Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhân ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Bùi Hữu Thư
06:15 07/12/2010
Những giây phút tuyệt vời với Mẹ Maria
Xin kính mời quý vị đón tiếp Đức Mẹ Viễn Du vào nhà mình
Xin bấm vào link trên đây, rồi bấm slideshow và From the beginning.
Xin kính mời quý vị đón tiếp Đức Mẹ Viễn Du vào nhà mình
Xin bấm vào link trên đây, rồi bấm slideshow và From the beginning.
Nhạc Phẩm Bên Hang Đá Bê Lem của NS Phạm Đức Huyến
Phạm Đức Huyến
13:28 07/12/2010
Nhân dịp Lễ Giáng Sinh Sắp tới xin mời quý vị nghe bản nhạc Bên Hang Đá Bê Lem của NS Phạm Đức Huyến.
Xin bấm vào cái nút dưới đây:
Xin bấm vào cái nút dưới đây:
Nhạc Phẩm Đêm Hồng Phúc của NS Phạm Đức Huyến
Phạm Đức Huyến
13:34 07/12/2010
Nhân Mùa Vọng, kính mời quý vị nghe nhạc phẩm Đêm Hồng Phúc của NS Phạm Đức Huyến. Xin bấm vào cái nút dưới đây để nghe.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 07/12/2010
CÁI ĐINH TRONG MẮT
Thời ngũ đại, ở Tống Châu có một viên quan địa phương tên là Triệu Tại Lễ, hắn ta thường ức hiếp bá tánh, cho nên người dân ở đó rất hận hắn. Không lâu sau đó, hắn ta bị chuyển qua một địa phương khác, bá tánh ở Tống Châu rất vui mừng, mọi người đều nói:
- “Cái tên này đi rồi thì giống như nhổ được cái đinh trong mắt, thật là sung sướng hạnh phúc”.
Triệu Tại Lễ nghe được thì rất tức giận, bèn nghĩ cách để được chuyển về lại Tống Châu. Vừa về đến Tống Châu thì hắn ta lập tức ra một đạo lệnh: mỗi một người dân trong một năm phải nộp cho hắn là một ngàn quan tiền, gọi là “tiền nhổ đinh”.
Từ đó về sau, hể ai tàn ác độc hại thì người dân gọi là “cái đinh trong mắt”, mà “tiền nhổ đinh” chỉ là trò bày đặt để nộp thuế má nặng nề.
(Tân ngũ đại sứ, Triệu Tại Lễ truyện)
Suy tư:
Quan tham nhũng, quan tham ô, quan hối lộ, quan nhũng nhiễu bá tánh, khi bị đổi đi nơi khác thì nhất định là mọi người đều vui vẻ, và giống như nhổ được cái đinh không những trong mắt mà còn trong ruột nữa, bởi vì những ông quan như thế thì chỉ làm nghèo đất nước và không xứng đáng đại diện cho dân cho nước nhà.
Linh mục chánh xứ không phải là một ông quan ở giáo xứ của mình, nhưng là một “tôi tớ vô dụng” của Thiên Chúa và là người quản lý gia sản của Ngài, đó là những ân sủng của Thiên Chúa ban cho qua Hội Thánh trong thiên chức linh mục của mình, các ngài không phải vơ vét cất giữ cho mình những ân súng ấy, nhưng đem ban phát cho các linh hồn mà Thiên Chúa –qua Giáo Hội- trao phó cho các ngài coi sóc, đó chính là một hồng ân cao cả và là một trách nhiệm vô cùng lớn lao của ngài...
Quan ở đời thì vơ vét cho mình, nhưng linh mục thì ban phát cho giáo dân; quan ở đời chỉ biết mình và gia đình hưởng lợi lộc, nhưng các linh mục thì quên mình và chỉ biết các con chiên của mình. Cho nên, khi các quan bị đổi đi nơi khác thì bá tánh vui vẻ như nhổ được cái đinh trong mắt, nhưng khi các linh mục được bài sai thuyên chuyển qua giáo xứ khác thì giáo dân buồn bã, khóc lóc và nuối tiếc, bởi vì các ngài thực sự vì giáo dân mà phục vụ đến quên mình. Tại sao vậy ?
Thưa, vì các linh mục chính là những “tôi tớ vô dụng” của Thiên Chúa vậy.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời ngũ đại, ở Tống Châu có một viên quan địa phương tên là Triệu Tại Lễ, hắn ta thường ức hiếp bá tánh, cho nên người dân ở đó rất hận hắn. Không lâu sau đó, hắn ta bị chuyển qua một địa phương khác, bá tánh ở Tống Châu rất vui mừng, mọi người đều nói:
- “Cái tên này đi rồi thì giống như nhổ được cái đinh trong mắt, thật là sung sướng hạnh phúc”.
Triệu Tại Lễ nghe được thì rất tức giận, bèn nghĩ cách để được chuyển về lại Tống Châu. Vừa về đến Tống Châu thì hắn ta lập tức ra một đạo lệnh: mỗi một người dân trong một năm phải nộp cho hắn là một ngàn quan tiền, gọi là “tiền nhổ đinh”.
Từ đó về sau, hể ai tàn ác độc hại thì người dân gọi là “cái đinh trong mắt”, mà “tiền nhổ đinh” chỉ là trò bày đặt để nộp thuế má nặng nề.
(Tân ngũ đại sứ, Triệu Tại Lễ truyện)
Suy tư:
Quan tham nhũng, quan tham ô, quan hối lộ, quan nhũng nhiễu bá tánh, khi bị đổi đi nơi khác thì nhất định là mọi người đều vui vẻ, và giống như nhổ được cái đinh không những trong mắt mà còn trong ruột nữa, bởi vì những ông quan như thế thì chỉ làm nghèo đất nước và không xứng đáng đại diện cho dân cho nước nhà.
Linh mục chánh xứ không phải là một ông quan ở giáo xứ của mình, nhưng là một “tôi tớ vô dụng” của Thiên Chúa và là người quản lý gia sản của Ngài, đó là những ân sủng của Thiên Chúa ban cho qua Hội Thánh trong thiên chức linh mục của mình, các ngài không phải vơ vét cất giữ cho mình những ân súng ấy, nhưng đem ban phát cho các linh hồn mà Thiên Chúa –qua Giáo Hội- trao phó cho các ngài coi sóc, đó chính là một hồng ân cao cả và là một trách nhiệm vô cùng lớn lao của ngài...
Quan ở đời thì vơ vét cho mình, nhưng linh mục thì ban phát cho giáo dân; quan ở đời chỉ biết mình và gia đình hưởng lợi lộc, nhưng các linh mục thì quên mình và chỉ biết các con chiên của mình. Cho nên, khi các quan bị đổi đi nơi khác thì bá tánh vui vẻ như nhổ được cái đinh trong mắt, nhưng khi các linh mục được bài sai thuyên chuyển qua giáo xứ khác thì giáo dân buồn bã, khóc lóc và nuối tiếc, bởi vì các ngài thực sự vì giáo dân mà phục vụ đến quên mình. Tại sao vậy ?
Thưa, vì các linh mục chính là những “tôi tớ vô dụng” của Thiên Chúa vậy.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 07/12/2010
N2T |
14. Người ta chú ý bản tính ưu điểm trên con người và sự vật, giống như nơi Thánh Thể người ta chỉ chú ý đến bánh miến bề ngoài, muốn múc nước nơi giếng khô cạn, nghiên cứu linh hồn nơi xác chết, tìm ánh sáng trong bóng tối vậy.
(Thánh Francois de Sales)Hạnh phúc được chờ đợi
Tuyết Mai
19:23 07/12/2010
Có phải cuộc sống thực tế hằng ngày của chúng ta, nếu chúng ta chờ đợi một sự việc gì xẩy đến rất gần trong nay mai (quan trọng hoặc có ý nghĩa), thì sẽ thấy thời gian trôi qua rất chậm?. Chậm không thể tưởng tượng được!. Điển hình là cả tuần nay nhà chúng tôi bị cúp internet, có nghĩa là cái router nó bị hư. Mà muốn biết được cái bệnh hư của nó thì phải trải qua bốn ngày trời, liên lạc với chuyên viên của Verizon, (ngay cả họ đến tận nhà), định bệnh mới biết rằng cái router của chúng tôi bị hư và cần phải mua cái khác thay thế!. Phải đến thứ ba tới này thì hộp máy mới được giao đến tận nhà, và phải đòi hỏi thời gian tiếp xúc với chuyên viên của họ, mới có thể xài internet trở lại được ……
Hằng ngày quả Thiên Chúa trao ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân nhưng nào chúng ta kể đến và để ý đến! Dù là Chúa ban cho tất cả mọi sự việc trôi đi thật trôi chảy và hiền hòa, chúng ta cũng không kể đến và để ý đến. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rất rõ rằng, hằng ngày cuộc sống của chúng ta quả phải cần có Chúa. Có Thiên Chúa hiện diện trong cuộc đời thì cuộc sống mới có ý nghĩa, thật sự của nó. Dù là với chiếc xe thật cũ kỹ đã đưa đón chúng ta đi đây đó suốt gần 20 năm trời?. Dù là máy computer tuy lỗi thời cũng đã giúp chúng ta làm biết bao nhiêu công việc từ chuyện nhà cho đến học đường, công xưởng, việc làm xã hội, và việc làm cho Chúa nữa!. Rồi thì từ cái máy giặt, máy hút bụi, cho đến tất cả mọi loại máy trong nhà mà chúng ta hằng ngày phải nhờ đến chúng, vì chúng đã giúp cuộc sống của chúng ta trở thành nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Phải công nhận rằng thời buổi ngày nay, tất cả mọi thực dụng trong nhà, đều là máy móc hiện đại và là thông dụng vô cùng, không thể thiếu được. Chúng ta không thể nào so sánh ngày hôm nay với ngày hôm xưa được. Bây giờ gia đình nào cũng phải cần có điện thoại di động, nhất là đối với những đứa trẻ, vì cha mẹ chúng cần biết chúng đang ở đâu và làm gì, để tiện mà đưa đón chúng; và vì vấn đề quan trọng nhất là sự an toàn của chúng. Ngày xưa bậc làm cha mẹ luôn lo âu và sợ sệt cho chúng con nít, sợ chúng bị bắt cóc và bị hãm hiếp; thời nay nhờ vào cái điện thoại di động mà bậc làm cha mẹ cũng cảm thấy an tâm rất nhiều. Rồi kế đến thì gia đình phải có ít nhất là một cái computer để liên lạc được đến khắp mọi nơi, đến khắp mọi người, từ tin tức cho đến nhà băng, học đường, v.v……. Sau cùng như tôi nói là tất cả mọi máy móc trong nhà đã giúp cho cuộc sống của chúng ta được thoải mái, có thời giờ cho gia đình nhiều hơn, thay vì mọi thứ cần làm bằng tay chân như cái thời xưa cũ. Ngay cả nấu nướng thời nay cũng giúp cho chị em phụ nữ chúng tôi thật nhiều vì những máy móc hiện đại. Có như thế thì gia đình vừa được tiết kiệm được nhiều giờ mà người vợ hay người mẹ không có ở mãi trong bếp; vì thời buổi ngày nay một gia đình đều đòi hỏi cả hai vợ chồng đi làm mới có thể sống vừa đủ được. Cho nên riết rồi tất cả chúng ta đều sống rất máy móc là vậy!. Mọi thứ và mọi việc cứ phải chạy cho đúng giờ đúng giấc, y như là công việc của những người làm ở assembly line vậy!. Những người này làm việc theo cái máy nó chạy; nó chạy cái đồ vật gì thì không biết nhưng mọi thứ đều phải theo đúng phút, giây, và khắc; nếu không sẽ trật duộc và sẽ không được nhận vào làm.
Có phải trên đời có những sự chờ đợi rất có ý nghĩa cho cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta? Nhưng cũng có phải có những sự chờ đợi rất hãi hùng và lo lắng có thể đem lại cho chúng ta, bất kỳ ai?. Thưa tất phải có, và tùy ở sự chờ đợi mà chúng ta mong đợi cho nó đến hay không muốn cho nó đến. Có những chờ đợi mà chúng ta rất cầu mong hay ước gì rằng chúng đừng bao giờ đến? Vì do những hành động sai lầm mà chúng ta đã tự gây nên?. Như cầu xin cho bạn gái của mình đừng có dính bầu?. Hay cầu xin cho chính mình đừng dính bệnh hiểm nghèo?. Hoặc cầu xin cho mình đừng dính vào cái vòng của nguy hiểm, của nghiện ngập, của đam mê; có thể hại chính mình, hại người, và làm chết người được, v.v…… Nhưng nói chung thì tất cả mọi sự chờ đợi nào cũng là tốt cả! Tuy dù hết thảy đòi hỏi ở chúng ta thời gian chờ đợi, và tốt là vì chúng ta làm tất cả mọi việc theo thánh ý Chúa; dù sự chờ đợi ấy có mang lại lợi ích rất nhỏ. Vâng, nhỏ như là chúng tôi đang chờ đợi có internet trở lại vậy!. Và đó là những sự chờ đợi rất tầm thường trong cuộc sống ngày lại ngày của con người, xoay vần chỉ có bấy nhiêu.
Có điều trong Mùa Vọng này, tất cả chúng ta và riêng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, nôn nao trông đợi một Niềm Vui thật lớn lao khó tả, vì Mẹ là Người đàn bà thật diễm phúc, duy nhất trên trần gian này; được Thiên Chúa Cha trao ban trong cung lòng của Mẹ, một món Quà trân quý nhất mà Chúa Cha đích thân trao ban cho nhân loại trần thế của chúng ta. Một Niềm Hy Vọng, sự Bình An, và là Hạnh Phúc đích thật cho nhân trần. Cha trên trời đã yêu thương con người đến độ Ngài chia sẻ cho chúng ta hạnh phúc duy nhất của Ngài, mà con người từ cha ông của chúng ta trước đây chưa từng bao giờ được cảm nhận. Ai đã được Thiên Chúa trao ban cho thiên chức làm mẹ, thấu hiểu được cái niềm vui khó tả, sự sung sướng trào dâng, và niềm hạnh phúc tột cùng được làm mẹ như thế nào!?.
Ôi! Tình mẫu tử đã được khai sinh ngay từ trong cung lòng của người mẹ. Từ cái đạp, cái xoay, cho đến cái khó chịu khi con xoay tròn trong bụng mẹ. Tuy con chưa chào đời nhưng tình mẹ đã sẵn có vì đó là tình thương thiêng liêng mà Chúa ban cho tất cả mọi người mẹ trên trần gian này, cảm nhận được. Người cha trong thời gian này cũng chung hưởng niềm hạnh phúc của đứa con chung, do tình yêu của hai người được Thiên Chúa kết hợp. Ai có con mới hiểu được Niềm Vui của Đức Mẹ. Niềm Vui của Đức Mẹ được làm Mẹ Thiên Chúa, lớn lao và thánh thiêng lắm thưa anh chị em!. Có phải Niềm Vui của Mẹ Maria trào dâng trong lòng nhưng Mẹ chỉ có thể thinh lặng đón nhận Niềm Vui ấy trong lời cầu nguyện không ngừng.
Mùa Vọng là Mùa của Chờ Đợi, Hy Vọng, Hạnh Phúc, và Bình An. Ước gì tất cả chúng ta biết chia sẻ và đem hạnh phúc ấy đến cho mọi người nghèo khổ ở khắp mọi chỗ mọi nơi trên toàn cõi địa cầu. Hãy đến gần với Chúa để cảm nhận được cái lạnh giá trong mùa đông giá tuyết này!. Hãy cởi bỏ bớt những gì cao sang của thế trần để được Chúa sớt chia, thông cảm, và trao ban cho chúng ta hạnh phúc đích thật của Chúa, là Tình Yêu. Tình Yêu chỉ có thể bộc lộ qua sự sẻ chia. Tình Yêu chỉ được bộc lộ qua sự sống bác ái của chúng ta. Hãy luôn cho đi để luôn được nhận lãnh. Mong được vậy lắm thay!!!!!.
Hằng ngày quả Thiên Chúa trao ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân nhưng nào chúng ta kể đến và để ý đến! Dù là Chúa ban cho tất cả mọi sự việc trôi đi thật trôi chảy và hiền hòa, chúng ta cũng không kể đến và để ý đến. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rất rõ rằng, hằng ngày cuộc sống của chúng ta quả phải cần có Chúa. Có Thiên Chúa hiện diện trong cuộc đời thì cuộc sống mới có ý nghĩa, thật sự của nó. Dù là với chiếc xe thật cũ kỹ đã đưa đón chúng ta đi đây đó suốt gần 20 năm trời?. Dù là máy computer tuy lỗi thời cũng đã giúp chúng ta làm biết bao nhiêu công việc từ chuyện nhà cho đến học đường, công xưởng, việc làm xã hội, và việc làm cho Chúa nữa!. Rồi thì từ cái máy giặt, máy hút bụi, cho đến tất cả mọi loại máy trong nhà mà chúng ta hằng ngày phải nhờ đến chúng, vì chúng đã giúp cuộc sống của chúng ta trở thành nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Phải công nhận rằng thời buổi ngày nay, tất cả mọi thực dụng trong nhà, đều là máy móc hiện đại và là thông dụng vô cùng, không thể thiếu được. Chúng ta không thể nào so sánh ngày hôm nay với ngày hôm xưa được. Bây giờ gia đình nào cũng phải cần có điện thoại di động, nhất là đối với những đứa trẻ, vì cha mẹ chúng cần biết chúng đang ở đâu và làm gì, để tiện mà đưa đón chúng; và vì vấn đề quan trọng nhất là sự an toàn của chúng. Ngày xưa bậc làm cha mẹ luôn lo âu và sợ sệt cho chúng con nít, sợ chúng bị bắt cóc và bị hãm hiếp; thời nay nhờ vào cái điện thoại di động mà bậc làm cha mẹ cũng cảm thấy an tâm rất nhiều. Rồi kế đến thì gia đình phải có ít nhất là một cái computer để liên lạc được đến khắp mọi nơi, đến khắp mọi người, từ tin tức cho đến nhà băng, học đường, v.v……. Sau cùng như tôi nói là tất cả mọi máy móc trong nhà đã giúp cho cuộc sống của chúng ta được thoải mái, có thời giờ cho gia đình nhiều hơn, thay vì mọi thứ cần làm bằng tay chân như cái thời xưa cũ. Ngay cả nấu nướng thời nay cũng giúp cho chị em phụ nữ chúng tôi thật nhiều vì những máy móc hiện đại. Có như thế thì gia đình vừa được tiết kiệm được nhiều giờ mà người vợ hay người mẹ không có ở mãi trong bếp; vì thời buổi ngày nay một gia đình đều đòi hỏi cả hai vợ chồng đi làm mới có thể sống vừa đủ được. Cho nên riết rồi tất cả chúng ta đều sống rất máy móc là vậy!. Mọi thứ và mọi việc cứ phải chạy cho đúng giờ đúng giấc, y như là công việc của những người làm ở assembly line vậy!. Những người này làm việc theo cái máy nó chạy; nó chạy cái đồ vật gì thì không biết nhưng mọi thứ đều phải theo đúng phút, giây, và khắc; nếu không sẽ trật duộc và sẽ không được nhận vào làm.
Có phải trên đời có những sự chờ đợi rất có ý nghĩa cho cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta? Nhưng cũng có phải có những sự chờ đợi rất hãi hùng và lo lắng có thể đem lại cho chúng ta, bất kỳ ai?. Thưa tất phải có, và tùy ở sự chờ đợi mà chúng ta mong đợi cho nó đến hay không muốn cho nó đến. Có những chờ đợi mà chúng ta rất cầu mong hay ước gì rằng chúng đừng bao giờ đến? Vì do những hành động sai lầm mà chúng ta đã tự gây nên?. Như cầu xin cho bạn gái của mình đừng có dính bầu?. Hay cầu xin cho chính mình đừng dính bệnh hiểm nghèo?. Hoặc cầu xin cho mình đừng dính vào cái vòng của nguy hiểm, của nghiện ngập, của đam mê; có thể hại chính mình, hại người, và làm chết người được, v.v…… Nhưng nói chung thì tất cả mọi sự chờ đợi nào cũng là tốt cả! Tuy dù hết thảy đòi hỏi ở chúng ta thời gian chờ đợi, và tốt là vì chúng ta làm tất cả mọi việc theo thánh ý Chúa; dù sự chờ đợi ấy có mang lại lợi ích rất nhỏ. Vâng, nhỏ như là chúng tôi đang chờ đợi có internet trở lại vậy!. Và đó là những sự chờ đợi rất tầm thường trong cuộc sống ngày lại ngày của con người, xoay vần chỉ có bấy nhiêu.
Có điều trong Mùa Vọng này, tất cả chúng ta và riêng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, nôn nao trông đợi một Niềm Vui thật lớn lao khó tả, vì Mẹ là Người đàn bà thật diễm phúc, duy nhất trên trần gian này; được Thiên Chúa Cha trao ban trong cung lòng của Mẹ, một món Quà trân quý nhất mà Chúa Cha đích thân trao ban cho nhân loại trần thế của chúng ta. Một Niềm Hy Vọng, sự Bình An, và là Hạnh Phúc đích thật cho nhân trần. Cha trên trời đã yêu thương con người đến độ Ngài chia sẻ cho chúng ta hạnh phúc duy nhất của Ngài, mà con người từ cha ông của chúng ta trước đây chưa từng bao giờ được cảm nhận. Ai đã được Thiên Chúa trao ban cho thiên chức làm mẹ, thấu hiểu được cái niềm vui khó tả, sự sung sướng trào dâng, và niềm hạnh phúc tột cùng được làm mẹ như thế nào!?.
Ôi! Tình mẫu tử đã được khai sinh ngay từ trong cung lòng của người mẹ. Từ cái đạp, cái xoay, cho đến cái khó chịu khi con xoay tròn trong bụng mẹ. Tuy con chưa chào đời nhưng tình mẹ đã sẵn có vì đó là tình thương thiêng liêng mà Chúa ban cho tất cả mọi người mẹ trên trần gian này, cảm nhận được. Người cha trong thời gian này cũng chung hưởng niềm hạnh phúc của đứa con chung, do tình yêu của hai người được Thiên Chúa kết hợp. Ai có con mới hiểu được Niềm Vui của Đức Mẹ. Niềm Vui của Đức Mẹ được làm Mẹ Thiên Chúa, lớn lao và thánh thiêng lắm thưa anh chị em!. Có phải Niềm Vui của Mẹ Maria trào dâng trong lòng nhưng Mẹ chỉ có thể thinh lặng đón nhận Niềm Vui ấy trong lời cầu nguyện không ngừng.
Mùa Vọng là Mùa của Chờ Đợi, Hy Vọng, Hạnh Phúc, và Bình An. Ước gì tất cả chúng ta biết chia sẻ và đem hạnh phúc ấy đến cho mọi người nghèo khổ ở khắp mọi chỗ mọi nơi trên toàn cõi địa cầu. Hãy đến gần với Chúa để cảm nhận được cái lạnh giá trong mùa đông giá tuyết này!. Hãy cởi bỏ bớt những gì cao sang của thế trần để được Chúa sớt chia, thông cảm, và trao ban cho chúng ta hạnh phúc đích thật của Chúa, là Tình Yêu. Tình Yêu chỉ có thể bộc lộ qua sự sẻ chia. Tình Yêu chỉ được bộc lộ qua sự sống bác ái của chúng ta. Hãy luôn cho đi để luôn được nhận lãnh. Mong được vậy lắm thay!!!!!.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân bị bạo hành
Bùi Hữu Thư
04:16 07/12/2010
Tại Iraq, Ai Cập và Sa Mạc Sinaï.
ROME, Chúa Nhật 5 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trước Lễ Giáng Sinh vài tuần, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho các nạn nhân của các trường hợp bị bạo hành, nhất là tại Iraq, Ai Cập và Sa Mạc Sinaï.
Trong giờ đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã tha thiết cầu xin là “việc Chúa Giêsu sắp đến” sẽ mang lại cho họ “niềm an ủi, sự hòa giải và bình an.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói: “Trong Mùa Vọng, khi chúng ta được mời gọi để nuôi dưỡng sự chờ đợi Chúa Kitô của chúng ta và để đón nhận Người đến giữa chúng ta, tôi mời gọi các bạn cầu nguyện cho tất cả mọi hoàn cảnh bạo lực, bất dung thứ, và đau khổ đang diễn tiến trên thế giới, để cho việc Chúa Giêsu đến sẽ mang lại niềm an ủi, sự hòa giải và bình an.”
Ngài nói: “Tôi nghĩ đến biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, như các cuộc tấn công tiếp diễn tại Iraq đối với các Kitô hữu và người Hồi giáo, về những tranh cấp tại Ai Cập nơi có nhiều người bị chết và bị thương, về nạn nhân của các vụ buôn người, và của các tên tội phạm, và về thảm trạng của các người bị bắt giữ tại xứ Eritea (Bắc Phi) và các sắc dân khác trong Sa Mạc Sinaï.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Sự tôn trọng nhân quyền của tất cả mọi người là một điều được giả dụ là phải có trong đời sống chung dân sự. Ước gì những lời cầu nguyện cuả chúng ta với Chúa Giêsu và sự tương trợ của chúng ta sẽ mang lại niềm hy vọng cho những ai đang chịu đau khổ.”
Tại Iraq, kể từ ngày 31 tháng 10 vừa qua, là ngày có thảm trạng của vụ tấn công nhà thờ chánh tòa Syro-Chaldé tại Bagdad, các Kitô hữu đã đặc biệt bị quân khủng bố hồi giáo truy nã.
Ngoài ra, tại Ai Cập cũng có những vụ đụng độ tàn bạo giữa cảnh sát và cộng đồng Kitô Coptic vì họ đã chống đối việc ngăn cấm tiếp theo việc phá hủy một thánh đường. Kết quả của các vụ đụng độ là hai người chết và hơn chục người bị thương.
Cuối cùng, tại Eritea, Bắc Phi, theo đài phát thanh Vatican, có gần 80 người di cư Eritea rời Libya đã bị bắt giữ làm con tin trện một tháng trong sa mạc Sinaï gần biên giới giữa Ai Cập và Do Thái. Đây là các nạn nhân của vụ buôn người, họ thỉnh cầu một sự can thiệp của chính phủ Ai Cập và cộng đồng thế giới.
ROME, Chúa Nhật 5 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trước Lễ Giáng Sinh vài tuần, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho các nạn nhân của các trường hợp bị bạo hành, nhất là tại Iraq, Ai Cập và Sa Mạc Sinaï.
Trong giờ đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã tha thiết cầu xin là “việc Chúa Giêsu sắp đến” sẽ mang lại cho họ “niềm an ủi, sự hòa giải và bình an.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói: “Trong Mùa Vọng, khi chúng ta được mời gọi để nuôi dưỡng sự chờ đợi Chúa Kitô của chúng ta và để đón nhận Người đến giữa chúng ta, tôi mời gọi các bạn cầu nguyện cho tất cả mọi hoàn cảnh bạo lực, bất dung thứ, và đau khổ đang diễn tiến trên thế giới, để cho việc Chúa Giêsu đến sẽ mang lại niềm an ủi, sự hòa giải và bình an.”
Ngài nói: “Tôi nghĩ đến biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, như các cuộc tấn công tiếp diễn tại Iraq đối với các Kitô hữu và người Hồi giáo, về những tranh cấp tại Ai Cập nơi có nhiều người bị chết và bị thương, về nạn nhân của các vụ buôn người, và của các tên tội phạm, và về thảm trạng của các người bị bắt giữ tại xứ Eritea (Bắc Phi) và các sắc dân khác trong Sa Mạc Sinaï.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Sự tôn trọng nhân quyền của tất cả mọi người là một điều được giả dụ là phải có trong đời sống chung dân sự. Ước gì những lời cầu nguyện cuả chúng ta với Chúa Giêsu và sự tương trợ của chúng ta sẽ mang lại niềm hy vọng cho những ai đang chịu đau khổ.”
Tại Iraq, kể từ ngày 31 tháng 10 vừa qua, là ngày có thảm trạng của vụ tấn công nhà thờ chánh tòa Syro-Chaldé tại Bagdad, các Kitô hữu đã đặc biệt bị quân khủng bố hồi giáo truy nã.
Ngoài ra, tại Ai Cập cũng có những vụ đụng độ tàn bạo giữa cảnh sát và cộng đồng Kitô Coptic vì họ đã chống đối việc ngăn cấm tiếp theo việc phá hủy một thánh đường. Kết quả của các vụ đụng độ là hai người chết và hơn chục người bị thương.
Cuối cùng, tại Eritea, Bắc Phi, theo đài phát thanh Vatican, có gần 80 người di cư Eritea rời Libya đã bị bắt giữ làm con tin trện một tháng trong sa mạc Sinaï gần biên giới giữa Ai Cập và Do Thái. Đây là các nạn nhân của vụ buôn người, họ thỉnh cầu một sự can thiệp của chính phủ Ai Cập và cộng đồng thế giới.
Trung Quốc: Chính phủ đã tổ chức Đại hội Công giáo toàn quốc.
Tiền Hô
10:42 07/12/2010
Bắc Kinh, ngày 7 Tháng Mười Hai 2010 (UCANews) - Hôm nay, Đại hội đại biểu Công giáo cấp quốc gia lần thứ VIII của Trung Quốc đã triệu tập tại Bắc Kinh, trong khi đó, Tòa Thánh lên tiếng phản đối và nhiều người Công giáo tại Hoa Lục biểu tình.
Giáo hội "công khai" thuộc chính phủ Trung Quốc bắt đầu đại hội toàn thể này sau một vài lần trì hoãn. Trừ các giám mục cao tuổi hoặc bệnh tật không đi được và một số giám mục khước từ tham gia vì theo tuân thủ nguyên tắc của Giáo Hội, UCANews ước tính có khoảng 40 giám mục, 300 linh mục, nữ tu và đại diện giáo dân trên toàn quốc tham dự đại hội này.
Antôn Lưu Bái Niên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) nói với UCANews rằng, con số chính xác về người tham dự chỉ có thể được đưa ra khi đại hội bế mạc, bởi vì chiều hôm nay, nhiều người dự kiến sẽ còn đến khách sạn Hữu nghị Bắc Kinh - địa điểm tổ chức.
Đại hội này đã vướng phải những lời chỉ trích trong và ngoài Trung Quốc. Một số linh mục cảm thấy chán nản và thất vọng về đại hội. "Giáo sĩ vẫn kiên vững tuân thủ nguyên tắc làm việc Giáo Hội nên không tham dự, trong khi đó, một số khác tham dự đại hội trên danh nghĩa của Giáo Hội nhưng vì danh vọng và giàu sang", một linh mục nói. "Hầu hết các thành viên trong giáo phận phản đối đại hội này và tuân thủ nguyên tắc độc lập [với chính quyền] của Giáo Hội, nhưng một vài người từ giáo phận đó lại tham dự đại hội rồi tạo ra một cảm tưởng là giáo phận toàn ủng hộ cho nó", một người khác nói.
Trong khi ấy, một số giáo phận đã tập trung tín hữu cầu nguyện hằng ngày cho đại hội cho đến khi nó bế mạc vào ngày 9 Tháng Mười Hai.
Nhưng hôm nay, ở Hồng Kông, Ủy ban Công lý và Hòa bình (JPC) nhóm họp ở văn phòng liên lạc trung ương để phản đối đại hội này. Bà Or Yan-yan - một nhân viên của JPC nói với UCANews rằng, đại hội đó vi phạm nguyên tắc và cơ cấu của Giáo hội, và tạo ra các tác hại cho quyền tự chủ và hoạt động bình thường của Giáo Hội tại Trung Quốc. "Nó còn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo khi các quan chức chính phủ ép buộc các giám mục phải tham dự", bà nói.
Những tham gia người biểu tình đã cầu nguyện và sau đó họ buộc dải ruy băng màu tím trên cửa văn phòng liên lạc như là một biểu tượng chia sẻ đau khổ với người Công giáo Hoa Lục.
Giống như kỳ đại hội trước đây, những người tham gia lần này sẽ bầu lãnh đạo mới cho CCPA và Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, sửa đổi hiến chương của hai cơ quan trên, nghe báo cáo công việc của Giáo Hội và các bài phát biểu của quan chức chính phủ.
Các quan sát viên của Giáo Hội tin rằng, đại hội này diễn ra trong ba ngày và kết thúc vào ngày 9 Tháng Mười Hai để tránh sự xung đột với một sự kiện gây tranh cãi đó là Lễ Trao Giải Nobel Hòa Bình diễn ra vào ngày hôm sau.
Giáo hội "công khai" thuộc chính phủ Trung Quốc bắt đầu đại hội toàn thể này sau một vài lần trì hoãn. Trừ các giám mục cao tuổi hoặc bệnh tật không đi được và một số giám mục khước từ tham gia vì theo tuân thủ nguyên tắc của Giáo Hội, UCANews ước tính có khoảng 40 giám mục, 300 linh mục, nữ tu và đại diện giáo dân trên toàn quốc tham dự đại hội này.
Antôn Lưu Bái Niên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) nói với UCANews rằng, con số chính xác về người tham dự chỉ có thể được đưa ra khi đại hội bế mạc, bởi vì chiều hôm nay, nhiều người dự kiến sẽ còn đến khách sạn Hữu nghị Bắc Kinh - địa điểm tổ chức.
Đại hội này đã vướng phải những lời chỉ trích trong và ngoài Trung Quốc. Một số linh mục cảm thấy chán nản và thất vọng về đại hội. "Giáo sĩ vẫn kiên vững tuân thủ nguyên tắc làm việc Giáo Hội nên không tham dự, trong khi đó, một số khác tham dự đại hội trên danh nghĩa của Giáo Hội nhưng vì danh vọng và giàu sang", một linh mục nói. "Hầu hết các thành viên trong giáo phận phản đối đại hội này và tuân thủ nguyên tắc độc lập [với chính quyền] của Giáo Hội, nhưng một vài người từ giáo phận đó lại tham dự đại hội rồi tạo ra một cảm tưởng là giáo phận toàn ủng hộ cho nó", một người khác nói.
Trong khi ấy, một số giáo phận đã tập trung tín hữu cầu nguyện hằng ngày cho đại hội cho đến khi nó bế mạc vào ngày 9 Tháng Mười Hai.
Nhưng hôm nay, ở Hồng Kông, Ủy ban Công lý và Hòa bình (JPC) nhóm họp ở văn phòng liên lạc trung ương để phản đối đại hội này. Bà Or Yan-yan - một nhân viên của JPC nói với UCANews rằng, đại hội đó vi phạm nguyên tắc và cơ cấu của Giáo hội, và tạo ra các tác hại cho quyền tự chủ và hoạt động bình thường của Giáo Hội tại Trung Quốc. "Nó còn vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo khi các quan chức chính phủ ép buộc các giám mục phải tham dự", bà nói.
Những tham gia người biểu tình đã cầu nguyện và sau đó họ buộc dải ruy băng màu tím trên cửa văn phòng liên lạc như là một biểu tượng chia sẻ đau khổ với người Công giáo Hoa Lục.
Giống như kỳ đại hội trước đây, những người tham gia lần này sẽ bầu lãnh đạo mới cho CCPA và Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, sửa đổi hiến chương của hai cơ quan trên, nghe báo cáo công việc của Giáo Hội và các bài phát biểu của quan chức chính phủ.
Các quan sát viên của Giáo Hội tin rằng, đại hội này diễn ra trong ba ngày và kết thúc vào ngày 9 Tháng Mười Hai để tránh sự xung đột với một sự kiện gây tranh cãi đó là Lễ Trao Giải Nobel Hòa Bình diễn ra vào ngày hôm sau.
Hoa Kỳ: 26 vị lãnh đạo tôn giáo đồng khẳng định ''Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ''.
Tiền Hô
10:44 07/12/2010
Hoa Thịnh Đốn, ngày 6 Tháng Mười Hai 2010 - Lãnh đạo một số cộng đồng tôn giáo lớn nhất tại Hoa Kỳ đã cùng nhau thể hiện lời khẳng định của họ về đặc tính của hôn nhân: đó là "sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ". Trong một bức thư chung được công bố hôm nay với tựa đề "Bảo vệ Hôn nhân: Một cam kết được chia sẻ", các nhà lãnh đạo của: Anh giáo, Báp-tít, Công giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, Lutheran, Mặc Môn, Chính thống giáo, Ngũ Tuần và Sikh tại Hoa Kỳ đã đồng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn ý nghĩa của cuộc hôn nhân duy nhất.
"Sự đồng thuận phản ánh trong bức thư này - vượt qua những khác biệt tôn giáo - rõ ràng như sau: Luật pháp về hôn nhân không áp đặt tôn giáo lên bất kỳ ai, nhưng là bảo vệ lợi ích chung của mọi người", Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan của Tổng Giáo Phận New York - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB) - là một trong những người ký tên trong lá thư. "Công dân có niềm tin hay không niềm tin tôn giáo đều có thể nhận ra rằng, khi mà luật pháp xác định hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ, nó đã liên kết một người mẹ và một người cha với nhau và với con cái của họ, để củng cố cho "tế bào" nền tảng của xã hội loài người".
Việc công bố lá thư này diễn ra vào buổi sáng, đồng thời với việc bắt đầu cuộc tranh tụng lại về Dự luật số 8. Vào Tháng Tám vừa qua, Thẩm phán Vaughn Walker đã tuyên rằng "Dự luật số 8" (chống hôn nhân đồng tính) của tiểu bang California là vi hiến. Phán quyết này đã được kêu gọi kháng cáo và lên kế hoạch cho ngày hôm nay, ngày 6 Tháng Mười Hai.
"Hôm nay là thời điểm dành cho lập trường về hôn nhân và ý nghĩa không thay đổi của nó. Chúng tôi hy vọng bức thư này sẽ khuyến khích việc đó", Đức Tổng Giám Mục Dolan nói. "Việc bảo vệ hôn nhân: Một sự chia sẻ".
Lời khẳng định trên đang được lưu hành trên toàn quốc. Phiên bản PDF miễn phí của bức thư có thể được tìm thấy tại website Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ: www.usccb.org
"Sự đồng thuận phản ánh trong bức thư này - vượt qua những khác biệt tôn giáo - rõ ràng như sau: Luật pháp về hôn nhân không áp đặt tôn giáo lên bất kỳ ai, nhưng là bảo vệ lợi ích chung của mọi người", Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan của Tổng Giáo Phận New York - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB) - là một trong những người ký tên trong lá thư. "Công dân có niềm tin hay không niềm tin tôn giáo đều có thể nhận ra rằng, khi mà luật pháp xác định hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ, nó đã liên kết một người mẹ và một người cha với nhau và với con cái của họ, để củng cố cho "tế bào" nền tảng của xã hội loài người".
Việc công bố lá thư này diễn ra vào buổi sáng, đồng thời với việc bắt đầu cuộc tranh tụng lại về Dự luật số 8. Vào Tháng Tám vừa qua, Thẩm phán Vaughn Walker đã tuyên rằng "Dự luật số 8" (chống hôn nhân đồng tính) của tiểu bang California là vi hiến. Phán quyết này đã được kêu gọi kháng cáo và lên kế hoạch cho ngày hôm nay, ngày 6 Tháng Mười Hai.
"Hôm nay là thời điểm dành cho lập trường về hôn nhân và ý nghĩa không thay đổi của nó. Chúng tôi hy vọng bức thư này sẽ khuyến khích việc đó", Đức Tổng Giám Mục Dolan nói. "Việc bảo vệ hôn nhân: Một sự chia sẻ".
Lời khẳng định trên đang được lưu hành trên toàn quốc. Phiên bản PDF miễn phí của bức thư có thể được tìm thấy tại website Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ: www.usccb.org
Sự bất công của luật phạm thượng chống Hồi giáo
Linh Tiến Khải
11:48 07/12/2010
Phỏng vấn ông Shabhaz Bhatti, Bộ trưởng đặc trách các tôn giáo thiểu số Pakistan về luật phạm thượng chống Hồi giáo
Sáng thứ tư 17 tháng 11 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi trả tự do cho bà Asia Bibi, một tín hữu công giáo Pakistan bị kết án tử hình oan ức vì tội gọi là ”phạm thượng chống Hồi giáo”. Ngỏ lời với 30.000 tín hữu vào cuối buổi tiếp kiến chung tai quảng trường Thánh Phêrô Đức Thánh Cha nói: ”Trong những ngày này, cộng đồng quốc tế rất lo âu theo dõi tình trạng khó khăn của các tín hữu kitô tại Pakistan. Họ thường là nạn nhân của bạo lực hoặc kỳ thị. Đặc biệt hôm nay, tôi bầy tỏ sự gần gũi tinh thần của tôi với bà Asia Bibi và thân nhân của bà, đồng thời tôi kêu gọi trả tự do hoàn toàn cho bà càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tôi cũng cầu nguyện cho những người ở trong tình trạng tương tự, để nhân phẩm và các quyền căn bản của họ được hoàn toàn tôn trọng”.
Bà Asia Bibi, 37 tuổi, mẹ của hai người con, đang bị giam từ năm ngoái tới nay và là phụ nữ đầu tiên tại Pakistan bị toà kết án tử hình về tội gọi là ”phạm thượng chống Hồi giáo”. Trong phiên xử ngày 11 tháng 11 vừa qua các thẩm phán của tòa án tại Punjab cho rằng bà Bibi đã xúc phạm tới ngôn sứ Mahomed trong một cuộc tranh luận với các đồng nghiệp. Thật ra, bà đã chỉ trả lời cho vài đồng nghiệp cho rằng bà là người vô đạo, bất tín và yêu cầu bà bỏ Kitô giáo. Vì câu trả lời đó bà Bibi đã bị các phụ nữ Hồi đánh đập và tố cáo với cảnh sát ở làng Ittanwali thuộc bang Punjab. Thế là bà Bibi bị bắt với lời cáo gian là phạm thượng chống Hồi giáo, và bị kết án tử hình.
Luật phạm thượng chống Hồi giáo đã do nhà độc tài, tướng Mohammad Zia ul-Haq đưa ra hồi năm 1986 để lôi kéo sự ủng hộ của tín hữu hồi. Điều B của khoản 295 liên quan tới các xúc phạm tới Kinh Coran, có thể bị phạt tù chung thân, trong khi điều C đưa ra án tử hình hay tù chung thân cho những ai thiếu kính trọng đối với ngôn sứ Mohammed. Nhưng luật này thường bị các tín hồi Pakistan lạm dụng như vũ khí chống lại các kẻ thù nghịch họ, hay các chính khách đối lập và các nhóm tôn giáo thiểu số. Tổng thống Musharraf đã không thành công trong việc tu chính luật phạm thượng này để ngăn chặn các lạm dụng bất công trên đây, vì sự chống đối của các lãnh tụ hồi cuồng tín. Theo một phúc trình mới đây của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, từ năm 1986 tới năm 2009 vừa qua đã có 964 người bị kết án vì tội phạm thượng, trong đó có 119 tín hữu kitô.
Ngày 12 tháng 11 vừa qua Đức Cha Bernard Shaw, Giám Mục giáo phận Lahore, bao gồm làng Ittanwali, đã trực tiếp thỉnh cầu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lên tiếng về vụ này. Đức Cha cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng để cứu sống một người vô tội, và ngài cũng kệu gọi mọi phụ nữ Pakistan: ”Chúng tôi cũng nói với tất cả mọi phụ nữ toàn nước Pakistan: bà Asia cũng là một bà mẹ như tất cả chị em, hãy bênh vực bà ấy, đừng để cho các con của bà ấy phải mồ côi”. Đức Cha hy vọng các tổ chức kitô và hồi giáo cộng tác với nhau cho hòa bình hòa hợp chống lại thứ tôn giáo cuồng tín này.
Đức Cha Rufin Anthony, Giám Mục giáo phận Islamabad-Rawalpindi, thì bình luận rằng: ”Án tử hình đưa ra cho bà Asia Bibi thật là một điều xấu hổ. Luật phạm thượng bị lạm dụng và lèo lái với các lý do đê tiện. Đã đến lúc phải hủy bỏ luật này đi để cho Pakistan là một quốc gia tân tiến”. Một phụ nữ sống trong làng Ittanwali cho biết bầu khí trong làng không lành mạnh, người dân đầy ác ý, ganh ghét tỵ hiềm, không cảm tình và tàn ác.
Đức Cha Joseph Coutts, Giám Mục Faisalabad, Chủ tịch Caritas Pakistan khẳng định: ”Khi yêu cầu hủy bỏ luật phạm thượng, chúng tôi không có các cứ chỉ xúc phạm tới ngôn sứ Mohammed, nhưng chúng tôi than phiền việc áp dụng nó để triệt hạ một kẻ thù bằng cách vu khống họ phạm thượng. Luật này bị lạm dụng vì không dự trù có các bằng chứng, mà chỉ cần một chứng từ hay lời tố cáo để buộc tội kẻ khác là đủ. Giáo Hội Công Giáo cương quyết can đảm bênh đỡ gia đình bà Asia Bibi và tất cả nhữn gai bị luật này kết án oan ức”.
Ông Salmaan Taseer, thống đốc bang Punjab, nói ”Việc kết án tử hinh bà Bibi là một đều gây hổ nhục cho toàn nước Pakistan. Luật phạm thượng là một tàn dư của chế độ quân phiệt của tướng Zia ul-Haq và ngày nay nó được dùng để bách hại các tín hữu kitô”. Ông bảo đảm để việc xử tử không được thi hành trong khi chờ phán quyết của tòa Thượng Thẩm.
Ông Mehdi Hassan, chủ tịch Ủy Ban bảo vệ nhân quyền Pakistan, tuyên bố rằng: ”Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để lật ngược bản án từ Tòa thượng thẩm Lahore. Vì nó là một lạm dụng luật phạm thượng để gây thiệt hại cho các nhóm tôn giáo thiểu số và là một thí dụ điển hình của các vu vi phạm trắng trợn quyền con người”.
Ông Peter Jacob, thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, định nghĩa vụ kết án tử hình bà Asia Bibi là ”một xúc phạm phỉ nhổ vào phẩm giá con người và sự thật”. Ông khẳng định rằng tín hữu công giáo toàn nước Pakistan sẽ làm mọi sự có thể để lật ngược bản án này trên Tòa Thượng Thẩm Lahore.
Luật sư người hồi Aslam Khali đã tình nguyện bào chữa cho bà Asia Bibi và đề nghị kháng án lên Tòa án Lahore, đòi phía nguyên cáo phải đưa ra các bằng chứng cụ thể, cũng như lên Tòa án liên bang Sharia, vì ”chính huật hồi giáo nghiêm cấm kết án tử hình phụ nữ và các người không phải là tín hữu hồi giáo”.
Tại nhiều nơi trên thế giới các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị xã hội cũng như nhiều tổ chức nhân quyền, đã lên tiếng bênh vực bà Asia Bibi, phát động ngày cầu nguyện và xin chữ ký để tranh đấu cho bà được tự do.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Shabhaz Bhatti, Bộ trưởng đặc trách các tôn giáo thiểu số Pakistan, về luật phạm thượng chống Hồi giáo. Ông Shabhaz Bhatti là tín hữu công giáo đầu tiên được chọn làm thành viên của chính quyền Pakistan.
Hỏi: Thưa ông Bộ trưởng, tình hình an ninh tại Pakistan hiện nay ra sao, sau khi xảy ra vụ khủng bố tại Karachi?
Đáp: Trong thời gian qua, tình trạng báo động càng lúc càng gia tăng và tình hình rất đáng lo ngại. Các người Taliban và lực lượng Al Qaeda muốn tiếp tục khủng bố để phá hủy nền dân chủ và hòa bình tại Pakistan.
Quân đội, các cơ cấu dân sự, và các nơi công cộng như các đền thờ Hòi giáo và các nhà thờ kitô cũng như các trung tâm thờ tự khác trở thành các mục tiêu tấn công khủng bố của họ. Các lực lượng khủng bố này theo đuổi một chương trình ma qủy là khủng bố và tấn công khắp mọi nơi để khuynh đảo tình hình an ninh quốc gia và các cơ cấu của nó. Cách đây ít ngày, họ đã khủng bố thành phố Lahore, rồi Karachi. Thách đố họ đưa ra rõ ràng và chúng tôi đang chứng kiến cảnh bạo lực khủng bố kinh hoàng leo thang. Không có thành phố nào, kể cả thủ đô, được coi là an toàn cả. Cả khi chúng không được sự đồng ý của người dân đang phải sống trong các vùng lụt lội, chúng cũng có thể gây ra cảnh khủng bố giữa các nạn nhân thiên tai đang phải sống trong sự tuyệt vọng. Nhưng chính quyền và quân đội sẽ biết bảo vệ nền dân chủ trong nước.
Hỏi: Như thế có nghĩa là từ nay trở đi các tín hữu kitô tại Pakistan sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn hay sao thưa ông Bộ trưởng?
Đáp: Vâng, đúng thế. Các kitô hữu đã luôn luôn là đối tượng của lời rao giảng thù nghịch của tổ chức Al Qaeda, vì lực lượng này muốn đuổi kitô hữu ra khỏi nước, như đang xảy ra trong vùng Trung Đông. Tôi xin lập lai, trong lúc này đây, không có ai có thể cảm thấy mình được an ninh cả. Nhưng các nhóm tôn giáo thiểu số là mục tiêu có thể của phong trào khủng bố.
Hỏi: Đề cập đến vấn đề kỳ thị tôn giáo, ngày 12 tháng 11 vừa qua các Giám Muc đã lại một lần nữa yêu cầu chính quyền hủy bỏ luật phạm thượng. Ông Bộ trưởng đã lập đi lập lại rằng chính quyền sẽ làm điều đó. Vậy đã đến lúc hủy bỏ luật này chư thưa ông?
Đáp: Phải loại bỏ luật này, bởi vì nó phản hiến pháp. Tôi cũng như tổng thống và thủ tưởng Pakistan đều dấn thân để hủy bỏ luật này. Và trong các giờ phút này, tôi ghi nhận một điều mới mẻ quan trọng: đó là dấn thân của ngoại trưởng Qureshi trước ngoại trường Franco Frattini của Italia trong nỗ lực canh chừng để ngăn ngừa các lạm dụng và sử dụng luật phạm thượng này để chống lại các tín hữu tôn giáo thiểu số. Ngoại trường Frattini đã có công mạnh mẽ khẳng định sự tự do tôn giáo.
Hỏi: Ông Peter Jacob, thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đã tuyên bố rằng trong các tháng qua đã có ít nhất 5 trường hợp tương tự như trường hợp của bà Asia Bibi bị vu khống và bị kết án tử hình vì phạm thượng, có đúng thế không, thưa ông Bộ trưởng?
Đáp: Thường khi các lời tố cáo đều gian dối. Liên quan tới trường hợp của bà Asia Bibi, tôi đã cho thành lập một ủy ban điều tra và Tòa Thượng Thẩm, nơi người ta sẽ thảo luận việc kháng án, đã không xác nhận án tử hình. Nhưng mà cả khi bà Asia Bibi có được tha bổng và trả tự do đi nữa, thì sự kỳ thị chống lại bà vẫn không chấm dứt, và bà sẽ phải rời bỏ làng quê của mình, nếu không sẽ có nguy cơ bị các người hồi cuồng tín giết chết. Và đây lại là một lý đo khác nữa để hủy bỏ luật phạm thượng của Pakistan.
(Avvenire 13-11-2010)
Sáng thứ tư 17 tháng 11 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi trả tự do cho bà Asia Bibi, một tín hữu công giáo Pakistan bị kết án tử hình oan ức vì tội gọi là ”phạm thượng chống Hồi giáo”. Ngỏ lời với 30.000 tín hữu vào cuối buổi tiếp kiến chung tai quảng trường Thánh Phêrô Đức Thánh Cha nói: ”Trong những ngày này, cộng đồng quốc tế rất lo âu theo dõi tình trạng khó khăn của các tín hữu kitô tại Pakistan. Họ thường là nạn nhân của bạo lực hoặc kỳ thị. Đặc biệt hôm nay, tôi bầy tỏ sự gần gũi tinh thần của tôi với bà Asia Bibi và thân nhân của bà, đồng thời tôi kêu gọi trả tự do hoàn toàn cho bà càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tôi cũng cầu nguyện cho những người ở trong tình trạng tương tự, để nhân phẩm và các quyền căn bản của họ được hoàn toàn tôn trọng”.
Bà Asia Bibi, 37 tuổi, mẹ của hai người con, đang bị giam từ năm ngoái tới nay và là phụ nữ đầu tiên tại Pakistan bị toà kết án tử hình về tội gọi là ”phạm thượng chống Hồi giáo”. Trong phiên xử ngày 11 tháng 11 vừa qua các thẩm phán của tòa án tại Punjab cho rằng bà Bibi đã xúc phạm tới ngôn sứ Mahomed trong một cuộc tranh luận với các đồng nghiệp. Thật ra, bà đã chỉ trả lời cho vài đồng nghiệp cho rằng bà là người vô đạo, bất tín và yêu cầu bà bỏ Kitô giáo. Vì câu trả lời đó bà Bibi đã bị các phụ nữ Hồi đánh đập và tố cáo với cảnh sát ở làng Ittanwali thuộc bang Punjab. Thế là bà Bibi bị bắt với lời cáo gian là phạm thượng chống Hồi giáo, và bị kết án tử hình.
Luật phạm thượng chống Hồi giáo đã do nhà độc tài, tướng Mohammad Zia ul-Haq đưa ra hồi năm 1986 để lôi kéo sự ủng hộ của tín hữu hồi. Điều B của khoản 295 liên quan tới các xúc phạm tới Kinh Coran, có thể bị phạt tù chung thân, trong khi điều C đưa ra án tử hình hay tù chung thân cho những ai thiếu kính trọng đối với ngôn sứ Mohammed. Nhưng luật này thường bị các tín hồi Pakistan lạm dụng như vũ khí chống lại các kẻ thù nghịch họ, hay các chính khách đối lập và các nhóm tôn giáo thiểu số. Tổng thống Musharraf đã không thành công trong việc tu chính luật phạm thượng này để ngăn chặn các lạm dụng bất công trên đây, vì sự chống đối của các lãnh tụ hồi cuồng tín. Theo một phúc trình mới đây của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, từ năm 1986 tới năm 2009 vừa qua đã có 964 người bị kết án vì tội phạm thượng, trong đó có 119 tín hữu kitô.
Ngày 12 tháng 11 vừa qua Đức Cha Bernard Shaw, Giám Mục giáo phận Lahore, bao gồm làng Ittanwali, đã trực tiếp thỉnh cầu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lên tiếng về vụ này. Đức Cha cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng để cứu sống một người vô tội, và ngài cũng kệu gọi mọi phụ nữ Pakistan: ”Chúng tôi cũng nói với tất cả mọi phụ nữ toàn nước Pakistan: bà Asia cũng là một bà mẹ như tất cả chị em, hãy bênh vực bà ấy, đừng để cho các con của bà ấy phải mồ côi”. Đức Cha hy vọng các tổ chức kitô và hồi giáo cộng tác với nhau cho hòa bình hòa hợp chống lại thứ tôn giáo cuồng tín này.
Đức Cha Rufin Anthony, Giám Mục giáo phận Islamabad-Rawalpindi, thì bình luận rằng: ”Án tử hình đưa ra cho bà Asia Bibi thật là một điều xấu hổ. Luật phạm thượng bị lạm dụng và lèo lái với các lý do đê tiện. Đã đến lúc phải hủy bỏ luật này đi để cho Pakistan là một quốc gia tân tiến”. Một phụ nữ sống trong làng Ittanwali cho biết bầu khí trong làng không lành mạnh, người dân đầy ác ý, ganh ghét tỵ hiềm, không cảm tình và tàn ác.
Đức Cha Joseph Coutts, Giám Mục Faisalabad, Chủ tịch Caritas Pakistan khẳng định: ”Khi yêu cầu hủy bỏ luật phạm thượng, chúng tôi không có các cứ chỉ xúc phạm tới ngôn sứ Mohammed, nhưng chúng tôi than phiền việc áp dụng nó để triệt hạ một kẻ thù bằng cách vu khống họ phạm thượng. Luật này bị lạm dụng vì không dự trù có các bằng chứng, mà chỉ cần một chứng từ hay lời tố cáo để buộc tội kẻ khác là đủ. Giáo Hội Công Giáo cương quyết can đảm bênh đỡ gia đình bà Asia Bibi và tất cả nhữn gai bị luật này kết án oan ức”.
Ông Salmaan Taseer, thống đốc bang Punjab, nói ”Việc kết án tử hinh bà Bibi là một đều gây hổ nhục cho toàn nước Pakistan. Luật phạm thượng là một tàn dư của chế độ quân phiệt của tướng Zia ul-Haq và ngày nay nó được dùng để bách hại các tín hữu kitô”. Ông bảo đảm để việc xử tử không được thi hành trong khi chờ phán quyết của tòa Thượng Thẩm.
Ông Mehdi Hassan, chủ tịch Ủy Ban bảo vệ nhân quyền Pakistan, tuyên bố rằng: ”Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết để lật ngược bản án từ Tòa thượng thẩm Lahore. Vì nó là một lạm dụng luật phạm thượng để gây thiệt hại cho các nhóm tôn giáo thiểu số và là một thí dụ điển hình của các vu vi phạm trắng trợn quyền con người”.
Ông Peter Jacob, thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, định nghĩa vụ kết án tử hình bà Asia Bibi là ”một xúc phạm phỉ nhổ vào phẩm giá con người và sự thật”. Ông khẳng định rằng tín hữu công giáo toàn nước Pakistan sẽ làm mọi sự có thể để lật ngược bản án này trên Tòa Thượng Thẩm Lahore.
Luật sư người hồi Aslam Khali đã tình nguyện bào chữa cho bà Asia Bibi và đề nghị kháng án lên Tòa án Lahore, đòi phía nguyên cáo phải đưa ra các bằng chứng cụ thể, cũng như lên Tòa án liên bang Sharia, vì ”chính huật hồi giáo nghiêm cấm kết án tử hình phụ nữ và các người không phải là tín hữu hồi giáo”.
Tại nhiều nơi trên thế giới các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị xã hội cũng như nhiều tổ chức nhân quyền, đã lên tiếng bênh vực bà Asia Bibi, phát động ngày cầu nguyện và xin chữ ký để tranh đấu cho bà được tự do.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Shabhaz Bhatti, Bộ trưởng đặc trách các tôn giáo thiểu số Pakistan, về luật phạm thượng chống Hồi giáo. Ông Shabhaz Bhatti là tín hữu công giáo đầu tiên được chọn làm thành viên của chính quyền Pakistan.
Hỏi: Thưa ông Bộ trưởng, tình hình an ninh tại Pakistan hiện nay ra sao, sau khi xảy ra vụ khủng bố tại Karachi?
Đáp: Trong thời gian qua, tình trạng báo động càng lúc càng gia tăng và tình hình rất đáng lo ngại. Các người Taliban và lực lượng Al Qaeda muốn tiếp tục khủng bố để phá hủy nền dân chủ và hòa bình tại Pakistan.
Quân đội, các cơ cấu dân sự, và các nơi công cộng như các đền thờ Hòi giáo và các nhà thờ kitô cũng như các trung tâm thờ tự khác trở thành các mục tiêu tấn công khủng bố của họ. Các lực lượng khủng bố này theo đuổi một chương trình ma qủy là khủng bố và tấn công khắp mọi nơi để khuynh đảo tình hình an ninh quốc gia và các cơ cấu của nó. Cách đây ít ngày, họ đã khủng bố thành phố Lahore, rồi Karachi. Thách đố họ đưa ra rõ ràng và chúng tôi đang chứng kiến cảnh bạo lực khủng bố kinh hoàng leo thang. Không có thành phố nào, kể cả thủ đô, được coi là an toàn cả. Cả khi chúng không được sự đồng ý của người dân đang phải sống trong các vùng lụt lội, chúng cũng có thể gây ra cảnh khủng bố giữa các nạn nhân thiên tai đang phải sống trong sự tuyệt vọng. Nhưng chính quyền và quân đội sẽ biết bảo vệ nền dân chủ trong nước.
Hỏi: Như thế có nghĩa là từ nay trở đi các tín hữu kitô tại Pakistan sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn hay sao thưa ông Bộ trưởng?
Đáp: Vâng, đúng thế. Các kitô hữu đã luôn luôn là đối tượng của lời rao giảng thù nghịch của tổ chức Al Qaeda, vì lực lượng này muốn đuổi kitô hữu ra khỏi nước, như đang xảy ra trong vùng Trung Đông. Tôi xin lập lai, trong lúc này đây, không có ai có thể cảm thấy mình được an ninh cả. Nhưng các nhóm tôn giáo thiểu số là mục tiêu có thể của phong trào khủng bố.
Hỏi: Đề cập đến vấn đề kỳ thị tôn giáo, ngày 12 tháng 11 vừa qua các Giám Muc đã lại một lần nữa yêu cầu chính quyền hủy bỏ luật phạm thượng. Ông Bộ trưởng đã lập đi lập lại rằng chính quyền sẽ làm điều đó. Vậy đã đến lúc hủy bỏ luật này chư thưa ông?
Đáp: Phải loại bỏ luật này, bởi vì nó phản hiến pháp. Tôi cũng như tổng thống và thủ tưởng Pakistan đều dấn thân để hủy bỏ luật này. Và trong các giờ phút này, tôi ghi nhận một điều mới mẻ quan trọng: đó là dấn thân của ngoại trưởng Qureshi trước ngoại trường Franco Frattini của Italia trong nỗ lực canh chừng để ngăn ngừa các lạm dụng và sử dụng luật phạm thượng này để chống lại các tín hữu tôn giáo thiểu số. Ngoại trường Frattini đã có công mạnh mẽ khẳng định sự tự do tôn giáo.
Hỏi: Ông Peter Jacob, thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đã tuyên bố rằng trong các tháng qua đã có ít nhất 5 trường hợp tương tự như trường hợp của bà Asia Bibi bị vu khống và bị kết án tử hình vì phạm thượng, có đúng thế không, thưa ông Bộ trưởng?
Đáp: Thường khi các lời tố cáo đều gian dối. Liên quan tới trường hợp của bà Asia Bibi, tôi đã cho thành lập một ủy ban điều tra và Tòa Thượng Thẩm, nơi người ta sẽ thảo luận việc kháng án, đã không xác nhận án tử hình. Nhưng mà cả khi bà Asia Bibi có được tha bổng và trả tự do đi nữa, thì sự kỳ thị chống lại bà vẫn không chấm dứt, và bà sẽ phải rời bỏ làng quê của mình, nếu không sẽ có nguy cơ bị các người hồi cuồng tín giết chết. Và đây lại là một lý đo khác nữa để hủy bỏ luật phạm thượng của Pakistan.
(Avvenire 13-11-2010)
Nạn buôn bán vũ khí trên thế giới
Linh Tiến Khải
11:50 07/12/2010
Phỏng vấn ông Pavel Felgengauer, chuyên viên quân sự của nhật báo Nga Novaja Gazeta
Hồi thượng tuần tháng 11 vừa qua ông Viktor But, hay Viktor Bulakin, một tay buôn bán vũ khí chuyên nghiệp người Nga, đã bị bắt tại Bangkok thủ đô Thái Lan về tội buôn bán khí giới. Vụ bắt giữ này đã lập tức làm nảy sinh ra cảnh lời qua tiếng lại giữa Hoa Kỳ và Nga. Theo Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, ông Viktor But là một trong số các người chính cung cấp khí giới cho các chính quyền tồi tệ nhất và các lực lượng du kích quân từ Sierra Leone cho tới Afghanistan. Vì thế Hoa Kỳ đòi phải giải ông Viktore Bulakin sang Mỹ, trong khi chính quyền Matscơva tìm cách cản ngăn không để cho chính phủ Thái chuyển giao ông cho chính phủ Hoa Kỳ.
Hiện nay các vụ buôn bán vũ khí nhẹ tiếp tục lan tràn trên thế giới. Trong danh sách các nước cung cấp vũ khí nhẹ Hoa Kỳ đứng hàng đầu với 38,54%; Nga đứng hàng thứ hai với 23,07%, Pháp đứng thứ ba với 15,75%; Italia đứng hàng thứ tư với 5,32%; tiếp đến là Trung Quốc 3,33%; Anh 2,22% và Đức 0,22%.
Trong số các nước xuất cảng vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ đứng đầu là Thụy Sĩ với 21%; thứ hai là Anh quốc 18.50%; thứ ba là Đức 17,75%; thứ tư là Hoà Lan 17%.; Tiếp đến là Italia 15,7%; Nga 5,50%; Nam Phi 2%; sau cùng là Iran và Bắc Hàn. Giá một khẩu súng M4 là 12.000 mỹ kim; một khẩu M16 là 1.500 mỹ kim và một khẩu AK47 là từ 750 tới 1.000 mỹ kim.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.249 hãng sản xuất các vũ khí nhẹ. Số tiền bán các vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ cũng như đạn dược là 8 tỉ mỹ kim. Có từ 10 tới 20 thị trường tiêu thụ lén lút, và hàng năm số vũ khí này khiến cho 100.000 người là nạn nhân, trong đó có từ 60 tới 90% bị chết.
Trong hai năm 2006-2008 đã có ít nhất 4.000 khẩu kalashnikov được mua lậu rời Tây Âu để đến các vùng có chiến tranh xung khắc bên Phi châu qua đường biển đường bộ và đường hàng không. Sau khi chiến tranh cựu Yougoslavia chấm dứt, có 8 triệu vũ khí nhẹ tồn đọng trong các kho của cựu Liên Bang này. Các súng phóng lựu và súng tấn công AK47 đã vượt biên giới các nước Âu châu để đến các vùng có xung khắc. Cảnh sát Âu châu cho biết chúng được bán với giá từ 300 tới 700 một khẩu. Hàng triệu vũ khí nặng nhẹ vẫn còn hiện diện trong thị trường Ucraine, là quốc gia thừa hưởng 1 phần 3 toàn bộ gia tài kỹ nghệ quân sự của cựu Liên Bang Xô Viết. Kỹ nghệ này bao gồm 1.810 nhà máy sản xuất vũ khí thu dụng 2,7 triệu nhân công, bao gồm cả các kỹ sư và chuyên viên nghiên cứu. Một số các kỹ sư và chuyên viên này đã trở thành những tay buôn vũ khí bất hợp pháp. Các xe tăng T72 giá mỗi chiếc 67.500 mỹ kim. Nhưng các súng tấn công AKm, hệ thống chống máy bay Zpu và các súng phóng lựu đạn Rpg cũng rất được các khách hàng ưa thích. Trong bốn năm 2004-2008 đã có ít nước địch lại Ucraine trong việc bán vũ khí cho nước Ciad, cho các lực lượng tham chiến tại vùng Darfur bên Sudan, cũng như tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo có 23.000 phiến quận thuộc 15 nhóm nổi loạn hay dân vệ sử dụng 27.000 vũ khí khác nhau. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết việc buôn bán vũ khí khiến cho các tổ chức tội phạm hàng năm thu vào từ 170 dến 320 triệu mỹ kim, nhưng đây là con số qúa thấp, không tương đương với số tiền lời khổng lồ của thị trường vũ khí, ít nhất là 22,5 tỷ mỹ kim hằng năm. Những người hưởng lợi nhuận không chỉ là các kẻ trung gian mối lái và các hãng chuyên chở, nhưng cả các thương gia buôn tài nguyên qúy hiếm, các trung gian tài chánh và trung gian ngân hàng nữa. Nhưng các nạn nhân của tệ nạn buôn bán vũ khí là các thường dân và những người bị kết án đầy ải. Nạn nhân của các chiến cuộc gồm 14 triệu ở các nước ngoài và 26 triệu bên trong lãnh thổ các quốc gia có chiến tranh. Trên thế giới hiện nay có 875 triệu vũ khí nhẹ lưu hành, và hai phần ba các vũ khí ấy nằm trong tay các ”tư nhân”. Việc xuất cảng hợp pháp đạn dược thu vào mỗi năm 8 tỹ mỹ kim, trong khi việc xuất cảng bất hợp pháp chiếm khoảng 10-20 %.
Một số lớn các vụ chuyển ngân đáng nghi ngờ được thực hiện tại các địa điểm quốc tế chính để chuyển tiếp vũ khí như Dubai, Singapore và Malaysia. Chợ đen vũ khí là một dải ngân hà, trong đó có nhiều lợi nhuận khác nhau được chia chác giữa các tổ chức tội phạm, các hãng ngoại quốc, các căn cứ, các nhân viên nhà nước, các cung cấp quân sự bị lèo lái và các cơ cấu cung cấp trá hình dưới dạng của nhiều hoạt động khác nhau. Trong năm 2009 các vụ chuyển khí giới bát hợp pháp tại Nga chiếm một phần năm các vụ bán khí giới hợp pháp, và nước Nga đã ký các hợp đồng bán vũ khí lên tới 10,4 tỷ mỹ kim. Trong khi Trung Quốc cung cấp khí giới cho nhiều nhóm chiến đấu khác nhau từ lực lượng Singale cho tới lực lượng Nepal, và các lực lượng bên Zimbabwe.
Cũng thế, nước Nga bị nghi ngờ là nước bán nhiều loại hỏa tiễn khác nhau. Trước kia Nga bán các hệ thống đã hoàn tất và sẵn sàng để sử dụng, nhưng vì áp lực quốc tế nên đã giảm việc sản xuất và chỉ bán loại hỏa tiền có tầm bắn xa 300 cây số. Hậu qủa trực tiếp của nạn buôn vũ khí lậu là các cơ cấu di chuyển, các hóa đơn giả, các hãng giả được dựng lên tại những nước tiện lợi. Chẳng hạn thành phố Minsk bên Ucraine thường đóng vai trung gian cho Matscơva và chiếm 15% các vụ buôn bán khí giới. Điển hình như trường hợp tầu ”Artic Sea” chở các súng phòng không S 300 từ Bielorussia sang Iran, với sự đồng lõa của các tổ chức Mafia Nga và các nhân vật cấp cao trong quân đội Nga. Tuy có các cấm vận của cộng đồng quốc tế, Bắc Hàn vẫn có được các dụng cụ chế hỏa tiễn và hạt nhân cho các chương trình chế bom nguyên tử và hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân của mình.
Các mạng lưới buôn bán vũ khị lậu đôi khi cũng tạo ra sự hợp tác kỹ thuật giữa các khách hàng: như trường hợp hỏa tiễn Nodong của Bắc Hàn, Gauri của Pakistan và Shahab 3 của Iran. Tại Teheran các hoạt động chế tạo hỏa tiễn cũng được nhiều tổ chức nước ngoài trợ giúp. Các cơ quan tình báo cũng có các chính khách trung gian và các hãng ở khắp nơi, nổi tiếng nhất như hãng Darvishi Shipyyard, Dvajand và Electronic. Và để chuyên chở thì có hãng Irisi, có văn phòng đại diện tại Bỉ, Trung Quốc, Đức, Italia, Malta và Anh quốc.
Cả các tổ chức khủng bố quốc tế cũng có các nguồn tài chánh và vũ khí riêng, qua các ngõ ngách ngân hàng gọi là hệ thống giao tiền phát triển tại Á châu và Phi châu, và có liên hệ tới các tổ chức tài chánh chính thức.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Pavel Felgengauer, chuyên viên quân sự của nhật báo Nga Novaja Gazeta, về nạn buôn bán vũ khí trên thế giới hiện nay. Tòa soạn báo Novaja Gazeta cũng là nơi bà Anna Politkovskaja đã làm việc và bị ám sát ngày mùng 7 tháng 10 năm năm 2007 trong hoàn cảnh mờ ám. Bà Anna chuyên tranh đấu cho các quyến con người, đã viết các bài phóng sự về chiến tranh tại Cecenia và có lập trường đối lập với tổng thống Vladimir Putin.
Hỏi: Thưa ông Pavel, tại sao chính quyền Nga lại tìm cách ngăn cản không để cho ông But bị giải sang Hoa Kỳ?
Đáp: Tôi tin rằng không phải chỉ có nước Nga sợ hãi việc giải ông But sang Hoa Kỳ mà thôi, nhưng còn nhiều chính quyền khác nữa cũng lo sợ như thế. Lý do vì ông Viktor But biết qúa nhiều chuyện bí mật liên quan tới việc mua bán vũ khí, và ông ta có thể tiết lộ chúng ra cho cả thế giới biết. Ông But cho rằng ông đã không bao giờ bán khí giới cho ai hết, mà chỉ lo việc giao khí giới cho khách hàng mà thôi. Và ông không để ý tới chuyện gì khác.
Hỏi: Như thế thì vấn đề nằm đâu?
Đáp: Đưa ra các khẳng định không chính thức là một chuyện, còn khi ông ta bắt đầu cung cấp các bằng chứng chính thức lại là một chuyện khác. Điều này sẽ không chỉ khiến cho nhiều người tại Matscơva không hài lòng, mà còn khiến cho nhiều nhân vật tại các thủ đô khác nhau trên thế giới, kể cả Washington, quan ngại nữa. Thật thế, vì có rất nhiều người hưởng lợi nhuận từ các sinh hoạt chuyển giao khí giới của ông Viktor But. Khi phải chuyển khí giới tới các ”điểm nóng” trên thế giới, có rất nhiều kiểu phối hợp khác nhau.
Hỏi: Tại sao nhiều người lại phải sợ ông Viktor But?
Đáp: ông Viktor But là môt nguy hiểm đối với nhiều người, nếu ông ta bị đưa sang Mỹ và hiểu rằng ông ta không có lối thoát. Nếu muốn sống bình thường và không bị tù chung thân trong môt nhà tù nào đó tại Mỹ, thì ông phải bắt đầu lên tiếng. Và điều này có thể gây kinh động cho nhiều nhân vật lớn, vì không thể có việc buôn bán khí giới, nếu không có sự yểm trợ của các cơ cấu chính thức của các chính phủ và sự ủng hộ của các tổ chức tình báo. Thường đây là các chuyến buôn khí giới lớn và quan trọng: vì không thể xuất khẩu xe tăng và súng đại bác bằng cách hối lộ các nhân viên thuế vụ mà thôi. Cần phải có các chứng nhận giả: nếu không có bàn tay của các nhân viên cấp cao trong chính phủ, thì không thể có các vụ làm ăn lớn như thế.
Hỏi: Ông có tin rằng tai Nga có nhiều nhân vật trong các giới chức quân sự và tình báo có cổ phần trong các vụ làm ăn của ông Viktor But hay không?
Đáp: Tôi nghĩ rằng cần phải tìm các nhân vật này trực tiếp trong điện Kremli hơn là trong giới chức quân sự. Trong quân đội có thể có một vài người liên lụy tới các vụ buôn bán khí giới này, nhưng trong điện Kremli chắc chắn là có nhiều người có phần lời trong các vụ làm ăn này của ông But. Một vài vấn đề như giấy phép xuất cảng khí giới thì chắc chắn chỉ có thể có với tài liệu chính thức của chính quyền Nga thôi. Và cái vòng tròn buôn bán vũ khí đó khép lại tại điện Kremli. Chính các giới chức cấp cao của chính phủ Nga là những người có liên lụy nhất tới việc buôn bán khí giới này. Có thể đó là những nhân vật của thập niên 1990, nhưng nó cũng gây bối rối cho tổng thống và thủ tướng đương nhiệm của Nga hiện nay.
(Avvenire 11-11-2010)
Hồi thượng tuần tháng 11 vừa qua ông Viktor But, hay Viktor Bulakin, một tay buôn bán vũ khí chuyên nghiệp người Nga, đã bị bắt tại Bangkok thủ đô Thái Lan về tội buôn bán khí giới. Vụ bắt giữ này đã lập tức làm nảy sinh ra cảnh lời qua tiếng lại giữa Hoa Kỳ và Nga. Theo Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, ông Viktor But là một trong số các người chính cung cấp khí giới cho các chính quyền tồi tệ nhất và các lực lượng du kích quân từ Sierra Leone cho tới Afghanistan. Vì thế Hoa Kỳ đòi phải giải ông Viktore Bulakin sang Mỹ, trong khi chính quyền Matscơva tìm cách cản ngăn không để cho chính phủ Thái chuyển giao ông cho chính phủ Hoa Kỳ.
Hiện nay các vụ buôn bán vũ khí nhẹ tiếp tục lan tràn trên thế giới. Trong danh sách các nước cung cấp vũ khí nhẹ Hoa Kỳ đứng hàng đầu với 38,54%; Nga đứng hàng thứ hai với 23,07%, Pháp đứng thứ ba với 15,75%; Italia đứng hàng thứ tư với 5,32%; tiếp đến là Trung Quốc 3,33%; Anh 2,22% và Đức 0,22%.
Trong số các nước xuất cảng vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ đứng đầu là Thụy Sĩ với 21%; thứ hai là Anh quốc 18.50%; thứ ba là Đức 17,75%; thứ tư là Hoà Lan 17%.; Tiếp đến là Italia 15,7%; Nga 5,50%; Nam Phi 2%; sau cùng là Iran và Bắc Hàn. Giá một khẩu súng M4 là 12.000 mỹ kim; một khẩu M16 là 1.500 mỹ kim và một khẩu AK47 là từ 750 tới 1.000 mỹ kim.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.249 hãng sản xuất các vũ khí nhẹ. Số tiền bán các vũ khí nhẹ và cỡ nhỏ cũng như đạn dược là 8 tỉ mỹ kim. Có từ 10 tới 20 thị trường tiêu thụ lén lút, và hàng năm số vũ khí này khiến cho 100.000 người là nạn nhân, trong đó có từ 60 tới 90% bị chết.
Trong hai năm 2006-2008 đã có ít nhất 4.000 khẩu kalashnikov được mua lậu rời Tây Âu để đến các vùng có chiến tranh xung khắc bên Phi châu qua đường biển đường bộ và đường hàng không. Sau khi chiến tranh cựu Yougoslavia chấm dứt, có 8 triệu vũ khí nhẹ tồn đọng trong các kho của cựu Liên Bang này. Các súng phóng lựu và súng tấn công AK47 đã vượt biên giới các nước Âu châu để đến các vùng có xung khắc. Cảnh sát Âu châu cho biết chúng được bán với giá từ 300 tới 700 một khẩu. Hàng triệu vũ khí nặng nhẹ vẫn còn hiện diện trong thị trường Ucraine, là quốc gia thừa hưởng 1 phần 3 toàn bộ gia tài kỹ nghệ quân sự của cựu Liên Bang Xô Viết. Kỹ nghệ này bao gồm 1.810 nhà máy sản xuất vũ khí thu dụng 2,7 triệu nhân công, bao gồm cả các kỹ sư và chuyên viên nghiên cứu. Một số các kỹ sư và chuyên viên này đã trở thành những tay buôn vũ khí bất hợp pháp. Các xe tăng T72 giá mỗi chiếc 67.500 mỹ kim. Nhưng các súng tấn công AKm, hệ thống chống máy bay Zpu và các súng phóng lựu đạn Rpg cũng rất được các khách hàng ưa thích. Trong bốn năm 2004-2008 đã có ít nước địch lại Ucraine trong việc bán vũ khí cho nước Ciad, cho các lực lượng tham chiến tại vùng Darfur bên Sudan, cũng như tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo có 23.000 phiến quận thuộc 15 nhóm nổi loạn hay dân vệ sử dụng 27.000 vũ khí khác nhau. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết việc buôn bán vũ khí khiến cho các tổ chức tội phạm hàng năm thu vào từ 170 dến 320 triệu mỹ kim, nhưng đây là con số qúa thấp, không tương đương với số tiền lời khổng lồ của thị trường vũ khí, ít nhất là 22,5 tỷ mỹ kim hằng năm. Những người hưởng lợi nhuận không chỉ là các kẻ trung gian mối lái và các hãng chuyên chở, nhưng cả các thương gia buôn tài nguyên qúy hiếm, các trung gian tài chánh và trung gian ngân hàng nữa. Nhưng các nạn nhân của tệ nạn buôn bán vũ khí là các thường dân và những người bị kết án đầy ải. Nạn nhân của các chiến cuộc gồm 14 triệu ở các nước ngoài và 26 triệu bên trong lãnh thổ các quốc gia có chiến tranh. Trên thế giới hiện nay có 875 triệu vũ khí nhẹ lưu hành, và hai phần ba các vũ khí ấy nằm trong tay các ”tư nhân”. Việc xuất cảng hợp pháp đạn dược thu vào mỗi năm 8 tỹ mỹ kim, trong khi việc xuất cảng bất hợp pháp chiếm khoảng 10-20 %.
Một số lớn các vụ chuyển ngân đáng nghi ngờ được thực hiện tại các địa điểm quốc tế chính để chuyển tiếp vũ khí như Dubai, Singapore và Malaysia. Chợ đen vũ khí là một dải ngân hà, trong đó có nhiều lợi nhuận khác nhau được chia chác giữa các tổ chức tội phạm, các hãng ngoại quốc, các căn cứ, các nhân viên nhà nước, các cung cấp quân sự bị lèo lái và các cơ cấu cung cấp trá hình dưới dạng của nhiều hoạt động khác nhau. Trong năm 2009 các vụ chuyển khí giới bát hợp pháp tại Nga chiếm một phần năm các vụ bán khí giới hợp pháp, và nước Nga đã ký các hợp đồng bán vũ khí lên tới 10,4 tỷ mỹ kim. Trong khi Trung Quốc cung cấp khí giới cho nhiều nhóm chiến đấu khác nhau từ lực lượng Singale cho tới lực lượng Nepal, và các lực lượng bên Zimbabwe.
Cũng thế, nước Nga bị nghi ngờ là nước bán nhiều loại hỏa tiễn khác nhau. Trước kia Nga bán các hệ thống đã hoàn tất và sẵn sàng để sử dụng, nhưng vì áp lực quốc tế nên đã giảm việc sản xuất và chỉ bán loại hỏa tiền có tầm bắn xa 300 cây số. Hậu qủa trực tiếp của nạn buôn vũ khí lậu là các cơ cấu di chuyển, các hóa đơn giả, các hãng giả được dựng lên tại những nước tiện lợi. Chẳng hạn thành phố Minsk bên Ucraine thường đóng vai trung gian cho Matscơva và chiếm 15% các vụ buôn bán khí giới. Điển hình như trường hợp tầu ”Artic Sea” chở các súng phòng không S 300 từ Bielorussia sang Iran, với sự đồng lõa của các tổ chức Mafia Nga và các nhân vật cấp cao trong quân đội Nga. Tuy có các cấm vận của cộng đồng quốc tế, Bắc Hàn vẫn có được các dụng cụ chế hỏa tiễn và hạt nhân cho các chương trình chế bom nguyên tử và hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân của mình.
Các mạng lưới buôn bán vũ khị lậu đôi khi cũng tạo ra sự hợp tác kỹ thuật giữa các khách hàng: như trường hợp hỏa tiễn Nodong của Bắc Hàn, Gauri của Pakistan và Shahab 3 của Iran. Tại Teheran các hoạt động chế tạo hỏa tiễn cũng được nhiều tổ chức nước ngoài trợ giúp. Các cơ quan tình báo cũng có các chính khách trung gian và các hãng ở khắp nơi, nổi tiếng nhất như hãng Darvishi Shipyyard, Dvajand và Electronic. Và để chuyên chở thì có hãng Irisi, có văn phòng đại diện tại Bỉ, Trung Quốc, Đức, Italia, Malta và Anh quốc.
Cả các tổ chức khủng bố quốc tế cũng có các nguồn tài chánh và vũ khí riêng, qua các ngõ ngách ngân hàng gọi là hệ thống giao tiền phát triển tại Á châu và Phi châu, và có liên hệ tới các tổ chức tài chánh chính thức.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Pavel Felgengauer, chuyên viên quân sự của nhật báo Nga Novaja Gazeta, về nạn buôn bán vũ khí trên thế giới hiện nay. Tòa soạn báo Novaja Gazeta cũng là nơi bà Anna Politkovskaja đã làm việc và bị ám sát ngày mùng 7 tháng 10 năm năm 2007 trong hoàn cảnh mờ ám. Bà Anna chuyên tranh đấu cho các quyến con người, đã viết các bài phóng sự về chiến tranh tại Cecenia và có lập trường đối lập với tổng thống Vladimir Putin.
Hỏi: Thưa ông Pavel, tại sao chính quyền Nga lại tìm cách ngăn cản không để cho ông But bị giải sang Hoa Kỳ?
Đáp: Tôi tin rằng không phải chỉ có nước Nga sợ hãi việc giải ông But sang Hoa Kỳ mà thôi, nhưng còn nhiều chính quyền khác nữa cũng lo sợ như thế. Lý do vì ông Viktor But biết qúa nhiều chuyện bí mật liên quan tới việc mua bán vũ khí, và ông ta có thể tiết lộ chúng ra cho cả thế giới biết. Ông But cho rằng ông đã không bao giờ bán khí giới cho ai hết, mà chỉ lo việc giao khí giới cho khách hàng mà thôi. Và ông không để ý tới chuyện gì khác.
Hỏi: Như thế thì vấn đề nằm đâu?
Đáp: Đưa ra các khẳng định không chính thức là một chuyện, còn khi ông ta bắt đầu cung cấp các bằng chứng chính thức lại là một chuyện khác. Điều này sẽ không chỉ khiến cho nhiều người tại Matscơva không hài lòng, mà còn khiến cho nhiều nhân vật tại các thủ đô khác nhau trên thế giới, kể cả Washington, quan ngại nữa. Thật thế, vì có rất nhiều người hưởng lợi nhuận từ các sinh hoạt chuyển giao khí giới của ông Viktor But. Khi phải chuyển khí giới tới các ”điểm nóng” trên thế giới, có rất nhiều kiểu phối hợp khác nhau.
Hỏi: Tại sao nhiều người lại phải sợ ông Viktor But?
Đáp: ông Viktor But là môt nguy hiểm đối với nhiều người, nếu ông ta bị đưa sang Mỹ và hiểu rằng ông ta không có lối thoát. Nếu muốn sống bình thường và không bị tù chung thân trong môt nhà tù nào đó tại Mỹ, thì ông phải bắt đầu lên tiếng. Và điều này có thể gây kinh động cho nhiều nhân vật lớn, vì không thể có việc buôn bán khí giới, nếu không có sự yểm trợ của các cơ cấu chính thức của các chính phủ và sự ủng hộ của các tổ chức tình báo. Thường đây là các chuyến buôn khí giới lớn và quan trọng: vì không thể xuất khẩu xe tăng và súng đại bác bằng cách hối lộ các nhân viên thuế vụ mà thôi. Cần phải có các chứng nhận giả: nếu không có bàn tay của các nhân viên cấp cao trong chính phủ, thì không thể có các vụ làm ăn lớn như thế.
Hỏi: Ông có tin rằng tai Nga có nhiều nhân vật trong các giới chức quân sự và tình báo có cổ phần trong các vụ làm ăn của ông Viktor But hay không?
Đáp: Tôi nghĩ rằng cần phải tìm các nhân vật này trực tiếp trong điện Kremli hơn là trong giới chức quân sự. Trong quân đội có thể có một vài người liên lụy tới các vụ buôn bán khí giới này, nhưng trong điện Kremli chắc chắn là có nhiều người có phần lời trong các vụ làm ăn này của ông But. Một vài vấn đề như giấy phép xuất cảng khí giới thì chắc chắn chỉ có thể có với tài liệu chính thức của chính quyền Nga thôi. Và cái vòng tròn buôn bán vũ khí đó khép lại tại điện Kremli. Chính các giới chức cấp cao của chính phủ Nga là những người có liên lụy nhất tới việc buôn bán khí giới này. Có thể đó là những nhân vật của thập niên 1990, nhưng nó cũng gây bối rối cho tổng thống và thủ tướng đương nhiệm của Nga hiện nay.
(Avvenire 11-11-2010)
Bí mật của vũ trụ ngày càng lan rộng
Linh Tiến Khải
11:53 07/12/2010
Phỏng vấn LM José Gabriel Funes, giám đốc đài thiên văn Vaticăng, về bí mật của vũ trụ, bản đại hòa tấu chưa được biết tới
Chiều ngày 5 tháng 11 vừa qua Đại Hội Khoa Học 2010 đã diễn ra tại Genova, tây bắc Italia, về đề tài ”Vũ trụ lan rộng”. Tham dự và thuyết trình trong đại hội có Linh Mục José Funes, người Argentina, dòng Tên, Giám đốc Đài Thiên Văn Vaticăng.
Cha José Gabriel Funes sinh năm 1963 tại Cordoba, bên Argentina. Năm 1985 Funes đậu tiến sĩ Tinh tú học tại đại học Cordoba. Sau khi gia nhập dòng Tên thầy Funes thụ phong Linh Mục năm 1995, và trong cùng năm đậu tiến sĩ Thần học tại đại học Gregorinana ở Roma. Năm sau đó cha lấy bằng tiến sĩ Triết học tại El Salvador, và năm 2.000 cha lấy bằng tiến sĩ Nghiên cứu tinh tú học tại đại học Padova, bắc Italia. Trong cùng năm cha bắt đầu làm việc trong Đài Thiên Văn Vaticăng và chuyên nghiên cứu về sự chuyển động và năng động của các đĩa ngân hà cũng như sự hình thành của các vì sao. Ngày 19 tháng 8 năm 2006 cha được chỉ định làm Giám đốc Đài Thiên Văn Vaticăng, thay thế cha George Coyne.
Hồi tháng 6 năm 2000, Đài Thiên Văn Vaticăng đã tổ chức một đại hội kéo dài 5 ngày tại đại học Gregoriana ở Roma. Trong số 250 nhà thiên văn tên tuổi toàn thế giới tham dự, Linh Mục José Funes, 37 tuổi, đã là nhà thiên văn trẻ nhất. Đại hội thảo luận về sự hình thành và biến chuyển của các vì sao cũng như nhiều vấn đề khác: từ thuyết Big Bang, tức Vụ nổ khai nguyên vũ trụ cho tới sự hiện hữu của các nền văn hóa ngoài trái đất. Hồi đó cha Funes đã cho biết trong một dải ngân hà có ít nhất là 100 tỷ ngôi sao, có thể có nhiều hành tinh song sinh với trái đất với các sinh vật như con người. Và nếu họ hiện hữu, thì họ cũng là anh em của loài người chúng ta.
Trong các ngày đầu tháng 9 năm 2009, trong bối cảnh Năm Tinh Tú, Hàn Lâm Viện Khoa Học Tòa Thánh và Đài Thiên Văn Vaticăng cũng đã tổ chức một đại hội về Tinh tú học. Mục đích của đại hội là nghiên cứu về khả thể của sự sống thông minh trong vũ trụ, ngoài con người trên trái đất ra. Trong diễn văn khai mạc đại hội Đức Hồng Y Giovanni Lajolo, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh đặc trách Quốc Gia Thành phố Vaticăng kiêm thống đốc, khẳng định rằng: việc nghiên cứu này là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự nghiêm chỉnh khoa học chứ không được lẫn lộn với khoa học giả tưởng.
Ngoài ra cha Funes cũng cho biết cho tới nay chúng ta biết có 350 ngôi sao, hay 350 thái dương hệ, có các hành tinh xoay quanh. Và giữa các hành tinh đó có thể có các hành tinh có sinh vật giống như các sinh vật trên trái đất của chúng ta. Và mục đích nghành thiên văn học là tìm kiếm các khả thể sự sống trong vũ trụ, ngoài trái đất. Nhưng chúng ta không có bằng chứng nào về sự hiện hữu của sự sống trong vũ trụ, kể cả các hình thái đơn sơ nhất. Tuy nhiên, các vấn nạn liên quan tới sự hiện diện của sự sống trong vũ trụ, ngoài Trái đất, là các vấn nạn hợp pháp và đáng được chú ý.
Giáo sư Francesco Bertola, thầy dậy của cha Funes tại đại học Padova và cũng là người tổ chức đai hội nói trên, cho biết với ống kính viễn vọng ngày càng mạnh và tinh vi hơn, ngành nghiên cứu tinh tú và vũ trụ học hiện nay đang có những thay đổi rất lớn. Trước đây, các đài thiên văn chỉ có thể quan sát các dải ngân hà cách xa trái đất 1 tỷ năm ánh sáng, nhưng ngày nay có thể quan sát các dải ngân hà cách xa trái đất tới 12 tỷ năm ánh sáng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha José Grabriel Funes, về hiện tượng vũ trụ ngày càng lan rộng.
Hỏi: Thưa cha, trong các năm vừa qua cha đã nghiên cứu về lãnh vực nào trong khoa tinh tú và vũ trụ học?
Đáp: Trong các năm qua tôi đã nghiên cứu về sự hình thành của các vì sao trong các dải ngân hà gần nhất với thái dương hệ của chúng ta.
Hỏi: Cả các vì sao cũng tiếp thục được tạo thành hay sao thưa cha?
Đáp: Vâng, chúng liên tục được tạo thành trong mỗi dải ngân hà, theo các đặc tính riêng của chúng. Chúng ta có thể nói rằng mỗi năm có từ 1 tới 10 ngôi sao mới được thành hình cho đơn vị đám sao. Mỗi dải ngân hà có đám sao của nó tùy theo trọng lượng của khí và bụi mà nó được làm thành.
Hỏi: Làm như thể đó là một cái gì sống động, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Ý niệm về sinh vật không nằm trong bối cảnh này. Điều mà chúng ta có thể nói đó là mỗi một phần riêng biệt của vũ trụ, đều chuyển biến, trong môi trường hạn hẹp của nó và như là một phần của toàn thể. Về khả thể có sự sống liên quan tới vũ trụ ngoài trái đất và hệ thống thái dương hệ, có một ngành đặc biệt của tinh tú học nghiên cứu về lãnh vực này: đó là sinh học tinh tú.
Hỏi: Thưa Cha, sự kiện có các vì sao thành hình và vũ trụ lan rộng có nghĩa là luôn có chất liệu mới được thành hình hay sao?
Đáp: Theo luật vật lý mà chúng ta biết, tổng số của khối lượng và của năng lực hiện hữu không thay đổi, nhưng vẫn luôn luôn như thế. Và từ muôn đời vẫn luôn là như vậy, mà chúng ta có thể biết đựơc một cách khoa học.
Hỏi: Thế chúng ta có thể biết được điều gì thưa cha?
Đáp: Chẳng hạn, chúng ta có thể biết rằng từ tổng khối lượng của vũ trụ, mà chúng ta biết và có thể học hiểu được với các dụng cụ trên bình diện vật lý, nghĩa là chúng ta biết rằng vũ trụ này được làm bằng các nguyên tử, các phân tử, và chúng ta mới chỉ biết được 4% tổng khối lượng của vũ trụ này mà thôi.
Hỏi: Vậy còn tổng số lượng còn lại trong vũ trụ, thì sao?
Đáp: 23% tổng số lượng còn lại đó chúng ta gọi là chất liệu đen tối. Chúng ta không biết nó được làm bằng gì. Điều có thể nói được đó là chúng ta biết sự hiện hữu của nó, vì nó sinh ra trọng lực và chúng ta giả thiết rằng nó bước vào trong việc thành hình các dải ngân hà. Thế rồi còn có 73% năng lực đen tối còn lại, chúng ta không biết nó là gì, nhưng dùng nó để giải thích rằng vũ trụ lan rộng, và sự lan rộng đó xảy ra với một sự chuyển động gia tốc, vì nó ngày càng lan rộng với tốc độ lớn hơn và nhanh hơn.
Hỏi: Thưa cha, điều này có nghĩa là gì?
Đáp: Nó có nghĩa là tất cả mọi vì sao và tất cả mọi dải ngân hà rời xa chúng ta; càng xa chúng lại càng bay với với vận tốc nhanh hơn, theo luật Hubble. Nói cho cùng, mọi sự đều chuyển biến, cả trong dải ngân hà, trong đó có vì sao là thái dương hệ của chúng ta nữa. Chúng ta hiểu được điều này từ các thay đổi ánh sáng, từ cấu tạo hóa học thay đổi, từ sự đồng hình của hệ thống... Các vệ tinh xoay quanh các hành tinh, các hành tinh xoay quanh mặt trời, mặt trời xoay quanh trung tâm dải ngân hà.
Hỏi: Trên thực tế, việc hiểu biết này dùng để làm gì, nó có ích lợi gì không thưa cha?
Đáp: Tôi có thể trả lời rằng nó chẳng dùng cho cái gì cả. Chỉ vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tính tò mò. Con người phải khám phá và hiểu biết các thế giới mới, phải tìm hiểu biết chúng. Và trong môt nghĩa nào đó, điều này khiến cho phẩm chất cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, trong mức độ nó giúp chúng ta ý thức và đặt để chúng ta vào trong trong vũ trụ một cách ngày càng chính xác hơn. Trong vũ trụ mênh mông bát ngát này chúng ta không là gì cả, chúng ta là số không; và ý thức này phải thúc đẩy chúng ta khiêm nhường hơn, cả trong việc sử dụng các tài nguyên nữa. Thế rồi, từ bao đời nay con người vẫn dò xét bầu trời và tìm hiểu các tinh tú đấy chứ.
Hỏi: Vậy, như là người có đức tin, cha đã hiểu được điều gì?
Đáp: Tôi có thể nói là tôi đã hiểu việc tạo dựng vũ trụ hơn. Vẻ đẹp của vũ trụ giúp hiểu biết vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa.
Hỏi: Thưa cha, làm thế nào để hòa giải giữa thuyết Big Bang hay vụ nổ khai nguyên vũ trụ, với sự kiện vũ trụ lan rộng và việc tạo dựng?
Đáp: Trước hết, phải nói rằng thuyết vụ nổ khai nguyên vũ trụ Big Bang là việc giải thích hay nhất mà chúng ta hiện có, nhưng nó không hoàn toàn. Chúng ta đang chờ đợi hiểu nhiều điều khác nữa. Trên bình diện khoa học, chúng ta không biết gì về các giây phút đầu tiên của vũ trụ. Trái lại, từ đức tin chúng ta biết rằng nếu không có Thiên Chúa, thì sẽ không thể nào giải thích được sự hiện hữu của vũ trụ. Đồng thời khoa học không thể trả lời cho câu hỏi chính yếu liên quan tới sự hiện hữu của vũ trụ: đó là tại sao vũ trụ lại hiện hữu, mà không phải là sự hư vô?
Hỏi: Thưa cha, có những khoa học gia như ông Stephen Hawking trả lời rằng vũ trụ tự tạo dựng ra nó. Họ khước từ chấp nhận Thiên Chúa cần thiết cho vũ trụ, và coi siêu hình học là hoàn toàn vô ích. Riêng cha, thì cha nghĩ sao?
Đáp:: Đối với những ai có đức tin, Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự. Khoa học gia phải tìm các giải thích trên bình diện tự nhiên. Và thật là không đúng đắn, khi dùng khoa học để trả lời các vấn nạn triết lý và siêu hình, bởi vì người ta hỏi nó điều, mà nó không thể cho. Liên quan tới khoa học gia Hawking, tôi chưa đọc cuốn sách của ông ta. Nhưng có điều chắc chắn đó là chúng ta không thể nghĩ tới Thiên Chúa như nghĩ tới một năng lực, một lực của trọng lượng: đó là một điểm khởi hành sai lạc.
Thiên Chúa ở ngoài các hiểu biết khoa học của chúng ta. Chúng ta không cần Thiên Chúa để giải thích lý do tại sao vũ trụ hiện hữu thay vì là sự hư không. Và vấn nạn này, hay đúng hơn đòi buộc sâu thẳm này của con người không liên quan gì tới khoa học cả.
(Avvenire 5-11-2010)
Cha José Gabriel Funes sinh năm 1963 tại Cordoba, bên Argentina. Năm 1985 Funes đậu tiến sĩ Tinh tú học tại đại học Cordoba. Sau khi gia nhập dòng Tên thầy Funes thụ phong Linh Mục năm 1995, và trong cùng năm đậu tiến sĩ Thần học tại đại học Gregorinana ở Roma. Năm sau đó cha lấy bằng tiến sĩ Triết học tại El Salvador, và năm 2.000 cha lấy bằng tiến sĩ Nghiên cứu tinh tú học tại đại học Padova, bắc Italia. Trong cùng năm cha bắt đầu làm việc trong Đài Thiên Văn Vaticăng và chuyên nghiên cứu về sự chuyển động và năng động của các đĩa ngân hà cũng như sự hình thành của các vì sao. Ngày 19 tháng 8 năm 2006 cha được chỉ định làm Giám đốc Đài Thiên Văn Vaticăng, thay thế cha George Coyne.
Hồi tháng 6 năm 2000, Đài Thiên Văn Vaticăng đã tổ chức một đại hội kéo dài 5 ngày tại đại học Gregoriana ở Roma. Trong số 250 nhà thiên văn tên tuổi toàn thế giới tham dự, Linh Mục José Funes, 37 tuổi, đã là nhà thiên văn trẻ nhất. Đại hội thảo luận về sự hình thành và biến chuyển của các vì sao cũng như nhiều vấn đề khác: từ thuyết Big Bang, tức Vụ nổ khai nguyên vũ trụ cho tới sự hiện hữu của các nền văn hóa ngoài trái đất. Hồi đó cha Funes đã cho biết trong một dải ngân hà có ít nhất là 100 tỷ ngôi sao, có thể có nhiều hành tinh song sinh với trái đất với các sinh vật như con người. Và nếu họ hiện hữu, thì họ cũng là anh em của loài người chúng ta.
Trong các ngày đầu tháng 9 năm 2009, trong bối cảnh Năm Tinh Tú, Hàn Lâm Viện Khoa Học Tòa Thánh và Đài Thiên Văn Vaticăng cũng đã tổ chức một đại hội về Tinh tú học. Mục đích của đại hội là nghiên cứu về khả thể của sự sống thông minh trong vũ trụ, ngoài con người trên trái đất ra. Trong diễn văn khai mạc đại hội Đức Hồng Y Giovanni Lajolo, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh đặc trách Quốc Gia Thành phố Vaticăng kiêm thống đốc, khẳng định rằng: việc nghiên cứu này là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự nghiêm chỉnh khoa học chứ không được lẫn lộn với khoa học giả tưởng.
Ngoài ra cha Funes cũng cho biết cho tới nay chúng ta biết có 350 ngôi sao, hay 350 thái dương hệ, có các hành tinh xoay quanh. Và giữa các hành tinh đó có thể có các hành tinh có sinh vật giống như các sinh vật trên trái đất của chúng ta. Và mục đích nghành thiên văn học là tìm kiếm các khả thể sự sống trong vũ trụ, ngoài trái đất. Nhưng chúng ta không có bằng chứng nào về sự hiện hữu của sự sống trong vũ trụ, kể cả các hình thái đơn sơ nhất. Tuy nhiên, các vấn nạn liên quan tới sự hiện diện của sự sống trong vũ trụ, ngoài Trái đất, là các vấn nạn hợp pháp và đáng được chú ý.
Giáo sư Francesco Bertola, thầy dậy của cha Funes tại đại học Padova và cũng là người tổ chức đai hội nói trên, cho biết với ống kính viễn vọng ngày càng mạnh và tinh vi hơn, ngành nghiên cứu tinh tú và vũ trụ học hiện nay đang có những thay đổi rất lớn. Trước đây, các đài thiên văn chỉ có thể quan sát các dải ngân hà cách xa trái đất 1 tỷ năm ánh sáng, nhưng ngày nay có thể quan sát các dải ngân hà cách xa trái đất tới 12 tỷ năm ánh sáng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha José Grabriel Funes, về hiện tượng vũ trụ ngày càng lan rộng.
Hỏi: Thưa cha, trong các năm vừa qua cha đã nghiên cứu về lãnh vực nào trong khoa tinh tú và vũ trụ học?
Đáp: Trong các năm qua tôi đã nghiên cứu về sự hình thành của các vì sao trong các dải ngân hà gần nhất với thái dương hệ của chúng ta.
Hỏi: Cả các vì sao cũng tiếp thục được tạo thành hay sao thưa cha?
Đáp: Vâng, chúng liên tục được tạo thành trong mỗi dải ngân hà, theo các đặc tính riêng của chúng. Chúng ta có thể nói rằng mỗi năm có từ 1 tới 10 ngôi sao mới được thành hình cho đơn vị đám sao. Mỗi dải ngân hà có đám sao của nó tùy theo trọng lượng của khí và bụi mà nó được làm thành.
Hỏi: Làm như thể đó là một cái gì sống động, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Ý niệm về sinh vật không nằm trong bối cảnh này. Điều mà chúng ta có thể nói đó là mỗi một phần riêng biệt của vũ trụ, đều chuyển biến, trong môi trường hạn hẹp của nó và như là một phần của toàn thể. Về khả thể có sự sống liên quan tới vũ trụ ngoài trái đất và hệ thống thái dương hệ, có một ngành đặc biệt của tinh tú học nghiên cứu về lãnh vực này: đó là sinh học tinh tú.
Hỏi: Thưa Cha, sự kiện có các vì sao thành hình và vũ trụ lan rộng có nghĩa là luôn có chất liệu mới được thành hình hay sao?
Đáp: Theo luật vật lý mà chúng ta biết, tổng số của khối lượng và của năng lực hiện hữu không thay đổi, nhưng vẫn luôn luôn như thế. Và từ muôn đời vẫn luôn là như vậy, mà chúng ta có thể biết đựơc một cách khoa học.
Hỏi: Thế chúng ta có thể biết được điều gì thưa cha?
Đáp: Chẳng hạn, chúng ta có thể biết rằng từ tổng khối lượng của vũ trụ, mà chúng ta biết và có thể học hiểu được với các dụng cụ trên bình diện vật lý, nghĩa là chúng ta biết rằng vũ trụ này được làm bằng các nguyên tử, các phân tử, và chúng ta mới chỉ biết được 4% tổng khối lượng của vũ trụ này mà thôi.
Hỏi: Vậy còn tổng số lượng còn lại trong vũ trụ, thì sao?
Đáp: 23% tổng số lượng còn lại đó chúng ta gọi là chất liệu đen tối. Chúng ta không biết nó được làm bằng gì. Điều có thể nói được đó là chúng ta biết sự hiện hữu của nó, vì nó sinh ra trọng lực và chúng ta giả thiết rằng nó bước vào trong việc thành hình các dải ngân hà. Thế rồi còn có 73% năng lực đen tối còn lại, chúng ta không biết nó là gì, nhưng dùng nó để giải thích rằng vũ trụ lan rộng, và sự lan rộng đó xảy ra với một sự chuyển động gia tốc, vì nó ngày càng lan rộng với tốc độ lớn hơn và nhanh hơn.
Hỏi: Thưa cha, điều này có nghĩa là gì?
Đáp: Nó có nghĩa là tất cả mọi vì sao và tất cả mọi dải ngân hà rời xa chúng ta; càng xa chúng lại càng bay với với vận tốc nhanh hơn, theo luật Hubble. Nói cho cùng, mọi sự đều chuyển biến, cả trong dải ngân hà, trong đó có vì sao là thái dương hệ của chúng ta nữa. Chúng ta hiểu được điều này từ các thay đổi ánh sáng, từ cấu tạo hóa học thay đổi, từ sự đồng hình của hệ thống... Các vệ tinh xoay quanh các hành tinh, các hành tinh xoay quanh mặt trời, mặt trời xoay quanh trung tâm dải ngân hà.
Hỏi: Trên thực tế, việc hiểu biết này dùng để làm gì, nó có ích lợi gì không thưa cha?
Đáp: Tôi có thể trả lời rằng nó chẳng dùng cho cái gì cả. Chỉ vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tính tò mò. Con người phải khám phá và hiểu biết các thế giới mới, phải tìm hiểu biết chúng. Và trong môt nghĩa nào đó, điều này khiến cho phẩm chất cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, trong mức độ nó giúp chúng ta ý thức và đặt để chúng ta vào trong trong vũ trụ một cách ngày càng chính xác hơn. Trong vũ trụ mênh mông bát ngát này chúng ta không là gì cả, chúng ta là số không; và ý thức này phải thúc đẩy chúng ta khiêm nhường hơn, cả trong việc sử dụng các tài nguyên nữa. Thế rồi, từ bao đời nay con người vẫn dò xét bầu trời và tìm hiểu các tinh tú đấy chứ.
Hỏi: Vậy, như là người có đức tin, cha đã hiểu được điều gì?
Đáp: Tôi có thể nói là tôi đã hiểu việc tạo dựng vũ trụ hơn. Vẻ đẹp của vũ trụ giúp hiểu biết vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa.
Hỏi: Thưa cha, làm thế nào để hòa giải giữa thuyết Big Bang hay vụ nổ khai nguyên vũ trụ, với sự kiện vũ trụ lan rộng và việc tạo dựng?
Đáp: Trước hết, phải nói rằng thuyết vụ nổ khai nguyên vũ trụ Big Bang là việc giải thích hay nhất mà chúng ta hiện có, nhưng nó không hoàn toàn. Chúng ta đang chờ đợi hiểu nhiều điều khác nữa. Trên bình diện khoa học, chúng ta không biết gì về các giây phút đầu tiên của vũ trụ. Trái lại, từ đức tin chúng ta biết rằng nếu không có Thiên Chúa, thì sẽ không thể nào giải thích được sự hiện hữu của vũ trụ. Đồng thời khoa học không thể trả lời cho câu hỏi chính yếu liên quan tới sự hiện hữu của vũ trụ: đó là tại sao vũ trụ lại hiện hữu, mà không phải là sự hư vô?
Hỏi: Thưa cha, có những khoa học gia như ông Stephen Hawking trả lời rằng vũ trụ tự tạo dựng ra nó. Họ khước từ chấp nhận Thiên Chúa cần thiết cho vũ trụ, và coi siêu hình học là hoàn toàn vô ích. Riêng cha, thì cha nghĩ sao?
Đáp:: Đối với những ai có đức tin, Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự. Khoa học gia phải tìm các giải thích trên bình diện tự nhiên. Và thật là không đúng đắn, khi dùng khoa học để trả lời các vấn nạn triết lý và siêu hình, bởi vì người ta hỏi nó điều, mà nó không thể cho. Liên quan tới khoa học gia Hawking, tôi chưa đọc cuốn sách của ông ta. Nhưng có điều chắc chắn đó là chúng ta không thể nghĩ tới Thiên Chúa như nghĩ tới một năng lực, một lực của trọng lượng: đó là một điểm khởi hành sai lạc.
Thiên Chúa ở ngoài các hiểu biết khoa học của chúng ta. Chúng ta không cần Thiên Chúa để giải thích lý do tại sao vũ trụ hiện hữu thay vì là sự hư không. Và vấn nạn này, hay đúng hơn đòi buộc sâu thẳm này của con người không liên quan gì tới khoa học cả.
(Avvenire 5-11-2010)
Trong khi đề xướng số 8 bắt đầu, các vị lãnh đạo các tôn giáo cam kết bảo vệ hôn nhân
Bùi Hữu Thư
19:37 07/12/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Tổng Giám Mục Nưũ Ước Timothy M. Dolan đã liên kết với 25 vị lãnh đạo các tôn giáo khác để tái cam kết cho việc bảo vệ hôn nhân truyền thống trong khi các cuộc tranh luận bắt đầu để khởi xướng một cuộc phản đối một chánh án tiểu bang California vì ông đã phán quyết rằng một đề xướng (proposition) được cử tri chấp thuận để định nghiã hôn nhân là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ là phản hiến pháp.
Cam kết này được phổ biến ngày 6 tháng 12, 2010, trong một lá thư có ba đoạn do các lãnh đạo Công Giáo, Anh Giáo, Báp Tít, Lutheran, Mormon, Chính Thống Giáo và Sikh đồng ký.
Vào cùng một ngày bắt đầu các cuộc tranh luận liên quan đến đề xướng số 8 bị Chánh án Vaughn Walker, chánh án Tòa Sơ Thẩm Bắc California, phán quyết là phản hiến pháp vào ngày 4 tháng 8 vừa qua.
Chánh án này dựa phán quyết của mình một phần vào luận điệu của phe chống lại đề xướng định nghĩa hôn nhân chỉ được coi như một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ là thiếu căn bản luận lý, và chỉ phản ánh sự thù nghịch dựa trên căn bản tôn giáo đối với những người đồng tính luyến ái. Ông Walker khi đó phán quyết ngày 12 tháng 8 rằng hôn nhân đồng phái tính tại California có thể tiếp tục trừ khi có một tòa án cáo cấp hơn có phán quyết phải ngưng trong vòng sáu ngày.
Vào ngày 16 tháng 8, một uỷ ban gồm ba chánh án của Toà Chống Án số 9 đã ra lệnh ngưng thi hành, để ngăn cấm việc thực hiện các hôn nhân đồng phái tính trong khi việc chống án quyết định của ông Walker đang tiếp diễn. Đề xướng số 8 được cử tri ủng hộ với phân xuất 52 trên 48 phần trăm vào kỳ bầu cử tháng 11 năm 2008.
Khi chống lại phán quyết tháng Năm 2008 của Tối Cao Pháp Viện California nới rộng định nghiã của một hôn nhân được tiếu bang công nhận là bao gồm tất cả mọi đôi lứa, đề xướng số 8 lại định nghĩa hôn nhân do tiểu bang công nhận chỉ giới hạn giữa một người nam và một người nữ.
Cam kết này được phổ biến ngày 6 tháng 12, 2010, trong một lá thư có ba đoạn do các lãnh đạo Công Giáo, Anh Giáo, Báp Tít, Lutheran, Mormon, Chính Thống Giáo và Sikh đồng ký.
Vào cùng một ngày bắt đầu các cuộc tranh luận liên quan đến đề xướng số 8 bị Chánh án Vaughn Walker, chánh án Tòa Sơ Thẩm Bắc California, phán quyết là phản hiến pháp vào ngày 4 tháng 8 vừa qua.
Chánh án này dựa phán quyết của mình một phần vào luận điệu của phe chống lại đề xướng định nghĩa hôn nhân chỉ được coi như một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ là thiếu căn bản luận lý, và chỉ phản ánh sự thù nghịch dựa trên căn bản tôn giáo đối với những người đồng tính luyến ái. Ông Walker khi đó phán quyết ngày 12 tháng 8 rằng hôn nhân đồng phái tính tại California có thể tiếp tục trừ khi có một tòa án cáo cấp hơn có phán quyết phải ngưng trong vòng sáu ngày.
Vào ngày 16 tháng 8, một uỷ ban gồm ba chánh án của Toà Chống Án số 9 đã ra lệnh ngưng thi hành, để ngăn cấm việc thực hiện các hôn nhân đồng phái tính trong khi việc chống án quyết định của ông Walker đang tiếp diễn. Đề xướng số 8 được cử tri ủng hộ với phân xuất 52 trên 48 phần trăm vào kỳ bầu cử tháng 11 năm 2008.
Khi chống lại phán quyết tháng Năm 2008 của Tối Cao Pháp Viện California nới rộng định nghiã của một hôn nhân được tiếu bang công nhận là bao gồm tất cả mọi đôi lứa, đề xướng số 8 lại định nghĩa hôn nhân do tiểu bang công nhận chỉ giới hạn giữa một người nam và một người nữ.
Top Stories
Vietnam: Dans la discrétion, la Société missionnaire du Vietnam accomplit de remarquables progrès
Eglises d'Asie
11:13 07/12/2010
La Société missionnaire du Vietnam, qui aujourd’hui approche de ses 30 ans d’existence, vient de se doter d’une « Maison d’études », dans le diocèse de Phu Cuong (arrondissement de Binh Tan). Le 4 décembre 2010, l’ordinaire du diocèse, Mgr Pierre Tran Dinh Tu, accompagné de nombreux concélébrants, y présidait la messe d’action de grâces, destinée à marquer l’inauguration de cette nouvelle maison de formation.
L’homélie de l’évêque avait précisément pris l’action de grâces comme thème de méditation, une action de grâces qui est le sentiment tout naturel des membres d’une société qui, après une disparition que l’on aurait pu croire définitive, a, depuis une dizaine d’années, effectué sa renaissance et entamé une vie nouvelle.
La Société missionnaire du Vietnam, organe missionnaire officiel de l’Eglise du pays, tire son origine d’une décision de la Conférence des évêques du Vietnam du Sud en 1971 (1). Celle-ci prévoyait la formation et l’envoi de missionnaires vietnamiens au service de l’évangélisation des non-chrétiens. Pour l’Eglise du Vietnam, c’était à la fois une façon d’exprimer sa reconnaissance pour le don de la foi, et un moyen de partager la mission d’évangélisation de l’Eglise universelle.
A son origine, la nouvelle société avait été placée sous la responsabilité de Mgr Philippe Nguyên Kim Dien, un témoin héroïque de la foi, alors archevêque de Huê (2). Le 19 mars 1971, elle recevait une lettre d’approbation et de chaleureux encouragements du pape Paul VI. L’année suivante, Mgr Dien rédigeait les statuts de la nouvelle société et, le 23 août 1972, les faisait approuver par la Conférence épiscopale. Une semaine plus tard, une lettre rédigée par lui faisait connaître à tous les prêtres du Vietnam la nouvelle institution missionnaire avec ses statuts et ses objectifs. Quelque deux ans plus tard, alors que s’achevait la deuxième guerre du Vietnam, au mois d’avril 1975, la jeune société comptait déjà six communautés et un grand séminaire officiellement créé à Lai Thiêu (dans la province aujourd’hui appelée Binh Duong) au mois d’août 1974.
Mais le mois d’avril 1975 marquait aussi l’avènement d’un nouveau régime qui allait bouleverser la jeune société. Tous les établissements furent fermés, les étudiants dispersés, les activités interrompues pendant une très longue période…, jusqu’au mois de mai 1998. A cette date, dans une lettre, les responsables de la société intervenaient auprès du cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, alors président de la Conférence, pour que celui-ci intervienne auprès des évêques et favorise la réouverture de cet organe missionnaire de l’Eglise du Vietnam. En octobre 1999, l’évêque du diocèse de Phu Cuong devenait responsable de l’institution qui pouvait alors reprendre vie et entamer un nouveau développement.
Onze années se sont écoulées depuis ce nouveau départ, une période relativement courte et vécue dans des conditions souvent difficiles. Et pourtant les résultats obtenus ont dépassé toutes les espérances. Aujourd’hui, la société restaurée compte 62 membres dont 18 prêtres. Onze d’entre eux ont été ordonnés le 25 mai 2010 dans le diocèse de Phu Cuong. Quatorze membres ont déjà terminé leur formation théologique et sont en stage de pastorale dans des communautés ou dans divers postes missionnaires éloignés. Vingt autres sont en période de formation au centre d’études des dominicains.
La société est aujourd’hui divisée en un certain nombre de communautés. La communauté principale se trouve à Son Lôc, dans le diocèse de Phu Cuong. Ces communautés, surtout situées dans le sud du Vietnam, regroupent des jeunes gens qui se préparent à entrer en formation, des étudiants en stage missionnaire et bien entendu les prêtres. Ceux-ci, en dehors des responsabilités qu’ils peuvent assumer à l’intérieur de la société, sont généralement envoyés dans des postes missionnaires, des paroisses de régions éloignées où ils effectuent leur travail apostolique auprès de l’ensemble de la population et plus particulièrement des non-chrétiens. Spécialement tourné vers les diverses minorités ethniques et les populations migrantes, un groupe de travail d’une paroisse de Saigon est en lien particulier avec les migrants. Dans le diocèse de Phu Cuong, les missionnaires travaillent dans trois paroisses nouvellement créées en milieu non chrétien, un milieu qui reste partout la priorité de la société.
(1) VietCatholic News, 5 décembre 2010
(2) Voir le dossier d’ « Echange France Asie », « Celui par qui la maison brûle » de Jean Maïs.
(Source: Eglises d'Asie, 7 décembre 2010)
L’homélie de l’évêque avait précisément pris l’action de grâces comme thème de méditation, une action de grâces qui est le sentiment tout naturel des membres d’une société qui, après une disparition que l’on aurait pu croire définitive, a, depuis une dizaine d’années, effectué sa renaissance et entamé une vie nouvelle.
La Société missionnaire du Vietnam, organe missionnaire officiel de l’Eglise du pays, tire son origine d’une décision de la Conférence des évêques du Vietnam du Sud en 1971 (1). Celle-ci prévoyait la formation et l’envoi de missionnaires vietnamiens au service de l’évangélisation des non-chrétiens. Pour l’Eglise du Vietnam, c’était à la fois une façon d’exprimer sa reconnaissance pour le don de la foi, et un moyen de partager la mission d’évangélisation de l’Eglise universelle.
A son origine, la nouvelle société avait été placée sous la responsabilité de Mgr Philippe Nguyên Kim Dien, un témoin héroïque de la foi, alors archevêque de Huê (2). Le 19 mars 1971, elle recevait une lettre d’approbation et de chaleureux encouragements du pape Paul VI. L’année suivante, Mgr Dien rédigeait les statuts de la nouvelle société et, le 23 août 1972, les faisait approuver par la Conférence épiscopale. Une semaine plus tard, une lettre rédigée par lui faisait connaître à tous les prêtres du Vietnam la nouvelle institution missionnaire avec ses statuts et ses objectifs. Quelque deux ans plus tard, alors que s’achevait la deuxième guerre du Vietnam, au mois d’avril 1975, la jeune société comptait déjà six communautés et un grand séminaire officiellement créé à Lai Thiêu (dans la province aujourd’hui appelée Binh Duong) au mois d’août 1974.
Mais le mois d’avril 1975 marquait aussi l’avènement d’un nouveau régime qui allait bouleverser la jeune société. Tous les établissements furent fermés, les étudiants dispersés, les activités interrompues pendant une très longue période…, jusqu’au mois de mai 1998. A cette date, dans une lettre, les responsables de la société intervenaient auprès du cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, alors président de la Conférence, pour que celui-ci intervienne auprès des évêques et favorise la réouverture de cet organe missionnaire de l’Eglise du Vietnam. En octobre 1999, l’évêque du diocèse de Phu Cuong devenait responsable de l’institution qui pouvait alors reprendre vie et entamer un nouveau développement.
Onze années se sont écoulées depuis ce nouveau départ, une période relativement courte et vécue dans des conditions souvent difficiles. Et pourtant les résultats obtenus ont dépassé toutes les espérances. Aujourd’hui, la société restaurée compte 62 membres dont 18 prêtres. Onze d’entre eux ont été ordonnés le 25 mai 2010 dans le diocèse de Phu Cuong. Quatorze membres ont déjà terminé leur formation théologique et sont en stage de pastorale dans des communautés ou dans divers postes missionnaires éloignés. Vingt autres sont en période de formation au centre d’études des dominicains.
La société est aujourd’hui divisée en un certain nombre de communautés. La communauté principale se trouve à Son Lôc, dans le diocèse de Phu Cuong. Ces communautés, surtout situées dans le sud du Vietnam, regroupent des jeunes gens qui se préparent à entrer en formation, des étudiants en stage missionnaire et bien entendu les prêtres. Ceux-ci, en dehors des responsabilités qu’ils peuvent assumer à l’intérieur de la société, sont généralement envoyés dans des postes missionnaires, des paroisses de régions éloignées où ils effectuent leur travail apostolique auprès de l’ensemble de la population et plus particulièrement des non-chrétiens. Spécialement tourné vers les diverses minorités ethniques et les populations migrantes, un groupe de travail d’une paroisse de Saigon est en lien particulier avec les migrants. Dans le diocèse de Phu Cuong, les missionnaires travaillent dans trois paroisses nouvellement créées en milieu non chrétien, un milieu qui reste partout la priorité de la société.
(1) VietCatholic News, 5 décembre 2010
(2) Voir le dossier d’ « Echange France Asie », « Celui par qui la maison brûle » de Jean Maïs.
(Source: Eglises d'Asie, 7 décembre 2010)
China ignores Vatican protest, chooses church leaders
Washington Post
16:25 07/12/2010
BEIJING - China's government-backed "patriotic" Catholic Church began a three-day meeting Tuesday to choose new leaders, defying objections from the Vatican that the conclave has no formal standing with the true Catholic Church and further straining the Chinese government's increasingly fraught relationship with the Holy See.
Pope Benedict XVI has told Catholic bishops not to attend the gathering, called the Assembly of Chinese Catholic Representatives, being held in Beijing. "This kind of organization completely contradicts the Church's hierarchy," said Anthony Lam, researcher with the Holy Spirit Study Unit, which is part of the Diocese of Hong Kong. "The Holy See has already informed all individual bishops not to attend this kind of meeting."
There were reports, however, that Chinese police have been dispatched to parishes searching for bishops and forcing them to attend. The Web site of the government's religious affairs office said late Tuesday that the conference was attended by 341 representatives, including 64 bishops, 162 priests, 24 nuns and 91 other church members.
A friar at the Jing county cathedral, in Hebei province, described one dramatic scene Monday night when scores of Chinese police officers dragged away Bishop Feng Xinmao after a six-hour standoff, with more than 30 priests encircling a police car with the bishop inside.
"Bishop Feng was kidnapped and forced to attend that meeting," said the friar, who was interviewed by telephone and spoke on the condition of anonymity for fear of retribution. After the bishop was allowed to attend the funeral of a priest who had died, the friar said police tried to take the bishop away but met a strong but peaceful protest from his congregation.
"There were so many priests, friars, nuns and church members," the friar said. "The officials called for more cars and for more police backup. Some of the nuns and church members cried because they didn't want the bishop to be taken away. In the end, the bishop had to go with them.
"The Communist Party planned this whole meeting, and they want all the bishops to attend so, in the end, they can take photos and use them in their propaganda to say we have religious freedom," the friar said. "But most of the bishops didn't want to go because, the Vatican doesn't approve."
There were news agency reports of other bishops being brought against their will to Beijing or who were trying to hide.
The gathering of the pro-government group comes a little more than two weeks after China ordained a new bishop in Hebei province without the Vatican's approval - and forced other Vatican-backed prelates to attend the ceremony. That Nov. 20 ordination, of the Rev. Joseph Guo Jincai as bishop of Chengde, was sharply denounced in an official Vatican statement, which said the pope considered it "a painful wound."
The Rev. Federico Lombardi, the Vatican spokesman called the ordination "illicit and damaging to the constructive relations that have been developing in recent times between the People's Republic of China and the Holy See," according to the Vatican Information Service.
A Vatican statement said Guo now faced "severe sanctions" - meaning automatic excommunication. And the Vatican said forcing at least eight of Pope Benedict's bishops to attend the "illicit" ordination constituted a "grave violation of freedom of religion and conscience."
China's Communist leaders and the Holy See were also at odds last month over the appointment of a government official as the vice rector of the Catholic seminary in Shijiazhuang, also in Hebei province. The appointment caused two weeks of unusual protests by the seminary students, but there were reports that the students returned to classes today.
The Vatican has not had normal relations with China since 1951, when the country's new Communist rulers forced its Roman Catholics to sever ties with the Holy See. China's Communists established their own officially sanctioned Catholic Church under the control of the Patriotic Association, which oversees appointments of top clergy. But millions of Chinese Catholics still worship at "underground" churches loyal to the pope.
Relations were particularly strained during the papacy of John Paul II, who was viewed warily by Beijing's leaders as an ardent anti-Communist crusader who was responsible for the downfall of communism in his native Poland and across Eastern Europe.
When Pope Benedict ascended to St. Peter's throne in 2005, there were hopes for a rapprochement, and the pontiff made establishing diplomatic relations with China a top priority. In a 2007 letter to China's Catholic clergy and worshipers, Benedict said the church "does not have a mission to change the structure or administration of the State."
At the same time, the pontiff said it was "indispensable, for the unity of the Church" that bishops be "in visible and concrete communion with the Pope." That meant the pope was preserving his right to appoint all bishops.
In nearly five years, China has not ordained bishops without the pope's tacit approval. So the ordination of Guo in Hebei seemed oddly timed, leading to speculation that some elements in China may have been trying to sabotage the move to better ties.
"There are some elements of the Chinese bureaucracy that just don't want an agreement," said Thomas F. Farr, senior fellow at Georgetown University's Berkley Center for Religion, Peace and World Affairs. "There's an internal dynamic to them calling this conference," with some hardliners aiming "to frustrate something that may have been moving toward an accord."
The Tuesday conclave is aimed at electing two new leaders, a president of the Patriotic Association and a chairman of the council of bishops. The two positions have been vacant since 2007 and 2005, when two "patriotic bishops" died.
The National Assembly of Catholic Representatives is considered the Chinese patriotic church's highest body, but the Vatican has called it "irreconcilable" with Catholic faith that puts the leadership of the true church in the Holy See. The group's meeting has been repeatedly postponed for years, with various reasons given - but some Catholic sources say the real reason for the delay was the fear that the pope's approved bishops would refuse to attend.
He Guanghu, a professor of religious studies at Beijing's Renmin University, said while relations had become better in recent years, conflicts remained "inevitable" because the core issue remains sovereignty. "China's principle hasn't changed since the 1950s, which is the right to elect its own bishops," he said. "This principle contradicts the Vatican's traditional and law.
"Lots of people in China still think that giving up the control of religion is to give up sovereignty," He said. "But if we look at the Philippines, South Korea and other Western countries, they separated the religion from the politics, and their sovereignty hasn't been affected at all."
(Source: Staff researcher Liu Liu contributed to this report., http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/12/07/AR2010120702673.html?wprss=rss_world/europe)
Pope Benedict XVI has told Catholic bishops not to attend the gathering, called the Assembly of Chinese Catholic Representatives, being held in Beijing. "This kind of organization completely contradicts the Church's hierarchy," said Anthony Lam, researcher with the Holy Spirit Study Unit, which is part of the Diocese of Hong Kong. "The Holy See has already informed all individual bishops not to attend this kind of meeting."
There were reports, however, that Chinese police have been dispatched to parishes searching for bishops and forcing them to attend. The Web site of the government's religious affairs office said late Tuesday that the conference was attended by 341 representatives, including 64 bishops, 162 priests, 24 nuns and 91 other church members.
A friar at the Jing county cathedral, in Hebei province, described one dramatic scene Monday night when scores of Chinese police officers dragged away Bishop Feng Xinmao after a six-hour standoff, with more than 30 priests encircling a police car with the bishop inside.
"Bishop Feng was kidnapped and forced to attend that meeting," said the friar, who was interviewed by telephone and spoke on the condition of anonymity for fear of retribution. After the bishop was allowed to attend the funeral of a priest who had died, the friar said police tried to take the bishop away but met a strong but peaceful protest from his congregation.
"There were so many priests, friars, nuns and church members," the friar said. "The officials called for more cars and for more police backup. Some of the nuns and church members cried because they didn't want the bishop to be taken away. In the end, the bishop had to go with them.
"The Communist Party planned this whole meeting, and they want all the bishops to attend so, in the end, they can take photos and use them in their propaganda to say we have religious freedom," the friar said. "But most of the bishops didn't want to go because, the Vatican doesn't approve."
There were news agency reports of other bishops being brought against their will to Beijing or who were trying to hide.
The gathering of the pro-government group comes a little more than two weeks after China ordained a new bishop in Hebei province without the Vatican's approval - and forced other Vatican-backed prelates to attend the ceremony. That Nov. 20 ordination, of the Rev. Joseph Guo Jincai as bishop of Chengde, was sharply denounced in an official Vatican statement, which said the pope considered it "a painful wound."
The Rev. Federico Lombardi, the Vatican spokesman called the ordination "illicit and damaging to the constructive relations that have been developing in recent times between the People's Republic of China and the Holy See," according to the Vatican Information Service.
A Vatican statement said Guo now faced "severe sanctions" - meaning automatic excommunication. And the Vatican said forcing at least eight of Pope Benedict's bishops to attend the "illicit" ordination constituted a "grave violation of freedom of religion and conscience."
China's Communist leaders and the Holy See were also at odds last month over the appointment of a government official as the vice rector of the Catholic seminary in Shijiazhuang, also in Hebei province. The appointment caused two weeks of unusual protests by the seminary students, but there were reports that the students returned to classes today.
The Vatican has not had normal relations with China since 1951, when the country's new Communist rulers forced its Roman Catholics to sever ties with the Holy See. China's Communists established their own officially sanctioned Catholic Church under the control of the Patriotic Association, which oversees appointments of top clergy. But millions of Chinese Catholics still worship at "underground" churches loyal to the pope.
Relations were particularly strained during the papacy of John Paul II, who was viewed warily by Beijing's leaders as an ardent anti-Communist crusader who was responsible for the downfall of communism in his native Poland and across Eastern Europe.
When Pope Benedict ascended to St. Peter's throne in 2005, there were hopes for a rapprochement, and the pontiff made establishing diplomatic relations with China a top priority. In a 2007 letter to China's Catholic clergy and worshipers, Benedict said the church "does not have a mission to change the structure or administration of the State."
At the same time, the pontiff said it was "indispensable, for the unity of the Church" that bishops be "in visible and concrete communion with the Pope." That meant the pope was preserving his right to appoint all bishops.
In nearly five years, China has not ordained bishops without the pope's tacit approval. So the ordination of Guo in Hebei seemed oddly timed, leading to speculation that some elements in China may have been trying to sabotage the move to better ties.
"There are some elements of the Chinese bureaucracy that just don't want an agreement," said Thomas F. Farr, senior fellow at Georgetown University's Berkley Center for Religion, Peace and World Affairs. "There's an internal dynamic to them calling this conference," with some hardliners aiming "to frustrate something that may have been moving toward an accord."
The Tuesday conclave is aimed at electing two new leaders, a president of the Patriotic Association and a chairman of the council of bishops. The two positions have been vacant since 2007 and 2005, when two "patriotic bishops" died.
The National Assembly of Catholic Representatives is considered the Chinese patriotic church's highest body, but the Vatican has called it "irreconcilable" with Catholic faith that puts the leadership of the true church in the Holy See. The group's meeting has been repeatedly postponed for years, with various reasons given - but some Catholic sources say the real reason for the delay was the fear that the pope's approved bishops would refuse to attend.
He Guanghu, a professor of religious studies at Beijing's Renmin University, said while relations had become better in recent years, conflicts remained "inevitable" because the core issue remains sovereignty. "China's principle hasn't changed since the 1950s, which is the right to elect its own bishops," he said. "This principle contradicts the Vatican's traditional and law.
"Lots of people in China still think that giving up the control of religion is to give up sovereignty," He said. "But if we look at the Philippines, South Korea and other Western countries, they separated the religion from the politics, and their sovereignty hasn't been affected at all."
(Source: Staff researcher Liu Liu contributed to this report., http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/12/07/AR2010120702673.html?wprss=rss_world/europe)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công giáo tĩnh tâm Mùa Vọng tại Thủ Đức
Quân Tuấn Anh
11:17 07/12/2010
THỦ ĐỨC – Chúa nhật thứ hai Mùa Vọng 05/12/2010 có khoảng 800 bạn trẻ sinh viên khu vực Thủ Đức gồm các nhóm Thông Xanh, Thánh Linh, Bình Dương, Sư phạm Đồng Nai, Nông Lâm, Nhân Văn, Martin, Tâm Đức…đã đến Dòng Tên tĩnh tâm Mùa Vọng với chủ đề “Lắng Nghe Tiếng Chúa”. Đây là dịp để các sinh viên gặp gỡ Chúa và giao lưu với nhau, đồng thời chương trình tĩnh tâm cũng là truyền thống hàng năm của sinh viên khu vực Thủ Đức như một “điểm hẹn” để đến với Chúa trong những ngày bận học tập và thi cử.
Xem hình ảnh
Chương trình được bắt đầu đón tiếp lúc 7h30 và kết thúc vào 20h00, đây là một chương trình tĩnh tâm được chuẩn bị công phu của quý Cha, quý Thầy Dòng Tên từ việc chuẩn bị đề tài, chia nhóm đến lo các bữa ăn, nước uống… cho các bạn sinh viên.
Bắt đầu chương trình là đề tài gợi ý cầu nguyện của Cha An-tôn Nguyễn Cao Siêu.SJ với đề tài “Sa-mu-en: Một người trẻ biết lắng nghe”. Cha đã lấy câu chuyện Đức Chúa gọi Sa-mu-en để dẫn nhập cho sinh viên trong ngày tĩnh tâm như muốn nói lên việc mau đáp trả tiếng Chúa gọi. “Nhiều lúc ta không nghe được tiếng Chúa là do những “tiếng ồn” trong con tim của mỗi con người chúng ta, với việc tĩnh tâm để cho trái tim của mình được lặng và lắng xuống, lúc đó mình sẽ nghe được tiếng Chúa nói với mình…” Cha nói.
Sau đề tài gợi ý cầu nguyện của Cha An-tôn, các bạn sinh viên được hướng dẫn thêm về cách xét mình về “thái độ lắng nghe” như: Lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe tha nhân và lắng nghe chính bản thân mình. Để từ đó nhìn lại mình và sám hối ăn năn trở lại với Chúa. Các bạn đã cầu nguyện và xét mình rất sốt sắng để rồi việc xưng tội dẫn đến “quá tải” trong lúc rất nhiều Cha ngồi tòa giải tội.
Trong buổi chiều, đề tài chia sẽ của cha An-tôn được bắt đầu với chủ đề “Chúa vẫn ngõ lời với tôi hôm nay” với đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan trong việc Chúa mời gọi các môn đệ đầu tiên qua lời giới thiệu của Ông Gioan Tẩy giả. Cha cũng gợi ý trong việc Chúa luôn mời gọi mỗi người, có khi là qua một đoạn Kinh Thánh, để đoạn Kinh Thánh đó có thể là đoạn mà mỗi người có thể chọn và sống…tiếp theo sự chia sẽ của Cha An-tôn là các nhóm cùng quây quần với nhau để cùng nhau chia sẽ về kinh nghiệm sống với chủ đề “Có một lần tôi nghe Chúa nói” chủ đề chia sẽ được kết hợp với hai đề tài mà Cha An-tôn đã gợi ý. Các nhóm đã rất tích cực trong việc chia sẽ tiếc là thời gian quá ngắn ngủi để các bạn cùng thổ lộ cho nhau những kinh nghiệm sống của mình với Chúa.
Sau khi chia sẽ nhóm là Thánh lễ đồng tế do đức Giám mục Phê-rô Nguyễn Văn Khảm. Trong bài giảng lễ Đức Cha đã nhấn mạnh đến việc ăn năn sám hối với lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy giả “Anh em hãy sám hối vì nước trời đã đến gần”. Ngài nói: “Gioan vạch ra viễn tưởng nước trời và mời gọi mọi người sám hối, sám hối không chỉ là một nghi thức bên ngoài mà đó chính là việc thay đổi về cách nhìn, cách suy nghĩ và cách sống để làm cho mình được phù hợp hơn với nước trời”. Đức Cha còn liên tưởng đến các bạn trẻ đặc biệt là các bạn đang yêu, đó chính là việc “thay đổi cái nhìn về tình yêu”, nhìn một tình yêu như Chúa Giê-su diễn tả “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thí mạng sống vì người mình yêu”.
Cuối cùng là chương trình tặng thiệp Giáng Sinh của các bạn sinh viên và diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh. Chương trình như càng thêm sự lôi cuốn các bạn hơn. Chia tay nhau ra về mà ai ai cũng quyến luyến với sự niềm nở nụ cười vui mừng vì được gặp Chúa, vì được gặp gỡ nhau hơn thế nữa trên tay cầm lấy tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh của bạn bè lại càng vui hơn, càng thêm phấn khởi và hy vọng có ngày gặp gỡ gần nhất.
Xem hình ảnh
Chương trình được bắt đầu đón tiếp lúc 7h30 và kết thúc vào 20h00, đây là một chương trình tĩnh tâm được chuẩn bị công phu của quý Cha, quý Thầy Dòng Tên từ việc chuẩn bị đề tài, chia nhóm đến lo các bữa ăn, nước uống… cho các bạn sinh viên.
Bắt đầu chương trình là đề tài gợi ý cầu nguyện của Cha An-tôn Nguyễn Cao Siêu.SJ với đề tài “Sa-mu-en: Một người trẻ biết lắng nghe”. Cha đã lấy câu chuyện Đức Chúa gọi Sa-mu-en để dẫn nhập cho sinh viên trong ngày tĩnh tâm như muốn nói lên việc mau đáp trả tiếng Chúa gọi. “Nhiều lúc ta không nghe được tiếng Chúa là do những “tiếng ồn” trong con tim của mỗi con người chúng ta, với việc tĩnh tâm để cho trái tim của mình được lặng và lắng xuống, lúc đó mình sẽ nghe được tiếng Chúa nói với mình…” Cha nói.
Sau đề tài gợi ý cầu nguyện của Cha An-tôn, các bạn sinh viên được hướng dẫn thêm về cách xét mình về “thái độ lắng nghe” như: Lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe tha nhân và lắng nghe chính bản thân mình. Để từ đó nhìn lại mình và sám hối ăn năn trở lại với Chúa. Các bạn đã cầu nguyện và xét mình rất sốt sắng để rồi việc xưng tội dẫn đến “quá tải” trong lúc rất nhiều Cha ngồi tòa giải tội.
Trong buổi chiều, đề tài chia sẽ của cha An-tôn được bắt đầu với chủ đề “Chúa vẫn ngõ lời với tôi hôm nay” với đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan trong việc Chúa mời gọi các môn đệ đầu tiên qua lời giới thiệu của Ông Gioan Tẩy giả. Cha cũng gợi ý trong việc Chúa luôn mời gọi mỗi người, có khi là qua một đoạn Kinh Thánh, để đoạn Kinh Thánh đó có thể là đoạn mà mỗi người có thể chọn và sống…tiếp theo sự chia sẽ của Cha An-tôn là các nhóm cùng quây quần với nhau để cùng nhau chia sẽ về kinh nghiệm sống với chủ đề “Có một lần tôi nghe Chúa nói” chủ đề chia sẽ được kết hợp với hai đề tài mà Cha An-tôn đã gợi ý. Các nhóm đã rất tích cực trong việc chia sẽ tiếc là thời gian quá ngắn ngủi để các bạn cùng thổ lộ cho nhau những kinh nghiệm sống của mình với Chúa.
Sau khi chia sẽ nhóm là Thánh lễ đồng tế do đức Giám mục Phê-rô Nguyễn Văn Khảm. Trong bài giảng lễ Đức Cha đã nhấn mạnh đến việc ăn năn sám hối với lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy giả “Anh em hãy sám hối vì nước trời đã đến gần”. Ngài nói: “Gioan vạch ra viễn tưởng nước trời và mời gọi mọi người sám hối, sám hối không chỉ là một nghi thức bên ngoài mà đó chính là việc thay đổi về cách nhìn, cách suy nghĩ và cách sống để làm cho mình được phù hợp hơn với nước trời”. Đức Cha còn liên tưởng đến các bạn trẻ đặc biệt là các bạn đang yêu, đó chính là việc “thay đổi cái nhìn về tình yêu”, nhìn một tình yêu như Chúa Giê-su diễn tả “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thí mạng sống vì người mình yêu”.
Cuối cùng là chương trình tặng thiệp Giáng Sinh của các bạn sinh viên và diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh. Chương trình như càng thêm sự lôi cuốn các bạn hơn. Chia tay nhau ra về mà ai ai cũng quyến luyến với sự niềm nở nụ cười vui mừng vì được gặp Chúa, vì được gặp gỡ nhau hơn thế nữa trên tay cầm lấy tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh của bạn bè lại càng vui hơn, càng thêm phấn khởi và hy vọng có ngày gặp gỡ gần nhất.
Hội Đồng Hương Tam Tòa mừng kính Lễ Bổn Mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Phan Hoàng Phú Quý
11:28 07/12/2010
PORTLAND, Oregon - Thứ bảy ngày 04 tháng 12 năm 2010 lúc 1 giờ chiều, Hội Đồng Hương Tam Tòa đã tổ chức mừng kính lễ bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang, quý Đồng Hương đã cùng nhau đến Nhà thờ vào lúc 12 để đọc kinh và dâng lên Đức Mẹ những dóa hoa xinh tươi nhân ngày mừng kính bổn mạng.
Xem hình ảnh
Quý linh muc Phêrô Cao Thế Bình, Giuse Nguyễn Đức Hậu, Phêrô Hoàng Thái Bình đã cùng đồng tế thánh lễ mửng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ngoài quý đồng hương Tam Tòa, chúng tôi cũng nhận thấy có sự tham dự của quý sơ Dòng Mến Thánh Gíá Đá Lạt Miền Portland, quý sơ Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, quý vị trong Ban Chấp Hành Hội Đồng Giáo Xứ, quý vị đại diện các ban ngành.
Hằng năm vào những ngày đầu của Lễ Giáng Sinh, Giáo hội đã dành ra một ngày để tôn kính Mẹ cách riêng và cũng nhắc nhở về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm.Thiên Chúa muốn chuẩn bị một nơi xứng đáng để cưu mang con một của Ngài, nơi đó phải hoàn hảo,không vương mắc một vết nhơ tội lỗi nào.
Toàn thể con cái của tổ phụ Adong và Evà khi sinh ra phải lệ thuộc vào định luật tàn nhẫn, sinh ra với tội nguyên tổ, nhưng qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô, nhân loại được phục hồi ơn thánh và nối lại tình giao hảo với Thiên Chúa. Đức Mẹ đã đi vào trần gian do sự bao bọc của Thiên Chúa,không vương mắc một vết nhơ nào và ơn thánh Chúa luôn đổ tràn trên Mẹ.
Là con cháu của Adong và Evà, qua bí tich rửa tôi, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, nhưng đời sồng của chúng ta phải chiến đâú với tội lỗi triền miên, phải nhờ ơn Chúa giúp, với sự cầu bàu và che chở của Đức Mẹ Vô Nhiễm, chúng ta hy vọng sẽ dần dần tiến tới sự phục hồi toàn vẹn trong phúc vinh quang vĩnh cửu.
Hội Đồng Hương Tam Tòa đã chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng của hội như thể ao ước được sống cuộc đời trong sạch vẹn tuyền, nhận đức và thánh thiện như Mẹ vậy !
Hôm nay quý bà trong Hội cũng đã dâng lên Đức Mẹ những đóa hoa xinh tươi đủ mọi màu sắc, như phận đời với bao cuộc sống khác nhau, vui buồn sướng khổ. Xin Mẹ đón nhận tấm lòng thành và ban ơn cho đại gia đình Đồng Hương Tam Tòa được thuận hòa êm ấm, cho mọi ngườI biết chết đi trong cái tộI ích kỹ, để lan tỏa hương thơm của bác ái vị tha, cho, cho cuộc sống gia đình luôn tươi mát như cánh hoa và thanh khiết như hương hoa, và đẹp mãi như màu hoa muôn sắc để tô điễm cho cuộc đời thêm hạnh phúc và bình an.
Sau Thánh lễ mọi người được mời đến hôi trường nhà xứ để dự tiệc trà thân mật và chia sẽ niềm vui trong ngày mừng kính bổn mạng. Chúng tôi nhận thấy hầu hết mọi người đến tham dự thánh lễ đều ở lại, đặc biệt là quý Cha và quý Nữ tu cũng tham dự bữa tiệc này, đây là một sự ưu ái mà quý Cha va quý Soeur dành cho Hội Đồng Hương Tam Tòa.
Nguyện xin Mẹ Vô Nhiễm Nguỳên Tội chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống cho giáo dân Tam Tòa, cầu chúc quý hội mỗi ngày một lớn mạnh trên tinh thần tương thận tương ái trong hai lãnh vực Đạo và Đời.
Xem hình ảnh
Quý linh muc Phêrô Cao Thế Bình, Giuse Nguyễn Đức Hậu, Phêrô Hoàng Thái Bình đã cùng đồng tế thánh lễ mửng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ngoài quý đồng hương Tam Tòa, chúng tôi cũng nhận thấy có sự tham dự của quý sơ Dòng Mến Thánh Gíá Đá Lạt Miền Portland, quý sơ Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, quý vị trong Ban Chấp Hành Hội Đồng Giáo Xứ, quý vị đại diện các ban ngành.
Hằng năm vào những ngày đầu của Lễ Giáng Sinh, Giáo hội đã dành ra một ngày để tôn kính Mẹ cách riêng và cũng nhắc nhở về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm.Thiên Chúa muốn chuẩn bị một nơi xứng đáng để cưu mang con một của Ngài, nơi đó phải hoàn hảo,không vương mắc một vết nhơ tội lỗi nào.
Toàn thể con cái của tổ phụ Adong và Evà khi sinh ra phải lệ thuộc vào định luật tàn nhẫn, sinh ra với tội nguyên tổ, nhưng qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô, nhân loại được phục hồi ơn thánh và nối lại tình giao hảo với Thiên Chúa. Đức Mẹ đã đi vào trần gian do sự bao bọc của Thiên Chúa,không vương mắc một vết nhơ nào và ơn thánh Chúa luôn đổ tràn trên Mẹ.
Là con cháu của Adong và Evà, qua bí tich rửa tôi, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, nhưng đời sồng của chúng ta phải chiến đâú với tội lỗi triền miên, phải nhờ ơn Chúa giúp, với sự cầu bàu và che chở của Đức Mẹ Vô Nhiễm, chúng ta hy vọng sẽ dần dần tiến tới sự phục hồi toàn vẹn trong phúc vinh quang vĩnh cửu.
Hội Đồng Hương Tam Tòa đã chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng của hội như thể ao ước được sống cuộc đời trong sạch vẹn tuyền, nhận đức và thánh thiện như Mẹ vậy !
Hôm nay quý bà trong Hội cũng đã dâng lên Đức Mẹ những đóa hoa xinh tươi đủ mọi màu sắc, như phận đời với bao cuộc sống khác nhau, vui buồn sướng khổ. Xin Mẹ đón nhận tấm lòng thành và ban ơn cho đại gia đình Đồng Hương Tam Tòa được thuận hòa êm ấm, cho mọi ngườI biết chết đi trong cái tộI ích kỹ, để lan tỏa hương thơm của bác ái vị tha, cho, cho cuộc sống gia đình luôn tươi mát như cánh hoa và thanh khiết như hương hoa, và đẹp mãi như màu hoa muôn sắc để tô điễm cho cuộc đời thêm hạnh phúc và bình an.
Sau Thánh lễ mọi người được mời đến hôi trường nhà xứ để dự tiệc trà thân mật và chia sẽ niềm vui trong ngày mừng kính bổn mạng. Chúng tôi nhận thấy hầu hết mọi người đến tham dự thánh lễ đều ở lại, đặc biệt là quý Cha và quý Nữ tu cũng tham dự bữa tiệc này, đây là một sự ưu ái mà quý Cha va quý Soeur dành cho Hội Đồng Hương Tam Tòa.
Nguyện xin Mẹ Vô Nhiễm Nguỳên Tội chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống cho giáo dân Tam Tòa, cầu chúc quý hội mỗi ngày một lớn mạnh trên tinh thần tương thận tương ái trong hai lãnh vực Đạo và Đời.
Lễ truyền chức Linh mục tại giáo phận Nha Trang
Mặc Trầm Cung
11:35 07/12/2010
NHA TRANG - Sáng ngày 03/12/2010 vừa qua, một thánh lễ Truyền Chức Linh Mục thật trang trọng tại Nhà Thờ Chính Tòa Nha Trang. Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh đã truyền chức Linh mục cho 9 Thầy, và chức Phó tế cho 2 Thầy. Cùng tham dự trong thánh lễ truyền chức hôm nay, còn có sự hiệp thông của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, và gần 200 linh mục trong và ngoài giáo phận, cùng sự hiện diện gần 1.000 giáo dân và thân nhân của các Tân Chức trong tâm tình cầu nguyện hiệp thông.
Xem hình ảnh
Một nhành Huệ thắm giữa vườn thiêng,
Hương sắc lung linh nét dịu hiền,
Dũng cảm âm thầm, không nản chí,
Thanh bần lặng lẽ, vẫn trung kiên.
Giữa bao cơn giông tố của cuộc đời, bất chấp những trận mưa dầm, những cơn nắng gắt. Vườn hoa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn âm thầm lặng lẽ triển nở thêm những bông hoa xinh tươi, tỏa hương thơm cho đời. Vượt qua những thử thách, những cám dỗ, những tâm hồn tận hiến vẫn can đảm đáp lại tiếng gọi từ trời cao, quảng đại dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa, cho Giáo hội. Âm thầm và lặng lẽ, khiêm tốn và đơn sơ như những nhành huệ trinh trong, kiên trung giữa bao nghịch cảnh, giữa bao khó khăn, giữa những trăn trở của kiếp người. Những nhành huệ khiêm nhu của Giáo hội vẫn tiếp tục nở hoa, đem chút hương thơm nhân ái đến với mọi người, mong là chút vị mặn của muối cho đời thêm ý nghĩa, mong là ngọn nến nhỏ tỏa chút ánh sáng cho người đi giữa đem đen.
Chúa Giêsu đã nói: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Vì muốn còn được tiếp tục ở lại với con người cho đến tận thế. Đêm trước ngày chịu nạn Ngài lập Bí Tích Thánh Thể, Ngài đã tuyển chọn và trao quyền cho một số vị đặc biệt thực hiện Bí Tích Huyền Nhiệm này qua Bí Tích Truyền Chức Thánh. Ngài muốn chương trình cứu độ của Ngài còn được tiếp tục nơi trần gian, Ngài muốn còn được hiện diện trong những giây phút hiện tại với con người. Nhưng Ngài không thể hiện diện nếu không có sự cộng tác của con người, nếu không có những tâm hồn quảng đại trở thành dấu chỉ, trở thành hiện thân của Ngài nơi trần thế này.
Suốt hơn 2000 năm qua, Giáo hội vẫn luôn trung thành với lệnh truyền đó, trong mọi thời đại luôn có những con người sẵn sàng tiếp bước con đường mà Ngài đã đi qua. Đó là con đường từ bỏ những đam mê trần thế, từ bỏ chính bản thân mình để trở nên lễ vật hiến tế như Ngài trên đồi Canvê năm xưa. Như lời Đức Cha Chủ Tế Giuse Võ Đức Minh chia sẻ trong thánh lễ:
Người linh mục là Muối ướp cho đời, điều đó không chỉ là một niềm vinh dự mà còn có cả nước mắt, đau thương của đời sống. Người linh mục không đứng ngoài cuộc sống, không như người bàng quang. Như Muối ướp cho đời người linh mục phải hiệp thông với nỗi thống khổ của nhân loại, chia vui sẻ buồn với nhân loại. Hơn nữa Muối còn được hiểu là lề luật của Thiên Chúa, người linh mục phải trở nên gương sáng của lề luật Thiên Chúa ở giữa con người. Người linh mục phải trở nên một mầu nhiệm của tình yêu để đem sự hiệp nhất và bình an đến cho con người. “Thiên Chúa là ánh sáng thế gian”. Người linh mục còn là sự sáng thế gian. Sáng trong đời sống một cách cụ thể, chiếu ánh sáng của Thiên Chúa và chiếu tỏa khuôn mặt của Thiên Chúa trong đời sống của mình, để thế gian nhìn vào người linh mục nhận ra sự hiện hiện của Thiên Chúa.
Người linh mục là người được tuyển chọn, nhưng không phải là những con người siêu phàm xuất chúng. Người linh mục cũng là người bình thường như bao con người khác, cũng xuất thân từ một gia đình, có ông bà, cha mẹ, dòng tộc, tổ tiên. Người linh mục cũng có những khuyết điểm, cũng hỉ, nộ, ái … cũng tham, sân, si. Nhưng nhờ ơn Chúa, người linh mục đã vượt lên tất cả những tình cảm, những quyền lợi mang tính nhân loại đó để vươn tới một tình cảm, một quyền lợi cao hơn để trở thành Bí Tích về sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đức Cha Giuse đã nhắc nhở các Tân Linh Mục:
Trong tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, điều đầu tiên mà các Tân Linh Mục phải sống là “hiếu thảo” với ông bà, cha mẹ và dòng tộc vì:
"Con chưa thành hình mắt Ngài đã nhìn thấy con" (Tv 139,16):
“Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con …
Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn”.
(Thánh vịnh 139:13 – 15)
Khi con được tượng hình trong dạ, cha mẹ đã tôn trọng và phục vụ sự sống của Thiên Chúa ban cho, cha mẹ có lòng đạo đức đã cùng nhau cầu nguyện, xin Thiên Chúa thánh hóa sự sống đó như là hoa quả của hạnh phúc, mà hôm nay những bông hoa đó đã nở rộ, tỏa hương. Chính những điều đó đã nhắc nhở các Tân Linh Mục phải ghi nhớ công ơn trọng đại này.
Để chiến thắng được bản thân, để vượt lên cái tham, sân, si … Người linh mục phải được nuôi dưỡng và sống bằng Lời Chúa. Đức Cha nói tiếp:
Lời Chúa phải trở thành lương thực nuôi dưỡng linh mục và nuôi dưỡng đoàn chiên. Người linh mục không có con đường nào khác là bước theo con đường mà chính Đức Giêsu đã đi qua. Đó là sống và chết cho tình yêu, một cái chết đau thương trên thánh giá của người tôi tớ đau khổ để trở nên Muối và Ánh Sáng cho trần gian.
Để trở thành muối, thánh ánh sáng theo gương mẫu người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa, đòi hỏi người theo Chúa, người chọn Chúa là gia nghiệp, là hạnh phúc đời mình, phải biết can đảm dứt khoát chọn lựa giữa tiếng gọi của Thiên Chúa và tiếng gọi của trần gian.
Thiên chức linh mục không phải là điểm cùng đích, không phải là bệ phóng cho một cuộc sống vinh hoa, mà nó là điểm khởi đầu cho một cuộc sống mới, diễn tả một lời minh chứng của những con người dám sống và chết cho tình yêu.
Người linh mục sống giữa trần gian, đi vào giữa lòng đời, nhưng không thuộc về trần gian. Nhưng sẵn sàng hiến thân mình trở nên lương thực cho con người và là phương tiện để con người đến cùng Thiên Chúa. Như thế, niềm vui hôm nay không phải chỉ là niềm vui của riêng giáo phận Nha Trang, của riêng gia đình, dòng tộc của các Tân Linh Mục mà nó đã trở thành niềm vui của toàn Giáo hội, của muôn người.
Thật buồn lắm thay, nếu cuộc sống này thiếu vắng bóng dáng của người linh mục, nhờ có họ mà cuộc sống này không những bớt đi những căng thẳng mà còn giúp cho những người đang sống trong tâm trạng căng thẳng tìm thấy bình an.
Linh mục hỡi! Trong lặng thầm, cô tịch,
Người là đèn sáng soi đường,
là muối mặn ướp đời tôi.
Là sức sống thần linh,
là quà tặng cho đời,
là dấu chỉ của một tình yêu vĩnh cửu.
(Giả Sử Ngày Mai – M. Madalena Hoa Ngâu)
Bằng đời sống khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục và tín thác, người linh mục đang từng bước đi theo dấu chân của Chúa Giêsu. Trong niềm tin yêu, họ không ngần ngại từ giã cha mẹ, người thân, rời xa gia đình, khước từ lời mời gọi của thế trần, mạnh mẽ thân thưa: “Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây”. Rồi từ trong sâu thẳm của tâm hồn, họ dịu dàng dâng hiến tình yêu, dâng hiến cuộc đời hiện tại và tương lai cho Chúa.
Trong hành trình dấn thân, người linh mục biểu lộ cam kết tình yêu bằng đời sống nỗ lực hi sinh thi hành sứ mạng phục vụ Giáo Hội, bác ái với tha nhân, trưởng thành trong ơn sủng và trung thành với Chúa Giêsu, Đấng đã âu yếm gọi họ giữa đêm tối trần gian.
Trong tâm tình khiêm nhu, lặng thầm hy sinh và lặng thầm chiến đấu, để trở thành dấu chỉ của một tình yêu huyền nhiệm. Tự sức của con người thì đây là điều rất khó thực hiện, nhưng với ơn Chúa, và lời hứa của Ngài: “Ơn Ta đủ cho các con”. Người linh mục vẫn trung trinh, đơn sơ nhẹ nhàng tỏa hương giữa cuộc đời:
Huệ thắm âm thầm tỏa sắc hương,
Lung linh trong sáng giữa đời thường,
Nêu gương khiết tịnh trong khiêm tốn,
Hạnh phúc ngọt ngào hương vấn vương.
(Huệ Hương – MTC)
Sau thánh lễ, các thân nhân bạn bè, thân hữu của các Tân Linh Mục đến Tòa Giám Mục Nha Trang cùng chung vui bữa tiệc liên hoan Mừng Tân Linh Mục. Một niềm vui nhẹ nhàng lan tỏa như thầm trao gởi cho các Tân Linh Mục hôm nay một trọng trách, một sứ mạng: “Hãy xứng đáng là nhành huệ thơm trong Vườn Hoa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”.
Xem hình ảnh
Một nhành Huệ thắm giữa vườn thiêng,
Hương sắc lung linh nét dịu hiền,
Dũng cảm âm thầm, không nản chí,
Thanh bần lặng lẽ, vẫn trung kiên.
Giữa bao cơn giông tố của cuộc đời, bất chấp những trận mưa dầm, những cơn nắng gắt. Vườn hoa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn âm thầm lặng lẽ triển nở thêm những bông hoa xinh tươi, tỏa hương thơm cho đời. Vượt qua những thử thách, những cám dỗ, những tâm hồn tận hiến vẫn can đảm đáp lại tiếng gọi từ trời cao, quảng đại dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa, cho Giáo hội. Âm thầm và lặng lẽ, khiêm tốn và đơn sơ như những nhành huệ trinh trong, kiên trung giữa bao nghịch cảnh, giữa bao khó khăn, giữa những trăn trở của kiếp người. Những nhành huệ khiêm nhu của Giáo hội vẫn tiếp tục nở hoa, đem chút hương thơm nhân ái đến với mọi người, mong là chút vị mặn của muối cho đời thêm ý nghĩa, mong là ngọn nến nhỏ tỏa chút ánh sáng cho người đi giữa đem đen.
Chúa Giêsu đã nói: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Vì muốn còn được tiếp tục ở lại với con người cho đến tận thế. Đêm trước ngày chịu nạn Ngài lập Bí Tích Thánh Thể, Ngài đã tuyển chọn và trao quyền cho một số vị đặc biệt thực hiện Bí Tích Huyền Nhiệm này qua Bí Tích Truyền Chức Thánh. Ngài muốn chương trình cứu độ của Ngài còn được tiếp tục nơi trần gian, Ngài muốn còn được hiện diện trong những giây phút hiện tại với con người. Nhưng Ngài không thể hiện diện nếu không có sự cộng tác của con người, nếu không có những tâm hồn quảng đại trở thành dấu chỉ, trở thành hiện thân của Ngài nơi trần thế này.
Suốt hơn 2000 năm qua, Giáo hội vẫn luôn trung thành với lệnh truyền đó, trong mọi thời đại luôn có những con người sẵn sàng tiếp bước con đường mà Ngài đã đi qua. Đó là con đường từ bỏ những đam mê trần thế, từ bỏ chính bản thân mình để trở nên lễ vật hiến tế như Ngài trên đồi Canvê năm xưa. Như lời Đức Cha Chủ Tế Giuse Võ Đức Minh chia sẻ trong thánh lễ:
Người linh mục là Muối ướp cho đời, điều đó không chỉ là một niềm vinh dự mà còn có cả nước mắt, đau thương của đời sống. Người linh mục không đứng ngoài cuộc sống, không như người bàng quang. Như Muối ướp cho đời người linh mục phải hiệp thông với nỗi thống khổ của nhân loại, chia vui sẻ buồn với nhân loại. Hơn nữa Muối còn được hiểu là lề luật của Thiên Chúa, người linh mục phải trở nên gương sáng của lề luật Thiên Chúa ở giữa con người. Người linh mục phải trở nên một mầu nhiệm của tình yêu để đem sự hiệp nhất và bình an đến cho con người. “Thiên Chúa là ánh sáng thế gian”. Người linh mục còn là sự sáng thế gian. Sáng trong đời sống một cách cụ thể, chiếu ánh sáng của Thiên Chúa và chiếu tỏa khuôn mặt của Thiên Chúa trong đời sống của mình, để thế gian nhìn vào người linh mục nhận ra sự hiện hiện của Thiên Chúa.
Người linh mục là người được tuyển chọn, nhưng không phải là những con người siêu phàm xuất chúng. Người linh mục cũng là người bình thường như bao con người khác, cũng xuất thân từ một gia đình, có ông bà, cha mẹ, dòng tộc, tổ tiên. Người linh mục cũng có những khuyết điểm, cũng hỉ, nộ, ái … cũng tham, sân, si. Nhưng nhờ ơn Chúa, người linh mục đã vượt lên tất cả những tình cảm, những quyền lợi mang tính nhân loại đó để vươn tới một tình cảm, một quyền lợi cao hơn để trở thành Bí Tích về sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đức Cha Giuse đã nhắc nhở các Tân Linh Mục:
Trong tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, điều đầu tiên mà các Tân Linh Mục phải sống là “hiếu thảo” với ông bà, cha mẹ và dòng tộc vì:
"Con chưa thành hình mắt Ngài đã nhìn thấy con" (Tv 139,16):
“Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con …
Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn”.
(Thánh vịnh 139:13 – 15)
Khi con được tượng hình trong dạ, cha mẹ đã tôn trọng và phục vụ sự sống của Thiên Chúa ban cho, cha mẹ có lòng đạo đức đã cùng nhau cầu nguyện, xin Thiên Chúa thánh hóa sự sống đó như là hoa quả của hạnh phúc, mà hôm nay những bông hoa đó đã nở rộ, tỏa hương. Chính những điều đó đã nhắc nhở các Tân Linh Mục phải ghi nhớ công ơn trọng đại này.
Để chiến thắng được bản thân, để vượt lên cái tham, sân, si … Người linh mục phải được nuôi dưỡng và sống bằng Lời Chúa. Đức Cha nói tiếp:
Lời Chúa phải trở thành lương thực nuôi dưỡng linh mục và nuôi dưỡng đoàn chiên. Người linh mục không có con đường nào khác là bước theo con đường mà chính Đức Giêsu đã đi qua. Đó là sống và chết cho tình yêu, một cái chết đau thương trên thánh giá của người tôi tớ đau khổ để trở nên Muối và Ánh Sáng cho trần gian.
Để trở thành muối, thánh ánh sáng theo gương mẫu người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa, đòi hỏi người theo Chúa, người chọn Chúa là gia nghiệp, là hạnh phúc đời mình, phải biết can đảm dứt khoát chọn lựa giữa tiếng gọi của Thiên Chúa và tiếng gọi của trần gian.
Thiên chức linh mục không phải là điểm cùng đích, không phải là bệ phóng cho một cuộc sống vinh hoa, mà nó là điểm khởi đầu cho một cuộc sống mới, diễn tả một lời minh chứng của những con người dám sống và chết cho tình yêu.
Người linh mục sống giữa trần gian, đi vào giữa lòng đời, nhưng không thuộc về trần gian. Nhưng sẵn sàng hiến thân mình trở nên lương thực cho con người và là phương tiện để con người đến cùng Thiên Chúa. Như thế, niềm vui hôm nay không phải chỉ là niềm vui của riêng giáo phận Nha Trang, của riêng gia đình, dòng tộc của các Tân Linh Mục mà nó đã trở thành niềm vui của toàn Giáo hội, của muôn người.
Thật buồn lắm thay, nếu cuộc sống này thiếu vắng bóng dáng của người linh mục, nhờ có họ mà cuộc sống này không những bớt đi những căng thẳng mà còn giúp cho những người đang sống trong tâm trạng căng thẳng tìm thấy bình an.
Linh mục hỡi! Trong lặng thầm, cô tịch,
Người là đèn sáng soi đường,
là muối mặn ướp đời tôi.
Là sức sống thần linh,
là quà tặng cho đời,
là dấu chỉ của một tình yêu vĩnh cửu.
(Giả Sử Ngày Mai – M. Madalena Hoa Ngâu)
Bằng đời sống khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục và tín thác, người linh mục đang từng bước đi theo dấu chân của Chúa Giêsu. Trong niềm tin yêu, họ không ngần ngại từ giã cha mẹ, người thân, rời xa gia đình, khước từ lời mời gọi của thế trần, mạnh mẽ thân thưa: “Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây”. Rồi từ trong sâu thẳm của tâm hồn, họ dịu dàng dâng hiến tình yêu, dâng hiến cuộc đời hiện tại và tương lai cho Chúa.
Trong hành trình dấn thân, người linh mục biểu lộ cam kết tình yêu bằng đời sống nỗ lực hi sinh thi hành sứ mạng phục vụ Giáo Hội, bác ái với tha nhân, trưởng thành trong ơn sủng và trung thành với Chúa Giêsu, Đấng đã âu yếm gọi họ giữa đêm tối trần gian.
Trong tâm tình khiêm nhu, lặng thầm hy sinh và lặng thầm chiến đấu, để trở thành dấu chỉ của một tình yêu huyền nhiệm. Tự sức của con người thì đây là điều rất khó thực hiện, nhưng với ơn Chúa, và lời hứa của Ngài: “Ơn Ta đủ cho các con”. Người linh mục vẫn trung trinh, đơn sơ nhẹ nhàng tỏa hương giữa cuộc đời:
Huệ thắm âm thầm tỏa sắc hương,
Lung linh trong sáng giữa đời thường,
Nêu gương khiết tịnh trong khiêm tốn,
Hạnh phúc ngọt ngào hương vấn vương.
(Huệ Hương – MTC)
Sau thánh lễ, các thân nhân bạn bè, thân hữu của các Tân Linh Mục đến Tòa Giám Mục Nha Trang cùng chung vui bữa tiệc liên hoan Mừng Tân Linh Mục. Một niềm vui nhẹ nhàng lan tỏa như thầm trao gởi cho các Tân Linh Mục hôm nay một trọng trách, một sứ mạng: “Hãy xứng đáng là nhành huệ thơm trong Vườn Hoa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”.
Giáo họ La Vang thuộc giáo xứ Bảo Lộc - Lâm đồng - bắt đầu xây dựng nhà thờ mới
Lm Giuse Nguyễn Hữu Duyên
14:32 07/12/2010
Văn Hóa
Sám hối và Hy vọng
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
11:14 07/12/2010
Một lần thôi, Gia kêu dứt khoát
Yêu Giê su tha thiết, chân tình
Nửa gia tài chia kẻ khó khăn
Đền bù tha nhân gấp hai lần, quyết hứa.
Mađalêna xưa chưa biết Chúa
Chốn tội đồ nếm đủ phong trần
Bao lạc thú, vui chẳng phân vân
Mặc đắm đuối ngập tràn, trầy trụa …
Một lần thôi, gặp Thầy nhận tha thứ !
Phêrô cả, bao lần tránh, chối
Mặc kệ Ai gánh tội cho mình
Mặc cho Ai buồn nhắc đêm nay
Gà chưa gáy sáng đã ba lần phản bội…
Một lần thôi lã chã lệ tuôn rơi !
… … …
Mùa vọng, nỗi mong chờ, trông đợi
Nhớ gương ai xám hối thuở nào
Hài Nhi Giêsu ơi,
Xin kính nhờ lời Mẹ cầu Ấu Chúa:
Một lần thôi nhân gian con xám hối
Xin mưa cứu chuộc đổ tràn muôn lối !
Yêu Giê su tha thiết, chân tình
Nửa gia tài chia kẻ khó khăn
Đền bù tha nhân gấp hai lần, quyết hứa.
Mađalêna xưa chưa biết Chúa
Chốn tội đồ nếm đủ phong trần
Bao lạc thú, vui chẳng phân vân
Mặc đắm đuối ngập tràn, trầy trụa …
Một lần thôi, gặp Thầy nhận tha thứ !
Phêrô cả, bao lần tránh, chối
Mặc kệ Ai gánh tội cho mình
Mặc cho Ai buồn nhắc đêm nay
Gà chưa gáy sáng đã ba lần phản bội…
Một lần thôi lã chã lệ tuôn rơi !
… … …
Mùa vọng, nỗi mong chờ, trông đợi
Nhớ gương ai xám hối thuở nào
Hài Nhi Giêsu ơi,
Xin kính nhờ lời Mẹ cầu Ấu Chúa:
Một lần thôi nhân gian con xám hối
Xin mưa cứu chuộc đổ tràn muôn lối !
Thơ Mùa Vọng
Quân Tuấn Anh
19:30 07/12/2010
Lặng và Lắng
.
Chúa ơi con phải làm gì
Để con tĩnh lặng lắng nghe Chúa mời
Lặng để nhìn lại Chúa ơi
Những gì con đã trải đời bon chen
Vì lòng con quá yếu hèn
Bao nhiêu vết ố úa hoen tâm hồn
Lắng là mời gọi lòng con
Nghe lời Chúa dạy làm tròn ý Cha
Để đời con khúc hoan ca
Ngân vang vang mãi chan hòa tình yêu
Lặng để một sớm một chiều
Lắng để cùng Chúa hái nhiều ơn thiêng
.
Phút Hồi Tâm
.
Chúa ơi!
Trong giờ phút âm thầm
Con tĩnh lặng
Hồi tâm với Chúa
Để lòng con lắng đọng
Hướng tâm hồn
Nghe Chúa nói
Để sám hối và ăn năn
Để nhìn lại những lỗi lầm của con
Trong đau khổ của tội lỗi
Con có Chúa nâng niu dìu bước
Vực con lên trong đêm đen
Và...
Đưa con đến ánh sáng chân lý
Là...
Tình yêu của ơn cứu rỗi
Lạy Chúa xin ở cùng con
.
Đón Chờ Chúa Đến
.
Hồn con mong mỏi đón chờ
Ngôi Hai con Chúa trẻ thơ ra đời
Tâm hồn con khát Chúa ơi
Sương mai đổ xuống Ngôi Lời chí tôn
Mau mau dọn sạch tâm hồn
Cho đường ngay thẳng, cho đồi bạt vơi
Ngóng trông Con Chúa từ trời
Hạ thân làm kiếp đơn côi thấp hèn.
.
(Tĩnh Tâm Mùa Vọng - Dòng Tên 05/12/2010)
.
Chúa ơi con phải làm gì
Để con tĩnh lặng lắng nghe Chúa mời
Lặng để nhìn lại Chúa ơi
Những gì con đã trải đời bon chen
Vì lòng con quá yếu hèn
Bao nhiêu vết ố úa hoen tâm hồn
Lắng là mời gọi lòng con
Nghe lời Chúa dạy làm tròn ý Cha
Để đời con khúc hoan ca
Ngân vang vang mãi chan hòa tình yêu
Lặng để một sớm một chiều
Lắng để cùng Chúa hái nhiều ơn thiêng
.
Phút Hồi Tâm
.
Chúa ơi!
Trong giờ phút âm thầm
Con tĩnh lặng
Hồi tâm với Chúa
Để lòng con lắng đọng
Hướng tâm hồn
Nghe Chúa nói
Để sám hối và ăn năn
Để nhìn lại những lỗi lầm của con
Trong đau khổ của tội lỗi
Con có Chúa nâng niu dìu bước
Vực con lên trong đêm đen
Và...
Đưa con đến ánh sáng chân lý
Là...
Tình yêu của ơn cứu rỗi
Lạy Chúa xin ở cùng con
.
Đón Chờ Chúa Đến
.
Hồn con mong mỏi đón chờ
Ngôi Hai con Chúa trẻ thơ ra đời
Tâm hồn con khát Chúa ơi
Sương mai đổ xuống Ngôi Lời chí tôn
Mau mau dọn sạch tâm hồn
Cho đường ngay thẳng, cho đồi bạt vơi
Ngóng trông Con Chúa từ trời
Hạ thân làm kiếp đơn côi thấp hèn.
.
(Tĩnh Tâm Mùa Vọng - Dòng Tên 05/12/2010)
Chuyện tình yêu
Trầm Thiên Thu
19:58 07/12/2010
Mưa. Bất ngờ và ray rứt như nỗi nhớ. Thời gian có dài chừng nào cũng không thể xóa hết dấu vết kỷ niệm. Dường như nó đầy tính mầu nhiệm mà con người bất khả dĩ hiểu hết. Tuyệt vời và mầu nhiệm hơn khi kỷ niệm đó lại là kỷ niệm tình yêu. Người ta thường nói: “Vui một đêm thành tiên, phiền một đêm thành cú”. Nỗi buồn như một loại vi trùng độc hại nhất có sức tàn phá kinh khủng.
Trái tim có lý lẽ rất riêng mà không ai giải thích nổi. Thế nên, sau một thời gian, tôi chợt biết rằng hình bóng người ấy đã sâu đậm trong tim, niềm vui và nỗi buồn của tôi cũng không còn thuộc về riêng tôi. Tình yêu quá mãnh liệt đến nỗi khiến hắn ngu ngơ. Chẳng cần chú ý thì ai cũng có thể nhận thấy tôi có điều gì đó “bất thường”. Vâng, người ta có thể giấu được tất cả trừ đang say và đang yêu.
Ba năm quen nhau. Bảy năm xa cách. Mười năm yêu người nên tình tôi chưa chút gì phai nhạt, vẫn nguyên vẹn chân thành, nồng nàn và tha thiết. Phải chăng vì mất nhau nên tình yêu trong mộng luôn mãi lý tưởng? Phải chăng tình dang dở là tình trăm năm?
Chiều nay bất chợt mưa dai dẳng, lúc khoan lúc nhặt. Kỷ niệm ngập ngụa trong lòng tôi. Muốn lãng quên lại là điều kiện ắt có và đủ để nỗi nhớ trọn vẹn hơn. Nhất là với tình yêu nào chân thành và vô vị lợi, vì tình yêu chỉ có thể đáp lại bằng tình yêu mà thôi. Cuộc đời có nhiều nghịch lý thì lòng người cũng không ít những mâu thuẫn khó hiểu, thậm chí có khi mâu thuẫn với cả chính mình!
o0o
Ngày ấy tôi là một cô học viên Anh ngữ lớp tối tại Trung tâm Ngoại ngữ ACB, nhõng nhẽo, bướng bỉnh và đầy mơ mộng của con gái tuổi đôi mươi như bao cô gái khác. Và theo quy luật muôn thuở, tôi cũng không tránh được những giao động đầu đời sau một thời gian quen biết anh, nói đúng ra là học anh, một con người rất nam tính và tài năng (ít là với riêng tôi). Tôi biết anh cũng có cảm tình với tôi. Ánh mắt anh lúng túng mỗi khi gặp cái nhìn của tôi đã nói lên điều đó. Khi yêu, phụ nữ nhạy cảm hơn nam giới mặc dù trí tuệ đàn ông dài hơn trí tuệ đàn bà. Phụ nữ yêu bằng trái tim, còn nam giới yêu bằng lỳ trí. Cứ thế. Ánh mắt anh và ánh mắt tôi thường xuyên giao thoa. Thú thật có những tiết học tôi chỉ tiếp thu được lượng kiến thức nhỏ. Nhìn anh giảng bài với giọng trầm ấm, phong cách điềm đạm, ánh mắt không tập trung vào “đối tượng” nào. Thế mà trái tim cô học viên cứ xao xuyến, có khi pha lẫn chút giận dỗi, hờn ghen vô cớ. Tôi thầm nghĩ: “Anh vô tình lắm!”. Giữa anh và tôi minh nhiên có khoảng cách Thầy–Trò. Tôi biết. Có lẽ vì vậy mà anh vẫn thản nhiên, vâng, anh thản nhiên đến… tàn nhẫn. Tôi cứ giận hờn vu vơ, bâng khuâng vô cớ. Tuổi vào yêu là vậy. Tôi có còn vụng dại quá chăng? Còn anh có quá vô tình và tàn nhẫn như tôi nghĩ?
o0o
Tôi đến học thêm vào các buổi chiều chủ nhật, vì không bao lâu nữa tôi sẽ đi đoàn tụ gia đình tại Canada. Thực sự tôi cảm thấy lúng túng nếu tôi phải đi ngay lúc này, nhất là khi lòng tôi đã cảm thấy yêu anh nhiều rồi.
Hôm đó, vừa học xong, trời bỗng đổ mưa tầm tã. Mưa dai và không dứt hạt. Tôi đứng thả mắt nhìn những bong bóng nước bồng bềnh trôi trên phố. Tôi không về nhà được. Và hình như tôi không muốn về. Tôi vừa thầm trách mưa vừa cảm ơn mưa. Anh bâng quơ: “Mỹ Hằng có thích nghe nhạc không?”. Tôi im lặng và để rơi ánh mắt xuống chân. Anh độc thoại: “Có CD Hạt Tình, Hạt Nhớ và Hạt Mưa nghe được lắm. Nghe đợi hết mưa rồi về. Mưa to quá!”. Tôi vẫn im lặng. Thường thì tôi là dân ghiền nhạc, không dưng hôm nay tôi lại dửng dưng đến lạ. Anh vãn thản nhiên ngồi viết. Có lẽ Alphonse Karr nói không sai: “Nếu quý ông biết phụ nữ nghĩ gì thì họ sẽ bạo dạn hơn gấp 20 lần”. Tôi chợt bật khóc. Anh lại gần tôi: “Sao vậy, Mỹ Hằng?”. Tôi lí nhí: “Không có gì”. Anh cười khẩy: “Vô lý!”. Tôi ngượng ngùng: “Tại… mưa”. Anh cười vang: “Trời ơi là trời! Cô bé ơi là cô bé!”. Rồi anh đến bàn viết và thản nhiên đốt thuốc – một “tật” của anh mà tôi… ghét cay ghét đắng. Đã vậy còn ung dung nhìn mưa rơi qua cửa sổ. Mưa cứ vô tình rơi đều như anh vậy.
Tôi chợt nghĩ đến câu nói của Victor Hugo: “Triệu chứng của tình yêu chân thật nơi con trai là sự rụt rè, và nơi con gái là sự bạo dạn”. Không kiềm chế nổi lòng minh, tôi phải thốt lên dù chỉ đủ mình tôi nghe: “Em yêu anh, anh có biết không?”. Vâng, tình yêu mạnh hơn Tử thần đã cho tôi thêm can đảm và nghị lực để đến bên anh, tôi khẽ nói: “Thầy…”. Anh quay lại nhìn tôi mà vẫn im lặng. Sự im lặng đó tưởng chừng có thể tạo giông tố mạnh trong lòng tôi. Tôi cúi xuống tránh ánh mắt anh> “Đừng nhìn em như thế, kẻo thiêu đốt lòng em mất thôi!”, tôi nghĩ. Chợt nhìn lên, tôi khẽ nói: “Cho em… xin lỗi”. Anh trầm giọng: “Mỹ Hằng à!”. Một lần nữa tôi lại không làm chủ được trái tim mình. Tôi ngả đầu vào ngực anh. Trái tim anh cũng đang rối nhịp kia mà? Anh khó hiểu quá! Anh làm tôi điên lên mất thôi. Anh chỉ lặng nhìn tôi đắm đuối. Tôi dồn hết can đảm của người con gái vào câu nói: “Anh… có yêu Hằng không?”. Anh quay ngang và đáp gọn: “Không biết”.
Tôi đến ngồi vào chỗ làm việc của anh, lấy bút vẽ những đường cong vô định lên giấy. Anh đến bên tôi và đặt tay lên vai tôi: “Mỹ Hằng”. Tôi im lặng. Chờ đợi. Hồi hộp. Run nhẹ. Anh gọi tên tôi lần nữa. Tôi vụt đứng dậy. Với vẻ giận hờn, tôi nói qua hai hàng nước mắt đang tự do lăn dài: “Anh tàn nhẫn lắm! Lúc nào cũng lạnh như tiền vậy. Người ta chỉ là cô học trò. Vậy đó. Nhưng… Sao anh im lặng hoài vậy? Anh nói đi chứ!”. Anh vẫn không chút thay đổi. Tôi nức nở: “Anh ác lắm. Không cần ai thương hại đâu. Hằng… ghét anh lắm!”. Tôi vùng chạy về trong cơn mưa…
Chỉ một tháng sau, khoảng cách giữa anh và tôi trở nên nghìn trùng…
o0o
Cơn mưa chiều nay phục sinh ký ức trong tôi. Đếm lại mười năm tôi mới hiểu thế nào là thời gian, đém lại kỷ niệm tôi mới biết thế nào là nhớ nhung.
Bây giờ tôi đã là đồng nghiệp của anh. Những gì táo bạo và cuồng nhiệt nơi một cô bé mới lớn của ngày xưa đã được thay thế bằng nét thùy mị, đoan trang và tinh tế hơn. Tôi vẫn thấy nhớ và yêu anh. Tình yêu chân thật nào cũng mặc vẻ si tình độc đáo riêng, Không ai lý giải được thế nào là yêu và tại sao yêu thì hẳn cũng không ai xác định được tại sao nhớ, mà càng muốn quên lại càng nhớ thêm. Anh vậy đó, luôn tỏ ra hững hờ mà tôi vẫn bị anh cuốn hút, trong khi có nhiều chàng vừa giàu vừa đẹp trai theo đuổi mà trái tim tôi vẫn không rung động. Thật khó hiểu! Hẳn là Janin có lý khi nói: “Đàn bà dễ cảm đối với sự quên lãng của đàn ông hơn là sự chú ý”.
Tôi gục đầu trên trang giáo án. Ngoài kia trời vẫn sụt sùi mưa. Mưa ơi! Ngừng đi thôi! Mưa có thấu lòng tôi không? Mưa đừng mãi rơi vô tình như vậy. Lòng tôi ướt sũng rồi. Anh có khi nào chợt nhớ về cô học trò ngày xưa nơi viễn xứ mỗi khi trời mưa? Ở đây buồn lắm. Còn anh?
Giữa anh và tôi không còn khoảng cách như xưa để anh ngại, nhưng giờ đây làm sao tôi có thể tìm được anh để khảo lấp nỗi nhớ? Đó lại chính là quy luật tất yếu của những mối tình đầu sao? Tôi tin là không. Có thể anh ngại vì tôi không là con chiên của Chúa như anh. Nhưng điều đó có thể khắc phục vì tôi đã tìm hiểu nhiều về đạo Công giáo, và tôi chuẩn bị nhập đạo, có thể một phần vì yêu anh. Hẳn điều này sẽ làm anh ngạc nhiên. Chắc Chúa cũng sẵn sàng chấp nhận tôi. Bất chợt tôi mỉm cười và trộm nghĩ chắc là anh chưa quên câu thơ của thi sĩ Sara Teasdale mà anh đã ghi tặng trước lúc tôi lên máy bay:
Plunge me deep in love – Put out
My senses, leave me deaf and blind
Swept by the tempest of your love
A taper in a rushing wind (*)
Tình yêu là thuốc đắng nhất mà không ai lại không muốn uống một liều lượng nặng. Một nghịch-lý-rất-hợp-lý. Tôi đánh điện tín cho anh: “Em sẽ trở về quê hương và dự lễ đêm Giáng sinh với anh năm nay – Mỹ Hằng”.
.
(*) Hãy làm em yêu thương đắm đuối
Dập tắt ngũ quan hóa vô thường
Quét sạch bằng cơn bão tình ái
Nhỏ nhoi nến giữa gió miên trường
Trái tim có lý lẽ rất riêng mà không ai giải thích nổi. Thế nên, sau một thời gian, tôi chợt biết rằng hình bóng người ấy đã sâu đậm trong tim, niềm vui và nỗi buồn của tôi cũng không còn thuộc về riêng tôi. Tình yêu quá mãnh liệt đến nỗi khiến hắn ngu ngơ. Chẳng cần chú ý thì ai cũng có thể nhận thấy tôi có điều gì đó “bất thường”. Vâng, người ta có thể giấu được tất cả trừ đang say và đang yêu.
Ba năm quen nhau. Bảy năm xa cách. Mười năm yêu người nên tình tôi chưa chút gì phai nhạt, vẫn nguyên vẹn chân thành, nồng nàn và tha thiết. Phải chăng vì mất nhau nên tình yêu trong mộng luôn mãi lý tưởng? Phải chăng tình dang dở là tình trăm năm?
Chiều nay bất chợt mưa dai dẳng, lúc khoan lúc nhặt. Kỷ niệm ngập ngụa trong lòng tôi. Muốn lãng quên lại là điều kiện ắt có và đủ để nỗi nhớ trọn vẹn hơn. Nhất là với tình yêu nào chân thành và vô vị lợi, vì tình yêu chỉ có thể đáp lại bằng tình yêu mà thôi. Cuộc đời có nhiều nghịch lý thì lòng người cũng không ít những mâu thuẫn khó hiểu, thậm chí có khi mâu thuẫn với cả chính mình!
o0o
Ngày ấy tôi là một cô học viên Anh ngữ lớp tối tại Trung tâm Ngoại ngữ ACB, nhõng nhẽo, bướng bỉnh và đầy mơ mộng của con gái tuổi đôi mươi như bao cô gái khác. Và theo quy luật muôn thuở, tôi cũng không tránh được những giao động đầu đời sau một thời gian quen biết anh, nói đúng ra là học anh, một con người rất nam tính và tài năng (ít là với riêng tôi). Tôi biết anh cũng có cảm tình với tôi. Ánh mắt anh lúng túng mỗi khi gặp cái nhìn của tôi đã nói lên điều đó. Khi yêu, phụ nữ nhạy cảm hơn nam giới mặc dù trí tuệ đàn ông dài hơn trí tuệ đàn bà. Phụ nữ yêu bằng trái tim, còn nam giới yêu bằng lỳ trí. Cứ thế. Ánh mắt anh và ánh mắt tôi thường xuyên giao thoa. Thú thật có những tiết học tôi chỉ tiếp thu được lượng kiến thức nhỏ. Nhìn anh giảng bài với giọng trầm ấm, phong cách điềm đạm, ánh mắt không tập trung vào “đối tượng” nào. Thế mà trái tim cô học viên cứ xao xuyến, có khi pha lẫn chút giận dỗi, hờn ghen vô cớ. Tôi thầm nghĩ: “Anh vô tình lắm!”. Giữa anh và tôi minh nhiên có khoảng cách Thầy–Trò. Tôi biết. Có lẽ vì vậy mà anh vẫn thản nhiên, vâng, anh thản nhiên đến… tàn nhẫn. Tôi cứ giận hờn vu vơ, bâng khuâng vô cớ. Tuổi vào yêu là vậy. Tôi có còn vụng dại quá chăng? Còn anh có quá vô tình và tàn nhẫn như tôi nghĩ?
o0o
Tôi đến học thêm vào các buổi chiều chủ nhật, vì không bao lâu nữa tôi sẽ đi đoàn tụ gia đình tại Canada. Thực sự tôi cảm thấy lúng túng nếu tôi phải đi ngay lúc này, nhất là khi lòng tôi đã cảm thấy yêu anh nhiều rồi.
Hôm đó, vừa học xong, trời bỗng đổ mưa tầm tã. Mưa dai và không dứt hạt. Tôi đứng thả mắt nhìn những bong bóng nước bồng bềnh trôi trên phố. Tôi không về nhà được. Và hình như tôi không muốn về. Tôi vừa thầm trách mưa vừa cảm ơn mưa. Anh bâng quơ: “Mỹ Hằng có thích nghe nhạc không?”. Tôi im lặng và để rơi ánh mắt xuống chân. Anh độc thoại: “Có CD Hạt Tình, Hạt Nhớ và Hạt Mưa nghe được lắm. Nghe đợi hết mưa rồi về. Mưa to quá!”. Tôi vẫn im lặng. Thường thì tôi là dân ghiền nhạc, không dưng hôm nay tôi lại dửng dưng đến lạ. Anh vãn thản nhiên ngồi viết. Có lẽ Alphonse Karr nói không sai: “Nếu quý ông biết phụ nữ nghĩ gì thì họ sẽ bạo dạn hơn gấp 20 lần”. Tôi chợt bật khóc. Anh lại gần tôi: “Sao vậy, Mỹ Hằng?”. Tôi lí nhí: “Không có gì”. Anh cười khẩy: “Vô lý!”. Tôi ngượng ngùng: “Tại… mưa”. Anh cười vang: “Trời ơi là trời! Cô bé ơi là cô bé!”. Rồi anh đến bàn viết và thản nhiên đốt thuốc – một “tật” của anh mà tôi… ghét cay ghét đắng. Đã vậy còn ung dung nhìn mưa rơi qua cửa sổ. Mưa cứ vô tình rơi đều như anh vậy.
Tôi chợt nghĩ đến câu nói của Victor Hugo: “Triệu chứng của tình yêu chân thật nơi con trai là sự rụt rè, và nơi con gái là sự bạo dạn”. Không kiềm chế nổi lòng minh, tôi phải thốt lên dù chỉ đủ mình tôi nghe: “Em yêu anh, anh có biết không?”. Vâng, tình yêu mạnh hơn Tử thần đã cho tôi thêm can đảm và nghị lực để đến bên anh, tôi khẽ nói: “Thầy…”. Anh quay lại nhìn tôi mà vẫn im lặng. Sự im lặng đó tưởng chừng có thể tạo giông tố mạnh trong lòng tôi. Tôi cúi xuống tránh ánh mắt anh> “Đừng nhìn em như thế, kẻo thiêu đốt lòng em mất thôi!”, tôi nghĩ. Chợt nhìn lên, tôi khẽ nói: “Cho em… xin lỗi”. Anh trầm giọng: “Mỹ Hằng à!”. Một lần nữa tôi lại không làm chủ được trái tim mình. Tôi ngả đầu vào ngực anh. Trái tim anh cũng đang rối nhịp kia mà? Anh khó hiểu quá! Anh làm tôi điên lên mất thôi. Anh chỉ lặng nhìn tôi đắm đuối. Tôi dồn hết can đảm của người con gái vào câu nói: “Anh… có yêu Hằng không?”. Anh quay ngang và đáp gọn: “Không biết”.
Tôi đến ngồi vào chỗ làm việc của anh, lấy bút vẽ những đường cong vô định lên giấy. Anh đến bên tôi và đặt tay lên vai tôi: “Mỹ Hằng”. Tôi im lặng. Chờ đợi. Hồi hộp. Run nhẹ. Anh gọi tên tôi lần nữa. Tôi vụt đứng dậy. Với vẻ giận hờn, tôi nói qua hai hàng nước mắt đang tự do lăn dài: “Anh tàn nhẫn lắm! Lúc nào cũng lạnh như tiền vậy. Người ta chỉ là cô học trò. Vậy đó. Nhưng… Sao anh im lặng hoài vậy? Anh nói đi chứ!”. Anh vẫn không chút thay đổi. Tôi nức nở: “Anh ác lắm. Không cần ai thương hại đâu. Hằng… ghét anh lắm!”. Tôi vùng chạy về trong cơn mưa…
Chỉ một tháng sau, khoảng cách giữa anh và tôi trở nên nghìn trùng…
o0o
Cơn mưa chiều nay phục sinh ký ức trong tôi. Đếm lại mười năm tôi mới hiểu thế nào là thời gian, đém lại kỷ niệm tôi mới biết thế nào là nhớ nhung.
Bây giờ tôi đã là đồng nghiệp của anh. Những gì táo bạo và cuồng nhiệt nơi một cô bé mới lớn của ngày xưa đã được thay thế bằng nét thùy mị, đoan trang và tinh tế hơn. Tôi vẫn thấy nhớ và yêu anh. Tình yêu chân thật nào cũng mặc vẻ si tình độc đáo riêng, Không ai lý giải được thế nào là yêu và tại sao yêu thì hẳn cũng không ai xác định được tại sao nhớ, mà càng muốn quên lại càng nhớ thêm. Anh vậy đó, luôn tỏ ra hững hờ mà tôi vẫn bị anh cuốn hút, trong khi có nhiều chàng vừa giàu vừa đẹp trai theo đuổi mà trái tim tôi vẫn không rung động. Thật khó hiểu! Hẳn là Janin có lý khi nói: “Đàn bà dễ cảm đối với sự quên lãng của đàn ông hơn là sự chú ý”.
Tôi gục đầu trên trang giáo án. Ngoài kia trời vẫn sụt sùi mưa. Mưa ơi! Ngừng đi thôi! Mưa có thấu lòng tôi không? Mưa đừng mãi rơi vô tình như vậy. Lòng tôi ướt sũng rồi. Anh có khi nào chợt nhớ về cô học trò ngày xưa nơi viễn xứ mỗi khi trời mưa? Ở đây buồn lắm. Còn anh?
Giữa anh và tôi không còn khoảng cách như xưa để anh ngại, nhưng giờ đây làm sao tôi có thể tìm được anh để khảo lấp nỗi nhớ? Đó lại chính là quy luật tất yếu của những mối tình đầu sao? Tôi tin là không. Có thể anh ngại vì tôi không là con chiên của Chúa như anh. Nhưng điều đó có thể khắc phục vì tôi đã tìm hiểu nhiều về đạo Công giáo, và tôi chuẩn bị nhập đạo, có thể một phần vì yêu anh. Hẳn điều này sẽ làm anh ngạc nhiên. Chắc Chúa cũng sẵn sàng chấp nhận tôi. Bất chợt tôi mỉm cười và trộm nghĩ chắc là anh chưa quên câu thơ của thi sĩ Sara Teasdale mà anh đã ghi tặng trước lúc tôi lên máy bay:
Plunge me deep in love – Put out
My senses, leave me deaf and blind
Swept by the tempest of your love
A taper in a rushing wind (*)
Tình yêu là thuốc đắng nhất mà không ai lại không muốn uống một liều lượng nặng. Một nghịch-lý-rất-hợp-lý. Tôi đánh điện tín cho anh: “Em sẽ trở về quê hương và dự lễ đêm Giáng sinh với anh năm nay – Mỹ Hằng”.
.
(*) Hãy làm em yêu thương đắm đuối
Dập tắt ngũ quan hóa vô thường
Quét sạch bằng cơn bão tình ái
Nhỏ nhoi nến giữa gió miên trường
Giao hoà
Trầm Thiên Thu
20:01 07/12/2010
GIAO HÒA
.
Thánh Tử Giêsu đã giáng sinh
Mang thân bé nhỏ một sinh linh
Hang lừa máng cỏ nôi hèn hạ
Ngai báu Thiên Vương thắm nghĩa tình
Thiên Chúa Ngôi Hai thương cứu độ
Nhân gian tục lụy hưởng an bình
Giao hòa trời đất nhờ Ơn Chúa
Dâng trọn cuộc đời để đáp tình
.
Thánh Tử Giêsu đã giáng sinh
Mang thân bé nhỏ một sinh linh
Hang lừa máng cỏ nôi hèn hạ
Ngai báu Thiên Vương thắm nghĩa tình
Thiên Chúa Ngôi Hai thương cứu độ
Nhân gian tục lụy hưởng an bình
Giao hòa trời đất nhờ Ơn Chúa
Dâng trọn cuộc đời để đáp tình
Ngôi Lời
Trầm Thiên Thu
20:04 07/12/2010
(Lễ Giáng Sinh – Ga 1:1–18)
.
Khởi đầu đã có Ngôi Lời
Ngôi Lời hướng tới Chúa Trời khôn nguôi
Ngôi Lời là Đức Chúa Trời
.
Nhờ bởi Ngôi Lời, vạn vật được nên
.
Người là Thiên Chúa nhân hiền
Không Người, chẳng có gì trên đời này
Nơi Người là sự sống đây
Là ánh sáng của nhân loài luôn luôn
Ánh sáng soi giữa tối tăm
Tối thua sáng, lẽ tất nhiên vậy rồi
Có người được Chúa Trời sai
Gioan tên gọi con người này đây
Đến làm nhân chứng cho Người
.
Chứng nhân về ánh sáng soi không ngừng
Mọi người nhờ đó mà tin
Vì ông đến hóa chứng nhân tuyệt vời
Ánh sáng thật chính Ngôi Lời
Đến trần gian để chiếu soi mọi người
Và Người ở giữa cuộc đời
Nhân thế nhờ Người mà hiện hữu thôi
Thế gian chẳng nhận biết Người
Người đến nhà rồi chẳng chịu đón vô
Ai tin Danh Chúa thật thà
Người ban cho họ quyền là người con
Được sinh ra có xác, hồn
.
Không do khí huyết hay ham muốn thường
Không do ước muốn đàn ông
Nhưng do Thiên Chúa vô thường tạo nên
Ngôi Lời đã hóa xác phàm
Cùng cư ngụ giữa gian trần với ta
Thấy vinh quang Chúa chói lòa
Vinh quang đó bởi Chúa Cha trao Người
Là Con Một của Chúa Trời
.
Đó là sự thật và đầy Thánh ân
Lời tuyên bố của Gioan:
"Đây là Đấng được loan truyền
Đến sau tôi vẫn trổi hơn tôi nhiều
.
Vì Người có trước tôi lâu
.
Tôi nào có xứng chi đâu với Người"
Từ nguồn sung mãn của Người
Chúng ta lãnh nhận ơn này ơn kia
Chúa ban Luật bởi Môsê
Hồng ân, sự thật thì nhờ Ngôi Hai
.
Chẳng ai từng thấy Chúa Trời
Con Một là Chúa đó thôi
Đấng hằng ở giữa lòng Ngôi Cha kìa
Chính Người đã tỏ vân vi
.
Chúng ta mới được biết ra rạch ròi
.
.
Khởi đầu đã có Ngôi Lời
Ngôi Lời hướng tới Chúa Trời khôn nguôi
Ngôi Lời là Đức Chúa Trời
.
Nhờ bởi Ngôi Lời, vạn vật được nên
.
Người là Thiên Chúa nhân hiền
Không Người, chẳng có gì trên đời này
Nơi Người là sự sống đây
Là ánh sáng của nhân loài luôn luôn
Ánh sáng soi giữa tối tăm
Tối thua sáng, lẽ tất nhiên vậy rồi
Có người được Chúa Trời sai
Gioan tên gọi con người này đây
Đến làm nhân chứng cho Người
.
Chứng nhân về ánh sáng soi không ngừng
Mọi người nhờ đó mà tin
Vì ông đến hóa chứng nhân tuyệt vời
Ánh sáng thật chính Ngôi Lời
Đến trần gian để chiếu soi mọi người
Và Người ở giữa cuộc đời
Nhân thế nhờ Người mà hiện hữu thôi
Thế gian chẳng nhận biết Người
Người đến nhà rồi chẳng chịu đón vô
Ai tin Danh Chúa thật thà
Người ban cho họ quyền là người con
Được sinh ra có xác, hồn
.
Không do khí huyết hay ham muốn thường
Không do ước muốn đàn ông
Nhưng do Thiên Chúa vô thường tạo nên
Ngôi Lời đã hóa xác phàm
Cùng cư ngụ giữa gian trần với ta
Thấy vinh quang Chúa chói lòa
Vinh quang đó bởi Chúa Cha trao Người
Là Con Một của Chúa Trời
.
Đó là sự thật và đầy Thánh ân
Lời tuyên bố của Gioan:
"Đây là Đấng được loan truyền
Đến sau tôi vẫn trổi hơn tôi nhiều
.
Vì Người có trước tôi lâu
.
Tôi nào có xứng chi đâu với Người"
Từ nguồn sung mãn của Người
Chúng ta lãnh nhận ơn này ơn kia
Chúa ban Luật bởi Môsê
Hồng ân, sự thật thì nhờ Ngôi Hai
.
Chẳng ai từng thấy Chúa Trời
Con Một là Chúa đó thôi
Đấng hằng ở giữa lòng Ngôi Cha kìa
Chính Người đã tỏ vân vi
.
Chúng ta mới được biết ra rạch ròi
.
Thánh Mẫu Thiện Chúa
Trầm Thiên Thu
20:07 07/12/2010
Maria, Mẹ Chúa Trời
Suốt cả cuộc đời thanh khiết, thanh tuân
Và luôn luôn sống thanh bần
Đồng công cứu chuộc phàm nhân tội tình
Nguyện xin Thánh Mẫu Đồng trinh
Đỡ nâng hướng dẫn lữ hành đời con
Giúp con sống trọn đối thần
Và luôn biết sống đối nhân từng ngày
Đường đời lắm nỗi đọa đày
Cậy nhờ Mẹ suốt đường dài về Quê
Mẹ Thiên Chúa – Maria
Cầu thay nguyện giúp tội đồ con đây
..
Suốt cả cuộc đời thanh khiết, thanh tuân
Và luôn luôn sống thanh bần
Đồng công cứu chuộc phàm nhân tội tình
Nguyện xin Thánh Mẫu Đồng trinh
Đỡ nâng hướng dẫn lữ hành đời con
Giúp con sống trọn đối thần
Và luôn biết sống đối nhân từng ngày
Đường đời lắm nỗi đọa đày
Cậy nhờ Mẹ suốt đường dài về Quê
Mẹ Thiên Chúa – Maria
Cầu thay nguyện giúp tội đồ con đây
..
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuồn Chuồn Kim
Trầm Tĩnh Nguyện
10:09 07/12/2010
CHUỒN CHUỒN KIM
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện (Việt Nam)
Nào ai đáy bể mò kim,
Còn tôi đi kiếm, đi tìm lại tôi.
Tôi ơi, lạc ở đâu rồi?
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện (Việt Nam)
Nào ai đáy bể mò kim,
Còn tôi đi kiếm, đi tìm lại tôi.
Tôi ơi, lạc ở đâu rồi?
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Góc Phố Mưa Thu
Thérésa Nguyễn
22:12 07/12/2010
GÓC PHỐ MƯA THU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mưa rơi nước có về nguồn
Nước trôi ra biển, sợi buồn có theo
Mà sao những hạt mưa gieo
Nặng lòng nhân thế lêu hêu những tình.
(Trích thơ của Nguyên Hảii)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mưa rơi nước có về nguồn
Nước trôi ra biển, sợi buồn có theo
Mà sao những hạt mưa gieo
Nặng lòng nhân thế lêu hêu những tình.
(Trích thơ của Nguyên Hảii)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền