Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phi Luật Tân có tượng đài Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới
Chân Phương
09:35 05/12/2016
Phi Luật Tân có tượng đài Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới
Cao khoảng 30 mét, tượng đài tại tỉnh Bulacan, phía bắc thủ đô Manila sẽ là bức tượng Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới.
Công trình xây dựng tượng đài vĩ đại về Chúa Giêsu này khởi công hồi tháng Giêng năm 2016, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót và dự kiến sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc năm nay.
Giáo Hội Phi Luật Tân đã lên kế hoạch làm lễ khánh thành tượng đài vào ngày 19 tháng 1 năm 2017 như là một điểm nhấn cho Đại Hội Quốc Tế Tông đồ Lòng Chúa Thương Xót (WACOM) lần thứ 4 sẽ được cử hành tại quốc gia Á Châu này.
Trong buổi họp báo diễn ra ở Manila hôm Thứ Năm vừa qua, Cha Prospero Tenorio – Tổng thư ký của WACOM vùng Á Châu cho biết bức tượng này mang ý nghĩa lưu niệm cho biến cố quốc tế nói trên mà Giáo Hội lần đầu tiên tổ chức tại Á Châu.
Cha dự đoán sẽ có hơn 5.000 đại diện của Phi Luật Tân và quốc tế đến tham dự Đại Hội (từ ngày 16 đến 20 tháng 1 năm 2017). Chủ đề chính sẽ là “Hiệp thông trong Lòng thương xót; Sứ vụ của Lòng thương xót” (hoặc “Ơn gọi của Lòng thương xót, Ra đi vì Lòng thương xót).
Các hoạt động sẽ được phân bổ qua các ngày khác nhau với nghi thức làm phép và cung hiến tượng đài sẽ diễn ra sau Thánh lễ vào ngày 19 tháng 1, do Đức Hồng Y Ricardo Vidal – nguyên Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Cebu chủ sự.
Cha Patrice Chocholski - Tổng thư ký của WACOM nói rằng Phi Luật Tân sẽ biểu tỏ sự kiện này như là một "cuộc hành hương của lòng thương xót", mỗi ngày sẽ dẫn đưa các tham dự viên đến những linh địa khác nhau.
Được Vatican thành lập hồi năm 2008, sự kiện đầu tiên của WACOM được tổ chức tại Rôma nhân dịp giỗ ba năm của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. (AsiaNews)
Chân Phương
Cao khoảng 30 mét, tượng đài tại tỉnh Bulacan, phía bắc thủ đô Manila sẽ là bức tượng Lòng Chúa Thương Xót cao nhất thế giới.
Công trình xây dựng tượng đài vĩ đại về Chúa Giêsu này khởi công hồi tháng Giêng năm 2016, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót và dự kiến sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc năm nay.
Giáo Hội Phi Luật Tân đã lên kế hoạch làm lễ khánh thành tượng đài vào ngày 19 tháng 1 năm 2017 như là một điểm nhấn cho Đại Hội Quốc Tế Tông đồ Lòng Chúa Thương Xót (WACOM) lần thứ 4 sẽ được cử hành tại quốc gia Á Châu này.
Trong buổi họp báo diễn ra ở Manila hôm Thứ Năm vừa qua, Cha Prospero Tenorio – Tổng thư ký của WACOM vùng Á Châu cho biết bức tượng này mang ý nghĩa lưu niệm cho biến cố quốc tế nói trên mà Giáo Hội lần đầu tiên tổ chức tại Á Châu.
Cha dự đoán sẽ có hơn 5.000 đại diện của Phi Luật Tân và quốc tế đến tham dự Đại Hội (từ ngày 16 đến 20 tháng 1 năm 2017). Chủ đề chính sẽ là “Hiệp thông trong Lòng thương xót; Sứ vụ của Lòng thương xót” (hoặc “Ơn gọi của Lòng thương xót, Ra đi vì Lòng thương xót).
Các hoạt động sẽ được phân bổ qua các ngày khác nhau với nghi thức làm phép và cung hiến tượng đài sẽ diễn ra sau Thánh lễ vào ngày 19 tháng 1, do Đức Hồng Y Ricardo Vidal – nguyên Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Cebu chủ sự.
Cha Patrice Chocholski - Tổng thư ký của WACOM nói rằng Phi Luật Tân sẽ biểu tỏ sự kiện này như là một "cuộc hành hương của lòng thương xót", mỗi ngày sẽ dẫn đưa các tham dự viên đến những linh địa khác nhau.
Được Vatican thành lập hồi năm 2008, sự kiện đầu tiên của WACOM được tổ chức tại Rôma nhân dịp giỗ ba năm của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. (AsiaNews)
Chân Phương
Ba bà tự xiềng xich tại Tòa Thánh Vatican để xin ĐGH can thiệp .
Nguyễn Long Thao
16:15 05/12/2016
VATICAN CITY.- 05 tháng 12 - Ba bà gồm vợ và mẹ của các nhà lãnh đạo đối lập tại Venezuela đã tự xiềng xích mình trước Quảng Trường Thánh Phêrô tại Vatican để cầu cứu xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô can thiệp.
Ba bà này gồm bà vợ của nhà lãnh đạo đối lập Venezuela Leopoldo López; Bà thứ hai là mẹ của nhà đối lập Lopez. Bà thứ ba là vợ của cựu thị trưởng Caracas. Ba bà này đã tự xiềng xích lại với nhau và ngồi tại sân của Quảng Trường Thánh Phêrô vào ngày Chúa Nhật 4 tháng 12 năm 20156. Mục đích của ba bà này là muốn xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô can thiệp để chính quyền của Tổng Thống Venezuela là Nicolas Maduro thả chồnng con và những tù nhân chính trị.
Bà Tintori, vợ của lãnh tụ đối lập Leopoldo Lopez nói: “Chúng tôi ở đây để kêu gọi chính quyền thả chồng tôi và các tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Venezuela:
Lãnh tụ Lopez là cựu thị trường Chacao Caracas bị kết án 14 năm tù về tội âm mưu lật đổ chính quyền, còn ledzema là cựu thị trưởng thành phố Caracas bị buộc tội âm mưu năm ngoái. Theo phe đối lập, có 106 tù nhân chính trị ở Venezuela.
Vào sáng thứ Hai 5 tháng 12, ba phụ nữ trên không còn xiềng xích với nhau tại Quảng Trường thánh Phêrô nữa mà người ta thấy ba bà này đi đến nhiều nơi trong đền thờ để cầu nguyện.
Bà Mendoza nói "Chúng tôi tin rằng Tòa Thánh Vatican sẽ giúp chúng tôi thực hiện được những gì người Venezuela mong muốn".
Từ ngày có cuộc xáo trộn chính trị tại Venezuela, Tòa Thánh Vatican đã đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai bên và theo dự kiến, ngày mai, thứ Ba 6 tháng 12 năm 2016, Tòa Thánh sẽ làm trung gian hòa giải buổi họp giữa phe đối lập và chính quyền của Tổng Thống Maduro.
Bà Tintori, vợ của lãnh tụ đối lập Leopoldo Lopez nói: “Chúng tôi ở đây để kêu gọi chính quyền thả chồng tôi và các tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại Venezuela:
Lãnh tụ Lopez là cựu thị trường Chacao Caracas bị kết án 14 năm tù về tội âm mưu lật đổ chính quyền, còn ledzema là cựu thị trưởng thành phố Caracas bị buộc tội âm mưu năm ngoái. Theo phe đối lập, có 106 tù nhân chính trị ở Venezuela.
Vào sáng thứ Hai 5 tháng 12, ba phụ nữ trên không còn xiềng xích với nhau tại Quảng Trường thánh Phêrô nữa mà người ta thấy ba bà này đi đến nhiều nơi trong đền thờ để cầu nguyện.
Bà Mendoza nói "Chúng tôi tin rằng Tòa Thánh Vatican sẽ giúp chúng tôi thực hiện được những gì người Venezuela mong muốn".
Từ ngày có cuộc xáo trộn chính trị tại Venezuela, Tòa Thánh Vatican đã đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai bên và theo dự kiến, ngày mai, thứ Ba 6 tháng 12 năm 2016, Tòa Thánh sẽ làm trung gian hòa giải buổi họp giữa phe đối lập và chính quyền của Tổng Thống Maduro.
Làm trung gian hoà giải, các giám mục Congo bày tỏ hy vọng
Moses Trương Võ
11:30 05/12/2016
Kinshasa (Agenzia Fides, 05/12/2016) - "Một thỏa hiệp chính trị là khả thi, nếu các bên đều cam kết và tỏ thành ý, chúng tôi xin sẵn sàng tiếp tục trách vụ của chúng tôi", là tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục nước Cộng hòa Dân chủ Congo (CENCO) gửi cho báo chí.
Bản tuyên bố, có chữ ký của Đức Cha Marcel Utembi Tapa, Tổng Giám Mục giáo phận Kisangani và là Chủ tịch CENCO, và Đức Cha Fridolin Ambongo Besengu, Tổng Giám mục đề cử cuả giáo phậ̣n Mbandaka-Bikoro, kiêm giám quản tông toà giaó phận Bokungu-Ikela và là Phó Chủ tịch CENCO.
Các vị giám mục đã dự phần vào việc hòa giải mà cả hai phe đa số cuả Tổng thống Joseph Kabila và phe đối lập đã xin họ và cộng đồng quốc tế trơ giúp̣.
Các giám mục nói rằng qua những công việc hoà giải, đã "cho thấy một số điểm hội tụ giữa các bên", nhưng vẫn còn một số khác biệt quan trọng về những điểm như sau: làm sao để thi hành Hiến pháp một cách phù hợp và ý nghĩa của nó với cuộc khủng hoảng hiện nay; lịch trình bầu cử; tài chính dành cho cuộc bầu cử; sự độc lập của Ủy ban Bầu cử và của Hội đồng cấp cao của các phương tiện truyền thông Congo; hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong giai đoạn chuyển tiếp.
CENCO đã làm trung gian giữa phe đa số và phe đối lập để thiết lập ngày và thủ tục cho cuộc bầu cử tổng thống, sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2016 khi nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của TT Kabila chấm dứt, và quyết định vễ một chính phủ lâm thời sẽ cai trị đất nước cho đến bầu cử.
Giáo Hội châu Đại Dương rất sốt sắng nhưng dân tình nguy khốn
Mackillop Dương Thanh Hải
11:32 05/12/2016
Colombo (Agenzia Fides, 05/12/2016) -... "Giáo Hội tại châu Đại Dương là sôi động về mặt đức tin. Nói chung về mặt mục vụ và xã hội, chúng tôi là một Giáo Hội trẻ trung với một cộng đồng sôi nổi và năng động. Chúng tôi đạt được nhiều kết quả ổn định về số tín hữu. Chúng tôi phải cảm ơn các Giáo Hội Á Châu đã gửi các nhà truyền giáo sang. Nhưng hôm nay chúng tôi đang lo ngại về tình trạng xã hội dân sinh, bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu". theo lời tuyên bố cuả Đức Hồng Y John Ribat, vị Hồng Y đầu tiên cuả Papua New Guinea, tổng giám mục Port Moresby, đang tham gia đại hội lần thứ mười một của Liên hội đồng Giám mục Á châu (FABC), tổ chức tại Negombo (gần Colombo) ở Sri Lanka.
Đức Hồng Y tham gia cuộc họp với tư cách là chủ tịch của Liên đoàn các Hội Đồng Giám mục châu Đại Dương (FCBCO), trong đó bao gồm Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Fiji và 17 quốc gia nhỏ trong Thái Bình Dương. Ngài đại diện cho 84 giáo phận cuả 21 quốc gia, với những đặc điểm văn hóa, kinh tế và tôn giáo khác nhau, nhiều quốc gia có đa số là Kitô hữu.
"Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn các giám mục châu Á đã gửi các nhà truyền giáo vào khu vực của chúng tôi", ĐHY nói. "Hầu hết các nhà truyền giáo của chúng tôi đến từ các nước châu Á như Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Việt Nam".
Đức Tổng Giám mục cho biết rằng một số giáo phận tại Papua New Guinea và quần đảo Solomon ở Châu Đại Dương vừa mới kết thúc lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Giáo Hội địa phương, và "sự phát triển ấy có được là nhờ đến sự hỗ trợ huynh đệ của các Giáo Hội Á Châu ".
Đức Hồng Y Ribat là một sĩ tử của dòng Thừa Sai Thánh Tâm, thành lập năm 1854 bởi Cha Jules Chevalier tại Issoudun, Pháp.
Liên quan đến những vấn đề hiện tại, Đức Hồng Y than phiền rằng: "Vấn đề quan trọng đối với các quần thể ở Châu Đại Dương là sự biến đổi khí hậu. Mặc dù chúng tôi không tạo ra vấn đề này, chúng tôi là những người chịu ảnh hưởng cách nặng nề". Các tác động tiêu cực, Ngài giải thích, bao gồm mức biển nâng cao, đại dương bị axit hóa, những cơn mưa lũ bất thường, tất cả đều gây tổn hại nghiêm trọng đến cộng đồng ngư dân và nông dân trong khu vực.
"Trong một số trường hợp, toàn bộ khu vực gồm nhiều quốc gia bị đe dọa bởi sự gia tăng không thể tranh cãi của mực nước biển. Kể ra, điều này liên quan đến các hòn đảo Carteret, Fead Islands, Kiribati, quần đảo Marshall, Quần đảo Mortlock, quần đảo Nukumanu, Tokelau, hải đảo Tuvalu ", Ngài nói.
Đức Hồng Y John Ribat phát biểu sự quan tâm về cuộc sống và tình trạng xã hội của các dân tộc bản địa của Châu Đại Dương: "Bị ảnh hưởng liên tục giữa lũ lụt rồi hạn hán, năng lực sản xuất cuả đất đã bị suy giảm đáng kể và người dân bản địa bị buộc phải bỏ đi", tạo ra một hiện tượng di cư của lục địa này.
Video Buổi Đọc Kinh Truyền Tin Với ĐTC ngày 4/12/2016: Hoán cải để chờ đón Chúa đến giải thoát chúng ta
VietCatholic Network
18:02 05/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm nay, Chúa Nhật ngày 4 tháng 12, là Chúa Nhật thứ 2 mùa Vọng, với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể xoá bỏ tội lỗi và giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, và chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể hướng chúng ta tới con đường của sự thiện. Khi chân thành duyệt xét lương tâm và thay đổi cung cách sống là chúng ta đón tiếp Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ các con đường thoải mái nhưng sai lạc, khước từ các thần tượng của thế giới này: thành công bằng bất cứ giá nào, quyền lực dù có gây thiệt hại cho người yếu đuối nhất, khát khao giầu có, khoái lạc với bất cứ giá nào.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Trong Phúc Âm Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay vang lên lời thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Hãy hoán cải, vì Nước Trời đã gần!” (Mt 3,2).
Với cùng các lời này Chúa Giêsu sẽ khai mào sứ mệnh của Ngài tại Galilêa (x. Mt 4,17). Và nó cũng sẽ là lời loan báo, mà các môn đệ sẽ rao giảng trong kinh nghiệm truyền giáo đầu tiên của các vị (Mt 10,7). Như thế, thánh sử Mátthêu muốn giới thiệu Gioan như đấng dọn đường cho Chúa Kitô đến, và các môn đệ cũng như những người tiếp tục việc rao giảng của Chúa Giêsu. Đây là cùng lời loan báo tươi vui: Nước Thiên Chúa đến, còn hơn thế nữa, nó ở gần, ở giữa chúng ta! Lời nay rất quan trọng: “Nước Thiên Chúa ở giữa anh em”, Chúa Giêsu nói: Và Gioan loan báo điều Chúa Giêsu sẽ nói sau này: “Nước Thiên Chúa đã tới, đã tới rồi, và ở giữa anh em”. Đây là sứ điệp chính của mọi sứ mệnh kitô. Khi một thừa sai ra đi, khi một kitô hữu ra đi loan báo Chúa Giêsu, thì họ không ra đi để chiêu dụ tín đồ, như thể là người ủng hộ một đội banh tìm nhiều người ủng hộ hơn cho đội banh của mình. Không, họ ra đi chỉ để loan báo rằng: “Nước Thiên Chúa ở giữa anh em!”. Và như thế vị thừa sai dọn đường cho Chúa Giêsu gặp gỡ dân Ngài.
Nhưng mà Nước Thiên Chúa này, Nước Trời này là cái gì? Chúng đồng nghĩa với nhau. Chúng ta nghĩ ngay tới một cái gì liên quan tới cuộc sống bên kia: cuộc sống vĩnh cửu. ĐTC giải thích điểm này như sau:
Chắc chắn rồi, đúng thế. Nước Thiên Chúa sẽ trải dài ra vô tận, vượt ngoài cuộc sống trên trần gian này, nhưng tin mừng Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta - và thánh Gioan giảng trước – đó là chúng ta không phải chờ đợi nước ấy trong tương lại: nó đã tới gần, trong một cách thức nào đó ngay trong hiện tại này chúng ta có thể kinh nghiệm ngay từ bây giờ quyền năng tinh thần của nó. “Nước Thiên Chúa ở giữa chúng ta”, Chúa Giêsu sẽ nói. Thiên Chúa đến để thiết lập chức là Chúa của Ngài trong lịch sử chúng ta, trong cái hôm nay của mỗi ngày, trong cuộc sống chúng ta; và nơi đâu chức là Chúa của Ngài được tiếp đón với lòng tin và sự khiêm tốn, thì ở đó nẩy mầm tình yêu, niềm vui và hoà bình.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Điều kiện để được vào và là thành phần của nước này là chu toàn một sự thay đổi trong cuộc sống, nghĩa là hoán cải, hoán cải mỗi ngày, mỗi ngày tiến một bước... Đó là từ bỏ các con đường thoải mái nhưng sai lạc, các thần tượng của thế giới này: thành công bằng bất cứ giá nào, quyền lực dù có gây thiệt hại cho người yếu đuối, khát khao giầu có, khoái lạc với bất cứ giá nào. Trái lại, đó là mở đường cho Chúa đến: Ngài không lấy mất đi sự tự do của chúng ta, nhưng ban cho chúng ta hạnh phúc đích thật. Với biến cố Chúa Giêsu sinh ra tại Bếtlehem, chính Thiên Chúa ở giữa chúng ta để giải thoát chúng ta khỏi sự ích kỷ, tội lỗi và sự thối nát, khỏi các thái độ của ma quỷ: tìm thành công bằng mọi giá; tìm quyền lực cả khi gây thiệt thòi cho những người yếu đuối nhất; khao khát giầu sang và tìm thú vui bằng bất cứ giá nào.
Giáng Sinh là một ngày của niềm vui lớn, cả bề ngoài nữa, nhưng nhất là một biến cố tôn giáo, vì thế cần một sự chuẩn bị tinh thần. Trong Mùa Vọng này chúng ta hãy để cho mình được hướng dẫn bởi lời khích lệ của thánh Gioan Tẩy Giả: “Hãy dọn đường cho Chúa, hãy uốn thẳng các nẻo đường của Ngài” (c. 3). ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:
Chúng ta chuẩn bị đường cho Chúa và uốn thẳng các nẻo đường của Ngài, khi chúng ta duyệt xét lương tâm, khi chúng ta dò xét các thái độ của chúng ta, để đánh đuổi các thái độ tội lỗi mà tôi đã nhắc tới, chúng không phải là các thái độ của Thiên Chúa: thành công bằng mọi giá; quyền lực gây thiệt hại cho những người yếu đuối nhất; khát khao giầu sang, thú vui bằng mọi giá.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Tình Yêu luôn luôn lớn lao hơn, là tình yêu mà Chúa Giêsu đem đến, và trong đêm Giáng Sinh đã trở thành bé nhỏ, bé nhỏ, như một hạt giống rơi xuống đất, và Chúa Giêsu là hạt giống này, hạt giống của Nước Thiên Chúa.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã chào tín hữu Roma và du khách hành hương. Ngài đặc biệt chào các tín hữu đến từ Cordoba, Jaén và Valencia của Tây Ban Nha, cũng như các đoàn hành hương đến từ Split và Makarska của Croazia, và từ các giáo xứ Roma.
Ngài chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an bình, và hẹn gặp lại vào ngày thứ Năm tới là lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. ĐTC nói: trong các ngày này chúng ta hãy hiệp nhất cầu xin sự bầu cử của Mẹ cho ơn hoán cải con tim và cho hoà bình. Ngài cũng xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.
Đức Cha Lucio Alfert lên án sự lạm dụng người bản địa ở Paraguay
Kateri Diễm Châu
17:44 05/12/2016
Caacupé (Agenzia Fides, 05/12/2016) - Trong Thánh lễ Chúa Nhật, 4/12, tại Vương Cung Thánh Đường Caacupé, vị giám mục đại diện tông tòa của giáo phận Pilcomayo, Đức Cha Lucio Alfert, O.M.I. đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Paraguay về việc cai trị những người bản địa. Ngài kêu gọi giới trẻ, là niềm hy vọng cuả dân tộc, hãy chấm dứt sự bất công, bất bình đẳng và sự khinh miệt người dân bản địa.
"Thiên Chúa tạo dựng chúng ta mỗi người mỗi khác, nhưng có cùng một phẩm giá", Đức Cha nói và thêm: "Chúng ta được kêu gọi sống tình huynh đệ trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa".
Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 2.500 người bản xứ từ các vùng khác nhau đến, phần đông là từ Chaco. Vì lý do này, một bài đọc trong Thánh Lễ và phần lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng tiếng Nivaclé, ngôn ngữ cuả người bản địa ở Paraguay.
Đức Giám mục phàn nàn rằng "xã hội phân biệt sắc tộc khác nhau là sai". Điều này tạo ra sự xua đuổi, nhạo báng và thiếu tôn trọng các quyền căn bản của các cộng đồng bản địa ", Ngài nhắc lại." Vấn đề thực sự của Paraguay là sự thiếu hiểu biết các nền văn hóa khác nhau. Vì thế, người dân bản địa là những người phải chịu đựng sự thờ ơ, sự hiểu lầm, bị xua đuổi khỏi vùng đất của họ, quyền lợi của họ không được tôn trọng ". Ngài kịch liệt lên án các chính trị gia, những kẻ buôn ma túy đã sử dụng đất tổ tiên của người bản địa và lạm dụng họ cho những mục đích ích kỷ.
Đức Giám mục kết luận: "Không ai có thể mong có một mái nhà mới ở̉ một nơi có nhiều kẻ có quá nhiều quyền lực, tôi chỉ hy vọng những kẻ đó hiểu được lời Thánh Gioan Tẩy Giả, đã định nghĩa những kẻ như thế là loài rắn độc".
ĐGH chúc mừng Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis Bartholomew đoạt giải Thánh Nicholas.
Biển Đức Phan Anh
22:14 05/12/2016
(AsiaNews: 05/12/2016) - Đức Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis Bartholomew I vừa nhận được giải thưởng Thánh Nicholas do khoa Thần Học cuả đại học Apulia (Đông Nam Ý) dành cho các cá nhân Kitô Giáo nổi tiếng đã thúc đẩy sự hiệp nhất Kitô giáo.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thượng phụ nói rằng tôn giáo đóng một vai trò quan trọng "trong việc tạo ra, thiết lập và củng cố các nguyên tắc của sự hiệp thông giúp cho sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy những nguyên lý tìm thấy trong tất cả các xã hội và tôn giáo". Mục đích cuả việc này (hiệp thông) là để tạo ra một mối quan hệ mới giữa các dân tộc.
Trong một bức điện tín, Đức Giáo Hoàng Francis gọi giải thưởng là một "sự thừa nhận đáng kể" và một "dấu hiệu của lòng biết ơn" cho các nỗ lực của Thượng phụ Bartholomew "đã thúc đẩy một sự hiệp thông lớn hơn bao giờ hết giữa các tín hữu trong Chúa Kitô."
Trong thông điệp, gửi cho Đức Tổng Giám Mục của Bari-Bitonto là Francesco Cacucci, là vị trao giải thưởng trong buổi lễ trao giải ở Vương Cung Thánh Đường St Nicholas, ở Bari (Ý), Đức Giáo Hoàng cũng tỏ ỳ mong được hiệp thông "thân tình với thượng phụ Bartholomew để tôn kính vị Thánh Giám Mục của Myra là thánh Nicholas, mà di tích đang được bảo quản ở Bari gần một ngàn năm, giao phó cho lời cầu bầu của đấng mục tử được yêu quí ở cả hai phía Đông và Tây này, trong lời cầu nguyện chung "cho các mong muốn được hiệp nhất Kitô giáo cách trọn vẹn."
Trong việc chấp nhận các giải thưởng, thượng phụ Bartholomew nói rằng "chúng tôi chào đón nó như là một dấu hiệu tiên tri về sự đoàn kết của tất cả các Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa, mà cuộc hành trình thần học giữa các Giáo Hội và tình yêu thương, tôn trọng và hợp tác là một trong những đặc điểm cơ bản."
Đức thượng phụ đã giải thích thêm về khía cạnh "quan hệ" của "kinh nghiệm hợp nhất" với Chúa Kitô.
Điều này "có nghĩa là tham gia với nhau trong một bản tính thánh (divine nature) nhờ ơn Chuá ban trong tất cả các khía cạnh của đời sống Kitô hữu như: ơn phước, thử thách và khổ nạn, an ủi, hỗ trợ, đoàn kết, tình huynh đệ.
"Nó có nghĩa là chia sẻ đức tin, chia sẻ tâm linh, cầu nguyện cho nhau; nó có nghĩa cụ thể là thực hiện sự hiệp thông này trong cuộc sống và đặt nó thành hành động cụ thể; nó có nghĩa là trải qua sự hiệp thông trong đối thoại, hòa bình và đoàn kết. "
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Tiệc Mừng và Văn Nghệ VietCatholic 20 năm (phần 4)
VietCatholic Network
01:10 05/12/2016
Trung tâm Salus Hominis nước Ý thăm Học Viện Công Giáo Việt Nam
Sr. Hồng Sáng
09:59 05/12/2016
Trung tâm Salus Hominis của Ý thăm Học Viện Công Giáo Việt Nam
Sáng ngày 1/12/2016, hai vị Giáo sư đứng đầu của Trung tâm Salus Hominis Miền Bắc nước Ý, Linh mục Don Claudio Matteo Berardi - Tiến sĩ Thần Học Linh Đạo và Linh mục Don Andrea Ferrero - Tiến sĩ Nhân Chủng Học Kitô, đã đến thăm Học Viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN).
Salus Hominis là một trung tâm nghiên cứu liên ngành, quan tâm đến các hoạt động văn hóa và đào tạo ở Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh, Châu Á và Châu Phi. Hướng nghiên cứu của Salus Hominis nối kết nhân chủng học, triết học và thần học với tu đức, trong sự đối thoại tích cực với các ngành khoa học khác. Salus Hominis cộng tác với nhiều trường đại học v à các trung tâm mục vụ để thực thi sứ mạng giáo dục Kitô giáo, đồng thời hướng đến sự đối thoại với các nền văn hóa và khoa học.
Các Giáo sư của Salus Hominis đã đã có cuộc gặp gỡ giao lưu với Sinh viên khóa cao hoc thần học của HVCGVN để trình bày mục đích và sứ mạng của Salus Hominis cũng như những công việc mà Trung tâm đã và đang thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Trung tâm đã tổ chức được những khóa học và hội thảo dành cho nhiểu đối tượng khác nhau: Lời cầu nguyện của trái tim, Đời sống thiêng liêng của linh mục, Tâm lý học và Tu đức của các giáo phụ, Nền thần học của linh đạo Kitô giáo… Các Sinh viên của HVCGVN đã đặt nhiều cầu hỏi liên quan đến thời gian, đối tượng, nội dung của các khóa học cũng như những kinh nghiệm của các Giáo sư liên quan đến lãnh vực Nhân Chủng Học và văn hóa…
Các nghiên cứu của Salus Hominis rất hữu ích cho công tác mục vụ. Hy vọng sẽ có những hợp tác nghiên cứu giữa HVCGVN và Salus Hominis về tiếp cận đa dạng, tác động của các lãnh vực khác nhau trong mục vụ.
Sr. Hồng Sáng
Salus Hominis là một trung tâm nghiên cứu liên ngành, quan tâm đến các hoạt động văn hóa và đào tạo ở Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh, Châu Á và Châu Phi. Hướng nghiên cứu của Salus Hominis nối kết nhân chủng học, triết học và thần học với tu đức, trong sự đối thoại tích cực với các ngành khoa học khác. Salus Hominis cộng tác với nhiều trường đại học v à các trung tâm mục vụ để thực thi sứ mạng giáo dục Kitô giáo, đồng thời hướng đến sự đối thoại với các nền văn hóa và khoa học.
Các nghiên cứu của Salus Hominis rất hữu ích cho công tác mục vụ. Hy vọng sẽ có những hợp tác nghiên cứu giữa HVCGVN và Salus Hominis về tiếp cận đa dạng, tác động của các lãnh vực khác nhau trong mục vụ.
Sr. Hồng Sáng
Đoàn Thiến Nhi Thánh Thể giáo xứ Vĩnh Hòa mừng Ngân Khánh
Văn Minh
09:53 05/12/2016
Đoàn Thiến Nhi Thánh Thể giáo xứ Vĩnh Hòa mừng Ngân Khánh
“Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn thì được ích gì”
Câu Lời Chúa trên đây đã trở nên sức mạnh giúp cho Thánh Phanxicô Xaviê định hướng cho cuộc đời của ngài. Đó cũng là kim chỉ nam mà Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể (TNTT) giáo xứ Vĩnh Hòa chọn làm hướng đi trong sứ vụ tông đồ của Đoàn.
Xem Hình
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các vị tiền nhân và những người đã âm thầm cầu nguyện giúp đỡ cho Đoàn TNTT giáo xứ Vĩnh Hòa trong những năm tháng qua.
Vào lúc 17g30 thứ Bảy ngày 03.12.2016, gần 400 em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng các anh chị huynh trưởng (GLV) hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê – bổn mạng Đoàn TNTT giáo xứ Vĩnh Hòa (kỷ niệm 25 năm thánh lập) 1991 – 2016.
Thánh lễ trọng thể do cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh - chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cha cố Giuse Maria Trần Văn Lộc, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh, phó xứ Chợ Đũi, cùng quý vị phụ huynh và đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ Vĩnh Hòa.
Trước Thánh lễ, cha xứ Gioakim cùng các em thiếu nhi kiệu tượng Thánh Phanxicô Xaviê xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Mừng thánh bổn mạng”.
Đầu lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch HĐMVGX, thay mặt lên ngỏ lời chào mừng quý cha, quý vị phụ huynh và quý vị khách mời đã về ngôi nhà thờ đá hiệp dâng Thánh lễ bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Trong phần giảng lễ, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh chia sẻ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: Ngài rất vui khi trở về với giáo xứ nhà được cộng đoàn và các em thiếu nhi chào đón thật ấm cúng thân tình, và được chia sẻ những tâm tình kinh nghiệm của bản thân khi còn ở trong Đoàn TNTT. Chính nơi đây, từ một anh huynh trưởng GLV, cha Vinh Sơn đã hy sinh bản thân, từ bỏ những thú vui với bạn bè cùng trang lứa để dành thời gian đến nhà thờ truyền dạy kiến thức giáo lý cho các em thiếu nhi và học hỏi nơi Thánh Phanxicô Xaviê.
Cha Vinh Sơn diễn giảng tiếp: “ Thánh Phanxicô Xaviê sinh tại miền Bắc Tây Ban Nha, trong một gia đình quý tộc danh giá. Tuy nhiên, Thánh nhân đã từ bỏ tất cả những vinh hoa phú quý ở đời để đi theo tiếng gọi của Đức Kitô; “Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn thì được ích gì”.
Nhìn lại Đoàn TNTT trong giáo xứ Vĩnh Hòa cách đây 25 năm, trong số những anh chị huynh trưởng GLV, đã có rất nhiều anh chị đã trở thành vợ thành chồng và sống rất hạnh phúc. Cũng chính nơi đó, đã sinh ra nhiều hoa trái để phục vụ cho Giáo Hội như; cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh ĐCV, cha Giuse Nguyễn Đức Trí, chánh xứ Bình Minh, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh, phó xứ Chợ Đũi, cha Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Bình, phó xứ Tân Hương. Ngoài ra, còn có quý thầy đang theo học tại ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, cùng quý soeur trong các nhà dòng khác. Qua đây, cha Vinh Sơn mời gọi có nhiều bạn trẻ hơn nữa tham gia vào Đoàn TNTT, để cùng nhau truyền đạt kiến thức giáo lý cho các em thiếu nhi cũng như loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho mọi người.
Thánh lễ được tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần hiệp lễ, anh Batôlômêo Đỗ Xuân Phương, đoàn trưởng, thay mặt lên cảm ơn quý cha cố tiên khởi, cha Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng nguyên chánh xứ, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh, quý cha đồng tế, Ban giảng huấn, quý vị HĐMVGX, quý vị đại diện các ban ngành đoàn thể, quý vị ân nhân, quý vị phụ huynh, các anh chị cựu GLV qua các thời kỳ đã giúp cho Đoàn TNTT cách này cách khác trong thời gian qua, cũng như trong Thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. Để tỏ lòng tri ân, em thiếu nhi đại diện dâng lên quý cha bó hoa tươi thắm trong tiếng pháo tay giòn giã của các em và cộng đoàn. Đáp từ, cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn giáo xứ có lời cảm ơn quý vị phụ huynh cũng như những ai đã và đang giúp cho các anh chị huynh trưởng GLV có thời gian, hy sinh công sức bản thân để đem những kiến thức giáo lý của mình truyền dạy cho các em trong giáo xứ năm tháng qua. Đồng thời, chúc cho các anh chị huynh trưởng và gia đình được nhiều sức khỏe và không ngừng học hỏi Thánh Phanxicô Xaviê để trở nên những nhà truyền giáo mới của ngày hôm nay.
Thánh lễ khép lại lúc 19g00, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn Xá từ quý cha và cùng nhau hát vang bài “Năm Thánh yêu thương”. Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng phát cho mỗi em thiếu nhi đi tham dự Thánh lễ một phần quà nhân ngày mừng bổn mạng.
Sơ lược về Đoàn TNTT:
Đoàn TNTT Phanxicô Xaviê được hình thành từ tháng 08/1990: khi đó giáo xứ Vĩnh Hòa còn là họ lẻ của giáo xứ Phú Bình, do linh mục đặc trách Giuse Maria Mai Văn Rự (X).
Ban giáo lý giáo xứ Vĩnh Hòa đã chính thức được thành lập, nòng cốt giảng dạy giáo lý cho các em thiếu nhi là những giáo lý viên thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa đang giảng dạy tại giáo xứ Phú Bình vào những thập niên 1970 - 1980.
Giáo lý viên thời kỳ đầu:
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, trưởng ban
Chị Maria Nguyễn Thị Sê.
Chị Maria Nguyễn Thị Hoa.
Chị Maria Đoàn Thị Điểm.
Chị Anna Nguyễn Thị Kim Tuyến.
Chị Maria Nguyễn Thị Công Nương.
Chị Maria Nguyễn Thị Tín.
Anh Giuse Phạm Hữu Sơn.
Anh Giuse Nguyễn Đức Trí.
Anh Giuse Đỗ Xuân Vinh.
Sinh hoạt trước Thánh lễ dành cho Thiếu nhi lúc 7g00 sáng Chúa Nhật, và dạy giáo lý cho các em lúc 14g – 15g30.
Từ năm 1991 đến năm 2002: Do cha cố Giuse Trần Văn Nghị - chánh xứ tiên khởi (X).
Mừng kính Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu làm bổn mạng ngày (01/10).
Trong thời kỳ này, cha cố Giuse rất quan tâm đến Ban giáo lý, thường xuyên tổ chức các lớp học bồi dưỡng, giao lưu với các giáo xứ bạn nhằm nâng cao kiến thức và năng lực giáo dục cho các em thiếu nhi.
Ngoài ra, Ban giáo lý tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, bổ ích, phục vụ cho các em.
Năm 2002 đến năm 2015: Do cha Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng, nguyên chánh xứ. Năm 2003, Tổng Giáo phận Sài Gòn - Tp.HCM khuyến khích các giáo xứ tái lập phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
Ngày 03/12/2003: Cha Gioan Baotixita thành lập Đoàn TNTT Phanxicô Xaviê và nhận bổn mạng vào ngày 03.12 hằng năm.
Từ ngày 03.07. 2015 đến nay: Do cha Gioakim Lê Hậu Hán, Tuyên úy Đoàn.
Từ khi cha Gioakim về giáo xứ Vĩnh Hòa, Đoàn TNTT Phanxicô luôn được cha quan tâm, lo lắng, Đồng thời, ngài đã đưa Đoàn đi theo đúng Tôn chỉ - Mục đích của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
Thời gian sinh hoạt của Đoàn tập trung vào Thánh lễ lúc 7g00 sáng Chúa Nhật, và dạy giáo lý từ 9g00 -10g00. Sau đó, là họp huynh trưởng GLV đến 12g00.
Tổng số GLV hiện nay là: 35 anh chị, phụ trách 385 em trong các lớp giáo lý.
Ban Quản trị nhiệm kỳ 2003-2004:
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, đoàn trưởng (kiêm thủ quỹ).
Anh Batholomeo Đỗ Xuân Phương, đoàn phó
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Huy Vinh, phó ngoại vụ
Anh Giuse Phạm Hữu Sơn, Ban tuyên huấn
Chị Maria Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, thư ký
Nhiệm kỳ 2004-2006:
Anh Vinhsơn Trương Đức Vinh, đoàn trưởng
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Huy Vinh, đoàn phó
Anh Giuse Nguyễn Mạnh Tùng, thư ký
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Nhiệm kỳ 2006-2010:
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Huy Vinh, đoàn trưởng
Anh Phêrô Đỗ Xuân Phong, đoàn phó
Anh Phanxicô Xaviê Đoàn Hữu Hòa, thư ký
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Nhiệm kỳ 2010-2014:
Chị Cêcilia Trần Thị Hòa, đoàn trưởng
Anh Giuse Nguyễn Mạnh Tùng, đoàn phó
Anh Phanxicô Xaviê Nguyễn Quốc Huy, phó ngoại vụ
Anh Phanxicô Xaviê Đoàn Hữu Hòa, thư ký
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Nhiệm kỳ 2014 – 2016:
Anh Bathôlômêo Đỗ Xuân Phương, đoàn trưởng, cùng cộng tác Điều hành có anh Giuse Trần Vĩnh Phát, anh Gioan Baotixita Martino Nguyễn Vĩnh Huy, chị Maria Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, cùng anh Gioan Baotixita Nguyễn Đặng Thanh Phương và chị Têrêsa Trần Ngọc Khánh Linh.
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Ban giảng huấn cho các anh chị huynh trưởng GLV từ năm 2013 đến nay do: Cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh, và anh Đaminh Phạm Minh Huyến (từ năm 1995 đến năm 2015).
“Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn thì được ích gì”
Câu Lời Chúa trên đây đã trở nên sức mạnh giúp cho Thánh Phanxicô Xaviê định hướng cho cuộc đời của ngài. Đó cũng là kim chỉ nam mà Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể (TNTT) giáo xứ Vĩnh Hòa chọn làm hướng đi trong sứ vụ tông đồ của Đoàn.
Xem Hình
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các vị tiền nhân và những người đã âm thầm cầu nguyện giúp đỡ cho Đoàn TNTT giáo xứ Vĩnh Hòa trong những năm tháng qua.
Vào lúc 17g30 thứ Bảy ngày 03.12.2016, gần 400 em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng các anh chị huynh trưởng (GLV) hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Phanxicô Xaviê – bổn mạng Đoàn TNTT giáo xứ Vĩnh Hòa (kỷ niệm 25 năm thánh lập) 1991 – 2016.
Thánh lễ trọng thể do cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh - chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cha cố Giuse Maria Trần Văn Lộc, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh, phó xứ Chợ Đũi, cùng quý vị phụ huynh và đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ Vĩnh Hòa.
Trước Thánh lễ, cha xứ Gioakim cùng các em thiếu nhi kiệu tượng Thánh Phanxicô Xaviê xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Mừng thánh bổn mạng”.
Đầu lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch HĐMVGX, thay mặt lên ngỏ lời chào mừng quý cha, quý vị phụ huynh và quý vị khách mời đã về ngôi nhà thờ đá hiệp dâng Thánh lễ bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Trong phần giảng lễ, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh chia sẻ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: Ngài rất vui khi trở về với giáo xứ nhà được cộng đoàn và các em thiếu nhi chào đón thật ấm cúng thân tình, và được chia sẻ những tâm tình kinh nghiệm của bản thân khi còn ở trong Đoàn TNTT. Chính nơi đây, từ một anh huynh trưởng GLV, cha Vinh Sơn đã hy sinh bản thân, từ bỏ những thú vui với bạn bè cùng trang lứa để dành thời gian đến nhà thờ truyền dạy kiến thức giáo lý cho các em thiếu nhi và học hỏi nơi Thánh Phanxicô Xaviê.
Cha Vinh Sơn diễn giảng tiếp: “ Thánh Phanxicô Xaviê sinh tại miền Bắc Tây Ban Nha, trong một gia đình quý tộc danh giá. Tuy nhiên, Thánh nhân đã từ bỏ tất cả những vinh hoa phú quý ở đời để đi theo tiếng gọi của Đức Kitô; “Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn thì được ích gì”.
Nhìn lại Đoàn TNTT trong giáo xứ Vĩnh Hòa cách đây 25 năm, trong số những anh chị huynh trưởng GLV, đã có rất nhiều anh chị đã trở thành vợ thành chồng và sống rất hạnh phúc. Cũng chính nơi đó, đã sinh ra nhiều hoa trái để phục vụ cho Giáo Hội như; cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh ĐCV, cha Giuse Nguyễn Đức Trí, chánh xứ Bình Minh, cha Vinh Sơn Trương Đức Vinh, phó xứ Chợ Đũi, cha Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Bình, phó xứ Tân Hương. Ngoài ra, còn có quý thầy đang theo học tại ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, cùng quý soeur trong các nhà dòng khác. Qua đây, cha Vinh Sơn mời gọi có nhiều bạn trẻ hơn nữa tham gia vào Đoàn TNTT, để cùng nhau truyền đạt kiến thức giáo lý cho các em thiếu nhi cũng như loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho mọi người.
Thánh lễ được tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau phần hiệp lễ, anh Batôlômêo Đỗ Xuân Phương, đoàn trưởng, thay mặt lên cảm ơn quý cha cố tiên khởi, cha Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng nguyên chánh xứ, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh, quý cha đồng tế, Ban giảng huấn, quý vị HĐMVGX, quý vị đại diện các ban ngành đoàn thể, quý vị ân nhân, quý vị phụ huynh, các anh chị cựu GLV qua các thời kỳ đã giúp cho Đoàn TNTT cách này cách khác trong thời gian qua, cũng như trong Thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. Để tỏ lòng tri ân, em thiếu nhi đại diện dâng lên quý cha bó hoa tươi thắm trong tiếng pháo tay giòn giã của các em và cộng đoàn. Đáp từ, cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn giáo xứ có lời cảm ơn quý vị phụ huynh cũng như những ai đã và đang giúp cho các anh chị huynh trưởng GLV có thời gian, hy sinh công sức bản thân để đem những kiến thức giáo lý của mình truyền dạy cho các em trong giáo xứ năm tháng qua. Đồng thời, chúc cho các anh chị huynh trưởng và gia đình được nhiều sức khỏe và không ngừng học hỏi Thánh Phanxicô Xaviê để trở nên những nhà truyền giáo mới của ngày hôm nay.
Thánh lễ khép lại lúc 19g00, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn Xá từ quý cha và cùng nhau hát vang bài “Năm Thánh yêu thương”. Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng phát cho mỗi em thiếu nhi đi tham dự Thánh lễ một phần quà nhân ngày mừng bổn mạng.
Sơ lược về Đoàn TNTT:
Đoàn TNTT Phanxicô Xaviê được hình thành từ tháng 08/1990: khi đó giáo xứ Vĩnh Hòa còn là họ lẻ của giáo xứ Phú Bình, do linh mục đặc trách Giuse Maria Mai Văn Rự (X).
Ban giáo lý giáo xứ Vĩnh Hòa đã chính thức được thành lập, nòng cốt giảng dạy giáo lý cho các em thiếu nhi là những giáo lý viên thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa đang giảng dạy tại giáo xứ Phú Bình vào những thập niên 1970 - 1980.
Giáo lý viên thời kỳ đầu:
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, trưởng ban
Chị Maria Nguyễn Thị Sê.
Chị Maria Nguyễn Thị Hoa.
Chị Maria Đoàn Thị Điểm.
Chị Anna Nguyễn Thị Kim Tuyến.
Chị Maria Nguyễn Thị Công Nương.
Chị Maria Nguyễn Thị Tín.
Anh Giuse Phạm Hữu Sơn.
Anh Giuse Nguyễn Đức Trí.
Anh Giuse Đỗ Xuân Vinh.
Sinh hoạt trước Thánh lễ dành cho Thiếu nhi lúc 7g00 sáng Chúa Nhật, và dạy giáo lý cho các em lúc 14g – 15g30.
Từ năm 1991 đến năm 2002: Do cha cố Giuse Trần Văn Nghị - chánh xứ tiên khởi (X).
Mừng kính Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu làm bổn mạng ngày (01/10).
Trong thời kỳ này, cha cố Giuse rất quan tâm đến Ban giáo lý, thường xuyên tổ chức các lớp học bồi dưỡng, giao lưu với các giáo xứ bạn nhằm nâng cao kiến thức và năng lực giáo dục cho các em thiếu nhi.
Ngoài ra, Ban giáo lý tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, bổ ích, phục vụ cho các em.
Năm 2002 đến năm 2015: Do cha Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng, nguyên chánh xứ. Năm 2003, Tổng Giáo phận Sài Gòn - Tp.HCM khuyến khích các giáo xứ tái lập phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
Ngày 03/12/2003: Cha Gioan Baotixita thành lập Đoàn TNTT Phanxicô Xaviê và nhận bổn mạng vào ngày 03.12 hằng năm.
Từ ngày 03.07. 2015 đến nay: Do cha Gioakim Lê Hậu Hán, Tuyên úy Đoàn.
Từ khi cha Gioakim về giáo xứ Vĩnh Hòa, Đoàn TNTT Phanxicô luôn được cha quan tâm, lo lắng, Đồng thời, ngài đã đưa Đoàn đi theo đúng Tôn chỉ - Mục đích của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam.
Thời gian sinh hoạt của Đoàn tập trung vào Thánh lễ lúc 7g00 sáng Chúa Nhật, và dạy giáo lý từ 9g00 -10g00. Sau đó, là họp huynh trưởng GLV đến 12g00.
Tổng số GLV hiện nay là: 35 anh chị, phụ trách 385 em trong các lớp giáo lý.
Ban Quản trị nhiệm kỳ 2003-2004:
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, đoàn trưởng (kiêm thủ quỹ).
Anh Batholomeo Đỗ Xuân Phương, đoàn phó
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Huy Vinh, phó ngoại vụ
Anh Giuse Phạm Hữu Sơn, Ban tuyên huấn
Chị Maria Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, thư ký
Nhiệm kỳ 2004-2006:
Anh Vinhsơn Trương Đức Vinh, đoàn trưởng
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Huy Vinh, đoàn phó
Anh Giuse Nguyễn Mạnh Tùng, thư ký
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Nhiệm kỳ 2006-2010:
Anh Gioan Baotixita Nguyễn Huy Vinh, đoàn trưởng
Anh Phêrô Đỗ Xuân Phong, đoàn phó
Anh Phanxicô Xaviê Đoàn Hữu Hòa, thư ký
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Nhiệm kỳ 2010-2014:
Chị Cêcilia Trần Thị Hòa, đoàn trưởng
Anh Giuse Nguyễn Mạnh Tùng, đoàn phó
Anh Phanxicô Xaviê Nguyễn Quốc Huy, phó ngoại vụ
Anh Phanxicô Xaviê Đoàn Hữu Hòa, thư ký
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Nhiệm kỳ 2014 – 2016:
Anh Bathôlômêo Đỗ Xuân Phương, đoàn trưởng, cùng cộng tác Điều hành có anh Giuse Trần Vĩnh Phát, anh Gioan Baotixita Martino Nguyễn Vĩnh Huy, chị Maria Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, cùng anh Gioan Baotixita Nguyễn Đặng Thanh Phương và chị Têrêsa Trần Ngọc Khánh Linh.
Chị Maria Nguyễn Thị Cát, thủ quỹ
Ban giảng huấn cho các anh chị huynh trưởng GLV từ năm 2013 đến nay do: Cha giáo Giuse Đỗ Xuân Vinh, và anh Đaminh Phạm Minh Huyến (từ năm 1995 đến năm 2015).
Giáo Xứ Holy Eucharist Melbourne Cứu Trợ Miền Trung
Trần Bá Nguyệt
13:45 05/12/2016
Melbourne- 2/12/2016
Cộng đồng VN Giáo Xứ Holy Eucharist, vùng St Albans, thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne đã tổ chức một đêm gây quỹ tại nhà hàng Happy Reception để đóng góp vào chương trình trợ giúp Giáo Phận Vinh và Miền Trung VN trong thiên tai vừa qua. 500 người hiện diện như chung một tấm lòng cho Miền Trung yêu thương vừa chịu cành tàn phá bởi con người và thiên tai. Và 46.383 đôla Úc kim là kết quả.
Mời xem hình
Buổi văn nghệ gây quỹ được bắt đầu bằng một màn đồng ca mang tên “Miền Trung máu chảy ruột mềm” do các ca đoàn giáo xứ hợp tác trình bày. Tiếng ca vang lay động lòng người, “Tôi đau xót nhìn anh em đói khổ. Anh em chung một tấm lòng. Miền Trung màn trời chiếu đất...” Những bức hình chụp cảnh lụt lội và nỗi niềm cơ cực của người dân được slide show chiếu rõ trên ba màn hình chung quanh nhà hàng.
Các em thiếu nhi giáo xứ đã trình diễn một màn cảm động khác với mỗi em mang một hình một chú cá. Các em bơi nhảy tung tăng nhưng bỗng chết nằm la liệt bên bờ vì chất thải độc hại của Formosa, nhà máy thép của Đài Loan. Mọi người nhớ đến lời kêu gọi của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giáo Phận Vinh, đòi hỏi công bằng và đền bù xứng đáng cho người dân bốn tỉnh Miền Trung.
Nhưng có lẽ cảnh làm mọi người rơi nước mắt là cảnh người chị gào thét đi tìm đứa em bên bờ biển. Em bé đã bị sóng đánh cuốn trôi và xác nằm phơi trên bãi cát. Có bao nhiêu gia đình VN Miền Trung đã rơi vào hoàn cảnh tương tự khi cha, mẹ, anh, em, con, cháu bị chết vì sóng biển hay vì chất độc trong sóng nước.
Buổi văn nghệ gây quỹ dừng lại dành phần cho tiết mục đấu giá. Một bức tranh hình trái tim khổ lớn đã đem về cho buổi gây quỹ 1.500 đô la. Bức tranh Lòng Chúa Thương Xót khổ lớn 1.4x0.8m đã có người mua với giá 2.000 đô. Một tượng Đức Mẹ Ban Ơn cao khoảng hơn 1 mét đã đem về 5.000 đô và một bức tượng Trái Tim Chúa 5.600 đô.
Sau phần đấu giá là màn múa của Hội Các Bà mẹ Công Giáo GX. Đêm nay Hội CBMCG trình bày bài hát “Gặp Chúa Trên Quê Hương”, sáng tác của Trọng Phấn. Năm bà mẹ trong áo dài và quần màu tím, vấn khăn màu tím với những chiếc nón lá có in hình những lá tre mộc mạc đã dẫn người xem theo chân Chúa đến từng cánh đồng quê vào những làng mạc xa xôi. Theo chân Chúa đã đi qua những nơi người dân VN nghèo khổ nhất đang vật lộn tìm kế sinh nhai.
Nhịp nhàng, nhẹ nhàng và thanh thoát. Các bà mẹ đã làm cả khán phòng yên lặng theo dõi dưới ánh sáng của những máy quay tài tử và sự yên lặng hiếm thấy của màn trình diễn. Màn múa chấm dứt trong tiếng vỗ tay và tiếng chúc mừng của khán giả.
Một ca sĩ chuyên nghiệp, cũng là một nhạc sĩ đã có nhiều chục năm sáng tác với tám CD tình ca đã trình bày bản nhạc của chính tác giả: Phù vân. Đó là Linh Mục Xụân Đường, thuộc Dòng CCT, một cha xứ thuộc Giáo Phận Vinh. Chính hai yếu tố linh mục và giáo phận Vinh đã lôi cuốn sự chú ý của mọi người. Bản nhạc Phù vân nổi lên khiến nhiều người nghĩ ngay đến kiếp sống vô thường của nhân sinh trong cõi thế. Sau Phù Vân, Cha Đường đã nổi hứng hát liền một bài khác, với tựa đề “Bước Chân Tình Mẹ”. Vâng tình mẹ thật bao la như đại dương mênh mông và êm dịu như làm gió chiều trên bãi biển.
Cộng đồng VN Giáo Xứ Holy Eucharist là một cộng đồng có số giáo dân người Việt đông nhất Miền Tây Melbourne. Ước mong cộng đồng này giữ được tinh thần hợp tác đoàn kết để luôn có những đóng góp hữu ích cho Giáo Hội địa phương và quê nhà những khi cần thiết.
Trần Bá Nguyệt, DCUC
Cộng đồng VN Giáo Xứ Holy Eucharist, vùng St Albans, thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne đã tổ chức một đêm gây quỹ tại nhà hàng Happy Reception để đóng góp vào chương trình trợ giúp Giáo Phận Vinh và Miền Trung VN trong thiên tai vừa qua. 500 người hiện diện như chung một tấm lòng cho Miền Trung yêu thương vừa chịu cành tàn phá bởi con người và thiên tai. Và 46.383 đôla Úc kim là kết quả.
Mời xem hình
Buổi văn nghệ gây quỹ được bắt đầu bằng một màn đồng ca mang tên “Miền Trung máu chảy ruột mềm” do các ca đoàn giáo xứ hợp tác trình bày. Tiếng ca vang lay động lòng người, “Tôi đau xót nhìn anh em đói khổ. Anh em chung một tấm lòng. Miền Trung màn trời chiếu đất...” Những bức hình chụp cảnh lụt lội và nỗi niềm cơ cực của người dân được slide show chiếu rõ trên ba màn hình chung quanh nhà hàng.
Các em thiếu nhi giáo xứ đã trình diễn một màn cảm động khác với mỗi em mang một hình một chú cá. Các em bơi nhảy tung tăng nhưng bỗng chết nằm la liệt bên bờ vì chất thải độc hại của Formosa, nhà máy thép của Đài Loan. Mọi người nhớ đến lời kêu gọi của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giáo Phận Vinh, đòi hỏi công bằng và đền bù xứng đáng cho người dân bốn tỉnh Miền Trung.
Nhưng có lẽ cảnh làm mọi người rơi nước mắt là cảnh người chị gào thét đi tìm đứa em bên bờ biển. Em bé đã bị sóng đánh cuốn trôi và xác nằm phơi trên bãi cát. Có bao nhiêu gia đình VN Miền Trung đã rơi vào hoàn cảnh tương tự khi cha, mẹ, anh, em, con, cháu bị chết vì sóng biển hay vì chất độc trong sóng nước.
Buổi văn nghệ gây quỹ dừng lại dành phần cho tiết mục đấu giá. Một bức tranh hình trái tim khổ lớn đã đem về cho buổi gây quỹ 1.500 đô la. Bức tranh Lòng Chúa Thương Xót khổ lớn 1.4x0.8m đã có người mua với giá 2.000 đô. Một tượng Đức Mẹ Ban Ơn cao khoảng hơn 1 mét đã đem về 5.000 đô và một bức tượng Trái Tim Chúa 5.600 đô.
Sau phần đấu giá là màn múa của Hội Các Bà mẹ Công Giáo GX. Đêm nay Hội CBMCG trình bày bài hát “Gặp Chúa Trên Quê Hương”, sáng tác của Trọng Phấn. Năm bà mẹ trong áo dài và quần màu tím, vấn khăn màu tím với những chiếc nón lá có in hình những lá tre mộc mạc đã dẫn người xem theo chân Chúa đến từng cánh đồng quê vào những làng mạc xa xôi. Theo chân Chúa đã đi qua những nơi người dân VN nghèo khổ nhất đang vật lộn tìm kế sinh nhai.
Nhịp nhàng, nhẹ nhàng và thanh thoát. Các bà mẹ đã làm cả khán phòng yên lặng theo dõi dưới ánh sáng của những máy quay tài tử và sự yên lặng hiếm thấy của màn trình diễn. Màn múa chấm dứt trong tiếng vỗ tay và tiếng chúc mừng của khán giả.
Một ca sĩ chuyên nghiệp, cũng là một nhạc sĩ đã có nhiều chục năm sáng tác với tám CD tình ca đã trình bày bản nhạc của chính tác giả: Phù vân. Đó là Linh Mục Xụân Đường, thuộc Dòng CCT, một cha xứ thuộc Giáo Phận Vinh. Chính hai yếu tố linh mục và giáo phận Vinh đã lôi cuốn sự chú ý của mọi người. Bản nhạc Phù vân nổi lên khiến nhiều người nghĩ ngay đến kiếp sống vô thường của nhân sinh trong cõi thế. Sau Phù Vân, Cha Đường đã nổi hứng hát liền một bài khác, với tựa đề “Bước Chân Tình Mẹ”. Vâng tình mẹ thật bao la như đại dương mênh mông và êm dịu như làm gió chiều trên bãi biển.
Cộng đồng VN Giáo Xứ Holy Eucharist là một cộng đồng có số giáo dân người Việt đông nhất Miền Tây Melbourne. Ước mong cộng đồng này giữ được tinh thần hợp tác đoàn kết để luôn có những đóng góp hữu ích cho Giáo Hội địa phương và quê nhà những khi cần thiết.
Trần Bá Nguyệt, DCUC
Hơi ấm Giáng Sinh lan tỏa đến bà con vùng chịu thảm họa ô nhiễm môi trường biển và lũ lụt tại miền Trung
Giuse Nguyễn Trọng Tấn
19:27 05/12/2016
Hơi ấm Giáng Sinh lan tỏa đến bà con vùng chịu thảm họa ô nhiễm môi trường biển và lũ lụt tại miền Trung
Niềm vui đón Giáng Sinh đang đến với khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị. Thế nhưng, đối với bà con vùng chịu thảm họa ô nhiễm môi trường biển và vùng lũ lụt chắc chắn năm nay họ sẽ không có được niềm vui Giáng Sinh trọn vẹn. Bởi lẽ, cuộc sống của họ vẫn còn ngổn ngang chồng chất bao khó khăn sau những nhân họa và thiên tai vừa qua.
Xem Hình
Cảm thông và muốn chia sẻ phần nào những khó khăn mất mát của bà con, ngày 4/12/2016, Đức Giám Mục Phaolô đã dẫn đầu phái đoàn Tòa Giám mục giáo phận Vinh đến viếng thăm và trao quà Giáng Sinh cho bà con nghèo không phân biệt tôn giáo tại 8 giáo xứ: Đông Yên, Cồn Sẻ, Liên Hòa, Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận, Minh Cầm và Tân Hội. Phái đoàn còn có cha Bênađô Trần Xuân Thùy - Quản lý TGM, quý Thầy quý Sơ nhân viên TGM và đại diện Đài Truyền hình SBTN.
Như đã biết, từ tháng 4/2016 cho đến nay, người dân miền Trung đã phải hứng chịu nhiều đau thương từ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Cty Formosa gây ra, sau đó là liên tiếp 2 trận lũ lụt lịch sử vào trung tuần tháng 10 đến tháng 11 vừa qua. Cuộc sống của người dân nghèo miền Trung “gạt sỏi tìm cơm/ một nắng hai sương” rơi vào bế tắc, cùng cực. Thiết nghĩ, không hành động nào đẹp và ý nghĩa cho bằng những cử chỉ yêu thương mà mọi người dành cho nhau trong thời khắc linh thiêng của những ngày đón mừng Chúa Giáng Sinh. Dẫu biết rằng những món quà được trao không đặt nặng giá trị vật chất, nhưng chắc chắn với tình người được trao ban, bà con nghèo tại những nơi trên sẽ có được niềm vui Giáng Sinh trọn vẹn hơn.
Trong chuyến tương trợ lần này, Đức Giám Mục Phaolô và Tòa Giám mục giáo phận Vinh đã thực hiện đồng thời 2 chương trình cứu trợ. Trước hết, với sự giúp đỡ của một số nhà hảo tâm, Đức Giám Mục Phaolô đã trao: 888 suất học bổng cho học sinh cấp 2 (mỗi suất trị giá 800.000 vnđ) và 252 suất học bổng cho học sinh cấp 3 (mỗi suất trị giá 1.100.000 vnđ) tại 2 giáo xứ Đông Yên và Cồn Sẻ; 490 phần quà cho 490 hộ nghèo (mỗi phần quà trị giá 700.000 vnđ) tại 6 giáo họ: Hiếu Nghĩa và Trung Nghĩa (thuộc giáo xứ Chợ Sàng), Minh Tú, Kinh Thanh và Thanh Tiến (thuộc giáo xứ Kinh Nhuận). Tổng cộng số tiền Đức Giám Mục Phaolô đã trao theo chương trình trên là 1.330.600.000 (một tỷ ba trăm ba mươi triệu sáu trăm ngàn đồng).
Thứ 2 là với sự tài trợ của Đài Truyền hình SBTN, Đức Giám Mục Phaolô và Cha quản lý Tòa Giám mục đã trao 1.200.000.000 vnđ (một tỷ hai trăm triệu đồng) cho 6 giáo xứ: Liên Hòa, Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận, Minh Cầm và Tân Hội, mỗi giáo xứ 200.000.000 (hai trăm triệu đồng).
Tổng cộng tổng số tiền mặt mà Đức Giám Mục Phaolô và phái đoàn đã trao tặng theo cả 2 chương trình trên là 2.530.600.000 (hai tỷ năm trăm ba mươi triệu sáu trăm ngàn đồng).
Cũng trong chuyến tương trợ này, phái đoàn đã khảo sát để thực hiện dự án làm đường Bêtông và nhà vượt lũ cho một số giáo xứ nêu trên.
Có lẽ, hơn bao giờ hết, Đức Ái đang mời gọi mọi người chung tay người ít kẻ nhiều để góp phần đem lại một Mùa Giáng Sinh tràn đầy yêu thương và ấm áp cho những mảnh đời khó khăn
PV - GPVO
Niềm vui đón Giáng Sinh đang đến với khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị. Thế nhưng, đối với bà con vùng chịu thảm họa ô nhiễm môi trường biển và vùng lũ lụt chắc chắn năm nay họ sẽ không có được niềm vui Giáng Sinh trọn vẹn. Bởi lẽ, cuộc sống của họ vẫn còn ngổn ngang chồng chất bao khó khăn sau những nhân họa và thiên tai vừa qua.
Xem Hình
Cảm thông và muốn chia sẻ phần nào những khó khăn mất mát của bà con, ngày 4/12/2016, Đức Giám Mục Phaolô đã dẫn đầu phái đoàn Tòa Giám mục giáo phận Vinh đến viếng thăm và trao quà Giáng Sinh cho bà con nghèo không phân biệt tôn giáo tại 8 giáo xứ: Đông Yên, Cồn Sẻ, Liên Hòa, Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận, Minh Cầm và Tân Hội. Phái đoàn còn có cha Bênađô Trần Xuân Thùy - Quản lý TGM, quý Thầy quý Sơ nhân viên TGM và đại diện Đài Truyền hình SBTN.
Như đã biết, từ tháng 4/2016 cho đến nay, người dân miền Trung đã phải hứng chịu nhiều đau thương từ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do Cty Formosa gây ra, sau đó là liên tiếp 2 trận lũ lụt lịch sử vào trung tuần tháng 10 đến tháng 11 vừa qua. Cuộc sống của người dân nghèo miền Trung “gạt sỏi tìm cơm/ một nắng hai sương” rơi vào bế tắc, cùng cực. Thiết nghĩ, không hành động nào đẹp và ý nghĩa cho bằng những cử chỉ yêu thương mà mọi người dành cho nhau trong thời khắc linh thiêng của những ngày đón mừng Chúa Giáng Sinh. Dẫu biết rằng những món quà được trao không đặt nặng giá trị vật chất, nhưng chắc chắn với tình người được trao ban, bà con nghèo tại những nơi trên sẽ có được niềm vui Giáng Sinh trọn vẹn hơn.
Trong chuyến tương trợ lần này, Đức Giám Mục Phaolô và Tòa Giám mục giáo phận Vinh đã thực hiện đồng thời 2 chương trình cứu trợ. Trước hết, với sự giúp đỡ của một số nhà hảo tâm, Đức Giám Mục Phaolô đã trao: 888 suất học bổng cho học sinh cấp 2 (mỗi suất trị giá 800.000 vnđ) và 252 suất học bổng cho học sinh cấp 3 (mỗi suất trị giá 1.100.000 vnđ) tại 2 giáo xứ Đông Yên và Cồn Sẻ; 490 phần quà cho 490 hộ nghèo (mỗi phần quà trị giá 700.000 vnđ) tại 6 giáo họ: Hiếu Nghĩa và Trung Nghĩa (thuộc giáo xứ Chợ Sàng), Minh Tú, Kinh Thanh và Thanh Tiến (thuộc giáo xứ Kinh Nhuận). Tổng cộng số tiền Đức Giám Mục Phaolô đã trao theo chương trình trên là 1.330.600.000 (một tỷ ba trăm ba mươi triệu sáu trăm ngàn đồng).
Thứ 2 là với sự tài trợ của Đài Truyền hình SBTN, Đức Giám Mục Phaolô và Cha quản lý Tòa Giám mục đã trao 1.200.000.000 vnđ (một tỷ hai trăm triệu đồng) cho 6 giáo xứ: Liên Hòa, Chợ Sàng, Phù Kinh, Kinh Nhuận, Minh Cầm và Tân Hội, mỗi giáo xứ 200.000.000 (hai trăm triệu đồng).
Tổng cộng tổng số tiền mặt mà Đức Giám Mục Phaolô và phái đoàn đã trao tặng theo cả 2 chương trình trên là 2.530.600.000 (hai tỷ năm trăm ba mươi triệu sáu trăm ngàn đồng).
Cũng trong chuyến tương trợ này, phái đoàn đã khảo sát để thực hiện dự án làm đường Bêtông và nhà vượt lũ cho một số giáo xứ nêu trên.
Có lẽ, hơn bao giờ hết, Đức Ái đang mời gọi mọi người chung tay người ít kẻ nhiều để góp phần đem lại một Mùa Giáng Sinh tràn đầy yêu thương và ấm áp cho những mảnh đời khó khăn
PV - GPVO
Bữa cơm gây quỹ giúp nạn nhân Formosa, lũ lụt Miền Trung và Thắp Nến cầu nguyện cho Việt nam tại Giáo xứ VN Seattle.
Nguyễn An Quý
21:30 05/12/2016
Bữa cơm gây quỹ giúp nạn nhân Formosa, lũ lụt Miền Trung và Thắp Nến cầu nguyện cho Việt nam tại Giáo xứ VN Seattle.
Tukwila. Trong suốt cả tháng 11, giáo xứ đã phổ biến rộng rãi ngày giờ bữa cơm gây quỹ cứu trợ nạn nhân Formosa và đồng bào bị lũ lụt tại các tỉnh Miền Trung vào thứ bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại Hội Quán Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Xem Hình
Trời Seattle bắt đầu se lạnh, hôm nay thứ bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016, bầu trời tự nhiên trở nên hiền hòa sau những ngày mưa dầm của cái xứ mưa nhiều này. Trời không mưa nên đã mang lại sự hăng say cho nhiều người đến chia sẻ với đồng bào ruột thịt nơi quê nhà trong bữa cơm gây quỹ. Trước giờ tiệc là thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Việt nam do quý cha trong giáo xứ và một số cha khách cùng dâng lễ.
Mới hơn 7 giờ, các bàn tiệc đã đầy kín, gần 500 người tham dự bữa cơm gây quỹ. Các bàn tiệc được trang trí thật trang nhã với những ngọn nến lung linh làm tăng thêm sự thiêng liêng và ấm áp cho phòng tiệc giữa những ngày chớm đông. Đúng 7 giờ 30, thầy sáu Nguyễn Đức Mậu đại diện Ban Tổ chức, người điều khiển chương trình bước lên sân khấu ngỏ lời: Chương trình đêm gây quỹ được bắt đầu: chúng con chào đón quý cha, quý tu sĩ, chào đón quý vị trong Hội Đồng Đoàn Kết, quý Đại diện Hội Quảng Nam-Đà Nẳng. Quý Đồng Hương, Quý vị trong hai Hội Đồng, Quý Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Các Ban Ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ đã hưởng ứng lời gọi của cha chánh xứ, đến tham dự bữa cơm gây quỹ hôm nay để cùng nhau giúp các nhạn nhân bị ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra và đồng bào bị lũ lụt tại các tỉnh Miền Trung.Chương trình đêm gây quỹ được bắt đầu
Mở đầu chương trình là lễ chào cờ được cử hành trọng thể qua bài Quốc Ca Hoa Kỳ - Quốc Ca VNCH và phút mặc niệm. Phút mặc niệm đã hướng mọi người cùng hướng lòng tưởng nhớ đến các anh linh đã có công dựng nước và các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do. Sau lễ chào cờ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành nói lên ý nghĩa của về bữa cơm gây quỹ hôm nay, ngài nhấn mạnh: Hôm nay chúng ta cùng tụ họp nơi để hướng lòng về quê nhà, nơi đồng bào các tỉnh Miền Trung là nạn nhân của vụ ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra thảm họa khủng khiếp này, nơi đồng bào vừa bị lũ lụt trong tháng 10 vừa qua. Hướng lòng về quê nhà trong tâm tình chia sẻ với truyền thống lá lành đùm lá rách- thương giúp những người đói khổ tại quê nhà. Chúng ta cùng nhau hiện diện nơi đây để chung sức góp một bàn tay cứu trợ đồng bào Miền Trung trong bữa cơm gây quỹ hôm nay. Tất cả tiền thu được, chúng tôi sẽ gởi về các Đức Giám Mục liên hệ trong các Giáo phận nạn nhân của Formosa, của lũ lụt tại Miền Trung. Xin cám ơn sự đóng góp ủng hộ của toàn thể quý vị và cũng xin cám ơn các nhóm của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn đã tặng thức ăn cho bữa cơm gây quỹ hôm nay, cám ơn ban nhạc, cám ơn các ca sĩ đã đến giúp cho chương trình văn nghệ hôm nay, cám ơn các ban ngành đã góp công sức cho việc tổ chức bữa cơm gây quỹ này. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Chương trình được tiếp nối với phần trình chiếu Slide Show. Phần đầu của Slide show giới thiệu về cuộc biểu tình qui mô chống Formosa vào ngày 2 tháng 10 năm 2016 do giáo dân hạt Kỳ Anh tổ chức bao vây trụ sở công ty Formosa với hơn 15 người tham dự. Hình ảnh nhà cầm quyền Hà Tỉnh đã điều động lực lượng công an, quân đội đến bảo vệ Formosa và sẵn sàng đàn áp đoàn biểu tình, thế nhưng trước sức mạnh vũ bão của đoàn biểu tình, lực lượng bảo vệ Formosa đã tháo chạy. Đoàn biểu tình đã làm chủ tình thế, nhiều bạn trẻ đã đứng trên tường thành biểu dương sức mạnh của toàn dân và cuối cùng đoàn biểu tình đã đưa ra thông điệp: chúng tôi muốn nói với Formosa rằng: "nếu muốn vào, chỉ trong vòng 5 phút, chúng tôi sẽ vào được công ty cả triệu người". Phần thứ hai là hình ảnh các nhạn nhân bị lũ lụt. Trước hết là trình chiếu:" Lời cám ơn và kêu gọi cứu trợ bão lụt Miền Trung của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp từ Giáo Phận Vinh"
Mọi người hiện diện chăm chú lắng nghe lời kêu gọi của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp. Ngài nhấn mạnh: nạn nhân của vụ lũ lụt lần này không phải chỉ do thiên tai, nhưng điều tai hại nhất là do nhân tai qua vụ xã lũ Hố Hô, do những người có trách nhiệm thiếu khả năng, thiếu tầm nhìn nên đã làm tăng thêm sự thiệt hại nặng nề cho dân chúng. Phần trình chiếu các hình ảnh thảm thương của các nạn nhân lũ lụt sau gần 8 phút đã khiến nhiều người rơi nước mắt.
Chương trình được tiếp nối với phần thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam, đây là phần quan trọng trong đêm gây quỹ. Việc cứu trợ các nạn nhân các tỉnh Miền trung từ vụ Formosa đến lũ lụt ngoài vấn đề tài chánh, tinh thần hổ trợ cho công cuộc đòi công lý và sự thật cũng là vấn đề trọng yếu, cho nên đêm gây quỹ này đã có chương trình thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Phần Thắp nên cầu nguyện được diễn ra với hoạt cảnh "đêm nguyện cầu cho Biển Việt nam " được trình diễn rất phong phú và đầy cảm động, nhất là phút cầu nguyện cho việt Nam do chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự với lời nguyện cầu thiết tha đã khiến tất cả cùng hướng lòng về quê nhà hiệp lời cầu nguyện một cách sốt sắng: "Chúng ta cùng cầu nguyện- Lạy Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, chúng con những đồng hương người Việt Quốc Gia cùng với mọi thành phần dân Chúa Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle đang hiện diện nơi đây, cùng nhau hướng lòng về quê hương Việt Nam. Lạy Chúa, Dân Tộc Việt Nam chúng con đã trải qua những năm tháng dài sống dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản kể từ ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản. Nhìn lại thời gian qua, chưa một ngày nhân dân Việt Nam được sống trong an bình hạnh phúc, chưa một ngày, người dân Việt được hưởng nền công lý và hòa bình đích thực. Xã hội Việt nam ngày càng mất hết căn tính hồn Việt. Nạn bất công ngày càng thậm tệ trước mối đe dọa của ngoại bang do đảng cộng sản Tàu cộng đang ra sức khống chế các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là nhà nước Việt Nam lại tỏ ra hèn nhác nên đã im lặng trước nạn ô nhiểm môi trường đã và đang tàn phá các tỉnh miền Trung do Formosa gây ra.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha: - Xin cho đồng bào tại các tỉnh Miền Trung vừa trải qua những ngày tháng kinh hoàng vụ ô nhiễm Formosa, trong cơn bão lụt sớm được trở lại đời sống bình thường. Xin Chúa nâng đỡ, ủi an những gia đình nạn nhân có người chết trong cơn bão lụt. Xin cho tất cả luôn tìm được niềm tin trong ánh sáng Tin Mừng của Đức Kitô. Xin cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc, nhất là xin cho quê hương Việt Nam chúng con có được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, để cùng nhau giải cứu quê hương Việt Nam sớm thoát ra khỏi bàn tay xâm lăng của Tàu cộng, do sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam. Nguyện xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử vì Đạo nước Việt Nam cầu bầu, chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con Amen.
Đêm gây quỹ được tiếp nối với chương trình văn nghệ khá phong phú do nhiều ca sĩ giúp vui hoàn toàn với tất cả tinh thần thiện nguyện. Anh Adam Quang người luôn nhiệt tình ủng hộ giáo xứ cũng đã hát những bản nhạc hướng về miền Trung và cầm giỏ đi từng bàn xin tiền thật vô cùng cảm động. Mọi người hiện diện trong các bàn tiệc cùng nhau ngồi hàn huyên tâm sự vừa nhâm nhi những món ăn khá ngon miệng do các nhóm từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn tặng cho bữa cơm gây quỹ thật phong phú và vừa thưởng thức chương trình văn nghệ. Mọi chi phí cho đêm gây quỹ hoàn toàn do sự đóng góp của các nhóm trong giáo xứ nên bữa cơm gây quỹ đã thu được số tiền khá cao lên đến hơn 70 ngàn mỹ kim khi buổi tiệc chấm dứt vào khoảng 11 giờ đêm và có thể còn thêm một số ít chưa kiểm. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tukwila. Trong suốt cả tháng 11, giáo xứ đã phổ biến rộng rãi ngày giờ bữa cơm gây quỹ cứu trợ nạn nhân Formosa và đồng bào bị lũ lụt tại các tỉnh Miền Trung vào thứ bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại Hội Quán Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Xem Hình
Trời Seattle bắt đầu se lạnh, hôm nay thứ bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016, bầu trời tự nhiên trở nên hiền hòa sau những ngày mưa dầm của cái xứ mưa nhiều này. Trời không mưa nên đã mang lại sự hăng say cho nhiều người đến chia sẻ với đồng bào ruột thịt nơi quê nhà trong bữa cơm gây quỹ. Trước giờ tiệc là thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Việt nam do quý cha trong giáo xứ và một số cha khách cùng dâng lễ.
Mới hơn 7 giờ, các bàn tiệc đã đầy kín, gần 500 người tham dự bữa cơm gây quỹ. Các bàn tiệc được trang trí thật trang nhã với những ngọn nến lung linh làm tăng thêm sự thiêng liêng và ấm áp cho phòng tiệc giữa những ngày chớm đông. Đúng 7 giờ 30, thầy sáu Nguyễn Đức Mậu đại diện Ban Tổ chức, người điều khiển chương trình bước lên sân khấu ngỏ lời: Chương trình đêm gây quỹ được bắt đầu: chúng con chào đón quý cha, quý tu sĩ, chào đón quý vị trong Hội Đồng Đoàn Kết, quý Đại diện Hội Quảng Nam-Đà Nẳng. Quý Đồng Hương, Quý vị trong hai Hội Đồng, Quý Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Các Ban Ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ đã hưởng ứng lời gọi của cha chánh xứ, đến tham dự bữa cơm gây quỹ hôm nay để cùng nhau giúp các nhạn nhân bị ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra và đồng bào bị lũ lụt tại các tỉnh Miền Trung.Chương trình đêm gây quỹ được bắt đầu
Mở đầu chương trình là lễ chào cờ được cử hành trọng thể qua bài Quốc Ca Hoa Kỳ - Quốc Ca VNCH và phút mặc niệm. Phút mặc niệm đã hướng mọi người cùng hướng lòng tưởng nhớ đến các anh linh đã có công dựng nước và các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do. Sau lễ chào cờ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành nói lên ý nghĩa của về bữa cơm gây quỹ hôm nay, ngài nhấn mạnh: Hôm nay chúng ta cùng tụ họp nơi để hướng lòng về quê nhà, nơi đồng bào các tỉnh Miền Trung là nạn nhân của vụ ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra thảm họa khủng khiếp này, nơi đồng bào vừa bị lũ lụt trong tháng 10 vừa qua. Hướng lòng về quê nhà trong tâm tình chia sẻ với truyền thống lá lành đùm lá rách- thương giúp những người đói khổ tại quê nhà. Chúng ta cùng nhau hiện diện nơi đây để chung sức góp một bàn tay cứu trợ đồng bào Miền Trung trong bữa cơm gây quỹ hôm nay. Tất cả tiền thu được, chúng tôi sẽ gởi về các Đức Giám Mục liên hệ trong các Giáo phận nạn nhân của Formosa, của lũ lụt tại Miền Trung. Xin cám ơn sự đóng góp ủng hộ của toàn thể quý vị và cũng xin cám ơn các nhóm của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn đã tặng thức ăn cho bữa cơm gây quỹ hôm nay, cám ơn ban nhạc, cám ơn các ca sĩ đã đến giúp cho chương trình văn nghệ hôm nay, cám ơn các ban ngành đã góp công sức cho việc tổ chức bữa cơm gây quỹ này. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Chương trình được tiếp nối với phần trình chiếu Slide Show. Phần đầu của Slide show giới thiệu về cuộc biểu tình qui mô chống Formosa vào ngày 2 tháng 10 năm 2016 do giáo dân hạt Kỳ Anh tổ chức bao vây trụ sở công ty Formosa với hơn 15 người tham dự. Hình ảnh nhà cầm quyền Hà Tỉnh đã điều động lực lượng công an, quân đội đến bảo vệ Formosa và sẵn sàng đàn áp đoàn biểu tình, thế nhưng trước sức mạnh vũ bão của đoàn biểu tình, lực lượng bảo vệ Formosa đã tháo chạy. Đoàn biểu tình đã làm chủ tình thế, nhiều bạn trẻ đã đứng trên tường thành biểu dương sức mạnh của toàn dân và cuối cùng đoàn biểu tình đã đưa ra thông điệp: chúng tôi muốn nói với Formosa rằng: "nếu muốn vào, chỉ trong vòng 5 phút, chúng tôi sẽ vào được công ty cả triệu người". Phần thứ hai là hình ảnh các nhạn nhân bị lũ lụt. Trước hết là trình chiếu:" Lời cám ơn và kêu gọi cứu trợ bão lụt Miền Trung của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp từ Giáo Phận Vinh"
Mọi người hiện diện chăm chú lắng nghe lời kêu gọi của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp. Ngài nhấn mạnh: nạn nhân của vụ lũ lụt lần này không phải chỉ do thiên tai, nhưng điều tai hại nhất là do nhân tai qua vụ xã lũ Hố Hô, do những người có trách nhiệm thiếu khả năng, thiếu tầm nhìn nên đã làm tăng thêm sự thiệt hại nặng nề cho dân chúng. Phần trình chiếu các hình ảnh thảm thương của các nạn nhân lũ lụt sau gần 8 phút đã khiến nhiều người rơi nước mắt.
Chương trình được tiếp nối với phần thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam, đây là phần quan trọng trong đêm gây quỹ. Việc cứu trợ các nạn nhân các tỉnh Miền trung từ vụ Formosa đến lũ lụt ngoài vấn đề tài chánh, tinh thần hổ trợ cho công cuộc đòi công lý và sự thật cũng là vấn đề trọng yếu, cho nên đêm gây quỹ này đã có chương trình thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Phần Thắp nên cầu nguyện được diễn ra với hoạt cảnh "đêm nguyện cầu cho Biển Việt nam " được trình diễn rất phong phú và đầy cảm động, nhất là phút cầu nguyện cho việt Nam do chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự với lời nguyện cầu thiết tha đã khiến tất cả cùng hướng lòng về quê nhà hiệp lời cầu nguyện một cách sốt sắng: "Chúng ta cùng cầu nguyện- Lạy Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, chúng con những đồng hương người Việt Quốc Gia cùng với mọi thành phần dân Chúa Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle đang hiện diện nơi đây, cùng nhau hướng lòng về quê hương Việt Nam. Lạy Chúa, Dân Tộc Việt Nam chúng con đã trải qua những năm tháng dài sống dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản kể từ ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản. Nhìn lại thời gian qua, chưa một ngày nhân dân Việt Nam được sống trong an bình hạnh phúc, chưa một ngày, người dân Việt được hưởng nền công lý và hòa bình đích thực. Xã hội Việt nam ngày càng mất hết căn tính hồn Việt. Nạn bất công ngày càng thậm tệ trước mối đe dọa của ngoại bang do đảng cộng sản Tàu cộng đang ra sức khống chế các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là nhà nước Việt Nam lại tỏ ra hèn nhác nên đã im lặng trước nạn ô nhiểm môi trường đã và đang tàn phá các tỉnh miền Trung do Formosa gây ra.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha: - Xin cho đồng bào tại các tỉnh Miền Trung vừa trải qua những ngày tháng kinh hoàng vụ ô nhiễm Formosa, trong cơn bão lụt sớm được trở lại đời sống bình thường. Xin Chúa nâng đỡ, ủi an những gia đình nạn nhân có người chết trong cơn bão lụt. Xin cho tất cả luôn tìm được niềm tin trong ánh sáng Tin Mừng của Đức Kitô. Xin cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc, nhất là xin cho quê hương Việt Nam chúng con có được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, để cùng nhau giải cứu quê hương Việt Nam sớm thoát ra khỏi bàn tay xâm lăng của Tàu cộng, do sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam. Nguyện xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử vì Đạo nước Việt Nam cầu bầu, chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con Amen.
Đêm gây quỹ được tiếp nối với chương trình văn nghệ khá phong phú do nhiều ca sĩ giúp vui hoàn toàn với tất cả tinh thần thiện nguyện. Anh Adam Quang người luôn nhiệt tình ủng hộ giáo xứ cũng đã hát những bản nhạc hướng về miền Trung và cầm giỏ đi từng bàn xin tiền thật vô cùng cảm động. Mọi người hiện diện trong các bàn tiệc cùng nhau ngồi hàn huyên tâm sự vừa nhâm nhi những món ăn khá ngon miệng do các nhóm từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn tặng cho bữa cơm gây quỹ thật phong phú và vừa thưởng thức chương trình văn nghệ. Mọi chi phí cho đêm gây quỹ hoàn toàn do sự đóng góp của các nhóm trong giáo xứ nên bữa cơm gây quỹ đã thu được số tiền khá cao lên đến hơn 70 ngàn mỹ kim khi buổi tiệc chấm dứt vào khoảng 11 giờ đêm và có thể còn thêm một số ít chưa kiểm. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Thác Mơ
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
22:04 05/12/2016
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Thác Mơ
Nơi đâu có Thiên Chúa, ở đó luôn mang đến cho con người bình an hạnh phúc. Ở đâu có Mẹ Maria ở đấy cũng không thiếu hạnh phúc bình an. Bởi thế ta không ngạc nhiên ở nhiều nơi, Hội thánh Công Giáo luôn tôn kính ảnh tượng Chúa Giêsu và Đức Mẹ như sự hiện diện hữu hình của Đấng Tối Cao giữa cuộc sống con người.
Nếu ai sống tại vùng đất Phước Long tỉnh Bình Phước, hoặc có dịp thăm quan nơi này, hẳn là biết đến ngọn núi Bà Rá; nơi đó có trung tâm hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Thác Mơ. Tương truyền từ xa xưa, người Stiêng nhìn về ngọn núi vút cao giữa núi rừng với tiếng gọi thành kính: “Bơnom Brah”, nghĩa là “Ngọn núi Chúa”. Từ khi người Kinh theo dòng kinh tế mới đến lập nghiệp nơi đây, ngọn núi này được gọi theo tiếng Việt là núi Bà Rá. Dù sao dưới chân Ngọn núi Chúa này hằng có bóng dáng của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hằng năm vào những dịp đặc biệt, dòng người hành hương về bên Mẹ Thác Mơ (xa xa tượng Đức Mẹ là Thác Mơ) ngày thêm đông đúc.
Từ những năm 1960, Mẹ Thác Mơ luôn ước mong đồng hành với con của Mẹ giữa rừng thiêng nước độc. Với người sắc tộc Stiêng, họ tôn kính Mẹ như một Đấng luôn yêu thương và giúp họ yêu mến Thiên Chúa. Còn nhớ thời thiếu vắng các linh mục và những nhà truyền giáo, đồng bào Stiêng vẫn rủ nhau về nơi đây để cùng với Mẹ hướng lên ngọn núi Chúa cầu xin van nài. Họ khẩn cầu Đức Mẹ đừng xa rời buôn làng của họ, đừng để thú dữ hay bệnh tật tàn phá buôn sóc của họ. Bởi thế, giữa rừng thiêng nước độc năm xưa, họ vẫn bình an vô sự nhờ sự che chở của Mẹ Thác Mơ.
Từ những thập niên 1990 tới nay, chắn hẳn Mẹ Thác Mơ đang vui mừng vì biết bao người dân trong buôn làng được rửa tội. Nhớ những năm đó, chính quyền gắt gao cấm đoán những nhà truyền giáo không được bén mảng đến đây. Tuy nhiên, trong âm thầm và tín thác, người loan tin mừng vẫn nỗ lực đồng hành với bà con sắc tộc, chung chia cuộc sống nghèo nàn với buôn làng, và kể cho họ nghe Tin mừng của Thiên Chúa. Thi thoảng họ âm thầm rủ nhau lên đỉnh núi Bà Rá để dâng thánh lễ. Xong thánh lễ, họ xuống dưới chân Mẹ Thác Mơ để vũ điệu cồng chiên. Một nhà truyền giáo Dòng Tên kể rằng: "Khi nhà nước thống kê dân số từng buôn làng, họ ngỡ ngàng vì rất nhiều bà con sắc tộc được rửa tội!” Bởi vậy, số tín hữu tại vùng đất núi rừng này hằng năm về với Đức Mẹ Thác Mơ thêm vui như trẩy hội!
Với người Công Giáo Phước Long, Mẹ Thác Mơ không thể thiếu vắng trong trái tim của mỗi người. Dù bận rộn tới đâu, ngày mùng 3 tết, ngày 8 tháng 12 và những dịp đặc biệt, họ luôn ưu tiên về bên Mẹ để cùng nhau ngợi khen Thiên Chúa. Với Mẹ và nhờ Mẹ, họ cầu xin cho gia đình mình được bình an, mùa màng được hoa lợi, mưa thuận gió hòa và muôn ơn lành xuống cho từng người. Nhờ thế mà cuộc sống người dân nơi đây mỗi ngày thêm sung túc, số tín hữu mỗi ngày gia tăng.
Là những người con của Mẹ Thác Mơ, chúng con cầu khẩn sao cho cuộc sống của mỗi người ngày thêm giống Đức Mẹ. Là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ mong cho chúng con không xa lầy vào con đường tội lỗi, không dối gian lọc lừa. Mẹ muốn chúng con sống tín thác dù trong hoàn cảnh khó khăn. Mẹ nhắn nhủ chúng con đừng mất đi lòng cậy trông Thiên Chúa. Trong mọi nơi mọi lúc, Mẹ vẫn che chở và đồng hành cùng chúng con. Mẹ ở bên Thiên Chúa, Mẹ có Chúa Giêsu, Mẹ có tình yêu và vị thế đặc biệt trong lòng Thiên Chúa, nên những ai chạy đến với Mẹ chắc chắn được thỏa lòng mong ước.
Là con cái của Mẹ Maria, chúng con ước cho mình dõi theo con đường trong trắng của Mẹ. Một lòng với Thiên Chúa và hết mực với chính Đạo; để từ đó chúng con thấy cuộc sống này ý nghĩa biết bao! Với Mẹ và cùng với Thiên Chúa, chúng con không thiếu vắng niềm vui. Hơn nữa, chúng con luôn đong đầy hạnh phúc vì có Thiên Chúa và Đức Mẹ ở cùng.
Nguyện xin Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội luôn tỏa bóng mát trên cuộc đời chúng con. Nhờ đó, chúng con ước mong có được tâm hồn trong trắng cho Thiên Chúa ngự vào. Xin Mẹ giúp chúng con xua tan những bóng dáng của ích kỷ nhỏ nhen, của muôn vàn tội lỗi, để dù nơi đâu chúng con cũng có thể làm chứng cho người ta thấy: "Chúng tôi sống hạnh phúc vì có Thiên Chúa ở cùng, có Đức Mẹ chăm sóc chở che!”
Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12-2016
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
Nếu ai sống tại vùng đất Phước Long tỉnh Bình Phước, hoặc có dịp thăm quan nơi này, hẳn là biết đến ngọn núi Bà Rá; nơi đó có trung tâm hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Thác Mơ. Tương truyền từ xa xưa, người Stiêng nhìn về ngọn núi vút cao giữa núi rừng với tiếng gọi thành kính: “Bơnom Brah”, nghĩa là “Ngọn núi Chúa”. Từ khi người Kinh theo dòng kinh tế mới đến lập nghiệp nơi đây, ngọn núi này được gọi theo tiếng Việt là núi Bà Rá. Dù sao dưới chân Ngọn núi Chúa này hằng có bóng dáng của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hằng năm vào những dịp đặc biệt, dòng người hành hương về bên Mẹ Thác Mơ (xa xa tượng Đức Mẹ là Thác Mơ) ngày thêm đông đúc.
Từ những năm 1960, Mẹ Thác Mơ luôn ước mong đồng hành với con của Mẹ giữa rừng thiêng nước độc. Với người sắc tộc Stiêng, họ tôn kính Mẹ như một Đấng luôn yêu thương và giúp họ yêu mến Thiên Chúa. Còn nhớ thời thiếu vắng các linh mục và những nhà truyền giáo, đồng bào Stiêng vẫn rủ nhau về nơi đây để cùng với Mẹ hướng lên ngọn núi Chúa cầu xin van nài. Họ khẩn cầu Đức Mẹ đừng xa rời buôn làng của họ, đừng để thú dữ hay bệnh tật tàn phá buôn sóc của họ. Bởi thế, giữa rừng thiêng nước độc năm xưa, họ vẫn bình an vô sự nhờ sự che chở của Mẹ Thác Mơ.
Từ những thập niên 1990 tới nay, chắn hẳn Mẹ Thác Mơ đang vui mừng vì biết bao người dân trong buôn làng được rửa tội. Nhớ những năm đó, chính quyền gắt gao cấm đoán những nhà truyền giáo không được bén mảng đến đây. Tuy nhiên, trong âm thầm và tín thác, người loan tin mừng vẫn nỗ lực đồng hành với bà con sắc tộc, chung chia cuộc sống nghèo nàn với buôn làng, và kể cho họ nghe Tin mừng của Thiên Chúa. Thi thoảng họ âm thầm rủ nhau lên đỉnh núi Bà Rá để dâng thánh lễ. Xong thánh lễ, họ xuống dưới chân Mẹ Thác Mơ để vũ điệu cồng chiên. Một nhà truyền giáo Dòng Tên kể rằng: "Khi nhà nước thống kê dân số từng buôn làng, họ ngỡ ngàng vì rất nhiều bà con sắc tộc được rửa tội!” Bởi vậy, số tín hữu tại vùng đất núi rừng này hằng năm về với Đức Mẹ Thác Mơ thêm vui như trẩy hội!
Với người Công Giáo Phước Long, Mẹ Thác Mơ không thể thiếu vắng trong trái tim của mỗi người. Dù bận rộn tới đâu, ngày mùng 3 tết, ngày 8 tháng 12 và những dịp đặc biệt, họ luôn ưu tiên về bên Mẹ để cùng nhau ngợi khen Thiên Chúa. Với Mẹ và nhờ Mẹ, họ cầu xin cho gia đình mình được bình an, mùa màng được hoa lợi, mưa thuận gió hòa và muôn ơn lành xuống cho từng người. Nhờ thế mà cuộc sống người dân nơi đây mỗi ngày thêm sung túc, số tín hữu mỗi ngày gia tăng.
Là những người con của Mẹ Thác Mơ, chúng con cầu khẩn sao cho cuộc sống của mỗi người ngày thêm giống Đức Mẹ. Là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ mong cho chúng con không xa lầy vào con đường tội lỗi, không dối gian lọc lừa. Mẹ muốn chúng con sống tín thác dù trong hoàn cảnh khó khăn. Mẹ nhắn nhủ chúng con đừng mất đi lòng cậy trông Thiên Chúa. Trong mọi nơi mọi lúc, Mẹ vẫn che chở và đồng hành cùng chúng con. Mẹ ở bên Thiên Chúa, Mẹ có Chúa Giêsu, Mẹ có tình yêu và vị thế đặc biệt trong lòng Thiên Chúa, nên những ai chạy đến với Mẹ chắc chắn được thỏa lòng mong ước.
Là con cái của Mẹ Maria, chúng con ước cho mình dõi theo con đường trong trắng của Mẹ. Một lòng với Thiên Chúa và hết mực với chính Đạo; để từ đó chúng con thấy cuộc sống này ý nghĩa biết bao! Với Mẹ và cùng với Thiên Chúa, chúng con không thiếu vắng niềm vui. Hơn nữa, chúng con luôn đong đầy hạnh phúc vì có Thiên Chúa và Đức Mẹ ở cùng.
Nguyện xin Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội luôn tỏa bóng mát trên cuộc đời chúng con. Nhờ đó, chúng con ước mong có được tâm hồn trong trắng cho Thiên Chúa ngự vào. Xin Mẹ giúp chúng con xua tan những bóng dáng của ích kỷ nhỏ nhen, của muôn vàn tội lỗi, để dù nơi đâu chúng con cũng có thể làm chứng cho người ta thấy: "Chúng tôi sống hạnh phúc vì có Thiên Chúa ở cùng, có Đức Mẹ chăm sóc chở che!”
Mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 8-12-2016
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thảm cảnh dài cuả xã hội Mỹ: Catholic Charities đang đối phó với cái lạnh ở Colorado.
Trần Mạnh Trác
15:22 05/12/2016
(Theo AP, 02/12/2016) Greeley là một thành phố lớn ở Colorado, cách Denver 49 dặm (79 km) về phiá bắc, vào một đêm giá lạnh tháng 11 vừa qua, một người đàn ông trên mộ̣t chiếc xe lăn tên là Jon Engrav đã đi vào một trạm xăng và xin những người làm việc ở đó gọi cảnh sát đến bắt anh ta đi.
Anh chả làm việc gì phi pháp cả, tờ báo Tribune cho biết.
Anh giải thích cho họ :" Tôi cần một nơi ấm áp để ngủ". Anh nghĩ rằng thà ở tù mà được ấm thì hơn là phải chịu chết cóng, nhà tù là sự lựa chọn duy nhất của anh lúc bấy giờ.
Cảnh sát đã đưa anh đến một bệnh viện, và ở đó người ta đề nghị gởi anh ta đến một nơi tạm trú mới ở trung tâm thành phố.
Nơi tạm trú cho người vô gia cư
Ở đây, nhiều người, hầu hết là nam giới, đang giành giật nhau về chỗ nằm, là một chỗ chỉ đủ để trải một tấm thảm nhựa bằng vinyl. Nhiều người đã mang sẵn những tấm 'ra' và mề̀n trong ba lô. Họ được đãi một bữa cơm tối nóng do nhiều nhà tài trợ cung cấp, được ăn cơm trên một chiếc bàn gấp lại được, và sau bữa cơm, chiếc bàn được gấp lại để có thêm vài chỗ nằm nữa.
Nhà 'tạm trú mới' nói trên là một tòa nhà nhỏ từng được sử dụng bởi hội cựu chiến binh Mỹ và trông ra vẻ khá gọn gàng.
Cho đến ngày 25 tháng 11 thì anh Engrav đã ở đó được 4 đêm rồi. Anh được kể là một người may mắn. Vì đây là nơi trú ẩn chống lạnh duy nhất trong thị trấn mà không phải ghi danh chờ đợi, và xuýt nữa thì nó đã không được mở cửa năm nay.
Sự việc là, Catholic Charities vẫn có một nơi tạm trú chống thời tiết lạnh ở Trung tâm Guadalupe cuả họ trong nhiều năm. Nhưng mới đây vì thiếu chỗ cho nên họ phải cải biến 'nơi tạm trú' đó thành một khu nhà ở toàn thời gian, dành cho người độc thân và gia đình nhỏ.
Cho nên để tránh tuyết gió và nhiệt độ lạnh giết người, những người vô gia cư đã được đưa vào tạm trú ở trong những phòng ăn và phòng họp. Thông thường thì, theo bà Giám đốc điều hành Enita Kearns-Hout, chỉ có khoảng dưới 10 người mà thôi.
Nhưng hai ba năm qua, số người tạm trú đã gia tăng. Năm ngoái, có đêm có tới 27 người. Vì không có chỗ, bà Kearns-Hout nói, cuối cùng Trung Tâm đã phải báo cáo cho thành phố biết là họ sẽ không tổ chức những chương trình tạm trú tuỳ theo thời tiết nữa.
Đây là một triệu chứng của vấn đề vô gia cư ngày càng gia tăng trong khu vực. Mặc dù vẫn có người thích tự do không muốn bị ràng buộc trong một khung cửa, nhiều gia đình cũng phải chiến đấu để được ngủ dưới một mái nhà.
Hàng trăm người đã thua cuộc. Đó là điều phổ biến ở Greeley và vùng Weld County (quận), và giới lãnh đạo trong vùng đang cố gắng tìm phương kế giúp đỡ.
'Một nơi tạm trú chống lạnh' có vẻ như là một giải pháp dễ dàng so với các giải pháp dài hạn khác. Catholic Charities đã hợp tác với United Way, và một số các nhà tài trợ, và sau nhiều tháng lập kế hoạch, đã mở một nơi trú ẩn tạm thời ở văn phòng cũ cuả hội cựu chiến binh Mỹ trên Đại lộ số 7.
Nó có sức chứa 45 giường, chỉ là một cơ sở trống rỗng. Nhưng không giống như các nơi tạm trú khác trong thành phố, chẳng hạn như khu Guadalupe, nó không đòi hỏi những thủ tục giấy tờ lôi thôi. Đơn giản chỉ là một nơi trú ẩn tạm thời, đợi cho thời tiết đi qua.
Nó được khai tương vào đầu tháng mười một. Trước đó vì các khó khăn trong việc tìm một nơi và tìm tài trơ,̣ những người tổ chức đã lo lắng rằng chương trình có thể là quá chậm. Vì điển hình vùng này thường có tuyết vào giữa tháng Mười, nhưng may thay, một mùa thu ấm áp bất thường đã tăng thêm thời gian, làm cho việc tổ chức trở thành kịp thời và suông sẻ. Tuyết đã không rơi cho mãi đến tháng 11.
Mặc dù thời tiết bây giờ chưa quá khắc nghiệt, nhưng người tạm trú đã lên đến gần 40 một đêm. Các nhà tổ chức tin rằng số đó sẽ tăng hơn trong mùa đông hoăc khi các cơn lạnh bất thường kéo dài. Thực là một vấn đề không dễ dàng như người ta tưởng!
Nơi tạm trú mới đã nhiều lần gần vượt qua sức chứa, những nơi tạm trú khác trong thành phố thì đầy từ lâu rồi. Danh sách chờ đợi mỗi ngày một dài hơn, một số nơi thậm chí không còn nhận đơn nữa.
Những căn hộ cho mướn cũng khó tìm, giá thuê leo thang và những dự án xây cất trở thành cạnh tranh quá sức, nhiều người ở Weld County không có đủ tiền mua một ngôi nhà.
Nhu cầu nhà cửa ở mọi cấp độ đều tăng cao, và nó tăng quá nhanh, những cơ quan hỗ trợ không thể theo kịp.
Trò chơi chờ đợi
Tổ chức United Way dùng đường dây nóng 2-1-1 cho những người không kiếm đủ sống có thể gọi và yêu cầu được giúp đỡ. Có thể là trả tiền điện, mua ghế xe cho con nít hoặc trả tiền thuê nhà.
Theo lời bà Giám đốc Melanie Falvo, chuyên trách về những khó khăn cuả cộng đồng, thì Tổ chức United Way thu thập các dữ liệu từ các cuộc gọi để đánh giá nhu cầu của mỗi cộng đồng. Nhân viên của bà làm việc trực tiếp với các tổ chức dịch vụ khác, chẳng hạn như Nhà Lưu Trú Khẩn Cấp ở Greeley (Greeley Transitional House) ở số 1206 10th St.
Một trong những nhu cầu lớn nhất là việc trú ẩn khẩn cấp, và cũng dễ hiểu lầm nhất: "Người ta có một nhận thức sai lầm là đã có sẵn một chỗ ở," bà Falvo nói.
Nhưng không phải như vậy. Đã từng xaỷ ra nhiều trường hợp (khó xử) là có những cú điện thoại từ các gia đình đang đi trên xe, nói rằng họ đang trên đường đến (cơ sở). Thật không đơn giản như thế.
"Cơ sở cuả chúng tôi luôn luôn đầy ắp," ông Jodi Hartmann, giám đốc điều hành cuả Nhà Lưu Trú ở Greeley cho biết. "Nó thực sự đầy ắp từ năm năm qua."
Nhà Lưu Trú có 12 phòng ngủ, mỗi gia đình tạm cư một vài tháng trong một chương trình giúp đỡ cho đến khi họ đứng vững được. Ý tưởng là một gia đình, khi không phải ngủ trong một chiếc xe, thì sẽ dễ dàng tìm một công việc và trả nợ. Và cũng dễ dàng hơn khi một gia đình hiểu biết hơn về các vấn đề tài chính nhờ học các lớp mà Nhà Lưu Trú cung cấp, cũng như nhận được các lời khuyên về việc làm và học được cách thức ăn uống tốt hơn.
Mỗi năm, có khoảng 80 gia đình đến lưu trú nơi đây. Họ phải nộp đơn để được nhập vào chương trình. Một khi đơn được phê duyệt, thì các gia đình ấy mới được ghi trên danh sách chờ đợi.
Hiện nay, quá trình nộp đơn đã bị khoá sổ.
"Mỗi năm chúng tôi phải làm điều này bốn hoặc năm lần", ông Hartmann nói. "Chúng tôi ngưng nhận đơn hoàn toàn."
Nhân viên và cán bộ xã hội cần có đủ thời gian để bắt kịp. Họ có vẻ sắp bắt kịp rồi, ông Hartmann nói. Cơ sở thì lúc nào cũng vẫn đầy, nhưng danh sách chờ đợi đã hạ xuống còn khoảng bốn gia đình thôi.
"Chúng tôi cổ gắng giải quyết xong danh sách chờ đợi, (nhưng) ngay sau khi làm được điều đó, thì mọi người lại ùa vào và nộp đơn nữa", Hartmann nói.
Cũng vậy, những ai đang cố gắng tìm một chỗ ở lâu dài trong những chương trình khác cuả chính phủ cũng sẽ phải chờ đợi khá lâu. Các nhà chức trách về Gia Cư ở vùng Greeley-Weld đang dự định khoá sổ việc nộp đơn vào ngày 09 tháng 12, ông Giám đốc Cơ quan Gia Cư Thomas Teixeira cho biết.
Cơ quan Gia Cư sử dụng ngân quỹ liên bang để giúp người ta trả tiền thuê, dùng công chứng phiếu (vounchers) để trả. Mỗi người phải tự tìm lấy một căn hộ có giá phải chăng. Họ sẽ trả tiền thuê tới một mức mà họ có thể, thường là khoảng một phần ba số thu nhập, và quỹ liên bang trả phần còn lại.
Cơ quan Gia Cư giúp tất cả mọi loại người - đàn ông trẻ, vợ chồng già, gia đình đông con. Cơ quan gộp chung hai chương trình - một chương trình phục vụ thành phố Greeley và một phục vụ quận Weld.
Giống như Nhà Lưu Trú Greeley, danh sách chờ đợi đã tăng quá dài, cơ quan cần phải giải quyết xong cho một số người trước khi nhận thêm đơn mới.
Khoảng 900 người đã nộp đơn xin công chứng phiếu (vounchers) ở Greeley, ông Teixeira nói. Hơn 1.000 ứng viên khác chờ được giúp đỡ ở quậ̣n Weld.
"Đó là lý do tại sao chúng tôi phải đóng sổ," ông nói. "Không nên để người ta hy vọng sai lầm."
Cơ quan Gia Cư, và các cơ quan liên bang giám sát, đặt ra những ưu tiên. Ví dụ, một người tàn tật hoặc người già sẽ được nhận một công chứng phiếu trước một thanh niên khoẻ mạnh, ông Teixeira nói. Vì vậy, người thanh niên khoẻ mạnh đơn giản là không có may mắn.
"Sẽ phải mất một vài năm trước khi tên anh ta trong danh sách chờ đợi được xét tới," ông nói.
Những gì đang xảy ra
Trong lúc dầu và khí đốt ở thời cực thịnh, nhiều người lao động được tăng lương. Mức lương trung bình tăng lên thì nhu cầu về nhà ở cùng tăng theo.
Nhưng dù khu vực năng lượng có trả lương cao, mức lương trung bình vẫn không theo kịp giá trung bình của một căn hộ.
Vì khi nhiễu người đổ xô vào thành phố, thị trường cho thuê trở thành chặt chẽ hơn. Qua xuốt năm 2015, chỉ có 1 phần trăm căn hộ là trống. Theo luật Cung Cầu. Giá thuê tăng lên.
Từ tháng năm 2005 đến tháng 5 năm 2015, mức lương trung bình ở Greeley tăng khoảng 47 phần trăm, trong khi đó, giá thuê trung bình ở Greeley tăng 60 phần trăm.
Sự tăng trưởng về dân số và về giá thuê nhà đã làm cho cơ quan gia cư phải điên đầu.
"Lẽ ra chúng tôi có khả năng giúp đỡ 446 gia đình (ở Greeley) một cách thoải mái," ông Teixeira nói. Số gia đình cần giúp thì nhiều hơn thế nữa, nhưng Cơ quan Gia Cư đã phải vật lộn rồi, để trả đủ công chứng phiếu cho những người được phê chuẩn.
Các cơ quan liên bang giám sát - như Bộ Gia Cư và Phát triển đô thị - xác định số lượng công chứng phiếu cho mỗi nơi. Số lượng công chứng phiếu cho vùng Greeley-Weld đã tăng lần cuối cùng trong khoảng năm 2000.
"Trong lúc vùng này đã phát triển hơn, chúng tôi vẫn không nhận được một gia tăng nào từ đầu thế kỷ này", ông Teixeira nói.
Hồi năm 2000, chỉ có khoảng 78.000 người ở Greeley, theo số liệu điều tra dân số. Năm ngoái, thành phố đã tổ chức ngày kỷ niệm đánh dấu dân số tăng lên đến 100.000 dân.
Quận Weld cũng chứng kiến một sự đột biến dân số ở thời điểm đó, 183.000 người vào năm 2000, 285.000 người vào năm 2015.
Xin được một công chứng phiếu phải mất nhiều năm, nhưng một khi một gia đình nhận được nó, họ có thể thậm chí không thể sử dụng nó.
Khi một người hội đủ điều kiện, họ chỉ có 60 ngày để tìm một căn hộ. Do giá thuê tăng cao và đỉnh điểm cuả giá thuê do chính quyền ấn định rất cứng rắn, thuê được một căn hộ hợp lý là rất khó khăn.
Vì nhà trống không có sẵn, mọi người đều cạnh tranh cho một căn hộ, và chủ nhà có thể lựa chọn một người thuê nhà có tiền mặt thay vì một người thuê dùng công chứng phiếu với những phiền phức cuả nạn giấy tờ hành chánh.
Bây giờ với sự suy giảm cuả kỹ nghệ dầu và khí đốt, tiền lương trung bình bị xút giảm, nhiều gia đình ở Greeley đã phải đấu tranh để ngoi ngóp trên mặt nước.
"Chín mươi lăm phần trăm các gia đình đến đây đang sống ở hoặc dưới mức nghèo của liên bang", ông Hartmann nói.
Năm 2016, mức thu nhập là $ 11,880 cho cá nhân và $ 24,300 cho một gia đình bốn người. Bởi vì số thu thập ấy là quá thấp, nhiều chương trình xã hội trong đó có một số tài trợ từ cấp quận đã giúp thêm cho những người hội đủ điều kiện để họ được nâng qua 1.5 mức đói nghèo.
Ở phía đông quận Weld, có khoảng một phần tư của toàn bộ dân số sống dưới mức nghèo, theo ông Hartmann. Hơn 70.000 người đủ điều kiện cho Medicaid, là chương trình hợp tác giữa chính phủ liên bang và tiểu bang để giúp chi trả bảo hiểm y tế, theo lời ông Teixeira. Đó là khoảng một phần tư dân số.
Giải pháp sửa chữa thế nào?
Các chuyên gia địa phương thì có rất nhiều ý kiến, lẽ thường tình mà, nhưng hầu hết đồng ý rằng giải pháp cung cấp nhà ở lâu dài sẽ làm giảm bớt các vấn đề.
Theo mô thức này, các gia đình hoặc cá nhân dọn vào những căn hộ do những chương trình trợ giúp đài thọ, và họ sẽ nhận được nhiều dịch vụ xã hội mà nhiều cơ quan hiện có đã cung cấp.
Catholic Charities đang xây dựng một khu nhà ở trong khuôn viên của họ, và khu này sẽ có 47 đơn vị. Theo kế hoạch thì những người đang sống trong khu trú ẩn Guadalupe sẽ dọn vào các căn hộ và sống ở đó lâu dài tuỳ theo nhu cầu cuả họ.
'Dự án căn hộ' này sẽ tạo ra một 'khuôn viên' trong khu Guadalupe. Hôm nay, nhiều cơ quan đối tác như Sunrise Community Health, North Range Behavioral Health, High Plains Library District đã gửi người đến giúp đỡ các cư dân.
Catholic Charities dùng 3 tiêu chuẩn để đo lường sự thành công cuả 'dự án căn hộ' với ba câu hỏi như sau: Họ có công ăn việc làm có thu nhập chưa? Họ đã để dành được một số tiền tiết kiệm kha khá chưa? Họ có tìm được một căn nhà bảo đảm chưa? Vấn đề sau cùng này, nhà ở, vẫn là vấn đề hóc buá làm trì trệ sự thành công.
Ông Justin Raddatz, giám đốc điều hành gia cư cuả Catholic Charities ở Denver, đang giám sát dự án căn hộ.
"Tỷ lệ thành công của những người có thể thoát khỏi các nơi tạm trú, như cuả Guadalupe và những nơi khác tương tự trong khu vực, thường là khá cao, ngoại trừ khả năng tìm nhà ở lâu dài có giá cả phải chăng," ông nói. "Vấn đề cuối cùng này, dựa vào nguồn cung cấp, là vô cùng khó khăn để đáp ứng."
Trong thực tế, chỉ có 36 phần trăm những người ra khỏi nơi trú ẩn khẩn cấp là tìm được nhà ở lâu dài, theo một nghiên cứu tiến hành bởi Công ty Hỗ trợ Nhà ở.
Các căn hộ Guadalupe sẽ chình thức mở cửa trong năm tới, và các nhà hoạch địch mong đợi mọi người sống trong khu trú ẩn Guadalupe sẽ dọn vào. Khu mới mang tên là Mission Village, toạ lạc tại 23 Avenue và 4th Street, được đánh giá là một khu 'nghèo' (low-income). Ngay trong năm nay, Đã có một số nhà xây xong và đã có người dọn vào rồi, theo ông Teixeira nói.
Ngay cả với những cương trình mới như vậy, vẫn có hàng trăm - nếu không phải hàng ngàn - gia đình vẫn chờ đợi cho có một căn nhà có thể mua được. Gần 2.000 người đang chờ đợi nhà theo danh sách cuả chính quyền vùng Greeley-Weld, và đó là chỉ kể số những người đã nộp đơn.
Không dễ dàng mà xây được nhà cho người thu nhập thấp, Raddatz nói. Vẫn là một việc làm tốn kém quá mức.
"Thực tế thì một dự án nhà rẻ không thể thực hiện được nếu không có khoản tín dụng được miễn thuế cuả liên bang," ông nói. "Nhưng xác xuất để xin miễn thuế là chỉ có 20 phần mà thôi, và nếu không có nó, bạn không thể xây dựng bất cứ cái gì."
Liên bang dành cho các nhà thầu một khoản miễn thuế để bù đắp cho chi phí xây dựng. Trung bình chỉ có 1 trong 5 dự án được chọn, và ngay cả chi phí để xin phép cũng rất tốn kém, Raddatz nói. Đối với các căn hộ Guadalupe, Catholic Charities đã phải trả $ 40,000 để xin miễn thuế.
Một cách khác để giúp các gia đình và cá nhân tìm được một ngôi nhà vĩnh viễn là một 'mánh khoé' gọi là 'giữ nhà khẩn cấp'. Các cơ quan thường làm hết sức mình để giữ cho một người khỏi rơi vào tình trạng vô gia cư hoặc giúp họ khỏi bị đuổi ra một căn hộ. Thông thường, họ làm một cái gì đó khẩn cấp như là giúp tiề̃n đặt cọc vào một căn hộ mới hoặc giúp trả tiền điện nước.
Quện Weld có khoảng 500 người cần 'giữ nhà khẩn cấp' như vậy mỗi năm.
Cơ quan như United Way đang muốn tìm cách để cung cấp chương trình đó, tìm thêm đóng góp hoặc tìm thêm nguồn tài trợ khác, Falvo nói.
Mô thức này có nhiều lợi thế so với những dự án khác, thí dụ nếu ai đó đã có một cuộc sống ổn định với con cái đi học ở trường và một công việc tại địa phương, nhưng họ bị rơi vào tình cảnh vô gia cư, thì chương trình 'giữ nhà khẩn cấp' sẽ tái định cư họ một cách nhanh chóng ở một nơi gần đó.
Rõ ràng, giới lãnh đạo cần phải nỗ lực tốt hơn. Các cơ quan ở khu vực phải chiến đấu một trận chiến khó khăn. Ngân khoản thì khó kiếm. Nhà cửa khó tìm. Quy chế làm cho mọi việc nhiêu khê hơn.
Nhưng, một lần nữa, anh Jon Engrav đã có một nơi ấm áp để ngủ một giấc ngủ nữa qua đêm. Vì thế, có lẽ cộng đồng nên để ý đến một gợi ý lấy từ chiếc xe lăn cuả anh ta. Ở đằng sau chiếc xe , viết bằng mực màu bạc một biểu ngữ sau đây, "Không bao giờ bỏ cuộc, luôn tôn trọng mọi người, luôn luôn mỉm cười, không bao giờ thất vọng."
Văn Hóa
Khi chồng tôi bận bịu với chiếc điện thoại thông minh, đến quên cả tôi, tôi kêu cầu Đức Mẹ
Vũ Văn An
13:30 05/12/2016
Không có gì đa dạng và dị dạng bằng liên hệ vơ chồng. Nhưng một điểm chung mà vợ chồng nào cũng có lúc cảm nhận đó là lãng quên nhau. Cố tình hay vô ý, việc lãng quên gây đau khổ nặng nề như nhau. Tôi có chú em “cột chèo” bị vơ ly thân, lúc găp nhau ở nhà cũ, tạm gọi là nhà gia đình, vì cô em vợ tôi dọn ra ở riêng, không được người vợ chào một tiếng, chú ấy cảm thấy “không còn gì đau lòng hơn”.
Sarah Johnson là một người trở lại đạo Công Giáo và là một bà mẹ dạy 6 đứa con trai ngay tại nhà. Nàng cùng gia đình sống tại một vùng quê có mỏ than ở Pennsylvania, nơi họ tha hồ tha thẩn giữa núi rừng khe suối, chiêm ngắm mọi kỳ công của Thiên Chúa. Nàng thường xuyên viết cho Catholic Digest và Shalom Tidings.
Những lúc bị chồng quên lãng, nàng tự nhủ tất cả chúng ta đều được tạo nên bằng đất sét và không phải lúc nào chúng ta cũng dành cho nhau tất cả những gì mình có thể, nhưng chúng ta có sự hộ phù từ trời cao.
Một đêm kia, nàng kêu cầu Đức Mẹ: “Lạy Mẹ chí thánh, xin Mẹ giúp con”. Lúc ấy, chồng nàng đã thiếp ngủ sau một cuộc cãi vã chỉ vì chàng không tuân giữ các qui luật điện thoại thông minh mà chính chàng đã tự đặt để cho mình: không bao giờ sử dụng nó trước giờ đọc kinh và chỉ sử dụng nó sau khi các con đã vào giường. Nàng tâm sự:
“Chồng tôi cố gắng giữ các qui luật trên. Giống nhiều người khác, chàng tùy thuộc chiếc điện thoại thông minh để làm việc, và điều này làm cho việc tôn trọng ranh giới trở nên khó khăn. Các táy máy lược đọc tin tức, tín liệu, Sách Mặt của chàng dĩ nhiên là vô tội.
Nhưng khi tôi thất vọng dù chàng thành thực cố gắng giữ cho chiếc điện thoại không cướp mất thì giờ dành cho gia đình, tôi chạy đến với Đức Mẹ. Tôi biết Đức Mẹ cảm nhận được nỗi đau của tôi và ngài thương tôi và cả chồng tôi nữa.
Tại sao lại chạy đến với Đức Mẹ?
Vì ngài cũng có một người chồng. Giống chồng tôi, Thánh Giuse là một người đàn ông trung thành. Và cũng giống chồng tôi, Thánh Giuse làm việc chăm chỉ, tâm hồn cao thượng và… rất người.
Vả lại, Thánh Giuse là một người đàn ông và Đức Mẹ là một người đàn bà. Dù Đức Mẹ sinh ra không vướng nguyên tội, và các học giả, suốt trong nhiều thời đại, vốn coi Thánh Giuse là điển hình của một người đàn ông công chính, thánh thiện, há thánh Giuse và Đức Maria, có lúc, cũng đã không phải thực hành đức kiên nhẫn và hiểu biết lẫn nhau, chỉ vì là đàn ông và đàn bà, các ngài khác nhau, nhìn thế giới cách khác nhau, như những người đàn ông và đàn bà khác luôn luôn làm như thế đó sao?
Tôi thích nghĩ đến việc các ngài phải tha thứ và chịu đựng lẫn nhau, không phải vì tội lỗi, nhưng chỉ vì các mâu thuẫn xẩy ra dù không liên hệ gì tới tội lỗi cả. Qúy bạn hãy nghĩ tới biến cố Tìm Lại Con Tại Đền Thờ.
Tôi thích tưởng tượng ra cảnh Đức Maria và Thánh Giuse vào buổi tối: Lửa bập bùng trong lò sưởi. Thánh Giuse đang mải mê nhìn chiếc suốt bằng gỗ mà ngài sẽ hoàn tất vào hôm sau. Đức Mẹ thì đang chia sẻ một câu truyện, nhưng nào Thánh Giuse có lắng nghe. Thánh Giuse không cố ý làm ngơ Đức Mẹ, ngài chí quá chú tâm tới đường cong và đường bóng của mảnh gỗ đặc thù. Trong khi đó, bát đũa đã được rửa xong, và Bé Thơ cần được tắm rửa. Có điều gì mà người vợ không liên hệ tới?
Bất chấp mọi cố gắng của chàng, chồng tôi cũng được tạo thành từ đất sét, giống hệt Thánh Giuse, giống hệt tôi. Chàng sắp sửa làm tôi buồn lòng. Và khi chàng làm thế, tôi được an ủi nhờ kêu cầu Đức Mẹ, người đàn bà trung trinh này, người mẹ và là người vợ này, người từng bước một con đường tương tự như con đường của tôi. Ngài giữ tình đồng hành với tôi, cầu nguyện với tôi cho chồng tôi và dẫn tôi tới Con của ngài. Với ngài, tôi đọc kinh Lạy Chúa Giêsu cho cuộc hôn nhân của tôi: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa thương xót chồng con, một kẻ có tội; Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa thương xót con, cũng là một kẻ tội lỗi”.
Sarah Johnson là một người trở lại đạo Công Giáo và là một bà mẹ dạy 6 đứa con trai ngay tại nhà. Nàng cùng gia đình sống tại một vùng quê có mỏ than ở Pennsylvania, nơi họ tha hồ tha thẩn giữa núi rừng khe suối, chiêm ngắm mọi kỳ công của Thiên Chúa. Nàng thường xuyên viết cho Catholic Digest và Shalom Tidings.
Những lúc bị chồng quên lãng, nàng tự nhủ tất cả chúng ta đều được tạo nên bằng đất sét và không phải lúc nào chúng ta cũng dành cho nhau tất cả những gì mình có thể, nhưng chúng ta có sự hộ phù từ trời cao.
Một đêm kia, nàng kêu cầu Đức Mẹ: “Lạy Mẹ chí thánh, xin Mẹ giúp con”. Lúc ấy, chồng nàng đã thiếp ngủ sau một cuộc cãi vã chỉ vì chàng không tuân giữ các qui luật điện thoại thông minh mà chính chàng đã tự đặt để cho mình: không bao giờ sử dụng nó trước giờ đọc kinh và chỉ sử dụng nó sau khi các con đã vào giường. Nàng tâm sự:
“Chồng tôi cố gắng giữ các qui luật trên. Giống nhiều người khác, chàng tùy thuộc chiếc điện thoại thông minh để làm việc, và điều này làm cho việc tôn trọng ranh giới trở nên khó khăn. Các táy máy lược đọc tin tức, tín liệu, Sách Mặt của chàng dĩ nhiên là vô tội.
Nhưng khi tôi thất vọng dù chàng thành thực cố gắng giữ cho chiếc điện thoại không cướp mất thì giờ dành cho gia đình, tôi chạy đến với Đức Mẹ. Tôi biết Đức Mẹ cảm nhận được nỗi đau của tôi và ngài thương tôi và cả chồng tôi nữa.
Tại sao lại chạy đến với Đức Mẹ?
Vì ngài cũng có một người chồng. Giống chồng tôi, Thánh Giuse là một người đàn ông trung thành. Và cũng giống chồng tôi, Thánh Giuse làm việc chăm chỉ, tâm hồn cao thượng và… rất người.
Vả lại, Thánh Giuse là một người đàn ông và Đức Mẹ là một người đàn bà. Dù Đức Mẹ sinh ra không vướng nguyên tội, và các học giả, suốt trong nhiều thời đại, vốn coi Thánh Giuse là điển hình của một người đàn ông công chính, thánh thiện, há thánh Giuse và Đức Maria, có lúc, cũng đã không phải thực hành đức kiên nhẫn và hiểu biết lẫn nhau, chỉ vì là đàn ông và đàn bà, các ngài khác nhau, nhìn thế giới cách khác nhau, như những người đàn ông và đàn bà khác luôn luôn làm như thế đó sao?
Tôi thích nghĩ đến việc các ngài phải tha thứ và chịu đựng lẫn nhau, không phải vì tội lỗi, nhưng chỉ vì các mâu thuẫn xẩy ra dù không liên hệ gì tới tội lỗi cả. Qúy bạn hãy nghĩ tới biến cố Tìm Lại Con Tại Đền Thờ.
Tôi thích tưởng tượng ra cảnh Đức Maria và Thánh Giuse vào buổi tối: Lửa bập bùng trong lò sưởi. Thánh Giuse đang mải mê nhìn chiếc suốt bằng gỗ mà ngài sẽ hoàn tất vào hôm sau. Đức Mẹ thì đang chia sẻ một câu truyện, nhưng nào Thánh Giuse có lắng nghe. Thánh Giuse không cố ý làm ngơ Đức Mẹ, ngài chí quá chú tâm tới đường cong và đường bóng của mảnh gỗ đặc thù. Trong khi đó, bát đũa đã được rửa xong, và Bé Thơ cần được tắm rửa. Có điều gì mà người vợ không liên hệ tới?
Bất chấp mọi cố gắng của chàng, chồng tôi cũng được tạo thành từ đất sét, giống hệt Thánh Giuse, giống hệt tôi. Chàng sắp sửa làm tôi buồn lòng. Và khi chàng làm thế, tôi được an ủi nhờ kêu cầu Đức Mẹ, người đàn bà trung trinh này, người mẹ và là người vợ này, người từng bước một con đường tương tự như con đường của tôi. Ngài giữ tình đồng hành với tôi, cầu nguyện với tôi cho chồng tôi và dẫn tôi tới Con của ngài. Với ngài, tôi đọc kinh Lạy Chúa Giêsu cho cuộc hôn nhân của tôi: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa thương xót chồng con, một kẻ có tội; Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa thương xót con, cũng là một kẻ tội lỗi”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Đồng Quê
Mỹ Lê
19:19 05/12/2016
Ảnh của Mỹ Lê
Thị thành cao ốc che trăng
Đồng quê thanh vắng chị Hằng khoe duyên
Dịu dàng chị đẹp như tiên.
(bt)