Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy vui lên
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:21 09/12/2018
Chúa Nhật III MÙA VỌNG, năm C
Lc 3,10-18
Việc Gioan Tẩy Giả rao giảng, kêu gọi ăn năn sám hối,canh tân đổi mới đã làm cho mọi người thuộc mọi cấp bậc, ngành nghề khác nhau trong xã hội thời đó băn khoăn tự hỏi :” Chúng ta phải làm gì đây ?”…Đúng thật, Gioan có uy tín rất lớn, Ngài đã kêu gọi mọi người phải thay đổi lối sống; sống đạo đức, thánh thiện, ngay trong môi trường họ đang sống và đang làm việc… Do đó, con người phải sống hy vọng và sống vui tươi, thanh thoát.
Vâng, Gioan không bảo những người này phải bỏ những địa vị, những công việc họ đang làm, nhưng Ông kêu gọi họ sống tốt, ngay lành ngay nơi họ đang sống, ngay trong địa vị và ngay nơi công việc họ đang làm.Gioan Tẩy Giả không nói họ phải rời bỏ nhiệm sở, để vào sa mạc tĩnh dưỡng, tu thân, không Ông kêu gọi họ thay đổi…Sự đổi mới mà Gioan mời gọi mang chiều kích cộng đoàn, sẵn sàng làm mới con người của mình bằng hành động cụ thể. Thánh Phaolô trên đường đi Đamas, đã bị Chúa quật ngã khỏi ngựa khi Ông đang hăng say bắt bớ Giáo hội…Và Ông thưa với Chúa :” Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”. Đây là thái độ mau mắn làm theo thánh ý Chúa, tuy nhiên, tâm tình này không phải là dễ dàng đối với mọi người. Nói như Đức Maria :” Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Ngài nói ( Lc 1, 38), thật cao cả và quí hóa biết bao!
Con người chúng ta muốn tốt đẹp, muốn trở nên hoàn thiện, phải cố gắng thay đổi đời sống, canh tân chính mình. Như vậy, sám hối canh tân không có nghĩa là quay về với dĩ vãng để ăn năn, nhưng còn hướng đến một tương lai rạng rỡ, tốt đẹp hơn.Gioan Tiền hô đã khuyên bảo những ai có quyền thế, địa vị đừng hà hiếp người khác,đừng bóc lột dân. Một khi đã có tâm tình, thái độ sống đẹp, sống bác ái, yêu thương, nghĩa là từ bỏ nếp sống gian tà,họ sẵn sàng đón Đấng Cứu Tinh đang đến. Sám hối không chỉ là một cảm xúc, một sự hối hận mông lung, nhưng là một quyết tâm trở về với sự can đảm, cương quyết của mình. Thay đổi không chỉ là hướng tới một đời sống thánh thiện, đạo đức cho riêng mình, mà dành cho Chúa Đấng cứu độ chỗ đứng ưu tiên nhất trong cuộc đời mình.Gioan Tẩy Giả hô hào con người, mọi người hãy biết quảng đại, chia sẻ, phải có trái tim trong sáng để làm những công việc tỏa sáng. Thánh Têrêsa thành Calcutta đã luôn mời gọi con người hãy làm những công việc tốt đẹp, lành thánh…Hãy nở một nụ cười để mang lại niềm vui cho những con người đang gặp những chông gai thử thách. Hãy vui với người vui.Hãy khóc với người khóc như thánh Phaolô khuyên nhủ. Sám hối là nhìn lên Chúa để noi gương Chúa hơn là nhìn vào mình để so sánh với người khác. Thay đổi không có nghĩa chỉ ích kỷ bo bo làm cho mình tốt mà quên đi sự liên đới với anh chị em, liên đới với mọi người. Hãy làm mới con người cũ,con người tội lỗi yếu hèn của mình bằng cách làm những việc tốt, yêu thương cụ thể. Mẹ thánh Têrêsa Calcutta đã luôn yêu thương những người nghèo, những người hấp hối, những người bơ vơ vất vưởng, không nhà không cửa.Đó là những hành động yêu thương cụ thể.
Thiên Chúa yêu thương con người, Ngài không muốn chúng ta quá bận tâm, lo âu vật chất, bám víu lấy bạc tiền.Ngài muốn chúng ta thanh thản như Ngài đã nhắn nhủ các môn đệ khi đi truyền giáo.Ngài muốn chúng ta phải có quyết tâm ra khỏi chính mình chứ đừng níu kéo của cải như chàng thanh niên giầu có. Ngài muốn chúng ta sống hy vọng, sống niềm tin phó thác vào Chúa. Ngài mời gọi chúng ta hãy vui mừng vì Ngài đã tới và đang ở giữa nhân loại, ở giữa chúng ta.
Các bài đọc hôm nay là lời đáp trả lại tình thương của Thiên Chúa vì Ngài đến đem hạnh phúc, niềm vui, hy vọng và ơn cứu độ cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến uốn nắn chúng con để chúng con luôn mau mắn đáp lại lời mời gọi yêu thương của Chúa. Maranatha! Lạy Chúa xin hãy đến…
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Nhật 3 Mùa vọng nói lên điều gì ?
2.Gioan Tẩy Giả kêu gọi chúng ta phải làm gì ?
3.Sám hối là gì ?
4.Tại sao Gioan Tẩy Giả lại kêu gọi chúng ta phải sống công chính?
5.Mỗi người chúng ta phải có quyết tâm nào trong Mùa vọng này ?
Lc 3,10-18
Việc Gioan Tẩy Giả rao giảng, kêu gọi ăn năn sám hối,canh tân đổi mới đã làm cho mọi người thuộc mọi cấp bậc, ngành nghề khác nhau trong xã hội thời đó băn khoăn tự hỏi :” Chúng ta phải làm gì đây ?”…Đúng thật, Gioan có uy tín rất lớn, Ngài đã kêu gọi mọi người phải thay đổi lối sống; sống đạo đức, thánh thiện, ngay trong môi trường họ đang sống và đang làm việc… Do đó, con người phải sống hy vọng và sống vui tươi, thanh thoát.
Vâng, Gioan không bảo những người này phải bỏ những địa vị, những công việc họ đang làm, nhưng Ông kêu gọi họ sống tốt, ngay lành ngay nơi họ đang sống, ngay trong địa vị và ngay nơi công việc họ đang làm.Gioan Tẩy Giả không nói họ phải rời bỏ nhiệm sở, để vào sa mạc tĩnh dưỡng, tu thân, không Ông kêu gọi họ thay đổi…Sự đổi mới mà Gioan mời gọi mang chiều kích cộng đoàn, sẵn sàng làm mới con người của mình bằng hành động cụ thể. Thánh Phaolô trên đường đi Đamas, đã bị Chúa quật ngã khỏi ngựa khi Ông đang hăng say bắt bớ Giáo hội…Và Ông thưa với Chúa :” Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”. Đây là thái độ mau mắn làm theo thánh ý Chúa, tuy nhiên, tâm tình này không phải là dễ dàng đối với mọi người. Nói như Đức Maria :” Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Ngài nói ( Lc 1, 38), thật cao cả và quí hóa biết bao!
Con người chúng ta muốn tốt đẹp, muốn trở nên hoàn thiện, phải cố gắng thay đổi đời sống, canh tân chính mình. Như vậy, sám hối canh tân không có nghĩa là quay về với dĩ vãng để ăn năn, nhưng còn hướng đến một tương lai rạng rỡ, tốt đẹp hơn.Gioan Tiền hô đã khuyên bảo những ai có quyền thế, địa vị đừng hà hiếp người khác,đừng bóc lột dân. Một khi đã có tâm tình, thái độ sống đẹp, sống bác ái, yêu thương, nghĩa là từ bỏ nếp sống gian tà,họ sẵn sàng đón Đấng Cứu Tinh đang đến. Sám hối không chỉ là một cảm xúc, một sự hối hận mông lung, nhưng là một quyết tâm trở về với sự can đảm, cương quyết của mình. Thay đổi không chỉ là hướng tới một đời sống thánh thiện, đạo đức cho riêng mình, mà dành cho Chúa Đấng cứu độ chỗ đứng ưu tiên nhất trong cuộc đời mình.Gioan Tẩy Giả hô hào con người, mọi người hãy biết quảng đại, chia sẻ, phải có trái tim trong sáng để làm những công việc tỏa sáng. Thánh Têrêsa thành Calcutta đã luôn mời gọi con người hãy làm những công việc tốt đẹp, lành thánh…Hãy nở một nụ cười để mang lại niềm vui cho những con người đang gặp những chông gai thử thách. Hãy vui với người vui.Hãy khóc với người khóc như thánh Phaolô khuyên nhủ. Sám hối là nhìn lên Chúa để noi gương Chúa hơn là nhìn vào mình để so sánh với người khác. Thay đổi không có nghĩa chỉ ích kỷ bo bo làm cho mình tốt mà quên đi sự liên đới với anh chị em, liên đới với mọi người. Hãy làm mới con người cũ,con người tội lỗi yếu hèn của mình bằng cách làm những việc tốt, yêu thương cụ thể. Mẹ thánh Têrêsa Calcutta đã luôn yêu thương những người nghèo, những người hấp hối, những người bơ vơ vất vưởng, không nhà không cửa.Đó là những hành động yêu thương cụ thể.
Thiên Chúa yêu thương con người, Ngài không muốn chúng ta quá bận tâm, lo âu vật chất, bám víu lấy bạc tiền.Ngài muốn chúng ta thanh thản như Ngài đã nhắn nhủ các môn đệ khi đi truyền giáo.Ngài muốn chúng ta phải có quyết tâm ra khỏi chính mình chứ đừng níu kéo của cải như chàng thanh niên giầu có. Ngài muốn chúng ta sống hy vọng, sống niềm tin phó thác vào Chúa. Ngài mời gọi chúng ta hãy vui mừng vì Ngài đã tới và đang ở giữa nhân loại, ở giữa chúng ta.
Các bài đọc hôm nay là lời đáp trả lại tình thương của Thiên Chúa vì Ngài đến đem hạnh phúc, niềm vui, hy vọng và ơn cứu độ cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến uốn nắn chúng con để chúng con luôn mau mắn đáp lại lời mời gọi yêu thương của Chúa. Maranatha! Lạy Chúa xin hãy đến…
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Nhật 3 Mùa vọng nói lên điều gì ?
2.Gioan Tẩy Giả kêu gọi chúng ta phải làm gì ?
3.Sám hối là gì ?
4.Tại sao Gioan Tẩy Giả lại kêu gọi chúng ta phải sống công chính?
5.Mỗi người chúng ta phải có quyết tâm nào trong Mùa vọng này ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
05:05 09/12/2018
Tin Đức Phanxicô sẽ viếng thăm Các Tiểu Vương Quốc (Emirates) Ả Rập Thống Nhất vào tháng Hai tới, được công bố giữa lúc chúng tôi đang thăm viếng Dubai 3 ngày, khiến chúng tôi lưu ý tới Các Tiểu Vương Quốc này nhiều hơn.
Phải nói sự phát triển của United Arab Emirates (UAE) trong mấy năm nay là một phép lạ. Cứ nhìn hàng đoàn du khách đổ về Dubai hàng ngày và những Malls rộng mênh mông đầy khách hàng qua lại gần như suốt 24 giờ một ngày và nhất là những tòa nhà chọc trời thi đua nhau vươn lên đủ thấy vận tốc và bề dầy của phép lạ đó. Nhưng điều làm chúng tôi khâm phục là: tuy là một quốc gia Hồi Giáo, nhưng ngoại trừ các giờ kinh cố định mà dù bạn không muốn nghe vẫn phải nghe qua các loa phóng thanh đặt ở mọi nơi công cộng, kể cả trong các Malls, người Dubai ít khi nói đến tôn giáo của họ và trong các chặng (gần 30 hoặc 40) của chuyến đi “hop on hop off”, chỉ có một điểm dừng để thăm một đền thờ Hồi Giáo (có đến 5,000 đền thờ khắp UAE). Ngoài ra, các tòa nhà cũng như các cửa tiệm phần lớn không đề tên bằng mẫu tự Ả Rập mà bằng mẫu tự La Tinh. Các người phục vụ tại Dubai, ai cũng hiểu và nói được tiếng Anh. Tất cả khiến người ta có cảm tưởng Dubai quả là nhà, không hẳn một nơi tới viếng thăm của du khách. Một điều thât khác với những nơi như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải. Dù người Trung Quốc kìn kìn kéo nhau qua thăm Dubai. Đứng ở Dubai Mall 5 phút thôi, bạn sẽ thấy ít nhất 4 đoàn du khách Trung Quốc diễu hành qua dưới “ngọn cờ” hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch người Dubai hoặc Trung Quốc. Biết họ là người Trung Quốc, vì họ thường rất ồn ào lớn tiếng!
Thành thử không lạ gì Đông Cung Thái Tử của Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed bin Sultan Al-Nahyan, nhân chuyến viếng Vatican năm 2016, đã mời Đức Phanxicô chính thức viếng thăm nước ông. Dù sao, thì trong 10 triệu dân của cả nước, chỉ có 1 triệu rưỡi là người bản xứ (emirati), hết 8 triệu rưỡi là người nước ngoài tới làm việc tại đây, trong đó, không thiếu các Kitô hữu (13% tổng dân số Emirates). Con số thống kê chính thức cho thấy ít nhất có tới 900,000 người Công Giáo có mặt tại đất nước này. Con số này quả vượt xa con số người Công Giáo hiện diện tại Azerbaijan, nơi năm 2003, chỉ có 250 người Công Giáo; con số này tăng lên vào khoảng 1,500 người lúc Đức Phanxicô đến thăm nước này năm 2016, mà phần đông nhờ sự hiện diện của ngoại kiều tới đó làm việc!
Dù trong ba ngày thăm viếng Dubai, chúng tôi không thấy một ngôi nhà thờ Kitô Giáo nào, nhưng theo Gerard O’Connell của Tạp Chí America, các Kitô hữu có thể thờ phượng trong khoảng 40 nhà thờ, phần lớn được xây dựng trên các mảnh đất do các nhà cai trị Emirates hiến tặng. Con số nhà thờ này nhiều hơn mọi nước khác thuộc Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (GCC= Gulf Cooperation Council, một liên minh chính trị và kinh tế gồm 6 nước Trung Đông: Saudi Arabia, Kuwait, the United Arab Emirates, Qatar, Bahrain, và Oman) cộng lại.
Theo Đức Cha Paul Hinder, O.F.M.Cap., đại diện tông toà Vùng Nam Arabia, việc nâng đỡ cộng đồng Kitô Giáo phát xuất từ thẩm quyền tối cao của đất nước.
Cũng nên biết UAE, một trong các trung tâm kinh tế quan trọng nhất tại Trung Đông và là một trung tâm giao thương và du lịch lớn của cả vùng, giáp giới với Oman về phía đông và Saudi Arabia về phía nam, và có cùng hải biên với Qatar về phía đông và Iran về phía Bắc. Nước này theo chế độ quân chủ tuyệt đối, tạo thành nhờ việc liên bang hóa 7 tiểu vương quốc.
Mỗi tiểu vương quốc được cai trị bởi một emir (tiểu vương) và 7 tiểu vương này tạo thành Hội Đồng Liên Bang Tối Cao; Hội Đồng này bầu ra vị thủ tướng và một trong 7 tiểu vương phục vụ trong tư cách tổng thống của cả nước.
Về phần Đức Phanxicô, từ ngày lên ngôi giáo hoàng, ngài đã bắt tay với người Hồi Giáo khắp nơi trên thế giới: ngài đã tới thăm nhiều quốc gia đa số theo Hồi Giáo, như Bosnia-Hercegovina, Bangladesh, Egypt, Jordan, Palestine và Turkey, tìm cách cổ vũ hoà bình giữa người Kitô hữu và người Hồi Giáo. Do đó, khẩu hiệu của chuyến thăm UAE sẽ là: “Hãy biến con thành máng chuyển hòa bình”, một câu trích từ Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô.
Dịp này, Tòa Thánh cũng tiết lộ: huy hiệu của chuyến đi sẽ là “con chim bồ câu mang cành ôliu”. Con bồ câu mầu trắng bọc viền vàng, là mầu của Vatican, trong khi các mầu đỏ, trắng và đen được vẽ lên thân bồ câu; đây là các mầu chính thức của UAE.
Nhận định về chuyến viếng thăm này, Ngài Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng của UAE và là Tiểu Vương của Dubai, viết rằng: “chúng tôi chào đón tin về chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng Hai tới – một chuyến viếng thăm sẽ tăng cường các mối dây liên kết của chúng ta và sự hiểu biết lẫn nhau, tăng tiến cuộc đối thoại liên tôn và giúp chúng ta làm việc với nhau để duy trì và xây dựng hoà bình giữa các quốc gia trên thế giới”.
Đông Cung Thái Tử Mohammad Bin Zayed cũng bày tỏ lòng hân hoan trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng: “UAE hân hoan chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô về chuyến viếng thăm UAE sắp tới. Ngài là biểu tượng của hoà bình, khoan dung và cổ vũ tình huynh đệ. Chúng tôi mong đợi chuyến viếng thăm lịch sử này, qua đó, chúng ta sẽ tìm cách đối thoại về việc chung sống hòa bình giữa các dân tộc”
Hoàng Tử Abdullah Bin Zayed Al Nahyan, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Hợp Tác Quốc Tế, viết trên Twitter: “Chúng tôi được vinh dự nghênh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Vị Giáo Hoàng của Hòa Bình, Yêu Thương, và Hiệp Sĩ của Tình Huynh Đệ Nhân Loại, tới lãnh thổ của yêu thương và khoan dung UAE”.
Tòa Thánh thì hy vọng chuyến viếng thăm sẽ “đặc biệt truyền bá hòa bình của Thiên Chúa trong tâm hồn mọi người có thiện chí. Chuyến Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm viếng thế giới Ả Rập là một điển hình hoàn hảo của nền văn hóa gặp gỡ”.
Viết trên tờ Khaleej Times, Đức Cha Paul Hinder, Đại Diện Tông Toà vùng Nam Arabia (UAE, Oman và Yemen) nói rằng “tôi bày tỏ lòng biết ơn chính phủ UAE đã làm cho chuyến viếng thăm trở thành khả hữu. Tôi thúc giục cộng đồng Kitô giáo và các tín hữu Công Giáo chúng ta hãy tôn trọng và hợp tác với các chỉ thị của một toán đặc nhiệm đang được thành lập để lo cho chuyến viếng thăm. Nhóm đặc biệt này sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ để bảo đảm chuyến viếng thăm diễn ra trôi chẩy và theo hoạch định”.
Mục sư trưởng của Nhà Thờ Anh Giáo Thánh Andrew ở Abu Dhabi nói với Gulf News rằng chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là một biến cố lịch sử: “Nó vừa tỏ lòng tôn trọng đối với hoàng gia, và cam kết lâu đời của họ trong việc phát huy một xã hội chung sống và chấp nhận nhau – vừa vinh danh cộng đồng Công Giáo Rôma phồn thịnh và tín trung xưa nay vốn là thành phần của lịch sử UAE. Họ đã can dự vào việc thành lập những trường học và bệnh viện đầu tiên tại UAE và các nhà thờ của họ đầy chật người thờ phượng thường xuyên cầu nguyện cho đất nước họ gọi là quê hương”. Mục Sư Thompson nói thêm rằng các Kitô Hữu Công Giáo Rôma làm UAE phong phú qua việc họ phục vụ ngành giáo dục, chăm sóc y tế, hàng không và kỹ nghệ khách sạn. Hiến Chương Khoan Dung, Sống Chung và Hòa Bình cũng cổ vũ việc tôn trọng tính đa dạng văn hóa và bác bỏ bạo động, chủ nghĩa cực đoan và phân biệt chủng tộc.
Có điều đáng lưu ý là báo chí UAE ít bình luận về tin tức này. Tờ Khaleej Times cũng như tờ Gulf News chỉ đăng lại bản tin của A.P. và Reuters mà không bình luận.
Riêng tờ The National trích đăng một bài bình luận của một tác giả người Anh, Paul Vallely. Tác giả này cho rằng không như vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô tìm cách hàn gắn các chia rẽ với thế giới Hồi Giáo. Ngài đặc biệt có thiện cảm với các nhóm thiểu số Hồi Giáo bị áp bức. Ngài không sợ lên tiếng bênh vực Hồi Giáo. Nhưng ngài cũng không sợ bênh vực tư thế càng ngày càng thiểu số của các Kitô hữu Trung Đông.
Tờ The National có lẽ là tờ báo duy nhất ở UAE có bài xã luận về tin chuyến viếng thăm. Tờ này cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô nhắc nhở công luận rằng: người Hồi Giáo và người Kitô Giáo chia sẻ với nhau nhiều hơn là chia rẽ. Và chuyến đi này muốn vinh danh các giá trị khoan dung và cởi mở từng biến UAE thành ngọn đuốc của hòa bình và hoà hợp trong 1 thế giới càng ngày càng chia rẽ.
Bài xã luận ngày 7 tháng 12 cho rằng vì sự xuất hiện của các phong trào dân túy tại Tây Phương chuyên khai thác số phận không may của di dân và người tị nạn cho các mục tiêu chính trị của họ và việc trình bầy sai lầm về Hồi Giáo của các nhóm cực đoan như ISIS, nên lòng bất khoan dung ngày càng phát triển. Rất may, nó không có đất đứng tại UAE. Tại đây, các đền Hồi Giáo và các nhà thờ Kitô Giáo đứng cạnh bên nhau. Lối sống tại UAE tố cáo sự gian dối của các nhóm cực đoan.
Lời mời Đức Giáo Hoàng phát xuất cả từ Sheikh Mohamed bin Zayed, đông cung thái tử của Abu Dhabi, lẫn từ Giáo Hội Công Giáo tại UAE. Lời mời này phần nào nhìn nhận vai trò quan trọng của cộng đồng rộng lớn người Công Giáo Phi Luật Tân trong xã hội UAE. Đồng thời là một thông điệp gửi cho toàn thế giới rằng: linh đạo là phẩm chất nhân bản phổ quát nhằm thống nhất hóa chứ không chia rẽ chúng ta.
Bài nhận định kết luận rằng tại UAE, nơi người thuộc mọi tín ngưỡng và không tín ngưỡng từ hơn 200 quốc gia sống bên nhau một cách hoà bình và hạnh phúc, nhà lãnh đạo của 1.2 tỷ người Công Giáo sẽ cảm nghiệm được tình huynh đệ nhân bản đầu tay.
Phải nói sự phát triển của United Arab Emirates (UAE) trong mấy năm nay là một phép lạ. Cứ nhìn hàng đoàn du khách đổ về Dubai hàng ngày và những Malls rộng mênh mông đầy khách hàng qua lại gần như suốt 24 giờ một ngày và nhất là những tòa nhà chọc trời thi đua nhau vươn lên đủ thấy vận tốc và bề dầy của phép lạ đó. Nhưng điều làm chúng tôi khâm phục là: tuy là một quốc gia Hồi Giáo, nhưng ngoại trừ các giờ kinh cố định mà dù bạn không muốn nghe vẫn phải nghe qua các loa phóng thanh đặt ở mọi nơi công cộng, kể cả trong các Malls, người Dubai ít khi nói đến tôn giáo của họ và trong các chặng (gần 30 hoặc 40) của chuyến đi “hop on hop off”, chỉ có một điểm dừng để thăm một đền thờ Hồi Giáo (có đến 5,000 đền thờ khắp UAE). Ngoài ra, các tòa nhà cũng như các cửa tiệm phần lớn không đề tên bằng mẫu tự Ả Rập mà bằng mẫu tự La Tinh. Các người phục vụ tại Dubai, ai cũng hiểu và nói được tiếng Anh. Tất cả khiến người ta có cảm tưởng Dubai quả là nhà, không hẳn một nơi tới viếng thăm của du khách. Một điều thât khác với những nơi như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải. Dù người Trung Quốc kìn kìn kéo nhau qua thăm Dubai. Đứng ở Dubai Mall 5 phút thôi, bạn sẽ thấy ít nhất 4 đoàn du khách Trung Quốc diễu hành qua dưới “ngọn cờ” hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch người Dubai hoặc Trung Quốc. Biết họ là người Trung Quốc, vì họ thường rất ồn ào lớn tiếng!
Thành thử không lạ gì Đông Cung Thái Tử của Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed bin Sultan Al-Nahyan, nhân chuyến viếng Vatican năm 2016, đã mời Đức Phanxicô chính thức viếng thăm nước ông. Dù sao, thì trong 10 triệu dân của cả nước, chỉ có 1 triệu rưỡi là người bản xứ (emirati), hết 8 triệu rưỡi là người nước ngoài tới làm việc tại đây, trong đó, không thiếu các Kitô hữu (13% tổng dân số Emirates). Con số thống kê chính thức cho thấy ít nhất có tới 900,000 người Công Giáo có mặt tại đất nước này. Con số này quả vượt xa con số người Công Giáo hiện diện tại Azerbaijan, nơi năm 2003, chỉ có 250 người Công Giáo; con số này tăng lên vào khoảng 1,500 người lúc Đức Phanxicô đến thăm nước này năm 2016, mà phần đông nhờ sự hiện diện của ngoại kiều tới đó làm việc!
Dù trong ba ngày thăm viếng Dubai, chúng tôi không thấy một ngôi nhà thờ Kitô Giáo nào, nhưng theo Gerard O’Connell của Tạp Chí America, các Kitô hữu có thể thờ phượng trong khoảng 40 nhà thờ, phần lớn được xây dựng trên các mảnh đất do các nhà cai trị Emirates hiến tặng. Con số nhà thờ này nhiều hơn mọi nước khác thuộc Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (GCC= Gulf Cooperation Council, một liên minh chính trị và kinh tế gồm 6 nước Trung Đông: Saudi Arabia, Kuwait, the United Arab Emirates, Qatar, Bahrain, và Oman) cộng lại.
Theo Đức Cha Paul Hinder, O.F.M.Cap., đại diện tông toà Vùng Nam Arabia, việc nâng đỡ cộng đồng Kitô Giáo phát xuất từ thẩm quyền tối cao của đất nước.
Cũng nên biết UAE, một trong các trung tâm kinh tế quan trọng nhất tại Trung Đông và là một trung tâm giao thương và du lịch lớn của cả vùng, giáp giới với Oman về phía đông và Saudi Arabia về phía nam, và có cùng hải biên với Qatar về phía đông và Iran về phía Bắc. Nước này theo chế độ quân chủ tuyệt đối, tạo thành nhờ việc liên bang hóa 7 tiểu vương quốc.
Mỗi tiểu vương quốc được cai trị bởi một emir (tiểu vương) và 7 tiểu vương này tạo thành Hội Đồng Liên Bang Tối Cao; Hội Đồng này bầu ra vị thủ tướng và một trong 7 tiểu vương phục vụ trong tư cách tổng thống của cả nước.
Về phần Đức Phanxicô, từ ngày lên ngôi giáo hoàng, ngài đã bắt tay với người Hồi Giáo khắp nơi trên thế giới: ngài đã tới thăm nhiều quốc gia đa số theo Hồi Giáo, như Bosnia-Hercegovina, Bangladesh, Egypt, Jordan, Palestine và Turkey, tìm cách cổ vũ hoà bình giữa người Kitô hữu và người Hồi Giáo. Do đó, khẩu hiệu của chuyến thăm UAE sẽ là: “Hãy biến con thành máng chuyển hòa bình”, một câu trích từ Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô.
Dịp này, Tòa Thánh cũng tiết lộ: huy hiệu của chuyến đi sẽ là “con chim bồ câu mang cành ôliu”. Con bồ câu mầu trắng bọc viền vàng, là mầu của Vatican, trong khi các mầu đỏ, trắng và đen được vẽ lên thân bồ câu; đây là các mầu chính thức của UAE.
Nhận định về chuyến viếng thăm này, Ngài Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng của UAE và là Tiểu Vương của Dubai, viết rằng: “chúng tôi chào đón tin về chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng Hai tới – một chuyến viếng thăm sẽ tăng cường các mối dây liên kết của chúng ta và sự hiểu biết lẫn nhau, tăng tiến cuộc đối thoại liên tôn và giúp chúng ta làm việc với nhau để duy trì và xây dựng hoà bình giữa các quốc gia trên thế giới”.
Đông Cung Thái Tử Mohammad Bin Zayed cũng bày tỏ lòng hân hoan trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng: “UAE hân hoan chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô về chuyến viếng thăm UAE sắp tới. Ngài là biểu tượng của hoà bình, khoan dung và cổ vũ tình huynh đệ. Chúng tôi mong đợi chuyến viếng thăm lịch sử này, qua đó, chúng ta sẽ tìm cách đối thoại về việc chung sống hòa bình giữa các dân tộc”
Hoàng Tử Abdullah Bin Zayed Al Nahyan, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Hợp Tác Quốc Tế, viết trên Twitter: “Chúng tôi được vinh dự nghênh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Vị Giáo Hoàng của Hòa Bình, Yêu Thương, và Hiệp Sĩ của Tình Huynh Đệ Nhân Loại, tới lãnh thổ của yêu thương và khoan dung UAE”.
Tòa Thánh thì hy vọng chuyến viếng thăm sẽ “đặc biệt truyền bá hòa bình của Thiên Chúa trong tâm hồn mọi người có thiện chí. Chuyến Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm viếng thế giới Ả Rập là một điển hình hoàn hảo của nền văn hóa gặp gỡ”.
Viết trên tờ Khaleej Times, Đức Cha Paul Hinder, Đại Diện Tông Toà vùng Nam Arabia (UAE, Oman và Yemen) nói rằng “tôi bày tỏ lòng biết ơn chính phủ UAE đã làm cho chuyến viếng thăm trở thành khả hữu. Tôi thúc giục cộng đồng Kitô giáo và các tín hữu Công Giáo chúng ta hãy tôn trọng và hợp tác với các chỉ thị của một toán đặc nhiệm đang được thành lập để lo cho chuyến viếng thăm. Nhóm đặc biệt này sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ để bảo đảm chuyến viếng thăm diễn ra trôi chẩy và theo hoạch định”.
Mục sư trưởng của Nhà Thờ Anh Giáo Thánh Andrew ở Abu Dhabi nói với Gulf News rằng chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là một biến cố lịch sử: “Nó vừa tỏ lòng tôn trọng đối với hoàng gia, và cam kết lâu đời của họ trong việc phát huy một xã hội chung sống và chấp nhận nhau – vừa vinh danh cộng đồng Công Giáo Rôma phồn thịnh và tín trung xưa nay vốn là thành phần của lịch sử UAE. Họ đã can dự vào việc thành lập những trường học và bệnh viện đầu tiên tại UAE và các nhà thờ của họ đầy chật người thờ phượng thường xuyên cầu nguyện cho đất nước họ gọi là quê hương”. Mục Sư Thompson nói thêm rằng các Kitô Hữu Công Giáo Rôma làm UAE phong phú qua việc họ phục vụ ngành giáo dục, chăm sóc y tế, hàng không và kỹ nghệ khách sạn. Hiến Chương Khoan Dung, Sống Chung và Hòa Bình cũng cổ vũ việc tôn trọng tính đa dạng văn hóa và bác bỏ bạo động, chủ nghĩa cực đoan và phân biệt chủng tộc.
Có điều đáng lưu ý là báo chí UAE ít bình luận về tin tức này. Tờ Khaleej Times cũng như tờ Gulf News chỉ đăng lại bản tin của A.P. và Reuters mà không bình luận.
Riêng tờ The National trích đăng một bài bình luận của một tác giả người Anh, Paul Vallely. Tác giả này cho rằng không như vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô tìm cách hàn gắn các chia rẽ với thế giới Hồi Giáo. Ngài đặc biệt có thiện cảm với các nhóm thiểu số Hồi Giáo bị áp bức. Ngài không sợ lên tiếng bênh vực Hồi Giáo. Nhưng ngài cũng không sợ bênh vực tư thế càng ngày càng thiểu số của các Kitô hữu Trung Đông.
Tờ The National có lẽ là tờ báo duy nhất ở UAE có bài xã luận về tin chuyến viếng thăm. Tờ này cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô nhắc nhở công luận rằng: người Hồi Giáo và người Kitô Giáo chia sẻ với nhau nhiều hơn là chia rẽ. Và chuyến đi này muốn vinh danh các giá trị khoan dung và cởi mở từng biến UAE thành ngọn đuốc của hòa bình và hoà hợp trong 1 thế giới càng ngày càng chia rẽ.
Bài xã luận ngày 7 tháng 12 cho rằng vì sự xuất hiện của các phong trào dân túy tại Tây Phương chuyên khai thác số phận không may của di dân và người tị nạn cho các mục tiêu chính trị của họ và việc trình bầy sai lầm về Hồi Giáo của các nhóm cực đoan như ISIS, nên lòng bất khoan dung ngày càng phát triển. Rất may, nó không có đất đứng tại UAE. Tại đây, các đền Hồi Giáo và các nhà thờ Kitô Giáo đứng cạnh bên nhau. Lối sống tại UAE tố cáo sự gian dối của các nhóm cực đoan.
Lời mời Đức Giáo Hoàng phát xuất cả từ Sheikh Mohamed bin Zayed, đông cung thái tử của Abu Dhabi, lẫn từ Giáo Hội Công Giáo tại UAE. Lời mời này phần nào nhìn nhận vai trò quan trọng của cộng đồng rộng lớn người Công Giáo Phi Luật Tân trong xã hội UAE. Đồng thời là một thông điệp gửi cho toàn thế giới rằng: linh đạo là phẩm chất nhân bản phổ quát nhằm thống nhất hóa chứ không chia rẽ chúng ta.
Bài nhận định kết luận rằng tại UAE, nơi người thuộc mọi tín ngưỡng và không tín ngưỡng từ hơn 200 quốc gia sống bên nhau một cách hoà bình và hạnh phúc, nhà lãnh đạo của 1.2 tỷ người Công Giáo sẽ cảm nghiệm được tình huynh đệ nhân bản đầu tay.
Bà cụ 85 tuổi nói: “Ai muốn gỡ bỏ bức tranh Đức Mẹ của tôi, giết tôi trước đã”.
Đặng Tự Do
15:34 09/12/2018
Bà Millie Francis đã suýt chết một lần nên bà sẵn sàng chịu mất mạng. Lần này là để bảo vệ một bức tranh Đức Mẹ.
Các nhà quản lý tài sản tại công viên nhà di động Vanguard của cộng đồng hưu trí nơi Millie Francis cư ngụ ở phía tây tiểu bang Florida đã yêu cầu bà gỡ bỏ một cửa sổ căn nhà di động của bà trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe.
Tờ Bradenton Herald của Florida cho biết bà Francis, năm nay 85 tuổi nói với các nhân viên của công viên:
“Muốn gỡ bỏ bức tranh Đức Mẹ của tôi hả? Giết tôi trước đã. Đừng có hòng dạy bảo bà già này phải làm gì. Đây là nước Mỹ. Chừng nào tôi còn hai tay và hai chân, tôi sẽ làm điều tôi muốn.”
16 năm trước, trong một cuộc giải phẩu, Millie Francis đã được tuyên bố chết lâm sàng trong 15 phút.
Đức tin Công Giáo và lòng sùng kính của bà đối với Đức Mẹ Guadalupe, vị thánh bảo trợ của Mỹ châu, càng thêm mãnh liệt đến mức bà nói với các nhân viên của công viên rằng bà sẵn sàng ra tòa chứ không loại bỏ bức tranh của mình.
Thiết kế thông thường của một căn nhà di động bao gồm một cửa sổ làm bằng kính. Tuy nhiên, bà Millie Francis đã thay miếng kính bằng một miếng gỗ trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe. Bà giải thích rằng làm như thế tránh được những cái nhìn tò mò vào trong nhà bà của những người hàng xóm và tránh được ánh pin đi tuần của các nhân viên bảo vệ thường làm phiền bà vào ban đêm.
“Tôi không muốn nói rằng tôi đã được thị kiến hay bất cứ điều gì tương tự như thế, nhưng tôi cảm thấy được linh hứng từ Đức Mẹ Guadalupe để có bức tranh Đức Mẹ.”
Đại diện của ban quản lý công viên nói với các phóng viên rằng bà Francis không xin phép họ khi thay miếng kính bằng miếng ván. Tuy nhiên, bà Francis nói việc buộc bà loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ là một hành động phân biệt đối xử với đức tin Công Giáo của bà.
Những người hàng xóm khác đã trang trí bãi cỏ và xe kéo của họ với đủ thứ hình ảnh, “Đức Mẹ không làm tổn thương bất cứ ai.”
“Có tất cả mọi thứ ngoài kia, chẳng ai bắt bẻ, nhưng điều này là do tôi là người Công Giáo thành ra có vấn đề”, bà nói.
Vào ngày 9 tháng 11, các luật sư đại diện cho Vanguard đã cho bà Francis hạn chót là 30 ngày để loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ. Hạn chót để bà tuân thủ quyết định của họ là 9 tháng 12, ba ngày trước ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe. Nhưng bà Francis cương quyết giữ vững quyết tâm của mình.
Source: Catholic News Agency 'Have to kill me first': Florida woman refuses to remove Guadalupe from mobile home
Các nhà quản lý tài sản tại công viên nhà di động Vanguard của cộng đồng hưu trí nơi Millie Francis cư ngụ ở phía tây tiểu bang Florida đã yêu cầu bà gỡ bỏ một cửa sổ căn nhà di động của bà trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe.
Tờ Bradenton Herald của Florida cho biết bà Francis, năm nay 85 tuổi nói với các nhân viên của công viên:
“Muốn gỡ bỏ bức tranh Đức Mẹ của tôi hả? Giết tôi trước đã. Đừng có hòng dạy bảo bà già này phải làm gì. Đây là nước Mỹ. Chừng nào tôi còn hai tay và hai chân, tôi sẽ làm điều tôi muốn.”
16 năm trước, trong một cuộc giải phẩu, Millie Francis đã được tuyên bố chết lâm sàng trong 15 phút.
Đức tin Công Giáo và lòng sùng kính của bà đối với Đức Mẹ Guadalupe, vị thánh bảo trợ của Mỹ châu, càng thêm mãnh liệt đến mức bà nói với các nhân viên của công viên rằng bà sẵn sàng ra tòa chứ không loại bỏ bức tranh của mình.
Thiết kế thông thường của một căn nhà di động bao gồm một cửa sổ làm bằng kính. Tuy nhiên, bà Millie Francis đã thay miếng kính bằng một miếng gỗ trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe. Bà giải thích rằng làm như thế tránh được những cái nhìn tò mò vào trong nhà bà của những người hàng xóm và tránh được ánh pin đi tuần của các nhân viên bảo vệ thường làm phiền bà vào ban đêm.
“Tôi không muốn nói rằng tôi đã được thị kiến hay bất cứ điều gì tương tự như thế, nhưng tôi cảm thấy được linh hứng từ Đức Mẹ Guadalupe để có bức tranh Đức Mẹ.”
Đại diện của ban quản lý công viên nói với các phóng viên rằng bà Francis không xin phép họ khi thay miếng kính bằng miếng ván. Tuy nhiên, bà Francis nói việc buộc bà loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ là một hành động phân biệt đối xử với đức tin Công Giáo của bà.
Những người hàng xóm khác đã trang trí bãi cỏ và xe kéo của họ với đủ thứ hình ảnh, “Đức Mẹ không làm tổn thương bất cứ ai.”
“Có tất cả mọi thứ ngoài kia, chẳng ai bắt bẻ, nhưng điều này là do tôi là người Công Giáo thành ra có vấn đề”, bà nói.
Vào ngày 9 tháng 11, các luật sư đại diện cho Vanguard đã cho bà Francis hạn chót là 30 ngày để loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ. Hạn chót để bà tuân thủ quyết định của họ là 9 tháng 12, ba ngày trước ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe. Nhưng bà Francis cương quyết giữ vững quyết tâm của mình.
Source: Catholic News Agency 'Have to kill me first': Florida woman refuses to remove Guadalupe from mobile home
Ủy ban nhân quyền Phi Luật Tân chỉ trích tuyên bố của tổng thống Rodrigo Duterte đòi giết các Giám Mục chỉ trích ông ta
Đặng Tự Do
16:02 09/12/2018
Hôm thứ Năm 6 tháng 12, văn phòng của Rodrigo Duterte, tổng thống Phi Luật Tân, đã lên tiếng thanh minh một tuyên bố gây tranh cãi của tổng thống đưa ra một ngày trước, trong đó ông ta đòi giết các Giám Mục chỉ trích mình.
Trong một bài phát biểu trước các quan chức chính quyền địa phương hôm thứ Tư, ông Duterte nói Giáo Hội Công Giáo chỉ là một “tổ chức đạo đức giả” bao gồm các giáo sĩ “vô dụng”.
“Những Giám Mục này đáng bị giết, họ chỉ là những kẻ ngốc chẳng ích lợi gì. Họ chỉ biết chỉ trích mà thôi,” ông ta nói:
Duterte có mối thù với Giáo Hội Công Giáo vì các Giám Mục thường xuyên đưa ra những lời chỉ trích về chiến dịch bài trừ ma túy gây ra cái chết của nhiều người vô tội.
Salvador Panelo, phát ngôn viên của tổng thống, sau đó thanh minh với các phóng viên rằng tuyên bố khiêu khích của tổng thống xuất phát từ sự thất vọng rằng những nỗ lực cải thiện đất nước của ông đang bị đánh giá thấp.
“Tôi nghĩ đó chỉ là một sự cường điệu của tổng thống. Chúng ta nên làm quen với phong cách này của tổng thống.”
“Tổng thống, như bất kỳ con người nào, cũng biết buồn bực.”
Tuy nhiên, Ủy ban Nhân quyền của Phi Luật Tân cho rằng những lời tuyên bố chống lại các nhà lãnh đạo tôn giáo là “đáng báo động và nghiêm trọng”, cảnh báo rằng những lời lẽ này có thể dẫn đến những hành vi bạo lực.
“Giáo Hội và các linh mục ... làm việc trực tiếp với các cộng đồng và các gia đình đang phải gánh chịu nhiều hình thức vi phạm nhân quyền xuất phát từ chiến dịch bài trừ ma túy của chính phủ”, Jacqueline Ann de Guia, phát ngôn viên của ủy ban nói.
Cô nói thêm: “Thay vì gọi các vị là vô dụng, chính quyền cần phải xem xét một cách nghiêm chỉnh những quan tâm của các ngài như những thách đố có giá trị được đưa ra trên cơ sở là nhằm thăng tiến chứ không phải làm hạ giảm việc bảo vệ nhân quyền của tất cả mọi người”
Source: The Telegraph Rodrigo Duterte's office denies he wants to kill bishops
Trong một bài phát biểu trước các quan chức chính quyền địa phương hôm thứ Tư, ông Duterte nói Giáo Hội Công Giáo chỉ là một “tổ chức đạo đức giả” bao gồm các giáo sĩ “vô dụng”.
“Những Giám Mục này đáng bị giết, họ chỉ là những kẻ ngốc chẳng ích lợi gì. Họ chỉ biết chỉ trích mà thôi,” ông ta nói:
Duterte có mối thù với Giáo Hội Công Giáo vì các Giám Mục thường xuyên đưa ra những lời chỉ trích về chiến dịch bài trừ ma túy gây ra cái chết của nhiều người vô tội.
Salvador Panelo, phát ngôn viên của tổng thống, sau đó thanh minh với các phóng viên rằng tuyên bố khiêu khích của tổng thống xuất phát từ sự thất vọng rằng những nỗ lực cải thiện đất nước của ông đang bị đánh giá thấp.
“Tôi nghĩ đó chỉ là một sự cường điệu của tổng thống. Chúng ta nên làm quen với phong cách này của tổng thống.”
“Tổng thống, như bất kỳ con người nào, cũng biết buồn bực.”
Tuy nhiên, Ủy ban Nhân quyền của Phi Luật Tân cho rằng những lời tuyên bố chống lại các nhà lãnh đạo tôn giáo là “đáng báo động và nghiêm trọng”, cảnh báo rằng những lời lẽ này có thể dẫn đến những hành vi bạo lực.
“Giáo Hội và các linh mục ... làm việc trực tiếp với các cộng đồng và các gia đình đang phải gánh chịu nhiều hình thức vi phạm nhân quyền xuất phát từ chiến dịch bài trừ ma túy của chính phủ”, Jacqueline Ann de Guia, phát ngôn viên của ủy ban nói.
Cô nói thêm: “Thay vì gọi các vị là vô dụng, chính quyền cần phải xem xét một cách nghiêm chỉnh những quan tâm của các ngài như những thách đố có giá trị được đưa ra trên cơ sở là nhằm thăng tiến chứ không phải làm hạ giảm việc bảo vệ nhân quyền của tất cả mọi người”
Source: The Telegraph Rodrigo Duterte's office denies he wants to kill bishops
Lá thư của Đức Thánh Cha về lễ tuyên Chân Phước cho Đức Cha Pierre Claverie và 18 bạn tử đạo tại Algeria
Đặng Tự Do
17:11 09/12/2018
Trước thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Giám Mục Pierre Claverie và 18 bạn tử đạo, những vị đã bị giết vì đức tin ở Algeria trong khoảng thời gian từ 1994 đến 1996, Đức Thánh Cha nói rằng các vị tử đạo có một vị trí đặc biệt trong Giáo hội.
Trong lá thư gửi cho Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, Đức Thánh Cha viết:
“Giáo hội luôn dành sự tôn kính đặc biệt cho các vị tử đạo, những người có niềm tin và tình yêu Chúa mãnh liệt đến độ dám đổ máu đào để minh chứng cho đức tin”
Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh là đặc sứ của Đức Thánh Cha trong lễ tuyên phong Chân Phước vào ngày 8 tháng 12 cho 19 vị tử đạo Algeria tại Đền thánh Đức Mẹ Thánh Giá ở Oran, Algeria.
Trong bức thư của ngài, được viết bằng tiếng Latinh, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ những đau khổ và bách hại mà Chúa Kitô đã trải qua, đồng thời trích dẫn lời Chúa nói với các môn đệ Ngài rằng “tôi tớ không lớn hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em.” (Ga 15:20)
Đức Thánh Cha nhận xét rằng những lời này đã được xác nhận xuyên suốt thời gian và không gian trong các cuộc bách hại và trong việc tử đạo của các Kitô hữu.
Trích dẫn tông huấn Gaudete et exsultate (Hãy vui mừng hân hoan) của ngài vừa được công bố trong năm nay, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Bách hại không phải là chuyện của quá khứ vì ngày nay chúng ta cũng đang chứng kiến điều đó, qua việc đổ máu, như trường hợp của rất nhiều các vị tử đạo đương thời, và cả trong các hình thức tinh tế hơn như vu cáo và dối trá.”
Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng “lúc này lúc khác, sự bách hại cũng có thể diễn ra dưới những dạng thức chế diễu trong đó người ta cố gắng biếm họa đức tin của chúng ta và bôi lọ chúng ta như những kẻ ngu xuẩn.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các Kitô hữu không nên sợ bị bách hại vì Chúa Kitô đã từng nói với những môn đệ Ngài rằng “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất… Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28: 18-20)
Cái chết của 19 vị tử đạo này giống như một hạt giống được gieo trên sa mạc và “những hạt giống đã nảy mầm”, dẫn đến sự tăng trưởng của các nhân đức, Đức Phanxicô viết tiếp. Các vị tử đạo yêu cuộc sống vĩnh cửu đến độ bất chấp cái chết, và bây giờ “các ngài đã dành được điều mình yêu thích, và các ngài sẽ đạt được điều đó viên mãn hơn nữa khi được phục sinh từ trong kẻ chết”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y án tuyên Chân Phước này do Bộ Tuyên Thánh trình lên ngài vào tháng Giêng năm nay.
Đức Cha Claverie, người Algeria gốc Pháp, là Giám mục Oran từ năm 1981 cho đến ngày ngài chịu tử đạo, ngày 1 tháng 8 năm 1996, là một trong những vị Chân Phước vừa được tuyên phong. Ngài và các bạn tử đạo đã bị giết trong cuộc Nội chiến ở Algeria bởi những người Hồi giáo cực đoan.
Ngoài Đức Cha Claverie còn có Sư huynh Henri Vergès, Nữ tu Paul-Hélène Saint-Raymond, Nữ tu Esther Paniagua Alonso, Nữ tu Caridad Álvarez Martín, Cha Jean Chevillard, Cha Alain Dieulangard, Cha Charles Deckers, Cha Christian Chessel, Nữ tu Angèle-Marie Littlejohn, Nữ tu Bibiane Leclercq, Nữ tu Odette Prévost, Sư huynh Luc Dochier, Sư huynh Christian de Chergé, Sư huynh Christophe Lebreton, Sư huynh Michel Fleury, Sư huynh Bruno Lemarchand, Sư huynh Célestin Ringeard, and Sư huynh Paul Favre-Miville.
Những bạn tử đạo nổi tiếng nhất của Đức Cha Claverie là bảy tu sĩ dòng Trap bị bắt cóc tại tu viện Tibhirine vào tháng 3 năm 1996. Các ngài bị giữ như các con tin nhằm trao đổi với một số thành viên bị bắt giam của Nhóm Hồi giáo vũ trang Algeria. Khi mục đích này bất thành, các ngài bị giết vào tháng 5, 1996. Câu chuyện của các ngài đã được dựng thành phim trong bộ phim của Pháp mang tên “Des Hommes Et Des Dieux” năm 2010. Bộ phim đã giành được giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes.
Sau cái chết của các tu sĩ Tibhirine, Đức Cha Claverie biết rằng cuộc sống của ngài đang gặp nguy hiểm. Một quả bom phát nổ ở lối vào Tòa Giám Mục ngày 1 tháng 8 năm 1996, giết chết ngài và một người phụ tá, là anh Mohamed Bouchikhi.
Source: Catholic Herald The Algerian martyrs shed their blood for Christ, pope says
Trong lá thư gửi cho Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, Đức Thánh Cha viết:
“Giáo hội luôn dành sự tôn kính đặc biệt cho các vị tử đạo, những người có niềm tin và tình yêu Chúa mãnh liệt đến độ dám đổ máu đào để minh chứng cho đức tin”
Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh là đặc sứ của Đức Thánh Cha trong lễ tuyên phong Chân Phước vào ngày 8 tháng 12 cho 19 vị tử đạo Algeria tại Đền thánh Đức Mẹ Thánh Giá ở Oran, Algeria.
Trong bức thư của ngài, được viết bằng tiếng Latinh, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ những đau khổ và bách hại mà Chúa Kitô đã trải qua, đồng thời trích dẫn lời Chúa nói với các môn đệ Ngài rằng “tôi tớ không lớn hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em.” (Ga 15:20)
Đức Thánh Cha nhận xét rằng những lời này đã được xác nhận xuyên suốt thời gian và không gian trong các cuộc bách hại và trong việc tử đạo của các Kitô hữu.
Trích dẫn tông huấn Gaudete et exsultate (Hãy vui mừng hân hoan) của ngài vừa được công bố trong năm nay, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Bách hại không phải là chuyện của quá khứ vì ngày nay chúng ta cũng đang chứng kiến điều đó, qua việc đổ máu, như trường hợp của rất nhiều các vị tử đạo đương thời, và cả trong các hình thức tinh tế hơn như vu cáo và dối trá.”
Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng “lúc này lúc khác, sự bách hại cũng có thể diễn ra dưới những dạng thức chế diễu trong đó người ta cố gắng biếm họa đức tin của chúng ta và bôi lọ chúng ta như những kẻ ngu xuẩn.”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các Kitô hữu không nên sợ bị bách hại vì Chúa Kitô đã từng nói với những môn đệ Ngài rằng “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất… Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28: 18-20)
Cái chết của 19 vị tử đạo này giống như một hạt giống được gieo trên sa mạc và “những hạt giống đã nảy mầm”, dẫn đến sự tăng trưởng của các nhân đức, Đức Phanxicô viết tiếp. Các vị tử đạo yêu cuộc sống vĩnh cửu đến độ bất chấp cái chết, và bây giờ “các ngài đã dành được điều mình yêu thích, và các ngài sẽ đạt được điều đó viên mãn hơn nữa khi được phục sinh từ trong kẻ chết”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y án tuyên Chân Phước này do Bộ Tuyên Thánh trình lên ngài vào tháng Giêng năm nay.
Đức Cha Claverie, người Algeria gốc Pháp, là Giám mục Oran từ năm 1981 cho đến ngày ngài chịu tử đạo, ngày 1 tháng 8 năm 1996, là một trong những vị Chân Phước vừa được tuyên phong. Ngài và các bạn tử đạo đã bị giết trong cuộc Nội chiến ở Algeria bởi những người Hồi giáo cực đoan.
Ngoài Đức Cha Claverie còn có Sư huynh Henri Vergès, Nữ tu Paul-Hélène Saint-Raymond, Nữ tu Esther Paniagua Alonso, Nữ tu Caridad Álvarez Martín, Cha Jean Chevillard, Cha Alain Dieulangard, Cha Charles Deckers, Cha Christian Chessel, Nữ tu Angèle-Marie Littlejohn, Nữ tu Bibiane Leclercq, Nữ tu Odette Prévost, Sư huynh Luc Dochier, Sư huynh Christian de Chergé, Sư huynh Christophe Lebreton, Sư huynh Michel Fleury, Sư huynh Bruno Lemarchand, Sư huynh Célestin Ringeard, and Sư huynh Paul Favre-Miville.
Những bạn tử đạo nổi tiếng nhất của Đức Cha Claverie là bảy tu sĩ dòng Trap bị bắt cóc tại tu viện Tibhirine vào tháng 3 năm 1996. Các ngài bị giữ như các con tin nhằm trao đổi với một số thành viên bị bắt giam của Nhóm Hồi giáo vũ trang Algeria. Khi mục đích này bất thành, các ngài bị giết vào tháng 5, 1996. Câu chuyện của các ngài đã được dựng thành phim trong bộ phim của Pháp mang tên “Des Hommes Et Des Dieux” năm 2010. Bộ phim đã giành được giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes.
Sau cái chết của các tu sĩ Tibhirine, Đức Cha Claverie biết rằng cuộc sống của ngài đang gặp nguy hiểm. Một quả bom phát nổ ở lối vào Tòa Giám Mục ngày 1 tháng 8 năm 1996, giết chết ngài và một người phụ tá, là anh Mohamed Bouchikhi.
Source: Catholic Herald The Algerian martyrs shed their blood for Christ, pope says
Bối cảnh tử đạo của các vị vừa được tuyên phong Chân Phước tại Algeria
Đặng Tự Do
17:20 09/12/2018
Hôm 08 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, trong tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha, đã chủ tế thánh lễ tuyên phong Chân Phước vào ngày 8 tháng 12 cho 19 vị tử đạo Algeria tại Đền thánh Đức Mẹ Thánh Giá ở Oran, Algeria.
Tháng 12, 1991 Mặt trận Cứu nguy Hồi Giáo thắng lớn trong vòng thứ nhất trong hai vòng của cuộc tuyển cử Quốc Hội. Trước nguy cơ thành lập một chính phủ Hồi Giáo quá khích, chính quyền Algeria can thiệp vào ngày 11 tháng Giêng 1992 và hủy bỏ kết quả bầu cử.
Nội chiến giữa chính quyền Algeria và các nhóm Hồi Giáo Vũ Trang bùng nổ và kéo dài cho đến tháng 10, 1997. Hơn 100,000 thường dân vô tội bị các nhóm Hồi Giáo vũ trang giết hại trong giai đọan này.
Vào ngày 27 tháng Ba năm 1996, 7 đan sĩ dòng Trap bị bắt cóc. Đến ngày 21 tháng Năm thì nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria tuyên bố nhận trách nhiệm đã tàn sát các đan sĩ này. Ngày 30 tháng Năm 1996, người ta tìm thấy thủ cấp các vị, nhưng không tìm thấy phần thi thể còn lại. Cái chết của 7 đan sĩ dòng Trap gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria đã tuyên bố nhận trách nhiệm giết hại các vị, tướng Pháp François Buchwalter cả quyết là chính quân đội Algeria đã giết các đan sĩ người Pháp này.
Dòng Trap có trụ sở tại Tibhirine, nước Algeria. Đây là một chi nhánh của dòng Xitô, được thành lập vào năm 1938 ở thành phố Medea, cách thủ đô Algiers 90 km về phía Nam.
Ngoài 7 đan sĩ nói trên, còn có một vị Giám Mục khác là Đức Cha Pierre Claverie sinh năm 1938, bị giết năm 1996. Trong công việc mục vụ, ngài luôn để chăm sóc người Hồi Giáo nên người Hồi Giáo Algeria rất thương mến ngài và gọi ngài là Giám Mục của người Hồi Giáo. Ngài qua đời trong một vụ ám sát bằng bom khi cùng người tài xế đi đến tòa Giám Mục. Tang lễ của ngài được nhiều người Hồi Giáo tham dự.
Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành nghị định cứu xét việc tuyên phong chân phước cho các đan sĩ này và Đức Cha Pierre Claverie.
Vụ tàn sát dã man các đan sĩ dòng Trap đã được giới điện ảnh Pháp làm thành phim có tựa đề “Des Hommes Et Des Dieux”, được trao giải thưởng Grand Prix tại đại hội điện ảnh Cannes, ở Pháp.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã viết lời tựa cho một cuốn sách bằng tiếng Pháp viết về bảy tu sĩ dòng Trap này.
Ngài viết:
“Hai mươi năm sau cái chết của họ, chúng ta được mời gọi là dấu chỉ của sự đơn sơ và lòng thương xót trong thời đại chúng ta, trong việc thực hành hàng ngày việc cho đi chính mình, theo gương Chúa Kitô,” Đức Giáo Hoàng đã viết như trên trong lời nói đầu cuốn sách có tựa đề: Tibhirine: L'heritage; nghĩa là Di sản Tibhirine, vừa được ra mắt công chúng hôm 6 tháng Tư, 2016.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngoài lòng thương xót, “sẽ không có cách nào khác để chống lại cái ác đã dệt thành một mạng nhện trong thế giới của chúng ta.”
Source: France 24 - 'Algiers gives go-ahead for beatification of slain French monks', FM says
Tháng 12, 1991 Mặt trận Cứu nguy Hồi Giáo thắng lớn trong vòng thứ nhất trong hai vòng của cuộc tuyển cử Quốc Hội. Trước nguy cơ thành lập một chính phủ Hồi Giáo quá khích, chính quyền Algeria can thiệp vào ngày 11 tháng Giêng 1992 và hủy bỏ kết quả bầu cử.
Nội chiến giữa chính quyền Algeria và các nhóm Hồi Giáo Vũ Trang bùng nổ và kéo dài cho đến tháng 10, 1997. Hơn 100,000 thường dân vô tội bị các nhóm Hồi Giáo vũ trang giết hại trong giai đọan này.
Vào ngày 27 tháng Ba năm 1996, 7 đan sĩ dòng Trap bị bắt cóc. Đến ngày 21 tháng Năm thì nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria tuyên bố nhận trách nhiệm đã tàn sát các đan sĩ này. Ngày 30 tháng Năm 1996, người ta tìm thấy thủ cấp các vị, nhưng không tìm thấy phần thi thể còn lại. Cái chết của 7 đan sĩ dòng Trap gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria đã tuyên bố nhận trách nhiệm giết hại các vị, tướng Pháp François Buchwalter cả quyết là chính quân đội Algeria đã giết các đan sĩ người Pháp này.
Dòng Trap có trụ sở tại Tibhirine, nước Algeria. Đây là một chi nhánh của dòng Xitô, được thành lập vào năm 1938 ở thành phố Medea, cách thủ đô Algiers 90 km về phía Nam.
Ngoài 7 đan sĩ nói trên, còn có một vị Giám Mục khác là Đức Cha Pierre Claverie sinh năm 1938, bị giết năm 1996. Trong công việc mục vụ, ngài luôn để chăm sóc người Hồi Giáo nên người Hồi Giáo Algeria rất thương mến ngài và gọi ngài là Giám Mục của người Hồi Giáo. Ngài qua đời trong một vụ ám sát bằng bom khi cùng người tài xế đi đến tòa Giám Mục. Tang lễ của ngài được nhiều người Hồi Giáo tham dự.
Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành nghị định cứu xét việc tuyên phong chân phước cho các đan sĩ này và Đức Cha Pierre Claverie.
Vụ tàn sát dã man các đan sĩ dòng Trap đã được giới điện ảnh Pháp làm thành phim có tựa đề “Des Hommes Et Des Dieux”, được trao giải thưởng Grand Prix tại đại hội điện ảnh Cannes, ở Pháp.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã viết lời tựa cho một cuốn sách bằng tiếng Pháp viết về bảy tu sĩ dòng Trap này.
Ngài viết:
“Hai mươi năm sau cái chết của họ, chúng ta được mời gọi là dấu chỉ của sự đơn sơ và lòng thương xót trong thời đại chúng ta, trong việc thực hành hàng ngày việc cho đi chính mình, theo gương Chúa Kitô,” Đức Giáo Hoàng đã viết như trên trong lời nói đầu cuốn sách có tựa đề: Tibhirine: L'heritage; nghĩa là Di sản Tibhirine, vừa được ra mắt công chúng hôm 6 tháng Tư, 2016.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngoài lòng thương xót, “sẽ không có cách nào khác để chống lại cái ác đã dệt thành một mạng nhện trong thế giới của chúng ta.”
Source: France 24 - 'Algiers gives go-ahead for beatification of slain French monks', FM says
Tin Giáo Hội Việt Nam
Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên
Diệp Hải Dung
10:40 09/12/2018
Sáng Thứ Bảy 08/12/2018, Đại Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, khoảng 500 anh chị em Legio Mariae các Giáo Đoàn đã đến hội trường của trường học St. Luke Revesby tham dự ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên của Curia Nữ Vương Mân Côi với chủ đề “ Này Tôi Là Tôi Tá Chúa”
Xem Hình
Mọi người tập trung trong sân trường. Cha Paul Văn Chi Linh Giám Legio Mariae TGP Sydney xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ và long trọng tuyên bố khai mạc buổi Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên, sau đó kiệu cung nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ rước vào hội trường và Cha Paul Văn Chi chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha cùng mọi người giơ cao tràng chuỗi Mân Côi trước kiệu Thánh Tượng Đức Mẹ và sốt sắng dâng lên Mẹ 10 kinh Mân Côi cầu nguyện cho các bệnh nhân, các gia đình. Sau đó Cha thuyết giảng về đề tài “ Này Tôi Là Tôi Tá Chúa và noi gương theo Mẹ Sống Tận Hiến” chấm dứt giờ thuyết giảng mọi người cùng đóng góp chia sẻ và nêu những câu hỏi thắc mắc đã được Cha trả lời thỏa đáng và hướng dẫn them về Giáo lý.
Sau giờ cơm trưa. Cha Trần Văn Trợ thuyết giảng với đề tài “ Tôi Xin Vâng Như Lời Sứ Thần Truyền” và Cha Trợ cũng giải đáp những thắc mắc của mọi người . Kết thúc phần thuyết giảng, Cha Trần Văn Trợ dâng Thánh lễ Tạ Ơn trong ngày Tĩnh Tâm Tổng Hội Thường Niên.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha Linh Giám, quý Sơ, và tất cả mọi người đã tham dự ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên của Curia và Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn, Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby và quý ân nhân đã trợ giúp cho ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên hôm nay được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc, Cha Trần Văn Trợ cũng ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Mọi người tập trung trong sân trường. Cha Paul Văn Chi Linh Giám Legio Mariae TGP Sydney xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ và long trọng tuyên bố khai mạc buổi Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên, sau đó kiệu cung nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ rước vào hội trường và Cha Paul Văn Chi chào mừng tất cả mọi người đồng thời Cha cùng mọi người giơ cao tràng chuỗi Mân Côi trước kiệu Thánh Tượng Đức Mẹ và sốt sắng dâng lên Mẹ 10 kinh Mân Côi cầu nguyện cho các bệnh nhân, các gia đình. Sau đó Cha thuyết giảng về đề tài “ Này Tôi Là Tôi Tá Chúa và noi gương theo Mẹ Sống Tận Hiến” chấm dứt giờ thuyết giảng mọi người cùng đóng góp chia sẻ và nêu những câu hỏi thắc mắc đã được Cha trả lời thỏa đáng và hướng dẫn them về Giáo lý.
Sau giờ cơm trưa. Cha Trần Văn Trợ thuyết giảng với đề tài “ Tôi Xin Vâng Như Lời Sứ Thần Truyền” và Cha Trợ cũng giải đáp những thắc mắc của mọi người . Kết thúc phần thuyết giảng, Cha Trần Văn Trợ dâng Thánh lễ Tạ Ơn trong ngày Tĩnh Tâm Tổng Hội Thường Niên.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha Linh Giám, quý Sơ, và tất cả mọi người đã tham dự ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên của Curia và Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn, Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby và quý ân nhân đã trợ giúp cho ngày Tĩnh Tâm và Tổng Hội Thường Niên hôm nay được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc, Cha Trần Văn Trợ cũng ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người.
Diệp Hải Dung
Curia Phú Thọ mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm
Martino Lê Hoàng Vũ
10:47 09/12/2018
“Chúng ta nên nhớ rằng :Tất cả những gì chúng ta làm đều trong sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần”.”Đó là lời cha sở giáo xứ Phú Bình nhắn nhủ mỗi hội viên Legio Mariae trong ngày mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Chiểu nay 8.12.2018,một chiều thứ bảy thật đẹp với những hội viên Legio Mariae và buổi chiều hôm nay cũng tràn đầy niềm vui với những người con của Đức Mẹ được về Giáo xứ Phú Bình mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tham dự ngày Tổng Hội Thường Niên.Trước giờ kinh nguyện và thánh lễ,các anh chị hội viên từ các giáo xứ khác cũng tranh thủ ghi lại vài tấm hình kỷ niệm với khung cảnh sân nhà thờ Phú Bình đang được trang hoàng cho mùa lễ Giáng sinh.Được biết,hội viên Legio Mariae Curia Phú Thọ I gồm các giáo xứ Phú Bình,Tân Phước,Tân Trang và Thăng Long.
Xem Hình
Khoảng 16g 30 phút,các hội viên Legio Mariae vào trong nhà thờ khai mạc giờ kinh nguyện, lần hạt Năm Sự Vui và đọc kinh Catena.Sau đó, thánh lễ long trọng mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội do Linh mục Gioan Baotixita Trần Văn Trí cha sở Phú Bình và cũng là linh giám Curia Phú Thọ 1 chủ tế, thầy Phó tế Gioan Baotixita Nguyễn Trọng Tín phụ lễ.
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha sở Phú Bình chào mừng quý hội viên Legio Mariae trong ngày mừng lễ của Mẹ và cầu chúc mọi người sống tâm tình của Đức Mẹ, hết lòng yêu mến và gắn bó với Chúa Giêsu.
Phần Thánh ca trong thánh lễ cũng do ca đoàn Legio Mariae giáo xứ Phú Bình phụ trách.
Tiếp theo,trong bài chia sẻ sau Tin Mừng,cha sở khai triển hình ảnh Đức Maria,Evà mới hoàn toàn ưng thuận trước Thánh Ý của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã chuẩn bị cho Con Mình một người Mẹ xứng đáng, vì thế Thiên Chúa cũng gìn giữ cho tâm hồn Mẹ Maria hoàn toàn thanh sạch không vướng nhiễm tội tổ tông truyền.Như thế,cuộc đời Mẹ để cho Thiên Chúa dẫn dắt toàn tâm toàn ý,luôn tin tưởng trông cậy vào Thiên Chúa.Trước lời ngỏ của Thiên Chúa cho chương trình cứu độ,dù không biết gì, nhưng Mẹ vẫn tin vào quyền năng của Thiên Chúa.Tham dự vào chương trình cứu độ Mẹ Maria cũng để cho Chúa Thánh Thần hoạt động,theo Thánh Ý Thiên Chúa định liệu cho mình,dù có trải qua những gian truân và thử thách.Là những hội viên Legioa Mariae chúng ta đi công tác tông đồ,thăm viếng người đau yếu già cả… chúng ta hãy theo sự dẵn dắt của Chúa Thánh Thần,không phải tất cả chúng ta tự sức mình có thể làm được.Chúng ta cần mang tâm tình lời nói,cử chỉ của những người con cái Đức Mẹ, học theo gương hiền lành khiêm nhường và tâm tình yêu thương và phục vụ người khác.Làm sao tâm hồn của mỗi người chúng ta cũng chân thành,không để cho những khuynh hướng xấu của tội lỗi xâm chiếm lòng mình.
Trước khi kết thúc thánh lễ,chị Cêcilia Ngô Thị Thanh Vân Trưởng Curia Phú Thọ 1 có những tâm tình tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã cho các hội viên Legio Mariae được mừng lễ thật sốt sắng trang trọng.Đặc biệt,cha linh giám đã quan tâm yêu thương và khích lệ các hội viên trong giáo xứ và nhất là hôm nay cha có những lời nhắn nhủ thật cụ thể về công tác tông đồ,đó là hoạt động với ơn Chúa Thánh Thần.
Sau cùng,các hội viên Legio Mariae thuộc Curia Phú Thọ I đã sinh hoạt họp mặt Tổng hội Thường Niên và ăn nhẹ tại Hội trường Giáo xứ Phú Bình.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Chiểu nay 8.12.2018,một chiều thứ bảy thật đẹp với những hội viên Legio Mariae và buổi chiều hôm nay cũng tràn đầy niềm vui với những người con của Đức Mẹ được về Giáo xứ Phú Bình mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tham dự ngày Tổng Hội Thường Niên.Trước giờ kinh nguyện và thánh lễ,các anh chị hội viên từ các giáo xứ khác cũng tranh thủ ghi lại vài tấm hình kỷ niệm với khung cảnh sân nhà thờ Phú Bình đang được trang hoàng cho mùa lễ Giáng sinh.Được biết,hội viên Legio Mariae Curia Phú Thọ I gồm các giáo xứ Phú Bình,Tân Phước,Tân Trang và Thăng Long.
Xem Hình
Khoảng 16g 30 phút,các hội viên Legio Mariae vào trong nhà thờ khai mạc giờ kinh nguyện, lần hạt Năm Sự Vui và đọc kinh Catena.Sau đó, thánh lễ long trọng mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội do Linh mục Gioan Baotixita Trần Văn Trí cha sở Phú Bình và cũng là linh giám Curia Phú Thọ 1 chủ tế, thầy Phó tế Gioan Baotixita Nguyễn Trọng Tín phụ lễ.
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha sở Phú Bình chào mừng quý hội viên Legio Mariae trong ngày mừng lễ của Mẹ và cầu chúc mọi người sống tâm tình của Đức Mẹ, hết lòng yêu mến và gắn bó với Chúa Giêsu.
Phần Thánh ca trong thánh lễ cũng do ca đoàn Legio Mariae giáo xứ Phú Bình phụ trách.
Tiếp theo,trong bài chia sẻ sau Tin Mừng,cha sở khai triển hình ảnh Đức Maria,Evà mới hoàn toàn ưng thuận trước Thánh Ý của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã chuẩn bị cho Con Mình một người Mẹ xứng đáng, vì thế Thiên Chúa cũng gìn giữ cho tâm hồn Mẹ Maria hoàn toàn thanh sạch không vướng nhiễm tội tổ tông truyền.Như thế,cuộc đời Mẹ để cho Thiên Chúa dẫn dắt toàn tâm toàn ý,luôn tin tưởng trông cậy vào Thiên Chúa.Trước lời ngỏ của Thiên Chúa cho chương trình cứu độ,dù không biết gì, nhưng Mẹ vẫn tin vào quyền năng của Thiên Chúa.Tham dự vào chương trình cứu độ Mẹ Maria cũng để cho Chúa Thánh Thần hoạt động,theo Thánh Ý Thiên Chúa định liệu cho mình,dù có trải qua những gian truân và thử thách.Là những hội viên Legioa Mariae chúng ta đi công tác tông đồ,thăm viếng người đau yếu già cả… chúng ta hãy theo sự dẵn dắt của Chúa Thánh Thần,không phải tất cả chúng ta tự sức mình có thể làm được.Chúng ta cần mang tâm tình lời nói,cử chỉ của những người con cái Đức Mẹ, học theo gương hiền lành khiêm nhường và tâm tình yêu thương và phục vụ người khác.Làm sao tâm hồn của mỗi người chúng ta cũng chân thành,không để cho những khuynh hướng xấu của tội lỗi xâm chiếm lòng mình.
Trước khi kết thúc thánh lễ,chị Cêcilia Ngô Thị Thanh Vân Trưởng Curia Phú Thọ 1 có những tâm tình tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã cho các hội viên Legio Mariae được mừng lễ thật sốt sắng trang trọng.Đặc biệt,cha linh giám đã quan tâm yêu thương và khích lệ các hội viên trong giáo xứ và nhất là hôm nay cha có những lời nhắn nhủ thật cụ thể về công tác tông đồ,đó là hoạt động với ơn Chúa Thánh Thần.
Sau cùng,các hội viên Legio Mariae thuộc Curia Phú Thọ I đã sinh hoạt họp mặt Tổng hội Thường Niên và ăn nhẹ tại Hội trường Giáo xứ Phú Bình.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Nhóm Bông Hồng Xanh tặng quà Giáng Sinh cho các em thiếu nhi vùng cao nguyên xa xôi
Maria Vũ Loan
13:49 09/12/2018
Trọng kính Quí độc giả VietCatholic,
Hằng năm, Ông già Noel của Nhóm Bông Hồng Xanh thường tặng quà cho các cháu thiếu nhi vào dịp kỷ niệm mừng lễ Chúa Giáng Sinh.
Năm 2018 này, Ông già Noel sẽ xuất hiện tại vùng sâu vùng xa nơi cao nguyên đất Việt. Nhóm chúng con muốn có nhiều quà để chia sẻ; kính mời Quí vị cùng chung tay với Ông già Noel trong tâm tình vui tươi của lòng mến.
Chúng con xin chân thành cảm ơn.
Kính thư
Maria Vũ Loan
Năm 2018 này, Ông già Noel sẽ xuất hiện tại vùng sâu vùng xa nơi cao nguyên đất Việt. Nhóm chúng con muốn có nhiều quà để chia sẻ; kính mời Quí vị cùng chung tay với Ông già Noel trong tâm tình vui tươi của lòng mến.
Chúng con xin chân thành cảm ơn.
Kính thư
Maria Vũ Loan
Tĩnh Tâm Mùa Vọng Tại Giáo Xứ VN Paris : Vui Mừng Và Hoan Hỉ
Lê Đình Thông
13:54 09/12/2018
- Từ 9 giờ sáng với khóa Dự bị Hôn nhân : môn Dân luật (LS Lê Đình Thông) và Sống đạo trong gia đình (GS Vũ Đình Khiêm và Ngô Thị Kim Đào).
- 10 giờ sáng ; Ngày Tĩnh tâm khơi nguồn từ tông huấn ‘‘Hãy vui mừng và hoan hỉ’’(Gaudete et Exsultate) do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền, đại diện các cha sinh viên tại Paris, hướng dẫn.
Đây là tông huấn thứ 3 của Đức Thánh Cha Phanxicô, sau hai tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng) và Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương). Chủ đề chung của cả ba tông huấn huấn là Niềm vui, lần này có thêm Hoan hỉ.
Trong Ngày Tĩnh tâm, cha Nguyễn Văn Hiền đã thuyết giảng về ‘‘ơn gọi nên thánh’’ của mỗi người trong giáo xứ, trong lúc Paris đang diễn ra khủng hoảng với các ngày thứ bảy xuống đường. Ngài trích dẫn các ý chỉ của Đức Thánh Cha nói trong tông huấn, áp dụng vào đời sống hàng ngày của mỗi tín hữu : trong gia đình, nơi cộng đoàn và ngoài xã hội.
Cha Phêrô nói về thuyết ngộ đạo đương đại và thuyết Pêlagiô đều là các lạc thuyết dẫn ta đi xa Chúa.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền thường điểm xuyết bằng những lời hay ý đẹp. Nói về tình yêu thương, ngài nhắc lại một ý tưởng của thánh Augustinô d’Hippone ‘‘Giới hạn của tình yêu là không giới hạn (La mesure de l’amour, c’est d’aimer sans mesure) hoặc văn hào Victor Hugo : Yêu là biết nói lời tôi yêu (Aimer, c’est savoir dire je t’aime). Con đường nên thánh không cho phép ta thất vọng. Ngài thuật lại câu chuyện Chí Phèo. Sau cuộc sống đầy bất trắc, sau cùng nhân vật này có ý nguyện trở nên người lương thiện.
Vào cuối buổi tĩnh tâm, cha Giám đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang đã thay mặt cộng đoàn giáo xứ cám ơn cha Nguyễn Văn Hiền đã thuyết giảng rất sống động, gần gũi với cuộc sống của mỗi tín hữu. Nhờ vậy, mỗi người sống mùa vọng với Vui Mừng và Hoan Hỉ.
Mỗi người dự tĩnh tâm đều có bản dịch tông huấn, do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân chuyển ngữ. Hoan Hỉ (歡喜) diễn tả được cả hai ý ‘‘Gaudete’’ và ‘‘Exsultate’’ trong nguyên bản.
Được biét cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền hiện soạn luận án tiến sĩ Tín lý học tại Đại Học Công Giáo Paris về đề tài ‘‘La question de l’unité d’ordre christocentrique de la théologie du corps mystique d’Émile Mersch’’. Ngài gốc giáo phận Kontum, hiện là đại diện các cha sinh viên du học tại Paris. Ngài am hiểu tiếng Gia Rai (Jrai), từng là giáo phụ (catéchiste montagnard) lo truyền giáo cho người sắc tộc Gai Rai trong các buôn làng trong giáo phận Kontum.
Lê Đình Thông
Hình ảnh : Phó Tế Phạm Bá Nha
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 10/12/2018: thánh Gioan Tẩy giả mời gọi chúng ta hoán cải để dọn đường cho Chúa đến
VietCatholic Network
15:46 09/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 9 tháng 12, 2018.
2- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Này con đây" nghĩa là tín thác nơi Chúa mỗi ngày.
3- Đức Thánh Cha dâng hoa kính Đức Mẹ trong Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
4- Ý chỉ cầu nguyện tháng 12: Sứ vụ truyền bá đức tin.
5- Đức Thánh Cha tiếp 120 tu sĩ dòng Đức Bà Chuộc Kẻ Làm Tôi.
6- Thiên Chúa là nền đá ngôi nhà đời tôi.
7- Đức Thánh Cha kêu gọi quan tâm hơn đến đời sống vĩnh cửu.
8- Đức Thánh Cha tiếp các ân nhân giúp Hang Đá và cây Thông Giáng Sinh.
9- Đức Thánh Cha nói: đồng tính luyến ái trong hàng Linh Mục là điều đáng lo ngại.
10- Người sáng lập Amazon.com tặng 15 triệu đô la cho ba tổ chức từ thiện Công Giáo.
11- Chính quyền Ai Cập hợp thức hóa 168 nhà thờ của người Kitô Giáo.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Maria Mẹ Vô Nhiễm.
Sau đây là phần tin chi tiết