Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi hành sứ vụ tiền sứ cho Chúa như Gioan Tẩy Giả
Lm Đan Vinh
01:12 06/12/2022
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG A
Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11
THI HÀNH SỨ VỤ TIỀN SỨ CHO CHÚA NHƯ GIO-AN TẨY GIẢ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Mt 11,2-11
(2) Ông Gio-an lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng : (3) “Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? (4) Đức Giê-su trả lời : “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe : (5) Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng. (6) Và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi”. (7) Họ đi rồi, Đức Giê-su bắt đầu nói với đám đông về ông Gio-an rằng : “Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? (8) Thế thì anh em xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua. (9) Thế thì anh em ra làm gì? Để xem một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó. Mà tôi nói cho anh em biết : Đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. (10) Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng : “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con. Người sẽ dọn đường cho Con đến”. (11) Tôi nói thật với anh em : trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông”.
2. Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng nhằm giới thiệu Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và đề cao Tân Ước trổi vượt hơn Cựu Ước. Khi Gio-an trong tù nghe biết hoạt động của Đức Giê-su, liền sai môn đệ đến gặp Người để tìm hiểu rõ hơn về sứ mệnh Thiên Sai của Người. Đức Giê-su đã gián tiếp trả lời bằng các công việc Người đang thực hiện ứng nghiệm lời tuyên sấm của I-sai-a về Đấng Thiên Sai. Người cũng khen ngợi các đức tính của Gio-an và xác nhận vai trò tiền sứ của ông.
3. CHÚ THÍCH :
- C 2-6 : + Gio-an lúc ấy đang ngồi tù… : Gio-an đã bị vua Hê-rô-đê bắt giam về tội dám ngăn cản nhà vua lấy bà chị dâu là Hê-rô-đi-a-đê vợ của ông hoàng Phi-líp-phê làm vợ của mình (x. Mt 14,3). + Liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng : Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác? : Gio-an rất vui khi nghe môn đồ thuật lại những việc Đức Giê-su làm (x. Ga 3,28-30). Ông đã được chứng kiến cuộc thần hiện cho thấy sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giê-su khi ông làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan, đang khi các môn đệ của ông lại tỏ thái độ ganh tị khi thấy Đức Giê-su thành công hơn thày mình (x. Ga 3,26). Giờ đây Gio-an sai môn đệ đến gặp Đức Giê-su, để họ tin Người thực là Đấng Thiên Sai. Tuy nhiên, chính Gio-an cũng thắc mắc tại sao Đức Giê-su không hành xử công thẳng như Đấng Mê-si-a thẩm phán, mà ông đã rao giảng cho dân chúng trước đó (x. Mt 3,10.12). + Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe : Khi các môn đệ của Gio-an tới thì gặp lúc Đức Giê-su đang chữa nhiều bệnh hoạn tật nguyền trong dân, xua trừ ma quỷ (x. Lc 7,21). Đức Giê-su đã gián tiếp trả lời cho Gio-an về sứ mệnh Thiên Sai của Người khi cho thấy các việc Người đang làm ứng nghiệm các sấm ngôn về Đấng Thiên Sai (x. Is 26,19). + Và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi : Đức Giê-su cũng cảnh báo: Cần loại bỏ quan niệm về một Đấng Thiên Sai hành xử công thẳng và thiết lập một Nước Trời mang tính thế tục.
- C 7-9 : + Đức Giê-su bắt đầu nói với đám đông về Gio-an rằng : Đức Giê-su đã hết lời khen ngợi Gio-an để đánh tan hiểu lầm của dân chúng cho rằng ông đã bị thất bại và bị Thiên Chúa bỏ rơi khi để mặc ông cho vua Hê-rô-đê bắt bớ. + Anh em ra xem gì ở hoang địa… : Gio-an cao trọng vì đức tính can đảm bất khuất, không chịu luồn cúi trước bạo lực. + Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? : Gio-an không sống giàu sang buông thả nhưng có nếp sống đơn giản khổ hạnh. + Để xem một vị Ngôn sứ chăng… : Gio-an chính là một Ngôn sứ do Thiên Chúa sai đến.
- C 10-11 : + Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng : “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến”. Đây là lời tuyên sấm của Ngôn sứ Ma-la-khi về một vị tiền hô đi trước dọn đường cho Chúa ngự đến (x Ml 3,1) đã được ứng nghiệm nơi Gio-an là vị tiền hô có sứ mệnh đi trước để dọn đường cho Đức Giê-su. + Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông : Gio-an tuy là ngôn sứ cao trọng nhất trong thời Cựu Ước, nhưng ông vẫn không thể sánh được với Đức Giê-su trong thời Tân Ước.
4. CÂU HỎI :
1) Tại sao Gio-an bị vua Hê-rô-đê bắt giam vào tù?
2) Gio-an có tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai hay không? Tại sao?
3) Lý do nào khiến ông phải sai môn đệ đến hỏi Đức Giê-su về vai trò Thiên Sai của Người?
4) Đức Giê-su đã làm gì để chứng tỏ Người là Đấng Thiên Sai?
5) Đức Giê-su khen ngợi Gio-an về những điều gì?
6) Sứ vụ của Gio-an đã được Ngôn sứ nào tiên báo?
7) Tại sao nói Gio-an cao trọng nhất mà vẫn thua người nhỏ nhất trong Nước Trời?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng : “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con. Người sẽ dọn đường cho Con đến” (Mt 11,10).
2. CÂU CHUYỆN :
1) LÀM TIỀN SỨ BẰNG GƯƠNG SÁNG TIN YÊU PHÓ THÁC :
Có một cô bé mới chỉ bốn tuổi mà đã có thể yêu cầu được ba của em làm dấu đọc kinh trước bữa ăn. Trưa hôm đó, khi đang chơi đồ hàng ngoài sân, thì cô chị ra kêu vào nhà ăn cơm. Ngồi vào bàn, em nhìn ba và khẽ nói :
- Ba à, Ma-sơ bảo phải đọc kinh trước khi ăn cơm.
Lúc đó người cha chỉ còn cách làm dấu và đọc Kinh Lạy Cha, một thói quen mà ông đã bỏ từ lâu.
Câu chuyện thứ hai : Một bác sĩ giải phẫu đã được ơn trở lại tin yêu Chúa nhờ gương sáng của một bệnh nhân là một bé trai 5 tuổi. Em bị đau bụng dữ dội được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi siêu âm và chụp X quang ổ bụng, bác sĩ khẳng định em bị khối u trong dạ dày cần được phẫu thuật. Về sau bác sĩ giải phẫu đã kể lại câu chuyện mổ cho em như sau :
“Hôm đó, em bé được đưa vào phòng mổ và trước khi gây mê, tôi nói với em rằng :
- Bác sĩ sắp sửa giúp con khỏi bệnh. Nhưng trước hết con cần phải qua một giấc ngủ nhé”. Nghe nói sắp đi ngủ, em bé được mẹ dạy thói quen cầu nguyện trước khi đi ngủ đã nói :
- Vậy xin bác sĩ cho con cầu nguyện trước khi đi ngủ.
Nói đoạn em quỳ xuống bên cạnh bàn mổ, hai tay chắp lại, đôi mắt ngước lên cao, em khẽ đọc một Kinh Lạy Cha. Nhìn thấy cảnh em cầu nguyện, vị bác sĩ và mấy y tá đều cảm động rưng rưng nước mắt. Vị bác sĩ kể tiếp : Sau đó, tôi tự nhiên cảm thấy lương tâm cắn rứt, nên đã đi xưng tội sau 20 năm, và từ đó mỗi buổi tối, tôi không bao giờ đi ngủ mà không cầu nguyện”.
Thánh Gioan Tẩy Giả cũng được trao sứ vụ làm tiền sứ của Đấng Thiên Sai như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm : “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước Con, để dọn đường cho Con” (Mc 1,2). Mỗi người chúng ta đều được mời gọi để làm tiền sứ cho Chúa, giúp tha nhân tin yêu Chúa bằng một lối sống tin yêu phó thác như em bé trong câu chuyện trên.
2) LÀM TIỀN SỨ BẰNG LỐI SỐNG YÊU THƯƠNG CHIA SẺ :
Một nhóm thương gia dự một cuộc họp. Người nào cũng báo trước với vợ con là sẽ về nhà đúng giờ ăn bữa tối với gia đình. Nhưng cuộc họp kéo dài hơn dự định. Tan buổi họp, ai nấy hối hả chạy ra xe buýt. Một người chẳng may xô phải quầy bán táo của một cậu bé, táo rơi tứ tung. Nhưng không ai dừng lại để lượm giúp cậu. Rồi mọi người vội lên ngồi trên xe buýt và thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng ít giây sau, một người trong nhóm cảm thấy bứt rứt về chuyện cậu bé bán táo. Ông xuống xe trở lại chỗ cũ và thấy cậu bé đang vất vả đi mò tìm từng trái táo lượm lại. Thì ra cậu bé bị mù! Tội nghiệp quá, ông giúp cậu lượm lại từng quả cho đến hết. Một số quả đã bị giập. Ông móc túi dúi vào tay cậu bé một món tiền, rồi ra đi. Cậu bé bán táo liền hỏi với theo "Ông có phải là Chúa Giê-su không?"
Quả thật, theo một nghĩa nào đó, ông thương gia kia chính là Chúa Giê-su hiện thân. Ngày nay Hội Thánh cũng rất cần có những Chúa Giê-su như thế.
3) LÀM TIỀN SỨ BẰNG THÁI ĐỘ KHIÊM TỐN HÒA ĐỒNG VỚI THA NHÂN :
Vào một buổi chiều, sau ngày lên ngôi vị Giáo Chủ, Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an 23 ra khu vườn của điện Va-ti-can đi bách bộ để tìm thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Ngài thấy một người đang làm vườn, bên mình bác ta có đeo một chai rượu. Vị Giáo chủ khả ái tiến lại gần hỏi chuyện và không chút ngần ngại, ngài đã ngồi xuống đất uống rượu chung với bác ta. Vì chưa biết mặt vị tân Giáo chủ, nên trước vẻ xuề xòa của ngài, bác làm vườn nghĩ ngài cũng chỉ là một viên chức cao cấp trong giáo triều, nên bác hết lời ca ngợi vị tân Giáo chủ dựa theo dư luận mà bác đã nghe biết về ngài. Sau khi đã uống cạn bình rượu với bác làm vườn, trước khi từ giã, Đức Gio-an 23 mới hỏi rằng : “Này bác, bác chưa bao giờ thấy mặt vị Giáo chủ phải không?” Bác ta trả lời : “Thưa chưa ạ”. Bấy giờ Đức Gio-an 23 mới ôn tồn nói : “Thế là hôm nay bác đã thấy rõ rồi nhé. Giáo chủ mới chính là người đã ngồi uống rượu với bác từ nãy đến giờ đó !”.
Thái độ khiêm tốn hòa đồng, sẵn sàng ngồi xuống đất nói chuyện và chia sẻ một ly rượu tầm thường với người giúp việc cho thấy: sự thánh thiện không hệ tại phải làm việc lớn lao, nhưng qua thái độ khiêm hạ đến với mọi người, sẵn sàng sống chan hòa yêu thương với những người đang sống bên cạnh mình.
4) LÀM TIỀN SỨ BẰNG MỘT ĐỜI SỐNG CÔNG MINH CHÍNH TRỰC :
Tể tướng lưng gù là một câu chuyện huyền thoại về một vị tể tướng có thể hình dị dạng với cái lưng bị gù, nhưng lại rất anh minh trong công việc trị nước.
Chuyện xảy ra vào đời nhà Thanh : Lưu Dung là con của một thầy giáo, sở học và thú đánh cờ đều giỏi như nhau. Tiểu thư Hà là con gái của vị tể tướng trong triều vừa xinh đẹp, vừa là cao thủ cờ tướng, được rất nhiều người yêu mến, trong đó có cả nhà vua. Tiểu thư lá ngọc cành vàng ấy tuyên bố chỉ lấy làm chồng người nào vô địch trong cuộc tỉ thí cờ do cô tổ chức. Đúng lúc Lưu Dung về kinh đi thi trạng nguyên và chàng đã lấy được người đẹp. Sau đó lại thi đỗ trạng nguyên rồi còn được làm tể tướng triều đình.
Tuy hình thù dị dạng nhưng tể tướng họ Lưu là một người coi trọng công bằng và chính nghĩa. Ông đã lật tẩy nhiều thói hư tật xấu của bọn tham quan, hương lý. Ông trở thành đại ân nhân của lớp dân đen bị quan lại hà hiếp đàn áp bóc lột. Tuy là tể tướng đầy quyền uy, nhưng ông lại chọn lối ứng xử khôn khéo mưu lược hơn là dùng vũ lực, nên rất được dân chúng tin yêu.
5) LÀM TIỀN SỨ BẰNG LỐI SỐNG SIÊU THOÁT TIỀN BẠC VẬT CHẤT :
Thánh Phan-xi-cô thành Át-si-si khi còn là một thanh niên đã đến viếng thăm thủ đô Rô-ma nước Ý, quì gối cầu nguyện trước mộ thánh Phê-rô. Để tỏ lòng biết ơn đối với thánh cả, Phan-xi-cô đã bỏ vài đồng tiền kẽm vào thùng công đức. Nhưng khi vừa bước ra tới đường lộ, Phan-xi-cô gặp một người ăn xin nghèo khó. Với tâm trạng hưng phấn, Phan-xi-cô đã yêu cầu người ăn xin đổi chiếc áo choàng cũ rách của anh ta lấy chiếc áo choàng đắt tiền quý giá của mình. Người ăn xin rất sung sướng, và còn sướng hơn nữa khi ông ta phát hiện ra những đồng tiền cắc còn sót lại trong túi áo mới đổi được. Rồi sau đó, Phan-xi-cô cũng tập làm nghề ăn xin: Anh ngồi ở góc đường, mở miệng xin những người qua lại bên đường giúp đỡ. Nhưng dù trong hoàn cảnh nghèo khó ấy, Phan-xi-cô lại cảm nghiệm thấy trong lòng một niềm vui khôn tả. Chính nguồn vui ấy đã gợi hứng cho Phan-xi-cô sau này thiết lập một trong những dòng tu lớn nhất của Hội Thánh Công Giáo là dòng “Anh em hèn mọn”.
Mùa đông năm 1206, Phan-xi-cô Át-si-si, đã công khai từ bỏ cha ruột của mình để thuộc trọn về Chúa Cha trên trời. Ngài từ bỏ những cuộc vui chơi tiệc tùng với bạn bè để đi giúp những người phung cùi, những kẻ vô gia cư và những người bị xã hội khai trừ. Hai năm tiếp đó, ngài đi hành khất, sống ẩn dật và sửa sang ba nhà thờ đổ nát trong miền Át-si-si.
Lối sống siêu thoát của Phan-xi-cô đã thu hút được nhiều người đi theo : trước tiên là 12 "người đền tội" và lữ hành, không nhà cửa hoặc nơi cư trú cố định, sống theo Luật Dòng Anh em Hèn mọn. Phan-xi-cô đã cử các tu sĩ thừa sai đi khắp nơi để loan báo một Đức Ki-tô nghèo khó, khiêm hạ và chịu đóng đinh, hầu mang lại sự hòa giải và bình an cho mọi người như lời cầu trong “kinh Hòa Bình”. Căn tính của phong trào Phan sinh là sống siêu thoát noi gương Chúa Giê-su theo luật dòng được Hội Thánh chấp nhận, để rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật.
6) LÀM TIỀN SỨ BẰNG VIỆC GIỚI THIỆU CHÚA CHO THA NHÂN :
Vào một ngày đẹp trời, có một ông cụ ngồi trên ghế xích đu vẻ đăm chiêu, lòng mong đợi Chúa đến. Tình cờ một bé gái tung banh rơi vào sân nhà ông. Cô bé chạy lại nhặt trái banh và mở lời làm quen : “Thưa ông, ngày nào ông cũng ngồi trên ghế này, ông đang đợi ai vậy?” Ông nói: “Cháu còn quá nhỏ làm sao hiểu được điều ông mong đợi.” “Ông à, mẹ cháu nói rằng nếu có điều gì trong lòng, thì hãy nói ra mới hiểu rõ hơn.” Nghe cô bé nói thế, ông liền thổ lộ tâm tình : “Ông đang chờ đợi Chúa đến.” Cô bé kinh ngạc, ông già giải thích : “Trước khi nhắm mắt, ông muốn tin chắc rằng có một Thiên Chúa hiện hữu. Ông cần một dấu hiệu, cháu à.” Bấy giờ cô bé lên tiếng : “Ông chờ một dấu hiệu hả? Thưa ông, Chúa đã cho ông nhiều dấu hiệu rồi : Mỗi khi ông hít thở không khí, nghe tiếng chim hót, nhìn hạt mưa rơi… Chúa cho ông dấu hiệu trong nụ cười trẻ thơ và trong nước mắt người đau khổ. Ông ơi, Chúa ở trong ông. Chúa ở trong cháu. Chúa luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và trong mọi người.”
3. SUY NIỆM :
1) THẦY CÓ ĐÚNG LÀ ĐẤNG PHẢI ĐẾN KHÔNG?
- Dù bị Hê-rô-đê bắt giam vào tù, nhưng Gio-an vẫn được các môn đệ cho biết về các hoạt động của Đức Giê-su. Khi thấy Người không hành xử cách công thẳng là trừng phạt tội nhân (x. Mt 3,10-12), ông bị hoang mang, nên sai môn đệ đến gặp Người và nêu thắc mắc về sứ mệnh Thiên Sai của Người. Đức Giê-su không trả lời trực tiếp, mà yêu cầu các môn đệ Gio-an trở về thuật những việc Người làm : “Cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi lành sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe rao giảng Tin Mừng”.
- Với câu trả lời ấy, Chúa Giê-su nhắc Gioan nhớ lại lời sấm của I-sai-a về Đấng Cứu Thế, (Is 35,5-6a) và thanh luyện cái nhìn của ông về sứ mệnh của Đấng Thiên Sai : Người không phải là ông Vua oai phong từ trời ngự xuống, mà chỉ là một hài nhi bé nhỏ xuất hiện giữa loài người. Người không phải là vị Vua sống trong cung điện nguy nga, nhưng như một người lao động nghèo hèn. Người không phải là Quan tòa oai nghiêm trừng phạt tội nhân, mà là một lương y hiền hòa, đến để chữa lành những thương tích, an ủi những kẻ ưu sầu, nâng đỡ những người yếu đuối, tha thứ những tội nhân. Người không đến trong chiến thắng vinh quang, mà âm thầm như một người bạn thân thiết của mọi người. Người không đến như một người quý tộc cao xa, nhưng sẵn sàng sống hòa đồng với mọi kẻ khó nghèo, những người thu thuế và tội lỗi bị xã hội khinh thường loại bỏ...
- Ngoài ra, Đức Giê-su còn muốn Gio-an đổi mới cái nhìn về Đấng Thiên Sai, để tránh khỏi vấp ngã (x. Mt 11,6), như Phê-rô đã từng bị vấp ngã khi khuyên Đức Giê-su đừng đi theo con đường đau khổ thập giá như ý Chúa Cha (x. Mt 16,22-23).
2) “ANH EM RA XEM GÌ TRONG HOANG ĐỊA?” :
Đức Giê-su ba lần đặt câu hỏi này với thính giả về vai trò của ông Gio-an Tẩy Giả.
- Ông được Người khen là một người dũng cảm cương nghị chứ không luồn cúi hèn hạ như lau sậy phất phơ trước gió (x. Mt 11,7).
- Ông sống đơn sơ khổ hạnh chứ không ham gấm vóc lụa là trong đền vua (x. Mt 11,8).
- Ông không những là một ngôn sứ, mà còn hơn thế nữa, vì có sứ mệnh làm tiền sứ, đi trước dọn đường giúp người đời đón Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Mt 11,10).
Sau khi làm phép rửa cho Đức Giê-su ở sông Gio-đan và được chứng kiến cuộc thần hiện xảy ra, Gio-an đã tin Người chính là Đấng Thiên Sai. Ông đã giới thiệu Người là “Con Chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ và khuyến khích họ bỏ ông để theo làm môn đệ Người (x. Ga 1,36-37). Gio-an đã khiêm tốn thừa nhận vai trò thấp kém của mình “không đáng cởi quai dép cho Người” (x. Lc 3,16) và khẳng định sự lệ thuộc của mình: “Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn”. Cuối cùng ông còn khiêm tốn tuyên bố như sau: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,29-30).
3) “KẺ NHỎ NHẤT TRONG NƯỚC TRỜI CÒN CAO TRỌNG HƠN ÔNG” :
Gio-an đã được Đức Giê-su khen là người cao trọng nhất trong con cái loài người: “Tôi nói thật với anh em : trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông”. Vậy Đức Giê-su muốn dạy gì khi nói : “kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông”?
- Đức Giê-su đến thiết lập Nước Trời ban ơn cứu độ, mà Gioan có sứ mạng đi trước dọn đường cho Người. Nước Trời là một gia đình của Thiên Chúa, trong đó chỉ có một Thiên Chúa là Cha, chỉ có Đức Giê-su là Thầy và là người chỉ đạo, còn hết mọi người đều là anh em với nhau (x. Mt 23,8-10). Đây là một xã hội lý tưởng, trong đó mọi người có bổn phận yêu thương nhau và nhờ đó họ sẽ được sống trong niềm vui hạnh phúc. Hiện nay, trên thế giới vẫn có nhiều tiêu cực, đau khổ là do người ta thiếu tình thương với nhau. Đức Giê-su có sứ mạng đem đến cho thế giới một tinh thần mới, một lề luật mới xây dựng trên tình yêu thương. Từ nay tiêu chuẩn mới của sự công chính là tình yêu, khác với tiêu chuẩn cũ là lề luật như lời thánh Phao-lô : “Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” (Rm 3,28).
- Sống khiêm nhường như Gio-an : Sự khiêm nhường chính là điều cần thực hiện trong mùa Vọng này, bởi vì chỉ những người khiêm nhường mới gặp được Chúa như lời Người phán : “Chúa hạ bệ những kẻ kiêu căng và nâng cao những người phận nhỏ”. Kinh nghiệm cho thấy : Một người yếu đức tin mà có lòng kiêu căng tự mãn sẽ khó quay về với Chúa, hơn một kẻ dù mê đắm xác thịt mà có lòng tin vào Chúa. Bởi vì người sa ngã nếu có đức tin sẽ sớm nhận ra thân phận yếu hèn của mình để quay về giao hòa với Chúa. Ngày kia, một du khách đang đứng chiêm ngắm bức tượng Chúa chịu nạn thời danh của THOR-WALD-SEN. Nhưng ông ta nhìn ngắm hồi lâu mà chẳng khám phá ra một vẻ đẹp nào như lời đồn đại. Bỗng ông ta nghe thấy có tiếng người thì thầm bên tai : “Phải quì xuống ông mới có thể nhìn thấy khuôn mặt từ ái của Chúa”. Ông ta làm theo và bấy giờ ông đã khám phá ra vẻ đẹp tuyệt vời của bức tượng. Về phần chúng ta trong những ngày này, nếu biết khiêm hạ quì xuống trước nhan Chúa, thì chúng ta mới có thể gặp được lòng thương xót của Người.
4) CHU TOÀN SỨ MỆNH TIỀN SỨ BẰNG LỐI SỐNG VUI TƯƠI, KHIÊM TỐN VÀ PHỤC VỤ :
- Mùa Vọng là thời gian các tín hữu chúng ta mong chờ Chúa đến. Trong khi người Do thái mong Đấng Thiên Sai đến trong uy quyền vinh quang thì Chúa lại chọn đến trong khiêm hạ khó nghèo và âm thầm không ai hay biết. Trong khi người đời mong Chúa đến ban ơn cứu độ bằng con đường rộng rãi, thì Chúa lại chọn đi con đường thánh giá chật hẹp leo dốc và ít người dám đi. Ngày nay để nhận được ơn cứu độ là được vào Nước Trời, đòi người tín hữu phải tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, lắng nghe Lời Người và thi hành ý muốn của Chúa Cha (x. Mt 7,21-23). Đức Giê-su cũng dạy : đến ngày phán xét, chỉ những ai phục vụ Người hiện thân trong những người nghèo đói bệnh tật và bị bỏ rơi mới được vào Thiên Đàng (x. Mt 25,34-36).
- Ngoài ra, chúng ta cũng cần làm các việc đạo đức và bác ái chia sẻ với lòng mến Chúa. Muốn biết việc cầu nguyện dâng lễ của mình có đẹp lòng Chúa không, thì cần phải nhìn vào hiệu quả : Nếu việc cầu nguyện dâng lễ làm cho tâm hồn chúng ta được bình an, thêm niềm vui và phấn khởi hiến thân phục vụ Chúa và tha nhân hơn… là dấu chúng ta đã làm các việc đạo đức theo thánh ý Thiên Chúa. Ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Chúa cho thấy Ngài “chán ngán những buổi cầu nguyện, những nghi thức tôn giáo rỗng tuếch vì thiếu tình yêu” (x. Is 1,11-17). Ấy thế mà rất nhiều Ki-tô hữu hiện nay vẫn đang cầu nguyện dâng lễ theo luật nhưng lại thiếu lòng yêu mến như thế, hoặc đang làm các việc bác ái để tìm tiếng khen hay chỉ mong được thưởng công sau này (x. Mt 6,1-6). Vậy trong những ngày Mùa Vọng này, mỗi người chúng ta cần thực hành các việc đạo đức với tâm tình nào để chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa đến?
- Trong Mục Vụ Gia đình, các bậc làm cha mẹ được mời gọi sống vui tươi trong bổn phận vợ chồng với nhau và cha mẹ đối với con cái. Nhiều gia đình ngày nay đã trở nên buồn bã thiếu sinh lực. Để có thể tìm lại niềm vui cho gia đình, các bậc cha mẹ cần sống vui tươi, và làm cho niềm vui lan tỏa trong gia đình mình. Hãy vui vì chúng ta được làm con Thiên Chúa, hãy đem Chúa vào trong đời sống của gia đình mình nhờ các giờ kinh gia đình, cầu nguyện trước mỗi bữa ăn... Các bạn trẻ đừng tìm vui trong men rượu, đừng giải sầu trong bài bạc, trong các quán hát ka-ra-ô-kê hay những quán cà-phê đèn mờ để tìm hưởng lạc thú bất chính… vì những thứ đó chỉ đem đến bệnh tật, gia đình bất hòa và ly tán, chứ không mang lại niềm vui và bình an thực sự. Hãy tìm kiếm niềm vui thực sự nơi Đức Giê-su, bằng cách gặp Ngài qua việc học Lời Chúa và cầu nguyện để được Ngài lấp đầy sự trống rỗng của chúng ta.
- Nhưng quan trọng hơn cả : Chúng ta chỉ có thể vui mừng và được bình an khi tâm hồn chúng ta sạch tội, không bị đam mê dục vọng bủa vây, không bị lương tâm dày vò, nhờ sám hối và đến với bí tích giải tội, năng dự lễ để rước Chúa vào lòng. Dù bên ngoài chúng ta có gặp phải các điều trái ý cực lòng, nhưng chúng ta vẫn có được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Bấy giờ chúng ta mới có thể sống hòa thuận với tha nhân với lòng tin yêu Chúa, thay vì thái độ xung đột, giận hờn mang lại bất hạnh.
4. THẢO LUẬN :
Noi gương Đức Giê-su cứu thế bằng con đường khiêm tốn yêu thương và phục vụ (x. Mt 11,5), bạn sẽ làm gì để nên môn đệ thực sự của Đức Giê-su trước mặt người lương?
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xưa Chúa đã dùng hành động cứu nhân độ thế để làm chứng về sứ mệnh Thiên Sai. Xin cho chúng con hôm nay biết làm chứng cho Chúa bằng việc hăng say phục vụ những người bệnh tật đau khổ, đồng thời luôn xét đoán ý tốt, nói tốt và phục vụ tha nhân vô vụ lợi. Nhờ đó chúng con chu toàn được sứ mệnh làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.- AMEN.
Ngày 07/12: Học Với Đức Giêsu - Lễ Nhớ Thánh Ambrôsiô – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:07 06/12/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi.
Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an.
Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng.Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi".
Đó là lời Chúa
Giam Cầm Tâm Linh
Lm Vũđình Tường
19:53 06/12/2022
Cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả có thể tóm gọn trong ba thời kì. Thời kì sống trong hoang địa, thời gian rao giảng công khai và kết thúc bằng thời gian, dù vô tội vẫn bị giam cầm vì dám nói sự thật. Thời kì sống trong hoang địa được bàn tới tuần trước. Trong thời gian này thánh nhân nhận biết một khi con người coi của cải, tiền tài, vật chất, danh vọng là mối quan tâm nhất trong đời; con người sẽ cạnh tranh, giành giật điều họ mong ước theo cung cách của loài thú hoang dã, săn giết nhau.
Tuần này, chúng ta nhìn vào thời kì thánh nhân rao giảng công khai và chú trọng đến thời kì cuối. Thời kì rao giảng công khai thánh nhân gặp Đức kitô, đàm đạo cùng Ngài và ngay cả ban phép Thanh Tẩy cho Đức Kitô. Sau khi Đức Kitô bước lên bờ, liền có Thần Khí Thiên Chúa hiện đến trên Đức Kitô và từ trên không có tiếng vang dội như tiếng sấm phán ra: 'Đây là Con Ta hằng yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài' Mt 3,16.
Chứng kiến những sự lạ trên thánh nhân nhận biết Đức Kitô chính là Đấng Thiên Sai. Ngài đón nhận Đức Kitô với tất cả tâm hồn, tất cả tấm lòng chân thành quí mến, kính trọng, tôn thờ. Việc Đấng Thiên Sai xuất hiện báo cho thánh nhân biết sứ mạng mở đường, khai lối, sẵn sàng cho Đấng Cứu Thế, của ngài sắp hoàn tất. Bởi thánh nhân được sai đến mở đường cho Đấng Thiên Sai, nay Đấng Thiên Sai đã đến nên sứ vụ mở đường coi như sắp hoàn tất. Để chuẩn bị cho việc kết thúc sứ vụ rao giảng của mình, thánh nhân trao gởi môn đệ mình cho Đấng Thiên Sai. Một trong số các môn đệ đó sau này trở thành tông đồ của Đức Kitô. Danh tiếng Thánh Gioan Tiền Hô vang lừng khắp cõi, ngay cả vị hoàng đế đương thời là Hêrôđê cũng kính trọng và thích nghe ngài rao giảng. Cũng chính vị vua này bỏ ngài vào tù vì thánh nhân đã ngăn cản, cảnh báo việc làm vừa trái đạo đức vừa sai luật của nhà vua. Thánh Gioan ngăn cản, chỉ trích, phê bình việc Hêrôđê li dị vợ để cưới chị dâu là Herođia. Vì coi ngai hoàng hậu quan trọng hơn mọi sự trên đời, ngay cả việc giết người Herođia cũng thực hiện, miễn là nhận được ngai hoàng hậu. Herođia dùng nhan sắn lung lạc Hêrôđê và dù không muốn nhưng để chiều lòng Herođia, ông ra lệnh Gioan giam trong ngục tối. Đây chỉ là bước đầu, bước kế tiếp Herođia chờ cơ hội thuận tiện để giết kẻ thù không thể tha. Trong tù, Gioan Tiền Hô nghe nhiều tin về Đức Kitô, tin đồn cũng có, tin do môn đệ Ngài mang đến cũng có. Ăn uống đói khát, cơ thể bị hành hạ, tâm trí không thảnh thơi, hoàn cảnh cuộc sống ngặt nghèo. Những lí do trên dẫn đến việc Gioan hoang mang, ngờ vực về những tin tức về Đức Kitô. Điều Gioan thắc mắc không liên quan gì đến yếu kém đức tin hay ngờ vực về đức tin mà chính là ông muốn làm sáng tỏ những gì ông nghe trong tù. Gioan sai môn đệ thân tín đến gặp Đức Kitô hỏi cho rõ Ngài là Đấng Thiên Sai đã đến hay ông còn phải chờ thêm một thời gian nữa Mat 11,2. Đức Kitô nói với môn đệ Gioan.
'Các anh hãy trở về thuật lại cho Gioan biết những gì tai các anh nghe, mắt các anh thấy. Người điếc nghe được, người mù mắt sáng, người què được lành, phong cùi được sạch và kẻ chết sống lại, và Tin Mừng được rao giảng cho người nghèo khó và hạnh phúc cho những ai vững tin nơi Ngài'. Mt 11,2.
Tuần trước thánh Gioan nhắc đến câu 'Nòi rắn độc' Mt 3,7 để chỉ kẻ nghe lời ma quỉ dụ dỗ, phạm tội, làm điều tội lỗi, tàn ác, sinh trái xấu. Đức Kitô nhắc đến nguồn gốc Ngài đến từ 'Từ gốc tổ Giôsê...sẽ mọc một mầm non. Thần Khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này'. Mầm non này sinh hoa trái tốt lành. Điều này được tiên tri Isaiah loan báo Is 11,1. Nhắc lại điều trên để xác định Đức Kitô chính là Đấng Thiên Sai mà tiên tri đã loan báo. 'Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến'. Mt 11,10.
Ngài đến không những sinh hoa trái tốt lành như mở mắt người mù, mở lưỡi người câm, chữa lành bệnh tật. Quan trọng hơn nữa Ngài đến mang lại sự sống trường sinh, mở đầu bằng việc cho kẻ chết sống lại. Ai có thể tha tội, ai có khả năng cho kẻ chết sống lại, nếu Đấng đó không phải là Đấng Thiên Sai. Nhận được câu trả lời từ Đức Kitô, môn đệ trở về cho biết điều Đức Kitô rao giảng và chữa lành, Gioan tái xác định điều ông nhận biết thời kì rao giảng: Đức Kitô chính là Đấng Thiên Sai.
Từ kinh nghiệm trong tù của Gioan chúng ta học biết khi có nhiều tin trái nghịch, xung khắc nhau về giáo lí của Đức Kitô thì hãy cẩn trọng bởi chính những điều này gây hoang mang, lung lạc niềm tin. Hoang mang, so đo, và ngay cả lầm lẫn trong chọn lựa điều đáng tin là điều khó tránh. Ngoài Giáo Hội Thiên Chúa giáo ra, hiện nay còn có hàng trăm giáo hội khác cũng rao giảng về Đức Kitô và giáo hội nào cũng nhận mình chân chính. Chính điều này gây hoang mang cho nhiều Kitô hữu. Thánh Gioan đã trải qua kinh nghiệm này trong thời gian ở ngục tối. Những con tim chân thành tin theo Đức Kitô, xin ơn soi sáng để nhìn ra ánh sáng chân lí của Đức Kitô.
Gioan Tiền Hô nhận biết Đức Kitô và chết cho Đức Kitô. Điều này xác thực, không thể chối cãi, bởi chính Đức Kitô nói về Gioan khi Ngài nói những người sinh ra bởi phụ nữ thì không ai cao trọng hơn Gioan, nhưng kẻ nhỏ nhất trong nước trời còn cao trọng hơn Gioan. Cao trọng bởi không phải sinh ra do người trần thế, mà chính là được tái sinh trong Đức Kitô, tái sinh trong Đấng Cứu thế.
Hoàn thành sứ mạng mở đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan chết trong tù, bị chém đầu trong ngục tối. Bị hành hạ, tù đầy, chối bỏ, chết thảm là điều xảy ra cho hầu hết tiên tri trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Spiritual Imprisonment
There are three stages of John's life. They are the wilderness experience, the public ministry, and finally his time in prison. His personal experience in the wilderness reveals that when God is not the first priority in our lives, but the world's glory, we compete for power and glory in a similar manner as wild animals prey for food.
His second phase has two major parts: the public ministry and his time in prison which is the focus of our reflection this week. In his public ministry, John had first-hand knowledge of Jesus. He met Jesus, spoke to Him, and even baptised Him. After the Baptism, Jesus came out of the water, John witnessed God's Spirit in the shape of a dove who came upon Jesus, and heard the voice like the thunder from on high saying: 'This is my beloved, listen to him, my favour rests on him' Mt 3,16. This confirms that Jesus is the Chosen One, The Messiah. John showed great respect for Jesus, and believed Him as his Lord and God. The coming of the Messiah is also time of completion for John's vocation; because his vocation is preparing the way for the Lord. In preparation for the completion of his vocation, John sent his own disciples to Jesus, and some of them later became Jesus' apostles. John was popular among the people, and his reputation spread far and wide. Even king Herod Antipas recognised his righteousness, and loved to listen to his preaching. However, Herod Antipas loved his will more than God's. He imprisoned John; because John condemned him for his double immoral acts of evil. Antipas was divorcing his wife and marrying, Herodia, his sister-in-law. Imprisonment of John was not enough for her, and she was waiting for an opportunity to eliminate John. John was imprisoned for doing something good, for keeping the law. While in prison, John received news from different sources about Jesus: word of mouth, rumours, and news from his own disciples. They all talked about the work of the same man, Jesus, but their messages were in disunity and that confused him. In prison, John wanted to verify what he had heard, but it was not easy. His query has nothing to do with the crisis of faith but simply for clarification. John's prison experience tells us that when we have a mixed bag of information about Jesus, it confuses our minds and that is the present problem of our world. We have too many Christian denominations. They all make a claim that they are the authentic disciples of Jesus, and that is the crisis of faith for many.
John sent his disciples to ask Jesus, 'Are you the one who is to come, or have we got to wait for someone else? Mt 11,2. Jesus told John's messengers that 'Go back and tell John what you hear and see; the blind see again, and the lame walk, lepers are cleansed, and the deaf hear and the dead are raised to life and the Good News is proclaimed to the poor, and happy is the man who does not lose faith in me'.
Last week John mentioned the 'Brood of vipers' which is associated with producing bad fruit. Jesus' reply affirmed what prophet Isaiah had written about him. He preferred to 'A shoot springs from the stock of Jesse' Is. 11,1 which he himself produces good fruit, namely the blind can see, the lame can walk, lepers are cleansed, and the deaf hear. The second part of his reply indicates that He is God, 'The dead are raised to life'. Who can do that, but God alone. Receiving the message, John was happy, assuring him that Jesus is the Messiah. We are sure of that because Jesus himself comments that John is not an ordinary prophet but a special one; because the scripture says: 'Look, I am going to send my messenger before you; he will prepare your way before you'. Mat 11,10.
Fulfilling the role of the messenger, John died a violent death in prison, being beheaded.
Tuần này, chúng ta nhìn vào thời kì thánh nhân rao giảng công khai và chú trọng đến thời kì cuối. Thời kì rao giảng công khai thánh nhân gặp Đức kitô, đàm đạo cùng Ngài và ngay cả ban phép Thanh Tẩy cho Đức Kitô. Sau khi Đức Kitô bước lên bờ, liền có Thần Khí Thiên Chúa hiện đến trên Đức Kitô và từ trên không có tiếng vang dội như tiếng sấm phán ra: 'Đây là Con Ta hằng yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài' Mt 3,16.
Chứng kiến những sự lạ trên thánh nhân nhận biết Đức Kitô chính là Đấng Thiên Sai. Ngài đón nhận Đức Kitô với tất cả tâm hồn, tất cả tấm lòng chân thành quí mến, kính trọng, tôn thờ. Việc Đấng Thiên Sai xuất hiện báo cho thánh nhân biết sứ mạng mở đường, khai lối, sẵn sàng cho Đấng Cứu Thế, của ngài sắp hoàn tất. Bởi thánh nhân được sai đến mở đường cho Đấng Thiên Sai, nay Đấng Thiên Sai đã đến nên sứ vụ mở đường coi như sắp hoàn tất. Để chuẩn bị cho việc kết thúc sứ vụ rao giảng của mình, thánh nhân trao gởi môn đệ mình cho Đấng Thiên Sai. Một trong số các môn đệ đó sau này trở thành tông đồ của Đức Kitô. Danh tiếng Thánh Gioan Tiền Hô vang lừng khắp cõi, ngay cả vị hoàng đế đương thời là Hêrôđê cũng kính trọng và thích nghe ngài rao giảng. Cũng chính vị vua này bỏ ngài vào tù vì thánh nhân đã ngăn cản, cảnh báo việc làm vừa trái đạo đức vừa sai luật của nhà vua. Thánh Gioan ngăn cản, chỉ trích, phê bình việc Hêrôđê li dị vợ để cưới chị dâu là Herođia. Vì coi ngai hoàng hậu quan trọng hơn mọi sự trên đời, ngay cả việc giết người Herođia cũng thực hiện, miễn là nhận được ngai hoàng hậu. Herođia dùng nhan sắn lung lạc Hêrôđê và dù không muốn nhưng để chiều lòng Herođia, ông ra lệnh Gioan giam trong ngục tối. Đây chỉ là bước đầu, bước kế tiếp Herođia chờ cơ hội thuận tiện để giết kẻ thù không thể tha. Trong tù, Gioan Tiền Hô nghe nhiều tin về Đức Kitô, tin đồn cũng có, tin do môn đệ Ngài mang đến cũng có. Ăn uống đói khát, cơ thể bị hành hạ, tâm trí không thảnh thơi, hoàn cảnh cuộc sống ngặt nghèo. Những lí do trên dẫn đến việc Gioan hoang mang, ngờ vực về những tin tức về Đức Kitô. Điều Gioan thắc mắc không liên quan gì đến yếu kém đức tin hay ngờ vực về đức tin mà chính là ông muốn làm sáng tỏ những gì ông nghe trong tù. Gioan sai môn đệ thân tín đến gặp Đức Kitô hỏi cho rõ Ngài là Đấng Thiên Sai đã đến hay ông còn phải chờ thêm một thời gian nữa Mat 11,2. Đức Kitô nói với môn đệ Gioan.
'Các anh hãy trở về thuật lại cho Gioan biết những gì tai các anh nghe, mắt các anh thấy. Người điếc nghe được, người mù mắt sáng, người què được lành, phong cùi được sạch và kẻ chết sống lại, và Tin Mừng được rao giảng cho người nghèo khó và hạnh phúc cho những ai vững tin nơi Ngài'. Mt 11,2.
Tuần trước thánh Gioan nhắc đến câu 'Nòi rắn độc' Mt 3,7 để chỉ kẻ nghe lời ma quỉ dụ dỗ, phạm tội, làm điều tội lỗi, tàn ác, sinh trái xấu. Đức Kitô nhắc đến nguồn gốc Ngài đến từ 'Từ gốc tổ Giôsê...sẽ mọc một mầm non. Thần Khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này'. Mầm non này sinh hoa trái tốt lành. Điều này được tiên tri Isaiah loan báo Is 11,1. Nhắc lại điều trên để xác định Đức Kitô chính là Đấng Thiên Sai mà tiên tri đã loan báo. 'Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến'. Mt 11,10.
Ngài đến không những sinh hoa trái tốt lành như mở mắt người mù, mở lưỡi người câm, chữa lành bệnh tật. Quan trọng hơn nữa Ngài đến mang lại sự sống trường sinh, mở đầu bằng việc cho kẻ chết sống lại. Ai có thể tha tội, ai có khả năng cho kẻ chết sống lại, nếu Đấng đó không phải là Đấng Thiên Sai. Nhận được câu trả lời từ Đức Kitô, môn đệ trở về cho biết điều Đức Kitô rao giảng và chữa lành, Gioan tái xác định điều ông nhận biết thời kì rao giảng: Đức Kitô chính là Đấng Thiên Sai.
Từ kinh nghiệm trong tù của Gioan chúng ta học biết khi có nhiều tin trái nghịch, xung khắc nhau về giáo lí của Đức Kitô thì hãy cẩn trọng bởi chính những điều này gây hoang mang, lung lạc niềm tin. Hoang mang, so đo, và ngay cả lầm lẫn trong chọn lựa điều đáng tin là điều khó tránh. Ngoài Giáo Hội Thiên Chúa giáo ra, hiện nay còn có hàng trăm giáo hội khác cũng rao giảng về Đức Kitô và giáo hội nào cũng nhận mình chân chính. Chính điều này gây hoang mang cho nhiều Kitô hữu. Thánh Gioan đã trải qua kinh nghiệm này trong thời gian ở ngục tối. Những con tim chân thành tin theo Đức Kitô, xin ơn soi sáng để nhìn ra ánh sáng chân lí của Đức Kitô.
Gioan Tiền Hô nhận biết Đức Kitô và chết cho Đức Kitô. Điều này xác thực, không thể chối cãi, bởi chính Đức Kitô nói về Gioan khi Ngài nói những người sinh ra bởi phụ nữ thì không ai cao trọng hơn Gioan, nhưng kẻ nhỏ nhất trong nước trời còn cao trọng hơn Gioan. Cao trọng bởi không phải sinh ra do người trần thế, mà chính là được tái sinh trong Đức Kitô, tái sinh trong Đấng Cứu thế.
Hoàn thành sứ mạng mở đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan chết trong tù, bị chém đầu trong ngục tối. Bị hành hạ, tù đầy, chối bỏ, chết thảm là điều xảy ra cho hầu hết tiên tri trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Spiritual Imprisonment
There are three stages of John's life. They are the wilderness experience, the public ministry, and finally his time in prison. His personal experience in the wilderness reveals that when God is not the first priority in our lives, but the world's glory, we compete for power and glory in a similar manner as wild animals prey for food.
His second phase has two major parts: the public ministry and his time in prison which is the focus of our reflection this week. In his public ministry, John had first-hand knowledge of Jesus. He met Jesus, spoke to Him, and even baptised Him. After the Baptism, Jesus came out of the water, John witnessed God's Spirit in the shape of a dove who came upon Jesus, and heard the voice like the thunder from on high saying: 'This is my beloved, listen to him, my favour rests on him' Mt 3,16. This confirms that Jesus is the Chosen One, The Messiah. John showed great respect for Jesus, and believed Him as his Lord and God. The coming of the Messiah is also time of completion for John's vocation; because his vocation is preparing the way for the Lord. In preparation for the completion of his vocation, John sent his own disciples to Jesus, and some of them later became Jesus' apostles. John was popular among the people, and his reputation spread far and wide. Even king Herod Antipas recognised his righteousness, and loved to listen to his preaching. However, Herod Antipas loved his will more than God's. He imprisoned John; because John condemned him for his double immoral acts of evil. Antipas was divorcing his wife and marrying, Herodia, his sister-in-law. Imprisonment of John was not enough for her, and she was waiting for an opportunity to eliminate John. John was imprisoned for doing something good, for keeping the law. While in prison, John received news from different sources about Jesus: word of mouth, rumours, and news from his own disciples. They all talked about the work of the same man, Jesus, but their messages were in disunity and that confused him. In prison, John wanted to verify what he had heard, but it was not easy. His query has nothing to do with the crisis of faith but simply for clarification. John's prison experience tells us that when we have a mixed bag of information about Jesus, it confuses our minds and that is the present problem of our world. We have too many Christian denominations. They all make a claim that they are the authentic disciples of Jesus, and that is the crisis of faith for many.
John sent his disciples to ask Jesus, 'Are you the one who is to come, or have we got to wait for someone else? Mt 11,2. Jesus told John's messengers that 'Go back and tell John what you hear and see; the blind see again, and the lame walk, lepers are cleansed, and the deaf hear and the dead are raised to life and the Good News is proclaimed to the poor, and happy is the man who does not lose faith in me'.
Last week John mentioned the 'Brood of vipers' which is associated with producing bad fruit. Jesus' reply affirmed what prophet Isaiah had written about him. He preferred to 'A shoot springs from the stock of Jesse' Is. 11,1 which he himself produces good fruit, namely the blind can see, the lame can walk, lepers are cleansed, and the deaf hear. The second part of his reply indicates that He is God, 'The dead are raised to life'. Who can do that, but God alone. Receiving the message, John was happy, assuring him that Jesus is the Messiah. We are sure of that because Jesus himself comments that John is not an ordinary prophet but a special one; because the scripture says: 'Look, I am going to send my messenger before you; he will prepare your way before you'. Mat 11,10.
Fulfilling the role of the messenger, John died a violent death in prison, being beheaded.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài học Mùa Vọng từ những người sống sót sau chuyến hành trình 11 ngày nguy hiểm trên biển
Đặng Tự Do
05:13 06/12/2022
Cuộc hành trình của những người di cư mạo hiểm mạng sống của họ nhắc nhở chúng ta về Thánh Gia và lời mời gọi của Mùa Vọng để đáp lại bằng tình yêu.
Mùa Vọng là thời gian chúng ta chiêm ngắm hành trình của Thánh Gia cách mãnh liệt hơn khi chúng ta chuẩn bị mừng lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh. Và Thánh Gia từ lâu đã trở thành biểu tượng cho những người tị nạn và di cư. Cho dù đó là con đường dài đến Bếtlêhem hay chạy trốn sang Ai Cập để bảo vệ Chúa Giêsu trẻ sơ sinh khỏi quân của vua Hêrôđê, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đều đã trải qua những hành trình nguy hiểm, trốn thoát mạo hiểm và những thử thách khi ở một vùng đất xa lạ.
Những câu chuyện về người tị nạn, và người di cư đặc biệt sâu sắc vào thời điểm này trong năm và câu chuyện gần đây về ba người đàn ông đã thực hiện hành trình nguy hiểm vượt đại dương trên bánh lái của một tàu chở dầu lớn cũng không ngoại lệ.
Reuters báo cáo rằng ba người đàn ông đã được lực lượng bảo vệ bờ biển Tây Ban Nha giải cứu khi một tàu chở dầu và hóa chất có tên Althini II đến Quần đảo Canary từ Nigeria. Quần đảo Canary là điểm đến phổ biến của những người di cư Phi Châu đang cố gắng đến Âu Châu.
Ba người đàn ông bằng cách nào đó đã sống sót sau 11 ngày nguy hiểm bên ngoài đuôi tàu. Như Vatican News đã chỉ ra, chúng ta không biết câu chuyện của họ, nhưng chúng ta có thể phỏng đoán rằng việc mạo hiểm mạng sống của họ vì một tương lai khả dĩ tốt đẹp hơn có vẻ tốt hơn những gì họ đang sống.
Khi Đức Thánh Cha đến Síp vào cuối năm ngoái để cầu nguyện đại kết với những người di cư tại Nhà thờ Giáo xứ Thánh Gia ở Nicosia, ngài đã nói chuyện với những người di cư đã chia sẻ chứng từ của họ, khuyến khích họ trong hành trình của họ. Những lời của ngài nhắc nhở chúng ta rằng việc quan tâm đến nỗi đau khổ của anh chị em đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn luôn là một phần trong sứ mệnh của chúng ta, bất kể vào thời gian nào
Nhìn anh chị em, tôi thấy sự đau khổ do hành trình của anh chị em gây ra; Tôi thấy tất cả những người bị bắt cóc, bị bán, bị bóc lột… và những người vẫn đang trên hành trình, chúng ta không biết ở đâu. Chúng ta đang nói về chế độ nô lệ, nô lệ toàn cầu. Chúng ta thấy những gì đang xảy ra, và điều tồi tệ nhất là chúng ta đang trở nên quen với nó. “Ồ vâng, hôm nay lại có thêm một chiếc thuyền nữa bị lật… rất nhiều người đã thiệt mạng…” Việc “trở nên quen” với mọi thứ là một căn bệnh trầm trọng, một căn bệnh rất trầm trọng và không có thuốc kháng sinh nào chữa được! Chúng ta phải chống lại thói quen đọc những bi kịch này trên báo hoặc nghe về chúng trên các phương tiện truyền thông khác.”
Đối với ba người đàn ông đã sống sót sau chuyến hành trình gần đây trên mặt sau của chiếc tàu chở dầu, Vatican News đưa tin rằng họ đang được chăm sóc y tế và sẽ được gửi trở lại Nigeria, nhưng một tổ chức của Ý có tên là Casa dello Spirito e delle Arti Foundation đang làm việc. để giúp họ có thể ở lại Âu Châu.
“Sẽ là một món quà Giáng Sinh bất ngờ cho họ nếu được phép ở lại…”
Rốt cuộc, hành trình Mùa Vọng tốt nhất kết thúc trong lòng hiếu khách.
Bài học Mùa Vọng từ những người sống sót sau chuyến hành trình 11 ngày nguy hiểm trên biển
Source:Aleteia
Vua Charles khánh thành trung tâm chào đón người tị nạn Ukraine ở London
Đặng Tự Do
05:14 06/12/2022
Vua Charles Đệ Tam đã chính thức khai trương Trung tâm Chào mừng Ukraine trước sự chứng kiến của Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska.
Vua Charles Đệ Tam, cùng với Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska, đã đến thăm Nhà thờ Thánh Gia ở London thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, nơi nhà vua chính thức mở một trung tâm chào đón những người tị nạn từ Ukraine bị chiến tranh tàn phá.
“Chuyến thăm của Nhà vua cùng với bà Zelenska mang đến một dấu hiệu mạnh mẽ về tình đoàn kết giữa người dân Vương quốc Anh và các anh chị em của chúng ta ở Ukraine,” Đức Giám Mục Kenneth Nowakowski, giám mục trưởng của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương tại London, nói. “Chúng tôi rất vinh dự khi Đức vua đã trở lại nhà thờ chính tòa của chúng tôi, và chúng tôi cầu nguyện để chuyến thăm tiếp theo của ngài sẽ là chuyến thăm để tạ ơn vì chiến tranh đã chấm dứt – một cuộc chiến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng vô tội.”
Đức Cha Nowakowski nói với Zelenska rằng mỗi ngày đều có những lời cầu nguyện cho chồng bà, cũng như cho quân đội bảo vệ Ukraine và tất cả người dân Ukraine.
Đức Giám Mục đã tặng cho Vua Charles một bức ảnh gọi là Theotokos of Eleeusa – hay Mẹ của Thiên Chúa dịu dàng – một món quà từ Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Bức ảnh được vẽ bởi Oleksandr Klymenko và Sofiia Atlantova, các nhà vẽ tranh tôn giáo và là các nghệ sĩ người Ukraine, những người sáng lập dự án bác ái “Ảnh tượng trên hộp đạn”.
Sau khi được chào đón bằng bánh mì và muối theo kiểu truyền thống của Ukraine, Vua Charles đã gặp gỡ các nhân viên, tình nguyện viên và nhà hảo tâm của Trung tâm Chào đón Ukraine, gọi tắt là UWC, cũng như những người Ukraine tạm thời di tản và các nhà tài trợ người Anh của họ.
“Chuyến thăm của Bệ hạ đã khích lệ tinh thần rất nhiều cho nhân viên, tình nguyện viên của chúng tôi và tất cả những người Ukraine tạm thời phải di dời đến Trung tâm Chào mừng để được giúp đỡ. Tất cả những người bị đuổi khỏi nhà của họ ở Ukraine đều đặc biệt vui mừng khi thấy Đệ nhất phu nhân Ukraine cũng ở đây.”
UWC bắt đầu cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho những người Ukraine tạm thời di dời sau chuyến thăm đầu tiên của Vua Charles và Hoàng hậu, Camilla, tới nhà thờ chính tòa vào đầu tháng 3, ngay sau khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
UWC là một sáng kiến hợp tác giữa giáo phận Luân Đôn của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và Hiệp hội người Ukraine ở Vương quốc Anh. Nó đã được hỗ trợ bởi các cơ quan của Chính phủ Vương quốc Anh và nhiều tổ chức phi chính phủ, tôn giáo và bác ái, khu vực tư nhân và các nhà tài trợ cá nhân. Được thiết kế để giúp các công dân Ukraine đến Vương quốc Anh sau khi bị di dời do chiến tranh của Nga, UWC là đầu mối liên hệ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho việc định cư và sinh sống lâu dài ở Vương quốc Anh cũng như là một trung tâm xã hội giúp người Ukraine kết nối với văn hóa và di sản của họ.
UWC đã giải quyết khoảng 4,000 yêu cầu trực tuyến hoặc qua điện thoại. Hơn 450 người đã được hỗ trợ, nhiều người trong số họ tham gia các hoạt động hàng tuần như các khóa học tiếng Anh, và các nhóm mẹ và bé, v.v. Trung tâm có trụ sở chính tại khuôn viên của Nhà thờ Công Giáo Ukraine ở Mayfair.
Source:Aleteia
Truyền hình Nga tranh luận liệu Zelenskiy là kẻ chống Chúa hay là Con quỷ nhỏ
Đặng Tự Do
05:15 06/12/2022
Bất kể các hành động tàn bạo của Nga, một điều khiến các quan sát viên ngạc nhiên là người Nga luôn coi mình là những người đạo đức, hiền lành và khiêm nhường. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Debates Whether Zelenskiy Is the 'Antichrist' or a 'Small Demon'“, nghĩa là “Truyền hình Nga tranh luận liệu Zelenskiy là kẻ chống Chúa hay là Con quỷ nhỏ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các nhà phân tích truyền hình Nga gần đây đã tranh luận liệu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy có phải là “Kẻ chống Chúa” hay không sau khi các quan chức ở nước ông đề xuất cấm các nhóm tôn giáo và các Giáo Hội có liên hệ với Nga hoạt động ở Ukraine.
Trong một cuộc tranh luận giận dữ trên truyền hình được đăng với phụ đề tiếng Anh lên Twitter vào thứ Sáu bởi Julia Davis, một nhà báo chuyên mục của The Daily Beast và là người sáng lập của Russian Media Monitor, các nhà phân tích Nga đã chỉ trích đề xuất cấm đoán này và mô tả Zelenskiy là “quỷ dữ” và một “kẻ nhỏ nhen”
“Đây là chủ đề tôn giáo, tâm lý, nhân bản. Ariak Stepanyan, thành viên Đoàn chủ tịch của Học viện các vấn đề địa chính trị, cho biết: “Chúng ta cần phải rất cụ thể về những gì chúng ta nhấn mạnh và không ngại ngần về điều đó”. “Tôi tin rằng Giáo Hội Chính Thống Nga nên tuyên bố rằng Zelenskiy chính thức là Antichrist hay Kẻ Chống Chúa. Anh ta đích thực là Kẻ Chống Chúa”.
Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu vào tối thứ Năm rằng Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã yêu cầu chính phủ soạn thảo luật cấm tất cả các nhóm tôn giáo có liên hệ với Nga, trong đó đáng chú ý nhất là Giáo Hội Ukraine của Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, có liên hệ với Chính thống giáo Nga
Trước đó cùng ngày, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, báo cáo rằng họ đã tìm thấy “một số lượng lớn tài liệu tuyên truyền” sau khi tiến hành khám xét một tu viện của Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở vùng Zakarpattia. Theo một báo cáo từ The Kyiv Independent, SBU đã khám xét nhiều chi nhánh của nhà thờ trực thuộc Nga trong tuần qua.
Theo từ SBU, các tài liệu tịch thu được “có nội dung bài xích các quốc gia không nằm trong thế giới Nga với những điều bịa đặt gây khó chịu về các quốc gia và các tôn giáo khác”. Báo cáo cho biết SBU cũng đã tìm thấy các bản in của “các bài hát thân Nga ca ngợi 'vùng đất Nga' và kêu gọi 'sự thức tỉnh của nước Mẹ Nga'“..
Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu của mình rằng luật này sẽ khiến “các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng ở Liên bang Nga không thể hoạt động ở Ukraine.”
“Thật không may, ngay cả khủng bố Nga và chiến tranh toàn diện cũng không thuyết phục được một số nhân vật để vượt qua sự cám dỗ của cái ác,” Zelenskiy nói, đề cập đến cuộc gặp với các quan chức an ninh quốc gia. “Chúng ta phải tạo điều kiện để không một bên nào phụ thuộc vào quốc gia xâm lược có cơ hội thao túng người Ukraine và làm suy yếu Ukraine từ bên trong.”
Tuy nhiên, động thái này đã bị lên án trên truyền hình Nga khi nhà phân tích chính trị Vasyl Vakarov đổ lỗi cho Hoa Kỳ ủng hộ Zelenskiy và hoạt động chính trị của ông. Vakarov đã mô tả tình hình ở Ukraine là một “thảm họa”.
Stepanyan tiếp tục gọi Zelenskiy là “Kẻ chống Chúa” và nói từ “quan điểm của Chính thống giáo” rằng tổng thống Ukraine “đã thỏa thuận với ma quỷ và ông ta đang thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này.”
“Không thể có ngoại giao hay sự quen thuộc với điều này. Chúng ta nên nhận ra rằng sự hủy diệt của Chính thống giáo và việc nhổ bỏ Chính Thống Giáo đang diễn ra,” Stepanyan nói thêm.
Nhà khoa học chính trị Alexander Kamkin sau đó đã trả lời nhận xét của Stepanyan, nói rằng anh ta đang tâng bốc Zelenskiy bằng cách gọi anh ta là “Kẻ chống Chúa”.
“Hắn chỉ là một con quỷ nhỏ, không hơn thế,” Kamkin nói. “Phải, anh ta phục vụ Kẻ Chống Chúa, anh ta đang xây hết viên đá này đến viên đá khác.”
Stepanyan trả lời: “Không đâu, có quá nhiều máu, một biển máu, một biển máu Ukraine, một cuộc ly giáo trong Giáo Hội. Nó không thể được thực hiện bởi một con quỷ nhỏ. Anh ta chắc chắn là Kẻ chống Chúa. Và Kẻ chống Chúa này phải bị tiêu diệt.”
Trong khi đó, hội đồng an ninh Ukraine đã mở các cuộc điều tra về những gì có thể là “các hoạt động lật đổ của các dịch vụ đặc biệt của Nga trong môi trường tôn giáo của Ukraine” và kêu gọi trừng phạt một số cá nhân, những người chưa được tiết lộ danh tính, theo báo cáo của Reuters hôm thứ Sáu.
SBU cũng đưa ra một thông báo tình nghi đối với Giám Mục Chính Thống Giáo của một giáo phận vì bị cáo buộc sắp xếp một chiến dịch thông tin phục vụ Mạc Tư Khoa với Thượng Phụ Kirill, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga.
Source:Newsweek
Triều Tiên xử tử giới trẻ nếu coi hay phát tán phim ngoại quốc!
Thanh Quảng sdb
15:12 06/12/2022
Triều Tiên xử tử giới trẻ nếu coi hay phát tán phim ngoại quốc!
Các quan chức đã làm cho cư dân của thành phố Hyesen gần biên giới với Trung Quốc vô cùng sốc vì đã xử tử người đã xem một đoạn phim về vụ nổ súng tại một sân bay.
Triều Tiên xử tử thanh thiếu niên phát tán phim nước ngoài
Một thanh niên Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng xem một buổi biểu diễn nhạc của dàn nhạc Giao hưởng New York ngày 27 tháng 2 năm 2008 bị xử tử.
Theo một báo cáo cho biết cư dân của thành phố vô cùng kinh hoàng khi hay biết chính quyền Triều Tiên xử tử công khai ba thanh thiếu niên vì bị cáo buộc đã xem và phát tán phim nước ngoài.
Theo Thông Tấn xã Á Châu UCA
Theo đài UCA thì ‘Những người xem hoặc phát tán phim truyền hình và phim Hàn Quốc, và những kẻ gây rối trật tự xã hội như giết người, sẽ bị kết án bằng một hình phạt cao nhất – tử hình!
Các vụ hành quyết công khai tàn bạo không phải là hiếm có ở Bắc Triều Tiên, chính quyền thường xử dụng hình phạt để khủng bố người dân nhằm cấm cản họ!
Các vụ hành quyết diễn ra khoảng một tuần sau khi chính quyền tuyên bố nhà nước sẽ đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những tội phạm liên quan đến truyền thông nước ngoài, đặc biệt những gì đến từ Hàn Quốc.
Các nhà quan sát cho biết chính quyền Bắc Triều Tiên lo lắng về làn sóng phim Hàn Quốc và phương Tây cũng như các chương trình ca nhạc và truyền hình trong những năm gần đây.
Các báo cáo cho biết phương tiện truyền thông này được nhập lậu vào nước này từ Trung Quốc và được phân phối khắp Triều Tiên trên các ổ đĩa USB và thẻ SD. Điều này khiến Triều Tiên lo lắng về sự xâm nhập văn hóa từ Hàn Quốc dân chủ và thịnh vượng, nơi có những phần tử “suy đồi và phản cách mạng” có khả năng làm chao đảo giới trẻ.
RFA trước đó đưa tin chính quyền đã tịch thu điện thoại thông minh của người dân và đưa ra các bản án nghiêm khắc cho những kẻ phạm tội.
Một nguồn tin nói với RFA rằng bất kỳ ai bị bắt xem phim nước ngoài trước tiên đều bị đưa đến trại lao động. Đối với tội tái phạm, người vi phạm cùng với cha mẹ sẽ bị buộc vào trại lao động cải tạo 5 năm. Cha mẹ bị trừng phạt vì đã không giáo dục con cái. Cùng tội phạm lần thứ ba dù người phạm tội còn vị thành niên vẫn bị tử hình
Hai thiếu niên bị hành quyết vì bán USB có nội dung bị cấm, được cho là đã bị gài bẫy bởi các gián điệp do chính quyền dàn dựng...
Một cư dân của tỉnh Bắc Hamgyong cho biết các vụ hành quyết dã man đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng. Người ấy nói: “Mặc dù có sự kiểm soát và đàn áp gắt gao nhằm xóa bỏ tư tưởng và văn hóa phản động, giới trẻ vẫn lén lút xem phim Hàn Quốc. … Vì vậy, bây giờ các nhà chức trách đang bắt tay vào một triều đại khủng bố thông qua hành quyết công khai.”
Các quan chức đã làm cho cư dân của thành phố Hyesen gần biên giới với Trung Quốc vô cùng sốc vì đã xử tử người đã xem một đoạn phim về vụ nổ súng tại một sân bay.
Triều Tiên xử tử thanh thiếu niên phát tán phim nước ngoài
Một thanh niên Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng xem một buổi biểu diễn nhạc của dàn nhạc Giao hưởng New York ngày 27 tháng 2 năm 2008 bị xử tử.
Theo một báo cáo cho biết cư dân của thành phố vô cùng kinh hoàng khi hay biết chính quyền Triều Tiên xử tử công khai ba thanh thiếu niên vì bị cáo buộc đã xem và phát tán phim nước ngoài.
Theo Thông Tấn xã Á Châu UCA
Theo đài UCA thì ‘Những người xem hoặc phát tán phim truyền hình và phim Hàn Quốc, và những kẻ gây rối trật tự xã hội như giết người, sẽ bị kết án bằng một hình phạt cao nhất – tử hình!
Các vụ hành quyết công khai tàn bạo không phải là hiếm có ở Bắc Triều Tiên, chính quyền thường xử dụng hình phạt để khủng bố người dân nhằm cấm cản họ!
Các vụ hành quyết diễn ra khoảng một tuần sau khi chính quyền tuyên bố nhà nước sẽ đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những tội phạm liên quan đến truyền thông nước ngoài, đặc biệt những gì đến từ Hàn Quốc.
Các nhà quan sát cho biết chính quyền Bắc Triều Tiên lo lắng về làn sóng phim Hàn Quốc và phương Tây cũng như các chương trình ca nhạc và truyền hình trong những năm gần đây.
Các báo cáo cho biết phương tiện truyền thông này được nhập lậu vào nước này từ Trung Quốc và được phân phối khắp Triều Tiên trên các ổ đĩa USB và thẻ SD. Điều này khiến Triều Tiên lo lắng về sự xâm nhập văn hóa từ Hàn Quốc dân chủ và thịnh vượng, nơi có những phần tử “suy đồi và phản cách mạng” có khả năng làm chao đảo giới trẻ.
RFA trước đó đưa tin chính quyền đã tịch thu điện thoại thông minh của người dân và đưa ra các bản án nghiêm khắc cho những kẻ phạm tội.
Một nguồn tin nói với RFA rằng bất kỳ ai bị bắt xem phim nước ngoài trước tiên đều bị đưa đến trại lao động. Đối với tội tái phạm, người vi phạm cùng với cha mẹ sẽ bị buộc vào trại lao động cải tạo 5 năm. Cha mẹ bị trừng phạt vì đã không giáo dục con cái. Cùng tội phạm lần thứ ba dù người phạm tội còn vị thành niên vẫn bị tử hình
Hai thiếu niên bị hành quyết vì bán USB có nội dung bị cấm, được cho là đã bị gài bẫy bởi các gián điệp do chính quyền dàn dựng...
Một cư dân của tỉnh Bắc Hamgyong cho biết các vụ hành quyết dã man đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng. Người ấy nói: “Mặc dù có sự kiểm soát và đàn áp gắt gao nhằm xóa bỏ tư tưởng và văn hóa phản động, giới trẻ vẫn lén lút xem phim Hàn Quốc. … Vì vậy, bây giờ các nhà chức trách đang bắt tay vào một triều đại khủng bố thông qua hành quyết công khai.”
Trước khổ đau của địa ngục, thiên thần áo trắng giúp xoa dịu thương đau bằng đôi tay mềm yếu
Thanh Quảng sdb
16:54 06/12/2022
Trước khổ đau của địa ngục, thiên thần áo trắng giúp xoa dịu thương đau bằng đôi tay mềm yếu
Sơ Marta Meshko tổ chức quyên góp vật liệu xây dựng cho những người có nhà bị phá hủy bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Liên Xô ở Ukraine. Sơ chia sẻ: “Thật diệu kỳ là giữa những khổ đau tràn lan của địa ngục, chúng ta vẫn tìm thấy những chân tình biết ơn”.
(Tin Vatican - Svitlana Dukhovych)
Ukraine, mùa đông giá băng đã đến. Trong thời bình, khoảnh khắc này dẫy đầy niềm vui khi nhìn thấy những bông tuyết trắng từ trên trời mưa xuống, bước đi trên sương tuyết dịu êm, đây là thời gian tìm về sưởi ấm bên gia đình trong những ngôi nhà ấm áp qua suốt những ngày đông dài ảm đạm!
Tuy nhiên, hôm nay, đây là những khoảnh khắc kinh hoàng! Đối với nhiều người Ukraine, lo âu duy nhất của họ lúc này là làm thế nào để sống sót qua cái lạnh mùa đông, đôi khi kéo dài đến hết tháng 4, với nhiệt độ xuống thấp -25°C.
Nhiều nhà máy điện và hệ thống sưởi trung tâm đã bị phá hủy bởi các cuộc tấn công mưa tên lửa của Nga. Những người dân vô tội, dễ bị tổn thương nhất là những người bị mất nhà cửa trong các cuộc tấn công. Chỉ riêng khu vực Kiev, trong những tháng đầu tiên của cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, hơn 12 nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy và khoảng 5 nghìn ngôi nhà thành tro bụi. Số phận tương tự như thế đã xảy ra với hàng trăm tòa nhà cao tầng.
Tuy nhiên, không phải tất cả cư dân của thành phố đều quyết định di tản: nhiều người vẫn trụ lại trên mảnh đất của mình để xây dựng lại nhà cửa và cuộc sống của họ.
Xây dựng lại hy vọng
"Một phụ nữ nói với sơ rằng cô ấy nhìn thấy ngôi nhà của mình bị thiêu rụi hoàn toàn trong 20 phút. Cô chỉ còn lại túp lều nhỏ, nơi cô ấy đang cư trú cùng chồng. Họ rất đau khổ mỗi sáng thức dậy và thấy xung quanh chỉ là cảnh đổ nát".
Đây là những lời chia sẻ của nữ tu Marta Meshko thuộc Dòng Nữ Tử Đức Mẹ Huyền Nhiệm, một hội dòng được thành lập ở Slovenia. Sơ đã phục vụ ở Kiev từ năm 2005. Trong vài tháng qua, cùng với các tình nguyện viên của tổ chức Saint Paul Ukraine, sơ đã cung cấp vật liệu xây dựng cho dân làng xung quanh thủ đô Ukraine để họ có thể bắt đầu xây dựng lại nhà cửa.
Sơ chia sẻ: “Đây là một phép lạ, để thấy rằng, sau khi bị mất mát tất cả, thay vì phàn nàn về những đau khổ mà họ phải gánh chịu một cách bất công, họ đã phản ứng lại bằng nhóm lên hy vọng cho cuộc sống. Trong địa ngục bi thương này, họ vẫn có thể mở lòng tạ ơn và hy vọng."
Mua vật tư xây dựng
Sơ Marta trình bày chương trình trợ giúp sau chuyến hành trình từ Kyiv về vùng Zakarpattia, nơi cộng đoàn của sơ đã trải qua ba tháng đầu tiên của cuộc xâm lược, sơ đã liên nỉ cầu nguyện cả ngày lẫn đêm.
Suy tư đầu tiên của sơ là “làm thế nào để sống Tin Mừng ở đây và ngay bây giờ, trong những điều kiện bi thương này”. Vấn nạn này đã manh nha trong lúc sơ cầu nguyện! Sơ hỏi Chúa làm thế nào cộng đoàn của sơ có thể bắt đầu lại sứ mệnh của mình tại một thủ đô đổ nát này?
Câu trả lời làm thế nào các sơ có thể giúp đỡ cách cụ thể cho những người dân đói nghèo về mọi sự, lúc sơ Marta cùng với các tình nguyện viên mang thức ăn đến cho những cư dân ở các làng Moschchun và Zahaltsi, thuộc vùng ngoại ô Kyiv. Chỗ này một người phụ nữ tên là Olha đã cho chỉ cho các sơ thấy ngôi nhà của cô ấy, một ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn.
Sơ tự hỏi: “Nếu chúng tôi có vật liệu, chúng tôi có thể bắt đầu tự xây dựng lại và hoàn thành một chỗ ở tạm cho bà con trước khi mùa đông ập về”. Đây là điều mà cô Olha chia sẻ với sơ Marta, và qua những lời đó, sơ tự nghĩ mình nên làm gì với số tiền mà hội dòng của sơ dành sẵn cho các sơ ở Ukraine để sử dụng cho các nạn nhân chiến tranh. Do đó, sơ Marta quyết định mua vật tư giúp dân chúng xây lại nhà cửa, tâm sự với từng người xem họ cần gì.
Chuỗi việc tốt lành
Khi đối diện với đau khổ, tư tưởng đã nhanh chóng nảy sinh. Không để thời gian lãng phí, vì vậy, chỉ một ngày sau, sơ Marta và các tình nguyện viên bắt đầu tìm kiếm các vật tư mà dân làng mong đợi...
Sơ Marta giải thích: "Đối với những người mà chúng tôi mang vật tư đến, điều này đã nhóm lên niềm hy vọng và niềm vui cho họ. Họ có thể bắt đầu cuộc sống... Chúng tôi nhận thấy rằng sự giúp đỡ của chúng tôi đã tạo ra một chuỗi những kỳ vọng... Ví dụ, một gia đình chúng tôi giúp lợp lại mái nhà của họ… Nó cũng tạo tình đoàn kết và nhiều hành vị tốt đẹp làm nên như một phép lạ huyền nhiệm..."
Liên đới và lắng nghe
Sơ Marta cũng cho hay sáng kiến này không nhằm vào đại chúng; các sơ thích hỗ trợ một số người, qua những liên hệ cá nhân, để có thể đến thăm và tiếp xúc với họ. Bằng cách này, các sơ cũng có thể thực hiện sứ mệnh mục vụ của mình: sơ có thể lắng nghe những đau khổ mà họ chia sẻ trong thời gian quân đội Nga chiếm đóng.
"Một người phụ nữ, tên là Halyna, nói với sơ "khi người Nga vào làng, cô ấy và gia đình đã trốn xuống hầm trú cóng lạnh. Họ chỉ có thể ra ngoài vào ban đêm để nấu một chút gì đó. Anh trai của cô ấy là Leonid, một người dũng cảm, đã đi khắp làng để cho những con vật ăn: bò, gà, lợn bị bỏ rơi trong chuồng, và cả những chú chó mèo bị bỏ lại sau khi những người chủ của chúng đã chạy thoát chiến tranh... Halyna vừa khóc vừa nói với tôi rằng Quân đội Nga đã bắn một trong những người quen của cô ấy chỉ vì không kịp mở cổng như họ yêu cầu."
Cái ác vô cớ
Sơ Marta cũng lưu ý rằng, mặc dù người Ukraina chia sẻ chân tình về những nỗi đau của họ, nhưng họ không tuyệt vọng, họ vẫn cố gắng bày tỏ lòng biết ơn sâu xa khi ai đó giúp họ một tay.
“Tôi nhớ đến Sina, một bà cụ hơn tám mươi tuổi sống ở làng Moschchun chia sẻ, Ngôi nhà của bà ấy đã bị phá hủy, và bà ấy phải ẩn náu trong một túp lều. Chúng tôi quyết định giúp bà một căn nhà bằng gỗ tự chế, bà ấy rất cảm động. Bà ấy không thể tin rằng chúng tôi có thể làm điều này cho bà ấy. Những nghịch lý và tội ác đã cướp mất niềm tin đơn thành của bà ấy!”
Sơ Marta đang phục vụ vào một thời điểm mà hầu như lúc nào, ngày nào cũng phải sẵn sàng trước những còi báo động, vì tên lửa của Nga không ngừng đe dọa hủy phá cơ sở hạ tầng dân sự và tấn công nhà cửa của cư dân. “Tôi biết,” sơ kết luận, “rằng sơ không đơn độc. Sơ sác tín Chúa đang ở cùng sơ, và ở cùng những người sơ giúp đỡ. Hơn nữa, qua lời cầu nguyện, sơ có thể dâng nỗi đau của họ cho Chúa, Đấng có thể ban cho họ sức mạnh để tiếp tục và không nhựng bộ điều ác; vì cái ác thì vô lý, và chúng ta không hiểu được! Thay vào đó, chúng ta cần để tâm vào hành động, vào nhu cầu cụ thể của anh chị chúng ta và cố gắng nâng đỡ họ.”
Sơ Marta Meshko tổ chức quyên góp vật liệu xây dựng cho những người có nhà bị phá hủy bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Liên Xô ở Ukraine. Sơ chia sẻ: “Thật diệu kỳ là giữa những khổ đau tràn lan của địa ngục, chúng ta vẫn tìm thấy những chân tình biết ơn”.
(Tin Vatican - Svitlana Dukhovych)
Ukraine, mùa đông giá băng đã đến. Trong thời bình, khoảnh khắc này dẫy đầy niềm vui khi nhìn thấy những bông tuyết trắng từ trên trời mưa xuống, bước đi trên sương tuyết dịu êm, đây là thời gian tìm về sưởi ấm bên gia đình trong những ngôi nhà ấm áp qua suốt những ngày đông dài ảm đạm!
Tuy nhiên, hôm nay, đây là những khoảnh khắc kinh hoàng! Đối với nhiều người Ukraine, lo âu duy nhất của họ lúc này là làm thế nào để sống sót qua cái lạnh mùa đông, đôi khi kéo dài đến hết tháng 4, với nhiệt độ xuống thấp -25°C.
Nhiều nhà máy điện và hệ thống sưởi trung tâm đã bị phá hủy bởi các cuộc tấn công mưa tên lửa của Nga. Những người dân vô tội, dễ bị tổn thương nhất là những người bị mất nhà cửa trong các cuộc tấn công. Chỉ riêng khu vực Kiev, trong những tháng đầu tiên của cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, hơn 12 nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy và khoảng 5 nghìn ngôi nhà thành tro bụi. Số phận tương tự như thế đã xảy ra với hàng trăm tòa nhà cao tầng.
Tuy nhiên, không phải tất cả cư dân của thành phố đều quyết định di tản: nhiều người vẫn trụ lại trên mảnh đất của mình để xây dựng lại nhà cửa và cuộc sống của họ.
Xây dựng lại hy vọng
"Một phụ nữ nói với sơ rằng cô ấy nhìn thấy ngôi nhà của mình bị thiêu rụi hoàn toàn trong 20 phút. Cô chỉ còn lại túp lều nhỏ, nơi cô ấy đang cư trú cùng chồng. Họ rất đau khổ mỗi sáng thức dậy và thấy xung quanh chỉ là cảnh đổ nát".
Đây là những lời chia sẻ của nữ tu Marta Meshko thuộc Dòng Nữ Tử Đức Mẹ Huyền Nhiệm, một hội dòng được thành lập ở Slovenia. Sơ đã phục vụ ở Kiev từ năm 2005. Trong vài tháng qua, cùng với các tình nguyện viên của tổ chức Saint Paul Ukraine, sơ đã cung cấp vật liệu xây dựng cho dân làng xung quanh thủ đô Ukraine để họ có thể bắt đầu xây dựng lại nhà cửa.
Sơ chia sẻ: “Đây là một phép lạ, để thấy rằng, sau khi bị mất mát tất cả, thay vì phàn nàn về những đau khổ mà họ phải gánh chịu một cách bất công, họ đã phản ứng lại bằng nhóm lên hy vọng cho cuộc sống. Trong địa ngục bi thương này, họ vẫn có thể mở lòng tạ ơn và hy vọng."
Mua vật tư xây dựng
Sơ Marta trình bày chương trình trợ giúp sau chuyến hành trình từ Kyiv về vùng Zakarpattia, nơi cộng đoàn của sơ đã trải qua ba tháng đầu tiên của cuộc xâm lược, sơ đã liên nỉ cầu nguyện cả ngày lẫn đêm.
Suy tư đầu tiên của sơ là “làm thế nào để sống Tin Mừng ở đây và ngay bây giờ, trong những điều kiện bi thương này”. Vấn nạn này đã manh nha trong lúc sơ cầu nguyện! Sơ hỏi Chúa làm thế nào cộng đoàn của sơ có thể bắt đầu lại sứ mệnh của mình tại một thủ đô đổ nát này?
Câu trả lời làm thế nào các sơ có thể giúp đỡ cách cụ thể cho những người dân đói nghèo về mọi sự, lúc sơ Marta cùng với các tình nguyện viên mang thức ăn đến cho những cư dân ở các làng Moschchun và Zahaltsi, thuộc vùng ngoại ô Kyiv. Chỗ này một người phụ nữ tên là Olha đã cho chỉ cho các sơ thấy ngôi nhà của cô ấy, một ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn.
Sơ tự hỏi: “Nếu chúng tôi có vật liệu, chúng tôi có thể bắt đầu tự xây dựng lại và hoàn thành một chỗ ở tạm cho bà con trước khi mùa đông ập về”. Đây là điều mà cô Olha chia sẻ với sơ Marta, và qua những lời đó, sơ tự nghĩ mình nên làm gì với số tiền mà hội dòng của sơ dành sẵn cho các sơ ở Ukraine để sử dụng cho các nạn nhân chiến tranh. Do đó, sơ Marta quyết định mua vật tư giúp dân chúng xây lại nhà cửa, tâm sự với từng người xem họ cần gì.
Chuỗi việc tốt lành
Khi đối diện với đau khổ, tư tưởng đã nhanh chóng nảy sinh. Không để thời gian lãng phí, vì vậy, chỉ một ngày sau, sơ Marta và các tình nguyện viên bắt đầu tìm kiếm các vật tư mà dân làng mong đợi...
Sơ Marta giải thích: "Đối với những người mà chúng tôi mang vật tư đến, điều này đã nhóm lên niềm hy vọng và niềm vui cho họ. Họ có thể bắt đầu cuộc sống... Chúng tôi nhận thấy rằng sự giúp đỡ của chúng tôi đã tạo ra một chuỗi những kỳ vọng... Ví dụ, một gia đình chúng tôi giúp lợp lại mái nhà của họ… Nó cũng tạo tình đoàn kết và nhiều hành vị tốt đẹp làm nên như một phép lạ huyền nhiệm..."
Liên đới và lắng nghe
Sơ Marta cũng cho hay sáng kiến này không nhằm vào đại chúng; các sơ thích hỗ trợ một số người, qua những liên hệ cá nhân, để có thể đến thăm và tiếp xúc với họ. Bằng cách này, các sơ cũng có thể thực hiện sứ mệnh mục vụ của mình: sơ có thể lắng nghe những đau khổ mà họ chia sẻ trong thời gian quân đội Nga chiếm đóng.
"Một người phụ nữ, tên là Halyna, nói với sơ "khi người Nga vào làng, cô ấy và gia đình đã trốn xuống hầm trú cóng lạnh. Họ chỉ có thể ra ngoài vào ban đêm để nấu một chút gì đó. Anh trai của cô ấy là Leonid, một người dũng cảm, đã đi khắp làng để cho những con vật ăn: bò, gà, lợn bị bỏ rơi trong chuồng, và cả những chú chó mèo bị bỏ lại sau khi những người chủ của chúng đã chạy thoát chiến tranh... Halyna vừa khóc vừa nói với tôi rằng Quân đội Nga đã bắn một trong những người quen của cô ấy chỉ vì không kịp mở cổng như họ yêu cầu."
Cái ác vô cớ
Sơ Marta cũng lưu ý rằng, mặc dù người Ukraina chia sẻ chân tình về những nỗi đau của họ, nhưng họ không tuyệt vọng, họ vẫn cố gắng bày tỏ lòng biết ơn sâu xa khi ai đó giúp họ một tay.
“Tôi nhớ đến Sina, một bà cụ hơn tám mươi tuổi sống ở làng Moschchun chia sẻ, Ngôi nhà của bà ấy đã bị phá hủy, và bà ấy phải ẩn náu trong một túp lều. Chúng tôi quyết định giúp bà một căn nhà bằng gỗ tự chế, bà ấy rất cảm động. Bà ấy không thể tin rằng chúng tôi có thể làm điều này cho bà ấy. Những nghịch lý và tội ác đã cướp mất niềm tin đơn thành của bà ấy!”
Sơ Marta đang phục vụ vào một thời điểm mà hầu như lúc nào, ngày nào cũng phải sẵn sàng trước những còi báo động, vì tên lửa của Nga không ngừng đe dọa hủy phá cơ sở hạ tầng dân sự và tấn công nhà cửa của cư dân. “Tôi biết,” sơ kết luận, “rằng sơ không đơn độc. Sơ sác tín Chúa đang ở cùng sơ, và ở cùng những người sơ giúp đỡ. Hơn nữa, qua lời cầu nguyện, sơ có thể dâng nỗi đau của họ cho Chúa, Đấng có thể ban cho họ sức mạnh để tiếp tục và không nhựng bộ điều ác; vì cái ác thì vô lý, và chúng ta không hiểu được! Thay vào đó, chúng ta cần để tâm vào hành động, vào nhu cầu cụ thể của anh chị chúng ta và cố gắng nâng đỡ họ.”
Cựu chiến binh du kích Colombia bị kết án hạ sát Đức Tổng Giám Mục Công Giáo
Đặng Tự Do
17:14 06/12/2022
Phòng Hình sự của Tòa án Công lý Tối cao Colombia đã kết án “vắng mặt” cựu lãnh đạo du kích cộng sản FARC Luciano Marín Arango, bí danh Iván Márquez, 25 năm tù với tư cách là người dàn dựng vụ ám sát Đức Tổng Giám Mục Isaías Duarte Cancino năm 2002.
Márquez đang ngoài vòng pháp luật và phải bị bắt để thi hành án.
Đức Cha Cancino là tổng giám mục của Cali khi ngài bị sát hại vào ngày 16 tháng 3 năm 2002, bởi hai sát thủ trên một chiếc xe máy khi ngài rời giáo xứ Chúa Chiên Lành sau khi cử hành đám cưới tập thể của 105 cặp. Những kẻ sát nhân sau đó được phát hiện đã được Bộ Tư lệnh Trung tâm Liên quân phía Tây của FARC trả tiền.
Márquez là thành viên của Ban thư ký Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC, đã ra lệnh ám sát vị giám mục do ngài thường xuyên đưa ra các tuyên bố chống lại nhóm du kích này.
Đức Tổng Giám Mục cũng là thành viên của nhóm đã đàm phán một hiệp định hòa bình với chính phủ của Tổng thống Juan Manuel Santos, dẫn đến việc giải tán lực lượng du kích này vào năm 2016 và sau đó chuyển đổi lực lượng này thành đảng chính trị Commons cực tả.
Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2019, Márquez đã thông báo trong một video rằng hắn ta sẽ quay trở lại cuộc đấu tranh vũ trang, sau khi bị cáo buộc tội buôn bán ma túy. Anh ta hiện đang lãnh đạo một trong những phe FARC từ chối hiệp định hòa bình, được gọi là Marquetalia thứ hai, hoạt động ở biên giới với Venezuela. Anh ta phải bị bắt để chấp hành bản án.
Trong phán quyết, được đăng ngày hôm qua trên trang web của mình, Tòa án Tối cao đã giữ nguyên bản án 25 năm do tòa cấp dưới tuyên vào tháng 12 năm 2011 đối với Márquez và các thành viên khác của Ban thư ký FARC, nhưng đã được Tòa án cấp cao Cali tuyên trắng án vào năm 2013.
Cùng năm đó, văn phòng tổng chưởng lý sau đó đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao để xem xét vụ việc, nhưng quá trình này không tiến triển cho đến khi nó được chuyển đến Cơ quan tài phán đặc biệt về hòa bình, gọi tắt là JEP, được thành lập theo Hiệp định hòa bình năm 2016.
Tuy nhiên, vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, vụ việc đã được trả lại cho Tòa án Tư pháp Tối cao, nơi đã quyết định xem xét lại trường hợp của thủ lĩnh phiến quân vì anh ta không còn thuộc Quyền tài phán đặc biệt về Hòa bình vì anh ta đã từ bỏ Hiệp định Hòa bình năm 2016.
Source:Catholic News Agency
Georg Bätzing tiếp tục Tiến Trình Công Nghị bất chấp cái tát mà các giám mục nhận được ở Rôma
Đặng Tự Do
17:15 06/12/2022
Hai tuần sau chuyến thăm ad limina của các giám mục Đức, tờ Die Tagespost đã công bố phản ứng của người Công Giáo đối với những lo ngại về Tiến Trình Công Nghị Đức.
Nữ tu Anna Mirijam Kaschner, người ủng hộ nồng nhiệt Tiến Trình Công Nghị Đức, đặc biệt ghi nhận “sự minh bạch” trong chuyến viếng thăm Rôma của các giám mục nước này, vì tất cả các bài phát biểu đều được công khai. “Rôma đã không đưa ra quyết định dứt khoát, và đó là một điều tốt. Rôma đã trả lại quả bóng công nghị cho Đức. Hiện tại, các giám mục phải giữ quả bóng này trong trò chơi của Giáo Hội Hoàn Vũ”
Nữ tu Anna cho biết bà mong đợi rằng sẽ vẫn còn “những thất vọng và tức giận cũng như nước mắt – như sau cuộc bỏ phiếu về văn bản liên quan đến đạo đức tình dục, không đạt được đa số 2/3 cần thiết”.
Trong khi đó, Bernhard Meuser, biên tập viên của YouCat, hy vọng họp Tiến Trình Công Nghị vào tháng 3 tới đây sẽ là cơ hội cuối cùng để các Giám Mục Đức kết nối lại với Giáo Hội Hoàn Vũ nhưng ông cảnh báo rằng sau “cái tát của Rôma” một vài giám mục dường như vẫn chưa giảm bớt nhiệt tình với Tiến Trình Công Nghị.
Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz, một triết gia về tôn giáo, lo ngại hơn: “về ý định, Tiến Trình Công Nghị đáng được hoan nghênh, nhưng khi thực hiện, nó vượt xa mục tiêu ban đầu thậm chí đi xa đến mức đề ra cho mình mục tiêu thành lập một Giáo hội khác. Giáo hội khác này sẽ làm tổn thương chính xác của Giáo Hội Hoàn Vũ, và nó đã bắt đầu gây ra tổn thương.”
Trích dẫn Nietzsche về Cải cách, cô nhận xét cay đắng rằng: “Những người người Đức tự xưng rằng mình cố gắng hết sức để bảo tồn Kitô giáo đã trở thành những kẻ hủy diệt lớn nhất của Kitô Giáo. Có vẻ như người Đức không hiểu bản chất của Giáo hội.”
Nhà báo Paul Badde lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng “đã kiên nhẫn, thay vào đó các Hồng Y Giáo triều là Luis Ladaria và Marc Ouellet, thay mặt ngài, thông báo kỹ lưỡng cho các phòng thí nghiệm thần học trong Giáo hội ở Đức một lần nữa.” Tuy nhiên, vị giáo hoàng người Á Căn Đình “sẽ không để mình bị xô đẩy mãi mãi. Ngài sẽ không cho phép một cuộc ly giáo mới ở Đức,” nhà báo nói thêm, đồng thời đề cập đến khả năng có sẵn trong tay Đức Giáo Hoàng là sự thay thế toàn bộ Hội Đồng Giám Mục Đức.
Source:Die Tagespost
Nhật Ký Trừ Tà số 217: Ác Quỷ Có Luôn Nói Dối Không?
Đặng Tự Do
17:16 06/12/2022
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary Number 217: Do Demons Always Lie?”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số: Ác Quỷ Có Luôn Nói Dối Không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một trong những thành viên trong nhóm phó tế của chúng tôi đã làm rất tốt trong việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của ma quỷ nhắm vào anh ta và hỗ trợ giải thoát một người bị quỷ ám. Anh ta được đào tạo từ một trong những nhà trừ tà giỏi nhất trong nước.
Những con quỷ đã gửi cho anh ta thông điệp này: “Ông ta, tức là nhà trừ tà, thầy dậy của thầy phó tế, đã lừa bạn; bạn đã không học được cái quái gì từ ông ta.” Tôi dịch lại lời nói dối của quỷ cho thầy phó tế: “Sư phụ của anh đã hiểu ma quỷ và dạy anh rất nhiều. Những con quỷ tức giận về điều đó.” Ma quỷ nói dối và trong chính những lời nói dối của chúng thường ẩn chứa một phần sự thật. Trong trường hợp này, lũ quỷ tức giận vì thầy phó tế quá hiệu quả và chúng đổ lỗi cho sư phụ của thầy ấy.
Ma quỷ có bao giờ trực tiếp nói ra sự thật không? Đôi khi.... Đôi khi Chúa bắt chúng nói sự thật, đặc biệt là khi bạn nghe ma quỷ thừa nhận bất cứ điều gì thánh thiện chẳng hạn như “Chúa Giêsu là Chúa”. Thứ hai, chúng sẽ sử dụng một câu nói đúng nếu chúng nghĩ rằng chúng có thể lừa được ai đó với điều đó. Ví dụ, thỉnh thoảng chúng sẽ chỉ trích tội lỗi của ai đó hoặc đề cập đến những sai lầm trong quá khứ nhằm cố gắng làm tổn hại hình ảnh bản thân chúng ta. Thứ ba, chúng tôi trừ quỷ, viện dẫn thẩm quyền của Giáo hội trong một cuộc trừ tà, ra lệnh cho ma quỷ nói sự thật. Chúng tôi làm điều này chỉ để tìm hiểu thông tin quan trọng trong việc đuổi chúng, chẳng hạn như tên của quỷ. Nhưng chúng tôi cẩn thận với bất cứ điều gì mình nghe được, vì ma quỷ sẽ tiếp tục nói dối nếu chúng có thể.
Satan là “kẻ nói dối và là Cha của sự dối trá” (Ga 8:44). Chúa Giêsu là “đường và là sự thật” (Ga 14:6). Tôi đã bắt đầu đọc một số bình luận trên mạng xã hội được đăng để phản hồi các video của chúng tôi. Đáng buồn thay, một số trong những lời bình luận này chứa đựng những lời dối trá của ma quỷ. Một người nói, “Satan yêu bạn vì chính con người của bạn.” Một người khác viết: “Tôi là phù thủy và tôi có thể điều khiển ma quỷ”. Họ đang lặp lại những lời lời dối trá của ma quỷ mà họ đã nghe.
Thuốc giải độc là Chúa Giêsu là Sự Thật. Tôi khẩn cầu nhiều người đang đắm chìm trong thế giới đen tối hãy hướng về Sự thật. Những lời dối trá của Satan chỉ dẫn đến cái chết.
Source:Catholic Exorcism
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Giáng Sinh Trong Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam
Phó tế Phạm Bá Nha
12:24 06/12/2022
Lễ Giáng SinhTrong Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam
Cha Alexendre de Rhodes đã ghi lai các lễ Giáng Sinh tại VN, trong hai tập hồi ký: Relations des Progrès de la Foi au Rayaume de la Cochinchine vers les Derniers Quartiers du Levant, Paris 1652, và Voyages et Missions du Père Alexendre de Rhodes de la Compagnie de Jésus en la Chine et Autres Royaumes de L’orient. 1653. Trong bài này, các phần trích dịch được lấy từ cuốn ‘‘Lịch sử Truyền Giáo tại VN’’ của Lm. Nguyễn Hồng. Và ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’ của Phạm Đình Khiêm.
Lễ Giáng Sinh trong các Giáo Đoàn VN đầu tiên
Theo Ký sự của Cha Đắc Lộ, Lễ Giáng Sinh trong các giáo đoàn đầu tiên được tổ chức cách đặc biệt. Ngoài thánh lễ theo nghi thức Roma, còn có các nghi thức phù hợp với dân tộc VN. Vừa làm cho ngày đại lễ trở thành long trọng vừa hân hoan nhất, lưu lại tâm tư mọi người, từ già cả đến lớp trẻ thơ những kỷ niệm êm đềm nhất trong đời.
Vào ngày vọng Giáng Sinh, trước nửa đêm, Cha cử hành trọng thể phép Rửa Tội cho tân tòng. Để làm nổi bật ý nghĩa tái sinh của những người gia nhập Kitô giáo. Sau lễ Rửa Tội, giáo dân cùng nhau ca hát những bài vãn Sinh Nhật, do cha đặt và tập công phu từ nhiều tháng trước. Tiếp đến, rước thánh tượng Chúa Hài Đồng, có kèn trống, bát âm, đốt cây bông cây hoa và bắn cả súng hỏa mai. Cha giảng về mầu nhiệm Chúa Cứu Thế cứu chuộc giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi. Sau bài giảng, mọi người ‘‘qùi gối bái lạy Chúa Hài Đồng’’, và thánh lễ Nửa Đêm bắt đầu. Sau lễ, cha và giáo dân lần lượt ‘‘quì gối bái lạy’’ và hôn chân Chúa Hài Đồng. Lễ Nửa Đêm còn nhiều ràng buộc, nên ít nữ giới. Lễ ban ngày thì có mặt đủ thành phần, nam nữ.
Lòng mộ đạo của các giáo đoàn tiên khởi
Nhờ tinh thần thích ứng khôn khéo của các thđa sai mà giáo dân đã thâm nhiễm sâu xa về mầu nhiệm Phúc Âm qua các dịp lễ Giáng Sinh, Ba Ngày Tết, Lễ Trọng, Mùa Chay, Tuần Thánh...
Cha Đắc Lộ đã viết : Đời sống thanh sạch vô tội và lòng đạo của những tân tòng trong giáo đoàn xứ Bắc là bằng chứng hiển nhiên. Ơn Chúa phù hộ chúc phúc hơn cả những ơn lạ Ngài ban. Tôi có thể nói thực rằng điều làm tôi cảm động hơn hết là thấy ở đó bao nhiêu người Công Giáo là bấy nhiêu thiên thần và ơn Phép Rửa Tội đã ban cho họ một tinh thần mà chúng ta đã gặp thấy ở các Tông Đồ và các Thánh Tử Đạo của Giáo Hội tiên khởi. Các Ngài có đức tin xâu sa vững mạnh không có gì có thể nhổ khỏi lòng họ.
Lòng mến mà chúng ta nghĩ rằng đức tin đã được lãnh nhận cho họ một lòng kính trọng không thể tưởng được đối với tất cả những nghi lễ dù nhỏ mọn mà họ được dự. Họ coi nh»ng vị thừa sai đến giảng đạo như những thiên sứ và lấy làm hân hanh được vâng phục các ngài trong những điều nhỏ mọn. Không lần nào tôi trình bày cho họ về Thánh Giá mà không thấy họ cảm động rơi lệ.
Có những người ở xa 15 ngày đường đến để được xưng tội rước lễ. Còn những người ở xa nhà thờ không quá 50 hoặc 60 dặm đường thì không bao giờ chịu mất lễ các ngày lễ buộc. Họ đến từ chiều hôm trước và mãi đến hôm sau, sau khi đi hết các nghi lễ mới về, nghĩa là lúc chiều tà. Suốt cả ngày hôm đó, họ ở nhà thờ cầu nguyện, khiêm nhường sốt sắng hết sức, khiến tôi rơi lệ. (Voyages et Missions. Bản dịch Lm. Nguyễn Hồng. tr. 12)
Lễ Giáng Sinh trong thử thách (1627)
Năm 1627, Nam Bắc phân tranh giữa Trịnh Nguyễn bắt đầu. Chúa Trịnh đem quân đánh chúa Nguyễn, nhưng không tạo được kết quả quân sự nào. Sãi Vương thắng trận, nhưng gặp đại tang là hoàng tử nối ngôi qua đời. Vị hoàng tử này là quan trấn Quảng Nam rất có cảm tình với đạo Công Giáo, từng bênh vực các vị thừa sai. Trong cuộc chiến giữa Trịnh Nguyễn, ông là tướng tài, lập nhiều công trång. Chúa Sãi yêu qúi ông nên đã đặt ông làm hoàng tử nối nghiệp. Năm đó, không may ông qua đời. Ông vô cùng thương tiếc ngày đêm than khóc, và truyền làm một tượng lớn bằng người thực, đầu bằng bạc, thân bằng gỗ qúi. Không bao lâu vì buồn phiền qúa, ông ngã bệnh và mất. Sãi vương đau đớn tiếc thương khóc lóc lòa cả mắt.
Quan trên mời hoàng tử Nguyễn Phúc Ánh là người không ưa đạo. Năm đó nhân dịp thắng trận, sự Đạo được dễ dàng hơn, giáo dân tổ chức lễ Giáng Sinh rất linh đình. Ngoài lễ Nửa Đêm với những ca vãn thường quen hát, họ còn tổ chức rước kiệu Chúa Hài Đồng, có kèn trống, bát âm, đốt cây bông hoa, và bắn súng hỏa mai. Quan địa phương dựa vào quan trấn cho tuần trang đến phá cuộc, tịch thu các đồ thờ và lấy của giáo dân. Chúa Sãi theo lời thúc giục của quan trấn, ra sắc chỉ nhắc lại lệnh cấm công khai đeo ảnh tượng và tổ chức thờ phượng đã ra năm trước. Nhưng năm 1628, nhờ có sứ giả và tàu buôn Áo Môn đến, nên các cha được đi lại tự do truyền giáo.
Từ 1629, các cha bước vào giai đoạn thử thách, liên tiếp. Dạo đó trời đại hán, lại thêm giặc châu chấu cắn hại mùa màng. Dân tình đói khổ. Người chết đầy đường. Tiếp theo là nạn dịch khắp nơi, số người chết tai hại hơn nữa. Cũng như những lần đói kém dịch tễ khác, người ghét đạo vin vào vu cáo cho các cha và người Công Giáo gây nên, yêu cầu nhà chúa trục xuất các cha. Nhưng vì lúc đó sắp đến mùa buôn bán lớn với người Bồ, chúa Sãi không muốn làm khó dễ với các cha. Bất hạnh năm đó có một chuyến tàu qua cửa Hội An, sắp cho cập bến, thấy gió suôi thổi mạnh, quan thuyền trưởng lại cho lệnh căng buồm suôi Phi Luật Tân. Hy vọng kiếm được nhiều lợi hơn. Sãi vương thấy thế bất mãn, ra lệnh trục xuất các cha Gaspar Luigi và Antonio de Fontes. (Lm Nguyễn Hồng, ‘‘Lịch Sử Truyền Giáo’’)
Thầy giảng Anrê Phú Yên hướng dẫn làm Hang Đá (1643)
Trong cuốn ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’ (1959, Sàigòn) của nhà văn Nguyễn Đình Khiêm, theo tài liệu của trong ký sự của Cha Đắc Lộ, tác giä có viết về Thày giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo đầu tiên tại VN, có ghi lễ Giáng Sinh khá đặc biệt :
Lễ Giáng Sinh năm ấy (1643) đoàn Thày Giảng đang có mặt tại Kinh Đô. Và lịch sử Giáo Hội VN đã được ghi một cuộc mừng Lễ Sinh Nhật khá ly kỳ, tổ chức ngay trong dinh ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê, con bà Minh Đức. Tại đây, thày giảng Anrê Phú Yên, vốn có tài khéo léo dựng nên một hang đá rất đẹp. Máng cỏ ở giữa Thánh Giuse và Đức Mẹ. Giáo hữu khắp vùng lân cận đến viếng Chúa Hài Đồng. Chính ông Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê cùng con cháu, gia nhân đến thờ lạy và triều yết ‘‘Vua vinh hiển xuống thế làm người’’. Không có cha, không có thánh lễ, nhưng đặc biệt có một phụ nữ mạnh dạn và sốt sáng lên tiếng trước mặt giáo hữu và quan khách giảng về sự cao cả Chúa giáng trần. Phụ nữ ấy chính là bà Minh Đức, mẹ quan Tổng Trấn, bà dì của chúa Thượng. (Người Chứng Thứ Nhất. tr. 91)
Thiết tưởng cũng nên ghi thêm: Bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi là tiết phụ của chúa Tiên, tức chúa Nguyễn Hoàng, con trai đại thần Nguyễn Kim, thủy tổ nhà Nguyễn. Bà là dì ruột chúa Sãi vương, là thân mẫu của Nguyễn Phúc Khê, Nghĩa Hưng Quận Công. Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê là con thứ 6 của Nguyễn Hoàng. Trong cuốn ‘‘Lịch Sử truyền giáo tại VN’’(Q.I tr. 250), tác giả thuật lại lời nhà truyền giáo ghi công ơn bà Minh Đức như sau : Lúc sinh thời bà che chở cho giáo dân trong những cơn bách hại, bà hoạt động truyền giáo rất nhiệt thành. Sau 24 năm trung thành với đạo Chúa và họat tông đồ, bà từ trần vào cuối năm 1648, thọ hơn 80 tuổi. Giáo đoàn miền Nam thiệt hại rất nhiều vì cái chết của Bà. Một cây cột cái trong nhà giáo đoàn xứ Nam, và là vì lãnh đạo can trường của họ trong thời bị bách hại.
Lễ Giáng Sinh trong cảnh giam cầm quản thúc (1644)
Lễ Giáng Sinh được giáo dân tổ chức âm thầm lén lút trong lúc Cha Đắc Lộ phải chạy trốn, giam cầm và quản thúc. Đây cha thuật lại:
Từ trước đến giờ tuy bách hại giáo dân, nhưng quan trấn Quảng Nam vẫn không dám động đến tính mệnh cha Đắc Lộ, bắt giam cầm hay nhục mạ. Dầu sao cha vẫn được người được chúa Thượng kính nể, vì muốn bang giao với người Bồ để thương mại, hàng hóa, mua súng ống. Nhưng lần này ông ra lệnh bắt giam cha, nhưng rồi chúa Thượng ra lệnh giải phóng. Sau 6 tháng bí mật hoạt động, ông đã được hay biết cha có mặt trong vùng ông quản trị. Đành rằng phải đánh vào đầu. Mất chúa chiên đoàn chiên phäi tan rã. Lần này ông nhất định không để cha lọt tay ông một lần n»a. Biết giáo dân quen mong lễ Giáng Sinh trọng thể, ông chờ dịp đó để bắt cha, đồng thời bắt giáo dân đến mừng lễ với cha. Một xóm đạo làm muối được chọn làm chỗ hội họp mừng lễ Sinh Nhật. Và Thánh Lễ Nửa Đêm sẽ dâng tại nhà ông Nicola Hào. Một căn nhà rộng rãi và đẹp đẽ rất tiện cho buổi lễ hôm đó. Do một nguồn tin nào đó, quan trấn đã biết được chỗ của cha. Hôm vọng lễ, một toán lính bí mật đến thình lình ập vào nhà ông Hào. Tưởng thế nào cũng bắt được cha đang hành lễ tại đó. Nhưng may mắn hôm đó cha dâng lễ tại nhà bên cạnh. Không bắt được tang vật gì, tra hỏi cũng không ai chịu nói, họ đành rút lui, để rồi lại trở lại. Suốt hôm đó, cha tiếp tục giải tội và rửa tội cho 22 tân tòng. Đến đêm sang nhà Ông Nicola Hào thì đã có đến 7, 8 trăm người chờ sẵn, tất cả đều quì gối chu chu chăm chắm, thật sốt sáng cảm động. Và theo cha Đắc Lộ phải có mặt hôm đó, thì mới hiểu được thế nào rực sáng ngời của Thiên Quốc, mà cha sẽ không bao giờ có thể tả được hết những niềm yên vui đã được. Có thể nói tất cả những tráng lệ của thánh đường tây phương với những điệu nhạc du dương đêm đó, cũng chưa đem sánh gần được. Không ai có thể hiểu hết được nếu không chính mình đã tìm được cảm niềm yên vui đó. (Voyages et Missions, tr. 219)
Hình như có linh tính trước, lễ vừa xong trước rạng đông, cha đã ra lệnh cho tất cả phải rút lui về. Đúng thế, vừa mới tảng sáng, toán lính hôm trước lại ập tới. Nhưng cha đã tạm lánh đi nơi khác, chỉ còn 5 cộng tác viên của cha, trong đó có thày Inhaxu. Sau một đêm nhọc mệt giảng cho dân chúng, thày thiếp ngủ, lúc quân lính đến vây, thày không trốn kịp, bị họ bắt trói, đánh một cách tàn nhẫn. Nhưng họ đã không trói được miệng thày. Thày đem những lời hay lẽ phải ra nói cho họ hiểu và ‘‘trước sức mạnh bất dịch của Thánh Linh’’. Đấng đã nói qua miệng thày. Họ đã kinh ngạc rút lui, quên không cởi trói cho thày. Biết bị họ theo dõi, cha Đắc Lộ và các thày giảng xuống thuyền lánh ra chỗ hẻo lánh, cách xa chừng bốn dậm. Cha vẫn chưa muốn rời xa vùng đó, vì còn nhiều giáo dân chưa kịp xưng tội và rước lễ Sinh Nhật. Họ tiếp tục bí mật đến gặp cha. Nhưng chiều vọng lễ thánh Stephano, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội thời các thánh Tông Đồ
. Đang giải tội, thì một thày cai đến yêu cầu cha và thày Inhaxu đến gặp quan sứ xin cho ở lại trong họ đạo. Tại nhà ông Nicola Hào, nơi cha đang dâng lễ Nửa đêm Sinh Nhật, ông tiếp đãi cha tử tế, và giao cho các hương chức tuần canh bên lương canh giữ cha đêm đó. Tuy bị bắt giam, nhưng tinh thần truyền giáo của cha và thầy Inhaxio vẫn không hề lay chuyển.
Riêng các giáo sỹ vẫn bị bó buộc không được rời khỏi khu vực cửa Hàn và cửa Hội An. Giáo sỹ Francisco Rivas ở cửa Hội An và giáo sỹ Petro Marquez ở cửa Hàn. Lợi dụng thời gian yên ổn này, cha Francisco Rivas tổ chức lễ Giáng Sinh năm 1656 rất long trọng để nhóm lại lòng đạo đức của giáo dân. Đây là một trong những lễ Giáng Sinh có nhiều kỷ niệm nhất trong giáo đoàn miền Nam nước Việt.
Lễ Giáng Sinh là biến cố văn hóa dân Việt Nam
Phần này, xin trích dẫn một đôi dòng về ý nghĩa văn hóa: Hơn 400 năm qua (1533-1984) rở lại những trang sử cũ, đốt nén tâm hương, hướng lòng về dĩ vãng. Người kitô VN hãnh diện về những nỗ lực của tổ phụ mình trong công cuộc đóng góp vào việc phát triển dân tộc, những đóng góp có thể nói là đầy máu vnước mắt của giáo sỹ và giáo dân. Đây là giai đoạn mở đầu cuộc xây dựng miền Nam, nơi mà ngày nay ta hưởng tự do và cũng là thời kỳ tiếp nhận thông điệp Phúc Âm có ảnh hưởng nếp sống tinh thần của người Việt. (Gs. Trương Bửu Cầm, Giám đốc Viện Khảo Cổ, Sàigòn 1959; Tựa cuốn ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’)
Ngày nay người ta không thể nói tới văn hóa VN hay cuộc sống của người VN trong bất cứ phạm vi nào mà không nói tới sự hiện diện vai trò và sự đóng góp của người Công Giáo. (Gs. Phạm Cao Dương. Sử gia ngoài Công Giáo)
Một lễ của dân tộc Việt Nam
Bên cạnh những ngày lễ cổ truyền như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Thích Ca thành đạo, Phật Đản, Khổng Tử... Giáng Sinh, Phục Sinh, Các Thánh... Đã trở thành những ngày nghỉ pháp định quen thuộc. Các từ ngữ chỉ những ngày này đã trở thành gắn bó với nếp sống của học sinh, sinh viên. Đối với những thành phần trẻ này, Giáng Sinh, Phục Sinh... một phần đã mang ý nghĩa của những ngày sống thanh thản, nghỉ ngơi, những ngày của sinh hoạt thanh niên, những ngày rong chơi, câu cá, thả diều ở đồng ruộng.
Riêng Lễ Giáng Sinh sau này đã trở thành một lễ, đúng ra là ngày lễ hội quan trọng đối với đa số thanh niên VN, ít ra ở các thành thị. Không nhất thiết là những người có Đạo, người dân Sàigòn trong những năm trước năm 1975 cảm thấy lòng mình chút ấm áp, nao nức và trẻ trung trẻ lại khi thời miền Nam chuyển mình với những buổi sáng, chiều bỗng dưng mát dịu, đôi khi hơi lành lạnh, song song xuất hiện những gian hàng quen thuộc được dựng lên theo các hè phố, trên các đại lộ...Những gian hàng này được giữ nguyên từ Giáng Sinh tới Tết nguyên đán.
Muốn nhìn thấy sự nhịp nhàng của cuộc sống dân Sàigòn nói riêng và của dân VN nói chung, trong những đổi thay của vũ trụ và của lòng người. Người ta chỉ cần nhìn đến sinh hoạt thủ đô miền Nam trong đầu mùa mưa tại đầu năm Âm lịch thì thấy rõ. Trong thời gian này, đêm Giáng Sinh phải được kể những biến cố đáng chú ý nhất của sinh hoạt người Việt hiện đại bên cạnh ngày Tết. Nó không còn là ngày lễ thuần túy Công Giáo mà trở thành biến cố chung của mọi người. Tinh thần hòa đồng tôn giáo của người Việt một phần nào được biểu hiện trong ngày lễ này. (Công Đồng. 2.1980) (Lucia PHƯƠNG THẢO. DCMC. 12.1984)
Pt. Phạm Bá Nha
Cha Alexendre de Rhodes đã ghi lai các lễ Giáng Sinh tại VN, trong hai tập hồi ký: Relations des Progrès de la Foi au Rayaume de la Cochinchine vers les Derniers Quartiers du Levant, Paris 1652, và Voyages et Missions du Père Alexendre de Rhodes de la Compagnie de Jésus en la Chine et Autres Royaumes de L’orient. 1653. Trong bài này, các phần trích dịch được lấy từ cuốn ‘‘Lịch sử Truyền Giáo tại VN’’ của Lm. Nguyễn Hồng. Và ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’ của Phạm Đình Khiêm.
Lễ Giáng Sinh trong các Giáo Đoàn VN đầu tiên
Theo Ký sự của Cha Đắc Lộ, Lễ Giáng Sinh trong các giáo đoàn đầu tiên được tổ chức cách đặc biệt. Ngoài thánh lễ theo nghi thức Roma, còn có các nghi thức phù hợp với dân tộc VN. Vừa làm cho ngày đại lễ trở thành long trọng vừa hân hoan nhất, lưu lại tâm tư mọi người, từ già cả đến lớp trẻ thơ những kỷ niệm êm đềm nhất trong đời.
Vào ngày vọng Giáng Sinh, trước nửa đêm, Cha cử hành trọng thể phép Rửa Tội cho tân tòng. Để làm nổi bật ý nghĩa tái sinh của những người gia nhập Kitô giáo. Sau lễ Rửa Tội, giáo dân cùng nhau ca hát những bài vãn Sinh Nhật, do cha đặt và tập công phu từ nhiều tháng trước. Tiếp đến, rước thánh tượng Chúa Hài Đồng, có kèn trống, bát âm, đốt cây bông cây hoa và bắn cả súng hỏa mai. Cha giảng về mầu nhiệm Chúa Cứu Thế cứu chuộc giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi. Sau bài giảng, mọi người ‘‘qùi gối bái lạy Chúa Hài Đồng’’, và thánh lễ Nửa Đêm bắt đầu. Sau lễ, cha và giáo dân lần lượt ‘‘quì gối bái lạy’’ và hôn chân Chúa Hài Đồng. Lễ Nửa Đêm còn nhiều ràng buộc, nên ít nữ giới. Lễ ban ngày thì có mặt đủ thành phần, nam nữ.
Lòng mộ đạo của các giáo đoàn tiên khởi
Nhờ tinh thần thích ứng khôn khéo của các thđa sai mà giáo dân đã thâm nhiễm sâu xa về mầu nhiệm Phúc Âm qua các dịp lễ Giáng Sinh, Ba Ngày Tết, Lễ Trọng, Mùa Chay, Tuần Thánh...
Cha Đắc Lộ đã viết : Đời sống thanh sạch vô tội và lòng đạo của những tân tòng trong giáo đoàn xứ Bắc là bằng chứng hiển nhiên. Ơn Chúa phù hộ chúc phúc hơn cả những ơn lạ Ngài ban. Tôi có thể nói thực rằng điều làm tôi cảm động hơn hết là thấy ở đó bao nhiêu người Công Giáo là bấy nhiêu thiên thần và ơn Phép Rửa Tội đã ban cho họ một tinh thần mà chúng ta đã gặp thấy ở các Tông Đồ và các Thánh Tử Đạo của Giáo Hội tiên khởi. Các Ngài có đức tin xâu sa vững mạnh không có gì có thể nhổ khỏi lòng họ.
Lòng mến mà chúng ta nghĩ rằng đức tin đã được lãnh nhận cho họ một lòng kính trọng không thể tưởng được đối với tất cả những nghi lễ dù nhỏ mọn mà họ được dự. Họ coi nh»ng vị thừa sai đến giảng đạo như những thiên sứ và lấy làm hân hanh được vâng phục các ngài trong những điều nhỏ mọn. Không lần nào tôi trình bày cho họ về Thánh Giá mà không thấy họ cảm động rơi lệ.
Có những người ở xa 15 ngày đường đến để được xưng tội rước lễ. Còn những người ở xa nhà thờ không quá 50 hoặc 60 dặm đường thì không bao giờ chịu mất lễ các ngày lễ buộc. Họ đến từ chiều hôm trước và mãi đến hôm sau, sau khi đi hết các nghi lễ mới về, nghĩa là lúc chiều tà. Suốt cả ngày hôm đó, họ ở nhà thờ cầu nguyện, khiêm nhường sốt sắng hết sức, khiến tôi rơi lệ. (Voyages et Missions. Bản dịch Lm. Nguyễn Hồng. tr. 12)
Lễ Giáng Sinh trong thử thách (1627)
Năm 1627, Nam Bắc phân tranh giữa Trịnh Nguyễn bắt đầu. Chúa Trịnh đem quân đánh chúa Nguyễn, nhưng không tạo được kết quả quân sự nào. Sãi Vương thắng trận, nhưng gặp đại tang là hoàng tử nối ngôi qua đời. Vị hoàng tử này là quan trấn Quảng Nam rất có cảm tình với đạo Công Giáo, từng bênh vực các vị thừa sai. Trong cuộc chiến giữa Trịnh Nguyễn, ông là tướng tài, lập nhiều công trång. Chúa Sãi yêu qúi ông nên đã đặt ông làm hoàng tử nối nghiệp. Năm đó, không may ông qua đời. Ông vô cùng thương tiếc ngày đêm than khóc, và truyền làm một tượng lớn bằng người thực, đầu bằng bạc, thân bằng gỗ qúi. Không bao lâu vì buồn phiền qúa, ông ngã bệnh và mất. Sãi vương đau đớn tiếc thương khóc lóc lòa cả mắt.
Quan trên mời hoàng tử Nguyễn Phúc Ánh là người không ưa đạo. Năm đó nhân dịp thắng trận, sự Đạo được dễ dàng hơn, giáo dân tổ chức lễ Giáng Sinh rất linh đình. Ngoài lễ Nửa Đêm với những ca vãn thường quen hát, họ còn tổ chức rước kiệu Chúa Hài Đồng, có kèn trống, bát âm, đốt cây bông hoa, và bắn súng hỏa mai. Quan địa phương dựa vào quan trấn cho tuần trang đến phá cuộc, tịch thu các đồ thờ và lấy của giáo dân. Chúa Sãi theo lời thúc giục của quan trấn, ra sắc chỉ nhắc lại lệnh cấm công khai đeo ảnh tượng và tổ chức thờ phượng đã ra năm trước. Nhưng năm 1628, nhờ có sứ giả và tàu buôn Áo Môn đến, nên các cha được đi lại tự do truyền giáo.
Từ 1629, các cha bước vào giai đoạn thử thách, liên tiếp. Dạo đó trời đại hán, lại thêm giặc châu chấu cắn hại mùa màng. Dân tình đói khổ. Người chết đầy đường. Tiếp theo là nạn dịch khắp nơi, số người chết tai hại hơn nữa. Cũng như những lần đói kém dịch tễ khác, người ghét đạo vin vào vu cáo cho các cha và người Công Giáo gây nên, yêu cầu nhà chúa trục xuất các cha. Nhưng vì lúc đó sắp đến mùa buôn bán lớn với người Bồ, chúa Sãi không muốn làm khó dễ với các cha. Bất hạnh năm đó có một chuyến tàu qua cửa Hội An, sắp cho cập bến, thấy gió suôi thổi mạnh, quan thuyền trưởng lại cho lệnh căng buồm suôi Phi Luật Tân. Hy vọng kiếm được nhiều lợi hơn. Sãi vương thấy thế bất mãn, ra lệnh trục xuất các cha Gaspar Luigi và Antonio de Fontes. (Lm Nguyễn Hồng, ‘‘Lịch Sử Truyền Giáo’’)
Thầy giảng Anrê Phú Yên hướng dẫn làm Hang Đá (1643)
Trong cuốn ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’ (1959, Sàigòn) của nhà văn Nguyễn Đình Khiêm, theo tài liệu của trong ký sự của Cha Đắc Lộ, tác giä có viết về Thày giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo đầu tiên tại VN, có ghi lễ Giáng Sinh khá đặc biệt :
Lễ Giáng Sinh năm ấy (1643) đoàn Thày Giảng đang có mặt tại Kinh Đô. Và lịch sử Giáo Hội VN đã được ghi một cuộc mừng Lễ Sinh Nhật khá ly kỳ, tổ chức ngay trong dinh ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê, con bà Minh Đức. Tại đây, thày giảng Anrê Phú Yên, vốn có tài khéo léo dựng nên một hang đá rất đẹp. Máng cỏ ở giữa Thánh Giuse và Đức Mẹ. Giáo hữu khắp vùng lân cận đến viếng Chúa Hài Đồng. Chính ông Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê cùng con cháu, gia nhân đến thờ lạy và triều yết ‘‘Vua vinh hiển xuống thế làm người’’. Không có cha, không có thánh lễ, nhưng đặc biệt có một phụ nữ mạnh dạn và sốt sáng lên tiếng trước mặt giáo hữu và quan khách giảng về sự cao cả Chúa giáng trần. Phụ nữ ấy chính là bà Minh Đức, mẹ quan Tổng Trấn, bà dì của chúa Thượng. (Người Chứng Thứ Nhất. tr. 91)
Thiết tưởng cũng nên ghi thêm: Bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi là tiết phụ của chúa Tiên, tức chúa Nguyễn Hoàng, con trai đại thần Nguyễn Kim, thủy tổ nhà Nguyễn. Bà là dì ruột chúa Sãi vương, là thân mẫu của Nguyễn Phúc Khê, Nghĩa Hưng Quận Công. Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê là con thứ 6 của Nguyễn Hoàng. Trong cuốn ‘‘Lịch Sử truyền giáo tại VN’’(Q.I tr. 250), tác giả thuật lại lời nhà truyền giáo ghi công ơn bà Minh Đức như sau : Lúc sinh thời bà che chở cho giáo dân trong những cơn bách hại, bà hoạt động truyền giáo rất nhiệt thành. Sau 24 năm trung thành với đạo Chúa và họat tông đồ, bà từ trần vào cuối năm 1648, thọ hơn 80 tuổi. Giáo đoàn miền Nam thiệt hại rất nhiều vì cái chết của Bà. Một cây cột cái trong nhà giáo đoàn xứ Nam, và là vì lãnh đạo can trường của họ trong thời bị bách hại.
Lễ Giáng Sinh trong cảnh giam cầm quản thúc (1644)
Lễ Giáng Sinh được giáo dân tổ chức âm thầm lén lút trong lúc Cha Đắc Lộ phải chạy trốn, giam cầm và quản thúc. Đây cha thuật lại:
Từ trước đến giờ tuy bách hại giáo dân, nhưng quan trấn Quảng Nam vẫn không dám động đến tính mệnh cha Đắc Lộ, bắt giam cầm hay nhục mạ. Dầu sao cha vẫn được người được chúa Thượng kính nể, vì muốn bang giao với người Bồ để thương mại, hàng hóa, mua súng ống. Nhưng lần này ông ra lệnh bắt giam cha, nhưng rồi chúa Thượng ra lệnh giải phóng. Sau 6 tháng bí mật hoạt động, ông đã được hay biết cha có mặt trong vùng ông quản trị. Đành rằng phải đánh vào đầu. Mất chúa chiên đoàn chiên phäi tan rã. Lần này ông nhất định không để cha lọt tay ông một lần n»a. Biết giáo dân quen mong lễ Giáng Sinh trọng thể, ông chờ dịp đó để bắt cha, đồng thời bắt giáo dân đến mừng lễ với cha. Một xóm đạo làm muối được chọn làm chỗ hội họp mừng lễ Sinh Nhật. Và Thánh Lễ Nửa Đêm sẽ dâng tại nhà ông Nicola Hào. Một căn nhà rộng rãi và đẹp đẽ rất tiện cho buổi lễ hôm đó. Do một nguồn tin nào đó, quan trấn đã biết được chỗ của cha. Hôm vọng lễ, một toán lính bí mật đến thình lình ập vào nhà ông Hào. Tưởng thế nào cũng bắt được cha đang hành lễ tại đó. Nhưng may mắn hôm đó cha dâng lễ tại nhà bên cạnh. Không bắt được tang vật gì, tra hỏi cũng không ai chịu nói, họ đành rút lui, để rồi lại trở lại. Suốt hôm đó, cha tiếp tục giải tội và rửa tội cho 22 tân tòng. Đến đêm sang nhà Ông Nicola Hào thì đã có đến 7, 8 trăm người chờ sẵn, tất cả đều quì gối chu chu chăm chắm, thật sốt sáng cảm động. Và theo cha Đắc Lộ phải có mặt hôm đó, thì mới hiểu được thế nào rực sáng ngời của Thiên Quốc, mà cha sẽ không bao giờ có thể tả được hết những niềm yên vui đã được. Có thể nói tất cả những tráng lệ của thánh đường tây phương với những điệu nhạc du dương đêm đó, cũng chưa đem sánh gần được. Không ai có thể hiểu hết được nếu không chính mình đã tìm được cảm niềm yên vui đó. (Voyages et Missions, tr. 219)
Hình như có linh tính trước, lễ vừa xong trước rạng đông, cha đã ra lệnh cho tất cả phải rút lui về. Đúng thế, vừa mới tảng sáng, toán lính hôm trước lại ập tới. Nhưng cha đã tạm lánh đi nơi khác, chỉ còn 5 cộng tác viên của cha, trong đó có thày Inhaxu. Sau một đêm nhọc mệt giảng cho dân chúng, thày thiếp ngủ, lúc quân lính đến vây, thày không trốn kịp, bị họ bắt trói, đánh một cách tàn nhẫn. Nhưng họ đã không trói được miệng thày. Thày đem những lời hay lẽ phải ra nói cho họ hiểu và ‘‘trước sức mạnh bất dịch của Thánh Linh’’. Đấng đã nói qua miệng thày. Họ đã kinh ngạc rút lui, quên không cởi trói cho thày. Biết bị họ theo dõi, cha Đắc Lộ và các thày giảng xuống thuyền lánh ra chỗ hẻo lánh, cách xa chừng bốn dậm. Cha vẫn chưa muốn rời xa vùng đó, vì còn nhiều giáo dân chưa kịp xưng tội và rước lễ Sinh Nhật. Họ tiếp tục bí mật đến gặp cha. Nhưng chiều vọng lễ thánh Stephano, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội thời các thánh Tông Đồ
. Đang giải tội, thì một thày cai đến yêu cầu cha và thày Inhaxu đến gặp quan sứ xin cho ở lại trong họ đạo. Tại nhà ông Nicola Hào, nơi cha đang dâng lễ Nửa đêm Sinh Nhật, ông tiếp đãi cha tử tế, và giao cho các hương chức tuần canh bên lương canh giữ cha đêm đó. Tuy bị bắt giam, nhưng tinh thần truyền giáo của cha và thầy Inhaxio vẫn không hề lay chuyển.
Riêng các giáo sỹ vẫn bị bó buộc không được rời khỏi khu vực cửa Hàn và cửa Hội An. Giáo sỹ Francisco Rivas ở cửa Hội An và giáo sỹ Petro Marquez ở cửa Hàn. Lợi dụng thời gian yên ổn này, cha Francisco Rivas tổ chức lễ Giáng Sinh năm 1656 rất long trọng để nhóm lại lòng đạo đức của giáo dân. Đây là một trong những lễ Giáng Sinh có nhiều kỷ niệm nhất trong giáo đoàn miền Nam nước Việt.
Lễ Giáng Sinh là biến cố văn hóa dân Việt Nam
Phần này, xin trích dẫn một đôi dòng về ý nghĩa văn hóa: Hơn 400 năm qua (1533-1984) rở lại những trang sử cũ, đốt nén tâm hương, hướng lòng về dĩ vãng. Người kitô VN hãnh diện về những nỗ lực của tổ phụ mình trong công cuộc đóng góp vào việc phát triển dân tộc, những đóng góp có thể nói là đầy máu vnước mắt của giáo sỹ và giáo dân. Đây là giai đoạn mở đầu cuộc xây dựng miền Nam, nơi mà ngày nay ta hưởng tự do và cũng là thời kỳ tiếp nhận thông điệp Phúc Âm có ảnh hưởng nếp sống tinh thần của người Việt. (Gs. Trương Bửu Cầm, Giám đốc Viện Khảo Cổ, Sàigòn 1959; Tựa cuốn ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’)
Ngày nay người ta không thể nói tới văn hóa VN hay cuộc sống của người VN trong bất cứ phạm vi nào mà không nói tới sự hiện diện vai trò và sự đóng góp của người Công Giáo. (Gs. Phạm Cao Dương. Sử gia ngoài Công Giáo)
Một lễ của dân tộc Việt Nam
Bên cạnh những ngày lễ cổ truyền như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Thích Ca thành đạo, Phật Đản, Khổng Tử... Giáng Sinh, Phục Sinh, Các Thánh... Đã trở thành những ngày nghỉ pháp định quen thuộc. Các từ ngữ chỉ những ngày này đã trở thành gắn bó với nếp sống của học sinh, sinh viên. Đối với những thành phần trẻ này, Giáng Sinh, Phục Sinh... một phần đã mang ý nghĩa của những ngày sống thanh thản, nghỉ ngơi, những ngày của sinh hoạt thanh niên, những ngày rong chơi, câu cá, thả diều ở đồng ruộng.
Riêng Lễ Giáng Sinh sau này đã trở thành một lễ, đúng ra là ngày lễ hội quan trọng đối với đa số thanh niên VN, ít ra ở các thành thị. Không nhất thiết là những người có Đạo, người dân Sàigòn trong những năm trước năm 1975 cảm thấy lòng mình chút ấm áp, nao nức và trẻ trung trẻ lại khi thời miền Nam chuyển mình với những buổi sáng, chiều bỗng dưng mát dịu, đôi khi hơi lành lạnh, song song xuất hiện những gian hàng quen thuộc được dựng lên theo các hè phố, trên các đại lộ...Những gian hàng này được giữ nguyên từ Giáng Sinh tới Tết nguyên đán.
Muốn nhìn thấy sự nhịp nhàng của cuộc sống dân Sàigòn nói riêng và của dân VN nói chung, trong những đổi thay của vũ trụ và của lòng người. Người ta chỉ cần nhìn đến sinh hoạt thủ đô miền Nam trong đầu mùa mưa tại đầu năm Âm lịch thì thấy rõ. Trong thời gian này, đêm Giáng Sinh phải được kể những biến cố đáng chú ý nhất của sinh hoạt người Việt hiện đại bên cạnh ngày Tết. Nó không còn là ngày lễ thuần túy Công Giáo mà trở thành biến cố chung của mọi người. Tinh thần hòa đồng tôn giáo của người Việt một phần nào được biểu hiện trong ngày lễ này. (Công Đồng. 2.1980) (Lucia PHƯƠNG THẢO. DCMC. 12.1984)
Pt. Phạm Bá Nha
Văn Hóa
Chuyện VỢ Chuyện CHỒNG: Song Lộc Triều Nguyên
Nguyễn Trung Tây
16:55 06/12/2022
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện VỢ Chuyện CHỒNG: Song Lộc Triều Nguyên
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả,
dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng,
(Thánh Nữ Đồng Trinh, Hàn Mặc Tử).
Chiều Chúa Nhật, tan lễ. Chồng lái xe chở vợ nhập vào dòng xe cộ tấp nập ngược xuôi. Trời tháng Mười Hai, mùa đông Bắc Mỹ rét buốt thịt da.
Cả vợ và chồng bất chợt mệt nhoài. Cả hai cùng yên lặng.
Chồng mở to căng mắt nhìn đèn thắng đỏ chói lòa lòa trên đường. Vợ lơ đãng nhìn hai bên đường. Dòng người tấp nập ngược xuôi. Bất ngờ vợ ôm ngực, ho khan! Chồng nhanh tay bật máy sưởi, quay sang vợ,
— Are you OK?
Vợ vuốt vuốt cần cổ,
— I’m OK. Chắc tại trời lạnh.
Vợ lấy khăn len, quấn tròn che kín cần cổ cao thon thon. Sau một phút bỡ ngỡ với tiếng ho của vợ, chồng lại nhanh nhanh điều khiển vô lăng lăn tròn đều những vòng quay bánh xe.
Bầu không khí trong xe tự nhiên đông lạnh lại. Vợ giơ tay che miệng ngáp. Chồng nặng cay cay mắt, há miệng ngáp theo. Vợ lo âu,
— Anh lái xe được không? Ngáp quá vậy?
Chồng thú tội,
— Buồn ngủ quá! Cái đầu như muốn chịu thua đôi mắt.
— Ừ, em cũng buồn ngủ bạo. Tính nhắm mắt lại mấy lần. Nhưng sợ ông tướng ngồi một mình, ngủ luôn thì mệt.
Chồng nổi máu tếu,
— Vậy sao không kể cho anh nghe chuyện ngày xửa ngày xưa có con mẹ bán dưa đi.
Vợ phì cười,
— Chuyện đó thì nhường cho anh kể.
— Không kể chuyện ngày xưa thì lấy cái CD, mở nhạc nghe đi, please?
— Nhạc đạo hay nhạc đời? Nhạc Disco hay dis-“cậu”?
— Dis nào cũng được. Mở nhạc, hát theo cho vui. Chứ không, cả hai tên dám vừa ngủ vừa lái xe cho coi.
Vợ lấy ra CD, ấn nút dàn máy. Giọng hòa âm bốn bè trường ca Ave Maria nổi lên. Từng lời kinh của Hàn Mặc Tử trộn lẫn với dòng nhạc Hải Linh nhè nhè bay cao vút. Gặp đúng ngay bài nhạc tủ, cHồng Yên lặng lắng nghe. Vợ mở miệng hát nho nhỏ theo: “Như sóng lộc triều nguyên, ơn phước cả”...
Chồng sửa lưng vợ tại chỗ,
— Người đẹp ơi! Không phải “sóng” mà là “song”. “Như song lộc triều nguyên”.
Vợ quê một cục,
— Sao anh biết?
Bị vợ chiếu bí, chồng tỉnh ngủ,
— Tin tui đi người đẹp. Song lộc chứ không phải là sóng đâu.
— Sao anh biết là song? Are you sure?
— Sure! Không tin thì cá này.
— Cá cái gì nè?
— Gì cũng được?
Tưởng vợ sẽ lấn tới. Nhưng không, vợ yên lặng đo lường tình thế. Biết mình tẩy bạt, mặt trên con chin. Trong khi đó đối thủ con xì trên mặt, vợ chọn lựa đình chiến,
— Tạm tin anh đi. Ok! Song lộc triều nguyên.
Chồng kể,
— Hồi xưa ở ca đoàn, tụi anh hay thắc mắc hỏi Sơ ca trưởng, “Sơ ơi! Song lộc triều nguyên nghĩa là gì?” Sơ nói, Sơ không biết.
Chồng nịnh vợ,
— Em thông minh lắm mà, có biết tại sao ông Hàn Mặc Tử lại viết “Như song lộc triều nguyên” hay không?
Vợ nghĩ ngợi,
— Chịu, ai mà biết. Hồi xưa em cứ nghĩ “Như sóng lộc triều nguyên”, bởi vì ông ấy muốn so sánh Đức Mẹ thanh cao tựa như nguồn sóng dâng cao. Em còn nghe nói ngoài miền Trung có con sóng. Người ngoài đó gọi sóng lộc. Bây giờ anh lại nói “Như song lộc”. Chịu, chịu thôi. Anh đi mà hỏi tác giả.
— Duyên dáng Việt Nam quá hen! Vậy mà cũng nói cho được! Ông Hàn Mặc Tử chết từ đời tám hoánh rồi. Làm sao mà hỏi?
Chồng giải thích,
— Nhưng khoan! Mặc dù ông Hàn Mặc Tử đã chết. Nhưng ông ấy có người em ruột. Ông này viết hồi ký về anh mình (1). Trong đó có đoạn giải thích nguyên văn lời thơ huyền bí.
— Really? You are not kidding, right?
— I'm serious… Ông Nguyễn Bá Tín nói ông Hàn Mặc Tử đã từng giải thích với ông ấy, song là nhị, là hai. Nhưng lộc ở đây không phải chữ lộc của nai, nhưng là chữ lộc của hai sao tử vi.
— Serious?
— Yup, I am not kidding. Lộc này là Lộc của hai ngôi sao, sao Lộc Tồn và sao Hóa Lộc. Lộc Tồn là sao Thiên Lộc, lộc của Trời. Hóa Lộc là sao Nhân Lộc, lộc của trần gian. Triều là hướng về. Nguyên là nguyên thủy. Song lộc triều nguyên có nghĩa là từ nguyên thủy, Đức Mẹ đã tràn đầy phúc lộc: phúc lộc trần gian (Hóa Lộc) và phúc lộc thiên đàng (Lộc Tồn).
Chồng hứng khởi,
— Mà đây mới là điểm đặc biệt của lời thơ bí hiểm nè. Vợ biết chi không? “Song lộc triều nguyên” chính là câu kinh “hội nhập văn hóa” của ông Hàn Mặc Tử.
— Câu kinh “hội nhập văn hóa.” Vụ này tui chưa nghe ai nói đó nghen.
— Em đọc kinh Kính Mừng như thế nào?
— Thì ai mà chẳng đọc, “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc...”
— Well! Nếu thích, vợ có thể đọc kinh Kính Mừng như thế này, “Kính mừng Maria, ‘như song lộc triều nguyên ơn phước cả’”.
— Cái này là ông tướng suy diễn hay là ông Hàn Mặc Tử nói đó?
— Có mà suy diễn. Cái này là ông Nguyễn Bá Tín, ông ấy nói đó. Nói có sách, mách có chứng. Chốc nữa về nhà, tui lấy sách ra cho đọc. Ba mặt một nhời.
Vợ vẫn Tôma, chưa thấy chưa tin,
— Thấy rồi mới tính. Đọc rồi mới tin.
— Đợi đấy! Ván bài rồi sẽ lật ngửa mà!
Dòng xe cộ vẫn tấp nập ngược xuôi. Bên trong xe, dòng thơ kinh quyện với nhạc thánh hóa ra trầm hương bay cao lên tới thiên nhan,
“Như song lộc triều nguyên ơn phước cả”.
Nhạc quyện với thơ sáng tựa trăng rằm dịu dàng buông xuống trần gian ngàn vạn sợi tơ,
“Dâng cao, dâng, thần nhạc sáng hơn trăng”.
Thơ hòa với nhạc dệt nên trường ca bất tận ngợi ca vẻ đẹp của Nữ Vương Thiên đàng,
“Và tổng lãnh thiên thần quỳ lạy Mẹ. Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa”.
Suy Niệm
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả,
Dâng cao thần nhạc sáng hơn trăng.
Thơm tho bay cho tới cõi thiên đàng,
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể,
Và tổng lãnh thiên thần quỳ lạy Mẹ,
Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa,
Hương xông lên, lời ca ngợi xum hòa,
Trí miêu duệ của muôn vị rất thánh,
Ave Maria
(Hàn Mặc Tử, Thánh Nữ Đồng Trinh)
Lời Nguyện
Lạy Nữ Vương Song Lộc Triều Nguyên, Mẹ của Thiên Chúa, cũng là Mẹ của chúng con. Xin Mẹ tiếp tục cầu bầu cho chúng con, những người con của Mẹ còn đang trên con đường hành hương về lại quê Trời của Đức Giêsu, Con của Mẹ.□
Chú thích
(1). Nguyễn Bá Tín, “Hàn Mặc Tử, Anh Tôi.” NXB Văn Nghệ, 1991.
(Trích Quán Nước Đầu Làng: Niềm Tin Việt Nam - Tập 2 sắp xuất bản)
Chuyện VỢ Chuyện CHỒNG: Song Lộc Triều Nguyên
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả,
dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng,
(Thánh Nữ Đồng Trinh, Hàn Mặc Tử).
Chiều Chúa Nhật, tan lễ. Chồng lái xe chở vợ nhập vào dòng xe cộ tấp nập ngược xuôi. Trời tháng Mười Hai, mùa đông Bắc Mỹ rét buốt thịt da.
Cả vợ và chồng bất chợt mệt nhoài. Cả hai cùng yên lặng.
Chồng mở to căng mắt nhìn đèn thắng đỏ chói lòa lòa trên đường. Vợ lơ đãng nhìn hai bên đường. Dòng người tấp nập ngược xuôi. Bất ngờ vợ ôm ngực, ho khan! Chồng nhanh tay bật máy sưởi, quay sang vợ,
— Are you OK?
Vợ vuốt vuốt cần cổ,
— I’m OK. Chắc tại trời lạnh.
Vợ lấy khăn len, quấn tròn che kín cần cổ cao thon thon. Sau một phút bỡ ngỡ với tiếng ho của vợ, chồng lại nhanh nhanh điều khiển vô lăng lăn tròn đều những vòng quay bánh xe.
Bầu không khí trong xe tự nhiên đông lạnh lại. Vợ giơ tay che miệng ngáp. Chồng nặng cay cay mắt, há miệng ngáp theo. Vợ lo âu,
— Anh lái xe được không? Ngáp quá vậy?
Chồng thú tội,
— Buồn ngủ quá! Cái đầu như muốn chịu thua đôi mắt.
— Ừ, em cũng buồn ngủ bạo. Tính nhắm mắt lại mấy lần. Nhưng sợ ông tướng ngồi một mình, ngủ luôn thì mệt.
Chồng nổi máu tếu,
— Vậy sao không kể cho anh nghe chuyện ngày xửa ngày xưa có con mẹ bán dưa đi.
Vợ phì cười,
— Chuyện đó thì nhường cho anh kể.
— Không kể chuyện ngày xưa thì lấy cái CD, mở nhạc nghe đi, please?
— Nhạc đạo hay nhạc đời? Nhạc Disco hay dis-“cậu”?
— Dis nào cũng được. Mở nhạc, hát theo cho vui. Chứ không, cả hai tên dám vừa ngủ vừa lái xe cho coi.
Vợ lấy ra CD, ấn nút dàn máy. Giọng hòa âm bốn bè trường ca Ave Maria nổi lên. Từng lời kinh của Hàn Mặc Tử trộn lẫn với dòng nhạc Hải Linh nhè nhè bay cao vút. Gặp đúng ngay bài nhạc tủ, cHồng Yên lặng lắng nghe. Vợ mở miệng hát nho nhỏ theo: “Như sóng lộc triều nguyên, ơn phước cả”...
Chồng sửa lưng vợ tại chỗ,
— Người đẹp ơi! Không phải “sóng” mà là “song”. “Như song lộc triều nguyên”.
Vợ quê một cục,
— Sao anh biết?
Bị vợ chiếu bí, chồng tỉnh ngủ,
— Tin tui đi người đẹp. Song lộc chứ không phải là sóng đâu.
— Sao anh biết là song? Are you sure?
— Sure! Không tin thì cá này.
— Cá cái gì nè?
— Gì cũng được?
Tưởng vợ sẽ lấn tới. Nhưng không, vợ yên lặng đo lường tình thế. Biết mình tẩy bạt, mặt trên con chin. Trong khi đó đối thủ con xì trên mặt, vợ chọn lựa đình chiến,
— Tạm tin anh đi. Ok! Song lộc triều nguyên.
Chồng kể,
— Hồi xưa ở ca đoàn, tụi anh hay thắc mắc hỏi Sơ ca trưởng, “Sơ ơi! Song lộc triều nguyên nghĩa là gì?” Sơ nói, Sơ không biết.
Chồng nịnh vợ,
— Em thông minh lắm mà, có biết tại sao ông Hàn Mặc Tử lại viết “Như song lộc triều nguyên” hay không?
Vợ nghĩ ngợi,
— Chịu, ai mà biết. Hồi xưa em cứ nghĩ “Như sóng lộc triều nguyên”, bởi vì ông ấy muốn so sánh Đức Mẹ thanh cao tựa như nguồn sóng dâng cao. Em còn nghe nói ngoài miền Trung có con sóng. Người ngoài đó gọi sóng lộc. Bây giờ anh lại nói “Như song lộc”. Chịu, chịu thôi. Anh đi mà hỏi tác giả.
— Duyên dáng Việt Nam quá hen! Vậy mà cũng nói cho được! Ông Hàn Mặc Tử chết từ đời tám hoánh rồi. Làm sao mà hỏi?
Chồng giải thích,
— Nhưng khoan! Mặc dù ông Hàn Mặc Tử đã chết. Nhưng ông ấy có người em ruột. Ông này viết hồi ký về anh mình (1). Trong đó có đoạn giải thích nguyên văn lời thơ huyền bí.
— Really? You are not kidding, right?
— I'm serious… Ông Nguyễn Bá Tín nói ông Hàn Mặc Tử đã từng giải thích với ông ấy, song là nhị, là hai. Nhưng lộc ở đây không phải chữ lộc của nai, nhưng là chữ lộc của hai sao tử vi.
— Serious?
— Yup, I am not kidding. Lộc này là Lộc của hai ngôi sao, sao Lộc Tồn và sao Hóa Lộc. Lộc Tồn là sao Thiên Lộc, lộc của Trời. Hóa Lộc là sao Nhân Lộc, lộc của trần gian. Triều là hướng về. Nguyên là nguyên thủy. Song lộc triều nguyên có nghĩa là từ nguyên thủy, Đức Mẹ đã tràn đầy phúc lộc: phúc lộc trần gian (Hóa Lộc) và phúc lộc thiên đàng (Lộc Tồn).
Chồng hứng khởi,
— Mà đây mới là điểm đặc biệt của lời thơ bí hiểm nè. Vợ biết chi không? “Song lộc triều nguyên” chính là câu kinh “hội nhập văn hóa” của ông Hàn Mặc Tử.
— Câu kinh “hội nhập văn hóa.” Vụ này tui chưa nghe ai nói đó nghen.
— Em đọc kinh Kính Mừng như thế nào?
— Thì ai mà chẳng đọc, “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc...”
— Well! Nếu thích, vợ có thể đọc kinh Kính Mừng như thế này, “Kính mừng Maria, ‘như song lộc triều nguyên ơn phước cả’”.
— Cái này là ông tướng suy diễn hay là ông Hàn Mặc Tử nói đó?
— Có mà suy diễn. Cái này là ông Nguyễn Bá Tín, ông ấy nói đó. Nói có sách, mách có chứng. Chốc nữa về nhà, tui lấy sách ra cho đọc. Ba mặt một nhời.
Vợ vẫn Tôma, chưa thấy chưa tin,
— Thấy rồi mới tính. Đọc rồi mới tin.
— Đợi đấy! Ván bài rồi sẽ lật ngửa mà!
Dòng xe cộ vẫn tấp nập ngược xuôi. Bên trong xe, dòng thơ kinh quyện với nhạc thánh hóa ra trầm hương bay cao lên tới thiên nhan,
“Như song lộc triều nguyên ơn phước cả”.
Nhạc quyện với thơ sáng tựa trăng rằm dịu dàng buông xuống trần gian ngàn vạn sợi tơ,
“Dâng cao, dâng, thần nhạc sáng hơn trăng”.
Thơ hòa với nhạc dệt nên trường ca bất tận ngợi ca vẻ đẹp của Nữ Vương Thiên đàng,
“Và tổng lãnh thiên thần quỳ lạy Mẹ. Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa”.
Suy Niệm
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả,
Dâng cao thần nhạc sáng hơn trăng.
Thơm tho bay cho tới cõi thiên đàng,
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể,
Và tổng lãnh thiên thần quỳ lạy Mẹ,
Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa,
Hương xông lên, lời ca ngợi xum hòa,
Trí miêu duệ của muôn vị rất thánh,
Ave Maria
(Hàn Mặc Tử, Thánh Nữ Đồng Trinh)
Lời Nguyện
Lạy Nữ Vương Song Lộc Triều Nguyên, Mẹ của Thiên Chúa, cũng là Mẹ của chúng con. Xin Mẹ tiếp tục cầu bầu cho chúng con, những người con của Mẹ còn đang trên con đường hành hương về lại quê Trời của Đức Giêsu, Con của Mẹ.□
Chú thích
(1). Nguyễn Bá Tín, “Hàn Mặc Tử, Anh Tôi.” NXB Văn Nghệ, 1991.
(Trích Quán Nước Đầu Làng: Niềm Tin Việt Nam - Tập 2 sắp xuất bản)
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, Chương mười, tiếp theo và hết
Vu Van An
21:44 06/12/2022
Để kết luận
1. Khi kết thúc toàn bộ phân tích dài này, chúng ta thấy rằng chỉ có những yếu tố của Giáo hội theo đúng nghĩa của hạn từ này trong những giáo phái Kitô giáo bất đồng, đặc biệt là trong Giáo hội Chính thống Gréco-Slave (Hylạp-Xlav) và trong Giáo hội Anh giáo; và nhờ các yếu tố này, Giáo hội thấy mình một cách vô hình và tiềm ẩn (virtuellement), trong các gia đình tâm linh được thành lập bên ngoài mình.
Và chỉ trong hai gia đình tâm linh phi Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, mới hiện hữu các yếu tố của Giáo hội theo nghĩa không thích hợp của hạn từ này, - và do đó, không đủ tư cách làm cho Giáo hội hiện diện ở đó một cách tiềm ẩn và vô hình.
Trong tất cả các gia đình tâm linh khác mà chúng ta đã xem xét, điểm chung nào đó mà họ có với Giáo hội quá yếu ớt và mơ hồ, không thể được gọi là yếu tố của Giáo hội. Đến nỗi hiển nhiên người ta cũng không thể nói về sự hiện diện tiềm ẩn và vô hình của Giáo hội trong các gia đình tâm linh đang đề cập.
Mặt khác, chúng ta đừng quên rằng trong thế giới hiện đại có một số lượng đáng kể những con người quá đắm chìm trong những mối lo lắng trần thế đến nỗi không hề quan tâm chi đến bất cứ gia đình tâm linh nào, dù có liên hệ đến họ.
2. Từ tất cả những điều trên, ta có thể kết luận rằng khi người ta cố gắng hiểu chút đỉnh về tính phổ quát của bí tích cứu rỗi là Giáo hội, việc xem xét các gia đình tâm linh đa dạng, dù có tính giáo huấn đến đâu nhờ đóng vai trò bổ khuyết, cũng chỉ cung cấp một sự trợ giúp hết sức thiếu sót, như tôi đã nhấn mạnh ngay từ đầu.
Cần phải hướng mắt về một điều khác. Quả thực, tôi có một quan điểm về chủ đề này, nhưng nó thuộc về một lĩnh vực không phải của tôi, đáng lẽ là việc của một nhà thần học được trang bị đầy đủ để đánh giá một cách dứt khoát xem nó có giá trị gì. Tuy thế, vì tin rằng nó có cơ sở tốt, nên tôi sẽ đề xuất nó ở đây. Nhưng cần hiểu rõ rằng tôi chỉ đề xuất nó một cách phỏng đoán, - ngay cả khi tôi không thể phát biểu một cách rào trước đón sau cần thiết.
Yếu tố Hoàn toàn Căn bản và Phổ quát của Giáo hội
1. Chúng ta phải khám phá ra yếu tố hoàn toàn căn bản và phổ quát của Giáo hội. Phải tìm nó ở đâu? Theo tôi, trong chính con người như họ bước vào thế giới. Tôi nghĩ rằng yếu tố nguyên thủy và căn bản của Giáo hội, và hiện hữu ở khắp mọi nơi trên trái đất, - chính là mỗi con người mang nó trong mình, theo nghĩa do bản chất tự nhiên, họ khao khát được biết Nguyên nhân của hữu thể, cũng như một trạng thái triển nở hạnh phúc của hữu thể họ, và theo nghĩa, bị tổn thương ngay trong bản chất của họ bởi tội lỗi của Ađam{54}, đến mức trong hành động tự do đầu tiên của họ, họ không thể chọn điều tốt (và do đó, tình yêu tự nhiên yêu thương trên hết mọi sự chính Sự Thiện tồn hữu) vì không có ân sủng naturam sanans [chữa lành bản nhiên], - đồng thời, nếu họ không tự đánh mất ân sủng đã được ban cho lúc ban đầu, họ cũng có một sự khao khát đối với Thiên Chúa, vốn cùng một lúc là đặc điểm của bản tính tự nhiên và của ân sủng (của ân sủng, nói cách khác "vượt quá mọi bản chất tạo dựng"){55}.
Và, ngay cả khi họ đánh mất ân sủng, họ cũng vẫn có ước muốn cứu hữu thể của họ, một hữu thể vốn cùng bản thể với họ, bởi vì hữu thể họ vốn bị thương (họ không biết điều đó, nhưng họ trải nghiệm nó từ khi ra khỏi tuổi thơ ấu qua đau khổ và đau lòng){56}. Chính mong muốn cứu hữu thể của họ và được hỗ trợ bằng tất cả các phương tiện cần thiết cho việc này, dù chúng có thể không được biết đến, đã, bằng hành động trong cõi siêu thức của tinh thần, làm cho mỗi con người trở thành một yếu tố của Giáo hội theo đúng nghĩa của hạn từ này, và chính qua ước muốn này, - voto, non re (tôi muốn nói "thực sự, nhưng chỉ trong ước muốn chứ không phải trong thực hành"), - mà toàn thể Giáo hội hiện diện một cách tiềm ẩn, - tiềm ẩn và vô hình trong mỗi người chưa được Tin mừng đến với, và bởi sự kiện duy nhất họ là những con người được sinh ra sau cuộc sa ngã.
2. Các triết gia nói với chúng ta rằng người được yêu là ở trong người yêu, người được ước muốn ở trong người ước muốn. Nhưng áp dụng vào vấn đề chúng ta đang bận tâm, câu châm ngôn này mang một ý nghĩa có tầm quan trọng và sâu sắc phi thường.
Thật vậy, một mặt, đối với chủ thể ước muốn, chúng ta đương đầu với một ước muốn bắt nguồn từ hữu thể, do đó, vô cùng căn bản hơn tất cả những ham muốn thông thường có thể xuất hiện trong linh hồn. Bao lâu con người còn hiện hữu, ham muốn này còn làm họ áy náy không yên; nó hữu thức nơi những người trong chúng ta có ý thức tôn giáo, siêu thức nơi mọi người.
Mặt khác, liên quan đến hạn từ ước muốn, điều quan trọng là phải phân biệt hai trường hợp rất khác nhau. Nếu nói đến đối tượng của ước muốn chỉ hiểu như đối tượng của ước muốn, thì chính từ ước muốn mà nó tìm được nguồn gốc hữu thể của nó trong tâm hồn của người ước muốn; người được ước muốn ở trong người ước muốn, nhưng nó chỉ ở đó một cách lý tưởng, giống như một cuộc hành trình mà tôi mong muốn thực hiện. Ngược lại, nếu điều là đối tượng của ước muốn cũng là, - bất kể người ước muốn biết hay không biết, - một vật sở hữu sự hiện hữu riêng của chính nó bên ngoài chủ thể ước muốn, thì lúc đó, ước muốn đang bàn là một hữu thể thực sự trong thế giới; hữu thể này, do ước muốn, trở thành hiện diện một cách tiềm ẩn trong người ước muốn, và trong tư cách như thế, tự thấy mình nội tại một cách tiềm ẩn và vô hình trong cuộc sống của người này.
Giả sử một người phụ nữ hiện hữu đâu đó trên thế giới nhưng đối với người đàn ông nào đó là người bạn đồng hành hoàn hảo duy nhất có thể có, có thể nói, được làm đúng theo yêu cầu của chàng, người đàn bà này, người mà chàng không hay biết, hiện hữu một cách tiềm ẩn trong chàng bởi ước muốn bổ sung nhân bản luôn ở trong chàng. Nàng nội tại một cách mầu nhiệm trong cuộc đời chàng. Chính nàng được chàng yêu qua mọi người đàn bà mà chàng sẽ có thể yêu. Và rất có thể một ngày nào đó chàng sẽ gặp nàng...
3. Vâng! Giáo hội của Chúa Kitô hiện hữu, Giáo hội ở đó, hữu hình trên trái đất, và có thật một cách tột bậc, cùng với tất cả các phương tiện cứu rỗi được Giáo hội mang theo. Người "sinh ra trong rừng" hoặc trong một bộ lạc nguyên thủy nào đó không biết Giáo Hội; nhưng do ước muốn cứu hữu thể của mình, và nhận được sự trợ giúp của tất cả các phương tiện cần thiết cho việc này, vốn ở trong con người đang được đề cập, Giáo hội thực sự hiện hữu này hiện diện toàn vẹn một cách tiềm ẩn trong họ, nội tại một cách tiềm ẩn và vô hình trong cuộc sống của họ.
Giáo Hội lôi cuốn họ vào thực tại của mình mà họ không hay biết. Và khi theo đuổi ước muốn cứu lấy hữu thể mình, một ước muốn vốn có trong họ, - nói cách khác, ước muốn họ dành cho Giáo Hội tuy không biết Giáo Hội, - họ sẽ có, ở trong đời, ngay cả khi họ là một kẻ tội lỗi, và ở trong những lựa chọn mà họ sẽ thực hiện, nhiều dịp để tuân theo những linh hứng đến từ bên trên, để tận dụng tốt hơn những điều tốt lành có trong gia đình tôn giáo của họ nếu họ có tôn giáo này, để được các thiên thần hướng dẫn trên nẻo đường của họ, và để cởi mở đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng, cách này hay cách khác, được cung cấp cho mỗi người, và không ai bị khước từ ngoại trừ do lỗi của chính mình. (Và có lẽ một ngày nào đó họ sẽ gặp được Giáo hội đích thực này; và có lẽ họ sẽ nhìn nhận Giáo Hội).
Đây là cách tôi quan niệm rằng chính con người là yếu tố căn bản nhất và phổ quát nhất của Giáo hội, ở bất cứ vùng nào trên trái đất mà họ hiện hữu và bất cứ sự trợ giúp bổ sung nào mà họ có thể nhận được từ một gia đình tôn giáo – Kitô giáo bất đồng hay không theo Kitô giáo - trong đó họ đã được sinh ra và có thể đã được nuôi dưỡng.
Như vậy, do chính sự kiện họ là một con người đến trong thế giới sau cuộc Sa Ngã, mọi hữu thể nhân bản đều có khả năng tham dự cách nào đó vào bí tích cứu độ phổ quát là Giáo hội; người ấy có thể lãnh nhận và được kêu gọi để đón nhận các hiệu quả của dấu chỉ phổ quát và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại. Họ đều đã là một đứa con của Giáo hội một cách mầu nhiệm.
4. Và đây cũng là cách tôi hiểu bản văn thần học phong phú đáng ngưỡng mộ về tư tưởng từng nuôi dưỡng các suy tư của tôi, một triết gia già, trong khi đang làm việc cho phần này, - nhưng với điều kiện đi xa hơn việc xem xét các gia đình tâm linh đa dạng khi người ta sử dụng khái niệm "yếu tố của Giáo hội":
Cha M. V. Leroy viết {57}: “như trong nội tâm của sự hiệp thông hữu hình của Giáo Hội, có một sự khác biệt rất đặc trưng về sự sáp nhập giữa người công chính và kẻ tội lỗi thế nào, thì, vượt quá giới hạn hữu hình của mình, cũng có một lãnh vực mênh mông, trong đó chính [...] Giáo hội thánh thiện của Chúa Giêsu và của các tông đồ, Giáo Hội Công Giáo duy nhất và độc nhất, tự thể hiện, nội tại trong các hiệp thông Kitô giáo đa dạng (và xa hơn nữa, nội tại trong các nhóm tôn giáo khác và trong toàn thể gia đình nhân loại), tùy theo mức hiện diện và hành động trong họ của 'các yếu tố của Giáo hội.' đến nỗi, những người chính thức không phải là người Công Giáo, nhưng là Chính thống giáo, Cải cách, v.v., vẫn đã là con cái của Giáo Hội, đã được sáp nhập vào Giáo Hội, dĩ nhiên, một cách vẫn chưa hoàn tất và do đó không hoàn hảo, nhưng năng động, cởi mở, đòi hỏi bản thân phải đi xa hơn và có thành tích, và, đối với những người tốt hơn trong số họ, phải đích thân có tính cứu rỗi, 'thiêng liêng', mặc dù không hoàn hảo về 'tính thể xác' (corporelle). Sự hiện diện này, sự nội tại này của Giáo Hội Công Giáo (- Rôma!) trong các 'Giáo hội' khác, việc thuộc về một Đoàn độc nhất gồm mọi tín hữu của Chúa Giêsu (và xa hơn nữa, gồm tất cả những người đã nhận được trong lòng họ ân sủng và lựa chọn Thiên Chúa và Vương quốc của Người) không nên bị giải thích một cách biếm họa bằng các hạn từ sở hữu: đây không phải là việc đòi hỏi quyền lực, mà là việc thừa nhận một hồng phúc. Chỉ những ai, vì bị lôi cuốn bởi tính nhị nguyên của Phong trào Cải cách giữa Giáo Hội (hay các Giáo Hội) hữu hình và Giáo Hội vô hình, nên nghi ngờ, một cách theo bản năng, Giáo hội Rôma là đế quốc và toàn trị, mới ngỡ ngàng về việc này". "Như thế, Giáo hội "(tác giả kết luận bằng trích dẫn này của Charles Journet){58}, "Giáo hội của Chúa Kitô, được giao phó cho Thánh Phêrô, vừa trong trắng hơn vừa rộng lớn hơn những gì chúng ta biết. Trong trắng hơn, vì Giáo Hội chắc chắn không phải là không có những kẻ tội lỗi, nhưng không có tội lỗi, và vì những hành động xấu xa của các thành viên của Giáo Hội không làm vấy bẩn Giáo Hội. Rộng lớn hơn, vì Giáo Hội tập hợp lại xung quanh mình tất cả những gì được cứu rỗi trên thế giới. Giáo Hội biết rằng từ tận cùng không gian và thời gian, hàng triệu con người mà sự ngu dốt không cưỡng được đã ngăn cản họ biết Giáo Hội, vì sống giữa các sai lầm, nhưng không bác bỏ ân sủng của đức tin sống động, những người này quả gắn bó với Giáo Hội qua ước muốn, theo cách khởi đầu và tiềm ẩn".
Một phương thức ba chiều kích
1. Nếu người ta chịu cố gắng nhìn thoáng qua một chút việc Con Chiên, Đấng tẩy trừ tội lỗi của thế gian, đã muốn Nàng Dâu của Người liên kết đến mức nào với công trình của Người và cùng Người thực hiện các công việc cứu rỗi, không những đối với những người thuộc về mình một cách hữu hình, mà còn đối với tất cả mọi người khác, đối với tôi, dường như cần phải kết hợp ba cân nhắc, hoặc ba phương thức khác nhau lại với nhau.
Trước hết, Giáo hội, - Giáo hội hữu hình, - là nơi cứu rỗi: tất cả những người được cứu rỗi đều ở trong Giáo hội một cách hữu hình hay vô hình. Đó là điều mà tôi đã nói trong phần thứ hai của chương này.
Thứ hai, Giáo hội, - Giáo hội hữu hình, - là bí tích cứu rỗi phổ quát, và chính Giáo hội hiện diện, không những nơi các chi thể của mình một cách thực sự và hữu hình, mà còn, một cách tiềm ẩn và vô hình, nơi tất cả những con người khác, chỉ bởi sự kiện duy nhất này là họ là những con người đến thế giới sau tội lỗi của Ađam, và, với danh hiệu này, hoàn toàn là những yếu tố căn bản và phổ quát của Giáo hội. Đó là điều được tôi nói tới trong phần thứ ba của chương này.
Bây giờ cần phải thêm một cách xem xét thứ ba hoặc một phương thức thứ ba. Giáo hội trả giá cho sự cứu rỗi của loài người, và theo nghĩa này, Giáo hội là nguyên nhân hoặc tác nhân của sự cứu rỗi, - không những cho những ai thuộc về mình một cách hữu hình, mà còn cho loài người trên khắp trái đất, - theo nghĩa Giáo hội tận hiến cho việc đồng cứu chuộc bằng tình yêu và đau khổ qua đó Chúa Kitô muốn kết hợp với chính Người, ngay trong lễ hy sinh cứu chuộc của Người hoàn thành một lần và mãi mãi trên Thập giá, tất cả những ai đã nhận được ân sủng của Người{59}. Như Đức Piô XII đã nói trong thông điệp Mystici Corporis, Chúa Kitô "đòi hỏi sự giúp đỡ của các chi thể của Người", chắc chắn không bằng cách bổ sung, nhưng bằng cách tham gia, để cuộc Khổ nạn của Người có thể sinh hoa trái trên đất.
Ở đây, vấn đề không còn là về phương tiện cứu rỗi nữa, mà là về chính sự cứu rỗi và về những ân phúc từ trên cao cần nhận được cho con người, bằng cách băng qua trái tim của Thiên Chúa, đức công bằng và lòng thương xót của Người, và trong việc chia sẻ tình yêu và những đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập giá để có thể áp dụng Máu Thánh của Chúa Cứu Thế và các công phúc vô hạn của nó cho vô số nhân loại, mọi thời đại.
2. Liên quan đến một mầu nhiệm như vậy, tôi nghĩ cần phải đưa ra một phân biệt. Một mặt, mỗi linh hồn trong tình trạng ân sủng được kêu gọi đến với nó vì lợi ích bản thân của họ, theo mức thánh thiện của họ. Có những vị thánh ẩn dật, hiến tế trong lời cầu nguyện, những vị mà mọi người đều cậy nhờ vào. Há Cha Tauler đã không nói rằng chỉ một hành động yêu thương thuần túy cũng đã hữu hiệu hơn tất cả mọi công trình khác đó sao? Về những người mà ngài gọi là "những người bạn thực sự của Chúa", ngài cũng nói rằng "chỉ nguyên sự hiện hữu của họ, chỉ nguyên sự kiện họ hiện hữu, đã là một điều gì đó quý giá hơn và hữu ích hơn tất cả các hoạt động của thế giới"{60}.
Nhưng mặt khác, một điều còn quan trọng hơn: đó là việc đồng cứu chuộc được chính ngôi vị của Giáo hội trong trạng thái lữ hành đang theo đuổi ở dưới thế này, và tất cả các thành viên của Giáo hội được bao gồm vào đó, bất kể họ có thể bất toàn ra sao, bất kể họ có thể phải trỗi dậy đi trỗi dậy lại sau những lần sa ngã, - do sự kiện việc họ thuộc về ngôi vị của Giáo hội mang phần nào bản thân họ vào nỗi thống khổ đồng cứu chuộc vĩ đại mà Giáo hội phải chịu đựng ở đây trên trái đất cho đến tận thế. Và công trình đồng cứu chuộc này do ngôi vị của Giáo Hội thực hiện trên thế gian này cũng đi xa như công trình cứu chuộc của Chúa Kitô: nó bao trùm khắp trái đất và kêu gọi ân sủng xuống trên mọi người. Và hiển nhiên, nó mang trong mình tất cả những gì mà những người tốt nhất trong số các thành viên của Giáo Hội hoàn thành trong cùng trật đồng cứu chuộc theo mức thánh thiện của bản thân họ.
Ngoài ra, chúng ta hãy lưu ý rằng dù họ không thuộc về Giáo hội một cách hữu hình, tất cả những người có ân sủng, trong số các Kitô hữu bất đồng hoặc những người không phải là Kitô hữu, cũng đều được ngôi vị của Giáo hội mang theo trong công trình đồng cứu chuộc của mình. Vì do sự kiện duy nhất họ là những con người đến thế gian sau tội lỗi của Ađam, ngôi vị của Giáo hội hiện diện một cách tiềm ẩn và vô hình trong họ; và do sự kiện duy nhất họ có ân sủng, ngôi vị của Giáo hội lôi kéo họ đến với mình và đến với điều mà Giáo hội đã đạt được, mà chính họ không biết. Nhưng lúc đó, Giáo Hội lôi kéo họ cùng một lúc, mà họ không hề hay biết, từ gia đình tâm linh, bất đồng hoặc phi Kitô giáo của họ, vốn không được hòa nhập vào ngôi vị của Giáo hội; và chính với tư cách là thành phần một cách tiềm ẩn và vô hình của Giáo Hội được ủy thác cho Thánh Phêrô được chính họ không hay biết mà họ tham gia vào công trình đồng cứu chuộc được nhân vị của Giáo hội hoàn thành. Trong khi, cùng một lúc, miễn là nơi họ có sự thánh thiện bản thân, họ làm chứng cho những con đường mà gia đình tâm linh mà họ thuộc về một cách hữu hình cởi mở đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.
3. Đối với tôi, chính nhờ việc kết hợp ba sự cân nhắc hay ba phương thức đề cập ở trên, mà dường như người ta có thể thoáng thấy rõ nhất sự hiệp nhất của Giáo hội hữu hình mở rộng một cách vô hình ra sao cho toàn thể nhân loại.
________________________________________
Ghi Chú
{1} Công thức "Không có sự cứu rỗi bên ngoài Giáo hội" là một cách viết tắt bằng ngôn ngữ đương thời một tuyên bố của Công đồng Florence (1438-1445), Denz.-Schö số 1351: " Firmiter credit, profitetur et praedicat, nullos intra catholicam Ecclesiam non exsistentes, non solum paganos, sed nec Judaeos aut haereticos atque schismaticos, aeternae vitae fieri posse participes." [Giáo Hội tin một cách chắc chắn, tuyên xưng và giảng dạy rằng không ai trong những người ở ngoài Giáo Hội Công Giáo, không những người ngoại giáo, mà cả người Do Thái lẫn người lạc giáo và ly giáo có thể trở thành những người tham dự sự sống đời đời]. Điều quan trọng ở đây là chính tuyên bố, chứ không phải cách trong đó người ta hiểu nó ở thời đại đó. Trên thực tế, chính các Giáo phụ của Công đồng Florence đã hiểu điều đó, - theo suy nghĩ của thời đại, và không hề ý thức về sự mơ hồ của nó, - về một thứ thuộc về Giáo hội một cách hữu hình, điều này dường như hiển nhiên đối với tôi. Chỉ có điều là chính lời tuyên bố không hề nói rõ điều đó.
Chính với thời gian, sự mơ hồ đang được đề cập mới xuất hiện, và đồng thời, cả ý nghĩa đích thực mà lời tuyên bố phải được hiểu. Do đó, đã có sự thay đổi, không còn liên quan đến chính lời tuyên bố, mà liên quan đến cách những người phát biểu nó hiểu nó. Chính lời tuyên bố là đúng một cách không thể sai lầm (miễn là nó được hiểu đúng). Ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần là một điều từ trên cao, nó dựa trên những điều không thể sai lầm cần được tuyên bố, chứ không dựa trên não trạng bản thân của những người tuyên bố chúng.
{2} Tôi xin lỗi vì những phát biểu tóm tắt này dưới góc nhìn của các chuyên gia bác học, những người mà tôi đã bỏ không xem xét tỉ mỉ. Nhưng há tôi đã không cảnh cáo trong lời nói đầu rằng cuốn sách này được viết bởi một kẻ ngu dốt dành cho những kẻ ngu dốt như chính mình đó sao?
{3} Mikaël Penn, Les Hommes en jaune, Paris, Calmann-Lévy, 1967, tr. 60.
{4} "Bà La Môn giáo là tôn giáo đa số của Ấn Độ. Ngày nay, nó bao gồm hơn ba trăm triệu tín đồ. Đối với nhà sử học, nó bắt đầu với những bản văn được viết bằng tiếng Sanskrit cổ có tên là Véda: theo đó, danh xưng đạo Phệ đà [Védisme] là dành riêng cho Bà La Môn giáo cổ đại, trong khi người ta gọi Ấn Độ giáo là giai đoạn hậu Phệ đà trong diễn trình tiến hóa của nó. " (Olivier Lacombe, "Le Brahmanisme," trong tác phẩm tập thể La Mystique et les Mystiques, Paris, Desclée De Brouwer, 1965, trang 731.)
Điều này cũng được lưu ý rõ, tôi sẽ sử dụng ở đây một cách không khác nhau các hạn từ "Bà La Môn giáo" hoặc "Ấn Độ giáo".
{5} Dù tôn giáo này có thể bị pha trộn như trong Hồi giáo bởi một nhà tiên tri đáng tranh cãi.
{6} Xem cuốn sách của tôi Quatre Essais sur l'Esprit dans sa condition charnelle, Ấn bản mới sửa đổi và viết thêm, Paris, Alsatia, 1956, tr. 134.
{7} Xem cuốn sách của tôi Les Degrés du Savoir, Ch. VI. (trong đó, nó được chứng minh rằng một kinh nghiệm huyền nhiệm sâu xa về Thiên Chúa chỉ có thể là siêu nhiên. Còn về kinh nghiệm huyền nhiệm tự nhiên như kinh nghiệm về hữu thể của bản ngã, ý niệm này chỉ đến với tôi sau này; ấn bản đầu tiên của cuốn Quatre Essais ra đời năm 1939, cuốn Les Degrés du Savoir ra đời năm 1932.).
{8} Xem Quatre Essais, trang 148-149.
{9} Xem sđd., tr. 150-151.
{10} "Do ngay sự kiện trải nghiệm chúng ta đang thảo luận là một trải nghiệm (tiêu cực) có tính hiện sinh thuần túy và do sự kiện hiện hữu có tính siêu việt và đa giá, và chỉ bị giới hạn bởi yếu tính tiếp nhận nó, và chính ở đây người ta không biết gì về nó, có thể hiểu được rằng trải nghiệm tiêu cực này, khi đạt tới hữu thể (esse) có tính bản thể của linh hồn, đồng thời phải đạt tới cả sự hiện hữu riêng này của linh hồn, sự hiện hữu trong sự viên mãn siêu hình của nó, lẫn các nguồn gốc của hiện hữu, theo nghĩa sự hiện hữu của linh hồn, hiểu một cách cụ thể và ở mức độ nó được sử dụng để hiện thực hóa cả extra nihil (ngoài hư vô?), là một điều gì đó phát xuất từ và tràn ngập bởi một luồng mà từ đó nó đạt tới tổng thể của nó. Luồng này chắc chắn không được trải nghiệm trong chính nó, mà đúng hơn chỉ trải nghiệm hiệu quả nó tạo ra, và chính nó trong và nhờ hiệu quả này. Đây là lý do tại sao trải nghiệm đang bàn đáp ứng tốt mong muốn của mọi sự vật được nối kết trở lại với các nguồn gốc và nguyên lý hữu thể của nó, nối kết một cách nào đó và bao lâu điều này khả hữu trong trật tự tự nhiên. Chính các nguồn gốc của hữu thể trong linh hồn họ được con người đạt tới như thế nhờ vào những kỹ thuật mà nhờ đó tự nhiên tìm đường trở lại với tinh thần ở phía bên kia của chính nó và một cách nào rời xa bản chất siêu hình của riêng nó. Do đó, kinh nghiệm của người Ấn giáo dường như là một trải nghiệm huyền nhiệm trong trật tự tự nhiên, một trải nghiệm được hưởng thể tuyệt đối, thể tuyệt đối vốn là hữu thể có tính bản thể của linh hồn và, trong đó và thông qua nó, của thể tuyệt đối thần linh (như nguyên nhân của hữu thể, chứ không như việc Người tự hiến mình làm đối tượng cho thụ hưởng)" (Quatre Essais, trang 153-154).
{11} Về bhakti, xem Quatre Essais, trang 162-163. - Đối với bhakti, và Ramanoudja, "nẻo đường bổ ích tuyệt vời nhất là đường lối hiểu biết tình yêu thương gắn bó với Thiên Chúa như ngôi vị và tương quan với ân sủng." Olivier Lacombe, L'absolu selon le Védânta, trang 5-6.
{12} Về siêu hình học này, đặc biệt xem sách của Olivier Lacombe, L'absolu selon le Védânta, les notions de Brahman et d'Atman dans le système de Çankara et Râmânoudja, Paris, Guethner, 1937; và René Grousset, Les Philosophies indiennes, Paris, 1931.
{13} "Phật giáo có phải là một tôn giáo không? Theo nghĩa từ nguyên của hạn từ này, có: res-ligiosa, 'điều-ràng buộc'; các người tin bị ràng buộc bởi những niềm tin tương tự. Nhưng theo nghĩa hiện tại của hạn từ, Phật giáo Chính thống Theravada, vì phủ nhận linh hồn và Thượng đế, nên không phải là một tôn giáo... " Mikaël Penn, Les Hommes en jaune, Paris, Calmann-Lévy, 1967, trang 19.
"Phật giáo, trong yếu tính là vô thần, và quần chúng tín đồ mong đợi nơi Đức Phật tất cả những gì người ta thường hy vọng nơi Thượng đế (...). Nhiều và hoàn toàn đến nỗi người ta tự tin dứt khoát rằng mình buộc phải giữ cả hai mệnh đề mâu thuẫn nhau: ‘Phật giáo không phải là một tôn giáo, nhưng là một triết học.' - 'Không có tư tưởng nào có tính tôn giáo sâu sắc hơn giáo lý của Đức Phật.'" Và một lần nữa: "Thuyết vô thần. Theo tôi, thực sự là như vậy, nếu người ta muốn giữ cho hạn từ 'Thiên Chúa' ý nghĩa chặt chẽ của nó là Hữu Thể tuyệt đối siêu việt, một phán đoán cần ghi nhớ khi đề cập tới văn chương tôn giáo của Tiểu thừa (Hînayàna). Phật giáo Đại thừa (Mahâyâna) có nói ngược lại hình thức vô thần này hay không? (...) Yếu tính thuần túy của tính phật [bouddhéité), Tathatâ, thừa nhận sự đa dạng của chư Phật vốn phát biểu ra nó và tự đồng nhất với nó (...) Vậy đây là điều Đại thừa gặp Tiểu thừa trong một quan niệm đa nguyên về Chúng sinh, những hữu thể, vốn tử sinh, đã trở nên bất khả hủy diệt; những người được như vậy nhờ công lao của họ, bởi việc làm của họ... " Cha Taymans d'Eypernon, Les paradoxes du Bouddhisme, Paris, Desclée De Brouwer, 1947, trang 239-240, 245-246, 248.
{14} Xem Mikaël Penn, Đã dẫn, tr. 168.
{15} Đã dẫn, tr. 309; xem. trang 295-324. - "Thiền là gì?" Tiến sĩ D. T. Suzuki viết. "Đó là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất; ý tôi là trả lời làm hài lòng người hỏi; vì Thiền thậm chí chống lại nỗ lực muốn có bất cứ loại định nghĩa hoặc mô tả nào về nó. Cách tốt nhất để hiểu nó rõ ràng là phải nghiên cứu nó và thực hành nó ít nhất vài năm trong Thiền Đường.(...) Trong chính bản chất của nó, Thiền thoát khỏi mọi định nghĩa và giải thích; nói cách khác, nó không bao giờ có thể được chuyển đổi thành ý tưởng hoặc được mô tả bằng các thuật ngữ hợp luận lý." Essais sur le Bouddhisme Zen, Paris, éd. Adrien Maisonneuve, 1944, 4 quyển, II, tr. 65.
Liệu một triết gia hơi chán chường có ngạc nhiên rằng sự khôn tả của Thiền đã không ngăn cản Tiến sĩ Suzuki viết rất nhiều bộ sách uyên bác về nó không?
{16} "Đây có ý nói đến việc ngăn cản người nhập môn mọi nghiên cứu có tính thuần lý, và nhờ điều này, Thiền nằm trong truyền thống đích thực của Phật giáo." Mikaël Perrin, Đã dẫn tr. 295. Xem Suzuki, Đã dẫn, tr. 89: "Chừng nào các bậc thầy hài lòng với các phủ định, các phủ nhận, các mâu thuẫn hay nghịch lý, thì nhiệm vụ suy lý trí thức không hoàn toàn bị xóa bỏ trong chúng. Tất nhiên, Thiền không chống lại suy lý, vì suy lý là một trong các chức năng của tinh thần. Nhưng nó đi theo một con đường rất khác (...) Đối với các bậc thầy của Thiền, ngôn ngữ chỉ là một loại tiếng kêu hoặc cảm thán trực tiếp phát sinh từ kinh nghiệm tâm linh nội tâm của họ" (tr. 99).
Về Thiền, hãy xem thêm những gì Arthur Koestler viết về nó trong cuốn sách The Lotus and the Robot, New York, The Macmillan Company, 1961. - Không ngạc nhiên khi trong một số thế kỷ (cho đến cuối thế kỷ thứ 7) ở Nhật Bản vốn có một nghệ thuật Thiền đáng ngưỡng mộ. Một sự bừng nở tự phát của sự phi lý thuần túy có thể mở cửa cho chất thơ ẩn khuất trong siêu ý thức của tinh thần. Nhưng khi tính tự phát thuần túy tự nó trở thành đối tượng của một kỷ luật mong muốn đạt được nó bằng tính tự động, thì thơ sẽ biến mất (Xem Koestler, trang 264).
{17} Đó là điều được Công đồng gợi ý khi nó nói rằng người Hồi giáo, "tuyên xưng giữ vững đức tin của Ápraham, cùng với chúng ta tôn thờ Thiên Chúa duy nhất và nhân từ..." (Lumen gentium, số 16). Đức tin của Ápraham chắc chắn là một đức tin siêu nhiên.
Tuy nhiên, có cần phải lưu ý rằng bao lâu người ta được phép phán xét những điều như vậy, thì đức tin của người Hồi giáo (ngoại trừ nơi những người Sûfis vĩ đại) dường như đi về phía chứng từ liên quan đến Thiên Chúa, tới enuntiabile [điều có thể phát biểu], hơn là tới chính res [vật thể], tới chính chiều sâu siêu phàm của Hữu Thể thần linh.
{18} Louis Gardet, L'Islam, Religion et Communauté, Paris, Desclée De Brouwer, 1967, tr. 71 và tiếp theo. - Về các nghĩa mở rộng cụ thể của các hạn từ "tôn giáo" và "đức tin" trong Hồi giáo, x. sđd., tr. 29-38.
{19} Xem Louis Gardet, sđd., tr. 55. Cũng nên xem các trang 64 và 232.
{20} Xem Louis Massignon, Al Hallaj, martyr mystique de l'Islam, Paris, Guethner, 1922; đang trong diễn trình tái bản. - Về phái Hồi giáo Sufi xem Louis Gardet, sđd., trang 229-242.
{21} Xem cuốn sách tuyệt đẹp của Henri Hartung, Ces Princes du Management, Paris, Fayard, 1970.
{22} Khi bàn tới chủ nghĩa vô thần trong các tác phẩm khác (Raison et Raisons, các chương VI và VII; và La Signification de l'athéisme contemporain), tôi đã đưa ra phân biệt mà tôi tin là có cơ sở, nhưng bây giờ tôi nghĩ mình đã phát biểu sai, giữa điều tôi gọi một bên là "chủ nghĩa vô thần giả" và bên kia là "chủ nghĩa vô thần tuyệt đối" hay "chủ nghĩa vô thần thực sự". Trong trường hợp đầu, có lẽ cần phải nói rằng chủ nghĩa vô thần do xác tín của tinh thần (nó không hề là vô thần giả tạo, mà là vô thần đích thực); và, trong trường hợp sau, chủ nghĩa vô thần do lựa chọn của trái tim. Ở đây, chúng ta không bàn tới loại chủ nghĩa vô thần thứ hai.
{23} Về điểm này, xin xem tiểu luận của tôi "La dialectique immanente du premier acte de liberté," trong Raison et Raisons, tuyển tập các bài báo của một thời kỳ trước đó, Lời nói đầu của Charles Journet, Fribourg, Egloff, và Paris, L. U. F., 1947. Khi tôi viết tiểu luận này, tôi vẫn chưa khai thông khái niệm siêu thức, vì vậy bài tiểu luận đòi hỏi phải được hoàn thiện và sửa chữa về mặt này. Trong hai cuốn sách khác (L’Intuition créatrice dans l’art et dans la poésie [Trực giác sáng tạo trong nghệ thuật và thi ca] và De la grace et de l’humanité de Jésus [Về ân sủng và nhân tính của Chúa Giêsu]), tôi đã nhấn mạnh về tầm quan trọng yếu tính của tính siêu ý thức của tinh thần, loại vô thức này, không giống như vô thức của Freud, không ở dưới nhưng ở trên tư tưởng hữu thức.
{24} Người ta sẽ tìm thấy trong Raison et Raisons (trang 146-157) một cuộc thảo luận đầy đủ hơn về chủ đề này. Có ai muốn một thí dụ trong một lãnh vực hoàn toàn khác không? "Newman từ lâu đã từ bỏ việc 'lựa chọn con đường của mình' và bằng lòng khi được dẫn dắt bởi ánh sáng thần linh" - và trong cõi siêu thức của tinh thần đã có niềm tin mặc nhiên vào Giáo hội - "và Giáo hội Rôma từ lâu đối với ông vẫn dường như ‘cấu kết với Kitô giả’. Có nhiều điều trong trái tim của một con người hơn là trong triết học của ông và trong cả thần học của ông nữa" (Charles Journet, L’Église du Verbe Incarné [Giáo hội của Ngôi Lời Nhập thể], trang 39-40).
{25} Xem thêm các trang 104-106.
{26} " Chính Chúa Kitô làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái” (Êphêsô 4:15-16).
{27} Về toàn bộ vấn đề linh hồn của Giáo hội này, để đơn giản hóa mọi sự, tôi sử dụng một ngôn ngữ khác với Đức Hồng Y Journet, nhưng vẫn theo suy nghĩ của ngài và, tôi hy vọng, tóm tắt nó một cách trung thực. Để có được một sự soi sáng đầy đủ và chi tiết về thần học, tôi đề nghị độc giả xem các phân tích cực kỳ đào sâu của Cuốn II tác phẩm L'Église du Verbe Incarné (Chương VI, Phần I).
Tuy nhiên, có một điểm trên đó tôi có một lập trường hơi khác. Đối với những người không phải là Kitô hữu, sau khi nhận được ân sủng của Chúa Kitô, thuộc về Giáo hội một cách vô hình, có cần phải nghĩ, - đây không phải là ý kiến của tôi, - rằng ân sủng nhận được không làm cho họ tham dự, bất cứ cách nào, vào sứ mệnh đồng cứu chuộc của Giáo hội không? (Xem sđd, II, trang 236: văn bản được hoàn chỉnh và có sắc thái nhờ các nhận xét ở trang 406 mà tôi chỉ có thể đồng ý hoàn toàn).
Mặt khác, tôi không nghĩ có lý do để tìm kiếm các khác biệt về mức độ ít nhiều hoàn hảo hoặc không hoàn hảo của việc thuộc về một cách vô hình này. Tất cả mọi người trước mặt Thiên Chúa, đều có ân sủng của Chúa Kitô ít nhiều cao cả và dồi dào (và đây là điều quan trọng đối với sự cứu rỗi của họ), cũng như, trong cõi siêu thức của tinh thần, họ có ánh sáng đức tin, ít nhất là đối với những dữ kiện thiết yếu được Thánh Phaolô đề cập. Và cũng tương tự như thế, nơi mọi người, phương thức không hoàn hảo, theo đó ân sủng của Chúa Kitô, dù ở một mức độ cao nhất mà người này hay người nọ có thể có, chỉ hiện diện nơi họ trong tương quan với điều mà ân sủng của Chúa Kitô đòi hỏi chính nó về việc thuộc về Giáo hội.
Sau đây, tôi muốn lưu ý rằng, như Đức Hồng Y Journet đã viết (sđd., II, p. 662), "có sự đồng nhất thực sự và khác biệt về lý do giữa Giáo hội và Sự hiệp thông Các Thánh". Đó cùng là một thực tại được hình dung từ hai quan điểm khác nhau. Tôi xin nói rằng ý tưởng ‘Giáo hội’ bao hàm linh hồn của Giáo hội, trước hết như yếu tố lên mô thức cho toàn bộ cơ thể hữu hình phức tạp vốn là cơ thể của Giáo Hội: đến nỗi một người đã được rửa tội trong tình trạng ân sủng, nếu họ vẫn giữ đức tin Công Giáo, vẫn là một chi thể của cơ thể Giáo hội một cách hữu hình và chính thức, trong khi một người Hồi giáo hoặc một Phật tử trong tình trạng ân sủng chỉ là chi thể một cách vô hình, và tiềm ẩn hoặc khởi đầu, của cơ thể này. Và tôi xin nói rằng ý tưởng "hiệp thông các Thánh" bao hàm linh hồn của Giáo hội trước hết như yếu tố thánh hóa từng cá nhân mà Giáo hội đang cư trú: đến nỗi một Phật tử hoặc một người Hồi giáo trong tình trạng được ân sủng một cách chính thức - trước mặt Thiên Chúa - - là một thành viên của hiệp thông các thánh, trong khi một người Công Giáo trong tình trạng tội lỗi và là người vẫn giữ đức tin - trước mặt Thiên Chúa – chỉ là thành viên của hiệp thông các thánh một cách tiềm ẩn và khởi đầu.
{28} Luca 12: 47-48. - "Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn”.
{29} Universale salutis sacramentum [bí tích phổ quát của ơn cứu rỗi] (Lumen gentium, VII, 48). Cũng nên xem thêm Gaudium et spes, I, IV, 45.
{30} Chrétiens désunis, Principes d'un "oecuménisme" catholique, Paris, 1937.
{31} Giả sử trong một vài trường hợp, giáo huấn này y như nhau, thì đâu còn vấn đề trao đổi nữa.
{32} Tôi không nói về các trao đổi thần học, bởi vì tôi không tin vào chúng. Một nhà thần học Công Giáo có lợi lớn khi đọc một nhà thần học Tin lành, đặc biệt nếu người sau có tầm vóc cao, như Karl Barth; nhưng (chúng ta hãy tạm quên một số nhà thần học giả có sức lôi cuốn) ông không đọc ông này để chuẩn bị một món nước chấm thần học nửa Tin lành nửa Công Giáo với các gia vị nhận được từ ông này; ông đọc ông này với cùng một lý do như đối với bất cứ tác giả có giá trị nào khác, chẳng hạn như Marx hay Freud: như một người nêu ra những câu hỏi mà chính ông sẽ giải quyết bằng ánh sáng của chính mình. Do đó, Thánh Tôma đã thu được nhiều lợi ích từ các nhà triết học Hy Lạp và các nhà triết học Ả Rập, cũng như từ bất cứ điều gì rơi vào tay ngài, ngài là người dám tự hào, thực sự hơn Mallarmé, là "tôi đã đọc tất cả các sách." Thần học là một khoa học; nó không phải là một món hổ lốn.
{33} Ch. Journet, Sđd., cuốn I, các tr. 57-58
{34} Louis Bouyer, La Spiritualité orthodoxe et la Spiritualité protestante et anglicane, Paris, Aubier, 1965, các tr. 14-15.
{35} Xem Louis Bouyer, sđd., các tr. 121-124.
{36} Xem bài báo xuất sắc của Ernest R. Korn, "Aux origines de la pensée moderne," Revue Thomiste, 197 I-II và III. Tôi trích dẫn ở đây một số dòng từ đó:
"Sự bất thân thiện này, gần đến mức phạm thượng, một điều tạo nên trong Luther một Thiên Chúa chuyên trừng phạt và kết án đời đời, đúng ra há không nói lên một cuộc chiến đấu mà Nhà cải cách tiến hành chống lại chính mình hay sao? Nói lên một cuộc chiến đấu nhằm đạt tới một loại tính vô hạn mà Luther nghĩ rằng ông đã tìm thấy trong giáo huấn của Cha Tauler và của Nền thần học Đức?...
"Cuộc đấu tranh mà Luther tiến hành chống lại các giới hạn của bản chất con người, chính ở bình diện hoạt động của con người nó đã tự thiết lập: chính bằng một hành động không giới hạn mà ông ta có ý định vượt qua những giới hạn của con người.
"Tính hữu hạn mà ông ta cảm thấy một nỗi buồn vĩnh viễn và một nỗi đau khôn cùng (và ông ta đồng nhất với tội lỗi và lỗi lầm) là tính hữu hạn triệt để của con người. Cách hiểu của Luther về tín điều Công Giáo về Tội nguyên tổ diễn dịch sự hạn chế này bằng những hạn từ 'sự hư hỏng hoàn toàn của bản chất con người'. Do đó, sự hạn hẹp này trở thành tội lỗi trong yếu tính. Và làm thế nào để người ta có thể được giải thoát khỏi tội lỗi này, làm sao người ta có thể được cứu, ngoại trừ việc đấu tranh chống lại chính con người, có nghĩa là, như Luther viết, bằng cách tự tiến hành 'việc ngược đãi chống lại chính mình.' Chiến đấu không thương xót và đến mức sụp đổ hoàn toàn, vì để sự cứu rỗi có thể xuất hiện, điều cần thiết là con người phải 'sụp đổ và bị tận diệt trong tất cả các sức lực lượng của mình, trong tất cả các công việc của mình, trong toàn bộ con người của mình'. Và tại sao? Bởi vì Nhà Cải cách giải thích 'bản chất của Thiên Chúa khiến Người từ hư vô tạo ra một điều gì đó. Chính vì thế, từ điều chưa phải là hư vô – từ điều đó, Thiên Chúa cũng không thể tạo ra hư vô"....
"Há các thuật ngữ Mass-losigheit [vô chất thể] và Form-losigkeit [vô mô thức] vốn của riêng Luther không liên quan đến trải nghiệm về tính lưu động [fluidité] hoàn toàn và không cân lường vốn duy trì và kết hợp các cực đoan đối lập nhau: simul peccator et justus [đồng thời là kẻ có tội và là người công chính] đó sao?
"Sự đối kháng vượt quá ý thức? Nhưng là thứ lấp đầy tâm hồn bằng sự cay đắng, nỗi kinh hoàng, nỗi sợ hãi và nỗi buồn vĩnh viễn, với nỗi kinh hoàng không thể chịu đựng và không thể an ủi nổi: nỗi đau buồn vô hạn, nhưng đối với Luther lại trở thành cánh cửa Thiên đàng".
{37} Decré sur l’oecuménisme [Sắc lệnh về phong trào đại kết, Ch. I, số 3. – Công đồng gọi là "Các yếu tố hoặc tài sản". Tôi nghĩ rằng những "hồng phúc nội tâm" (chẳng hạn như "cuộc sống ân sủng, đức tin, đức cậy và đức ái") phải được xếp vào loại đặc biệt trong số những "tài sản"; trong khi trong số các "yếu tố" phải được đặc biệt xếp vào những thứ hữu hình, chẳng hạn như "lời Chúa viết ra" (và các Bí tích chẳng hạn, - trên hết là Phép rửa, - và sự dạy dỗ về chân lý đức tin). Chính với các chữ yếu tố hữu hình mà bản văn trích dẫn ở đây đã kết thúc.
{38} Đã dẫn, Ch. I, số 3.
{39} Nova et Vetera, tháng 1 đến tháng 3 năm 1970, "Intercommunion?", Tr. 3; xem sđd., tr. 7; và cả Revue Thomiste, 1965-I, tr. 45.
{40} Decré sur l’oecuménisme [Sắc lệnh về phong trào đại kết], Ch. I, số 3.
{41} Về các Giáo hội Chính thống và về Phong trào Cải cách Thệ phản, từ quan điểm của thần học về lịch sử cứu rỗi, x. Charles Journet, Nova et Vetera, 1967, số 4 và số 3.
{42} Xem ở trên, Ch. III, § 5.
{43} Tự quay vào chính mình, và không phải không khoác lác thế thượng phong, thậm chí kiêu ngạo nữa, vốn đặc trưng của các tập thể lớn như vậy, họ buộc tội người Công Giáo sai lầm về đức tin, và họ rửa tội lại cho những người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo, trong khi Giáo Hội này đối xử với họ cách ngược lại.
Không nơi nào hơn trong lịch sử bi thảm của cuộc ly giáo Đông phương, những điểm yếu mà nhân sự của Giáo hội có thể phạm phải khi họ hoạt động để phục vụ bản thân, được trình bày trần trụi giữa các hoàn cảnh – những mưu mẹo cung đình, những cuộc cạnh tranh chính trị giữa đế quốc Rôma và đế quốc Byzance, các vi phạm và vu khống - trong đó ở cả hai phía, yếu tố con người đều đóng vai trò đáng buồn của nó. Có điều các Đức Nicolas I, Hadrien II và Jean VIII chỉ đã làm chứng cho lòng trung thành của họ với bổn phận và sứ mệnh của họ, và chỉ hành động dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, trong việc khẳng định, chống sóng gió xoay chiều, tính tối thượng của quyền tài phán phổ quát của ngôi vị giáo hoàng đối với toàn thể Giáo hội.
Việc xâu xé có thể phát sinh trong lịch sử của chính Giáo hội như thế, nhắc nhở chúng ta rằng Giáo Hội, với tư cách ngôi vị siêu nhiên của mình, bao gồm những người đáng thương, và nhiều người trong số nhân viên của Giáo hội, trong thời kỳ khủng hoảng, đã phạm nhiều giai đoạn sai lạc. Điều này cũng cho thấy những cách thức mà Thiên Chúa đã sử dụng đối với Con của Người, khi trao Người vào tay loài người mà không ngừng bảo vệ Người bằng tình yêu của Người, cũng là những cách Người sử dụng đối với Giáo hội của Người (cũng như, trong những điều kiện hoàn toàn khác nhau, đối với dân xưa của Người vẫn được yêu thương vì tổ phụ của họ).
{44} Về quan điểm này, người ta có thể phân biệt ba trào lưu trong Giáo hội Anh giáo: Anh-Công Giáo, Anh giáo 'trung dung' và trào lưu "Tin lành", chịu ảnh hưởng Thệ phản.
Lịch sử rạn nứt giữa Giáo hội Anh và Rôma vẫn chưa rõ ràng. Đối với vấn đề ly hôn của Henry VIII (dường như Wolsey đã hiến cách để có được cuộc ly hôn mà không cần phải đoạn tuyệt với Rôma, nhưng đã bị thất sủng và nhà vua không nghe lời ông ta; xem J. J. Scarisbrick, Henry VIII, London, 1968) ta thấy pha trộn vào đó có vấn đề, cũng rất phức tạp, của các tòa án giáo hội: sợ mức độ nghiêm khắc - bất thường - mà họ phải chứng tỏ đối với giai cấp thượng lưu khi nhiều người trong số này bắt đầu đọc sách Thệ phản do Nghị viện viết chống lại họ, xem ra cũng làm cho một số Giám Mục bất an: tất cả những điều này có lẽ đã góp phần khiến họ phải nhượng bộ sức mạnh khi Henry VIII đã bắt Nghị viện thông qua Đạo luật quyền tối cao theo đó nhà vua trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh. Bà Margaret Bowker, thuộc Đại học Cambridge, đang theo đuổi các nghiên cứu lịch sử về chủ đề này. Xem thêm bài báo của bà ấy sẽ xuất hiện trong Transactions of the Royal Historical Society [Giao dịch của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia], 1970.
Mặt khác, điều đáng lưu ý là ngày nay Giáo hội Anh đang nỗ lực điều chỉnh nội bộ, ngụ ý mong muốn có một nền độc lập lớn hơn đối với Vương miện, liên quan đến việc đề cử các giám mục.
{45} Xem M. J. Lagrange, Le Messianisme chez les Juifs, Paris, 1909.
{46} Xem Stuart E. Rosenberg, "Le Renouveau contemporain et l'expérience juive," trong La Théologie du Renouveau, Paris, éd. du Cerf, 1968. - Tôi trích dẫn theo bản đã duyệt lại của J. J. de Santo Tomas (Revue Thomiste, tháng Giêng-tháng Ba, 1970, Bulletin d'Histoire de L'Église, trang 136), đã viết tiếp như sau: “1. Trong khi tìm kiếm, qua Halaka, việc thể hiện cụ thể kinh Torah trong đời sống Do Thái, các giáo sĩ Do Thái duy trì cho Sách Thánh đặc tính Lời Chúa hằng sống, nguồn tự đổi mới của cá nhân và của cộng đồng. 'Sách của dân đã thay đổi [người Do Thái] thành người của Sách, và với Sách này, dân này đã có thể sống sót sau mọi cuộc lưu đày'. 2. Việc phá hủy Đền thờ chỉ chấm dứt ảnh hưởng của các tư tế; vẫn còn Hội đường Do Thái, ít là nơi cầu nguyện hơn là nhóm những người thờ phượng, cộng đoàn ở Israel và của Israel, trong đó người ta học cách phụng sự Thiên Chúa bằng việc nghiên cứu Kinh Torah, cầu nguyện với Người bằng cách quay về phía Sion, trong sự mong đợi thời ‘phục hồi’. 3. Vì Sion ít còn là một khái niệm quốc gia hơn là biểu tượng của lòng tin tưởng vào sự can thiệp có tính lịch sử của Thiên Chúa, như sự can thiệp ở Ai Cập hoặc việc hồi hương từ Babylon".
{47} "Đúng, các nhà cầm quyền của người Do Thái và những người tuân theo sự dẫn dắt của họ đã thúc ép cái chết của Chúa Kitô (xem Ga 19: 6); tuy nhiên, điều xảy ra trong cuộc khổ nạn của Người không thể đổ hết cho mọi người Do Thái đang sống khi đó mà không phân biệt, cũng như cho người Do Thái ngày nay. Mặc dù Giáo hội là dân mới của Thiên Chúa, người Do Thái không nên được trình bầy như bị Thiên Chúa chối bỏ hoặc nguyền rủa, như thể những quan điểm đó phù hợp với Kinh thánh". Vatican II, Nostra Aetate, số 4.
{48} Về Hồi giáo theo quan điểm của nền thần học về lịch sử cứu rỗi, x. Charles Journet, Nova et Vetera, 1967, số 2.
{49} Xem Olivier Lacombe, "Le Brahmanisme," trong tác phẩm tập thể La mystique et les mystiques, Paris, Desclée De Brouwer, 1965, tr. 732.
{50} Sđd., tr. 741.
{51} "Trên thực tế, theo Phật giáo, không có cái ngã nào. Điều được coi là cái 'ngã', cái ngã cư trú trong cơ thể, không phải là cái ngã thuộc loại này. Không có linh hồn hay cái ngã hiện hữu như một yếu tính hoặc thực thể riêng biệt, hoặc thực thể trải nghiệm các diễn biến vật chất và tinh thần. Chỉ có sự phức tạp của con người, được tạo thành từ các yếu tố và năng lực luôn xuôi chảy với nhau trong một hình thức nhân bản đặc thù và luôn trong trạng thái thay đổi. Ý thức trở thành 'bản ngã', hay làm một cá nhân, là kết quả của cách thức trong đó các thực thể vật chất và năng lực kết hợp với nhau dưới hình thức con người. Đó là lý do tại sao, thay vì nói về linh hồn hay bản ngã, thực thể có thể được cho là hiện hữu (và tồn tại) độc lập với thể xác, sẽ thực tế hơn nhiều khi nói về 'vô ngã', hay theo thuật ngữ Phật giáo là anata[vô ngã]" John Bowker, Problems of Suffering in Religions of the World [Những vấn đề đau khổ trong các tôn giáo trên thế giới], Cambridge, Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1970, trang 241.
{52} "Công lý như một quan niệm bị loại bỏ khỏi hệ thống của ông, bị coi là trò cười; như một đòi hỏi cấp bách từng được mang ra sống, nó là ngọn lửa thiêu đốt mà từ đó sự phản kháng của ông đã nảy sinh.... Đối với chúng ta, dường như sự mâu thuẫn này giữa một ý thức luân lý cực kỳ sáng suốt cùng bất kiên nhẫn và sự phủ định thực tại của nó ở bình diện lý lẽ triết học đã đem lại cho chủ nghĩa Mác đặc tính bùng nổ và sức quyến rũ của nó. Chắc chắn, chúng ta nói tới chính Mác vì chủ nghĩa Mác không ngừng bị xâu xé giữa xu hướng duy nhân bản và xu hướng hệ thống hóa chính trị và trí thức cứng ngắc, trong đó cuộc tranh luận Garaudy-Althusser, chỉ là một tình tiết" G. M. M. Cottier, Horizons de l'athéisme, Paris, Ed. du Cerf, 1969, tr. 113.
Cũng nên xem thêm John Bowker, sđd., trang 138-140.
{53} Từ một bài thánh ca Híppi, trong vở nhạc kịch Hair.
{54} Xem bài báo đáng lưu ý của Emile Bailleux, "L'universel Adam et le péché originel," trong Revue Thomiste, tháng 10-11, năm 1969. Giả định có tính chú giải học và cổ sinh vật học [exégético-paléontologique] trong quan điểm mà bài báo này đã viết về chưa hề được công nhận, và tôi coi đó là điều có thể tranh luận về mặt triết học. Nhưng các nhà thần học đã chuẩn bị sẵn sàng đối với mọi điều có thể xẩy ra.
{55} Xem Sum. theol. [Tổng luận Thần học], I-II, 5, 7. - cũng nên xem tiểu luận của tôi "La dialectique immanente du premier acte de liberté" trong Raison et Raisons (Paris và Fribourg, Egloff, 1947).
{56} Ước muốn có tính đồng bản thể này là một ước muốn tự nhiên vượt quá các giới hạn của tự nhiên (désir transnaturel) bởi lý do của ân sủng Ađam [grâce adamique] trong đó con người được tạo dựng và con người đã đánh mất. "Kể từ lúc ân sủng (ân sủng của Ađam hay ân sủng của Chúa Kitô) và đức tin được ban cho loài người, chúng ta đã được vô hạn hóa, ngay cả sau khi chúng ta đã mất ân sủng, và ngay cả khi chúng ta mất đức tin. Ngay trong một nhân tính từng sống trong trạng thái vô tội và đã đánh mất ân sủng Ađam, ngay trong một nhân tính từng là Kitô hữu và đức tin ra khỏi đó, và với đức tin, những ước muốn siêu nhiên đúng nghĩa, đúng như thế, trong cả hai trường hợp, các ước muốn siêu nhiên vẫn được khuyến khích, kích thích." Neuf leçons sur les notions premières de la Philosophie morale, Paris, Téqui, 1950, trang 106-107.
{57} "Chronique d'Ecclésiologie", Revue Thomiste, 1969, số 2, trang 301-302.
{58} L'Eglise du Verbe Incarné, II, Paris, 1951, tr. 1114.
{59} Về chủ đề này, xin xem tiểu luận xuất sắc của Cha Marie-Joseph Nicolas ("La Co-rédemption," Revue Thomiste, 1947-I) mà từ đó tôi đã đưa ra một số trích dẫn trong Le Paysan de la Garonne (trang 538 và tiếp theo).
{60} Sermons [Bài giảng], t. II, tr. 247. - Xem Charles Journet, L'Église du Verbe Incarné, Cuốn II, tr. 329.
VietCatholic TV
Putin tái mặt, thế giới sững sờ: Biệt kích Ukraine tấn công cùng lúc hai sân bay quân sự gần Moscow
VietCatholic Media
03:10 06/12/2022
1. Bộ Quốc Phòng Nga cáo buộc biệt kích Ukraine tấn công hai sân bay quân sự của Nga
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 6g30 sáng ngày thứ Hai 5 tháng 12, theo giờ địa phương, tức là 10g30 theo giờ Việt Nam, cư dân trong thành phố Ryazan và hai thành phố lân cận Engels và Saratov nghe thấy những tiếng nổ kinh hồn kéo dài trong nhiều giờ.
Ban đầu, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS, tường trình rằng một xe chở xăng đã phát nổ tại căn cứ không quân Engels, gây ra hỏa hoạn và cháy nổ làm hai máy bay chiến lược TU-95 bị phá hủy, ba người thiệt mạng và 6 người bị thương.
Cuối ngày thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công không phải một mà đến hai sân bay quân sự của Nga vào sáng thứ Hai.
Tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Nga cho biết:
“Sáng ngày 5 tháng 12, chế độ Kyiv, nhằm vô hiệu hóa máy bay tầm xa của Nga, đã cố gắng tấn công bằng máy bay không người lái vào các sân bay quân sự Diaghilevo ở vùng Ryazan và Engels ở khu vực Saratov.”
“Lực lượng phòng không của Lực lượng Hàng không và Vũ trụ Nga đã đánh chặn các máy bay không người lái Ukraine đang bay ở độ cao rất thấp. Ba binh sĩ Nga thiệt mạng, 4 người khác bị thương trong vụ tấn công.”
Ukraine chưa xác nhận rằng họ đã tấn công một trong hai sân bay. Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy một số lượng đáng kể máy bay ném bom chiến lược của Nga tại căn cứ không quân Engels ở Saratov.
Căn cứ không quân Engels-2 và Dyagilevo là nơi chứa các máy bay được cho là chịu trách nhiệm tấn công các cơ sở hạ tầng của Ukraine
Các vụ nổ tại 2 căn cứ không quân Engels-2 và Dyagilevo, nếu được xác nhận là của Ukraine, sẽ đánh dấu cuộc tấn công sâu nhất từ trước đến nay vào Nga và nhằm vào các cơ sở quân sự quan trọng được sử dụng trong cuộc chiến của Điện Cẩm Linh.
Căn cứ không quân Engels-2
Căn cứ không quân Engels-2 thời Liên Xô, được đặt theo tên của nhà triết học Cộng sản Friedrich Engels, là nơi đóng quân của trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng số 121 của Nga, bao gồm các phi đội máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160, và những hỏa tiễn đã tàn phá cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
“Dựa trên vị trí của căn cứ không quân, máy bay phản lực của nó đã đóng một vai trò quan trọng trong các vụ đánh bom gần đây vào Ukraine,” Rob Lee, một thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết như trên. Căn cứ này nằm cách biên giới Ukraine đến 450 dặm hay 724km.
Lee cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào căn cứ Engels-2 đều có khả năng là nhằm phá vỡ kế hoạch tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine của Nga. “Ukraine đã cảnh báo trong nhiều tuần nay rằng Nga đang chuẩn bị cho một làn sóng tấn công hỏa tiễn mới vào mạng lưới năng lượng của họ. Đây có thể là một cuộc tấn công phủ đầu theo chiến lược tiên hạ thủ vi cường”
Trích dẫn hình ảnh vệ tinh từ Engels-2, tờ Der Spiegel tháng trước đưa tin Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn mới vào Ukraine.
Lee ước tính rằng Nga giữ khoảng 15 đến 16 máy bay ném bom Tu-95MS tại căn cứ không quân Engels-2 cùng với 15 chiếc Tu-160, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kho vũ khí Tu-160 của nước này.
Gleb Irisov, cựu trung úy không quân Nga, xuất ngũ năm 2020, mô tả Engels-2 là “sân bay trọng điểm cho hàng không chiến lược của đất nước”.
“Nếu quả thực Ukraine đã tấn công được căn cứ này, điều đó cho thấy nước này đang đạt được nhiều tiến bộ trong khả năng tiếp cận các căn cứ cách xa chiến trường”.
Căn cứ không quân Dyagilev
Căn cứ không quân ở Dyagilevo, cách Mạc Tư Khoa chưa đến 150 dặm hay 241km, cũng là nơi đóng quân của trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng số 121 mà các máy bay phản lực được cho là đã tấn công Ukraine.
Nó cũng đóng vai trò là căn cứ cho trung đoàn máy bay chở dầu Il-78 duy nhất của Nga, một bộ phận quan trọng về mặt chiến lược chịu trách nhiệm tiếp nhiên liệu trên không cho hàng không quân sự của Nga.
“Việc tiêu hủy máy bay ném bom chiến lược chắc chắn sẽ được chú ý nhiều hơn, nhưng nếu Nga mất máy bay chở dầu Il-78, đó có thể là vấn đề lớn nhất đối với Mạc Tư Khoa,” ông Lee nói. “Việc sản xuất máy bay tiếp dầu mới của Nga khét tiếng là chậm chạp nên đây có thể trở thành bộ phận gây thiệt hại nhiều nhất cho Nga.”
Lee nói rằng một trong những vấn đề chính đối với lực lượng không quân Nga là nhiều máy bay của họ không được đặt trong nhà chứa máy bay, khiến chúng dễ bị tấn công.
“Rõ ràng là Nga đã không chuẩn bị kế hoạch bảo vệ các căn cứ không quân ở sâu bên trong đất nước,” Lee nói.
“Mặc dù thực tế đây không phải là cuộc tấn công đầu tiên trên đất Nga, Mạc Tư Khoa đã phản ứng rất chậm trong việc bảo vệ các máy bay phản lực của mình.”
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ nổ tại hai căn cứ quân sự, nhưng Baza, một cơ quan truyền thông của Nga có nguồn tin từ các cơ quan an ninh, đưa tin rằng sân bay của Nga tại Engels-2 đã bị một máy bay không người lái tấn công.
Lee tin rằng máy bay không người lái đã được Ukraine phóng từ bên trong lãnh thổ Nga. “Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có phạm vi tương đối ngắn và chúng sẽ không thể bay hết quãng đường từ Ukraine sang Nga mà không bị bắn hạ giữa đường,” Lee nói.
Vụ nổ tại sân bay Engels-2 đã dẫn đến sự tức giận của một số blogger ủng hộ chiến tranh nổi tiếng của Nga, những người đã đổ lỗi cho quân đội nước này vì không có khả năng bảo vệ các căn cứ không quân của họ.
Voenniy Osvedomitel, một nhà bình luận nổi tiếng, đã viết trên kênh Telegram của mình: “Những con cừu ở phía sau tiếp tục thể hiện sự không phù hợp tuyệt đối của chúng… Ngay cả bây giờ, các sân bay có các máy bay hàng không chiến lược cũng không được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không”.
Công ty hình ảnh vệ tinh ImageSat International của Israel đã công bố những hình ảnh cho thấy những gì dường như là hậu quả của một vụ nổ tại căn cứ không quân Dyagilevo ở Nga.
“Trên một hình ảnh thu được ngày 5 tháng 12, các vết cháy và vật thể được nhìn thấy gần một chiếc máy bay Tu-22M, có thể đã bị hư hại rất nặng”
Căn cứ này là một trong hai căn cứ mà Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã bị máy bay không người lái của Ukraine tấn công hôm thứ Hai.
2. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở hành lang giữa Lysychansk và Bakhmut ở miền đông Ukraine
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 6 tháng 12, phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết các lực lượng không quân Ukraine đã tiến hành 5 cuộc tấn công vào các cụm binh sĩ, kho đạn dược và các cụm thiết bị quân sự của đối phương trong 24 giờ qua. 540 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến.
Trong ngày 5 tháng 12, vi phạm luật nhân đạo quốc tế, luật lệ và tập quán chiến tranh, quân xâm lược Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng dân sự trên khắp Ukraine. Đặc biệt, các cơ sở năng lượng đã bị tấn công ở các khu vực như Kyiv, Vinnytsia và Odesa.
Những kẻ xâm lược Nga tiếp tục pháo kích vào các vị trí của lực lượng Ukraine và các khu định cư dọc theo giới tuyến. Các máy bay không người lái trinh sát của Nga được tin là không hoạt động hiệu quả trong mùa Đông, nên quân Nga đang tích cực sử dụng máy bay ở khu vực Donetsk.
Nga đã sử dụng máy bay chiến thuật hỗ trợ cho bộ binh tấn công gần Kyslivka, Novoselivske và Stelmakhivka. Đây chỉ là các cuộc tấn công lẻ tẻ có tính chất thăm dò. Theo các quan chức Ukraine, giao tranh ở miền đông Ukraine tiếp tục tập trung ở khu vực Bakhmut của Donetsk.
Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai, cho biết trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 6 tháng 12, rằng “Khu vực Donetsk là khó khăn nhất vì người Nga đang cố gắng chiếm Bakhmut - và tất cả các khu định cư từ Lysychansk đến Bakhmut đều quan trọng đối với họ.”
Lysychansk nằm ở khu vực Luhansk lân cận và bị lực lượng Nga chiếm giữ vào tháng 6.
Haidai nói rằng quân đội Ukraine đã tiêu diệt “một số lượng lớn binh sĩ xâm lược và thiết bị của họ” tại làng Bilohorivka.
“Bây giờ họ đang cố gắng chọc thủng tuyến phòng thủ, vì họ định tạo thêm một đầu cầu để mở rộng cuộc tấn công. Các cuộc tấn công diễn ra suốt ngày đêm, lãnh thổ này liên tục bị pháo kích. Sáu người ở lại làng; đó là những người già không muốn rời xa. Rất khó để di tản những người không muốn rời đi”
Trong điều kiện thời tiết mùa Đông, Haidai nói rằng “việc giải phóng vùng Luhansk là rất khó khăn. Tuy nhiên, có một điều tích cực. Quân đội của chúng tôi không xa Kreminna,” một thị trấn phía bắc Lysychansk đã bị xâm lược từ mùa xuân.
Trong khi đó, Pavlo Kyrylenko, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Donetsk, cho biết sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào các khu vực của Donetsk hôm thứ Hai, “tình trạng mất điện khẩn cấp vẫn tiếp tục. Các kỹ sư năng lượng đang cung cấp cho hệ thống các nguồn dự phòng. Nhìn chung, tình hình ổn định. Sau khi tắt máy khẩn cấp, máy phát điện được bật.
Ông cho biết tình hình xung quanh Bakhmut “cực kỳ căng thẳng. Tuyên bố của kẻ thù rằng một số ngôi làng ở ngoại ô Bakhmut đã bị chiếm và họ đang ở ngay bên ngoài cửa ngõ thành phố là không đúng sự thật.”
Trong ngày qua, quân Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 540 binh sĩ Nga trong cuộc giao tranh cách Bakhmut 20km về phía Nam. Quân Nga rút về phòng tuyến của họ bỏ lại xác 2 xe tăng, 8 xe thiết giáp, và 12 xe chuyển quân và nhiên liệu, 6 trọng pháo và một hệ thống phòng không.
“Đa số dân đã di tản khỏi Bakhmut. Hiện có khoảng 12.000 cư dân ở Bakhmut trong tổng số 81.000 trước cuộc xâm lược. Kẻ thù đang cố gắng tiêu diệt thường dân.”
Quân đội Ukraine nói rằng trung tâm của Bakhmut đã bị pháo kích - và một tòa nhà hành chính, ký túc xá và một tòa nhà dân cư đã bị hư hại.
Kyrylenko cho biết quân Nga cũng nã pháo vào thị trấn Vuhledar, cũng như Kurakhove và Hostre - một trường mẫu giáo, 4 tòa nhà cao tầng và 7 ngôi nhà riêng bị hư hại.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 5 tháng 12, tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga bao gồm 91.690 binh sĩ, 2.924 xe tăng, 5.900 xe thiết giáp, 1.914 hệ thống pháo, 395 hỏa tiễn phóng hàng loạt hệ thống, 211 hệ thống tác chiến phòng không, 281 máy bay, 264 máy bay trực thăng, 1.582 máy bay không người lái, 531 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu thuyền, 4.497 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 163 đặc biệt đơn vị thiết bị.
Quân đội Nga tiếp tục thực hiện các hành động bất hợp pháp chống lại dân thường tại các khu vực tạm thời bị xâm lược của Ukraine. Đặc biệt, các lực lượng xâm lược Nga đang cướp bóc những ngôi nhà biệt lập ở Starobilsk trong vùng Luhansk.
Tại Olhyne của vùng Kherson, những kẻ xâm lược Nga tiếp tục lấy đi kho nông sản của các doanh nghiệp địa phương để đưa sang Nga.
Các vụ cướp tại các ngôi nhà biệt lập ở các khu định cư nằm dọc theo tả ngạn sông Dnipro trở nên thường xuyên hơn.
Do những tổn thất đáng kể của quân đội Nga ở vùng Kherson, các trường hợp đào ngũ đã được báo cáo.
3. Zelenskiy nhận xét rằng Nga 'đánh dấu' kỷ niệm Bản ghi nhớ Budapest bằng cuộc tấn công hỏa tiễn
Với cuộc tấn công hỏa tiễn vào Ukraine ngày hôm nay, Nga đã “đánh dấu” lễ kỷ niệm Bản ghi nhớ Budapest.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói điều này trong bài phát biểu qua video của mình trước quốc dân đồng bào.
“Với cuộc tấn công hỏa tiễn ngày hôm nay, Nga đã đánh dấu kỷ niệm Bản ghi nhớ Budapest. Số phận của tài liệu này đưa ra câu trả lời cho nhiều câu hỏi hiện tại về Nga. Chỉ cần ký kết một cái gì đó với những kẻ khủng bố sẽ không mang lại hòa bình. Họ chắc chắn sẽ phá vỡ mọi thỏa thuận đã đạt được với họ. Từ bỏ bất kỳ yếu tố an ninh nào để thỏa thuận với Nga có nghĩa là chờ đợi một cuộc chiến mới,” Tổng thống nói.
Zelenskiy nhấn mạnh rằng do đó, việc tiếp tục về nguyên tắc chính sách hiện có của các quốc gia có lương tâm trên thế giới là cần thiết phải triệt tiêu năng lực khủng bố của Nga, giải phóng các lãnh thổ Ukraine và truy tố những kẻ sát nhân mới có thể mang lại hòa bình.
Ngoài ra, Tổng thống lưu ý rằng khủng bố Nga một lần nữa ảnh hưởng đến các quốc gia láng giềng – vì lại xảy ra tình trạng mất điện ở Moldova.
“Điều này một lần nữa chứng minh rằng khả năng Nga thực hiện các cuộc tấn công khủng bố lớn như vậy là mối đe dọa không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với toàn bộ khu vực của chúng ta. Khi một kẻ khủng bố gây bất ổn cho cuộc sống của mọi người, thì việc ngăn chặn khủng bố là nhiệm vụ chung”, ông Zelenskiy nói.
Bản ghi nhớ Budapest về bảo đảm an ninh liên quan đến việc Ukraine gia nhập Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân là một thỏa thuận quốc tế được ký kết vào ngày 5 tháng 12 năm 1994 giữa Ukraine, Nga, Anh và Hoa Kỳ về bảo đảm an ninh cho Ukraine, đổi lại Ukraine từ bỏ các chương trình hạt nhân của mình. Cùng ngày, Ukraine tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Belarus và Kazakhstan đã ký các biên bản ghi nhớ tương tự. Hai nước này đã tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân sớm hơn một chút.
4. Zelenskiy cho biết bốn người Ukraine thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga hôm thứ Hai
Bốn người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công cường tập bằng hỏa tiễn của Nga vào Ukraine vào ngày 5 tháng 12.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cho biết như trên trong bài phát biểu qua video của mình gởi quốc dân đồng bào.
Ông cho biết, Nga đã phóng 70 quả hỏa tiễn, hầu hết bị bắn hạ.
“Tôi biết ơn tất cả các chiến binh của chúng ta trong các lực lượng không quân “Đông”, “Nam” và “Trung tâm”. Làm tốt lắm! Tôi cũng biết ơn các đối tác của chúng ta về các hệ thống phòng không mà chúng ta hiện đang sử dụng. Mỗi hỏa tiễn của Nga bị bắn hạ là bằng chứng cụ thể rằng khủng bố có thể bị đánh bại. Nhưng, thật không may, chúng ta vẫn không thể bảo đảm an ninh hoàn toàn cho bầu trời của mình - đã có một số vụ tấn công thành công của quân xâm lược. Thật không may, có những nạn nhân. Tính đến thời điểm này, có 4 người thiệt mạng trong các cuộc không kích của Nga ngày hôm nay. Tôi xin chia buồn với gia đình và bạn bè,” Tổng thống nói.
Ông nói thêm rằng các kỹ sư năng lượng đã ngay lập tức bắt tay vào công việc khôi phục. “Những nỗ lực tối đa đang ở các khu vực trung tâm của Ukraine, Odesa, Zaporizhzhia và Kharkiv”.
Trong khi đó, Thủ tướng Denys Shmyhal tuyên bố rằng các hỏa tiễn của Nga đã tấn công các cơ sở năng lượng ở các vùng Kyiv, Vinnytsia và Odesa vào ngày 5 tháng 12. Mặc dù vậy, lưới điện của nước này vẫn hoạt động. Ở một số khu vực, việc tắt máy khẩn cấp được thực hiện để cân bằng hệ thống và tránh tai nạn.
5. Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine khẳng định hỏa tiễn rơi trên lãnh thổ Moldova chắc chắn là của Nga
Hỏa tiễn rơi xuống lãnh thổ Moldova hôm thứ Hai chắc chắn là của Nga.
Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 6 tháng 12.
“Các hỏa tiễn do Nga bắn khiến bất kỳ quốc gia láng giềng nào với chúng ta đều bất an. Trên lãnh thổ Moldova, chắc chắn đó là hỏa tiễn liên quan đến Liên bang Nga. Chúng tôi hiểu tuổi của những hỏa tiễn mà chúng bắt đầu bắn và độ chính xác của chúng. Một số trong số hỏa tiễn đó được sản xuất vào cùng năm tôi sinh ra,” Danilov nói.
Đồng thời, theo Danilov, điều rất tốt là Nga hầu như cạn kiệt các hỏa tiễn tiên tiến có thể gây hại cho Ukraine.
Bộ Nội vụ Moldova trước đó đã nói rằng một phần của hỏa tiễn đã được tìm thấy bởi một đội tuần tra của cảnh sát biên giới gần làng Briceni.
Vụ rơi một hỏa tiễn ở Moldova sau vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga nhằm vào Ukraine cho thấy nhu cầu cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không hiện đại càng sớm càng tốt.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko cho biết như trên khi bình luận về thông tin hỏa tiễn rơi xuống lãnh thổ Moldova sau vụ tấn công hỏa tiễn của Nga vào Ukraine.
Ông nói: “Điều này một lần nữa chứng minh rằng khủng bố hỏa tiễn Nga gây ra mối đe dọa lớn không chỉ đối với an ninh của Ukraine mà còn đối với an ninh của các nước láng giềng”.
Trong bối cảnh này, ông lưu ý rằng Ukraine nên có các hệ thống phòng không hiện đại càng sớm càng tốt để cứu mạng người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và ngăn chặn các cuộc tấn công hỏa tiễn tiếp theo từ Nga.
6. Lực lượng Phòng vệ Ukraine bắn hạ hơn 60 hỏa tiễn Nga hôm thứ Hai
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã bắn hạ hơn 60 hỏa tiễn của kẻ thù trong một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn khác của Nga.
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết:
“Vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, quân xâm lược Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Hơn 70 hỏa tiễn đã được bắn tổng cộng.”
Quân xâm lược Nga đã bắn 38 hỏa tiễn hành trình Kh-101 hay Kh-555 bằng 8 máy bay ném bom chiến lược Tu-95ms từ Biển Caspi và từ Volgodonsk trong vùng Rostov.
22 hỏa tiễn hành trình loại Kalibr đã được phóng từ Hắc Hải.
Ngoài ra, máy bay ném bom tầm xa Tu-22m3 của Nga đã tấn công Ukraine từ Hắc Hải bằng ba hỏa tiễn hành trình Kh-22. Các máy bay chiến đấu Su-35 của kẻ thù đã bắn thêm 6 hỏa tiễn Kh-59 dẫn đường và một hỏa tiễn Kh-31P.
Khôi hài: Truyền hình Nga tranh luận xem Zelenskiy là kẻ chống Chúa hay là Con quỷ nhỏ
VietCatholic Media
05:12 06/12/2022
1. Bài học Mùa Vọng từ những người sống sót sau chuyến hành trình 11 ngày nguy hiểm trên biển
Cuộc hành trình của những người di cư mạo hiểm mạng sống của họ nhắc nhở chúng ta về Thánh Gia và lời mời gọi của Mùa Vọng để đáp lại bằng tình yêu.
Mùa Vọng là thời gian chúng ta chiêm ngắm hành trình của Thánh Gia cách mãnh liệt hơn khi chúng ta chuẩn bị mừng lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh. Và Thánh Gia từ lâu đã trở thành biểu tượng cho những người tị nạn và di cư. Cho dù đó là con đường dài đến Bếtlêhem hay chạy trốn sang Ai Cập để bảo vệ Chúa Giêsu trẻ sơ sinh khỏi quân của vua Hêrôđê, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đều đã trải qua những hành trình nguy hiểm, trốn thoát mạo hiểm và những thử thách khi ở một vùng đất xa lạ.
Những câu chuyện về người tị nạn, và người di cư đặc biệt sâu sắc vào thời điểm này trong năm và câu chuyện gần đây về ba người đàn ông đã thực hiện hành trình nguy hiểm vượt đại dương trên bánh lái của một tàu chở dầu lớn cũng không ngoại lệ.
Reuters báo cáo rằng ba người đàn ông đã được lực lượng bảo vệ bờ biển Tây Ban Nha giải cứu khi một tàu chở dầu và hóa chất có tên Althini II đến Quần đảo Canary từ Nigeria. Quần đảo Canary là điểm đến phổ biến của những người di cư Phi Châu đang cố gắng đến Âu Châu.
Ba người đàn ông bằng cách nào đó đã sống sót sau 11 ngày nguy hiểm bên ngoài đuôi tàu. Như Vatican News đã chỉ ra, chúng ta không biết câu chuyện của họ, nhưng chúng ta có thể phỏng đoán rằng việc mạo hiểm mạng sống của họ vì một tương lai khả dĩ tốt đẹp hơn có vẻ tốt hơn những gì họ đang sống.
Khi Đức Thánh Cha đến Síp vào cuối năm ngoái để cầu nguyện đại kết với những người di cư tại Nhà thờ Giáo xứ Thánh Gia ở Nicosia, ngài đã nói chuyện với những người di cư đã chia sẻ chứng từ của họ, khuyến khích họ trong hành trình của họ. Những lời của ngài nhắc nhở chúng ta rằng việc quan tâm đến nỗi đau khổ của anh chị em đang tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn luôn là một phần trong sứ mệnh của chúng ta, bất kể vào thời gian nào
Nhìn anh chị em, tôi thấy sự đau khổ do hành trình của anh chị em gây ra; Tôi thấy tất cả những người bị bắt cóc, bị bán, bị bóc lột… và những người vẫn đang trên hành trình, chúng ta không biết ở đâu. Chúng ta đang nói về chế độ nô lệ, nô lệ toàn cầu. Chúng ta thấy những gì đang xảy ra, và điều tồi tệ nhất là chúng ta đang trở nên quen với nó. “Ồ vâng, hôm nay lại có thêm một chiếc thuyền nữa bị lật… rất nhiều người đã thiệt mạng…” Việc “trở nên quen” với mọi thứ là một căn bệnh trầm trọng, một căn bệnh rất trầm trọng và không có thuốc kháng sinh nào chữa được! Chúng ta phải chống lại thói quen đọc những bi kịch này trên báo hoặc nghe về chúng trên các phương tiện truyền thông khác.”
Đối với ba người đàn ông đã sống sót sau chuyến hành trình gần đây trên mặt sau của chiếc tàu chở dầu, Vatican News đưa tin rằng họ đang được chăm sóc y tế và sẽ được gửi trở lại Nigeria, nhưng một tổ chức của Ý có tên là Casa dello Spirito e delle Arti Foundation đang làm việc. để giúp họ có thể ở lại Âu Châu.
“Sẽ là một món quà Giáng Sinh bất ngờ cho họ nếu được phép ở lại…”
Rốt cuộc, hành trình Mùa Vọng tốt nhất kết thúc trong lòng hiếu khách.
Bài học Mùa Vọng từ những người sống sót sau chuyến hành trình 11 ngày nguy hiểm trên biển
Source:Aleteia
2. Vua Charles khánh thành trung tâm chào đón người tị nạn Ukraine ở London
Vua Charles Đệ Tam đã chính thức khai trương Trung tâm Chào mừng Ukraine trước sự chứng kiến của Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska.
Vua Charles Đệ Tam, cùng với Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska, đã đến thăm Nhà thờ Thánh Gia ở London thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, nơi nhà vua chính thức mở một trung tâm chào đón những người tị nạn từ Ukraine bị chiến tranh tàn phá.
“Chuyến thăm của Nhà vua cùng với bà Zelenska mang đến một dấu hiệu mạnh mẽ về tình đoàn kết giữa người dân Vương quốc Anh và các anh chị em của chúng ta ở Ukraine,” Đức Giám Mục Kenneth Nowakowski, giám mục trưởng của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương tại London, nói. “Chúng tôi rất vinh dự khi Đức vua đã trở lại nhà thờ chính tòa của chúng tôi, và chúng tôi cầu nguyện để chuyến thăm tiếp theo của ngài sẽ là chuyến thăm để tạ ơn vì chiến tranh đã chấm dứt – một cuộc chiến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng vô tội.”
Đức Cha Nowakowski nói với Zelenska rằng mỗi ngày đều có những lời cầu nguyện cho chồng bà, cũng như cho quân đội bảo vệ Ukraine và tất cả người dân Ukraine.
Đức Giám Mục đã tặng cho Vua Charles một bức ảnh gọi là Theotokos of Eleeusa – hay Mẹ của Thiên Chúa dịu dàng – một món quà từ Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Bức ảnh được vẽ bởi Oleksandr Klymenko và Sofiia Atlantova, các nhà vẽ tranh tôn giáo và là các nghệ sĩ người Ukraine, những người sáng lập dự án bác ái “Ảnh tượng trên hộp đạn”.
Sau khi được chào đón bằng bánh mì và muối theo kiểu truyền thống của Ukraine, Vua Charles đã gặp gỡ các nhân viên, tình nguyện viên và nhà hảo tâm của Trung tâm Chào đón Ukraine, gọi tắt là UWC, cũng như những người Ukraine tạm thời di tản và các nhà tài trợ người Anh của họ.
“Chuyến thăm của Bệ hạ đã khích lệ tinh thần rất nhiều cho nhân viên, tình nguyện viên của chúng tôi và tất cả những người Ukraine tạm thời phải di dời đến Trung tâm Chào mừng để được giúp đỡ. Tất cả những người bị đuổi khỏi nhà của họ ở Ukraine đều đặc biệt vui mừng khi thấy Đệ nhất phu nhân Ukraine cũng ở đây.”
UWC bắt đầu cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho những người Ukraine tạm thời di dời sau chuyến thăm đầu tiên của Vua Charles và Hoàng hậu, Camilla, tới nhà thờ chính tòa vào đầu tháng 3, ngay sau khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
UWC là một sáng kiến hợp tác giữa giáo phận Luân Đôn của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và Hiệp hội người Ukraine ở Vương quốc Anh. Nó đã được hỗ trợ bởi các cơ quan của Chính phủ Vương quốc Anh và nhiều tổ chức phi chính phủ, tôn giáo và bác ái, khu vực tư nhân và các nhà tài trợ cá nhân. Được thiết kế để giúp các công dân Ukraine đến Vương quốc Anh sau khi bị di dời do chiến tranh của Nga, UWC là đầu mối liên hệ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho việc định cư và sinh sống lâu dài ở Vương quốc Anh cũng như là một trung tâm xã hội giúp người Ukraine kết nối với văn hóa và di sản của họ.
UWC đã giải quyết khoảng 4,000 yêu cầu trực tuyến hoặc qua điện thoại. Hơn 450 người đã được hỗ trợ, nhiều người trong số họ tham gia các hoạt động hàng tuần như các khóa học tiếng Anh, và các nhóm mẹ và bé, v.v. Trung tâm có trụ sở chính tại khuôn viên của Nhà thờ Công Giáo Ukraine ở Mayfair.
Source:Aleteia
3. Truyền hình Nga tranh luận liệu Zelenskiy là kẻ chống Chúa hay là Con quỷ nhỏ
Bất kể các hành động tàn bạo của Nga, một điều khiến các quan sát viên ngạc nhiên là người Nga luôn coi mình là những người đạo đức, hiền lành và khiêm nhường. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Debates Whether Zelenskiy Is the 'Antichrist' or a 'Small Demon'“, nghĩa là “Truyền hình Nga tranh luận liệu Zelenskiy là kẻ chống Chúa hay là Con quỷ nhỏ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các nhà phân tích truyền hình Nga gần đây đã tranh luận liệu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy có phải là “Kẻ chống Chúa” hay không sau khi các quan chức ở nước ông đề xuất cấm các nhóm tôn giáo và các Giáo Hội có liên hệ với Nga hoạt động ở Ukraine.
Trong một cuộc tranh luận giận dữ trên truyền hình được đăng với phụ đề tiếng Anh lên Twitter vào thứ Sáu bởi Julia Davis, một nhà báo chuyên mục của The Daily Beast và là người sáng lập của Russian Media Monitor, các nhà phân tích Nga đã chỉ trích đề xuất cấm đoán này và mô tả Zelenskiy là “quỷ dữ” và một “kẻ nhỏ nhen”
“Đây là chủ đề tôn giáo, tâm lý, nhân bản. Ariak Stepanyan, thành viên Đoàn chủ tịch của Học viện các vấn đề địa chính trị, cho biết: “Chúng ta cần phải rất cụ thể về những gì chúng ta nhấn mạnh và không ngại ngần về điều đó”. “Tôi tin rằng Giáo Hội Chính Thống Nga nên tuyên bố rằng Zelenskiy chính thức là Antichrist hay Kẻ Chống Chúa. Anh ta đích thực là Kẻ Chống Chúa”.
Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu vào tối thứ Năm rằng Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã yêu cầu chính phủ soạn thảo luật cấm tất cả các nhóm tôn giáo có liên hệ với Nga, trong đó đáng chú ý nhất là Giáo Hội Ukraine của Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, có liên hệ với Chính thống giáo Nga
Trước đó cùng ngày, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, báo cáo rằng họ đã tìm thấy “một số lượng lớn tài liệu tuyên truyền” sau khi tiến hành khám xét một tu viện của Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở vùng Zakarpattia. Theo một báo cáo từ The Kyiv Independent, SBU đã khám xét nhiều chi nhánh của nhà thờ trực thuộc Nga trong tuần qua.
Theo từ SBU, các tài liệu tịch thu được “có nội dung bài xích các quốc gia không nằm trong thế giới Nga với những điều bịa đặt gây khó chịu về các quốc gia và các tôn giáo khác”. Báo cáo cho biết SBU cũng đã tìm thấy các bản in của “các bài hát thân Nga ca ngợi 'vùng đất Nga' và kêu gọi 'sự thức tỉnh của nước Mẹ Nga'“..
Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu của mình rằng luật này sẽ khiến “các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng ở Liên bang Nga không thể hoạt động ở Ukraine.”
“Thật không may, ngay cả khủng bố Nga và chiến tranh toàn diện cũng không thuyết phục được một số nhân vật để vượt qua sự cám dỗ của cái ác,” Zelenskiy nói, đề cập đến cuộc gặp với các quan chức an ninh quốc gia. “Chúng ta phải tạo điều kiện để không một bên nào phụ thuộc vào quốc gia xâm lược có cơ hội thao túng người Ukraine và làm suy yếu Ukraine từ bên trong.”
Tuy nhiên, động thái này đã bị lên án trên truyền hình Nga khi nhà phân tích chính trị Vasyl Vakarov đổ lỗi cho Hoa Kỳ ủng hộ Zelenskiy và hoạt động chính trị của ông. Vakarov đã mô tả tình hình ở Ukraine là một “thảm họa”.
Stepanyan tiếp tục gọi Zelenskiy là “Kẻ chống Chúa” và nói từ “quan điểm của Chính thống giáo” rằng tổng thống Ukraine “đã thỏa thuận với ma quỷ và ông ta đang thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này.”
“Không thể có ngoại giao hay sự quen thuộc với điều này. Chúng ta nên nhận ra rằng sự hủy diệt của Chính thống giáo và việc nhổ bỏ Chính Thống Giáo đang diễn ra,” Stepanyan nói thêm.
Nhà khoa học chính trị Alexander Kamkin sau đó đã trả lời nhận xét của Stepanyan, nói rằng anh ta đang tâng bốc Zelenskiy bằng cách gọi anh ta là “Kẻ chống Chúa”.
“Hắn chỉ là một con quỷ nhỏ, không hơn thế,” Kamkin nói. “Phải, anh ta phục vụ Kẻ Chống Chúa, anh ta đang xây hết viên đá này đến viên đá khác.”
Stepanyan trả lời: “Không đâu, có quá nhiều máu, một biển máu, một biển máu Ukraine, một cuộc ly giáo trong Giáo Hội. Nó không thể được thực hiện bởi một con quỷ nhỏ. Anh ta chắc chắn là Kẻ chống Chúa. Và Kẻ chống Chúa này phải bị tiêu diệt.”
Trong khi đó, hội đồng an ninh Ukraine đã mở các cuộc điều tra về những gì có thể là “các hoạt động lật đổ của các dịch vụ đặc biệt của Nga trong môi trường tôn giáo của Ukraine” và kêu gọi trừng phạt một số cá nhân, những người chưa được tiết lộ danh tính, theo báo cáo của Reuters hôm thứ Sáu.
SBU cũng đưa ra một thông báo tình nghi đối với Giám Mục Chính Thống Giáo của một giáo phận vì bị cáo buộc sắp xếp một chiến dịch thông tin phục vụ Mạc Tư Khoa với Thượng Phụ Kirill, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga.
Source:Newsweek
Táo bạo: Thêm một cú nữa, sân bay thứ ba của Nga bị tấn công, kho xăng nổ long trời. Nga thề báo thù
VietCatholic Media
16:11 06/12/2022
1. Máy bay không người lái tấn công bể chứa nhiên liệu máy bay tại sân bay ở vùng Kursk của Nga
Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã phóng hỏa một bể chứa nhiên liệu tại một sân bay ở Kursk. Thống đốc khu vực của Nga cho biết như trên. Diễn biến này xảy ra chỉ một ngày sau khi Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái táo bạo vào hai sân bay quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Roman Starovoyt, thống đốc vùng Kursk giáp Ukraine, cho biết trên đài truyền hình Nga rằng không có thương vong nào được báo cáo cho đến nay và đám cháy đã được “khoanh vùng”.
Đoạn video được đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một vụ nổ lớn thắp sáng bầu trời đêm vào tối thứ Hai, sau đó là một đám cháy lớn tại sân bay cách biên giới Ukraine 175 dặm hay 280 km. Vào rạng sáng thứ Ba, một cột khói đen lớn vẫn có thể nhìn thấy phía trên địa điểm.
Không có bình luận ngay lập tức từ Kyiv hoặc Mạc Tư Khoa.
Các quan chức Nga đổ lỗi cho các cuộc tấn công hôm thứ Hai là do những chiếc máy bay không người lái Strizh đã được sửa đổi. Chúng được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1970 dưới thời Liên Xô và được dự định sử dụng trong các công tác huấn luyện.
Các cuộc tấn công của Ukraine vào các mục tiêu quân sự của Nga ngày càng trở nên táo bạo trong những tuần gần đây khi Kyiv tìm cách chặn đứng từ trong trứng nước các cuộc tấn công nhắm vào hạ tầng cơ sở của nước này.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Hai rằng máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công hai căn cứ không quân tại Ryazan và Saratov ở miền trung nam nước Nga, giết chết ba quân nhân và làm bị thương bốn người, đồng thời làm hư hại hai máy bay.
Ukraine không trực tiếp nhận trách nhiệm về bất kỳ vụ tấn công nào. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Ukraine, được New York Times trích dẫn, cho biết các máy bay không người lái tham gia vào các cuộc tấn công hôm thứ Hai đã được phóng từ lãnh thổ Ukraine và ít nhất một trong các cuộc tấn công đã được thực hiện với sự trợ giúp của biệt kích gần căn cứ.
Công ty hình ảnh vệ tinh ImageSat International của Israel đã chia sẻ những hình ảnh cho thấy các vết cháy và những vật thể ngổn ngamg gần chiếc máy bay Tu-22M tại căn cứ không quân Dyagilevo ở Ryazan.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các cuộc tấn công hôm thứ Hai là hành động khủng bố nhằm vô hiệu hóa các máy bay tầm xa. Họ nói rằng các máy bay không người lái bay rất thấp đã được sử dụng trong các cuộc tấn công đã bị bắn hạ.
Saratov cách lãnh thổ Ukraine gần nhất ít nhất 370 dặm hay 595 km. Các nhà bình luận Nga cho biết trên mạng xã hội rằng nếu Ukraine có thể tấn công sâu như vậy bên trong nước Nga, thì họ cũng có khả năng tấn công chính thủ đô Mạc Tư Khoa.
Nhà phân tích quân sự Ukraine Serhiy Zgurets cho biết các căn cứ không quân bị tấn công hôm thứ Hai là cơ sở duy nhất ở Nga có thể phục vụ đầy đủ các máy bay ném bom được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine.
“Vẫn còn quá sớm để nói vấn đề ở đây là gì, nhưng khả năng lực lượng vũ trang Ukraine tiếp cận các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Liên bang Nga có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính biểu tượng,” ông viết trên trang web của Truyền hình Espresso của Ukraine.
Vụ tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất diễn ra khi một quan chức Nga bác bỏ những tuyên bố gần đây rằng Mạc Tư Khoa có thể sắp đạt được thỏa thuận với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, để rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết: “Việc Nga rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hay chuyển giao quyền kiểm soát nó cho một 'bên thứ ba' nào đó là điều miễn bàn cãi trong thời điểm này.”
Tổng giám đốc IAEA, Rafael Grossi, tuần trước cho biết ông hy vọng đạt được thỏa thuận với Nga và Ukraine về việc bảo vệ nhà máy hạt nhân do Nga xâm lược vào cuối năm nay.
2. Putin ký luật tiếp tục cấm các cuộc biểu tình diễn ra ở các khu vực công cộng ở Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây khó khăn hơn cho việc tổ chức các cuộc biểu tình trong nước bằng cách ký một đạo luật mới cấm bất kỳ hình thức biểu tình nào diễn ra tại một loạt địa điểm.
Các cuộc biểu tình sẽ bị cấm ở các khu vực như tòa nhà chính phủ, trường đại học, trường học, bất cứ nơi nào gần nhà thờ, sân bay và bến cảng, nhà ga và cơ sở hạ tầng quan trọng, hãng thông tấn nhà nước RIA cho biết hôm thứ Hai.
Trước đây, các cuộc biểu tình chỉ bị cấm diễn ra gần dinh tổng thống, tòa án, nhà tù và các cơ quan hoạt động khẩn cấp.
Ngoài ra, chính quyền khu vực có thể đưa ra thêm các lệnh cấm biểu tình dựa trên “các đặc điểm lịch sử, văn hóa và khách quan khác của đối tượng”.
Putin đã ký gần 50 luật vào thứ Hai theo RIA.
3. Nga cáo buộc Ukraine 'khủng bố hạt nhân' ở Zaporizhzhia
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, nói rằng Ukraine đang tiếp tục pháo kích nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cố tình tạo ra mối đe dọa về một thảm họa hạt nhân có thể xảy ra.
Shoigu cho biết các lực lượng Nga đang thực hiện “mọi biện pháp” để bảo đảm an toàn cho nhà máy điện lớn nhất Âu Châu, trước cái mà ông gọi là “khủng bố hạt nhân” từ Kyiv.
Ukraine phủ nhận việc nã pháo vào cơ sở, đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga kể từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, và cáo buộc Nga đã nổ súng từ cơ sở này và đưa ra các tuyên bố sai sự thật.
“Các đơn vị của chúng tôi đang thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia,” Shoigu nói với các chỉ huy quân sự của mình trong một cuộc họp.
Ông nói thêm: “Đổi lại, chế độ Kyiv tìm cách tạo ra mối đe dọa về một thảm họa hạt nhân bằng cách tiếp tục cố tình bao vây địa điểm này.”
Shoigu cho biết Ukraine đã bắn 33 quả đạn pháo cỡ lớn vào nhà máy trong hai tuần qua. Ông nói, hầu hết đã bị lực lượng phòng không của Nga đánh chặn, mặc dù “một số vẫn va phải các vật thể ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của nhà máy điện hạt nhân”.
“Chúng tôi phân loại các cuộc tấn công này của quân đội Ukraine là khủng bố hạt nhân,” ông ta nói thêm.
Cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều đổ lỗi cho nhau về các cuộc tấn công vào cơ sở này. Kyiv cũng cáo buộc Mạc Tư Khoa sử dụng nhà máy này như một kho vũ khí trên thực tế.
4. Thống đốc vùng Saratov Roman Busargin trấn an dân chúng sau các vụ nổ
Đoạn phim CCTV được CNN định vị địa lý tại thành phố Engels của Nga, nơi đặt căn cứ không quân của Nga, cho thấy một vụ nổ thắp sáng bầu trời vào khoảng 6 giờ sáng thứ Hai.
Engels là một thành phố cảng trên sông Volga nằm ở Saratov Oblast, phía tây nước Nga, khoảng 500 dặm, tức là hơn 800 km về phía đông nam Mạc Tư Khoa. Đoạn phim CCTV được chia sẻ trên mạng xã hội được ghi lại cách nơi đặt sân bay Engels-2, một căn cứ không quân ném bom chiến lược, khoảng 3.7 dặm hay gần 6 km.
Thống đốc vùng Saratov Roman Busargin trấn an cư dân trên Telegram rằng không có cơ sở hạ tầng dân sự nào bị hư hại nhưng cho biết “thông tin về các sự việc tại các cơ sở quân sự đang được các cơ quan thực thi pháp luật kiểm tra”.
Ông thừa nhận thông tin “về một tiếng nổ lớn và bùng phát ở Engels vào sáng sớm” đang lan truyền trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã được hỏi về sự việc này và một vụ nổ khác tại một sân bay của Nga gần thành phố Ryazan, cách thủ đô Mạc Tư Khoa khoảng 200 km về phía đông nam, trong một cuộc họp báo.
“Tôi không có thông tin chính xác, tôi chỉ xem báo chí đưa tin, nhưng tôi không có chi tiết chính xác và tôi không thể bình luận. Tôi khuyên bạn nên liên hệ với Bộ Quốc phòng,” Peskov nói khi được hỏi về điều này. Ông nói “tất nhiên” Tổng thống Vladimir Putin đã được thông báo.
CNN đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng đã đưa ra nhận định về cuộc tấn công đồng loạt vào hai sân bay quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Vào ngày 05 tháng 12 vừa qua, nhiều nguồn mở đã báo cáo các vụ nổ tại Căn cứ không quân Engels, ở tỉnh Saratov của Nga và tại sân bay Dyagilyaevo gần Ryazan, ở phía đông nam Mạc Tư Khoa. Hai máy bay ném bom hạng nặng Tu-95 gấu được cho là đã bị hư hại tại Engels và ba người thiệt mạng khi một thùng nhiên liệu phát nổ tại Dyagilyaevo.
Nguyên nhân của các vụ nổ chưa được xác nhận. Tuy nhiên, nếu Nga đánh giá các sự việc là các cuộc tấn công có chủ ý, thì có lẽ họ sẽ coi chúng là một trong những thất bại quan trọng nhất về mặt chiến lược của lực lượng bảo vệ kể từ khi xâm lược Ukraine. Các địa điểm này nằm sâu hơn nhiều bên trong nước Nga so với các vụ nổ tương tự trước đó: Engels cách lãnh thổ do Ukraine kiểm soát hơn 600 km.
Engels là cơ sở hoạt động chính của Lực lượng Hàng không Tầm xa, gọi tắt là LRA, của Nga ở miền tây nước Nga và là nơi có hơn 30 máy bay ném bom hạng nặng. Những máy bay này góp phần vào khả năng răn đe hạt nhân của Nga và cũng thường được sử dụng để phóng hỏa tiễn hành trình thông thường vào Ukraine. Lực lượng LRA có khả năng sẽ phản ứng bằng cách tạm thời di chuyển các máy bay ném bom đến các sân bay nằm rải rác. Hệ thống chỉ huy của Nga có thể sẽ tìm cách xác định và áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các sĩ quan Nga được cho là chịu trách nhiệm về việc để xảy ra các vụ tấn công.
6. Putin xuất hiện trên cây cầu Kerch đã được sửa chữa, theo truyền thông nhà nước Nga
Tổng thống Vladimir Putin đã được quay phim lái xe và đi bộ trên cầu Kerch, theo video và phương tiện truyền thông nhà nước Nga.
Cây cầu từng là một điểm nóng lớn trong cuộc chiến ở Ukraine. Vào ngày 8 tháng 10, một vụ nổ lớn xảy ra trên cây cầu đã phá hủy một phần lớn cây cầu. Cây cầu là tuyến đường bộ duy nhất nối đất liền Nga với Crimea bị sáp nhập bất hợp pháp.
Trong một đoạn video từ truyền thông nhà nước, ông Putin được nhìn thấy đang cầm lái chiếc xe Mercedes, ngồi bên cạnh Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin. Trong một bức ảnh khác, người ta thấy ông ta đang đi dọc theo một đoạn của cây cầu với chiếc mũ trùm đầu được kéo lên trên áo khoác.
Trong đoạn video lái xe, Khusnullin nói với Putin rằng “có sẵn kim loại cho các bộ phận của cây cầu, vì vậy kim loại đã được mang đến để xây dựng những cấu trúc này, và trong vòng hai tuần, tất cả 1214 tấn đã được lắp ráp và đưa đến đây,” một ám chỉ rõ ràng về quy mô thiệt hại của chiếc cầu
Trong đoạn video do đài truyền hình nhà nước Nga công bố, người ta nghe thấy Tổng thống Putin hỏi “có bao nhiêu người đã làm công việc sửa chữa”. Khunsnullin trả lời, “500 người, 3 cần cẩu nổi, 4 sà lan và 31 thiết bị hoạt động suốt ngày đêm.”
Camera quan sát từ thời điểm cây cầu bị hư hại vào tháng 10 cho thấy một chiếc xe tải phát nổ và Điện Cẩm Linh đã nhanh chóng chỉ tay vào Kyiv. Putin cáo buộc rằng hành động này là một “sự phá hoại” của các biệt kích Ukraine.
Vào năm 2018, Putin đã lái một chiếc xe tải qua cầu Kerch một cách tượng trưng để đánh dấu việc khánh thành cầu này. Nó đã được chào đón với nhiều sự phô trương trên truyền hình nhà nước Nga vào thời điểm đó.
7. Video cho thấy cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ Nga phá hủy 2 máy bay ném bom hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Drone Strike on Russian Base That Crippled 2 Nuclear Bombers”, nghĩa là “Video cho thấy cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ Nga phá hủy 2 máy bay ném bom hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một căn cứ không quân của Nga hôm thứ Hai đã được ghi lại trên video, cho thấy thời điểm hai máy bay Nga có khả năng mang bom hạt nhân bị phá hủy.
Đầu ngày thứ Hai, các vụ nổ tại hai căn cứ không quân của Nga - một sân bay gần thành phố Ryazan, phía đông nam Mạc Tư Khoa và một căn cứ khác ở vùng Saratov - đã được báo cáo. Vụ nổ tại căn cứ Engels ở Saratov, mà Đài Âu Châu Tự do cho biết cách Ukraine khoảng 600 km, tương đương gần 373 dặm, là một trong những hình ảnh trong đoạn phim được chia sẻ hôm thứ Hai trên Twitter bởi hãng tin Nexta của Belarus.
Ban đầu, đoạn video dường như được lấy từ một số loại cảnh quay của camera an ninh, chỉ cho thấy một bãi đất chứa một số xe hơi đang đỗ. Một tia sáng lớn sau đó được nhìn thấy trong giây lát ở phía xa.
Nexta báo cáo rằng vụ nổ là do một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phá hủy hai máy bay Tu-95. Tu-95, còn được gọi là “Gấu”, là máy bay ném bom có thể mang theo trọng tải lớn, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, và có thể bay trên một khoảng cách dài.
Kênh báo chí độc lập của Nga Astra Telegram, trích dẫn các nguồn ẩn danh, cũng đưa tin rằng vụ nổ ở Engels là do một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hai máy bay ném bom Tu-95 đã bị phá hủy. Ngoài ra, Astra cho biết hai quân nhân Nga đã bị thương trong vụ nổ và phải nhập viện.
Newsweek không thể xác minh độc lập tính xác thực của đoạn phim do Nexta chia sẻ, mặc dù nó được ghi hình vào ngày thứ Hai. Bộ Quốc phòng Nga đã được liên hệ để xác nhận tính chính xác của video cũng như xác nhận rằng một máy bay không người lái đứng sau vụ tấn công và hai máy bay Tu-95 đã bị phá hủy, nhưng chưa có phản hồi.
Ukraine không trực tiếp nhận trách nhiệm về vụ nổ, mặc dù một quan chức Ukraine dường như đã chế nhạo Nga trên mạng xã hội sau vụ nổ.
“Trái đất hình tròn – khám phá của Galileo. Thiên văn học không được nghiên cứu ở Điện Cẩm Linh, ưu tiên cho các nhà chiêm tinh cung đình”, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak viết trên Twitter. “Nếu đúng như vậy, họ sẽ biết: nếu một thứ gì đó được phóng vào không phận của các quốc gia khác, thì sớm muộn gì các vật thể bay không xác định cũng sẽ quay trở lại điểm xuất phát”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để bình luận về bất kỳ mối liên hệ tiềm năng nào với các vụ nổ.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng thông tin duy nhất mà ông có về vụ nổ đến từ các báo cáo của phương tiện truyền thông và ông không thể bình luận gì thêm về vụ việc.
Lưu ý rằng thông tin đã lan truyền trên mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông, Thống đốc Saratov Roman Busargin cho biết hôm thứ Hai rằng cơ quan thực thi pháp luật đang xem xét “các sự việc” tại các cơ sở quân sự.
Ông viết: “Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng không có trường hợp khẩn cấp nào xảy ra ở các khu dân cư của thành phố. “Không có lý do gì để lo lắng cả. Không có cơ sở hạ tầng dân sự nào bị hư hại.”
Theo Reuters, cuối ngày thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra một tuyên bố đổ lỗi cho máy bay không người lái của Ukraine về vụ nổ ở cả hai căn cứ. Tuyên bố cho biết các lực lượng phòng không của Nga đã chặn và bắn hạ các máy bay không người lái khi chúng bay ở độ cao thấp, nhưng hai chiếc đã bay thoát và tấn công thành công.
Ngoài ra, ba quân nhân đã thiệt mạng và bốn người bị thương, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết.
Công lý cho ĐTGM Colombia bị bắn hạ sau khi vừa cử hành thánh lễ. Ma quỷ có luôn nói dối không?
VietCatholic Media
17:13 06/12/2022
1. Cựu chiến binh du kích Colombia bị kết án hạ sát Đức Tổng Giám Mục Công Giáo
Phòng Hình sự của Tòa án Công lý Tối cao Colombia đã kết án “vắng mặt” cựu lãnh đạo du kích cộng sản FARC Luciano Marín Arango, bí danh Iván Márquez, 25 năm tù với tư cách là người dàn dựng vụ ám sát Đức Tổng Giám Mục Isaías Duarte Cancino năm 2002.
Márquez đang ngoài vòng pháp luật và phải bị bắt để thi hành án.
Đức Cha Cancino là tổng giám mục của Cali khi ngài bị sát hại vào ngày 16 tháng 3 năm 2002, bởi hai sát thủ trên một chiếc xe máy khi ngài rời giáo xứ Chúa Chiên Lành sau khi cử hành đám cưới tập thể của 105 cặp. Những kẻ sát nhân sau đó được phát hiện đã được Bộ Tư lệnh Trung tâm Liên quân phía Tây của FARC trả tiền.
Márquez là thành viên của Ban thư ký Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC, đã ra lệnh ám sát vị giám mục do ngài thường xuyên đưa ra các tuyên bố chống lại nhóm du kích này.
Đức Tổng Giám Mục cũng là thành viên của nhóm đã đàm phán một hiệp định hòa bình với chính phủ của Tổng thống Juan Manuel Santos, dẫn đến việc giải tán lực lượng du kích này vào năm 2016 và sau đó chuyển đổi lực lượng này thành đảng chính trị Commons cực tả.
Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2019, Márquez đã thông báo trong một video rằng hắn ta sẽ quay trở lại cuộc đấu tranh vũ trang, sau khi bị cáo buộc tội buôn bán ma túy. Anh ta hiện đang lãnh đạo một trong những phe FARC từ chối hiệp định hòa bình, được gọi là Marquetalia thứ hai, hoạt động ở biên giới với Venezuela. Anh ta phải bị bắt để chấp hành bản án.
Trong phán quyết, được đăng ngày hôm qua trên trang web của mình, Tòa án Tối cao đã giữ nguyên bản án 25 năm do tòa cấp dưới tuyên vào tháng 12 năm 2011 đối với Márquez và các thành viên khác của Ban thư ký FARC, nhưng đã được Tòa án cấp cao Cali tuyên trắng án vào năm 2013.
Cùng năm đó, văn phòng tổng chưởng lý sau đó đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao để xem xét vụ việc, nhưng quá trình này không tiến triển cho đến khi nó được chuyển đến Cơ quan tài phán đặc biệt về hòa bình, gọi tắt là JEP, được thành lập theo Hiệp định hòa bình năm 2016.
Tuy nhiên, vào ngày 15 tháng 12 năm 2021, vụ việc đã được trả lại cho Tòa án Tư pháp Tối cao, nơi đã quyết định xem xét lại trường hợp của thủ lĩnh phiến quân vì anh ta không còn thuộc Quyền tài phán đặc biệt về Hòa bình vì anh ta đã từ bỏ Hiệp định Hòa bình năm 2016.
Source:Catholic News Agency
2. Georg Bätzing tiếp tục Tiến Trình Công Nghị bất chấp “cái tát” mà các giám mục nhận được ở Rôma
Hai tuần sau chuyến thăm ad limina của các giám mục Đức, tờ Die Tagespost đã công bố phản ứng của người Công Giáo đối với những lo ngại về Tiến Trình Công Nghị Đức.
Nữ tu Anna Mirijam Kaschner, người ủng hộ nồng nhiệt Tiến Trình Công Nghị Đức, đặc biệt ghi nhận “sự minh bạch” trong chuyến viếng thăm Rôma của các giám mục nước này, vì tất cả các bài phát biểu đều được công khai. “Rôma đã không đưa ra quyết định dứt khoát, và đó là một điều tốt. Rôma đã trả lại quả bóng công nghị cho Đức. Hiện tại, các giám mục phải giữ quả bóng này trong trò chơi của Giáo Hội Hoàn Vũ”
Nữ tu Anna cho biết bà mong đợi rằng sẽ vẫn còn “những thất vọng và tức giận cũng như nước mắt – như sau cuộc bỏ phiếu về văn bản liên quan đến đạo đức tình dục, không đạt được đa số 2/3 cần thiết”.
Trong khi đó, Bernhard Meuser, biên tập viên của YouCat, hy vọng họp Tiến Trình Công Nghị vào tháng 3 tới đây sẽ là cơ hội cuối cùng để các Giám Mục Đức kết nối lại với Giáo Hội Hoàn Vũ nhưng ông cảnh báo rằng sau “cái tát của Rôma” một vài giám mục dường như vẫn chưa giảm bớt nhiệt tình với Tiến Trình Công Nghị.
Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz, một triết gia về tôn giáo, lo ngại hơn: “về ý định, Tiến Trình Công Nghị đáng được hoan nghênh, nhưng khi thực hiện, nó vượt xa mục tiêu ban đầu thậm chí đi xa đến mức đề ra cho mình mục tiêu thành lập một Giáo hội khác. Giáo hội khác này sẽ làm tổn thương chính xác của Giáo Hội Hoàn Vũ, và nó đã bắt đầu gây ra tổn thương.”
Trích dẫn Nietzsche về Cải cách, cô nhận xét cay đắng rằng: “Những người người Đức tự xưng rằng mình cố gắng hết sức để bảo tồn Kitô giáo đã trở thành những kẻ hủy diệt lớn nhất của Kitô Giáo. Có vẻ như người Đức không hiểu bản chất của Giáo hội.”
Nhà báo Paul Badde lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng “đã kiên nhẫn, thay vào đó các Hồng Y Giáo triều là Luis Ladaria và Marc Ouellet, thay mặt ngài, thông báo kỹ lưỡng cho các phòng thí nghiệm thần học trong Giáo hội ở Đức một lần nữa.” Tuy nhiên, vị giáo hoàng người Á Căn Đình “sẽ không để mình bị xô đẩy mãi mãi. Ngài sẽ không cho phép một cuộc ly giáo mới ở Đức,” nhà báo nói thêm, đồng thời đề cập đến khả năng có sẵn trong tay Đức Giáo Hoàng là sự thay thế toàn bộ Hội Đồng Giám Mục Đức.
Source:Die Tagespost
3. Nhật Ký Trừ Tà số 217: Ác Quỷ Có Luôn Nói Dối Không?
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary Number 217: Do Demons Always Lie?”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số: Ác Quỷ Có Luôn Nói Dối Không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một trong những thành viên trong nhóm phó tế của chúng tôi đã làm rất tốt trong việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của ma quỷ nhắm vào anh ta và hỗ trợ giải thoát một người bị quỷ ám. Anh ta được đào tạo từ một trong những nhà trừ tà giỏi nhất trong nước.
Những con quỷ đã gửi cho anh ta thông điệp này: “Ông ta, tức là nhà trừ tà, thầy dậy của thầy phó tế, đã lừa bạn; bạn đã không học được cái quái gì từ ông ta.” Tôi dịch lại lời nói dối của quỷ cho thầy phó tế: “Sư phụ của anh đã hiểu ma quỷ và dạy anh rất nhiều. Những con quỷ tức giận về điều đó.” Ma quỷ nói dối và trong chính những lời nói dối của chúng thường ẩn chứa một phần sự thật. Trong trường hợp này, lũ quỷ tức giận vì thầy phó tế quá hiệu quả và chúng đổ lỗi cho sư phụ của thầy ấy.
Ma quỷ có bao giờ trực tiếp nói ra sự thật không? Đôi khi.... Đôi khi Chúa bắt chúng nói sự thật, đặc biệt là khi bạn nghe ma quỷ thừa nhận bất cứ điều gì thánh thiện chẳng hạn như “Chúa Giêsu là Chúa”. Thứ hai, chúng sẽ sử dụng một câu nói đúng nếu chúng nghĩ rằng chúng có thể lừa được ai đó với điều đó. Ví dụ, thỉnh thoảng chúng sẽ chỉ trích tội lỗi của ai đó hoặc đề cập đến những sai lầm trong quá khứ nhằm cố gắng làm tổn hại hình ảnh bản thân chúng ta. Thứ ba, chúng tôi trừ quỷ, viện dẫn thẩm quyền của Giáo hội trong một cuộc trừ tà, ra lệnh cho ma quỷ nói sự thật. Chúng tôi làm điều này chỉ để tìm hiểu thông tin quan trọng trong việc đuổi chúng, chẳng hạn như tên của quỷ. Nhưng chúng tôi cẩn thận với bất cứ điều gì mình nghe được, vì ma quỷ sẽ tiếp tục nói dối nếu chúng có thể.
Satan là “kẻ nói dối và là Cha của sự dối trá” (Ga 8:44). Chúa Giêsu là “đường và là sự thật” (Ga 14:6). Tôi đã bắt đầu đọc một số bình luận trên mạng xã hội được đăng để phản hồi các video của chúng tôi. Đáng buồn thay, một số trong những lời bình luận này chứa đựng những lời dối trá của ma quỷ. Một người nói, “Satan yêu bạn vì chính con người của bạn.” Một người khác viết: “Tôi là phù thủy và tôi có thể điều khiển ma quỷ”. Họ đang lặp lại những lời lời dối trá của ma quỷ mà họ đã nghe.
Thuốc giải độc là Chúa Giêsu là Sự Thật. Tôi khẩn cầu nhiều người đang đắm chìm trong thế giới đen tối hãy hướng về Sự thật. Những lời dối trá của Satan chỉ dẫn đến cái chết.
Source:Catholic Exorcism
Thánh Ca
Thánh Ca Mùa Vọng: Hoài Nhớ Sion. Sáng tác: Lm Quang Uy. Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
02:57 06/12/2022