nhìn cảnh những người vô gia cư bị từ chối 'nhà trọ' giống như xưa Thánh Gia bị khước từ trên cố hương Bethlehem, giám đốc khu vực của Catholic Charities tại quận Larimer, ông Glenn Good, người có trách nhiệm phải làm sao cho cảnh Bethlehem không còn tái diễn nữa, đành than thở: "Kể từ tháng 10 đến nay, hơn 200 người đã bị mời đi."
Những người may mắn trúng thăm không có nghĩa là họ sẽ có một cái giường với chăn nệm ấm. Cơ sở chỉ có 24 giường và 4 phòng cho gia đình, nhưng thường ông cố gắng nhận từ 50-55 người, cho nên những người sau cùng sẽ được phát cho một cái thảm và sẽ ngủ trên sàn nhà của phòng ăn và phòng TV.
Từ bốn năm qua, Catholic Charities ở quận Larimer là một trong tám tổ chức từ thiện được trợ cấp thêm ngân khỏan từ quỹ Northern Colorado Empty Stocking Fund (Quĩ Tặng Quà cho những chiếc vớ trống rỗng trong mùa Giáng Sinh) để hổ trợ những người xa cơ lỡ vận đang gặp khủng hỏang hoặc chưa đủ khả năng tự túc.
Cả tám cơ quan đang phải đối mặt với nhiều khó khăn gây ra bởi tình trạng suy thóai kinh tế.
"Nhu cầu tăng vọt, nhưng tài nguyên lại giảm," ông Good nói.
Ví dụ, năm trước Catholic Charities đã cung cấp 65.000 phần ăn; năm nay, số phần ăn lên tới 90.000 - tăng 38%.
"Sự giúp đỡ từ Quỹ Empty Stocking Fund là vô giá trong việc giúp chúng tôi thực hiện 90.000 bữa ăn đó," ông Good nói.
Catholic Charities của quận Larimer là một cơ quan mang lại lợi ích cao nhất cho mổi đồng đô la bỏ ra. Là một phần của Catholic Charities của Tổng Giáo Phận Denver, cơ sở chỉ có 20 nhân viên nhưng có tới 250 tình nguyện viên.
Các tình nguyện viên nấu bữa ăn tối, dùng thực phẩm từ Ngân hàng Thực phẩm của quận Larimer, và làm các công việc dọn dẹp.
Vì nhu cầu tăng, Catholic Charities gần đây đã tăng thêm dịch vụ. Họ thêm bữa ăn trưa bảy ngày một tuần cho mọi người (không phân biệt,) và thêm hai bữa ăn sáng thứ Bảy và Chủ Nhật.
Từ ngày 1 tháng 10, tổ chức đã hợp tác với cơ sở Sister Mary Alice Murphy Center for Hope để cung cấp thêm những dịch vụ ban ngày cho cả năm.
Chương trình mới mang tên là Homeless Day Services Initiative (Sáng kiến Ban Ngày cho người Vô Gia Cư,) theo đó, người vô gia cư có thể sử dụng cả hai cơ sở để nghỉ ngơi lúc ban ngày, giặt ủi, trú ẩn trong lúc thời tiết xấu và tìm sự hỗ trợ lẫn nhau từ những người cùng chung hoàn cảnh.
Một dịch vụ khác thì nhắm vào các cựu chiến binh. Ngay trước Lễ Tạ Ơn, Catholic Charities bắt đầu cung cấp nhà ở tạm cho họ. Cơ sở có thể giúp 14 người trong bốn tháng, và có thể kéo dài thêm 6 tháng nữa nếu cần. Trong tháng 11, đã có hai cựu chiến binh xin ghi tên vào chương trình.
Đây là một chương trình nhằm xóa bỏ nạn vô gia cư của các cựu chiến binh. Hầu hết các nguồn tài trợ đến từ bộ Cựu Chiến Binh (VA.)
Theo ông Good, chương trình mới này là một sự mở rộng hợp lý của Catholic Charities vì từ 10 đến 15 phần trăm khách hàng là các cựu chiến binh. Chương trình sẽ giúp các cựu chiến binh tiến tới sự "ổn định, sống độc lập." "Nhiều người trong số họ có những triệu chứng căng thẳng vì chấn thương hoặc có những rối loạn vì nghiện ngập. Một số khác chỉ là thiếu may mắn."
Chương trình cựu chiến binh được thực hiện ở một địa điểm khác với các cơ sở tạm trú (cho dân sự) và sẽ không ảnh hưởng đến hiệu năng của những nơi này nói chung. Đây là một chương trình có một định hướng vững vàng, cung cấp những dịch vụ cần thiết như mở lớp tài chính cá nhân, tìm kiếm việc làm và hỗ trợ việc tìm nhà ở. Mục đích là giúp các cựu chiến binh tìm một nghề nghiệp và để dành tiền cho một mái nhà riêng của họ.
Chương trình nhà ở tạm đã giúp những người như anh Michael Smith, một cựu quân nhân 43 tuổi.
Anh Smith phục vụ ở Tây Đức vào cuối thập niên 1980 ngay trước khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Anh đã có nhiều thách thức về sức khỏe và tinh thần vì nghiện rượu. Anh đã từng có nhiều việc làm và thực hiện công việc rất tốt, nhưng anh không ở bền lâu với một việc nào cả. Trong nhiều năm, anh lang thang từ nơi này qua nơi nọ.
Từ ba năm nay anh Smith đã cai nghiện, và sẵn sàng cho một đời sống mới. Mục tiêu của anh bây giờ là học xong văn bằng về quản lý xây dựng để giúp xây thêm nhà giá rẻ cho cộng đồng. Anh đã nhận được sự giúp đỡ vô giá từ Catholic Charities Mission, và nay anh muốn đáp trả lại.
"Tôi muốn phục vụ cho đồng bào của tôi," Smith tâm sự.
Kỳ nghỉ lễ là thời kỳ rất bận rộn tại Catholic Charities. Bên cạnh việc phục vụ hàng ngàn các bữa ăn, nhân viên và tình nguyện viên còn cung cấp nhiều dịch vụ khẩn cấp khác như chỉ dẫn về thuốc, giúp di chuyển, giúp trả tiền điện nước.
"Cứ mỗi mùa Đông thì việc trợ giúp về điện nước tăng nhiều," ông Good nói, và chương trình chủ yếu nhờ cậy vào sự đóng góp của các nhà hảo tâm.
Chương trình Senior Outreach Program (tiếp cận người cao niên) giúp người già sống ở trong nhà của họ càng lâu càng tốt. Chương trình này chỉ cho họ dùng những nguồn tài nguyên hữu ích, cung cấp oxy và thực hiện những cuộc thăm viếng để làm giảm bớt nỗi cô đơn của tuổi già.
Tất cả các chương trình này đều cần đến tiền. Do đó những quyên góp trong mùa Giáng Sinh là rất quan trọng. Bố thí vào Quỹ Empty Stocking, theo ông Good, "sẽ giúp chúng tôi thực hiện những chương trình từ thiện cần thiết như thế này."
Websites:
-Catholic Charities Northern - Larimer: http://www.uwaylc.org/ncesf/recipientagencies/catholiccharitieslarimer.html
-Northern Colorado Empty Stocking Fund: http://www.uwaylc.org/ncesf/
Tối nào cũng như tối ấy, cảnh đau lòng này lại diễn ra vào lúc 6 giờ chiều trên đường Linden Center Dr ở Fort Collins, Colorado: hàng chục người vô gia cư lủi thủi đi ra, tìm những gầm cầu góc phố quanh quẩn để tạm trú qua đêm. Họ là những người vừa bị lọai khỏi vòng rút thăm để có một chỗ nằm trong cơ sở Bác Ái Công Giáo Catholic Charities Mission!
Những người này sẽ trở lại vào ngày hôm sau, và phần đông sẽ lại thất vọng ra đi nữa! Có trường hợp một thanh niên xui xẻo đã phải thử thời vận tới 2 tuần rưỡi mới được trúng thăm vào ngủ một lần!
Nhìn cảnh những người vô gia cư bị từ chối 'nhà trọ' giống như xưa Thánh Gia bị khước từ trên cố hương Bethlehem, giám đốc khu vực của Catholic Charities tại quận Larimer, ông Glenn Good, người có trách nhiệm phải làm sao cho cảnh Bethlehem không còn tái diễn nữa, đành than thở: "Kể từ tháng 10 đến nay, hơn 200 người đã bị mời đi."
Những người may mắn trúng thăm không có nghĩa là họ sẽ có một cái giường với chăn nệm ấm. Cơ sở chỉ có 24 giường và 4 phòng cho gia đình, nhưng thường ông cố gắng nhận từ 50-55 người, cho nên những người sau cùng sẽ được phát cho một cái thảm và sẽ ngủ trên sàn nhà của phòng ăn và phòng TV.
Từ bốn năm qua, Catholic Charities ở quận Larimer là một trong tám tổ chức từ thiện được trợ cấp thêm ngân khỏan từ quỹ Northern Colorado Empty Stocking Fund (Quĩ Tặng Quà cho những chiếc vớ trống rỗng trong mùa Giáng Sinh) để hổ trợ những người xa cơ lỡ vận đang gặp khủng hỏang hoặc chưa đủ khả năng tự túc.
Cả tám cơ quan đang phải đối mặt với nhiều khó khăn gây ra bởi tình trạng suy thóai kinh tế.
"Nhu cầu tăng vọt, nhưng tài nguyên lại giảm," ông Good nói.
Ví dụ, năm trước Catholic Charities đã cung cấp 65.000 phần ăn; năm nay, số phần ăn lên tới 90.000 - tăng 38%.
"Sự giúp đỡ từ Quỹ Empty Stocking Fund là vô giá trong việc giúp chúng tôi thực hiện 90.000 bữa ăn đó," ông Good nói.
Catholic Charities của quận Larimer là một cơ quan mang lại lợi ích cao nhất cho mổi đồng đô la bỏ ra. Là một phần của Catholic Charities của Tổng Giáo Phận Denver, cơ sở chỉ có 20 nhân viên nhưng có tới 250 tình nguyện viên.
Các tình nguyện viên nấu bữa ăn tối, dùng thực phẩm từ Ngân hàng Thực phẩm của quận Larimer, và làm các công việc dọn dẹp.
Vì nhu cầu tăng, Catholic Charities gần đây đã tăng thêm dịch vụ. Họ thêm bữa ăn trưa bảy ngày một tuần cho mọi người (không phân biệt,) và thêm hai bữa ăn sáng thứ Bảy và Chủ Nhật.
Từ ngày 1 tháng 10, tổ chức đã hợp tác với cơ sở Sister Mary Alice Murphy Center for Hope để cung cấp thêm những dịch vụ ban ngày cho cả năm.
Chương trình mới mang tên là Homeless Day Services Initiative (Sáng kiến Ban Ngày cho người Vô Gia Cư,) theo đó, người vô gia cư có thể sử dụng cả hai cơ sở để nghỉ ngơi lúc ban ngày, giặt ủi, trú ẩn trong lúc thời tiết xấu và tìm sự hỗ trợ lẫn nhau từ những người cùng chung hoàn cảnh.
Một dịch vụ khác thì nhắm vào các cựu chiến binh. Ngay trước Lễ Tạ Ơn, Catholic Charities bắt đầu cung cấp nhà ở tạm cho họ. Cơ sở có thể giúp 14 người trong bốn tháng, và có thể kéo dài thêm 6 tháng nữa nếu cần. Trong tháng 11, đã có hai cựu chiến binh xin ghi tên vào chương trình.
Đây là một chương trình nhằm xóa bỏ nạn vô gia cư của các cựu chiến binh. Hầu hết các nguồn tài trợ đến từ bộ Cựu Chiến Binh (VA.)
Theo ông Good, chương trình mới này là một sự mở rộng hợp lý của Catholic Charities vì từ 10 đến 15 phần trăm khách hàng là các cựu chiến binh. Chương trình sẽ giúp các cựu chiến binh tiến tới sự "ổn định, sống độc lập." "Nhiều người trong số họ có những triệu chứng căng thẳng vì chấn thương hoặc có những rối loạn vì nghiện ngập. Một số khác chỉ là thiếu may mắn."
Chương trình cựu chiến binh được thực hiện ở một địa điểm khác với các cơ sở tạm trú (cho dân sự) và sẽ không ảnh hưởng đến hiệu năng của những nơi này nói chung. Đây là một chương trình có một định hướng vững vàng, cung cấp những dịch vụ cần thiết như mở lớp tài chính cá nhân, tìm kiếm việc làm và hỗ trợ việc tìm nhà ở. Mục đích là giúp các cựu chiến binh tìm một nghề nghiệp và để dành tiền cho một mái nhà riêng của họ.
Chương trình nhà ở tạm đã giúp những người như anh Michael Smith, một cựu quân nhân 43 tuổi.
Anh Smith phục vụ ở Tây Đức vào cuối thập niên 1980 ngay trước khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Anh đã có nhiều thách thức về sức khỏe và tinh thần vì nghiện rượu. Anh đã từng có nhiều việc làm và thực hiện công việc rất tốt, nhưng anh không ở bền lâu với một việc nào cả. Trong nhiều năm, anh lang thang từ nơi này qua nơi nọ.
Từ ba năm nay anh Smith đã cai nghiện, và sẵn sàng cho một đời sống mới. Mục tiêu của anh bây giờ là học xong văn bằng về quản lý xây dựng để giúp xây thêm nhà giá rẻ cho cộng đồng. Anh đã nhận được sự giúp đỡ vô giá từ Catholic Charities Mission, và nay anh muốn đáp trả lại.
"Tôi muốn phục vụ cho đồng bào của tôi," Smith tâm sự.
Kỳ nghỉ lễ là thời kỳ rất bận rộn tại Catholic Charities. Bên cạnh việc phục vụ hàng ngàn các bữa ăn, nhân viên và tình nguyện viên còn cung cấp nhiều dịch vụ khẩn cấp khác như chỉ dẫn về thuốc, giúp di chuyển, giúp trả tiền điện nước.
"Cứ mỗi mùa Đông thì việc trợ giúp về điện nước tăng nhiều," ông Good nói, và chương trình chủ yếu nhờ cậy vào sự đóng góp của các nhà hảo tâm.
Chương trình Senior Outreach Program (tiếp cận người cao niên) giúp người già sống ở trong nhà của họ càng lâu càng tốt. Chương trình này chỉ cho họ dùng những nguồn tài nguyên hữu ích, cung cấp oxy và thực hiện những cuộc thăm viếng để làm giảm bớt nỗi cô đơn của tuổi già.
Tất cả các chương trình này đều cần đến tiền. Do đó những quyên góp trong mùa Giáng Sinh là rất quan trọng. Bố thí vào Quỹ Empty Stocking, theo ông Good, "sẽ giúp chúng tôi thực hiện những chương trình từ thiện cần thiết như thế này."
Websites:
-Catholic Charities Northern - Larimer: http://www.uwaylc.org/ncesf/recipientagencies/catholiccharitieslarimer.html
-Northern Colorado Empty Stocking Fund: http://www.uwaylc.org/ncesf/
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công giáo Vinh mừng lễ Quan Thầy và cầu nguyện cho quê hương đất nước
Joseph Nguyễn Hưng An
10:37 05/12/2010
VINH - Trong tâm tình mừng kính Thánh Bổn Mạng Phêrô Lê Tùy, đồng thời hiểu được sứ mệnh và thao thức của mỗi người trẻ trước vận mệnh của Giáo hội và quê hưong đất nước Việt Nam; Cộng đoàn sinh viên Công giáo Sư Phạm thuộc hội sinh viên Công giáo Vinh đã lên đường đến Giáo Xứ Yên Lý_Giáo phận Vinh để mừng kính Vị Thánh Bảo Trợ của mình.
Xem hình ảnh
Đây là cộng đoàn sinh viên công giáo đã chịu nhiều bách hại trong suốt những năm tháng qua bởi nhà cầm quyền Cộng sản Thành Phố Vinh- Nghệ An.
Cứ hàng năm vào dịp mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Cộng đoàn sinh viên Công giáo Sư Phạm lại nô nức chuẩn bị đời sống tâm linh cũng như các chương trình để mừng Thánh Quan Thầy của mình.
Chiều ngày 27/11/2010, Cộng đoàn sinh viên Công giáo Sư Phạm lại nô nức lên đường về giáo xứ Yên Lý, một xứ đạo có vị linh mục và đông đảo giáo dân luôn hiệp thông mạnh mẽ với Giáo hội Việt Nam trong những năm qua.
Chuyến hành trình về Giáo xứ Yên Lý được xuất phát tại Thành Phố Vinh với đông đảo sinh viên trong cộng đoàn Sư Phạm và các cộng đoàn sinh viên thuộc hội sinh viên Công giáo Vinh gồm: Daminh Saviô, Kỷ Thuật, Bến Thủy, Trung Đô, Trung Tâm, Têrêsa, Lập Thạch, Cửa Nam, Thanh Hóa, Phanxico, Kinh Tế, Anrê, Truờng Thi…với tổng số hơn 300 sinh viên tham dự chuyến hành trình. Ngoài ra còn có sự tham dự đông đảo của quý vị ân nhân và các cựu sinh viên trong Giáo Phận nhà. Đặc biệt hơn là sự hiện diện của Cha Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng_ Giáo sư Đại Chủng Viện Vinh Thanh.Vị Linh mục này đã luôn quan tâm và dành cho giới sinh viên công giáo nhiều tình thương trong chuỗi dài hình thành và phát triển hội sinh viên Công giáo Vinh. Ngài đã đồng hành với anh chị em trên chiếc xe ôtô chật chội để về Giáo xứ Yên Lý hiêp thông mừng kính thánh Phêrô Lê Tùy với các bạn sinh viên.
Chương trình mừng kính thánh Quan Thầy và cầu nguyện cho quê hương đất nước đã được khai mac do Cha Quản xứ Phêrô Trần Đình Lai. Điều đặc biệt trong đêm thánh thiêng ấy là chương trình diễn nguyện có hoạt cảnh: “ Tử đạo của người trẻ thế kỷ 21” đã diễn tả lại sự thật những cuộc bách hại mà chính các bạn sinh viên Công giáo Sư phạm đã chịu suốt những năm tháng qua bởi nhà cầm quyền thành phố Vinh, Nghệ An. Hoạt cảnh ấy đã nói lên sự bách hại tôn giáo mà chính người trẻ hôm nay đang gánh chịu giữa một xã hội Việt Nam mà chính quyền cộng sản đang rêu rao tuyên truyền sự tự do tôn giáo. Tất cả chỉ là sự giả tạo đã đựơc bạch hóa thêm một lần nữa nếu xem hoạt cảnh đó.
Kèm theo chương trình diễn nguyện là chương trình trình chiếu các hình ảnh về quê hương đất nước và các biến cố đau thương đã xảy ra cho con cái các Thánh Tử Đạo Việt Nam qua các sự kiện: Tòa khâm sứ, Thái hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm….và gần đây nhất là sự kiện Cồn Dầu. Điển hình nhất là cái chết của anh Tôma Nguyễn Thành Năm thuộc giáo xứ Cồn Dầu, Giáo Phận Đà Nẵng.
Một phần quan trọng trong đêm linh thiêng ấy là hàng ngàn ngọn nến được thắp lên đã làm cho bầu trời Yên Lý, giáo phận Vinh sáng rực, xua tan đi cái lạnh lẽo của đêm đông, cùng với lời cầu nguyện tha thiết xin thiên Chúa toàn năng, mẹ Nữ Vương Công lý và Hòa Bình ban cho quê hương Việt Nam được bình an, đựoc thoát khỏi những đau khổ đang phải chịu dưới thế chế chính trị vô thần đang làm hại con dân Việt.
Sáng ngày 28/11/2010, Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho quê hương đất nước đã khép lại chương trình mừng kính thánh Bổn Mạng của cộng đoàn sinh viên Sư Phạm năm nay.
Thánh lễ kết thúc và các bạn lên đưòng, nhưng ai cũng hân hoan niềm vui vì bao ơn lành Chúa đã thương bạn cho các bạn qua những trải nghiệm và họ hiểu được rằng: chính Thiên Chúa đã luôn phù trợ chở che mình. Thật như lời thánh vinh đang ngân vang trong tâm trí các bạn khi lên đường: “ Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”. Các bạn sinh viên Vinh sẽ lên đường và hiên ngang làm chứng cho Đức Tin trong môi trường học đường, làm chứng cho Công lý và sự thật giữa một xã hội Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt.
Công đoàn sinh viên Công giáo Sư Phạm có khoảng 150 thành viên và là một cộng đoàn sinh viên công giáo trong tổng số 16 cộng đoàn sinh viên công giáo thuộc hội sinh viên Công giáo Vinh đang sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Vinh, Nghệ An.
Xem hình ảnh
Đây là cộng đoàn sinh viên công giáo đã chịu nhiều bách hại trong suốt những năm tháng qua bởi nhà cầm quyền Cộng sản Thành Phố Vinh- Nghệ An.
Cứ hàng năm vào dịp mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Cộng đoàn sinh viên Công giáo Sư Phạm lại nô nức chuẩn bị đời sống tâm linh cũng như các chương trình để mừng Thánh Quan Thầy của mình.
Chiều ngày 27/11/2010, Cộng đoàn sinh viên Công giáo Sư Phạm lại nô nức lên đường về giáo xứ Yên Lý, một xứ đạo có vị linh mục và đông đảo giáo dân luôn hiệp thông mạnh mẽ với Giáo hội Việt Nam trong những năm qua.
Chuyến hành trình về Giáo xứ Yên Lý được xuất phát tại Thành Phố Vinh với đông đảo sinh viên trong cộng đoàn Sư Phạm và các cộng đoàn sinh viên thuộc hội sinh viên Công giáo Vinh gồm: Daminh Saviô, Kỷ Thuật, Bến Thủy, Trung Đô, Trung Tâm, Têrêsa, Lập Thạch, Cửa Nam, Thanh Hóa, Phanxico, Kinh Tế, Anrê, Truờng Thi…với tổng số hơn 300 sinh viên tham dự chuyến hành trình. Ngoài ra còn có sự tham dự đông đảo của quý vị ân nhân và các cựu sinh viên trong Giáo Phận nhà. Đặc biệt hơn là sự hiện diện của Cha Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng_ Giáo sư Đại Chủng Viện Vinh Thanh.Vị Linh mục này đã luôn quan tâm và dành cho giới sinh viên công giáo nhiều tình thương trong chuỗi dài hình thành và phát triển hội sinh viên Công giáo Vinh. Ngài đã đồng hành với anh chị em trên chiếc xe ôtô chật chội để về Giáo xứ Yên Lý hiêp thông mừng kính thánh Phêrô Lê Tùy với các bạn sinh viên.
Chương trình mừng kính thánh Quan Thầy và cầu nguyện cho quê hương đất nước đã được khai mac do Cha Quản xứ Phêrô Trần Đình Lai. Điều đặc biệt trong đêm thánh thiêng ấy là chương trình diễn nguyện có hoạt cảnh: “ Tử đạo của người trẻ thế kỷ 21” đã diễn tả lại sự thật những cuộc bách hại mà chính các bạn sinh viên Công giáo Sư phạm đã chịu suốt những năm tháng qua bởi nhà cầm quyền thành phố Vinh, Nghệ An. Hoạt cảnh ấy đã nói lên sự bách hại tôn giáo mà chính người trẻ hôm nay đang gánh chịu giữa một xã hội Việt Nam mà chính quyền cộng sản đang rêu rao tuyên truyền sự tự do tôn giáo. Tất cả chỉ là sự giả tạo đã đựơc bạch hóa thêm một lần nữa nếu xem hoạt cảnh đó.
Kèm theo chương trình diễn nguyện là chương trình trình chiếu các hình ảnh về quê hương đất nước và các biến cố đau thương đã xảy ra cho con cái các Thánh Tử Đạo Việt Nam qua các sự kiện: Tòa khâm sứ, Thái hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm….và gần đây nhất là sự kiện Cồn Dầu. Điển hình nhất là cái chết của anh Tôma Nguyễn Thành Năm thuộc giáo xứ Cồn Dầu, Giáo Phận Đà Nẵng.
Một phần quan trọng trong đêm linh thiêng ấy là hàng ngàn ngọn nến được thắp lên đã làm cho bầu trời Yên Lý, giáo phận Vinh sáng rực, xua tan đi cái lạnh lẽo của đêm đông, cùng với lời cầu nguyện tha thiết xin thiên Chúa toàn năng, mẹ Nữ Vương Công lý và Hòa Bình ban cho quê hương Việt Nam được bình an, đựoc thoát khỏi những đau khổ đang phải chịu dưới thế chế chính trị vô thần đang làm hại con dân Việt.
Sáng ngày 28/11/2010, Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho quê hương đất nước đã khép lại chương trình mừng kính thánh Bổn Mạng của cộng đoàn sinh viên Sư Phạm năm nay.
Thánh lễ kết thúc và các bạn lên đưòng, nhưng ai cũng hân hoan niềm vui vì bao ơn lành Chúa đã thương bạn cho các bạn qua những trải nghiệm và họ hiểu được rằng: chính Thiên Chúa đã luôn phù trợ chở che mình. Thật như lời thánh vinh đang ngân vang trong tâm trí các bạn khi lên đường: “ Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”. Các bạn sinh viên Vinh sẽ lên đường và hiên ngang làm chứng cho Đức Tin trong môi trường học đường, làm chứng cho Công lý và sự thật giữa một xã hội Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt.
Công đoàn sinh viên Công giáo Sư Phạm có khoảng 150 thành viên và là một cộng đoàn sinh viên công giáo trong tổng số 16 cộng đoàn sinh viên công giáo thuộc hội sinh viên Công giáo Vinh đang sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Vinh, Nghệ An.
Cộng đoàn Vinh tại Hà nội sửa soạn cho Giáng Sinh
CĐ Vinh
10:44 05/12/2010
HÀ NỘI - Hôm nay, Chúa nhật 5/12/2010, anh chị em Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội lại hội ngộ với nhau để sống tâm tình anh em trong thánh lễ đầu tháng. Đây là thánh lễ đặc biệt quan trọng, bởi vì thánh lễ khởi đầu cho những hoạt động mới của Cộng đoàn để chào đón Giáng sinh sắp tới.
Xem hình ảnh
Điều làm tất cả anh chị em hiện diện hạnh phúc và ấm áp trước hết không phải là một tiết trời đẹp, mà là sự đi lên trong tinh thần của mọi người. Anh chị em đến sớm hơn thường lệ, quây quần bên nhau với những lời thăm hỏi chân thành và những cái bắt tay ấm cúng. Mặc dù chưa đến giờ lễ, nhưng nguyện đường Giê-ra-đô cũng đã sớm được lấp đầy. Cộng đoàn đã cùng nhau tập hát và chuẩn bị cho tâm hồn sự lắng đọng cần thiết để cử hành thánh lễ.
Đây cũng là thánh lễ thứ hai của Mùa Vọng, mùa đợi chờ và thống hối. Bên cạnh những chia sẻ thực tế để mọi người cùng nhìn nhận về đời sống đạo hiện nay, Cha Linh hướng Cộng đoàn đã thiết tha kêu gọi tất cả anh chị em ý thức sửa lối trong lòng mình cho ngay thẳng, và cũng chuẩn bị con đường để giúp người khác đến với Chúa. Tuy đó là tinh thần chung của mùa Vọng, nhưng cách riêng với con cái Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, tinh thần đó trở nên thiết thực hơn, bởi Cộng đoàn sẽ làm Hang đá và tiết mục diễn nguyện để đón mừng Chúa Hài Đồng. Sẽ là rất ý nghĩa khi con cái Cộng đoàn Vinh có thể thánh hóa những hi sinh của mình trong những công việc này, để chuẩn bị cho lòng mình một con đường chờ Chúa đến, và để đưa anh chị em đến gần Chúa hơn.
Lời nhắc nhở của Cha linh hướng chắc chắn sẽ trở thành suy nghĩ của mỗi thành viên trong Cộng đoàn. Hết thảy anh chị em đã rất hưởng ứng các hoạt động sắp tới với lòng nhiệt thành cao nhất, với những lời cầu nguyện tâm tình và hứa hẹn trong những ngày sắp tới sẽ là sự đóng góp công sức của anh chị em. Sau thánh lễ, mọi người lại được vui vẻ bên nhau trong bữa ăn trưa đầm ấm.
Thánh lễ đã làm cho mọi người hiểu sâu sắc hơn về những gì mình sẽ làm, đã khiến mọi người thấy háo hức hơn, và mong muốn được góp sức nhiều hơn. Không thể nghi ngờ một sự thật rằng, cuộc hội ngộ đầu tháng đã làm bừng lên dòng máu nhiệt huyết trong mỗi người con Cộng đoàn Vinh, đã giúp chúng ta gần nhau hơn để những ngày tới ta lại kề vai sát cánh nhau trong công việc chung. Sự trọn vẹn của thánh lễ đầu tháng là chất xúc tác để Cộng đoàn Vinh lại rực sáng trên bầu trời Giáng Sinh năm nay!
Xem hình ảnh
Điều làm tất cả anh chị em hiện diện hạnh phúc và ấm áp trước hết không phải là một tiết trời đẹp, mà là sự đi lên trong tinh thần của mọi người. Anh chị em đến sớm hơn thường lệ, quây quần bên nhau với những lời thăm hỏi chân thành và những cái bắt tay ấm cúng. Mặc dù chưa đến giờ lễ, nhưng nguyện đường Giê-ra-đô cũng đã sớm được lấp đầy. Cộng đoàn đã cùng nhau tập hát và chuẩn bị cho tâm hồn sự lắng đọng cần thiết để cử hành thánh lễ.
Đây cũng là thánh lễ thứ hai của Mùa Vọng, mùa đợi chờ và thống hối. Bên cạnh những chia sẻ thực tế để mọi người cùng nhìn nhận về đời sống đạo hiện nay, Cha Linh hướng Cộng đoàn đã thiết tha kêu gọi tất cả anh chị em ý thức sửa lối trong lòng mình cho ngay thẳng, và cũng chuẩn bị con đường để giúp người khác đến với Chúa. Tuy đó là tinh thần chung của mùa Vọng, nhưng cách riêng với con cái Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, tinh thần đó trở nên thiết thực hơn, bởi Cộng đoàn sẽ làm Hang đá và tiết mục diễn nguyện để đón mừng Chúa Hài Đồng. Sẽ là rất ý nghĩa khi con cái Cộng đoàn Vinh có thể thánh hóa những hi sinh của mình trong những công việc này, để chuẩn bị cho lòng mình một con đường chờ Chúa đến, và để đưa anh chị em đến gần Chúa hơn.
Lời nhắc nhở của Cha linh hướng chắc chắn sẽ trở thành suy nghĩ của mỗi thành viên trong Cộng đoàn. Hết thảy anh chị em đã rất hưởng ứng các hoạt động sắp tới với lòng nhiệt thành cao nhất, với những lời cầu nguyện tâm tình và hứa hẹn trong những ngày sắp tới sẽ là sự đóng góp công sức của anh chị em. Sau thánh lễ, mọi người lại được vui vẻ bên nhau trong bữa ăn trưa đầm ấm.
Thánh lễ đã làm cho mọi người hiểu sâu sắc hơn về những gì mình sẽ làm, đã khiến mọi người thấy háo hức hơn, và mong muốn được góp sức nhiều hơn. Không thể nghi ngờ một sự thật rằng, cuộc hội ngộ đầu tháng đã làm bừng lên dòng máu nhiệt huyết trong mỗi người con Cộng đoàn Vinh, đã giúp chúng ta gần nhau hơn để những ngày tới ta lại kề vai sát cánh nhau trong công việc chung. Sự trọn vẹn của thánh lễ đầu tháng là chất xúc tác để Cộng đoàn Vinh lại rực sáng trên bầu trời Giáng Sinh năm nay!
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney Tĩnh Tâm
Diệp Hải Dung
10:50 05/12/2010
SYDNEY - Sáng thứ Bảy 04/12/2010 các anh chị em hội viên Legio Mariae Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự tĩnh tâm thường niên. Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ. Cha Cựu Linh Giám Canut Nguyễn Thái Hoạch xông xương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ và cùng cầu nguyện sau đó kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ về hội trường trung tâm.
Xem hình ảnh
Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mọi người dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình và Cộng Đồng trong Mùa Vọng. Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ về đến hội trường trung tâm và an vị trên bàn thờ. Chị Maria Vũ Thị Vi đọc lịch trình tĩnh tâm và giới thiệu Cha Paul Văn Chi thuyết giảng đề tài “Khiêm Nhường Noi Gương Mẹ”
Cha Chi đã nêu ra đức khiêm nhường của Đức Mẹ đã ghi trong Phúc Âm khi Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ và chúc mừng thì Đức Mẹ đã trả lời một cách khiêm cung “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói..” (Lc. 1: 38) Cha khuyên nhủ các anh chị em quân binh Legio Mariae của Mẹ hãy noi gương Mẹ sống một cách khiêm nhường. Frere Eugene Nguyễn Văn Lý thuyết giảng đề tài “Truyền Giáo” sau cùng hội thảo đúc kết phát biểu chia sẻ về hai đề tài nêu trên.
Sau giờ cơm trưa và nghỉ giải lao. Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Lý Văn Thuyên Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, Sơ Trợ Giám, Frere, và mọi người đã đến trung tâm tham dự ngày tĩnh tâm của Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney và ông cũng cám ơn quý ân nhân đã trợ giúp đóng góp công sức trong việc tổ chức ngày tĩnh tâm. Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc.
Xem hình ảnh
Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mọi người dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Vui nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình và Cộng Đồng trong Mùa Vọng. Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ về đến hội trường trung tâm và an vị trên bàn thờ. Chị Maria Vũ Thị Vi đọc lịch trình tĩnh tâm và giới thiệu Cha Paul Văn Chi thuyết giảng đề tài “Khiêm Nhường Noi Gương Mẹ”
Cha Chi đã nêu ra đức khiêm nhường của Đức Mẹ đã ghi trong Phúc Âm khi Sứ Thần truyền tin cho Đức Mẹ và chúc mừng thì Đức Mẹ đã trả lời một cách khiêm cung “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói..” (Lc. 1: 38) Cha khuyên nhủ các anh chị em quân binh Legio Mariae của Mẹ hãy noi gương Mẹ sống một cách khiêm nhường. Frere Eugene Nguyễn Văn Lý thuyết giảng đề tài “Truyền Giáo” sau cùng hội thảo đúc kết phát biểu chia sẻ về hai đề tài nêu trên.
Sau giờ cơm trưa và nghỉ giải lao. Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Lý Văn Thuyên Trưởng Curia Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, Sơ Trợ Giám, Frere, và mọi người đã đến trung tâm tham dự ngày tĩnh tâm của Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney và ông cũng cám ơn quý ân nhân đã trợ giúp đóng góp công sức trong việc tổ chức ngày tĩnh tâm. Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc.
Thánh lễ Tạ Ơn khánh thành nhà Học viện Hội Thừa Sai Việt Nam
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
12:22 05/12/2010
SAIGÒN - Vào lúc 09h30 thứ bảy ngày 04 tháng 12 năm 2010, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ Giám mục Giáo Phận Phú Cường (đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam) đã về dâng thánh lễ tạ ơn khánh thành Nhà Học Viện Hội Thừa Sai Việt Nam (số 255/11, Quốc lộ 1A, Kp5, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân). Cùng đồng tế có sự hiện diện quý Cha Quản Hạt, quý Cha bề trên, quý Cha đồng tế. Ngoài ra còn có sự tham dự quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân và toàn thể quý khách.
Xem hình ảnh
Mở đầu thánh lễ đồng tế, Đức Cha Phêrô đã long trọng cử hành nghi thức làm phép Nhà Học Viện Hội Thừa Sai Việt Nam, trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô đã chia sẽ anh chị em thân mến: trong bầu khí vui tươi, trang trọng của ngày hôm nay, chúng ta quy tụ lại đây để cùng với Hội Thừa Sai Việt Nam dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, nhân dịp khánh thành Học Viện mới này.
Tạ ơn là một tâm tình in sâu trong bản tính con người và là tâm tình nền tảng của tôn giáo. Sách Điểm ngữ thần học Thánh Kinh, đã nói về tâm tình như sau:
Tạ ơn là việc làm đáp trả những hồng ân đã lãnh nhận. Người thụ ơn ý thức được lòng tốt của Thiên Chúa, Đấng đã ban ơn, nên vừa chân thành tỏ lòng thần phục, tri ân trước lòng quảng đại của Ngài, vừa hân hoan, vui mừng trước vẻ cao cả của Thiên Chúa. Việc tạ ơn giữ vai trò chính yếu trong Thánh Kinh vì tạ ơn là một phản ứng tôn giáo căn bản của loài thụ tạo, rung cảm vì vui mừng và kính phục khi khám phá ra một điều gì về Thiên Chúa hoặc sự cao cả và vinh quang của Ngài.
Một trong những bài thường đọc trong ngày lễ tạ ơn là bài trích sách Huấn ca. Tác giả kêu mời chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn, vì Ngài đã thực hiện những việc vĩ đại trên khắp địa cầu, đã làm cho đời sống chúng ta phấn khởi từ khi chúng ta còn trong lòng mẹ và đã đối xử với chúng ta theo lòng từ bi của Ngài.
Thánh Phaolô cũng diễn tả tâm tình tri ân của thánh nhân: Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Trong Người, anh em được tràn đầy mọi ơn, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa, trong khi mong chờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra.
Chính Đức Mẹ cũng nêu gương cho chúng ta bằng việc luôn quy hướng về Chúa để tạ ơn Ngài trong mọi biến cố to nhỏ của cuộc đời. Bài Magnificat Đức Mẹ hát lên khi được bà Isave khen ngợi là một lời tạ ơn hết sức phong phú. Đức Mẹ đã quy hướng tất cả những gì là tốt đẹp nơi Đức Mẹ cũng như toàn thể dân Do Thái và cả thế giới vũ trụ cho lòng thương xót và quyền uy của Thiên Chúa.
Chắc hẳn đây cũng là tư tưởng nổi bật của Hội Thừa Sai Việt Nam và tất cả mọi người trong buổi lễ hôm nay, vì đó là mục đích chính của ngày lễ. Nhìn lại những năm vừa qua, các thành viên của Hội luôn phải sống trong những căn nhà tạm bợ đi thuê đi mượn, thiếu mọi tiện nghi, thiếu bầu khí cho việc học tập và tu trì, nay nhờ ơn Chúa, Hội đã xây được một ngôi nhà tạm gọi là thích hợp cho việc tu trì và học tập, nên Hội hết lòng tạ ơn Thiên Chúa và tất cả những ai đã góp của góp công trong việc xây dựng ngôi nhà mới này.
Sau phần Phụng Vụ Thánh Thể, Cha Giuse Nguyễn Hồng Phúc Giám đốc Học Viện có đôi lời cám ơn Đức Cha, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý khách. Và kính dâng lên Đức Cha bó hoa hương sắc tươi thắm để tỏ lòng hiếu thảo và tâm tình biết ơn sâu xa của Hội Thừa Sai Viêt Nam.
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ VIỆC THÀNH LẬP HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
Hội Thừa Sai Việt Nam được Hội Đồng Giám mục Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, với mục đích:
Đào tạo và hướng dẫn các vị truyền giáo Việt Nam, để họ ra đi loan báo Tin Mừng giữa lương dân.
Và để Giáo Hội Việt Nam tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban đức tin cho dân tộc mình, đồng thời chia sẻ với Giáo Hội toàn cầu bổn phận truyền giáo cho các dân tộc (AG 20)
Khi thiết lập Hội Thừa Sai Việt Nam, Hội Đồng Giám mục đã trao cho đức Tổng Giám mục Huế - Phillipphê Nguyễn Kim Điền, Giám mục tiên khởi đặc trách hội.
Khi Hội được báo cáo cho Tòa Thánh và ban ngành liên hệ, như Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng Y tổng trưởng và Đức Giám mục tổng thư ký Bộ Truyền Giáo, và cuối cùng, chính Đức Thánh Cha Phaolô VI đã ký văn thư bày tỏ sự ưng thuận và khích lệ như sau:
“Gởi hiền đệ của chúng tôi là Đức Cha Phillipphê Nguyễn Kim Điền,
Tổng Giám mục Huế, vị phát động và đặc trách hội Thừa Sai Việt Nam.
Chúng tôi bày tỏ sự vui lòng của chúng tôi đối với sáng kiến truyền giáo đầy quả cảm và theo sự quan phòng của Chúa. Trong giờ phút đầy đau thương và thử thách hiện tại, sáng kiến này chứng tỏ sức sống và sự kiên trung của Giáo Hội Công giáo Việt Nam đối với ơn gọi của mình là Kitô hữu và Tông đồ, điều đó cho phép chúng ta thoáng nhìn được công cuộc truyền bá Tin Mừng trên lục địa Á Châu trong niềm khích lệ và hy vọng. Vì thế, với tất cả lòng tha thiết, chúng tôi ban cho Đức Cha và cho tất cả những ai tiếp nhận lời mời gọi của Đức Cha, tham gia và hỗ trợ công cuộc thừa sai này, Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.
Vatican, ngày lễ Thánh Giuse 19.3.1971
Phaolo VI, Giáo Hoàng.”
Để hoạt động của hội đi vào nề nếp quy củ, Đức Cha đặc trách đã soạn thảo một quy chế với tên gọi “quy chế hội Thừa Sai Việt Nam” và đệ trình lên Hội Đồng Giám mục, và được chuẩn y ngày 23-8-1972.
Một tuần sau đó, ngày 1-9-1972, Đức Cha đặc trách đã gởi tới các Linh mục Việt Nam một lá thư ngỏ, trình bày nguồn gốc, đường hướng và quy chế hội Thừa Sai Việt Nam.
Chỉ trong hơn 2 năm hoạt động, hội đã có 75 thành viên, gồm 6 cộng đoàn, và một đại Chủng Viện Thừa Sai (chính thức thành lập ngày 7-8-1974 và đặt tại trung tâm Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé, nay là Bình Dương). Trong ngày lễ khai giảng khóa đầu tiên của Đại Chủng Viện, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã đến dự.
Một sự kiện quan trọng đáng nhớ đối với Hội, ngày 10-8-1974, Đức Hồng Y Rossi, Tổng Trưởng Bộ truyền bá Phúc Âm, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Ngài đã đến thăm các cộng đoàn của Hội và các gia đình Thừa Sai để động viên khích lệ.
Biến cố 1975 xảy ra, hoàn cảnh mới và nhiều thay đổi nên sinh hoạt của Hội cũng bị ngưng trệ một thời gian dài, cho đến ngày 5-10-1998, Hội đã đệ trình lên Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, khi đó đang là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, một thỉnh nguyện thư, xin can thiệp với Hội Đồng Giám Mục để Hội được sinh hoạt trở lại. Thỉnh nguyện thư đã được Hội Đồng Giám mục chấp thuận trong khóa họp tháng 10-1999, và trao cho Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường đặc trách Hội.
Tính từ ngày Hội được phục hồi đến nay là 11 năm, một thời gian ngắn ngủi trong một hoàn cảnh còn rất nhiều khó khăn cả về mặt khách quan lẫn chủ quan, thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Phêrô đặc trách, Hội đã được những thành quả rất đáng trân trọng và khích lệ.
Cụ thể:
I.Về nhân sự:
Hội Thừa Sai Việt Nam hiện có 62 thành viên, với 18 Linh mục ( trong số đó có 11 vị mới được thụ phong ngày 25.05.2010 tại Giáo Phận Phú Cường), 14 anh em đã học xong chương trình thần học và đang phục vụ tại các cộng đoàn, giáo điểm, hay các xứ truyền giáo vùng xa, 20 anh em đang trong giai đoạn đào tạo từ triết 1 đến thần IV tại trung tâm học vấn Đaminh.
II.Các cộng đoàn:
1. Hội đã thiết lập các cộng đoàn cơ bản, gồm:
Cộng đoàn Sơn Lộc (Trụ sở chính của Hội – Giáo Phận Phú Cường) cộng đoàn thực tập truyền giáo Bù Đăng với anh em dân tộc, Giáo Phận Ban Mê Thuột, cộng đoàn Học Viện Thánh Giuse Gò Mây, Giáo Phận Sài Gòn, cộng đoàn ứng sinh giai đoạn 1 ở Bình Hưng Hòa, Giáo Phận Sài Gòn, cộng đoàn ứng sinh giai đoạn 2 (chuẩn bị lên học viện) ở Bắc Đoàn, Giáo Phận Phú Cường.
Các Linh mục thuộc Hội ngoài trách nhiệm xây dựng và phát triển Hội, một số vị còn được bổ nhiệm phụ trách các giáo điểm, giáo xứ vùng xa với tinh thần hăng hái “đến với muôn dân”, đặc biệt đối với đồng bào lương dân, anh chị em dân tộc và anh chị em di dân.
2. Các Giáo xứ Hội đang phụ trách, gồm:
Giáo xứ mới Gò Mây, Giáo Phận Sài Gòn, chăm lo mục vụ cho anh chị em di dân, và cũng là nơi lý tưởng anh em trong Hội đến thực tập mục vụ và truyền giáo.
Giáo xứ Tân Khai, Giáo Phận Phú Cường. Đây là Giáo xứ truyền giáo, mới được thành lập cách đây 3 năm. Hơn 30 năm qua nơi đây không có nhà thờ, không có Linh mục. Giáo xứ mới chỉ dựng tạm một cái “lều thờ” để giáo dân có nơi tham dự thánh lễ và để dạy giáo lý. Hiện nay các Linh mục của Hội đang đồng hành để chia sẻ niềm tin và cuộc sống với hơn 600 anh chị em giáo dân, và khá anh chị em dân tộc Stiêng trong vùng.
Giáo xứ Bắc Đoàn, Giáo Phận Phú Cường, là địa điểm thuận lợi để anh em trong Hội để thực tập mục vụ, nhằm chẩn bị cho sứ mạng phục vụ Tin Mừng.
Giáo xứ Lộc Thạnh, Giáo Phận Phú Cường cũng mới được thành lập vào tháng 3 năm 2008, Giáo xứ Lộc Thạnh cách cửa khẩu Hoa Lư (biên giới Campuchia) khoảng 10 km, với 610 nhân danh ở rải rác trên địa bàn 3 xã là Lộc Thạnh, Lộc Hòa và Lộc An, là những di dân ở khắp các vùng miền về đây làm ăn sinh sống. Ngoài ra, khá đông anh chị em dân tộc Stiêng và Khmer trong vùng là những đối tượng mà cha sở đang tiếp cận và đã có những định hướng cho tuơng lai. Tiếng là giáo xứ, nhưng Lộc Thạnh mới chỉ có mảnh đất, các cơ sở vật chất chưa có gì, các sinh hoạt mục vụ và giáo lý đều diễn ra ở nhà giáo dân.
III. Hoạt động truyền giáo
Tại các cộng đoàn và giáo xứ mà Hội đang phụ trách, với khả năng, điều kiện và hoàn cảnh cho phép, Hội đã cố gắng diễn tả dung mạo của Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu cho mọi người, đặc biệt đối với cộng đoàn lương dân, anh chị em di dân bằng nhiều hình thức khác nhau với các hoạt động, như:
Dạy giáo lý và đã rửa tội cho 30 anh chị em dự tòng, còn 220 người nữa đã hoàn tất chương trình giáo lý dự tòng và trong giai đoạn thử thách, cũng sẵn sàng trở thành con Chúa bất cứ lúc nào. Hội cũng tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, ủy lạo và cứu trợ bà con về lương thực – thực phẩm, quần áo, dụng cụ học tập, giúp xây nhà tình thương, khoang giếng, tổ chức thường xuyên các đoàn Y-Bác sĩ khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí, tổ chức các chuyến xe đưa đón anh chị em dân tộc ở xa đi tham dự thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng, mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, tặng xe lăn cho người khuyết tật, trao học bổng cho học sinh nghèo, mở các lớp dạy học hè về vi tính, sinh ngữ, đàn nhạc, dạy phụ đạo văn hóa cho các em nghèo bất luận dân tộc, lương giáo…
Về mặt dân sự, năm 2007 Hội đã có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bởi Ban Tôn giáo chính phủ. Đây là điều kiện thuận lợi để Hội có thể hiện diện, sinh hoạt trong nhiều môi trường và phạm vi lớn hơn trong sứ mạng “đến với muôn dân”.
Xem hình ảnh
Mở đầu thánh lễ đồng tế, Đức Cha Phêrô đã long trọng cử hành nghi thức làm phép Nhà Học Viện Hội Thừa Sai Việt Nam, trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô đã chia sẽ anh chị em thân mến: trong bầu khí vui tươi, trang trọng của ngày hôm nay, chúng ta quy tụ lại đây để cùng với Hội Thừa Sai Việt Nam dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, nhân dịp khánh thành Học Viện mới này.
Tạ ơn là một tâm tình in sâu trong bản tính con người và là tâm tình nền tảng của tôn giáo. Sách Điểm ngữ thần học Thánh Kinh, đã nói về tâm tình như sau:
Tạ ơn là việc làm đáp trả những hồng ân đã lãnh nhận. Người thụ ơn ý thức được lòng tốt của Thiên Chúa, Đấng đã ban ơn, nên vừa chân thành tỏ lòng thần phục, tri ân trước lòng quảng đại của Ngài, vừa hân hoan, vui mừng trước vẻ cao cả của Thiên Chúa. Việc tạ ơn giữ vai trò chính yếu trong Thánh Kinh vì tạ ơn là một phản ứng tôn giáo căn bản của loài thụ tạo, rung cảm vì vui mừng và kính phục khi khám phá ra một điều gì về Thiên Chúa hoặc sự cao cả và vinh quang của Ngài.
Một trong những bài thường đọc trong ngày lễ tạ ơn là bài trích sách Huấn ca. Tác giả kêu mời chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn, vì Ngài đã thực hiện những việc vĩ đại trên khắp địa cầu, đã làm cho đời sống chúng ta phấn khởi từ khi chúng ta còn trong lòng mẹ và đã đối xử với chúng ta theo lòng từ bi của Ngài.
Thánh Phaolô cũng diễn tả tâm tình tri ân của thánh nhân: Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Trong Người, anh em được tràn đầy mọi ơn, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa, trong khi mong chờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra.
Chính Đức Mẹ cũng nêu gương cho chúng ta bằng việc luôn quy hướng về Chúa để tạ ơn Ngài trong mọi biến cố to nhỏ của cuộc đời. Bài Magnificat Đức Mẹ hát lên khi được bà Isave khen ngợi là một lời tạ ơn hết sức phong phú. Đức Mẹ đã quy hướng tất cả những gì là tốt đẹp nơi Đức Mẹ cũng như toàn thể dân Do Thái và cả thế giới vũ trụ cho lòng thương xót và quyền uy của Thiên Chúa.
Chắc hẳn đây cũng là tư tưởng nổi bật của Hội Thừa Sai Việt Nam và tất cả mọi người trong buổi lễ hôm nay, vì đó là mục đích chính của ngày lễ. Nhìn lại những năm vừa qua, các thành viên của Hội luôn phải sống trong những căn nhà tạm bợ đi thuê đi mượn, thiếu mọi tiện nghi, thiếu bầu khí cho việc học tập và tu trì, nay nhờ ơn Chúa, Hội đã xây được một ngôi nhà tạm gọi là thích hợp cho việc tu trì và học tập, nên Hội hết lòng tạ ơn Thiên Chúa và tất cả những ai đã góp của góp công trong việc xây dựng ngôi nhà mới này.
Sau phần Phụng Vụ Thánh Thể, Cha Giuse Nguyễn Hồng Phúc Giám đốc Học Viện có đôi lời cám ơn Đức Cha, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý khách. Và kính dâng lên Đức Cha bó hoa hương sắc tươi thắm để tỏ lòng hiếu thảo và tâm tình biết ơn sâu xa của Hội Thừa Sai Viêt Nam.
ĐÔI NÉT LỊCH SỬ VIỆC THÀNH LẬP HỘI THỪA SAI VIỆT NAM
Hội Thừa Sai Việt Nam được Hội Đồng Giám mục Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, với mục đích:
Đào tạo và hướng dẫn các vị truyền giáo Việt Nam, để họ ra đi loan báo Tin Mừng giữa lương dân.
Và để Giáo Hội Việt Nam tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban đức tin cho dân tộc mình, đồng thời chia sẻ với Giáo Hội toàn cầu bổn phận truyền giáo cho các dân tộc (AG 20)
Khi thiết lập Hội Thừa Sai Việt Nam, Hội Đồng Giám mục đã trao cho đức Tổng Giám mục Huế - Phillipphê Nguyễn Kim Điền, Giám mục tiên khởi đặc trách hội.
Khi Hội được báo cáo cho Tòa Thánh và ban ngành liên hệ, như Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng Y tổng trưởng và Đức Giám mục tổng thư ký Bộ Truyền Giáo, và cuối cùng, chính Đức Thánh Cha Phaolô VI đã ký văn thư bày tỏ sự ưng thuận và khích lệ như sau:
“Gởi hiền đệ của chúng tôi là Đức Cha Phillipphê Nguyễn Kim Điền,
Tổng Giám mục Huế, vị phát động và đặc trách hội Thừa Sai Việt Nam.
Chúng tôi bày tỏ sự vui lòng của chúng tôi đối với sáng kiến truyền giáo đầy quả cảm và theo sự quan phòng của Chúa. Trong giờ phút đầy đau thương và thử thách hiện tại, sáng kiến này chứng tỏ sức sống và sự kiên trung của Giáo Hội Công giáo Việt Nam đối với ơn gọi của mình là Kitô hữu và Tông đồ, điều đó cho phép chúng ta thoáng nhìn được công cuộc truyền bá Tin Mừng trên lục địa Á Châu trong niềm khích lệ và hy vọng. Vì thế, với tất cả lòng tha thiết, chúng tôi ban cho Đức Cha và cho tất cả những ai tiếp nhận lời mời gọi của Đức Cha, tham gia và hỗ trợ công cuộc thừa sai này, Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.
Vatican, ngày lễ Thánh Giuse 19.3.1971
Phaolo VI, Giáo Hoàng.”
Để hoạt động của hội đi vào nề nếp quy củ, Đức Cha đặc trách đã soạn thảo một quy chế với tên gọi “quy chế hội Thừa Sai Việt Nam” và đệ trình lên Hội Đồng Giám mục, và được chuẩn y ngày 23-8-1972.
Một tuần sau đó, ngày 1-9-1972, Đức Cha đặc trách đã gởi tới các Linh mục Việt Nam một lá thư ngỏ, trình bày nguồn gốc, đường hướng và quy chế hội Thừa Sai Việt Nam.
Chỉ trong hơn 2 năm hoạt động, hội đã có 75 thành viên, gồm 6 cộng đoàn, và một đại Chủng Viện Thừa Sai (chính thức thành lập ngày 7-8-1974 và đặt tại trung tâm Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé, nay là Bình Dương). Trong ngày lễ khai giảng khóa đầu tiên của Đại Chủng Viện, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã đến dự.
Một sự kiện quan trọng đáng nhớ đối với Hội, ngày 10-8-1974, Đức Hồng Y Rossi, Tổng Trưởng Bộ truyền bá Phúc Âm, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Ngài đã đến thăm các cộng đoàn của Hội và các gia đình Thừa Sai để động viên khích lệ.
Biến cố 1975 xảy ra, hoàn cảnh mới và nhiều thay đổi nên sinh hoạt của Hội cũng bị ngưng trệ một thời gian dài, cho đến ngày 5-10-1998, Hội đã đệ trình lên Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, khi đó đang là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, một thỉnh nguyện thư, xin can thiệp với Hội Đồng Giám Mục để Hội được sinh hoạt trở lại. Thỉnh nguyện thư đã được Hội Đồng Giám mục chấp thuận trong khóa họp tháng 10-1999, và trao cho Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường đặc trách Hội.
Tính từ ngày Hội được phục hồi đến nay là 11 năm, một thời gian ngắn ngủi trong một hoàn cảnh còn rất nhiều khó khăn cả về mặt khách quan lẫn chủ quan, thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Phêrô đặc trách, Hội đã được những thành quả rất đáng trân trọng và khích lệ.
Cụ thể:
I.Về nhân sự:
Hội Thừa Sai Việt Nam hiện có 62 thành viên, với 18 Linh mục ( trong số đó có 11 vị mới được thụ phong ngày 25.05.2010 tại Giáo Phận Phú Cường), 14 anh em đã học xong chương trình thần học và đang phục vụ tại các cộng đoàn, giáo điểm, hay các xứ truyền giáo vùng xa, 20 anh em đang trong giai đoạn đào tạo từ triết 1 đến thần IV tại trung tâm học vấn Đaminh.
II.Các cộng đoàn:
1. Hội đã thiết lập các cộng đoàn cơ bản, gồm:
Cộng đoàn Sơn Lộc (Trụ sở chính của Hội – Giáo Phận Phú Cường) cộng đoàn thực tập truyền giáo Bù Đăng với anh em dân tộc, Giáo Phận Ban Mê Thuột, cộng đoàn Học Viện Thánh Giuse Gò Mây, Giáo Phận Sài Gòn, cộng đoàn ứng sinh giai đoạn 1 ở Bình Hưng Hòa, Giáo Phận Sài Gòn, cộng đoàn ứng sinh giai đoạn 2 (chuẩn bị lên học viện) ở Bắc Đoàn, Giáo Phận Phú Cường.
Các Linh mục thuộc Hội ngoài trách nhiệm xây dựng và phát triển Hội, một số vị còn được bổ nhiệm phụ trách các giáo điểm, giáo xứ vùng xa với tinh thần hăng hái “đến với muôn dân”, đặc biệt đối với đồng bào lương dân, anh chị em dân tộc và anh chị em di dân.
2. Các Giáo xứ Hội đang phụ trách, gồm:
Giáo xứ mới Gò Mây, Giáo Phận Sài Gòn, chăm lo mục vụ cho anh chị em di dân, và cũng là nơi lý tưởng anh em trong Hội đến thực tập mục vụ và truyền giáo.
Giáo xứ Tân Khai, Giáo Phận Phú Cường. Đây là Giáo xứ truyền giáo, mới được thành lập cách đây 3 năm. Hơn 30 năm qua nơi đây không có nhà thờ, không có Linh mục. Giáo xứ mới chỉ dựng tạm một cái “lều thờ” để giáo dân có nơi tham dự thánh lễ và để dạy giáo lý. Hiện nay các Linh mục của Hội đang đồng hành để chia sẻ niềm tin và cuộc sống với hơn 600 anh chị em giáo dân, và khá anh chị em dân tộc Stiêng trong vùng.
Giáo xứ Bắc Đoàn, Giáo Phận Phú Cường, là địa điểm thuận lợi để anh em trong Hội để thực tập mục vụ, nhằm chẩn bị cho sứ mạng phục vụ Tin Mừng.
Giáo xứ Lộc Thạnh, Giáo Phận Phú Cường cũng mới được thành lập vào tháng 3 năm 2008, Giáo xứ Lộc Thạnh cách cửa khẩu Hoa Lư (biên giới Campuchia) khoảng 10 km, với 610 nhân danh ở rải rác trên địa bàn 3 xã là Lộc Thạnh, Lộc Hòa và Lộc An, là những di dân ở khắp các vùng miền về đây làm ăn sinh sống. Ngoài ra, khá đông anh chị em dân tộc Stiêng và Khmer trong vùng là những đối tượng mà cha sở đang tiếp cận và đã có những định hướng cho tuơng lai. Tiếng là giáo xứ, nhưng Lộc Thạnh mới chỉ có mảnh đất, các cơ sở vật chất chưa có gì, các sinh hoạt mục vụ và giáo lý đều diễn ra ở nhà giáo dân.
III. Hoạt động truyền giáo
Tại các cộng đoàn và giáo xứ mà Hội đang phụ trách, với khả năng, điều kiện và hoàn cảnh cho phép, Hội đã cố gắng diễn tả dung mạo của Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu cho mọi người, đặc biệt đối với cộng đoàn lương dân, anh chị em di dân bằng nhiều hình thức khác nhau với các hoạt động, như:
Dạy giáo lý và đã rửa tội cho 30 anh chị em dự tòng, còn 220 người nữa đã hoàn tất chương trình giáo lý dự tòng và trong giai đoạn thử thách, cũng sẵn sàng trở thành con Chúa bất cứ lúc nào. Hội cũng tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, ủy lạo và cứu trợ bà con về lương thực – thực phẩm, quần áo, dụng cụ học tập, giúp xây nhà tình thương, khoang giếng, tổ chức thường xuyên các đoàn Y-Bác sĩ khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí, tổ chức các chuyến xe đưa đón anh chị em dân tộc ở xa đi tham dự thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng, mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, tặng xe lăn cho người khuyết tật, trao học bổng cho học sinh nghèo, mở các lớp dạy học hè về vi tính, sinh ngữ, đàn nhạc, dạy phụ đạo văn hóa cho các em nghèo bất luận dân tộc, lương giáo…
Về mặt dân sự, năm 2007 Hội đã có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bởi Ban Tôn giáo chính phủ. Đây là điều kiện thuận lợi để Hội có thể hiện diện, sinh hoạt trong nhiều môi trường và phạm vi lớn hơn trong sứ mạng “đến với muôn dân”.
Thánh lễ Tạ ơn của Tân Linh Mục tại giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang
Antôn Minh Dũng
12:32 05/12/2010
NHA TRANG - Vào lúc 9g ngày 05/12/2010, tại nhà thờ giáo xứ Tân Hội, đã cử hành thánh lễ Tạ ơn chúc mừng Tân Linh Mục Phêrô Nguyễn Minh Đảo.
Xem hình ảnh
Tân Linh Mục sinh ngày 03/10/1978 tại Quảng Trạch, Quảng Bình. Ngài là con út trong một gia đình có 6 người con, 3 nam 3 nữ. Năm 1980, gia đình ngài rời Quảng Bình di cư vào giáo xứ Phú Nhơn thuộc giáo hạt Cam Ranh giáo phận Nha Trang.
Từ năm 2003-2009, ngài tu học tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.
Từ ngày 01/8/2009, ngài thực tập mục vụ tại giáo xứ Tân Hội giáo hạt Ninh Thuận.
Ngày 30/5/2010, ngài lãnh nhận chức Phó Tế tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.
Ngày 03/12/2010, tại nhà thờ chính tòa Nha Trang, ngài được Đức Cha Giuse Võ Đức Minh phong chức Linh Mục.
Trong tâm tình hiệp thông, một số Cha trong giáo hạt đã đến đồng tế với Tân Linh Mục.
Hội Đồng Giáo Xứ, các Đoàn Thể và đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Tân Hội và một số giáo xứ lân cận đã đến hiệp dâng thánh lễ, hân hoan chúc mừng Tân Linh Mục vừa được Thiên Chúa thánh hiến để cộng tác với hàng Giám Mục tiếp nối công cuộc cứu thế của Chúa Kitô.
Trong lời chúc mừng sau thánh lễ, vị đại diện giáo dân đã bày tỏ những tâm tình vui mừng, hân hoan, hy vọng và nói lên những lời cầu chúc thật cảm động và có ý nghĩa:
“ … Đây là một niềm vui mừng và vinh dự lớn lao, không những cho giáo phận, cho gia đình, cho giáo xứ Phú Nhơn, mà còn cho cả giáo xứ chúng con nữa. Từ tháng 8 năm 2009, chúng con được hân hạnh đón nhận Cha về thực tập mục vụ trước khi Cha chính thức bước lên Bàn Thánh. Thời gian có lẽ không bao nhiêu, tuy nhiên cũng đã đủ để Cha thực sự trở thành một thành viên thân tín của giáo xứ. Kể từ đây, Cha không còn sống cho chính mình nữa, nhưng được dành riêng để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Hội Thánh và cứu rỗi các linh hồn. Chúng con xin chung vui với Cha và chúng con cũng xin chia sẻ mọi nỗi niềm ưu tư, thao thức và cậy trông phó thác của Cha".
Thánh lễ Tạ ơn và tiệc mừng sau thánh lễ đã để lại nơi mọi thành phần dân Chúa nhiều cảm xúc khôn nguôi, khó tả.
Hội Thánh luôn cần đến các linh mục để phục vụ dân Chúa và rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Xin Chúa ban cho Hội Thánh ngày càng có nhiều linh mục thánh thiện, tài đức và khôn ngoan để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Xem hình ảnh
Tân Linh Mục sinh ngày 03/10/1978 tại Quảng Trạch, Quảng Bình. Ngài là con út trong một gia đình có 6 người con, 3 nam 3 nữ. Năm 1980, gia đình ngài rời Quảng Bình di cư vào giáo xứ Phú Nhơn thuộc giáo hạt Cam Ranh giáo phận Nha Trang.
Từ năm 2003-2009, ngài tu học tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.
Từ ngày 01/8/2009, ngài thực tập mục vụ tại giáo xứ Tân Hội giáo hạt Ninh Thuận.
Ngày 30/5/2010, ngài lãnh nhận chức Phó Tế tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.
Ngày 03/12/2010, tại nhà thờ chính tòa Nha Trang, ngài được Đức Cha Giuse Võ Đức Minh phong chức Linh Mục.
Trong tâm tình hiệp thông, một số Cha trong giáo hạt đã đến đồng tế với Tân Linh Mục.
Hội Đồng Giáo Xứ, các Đoàn Thể và đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Tân Hội và một số giáo xứ lân cận đã đến hiệp dâng thánh lễ, hân hoan chúc mừng Tân Linh Mục vừa được Thiên Chúa thánh hiến để cộng tác với hàng Giám Mục tiếp nối công cuộc cứu thế của Chúa Kitô.
Trong lời chúc mừng sau thánh lễ, vị đại diện giáo dân đã bày tỏ những tâm tình vui mừng, hân hoan, hy vọng và nói lên những lời cầu chúc thật cảm động và có ý nghĩa:
“ … Đây là một niềm vui mừng và vinh dự lớn lao, không những cho giáo phận, cho gia đình, cho giáo xứ Phú Nhơn, mà còn cho cả giáo xứ chúng con nữa. Từ tháng 8 năm 2009, chúng con được hân hạnh đón nhận Cha về thực tập mục vụ trước khi Cha chính thức bước lên Bàn Thánh. Thời gian có lẽ không bao nhiêu, tuy nhiên cũng đã đủ để Cha thực sự trở thành một thành viên thân tín của giáo xứ. Kể từ đây, Cha không còn sống cho chính mình nữa, nhưng được dành riêng để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Hội Thánh và cứu rỗi các linh hồn. Chúng con xin chung vui với Cha và chúng con cũng xin chia sẻ mọi nỗi niềm ưu tư, thao thức và cậy trông phó thác của Cha".
Thánh lễ Tạ ơn và tiệc mừng sau thánh lễ đã để lại nơi mọi thành phần dân Chúa nhiều cảm xúc khôn nguôi, khó tả.
Hội Thánh luôn cần đến các linh mục để phục vụ dân Chúa và rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Xin Chúa ban cho Hội Thánh ngày càng có nhiều linh mục thánh thiện, tài đức và khôn ngoan để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thân Phận Buồn
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:01 05/12/2010
THÂN PHẬN BUỒN
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Khi xưa ta ở rừng thiêng
Mà nay nỡ vận bị xiềng nơi đây
Mắt sầu ngấn lệ, mặt ngây…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Khi xưa ta ở rừng thiêng
Mà nay nỡ vận bị xiềng nơi đây
Mắt sầu ngấn lệ, mặt ngây…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền