Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mẹ Vô nhiễm nguyên tội
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:07 06/12/2017
Lễ ngày 8 / 12
Lc 1, 26 – 38
Mỗi lần mừng lễ Mẹ, chúng ta không ngớt trầm trồ khen ngợi Mẹ bởi vì Giáo Hội đã tặng ban cho Mẹ biết bao nhiêu tước hiệu. Mỗi tước hiệu đều nói lên một vẻ đẹp, một nhân đức của Mẹ. Có những danh hiệu chính Mẹ khi hiện ra đã xác nhận danh xưng ấy như ” Mẹ Mân Côi, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội “ vv… Tất cả những tước hiệu do Hội Thánh, do Mẹ, do Giáo dân tung hô đều nói lên Lòng Thương Xót của Chúa đã yêu thương Mẹ từ đời đời. Chính vì thế, Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ trinh trong, sạch mọi vết nhơ của tội lỗi để Mẹ xứng đáng làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Mẹ Maria người nữ tử Sion đã được Thiên Chúa tuyển chọn, bởi Mẹ được đắc sủng nơi Thiên Chúa, nên Ngài đã ban cho Mẹ những đặc ân cao quý, tuyệt vời mà không có ai trên trần gian này có được những ơn như Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn trinh thai, ơn khỏi tội và ơn hồn xác Mẹ lên trời. Tất cả những đặc ân này Thiên Chúa chỉ dành cho Mẹ. Hội Thánh luôn ca tụng Mẹ vì Mẹ được ngập tràn hạnh phúc đích thực. Mẹ sống ở đời nhưng tâm hồn và cả con người của Mẹ đã hiến trọn cho Thiên Chúa. Mẹ luôn sạch tội và không bao giờ bị tội làm hoen ố tâm hồn. Mẹ không bao giờ lỗi phạm dù một lỗi nhỏ nhất, nên Mẹ không bao giờ phạm tội. Mẹ không vướng tội tổ tông vì Thiên Chúa gìn giữ Mẹ từ đời đời. Mẹ thụ thai là bởi phép Chúa Thánh Thần, do đó, Mẹ hoàn toàn trinh khiết khiến mọi người, mọi thế hệ và mãi mãi đời nhân loại sẽ khen Mẹ diễm phúc.
Danh xưng “ Vô Nhiễm Nguyên Tội “ đã được Mẹ Maria hiện ra ở Lộ Đức với thánh nữ Bernađetta vào ngày 25.03.1854 và xác nhận:” Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội “. Sau khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức đúng 04 năm, Đức Thánh Cha Pio IX đã tuyên bố tín điều “ Vô Nhiễm Nguyên Tội “ đúng ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8.12.1858 bằng tự sắc “Ineffabilis Deus”. Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là quà tặng tuyệt mỹ Thiên Chúa tặng ban cho con người, cho nhân loại. Thiên Chúa trao ban cho nhân loại một kiệt tác, một tác phẩm siêu vời có tên là Maria và là tuyệt tác tối cao của sự khôn ngoan tuyệt vời của Thiên Chúa.
Mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thiên Chúa quả quyết Ngài luôn có mặt trong thế giới này. Mẹ là Mẹ của một nhân loại mới, một nhân loại được Thiên Chúa yêu thương cứu chuộc. Mẹ là Sao Mai dẫn đường cho nhân loại. Thiên Chúa luôn ban cho nhân loại sức mạnh, sự can đảm, mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần để nhân loại không ngừng vươn tiến. Qua lời 'xin vâng' của Mẹ, Mẹ đã luôn sống ân sủng mà Thiên Chúa tặng ban cho Mẹ và Mẹ luôn dẫn đưa con người, dẫn đưa nhân loại đến với Chúa. Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội minh chứng lời của thánh Phaolô : ” …Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước Thánh Nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người “ ( Eph 1,4 ).
Đức Thánh Cha Pio IX trong tự sắc “ Ineffabilis Deus “ đã công bố rằng :” Chúng tôi tuyên xưng, công bố, và định tín giáo lý xác nhận Đức Trinh Nữ Maria, ngay từ giây phút đầu tiên được đầu thai, nhờ một ơn thánh cá biệt và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, dựa trên những công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi tơ vương của tội nguyên tổ là một giáo lý đã được Thiên Chúa mặc khải, và vì thế, phải được mọi tín hữu tin nhận vững vàng và bền vững “.
Kinh tiền tụng lễ Mẹ Vô Nhiễm viết : ” Thật vậy, Đức Trinh Nữ rất thanh khiết sẽ sinh hạ cho nhân loại một người Con là Chiên vẹn toàn, Đấng xóa tội trần gian. Cha đã chọn người giữa muôn một, để Người chuyển cầu và nêu gương thánh thiện cho dân Cha “.
Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong lòng mẹ. Chúa cũng gìn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp Con Chúa sẽ chịu chết sau này. Nhờ lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời “. Amen.
Lc 1, 26 – 38
Mỗi lần mừng lễ Mẹ, chúng ta không ngớt trầm trồ khen ngợi Mẹ bởi vì Giáo Hội đã tặng ban cho Mẹ biết bao nhiêu tước hiệu. Mỗi tước hiệu đều nói lên một vẻ đẹp, một nhân đức của Mẹ. Có những danh hiệu chính Mẹ khi hiện ra đã xác nhận danh xưng ấy như ” Mẹ Mân Côi, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội “ vv… Tất cả những tước hiệu do Hội Thánh, do Mẹ, do Giáo dân tung hô đều nói lên Lòng Thương Xót của Chúa đã yêu thương Mẹ từ đời đời. Chính vì thế, Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ trinh trong, sạch mọi vết nhơ của tội lỗi để Mẹ xứng đáng làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Mẹ Maria người nữ tử Sion đã được Thiên Chúa tuyển chọn, bởi Mẹ được đắc sủng nơi Thiên Chúa, nên Ngài đã ban cho Mẹ những đặc ân cao quý, tuyệt vời mà không có ai trên trần gian này có được những ơn như Mẹ. Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn trinh thai, ơn khỏi tội và ơn hồn xác Mẹ lên trời. Tất cả những đặc ân này Thiên Chúa chỉ dành cho Mẹ. Hội Thánh luôn ca tụng Mẹ vì Mẹ được ngập tràn hạnh phúc đích thực. Mẹ sống ở đời nhưng tâm hồn và cả con người của Mẹ đã hiến trọn cho Thiên Chúa. Mẹ luôn sạch tội và không bao giờ bị tội làm hoen ố tâm hồn. Mẹ không bao giờ lỗi phạm dù một lỗi nhỏ nhất, nên Mẹ không bao giờ phạm tội. Mẹ không vướng tội tổ tông vì Thiên Chúa gìn giữ Mẹ từ đời đời. Mẹ thụ thai là bởi phép Chúa Thánh Thần, do đó, Mẹ hoàn toàn trinh khiết khiến mọi người, mọi thế hệ và mãi mãi đời nhân loại sẽ khen Mẹ diễm phúc.
Danh xưng “ Vô Nhiễm Nguyên Tội “ đã được Mẹ Maria hiện ra ở Lộ Đức với thánh nữ Bernađetta vào ngày 25.03.1854 và xác nhận:” Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội “. Sau khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức đúng 04 năm, Đức Thánh Cha Pio IX đã tuyên bố tín điều “ Vô Nhiễm Nguyên Tội “ đúng ngày lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8.12.1858 bằng tự sắc “Ineffabilis Deus”. Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là quà tặng tuyệt mỹ Thiên Chúa tặng ban cho con người, cho nhân loại. Thiên Chúa trao ban cho nhân loại một kiệt tác, một tác phẩm siêu vời có tên là Maria và là tuyệt tác tối cao của sự khôn ngoan tuyệt vời của Thiên Chúa.
Mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thiên Chúa quả quyết Ngài luôn có mặt trong thế giới này. Mẹ là Mẹ của một nhân loại mới, một nhân loại được Thiên Chúa yêu thương cứu chuộc. Mẹ là Sao Mai dẫn đường cho nhân loại. Thiên Chúa luôn ban cho nhân loại sức mạnh, sự can đảm, mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần để nhân loại không ngừng vươn tiến. Qua lời 'xin vâng' của Mẹ, Mẹ đã luôn sống ân sủng mà Thiên Chúa tặng ban cho Mẹ và Mẹ luôn dẫn đưa con người, dẫn đưa nhân loại đến với Chúa. Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội minh chứng lời của thánh Phaolô : ” …Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước Thánh Nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người “ ( Eph 1,4 ).
Đức Thánh Cha Pio IX trong tự sắc “ Ineffabilis Deus “ đã công bố rằng :” Chúng tôi tuyên xưng, công bố, và định tín giáo lý xác nhận Đức Trinh Nữ Maria, ngay từ giây phút đầu tiên được đầu thai, nhờ một ơn thánh cá biệt và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, dựa trên những công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi tơ vương của tội nguyên tổ là một giáo lý đã được Thiên Chúa mặc khải, và vì thế, phải được mọi tín hữu tin nhận vững vàng và bền vững “.
Kinh tiền tụng lễ Mẹ Vô Nhiễm viết : ” Thật vậy, Đức Trinh Nữ rất thanh khiết sẽ sinh hạ cho nhân loại một người Con là Chiên vẹn toàn, Đấng xóa tội trần gian. Cha đã chọn người giữa muôn một, để Người chuyển cầu và nêu gương thánh thiện cho dân Cha “.
Lạy Chúa, Chúa đã dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong lòng mẹ. Chúa cũng gìn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp Con Chúa sẽ chịu chết sau này. Nhờ lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời “. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lo âu vì Mỹ công nhận Jerusalem thủ đô Israel
LM. Trần Đức Anh OP
09:28 06/12/2017
VATICAN. ĐTC bày tỏ lo âu về việc tổng thống Mỹ Donald Trump dự định di chuyển đại sứ quán về thành Jerusalem, công nhận thành này là thủ đô của Israel, bất chấp công pháp quốc tế và sự phản đối của nhiều nước.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng 6-12-2017, ĐTC nói:
”Giờ đây tôi nghĩ tới Jerusalem. Về vấn đề này, tôi không thể không nói lên sự lo âu sâu xa của tôi về tình trạng diễn ra trong những ngày này, và đồng thời tôi tha thiết kêu gọi dấn thân tôn trọng qui chế hiện tại của thành Jerusalem, phù hợp với các nghị quyết liên hệ của LHQ.
”Jerusalem là thành độc nhất, thánh thiêng đối với người Do thái, Kitô và Hồi giáo, tại đó họ tôn kính các nơi thánh của các tôn giáo liên hệ và có một ơn gọi đặc biệt về hòa bình.
”Tôi cầu xin Chúa để cho căn tính ấy của Jerusalem được bảo tồn và củng cố để mưu ích cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới, cầu cho sự khôn ngoan và thận trọng được trổi vượt, để tránh tăng thêm những yếu tố căng thẳng mới trong bối cảnh hoàn cầu đã bị co quắp và ghi đậm bao nhiêu cuộc xung đột tàn ác”.
Nhiều lãnh tụ các nước Hồi giáo và các đồng minh Âu Châu của Mỹ đã kêu gọi Tổng Thống Trump đừng di chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem thay vì để nguyên tại Tel Aviv như hiện nay. Cả Palestine cũng tuyên bố Jerusalem là thủ đô của mình. Tòa Thánh kêu gọi giải quyết vấn đề này bằng đường lối thương thuyết, và đề nghị để Jerusalem là một thành phố chung (Rei 6-12-2017)
”Giờ đây tôi nghĩ tới Jerusalem. Về vấn đề này, tôi không thể không nói lên sự lo âu sâu xa của tôi về tình trạng diễn ra trong những ngày này, và đồng thời tôi tha thiết kêu gọi dấn thân tôn trọng qui chế hiện tại của thành Jerusalem, phù hợp với các nghị quyết liên hệ của LHQ.
”Jerusalem là thành độc nhất, thánh thiêng đối với người Do thái, Kitô và Hồi giáo, tại đó họ tôn kính các nơi thánh của các tôn giáo liên hệ và có một ơn gọi đặc biệt về hòa bình.
”Tôi cầu xin Chúa để cho căn tính ấy của Jerusalem được bảo tồn và củng cố để mưu ích cho Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới, cầu cho sự khôn ngoan và thận trọng được trổi vượt, để tránh tăng thêm những yếu tố căng thẳng mới trong bối cảnh hoàn cầu đã bị co quắp và ghi đậm bao nhiêu cuộc xung đột tàn ác”.
Nhiều lãnh tụ các nước Hồi giáo và các đồng minh Âu Châu của Mỹ đã kêu gọi Tổng Thống Trump đừng di chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem thay vì để nguyên tại Tel Aviv như hiện nay. Cả Palestine cũng tuyên bố Jerusalem là thủ đô của mình. Tòa Thánh kêu gọi giải quyết vấn đề này bằng đường lối thương thuyết, và đề nghị để Jerusalem là một thành phố chung (Rei 6-12-2017)
Đức Thánh Cha kêu gọi tổng thống Trump tôn trọng hiện trạng của thành Thánh Giêrusalem
Đặng Tự Do
09:35 06/12/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ những quan ngại của ngài trước quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel.
Đức Giáo Hoàng nói ngài “không thể giữ im lặng” trước “những tình huống phát sinh trong những ngày gần đây”, và kêu gọi tôn trọng “hiện trạng của thành phố, phù hợp với các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc”.
“Giêrusalem là một thành phố độc đáo, thánh thiêng đối với người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo, là những người tôn kính nơi Thánh của các tôn giáo tương ứng của mình, và thành phố này có một ơn gọi đặc biệt cho hòa bình.
“Tôi cầu nguyện xin Chúa rằng căn tính này sẽ được duy trì và tăng cường vì lợi ích của Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới, cũng như xin cho sự khôn ngoan và thận trọng sẽ chiếm ưu thế, để tránh thêm các yếu tố căng thẳng mới trong một thế giới đã lung lay và được ghi dấu bằng quá nhiều những xung đột tàn bạo”
Tổng thống Trump dự kiến sẽ sớm công bố rằng Hoa Kỳ công nhận thành phố này là thủ đô của Israel, và Hoa Kỳ sẽ di chuyển sứ quán của mình từ Tel Aviv đến đó.
Mặc dù tiến trình xây dựng sứ quán mới sẽ mất vài năm, Trump đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “bắt đầu tiến trình”.
Một quan chức Mỹ nói: “Chính sách của Mỹ là thành thật vì thực tế Giêrusalem là thủ đô của Israel. Nó đã là thủ đô của người dân Israel kể từ thời cổ đại. Không ai có thể phủ nhận điều đó, đó chỉ là một thực tế.”
Tình trạng của thành phố vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Người Palestine nhấn mạnh rằng không có hy vọng về một thỏa thuận hòa bình, trừ khi họ có thể sử dụng phần phía đông thành phố này làm thủ đô của họ, nhưng người Israel cho rằng cả thành phố là của riêng họ.
Một phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Mahmood Abbas mô tả động thái này là “không thể chấp nhận”.
Ông Abbas cũng được tường trình là đã gọi cho Đức Thánh Cha Phanxicô để bày tỏ mối quan ngại của ông về động thái này.
Các nhà lãnh đạo Liên đoàn Ả rập và từ Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến Ai Cập, Jordan, Ả-rập Xê-út và Iraq đã kêu gọi Tổng thống Trump xem xét lại.
Đức Giáo Hoàng nói ngài “không thể giữ im lặng” trước “những tình huống phát sinh trong những ngày gần đây”, và kêu gọi tôn trọng “hiện trạng của thành phố, phù hợp với các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc”.
“Giêrusalem là một thành phố độc đáo, thánh thiêng đối với người Do Thái, Kitô hữu và người Hồi giáo, là những người tôn kính nơi Thánh của các tôn giáo tương ứng của mình, và thành phố này có một ơn gọi đặc biệt cho hòa bình.
“Tôi cầu nguyện xin Chúa rằng căn tính này sẽ được duy trì và tăng cường vì lợi ích của Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới, cũng như xin cho sự khôn ngoan và thận trọng sẽ chiếm ưu thế, để tránh thêm các yếu tố căng thẳng mới trong một thế giới đã lung lay và được ghi dấu bằng quá nhiều những xung đột tàn bạo”
Tổng thống Trump dự kiến sẽ sớm công bố rằng Hoa Kỳ công nhận thành phố này là thủ đô của Israel, và Hoa Kỳ sẽ di chuyển sứ quán của mình từ Tel Aviv đến đó.
Mặc dù tiến trình xây dựng sứ quán mới sẽ mất vài năm, Trump đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “bắt đầu tiến trình”.
Một quan chức Mỹ nói: “Chính sách của Mỹ là thành thật vì thực tế Giêrusalem là thủ đô của Israel. Nó đã là thủ đô của người dân Israel kể từ thời cổ đại. Không ai có thể phủ nhận điều đó, đó chỉ là một thực tế.”
Tình trạng của thành phố vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Người Palestine nhấn mạnh rằng không có hy vọng về một thỏa thuận hòa bình, trừ khi họ có thể sử dụng phần phía đông thành phố này làm thủ đô của họ, nhưng người Israel cho rằng cả thành phố là của riêng họ.
Một phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Mahmood Abbas mô tả động thái này là “không thể chấp nhận”.
Ông Abbas cũng được tường trình là đã gọi cho Đức Thánh Cha Phanxicô để bày tỏ mối quan ngại của ông về động thái này.
Các nhà lãnh đạo Liên đoàn Ả rập và từ Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến Ai Cập, Jordan, Ả-rập Xê-út và Iraq đã kêu gọi Tổng thống Trump xem xét lại.
Nghị sĩ Công Giáo chỉ trích cuộc vận động ''ly hôn không có lỗi'' tại Anh
Đặng Tự Do
09:44 06/12/2017
Một Nghị sĩ Công Giáo đã chỉ trích các cuộc vận động cho tiến trình "ly hôn không có lỗi", nghĩa là người muốn ly hôn không cần đưa ra bất cứ “lỗi” của người phối ngẫu; không thích ở chung với nhau nữa thì ly hôn vậy thôi. Ông nói rằng đó sẽ là một bước "thoái hóa" có thể gây tổn thương cho "người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất" trong xã hội.
Sir Edward Leigh đã phát biểu như trên sau khi tờ Times tung ra một chiến dịch vận động thay đổi luật để các cặp vợ chồng có thể được ly dị nhanh chóng - tức là dưới hai năm - mà không cần đổ bất cứ lỗi nào cho người phối ngẫu. Thẩm phán cao cấp nhất của Anh, là Baroness Hale của thành phố Richmond, chủ tịch Tòa án Tối cao, đã ủng hộ chiến dịch này, và nói rằng hệ thống hiện nay đã gây khó khăn cho các gia đình.
Nhưng Sir Edward cho biết bằng chứng từ nhiều quốc gia - từ Hoa Kỳ đến Thụy Điển - cho thấy “ly hôn không có lỗi” đã "có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và những hành vi chống lại xã hội. Phụ nữ trở nên nghèo hơn, các bà mẹ độc thân phải làm việc lâu hơn, và trẻ em trở nên bất lợi hơn."
Sir Edward Leigh đã phát biểu như trên sau khi tờ Times tung ra một chiến dịch vận động thay đổi luật để các cặp vợ chồng có thể được ly dị nhanh chóng - tức là dưới hai năm - mà không cần đổ bất cứ lỗi nào cho người phối ngẫu. Thẩm phán cao cấp nhất của Anh, là Baroness Hale của thành phố Richmond, chủ tịch Tòa án Tối cao, đã ủng hộ chiến dịch này, và nói rằng hệ thống hiện nay đã gây khó khăn cho các gia đình.
Nhưng Sir Edward cho biết bằng chứng từ nhiều quốc gia - từ Hoa Kỳ đến Thụy Điển - cho thấy “ly hôn không có lỗi” đã "có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và những hành vi chống lại xã hội. Phụ nữ trở nên nghèo hơn, các bà mẹ độc thân phải làm việc lâu hơn, và trẻ em trở nên bất lợi hơn."
ĐGH Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tôn trọng vai trò của Liên Hiệp Quốc về thành thánh Jerusalem.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:39 06/12/2017
ĐGH Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tôn trọng vai trò của Liên Hiệp Quốc về thành thánh Jerusalem.
(EWTN News/CNA) Trước tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Do Thái, ĐGH Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần thận trọng và tôn trọng những giải quyết hiện nay của Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay ngày 6 tháng 12, ĐGH nói rằng “Tôi nghĩ đến thành phố Jerusalem, nhất là những quan ngại sâu xa của tôi về tình hình nóng bỏng trong vài ngày qua.” Và ngài cũng gởi lời “kêu gọi khẩn thiết” cho cộng đồng thế giới để bảo đảm rằng “mọi người hãy tôn trọng tình trạng hiện tại của thành phố, phù hợp những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.”
Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng phía Đông của Jerusalem thuộc phần đất của người Palestine và thành phố này sẽ là thủ đô của hai nước Do Thái và Palestine.
ĐGH cũng nói chuyện với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài tại sảnh đường Thánh Phaolô VI tại Vatican về chuyến thăm Mayanmar và Bangladesh.
Lời kêu gọi của ĐGH về Jerusalem được đưa ra khi tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, một quyết định gây nhiều phản ứng khác nhau trong cộng đồng thế giới.
Theo đài BBC, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tel Aviv trong kế hoạch, sẽ dời về Jerusalem. Quyết định này được Do Thái hoan nghênh, trong khi các lãnh đạo của Palestine, Ả Rập và các nước Hồi Giáo lên tiếng quan ngại và cho rằng làm như thế là nguy hại đến tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Lâu rồi Do Thái luôn cho rằng Jerusalem là thủ đô của họ, tuy nhiên người Palestine lại cho rằng miền đông của thành phố thuộc về họ và cũng muốn nhận Jerusalem là thủ đô trong tương lai. Với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, Hoa Kỳ đã là quốc gia đầu tiên làm công việc này kể từ khi nước Do Thái được thành lập vào năm 1948.
Theo những hiệp ước hòa bình vào năm 1993 giữa Do Thái và Palestine, vấn đề Jerusalem sẽ được thảo luận sau trong các cuộc đàm phán. Chủ quyền của Do Thái trên thành phố Jerusalem chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận và các đại sứ được đặt tại Tel Aviv.
Công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái dường như sẽ tạo nhiều căng thẳng, đặc biệt là một số khu định cư mà người Do Thái đã xây dựng trong số 200,000, được coi là bất hợp pháp theo luật quốc tế, dù Do Thái bác bỏ lập luận này.
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH Phanxicô lưu ý rằng Jerusalem là một “thành phố đặc biệt”, được coi là thánh thiêng cho người Do Thái, người tín hữu và cả cho người Hồi Giáo. Vì thế, thành phố này “có một sứ mạng đặc biệt cho hòa bình.”
ĐGH nói rằng “Tôi cầu xin Thiên Chúa cho thành phố này được bảo tồn và củng cố vì lợi ích của Đất Thánh, Trung Đông và toàn thế giới, và cần sự thận trọng và khôn ngoan để tránh những căng thẳng mới trong một thế giới đã có nhiều xung khắc dã man.”
Trước cuộc tiếp kiến, ĐGH đã gặp phái đoàn tôn giáo Palestine theo lịch trình, kêu gọi đàm thoại để quyền lợi của mọi người được tôn trọng nơi Đất Thánh. Ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng “hòa bình và thịnh vượng” sẽ đến với người Palestine.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Trước tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Do Thái, ĐGH Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần thận trọng và tôn trọng những giải quyết hiện nay của Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay ngày 6 tháng 12, ĐGH nói rằng “Tôi nghĩ đến thành phố Jerusalem, nhất là những quan ngại sâu xa của tôi về tình hình nóng bỏng trong vài ngày qua.” Và ngài cũng gởi lời “kêu gọi khẩn thiết” cho cộng đồng thế giới để bảo đảm rằng “mọi người hãy tôn trọng tình trạng hiện tại của thành phố, phù hợp những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.”
Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng phía Đông của Jerusalem thuộc phần đất của người Palestine và thành phố này sẽ là thủ đô của hai nước Do Thái và Palestine.
ĐGH cũng nói chuyện với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài tại sảnh đường Thánh Phaolô VI tại Vatican về chuyến thăm Mayanmar và Bangladesh.
Lời kêu gọi của ĐGH về Jerusalem được đưa ra khi tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, một quyết định gây nhiều phản ứng khác nhau trong cộng đồng thế giới.
Theo đài BBC, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tel Aviv trong kế hoạch, sẽ dời về Jerusalem. Quyết định này được Do Thái hoan nghênh, trong khi các lãnh đạo của Palestine, Ả Rập và các nước Hồi Giáo lên tiếng quan ngại và cho rằng làm như thế là nguy hại đến tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Lâu rồi Do Thái luôn cho rằng Jerusalem là thủ đô của họ, tuy nhiên người Palestine lại cho rằng miền đông của thành phố thuộc về họ và cũng muốn nhận Jerusalem là thủ đô trong tương lai. Với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, Hoa Kỳ đã là quốc gia đầu tiên làm công việc này kể từ khi nước Do Thái được thành lập vào năm 1948.
Theo những hiệp ước hòa bình vào năm 1993 giữa Do Thái và Palestine, vấn đề Jerusalem sẽ được thảo luận sau trong các cuộc đàm phán. Chủ quyền của Do Thái trên thành phố Jerusalem chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận và các đại sứ được đặt tại Tel Aviv.
Công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái dường như sẽ tạo nhiều căng thẳng, đặc biệt là một số khu định cư mà người Do Thái đã xây dựng trong số 200,000, được coi là bất hợp pháp theo luật quốc tế, dù Do Thái bác bỏ lập luận này.
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH Phanxicô lưu ý rằng Jerusalem là một “thành phố đặc biệt”, được coi là thánh thiêng cho người Do Thái, người tín hữu và cả cho người Hồi Giáo. Vì thế, thành phố này “có một sứ mạng đặc biệt cho hòa bình.”
ĐGH nói rằng “Tôi cầu xin Thiên Chúa cho thành phố này được bảo tồn và củng cố vì lợi ích của Đất Thánh, Trung Đông và toàn thế giới, và cần sự thận trọng và khôn ngoan để tránh những căng thẳng mới trong một thế giới đã có nhiều xung khắc dã man.”
Trước cuộc tiếp kiến, ĐGH đã gặp phái đoàn tôn giáo Palestine theo lịch trình, kêu gọi đàm thoại để quyền lợi của mọi người được tôn trọng nơi Đất Thánh. Ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng “hòa bình và thịnh vượng” sẽ đến với người Palestine.
Giuse Thẩm Nguyễn
Vua Nhạc Rock Johnny Hallyday Của Pháp Tuyên Xưng Đức Tin Qua Âm Nhạc
Lê Đình Thông
16:12 06/12/2017
Sự nghiệp ca nhạc của Johnny Hallyday còn mang dấu ấn đức tin, biểu hiện qua thánh giá đeo trước ngực và nhiều ca khúc.
Trong tập nhạc ‘‘Vie’’ (1970) có ca khúc ‘‘Jésus-Christ’’. Lời ca viết rằng nếu ngày nay Chúa giáng trần, ngài cũng gẩy khúc tây ban cầm và ngủ trên hàng ghế trong các nhà ga. Điệp khúc còn nói Chúa Kitô là hiện thân híp pi. Vào thời điểm vừa kể, ca khúc này bị cấm trên hệ thống truyền thanh Pháp. Trả lời những ý kiến chống đối, Johnny khẳng định : ‘‘Tôi là một tín hữu Công Giáo. Cho dầu có cấm đoán thì tôi vẫn là người Công Giáo.’’
Ca khúc ‘‘Noël interdit’’ (1973) nói đến hài nhi bị bỏ rơi, được cô ruột ẵm nuôi : ‘‘Bên ánh lửa bừng lên trong ánh mắt, Chúa muốn hài nhi được vui sướng’’.
Ca khúc ‘‘Marie’’(2002) có số bán kỷ lục một triệu CD. ‘‘Lạy Mẹ dấu yêu, nếu Mẹ biết mọi nỗi bất hạnh người đời bắt con phải chịu, con hằng mong được yên nghỉ trong vòng tay hiền mẫu. Lạy Mẹ dấu yêu, con chờ mong ngày về bên Mẹ’’.
Trong đêm đông lạnh giá năm nay, Johnny Hallyday đã an nghỉ, với một đức tin không lay chuyển, về bên Mẹ hiền. Johnny đã gieo rắc tình yêu thương Kitô giáo trong lòng khách mộ điệu, trong số có nhiều người không cùng đức tin Công Giáo.
Paris, ngày 06/12/2017
Lê Đình Thông
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhà thờ giáo xứ Động Linh được Khánh thành và Cung hiến. ngày 25/11/2017
Hóa Dung
02:54 06/12/2017
Nhà thờ giáo xứ Động Linh được Khánh thành và Cung hiến.
Ngày 25/11/2017 vừa qua, ngôi nhà thờ thuộc giáo xứ Động Linh đã chính thức được khánh thành. Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã cử hành Thánh lễ Cung hiến bàn thờ và ngôi nhà thờ này với tước hiệu Chúa Ki-tô Vua.
Giáo xứ Động linh thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, nằm trên địa bàn xã Duy Minh, Duy Tiên, Hà Nam.
Tin mừng đến với Động Linh khoảng năm 1830. Hạt giống tuy bé nhỏ và ít ỏi, nhưng dù sóng gió, dù bão táp gian nguy, dù gươm giáo, cực hình, các tín hữu nơi đây vẫn đứng vững. Hạt giống đã trổ sinh hàng chục, hàng trăm, và cộng đoàn đã dựng nên một ngôi nhà cầu nguyện đầu tiên bằng lá gồi.
Năm 1900 số giáo dân có khoảng 300 người. Cha già Luận đã mời Cố Nhã là cha xứ Kim Bảng về cắm hướng ngôi nhà thờ. Cộng đoàn đã xây dựng một ngôi nhà thờ bằng vôi cát gạch đá, thay cho ngôi nhà thờ bằng lá gồi đơn sơ bị tàn phá.
Năm 1920 cộng đoàn Động Linh được nâng lên hàng giáo xứ với 6 giáo họ trực thuộc, có tổng số giáo dân khoảng 1500 người.
Năm 1954, Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Thục và giáo dân trong xứ đã phải tản mác di cư vào Miền Nam sinh sống ở những vùng Rạch Giá, Trung Chánh, Gò Vấp. Trong hoàn cảnh khó khăn trăm bề, số sót ở lại không chùn lòng, nản trí, vẫn kiên cường giữ vững Đức tin bên cạnh vị chủ chăn cha già Phêrô Đỗ Đạt Khoát.
Với thời gian, ngôi nhà thờ nhỏ bé đã xuống cấp, nứt tách. Nhận thấy xã hội không ngừng phát triển, giáo dân ngày một gia tăng, cha chính xứ Bruno Nguyễn Văn San cùng Giáo xứ đã xin Đức Hồng Y cho phép được xây ngôi nhà thờ mới. Và ngày 24 tháng 09 năm 2011 cha quản hạt Phêrô Bùi Ngọc Tuấn đã dâng Thánh lễ khởi công.
Song song với quá trình xây dựng Nhà Thờ, do những nhu cầu mục vụ khác cần phải có, Giáo xứ cũng đã khởi công xây ngôi nhà phòng dùng vào việc tiếp đón. Nhà giáo lý để dậy Kinh Thánh, giáo lý, nhân bản cho các thế hệ tương lai. Tượng đài Đức Mẹ La Vang trên vị trí ngôi nhà thờ cũ để mời gọi mọi người chạy đến với Mẹ lúc gian nguy. Mở rộng 1200 m2 mặt bằng khuôn viên, và xây một ngôi nhà nguyện cho Giáo điểm tại phố Đồng Văn, nơi ngày một phát triển.
Các công trình đã lần lượt được hoàn thiện: Ngày 12 tháng 04 năm 2015 làm phép nhà phòng; Ngày mồng 04 tháng 02 năm 2017 làm phép nhà nguyện Đồng Văn; Ngày 04 tháng 03 năm 2017 làm phép Tượng đài Đức Mẹ La Vang; Ngày 19 tháng 03 năm 2017 làm phép nhà giáo lý.
Ngôi nhà thờ được khánh thánh hôm 25/11/2017 có chiều dài 46m, rộng 16m, tháp cao 46m. Mặt tiền giữa hai ngọn tháp là tượng đài Chúa Ki-tô Vua bằng đá nguyên khối cao 3m7.
Hiện nay Giáo xứ Động Linh có tổng cộng ngót 3 nghìn giáo dân.
Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội
Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương đã về Nhà Cha trên Trời lúc 10.20 phút sáng Thứ Tư 6/12/2017
VietCatholic Network
13:16 06/12/2017
Đức cha Dominic Mai Thanh Lương là Giám mục gốc Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ, từng giữ chức Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Orange (California) từ năm 2003 đến năm 2015.
Đức Cha Dominic sinh ngày 20 tháng 12 năm 1940 tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, thuộc Giáo phận Bùi Chu. Đức Cha còn có một người anh là linh mục Mai Ngọc Lợi, đã qua đời cách đây hơn 1 năm.
Năm 14 tuổi (1954), gia đình di cư vào miền Nam, cư ngụ tại Giáo phận Ðà Nẵng. Năm 16 tuổi, thầy Lương được cử qua Hoa Kỳ học tại Đại chủng viện giáo phận Buffalo (New York) và chủng viện Thánh Bênarđô thuộc Đại học Canisius ở Buffalo. Ngày 21 tháng 5 năm 1966, Thầy Lương được thụ phong linh mục tại Buffalo cho Giáo phận Đà Nẵng ở Việt Nam vì hoàn cảnh bấy giờ ngài không về nước được.
Sau đó phục vụ mục vụ tại giáo phận Buffalo coi nhiều xứ đạo khác nhau.
Trong tthời gian này, ngài cũng nhận trách nhiệm làm Tuyên úy cho sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ.
Tháng 11 năm 1971, cha Dominic Mai Thanh Lương cùng một số các linh mục đang du học tại Hoa Kỳ, có cha Phạm Minh Hứa, cha Trần Công Nghị, cha Trần Bình Trọng… lập ra Cộng đồng Giáo sĩ và Tu sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, là tiền thân của Liên Tu Sĩ và Liên Đòan Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Tháng 7 năm 1976, Cha Dominic Lương được Cha John Trần Công Nghị lúc đó là Giám đốc tiên khởi Trung tâm Mục Vụ Công Giáo TGP New Orleans mời về thay thế làm Giám đốc TTMV New Orleans, vì Cha Nghị lúc đó được Đại học Urbano thuộc Bộ Truyền Giáo cấp học bổng trở lại Roma để hòan thành tiến sĩ thần học bên Roma.
Cha Dominic Lương về New Orleans tiếp tục cùng với các Cha Việt Châu, Phạm Văn Tuệ, Trần Cao Tường, Vũ Hân xây dựng Cộng đồng Công Giáo Việt Nam thành một trong những Trung tâm có các sinh họat tôn giáo và văn hóa qui mô nhất Hoa Kỳ. Đặc biệt nhất là 4 Cộng đòan Công Giáo Việt Nam ngay từ tháng 8 năm 1975 đã có các thánh lễ bằng tiếng Việt mỗi ngày. Sau này các Cộng đòan này đều trở thành các Giáo xứ tòng nhân chuyện phục vụ cho người gốc Việt Nam.
Ngày 15 tháng 12 năm 1986, Cha Lương được ban tước vị Ðức ông. Từ năm 1989 đến năm 2003, Ngài được Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ bổ nhiệm làm Liên Lạc Viên giữa Hội Đồng GMKH với các cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, đồng thời là cha sở Giáo xứ Ðức Maria Nữ vương Việt Nam, tại New Orleans.
Ngày 25 tháng 4 năm 2003, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Orange, nơi có số lượng người Công Giáo Việt Nam nhất tại hải ngoại. Và ngài là Giám mục gốc Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ðức Đức Cha Mai Thanh Lương được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Thánh Columban ở Garden Grove, California vào ngày 11 tháng 06 năm 2003.
Ngày 20 tháng 12 năm 2015, văn phòng Toà Thánh loan tin Giáo hoàng Phanxicô chấp thuận đơn từ chức của Đức Cha vì lý do tuổi tác theo Giáo luật.
Từ hơn 1 năm qua sức khỏe của Đức Cha Dominic yếu dần, ra vào nhà thương nhiều lần. Gần đây nhất trong vòng hơn 1 tháng qua, ngài đã phải đi lọc máu 3 ngày một tuần, rất mệt nhọc và đau đớn.
Chiều ngày 4 tháng 12, ngài được chở vào emergency của bệnh viện St. Joseph.
Sáng nay khi nghe tin tình trạng của Đức cha Dominic đã bất tỉnh thì Đức Cha Kevin Vann, giám mục GP Orange và cha thư ký Thần Tài đã ghé thăm Đức Cha Dominic và ban phép lành.
Đức cha Dominic đã qua đời lúc 10:20 sáng nay ngày 6/12/2017. Cha Trịnh Minh Thái đã xức dầu và ban các phép cuối cùng cho ngài với sự hiện diện hai thư ký cũ của ngài là Sr. Catherine Nguyễn và chị Jennifer Phạm và bên cạnh những người thân.
Chiều nay thứ Tư (6/12/2017) sẽ có Thánh lễ (tiếng Việt) cầu nguyện cho Đức cố Giám mục Dominic vào lúc 5:30pm tại Arboretum của nhà thờ chính tòa Christ Cathedral (nhà thờ kiếng), xin mời qúi linh mục, tu sĩ và giáo dân đến tham dự cầu nguyện cho linh hồn Đominicô.
Tòa Giám Mục Orange sẽ ra thông báo về chi tiết Thánh lễ an táng cho Đức cha Dominic dự tính sẽ vào tuần tới.
Năm 14 tuổi (1954), gia đình di cư vào miền Nam, cư ngụ tại Giáo phận Ðà Nẵng. Năm 16 tuổi, thầy Lương được cử qua Hoa Kỳ học tại Đại chủng viện giáo phận Buffalo (New York) và chủng viện Thánh Bênarđô thuộc Đại học Canisius ở Buffalo. Ngày 21 tháng 5 năm 1966, Thầy Lương được thụ phong linh mục tại Buffalo cho Giáo phận Đà Nẵng ở Việt Nam vì hoàn cảnh bấy giờ ngài không về nước được.
Sau đó phục vụ mục vụ tại giáo phận Buffalo coi nhiều xứ đạo khác nhau.
Trong tthời gian này, ngài cũng nhận trách nhiệm làm Tuyên úy cho sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ.
Tháng 11 năm 1971, cha Dominic Mai Thanh Lương cùng một số các linh mục đang du học tại Hoa Kỳ, có cha Phạm Minh Hứa, cha Trần Công Nghị, cha Trần Bình Trọng… lập ra Cộng đồng Giáo sĩ và Tu sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, là tiền thân của Liên Tu Sĩ và Liên Đòan Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Tháng 7 năm 1976, Cha Dominic Lương được Cha John Trần Công Nghị lúc đó là Giám đốc tiên khởi Trung tâm Mục Vụ Công Giáo TGP New Orleans mời về thay thế làm Giám đốc TTMV New Orleans, vì Cha Nghị lúc đó được Đại học Urbano thuộc Bộ Truyền Giáo cấp học bổng trở lại Roma để hòan thành tiến sĩ thần học bên Roma.
Cha Dominic Lương về New Orleans tiếp tục cùng với các Cha Việt Châu, Phạm Văn Tuệ, Trần Cao Tường, Vũ Hân xây dựng Cộng đồng Công Giáo Việt Nam thành một trong những Trung tâm có các sinh họat tôn giáo và văn hóa qui mô nhất Hoa Kỳ. Đặc biệt nhất là 4 Cộng đòan Công Giáo Việt Nam ngay từ tháng 8 năm 1975 đã có các thánh lễ bằng tiếng Việt mỗi ngày. Sau này các Cộng đòan này đều trở thành các Giáo xứ tòng nhân chuyện phục vụ cho người gốc Việt Nam.
Ngày 15 tháng 12 năm 1986, Cha Lương được ban tước vị Ðức ông. Từ năm 1989 đến năm 2003, Ngài được Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ bổ nhiệm làm Liên Lạc Viên giữa Hội Đồng GMKH với các cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, đồng thời là cha sở Giáo xứ Ðức Maria Nữ vương Việt Nam, tại New Orleans.
Ngày 25 tháng 4 năm 2003, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Orange, nơi có số lượng người Công Giáo Việt Nam nhất tại hải ngoại. Và ngài là Giám mục gốc Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ðức Đức Cha Mai Thanh Lương được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Thánh Columban ở Garden Grove, California vào ngày 11 tháng 06 năm 2003.
Từ hơn 1 năm qua sức khỏe của Đức Cha Dominic yếu dần, ra vào nhà thương nhiều lần. Gần đây nhất trong vòng hơn 1 tháng qua, ngài đã phải đi lọc máu 3 ngày một tuần, rất mệt nhọc và đau đớn.
Chiều ngày 4 tháng 12, ngài được chở vào emergency của bệnh viện St. Joseph.
Sáng nay khi nghe tin tình trạng của Đức cha Dominic đã bất tỉnh thì Đức Cha Kevin Vann, giám mục GP Orange và cha thư ký Thần Tài đã ghé thăm Đức Cha Dominic và ban phép lành.
Đức cha Dominic đã qua đời lúc 10:20 sáng nay ngày 6/12/2017. Cha Trịnh Minh Thái đã xức dầu và ban các phép cuối cùng cho ngài với sự hiện diện hai thư ký cũ của ngài là Sr. Catherine Nguyễn và chị Jennifer Phạm và bên cạnh những người thân.
Chiều nay thứ Tư (6/12/2017) sẽ có Thánh lễ (tiếng Việt) cầu nguyện cho Đức cố Giám mục Dominic vào lúc 5:30pm tại Arboretum của nhà thờ chính tòa Christ Cathedral (nhà thờ kiếng), xin mời qúi linh mục, tu sĩ và giáo dân đến tham dự cầu nguyện cho linh hồn Đominicô.
Tòa Giám Mục Orange sẽ ra thông báo về chi tiết Thánh lễ an táng cho Đức cha Dominic dự tính sẽ vào tuần tới.
Giám mục tân cử Thomas Nguyễn Thái Thành chủ sự thánh lễ đưa chân ĐC Dominic Mai Thanh Lương
Đồng Nhân
22:25 06/12/2017
CHRIST CATHDRAL GARDEN GROVE– Chiều nay ngày 6/12/2017 lúc 5:30 Giám mục tân cử Thomas Nguyễn Thái Thành đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện và tiễn đưa vị tiền nhiệm của mình là Đức cha Dominic Mai Thanh Lương tại Arboretum ở nhà thờ chính tòa Christ Cathedral của giáo phận Orange. Cùng đồng tế với ngài có Đức cha Kevin Vann, giám mục GP Orange, Cha Christopher Smith, Cha Chris Tuấn Phạm, Cha Quân Trần, Cha Thần Tài và Cha Trần Công Nghị.
Hình ảnh
Thánh lễ mới được loan báo trước đó vài giờ thế mà trong nhà thờ cũng gần chật kín, có khỏang gần 1000 người hiệp dâng thánh lễ. Trong đó có các đại diện Cộng đồng, các Hội đòan, đoàn thể, thân hào nhân sĩ, bạn bè, thân quyến… những người đã từng làm việc với Đức cố Giám mục Dominic, đặc biệt là 2 vị thư ký riêng của ngài là Sr. Catherine Nguyễn và Cô Jennifer Phạm là những người luôn ở sát chăm sóc cho Ngài trong vài ngày cuối đời vừa qua.
Vì cha Trần Công Nghị được sống gần gũi rất lâu với Đức cố Giám Mục nện Đức Giám Mục tân cử Thomas Thành đã mời cha Nghị nói đôi lời về Đức cố GM Dominic trong thánh lễ hôm nay. Cha Nghị chia sẻ rằng: Thánh lễ hôm nay thật là một sự chuyển tiếp rất ý nghĩa, tuy dù Đức cha tân cử Thomas chưa chính thức thi hành mục vụ và ra mắt trong giáo phận này, nhưng hôm nay khi Đức cha Dominic vừa qua đời thì chính ĐC Thomas đã có mặt ở đây để dâng thánh lễ cùng với GM bản quyền là ĐC Kevin Vann cầu nguyện cho vị tiền nhiệm của mình hầu tiếp nối sứ mạng mục vụ tông đồ Chúa đã trao phó cho các ngài.
Trong bài giảng ngắn, Cha Gioan Nghị đã nêu lên vài điểm chính như sau:
Chúng ta đang họp nhau nơi đây đề cầu nguyện và tiễn đưa một vị mục tử, một người anh cả, một người bạn, một người đồng hành với chúng ta trong hành trình Đức Tin về quê trời.
Đức Cha Dominic có một đức tính rất trân qúy của vị mục tử là hiền lành đơn sơ, yêu thương mọi người. Vì vậy đôi khi ngài bị những người xấu lợi dụng. Ngài là người tiên phong trong nhiều lãnh vực…Ngài luôn luôn lắng nghe và sẵn sàng cộng tác với nhiều người trong nhiều công tác miễn là có lợi ích cho cộng đồng người Việt là được.
Một trong các đức tính của ĐC Dominic là sống hòa mình và dễ dàng tiếp cận với mọi người, thích dấn thân, và năng nổ... nhưng trên hết là yêu mến Giáo hội và Quê hương Việt Nam. Đan cử một ví dụ là mới chừng đầu tháng 11, 2017 khi thầy Linh báo cho biết là Đức Cha đang nằm trong nhà thương và ngài muốn gặp tôi gấp... Tưởng có chuyện gì... tôi đã liên lạc với Đức cha ngay, và Đức cha nói với tôi: "cha Nghị ơi, chúng mình phải làm cái gì ngay đi chứ vì ông Trump sắp qua Việt Nam, chúng ta cần lên tiếng và liên lạc với Tòa Bạch Ốc và cho Tổng thống biết khi đến Việt Nam cần phải đặt vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, kẻo không thì sẽ hỏng mất..."
Được gửi sang Hoa kỳ du học cùng với thầy Trần ngọc Phan (sau này làm Linh Mục thư ký cho Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Saigòn) hai vị lúc đó khi mới 16 tuổi và sang học trung học tại Chủng viện ở Buffalo… Sau khi chịu chức linh mục vì hòan cảnh đất nước không trở về Việt Nam được, nên Đức cha Dominic đã ở lại thi hành mục vụ cho giáo phận Buffalo thuộc bang New York. Đồng thời cũng làm Tuyên úy cho sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.
Ngài đã từng làm chủ tịch Cộng đồng Giáo sĩ và Tu sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, là Liên Lạc viên cho Hội đồng GMHK với người di dân Việt Nam, làm chính xứ tiên khởi giáo xứ Nữ vương Việt Nam ở New Orleans, và trên hết là được cử làm Giám mục người Việt tiên khở tại Hoa Kỳ.
Hôm nay đang khi chúng ta cầu nguyện cho linh hồn ĐC Dominic chúng ta cũng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một vị mục tử chân chính hiền hòa yêu thương, luôn luôn gắn bó với Giáo Hội và tha thiết với quê hương và dân tộc. Chúng ta cảm tạ hồng ân Chúa đã cho ĐC Dominic cùng đồng hành với chúng ta trong hành trình đức tin của tập thề người Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ, một tập thể mà đời sống đức tin hơn 40 năm qua đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt và năng động nhờ vào sự hướng dẫn của các vị mục tử các linh mục Việt Nam. Hiện nay đã có trên 1000 linh mục gốc Việt Nam đang thi hành sứ vụ mục vụ tại quê hương này. Đây là một con số rất đáng ca ngợi và thán phục. Ngòai các linh mục còn có cả ngàn nam nữ tu sĩ đang dấn thân phục vụ người nghèo, có cả hàng 100,000 thanh niên thiếu nhi Việt Nam đang sinh họat trong các cộng đồng cộng đòan rất nề nếp. Không những người Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ hình thành nên một cộng đồng vững mạnh đức tin, nhưng còn là một tập thể có sự liên kết bền chặt giúp nhau sống đạo, duy trì truyền thống văn hóa và phát huy vẻ đẹp những đức tính và luân lý thuần phong mỹ tục của dân Việt. Chính vì sức sống hào hùng và kiên vững như vậy mà nhiều vì Giám Mục Hoà Kỳ đã nhận xét với các vị Giám Mục Việt Nam rằng: Giáo dân Công Giáo VN là một hồng ân của Chúa ban cho Giáo Hội Hoa Kỳ.
Người Do Thái trong hành trình đức tin và tìm về cội nguồn dân tộc của họ, họ phải mất gần 2000 năm phiêu bạt mới có thể tạo mối giây liên kết và có căn tính quốc gia, nhưng chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa rằng: cuộc ra đi tìm tự do vĩ đại sau biến cố 1975 của người Việt, chúng ta chỉ mất có một thế hệ mà chúng ta đã thâu tóm được hết mọi nền văn minh, các ngôn ngữ, hiểu biết và khoa học của các dân tộc trên thế giới… Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng sự hiện diện của người Việt trên khắp thế giới đã đóng góp vào xã hội nơi họ cư trú những thành quả về mọi lãnh vực như chính trị, kinh tế, khoa học v.v.. Đó là niềm hãnh diện của chúng ta và con cháu chúng ta
Cuối thánh lễ Đức cha Kevin Vann đã chia sẻ mấy lời như sau, Ngài nói: hôm thứ Ba khi ĐC Dominic Lương đã kiệt sức, ngài nói đi tìm cho ngài vị Tuyên úy nhà thương và tìm cho Ngài Chúa Giêsu ở đâu… Sr. Catherine đang ở đó với Ngài, và tòa giám mục biết tin… nên chính tôi đã tới đưa Mình Thánh Chúa trao ban cho ngài, và tôi nói với Ngài: Chúa Giêsu đến ở đây với Cha và ở với Cha luôn mãi đây…
Đức Cha Kevin kể lại rằng Đức Cha Dominic đã ra đi trong sự an bình thanh thản, trong bàn tay của Thiên Chúa..
Lễ xong, nhiều người nói lên tâm tình qúi mến Đức cố GM Dominic. Có người thắc mắc sao ngài ra đi mau như vậy, mới năm trước còn khỏe mà… Năm nay Cộng đồng chúng ta chịu tang hết cha này đến Cha khác, cha Đỗ thanh Hà vừa năm xuống chưa kịp có thánh lễ an táng thì nay chúng ta lại mất đi Đức Cha Dominic đáng mến…
Nguyện xin Chúa đón nhận Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương của chúng con về Nước Trời.
Hình ảnh
Vì cha Trần Công Nghị được sống gần gũi rất lâu với Đức cố Giám Mục nện Đức Giám Mục tân cử Thomas Thành đã mời cha Nghị nói đôi lời về Đức cố GM Dominic trong thánh lễ hôm nay. Cha Nghị chia sẻ rằng: Thánh lễ hôm nay thật là một sự chuyển tiếp rất ý nghĩa, tuy dù Đức cha tân cử Thomas chưa chính thức thi hành mục vụ và ra mắt trong giáo phận này, nhưng hôm nay khi Đức cha Dominic vừa qua đời thì chính ĐC Thomas đã có mặt ở đây để dâng thánh lễ cùng với GM bản quyền là ĐC Kevin Vann cầu nguyện cho vị tiền nhiệm của mình hầu tiếp nối sứ mạng mục vụ tông đồ Chúa đã trao phó cho các ngài.
Trong bài giảng ngắn, Cha Gioan Nghị đã nêu lên vài điểm chính như sau:
Chúng ta đang họp nhau nơi đây đề cầu nguyện và tiễn đưa một vị mục tử, một người anh cả, một người bạn, một người đồng hành với chúng ta trong hành trình Đức Tin về quê trời.
Đức Cha Dominic có một đức tính rất trân qúy của vị mục tử là hiền lành đơn sơ, yêu thương mọi người. Vì vậy đôi khi ngài bị những người xấu lợi dụng. Ngài là người tiên phong trong nhiều lãnh vực…Ngài luôn luôn lắng nghe và sẵn sàng cộng tác với nhiều người trong nhiều công tác miễn là có lợi ích cho cộng đồng người Việt là được.
Một trong các đức tính của ĐC Dominic là sống hòa mình và dễ dàng tiếp cận với mọi người, thích dấn thân, và năng nổ... nhưng trên hết là yêu mến Giáo hội và Quê hương Việt Nam. Đan cử một ví dụ là mới chừng đầu tháng 11, 2017 khi thầy Linh báo cho biết là Đức Cha đang nằm trong nhà thương và ngài muốn gặp tôi gấp... Tưởng có chuyện gì... tôi đã liên lạc với Đức cha ngay, và Đức cha nói với tôi: "cha Nghị ơi, chúng mình phải làm cái gì ngay đi chứ vì ông Trump sắp qua Việt Nam, chúng ta cần lên tiếng và liên lạc với Tòa Bạch Ốc và cho Tổng thống biết khi đến Việt Nam cần phải đặt vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, kẻo không thì sẽ hỏng mất..."
Được gửi sang Hoa kỳ du học cùng với thầy Trần ngọc Phan (sau này làm Linh Mục thư ký cho Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Saigòn) hai vị lúc đó khi mới 16 tuổi và sang học trung học tại Chủng viện ở Buffalo… Sau khi chịu chức linh mục vì hòan cảnh đất nước không trở về Việt Nam được, nên Đức cha Dominic đã ở lại thi hành mục vụ cho giáo phận Buffalo thuộc bang New York. Đồng thời cũng làm Tuyên úy cho sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.
Ngài đã từng làm chủ tịch Cộng đồng Giáo sĩ và Tu sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, là Liên Lạc viên cho Hội đồng GMHK với người di dân Việt Nam, làm chính xứ tiên khởi giáo xứ Nữ vương Việt Nam ở New Orleans, và trên hết là được cử làm Giám mục người Việt tiên khở tại Hoa Kỳ.
Hôm nay đang khi chúng ta cầu nguyện cho linh hồn ĐC Dominic chúng ta cũng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một vị mục tử chân chính hiền hòa yêu thương, luôn luôn gắn bó với Giáo Hội và tha thiết với quê hương và dân tộc. Chúng ta cảm tạ hồng ân Chúa đã cho ĐC Dominic cùng đồng hành với chúng ta trong hành trình đức tin của tập thề người Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ, một tập thể mà đời sống đức tin hơn 40 năm qua đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt và năng động nhờ vào sự hướng dẫn của các vị mục tử các linh mục Việt Nam. Hiện nay đã có trên 1000 linh mục gốc Việt Nam đang thi hành sứ vụ mục vụ tại quê hương này. Đây là một con số rất đáng ca ngợi và thán phục. Ngòai các linh mục còn có cả ngàn nam nữ tu sĩ đang dấn thân phục vụ người nghèo, có cả hàng 100,000 thanh niên thiếu nhi Việt Nam đang sinh họat trong các cộng đồng cộng đòan rất nề nếp. Không những người Công Giáo Việt Nam tại Hoa kỳ hình thành nên một cộng đồng vững mạnh đức tin, nhưng còn là một tập thể có sự liên kết bền chặt giúp nhau sống đạo, duy trì truyền thống văn hóa và phát huy vẻ đẹp những đức tính và luân lý thuần phong mỹ tục của dân Việt. Chính vì sức sống hào hùng và kiên vững như vậy mà nhiều vì Giám Mục Hoà Kỳ đã nhận xét với các vị Giám Mục Việt Nam rằng: Giáo dân Công Giáo VN là một hồng ân của Chúa ban cho Giáo Hội Hoa Kỳ.
Người Do Thái trong hành trình đức tin và tìm về cội nguồn dân tộc của họ, họ phải mất gần 2000 năm phiêu bạt mới có thể tạo mối giây liên kết và có căn tính quốc gia, nhưng chúng ta cảm tạ hồng ân Thiên Chúa rằng: cuộc ra đi tìm tự do vĩ đại sau biến cố 1975 của người Việt, chúng ta chỉ mất có một thế hệ mà chúng ta đã thâu tóm được hết mọi nền văn minh, các ngôn ngữ, hiểu biết và khoa học của các dân tộc trên thế giới… Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng sự hiện diện của người Việt trên khắp thế giới đã đóng góp vào xã hội nơi họ cư trú những thành quả về mọi lãnh vực như chính trị, kinh tế, khoa học v.v.. Đó là niềm hãnh diện của chúng ta và con cháu chúng ta
Cuối thánh lễ Đức cha Kevin Vann đã chia sẻ mấy lời như sau, Ngài nói: hôm thứ Ba khi ĐC Dominic Lương đã kiệt sức, ngài nói đi tìm cho ngài vị Tuyên úy nhà thương và tìm cho Ngài Chúa Giêsu ở đâu… Sr. Catherine đang ở đó với Ngài, và tòa giám mục biết tin… nên chính tôi đã tới đưa Mình Thánh Chúa trao ban cho ngài, và tôi nói với Ngài: Chúa Giêsu đến ở đây với Cha và ở với Cha luôn mãi đây…
Đức Cha Kevin kể lại rằng Đức Cha Dominic đã ra đi trong sự an bình thanh thản, trong bàn tay của Thiên Chúa..
Lễ xong, nhiều người nói lên tâm tình qúi mến Đức cố GM Dominic. Có người thắc mắc sao ngài ra đi mau như vậy, mới năm trước còn khỏe mà… Năm nay Cộng đồng chúng ta chịu tang hết cha này đến Cha khác, cha Đỗ thanh Hà vừa năm xuống chưa kịp có thánh lễ an táng thì nay chúng ta lại mất đi Đức Cha Dominic đáng mến…
Nguyện xin Chúa đón nhận Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương của chúng con về Nước Trời.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Nikolaus, mang tạo không gian cho đời sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:49 06/12/2017
Bên Giáo Hội Chính Thống Đông phương Nikolaus là một vị thánh lớn, và được sùng kính xếp ngay sau Đức Mẹ Maria.
Bên Giáo hội Tây phương Roma vị Thánh này được các trẻ em yêu mến biết đến nhiều hơn cả..
Hằng năm vào đầu mùa Vọng, ngày 06.Tháng 12. là ngày lễ Thánh Nikolaus được mừng kính nhớ với nhiều tập tục. Trong ngày này các trẻ em được tặng qùa. Nikolaus trở nên là „người cha“ phân phát qùa cho các trẻ em.
Nikolaus Giám mục thành Myra sinh ra ở Patara khoảng giữa năm 270 và 286, Ông qua đời ngày 6.12. khoảng những năm 326,345,3521 hay 365. , là một vị Thánh được biết đến và rất được sùng mộ mến ờ bên Giáo hội Đông phương và cả bên Giáo hội Tây phương.
Ngày 06. 12. hằng năm là lễ kính nhớ Thánh Nikolaus trong toàn thể Kitô giáo bên Đông phươmg cũng như bên tây phương với nhiều tập tục bình dân phổ biến trong dân gian.
Nikolaus là Giám mục thành Myra vào nửa đầu thế kỷ thứ 4.. Thành phố Myra thuộc vùng miền tiểu Á Lykien, ngày xưa vùng này nằm trong đế quốc Roma, nhưng sau này thuộc vương quốc Byzantino, và ngày nay thuộc lãnh thổ quốc gia Thổ nhĩ Kỳ.
Năm 325 Giám mục Nikolaus tham dự Công Đồng Nicea, nơi đây Nikolaus đã mạnh mẽ bênh vực Giáo Hội chống lại lý thuyết Arianismus do Arius khởi xướng đưa ra lý thuyết thần học chối bỏ không công nhận Ba ngôi Thiên Chúa.
Trong lịch sử đời sống của Thánh Nikolaus có nhiều truyền thuyết nổi tiếng về lòng bác ái cứu giúp con người truyền tụng trong dân gian xưa nay.
Truyện kể một gia đình nghèo có ba người con gái để cho các cô đi làm nghề mãi dâm kiếm tiền nuôi sống gia đình. Biết được chuyện đó Nikolaus lặng lẽ ném ba lần liên tiếp vào ban đêm bao tiền vàng qua cửa sổ vào phòng các cô này , để họ có thể có tiền cho gia đình. Nikolaus đã cứu ba cô gái này khỏi không gian đời sống tội lỗi.
Truyện cũng kể, các thủy thủ trên đường vượt biển gặp tai nạn sóng to gío bão làm tầu thuyền họ chao đảo gặp như bị chìm. Họ đồng thanh cầu khấn Giám mục Nikolaus đến giúp đỡ. Ngay lập tức Nikolaus hiện đến giúp họ và dẫn đưa tầu thuyền họ đi vào bến bình an.
Truyện kể lại, ba quân sĩ bị hoàng đế phân xử bất công không đúng phải chịu hậu qủa tù tội, vì tội phản bội, và bị xử tử. Họ kêu cầu Nikolaus. Trong đêm trước ngày xử tử, Nikolaus đã hiện đến với hoàng đế trong giấc mơ, và nói cho biết là ba người này bị xử bất công không đúng với luật pháp. Thức dậy hoàng đế truyền thả tự do cho ba người này khỏi bị tù tội. Một không gia đời sống mới được giải oan cứu giúp Nikolaus đã phù giúp trao tặng những người bị hàm oan này.
Cũng có truyện kể, một bà mẹ vì không chú ý, nên để con mình bị cháy, bà than khóc kêu cầu Nikolaus, và Nikolaus đã cho em bé con bà sống trở lại.
Những câu chuyện truyền thuyết đó nói lên, Nikolaus ra tay xuất hiện cứu giúp con người khi sức lực, sự khôn ngoan của họ tới chỗ ngõ bí tận cùng.
Nikolaus trở thành người cha đích thực trao tặng ba cô gái nhân vị đời sống mới, mà chính người cha ruột thịt các cô không có thể bảo vệ các cô được. Nikolaus đã tạo cho các cô này không gian đời sống xứng hợp với nhân phẩm con người.
Các người thủy thủ gặp tai nạn trên biển họ kêu cầu Nikolaus. Và Nikolaus đã cứu giúp họ. Ông trở nên người cứu giúp những ai gặp hoạn nạn. Nikolaus đã mang đến cho họ một không gian khung trời đời sống bình an trong cơn hoạn nạn nguy biến.
Nikolaus đã cho em bé đời sống mới, vì mẹ em bất cẩn để con mình bị cháy bỏng. Như thế Nikolaus đã trở nên người cha sinh thành cho em đời sống mới, cho em sống lại. Nikoluas đã đem lại cho em bé và mẹ em một khung cảnh không gian niềm vui hạnh phúc đời sống được chữa lành cứu thoát.
Trong đời sống, không chỉ trẻ em luôn luôn cần đến bàn tay, tình phụ tử của người cha, nhưng tất cả mọi người.
Người cha Nikolaus có thể là một tấm gương cho mọi người trong đời sống, với trái tim lòng thương cảm lãnh nhận với trách nhiệm bổn phận là người cha bảo vệ gia đình mình.
Chiếc mũ đỏ, như hình mái lều, mà Nikolaus trao tặng các em bé, và cả người lớn nữa, ngày lễ Nikolaus, theo tập tục văn hóa dân gian nói lên „người cha Nikolaus“ bảo vệ săn sóc đến sự no ấm cho con cái mình.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Bên Giáo hội Tây phương Roma vị Thánh này được các trẻ em yêu mến biết đến nhiều hơn cả..
Hằng năm vào đầu mùa Vọng, ngày 06.Tháng 12. là ngày lễ Thánh Nikolaus được mừng kính nhớ với nhiều tập tục. Trong ngày này các trẻ em được tặng qùa. Nikolaus trở nên là „người cha“ phân phát qùa cho các trẻ em.
Nikolaus Giám mục thành Myra sinh ra ở Patara khoảng giữa năm 270 và 286, Ông qua đời ngày 6.12. khoảng những năm 326,345,3521 hay 365. , là một vị Thánh được biết đến và rất được sùng mộ mến ờ bên Giáo hội Đông phương và cả bên Giáo hội Tây phương.
Ngày 06. 12. hằng năm là lễ kính nhớ Thánh Nikolaus trong toàn thể Kitô giáo bên Đông phươmg cũng như bên tây phương với nhiều tập tục bình dân phổ biến trong dân gian.
Nikolaus là Giám mục thành Myra vào nửa đầu thế kỷ thứ 4.. Thành phố Myra thuộc vùng miền tiểu Á Lykien, ngày xưa vùng này nằm trong đế quốc Roma, nhưng sau này thuộc vương quốc Byzantino, và ngày nay thuộc lãnh thổ quốc gia Thổ nhĩ Kỳ.
Năm 325 Giám mục Nikolaus tham dự Công Đồng Nicea, nơi đây Nikolaus đã mạnh mẽ bênh vực Giáo Hội chống lại lý thuyết Arianismus do Arius khởi xướng đưa ra lý thuyết thần học chối bỏ không công nhận Ba ngôi Thiên Chúa.
Trong lịch sử đời sống của Thánh Nikolaus có nhiều truyền thuyết nổi tiếng về lòng bác ái cứu giúp con người truyền tụng trong dân gian xưa nay.
Truyện kể một gia đình nghèo có ba người con gái để cho các cô đi làm nghề mãi dâm kiếm tiền nuôi sống gia đình. Biết được chuyện đó Nikolaus lặng lẽ ném ba lần liên tiếp vào ban đêm bao tiền vàng qua cửa sổ vào phòng các cô này , để họ có thể có tiền cho gia đình. Nikolaus đã cứu ba cô gái này khỏi không gian đời sống tội lỗi.
Truyện cũng kể, các thủy thủ trên đường vượt biển gặp tai nạn sóng to gío bão làm tầu thuyền họ chao đảo gặp như bị chìm. Họ đồng thanh cầu khấn Giám mục Nikolaus đến giúp đỡ. Ngay lập tức Nikolaus hiện đến giúp họ và dẫn đưa tầu thuyền họ đi vào bến bình an.
Truyện kể lại, ba quân sĩ bị hoàng đế phân xử bất công không đúng phải chịu hậu qủa tù tội, vì tội phản bội, và bị xử tử. Họ kêu cầu Nikolaus. Trong đêm trước ngày xử tử, Nikolaus đã hiện đến với hoàng đế trong giấc mơ, và nói cho biết là ba người này bị xử bất công không đúng với luật pháp. Thức dậy hoàng đế truyền thả tự do cho ba người này khỏi bị tù tội. Một không gia đời sống mới được giải oan cứu giúp Nikolaus đã phù giúp trao tặng những người bị hàm oan này.
Cũng có truyện kể, một bà mẹ vì không chú ý, nên để con mình bị cháy, bà than khóc kêu cầu Nikolaus, và Nikolaus đã cho em bé con bà sống trở lại.
Những câu chuyện truyền thuyết đó nói lên, Nikolaus ra tay xuất hiện cứu giúp con người khi sức lực, sự khôn ngoan của họ tới chỗ ngõ bí tận cùng.
Nikolaus trở thành người cha đích thực trao tặng ba cô gái nhân vị đời sống mới, mà chính người cha ruột thịt các cô không có thể bảo vệ các cô được. Nikolaus đã tạo cho các cô này không gian đời sống xứng hợp với nhân phẩm con người.
Các người thủy thủ gặp tai nạn trên biển họ kêu cầu Nikolaus. Và Nikolaus đã cứu giúp họ. Ông trở nên người cứu giúp những ai gặp hoạn nạn. Nikolaus đã mang đến cho họ một không gian khung trời đời sống bình an trong cơn hoạn nạn nguy biến.
Nikolaus đã cho em bé đời sống mới, vì mẹ em bất cẩn để con mình bị cháy bỏng. Như thế Nikolaus đã trở nên người cha sinh thành cho em đời sống mới, cho em sống lại. Nikoluas đã đem lại cho em bé và mẹ em một khung cảnh không gian niềm vui hạnh phúc đời sống được chữa lành cứu thoát.
Trong đời sống, không chỉ trẻ em luôn luôn cần đến bàn tay, tình phụ tử của người cha, nhưng tất cả mọi người.
Người cha Nikolaus có thể là một tấm gương cho mọi người trong đời sống, với trái tim lòng thương cảm lãnh nhận với trách nhiệm bổn phận là người cha bảo vệ gia đình mình.
Chiếc mũ đỏ, như hình mái lều, mà Nikolaus trao tặng các em bé, và cả người lớn nữa, ngày lễ Nikolaus, theo tập tục văn hóa dân gian nói lên „người cha Nikolaus“ bảo vệ săn sóc đến sự no ấm cho con cái mình.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức ông Phanxico Borgia Trần Văn Khả
Phạm Bá Nha
16:21 06/12/2017
Đức ông Phanxico ra đi, để lại bao kỷ niệm, từ làng nơi sinh trưởng, tu học, tới thời kỳ mục vụ, lẫn du học và nghỉ hưu
Làng, xứ. Đức ông Trần Văn Khả sinh ngày 10.10.1938, tại làng Hàm Phu, xứ Quân Triêm, gíáo phận Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông bà thân sinh tên Trần Văn Kỳ, sinh các con :
- Cha Luca Trần Văn Huy, con cả du học Roma, người mua tậu Foyer Phát Diệm. Năm 1963, về VN làm giám đốc ĐCV di cư Phát Diệm, 98 Chi Lăng Phú nhuận. Sau khi các chủng viện di cư sát nhập Sàigòn, cha là giáo sư ĐCV Giuse Saigòn và qua đời tại bệnh viện Sùng Chính, Sài Gòn (2003). Thời Cha Luca Huy, Phát Diệm gọi bốn ‘‘Cụ Bốn’’, lâu năm đứng lại, về ĐCV ôn thần học và chịu chức linh mục. Đó là cha Giuse Hoàng Trung , cha Nicola Đinh Quang Điện (nhập Sài Gòn) Cha Giuse Trần Văn Kiên (Cần Thơ) và cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường (Kontum). Cũng những năm này, một số thày vừa tu vừa đi học ngoài : Văn Khoa, có Trần Phúc Hạnh (+1966, linh mục), Trần Thanh Giản (+2013, giáo sư Chu Văn An). Đại Học Khoa Học có Nguyễn Văn Đán, linh mục nhập Xuân Bích, đang dạy ĐCV Thái Bình.
- Chị Trần thị Thuần, sống độc thân. Cùng ông bà Cố Kỳ di cư vào Nam cư ngụ tại 448/ 17 Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ) sau trường Lê Bảo Tịnh cũ, bên kia đường là giáo xứ Vườn Soài. Nơi ĐÔ nghỉ hưu và qua đời. Nhà chị Thuần như nhà tổ của gia đình
- Đức Ông Trần Văn Khả
- Đến em Trần văn Kỳ, có gia đình.
Đại gia đình Cha Khả là gia đình đi tu. Ngoài Cha Nguyễn Văn Hiền, giám đốc Trung tâm mục vụ Sài Gòn (VN), là con thiêng liêng, đếm được có tới 7 linh mục (1 ở Canada, 3 Hoa K ỳ, 3 VN) và 27 nữ tu (25 ở VN và 3 ở Hoa Kỳ (theo cáo phó của gia đình, 17.11.2017)
Làng Hàm Phu nhỏ, không có trường tiểu học. Trai gái lớn lên, lo phụ giúp gia đình làm ruộng chăn trâu, trồng lúa sinh sống. Muốn cho con học lên, phải gửi học trường nhà xứ Quân Triêm, hay xứ Quyết Bình, do thày giúp Xứ dạy.
Tu học. Hai chúng tôi quen nhau trong kỳ thi sát hạch và học cùng lớp tại trường Thử Trì Chính, rồi lên Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc. Thích thú nhất là dịp hè, nhóm các chú hạt Cách Tâm rủ nhau đi bộ về thăm gia đình. Rồi hay đến nhà nhau hái trái cây trong vườn.
Ngày 29.6.1954, lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô. Đòan người di cư, Công Giáo Phát Diệm trôi dạt, thuyền lan, 3 ngày, từ Kim Đài ra Hải Phòng. Rồi từ Hải Phòng đi tàu vào Sài Gòn, ngụ tại Phú Nhuận. Cả Đức Cha Lê Hữu Từ (+1967, Sài Gòn), các Cha, Dòng Mến Thánh Giá và TCV ở gọn trong khu nhà tôn, chật hẹp. Sau nhờ cha Trần Ngọc Phan, du học Hoa Kỳ về, mua thêm 459 Võ duy Nghi, coi như Tòa GM Phát Diệm di cư, 98 Chi Lăng (=ĐCV), trung
Tiểu Chủng Viện Phú Nhuận, vừa theo chương trình tu và Trung học, dự thi Tú Tài I. Trần Văn Khả được gửi học Chu Văn An, lấy Tú Tài II. Năm 1963, Thày Khả được chọn, gửi học chủng viện Pio X, Dòng Tên, Đà Lạt. Mất 10 tháng thi hành nghĩa vụ quân sự . Thày Khả tốt nghiệp với hai cử nhân : Thần học và Triết Học Văn Khoa Sài Gòn. Ngày 21.12. 1967, Thày Khả thụ phong Linh Mục tại nhà thờ Hòa Hưng, nơi cha đỡ đầu là cha Trần Văn Qui (+ 2016)
Mục vụ và du học Roma. Từ 1967 -1974, Cha Khả làm linh hướng cho Tiểu chủng viện Sài Gòn, 6 đường Cường Để Sài Gòn. Chăm lo ơn gọi cho các tiểu chủng sinh. Đầu năm học 1974, Cha Khả du học chủng viện Alselmo Roma. Tốt nghiệp Cử nhân Kinh Thánh và Tiến sỹ Phụng Vụ. Được biết, sau 1975, Cha Khả biết một số chủng sinh cũ, vượt biên, định cư bên Mỹ, Cha viết thư cho học trò cũ, ai muốn trở lại tu, ngài sẵn sàng giúp đỡ !
Năm 1978-2008, Cha Khả làm cho Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật. Đồng thời cộng tác với Radio Vatican, tiếng Việt. Đức Ông Khả đã viết cuốn ‘’ Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận và những lời tự thuật (Cơ sở Hy Vọng, Roma, 2004. 183 trang). Riêng cho GXVN Paris, Đ. Ô viết trong cuốn Phó Tế Vĩnh Viễn, Thày Là Ai ? (2015). Bài : Chức Phó Tế Vĩnh Viễn và Phụng Vụ (ttr. 159-182).
Dịp 1985, gia đình chúng tôi qua Roma, ở Foyer Phát Diệm hân hạnh được Ngài chở đi tham quan đó đây và ngó vào ‘rốn của Roma’’, trong vườn bông cạnh Vatican. Từ đấy, Cha cung cấp cho báo GXVN hình ảnh mới khi có biến cố tại Roma. Bất ngờ và kỷ niệm đẹp nhất, 28.3.1998, từ Roma, Cha Khả qua Paris dự lễ truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn của Phạm Bá Nha, ở Notre Dame de Paris.
Những lần HĐ GM VN qua Roma Ad Limina, người ta thấy Đ. Ô có mặt trong các buổi lễ và cầu kinh. Đôi khi cha tháp tùng các Giám Mục vào triều yết ĐGH. Mỗi dịp có tổ chức hành hương VN, như Hội Ngộ Niềm Tin, 2003, Đ.Ô Khả đều giữ vai trò chủ chốt về Phụng Vụ.
Những ngày nghỉ hưu ở VN
ĐGH Bênêdictô XVI đã thăng cấp Đức ông cho Cha Khả, Ngày 21.12. 2007. Ngày 10.10 2008, ĐÔ về VN, nghỉ hưu, nhà người chị ở Vườn Soài, Sài Gòn. Ở Sài Gòn, Đức Ông đảm nhận ít giờ dạy Phụng Vụ và Kinh Thánh cho ĐCV Hà Nội, Bùi Chu, Xuân Lộc. Thuyết trình cho dịp tĩnh tâm Linh Mục, tu sỹ hay giáo lý viên. Đồng thời giúp tìm hiểu ơn gọi, giải tội…
Không ai ngờ.
Được biết, gia đình và linh tông, đang chuẩn bị mừng 50 năm linh mục của Đ. Ô vào 21.12. 2017, thì còn 1 tháng, 21.11. 2017, mọi người thân quen xa gần tiễn Đ. Ô khả kính về Nước Chúa, tại nhà thờ Vườn Soài và lò thiêu Bình Hưng Hòa. Thiệp tang thay cho thiệp mừng.
Trong tang l ễ, Cha nghĩa tử Phêrô Nguyễn Văn Hiền, thay mặt tang quyến tặng người tham dự đám tang tập sách nhỏ, Đ. Ô viết, in vào dịp mừng Kim Khánh sắp tới : Mầu Nhiệm Thánh Thể Tạ Ơn. Trong đó có 5 trang lời Di Chúc của Đức Ông Phanxicô Borgia. Cha Hiền, trước bao giọt lệ thương tiếc, nói lời tiễn đưa : Xin ngậm ngùi mừng Đức Ông 80 năm làm người, 49 năm 11 tháng và 20 ngày làm linh mục của Chúa. Xin tạ ơn Chúa, đã ban cho Đ Ô suốt cuộc đời. Phúc thay ai hiền lành và khiêm nhường, được Đất Hứa làm cơ nghiệp (Mt 5, 4). Xin Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót và cửa Đất Hứa mở rộng đón Linh Hồn Đức Ông Phanxicô Borgia hưởng Nhan Thánh Chúa, muôn đời. (DCÂ C online, 12. 2017, tr. 119)
Ý niệm tiếp nhận và văn hóa phò đồng tính
Vũ Văn An
18:00 06/12/2017
Những người phò văn hóa đồng tính trong Giáo Hội Công Giáo đang dựa vào ý niệm tiếp nhận để bênh vực lập trường của mình.
Họ cho rằng một giáo huấn sẽ mất tính chính đáng khi chưa được tiếp nhận. Những người này cũng cho rằng việc chống đối hay bất đồng mục vụ đối với giáo huấn của huấn quyền đủ để cấu thành một bất tiếp nhận và do đó triệt tiêu giá trị của huấn quyền.
Về khía cạnh này, không ai đủ tư cách bằng Cha Yves Congar, cha đẻ của học lý tiếp nhận và là người vì học lý này đã bị trù dập rất nhiều cho tới khi được Đức Gioan XXIII vực dậy và mời vào tham dự Công Đồng Vatican II trong tư cách thần học gia hàng đầu. Theo cha, không phải việc tiếp nhận tạo nên tính chính đáng cho một giáo huấn, mà là các thẩm quyền nâng đỡ nó. Cha cũng chống lại quan điểm coi việc chống đối hay bất đồng một giáo huấn làm cho giáo huấn này thành vô hiệu.
Những người chủ trương như thế quên mất nguyên tắc sau đây: tác phong tội lỗi, thay vì vô hiệu hóa các qui phạm luân lý, chính là lý do khiến phải có các qui phạm luân lý. Sự lấn lướt của tội ác bạo hành không vô hiệu hóa các qui phạm luân lý nhằm chống lại tội ác bạo hành này.
Thực ra, lý thuyết hay học lý tiếp nhận có nhiều hình thức, tùy theo ta tiếp nhận điều chi, tiếp nhận trong bối cảnh nào. Thí dụ tiếp nhận một điều luật, có khác với tiếp nhận một tín điều, một giáo huấn, một giáo lý hay một thỏa thuận đại kết.
Tiếp nhận trong phạm vi luật lệ
Ý niệm tiếp nhận dễ hiểu hơn cả khi bàn tới nó trong lãnh vực luật lệ, là lãnh vực nhiều người coi phần đóng góp của con người trội hơn. Về phương diện này, Gratian, người được coi như cha đẻ của khoa giáo luật, trong tác phẩm Decretum (khoảng năm 1140), từng viết rằng: “Luật được thiết lập (instituted) khi chúng được công bố và được xác nhận (confirmed) khi chúng được chấp nhận bởi việc thực hành của những người dùng nó”.
Thành thử theo Gratian, việc làm luật là một diễn trình hai bước: luật được soạn thảo và công bố bởi 1 thẩm quyền hợp pháp, người sử dụng xác nhận bằng cách thực hành nó.
Các giáo luật gia sau Gratian phần lớn cũng nhấn mạnh đến hai khía cạnh trên trong diễn trình luật lệ. Nhưng trong số các luật gia này, tác giả của Glossa Palatina (khoảng năm 1215) nói rằng xác nhận luật bằng cách thực hành nó là xác nhận de facto (trên thực tế); chứ de jure (trên nguyên tắc), luật đã được xác nhận bởi chính việc thiết lập ra nó. Sự phân biệt này sau đó đã được nhiều giáo luật gia ủng hộ.
Việc xác nhận trên thực tế không hẳn tạo nên tính chính đáng của luật cho bằng tính hữu hiệu của nó. Một cách mô tả diễn trình thiết lập luật lệ là: nó được dẫn khởi khi được một thẩm quyền hợp lệ công bố, nhưng có hiệu lực đầy đủ, có tính bắt buộc trọn vẹn khi được các chủ thể tiếp nhận. Như thế, nó có hai bình diện hiện hữu. Giống một thảo chương vi tính, nó được thiết kế và tung ra thị trường, nhưng nó chỉ thực sự hữu hiệu khi “nhóm người sử dụng” (user group) thực sự sử dụng nó.
Tiếp nhận là vấn đề sinh lực, sức sống. Một luật lệ mới ban hành rất có thể hoàn toàn hợp lệ, nhưng nó chưa có sức lực hay chưa có ảnh hưởng tích cực trong đời sống của cộng đồng. Nó vẫn chưa gây hiệu quả thực sự nào trên tác phong của người ta.
Có tác giả ví một luật mới được công bố nhưng chưa được tiếp nhận như một cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp. Giáo luật các điều 1055-1060, 1141 và 1142 định rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu, kể cả theo nghĩa bí tích, cũng có thể được giải tiêu nếu chưa được hoàn hợp bằng tác động vợ chồng. Sự ưng thuận tạo nên hôn nhân, nhưng sự phối hợp này không được coi là trọn vẹn cho tới khi được hoàn hợp về thể xác. Cũng thế, hành vi luật pháp bắt đầu là một luật, nhưng chỉ được kể là được thiết lập trọn vẹn khi đem ra thực hành.
Tuy nhiên, trước nhất phải lưu ý tới sự kiện này: nói tới luật Giáo Hội là nói theo lối loại suy (analogy). Nó khác với luật đời hơn là giống luật đời. Lý do hiển nhiên là vì Giáo Hội là một cộng đồng khác xa với một nhà nước. Giáo Hội khác xa nhà nước về nguồn gốc, mục tiêu, lịch sử, bản sắc, năng động tính nội tại và số phận cùng đích. Trong Giáo Hội, luật lệ có một mục tiêu khác: đã đành là chúng được dùng để duy trì trật tự và bảo vệ quyền lợi bản thân, nhưng mục tiêu tối hậu của nó là ích lợi thiêng liêng, là tình yêu hỗ tương giữa các chi thể, là sự cứu rỗi đời đời của họ. Nguồn gốc thẩm quyền trong Giáo Hội là uy quyền của Chúa Phục Sinh và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần; những nguồn gốc này chỉ được nhìn nhận bởi người có đức tin mà thôi. Khoa giáo luật vì thế là một khoa thần học, không phải là một khoa pháp chế (juridical). Các nguyên lý của nó rút từ mạc khải thánh và truyền thống Giáo Hội. Các nhà giáo luật học là các thừa tác viên trong Giáo Hội, không phải các luật sư. Giáo Hội là một hiệp hội tự ý, tự nguyện. Không ai bị cưỡng bức trở thành hội viên. Nó là một cộng đồng tạo thành bởi cam kết tự do.
Điều thứ hai: trong hôn nhân, việc chưa hoàn hợp về thể xác không đương nhiên đánh đổ tính thành hiệu (validity) của hôn nhân. Muốn đánh đổ nó, phải có một hành vi tích cực của giáo hoàng. Do đó, việc không tiếp nhận luật của cộng đồng không hẳn có hiệu lực pháp lý y như việc cộng đồng tiếp nhận nó. Tưởng nên phân biệt hai từ ngữ quan trọng ở đây: một là thành hiệu hay thành sự (validity) hai là hữu hiệu hay có hiệu quả (effectiveness). Một số tác giả dùng hai từ ngữ này một cách không phân biệt, xem ra hơi tùy tiện. Ở đây, dựa vào bản chất bí tích, người ta có thể có ý niệm rõ hơn một chút: bí tích thành hiệu khi được thừa tác viên có thẩm quyền cử hành, bất kể thừa tác viên này xấu hay tốt, một nguyên tắc thường được gọi là ex opere operato (do việc làm được thực hiện). Nhưng muốn có hiệu quả thì người nhận bí tích phải có ý hướng tốt. Không có sự tiếp nhận của người có ý hướng tốt, thì diễn trình bí tích chưa hoàn hảo. Nhưng người tiếp nhận không có ý hướng tốt, nghĩa là không muốn tiếp nhận, vẫn không đánh đổ được tính thành sự của bí tích. Thiển nghĩ luật thành hiệu (có hiệu lực pháp lý) khi được thẩm quyền hợp pháp công bố. Luật đem lại hiệu quả khi được cộng đồng tiếp nhận đem ra thực hành. Không có sự tiếp nhận này, luật không vô hiệu lực (invalid) nhưng vô hiệu quả (ineffective).
Tiếp nhận và cảm thức đức tin
Trong Giáo Hội, tiếp nhận không phải chỉ là tiếp nhận luật lệ, còn nhiều hình thức tiếp nhận khác nữa, như tiếp nhận giáo huấn của Giáo Hội, nhất là các giáo huấn bất khả ngộ, như các giáo huấn về hôn nhân và dâm ô. Thành thử ta phải tìm hiểu ý niệm tiếp nhận trong một đồng văn bao quát hơn. Đồng văn này chính là cảm thức đức tin.
Thực vậy, sở dĩ Giáo Hội nhấn mạnh tới khía cạnh tiếp nhận là vì Giáo Hội xác tín rằng người tín hữu nào cũng có cảm thức đức tin. Xác tín này dựa vào thư thứ nhất của Thánh Gioan: “anh em đã được Đấng Thánh xức dầu cho, và tất cả anh em đều được hiểu biết”, “việc xức dầu mà anh em đã nhận được (từ Chúa Kitô) đang ở trong anh em, và anh em không cần bất cứ ai dạy dỗ anh em nữa”, “việc Người xức dầu cho anh em đã dạy anh em mọi điều rồi” (1Ga 2:20, 27).
Tài liệu Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội của Ủy Ban Thần học Quốc Tế, trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, năm 2014, quả quyết rằng: “tín hữu có được một bản năng đối với chân lý của Tin Mừng, bản năng này giúp họ khả năng nhận biết và tán thành học lý và thực hành Kitô Giáo chân chính, và bác bỏ những gì là sai lầm. Vì được nối kết với hồng ân đức tin từ trong nội tại, bản năng siêu nhiên này được gọi là cảm thức đức tin (sensus fidei)” (số 2).
Ở số 3, văn kiện trên xác nhận rằng: “cảm thức đức tin được phản ảnh nơi sự đồng thuận của người đã nhận phép rửa trong việc qui phục tín lý đức tin hay một yếu tố nào đó của giáo lý hành động Kitô Giáo (Christian praxis). Sự đồng thuận (consensus) này đóng một vai trò sống còn trong Giáo Hội: sự đồng thuận của các tín hữu (consensus fidelium) là tiêu chuẩn chắc chắn để ta xác nhận liệu một học lý hay một thực hành đặc thù nào đó có thuộc đức tin tông truyền hay không”.
Vấn đề đặt ra là: điều gì xẩy ra khi không có sự đồng thuận này, nói cách khác khi không có sự tiếp nhận một học lý hay một thực hành từ phía tín hữu?
Trước khi trả lời câu hỏi trên, văn kiện đề cập tới mối tương quan giữa cảm thức đức tin và huấn quyền. Điều đầu tiên là huấn quyền lắng nghe cảm thức đức tin. Khía cạnh này liên tục diễn ra trong Giáo Hội, như trước khi định tín một cách vô ngộ cả mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria lẫn mầu nhiệm ngài được triệu cả hồn lẫn xác về trời, chẳng hạn, một tham khảo sâu rộng với các tín hữu đã được thực hiện theo ý muốn minh nhiên của các vị giáo hoàng những lúc đó. Về phương diện này, không công thức nào bất hủ bằng công thức: lex orandi, lex credendi (luật cầu là luật tin).
Ngược lại, huấn quyền nuôi dưỡng, biện phân và phán kết cảm thức của các tín hữu, vì huấn quyền gồm những vị “đã lãnh nhận charisma veritatis certum (đặc sủng chân lý chắc chắn] (Dei Verbum 8) .
Không gì diễn tả hay hơn sự tương tác trên cho bằng ý niệm hiệp thông. Chính trong sự hiệp thông này mà diễn trình tiếp nhận đã diễn ra.
Văn kiện định nghĩa tiếp nhận như sau: “một diễn trình trong đó, nhờ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, dân Chúa nhận ra các trực giác hay các thông tuệ (insights) và tích hợp chúng thành những khuôn mẫu và cơ cấu cho đời sống và việc thờ phượng của mình, bằng cách chấp nhận chứng tá mới của chân lý và các hình thức phát biểu tương ứng về nó, vì chân nhận rằng chúng phù hợp với truyền thống tông đồ… Nhờ cảm thức đức tin mà họ vốn sở hữu, các tín hữu nhận ra chân lý của điều được giảng dạy và trung thành nắm giữ nó” (số 79).
Và trong số 80, văn kiện đề cập thẳng tới hoàn cảnh gặp khó khăn hay chống đối: “trong những hoàn cảnh này, đòi hỏi đôi bên phải có hành động thích đáng. Các tín hữu phải suy nghĩ về giáo huấn được ban hành, bằng cách hết sức cố gắng để hiểu nó và chấp nhận nó. Như một nguyên tắc, chống đối giáo huấn của huấn quyền là điều không thể đi đôi với cảm thức đức tin chân chính. Cũng thế, huấn quyền cũng phải suy nghĩ về giáo huấn đã ban hành và xét xem liệu có cần phải soi sáng thêm hay phát biểu lại để thông truyền sứ điệp chủ yếu một cách hữu hiệu hơn không. Các cố gắng hỗ tương này trong những lúc gặp khó khăn tự chúng nói lên sự hiệp thông vốn có tính chủ yếu đối với đời sống Giáo Hội, và cả lòng mong ước được Chúa Thánh Thần ban ơn, Đấng luôn hướng dẫn Giáo Hội ‘trong mọi chân lý’ (Ga 16:13)”.
Như thế, không tiếp nhận là hạn từ dường như không thích hợp. Trong Giáo Hội người ta thường chỉ nói tới “tiếp nhận” và “chưa tiếp nhận”, chứ không nói tới “không tiếp nhận” vì tiếp nhận không chỉ một hành động mà là chỉ một diễn trình, có thể lâu dài, nhưng với cố gắng của cả hai phía trong tình hiệp thông và cầu nguyện, thì sẽ có tiếp nhận. Hơn nữa, cả hai phía cùng được một Thần Trí thúc đẩy thì không thể nào lại không có đồng thuận.
Mặt khác, thiên hướng (disposition) của người tiếp nhận là điều chủ yếu trong diễn trình tiếp nhận. Diễn trình biện phân được triều giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh càng làm cho các thiên hướng trở thành quan yếu hơn vì thiếu chúng, biện phân không thể nào đúng hướng được. Vậy để tham gia chân thực vào cảm thức đức tin, tín hữu cần có những thiên hướng nào?
Văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế liệt kê một số thiên hướng sau đây:
a) Tham gia đời sống Giáo Hội: tích cực tham dự phụng vụ, thường xuyên lãnh nhận các bí tích, tích cực dấn thân vào sứ vụ và các tác vụ (diakonia) của Giáo Hội... Tóm lại, sentire cum ecclesia (cảm nhận với Giáo Hội), tức đồng cảm nhận, đồng cảm thức và đồng tri nhận một cách hòa điệu với Giáo Hội.
b) Lắng nghe lời Thiên Chúa: Gắn bó với Thánh Kinh và Thánh Truyền.
c) Cởi mở đối với lý trí: Phải yêu Thiên Chúa “với hết trí khôn ngươi” (Mc 12:30).
d) Gắn bó với huấn quyền: “Bất cứ ai lắng nghe các con là lắng nghe Thầy, và bất cứ ai bác bỏ các con là bác bỏ Thầy, và bất cứ ai bác bỏ Thầy là bác bỏ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10:16).
e) Thánh thiện: thánh thiện là tham dự vào đời sống Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là duy trì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận với nhau, là vâng phục thánh ý Thiên Chúa và dấn thân phục vụ đồng loại nhân bản của mình. Trong lịch sử Giáo Hội, các thánh là những người đem ánh sáng của cảm thức đức tin.
f) Tìm cách xây dựng Giáo Hội: Xây dựng Giáo Hội có nghĩa là tìm cách khám phá ra và khai triển các ơn phúc của riêng mình và giúp người khác khám phá ra và khai triển các đặc sủng của họ, sửa chữa các thất bại của họ, và chấp nhận việc được sửa chữa, trong tinh thần bác ái Kitô Giáo, cùng làm việc và cầu nguyện với họ, chia sẻ các hân hoan và các đau buồn của họ (xem 1Cor 12:12, 26).
Thành thử khi nói chưa tiếp nhận thì cần phải hỏi những người chưa tiếp nhận là ai để cố gắng đồng hành của ta giúp họ một cách hữu hiệu trong việc tham dự diễn trình tiếp nhận. Phải dựa vào thiên hướng người chưa tiếp nhận chứ không dựa vào số đông người chưa tiếp nhận.
Chính vì thế, văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có tiểu mục “Cảm thức đức tin và công luận” (các số 113-119).
Trước nhất, công luận được liên kết với việc ra đời và phát triển của nền dân chủ đại biểu: quyền lực chính trị có được sự hợp pháp của nó từ dân, nên dân phải lên tiếng nói rõ các suy nghĩ của mình, còn quyền lực chính trị thì phải lưu tâm tới các suy nghĩ này khi thi hành việc cai trị. Giáo Hội đánh giá các giá trị nhân bản và luân lý cao vốn được nền dân chủ tán thành, nhưng tự mình, Giáo Hội không bị cấu trúc theo các nguyên tắc của xã hội chính trị thế tục. Vì là mầu nhiệm hiệp thông nhân loại với Thiên Chúa, Giáo Hội tiếp nhận hiến pháp của mình từ Chúa Kitô. Chính từ nơi Người, Giáo Hội lãnh nhận được cơ cấu bên trong của mình cũng như các nguyên tắc cai quản. Do đó, trong Giáo Hội, công luận không thể đóng vai trò quyết định mà nó vốn đóng trong các xã hội chính trị, là các xã hội vốn phải dựa vào nguyên tắc chủ quyền toàn dân, dù nó có một vai trò thích đáng bên trong Giáo Hội.
Thứ hai, Giáo Hội hoan nghênh các cuộc tranh luận của công luận về mình, coi chúng như một biểu hiện của tự do tôn giáo. Mọi người được tự do phê bình hay ủng hộ Giáo Hội. Thực vậy, Giáo Hội thừa nhận rằng phê bình ngay thẳng và xây dựng có thể giúp Giáo Hội nhìn các vấn đề rõ ràng hơn và tìm ra được nhiều giải pháp tốt hơn…
Thứ ba, ngày nay trong Giáo Hội, tiếng nói của người giáo dân được nghe thường xuyên hơn, đôi khi là tiếng nói bảo thủ đôi lúc là tiếng nói cấp tiến, nhưng nói chung, đều tham gia một cách xây dựng vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội.
Nhưng điều rõ ràng là không thể đồng hóa cảm thức đức tin với công luận hay ý kiến đa số. Hai thực tại này không hề như nhau. Xin trích nguyên văn lời lẽ của văn kiện:
a) Trước nhất, cảm thức đức tin hiển nhiên có liên hệ với đức tin, mà đức tin vốn là một ơn phúc, không nhất thiết ai cũng có được, thành thử cảm thức đức tin chắc chắn không thể giống như công luận trong xã hội nói chung. Rồi còn điều này nữa: dù đức tin, theo lẽ đương nhiên, là nhân tố hàng đầu để hợp nhất các chi thể của Giáo Hội, nhưng rất nhiều ảnh hưởng khác nhau, kết hợp lại, đã lên khuôn cho các quan điểm của Kitô hữu đang sống giữa lòng xã hội hiện đại. Do đó, như cuộc thảo luận trên đây về các thiên hướng đã mặc nhiên cho thấy, cảm thức đức tin cũng không thể được đồng nhất hóa với công luận hay ý kiến đa số trong Giáo Hội. Đức tin, chứ không phải ý kiến, là tập chú cần thiết. Ý kiến thường chỉ là những phát biểu, hay thay đổi và nhất thời, nói lên tâm tính hay ước muốn của một nhóm người hay một nền văn hóa nào đó, trong khi đức tin là tiếng vang dội của Tin Mừng duy nhất vốn có giá trị cho mọi nơi và mọi thời.
b) Trong lịch sử dân Chúa, thường không phải đa số mà đúng hơn thiểu số mới thực sự sống và làm chứng cho đức tin. Cựu Ước từng biết tới số tín hữu “thánh thiện còn sót lại”, đôi khi rất ít so với vua chúa, tư tế và phần đông người Do Thái. Chính Kitô Giáo cũng đã bắt đầu như một thiểu số rất nhỏ, bị nhà cầm quyền đổ lỗi và bách hại. Trong lịch sử Giáo Hội, các phong trào sống Tin Mừng như Dòng Phanxicô và dòng Đa Minh, hay sau này, Dòng Tên, đều đã bắt đầu như những nhóm nhỏ bị nhiều giám mục và thần học gia đối xử cách nghi ngờ. Ngày nay, tại nhiều nước, các Kitô hữu phải sống dưới áp lực nặng nề của nhiều tôn giáo khác hay nhiều ý thức hệ duy tục, buộc họ phải lãng quên chân lý đức tin và làm suy yếu các biên giới của cộng đồng Giáo Hội. Cho nên, điều hết sức quan trọng là phải biện phân và lắng nghe tiếng nói của "những người bé nhỏ biết tin” (Mc 9:42).
Chắc chắn một điều: ta cần phân biệt cảm thức đức tin với công luận hay ý kiến đa số, do đó, phát sinh nhu cầu phải nhận diện các thiên hướng cần thiết cho việc tham dự vào cảm thức đức tin, như những thiên hướng đã được khai triển trên đây. Tuy thế, chính toàn thể dân Chúa tuyên xưng và sống đức tin chân thực, trong sự hợp nhất nội bộ. Huấn quyền và thần học phải làm việc không ngừng nhằm đổi mới việc trình bày đức tin trong các hoàn cảnh khác nhau, bằng cách đối chất, nếu cần, các ý niệm nổi bật trong chân lý Kitô Giáo với chân lý đích thực của Tin Mừng, nhưng cần phải nhớ rằng kinh nghiệm của Giáo Hội vốn chứng tỏ rằng đôi khi chân lý đức tin chỉ được duy trì không do cố gắng của các nhà thần học hay giáo huấn của đa số các giám mục mà là trong tâm hồn các tín hữu.
Nói như thế không có nghĩa là Giáo Hội bất cần công luận. Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không quên quảng diễn khía cạnh này: “Trong Giáo Hội, công luận là một hình thức quan trọng của diễn trình thông đạt.Vì là một cơ thể sống động, Giáo Hội cần công luận để duy trì việc cho và nhận giữa các chi thể của mình. Không có hình thức này, Giáo Hội không thể tiến triển về tư tưởng và hành động. Sự tán thành việc trao đổi tư tưởng và ý kiến cách công khai trong Giáo Hội đã được ban hành sau Vatican II không lâu, chính là dựa vào giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin và tình yêu Kitô Giáo, và các tín hữu được mạnh mẽ khuyến khích tham dự tích cực vào việc trao đổi công khai này (số 124).
Trên thực tế, nhiều định chế đã được thiết lập, qua đó, người tín hữu đóng góp các nhận định của mình: các hội đồng đặc thù, các công đồng giáo phận, các hội đồng mục vụ… Tất cả chỉ để nói lên xác tín sâu sắc của Giáo Hội vào cảm thức đức tin, tin rằng mọi tín hữu đều có bản năng tiếp nhận giáo huấn của Giáo Hội vốn phát sinh từ và hỗ trợ Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Họ cho rằng một giáo huấn sẽ mất tính chính đáng khi chưa được tiếp nhận. Những người này cũng cho rằng việc chống đối hay bất đồng mục vụ đối với giáo huấn của huấn quyền đủ để cấu thành một bất tiếp nhận và do đó triệt tiêu giá trị của huấn quyền.
Về khía cạnh này, không ai đủ tư cách bằng Cha Yves Congar, cha đẻ của học lý tiếp nhận và là người vì học lý này đã bị trù dập rất nhiều cho tới khi được Đức Gioan XXIII vực dậy và mời vào tham dự Công Đồng Vatican II trong tư cách thần học gia hàng đầu. Theo cha, không phải việc tiếp nhận tạo nên tính chính đáng cho một giáo huấn, mà là các thẩm quyền nâng đỡ nó. Cha cũng chống lại quan điểm coi việc chống đối hay bất đồng một giáo huấn làm cho giáo huấn này thành vô hiệu.
Những người chủ trương như thế quên mất nguyên tắc sau đây: tác phong tội lỗi, thay vì vô hiệu hóa các qui phạm luân lý, chính là lý do khiến phải có các qui phạm luân lý. Sự lấn lướt của tội ác bạo hành không vô hiệu hóa các qui phạm luân lý nhằm chống lại tội ác bạo hành này.
Thực ra, lý thuyết hay học lý tiếp nhận có nhiều hình thức, tùy theo ta tiếp nhận điều chi, tiếp nhận trong bối cảnh nào. Thí dụ tiếp nhận một điều luật, có khác với tiếp nhận một tín điều, một giáo huấn, một giáo lý hay một thỏa thuận đại kết.
Tiếp nhận trong phạm vi luật lệ
Ý niệm tiếp nhận dễ hiểu hơn cả khi bàn tới nó trong lãnh vực luật lệ, là lãnh vực nhiều người coi phần đóng góp của con người trội hơn. Về phương diện này, Gratian, người được coi như cha đẻ của khoa giáo luật, trong tác phẩm Decretum (khoảng năm 1140), từng viết rằng: “Luật được thiết lập (instituted) khi chúng được công bố và được xác nhận (confirmed) khi chúng được chấp nhận bởi việc thực hành của những người dùng nó”.
Thành thử theo Gratian, việc làm luật là một diễn trình hai bước: luật được soạn thảo và công bố bởi 1 thẩm quyền hợp pháp, người sử dụng xác nhận bằng cách thực hành nó.
Các giáo luật gia sau Gratian phần lớn cũng nhấn mạnh đến hai khía cạnh trên trong diễn trình luật lệ. Nhưng trong số các luật gia này, tác giả của Glossa Palatina (khoảng năm 1215) nói rằng xác nhận luật bằng cách thực hành nó là xác nhận de facto (trên thực tế); chứ de jure (trên nguyên tắc), luật đã được xác nhận bởi chính việc thiết lập ra nó. Sự phân biệt này sau đó đã được nhiều giáo luật gia ủng hộ.
Việc xác nhận trên thực tế không hẳn tạo nên tính chính đáng của luật cho bằng tính hữu hiệu của nó. Một cách mô tả diễn trình thiết lập luật lệ là: nó được dẫn khởi khi được một thẩm quyền hợp lệ công bố, nhưng có hiệu lực đầy đủ, có tính bắt buộc trọn vẹn khi được các chủ thể tiếp nhận. Như thế, nó có hai bình diện hiện hữu. Giống một thảo chương vi tính, nó được thiết kế và tung ra thị trường, nhưng nó chỉ thực sự hữu hiệu khi “nhóm người sử dụng” (user group) thực sự sử dụng nó.
Tiếp nhận là vấn đề sinh lực, sức sống. Một luật lệ mới ban hành rất có thể hoàn toàn hợp lệ, nhưng nó chưa có sức lực hay chưa có ảnh hưởng tích cực trong đời sống của cộng đồng. Nó vẫn chưa gây hiệu quả thực sự nào trên tác phong của người ta.
Có tác giả ví một luật mới được công bố nhưng chưa được tiếp nhận như một cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp. Giáo luật các điều 1055-1060, 1141 và 1142 định rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu, kể cả theo nghĩa bí tích, cũng có thể được giải tiêu nếu chưa được hoàn hợp bằng tác động vợ chồng. Sự ưng thuận tạo nên hôn nhân, nhưng sự phối hợp này không được coi là trọn vẹn cho tới khi được hoàn hợp về thể xác. Cũng thế, hành vi luật pháp bắt đầu là một luật, nhưng chỉ được kể là được thiết lập trọn vẹn khi đem ra thực hành.
Tuy nhiên, trước nhất phải lưu ý tới sự kiện này: nói tới luật Giáo Hội là nói theo lối loại suy (analogy). Nó khác với luật đời hơn là giống luật đời. Lý do hiển nhiên là vì Giáo Hội là một cộng đồng khác xa với một nhà nước. Giáo Hội khác xa nhà nước về nguồn gốc, mục tiêu, lịch sử, bản sắc, năng động tính nội tại và số phận cùng đích. Trong Giáo Hội, luật lệ có một mục tiêu khác: đã đành là chúng được dùng để duy trì trật tự và bảo vệ quyền lợi bản thân, nhưng mục tiêu tối hậu của nó là ích lợi thiêng liêng, là tình yêu hỗ tương giữa các chi thể, là sự cứu rỗi đời đời của họ. Nguồn gốc thẩm quyền trong Giáo Hội là uy quyền của Chúa Phục Sinh và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần; những nguồn gốc này chỉ được nhìn nhận bởi người có đức tin mà thôi. Khoa giáo luật vì thế là một khoa thần học, không phải là một khoa pháp chế (juridical). Các nguyên lý của nó rút từ mạc khải thánh và truyền thống Giáo Hội. Các nhà giáo luật học là các thừa tác viên trong Giáo Hội, không phải các luật sư. Giáo Hội là một hiệp hội tự ý, tự nguyện. Không ai bị cưỡng bức trở thành hội viên. Nó là một cộng đồng tạo thành bởi cam kết tự do.
Điều thứ hai: trong hôn nhân, việc chưa hoàn hợp về thể xác không đương nhiên đánh đổ tính thành hiệu (validity) của hôn nhân. Muốn đánh đổ nó, phải có một hành vi tích cực của giáo hoàng. Do đó, việc không tiếp nhận luật của cộng đồng không hẳn có hiệu lực pháp lý y như việc cộng đồng tiếp nhận nó. Tưởng nên phân biệt hai từ ngữ quan trọng ở đây: một là thành hiệu hay thành sự (validity) hai là hữu hiệu hay có hiệu quả (effectiveness). Một số tác giả dùng hai từ ngữ này một cách không phân biệt, xem ra hơi tùy tiện. Ở đây, dựa vào bản chất bí tích, người ta có thể có ý niệm rõ hơn một chút: bí tích thành hiệu khi được thừa tác viên có thẩm quyền cử hành, bất kể thừa tác viên này xấu hay tốt, một nguyên tắc thường được gọi là ex opere operato (do việc làm được thực hiện). Nhưng muốn có hiệu quả thì người nhận bí tích phải có ý hướng tốt. Không có sự tiếp nhận của người có ý hướng tốt, thì diễn trình bí tích chưa hoàn hảo. Nhưng người tiếp nhận không có ý hướng tốt, nghĩa là không muốn tiếp nhận, vẫn không đánh đổ được tính thành sự của bí tích. Thiển nghĩ luật thành hiệu (có hiệu lực pháp lý) khi được thẩm quyền hợp pháp công bố. Luật đem lại hiệu quả khi được cộng đồng tiếp nhận đem ra thực hành. Không có sự tiếp nhận này, luật không vô hiệu lực (invalid) nhưng vô hiệu quả (ineffective).
Tiếp nhận và cảm thức đức tin
Trong Giáo Hội, tiếp nhận không phải chỉ là tiếp nhận luật lệ, còn nhiều hình thức tiếp nhận khác nữa, như tiếp nhận giáo huấn của Giáo Hội, nhất là các giáo huấn bất khả ngộ, như các giáo huấn về hôn nhân và dâm ô. Thành thử ta phải tìm hiểu ý niệm tiếp nhận trong một đồng văn bao quát hơn. Đồng văn này chính là cảm thức đức tin.
Thực vậy, sở dĩ Giáo Hội nhấn mạnh tới khía cạnh tiếp nhận là vì Giáo Hội xác tín rằng người tín hữu nào cũng có cảm thức đức tin. Xác tín này dựa vào thư thứ nhất của Thánh Gioan: “anh em đã được Đấng Thánh xức dầu cho, và tất cả anh em đều được hiểu biết”, “việc xức dầu mà anh em đã nhận được (từ Chúa Kitô) đang ở trong anh em, và anh em không cần bất cứ ai dạy dỗ anh em nữa”, “việc Người xức dầu cho anh em đã dạy anh em mọi điều rồi” (1Ga 2:20, 27).
Tài liệu Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội của Ủy Ban Thần học Quốc Tế, trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, năm 2014, quả quyết rằng: “tín hữu có được một bản năng đối với chân lý của Tin Mừng, bản năng này giúp họ khả năng nhận biết và tán thành học lý và thực hành Kitô Giáo chân chính, và bác bỏ những gì là sai lầm. Vì được nối kết với hồng ân đức tin từ trong nội tại, bản năng siêu nhiên này được gọi là cảm thức đức tin (sensus fidei)” (số 2).
Ở số 3, văn kiện trên xác nhận rằng: “cảm thức đức tin được phản ảnh nơi sự đồng thuận của người đã nhận phép rửa trong việc qui phục tín lý đức tin hay một yếu tố nào đó của giáo lý hành động Kitô Giáo (Christian praxis). Sự đồng thuận (consensus) này đóng một vai trò sống còn trong Giáo Hội: sự đồng thuận của các tín hữu (consensus fidelium) là tiêu chuẩn chắc chắn để ta xác nhận liệu một học lý hay một thực hành đặc thù nào đó có thuộc đức tin tông truyền hay không”.
Vấn đề đặt ra là: điều gì xẩy ra khi không có sự đồng thuận này, nói cách khác khi không có sự tiếp nhận một học lý hay một thực hành từ phía tín hữu?
Trước khi trả lời câu hỏi trên, văn kiện đề cập tới mối tương quan giữa cảm thức đức tin và huấn quyền. Điều đầu tiên là huấn quyền lắng nghe cảm thức đức tin. Khía cạnh này liên tục diễn ra trong Giáo Hội, như trước khi định tín một cách vô ngộ cả mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria lẫn mầu nhiệm ngài được triệu cả hồn lẫn xác về trời, chẳng hạn, một tham khảo sâu rộng với các tín hữu đã được thực hiện theo ý muốn minh nhiên của các vị giáo hoàng những lúc đó. Về phương diện này, không công thức nào bất hủ bằng công thức: lex orandi, lex credendi (luật cầu là luật tin).
Ngược lại, huấn quyền nuôi dưỡng, biện phân và phán kết cảm thức của các tín hữu, vì huấn quyền gồm những vị “đã lãnh nhận charisma veritatis certum (đặc sủng chân lý chắc chắn] (Dei Verbum 8) .
Không gì diễn tả hay hơn sự tương tác trên cho bằng ý niệm hiệp thông. Chính trong sự hiệp thông này mà diễn trình tiếp nhận đã diễn ra.
Văn kiện định nghĩa tiếp nhận như sau: “một diễn trình trong đó, nhờ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, dân Chúa nhận ra các trực giác hay các thông tuệ (insights) và tích hợp chúng thành những khuôn mẫu và cơ cấu cho đời sống và việc thờ phượng của mình, bằng cách chấp nhận chứng tá mới của chân lý và các hình thức phát biểu tương ứng về nó, vì chân nhận rằng chúng phù hợp với truyền thống tông đồ… Nhờ cảm thức đức tin mà họ vốn sở hữu, các tín hữu nhận ra chân lý của điều được giảng dạy và trung thành nắm giữ nó” (số 79).
Và trong số 80, văn kiện đề cập thẳng tới hoàn cảnh gặp khó khăn hay chống đối: “trong những hoàn cảnh này, đòi hỏi đôi bên phải có hành động thích đáng. Các tín hữu phải suy nghĩ về giáo huấn được ban hành, bằng cách hết sức cố gắng để hiểu nó và chấp nhận nó. Như một nguyên tắc, chống đối giáo huấn của huấn quyền là điều không thể đi đôi với cảm thức đức tin chân chính. Cũng thế, huấn quyền cũng phải suy nghĩ về giáo huấn đã ban hành và xét xem liệu có cần phải soi sáng thêm hay phát biểu lại để thông truyền sứ điệp chủ yếu một cách hữu hiệu hơn không. Các cố gắng hỗ tương này trong những lúc gặp khó khăn tự chúng nói lên sự hiệp thông vốn có tính chủ yếu đối với đời sống Giáo Hội, và cả lòng mong ước được Chúa Thánh Thần ban ơn, Đấng luôn hướng dẫn Giáo Hội ‘trong mọi chân lý’ (Ga 16:13)”.
Như thế, không tiếp nhận là hạn từ dường như không thích hợp. Trong Giáo Hội người ta thường chỉ nói tới “tiếp nhận” và “chưa tiếp nhận”, chứ không nói tới “không tiếp nhận” vì tiếp nhận không chỉ một hành động mà là chỉ một diễn trình, có thể lâu dài, nhưng với cố gắng của cả hai phía trong tình hiệp thông và cầu nguyện, thì sẽ có tiếp nhận. Hơn nữa, cả hai phía cùng được một Thần Trí thúc đẩy thì không thể nào lại không có đồng thuận.
Mặt khác, thiên hướng (disposition) của người tiếp nhận là điều chủ yếu trong diễn trình tiếp nhận. Diễn trình biện phân được triều giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh càng làm cho các thiên hướng trở thành quan yếu hơn vì thiếu chúng, biện phân không thể nào đúng hướng được. Vậy để tham gia chân thực vào cảm thức đức tin, tín hữu cần có những thiên hướng nào?
Văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế liệt kê một số thiên hướng sau đây:
a) Tham gia đời sống Giáo Hội: tích cực tham dự phụng vụ, thường xuyên lãnh nhận các bí tích, tích cực dấn thân vào sứ vụ và các tác vụ (diakonia) của Giáo Hội... Tóm lại, sentire cum ecclesia (cảm nhận với Giáo Hội), tức đồng cảm nhận, đồng cảm thức và đồng tri nhận một cách hòa điệu với Giáo Hội.
b) Lắng nghe lời Thiên Chúa: Gắn bó với Thánh Kinh và Thánh Truyền.
c) Cởi mở đối với lý trí: Phải yêu Thiên Chúa “với hết trí khôn ngươi” (Mc 12:30).
d) Gắn bó với huấn quyền: “Bất cứ ai lắng nghe các con là lắng nghe Thầy, và bất cứ ai bác bỏ các con là bác bỏ Thầy, và bất cứ ai bác bỏ Thầy là bác bỏ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10:16).
e) Thánh thiện: thánh thiện là tham dự vào đời sống Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là duy trì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận với nhau, là vâng phục thánh ý Thiên Chúa và dấn thân phục vụ đồng loại nhân bản của mình. Trong lịch sử Giáo Hội, các thánh là những người đem ánh sáng của cảm thức đức tin.
f) Tìm cách xây dựng Giáo Hội: Xây dựng Giáo Hội có nghĩa là tìm cách khám phá ra và khai triển các ơn phúc của riêng mình và giúp người khác khám phá ra và khai triển các đặc sủng của họ, sửa chữa các thất bại của họ, và chấp nhận việc được sửa chữa, trong tinh thần bác ái Kitô Giáo, cùng làm việc và cầu nguyện với họ, chia sẻ các hân hoan và các đau buồn của họ (xem 1Cor 12:12, 26).
Thành thử khi nói chưa tiếp nhận thì cần phải hỏi những người chưa tiếp nhận là ai để cố gắng đồng hành của ta giúp họ một cách hữu hiệu trong việc tham dự diễn trình tiếp nhận. Phải dựa vào thiên hướng người chưa tiếp nhận chứ không dựa vào số đông người chưa tiếp nhận.
Chính vì thế, văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có tiểu mục “Cảm thức đức tin và công luận” (các số 113-119).
Trước nhất, công luận được liên kết với việc ra đời và phát triển của nền dân chủ đại biểu: quyền lực chính trị có được sự hợp pháp của nó từ dân, nên dân phải lên tiếng nói rõ các suy nghĩ của mình, còn quyền lực chính trị thì phải lưu tâm tới các suy nghĩ này khi thi hành việc cai trị. Giáo Hội đánh giá các giá trị nhân bản và luân lý cao vốn được nền dân chủ tán thành, nhưng tự mình, Giáo Hội không bị cấu trúc theo các nguyên tắc của xã hội chính trị thế tục. Vì là mầu nhiệm hiệp thông nhân loại với Thiên Chúa, Giáo Hội tiếp nhận hiến pháp của mình từ Chúa Kitô. Chính từ nơi Người, Giáo Hội lãnh nhận được cơ cấu bên trong của mình cũng như các nguyên tắc cai quản. Do đó, trong Giáo Hội, công luận không thể đóng vai trò quyết định mà nó vốn đóng trong các xã hội chính trị, là các xã hội vốn phải dựa vào nguyên tắc chủ quyền toàn dân, dù nó có một vai trò thích đáng bên trong Giáo Hội.
Thứ hai, Giáo Hội hoan nghênh các cuộc tranh luận của công luận về mình, coi chúng như một biểu hiện của tự do tôn giáo. Mọi người được tự do phê bình hay ủng hộ Giáo Hội. Thực vậy, Giáo Hội thừa nhận rằng phê bình ngay thẳng và xây dựng có thể giúp Giáo Hội nhìn các vấn đề rõ ràng hơn và tìm ra được nhiều giải pháp tốt hơn…
Thứ ba, ngày nay trong Giáo Hội, tiếng nói của người giáo dân được nghe thường xuyên hơn, đôi khi là tiếng nói bảo thủ đôi lúc là tiếng nói cấp tiến, nhưng nói chung, đều tham gia một cách xây dựng vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội.
Nhưng điều rõ ràng là không thể đồng hóa cảm thức đức tin với công luận hay ý kiến đa số. Hai thực tại này không hề như nhau. Xin trích nguyên văn lời lẽ của văn kiện:
a) Trước nhất, cảm thức đức tin hiển nhiên có liên hệ với đức tin, mà đức tin vốn là một ơn phúc, không nhất thiết ai cũng có được, thành thử cảm thức đức tin chắc chắn không thể giống như công luận trong xã hội nói chung. Rồi còn điều này nữa: dù đức tin, theo lẽ đương nhiên, là nhân tố hàng đầu để hợp nhất các chi thể của Giáo Hội, nhưng rất nhiều ảnh hưởng khác nhau, kết hợp lại, đã lên khuôn cho các quan điểm của Kitô hữu đang sống giữa lòng xã hội hiện đại. Do đó, như cuộc thảo luận trên đây về các thiên hướng đã mặc nhiên cho thấy, cảm thức đức tin cũng không thể được đồng nhất hóa với công luận hay ý kiến đa số trong Giáo Hội. Đức tin, chứ không phải ý kiến, là tập chú cần thiết. Ý kiến thường chỉ là những phát biểu, hay thay đổi và nhất thời, nói lên tâm tính hay ước muốn của một nhóm người hay một nền văn hóa nào đó, trong khi đức tin là tiếng vang dội của Tin Mừng duy nhất vốn có giá trị cho mọi nơi và mọi thời.
b) Trong lịch sử dân Chúa, thường không phải đa số mà đúng hơn thiểu số mới thực sự sống và làm chứng cho đức tin. Cựu Ước từng biết tới số tín hữu “thánh thiện còn sót lại”, đôi khi rất ít so với vua chúa, tư tế và phần đông người Do Thái. Chính Kitô Giáo cũng đã bắt đầu như một thiểu số rất nhỏ, bị nhà cầm quyền đổ lỗi và bách hại. Trong lịch sử Giáo Hội, các phong trào sống Tin Mừng như Dòng Phanxicô và dòng Đa Minh, hay sau này, Dòng Tên, đều đã bắt đầu như những nhóm nhỏ bị nhiều giám mục và thần học gia đối xử cách nghi ngờ. Ngày nay, tại nhiều nước, các Kitô hữu phải sống dưới áp lực nặng nề của nhiều tôn giáo khác hay nhiều ý thức hệ duy tục, buộc họ phải lãng quên chân lý đức tin và làm suy yếu các biên giới của cộng đồng Giáo Hội. Cho nên, điều hết sức quan trọng là phải biện phân và lắng nghe tiếng nói của "những người bé nhỏ biết tin” (Mc 9:42).
Chắc chắn một điều: ta cần phân biệt cảm thức đức tin với công luận hay ý kiến đa số, do đó, phát sinh nhu cầu phải nhận diện các thiên hướng cần thiết cho việc tham dự vào cảm thức đức tin, như những thiên hướng đã được khai triển trên đây. Tuy thế, chính toàn thể dân Chúa tuyên xưng và sống đức tin chân thực, trong sự hợp nhất nội bộ. Huấn quyền và thần học phải làm việc không ngừng nhằm đổi mới việc trình bày đức tin trong các hoàn cảnh khác nhau, bằng cách đối chất, nếu cần, các ý niệm nổi bật trong chân lý Kitô Giáo với chân lý đích thực của Tin Mừng, nhưng cần phải nhớ rằng kinh nghiệm của Giáo Hội vốn chứng tỏ rằng đôi khi chân lý đức tin chỉ được duy trì không do cố gắng của các nhà thần học hay giáo huấn của đa số các giám mục mà là trong tâm hồn các tín hữu.
Nói như thế không có nghĩa là Giáo Hội bất cần công luận. Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không quên quảng diễn khía cạnh này: “Trong Giáo Hội, công luận là một hình thức quan trọng của diễn trình thông đạt.Vì là một cơ thể sống động, Giáo Hội cần công luận để duy trì việc cho và nhận giữa các chi thể của mình. Không có hình thức này, Giáo Hội không thể tiến triển về tư tưởng và hành động. Sự tán thành việc trao đổi tư tưởng và ý kiến cách công khai trong Giáo Hội đã được ban hành sau Vatican II không lâu, chính là dựa vào giáo huấn của Công Đồng về cảm thức đức tin và tình yêu Kitô Giáo, và các tín hữu được mạnh mẽ khuyến khích tham dự tích cực vào việc trao đổi công khai này (số 124).
Trên thực tế, nhiều định chế đã được thiết lập, qua đó, người tín hữu đóng góp các nhận định của mình: các hội đồng đặc thù, các công đồng giáo phận, các hội đồng mục vụ… Tất cả chỉ để nói lên xác tín sâu sắc của Giáo Hội vào cảm thức đức tin, tin rằng mọi tín hữu đều có bản năng tiếp nhận giáo huấn của Giáo Hội vốn phát sinh từ và hỗ trợ Thánh Kinh và Thánh Truyền.
Văn Hóa
Lá thư Canada : Xin Mừng Ánh Sáng
Trà Lũ
10:52 06/12/2017
Thành phố Toronto, theo truyền thống lâu đời, cứ cuối tháng 11 là tổ chức rước ông già Noel - Santa Claus vào thành phố để mở đầu mùa Giáng Sinh. Nói là mừng Chúa Giáng sinh, chứ thực ra là mừng mùa mua sắm. Ở Việt nam thì đây là dịp các cửa hàng tăng giá, còn ở đây thì trái lại, đây là mùa hạ giá, cốt bán lấy nhiều. Ông già Santa Claus mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ, dân gian nhất là các đấng nhi đồng cũng bắt chước ông, cũng quần áo đỏ. Màu đỏ Giáng Sinh cùng với nhạc Giáng Sinh vang vang khắp nơi, tạo ra một không khí thanh bình an lạc cho mọi người. Tuần qua, tôi gặp một bà du khách mới từ VN qua thăm con đang du học tại đây, tôi hỏi bà nghĩ sao về đất nước Canada này thì bà nói ngay : Ông ơi, ở VN, chỗ nào cũng thấy cờ đỏ, màu đỏ này làm tôi sợ quá. Gần đây họ lại lập ra cái hội Cờ Đỏ để đối chọi với dân chúng, càng làm tôi sợ hãi hơn. Hội Cờ Đỏ xuất hiện tức là chính quyền VN đang cho diễn lại tuồng Hồng Vệ Binh của Mao Trạch Đông ngày xưa, eo ơi, khiếp qúa. Tôi đang xin ở lại Canada, ông ạ. Bà này ăn mặc diêm dúa chứng tỏ bà ta có của, mà có của ở VN bây giờ thì phải thuộc phe nhóm cán bộ tham nhũng. Rõ ràng cán bộ đầy túi rồi đang tìm cách chạy trốn, các cụ thấy chưa ?
Nhưng thôi không nói chuyện cán bộ chạy của nữa. Xin nói chuyện miền đất nước thanh bình này vui hơn. Chuyện đầu tiên là chuyện ông hoàng tử Harry cháu nội của nữ hoàng Elizabeth bên Anh. Chàng sang Canada chơi, gặp cô tài tử Mỹ Meghan Markle đang đóng phim ở Canada, hoàng tử bị tiếng sét, mê liền, và tuyên bố sẽ cưới cô làm vợ. Quả là tiếng sét, hoàng tử Harry không cưỡng lại được. Chàng mới 33 tuổi, nàng đã 36, có chút máu da đen của mẹ, và đã một đời chồng. Chàng tuyên bố sẽ cưới nàng vào mùa hè sang năm và sẽ đưa nàng về dinh bên Anh. Quả là duyên số.
Chuyện thứ hai là chuyện Hiệp Ước TPP dính tới VN. Ban đầu hiệp ước này có 12 thành viên, nhưng khi vua Trump lên ngôi, vua Trump tuyên bố rút lui khỏi hiệp ước này, và Canada hiện nay cũng định theo vua Trump rút chân ra. Các cụ đã thấy Canada và Mỹ có liên hệ mật thiết với nhau chưa !
Chuyện thứ ba là chuyện các giáo chức của 24 trường cao đẳng ở Ontario đã đình công đòi cải tiến quy chế trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua. Việc này làm ảnh hưởng tới sự học của hơn 300.000 sinh viên. Sau cùng, quốc hội đã phải ra quyết định chấm dứt việc đình công này. Lớp trẻ đã bị nghỉ học trong 5 tuần lễ với bao nhiêu mất mát và thiệt hại. Đây là cái giá của sự tự do và dân chủ. Ở Canada người ta sợ nhất các công đoàn, chứ không sợ giới chủ nhân.
Chuyện thời sự thứ bốn đang gây xôn xao cả trong nước, cả ở hải ngoại này, đó là chuyện cụ giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền ở Quy Nhơn đưa ra những cải cách về chữ viết tiếng Việt. Theo cụ thì chữ viết hiện nay sai lắm, cụ đề nghị các cách viết mới và thêm những chữ f, j, w, z. Hiện nay bảng mẫu tự có 29 ký tự, nay sẽ là 33. Cả nước sẽ phải học lại cách viết abc, các sách quốc ngữ phải in lại hết... Khắp nơi đang bùng lên những lời chỉ trích, tôi toàn thấy chê, không hề có ai khen. Bạn bè tôi bảo không lạ chuyện này vì cái đầu là ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng đọc cờ lờ mờ vờ và ma dze trong diễn văn mà, các cụ còn nhớ chuyện này không. Ngoài ra ở VN bây giờ CSVN đẻ ra nhiều tiến sĩ lắm, sự thông thái của các tiến sĩ bây giờ đang bày ra đó.
Ông ODP anh cả trong làng nhậu của tôi thấy chúng tôi khoái trá bàn về những việc này thì nói ngay : Các bạn hãy coi chừng cái mưu của CSVN. Họ mang cái ông Bùi Hiền với lối cải cách chữ viết làm hỏa mù để che lấp những việc quan trọng hơn nhiều như vụ xả chất thải Formosa, như vụ án nhân quyền Mẹ Nấm mà quốc tế đang theo dõi... Nếu cần cải cách chữ viết thì Anh Văn là ngôn ngữ cần cải tổ hơn hết, vậy mà thế giới Anh Ngữ không hề đặt ra vấn đề này. Thì ra đấng tiến sĩ VN bên nhà thông thái thật.
Ông ODP thấy dân làng vỗ tay khen ý kiến của mình thì được hứng bèn tuyên bố từ nay làng ta không thèm bàn về việc cải tổ chữ viết của Bùi Hiền nữa. Bàn nữa là mắc mưu VC. Sắp tết rồi, chúng mình bàn chuyện tết vui hơn. Nói đến tết thì người ta thường nói tới cỗ bàn và ăn uống đình đám. Hôm nay làng ta thử bàn về tết theo đề tài văn chương nha. Anh John đâu, anh thấy đề tài tết trong văn chương VN ra sao ?
Anh John nói ngay : Xưa nay em chỉ thuộc mấy bài thơ về tết in trong sách giáo khoa, như bài Ông Đồ ngồi viết câu đối của Vũ Đình Liên hay bài thơ Chúc Tết của Tú Xương. Mỗi lần đọc là mỗi lần thấy nó hay cách gì. Năm nay niềm vui thích này đã tăng lên mạnh mẽ vì tuần qua em mới đọc trên mạng mấy bài thơ châm chích nhái giọng hai bài thơ trên. Xin đọc để bà con nghe nha, chỉ trích mấy đoạn đầu :
Bài nguyên thủy , Ông Đồ :
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bầy mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
*
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
...
Đây là bài nhái châm chích cùng vần :
Ông Hồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại hận ông Hồ già
Đem Mác Lê cờ đỏ
Hại nước bao năm qua
*
Bút mực nào đủ viết
Sự tàn ác độc tài
Gian manh là đặc nét
Dân sợ chạy xa bay
...
Hay bài ‘Chúc Tết’ của Tú Xương
Bài gốc :
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
*
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu
...
Bài nhái :
Đứng lặng mà nghe chúng kháo nhau
Ngày xưa cách mạng di dép râu
Một vắt cơm khô, đội mũ cối
Cướp của đập dân dập bã trầu
*
Bây giở đảng cướp đã qúa giàu
Đô la bạc tỷ dấu vào đâu?
Chuyển tiền ngoại quốc gởi kho bạc
Con đi du học lập đầu cầu
...
Mấy dòng thơ châm chích trên mạng ghi là của tác giả N. Nguyen. Hay quá chứ, phải không các cụ.
Chị Ba Biên Hòa nói với chồng : Vừa rồi anh chỉ bàn mặt thơ, về tản văn em biết anh thích nhiều bài lắm, hôm nay có mặt cả làng, anh thử bàn về một bài nghe coi.
Anh John không cãi lời vợ, bèn lấy ipad trong túi ra, rồi anh bấm bấm một lúc, cuối cùng anh thưa:
Về tản văn thì tôi thích nhiều bài lắm. Vì tôi thích nên phải cất nó trong kho ipad. Một trong những bài mà tôi mê nhất là bài nói của nhạc sĩ Trần Văn Khê về văn hoá VN. Chuyện kể rằng năm 1964, lúc đó nhạc sư Khê đang ở Paris và rất nổi tiếng. Ông được cộng đồng Nhật mời tham dự một buổi sinh hoạt bàn về đề tài Thơ Tanga. Vị khách thuyết trình bữa đó là một Thủy Sư Đô đốc người Pháp. Ông này mở đầu bài diễn văn như sau :
... Thưa qúy vị, tôi là thủy sư đô đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy VN có một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi tôi sang Nhật, chỉ trong vòng một hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đoá hoa tuyệt đẹp, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi mà các nước khác không dễ có được...
Lời phát biểu này đã chạm tới lòng tự ái dân tộc của GS Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, GS Khê đã xin phát biểu :
... Thưa ông thủy sư đô đốc, ông nói rằng ông đã ở VN 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu này tôi rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ở VN ông đã chơi với ai mà chẳng biết một áng văn hay nào của nước Việt.
Có lẽ ông chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách. Phải chi ông chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ông sẽ biết đến một thư mục gồm 1.300 sách báo nói về văn chương Việt Nam mà vị giáo sư này đã in trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ bằng tiếng Pháp. Hay nếu ông gặp Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tầm...Nếu ông làm bạn với những người như thế, ông sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác...
Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi một con sông mà mô tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc, nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài : Việt Nam có câu ca dao :
“Đêm qua mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm. Chỉ có 14 từ mà bày tỏ được bao nhiêu ý bao nhiêu tình một cách rất tế nhị và sâu sắc.
Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam kể rằng Ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang Nhà Nguyên bên Tàu gặp lúc bà phi của Vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả Việt Nam nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ ‘nhất’, Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền :
Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết !
Nghiã :
Bà là một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt ao
Than ôi ! Bây giờ thì mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !
Tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm như thơ Tanka.
Khi GS Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này xong thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.
Ông thủy sư đô đốc đỏ mặt rồi nói : Tôi chỉ biết ngài là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ngài dẫn giải với chỉ hai dẫn chứng, tôi biết mình đã sai đã vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam. Tôi thành thật xin lỗi ngài và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.
Khi buổi hội thảo chấm dứt, ông thủy sư đô đốc đã đến gặp riêng GS Trần Văn Khê, và ngỏ ý muốn mời GS Khê đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa VN. Nhưng GS Khê đã tế nhị từ chối, nói rằng người VN không đến dùng cơm ở nhà người lạ. Ông thủy sư đô đốc nói : Vậy là ngài chưa tha thứ cho tôi. GS Khê đáp ngay : Tôi tha thứ nhưng chưa thể quên được việc này.
Cả làng An Lạc của tôi đã vỗ tay râm ran ca ngợi sự thông thái tài ba và mẫn tiệp của giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê. Các cụ nhớ kể chuyện này cho con cháu nghe nha.
Vỗ tay xong, bà cụ già B.95 thấy chữ Xmas ở tấm thiệp trên bàn mới hỏi anh John : Chữ này là chữ viết tắt của những chữ gì vậy? Anh John nói ngay : Thưa là chữ viết tắt của 2 từ Christ là Chúa Kitô và Mass là buổi lễ. Rồi anh John cười ha ha và nói tiếp :
- Nhưng theo lời của bác ODP thì chữ XMAS đây là 4 từ viết tắt của tiếng Việt Nam. Bác giải thích thế này : Chúng ta sống trong trần gian là đang sống trong sự lầm lạc u tối, chìm đắm trong đêm đen mịt mù. Chúa là Ánh Sáng, Chúa sinh ra là Chúa đem ánh sáng lại cho trần gian, bởi vậy ai cũng vui mừng. XMAS = Xin Mừng Ánh Sáng.
Xin kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh đầy hồng ân và ánh sáng.
Trà Lũ
Nhưng thôi không nói chuyện cán bộ chạy của nữa. Xin nói chuyện miền đất nước thanh bình này vui hơn. Chuyện đầu tiên là chuyện ông hoàng tử Harry cháu nội của nữ hoàng Elizabeth bên Anh. Chàng sang Canada chơi, gặp cô tài tử Mỹ Meghan Markle đang đóng phim ở Canada, hoàng tử bị tiếng sét, mê liền, và tuyên bố sẽ cưới cô làm vợ. Quả là tiếng sét, hoàng tử Harry không cưỡng lại được. Chàng mới 33 tuổi, nàng đã 36, có chút máu da đen của mẹ, và đã một đời chồng. Chàng tuyên bố sẽ cưới nàng vào mùa hè sang năm và sẽ đưa nàng về dinh bên Anh. Quả là duyên số.
Chuyện thứ hai là chuyện Hiệp Ước TPP dính tới VN. Ban đầu hiệp ước này có 12 thành viên, nhưng khi vua Trump lên ngôi, vua Trump tuyên bố rút lui khỏi hiệp ước này, và Canada hiện nay cũng định theo vua Trump rút chân ra. Các cụ đã thấy Canada và Mỹ có liên hệ mật thiết với nhau chưa !
Chuyện thứ ba là chuyện các giáo chức của 24 trường cao đẳng ở Ontario đã đình công đòi cải tiến quy chế trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua. Việc này làm ảnh hưởng tới sự học của hơn 300.000 sinh viên. Sau cùng, quốc hội đã phải ra quyết định chấm dứt việc đình công này. Lớp trẻ đã bị nghỉ học trong 5 tuần lễ với bao nhiêu mất mát và thiệt hại. Đây là cái giá của sự tự do và dân chủ. Ở Canada người ta sợ nhất các công đoàn, chứ không sợ giới chủ nhân.
Chuyện thời sự thứ bốn đang gây xôn xao cả trong nước, cả ở hải ngoại này, đó là chuyện cụ giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền ở Quy Nhơn đưa ra những cải cách về chữ viết tiếng Việt. Theo cụ thì chữ viết hiện nay sai lắm, cụ đề nghị các cách viết mới và thêm những chữ f, j, w, z. Hiện nay bảng mẫu tự có 29 ký tự, nay sẽ là 33. Cả nước sẽ phải học lại cách viết abc, các sách quốc ngữ phải in lại hết... Khắp nơi đang bùng lên những lời chỉ trích, tôi toàn thấy chê, không hề có ai khen. Bạn bè tôi bảo không lạ chuyện này vì cái đầu là ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng đọc cờ lờ mờ vờ và ma dze trong diễn văn mà, các cụ còn nhớ chuyện này không. Ngoài ra ở VN bây giờ CSVN đẻ ra nhiều tiến sĩ lắm, sự thông thái của các tiến sĩ bây giờ đang bày ra đó.
Ông ODP anh cả trong làng nhậu của tôi thấy chúng tôi khoái trá bàn về những việc này thì nói ngay : Các bạn hãy coi chừng cái mưu của CSVN. Họ mang cái ông Bùi Hiền với lối cải cách chữ viết làm hỏa mù để che lấp những việc quan trọng hơn nhiều như vụ xả chất thải Formosa, như vụ án nhân quyền Mẹ Nấm mà quốc tế đang theo dõi... Nếu cần cải cách chữ viết thì Anh Văn là ngôn ngữ cần cải tổ hơn hết, vậy mà thế giới Anh Ngữ không hề đặt ra vấn đề này. Thì ra đấng tiến sĩ VN bên nhà thông thái thật.
Ông ODP thấy dân làng vỗ tay khen ý kiến của mình thì được hứng bèn tuyên bố từ nay làng ta không thèm bàn về việc cải tổ chữ viết của Bùi Hiền nữa. Bàn nữa là mắc mưu VC. Sắp tết rồi, chúng mình bàn chuyện tết vui hơn. Nói đến tết thì người ta thường nói tới cỗ bàn và ăn uống đình đám. Hôm nay làng ta thử bàn về tết theo đề tài văn chương nha. Anh John đâu, anh thấy đề tài tết trong văn chương VN ra sao ?
Anh John nói ngay : Xưa nay em chỉ thuộc mấy bài thơ về tết in trong sách giáo khoa, như bài Ông Đồ ngồi viết câu đối của Vũ Đình Liên hay bài thơ Chúc Tết của Tú Xương. Mỗi lần đọc là mỗi lần thấy nó hay cách gì. Năm nay niềm vui thích này đã tăng lên mạnh mẽ vì tuần qua em mới đọc trên mạng mấy bài thơ châm chích nhái giọng hai bài thơ trên. Xin đọc để bà con nghe nha, chỉ trích mấy đoạn đầu :
Bài nguyên thủy , Ông Đồ :
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bầy mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
*
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
...
Đây là bài nhái châm chích cùng vần :
Ông Hồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại hận ông Hồ già
Đem Mác Lê cờ đỏ
Hại nước bao năm qua
*
Bút mực nào đủ viết
Sự tàn ác độc tài
Gian manh là đặc nét
Dân sợ chạy xa bay
...
Hay bài ‘Chúc Tết’ của Tú Xương
Bài gốc :
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
*
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu
...
Bài nhái :
Đứng lặng mà nghe chúng kháo nhau
Ngày xưa cách mạng di dép râu
Một vắt cơm khô, đội mũ cối
Cướp của đập dân dập bã trầu
*
Bây giở đảng cướp đã qúa giàu
Đô la bạc tỷ dấu vào đâu?
Chuyển tiền ngoại quốc gởi kho bạc
Con đi du học lập đầu cầu
...
Mấy dòng thơ châm chích trên mạng ghi là của tác giả N. Nguyen. Hay quá chứ, phải không các cụ.
Chị Ba Biên Hòa nói với chồng : Vừa rồi anh chỉ bàn mặt thơ, về tản văn em biết anh thích nhiều bài lắm, hôm nay có mặt cả làng, anh thử bàn về một bài nghe coi.
Anh John không cãi lời vợ, bèn lấy ipad trong túi ra, rồi anh bấm bấm một lúc, cuối cùng anh thưa:
Về tản văn thì tôi thích nhiều bài lắm. Vì tôi thích nên phải cất nó trong kho ipad. Một trong những bài mà tôi mê nhất là bài nói của nhạc sĩ Trần Văn Khê về văn hoá VN. Chuyện kể rằng năm 1964, lúc đó nhạc sư Khê đang ở Paris và rất nổi tiếng. Ông được cộng đồng Nhật mời tham dự một buổi sinh hoạt bàn về đề tài Thơ Tanga. Vị khách thuyết trình bữa đó là một Thủy Sư Đô đốc người Pháp. Ông này mở đầu bài diễn văn như sau :
... Thưa qúy vị, tôi là thủy sư đô đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy VN có một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi tôi sang Nhật, chỉ trong vòng một hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đoá hoa tuyệt đẹp, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi mà các nước khác không dễ có được...
Lời phát biểu này đã chạm tới lòng tự ái dân tộc của GS Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, GS Khê đã xin phát biểu :
... Thưa ông thủy sư đô đốc, ông nói rằng ông đã ở VN 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu này tôi rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ở VN ông đã chơi với ai mà chẳng biết một áng văn hay nào của nước Việt.
Có lẽ ông chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách. Phải chi ông chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ông sẽ biết đến một thư mục gồm 1.300 sách báo nói về văn chương Việt Nam mà vị giáo sư này đã in trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ bằng tiếng Pháp. Hay nếu ông gặp Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tầm...Nếu ông làm bạn với những người như thế, ông sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác...
Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi một con sông mà mô tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc, nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài : Việt Nam có câu ca dao :
“Đêm qua mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm. Chỉ có 14 từ mà bày tỏ được bao nhiêu ý bao nhiêu tình một cách rất tế nhị và sâu sắc.
Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam kể rằng Ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang Nhà Nguyên bên Tàu gặp lúc bà phi của Vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả Việt Nam nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ ‘nhất’, Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền :
Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết !
Nghiã :
Bà là một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt ao
Than ôi ! Bây giờ thì mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !
Tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm như thơ Tanka.
Khi GS Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này xong thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.
Ông thủy sư đô đốc đỏ mặt rồi nói : Tôi chỉ biết ngài là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ngài dẫn giải với chỉ hai dẫn chứng, tôi biết mình đã sai đã vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam. Tôi thành thật xin lỗi ngài và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.
Khi buổi hội thảo chấm dứt, ông thủy sư đô đốc đã đến gặp riêng GS Trần Văn Khê, và ngỏ ý muốn mời GS Khê đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa VN. Nhưng GS Khê đã tế nhị từ chối, nói rằng người VN không đến dùng cơm ở nhà người lạ. Ông thủy sư đô đốc nói : Vậy là ngài chưa tha thứ cho tôi. GS Khê đáp ngay : Tôi tha thứ nhưng chưa thể quên được việc này.
Cả làng An Lạc của tôi đã vỗ tay râm ran ca ngợi sự thông thái tài ba và mẫn tiệp của giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê. Các cụ nhớ kể chuyện này cho con cháu nghe nha.
Vỗ tay xong, bà cụ già B.95 thấy chữ Xmas ở tấm thiệp trên bàn mới hỏi anh John : Chữ này là chữ viết tắt của những chữ gì vậy? Anh John nói ngay : Thưa là chữ viết tắt của 2 từ Christ là Chúa Kitô và Mass là buổi lễ. Rồi anh John cười ha ha và nói tiếp :
- Nhưng theo lời của bác ODP thì chữ XMAS đây là 4 từ viết tắt của tiếng Việt Nam. Bác giải thích thế này : Chúng ta sống trong trần gian là đang sống trong sự lầm lạc u tối, chìm đắm trong đêm đen mịt mù. Chúa là Ánh Sáng, Chúa sinh ra là Chúa đem ánh sáng lại cho trần gian, bởi vậy ai cũng vui mừng. XMAS = Xin Mừng Ánh Sáng.
Xin kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh đầy hồng ân và ánh sáng.
Trà Lũ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Vàng Trên Biển
Lê Trị
09:23 06/12/2017
Ảnh của Lê Trị
Hoàng hôn dần tắt cuối trời xa
Thế là đã hết ... một ngày qua
Hải âu về tổ trông ngày mới
Tắm biển một mình ả Hằng Nga.
(Trích thơ của Huỳnh Ngọc Anh Kiệt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 7/12/2017
VietCatholic Network
21:02 06/12/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung Với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 6 tháng 12: ĐTC lo âu vì Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel.
2- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 12: Cầu nguyện cho các bậc cao niên.
3- Sứ điệp Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới về ơn gọi lần thứ 55.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời báo chí trên đường từ Bangladesh trở về Rôma.
5- Một làng dân tộc Bangladesh theo đạo nhờ gương sống của một Linh mục.
6- Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng “hạt giống” ơn gọi của các Linh mục Tu sĩ không ngừng triển nở.
7- Muốn có kỷ vật của Đức Giáo Hoàng xin mời mua vé số.
8- Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục Tại Giáo Phận Phú Cường, Sài Gòn.
9- Giới thiệu Thánh Ca: Phù Vân
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết