Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:14 05/12/2013
BÀI CA CỦA CON CHIM.
Có mấy vị đệ tử, đối với Thiên Chúa thì mang đầy một bụng hoài nghi.
Sư phụ nói: “Thiên Chúa là một Đấng chưa được nhận biết, mà cũng là Đấng không thể biết. Tất cả những lời nói có liên quan đến Ngài và đáp án nhắm đúng vấn đề của các con đều giải thích lệch lạc về chân lý”.
Đệ tử không hiểu, nói: “Như thế thì thầy nói về Ngài như thế nào chứ ?”
Sư phụ nói: “Con chim làm thế nào mà hót được ? Nó hót là bởi vì có lời muốn nói; nó hát là vì có một bài ca !”
Suy tư:
Thời nay có nhiều người thắc mắc và hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và càng thắc mắc hoài nghi hơn khi có nhiều người vỗ ngực xưng mình là người có đức tin tin vào Thiên Chúa là Đấng rất toàn năng, nhân từ và yêu thương, nhưng họ lại sống không như niềm tin của họ.
- Người ta thắc mắc hồ nghi là tại sao người Ki-tô hữu tin vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng, mà sao Ngài lại không làm cho những người tin vào Ngài được giàu sang sung sướng, sao lại để họ cứ khổ cực vậy.
- Người ta thắc mắc hồ nghi về Thiên Chúa là bởi vì có những người Ki-tô hữu tin vào Thiên Chúa là Đấng nhân từ, nhưng họ lại là người độc ác với tha nhân, hành xử với anh chị em như những người không có lương tâm.
- Người ta thắc mắc hồ nghi về Thiên Chúa là bởi vì có những người Ki-tô hữu nói Thiên Chúa là tình yêu, nhưng chính họ lại ghen ghét anh em cách trắng trợn, dùng mọi thủ đoạn để “chơi” anh em sát ván...
Không ai nhận biết Thiên Chúa là Cha nếu Đức Chúa Giê-su không nói cho họ biết; không ai biết Đức Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là người, nếu Chúa Thánh Thần không ban soi sáng cho họ.
Con chim hót là vì nó có lời muốn nói cho nhân loại: Thiên Chúa là Đấng hiện hữu; nó hát lên một bài ca là để ca tụng Thiên Chúa là Đấng yêu thương đã tạo dựng nên nó.
Còn chúng ta thì sao ?
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có mấy vị đệ tử, đối với Thiên Chúa thì mang đầy một bụng hoài nghi.
Sư phụ nói: “Thiên Chúa là một Đấng chưa được nhận biết, mà cũng là Đấng không thể biết. Tất cả những lời nói có liên quan đến Ngài và đáp án nhắm đúng vấn đề của các con đều giải thích lệch lạc về chân lý”.
Đệ tử không hiểu, nói: “Như thế thì thầy nói về Ngài như thế nào chứ ?”
Sư phụ nói: “Con chim làm thế nào mà hót được ? Nó hót là bởi vì có lời muốn nói; nó hát là vì có một bài ca !”
Suy tư:
Thời nay có nhiều người thắc mắc và hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và càng thắc mắc hoài nghi hơn khi có nhiều người vỗ ngực xưng mình là người có đức tin tin vào Thiên Chúa là Đấng rất toàn năng, nhân từ và yêu thương, nhưng họ lại sống không như niềm tin của họ.
- Người ta thắc mắc hồ nghi là tại sao người Ki-tô hữu tin vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng, mà sao Ngài lại không làm cho những người tin vào Ngài được giàu sang sung sướng, sao lại để họ cứ khổ cực vậy.
- Người ta thắc mắc hồ nghi về Thiên Chúa là bởi vì có những người Ki-tô hữu tin vào Thiên Chúa là Đấng nhân từ, nhưng họ lại là người độc ác với tha nhân, hành xử với anh chị em như những người không có lương tâm.
- Người ta thắc mắc hồ nghi về Thiên Chúa là bởi vì có những người Ki-tô hữu nói Thiên Chúa là tình yêu, nhưng chính họ lại ghen ghét anh em cách trắng trợn, dùng mọi thủ đoạn để “chơi” anh em sát ván...
Không ai nhận biết Thiên Chúa là Cha nếu Đức Chúa Giê-su không nói cho họ biết; không ai biết Đức Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là người, nếu Chúa Thánh Thần không ban soi sáng cho họ.
Con chim hót là vì nó có lời muốn nói cho nhân loại: Thiên Chúa là Đấng hiện hữu; nó hát lên một bài ca là để ca tụng Thiên Chúa là Đấng yêu thương đã tạo dựng nên nó.
Còn chúng ta thì sao ?
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:17 05/12/2013
N2T |
5. Phẫn nộ làm bại hoại hình ảnh Thiên Chúa nơi linh hồn con người.
(Thánh Gregory)------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Biến đổi
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
11:32 05/12/2013
Chúa Nhật Thứ II Mùa Vọng. Năm A.
BIẾN ĐỔI
Mỗi năm, đến mùa Vọng, Giáo Hội lại trình bày khuôn mặt khả ái của thánh Gioan Tẩy giả, người dọn đường của Chúa.
Người dọn đường cũng chính là người kêu gọi người khác dọn đường bằng sự “ăn năn thống hối”. Lý do mạnh để thánh Gioan mời gọi ăn năn sám hối đó là: “Nước trời đã gần đến”. Nghĩa là Chúa chúng ta sắp đến rồi, bởi thế phải dọn đường, phải ăn năn sám hối, làm cho con đường tâm hồn của mỗi cá nhân nên thanh sạch, xứng đáng Chúa ngự đến.
Khi kêu gọi dọn đường, chính là lúc thánh Gioan dọn đường cho Chúa. Nói cách khác, nhiệm vụ dọn đường của thánh Gioan là kêu gọi dọn đường.
Có hai con đường phải dọn:
- Thứ nhất: Nghe lời thánh Gioan, dọn chính tâm hồn mình.
- Thứ hai: Như thánh Gioan đã làm, chúng ta còn có nhiệm vụ giúp anh chị em xung quanh dọn tâm hồn cho Chúa.
Dọn tâm hồn mình đã khó, giúp anh chị em dọn tâm hồn họ còn khó hơn. Cả hai đều đòi chúng ta phải khiêm nhu, chân thành, trung thực, biết mình, biết anh chị em, tôn trọng anh chị em. Trên tất cả những cái biết ấy, người dọn đường phải biết cầu nguyện.
Trong một đoản văn ngắn, tác giả Jack Canfield – Mark Hansen kể rằng, một ngày nọ, bạn của anh đi dạo trên một bờ biển ở Mêhycô. Từ xa, anh ta nhìn thấy một người mải nhặt cái gì đó trên cát rồi ném ra xa. Anh tò mò đến gần xem cho rõ. Hóa ra người ấy lượm từng con sao biển mắc cạn ném xuống biển. Người đang đi dạo ngạc nhiên: “Xin chào ông, ông làm gì vậy?”. Người đàn ông đang lượm sao biển trả lời: “Tôi ném những con sao biển tội nghiệp này về với đại dương. Thủy triều đã xuống thấp, chúng đang kẹt lại trên bãi cát. Nếu không giúp chúng trở lại biển cả, chúng sẽ chết mất”. Người đàn ông đi dạo càng thấy khó hiểu: “Có đến cả ngàn sao biển mắc cạn, ông đâu có thể nhặt cho hết. Lại còn hàng trăm bãi biển khác trên khắp duyên hải này! Ông không thấy là ông không thể một mình thay đổi số phận những con sao biển sao?”. Người lượm sao biển tiếp tục cúi xuống với nụ cười hiền lành, lượm một con sao biển và ném về phía biển xanh, từ tốn đáp lại: “Nếu thế, ít ra thì ta cứ hãy thay đổi số phận con sao biển này vậy!”.
Ai đó nói rằng: Thà đốt lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm. Đúng là cá nhân sẽ khó thay đổi một tác động to tác, khó làm rung chuyển một nếp nghĩ, nếp sống nào. Nhưng “khó” không có nghĩa là không thể. Thực tế xã hội cũng như Giáo Hội cho thấy, có những cá nhân làm nên những điều lớn lao từ cung cách sống, sự suy nghĩ, việc làm… có thể lẫy lừng, nhưng cũng có thể thầm lặng, nhỏ bé, đơn hèn.
Chẳng hạn, có ai ngờ, một nữ tu yếu ớt, chỉ sống trên trần gian 24 năm như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, theo cách nhìn của người đời: chỉ là một người chôn mình trong bốn bức tường của dòng Kín, lại có thể để lại cho đời một lối đi lên siêu phàm chỉ bằng con đường tình yêu đơn sơ, bé nhỏ. Một con đường nên thánh mà cả Giáo Hội, có biết bao nhiêu người tài ba lỗi lạc, lại không thể khám phá. Một con đường mà Giáo Hội cứ phải nhắc nhở và mỗi Kitô hữu cứ phải học tập không ngừng.
Chúng ta vẫn bắt gặp những cá nhân thắp lên ngọn nến đời mình, nhằm xóa hay làm giảm bớt bóng đêm của thù hận, nuôi lòng thù hận, của ganh tỵ, của hiềm khích trong chính hiện tại này như: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II; Mẹ Têrêsa thành Calcutta; Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận…
Đành rằng cá nhân sẽ khó có thể ném hết những con sao biển về với biển, nhưng vẫn làm cho rất nhiều con sao biển sống.
Những người vĩ đại như thánh Têrêsa, Đức Thánh Cha, Mẹ Têrêsa, Đức Hồng Y, chắc không thể lôi kéo hết mọi người. Nhưng đã, đang và sẽ có biết bao nhiêu tâm hồn thiện chí ấp ủ những tấm gương tuyệt vời ấy trong lòng từng giây phút, để mỗi giây phút đi qua, họ được nên thánh hơn.
Nếu chúng ta khó biến đổi cả một não trạng hay một nếp sống, đó không là điều lạ. Chắc không ai dám mơ mình làm được như thế. Nhưng bạn và tôi có thể mơ ước tự biến đổi chính mình, để nhờ biến đổi mình, ta làm lây lan sự biến đổi ấy nơi anh chị em. Chỉ có thể biến đổi người khác khi mình đã là người biến đổi! Tự biến đổi chính mình, dẫu khó, nhưng không ai có quyền cho rằng, mình không làm được. Vì như thế là cố chấp trong tình trạng cũ kỹ, có khi tội lỗi. Nếu cố chấp, ta là kẻ tự mình tách khỏi Thiên Chúa, từ chối ơn của Người.
Thông thường, chúng ta hay đổ lỗi cho số đông để không làm gì nên tốt hơn, ngay cả khi cần phải vượt qua tình trạng sống nửa vời của bản thân. Chẳng hạn, sống giữa những kẻ tham lam, hối lộ, lưu manh…, thay vì phải vươn lên cho lòng mình thanh thoát, ta lại ngã nhào vào đám đông ấy, để chước cám dỗ lôi kéo mình. Miệng thì nói mình có đức tin, còn biểu hiện của hành vi, lối suy nghĩ lại đi xa đức tin, nhưng vẫn cho rằng nhiều người cũng sống như tôi, vì thế “ai sao tôi vậy”, không hề nuôi một chút ý thức biến đổi nào. Nếu để cho suy nghĩ loại này len lỏi vào đời sống đức tin, đó là một mối nguy khó lường. Như thế là tự mình giết chết đức tin của mình. Ta không bao giờ được phép cho rằng, mình là người Công Giáo, là người của Thiên Chúa, mà không cần cố gắng. Vì không ai tự hào mình có đức tin, nhưng trong thực tế không sống đức tin, lại có thể đạt được lý tưởng ơn phần rỗi. Chính thánh Gioan Tẩy giả khẳng định điều đó, khi dùng những lời rất cứng rắn, đến nỗi như một lời răn đe mạnh: “Hỡi nòi rắn độc, ai bảo các ngươi trốn lánh cơn thịnh nộ hòng đổ xuống trên đầu các ngươi. Hãy làm việc lành cho xứng với lòng thống hối; chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng ta là Abraham. Vì ta bảo cho các ngươi hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa…”.
Có nhiều con đường. Nhưng đường quan trọng là đường dẫn đến cõi lòng. Con đường không chăm sóc sẽ sinh nhiều bụi cây, bờ cỏ, rác rưởi…, cản mất lối. Cũng vậy, đường vào tâm hồn phải là con đường quang đãng, sạch sẽ. Đó là con đường đưa Chúa đến lòng ta. Để Chúa có thể ngự đến, mỗi một người hãy biến đổi bằng cách bạt phẳng núi đồi của tự kiêu, tự mãn; lấp đi những mấp mô, hay hố sâu ngăn cách tình yêu, lòng tha thứ. Ăn năn thống hối là dọn lòng mình. Hãy ăn năn thống hối vì Chúa đã gần đến. Nếu không, ta sẽ rơi vào nguy hiểm. Bởi “Cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa”.
BIẾN ĐỔI
Mỗi năm, đến mùa Vọng, Giáo Hội lại trình bày khuôn mặt khả ái của thánh Gioan Tẩy giả, người dọn đường của Chúa.
Người dọn đường cũng chính là người kêu gọi người khác dọn đường bằng sự “ăn năn thống hối”. Lý do mạnh để thánh Gioan mời gọi ăn năn sám hối đó là: “Nước trời đã gần đến”. Nghĩa là Chúa chúng ta sắp đến rồi, bởi thế phải dọn đường, phải ăn năn sám hối, làm cho con đường tâm hồn của mỗi cá nhân nên thanh sạch, xứng đáng Chúa ngự đến.
Khi kêu gọi dọn đường, chính là lúc thánh Gioan dọn đường cho Chúa. Nói cách khác, nhiệm vụ dọn đường của thánh Gioan là kêu gọi dọn đường.
Có hai con đường phải dọn:
- Thứ nhất: Nghe lời thánh Gioan, dọn chính tâm hồn mình.
- Thứ hai: Như thánh Gioan đã làm, chúng ta còn có nhiệm vụ giúp anh chị em xung quanh dọn tâm hồn cho Chúa.
Dọn tâm hồn mình đã khó, giúp anh chị em dọn tâm hồn họ còn khó hơn. Cả hai đều đòi chúng ta phải khiêm nhu, chân thành, trung thực, biết mình, biết anh chị em, tôn trọng anh chị em. Trên tất cả những cái biết ấy, người dọn đường phải biết cầu nguyện.
Trong một đoản văn ngắn, tác giả Jack Canfield – Mark Hansen kể rằng, một ngày nọ, bạn của anh đi dạo trên một bờ biển ở Mêhycô. Từ xa, anh ta nhìn thấy một người mải nhặt cái gì đó trên cát rồi ném ra xa. Anh tò mò đến gần xem cho rõ. Hóa ra người ấy lượm từng con sao biển mắc cạn ném xuống biển. Người đang đi dạo ngạc nhiên: “Xin chào ông, ông làm gì vậy?”. Người đàn ông đang lượm sao biển trả lời: “Tôi ném những con sao biển tội nghiệp này về với đại dương. Thủy triều đã xuống thấp, chúng đang kẹt lại trên bãi cát. Nếu không giúp chúng trở lại biển cả, chúng sẽ chết mất”. Người đàn ông đi dạo càng thấy khó hiểu: “Có đến cả ngàn sao biển mắc cạn, ông đâu có thể nhặt cho hết. Lại còn hàng trăm bãi biển khác trên khắp duyên hải này! Ông không thấy là ông không thể một mình thay đổi số phận những con sao biển sao?”. Người lượm sao biển tiếp tục cúi xuống với nụ cười hiền lành, lượm một con sao biển và ném về phía biển xanh, từ tốn đáp lại: “Nếu thế, ít ra thì ta cứ hãy thay đổi số phận con sao biển này vậy!”.
Ai đó nói rằng: Thà đốt lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm. Đúng là cá nhân sẽ khó thay đổi một tác động to tác, khó làm rung chuyển một nếp nghĩ, nếp sống nào. Nhưng “khó” không có nghĩa là không thể. Thực tế xã hội cũng như Giáo Hội cho thấy, có những cá nhân làm nên những điều lớn lao từ cung cách sống, sự suy nghĩ, việc làm… có thể lẫy lừng, nhưng cũng có thể thầm lặng, nhỏ bé, đơn hèn.
Chẳng hạn, có ai ngờ, một nữ tu yếu ớt, chỉ sống trên trần gian 24 năm như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, theo cách nhìn của người đời: chỉ là một người chôn mình trong bốn bức tường của dòng Kín, lại có thể để lại cho đời một lối đi lên siêu phàm chỉ bằng con đường tình yêu đơn sơ, bé nhỏ. Một con đường nên thánh mà cả Giáo Hội, có biết bao nhiêu người tài ba lỗi lạc, lại không thể khám phá. Một con đường mà Giáo Hội cứ phải nhắc nhở và mỗi Kitô hữu cứ phải học tập không ngừng.
Chúng ta vẫn bắt gặp những cá nhân thắp lên ngọn nến đời mình, nhằm xóa hay làm giảm bớt bóng đêm của thù hận, nuôi lòng thù hận, của ganh tỵ, của hiềm khích trong chính hiện tại này như: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II; Mẹ Têrêsa thành Calcutta; Đức Hồng Y Phanxicô Saviê Nguyễn Văn Thuận…
Đành rằng cá nhân sẽ khó có thể ném hết những con sao biển về với biển, nhưng vẫn làm cho rất nhiều con sao biển sống.
Những người vĩ đại như thánh Têrêsa, Đức Thánh Cha, Mẹ Têrêsa, Đức Hồng Y, chắc không thể lôi kéo hết mọi người. Nhưng đã, đang và sẽ có biết bao nhiêu tâm hồn thiện chí ấp ủ những tấm gương tuyệt vời ấy trong lòng từng giây phút, để mỗi giây phút đi qua, họ được nên thánh hơn.
Nếu chúng ta khó biến đổi cả một não trạng hay một nếp sống, đó không là điều lạ. Chắc không ai dám mơ mình làm được như thế. Nhưng bạn và tôi có thể mơ ước tự biến đổi chính mình, để nhờ biến đổi mình, ta làm lây lan sự biến đổi ấy nơi anh chị em. Chỉ có thể biến đổi người khác khi mình đã là người biến đổi! Tự biến đổi chính mình, dẫu khó, nhưng không ai có quyền cho rằng, mình không làm được. Vì như thế là cố chấp trong tình trạng cũ kỹ, có khi tội lỗi. Nếu cố chấp, ta là kẻ tự mình tách khỏi Thiên Chúa, từ chối ơn của Người.
Thông thường, chúng ta hay đổ lỗi cho số đông để không làm gì nên tốt hơn, ngay cả khi cần phải vượt qua tình trạng sống nửa vời của bản thân. Chẳng hạn, sống giữa những kẻ tham lam, hối lộ, lưu manh…, thay vì phải vươn lên cho lòng mình thanh thoát, ta lại ngã nhào vào đám đông ấy, để chước cám dỗ lôi kéo mình. Miệng thì nói mình có đức tin, còn biểu hiện của hành vi, lối suy nghĩ lại đi xa đức tin, nhưng vẫn cho rằng nhiều người cũng sống như tôi, vì thế “ai sao tôi vậy”, không hề nuôi một chút ý thức biến đổi nào. Nếu để cho suy nghĩ loại này len lỏi vào đời sống đức tin, đó là một mối nguy khó lường. Như thế là tự mình giết chết đức tin của mình. Ta không bao giờ được phép cho rằng, mình là người Công Giáo, là người của Thiên Chúa, mà không cần cố gắng. Vì không ai tự hào mình có đức tin, nhưng trong thực tế không sống đức tin, lại có thể đạt được lý tưởng ơn phần rỗi. Chính thánh Gioan Tẩy giả khẳng định điều đó, khi dùng những lời rất cứng rắn, đến nỗi như một lời răn đe mạnh: “Hỡi nòi rắn độc, ai bảo các ngươi trốn lánh cơn thịnh nộ hòng đổ xuống trên đầu các ngươi. Hãy làm việc lành cho xứng với lòng thống hối; chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng ta là Abraham. Vì ta bảo cho các ngươi hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa…”.
Có nhiều con đường. Nhưng đường quan trọng là đường dẫn đến cõi lòng. Con đường không chăm sóc sẽ sinh nhiều bụi cây, bờ cỏ, rác rưởi…, cản mất lối. Cũng vậy, đường vào tâm hồn phải là con đường quang đãng, sạch sẽ. Đó là con đường đưa Chúa đến lòng ta. Để Chúa có thể ngự đến, mỗi một người hãy biến đổi bằng cách bạt phẳng núi đồi của tự kiêu, tự mãn; lấp đi những mấp mô, hay hố sâu ngăn cách tình yêu, lòng tha thứ. Ăn năn thống hối là dọn lòng mình. Hãy ăn năn thống hối vì Chúa đã gần đến. Nếu không, ta sẽ rơi vào nguy hiểm. Bởi “Cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa”.
Suy Niệm Tin Mừng đọc trong tuần thứ Hai mùa Vọng năm A 08.12.2013
Mai Tá
19:31 05/12/2013
Suy Niệm Tin Mừng đọc trong tuần thứ Hai mùa Vọng năm A 08.12.2013
“Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,”
“Tiếng ca chen lẫn, từ trong ra.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 3: 1-12
Lau cỏ mọc, nhà thơ thấy tiếng ca chen lẫn từ trong ra. Tiếng động sau cùng, nhà Đạo cũng thấy đấng Tiền Hô, nay im bóng cỏ hoa, trăng nước lặng, có cảnh tình được thánh-sử tả ở trình thuật.
Trình thuật, nay thánh Mát-thêu ghi về đấng thánh Tiền Hô loan báo việc Chúa bắt đầu cuộc đời hoạt động thật sôi nổi. Trình thuật cũng kể về việc Chúa được thánh Gioan thanh tẩy ở sông Giođan, qua đó người đọc thấy rõ sứ vụ chính trị và tôn giáo được thánh nhân triển khai bằng việc rao báo Chúa xuất hiện, ở sa-mạc. Và, người đọc lại cũng hiểu là thánh Gioan có ác-cảm với công-tác mục-vụ của hàng tư-tế ở đền thánh Giêrusalem, mà theo các nhà chú giải, thì thánh-nhân đã thừa-hưởng lai-lịch từ hệ Qumran.
Thánh Gioan tuy hoạt động rao báo rất trổi trang, nhưng thánh-nhân không góp phần cải-tổ nền chính-trị thời đó, và công việc của thánh-nhân mang tính linh-đạo nhằm cải-thiện tính thánh-thiện của người dân theo cách-thức mà các thể chế Do thái từng thất bại. Thánh Gioan không chống đối các thể chế như thế, mà chỉ muốn làm tốt hơn những gì quan dân thời ấy vẫn cứ làm. Thánh-nhân cũng không phản-bác lề-lối sinh-hoạt gia đình và chẳng bận tâm gì đến lối sống của người Do thái vẫn như cũ.
Ngược giòng lịch-sử, văn-chương Do thái không có bằng chứng nào biểu-lộ cho thấy giới cầm quyền ở đây chống lại thánh Gioan Tiền Hô, hết. Riêng về lối sống, thánh-nhân không sống với gia đình, cũng không thuộc thể-chế nào đáng kể nhưng được hệ-thống Qumran hỗ trợ. Động-lực thúc-đẩy thánh-nhân sống đời mục-vụ là do hăng say sốt sắng trải dài nơi tính lành-thánh của người Do thái. Thánh-nhân không hành xử như người Biệt-Phái, mà chỉ muốn tập-trung vào khía-cạnh đạo đức ẩn-tàng nơi luật Torah về cuộc sống đời thường, và thánh-nhân lại theo đường lối tư-riêng để sống lành-thánh cách triệt-để mà Chúa đòi hỏi, ở mỗi người.
Mục vụ kiểu thánh Gioan Tiền Hô không đặt nặng lên số người dấn thân vào sa-mạc để được thanh-tẩy và sống cùng đấng thánh, bởi chẳng mấy ai sống được ở chốn khốn-khó như thế. Các nhà lữ-hành vẫn ngang qua đó để đến Giêrusalem. Thêm vào đó, còn có các vị những muốn tránh cơn lạnh mùa Đông ở Giêrusalem hoặc những người tò mò từ Giê-ri-khô đến nghe đấng thánh giảng-thuyết.
Rõ ràng, những người như thế đâu có nghèo và cũng chẳng hèn. Đến với quần chúng, lẽ ra thánh-nhân phải đến với xứ miền nhiều cư-dân như ở chốn thị-thành xứ Palestine, Samaria, Giuđêa và Galilê là những địa-danh mà thánh-nhân từng đặt chân đến. Thánh-nhân hành-trình băng qua sông Gio-đan đến Đất Lành để tái-diễn cuộc lưu-vong rút về từ sa-mạc, trong đó đoàn người kéo nhau diễn-hành đòi quyền sở-hữu đất đai mà người La Mã đang chiếm đoạt. Thánh Gioan dẫn-dắt dân con mọi người sống sao cho xứng với Đất Lành Chúa hứa ban.
Chúng-dân tụ-tập nơi đó, đã sẵn sàng nghe sứ-điệp do thánh-nhân chuyển-tải. Thật ra thì, phong-trào của nhóm Ét-xê-nô không chỉ giới-hạn cho dân thường từng sống ở Qumran, mà cho cả người sống ở vùng tiếp-giáp chốn thị-thành ở Palestine, nơi đó có khá nhiều.
Có thể, thánh-nhân từng đi Samaria vào lúc ông đề-nghị Chúa trở về với Giuđêa. Samaria là nơi khó đến và thánh Gioan từng là thủ-lãnh có kinh-nghiệm nhiều về chốn này. Tuy thế, nhiều văn-bản cũ/xưa khiến người đọc có cảm-giác là: thánh Gioan ít thành-công ở nơi này, dù việc đó không do tài diễn-giảng của thánh-nhân có thiếu xót. Điều dễ hiểu, là: người Sa-ma-ri-ta-nô ít bị người Do thái thuyết-phục quay về lại. Đàng khác, nhiều tín-hữu cho thấy Đức Giêsu thành-công ở Giuđêa hơn nơi khác. Lý do, vì xứ-miền này được chuẩn-bị khá kỹ và người ở nơi này dễ lắng nghe người Do thái hơn. Cả đến nhóm Biệt Phái vốn rất mạnh ở Giuđêa cũng không tỏ ra tiêu-cực với phong-trào sống lành-thánh.
Chúa từng hoạt động như Đấng Tẩy Rửa cũng vào thời đó. Điều này có nghĩa là: Ngài hoạt-động theo truyền-thống của thánh Gioan và Ngài cũng rao giảng sứ-vụ của thánh-nhân. Một điều lý thú khác, là: Chúa chịu thanh-tẩy trong thời gian Ngài hoạt-động công-khai với công cuộc mục-vụ này. Điều này, có thể do Chúa muốn canh-tân công việc mà thánh Gioan từng làm. Vào thời này, Chúa có nhiều người dấn bước theo Ngài, sau khi đã theo thánh Gioan rất lâu. Cũng có thể, là: người được Chúa thanh-tẩy từng mất lien-lạc cả với thánh Gioan lẫn Đức Giêsu. Có thể một số vị lại đã xuất-hiện như được kể ở sách Công Vụ đoạn 18.
Các nhà chú giải cho thấy: Đức Giêsu chỉ hợp-tác với thánh Gioan khi Ngài ở độ tuổi ba mươi, thôi. Có thể chỉ một năm. Có thể suốt ba năm trường. Khi Chúa quyết định rời gia đình, bỏ công ăn việc làm và rời nơi Ngài sinh sống, nữa. Điều này được chứng-thực bằng thái-độ ngạc-nhiên từ người địa phương với Ngài. Ngài làm thế, với mục đích kiếm tìm cho đời Ngài một đường-hướng rất rõ. Ngài sinh-hoạt giúp thánh Gioan Tiền Hô, chừng vài tháng. Sau đó, Ngài rời bỏ thánh Gioan Tẩy Giả để chuyên-sâu với công-cuộc “mục vụ” của riêng Ngài.
Đức Giêsu phản-đối chủ nghĩa nâng nhắc Đức Mêsia theo kiểu Antipas mà thánh Gioan có lần chủ-trương. Vào tuổi trưởng thành, Chúa hoạt-động khác hẳn thánh Gioan. Ngài không theo đuổi chủ-thuyết Thiên-Sai đạo-đức tchỉ theo nghi-thức. Nhưng, Ngài tự định-vị chính Ngài với nhóm người đói nghèo, hèn kém không ranh giới, vẫn hoà hợp với họ trong tương-quan nhào-quyện như kết quả của kinh-nghiệm trầm-lắng linh-đạo, sau khi Ngài nhận lãnh thanh-tẩy.
Ngài khám phá ra rằng Thiên-Chúa-là-Cha cũng đã làm thế. Và khi mọi người sống giống như thế, thì Vương Quốc Nước Trời sẽ tỏ-hiện ngang qua các buổi “chữa lành” có ăn uống và có cả truyện kể/dụ ngôn… Tất cả mọi việc như thế đã tái-tạo và phục-hồi sức sống đầy truyền-thống nơi thôn làng ở trên đồi hoặc gần hồ gần biển vẫn sẻ-san lối sống có giao-ước, trong hiện thực. Đó là tầm nhìn không nghiêng về người được tuyển-chọn cách riêng rẽ qua hệ-thống phân-phối đồng đều. Đây là xã-hội có liên-kết hỗ-trợ gồm những người tự coi mình như lữ-hành về tương-lai tốt đẹp hơn.
Đức Giêsu vừa theo khuynh-hướng Thiên Sai, vừa phản-chống trào-lưu duy-Thiên-Sai, theo cung-cách rất mới. Mới, cả về lề-lối đối-kháng đạo-giáo nào chỉ biết có nghi-thức ít chất Đạo cũng như lề-lối sống Đạo theo kiểu mới. Ngài cho mọi người thấy đường-lối khác-biệt vốn dĩ trở-thành người Do thái sống thực Giao-ước.
Ngài đòi dân con đồ đệ hãy rời gia-đình/chòm xóm ra đi trở thành lữ-hành, về khắp chốn. Ngài cũng cho phép phụ-nữ từng bị cấm đi theo, được gia-nhập đoàn lữ-hành, chuyên rao giảng. Ngài thực-hiện sứ-vụ lạc-quan vui vẻ với tính cánh-chung đổi mới cuộc đời mọi người. Ngài như ngôn sứ Êlya nay về lại. Ngài giống ngôn-sứ Giêrêmia khởi-sự đi vào cuộc kết-cuộc có trật tự trong hiện-tại của mọi sự.
Kết cuộc, để thực-hiện được công việc này, Ngài bị rắc rối với giới cầm quyền chính-trị và tôn-giáo, tức người La Mã và Do thái từng hợp tác với Antipas ở Galilê; và Philatô ở Giuđêa. Khi nói “Ngài chết cho tội lỗi của ta”, chính là hiểu theo nghĩa lỗi/tội phá nguyên-tắc nền-tảng để sống thực Giao ước. Vua quan, thái thú, hàng tư-tế nhũng lạm và khách hàng nhiều tham-vọng, tất cả đã cương-quyết cải tổ phe nhóm tôn giáo, đều đóng góp vào đó. Tất cả, thay vì tạo phúc-lợi cho mọi người, lại khiến một số người bị đẩy lùi, cách chia. Đó là khía cạnh méo-mó của sự nhào-quyện bao gộp nhau, gây lầm lỡ. Và, Chúa muốn chỉnh-đốn bãi bỏ lề-thói đó. Và, Ngài đã bị giết chết vì muốn đi đến kỳ cùng một kết cuộc.
Trên hết mọi sự, Đức Giêsu xuất hiện ở đây không như Đấng Bậc văn-minh, dễ nhìn chuyên hỗ trợ hệ-thống cầm quyền cả về chính-trị lẫn tôn-giáo. Ngài không là người chống-đối bất-bạo-động, nhưng là người đối-kháng đích-thực. Việc Đức Giêsu làm, là hoàn-tất việc trở lại của người Do-thái từ chốn lưu-vong, lạc-lõng. Vương Quốc Nước Trời, có nghĩa: không phải Thiên Chúa chẳng cai trị trên thứ gì hết, nhưng Ngài tái-tạo bình-an tận gốc rễ của tạo-dựng và duy trì bình-an ấy. Thần-học tạo-dựng lâu nay vẫn nhấn mạnh đường lối hoạt-động của Chúa, rất như thế.
Cảm-thông công-trình mục-vụ của Chúa, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên còn vang vọng, rằng:
“Trăng lên, nước lặng, tre la đà,
Rơi bóng im trên đám cỏ hoa.
Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,
Tiếng ca chen lấn từ trong ra.”
(Hàn Mặc Tử - Nụ Cười)
Mùa Vọng mong chờ Chúa đến lại, ta luôn có nụ cười. Vẫn cứ cười vui, dù “trăng lên, nước lặng, tre la đà”. Dù, “bóng có rơi im trên đám cỏ hoa”, vẫn vui cười. Vui và cười, “có tiếng ca chen lấn từ trong ra”, “có tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc.” Bởi, tất cả đều vẫn cười vui trong chờ đợi Chúa đến chung vui, với mọi người.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
“Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,”
“Tiếng ca chen lẫn, từ trong ra.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 3: 1-12
Lau cỏ mọc, nhà thơ thấy tiếng ca chen lẫn từ trong ra. Tiếng động sau cùng, nhà Đạo cũng thấy đấng Tiền Hô, nay im bóng cỏ hoa, trăng nước lặng, có cảnh tình được thánh-sử tả ở trình thuật.
Trình thuật, nay thánh Mát-thêu ghi về đấng thánh Tiền Hô loan báo việc Chúa bắt đầu cuộc đời hoạt động thật sôi nổi. Trình thuật cũng kể về việc Chúa được thánh Gioan thanh tẩy ở sông Giođan, qua đó người đọc thấy rõ sứ vụ chính trị và tôn giáo được thánh nhân triển khai bằng việc rao báo Chúa xuất hiện, ở sa-mạc. Và, người đọc lại cũng hiểu là thánh Gioan có ác-cảm với công-tác mục-vụ của hàng tư-tế ở đền thánh Giêrusalem, mà theo các nhà chú giải, thì thánh-nhân đã thừa-hưởng lai-lịch từ hệ Qumran.
Thánh Gioan tuy hoạt động rao báo rất trổi trang, nhưng thánh-nhân không góp phần cải-tổ nền chính-trị thời đó, và công việc của thánh-nhân mang tính linh-đạo nhằm cải-thiện tính thánh-thiện của người dân theo cách-thức mà các thể chế Do thái từng thất bại. Thánh Gioan không chống đối các thể chế như thế, mà chỉ muốn làm tốt hơn những gì quan dân thời ấy vẫn cứ làm. Thánh-nhân cũng không phản-bác lề-lối sinh-hoạt gia đình và chẳng bận tâm gì đến lối sống của người Do thái vẫn như cũ.
Ngược giòng lịch-sử, văn-chương Do thái không có bằng chứng nào biểu-lộ cho thấy giới cầm quyền ở đây chống lại thánh Gioan Tiền Hô, hết. Riêng về lối sống, thánh-nhân không sống với gia đình, cũng không thuộc thể-chế nào đáng kể nhưng được hệ-thống Qumran hỗ trợ. Động-lực thúc-đẩy thánh-nhân sống đời mục-vụ là do hăng say sốt sắng trải dài nơi tính lành-thánh của người Do thái. Thánh-nhân không hành xử như người Biệt-Phái, mà chỉ muốn tập-trung vào khía-cạnh đạo đức ẩn-tàng nơi luật Torah về cuộc sống đời thường, và thánh-nhân lại theo đường lối tư-riêng để sống lành-thánh cách triệt-để mà Chúa đòi hỏi, ở mỗi người.
Mục vụ kiểu thánh Gioan Tiền Hô không đặt nặng lên số người dấn thân vào sa-mạc để được thanh-tẩy và sống cùng đấng thánh, bởi chẳng mấy ai sống được ở chốn khốn-khó như thế. Các nhà lữ-hành vẫn ngang qua đó để đến Giêrusalem. Thêm vào đó, còn có các vị những muốn tránh cơn lạnh mùa Đông ở Giêrusalem hoặc những người tò mò từ Giê-ri-khô đến nghe đấng thánh giảng-thuyết.
Rõ ràng, những người như thế đâu có nghèo và cũng chẳng hèn. Đến với quần chúng, lẽ ra thánh-nhân phải đến với xứ miền nhiều cư-dân như ở chốn thị-thành xứ Palestine, Samaria, Giuđêa và Galilê là những địa-danh mà thánh-nhân từng đặt chân đến. Thánh-nhân hành-trình băng qua sông Gio-đan đến Đất Lành để tái-diễn cuộc lưu-vong rút về từ sa-mạc, trong đó đoàn người kéo nhau diễn-hành đòi quyền sở-hữu đất đai mà người La Mã đang chiếm đoạt. Thánh Gioan dẫn-dắt dân con mọi người sống sao cho xứng với Đất Lành Chúa hứa ban.
Chúng-dân tụ-tập nơi đó, đã sẵn sàng nghe sứ-điệp do thánh-nhân chuyển-tải. Thật ra thì, phong-trào của nhóm Ét-xê-nô không chỉ giới-hạn cho dân thường từng sống ở Qumran, mà cho cả người sống ở vùng tiếp-giáp chốn thị-thành ở Palestine, nơi đó có khá nhiều.
Có thể, thánh-nhân từng đi Samaria vào lúc ông đề-nghị Chúa trở về với Giuđêa. Samaria là nơi khó đến và thánh Gioan từng là thủ-lãnh có kinh-nghiệm nhiều về chốn này. Tuy thế, nhiều văn-bản cũ/xưa khiến người đọc có cảm-giác là: thánh Gioan ít thành-công ở nơi này, dù việc đó không do tài diễn-giảng của thánh-nhân có thiếu xót. Điều dễ hiểu, là: người Sa-ma-ri-ta-nô ít bị người Do thái thuyết-phục quay về lại. Đàng khác, nhiều tín-hữu cho thấy Đức Giêsu thành-công ở Giuđêa hơn nơi khác. Lý do, vì xứ-miền này được chuẩn-bị khá kỹ và người ở nơi này dễ lắng nghe người Do thái hơn. Cả đến nhóm Biệt Phái vốn rất mạnh ở Giuđêa cũng không tỏ ra tiêu-cực với phong-trào sống lành-thánh.
Chúa từng hoạt động như Đấng Tẩy Rửa cũng vào thời đó. Điều này có nghĩa là: Ngài hoạt-động theo truyền-thống của thánh Gioan và Ngài cũng rao giảng sứ-vụ của thánh-nhân. Một điều lý thú khác, là: Chúa chịu thanh-tẩy trong thời gian Ngài hoạt-động công-khai với công cuộc mục-vụ này. Điều này, có thể do Chúa muốn canh-tân công việc mà thánh Gioan từng làm. Vào thời này, Chúa có nhiều người dấn bước theo Ngài, sau khi đã theo thánh Gioan rất lâu. Cũng có thể, là: người được Chúa thanh-tẩy từng mất lien-lạc cả với thánh Gioan lẫn Đức Giêsu. Có thể một số vị lại đã xuất-hiện như được kể ở sách Công Vụ đoạn 18.
Các nhà chú giải cho thấy: Đức Giêsu chỉ hợp-tác với thánh Gioan khi Ngài ở độ tuổi ba mươi, thôi. Có thể chỉ một năm. Có thể suốt ba năm trường. Khi Chúa quyết định rời gia đình, bỏ công ăn việc làm và rời nơi Ngài sinh sống, nữa. Điều này được chứng-thực bằng thái-độ ngạc-nhiên từ người địa phương với Ngài. Ngài làm thế, với mục đích kiếm tìm cho đời Ngài một đường-hướng rất rõ. Ngài sinh-hoạt giúp thánh Gioan Tiền Hô, chừng vài tháng. Sau đó, Ngài rời bỏ thánh Gioan Tẩy Giả để chuyên-sâu với công-cuộc “mục vụ” của riêng Ngài.
Đức Giêsu phản-đối chủ nghĩa nâng nhắc Đức Mêsia theo kiểu Antipas mà thánh Gioan có lần chủ-trương. Vào tuổi trưởng thành, Chúa hoạt-động khác hẳn thánh Gioan. Ngài không theo đuổi chủ-thuyết Thiên-Sai đạo-đức tchỉ theo nghi-thức. Nhưng, Ngài tự định-vị chính Ngài với nhóm người đói nghèo, hèn kém không ranh giới, vẫn hoà hợp với họ trong tương-quan nhào-quyện như kết quả của kinh-nghiệm trầm-lắng linh-đạo, sau khi Ngài nhận lãnh thanh-tẩy.
Ngài khám phá ra rằng Thiên-Chúa-là-Cha cũng đã làm thế. Và khi mọi người sống giống như thế, thì Vương Quốc Nước Trời sẽ tỏ-hiện ngang qua các buổi “chữa lành” có ăn uống và có cả truyện kể/dụ ngôn… Tất cả mọi việc như thế đã tái-tạo và phục-hồi sức sống đầy truyền-thống nơi thôn làng ở trên đồi hoặc gần hồ gần biển vẫn sẻ-san lối sống có giao-ước, trong hiện thực. Đó là tầm nhìn không nghiêng về người được tuyển-chọn cách riêng rẽ qua hệ-thống phân-phối đồng đều. Đây là xã-hội có liên-kết hỗ-trợ gồm những người tự coi mình như lữ-hành về tương-lai tốt đẹp hơn.
Đức Giêsu vừa theo khuynh-hướng Thiên Sai, vừa phản-chống trào-lưu duy-Thiên-Sai, theo cung-cách rất mới. Mới, cả về lề-lối đối-kháng đạo-giáo nào chỉ biết có nghi-thức ít chất Đạo cũng như lề-lối sống Đạo theo kiểu mới. Ngài cho mọi người thấy đường-lối khác-biệt vốn dĩ trở-thành người Do thái sống thực Giao-ước.
Ngài đòi dân con đồ đệ hãy rời gia-đình/chòm xóm ra đi trở thành lữ-hành, về khắp chốn. Ngài cũng cho phép phụ-nữ từng bị cấm đi theo, được gia-nhập đoàn lữ-hành, chuyên rao giảng. Ngài thực-hiện sứ-vụ lạc-quan vui vẻ với tính cánh-chung đổi mới cuộc đời mọi người. Ngài như ngôn sứ Êlya nay về lại. Ngài giống ngôn-sứ Giêrêmia khởi-sự đi vào cuộc kết-cuộc có trật tự trong hiện-tại của mọi sự.
Kết cuộc, để thực-hiện được công việc này, Ngài bị rắc rối với giới cầm quyền chính-trị và tôn-giáo, tức người La Mã và Do thái từng hợp tác với Antipas ở Galilê; và Philatô ở Giuđêa. Khi nói “Ngài chết cho tội lỗi của ta”, chính là hiểu theo nghĩa lỗi/tội phá nguyên-tắc nền-tảng để sống thực Giao ước. Vua quan, thái thú, hàng tư-tế nhũng lạm và khách hàng nhiều tham-vọng, tất cả đã cương-quyết cải tổ phe nhóm tôn giáo, đều đóng góp vào đó. Tất cả, thay vì tạo phúc-lợi cho mọi người, lại khiến một số người bị đẩy lùi, cách chia. Đó là khía cạnh méo-mó của sự nhào-quyện bao gộp nhau, gây lầm lỡ. Và, Chúa muốn chỉnh-đốn bãi bỏ lề-thói đó. Và, Ngài đã bị giết chết vì muốn đi đến kỳ cùng một kết cuộc.
Trên hết mọi sự, Đức Giêsu xuất hiện ở đây không như Đấng Bậc văn-minh, dễ nhìn chuyên hỗ trợ hệ-thống cầm quyền cả về chính-trị lẫn tôn-giáo. Ngài không là người chống-đối bất-bạo-động, nhưng là người đối-kháng đích-thực. Việc Đức Giêsu làm, là hoàn-tất việc trở lại của người Do-thái từ chốn lưu-vong, lạc-lõng. Vương Quốc Nước Trời, có nghĩa: không phải Thiên Chúa chẳng cai trị trên thứ gì hết, nhưng Ngài tái-tạo bình-an tận gốc rễ của tạo-dựng và duy trì bình-an ấy. Thần-học tạo-dựng lâu nay vẫn nhấn mạnh đường lối hoạt-động của Chúa, rất như thế.
Cảm-thông công-trình mục-vụ của Chúa, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên còn vang vọng, rằng:
“Trăng lên, nước lặng, tre la đà,
Rơi bóng im trên đám cỏ hoa.
Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,
Tiếng ca chen lấn từ trong ra.”
(Hàn Mặc Tử - Nụ Cười)
Mùa Vọng mong chờ Chúa đến lại, ta luôn có nụ cười. Vẫn cứ cười vui, dù “trăng lên, nước lặng, tre la đà”. Dù, “bóng có rơi im trên đám cỏ hoa”, vẫn vui cười. Vui và cười, “có tiếng ca chen lấn từ trong ra”, “có tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc.” Bởi, tất cả đều vẫn cười vui trong chờ đợi Chúa đến chung vui, với mọi người.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kết thúc khóa họp của Hội đồng 8 Hồng y cố vấn của Đức Thánh Cha
Lm. Trần Đức Anh OP
11:38 05/12/2013
VATICAN. ĐTC đã chấp nhận đề nghị của các HY cố vấn và sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt của Tòa Thánh bảo vệ các trẻ em.
Trong cuộc họp báo sáng ngày 5-12-2013, ĐHY Sean O'Malley, dòng Capuchino, TGM giáo phận Boston, Hoa Kỳ, 1 trong 8 HY cố vấn của ĐGH về việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh, cho biết Ủy ban đặc biệt mà ĐTC đồng ý thành lập, có nhiệm vụ cố vấn cho ngài về sự quyết tâm của Tòa Thánh trong việc bảo vệ các trẻ em, và quan tâm săn sóc mục vụ cho các nạn nhân bị lạm dụng. Ủy ban cũng trình báo về tình trạng hiện nay của các chương trình bảo vệ trẻ em, đưa ra những đề nghị về những sáng kiến mới từ phía các cơ quan trung ương Tòa Thánh, trong sự cộng tác với các GM, các HĐGM, các Bề trên và Hiệp Hội các Bề trên dòng tu, đề nghị tên của những người thích hợp để nhất loạt thực hiện các sáng kiến mới, trong số này có cả giáo dân, LM, tu sĩ nam nữ, chuyên về vấn đề an ninh trẻ em, về quan hệ với cac nạn nhân, về sức khỏe tâm thần, và việc áp dụng luật pháp, v.v..
ĐHY O'Malley cũng nói rằng thành phần và thẩm quyền của Ủy ban sẽ được ĐTC thông báo với một văn kiện thích hợp.
Cũng trong cuộc họp báo, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong 3 ngày họp, Hội đồng 8 HY cố vấn đã duyệt qua các Bộ của Tòa Thánh với mục đích tiến hành việc cải tổ sâu rộng, cụ thể là đi tới một Tông Hiến mới, thay thế Tông Hiến Pastor bonus (Mục Tử nhân lành) do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành hồi tháng 6-1988 về các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Trong khóa họp thứ 3 từ ngày 17 đến 19-2 năm 2014, Hội đồng 8 HY cố vấn sẽ tiếp tục các công tác theo chiều hướng này, liền sau đó là công nghị các Hồng Y, trong hai ngày 20 và 21-2. Ngày 22-2, ĐTC sẽ tấn phong các HY mới. Ngày 23-2 sau đó, ngài sẽ chủ sự thánh lễ với các HY mới và Hồng Y đoàn.
Tiếp đến, trong hai ngày 24 và 25-2-2014, sẽ có khóa họp của Hội đồng chuẩn bị Thượng HĐGM khóa đặc biệt, sẽ tiến hành từ ngày 5 đến 19-10 năm tới, 2014, về ”Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh truyền giảng Tin Mừng”. (SD 5-12-2013)
Trong cuộc họp báo sáng ngày 5-12-2013, ĐHY Sean O'Malley, dòng Capuchino, TGM giáo phận Boston, Hoa Kỳ, 1 trong 8 HY cố vấn của ĐGH về việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh, cho biết Ủy ban đặc biệt mà ĐTC đồng ý thành lập, có nhiệm vụ cố vấn cho ngài về sự quyết tâm của Tòa Thánh trong việc bảo vệ các trẻ em, và quan tâm săn sóc mục vụ cho các nạn nhân bị lạm dụng. Ủy ban cũng trình báo về tình trạng hiện nay của các chương trình bảo vệ trẻ em, đưa ra những đề nghị về những sáng kiến mới từ phía các cơ quan trung ương Tòa Thánh, trong sự cộng tác với các GM, các HĐGM, các Bề trên và Hiệp Hội các Bề trên dòng tu, đề nghị tên của những người thích hợp để nhất loạt thực hiện các sáng kiến mới, trong số này có cả giáo dân, LM, tu sĩ nam nữ, chuyên về vấn đề an ninh trẻ em, về quan hệ với cac nạn nhân, về sức khỏe tâm thần, và việc áp dụng luật pháp, v.v..
ĐHY O'Malley cũng nói rằng thành phần và thẩm quyền của Ủy ban sẽ được ĐTC thông báo với một văn kiện thích hợp.
Cũng trong cuộc họp báo, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong 3 ngày họp, Hội đồng 8 HY cố vấn đã duyệt qua các Bộ của Tòa Thánh với mục đích tiến hành việc cải tổ sâu rộng, cụ thể là đi tới một Tông Hiến mới, thay thế Tông Hiến Pastor bonus (Mục Tử nhân lành) do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành hồi tháng 6-1988 về các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Trong khóa họp thứ 3 từ ngày 17 đến 19-2 năm 2014, Hội đồng 8 HY cố vấn sẽ tiếp tục các công tác theo chiều hướng này, liền sau đó là công nghị các Hồng Y, trong hai ngày 20 và 21-2. Ngày 22-2, ĐTC sẽ tấn phong các HY mới. Ngày 23-2 sau đó, ngài sẽ chủ sự thánh lễ với các HY mới và Hồng Y đoàn.
Tiếp đến, trong hai ngày 24 và 25-2-2014, sẽ có khóa họp của Hội đồng chuẩn bị Thượng HĐGM khóa đặc biệt, sẽ tiến hành từ ngày 5 đến 19-10 năm tới, 2014, về ”Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh truyền giảng Tin Mừng”. (SD 5-12-2013)
Năm mươi năm Inter Mirifica
Vũ Văn An
17:46 05/12/2013
Hôm qua, ngày 4 tháng Mười Hai, chúng ta đã kỷ niệm năm thứ 50 ngày công bố Sắc Lệnh về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội của Công Đồng Vatican II, tức Sắc Lệnh Inter Mirifica. Cùng với văn kiện này, ta cũng mừng kỷ niệm năm thứ 50 ngày ban hành Hiến Chế Tín Lý về Phụng Vụ, gọi là Sacrosanctum Concilium.
Khi các Nghị Phụ nhóm họp nhau đầu thập niên 1960, chắc chắn các ngài không có ý niệm gì về việc ngành truyền thông xã hội sẽ phát triển và tiến bộ ra sao từ ngày văn kiện này được Đức Phaolô VI ban hành. Trong thập niên 1960, các máy vi tính còn chiếm trọn cả những căn phòng lớn, bây giờ chúng nằm trong bàn tay ta. Các tiến bộ kỹ thuật đã tiến bộ vượt bậc trong 50 năm qua, nhất là trong 20 năm gần đây với những máy vi tính nằm gọn trong lòng (laptop), điện thoại thông minh, vi tính mỏng như phiến gỗ (tablet) và nhiều dụng cụ khác nữa.
Những dụng cụ này không những làm thế giới của ta tiến bộ, mà Giáo Hội cũng đang sử dụng chúng, cùng với liên mạng, sách mặt, twitter, và nhiều chương trình truyền thông khác cũng như các ứng dụng Công Giáo để loan báo cùng một Tin Mừng từng được các Tông Đồ loan báo cách nay 2000 năm. Đề nghị 18 của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa tuyên bố rằng “giáo dục cách sử dụng khôn ngoan và xây dựng các phương tiện truyền thông xã hội là một phương thế quan trọng cần được tận dụng trong công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”.
Nhiều chủng sinh, phó tế, linh mục, giám mục, nữ tu, hội dòng, giáo phận, tổng giáo phận và ngay cả Đức Giáo Hoàng (@Pontifex) đều đã có một trương mục Twitter, một trang Sách Mặt, hoặc cả hai. Thế giới Blog Công Giáo cũng nổ bùng trong mấy năm qua với thật nhiều giáo dân mở các blog song song với các giáo sĩ và tu sĩ để cổ vũ nét đẹp và sự thật của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội Người.
Tuy nhiên, dù với bấy nhiêu điều được trình bày trên liên mạng liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, người ta ngạc nhiên khi thấy thậm chí ngay tại Hoa Kỳ cũng chỉ có 13% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật đều đặn biết đến sự có mặt của Công Giáo trên trực tuyến mà thôi.
Như thế, dù sắc lệnh Inter Mirifica vốn từng có mặt trong đời sống Giáo Hội từ lâu, ta vẫn còn phải làm nhiều điều hơn nữa, nếu con số thống kê này chính xác. Quả tình cần tới 50 năm sau công đồng, các văn kiện của nó mới được cảm nhận là hiện hữu trong sinh hoạt Giáo Hội. Có thể nói, chúng mới ở giai đoạn đầu đem lại kết quả. Như thế cũng đủ để ta phấn khích làm người Công Giáo.
Thiển nghĩ người Công Giáo nào cũng nên tìm đọc lại Sắc Lệnh Inter Mirifica này. Đây là một văn kiện tương đối ngắn và dễ đọc dễ hiểu. Bản dịch tiếng Việt đã có từ lâu, ít nhất từ năm 1972, do công phu của các sinh viên Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt (1) với phần giới thiệu và ghi chú. Ấn bản năm 1980 còn có Bản Mục Lục Nguồn Trích Dẫn, Vaticanô II Tự Trích Dẫn, Mục Lục Chi Tiết Các Văn Kiện và nhất là Bản Mục Lục Phân Tích Chủ Đề dầy tới gần 450 trang.
Dưới đây là 5 trích đoạn rất đáng chú ý của Inter Mirifica:
1. Ý nghĩa từ ngữ: “Trong những phát minh kỳ diệu về kỹ thuật, mà, nhờ ơn Chúa, tài năng con người đã từng khai thác từ tạo vật, nhất là trong thời đại chúng ta, thì Giáo Hội là Mẹ, đặc biệt ân cần tiếp đón và theo dõi, từ những phát minh liên quan đặc biệt tới tinh thần con người, đến những phát minh mở nhiều con đường mới để truyền thông một cách hết sức dễ dàng đủ các loại tin tức, tư tưởng và mệnh lệnh. Tuy nhiên giữa những phát minh này, trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có liên hệ và ảnh hưởng đến từng người, mà còn đến chính đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại như báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự. Do đó những phương tiện này đáng được gọi là những phương tiện truyền thông xã hội” (số 1).
2. Nhiệm vụ của Giáo Hội: “Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, và do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội mà loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.
“Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.
“Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa” (số 3)
3. Sáng kiến của người Công Giáo: “Trước hết phải cổ võ báo chí lành mạnh, tuy nhiên để độc giả thấm nhiễm đầy đủ tinh thần Kitô giáo, cũng phải thúc đẩy báo chí chính thức của Công Giáo, nghĩa là báo chí - hoặc do chính giáo quyền hoặc những người Công Giáo trực tiếp đề xướng và điều hành - được công khai xuất bản trong tinh thần xây dựng, củng cố và cổ võ những dư luận phù hợp với luật tự nhiên, với giáo lý và quy luật Công Giáo, và để phổ biến cùng giải thích đúng đắn những sự kiện liên quan đến đời sống Giáo Hội. Cũng phải dạy các tín hữu việc cần phải đọc và phổ biến các báo chí Công Giáo, để họ biết phán đoán mọi biến cố theo quan niệm Kitô giáo.
“Phải dùng mọi phương thế hữu hiệu mà phát động và nâng đỡ việc sản xuất và chiếu những phim ảnh có ích cho việc giải trí lành mạnh, văn hóa và nghệ thuật của nhân loại, nhất là những phim ảnh dành riêng cho giới trẻ. Muốn thế phải nâng đỡ và đồng thời liên kết tài nguyên và những sáng kiến của các nhà sản xuất cũng như của những nhà phân phối có lương tâm, tán thưởng, nâng đỡ và liên kết những rạp do người Công Giáo và người đứng đắn khai thác.
“Cũng thế phải giúp đỡ hữu hiệu những buổi phát thanh, phát hình lành mạnh, nhất là những chương trình thích hợp với gia đình. Phải khôn khéo cổ võ những chương trình Công Giáo, để nhờ đó dẫn đưa thính giả và khán giả tham dự đời sống Giáo Hội và làm cho họ thấm nhiễm những chân lý tôn giáo. Và nếu cần cũng phải lo thành lập các đài Công Giáo; tuy nhiên phải cẩn thận lo liệu cho chương trình các đài này được hoàn bị thích hợp và hữu hiệu.
“Hơn nữa nên lo liệu cho nền kịch nghệ cao quý và cổ truyền - một nghệ thuật được phổ biến sâu rộng nhờ những phương tiện truyền thông xã hội - biết hướng về việc giáo dục khán giả và kiến tạo thuần phong mỹ tục” (số 14).
4. Huấn luyện người xử dụng, thụ hưởng… “Ðể xử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông xã hội này, những người xử dụng thuộc tuổi tác và văn hóa khác nhau cần phải được huấn luyện về lý thuyết và phần thực hành một cách thích hợp và riêng biệt. Vì thế, trong các trường Công Giáo thuộc mọi cấp, trong các Chủng Viện và trong cả những nhóm tông đồ giáo dân, phải cổ võ, tăng gia và theo nguyên tắc luân lý Kitô giáo hướng dẫn các tổ chức có khả năng theo đuổi mục đích này, nhất là những tổ chức dành riêng cho giới trẻ. Ðể mau đạt tới kết quả, lớp giáo lý cũng phải có phần trình bày và giải thích giáo thuyết và quy luật Công Giáo về vấn đề này” (số 16).
5. Thẩm quyền giám mục: “Các Giám Mục thì có bổn phận chăm sóc các công cuộc và các tổ chức thuộc loại này trong Giáo Phận mình. Các ngài phải cổ võ và nếu liên quan đến việc tông đồ chung, thì phải phối hợp chúng, kể cả những tổ chức thuộc quyền điều khiển của các tu sĩ miễn trừ” (số 20).
________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II, Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đà Lạt Việt Nam, Sài Gòn 1980. Có thể đọc trực tuyến trên www.catholic.org.tw/vntaiwan/vatican2/vatican2.htm.
Khi các Nghị Phụ nhóm họp nhau đầu thập niên 1960, chắc chắn các ngài không có ý niệm gì về việc ngành truyền thông xã hội sẽ phát triển và tiến bộ ra sao từ ngày văn kiện này được Đức Phaolô VI ban hành. Trong thập niên 1960, các máy vi tính còn chiếm trọn cả những căn phòng lớn, bây giờ chúng nằm trong bàn tay ta. Các tiến bộ kỹ thuật đã tiến bộ vượt bậc trong 50 năm qua, nhất là trong 20 năm gần đây với những máy vi tính nằm gọn trong lòng (laptop), điện thoại thông minh, vi tính mỏng như phiến gỗ (tablet) và nhiều dụng cụ khác nữa.
Những dụng cụ này không những làm thế giới của ta tiến bộ, mà Giáo Hội cũng đang sử dụng chúng, cùng với liên mạng, sách mặt, twitter, và nhiều chương trình truyền thông khác cũng như các ứng dụng Công Giáo để loan báo cùng một Tin Mừng từng được các Tông Đồ loan báo cách nay 2000 năm. Đề nghị 18 của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa tuyên bố rằng “giáo dục cách sử dụng khôn ngoan và xây dựng các phương tiện truyền thông xã hội là một phương thế quan trọng cần được tận dụng trong công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”.
Nhiều chủng sinh, phó tế, linh mục, giám mục, nữ tu, hội dòng, giáo phận, tổng giáo phận và ngay cả Đức Giáo Hoàng (@Pontifex) đều đã có một trương mục Twitter, một trang Sách Mặt, hoặc cả hai. Thế giới Blog Công Giáo cũng nổ bùng trong mấy năm qua với thật nhiều giáo dân mở các blog song song với các giáo sĩ và tu sĩ để cổ vũ nét đẹp và sự thật của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội Người.
Tuy nhiên, dù với bấy nhiêu điều được trình bày trên liên mạng liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, người ta ngạc nhiên khi thấy thậm chí ngay tại Hoa Kỳ cũng chỉ có 13% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật đều đặn biết đến sự có mặt của Công Giáo trên trực tuyến mà thôi.
Như thế, dù sắc lệnh Inter Mirifica vốn từng có mặt trong đời sống Giáo Hội từ lâu, ta vẫn còn phải làm nhiều điều hơn nữa, nếu con số thống kê này chính xác. Quả tình cần tới 50 năm sau công đồng, các văn kiện của nó mới được cảm nhận là hiện hữu trong sinh hoạt Giáo Hội. Có thể nói, chúng mới ở giai đoạn đầu đem lại kết quả. Như thế cũng đủ để ta phấn khích làm người Công Giáo.
Thiển nghĩ người Công Giáo nào cũng nên tìm đọc lại Sắc Lệnh Inter Mirifica này. Đây là một văn kiện tương đối ngắn và dễ đọc dễ hiểu. Bản dịch tiếng Việt đã có từ lâu, ít nhất từ năm 1972, do công phu của các sinh viên Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt (1) với phần giới thiệu và ghi chú. Ấn bản năm 1980 còn có Bản Mục Lục Nguồn Trích Dẫn, Vaticanô II Tự Trích Dẫn, Mục Lục Chi Tiết Các Văn Kiện và nhất là Bản Mục Lục Phân Tích Chủ Đề dầy tới gần 450 trang.
Dưới đây là 5 trích đoạn rất đáng chú ý của Inter Mirifica:
1. Ý nghĩa từ ngữ: “Trong những phát minh kỳ diệu về kỹ thuật, mà, nhờ ơn Chúa, tài năng con người đã từng khai thác từ tạo vật, nhất là trong thời đại chúng ta, thì Giáo Hội là Mẹ, đặc biệt ân cần tiếp đón và theo dõi, từ những phát minh liên quan đặc biệt tới tinh thần con người, đến những phát minh mở nhiều con đường mới để truyền thông một cách hết sức dễ dàng đủ các loại tin tức, tư tưởng và mệnh lệnh. Tuy nhiên giữa những phát minh này, trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có liên hệ và ảnh hưởng đến từng người, mà còn đến chính đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại như báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự. Do đó những phương tiện này đáng được gọi là những phương tiện truyền thông xã hội” (số 1).
2. Nhiệm vụ của Giáo Hội: “Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, và do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội mà loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.
“Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.
“Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa” (số 3)
3. Sáng kiến của người Công Giáo: “Trước hết phải cổ võ báo chí lành mạnh, tuy nhiên để độc giả thấm nhiễm đầy đủ tinh thần Kitô giáo, cũng phải thúc đẩy báo chí chính thức của Công Giáo, nghĩa là báo chí - hoặc do chính giáo quyền hoặc những người Công Giáo trực tiếp đề xướng và điều hành - được công khai xuất bản trong tinh thần xây dựng, củng cố và cổ võ những dư luận phù hợp với luật tự nhiên, với giáo lý và quy luật Công Giáo, và để phổ biến cùng giải thích đúng đắn những sự kiện liên quan đến đời sống Giáo Hội. Cũng phải dạy các tín hữu việc cần phải đọc và phổ biến các báo chí Công Giáo, để họ biết phán đoán mọi biến cố theo quan niệm Kitô giáo.
“Phải dùng mọi phương thế hữu hiệu mà phát động và nâng đỡ việc sản xuất và chiếu những phim ảnh có ích cho việc giải trí lành mạnh, văn hóa và nghệ thuật của nhân loại, nhất là những phim ảnh dành riêng cho giới trẻ. Muốn thế phải nâng đỡ và đồng thời liên kết tài nguyên và những sáng kiến của các nhà sản xuất cũng như của những nhà phân phối có lương tâm, tán thưởng, nâng đỡ và liên kết những rạp do người Công Giáo và người đứng đắn khai thác.
“Cũng thế phải giúp đỡ hữu hiệu những buổi phát thanh, phát hình lành mạnh, nhất là những chương trình thích hợp với gia đình. Phải khôn khéo cổ võ những chương trình Công Giáo, để nhờ đó dẫn đưa thính giả và khán giả tham dự đời sống Giáo Hội và làm cho họ thấm nhiễm những chân lý tôn giáo. Và nếu cần cũng phải lo thành lập các đài Công Giáo; tuy nhiên phải cẩn thận lo liệu cho chương trình các đài này được hoàn bị thích hợp và hữu hiệu.
“Hơn nữa nên lo liệu cho nền kịch nghệ cao quý và cổ truyền - một nghệ thuật được phổ biến sâu rộng nhờ những phương tiện truyền thông xã hội - biết hướng về việc giáo dục khán giả và kiến tạo thuần phong mỹ tục” (số 14).
4. Huấn luyện người xử dụng, thụ hưởng… “Ðể xử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông xã hội này, những người xử dụng thuộc tuổi tác và văn hóa khác nhau cần phải được huấn luyện về lý thuyết và phần thực hành một cách thích hợp và riêng biệt. Vì thế, trong các trường Công Giáo thuộc mọi cấp, trong các Chủng Viện và trong cả những nhóm tông đồ giáo dân, phải cổ võ, tăng gia và theo nguyên tắc luân lý Kitô giáo hướng dẫn các tổ chức có khả năng theo đuổi mục đích này, nhất là những tổ chức dành riêng cho giới trẻ. Ðể mau đạt tới kết quả, lớp giáo lý cũng phải có phần trình bày và giải thích giáo thuyết và quy luật Công Giáo về vấn đề này” (số 16).
5. Thẩm quyền giám mục: “Các Giám Mục thì có bổn phận chăm sóc các công cuộc và các tổ chức thuộc loại này trong Giáo Phận mình. Các ngài phải cổ võ và nếu liên quan đến việc tông đồ chung, thì phải phối hợp chúng, kể cả những tổ chức thuộc quyền điều khiển của các tu sĩ miễn trừ” (số 20).
________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II, Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đà Lạt Việt Nam, Sài Gòn 1980. Có thể đọc trực tuyến trên www.catholic.org.tw/vntaiwan/vatican2/vatican2.htm.
Top Stories
Japon: L’Eglise catholique joint sa voix aux opposants à la loi sur les secrets d’Etat
Eglises d'Asie
12:28 05/12/2013
Le 6 décembre verra la clôture de l’actuelle session parlementaire et il est attendu que le Premier ministre Abe Shinzo obtienne de la Diète, où sa formation politique, le PLD, détient la majorité dans les deux Chambres qui la composent, le vote de sa très controversée Loi sur les secrets d’Etat. Il y a quelques semaines, alors que le débat prenait de l’ampleur dans le pays, l’Eglise catholique a joint sa voix aux opposants à ce projet de loi, le jugeant contraire aux principes fondamentaux inscrits dans la Constitution.
L’Eglise s’est exprimée sur ce sujet le 1er novembre dernier par le biais d’une lettre adressée au Premier ministre et signée de Mgr Matsuura Goro, évêque auxiliaire d’Osaka et président du Conseil ‘Justice et Paix’ de la Conférence épiscopale. En cinq points, elle y explique très clairement son opposition au projet de loi.
Le texte élargit la notion de « secret d’Etat » aux sujets touchant non seulement la défense, mais aussi la diplomatie, le contre-terrorisme et le contre-espionnage. Pour les évêques, cet élargissement n’est pas acceptable car il sera mis en œuvre en fonction de critères non spécifiés, fixés à la discrétion de la seule haute administration, dans « le secret ». Ils citent à cet égard la possibilité que les Forces d’auto-défense, qui constituent l’armée du pays, soient déployées à l’étranger en violation de l’article 9 de la Constitution, qui porte la renonciation du pays à la guerre comme moyen de règlement des conflits. Un tel déploiement pourrait en effet tomber sous le sceau du « secret » et ne pourrait être remis en cause par les citoyens, la presse, voire même la représentation parlementaire.
Les évêques dénoncent également les conséquences du texte de loi pour la diffusion d’informations au sujet, par exemple, de la centrale nucléaire de Fukushima. Alors même que le désastre que constitue cette centrale a révélé la collusion existant entre l’appareil bureaucratique et l’industrie nucléaire, de telles informations pourraient être interdites au prétexte de la lutte « contre le terrorisme ».
Dans leur troisième point, les évêques déplorent que la Diète, le Parlement japonais, qui pourtant « est définie par la Constitution comme l’organe le plus élevé de l’organisation étatique », se retrouve positionné plus bas que des organes administratifs.
La nouvelle législation « inhibera » l’activité des organes d’information, quand bien même « le droit de savoir » est garanti au peuple japonais par la Constitution, écrivent encore les évêques, qui évoquent, en dernier point, le risque de voir l’éventuelle répression d’un mouvement populaire entièrement passée sous silence car tant les médias que la Diète auront été muselés par l’administration en ayant recours à la notion de « secret d’Etat ».
Les évêques concluent en dénonçant le fait que, sous prétexte de renforcer l’alliance nippo-américaine, le texte de loi s’inscrit dans un projet plus large de « réinterprétation de la Constitution » et qu’il vient affaiblir la résolution du Japon à faire avancer la paix dans le monde en étant l’unique pays de la planète à avoir « à jamais » renoncé à la guerre.
A l’approche de la date du 6 décembre, la tension est progressivement montée entre partisans et opposants à ce projet de loi. Aujourd’hui 5 décembre, plusieurs milliers de personnes ont manifesté aux abords de la Diète pour exiger le respect de la Constitution, rappeler que la souveraineté appartenait au peuple et que les défenseurs de la liberté d’information n’étaient pas assimilables à des terroristes. Ces opposants étaient particulièrement irrités par les propos d’un haut responsable du PLD, tenus sur son blog il y a une semaine et selon lesquels descendre dans la rue pour manifester n’était « pas très différent d’un acte terroriste ».
Les médias, les organisations de défense des droits de l’homme, les avocats se sont mobilisés contre le projet de loi, pointant le fait qu’une définition aussi élargie de la notion de secret d’Etat renvoyait aux heures noires du régime militariste des années 1930 et de la seconde guerre mondiale. Mais le Premier ministre disposant de la majorité dans les deux Chambres de la Diète, les analystes tablaient sur une adoption définitive de ce projet de loi.
Pour les observateurs, le vote de cette loi s’inscrit dans le droit fil du projet politique défendu par le Premier ministre Abe et l’aile droite du PLD. La droite nationaliste n’a pas caché, tout au long de ces dernières années, que son objectif était de réviser la Constitution du pays, notamment son article 9, et qu’au-delà, elle visait à redéfinir les rapports entre l’Etat et les citoyens, le texte constitutionnel ne devant plus être un texte visant à garantir les droits des citoyens face à l’Etat mais devenant un outil destiné élargir et préserver la latitude d’action des autorités. Par la voix de leurs évêques, l’Eglise catholique, qui ne réunit pas plus de 0,5 % de la population du Japon, a dénoncé à plusieurs reprises ce projet. (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 décembre 2013)
L’Eglise s’est exprimée sur ce sujet le 1er novembre dernier par le biais d’une lettre adressée au Premier ministre et signée de Mgr Matsuura Goro, évêque auxiliaire d’Osaka et président du Conseil ‘Justice et Paix’ de la Conférence épiscopale. En cinq points, elle y explique très clairement son opposition au projet de loi.
Le texte élargit la notion de « secret d’Etat » aux sujets touchant non seulement la défense, mais aussi la diplomatie, le contre-terrorisme et le contre-espionnage. Pour les évêques, cet élargissement n’est pas acceptable car il sera mis en œuvre en fonction de critères non spécifiés, fixés à la discrétion de la seule haute administration, dans « le secret ». Ils citent à cet égard la possibilité que les Forces d’auto-défense, qui constituent l’armée du pays, soient déployées à l’étranger en violation de l’article 9 de la Constitution, qui porte la renonciation du pays à la guerre comme moyen de règlement des conflits. Un tel déploiement pourrait en effet tomber sous le sceau du « secret » et ne pourrait être remis en cause par les citoyens, la presse, voire même la représentation parlementaire.
Les évêques dénoncent également les conséquences du texte de loi pour la diffusion d’informations au sujet, par exemple, de la centrale nucléaire de Fukushima. Alors même que le désastre que constitue cette centrale a révélé la collusion existant entre l’appareil bureaucratique et l’industrie nucléaire, de telles informations pourraient être interdites au prétexte de la lutte « contre le terrorisme ».
Dans leur troisième point, les évêques déplorent que la Diète, le Parlement japonais, qui pourtant « est définie par la Constitution comme l’organe le plus élevé de l’organisation étatique », se retrouve positionné plus bas que des organes administratifs.
La nouvelle législation « inhibera » l’activité des organes d’information, quand bien même « le droit de savoir » est garanti au peuple japonais par la Constitution, écrivent encore les évêques, qui évoquent, en dernier point, le risque de voir l’éventuelle répression d’un mouvement populaire entièrement passée sous silence car tant les médias que la Diète auront été muselés par l’administration en ayant recours à la notion de « secret d’Etat ».
Les évêques concluent en dénonçant le fait que, sous prétexte de renforcer l’alliance nippo-américaine, le texte de loi s’inscrit dans un projet plus large de « réinterprétation de la Constitution » et qu’il vient affaiblir la résolution du Japon à faire avancer la paix dans le monde en étant l’unique pays de la planète à avoir « à jamais » renoncé à la guerre.
A l’approche de la date du 6 décembre, la tension est progressivement montée entre partisans et opposants à ce projet de loi. Aujourd’hui 5 décembre, plusieurs milliers de personnes ont manifesté aux abords de la Diète pour exiger le respect de la Constitution, rappeler que la souveraineté appartenait au peuple et que les défenseurs de la liberté d’information n’étaient pas assimilables à des terroristes. Ces opposants étaient particulièrement irrités par les propos d’un haut responsable du PLD, tenus sur son blog il y a une semaine et selon lesquels descendre dans la rue pour manifester n’était « pas très différent d’un acte terroriste ».
Les médias, les organisations de défense des droits de l’homme, les avocats se sont mobilisés contre le projet de loi, pointant le fait qu’une définition aussi élargie de la notion de secret d’Etat renvoyait aux heures noires du régime militariste des années 1930 et de la seconde guerre mondiale. Mais le Premier ministre disposant de la majorité dans les deux Chambres de la Diète, les analystes tablaient sur une adoption définitive de ce projet de loi.
Pour les observateurs, le vote de cette loi s’inscrit dans le droit fil du projet politique défendu par le Premier ministre Abe et l’aile droite du PLD. La droite nationaliste n’a pas caché, tout au long de ces dernières années, que son objectif était de réviser la Constitution du pays, notamment son article 9, et qu’au-delà, elle visait à redéfinir les rapports entre l’Etat et les citoyens, le texte constitutionnel ne devant plus être un texte visant à garantir les droits des citoyens face à l’Etat mais devenant un outil destiné élargir et préserver la latitude d’action des autorités. Par la voix de leurs évêques, l’Eglise catholique, qui ne réunit pas plus de 0,5 % de la population du Japon, a dénoncé à plusieurs reprises ce projet. (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 5 décembre 2013)
Vietnam: Le rapporteur spécial de l’ONU pour les droits culturels demande l’intervention du gouvernement vietnamien dans l’affaire de la paroisse Côn Dâu
Eglises d'Asie
12:30 05/12/2013
Depuis quelques mois, les informations sont devenues rares sur le sort de Côn Dâu, la paroisse catholique sacrifiée au développement tentaculaire de la ville de Danang. Le nom de cette paroisse vient cependant d’être évoqué à nouveau en public le 29 novembre dernier, à Hanoi. Farida Shaheeed, rapporteur
spécial des Nations Unies pour les droits culturels, y a fait connaître, dans une conférence de presse, un premier bilan d’une visite de près de deux semaines au Vietnam. Elle a longuement mentionné la tragique destinée de la communauté catholique de Côn Dâu, qu’elle a tenu à rencontrer au cours de son voyage (1).
L’affaire de Côn Dâu a commencé en 2009 avec la mise en œuvre d’un projet d’une « zone urbaine écologique », extension de la troisième plus grande ville du Vietnam, Danang. Ce projet condamnait à la disparition la paroisse de Côn Dâu. La population, dans son ensemble, refusa l’expropriation et l’indemnisation qui lui étaient proposées. Ce refus, à partir du début de l’année 2010, se transforma en véritable affrontement entre la communauté paroissiale et les forces de l’ordre du district. La situation s’envenima gravement au mois de mai 2010 lorsque, malgré les interdictions, un cortège funéraire essaya de transporter la dépouille d’une défunte jusqu’au cimetière. Les forces de l’ordre chargèrent la foule et de nombreuses arrestations eurent lieu. Peu après, un jeune paroissien mourait des suites des mauvais traitements infligés par la police dans le cadre de l’affaire. Enfin, le Tribunal populaire de Danang jugea et condamna en première instance et en appel (janvier 2011), quelques-uns des paroissiens arrêtés lors de la bagarre avec les forces de l’ordre aux portes du cimetière. Entre temps, un certain nombre de paroissiens, davantage menacés par la police, s’était exilé en Thaïlande (2).
Pour la représentante des Nations unies en matière culturelle, l’affaire de Côn Dâu est une illustration des conséquences désastreuses que peuvent entraîner l’expropriation contrainte des terres et la disparition du mode de vie traditionnel. « Je sais, a-t-elle affirmé, que les paroissiens de Côn Dâu sont encore aujourd’hui contraints de quitter la terre où ils vivent depuis toujours pour laisser la place à des immeubles privés. J’espère que le gouvernement pourra intervenir à temps pour régler cette affaire. D’une façon générale, je conseille au gouvernement de garantir la propriété collective des terres pour les communautés désirant préserver et développer leur mode de vie traditionnel fondé sur l’agriculture, l’élevage ou encore la pêche. »
Selon Radio Free Asia (2), avant d’accomplir son voyage au Vietnam, Farida Shaheeed a pu rencontrer le représentant des paroissiens de Côn Dâu, exilés aux Etats-Unis. Celui-ci lui avait remis un compte-rendu sur l’accaparement des terres de Côn Dâu par les autorités locales. D’autres renseignements lui avaient été fournis depuis Bangkok, où certains paroissiens de Côn Dâu sont venus demander l’asile.
Lors de son voyage au Vietnam, Farida Shaheed s’est rendue sur les lieux. Elle a pu, ensuite, s’entretenir avec des représentantes de la communauté paroissiale. L’une d’entre elles lui a expliqué que la population avait refusé de quitter le village non pas pour préserver des intérêts personnels mais pour garder inchangé un mode de vie religieuse et culturelle transmis par les ancêtres. Ce refus était d’autant plus motivé que leurs terres leur étaient confisquées non pour y construire des hôpitaux ou des institutions au service du bien commun mais des demeures privées pour personnes aisées.
Malgré les pressions de toutes sortes exercées sur la population, malgré les expulsions forcées, il reste encore 117 familles dans la paroisse. Cependant, l’ancien mode de vie a été considérablement modifié, en particulier la vie religieuse, autrefois rythmée dans la journée par les prières du matin et du soir, et, durant l’année, par les diverses fêtes liturgiques.
Les premiers paroissiens de Côn Dâu demandeurs l’asile en Thaïlande ont pu bénéficier d’un visa d’entrée pour les Etats-Unis où ils se sont installés. Ils sont encore 41 en Thaïlande. Trente d’entre eux ont déjà accompli les formalités préalables à leur départ aux Etats-Unis. (eda/jm)
(1) Les propos de Farida Shaheeed ont été rapporté par Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 3 décembre 2013.
(2) Eglises d’Asie a régulièrement rendu compte de cette affaire à partir de janvier 2010 (voir EDA 523 et suivants).
Copyright: légende photo: Farida Shaheed, rapporteur spécial de l’ONU pour les affaires culturelles.
(Source: Eglises d'Asie, le 5 décembre 2013)
L’affaire de Côn Dâu a commencé en 2009 avec la mise en œuvre d’un projet d’une « zone urbaine écologique », extension de la troisième plus grande ville du Vietnam, Danang. Ce projet condamnait à la disparition la paroisse de Côn Dâu. La population, dans son ensemble, refusa l’expropriation et l’indemnisation qui lui étaient proposées. Ce refus, à partir du début de l’année 2010, se transforma en véritable affrontement entre la communauté paroissiale et les forces de l’ordre du district. La situation s’envenima gravement au mois de mai 2010 lorsque, malgré les interdictions, un cortège funéraire essaya de transporter la dépouille d’une défunte jusqu’au cimetière. Les forces de l’ordre chargèrent la foule et de nombreuses arrestations eurent lieu. Peu après, un jeune paroissien mourait des suites des mauvais traitements infligés par la police dans le cadre de l’affaire. Enfin, le Tribunal populaire de Danang jugea et condamna en première instance et en appel (janvier 2011), quelques-uns des paroissiens arrêtés lors de la bagarre avec les forces de l’ordre aux portes du cimetière. Entre temps, un certain nombre de paroissiens, davantage menacés par la police, s’était exilé en Thaïlande (2).
Pour la représentante des Nations unies en matière culturelle, l’affaire de Côn Dâu est une illustration des conséquences désastreuses que peuvent entraîner l’expropriation contrainte des terres et la disparition du mode de vie traditionnel. « Je sais, a-t-elle affirmé, que les paroissiens de Côn Dâu sont encore aujourd’hui contraints de quitter la terre où ils vivent depuis toujours pour laisser la place à des immeubles privés. J’espère que le gouvernement pourra intervenir à temps pour régler cette affaire. D’une façon générale, je conseille au gouvernement de garantir la propriété collective des terres pour les communautés désirant préserver et développer leur mode de vie traditionnel fondé sur l’agriculture, l’élevage ou encore la pêche. »
Selon Radio Free Asia (2), avant d’accomplir son voyage au Vietnam, Farida Shaheeed a pu rencontrer le représentant des paroissiens de Côn Dâu, exilés aux Etats-Unis. Celui-ci lui avait remis un compte-rendu sur l’accaparement des terres de Côn Dâu par les autorités locales. D’autres renseignements lui avaient été fournis depuis Bangkok, où certains paroissiens de Côn Dâu sont venus demander l’asile.
Lors de son voyage au Vietnam, Farida Shaheed s’est rendue sur les lieux. Elle a pu, ensuite, s’entretenir avec des représentantes de la communauté paroissiale. L’une d’entre elles lui a expliqué que la population avait refusé de quitter le village non pas pour préserver des intérêts personnels mais pour garder inchangé un mode de vie religieuse et culturelle transmis par les ancêtres. Ce refus était d’autant plus motivé que leurs terres leur étaient confisquées non pour y construire des hôpitaux ou des institutions au service du bien commun mais des demeures privées pour personnes aisées.
Malgré les pressions de toutes sortes exercées sur la population, malgré les expulsions forcées, il reste encore 117 familles dans la paroisse. Cependant, l’ancien mode de vie a été considérablement modifié, en particulier la vie religieuse, autrefois rythmée dans la journée par les prières du matin et du soir, et, durant l’année, par les diverses fêtes liturgiques.
Les premiers paroissiens de Côn Dâu demandeurs l’asile en Thaïlande ont pu bénéficier d’un visa d’entrée pour les Etats-Unis où ils se sont installés. Ils sont encore 41 en Thaïlande. Trente d’entre eux ont déjà accompli les formalités préalables à leur départ aux Etats-Unis. (eda/jm)
(1) Les propos de Farida Shaheeed ont été rapporté par Radio Free Asia, émissions en vietnamien, 3 décembre 2013.
(2) Eglises d’Asie a régulièrement rendu compte de cette affaire à partir de janvier 2010 (voir EDA 523 et suivants).
Copyright: légende photo: Farida Shaheed, rapporteur spécial de l’ONU pour les affaires culturelles.
(Source: Eglises d'Asie, le 5 décembre 2013)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trường Tiểu Học Công Giáo Úc tại Sydney nhận tượng Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Diệp Hải Dung
10:52 05/12/2013
Sáng thứ Tư 04/12/2013 Cha Paul Văn Chi và quý anh chị em Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard đã đến trường Our Lady of Mount Carmel Catholic Primary School Mt. Prichard Sydney để trao tặng Tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ cho nhà trường.
Xem hình
Bà Debra Heckenber Hiệu Trưởng trường Our Lady of Mount Carmel Catholic Primary School Mt. Pritchard tỏ bày với các em học sinh, từ nay nhà trường sẽ có thêm một vị Thánh mới để các em noi gương và tôn kính. Đó là Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ người Việt Nam. Bà rất mừng đón nhận tượng Thánh Tử Đạo Nguyễn Huy Mỹ và sẽ đặt để tại Văn Phòng của nhà trường để mọi người ra vào có thể thăm viếng tôn kính. Bà cũng ngỏ lời cám ơn Cha Paul Văn Chi và Giáo Đoàn Mt. Pritchard thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã ưu ái tặng nhà trường tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ.
Cha Paul Văn Chi thay mặt cho Giáo Đoàn Mt.Prichard chào mừng các em học sinh và quý Thầy Cô, đồng thời Cha cũng kể sơ lược tiểu sử về Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ và 117 vị Thánh anh hùng Tử Đạo Việt Nam cho qúy Thầy Cô và các em được biết. Sau đó Cha Paul Văn Chi cùng với Cha Anthony Fregolent Chính xứ Mt. Pritchard làm phép tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ.
Cha Anthony Fregolent cũng ngỏ lời cám ơn Cha Paul Văn Chi, qúy Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Prichard đã tặng cho nhà trường tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ để các em học sinh tôn kính Ngài. Cha rất vui mừng đón nhận món qùa rất quý giá này dành cho nhà trường. Tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ sẽ đặt ngay trong Văn Phòng chính của Trường Our Lady of Mt Carmel's Mt Pritchard.
Đây là một niềm vinh dự cho người Công Giáo Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung, Lần đầu tiên một trường học của Úc đón nhận tượng Thánh Tử Đạo Việt Nam để hướng dẫn các em học sinh biết về vị Thánh Tử Đạo Việt Nam để tôn kính và noi gương.
Sau cùng Bà Hiệu Trưởng ngỏ lời nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ chúc lành nhà trường, Giáo Xứ và Giáo Đoàn Mt.Prichard .
Xem hình
Bà Debra Heckenber Hiệu Trưởng trường Our Lady of Mount Carmel Catholic Primary School Mt. Pritchard tỏ bày với các em học sinh, từ nay nhà trường sẽ có thêm một vị Thánh mới để các em noi gương và tôn kính. Đó là Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ người Việt Nam. Bà rất mừng đón nhận tượng Thánh Tử Đạo Nguyễn Huy Mỹ và sẽ đặt để tại Văn Phòng của nhà trường để mọi người ra vào có thể thăm viếng tôn kính. Bà cũng ngỏ lời cám ơn Cha Paul Văn Chi và Giáo Đoàn Mt. Pritchard thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã ưu ái tặng nhà trường tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ.
Cha Paul Văn Chi thay mặt cho Giáo Đoàn Mt.Prichard chào mừng các em học sinh và quý Thầy Cô, đồng thời Cha cũng kể sơ lược tiểu sử về Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ và 117 vị Thánh anh hùng Tử Đạo Việt Nam cho qúy Thầy Cô và các em được biết. Sau đó Cha Paul Văn Chi cùng với Cha Anthony Fregolent Chính xứ Mt. Pritchard làm phép tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ.
Cha Anthony Fregolent cũng ngỏ lời cám ơn Cha Paul Văn Chi, qúy Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Prichard đã tặng cho nhà trường tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ để các em học sinh tôn kính Ngài. Cha rất vui mừng đón nhận món qùa rất quý giá này dành cho nhà trường. Tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ sẽ đặt ngay trong Văn Phòng chính của Trường Our Lady of Mt Carmel's Mt Pritchard.
Đây là một niềm vinh dự cho người Công Giáo Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung, Lần đầu tiên một trường học của Úc đón nhận tượng Thánh Tử Đạo Việt Nam để hướng dẫn các em học sinh biết về vị Thánh Tử Đạo Việt Nam để tôn kính và noi gương.
Sau cùng Bà Hiệu Trưởng ngỏ lời nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ chúc lành nhà trường, Giáo Xứ và Giáo Đoàn Mt.Prichard .
Giáo xứ làng rào hân hoan chào đón 3 Giám mục giáo phận về tham dự tuần chầu đền tạ
JB Nguyễn
10:57 05/12/2013
VINH - "Tình thương CHÚA, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài. Vâng con nói: "Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời."
Hình ảnh
Trong tuần đền tạ vừa qua, giáo xứ làng Rào đã cảm nghiệm được tình thường cao vời của Thiên Chúa mà tác giả thánh vịnh 89 đã ca lên. Như trong lễ tổng kết tuần chầu cha quản xứ đã chia sẻ: chúng ta không thể kể hết được những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi mỗi người, cách riêng trong giáo xứ chúng ta. Nhưng để chúng ta cảm nghiệm được cách sâu sắc hơn tình thương đó, chúng ta tạm kể ra đây ít "Việc lạ Chúa làm" trong tuần chầu lượt giáo xứ Làng rào Chúng ta.
Thật vậy, suốt cả nửa tháng trước tuần chầu, cha quản xứ và cả giáo xứ đã phải lặn lội dưới trời mưa để hoàn tất các công trình trọng điểm nhằm phục vụ cho tuần đền tạ. Thế mà, vào chiều Chúa Nhật trước tuần khai mạc tuần chầu, thời tiết đã trở nên khô ráo, thoáng mát cho đến hết tuần đền tạ tạo điều kiện thuận lợi cho các Đức Cha, quý cha và quý khách các xứ bạn về tham dự tuần đền tạ đông đúc và sốt sắng.
Niềm vui lại càng được nhân lên, khi giáo xứ chúng ta hân hoan chào đón cả 3 Đức Cha trong giáo phận về tham dự tuần chầu đền tạ. Điều mà từ trước tới giờ, ngay cả trong mơ cha ông chúng ta cũng chưa hề nghĩ tới.
Chiều thứ 6 tuần chầu, giáo xứ Làng Rào hân hoan chào đón Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp.
Chiều ngày 3/12/2013, Đức Cha Phaolô đã chủ sự thánh lễ khai mạc những ngày cao điểm tuần đền tạ của giáo xứ Làng Rào vào lúc 15 giờ. Đồng tế với Đức Cha có quý cha trong và ngoài giáo hạt Bảo Nham cùng với sự hiện diện của quý tu sỹ nam nữ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã diễn tả cách sống động tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương cả khi chúng ta còn là tội nhân. Tuần Đền tạ đem đến cho chúng ta cơ hội để khám phá tình yêu huyền nhiệm ấy, đồng thời tìm lại mình trong tư cách làm con Chúa, làm chứng nhân cho Người giữa cuộc đời trần thế. Vị Chủ chăn nhắn nhủ thêm rằng, trong mọi hoàn cảnh, niềm tin sẽ hướng dẫn chúng ta. Hãy sống cho đúng tư cách người Công Giáo, dẫu thời cuộc có lắm những nhiễu nhương và thách đố. Hãy mặc lấy tình yêu của Đức Kitô và hãy để cho tình yêu của Người điều hướng cuộc đời chúng ta.
Giáo xứ Làng Rào có hơn 2700 giáo dân với 8 giáo họ, trong đó họ Đồng Nghệ cách xa nhà xứ 15km, nằm sâu trong đồi núi; giáo họ Thanh An và Tân Lập đang xây nhà thờ và 3 giáo họ mới được công nhận là họ Diệu Hồng, Thuỷ Sơn và Vạn Phúc. Bà con nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng mía, ngô; do thường xuyên gặp thiên tai bão lũ nên cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả. Giáo xứ Làng Rào cách xa sở hạt Bảo Nham hơn 50 km. Sự cách trở này như cộng thêm khó khăn cho công việc mục vụ của cha quản nhiệm Phêrô Phạm Hoà. Hy vọng, với nhiệt tâm của cha quản xứ, cùng với tinh thần sống đạo của bà con nơi đây, giáo xứ Làng Rào sẽ ngày một khởi sắc hơn.
Sau thánh lễ, Đức Cha Phaolô đến thăm công trình nhà Chúa đang xây dựng dở dang ở họ Tân lập, giáo họ với 45 hộ gia đình và 300 giáo dân.
Sáng thứ 7 tuần chầu, giáo xứ Làng Rào hân hoan chào đón Đức Cha Phaolô Maria cao Đình thuyền
Đúng 7h00' sáng thứ 7 ngày 30 tháng 11 năm 2013, sau quãng đường dài gần 100km từ Tòa Giám Mục Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Maria đã hiện diện tại Giáo xứ Làng Rào. Mặc dầu tuổi đã cao, tóc đã bạc, những dọng nói của Đức Cha vẫn còn trong trẻo, đặc biệt với một trí nhớ trời ban, Đức Cha có thể nhớ từng khuôn mặt và tên gọi các con chiên cũ của mình sau hàng chục năm xa xứ . Sau 30 phút nghỉ ngơi thư giãn, Đức Cha đã chủ tế thánh lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, đồng tế với Đức Cha có quý cha trong và ngoài giáo hạt Bảo Nham. Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha mời gọi mọi tín hữu noi gương thánh nhân, sống tinh thần tử đạo ngay giữ đời thường, ngay trong mỗi trường sống của mỗi người.
Sáng Chúa Nhật - Cao điểm tuần chầu, giáo xứ Làng Rào hân hoan chào đón Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên.
Hồng ân nối tiếp hồng ân, sáng ngày 1.12.2013, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đã đến chủ sự thánh lễ cao điểm tuần chầu đền tạ, bằng thánh lễ Chúa Nhật I Mùa Vọng. Trong tâm tình ngày khai mạc năm phụng vụ mới, Đức Giám Mục phụ tá đã mời gọi mỗi người sống tinh thần tỉnh thức của mùa vọng, biết cảnh giác với mọi cơn cám dỗ của ma quỷ. Mà trong đó cơn cám dỗ tai hại nhất là cứ tưởng rằng đời mình còn dài nên chưa đến lúc phải ăn năn hối cải. Người ta cứ nhủ lòng: Ngày mai, ngày mốt, ngày kia, ta sẽ sám hối, sẽ cải thiện cuộc đời, còn hôm nay thì chưa phải lúc.
Thật vậy, Thiên Chúa là Tình Yêu, một Tình Yêu luôn ở thì hiện tại. Cũng như một người mẹ không thể nói với người con rằng: "Ngày mai mẹ sẽ yêu con"; hay một người chồng cũng không thể nói với người vợ rằng: "Ngày mai anh sẽ yêu em"...nhưng phải yêu ngay giây phút hiện tại. Con người với nhau còn như thế, chẳng lẽ với Thiên Chúa chúng ta lại đợi đến ngày mai sao?
Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Chúa Tể quyền năng, là Thiên Chúa tối cao mà chúng con phải phụng thờ mọi lúc trong suốt cuộc đời. Xin cho chúng con đừng khờ khạo tin rằng đời còn dài, hãy tận hưởng đời và mê đắm trong tội mà lãng quên phần rỗi đời đời của chúng con.
Hình ảnh
Trong tuần đền tạ vừa qua, giáo xứ làng Rào đã cảm nghiệm được tình thường cao vời của Thiên Chúa mà tác giả thánh vịnh 89 đã ca lên. Như trong lễ tổng kết tuần chầu cha quản xứ đã chia sẻ: chúng ta không thể kể hết được những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi mỗi người, cách riêng trong giáo xứ chúng ta. Nhưng để chúng ta cảm nghiệm được cách sâu sắc hơn tình thương đó, chúng ta tạm kể ra đây ít "Việc lạ Chúa làm" trong tuần chầu lượt giáo xứ Làng rào Chúng ta.
Thật vậy, suốt cả nửa tháng trước tuần chầu, cha quản xứ và cả giáo xứ đã phải lặn lội dưới trời mưa để hoàn tất các công trình trọng điểm nhằm phục vụ cho tuần đền tạ. Thế mà, vào chiều Chúa Nhật trước tuần khai mạc tuần chầu, thời tiết đã trở nên khô ráo, thoáng mát cho đến hết tuần đền tạ tạo điều kiện thuận lợi cho các Đức Cha, quý cha và quý khách các xứ bạn về tham dự tuần đền tạ đông đúc và sốt sắng.
Niềm vui lại càng được nhân lên, khi giáo xứ chúng ta hân hoan chào đón cả 3 Đức Cha trong giáo phận về tham dự tuần chầu đền tạ. Điều mà từ trước tới giờ, ngay cả trong mơ cha ông chúng ta cũng chưa hề nghĩ tới.
Chiều thứ 6 tuần chầu, giáo xứ Làng Rào hân hoan chào đón Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp.
Chiều ngày 3/12/2013, Đức Cha Phaolô đã chủ sự thánh lễ khai mạc những ngày cao điểm tuần đền tạ của giáo xứ Làng Rào vào lúc 15 giờ. Đồng tế với Đức Cha có quý cha trong và ngoài giáo hạt Bảo Nham cùng với sự hiện diện của quý tu sỹ nam nữ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã diễn tả cách sống động tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương cả khi chúng ta còn là tội nhân. Tuần Đền tạ đem đến cho chúng ta cơ hội để khám phá tình yêu huyền nhiệm ấy, đồng thời tìm lại mình trong tư cách làm con Chúa, làm chứng nhân cho Người giữa cuộc đời trần thế. Vị Chủ chăn nhắn nhủ thêm rằng, trong mọi hoàn cảnh, niềm tin sẽ hướng dẫn chúng ta. Hãy sống cho đúng tư cách người Công Giáo, dẫu thời cuộc có lắm những nhiễu nhương và thách đố. Hãy mặc lấy tình yêu của Đức Kitô và hãy để cho tình yêu của Người điều hướng cuộc đời chúng ta.
Giáo xứ Làng Rào có hơn 2700 giáo dân với 8 giáo họ, trong đó họ Đồng Nghệ cách xa nhà xứ 15km, nằm sâu trong đồi núi; giáo họ Thanh An và Tân Lập đang xây nhà thờ và 3 giáo họ mới được công nhận là họ Diệu Hồng, Thuỷ Sơn và Vạn Phúc. Bà con nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng mía, ngô; do thường xuyên gặp thiên tai bão lũ nên cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả. Giáo xứ Làng Rào cách xa sở hạt Bảo Nham hơn 50 km. Sự cách trở này như cộng thêm khó khăn cho công việc mục vụ của cha quản nhiệm Phêrô Phạm Hoà. Hy vọng, với nhiệt tâm của cha quản xứ, cùng với tinh thần sống đạo của bà con nơi đây, giáo xứ Làng Rào sẽ ngày một khởi sắc hơn.
Sau thánh lễ, Đức Cha Phaolô đến thăm công trình nhà Chúa đang xây dựng dở dang ở họ Tân lập, giáo họ với 45 hộ gia đình và 300 giáo dân.
Sáng thứ 7 tuần chầu, giáo xứ Làng Rào hân hoan chào đón Đức Cha Phaolô Maria cao Đình thuyền
Đúng 7h00' sáng thứ 7 ngày 30 tháng 11 năm 2013, sau quãng đường dài gần 100km từ Tòa Giám Mục Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Maria đã hiện diện tại Giáo xứ Làng Rào. Mặc dầu tuổi đã cao, tóc đã bạc, những dọng nói của Đức Cha vẫn còn trong trẻo, đặc biệt với một trí nhớ trời ban, Đức Cha có thể nhớ từng khuôn mặt và tên gọi các con chiên cũ của mình sau hàng chục năm xa xứ . Sau 30 phút nghỉ ngơi thư giãn, Đức Cha đã chủ tế thánh lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, đồng tế với Đức Cha có quý cha trong và ngoài giáo hạt Bảo Nham. Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha mời gọi mọi tín hữu noi gương thánh nhân, sống tinh thần tử đạo ngay giữ đời thường, ngay trong mỗi trường sống của mỗi người.
Sáng Chúa Nhật - Cao điểm tuần chầu, giáo xứ Làng Rào hân hoan chào đón Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên.
Hồng ân nối tiếp hồng ân, sáng ngày 1.12.2013, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đã đến chủ sự thánh lễ cao điểm tuần chầu đền tạ, bằng thánh lễ Chúa Nhật I Mùa Vọng. Trong tâm tình ngày khai mạc năm phụng vụ mới, Đức Giám Mục phụ tá đã mời gọi mỗi người sống tinh thần tỉnh thức của mùa vọng, biết cảnh giác với mọi cơn cám dỗ của ma quỷ. Mà trong đó cơn cám dỗ tai hại nhất là cứ tưởng rằng đời mình còn dài nên chưa đến lúc phải ăn năn hối cải. Người ta cứ nhủ lòng: Ngày mai, ngày mốt, ngày kia, ta sẽ sám hối, sẽ cải thiện cuộc đời, còn hôm nay thì chưa phải lúc.
Thật vậy, Thiên Chúa là Tình Yêu, một Tình Yêu luôn ở thì hiện tại. Cũng như một người mẹ không thể nói với người con rằng: "Ngày mai mẹ sẽ yêu con"; hay một người chồng cũng không thể nói với người vợ rằng: "Ngày mai anh sẽ yêu em"...nhưng phải yêu ngay giây phút hiện tại. Con người với nhau còn như thế, chẳng lẽ với Thiên Chúa chúng ta lại đợi đến ngày mai sao?
Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Chúa Tể quyền năng, là Thiên Chúa tối cao mà chúng con phải phụng thờ mọi lúc trong suốt cuộc đời. Xin cho chúng con đừng khờ khạo tin rằng đời còn dài, hãy tận hưởng đời và mê đắm trong tội mà lãng quên phần rỗi đời đời của chúng con.
Hội Dòng Thánh Tâm Huế dâng thánh lễ tạ ơn Hiến pháp mới
Trương Trí
11:02 05/12/2013
HUẾ - Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, sáng hôm nay 5.12.2013, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng dâng Thánh lễ đồng tế Tạ ơn mừng Hiến pháp mới của Hội Dòng Thánh Tâm Huế. Cùng đồng tế có Cha Bề trên Tổng quyền Hội Dòng Antôn Huỳnh Đầy, Cha Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích Huế Giuse Hồ Thứ, quý Cha Hạt trưởng và quý Cha trong và ngoài Giáo phận. Đại diện các Hội Dòng và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa cùng hiệp dâng lời tạ ơn và cầu nguyện cho Hội Dòng Thánh Tâm có một bản Hiến pháp mới.
Xem hình
Từ năm 1923, Đức Giám Mục Giáo phận Huế Eugene Allys đã tiến hành việc thành lập một Hội Dòng Nam tu sĩ theo mẫu dòng Ploermel nhằm mục đích truyền giáo và dạy văn hóa cho thanh thiếu niên không phân biệt lương giáo. Năm 1924, Hội Dòng chính thức được thành lập, Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn được Ngài chỉ định làm Bề trên tiên khởi. Ngày 9.10.1925, tại trụ sở Hội Dòng ở Trường An (Bây giờ là trường Dân tộc nội trú, sau lưng Nhà thờ Phường Đúc Huế), Đức Giám Mục Giáo phận Huế đã dâng Thánh lễ tạ ơn Khánh thành và khai sinh Hội Dòng mới với tên gọi “Dòng anh em hèn mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
Từ khi thành lập, Bề trên Dòng do Đức Giám Mục Giáo phận chỉ định, đến năm 1951, Đức Giám Mục J.B. Urrutia cho phép Hội Dòng tổ chức tu nghị bầu Bề trên Tổng quyền. Ngày 16.8.1951, Tu sĩ Hiêrônimô Nguyễn Đức Phú được bầu làm Bề trên Tổng quyền đầu tiên. Năm 1960, tu sĩ Laurent Trần Văn Đàng là người đầu tiên được thụ phong Linh mục và làm tuyên úy phục vụ cho Hội Dòng.
Từ năm 1969, Dòng Thánh Tâm bắt tay vào công cuộc canh tân để thích nghi với Công đồng Vatican II, nhưng do những biến cố thời cuộc năm 1972 và 1975 nên vẫn chưa được hoàn thành. Mãi đến năm 1980, “Bản Quy luật và Hiến chương Hội Dòng Tu sĩ Giáo giảng viên Thánh Tâm Chúa Giêsu” mới được Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền duyệt y. Trong thời gian này, do hoàn cảnh xã hội nên Hội Dòng không thể tiếp tục đường hướng giáo dục trực tiếp trong các trường học. Từ đó Dòng được mời tham gia vào công cuộc truyền giáo qua sứ vụ Linh mục. Khi số Linh mục gia tăng đáng kể, Hội Dòng đã xin Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể cho phép chuyển đổi từ Dòng Giáo dân thành Dòng Giáo sĩ, và Ngài cũng đã chuẩn nhận Đơn xin sửa đổi Hiến pháp và mở tu nghị ngoại thường của Hội Dòng. Theo đó, Bản Hiến pháp và Kim chỉ nam được soạn thảo theo điều 578 của Bộ Giáo luật và được Đức Tổng Giám mục Stêphanô cho thử nghiệm từ ngày 9.10.2011.
Sau 2 năm thử nghiệm, ngày 24.11.2013, lễ Kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã phê chuẩn Bản Hiến pháp mới của Hội Dòng Thánh Tâm Huế, đánh dấu một bước tiến mới của Hội Dòng.
Với cương vị là Dòng Giáo sĩ, hiện nay Dòng Thánh Tâm Huế ngoài việc chăm lo giáo dục nhân bản cho thanh thiếu niên còn cộng tác với Giáo phận để mục vụ truyền giáo tại một số giáo xứ, đặc biệt các giáo xứ vùng cao.
Sau Thánh lễ, Cha Bề trên Tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy thay mặt toàn thể Hội Dòng tỏ lòng tri ân đối với Đấng Tổ phụ sáng lập: Đức Cha Eugene Marie Joseph Allys. Hội Dòng đã nhiều năm phục vụ cho Giáo Hội. Nhưng kể từ sau năm 1975, Hội Dòng không thể tiếp tục sứ vụ nên cần phải canh tân Hiến pháp cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhờ ơn Chúa, qua Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, Đức Nguyên Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Cha Giuse Phan Tấn Thành nên Hiến pháp của Hội Dòng ngày càng được tu chỉnh và hoàn thiện.
Đặc biệt hôm nay, mừng Bản Hiến pháp mới, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê đã dâng thánh lễ Tạ ơn và hiệp dâng lời cầu nguyện với Hội Dòng, thể hiện một tình yêu thương mà Đức Tổng Giám mục đã ưu ái dành cho một Hội Dòng thuộc thẩm quyền của Đấng Bề trên tối cao của Tổng Giáo phận Huế.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục và quý Cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với Hội Dòng, Bản Hiến pháp mới do Cha Bề trên Tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy trân trọng cầm trên tay.
Hiệp với Hội Dòng Thánh Tâm Huế trong ngày trọng đại này, Đức Tổng Giám mục và quý Cha cùng quan khách đã chung vui qua bữa cơm trưa thân mật, đồng thời thưởng thức những tiết mục văn nghệ.
Xem hình
Từ năm 1923, Đức Giám Mục Giáo phận Huế Eugene Allys đã tiến hành việc thành lập một Hội Dòng Nam tu sĩ theo mẫu dòng Ploermel nhằm mục đích truyền giáo và dạy văn hóa cho thanh thiếu niên không phân biệt lương giáo. Năm 1924, Hội Dòng chính thức được thành lập, Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn được Ngài chỉ định làm Bề trên tiên khởi. Ngày 9.10.1925, tại trụ sở Hội Dòng ở Trường An (Bây giờ là trường Dân tộc nội trú, sau lưng Nhà thờ Phường Đúc Huế), Đức Giám Mục Giáo phận Huế đã dâng Thánh lễ tạ ơn Khánh thành và khai sinh Hội Dòng mới với tên gọi “Dòng anh em hèn mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
Từ khi thành lập, Bề trên Dòng do Đức Giám Mục Giáo phận chỉ định, đến năm 1951, Đức Giám Mục J.B. Urrutia cho phép Hội Dòng tổ chức tu nghị bầu Bề trên Tổng quyền. Ngày 16.8.1951, Tu sĩ Hiêrônimô Nguyễn Đức Phú được bầu làm Bề trên Tổng quyền đầu tiên. Năm 1960, tu sĩ Laurent Trần Văn Đàng là người đầu tiên được thụ phong Linh mục và làm tuyên úy phục vụ cho Hội Dòng.
Từ năm 1969, Dòng Thánh Tâm bắt tay vào công cuộc canh tân để thích nghi với Công đồng Vatican II, nhưng do những biến cố thời cuộc năm 1972 và 1975 nên vẫn chưa được hoàn thành. Mãi đến năm 1980, “Bản Quy luật và Hiến chương Hội Dòng Tu sĩ Giáo giảng viên Thánh Tâm Chúa Giêsu” mới được Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền duyệt y. Trong thời gian này, do hoàn cảnh xã hội nên Hội Dòng không thể tiếp tục đường hướng giáo dục trực tiếp trong các trường học. Từ đó Dòng được mời tham gia vào công cuộc truyền giáo qua sứ vụ Linh mục. Khi số Linh mục gia tăng đáng kể, Hội Dòng đã xin Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể cho phép chuyển đổi từ Dòng Giáo dân thành Dòng Giáo sĩ, và Ngài cũng đã chuẩn nhận Đơn xin sửa đổi Hiến pháp và mở tu nghị ngoại thường của Hội Dòng. Theo đó, Bản Hiến pháp và Kim chỉ nam được soạn thảo theo điều 578 của Bộ Giáo luật và được Đức Tổng Giám mục Stêphanô cho thử nghiệm từ ngày 9.10.2011.
Sau 2 năm thử nghiệm, ngày 24.11.2013, lễ Kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã phê chuẩn Bản Hiến pháp mới của Hội Dòng Thánh Tâm Huế, đánh dấu một bước tiến mới của Hội Dòng.
Với cương vị là Dòng Giáo sĩ, hiện nay Dòng Thánh Tâm Huế ngoài việc chăm lo giáo dục nhân bản cho thanh thiếu niên còn cộng tác với Giáo phận để mục vụ truyền giáo tại một số giáo xứ, đặc biệt các giáo xứ vùng cao.
Sau Thánh lễ, Cha Bề trên Tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy thay mặt toàn thể Hội Dòng tỏ lòng tri ân đối với Đấng Tổ phụ sáng lập: Đức Cha Eugene Marie Joseph Allys. Hội Dòng đã nhiều năm phục vụ cho Giáo Hội. Nhưng kể từ sau năm 1975, Hội Dòng không thể tiếp tục sứ vụ nên cần phải canh tân Hiến pháp cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhờ ơn Chúa, qua Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, Đức Nguyên Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Cha Giuse Phan Tấn Thành nên Hiến pháp của Hội Dòng ngày càng được tu chỉnh và hoàn thiện.
Đặc biệt hôm nay, mừng Bản Hiến pháp mới, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê đã dâng thánh lễ Tạ ơn và hiệp dâng lời cầu nguyện với Hội Dòng, thể hiện một tình yêu thương mà Đức Tổng Giám mục đã ưu ái dành cho một Hội Dòng thuộc thẩm quyền của Đấng Bề trên tối cao của Tổng Giáo phận Huế.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục và quý Cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với Hội Dòng, Bản Hiến pháp mới do Cha Bề trên Tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy trân trọng cầm trên tay.
Hiệp với Hội Dòng Thánh Tâm Huế trong ngày trọng đại này, Đức Tổng Giám mục và quý Cha cùng quan khách đã chung vui qua bữa cơm trưa thân mật, đồng thời thưởng thức những tiết mục văn nghệ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiến pháp bỏ dân đi theo đảng
Phạm Trần
10:33 05/12/2013
HIẾN PHÁP BỎ DÂN ĐI THEO CƯƠNG LĨNH ĐẢNG
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội khoá 13 thông qua tại Kỳ họp 6 ngày 28/11/2013 với tỷ số loan báo 97,59%, nhưng Hiến pháp mới làm ra cho ai và vì ai mà phải dính chặt với Cương lĩnh đảng ?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khoe : “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta, đồng thời thể hiện niềm tin, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân với Đảng.”
Có đúng như thế không ?
Đúng với ý Đảng thì không sai vì đảng muốn thì Quốc hội phải gật, không ai trong số Đại biểu của Khóa 13 dám đi ngược lại vì hầu hết là đảng viên. Nhưng “lòng dân” và “nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân” có được thể hiện trong Hiến pháp mới như lời “tự chế hào sảng” của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hay không thì còn phải bình tĩnh “xét lại” xem sự thật có được mấy phần trăm ?
Có điều chắc chắn là sau cuộc bầu cử năm 2011 Khóa Quốc hội 13 có 500 Đại biểu nhưng Bà Đặng Thị Hòang Yến tỉnh Long An đã bị khai trừ vì khai gian lý lịch. Người thứ hai, Đại biểu K’rá phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đột tử vào năm 2012 nên tổng số còn lại là 498 người.
Nhưng theo báo Một Thế Giới ngày 29/11/2013 thì : “ Vào “thời khắc lịch sử” biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày hôm qua 28.11, có 10 đại biểu đã vắng mặt, chỉ còn 488 đại biểu tham gia bấm nút biểu quyết. 486 đại biểu đồng ý, chiếm 97,59%.”
Như vậy, 10 Đại biểu “vắng mặt” đã đi đâu, làm gì khi Quốc hội bỏ phiếu ?
Tuy nhiên, một trong 2 Đại biểu “không bấm nút”, nhưng không phải là “phiếu chống” là ông Dương Trung Quốc của Tỉnh Đồng Nai.
Ông Quốc giải thích với báo Một Thế Giới lý do “không bấm nút” : “Bỏ phiếu “không biểu quyết” tôi muốn thể hiện quan điểm của “một bộ phận nhân dân vẫn còn một số ý kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” mà Chủ tịch Quốc hội đã nêu trong lời mở đầu phiên họp. Tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng đối với những người có ý kiến khác biệt mà ông Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện trong phát biểu của mình.
“Không biểu quyết” là cách ứng xử khi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành” và “không tán thành”, nói cách khác là chưa thoả mãn cho một sự tán thành, nhất là với một vấn đề hệ trọng như Hiến pháp.”
Trả lời câu hỏi “Điều gì mà ông vẫn còn đang "lăn tăn" về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này?”, Đại biểu Dương Trung Quốc đồng thời là Nhà Sử học đáp :
“Hiến pháp là một văn kiện được coi là Bộ luật Mẹ, luật gốc định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia, Hiến pháp có sức sống tồn tại hàng trăm năm nhờ những định hướng có mục tiêu lâu dài.
Ở nước ta, trừ Hiến pháp 1946 mang giá trị “lập quốc” với sự lựa chọn thể chế “Dân chủ - Cộng hoà” đã đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu dài. Nhưng dường như do những biến động quá khắc nghiệt của chiến tranh, lại chịu tác động chính trị quốc tế khiến Hiến pháp của chúng ta luôn phải thay đổi “ứng biến theo thời cuộc” để rồi đến nay chỉ còn là ý chí của Đảng cầm quyền (ý Đảng lòng dân), trở thành văn bản nhằm “thể chế hóa cương lĩnh chính trị” của Đảng trong một thời kỳ lịch sử. Với bản Hiến pháp sửa đổi lần này là “cương lĩnh thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Và cũng vì thế, nhiều vấn đề mà quá trình thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp còn chưa ngã ngũ thì cái nguyên tắc “thể chế hóa" khiến mọi sửa đổi không thể vượt qua những quy định của Cương lĩnh tựa như “kỵ húy”, ví như các vấn đề sở hữu, vị thế của kinh tế nhà nước...”
Ông Quốc nói thêm:“Đã có lúc Ủy ban đã đưa ra một Dự thảo mà theo đánh giá của riêng tôi là rất “cấp tiến” hiểu theo nghĩa là rút ngắn nhất những khoảng cách khác biệt, kể cả những vấn đề mà mọi người đều quan tâm như sự lựa chọn liên quan đến “quốc hiệu” (Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa). Nhưng rất tiếc là những thay đổi cuối cùng để trình ra bản dự thảo để Quốc hội thông qua thì đã có nhiều “điều chỉnh” lại để tránh những gì bị coi là không phù hợp với Cương lĩnh.”
TẠI SAO PHẢI CƯƠNG LĨNH ?
Lời nói của ông Quốc đã chạm đúng “tim đen” của đảng khi đảng tự đem Cương lĩnh của riêng 3 triệu đảng viên đặt vào Lời mở đầu Hiến pháp mới trên tất cả 4 Hiến pháp cũ:
“Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Giải thích cho hành động này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu trình bầy trong lời giải trình trước khi Quốc hội biểu quyềt hôm 28/11 (2013) : “Ủy ban DTSĐHP xin được báo cáo Quốc hội như sau: Lời nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn tinh thần, nội dung của Hiến pháp. Trên cơ sở ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội, Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được hoàn thiện phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc và những mốc lịch sử quan trọng, những thành quả cách mạng đã đạt được. Lời nói đầu của Hiến pháp đã thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta, thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng bồi đắp thêm : “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Cho nên Đảng ra đời là vì dân, xuất phát từ dân và phục vụ nhân dân
Thực tế là chúng ta luật pháp hóa, thể chế hóa điều mà lâu nay Đảng ta đã nói, đã làm và đang làm.” (Báo Đại biểu Nhân dân ngày 28/11/013)
Nhưng liệu ông Trọng có biết rằng khi đảng tự cho mình quyền “luật pháp hóa” là đảng đã tiếm quyền của dân, tự đặt mình vào vị trí không do dân quyết là đảng đã ép dân, cưỡng bách dân phải làm theo điều dân không hề muốn làm ?
Nếu đảng chỉ biết đến lợi ích của dân thì tại sao đảng không để dân tự quyết mà lại quyết thay dân rồi ép dân phải làm theo ý đảng như trong vụ Hiến pháp sửa đổi ?
Cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Đại biểu Nhân dân, ông Trọng còn hồ hởi nói bản Hiến pháp mới đã “phản ánh ý chí của đại đa số nhân dân, của cử tri và phản ánh tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng định hướng, tư tưởng chỉ đạo của Đảng.”
Không ai, kể cả đảng có thể chứng minh được Hiến pháp mới đã được “đại da số nhân dân” phản ánh “tính đồng thuận”, dù cho đảng vẫn tự khoe đã có 26 triệu lượt góp ý kiến.
Ai cũng biết con số 26 triệu không nói lên được bất cứ điều gì, ngòai những lời “tự vẽ” và “tự nhận” nhưng tại sao đảng và Ban sọan thảo Hiến pháp đã không dám tranh luận công khai với hàng triệu ý kiến không muốn đảng tiếp tục độc quyền lãnh đạo như viết trong Điều 4 ?
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ vẽ ra “tính dân chủ” của công tác xây dựng Hiến pháp khi ông nói rằng sự thành hình của Hiến pháp mới là: “Kết quả tất yếu của cả một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, bài bản, thật sự dân chủ. Có lẽ trong lịch sử làm luật, làm Hiến pháp và trong sinh hoạt chính trị của chúng ta, hiếm có cuộc nào dân chủ sâu rộng và thực chất như thế này. Chuẩn bị rất kỹ, rất công phu.”
Có dân chủ hay độc tài thì mọi người dân Việt Nam trong và ngòai nước đã rõ sau hơn 2 năm làm việc của đảng và Quốc hội trong tiến trình viết lại Hiến pháp. Chỉ có điều là ông Trọng đã tự dối lòng mình để nói ra những điều không có thật.
Ông bảo : “ Biểu quyết thông qua Hiến pháp lần này là sự thống nhất của cả Quốc hội, phản ánh ý chí của nhân dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng tư tưởng, định hướng chỉ đạo của Trung ương, của Đảng. Chỉ đạo rất chặt chẽ và có định hướng nhưng không gò ép, áp đặt, hoàn toàn thoải mái, thảo luận dân chủ. Như thế là có sự gặp nhau rất lớn ở ý tưởng về sửa đổi Hiến pháp lần này. Cho nên, nói ý Đảng, lòng dân là rất đúng, hoàn toàn phù hợp, không gượng ép. Đảng không ép và dân rất thoải mái chấp nhận bởi vì nó hợp lý - là chân lý thì mọi người đều chấp nhận.”
Nếu đảng không ép thì tại sao Ban sọan thảo đã phải bỏ cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” vào dự thảo để cho phù hợp với Cương lĩnh bổ sung năm 2011, sau khi đã đồng ý với số ý kiến ủng hộ cao trong Quốc hội với Điều 54 của “Dự thảo nguyên thủy” viết rằng : “
1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.”
Nhưng đến kỳ họp 6 của Quốc hội, khai mạc hôm 21/10 (2013) thì Ban sọan thảo lại “quay ngược kim đồng hồ” để trở lại với tư duy kinh tế “cực kỳ bảo thủ” khi đệ trình Bản sửa đổi với Điều 51 mới viết nguyên văn :
1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.”
Làm sao có thể “bình đẳng” khi kinh tế nhà nước “giữ vai trò chủ đạo” ?
Giải thích cho hành động “xoay chiều này”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu giải thích : “ Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, nội hàm khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã được khẳng định trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng và đã được thể hiện cụ thể trong các nội dung quy định của Hiến pháp. Phạm trù “kinh tế nhà nước” là phạm trù khái quát, bao gồm nhiều nguồn lực, nhiều nội dung, trong đó có sở hữu toàn dân. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về nội dung này như trong Dự thảo
Về các thành phần kinh tế, đa số ý kiến tán thành với quy định như trong Dự thảo. Có ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước.
Ủy ban DTSĐHP xin báo cáo Quốc hội như sau: Để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta thì việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó. Do vậy, Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong Dự thảo. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan.”
Giải thích của Ủy ban sọan thảo rất luống cuống khi không định nghĩa được thế nào là “kinh tế nhà nước” nhưng ai đọc cũng thấy đó là nền kinh tế do nhà nước độc quyền qủan lý và điều hành, hòan tòan không phải là nền “kinh tế thị trường” có tự do kinh doanh.
Về quyền “phúc quyết” Hiến pháp “đương nhiên” của dân như từng ghi trong Hiến pháp nguyên thủy 1946 nhưng chưa bao giờ được thi hành và sau đó bị “tước bỏ” bởi các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992, một lần nữa bị Hiến pháp mới 2013 tránh né khi viết rằng “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. (Điều 120)
Ông Uông Chung Lưu giải trình với Quốc hội như thế này : “Đa số ý kiến đồng ý với quy định về hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp như trong Dự thảo. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Ý kiến khác đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp.
Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, thực tiễn lập hiến ở Việt Nam cho thấy, nhân dân tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Do đó, về thực chất, Dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp đã giao Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân quyết định việc trưng cầu dân ý. Trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng nên cần phải được cân nhắc một cách toàn diện, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của nước ta. Do đó, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội cho giữ quy định “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và chủ quyền của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp.”
Lời lý giải của ông Uông Chung Lưu rất quanh co và không thành thật với nhân dân. Ban sọan thảo không thể nói tùy tiện rằng : “Dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân.”
Ý của đảng và ý của Quốc hội không thể được coi là ý của dân. Quốc hội viết Hiến pháp rồi thông qua Hiến pháp là việc của Quốc hội. Nhân dân chưa bao giờ ủy thác cho Quốc hội “độc quyền” chấp thuận Hiến pháp nên hành động ngược lại là phản dân chủ.
Cũng giống như việc Quốc hội để cho đảng khuynh loát, áp đặt Cương lĩnh của đảng lên Hiến pháp là Quốc hội đã bỏ dân đi theo đảng.
Nhân dân có quyền không coi Hiến pháp do Quốc hội bấm nút thông qua ngày 28/11/2013 là của mình nên không cần phải thi hành.
Văn kiện này chỉ có gía trị là “bản sao” của “ Cương lĩnh Xây dựng Đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa”của các đảng viên đảng Cộng sản mà thôi.
Vì vậy 90 triệu người dân Việt Nam có quyền đòi hỏi một Hiến pháp mới do chính họ làm ra. -/-
Phạm Trần
(12/013)
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội khoá 13 thông qua tại Kỳ họp 6 ngày 28/11/2013 với tỷ số loan báo 97,59%, nhưng Hiến pháp mới làm ra cho ai và vì ai mà phải dính chặt với Cương lĩnh đảng ?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khoe : “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta, đồng thời thể hiện niềm tin, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân với Đảng.”
Có đúng như thế không ?
Đúng với ý Đảng thì không sai vì đảng muốn thì Quốc hội phải gật, không ai trong số Đại biểu của Khóa 13 dám đi ngược lại vì hầu hết là đảng viên. Nhưng “lòng dân” và “nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân” có được thể hiện trong Hiến pháp mới như lời “tự chế hào sảng” của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hay không thì còn phải bình tĩnh “xét lại” xem sự thật có được mấy phần trăm ?
Có điều chắc chắn là sau cuộc bầu cử năm 2011 Khóa Quốc hội 13 có 500 Đại biểu nhưng Bà Đặng Thị Hòang Yến tỉnh Long An đã bị khai trừ vì khai gian lý lịch. Người thứ hai, Đại biểu K’rá phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đột tử vào năm 2012 nên tổng số còn lại là 498 người.
Nhưng theo báo Một Thế Giới ngày 29/11/2013 thì : “ Vào “thời khắc lịch sử” biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày hôm qua 28.11, có 10 đại biểu đã vắng mặt, chỉ còn 488 đại biểu tham gia bấm nút biểu quyết. 486 đại biểu đồng ý, chiếm 97,59%.”
Như vậy, 10 Đại biểu “vắng mặt” đã đi đâu, làm gì khi Quốc hội bỏ phiếu ?
Tuy nhiên, một trong 2 Đại biểu “không bấm nút”, nhưng không phải là “phiếu chống” là ông Dương Trung Quốc của Tỉnh Đồng Nai.
Ông Quốc giải thích với báo Một Thế Giới lý do “không bấm nút” : “Bỏ phiếu “không biểu quyết” tôi muốn thể hiện quan điểm của “một bộ phận nhân dân vẫn còn một số ý kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” mà Chủ tịch Quốc hội đã nêu trong lời mở đầu phiên họp. Tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng đối với những người có ý kiến khác biệt mà ông Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện trong phát biểu của mình.
“Không biểu quyết” là cách ứng xử khi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành” và “không tán thành”, nói cách khác là chưa thoả mãn cho một sự tán thành, nhất là với một vấn đề hệ trọng như Hiến pháp.”
Trả lời câu hỏi “Điều gì mà ông vẫn còn đang "lăn tăn" về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này?”, Đại biểu Dương Trung Quốc đồng thời là Nhà Sử học đáp :
“Hiến pháp là một văn kiện được coi là Bộ luật Mẹ, luật gốc định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia, Hiến pháp có sức sống tồn tại hàng trăm năm nhờ những định hướng có mục tiêu lâu dài.
Ở nước ta, trừ Hiến pháp 1946 mang giá trị “lập quốc” với sự lựa chọn thể chế “Dân chủ - Cộng hoà” đã đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu dài. Nhưng dường như do những biến động quá khắc nghiệt của chiến tranh, lại chịu tác động chính trị quốc tế khiến Hiến pháp của chúng ta luôn phải thay đổi “ứng biến theo thời cuộc” để rồi đến nay chỉ còn là ý chí của Đảng cầm quyền (ý Đảng lòng dân), trở thành văn bản nhằm “thể chế hóa cương lĩnh chính trị” của Đảng trong một thời kỳ lịch sử. Với bản Hiến pháp sửa đổi lần này là “cương lĩnh thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Và cũng vì thế, nhiều vấn đề mà quá trình thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp còn chưa ngã ngũ thì cái nguyên tắc “thể chế hóa" khiến mọi sửa đổi không thể vượt qua những quy định của Cương lĩnh tựa như “kỵ húy”, ví như các vấn đề sở hữu, vị thế của kinh tế nhà nước...”
Ông Quốc nói thêm:“Đã có lúc Ủy ban đã đưa ra một Dự thảo mà theo đánh giá của riêng tôi là rất “cấp tiến” hiểu theo nghĩa là rút ngắn nhất những khoảng cách khác biệt, kể cả những vấn đề mà mọi người đều quan tâm như sự lựa chọn liên quan đến “quốc hiệu” (Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa). Nhưng rất tiếc là những thay đổi cuối cùng để trình ra bản dự thảo để Quốc hội thông qua thì đã có nhiều “điều chỉnh” lại để tránh những gì bị coi là không phù hợp với Cương lĩnh.”
TẠI SAO PHẢI CƯƠNG LĨNH ?
Lời nói của ông Quốc đã chạm đúng “tim đen” của đảng khi đảng tự đem Cương lĩnh của riêng 3 triệu đảng viên đặt vào Lời mở đầu Hiến pháp mới trên tất cả 4 Hiến pháp cũ:
“Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Giải thích cho hành động này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu trình bầy trong lời giải trình trước khi Quốc hội biểu quyềt hôm 28/11 (2013) : “Ủy ban DTSĐHP xin được báo cáo Quốc hội như sau: Lời nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn tinh thần, nội dung của Hiến pháp. Trên cơ sở ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội, Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được hoàn thiện phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc và những mốc lịch sử quan trọng, những thành quả cách mạng đã đạt được. Lời nói đầu của Hiến pháp đã thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta, thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng bồi đắp thêm : “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Cho nên Đảng ra đời là vì dân, xuất phát từ dân và phục vụ nhân dân
Thực tế là chúng ta luật pháp hóa, thể chế hóa điều mà lâu nay Đảng ta đã nói, đã làm và đang làm.” (Báo Đại biểu Nhân dân ngày 28/11/013)
Nhưng liệu ông Trọng có biết rằng khi đảng tự cho mình quyền “luật pháp hóa” là đảng đã tiếm quyền của dân, tự đặt mình vào vị trí không do dân quyết là đảng đã ép dân, cưỡng bách dân phải làm theo điều dân không hề muốn làm ?
Nếu đảng chỉ biết đến lợi ích của dân thì tại sao đảng không để dân tự quyết mà lại quyết thay dân rồi ép dân phải làm theo ý đảng như trong vụ Hiến pháp sửa đổi ?
Cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Đại biểu Nhân dân, ông Trọng còn hồ hởi nói bản Hiến pháp mới đã “phản ánh ý chí của đại đa số nhân dân, của cử tri và phản ánh tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng định hướng, tư tưởng chỉ đạo của Đảng.”
Không ai, kể cả đảng có thể chứng minh được Hiến pháp mới đã được “đại da số nhân dân” phản ánh “tính đồng thuận”, dù cho đảng vẫn tự khoe đã có 26 triệu lượt góp ý kiến.
Ai cũng biết con số 26 triệu không nói lên được bất cứ điều gì, ngòai những lời “tự vẽ” và “tự nhận” nhưng tại sao đảng và Ban sọan thảo Hiến pháp đã không dám tranh luận công khai với hàng triệu ý kiến không muốn đảng tiếp tục độc quyền lãnh đạo như viết trong Điều 4 ?
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ vẽ ra “tính dân chủ” của công tác xây dựng Hiến pháp khi ông nói rằng sự thành hình của Hiến pháp mới là: “Kết quả tất yếu của cả một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, bài bản, thật sự dân chủ. Có lẽ trong lịch sử làm luật, làm Hiến pháp và trong sinh hoạt chính trị của chúng ta, hiếm có cuộc nào dân chủ sâu rộng và thực chất như thế này. Chuẩn bị rất kỹ, rất công phu.”
Có dân chủ hay độc tài thì mọi người dân Việt Nam trong và ngòai nước đã rõ sau hơn 2 năm làm việc của đảng và Quốc hội trong tiến trình viết lại Hiến pháp. Chỉ có điều là ông Trọng đã tự dối lòng mình để nói ra những điều không có thật.
Ông bảo : “ Biểu quyết thông qua Hiến pháp lần này là sự thống nhất của cả Quốc hội, phản ánh ý chí của nhân dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng tư tưởng, định hướng chỉ đạo của Trung ương, của Đảng. Chỉ đạo rất chặt chẽ và có định hướng nhưng không gò ép, áp đặt, hoàn toàn thoải mái, thảo luận dân chủ. Như thế là có sự gặp nhau rất lớn ở ý tưởng về sửa đổi Hiến pháp lần này. Cho nên, nói ý Đảng, lòng dân là rất đúng, hoàn toàn phù hợp, không gượng ép. Đảng không ép và dân rất thoải mái chấp nhận bởi vì nó hợp lý - là chân lý thì mọi người đều chấp nhận.”
Nếu đảng không ép thì tại sao Ban sọan thảo đã phải bỏ cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” vào dự thảo để cho phù hợp với Cương lĩnh bổ sung năm 2011, sau khi đã đồng ý với số ý kiến ủng hộ cao trong Quốc hội với Điều 54 của “Dự thảo nguyên thủy” viết rằng : “
1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.”
Nhưng đến kỳ họp 6 của Quốc hội, khai mạc hôm 21/10 (2013) thì Ban sọan thảo lại “quay ngược kim đồng hồ” để trở lại với tư duy kinh tế “cực kỳ bảo thủ” khi đệ trình Bản sửa đổi với Điều 51 mới viết nguyên văn :
1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.”
Làm sao có thể “bình đẳng” khi kinh tế nhà nước “giữ vai trò chủ đạo” ?
Giải thích cho hành động “xoay chiều này”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu giải thích : “ Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, nội hàm khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã được khẳng định trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng và đã được thể hiện cụ thể trong các nội dung quy định của Hiến pháp. Phạm trù “kinh tế nhà nước” là phạm trù khái quát, bao gồm nhiều nguồn lực, nhiều nội dung, trong đó có sở hữu toàn dân. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về nội dung này như trong Dự thảo
Về các thành phần kinh tế, đa số ý kiến tán thành với quy định như trong Dự thảo. Có ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước.
Ủy ban DTSĐHP xin báo cáo Quốc hội như sau: Để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta thì việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó. Do vậy, Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong Dự thảo. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan.”
Giải thích của Ủy ban sọan thảo rất luống cuống khi không định nghĩa được thế nào là “kinh tế nhà nước” nhưng ai đọc cũng thấy đó là nền kinh tế do nhà nước độc quyền qủan lý và điều hành, hòan tòan không phải là nền “kinh tế thị trường” có tự do kinh doanh.
Về quyền “phúc quyết” Hiến pháp “đương nhiên” của dân như từng ghi trong Hiến pháp nguyên thủy 1946 nhưng chưa bao giờ được thi hành và sau đó bị “tước bỏ” bởi các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992, một lần nữa bị Hiến pháp mới 2013 tránh né khi viết rằng “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. (Điều 120)
Ông Uông Chung Lưu giải trình với Quốc hội như thế này : “Đa số ý kiến đồng ý với quy định về hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp như trong Dự thảo. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Ý kiến khác đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp.
Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, thực tiễn lập hiến ở Việt Nam cho thấy, nhân dân tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Do đó, về thực chất, Dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp đã giao Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân quyết định việc trưng cầu dân ý. Trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng nên cần phải được cân nhắc một cách toàn diện, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của nước ta. Do đó, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội cho giữ quy định “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và chủ quyền của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp.”
Lời lý giải của ông Uông Chung Lưu rất quanh co và không thành thật với nhân dân. Ban sọan thảo không thể nói tùy tiện rằng : “Dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân.”
Ý của đảng và ý của Quốc hội không thể được coi là ý của dân. Quốc hội viết Hiến pháp rồi thông qua Hiến pháp là việc của Quốc hội. Nhân dân chưa bao giờ ủy thác cho Quốc hội “độc quyền” chấp thuận Hiến pháp nên hành động ngược lại là phản dân chủ.
Cũng giống như việc Quốc hội để cho đảng khuynh loát, áp đặt Cương lĩnh của đảng lên Hiến pháp là Quốc hội đã bỏ dân đi theo đảng.
Nhân dân có quyền không coi Hiến pháp do Quốc hội bấm nút thông qua ngày 28/11/2013 là của mình nên không cần phải thi hành.
Văn kiện này chỉ có gía trị là “bản sao” của “ Cương lĩnh Xây dựng Đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa”của các đảng viên đảng Cộng sản mà thôi.
Vì vậy 90 triệu người dân Việt Nam có quyền đòi hỏi một Hiến pháp mới do chính họ làm ra. -/-
Phạm Trần
(12/013)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dẫn Nhập vào Kitô Giáo (1)
Vũ Văn An
03:38 05/12/2013
Trong một bài trước (1), chúng tôi có đề cập tới tác phẩm được coi là quan trọng nhất của thần học gia Joseph Ratginger, xuất bản năm 1968, đúng vào lúc có những xáo trộn quan trọng tại các đại học nói chung và tại Đại Học Tubingen, nơi ngài đang giảng dạy, nói riêng. Đó là cuốn Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo (2). Có người cho rằng các biến cố bạo loạn của sinh viên đại học năm 1968 đã biến Ratzinger từ một người cấp tiến bước hẳn qua trường phái bảo thủ. Nhưng nếu đọc kỹ tác phẩm này, ta sẽ thấy nhận định này không chính xác vì nội dung cuốn sách phần lớn là các bài diễn giảng của ngài trong năm 1967.
Cuốn sách nói lên những điểm căn bản trong tư duy liên tục của ngài đến nỗi năm 2000, hơn 30 năm sau, với biết bao thăng trầm thật đáng kể trong lịch sử gần đây, khi cho tái bản, ngài đã giữ nguyên nội dung của nó. Để hiểu hậu cảnh của việc giữ nguyên này, ta nên đọc lại lời nói đầu cho lần tái bản năm 2000 do chính ngài viết.
Hơn ba mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày tác phẩm này được xuất bản lần đầu, trong khi ấy, lịch sử thế giới đã diễn biến rất nhanh. Nhìn trở lui, hai năm được xem như những cột mốc đặc biệt quan trọng trong hai thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ sắp kết thúc là năm 1968 và năm 1989. Năm1968 đánh dấu cuộc nổi loạn của một thế hệ mới; thế hệ này không những coi việc tái thiết hậu chiến ở Âu Châu không thỏa đáng, đầy bất công, đầy vị kỷ và tham lam, mà còn cho rằng trọn bộ dòng lịch sử từ thời Kitô Giáo chiến thắng tới lúc đó hoàn toàn là một sai lầm và thất bại. Những người trẻ này muốn cải thiện sự việc để đem lại tự do, bình đẳng và công bằng, và họ xác tín rằng trong chính dòng tư duy Mácxít, họ đã tìm được phương cách làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Năm 1989 đem lại sự sụp đổ đầy ngạc nhiên cho các chế độ xã hội chủ nghĩa tại Âu Châu, để lại phía sau cả một di sản đáng buồn gồm những lãnh thổ và những tâm hồn tan nát. Bất cứ ai hy vọng rằng thời khắc đã đến đối với với sứ điệp Kitô Giáo đều đã thất vọng. Dù con số tín hữu Kitô khắp thế giới không nhỏ, nhưng Kitô Giáo quả đã thất bại ngay vào thời khắc lịch sử ấy trong việc làm cho mình được lắng nghe như một giải pháp thay thế tạo thời thế. Xét trong căn bản, lý thuyết cứu rỗi của Mác (dĩ nhiên dưới nhiều sắc thái được đạo diễn khác nhau) đã đưa ra một chủ trương coi mình như người hướng dẫn tương lai duy nhất được đạo dức thúc đẩy, một hướng dẫn đồng thời cũng nhất quán với thế giới quan khoa học. Bởi thế, thậm chí sau cú sốc năm 1989, nó vẫn không chịu thoái lui. Ta chỉ cần nhớ người ta ít nói xiết bao tới nỗi kinh hoàng của các quần đảo (gulac) Cộng Sản, tiếng nói của Solzhenitsyn vẫn bị cô lập như thế nào: không ai đề cập tới những chuyện này nữa. Có một nỗi xấu hổ nào đó ngăn cản họ; thậm chí cả chế độ sát nhân của Pol Pot cũng chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến qua loa. Tuy nhiên, người ta vẫn thất vọng và bối rối tận cùng. Họ không còn tin tưởng gì vào các lời hứa hẹn tinh thần lớn lao, và dù sao, đây cũng là điều chủ nghĩa Mác nghĩ mình là. Nó muốn đòi công lý cho mọi người, đòi hòa bình, đòi triệt hạ các tương quan chủ tớ bất công, và vân vân. Chủ nghĩa Mác tin rằng nó phải tạm thời miễn trừ các nguyên tắc đạo đức và tự cho phép mình sử dụng khủng bố như phương tiện lành mạnh để đạt các mục tiêu cao thượng kia. Khi các hậu quả tàn bạo về nhân bản trở thành rõ rệt, những nhà ý thức hệ trước đây thích rút về chủ trương thực tiễn, nếu không họ cũng tuyên bố công khai là mình khinh bỉ đạo đức. Ta có thể nhận ra một điển hình thảm hại của điều này tại Colombia, nơi người ta từng khởi diễn một chiến dịch, thoạt đầu dưới biểu ngữ Mácxít, nhằm giải phóng các tiểu nông gia từng bị các cơ sở tài chánh giầu có chà đạp. Nhưng ngày nay, thay vào đó, người ta đã khai trương ra một nền cộng hòa phản loạn, vượt quyền kiểm soát của chính phủ, và hoàn toàn công khai lệ thuộc việc buôn bán ma túy và không còn theo đuổi bất cứ sự biện minh luân lý nào cho việc ấy nữa, nhất là vì nó lại thỏa mãn đòi hỏi của các nước giầu có, đồng thời cung cấp được cơm bánh cho những người chả còn trông mong gì nơi nền kinh tế thế giới. Trong tình thế bối rối ấy, há Kitô Giáo lại không nên cố gắng một cách hết sức nghiêm chỉnh để khám phá lại chính tiếng nói của mình, ngõ hầu “dẫn nhập” tân thiên niên kỷ vào sứ điệp của mình, và làm sứ điệp này trở thành dễ hiểu như một hướng dẫn tổng quát cho tương lai?
Dù sao, vào lúc đó, tiếng nói của đức tin Kitô Giáo đang ở đâu? Năm 1967, khi cuốn sách này đang được trước tác, việc lên men giai đoạn đầu tiên của thời hậu công đồng đã bước vào đà hết sức sôi động. Một cách chính xác, Công Đồng Vatican II có dự tính như sau: đem lại cho Kitô Giáo một lần nữa sức mạnh có thể lên khuôn lịch sử. Thế kỷ mười chín từng tạo ra ý tưởng cho rằng tôn giáo thuộc lãnh vực chủ quan, riêng tư và nên nằm ở chỗ đó. Nhưng chính vì nó được phạm trù hóa như một một điều gì chủ quan, nên nó không thể là yếu tố xác định trong toàn bộ dòng lịch sử nói chung và trong các quyết định có tính thời đại cần đưa ra như thành phần của lịch sử này. Giờ đây, tiếp theo công đồng, người ta giả thiết rằng, điều trở nên hiển nhiên một lần nữa là đức Tin Kitô Giáo phải bao hàm trọn cuộc sống, nó phải hiện diện giữa lòng lịch sử và thời gian và liên hệ tới quá bên kia lãnh vực ý niệm chủ quan. Ít nhất theo quan điểm Giáo Hội Công Giáo, Kitô Giáo đang cố gắng một lần nữa thoát ra khỏi sự cô lập (ghetto), một thứ cô lập nó buộc phải lui vào từ thế kỷ mười chín, để tái can dự vào thế sự nói chung. Ở đây, chúng ta không cần thảo luận các tranh luận và chạm trán trong nội bộ Giáo Hội từng nổi lên xung quanh việc giải thích và hấp thụ công đồng. Vào thời gian này, vấn đề chính ảnh hưởng tới địa vị Kitô Giáo là quan điểm về mối liên hệ mới giữa Giáo Hội và thế giới. Mặc dù Romano Guardini, từ thập niên 1930, đã tạo ra kiểu nói Unterscheidung des Christlichen [phân biệt điều gì là Kitô Giáo], một vấn đề cực kỳ cần thiết vào lúc đó, nhưng những phân biệt như thế nay không còn quan trọng nữa; trái lại, tinh thần thời đại đòi ta phải vượt qua biên giới, vươn tay ra với thế giới, và dấn thân trong đó. Nhìn vào những hàng rào cản tại Paris năm 1968, người ta đã chứng minh được rằng các ý tưởng vừa kể phát xuất mau chóng ra sao trong các cuộc thảo luận có tính khoa bảng của người trong Giáo Hội và được áp dụng một cách rất thực tiễn như thế nào: một Thánh Thể cách mạng đã được cử hành tại đó, nhờ thế, đã đem vào thực hành một hòa nhịp mới của cả Giáo Hội và Thế Giới dưới biểu ngữ cách mạng là đem bình minh lại cho một thời đại tốt đẹp hơn. Vai trò lãnh đạo của các nhóm sinh viên Công Giáo và Thệ Phản trong các cuộc nổi dậy có tính cách mạng tại các đại học ở Âu Châu cũng như tại các nơi khác đã xác nhận xu hướng này.
Việc diễn dịch mới mẻ các ý niệm này thành hành động, sự hòa nhịp mới các thúc đẩy của Kitô Giáo với các hoạt động thế tục và chính trị được coi như một ánh chớp; tuy nhiên, những đám cháy được nó thực sự tạo nên lại xẩy ra tại Châu Mỹ La Tinh. Trong hơn một thập niên, nền thần học giải phóng dường như đã chỉ ra được một con đường nhờ đó đức tin có thể lên khuôn lại cho thế giới, nhờ đã tạo được một chính nghĩa chung với các phát kiến và sự khôn ngoan thế tục của thời đại. Không ai tranh cãi sự kiện này: ở Châu Mỹ La Tinh, đã có những sự kiện hết sức kinh hoàng như áp chế, cai trị bất chính nghĩa, tập trung tài sản và quyền hành trong tay một thiểu số, và bóc lột người nghèo, và cũng không ai tranh cãi việc cần phải làm một điều gì đó. Và vì đây là vấn đề của các quốc gia đa số dân là Công Giáo, nên hiển nhiên Giáo Hội có trách nhiệm ở đây và đức tin phải tự chứng tỏ mình là sức mạnh dành công lý. Nhưng dành cách nào? Thế là Mác xuất hiện như một sách giáo khoa vĩ đại. Người ta bảo hiện giờ ông đóng cùng một vai trò như vai trò từng rơi xuống vai Arítốt vào thế kỷ mười ba; nền triết học tiền Kitô Giáo (hay “ngoại đạo”) của người vừa kể cần được rửa tội mới đem đức tin và lý trí vào một tương quan thích đáng đối với nhau. Nhưng bất cứ ai chấp nhận Mác (trong bất cứ sắc thái tân Mácxít nào) làm đại biểu cho lý trí trần thế, cũng đều không những chấp nhận một triết lý, một viễn kiến về cội nguồn và ý nghĩa hiện sinh, mà còn và đặc biệt còn chấp nhận luôn một chương trình thực tiễn. Bởi vì “triết lý” này, trong yếu tính, vốn là một “lý thuyết thực hành” (praxis), một lý thuyết không tiền giả thiết một “chân lý” nào mà muốn tạo ra chúng. Bất cứ ai muốn biến Mác thành triết gia của thần học đều chấp nhận tính tối thượng của chính trị và kinh tế, những điều hiện đã trở thành quyền lực thực sự có thể đem lại sự cứu rỗi (và nếu bị lạm dụng, có thể mang tới tai họa). Theo lối suy nghĩ này, sự cứu rỗi của nhân loại xẩy ra nhờ chính trị và kinh tế, trong đó hình thức tương lai được xác định. Tính tối thượng của lý thuyết thực hành và chính trị này, trước nhất, có nghĩa: Thiên Chúa không thể bị phạm trù hóa như một điều “thực tiễn”. “Thực tại” mà người ta phải can dự vào lúc này chỉ là thực tại vật chất của những hoàn cảnh lịch sử nhất định, là những hoàn cảnh cần được nhìn một cách có phê phán và được cải cách, được qui hướng về các mục tiêu đúng đắn bằng cách sử dụng các phương thế thích đáng. Trong số các phương thế này, bạo lực là điều không thể miễn chước. Theo viễn ảnh này, việc nói về Thiên Chúa không thuộc cả lãnh vực thực tiễn lẫn lãnh vực thực tại nữa. Nếu cần phải khoan dung việc này, thì nên triển hạn nó cho tới khi công việc quan trọng hơn đã được làm xong. Điều còn phải bàn, là khuôn mạo Chúa Giêsu, Đấng vào lúc này dĩ nhiên không được xuất hiện như Đấng Kitô, mà đúng hơn như hiện thân của mọi con người đau khổ và bị áp bức và như phát ngôn viên của họ. Người kêu gọi ta đứng lên, thay đổi xã hội. Trong tất cả những điều này, điều mới lạ là chương trình thay đổi thế giới, một chương trình theo Mác vốn có xu hướng không những vô thần mà còn phản tôn giáo nữa, nay tràn ngập lòng say mê tôn giáo và được xây dựng trên các nguyên tắc tôn giáo: một cách đọc Thánh Kinh mới (nhất là Cựu Ước) và một phụng vụ mới được cử hành như một thành tựu tượng trưng của cách mạng và như một chuẩn bị cho cuộc cách mạng ấy.
Phải thừa nhận rằng nhờ cuộc tổng hợp đáng lưu ý này, Kitô Giáo đã một lần nữa bước vào vũ đài thế giới và trở thành một sứ điệp “tạo thời thế”. Không lạ gì các nhà nước xã hội chủ nghĩa rất ủng hộ phong trào này. Điều đáng lưu ý hơn nữa là sự kiện này: ngay tại các quốc gia “tư bản chủ nghĩa” thần học giải phóng cũng là cục cưng của công luận: nói ngược lại nó bị tích cực coi như một tội lỗi chống lại nhân tính và nhân loại, dù lẽ dĩ nhiên không ai muốn thấy các biện pháp thực tiễn được áp dụng vào hoàn cảnh riêng của mình, vì hiển nhiên họ đã đạt tới một trật tự xã hội công bình. Giờ đây, ta không thể chối cãi rằng trong số các nền thần học giải phóng khác nhau, thực sự có những nền có cái nhìn rất thông sáng. Tuy nhiên, mọi kế hoạch nhằm một tổng hợp có tính tạo thời thế giữa Kitô Giáo và thế giới phải bị gạt qua một bên lúc niềm tin coi chính trị như một sức mạnh cứu rỗi bị sụp đổ.
Thực vậy, như Arítốt từng nói, con người là một “hữu thể chính trị” nhưng không thể giản lược họ vào chính trị và kinh tế. Tôi thấy các nền thần học giải phóng có vấn đề thực sự và rất sâu xa ở chỗ họ thực sự bỏ sót ý niệm Thiên Chúa, một việc lẽ dĩ nhiên cũng thay đổi dung mạo Chúa Kitô một cách triệt để (như chúng ta đã chỉ ra). Không phải như thể Thiên Chúa bị bác bỏ, không đời nào! Nhưng chỉ là vì Người không được cần đến khi nói tới “thực tại” mà nhân loại đang phải đối phó. Thiên Chúa không liên quan gì tới việc này cả.
Ta ngỡ ngàng về điểm này và bỗng tự hỏi: phải chăng đây là trường hợp chỉ có trong thần học giải phóng? Hay lý thuyết này sở dĩ có thể đạt tới một lượng định như thế về vấn đề Thiên Chúa, một vấn đề không thực tế chút nào đối với việc hằng mong chờ là thay đổi thế giới, chỉ vì thế giới Kitô Giáo cũng nghĩ như thế, hay đúng hơn, cũng sống như thế, không suy tư về nó hay không hề lưu ý tới nó? Há ý thức Kitô Giáo đã không thuận tình một cách đáng kể, dù không để ý, với thái độ cho rằng đức tin vào Thiên Chúa là một điều chủ quan, thuộc lãnh vực riêng tư chứ không thuộc sinh hoạt chung của cuộc sống công cộng, là nơi, để có thể sống hoà hợp với người khác, tất cả chúng ta phải cư xử etsi Deus non daretur (như thể không còn Thiên Chúa nữa)? Há không cần thiết hay sao phải tìm ra cách có giá trị khác trong trường hợp Thiên Chúa quả không hiện hữu? Và, thực sự, chuyện này sẽ tự động xẩy ra: khi đức tin rời khỏi nội thẳm thánh thiêng của các vấn đề thuộc Giáo Hội để bước vào nơi công chúng nói chung, thì Thiên Chúa chả còn chi để làm và do đó nên để Người ở nơi Người vốn ở: tức lãnh vực riêng tư, trong phạm vi thân thiết chẳng liên quan tới bất cứ ai khác. Người ta không cần phải lãng quên một cách đặc biệt, và chắc chắn không cần phải cố ý bác bỏ mới có thể để Thiên Chúa như một Thiên Chúa không có gì để làm, nhất là vì Danh Người thường rất hay bị lạm dụng. Đức tin đáng lẽ đã ra khỏi chỗ cô lập nếu nó chịu mang theo mình vào khu vực công cộng đặc điểm rõ nét nhất của nó: tức Đấng Thiên Chúa phán xét và đau khổ, Đấng Thiên Chúa định giới hạn và tiêu chuẩn cho ta; Đấng Thiên Chúa mà từ Người chúng ta phát xuất và hướng về Người chúng ta đang đi tới. Nhưng, thực sự, cũng như trước, nó vẫn tiếp tục ở lại trong khu cô lập, cho tới nay tuyệt đối vẫn không có gì để làm.
Ấy thế nhưng Thiên Chúa vẫn là Đấng “thực tiễn”, chứ không phải là kết luận lý thuyết của một thế giới quan nhằm thoa dịu mà ta có thể tin theo hay đơn giản bác bỏ. Hiện nay, ta thấy điều sau tại bất cứ nơi nào mà việc cố ý bác bỏ Người đã trở thành nguyên tắc và người ta không còn tìm cách giảm nhẹ việc Người vắng bóng nữa. Vì thứ nhất, khi Thiên Chúa bị lấy ra khỏi bức tranh, thì mọi sự xem ra vẫn tiếp tục như cũ. Các quyết định chín chắn và các cơ cấu căn bản của cuộc đời vẫn y nguyên, dù chúng đã mất hết nền tảng. Nhưng như Nietzsche từng mô tả, một khi tin tức “Thiên Chúa đã chết” thực sự đến tai người ta và họ lưu tâm tới việc này, thì mọi sự sẽ thay đổi. Ngày nay, điều này đã được minh chứng, một đàng, trong cung cách khoa học xử lý sự sống con người: con người đang trở thành một đối vật kỹ thuật trong khi càng ngày càng biến mất như một chủ thể nhân bản, và một mình họ phải chịu trách nhiệm về việc này. Khi bào thai người được “cấy” một cách nhân tạo để có được “chất liệu cho nghiên cứu” và kho cung cấp các bộ phận, hai việc mà sau đó được coi là có ích cho những con người nhân bản khác, nào có ai phản đối đâu, vì rất ít người khiếp đảm vì chúng nữa. Tiến bộ đòi hỏi những điều như thế, và chúng thực sự là những mục đích cao thượng: thăng tiến phẩm chất sự sống, ít là đối với những ai có khả năng tài chánh có thể sử dụng được các dịch vụ này. Nhưng nếu từ nguồn cội và gốc rễ của mình, con người chỉ là một đối vật cho chính mình, nếu họ “được sản xuất” ra và phát xuất từ đường dây sản xuất với những đặc điểm và phụ tùng được lựa lọc, thì, ở trên đời này, con người sẽ nghĩ về con người ra sao? Họ nên cư xử với mình thế nào? Thái độ của con người đối với con người sẽ ra sao, khi họ không thể tìm được điều gì có tính huyền nhiệm thần linh nơi người khác, mà chỉ là kiến thức kỹ thuật? Điều xẩy ra trong phạm vi “kỹ thuật cao” của khoa học đang được phản ảnh rõ ở bất cứ chỗ nào văn hóa nói chung thành công dứt bỏ được Thiên Chúa ra khỏi trái tim con người. Ngày nay, có những nơi việc buôn bán người đã diễn ra công khai: quả là một việc tiêu thụ người đầy ích kỷ trong khi xã hội đứng nhìn vô vọng. Tội ác có tổ chức, chẳng hạn, đã không ngừng đem phụ nữ ra khỏi Albania dưới nhiều chiêu bài khác nhau rồi gửi họ tới đất liền bên kia đại dương làm gái điếm, và bởi vì có đủ những kẻ ích kỷ ở đó chờ đợi thứ “hàng hóa” này, nên càng ngày tội ác có tổ chức càng quyền thế hơn, và những ai cố gắng chặn đứng nó đều chỉ nhận ra rằng con quái xà (hydra) tội ác này cứ thế mọc ra đầu mới, bất kể người ta cắt mất bao nhiêu chiếc đầu của nó. Và há ta đã không thấy khắp nơi chung quanh ta, ngay tại các khu xóm có vẻ thanh bình của ta, sự gia tăng bạo lực, một thứ bạo lực càng ngày càng được coi như chuyện tự nhiên và do đó, mỗi ngày mỗi trở nên liều lĩnh hơn? Tôi không muốn khai triển thêm nữa cảnh tượng hãi hùng này. Nhưng ta hẳn thắc mắc liệu Thiên Chúa có thực là một thực tại chân chính, một tiên quyết căn bản cho mọi “thực tại” đến nỗi không có Người, không điều gì được an toàn hay không.
Ta hãy trở lại với dòng phát triển lịch sử từ năm 1967. Năm 1989, như tôi đã nói trên đây, không mang theo nó giải đáp mới nào, mà đúng hơn đã chỉ càng làm sâu thêm sự bối rối chung, khiến người ta càng hoài nghi hơn nữa các lý tưởng cao xa. Tuy nhiên, một điều gì đó quả đã xẩy ra. Tôn giáo trở thành hiện đại một lần nữa. Người ta không còn dự phóng nó sẽ mất dạng nữa; trái lại, nhiều hình thức tôn giáo mới mọc ra xum xuê. Trong cõi đơn côi nặng như chì của một thế giới từ bỏ Thiên Chúa, trong cái buồn chán bên trong của nó, việc tìm kiếm huyền nhiệm, tìm kiếm bất cứ loại tiếp xúc nào với đấng linh thiêng, bỗng trổ sinh như mới. Khắp mọi nơi, người ta nói tới thị kiến và sứ điệp từ thế giới bên kia, và bất cứ nơi nào có tường trình hiện ra, thì cả hàng ngàn người đổ xô du lịch tới đó, để họa may khám phá được đường nứt nào đó trên thế giới chăng, qua đó trời có thể nhìn xuống và gửi an ủi đến cho họ. Nhiều người than phiền rằng cuộc tìm kiếm tôn giáo mới mẻ này phần lớn đã qua mặt các Giáo Hội Kitô Giáo cổ truyền. Định chế luôn bất tiện và tín điều là một chuyện phiền toái. Điều người ta tìm là một trải nghiệm, một cuộc gặp gỡ với Đấng Tuyệt Đối Khác kia. Tôi không thể nói: tôi hoàn toàn nhất trí với lời than phiền này. Tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới, như ngày gần đây tại Paris, đức tin quả đã trở thành một trải nghiệm và đem lại niềm vui hiệp thông. Một điều gì ngây ngất, theo nghĩa tốt, được giao cảm. Thứ ngây ngất đầy phiền muộn và phá hoại của ma túy, của nhịp nhạc như búa giáng, của náo động, của nghiện ngập đã chạm chán với thứ ngây ngất rạng rỡ của ánh sáng, của gặp gỡ hân hoan trong ánh nắng chan hòa của Thiên Chúa. Đừng ai cho rằng đây chỉ là chuyện thoáng qua. Đã đành, đôi khi là như thế thật. Nhưng nó cũng có thể là thời khắc có thể đem lại một thay đổi lâu dài và khởi diễn cho một hành trình. Những việc tương tự như thế từng xẩy tới cho nhiều phong trào giáo dân vốn xuất hiện trong ít thập niên qua. Ở đây cũng thế, đức tin đã trở thành một hình thức trải nghiệm sống, trở thành niềm vui được khởi diễn một cuộc lữ hành và được tham dự vào mầu nhiệm men bột đang thấm nhiểm trọn khối quần chúng ngay từ bên trong và đổi mới họ. Nhiên hậu, miễn có cội nguồn lành mạnh, ngay các nơi hiện ra cũng có thể là những động viên lên đường lại để tìm kiếm Thiên Chúa một cách tỉnh táo. Dĩ nhiên, bất cứ ai trông mong Kitô Giáo ngày nay trở thành một phong trào đại chúng đều sẽ thất vọng. Vì các phong trào đại chúng không mang theo chúng lời hứa hẹn của tương lai. Tương lai chỉ được tạo ra bất cứ nơi nào con người tìm được đường dẫn tới nhau trong các xác tín làm khuôn cho cuộc sống. Và một tương lai tốt đẹp sẽ lớn lên bất cứ nơi nào các xác tín này phát xuất từ sự thật và dẫn tới sự thật.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Karl Rahner, Joseph Ratzinger và Vatican II, Vũ Văn An, Vietcatholic.net 11/28/2013
(2) Bản tiếng Việt của Nguyễn Luật Khoa, OFM, Nhà XB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, 2009
Còn 1 kỳ
Cuốn sách nói lên những điểm căn bản trong tư duy liên tục của ngài đến nỗi năm 2000, hơn 30 năm sau, với biết bao thăng trầm thật đáng kể trong lịch sử gần đây, khi cho tái bản, ngài đã giữ nguyên nội dung của nó. Để hiểu hậu cảnh của việc giữ nguyên này, ta nên đọc lại lời nói đầu cho lần tái bản năm 2000 do chính ngài viết.
Hơn ba mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày tác phẩm này được xuất bản lần đầu, trong khi ấy, lịch sử thế giới đã diễn biến rất nhanh. Nhìn trở lui, hai năm được xem như những cột mốc đặc biệt quan trọng trong hai thập niên cuối cùng của thiên niên kỷ sắp kết thúc là năm 1968 và năm 1989. Năm1968 đánh dấu cuộc nổi loạn của một thế hệ mới; thế hệ này không những coi việc tái thiết hậu chiến ở Âu Châu không thỏa đáng, đầy bất công, đầy vị kỷ và tham lam, mà còn cho rằng trọn bộ dòng lịch sử từ thời Kitô Giáo chiến thắng tới lúc đó hoàn toàn là một sai lầm và thất bại. Những người trẻ này muốn cải thiện sự việc để đem lại tự do, bình đẳng và công bằng, và họ xác tín rằng trong chính dòng tư duy Mácxít, họ đã tìm được phương cách làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Năm 1989 đem lại sự sụp đổ đầy ngạc nhiên cho các chế độ xã hội chủ nghĩa tại Âu Châu, để lại phía sau cả một di sản đáng buồn gồm những lãnh thổ và những tâm hồn tan nát. Bất cứ ai hy vọng rằng thời khắc đã đến đối với với sứ điệp Kitô Giáo đều đã thất vọng. Dù con số tín hữu Kitô khắp thế giới không nhỏ, nhưng Kitô Giáo quả đã thất bại ngay vào thời khắc lịch sử ấy trong việc làm cho mình được lắng nghe như một giải pháp thay thế tạo thời thế. Xét trong căn bản, lý thuyết cứu rỗi của Mác (dĩ nhiên dưới nhiều sắc thái được đạo diễn khác nhau) đã đưa ra một chủ trương coi mình như người hướng dẫn tương lai duy nhất được đạo dức thúc đẩy, một hướng dẫn đồng thời cũng nhất quán với thế giới quan khoa học. Bởi thế, thậm chí sau cú sốc năm 1989, nó vẫn không chịu thoái lui. Ta chỉ cần nhớ người ta ít nói xiết bao tới nỗi kinh hoàng của các quần đảo (gulac) Cộng Sản, tiếng nói của Solzhenitsyn vẫn bị cô lập như thế nào: không ai đề cập tới những chuyện này nữa. Có một nỗi xấu hổ nào đó ngăn cản họ; thậm chí cả chế độ sát nhân của Pol Pot cũng chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến qua loa. Tuy nhiên, người ta vẫn thất vọng và bối rối tận cùng. Họ không còn tin tưởng gì vào các lời hứa hẹn tinh thần lớn lao, và dù sao, đây cũng là điều chủ nghĩa Mác nghĩ mình là. Nó muốn đòi công lý cho mọi người, đòi hòa bình, đòi triệt hạ các tương quan chủ tớ bất công, và vân vân. Chủ nghĩa Mác tin rằng nó phải tạm thời miễn trừ các nguyên tắc đạo đức và tự cho phép mình sử dụng khủng bố như phương tiện lành mạnh để đạt các mục tiêu cao thượng kia. Khi các hậu quả tàn bạo về nhân bản trở thành rõ rệt, những nhà ý thức hệ trước đây thích rút về chủ trương thực tiễn, nếu không họ cũng tuyên bố công khai là mình khinh bỉ đạo đức. Ta có thể nhận ra một điển hình thảm hại của điều này tại Colombia, nơi người ta từng khởi diễn một chiến dịch, thoạt đầu dưới biểu ngữ Mácxít, nhằm giải phóng các tiểu nông gia từng bị các cơ sở tài chánh giầu có chà đạp. Nhưng ngày nay, thay vào đó, người ta đã khai trương ra một nền cộng hòa phản loạn, vượt quyền kiểm soát của chính phủ, và hoàn toàn công khai lệ thuộc việc buôn bán ma túy và không còn theo đuổi bất cứ sự biện minh luân lý nào cho việc ấy nữa, nhất là vì nó lại thỏa mãn đòi hỏi của các nước giầu có, đồng thời cung cấp được cơm bánh cho những người chả còn trông mong gì nơi nền kinh tế thế giới. Trong tình thế bối rối ấy, há Kitô Giáo lại không nên cố gắng một cách hết sức nghiêm chỉnh để khám phá lại chính tiếng nói của mình, ngõ hầu “dẫn nhập” tân thiên niên kỷ vào sứ điệp của mình, và làm sứ điệp này trở thành dễ hiểu như một hướng dẫn tổng quát cho tương lai?
Dù sao, vào lúc đó, tiếng nói của đức tin Kitô Giáo đang ở đâu? Năm 1967, khi cuốn sách này đang được trước tác, việc lên men giai đoạn đầu tiên của thời hậu công đồng đã bước vào đà hết sức sôi động. Một cách chính xác, Công Đồng Vatican II có dự tính như sau: đem lại cho Kitô Giáo một lần nữa sức mạnh có thể lên khuôn lịch sử. Thế kỷ mười chín từng tạo ra ý tưởng cho rằng tôn giáo thuộc lãnh vực chủ quan, riêng tư và nên nằm ở chỗ đó. Nhưng chính vì nó được phạm trù hóa như một một điều gì chủ quan, nên nó không thể là yếu tố xác định trong toàn bộ dòng lịch sử nói chung và trong các quyết định có tính thời đại cần đưa ra như thành phần của lịch sử này. Giờ đây, tiếp theo công đồng, người ta giả thiết rằng, điều trở nên hiển nhiên một lần nữa là đức Tin Kitô Giáo phải bao hàm trọn cuộc sống, nó phải hiện diện giữa lòng lịch sử và thời gian và liên hệ tới quá bên kia lãnh vực ý niệm chủ quan. Ít nhất theo quan điểm Giáo Hội Công Giáo, Kitô Giáo đang cố gắng một lần nữa thoát ra khỏi sự cô lập (ghetto), một thứ cô lập nó buộc phải lui vào từ thế kỷ mười chín, để tái can dự vào thế sự nói chung. Ở đây, chúng ta không cần thảo luận các tranh luận và chạm trán trong nội bộ Giáo Hội từng nổi lên xung quanh việc giải thích và hấp thụ công đồng. Vào thời gian này, vấn đề chính ảnh hưởng tới địa vị Kitô Giáo là quan điểm về mối liên hệ mới giữa Giáo Hội và thế giới. Mặc dù Romano Guardini, từ thập niên 1930, đã tạo ra kiểu nói Unterscheidung des Christlichen [phân biệt điều gì là Kitô Giáo], một vấn đề cực kỳ cần thiết vào lúc đó, nhưng những phân biệt như thế nay không còn quan trọng nữa; trái lại, tinh thần thời đại đòi ta phải vượt qua biên giới, vươn tay ra với thế giới, và dấn thân trong đó. Nhìn vào những hàng rào cản tại Paris năm 1968, người ta đã chứng minh được rằng các ý tưởng vừa kể phát xuất mau chóng ra sao trong các cuộc thảo luận có tính khoa bảng của người trong Giáo Hội và được áp dụng một cách rất thực tiễn như thế nào: một Thánh Thể cách mạng đã được cử hành tại đó, nhờ thế, đã đem vào thực hành một hòa nhịp mới của cả Giáo Hội và Thế Giới dưới biểu ngữ cách mạng là đem bình minh lại cho một thời đại tốt đẹp hơn. Vai trò lãnh đạo của các nhóm sinh viên Công Giáo và Thệ Phản trong các cuộc nổi dậy có tính cách mạng tại các đại học ở Âu Châu cũng như tại các nơi khác đã xác nhận xu hướng này.
Việc diễn dịch mới mẻ các ý niệm này thành hành động, sự hòa nhịp mới các thúc đẩy của Kitô Giáo với các hoạt động thế tục và chính trị được coi như một ánh chớp; tuy nhiên, những đám cháy được nó thực sự tạo nên lại xẩy ra tại Châu Mỹ La Tinh. Trong hơn một thập niên, nền thần học giải phóng dường như đã chỉ ra được một con đường nhờ đó đức tin có thể lên khuôn lại cho thế giới, nhờ đã tạo được một chính nghĩa chung với các phát kiến và sự khôn ngoan thế tục của thời đại. Không ai tranh cãi sự kiện này: ở Châu Mỹ La Tinh, đã có những sự kiện hết sức kinh hoàng như áp chế, cai trị bất chính nghĩa, tập trung tài sản và quyền hành trong tay một thiểu số, và bóc lột người nghèo, và cũng không ai tranh cãi việc cần phải làm một điều gì đó. Và vì đây là vấn đề của các quốc gia đa số dân là Công Giáo, nên hiển nhiên Giáo Hội có trách nhiệm ở đây và đức tin phải tự chứng tỏ mình là sức mạnh dành công lý. Nhưng dành cách nào? Thế là Mác xuất hiện như một sách giáo khoa vĩ đại. Người ta bảo hiện giờ ông đóng cùng một vai trò như vai trò từng rơi xuống vai Arítốt vào thế kỷ mười ba; nền triết học tiền Kitô Giáo (hay “ngoại đạo”) của người vừa kể cần được rửa tội mới đem đức tin và lý trí vào một tương quan thích đáng đối với nhau. Nhưng bất cứ ai chấp nhận Mác (trong bất cứ sắc thái tân Mácxít nào) làm đại biểu cho lý trí trần thế, cũng đều không những chấp nhận một triết lý, một viễn kiến về cội nguồn và ý nghĩa hiện sinh, mà còn và đặc biệt còn chấp nhận luôn một chương trình thực tiễn. Bởi vì “triết lý” này, trong yếu tính, vốn là một “lý thuyết thực hành” (praxis), một lý thuyết không tiền giả thiết một “chân lý” nào mà muốn tạo ra chúng. Bất cứ ai muốn biến Mác thành triết gia của thần học đều chấp nhận tính tối thượng của chính trị và kinh tế, những điều hiện đã trở thành quyền lực thực sự có thể đem lại sự cứu rỗi (và nếu bị lạm dụng, có thể mang tới tai họa). Theo lối suy nghĩ này, sự cứu rỗi của nhân loại xẩy ra nhờ chính trị và kinh tế, trong đó hình thức tương lai được xác định. Tính tối thượng của lý thuyết thực hành và chính trị này, trước nhất, có nghĩa: Thiên Chúa không thể bị phạm trù hóa như một điều “thực tiễn”. “Thực tại” mà người ta phải can dự vào lúc này chỉ là thực tại vật chất của những hoàn cảnh lịch sử nhất định, là những hoàn cảnh cần được nhìn một cách có phê phán và được cải cách, được qui hướng về các mục tiêu đúng đắn bằng cách sử dụng các phương thế thích đáng. Trong số các phương thế này, bạo lực là điều không thể miễn chước. Theo viễn ảnh này, việc nói về Thiên Chúa không thuộc cả lãnh vực thực tiễn lẫn lãnh vực thực tại nữa. Nếu cần phải khoan dung việc này, thì nên triển hạn nó cho tới khi công việc quan trọng hơn đã được làm xong. Điều còn phải bàn, là khuôn mạo Chúa Giêsu, Đấng vào lúc này dĩ nhiên không được xuất hiện như Đấng Kitô, mà đúng hơn như hiện thân của mọi con người đau khổ và bị áp bức và như phát ngôn viên của họ. Người kêu gọi ta đứng lên, thay đổi xã hội. Trong tất cả những điều này, điều mới lạ là chương trình thay đổi thế giới, một chương trình theo Mác vốn có xu hướng không những vô thần mà còn phản tôn giáo nữa, nay tràn ngập lòng say mê tôn giáo và được xây dựng trên các nguyên tắc tôn giáo: một cách đọc Thánh Kinh mới (nhất là Cựu Ước) và một phụng vụ mới được cử hành như một thành tựu tượng trưng của cách mạng và như một chuẩn bị cho cuộc cách mạng ấy.
Phải thừa nhận rằng nhờ cuộc tổng hợp đáng lưu ý này, Kitô Giáo đã một lần nữa bước vào vũ đài thế giới và trở thành một sứ điệp “tạo thời thế”. Không lạ gì các nhà nước xã hội chủ nghĩa rất ủng hộ phong trào này. Điều đáng lưu ý hơn nữa là sự kiện này: ngay tại các quốc gia “tư bản chủ nghĩa” thần học giải phóng cũng là cục cưng của công luận: nói ngược lại nó bị tích cực coi như một tội lỗi chống lại nhân tính và nhân loại, dù lẽ dĩ nhiên không ai muốn thấy các biện pháp thực tiễn được áp dụng vào hoàn cảnh riêng của mình, vì hiển nhiên họ đã đạt tới một trật tự xã hội công bình. Giờ đây, ta không thể chối cãi rằng trong số các nền thần học giải phóng khác nhau, thực sự có những nền có cái nhìn rất thông sáng. Tuy nhiên, mọi kế hoạch nhằm một tổng hợp có tính tạo thời thế giữa Kitô Giáo và thế giới phải bị gạt qua một bên lúc niềm tin coi chính trị như một sức mạnh cứu rỗi bị sụp đổ.
Thực vậy, như Arítốt từng nói, con người là một “hữu thể chính trị” nhưng không thể giản lược họ vào chính trị và kinh tế. Tôi thấy các nền thần học giải phóng có vấn đề thực sự và rất sâu xa ở chỗ họ thực sự bỏ sót ý niệm Thiên Chúa, một việc lẽ dĩ nhiên cũng thay đổi dung mạo Chúa Kitô một cách triệt để (như chúng ta đã chỉ ra). Không phải như thể Thiên Chúa bị bác bỏ, không đời nào! Nhưng chỉ là vì Người không được cần đến khi nói tới “thực tại” mà nhân loại đang phải đối phó. Thiên Chúa không liên quan gì tới việc này cả.
Ta ngỡ ngàng về điểm này và bỗng tự hỏi: phải chăng đây là trường hợp chỉ có trong thần học giải phóng? Hay lý thuyết này sở dĩ có thể đạt tới một lượng định như thế về vấn đề Thiên Chúa, một vấn đề không thực tế chút nào đối với việc hằng mong chờ là thay đổi thế giới, chỉ vì thế giới Kitô Giáo cũng nghĩ như thế, hay đúng hơn, cũng sống như thế, không suy tư về nó hay không hề lưu ý tới nó? Há ý thức Kitô Giáo đã không thuận tình một cách đáng kể, dù không để ý, với thái độ cho rằng đức tin vào Thiên Chúa là một điều chủ quan, thuộc lãnh vực riêng tư chứ không thuộc sinh hoạt chung của cuộc sống công cộng, là nơi, để có thể sống hoà hợp với người khác, tất cả chúng ta phải cư xử etsi Deus non daretur (như thể không còn Thiên Chúa nữa)? Há không cần thiết hay sao phải tìm ra cách có giá trị khác trong trường hợp Thiên Chúa quả không hiện hữu? Và, thực sự, chuyện này sẽ tự động xẩy ra: khi đức tin rời khỏi nội thẳm thánh thiêng của các vấn đề thuộc Giáo Hội để bước vào nơi công chúng nói chung, thì Thiên Chúa chả còn chi để làm và do đó nên để Người ở nơi Người vốn ở: tức lãnh vực riêng tư, trong phạm vi thân thiết chẳng liên quan tới bất cứ ai khác. Người ta không cần phải lãng quên một cách đặc biệt, và chắc chắn không cần phải cố ý bác bỏ mới có thể để Thiên Chúa như một Thiên Chúa không có gì để làm, nhất là vì Danh Người thường rất hay bị lạm dụng. Đức tin đáng lẽ đã ra khỏi chỗ cô lập nếu nó chịu mang theo mình vào khu vực công cộng đặc điểm rõ nét nhất của nó: tức Đấng Thiên Chúa phán xét và đau khổ, Đấng Thiên Chúa định giới hạn và tiêu chuẩn cho ta; Đấng Thiên Chúa mà từ Người chúng ta phát xuất và hướng về Người chúng ta đang đi tới. Nhưng, thực sự, cũng như trước, nó vẫn tiếp tục ở lại trong khu cô lập, cho tới nay tuyệt đối vẫn không có gì để làm.
Ấy thế nhưng Thiên Chúa vẫn là Đấng “thực tiễn”, chứ không phải là kết luận lý thuyết của một thế giới quan nhằm thoa dịu mà ta có thể tin theo hay đơn giản bác bỏ. Hiện nay, ta thấy điều sau tại bất cứ nơi nào mà việc cố ý bác bỏ Người đã trở thành nguyên tắc và người ta không còn tìm cách giảm nhẹ việc Người vắng bóng nữa. Vì thứ nhất, khi Thiên Chúa bị lấy ra khỏi bức tranh, thì mọi sự xem ra vẫn tiếp tục như cũ. Các quyết định chín chắn và các cơ cấu căn bản của cuộc đời vẫn y nguyên, dù chúng đã mất hết nền tảng. Nhưng như Nietzsche từng mô tả, một khi tin tức “Thiên Chúa đã chết” thực sự đến tai người ta và họ lưu tâm tới việc này, thì mọi sự sẽ thay đổi. Ngày nay, điều này đã được minh chứng, một đàng, trong cung cách khoa học xử lý sự sống con người: con người đang trở thành một đối vật kỹ thuật trong khi càng ngày càng biến mất như một chủ thể nhân bản, và một mình họ phải chịu trách nhiệm về việc này. Khi bào thai người được “cấy” một cách nhân tạo để có được “chất liệu cho nghiên cứu” và kho cung cấp các bộ phận, hai việc mà sau đó được coi là có ích cho những con người nhân bản khác, nào có ai phản đối đâu, vì rất ít người khiếp đảm vì chúng nữa. Tiến bộ đòi hỏi những điều như thế, và chúng thực sự là những mục đích cao thượng: thăng tiến phẩm chất sự sống, ít là đối với những ai có khả năng tài chánh có thể sử dụng được các dịch vụ này. Nhưng nếu từ nguồn cội và gốc rễ của mình, con người chỉ là một đối vật cho chính mình, nếu họ “được sản xuất” ra và phát xuất từ đường dây sản xuất với những đặc điểm và phụ tùng được lựa lọc, thì, ở trên đời này, con người sẽ nghĩ về con người ra sao? Họ nên cư xử với mình thế nào? Thái độ của con người đối với con người sẽ ra sao, khi họ không thể tìm được điều gì có tính huyền nhiệm thần linh nơi người khác, mà chỉ là kiến thức kỹ thuật? Điều xẩy ra trong phạm vi “kỹ thuật cao” của khoa học đang được phản ảnh rõ ở bất cứ chỗ nào văn hóa nói chung thành công dứt bỏ được Thiên Chúa ra khỏi trái tim con người. Ngày nay, có những nơi việc buôn bán người đã diễn ra công khai: quả là một việc tiêu thụ người đầy ích kỷ trong khi xã hội đứng nhìn vô vọng. Tội ác có tổ chức, chẳng hạn, đã không ngừng đem phụ nữ ra khỏi Albania dưới nhiều chiêu bài khác nhau rồi gửi họ tới đất liền bên kia đại dương làm gái điếm, và bởi vì có đủ những kẻ ích kỷ ở đó chờ đợi thứ “hàng hóa” này, nên càng ngày tội ác có tổ chức càng quyền thế hơn, và những ai cố gắng chặn đứng nó đều chỉ nhận ra rằng con quái xà (hydra) tội ác này cứ thế mọc ra đầu mới, bất kể người ta cắt mất bao nhiêu chiếc đầu của nó. Và há ta đã không thấy khắp nơi chung quanh ta, ngay tại các khu xóm có vẻ thanh bình của ta, sự gia tăng bạo lực, một thứ bạo lực càng ngày càng được coi như chuyện tự nhiên và do đó, mỗi ngày mỗi trở nên liều lĩnh hơn? Tôi không muốn khai triển thêm nữa cảnh tượng hãi hùng này. Nhưng ta hẳn thắc mắc liệu Thiên Chúa có thực là một thực tại chân chính, một tiên quyết căn bản cho mọi “thực tại” đến nỗi không có Người, không điều gì được an toàn hay không.
Ta hãy trở lại với dòng phát triển lịch sử từ năm 1967. Năm 1989, như tôi đã nói trên đây, không mang theo nó giải đáp mới nào, mà đúng hơn đã chỉ càng làm sâu thêm sự bối rối chung, khiến người ta càng hoài nghi hơn nữa các lý tưởng cao xa. Tuy nhiên, một điều gì đó quả đã xẩy ra. Tôn giáo trở thành hiện đại một lần nữa. Người ta không còn dự phóng nó sẽ mất dạng nữa; trái lại, nhiều hình thức tôn giáo mới mọc ra xum xuê. Trong cõi đơn côi nặng như chì của một thế giới từ bỏ Thiên Chúa, trong cái buồn chán bên trong của nó, việc tìm kiếm huyền nhiệm, tìm kiếm bất cứ loại tiếp xúc nào với đấng linh thiêng, bỗng trổ sinh như mới. Khắp mọi nơi, người ta nói tới thị kiến và sứ điệp từ thế giới bên kia, và bất cứ nơi nào có tường trình hiện ra, thì cả hàng ngàn người đổ xô du lịch tới đó, để họa may khám phá được đường nứt nào đó trên thế giới chăng, qua đó trời có thể nhìn xuống và gửi an ủi đến cho họ. Nhiều người than phiền rằng cuộc tìm kiếm tôn giáo mới mẻ này phần lớn đã qua mặt các Giáo Hội Kitô Giáo cổ truyền. Định chế luôn bất tiện và tín điều là một chuyện phiền toái. Điều người ta tìm là một trải nghiệm, một cuộc gặp gỡ với Đấng Tuyệt Đối Khác kia. Tôi không thể nói: tôi hoàn toàn nhất trí với lời than phiền này. Tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới, như ngày gần đây tại Paris, đức tin quả đã trở thành một trải nghiệm và đem lại niềm vui hiệp thông. Một điều gì ngây ngất, theo nghĩa tốt, được giao cảm. Thứ ngây ngất đầy phiền muộn và phá hoại của ma túy, của nhịp nhạc như búa giáng, của náo động, của nghiện ngập đã chạm chán với thứ ngây ngất rạng rỡ của ánh sáng, của gặp gỡ hân hoan trong ánh nắng chan hòa của Thiên Chúa. Đừng ai cho rằng đây chỉ là chuyện thoáng qua. Đã đành, đôi khi là như thế thật. Nhưng nó cũng có thể là thời khắc có thể đem lại một thay đổi lâu dài và khởi diễn cho một hành trình. Những việc tương tự như thế từng xẩy tới cho nhiều phong trào giáo dân vốn xuất hiện trong ít thập niên qua. Ở đây cũng thế, đức tin đã trở thành một hình thức trải nghiệm sống, trở thành niềm vui được khởi diễn một cuộc lữ hành và được tham dự vào mầu nhiệm men bột đang thấm nhiểm trọn khối quần chúng ngay từ bên trong và đổi mới họ. Nhiên hậu, miễn có cội nguồn lành mạnh, ngay các nơi hiện ra cũng có thể là những động viên lên đường lại để tìm kiếm Thiên Chúa một cách tỉnh táo. Dĩ nhiên, bất cứ ai trông mong Kitô Giáo ngày nay trở thành một phong trào đại chúng đều sẽ thất vọng. Vì các phong trào đại chúng không mang theo chúng lời hứa hẹn của tương lai. Tương lai chỉ được tạo ra bất cứ nơi nào con người tìm được đường dẫn tới nhau trong các xác tín làm khuôn cho cuộc sống. Và một tương lai tốt đẹp sẽ lớn lên bất cứ nơi nào các xác tín này phát xuất từ sự thật và dẫn tới sự thật.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Karl Rahner, Joseph Ratzinger và Vatican II, Vũ Văn An, Vietcatholic.net 11/28/2013
(2) Bản tiếng Việt của Nguyễn Luật Khoa, OFM, Nhà XB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, 2009
Còn 1 kỳ
Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo (2)
Vũ Văn An
04:34 05/12/2013
Tuy nhiên, việc tái khám phá tôn giáo có một khía cạnh khác. Ta đã thấy rằng khuynh hướng này tìm kiếm tôn giáo như một trải nghiệm, khía cạnh “huyền nhiệm” của tôn giáo là một phần quan trọng của việc này: tôn giáo phải giúp tôi tiếp xúc với Đấng Tuyệt Đối Khác kia. Trong hoàn cảnh lịch sử của ta, điều này có nghĩa: các tôn giáo huyền nhiệm của Á Châu (một phần của Ấn Giáo và một phần của Phật Giáo) với việc họ bác bỏ các tín điều và rất ít tính định chế, xem ra thích hợp với khối nhân loại được khai sáng (enlightened) hơn là một Kitô Giáo vốn được xác định bằng tín điều và được cấu trúc theo định chế. Tuy nhiên, xét chung, hậu quả là các tôn giáo riêng rẽ bị tương đối hóa; bất chấp các dị biệt và cả các mâu thuẫn nữa giữa các hình thức tín ngưỡng này, điều thực sự đáng kể, xét cho cùng, là cái bên trong của mọi hình thức khác nhau này, tức sự tiếp xúc với thể vô tả, với mầu nhiệm dấu ẩn. Và phần đông, người ta nhất trí với nhau rằng mầu nhiệm này không được biểu thị một cách trọn vẹn dưới bất cứ hình thức mạc khải nào, nghĩa là nó luôn chỉ được thoáng thấy một cách tình cờ và vụn vặt, ấy thế nhưng lại được tìm kiếm như một điều duy nhất và luôn như nhau. Cho rằng ta không thể nào biết chính Thiên Chúa, mọi sự ta nói được hay mô tả được chỉ có thể là một biểu tượng: đây chính là sự chắc chắn nền tảng đối với con người hiện đại, điều họ cũng coi là lòng khiêm nhường đứng trước thể vô cùng. Liên kết với sự tương đối hóa này là ý niệm hoà bình vĩ đại giữa các tôn giáo, biết nhìn nhận nhau như những cách thế phản ánh khác nhau Hữu Thể Trường Cửu Duy Nhất và để tùy mỗi cá nhân tự dò dẫm đường đi mà tìm ra Đấng, dù sao, vẫn kết hợp họ. Qua diễn trình tương đối hóa này, đức tin Kitô Giáo đã thay đổi một cách căn để, nhất là tại hai chỗ nền tảng trong sứ điệp chủ yếu của nó:
1. Khuôn mạo Chúa Kitô được giải thích cách mới hẳn, không những chỉ về phương diện tín điều, mà còn cả về phương diện Tin Mừng nữa, mà nhất là phương diện này. Niềm tin cho rằng Chúa Kitô là Con duy nhất của Thiên Chúa, Thiên Chúa thực sự cư ngụ giữa chúng ta như một con người trong chính Người, và con người Giêsu đời đời vẫn ở trong Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, và do đó, không phải là một hình tượng để Thiên Chúa xuất hiện, mà đúng hơn là Thiên Chúa duy nhất và bất khả thay thế, niềm tin này đã bị loại bỏ. Thay vì là người mà cũng là Thiên Chúa, Chúa Kitô trở thành người cảm nghiệm Thiên Chúa cách đặc biệt. Người là người được giác ngộ và do đó, xét trong căn bản, không còn khác chi với những người được giác ngộ khác, như Bút Đa chẳng hạn. Nhưng trong lối giải thích này, khuôn mạo Chúa Giêsu mất hết tính luận lý nội tại của nó. Nó bị tước hết khung cảnh lịch sử trong đó nó đã được cột chặt và bị buộc phải khép mình vào một khung ảnh sự vật hoàn toàn xa lạ với nó. Bút Đa, và trong phương diện này giống như Sôcrát, đã khuyên môn đệ đừng chú ý tới mình: bản thân ngài không đáng kể, nhưng đáng kể là con đường ngài vạch ra. Ai đã tìm ra con đường ấy thì có thể quên Bút Đa đi. Còn với Chúa Giêsu, điều đáng kể lại là chính con người của Người, là chính Chúa Kitô. Khi Người nói “Ta là Đấng ấy”, ta nghe được âm sắc của lời “Ta là Đấng hằng có” trên núi Hôrép xưa. Đường đi vì thế hệ ở việc bước chân theo Người, vì “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6). Chính Người là đường, và không còn đường nào khác biệt lập khỏi Người, trên đó Người không còn đáng kể nữa. Vì sứ điệp chân thực mà Người mang tới không phải là một học thuyết mà là chính con người của Người, nên lẽ dĩ nhiên ta phải thêm rằng “cái Ta” (I) của Chúa Giêsu này tuyệt đối qui chiếu về “cái Ngài” (Thou) của Chúa Cha, nó không lấy mình làm đủ (self-sufficient), nhưng đúng hơn quả là một “con đường”. “Giáo huấn của Ta không phải của Ta” (Ga 7:16). “Ta không tìm ý Ta, mà là ý Đấng đã sai Ta” (Ga 5:30). “Cái tôi” này rất quan trọng vì nó hoàn toàn lôi kéo ta vào một sứ mệnh năng động, vì nó dẫn ta tới việc vượt quá con người ta và kết hợp với Đấng ta đã được tạo nên vì Người. Nếu khuôn mạo Chúa Giêsu bị lấy ra khỏi chiều kích làm ta bối rối này, nếu nó bị tách biệt khỏi Thiên Tính của Người, thì nó sẽ trở thành mâu thuẫn với chính nó. Lúc ấy chỉ còn lại những sợi chỉ rời rạc khiến ta bối rối hoặc trở thành cái cớ để ta tự khẳng định chính mình.
2. Ý niệm Thiên Chúa cũng thay đổi một cách căn để. Vấn đề liệu có nên nghĩ về Thiên Chúa như một ngôi vị hay như không phải là một ngôi vị xem ra nay chỉ còn quan trọng bậc nhì; người ta hết còn ghi nhận sự dị biệt yếu tính giữa các hình thức tôn giáo duy thần hay phi duy thần (theistic and nontheistic). Quan điểm này hiện đang lan tràn hết sức nhanh chóng. Ngay những người Công Giáo có niềm tin và được huấn luyện về thần học, muốn được chia sẻ các trách nhiệm trong đời sống Giáo Hội, cũng đặt câu hỏi (như thể câu trả lời tự hiển nhiên rõ ràng): “Liệu việc ai đó hiểu Thiên Chúa như một ngôi vị hay không như một ngôi vị có thực sự quan trọng đến thế hay không?” Dù sao, ta cũng nên có tinh thần cởi mở, người ta bảo thế, vì mầu nhiệm Thiên Chúa, trong bất cứ trường hợp nào, cũng vượt quá các ý niệm và hình ảnh. Thế nhưng, những nhượng bộ như thế đập vào chính tâm điểm đức tin Thánh Kinh. Kinh shema, tức “Hãy nghe đây, hỡi Israel” trong Đệ Nhị Luật 6:4-9, đã là và vẫn còn là cốt lõi thực sự của căn tính tín hữu, không riêng cho Israel mà cho cả Kitô Giáo nữa. Người tín hữu Do Thái chết trong khi đọc lời tuyên xưng này; người tử đạo của Do Thái Giáo thở hơi thở cuối cùng vẫn tuyên xưng nó, vẫn hiến đời mình cho nó: “Hãy nghe, hỡi Israel. Người là Thiên Chúa chúng ta. Người là duy nhất”. Sự kiện nay Thiên Chúa đã tỏ lộ thánh nhan Người cho ta nơi Chúa Giêsu Kitô (Ga 14:9), một thánh nhan mà Môsê không được phép nhìn (Xh 33:20), vẫn không thay đổi mảy may lời truyên xưng này và không thay đổi được điều gì chủ yếu trong căn tính này. Dĩ nhiên, Thánh Kinh không sử dụng hạn từ “ngôi vị” để nói rằng Thiên Chúa có ngôi vị, nhưng ngôi vị tính của Thiên Chúa vẫn hết sức tỏ tường, giống như Thánh Danh Thiên Chúa vậy. Một Thánh Danh bao hàm khả năng được xưng hô, được nói, được nghe, được trả lời. Điều này là điều chủ yếu đối với Thiên Chúa Thánh Kinh, và nếu nó bị lấy đi, thì đức tin Thánh Kinh sẽ bị bác bỏ. Không ai tranh cãi việc từ trước đến nay vẫn có những cách sai lầm, hời hợt trong cái hiểu Thiên Chúa là Đấng có ngôi vị. Như Công Đồng Latêranô Thứ Tư từng nói về mọi lời lẽ của ta nói về Thiên Chúa, chính lúc ta áp dụng ý niệm ngôi vị vào Thiên Chúa, sự khác nhau giữa ý tưởng ngôi vị của ta và thực tại Thiên Chúa đã luôn luôn cực kỳ lớn lao hơn những gì chúng có chung với nhau rồi. Các áp dụng sai lạc ý niệm ngôi vị chắc chắn sẽ hiện hữu bất cứ lúc nào Thiên Chúa bị độc quyền hóa vì quyền lợi riêng của con người và do đó Thánh Danh Người bị nhuốc nhơ. Thành thử không phải là chuyện tình cờ khi Điều Răn Thứ Hai, là điều răn giả thiết phải bảo vệ Thánh Danh Thiên Chúa, theo ngay sau Điều Răn Thứ Nhất, là điều răn dạy ta thờ lạy Người. Về phương diện này, ta luôn học được một điều gì đó mới mẻ trong cung cách các tôn giáo “huyền nhiệm” nói về Thiên Chúa qua nền thần học hoàn toàn tiêu cực của họ, và về phương diện này nhiều nẻo đường đối thoại đã xuất hiện. Nhưng với việc mất đi điều vốn được hiểu như “Thánh Danh Thiên Chúa” tức bản chất hữu vị của Người, Thánh Danh Người không còn được bảo vệ và tôn kính nữa, mà bị bác bỏ thẳng thừng.
Nhưng thử hỏi Thánh Danh Thiên Chúa, hữu thể hữu vị của Người, thực ra có nghĩa gì? Chính xác, nó có nghĩa này: không những ta cảm nghiệm Người, vượt quá mọi cảm nghiệm (trần thế), mà Người còn tự phát biểu và thông đạt Người ra nữa. Khi Thiên Chúa bị hiểu một cách hoàn toàn phi bản vị, như trong Phật Giáo chẳng hạn, bị hiểu như một chối bỏ hoàn toàn đối với mọi sự xem ra rất thực đối với ta, thì làm gì có mối liên hệ tích cực nào giữa “Thiên Chúa” và thế giới. Lúc đó, thế giới sẽ phải bị khuất phục như là nguồn gây đau khổ, và nó không còn được lên khuôn nữa. Lúc đó, tôn giáo chỉ còn nhiệm vụ chỉ cho ta con đường để khuất phục thế giới, để giải thoát con người khỏi ách nặng của những điều không có thực (seeming) trên thế giới, nhưng không đề xuất bất cứ tiêu chuẩn nào để hướng dẫn ta sống trong đời, không một hình thức trách nhiệm xã hội nào trong đời cả. Với Ấn Độ Giáo, tình thế có khác đôi chút. Điều chủ yếu trong tôn giáo này là cảm nghiệm đồng nhất (experience of identity): xét cho cùng, tôi là một với cơ sở dấu ẩn của chính thực tại, là tat tvam asi (Ngươi là cái đó) của Upanishads. Sự cứu rỗi hệ ở việc giải thoát khỏi cá nhân tính, khỏi việc là-một-ngôi-vị, bằng cách vượt qua sự dị biệt hóa khỏi mọi hữu thể vốn bắt nguồn từ việc là-một-ngôi-vị: sự lừa dối do việc bản ngã tự quan tâm tới chính mình cần phải được dẹp bỏ. Nan đề của quan điểm về hữu thể này thấy rõ hơn cả trong Tân Ấn Độ Giáo, là nơi tính độc đáo của các ngôi vị không còn nữa vì họ cho rằng phẩm giá bất khả vi phạm của từng ngôi vị cá thể không hề có bất cứ nền tảng nào. Để đem lại các cải cách đang được tiến hành (bãi bỏ các luật lệ về đẳng cấp và thiêu sống các quả phụ…), người ta cần đặc biệt thoát ra ngoài cái hiểu có tính nền tảng này và nên du nhập vào hệ thống tư tưởng nói chung của Ấn Độ ý niệm ngôi vị, như đã được khai triển trong đức tin Kitô Giáo nhờ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa có ngôi vị. Việc tìm kiếm “lý thuyết hành động” đúng, trong trường hợp này, đã khởi sự điều chỉnh lại “lý thuyết”: ta có thể nhận ra phần nào việc niềm tin của Kitô Giáo vào Thiên Chúa có tính “hành động” ra sao, và quả là bất công thế nào khi dẹp bỏ các sự phân biệt còn đang bị tranh cãi nhưng rất quan trọng này, coi chúng như nhiên hậu không còn ăn nhập gì nữa.
Ngày nay, với những xem sét trên, ta đã tới điểm phải bắt đầu cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo” rồi. Nhưng trước khi khai triển thêm tuyến lý luận tôi vừa gợi ý, thiển nghĩ cần phải nhắc tới tình huống hiện nay của đức tin vào Thiên Chúa và vào Chúa Kitô. Người ta đang sợ sệt trước một “chủ nghĩa đế quốc” Kitô Giáo, họ nuối tiếc tính đa nguyên tôn giáo đầy tốt đẹp cũng như tính phấn khởi và đầy tự do mà người ta coi là khôi nguyên của chúng. Người ta cho rằng chủ nghĩa thực dân cũng liên kết một cách yếu tính với Kitô Giáo lịch sử, là tôn giáo không chịu chấp nhận người khác trong cái tính khác biệt của họ, trái lại luôn cố gắng đặt mọi sự dưới sự bảo hộ của mình. Do đó, theo quan điểm này, các tôn giáo và các nền văn hóa của Nam Mỹ đã bị chà đạp và dẹp bỏ và cả linh hồn người bản xứ cũng bị bạo hành: họ không còn tìm được chính họ trong trật tự mới nữa trong khi trật tự cũ của họ đã bị cưỡng bức lấy đi. (Về phương diện này) hiện đang có những ý kiến nhẹ nhàng hơn mà cũng có những ý kiến gay gắt hơn. Các ý kiến nhẹ nhàng hơn thì cho rằng cuối cùng ta nên dành cho các nền văn hóa bị dẹp bỏ kia quyền được cư ngụ trong đức tin Kitô Giáo và cho phép chúng khai triển cho mình một hình thức Kitô Giáo bản địa. Quan điểm cực đoan hơn thì coi Kitô Giáo trong toàn bộ như một thứ tha hóa (alienation) mà người bản địa cần được giải thoát khỏi. Hiểu một cách đúng đắn thì việc đòi cho có một Kitô Giáo bản địa là điều phải được coi như một trách vụ cực kỳ quan trọng. Mọi nền văn hóa vĩ đại đều cởi mở đối với nhau và đối với sự thật. Tất cả các nền văn hóa này đều có một điều gì đó để góp phần vào “xiêm y lộng lẫy” của Nàng Dâu như Thánh Vịnh 45:14 từng nói tới, một Nàng Dâu được các giáo phụ đồng nhất hóa với Giáo Hội. Điều chắc chắn là nhiều cơ may đã bị lỡ hụt nhưng nhiều cơ may mới cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, ta đừng quên rằng các dân tộc bản địa này phần lớn đã tìm được lối riêng để phát biểu đức tin Kitô Giáo trong các sùng kính bình dân của họ. Việc Thiên Chúa chịu thống khổ và Mẹ từ nhân cách riêng đã trở thành các hình ảnh đức tin chính yếu đối với họ, giúp họ vươn tới Thiên Chúa của Thánh Kinh, cũng đang nói với ta một điều gì đó. Nhưng lẽ dĩ nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Bây giờ, ta hãy trở lại với câu hỏi về Thiên Chúa và về Chúa Kitô, coi nó như chủ điểm của việc dẫn nhập vào đức tin Kitô Giáo. Điều đã trở nên hiển nhiên là: chiều kích huyền nhiệm trong ý niệm Thiên Chúa, chiều kích mà các tôn giáo Á Châu mang theo chúng như một thách thức đối với ta, rõ ràng phải có tính quyết định đối với việc suy tư của ta, và đối với cả đức tin của ta nữa. Thiên Chúa đã trở nên cụ thể nơi Chúa Kitô, nhưng qua cách này, mầu nhiệm của Người cũng trở nên vĩ đại hơn. Thiên Chúa luôn vĩ đại khôn cùng hơn hết mọi ý niệm, mọi hình ảnh và danh xưng của ta. Sự kiện hiện ta đang công nhận Người là tam vị không có nghĩa ta đã học biết hết về Người. Trái lại: Người cho ta thấy ta biết ít ỏi xiết bao về Người, ta hiểu được Người hay bắt đầu đo lường được Người ít ỏi xiết bao. Ngày nay, sau các kinh hoàng hãi hùng của các chế độ toàn trị [trong thế kỷ 20] (tôi muốn nhắc độc giả nhớ đến chứng tích tại Auschwitz), vấn đề thần lý học (theodicy, thần học tự nhiên) khẩn thiết và mạnh mẽ đòi tất cả chúng ta phải chú ý; đây là một định mức nữa cho thấy khả năng định nghĩa Thiên Chúa của ta nhỏ nhoi xiết bao, việc đo lường Người lại càng nhỏ nhoi hơn nữa. Dù sao, câu Thiên Chúa trả lời cho ông Gióp cũng chẳng giải thích được chi, nhưng đúng hơn, nó xác định ranh giới cho cơn tham cuồng của ta muốn phán đoán mọi sự và muốn có khả năng “phán” những lời sau hết đối với một chủ đề; nó nhắc ta nhớ tới các hạn chế của ta. Nó nhủ ta nên tín thác vào mầu nhiệm Thiên Chúa trong tính khôn dò của nó.
Nói thế rồi, ta vẫn phải nhấn mạnh tới tính sáng láng của Thiên Chúa cùng lúc với sự tối tăm. Từ lúc có Tự Ngôn của Tin Mừng Gioan, ý niệm logos đã nằm ở tâm điểm đức tin vào Thiên Chúa của Kitô Giáo rồi. Logos nghĩa là lý lẽ, ý nghĩa, và cả “lời” nữa, do đó, là một ý nghĩa vốn là Lời, vốn là tương quan, vốn có tính sáng tạo. Đấng Thiên Chúa logos này bảo đảm tính khả niệm của thế giới, tính khả niệm của hiện sinh ta, khả năng suy luận để biết Thiên Chúa [die GottgemŠssheit der Vernunft] và tính hữu lý (reasonableness) của Thiên Chúa [die VernunftgemŠssheit Gottes]), cho dù sự hiểu biết của Người vượt quá sự hiểu biết của ta vô cùng, vì sự hiểu biết của ta gần như tối tăm. Thế giới phát xuất từ lý trí và lý trí này là một Ngôi Vị, là Tình Yêu, đó là điều đức tin Thánh Kinh dạy ta về Thiên Chúa. Lý trí có khả năng nói về Thiên Chúa, nó cũng phải nói về Người, nếu không nó sẽ tự rút ngắn nó. Bao gồm trong việc này là ý niệm sáng thế. Thế giới không phải chỉ là maya, huyễn tượng, mà sau cùng, ta buộc phải để lại phía sau. Nó không phải chỉ là bánh xe vô tận của khổ đau, mà ta phải luôn cố gắng thoát ra cho bằng được. Nó là một cái gì tích cực. Nó là một điều tốt, bất chấp mọi cái ác trong nó và bất chấp mọi sầu buồn, sống trong nó là một điều tốt đẹp. Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và là Đấng tự tuyên bố về mình trong sáng thế, cũng hướng dẫn và tính sổ các hành động của con người. Ngày nay, ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng về các giá trị luân lý [Ethos], một cuộc khủng hoảng đến nay không còn chỉ là vấn đề có tính học thuật khoa bảng về nền tảng tối hậu của các lý thuyết đạo đức nữa, mà đúng hơn, là một vấn đề hoàn toàn có tính thực tiễn. Đang có tin tức phổ biết cho rằng các giá trị luân lý không thể có cơ sở ở một điều nào khác, và hậu quả của quan niệm này là điều hiển nhiên. Các công trình đã xuất bản về chủ đề các giá trị luân lý này thì có cả hàng đống và gần như đang tung tóe khắp nơi; các tác phẩm này một đàng cho thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhưng đàng khác cũng cho thấy tính gây bối rối trầm trọng của chúng. Kolakowski, trong dòng suy nghĩ của ông, từng nhấn mạnh rằng loại bỏ niềm tin vào Thiên Chúa, dù người ta lúi húi quay quồng ra sao, cuối cùng cũng sẽ tước hết mọi căn bản trong các giá trị luân lý. Nếu thế giới và con người không phát xuất từ một trí hiểu sáng tạo, một trí hiểu chứa trong mình thước đo các thực tại này và vẽ ra đường đi nước bước cho cuộc nhân sinh, thì chỉ còn lại các luật lệ giao thông áp dụng cho tác phong con người, các luật lệ ta có thể vất bỏ hay duy trì tùy theo tính hữu dụng của chúng. Điều cuối cùng còn lại là việc tính toán các hậu quả, điều thường được gọi là nền đạo đức học cứu cánh (teleological ethics) hay chủ nghĩa duy tỷ lệ (proportionalism). Nhưng ai thực sự có khả năng xét đoán quá bên kia các hậu quả của giây phút hiện tại? Lúc ấy, há giai cấp thống trị mới đã không nắm lấy chìa khóa của nhân sinh và trở thành quản trị viên của nhân loại hay sao? Trong cuộc tính toán hậu quả, sự bất khả vi phạm của nhân phẩm không còn nữa, vì không còn gì tự mình là tốt hay là xấu nữa. Ngày nay, người ta lại bàn tán về vấn đề giá trị luân lý, và đây là vấn đề hết sức cấp bách. Đức tin vào Logos, vào Lời mà ngay từ đầu vốn hiểu các giá trị luân lý như trách nhiệm, như lời đáp lại tiếng Logos, và do đó, đem lại cho các giá trị này tính khả niệm của chúng cũng như xu thế chủ yếu của chúng. Cũng liên hệ với điều này là trách vụ phải tìm ra một cái hiểu chung về trách nhiệm, một tìm kiếm đi song hành với mọi nghiên cứu trung thực và thuận lý và các truyền thống tôn giáo vĩ đại. Trong cố gắng này, không những có sự gần gũi nội tại của ba tôn giáo độc thần, mà còn có những đường hội tụ rất có ý nghĩa với các khuynh hướng sùng đạo khác tại Á Châu mà ta gặp thấy nơi Đạo Khổng và Đạo Lão.
Nếu logos, tức Lời từ nguyên thủy, lý trí sáng tạo, và tình yêu, là yếu tố quyết định đối với hình ảnh về Thiên Chúa của Kitô Giáo, và nếu ý niệm logos này đồng thời tạo nên cốt lõi cho Kitô học, cho đức tin vào Chúa Kitô, thì tính bất phân chia của Đức tin vào Thiên Chúa và của đức tin vào Con nhập thể của Người là Chúa Giêsu Kitô chỉ có thể được xác nhận hơn nữa mà thôi. Ta sẽ không hiểu Chúa Giêsu tốt hơn chút nào hay tới gần Người hơn chút nào, nếu ta xem nhẹ đức tin vào thần tính của Người. Ngày nay, niềm lo sợ cho rằng niềm tin vào thần tính Người sẽ làm Người ra xa lạ với ta hiện rất phổ biến. Không hẳn chỉ vì các tôn giáo khác mà một số người muốn càng ít nhấn mạnh đến tín điều này càng hay. Đây là mối lo sợ trước nhất và đầu hết của chính người Tây Phương chúng ta. Tất cả những điều này xem ra không đi đôi với thế giới quan hiện đại của ta. Thế giới quan này cho rằng đây hẳn chỉ là các giải thích thần thoại học, sau đó được tâm thức Hy Lạp biến thành hữu thể học. Nhưng khi ta tách biệt Chúa Kitô và Thiên Chúa, thì đàng sau cố gắng này là mối hoài nghi không biết liệu Thiên Chúa có khả năng gần gũi ta như thế hay không, liệu Người có tự cho phép mình cúi mình sâu đến thế hay không. Sự thật là ta không muốn điều này xuất hiện như là đức khiêm nhường. Nhưng Romano Guardini hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh rằng hình thức khiêm nhường cao hơn hệ ở việc Thiên Chúa tự cho mình làm chính điều đối với ta là bất xứng, và cúi mình xuống điều Người làm, chứ không xuống điều ta thiết kế về Người và cho Người. Ý niệm Thiên Chúa ở chốn xa xăm đối với thế giới sở dĩ có đó là vì cái chủ nghĩa duy thực khiêm cung bề ngoài của ta, nhưng chính vì thế, ta mất hẳn ý thức về sự hiện diện của Người. Nếu Thiên Chúa không ở trong Chúa Kitô, thì hẳn Người sẽ rút lui vào một cõi xa xăm tít tắp không thể đo lường được, và nếu Thiên Chúa không còn là một Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi nữa, thì hẳn nhiên, Người chỉ còn là một Thiên Chúa khiếm diện và chẳng là Thiên Chúa chút nào: một vị thần không có khả năng làm việc không phải là Thiên Chúa. Còn đối với niềm lo sợ cho rằng Chúa Giêsu sẽ đẩy ta đi quá xa nếu ta tin vào tư cách Con Thiên Chúa của Người, thì chính điều ngược lại mới đúng: nếu Người chỉ là một con người, thì hẳn Người đã lui vào một quá khứ không tài nào phản hồi, và cùng lắm người ta chỉ tưởng nhớ xa xôi tới Người một cách ít nhiều rõ ràng mà thôi. Nhưng nếu Thiên Chúa thực sự mang lấy nhân tính và do đó cùng một lúc vừa là người thực sự vừa là Thiên Chúa thực sự nơi Chúa Giêsu, thì Người hẳn tham dự vào sự hiện diện của Thiên Chúa, một hiện diện ôm lấy mọi thời mọi buổi. Lúc đó, và chỉ lúc đó thôi, Người không phải chỉ là một điều gì đó xuất hiện hôm qua, mà còn đang hiện diện giữa ta, là người đồng thời với ta hiện bây giờ. Đây là lý do tại sao tôi xác tín vững vàng rằng việc canh tân Kitô học phải có cái can đảm nhìn thấy Chúa Kitô trong mọi nét cao cả của Người, như Người đã được trình bày trong Bốn Sách Tin Mừng với nhiều nét căng thẳng trong tính hợp nhất của chúng.
Nếu ngày nay tôi phải viết lại cuốn Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo này, tất cả các kinh nghiệm của 30 năm qua hẳn sẽ được đưa vào bản văn; bản văn này sau đó cũng phải bao gồm ngữ cảnh của các cuộc thảo luận liên tôn ở mức độ cao hơn mức độ lúc ấy được coi là xứng hợp. Nhưng tôi tin rằng tôi không lầm trong phương thức nền tảng, vì trong đó, tôi đã đặt vấn đề Thiên Chúa và vấn đề Chúa Kitô ở chính trung tâm; trung tâm này dẫn ta tới một “Kitô học tường thuật” (narrative Christology) và minh chứng rằng nơi dành cho đức tin chính là ở trong Giáo Hội. Tôi nghĩ xu hướng căn bản này chính xác. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đặt cuốn sách này một lần nữa vào tay bạn đọc thời nay.
Hồng Y Joseph Ratzinger
1. Khuôn mạo Chúa Kitô được giải thích cách mới hẳn, không những chỉ về phương diện tín điều, mà còn cả về phương diện Tin Mừng nữa, mà nhất là phương diện này. Niềm tin cho rằng Chúa Kitô là Con duy nhất của Thiên Chúa, Thiên Chúa thực sự cư ngụ giữa chúng ta như một con người trong chính Người, và con người Giêsu đời đời vẫn ở trong Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, và do đó, không phải là một hình tượng để Thiên Chúa xuất hiện, mà đúng hơn là Thiên Chúa duy nhất và bất khả thay thế, niềm tin này đã bị loại bỏ. Thay vì là người mà cũng là Thiên Chúa, Chúa Kitô trở thành người cảm nghiệm Thiên Chúa cách đặc biệt. Người là người được giác ngộ và do đó, xét trong căn bản, không còn khác chi với những người được giác ngộ khác, như Bút Đa chẳng hạn. Nhưng trong lối giải thích này, khuôn mạo Chúa Giêsu mất hết tính luận lý nội tại của nó. Nó bị tước hết khung cảnh lịch sử trong đó nó đã được cột chặt và bị buộc phải khép mình vào một khung ảnh sự vật hoàn toàn xa lạ với nó. Bút Đa, và trong phương diện này giống như Sôcrát, đã khuyên môn đệ đừng chú ý tới mình: bản thân ngài không đáng kể, nhưng đáng kể là con đường ngài vạch ra. Ai đã tìm ra con đường ấy thì có thể quên Bút Đa đi. Còn với Chúa Giêsu, điều đáng kể lại là chính con người của Người, là chính Chúa Kitô. Khi Người nói “Ta là Đấng ấy”, ta nghe được âm sắc của lời “Ta là Đấng hằng có” trên núi Hôrép xưa. Đường đi vì thế hệ ở việc bước chân theo Người, vì “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6). Chính Người là đường, và không còn đường nào khác biệt lập khỏi Người, trên đó Người không còn đáng kể nữa. Vì sứ điệp chân thực mà Người mang tới không phải là một học thuyết mà là chính con người của Người, nên lẽ dĩ nhiên ta phải thêm rằng “cái Ta” (I) của Chúa Giêsu này tuyệt đối qui chiếu về “cái Ngài” (Thou) của Chúa Cha, nó không lấy mình làm đủ (self-sufficient), nhưng đúng hơn quả là một “con đường”. “Giáo huấn của Ta không phải của Ta” (Ga 7:16). “Ta không tìm ý Ta, mà là ý Đấng đã sai Ta” (Ga 5:30). “Cái tôi” này rất quan trọng vì nó hoàn toàn lôi kéo ta vào một sứ mệnh năng động, vì nó dẫn ta tới việc vượt quá con người ta và kết hợp với Đấng ta đã được tạo nên vì Người. Nếu khuôn mạo Chúa Giêsu bị lấy ra khỏi chiều kích làm ta bối rối này, nếu nó bị tách biệt khỏi Thiên Tính của Người, thì nó sẽ trở thành mâu thuẫn với chính nó. Lúc ấy chỉ còn lại những sợi chỉ rời rạc khiến ta bối rối hoặc trở thành cái cớ để ta tự khẳng định chính mình.
2. Ý niệm Thiên Chúa cũng thay đổi một cách căn để. Vấn đề liệu có nên nghĩ về Thiên Chúa như một ngôi vị hay như không phải là một ngôi vị xem ra nay chỉ còn quan trọng bậc nhì; người ta hết còn ghi nhận sự dị biệt yếu tính giữa các hình thức tôn giáo duy thần hay phi duy thần (theistic and nontheistic). Quan điểm này hiện đang lan tràn hết sức nhanh chóng. Ngay những người Công Giáo có niềm tin và được huấn luyện về thần học, muốn được chia sẻ các trách nhiệm trong đời sống Giáo Hội, cũng đặt câu hỏi (như thể câu trả lời tự hiển nhiên rõ ràng): “Liệu việc ai đó hiểu Thiên Chúa như một ngôi vị hay không như một ngôi vị có thực sự quan trọng đến thế hay không?” Dù sao, ta cũng nên có tinh thần cởi mở, người ta bảo thế, vì mầu nhiệm Thiên Chúa, trong bất cứ trường hợp nào, cũng vượt quá các ý niệm và hình ảnh. Thế nhưng, những nhượng bộ như thế đập vào chính tâm điểm đức tin Thánh Kinh. Kinh shema, tức “Hãy nghe đây, hỡi Israel” trong Đệ Nhị Luật 6:4-9, đã là và vẫn còn là cốt lõi thực sự của căn tính tín hữu, không riêng cho Israel mà cho cả Kitô Giáo nữa. Người tín hữu Do Thái chết trong khi đọc lời tuyên xưng này; người tử đạo của Do Thái Giáo thở hơi thở cuối cùng vẫn tuyên xưng nó, vẫn hiến đời mình cho nó: “Hãy nghe, hỡi Israel. Người là Thiên Chúa chúng ta. Người là duy nhất”. Sự kiện nay Thiên Chúa đã tỏ lộ thánh nhan Người cho ta nơi Chúa Giêsu Kitô (Ga 14:9), một thánh nhan mà Môsê không được phép nhìn (Xh 33:20), vẫn không thay đổi mảy may lời truyên xưng này và không thay đổi được điều gì chủ yếu trong căn tính này. Dĩ nhiên, Thánh Kinh không sử dụng hạn từ “ngôi vị” để nói rằng Thiên Chúa có ngôi vị, nhưng ngôi vị tính của Thiên Chúa vẫn hết sức tỏ tường, giống như Thánh Danh Thiên Chúa vậy. Một Thánh Danh bao hàm khả năng được xưng hô, được nói, được nghe, được trả lời. Điều này là điều chủ yếu đối với Thiên Chúa Thánh Kinh, và nếu nó bị lấy đi, thì đức tin Thánh Kinh sẽ bị bác bỏ. Không ai tranh cãi việc từ trước đến nay vẫn có những cách sai lầm, hời hợt trong cái hiểu Thiên Chúa là Đấng có ngôi vị. Như Công Đồng Latêranô Thứ Tư từng nói về mọi lời lẽ của ta nói về Thiên Chúa, chính lúc ta áp dụng ý niệm ngôi vị vào Thiên Chúa, sự khác nhau giữa ý tưởng ngôi vị của ta và thực tại Thiên Chúa đã luôn luôn cực kỳ lớn lao hơn những gì chúng có chung với nhau rồi. Các áp dụng sai lạc ý niệm ngôi vị chắc chắn sẽ hiện hữu bất cứ lúc nào Thiên Chúa bị độc quyền hóa vì quyền lợi riêng của con người và do đó Thánh Danh Người bị nhuốc nhơ. Thành thử không phải là chuyện tình cờ khi Điều Răn Thứ Hai, là điều răn giả thiết phải bảo vệ Thánh Danh Thiên Chúa, theo ngay sau Điều Răn Thứ Nhất, là điều răn dạy ta thờ lạy Người. Về phương diện này, ta luôn học được một điều gì đó mới mẻ trong cung cách các tôn giáo “huyền nhiệm” nói về Thiên Chúa qua nền thần học hoàn toàn tiêu cực của họ, và về phương diện này nhiều nẻo đường đối thoại đã xuất hiện. Nhưng với việc mất đi điều vốn được hiểu như “Thánh Danh Thiên Chúa” tức bản chất hữu vị của Người, Thánh Danh Người không còn được bảo vệ và tôn kính nữa, mà bị bác bỏ thẳng thừng.
Nhưng thử hỏi Thánh Danh Thiên Chúa, hữu thể hữu vị của Người, thực ra có nghĩa gì? Chính xác, nó có nghĩa này: không những ta cảm nghiệm Người, vượt quá mọi cảm nghiệm (trần thế), mà Người còn tự phát biểu và thông đạt Người ra nữa. Khi Thiên Chúa bị hiểu một cách hoàn toàn phi bản vị, như trong Phật Giáo chẳng hạn, bị hiểu như một chối bỏ hoàn toàn đối với mọi sự xem ra rất thực đối với ta, thì làm gì có mối liên hệ tích cực nào giữa “Thiên Chúa” và thế giới. Lúc đó, thế giới sẽ phải bị khuất phục như là nguồn gây đau khổ, và nó không còn được lên khuôn nữa. Lúc đó, tôn giáo chỉ còn nhiệm vụ chỉ cho ta con đường để khuất phục thế giới, để giải thoát con người khỏi ách nặng của những điều không có thực (seeming) trên thế giới, nhưng không đề xuất bất cứ tiêu chuẩn nào để hướng dẫn ta sống trong đời, không một hình thức trách nhiệm xã hội nào trong đời cả. Với Ấn Độ Giáo, tình thế có khác đôi chút. Điều chủ yếu trong tôn giáo này là cảm nghiệm đồng nhất (experience of identity): xét cho cùng, tôi là một với cơ sở dấu ẩn của chính thực tại, là tat tvam asi (Ngươi là cái đó) của Upanishads. Sự cứu rỗi hệ ở việc giải thoát khỏi cá nhân tính, khỏi việc là-một-ngôi-vị, bằng cách vượt qua sự dị biệt hóa khỏi mọi hữu thể vốn bắt nguồn từ việc là-một-ngôi-vị: sự lừa dối do việc bản ngã tự quan tâm tới chính mình cần phải được dẹp bỏ. Nan đề của quan điểm về hữu thể này thấy rõ hơn cả trong Tân Ấn Độ Giáo, là nơi tính độc đáo của các ngôi vị không còn nữa vì họ cho rằng phẩm giá bất khả vi phạm của từng ngôi vị cá thể không hề có bất cứ nền tảng nào. Để đem lại các cải cách đang được tiến hành (bãi bỏ các luật lệ về đẳng cấp và thiêu sống các quả phụ…), người ta cần đặc biệt thoát ra ngoài cái hiểu có tính nền tảng này và nên du nhập vào hệ thống tư tưởng nói chung của Ấn Độ ý niệm ngôi vị, như đã được khai triển trong đức tin Kitô Giáo nhờ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa có ngôi vị. Việc tìm kiếm “lý thuyết hành động” đúng, trong trường hợp này, đã khởi sự điều chỉnh lại “lý thuyết”: ta có thể nhận ra phần nào việc niềm tin của Kitô Giáo vào Thiên Chúa có tính “hành động” ra sao, và quả là bất công thế nào khi dẹp bỏ các sự phân biệt còn đang bị tranh cãi nhưng rất quan trọng này, coi chúng như nhiên hậu không còn ăn nhập gì nữa.
Ngày nay, với những xem sét trên, ta đã tới điểm phải bắt đầu cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo” rồi. Nhưng trước khi khai triển thêm tuyến lý luận tôi vừa gợi ý, thiển nghĩ cần phải nhắc tới tình huống hiện nay của đức tin vào Thiên Chúa và vào Chúa Kitô. Người ta đang sợ sệt trước một “chủ nghĩa đế quốc” Kitô Giáo, họ nuối tiếc tính đa nguyên tôn giáo đầy tốt đẹp cũng như tính phấn khởi và đầy tự do mà người ta coi là khôi nguyên của chúng. Người ta cho rằng chủ nghĩa thực dân cũng liên kết một cách yếu tính với Kitô Giáo lịch sử, là tôn giáo không chịu chấp nhận người khác trong cái tính khác biệt của họ, trái lại luôn cố gắng đặt mọi sự dưới sự bảo hộ của mình. Do đó, theo quan điểm này, các tôn giáo và các nền văn hóa của Nam Mỹ đã bị chà đạp và dẹp bỏ và cả linh hồn người bản xứ cũng bị bạo hành: họ không còn tìm được chính họ trong trật tự mới nữa trong khi trật tự cũ của họ đã bị cưỡng bức lấy đi. (Về phương diện này) hiện đang có những ý kiến nhẹ nhàng hơn mà cũng có những ý kiến gay gắt hơn. Các ý kiến nhẹ nhàng hơn thì cho rằng cuối cùng ta nên dành cho các nền văn hóa bị dẹp bỏ kia quyền được cư ngụ trong đức tin Kitô Giáo và cho phép chúng khai triển cho mình một hình thức Kitô Giáo bản địa. Quan điểm cực đoan hơn thì coi Kitô Giáo trong toàn bộ như một thứ tha hóa (alienation) mà người bản địa cần được giải thoát khỏi. Hiểu một cách đúng đắn thì việc đòi cho có một Kitô Giáo bản địa là điều phải được coi như một trách vụ cực kỳ quan trọng. Mọi nền văn hóa vĩ đại đều cởi mở đối với nhau và đối với sự thật. Tất cả các nền văn hóa này đều có một điều gì đó để góp phần vào “xiêm y lộng lẫy” của Nàng Dâu như Thánh Vịnh 45:14 từng nói tới, một Nàng Dâu được các giáo phụ đồng nhất hóa với Giáo Hội. Điều chắc chắn là nhiều cơ may đã bị lỡ hụt nhưng nhiều cơ may mới cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, ta đừng quên rằng các dân tộc bản địa này phần lớn đã tìm được lối riêng để phát biểu đức tin Kitô Giáo trong các sùng kính bình dân của họ. Việc Thiên Chúa chịu thống khổ và Mẹ từ nhân cách riêng đã trở thành các hình ảnh đức tin chính yếu đối với họ, giúp họ vươn tới Thiên Chúa của Thánh Kinh, cũng đang nói với ta một điều gì đó. Nhưng lẽ dĩ nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Bây giờ, ta hãy trở lại với câu hỏi về Thiên Chúa và về Chúa Kitô, coi nó như chủ điểm của việc dẫn nhập vào đức tin Kitô Giáo. Điều đã trở nên hiển nhiên là: chiều kích huyền nhiệm trong ý niệm Thiên Chúa, chiều kích mà các tôn giáo Á Châu mang theo chúng như một thách thức đối với ta, rõ ràng phải có tính quyết định đối với việc suy tư của ta, và đối với cả đức tin của ta nữa. Thiên Chúa đã trở nên cụ thể nơi Chúa Kitô, nhưng qua cách này, mầu nhiệm của Người cũng trở nên vĩ đại hơn. Thiên Chúa luôn vĩ đại khôn cùng hơn hết mọi ý niệm, mọi hình ảnh và danh xưng của ta. Sự kiện hiện ta đang công nhận Người là tam vị không có nghĩa ta đã học biết hết về Người. Trái lại: Người cho ta thấy ta biết ít ỏi xiết bao về Người, ta hiểu được Người hay bắt đầu đo lường được Người ít ỏi xiết bao. Ngày nay, sau các kinh hoàng hãi hùng của các chế độ toàn trị [trong thế kỷ 20] (tôi muốn nhắc độc giả nhớ đến chứng tích tại Auschwitz), vấn đề thần lý học (theodicy, thần học tự nhiên) khẩn thiết và mạnh mẽ đòi tất cả chúng ta phải chú ý; đây là một định mức nữa cho thấy khả năng định nghĩa Thiên Chúa của ta nhỏ nhoi xiết bao, việc đo lường Người lại càng nhỏ nhoi hơn nữa. Dù sao, câu Thiên Chúa trả lời cho ông Gióp cũng chẳng giải thích được chi, nhưng đúng hơn, nó xác định ranh giới cho cơn tham cuồng của ta muốn phán đoán mọi sự và muốn có khả năng “phán” những lời sau hết đối với một chủ đề; nó nhắc ta nhớ tới các hạn chế của ta. Nó nhủ ta nên tín thác vào mầu nhiệm Thiên Chúa trong tính khôn dò của nó.
Nói thế rồi, ta vẫn phải nhấn mạnh tới tính sáng láng của Thiên Chúa cùng lúc với sự tối tăm. Từ lúc có Tự Ngôn của Tin Mừng Gioan, ý niệm logos đã nằm ở tâm điểm đức tin vào Thiên Chúa của Kitô Giáo rồi. Logos nghĩa là lý lẽ, ý nghĩa, và cả “lời” nữa, do đó, là một ý nghĩa vốn là Lời, vốn là tương quan, vốn có tính sáng tạo. Đấng Thiên Chúa logos này bảo đảm tính khả niệm của thế giới, tính khả niệm của hiện sinh ta, khả năng suy luận để biết Thiên Chúa [die GottgemŠssheit der Vernunft] và tính hữu lý (reasonableness) của Thiên Chúa [die VernunftgemŠssheit Gottes]), cho dù sự hiểu biết của Người vượt quá sự hiểu biết của ta vô cùng, vì sự hiểu biết của ta gần như tối tăm. Thế giới phát xuất từ lý trí và lý trí này là một Ngôi Vị, là Tình Yêu, đó là điều đức tin Thánh Kinh dạy ta về Thiên Chúa. Lý trí có khả năng nói về Thiên Chúa, nó cũng phải nói về Người, nếu không nó sẽ tự rút ngắn nó. Bao gồm trong việc này là ý niệm sáng thế. Thế giới không phải chỉ là maya, huyễn tượng, mà sau cùng, ta buộc phải để lại phía sau. Nó không phải chỉ là bánh xe vô tận của khổ đau, mà ta phải luôn cố gắng thoát ra cho bằng được. Nó là một cái gì tích cực. Nó là một điều tốt, bất chấp mọi cái ác trong nó và bất chấp mọi sầu buồn, sống trong nó là một điều tốt đẹp. Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và là Đấng tự tuyên bố về mình trong sáng thế, cũng hướng dẫn và tính sổ các hành động của con người. Ngày nay, ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng về các giá trị luân lý [Ethos], một cuộc khủng hoảng đến nay không còn chỉ là vấn đề có tính học thuật khoa bảng về nền tảng tối hậu của các lý thuyết đạo đức nữa, mà đúng hơn, là một vấn đề hoàn toàn có tính thực tiễn. Đang có tin tức phổ biết cho rằng các giá trị luân lý không thể có cơ sở ở một điều nào khác, và hậu quả của quan niệm này là điều hiển nhiên. Các công trình đã xuất bản về chủ đề các giá trị luân lý này thì có cả hàng đống và gần như đang tung tóe khắp nơi; các tác phẩm này một đàng cho thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhưng đàng khác cũng cho thấy tính gây bối rối trầm trọng của chúng. Kolakowski, trong dòng suy nghĩ của ông, từng nhấn mạnh rằng loại bỏ niềm tin vào Thiên Chúa, dù người ta lúi húi quay quồng ra sao, cuối cùng cũng sẽ tước hết mọi căn bản trong các giá trị luân lý. Nếu thế giới và con người không phát xuất từ một trí hiểu sáng tạo, một trí hiểu chứa trong mình thước đo các thực tại này và vẽ ra đường đi nước bước cho cuộc nhân sinh, thì chỉ còn lại các luật lệ giao thông áp dụng cho tác phong con người, các luật lệ ta có thể vất bỏ hay duy trì tùy theo tính hữu dụng của chúng. Điều cuối cùng còn lại là việc tính toán các hậu quả, điều thường được gọi là nền đạo đức học cứu cánh (teleological ethics) hay chủ nghĩa duy tỷ lệ (proportionalism). Nhưng ai thực sự có khả năng xét đoán quá bên kia các hậu quả của giây phút hiện tại? Lúc ấy, há giai cấp thống trị mới đã không nắm lấy chìa khóa của nhân sinh và trở thành quản trị viên của nhân loại hay sao? Trong cuộc tính toán hậu quả, sự bất khả vi phạm của nhân phẩm không còn nữa, vì không còn gì tự mình là tốt hay là xấu nữa. Ngày nay, người ta lại bàn tán về vấn đề giá trị luân lý, và đây là vấn đề hết sức cấp bách. Đức tin vào Logos, vào Lời mà ngay từ đầu vốn hiểu các giá trị luân lý như trách nhiệm, như lời đáp lại tiếng Logos, và do đó, đem lại cho các giá trị này tính khả niệm của chúng cũng như xu thế chủ yếu của chúng. Cũng liên hệ với điều này là trách vụ phải tìm ra một cái hiểu chung về trách nhiệm, một tìm kiếm đi song hành với mọi nghiên cứu trung thực và thuận lý và các truyền thống tôn giáo vĩ đại. Trong cố gắng này, không những có sự gần gũi nội tại của ba tôn giáo độc thần, mà còn có những đường hội tụ rất có ý nghĩa với các khuynh hướng sùng đạo khác tại Á Châu mà ta gặp thấy nơi Đạo Khổng và Đạo Lão.
Nếu logos, tức Lời từ nguyên thủy, lý trí sáng tạo, và tình yêu, là yếu tố quyết định đối với hình ảnh về Thiên Chúa của Kitô Giáo, và nếu ý niệm logos này đồng thời tạo nên cốt lõi cho Kitô học, cho đức tin vào Chúa Kitô, thì tính bất phân chia của Đức tin vào Thiên Chúa và của đức tin vào Con nhập thể của Người là Chúa Giêsu Kitô chỉ có thể được xác nhận hơn nữa mà thôi. Ta sẽ không hiểu Chúa Giêsu tốt hơn chút nào hay tới gần Người hơn chút nào, nếu ta xem nhẹ đức tin vào thần tính của Người. Ngày nay, niềm lo sợ cho rằng niềm tin vào thần tính Người sẽ làm Người ra xa lạ với ta hiện rất phổ biến. Không hẳn chỉ vì các tôn giáo khác mà một số người muốn càng ít nhấn mạnh đến tín điều này càng hay. Đây là mối lo sợ trước nhất và đầu hết của chính người Tây Phương chúng ta. Tất cả những điều này xem ra không đi đôi với thế giới quan hiện đại của ta. Thế giới quan này cho rằng đây hẳn chỉ là các giải thích thần thoại học, sau đó được tâm thức Hy Lạp biến thành hữu thể học. Nhưng khi ta tách biệt Chúa Kitô và Thiên Chúa, thì đàng sau cố gắng này là mối hoài nghi không biết liệu Thiên Chúa có khả năng gần gũi ta như thế hay không, liệu Người có tự cho phép mình cúi mình sâu đến thế hay không. Sự thật là ta không muốn điều này xuất hiện như là đức khiêm nhường. Nhưng Romano Guardini hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh rằng hình thức khiêm nhường cao hơn hệ ở việc Thiên Chúa tự cho mình làm chính điều đối với ta là bất xứng, và cúi mình xuống điều Người làm, chứ không xuống điều ta thiết kế về Người và cho Người. Ý niệm Thiên Chúa ở chốn xa xăm đối với thế giới sở dĩ có đó là vì cái chủ nghĩa duy thực khiêm cung bề ngoài của ta, nhưng chính vì thế, ta mất hẳn ý thức về sự hiện diện của Người. Nếu Thiên Chúa không ở trong Chúa Kitô, thì hẳn Người sẽ rút lui vào một cõi xa xăm tít tắp không thể đo lường được, và nếu Thiên Chúa không còn là một Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi nữa, thì hẳn nhiên, Người chỉ còn là một Thiên Chúa khiếm diện và chẳng là Thiên Chúa chút nào: một vị thần không có khả năng làm việc không phải là Thiên Chúa. Còn đối với niềm lo sợ cho rằng Chúa Giêsu sẽ đẩy ta đi quá xa nếu ta tin vào tư cách Con Thiên Chúa của Người, thì chính điều ngược lại mới đúng: nếu Người chỉ là một con người, thì hẳn Người đã lui vào một quá khứ không tài nào phản hồi, và cùng lắm người ta chỉ tưởng nhớ xa xôi tới Người một cách ít nhiều rõ ràng mà thôi. Nhưng nếu Thiên Chúa thực sự mang lấy nhân tính và do đó cùng một lúc vừa là người thực sự vừa là Thiên Chúa thực sự nơi Chúa Giêsu, thì Người hẳn tham dự vào sự hiện diện của Thiên Chúa, một hiện diện ôm lấy mọi thời mọi buổi. Lúc đó, và chỉ lúc đó thôi, Người không phải chỉ là một điều gì đó xuất hiện hôm qua, mà còn đang hiện diện giữa ta, là người đồng thời với ta hiện bây giờ. Đây là lý do tại sao tôi xác tín vững vàng rằng việc canh tân Kitô học phải có cái can đảm nhìn thấy Chúa Kitô trong mọi nét cao cả của Người, như Người đã được trình bày trong Bốn Sách Tin Mừng với nhiều nét căng thẳng trong tính hợp nhất của chúng.
Nếu ngày nay tôi phải viết lại cuốn Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo này, tất cả các kinh nghiệm của 30 năm qua hẳn sẽ được đưa vào bản văn; bản văn này sau đó cũng phải bao gồm ngữ cảnh của các cuộc thảo luận liên tôn ở mức độ cao hơn mức độ lúc ấy được coi là xứng hợp. Nhưng tôi tin rằng tôi không lầm trong phương thức nền tảng, vì trong đó, tôi đã đặt vấn đề Thiên Chúa và vấn đề Chúa Kitô ở chính trung tâm; trung tâm này dẫn ta tới một “Kitô học tường thuật” (narrative Christology) và minh chứng rằng nơi dành cho đức tin chính là ở trong Giáo Hội. Tôi nghĩ xu hướng căn bản này chính xác. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đặt cuốn sách này một lần nữa vào tay bạn đọc thời nay.
Hồng Y Joseph Ratzinger
50 năm thờ cúng tổ tiên
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
16:56 05/12/2013
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 34
THÁNH CA và THẦN HỌC: KHÔNG PHẢI VỰC SÂU NHƯNG LÀ KHÁT VỌNG
Năm 1997, cuối thánh lễ an táng một linh mục, người ta hát bài “Từ vực sâu u tối”. Sau đó một giáo dân tâm sự với tôi:
- Con nghe bài hát mà nản lòng và bất mãn quá! Ông cha này ai cũng biết là rất tốt, rất đạo đức thánh thiện, tại sao vừa chết xong lại bị đày xuống vực sâu, bị tống vào ngục tối ngay lập tức vậy?
Lời chia sẻ khiến tôi giật mình. Chính bản thân tôi cũng đã nhiều lần cảm nghiệm nhận ra sự trái khoáy ấy mà không lấy làm điều, nhưng đối với những người đang kiếm tìm đức tin thì quả tình bài ca có thể khiến họ nghĩ: Cách nhìn về cái chết của người Công Giáo thật mâu thuẫn. Có những lần tôi hiện diện trước áo quan anh chị em mình trong tâm tình chúc mừng, mừng vì Chúa Kitô Cứu Thế vừa khẳng định thêm một chiến thắng không thể đảo ngược, trong lúc bên tai tôi người ta đang rên rỉ câu kinh từ vực sâu ai oán. Thật hết sức lạc điệu nếu giữa tâm tình rộn rã của đêm chia tay trước khi cô dâu lên xe hoa về nhà chồng, chợt có người cất tiếng: Từ vực sâu tối tăm!... Vâng, nhiều trường hợp chúng ta cầu nguyện bên người vừa nằm xuống trong bầu khí họp mừng vượt qua, và như muốn tha thiết nói với Tân Lang rằng: Xin hãy cảm thông, vui lòng chờ cho chúng em được tỏ chút luyến lưu bịn rịn; chỉ vài giờ nữa thôi, chúng em sẽ để cho Chàng tự do đưa bạn ấy lên đường…
Tôi đã hứa sẽ viết bài về vấn đề này. Giới Công Giáo đã quá quen tai cho nên không để ý rằng bài hát mang hình ảnh vực sâu tối tăm có thể gây phản cảm nặng nề nơi người ngoài Công Giáo. Người ta đồng ý rằng người Công Giáo luôn tưởng nhớ đến người đã khuất rất nhiều, nhưng cách nhớ tưởng ấy rất khác với tâm tình người Việt. Người Việt nhớ đến Ông Bà Cha Mẹ đã khuất và xin các ngài phù hộ cho con cháu, còn với người Công Giáo, hình như Ông Bà Cha Mẹ chết xong là rơi vào thảm trạng bi thương. Hiện nay, không chỉ có một bài mà đến bốn, năm bài hát với hình ảnh vực sâu tối tăm, từ chốn luyện hình u tối. Những bài này thịnh hành đến nỗi buổi kinh hoặc thánh lễ tưởng nhớ người chết mà không hát một trong mấy bài ấy thì dường như còn thiếu sót.
Vừa qua, sau 15 năm gặp lại người giáo dân nọ, chúng tôi nói chuyện khác, nhưng tôi chợt nhớ một món nợ chưa trả.
Tôi về mở quyển “Nghi Lễ An Táng và Thánh Lễ Cầu Hồn”, Ủy ban Giám mục về Phụng tự xuất bản, Sài Gòn 1971, dày 230 trang, thấy phản ứng của người ấy rất đúng. Quyển sách gồm có 5 lời hiệu triệu, 152 lời nguyện, 9 bài Cựu ước, 8 đoạn xướng đáp và lời cầu , 26 thánh vịnh, 11 câu xướng alleluia và 20 bài Tân ước chưa kể kể 19 bài Tin mừng, 5 kinh Tiền tụng, 3 Kinh nguyện Thánh Thể… Suốt bằng ấy nội dung, tiếng "vực sâu" chỉ xuất hiện trong một bản văn duy nhất là thánh vịnh 129/130 được in lại 6 lần ở các trang 19, 23, 28, 56, 84 và 125. Thánh vịnh này được đề nghị dùng làm đáp ca, và ở các trang 28, 56 và 84 có hai câu đáp để chọn là câu 1: “Từ vực sâu, Lạy Chúa, tôi kêu lên cùng Chúa” hoặc câu 5: “Tôi hy vọng rất nhiều vào Chúa, tôi trông cậy ở lời Người”; ở trang 19 và 23 có hai câu đáp để chọn là câu 1: “Lạy Chúa, tôi kêu lên cùng Chúa”, bỏ cụm từ “Từ vực sâu”, hoặc câu 6: “Linh hồn tôi mong đợi Chúa tôi”, ở trang 125 không có câu đáp. Như thế ở đây phụng vụ cũng đọc thánh vịnh này với tất cả sự lạc quan tin tưởng như khi trích đọc nó trong Kinh chiều II của Lễ Giáng sinh.
Các nhạc sĩ Việt Nam đã dừng lại ở hình ảnh vực thẳm và triển khai kịch tính của hình ảnh này khiến cho một chi tiết phụ của bài thánh vịnh lấn lướt mất nội dung chính. Điều này cũng có phần do âm hưởng của cung giọng não nuột của kinh "Ớ Chúa tôi, tôi ở chốn thẳm sâu kêu lên cùng Chúa" (Đàng Trong) tức cũng là kinh "Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi" (Đàng Ngoài).
Những bài thánh ca chủ đề vực sâu thật hay, tiếc là không đúng phụng vụ cũng không sát giáo lý Công Giáo. Tiếc hơn nữa là chúng đã gây những ngộ nhận rất lớn cả cho người Công Giáo lẫn người ngoài Công Giáo.
Vấn nạn được nêu lên không phải là thắp nhang hay đặt đồ cúng nhưng là theo Chúa thì mất đi cái nhìn lạc quan đầy hy vọng của Đạo Hiếu khi nghĩ về tiền nhân! Do chưa nhận biết mạc khải, người Việt chưa diễn tả bằng ngôn từ chính xác nhưng cách ứng xử cho thấy dường như đa số linh cảm rằng tiền nhân qua đi là về với Cội Nguồn tối thượng. Cùng lúc, người sống vừa cầu mong cho người chết sớm siêu thoát vừa xin người chết phù hộ. Cái nhìn ấy khá gần với giáo huấn trong sách "Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo". Sách này không hề nhắc gì đến một vực thẳm hoặc một nơi chốn. Với tựa đề "Luyện ngục: cuộc thanh luyện cuối cùng", số 1030 của sách này nói đến sự "thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết":
"Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắn chắc được cứu độ đời đời, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên Đàng.
Hội Thánh gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được chọn là “purgatory”. Dù ta quen dịch là luyện ngục, thuật ngữ này chỉ đơn giản là một tình trạng thanh luyện, không phải vực, cũng không phải là ngục tối. Điều này khác hẳn với hình phạt đời đời của kẻ bị chúc dữ: Hội Thánh công bố giáo lý về luyện ngục cách riêng trong các công đồng Flôrence (x. DS 1304) và Trentô (x. DS 1820; 1580). Dựa vào một số đoạn Kinh Thánh (x. 1Cr 3,15; 1Pr 1,7), Hội Thánh nói về lửa thanh luyện.
"Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện. Chúa Giêsu xác nhận: nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần người ấy sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12,31). Qua khẳng định này, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, nhưng một số tội khác thì phải đợi tới đời sau" (x. T. Grêgôriô cả, đối thoại 4,39).
Lời dạy này cũng căn cứ trên tập quán cầu nguyện cho những người quá cố mà Kinh thánh đã nói: vì thế ông Giuđa Macabêô "xin dâng lễ đền tội cho những người chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi" (2 Mcb 12,46). Ngay từ đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong thánh lễ (x. DS 856) để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan Thánh Chúa. Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời.
"Chúng ta hãy giúp họ và hãy nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha (G 1,5), tại sao chúng ta còn nghi ngờ là những lễ tế của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, để cầu cho người quá cố, lại không đem đến cho họ một phần an ủi nào? Đừng do dự giúp đỡ và cầu nguyện cho những người đã qua đời"(x. T. Gioan Kim Khẩu, Bài Giảng về 1Cr 41,5).
Thánh vịnh 129/130 quả có được dùng trong sách “Nghi Lễ An Táng và Thánh Lễ Cầu Hồn”, tuy nhiên đọc kỹ, sẽ thấy ở đó Hội Thánh nhấn mạnh hai điều: hoặc là sự kiện con người không thể tự cứu mình, hoặc là niềm khát vọng sớm được cứu thoát chứ không hề nhấn mạnh thảm cảnh “vực sâu”. Ước mong các cấp thẩm quyền của Hội Thánh sớm nghiên cứu lại để tránh tình trạng phản tác dụng cho việc loan báo Tin mừng tại Việt Nam.
Cụ thể, Ban Thánh Nhạc toàn quốc có thể giúp giải quyết vấn đề cách nhẹ nhàng bằng một tuyển tập thánh ca cho lễ an táng và cầu hồn. Hiện nay trong rừng thánh ca Việt Nam, có nhiều bài rất hay cả về nhạc, về lời, về hình ảnh và về thần học hy vọng để cầu nguyện lúc anh chị em tín hữu lên đường về với Chúa, nhưng chỉ mới được biết đến ở một số cộng đoàn hay một số địa phương. Ước mong Ban Thánh Nhạc sớm thu thập và đề cao những bài ấy để phổ biến cho mọi người, và đừng đưa những bài không chuẩn về thần học hoặc dễ gây hiểu lầm vào tuyển tập. Hy vọng như thế dần dần thói quen dùng những bài thảm sầu như nói ở trên sẽ lùi vào quá khứ.
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 35 : VIỄN ẢNH LẠC QUAN CỦA SPE SALVI
Để độc giả có thêm cơ sở suy nghĩ về điều vừa chia sẻ ở bài trước, và áp dụng vào việc loan tin mừng cho Dòng họ, tôi xin được lược tóm ở đây giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI trong thông điệp Spe Salvi: “Được cứu rỗi trong đức trông cậy”.
Thông điệp Spe Salvi số 45 có nhắc đến quan niệm Do Thái giáo "cho rằng các linh hồn đang sống trong một hình thức bị tạm giam,… đang phải chịu phạt hay đang được hưởng một hình thái hạnh phúc tạm thời" và lập tức cho rằng quan niệm ấy đã bị đầy lùi vào quá khứ. "Giáo Hội sơ khai tiếp nhận các quan điểm này, và trong Giáo Hội Tây Phương, chúng dần dần được phát triển thành học thuyết về Luyện Ngục. Chúng ta không cần xem xét ở đây các nẻo đường phức tạp trong lịch sử sự phát triển ấy; mà chỉ cần hỏi xem điều này thực ra có ý nghĩa gì" (số 45).
Điểm chính yếu trong học thuyết Spe Salvi về luyện ngục, ở số 47, là sự thanh luyện trong tình yêu của Đấng Thẩm Phán và, ở số 48, mối hiệp thông trong Hội Thánh khiến ta có thể cầu nguyện cho các linh hồn đang được thanh luyện. Xin trích nguyên văn số 47:
"Một vài thần học gia mới đây có ý kiến cho rằng lửa vừa thiêu đốt vừa cứu chuộc chính là Chúa Kitô, vị Thẩm Phán và là Đấng Cứu Thế. Cuộc gặp gỡ với Ngài là hành động phán xét chung cuộc. Trước ánh mắt Ngài, tất cả những gì là giả trá sẽ tan biến. Sự gặp gỡ Ngài trong khi thiêu đốt chúng ta, lại cải biến chúng ta, và giải thoát chúng ta, khiến cho chúng ta trở nên con người chính thật của mình. Tất cả những gì chúng ta xây dựng trong đời có thể chỉ là rơm rạ, rỗng tuếch và sụp đổ. Vậy mà trong cái đau đớn của cuộc gặp gỡ này, khi những dơ bẩn, và bệnh hoạn của cuộc đời được phơi bày ra trước mắt chúng ta, thì ơn cứu độ nằm ngay ở đó. Cái nhìn của Chúa, sự va chạm của trái tim Ngài chữa lành chúng ta qua một biến cải chắc chắn là đau đớn "như đi qua lửa".
Nhưng đó là một sự đau đớn được chúc lành, trong đó quyền lực cực thánh của tình yêu Ngài xuyên thấu chúng ta như một ngọn lửa, giúp chúng ta trở nên hoàn toàn là chính mình và nhờ đó hoàn toàn thuộc về Chúa. Bằng cách này sự tương quan giữa Công Lý và ân sủng cũng trở nên rõ ràng; cách thức chúng ta sống trên đời không phải là không quan trọng, nhưng tội lỗi của chúng ta không gây tì ố trên chúng ta mãi mãi nếu ít ra chúng ta vẫn tiếp tục vươn ra để đến với Chúa Kitô, đến với sự thật và tình yêu.
Thật vậy, tội lỗi đã bị thiêu đốt qua cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Vào lúc chung thẩm chúng ta cảm nhận và hấp thụ quyền lực vô biên của tình yêu Ngài trên tất cả sự dữ trong thế gian và trong chúng ta. Nỗi đau của tình yêu trở nên ơn cứu rỗi và niềm vui của chúng ta. Rõ ràng là chúng ta không thể đo lường "thời gian" của sự thiêu đốt biến cải này bằng những đơn vị đo lường thời gian của trần thế. "Giờ phút" biến cải trong cuộc gặp gỡ này vượt quá ước tính thế gian - đó là thời khắc của con tim, đó là thời gian của cuộc "vượt qua", để tiến đến hiệp thông với Thiên Chúa qua Mình Thánh Chúa Kitô.
Sự phán xét của Chúa là niềm hy vọng, vì đó vừa là Công Lý, và vừa là ân sủng. Nếu chỉ có ân sủng mà thôi, khiến cho tất cả mọi việc trên thế gian không còn vấn đề nữa, thì Chúa sẽ mắc nợ chúng ta một câu trả lời về Công Lý - một câu hỏi quyết liệt chúng ta đặt ra cho lịch sử và cho Thiên Chúa. Nếu chỉ là Công Lý, thì cuối cùng chỉ có thể đem lại cho chúng ta sự sợ hãi. Việc Thiên Chúa nhập thể nơi Đức Kitô đã nối kết Công Lý và ân sủng với nhau mật thiết đến độ Công Lý được thiết lập vững chắc: chúng ta đều phải lo liệu cho sự cứu rỗi của mình "trong âu lo và run sợ" ( Pl 2, 12 ). Tuy nhiên, ân sủng cho phép tất cả chúng ta hy vọng, và để vững tin đi gặp vị Thẩm Phán, Đấng chúng ta biết đến như là "trạng sư", hay parakletos ( x. 1 Ga 2, 1 ) của chúng ta."
Cũng cần góp thêm vào đây cái nhìn thần học tâm linh của Dòng Cát Minh Têrêxa về sự “hiệp nhất tạo biến đổi”, được cha Marie Eugène trình bày trong sáng dễ hiểu ở phần đầu tác phẩm “Tôi muốn thấy Thiên Chúa”. Khái niệm hiệp nhất tạo biến đổi giúp ta hiểu ra rằng khi được gọi hiệp nhất với Thiên Chúa Chí Thánh, thụ tạo được Ngài đổi mới không ngừng cho đến đời đời. Sau giai đoạn thanh tẩy luyện lọc hết những vết nhơ, sự biến đổi tiếp tục làm cho thụ tạo càng lúc càng giống với Thiên Chúa. Người ta thường hình dung cách giản dị là phải xong việc này rồi mới sang việc khác, phải qua khỏi giai đoạn luân lý rồi mới bàn đến đời sống hiệp nhất, nhưng thực tế của đời sống ơn thánh cho thấy cả ơn hiệp nhất và ba nhân đức tin cậy mến có mặt ngay từ đầu và, nơi con cái Chúa, chính ba nhân đức ấy giục giã ta dứt khoát với tội lỗi, làm cho mọi dính bén và mọi bất toàn bị bật rễ. Ngay ở đời này ba nhân đức tin, cậy, mến đã cho ta một kinh nghiệm về việc lửa đốt sạch những cặn bẩn. Nơi sự hiệp nhất tạo biến đổi, ta sẽ như những cục than, những thỏi kim loại được ném vào lò lửa hồng và rực cháy theo lửa…Thiên Chúa vừa bất biến vừa vô cùng vô tận cho nên thụ tạo khi chiêm ngưỡng và khám phá Ngài sẽ đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác cho đến đời đời và đời đời. Thiên đàng chẳng phải là một đêm lễ hội ánh sáng nào đó nhưng một chuỗi đời đời những ngạc nhiên thích thú và mãi mãi khám phá sự tươi mới, chẳng còn hở ra một phút giây nào để nhàm chán. Thánh Gioan Thánh giá diễn tả điều ấy như sự khám phá của người khai thác những hầm mỏ mênh mông, của người lạc vào những hang động thiên nhiên bất tận. Còn Thánh nữ Têrêxa Avila, trong quyển Lâu Đài Nội Tâm, thì xếp đặt thành một lộ trình tiến dần để, ngay ở đời này, những người khát khao sẽ tha thiết nài xin cho mình được biến đổi và hiệp nhất với Thiên Chúa.
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 36: CẦN NHỮNG BÀI CA MỚI CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
Thánh ca đang đóng một vai trò quan trọng trong việc loan báo Tin mừng. Nhân khi nghiên cứu quyển “Nghi Lễ An Táng và Thánh Lễ Cầu Hồn” để viết về bài hát “Từ vực sâu”, tôi thấy quyển sách đầy những ý tưởng giàu hình ảnh, dễ tạo cảm hứng cho những bài thánh ca thật hay để cầu nguyện bên người quá cố. Chỉ cần nêu lên tần số xuất hiện của những ý tưởng từ nhiều đến ít như sau, cũng đủ gợi hứng cho người viết ca từ biết phải viết theo hướng nào:
Sống: (148), trong đó có: hằng sống (23) + sống mới (9) + sống đời đời (8) + những trường hợp khác (108)
Chết: (145)
Tin: (98)
Phục sinh: (91), trong đó có: sống lại (62) + trỗi dậy (9) + Phục Sinh (20)
Phúc: (71)
Cứu: (68), trong đó có: cứu (25) + cứu độ (29) + giải thoát (14)
Hiệp nhất: (60), trong đó có: nước trời (6) + tiệc (14) + luyện (8) + hợp nhất với/hiệp nhất với Chúa (8) + liên kết (7) + chiêm ngưỡng (7) + đón nhận ( 10)
Hưởng: (45)
Niềm vui: (43), trong đó có: ân sủng (11) + niềm vui (6) + an ủi (7) + ánh sáng (9) + bình an (10)
Vinh quang: (42)
Hy vọng: (36), trong đó có: hy vọng (13) + trông cậy (12) + trông đợi (5) + mong đợi (5) + mong chờ (1)
Nhân hậu: (31), trong đó có: khoan dung (4) + nhân từ (3) + thương xót (10) + nhân hậu (14)
Thanh tẩy: (22), trong đó có: phép Rửa (9) + rửa (5) + thanh tẩy (8)
Đóng đinh: (11)
Khóc: (9)
Vượt thắng: (18), trong đó có: vượt (7) + thắng (11)
Lửa: (9), trong đó có: luyện vàng trong lửa (5) + hồ lửa (3 - trong cùng một bài đọc) + lửa đời đời (1) + Lửa vinh quang (1 - ánh lửa chiếu qua bụi lau)
Mục tử: (7), trong đó có: mục tử (3) + chăn nuôi (4)
Hình khổ: (5), trong đó có: xiềng xích (2) + cực hình (3)
Phạt: (4)
Dù vực thẳm (Rm 8,39): (1)
Từ vực thẳm (Tv 130,1): (1)
Ngục: (0)
Ngoài ra còn có một hình thức mai táng mới xuất hiện trong đời sống người Việt nói chung và người Công Giáo Việt Nam nói riêng trong mấy thập niên gần đây, là hỏa táng. Hỏa táng thường gây những ấn tượng và cảm xúc hết sức đau thương. Kinh Thánh cũng cho ta nhiều hình ảnh mãnh liệt về sự thanh tẩy bằng lửa. Cho tới nay các nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam chưa quan tâm đến sự kiện này. Thiết tưởng dân Chúa đang rất cần những bài thánh ca đầy hy vọng để có thể vượt qua những giây phút thương tâm trong bình an. Trong quyển “Kinh nguyện gia đình” phiên bản 1986, chúng tôi có đề xuất những đoạn sau đây, xin nêu như những gợi ý cho anh chị em nhạc sĩ:
“Lạy Cha, Cha đã tạo dựng nên lửa và ban nó cho chúng con. Lửa đã sưởi ấm khi chúng con sinh ra, đã tạo điều kiện cho cuộc sống hằng ngày, và khi chúng con đã qua đời, lửa còn làm cho thân xác này chóng về lại tình trạng cát bụi. Xin Cha chúc lành và thánh hoá ngọn lửa chúng con sắp dùng để hoả táng thân xác người anh em (chị em) chúng con.” (Lời nguyện)
“Anh chị em thân mến, bởi vì chúng ta được lãnh nhận một vương quốc vững bền không lay chuyển, chúng ta phải biết ơn Thiên Chúa. Với lòng biết ơn đó, chúng ta hãy kính sợ mà phụng thờ Thiên Chúa cho đẹp lòng Ngài. Quả thật, Thiên Chúa chúng ta là một ngọn lửa thiêu” (Lời Chúa: Dt 12,28-29; xem thêm những đoạn khác: 1 Côrintô 15,35-38 và 42-49; Đanien 3,19b-21 và 24-28; 2 Vua 2,1-2 và 7-11; 1 Côrintô 3,10b-17; Isaia 43,1-7; 2 Phêrô 3,8-13)
Hoặc lời mời gọi, các lời cầu và lời nguyện:
“Thưa anh chị em, Kinh thánh nói: Thiên Chúa là lửa thiêu. Chính Thiên Chúa là Cha đã cho Đức Giê-su Ki-tô đến thanh tẩy chúng ta bằng lửa trong Thánh Thần, và đã ban Chúa Thánh Thần như lửa sưởi ấm linh hồn ta. Ngài cũng mời gọi chúng ta dâng hiến đời sống cho Ngài như những lễ vật toàn thiêu. Với những xác tín ấy, trong dịp cử hành lễ hoả thiêu hôm nay, chúng ta hãy thưa với Ngài những lời cầu nguyện tha thiết và đầy tin tưởng.
Chúng con xin dâng lên Cha mọi việc lành của (OBACE) T. và của mỗi người chúng con đã cố gắng thực hiện trong cuộc sống. Xin Cha thanh luyện cho trở nên của lễ đẹp lòng Cha.
Chúng con xin giao phó trong tay Cha mọi tội lỗi của (OBACE) T. cũng như của mỗi người chúng con đã vấp phạm. Xin Cha lấy lửa yêu mến của Cha mà thiêu đốt và thanh tẩy.
Như ngọn lửa vật chất sắp thiêu đốt thi hài (OBACE) T. , xin cho ngọn lửa mến Chúa yêu người cũng luôn thiêu đốt tâm hồn chúng con.
Cũng như thân xác (OBACE) T. sắp thành những hạt bụi mất hút trong lòng đời, xin Cha cho mỗi người chúng con biết quên mình, biến tan đi trong cuộc sống phục vụ anh em.
Xin cho các thân nhân của (OBACE) T. nhận được mọi ơn lành của Cha và gặp được nơi mọi người lòng yêu mến thiết tha như ngọn lửa an ủi sưởi ấm tâm hồn.
Lạy Cha, giờ đây chúng con xin dâng phó linh hồn (OBACE) T. trong tình thương của Cha, và chúng con hoả táng (OBACE) như một của lễ toàn thiêu dâng lên Cha. Xin cho lễ hiến dâng này, cùng với tình yêu của gia đình và cộng đoàn chúng con, được kết hiệp với sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập giá thành một của lễ đẹp lòng Cha. Xin cho đời sống chúng con và mọi lời chúng con cầu nguyện cũng được như hương khói chân thành tỏa bay trước Nhan Cha, để cầu cho (OBACE) T. và mọi người đã qua đời trong ơn nghĩa Cha được vào hưởng vinh quang Cha muôn đời.
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 37 : CẦN CÓ THÊM NHỮNG BẢN VĂN LỄ GIỖ MANG TÍNH TẠ ƠN
Hầu như ai trong chúng ta cũng biết bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn với câu ca vừa trầm lắng vừa mạnh mẽ: “Người chết nối linh thiêng vào đời”. Cả khi người xưa đã xa cách ta nhiều chục năm hay nhiều trăm năm, ta vẫn có thể thấy gần gũi qua công ơn và gương sáng của họ. Hồi tưởng, ta thấy dường như họ vẫn hiện diện đâu đây. Riêng với những người mới xa cách, ta thường ngậm ngùi thương nhớ và cầu nguyện cho họ.
Ở đây, niềm tin của anh chị em lương dân khá mơ hồ và hỗn độn. Một đàng, họ cầu nguyện cho người chết sớm siêu thoát. Một đàng lại có sự tin tưởng cho rằng người chết còn ở với gia đình hết năm đời rồi mới đi đầu thai. Tại sao lại được ở với gia đình hết năm đời? Việc ở với con cháu là hạnh phúc hơn hay việc đi đầu thai kiếp khác hạnh phúc hơn? Phải chăng còn ở với gia đình là chưa được siêu thoát? Ta nên cầu nguyện cho người chết siêu thoát và thôi ở với gia đình hay là đừng cầu nguyện để họ có thể ở với gia đình mãi? Trong thực tế thì người ta cầu nguyện sự siêu thoát cho người chết chỉ trong hai năm đầu, rồi sau đó không nhắc tới việc cầu cho siêu thoát. Mà thế nào là siêu thoát? Siêu thoát là đi về đâu? Ai giữ cái quyền thẩm xét để cho một người được siêu thoát hay chưa được siêu thoát? Anh chị em lương dân không biết dựa vào đâu để trả lời những câu hỏi ấy và để lý giải những tin tưởng của mình.
Còn người Công Giáo tin rằng chúng ta từ Thiên Chúa mà đến và ta được mời gọi hoàn thành cuộc đời này để về với Thiên Chúa. Được cứu rỗi là được về với Thiên Chúa. Ta được cứu rỗi nhờ tin vào Chúa Kitô chứ không nhờ vào công sức riêng của bản thân. Khẳng định như thế không có nghĩa chết xong là được hưởng phúc thiên đàng ngay, bởi vì chính Chúa cho biết rằng ta phải trả xong những món nợ rất nhỏ cuối cùng rồi mới được vào thiên đàng (x. Mt 5,26). Ta cần cầu nguyện xin Chúa giải thoát người đã khuất, tuy nhiên, phải cầu nguyện cho tới bao lâu?
"Rõ ràng là chúng ta không thể đo lường "thời gian" của sự thiêu đốt biến cải này bằng những đơn vị đo lường thời gian của trần thế. "Giờ phút" biến cải trong cuộc gặp gỡ này vượt quá ước tính thế gian - đó là thời khắc của con tim, đó là thời gian của cuộc "vượt qua", để tiến đến hiệp thông với Thiên Chúa qua Mình Thánh Chúa Ki-tô" (Thông điệp “Được cứu rỗi nhờ hy vọng”, số 47). Không ai trong chúng ta được vượt thẩm quyền của Tòa Thánh để nói một linh hồn nào đó đã xong hay chưa xong việc thanh tẩy. Tuy nhiên lời ấy của Đức Bênêđíctô XVI nhắc ta nhớ rằng vĩnh cửu và thời gian không cùng một hệ thống và đơn vị đo đếm. Một đàng, một người đã về với Chúa cả trăm năm mà mãi đến nay ta mới cầu xin Thiên Chúa giải thoát họ thì lời cầu xin của chúng ta cũng không vô ích. Đàng khác, một người thân vừa nằm xuống, đang chờ Đấng Thẩm Phán hoàn tất cuộc thanh tẩy nhưng con cháu ở trần gian đã cảm thấy ấm lòng khi nghĩ đến sự che chở phù hộ của người ấy, thì cảm nhận này cũng không sai trái. Một đàng, ngoài thẩm quyền của Tòa Thánh khi tuyên phong chân phước hoặc hiển thánh, không ai nói được một người nào đó đã được hiệp nhất trọn vẹn với Chúa hay chưa, nhưng đàng khác đức trông cậy dạy ta phải tin tưởng mãnh liệt vào lượng thương xót của Thiên Chúa. Người đã ra đi thuộc về vĩnh cửu, còn con cháu đang ở đời này thuộc về thời gian, ta không thể lấy suy luận duy lý mà cắt nghĩa.
Cho tới nay các bản văn lễ giỗ đều mang ý nghĩa cầu xin ơn giải thoát. Thế nhưng nếu giỗ 30 năm, 50 năm hay 100 năm thì sao? Nếu ta cứ tiếp tục nhấn mạnh việc cầu xin ơn giải thoát cho những người đã chết lâu như thế, liệu có xúc phạm đến lòng thương xót bao la của Thiên Chúa chăng?
Tôi nêu câu hỏi như thế không phải để phải trả lời bên này hay bên kia, nhưng để cho thấy ngoài những bản văn lễ giỗ mang ý nghĩa cầu hồn, cần phải có thêm những bản văn mang ý nghĩa tạ ơn và hiệp thông. Thiết nghĩ ngay cả trường hợp giỗ một năm hay cả giỗ 100 ngày đi nữa, lễ giỗ không chỉ có một ý nghĩa duy nhất là xin ơn giải thoát cho người quá cố. Nó còn mang ý nghĩa tưởng nhớ, tiếc thương, hiệp thông giữa người sống với người chết và hiệp thông giữa những người còn sống trên đời.
Đan cử một ví dụ. Một trong những lý do để tạ ơn Thiên Chúa chính là vì Ngài đã ban Đạo Hiếu cho người Việt, để nhờ đó người Việt dễ khám phá ra Tình Cha bao la tuyệt với của Thiên Chúa. Ta có thể lấy ý tưởng ấy làm một lời nguyện nhập lễ. Lời nguyện tiến lễ sẽ dâng lên Cha trên trời lòng hiếu thảo của cộng đoàn và của cả những người con còn mò mẫm trong bóng tối. Lời nguyện hiệp lễ vừa tạ ơn vì đã được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, vừa xin gìn giữ khỏi mọi mê tín lầm lạc. Một bản lễ như thế sẽ vừa tuyên dương Đạo Hiếu vừa dẫn đưa tâm trí người dự lễ tới con đường chân thật.
Trong viễn tượng loan Tin mừng cho lương dân, thiết nghĩ cộng đồng Công Giáo các nước Á Đông cần có thêm những bản văn lễ giỗ theo các ý nghĩa ấy. Các HĐGM có thể đề xuất những bản văn cụ thể và xin Tòa Thánh phê duyệt. Những bản văn trong sách lễ tiếng Việt về thánh lễ Tất niên, Giao thừa, Minh niên, mùng Hai và mùng Ba Tết, cũng như thánh lễ Trung thu… đã được hình thành như thế.
THÁNH CA và THẦN HỌC: KHÔNG PHẢI VỰC SÂU NHƯNG LÀ KHÁT VỌNG
Năm 1997, cuối thánh lễ an táng một linh mục, người ta hát bài “Từ vực sâu u tối”. Sau đó một giáo dân tâm sự với tôi:
- Con nghe bài hát mà nản lòng và bất mãn quá! Ông cha này ai cũng biết là rất tốt, rất đạo đức thánh thiện, tại sao vừa chết xong lại bị đày xuống vực sâu, bị tống vào ngục tối ngay lập tức vậy?
Lời chia sẻ khiến tôi giật mình. Chính bản thân tôi cũng đã nhiều lần cảm nghiệm nhận ra sự trái khoáy ấy mà không lấy làm điều, nhưng đối với những người đang kiếm tìm đức tin thì quả tình bài ca có thể khiến họ nghĩ: Cách nhìn về cái chết của người Công Giáo thật mâu thuẫn. Có những lần tôi hiện diện trước áo quan anh chị em mình trong tâm tình chúc mừng, mừng vì Chúa Kitô Cứu Thế vừa khẳng định thêm một chiến thắng không thể đảo ngược, trong lúc bên tai tôi người ta đang rên rỉ câu kinh từ vực sâu ai oán. Thật hết sức lạc điệu nếu giữa tâm tình rộn rã của đêm chia tay trước khi cô dâu lên xe hoa về nhà chồng, chợt có người cất tiếng: Từ vực sâu tối tăm!... Vâng, nhiều trường hợp chúng ta cầu nguyện bên người vừa nằm xuống trong bầu khí họp mừng vượt qua, và như muốn tha thiết nói với Tân Lang rằng: Xin hãy cảm thông, vui lòng chờ cho chúng em được tỏ chút luyến lưu bịn rịn; chỉ vài giờ nữa thôi, chúng em sẽ để cho Chàng tự do đưa bạn ấy lên đường…
Tôi đã hứa sẽ viết bài về vấn đề này. Giới Công Giáo đã quá quen tai cho nên không để ý rằng bài hát mang hình ảnh vực sâu tối tăm có thể gây phản cảm nặng nề nơi người ngoài Công Giáo. Người ta đồng ý rằng người Công Giáo luôn tưởng nhớ đến người đã khuất rất nhiều, nhưng cách nhớ tưởng ấy rất khác với tâm tình người Việt. Người Việt nhớ đến Ông Bà Cha Mẹ đã khuất và xin các ngài phù hộ cho con cháu, còn với người Công Giáo, hình như Ông Bà Cha Mẹ chết xong là rơi vào thảm trạng bi thương. Hiện nay, không chỉ có một bài mà đến bốn, năm bài hát với hình ảnh vực sâu tối tăm, từ chốn luyện hình u tối. Những bài này thịnh hành đến nỗi buổi kinh hoặc thánh lễ tưởng nhớ người chết mà không hát một trong mấy bài ấy thì dường như còn thiếu sót.
Vừa qua, sau 15 năm gặp lại người giáo dân nọ, chúng tôi nói chuyện khác, nhưng tôi chợt nhớ một món nợ chưa trả.
Tôi về mở quyển “Nghi Lễ An Táng và Thánh Lễ Cầu Hồn”, Ủy ban Giám mục về Phụng tự xuất bản, Sài Gòn 1971, dày 230 trang, thấy phản ứng của người ấy rất đúng. Quyển sách gồm có 5 lời hiệu triệu, 152 lời nguyện, 9 bài Cựu ước, 8 đoạn xướng đáp và lời cầu , 26 thánh vịnh, 11 câu xướng alleluia và 20 bài Tân ước chưa kể kể 19 bài Tin mừng, 5 kinh Tiền tụng, 3 Kinh nguyện Thánh Thể… Suốt bằng ấy nội dung, tiếng "vực sâu" chỉ xuất hiện trong một bản văn duy nhất là thánh vịnh 129/130 được in lại 6 lần ở các trang 19, 23, 28, 56, 84 và 125. Thánh vịnh này được đề nghị dùng làm đáp ca, và ở các trang 28, 56 và 84 có hai câu đáp để chọn là câu 1: “Từ vực sâu, Lạy Chúa, tôi kêu lên cùng Chúa” hoặc câu 5: “Tôi hy vọng rất nhiều vào Chúa, tôi trông cậy ở lời Người”; ở trang 19 và 23 có hai câu đáp để chọn là câu 1: “Lạy Chúa, tôi kêu lên cùng Chúa”, bỏ cụm từ “Từ vực sâu”, hoặc câu 6: “Linh hồn tôi mong đợi Chúa tôi”, ở trang 125 không có câu đáp. Như thế ở đây phụng vụ cũng đọc thánh vịnh này với tất cả sự lạc quan tin tưởng như khi trích đọc nó trong Kinh chiều II của Lễ Giáng sinh.
Các nhạc sĩ Việt Nam đã dừng lại ở hình ảnh vực thẳm và triển khai kịch tính của hình ảnh này khiến cho một chi tiết phụ của bài thánh vịnh lấn lướt mất nội dung chính. Điều này cũng có phần do âm hưởng của cung giọng não nuột của kinh "Ớ Chúa tôi, tôi ở chốn thẳm sâu kêu lên cùng Chúa" (Đàng Trong) tức cũng là kinh "Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu kêu lên Chúa tôi" (Đàng Ngoài).
Những bài thánh ca chủ đề vực sâu thật hay, tiếc là không đúng phụng vụ cũng không sát giáo lý Công Giáo. Tiếc hơn nữa là chúng đã gây những ngộ nhận rất lớn cả cho người Công Giáo lẫn người ngoài Công Giáo.
Vấn nạn được nêu lên không phải là thắp nhang hay đặt đồ cúng nhưng là theo Chúa thì mất đi cái nhìn lạc quan đầy hy vọng của Đạo Hiếu khi nghĩ về tiền nhân! Do chưa nhận biết mạc khải, người Việt chưa diễn tả bằng ngôn từ chính xác nhưng cách ứng xử cho thấy dường như đa số linh cảm rằng tiền nhân qua đi là về với Cội Nguồn tối thượng. Cùng lúc, người sống vừa cầu mong cho người chết sớm siêu thoát vừa xin người chết phù hộ. Cái nhìn ấy khá gần với giáo huấn trong sách "Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo". Sách này không hề nhắc gì đến một vực thẳm hoặc một nơi chốn. Với tựa đề "Luyện ngục: cuộc thanh luyện cuối cùng", số 1030 của sách này nói đến sự "thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết":
"Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắn chắc được cứu độ đời đời, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên Đàng.
Hội Thánh gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được chọn là “purgatory”. Dù ta quen dịch là luyện ngục, thuật ngữ này chỉ đơn giản là một tình trạng thanh luyện, không phải vực, cũng không phải là ngục tối. Điều này khác hẳn với hình phạt đời đời của kẻ bị chúc dữ: Hội Thánh công bố giáo lý về luyện ngục cách riêng trong các công đồng Flôrence (x. DS 1304) và Trentô (x. DS 1820; 1580). Dựa vào một số đoạn Kinh Thánh (x. 1Cr 3,15; 1Pr 1,7), Hội Thánh nói về lửa thanh luyện.
"Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện. Chúa Giêsu xác nhận: nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần người ấy sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12,31). Qua khẳng định này, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, nhưng một số tội khác thì phải đợi tới đời sau" (x. T. Grêgôriô cả, đối thoại 4,39).
Lời dạy này cũng căn cứ trên tập quán cầu nguyện cho những người quá cố mà Kinh thánh đã nói: vì thế ông Giuđa Macabêô "xin dâng lễ đền tội cho những người chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi" (2 Mcb 12,46). Ngay từ đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong thánh lễ (x. DS 856) để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan Thánh Chúa. Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời.
"Chúng ta hãy giúp họ và hãy nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha (G 1,5), tại sao chúng ta còn nghi ngờ là những lễ tế của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, để cầu cho người quá cố, lại không đem đến cho họ một phần an ủi nào? Đừng do dự giúp đỡ và cầu nguyện cho những người đã qua đời"(x. T. Gioan Kim Khẩu, Bài Giảng về 1Cr 41,5).
Thánh vịnh 129/130 quả có được dùng trong sách “Nghi Lễ An Táng và Thánh Lễ Cầu Hồn”, tuy nhiên đọc kỹ, sẽ thấy ở đó Hội Thánh nhấn mạnh hai điều: hoặc là sự kiện con người không thể tự cứu mình, hoặc là niềm khát vọng sớm được cứu thoát chứ không hề nhấn mạnh thảm cảnh “vực sâu”. Ước mong các cấp thẩm quyền của Hội Thánh sớm nghiên cứu lại để tránh tình trạng phản tác dụng cho việc loan báo Tin mừng tại Việt Nam.
Cụ thể, Ban Thánh Nhạc toàn quốc có thể giúp giải quyết vấn đề cách nhẹ nhàng bằng một tuyển tập thánh ca cho lễ an táng và cầu hồn. Hiện nay trong rừng thánh ca Việt Nam, có nhiều bài rất hay cả về nhạc, về lời, về hình ảnh và về thần học hy vọng để cầu nguyện lúc anh chị em tín hữu lên đường về với Chúa, nhưng chỉ mới được biết đến ở một số cộng đoàn hay một số địa phương. Ước mong Ban Thánh Nhạc sớm thu thập và đề cao những bài ấy để phổ biến cho mọi người, và đừng đưa những bài không chuẩn về thần học hoặc dễ gây hiểu lầm vào tuyển tập. Hy vọng như thế dần dần thói quen dùng những bài thảm sầu như nói ở trên sẽ lùi vào quá khứ.
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 35 : VIỄN ẢNH LẠC QUAN CỦA SPE SALVI
Để độc giả có thêm cơ sở suy nghĩ về điều vừa chia sẻ ở bài trước, và áp dụng vào việc loan tin mừng cho Dòng họ, tôi xin được lược tóm ở đây giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI trong thông điệp Spe Salvi: “Được cứu rỗi trong đức trông cậy”.
Thông điệp Spe Salvi số 45 có nhắc đến quan niệm Do Thái giáo "cho rằng các linh hồn đang sống trong một hình thức bị tạm giam,… đang phải chịu phạt hay đang được hưởng một hình thái hạnh phúc tạm thời" và lập tức cho rằng quan niệm ấy đã bị đầy lùi vào quá khứ. "Giáo Hội sơ khai tiếp nhận các quan điểm này, và trong Giáo Hội Tây Phương, chúng dần dần được phát triển thành học thuyết về Luyện Ngục. Chúng ta không cần xem xét ở đây các nẻo đường phức tạp trong lịch sử sự phát triển ấy; mà chỉ cần hỏi xem điều này thực ra có ý nghĩa gì" (số 45).
Điểm chính yếu trong học thuyết Spe Salvi về luyện ngục, ở số 47, là sự thanh luyện trong tình yêu của Đấng Thẩm Phán và, ở số 48, mối hiệp thông trong Hội Thánh khiến ta có thể cầu nguyện cho các linh hồn đang được thanh luyện. Xin trích nguyên văn số 47:
"Một vài thần học gia mới đây có ý kiến cho rằng lửa vừa thiêu đốt vừa cứu chuộc chính là Chúa Kitô, vị Thẩm Phán và là Đấng Cứu Thế. Cuộc gặp gỡ với Ngài là hành động phán xét chung cuộc. Trước ánh mắt Ngài, tất cả những gì là giả trá sẽ tan biến. Sự gặp gỡ Ngài trong khi thiêu đốt chúng ta, lại cải biến chúng ta, và giải thoát chúng ta, khiến cho chúng ta trở nên con người chính thật của mình. Tất cả những gì chúng ta xây dựng trong đời có thể chỉ là rơm rạ, rỗng tuếch và sụp đổ. Vậy mà trong cái đau đớn của cuộc gặp gỡ này, khi những dơ bẩn, và bệnh hoạn của cuộc đời được phơi bày ra trước mắt chúng ta, thì ơn cứu độ nằm ngay ở đó. Cái nhìn của Chúa, sự va chạm của trái tim Ngài chữa lành chúng ta qua một biến cải chắc chắn là đau đớn "như đi qua lửa".
Nhưng đó là một sự đau đớn được chúc lành, trong đó quyền lực cực thánh của tình yêu Ngài xuyên thấu chúng ta như một ngọn lửa, giúp chúng ta trở nên hoàn toàn là chính mình và nhờ đó hoàn toàn thuộc về Chúa. Bằng cách này sự tương quan giữa Công Lý và ân sủng cũng trở nên rõ ràng; cách thức chúng ta sống trên đời không phải là không quan trọng, nhưng tội lỗi của chúng ta không gây tì ố trên chúng ta mãi mãi nếu ít ra chúng ta vẫn tiếp tục vươn ra để đến với Chúa Kitô, đến với sự thật và tình yêu.
Thật vậy, tội lỗi đã bị thiêu đốt qua cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Vào lúc chung thẩm chúng ta cảm nhận và hấp thụ quyền lực vô biên của tình yêu Ngài trên tất cả sự dữ trong thế gian và trong chúng ta. Nỗi đau của tình yêu trở nên ơn cứu rỗi và niềm vui của chúng ta. Rõ ràng là chúng ta không thể đo lường "thời gian" của sự thiêu đốt biến cải này bằng những đơn vị đo lường thời gian của trần thế. "Giờ phút" biến cải trong cuộc gặp gỡ này vượt quá ước tính thế gian - đó là thời khắc của con tim, đó là thời gian của cuộc "vượt qua", để tiến đến hiệp thông với Thiên Chúa qua Mình Thánh Chúa Kitô.
Sự phán xét của Chúa là niềm hy vọng, vì đó vừa là Công Lý, và vừa là ân sủng. Nếu chỉ có ân sủng mà thôi, khiến cho tất cả mọi việc trên thế gian không còn vấn đề nữa, thì Chúa sẽ mắc nợ chúng ta một câu trả lời về Công Lý - một câu hỏi quyết liệt chúng ta đặt ra cho lịch sử và cho Thiên Chúa. Nếu chỉ là Công Lý, thì cuối cùng chỉ có thể đem lại cho chúng ta sự sợ hãi. Việc Thiên Chúa nhập thể nơi Đức Kitô đã nối kết Công Lý và ân sủng với nhau mật thiết đến độ Công Lý được thiết lập vững chắc: chúng ta đều phải lo liệu cho sự cứu rỗi của mình "trong âu lo và run sợ" ( Pl 2, 12 ). Tuy nhiên, ân sủng cho phép tất cả chúng ta hy vọng, và để vững tin đi gặp vị Thẩm Phán, Đấng chúng ta biết đến như là "trạng sư", hay parakletos ( x. 1 Ga 2, 1 ) của chúng ta."
Cũng cần góp thêm vào đây cái nhìn thần học tâm linh của Dòng Cát Minh Têrêxa về sự “hiệp nhất tạo biến đổi”, được cha Marie Eugène trình bày trong sáng dễ hiểu ở phần đầu tác phẩm “Tôi muốn thấy Thiên Chúa”. Khái niệm hiệp nhất tạo biến đổi giúp ta hiểu ra rằng khi được gọi hiệp nhất với Thiên Chúa Chí Thánh, thụ tạo được Ngài đổi mới không ngừng cho đến đời đời. Sau giai đoạn thanh tẩy luyện lọc hết những vết nhơ, sự biến đổi tiếp tục làm cho thụ tạo càng lúc càng giống với Thiên Chúa. Người ta thường hình dung cách giản dị là phải xong việc này rồi mới sang việc khác, phải qua khỏi giai đoạn luân lý rồi mới bàn đến đời sống hiệp nhất, nhưng thực tế của đời sống ơn thánh cho thấy cả ơn hiệp nhất và ba nhân đức tin cậy mến có mặt ngay từ đầu và, nơi con cái Chúa, chính ba nhân đức ấy giục giã ta dứt khoát với tội lỗi, làm cho mọi dính bén và mọi bất toàn bị bật rễ. Ngay ở đời này ba nhân đức tin, cậy, mến đã cho ta một kinh nghiệm về việc lửa đốt sạch những cặn bẩn. Nơi sự hiệp nhất tạo biến đổi, ta sẽ như những cục than, những thỏi kim loại được ném vào lò lửa hồng và rực cháy theo lửa…Thiên Chúa vừa bất biến vừa vô cùng vô tận cho nên thụ tạo khi chiêm ngưỡng và khám phá Ngài sẽ đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác cho đến đời đời và đời đời. Thiên đàng chẳng phải là một đêm lễ hội ánh sáng nào đó nhưng một chuỗi đời đời những ngạc nhiên thích thú và mãi mãi khám phá sự tươi mới, chẳng còn hở ra một phút giây nào để nhàm chán. Thánh Gioan Thánh giá diễn tả điều ấy như sự khám phá của người khai thác những hầm mỏ mênh mông, của người lạc vào những hang động thiên nhiên bất tận. Còn Thánh nữ Têrêxa Avila, trong quyển Lâu Đài Nội Tâm, thì xếp đặt thành một lộ trình tiến dần để, ngay ở đời này, những người khát khao sẽ tha thiết nài xin cho mình được biến đổi và hiệp nhất với Thiên Chúa.
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 36: CẦN NHỮNG BÀI CA MỚI CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
Thánh ca đang đóng một vai trò quan trọng trong việc loan báo Tin mừng. Nhân khi nghiên cứu quyển “Nghi Lễ An Táng và Thánh Lễ Cầu Hồn” để viết về bài hát “Từ vực sâu”, tôi thấy quyển sách đầy những ý tưởng giàu hình ảnh, dễ tạo cảm hứng cho những bài thánh ca thật hay để cầu nguyện bên người quá cố. Chỉ cần nêu lên tần số xuất hiện của những ý tưởng từ nhiều đến ít như sau, cũng đủ gợi hứng cho người viết ca từ biết phải viết theo hướng nào:
Sống: (148), trong đó có: hằng sống (23) + sống mới (9) + sống đời đời (8) + những trường hợp khác (108)
Chết: (145)
Tin: (98)
Phục sinh: (91), trong đó có: sống lại (62) + trỗi dậy (9) + Phục Sinh (20)
Phúc: (71)
Cứu: (68), trong đó có: cứu (25) + cứu độ (29) + giải thoát (14)
Hiệp nhất: (60), trong đó có: nước trời (6) + tiệc (14) + luyện (8) + hợp nhất với/hiệp nhất với Chúa (8) + liên kết (7) + chiêm ngưỡng (7) + đón nhận ( 10)
Hưởng: (45)
Niềm vui: (43), trong đó có: ân sủng (11) + niềm vui (6) + an ủi (7) + ánh sáng (9) + bình an (10)
Vinh quang: (42)
Hy vọng: (36), trong đó có: hy vọng (13) + trông cậy (12) + trông đợi (5) + mong đợi (5) + mong chờ (1)
Nhân hậu: (31), trong đó có: khoan dung (4) + nhân từ (3) + thương xót (10) + nhân hậu (14)
Thanh tẩy: (22), trong đó có: phép Rửa (9) + rửa (5) + thanh tẩy (8)
Đóng đinh: (11)
Khóc: (9)
Vượt thắng: (18), trong đó có: vượt (7) + thắng (11)
Lửa: (9), trong đó có: luyện vàng trong lửa (5) + hồ lửa (3 - trong cùng một bài đọc) + lửa đời đời (1) + Lửa vinh quang (1 - ánh lửa chiếu qua bụi lau)
Mục tử: (7), trong đó có: mục tử (3) + chăn nuôi (4)
Hình khổ: (5), trong đó có: xiềng xích (2) + cực hình (3)
Phạt: (4)
Dù vực thẳm (Rm 8,39): (1)
Từ vực thẳm (Tv 130,1): (1)
Ngục: (0)
Ngoài ra còn có một hình thức mai táng mới xuất hiện trong đời sống người Việt nói chung và người Công Giáo Việt Nam nói riêng trong mấy thập niên gần đây, là hỏa táng. Hỏa táng thường gây những ấn tượng và cảm xúc hết sức đau thương. Kinh Thánh cũng cho ta nhiều hình ảnh mãnh liệt về sự thanh tẩy bằng lửa. Cho tới nay các nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam chưa quan tâm đến sự kiện này. Thiết tưởng dân Chúa đang rất cần những bài thánh ca đầy hy vọng để có thể vượt qua những giây phút thương tâm trong bình an. Trong quyển “Kinh nguyện gia đình” phiên bản 1986, chúng tôi có đề xuất những đoạn sau đây, xin nêu như những gợi ý cho anh chị em nhạc sĩ:
“Lạy Cha, Cha đã tạo dựng nên lửa và ban nó cho chúng con. Lửa đã sưởi ấm khi chúng con sinh ra, đã tạo điều kiện cho cuộc sống hằng ngày, và khi chúng con đã qua đời, lửa còn làm cho thân xác này chóng về lại tình trạng cát bụi. Xin Cha chúc lành và thánh hoá ngọn lửa chúng con sắp dùng để hoả táng thân xác người anh em (chị em) chúng con.” (Lời nguyện)
“Anh chị em thân mến, bởi vì chúng ta được lãnh nhận một vương quốc vững bền không lay chuyển, chúng ta phải biết ơn Thiên Chúa. Với lòng biết ơn đó, chúng ta hãy kính sợ mà phụng thờ Thiên Chúa cho đẹp lòng Ngài. Quả thật, Thiên Chúa chúng ta là một ngọn lửa thiêu” (Lời Chúa: Dt 12,28-29; xem thêm những đoạn khác: 1 Côrintô 15,35-38 và 42-49; Đanien 3,19b-21 và 24-28; 2 Vua 2,1-2 và 7-11; 1 Côrintô 3,10b-17; Isaia 43,1-7; 2 Phêrô 3,8-13)
Hoặc lời mời gọi, các lời cầu và lời nguyện:
“Thưa anh chị em, Kinh thánh nói: Thiên Chúa là lửa thiêu. Chính Thiên Chúa là Cha đã cho Đức Giê-su Ki-tô đến thanh tẩy chúng ta bằng lửa trong Thánh Thần, và đã ban Chúa Thánh Thần như lửa sưởi ấm linh hồn ta. Ngài cũng mời gọi chúng ta dâng hiến đời sống cho Ngài như những lễ vật toàn thiêu. Với những xác tín ấy, trong dịp cử hành lễ hoả thiêu hôm nay, chúng ta hãy thưa với Ngài những lời cầu nguyện tha thiết và đầy tin tưởng.
Chúng con xin dâng lên Cha mọi việc lành của (OBACE) T. và của mỗi người chúng con đã cố gắng thực hiện trong cuộc sống. Xin Cha thanh luyện cho trở nên của lễ đẹp lòng Cha.
Chúng con xin giao phó trong tay Cha mọi tội lỗi của (OBACE) T. cũng như của mỗi người chúng con đã vấp phạm. Xin Cha lấy lửa yêu mến của Cha mà thiêu đốt và thanh tẩy.
Như ngọn lửa vật chất sắp thiêu đốt thi hài (OBACE) T. , xin cho ngọn lửa mến Chúa yêu người cũng luôn thiêu đốt tâm hồn chúng con.
Cũng như thân xác (OBACE) T. sắp thành những hạt bụi mất hút trong lòng đời, xin Cha cho mỗi người chúng con biết quên mình, biến tan đi trong cuộc sống phục vụ anh em.
Xin cho các thân nhân của (OBACE) T. nhận được mọi ơn lành của Cha và gặp được nơi mọi người lòng yêu mến thiết tha như ngọn lửa an ủi sưởi ấm tâm hồn.
Lạy Cha, giờ đây chúng con xin dâng phó linh hồn (OBACE) T. trong tình thương của Cha, và chúng con hoả táng (OBACE) như một của lễ toàn thiêu dâng lên Cha. Xin cho lễ hiến dâng này, cùng với tình yêu của gia đình và cộng đoàn chúng con, được kết hiệp với sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập giá thành một của lễ đẹp lòng Cha. Xin cho đời sống chúng con và mọi lời chúng con cầu nguyện cũng được như hương khói chân thành tỏa bay trước Nhan Cha, để cầu cho (OBACE) T. và mọi người đã qua đời trong ơn nghĩa Cha được vào hưởng vinh quang Cha muôn đời.
50 NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN - Chia sẻ 37 : CẦN CÓ THÊM NHỮNG BẢN VĂN LỄ GIỖ MANG TÍNH TẠ ƠN
Hầu như ai trong chúng ta cũng biết bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn với câu ca vừa trầm lắng vừa mạnh mẽ: “Người chết nối linh thiêng vào đời”. Cả khi người xưa đã xa cách ta nhiều chục năm hay nhiều trăm năm, ta vẫn có thể thấy gần gũi qua công ơn và gương sáng của họ. Hồi tưởng, ta thấy dường như họ vẫn hiện diện đâu đây. Riêng với những người mới xa cách, ta thường ngậm ngùi thương nhớ và cầu nguyện cho họ.
Ở đây, niềm tin của anh chị em lương dân khá mơ hồ và hỗn độn. Một đàng, họ cầu nguyện cho người chết sớm siêu thoát. Một đàng lại có sự tin tưởng cho rằng người chết còn ở với gia đình hết năm đời rồi mới đi đầu thai. Tại sao lại được ở với gia đình hết năm đời? Việc ở với con cháu là hạnh phúc hơn hay việc đi đầu thai kiếp khác hạnh phúc hơn? Phải chăng còn ở với gia đình là chưa được siêu thoát? Ta nên cầu nguyện cho người chết siêu thoát và thôi ở với gia đình hay là đừng cầu nguyện để họ có thể ở với gia đình mãi? Trong thực tế thì người ta cầu nguyện sự siêu thoát cho người chết chỉ trong hai năm đầu, rồi sau đó không nhắc tới việc cầu cho siêu thoát. Mà thế nào là siêu thoát? Siêu thoát là đi về đâu? Ai giữ cái quyền thẩm xét để cho một người được siêu thoát hay chưa được siêu thoát? Anh chị em lương dân không biết dựa vào đâu để trả lời những câu hỏi ấy và để lý giải những tin tưởng của mình.
Còn người Công Giáo tin rằng chúng ta từ Thiên Chúa mà đến và ta được mời gọi hoàn thành cuộc đời này để về với Thiên Chúa. Được cứu rỗi là được về với Thiên Chúa. Ta được cứu rỗi nhờ tin vào Chúa Kitô chứ không nhờ vào công sức riêng của bản thân. Khẳng định như thế không có nghĩa chết xong là được hưởng phúc thiên đàng ngay, bởi vì chính Chúa cho biết rằng ta phải trả xong những món nợ rất nhỏ cuối cùng rồi mới được vào thiên đàng (x. Mt 5,26). Ta cần cầu nguyện xin Chúa giải thoát người đã khuất, tuy nhiên, phải cầu nguyện cho tới bao lâu?
"Rõ ràng là chúng ta không thể đo lường "thời gian" của sự thiêu đốt biến cải này bằng những đơn vị đo lường thời gian của trần thế. "Giờ phút" biến cải trong cuộc gặp gỡ này vượt quá ước tính thế gian - đó là thời khắc của con tim, đó là thời gian của cuộc "vượt qua", để tiến đến hiệp thông với Thiên Chúa qua Mình Thánh Chúa Ki-tô" (Thông điệp “Được cứu rỗi nhờ hy vọng”, số 47). Không ai trong chúng ta được vượt thẩm quyền của Tòa Thánh để nói một linh hồn nào đó đã xong hay chưa xong việc thanh tẩy. Tuy nhiên lời ấy của Đức Bênêđíctô XVI nhắc ta nhớ rằng vĩnh cửu và thời gian không cùng một hệ thống và đơn vị đo đếm. Một đàng, một người đã về với Chúa cả trăm năm mà mãi đến nay ta mới cầu xin Thiên Chúa giải thoát họ thì lời cầu xin của chúng ta cũng không vô ích. Đàng khác, một người thân vừa nằm xuống, đang chờ Đấng Thẩm Phán hoàn tất cuộc thanh tẩy nhưng con cháu ở trần gian đã cảm thấy ấm lòng khi nghĩ đến sự che chở phù hộ của người ấy, thì cảm nhận này cũng không sai trái. Một đàng, ngoài thẩm quyền của Tòa Thánh khi tuyên phong chân phước hoặc hiển thánh, không ai nói được một người nào đó đã được hiệp nhất trọn vẹn với Chúa hay chưa, nhưng đàng khác đức trông cậy dạy ta phải tin tưởng mãnh liệt vào lượng thương xót của Thiên Chúa. Người đã ra đi thuộc về vĩnh cửu, còn con cháu đang ở đời này thuộc về thời gian, ta không thể lấy suy luận duy lý mà cắt nghĩa.
Cho tới nay các bản văn lễ giỗ đều mang ý nghĩa cầu xin ơn giải thoát. Thế nhưng nếu giỗ 30 năm, 50 năm hay 100 năm thì sao? Nếu ta cứ tiếp tục nhấn mạnh việc cầu xin ơn giải thoát cho những người đã chết lâu như thế, liệu có xúc phạm đến lòng thương xót bao la của Thiên Chúa chăng?
Tôi nêu câu hỏi như thế không phải để phải trả lời bên này hay bên kia, nhưng để cho thấy ngoài những bản văn lễ giỗ mang ý nghĩa cầu hồn, cần phải có thêm những bản văn mang ý nghĩa tạ ơn và hiệp thông. Thiết nghĩ ngay cả trường hợp giỗ một năm hay cả giỗ 100 ngày đi nữa, lễ giỗ không chỉ có một ý nghĩa duy nhất là xin ơn giải thoát cho người quá cố. Nó còn mang ý nghĩa tưởng nhớ, tiếc thương, hiệp thông giữa người sống với người chết và hiệp thông giữa những người còn sống trên đời.
Đan cử một ví dụ. Một trong những lý do để tạ ơn Thiên Chúa chính là vì Ngài đã ban Đạo Hiếu cho người Việt, để nhờ đó người Việt dễ khám phá ra Tình Cha bao la tuyệt với của Thiên Chúa. Ta có thể lấy ý tưởng ấy làm một lời nguyện nhập lễ. Lời nguyện tiến lễ sẽ dâng lên Cha trên trời lòng hiếu thảo của cộng đoàn và của cả những người con còn mò mẫm trong bóng tối. Lời nguyện hiệp lễ vừa tạ ơn vì đã được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, vừa xin gìn giữ khỏi mọi mê tín lầm lạc. Một bản lễ như thế sẽ vừa tuyên dương Đạo Hiếu vừa dẫn đưa tâm trí người dự lễ tới con đường chân thật.
Trong viễn tượng loan Tin mừng cho lương dân, thiết nghĩ cộng đồng Công Giáo các nước Á Đông cần có thêm những bản văn lễ giỗ theo các ý nghĩa ấy. Các HĐGM có thể đề xuất những bản văn cụ thể và xin Tòa Thánh phê duyệt. Những bản văn trong sách lễ tiếng Việt về thánh lễ Tất niên, Giao thừa, Minh niên, mùng Hai và mùng Ba Tết, cũng như thánh lễ Trung thu… đã được hình thành như thế.
Thánh Phaolô: Thần-học niềm tin như quà tặng - mô-hình vô-thức
Mai Tá
19:34 05/12/2013
Thần-học niềm tin như quà tặng: mô-hình vô-thức
Chương III
(bài 20)
Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)
Nền móng niềm tin rất tâm-lý.
Nay, xin mọi người hãy cùng tôi, ta quay về với tính tâm-lý nơi niềm tin sâu-sắc.
Khi ta đặt hết tin tưởng vào người mẹ và cảm-kích biết ơn người cha đã hội-nhập, là ta có điều gì đó như nhập hội vào hai tiến-trình trong thiên-tính có gốc-nguồn Người Con thuần-khiết tự biểu-tỏ sự tin-tưởng và có Thần Khí Chúa luôn tuôn-đổ ngập-tràn nơi ta để tỏ-bày niềm cảm-kích về tương-lai Ngài tác-tạo. Nền-tảng đích-thực của cung lòng siêu-nhiên, là niềm tin thánh-thiêng cũng đã khai-triển nhè nhẹ một suy-luận tâm-lý nơi tư-tưởng của thánh Augustinô và Tôma Akinô.
Ở đây, tôi thiết nghĩ, ta cũng nên thêm đôi giòng tư-tưởng mà thánh Tôma nhận ra rằng tâm-thức đi sâu vào huyền-nhiệm Thiên-Chúa cũng kiến-tạo sự hiểu/biết đem đến cho ta trong mọi huyền-nhiệm đã tỏ-bày. Kết-cuộc là, việc này tạo nguyên-do cho khả-năng hiểu/biết các huyền-nhiệm khác. Cũng trong cùng một ý-nghĩa như thế, thánh Tôma Akinô thấy được điều mà các triết-gia đã phát-biểu cách rõ ràng về sự việc mà ông gọi là khoa-học nằm trong phương-án khiến ta tin, ngõ hầu đi vào với huyền-nhiệm. Triết-gia Aristotle, bằng lề-lối khoa-học của chính ông, đã tạo ưu-tiên cho cung-cách đầu bằng cách tự nói ra những điều xuất từ đường-lối phát-biểu như nhận ra hiệu-năng của sự việc xuất-phát từ đó, thật sự cũng trôi chảy từ cách-thế khởi-đầu này. Thánh Tôma Akinô đã lĩnh-hội phương-án này (thứ mà thánh Augustinô không tìm ra) và có huyền-nhiệm Thiên-Chúa như thứ gì đó tương-đương với phát-biểu đầu-tiên tự bày-tỏ về huyền-nhiệm và biến nó thành nguyên-do tương-hợp của mọi huyền-nhiệm khác, rất ý-nghĩa. Theo tôi, đó là lý-do khiến cuốn “Tổng-Luận Thần-học” khởi bằng đề-tài Thiên-Chúa nơi nhiệm-thể chính của Ngài. Và đó là điều bắt buộc.
Tiếp đây, ta cũng xem xét sự việc này ở buổi hội-thảo vào kỳ tới, về nội-dung niềm tin.
----------------
Giới-hạn của niềm tin
theo tâm-lý
Mẫu “chọn-lựa có ý-thức” lại quá hời hợt bên ngoài để có thể đưa ta vào với phần nội-tại của niềm tin.
Mọi niềm tin sâu-sắc đều cắm rễ sâu ở trong đó và phát-xuất từ “nhận-thức của bậc mẹ/cha đã hội-nhập”. Cả phần tâm-thức tích-cực đến với niềm tin cũng được thêu-vẽ bằng nhiều sắc-mầu và có giới-hạn thật do tự nhận-thức này. Vâng. Ngay đến nhận-thức này cũng bị giới-hạn bởi thị-kiến thánh-thiêng, nữa.
Điều này có nghĩa: không niềm tin nào lại giống nhau hoặc có cùng một tầm nhìn thần thánh, cho mọi người hết.
Điều này lại có nghĩa: cả khi ta duy-trì mẫu-mã tham-gia vào niềm tin như thế, thì cung-cách ta tham-gia cũng không là một, với hết mọi người, dù đó có tầm quan-trọng vào bậc thánh tông-đồ từ Lễ Ngũ Tuần, từ Hội thánh, vv... Do nhiều lập-trường có liên-quan đến nguồn-gốc mẹ/cha, mang nhiều luận-điểm về nguồn-gốc và sự phát-triển của niềm tin, nữa.
-------------------
Phần II
Mô-hình vô-thức
Đặc tính vô-thức;
thăng-tiến sự khác-biệt giữa tri-thức và ý-chí
Bên tiếng La-tinh kinh-điển, có thành-ngữ lâu nay được một số người có thói quen dùng nó để nắm bắt đặc-trưng vô-thức. Đó là câu nói về tính-cách của người chủ-trương “công-khai/trổi bật”. Ngay đến tác giả Cajetan cũng từng sử-dụng cụm-từ này khi ông viết về tín-điều thánh-thiêng thực-thi ý-niệm cảm-xúc về người chủ-trương “công khai/trổi bật”. Ở đây, tôi muốn diễn-giải thêm về tính-khả-thi cho thấy vô-thức tự nó không bị cách chia, mà chỉ nằm bên dưới tri-thức và ý-chí cùng sự san-sẻ cách trọn-vẹn về phẩm-chất của cả hai.
Từ một góc độ mang tính-chất rất “Dòng Tên”, tôi sẽ sử-dụng ngôn-từ mà thánh Y-Nhã đã dùng, đó là cụm từ: “pháp-sư” cũng giống thế. Chính thánh Tôma Akinô xem ra đã thừa-nhận cảnh-huống như thế trong “chiêm-niệm”. Thánh-nhân có viết trong lời dẫn đầu khi đưa ra nhận-định tương-tự gồm những chữ đại để như bên tiếng La-tinh cũng từng viết: “finis istus doctrinae est contemplation primae veritatis in patria”.
Tác giả Bion lại cho rằng: ta nên đi vào sự-kiện mà ông gọi là “mộng mơ” ở tâm-lý. Theo tôi nghĩ, ta có thể sử-dụng nó như động-thái trồi lên trên mặt từ phần vô-thức, một động-thái không hẳn là đã có nghĩa như tri-thức hoặc ý-chí, mà theo cách nào đó, nó là động-thái còn sâu sắc hơn cả sự khác-biệt giữa tri-thức và ý-chí, nữa.
Tác giả Rousselot, trái lại, vẫn thường nhấn đến tính-chất “công-nhiên cùng một kiểu” của tâm-thần hoặc của con người vào một cùng-đích hoặc mục-tiêu chung.
Tác-giả Panikkar lại lôi-kéo sự chú ý của nhiều người về động-thái ban đầu mang tính nhân-chủng-học, tức động-thái mở ra với nhiều thứ hơn… Và ở đây, tôi hiểu là: ông muốn nói vô-thức như gốc-nguồn của động-thái nào y như thế.
Có lẽ, đó cũng là điều mà tác-giả Tillich luôn tìm cách nói ra theo ngôn-từ mà ông thường nhắc đến, đó là: “ưu-tư đối-đế”
Trong khi đó, thì tác giả Kristeva lại nhấn mạnh lên điều mà bà gọi là “nhu-cầu không thể tưởng-tượng để tin”; và theo tôi, ta có thể đồng ý cho đó là đúng, ít nhất là ở phần vô-thức. Tôi lại cũng coi đây như biểu-trưng tiên-khởi có trước cả vào lúc ta có thể tưởng-tượng được mọi thứ. Nếu dùng một trong các tự-vựng chính của bà, ta có thể hỏi: có chăng thứ văn-bản nào mang tính liên-đới giữa vô-thức (theo nghĩa này) và mọi sinh-hoạt có ý-thức không?
Và, tác-giả cũng từng nói rằng: đối với bà, nguyện-cầu là thứ suy-tư giống như nhiễm-sắc-thể ở tâm-thân nơi đó tình-cảm và tri-thức thực sự có cùng chung một động-thái.
Tác-giả còn tiếp tục lập-trường này ở tác-phẩm của bà mang tên Powers of Horror: An Essay on Abjection, khi bà viết:
“Khi khung trời đầy sao, viễn-cảnh mở rộng trên biển cả hoặc khung cửa lộng kính lờ mờ chiếu rọi sắc-mầu tím ngắt khiến tôi choáng ngợp với đủ loại mầu-sắc đến thích-thú vẫn kéo theo một mớ các ý-nghĩa, sắc màu, lời lẽ và cả những vuốt ve/mơn trớn, nữa. Từ đó, cũng có những sờ chạm của lằn sáng, mùi hương, những tiếng thở dài, và nhịp điệu cứ thế trổi lên đã phủ lên tôi như lớp vải liệm rồi đem tôi đi xa và càn quét tôi qua bờ phía bên kia của mọi vật khiến tôi thấy được, nghe được hoặc suy nghĩ được. Vật thể “uy-nghi” đã phân-hủy trong trạng-thái mê-say của thứ ký-ức không có đáy. Trong ký-ức tương-tự đi từ lần ngưng đọng này đến một dừng-đứng khác, từ nỗi nhớ-nhung này đến niềm nhung-nhớ khác, từ tình thương-yêu này đến nỗi niềm yêu-thương khác đã chuyển-tải đối-tượng ấy về điểm ngời-sáng của kinh-ngạc trong đó tôi cứ lang-thang về chốn xa vời, để hiện hữu.”
Theo tôi thấy, thì: ở đây ta đang đứng trên một mặt bằng gồ-ghề thật khó lòng. Chắc chắn là, khi nói vô-thức là ta nói về cái ý-thức của chính ta. Ta không thể có lối nói-năng nào khác như thế. Tự bản thân, tôi cũng nhận ra rằng thánh Tôma Akinô đã từ-chối không quyết tạo nên động-thái trực-tiếp cấp bách nào khả dĩ dẫn đến bản-chất của chính con người hoặc chính linh-hồn và đòi hỏi các quan-năng như tri-thức và ý-chí như cội-nguồn trực-tiếp. Tôi chấp-nhận cuộc tranh-luận này. Thắc mắc của tôi, đúng ra là: ta phải có quan-năng thứ ba, sâu sát hơn cả tri-thức và ý-chí nữa, bởi đó là nguồn-cội của sinh-hoạt nào mà ta không thấy mình có khả-năng định-vị như sinh-hoạt của tri-thức hoặc của ý-chí, chứ? Tôi, thì tôi nghĩ nhiều về những gì mà nền thần-học linh-thiêng muốn nói lên cũng thấy có sự hỗ-trợ ở trong đó.
Dĩ nhiên, tôi đang chuyển-hướng vào việc định-vị nguồn-gốc của niềm tin sâu-sắc ở trong đó. Điều ấy cũng có thể là lý-do để hỏi rằng: sao điều ấy lại không đối-đầu một cách đích-thực hoặc trọn-vẹn từ một quan-điểm tri-thức hoặc ý-chí. Kỳ thực, nó vừa là tri-thức sâu-sắc vừa là cảm-xúc bén nhạy, cùng một lúc.
--------------------
Tôi cũng tự hỏi: giả như phần đông các vấn-đề thực-tế của con người trong đó vấn-đề linh-đạo vẫn nằm ở ngay đấy. Chẳng hạn như, đây có phải là địa-hạt thuộc phạm-vi phán-đoán của lương-tâm về những gì là thực-chất vẫn có thể có cho con người ở tình cảnh nào đó, chứ? Phải chăng, một trong các lý-lẽ để hỏi: tại sao tác-giả Kristeva lại chối-từ không nói ra rằng: bà có được niềm-tin thuộc loại-hình dễ nhận biết (như trong tâm-thức hoặc ý-chí chẳng hạn) nhưng bà lại cứ nhấn mạnh vào niềm tin sâu-sắc có nền-tảng mà qua đó sự hiện-hữu của ta ra như không khả-thi được, chứ?
Tôi đang viết đôi điều, hầu giúp bà con mình suy-niệm Tin Mừng thánh Luca năm C cho các tuần sắp tới. Viết tới đây, tôi chợt tự hỏi: có chăng một động-thái nguyện-cầu mang tính cứu-độ cho mọi người, không chỉ gồm mỗi việc đọc kinh “ê a” hoặc ngay đến động-thái có ý-niệm đơn-thuần chỉ một lời cầu không hơn không kém, nhưng khả dĩ nhấn mạnh động-thái của niềm tin, thế cũng nên?
Dĩ nhiên, con người mình có nhiều động-tác không đến từ chiều-kích thứ ba này, mà đúng hơn đến từ chính tri-thức và chính ý-chí, thật như thế. Thế nhưng. Vâng. Chữ “nhưng” ở đây thật cũng rất ư là...
Càng ngày, tôi càng có chiều-hướng nhận ra được tính vô-thức, coi đó không như nền-tảng của những thúc-bách về sinh-lý hoặc như định-hướng tâm-thần, mà là sự lắng-đọng trong sinh hoạt kềm-nén có ý-thức ngay từ đầu. Nay, tôi tự hỏi thêm rằng: giả như ta đặt tất cả những thứ đó vào trong “sự” vô-thức như thể chúng là sự vật và như thể chúng là sự kềm-nén sâu-sát của hồn-thiêng/linh-đạo, thì sao? Phải chăng, đây là những gì để ta phân-tách sự việc “lắng nghe” hoặc chỉ thoáng nghe thấy, mà thôi?
Phải chăng trị-liệu là phương-thức học-hỏi cách chầm-chậm để xem ta có thể tìm ra được sự tương-hợp giữa tâm-thần và ý-chí với sinh-hoạt có mức-độ sâu-sát hơn, chăng?
Có đúng như tác-giả Kristeva từng nói: lịch sử Đạo Chúa đã chuẩn bị cho chủ-nghĩa nhân-văn không? Hoặc, cả Đạo Chúa lẫn chủ-nghĩa nhân-văn đều chuẩn-bị cho thế-giới biết mà nhận ra tầng lớp nhấn mạnh đến kinh-nghiệm của ta và trong đó có cả khuynh-hướng ngay từ ban đầu của bản-thể con người hướng vào niềm tin và bằng vào niềm tin đến với thị-kiến của Thiên Chúa?
Phải chăng, một trong các vấn-đề mục-vụ của ta hiện giờ là sự bất-nhất giữa chất-liệu của những bài “chia-xẻ” ta giảng-giải lẽ ra phải mang tính-cách cởi mở hơn, đi thẳng vào vấn-đề hơn là cứ nói loanh-quanh chuyện này chuyện khác với các truyện kể chứ không đi vào mức-độ sâu-sắc qua đó đa số những người hạnh-đạo đang thực sự sống đạo? Có phải, đó cũng là lý-do cho thấy tại sao việc thúc đẩy tình thương-yêu trìu-mến ở mức-độ mở rộng cõi lòng như vào thập niên ’70 lâu nay vẫn đạt cao-điểm và ngày nay không còn hấp dẫn nữa?
Tôi cũng tự hỏi: giả như ta nhấn mạnh quá nhiều vào mẫu-mã niềm tin có ý-thức và triển-khai tính-chất ấy mà không cản-trở ánh-sáng chiếu-dọi sự thông-hiểu niềm tin và đặc-tính siêu-nhiên của niềm tin chăng? Tự hỏi như thế rồi, lại sẽ nhường bước cho bà con, anh chị em có cơ-hội để suy-tư nhiều hơn nữa...
---------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Chương III
(bài 20)
Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)
Nền móng niềm tin rất tâm-lý.
Nay, xin mọi người hãy cùng tôi, ta quay về với tính tâm-lý nơi niềm tin sâu-sắc.
Khi ta đặt hết tin tưởng vào người mẹ và cảm-kích biết ơn người cha đã hội-nhập, là ta có điều gì đó như nhập hội vào hai tiến-trình trong thiên-tính có gốc-nguồn Người Con thuần-khiết tự biểu-tỏ sự tin-tưởng và có Thần Khí Chúa luôn tuôn-đổ ngập-tràn nơi ta để tỏ-bày niềm cảm-kích về tương-lai Ngài tác-tạo. Nền-tảng đích-thực của cung lòng siêu-nhiên, là niềm tin thánh-thiêng cũng đã khai-triển nhè nhẹ một suy-luận tâm-lý nơi tư-tưởng của thánh Augustinô và Tôma Akinô.
Ở đây, tôi thiết nghĩ, ta cũng nên thêm đôi giòng tư-tưởng mà thánh Tôma nhận ra rằng tâm-thức đi sâu vào huyền-nhiệm Thiên-Chúa cũng kiến-tạo sự hiểu/biết đem đến cho ta trong mọi huyền-nhiệm đã tỏ-bày. Kết-cuộc là, việc này tạo nguyên-do cho khả-năng hiểu/biết các huyền-nhiệm khác. Cũng trong cùng một ý-nghĩa như thế, thánh Tôma Akinô thấy được điều mà các triết-gia đã phát-biểu cách rõ ràng về sự việc mà ông gọi là khoa-học nằm trong phương-án khiến ta tin, ngõ hầu đi vào với huyền-nhiệm. Triết-gia Aristotle, bằng lề-lối khoa-học của chính ông, đã tạo ưu-tiên cho cung-cách đầu bằng cách tự nói ra những điều xuất từ đường-lối phát-biểu như nhận ra hiệu-năng của sự việc xuất-phát từ đó, thật sự cũng trôi chảy từ cách-thế khởi-đầu này. Thánh Tôma Akinô đã lĩnh-hội phương-án này (thứ mà thánh Augustinô không tìm ra) và có huyền-nhiệm Thiên-Chúa như thứ gì đó tương-đương với phát-biểu đầu-tiên tự bày-tỏ về huyền-nhiệm và biến nó thành nguyên-do tương-hợp của mọi huyền-nhiệm khác, rất ý-nghĩa. Theo tôi, đó là lý-do khiến cuốn “Tổng-Luận Thần-học” khởi bằng đề-tài Thiên-Chúa nơi nhiệm-thể chính của Ngài. Và đó là điều bắt buộc.
Tiếp đây, ta cũng xem xét sự việc này ở buổi hội-thảo vào kỳ tới, về nội-dung niềm tin.
----------------
Giới-hạn của niềm tin
theo tâm-lý
Mẫu “chọn-lựa có ý-thức” lại quá hời hợt bên ngoài để có thể đưa ta vào với phần nội-tại của niềm tin.
Mọi niềm tin sâu-sắc đều cắm rễ sâu ở trong đó và phát-xuất từ “nhận-thức của bậc mẹ/cha đã hội-nhập”. Cả phần tâm-thức tích-cực đến với niềm tin cũng được thêu-vẽ bằng nhiều sắc-mầu và có giới-hạn thật do tự nhận-thức này. Vâng. Ngay đến nhận-thức này cũng bị giới-hạn bởi thị-kiến thánh-thiêng, nữa.
Điều này có nghĩa: không niềm tin nào lại giống nhau hoặc có cùng một tầm nhìn thần thánh, cho mọi người hết.
Điều này lại có nghĩa: cả khi ta duy-trì mẫu-mã tham-gia vào niềm tin như thế, thì cung-cách ta tham-gia cũng không là một, với hết mọi người, dù đó có tầm quan-trọng vào bậc thánh tông-đồ từ Lễ Ngũ Tuần, từ Hội thánh, vv... Do nhiều lập-trường có liên-quan đến nguồn-gốc mẹ/cha, mang nhiều luận-điểm về nguồn-gốc và sự phát-triển của niềm tin, nữa.
-------------------
Phần II
Mô-hình vô-thức
Đặc tính vô-thức;
thăng-tiến sự khác-biệt giữa tri-thức và ý-chí
Bên tiếng La-tinh kinh-điển, có thành-ngữ lâu nay được một số người có thói quen dùng nó để nắm bắt đặc-trưng vô-thức. Đó là câu nói về tính-cách của người chủ-trương “công-khai/trổi bật”. Ngay đến tác giả Cajetan cũng từng sử-dụng cụm-từ này khi ông viết về tín-điều thánh-thiêng thực-thi ý-niệm cảm-xúc về người chủ-trương “công khai/trổi bật”. Ở đây, tôi muốn diễn-giải thêm về tính-khả-thi cho thấy vô-thức tự nó không bị cách chia, mà chỉ nằm bên dưới tri-thức và ý-chí cùng sự san-sẻ cách trọn-vẹn về phẩm-chất của cả hai.
Từ một góc độ mang tính-chất rất “Dòng Tên”, tôi sẽ sử-dụng ngôn-từ mà thánh Y-Nhã đã dùng, đó là cụm từ: “pháp-sư” cũng giống thế. Chính thánh Tôma Akinô xem ra đã thừa-nhận cảnh-huống như thế trong “chiêm-niệm”. Thánh-nhân có viết trong lời dẫn đầu khi đưa ra nhận-định tương-tự gồm những chữ đại để như bên tiếng La-tinh cũng từng viết: “finis istus doctrinae est contemplation primae veritatis in patria”.
Tác giả Bion lại cho rằng: ta nên đi vào sự-kiện mà ông gọi là “mộng mơ” ở tâm-lý. Theo tôi nghĩ, ta có thể sử-dụng nó như động-thái trồi lên trên mặt từ phần vô-thức, một động-thái không hẳn là đã có nghĩa như tri-thức hoặc ý-chí, mà theo cách nào đó, nó là động-thái còn sâu sắc hơn cả sự khác-biệt giữa tri-thức và ý-chí, nữa.
Tác giả Rousselot, trái lại, vẫn thường nhấn đến tính-chất “công-nhiên cùng một kiểu” của tâm-thần hoặc của con người vào một cùng-đích hoặc mục-tiêu chung.
Tác-giả Panikkar lại lôi-kéo sự chú ý của nhiều người về động-thái ban đầu mang tính nhân-chủng-học, tức động-thái mở ra với nhiều thứ hơn… Và ở đây, tôi hiểu là: ông muốn nói vô-thức như gốc-nguồn của động-thái nào y như thế.
Có lẽ, đó cũng là điều mà tác-giả Tillich luôn tìm cách nói ra theo ngôn-từ mà ông thường nhắc đến, đó là: “ưu-tư đối-đế”
Trong khi đó, thì tác giả Kristeva lại nhấn mạnh lên điều mà bà gọi là “nhu-cầu không thể tưởng-tượng để tin”; và theo tôi, ta có thể đồng ý cho đó là đúng, ít nhất là ở phần vô-thức. Tôi lại cũng coi đây như biểu-trưng tiên-khởi có trước cả vào lúc ta có thể tưởng-tượng được mọi thứ. Nếu dùng một trong các tự-vựng chính của bà, ta có thể hỏi: có chăng thứ văn-bản nào mang tính liên-đới giữa vô-thức (theo nghĩa này) và mọi sinh-hoạt có ý-thức không?
Và, tác-giả cũng từng nói rằng: đối với bà, nguyện-cầu là thứ suy-tư giống như nhiễm-sắc-thể ở tâm-thân nơi đó tình-cảm và tri-thức thực sự có cùng chung một động-thái.
Tác-giả còn tiếp tục lập-trường này ở tác-phẩm của bà mang tên Powers of Horror: An Essay on Abjection, khi bà viết:
“Khi khung trời đầy sao, viễn-cảnh mở rộng trên biển cả hoặc khung cửa lộng kính lờ mờ chiếu rọi sắc-mầu tím ngắt khiến tôi choáng ngợp với đủ loại mầu-sắc đến thích-thú vẫn kéo theo một mớ các ý-nghĩa, sắc màu, lời lẽ và cả những vuốt ve/mơn trớn, nữa. Từ đó, cũng có những sờ chạm của lằn sáng, mùi hương, những tiếng thở dài, và nhịp điệu cứ thế trổi lên đã phủ lên tôi như lớp vải liệm rồi đem tôi đi xa và càn quét tôi qua bờ phía bên kia của mọi vật khiến tôi thấy được, nghe được hoặc suy nghĩ được. Vật thể “uy-nghi” đã phân-hủy trong trạng-thái mê-say của thứ ký-ức không có đáy. Trong ký-ức tương-tự đi từ lần ngưng đọng này đến một dừng-đứng khác, từ nỗi nhớ-nhung này đến niềm nhung-nhớ khác, từ tình thương-yêu này đến nỗi niềm yêu-thương khác đã chuyển-tải đối-tượng ấy về điểm ngời-sáng của kinh-ngạc trong đó tôi cứ lang-thang về chốn xa vời, để hiện hữu.”
Theo tôi thấy, thì: ở đây ta đang đứng trên một mặt bằng gồ-ghề thật khó lòng. Chắc chắn là, khi nói vô-thức là ta nói về cái ý-thức của chính ta. Ta không thể có lối nói-năng nào khác như thế. Tự bản thân, tôi cũng nhận ra rằng thánh Tôma Akinô đã từ-chối không quyết tạo nên động-thái trực-tiếp cấp bách nào khả dĩ dẫn đến bản-chất của chính con người hoặc chính linh-hồn và đòi hỏi các quan-năng như tri-thức và ý-chí như cội-nguồn trực-tiếp. Tôi chấp-nhận cuộc tranh-luận này. Thắc mắc của tôi, đúng ra là: ta phải có quan-năng thứ ba, sâu sát hơn cả tri-thức và ý-chí nữa, bởi đó là nguồn-cội của sinh-hoạt nào mà ta không thấy mình có khả-năng định-vị như sinh-hoạt của tri-thức hoặc của ý-chí, chứ? Tôi, thì tôi nghĩ nhiều về những gì mà nền thần-học linh-thiêng muốn nói lên cũng thấy có sự hỗ-trợ ở trong đó.
Dĩ nhiên, tôi đang chuyển-hướng vào việc định-vị nguồn-gốc của niềm tin sâu-sắc ở trong đó. Điều ấy cũng có thể là lý-do để hỏi rằng: sao điều ấy lại không đối-đầu một cách đích-thực hoặc trọn-vẹn từ một quan-điểm tri-thức hoặc ý-chí. Kỳ thực, nó vừa là tri-thức sâu-sắc vừa là cảm-xúc bén nhạy, cùng một lúc.
--------------------
Tôi cũng tự hỏi: giả như phần đông các vấn-đề thực-tế của con người trong đó vấn-đề linh-đạo vẫn nằm ở ngay đấy. Chẳng hạn như, đây có phải là địa-hạt thuộc phạm-vi phán-đoán của lương-tâm về những gì là thực-chất vẫn có thể có cho con người ở tình cảnh nào đó, chứ? Phải chăng, một trong các lý-lẽ để hỏi: tại sao tác-giả Kristeva lại chối-từ không nói ra rằng: bà có được niềm-tin thuộc loại-hình dễ nhận biết (như trong tâm-thức hoặc ý-chí chẳng hạn) nhưng bà lại cứ nhấn mạnh vào niềm tin sâu-sắc có nền-tảng mà qua đó sự hiện-hữu của ta ra như không khả-thi được, chứ?
Tôi đang viết đôi điều, hầu giúp bà con mình suy-niệm Tin Mừng thánh Luca năm C cho các tuần sắp tới. Viết tới đây, tôi chợt tự hỏi: có chăng một động-thái nguyện-cầu mang tính cứu-độ cho mọi người, không chỉ gồm mỗi việc đọc kinh “ê a” hoặc ngay đến động-thái có ý-niệm đơn-thuần chỉ một lời cầu không hơn không kém, nhưng khả dĩ nhấn mạnh động-thái của niềm tin, thế cũng nên?
Dĩ nhiên, con người mình có nhiều động-tác không đến từ chiều-kích thứ ba này, mà đúng hơn đến từ chính tri-thức và chính ý-chí, thật như thế. Thế nhưng. Vâng. Chữ “nhưng” ở đây thật cũng rất ư là...
Càng ngày, tôi càng có chiều-hướng nhận ra được tính vô-thức, coi đó không như nền-tảng của những thúc-bách về sinh-lý hoặc như định-hướng tâm-thần, mà là sự lắng-đọng trong sinh hoạt kềm-nén có ý-thức ngay từ đầu. Nay, tôi tự hỏi thêm rằng: giả như ta đặt tất cả những thứ đó vào trong “sự” vô-thức như thể chúng là sự vật và như thể chúng là sự kềm-nén sâu-sát của hồn-thiêng/linh-đạo, thì sao? Phải chăng, đây là những gì để ta phân-tách sự việc “lắng nghe” hoặc chỉ thoáng nghe thấy, mà thôi?
Phải chăng trị-liệu là phương-thức học-hỏi cách chầm-chậm để xem ta có thể tìm ra được sự tương-hợp giữa tâm-thần và ý-chí với sinh-hoạt có mức-độ sâu-sát hơn, chăng?
Có đúng như tác-giả Kristeva từng nói: lịch sử Đạo Chúa đã chuẩn bị cho chủ-nghĩa nhân-văn không? Hoặc, cả Đạo Chúa lẫn chủ-nghĩa nhân-văn đều chuẩn-bị cho thế-giới biết mà nhận ra tầng lớp nhấn mạnh đến kinh-nghiệm của ta và trong đó có cả khuynh-hướng ngay từ ban đầu của bản-thể con người hướng vào niềm tin và bằng vào niềm tin đến với thị-kiến của Thiên Chúa?
Phải chăng, một trong các vấn-đề mục-vụ của ta hiện giờ là sự bất-nhất giữa chất-liệu của những bài “chia-xẻ” ta giảng-giải lẽ ra phải mang tính-cách cởi mở hơn, đi thẳng vào vấn-đề hơn là cứ nói loanh-quanh chuyện này chuyện khác với các truyện kể chứ không đi vào mức-độ sâu-sắc qua đó đa số những người hạnh-đạo đang thực sự sống đạo? Có phải, đó cũng là lý-do cho thấy tại sao việc thúc đẩy tình thương-yêu trìu-mến ở mức-độ mở rộng cõi lòng như vào thập niên ’70 lâu nay vẫn đạt cao-điểm và ngày nay không còn hấp dẫn nữa?
Tôi cũng tự hỏi: giả như ta nhấn mạnh quá nhiều vào mẫu-mã niềm tin có ý-thức và triển-khai tính-chất ấy mà không cản-trở ánh-sáng chiếu-dọi sự thông-hiểu niềm tin và đặc-tính siêu-nhiên của niềm tin chăng? Tự hỏi như thế rồi, lại sẽ nhường bước cho bà con, anh chị em có cơ-hội để suy-tư nhiều hơn nữa...
---------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Công Viên Ngày Mưa
Thérésa Nguyễn
22:28 05/12/2013
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mưa rơi, gió thổi lá vàng
Công viên ghế vắng chẳng màng chờ ai.
(tn)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 29/11 - 05/12/2013 - Năm 2015 là Năm Đời Sống Thánh Hiến
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:52 05/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bất chấp thời tiết giá lạnh sáng thứ Tư 4 tháng 12, hơn 60,000 tín hữu đã tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô để dự buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong bài giáo lý Đức Thánh Cha đã tiếp tục phân tích về Kinh Tin Kính “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Đức Thánh Cha cũng lên tiếng kêu gọi anh chị em tín hữu hãy cầu nguyện cho các nữ tu dòng Santa Tecla tại Maaloula đã bị phiến quân Hồi Giáo bắt cóc hôm thứ Hai 2 tháng 12.
Đức Thánh Cha nói:
“Anh chị em thân mến
Giờ đây chúng ta tiếp tục trở lại những suy tư về một câu trong Kinh Tin Kính ‘Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại’ để thấy rõ ba khiá cạnh về mối tương quan giữa sự Phục sinh của Chúa Kitô và của chúng ta.
Trước hết, Tin Mừng mạc khải cho chúng ta thấy đức tin nơi sự sống lại gắn bó chặt chẽ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nói: ‘Ta là sự sống lại và là sự sống’. Chúa Kitô giống như chúng ta trong tất cả mọi khía cạnh chỉ trừ ra tội lỗi, sự phục sinh của Ngài do đó khích lệ và tập hợp chúng ta lại với Ngài để chúng ta có thể đồng hành với Ngài trong cuộc hành trình trở lại với Chúa Cha.
Đức Kitô Phục Sinh ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ của Ngài như là một cam kết về sự hiệp thông với Thiên Chúa là điều sẽ đạt đến sự viên mãn trong cõi vĩnh hằng. Khát vọng về sự sống vĩnh cửu là nguồn mạch và lý do cho niềm hy vọng của chúng ta. Nếu được nâng niu và bảo vệ, hy vọng này chiếu sáng cuộc sống của chúng ta cá nhân cũng như cộng đoàn.
Thứ hai, Chúa Kitô đã sống lại trong thân xác vinh hiển của Ngài. Nhờ Đức Kitô, thân xác chúng ta cũng sẽ được vinh quang và đoàn tụ với linh hồn của chúng ta nơi sự sống lại. Vì vậy, cảm nghiệm của chúng ta về Chúa Kitô Phục Sinh trong các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, chuẩn bị cho chúng ta sự tái hợp của thân xác và linh hồn chúng ta trên trời.
Thứ ba, Chúa Giêsu sẽ hồi sinh chúng ta vào thời sau hết, nhưng ngay từ bây giờ Chúa đã muốn chúng ta được chia sẻ trong sự phục sinh của Ngài.
Thông qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được hòa nhập vào cái chết và sự sống lại của Ngài và bắt đầu trải nghiệm cuộc sống mới. Hạt giống của cõi vĩnh phúc được gieo trong chúng ta. Do đó, hình ảnh của cõi vĩnh hằng đã được ghi khắc trên chúng ta và mời gọi chúng ta tôn trọng cuộc sống của tất cả mọi người, đặc biệt là những người đau khổ .
Nhờ đó, chúng ta có thể cảm nghiệm được sự gần gũi của Nước Thiên Chúa, là hướng mà tất cả chúng ta đang hướng đến trong cuộc lữ hành dương thế.
2. Khóa họp thứ hai của Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn
Sáng thứ Ba mùng 3 tháng 12, 8 vị Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha trong việc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh và cai quản Giáo Hội hoàn vũ đã bắt đầu khóa họp thứ 2 kéo dài 3 ngày tại Vatican.
Khóa họp thứ Nhất đã diễn ra từ ngày 1 đến 3 tháng 10 năm nay, dưới sự điều hợp của Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, dòng Don Bosco, là Tổng Giám Mục giáo phận Tegucigalpa, Honduras. Cũng như lần trước, lần này Đức Thánh Cha cũng hiện diện trong 3 ngày họp, trừ sáng thứ Tư 4 tháng 12 vì ngài bận tiếp kiến chung các tín hữu hành hương.
Cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết vào sáng thứ Ba trước khi bắt đầu phiên đầu tiên, 8 vị Hồng Y đã đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha, rồi nhóm họp từ 9 đến 12 giờ rưỡi, sau đó từ 4 đến 7 giờ chiều. Trong thời gian qua, các Hồng Y đã làm việc riêng, thu thập các ý kiến, đề nghị và các dữ kiện hữu ích cho khóa họp này.
Trong khóa họp lần này, các Hồng Y cứu xét về các cơ quan trung ương Tòa Thánh, đặc biệt là về hoạt động và thẩm quyền của các Bộ tại Tòa Thánh. Trong phiên họp sáng thứ Ba, các vị bàn về Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích. Trong khóa họp thứ Nhất hồi đầu tháng 10 vừa qua, các vị đã trao đổi về việc cải tổ Thượng Hội Đồng Giám Mục và Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong khóa họp lần này, Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cũng được mời tham dự.
Từ lâu vấn để điều chỉnh lại thẩm quyền của các cơ quan trung ương Tòa Thánh đã được đề cập đến, để đạt tới hiệu năng hơn và giảm bớt nhân sự và chi phí. Cho đến nay chỉ có 1 phần 3 các vị Tổng trưởng tại Tòa Thánh được Đức Thánh Cha tái bổ nhiệm. Đó là các vị Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, Bộ truyền giáo, Bộ giáo dục Công Giáo, và Đức Tổng Giám Mục Benjamino Stella được bổ làm tân Tổng trưởng Bộ giáo sĩ. Các vị khác tạm thời tiếp tục công việc và chờ đợi quyết định của Đức Thánh Cha như Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giám Mục, Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, Bộ Phụng Tự, Bộ Phong thánh và Bộ các dòng tu. Ngoài ra, 10 trong số 12 vị Chủ tịch các Hội đồng Tòa Thánh vẫn chưa được chính thức tái bổ nhiệm.
Theo dự trù, Hội đồng 8 Hồng Y Cố vấn sẽ có khóa họp thứ 3 trong hai ngày 17 và 18-2 năm tới, 2014, trước khi Đức Thánh Cha tiến hành công nghị bổ nhiệm các Hồng Y mới vào ngày 22-2-2014 lễ kính Tòa Thánh Phêrô.
Cha Lombardi cho biết sẽ có những thay đổi sâu rộng trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh, một hiến chế mới thay thế hiến chế Pastor Bonus hiện hành từ năm 1983 về giáo triều Roma. Tuy nhiên những thay đổi được đề ra là một chương trình dài hạn, vì thế không nên chờ đợi những kết luận ngay trong thời gian ngắn tới đây.
3. Đức Thánh Cha cho biết năm 2015 sẽ là năm về Đời Sống Thánh Hiến
Kính thưa quý vị và anh chị em
Trong buổi gặp gỡ với 120 Bề trên Tổng quyền các dòng Nam hôm thứ Sáu 29 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo rằng năm 2015 sẽ là năm về Đời Sống Thánh Hiến.
Hiệp Hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam đã nhóm Đại hội lần thứ 82 tại trung tâm Salesianum của dòng Don Bosco ở Roma từ ngày 27 đến 29 tháng 11. Các vị chỉ dám ao ước được gặp Đức Thánh Cha trong một buổi tiếp kiến ngắn gọn. Tuy nhiên, ngài đã ưu ái dành hẳn cho các vị một cuộc gặp gỡ trao đổi dài 3 tiếng đồng hồ và đã trả lời những câu hỏi do các Bề trên nêu lên, ví dụ về căn tính và sứ mạng của đời sống thánh hiến, tình trạng ơn gọi bị sa sút tại một số nước, vân vân
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rất nhiều về việc đào tạo. Và theo ngài, việc đào tạo các linh mục, tu sĩ phải dựa trên bốn cột trụ chính là huấn luyện tu đức, trí thức, cộng đồng và tông đồ. Cần tránh mọi hình thức giả hình và duy giáo sĩ, và cần phải có một cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở về mọi khía cạnh của đời sống tu trì.
Đức Thánh Cha nói: “Việc huấn luyện là một công trình 'thủ công' chứ không có tính chất 'công nghiệp': mục tiêu là huấn luyện các tu sĩ có một con tim hiền dịu, và không chua như dấm. Tất cả chúng ta là người tội lỗi, nhưng không ung thối. Người ta chấp nhận kẻ tội lỗi nhưng không thể chấp nhận những người ung thối”.
Liên quan đến câu hỏi của các Bề trên về tương quan giữa các tu sĩ với các Giáo Hội địa phương nơi các tu sĩ hoạt động, Đức Thánh Cha nói là theo kinh nghiệm ngài biết có những vấn đề có thể xảy ra. Đức Thánh Cha nói: “Các Giám Mục chúng tôi cần phải hiểu rằng những người thánh hiến không phải là chất liệu trợ tá, nhưng là những đoàn sủng làm cho các giáo phận được phong phú thêm”.
Sau cùng Đức Thánh Cha cho biết sẽ dành năm 2015 tới đây là Năm về đời sống tu trì thánh hiến. Khi từ giã các bề trên ngài nói: “Cám ơn anh em về những gì anh em đang làm và về tinh thần đức tin, cũng như sự tìm kiếm phục vụ. Cám ơn vì chứng tá của anh em cũng như vì những tủi nhục mà anh em đã phải trải qua.”
“Xin cầu nguyện cho tôi, tôi cần đến lời cầu nguyện của anh em”.
4. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople
Đức Thánh Cha Phanxicô tái khẳng định quyết tâm tiếp tục những quan hệ huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Chính Thống Constantinople, đồng thời bày tỏ quan tâm của ngài vì nhiều Kitô hữu vẫn tiếp tục bị bách hại.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô trao cho Đức Thượng Phụ Bathôlômêô, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, và được công bố vào cuối thánh lễ sáng ngày 30 tháng 11, nhân lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng Giáo Hội Chính Thống Constantinople. Cùng tháp tùng Đức Hồng Y Koch đến viếng thăm Đức Thượng Phụ và dự lễ, còn có Đức Cha Tổng thư ký Brian Farell và vị Phó Tổng thư ký của hội đồng này là Đức Ông Andrea Palmieri, cũng như Đức Tổng Giám Mục Antonio Lucibello, Sứ Thần Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong sứ điệp đầu tiên gửi Đức Thượng Phụ danh dự của Chính Thống giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ quyết tâm trên đây đồng thời ngài khẳng định rằng: “Ký ức về cuộc tử đạo của thánh Anrê Tông Đồ làm cho chúng ta nghĩ đến nhiều Kitô hữu thuộc tất cả các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới đang bị kỳ thị và đôi khi phải trả bằng giá máu cho việc tuyên xưng đức tin của họ. Chúng ta đang mừng kỷ niệm 1,700 năm sắc chỉ tha đạo của Hoàng đế Constantino, chấm dứt cuộc bách hại đạo trong toàn thể đế quốc Roma, ở phương đông cũng như phương tây, và mở ra những con đường mới cho việc phổ biến Tin Mừng. Vì thế ngày nay các tín hữu Kitô Đông cũng như Tây phương phải làm chứng chung rằng, được Thánh Linh của Chúa Kitô phục sinh củng cố, họ có thể truyền bá sứ điệp cứu độ cho toàn thế giới. Cũng vậy hiện có một nhu cầu cấp thiết là sự cộng tác hữu hiệu và quyết liệt giữa các tín hữu Kitô để bảo vệ quyền được công khai tuyên xưng đức tin ở mọi nơi, cũng như được đối xử tốt đẹp khi họ thăng tiến sự cộng tác mà Kitô giáo tiếp tục cống hiến cho xã hội và nền văn hóa ngày nay”.
Hàng năm từ gần 50 năm nay, vào dịp lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô, tức là ngày 29 tháng 6, Bổn mạng của Giáo Hội Công Giáo Roma, Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople đều gửi phái đoàn đến Roma mừng lễ, và ngược lại Tòa Thánh cũng gửi phái đoàn đến Istanbul để chúc mừng và dự kễ kính thánh Anrê Tông Đồ bổn mạng Giáo Hội Chính Thống Constantinople.
Phái đoàn Tòa Thánh do Đức Hồng Y Kurt Koch người Thụy Sĩ hướng dẫn, đã đến Istantul từ ngày 28 tháng 11 cho đến 1 tháng 12. Đoàn đã được Đức Thượng Phụ Bathôlômêô tiếp kiến, và sau đó đã thảo luận với Ủy ban của Tòa Thượng Phụ đặc trách quan hệ với Giáo Hội Công Giáo.
Trong thời gian lưu lại Thổ Nhĩ Kỳ, phái đoàn Tòa Thánh cũng viếng thăm trụ sở thần học viện của Tòa Thượng Phụ ở đảo Halki, bị nhà cầm quyền Thổ đóng cửa từ trong 42 năm nay, tức là từ năm 1971, nhưng gần đây dưới áp lực bền bỉ của quốc tế, Nhà Nước Thổ sắp cho phép mở lại Học viện này để đào tạo các linh mục tương lai cho Giáo Hội Chính Thống tại đây.
5. Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự kinh chiều đầu tiên với các sinh viên Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các sinh viên đừng chiều theo lối sống tầm thường, nhưng hãy hướng đến những dự án cao thượng và can đảm đi ngược dòng đời.
Trên đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi hát kinh chiều Thứ Nhất của Chúa Nhật đầu tiên Mùa Vọng với các sinh viên đại học Rôma tại Đền thờ Thánh Phêrô chiều thứ Bẩy 30 tháng 11, cùng với Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản giáo phận Rôma và nhiều linh mục tuyên úy các đại học.
Trong số hơn 9 ngàn sinh viên hiện diện, cũng có một phái đoàn các bạn trẻ Brazil và Italia đã tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Rio de Janeiro, hồi hạ tuần tháng 7 năm nay, và 200 sinh viên đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức ở Rôma.
Cạnh bàn thờ trong thánh đường, có bức ảnh Đức Mẹ là Tòa Đấng Khôn ngoan là bổn mạng của các sinh viên đại học. Ảnh này được các sinh viên Brazil lưu giữ trong thời gian qua, và được trao cho các sinh viên người Pháp vào cuối buổi hát kinh.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, Đức Thánh Cha nhắc đến nhiều thứ thách đố mà các sinh viên đại học đang phải đương đầu. Ngài nói: “Bối cảnh văn hóa xã hội các con đang sống trong đó mang nặng tính chất tầm thường và nhàm chán. Các con đừng cam chịu sự đều đều của cuộc sống thường nhật, trái lại hãy vun trồng những dự phóng rộng lớn, đi xa hơn những gì thông thường: các con đừng để mình bị cướp mất lòng nhiệt thành của người trẻ! Thật là một sai lầm khi để mình bị cầm tù vì tư tưởng yếu thế và tư tưởng đồng nhất, cũng như vì một thứ toàn cầu hóa, được hiểu như một sự đồng điệu hóa. Để vượt thắng những nguy cơ ấy, kiểu mẫu phải theo không phải là một thứ quả cầu, trong đó mọi sự trồi ra đều được gạt cho bằng, để làm mất đi mọi sự khác biệt; trái lại kiểu mẫu phải theo là một khối đa diện, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng tôn trọng sự hiệp nhất trong sự khác biệt”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các sinh viên rằng “Tư tưởng là phong phú khi nó diễn tả một tâm trí cởi mở, biết phân định thiện ác và luôn được chân thiện mỹ soi sáng. Nếu các con không để mình bị ảnh hưởng vì những ý kiến thời thượng, nhưng tiếp tục trung thành với nguyên tắc luân lý đạo đức và Kitô giáo, các con sẽ tìm được can đảm đi ngược dòng. Trong thế giới toàn cầu hóa, các con có thể góp phần cứu vãn những đặc tính riêng, nhưng cố gắng đừng hạ thấp mức độ luân lý đạo đức. Thực vậy sự đa diện về tư tưởng và đặc tính riêng phản ánh sự khôn ngoan đa dạng của Thiên Chúa, khi chúng ta tiếp cận sự thật trong thái độ lương thiện và nghiêm túc về trí thức, như thế mỗi người có thể là một món quà, và thiện ích cho tất cả mọi người”.
Đầu buổi đọc kinh, giáo sư Luigi Frati viện trưởng đại học Sapienza /đọc là Sapienđa/ ở Roma đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha. Đến cuối buổi lễ, cô Simona Piccirilli, sinh viên năm thứ Hai đại học Sapienza, ngành khoa học truyền thông, cũng chào mừng Đức Thánh Cha và nói lên những ưu tư khắc khoải của nhiều sinh viên không thấy viễn tượng tương lai. Tại Italia có tới 41% người trẻ thất nghiệp.
6. Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng là một ngày bận rộn của Đức Thánh Cha
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin chung với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng 01 tháng 12, buổi trưa cùng ngày Đức Thánh Cha đã đến thăm một giáo xứ tại Rôma và ngồi tòa giải tội và ban các phép bí tích cho anh chị em giáo dân.
Đức Giáo Hoàng đã đến nhà thờ San Cirillo Alessandrino lúc 04 giờ chiều. Đầu tiên, Đức Thánh Cha đã thăm những người đau yếu trong giáo xứ và cầu nguyện chung với họ.
Đức Thánh Cha sau đó đã ban phép lành cho những trẻ em và những người vừa lãnh nhận bí tích Rửa Tội trong năm qua.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã ngồi tòa giải tội đến 6 giờ chiều trước khi cử hành thánh lễ. Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ban bí tích Thêm Sức cho 9 người trẻ. Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ bao gồm cả các tình nguyện viên giúp điều hành các công việc của giáo xứ này.
Chuyến viếng thăm Mục Vụ này của Đức Thánh Cha Phanxicô là chuyến thăm thứ hai của ngài đến một giáo xứ Rôma. Giáo xứ hân hạnh được ngài viếng thăm đầu tiên hồi tháng Năm vừa qua là giáo xứ Các Thánh Elisabetta và Zaccaria .
7. Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 1 tháng 12
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1 tháng 12 là Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng chúng ta đang bước vào một năm phụng vụ mới, một hành trình mới của Dân Chúa với Đức Giêsu Kitô,là mục tử của chúng ta, là Đấng hướng dẫn chúng ta qua dòng lịch sử hướng về sự kiện toàn trong Vương Quốc của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã lên tiếng mời gọi anh chị em tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô hãy cùng nhìn lại hành trình của “Giáo Hội, với ơn gọi và sứ mạng của mình, và toàn thể nhân loại, dân tộc, nền văn minh, văn hóa, tất cả đều đang trong cuộc hành trình qua các chặng đường của thời gian.”
Đức Thánh Cha đặt vấn đề “Hành trình về đâu? Có một đích chung nào không? Đích ấy là gì? Thiên Chúa đã trả lời thông qua ngôn sứ Isaia: ‘Trong tương lai, núi Nhà Ðức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, Nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng: "Ðến đây, ta cùng lên núi Ðức Chúa, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ." (Is 2,2-3)
Đó là một cuộc hành hương của cả vũ trụ hướng về một cùng đích chung, chính là Giêrusalem của Cựu Ước, nơi có Đền Thờ Đức Chúa, vì từ đó, dung nhan của Thiên Chúa và giới luật của Người sẽ được ban truyền, và "đền thờ của Thiên Chúa" là chính Người, Ngôi Lời đã làm người: Người hướng dẫn và đặt đích đến cho cuộc hành hương của Dân Chúa; và là ánh sáng chiếu rọi dân Người để họ có thể tiến tới một Vương Quốc của công chính và bình an.
8. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Hòa Lan
Sáng 2 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái tục các cuộc tiếp kiến dành cho các Đức Giám Mục trên thế giới về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh theo qui định của giáo luật.
Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngày 13 tháng 3 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn tất chương trình tiếp kiến các Giám Mục Italia đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khởi sự hồi tháng giêng trước đó. Sau đó, chương trình viếng thăm Tòa Thánh của các Giám Mục trên thế giới bị tạm ngưng cho đến ngày hôm qua, 2 tháng 12.
Đức Thánh Cha đã tiếp 13 Giám Mục thuộc 7 giáo phận tại Hòa Lan về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Willem Jacobus Eijk, Tổng Giám Mục giáo phận Utrecht.
Các Giám Mục Hòa Lan đã tặng Đức Thánh Cha một món quà nhân lễ Thánh Nicholas ở nước này.
Trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các giám mục rằng "cần thiết" là các ngài phải gần gũi với các linh mục để "hỗ trợ và hướng dẫn họ ngay cả khi họ không yêu cầu giúp đỡ, vì "một số trong số họ, chẳng may, đã không thực hiện cam kết của mình trong ngày được thụ phong linh mục."
Đức Thánh Cha đã đề cập thẳng thắn đến những tai tiếng lạm dụng của hàng giáo sĩ tại nước này.
Ngài nói "Cách riêng, tôi xin bày tỏ mối quan tâm của tôi và đảm bảo về những lời cầu nguyện cho mỗi nạn nhân của lạm dụng tính dục, và gia đình của họ, tôi yêu cầu các hiền huynh tiếp tục ủng hộ con đường chữa lành đau đớn với lòng can đảm."
Đức Thánh Cha nói thêm “Trong xã hội anh em, bị ảnh hưởng nặng của trào lưu tục hóa, tôi khuyến khích anh em cũng hãy hiện diện trong các cuộc thảo luận công cộng, trong mọi lãnh vực có liên hệ tới chính nghĩa con người, để làm cho lòng từ bi của Chúa được hiện diện cụ thể, và sự dịu dàng của Ngài đối với mỗi thụ tạo”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Hòa Lan quan tâm đến việc mục vụ ơn gọi linh mục và tu sĩ, vì điều này có liên hệ tới tương lai và sức sống của Giáo Hội tại đây. Ngài nói: “Cần cấp thiết khơi dậy một nền mục vụ ơn gọi mạnh mẽ và có sức thu hút, và cùng tìm cách tháp tùng sự trưởng thành của các chủng sinh về mặt nhân bản và tinh thần”
9. Đức Thánh Cha tiếp thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu
Sáng thứ Hai ngày 2 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến thủ tướng Israel, Ông Benjamin Netanyahu và toàn tùy tùng gồm 13 người. Cuộc họp cao cấp giữa Đức Giáo Hoàng và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ kéo dài 25 phút.
Tuy nhiên, đó là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa hai quốc gia, có mối quan hệ đặc biệt với nhau về bản chất tôn giáo.
Trong cuộc tiếp kiến hai nhà lãnh đạo đã nói về việc tái tục cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine.
Một chủ đề chính khác là chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Israel vào năm 2014. Tòa Thánh cho biết ngày giờ cụ thể vẫn chưa thể công bố vì phải chờ một nhóm các viên chức đặc biệt của Vatican đến Đất Thánh để đánh giá tình hình cụ thể.
Sau cuộc họp, ông Netanyahu đã giới thiệu phái đoàn 13 thành viên của mình, bao gồm cả người vợ của mình, là bà Sara.
Ông nói với Đức Thánh Cha:
-Nhạc phụ của tôi là một học giả Kinh Thánh tuyệt vời.
Ông cũng giới thiệu một số bộ trưởng và nhân viên chính phủ đang làm việc tại đại sứ quán Israel.
Ngày lễ Hanukkah của Do Thái sẽ kết thúc trong tuần này. Nhân dịp này, nhà lãnh đạo Israel đã tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô một giá nến làm bằng bạc, thường được dùng trong ngày lễ Hanukkah. Giá nế có khắc dòng chữ: "Kính tặng Đức Thánh Cha, vị chủ chăn vĩ đại của di sản chung của chúng ta."
Ông Netanyahu cũng tặng Đức Thánh Cha một bản sao tiếng Tây Ban Nha của cuốn sách được viết bởi cha mình là cuốn "Nguồn gốc của Toà án dị giáo trong thế kỷ thứ mười lăm tại Tây Ban Nha"
Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng Thủ tướng một bức tranh Thánh Phêrô khắc trên một miếng đồng.
Khi họ nói lời tạm biệt, phu nhân ông Netanyahu nói với Đức Thánh Cha rằng bà đã mong đợi chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Israel .
Sau khi gặp Đức Giáo Hoàng, ông Netanyahu đã gặp Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Hai vị đã nói về các thỏa thuận còn dang dở giữa Vatican và Israel, tập trung vào tình trạng của Giáo Hội Công Giáo, và các cộng đồng Công Giáo tại Thánh Địa .
10. Đề cập đến các tôn giáo khác Đức Thánh Cha nói tương lai thế giới phụ thuộc vào khả năng chung sống hòa bình trong niềm tôn trọng những dị biệt.
Đầu tháng 12, khi các tiếng nhạc Giáng Sinh bắt đầu rộn rã nổi lên trên các đài phát thanh, các cửa hàng, khi hoa đèn bắt đầu được trưng bày, khi dòng người nao nức mua sắm cho dịp lễ bắt đầu tại các nước phương Tây, thì cũng đúng vào thời điểm đó người Kitô hữu tại nhiều nước trên thế giới bắt đầu sống với một tâm trạng bất an đặc biệt.
Ngay trong ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12 năm ngoái, hơn 40 người đã bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ khủng bố bằng xe bom tại Nhà thờ thánh nữ Têrêsa của Công Giáo tại thị trấn Madalla gần thủ đô Abuja của Nigeria. Hàng trăm các tín hữu Kitô khác bị tấn công tại Kenya, Somalie, Ai Cập, Iraq, Pakistan và Indonesia trong suốt tháng 12 năm ngoái.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị khoáng đại đã được Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn tổ chức trong tuần qua nhằm thảo luận về cách thế tạo ra một tình hữu nghị và sự tôn trọng lẫn nhau giữa những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau.
Hôm thứ Năm 28 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các tham dự viên của hội nghị.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi xin lỗi vì sự chậm trễ. Tôi tới trễ trong cuộc tiếp kiến này, chân thành xin lỗi và cảm ơn sự kiên nhẫn của các bạn."
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nói rằng hiện tượng di cư và nhiều yếu tố hiện đại khác đang làm cho thế giới trở nên nhỏ lại, và tạo ra nhiều tương tác hơn giữa những người thuộc các nền văn hóa, tôn giáo và chính trị khác nhau. Trong bối cảnh đó, ngài nói đối thoại là quan trọng hơn bao giờ hết.
Đức Thánh Cha nhận xét:
"Trong thực tế, thế giới này chưa bao giờ thiếu vắng những yếu tố khiến cho việc chung sống với nhau gặp khó khăn. Những động cơ chính trị hoặc kinh tế kết hiệp với những dị biệt văn hóa và tôn giáo thường thúc đẩy mạnh hơn những hiểu lầm và những sai lầm trong quá khứ. Tất cả dẫn đến chia rẽ và sợ hãi. Chỉ có một con đường để vượt qua nỗi sợ này và đó là đối thoại, là một cuộc gặp gỡ dựa trên tình bạn và sự tôn trọng lẫn nhau."
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh rằng đối thoại không có nghĩa là từ bỏ căn tính Kitô giáo của mình, mà đúng hơn là củng cố căn tính ấy. Thông qua Tông huấn Evangelii Gaudium hay Niềm Vui Phúc Âm, Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy chia sẻ niềm vui đức tin của họ với các tôn giáo khác. Không phải là áp đặt niềm tin mình lên người khác, nhưng là xây dựng một ‘mối quan hệ đích thực’.
Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng đối thoại liên tôn có thể giúp chúng ta chống lại làn sóng tục hóa, và thúc đẩy tự do tôn giáo. Tương lai của thế giới theo Đức Thánh Cha phụ thuộc liệu con người có thể "chung sống trong sự tôn trọng tính đa dạng của nhau hay không" chứ không phải tuỳ thuộc vào những cố gắng làm tắt hết tất cả những tiếng nói khác nhau về tôn giáo.
11. Phiến quân Colombia cấm cử hành Thánh Lễ
Thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc cho biết tình trạng thù địch chống lại người Công Giáo của phiến quân cộng sản đang có xu hướng dâng cao.
Trong một diễn biến tệ hại, Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC, tức là nhóm phiến quân theo chủ nghĩa Mác đã chiến đấu với chính phủ Colombia trong suốt năm thập kỷ qua, đã ra lệnh cấm cử hành thánh lễ và các phép bí tích trong toàn bộ khu vực phía Tây Nam Putumayo, nơi đang bị chúng kiểm soát.
Đức Cha Luis Alberto Parra Mora của giáo phận Mocoa-Sibundoy cho biết rằng thoạt đầu FARC cấm cử hành Thánh Lễ trong toàn khu vực, nhưng gần đây chúng cho phép dân chúng tham dự thánh lễ ngày thứ Bảy và Chúa Nhật trong hai thị trấn trong vùng.
Cha Pedro Mercado, phó thư ký của Hội Đồng các giám mục Colombia nói rằng tình cảm thù địch chống Công Giáo trong hàng ngũ FARC đã tăng lên trong những tháng gần đây.
Ngài nói:
"Chúng tôi theo dõi với mối quan tâm sâu xa đối với vấn đề an ninh của các linh mục và các giám mục của chúng tôi, là những người đang bị khước từ quyền tự do rao giảng Lời Chúa,"
12. Đức Giáo Hoàng nói cần xin Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta ơn thông minh để nhận ra các dấu chỉ thời đại
Trong Thánh lễ sáng Thứ Sáu 29 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta, , Đức Thánh Cha đã đề cập đến điều gọi là "khuôn khổ tư duy Kitô Giáo". Ngài giải thích rằng cần thiết là phải sử dụng cả tâm trí, lẫn trái tim và linh hồn.
Đức Thánh Cha nói:
"Chúng ta phải luôn luôn biết vận dụng trí thông minh để hiểu đầy đủ các dấu chỉ của thời đại. Thật đẹp để cầu xin Chúa ban cho chúng ta cho ơn sủng này, xin Ngài ban cho ta ơn thông minh từ Chúa Thánh Linh. Nhờ đó chúng ta tránh được những suy nghĩ non nớt, những suy nghĩ nông cạn hoặc những thứ chỉ đơn thuần dựa vào sở thích cá nhân của chúng ta."
13. Chúa không chỉ rao giảng và chữa lành, Ngài cũng mỉm cười
Sáng thứ Ba mùng 3 tháng 12, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta với Hội đồng 8 Hồng Y là nhóm tư vấn cho ngài về cách để cải cách Giáo triều Rôma và quản trị của Giáo Hội.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha giải thích rằng các Kitô hữu thường hình dung Chúa Giêsu đang rao giảng hoặc thậm chí chữa bệnh, nhưng hiếm khi nào họ tưởng tượng Ngài là người vui vẻ, hay mỉm cười. Theo Đức Thánh Cha, đó là hình ảnh mà Giáo Hội nên đưa ra trước thế giới.
Ngài nói:
"Chúng ta không thể có một Giáo Hội không có chút niềm vui nào và niềm vui của Giáo Hội chính là công bố danh thánh Chúa Giêsu: "Ngài là Chúa, là phu quân của Giáo Hội. Ngài là Thiên Chúa. Ngài cứu độ chúng ta và Ngài đồng hành với chúng ta" Đây là niềm vui của Giáo Hội. Thông qua niềm vui này, Giáo Hội trở thành hiền thê và sau đó là một người mẹ. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã nói: ‘Niềm vui của Giáo Hội đến từ việc rao giảng Tin Mừng"
Đức Thánh Cha cũng mô tả Giáo Hội như một hiền thê đang ngóng chờ phu quân trở lại. Trong khi chờ đợi, Giáo Hội cần mang đến một cảm giác hy vọng và hòa bình cho con cái mình.
14. Thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng được bổ nhiệm giám sát công việc của Viện Giáo Vụ
Hôm thứ Năm, 28 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Ông Alfred Xuereb là một thành viên của Ủy ban Giám Sát Viện Giáo Vụ, hay Ngân hàng Vatican, cũng như Ủy ban tái tổ chức các cơ cấu kinh tế - hành chính của Tòa Thánh. Cả hai nhóm sẽ tư vấn cho Đức Giáo Hoàng trong việc cải cách ngân hàng và lề lối quản trị của Vatican.
Đức Ông Alfred Xuereb, cánh tay phải của Đức Giáo Hoàng, sẽ chính thức chịu trách nhiệm trong việc cập nhật những hoạt động của cả hai nhóm. Quyết định quan trọng gần đây nhất, có lẽ là quyết định mời công ty Ernst & Young có trụ sở tại Luân Đôn kiểm toán các tài khoản của văn phòng Thống Đốc Vatican là cơ quan chính thức giám sát công việc của Quốc Gia Thành Vatican.
Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng thông báo chính thức này chỉ mang tính biểu tượng, vì thực tế Đức Ông Xuereb đã được thực hiện nhiệm vụ này trong một thời gian qua.
15. Đức Giáo Hoàng nói bất chấp "áp lực toàn cầu" đức tin không thể bị giản lược vào chiều kích cá nhân
Trong thánh lễ sáng 28 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tố cáo các áp lực xã hội muốn thu hẹp đức tin trong chiều kích cá nhân. Trình bày những suy tư trên các bài đọc và bài Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng nói cuộc chiến giữa “ma quỷ thế gian” và Thiên Chúa, là một dấu hiệu tiên tri phản ánh các thử thách trước cuộc quang lâm cuối cùng của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nói:
“Đột nhiên những đề cập đến tôn giáo lại biến thành một cái gì đó rất riêng tư, một cái gì đó bạn không thể nói công khai. Thay vào đó bạn phải làm theo lệnh của các thế lực thế gian. Rất nhiều điều tuyệt vời được người ta cho phép thực hiện, nhưng chuyện thờ phượng Thiên Chúa thì không, đó là chuyện cấm kỵ. Đây là trọng tâm của ‘thời thế mạt’”.
Trước thái độ ngoại giáo vừa nêu, Đức Giáo Hoàng thách thức các Kitô hữu hãy tự hỏi mình, liệu họ nên chiều lòng ma quỷ thế gian, hay tiếp tục đi ngược lại dòng đời để thờ phượng Thiên Chúa?
16. Tòa Thánh ra mắt chương trình phối hợp cứu trợ người trẻ tị nạn Syria
Hàng triệu người tị nạn Syria đã phải bỏ lại làng mạc và quê hương sau lưng để chạy trốn một cuộc chiến đang điên cuồng tàn phá đất nước của họ.
Nhiều người cho rằng cuộc chiến sẽ diễn ra ngắn ngủi nhưng không ngờ tình trạng chiến tranh kéo dằng dai đã hai năm qua khiến cho những người tị nạn sinh sống tại các trại tạm cư, được dựng lên dã chiến, đang phải đối phó với hàng loạt những vấn đề mới.
Bác sĩ May El Hachem, của bệnh viện nhi khoa Bambino Gesu tại Rôma cho biết:
“Họ đang phải sống trong các lều trại mà không có phòng tắm, không có nước và không có bất cứ thứ gì.”
Hàng trăm ngàn người đã tuốn đến Li Băng, và được bố trí sống trong các trại tạm cư được dựng lên tạm bợ trong tình trạng thiếu vệ sinh, đang phải đối phó với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là cho trẻ em.
Đứng trước tình cảnh bi đát này của những người tị nạn, Ủy Ban Giáo Hoàng Đồng Tâm đã đưa ra chương trình “Sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em tị nạn Syria ở Li Băng” với sự phối hợp của Caritas Li Băng và bệnh viện nhi khoa Bambino Gesu tại Rôma.
Cha Simon Faddoul, giám đốc Caritas Li Băng nói:
"Đó là một chương trình y tế trợ giúp trẻ em tối đa có thể được để ngăn ngừa bệnh tật".
Caritas Li Băng và bệnh viện nhi khoa Bambino Gesu đã có những hoạt động tại đây nhưng bây giờ họ làm việc chung với nhau và với Ủy Ban Giáo Hoàng Đồng Tâm để chia sẻ các nguồn tài nguyên.
Người ta ước tính có khoảng 2 triệu người tị nạn Syria đã rời đất nước của họ và định cư ở nhiều nơi khác nhau, chủ yếu là ở Li Băng, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 52 % là trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 17 tuổi. Bệnh đường ruột và nhiễm trùng phổi đang là hai chứng bệnh có xu hướng gia tăng rất nhanh trong các em.
Bác sĩ May El Hachem nói:
"Những bệnh nhiễm trùng là rất phổ biến, nhưng khi không được điều trị và khi họ phải sống trong điều kiện vệ sinh tệ hại như hiện nay, khả năng dẫn đến tử vong là rất cao."
Sức khỏe không phải là vấn đề duy nhất trong danh sách các vấn nạn mà người tị nạn Syria đang phải đương đầu. Với một tỷ lệ thất nghiệp cao trong xã hội Li Băng, người tị nạn Syria khó lòng có được công ăn việc làm. Vì thế, chương trình cũng sẽ cố gắng để giúp đỡ các gia đình kiếm sống.
Cha Simon Faddoul, giám đốc Caritas Li Băng nói thêm:
“Hầu như 35 phần trăm dân số Li Băng là những người nghèo, trong đó 15% nghèo thê thảm”
Chương trình đã bắt đầu vào đầu tháng Mười Hai và kéo dài trong ba tháng với hy vọng đem lại một chút quà Giáng sinh cho những người đang quẫn bách.
17. Đức Thánh Cha gặp gỡ các trẻ em Ba Lan bị bệnh ung thư
Đức Thánh Cha đã chào đón một nhóm khách đặc biệt tại Vatican vào ngày thứ Bảy 30 tháng 11 đó là 30 trẻ em Ba Lan bị ung thư.
Vị đại diện nói:
"Cũng giống như vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha là Chân Phước Gioan Phaolô II, những đứa trẻ này đến từ một đất nước xa xôi."
Một số trẻ em đã cầm theo hình ảnh của Đức cố Đức Giáo Hoàng Ba Lan. Những trẻ khác thì đem quà tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha đã lộ rõ sự xúc động của ngài khi bắt đầu cầu nguyện chung với những trẻ em này.
Sau đó, Đức Thánh Cha nói:
"Cảm ơn các con đã cầu nguyện cho Giáo Hội. Thông qua đau khổ của các con, thông qua những đau khổ không thể giải thích được của các con, các con đã làm nhiều việc tốt lành cho Giáo Hội. Thiên Chúa hiểu tất cả mọi chuyện và lời cầu nguyện của các con giúp đỡ Giáo Hội. Cảm ơn các con rất nhiều. Thật là một niềm vui để được chào đón mỗi người trong các con".
Và Đức Thánh Cha đã làm như thế. Ngài ôm hôn và ban phép lành cho từng cho trẻ em. Một trong những bệnh nhân trẻ tuổi, đã tặng Đức Giáo Hoàng một hình ảnh em vẽ Thánh Phanxicô Assisi, và Đức Mẹ Lộ Đức. Cuộc tiếp kiến đã diễn ra với đầy những khoảnh khắc đáng nhớ và cảm động.
Cuối cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất ngạc nhiên trước những hình chụp rất chuyên nghiệp của một em trong đoàn.