Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:56 06/12/2018
18. SỬA CHÂN GIƯỜNG
Có một cái giường thấp thiếu một chân, chủ nhân liền sai a Lưu đi chặt cành cây về làm lại.
A Lưu đùa giỡn cả ngày trong rừng cây không màng đến chuyện chặt cây. Sau khi về nhà, đưa tay phân bua nói:
- “Ai dà, cành cây toàn là mọc ở trên, không có cành nào mọc ở dưới cả !”
(A Lưu truyện)
Suy tư 18:
Con người ta sống ở đời bất kỳ ở cương vị nào, giàu hay nghèo đều luôn cảm thấy thiếu: có người cảm thấy thiếu tiền nên ra sức kiếm tiền bất kể danh dự của mình nó như thế nào; có người cảm thấy thiếu quyền lực nên luôn đấu tranh để được quyền lực bất kể mạng sống và lương tâm của mình hay người khác; có người cảm thấy thiếu ăn cho nên đi đến đâu là vơ vét đến đó...
Thế giới chiến tranh vì thiếu tình người.
Xã hội loạn vì thiếu tình thương.
Gia đình tan nát vì thiếu tình yêu.
Bạn bè phản bội nhau vì thiếu tình thông cảm...
Tình yêu không “mọc” ở trên cao, nhưng nó “mọc” ở trong trái tim của mỗi con người, chỉ cần chúng ta nghe và thực hành lời của Đức Chúa Giê-su mà mở rộng trái tim, thì tình thương hình như sẽ làm cho chúng ta có thêm chân để chạy khắp nơi đem lại hoà bình cho nhân loại, an vui cho xã hội, hạnh phúc cho gia đình và tình thông cảm với bạn bè...
Đức Chúa Giê-su nói như sau:
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới
là anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em.”
“Hãy yêu thương nhau” là lệnh truyền có sức mạnh bù lại chỗ thiếu sót của nhân loại mà ma quỷ đã phá hoại ngay từ thuở tạo dựng đất trời...
“Hãy yêu thương nhau” cũng bù lại nơi quả tim thiếu vắng tình thương tha nhân của tất cả chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một cái giường thấp thiếu một chân, chủ nhân liền sai a Lưu đi chặt cành cây về làm lại.
A Lưu đùa giỡn cả ngày trong rừng cây không màng đến chuyện chặt cây. Sau khi về nhà, đưa tay phân bua nói:
- “Ai dà, cành cây toàn là mọc ở trên, không có cành nào mọc ở dưới cả !”
(A Lưu truyện)
Suy tư 18:
Con người ta sống ở đời bất kỳ ở cương vị nào, giàu hay nghèo đều luôn cảm thấy thiếu: có người cảm thấy thiếu tiền nên ra sức kiếm tiền bất kể danh dự của mình nó như thế nào; có người cảm thấy thiếu quyền lực nên luôn đấu tranh để được quyền lực bất kể mạng sống và lương tâm của mình hay người khác; có người cảm thấy thiếu ăn cho nên đi đến đâu là vơ vét đến đó...
Thế giới chiến tranh vì thiếu tình người.
Xã hội loạn vì thiếu tình thương.
Gia đình tan nát vì thiếu tình yêu.
Bạn bè phản bội nhau vì thiếu tình thông cảm...
Tình yêu không “mọc” ở trên cao, nhưng nó “mọc” ở trong trái tim của mỗi con người, chỉ cần chúng ta nghe và thực hành lời của Đức Chúa Giê-su mà mở rộng trái tim, thì tình thương hình như sẽ làm cho chúng ta có thêm chân để chạy khắp nơi đem lại hoà bình cho nhân loại, an vui cho xã hội, hạnh phúc cho gia đình và tình thông cảm với bạn bè...
Đức Chúa Giê-su nói như sau:
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới
là anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em.”
“Hãy yêu thương nhau” là lệnh truyền có sức mạnh bù lại chỗ thiếu sót của nhân loại mà ma quỷ đã phá hoại ngay từ thuở tạo dựng đất trời...
“Hãy yêu thương nhau” cũng bù lại nơi quả tim thiếu vắng tình thương tha nhân của tất cả chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:57 06/12/2018
66. Lạy Chúa, hôm nay con thừa nhận, và suốt đời thừa nhận thượng trí an bài của Ngài, bất kỳ mạnh khỏe, bệnh hoạn, vui vẻ, buồn phiền, đối với hình dáng tinh thần của chúng con đều có chỗ diệu dụng.
(Thánh nữ Justa)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giọt nước mắt vui
Lm Vũdình Tường
17:59 06/12/2018
Nhiều người coi hoang địa là vùng đất chết, hang của rắn độc, nhà trọ của bọ cạp, đấu trường của thú dữ, sân khấu của luật rừng. Nơi đó mạnh được, yếu thua. Cả người lẫn thú ngày sống không yên, đêm ngủ không ngon, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ không biết thứ gì đang rình rập coi mình là con mồi. Thánh Gioan Tiền Hô không chung quan niệm đó. Ngài sống ở hoang địa, lớn lên nơi hoang địa, trưởng thành trong hoang địa và nhận biết ơn gọi của mình tại hoang địa. Nơi đây Ngài nhận biết í nghĩa cuộc sống đời mình và trưởng thành trong tin tưởng, phó thác vào Đấng Cứu Thế Lk 1,18. Ơn gọi phục vụ Đấng Cứu Thế của thánh nhân trưởng thành trong kinh nghiệm: cuộc đời trần thế vắn gọn, sống không tính năm, chết không định tháng, đêm ngày chứng kiến cảnh thú lớn giết thú bé, ngày nóng phỏng da, đêm lạnh thấu xương, gió bão đến bất ngờ, cây đổ bất thường, liên tục lo âu, sợ sệt đối mặt với đau khổ, cô đơn trong hoang địa. Con đường duy nhất tránh bất công, chém giết, thù hằn đòi hỏi thống hối, đấm ngực ăn năn. Ngoài con đường thống hối không còn chọn lựa nào khác.
Có thể coi đau khổ trong cuộc sống hiện tại như bệnh tật, cô đơn, cơ hàn, áp bức, chèn ép, bất công hay thất nghiệp trong xã hội hiện nay là hiện thân của đau khổ, bất công nơi hoang địa. Qua kinh nghiệm đau khổ bản thân thánh nhân nhận ra ơn gọi làm chứng nhân cho Đấng Cứu Thế. Ngài từ hoang địa đi ra kêu gọi con người thống hối, nhận phép rửa dấu chỉ của thống hối xin tha tội. Thánh nhân không phải là đấng duy nhất xuất thân từ hoang địa. Chính Đức Kitô trước khi bắt đầu cuộc đời rao giảng công khai cũng đi vào hoang địa và rồi suốt cuộc đời trần thế của Ngài nhiều lần Ngài lui vào hoang địa cầu nguyện cùng Chúa Cha. Gần kề với sự chết để suy nghĩ, tưởng niệm sự chết. Khi các tông đồ không tìm gặp Đức Kitô nơi đám đông, các ông tìm gặp ngài nơi thanh vắng, hoang địa Ngài một mình cầu nguyện, tâm sự cùng Chúa Cha. Như thế hoang địa là điểm gặp gỡ của sự chết để suy niệm về sự sống. Hoang địa là nơi con người cảm thấy nhỏ bé, tầm thường, mỏng dòn để gặp Đấng Toàn Năng, Cao Cả, yêu nhân loại bằng cách chết thay cho nhân loại. Hoang địa cũng là nơi mình gặp lại chính mình, nhìn sâu vào tâm tư, tình cảm và tâm hồn mình.
Tiếng vọng từ hoang địa tiên tri Isaiah loan báo, không ai khác mà chính là tiếng của Gioan Tiền Hô.
Có tiếng khóc trong hoang địa Is.40,3
Người ta nói khóc cho vơi lệ sầu hay khóc cho tăng niềm vui. Giọt lệ thường đại diện cho buồn sầu, đau khổ, nhưng không phải trường hợp nào cũng thế. Rất nhiều trường hợp bạn khóc vì vui; thi đậu, trúng độc đắc, thăng quan tiến chức- vui quá mà giọt lệ chảy ra; khóc cho niềm vui chan hoà. Gioan Tẩy Giả khóc rống trong hoang địa. Không phải là tiếng khóc buồn thảm mà chính là tiếng khóc của vui mừng. Không có lí do nào để Gioan phải buồn sầu. Đúng ra thánh nhân rất vui vì nhiều lí do:
Thứ nhất vui vì được tuyển chọn là Đấng duy nhất và là Đấng đi trước mở đường cho Đấng Cứu Thế.
Thứ hai vui vì Ngài từ lâu chuẩn bị cho ngày rao giảng và vui mừng khi ngày đó xuất hiện.
Thứ ba vui vì người ta đến với Ngài hàng ngàn nghe giảng và xin ơn thứ tha qua việc thống hối, cải thiện đời sống.
Thứ tư vui vì quân lính, quan chức đến hỏi làm cách nào để thay đổi lối sống, từ bỏ đường tham lam, bất công để đón nhận, trở về cùng Đấng Cứu Thế.
Thứ năm vui vì lời Ngài kêu gọi thống hối ăn năn loan truyền đến tai những kẻ lãnh đạo khiến họ phải suy nghĩ.
Thứ sáu vui vì Ngài may mắn được nghe và nhìn thấy Đấng Cứu Thế mà nhiều vua chúa, quan quyền trước Ngài đã ước ao nhưng không được Mat 13,17.
Thứ bảy và cũng là niềm vui lớn lao nhất là Ngài đã đổ máu đào làm chứng nhân, mở đường cho Đấng Cứu thế.
Lời kêu gọi của Gioan dọi ánh sáng vào nơi tối tăm và nhờ thế nhiều tâm hồn từng sống trong bóng tối bước ra đón nhận ánh sáng; từ giã, đoạn tuyệt với hoang địa để sống đời sống mới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chính mình biết đón nhận ánh sáng Lời Chúa chiếu dọi vào nơi tối tăm trong con tim mình và nhỏ lệ vui mừng vì có được con tim an bình.
TiengChuong.org
Cries for joy
Some believe that a wilderness is a deadly place, a place of desolation and scarcity. For John the Baptist wilderness was a place for physical maturity and spiritual growth in the Lord. His childhood life was in the wilderness and he actually grew up in the wilderness. Lk 1,80. His physical growth and spiritual strength were developed within the contact of personal scarcity, isolation, hunger, and cruelty in the wilderness. The pain of loneliness and injustice and mistreatment and other forms of abuses of oneself or to other people in our modern society are considered as some forms of cruelty in the wilderness. For John the Baptist, the wilderness experience was a positive one because there he found his own vocation and made home with God. John was not alone in this personal growth; his Master, Jesus himself was very much regularly preferred to enter wilderness. He prepared his public ministry by spending days and nights in the wilderness Jn. 4:1. Later on in life, Jesus often escaped into the wilderness when people wanted him to be their leader. When his disciples could not find him in a crowd they found him alone in solitude, talking to God.
Prophet Isaiah prophesised that 'a voice cries in the wilderness'. Is 40,3
Shedding tears is a way we express our inner emotion. We sometimes shed tears of joy and that is normal, a good thing to do. Our appearance seems to be at odd with our feelings because tears often associate to sadness and bad feelings. Shed tears for joy is a positive feeling. It increases our happiness. People cry because they’re sad and after crying they feel better; when we are overjoyed we shed tears and we feel our happiness is increasing many folds. The word of God that came to John was in the wilderness Lk 3, and the word of God moved John to came into the open calling people to repent and proclaim the baptism for the forgiveness of sin. By renouncing sin that person welcomed the Messiah into his/her live. John served as the bridge between the Old and the New Testament. He was the last prophet of the Old Testament and the first person who paved the way for the Lord who was the establishing the new era, the era of Redemption. John's public ministry was well received by the public and also received opposition from the political and religious authority who refused to repent. His message of repentance threatened those who were active in the present order and they would fight back. John would end up in dead as we knew.
The voice crying in the wilderness must be a happy voice. There is no reason for John to be unhappy. He was happy because he was chosen to serve the Messiah, paving the way for others to welcome the Messiah. He was looking forward to begin his public ministry and cried out with joy when the time arrived for him to start. He cried out with joy when people came to him in abundance to listen to him and to receive the baptism for the forgiveness of sin. He was happy when soldiers and officers came to him for free consultation asking how to change their lives towards the Messiah. He was happy when he saw the Messiah and pointed him out to his own disciples. He was happy to learn that his message of repentance had reached the authority. He was happy to hear and see what others would love to hear and love to see but they could not mat 13,17. Finally he was happy to bear witness for the Messiah with his own blood.
John's message shed light to those who were in darkness and come to welcome the Light. We pray to open the darkness corners of our heart to welcome the Light of Christ shining at Christmas.
Có thể coi đau khổ trong cuộc sống hiện tại như bệnh tật, cô đơn, cơ hàn, áp bức, chèn ép, bất công hay thất nghiệp trong xã hội hiện nay là hiện thân của đau khổ, bất công nơi hoang địa. Qua kinh nghiệm đau khổ bản thân thánh nhân nhận ra ơn gọi làm chứng nhân cho Đấng Cứu Thế. Ngài từ hoang địa đi ra kêu gọi con người thống hối, nhận phép rửa dấu chỉ của thống hối xin tha tội. Thánh nhân không phải là đấng duy nhất xuất thân từ hoang địa. Chính Đức Kitô trước khi bắt đầu cuộc đời rao giảng công khai cũng đi vào hoang địa và rồi suốt cuộc đời trần thế của Ngài nhiều lần Ngài lui vào hoang địa cầu nguyện cùng Chúa Cha. Gần kề với sự chết để suy nghĩ, tưởng niệm sự chết. Khi các tông đồ không tìm gặp Đức Kitô nơi đám đông, các ông tìm gặp ngài nơi thanh vắng, hoang địa Ngài một mình cầu nguyện, tâm sự cùng Chúa Cha. Như thế hoang địa là điểm gặp gỡ của sự chết để suy niệm về sự sống. Hoang địa là nơi con người cảm thấy nhỏ bé, tầm thường, mỏng dòn để gặp Đấng Toàn Năng, Cao Cả, yêu nhân loại bằng cách chết thay cho nhân loại. Hoang địa cũng là nơi mình gặp lại chính mình, nhìn sâu vào tâm tư, tình cảm và tâm hồn mình.
Tiếng vọng từ hoang địa tiên tri Isaiah loan báo, không ai khác mà chính là tiếng của Gioan Tiền Hô.
Có tiếng khóc trong hoang địa Is.40,3
Người ta nói khóc cho vơi lệ sầu hay khóc cho tăng niềm vui. Giọt lệ thường đại diện cho buồn sầu, đau khổ, nhưng không phải trường hợp nào cũng thế. Rất nhiều trường hợp bạn khóc vì vui; thi đậu, trúng độc đắc, thăng quan tiến chức- vui quá mà giọt lệ chảy ra; khóc cho niềm vui chan hoà. Gioan Tẩy Giả khóc rống trong hoang địa. Không phải là tiếng khóc buồn thảm mà chính là tiếng khóc của vui mừng. Không có lí do nào để Gioan phải buồn sầu. Đúng ra thánh nhân rất vui vì nhiều lí do:
Thứ nhất vui vì được tuyển chọn là Đấng duy nhất và là Đấng đi trước mở đường cho Đấng Cứu Thế.
Thứ hai vui vì Ngài từ lâu chuẩn bị cho ngày rao giảng và vui mừng khi ngày đó xuất hiện.
Thứ ba vui vì người ta đến với Ngài hàng ngàn nghe giảng và xin ơn thứ tha qua việc thống hối, cải thiện đời sống.
Thứ tư vui vì quân lính, quan chức đến hỏi làm cách nào để thay đổi lối sống, từ bỏ đường tham lam, bất công để đón nhận, trở về cùng Đấng Cứu Thế.
Thứ năm vui vì lời Ngài kêu gọi thống hối ăn năn loan truyền đến tai những kẻ lãnh đạo khiến họ phải suy nghĩ.
Thứ sáu vui vì Ngài may mắn được nghe và nhìn thấy Đấng Cứu Thế mà nhiều vua chúa, quan quyền trước Ngài đã ước ao nhưng không được Mat 13,17.
Thứ bảy và cũng là niềm vui lớn lao nhất là Ngài đã đổ máu đào làm chứng nhân, mở đường cho Đấng Cứu thế.
Lời kêu gọi của Gioan dọi ánh sáng vào nơi tối tăm và nhờ thế nhiều tâm hồn từng sống trong bóng tối bước ra đón nhận ánh sáng; từ giã, đoạn tuyệt với hoang địa để sống đời sống mới. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chính mình biết đón nhận ánh sáng Lời Chúa chiếu dọi vào nơi tối tăm trong con tim mình và nhỏ lệ vui mừng vì có được con tim an bình.
TiengChuong.org
Cries for joy
Some believe that a wilderness is a deadly place, a place of desolation and scarcity. For John the Baptist wilderness was a place for physical maturity and spiritual growth in the Lord. His childhood life was in the wilderness and he actually grew up in the wilderness. Lk 1,80. His physical growth and spiritual strength were developed within the contact of personal scarcity, isolation, hunger, and cruelty in the wilderness. The pain of loneliness and injustice and mistreatment and other forms of abuses of oneself or to other people in our modern society are considered as some forms of cruelty in the wilderness. For John the Baptist, the wilderness experience was a positive one because there he found his own vocation and made home with God. John was not alone in this personal growth; his Master, Jesus himself was very much regularly preferred to enter wilderness. He prepared his public ministry by spending days and nights in the wilderness Jn. 4:1. Later on in life, Jesus often escaped into the wilderness when people wanted him to be their leader. When his disciples could not find him in a crowd they found him alone in solitude, talking to God.
Prophet Isaiah prophesised that 'a voice cries in the wilderness'. Is 40,3
Shedding tears is a way we express our inner emotion. We sometimes shed tears of joy and that is normal, a good thing to do. Our appearance seems to be at odd with our feelings because tears often associate to sadness and bad feelings. Shed tears for joy is a positive feeling. It increases our happiness. People cry because they’re sad and after crying they feel better; when we are overjoyed we shed tears and we feel our happiness is increasing many folds. The word of God that came to John was in the wilderness Lk 3, and the word of God moved John to came into the open calling people to repent and proclaim the baptism for the forgiveness of sin. By renouncing sin that person welcomed the Messiah into his/her live. John served as the bridge between the Old and the New Testament. He was the last prophet of the Old Testament and the first person who paved the way for the Lord who was the establishing the new era, the era of Redemption. John's public ministry was well received by the public and also received opposition from the political and religious authority who refused to repent. His message of repentance threatened those who were active in the present order and they would fight back. John would end up in dead as we knew.
The voice crying in the wilderness must be a happy voice. There is no reason for John to be unhappy. He was happy because he was chosen to serve the Messiah, paving the way for others to welcome the Messiah. He was looking forward to begin his public ministry and cried out with joy when the time arrived for him to start. He cried out with joy when people came to him in abundance to listen to him and to receive the baptism for the forgiveness of sin. He was happy when soldiers and officers came to him for free consultation asking how to change their lives towards the Messiah. He was happy when he saw the Messiah and pointed him out to his own disciples. He was happy to learn that his message of repentance had reached the authority. He was happy to hear and see what others would love to hear and love to see but they could not mat 13,17. Finally he was happy to bear witness for the Messiah with his own blood.
John's message shed light to those who were in darkness and come to welcome the Light. We pray to open the darkness corners of our heart to welcome the Light of Christ shining at Christmas.
Để Mọi Người Nhận Biết Ơn Cứu Độ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:54 06/12/2018
Chúa Nhật II Mùa Vọng C
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dõi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của Giáo Hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Ca từ thú lỗi của linh mục Sơn Ca Linh lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao lãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh nhận, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu (x.Br 5,7). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 4-6).
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ (x.1Tim 2,4). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thuở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả bầu trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tính ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói còn đó nhiều cơ chế, nhiều tập thể cần phải được chỉnh sửa cho ngay thẳng. Bên cạnh những giải pháp canh tân, đổi mới của các vị lãnh đạo của các tập thể, các quốc gia, thì nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mạnh mẻ, vừa khiêm nhu tìm cách chữa trị mười lăm căn bệnh của giáo triều Rôma dịp cuối năm 2014 là một minh chứng.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sửa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” (x.Lc 3,7-14). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?” (Mt 3,7).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân chúng thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” (Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48).
Đức Giám Mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” (bàn về chân lý), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. "Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”. “Chúa đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố”(x.Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17).
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người (x.Lc 14,27; Ga 18,37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dõi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của Giáo Hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Ca từ thú lỗi của linh mục Sơn Ca Linh lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao lãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh nhận, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu (x.Br 5,7). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 4-6).
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ (x.1Tim 2,4). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thuở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả bầu trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tính ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói còn đó nhiều cơ chế, nhiều tập thể cần phải được chỉnh sửa cho ngay thẳng. Bên cạnh những giải pháp canh tân, đổi mới của các vị lãnh đạo của các tập thể, các quốc gia, thì nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mạnh mẻ, vừa khiêm nhu tìm cách chữa trị mười lăm căn bệnh của giáo triều Rôma dịp cuối năm 2014 là một minh chứng.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sửa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” (x.Lc 3,7-14). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?” (Mt 3,7).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân chúng thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” (Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48).
Đức Giám Mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” (bàn về chân lý), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. "Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”. “Chúa đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố”(x.Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17).
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người (x.Lc 14,27; Ga 18,37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - 08/12/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Vietcatholic Network
23:05 06/12/2018
Bài Ðọc I: St 3, 9-15. 20
"Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa miêu duệ mi và miêu duệ người phụ nữ".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và con đang ẩn núp".
Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?" Ađam thưa lại: "Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn".
Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".
Thiên Chúa phán bảo con rắn: "Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người".
Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Ðáp: Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu.
Xướng: Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
Xướng: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.
Xướng: Khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ mừng vui, và đàn ca.
Bài Ðọc II: Ep 1, 3-6. 11-12
"Từ trước khi tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: Người đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Ðức Kitô. Bởi Người đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, hầu cho chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Ðức Giêsu Kitô, theo như ý Người sở định, cho được ca ngợi vinh quang ân sủng của Người, ân sủng mà Người ban tặng chúng ta trong Con yêu quý của Người.
Cũng trong Ðức Kitô, chúng ta đã được chọn trước làm phần gia nghiệp, chiếu theo chương trình tiền định của Ðấng tác thành mọi sự theo như ý Mình sở định, hầu cho chúng ta ca tụng vinh quang Người, chúng ta là những người đã đặt niềm hy vọng trước trong Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Kính chào Trinh Nữ Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ, Trinh Nữ có phúc hơn các người nữ. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 26-38
"Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận!" Nhưng Maria liền thưa với Thiên Thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.
Ðó là lời Chúa.
"Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa miêu duệ mi và miêu duệ người phụ nữ".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và con đang ẩn núp".
Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?" Ađam thưa lại: "Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn".
Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".
Thiên Chúa phán bảo con rắn: "Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người".
Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Ðáp: Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu.
Xướng: Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
Xướng: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.
Xướng: Khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ mừng vui, và đàn ca.
Bài Ðọc II: Ep 1, 3-6. 11-12
"Từ trước khi tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: Người đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Ðức Kitô. Bởi Người đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, hầu cho chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Ðức Giêsu Kitô, theo như ý Người sở định, cho được ca ngợi vinh quang ân sủng của Người, ân sủng mà Người ban tặng chúng ta trong Con yêu quý của Người.
Cũng trong Ðức Kitô, chúng ta đã được chọn trước làm phần gia nghiệp, chiếu theo chương trình tiền định của Ðấng tác thành mọi sự theo như ý Mình sở định, hầu cho chúng ta ca tụng vinh quang Người, chúng ta là những người đã đặt niềm hy vọng trước trong Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Kính chào Trinh Nữ Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ, Trinh Nữ có phúc hơn các người nữ. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 26-38
"Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận!" Nhưng Maria liền thưa với Thiên Thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm bán đảo Ả Rập vào năm tới.
Đặng Tự Do
10:42 06/12/2018
Đức Thánh Cha sẽ thăm Abu Dhabi, thủ đô của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Hai và sẽ dự một cuộc họp liên tôn tại đây.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Mohammed bin Zayed Al Nahyan, hoàng thái tử của Abu Dhabi, và hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này đã mời Đức Thánh Cha đến thăm.
UAE là nơi có nhiều người Công Giáo đến từ Phi Luật Tân và các nước Nam Á khác. Họ thường phải làm việc trong các điều kiện tồi tệ. Chín phần trăm trong số 6,1 triệu dân của UAE là các Kitô hữu.
Vì có rất ít nhà thờ được phép xây dựng, nên các giáo xứ tại UAE là các giáo xứ lớn nhất trên thế giới. Hai nhà thờ ở Abu Dhabi và hai nhà thờ khác ở Dubai được dùng làm nơi thờ phượng của hàng trăm ngàn tín hữu.
Vượt qua biên giới Ả-rập Xê-út, người Công Giáo không được phép thực hành đức tin của mình một cách công khai. Các thánh lễ phải được tổ chức trong bí mật hoặc trong các đại sứ quán hoặc các cơ sở ngoại giao khác.
Source: Catholic Herald Pope Francis to visit Abu Dhabi in February
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Mohammed bin Zayed Al Nahyan, hoàng thái tử của Abu Dhabi, và hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này đã mời Đức Thánh Cha đến thăm.
UAE là nơi có nhiều người Công Giáo đến từ Phi Luật Tân và các nước Nam Á khác. Họ thường phải làm việc trong các điều kiện tồi tệ. Chín phần trăm trong số 6,1 triệu dân của UAE là các Kitô hữu.
Vì có rất ít nhà thờ được phép xây dựng, nên các giáo xứ tại UAE là các giáo xứ lớn nhất trên thế giới. Hai nhà thờ ở Abu Dhabi và hai nhà thờ khác ở Dubai được dùng làm nơi thờ phượng của hàng trăm ngàn tín hữu.
Vượt qua biên giới Ả-rập Xê-út, người Công Giáo không được phép thực hành đức tin của mình một cách công khai. Các thánh lễ phải được tổ chức trong bí mật hoặc trong các đại sứ quán hoặc các cơ sở ngoại giao khác.
Source: Catholic Herald Pope Francis to visit Abu Dhabi in February
Tin thêm về Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất
Nguyễn Long Thao
10:53 06/12/2018
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 2 năm 2019 để tham dự một cuộc họp liên tôn về “Tình huynh đệ của con người”.
Ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết hôm thứ Năm rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến việc xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ.
Do vậy Ông giải thích rằng chủ đề của chuyến viếng thăm của ĐGH là "Xin cho con là khí cụ bình an của Chúa ( Make Me a Channel of Your Peace)".
“Đó là ý định của Đức Giáo Hoàng trong việc thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Ông nói thêm “Chủ đề chính trong chuyến đi này là làm thế nào để tất cả mọi người thiện chí có thể làm việc chung với nhau vì hòa bình”.
Ông Burke cũng nói giống như cuộc tông du năm 2017 của Đức Giáo Hoàng đến Ai Cập, chuyến viếng thăm này "cho thấy tầm quan trọng mà Đức Thánh Cha đặt ra cho vấn đề đối thoại liên tôn ".
Theo thông cáo báo chí của Tòa Thánh Vatican, chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rạp Thống Nhất là do lời mời của Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, Thái tử Abu Dhabi và lời mời của Giáo Hội Công Giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nguyễn Long Thao
Ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết hôm thứ Năm rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến việc xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ.
Do vậy Ông giải thích rằng chủ đề của chuyến viếng thăm của ĐGH là "Xin cho con là khí cụ bình an của Chúa ( Make Me a Channel of Your Peace)".
“Đó là ý định của Đức Giáo Hoàng trong việc thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Ông nói thêm “Chủ đề chính trong chuyến đi này là làm thế nào để tất cả mọi người thiện chí có thể làm việc chung với nhau vì hòa bình”.
Ông Burke cũng nói giống như cuộc tông du năm 2017 của Đức Giáo Hoàng đến Ai Cập, chuyến viếng thăm này "cho thấy tầm quan trọng mà Đức Thánh Cha đặt ra cho vấn đề đối thoại liên tôn ".
Theo thông cáo báo chí của Tòa Thánh Vatican, chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rạp Thống Nhất là do lời mời của Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, Thái tử Abu Dhabi và lời mời của Giáo Hội Công Giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Nguyễn Long Thao
Nguyên TGM Wilson của Úc Châu được trắng án vì tội che dấu lạm dụng tình dục
Nguyễn Long Thao
12:00 06/12/2018
Một tòa án ở New South Wales hôm thứ Năm đã ra phán quyết có lợi cho đức TGM Wilson. Tòa án New South Wales nói rằng đã có sư nghi ngờ hợp lý (reasonable doubt) về giáo sĩ (Đức TGM Wilson)đã từng phạm tội.
Đức TGM Wilson, 68 tuổi, là giáo sĩ Công Giáo cấp cao nhất ở Úc bị kết tội liên quan đến việc che dấu lạm dụng tình dục. Theo bản án truớc đây Ngài bị quản chế tại gia, về ở cùng với người em gái. Đức TGM Wilson đã từ chức vào tháng Bảy vừa qua cho dù Ngài có nộp đơn kháng cáo.
Thời gian qua, Đức TGM Wilson đã trải qua bao nhiêu đau khổ vì chuyện Quýt Làm Cam Chịu. Nay Ngài đã trắng án. Việtcatholic xin cầu chúc Ngài được Thân Tâm An Lạc
Nguyễn Long Thao
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất vào tháng Hai 2019
Thanh Quảng sdb
17:38 06/12/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất vào tháng Hai 2019
Tòa Thánh Vatican đã thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên kế hoạch tông du các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào tháng Hai 2019 để tham dự một cuộc họp đại kết liên tôn.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ Thái tử Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 2 năm 2019 và cùng tham dự một cuộc họp liên tôn với chủ đề “Tình huynh đệ của con người”.
Ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết hôm thứ Năm vừa qua rằng tông du này nhằm cam kết mạnh mẽ của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ.
Chủ đề của chuyến thăm, theo ông Greg Burke cho hay là "Xin hãy làm cho con nên khí cụ của hòa bình". Và Ông Greg cho hay: “Đây là ý định của Đức Thánh Cha trong việc đi đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Làm thế nào tất cả mọi người thiện chí có thể làm việc vì hòa bình sẽ là một chủ đề chính trong chuyến đi này”.
Ông Burke cũng cho hay rằng giống như chuyến tông đu năm 2017 của Đức Thánh Cha đến Ai Cập, chuyến viếng thăm này nhằm "cho thấy tầm quan trọng căn bản mà Đức Thánh Cha dành cho việc đối thoại liên tôn".
Ông Burke kết luận: Đức Thánh Cha Phanxicô thăm iếng thế giới Ả Rập “là một ví dụ điển hình hoàn hảo về văn hóa của cuộc gặp gỡ sắp tới”.
Theo Văn phòng báo chí Vatican cho hay chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha là do lời mời của Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, Thái tử sắp đang quăng vua Abu Dhabi và lời mời của Giáo Hội Công Giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tòa Thánh Vatican đã thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên kế hoạch tông du các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào tháng Hai 2019 để tham dự một cuộc họp đại kết liên tôn.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ Thái tử Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 2 năm 2019 và cùng tham dự một cuộc họp liên tôn với chủ đề “Tình huynh đệ của con người”.
Ông Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết hôm thứ Năm vừa qua rằng tông du này nhằm cam kết mạnh mẽ của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ.
Chủ đề của chuyến thăm, theo ông Greg Burke cho hay là "Xin hãy làm cho con nên khí cụ của hòa bình". Và Ông Greg cho hay: “Đây là ý định của Đức Thánh Cha trong việc đi đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Làm thế nào tất cả mọi người thiện chí có thể làm việc vì hòa bình sẽ là một chủ đề chính trong chuyến đi này”.
Ông Burke cũng cho hay rằng giống như chuyến tông đu năm 2017 của Đức Thánh Cha đến Ai Cập, chuyến viếng thăm này nhằm "cho thấy tầm quan trọng căn bản mà Đức Thánh Cha dành cho việc đối thoại liên tôn".
Ông Burke kết luận: Đức Thánh Cha Phanxicô thăm iếng thế giới Ả Rập “là một ví dụ điển hình hoàn hảo về văn hóa của cuộc gặp gỡ sắp tới”.
Theo Văn phòng báo chí Vatican cho hay chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha là do lời mời của Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, Thái tử sắp đang quăng vua Abu Dhabi và lời mời của Giáo Hội Công Giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne Mừng Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Khắc Thái & Trần Văn Minh
17:39 06/12/2018
Melbourne, Chiều ngày Chúa Nhật 2/12/2018.Một ngày hội lớn củaCộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne. Từ rất sớm, mọi người từ khắp các vùng trong Tiểu bang Victoria nói chung, và Thành phố Melbourne nói riêng, đã dùng mọi phương tiện như xe lửa, xe Bus, xe nhà tập trung về Nhà thờ Chánh tòa Saint Patrick cổ kính và to lớn nhất của Tổng Giáo Phận, hợp cùng quý tu sỹ nam, nữ để cùng nhau rước kiệu và hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Với một buổi chiều thời tiết rất đẹp, mọi người từ khắp mọi nơi nô nức kéo về Nhà thờ Chánh tòa. Những tà áo dài của các chị trong Liên Ca Đoàn Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.Những bộ áo dòng trắng của Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh. Những bộ áo dòng mầu xám của Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh. Hội Mân Côi Úc Châu với những tà áo xanh. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm với những bộ âu phục và các chị Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm áo dài đỏ.Với những cụ ông, cụ bà, rồi namthanh, nữ tú ai cũng ăn mặc những bộ đồ đẹp nhất dù âu phục hay quốc phục Việt Nam. Áo Polo Top mầu Vàng trẻ trung của Giới Trẻ Thanh Niên Công Giáo Việt Nam Melbourne, cùng các em Thiếu Nhi Thánh Thể từ ngành ấu đến các huynh trưởng từ các xứ đoàn, trong đồng phục và khăn quàng làm cho buổi rước kiệu thêm trang trọng, mầu sắc tươi vuitrong niềm hân hoan, vui mừng và tự hào của những người con cháu, hậu duệdòng dõi Các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng. Mọi người về đây hôm nay để mừng đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Buổi lễ gồm hai phần chính, Thứ Nhất là cộng đồng rước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, kiệu Đức Mẹ La Vang và các nghi thức bàn giao nhiệm vụ giữa hai ban mục vụ cũ vừa hết nhiệm kỳ cho ban mục vụ mới. Thứ Hai là Thánh lễ đồng tế mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Mở đầu đoàn rước, sau Thánh giá nến cao là cờ Úc và Việt Nam Cộng hòa. Cờ của 15 cộng đoàn trong cộng đồng. Các hội đoàn và các đoàn thể trong cờ hiệu và đồng phục đã cùng khởi hành từ trong nhà thờ tiến ra, cùng các cha đồng tế và Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long tiến hành rước kiệu Các Thánh Tử Đạo trong khuôn viên Thánh đường St Patrick theo sau là đông đảo giáo dân trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne.
Khi đoàn rước kiệu đi hết một vòng lớn trở về, và kiệu đã an vị. Một nghi thức bàn giao giữa hai ban mục vụ cũ và mới đã được tiến hành trước quý Cha trong ban tuyên úy Việt Nam TGP Melbourne, Đức Cha Nguyễn Văn Long và toàn thể giáo dân trong cộng đồng chứng kiến.
Với nghi thức hôm nay, cũng là thời điểm đáng ghi nhận của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne, khi Ban Điều Hành đầu tiên chấm dứt nhiệm vụ sau hơn sáu năm làm việc. Một Ban Điều Hành mới gồm những người cũ và mới sẽ cùng cộng tác tiếp tục nhiệm vụ điều hành cộng đồng trong những năm tới.
Anh Nguyễn Ngọc Trúc, Trưởng Ban Điều hành mãn nhiệm đã bàn giao chức vụ trưởng ban cho Anh Trần Ngọc Cẩn. Linh mục Trưởng Đoàn Tuyên Uý Hoàng Kim Huy đã xướng danh các anh chị trong Tân Ban Điều Hành. Cũng nhân dịp này, Cha Huy đã cám ơn sự đóng góp và hy sinh không mệt mỏi của ban điều hành vừa mãn nhiệm. Điều đáng lưu ý là mặc dù mãn nhiệm nhưng một số các anh chị vẫn được lưu nhiêm trong tân ban điều hành ở các cương vị khác, nếu không muốn nói đây chỉ là dịp để giúp nhau trong nhiệm vụ chung của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne. Hy vọng những thay đổi này sẽ tiếp tục giúp cộng đồng thăng tiến hơn trong tinh thần đoàn kết anh em Công Giáo thuộc 15 cộng đoàn ngườì Việt Công Giáo Melbourne.
Buổi lễ tiếp tục với lời nguyện của Linh Mục Trần Ngọc Tân trong Ban Tuyên Uý Melbourne. Nhân dịp này Cha đã xin mọi người hiện diện cầu nguyện cho quê hương Việt Nam vẫn còn đang đắm chìm trong đau khổ và bất hạnh triền miên.
Trong thánh lễ hôm nay, còn một nghi thức trao ban phép lành tòa thánh cho 32 cặp hôn phối,đã có từ 25, 30, ... năm sống chung trở lên. Mỗi cặp đã nhận Phép lành Toà Thánh đánh dấu những năm tháng sống tình yêu Thiên Chuá trong đấng bậc gia đình, cũng là dịp để các ông bà và anh chị nhận phép lành nhớ lại lời giao ước trước bàn thờ nhiều năm đã qua trong đời.
Thánh lễ đồng tế đại trào của cộng đồng đã vinh dự được Đức Tổng Giám Mục Melbourne Peter A. Comensoli chủ tế vào lúc ba giờ chiềucùng Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục Giáo phận Paramatta Sydney, cùng với quý cha Việt Nam đồng tế, và quý cha phải đổi lễ phục qua mầu tím vì là Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng. Trong bài giảng xúc động và đầy tràn ý nghĩa, Đức Tổng Giám Mục đã nêu bật gương can đảm và tinh thần anh dũng của các vị tử đạo tại Việt Nam trong thời kỳ giáo hội bị cấm đoán và bách hại hơn ba thế kỷ trước. Ngài đã nói về ý nghĩa của cộng đoàn Công Giáo (Christianity) trong thế giới hôm nay. Qua những phương tiện truyền thông, chúng ta đã thấy được những dấu chỉ của thời đại qua bài đọc của Tiên Tri Geremia hôm nay. Chúng ta đang mong chờ ngày Chúa đến. Điều đặc biệt là mỗi năm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tụ họp tại ngôi Thánh Đường này để chứng tỏ tinh thần đoàn kết của cộng đồng. Ước mong sức sống của cộng đồng người Việt luôn được hun đúc và phát triển tạo nên sự sống mới theo tinh thần Chúa Kitô mà chúng ta đang thực hiện hôm nay.
Thánh lễ đã kết thúc trong niềm vui thấy rõ trên khuôn mặt của Đức Tổng Giám Mục Peter, của các cha đồng tế và anh chị em giáo dân già cũng như trẻ. Trong lời chúc cuối lễ, Đức Tổng Giám Mục Melbourne đã bày tỏ sự vui vẻ của Ngài và Ngài nhận xét đây là một cộng đồng sắc tộc đông đảo, đoàn kết và đã thực hiện được nhiều công việc tốt đẹp. Ngài cũng nhắc đến Công Đồng Công Giáo toàn nước Úc sẽ được tổ chức vào năm 2020. Ước mong mọi người Công Giáo sẽ đóng góp ý kiến và lời cầu nguyện cho Công Đồng quan trọng này.
Đức Tổng Giám Mục Peter sau khi được thấy Cộng đồng Việt Nam về dự lễ, Ngài rất vui mừng, nhất là khi thấy các em Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam rất đông đảo đã ngồi hết bên khu cánh phải nhà thờ với hàng ngũ chỉnh tề, Ngài đã vui mừng đến chào thăm các em sau thánh lễ, và đến chụp hình cùng các em, sau khi đã chụp hình cùng quý cha, ca đoàn và những người có phép lành của Tòa Thánh.
Ra về trong niềm vui hân hoan của ngày Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam được thành lập gần 40 mươi năm qua. Và mỗi năm đều có tổ chức Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật long trọng. Vào đầu thập niên 1990, vào dịp đại lễ cộng đồng luôn được đón tiếp Đức Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận từ Rome qua dâng lễ cùng cộng đồng.
Với một buổi chiều thời tiết rất đẹp, mọi người từ khắp mọi nơi nô nức kéo về Nhà thờ Chánh tòa. Những tà áo dài của các chị trong Liên Ca Đoàn Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.Những bộ áo dòng trắng của Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh. Những bộ áo dòng mầu xám của Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh. Hội Mân Côi Úc Châu với những tà áo xanh. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm với những bộ âu phục và các chị Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm áo dài đỏ.Với những cụ ông, cụ bà, rồi namthanh, nữ tú ai cũng ăn mặc những bộ đồ đẹp nhất dù âu phục hay quốc phục Việt Nam. Áo Polo Top mầu Vàng trẻ trung của Giới Trẻ Thanh Niên Công Giáo Việt Nam Melbourne, cùng các em Thiếu Nhi Thánh Thể từ ngành ấu đến các huynh trưởng từ các xứ đoàn, trong đồng phục và khăn quàng làm cho buổi rước kiệu thêm trang trọng, mầu sắc tươi vuitrong niềm hân hoan, vui mừng và tự hào của những người con cháu, hậu duệdòng dõi Các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng. Mọi người về đây hôm nay để mừng đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Buổi lễ gồm hai phần chính, Thứ Nhất là cộng đồng rước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, kiệu Đức Mẹ La Vang và các nghi thức bàn giao nhiệm vụ giữa hai ban mục vụ cũ vừa hết nhiệm kỳ cho ban mục vụ mới. Thứ Hai là Thánh lễ đồng tế mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Mở đầu đoàn rước, sau Thánh giá nến cao là cờ Úc và Việt Nam Cộng hòa. Cờ của 15 cộng đoàn trong cộng đồng. Các hội đoàn và các đoàn thể trong cờ hiệu và đồng phục đã cùng khởi hành từ trong nhà thờ tiến ra, cùng các cha đồng tế và Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long tiến hành rước kiệu Các Thánh Tử Đạo trong khuôn viên Thánh đường St Patrick theo sau là đông đảo giáo dân trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne.
Khi đoàn rước kiệu đi hết một vòng lớn trở về, và kiệu đã an vị. Một nghi thức bàn giao giữa hai ban mục vụ cũ và mới đã được tiến hành trước quý Cha trong ban tuyên úy Việt Nam TGP Melbourne, Đức Cha Nguyễn Văn Long và toàn thể giáo dân trong cộng đồng chứng kiến.
Với nghi thức hôm nay, cũng là thời điểm đáng ghi nhận của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne, khi Ban Điều Hành đầu tiên chấm dứt nhiệm vụ sau hơn sáu năm làm việc. Một Ban Điều Hành mới gồm những người cũ và mới sẽ cùng cộng tác tiếp tục nhiệm vụ điều hành cộng đồng trong những năm tới.
Anh Nguyễn Ngọc Trúc, Trưởng Ban Điều hành mãn nhiệm đã bàn giao chức vụ trưởng ban cho Anh Trần Ngọc Cẩn. Linh mục Trưởng Đoàn Tuyên Uý Hoàng Kim Huy đã xướng danh các anh chị trong Tân Ban Điều Hành. Cũng nhân dịp này, Cha Huy đã cám ơn sự đóng góp và hy sinh không mệt mỏi của ban điều hành vừa mãn nhiệm. Điều đáng lưu ý là mặc dù mãn nhiệm nhưng một số các anh chị vẫn được lưu nhiêm trong tân ban điều hành ở các cương vị khác, nếu không muốn nói đây chỉ là dịp để giúp nhau trong nhiệm vụ chung của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne. Hy vọng những thay đổi này sẽ tiếp tục giúp cộng đồng thăng tiến hơn trong tinh thần đoàn kết anh em Công Giáo thuộc 15 cộng đoàn ngườì Việt Công Giáo Melbourne.
Buổi lễ tiếp tục với lời nguyện của Linh Mục Trần Ngọc Tân trong Ban Tuyên Uý Melbourne. Nhân dịp này Cha đã xin mọi người hiện diện cầu nguyện cho quê hương Việt Nam vẫn còn đang đắm chìm trong đau khổ và bất hạnh triền miên.
Trong thánh lễ hôm nay, còn một nghi thức trao ban phép lành tòa thánh cho 32 cặp hôn phối,đã có từ 25, 30, ... năm sống chung trở lên. Mỗi cặp đã nhận Phép lành Toà Thánh đánh dấu những năm tháng sống tình yêu Thiên Chuá trong đấng bậc gia đình, cũng là dịp để các ông bà và anh chị nhận phép lành nhớ lại lời giao ước trước bàn thờ nhiều năm đã qua trong đời.
Thánh lễ đồng tế đại trào của cộng đồng đã vinh dự được Đức Tổng Giám Mục Melbourne Peter A. Comensoli chủ tế vào lúc ba giờ chiềucùng Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục Giáo phận Paramatta Sydney, cùng với quý cha Việt Nam đồng tế, và quý cha phải đổi lễ phục qua mầu tím vì là Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng. Trong bài giảng xúc động và đầy tràn ý nghĩa, Đức Tổng Giám Mục đã nêu bật gương can đảm và tinh thần anh dũng của các vị tử đạo tại Việt Nam trong thời kỳ giáo hội bị cấm đoán và bách hại hơn ba thế kỷ trước. Ngài đã nói về ý nghĩa của cộng đoàn Công Giáo (Christianity) trong thế giới hôm nay. Qua những phương tiện truyền thông, chúng ta đã thấy được những dấu chỉ của thời đại qua bài đọc của Tiên Tri Geremia hôm nay. Chúng ta đang mong chờ ngày Chúa đến. Điều đặc biệt là mỗi năm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tụ họp tại ngôi Thánh Đường này để chứng tỏ tinh thần đoàn kết của cộng đồng. Ước mong sức sống của cộng đồng người Việt luôn được hun đúc và phát triển tạo nên sự sống mới theo tinh thần Chúa Kitô mà chúng ta đang thực hiện hôm nay.
Thánh lễ đã kết thúc trong niềm vui thấy rõ trên khuôn mặt của Đức Tổng Giám Mục Peter, của các cha đồng tế và anh chị em giáo dân già cũng như trẻ. Trong lời chúc cuối lễ, Đức Tổng Giám Mục Melbourne đã bày tỏ sự vui vẻ của Ngài và Ngài nhận xét đây là một cộng đồng sắc tộc đông đảo, đoàn kết và đã thực hiện được nhiều công việc tốt đẹp. Ngài cũng nhắc đến Công Đồng Công Giáo toàn nước Úc sẽ được tổ chức vào năm 2020. Ước mong mọi người Công Giáo sẽ đóng góp ý kiến và lời cầu nguyện cho Công Đồng quan trọng này.
Đức Tổng Giám Mục Peter sau khi được thấy Cộng đồng Việt Nam về dự lễ, Ngài rất vui mừng, nhất là khi thấy các em Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam rất đông đảo đã ngồi hết bên khu cánh phải nhà thờ với hàng ngũ chỉnh tề, Ngài đã vui mừng đến chào thăm các em sau thánh lễ, và đến chụp hình cùng các em, sau khi đã chụp hình cùng quý cha, ca đoàn và những người có phép lành của Tòa Thánh.
Ra về trong niềm vui hân hoan của ngày Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Được biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam được thành lập gần 40 mươi năm qua. Và mỗi năm đều có tổ chức Đại lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật long trọng. Vào đầu thập niên 1990, vào dịp đại lễ cộng đồng luôn được đón tiếp Đức Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận từ Rome qua dâng lễ cùng cộng đồng.
Giáo Xứ Hội Yên – Giáo Phận Đà Nẵng khánh Thành Nhà Thờ và Mừng 10 Năm thành Lập
Toma Trương Văn Ân
19:58 06/12/2018
Giáo Xứ Hội Yên – Giáo Phận Đà Nẵng khánh Thành Nhà Thờ và Mừng 10 NămTthành Lập
Sơ lược :
Giáo xứ Hội Yên trước đây là Giáo họ của Giáo xứ An Ngãi, thuộc Giáo hạt Hoà Vang, Giáo phận Đà Nẵng, Giáo xứ được thành lập ngày 10 / 12 / 2008, là một Giáo xứ miền núi, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km về phía tây, nằm trong địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Số giáo dân 525 người trong 134 gia đình , chiếm 10% dân số địa phương , chủ yếu sống nghề trồng rừng ( cây keo) và trồng mía ; Giáo xứ nhận Thánh Gioan Baotixita mừng ngày 24/6 làm Bổn mạng . Nhà thờ cũ bằng vật liệu thô sơ, xây dựng năm 1991 đã xuống cấp hư hỏng trầm trọng.
Khánh thành Nhà thờ và Mừng 10 năm thành lập :
Xem Hình
Lúc 9 giờ ngày 6 / 12 / 2018 , Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành Nhà thờ Giáo xứ Hội Yên. Tham dự nghi thức có Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện ; Cha Phao lô Đoàn Quang Dân –Hạt trưởng Giáo hạt Hòa Vang ; Cha Phê-rô Trần Công Tuấn, CM - Giám Tỉnh Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn – Tỉnh Dòng Việt Nam và Cha Quản xứ Hội Yên - Vinh sơn Nguyễn Công Chính, CM .
Sau nghi thức cắt băng khánh thành , Đức Cha trao chìa khóa nhà thờ cho Cha Quản xứ, với ý nghĩa trao quyền coi sóc và gìn giữ Nhà Chúa, thay mặt Đức Giám Mục để cử hành phụng vụ cho dân Chúa.
Đức Cha đã Chủ sự Thánh Lễ tạ ơn : mừng Khánh thành nhà thờ và mừng Giáo xứ 10 năm thành lập . Cùng đồng tế có Quý Cha của Giáo phận Đà Nẵng , Quý Cha của Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn và Quý Cha từ các Giáo phận. Chính Quyền , các Vị Đại diện các Tôn Giáo bạn , Quý Ân nhân , Quý Khách và cộng đoàn cùng tham dự Phụng vụ và cầu nguyện cách đặc biệt cho Giáo xứ .
Trong Thánh lễ , Đức Cha đã là phép nhà thờ ; Trao sách Tin Mừng và Thánh hiến bàn thờ , để Bàn thờ trở nên nơi diễn ra các Mầu Nhiệm cứu độ, là nơi dân Chúa dâng lễ vật và các lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa với tâm tình thờ phượng đạo đức. Bàn thờ còn là nơi thân mật và bình an với Chúa, để những người được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Con Chúa , được thấm đầy Thánh Thần của Người mà lớn lên trong tình yêu Chúa. Bàn thờ còn là nguồn hiệp nhất, là trung tâm lời ca ngợi và tạ ơn.
Trong bài giảng ,Qua Đoạn Tin mừng trong Thánh lễ, Đức Cha nhắc lại hình ảnh Ông Gia-kêu trèo lên cây , để xem thấy Chúa Giê-su đi ngang qua ( vì ông thấp bé ) . Đức Cha mời gọi cộng đoàn phụng vụ , cách riêng Hội Yên : có những sáng kiến để gặp Chúa, mong được gặp Chúa và những biến đổi . Đức Cha sơ lược lịch sử Truyền Giáo tại vùng đất này, những khó khăn và thuận lợi; công việc mục vụ của Cha Quản xứ tiên khởi tiền nhiệm Phê-rô Trần Công Thạnh và Cha Đương kim Quản xứ Vinh – sơn hiện nay . Từ tháng 7 / 2017 đến nay, Hội yên thay đổi từng ngày , nhiều cơ hội quý với nhiều sáng kiến và sự cộng tác chia sẻ của Ân nhân xa gần.
Đức Cha nói đến sự hiện diện với tình thương và niềm hy vọng, sự cộng tác chia sẻ mục vụ với Giáo phận Đà Nẵng của Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn.
Sau lời nguyện Hiệp lễ , Cha Vinh sơn- Quản xứ đã Đại diện cộng đoàn Hội Yên dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa , cám ơn Đức Cha Giuse đã quan tâm thương yêu Giáo xứ Hội Yên và Cám ơn Ân nhân. Cha đã Mừng Đức Cha kỷ niệm 11 năm nhận tác vụ Giám mục ( 3 / 12 / 2007- 2018) và 31 năm Linh mục ( 8 / 12 / 1987 – 2018) . Cùng trong dịp này , Cha Vinh sơn và cộng đoàn Mừng 10 năm linh mục Cha Phê-rô Nguyễn Minh Thắng, OH – Dòng Trợ tế Thánh Gioan Thiên Chúa ( Bào huynh của Cha Quản xứ Hội Yên) hiện đang phục vụ tại bệnh viện An Bình của Giáo phận Đà Nẵng , tọa lạc tại xã Bình Minh – huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam .
Tiếp lời cám ơn của Cha Quản xứ , Ông Trưởng Ban Thường vụ đã có lời cám ơn : Cha Tổng Đại diện Cha Giám tỉnh và Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn, Quý Cha đồng tế , Cha Phê-rô - Nguyên Quản xứ, Quý Hội đồng mục vụ các Giáo xứ , Quý Ân nhân trong và ngoài Nước ; 14 Giáo xứ của các Giáo phận : Đà Nẵng , Phú Cường , Xuân Lộc , Vinh đã giúp đỡ chia sẻ với Hội Yên , Ông cũng không quên cám ơn Chính Quyền , Các Vị Chức sắc Tôn Giáo bạn, các ban Ngành trong Giáo xứ và tất cả những cá nhân , đơn vị , những người bằng nhiều cách khác nhau đã giúp đỡ chia sẻ với Giáo xứ , để Giáo xứ có được ngôi nhà thờ khang trang đẹp và Thánh lễ tạ ơn thật long trọng tốt đẹp. Cách đặc biệt, ông đại diện cộng đoàn Giáo xứ Hội Yên cám ơn Cha Vinh sơn – Quản xứ. sau khi nhận mục vụ Giáo xứ ngày 17 / 7 / 2017 , 5 tháng sau , Cha đã quyết định thi công tiếp công trình xây nhà thờ, mới thi công được phần móng , từ thời Cha Quản xứ tiền nhiệm. Cha đã hy sinh đến gõ cửa lòng hảo tâm của rất nhiều Ân nhân, đoàn thể và giáo xứ xa gần, để có được thành quả tốt đẹp của ngày hôm nay.
Những bó hoa cộng đoàn dâng lên Đức Cha và quý Cha đồng tế , dâng cả lòng biết ơn , tin tưởng , kính trọng , yêu thương và phó thác.
Đáp từ , Đức Cha mời gọi cộng đoàn phụng vụ dâng lời tạ ơn , ngợi khen và tôn vinh Thiên Chúa, tất cả là Hồng ân và với Chúa , con sẽ là tình yêu , yêu thương nhau làm nên dấu ấn thật đẹp.
Trước lúc kết thúc , Cộng đoàn cùng Chầu Thánh Thể , Tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã thương ban cho Giáo xứ Hội Yên.
Xin Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót , qua lời chuyển cầu của Đức Maria , Thánh Cả Giuse , Thánh Gioan Baotixita ( Bổn mạng của Giáo xứ) , Thánh Vinh Sơn , ban muôn phúc lành cho tất cả Ân nhân và Giáo xứ Hội Yên.
Sau Thánh lễ , những tấm hình lưu niệm và tiệc mừng chia sẻ niềm vui với Giáo xứ của Cộng đoàn đầy ắp yêu thương sẻ chia , hiệp nhất và bình an.
Nhà thờ tựa mình vào vách núi, có diện tích xây dựng : rộng 13m, dài 35m , cao 30m , nền sân tiền đường 5 m . Nhà thờ xây theo kiến trúc gothic kết hợp với hiện đại, hai bên hành lang , những đường cong hình quả trám nhẹ nhàng thanh thoát.
Toma Trương Văn Ân
• Xin Gởi kèm một số hình ảnh trước đây của Giáo xứ Hội Yên.
Sơ lược :
Giáo xứ Hội Yên trước đây là Giáo họ của Giáo xứ An Ngãi, thuộc Giáo hạt Hoà Vang, Giáo phận Đà Nẵng, Giáo xứ được thành lập ngày 10 / 12 / 2008, là một Giáo xứ miền núi, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km về phía tây, nằm trong địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Số giáo dân 525 người trong 134 gia đình , chiếm 10% dân số địa phương , chủ yếu sống nghề trồng rừng ( cây keo) và trồng mía ; Giáo xứ nhận Thánh Gioan Baotixita mừng ngày 24/6 làm Bổn mạng . Nhà thờ cũ bằng vật liệu thô sơ, xây dựng năm 1991 đã xuống cấp hư hỏng trầm trọng.
Khánh thành Nhà thờ và Mừng 10 năm thành lập :
Xem Hình
Lúc 9 giờ ngày 6 / 12 / 2018 , Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành Nhà thờ Giáo xứ Hội Yên. Tham dự nghi thức có Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện ; Cha Phao lô Đoàn Quang Dân –Hạt trưởng Giáo hạt Hòa Vang ; Cha Phê-rô Trần Công Tuấn, CM - Giám Tỉnh Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn – Tỉnh Dòng Việt Nam và Cha Quản xứ Hội Yên - Vinh sơn Nguyễn Công Chính, CM .
Sau nghi thức cắt băng khánh thành , Đức Cha trao chìa khóa nhà thờ cho Cha Quản xứ, với ý nghĩa trao quyền coi sóc và gìn giữ Nhà Chúa, thay mặt Đức Giám Mục để cử hành phụng vụ cho dân Chúa.
Đức Cha đã Chủ sự Thánh Lễ tạ ơn : mừng Khánh thành nhà thờ và mừng Giáo xứ 10 năm thành lập . Cùng đồng tế có Quý Cha của Giáo phận Đà Nẵng , Quý Cha của Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn và Quý Cha từ các Giáo phận. Chính Quyền , các Vị Đại diện các Tôn Giáo bạn , Quý Ân nhân , Quý Khách và cộng đoàn cùng tham dự Phụng vụ và cầu nguyện cách đặc biệt cho Giáo xứ .
Trong Thánh lễ , Đức Cha đã là phép nhà thờ ; Trao sách Tin Mừng và Thánh hiến bàn thờ , để Bàn thờ trở nên nơi diễn ra các Mầu Nhiệm cứu độ, là nơi dân Chúa dâng lễ vật và các lời khẩn nguyện lên Thiên Chúa với tâm tình thờ phượng đạo đức. Bàn thờ còn là nơi thân mật và bình an với Chúa, để những người được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Con Chúa , được thấm đầy Thánh Thần của Người mà lớn lên trong tình yêu Chúa. Bàn thờ còn là nguồn hiệp nhất, là trung tâm lời ca ngợi và tạ ơn.
Trong bài giảng ,Qua Đoạn Tin mừng trong Thánh lễ, Đức Cha nhắc lại hình ảnh Ông Gia-kêu trèo lên cây , để xem thấy Chúa Giê-su đi ngang qua ( vì ông thấp bé ) . Đức Cha mời gọi cộng đoàn phụng vụ , cách riêng Hội Yên : có những sáng kiến để gặp Chúa, mong được gặp Chúa và những biến đổi . Đức Cha sơ lược lịch sử Truyền Giáo tại vùng đất này, những khó khăn và thuận lợi; công việc mục vụ của Cha Quản xứ tiên khởi tiền nhiệm Phê-rô Trần Công Thạnh và Cha Đương kim Quản xứ Vinh – sơn hiện nay . Từ tháng 7 / 2017 đến nay, Hội yên thay đổi từng ngày , nhiều cơ hội quý với nhiều sáng kiến và sự cộng tác chia sẻ của Ân nhân xa gần.
Đức Cha nói đến sự hiện diện với tình thương và niềm hy vọng, sự cộng tác chia sẻ mục vụ với Giáo phận Đà Nẵng của Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn.
Sau lời nguyện Hiệp lễ , Cha Vinh sơn- Quản xứ đã Đại diện cộng đoàn Hội Yên dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa , cám ơn Đức Cha Giuse đã quan tâm thương yêu Giáo xứ Hội Yên và Cám ơn Ân nhân. Cha đã Mừng Đức Cha kỷ niệm 11 năm nhận tác vụ Giám mục ( 3 / 12 / 2007- 2018) và 31 năm Linh mục ( 8 / 12 / 1987 – 2018) . Cùng trong dịp này , Cha Vinh sơn và cộng đoàn Mừng 10 năm linh mục Cha Phê-rô Nguyễn Minh Thắng, OH – Dòng Trợ tế Thánh Gioan Thiên Chúa ( Bào huynh của Cha Quản xứ Hội Yên) hiện đang phục vụ tại bệnh viện An Bình của Giáo phận Đà Nẵng , tọa lạc tại xã Bình Minh – huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam .
Tiếp lời cám ơn của Cha Quản xứ , Ông Trưởng Ban Thường vụ đã có lời cám ơn : Cha Tổng Đại diện Cha Giám tỉnh và Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn, Quý Cha đồng tế , Cha Phê-rô - Nguyên Quản xứ, Quý Hội đồng mục vụ các Giáo xứ , Quý Ân nhân trong và ngoài Nước ; 14 Giáo xứ của các Giáo phận : Đà Nẵng , Phú Cường , Xuân Lộc , Vinh đã giúp đỡ chia sẻ với Hội Yên , Ông cũng không quên cám ơn Chính Quyền , Các Vị Chức sắc Tôn Giáo bạn, các ban Ngành trong Giáo xứ và tất cả những cá nhân , đơn vị , những người bằng nhiều cách khác nhau đã giúp đỡ chia sẻ với Giáo xứ , để Giáo xứ có được ngôi nhà thờ khang trang đẹp và Thánh lễ tạ ơn thật long trọng tốt đẹp. Cách đặc biệt, ông đại diện cộng đoàn Giáo xứ Hội Yên cám ơn Cha Vinh sơn – Quản xứ. sau khi nhận mục vụ Giáo xứ ngày 17 / 7 / 2017 , 5 tháng sau , Cha đã quyết định thi công tiếp công trình xây nhà thờ, mới thi công được phần móng , từ thời Cha Quản xứ tiền nhiệm. Cha đã hy sinh đến gõ cửa lòng hảo tâm của rất nhiều Ân nhân, đoàn thể và giáo xứ xa gần, để có được thành quả tốt đẹp của ngày hôm nay.
Những bó hoa cộng đoàn dâng lên Đức Cha và quý Cha đồng tế , dâng cả lòng biết ơn , tin tưởng , kính trọng , yêu thương và phó thác.
Đáp từ , Đức Cha mời gọi cộng đoàn phụng vụ dâng lời tạ ơn , ngợi khen và tôn vinh Thiên Chúa, tất cả là Hồng ân và với Chúa , con sẽ là tình yêu , yêu thương nhau làm nên dấu ấn thật đẹp.
Trước lúc kết thúc , Cộng đoàn cùng Chầu Thánh Thể , Tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã thương ban cho Giáo xứ Hội Yên.
Xin Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót , qua lời chuyển cầu của Đức Maria , Thánh Cả Giuse , Thánh Gioan Baotixita ( Bổn mạng của Giáo xứ) , Thánh Vinh Sơn , ban muôn phúc lành cho tất cả Ân nhân và Giáo xứ Hội Yên.
Sau Thánh lễ , những tấm hình lưu niệm và tiệc mừng chia sẻ niềm vui với Giáo xứ của Cộng đoàn đầy ắp yêu thương sẻ chia , hiệp nhất và bình an.
Nhà thờ tựa mình vào vách núi, có diện tích xây dựng : rộng 13m, dài 35m , cao 30m , nền sân tiền đường 5 m . Nhà thờ xây theo kiến trúc gothic kết hợp với hiện đại, hai bên hành lang , những đường cong hình quả trám nhẹ nhàng thanh thoát.
Toma Trương Văn Ân
• Xin Gởi kèm một số hình ảnh trước đây của Giáo xứ Hội Yên.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lột Xác Cho Hồn Phách Đi Đâu?
Phạm Trần
11:05 06/12/2018
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN)đã lên kế hoạch thanh lọc hàng ngũ từ Hội nghị Trung ương 9 tháng 12/2018 để đem hồn phách nhập vào khóa XIII mà không biết làmình vẫn cũ.
Chuyện này bắt đầu từ quyết định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh ủy viên Bộ Chính trị (17 người), ủy viên Ban bí thư (14 người) , ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ( gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết) và thường trực cấp ủy các cấp.
Tính chung, nếu lấy cả cấp Thường trực Huyện thì ván cờ hên xui có thểdính tới cảtrămngàn người. Nhưng canh bạc mới, nghe qua tưởng như nhiều người sẽ mất nồi cơm lại chẳng có gìto tát cả. Bởi vì người cầm con dao phay sinh sát, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói:”Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, nếu ai thấp dưới 50% là phải xử lý vì đã quy định. (VOV, Voice of Vietnam), ngày 14/11/2018)
Như vậy, thì việc lấy phiếu tín nhiệm có vờ vĩnh, mị dân không, nhất là khi đảng không dám làm qua 2 bước “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm thấp” mà lại bày ra 3 bước : “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” để giữ người cùng phe là chính.
Bằng chứng đã xẩy ra trong cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội ngày 25/10/2018 khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ bị tới 137 phiếu “tín nhiệm thấp”, cao nhất trong số 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Nhưng ông ta vẫn có 140 phiếu “tín nhiệm cao” và 194 phiếu “tín nhiệm” nên số phiếu 137 không làm cho ông cảm thấy nhục để tự ý từ chức.
Đó là lý do tại sao nhiều cử tri Hà Nội đã nói với ông Trọng rằng cuộc lấy phiếu “chưa thực sự thuyết phục, vẫn còn tình trạng nể nang”.
Nhưng ông Trọng lại có cái nhìn khác. Ông bảo cử tri:”Nếu chỉ 2 mức tín nhiệm thì độ rủi ro,nói thật là hơi cao quá”.
Ông nói:”Với 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, mà “anh nào tín nhiệm thấp cũng là buồn lắm rồi, chứ không phải không buồn đâu, cũng tâm trạng lắm rồi”.
Phản ảnh tình trạng đâu đâu cũng chỉ “tắm nửa người”, ông Trọng phân bua với cử tri:”Giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác thì đã cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm.” (báo Dân Trí, ngày 24/11/2018)
Tính lo xa của ông Trọng, nếu chỉ nghe một tai thì may ra lọt nhưng hai tai phải nhét chữ miệng ông thì không chừng bị điếc luôn vì ông không muốn làm đến nơi đến chốn.
Với chủ trương lấy phiếu tín nhiệm “kiểu gì cũng giữ được người” cho trăm họ cùng vui , từ Trung ương đến cơ sở, như đang xẩy ra ở một số Tỉnh, Thành và các cơ sở đảngkhiếnmục tiêu tuyên truyền của kế hoạch tinh giảm biên chế và làm sạch đội ngũ không đạt.
Vì vậy, khi biết dự án lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương, ba cơ chế nắm trọn quyền Đảng,Nhà nước và Quốc gia được công bố thì người dân hy vọng gì ?
Thứ nhất, dư luận thờ ơ vì tuy quan trọng nhưng lại do chính 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cho nhau thì có khác nào họ đã mặc áo thụng vái nhau trong cuộc cờ đổi mới mà vẫn như cũ.
Thứ hai, việc ông Nguyễn Phú Trọng bầy trò lấy phiếu tín nhiệm ở cấp cao nhất, sau khi được nhận thêm chức Chủ tịch nước, nhằm mục đích gì, nếu không phải chỉ củng cố địa vịthì cũng muốn nuôi hy vọng Điều lệ đảng sẽ được tu chính đề ông không bị ràng buộc chỉ được làm Tổng Bí thư hai nhiệm kỳ, kết thúc vào tháng 01/2021.
Trong bối cảnh hỏa mù này, có một điều rất rõ là tuy người dân, chủ nhân của đất nước, là người làm ra tiền nuôi ông Trọng và những người ăn trên ngồi trốc trong Ban Chấp hành Trung ương đảng lại không được hỏi ý, dù là gián tiếp của cuộc lấy phiêu tín nhiệm giới lãnh đạo cao nhất, thì có phản dân chủ không ?
Chuyện vớ vẩn là như vậy nên không ai lạ khi thấy tại Trụ sở Trung ương Đảng ngày 04/11/2018, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021- 2026, do ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, đã đặt tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo thay cho mọi người.
Ông Trọng nói:” Công tác quy hoạch cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng và đây là một bước chuẩn bị nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ tới của Đảng.”
Đó là nhiệm kỳ đảng XIII, dự trù bắt đầu từ giữa tháng 01/2021, nhưng ông Trọng lại mau mắn ỡm ờ rằng:”Quy hoạch không phải là công tác nhân sự, nhưng là cơ sở rất quan trọng cho công tác nhân sự, vì thế trong quá trình thực hiện phải công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, nếu phát hiện những trường hợp vi phạm, hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung nhân tố mới đủ điều kiện vào quy hoạch.”
Ông nói:”Đây là vấn đề nhạy cảm, do đó phải làm hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân.”
Có vẻ như ông không muốn đích thân nhúng tay chọn người, nhưng ông lại đặt điều kiện rằng:”Cán bộ được đưa vào quy hoạch phải có trình độ về mọi mặt, có trình độ lý luận cơ bản, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, am hiểu công tác xây dựng Đảng, có trình độ chuyên môn…tuyệt đối không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cơ hội chính trị, quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, người thân, người quen không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp chạy quy hoạch, chạy phiếu.”
Tất cả những tiêu chuẩn của ông Trọng đang được ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thi hành rộng khắp trong đảng.
Bằng chứng tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 12/2018 diễn ra chiều 03/12/2018, Ban Tổ chức Trung ương thông báo sẽ chuẩn bị 3 công tác quan trọng gồm:
(1) Đề án Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026, và đang tổ chức thực hiện các bước một cách dân chủ, công khai, minh bạch công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương;
(2) Đề án Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy cấp huyện”,
(3) Đề án Quy chế làm việc (mẫu) của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; đang tiếp tục hoàn thiện trình Bộ Chính tri, Ban Bí thư 8 đề án từ nay đến tháng 1 năm 2019.
(Tài liệu đảng CSVN)
KIÊN ĐỊNH CÁI ĐÃ TAN
Song với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Văn kiện đảng XIII do ông Trọng là Trưởng ban, một lần nữa khắng định :”Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới; kiên định sự lãnh đạo của Đảng.”
Ông Trọng nói như con sáo:”Nói kiên định không phải là bảo thủ, giáo điều, mà kiên định đi lên với sáng tạo; kiên định nhưng phải sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định. Kiên định và sáng tạo là hai mặt có sự thống nhất biện chứng với nhau, kiên định mà không sáng tạo sẽ rơi vào bảo thủ, giáo điều; và ngược lại, sáng tạo mà không trên cơ sở kiên định sẽ rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội, phiến diện, cực đoan, vô nguyên tắc. Đây là cái tài, cái giỏi, bản lĩnh của Đảng ta, chúng ta đã xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định cái gì và đổi mới cái gì.. Đây là bài học rất thành công của cách mạng nước ta, sự vững vàng của Đảng ta” (VOV, ngày 05/12/2018)
Ông Nguyễn Phú Trọng nói như nước chảy mà có biết rằng những điều ông nói vẫn xưa cũ và phô trương rỗng tuếch như cái xác không hồn chả ai muốn nghe.
Đó là lý do tại sao ông và cả đảng đang bấn loạn xà ngầu với quốc nạn “tự chuyển biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng. -/-
Phạm Trần
(12/018)
Chuyện này bắt đầu từ quyết định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh ủy viên Bộ Chính trị (17 người), ủy viên Ban bí thư (14 người) , ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ( gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết) và thường trực cấp ủy các cấp.
Tính chung, nếu lấy cả cấp Thường trực Huyện thì ván cờ hên xui có thểdính tới cảtrămngàn người. Nhưng canh bạc mới, nghe qua tưởng như nhiều người sẽ mất nồi cơm lại chẳng có gìto tát cả. Bởi vì người cầm con dao phay sinh sát, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói:”Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, nếu ai thấp dưới 50% là phải xử lý vì đã quy định. (VOV, Voice of Vietnam), ngày 14/11/2018)
Như vậy, thì việc lấy phiếu tín nhiệm có vờ vĩnh, mị dân không, nhất là khi đảng không dám làm qua 2 bước “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm thấp” mà lại bày ra 3 bước : “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” để giữ người cùng phe là chính.
Bằng chứng đã xẩy ra trong cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội ngày 25/10/2018 khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ bị tới 137 phiếu “tín nhiệm thấp”, cao nhất trong số 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Nhưng ông ta vẫn có 140 phiếu “tín nhiệm cao” và 194 phiếu “tín nhiệm” nên số phiếu 137 không làm cho ông cảm thấy nhục để tự ý từ chức.
Đó là lý do tại sao nhiều cử tri Hà Nội đã nói với ông Trọng rằng cuộc lấy phiếu “chưa thực sự thuyết phục, vẫn còn tình trạng nể nang”.
Nhưng ông Trọng lại có cái nhìn khác. Ông bảo cử tri:”Nếu chỉ 2 mức tín nhiệm thì độ rủi ro,nói thật là hơi cao quá”.
Ông nói:”Với 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, mà “anh nào tín nhiệm thấp cũng là buồn lắm rồi, chứ không phải không buồn đâu, cũng tâm trạng lắm rồi”.
Phản ảnh tình trạng đâu đâu cũng chỉ “tắm nửa người”, ông Trọng phân bua với cử tri:”Giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác thì đã cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm.” (báo Dân Trí, ngày 24/11/2018)
Tính lo xa của ông Trọng, nếu chỉ nghe một tai thì may ra lọt nhưng hai tai phải nhét chữ miệng ông thì không chừng bị điếc luôn vì ông không muốn làm đến nơi đến chốn.
Với chủ trương lấy phiếu tín nhiệm “kiểu gì cũng giữ được người” cho trăm họ cùng vui , từ Trung ương đến cơ sở, như đang xẩy ra ở một số Tỉnh, Thành và các cơ sở đảngkhiếnmục tiêu tuyên truyền của kế hoạch tinh giảm biên chế và làm sạch đội ngũ không đạt.
Vì vậy, khi biết dự án lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương, ba cơ chế nắm trọn quyền Đảng,Nhà nước và Quốc gia được công bố thì người dân hy vọng gì ?
Thứ nhất, dư luận thờ ơ vì tuy quan trọng nhưng lại do chính 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cho nhau thì có khác nào họ đã mặc áo thụng vái nhau trong cuộc cờ đổi mới mà vẫn như cũ.
Thứ hai, việc ông Nguyễn Phú Trọng bầy trò lấy phiếu tín nhiệm ở cấp cao nhất, sau khi được nhận thêm chức Chủ tịch nước, nhằm mục đích gì, nếu không phải chỉ củng cố địa vịthì cũng muốn nuôi hy vọng Điều lệ đảng sẽ được tu chính đề ông không bị ràng buộc chỉ được làm Tổng Bí thư hai nhiệm kỳ, kết thúc vào tháng 01/2021.
Trong bối cảnh hỏa mù này, có một điều rất rõ là tuy người dân, chủ nhân của đất nước, là người làm ra tiền nuôi ông Trọng và những người ăn trên ngồi trốc trong Ban Chấp hành Trung ương đảng lại không được hỏi ý, dù là gián tiếp của cuộc lấy phiêu tín nhiệm giới lãnh đạo cao nhất, thì có phản dân chủ không ?
Chuyện vớ vẩn là như vậy nên không ai lạ khi thấy tại Trụ sở Trung ương Đảng ngày 04/11/2018, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021- 2026, do ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, đã đặt tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo thay cho mọi người.
Ông Trọng nói:” Công tác quy hoạch cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng và đây là một bước chuẩn bị nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ tới của Đảng.”
Đó là nhiệm kỳ đảng XIII, dự trù bắt đầu từ giữa tháng 01/2021, nhưng ông Trọng lại mau mắn ỡm ờ rằng:”Quy hoạch không phải là công tác nhân sự, nhưng là cơ sở rất quan trọng cho công tác nhân sự, vì thế trong quá trình thực hiện phải công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, nếu phát hiện những trường hợp vi phạm, hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung nhân tố mới đủ điều kiện vào quy hoạch.”
Ông nói:”Đây là vấn đề nhạy cảm, do đó phải làm hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân.”
Có vẻ như ông không muốn đích thân nhúng tay chọn người, nhưng ông lại đặt điều kiện rằng:”Cán bộ được đưa vào quy hoạch phải có trình độ về mọi mặt, có trình độ lý luận cơ bản, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, am hiểu công tác xây dựng Đảng, có trình độ chuyên môn…tuyệt đối không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cơ hội chính trị, quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, người thân, người quen không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp chạy quy hoạch, chạy phiếu.”
Tất cả những tiêu chuẩn của ông Trọng đang được ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thi hành rộng khắp trong đảng.
Bằng chứng tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 12/2018 diễn ra chiều 03/12/2018, Ban Tổ chức Trung ương thông báo sẽ chuẩn bị 3 công tác quan trọng gồm:
(1) Đề án Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026, và đang tổ chức thực hiện các bước một cách dân chủ, công khai, minh bạch công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương;
(2) Đề án Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy cấp huyện”,
(3) Đề án Quy chế làm việc (mẫu) của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; đang tiếp tục hoàn thiện trình Bộ Chính tri, Ban Bí thư 8 đề án từ nay đến tháng 1 năm 2019.
(Tài liệu đảng CSVN)
KIÊN ĐỊNH CÁI ĐÃ TAN
Song với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Văn kiện đảng XIII do ông Trọng là Trưởng ban, một lần nữa khắng định :”Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới; kiên định sự lãnh đạo của Đảng.”
Ông Trọng nói như con sáo:”Nói kiên định không phải là bảo thủ, giáo điều, mà kiên định đi lên với sáng tạo; kiên định nhưng phải sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định. Kiên định và sáng tạo là hai mặt có sự thống nhất biện chứng với nhau, kiên định mà không sáng tạo sẽ rơi vào bảo thủ, giáo điều; và ngược lại, sáng tạo mà không trên cơ sở kiên định sẽ rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội, phiến diện, cực đoan, vô nguyên tắc. Đây là cái tài, cái giỏi, bản lĩnh của Đảng ta, chúng ta đã xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định cái gì và đổi mới cái gì.. Đây là bài học rất thành công của cách mạng nước ta, sự vững vàng của Đảng ta” (VOV, ngày 05/12/2018)
Ông Nguyễn Phú Trọng nói như nước chảy mà có biết rằng những điều ông nói vẫn xưa cũ và phô trương rỗng tuếch như cái xác không hồn chả ai muốn nghe.
Đó là lý do tại sao ông và cả đảng đang bấn loạn xà ngầu với quốc nạn “tự chuyển biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng. -/-
Phạm Trần
(12/018)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 6/12/2018: Đức Thánh Cha nói: Ước gì Mùa Vọng không mang tính thế trần
VietCatholic Network
02:22 06/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 5 tháng 12, 2018.
2- Hãy tìm bình an, đừng nói xấu hay làm tổn thương ai.
3- Đức Thánh Cha tiếp Học Viện Quốc tế Dòng Tên.
4- Đức Thánh Cha khuyến khích các hoạt động xây dựng hòa bình.
5- Đức Thánh Cha nói: Ước gì Mùa Vọng không mang tính thế trần.
6- Đức Thánh Cha tiếp 450 tham dự viên Hội nghị quốc tế về ma túy.
7- 50 ngàn cây nến vì hòa bình ở Syria.
8- Sau vụ Asia Bibi, lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan ở Pakistan bị bắt vì tội khủng bố.
9- Tin mừng cho Kitô hữu Trung Đông: Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật cứu trợ nạn diệt chủng ở Iraq và Syria.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Ngàn Sao.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết