Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 06/12/2016
80. DÙNG THƠ ĐOẠN (từ chối mai) MỐI.
Người Mân là Hán Nam Lão sau khi thi đậu tiến sĩ thì có người làm mai mối đến khuyên ông ta nên lấy vợ.
Ông ta viết một bài thơ thất tuyệt hoà nhã từ chối:
- “Văn thư đọc hết một trăm gánh,
già rồi mới được áo mỏng xanh.
Người mối lại hỏi tôi mấy tuổi,
bốn mươi năm trước (là) ba mươi ba”.
(Thanh Ba tạp chí)
Suy tư 80:
Có người, con đường làm linh mục của họ rất thuận lợi, chịu chức khi mới có 25, 26 tuổi ; có người con đường làm linh mục của họ rất lận đận, chịu chức khi tuổi đã xế chiều: 40, 50, và có khi 60, 70 tuổi...
Nhưng dù thuận lợi hay lận đận thì họ cũng là linh mục của Thiên Chúa.
Có linh mục trẻ, thấy mình còn trẻ mà chịu chức trước những thầy lớn tuổi thì “oai phong lẫm liệt” nói với giáo dân: “Già rồi chịu chức gì mà chức, làm lễ được mấy bữa thì về hưu rồi còn gì ?!”
Linh mục trẻ này không biết rằng, giáo dân chỉ thích đến xưng tội nơi một linh mục lớn tuổi già dặn kinh nghiệm tu đức và đạo đức, linh mục trẻ này cũng quên mất rằng, ân sủng của Thiên Chúa chỉ ban xuống nơi những ai đầy lòng khiêm tốn và thành tâm phục vụ Ngài trong mọi người.
Đức Giám Mục địa phận và các vị bề trên có đầy đủ khôn ngoan khi để cho các thầy lớn tuổi chịu chức, bởi vì ngoài các điều kiện cần phải có để tiến lên chức linh mục như giáo luật chỉ định -linh mục nào cũng phải có- thì các ngài đều thấy nơi các thầy lớn tuổi có một nét son nổi bật mà các thầy-trẻ-đã-chịu-chức-linh-mục chưa chắc đã có, đó là sự kiên tâm bền đổ trong ơn gọi và một ý chí cương quyết trong đời sống tu hành đi theo ơn gọi của các thầy.
Còn trẻ mà đã chịu chức linh mục hay đã già rồi mới chịu chức linh mục thì không có gì khác nhau cả, nhưng cái khác nhau rõ nhất chính là: những người lớn tuổi thường có một tâm hồn ổn định, kinh nghiệm và chính chắn hơn những người trẻ tuổi -thế thôi.
Chịu chức trước hay chịu chức sau, chịu chức khi còn trẻ hay chịu chức khi lớn tuổi thì có gì khác nhau, vẫn là linh mục của Chúa và của Giáo Hội, nhưng chỉ khác nhau một điều rất quan trọng là sống chức linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Người Mân là Hán Nam Lão sau khi thi đậu tiến sĩ thì có người làm mai mối đến khuyên ông ta nên lấy vợ.
Ông ta viết một bài thơ thất tuyệt hoà nhã từ chối:
- “Văn thư đọc hết một trăm gánh,
già rồi mới được áo mỏng xanh.
Người mối lại hỏi tôi mấy tuổi,
bốn mươi năm trước (là) ba mươi ba”.
(Thanh Ba tạp chí)
Suy tư 80:
Có người, con đường làm linh mục của họ rất thuận lợi, chịu chức khi mới có 25, 26 tuổi ; có người con đường làm linh mục của họ rất lận đận, chịu chức khi tuổi đã xế chiều: 40, 50, và có khi 60, 70 tuổi...
Nhưng dù thuận lợi hay lận đận thì họ cũng là linh mục của Thiên Chúa.
Có linh mục trẻ, thấy mình còn trẻ mà chịu chức trước những thầy lớn tuổi thì “oai phong lẫm liệt” nói với giáo dân: “Già rồi chịu chức gì mà chức, làm lễ được mấy bữa thì về hưu rồi còn gì ?!”
Linh mục trẻ này không biết rằng, giáo dân chỉ thích đến xưng tội nơi một linh mục lớn tuổi già dặn kinh nghiệm tu đức và đạo đức, linh mục trẻ này cũng quên mất rằng, ân sủng của Thiên Chúa chỉ ban xuống nơi những ai đầy lòng khiêm tốn và thành tâm phục vụ Ngài trong mọi người.
Đức Giám Mục địa phận và các vị bề trên có đầy đủ khôn ngoan khi để cho các thầy lớn tuổi chịu chức, bởi vì ngoài các điều kiện cần phải có để tiến lên chức linh mục như giáo luật chỉ định -linh mục nào cũng phải có- thì các ngài đều thấy nơi các thầy lớn tuổi có một nét son nổi bật mà các thầy-trẻ-đã-chịu-chức-linh-mục chưa chắc đã có, đó là sự kiên tâm bền đổ trong ơn gọi và một ý chí cương quyết trong đời sống tu hành đi theo ơn gọi của các thầy.
Còn trẻ mà đã chịu chức linh mục hay đã già rồi mới chịu chức linh mục thì không có gì khác nhau cả, nhưng cái khác nhau rõ nhất chính là: những người lớn tuổi thường có một tâm hồn ổn định, kinh nghiệm và chính chắn hơn những người trẻ tuổi -thế thôi.
Chịu chức trước hay chịu chức sau, chịu chức khi còn trẻ hay chịu chức khi lớn tuổi thì có gì khác nhau, vẫn là linh mục của Chúa và của Giáo Hội, nhưng chỉ khác nhau một điều rất quan trọng là sống chức linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 06/12/2016
27. Ý chí không chiều theo bất cứ tội lỗi nào, là chính chúng ta có chứng cớ dựa vào sự sủng ái của Thiên Chúa.
(Thánh Vincentius de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nhẫn nại chờ đợi Chúa đến trong niềm vui
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:29 06/12/2016
Chúa Nhật III MÙA VỌNG, năm A
Is 35, 1-6.10 Gc 5, 7-10 Mt 11, 2-11
Nhẫn nại chờ đợi Chúa đến trong niềm vui
Nhẫn nại là một đức tính quan trọng của cuộc đời, của con người, của mỗi người. Thế giới ngày nay chạy theo đà tiến bộ của văn minh, các phương tiện điện máy, Internet, I phone làm choáng ngợp nhiều người. Con người luôn muốn cái gì cũng mau chóng.Các phương tiện vận chuyển cũng được cải thiện hết sức tân tiến. Cái gì người ta cũng tính thời gian. Càng mau, con người càng thích. Tuy nhiên, có những điều không thể tính theo thời gian được bởi vì “ đối với Chúa ngàn ngày cũng như một ngày vv và vv…”.Thánh Giacôbê khuyên các tín hữu :” Anh em hãy kiên nhẫn chờ ngày Chúa đến “.
Dựa vào Lời của Chúa qua các bài Sách Thánh hôm nay, chúng ta nhận ra rằng tất cả mọi sự thành công đều phải kiên nhẫn. Bài đọc I, ngôn sứ cho hay :” Dân Do Thái bị lưu đầy đã có lúc cảm thấy thất vọng, có khi tuyệt vọng. Họ nản chán vì chờ đợi quá lâu. Trong lúc nản chán, mất kiên nhẫn thì ngôn sứ Isaia xuất hiện, động viên, khích lệ dân chúng hãy vui lên, hãy can đảm vì “ Thiên Chúa của anh em đây rồi…Chính Người sẽ đến cứu anh em”. Lời của ngôn sứ Isaia đã đem lại sự hy vọng, niềm tin cho dân Chúa để họ nhẫn nại chờ đợi trong tinh thần vui tươi, phấn khởi. Thánh Giacôbê trong thư của Ngài đã khuyên nhủ dân chúng trong khi chờ đợi Chúa đến :” Hãy sống thuận hòa, yêu thương và hiệp nhất với nhau như những người nông chờ thời gian cho mùa lúa chín vàng. Hai bài đọc này đưa chúng ta đi vào cốt lõi của đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 11, 2-11. Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ tuyệt vời nối Cựu Ước và Tân Ước, đã xuất hiện: ông sống trong hoang địa ăn chay, cầu nguyện, lương thực của ông dùng hằng ngày là châu chấu và mật ong rừng, ông mặc áo lông thú. Ông là tiếng kêu trong sa mạc để dọn đường cho Chúa Cứu Thế và chỉ cho môn đệ của mình, cũng như cho nhiều người biết Đấng Cứu Độ, Đấng Thiên Sai. Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi người ta hoán cải, thay đổi đời sống vì Nước Trời đã đến gần. Đã có biết bao nhiêu người nô nức tuôn đến nghe Gioan Tẩy Giả rao giảng, và xin ông làm phép rửa để sám hối ăn năn, đã có nhiều người lầm tưởng Gioan Tẩy Giả là Đấng Cứu Thế. Gioan Tẩy Giả đã biết ai là Đấng Cứu Thế nhưng môn đệ của ông cứ đinh ninh ông là Đấng phải đến, ông là Đấng Thiên Sai. Do đó, ông đã kín đáo sai họ đến với Chúa Giêsu để họ mở mắt, thấy và tin Đấng Cứu Thế Giêsu. Ông sai phái họ đến và hỏi Chúa Giêsu :” Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi phải đợi Đấng nào khác nữa ?” . Chúa Giêsu không trực tiếp trả lời câu hỏi của các môn đệ của Gioan Tẩy Giả, nhưng Ngài đã nói họ hãy về thuật lại cho Gioan Tẩy Giả những điều mắt thấy, tai nghe, những phép lạ Ngài đã làm như cho người mù thấy được, kẻ điếc nghe được, ke câm nói được, người cùi được sạch, kẻ chết sống lại, người nghèo được nghe giảng Tin Mừng. Gioan Tẩy Giả đã khôn khéo, tài tình giới thiệu cho các môn đệ biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế muôn dân hằng trông đợi hằng biết bao ngàn năm và chỉ cho môn đệ nhận ra Chúa Giêsu nơi dòng sông Giorđăn, và xin Chúa Giêsu nhận họ đi theo Ngài, ở với Ngài và làm môn đệ của Ngài.
Gioan Tẩy Giả và các môn đệ của ông đã hiểu Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa, nhưng là vị Thiên Sai của lòng nhân hậu, xót thương, một Đấng Cứu Độ hiền lành, khiêm nhường, một Đấng Cứu Tinh đầy quyền phép nhưng lại hiền hậu, đầy tình thương chứ không phải là Vị Cứu Tinh của quyền lực, thống trị và khắt khe.
Mùa vọng là mùa chờ đợi, mùa đòi hỏi thay đổi để đón chờ Chúa đến. Chúa Nhật III Mùa vọng nói lên niềm vui, vì các linh mục mặc áo mầu hồng gợi lên sự phấn khởi, vui vẻ của mọi người. Chúa Nhật này cũng hướng về ngày Chúa đến lại :” Anh em cũng vậy hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa Quang Lâm đã gần tới “ ( Gc 5, 8 ). Ca nhập lễ viết :” Anh em hãy vui luôn trong Chúa ! Tôi nhắc lại : Anh em hãy vui lên ! vì Chúa đã đến gần “( Pl 4,4.5 ), trong khi đó ca hiệp lễ lại khích lệ :” Hãy nói với những kẻ nhát gan ‘ can đảm lên, đừng sợ ! Này Thiên Chúa chúng ta sẽ ngự đến cứu độ chúng ta “ ( Is 35, 4 ).
Vâng, chúng ta đang sống trong thế giới văn minh tiến bộ, nhưng lại là một thế giới đang xa dần Thiên Chúa, nên muốn nhận ra bộ mặt đầy yêu thương, nhân hậu và chạnh lòng thương xót của Thiên Chúa, mọi Kitô hữu hãy thay đổi đời sống, đổi mới cách nhìn, cách nghĩ, hãy đẩy xa ra khỏi con người mình tính ích kỷ, xấu xa, chia rẽ, hãy quảng đại, yêu thương, làm nhiều việc từ thiện bác ái, noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu để phục vụ, loan báo Tin Mừng như Chúa đã sống và đã phục vụ.
Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của Mầu Nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới, mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề . Amen “( Lời nguyện nhập lễ, Chúa Nhật III Mùa Vọng ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Nhật III Mùa vọng nói lên ý nghĩa gì ?
2.Tại sao các môn đệ của Gioan Tẩy Giả chưa nhận ra Đấng Cứu Thế ?
3.Muốn nhận ra chân dung của Đấng Cứu Độ, chúng ta phải làm gì ?
4.Vai trò của Gioan Tẩy Giả ?
5.ÔBACE phải làm gi trong Mùa Vọng ?
Is 35, 1-6.10 Gc 5, 7-10 Mt 11, 2-11
Nhẫn nại chờ đợi Chúa đến trong niềm vui
Nhẫn nại là một đức tính quan trọng của cuộc đời, của con người, của mỗi người. Thế giới ngày nay chạy theo đà tiến bộ của văn minh, các phương tiện điện máy, Internet, I phone làm choáng ngợp nhiều người. Con người luôn muốn cái gì cũng mau chóng.Các phương tiện vận chuyển cũng được cải thiện hết sức tân tiến. Cái gì người ta cũng tính thời gian. Càng mau, con người càng thích. Tuy nhiên, có những điều không thể tính theo thời gian được bởi vì “ đối với Chúa ngàn ngày cũng như một ngày vv và vv…”.Thánh Giacôbê khuyên các tín hữu :” Anh em hãy kiên nhẫn chờ ngày Chúa đến “.
Dựa vào Lời của Chúa qua các bài Sách Thánh hôm nay, chúng ta nhận ra rằng tất cả mọi sự thành công đều phải kiên nhẫn. Bài đọc I, ngôn sứ cho hay :” Dân Do Thái bị lưu đầy đã có lúc cảm thấy thất vọng, có khi tuyệt vọng. Họ nản chán vì chờ đợi quá lâu. Trong lúc nản chán, mất kiên nhẫn thì ngôn sứ Isaia xuất hiện, động viên, khích lệ dân chúng hãy vui lên, hãy can đảm vì “ Thiên Chúa của anh em đây rồi…Chính Người sẽ đến cứu anh em”. Lời của ngôn sứ Isaia đã đem lại sự hy vọng, niềm tin cho dân Chúa để họ nhẫn nại chờ đợi trong tinh thần vui tươi, phấn khởi. Thánh Giacôbê trong thư của Ngài đã khuyên nhủ dân chúng trong khi chờ đợi Chúa đến :” Hãy sống thuận hòa, yêu thương và hiệp nhất với nhau như những người nông chờ thời gian cho mùa lúa chín vàng. Hai bài đọc này đưa chúng ta đi vào cốt lõi của đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 11, 2-11. Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ tuyệt vời nối Cựu Ước và Tân Ước, đã xuất hiện: ông sống trong hoang địa ăn chay, cầu nguyện, lương thực của ông dùng hằng ngày là châu chấu và mật ong rừng, ông mặc áo lông thú. Ông là tiếng kêu trong sa mạc để dọn đường cho Chúa Cứu Thế và chỉ cho môn đệ của mình, cũng như cho nhiều người biết Đấng Cứu Độ, Đấng Thiên Sai. Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi người ta hoán cải, thay đổi đời sống vì Nước Trời đã đến gần. Đã có biết bao nhiêu người nô nức tuôn đến nghe Gioan Tẩy Giả rao giảng, và xin ông làm phép rửa để sám hối ăn năn, đã có nhiều người lầm tưởng Gioan Tẩy Giả là Đấng Cứu Thế. Gioan Tẩy Giả đã biết ai là Đấng Cứu Thế nhưng môn đệ của ông cứ đinh ninh ông là Đấng phải đến, ông là Đấng Thiên Sai. Do đó, ông đã kín đáo sai họ đến với Chúa Giêsu để họ mở mắt, thấy và tin Đấng Cứu Thế Giêsu. Ông sai phái họ đến và hỏi Chúa Giêsu :” Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi phải đợi Đấng nào khác nữa ?” . Chúa Giêsu không trực tiếp trả lời câu hỏi của các môn đệ của Gioan Tẩy Giả, nhưng Ngài đã nói họ hãy về thuật lại cho Gioan Tẩy Giả những điều mắt thấy, tai nghe, những phép lạ Ngài đã làm như cho người mù thấy được, kẻ điếc nghe được, ke câm nói được, người cùi được sạch, kẻ chết sống lại, người nghèo được nghe giảng Tin Mừng. Gioan Tẩy Giả đã khôn khéo, tài tình giới thiệu cho các môn đệ biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế muôn dân hằng trông đợi hằng biết bao ngàn năm và chỉ cho môn đệ nhận ra Chúa Giêsu nơi dòng sông Giorđăn, và xin Chúa Giêsu nhận họ đi theo Ngài, ở với Ngài và làm môn đệ của Ngài.
Gioan Tẩy Giả và các môn đệ của ông đã hiểu Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa, nhưng là vị Thiên Sai của lòng nhân hậu, xót thương, một Đấng Cứu Độ hiền lành, khiêm nhường, một Đấng Cứu Tinh đầy quyền phép nhưng lại hiền hậu, đầy tình thương chứ không phải là Vị Cứu Tinh của quyền lực, thống trị và khắt khe.
Mùa vọng là mùa chờ đợi, mùa đòi hỏi thay đổi để đón chờ Chúa đến. Chúa Nhật III Mùa vọng nói lên niềm vui, vì các linh mục mặc áo mầu hồng gợi lên sự phấn khởi, vui vẻ của mọi người. Chúa Nhật này cũng hướng về ngày Chúa đến lại :” Anh em cũng vậy hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa Quang Lâm đã gần tới “ ( Gc 5, 8 ). Ca nhập lễ viết :” Anh em hãy vui luôn trong Chúa ! Tôi nhắc lại : Anh em hãy vui lên ! vì Chúa đã đến gần “( Pl 4,4.5 ), trong khi đó ca hiệp lễ lại khích lệ :” Hãy nói với những kẻ nhát gan ‘ can đảm lên, đừng sợ ! Này Thiên Chúa chúng ta sẽ ngự đến cứu độ chúng ta “ ( Is 35, 4 ).
Vâng, chúng ta đang sống trong thế giới văn minh tiến bộ, nhưng lại là một thế giới đang xa dần Thiên Chúa, nên muốn nhận ra bộ mặt đầy yêu thương, nhân hậu và chạnh lòng thương xót của Thiên Chúa, mọi Kitô hữu hãy thay đổi đời sống, đổi mới cách nhìn, cách nghĩ, hãy đẩy xa ra khỏi con người mình tính ích kỷ, xấu xa, chia rẽ, hãy quảng đại, yêu thương, làm nhiều việc từ thiện bác ái, noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu để phục vụ, loan báo Tin Mừng như Chúa đã sống và đã phục vụ.
Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của Mầu Nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới, mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề . Amen “( Lời nguyện nhập lễ, Chúa Nhật III Mùa Vọng ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Nhật III Mùa vọng nói lên ý nghĩa gì ?
2.Tại sao các môn đệ của Gioan Tẩy Giả chưa nhận ra Đấng Cứu Thế ?
3.Muốn nhận ra chân dung của Đấng Cứu Độ, chúng ta phải làm gì ?
4.Vai trò của Gioan Tẩy Giả ?
5.ÔBACE phải làm gi trong Mùa Vọng ?
Anh em hãy vui lên : Suy niệm Chúa Nhật 3 mùa vọng A
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
10:44 06/12/2016
Anh em hãy vui lên
Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng - A
(Mt 11, 2-11)
Bước vào Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, Lời Chúa mời gọi chúng ta : “Hãy tỉnh thức” (Mt 24, 44). Sang Chúa Nhật thứ II, tiếng hô lớn của Gioan Tẩy Giả vọng vang : “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến”. Chúa Nhật thứ III hôm nay, Phụng vụ Giáo Hội đang màu tím chuyển sang hồng như Chúa Nhật IV Mùa Chay, đánh dấu một giai đoạn sám hối, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng được đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo Hội mời gọi con cái mình “Gaudete” Hãy vui lên.
Vui lên, vì theo tiên tri Ôsê loan báo: “Với Ít-ra-en Đức Giêsu sẽ như làn sương mai làm nó vươn lên như bông huệ ” (Os 14, 6). Chúng ta tỉnh thức, làm việc lành chứng tỏ lòng thống hối nhưng không buồn rầu, trái lại vui tươi “anh em hãy vui luôn trong Chúa…vì Chúa đã gần đến” (Ph 4,4-5). Với những lời trên của thánh Phaolô Tông Đồ làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Niềm vui này nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với con người sinh động là Chúa Giêsu.
“Gaudete” là chủ đề của Chúa Nhật này; “Anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên!” (Ph 4,4-5). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề”.
Chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ: “Các tầng trời, hãy trổ hoa công chính, và ngàn mây hãy mưa ơn cứu độ! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng! Hãy cất tiếng cao đừng sợ, hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực” (Is 40, 9).
Làm sao không thể không vui khi nghe những lời loan báo đầy niềm vui của Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.” (Is 35, 4) Và làm sao không thể không mừng khi “nơi hoang địa cằn cỗi sẽ vui mừng, cõi tịch liêu sẽ hân hoan và nở bông dường như khóm huệ, sẽ nẩy chồi non và hoan hỉ vui mừng” (Is 35, 1). Lại nữa : “Bấy giờ mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, những người được Chúa cứu chuộc, sẽ trở về, và đến Sion với lời khen ngợi; và trên đầu họ mang hoan hỉ triền miên, họ sẽ được vui mừng khoái trá, họ sẽ không còn đau buồn; rên siết sẽ trốn xa” (Is 35, 6).
Đọc trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta bắt gặp một nhân vật có vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị đón Chúa Giêsu giáng sinh đến với nhân loại là Gioan Tẩy Giả. Ngài xuất hiện trong tư cách là vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Ngài được các tiên tri báo trước : “Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, người sẽ dọn đường cho con đi ” (Mt 11, 10). Chúng ta đang vui sẵn, sự xuất hiện của ngài làm cho chúng ta vui thêm, vì lời hứa đã trở thành hiện thực. Việc ngài sai các môn đệ đến hỏi Đức Giêsu có phải là Đấng phải đến không cho chúng ta câu trả lời đầy niềm vui vì Chúa đã đến thật rồi.
“Gaudete” Hãy vui lên, chúng ta lặp lại lời thánh Phaolô lần nữa: “Anh em hãy vui lên!” (Ph 4,4). Niềm vui chân thực không phải là kết quả sự vui chơi giải trí, nhưng gắn liền với một cái gì sâu xa hơn, đó là quan hệ với Thiên Chúa. Ai đã gặp được Chúa Kitô trong cuộc đời, người ấy sẽ cảm nghiệm sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn mà không một ai hoặc hoàn cảnh nào có thể tước mất. Thánh Augustinô đã hiểu điều đó rất rõ. Trong cuộc tìm kiếm của ngài đối với chân lý, an bình và mừng vui, sau khi đã kiếm tìm trong nhiều sự mà không có kết quả, thánh nhân đã kết luận với câu thời danh rằng : “Tâm hồn bất an của con người chỉ tìm được thanh thản và an bình cho đến khi được an nghỉ trong Chúa” ( Le Confessioni, I,1,1). Niềm vui đích thực không phải chỉ là một tâm trạng chóng qua, cũng chẳng phải là điều ta đạt tới bằng sức riêng của mình, nhưng là một hồng ân, nảy sinh từ sự kiện ta dành chỗ cho Chúa trong chúng ta, Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy củng cố xác tín Chúa đã đến giữa chúng ta và tiếp tục đổi mới sự hiện diện an ủi, yêu thương và vui mừng của Ngài. Chúng ta hãy tín thác nơi Chúa; như thánh Augustinô cũng đã quả quyết, do kinh nghiệm của ngài: “Chúa gần chúng ta hơn chúng ta gần chính mình” (Le Confessioni, III, 6,11).
Chúng ta hãy phó thác hành trình của chúng ta cho Ðức Maria, thần trí của Mẹ đã vui mừng trong Chúa là Ðấng Cứu Thế. Xin Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu đến, một sự chờ đợi đầy kinh nguyện và việc lành. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng - A
(Mt 11, 2-11)
Bước vào Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, Lời Chúa mời gọi chúng ta : “Hãy tỉnh thức” (Mt 24, 44). Sang Chúa Nhật thứ II, tiếng hô lớn của Gioan Tẩy Giả vọng vang : “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến”. Chúa Nhật thứ III hôm nay, Phụng vụ Giáo Hội đang màu tím chuyển sang hồng như Chúa Nhật IV Mùa Chay, đánh dấu một giai đoạn sám hối, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng được đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo Hội mời gọi con cái mình “Gaudete” Hãy vui lên.
Vui lên, vì theo tiên tri Ôsê loan báo: “Với Ít-ra-en Đức Giêsu sẽ như làn sương mai làm nó vươn lên như bông huệ ” (Os 14, 6). Chúng ta tỉnh thức, làm việc lành chứng tỏ lòng thống hối nhưng không buồn rầu, trái lại vui tươi “anh em hãy vui luôn trong Chúa…vì Chúa đã gần đến” (Ph 4,4-5). Với những lời trên của thánh Phaolô Tông Đồ làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Niềm vui này nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với con người sinh động là Chúa Giêsu.
“Gaudete” là chủ đề của Chúa Nhật này; “Anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên!” (Ph 4,4-5). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề”.
Chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ: “Các tầng trời, hãy trổ hoa công chính, và ngàn mây hãy mưa ơn cứu độ! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng! Hãy cất tiếng cao đừng sợ, hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực” (Is 40, 9).
Làm sao không thể không vui khi nghe những lời loan báo đầy niềm vui của Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.” (Is 35, 4) Và làm sao không thể không mừng khi “nơi hoang địa cằn cỗi sẽ vui mừng, cõi tịch liêu sẽ hân hoan và nở bông dường như khóm huệ, sẽ nẩy chồi non và hoan hỉ vui mừng” (Is 35, 1). Lại nữa : “Bấy giờ mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, những người được Chúa cứu chuộc, sẽ trở về, và đến Sion với lời khen ngợi; và trên đầu họ mang hoan hỉ triền miên, họ sẽ được vui mừng khoái trá, họ sẽ không còn đau buồn; rên siết sẽ trốn xa” (Is 35, 6).
Đọc trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta bắt gặp một nhân vật có vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị đón Chúa Giêsu giáng sinh đến với nhân loại là Gioan Tẩy Giả. Ngài xuất hiện trong tư cách là vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Ngài được các tiên tri báo trước : “Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, người sẽ dọn đường cho con đi ” (Mt 11, 10). Chúng ta đang vui sẵn, sự xuất hiện của ngài làm cho chúng ta vui thêm, vì lời hứa đã trở thành hiện thực. Việc ngài sai các môn đệ đến hỏi Đức Giêsu có phải là Đấng phải đến không cho chúng ta câu trả lời đầy niềm vui vì Chúa đã đến thật rồi.
“Gaudete” Hãy vui lên, chúng ta lặp lại lời thánh Phaolô lần nữa: “Anh em hãy vui lên!” (Ph 4,4). Niềm vui chân thực không phải là kết quả sự vui chơi giải trí, nhưng gắn liền với một cái gì sâu xa hơn, đó là quan hệ với Thiên Chúa. Ai đã gặp được Chúa Kitô trong cuộc đời, người ấy sẽ cảm nghiệm sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn mà không một ai hoặc hoàn cảnh nào có thể tước mất. Thánh Augustinô đã hiểu điều đó rất rõ. Trong cuộc tìm kiếm của ngài đối với chân lý, an bình và mừng vui, sau khi đã kiếm tìm trong nhiều sự mà không có kết quả, thánh nhân đã kết luận với câu thời danh rằng : “Tâm hồn bất an của con người chỉ tìm được thanh thản và an bình cho đến khi được an nghỉ trong Chúa” ( Le Confessioni, I,1,1). Niềm vui đích thực không phải chỉ là một tâm trạng chóng qua, cũng chẳng phải là điều ta đạt tới bằng sức riêng của mình, nhưng là một hồng ân, nảy sinh từ sự kiện ta dành chỗ cho Chúa trong chúng ta, Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy củng cố xác tín Chúa đã đến giữa chúng ta và tiếp tục đổi mới sự hiện diện an ủi, yêu thương và vui mừng của Ngài. Chúng ta hãy tín thác nơi Chúa; như thánh Augustinô cũng đã quả quyết, do kinh nghiệm của ngài: “Chúa gần chúng ta hơn chúng ta gần chính mình” (Le Confessioni, III, 6,11).
Chúng ta hãy phó thác hành trình của chúng ta cho Ðức Maria, thần trí của Mẹ đã vui mừng trong Chúa là Ðấng Cứu Thế. Xin Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu đến, một sự chờ đợi đầy kinh nguyện và việc lành. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật 3 mùa vọng A
Lm Anthony Trung Thành
10:45 06/12/2016
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng A
Lời Chúa hôm nay phác họa cho chúng ta chân dung hoàn hảo của Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra chân dung hoàn hảo đó.
Trước hết, đối với người Do thái, Đấng Cứu Thế mà họ trông chờ là một vị vua lỗi lạc, thuộc dòng dõi Đa-vít. Ngài đến để giải thoát dân tộc của họ thoát khỏi ách nô lệ Rôma, sẽ phục hưng nền độc lập quốc gia, mở rộng đất nước cả về phương diện chính trị lẫn về phương diện tôn giáo.
Thánh Gioan Tẩy Giả cũng ảnh hưởng quan niệm của người Do Thái, nên dường như ông cũng quên đi khía cạnh nhân từ của Đấng Cứu Thế, ông quan niệm về Đấng Cứu Thế như là một vị thẩm phán uy nghi, đến để xét xử và trừng phạt những tội lỗi của con người: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”(x. Mt 3,10); “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”(x. Mt 3,12); khi đám đông lũ lượt kéo đến xin ông làm phép rửa, ông đã nặng lời quở trách họ rằng: "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?”(x. Mt 3,7).
Chính vì có những quan niệm như trên, nên cả người Do thái và Thánh Gioan Tẩy Giả không nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế khi Ngài xuất hiện. Nói đúng hơn, nhiều người Do Thái không tin nhận Đức Giêsu, còn Thánh Gioan Tẩy Giả thì nghi ngờ Đức Giêsu. Sự nghi ngờ đó thể hiện qua việc, Thánh Gioan sai các môn đệ đi hỏi Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”(x. Mt 11,3). Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Ngài muốn Gioan nhớ lại hình ảnh Đấng Cứu thế mà sách tiên tri Isaia diễn tả hàng thế kỷ trước: “Bấy giờ mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai...”(x. Is 35,5-6).
Vì vậy, Đức Giêsu bảo họ: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng." (x. Mt 11,4-5).
Chân dung hoàn hảo về Đấng Cứu Thế là như vậy: Ngài không chỉ là một vị thẩm phán uy nghi mà còn là một người Cha đầy tình yêu thương hằng quan tâm săn sóc đến dân Người. Trong suốt thời gian tại thế, Ngài đã thể hiện tình yêu thương đó đối với tất cả mọi người, nhất là những người bệnh hoạn tật nguyền. Chính Ngài đã chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá để hoàn thành ý định của Thiên Chúa Cha là cứu độ nhân loại. Nhờ Ngài chúng ta được cứu độ. Nhưng cũng như ngày xưa, ngày hôm nay vẫn còn đó những quan niệm sai lầm về Đấng Cứu Thế. Vì vậy, vẫn có rất nhiều người không tin nhận Đức Giêsu là vị Cứu Tinh. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho người khác hiểu về chân dung hoàn hảo của Đấng Cứu Thế. Đồng thời, Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta dọn lòng sốt sắng để đón mừng ngày lễ Giáng Sinh sắp tới. Ngoài ra, đây cũng là thời gian thuận tiện để chúng ta chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai trong ngày Tận thế và trong giờ chết của mỗi người.
Vậy, chúng ta cần phải làm gì?
Thứ nhất: Chúng ta cần phải chờ đợi Đấng Cứu Thế đến trong niềm vui. Vui vì chúng ta sẽ được gặp Ngài, một vị vua uy nghiêm nhưng cũng rất nhân từ. Vui vì Ngài sắp đến với chúng ta. Ngôn sứ Isaia mời gọi: “Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò. Sa mạc được tặng ban ánh huy hoàng của núi Li-băng, vẻ rực rỡ của núi Các-men và đồng bằng Sa-ron. Thiên hạ sẽ nhìn thấy ánh huy hoàng của Đức Chúa, và vẻ rực rỡ của Thiên Chúa chúng ta” (x. Is 35,1-2). Niềm vui đó không chỉ là niềm vui bề ngoài mà còn phải là niềm vui trong tâm hồn. Nghĩa là niềm vui của người đang sống trong ơn nghĩa Chúa. Hay nói như Thánh Phaolô, đó là niềm vui trong Chúa: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!" (x. Pl 4,4).
Thứ hai: Chúng ta cần phải chờ đợi ngày Chúa đến trong sự kiên nhẫn. Dẫu biết rằng, Đấng Cứu Thế sẽ đến, nhưng không biết Ngài đến lúc nào? Chính vì vậy, cần phải có thái độ chờ đợi trong sự kiên nhẫn. Thánh Giacôbê mời gọi: “Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới” (x. Gc 5,7-8).
Kiên nhẫn tức là luôn ở trong tư thế sẵn sàng, tâm hồn luôn phải trong sáng, luôn phải sạch tội nặng. Nhưng, thông thường, con người hay nản chí sờn lòng, thiếu kiên nhẫn, dễ “phàn nàn kêu trách lẫn nhau” (x. Gc 5,9). Đặc biệt, khi phải chờ đợi trong một khoảng thời gian quá lâu. Trong tình trạng đó, con người thường quên mất nhiệm vụ chờ đợi của mình: giống như 5 cô trinh nữ khờ dại, họ đi ngủ mà không chuẩn bị dầu đèn (x. Mt 25,1-13); giống như tình trạng của người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về, anh ta không làm theo ý chủ, mà còn chè chén say sưa, đánh đập tôi trai tớ gái (x. Lc 12,45). Nhiều người trong chúng ta cũng vậy: tình trạng tâm hồn lúc đầu có thể tốt lành thánh thiện, nhưng theo thời gian, tình trạng tâm hồn có thể trở thành xấu xa. Vậy, xin Chúa giúp chúng ta có sự kiên nhẫn chờ đợi trong niềm vui cho đến khi Chúa đến.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết nhận ra Chúa là Đấng Cứu Thế, đồng thời biết dọn mình mừng lễ Giáng Sinh sốt sắng và luôn ở trong tư thế sẵn sàng để đón chờ Chúa quang lâm. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Lời Chúa hôm nay phác họa cho chúng ta chân dung hoàn hảo của Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra chân dung hoàn hảo đó.
Trước hết, đối với người Do thái, Đấng Cứu Thế mà họ trông chờ là một vị vua lỗi lạc, thuộc dòng dõi Đa-vít. Ngài đến để giải thoát dân tộc của họ thoát khỏi ách nô lệ Rôma, sẽ phục hưng nền độc lập quốc gia, mở rộng đất nước cả về phương diện chính trị lẫn về phương diện tôn giáo.
Thánh Gioan Tẩy Giả cũng ảnh hưởng quan niệm của người Do Thái, nên dường như ông cũng quên đi khía cạnh nhân từ của Đấng Cứu Thế, ông quan niệm về Đấng Cứu Thế như là một vị thẩm phán uy nghi, đến để xét xử và trừng phạt những tội lỗi của con người: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”(x. Mt 3,10); “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”(x. Mt 3,12); khi đám đông lũ lượt kéo đến xin ông làm phép rửa, ông đã nặng lời quở trách họ rằng: "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?”(x. Mt 3,7).
Chính vì có những quan niệm như trên, nên cả người Do thái và Thánh Gioan Tẩy Giả không nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế khi Ngài xuất hiện. Nói đúng hơn, nhiều người Do Thái không tin nhận Đức Giêsu, còn Thánh Gioan Tẩy Giả thì nghi ngờ Đức Giêsu. Sự nghi ngờ đó thể hiện qua việc, Thánh Gioan sai các môn đệ đi hỏi Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”(x. Mt 11,3). Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Ngài muốn Gioan nhớ lại hình ảnh Đấng Cứu thế mà sách tiên tri Isaia diễn tả hàng thế kỷ trước: “Bấy giờ mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai...”(x. Is 35,5-6).
Vì vậy, Đức Giêsu bảo họ: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng." (x. Mt 11,4-5).
Chân dung hoàn hảo về Đấng Cứu Thế là như vậy: Ngài không chỉ là một vị thẩm phán uy nghi mà còn là một người Cha đầy tình yêu thương hằng quan tâm săn sóc đến dân Người. Trong suốt thời gian tại thế, Ngài đã thể hiện tình yêu thương đó đối với tất cả mọi người, nhất là những người bệnh hoạn tật nguyền. Chính Ngài đã chấp nhận cái chết nhục nhã trên thập giá để hoàn thành ý định của Thiên Chúa Cha là cứu độ nhân loại. Nhờ Ngài chúng ta được cứu độ. Nhưng cũng như ngày xưa, ngày hôm nay vẫn còn đó những quan niệm sai lầm về Đấng Cứu Thế. Vì vậy, vẫn có rất nhiều người không tin nhận Đức Giêsu là vị Cứu Tinh. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho người khác hiểu về chân dung hoàn hảo của Đấng Cứu Thế. Đồng thời, Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta dọn lòng sốt sắng để đón mừng ngày lễ Giáng Sinh sắp tới. Ngoài ra, đây cũng là thời gian thuận tiện để chúng ta chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai trong ngày Tận thế và trong giờ chết của mỗi người.
Vậy, chúng ta cần phải làm gì?
Thứ nhất: Chúng ta cần phải chờ đợi Đấng Cứu Thế đến trong niềm vui. Vui vì chúng ta sẽ được gặp Ngài, một vị vua uy nghiêm nhưng cũng rất nhân từ. Vui vì Ngài sắp đến với chúng ta. Ngôn sứ Isaia mời gọi: “Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò. Sa mạc được tặng ban ánh huy hoàng của núi Li-băng, vẻ rực rỡ của núi Các-men và đồng bằng Sa-ron. Thiên hạ sẽ nhìn thấy ánh huy hoàng của Đức Chúa, và vẻ rực rỡ của Thiên Chúa chúng ta” (x. Is 35,1-2). Niềm vui đó không chỉ là niềm vui bề ngoài mà còn phải là niềm vui trong tâm hồn. Nghĩa là niềm vui của người đang sống trong ơn nghĩa Chúa. Hay nói như Thánh Phaolô, đó là niềm vui trong Chúa: "Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!" (x. Pl 4,4).
Thứ hai: Chúng ta cần phải chờ đợi ngày Chúa đến trong sự kiên nhẫn. Dẫu biết rằng, Đấng Cứu Thế sẽ đến, nhưng không biết Ngài đến lúc nào? Chính vì vậy, cần phải có thái độ chờ đợi trong sự kiên nhẫn. Thánh Giacôbê mời gọi: “Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới” (x. Gc 5,7-8).
Kiên nhẫn tức là luôn ở trong tư thế sẵn sàng, tâm hồn luôn phải trong sáng, luôn phải sạch tội nặng. Nhưng, thông thường, con người hay nản chí sờn lòng, thiếu kiên nhẫn, dễ “phàn nàn kêu trách lẫn nhau” (x. Gc 5,9). Đặc biệt, khi phải chờ đợi trong một khoảng thời gian quá lâu. Trong tình trạng đó, con người thường quên mất nhiệm vụ chờ đợi của mình: giống như 5 cô trinh nữ khờ dại, họ đi ngủ mà không chuẩn bị dầu đèn (x. Mt 25,1-13); giống như tình trạng của người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về, anh ta không làm theo ý chủ, mà còn chè chén say sưa, đánh đập tôi trai tớ gái (x. Lc 12,45). Nhiều người trong chúng ta cũng vậy: tình trạng tâm hồn lúc đầu có thể tốt lành thánh thiện, nhưng theo thời gian, tình trạng tâm hồn có thể trở thành xấu xa. Vậy, xin Chúa giúp chúng ta có sự kiên nhẫn chờ đợi trong niềm vui cho đến khi Chúa đến.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết nhận ra Chúa là Đấng Cứu Thế, đồng thời biết dọn mình mừng lễ Giáng Sinh sốt sắng và luôn ở trong tư thế sẵn sàng để đón chờ Chúa quang lâm. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lm Anthony Trung Thành
10:46 06/12/2016
Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Ngày 8/12
Cùng với Giáo Hội, hôm nay chúng ta mừng kính trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tín điều này đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX định tín năm 1854 và năm 1858, khi hiện ra với Thánh Nữ Benadetha ở Lộ Đức, Đức Mẹ tự xưng mình là “Đấng vô Nhiễm Thai!” Điều đó cho chúng ta thấy, Đức Mẹ xác nhận sự định tín của Giáo Hội là hoàn toàn đúng.
Nhờ đâu Đức Mẹ được ơn Vô nhiễm Nguyên Tội? Chính “nhờ ân ban và đặc sủng vô song Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô.” (x. Thông điệp Ineffabilis Deus). Thật vậy, Đức Mẹ được ơn Vô nhiễm Nguyên Tội chính là nhờ Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ chính công trạng của Con Mẹ. Thật vậy, chính nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô, Mẹ không chỉ được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội mà còn được làm Mẹ Thiên Chúa, được đồng trinh trọn đời và được lên trời cả hồn lẫn xác.
Chúng ta tự hào vì có được một người Mẹ như thế. Chúng ta tạ ơn Chúa vì có được một người Mẹ “rất xinh đẹp, không tỳ ố, không vết nhơ.” Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã diễn tả dung nhan của Mẹ bằng những câu thơ sau đây:
"Mẹ đẹp vô ngần Mẹ trắng phau
Gấp nghìn hoa huệ, vạn bồ câu
Và nhan sắc Mẹ không là gấm
Nhưng dệt bằng hương rất nhiệm mầu."
Đức Mẹ được ơn Vô Nhiễm Nguyên tội chính là nhờ đặc ơn của Thiên Chúa và công trạng của Đức Giêsu, nhưng Thiên Chúa vẫn không làm cho Mẹ mất tự do. Mẹ có tự do, nghĩa là Mẹ có thể phạm tội. Nhưng Mẹ đã không hề mắc một thứ tội riêng nào. Đây quả là bài học lớn lao cho chúng ta.
Mỗi người kitô hữu chúng ta, nhờ Ơn Cứu Chuộc của Đức Giêsu Kitô, chúng ta được khỏi tội Nguyên Tổ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Nhờ Bí tích Rửa tội: chúng ta cũng được rửa sạch mọi vết nhơ tội lỗi; thân xác chúng ta đã trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần; chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa; xứng đáng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Sau khi được rửa tội, tình trạng của chúng ta cũng giống như Đức Mẹ. Nhưng theo thời gian và cho tới hôm nay, tình trạng của chúng ta như thế nào? Ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta hoặc cha mẹ chúng ta đã thề hứa trước mặt Chúa và Hội Thánh quyết tâm “từ bỏ tội lỗi; từ bỏ những quyến rũ gian tà; từ bỏ ma quỷ.” Chúng ta đã đang và sẽ thực hiện những điều đó như thế nào? Thiết tưởng, để giữ trọn lời thề hứa đó, cần phải cố gắng duy trì các việc làm sau đây:
Thứ nhất, cần phải cầu nguyện luôn. Bởi vì, cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Bởi vì, cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Cầu nguyện để gắn bó với Chúa. Cầu nguyện kẻo phải sa chước cám dỗ.
Thứ hai, cần phải lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Bí tích Giao hòa sẽ tha thứ mọi tội lỗi khi chúng ta thật lòng sám hối ăn năn xưng thú tội lỗi mình ra với linh mục. Bí tích Thánh Thể không chỉ tha các tội nhẹ mà còn giúp chúng ta kết hợp mật thiết với Đức Giêsu và cộng đoàn, cùng thêm sức mạnh để chúng ta khỏi sa ngã phạm tội. Vì vậy, chúng ta cần lãnh nhận hai bí tích này thường xuyên.
Thứ ba, cần phải đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa thì mới đứng vững được trước thử thách, cám dỗ của thế gian, ma quỷ và xác thịt. Chính Đức Giêsu đã nói: “Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.” (x. Mt 7,24-25).
Thứ tư, cần chạy đến với Mẹ Maria để noi gương bắt chước các nhân đức của Mẹ, đồng thời thực hành những điều Mẹ dạy: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng mẫu tâm Mẹ.
Thứ năm, gia nhập các hội đoàn Công Giáo tiến hành để giúp mình có cơ hội hoàn thiện mình hơn, nhất là các hội đoàn giúp mình thêm lòng yêu mến Mẹ như: Hội Con Đức Mẹ, Hội Mân Côi, Hội Lêgiô…
Một thanh niên nọ ra khỏi Hội và sống một đời sống bê tha tội lỗi. Một đêm kia, một tên qủy hiện ra với hình thù kinh dị. Anh kêu cầu cùng Trinh Nữ Maria. Nhưng hắn nói: “Vô ích. Mi kêu cầu cùng Đấng mà mi đã từ bỏ. Vì tội lỗi mi cho nên mi đã thuộc về ta rồi.” Chàng thanh niên qùy xụp đọc lời nguyện mà Hội hay đọc: “Lạy Mẹ Maria rất Thanh Sạch...” Tức thì Mẹ Thiên Chúa hiện ra với anh. Ngài cho anh biết: “Dù con không xứng đáng sự cứu giúp của Mẹ, nhưng Mẹ thương con vì Mẹ muốn con thay đổi và trở lại với Hội.” Khi trông thấy Đức Mẹ tên qủy chạy mất, để lại một mùi hôi thối khủng khiếp với một lỗ hổng to trên tường. (Nguồn: Internet)
Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội Nguyên Tổ ngay từ trong lòng mẹ. Chúa cũng gìn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp của Con Chúa sẽ chịu chết sau này. Vì Lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa. Amen.(Lời nguyện Nhập lễ, lễ Mẹ Vô Nhiễm)
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 8/12
Cùng với Giáo Hội, hôm nay chúng ta mừng kính trọng thể lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tín điều này đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX định tín năm 1854 và năm 1858, khi hiện ra với Thánh Nữ Benadetha ở Lộ Đức, Đức Mẹ tự xưng mình là “Đấng vô Nhiễm Thai!” Điều đó cho chúng ta thấy, Đức Mẹ xác nhận sự định tín của Giáo Hội là hoàn toàn đúng.
Nhờ đâu Đức Mẹ được ơn Vô nhiễm Nguyên Tội? Chính “nhờ ân ban và đặc sủng vô song Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô.” (x. Thông điệp Ineffabilis Deus). Thật vậy, Đức Mẹ được ơn Vô nhiễm Nguyên Tội chính là nhờ Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ chính công trạng của Con Mẹ. Thật vậy, chính nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô, Mẹ không chỉ được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội mà còn được làm Mẹ Thiên Chúa, được đồng trinh trọn đời và được lên trời cả hồn lẫn xác.
Chúng ta tự hào vì có được một người Mẹ như thế. Chúng ta tạ ơn Chúa vì có được một người Mẹ “rất xinh đẹp, không tỳ ố, không vết nhơ.” Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã diễn tả dung nhan của Mẹ bằng những câu thơ sau đây:
"Mẹ đẹp vô ngần Mẹ trắng phau
Gấp nghìn hoa huệ, vạn bồ câu
Và nhan sắc Mẹ không là gấm
Nhưng dệt bằng hương rất nhiệm mầu."
Đức Mẹ được ơn Vô Nhiễm Nguyên tội chính là nhờ đặc ơn của Thiên Chúa và công trạng của Đức Giêsu, nhưng Thiên Chúa vẫn không làm cho Mẹ mất tự do. Mẹ có tự do, nghĩa là Mẹ có thể phạm tội. Nhưng Mẹ đã không hề mắc một thứ tội riêng nào. Đây quả là bài học lớn lao cho chúng ta.
Mỗi người kitô hữu chúng ta, nhờ Ơn Cứu Chuộc của Đức Giêsu Kitô, chúng ta được khỏi tội Nguyên Tổ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Nhờ Bí tích Rửa tội: chúng ta cũng được rửa sạch mọi vết nhơ tội lỗi; thân xác chúng ta đã trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần; chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa; xứng đáng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Sau khi được rửa tội, tình trạng của chúng ta cũng giống như Đức Mẹ. Nhưng theo thời gian và cho tới hôm nay, tình trạng của chúng ta như thế nào? Ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta hoặc cha mẹ chúng ta đã thề hứa trước mặt Chúa và Hội Thánh quyết tâm “từ bỏ tội lỗi; từ bỏ những quyến rũ gian tà; từ bỏ ma quỷ.” Chúng ta đã đang và sẽ thực hiện những điều đó như thế nào? Thiết tưởng, để giữ trọn lời thề hứa đó, cần phải cố gắng duy trì các việc làm sau đây:
Thứ nhất, cần phải cầu nguyện luôn. Bởi vì, cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Bởi vì, cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Cầu nguyện để gắn bó với Chúa. Cầu nguyện kẻo phải sa chước cám dỗ.
Thứ hai, cần phải lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Giao hòa và Bí tích Thánh Thể. Bí tích Giao hòa sẽ tha thứ mọi tội lỗi khi chúng ta thật lòng sám hối ăn năn xưng thú tội lỗi mình ra với linh mục. Bí tích Thánh Thể không chỉ tha các tội nhẹ mà còn giúp chúng ta kết hợp mật thiết với Đức Giêsu và cộng đoàn, cùng thêm sức mạnh để chúng ta khỏi sa ngã phạm tội. Vì vậy, chúng ta cần lãnh nhận hai bí tích này thường xuyên.
Thứ ba, cần phải đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa thì mới đứng vững được trước thử thách, cám dỗ của thế gian, ma quỷ và xác thịt. Chính Đức Giêsu đã nói: “Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.” (x. Mt 7,24-25).
Thứ tư, cần chạy đến với Mẹ Maria để noi gương bắt chước các nhân đức của Mẹ, đồng thời thực hành những điều Mẹ dạy: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng mẫu tâm Mẹ.
Thứ năm, gia nhập các hội đoàn Công Giáo tiến hành để giúp mình có cơ hội hoàn thiện mình hơn, nhất là các hội đoàn giúp mình thêm lòng yêu mến Mẹ như: Hội Con Đức Mẹ, Hội Mân Côi, Hội Lêgiô…
Một thanh niên nọ ra khỏi Hội và sống một đời sống bê tha tội lỗi. Một đêm kia, một tên qủy hiện ra với hình thù kinh dị. Anh kêu cầu cùng Trinh Nữ Maria. Nhưng hắn nói: “Vô ích. Mi kêu cầu cùng Đấng mà mi đã từ bỏ. Vì tội lỗi mi cho nên mi đã thuộc về ta rồi.” Chàng thanh niên qùy xụp đọc lời nguyện mà Hội hay đọc: “Lạy Mẹ Maria rất Thanh Sạch...” Tức thì Mẹ Thiên Chúa hiện ra với anh. Ngài cho anh biết: “Dù con không xứng đáng sự cứu giúp của Mẹ, nhưng Mẹ thương con vì Mẹ muốn con thay đổi và trở lại với Hội.” Khi trông thấy Đức Mẹ tên qủy chạy mất, để lại một mùi hôi thối khủng khiếp với một lỗ hổng to trên tường. (Nguồn: Internet)
Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội Nguyên Tổ ngay từ trong lòng mẹ. Chúa cũng gìn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp của Con Chúa sẽ chịu chết sau này. Vì Lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa. Amen.(Lời nguyện Nhập lễ, lễ Mẹ Vô Nhiễm)
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican ra mắt website về bảo vệ trẻ em
Chân Phương
20:38 06/12/2016
Vatican ra mắt website về bảo vệ trẻ em
Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Người chưa thành niên (trẻ em) đã ra mắt website của mình thông qua phiên bản thử nghiệm (beta) bằng tiếng Anh, bao gồm các biểu mẫu hướng dẫn nội bộ về phòng chống lạm dụng tính dục, các tài liệu dùng trong ngày cầu nguyện cho các nạn nhân và những người sống sót, cũng như một email để gửi thư liên hệ với các thành viên của ủy ban.
Website ở địa chỉ - www.protectionofminors.va - trong một tuyên bố vào hôm 6 tháng 12, ủy ban này cho biết về sau website này sẽ bao gồm cả các phiên bản tiếng Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Pháp.
Hội đồng các Hồng Y tư vấn của Đức Thánh Cha Phanxicô xác định việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những yêu cầu ưu tiên của Giáo Hội, hồi tháng 12 năm 2013 đã đề nghị thành lập một ủy ban để cố vấn cho ngài, giúp đỡ các giáo phận và dòng tu trên toàn thế giới trong việc soạn thảo các chỉ dẫn, hướng xử lý những vụ tố tụng và mục vụ cho các nạn nhân và những người sống sót. Ba tháng sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm những thành viên đầu tiên và chủ tịch của ủy ban là Đức Hồng Y Sean O'Malley của Tổng giáo phận Boston, Hoa Kỳ. (Catholic Herald)
Chân Phương
Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Người chưa thành niên (trẻ em) đã ra mắt website của mình thông qua phiên bản thử nghiệm (beta) bằng tiếng Anh, bao gồm các biểu mẫu hướng dẫn nội bộ về phòng chống lạm dụng tính dục, các tài liệu dùng trong ngày cầu nguyện cho các nạn nhân và những người sống sót, cũng như một email để gửi thư liên hệ với các thành viên của ủy ban.
Website ở địa chỉ - www.protectionofminors.va - trong một tuyên bố vào hôm 6 tháng 12, ủy ban này cho biết về sau website này sẽ bao gồm cả các phiên bản tiếng Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Pháp.
Hội đồng các Hồng Y tư vấn của Đức Thánh Cha Phanxicô xác định việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên là một trong những yêu cầu ưu tiên của Giáo Hội, hồi tháng 12 năm 2013 đã đề nghị thành lập một ủy ban để cố vấn cho ngài, giúp đỡ các giáo phận và dòng tu trên toàn thế giới trong việc soạn thảo các chỉ dẫn, hướng xử lý những vụ tố tụng và mục vụ cho các nạn nhân và những người sống sót. Ba tháng sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm những thành viên đầu tiên và chủ tịch của ủy ban là Đức Hồng Y Sean O'Malley của Tổng giáo phận Boston, Hoa Kỳ. (Catholic Herald)
Chân Phương
Giáng Sinh: Thiên Chúa muốn an ủi Dân Người
Bùi Hữu Thư
20:40 06/12/2016
Giáng Sinh: Thiên Chúa muốn an ủi Dân Người
Thánh Lễ ngày 6 tháng 12, tại nhà nguyện Thánh Mác Ta
Đức Thánh Cha Phanxicô giảng trong Thánh Lễ ngày 6 tháng 12: “Tin vui Giáng Sinh là Thiên Chúa đến với quyền năng, đặc biệt quyền năng này là những vuốt ve, dịu hiền, Người đến để an ủi Dân Người.”
Ngài đã đề nghị xin Chúa ban cho ân sủng này, là “mong chờ Giáng Sinh với những vết thương, những tội lỗi, đã thành thực thú nhận, và chờ đợi Thiên Chúa quyền năng đến để an ủi chúng ta, Người đến với quyền năng, nhưng quyền năng này là sự dịu hiền, là những vuốt ve phát xuất từ trái tim đầy lòng thương xót, trái tim đã muốn dâng hiến sự sống cho chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã giảng về các bài đọc - Isaiah tuyên bố sự an ủi Israel và dụ ngôn con chiên đi lạc – và mời gọi một sự hân hoan chân thành: “Trước Giáng Sinh, chúng ta cấu xin ân sủng là tiếp nhận tin vui này với lòng hân hoan vui sướng, và cũng để cho Chúa an ủi chúng ta.”
Ngài giải thích: “Chúa đến và khi Chúa đến, Ngài sẽ chạm đến các tâm hồn với tâm tình thương yêu của Người. Người đến như một vị thẩm phán, nhưng là một quan toà an ủi, vổ về, một quan taà đầy dịu hiền, làm tất cả để cứu rỗi chúng ta. Vì Thiên Chúa phán xét với tình yêu, yêu nhiều đến nỗi đã gửi Con Một của Người xuống thế, không phải để phán xét mà để cứu rỗi. Vì thế sự phán xét của Thiên Chúa luôn mang theo niềm hy vọng là được cứu rỗi.”
Đức Thánh Cha đã nhận xét về thái độ của người chăn chiên: “Các bạn nghĩ sao? Nếu một con chiên đi lạc, lại không bỏ mặc 99 con kia trên núi để đi tìm con chiên lạc sao? Khi Thiên Chúa đến, Người không nói: ‘Tôi đã tính rồi, nếu tôi mất một con thì còn 99, như vậy là không có sao.” Không, không thể được, vì mỗi con đều duy nhất. Mỗi con đều khác biệt.” Và Người yêu thương từng con một. Người không chỉ yếu tất cả như một tập thể. Không! Người không yêu chúng ta bằng tên tuổi chúng ta, Người yêu chúng ta dù chúng ta bất toàn.”
Rồi Đức Thánh Cha đã nhắc đến hình ảnh của tông đồ Giuđa: “Đối với tôi, hình ảnh làm cho tôi hiểu hơn thái độ của Chúa đối với con chiên lạc chính là thái độ của Chúa đối với Giuđa. Con chiên lạc hoàn toàn nhất của Phúc Âm chính là Giuđa”.
Đức Thánh Cha nói: “Giuđa bỏ trốn vì hắn là một kẻ cắp, còn người khác lại trốn đi vì họ giầu sang, và vì có sự đen tối trong tim họ khiến cho họ bỏ tập đoàn. Cuộc sống nước đôi này tiếc thay lại của biết biết bao nhiêu tín hữu, và cả những linh mục và giám mục nữa. Và Giuđa cũng là một giám mục, một trong những giám mục tiên khởi.”
Do đó, Giuđa cũng là một con chiên lạc. tội nghiệp thay, người anh em khốn nạn này, như Don Mazzolari, trong bài giảng tuyệt vời đã nói: “Anh Giuđa ơi, đã có sự gì xẩy ra trong tim anh?”
Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự hối hận của Giuđa: “Thiên Chúa rất nhân lành, cả đối với con chiên lạc này, và Người không ngưng đi tìm kiếm nó. ‘Giuđa đã treo cổ và hối hận.’ Tôi tin rằng Chúa đã ghi nhận câu này và đã mang theo bên mình. Nhưng câu này có nghĩa gì? Đó là cho đến cùng tình yêu của Thiên Chúa vẫn họat động trong tâm hồn ấy, cho đến phút nó tuyệt vọng. Đó là thái độ của chủ chiên nhân lành đối với những con chiên lạc.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Đây chính là nền tảng của tin vui về Giáng Sinh, đòi hỏi chúng ta phải thật lòng vui sướng và đổi mới tâm hồn, để cho chúng ta được Chúa an ủi. Ai không biết đến những vuốt ve của Chúa Giêsu thì không biết đến học thuyết của Thiên Chúa giáo. Ai không để cho mình được Chúa vuốt ve thì đã đi lạc mất. Chính đó là tin vui, là sự vui sướng chân thành chúng ta muốn có hôm nay. Đó là niềm vui, là niềm an ủi chúng ta tìm kiếm: là Chúa đến với quyền năng của Người là những vuốt ve, để tìm kiếm chúng ta, để cứu rỗi chúng ta, như con chiên lạc, và để đem chúng ta trở về với đoàn chiên là Giáo Hội của Người.”
Bùi Hữu Thư
Thánh Lễ ngày 6 tháng 12, tại nhà nguyện Thánh Mác Ta
Đức Thánh Cha Phanxicô giảng trong Thánh Lễ ngày 6 tháng 12: “Tin vui Giáng Sinh là Thiên Chúa đến với quyền năng, đặc biệt quyền năng này là những vuốt ve, dịu hiền, Người đến để an ủi Dân Người.”
Ngài đã đề nghị xin Chúa ban cho ân sủng này, là “mong chờ Giáng Sinh với những vết thương, những tội lỗi, đã thành thực thú nhận, và chờ đợi Thiên Chúa quyền năng đến để an ủi chúng ta, Người đến với quyền năng, nhưng quyền năng này là sự dịu hiền, là những vuốt ve phát xuất từ trái tim đầy lòng thương xót, trái tim đã muốn dâng hiến sự sống cho chúng ta.”
Đức Thánh Cha đã giảng về các bài đọc - Isaiah tuyên bố sự an ủi Israel và dụ ngôn con chiên đi lạc – và mời gọi một sự hân hoan chân thành: “Trước Giáng Sinh, chúng ta cấu xin ân sủng là tiếp nhận tin vui này với lòng hân hoan vui sướng, và cũng để cho Chúa an ủi chúng ta.”
Ngài giải thích: “Chúa đến và khi Chúa đến, Ngài sẽ chạm đến các tâm hồn với tâm tình thương yêu của Người. Người đến như một vị thẩm phán, nhưng là một quan toà an ủi, vổ về, một quan taà đầy dịu hiền, làm tất cả để cứu rỗi chúng ta. Vì Thiên Chúa phán xét với tình yêu, yêu nhiều đến nỗi đã gửi Con Một của Người xuống thế, không phải để phán xét mà để cứu rỗi. Vì thế sự phán xét của Thiên Chúa luôn mang theo niềm hy vọng là được cứu rỗi.”
Đức Thánh Cha đã nhận xét về thái độ của người chăn chiên: “Các bạn nghĩ sao? Nếu một con chiên đi lạc, lại không bỏ mặc 99 con kia trên núi để đi tìm con chiên lạc sao? Khi Thiên Chúa đến, Người không nói: ‘Tôi đã tính rồi, nếu tôi mất một con thì còn 99, như vậy là không có sao.” Không, không thể được, vì mỗi con đều duy nhất. Mỗi con đều khác biệt.” Và Người yêu thương từng con một. Người không chỉ yếu tất cả như một tập thể. Không! Người không yêu chúng ta bằng tên tuổi chúng ta, Người yêu chúng ta dù chúng ta bất toàn.”
Rồi Đức Thánh Cha đã nhắc đến hình ảnh của tông đồ Giuđa: “Đối với tôi, hình ảnh làm cho tôi hiểu hơn thái độ của Chúa đối với con chiên lạc chính là thái độ của Chúa đối với Giuđa. Con chiên lạc hoàn toàn nhất của Phúc Âm chính là Giuđa”.
Đức Thánh Cha nói: “Giuđa bỏ trốn vì hắn là một kẻ cắp, còn người khác lại trốn đi vì họ giầu sang, và vì có sự đen tối trong tim họ khiến cho họ bỏ tập đoàn. Cuộc sống nước đôi này tiếc thay lại của biết biết bao nhiêu tín hữu, và cả những linh mục và giám mục nữa. Và Giuđa cũng là một giám mục, một trong những giám mục tiên khởi.”
Do đó, Giuđa cũng là một con chiên lạc. tội nghiệp thay, người anh em khốn nạn này, như Don Mazzolari, trong bài giảng tuyệt vời đã nói: “Anh Giuđa ơi, đã có sự gì xẩy ra trong tim anh?”
Đức Thánh Cha đã nhắc đến sự hối hận của Giuđa: “Thiên Chúa rất nhân lành, cả đối với con chiên lạc này, và Người không ngưng đi tìm kiếm nó. ‘Giuđa đã treo cổ và hối hận.’ Tôi tin rằng Chúa đã ghi nhận câu này và đã mang theo bên mình. Nhưng câu này có nghĩa gì? Đó là cho đến cùng tình yêu của Thiên Chúa vẫn họat động trong tâm hồn ấy, cho đến phút nó tuyệt vọng. Đó là thái độ của chủ chiên nhân lành đối với những con chiên lạc.”
Đức Thánh Cha kết luận: “Đây chính là nền tảng của tin vui về Giáng Sinh, đòi hỏi chúng ta phải thật lòng vui sướng và đổi mới tâm hồn, để cho chúng ta được Chúa an ủi. Ai không biết đến những vuốt ve của Chúa Giêsu thì không biết đến học thuyết của Thiên Chúa giáo. Ai không để cho mình được Chúa vuốt ve thì đã đi lạc mất. Chính đó là tin vui, là sự vui sướng chân thành chúng ta muốn có hôm nay. Đó là niềm vui, là niềm an ủi chúng ta tìm kiếm: là Chúa đến với quyền năng của Người là những vuốt ve, để tìm kiếm chúng ta, để cứu rỗi chúng ta, như con chiên lạc, và để đem chúng ta trở về với đoàn chiên là Giáo Hội của Người.”
Bùi Hữu Thư
Chiến cuộc ở Myanmar: nhà thờ Thánh Franxicô Xavier ở Mung Koe bị phá hủy.
Xavier Nguyễn Đông
09:26 06/12/2016
Naypiydaw (AsiaNews: 05/12/2016) Cuộc không kích của quân đội chính phủ ngày 03 tháng 12 đã phá hủy nhà thờ Th. Franxicô Xavier ở Mung Koe, bang Shan (Đông Bắc Myanmar). Đức GM Philip Za Hawng của Giáo phận Lashio đã ra thông báo cho biết rằng: "Toàn bộ nhà thờ đã bị phá hủy, chỉ còn có tháp chuông mà thôi. Khói từ nhà thờ vễn nhìn thấy được từ xa cho đến giữa trưa.. nhà thờ được xây bằng bê tông cốt thép và được thánh hiến năm 2006 ".
Nhà thờ Th. Franxicô Xavier nằm trong một nhà lãnh thổ 'nóng' mà quân đội (Tatmadaw) và lực lượng dân quân nổi dậy đang đụng độ nhau. Quân nổi dậy là những dân thiêủ số ở hai tỉnh Kachin và Shan, giáp biên giới với Trung Quốc. Đây là hai trong số 135 dân tộc thiể số cuả nước Myanmar, họ đã có nhiều khó khăn trong việc chung sống hòa bình với chính quyền trung ương và đa số dân Miến Điện. Hồi tháng 6 năm 2011, sau 17 năm tương đối yên tĩnh, cuộc chiến giữa quân đội và người Kachin lại bùng nổ và đã gây ra hàng chục thường dân thiệt mạng và ít nhất 120 ngàn người di tản, sống trong 167 trại tị nạn.
Sau nhiều tuần gia tăng tấn công tại các lãnh thổ phía đông bắc. Quân đội đã dùng không quân và bộ binh để nhắm vào các mục tiêu, gây ra một số thường dân bị tử nạn và nhiều người bị bắt giữ (một cách bừa bãi.) Đức HY Charles Bo, Tổng Giám mục của Yangon, đã nhiều lần kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình.
Tình trạng bất an trong giáo phận Lashio, buộc "các linh mục và nữ tu, cùng với giáo dân, tìm nơi ẩn náu bên kia biên giới Trung Quốc. Các cư dân của thành phố cũng đã chạy trốn". Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập một số lều để chứa khoãng 3000 người tị nạn từ Myanmar.
Các linh mục và nữ tu, theo Đức Ông Za Hawng, "vẫn thỉnh thoảng tìm về̀ thị trấn để nuôi gia súc, mỗi khi chiếc cuộc lắng dịu. Các cấu trúc giáo xứ thì ở sát cạnh với biên giới Trung Quốc."
Địa điểm nhà thờ Th. Franxicô Xavier, theo lời Đức Ông Za Hawng giải thích, bị lôi cuốn vào chiến cuộc là vì "ngay sau khi xây dựng nhà thờ xong, thì một trung tâm chỉ huy cuả quân đội chính phủ cũng được xây ở phía đối diện của con đường." Đức Ông Za Hawng kết thúc với một lời kêu gọi: "Tất cả những ai đọc những dòng này, xin cầu nguyện cho hòa bình ở Myanmar".
Giáo phận Lashio bắt nguồn từ các công trình truyền giáo người Ý của Viện Giáo Hoàng về truyền giáo quốc ngoại (PIME).
Tình hình Công Giáo ở một số đảo tại Phi Luật Tân.
Nguyễn Long Thao
09:25 06/12/2016
Phi Luật Tân là quốc gia duy nhất ở Á Châu có đại đa số dân chúng là người Công Giáo. Dân số vào khoảng 100 triệu người trong đó 1/3 duới 15 tuổi, và 10 triệu người Phi Luật Tân sống ở hải ngoại. Reinhard Backes của tổ chức Bác Ái Công Giáo Trợ Giúp Các Giáo Hội Có Nhu cầu gọi tắt là ACN (Catholic charity Aid to the Church in Need) vừa có chuyến đi thanh sát các chương trình tại Phi Luật Tân. Trở về ông dành cho cơ quan thông tấn Zenit cuộc phỏng vấn.
Hỏi : Giáo Hội Phi Luật Tân có điểm nào đáng chú ý?
Reinhard Backes : Giáo Hội Phi Luật Tân đang phải quan tâm cả về phương diện giáo dục tổng quát lẫn giáo dục tôn giáo cho các tín hữu. Giáo dân ở đây rất sùng đạo nhưng về phương dỉện giáo dục thì rất tồi tệ. Hãy nêu ra một thí dụ : tôi tham dự một lễ cưới tập thể ở đảo Luzon, có 10 cặp làm lễ cưới cùng một lúc. Họ làm lễ cưới mà đem cả con cái của họ đến dự lễ cưới. Người ta giải thích cho tôi rằng nhiều cặp đã sống chung với nhau từ trước rồi mới làm lễ cưới. Lý do một phần họ không có tiền, phần khác cũng vì sự thiếu hiểu biết về giáo lý đức tin.
Hỏi : Trong chuyến đi cái gì làm cho ông có ấn tượng nhất .
Reinhard Backes : Điều làm tôi ấn tượng nhất là công cuộc đối thoại giữa lực lượng chính quyền Phi Luât Tân và Măt Trận Quốc Gia Giải Phóng Moro gọi tắt là MNFL (Moro National Liberation Front ) hai bên đã đánh nhau trong 40 năm làm khoảng 120,000 người chết. Cơ quan Bác Ái Công Giáo ANC đã và đang ủng hộ sáng kiến của Linh Mục Sebastiano D’Ambra, người Ý và bà Minda Sano, người Phi Luật Tân quê ở đảo Mindanao. Hai người này lập nên phong trào gọi là Silsilah mà tiếng Ả Rập có nghiã là Liên Kết. Họ đã nỗ lực trong 40 năm làm trung gian hoà giải giữa các nhóm tôn giáo và chủng tộc khác nhau, tranh đấu cho công lý xã hội, trợ giúp dân tỵ nạn, thiết lập các trường học và nhiều sáng kiến khác.
Tại Mindanao 60% dân chúng là người Công Giáo và 40% còn lại là tín hữu Hồi Giáo. Nhưng tại các đảo khác như Basilan thì đa số dân chúng theo Hồi Giáo. Tại những vùng này nhóm Hồi Giáo quá khích gọi là Abu Sayyaf hoạt động mạnh, tấn công người Công Giáo và lực lượng chính phủ, bắt người đòi tiền chuộc. Những vùng do Abu Sayyaf kiểm soát, nhiều linh mục và giáo dân bị sát hại.
Phong trào Silsilah không chùn chân trước bạo lực vẫn khuyến khích người Hồi Giáo và Kitô Giáo đối thoại, xây dựng niềm tin lẫn nhau và giúp đỡ nạn nhân bạo động của cả hai phiá.
Hỏi : Nhu cầu lớn nhất hiện nay của Giáo Hội điạ phương là gì?
Trả lời : Ước lượng có đến 10,000 người chết vì cơn bão Yolanda thổi vào đảo Leyte vào năm 2013. Chỗ nào cũng bị tàn phá, nhiều nhà thờ bị phá hủy Chủng viện ở tổng giáo phận Palo là căn nhà một tầng cũng bị phá hủy. Tổ chức Bác Ái ACN đã giúp tổng giáo phận xây dựng lại 10 nhà thờ và bây giờ Đức Tổng Giám Mục John Forrosuelo Du đã yêu cầu chúng tôi giúp xây dựng lại chủng viện. Công tác xây dựng đã hoàn thành được một nửa và chủng sinh đã bắt đầu sinh hoạt ở đây. Theo dự trù chủng viện mới gồm nhiều tòa nhà và hy vọng trong tương lai có thể chống chọi lại được với thiên tai.
Hỏi : Giáo Hội Phi Luật Tân có điểm nào đáng chú ý?
Reinhard Backes : Giáo Hội Phi Luật Tân đang phải quan tâm cả về phương diện giáo dục tổng quát lẫn giáo dục tôn giáo cho các tín hữu. Giáo dân ở đây rất sùng đạo nhưng về phương dỉện giáo dục thì rất tồi tệ. Hãy nêu ra một thí dụ : tôi tham dự một lễ cưới tập thể ở đảo Luzon, có 10 cặp làm lễ cưới cùng một lúc. Họ làm lễ cưới mà đem cả con cái của họ đến dự lễ cưới. Người ta giải thích cho tôi rằng nhiều cặp đã sống chung với nhau từ trước rồi mới làm lễ cưới. Lý do một phần họ không có tiền, phần khác cũng vì sự thiếu hiểu biết về giáo lý đức tin.
Hỏi : Trong chuyến đi cái gì làm cho ông có ấn tượng nhất .
Reinhard Backes : Điều làm tôi ấn tượng nhất là công cuộc đối thoại giữa lực lượng chính quyền Phi Luât Tân và Măt Trận Quốc Gia Giải Phóng Moro gọi tắt là MNFL (Moro National Liberation Front ) hai bên đã đánh nhau trong 40 năm làm khoảng 120,000 người chết. Cơ quan Bác Ái Công Giáo ANC đã và đang ủng hộ sáng kiến của Linh Mục Sebastiano D’Ambra, người Ý và bà Minda Sano, người Phi Luật Tân quê ở đảo Mindanao. Hai người này lập nên phong trào gọi là Silsilah mà tiếng Ả Rập có nghiã là Liên Kết. Họ đã nỗ lực trong 40 năm làm trung gian hoà giải giữa các nhóm tôn giáo và chủng tộc khác nhau, tranh đấu cho công lý xã hội, trợ giúp dân tỵ nạn, thiết lập các trường học và nhiều sáng kiến khác.
Tại Mindanao 60% dân chúng là người Công Giáo và 40% còn lại là tín hữu Hồi Giáo. Nhưng tại các đảo khác như Basilan thì đa số dân chúng theo Hồi Giáo. Tại những vùng này nhóm Hồi Giáo quá khích gọi là Abu Sayyaf hoạt động mạnh, tấn công người Công Giáo và lực lượng chính phủ, bắt người đòi tiền chuộc. Những vùng do Abu Sayyaf kiểm soát, nhiều linh mục và giáo dân bị sát hại.
Phong trào Silsilah không chùn chân trước bạo lực vẫn khuyến khích người Hồi Giáo và Kitô Giáo đối thoại, xây dựng niềm tin lẫn nhau và giúp đỡ nạn nhân bạo động của cả hai phiá.
Hỏi : Nhu cầu lớn nhất hiện nay của Giáo Hội điạ phương là gì?
Trả lời : Ước lượng có đến 10,000 người chết vì cơn bão Yolanda thổi vào đảo Leyte vào năm 2013. Chỗ nào cũng bị tàn phá, nhiều nhà thờ bị phá hủy Chủng viện ở tổng giáo phận Palo là căn nhà một tầng cũng bị phá hủy. Tổ chức Bác Ái ACN đã giúp tổng giáo phận xây dựng lại 10 nhà thờ và bây giờ Đức Tổng Giám Mục John Forrosuelo Du đã yêu cầu chúng tôi giúp xây dựng lại chủng viện. Công tác xây dựng đã hoàn thành được một nửa và chủng sinh đã bắt đầu sinh hoạt ở đây. Theo dự trù chủng viện mới gồm nhiều tòa nhà và hy vọng trong tương lai có thể chống chọi lại được với thiên tai.
Công Giáo Nam Hàn xuống đường đòi truất phế nữ Tổng Thống Park Geun-hye
Nguyễn Long Thao
10:42 06/12/2016
Seoul (Agenzia Fides) – Biến động chính trị tại Hàn Quốc ngày càng thêm căng thẳng. Các cuộc biểu tình có hàng triệu người tham dự đã diễn ra trên khắp nước để đòi hỏi nữ Tổng Thống Park Geun-hye từ chức. Bà được bầu vào chức Tổng Thống vào năm 2012 và hiện đang là nhân vật chính bị cáo buộc có liên hệ trong vụ bê bối của cô Choi Soon-sil là con gái của một nhà lãnh đạo giáo phái shamanic. Bà Choi Soon-sil, người không nắm một chức vụ nào trong chính phủ, được xem các hồ sơ mật và bị bị tố cáo lợi dụng sự liên hệ với tổng thống để thu gom hằng triệu đô la cho các tổ chức do bà thành lập.
Theo kết quả nghiên cứu, trong những năm gần đây có vẻ như tại Nam Hàn, nghi lễ tôn giáo Shaman đã đóng vai trò quan trọng là hướng dẫn các chính sách quốc gia và ảnh hưởng tới những chọn lựa của quốc gia.
Ngày 9 Tháng Mười Hai 2016 Quốc hội Nam Hàn bỏ phiếu luận tội Tổng thống Park và chính Tổng Thống Park đã tuyên bố bà sẽ từ chức vào tháng 4 năm 2017 là năm sẽ có cuộc bầu cử Tổng Thống vào tháng 12 năm 2017.
Trong các cuộc xuống đường chống Tổng Thống Park có nhiều tín hữu Công Giáo thuộc nhiều giáo phận tham gia.
Đức Giám Mục Peter kang cai quản giáo phận Cheju nới với Fides "Tổng thống đã không thể cai trị đất nước nên vì lợi ích của dân tộc, yêu cầu bà từ chức là điều dễ hiểu.
Trong cùng giáo phận, Ủy ban Công lý và Hòa bình đã tổ chức một cuộc biểu tình chỉ trích những thất bại trong việc quản lý đất nước của bà Tổng Thống.
Trong những ngày qua, Giám Mục phụ tá của của giáo phận Gwangju là Simon Ok Hyun-jin, đã kêu gọi các tín hữu tham gia cuộc tuần hành một cách ôn hoà.
Trong khi đó, Đức Giám Mục Vincent Ri Pyung-ho của giáo phận Jeonju, trong một thánh lễ đã kêu gọi "phục hồi một nền dân chủ thực sự".
Ngoài ra các cuộc biểu tình chống Tổng Thống Park đã được tổ chức tại nhiều Giáo phận như Daejeon, Masan, Seoul, Suwon và Uijeongbu
Nguyễn Long Thao
Theo kết quả nghiên cứu, trong những năm gần đây có vẻ như tại Nam Hàn, nghi lễ tôn giáo Shaman đã đóng vai trò quan trọng là hướng dẫn các chính sách quốc gia và ảnh hưởng tới những chọn lựa của quốc gia.
Ngày 9 Tháng Mười Hai 2016 Quốc hội Nam Hàn bỏ phiếu luận tội Tổng thống Park và chính Tổng Thống Park đã tuyên bố bà sẽ từ chức vào tháng 4 năm 2017 là năm sẽ có cuộc bầu cử Tổng Thống vào tháng 12 năm 2017.
Trong các cuộc xuống đường chống Tổng Thống Park có nhiều tín hữu Công Giáo thuộc nhiều giáo phận tham gia.
Đức Giám Mục Peter kang cai quản giáo phận Cheju nới với Fides "Tổng thống đã không thể cai trị đất nước nên vì lợi ích của dân tộc, yêu cầu bà từ chức là điều dễ hiểu.
Trong cùng giáo phận, Ủy ban Công lý và Hòa bình đã tổ chức một cuộc biểu tình chỉ trích những thất bại trong việc quản lý đất nước của bà Tổng Thống.
Trong những ngày qua, Giám Mục phụ tá của của giáo phận Gwangju là Simon Ok Hyun-jin, đã kêu gọi các tín hữu tham gia cuộc tuần hành một cách ôn hoà.
Trong khi đó, Đức Giám Mục Vincent Ri Pyung-ho của giáo phận Jeonju, trong một thánh lễ đã kêu gọi "phục hồi một nền dân chủ thực sự".
Ngoài ra các cuộc biểu tình chống Tổng Thống Park đã được tổ chức tại nhiều Giáo phận như Daejeon, Masan, Seoul, Suwon và Uijeongbu
Nguyễn Long Thao
Trước viễn ảnh di dân bị 'trục xuất hàng loạt' từ HK, giaó hội Mexico chuẩn bị nhà tạm cư.
Kateri Diễm Châu
11:37 06/12/2016
Matamoros, biên giới Mexico-Hoa Kỳ (06-12-2016)- "Với tình trạng trục xuất gia tăng, cộng vào mức độ di cư từ các vùng bất an và nghèo đói ở Trung Mỹ vẫn không suy giảm, thì hiện tượng thành phố biên giới này bị tràn ngập bởi những người di dân là không tjhể nghi ngờ được nữa", đó là kết luận cuả ĐGM Eugenio Andrés Lira Rugarcía, giáo phận Matamoros, một thị trấn biên giới nằm cạnh Brownsville cuả HK.
"Thách thức chính cho các cơ quan chính quyền ở Matamoros là phải chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đáp ứng việc trục xuất hàng loạt (từ HK) có thể xảy ra", Ngài nói.
Giáo Phận Matamoros đang làm việc cật lực để hoàn thành hai ngôi nhà và một trung tâm thông tin cho người di cư. Đức Giám Mục nhấn mạnh rằng thách thức chính trong những tháng tới là để tìm ra nhân lực và tài lực và tìm ra nơi chốn cần thiết để thích ứng với cộng đồng của những người bị trục xuất. "Chúng tôi cần phải nỗ lực nhiều hơn, làm việc cùng với các cơ quan chức năng, tất cả mọi người, xã hội dân sự, các tổ chức và những tôn giáo khác, và những ai muốn giúp đỡ, tìm kiếm hạnh phúc cho người di cư và gia đình của họ", theo một tuyên cáo cuả giáo phận gửi cho các hãng truyền thông.
Theo thông tin từ báo chí địa phương, thì thành phố biên giới này đang chuẩn bị để xử lý một làn sóng đáng kể của những người sẽ phải quay trở lại Mexico trong vài tuần tới.
Các đơn vị tự vệ Kitô giáo ở Iraq tuyển thêm quân
Xavier Nguyễn Đông
11:45 06/12/2016
Bản văn kêu gọi các bạn trẻ Kitô hữu tự nguyện tại các đơn vị tự vệ, để tạo thuận lợi và đảm bảo sự trở về an toàn của hàng ngàn Kitô hữu đã phải chạy trốn khỏi các thành phố của vùng bình nguyên khi quân ISIS tấn công trong những tháng 6 đến tháng 8 năm 2014. Tài liệu cũng liệt kê tên của những người có thể liên lạc để xin nhập ngũ.
Vào cuối tháng mười một, tướng Riad Jalal Tawfiq, chỉ huy trưởng lực lượng quân đội Iraq trong chiến dịch tái chiếm Mosul, đã khẳng định rằng các đơn vị vũ trang tự vệ giáo phái, bao gồm các nhóm Kitô hữu Syria và Assyria, sẽ được chính thức tham gia vào hệ thống an ninh và tự vệ của khu vực Nineveh, sau khi đã được giải phóng khỏi bọn ISIS (Daesh). Vị tướng Iraq nói thêm rằng lực lượng dân quân địa phương, thành lập trên cơ sở bộ tộc hoặc giáo phái (bao gồm người Turk và các dân tộc thiểu số Shabak) sẽ có một vai trò nổi bật trong việc quản lý tiếp nhận và cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho những người tị nạn hồi hương.
Người Công Giáo thương tiếc một nhân vật nhiều tranh cãi: ''Mẹ'' Jayalalithaa cuà bang Tamil Nadu Ấn Độ.
Têrêsa Thu Lan
15:29 06/12/2016
Chennai (05/12/2016) - Bà Jayalalithaa Jayaraman, Trưởng Bộ Trưởng (đứng đầu hội đồng bộ trưởng cuả Bang) của bang Tamil Nadu miền nam Ấn Độ, vừa qua đời hôm Chúa Nhật tại bệnh viện Apollo Chennai, thọ 68 tuổi, sau hai tháng cầm cự với căn bệnh.
Tin về cái chết của 'Amma' (Mẹ) làm hàng chục ngàn người xuống đường ở thành phố Chennai để tỏ lòng thương tiếc.
Là một cựu diễn viên Bollywood và cũng nổi tiếng vì tai tiếng tiêu xài hoang phí, bà Jayalalithaa là một trong những nhà lãnh đạo chính trị được yêu thích nhất của Ấn Độ, và không ít người Công giáo ngưỡng mộ bà.
"Bà ấy là một nhà lãnh đạo vĩ đại", một số người Công Giáo cho biết. "Bà ấy dũng cảm, ngoan cường, và giúp đỡ người nghèo mốt cách rất cụ thể."
"Là một phụ nữ ở Ấn Độ, bà ấy đã không có một cuộc sống dễ dàng", theo một nguồn tin Công Giáo khác. "Nhưng bà đã luôn luôn chiến đấu. Sau mỗi lần thất bại, bà lại nỗ lực hơn, trở thành một tấm gương cho nhiều phụ nữ khác."
Hội đồng Các Giám Mục Tamil Nadu (TNBC, thuộc nghi lễ Syro-Malankara) và Hội đồng Các Giám Mục Latin Tamil Nadu (TNLBC, thuộc nghi lễ Latin) cùng đồng bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất qua một thông điệp chung phát hành ngày thứ Hai, "nhờ vào uy tín của mình, bà Jayalalithaa đã thu hút hàng ngàn trái tim của người dân" bằng cách thúc đẩy các chương trình xã hội có lợi cho người nghèo và người thiểu số.
Bang Tamil Nadu tuyên bố bảy ngày để tang. Bọc trong lá cờ Ấn Độ, quan tài bà Jayalalithaa được đặt trong đại sảnh Rajaji Hall để cho người dân thăm viếng.
"Từ sáng sớm, người ta đã xếp hàng chờ đợi", những nguồn tin địa phương cho biết. "Mọi người chờ đợi hàng giờ đồng hồ, tạo ra một hàng người dài sáu cây số."
'Amma' sinh năm 1948 tại làng Melukote, Karnataka. Ở tuổi hai năm, bà mồ côi cha, một luật sư đã hoang phí hết cả tài sản của gia đình, ngay cả trước khi bà sinh ra.
Bà xuất sắc trong viếc học hành, và bắt đầu diễn xuất ở tuổi 13. Bà xuất hiện trong hơn 140 bộ phim, thường cùng với MG Ramachandran, người sau này trở thành cố vấn chính trị của bà, và giới thiệu bà gia nhập đảng All India Anna Dravida Munnetra Kazhgam (AIADMK).
Năm 1989, bà trở thành chủ tịch đảng, là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu phe đối lập ở Tamil Nadu. Năm 1991, bà trở thành Trưởng bộ trưởng, kéo dài 5 nhiệm kỳ (1991, 2001, 2002, 2011 và 2015).
Dưới sự lãnh đạo của bà, Bang Tamil Nadu đã chuyển đổi từ một trong những bang nghèo nhất nước trở thành một trong 5 bang đứng đầu về phát triển kinh tế xã hội và an ninh.
Đối với một số nữ tu ở Chennai, Amma "giúp đỡ người nghèo, sinh viên và những người tất bật, bằng cách áp dụng mức giá thấp hơn cho những người gặp khó khăn."
Một nguồn tin khác cho rằng "Bà Jayalalithaa được ca ngợi bởi hầu hết mọi người vì bà kiểm soát giá cả của hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ, bà đã lập ra một chuỗi các nhà hàng, khách sạn, căng tin mang nhãn hiệu 'Amma ' để cung cấp các bữa ăn rẻ, nhà ở phải chăng. Thí dụ một bữa ăn sáng trung bình là 30 rupee (US $ 0.45), thì chỉ phải trả có 10 rupee tại các quán ăn có nhãn hiệu 'Amma'. "
Trong sự nghiệp chính trị, bà Amma không chỉ tạo ra bạn nhưng cũng tạo ra khá nhiều đối thủ, mà trên hết là đối thủ Muthuvel Karunanidhi, đã có lần đánh bại bà.
"Bà ấy cũng bị truy tố nhiều lần, là điều bình thường trong môi tường chính trị của Ấn Độ", một nguồn tin cho biết. Bà có một thị hiếu xa hoa (có tới 10.000 chiếc áo dài sari và 750 đôi giày, theo một cuộc kiểm tra vào năm 1996), và bị cáo buộc tham nhũng vì nhận quà tặng trong một chiến dịch bầu cử (nhận hàng ngàn máy vi tính cho học sinh), những cáo buộc đó dẫn đến sự chỉ trích mạnh mẽ từ phe đối lập.
Mặc dù vậy, các nguồn tin lưu ý, "không thể phủ nhận rằng bà là một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Mọi người đều yêu thương bà và sẽ than khóc bà rất lâu."
Trung Quốc: ngụy giám mục Lôi Thế Ngân lại đến dự lễ tấn phong giám mục
Chân Phương
20:37 06/12/2016
Trung Quốc: ngụy giám mục Lôi Thế Ngân lại đến dự lễ tấn phong giám mục
Hôm 2 tháng 12, một lễ tấn phong giám mục mang bầu khí yên tĩnh đã diễn ra tại Giáo phận Tây Xương, cực nam của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Đó là nghi thức tấn phong Giám mục Lôi Gia Bồi (Lei Jiapei) làm giám mục của giáo phận, sau 17 năm trống tòa. Vị giám mục gần đây nhất là Đức Cha Tạ Triều Cương (Xie Chaogang), ngài qua đời vào năm 1999. Kể từ đó, cha Lôi Gia Bồi lên làm giám quản của giáo phận.
Thánh lễ này rất giống với thánh lễ tấn phong đã diễn ra cách đây vài ngày ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) với sự hiện diện của các giám mục như: Đức Cha Phòng Hưng Diệu (Fang Xingyao) của Giáo phận Lâm Nghi (tỉnh Sơn Đông) chủ phong và sáu vị giám mục khác, trong số đó có cả tân giám mục Đường Viễn Các (Tang Yuange) của Giáo phận Thành Đô, Đức Cha La Tuyết Cương (Luo Xuegang) ở Nghi Tân, Đức Cha Hà Dịch Thanh (He Zeqing) của Vạn Châu, Đức Cha Trần Công Ngao (Chen Gongao) của Nam Sung; Đức Cha Tiêu Thích Giang (Xiao Zejiang) của Quý Châu, và cả ngụy giám mục bất hợp thức là Lôi Thế Ngân ở Lạc Sơn.
Không giống như những gì đã xảy ra cách đây vài ngày ở Thành Đô - nơi mà các tín hữu đã phản đối sự hiện diện của Lôi Thế Ngân, thậm chí cố gắng ngăn cản ông vào nhà thờ và treo các biểu ngữ tái nhắc lại án vạ tuyệt thông nhằm yêu cầu ông không tham gia phụng vụ, hôm nay thì mọi thứ đã trở nên "yên tĩnh". Nó cũng đúng là thông tin đang nổi lên từ Tây Xương là rất đồng đều và có sự hiện diện của cảnh sát mặc thường phục và đồng phục là hiển nhiên.
Lễ tấn phong ở Thành Đô đã thu hút nhiều ý kiến trên các trang web. Nhưng cho đến nay, không có ai trong số tín hữu Tây Xương đưa ra bất kỳ bình luận nào. Mặt khác, cha Peter (Duo Bo Shen Fu), một linh mục blogger, đã đăng một bài bình luận về buổi lễ hôm nay: "Các giám mục Trung Quốc ngày nay không còn là một biểu tượng của sự thánh thiện, nhưng họ giống như những quân cờ, như những con vật chịu quy phục. Đây là thảm họa cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. "
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy giáo phận Tây Xương có khoảng 35.000 người Công Giáo, 11 nhà thờ và sáu nhà nguyện, do 10 linh mục và 25 nữ tu phục vụ. Ngoài ra còn có các tu sĩ phục vụ cho người bị bệnh phong ở Phàn Chi Hoa, gần biên giới với tỉnh Vân Nam. (AsiaNews)
Chân Phương
Hôm 2 tháng 12, một lễ tấn phong giám mục mang bầu khí yên tĩnh đã diễn ra tại Giáo phận Tây Xương, cực nam của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Đó là nghi thức tấn phong Giám mục Lôi Gia Bồi (Lei Jiapei) làm giám mục của giáo phận, sau 17 năm trống tòa. Vị giám mục gần đây nhất là Đức Cha Tạ Triều Cương (Xie Chaogang), ngài qua đời vào năm 1999. Kể từ đó, cha Lôi Gia Bồi lên làm giám quản của giáo phận.
Thánh lễ này rất giống với thánh lễ tấn phong đã diễn ra cách đây vài ngày ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) với sự hiện diện của các giám mục như: Đức Cha Phòng Hưng Diệu (Fang Xingyao) của Giáo phận Lâm Nghi (tỉnh Sơn Đông) chủ phong và sáu vị giám mục khác, trong số đó có cả tân giám mục Đường Viễn Các (Tang Yuange) của Giáo phận Thành Đô, Đức Cha La Tuyết Cương (Luo Xuegang) ở Nghi Tân, Đức Cha Hà Dịch Thanh (He Zeqing) của Vạn Châu, Đức Cha Trần Công Ngao (Chen Gongao) của Nam Sung; Đức Cha Tiêu Thích Giang (Xiao Zejiang) của Quý Châu, và cả ngụy giám mục bất hợp thức là Lôi Thế Ngân ở Lạc Sơn.
Không giống như những gì đã xảy ra cách đây vài ngày ở Thành Đô - nơi mà các tín hữu đã phản đối sự hiện diện của Lôi Thế Ngân, thậm chí cố gắng ngăn cản ông vào nhà thờ và treo các biểu ngữ tái nhắc lại án vạ tuyệt thông nhằm yêu cầu ông không tham gia phụng vụ, hôm nay thì mọi thứ đã trở nên "yên tĩnh". Nó cũng đúng là thông tin đang nổi lên từ Tây Xương là rất đồng đều và có sự hiện diện của cảnh sát mặc thường phục và đồng phục là hiển nhiên.
Lễ tấn phong ở Thành Đô đã thu hút nhiều ý kiến trên các trang web. Nhưng cho đến nay, không có ai trong số tín hữu Tây Xương đưa ra bất kỳ bình luận nào. Mặt khác, cha Peter (Duo Bo Shen Fu), một linh mục blogger, đã đăng một bài bình luận về buổi lễ hôm nay: "Các giám mục Trung Quốc ngày nay không còn là một biểu tượng của sự thánh thiện, nhưng họ giống như những quân cờ, như những con vật chịu quy phục. Đây là thảm họa cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. "
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy giáo phận Tây Xương có khoảng 35.000 người Công Giáo, 11 nhà thờ và sáu nhà nguyện, do 10 linh mục và 25 nữ tu phục vụ. Ngoài ra còn có các tu sĩ phục vụ cho người bị bệnh phong ở Phàn Chi Hoa, gần biên giới với tỉnh Vân Nam. (AsiaNews)
Chân Phương
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ tạ ơn kỷ niệm một năm cung hiến nhà thờ Sơn Lộc giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
09:10 06/12/2016
THÁNH LỄ TẠ ƠN KỶ NIỆM MỘT NĂM CUNG HIẾN NHÀ THỜ SƠN LỘC GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
Vào lúc 17 giờ 30 ngày 05/12/2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường về Giáo xứ Sơn Lộc dâng Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm một năm cung hiến nhà thờ mới. Cùng đồng tế trong Thánh lễ với Đức Cha có cha Simon Nguyễn Văn Thu - Chánh xứ Sơn Lộc và cũng là cha Tổng Đại diện, cha Giuse Phạm Văn Hòa - Hạt trưởng Củ Chi, cùng 8 cha trong Giáo hạt Củ Chi.
Xem Hình
Theo chương trình, lúc 17 giờ 30 sẽ có trình diễn thánh ca của 5 giáo xứ trong hạt và Dòng Mẹ Nhân Ái, kéo dài đến 18 giờ 30. Nhưng đến giờ phút cuối, sự cố mất điện đã ảnh hưởng đến chương trình nên phải hủy bỏ hát thánh ca. Sự kỳ lạ là đúng 18 giờ 30 có điện trở lại và Thánh lễ được diễn ra đúng như dự định. Tham dự Thánh lễ có đông đảo thành viên các ca đoàn của 5 giáo xứ, Dòng Mẹ Nhân Ái và bà con giáo dân Giáo xứ Sơn Lộc ước khoảng 1.500 người.
Mở đầu Thánh lễ, dù rằng trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng và dàn âm thanh không hoạt động, nhưng mọi người lắng nghe và cùng hiểu được những tâm tình mà Đức Cha mời gọi. Đức Cha mong muốn mọi người trong giáo xứ, cách riêng cộng đoàn đang hiện diện hãy tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo xứ Sơn Lộc đặc biệt trong năm qua nhiều ơn lành.
Trong năm qua, ngoài việc hoàn thiện các đề mục còn dang dở, cha xứ cùng cộng đoàn đã xây dựng thêm 5 phòng học giáo lý ở tầng trệt, mỗi phòng được trang bị bàn ghế mới đủ cho khoảng 20 các em thiếu nhi Thánh Thể sinh hoạt học tập. Ngoài 5 phòng học giáo lý, cha xứ cũng cho lót gạch (con sâu) lại con đường chung quanh nhà thờ để trong tương lai con đường này sẽ là chặng đàng Thánh giá cho các giờ kinh chiều thứ Sáu hàng tuần. Cha cũng cho trồng nhiều cây, hoa kiểng theo lối đi để tạo cảnh xanh tươi thiên nhiên và làm mát khuôn viên nhà thờ.
Mới đây, do mưa nhiều mặt tiền khuôn viên nhà thờ luôn bị ngập nước, với quyết tâm tất cả vì tình yêu, cha đã cho cán bê-tông thật dày thật tốt để cho thế hệ sau không phải lo lắng về ngập nước nữa.
Tượng Thánh Giuse đã hiện diện ở đây từ rất lâu rồi, thế nên cha xứ và cộng đoàn đã xây dựng một đài Thánh Giuse mới trên đất cũ và cha xứ cũng cho tạc tượng Thánh Giuse mới cho hợp với khuôn viên mới.
Một việc cả thể hơn hết đó là cha xứ Simon đã thiết lập nhà nguyện Thánh Thể ở tầng trệt phía đầu nhà thờ với diện tích khoảng 60m2, được bao bọc bằng những cánh cửa gỗ tạo cảnh ấm cúng nhưng cũng thoáng mát. Từ ngày làm phép và đặt Mình Thánh Chúa, hằng ngày có nhiều người, từ người già cho đến lớp trẻ, bất kể sáng sớm hay chiều tối, đến với ngôi nhà thiêng liêng này để kể lể với Chúa những tâm tư nguyện vọng thầm kín của mình, với một điều mong muốn duy nhất là có được sự bình an.
Nhà thờ này, nhà nguyện này có được là nhờ đâu! Xin xác tín một điều là chính tình yêu Thiên Chúa đã ban cho cá nhân này, Giáo xứ Sơn Lộc này. Điều này từng thành viên trong giáo xứ đều biết và cảm nhận được.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã thương ban cho chúng con tình thương của Chúa. Chúng con vì yếu hèn, vì tham lam nên đã cố tình hay không dám nhận hoặc chối từ tình yêu ấy. Giờ đây, đứng trước Thánh Thể là Mình Máu Con Chúa, chúng con thành tâm xin Chúa tha thứ lỗi lầm, xin xóa tan đi những kiêu căng nóng giận, chúng con tin Chúa thương chúng con nhiều hơn khi chúng con kêu xin Chúa. Amen.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Vào lúc 17 giờ 30 ngày 05/12/2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường về Giáo xứ Sơn Lộc dâng Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm một năm cung hiến nhà thờ mới. Cùng đồng tế trong Thánh lễ với Đức Cha có cha Simon Nguyễn Văn Thu - Chánh xứ Sơn Lộc và cũng là cha Tổng Đại diện, cha Giuse Phạm Văn Hòa - Hạt trưởng Củ Chi, cùng 8 cha trong Giáo hạt Củ Chi.
Xem Hình
Theo chương trình, lúc 17 giờ 30 sẽ có trình diễn thánh ca của 5 giáo xứ trong hạt và Dòng Mẹ Nhân Ái, kéo dài đến 18 giờ 30. Nhưng đến giờ phút cuối, sự cố mất điện đã ảnh hưởng đến chương trình nên phải hủy bỏ hát thánh ca. Sự kỳ lạ là đúng 18 giờ 30 có điện trở lại và Thánh lễ được diễn ra đúng như dự định. Tham dự Thánh lễ có đông đảo thành viên các ca đoàn của 5 giáo xứ, Dòng Mẹ Nhân Ái và bà con giáo dân Giáo xứ Sơn Lộc ước khoảng 1.500 người.
Mở đầu Thánh lễ, dù rằng trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng và dàn âm thanh không hoạt động, nhưng mọi người lắng nghe và cùng hiểu được những tâm tình mà Đức Cha mời gọi. Đức Cha mong muốn mọi người trong giáo xứ, cách riêng cộng đoàn đang hiện diện hãy tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo xứ Sơn Lộc đặc biệt trong năm qua nhiều ơn lành.
Trong năm qua, ngoài việc hoàn thiện các đề mục còn dang dở, cha xứ cùng cộng đoàn đã xây dựng thêm 5 phòng học giáo lý ở tầng trệt, mỗi phòng được trang bị bàn ghế mới đủ cho khoảng 20 các em thiếu nhi Thánh Thể sinh hoạt học tập. Ngoài 5 phòng học giáo lý, cha xứ cũng cho lót gạch (con sâu) lại con đường chung quanh nhà thờ để trong tương lai con đường này sẽ là chặng đàng Thánh giá cho các giờ kinh chiều thứ Sáu hàng tuần. Cha cũng cho trồng nhiều cây, hoa kiểng theo lối đi để tạo cảnh xanh tươi thiên nhiên và làm mát khuôn viên nhà thờ.
Mới đây, do mưa nhiều mặt tiền khuôn viên nhà thờ luôn bị ngập nước, với quyết tâm tất cả vì tình yêu, cha đã cho cán bê-tông thật dày thật tốt để cho thế hệ sau không phải lo lắng về ngập nước nữa.
Tượng Thánh Giuse đã hiện diện ở đây từ rất lâu rồi, thế nên cha xứ và cộng đoàn đã xây dựng một đài Thánh Giuse mới trên đất cũ và cha xứ cũng cho tạc tượng Thánh Giuse mới cho hợp với khuôn viên mới.
Một việc cả thể hơn hết đó là cha xứ Simon đã thiết lập nhà nguyện Thánh Thể ở tầng trệt phía đầu nhà thờ với diện tích khoảng 60m2, được bao bọc bằng những cánh cửa gỗ tạo cảnh ấm cúng nhưng cũng thoáng mát. Từ ngày làm phép và đặt Mình Thánh Chúa, hằng ngày có nhiều người, từ người già cho đến lớp trẻ, bất kể sáng sớm hay chiều tối, đến với ngôi nhà thiêng liêng này để kể lể với Chúa những tâm tư nguyện vọng thầm kín của mình, với một điều mong muốn duy nhất là có được sự bình an.
Nhà thờ này, nhà nguyện này có được là nhờ đâu! Xin xác tín một điều là chính tình yêu Thiên Chúa đã ban cho cá nhân này, Giáo xứ Sơn Lộc này. Điều này từng thành viên trong giáo xứ đều biết và cảm nhận được.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã thương ban cho chúng con tình thương của Chúa. Chúng con vì yếu hèn, vì tham lam nên đã cố tình hay không dám nhận hoặc chối từ tình yêu ấy. Giờ đây, đứng trước Thánh Thể là Mình Máu Con Chúa, chúng con thành tâm xin Chúa tha thứ lỗi lầm, xin xóa tan đi những kiêu căng nóng giận, chúng con tin Chúa thương chúng con nhiều hơn khi chúng con kêu xin Chúa. Amen.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Lễ mừng Ngân khánh Giám mục của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Triết Giang
09:17 06/12/2016
Lễ mừng Ngân khánh Giám mục của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Ngày 3-2 -2016, đúng ngày lễ kính thánh Phanxicô Xavie cũng là lễ mừng Ngân khánh Giám mục của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (1991-2016), TGM giáo tỉnh Hà Nội. Từ hôm trước, hơn 800 đại biểu đại diện 340.000 giáo dân của 145 xứ trong giáo phận đã về chúc mừng Đức Hồng Y nhân sự kiện trọng đại này. Linh mục Alphongso Nguyễn Ngọc Châu- hạt trưởng giáo hạt Chính tòa đã thay mặt cho toàn thể gíao dân trong giáo phận dâng lên Đức Hồng Y lẵng hoa tươi thắm như lời tri ân và chúc mừng Đức Hồng Y. Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh cũng thay mặt hàng giáo sĩ dâng hoa và quà kỷ niệm cho Ngài. Sáng ngày 3-2-2016, các Giám mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội cũng đã quây quần bên Đức Hồng Y để chúc mừng Ngài. Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục niên trưởng của giáo tỉnh đã thay mặt các Giám mục phát biểu chào mừng Đức Hồng Y (ảnh dưới). Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng dâng kính Ngài bức Chúa chiên lành với câu khẩu hiệu Giám mục của Ngài: “Người phải lớn lên”.
Đúng 10h, đoàn đồng tế được rước ra nhà thờ Chính tòa. Nếu so với những lễ kỷ niệm khác thì thánh lễ hôm nay thật đơn giản cả về hình thức và quy mô. Không có nhiều cờ quạt, khẩu hiệu và các đoàn hội kèn, trống. Hàng trăm linh mục và 9 Giám mục đã đồng tế với Ngài (ảnh trên). Dự lễ đồng tế hôm nay còn có Đức TGM Leopold Girelli- Đại diện không Thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam. Mở đầu thánh lễ, Đức TGM L. Girelli đã nói lời chúc mừng của Tòa thánh, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Đức Hồng Y Phêrô nhân lễ ngân khánh Giám mục của Ngài. Đức TGM chuyển điện thư của Đức Thánh Cha và cha Alphongso Phạm Hùng- Chánh văn phòng TGM đã đọc bằng tiếng Việt. Trong thư, Đức Thánh Cha ban phép lành của Ngài tới Đức Hồng Y và cộng đoàn mà Đức Hồng Y coi sóc dịp này. Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh , Chủ tịch HĐGMVN cũng thay mặt Hội đồng chúc mừng Đức Hồng Y luôn bình an, mạnh khỏe để tiếp tục phục vụ giáo dân. Phát biểu với cộng đoàn, Đức Hồng Y nói rằng, Ngài chỉ nói hai từ :Cám ơn. Xin mọi người cùng hiệp lễ để Tạ ơn Thiên Chúa với Ngài. Giảng trong thánh lễ, Đức Hồng Y băn khoăn về công cuộc truyền giáo tại Việt Nam chưa thành công. Nguyên nhân có nhiều nhưng có lẽ tất cả hàng giáo sĩ và cả giáo dân nữa chưa học tinh thần say mê cầu nguyện, dấn thân của thánh Phanxicô Xavie, mới rao truyền bằng lời nói mà chưa phải bằng chính chứng nhân cuộc sống của mình nên chưa có sức lôi cuốn người khác theo Chúa.
Triết Giang
Triết Giang
Video Tiệc Mừng và Văn Nghệ VietCatholic 20 năm (phần 5)
VietCatholic Network
14:18 06/12/2016
Lễ truyền chức Phó Tế tại giáo phận Ban Mê Thuột
Trương Trí
22:27 06/12/2016
LỄ TRUYỀN CHỨC PHÓ TẾ TẠI GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT
Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột tọa lạc tại một khu đất đắc địa đứng vào bậc nhất của thành phố Ban Mê Thuột, nơi được mệnh danh là thủ phủ của miền Tây Nguyên. Ngôi Nhà thờ tuy nhỏ hẹp nhưng nhờ một khuôn viên xinh đẹp trước hang đá Đức Mẹ nên mọi Đại lễ của Giáo phận hầu như luôn được tổ chức tại đây.
Xem Hình
Hôm nay, ngày 6 tháng 12, mọi thành phần Dân Chúa qui tụ về đây, hân hoan hiệp dâng lời tạ ơn và cầu nguyện cho 12 thầy vừa hoàn thành chương trình học niên khóa vừa qua, nay được Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột dâng Thánh lễ đồng tế và chủ sự nghi thức truyền chức Phó tế, trong đó có 1 thầy thuộc Đan viện Biển Đức Thiên Hòa.
Thánh lễ sẽ được cử hành lúc 8 giờ sáng, nhưng Đức Cha đã đến từ sớm, Ngài đi một vòng thăm hỏi các Ban, Nghành, Đoàn thể, Đội Kèn và chào thăm gia đình các thầy được truyền chức hôm nay.
Đúng 8 giờ, đoàn rước đoàn đồng tế từ Hội trường Giáo xứ Chính tòa tiến ra Lễ Đài trong tiếng kèn và trống uy nghiêm, giữa hai hàng đại diện các đoàn thể của giáo xứ. Dẫn đầu là Thánh giá, Đèn chầu và thầy Phó tế rước sách Tin Mừng, Phụ huynh của các thầy vinh dự đi trong đoàn rước trước các thầy chuẩn bị được truyền chức Phó tế, tiếp đến là trên 150 Linh mục trong và ngoài Giáo phận. Đức Giám Mục vừa tiến về Lễ đài vừa ban phép lành cho Cộng đoàn.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Giám Mục nhấn mạnh đến việc các Tông đồ của Chúa Giêsu đã đặt tay lên đầu những người đã được các Ngài tuyển chọn để thay mặt các Ngài chăm sóc cho Cộng đoàn cả về tinh thần lẫn vật chất. Vì thế, qua việc đặt tay của các Tông đồ truyền lại, các Phó tế được phong chức để chu toàn các thừa tác vụ của mình một cách hữu hiệu nhờ ơn Bí tích. Các Phó tế được phép Rửa tội, giữ Mình Thánh Chúa, nhân danh Giáo Hội chứng hôn và chúc lành cho đôi hôn phối, đưa của ăn đàng cho người hấp hối, đọc Sách Thánh, giáo huấn và khuyên bảo dân chúng, chủ tọa việc phụng tự và kinh nguyện của tín hữu, chủ sự các nghi thức tang chế và an táng. Nhiệm vụ của các thầy Phó tế thật là quan trọng cho đời sống Giáo Hội, vì thế trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng cầu xin Chúa cho 12 ứng viên được truyền chức Phó tế hôm nay được đầy tràn tình yêu và sức mạnh của Chúa, giúp các thầy luôn biết mở lòng ra với ơn Chúa và biết lắng nghe những nhu cầu của anh chị em tín hữu, để nhờ đó các thầy có thể phục vụ cộng đoàn và anh chị em một cách tốt đẹp nhất. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những ai đã góp phần nuôi dưỡng, đào tạo các thầy nên xứng đáng với chức Thánh mà các thầy sắp lãnh nhận. Xin Chúa trả công bội hậu cho quí ân nhân của quí thầy và của Giáo Hội.
Phần Phụng vụ Lời Chúa được công bố bằng hai thứ tiếng, đại diện phụ huynh của các thầy gồm một người Kinh đọc tiếng Kinh và một người dân tộc đọc tiếng Êđê.
Nghi thức truyền chức được bắt đầu, Cha Chưởng ấn tòa Giám mục công bố danh sách các thầy và Cha Tổng Đại diện trình lên Đức Giám Mục, xin Ngài truyền chức Phó tế. Trước khi truyền chức, Đức Giám Mục ban huấn từ cho cộng đoàn và đặc biệt cho các thầy sắp lãnh nhận Bí tích truyền chức Thánh.
Nghi thức truyền chức bắt đầu, từng tiến chức bước lên trước Đức Giám Mục là vị chủ chăn của Giáo phận, đặt tay trong tay Ngài và hứa vâng phục. Tiếp theo là kinh cầu Các Thánh, các thầy phủ phục trước Bàn thờ, toàn thế cộng đoàn Dân Chúa cùng hiệp dâng lời nguyện xin các Ngài cầu bầu cùng Thiên Chúa tuôn đổ muôn phúc lành xuống trên quí thầy.
Sau các nghi thức cầu nguyện và tuyên hứa, Đức Giám Mục đặt tay lên từng thầy và đọc Lời Nguyện truyền chức, cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên các thầy để nhờ Người, các thầy được 7 ơn thêm sức mạnh, sẽ trung thành thi hành Thừa tác phục vụ. Tiếp theo, Đức Giám Mục làm phép giây Stola và Cha Tổng Đại diện tiến đến mang cho từng thầy tân Phó tế. Cuối cùng, Đức Giám Mục trao sách Phúc âm, như một sứ mệnh để các thầy trở thành người rao giảng Tin Mừng và Ngài trao hôn bình an cho quí thầy.
Sau Thánh lễ, đại diện quí thầy nói lời cảm ơn Đức Giám Mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, quí Cha đồng tế, quí Cha giáo và quí ân nhân đã yêu thương, dạy dỗ và nâng đỡ các thầy trong suốt những năm theo học và dâng hiến đời mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội. Cách riêng cảm ơn gia đình đã hy sinh, chấp nhận mọi khó khăn để con cái mình yên tâm tu học. Đại diện phụ huynh trao tặng Đức Cha và Cha tổng Đại diện những bó hoa tươi thắm, thể hiện tình yêu mến và tri ân của đàn chiên đối với vị mục tử kính yêu.
Cuối cùng, Đức Giám Mục Giáo phận đặc biệt cảm ơn Cha Quản xứ, Hội đồng Giáo xứ, các Ban Ngành Đoàn thể của Giáo xứ Chính tòa, đã không quản ngại vất vả, luôn đem hết sức mình để phục vụ Giáo phận, nhất là trong các dịp đại lễ như thế này, không hề phiền hà mà coi đó là trách nhiệm và là bổn phận của mình, luôn xứng đáng là con chim đầu đàn của Giáo phận.
Sau Thánh lễ, mặc dù mệt nhọc trong suốt 2 giờ đồng hồ, Đức Giám Mục cũng ở lại cùng quí thầy chụp những tấm hình lưu niệm cùng gia đình thân nhân của quí thầy.
Trương Trí
Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột tọa lạc tại một khu đất đắc địa đứng vào bậc nhất của thành phố Ban Mê Thuột, nơi được mệnh danh là thủ phủ của miền Tây Nguyên. Ngôi Nhà thờ tuy nhỏ hẹp nhưng nhờ một khuôn viên xinh đẹp trước hang đá Đức Mẹ nên mọi Đại lễ của Giáo phận hầu như luôn được tổ chức tại đây.
Xem Hình
Hôm nay, ngày 6 tháng 12, mọi thành phần Dân Chúa qui tụ về đây, hân hoan hiệp dâng lời tạ ơn và cầu nguyện cho 12 thầy vừa hoàn thành chương trình học niên khóa vừa qua, nay được Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột dâng Thánh lễ đồng tế và chủ sự nghi thức truyền chức Phó tế, trong đó có 1 thầy thuộc Đan viện Biển Đức Thiên Hòa.
Thánh lễ sẽ được cử hành lúc 8 giờ sáng, nhưng Đức Cha đã đến từ sớm, Ngài đi một vòng thăm hỏi các Ban, Nghành, Đoàn thể, Đội Kèn và chào thăm gia đình các thầy được truyền chức hôm nay.
Đúng 8 giờ, đoàn rước đoàn đồng tế từ Hội trường Giáo xứ Chính tòa tiến ra Lễ Đài trong tiếng kèn và trống uy nghiêm, giữa hai hàng đại diện các đoàn thể của giáo xứ. Dẫn đầu là Thánh giá, Đèn chầu và thầy Phó tế rước sách Tin Mừng, Phụ huynh của các thầy vinh dự đi trong đoàn rước trước các thầy chuẩn bị được truyền chức Phó tế, tiếp đến là trên 150 Linh mục trong và ngoài Giáo phận. Đức Giám Mục vừa tiến về Lễ đài vừa ban phép lành cho Cộng đoàn.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Giám Mục nhấn mạnh đến việc các Tông đồ của Chúa Giêsu đã đặt tay lên đầu những người đã được các Ngài tuyển chọn để thay mặt các Ngài chăm sóc cho Cộng đoàn cả về tinh thần lẫn vật chất. Vì thế, qua việc đặt tay của các Tông đồ truyền lại, các Phó tế được phong chức để chu toàn các thừa tác vụ của mình một cách hữu hiệu nhờ ơn Bí tích. Các Phó tế được phép Rửa tội, giữ Mình Thánh Chúa, nhân danh Giáo Hội chứng hôn và chúc lành cho đôi hôn phối, đưa của ăn đàng cho người hấp hối, đọc Sách Thánh, giáo huấn và khuyên bảo dân chúng, chủ tọa việc phụng tự và kinh nguyện của tín hữu, chủ sự các nghi thức tang chế và an táng. Nhiệm vụ của các thầy Phó tế thật là quan trọng cho đời sống Giáo Hội, vì thế trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng cầu xin Chúa cho 12 ứng viên được truyền chức Phó tế hôm nay được đầy tràn tình yêu và sức mạnh của Chúa, giúp các thầy luôn biết mở lòng ra với ơn Chúa và biết lắng nghe những nhu cầu của anh chị em tín hữu, để nhờ đó các thầy có thể phục vụ cộng đoàn và anh chị em một cách tốt đẹp nhất. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những ai đã góp phần nuôi dưỡng, đào tạo các thầy nên xứng đáng với chức Thánh mà các thầy sắp lãnh nhận. Xin Chúa trả công bội hậu cho quí ân nhân của quí thầy và của Giáo Hội.
Phần Phụng vụ Lời Chúa được công bố bằng hai thứ tiếng, đại diện phụ huynh của các thầy gồm một người Kinh đọc tiếng Kinh và một người dân tộc đọc tiếng Êđê.
Nghi thức truyền chức được bắt đầu, Cha Chưởng ấn tòa Giám mục công bố danh sách các thầy và Cha Tổng Đại diện trình lên Đức Giám Mục, xin Ngài truyền chức Phó tế. Trước khi truyền chức, Đức Giám Mục ban huấn từ cho cộng đoàn và đặc biệt cho các thầy sắp lãnh nhận Bí tích truyền chức Thánh.
Nghi thức truyền chức bắt đầu, từng tiến chức bước lên trước Đức Giám Mục là vị chủ chăn của Giáo phận, đặt tay trong tay Ngài và hứa vâng phục. Tiếp theo là kinh cầu Các Thánh, các thầy phủ phục trước Bàn thờ, toàn thế cộng đoàn Dân Chúa cùng hiệp dâng lời nguyện xin các Ngài cầu bầu cùng Thiên Chúa tuôn đổ muôn phúc lành xuống trên quí thầy.
Sau các nghi thức cầu nguyện và tuyên hứa, Đức Giám Mục đặt tay lên từng thầy và đọc Lời Nguyện truyền chức, cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên các thầy để nhờ Người, các thầy được 7 ơn thêm sức mạnh, sẽ trung thành thi hành Thừa tác phục vụ. Tiếp theo, Đức Giám Mục làm phép giây Stola và Cha Tổng Đại diện tiến đến mang cho từng thầy tân Phó tế. Cuối cùng, Đức Giám Mục trao sách Phúc âm, như một sứ mệnh để các thầy trở thành người rao giảng Tin Mừng và Ngài trao hôn bình an cho quí thầy.
Sau Thánh lễ, đại diện quí thầy nói lời cảm ơn Đức Giám Mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, quí Cha đồng tế, quí Cha giáo và quí ân nhân đã yêu thương, dạy dỗ và nâng đỡ các thầy trong suốt những năm theo học và dâng hiến đời mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội. Cách riêng cảm ơn gia đình đã hy sinh, chấp nhận mọi khó khăn để con cái mình yên tâm tu học. Đại diện phụ huynh trao tặng Đức Cha và Cha tổng Đại diện những bó hoa tươi thắm, thể hiện tình yêu mến và tri ân của đàn chiên đối với vị mục tử kính yêu.
Cuối cùng, Đức Giám Mục Giáo phận đặc biệt cảm ơn Cha Quản xứ, Hội đồng Giáo xứ, các Ban Ngành Đoàn thể của Giáo xứ Chính tòa, đã không quản ngại vất vả, luôn đem hết sức mình để phục vụ Giáo phận, nhất là trong các dịp đại lễ như thế này, không hề phiền hà mà coi đó là trách nhiệm và là bổn phận của mình, luôn xứng đáng là con chim đầu đàn của Giáo phận.
Sau Thánh lễ, mặc dù mệt nhọc trong suốt 2 giờ đồng hồ, Đức Giám Mục cũng ở lại cùng quí thầy chụp những tấm hình lưu niệm cùng gia đình thân nhân của quí thầy.
Trương Trí
Tiệc Mừng & Văn Nghệ Kỷ Niệm 20 Năm VietCatholic
VietCatholic Network
14:11 06/12/2016
Thông Báo
Phân Ưu : Thân Mẫu Cộng Tác Viên Vietcatholic Nguyễn Trọng Đa là cụ bà Anna Hoàng Thị Thơm qua đòi
Vietcatholic
18:43 06/12/2016
PHÂN ƯU Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em Bà Anna Hoàng Thị Thơm Sinh 1-1-1923 Quê Vĩnh Phước, Quảng Trạch, Quảng Bình Được Chúa gọi về lúc 20g ngày 6-12-2016 (Tức ngày 8-11 năm Bính Thân) Thọ 94 tuổi Tại Hoà Bình, Cam Phước Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa Nghi thức tẩm liệm tại tư gia lúc 20g ngày 7-12-2016 Thánh lễ an táng lúc 5g30 ngày thứ sáu 9-12-2016 Tại thánh đường giáo xứ Phú Nhơn, Cam Ranh, Gp Nha Trang Sau đó an táng tại nghĩa trang giáo xứ. Kính mong quý vị hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn Anna LM Giám Đốc Trần Công Nghị và toàn Ban Biên Tập thành kính phân ưu |
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Chiều / Sunset
Robert Helfman
20:04 06/12/2016
Ảnh của Robert Helfman
Đừng quên:
Mây chiều làm đẹp hoàng hôn.
Don’t forget:
Beautiful sunsets need cloundy skies..
(Paulo Coelho)