Phụng Vụ - Mục Vụ
Tĩnh tâm Linh Mục Gp. Quy Nhơn tháng 12 : ''Chiếu tỏa niềm tin với chứng từ niềm vui ''
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
21:20 11/12/2014
“CHIẾU TOẢ NIỀM TIN VỚI CHỨNG TỪ NIỀM VUI”
(GH SỐ 3, CN III MÙA VỌNG)
Trọng kính cha Hạt trưởng,
Kính thưa quí cha,
Quí thấy phó tế thân mến,
Chúng ta đang ở trong Mùa Vọng, mùa của ngóng trông, mong đợi Con Thiên Chúa đã đến và sẽ đến. Ngài là Đấng Cứu Độ trần gian nên dù có buồn thương phận mình tội lỗi khi hồi tâm sám hối, thì sự chờ đợi của người tin vẫn dào dạt tâm tình “sốt sắng và hân hoan” . Vâng! Mùa Vọng năm nào cũng thế, nhưng năm nay, dường như có một cường độ mới, bởi sau hơn một năm Tông Huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” ra đời, độ thấm của “Niềm Vui” ngày càng cao, có người uy tính nhận định : “Chưa bao giờ lại có một văn kiện giáo hoàng khiến người ta phải suy nghĩ, ngạc nhiên và lên tinh thần bằng tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” . Trong định hướng của Giáo Phận, cường độ đó lại được nhân lên khi nghe lời giáo huấn đầy lửa nhiệt thành của Vị Chủ Chăn: “Cũng như các tinh tú trên bầu trời, trong năm 2015 này, mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận được mời gọi chiếu tỏa niềm tin…” .
Cụm từ “chiếu toả niềm tin”, một cách nói đầy hình ảnh dễ cảm nhận nội dung lẫn tính chất, vì tự nó đã bao hàm ý nghĩa: sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh. Kể từ khi Chúa về trời, các Tông Đồ lòng tràn ngập niềm vui, ra đi hô vang cho cả thế giới biết: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống… Chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi.” (1 Ga 1,13). Các Tông Đồ đã làm cho người ta thấy điều đó là sự thật rồi tin theo bằng chứng tá đời sống của các ngài. Hơn hai ngàn năm qua, trung thành với lệnh truyền của Chúa mà các Tông Đồ để lại, Hội Thánh miệt mài tiếp tục sứ vụ khi thuận cũng như lúc thế gian giăng bẫy chặn đường bít lối. Nếu thế kỷ thứ V kết thúc thế giới Kitô Giáo Rôma bởi làn sóng xâm lăng của Man Dân thì suốt sáu thế kỷ tiếp theo sau đó, từ thế kỷ VI đến thế kỷ XI, lại là dòng thời gian Kitô hoá Châu Âu. Cuối thế kỷ XV, khi Tân Thế Giới được tìm ra , Hội Thánh lại dậy lên muôn hoạt động truyền giáo mới: Châu Mỹ, Tin Mừng được gieo vãi bởi các thừa sai Tây Ban Nha. Tại Á Châu, vùng Đông Nam Á, năm 1521, những người Philippines đầu tiên đón nhận Tin Mừng. Kế đến, ai cũng biết một cách rất ấn tượng, công trình truyền giáo của thánh Phaxicô Xaviê. Tại quê hương Việt Nam dấu yêu, lần lượt từng đoàn “thợ gặt”: các nhà thừa sai Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Hội Thừa sai Paris hay gọi tắt là các cha MEP (Missionnaire Etrangere de Paris), hơn ba thế kỷ gieo trồng, gặt hái, quả là một mùa bội thu. Duyệt lại lịch sử truyền giáo của Hội Thánh, đứng về phía con người, cho thấy nhân tố làm nên kết quả ngoạn mục là nhờ các Giám mục uy tính, những người trung gian như các vua chúa, nữ hoàng trở lại, các đan sĩ nhiệt thành thánh thiện, hàng giáo sĩ thừa sai khao khát cứu vớt các linh hồn sẳn sàng hiến dâng mạng sống. Từ sau Công Đồng Vaticanô II, với Tông huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Phalô VI, cùng với các văn kiện của các Đức Giáo Hoàng kế nhiệm, đặc biệt hiện tại là Tông huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha Phaxicô, sứ vụ truyền giáo mang một sắc thái mới: trong Hội Thánh tất cả mọi người phải “đi ra” loan báo cho “mọi người, mọi nơi, mọi dịp” theo cách của “Niềm Vui Tin Mừng.”
Hôm nay, chúng ta về đây tĩnh tâm, tuy rất vắn, nhưng cũng là một lúc dừng chân, đặt mình trong lòng giáo phận đang rao rực bởi chương trình mục vụ 2015, mở đầu cho tiến trình ba năm cuối hướng đến ngày trọng đại mừng 400 năm giáo phận đón nhận Tin Mừng. Để có gì cho người? Để có gì cho ta? Điều cần thiết nhất là nghe tiếng Chúa nói với mình qua sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng: “Hãy Vui luôn trong Chúa!” Lời mời gọi này dẫn ta đến một điểm nhấn rất là “thời sự”: tôi ơi, hãy “ Chiếu toả niềm tin với chứng từ niềm vui”!
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con Thánh Thần của Chúa
để chúng con nghe được tiếng Ngài: đổi mới, canh tân, lên đường.
Xin Mẹ Hằng Cứu Giúp và các thánh Tử Đạo Giáo Phận Qui Nhơn, cùng các thánh
chuyển cầu cho chúng con…(thinh lặng giây lát).
1. Giữa Lòng Thế Giới
Chuyện kể: “Khi là một linh mục được sai đến làm việc ở Washington D.C., tôi thường được vinh dự đến giúp tại Gift of Peace House, ở góc đông bắc thủ đô, một bệnh viện dành cho những bệnh nhân AIDS sắp chết, do các Nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa điều khiển. Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, 1989, tôi cử hành nghi thức tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa cho các nữ tu, nhân viên tình nguyện, và bệnh nhân. Sau khi tất cả đã hôn kính Thánh giá, hai chị dẫn tôi lên tầng trên để các bệnh nhân nằm liệt giường ở đó cũng có thể hôn chân Chúa chịu nạn.
Khi đi từ gường này sang giường nọ, tôi để ý thấy ở góc phòng có một người đàn ông gầy gò, có vẻ kích động, nài nỉ tôi đến với ông. Khi tôi sắp bước đến giường của ông, một chị cản tôi lại, cảnh báo tôi là ông hung tợn bất thường, mọi người đều ghét, và nhiều lần ông thực sự toan cắn các nữ tu phục vụ. Dĩ nhiên, bạn hiểu khi bị bệnh nhân AIDS cắn thì sẽ có hậu quả gì. Tuy nhiên, người đàn ông khốn khổ này tiếp tục ra hiệu cho tôi đến gần. Tôi phải làm gì? Một linh mục sẽ phải làm gì? Chậm chậm và thân trọng, tôi bước đến gần và đưa thánh giá cho ông. Ông cầm lấy rồi hôn – không phải hôn chân, tôi nhớ rất rõ – nhưng hôn mặt Chúa. Sau đó ông nằm xuống, kiệt sức.
Ngày hôm sau, thứ Bảy Tuần Thánh, các chị gọi tôi cho biết là ông ấy muốn gặp tôi. Tôi đến, và một lần nữa, lại gần ông, có hai chị làm người “bảo vệ”. Khi tôi đến gần hơn, ông nói thật khẽ: “Tôi muốn được rửa tội!” Tôi nhích lại gần hơn chút nữa, và tỏ vẽ hài lòng, tôi yêu cầu ông giải thích lý do tại sao ông lại muốn gia nhập Giáo Hội. Ông thu hết tàn lực mà nói : “Tôi không biết gì về Kitô giáo hay Công Giáo. Thực ra, cả đời tôi từng thu ghét tôn giáo. Tất cả những gì tôi biết là trong ba tháng nay tôi nằm chết dần chết mòn ở đây. Các chị này lúc nào cũng vui! Khi tôi nguyền rủa họ, họ vẫn nhìn tôi với đôi mắt đầy thương cảm. Ngay cả khi họ lau chùi chỗ tôi ói mửa, rửa vết thương cho tôi, thay tã cho tôi, họ luôn mỉm cười. Khi họ đút cho tôi ăn, đôi mắt họ sáng lên. Tất cả những gì tôi biết là họ có niềm vui, còn tôi thì không. Trong lúc tuyệt vọng tôi hỏi họ tại sao vui như vậy, tất cả đều trả lời: Nhờ Đức Giêsu. Tôi muốn có Đức Giêsu này. Hãy rửa tội cho tôi và cho tôi Đức Giêsu này! Hãy cho tôi niềm vui!”
Từ khi làm linh mục, chưa bao giờ tôi rửa tội, xức dầu, và cho ai rước lễ mà thấy sung sướng như khi ban bí tích cho ông này. Ông qua đời lúc 3: 15 sáng Chúa Nhật Phục Sinh.”
Tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh những người nữ tu như trong câu chuyện của Đức Hồng Y Timothy M. Dolan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ vừa kể. Chứng tá niềm vui đã vực kẻ thất vọng lên khỏi hố sâu thù hằn cuộc đời, đến độ tàn nhẫn, có thể gây hại cho chính ân nhân của mình. Chứng tá niềm vui đã đã khơi lên thắc mắc nơi trí não của người tưởng như nó đã thành mụ mẫm vì căn bệnh thế kỷ, để bắt đầu tìm kiếm cái mình khát khao mà không có, đó là niềm vui. Và Chứng tá niềm vui đã làm cho bệnh nhân kiệt sức, bị hất qua bên lề xã hội, ngập lút trong vũng lầy vô thần, lại có kết thúc cuộc đời thật đẹp: “Tôi muốn có Đức Giêsu này. Hãy rửa tội cho tôi và cho tôi Đức Giêsu này! Hãy cho tôi niềm vui!”
Niềm vui! Không chỉ những người rơi vào hoàn cảnh như trong câu chuyện vừa kể mới thiếu nên rất cần. Trái lại, trên bình diện xã hội, trong thế giới hôm nay, tuy đạt được nhiều thành tựu khoa học, chất lượng cuộc sống có nâng cao, người ta nhiều sở hữu nhưng lại ít niềm vui. Đức Thánh Cha Phaxicô nhận xét : “Trong thời đại chúng ta, nhân loại đang sống ở một khúc quanh lịch sử, mà chúng ta có thể thấy từ những tiến bộ đạt được ở nhiều lãnh vực khác nhau. Chúng ta phải ca ngợi những thành công góp phần vào sự thịnh vượng của con người, chẳng hạn như trong lãnh vực y tế, giáo dục và truyền thông. Tuy nhiên, chúng ta không thể quên rằng hầu hết những người nam nữ ở thời đại chúng ta đang sống trong sự bất ổn định mỗi ngày, với những hậu quả tai hại. Một số bệnh học gia tăng. Sợ hãi và tuyệt vọng chiếm đóng quả tim của nhiều người, ngay cả trong những nước gọi là giàu có. Niềm vui của đời sống thường xuyên bị dập tắt, không có sự tôn trọng người khác và bạo lực gia tăng, chênh lệch về xã hội ngày càng trở nên rõ ràng. Chúng ta phải đấu tranh để sống, và thường sống với một chút nhân phẩm.”
Con người ngày nay rất cần niềm vui, vì thế từ đông sang tây, lãnh vực giải trí là ngành hót nhất. Các doanh nhân thành đạt hay các khoa học gia danh tiếng, kể cả chính trị gia lỗi lạc cũng không có sức thu hút, qui tụ đám đông bằng các ca sĩ, diễn viên nỗi tiếng. Tuy ngành giải trí có những giá trị nhất định không thể phủ nhận, nhưng thực tế nó đang đẩy con người, cách riêng là giới trẻ, đến chỗ đánh mất chính mình qua lối sống săn tìm thần tượng mà hậu quả là niềm vui có, nhưng không thoả, cuối cùng cuộc sống đầy ắp những nhu cầu cần đáp ứng, và vẫn cứ mãi đói khát niềm vui.
Đức Giáo Hoàng Phaxicô, Vị Mục Tử chủ động đi tới vùng “ngoại biên”, đã bắt mạch được tình trạng này của thế giới, nên chỉ rõ rằng: “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho mình được Người cứu độ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn rầu, trống rỗng nội tâm và cô lập. Với Chúa Giêsu Kitô niềm vui được sinh ra và luôn luôn tái sinh” . Ở một chỗ khác Đức Thánh Cha nói thêm: “Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta, và mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta niềm vui, niềm vui đến từ bên trong. Và Chúa là như thế. Chúng ta được mời gọi tái khám phá tầm quan trọng và ý nghĩa cuộc sống Kitô, đã bắt đầu với Bí tích Rửa Tội… Chúng ta được mời gọi làm chứng cho các anh chị em khác. Làm chứng cho điều gi? Niềm vui! Làm chứng cho niềm vui của cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu.” Với xác tín tràn đầy cảm nghiệm, Đức Thánh Cha thúc dục mọi người lên đường: “Chúa mời gọi chúng ta trở nên những người hân hoan loan báo sứ điệp của lòng khoan dung và niềm hy vọng ấy! Thật phấn khởi khi cảm nghiệm niềm vui loan truyền tin mừng ấy, chia sẻ kho tàng đã được ủy thác cho chúng ta” Ngài nhấn mạnh: “Việc truyền giáo của Hội Thánh không phải là việc chiêu dụ, nhưng là chứng từ của một đời sống soi sáng đường đi, đem lại tình yêu và hy vọng. Tôi lặp lại một lần nữa, Hội Thánh không phải là một tổ chức cứu trợ, một doanh nghiệp hay một tổ chức phi chính phủ, nhưng là một cộng đoàn những con người được Chúa Thánh Thần làm cho sinh động; những con người đã và đang sống cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Ðức Kitô và muốn chia sẻ kinh nghiệm này về niềm vui sâu xa, sứ điệp cứu độ mà Chúa ban cho chúng ta. Chính Thánh Thần hướng dẫn Hội Thánh đi trên con đường này.”
Đức Thánh Cha Phaxicô, Vị Giáo Hoàng đạt kỷ lục thu phục nhân tâm, vì chỉ sau một năm lên ngôi, ngài đã làm thế giới kinh ngạc. Tờ Le Figaro gọi đó là “hiện tượng Phanxicô”. Số giáo dân quay trở lại nhà thờ tăng 20% và số gia nhập đạo tăng 12%. Những thông tin về ngài làm ta phấn khởi, đầy tự hào một cách thánh thiện, giáo huấn của ngài như đã trưng dẫn ở trên đưa ta lên cao, ngỡ như cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu khơi nguồn vui bất tận biến đổi đời sống con người ngang tầm tay với; việc ra đi mang theo hành trang chứng tá niềm vui không phải là quá khó. Tạ ơn Chúa về điều đó! Và xin Chúa thiêu đốt ta bằng ngọn lửa nhiệt thành này. Tuy nhiên, trong thân phận con người, lời của Đức Phalô VI ngày xưa, vẫn là chất liệu cần cho ta làm cuộc tự vấn để biết một cách thật rõ hiện tại mình là ai? Với tâm tình đó ta cùng lắng nghe lời Đức chân phước Giáo Hoàng: “Thời đại chúng ta cũng gặp nhiều trở ngại, trong số này chúng tôi chỉ muốn đề cập tới sự thiếu nhiệt tình. Nó càng trầm trọng bởi lẽ nó phát xuất từ bên trong ; nó biểu lộ trong sự mệt mỏi và chán nản, sự làm lấy lệ và hờ hững, và nhất là sự thiếu niềm vui và hy vọng. Cho nên chúng tôi khuyến khích tất cả những ai có nhiệm vụ Tin Mừng hóa với tư cách nào và ở cấp bậc nào cũng vậy, hãy nuôi dưỡng nhiệt tình cho tâm hồn mình (Rm 12,11).”
Tôi là ai? Là người xứng hợp với ca từ khúc hát rất quen: “đẹp thay bước chân người loan báo Tin Mừng” hay đang toát ra từ bên trong, không che dấu nỗi, “sự mệt mỏi và chán nản, sự làm lấy lệ và hờ hững, và nhất là sự thiếu niềm vui và hy vọng” ?… (Thinh lặng giây lát).
2. Trở Về Nguồn Cội
Sống trên đời, có lẽ, cả chúng ta nữa cũng thiếu niềm vui. Ngày nay, hơn bao giờ hết, niềm vui trong đời sống linh mục đang rất được quan tâm. Nhiều nơi thực hiện bằng cách tổ chức những buổi họp mặt của các linh mục, ở thành phố, mỗi tuần một lần, tại nông thôn do các giáo xứ cách xa nhau nên mỗi tháng, các linh mục gác hết mọi công việc, tựu về một chỗ để nghĩ ngơi, thư giản, chuyện trò. Ở những vùng khá giả, các cha cùng nhau tổ chức những tour du lịch, mỗi năm thăm một nước, khu vực Á Châu giá tiền một chuyến đi nghe nói cũng không nhiều. Ta không phải thiên thần nên cũng cần niềm vui nhân loại. Tuy nhiên, dù nhiều cách mấy cũng không bao giờ đủ, vả lại, nó cũng có mặt trái, hơn nữa, vẫn không phải niềm vui Tin Mừng. Nếu chỉ có niềm vui nhân loại thì ta mãi cách xa lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phaxicô, ngài nói: “Chúng ta hãy làm chứng cho sự mới mẻ, niềm hy vọng, niềm vui mà Chúa đem đến trong cuộc sống. Chúng ta hãy cảm nhận trong mình “sự dịu ngọt và niềm vui ủi an của việc loan báo Tin Mừng” . Bởi vì loan báo Tin Mừng, loan báo Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta niềm vui, trái lại, ích kỷ trao ban cho chúng ta sự cay đắng, buồn sầu, nó đem chúng ta xuống thấp, còn rao giảng Tin Mừng đem chúng ta lên cao.”
Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu có viết: “Một ngọn lửa chỉ được đốt lên bởi cái gì đã có lửa rồi” . Đúng thế, do đó, điều cần thiết là trở về nguồn cội, nghiền ngẫm, múc lấy, từng chút một bằng cầu nguyện, hiệp thông, bằng nhiều phương thế để nơi ta có lửa là Niềm vui Tin Mừng. Niềm vui của cuộc gặp gỡ Chúa Kitô.
Trong chiều kích Ba Ngôi “Chúa Cha là nguồn gốc của niềm vui. Chúa Con là biểu hiện của niềm vui, và Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho niềm vui ấy được linh hoạt” Chúa Giêsu là biểu hiện niềm vui Chúa Trời trong cuộc sống thế trần.
Ngày Ngài đến trần gian: trong đêm tối (x. Lc 2,8), bị bỏ rơi như Tin Mừng Gioan phản ánh: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11). Thánh Luca thì kể: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Hoàn cảnh giáng sinh của Chúa tưởng là rất ảm đạm lại vang lên tiếng hát thiên thần (x. Lc 2,14) khiến các mục đồng nhào khỏi ổ rơm, băng mình trong đêm lạnh để tìm, cuối cùng được gặp, hỏi rằng lúc ấy thế nào? Chắc chắn chỉ có một từ để diễn tả, đó là: quá vui!
Những tháng năm Chúa Giêsu sống tại Nagiarét, trong gia đình nghèo không thế giá (x. Lc 4,22), nhưng đọc kỹ Tin Mừng, tình trạng đó không cho ta hiểu cuộc sống của Ngài buồn chán do nghèo túng, như kinh nghiệm đời thường mà ta có về hoàn cảnh của bao người như thế. Trái lại, những dòng ngắn của Tin Mừng Luca cho thấy, có cái gì thật chan hoà. Trong lần lên Giêrusalem, năm Ngài mười hai tuổi, khi ra về, Chúa Giêsu ở lại đến thờ, mãi hai ngày sau thánh Giuse và Mẹ Maria mới đi tìm, vì tưởng Chúa về chung với đoàn lữ hành (x. Lc 2,44). Tại sao thánh Giuse và Mẹ Maria lại để con như thế? Suốt hai ngày Ngài ăn uống ở đâu? Cứ bình thường, cha me dẫn con đi hành hương, bỏ mặc con trẻ như vậy hẳn sẽ bị trách là thiếu trách nhiệm, không thể chấp nhận. Thánh Giuse và Mẹ Maria tất nhiên không như thế, vậy phải trả lời thế nào? Đọc tiếp đến đoạn kết của Tin Mừng: “Còn Đức Giêsu thì ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến” (Lc 2,52), thì ra, sở dĩ thánh Giuse và Mẹ Maria không bận tâm là vì Chúa Giêsu được thương yêu, đi với đoàn lữ hành, bà con lối xóm, Chúa cũng được chăm sóc như đi với cha mẹ của mình. Cuộc sống đời thường cho thấy, một em nhỏ được thương tất nhiên vì em ấy dễ thương. Nhưng nếu có em nhỏ rất dễ thương, chỉ tội gia đình em khép kín, hay vì lý do nào đó, cha mẹ của em không hề dễ thương với lối xóm láng giềng thì con nhỏ thật dễ thương của họ, cũng không được người ta dành cho tình yêu thương chăm sóc, có chăng khi gặp một lời khen là hết. Chúa Giêsu được yêu thương chăm sóc, thế thì không chỉ một mình Ngài mà cả Thánh Gia, phải là một gia đình dễ thương với hết mọi người. Như vậy, chắc chắn Gia đình thánh là gia đình ngập tràn niềm vui, và những ngày tháng ẩn dật tại Nagiarét cũng là những ngày tháng niềm vui tràn trề.
Trong cuộc đời của Chúa Giêsu, niềm vui như sơi chỉ xuyên suốt, dù Tin Mừng không hề khẳn định như thế, nhưng bên dưới những trình thuật, trong góc độ suy niệm theo chiều hướng của ý nghĩa thiêng liêng cho ta nghĩ như vậy. Theo trình thuật của thánh Gioan, Chúa Giêsu khai mạc sứ vụ rao giảng của Ngài tại tiệc cưới Cana. Nửa chừng tiệc hết rượu, tưởng sẽ mất vui, tai họa ập tới, nhưng nhờ Mẹ can thiệp Chúa đã ra tay hoá nước thành rượu nên niềm vui kéo dài. Dĩ nhiên ta không có ý hiểu mục đích chính của việc Chúa làm là để đem lại niềm vui cho đôi tân hôn. Nhưng theo trình thuật thì sự việc Chúa khai mạc sứ vụ rao giảng công khai được đặt trong bối cảnh tiệc cưới là biểu tượng của niềm vui, và việc Chúa tỏ mình cho các môn đệ biết Ngài (x. Ga 2,11), hoá nước thành rượu, cũng liên quan đến việc tạo niềm vui. Từ đây cho phép ta nghĩ Chúa khai mạc sứ vụ rao giảng Tin Mừng cũng là lúc Chúa đem niềm vui đến, niềm vui cụ thể trong khung cảnh của trình thuật, theo ngôn ngữ biểu tượng của thánh Gioan chắc hẳn ám chỉ niềm vui đích thực Chúa ban cho con người đó chính là niềm vui cứu độ.
Trên hành trình rao giảng, Chúa gọi các môn đệ, đặc biệt nhóm mười hai, cùng ăn, cùng ở với Chúa. Môn đệ của Chúa không ăn chay (x. Mt 9,14-15), như thế, vẽ sầu buồn tối thiểu cũng không có chỗ trong quá trình huấn luyện các môn sinh của Ngài. Khi Chúa Giêsu rao giảng, Ngài thường dùng những hình ảnh diễn tả niềm vui để minh hoạ, chẳng hạn như tiệc cưới, ngày mùa, chàng rễ, người cha nhân hậu rất giàu, sự trở về của đứa con hoang đàng không phải bị trả giá bằng hình phạt nghiêm khắc mà là bữa tiệc từng bừng rất vui… Chúa nói đến niềm vui trên trời (x. Lc 15,7). Chúa tiên báo niềm vui cho các Tông Đồ, niềm vui không ai lấy mất được (x. Ga 16,22). Cuối cùng, với cuộc Phục sinh ban Thánh Thần, niềm vui vỡ oà nơi cộng đoàn các môn đệ, các ngài vui mừng khôn xiết, nói với nhau: “Tôi đã thấy Chúa”. Cộng đoàn những người môn đệ của Chúa, cộng đoàn niềm vui do gặp lại Thầy dấu yêu của mình là Chúa Giêsu Phục sinh. Các ngài ra đi loan báo bằng lời chứng của những người được gặp rồi nói lại, chứ không phải nói “về” sau khi đã được nghe. Sức mạnh loan báo làm người ta tin theo các ngài không bởi lý lẽ của ngôn từ, mà nhờ ơn Chúa và sự hân hoan khôn tả ngay trong những thử thách bách hại, đòn roi, lao tù. Ngày hôm nay, Hội Thánh ý thức rất sâu về điều này, trong khung cảnh Á Châu, truyền giáo trước hết là ra đi nói cho người khác biết: “Chúa Giêsu vẫn sống! Chúa Kitô đã sống lại! Đấng Cứu Thế của chúng ta đang ở với chúng ta, đời sống của Ngài chính là đời sống của chúng ta.” Và để việc truyền giáo đạt kết quả cần phải thực hiện “với tình yêu thương, sự hăng say và niềm vui mừng.”
Niềm vui Tin Mừng quá hấp dẫn, nhưng để chính bản thân mình trải nghiệm, trở thành chứng tá có dễ dàng không? Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, cuộc đời của ngài, nhất là giai đoạn lao tù cho ta thấy cụ thể hơn niềm vui mà hôm nay Đức Thánh Cha mạnh mẽ nói đến, và mời gọi ta hãy có để ra đi. Đức Hồng Y kể:
“Ngày 15 tháng 8 năm 1975, lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tôi được mời đến Phủ Tổng Thống, "Dinh Ðộc Lập", vào lúc 14 giờ. Tại đó, tôi bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm. Và đó là khởi đầu cuộc phiêu lưu của tôi.Trong lúc ấy, tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ bị gọi tới Nhà Hát, với mục đích tránh mọi phản ứng của dân chúng đối với vụ bắt tôi. Trong cuộc hành trình, tôi bắt đầu ý thức rằng mình đang mất tất cả. Tôi ra đi, với chiếc áo chùng thâm, trong túi có một cỗ tràng hạt. Tôi chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Nhưng giữa bao nhiêu lo âu ấy, tôi vẫn thấy có một niềm vui lớn: "Hôm nay là lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời..."
Chứng từ này của Đức Hồng Y, một lần nữa minh định đầy sức thuyết phục lời Đức Thánh Cha Phaxicô: “Niềm vui cũng như niềm hy vọng Kitô giáo có nền tảng từ lòng trung tín của Thiên Chúa, trong sự bảo đảm rằng Người vẫn luôn giữ lời hứa của mình… Những ai đã gặp được Đức Giêsu trên hành trình thì sẽ cảm nghiệm được trong con tim mình một sự thanh thản và niềm vui mà không ai hay không gì có thể làm hư hoại.” Do đó, vấn đề không phải khó hay dễ nhưng là khát khao, lên đường tìm kiếm để có niềm vui Tin Mừng. Người Do Thái ngày xưa ở trong tình trạng: “có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết” (Ga 1,26); tình trạng của ta hôm nay có thể: biết, nhưng không có kinh nghiệm về Ngài và không có niềm vui gặp Ngài.
Lạy Chúa! Chúng con là linh mục, căn tính của chúng con “như được thoát sinh từ Lời Chúa, tức là từ phía Đức Giêsu Kitô và từ ý định của Người liên quan đến việc thiết lập Giáo Hội, được trỗi lên như một khúc hoan ca tạ ơn phụng vụ trong kinh tiền tụng của ngày lễ Truyền dầu.” Hành trình đời chúng con là “phục vụ và làm chứng về một niềm vui mà thế giới không thể trao ban.”
Lạy Chúa Giêsu!
Chúa biết rõ trong con có gì.
Xin cho con luôn khao khát kiếm tìm để có… (thinh lặng)
3. Giáo Xứ Hôm Nay
Ngày xưa khi Chúa Giêsu nhập thể làm người, Ngài đem niềm vui đến cho nhân loại ngay trong cảnh lầm than như đã phân tích ở trên. Hôm nay khi linh mục về nhận xứ cũng là lúc niềm vui đến từ đầu ngõ chạy dài tới cuối thôn. Thường tình là thế, ta cứ điểm lại thì thấy hầu như lễ nhận xứ bao giờ cũng từng bừng. Giáo dân chưa biết gì về cha mới vậy mà cũng vui, cả người già và em bé nếu được làm đôi việc lặt vặt, chạy lăng xăng trong nhà xứ là sung sướng nhất rồi. Tại sao? Bởi vì họ tin linh mục là hiện thân của Đức Kitô, linh mục đến thăm nhà, người già bảo “Chúa đến”. Ta không dám nói người giáo dân nghĩ về linh mục y như cha Gioan Maria Vianey đã viết: “Ai đã đón nhận linh hồn chúng ta khi bước vào đời? Linh mục. Ai nuôi dưỡng linh hồn và ban cho nó sức mạnh trên con đường lữ hành? Linh mục. Ai chuẩn bị chúng ta ra trước toà Chúa, khi tắm rửa nó lần cuối cùng trong Máu chúa Giêsu Kitô? Linh mục, luôn là linh mục. Và nếu linh hồn đó đi đến chỗ chết (do tội) thì ai sẽ phục sinh nó, ai sẽ mang lại cho nó bình an và yên ổn? Vẫn là linh mục. Sau Thiên Chúa linh mục là tất cả…” Ngày nay tuy có chút thay đổi trong cách nhìn của người giáo dân đối với linh mục, nhưng trong xứ sở của ta, tạ ơn Chúa, người linh mục luôn được tôn trọng, kính mến, vì họ nghĩ một cách đơn giản, linh mục là người của Chúa, qua ngài, Chúa ban ơn.
Thiên Chúa ban ơn cho dân qua linh mục, về phương diện bí tích, điều đó thuộc căn tính: “Trong Giáo Hội và cho Giáo Hội, các linh mục, theo góc độ bí tích, đại diện cho Chúa Kitô, là Đầu và Mục tử, các ngài rao giảng Lời Chúa cách chính thức, lặp lại cử chỉ của Chúa Kitô để tha thứ và ban ơn cứu độ, nhất là qua phép Rửa tội, phép Giải tội và phép Thánh Thể...” Bởi vì thuộc về căn tính nên ơn Bí tích Chúa ban cho dân nơi linh mục không bao giờ hư hao. Người giáo dân tôn kính linh mục là đúng. Ước gì lòng tôn kính này không phai lạt, không phải để linh mục được nhờ, đời tu có giá, nhưng đó là dấu biểu lộ lòng tin Chúa trong Hội Thánh rất cao; tin Chúa trong Bí tích mới thực là đức tin Công Giáo.
Sự tôn trọng, kính mến của người giáo dân đối với linh mục, trước hết không phải do nơi con người của vị linh mục có gì, mà do bởi qua linh mục, Chúa ban cho họ chính Ngài mỗi khi Bí tích được cử hành. Thành ra, thái độ của người linh mục trước sự tôn kính của giáo dân phải là sự khiêm nhường phục vụ, vì không phải do linh mục đã thủ đắc được điều gì khiến người ta tôn kính, lại càng không phải do linh mục ban Chúa cho giáo dân khi cử hành Bí tích. Nếu có một cách hành xử nào khác với thái độ khiêm nhường phục vụ thì vô tình, linh mục tự cho mình có quyền sở hữu Chúa để ban cho giaó dân khi cử hành Bí tích, nên mới có quyền “ta đây”, nên mới có quyền “đòi hỏi” như vậy.
Ngày này có người chủ trương phải “dân chủ hoá”, họ không phủ nhận giá trị của chức thánh, nhưng cho rằng linh mục cũng là con người chứ không phải người thánh, nên việc tôn kính như hiện tại có thể làm hư các ngài. Chẳng biết đúng sai thế nào, nhưng với tư cách là một linh mục, nhân sự kiện có ý kiến như thế gợi cho ta suy nghĩ: thay vì cao bằng thì hãy cùng nhau hướng tới việc linh mục phải ý thức và cố gắng hết sức, sống đúng căn tính của mình để có một chiều sâu đầy Chúa, và thể hiện ra bên ngoài sự nhân ái của Ngài. Một khi linh mục sống như vậy, người đời sẽ chẳng bao giờ đặt vấn đề phải “tôn kính” hay không, hơn nữa, nếu có bắt không tôn kính thì người ta vẫn tôn kính như thường.
Thực tế cho thấy trong Giáo Hội Viêt Nam ngày nay đã chớm thay đổi. Mới đây thôi, trong năm 2014, có ba chuyện buồn liên tiếp xãy ra. Một hôm nghe điện thoại của người quen, từ Giáo phận Vinh gọi vào, giọng thảng thốt: “Cha ơi! Cha xứ con bị đánh.” Ai đánh? “Một chú giáo dân trong xứ”. Tại sao? “Cha lái xe về tới cổng nhà xứ. Một chú trong Hội đồng chạy vội ra mở. Chú kia đứng trong quán sửa xe bên đường nói khích một câu. Cha xứ bước xuống xe đánh một tát. Chú kia đánh lại. Hai người đánh nhau…” Gặp lại người anh em đang phục vụ tại Giáo phận Nha Trang, cũng đã lâu bây giờ mới có dịp, không biết bao nhiêu chuyện, thượng vàng hạ cám, nhưng đến chuyện này khi kể xong thì không muốn nghe nữa, vì có cái gì đó thật xót xa! Tạm tóm tắt câu chuyện như sau: “Cha xứ có xích mích với một người giáo dân. Nghe đâu ngài lên toà giảng nói mấy lần về người đó. Tình hình ngày càng căng, sợ có chuyện chẳng lành, ông Hội đồng vào nhà xứ can ngăn. Cha nỗi giận đấm liền. Thế là cả xứ dậy lên, xã không giải quyết được, họ kéo nhau lên huyện…” Còn ở Thái Bình, giáo dân “biểu tình” chóng cha xứ nên Đức Giám Mục phải chuyển đi. Nghe nói nguyên nhân là do dân lấy tiền bồi thường đất góp vào xứ để cha làm nhà thờ. Làm hoài không xong, vì thiếu tiền trong khi cha sắm xe hơi tiền tỷ… Cũng chỉ nghe kể chứ không biết chính xác thế nào, lỗi phải ra sao, mức độ nghiêm trọng có đúng như chính nội dung được kể hay không? Nhưng những mẫu chuyện trên góp thêm vào nhận định: đã có dấu hiệu thay đổi trong cách cư xử của người giáo dân đối với linh mục, không còn vâng phục, đôi lúc “cam chịu”, nhưng là phản kháng thô bạo, không còn “lấy lời lành an ủi nhau”, trái lại, hùa nhau làm tới.
Chuyện giáo dân thay đổi là thật. Nhìn lại các giáo xứ toàn tòng hiện nay thì dễ dàng nhận thấy không còn được như xưa: tệ nạn có, các gia đình ly dị cũng nhiều. Điều đó dễ hiểu vì ta đang sống trong một thời đại nhập nhằng văn hoá, đánh mất bản sắc, qua phương tiện truyền thông, nền văn hoá Phương Tây thống lĩnh. Cái khổ là những giá trị đích thực của họ như trật tự, sạch sẻ, tinh thần trách nhiệm cộng đồng, bác ái, làm việc chung, dấn thân… thì ta chỉ xem phớt qua rồi bỏ nhưng rác rến bẩn thỉu như tự do tình dục, lối sống loã lồ, bạo lực… lại thu gom. Ta đang sống trong một xã hội băng hoại nhiều phương diện, đặc biệt không có sự thật, dối trá là cách để tồn tại, phát triển, vinh thân. Ngày xưa Chúa nói: “Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỉ” (Mt 5,37). Ngày nay nhiều người Công Giáo hồn nhiên nói dối, vì cho rằng dối không hại ai, đôi khi được lợi cho cộng đoàn hay đẹp lòng nhau thì không có tội. Quyền lợi là trên hết, tổ quốc, gia đình, giá trị bản thân đều ở hàng thứ yếu. Chuyện gì cũng được nhưng đụng đến quyền lợi: “cha – con” đời hay đạo đều có thể mất nhau. Không chỉ giáo dân bị ảnh hưởng mà cả linh mục cũng bị, vì “tha nhân làm nên ta”, xã hội ảnh hưởng, khuôn đúc nên con người trong nó là đương nhiên. Nghĩ mà thương cho người, thương cho mình, thương cho cả chúng ta, vì chẳng có ai ở ngoài cuộc này đâu!
Hôm nay ta được sai “chiếu toả niềm tin”, một sứ mạng chưa sai đã có từ Bí tích Rửa tội và Bí tích Truyền Chức thánh, nên “lệnh truyền” này có sức bật rất cao. Ta đi vào môi trường xứ đạo có thể chớm màu thay đổi với sức mạnh của Chúa. Người linh mục không chỉ có sức mạnh nhờ ơn Chúa ban cho cộng đoàn khi ngài cử hành bí tích, mà còn trong toàn bộ ơn Chúa ban cho cuộc sống con người. Chỉ có điều tính hiệu năng của ơn Chúa trong bí tích thì luôn luôn hiện thể, tức là nếu linh mục cử hành bí tích hợp luật tất nhiên thành sự, còn ơn thánh nói chung thường ở dạng tiềm năng. Chính vì vậy, giáo dân không chỉ chạy đến với cha để được ban bí tích; những lúc con đau, mùa màng thất bát, gia đình lục đục họ đến xin cha khấn giúp để vượt qua. Linh mục, người của Chúa, có dư sức mạnh để vui tươi trên con đường sứ vụ nhiều thử thách, chông gai.
Ngày xưa Chúa Giêsu “đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó” (Cv 10,38). Trước khi Chúa đòi người ta phải làm những gì cần thiết để qua cửa hẹp mà vào Nước Trời, thì Ngài đã cho người ta vô vàn ơn phúc quá sứ vụ chữa lành, trừ quỉ. Hôm nay linh mục, một Kitô khác (Alter Christus) đến coi xứ, ngài có gì để giáng phúc thi ân? Có. Ngoài ơn Bí tích, đó chính là niềm vui, sự bình an ngài đem về cho giáo xứ. Ta cứ nhẫm lại xem, các linh mục đi qua trong đời mình, khi các ngài đến làm nhiệm vụ quản xứ. Trong số các vị ấy, bản thân ta cũng như những người giáo dân trong xứ trãi nghiệm, vị đem bình an và niềm vui vẫn là hơn hết. Thật ra, đem bình an và niềm vui về cho giáo xứ không ngoài tầm tay của người linh mục, vì các ngài có ưu thế là chưa thể hiện mình đã được quí trọng, kính yêu. Các linh mục luôn được đón nhận nên một nụ cười, một cử chỉ thân thương dù nhỏ vẫn có tác động lớn. Thằng cu Tí mừng rỡ chạy vội về nhà khoe với mẹ, chỉ vì cha xứ gặp nó trên đường gọi tên. Bà cụ nâng niu tấm ảnh Đức Mẹ, đem khoe cả xóm, vì đích thân cha xứ đến nhà thăm cho bà. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, ngày Ngài đăng quang, tại quảng trường thánh Phêrô trước khi chia tay đoàn người đông đảo từ khắp nơi đổ về, Ngài nhắn nhủ những người cha, người mẹ tối về nhà nhớ hôn con nhỏ của mình và nói với chúng đó là nụ hôn của Giáo Hoàng. Chỉ vậy thôi, nhưng sáng hôm sau tất cả các tờ báo đều chạy tít lớn, xôn xao bàn luận, thế giới ngạc nhiên thích thú… Dường như điểm sáng nơi người của Chúa bao giờ cũng sáng hơn.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Giáo Hội không là nơi trú ngụ của những con người buồn phiền, Giáo Hội là nhà của niềm vui.” Vậy chiếu toả niềm tin bằng chứng từ niềm vui cần biết bao để xây dựng giáo xứ vui tươi, bình an sống động. Chỉ tội thực tế không là lý thuyết, cuộc sống nhiều gía trị lắm khi muốn có điều này đành phải mất điều kia. Ta vẫn thường quan tâm đến trật tự, nề nếp, đúng luật, đó là chọn lựa ưu tiên. Kinh nghiệm cho thấy đôi lúc đạt được những điều đó, rất đẹp mắt nhưng cuộc sống giữa “cha – con” lại quá nặng nề. Phải chăng ta bằng lòng vì nghĩ linh mục cử hành Bí tích, Chúa đến với dân, chính là linh mục đã “thi ân giáng phúc”, bây giờ không còn “cho”, chỉ còn “luật”?! Tuy nhiên, nhìn kỹ cách Chúa làm thì thấy: Chúa không cứu độ bằng cách từ trời thả dây cho con người nắm lấy leo lên, mà Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người để trong chốn thế gian, Ngài đưa con người về Thiên giới. Như thế, cách Chúa làm là từ tự nhiên đến siêu nhiên. Trước khi gọi bốn môn đệ đầu tiên theo Chúa, Chúa cho các ông thấy mẻ cá lạ lùng (x. Lc 5,1-11); trước khi lên núi giảng các mối phúc và những điều phải làm hay phải bỏ (x. Mt 5 – 7), thì Ngài đã “chữa hết các tật nguyền bệnh hoạn của dân” (Mt 4,23); trước khi bước lên thập giá, Chúa cho các môn đệ thân tín thấy Chúa biến hình và nghe rõ tiếng Chúa Cha (x Lc 9,28-36); trước khi sai môn đệ đi rao giảng Tin mừng Phục sinh, Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn Ngài (x. Ga 20,20). Từ tự nhiên đến siêu nhiên, ta không có bạc vàng, chức tước để cho nhưng niềm vui sự bình an cho cộng đoàn là vốn ta luôn có thể…….
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho con “cần phải nổ lực để giữ gìn trong tâm hồn các tín hữu niềm vui và niềm tự hào thánh thiện phát xuất từ tư cách là thành viên của Hội Thánh.”
Xin cho con luôn nhớ, “không có niềm vui và niềm tự hào này, ở một bình diện tâm lý, thì khó mà giữ gìn phát triển đời sống đức tin...”
Và lạy Chúa của con, xin cho con có: chứng từ niềm vui./.
Giáo Xứ Lý Sơn, ngày 03 tháng 12 năm 2014
Lễ Thánh Phanxicô Xavie
Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập công nghị tấn phong các tân Hồng Y
Đặng Tư Do
15:27 11/12/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố triệu tập một công nghị Hồng Y vào tháng 2 năm 2015, trong dịp này sẽ nâng lên hàng Hồng Y một số vị trong đó đáng kể là các vị tổng giám mục các giáo phận trên toàn thế giới.
Công nghị Hồng Y sẽ được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Hai năm 2014. Cho đến nay danh sách các vị tân Hồng Y chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, danh sách này sẽ sớm được công bố, chậm nhất là ngày 14 tháng Giêng năm 2015.
Hiện tại, Hồng Y Đoàn có 208 thành viên, trong đó 112 vị ở độ tuổi dưới 80 và do đó đủ điều kiện để bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử giáo hoàng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị thiết lập giới hạn của số Hồng Y cử tri là 120, mặc dù một vị Giáo Hòang có thể (và chính Đức Gioan Phaolô đã làm) là tấn phong số Hồng Y cử tri vượt quá con số đó, xét đến khả năng một số vị sẽ sớm quá tuổi bầu cử.
Hai Hồng Y cử tri là Đức Hồng Y Giovanni Lajolo, thống đốc đã nghỉ hưu của quốc gia thành Vatican, và Đức Hồng Y Julius Darmaatmadja của Jakarta, Nam Dương sẽ mừng sinh nhật lần thứ 80 của các ngài trước công nghị tháng Hai tới. Hai vị khác là Đức Hồng Y Antonios Naguib, là Thượng Phụ Công Giáo Coptic và Đức Hồng Y Justin Rigali, tổng giám mục nghỉ hưu của Philadelphia sẽ lần lượt quá tuổi bầu cử hai tháng sau đó. Vì vậy, Đức Giáo Hoàng có thể sẽ tấn phong từ 10 đến 12 tân Hồng Y.
Theo một thực hành đã trở thành thường xuyên của các vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể trao mũ đỏ cho một vài giám mục đã quq' 80 tuổi, như một cách công nhận sứ vụ của các ngài với Giáo Hội. Các vị này sẽ không hội đủ điều kiện để tham gia vào một mật nghị bầu giáo hoàng, nhưng có thể tham gia vào bất kỳ mật nghị hay công nghị khác của các Hồng Y, kể cả vào các cuộc họp trước mật nghị bầu Giáo Hoàng.
Công nghị Hồng Y sẽ được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Hai năm 2014. Cho đến nay danh sách các vị tân Hồng Y chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, danh sách này sẽ sớm được công bố, chậm nhất là ngày 14 tháng Giêng năm 2015.
Hiện tại, Hồng Y Đoàn có 208 thành viên, trong đó 112 vị ở độ tuổi dưới 80 và do đó đủ điều kiện để bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử giáo hoàng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị thiết lập giới hạn của số Hồng Y cử tri là 120, mặc dù một vị Giáo Hòang có thể (và chính Đức Gioan Phaolô đã làm) là tấn phong số Hồng Y cử tri vượt quá con số đó, xét đến khả năng một số vị sẽ sớm quá tuổi bầu cử.
Hai Hồng Y cử tri là Đức Hồng Y Giovanni Lajolo, thống đốc đã nghỉ hưu của quốc gia thành Vatican, và Đức Hồng Y Julius Darmaatmadja của Jakarta, Nam Dương sẽ mừng sinh nhật lần thứ 80 của các ngài trước công nghị tháng Hai tới. Hai vị khác là Đức Hồng Y Antonios Naguib, là Thượng Phụ Công Giáo Coptic và Đức Hồng Y Justin Rigali, tổng giám mục nghỉ hưu của Philadelphia sẽ lần lượt quá tuổi bầu cử hai tháng sau đó. Vì vậy, Đức Giáo Hoàng có thể sẽ tấn phong từ 10 đến 12 tân Hồng Y.
Theo một thực hành đã trở thành thường xuyên của các vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể trao mũ đỏ cho một vài giám mục đã quq' 80 tuổi, như một cách công nhận sứ vụ của các ngài với Giáo Hội. Các vị này sẽ không hội đủ điều kiện để tham gia vào một mật nghị bầu giáo hoàng, nhưng có thể tham gia vào bất kỳ mật nghị hay công nghị khác của các Hồng Y, kể cả vào các cuộc họp trước mật nghị bầu Giáo Hoàng.
Cải tổ giáo triều Rôma sẽ tái tục mạnh mẽ vào tháng Hai năm tới
Đặng Tư Do
15:46 11/12/2014
Tháng 2 năm 2015 sẽ là một tháng bận rộn cho hàng lãnh đạo của Giáo triều Rôma, được đánh dấu bằng phiên khoáng đại của một ủy ban giáo hoàng mới về chống lạm dụng trẻ em, một cuộc họp của tất cả các Hồng Y trên thế giới, và một Công Nghị tấn phong Hồng Y.
Tòa Thánh công bố vào ngày 11 tháng 12 rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nâng lên hàng Hồng Y một số vị vào ngày 14 và 15. Tuy nhiên, tuần lễ trước công nghị sẽ có một số cuộc họp quan trọng khác.
Hội đồng các Hồng Y, được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến trong tuần này, sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo từ ngày 9 đến ngày 11 tháng Hai, đang tiếp tục lập kế hoạch cho việc tái cơ cấu Giáo triều Rôma. Sau đó, vào ngày 12 và 13, những kế hoạch này sẽ được trình bày tại một cuộc họp của tất cả các Hồng Y trên thế giới.
Dựa theo tiền lệ mà Đức Giáo Hoàng đã thiết lập vào tháng Hai năm nay, có khả năng là Đức Thánh Cha sẽ mời các giám mục sắp được nâng lên hàng Hồng Y tham gia vào các cuộc họp của những ngày trước buổi lễ tấn phong chính thức.
Hội đồng các Hồng Y thông báo sẽ kiến nghị thành lập hai Hội Đồng Toà Thánh mới: một dành cho các giáo dân, một dành cho các vấn đề chính trị và xã hội. Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng đã cảnh báo rằng việc tái cơ cấu Giáo Triều Rôma còn cần nhiều thời gian để hoàn thành. Một khi kế hoạch đầy đủ về việc thành lập ra những cơ quan mới được trình bày đầy đủ với Hồng Y đoàn vào tháng Hai, Toà Thánh vẫn còn cần nhiều thời gian.
Tháng Hai 2015 cũng sẽ chứng kiến những cuộc họp chính thức đầu tiên của Hội đồng Giáo hoàng về bảo hộ các trẻ vị thành niên, dưới sự chủ trì của Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston. Cuộc họp sẽ được tổ chức tại Rôma từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Hai. Cho đến nay, danh tính của 9 thành viên mới của ủy ban vẫn chưa được xác định chính thức.
Tòa Thánh công bố vào ngày 11 tháng 12 rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nâng lên hàng Hồng Y một số vị vào ngày 14 và 15. Tuy nhiên, tuần lễ trước công nghị sẽ có một số cuộc họp quan trọng khác.
Hội đồng các Hồng Y, được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến trong tuần này, sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo từ ngày 9 đến ngày 11 tháng Hai, đang tiếp tục lập kế hoạch cho việc tái cơ cấu Giáo triều Rôma. Sau đó, vào ngày 12 và 13, những kế hoạch này sẽ được trình bày tại một cuộc họp của tất cả các Hồng Y trên thế giới.
Dựa theo tiền lệ mà Đức Giáo Hoàng đã thiết lập vào tháng Hai năm nay, có khả năng là Đức Thánh Cha sẽ mời các giám mục sắp được nâng lên hàng Hồng Y tham gia vào các cuộc họp của những ngày trước buổi lễ tấn phong chính thức.
Hội đồng các Hồng Y thông báo sẽ kiến nghị thành lập hai Hội Đồng Toà Thánh mới: một dành cho các giáo dân, một dành cho các vấn đề chính trị và xã hội. Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng đã cảnh báo rằng việc tái cơ cấu Giáo Triều Rôma còn cần nhiều thời gian để hoàn thành. Một khi kế hoạch đầy đủ về việc thành lập ra những cơ quan mới được trình bày đầy đủ với Hồng Y đoàn vào tháng Hai, Toà Thánh vẫn còn cần nhiều thời gian.
Tháng Hai 2015 cũng sẽ chứng kiến những cuộc họp chính thức đầu tiên của Hội đồng Giáo hoàng về bảo hộ các trẻ vị thành niên, dưới sự chủ trì của Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston. Cuộc họp sẽ được tổ chức tại Rôma từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Hai. Cho đến nay, danh tính của 9 thành viên mới của ủy ban vẫn chưa được xác định chính thức.
Quân khủng bố Hồi Giáo chặt đầu 4 trẻ em Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi Giáo
Đặng Tư Do
16:04 11/12/2014
Cha tổng đại diện Anh Giáo tại thủ đô Baghdad nói với tờ The Independent của Anh hôm 8 tháng 12 rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu bốn trẻ em Kitô vì không chịu cải đạo sang Hồi Giáo.
Quân khủng bố IS, bất chấp những cuộc tấn công bằng không quân của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, đã củng cố được quyền kiểm soát của chúng trên một nửa nước Iraq và 1/3 nước Syria. Cha Canon Andrew White nói rằng trong một vùng ngoại ô gần Baghdad, quân khủng bố đã tụ họp dân chúng trong vùng tạm chiếm và bắt các trẻ con nói theo, "Các em hãy nói: chúng tôi sẽ theo Muhammad."
Trong số những đứa trẻ, tất cả đều dưới 15, có bốn em nói: "không", "chúng tôi yêu Yeshua [Chúa Giêsu], Đấng đã luôn luôn yêu thương chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn luôn đi theo Yeshua, Yeshua luôn ở với chúng tôi."
Dù bị hăm giết, các em vẫn nói: "Không, chúng tôi không thể theo ai khác."
Linh mục Canon Andrew White nói quân khủng bố đã lập tức chặt đầu 4 đứa trẻ trước khi chặt thi thể chúng ra thành nhiều phần để dằn mặt dân chúng.
Quân khủng bố IS, bất chấp những cuộc tấn công bằng không quân của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, đã củng cố được quyền kiểm soát của chúng trên một nửa nước Iraq và 1/3 nước Syria. Cha Canon Andrew White nói rằng trong một vùng ngoại ô gần Baghdad, quân khủng bố đã tụ họp dân chúng trong vùng tạm chiếm và bắt các trẻ con nói theo, "Các em hãy nói: chúng tôi sẽ theo Muhammad."
Trong số những đứa trẻ, tất cả đều dưới 15, có bốn em nói: "không", "chúng tôi yêu Yeshua [Chúa Giêsu], Đấng đã luôn luôn yêu thương chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn luôn đi theo Yeshua, Yeshua luôn ở với chúng tôi."
Dù bị hăm giết, các em vẫn nói: "Không, chúng tôi không thể theo ai khác."
Linh mục Canon Andrew White nói quân khủng bố đã lập tức chặt đầu 4 đứa trẻ trước khi chặt thi thể chúng ra thành nhiều phần để dằn mặt dân chúng.
Tờ Quan Sát Viên Rôma ca ngợi những nguời đoạt giải Nobel Hòa Bình năm nay
Đặng Tư Do
16:11 11/12/2014
Trong một bài viết ngắn trên trang nhất, Tờ Quan Sát Viên Rôma - L'Osservatore Romano đã hoan nghênh việc lựa chọn Malala Yousafzai của Pakistan và Kailash Satyarthi của Ấn Độ là những người đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2014.
Mô tả giải thưởng Nobel Hoà Bình năm nay là giải "Nobel về lòng dũng cảm," tờ báo nói cả hai đã chiến đấu chống lại các trào lưu tôn giáo cực đoan và đấu tranh thay mặt cho các quyền của trẻ em.
Mô tả giải thưởng Nobel Hoà Bình năm nay là giải "Nobel về lòng dũng cảm," tờ báo nói cả hai đã chiến đấu chống lại các trào lưu tôn giáo cực đoan và đấu tranh thay mặt cho các quyền của trẻ em.
Lý do Đức Giáo Hoàng không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đặng Tư Do
17:43 11/12/2014
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói bóng gió rằng ngài đã không thể gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô trong một chuyến đi đến Rome trong tuần này vì các viên chức Vatican lo ngại rằng một cuộc họp như thế sẽ gây ra các phản ứng mạnh từ phiá các quan chức trong chính phủ Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói rằng ngài đã hy vọng có thể tiếp kiến Đức Thánh Cha, nhưng đã không thể sắp xếp một cuộc gặp gỡ như thế. "Đại diện Vatican cho biết điều này không thể được vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.
Chế độ Bắc Kinh đã thường xuyên phản đối các nhà lãnh đạo trên thế giới khi họ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma, người hiện đang sống lưu vong, đã từ chối chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc đối với đất nước của mình và vẫn được nhiều người Tây Tạng xem là nhà lãnh đạo hợp pháp duy nhất của họ.
Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican, đã không trả lời trực tiếp vào câu hỏi liệu chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không. Tuy nhiên, ngài nói rằng Đức Thánh Cha sẽ không gặp người nào trong số những người đoạt giải thưởng Nobel đang ở Rome trong tuần này vì thời khoá biểu quá bận rộn của ngài.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Suy nghĩ qua việc Vatican chấp thuận tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha F.X Trương Bửu Diệp
Micae Bùi Thành Châu
10:09 11/12/2014
CHÚT NGHĨ SUY QUA VIỆC VATICAN CHẤP THUẬN VIỆC TIẾN HÀNH HỒ SƠ TUYÊN THÁNH CHO CHA F.X TRƯƠNG BỬU DIỆP
Thời gian chờ đợi đã đến. Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Thánh bộ Tuyên Thánh ở Rôma đã gửi văn thư chính thức bằng tiếng La Tinh cho Đức Cha Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám mục Cần Thơ tuyên bố: NIHIL OBSTAT – KHÔNG CÓ GÌ NGĂN TRỞ trong việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho Cha Diệp.
Điều này hẳn nhiên ai ai cũng đều mong đợi, cách riêng là những ai có mối liên hệ mật thiết với Ngài. Và vui hơn với những ai đã từng được Ngài chuyển cầu cho những ơn như lòng mong mà họ đã xin.
Một trong những người vui mừng hơn ai hết có lẽ là Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - nguyên giám mục giáo phận Sài Gòn. Đức Hồng Y G.B. có duyên gặp được cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp khi Ngài mới lên 6 tuổi khi cha Phanxicô Xaviê đến thăm ông bà cố và gia đình của Đức Hồng Y. Và, chính cha khơi nguồn ơn gọi Đức Hồng Y qua việc khuyến khích Đức Hồng Y học tiếng Latin để đi vào Tiểu Chủng Viện.
Trong tâm thức về cha Phanxicô Xaviê, Đức Hồng Y G.B. đã chia sẻ: Tôi ghi nhận ba điều vế Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp: Ngài là một linh mục thánh thiện, một linh mục luôn nghĩ đến tương lai của Giáo Hội, khuyến khích người khác đi tu. Ngài là một linh mục thương lo cho dân. Ngài đi tới đâu là lo xây dựng nhà thờ nhà ở cho bà con cả lương giáo. Ngài là một mục từ sống chết vì đàn chiên.
Vui mừng và hy vọng, mạnh dạn hơn, tích cực hơn trong việc tiến trình tuyên thánh cho Cha như tâm tình của linh mục cáo thỉnh viên Phêrô Trần Thế Tuyên. Thế nhưng, tôi trộm nghĩ vui mừng, hy vọng và niềm hân hoan đó không chỉ dừng lại những ơn lành mà Cha Phanxicô Xaviê chuyển cầu cho mỗi người chúng ta nhưng chúng ta phải đi một bước xa hơn, một bước cao hơn nữa đó là chuyên chăm cầu nguyện và học hỏi về đời sống cách riêng về đời sống đức tin của Ngài.
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp đã chấp nhận đổ máu đào để minh chứng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa như bao vị tiền nhân tử đạo trên quê hương đất Việt này. Cuộc đời và cái chết bi thương của Cha Diệp ắt hẳn nhiều người được biết đặc biệt cái chết nghiệt ngã đầu một nơi mà thân xác một nơi.
Niềm tin quá mãnh liệt của Ngài vào Thiên Chúa giữa bao thăng trầm của cuộc đời, giữa bao nhiêu cấm cách của cuộc sống. Cuối cùng Ngài đã minh chứng cho tình yêu vào Thiên Chúa là Cha của Ngài.
Là con cháu, chúng ta hãnh diện, chúng ta vui mừng, chúng ta hân hoan vì trong sổ bộ các thánh sẽ có thêm một người rất gần với chúng ta, cùng mang dòng máu đỏ da vàng như chúng ta Nhưng, cái niềm vui, niềm hãnh diện đó phải được thể hiện qua đời sống đức tin của ta.
Ngày hôm nay, ai ai cũng tưởng không còn xảy ra bách hại đạo nữa, không còn phải đổ máu đào, nhưng nói như thế không phải là không còn bách hại hay thử thách về niềm tin về tình yêu vào Chúa. Bách hại đạo thời nay không bằng gươm giáo mà bằng các chủ thuyết, đạo luật, sách vở nhằm giết tâm hồn chúng ta. Giữa cuộc sống đang chạy theo tiền tài, danh vọng, quyền lực này hơn bao giờ hết mời gọi ta tử đạo bằng cách khác, bằng cách mới theo xu hướng của cuộc sống. Trong đời sống đức tin hàng ngày của ta, ta có can đảm tử cái tôi của mình, cái ích kỷ, cái tham sân si bao năm tháng nó bám chặt đời mình hay không hay là chúng ta vẫn cứ vui vẻ lấp đầy lòng tham, ghen tương, đố kỵ trong đời ta.
Nói, nghe ra rất dễ nhưng để sống không phải là chuyện đơn giản. Cũng thế, thường thói quen ta đến với Cha Phanxicô Xavie ta vẫn có thói quen xin cho ta được điều này điều kia. Dĩ nhiên những điều ta xin là hợp lý với nhãn quan, với ước muốn của ta nhưng trong lòng tin, ta nên nhớ rằng trước khi ta xin điều gì thì Thiên Chúa - Cha giàu lòng thương xót của ta - biết rõ hơn ta những nhu cầu, những thiếu thốn của ta. Nhiệm vụ thì ta vẫn cứ xin, và nếu Chúa thấy đẹp lòng Chúa thì qua lời chuyển cầu của Cha Trương Bửu Diệp, Ngài sẽ ban ơn cho ta.
Nhìn lại, khi đến với Cha Trương Bửu Diệp hay trung tâm hành hương này trung tâm hành hương kia, chúng ta vẫn có thói quen quy chúng ta hơn là thói quen quy Kitô. Quy Kitô là cả tấm lòng của ta, cả ước nguyện của ta và cả cuộc đời của ta quy về Đức Kitô. Điều này, chắc chắn các Thánh cũng như Cha Trương Bửu Diệp đã tâm niệm, đã sống trọn cuộc đời.
Như vậy, khi đến với Cha Trương Bửu Diệp, vẫn có thể ta xin ơn này ơn kia cho cuộc đời thực tại của ta. Nhưng, nên chăng ta xin thêm ơn để ta noi gương đời sống đức tin, đặc biệt qua lời chứng tử đạo của Ngài. Xin Ngài thêm ơn cho ta để ta dám tử đạo bằng chính lối sống tử cho cái tôi của ta, tử cho con người phàm hèn của ta.
Xin Chúa thương thêm ơn cho mỗi người chúng ta, qua lời chuyển cầu của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp ngày mỗi ngày cho ta thêm ơn đức tin để ta sống giữa cuộc đời phong ba bão táp này.
Micae Bùi Thành Châu
Thời gian chờ đợi đã đến. Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Thánh bộ Tuyên Thánh ở Rôma đã gửi văn thư chính thức bằng tiếng La Tinh cho Đức Cha Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám mục Cần Thơ tuyên bố: NIHIL OBSTAT – KHÔNG CÓ GÌ NGĂN TRỞ trong việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho Cha Diệp.
Điều này hẳn nhiên ai ai cũng đều mong đợi, cách riêng là những ai có mối liên hệ mật thiết với Ngài. Và vui hơn với những ai đã từng được Ngài chuyển cầu cho những ơn như lòng mong mà họ đã xin.
Một trong những người vui mừng hơn ai hết có lẽ là Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn - nguyên giám mục giáo phận Sài Gòn. Đức Hồng Y G.B. có duyên gặp được cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp khi Ngài mới lên 6 tuổi khi cha Phanxicô Xaviê đến thăm ông bà cố và gia đình của Đức Hồng Y. Và, chính cha khơi nguồn ơn gọi Đức Hồng Y qua việc khuyến khích Đức Hồng Y học tiếng Latin để đi vào Tiểu Chủng Viện.
Trong tâm thức về cha Phanxicô Xaviê, Đức Hồng Y G.B. đã chia sẻ: Tôi ghi nhận ba điều vế Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp: Ngài là một linh mục thánh thiện, một linh mục luôn nghĩ đến tương lai của Giáo Hội, khuyến khích người khác đi tu. Ngài là một linh mục thương lo cho dân. Ngài đi tới đâu là lo xây dựng nhà thờ nhà ở cho bà con cả lương giáo. Ngài là một mục từ sống chết vì đàn chiên.
Vui mừng và hy vọng, mạnh dạn hơn, tích cực hơn trong việc tiến trình tuyên thánh cho Cha như tâm tình của linh mục cáo thỉnh viên Phêrô Trần Thế Tuyên. Thế nhưng, tôi trộm nghĩ vui mừng, hy vọng và niềm hân hoan đó không chỉ dừng lại những ơn lành mà Cha Phanxicô Xaviê chuyển cầu cho mỗi người chúng ta nhưng chúng ta phải đi một bước xa hơn, một bước cao hơn nữa đó là chuyên chăm cầu nguyện và học hỏi về đời sống cách riêng về đời sống đức tin của Ngài.
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp đã chấp nhận đổ máu đào để minh chứng cho niềm tin của mình vào Thiên Chúa như bao vị tiền nhân tử đạo trên quê hương đất Việt này. Cuộc đời và cái chết bi thương của Cha Diệp ắt hẳn nhiều người được biết đặc biệt cái chết nghiệt ngã đầu một nơi mà thân xác một nơi.
Niềm tin quá mãnh liệt của Ngài vào Thiên Chúa giữa bao thăng trầm của cuộc đời, giữa bao nhiêu cấm cách của cuộc sống. Cuối cùng Ngài đã minh chứng cho tình yêu vào Thiên Chúa là Cha của Ngài.
Là con cháu, chúng ta hãnh diện, chúng ta vui mừng, chúng ta hân hoan vì trong sổ bộ các thánh sẽ có thêm một người rất gần với chúng ta, cùng mang dòng máu đỏ da vàng như chúng ta Nhưng, cái niềm vui, niềm hãnh diện đó phải được thể hiện qua đời sống đức tin của ta.
Ngày hôm nay, ai ai cũng tưởng không còn xảy ra bách hại đạo nữa, không còn phải đổ máu đào, nhưng nói như thế không phải là không còn bách hại hay thử thách về niềm tin về tình yêu vào Chúa. Bách hại đạo thời nay không bằng gươm giáo mà bằng các chủ thuyết, đạo luật, sách vở nhằm giết tâm hồn chúng ta. Giữa cuộc sống đang chạy theo tiền tài, danh vọng, quyền lực này hơn bao giờ hết mời gọi ta tử đạo bằng cách khác, bằng cách mới theo xu hướng của cuộc sống. Trong đời sống đức tin hàng ngày của ta, ta có can đảm tử cái tôi của mình, cái ích kỷ, cái tham sân si bao năm tháng nó bám chặt đời mình hay không hay là chúng ta vẫn cứ vui vẻ lấp đầy lòng tham, ghen tương, đố kỵ trong đời ta.
Nói, nghe ra rất dễ nhưng để sống không phải là chuyện đơn giản. Cũng thế, thường thói quen ta đến với Cha Phanxicô Xavie ta vẫn có thói quen xin cho ta được điều này điều kia. Dĩ nhiên những điều ta xin là hợp lý với nhãn quan, với ước muốn của ta nhưng trong lòng tin, ta nên nhớ rằng trước khi ta xin điều gì thì Thiên Chúa - Cha giàu lòng thương xót của ta - biết rõ hơn ta những nhu cầu, những thiếu thốn của ta. Nhiệm vụ thì ta vẫn cứ xin, và nếu Chúa thấy đẹp lòng Chúa thì qua lời chuyển cầu của Cha Trương Bửu Diệp, Ngài sẽ ban ơn cho ta.
Nhìn lại, khi đến với Cha Trương Bửu Diệp hay trung tâm hành hương này trung tâm hành hương kia, chúng ta vẫn có thói quen quy chúng ta hơn là thói quen quy Kitô. Quy Kitô là cả tấm lòng của ta, cả ước nguyện của ta và cả cuộc đời của ta quy về Đức Kitô. Điều này, chắc chắn các Thánh cũng như Cha Trương Bửu Diệp đã tâm niệm, đã sống trọn cuộc đời.
Như vậy, khi đến với Cha Trương Bửu Diệp, vẫn có thể ta xin ơn này ơn kia cho cuộc đời thực tại của ta. Nhưng, nên chăng ta xin thêm ơn để ta noi gương đời sống đức tin, đặc biệt qua lời chứng tử đạo của Ngài. Xin Ngài thêm ơn cho ta để ta dám tử đạo bằng chính lối sống tử cho cái tôi của ta, tử cho con người phàm hèn của ta.
Xin Chúa thương thêm ơn cho mỗi người chúng ta, qua lời chuyển cầu của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp ngày mỗi ngày cho ta thêm ơn đức tin để ta sống giữa cuộc đời phong ba bão táp này.
Micae Bùi Thành Châu
Hành trình thăm viếng giáo xứ Cồn Bà ở Tiền Giang
Giuse Khổng Hữu Nguồn
21:40 11/12/2014
GÒ CÔNG - Lại một mùa Noel nữa đang đến gần! tôi có dịp đi chuyến hành trình thăm viếng bà con nghèo lần thứ tư trong năm 2014.
Hình ảnh
Theo đoàn Bác ái Thiện nguyện hạt Vũng Tầu do Ông Vicente Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn.
Chiếc xe 30 chỗ đón tôi lúc 8 giờ sáng thứ Tư 10/12/2014, tại ngã ba Vũng Tầu và theo hướng Sài Gòn đoàn xe đi qua các địa danh, Quận 2 qua cầu Phú Mỹ đi vào Quận 7 đến Huyện Bình Chánh sang Huyện Cần Giuộc Long An rồi đi mãi trên quốc lộ 50 đến phà Mỹ Lợi xuống Gò Công qua hai phà nữa là Tân Long và Tân Thanh mới vào tới giáo xứ Cồn Bà thuộc Ấp Tân Thành II, xã Tân Thạnh, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
Đoàn chúng tôi tới nơi lúc 14 giờ chiều, ai nấy đều mệt nhoài do phài chờ chuyển hàng hóa và sang xe nơi hai phà nhỏ, xe lớn có gầm thấp nên không thể lên phà do con nước xuống.
Vào trong sân nhà thờ Cồn Bà chúng tôi thấy bà con nghèo đã chờ đợi sẵn, chúng tội vội cùng với cha xứ Cồn Bà và các vị chức việc, phát hết 200 phần quà cho họ. Mỗi phần quà trị giá 210 ngàn đồng, và gởi lại giáo xứ 250 phần quà dành cho các em thiếu nhi để giáo xứ phát vào dịp giáng sinh sắp tới trị giá hơn 3 triệu đồng và 25 bao quần áo, loại bao 50 ký.
Cha xứ Giuse Trần Thanh Long, chánh xứ Cồn Bà cho biết, giáo xứ có hơn 500 gia đình và hơn 1.500 người, chiếm tỷ lệ 25% so với dân số trong xã.
Hiện cuộc sống bà con cũng bình thường thôi, công việc nuôi tâm, làm ruộng, buôn bán nhỏ lẻ.
Giáo xứ Cồn Bà được hình thành từ năm 1930, do những gia đình chạy trốn sự cấm cách từ Phú Yên, trong đó có gia đình Bà Nỡ, là người đầu tiên khai phá, nên giáo xứ mới có tên là xứ Cồn Bà (Nỡ). Gọi là cồn là vì giáo xứ nằm trên một cù lao giữa sông Tiền gần Cửa Đại cách biển khoảng 10 cây số.
Ngày Chúa Nhật giáo xứ có hai lễ, sáng lúc 5 giờ, chiều lúc 15g30, còn ngày thường có một lễ chiều lúc 16g15’.
Trong dịp này, đoàn Bác ái Thiện nguyện hạt Vũng Tầu cũng muốn đến để đền ơn cha xứ, quý vị chức việc và bà con giáo xứ Cồn Bà đã cầu nguyện và lo liệu việc hậu sự cho thi thể Linh mục Đaminh Trần Thế Huy, 45 tuổi, phó xứ giáo xứ Vũng Tàu thuộc giáo phận Bà Rịa và là vị đặc trách tượng đài Chúa Ki-Tô núi Tao Phùng, đã mất tích khoảng 5 giờ 30 chiều hôm mồng 5 tháng 11 vừa qua, sau khi tắm biển cùng một người bạn gần khu vực mũi Nghinh Phong, Vũng Tàu. Sau 5 ngày tìm kiếm và thi thể đã được tìm thấy sáng Chúa Nhật mồng 9 tháng 11 vừa qua ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục Giuse Trần Thanh Long (học dưới cha Huy một lớp), chánh xứ Cồn Bà nói thi thể linh mục Đaminh được người dân phát hiện khoảng 8 giờ hơn ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục chánh xứ Cồn Bà cùng linh mục quản hạt và quý linh mục thuộc giáo phận Bà Rịa, đã cử hành nghi thức tẩm liệm trước khi đưa thi thể linh mục Đaminh về Vũng Tàu để tổ chức lễ an táng.
Phát quà cho bà con nghèo xong, chúng tôi vội vã dùng cơm, rồi tiếp tục lên thuyền ra chỗ thi thể cha Đaminh Huy trôi vào cách giáo xứ Cồn Bà hơn 3 cây số. Chúng tôi được hai em trong giáo xứ là người trực tiếp vớt xác cha Đaminh Huy diễn tả cụ thể nơi chốn và tư thế thi thể khi phát hiện.
Chúng tôi đã đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn cha Đaminh Huy ngay tại nơi này và sau đó đoàn chúng tôi quay lại nhà thờ để chào cha xứ, chào quý vị chức việc và bà con rồi vội vã thu xếp ra về cho kịp chuyến phà.
Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, đoàn chúng con đã đi về được mọi sự lành bằng an. Con về đến nhà lúc 10 giờ đêm, còn anh chị em con trong đoàn cũng đã về tới nhà ở Bà Rịa Vũng Tầu lúc 23 giờ hơn trong đêm.
Hình ảnh
Theo đoàn Bác ái Thiện nguyện hạt Vũng Tầu do Ông Vicente Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn.
Chiếc xe 30 chỗ đón tôi lúc 8 giờ sáng thứ Tư 10/12/2014, tại ngã ba Vũng Tầu và theo hướng Sài Gòn đoàn xe đi qua các địa danh, Quận 2 qua cầu Phú Mỹ đi vào Quận 7 đến Huyện Bình Chánh sang Huyện Cần Giuộc Long An rồi đi mãi trên quốc lộ 50 đến phà Mỹ Lợi xuống Gò Công qua hai phà nữa là Tân Long và Tân Thanh mới vào tới giáo xứ Cồn Bà thuộc Ấp Tân Thành II, xã Tân Thạnh, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
Đoàn chúng tôi tới nơi lúc 14 giờ chiều, ai nấy đều mệt nhoài do phài chờ chuyển hàng hóa và sang xe nơi hai phà nhỏ, xe lớn có gầm thấp nên không thể lên phà do con nước xuống.
Vào trong sân nhà thờ Cồn Bà chúng tôi thấy bà con nghèo đã chờ đợi sẵn, chúng tội vội cùng với cha xứ Cồn Bà và các vị chức việc, phát hết 200 phần quà cho họ. Mỗi phần quà trị giá 210 ngàn đồng, và gởi lại giáo xứ 250 phần quà dành cho các em thiếu nhi để giáo xứ phát vào dịp giáng sinh sắp tới trị giá hơn 3 triệu đồng và 25 bao quần áo, loại bao 50 ký.
Cha xứ Giuse Trần Thanh Long, chánh xứ Cồn Bà cho biết, giáo xứ có hơn 500 gia đình và hơn 1.500 người, chiếm tỷ lệ 25% so với dân số trong xã.
Hiện cuộc sống bà con cũng bình thường thôi, công việc nuôi tâm, làm ruộng, buôn bán nhỏ lẻ.
Giáo xứ Cồn Bà được hình thành từ năm 1930, do những gia đình chạy trốn sự cấm cách từ Phú Yên, trong đó có gia đình Bà Nỡ, là người đầu tiên khai phá, nên giáo xứ mới có tên là xứ Cồn Bà (Nỡ). Gọi là cồn là vì giáo xứ nằm trên một cù lao giữa sông Tiền gần Cửa Đại cách biển khoảng 10 cây số.
Ngày Chúa Nhật giáo xứ có hai lễ, sáng lúc 5 giờ, chiều lúc 15g30, còn ngày thường có một lễ chiều lúc 16g15’.
Trong dịp này, đoàn Bác ái Thiện nguyện hạt Vũng Tầu cũng muốn đến để đền ơn cha xứ, quý vị chức việc và bà con giáo xứ Cồn Bà đã cầu nguyện và lo liệu việc hậu sự cho thi thể Linh mục Đaminh Trần Thế Huy, 45 tuổi, phó xứ giáo xứ Vũng Tàu thuộc giáo phận Bà Rịa và là vị đặc trách tượng đài Chúa Ki-Tô núi Tao Phùng, đã mất tích khoảng 5 giờ 30 chiều hôm mồng 5 tháng 11 vừa qua, sau khi tắm biển cùng một người bạn gần khu vực mũi Nghinh Phong, Vũng Tàu. Sau 5 ngày tìm kiếm và thi thể đã được tìm thấy sáng Chúa Nhật mồng 9 tháng 11 vừa qua ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục Giuse Trần Thanh Long (học dưới cha Huy một lớp), chánh xứ Cồn Bà nói thi thể linh mục Đaminh được người dân phát hiện khoảng 8 giờ hơn ở hướng cửa biển Bình Đại, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Linh mục chánh xứ Cồn Bà cùng linh mục quản hạt và quý linh mục thuộc giáo phận Bà Rịa, đã cử hành nghi thức tẩm liệm trước khi đưa thi thể linh mục Đaminh về Vũng Tàu để tổ chức lễ an táng.
Phát quà cho bà con nghèo xong, chúng tôi vội vã dùng cơm, rồi tiếp tục lên thuyền ra chỗ thi thể cha Đaminh Huy trôi vào cách giáo xứ Cồn Bà hơn 3 cây số. Chúng tôi được hai em trong giáo xứ là người trực tiếp vớt xác cha Đaminh Huy diễn tả cụ thể nơi chốn và tư thế thi thể khi phát hiện.
Chúng tôi đã đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn cha Đaminh Huy ngay tại nơi này và sau đó đoàn chúng tôi quay lại nhà thờ để chào cha xứ, chào quý vị chức việc và bà con rồi vội vã thu xếp ra về cho kịp chuyến phà.
Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, đoàn chúng con đã đi về được mọi sự lành bằng an. Con về đến nhà lúc 10 giờ đêm, còn anh chị em con trong đoàn cũng đã về tới nhà ở Bà Rịa Vũng Tầu lúc 23 giờ hơn trong đêm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân chủ Mỹ- Độc tài Việt
Phạm Trần
11:14 11/12/2014
DÂN CHỦ MỸ - ĐỘC TÀI VIỆT
Phúc trình “động trời” của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ công bố ngày 09/12 (2014) đã tiết lộ dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush, cơ quan tình báo CIA (Central Intelligence Agency) đã được Bộ Tư pháp cho phép áp dụng những biện pháp vô nhân đạo để tra tấn tù nhân, đi ngược lại với truyền thống và đạo lý của nhân dân Mỹ.
Bản phúc trình dài 524 trang đã gây xúc động cho hàng triệu người trên Thế giới nhưng liệu có đem lại bài học nào cho Nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam không ?
Câu hỏi có lẽ thừa nhưng hành động của các Nghị sỹ Hoa Kỳ rất đáng để cho chế độ Cộng sản Việt Nam soi mặt khi Nhà nước đang sử dụng công an đột lốt côn đồ, hay thuê côn đồ đàn áp dân mà chưa bao giờ dám nhận trách nhiệm.
Công an CSVN cũng đã ép cung, mớm cung nhận tội oan cho nhiều người dân mà Quốc hội cũng không dám điều tra, can thiệp thì đủ biết các quyền của dân ghi trong Hiến pháp chỉ để “diễu trò dân chủ trá hình” ở Việt Nam.
CHUYỆN CỦA CIA
Vắn tắt câu chuyện của Thượng viện Mỹ và CIA như thế này: Cách nay 5 năm, Ủy ban Tình báo do Nghị sỹ Dân chủ Diane Feinstein làm chủ tịch đã mở cuộc điều tra về những hành động tra tấn bị lên án rất tàn bạo của nhân viên CIA đối với các tù nhân nghi can khủng bố, hay nhúng tay vào các vụ khủng bố bị giam ở các nhà tù do CIA cai qủan ở nước ngoài, trong đó có Thái Lan, Iraq, Afghanistan và một số nước Đông Âu.
Việc này xẩy ra dưới thời Tổng thống Cộng hòa Goerge W, Bush từ sau cuộc khủng bố của lực lượng Al Qaida tấn công vào nước Mỹ ngày 11/09/2001 đến khỏang năm 2004 khi ông Bush chuẩn bị tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 2.
Không có tài liệu nào chứng minh các biện pháp tra tấn này đã chấm dứt trước khi Tổng thống Bush kết thúc nhiệm kỳ 2 vào tháng 1/2009, nhưng chính ông Busch và các Phụ tá của ông, kể cả Phó Tổng thống Dick Cheney, đã bênh vực cho kỹ thuật tra tấn.
Cơ quan CIA thời kỳ đó và các Phụ tá Tổng thống Bush báo cáo với Quốc hội rằng các kỹ thuật điều tra đã đem lại kết qủa phá vỡ nhiều kế họach khủng bố chống nước Mỹ và Đồng minh của quân khủng bố do Bin Laden cầm đầu.
Tuy nhiên Phúc trình của Ủy ban Tình báo Thượng viện đã bác bỏ tất cả những báo cáo lạc quan của Chính quyền Bush, và còn cáo buộc CIA và các viên chức quanh Tổng thống đã che dấu sự thật, bịa đặt ra nhiều thành tích để đánh lừa cả Tổng thống lẫn Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ.
Ủy ban Tình báo Thượng viện cũng nói rằng, các cách hành hạ tù nhân không giúp phát giác ra các kế họach khủng bố nhắm vào nước Mỹ cũng như không đóng vai trò gì trong việc tìm ra nơi ẩn náu ở Pakistan và hạ sát lãnh tụ Bin Laden của Al-Qaida ngày 02/5/2011.
Các biện pháp tra tấn của CIA đã bị hủy bỏ ngay sau khi Thượng nghị sỹ Barack Obama đắc cử Tổng thống tháng 11 năm 2008. Ông Obama gọi các kỹ thuật tra tấn tù nhân này là “trái với đạo lý của dân tộc Hoa Kỳ”.
TRA TẤN RA SAO ?
Nhưng CIA đã tra tấn ra sao ? Theo Phúc trình của Nghị sỹ Diane Feinstein thì nhiều tù nhân đã bị dựng ngược đầu xuống đất, hay bị buộc nằm ngửa mặt với tay bị khóa để cho nhân viên điều tra xối nước xuống mặt không ngừng. Nhiều trường hợp tù nhân bị nhấn đầu xuống nước đến ngộp thở gần tắt hơi, hay bị buộc trần truồng chạy qua lại trong hành lang cho nhân viên điều tra đấm đá cho đến khi kiệt sức.
Bản phúc trình của Ủy ban cũng cáo giác một số kỹ thuật tra tấn khác như : Bắt tù nhân phải ngồi trong phòng lạnh , tắm nước lạnh,không cho phép ngủ hàng chục ngày nhưng phải đứng hoặc trong tư thế bất an trong khi tay bị khoá treo qua đầu. Họ cũng bị cưỡng ép nuốt thức ăn để cho sống rồi bị tra tấn tiếp. Có khi các tù nhân còn bị thổi khói thuốc vào mặt, bị đánh nhừ tử rồi cho ngã vật xuống đất như những thân cây bất động hoặc bị làm cho nghẹt thở v.v…
Có những trường hợp tù nhân bị đe dọa nếu không khai báo thì thân nhân phụ nữ của họ sẽ bị bắt để hãm hiếp. Một vài vụ xử bắn gỉa cũng đã được CIA thực hiện để khủng bố tình thần tù nhân.
Kết luận của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã căn cứ vào trên 6 triệu hồ sơ, điện thư và báo cáo của CIA. Sau 5 năm điều tra và tổ chức hàng trăm cuộc phỏng vấn và điều trần của các nhân vật có trách nhiệm và nhân chứng, Ủy ban đã hòan tất một Bản phúc trình dầy trên 6,000 trang.
Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 4/2014, Ủy ban đã quyết định chỉ gỉai mật 524 trang và phản biện của phe Nghị sỹ Cộng hòa trong Tiểu ban Tình báo.
PHẢN ỨNG
Tổng thống Obama nói rằng những cách thức tra tấn hung hãn không những không phù hợp với giá trị của Hoa Kỳ như một Quốc gia, chúng còn không phục vụ cho những nỗ lực chống khủng bố rộng lớn hơn hay quyền lợi an ninh của nước Mỹ. ("These harsh methods were not only inconsistent with our values as a nation, they did not serve our broader counterterrorism efforts or our national security interests.")
Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain, người từng trải qua 5 năm tù và bị tra tấn ở Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) từ tháng 10/1967 đến 1973 sau khi máy bay oanh kích của ông bị bắn rơi, đã tách khỏi hàng ngũ đảng để ca ngợi Bản phúc trình.
Ông nói các biện pháp tra tấn: “ Không những thất bại về mục đích để bảo đảm cho hành động tình báo hầu ngăn chận các cuộc tấn công vào nước Mỹ và Đồng minh mà còn làm phương hại đến nhu cầu an ninh của chúng ta, cũng như danh dự của chúng ta là một thực thể tốt đẹp của Thế giới.”
(“It is a thorough and thoughtful study of practices that I believe not only failed their purpose – to secure actionable intelligence to prevent further attacks on the U.S. and our allies – but actually damaged our security interests, as well as our reputation as a force for good in the world.” )
Nghị sỹ John McCain từng là ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng Hòa chống Tổng thống Obama năm 2008 nói thêm về Bản phúc trình: “Sự thật là đôi khi đó là viên thuốc đắng khó nuốt. Đôi khi cũng tạo cho chúng ta những khó khăn ở nước Mỹ và ở nước ngòai. Và đôi khi cũng có thể bị kẻ thù của chúng ta sử dụng để chống chúng ta. Nhưng người dân Hoa Kỳ có quyền được biết, dù muốn hay không.”
( “The truth is sometimes a hard pill to swallow. It sometimes causes us difficulties at home and abroad. It is sometimes used by our enemies in attempts to hurt us. But the American people are entitled to it, nonetheless.”)
Nhiều cấp lãnh đạo đảng Cộng hòa thời Tổng thống Bush và ở Quốc hội không hài lòng với báo cáo của Ủy ban do Nghị sỹ Dân chủ Diane Feinstein đứng đầu. Họ nói rằng kết luận của Ủy ban da số Dân chủ là một chiều, không phục vụ lợi ích chung và nhằm chỉ trích Chính quyền Tổng thống Bush là chính.
Nhóm 6 Nghị sỹ Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo gồm Saxby Chambliss, R-Ga.; Richard Burr, R-N.C.; James Risch, R-Idaho; Dan Coats, R-Ind.; Marco Rubio, R-Fla.; and Tom Coburn, R-Okla
đã viết trong 167 trang phản biện rằng Chương trình điều tra cặn kẽ của CIA đã cứu được nhiều mạng sống và làm suy yếu lực lượng Al Qaida.
Họ viết : “ Chúng tôi không có chút hòai nghi nào về kế họach giam giữ đã cứu sống nhiều mạng người và đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực làm suy yếu quân Al Qaida khi Kế họach này được thi hành.” (“We have no doubt the CIA’s detention program saved lives and played a vital role in weakening Al Qaeda while the Program was in operation.”)
Giám đốc CIA John Brennan cũng phản bác Phúc trình của Bà Nghị sỹ Feinstein là không phản ảnh sự thật.
Ông nói : “Theo quan điểm của chúng tôi thì cuộc điều tra những kẻ bị giam giữ (ám chỉ những cách tra khảo qúa đáng) đã cung ứng tin tình báo giúp phá vỡ những kế họach tấn công, bắt giữ quân khủng bố và bảo vệ được nhiều mạng sống.”
("Our review indicates that interrogations of detainees (subject to enhanced interrogation) did produce intelligence that helped thwart attack plans, capture terrorists, and save lives.")
Giám đốn Brennan cũng nói thêm rằng : “ Tin tình báo mà chúng tôi thu lượm được qua kế họach điều tra rất quan trọng để giúp chúng tôi biết thêm về lực lượng Al Qaida và để cho chúng tôi có thể thực hiện những kế họach chống khủng bố cho đến ngày hôm nay.”
("The intelligence gained from the program was critical to our understanding of al Qaeda continues to inform our counterterrorism efforts to this day.")
Tuy vậy, báo chí cũng nhận ra trong phản biện ông Brennan thừa nhận CIA đã học được những khuyết điểm của mình, nhưng ông hòan toàn phủ nhận những cáo buộc cho rằng CIA đã có kế họach một cách hệ thống để giấu diếm các viên chức cao cấp về chiến thuật cũng như kết qủa của phương pháp điều tra.
(“Brennan said the agency had learned from its mistakes, but refuted the idea that it systematically misled top officials about its tactics and results.”).
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM
Đó là chuyện của Nhà nước Mỹ từng bị CSVN gọi là “Tư bản dãy chết” hay cũng vi phạm trầm trọng quyền con người mà cứ muốn rao giảng nhân quyền và đạo đức đến nước khác, trong đó có Việt Nam.
Vậy thì tình hình tra tấn, oan sai, vu oan cáo vạ, đánh dân vô tội vạ của Công an của cái “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” thì như thế nào ?
Kể ra thì cả năm dài chưa hết những “thành tích cách mạng” trong thời đại Hồ Chí Minh nên chỉ viết ra đây một số vụ điển hình để xem Hoa Kỳ hay Việt Nam ai dân chủ và tôn trọng luật pháp hơn ai ?
Trước hết hảy nói về vụ án gây bất bình cả nước Nguyễn Thành Chấn. Ông Chấn không phải là kẻ giết người nhưng Công an Tỉnh Bắc Giang đã ép ông phải nhận sau nhiều trận đòn nhừ tử từ ngày 30/8/2003. Ông phải mang bản án Tù Chúng thân đến ngày được thả 4/11/2013.
Báo Vietnam Express trong nước viết (6/11/2013): “Trong 10 năm, có nhiều việc ông đã quên nhưng riêng việc bị ép cung thì ông vẫn nhớ. Trực tiếp là điều tra viên Nguyễn H.T. Điều tra viên Trần N.L. tay cầm dao, lăm lăm đe doạ. “Điều tra viên L. hỏi Mày có khai không, tao cho mày chết. Một điều tra viên khác đánh tôi, bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong trại giam để đi thực nghiệm tại hiện trường”.
“Trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn nêu, ngày 30/8/2003, ông nhận được giấy mời lần 1 đến Công an huyện Việt Yên để làm việc. Cụ thể, cơ quan điều tra lấy dấu chân và dấu vân tay, đồng thời hỏi ông có biết gì về cái chết của cô (Nguyễn Thị) Hoan, ông trả lời không biết gì cả. Đến 20/9/2003, ông nhận được giấy triệu tập lần 2 và vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan. Sáng hôm sau, ông đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay nhiều lần rồi tra hỏi, đánh ông rất đau. Từ đó, khoảng 6 cán bộ thay nhau canh ông suốt đêm này sang đêm khác không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông.
"Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ. Cán bộ H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đ.D đọc và bắt tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang".
“Thời gian tạm giam ở trại Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển 3-4 buồng. "Có lần vừa vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng, tôi bị dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày 28 hầu như tôi không được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng", ông Chấn lấy tay ôm mặt.
"Cũng trong trại Kế, tôi phải tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho một tù nhân giả làm cô Hoan. Cán bộ đưa cho cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tập nhiều lần cho thành thạo, làm đi làm lại để đúng ý họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim thực nghiệm hiện trường.”
KẺ NGAY CŨNG THÀNH GIẾT NGƯỜI
Trường hợp thứ hai phải kể ra là “Thư của tử tù Nguyễn Văn Chưởng gửi Mẹ từ trại biệt giam Trần Phú” đề ngày 07/04/2009, nhưng đến tháng 12/2014 mẹ anh mới dám phổ biến.
Chưởng viết: “ Khi con đang ngủ nhờ nhà thằng em con quen vì con và Bảy chưa tìm được nhà trọ nên ở đấy. Vào lúc khoảng 1h sáng có một tốp người mặc quần áo bình thường nói là công an phường đến kiểm tra hành chính, bọn con đã đưa hết giấy tờ ra cho họ nhưng giấy tạm trú của con ở phường khác nên họ nói là bắt bọn con lên phường và họ trói con bằng dây thắt lưng, vòng tay ra sau và họ bắt tất cả bọn con đi, họ gọi Taxi đến và bảo lên số 9 Hồ Xuân Hương. Con cứ tưởng đấy là chỗ công an phường cơ, nhưng đến nơi con mới biết đó là công an thành phố và một người trong số họ bảo con là mày nhìn xem đây là đâu, con nhìn theo tay người ấy chỉ thì thấy tấm bảng đề H88 xong họ lại hỏi con có biết Thanh "Già", Nga "Thọt", Phương, Hoàng không? con bảo là có. Con nói là Thanh có quán bán hàng gần nhà con thuê cũ còn Nga "Thọt" con cũng biết, Phương thì nhà ở Đông Hải, Hoàng thì ở Khâm Thiên- Hà Nội. Vì con nghĩ Phương là chị gái thằng Trường có người yêu tên Hoàng thường ở chỗ anh Thanh nên con nói vậy.”
“Thế là họ đánh con tới tấp, không để con nói được câu nào nữa, họ thôi đánh con thì con mới thở được và nói là sao các chú đánh cháu? Cháu có làm gì đâu? và họ nói "Không làm gì thì tao mới đánh chứ làm gì thì đã không bị đánh" và họ lại tiếp tục đánh con tiếp và dùng còng số 8 treo cánh vắt tay (treo cánh tiên) chỉ có 2 đầu ngón chân cái chạm xuống đất, con lúc này gào lên: "Lý do gì mà các người đánh tôi, pháp luật là như vậy hả...??"
“Được khoảng 15 phút họ cho con xuống và ngồi ở ghế, dùng xích chó xiết, quấn chặt người con vào ghế xong rồi sỏ cùm que nóng vào chân con, xong tất cả rồi 1 người trong số họ mới hỏi con: "Mày biết mày bị bắt vì lý do gì không?" con trả lời là cháu không biết, sao cháu lại bị bắt? và còn lại bị đánh nữa? thế là người ấy nói là: "Mày bị bắt vì giết người ở Đình Vũ", Con lúc đó không biết là ngày bao nhiêu và vào thứ mấy nên con hỏi là: "Thế hôm đó là ngày bao nhiêu? và vào thứ mấy?" để con xem mình đang ở đâu vào ngày hôm ấy và họ nói là: "Hôm 14 và vào thứ 7", con lúc đó mới nghĩ ra là hôm đó con ở quê nên con bảo họ là "Ngày hôm đó cháu về quê vào chiều thứ 7 đúng hôm 14" và con có nói con đi cùng với thằng Trường về và kể đi chơi ở những đâu nhưng họ đã không nghe con giải thích và cũng không ghi lời khai của con, không xác minh ở quê xem con nói có đúng không. Nhất là thằng Trường cũng bị bắt cùng với con và cả cái Bảy, hai đứa nó đều biết chắc và nhớ vì ngày gần đây nhưng họ đã không làm như vậy, chỉ mỗi một câu là mày phải nhận, con bảo là: "Thú thực là cháu không giết người và hôm đó cháu ở quê Hải Dương cách chỗ xẩy ra vụ án đến 30 cây số".
Nguyễn Văn Chưởng kể tiếp : “ Con nghĩ trình bày như thế chắc họ phải xác minh vì trong vụ án bắt nhầm người là điều bình thường, nhưng đây họ không làm như vậy, cũng không muốn nghe những gì con nói. Thế là chân họ đạp, giận xuống xiềng nên xiết rất mạnh vào mắt cá chân, con rất đau, kêu gào thảm thiết, ngất lên ngất xuống không biết bao nhiêu lần. Con nói đi nói lại là "Cháu không giết người, các chú bắt nhầm người rồi các chú đi xác minh hộ cháu, cháu van lạy các chú", họ cười như những con quỷ chứ không phải công an. Vì họ không mặc đồng phục công an, bắt đầu chửi rồi đánh đủ mọi kiểu từ gậy gỗ rồi đạp, giận xiềng, xiết đạp xích, đấm, tát, lấy đầu gậy tre chọc thẳng vào giữa ngực.”
“Chán tay tất cả lại dừng, họ lại hỏi con: "Thế mày đã chịu nhận chưa hay là còn phải đánh nữa?". Con bảo họ là con có giết người đâu mà nhận tội làm sao được, sao các chú không hỏi xem và đi xác minh cháu nói có đúng không, và họ lại hỏi con "Thế mày biết thằng nào giết người" con bảo là "Cháu biết làm sao được, cháu có giết người đâu mà cháu biết", thế là họ bảo "Thế thì mày thành thằng giết người" xong họ lại tiếp tục đánh đập, tra tấn nhục hình con, con thì vẫn kêu gào là oan: "Có ai cứu tôi với, tôi bị oan, luật pháp ở đâu vậy" thế là họ lấy luôn đôi tất ở đâu nhét vào mồm con, và con không kêu , không nói được nữa xong họ lại treo cánh tiên họ bật điều hòa thật lạnh và dùng những đòn nhục hình, bỉ ổi vào bộ phận sinh dục của con và họ lại đấm, tát con lúc này máu mồm con đã hộc ra nhiều thậm chí đái hết ra sàn nhà vì những đòn thâm hiểm. Con cũng không theo ý họ là nhận tội vì con đâu có giết người mà phải nhận tội. Thế là họ bảo: "Mày rắn lắm nhưng không chịu lâu được đâu, hôm nay kiểu này, mai còn nhiều kiểu khác, mày không nghe lời tao thì còn nhiều cách để bắt mày phải nhận tội". Thế là họ đi ngủ, cũng tại trong phòng đó, họ phải đắp chăn cho đỡ lạnh, còn con mỗi cái áo sát lách mỏng và cửi truồng vừa lạnh vừa khát, xin nước uống thì họ cho có một chén bé, xin chén nữa thì bị nhổ nước bọt vào mặt.”
Sáng sau, Chưởng kể cho Mẹ biết : “ Lúc này rơi vào lúc 5h sáng. Đúng 7h sáng họ dậy lại tiếp tục đánh con tiếp đến hơn 11h trưa họ thôi và ông S trung tá ngồi nhìn con bảo là "Địt mẹ mày cố tình bố cho mấy con đàn bà đánh vợ mày cho lòi mẹ con mày ra" còn ông P thượng uý bảo "Mày có em trai hả nó không khóc như mày đâu mày muốn nó mất một trong hai chân à". Còn một người con không biết tên nhưng chắc ở gần nhà mình ở Hải Dương bảo là "Mày tưởng nhà mày tao không biết à, mẹ mày đang ở nhà, có một mình chứ gì?" và còn nói, chử, đe lẹt nhiều lắm nhưng con không nhớ hết lời bọn họ nói, con không tin là họ dám động đến nhiều người dân vô tội như thế. Đến cả đứa trẻ chưa chào đời mà họ còn định cướp mạng sống của nó từ trong bụng mẹ nó! Rồi họ nói nhiều và con cũng rất hoảng, con nghĩ đến mẹ, em trai, cái Bảy và con của con. Con nghĩ rằng con đã được sắp đặt trước để thế thân cho thằng giết người, một kẻ giám làm, không dám chịu.”
“Họ đã nói rằng "Mày muốn thành một con người hay bị đánh như con súc vật và cả người nhà mày nữa, loài súc vật nó còn biết thương nhau mày nghĩ lại đi". Con bảo là cháu không giết người cháu có biết chi tiết gì mà khai đâu. Thế là họ nói rằng " Không biết thì để tao hướng dẫn" và ông N trung tá hướng dẫn tất cả những chi tiết vụ án, một người khác thì kẻ vẽ sơ đồ để con biết. Một người khác thì chìa hai bản cung của thằng Hoàng "đen" và thằng Trung ra, bảo chúng nó khai hết rồi, nhận hết rồi, mày nữa là xong. Con lúc đó mắt hoa chả đọc được gì từ 2 bản cung đó, xong tất cả rồi con được họ tháo mọi thứ ở trên người xuống cho uống nước và có 1 người chụp ảnh rồi đưa vào trại Trần Phú chiều 30/07/2007.”
(Trích thư kêu cứu của Bà Trần Thị Nga gửi đến Dân Luận)
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Trường hợp thứ ba thì hãy nói về cái chết bi thảm của hai tù nhân lương tâm sau khi gần chết mới được thả từ Nhà tù CSVN.
Trong Thư tố cáo trước Thế giới đề ngày 13/07/32014, Tổ chức Cựu Tù nhân Lương tâm (CTNLT) ở Việt Nam của hai Đồng Chủ tịch Bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi kể rằng : “Tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vừa xảy ra hai trường hợp làm nhức nhối lương tâm con người: đó là hai tù nhân đặc biệt đã qua đời một thời gian ngắn sau khi được trả tự do vì mắc những chứng bệnh hiểm nghèo từ trong nhà tù do chính bàn tay của các cai tù Cộng sản gây ra.
Đó là giáo viên Đinh Đăng Định, sinh năm 1963, bị bắt tháng 10-2011, sau đó bị xét xử rồi bị tuyên án 6 năm tù theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Lý do: ông từng cổ xúy đa nguyên đa đảng lẫn kêu gọi toàn dân ký tên phản đối dự án bauxite tại Đắc Nông, do nghi ngại những tác hại về môi trường của việc khai thác thứ quặng này mà nay đã thành hiển nhiên.”
Theo bản tố cáo thì : “ Trong thời gian thụ án, ông (Định) bị đau dạ dày. Sau nhiều tháng đòi hỏi của bản thân cùng gia đình bên ngoài, ông mới được trại giam gửi về bệnh viện của công an tại Sài Gòn. Ở đây phát giác ông bị ung thư bao tử và phải mổ cắt bỏ ¾ dạ dày. Sau khi mổ, ông bị đưa trở lại trại để tiếp tục bị giam giữ mà chẳng hề được chăm sóc hậu phẫu đầy đủ, khiến ông không qua khỏi. Khi thấy ông sắp chết, ngành công an mới trả ông về cho gia đình lo liệu để chối bỏ trách nhiệm. 14 hôm sau, ông từ trần vào ngày 03-04-2014.”
BỊ ĐẦU ĐỘC CHO CHẾT
Vẫn theo lời CTNLT thì : “ Trước khi qua đời, ông quả quyết với gia đình, bạn bè, các cựu tù nhân lương tâm, với truyền thông đại chúng là mình đã bị trại giam đầu độc để trả thù ông đã chống đối chế độ. Ông khẳng định: nhờ chuyên ngành hoá học, ông nhận ra mùi hoá chất của phân bón thực vật có trong nước uống hàng ngày trại giam phát cho ông. Nhưng vì ở trong phòng biệt giam một mình, phản đối không được, mà không uống thì chết khát.”
Người thứ hai, theo Bác sỹ Quế và Linh mục Lợi, là tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí, sinh năm 1971, bị bắt tháng 12-1999 rồi bị kết án 14 năm tù theo điều 84 Bộ luật Hình sự.
Thư tố cáo viết : “Mãn hạn tù tháng 12-2013, nhưng chỉ 6 tháng sau, do sức khỏe bỗng nhiên suy kiệt, ông Trí được xét nghiệm y tế và biết rằng mình nhiễm virus HIV. Ác thay, cơn bệnh này đã chuyển sang giai đoạn AIDS và ông vừa qua đời hôm 05-07-2014, ở tuổi 43, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn.”
“Trước khi từ giã cõi đời, ông Trí xác quyết trước dư luận trong, ngoài nước và quốc tế rằng 100% ông đã mắc phải căn bệnh khủng khiếp này từ nhà tù cộng sản, trong khoảng thời gian 14 năm ông sống trại giam Z30 ở Xuân Lộc, Đồng Nai, vì trước khi vào đó, ông hoàn toàn khoẻ mạnh.”
Ông còn trăng trối: “Công luận trong và ngoài nước hãy can thiệp ngay vào các nhà tù CSVN và các nhà biệt giam, để cho những người tù không bị cưỡng bức lao động, không bị đối xử ngược đãi, không bị xâm phạm đến thân thể và tinh thần… Tôi lo cho các chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở trong tù, tôi đã chứng kiến 14 trường hợp tù chính trị bị nhiễm AIDS và chết”…
Theo ông Trí, căn bệnh quái ác đó đã được truyền qua đường máu . Bằng cách các tù nhân mạnh khỏe bị buộc phải dùng chung dụng cụ hớt tóc và cạo râu với tù nhân nhiễm virus HIV, hoặc khi “bị kỷ luật”, phải dùng chung cùm với tù nhân mắc bệnh AIDS. Những vết sước do dao cắt hoặc vết thương do cùm nghiến vào chân chính là đường máu truyền bệnh. Chính ông Huỳnh Anh Trí đã bị cùm như thế trong một thời gian dài.”
Tổ chức CTNLT tố cáo với Thế giới : “ Đây là thủ đoạn vô cùng độc ác nhằm trả thù các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị bất khuất không nhận tội. Và nhiều người trong số họ đã chết. Từ 2004, nhiều lần các trại viên, trong đó có ông Huỳnh Anh Trí, đã đồng loạt đứng lên đòi trại giam phải bãi bỏ việc sử dụng chung một lưỡi dao cạo cho hàng trăm người. Giám thị trại tỏ ra nhượng bộ khi cho mỗi người sử dụng dao riêng của mình, nhưng sử dụng xong phải trao lại cho quản giáo. Việc làm này một lần nữa rất khuất tất, vì quản giáo có thể trả thù bằng cách vấy máu HIV vào lưỡi dao cạo.”
BÀI HỌC DÂN CHỦ CHO AI ?
Đó là một số trường hợp điển hình ở Việt Nam có bàn tay của Công an dính vào. Những vụ án lương tâm này không được ai biết đến. Quốc hội CSVN có 500 Đại biểu nhưng chỉ biết trung thành giúp đảng tồn tại để được ăn lương là tiền lao động và đóng thuế của dân thay vì bảo vệ quyền lợi cho những người đã bỏ phiếu cho mình. Quốc hội mang danh “đại biểu dân” nhưng đã đồng lõa với tội ác do Công an và các lực lượng khác của nhà nước gây ra cho dân.
Nêu lên 4 trường hợp tù nhân chỉ để làm chứng cho những vụ án oan sai, bị ép cung nhận tội bởi những kẻ có quyền đã chà đạp lên Hiến pháp và luật pháp của quốc gia và tính “bù nhìn” của các Đại biểu Quốc hội.
Còn biết bao nhiêu vụ án, bao nhiêu nạn nhân của cường quyền và bạo lực do Nhà nước chủ mưu để đầy đọa dân chưa bị phanh phui hoặc không ai dám tố cáo ?
Những vụ khiếu kiện đông người của mọi tầng lớp nhân dân lao động và nông dân hàng ngày diễn ra trong cả nước mà sao không thấy các Đại biểu Quốc hội động tĩnh gì ?
Họ đã lạnh cảm như những nhánh cây khô chết cháy giữa Hà Nội, thành phố mệnh danh Hòa Bình và vẫn phô trương chiến thắng Điện Biên Phủ trên không hồi năm 1972 khi phải chống máy bay oanh kích của Mỹ.
Ngay trong hai trường hợp mới xẩy ra giữa Thủ đô Hà Nội có “bàn tay lông lá” của Công an nhúng vào cũng không thấy ai trong Đòan Đại biểu Quốc hội Hà Nội, kể cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan tâm dù quyền tự do đi lại của cử tri Thành phố đã bị trắng trợn vi phạm.
Vụ thứ nhất diễn ra ngày 26/11/2014 đối với Tiến sỹ Nguyễn Quang A. Nhà đấu tranh dân chủ 68 tuổi đã buộc phải đi bộ nhiều giờ để có thể vượt qua 10 cây số từ bên kia sông Hồng đến với Cuộc Tọa đàm do ông cùng tổ chức về “Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền” tại Nhà thớ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Lý do ông phải thân gìa lội bộ vì Công an khu vực và Thành phố Hà Nội đã phối hợp cấm không cho ông lên bất cứ phương tiện chuyên chở nào, ngay sau khi ông và người con bước ra khỏi nhà từ 5 giờ sáng.
Mặc cho Công an rầy rà, bám sát, ngăn cản nhưng không sao làm nhụt chí được con người có gương mặt đanh thép của ông Nguyễn Quang A. Ông đã đến với cuộc Tọa đàm chậm 3 tiếng trước các con mắt chứng kiến cảnh Công an ngăn chặn của một số nhân viên Sứ qúan nước ngoài ở Hà Nội.
Không biết Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị có cảm thấy xấu hổ với người nước ngòai và trước dư luận Thế giới về việc này không ?
Vụ thứ hai xẩy ra ngày 7/12/2014 đối với nhóm Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nghệ sỹ Kim Chi, Giáo sư Chu Hảo, Nhà Xã hội học Nguyễn Khắc Mai, Nhà văn Phạm Đình Trọng v.v…
Các vị này chỉ muốn gặp nhau “đánh chén” để mừng ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 tại Nhà hàng chuyên lẩu thịt Dê có tên Hoa Lư bên Hà Đông nhưng bất thành vì Nhà hàng được lệnh phải đóng cửa và treo bảng “hết hàng” trước khi khách đến !
Sau đó, theo tường thuật của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, cả nhóm lại kéo đến một Qúan Thị Cầy rồi cũng bị buộc phải “khăn gói lên đường” vì nhà hàng đã bất ngờ phải thông báo đã “hết món” khách muốn.
Cuối cùng họ “hạ cánh an tòan” tại qúan Thảo Nguyên, chuyên môn các món gà gần đó. Nhưng cả nhóm Trí thức nổi tiếng Hà thành lại bị “Trời đày” không cho ăn trưa vì Chủ qúan cũng bị can thiệp từ giới chức “có quyền cao chức trọng” muốn đánh dân ngay cả trước bữa ăn !
TẠI SÀO GÒN THÌ SAO ?
Sau đó tại Sài Gòn ngày 9/12/2014, theo các Nhà báo tự do trong nước, blogger Nguyễn Hoàng Vi, một người trẻ đấu tranh nhân quyền và sáng lập viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã bị một nhóm côn đồ (hay Công an đội lốt côn đồ) tấn công dã man gần nhà riêng tại hẻm 107 (đường Phan Văn Năm, quận Tân Phú, Sài Gòn).
Có trên chục tên côn đồ, kể cả 3 phụ nữ, đã lao xe, đấm đá khắp thân thể Nguyễn Hòang Vi với lời vu khống "giựt chồng” để che đậy tội ác.
Trước đó 2 Bloggers nổi tiếng là Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ Blog “Người Lót Gạch” đã bị Công an bắt ngày 29/11/ 2014 và bị cáo buộc tôị “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Đến ngày Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh lại ra thông báo bắt Nhà văn, chủ Blog Quê Choa Nguyễn Quang Lập, hay Bọ Lập.
Công an nói đã : “ Bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh".
Những vụ sách nhiễu kém văn hoá và bắt bớ phản dân chủ này đã diễn ra trong tuần lễ đội ngũ những Nhà Trí thức và giới trẻ trong nước có những hoạt động cổ võ Quyền làm người nhân dịp kỷ niệm năm thứ 66 Ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (10/1948).
Vậy mà Việt Nam Cộng sản, một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã cướp đi nhiều quyền tự do cơ bản của dân bằng sợi dây thòng lọng “do luật quy định”, hay “trước pháp luật” như đã ghi trong các Hiến pháp năm 2013:
Điều 24:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Như vậy thì Nhà nước Việt Nam đâu phải là “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” như đảng huyênh hoang ?
Nhà nước CSVN có thượng tôn pháp luật hay không thì Quốc hội phải nhìn vào hành động của các Thượng nghị sỹ Mỹ trong Ủy ban Tình báo ngày 9/12 (2014) đối với các vi phạm tra tấn tù nhân của CIA để soi gương mặt mình.
Các nhà Lập pháp Mỹ đã sử dụng quyền hiến định hợp tác với Hành pháp để điều hành việc nước và bảo vệ Hiến pháp để không một người nào, kể cả Tổng thống, có thể đứng trên Luật pháp.
Đó là nền tảng vững vàng của một Nhà nước có dân chủ pháp trị. Nhưng nếu biết các cơ quan hành pháp vi phạm luật mà các Nhà Lập pháp là Quốc hội lại toa rập với Hành pháp để che đậy, hay tìm cách thay đổi hành vi phạm tội thì đó là một chính quyền phản dân chủ.
Vậy Quốc hội Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu giữa ban hành luật và thi hành luật ? Các Đại biểu Quốc hội đã viết được một Dự Luật nào chưa, hay chỉ biết chờ “sung rụng từ phiá Hành pháp, hay Đảng” ?
Chẳng nhẽ các Đại biểu không có khả năng viết luật hay không dám làm luật vì chưa được đảng cho phép ?
Dù sao chăng nữa thì cũng chỉ còn vài năm nữa, Quốc hội khoá XIV sẽ được bầu ra vào năm 2016, nhưng nếu các Đại biểu Quốc hội lại cứ tiếp tục là Nghị gật như hiện nay thì thà đừng có Quốc hội còn hơn có một cơ quan lập pháp chỉ biết phục vụ độc tài. -/-
Phạm Trần
(12/014)
Phúc trình “động trời” của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ công bố ngày 09/12 (2014) đã tiết lộ dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush, cơ quan tình báo CIA (Central Intelligence Agency) đã được Bộ Tư pháp cho phép áp dụng những biện pháp vô nhân đạo để tra tấn tù nhân, đi ngược lại với truyền thống và đạo lý của nhân dân Mỹ.
Bản phúc trình dài 524 trang đã gây xúc động cho hàng triệu người trên Thế giới nhưng liệu có đem lại bài học nào cho Nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam không ?
Câu hỏi có lẽ thừa nhưng hành động của các Nghị sỹ Hoa Kỳ rất đáng để cho chế độ Cộng sản Việt Nam soi mặt khi Nhà nước đang sử dụng công an đột lốt côn đồ, hay thuê côn đồ đàn áp dân mà chưa bao giờ dám nhận trách nhiệm.
Công an CSVN cũng đã ép cung, mớm cung nhận tội oan cho nhiều người dân mà Quốc hội cũng không dám điều tra, can thiệp thì đủ biết các quyền của dân ghi trong Hiến pháp chỉ để “diễu trò dân chủ trá hình” ở Việt Nam.
CHUYỆN CỦA CIA
Vắn tắt câu chuyện của Thượng viện Mỹ và CIA như thế này: Cách nay 5 năm, Ủy ban Tình báo do Nghị sỹ Dân chủ Diane Feinstein làm chủ tịch đã mở cuộc điều tra về những hành động tra tấn bị lên án rất tàn bạo của nhân viên CIA đối với các tù nhân nghi can khủng bố, hay nhúng tay vào các vụ khủng bố bị giam ở các nhà tù do CIA cai qủan ở nước ngoài, trong đó có Thái Lan, Iraq, Afghanistan và một số nước Đông Âu.
Việc này xẩy ra dưới thời Tổng thống Cộng hòa Goerge W, Bush từ sau cuộc khủng bố của lực lượng Al Qaida tấn công vào nước Mỹ ngày 11/09/2001 đến khỏang năm 2004 khi ông Bush chuẩn bị tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 2.
Không có tài liệu nào chứng minh các biện pháp tra tấn này đã chấm dứt trước khi Tổng thống Bush kết thúc nhiệm kỳ 2 vào tháng 1/2009, nhưng chính ông Busch và các Phụ tá của ông, kể cả Phó Tổng thống Dick Cheney, đã bênh vực cho kỹ thuật tra tấn.
Cơ quan CIA thời kỳ đó và các Phụ tá Tổng thống Bush báo cáo với Quốc hội rằng các kỹ thuật điều tra đã đem lại kết qủa phá vỡ nhiều kế họach khủng bố chống nước Mỹ và Đồng minh của quân khủng bố do Bin Laden cầm đầu.
Tuy nhiên Phúc trình của Ủy ban Tình báo Thượng viện đã bác bỏ tất cả những báo cáo lạc quan của Chính quyền Bush, và còn cáo buộc CIA và các viên chức quanh Tổng thống đã che dấu sự thật, bịa đặt ra nhiều thành tích để đánh lừa cả Tổng thống lẫn Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ.
Ủy ban Tình báo Thượng viện cũng nói rằng, các cách hành hạ tù nhân không giúp phát giác ra các kế họach khủng bố nhắm vào nước Mỹ cũng như không đóng vai trò gì trong việc tìm ra nơi ẩn náu ở Pakistan và hạ sát lãnh tụ Bin Laden của Al-Qaida ngày 02/5/2011.
Các biện pháp tra tấn của CIA đã bị hủy bỏ ngay sau khi Thượng nghị sỹ Barack Obama đắc cử Tổng thống tháng 11 năm 2008. Ông Obama gọi các kỹ thuật tra tấn tù nhân này là “trái với đạo lý của dân tộc Hoa Kỳ”.
TRA TẤN RA SAO ?
Nhưng CIA đã tra tấn ra sao ? Theo Phúc trình của Nghị sỹ Diane Feinstein thì nhiều tù nhân đã bị dựng ngược đầu xuống đất, hay bị buộc nằm ngửa mặt với tay bị khóa để cho nhân viên điều tra xối nước xuống mặt không ngừng. Nhiều trường hợp tù nhân bị nhấn đầu xuống nước đến ngộp thở gần tắt hơi, hay bị buộc trần truồng chạy qua lại trong hành lang cho nhân viên điều tra đấm đá cho đến khi kiệt sức.
Bản phúc trình của Ủy ban cũng cáo giác một số kỹ thuật tra tấn khác như : Bắt tù nhân phải ngồi trong phòng lạnh , tắm nước lạnh,không cho phép ngủ hàng chục ngày nhưng phải đứng hoặc trong tư thế bất an trong khi tay bị khoá treo qua đầu. Họ cũng bị cưỡng ép nuốt thức ăn để cho sống rồi bị tra tấn tiếp. Có khi các tù nhân còn bị thổi khói thuốc vào mặt, bị đánh nhừ tử rồi cho ngã vật xuống đất như những thân cây bất động hoặc bị làm cho nghẹt thở v.v…
Có những trường hợp tù nhân bị đe dọa nếu không khai báo thì thân nhân phụ nữ của họ sẽ bị bắt để hãm hiếp. Một vài vụ xử bắn gỉa cũng đã được CIA thực hiện để khủng bố tình thần tù nhân.
Kết luận của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã căn cứ vào trên 6 triệu hồ sơ, điện thư và báo cáo của CIA. Sau 5 năm điều tra và tổ chức hàng trăm cuộc phỏng vấn và điều trần của các nhân vật có trách nhiệm và nhân chứng, Ủy ban đã hòan tất một Bản phúc trình dầy trên 6,000 trang.
Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 4/2014, Ủy ban đã quyết định chỉ gỉai mật 524 trang và phản biện của phe Nghị sỹ Cộng hòa trong Tiểu ban Tình báo.
PHẢN ỨNG
Tổng thống Obama nói rằng những cách thức tra tấn hung hãn không những không phù hợp với giá trị của Hoa Kỳ như một Quốc gia, chúng còn không phục vụ cho những nỗ lực chống khủng bố rộng lớn hơn hay quyền lợi an ninh của nước Mỹ. ("These harsh methods were not only inconsistent with our values as a nation, they did not serve our broader counterterrorism efforts or our national security interests.")
Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain, người từng trải qua 5 năm tù và bị tra tấn ở Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) từ tháng 10/1967 đến 1973 sau khi máy bay oanh kích của ông bị bắn rơi, đã tách khỏi hàng ngũ đảng để ca ngợi Bản phúc trình.
Ông nói các biện pháp tra tấn: “ Không những thất bại về mục đích để bảo đảm cho hành động tình báo hầu ngăn chận các cuộc tấn công vào nước Mỹ và Đồng minh mà còn làm phương hại đến nhu cầu an ninh của chúng ta, cũng như danh dự của chúng ta là một thực thể tốt đẹp của Thế giới.”
(“It is a thorough and thoughtful study of practices that I believe not only failed their purpose – to secure actionable intelligence to prevent further attacks on the U.S. and our allies – but actually damaged our security interests, as well as our reputation as a force for good in the world.” )
Nghị sỹ John McCain từng là ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng Hòa chống Tổng thống Obama năm 2008 nói thêm về Bản phúc trình: “Sự thật là đôi khi đó là viên thuốc đắng khó nuốt. Đôi khi cũng tạo cho chúng ta những khó khăn ở nước Mỹ và ở nước ngòai. Và đôi khi cũng có thể bị kẻ thù của chúng ta sử dụng để chống chúng ta. Nhưng người dân Hoa Kỳ có quyền được biết, dù muốn hay không.”
( “The truth is sometimes a hard pill to swallow. It sometimes causes us difficulties at home and abroad. It is sometimes used by our enemies in attempts to hurt us. But the American people are entitled to it, nonetheless.”)
Nhiều cấp lãnh đạo đảng Cộng hòa thời Tổng thống Bush và ở Quốc hội không hài lòng với báo cáo của Ủy ban do Nghị sỹ Dân chủ Diane Feinstein đứng đầu. Họ nói rằng kết luận của Ủy ban da số Dân chủ là một chiều, không phục vụ lợi ích chung và nhằm chỉ trích Chính quyền Tổng thống Bush là chính.
Nhóm 6 Nghị sỹ Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo gồm Saxby Chambliss, R-Ga.; Richard Burr, R-N.C.; James Risch, R-Idaho; Dan Coats, R-Ind.; Marco Rubio, R-Fla.; and Tom Coburn, R-Okla
đã viết trong 167 trang phản biện rằng Chương trình điều tra cặn kẽ của CIA đã cứu được nhiều mạng sống và làm suy yếu lực lượng Al Qaida.
Họ viết : “ Chúng tôi không có chút hòai nghi nào về kế họach giam giữ đã cứu sống nhiều mạng người và đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực làm suy yếu quân Al Qaida khi Kế họach này được thi hành.” (“We have no doubt the CIA’s detention program saved lives and played a vital role in weakening Al Qaeda while the Program was in operation.”)
Giám đốc CIA John Brennan cũng phản bác Phúc trình của Bà Nghị sỹ Feinstein là không phản ảnh sự thật.
Ông nói : “Theo quan điểm của chúng tôi thì cuộc điều tra những kẻ bị giam giữ (ám chỉ những cách tra khảo qúa đáng) đã cung ứng tin tình báo giúp phá vỡ những kế họach tấn công, bắt giữ quân khủng bố và bảo vệ được nhiều mạng sống.”
("Our review indicates that interrogations of detainees (subject to enhanced interrogation) did produce intelligence that helped thwart attack plans, capture terrorists, and save lives.")
Giám đốn Brennan cũng nói thêm rằng : “ Tin tình báo mà chúng tôi thu lượm được qua kế họach điều tra rất quan trọng để giúp chúng tôi biết thêm về lực lượng Al Qaida và để cho chúng tôi có thể thực hiện những kế họach chống khủng bố cho đến ngày hôm nay.”
("The intelligence gained from the program was critical to our understanding of al Qaeda continues to inform our counterterrorism efforts to this day.")
Tuy vậy, báo chí cũng nhận ra trong phản biện ông Brennan thừa nhận CIA đã học được những khuyết điểm của mình, nhưng ông hòan toàn phủ nhận những cáo buộc cho rằng CIA đã có kế họach một cách hệ thống để giấu diếm các viên chức cao cấp về chiến thuật cũng như kết qủa của phương pháp điều tra.
(“Brennan said the agency had learned from its mistakes, but refuted the idea that it systematically misled top officials about its tactics and results.”).
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM
Đó là chuyện của Nhà nước Mỹ từng bị CSVN gọi là “Tư bản dãy chết” hay cũng vi phạm trầm trọng quyền con người mà cứ muốn rao giảng nhân quyền và đạo đức đến nước khác, trong đó có Việt Nam.
Vậy thì tình hình tra tấn, oan sai, vu oan cáo vạ, đánh dân vô tội vạ của Công an của cái “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” thì như thế nào ?
Kể ra thì cả năm dài chưa hết những “thành tích cách mạng” trong thời đại Hồ Chí Minh nên chỉ viết ra đây một số vụ điển hình để xem Hoa Kỳ hay Việt Nam ai dân chủ và tôn trọng luật pháp hơn ai ?
Trước hết hảy nói về vụ án gây bất bình cả nước Nguyễn Thành Chấn. Ông Chấn không phải là kẻ giết người nhưng Công an Tỉnh Bắc Giang đã ép ông phải nhận sau nhiều trận đòn nhừ tử từ ngày 30/8/2003. Ông phải mang bản án Tù Chúng thân đến ngày được thả 4/11/2013.
Báo Vietnam Express trong nước viết (6/11/2013): “Trong 10 năm, có nhiều việc ông đã quên nhưng riêng việc bị ép cung thì ông vẫn nhớ. Trực tiếp là điều tra viên Nguyễn H.T. Điều tra viên Trần N.L. tay cầm dao, lăm lăm đe doạ. “Điều tra viên L. hỏi Mày có khai không, tao cho mày chết. Một điều tra viên khác đánh tôi, bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong trại giam để đi thực nghiệm tại hiện trường”.
“Trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn nêu, ngày 30/8/2003, ông nhận được giấy mời lần 1 đến Công an huyện Việt Yên để làm việc. Cụ thể, cơ quan điều tra lấy dấu chân và dấu vân tay, đồng thời hỏi ông có biết gì về cái chết của cô (Nguyễn Thị) Hoan, ông trả lời không biết gì cả. Đến 20/9/2003, ông nhận được giấy triệu tập lần 2 và vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan. Sáng hôm sau, ông đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay nhiều lần rồi tra hỏi, đánh ông rất đau. Từ đó, khoảng 6 cán bộ thay nhau canh ông suốt đêm này sang đêm khác không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông.
"Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ. Cán bộ H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đ.D đọc và bắt tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang".
“Thời gian tạm giam ở trại Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển 3-4 buồng. "Có lần vừa vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng, tôi bị dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày 28 hầu như tôi không được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng", ông Chấn lấy tay ôm mặt.
"Cũng trong trại Kế, tôi phải tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho một tù nhân giả làm cô Hoan. Cán bộ đưa cho cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tập nhiều lần cho thành thạo, làm đi làm lại để đúng ý họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim thực nghiệm hiện trường.”
KẺ NGAY CŨNG THÀNH GIẾT NGƯỜI
Trường hợp thứ hai phải kể ra là “Thư của tử tù Nguyễn Văn Chưởng gửi Mẹ từ trại biệt giam Trần Phú” đề ngày 07/04/2009, nhưng đến tháng 12/2014 mẹ anh mới dám phổ biến.
Chưởng viết: “ Khi con đang ngủ nhờ nhà thằng em con quen vì con và Bảy chưa tìm được nhà trọ nên ở đấy. Vào lúc khoảng 1h sáng có một tốp người mặc quần áo bình thường nói là công an phường đến kiểm tra hành chính, bọn con đã đưa hết giấy tờ ra cho họ nhưng giấy tạm trú của con ở phường khác nên họ nói là bắt bọn con lên phường và họ trói con bằng dây thắt lưng, vòng tay ra sau và họ bắt tất cả bọn con đi, họ gọi Taxi đến và bảo lên số 9 Hồ Xuân Hương. Con cứ tưởng đấy là chỗ công an phường cơ, nhưng đến nơi con mới biết đó là công an thành phố và một người trong số họ bảo con là mày nhìn xem đây là đâu, con nhìn theo tay người ấy chỉ thì thấy tấm bảng đề H88 xong họ lại hỏi con có biết Thanh "Già", Nga "Thọt", Phương, Hoàng không? con bảo là có. Con nói là Thanh có quán bán hàng gần nhà con thuê cũ còn Nga "Thọt" con cũng biết, Phương thì nhà ở Đông Hải, Hoàng thì ở Khâm Thiên- Hà Nội. Vì con nghĩ Phương là chị gái thằng Trường có người yêu tên Hoàng thường ở chỗ anh Thanh nên con nói vậy.”
“Thế là họ đánh con tới tấp, không để con nói được câu nào nữa, họ thôi đánh con thì con mới thở được và nói là sao các chú đánh cháu? Cháu có làm gì đâu? và họ nói "Không làm gì thì tao mới đánh chứ làm gì thì đã không bị đánh" và họ lại tiếp tục đánh con tiếp và dùng còng số 8 treo cánh vắt tay (treo cánh tiên) chỉ có 2 đầu ngón chân cái chạm xuống đất, con lúc này gào lên: "Lý do gì mà các người đánh tôi, pháp luật là như vậy hả...??"
“Được khoảng 15 phút họ cho con xuống và ngồi ở ghế, dùng xích chó xiết, quấn chặt người con vào ghế xong rồi sỏ cùm que nóng vào chân con, xong tất cả rồi 1 người trong số họ mới hỏi con: "Mày biết mày bị bắt vì lý do gì không?" con trả lời là cháu không biết, sao cháu lại bị bắt? và còn lại bị đánh nữa? thế là người ấy nói là: "Mày bị bắt vì giết người ở Đình Vũ", Con lúc đó không biết là ngày bao nhiêu và vào thứ mấy nên con hỏi là: "Thế hôm đó là ngày bao nhiêu? và vào thứ mấy?" để con xem mình đang ở đâu vào ngày hôm ấy và họ nói là: "Hôm 14 và vào thứ 7", con lúc đó mới nghĩ ra là hôm đó con ở quê nên con bảo họ là "Ngày hôm đó cháu về quê vào chiều thứ 7 đúng hôm 14" và con có nói con đi cùng với thằng Trường về và kể đi chơi ở những đâu nhưng họ đã không nghe con giải thích và cũng không ghi lời khai của con, không xác minh ở quê xem con nói có đúng không. Nhất là thằng Trường cũng bị bắt cùng với con và cả cái Bảy, hai đứa nó đều biết chắc và nhớ vì ngày gần đây nhưng họ đã không làm như vậy, chỉ mỗi một câu là mày phải nhận, con bảo là: "Thú thực là cháu không giết người và hôm đó cháu ở quê Hải Dương cách chỗ xẩy ra vụ án đến 30 cây số".
Nguyễn Văn Chưởng kể tiếp : “ Con nghĩ trình bày như thế chắc họ phải xác minh vì trong vụ án bắt nhầm người là điều bình thường, nhưng đây họ không làm như vậy, cũng không muốn nghe những gì con nói. Thế là chân họ đạp, giận xuống xiềng nên xiết rất mạnh vào mắt cá chân, con rất đau, kêu gào thảm thiết, ngất lên ngất xuống không biết bao nhiêu lần. Con nói đi nói lại là "Cháu không giết người, các chú bắt nhầm người rồi các chú đi xác minh hộ cháu, cháu van lạy các chú", họ cười như những con quỷ chứ không phải công an. Vì họ không mặc đồng phục công an, bắt đầu chửi rồi đánh đủ mọi kiểu từ gậy gỗ rồi đạp, giận xiềng, xiết đạp xích, đấm, tát, lấy đầu gậy tre chọc thẳng vào giữa ngực.”
“Chán tay tất cả lại dừng, họ lại hỏi con: "Thế mày đã chịu nhận chưa hay là còn phải đánh nữa?". Con bảo họ là con có giết người đâu mà nhận tội làm sao được, sao các chú không hỏi xem và đi xác minh cháu nói có đúng không, và họ lại hỏi con "Thế mày biết thằng nào giết người" con bảo là "Cháu biết làm sao được, cháu có giết người đâu mà cháu biết", thế là họ bảo "Thế thì mày thành thằng giết người" xong họ lại tiếp tục đánh đập, tra tấn nhục hình con, con thì vẫn kêu gào là oan: "Có ai cứu tôi với, tôi bị oan, luật pháp ở đâu vậy" thế là họ lấy luôn đôi tất ở đâu nhét vào mồm con, và con không kêu , không nói được nữa xong họ lại treo cánh tiên họ bật điều hòa thật lạnh và dùng những đòn nhục hình, bỉ ổi vào bộ phận sinh dục của con và họ lại đấm, tát con lúc này máu mồm con đã hộc ra nhiều thậm chí đái hết ra sàn nhà vì những đòn thâm hiểm. Con cũng không theo ý họ là nhận tội vì con đâu có giết người mà phải nhận tội. Thế là họ bảo: "Mày rắn lắm nhưng không chịu lâu được đâu, hôm nay kiểu này, mai còn nhiều kiểu khác, mày không nghe lời tao thì còn nhiều cách để bắt mày phải nhận tội". Thế là họ đi ngủ, cũng tại trong phòng đó, họ phải đắp chăn cho đỡ lạnh, còn con mỗi cái áo sát lách mỏng và cửi truồng vừa lạnh vừa khát, xin nước uống thì họ cho có một chén bé, xin chén nữa thì bị nhổ nước bọt vào mặt.”
Sáng sau, Chưởng kể cho Mẹ biết : “ Lúc này rơi vào lúc 5h sáng. Đúng 7h sáng họ dậy lại tiếp tục đánh con tiếp đến hơn 11h trưa họ thôi và ông S trung tá ngồi nhìn con bảo là "Địt mẹ mày cố tình bố cho mấy con đàn bà đánh vợ mày cho lòi mẹ con mày ra" còn ông P thượng uý bảo "Mày có em trai hả nó không khóc như mày đâu mày muốn nó mất một trong hai chân à". Còn một người con không biết tên nhưng chắc ở gần nhà mình ở Hải Dương bảo là "Mày tưởng nhà mày tao không biết à, mẹ mày đang ở nhà, có một mình chứ gì?" và còn nói, chử, đe lẹt nhiều lắm nhưng con không nhớ hết lời bọn họ nói, con không tin là họ dám động đến nhiều người dân vô tội như thế. Đến cả đứa trẻ chưa chào đời mà họ còn định cướp mạng sống của nó từ trong bụng mẹ nó! Rồi họ nói nhiều và con cũng rất hoảng, con nghĩ đến mẹ, em trai, cái Bảy và con của con. Con nghĩ rằng con đã được sắp đặt trước để thế thân cho thằng giết người, một kẻ giám làm, không dám chịu.”
“Họ đã nói rằng "Mày muốn thành một con người hay bị đánh như con súc vật và cả người nhà mày nữa, loài súc vật nó còn biết thương nhau mày nghĩ lại đi". Con bảo là cháu không giết người cháu có biết chi tiết gì mà khai đâu. Thế là họ nói rằng " Không biết thì để tao hướng dẫn" và ông N trung tá hướng dẫn tất cả những chi tiết vụ án, một người khác thì kẻ vẽ sơ đồ để con biết. Một người khác thì chìa hai bản cung của thằng Hoàng "đen" và thằng Trung ra, bảo chúng nó khai hết rồi, nhận hết rồi, mày nữa là xong. Con lúc đó mắt hoa chả đọc được gì từ 2 bản cung đó, xong tất cả rồi con được họ tháo mọi thứ ở trên người xuống cho uống nước và có 1 người chụp ảnh rồi đưa vào trại Trần Phú chiều 30/07/2007.”
(Trích thư kêu cứu của Bà Trần Thị Nga gửi đến Dân Luận)
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Trường hợp thứ ba thì hãy nói về cái chết bi thảm của hai tù nhân lương tâm sau khi gần chết mới được thả từ Nhà tù CSVN.
Trong Thư tố cáo trước Thế giới đề ngày 13/07/32014, Tổ chức Cựu Tù nhân Lương tâm (CTNLT) ở Việt Nam của hai Đồng Chủ tịch Bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi kể rằng : “Tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vừa xảy ra hai trường hợp làm nhức nhối lương tâm con người: đó là hai tù nhân đặc biệt đã qua đời một thời gian ngắn sau khi được trả tự do vì mắc những chứng bệnh hiểm nghèo từ trong nhà tù do chính bàn tay của các cai tù Cộng sản gây ra.
Đó là giáo viên Đinh Đăng Định, sinh năm 1963, bị bắt tháng 10-2011, sau đó bị xét xử rồi bị tuyên án 6 năm tù theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Lý do: ông từng cổ xúy đa nguyên đa đảng lẫn kêu gọi toàn dân ký tên phản đối dự án bauxite tại Đắc Nông, do nghi ngại những tác hại về môi trường của việc khai thác thứ quặng này mà nay đã thành hiển nhiên.”
Theo bản tố cáo thì : “ Trong thời gian thụ án, ông (Định) bị đau dạ dày. Sau nhiều tháng đòi hỏi của bản thân cùng gia đình bên ngoài, ông mới được trại giam gửi về bệnh viện của công an tại Sài Gòn. Ở đây phát giác ông bị ung thư bao tử và phải mổ cắt bỏ ¾ dạ dày. Sau khi mổ, ông bị đưa trở lại trại để tiếp tục bị giam giữ mà chẳng hề được chăm sóc hậu phẫu đầy đủ, khiến ông không qua khỏi. Khi thấy ông sắp chết, ngành công an mới trả ông về cho gia đình lo liệu để chối bỏ trách nhiệm. 14 hôm sau, ông từ trần vào ngày 03-04-2014.”
BỊ ĐẦU ĐỘC CHO CHẾT
Vẫn theo lời CTNLT thì : “ Trước khi qua đời, ông quả quyết với gia đình, bạn bè, các cựu tù nhân lương tâm, với truyền thông đại chúng là mình đã bị trại giam đầu độc để trả thù ông đã chống đối chế độ. Ông khẳng định: nhờ chuyên ngành hoá học, ông nhận ra mùi hoá chất của phân bón thực vật có trong nước uống hàng ngày trại giam phát cho ông. Nhưng vì ở trong phòng biệt giam một mình, phản đối không được, mà không uống thì chết khát.”
Người thứ hai, theo Bác sỹ Quế và Linh mục Lợi, là tù nhân chính trị Huỳnh Anh Trí, sinh năm 1971, bị bắt tháng 12-1999 rồi bị kết án 14 năm tù theo điều 84 Bộ luật Hình sự.
Thư tố cáo viết : “Mãn hạn tù tháng 12-2013, nhưng chỉ 6 tháng sau, do sức khỏe bỗng nhiên suy kiệt, ông Trí được xét nghiệm y tế và biết rằng mình nhiễm virus HIV. Ác thay, cơn bệnh này đã chuyển sang giai đoạn AIDS và ông vừa qua đời hôm 05-07-2014, ở tuổi 43, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn.”
“Trước khi từ giã cõi đời, ông Trí xác quyết trước dư luận trong, ngoài nước và quốc tế rằng 100% ông đã mắc phải căn bệnh khủng khiếp này từ nhà tù cộng sản, trong khoảng thời gian 14 năm ông sống trại giam Z30 ở Xuân Lộc, Đồng Nai, vì trước khi vào đó, ông hoàn toàn khoẻ mạnh.”
Ông còn trăng trối: “Công luận trong và ngoài nước hãy can thiệp ngay vào các nhà tù CSVN và các nhà biệt giam, để cho những người tù không bị cưỡng bức lao động, không bị đối xử ngược đãi, không bị xâm phạm đến thân thể và tinh thần… Tôi lo cho các chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở trong tù, tôi đã chứng kiến 14 trường hợp tù chính trị bị nhiễm AIDS và chết”…
Theo ông Trí, căn bệnh quái ác đó đã được truyền qua đường máu . Bằng cách các tù nhân mạnh khỏe bị buộc phải dùng chung dụng cụ hớt tóc và cạo râu với tù nhân nhiễm virus HIV, hoặc khi “bị kỷ luật”, phải dùng chung cùm với tù nhân mắc bệnh AIDS. Những vết sước do dao cắt hoặc vết thương do cùm nghiến vào chân chính là đường máu truyền bệnh. Chính ông Huỳnh Anh Trí đã bị cùm như thế trong một thời gian dài.”
Tổ chức CTNLT tố cáo với Thế giới : “ Đây là thủ đoạn vô cùng độc ác nhằm trả thù các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị bất khuất không nhận tội. Và nhiều người trong số họ đã chết. Từ 2004, nhiều lần các trại viên, trong đó có ông Huỳnh Anh Trí, đã đồng loạt đứng lên đòi trại giam phải bãi bỏ việc sử dụng chung một lưỡi dao cạo cho hàng trăm người. Giám thị trại tỏ ra nhượng bộ khi cho mỗi người sử dụng dao riêng của mình, nhưng sử dụng xong phải trao lại cho quản giáo. Việc làm này một lần nữa rất khuất tất, vì quản giáo có thể trả thù bằng cách vấy máu HIV vào lưỡi dao cạo.”
BÀI HỌC DÂN CHỦ CHO AI ?
Đó là một số trường hợp điển hình ở Việt Nam có bàn tay của Công an dính vào. Những vụ án lương tâm này không được ai biết đến. Quốc hội CSVN có 500 Đại biểu nhưng chỉ biết trung thành giúp đảng tồn tại để được ăn lương là tiền lao động và đóng thuế của dân thay vì bảo vệ quyền lợi cho những người đã bỏ phiếu cho mình. Quốc hội mang danh “đại biểu dân” nhưng đã đồng lõa với tội ác do Công an và các lực lượng khác của nhà nước gây ra cho dân.
Nêu lên 4 trường hợp tù nhân chỉ để làm chứng cho những vụ án oan sai, bị ép cung nhận tội bởi những kẻ có quyền đã chà đạp lên Hiến pháp và luật pháp của quốc gia và tính “bù nhìn” của các Đại biểu Quốc hội.
Còn biết bao nhiêu vụ án, bao nhiêu nạn nhân của cường quyền và bạo lực do Nhà nước chủ mưu để đầy đọa dân chưa bị phanh phui hoặc không ai dám tố cáo ?
Những vụ khiếu kiện đông người của mọi tầng lớp nhân dân lao động và nông dân hàng ngày diễn ra trong cả nước mà sao không thấy các Đại biểu Quốc hội động tĩnh gì ?
Họ đã lạnh cảm như những nhánh cây khô chết cháy giữa Hà Nội, thành phố mệnh danh Hòa Bình và vẫn phô trương chiến thắng Điện Biên Phủ trên không hồi năm 1972 khi phải chống máy bay oanh kích của Mỹ.
Ngay trong hai trường hợp mới xẩy ra giữa Thủ đô Hà Nội có “bàn tay lông lá” của Công an nhúng vào cũng không thấy ai trong Đòan Đại biểu Quốc hội Hà Nội, kể cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan tâm dù quyền tự do đi lại của cử tri Thành phố đã bị trắng trợn vi phạm.
Vụ thứ nhất diễn ra ngày 26/11/2014 đối với Tiến sỹ Nguyễn Quang A. Nhà đấu tranh dân chủ 68 tuổi đã buộc phải đi bộ nhiều giờ để có thể vượt qua 10 cây số từ bên kia sông Hồng đến với Cuộc Tọa đàm do ông cùng tổ chức về “Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền” tại Nhà thớ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Lý do ông phải thân gìa lội bộ vì Công an khu vực và Thành phố Hà Nội đã phối hợp cấm không cho ông lên bất cứ phương tiện chuyên chở nào, ngay sau khi ông và người con bước ra khỏi nhà từ 5 giờ sáng.
Mặc cho Công an rầy rà, bám sát, ngăn cản nhưng không sao làm nhụt chí được con người có gương mặt đanh thép của ông Nguyễn Quang A. Ông đã đến với cuộc Tọa đàm chậm 3 tiếng trước các con mắt chứng kiến cảnh Công an ngăn chặn của một số nhân viên Sứ qúan nước ngoài ở Hà Nội.
Không biết Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị có cảm thấy xấu hổ với người nước ngòai và trước dư luận Thế giới về việc này không ?
Vụ thứ hai xẩy ra ngày 7/12/2014 đối với nhóm Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nghệ sỹ Kim Chi, Giáo sư Chu Hảo, Nhà Xã hội học Nguyễn Khắc Mai, Nhà văn Phạm Đình Trọng v.v…
Các vị này chỉ muốn gặp nhau “đánh chén” để mừng ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 tại Nhà hàng chuyên lẩu thịt Dê có tên Hoa Lư bên Hà Đông nhưng bất thành vì Nhà hàng được lệnh phải đóng cửa và treo bảng “hết hàng” trước khi khách đến !
Sau đó, theo tường thuật của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, cả nhóm lại kéo đến một Qúan Thị Cầy rồi cũng bị buộc phải “khăn gói lên đường” vì nhà hàng đã bất ngờ phải thông báo đã “hết món” khách muốn.
Cuối cùng họ “hạ cánh an tòan” tại qúan Thảo Nguyên, chuyên môn các món gà gần đó. Nhưng cả nhóm Trí thức nổi tiếng Hà thành lại bị “Trời đày” không cho ăn trưa vì Chủ qúan cũng bị can thiệp từ giới chức “có quyền cao chức trọng” muốn đánh dân ngay cả trước bữa ăn !
TẠI SÀO GÒN THÌ SAO ?
Sau đó tại Sài Gòn ngày 9/12/2014, theo các Nhà báo tự do trong nước, blogger Nguyễn Hoàng Vi, một người trẻ đấu tranh nhân quyền và sáng lập viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã bị một nhóm côn đồ (hay Công an đội lốt côn đồ) tấn công dã man gần nhà riêng tại hẻm 107 (đường Phan Văn Năm, quận Tân Phú, Sài Gòn).
Có trên chục tên côn đồ, kể cả 3 phụ nữ, đã lao xe, đấm đá khắp thân thể Nguyễn Hòang Vi với lời vu khống "giựt chồng” để che đậy tội ác.
Trước đó 2 Bloggers nổi tiếng là Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ Blog “Người Lót Gạch” đã bị Công an bắt ngày 29/11/ 2014 và bị cáo buộc tôị “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Đến ngày Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh lại ra thông báo bắt Nhà văn, chủ Blog Quê Choa Nguyễn Quang Lập, hay Bọ Lập.
Công an nói đã : “ Bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 - Lô B2 - Chung cư Hoàng Anh - Gia Lai, 37 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh".
Những vụ sách nhiễu kém văn hoá và bắt bớ phản dân chủ này đã diễn ra trong tuần lễ đội ngũ những Nhà Trí thức và giới trẻ trong nước có những hoạt động cổ võ Quyền làm người nhân dịp kỷ niệm năm thứ 66 Ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (10/1948).
Vậy mà Việt Nam Cộng sản, một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã cướp đi nhiều quyền tự do cơ bản của dân bằng sợi dây thòng lọng “do luật quy định”, hay “trước pháp luật” như đã ghi trong các Hiến pháp năm 2013:
Điều 24:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Như vậy thì Nhà nước Việt Nam đâu phải là “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” như đảng huyênh hoang ?
Nhà nước CSVN có thượng tôn pháp luật hay không thì Quốc hội phải nhìn vào hành động của các Thượng nghị sỹ Mỹ trong Ủy ban Tình báo ngày 9/12 (2014) đối với các vi phạm tra tấn tù nhân của CIA để soi gương mặt mình.
Các nhà Lập pháp Mỹ đã sử dụng quyền hiến định hợp tác với Hành pháp để điều hành việc nước và bảo vệ Hiến pháp để không một người nào, kể cả Tổng thống, có thể đứng trên Luật pháp.
Đó là nền tảng vững vàng của một Nhà nước có dân chủ pháp trị. Nhưng nếu biết các cơ quan hành pháp vi phạm luật mà các Nhà Lập pháp là Quốc hội lại toa rập với Hành pháp để che đậy, hay tìm cách thay đổi hành vi phạm tội thì đó là một chính quyền phản dân chủ.
Vậy Quốc hội Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu giữa ban hành luật và thi hành luật ? Các Đại biểu Quốc hội đã viết được một Dự Luật nào chưa, hay chỉ biết chờ “sung rụng từ phiá Hành pháp, hay Đảng” ?
Chẳng nhẽ các Đại biểu không có khả năng viết luật hay không dám làm luật vì chưa được đảng cho phép ?
Dù sao chăng nữa thì cũng chỉ còn vài năm nữa, Quốc hội khoá XIV sẽ được bầu ra vào năm 2016, nhưng nếu các Đại biểu Quốc hội lại cứ tiếp tục là Nghị gật như hiện nay thì thà đừng có Quốc hội còn hơn có một cơ quan lập pháp chỉ biết phục vụ độc tài. -/-
Phạm Trần
(12/014)
Văn Hóa
Tiếng Kêu Sa Mạc
Nguyễn Trung Tây
04:25 11/12/2014
Nguyễn Trung Tây
Tiếng Kêu Sa Mạc
Hơn bốn năm tôi làm việc tại sa mạc Úc Châu. Một thời gian vừa đủ để cảm nghiệm đời sống đá sỏi.
Trời tháng 12 Úc Châu mùa hè, sa mạc thông thường nổi bật với mầu vàng cỏ khô trải dài mênh mông kéo dài tới cuối đường chân trời. Mặt trời than hồng thản nhiên ném xuống hoang mạc lửa trời tô thêm đậm mầu đất đỏ. Xác Kangaru bụng chương sình nằm chết dọc theo hai bên đường. Quạ đen và kên kên vui mừng nhảy quanh xác. Ruồi sa mạc bám vào mắt chui vào mũi. Đường sa mạc dẫn vào thôn làng thổ dân quanh co nhấp nhô đá sỏi, không bóng người. Tôi cẩn thận từng vòng bánh xe lăn tới trên đường đất đỏ. Mắt mở to, chăm chú nhìn hai bên đường và phía trước. Vào những giây phút đó, tôi hay nghĩ tới ngôn sứ sa mạc Tiền Hô mặc áo lạc đà, ăn châu chấu mật ong. Có những lần tôi dừng lại một vòng xe, đi sâu vào sa mạc, lắng nghe tiếng gọi của vị ngôn sứ, lời gọi sửa lại con đường tâm hồn đón chờ Con Trời.
Có tiếng người hô trong hoang địa:
sửa lối cho thẳng để Người đi (Mark 1:3).
Không Tử quan niệm “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Người Do Thái và Kitô tin rằng con người từ Thiên Chúa mà ra, con người nguyên thủy do đó mang bổn tính thiện.
Nhưng không biết từ giây phút nào đó, bóng đen vẩn đục đôi mắt ngây thơ thiên đàng, thế là tâm hồn nhân gian quanh co, đá sỏi nhấp nhô, hai bên đường xác thú nằm phơi chương sinh bụng. Sáng Thế Ký giải thích tại hai người nguyên tổ ăn trái cấm. Người Việt Nam tin rằng tại môi trường sống, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.” Tôi chọn sống với đời sống ống cống, người tôi dài ra.
Trong lớp Kinh Thánh, giáo dân đặt vấn đề tại sao Chúa biết con người yếu đuối, mà Ngài lại trồng cây trái cấm nằm ở giữa vườn. Bà giơ tay hái, bà và ông cùng ăn. Thế là tâm hồn nhấp nhô đá sỏi. Chúa dừng chân giữa vườn hỏi, “Ủa, con đâu rồi?” Ông quanh co chỉ bà, bà nhìn ngó quanh quẩn chỉ con rắn.
Mùa Vọng, tôi thấy mình bận rộn với những sinh hoạt của một vị mục tử. Chương trình giảng phòng Mùa Vọng. Ngồi tòa. Lo toan về hang đá nhà thờ. Chương trình mùa Vọng và thánh lễ Canh thức Nửa Đêm. Tiệc Giáng Sinh với giáo dân và với những Linh mục Tu sĩ. Cứ thế! Những tối mùa Vọng, về tới phòng riêng, tôi mệt nhoài, đầu nhức căng căng. Cứ thế! Tôi bận rộn suốt cả một mùa Vọng bốn tuần cho tới qua ngày 25/12. Tới giờ phút đó, giây phút linh thiêng nhiệm mầu đã bốc hơi cạn khô!
Tâm hồn trần gian cong queo, nhấp nhô. Ngôn sứ Tiền Hô xuất hiện. Người người kéo tới hoang mạc, nhờ ngài sửa lại…
Có người thắc mắc (chắc là nửa đùa nửa thật) hỏi,
— Cha…linh mục. Chắc không cần phải đi xưng tội…
Tôi nhìn, đôi khi nhíu mày, lượng định tình hình, cười, rồi nói,
— Tôi, linh mục, cũng là người, tầm thường hơn một người tầm thường. Tôi xưng tội, cũng xót xa tâm hồn khi xét mình, cũng hân hoan rộn ràng sau những giây phút được Trời cao qua bàn tay của linh mục tha những lỗi lầm.
Thiên hạ nhìn tôi,
— Cha không giỡn đấy chứ?
Tôi nghiêm trang, lắc đầu,
— Các linh mục khác họ thánh thiện, nhưng riêng tôi, tâm hồn khúc khuỷu, nhấp nhô đá sỏi.
Rồi tôi kết luận,
— Những lúc biết tâm hồn hố sâu, tôi chọn vô sa mạc gặp ngôn sứ sa mạc.
Với người thắc mắc hỏi tại sao Chúa lại trồng cây trái cấm giữa vườn. Tôi nói con người luôn có chọn lựa. Ăn hoặc không ăn. Vấn đề không phải là bởi Chúa, nhưng bởi cá nhân, cá nhân của bà, của ông. Tôi, linh mục chọn lựa cái chọn lựa nghèo hàn, hồn linh mục trở nên nghèo hàn. Tâm tôi trở nên vũng lầy. Lỗi này không phải bởi Chúa.
Sống trong sa mạc mùa Vọng, tôi mang giáo dân sa mạc vô thêm sâu vào sa mạc vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để riêng tâm hồn của mình và của giáo dân đẫm thấm giây phút Mùa Vọng. Sáng, chúng tôi lái xe tung bụi mờ sa mạc. Tới giờ chia sẻ, tôi nói về tiếng gọi sửa đường nhấp nhô của ngôn sứ. Tôi mời gọi giáo dân đi sâu vào sa mạc, đi một mình, tĩnh lặng lắng nghe tiếng sa mạc. Tôi đề nghi giờ ăn trưa trong thinh lặng, không ai nói gì, nhưng lắng nghe tiếng gió sa mạc thì thầm vọng lại lời mời gọi của hai ngàn năm trước, âm thanh vang vọng của sa mạc Judea giờ vẫn còn vọng vang nơi sa mạc Úc Châu.
Tôi chia sẻ với giáo dân sa mạc, sống trong sa mạc, chúng ta không có nhiều thương xá để mà bận rộn với những bận rộn thương xá của đời sống đô thị.
Đức Giáo Hoàng Francis công bố năm 2015, năm của đời sống tận hiến, một năm dài 365 ngày để tôi tu sĩ chậm lại một bước chân, lắng nghe tiếng gọi của ngôn sứ sa mạc.
Mùa Vọng vẫn là mùa của tiếng gọi ngôn sứ sa mạc,
Tôi là tiếng người hô trong hoang địa:
Hãy sửa đường cho thẳng để Chúa đi” (John 1:23).
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Tiếng Kêu Sa Mạc
Hơn bốn năm tôi làm việc tại sa mạc Úc Châu. Một thời gian vừa đủ để cảm nghiệm đời sống đá sỏi.
Trời tháng 12 Úc Châu mùa hè, sa mạc thông thường nổi bật với mầu vàng cỏ khô trải dài mênh mông kéo dài tới cuối đường chân trời. Mặt trời than hồng thản nhiên ném xuống hoang mạc lửa trời tô thêm đậm mầu đất đỏ. Xác Kangaru bụng chương sình nằm chết dọc theo hai bên đường. Quạ đen và kên kên vui mừng nhảy quanh xác. Ruồi sa mạc bám vào mắt chui vào mũi. Đường sa mạc dẫn vào thôn làng thổ dân quanh co nhấp nhô đá sỏi, không bóng người. Tôi cẩn thận từng vòng bánh xe lăn tới trên đường đất đỏ. Mắt mở to, chăm chú nhìn hai bên đường và phía trước. Vào những giây phút đó, tôi hay nghĩ tới ngôn sứ sa mạc Tiền Hô mặc áo lạc đà, ăn châu chấu mật ong. Có những lần tôi dừng lại một vòng xe, đi sâu vào sa mạc, lắng nghe tiếng gọi của vị ngôn sứ, lời gọi sửa lại con đường tâm hồn đón chờ Con Trời.
Có tiếng người hô trong hoang địa:
sửa lối cho thẳng để Người đi (Mark 1:3).
Không Tử quan niệm “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Người Do Thái và Kitô tin rằng con người từ Thiên Chúa mà ra, con người nguyên thủy do đó mang bổn tính thiện.
Nhưng không biết từ giây phút nào đó, bóng đen vẩn đục đôi mắt ngây thơ thiên đàng, thế là tâm hồn nhân gian quanh co, đá sỏi nhấp nhô, hai bên đường xác thú nằm phơi chương sinh bụng. Sáng Thế Ký giải thích tại hai người nguyên tổ ăn trái cấm. Người Việt Nam tin rằng tại môi trường sống, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.” Tôi chọn sống với đời sống ống cống, người tôi dài ra.
Trong lớp Kinh Thánh, giáo dân đặt vấn đề tại sao Chúa biết con người yếu đuối, mà Ngài lại trồng cây trái cấm nằm ở giữa vườn. Bà giơ tay hái, bà và ông cùng ăn. Thế là tâm hồn nhấp nhô đá sỏi. Chúa dừng chân giữa vườn hỏi, “Ủa, con đâu rồi?” Ông quanh co chỉ bà, bà nhìn ngó quanh quẩn chỉ con rắn.
Mùa Vọng, tôi thấy mình bận rộn với những sinh hoạt của một vị mục tử. Chương trình giảng phòng Mùa Vọng. Ngồi tòa. Lo toan về hang đá nhà thờ. Chương trình mùa Vọng và thánh lễ Canh thức Nửa Đêm. Tiệc Giáng Sinh với giáo dân và với những Linh mục Tu sĩ. Cứ thế! Những tối mùa Vọng, về tới phòng riêng, tôi mệt nhoài, đầu nhức căng căng. Cứ thế! Tôi bận rộn suốt cả một mùa Vọng bốn tuần cho tới qua ngày 25/12. Tới giờ phút đó, giây phút linh thiêng nhiệm mầu đã bốc hơi cạn khô!
Tâm hồn trần gian cong queo, nhấp nhô. Ngôn sứ Tiền Hô xuất hiện. Người người kéo tới hoang mạc, nhờ ngài sửa lại…
Có người thắc mắc (chắc là nửa đùa nửa thật) hỏi,
— Cha…linh mục. Chắc không cần phải đi xưng tội…
Tôi nhìn, đôi khi nhíu mày, lượng định tình hình, cười, rồi nói,
— Tôi, linh mục, cũng là người, tầm thường hơn một người tầm thường. Tôi xưng tội, cũng xót xa tâm hồn khi xét mình, cũng hân hoan rộn ràng sau những giây phút được Trời cao qua bàn tay của linh mục tha những lỗi lầm.
Thiên hạ nhìn tôi,
— Cha không giỡn đấy chứ?
Tôi nghiêm trang, lắc đầu,
— Các linh mục khác họ thánh thiện, nhưng riêng tôi, tâm hồn khúc khuỷu, nhấp nhô đá sỏi.
Rồi tôi kết luận,
— Những lúc biết tâm hồn hố sâu, tôi chọn vô sa mạc gặp ngôn sứ sa mạc.
Với người thắc mắc hỏi tại sao Chúa lại trồng cây trái cấm giữa vườn. Tôi nói con người luôn có chọn lựa. Ăn hoặc không ăn. Vấn đề không phải là bởi Chúa, nhưng bởi cá nhân, cá nhân của bà, của ông. Tôi, linh mục chọn lựa cái chọn lựa nghèo hàn, hồn linh mục trở nên nghèo hàn. Tâm tôi trở nên vũng lầy. Lỗi này không phải bởi Chúa.
Sống trong sa mạc mùa Vọng, tôi mang giáo dân sa mạc vô thêm sâu vào sa mạc vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để riêng tâm hồn của mình và của giáo dân đẫm thấm giây phút Mùa Vọng. Sáng, chúng tôi lái xe tung bụi mờ sa mạc. Tới giờ chia sẻ, tôi nói về tiếng gọi sửa đường nhấp nhô của ngôn sứ. Tôi mời gọi giáo dân đi sâu vào sa mạc, đi một mình, tĩnh lặng lắng nghe tiếng sa mạc. Tôi đề nghi giờ ăn trưa trong thinh lặng, không ai nói gì, nhưng lắng nghe tiếng gió sa mạc thì thầm vọng lại lời mời gọi của hai ngàn năm trước, âm thanh vang vọng của sa mạc Judea giờ vẫn còn vọng vang nơi sa mạc Úc Châu.
Tôi chia sẻ với giáo dân sa mạc, sống trong sa mạc, chúng ta không có nhiều thương xá để mà bận rộn với những bận rộn thương xá của đời sống đô thị.
Đức Giáo Hoàng Francis công bố năm 2015, năm của đời sống tận hiến, một năm dài 365 ngày để tôi tu sĩ chậm lại một bước chân, lắng nghe tiếng gọi của ngôn sứ sa mạc.
Mùa Vọng vẫn là mùa của tiếng gọi ngôn sứ sa mạc,
Tôi là tiếng người hô trong hoang địa:
Hãy sửa đường cho thẳng để Chúa đi” (John 1:23).
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Tản mạn về Vòng Lá Mùa Vọng
Lm. Bosco Dương Trung Tín
10:06 11/12/2014
Tản mạn về Vòng Lá Mùa Vọng
Vòng lá mùa vọng là một hình tròn được bện bằng lá thông màu xanh. Nó tượng trưng cho sự viên mãn của Chúa. Với màu xanh là màu của hy vọng. Màu xanh nói lên sự tươi tốt và trù phú của ơn Chúa. Trên đó được trang trí với 4 cây nến. Nến tượng trưng cho ánh sáng chỉ đường. 4 cây nến cho 4 Chúa Nhật mùa vọng, tượng trưng cho 4000 năm Dân Chúa chờ đợi Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế đến.
Mỗi Chúa Nhật đốt một cây nến.
Chúa Nhật I, nến tím, với ý nghĩa là tỉnh thức chờ Chúa đến với ta hay ta đến với Chúa. Vì ngày xưa Chúa chưa đến thì tỉnh thức chờ Chúa đến; bây giờ Chúa đã đến rồi thì ta tỉnh thức chờ ta đến với Chúa.
Chúa Nhật II, nến tím, là chuẩn bị tâm hồn ta như chuẩn bị một Con đường cho Chúa đến hay để ta đến với Chúa.
Chúa Nhật III, nến hồng, mang tính vui mừng vì đã đi được nửa đường, nửa tháng rồi. Hãy cố lên, chỉ còn nửa tháng nữa thôi. Đừng có thấy xa, chờ đợi lâu mà chán chường, chắn nản. Hãy cố lên!
Chúa Nhật IV, nến tím, mang tính an tâm. Hãy an tâm, an tâm, ngày Chúa đến gần rồi.
Có thể có cây nến thứ năm, màu trắng, tượng trưng cho Đức Giê-su, để ở giữa.
Với những biểu tượng đó, ta sẽ sống tâm tình thế nào?
Vòng tròn, đó là sự viên mãn, tròn đầy. Điều đó nói về Chúa, Đấng không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Con người chúng ta được Chúa mời gọi sống trong sự viên mãn, sống trong sự tròn đầy của Chúa. Chúa cho chúng ta được tham dự vào sự viên mãn của Người. Đó không phải là sự luân hồi mà là sự viên mãn đời đời của Chúa. Chúng ta chỉ sống một cuộc đời duy nhất ở trần gian này và sau đó, ta được tham dự vào sự sống vĩnh cửu và viên mãn với Chúa. Không có kiếp sau, chỉ có đời sau thôi. Mà đời sau ta được hạnh phúc viên mãn với Chúa hay phải khốn nạn xa Chúa đời đời là do cách sống và sự cố gắng của ta ở đời này. Không phải ta sống xấu xa và gian ác, sau này luân hồi, đầu thai làm trâu, làm ngựa để đền tội.
Người là người, chứ người không làm con vật được. Muốn đền tội thì ta phải vào luyện ngục hay hỏa ngục thôi. Bởi đó mà ngay từ bây giờ, ngay từ khi ở đời này, ta phải tỉnh thức, phải chuẩn bị sao cho ta luôn phấn khởi, an bình. Đó là ta phải sống ý nghĩa của 4 Chúa Nhật Mùa Vọng.
Màu xanh là màu của hy vọng, màu của tràn trề sức sống. Ta phải luôn hy vọng và tràn trề sức sống để ta sống tốt, sống tuyệt ở trần gian này và dư sức để sống trên thiên đàng với Chúa. Hình ảnh Mầm Non từ gốc tổ Giê-sê. Đó là hình ảnh của Đấng Cứu Thế, nhưng cũng là hình ảnh của mỗi người chúng ta.
Ta là mầm sống từ khi tượng thai trong lòng mẹ và từ từ lớn lên, được sinh ra và phát triển thành một con người trưởng thành. Ta phải trưởng thành về nhân bản cũng như trưởng thành về tâm linh. Mầm cây sẽ phát triển đến một thời điểm nào đó sẽ trổ hoa và kết trái. Con người của ta cũng vậy, đến thời điểm nào đó ta cũng phải trổ hoa và sinh trái. Ta phải trổ hoa công chính và sinh trái thánh thiện. Nếu chưa trổ hoa; chưa công chính; chưa sinh trái, chưa thánh thiện thì như vòng tròn, mỗi năm lại lặp lại, ta hãy cố gắng, sao cho Vòng lá mùa vọng trở thành Vòng hoa chiến thắng.
Vòng hoa chiến thắng sẽ là kết tinh, kết giao của những vòng lá mùa vọng. Cây mà chỉ có lá xanh tốt thì chưa đủ, chưa được, phải có ngày trổ hoa và kết trái. Nếu chỉ có lá xanh tốt quanh năm mà không có hoa, không có trái, coi chừng bị chặt và vứt vào lửa. Con người của ta cũng vậy, bao nhiêu Vòng lá mùa vọng qua đi, nó sẽ làm cho ta trổ hoa và sinh trái bấy nhiêu; bao nhiêu Mùa vọng qua đi, sẽ làm cho ta nên công chính, nên thánh thiện bấy nhiêu, mới được. Không, thì ta cũng hãy coi chừng, bị chặt và bị ném vào lò lửa đấy.
Màu của Mùa vọng là màu tím, riêng Chúa Nhật thứ III là màu hồng.
Màu tím không phải là bầm tím, bầm dập, mà là màu tím hoa cà, tím của yêu thương, tím của chờ đợi, tím của hy vọng, tím của ân tình. Có TÍM chứ không có BẦM; có BẦM đi nữa cũng không có DẬP. Tím là do canh thức, do tỉnh thức; tím do chuẩn bị, do dọn đường, sửa lối. Không phải để san lấp cho bằng phẳng mà là lái xe, lái con người và lái cuộc đời của ta. Người luôn tỉnh thức và cẩn thận thì dù có lên dốc hay xuống đèo; thất bại hay thành công; khỏe mạnh hay đau yếu; may mắn hay khó khăn; vui hay buồn; sung sướng hay khổ cực, người đó vẫn cứ bình tĩnh mà chạy, bình an mà sống; an toàn khi đi và an bình khi về.
Màu hồng là màu của vui mừng, vui sống; là màu của niềm vui, sống vui, sống khỏe. Vui thì sống mà buồn thì chết. Người ta nói “buồn chết đi được” chứ có ai nới “vui chết đi được” đâu. Vui mà chết thì ai mà muốn vui. Thánh Phao-lô nói :”Vui lên anh em” mà(x.Pl 4,4). “Vui lên, sao cho mọi người thấy anh em hiền hòa, rộng rãi, Chúa đã gần đến”(x.Pl 4,5). Vui lên! Cố lên! Có vui thì mới cố gắng được; có hy vọng thì cũng mới tiếp tục được. Nếu thất vọng hay vô vọng thì “xong phim”.
Màu trắng, với cây nến trắng ở trung tâm, ở giữa tượng trưng cho Đức Giê-su. Ngài sẽ ngự giữa chúng ta, ngự giữa trong cuộc đời của ta; Ngài ngự trong con người của chúng ta. Có Chúa ta sẽ viên mãn, sẽ tràn đầy ơn Chúa. Với ánh sáng Chúa soi đường, ta sẽ không lạc lối, không sợ hãi. Chúa là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta mà. Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta tới bờ yêu thương, tời đích an toàn và tới Nước trời trong bình an, trong hy vọng và trong vui mừng đấy.
Vậy nhìn vào Vòng lá mùa vọng với những ý nghĩa tượng trưng như thế ta hãy rút ra bài học thực tiễn cho mình, sao cho Vòng lá mùa vọng trở thành Vòng hoa công chính, Vòng hoa chiến thắng cho ta. Ta hãy noi gương thánh Phao-lô, hãy chạy cho hết chặng đường và hãy giữ vững niềm tin; hãy an toàn về tới đích và an bình về với Chúa. Với niềm hy vọng ta sẽ được Chúa trao cho ta vòng hoa dành cho người chiến thắng (x.Pl 4,8). Đó chẳng phải là phần thưởng cao quí mà ta hằng mong đợi và sẽ được Chúa ban cho sao. Không có Vòng lá mùa vọng, sẽ không có Vòng hoa vinh quang. Cũng như không có Chúa, ta cũng sẽ không về đích mà lãnh vòng hoa chiến thắng, vòng hoa vinh quang. Có Chúa, ta sẽ có Vòng hoa chiến thắng và lãnh nhận được Vòng hoa vinh quang.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Vòng lá mùa vọng là một hình tròn được bện bằng lá thông màu xanh. Nó tượng trưng cho sự viên mãn của Chúa. Với màu xanh là màu của hy vọng. Màu xanh nói lên sự tươi tốt và trù phú của ơn Chúa. Trên đó được trang trí với 4 cây nến. Nến tượng trưng cho ánh sáng chỉ đường. 4 cây nến cho 4 Chúa Nhật mùa vọng, tượng trưng cho 4000 năm Dân Chúa chờ đợi Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế đến.
Mỗi Chúa Nhật đốt một cây nến.
Chúa Nhật I, nến tím, với ý nghĩa là tỉnh thức chờ Chúa đến với ta hay ta đến với Chúa. Vì ngày xưa Chúa chưa đến thì tỉnh thức chờ Chúa đến; bây giờ Chúa đã đến rồi thì ta tỉnh thức chờ ta đến với Chúa.
Chúa Nhật II, nến tím, là chuẩn bị tâm hồn ta như chuẩn bị một Con đường cho Chúa đến hay để ta đến với Chúa.
Chúa Nhật III, nến hồng, mang tính vui mừng vì đã đi được nửa đường, nửa tháng rồi. Hãy cố lên, chỉ còn nửa tháng nữa thôi. Đừng có thấy xa, chờ đợi lâu mà chán chường, chắn nản. Hãy cố lên!
Chúa Nhật IV, nến tím, mang tính an tâm. Hãy an tâm, an tâm, ngày Chúa đến gần rồi.
Có thể có cây nến thứ năm, màu trắng, tượng trưng cho Đức Giê-su, để ở giữa.
Với những biểu tượng đó, ta sẽ sống tâm tình thế nào?
Vòng tròn, đó là sự viên mãn, tròn đầy. Điều đó nói về Chúa, Đấng không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Con người chúng ta được Chúa mời gọi sống trong sự viên mãn, sống trong sự tròn đầy của Chúa. Chúa cho chúng ta được tham dự vào sự viên mãn của Người. Đó không phải là sự luân hồi mà là sự viên mãn đời đời của Chúa. Chúng ta chỉ sống một cuộc đời duy nhất ở trần gian này và sau đó, ta được tham dự vào sự sống vĩnh cửu và viên mãn với Chúa. Không có kiếp sau, chỉ có đời sau thôi. Mà đời sau ta được hạnh phúc viên mãn với Chúa hay phải khốn nạn xa Chúa đời đời là do cách sống và sự cố gắng của ta ở đời này. Không phải ta sống xấu xa và gian ác, sau này luân hồi, đầu thai làm trâu, làm ngựa để đền tội.
Người là người, chứ người không làm con vật được. Muốn đền tội thì ta phải vào luyện ngục hay hỏa ngục thôi. Bởi đó mà ngay từ bây giờ, ngay từ khi ở đời này, ta phải tỉnh thức, phải chuẩn bị sao cho ta luôn phấn khởi, an bình. Đó là ta phải sống ý nghĩa của 4 Chúa Nhật Mùa Vọng.
Màu xanh là màu của hy vọng, màu của tràn trề sức sống. Ta phải luôn hy vọng và tràn trề sức sống để ta sống tốt, sống tuyệt ở trần gian này và dư sức để sống trên thiên đàng với Chúa. Hình ảnh Mầm Non từ gốc tổ Giê-sê. Đó là hình ảnh của Đấng Cứu Thế, nhưng cũng là hình ảnh của mỗi người chúng ta.
Ta là mầm sống từ khi tượng thai trong lòng mẹ và từ từ lớn lên, được sinh ra và phát triển thành một con người trưởng thành. Ta phải trưởng thành về nhân bản cũng như trưởng thành về tâm linh. Mầm cây sẽ phát triển đến một thời điểm nào đó sẽ trổ hoa và kết trái. Con người của ta cũng vậy, đến thời điểm nào đó ta cũng phải trổ hoa và sinh trái. Ta phải trổ hoa công chính và sinh trái thánh thiện. Nếu chưa trổ hoa; chưa công chính; chưa sinh trái, chưa thánh thiện thì như vòng tròn, mỗi năm lại lặp lại, ta hãy cố gắng, sao cho Vòng lá mùa vọng trở thành Vòng hoa chiến thắng.
Vòng hoa chiến thắng sẽ là kết tinh, kết giao của những vòng lá mùa vọng. Cây mà chỉ có lá xanh tốt thì chưa đủ, chưa được, phải có ngày trổ hoa và kết trái. Nếu chỉ có lá xanh tốt quanh năm mà không có hoa, không có trái, coi chừng bị chặt và vứt vào lửa. Con người của ta cũng vậy, bao nhiêu Vòng lá mùa vọng qua đi, nó sẽ làm cho ta trổ hoa và sinh trái bấy nhiêu; bao nhiêu Mùa vọng qua đi, sẽ làm cho ta nên công chính, nên thánh thiện bấy nhiêu, mới được. Không, thì ta cũng hãy coi chừng, bị chặt và bị ném vào lò lửa đấy.
Màu của Mùa vọng là màu tím, riêng Chúa Nhật thứ III là màu hồng.
Màu tím không phải là bầm tím, bầm dập, mà là màu tím hoa cà, tím của yêu thương, tím của chờ đợi, tím của hy vọng, tím của ân tình. Có TÍM chứ không có BẦM; có BẦM đi nữa cũng không có DẬP. Tím là do canh thức, do tỉnh thức; tím do chuẩn bị, do dọn đường, sửa lối. Không phải để san lấp cho bằng phẳng mà là lái xe, lái con người và lái cuộc đời của ta. Người luôn tỉnh thức và cẩn thận thì dù có lên dốc hay xuống đèo; thất bại hay thành công; khỏe mạnh hay đau yếu; may mắn hay khó khăn; vui hay buồn; sung sướng hay khổ cực, người đó vẫn cứ bình tĩnh mà chạy, bình an mà sống; an toàn khi đi và an bình khi về.
Màu hồng là màu của vui mừng, vui sống; là màu của niềm vui, sống vui, sống khỏe. Vui thì sống mà buồn thì chết. Người ta nói “buồn chết đi được” chứ có ai nới “vui chết đi được” đâu. Vui mà chết thì ai mà muốn vui. Thánh Phao-lô nói :”Vui lên anh em” mà(x.Pl 4,4). “Vui lên, sao cho mọi người thấy anh em hiền hòa, rộng rãi, Chúa đã gần đến”(x.Pl 4,5). Vui lên! Cố lên! Có vui thì mới cố gắng được; có hy vọng thì cũng mới tiếp tục được. Nếu thất vọng hay vô vọng thì “xong phim”.
Màu trắng, với cây nến trắng ở trung tâm, ở giữa tượng trưng cho Đức Giê-su. Ngài sẽ ngự giữa chúng ta, ngự giữa trong cuộc đời của ta; Ngài ngự trong con người của chúng ta. Có Chúa ta sẽ viên mãn, sẽ tràn đầy ơn Chúa. Với ánh sáng Chúa soi đường, ta sẽ không lạc lối, không sợ hãi. Chúa là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta mà. Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta tới bờ yêu thương, tời đích an toàn và tới Nước trời trong bình an, trong hy vọng và trong vui mừng đấy.
Vậy nhìn vào Vòng lá mùa vọng với những ý nghĩa tượng trưng như thế ta hãy rút ra bài học thực tiễn cho mình, sao cho Vòng lá mùa vọng trở thành Vòng hoa công chính, Vòng hoa chiến thắng cho ta. Ta hãy noi gương thánh Phao-lô, hãy chạy cho hết chặng đường và hãy giữ vững niềm tin; hãy an toàn về tới đích và an bình về với Chúa. Với niềm hy vọng ta sẽ được Chúa trao cho ta vòng hoa dành cho người chiến thắng (x.Pl 4,8). Đó chẳng phải là phần thưởng cao quí mà ta hằng mong đợi và sẽ được Chúa ban cho sao. Không có Vòng lá mùa vọng, sẽ không có Vòng hoa vinh quang. Cũng như không có Chúa, ta cũng sẽ không về đích mà lãnh vòng hoa chiến thắng, vòng hoa vinh quang. Có Chúa, ta sẽ có Vòng hoa chiến thắng và lãnh nhận được Vòng hoa vinh quang.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
Nguyễn Bá Khanh
22:25 11/12/2014
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Anh em là muối, là ánh sáng thế gian.
(Mt 5, 13-16)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 06/12 - 12/12/2014: Mùa Giáng Sinh đói rét của người tị nạn Trung Đông
VietCatholic Network
14:45 11/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tờ Quan Sát Viên Rôma trong số ra ngày thứ Sáu 05 tháng 12 cho biết, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã chuẩn y cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bằng tiếng Urdu là sinh ngữ chính của ít nhất 70 triệu người sống tại Pakistan và Iran.
Đức Cha Sebastian Shaw, Giám mục phụ tá của tổng giáo phận Lahore và là người đứng đầu Ủy ban Giáo Lý của Hội Đồng Giám Mục Pakistan giải thích với thông tấn xã Fides như sau:
“Đây là hoa trái của Năm Đức Tin kéo dài từ 11 tháng 10 năm 2012 đến 24 tháng 11 năm ngoái. Các tín hữu Pakistan sống Năm Đức Tin như là một cơ hội do Chúa quan phòng . Đối với chúng tôi đó là một cơ hội để gia tăng đức tin của mình. Có những cộng đồng nhỏ chỉ một hay hai người hoặc chỉ có một gia đình Công Giáo trong một làng hẻo lánh. Nhưng các linh mục của chúng tôi và các nhà truyền giáo vẫn đi thăm họ, để giữ cho ngọn lửa nhỏ này của đức tin sống động. Trong bối cảnh như thế cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bằng tiếng Urdu là rất cần thiết với chúng tôi. Đây là một nỗ lực để đổi mới việc dạy giáo lý, đã được sự tham gia tích cực của các linh mục, tu sĩ và các nhà truyền giáo”.
Đức Cha nói thêm:
“Với cuốn sách này người Hồi giáo cũng có thể hiểu chân dung đích thật của đức tin chúng ta".
2. Cây thông Giáng Sinh được dựng tại Vatican
Một cây thông Giáng Sinh khổng lồ, thuộc loại thông trắng cao hơn 24m đã bắt đầu được dựng tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Sáu 5 tháng 12.
Lễ nghi thắp sáng cây thông sẽ diễn ra vào chiều thứ Sáu, 19 tháng 12. Đồng thời, trong buổi lễ hôm đó Tòa Thánh cũng sẽ cho ra mắt một cảnh Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô, gồm 25 tượng cao như người thật.
Cây Giáng sinh năm nay đến từ tỉnh Fabrizia, thuộc miền Calabria của nước Ý. Cảnh Giáng Sinh là một món quà của Verona Arena Foundation.
3. Không khí Giáng Sinh đã bắt đầu trên toàn thế giới
Thưa quý vị và anh chị em,
Ngay từ tuần lễ đầu tiên của tháng 12, không khí Giáng Sinh đã tưng bừng ở nhiều nơi trên thế giới.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là không khí tại khu chợ Giáng Sinh ở Rothenburg bên Đức. Rothenburg là một kỳ quan đáng thăm viếng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng vào mùa đông, tuyết biến những ngọn tháp và những mái nhà thành một tấm thiệp Giáng sinh sống động. Mỗi năm một lần, thị trấn thời trung cổ Rothenburg này đều tổ chức chợ Giáng Sinh. Truyền thống này đã có từ thế kỷ 15 và khu chợ với truyền thống cả 500 năm này đã thay đổi rất ít. Nhiều sự kiện văn hóa cũng được tổ chức cùng với khu chợ này.
Trong khi đó diễn viên Tom Hanks và ca sĩ Arena đã tham dự buổi thắp sáng cây thông Giáng Sinh tại trước Toà Bạch Ốc ở Washington DC.
4. Còn người tị nạn Syria và Iraq thì sao?
Trong khi thế giới tưng bừng đón Giáng Sinh, những người tị nạn Iraq và Syria sau khi chạy trốn quân khủng bố Hồi Giáo IS đang phải đối phó với một mùa đông khắc nghiệt. Chỉ riêng tại thủ đô Damascus chập chùng khói lửa 21 người, trong đó có 5 trẻ em, đã chết vì cái lạnh cóng của mùa đông. Đức Tổng Giám mục Samir Nassar của Giáo Hội Công Giáo Maranoite đã nói như trên với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Đức Thượng Phụ Joseph Younan của thành Antiôkia nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ rằng phương Tây đã lờ đi các Kitô hữu Iraq bởi vì họ chỉ là những người nghèo, sa cơ lỡ vận, không có một hấp lực kinh tế nào. Ngài bày tỏ sự thất vọng ấy vì sự thờ ơ của các nước phương Tây trước tình cảnh đói rét của hàng triệu người tị nạn trong đó có 140,000 Kitô hữu. Ngài nói rằng Giáo Hội tại Iraq không có phương tiện để chăm sóc các nhu cầu về thực phẩm, nhà ở, y tế và giáo dục cho những người tị nạn mà ngày nay đang mòn mỏi trông đợi cơ hội trở về cố hương.
5. 60 người hành hương Ấn Độ lang thang trên đất Ý tìm cuộc sống mới
Ít nhất 60 người hành hương từ Ấn Độ, là những người đã đến Rôma trong dịp phong thánh cho hai vị thánh Ấn Độ hôm 23 Tháng 11 đã không trở về nhà và được cho là đang lang thang tìm kiếm việc làm tại Ý.
Gần 10,000 người từ Ấn Độ đã đến Rôma dự lễ phong thánh cho hai thánh Kuriakose Elias Chavara và Euphrasia Eluvathingal. Hầu hết trong số họ sử dụng visa du khách có giá trị trong 10 ngày, tức là hết hạn vào ngày 30 tháng 11. Tuy nhiên, ít nhất 60 người đã tìm cách ở lại Ý, và tham gia vào đội ngũ những người nhập cư không có giấy tờ để tìm kiếm việc làm.
Cơ quan du lịch ban đầu báo cáo rằng có đến 100 người đã không trở về Ấn Độ sau lễ phong thánh. Con số này đã giảm do các cơ quan này liên lạc được với các du khách và gia đình của họ, nhưng cho đến nay ít nhất 60 người hành hương được ghi nhận là “mất tích”.
6. Thành phố Manila, Phi Luật Tân tuyên bố 5 ngày nghỉ lễ trong dịp Đức Thánh Cha tông du
Đô trưởng Manila là ông Joseph Estrada công bố rằng nhân dịp Đức Thánh Cha thăm Phi Luật Tân các trường học sẽ phải đóng cửa và các nhân viên được nghỉ việc 5 ngày từ ngày 15 tháng Giêng đến 19 tháng Giêng.
Giải thích về quyết định rất quảng đại này của nhà nước, ông Joseph Estrada cho hay là biện pháp này để tạo điều kiện cho dân chúng tham dự các nghi lễ và đồng thời giảm ách tắc giao thông.
Herminio Coloma, thư ký truyền thông của chính phủ, cho biết "chúng tôi đang xem xét việc tuyên bố một kỳ nghỉ" ở cấp độ quốc gia. "Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của chính phủ là để đảm bảo việc thực hiện trơn tru của các hoạt động trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng”.
Theo chương trình, sáng ngày thứ Năm, 15 tháng Giêng, từ Sri Lanka Đức Thánh Cha sẽ lên đường sang Manila.
Lúc 17h45 cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Villamor của thủ đô Manila.
Nghi thức chào đón sẽ được diễn ra vào lúc 9h sáng ngày thứ Sáu tại dinh tổng thống. Sau đó, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo chính trị và ngoại giao. Lúc 11:15 Đức Thánh Cha sẽ dâng Thánh Lễ với các giám mục, linh mục, và tu sĩ nam nữ. Buổi chiều, ngài sẽ có một cuộc họp với các gia đình.
Vào ngày thứ Bảy, Đức Thánh Cha sẽ đi thăm các nạn nhân của cơn bão Hải Yến tại tổng giáo phận Palo, sau đó trở về Manila.
Trong ngày Chúa Nhật 18 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo, sau đó với người trẻ Phi Luật Tân, và cuối cùng cử hành Thánh Lễ tại công viên Rizal lúc 15:30.
Sáng thứ Hai, 19 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Manila sau nghi lễ tiễn biệt lúc 9h45. Ngài dự kiến sẽ đáp xuống phi trường Ciampino lúc 17h40 cùng ngày.
7. Chương trình Lương thực Thế giới công bố hết tiền lo cho người tị nạn Syria
Libăng hiện nay là ngôi nhà của hơn một triệu người tị nạn Syria. Um Mohammed là một trong số những người tị nạn đó, bà và gia đình đã mất hết tất cả mọi thứ. Giờ họ phải chống chọi để sống sót qua mùa đông khắc nghiệt này.
Um Mohammed cho biết: "Mùa đông này quá khắc nghiệt đối với chúng tôi. Trong những ngày này, chúng tôi chán ghét cuộc sống. Thật khó ngủ vào ban đêm vì rất lạnh. Cả đêm mưa trút nước lên chúng tôi và căn lều nghiêng hẳn sang một bên. Nó bị dột chỗ này, chỗ kia, và đất bùn bắn tung toé khắp người chúng tôi".
Trong khi chồng bà bị bệnh nằm trên giường, bà và các con lột tỏi mười tiếng mỗi ngày mà chưa kiếm được 1 đôla.
Hàng ngàn gia đình phải đối mặt với những tình huống tương tự. Giờ đây, có thể họ không có cả thức ăn cho mùa đông.
Chương trình Lương thực Thế giới công bố họ đang cạn kiệt dần tài chính để nuôi ăn khoảng hai triệu người tị nạn Syria. Đối với những người tị nạn đây quả là một tin “sét đánh ngang tai”.
Um Mohammed nói: "Tôi khóc, mắt tôi sưng húp vì khóc cả đêm, tôi có thể làm gì bây giờ? Tôi đang nghĩ mỗi ngày tôi có thể làm gì cho các con tôi đây? tôi có thể đưa chúng đi đâu? Tim tôi đau nhói khi nhìn chúng như thế này nhưng tôi có thể làm gì bây giờ?".
Các tổ chức phi chính phủ đang yêu cầu cộng đồng quốc tế hỗ trợ để hàng trăm ngàn gia đình tị nạn ở Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Ai Cập có thể sống sót qua muà đông khắc nghiệt này.
8. Đức Giám Mục Quibdó làm trung gian thương thuyết trả tự do cho tướng Reuben Alzate
Tướng Reuben Alzate, 55 tuổi, đã bị mất tích hôm Chúa Nhật 16/11 cùng với hai thuộc hạ khi họ di bằng thuyền để đến thăm một dự án năng lượng dân sự tại Choco, Colombia nơi vị tướng này là tư lệnh một lực lượng đặc nhiệm chịu trách nhiệm tấn công các phiến quân và các băng nhóm buôn bán ma túy đang lan tràn.
Đức Cha Juan Carlos Barreto, là Giám Mục Quibdó đã thành công trong vai trò làm trung gian thương thuyết với phiến quân cộng sản FARC và tướng Alzate đã được trả tự do trong tuần qua.
Trong cuộc gặp gỡ với báo chí, tướng Alzate bày tỏ lòng biết ơn Đức Cha Juan Carlos và ân hận vì đã không tuân thủ các nguyên tắc an ninh cần thiết khiến nhiều người phải lo cho ông.